Top Banner
179

Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Aug 29, 2019

Download

Documents

doanngoc
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,
Page 2: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,
Page 3: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

NgườiCùngQuêTập2

PhanTứ

Chiasẽebook:http://downloadsachmienphi.com/Thamgiacộngđồngchiasẽsách:

Fanpage:https://www.facebook.com/downloadsachfreeCộngđồngGoogle:http://bit.ly/downloadsach

Page 4: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Table of ContentsChương IChương IIChương IIIChương IVChương VChương VIChương VIIChương VIIIChương IXChương XChương XIChương XIIChương XIIIChương XIVChương XVChương XVIChương XVIIChương XVIIIChương XIXChương XX[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19][20][21][22][23][24][25][26][27][28][29][30]

Page 5: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,
Page 6: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Chương I

Qua khỏi đoạn đường cong, chiếc xe AM bọc thép bánh cao-su dẫn đầu chạy chậm dần, luồng bụiđỏ bầm hình đuôi sóc sau xe cũng co lại dần. Một lính Âu cởi trần, phơi ngực rậm lông đỏ ửng nhưcua luộc, mũ bê-rê bánh ếch úp chéo trên mang tai, nhô nửa người lên trên tháp trọng liên, cầm lá cờtam giác nửa đỏ nửa trắng phất ngang ba lần. Chiếc xe háp-trắc[1] chạy cách vài chục mét mé sau, tuatủa những nòng súng chĩa ra hai bên thành, đánh truyền tín hiệu cờ cho lũ xe to chở lính và hàng quânsự, xe con của các quan chức, ghép chung thành chuỗi sáu chục chiếc, với một xe tăng 18 tấn khóađuôi và sẵn sàng lao lên ứng cứu. Quân Pháp bị phục kích liên miên đã quen xếp đặt kiểu hành quânnày. Còn đám xe đò và xe chở hàng tư cũng quen lánh xa các chuyến công-voa để khỏi bị vạ lây, chỉxin núp bóng nhà binh khi qua những vùng lắm cướp rừng hoặc lắm đồn bốt nửa lính nửa cướp.

Đến ngã tư đồn Gò Luông, cả đoàn dừng hẳn. Một xe chỉ huy Uy-lix và ba xe tải GMC tách khỏihàng dọc, rướn lên đầu. Viên đại úy Pháp chỉ huy đội hộ tống nhảy xuống trước cái tháp canh kiểmsoát ngã tư, khẽ gật đầu khi mấy tên lính ngụy vừa kéo xong chiếc cự mã chặn đường sang bên, hối hảxếp hàng ngang bồng súng chào. Hắn khoát cây gậy mây cong đầu, ra hiệu cho nhóm GMC chạy rẽ lênkhu đồn cao treo cờ ba sắc mé bên trái. Chiếc xe thứ ba chở hai xác chết và bốn lính bị thương trongtrận phục kính cách đây 8 cây số.

Một trung úy xuống sau, nhìn quanh một vòng, sửa lại bộ quân phục rất chỉnh tề có đủ các thứ phùhiệu và nai nịt, bước tới rập góp ủng chào đại úy rất đúng điều lệnh, trong khi vị quan trên chỉ mặcmay-ô và cái quần soóc sệ xuống dưới bụng phệ.

Rồi họ xáp lại gần nhau, nói khẽ:- Mày dừng đây hả Pi-e ? Cần lính đi theo không ?- Không. Chừng trăm thước qua vườn cao-su thôi. Tao để lại trong xe cho mày năm chai, thứ năm

sao cả. Giữ cho tao con bé ở Chợ Lớn nhé.- Khỏi lo. Nhớ dặn Ri-sô đừng thù dai chúng tao, vụ mấy con bò ấy mà. Hôn con Gia-nét hộ tao.

Em gái mày kháu ghê, chỉ có một tội nặng là chịu làm vợ thằng Ri-sô, lại chung tình mới chết chứ.- Đểu vừa thôi mày. Hễ chúng nó giàu, tao bắt khao mày thêm một con bò to thật ngon, xem như lễ

cống cho người che chở.- Ừ nhé ! Mày sai lời hứa, tao cho xe tăng cán chết. Thôi cút !Trung úy Pi-e La-phác-sơ mím môi nín cười, bước lùi ba bước, lại rập chân chào. Hắn rẽ sang

con đường rải đá bên phải, sải cặp chân dài đi nhanh. Tên lính hầu người Việt bé nhỏ cúi khom lưngchạy theo, cõng một ba-lô con cóc to tướng, hai tay còn xách một túi và một giỏ lớn nữa, cây tiểu liênMax cỡ nhỏ treo trên cổ đập đều đều vào ngực hắn.

Qua khỏi bãi đất hoang, Pi-e gặp một bảng tôn lớn dựng bên đường, viết chữ đen trên nền vàng:Plantation de caoutchouc

Đồn điền cao-suA.RICHAUD

Vườn cao-su được trồng ngay hàng thẳng lối, dưới gốc dọn sạch bờ bụi, nhìn các hướng chỉ thấythông thống một vùng cỏ thấp phẳng với những lối mòn nổi màu đất đỏ. Ở đây không có chỗ cho dukích núp bắn lén. Tuy vậy, một thứ phản xạ ăn sâu vẫn cứ làm cho Pi-e rờn rợn dọc xương sống khibước vào chỗ có cây mọc hai bên và lá che trên đầu. Tất cả những hiểm nguy hắn đã gặp trong bốnnăm rưỡi chiến tranh Đông Dương vừa qua đều gắn liền với chất xanh ngồn ngộn của xứ nhiệt đới này.Bước ra khỏi đồn là hắn chìm ngập ngay vào biển xanh, biết bao lần hắn ngoi ngóp tìm hướng thoát rakhỏi vòng vây xanh của miền Trung. Hắn chỉ có thể hình dung bọn du kích Việt Minh với áo quần mặtmũi tuyền một màu xanh lè, và đến nay hắn vẫn chưa hiểu vì sao Việt Minh không đưa màu xanh vào lácờ đỏ vàng của họ. Hắn kín đáo rút cây súng ngắn ổ quay Xmít en Oét-xơn ra khỏi bao da - các sĩ

Page 7: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

quan Pháp thích loại này hơn súng côn 45 khắc hình ngựa bay, hắn cũng vậy - cài vào thắt lưng totrước bụng. Hắn còn nắm lại túi áo để yên trí rằng cây súng Uon-tơ tí xíu cỡ 6 ly 35 còn nằm đúng chỗcùng với băng đạn dự trữ.

Nhưng Pi-e không phải lo lắng kéo dài.Trước mặt hắn, ba bốn người đang vội đi tới. Hắn nhận ra ngay Gia-nét trong chiếc áo liền váy in

hoa hồng trên nền trắng. Dù đã lấy chồng sinh con, Gia-nét vẫn mê những màu hoa thật tươi của tuổidậy thì. Khi em gái tới gần, Pi-e thấy em quá trẻ so với tuổi hăm hai, cả mặt lẫn thân hình.

Gia-nét chạy ào tới, vòng tay ôm cổ anh, nấc dồn:- Anh Pi-e... Pi-e-rô ngớ ngẩn... Chú hề Pô-li-si-nen của em... Nhận bức điện anh, em cứ hát ầm

nhà: cuối cùng Pô-li-si-nen cũng phải đến...Vòng quanh tim Pi-e chợt hiện một đường gân nào siết mạnh đến đau buốt. Hắn hôn thật kêu vào cổ

và má em gái, gỡ tay em, thì thào hằng giọng nghèn nghẹn:- Ô kìa, cứ tưởng gặp bà chủ Ri-sô ! Con bé ngốc vẫn là Gia-nô Chú thỏ... Xì mũi đi, lau cho sạch,

nhà có khách đấy Gia-nô !Gia-nét xoắn tai anh thật đau, túm tay anh lôi đi nhanh vào nhà. Đang lau mắt cô lại bật cười xòa

khi thấy cây súng ngắn giắt trước bụng Pi-e:- Ông trung úy định đánh nhau với vợ chồng Ri-sô ?- Rất có thể, nếu Ri-sô nuôi Việt Minh trong nhà.- Chỉ nuôi ban đêm thôi, thưa trung úy !Nằm giữa bãi đất trống là một khu nhà khá rộng. Ngôi nhà chính xây hai tầng theo kiểu pha trộn Âu

Á, hiên rộng và mái ngói uốn cong kiểu Á, cửa sổ và cửa ra vào nhiều kính kiểu Âu. Trước sân rộngcó bồn hoa tròn, nào cây cảnh hai bên đường ô-tô vào thềm. Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữU đều xây tường vôi mái ngói, nhác trông cũng biết làm chắp nối nhiều đợt. Bao quanh vùng đất ở cóvườn rau, rào bằng bốn sợi dây kẽm gai căng trên trụ gỗ thấp, chỉ đủ ngăn gia súc thả ăn rong vào phávườn. Con mắt nhà binh của Pi-e nhìn thấy ngay quang cảnh thanh bình của một trang trại miền NamHoa-kỳ trong phim “Cuốn theo chiều gió” quay theo tiểu thuyết của Mác-ga-ret Mit-sen, tuyệt khôngcó chút ý thức phòng thủ nào. Đáng lẽ bực dọc vì thái độ dửng dưng của vợ chồng Gia-nét trước nguycơ cộng sản, hắn lại mơ hồ cảm thấy nhẹ người mát da, như người vượt sa mạc bước vào ốc đảo rợpbóng cây chà là ven suối ngọt.

Bước vào gian phòng khách hơi tối và mát như hang đá. Pi-e ngả người trên chiếc ghế bành bọcda, chợt thấy hai chân mỏi rụng như sau cuộc hành quân xuyên rừng. Hắn tựa ngửa người, nhắm mắt,hít mùi nước oải hương thơm dịu nhập từ Pháp mà Gia-nét rất thích phun trên rèm và chăn đệm, cảmthấy không khí lạ lùng của cuộc sống gia đình từ từ thấm vào hắn qua tùng lỗ chân lông vào khắp thânthể. Mẹ chết sớm, cha nghiện thuốc phiện và quanh năm đi vắng, lớn lên giữa lũ bồi bếp và vú em bảnxứ chuyên nịnh hót, ăn cắp, nói dối, hắn chưa từng có gia đình. Hắn chỉ có một ông cha để đưa tiền,một đứa em gái để trêu chọc và nuông chiều, bấy nhiêu thôi...

- Pi-e-rô, tắm tí cho mát đi anh, thay áo quần, ăn qua loa rồi hẵng ngủ. Tội nghiệp, từ Đà Nẵng vàođây anh thức những mấy đêm ?

Pi-e không nõ nói mình đã thức hai đêm trắng trong các nhà thổ dành cho sĩ quan Pháp ở Sài Gòncùng anh bạn đại úy thiết giáp mới gặp lại, chỉ đánh trống lảng:

- Lát rồi anh tắm. Chồng em đâu ?- Ăng-đrê đi săn. Đã gửi theo xe ngựa về trước một giờ gà lôi, thỏ, công, đang theo dấu một con

nai to.Pi-e tình ngủ hẳn, nhỏm người:- Săn trong rừng ?- Tất nhiên. Còn Pi-e-rô săn ở chợ ?- Đùa gì thế ! Đoàn công-voa anh bám từ Sài Gòn lên đây bị Việt Minh phục kích hai lần, cháy một

xe, chết và bị thuong chín lính. Em lại để Ăng-đrê vào rừng...

Page 8: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Tại các anh là nhà binh. Ăng-đrê chỉ trồng cao-su thôi chẳng ai làm hại. Này, anh rửa qua loa rồiem đưa bé Lê-ông cho mà bế. Em đặt tên theo ông ngoại nó. Đẹp và thông minh như thiên thần nhé !

** *

Máy phát điện bắt đầu nổ ầm ầm ở nơi khuất vắng nào đấy. Quạt trần quay nhanh dần. Thằng bébản xứ kéo rong róc chiếc quạt tay mắc trên trần vội buộc sợi dây vào cột, xuống nhà dưới. Gia-nétbật thêm ngọn điện lắp trên bàn ăn, dẫm gót giày xuống sàn nhà ba lần như khi diễn kịch:

- Kéo màn ! Hoan hô ông bầu Ăng-đrê cho điện chạy ban ngày ! Cành một: gia đình La-phác-sơcùng con rể ngồi vào bàn ăn trưa !

Anh con rể Ăng-đrê Ri-sô cho nổ luôn một chai sâm-banh đã cắt dây thép buộc nút, rót vội vàonhững ly cao hình loa chân cò. Mọi người cùng chạm cốc và nhấp vào mớ bọt đang sủi:

- Mừng Ăng-đrê và Gia-nét !- Xin lỗi, mừng cháu Lê-ông, Gia-nét và Ăng-đrê !- Mùng chung hai họ La-phác-sơ và Ri-sô !Pi-e không muốn làm người dự tiệc phá quấy, vuốt ngược lông. Hắn cạn cốc liên tiếp, gượng đùa,

cố nhập vào cuộc vui chung, nhưng nỗi ấm ức bên trong cứ từng lúc trào lên cổ. Sâm-banh đắt tiền chỉcó một chai, rượu nho An-giê-ri thì nhiều nhưng quá dở, hắn uống toàn cô-nhắc Pháp do thằng bạnthiết giáp lùng mua hộ tại Sài Gòn. Đến giữa bữa tiệc thịt rừng nấu rất ngon, dù mạnh rượu hắn vẫnchoáng váng, những khuôn mặt chung quanh đã nhân đôi nhân ba...

.... Gia-nét là đàn bà, chỉ biết chồng con nhà cửa, thôi cũng được. Nhưng Ăng-đrê mới xấp xỉ bamươi, to khỏe thế kia, cứ bịt tai nhắm mắt mà đứng ngoài cuộc chiến tranh. Gã hay nhắc tới nhữngngày chiến đấu giải phóng nước Pháp để tỏ ra mình đã từng hít khói lửa, chẳng phải là đứa “mỏ trắng”.Đến nay gã chỉ chúi mũi làm giàu...

... Cha hắn ngồi kia, hai tay cầm nguyên nửa con công quay mà gặm thong thả. Tóc ông ấy hói thêmnhiều, trán chạy lên đỉnh đầu thành hai mỏm núi, còn lại một túm sợi nâu pha bạc buông ở giữa nhưlớp tóc che cái thóp trẻ con mới sinh. Gia-nét bảo ông ấy vẫn hút thuốc phiện tì tì. Ăn bám. Bệ rạc.Ban nãy ông nói đang làm nghề chào hàng thuốc tây cho dược sĩ Các-li-ni, một lão gốc ở đảo Coóc-xơmà ông quen tại Mác-xây, gặp lại tại Sài Gòn. Gần trọn đời lăn lóc khắp Đông Dương, nay lái chiếcxe Pho ghẻ lở đi bán thuốc rong qua các tỉnh, chắc hẳn chỉ đủ đút miệng ngày hai bữa ăn và hai bữakhói độc...

Pi-e chợt nghe Ăng-đrê hỏi:- Ba sang Lào, hôm nào mới về ?Lê-ông La-phác-sơ đặt con công xuống đĩa, đáp lấp lửng:- Có thể sớm, có thể ở lại hàng năm...Pi-e không nhịn nổi, buông một mũi kim châm:- Ba lại sang mở đồn điền bên ấy chứ gì ! Xem chừng ba còn tiếc khu đất Linh Lâm...Lê-ông cầm khăn lau kỹ chòm râu rậm, trong khi Gia-nét lườm anh, còn Ăng-đrê đi gọi người nhà

bưng các thứ tráng miệng lên. Pi-e vẫn không tha:- Suốt đời ba thua lỗ, chưa đủ sao mà còn muốn lao theo trò chơi mới ? Vốn liếng trút cả vào rừng

núi tỉnh Quảng Nam, nay về già đi bán thuốc... Nhích lên một bước nữa, ba sẽ bán dầu cù-là trên tàuđiện, hay là thuốc hôi nách... (Hắn nói sang tiếng Việt, nhại người rao thuốc ê khá đúng giọng) Quýngài Phăng-xe qua xứ An-nam-mít, gặp khi nóng nực tờ-ré sô, cái chỗ này có mùi pa bồng...

Gia-nét gắt: “Anh Pi-e say rồi, nói nhảm rồi” ! Lão Lê-ông bật cười to rất hồn nhiên, xua tay:- Đừng ngại, ba từng sóng nhiều năm với lính lê-dương, chúng nó còn gấp mười thằng Pi-e !Pi-e phát khùng hẳn, rướn người tới trước, nói như quát:

Page 9: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Phải, chúng tôi là nhà binh, cộc cằn thô lỗ. Nhưng chúng tôi đổ máu để che chở cho các người.Các người vừa làm giàu, vừa khinh bỉ lánh né bọn cầm súng. Tôi biết, các chủ đồn điền như nhà nàycòn nộp thuế cho Việt Minh bằng tiền, thuốc men, súng đạn nữa... vỗ béo lũ du kích để giết chúng tôi...lương tâm đế đâu...

- Bớt nóng đi Pi-e, ba muốn nói thật rõ với con...- Ba biết gì mà nói ? Biết những nơi tiêu thụ thuốc giả cho lão Các-li-ni, biết các tiệm hút có thuốc

phiện lậu ? Biết Việt Minh đã đối xử tốt với ba trong vài tháng cầm tù trước hiệp định mồng 6 tháng 3,tốt đến nỗi cho phép con Gia-nét đến thăm, đem thuốc phiện cho ba hút ? Còn tôi, tôi biết những ngàydầm mưa lội rừng cho vắt bám kín người, những quả mìn và hầm chông dưới mỗi bước chân, nhữngđêm thức trắng chờ đạn súng cối rơi xuống đầu, chao ôi ! Từ ngày tôi chuyển về đóng đồn ven sôngThu Bồn, điểm cao 76, lại phải đương đầu thêm với một thằng thù riêng nữa. Ba còn nhớ thằng NguyễnVăn Chò, tức là Năm Chò ở làng Linh Lâm chứ ? Cái thằng nện đá vào đầu tôi, đẩy tôi xuống sông...may quá, ba chưa quên... nay nó là đại đội trưởng quân Việt Minh, chỉ huy hơn một trăm lính, hoạtđộng trong vùng tôi đóng. Mỗi lần họp dân để tuyên truyền, nó lại thề lấy được đầu tôi dù phải mạngđổi mạng. Tôi cũng treo giá thật cao cho ai lấy được đầu thằng Chò. Thế mà vô đây tôi chỉ nghe mộtđiệp khúc, một tiếng tụng kinh: tiền bạc, tiền bạc... tiền... bạc...

Pi-e gục hẳn xuống bàn, đôi vai vạm vỡ rung giật trong cơn say điên dường như pha lẫn động kinh.... Hắn tỉnh dậy do cảm giác mát rồi nóng từng lúc trên trán. Chớp mắt vài lần, hắn nhận ra Gia-nét

ngồi ghé bên cạnh đang áp tay trên trán hắn, hai bàn tay thay đổi nhau. Hồi nhỏ Gia-nét đọc trong mộtcuốn sách của Gioóc-giơ Xăng cách chữa bệnh này, từ đấy chuyên chữa cho Pi-e theo kiểu “cô béPha-đét”. Hắn đã được dìu nằm trên giường vải bố và cởi giày trong khi say.

- Pô-li-si-men trở chứng, hư lắm nhé... Anh ngủ ba tiếng rưỡi, thế vừa rồi. Bây giờ anh đi rửa mặt,uống cà-phê kèm một viên ax-pi-rin, thế là tỉnh như chú rể vào phòng cưới.

Pi-e làm theo lời em để tỏ ra biết hối lỗi. Từ trong buồng tắm bước ra, hắn thấy một bộ đồ ăn Âubày ở bàn. Mới bốn giờ chiều thôi. Hay cha hắn ăn trước để về Sài Gòn ? Thấy hắn giương mắt hấthàm, Gia-nét kéo hắn ngồi xuống ghế:

- Pi-e-rô chóng ngoan, nghe em nói nhé... Vùng này Việt Minh hay về ban đêm, không yên ổn đâu.Sáng nay anh đến, mặc quân phục, đeo lon trung úy, thế là họ biết rồi. Thứ điện thoại bằng tre của họnhậy kinh khủng... Chúng em sẽ đưa anh lên ngủ trên đồn, tám giờ sáng mai đến đón. Anh có đói thì ăntí chút, em sẽ xếp các thứ vào cà-mèn đưa theo. Bạn rượu trên ấy thừa thãi, nhưng anh uống vừa thôi,trưa nay em sợ quá... Đừng giận chúng em, Pi-e-rô thân yêu. Chúng em chỉ giữ cho anh thôi mà...

Trước vẻ mặt rầu rĩ và giọng van nài của em. Pi-e nén được một cơn sửng cồ, chỉ mỉm cười cayđắng:

- Về tận đây vẫn không thoát cái kiếp ngủ lô-cốt, nằm giường xếp, ăn cà-mèn. Thôi đành... Còn bavới vợ chồng em ?

Gia-nét ngần ngừ một loáng trước khi đáp:- Chúng em quen rồi. Còn ba chỉ là người buôn quèn, già yếu, họ không để ý.- Nói thật đi, mỗi tháng chúng nó lấy bao nhiêu ?- Bằng một nửa chính quyền Sài Gòn.- Nộp tiền hay súng đạn, thuốc men, vải, giấy, pin ?- Tiền cả. Họ có nguồn mua riêng... Muộn rồi, anh ăn nhé ?Pi-e lắc đầu, đi vào buồng dành cho mình, mặc lại bộ quân phục rất chỉnh tề đã được chải sạch bụi

và là phẳng. Đôi ủng cao kiểu sĩ quan Pháp cũng được đánh bóng. Trở ra phòng khách, hắn thấy tênlính hầu người Việt đã đợi sẵn ngoài hiên với tất cả ba-lô, túi, giỏ. Không được để lại tí dấu vết quânsự nào trong nhà này. Có thể Gia-nét sau khi hắn lên đồn sẽ dùng bơm phun nước thơm oải hương ởnhững nơi hắn đã nằm ngồi để xua cả mùi mồ hôi lính.

Ăng-đrê lái chiếc xe tải nhỏ vòng tới trước thềm. Pi-e hất hàm về phía chiếc Pho róc sơn từngmảng của cha. Ăng-đrê lắc đầu không nói, Pi-e nghĩ rằng xe kia quá cọc cạch. Nhưng trên quãngđường hơn một cây số lên đồn Gò Luông, Ăng-đrê mới bảo:

Page 10: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Xe của ba là một xe đua trá hình, khó lái lắm.- Xe đua cũ, sắp bắn cho hàng sắt vụn ?- Anh lầm. Máy mới tinh, hơn tám mươi mã lực. Săm lốp mới, vỏ thép, kính dày chống đạn. Nó

chạy một trăm tám mươi cây số giờ dễ như chúng ta uống cà-phê sữa, đường tốt còn nhanh hon.- Thế kia ? Mình chưa hiểu ba là người thế nào...- Ba sẽ nói những điều cần nói.

** *

Suốt ngày thứ hai Pi-e ở đồn điền Ri-sô, lão Lê-ông đi rảo quanh vùng trong chiếc xe tả tơi, chỉ vềăn cơm trưa với bộ mặt lầm lì, nhìn đứa con về phép bằng đôi mắt lơ đãng. Nhưng lão không tỏ vẻ gìgiận con trai, từng lúc vẫn vồn vã săn đón. Còn Pi-e lại đi từ ngạc nhiên này đến sửng sốt khác. Gia-nét cho biết các món tiền gửi cho Pi-e tiêu thêm lâu nay là của cha cho, nhưng dặn Gia-nét đứng tên.Chiếc xe tải nhỏ Xi-tro-en và cỗ máy phát điện ở đồn điền là của cha tặng trong hai dịp sinh nhật củahai vợ chồng, năm ngoái. Vừa rồi bé Lê-ông đầy tuổi tôi, cha không biết mua gì, rút cho cháu mườingàn đồng Đông Dương để mẹ cháu mua quà hộ.

Một người bán thuốc rong sao lại giàu đến thế ? Gia-nét và Ăng-đrê đều không hiểu.Sang ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng gia đình sum họp, Lê-ông La-phác-sơ mới nói chuyện dài

hơn trong bữa cơm trưa.- Người ta cần một ai đấy biết tiếng Lào, tiếng Việt, đã sống lâu năm với dân chúng vùng thượng

Lào, họ chọn ba...- Họ là ai ? Và ba sẽ làm gì bên ấy ?- Họ là một số tướng tá cấp trên của con. Ba sẽ làm một thứ nghề tổng hợp gồm cả kỹ nghệ, trồng

trọt, bào chế, buôn bán, ngoại giao. Sang đấy ba sẽ gửi địa chi về để các con có thể đi thăm. Gia-nétcố đem bé Lê-ông theo nhé, ba sẽ nhớ nó ghê gớm.

- Ôi ba, đường xa thế...- Vài giờ máy bay thôi mà. Ba sẽ thu xếp sẵn, con chỉ cần nhấc máy điện thoại... À quên, ba được

thư trả lời của tiểu khu này hứa mắc đường dây điện thoại cho đồn điền Ri-sô trong tuần tới. Thư đây,Ăng-đrê xem. Mắc xong con nhớ quà cáp cho thằng chỉ huy nhé. Quà cho thằng gì đại úy thiết giáp hayqua lại đường này nữa, để lính nó đỡ trộm cắp... Lâu lắm mới gặp con trai, ba chẳng biết con cần gì,thôi con cầm hai chục ngàn tiêu thêm vậy. Con mắng ba chạy theo đồng tiền. Có thế thật, nhung tiền củaba vào tay một sĩ quan Pháp vẫn có ích lắm chứ !

Lão rút một gói vải nhựa từ túi áo trong, trao cho Pi-e hai tập giấy năm trăm đồng, cho Ăng-đrêmột tập. Pi-e hơi đỏ mặt khi cầm tiền.

- Về sau ba sẽ nói rõ việc ba làm. Cũng để nuôi quân viễn chinh cả thôi. Có một điều Pi-e hiểulầm, bảo ba trút hết vốn liếng vào cái đồn điền ở Linh Lâm. Sai rồi. Vùng ấy hiểm trở, dân chúng khócai trị cần có người Pháp đến cắm rễ. Ba được Nhà nước Bảo hộ cấp đất không mất tiền, còn cho vayvốn khai khẩn dài hạn nữa. Ba viện cớ thua lỗ, chưa hề nộp một xu thuế nào, thật ra lãi khá lớn. Nhâncông vỡ hoang vài năm đầu là tù chính trị đưa lên làm khổ sai, ba chỉ phải nuôi bọn lính gác tù và đấmmõm bọn công sứ, giám binh, quản ngục. Nhớ lại xem: nếu trông vào đồng lương đội kiểm lâm, ba lấygì nuôi chúng mày ăn học ở Huế, Sài Gòn ? Đến nay Việt Minh dấy loạn, đồn điền lọt vào vùng chúngnó, nhưng có mất đi hòn sỏi nào đâu ? Khi nước Pháp thắng trận, lại làm chủ Đông Dương thật vữngchắc, ba tin rằng đất đai của nhà La-phác-sơ không chỉ gồm một ngàn héc-ta như xưa, và số tù ViệtMinh lên làm khổ sai không phải chỉ vài trăm ! Ba mong con thắng trận, mong lắm lắm, Pi-e của ba !

Sau bữa cơm, Lê-ông sửa soạn trở về Sài Gòn một mình bằng chiếc xe dị dạng và bí hiểm. Pi-e sẽvề sau theo đoàn xe thiết giáp, không thể gặp cha ở Sài Gòn vì lão “phải chạy mấy việc gấp trước khiđi Lào”. Cha con ôm hôn nhau, và Gia-nét kêu to như vừa thấy sự lạ:

Page 11: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Lạy Chúa, ba với Pi-e-rô sao giếng nhau đến thế !Lão Lê-ông cao một mét bảy. Pi-e nặng hơn cha ít nhất hai chục cân, nhưng khổ người không khác

mấy vì cao hơn cha tới non một tấc. Cả hai cùng có khuôn mật dài và xương, mái tóc nâu cứng dụngbàn chải, lồng ngực mỏng nhưng vai rộng kiểu mắc áo. Cha con giếng nhau như hai trái cam trên cùngmột cành, chỉ khác ở chỗ một quả tươi nở và quả kia đang héo dần.

Gia-nét xốc con lên cho ông ngoại hôn, bỗng òa khóc to tiếng:- Đánh nhau mãi... bao giờ chúng ta mới được sống chung hở ba ?

Chương II

Đến chỗ ngã ba đường làng. Cả Chanh lưỡng lự giây lát rồi đi vào một ngõ có những cây duối vàcau bị bom chặt lổng chổng chưa dọn hết. Mấy ông già buộc phên tre chỗ căn nhà lợp lá dừa đangdựng lại, không đợi hỏi đã báo ngay:

- Chị Thùy mới qua đằng kia, chừng giập miếng trầu thôi. Chắc lại vô chỗ nhà thờ sụp.Chanh lúng búng cảm ơn, xốc ba-lô, trở ra đường đi tiếp. Dấu chân trần của Thùy còn in trên

quãng đất mềm lún của hố bom vừa lấp, chưa có ai dẫm lên trong giờ trưa tròn bóng này. Đi thêm vàitrăm thước nữa, nhìn lên ngôi nhà thờ bị bom vỡ toang hoác trên gò, Chanh thấy ngay bóng áo màuxanh nhạt của vợ lấp ló sau bức tường đổ.

Thùy ngồi lặng trên khúc dầm gỗ nằm ngang, mơ màng nhìn lên pho tượng Đức Me bồng con đã bịtoác một bên vai. Cũng như lần trước về thăm, Chanh nhận ra người vợ loạn trí vẫn chải đầu búi tócgọn gàng, mặc áo quần sạch, chiếc nón lành đặt bên chân.

- Thùy ơi, về đi em. Cả nhà đang đợi cơm.- Dạ, chào anh. Tôi ghé thăm bà hàng xóm một chút.Thùy khoát tay về phía bức tượng, hạ thấp giọng:- Bà này tôi quen, tốt bụng lắm. Chồng bả làm thợ mộc, quý vợ con khỏi chê đi. Con bả bị người ta

giết, bả thương quá không cho chôn, cứ bồng con đứng miết vậy đó. Anh cũng quen bả hả ?Chanh không chịu nổi, bước tới nắm hai vai Thùy lay rất mạnh:- Thùy, Thùy ơi, em quên cả chồng em sao ?- Dạ, tôi có chồng con rồi. Con tôi mới biết bò...Chanh chợt thấy trong đôi mắt to, đậm, rất đẹp của Thùy hiện lên những đốm lấp láy vàng như bóng

nắng xuyên lá rậm. Thùy ngước mặt nhìn lên cao hồi lâu như cố nhớ điều gì, lại nhìn chồng, ấp úng:- Thiệt anh không... anh Chanh hả... Con chết rồi anh ơi, em bỏ con chết ở nhà, cháy đen thui, chắc

nó kêu má miết mà không thấy má... chắc nó tắt thở còn oán má bỏ con...Thùy đưa hai tay lên ôm hai thái dương như đỡ cái đầu quá nặng, đứng lên, theo chồng đi về nhà.

Cái dáng đờ đẫn cứng lạnh ấy đáng sợ hơn mọi kiểu gào xé của những người điên khác. Mãi đến khingồi xuống bên mâm cơm, trên chiếc chiếu rách trải giữa nền đất của căn nhà ở nhờ, Thùy vẫn giữnguyên hai tay bưng đầu. Năm Bưởi phải gỡ tay chị dâu, đưa chén đũa và nghiêm giọng ra lệnh cho chịăn cơm.

... Sau ngày tản cư khỏi Quy Nhơn phá hoại sớm, các gia đình công nhân xe lửa dời chỗ từng quãng

Page 12: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

ra phía Bắc theo con đường sắt bị chiến tranh thu ngắn dần. Cuối 1947, Chanh và Thùy cưới nhautrong một đám cưới tập thể ba cặp tại Bồng Sơn. Sáu Cam rời gia đình anh Bảy Tộ lái xe lửa về ở vớichị dâu, vừa làm vừa học. Ít lâu sau, xưởng sửa chữa của ông Hai Rề chuyển ra mạn Bắc thị trấn TamQuan cho gần các đường hầm giấu xe lửa, cả nhà chuyển theo. Có thai được vài tháng, Thùy cùng mấybà mấy chị nữa rủ nhau ra ở gần thị trấn Sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi, cho dễ kiếm sống và gần trườngtrung học Lê Khiết để các em học tiếp. Sáu Cam thi cầu may vào trường Trung học Bình dân của liênkhu, trúng tuyển, anh La Giang đến tận trường nói khó mới được nhận vì Cam chưa đến tuổi cán bộ.Cam ở nội trú cách chỗ Thùy hai chục cây số, hưởng sinh hoạt phí ngang bộ đội.

Các gia đình xe lửa được giao một khu vườn vắng chủ rộng và rợp cây, cất lều ở gần nhau, làm đủnghề. Sau ngót ba năm lang thang, dường như Thùy đã đặt được gánh trên vai xuống, tạm yên thân đểgiúp cha, chồng, các em, và nuôi đứa con cho đến ngày tan giặc. Tiếng máy may của chị thường kêuđến quá nửa đêm.

Thế nhưng, trên dải đồng bằng miền Trung rất hẹp thật khó tìm được nơi yên ổn, dù Sông Vệ nằmgiũa rốn vùng tự do Nam Ngãi Bình Phú. Tàu chiến Pháp đậu ngoài khơi, có máy bay quần chỉ điểm,bắn pháo lớn lên mấy đợt. Tiếp một lũ máy bay cổ rùa Xpít-phai đánh trường Lê Khiết, giết một côgiáo, mười bảy học sinh cùng mấy gia đình ở gần trường.

Mùa thu 1949, tai nạn ập xuống đầu Thùy.Buổi chiều ấy, chị đi giao áo quần may xong cho khách. Thằng Khiêm, em lớn, đi học chỗ phân tán

của trường. Thằng Liêm ở nhà ôn bài, giữ cháu Tuấn và nhận dán cho chị một xấp giấy bạc tín phiếurách nát không mua gì được, nó dán khéo tay nhất nhà. Bà giáo Hạnh bên hàng xóm từng lúc ngừng taychấm bài để bày cho con bé Bạch Lan cách làm nước cốt dừa pha vào chè đậu đỏ, ba mẹ con từ HộiAn tản cư vào bán thêm hàng quà cạnh tiệm may của Thùy. Hơn một năm qua, Thùy vẫn chưa hếtngượng khi nhìn tấm biển gỗ quá to mà Bảy Tộ cùng Sáu Cam đã hì hục kẻ bằng sơn, treo trước cửacăn lều nhỏ: “Đây chuyên may y phục nữ, thiếu nhi - Nhận sửa quân phục, âu phục - Thợ giỏi, làmkỹ, giá hạ !!!”

Trận bom kéo dài mười lăm phút. Thùy vừa chạy vừa khóc, về đến nhà vừa lúc máy bay bỏ đi.Nhà cháy rụi. Mẹ con bà giáo Hạnh chết ngạt trong hầm. Em Liêm chạy lao tới sân, một mảnh bom

xé lỗ toang hoác bên hông. Bé Tuấn, ôi, không phải nó, vẫn là nó... một con heo sữa quay vụng chỗvàng chỗ đen, bốn chân chặt cụt tới khuỷu, đầu teo lại còn bằng cật nắm tay méo mó... Thùy ngồi xệpxuống khoảnh sân đầy tro và đất vụn, trừng trừng nhìn con, mắt khô và dại dần...

Chanh về thăm lúc hai giờ sáng. Ông lão trong xóm phân trần ngay: “Con chết, phải để mẹ ngóthấy, không lại tưởng đứa nhỏ còn sống bị đem chôn...”. Thùy ngồi cười tủm tỉm chỗ chân cột. Bà conkhiêng người chết đi chôn đã về nghỉ cả, chỉ còn chị hội trưởng phụ nữ xã mệt rũ, túm lấy Chanh rênrỉ: “Anh dỗ chị Thùy nằm một chút. Sáng mai còn phải thu dọn mấy nhà cháy...”.

Thùy loạn óc, vẫn hiền lành, sạch sẽ, biết quét dọn và nấu cơm nữa. Chị tái mặt khi nghe trẻ congọi mẹ. Đặc biệt, khi đang đi bị cái gì móc vào ống quần thì chị rú lên, ngã ngất. Các bà trong xómđoán mãi mới hiểu. Con biết bò, cứ lổm ngổm theo mẹ mãi, chị thường trải chiếu dưới đất cho con bòchơi trong lúc mẹ ngồi đạp máy may. Cháu bị buộc chân chỉ bò trong chiếu, tùng lúc túm ống quần mẹmà kéo, ngước mặt lên cười với mẹ, đòi mẹ cúi xuống nựng một tí thôi, lại bi bô nói chuyện với mấythứ đồ chơi nghèo quanh mình. Thằng bé vàng ngọc của Thùy vẫn sống đâu đây, người ta không biết,đem chôn lầm con heo quay... Thùy nói chẳng ai tin, chỉ cười một mình, lặng lẽ chờ bé Tuấn. Lớn lênít nữa, biết đi, nó mới về với mẹ được chứ...

Hôm nay, lần đầu tiên sau trận bom, Thùy mới bảo chồng là con chết cháy.

** *

- Đó anh chị coi, còn cách nào khác đâu ?Chị Sáu Lễ quay sang nhìn anh Ba Mậu. Anh Mậu xốc mười ngón tay vào mái tóc rậm ngả bạc,

ngoảnh mặt vào góc nhà tối, tránh ánh đèn và tránh đôi mắt Cả Chanh. Mãi rồi anh mới hỏi lừng

Page 13: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

khừng:- Năm Bưởi ở đây giúp vợ chú, được chớ ?- Bưởi có công tác của nó, bỏ cho ai ?- Chà, chú nghi... khó cho anh em nhiều đó...Chị Lễ thở dài, đưa tay đập một con muỗi chích trên cái cổ mập và trắng. Càng luống tuổi chị càng

to béo ra, cứ phải phân trần: “Cái tạng tôi vậy đó, ăn cơm cơ quan có gì đâu !”. Chị càng áy náy khigặp lại một Cả Chanh héo hắt đến thảm hại.

Chanh đã viết đơn xin nghỉ dài hạn để chữa bệnh và thu xếp việc nhà. Anh Mậu sắp về họp trênliên khu nhận chuyển lá đơn, không bàn góp điều gì. Dù ít biết về ngành hỏa xa, chị Lễ vẫn thấy lạ:giữa Ba Mậu là bí thư Đảng ủy với Cả Chanh giám đốc Sở hỏa xa, dường như không có gì để tâm tìnhvới nhau, giúp nhau dàn xếp trong cơn hoạn nạn. Suốt chiều nay, chị chạy nhiều nơi tìm Hội Mẹ chị,Hội Phụ nữ giúp Năm Bưởi sắp đặt chỗ ở mới, đến nhờ ông lang thôn bên cắt cho mấy thang thuốc anthần. Anh Ba Mậu đeo xắc-cốt xuống thị trấn, trở về với cái đầu tóc mới cắt, cầm bánh xà phòng thơmngoại Mèo Đen ra giếng tắm. Sau bữa cơm tối do Năm Bưởi mời, anh đeo kính lên đọc lá đơn xinnghỉ của Chanh, đáp gọn: “Để rồi tôi chuyển”. Chị Lễ chỉ đoán rằng tai nạn xảy ra đã hơn một tháng,hẳn anh Ba Mậu đã cạn sạch những lời bàn bạc khuyên nhủ, và giới đàn ông ít ưa nói dài, nói lặp...

Cả Chanh đã được anh em thợ xe lửa đặt biệt hiệu là ông Cả Tin, do cái tật suy bụng ta ra bụngngười, nghe khen ai là gật ngay, còn nghe chê mới bắt đầu ngờ ngợ, hỏi vặn. Anh Bảy Quý chồng chịhay trách Chanh vì chỗ yếu này, chị Lễ thấy là đúng. Thế nhưng chính chị Lễ lại cả tin hơn Chanh rấtnhiều lần, tin người đến cái độ ngây thơ. Bà phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ miền Nam Trung Bộ,chức danh của chị Sáu Lễ, là một trong những người dễ đánh lừa nhất trong hàng cán bộ. Chị không thểhình dung những người trải qua tù đày của đế quốc lại có thể tranh giành địa vị, ghen ghét nhau, kiếmdịp hất cẳng nhau. Anh Bảy Quý và chị đã cùng tìm đến với Đảng Cộng sản bằng hai bàn tay sờ soạngtrong đêm đen, gặp nhau và yêu nhau qua những lần họp thì thào giữa đồng vắng, lấy nhau và sinh convới những giấy tờ giả, nhận tin con chết trong xà-lim biệt giam, mỗi người một nơi, đòn tra tấn hằnnhức buốt khắp thân trong những đêm quằn quại trên nền xi-măng lạnh...

Chị Sáu Lễ dành phần thương riêng của mình cho vợ chồng Cả Chanh cũng vì chỗ hợp nết ấy. Quanhững tháng sửa soạn khởi nghĩa giành chính quyền, qua những đêm nằm đắp chăn chung với Hai Thùyhồi cô chưa lấy chồng, chị thấy cả hai đứa em đều luôn luôn thật bụng. Thằng Chanh trải đời hơn, conThùy ít hiểu chính trị, nhưng cả hai đứa đều muốn tiếp bước anh Bảy Quý cùng với chị trên đườngcách mạng.

Đôi lần, La Giang gặp anh chị và đánh dấu hỏi khá đậm về mục tôn giáo: ông Hai Rề theo đạoThiên chúa từ gốc Trà Kiệu, Hai Thùy chịu ảnh hưởng tới đâu ? Gặp lúc khó khăn, lòng người chaođảo, Thùy sẽ ngả về phía người chồng cộng sản hay chạy theo cha cố chống Cộng ?

Chị Sáu bàn riêng với Bảy Tộ: một lần nào đó kẹt xe lửa, hãy đưa anh La Giang về nhà ông Hai Rềở vài hôm để anh ấy biết họ theo đạo kiểu thế nào. Dạo ấy cả nước sắp nổ súng. La Giang được quânđội cử phối hợp với Cả Chanh cùng lo việc chuyên chở bằng đường sắt đang tăng vọt từng ngày. Đôibạn tù cũ làm việc hùng hục, ăn ý và thân thiết như cặp bài trùng, chỉ thỉnh thoảng cãi nhau về ngườivợ chưa cưới của Chanh. Anh chàng trán gồ chưa vợ nói rất hăng, đặt cho cô vợ tương lai của bạnhàng loạt tiêu chuẩn dỗ sợ, trong đó có tiêu chuẩn chính trị là phải đạt cỡ cán bộ phụ nữ cấp tỉnh trởlên, tất nhiên là đảng viên. Chanh chỉ cười xòa: “Thôi lạy ông, mua trâu vẽ bóng hoài !”.

Nghe lời chị Sáu, nhân lúc La Giang về giúp xưởng sửa chữa xe lửa chọn chỗ tản cư và lập đội tựvệ, Bảy Tộ xếp cho anh ăn ở hẳn một tuần với gia đình ông Hai Rề. Sau đó anh đổi ý hẳn, sồn sồn giụcChanh “cưới vợ thì cưới liền tay”. Chanh lại cười dài, uỵch cho bạn một đấm thay câu trả lời. Cậu tahình dung cưới vợ như mua heo về xẻ thịt!

Chị Sáu biết chuyện, càng răm rắp tin rằng những ai đã vào Đảng trong thời đen tối đều có tấmlòng trong sáng, những hiểu lầm giữa đồng chí với nhau chỉ là mưa bóng mây dưới nắng đẹp.

Anh Bảy Quý nghĩ khác chị. Những lần hiếm hoi vợ chồng gặp riêng nhau trong cả một đời chạyđuổi theo công tác, giữa trăm ngàn việc chung việc riêng thủ thỉ với nhau, anh Bảy có lúc nhắc thoángqua về Ba Mậu, bảo rằng anh ta không đơn giản như các đồng chí khác đâu, có những tính toán riênglắt léo mà chính anh Bảy - người đã biết anh từ thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương, đã xếp chữ để

Page 14: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

in mấy bài báo tiếng Pháp của anh - không thể hiểu nổi. “Tạng mình chưa đủ sức quản trí thức đâumình ơi!”.

Hai năm gần đây anh Bảy vào làm bí thư khu Sáu, túc Cực Nam Trung Bộ. Chị Sáu gặp anh BaMậu ở hỏa xa nhiều hơn, quên nhanh những lời dè dặt của chồng trước dáng người rất đường hoàng vàcách cư xử vừa sắc sáo vừa khôn khéo của Ba Mậu. Do đó chị mới băn khoăn khi thấy Ba Mậu dửngdưng trước tai nạn của đồng chí mình...

Ánh lù mù của ngọn dầu dừa trong đèn thẫu hắt lên ba khuôn mặt. Anh Ba Mậu với mái tóc mới cắtchững chạc màu hoa râm trên khuôn mặt ông thày, mới nhìn đã dễ kính nể, Chị Sáu Lễ phát phì béotrắng như một bà chủ tiệm lớn, đi tản cư nên không đeo vàng ngọc, không mặc lụa là. Trái ngược vớihai người là Cả Chanh xốc xếch và còm cõi, tuy sang năm mới được chẵn ba mươi đặt trước mặt mộtxấp giấy rơm nội xanh vàng của các trạm y tế, bệnh xá, bệnh viện báo rằng họ không chữa lành đượcbệnh dạ dày của đồng chí Phan Chanh hay bệnh thần kinh của chị Võ Thị Thùy, chỉ còn cách là nghỉlàm việc càng lâu càng tốt, tránh mọi lo lắng xúc động.

Từ buồng trong dội ra tiếng kêu rít, tiếp một tràng ú ớ tắc nghẹn trong họng. Chanh và chị Sáu cùngchạy xô vào. Năm Bưởi đi họp du kích chưa về. Thùy ngồi chỗ mép giường, hai tay chống thànhgiường, mắt trừng trừng nhìn vào bóng tối. Thùy ngửng lên thì thào:

- Tôi tính qua rủ bà hàng xóm đứng bồng con về ngủ chung để bả đêm hôm đứng miết coi tội lắm...Mất nửa tiếng dỗ dành và một viên thuốc an thần ngoại - của hiếm quý trong kháng chiến - Thùy

mới nằm ngáy đều, tóc xõa tràn trên chiếu, chị Sáu phải nhẹ tay tém và búi tạm lại. Khi hai người trởra, Ba Mậu đã mang xắc-cốt về nhà anh gửi ba-lô. Chanh giục chị Sáu sang nghỉ nhà bên cạnh, hất hàmvô phía buồng:

- Tôi gác thêm lát nữa, đợi Năm Bưởi về bàn giao. Thùy sợ con em dâu dữ tướng, biểu gì nghenấy.

- Sao anh Ba Mậu với chú... coi bộ lạnh ngắt vậy ?- Ôi, chuyện dài lắm chị ơi. Chị hỏi chỗ Ban tổ chức liên khu thì biết, tôi nói sợ thiếu khách quan.

Mà thôi, bây giờ gì thì gì tôi cũng đi khỏi hỏa xa ít lâu, coi như nồi hơi xả xu-páp rồi, không lo nổ nữa!

Chanh rót nước mời chị Sáu, buột nói bâng quơ:- Tiếc cho Thùy không được thấy cảnh đó...- Cảnh gì ?- Cảnh tản cư hồi đầu toàn quốc kháng chiến ở Đà Nẵng. Thấy đồng bào mình quá khổ, đến lượt

mình gặp nạn chắc Thùy không đau đớn như bây giờ.Chị Sáu trầm ngâm gật đầu:- Trải qua cảnh đó, một là bị thần kinh lập tức, hai là con người cứng rắn lên ghê gớm. Được cái

dân mình quen cực từ xưa, quen bom đạn từ hồi Nhựt mới qua, ít người oác[2] lắm, bà con tản cư kêucứ kêu mà chịu đựng cứ chịu đựng được, sống được.

Đà Nẵng, tháng chạp năm 1946. Quân Pháp xé hiệp định 6-3-46, đổ bộ ào ào tới số vạn. Quân tahối hả từ các tỉnh xa kéo về, súng đạn rất thiếu, chưa tập luyện gì mấy, dép và áo trấn thủ cũng chưacó. Súng nổ. Vài ngày đầu ta chống loạc choạc, sau khá dần, nghiến răng cản địch cho đồng bào kịpchạy giặc. Chết nhiều, chết rất nhiều, cối bắn gần, pháo đất pháo biển nã xa, máy bay rượt giết xa hơnnữa. Ra khỏi thành phố cả chục cây số, chưa kịp đặt gánh thở lấy hơi đã bị máy bay sà qua đầu, xốiđạn trọng liên nổ lại tóe mảnh trên mặt đường, dòng người tản cư biến thành suối máu chảy len giữanhững ghềnh đắp bằng xác. Sông rạch lềnh bềnh người và những thứ của người khi máy bay bắn chìmđò hoặc chỉ sạt thấp cho dân tản cư hốt hoảng tự lật chìm những con thuyền chở khẳm đến nước sátmép be. Giặc chưa tràn tới mà nhà tranh đã cháy, nhà ngói vỡ toác vì bom.

Những ngày ấy, Cả Chanh và La Giang hùng hục ngày đêm nhất là đêm, đưa tất cả lực lượng xe lửachở quân vũ khí, gạo ra Đà Nẵng, chở đồng bào vào các tỉnh trong. Có những ông chỉ huy nóng tínhvung súng ngắn vào mặt Chanh đòi thêm toa, đòi tàu chạy gấp dù máy bay đang thả bom trước mặt. Cónhững bà con phải dìu cõng khiêng lên xe. Có những đứa giả bộ đội chạy vào ngoại ô hôi của, thay đồ,

Page 15: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

quảy gánh lên xe lửa tản cư. Có nhiều xác mà anh em xe lửa phải tự chôn vì chắn đường hay quá thối.Có cả một chuyến tàu phải trút hết người và hàng, mở máy cho lao xuống sông vì mắc kẹt, công binhnổ cầu quá sớm theo lệnh miệng...

Thùy không thấy những cảnh tản cư ở Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng. Các gia đình hỏa xa thong thảrời Quy Nhơn được lệnh tiêu thổ sau cuộc đổ bộ hụt của địch. Họ ngồi xe lửa và chở theo được cả bànghế giường tủ, về sau thấy vướng mới bán lần hồi từng chặng. Đến khi cả nước nổ súng, Thùy cùng cácem ở nơi tiếng đại bác không vẳng tới, máy bay chưa bay tới, chỉ biết về máu lửa qua những câuchuyện dài dài của các bà chờ lấy áo quần, nghe câu được câu chăng qua tiếng máy khâu cũ kêu lọccọc. Thêm Sáu Cam và nửa suất phụ vào cho cha đủ ăn, bốn miệng rưỡi trông vào cái máy còn phầnCả Chanh thì chẳng biết bao nhiêu mà tính với căn bệnh dạ dày kinh niên ấy.

- Nghỉ ít lâu rồi chú Chanh về làm lại chớ ?- Tùy trên thôi chị. Trên đang kêu gọi cán bộ lâu nay ở hậu phương nhiều hãy xung phong ra tiền

tuyến, đi những chiến trường xa và khó nhứt. Tôi đi là phải quá, chị Sáu hè !- Bậy ! Ngành của chú là đặc biệt, đem mấy cha cán bộ đa-giê-năng lắp vô thì nát việc hết. Với

lại sức khỏe của chú...- Tôi không đủ khỏe để làm xe lửa, chị thấy đó. Mấy ông ở tuyến lửa về, gặp lúc xe trục trặc lại

đay nghiến tụi tôi là bám vùng tự do để ăn cho mập, buôn lậu làm giàu, “để tao gặp thằng ký giấy làPhan Chanh tao chửi một trận”. Khi giáp mặt thấy tôi như ma chết trôi, họ chỉ càu nhàu chớ không nỡchửi. Té ra chị Sáu tưởng xe lửa ít mệt hơn công tác khác à ?

- Đâu có. Ý chị nói là chú đừng đi xa...Tiếng còi tàu đêm chợt rít lên the thé phía ga Hòa Vinh Tây. Chanh liếc đồng hồ đeo tay, nói gọn:

“Tàu trưng dụng chở hàng quân sự, tới sớm mười phút. Hơn một giờ nữa mới tới tàu khách, vậy là qualọt Sa Huỳnh. Tàu chiến hay đón bắn đại bác ở khúc Sa Huỳnh, ta bị vài lần rồi đó chị”.

Chị Sáu Lễ thấy rõ: khi tiếng còi vẳng tới, Chanh hơi giật mình, dỏng tai, ngửng đầu, trong khi mộtsợi gân nào đó trên cái cằm nẻ đôi khẽ giật liên tiếp. Dù làm ra vẻ dửng dưng, cái máu mê nghề thợ xelửa đang còn đậm lắm ở anh chàng giám đốc xơ xác này.

** *

Chị Sáu Lễ thật sự muốn hiểu những gì lủng củng xảy ra giữa số đồng chí lãnh đạo hỏa xa. Nhưngcác cơ quan liên khu đóng xa nhau, các đoàn thể thường ở chỗ gần dân còn các bộ phận tối mật nhưliên khu ủy được đưa vào chỗ hiểm hóc nhất, có khi dựng lán ở riêng trong rừng núi. Chị không thể bỏvài ngày mang ba-lô đi tới Ban tổ chức liên khu chỉ để hỏi về Cả Chanh và Ba Mậu. Sau chừng mươihôm, ý định tốt của chị đã bị chìm sâu dưới hàng trăm mối lo toan khác về Hội phụ nữ, nóng cháy vàsát sườn hơn nhiều.

Thật ra, chị Sáu không phải áy này gì nhiều khi rất lâu về sau chị mới hiểu con người giáo sư TràĐình Mậu. Trước chị đã có lắm người khác hiểu lầm Ba Mậu, hiểu lầm theo nghĩa tốt hơn sự thật.Trong số đó có anh bí thư huyện ủy Tây Quảng, có bác cán bộ tổ chức Đậu Chí Xích tóc bạc, có cảcậu học trò cũ trong tù là Cả Chanh đã lên cấp trên nhưng vẫn một dạ kính thầy, gắn bó với thầy dotình đồng hương cùng huyện Tây Quảng.

Anh Ba Mậu bắt đầu nổi danh với những bài báo tiếng Pháp đầu tiên đăng trên các báo công khaitrong cái thời thực dân nới tay ngắn ngủi của Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Anh ký bút danh là“Người nhà quê Trung Kỳ”, số nhà báo tiến bộ ở Trung Kỳ lúc ấy đếm đầu ngón tay, người ta lập tứcđoán ra tác giả là ai, tìm đến với anh, xin được anh chỉ giáo. Học sinh yêu nước ở Huế khá đông lậptức đặt trên đầu anh một vầng hào quang thánh thiện, không biết rằng sau lưng anh có những ngườicộng sản nằm chìm trong bóng tối đã giúp anh sửa từng câu chữ trước khi lên báo.

... Đỗ xong tú tài triết học, Ba Mậu long đong nhiều năm kiếm việc làm. Anh không được nhận vàocác công sở, các trường công, vì trước đây cha anh có dính vào vụ bạo động thất bại của Việt Nam

Page 16: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

quang phục hội, bị ghi tên sổ đen tuy không phải đi tù. Lang thang dạy tư ở nhiều thành phố miềnTrung, anh được những người quen biết đánh giá là có tài nhưng bất đắc chí.

Đến thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương, anh đang dạy tư văn học Pháp tại Huế. Một số nhà báocộng sản và tiến bộ đặt anh viết bài tiếng Pháp, từ những tin ngắn đầu tiên tới những phóng sự dài,thường góp ý tỉ mỉ để anh viết đúng và hay hơn. Ba Mậu vui mừng vì thấy tài năng của mình không bịbỏ phí, nuôi ý định tiến thân bằng báo chí, viện dân biểu, trở nên một chính khách có tên tuổi tiêu biểucho giới trí thức tây học trẻ… Anh viết đơn xin vào Đảng, được kết nạp khá gọn gàng nhờ lý lịch trongsạch và nguồn gốc gia đình yêu nước.

Ầm một cái chính phủ của Mặt trận Bình dân Pháp đổ, cuộc tổng khủng bố 1939 - 1940 ở ĐôngDương nổ bùng, Ba Mậu bị bắt. Chỉ sau vài lần tra điện, vài đêm thức trắng với nỗi cay đắng vỡ mộngvàng, anh đã khai không sót điều gì. Do được kết nạp đơn tuyến và hoạt động công khai, anh khôngbiết gì nhiều về tổ chức bí mật của Đảng, chỉ kể tên được mươi người, các đồng chí này đều đã rútvào bí mật hoặc bị bắt. Sở mật thám Trung Kỳ vốn giàu kinh nghiệm chống cách mạng, hiểu ngay rằnganh chàng cộng sản tay mơ này đã dốc cạn bầu tâm sự, chẳng còn gì để moi thêm.

Qua các nhà lao, Ba Mậu là một người tù trầm lặng, hay than túc ngực vì những năm “bán cháophổi”, không dính vào cuộc đấu tranh nào, được cái chịu khó dạy văn hóa cho anh em. Chi bộ nhà tùkhông móc nối với anh, và anh cũng không tìm cách móc nối. Anh được về nhà sau đảo chính Nhật, chỉnằm im chờ thời. Anh tự coi mình là con người của thời bình, tự dành mình để ra tay xây dựng saungày cách mạng thành công.

Tổng khởi nghĩa toàn thắng trong khi Ba Mậu trùm chăn. Khi thấy chính quyền ta đứng vững, BaMậu tính chuyện “tham chính”, thì những chiếc ghế quan trọng nhất đã có người ngồi. Anh chạy tìm cácđồng chí cũ, chầu chực khá lâu mới được bổ làm hiệu trưởng một trường trung học ở Đà Nẵng. Anh cứtạm nhận thế đã, tuy chưa ưng ý.

Chỉ vài tháng sau, khắp nước ầm ầm binh lửa. Anh bỏ trường chạy về quê ở Tây Quảng. Khi Phápđánh tràn ra các huyện Bắc Quảng Nam, anh đưa vợ con chạy tiếp vào Quảng Ngãi, ở nhờ cha mẹ vợkhá giàu, lánh né công tác và bạn cũ, chỉ mở một lớp dạy tư cho có việc làm.

Mùa thu 1947, khi thấy rõ quân Pháp kiệt sức không lấn nổi tới Nam Quảng Nam, anh một mình trởra huyện Tây Quảng. Những ai biết anh đều ngạc nhiên khi thấy một đồng chí kỳ cựu nhu thế lại vui vẻnhận làm chánh văn phòng Ủy ban kháng chiến huyện, dưới quyền lớp cán bộ trẻ măng. Do đó, anhđược sinh hoạt Đảng trở lại rất dễ dàng, không coi như đứt liên lạc trong tù. Rồi anh được cử làm phóchủ tịch huyện, thay một đồng chí trẻ hơn được điều vào địch hậu. Anh chỉ vấp khi ứng cử vào huyệnủy, số phiếu của anh vào hạng thấp nhất. Từ đó những cơn tức ngực của anh tăng dần, đến cái độ anhphải xin thôi việc, vào Quảng Ngãi chữa bệnh bằng thuốc gia truyền của ông lang nào đấy không rõ.

Tháng tư 1948, Cả Chanh mừng muốn reo khi Ba Mậu tới cơ quan sở hỏa xa, chìa ra quyết định cửanh làm bí thư Đảng ủy Sở. Cả Chanh lâu nay gạ xin hết người này đến người khác đều không được,nay cấp trên bỗng ưu tiên đưa về một đảng viên kỳ cựu, văn hóa cao bậc nhất trong hàng cán bộ toànliên khu, lại là ông thầy cũ trong tù và người đồng hương trên tuổi của Chanh ! Ai ngờ các đồng chílãnh đạo lại khéo chọn và sâu sát đến thế ! Chỉ trong vòng mấy ngày, tất cả các đơn vị thuộc sở hỏa xađều nhận được thông báo của ông Phan Chanh giám đốc, cho biết ông Trà Đình Mậu tức Ba Mậu đã vềlàm chánh trị viên sở hỏa xa, kèm theo chữ ký mẫu và mấy dòng tả nhân dạng người lãnh đạo mới. Còntất cả số cán bộ gần gũi chung quanh cơ quan sở đều được nghe lời dặn miệng của anh Chanh rằngphải tuyệt đối phục tùng bác Ba Mậu, chớ vì bác ấy mới vào ngành mà coi nhẹ các chỉ thị của bác.

Trong tuần trăng mật giữa giám đốc và bí thư Đảng ủy, anh Ba Mậu làm hàng loạt những việc đượclòng người. Anh thu xếp nơi ăn ở của công nhân viên chức hỏa xa tốt hẳn lên. Anh được cấp trên chotăng giá vé vì giấy bạc tín phiếu mất giá, moi thêm khá tiền từ túi bọn con buôn “chửa ở Tam Kỳ, vôBông Sơn đẻ”. Anh xin được phép huy động dân công các địa phương có đường sắt chạy qua để sửacầu đường bị máy bay và pháo biển đánh phá. Anh sắp xếp lại giờ giấc làm việc của cơ quan sở,không để cho bất cứ ai tới đòi giải quyết vào bất cứ giờ nào. Anh cho lắp sửa hai chiếc xe goòng máychạy bình ga, một cho Ban giám đốc, một cho tổ kiểm tra đường chạy trước đoàn xe... Còn nhiều,nhiều nữa. Đã bắt đầu có dư luận xì xào chê rằng anh Chanh biết nghề nhưng kém tài tổ chức, lao theomáy móc mà bỏ quên con người. Chanh nghe, cười: “Nói vậy đúng quá đi chớ ! Mình quen sửa xethôi, để bác Mậu lo khâu tổ chức là phải...”.

Page 17: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Thật tình, Chanh không quá ham máy đến xa người. Chỉ tại những khó khăn của ngành đường sắtkháng chiến cứ chồng chất mãi, Chanh chạy theo không kịp. Cầu đường bị đánh hỏng tăng lên, số đầumáy hơi nước cũ kỹ bị hỏng hóc tăng lên, số toa xe cháy tăng lên, số thợ giỏi quá túng đói phải bỏnghề tăng lên... Chanh phải dùng tất cả tài ngoại giao, tình bạn cũ, vô số kiểu “có đi có lại”, cả taynghề riêng của mình để giữ cho xe lửa chạy đúng chuyến, đủ toa. Ban đêm anh theo tàu một quãng haysuốt tuyến để biết bệnh của máy móc. Ban ngày anh chạy đến những nơi sửa máy của hỏa xa, quângiới, lôi cả thợ tư giỏi theo mình đi khám sửa xe và cùng họ gia công một chi tiết phức tạp nào đấy.Mỗi khi xôi nhão với muối mè không đủ ngăn một cơn đau dạ dày quật lại, anh cõng ba-lô lảo đảo vềnhà vợ, lấy những thang thuốc nam mà Thùy làm sẵn, sắc uống vội vài thang, nằm vài hôm - nằm nhungkhông nghỉ, vì không ngớt người đến ngồi bên giường bàn việc, lấy chữ ký.

Dần dà, những ý kiến khác nhau giữa bí thư và giám đốc ngày càng nhiều mỗi khi xét việc và dùngngười. Ba Mậu đẩy hết trách nhiệm về chuyên môn cho giám đốc, nhưng lại muốn quyết định ai làmviệc gì trong bộ máy hỏa xa. Anh lần lượt đưa những người gọi dạ bảo vâng vào thay thế người thànhthạo, ban đầu ở các bộ phận hành chính và tiếp liệu, về sau lần tới các đội lái xe, sửa máy, cầu đường.Những người ấy nối tiếp nhau vào Đảng, có khi chỉ cần nói miệng chứ chưa kịp viết đơn. Trong cáccuộc họp chi bộ, Đảng bộ, họ ngoan ngoãn giơ tay biểu quyết theo lời dặn trước của bí thư, đưa Chanhvào thế bí. Còn những ai đã từng làm việc với Chanh hồi trước và sau Cách mạng tháng Tám đều dầndần bị gạt sang bên vì lý do “liên quan với đế quốc”.

Vài tháng trước khi nhà bị bom, Chanh được Ban tổ chức Liên khu ủy gọi lên để trả lời về nhữngthư tố cáo không rõ của ai. Quan liêu, thiếu sâu sát, không ngó ngàng tới công nhân, lấn lướt tổ chứcĐảng, coi khinh tập thể, chuyên quyền độc đoán, mất lập trường nghiêm trọng khi dùng thằng Ghi-ôm-mê, mất cảnh giác trong hôn nhân... Chanh cắm cúi ghi sổ tay theo lời kể tội của đồng chí cán bộ tóctrắng có nét mặt và giọng nói rất cha chú, từng lúc hạ kính lão từ trên trán xuống, nhìn những câu gạchđầu dòng trong cuốn vở dày, xem xong một câu lại nói hàng chục phút lý luận chung chung.

Chanh hiểu ngay nhũng lời tố cáo ấy từ đâu ra, nhằm mục đích gì. Anh được một đêm suy nghĩtrước khi trả lời. Trong cái đêm trắng quá dài ấy, anh chỉ lật đi lật lại một câu hỏi: ở hay đi ? Một câuhỏi gốc thôi, nhưng có cả chùm rễ chằng chịt bám theo...

Bác tóc trắng tên là Đậu Chí Xích, thường được gọi sau lưng là “Ông Cực Đỏ”, tỏ vẻ ưng ý khinhìn nét mặt phờ phạc và đôi mắt trũng sâu của người cán bộ trẻ. Bác đã cố quất roi cho thật đau, thậtthấm, buộc Chanh phải giật mình hối lỗi, chứ đám mới lớn lên là chúa hay ngông nghênh. Đọc xong láthư ngắn mà Chanh lẳng lặng trao, bác cau mày gỡ kính:

- Nghĩa là đồng chí không chịu phản tỉnh ?- Khuyết điểm được nêu lên rất nhiều, rất nặng. Tôi xin có thì giờ để tự kiểm tra và báo cáo sau,

bằng giấy.- Còn xin từ chức giám đốc nữa. Phản ứng tiêu cực phải không ? Đồng chí tưởng không có ai thay

thế nổi, giở trò làm eo với tổ chức, hả ?- Trái lại, vì thấy có người thay nên tôi rút lui. Cũng không đi dâu xa, tôi xin xuống xưởng sửa

chữa của hỏa xa, trở lại nghề cũ là thợ khám xe, vừa sức tôi hơn.- Nè đồng chí Chanh, tôi coi đồng chí như con cháu, muốn khuyên đồng chí đừng gây khó khăn cho

tổ chức...Chanh nói lạnh như đồng:- Tôi cũng khuyên đồng chí đừng coi tôi như con cháu, mà coi là giám đốc sở, đã từng làm tỉnh ủy

viên và phó chủ tịch tỉnh. Còn tổ chức không phải là cá nhân đồng chí, cũng không phải là người màđồng chí đã giới thiệu để cấp trên chỉ định làm bí thư Đảng ủy trong khi chờ đại hội Đảng bộ. Đồngchí nhớ xem lại: người nhận thư này là trưởng ban tổ chức chứ không phải là đồng chí, yêu cầu chuyểnđúng địa chỉ. Tôi rất bận phải về gấp, đồng chí định nói thêm gì nữa không ?

Chanh thoáng một chút ân hận khi bác Cực Đỏ tắc họng, ngây mặt, sững người. Trên đường cuốcbộ trở về cơ quan cách hơn chục cây số, anh lại bật cười: đảng viên cộng sản mà cứ vướng mãi chachú với con cháu, kính lão đắc thọ, làm sao tháo gỡ được những mối bòng bong hiện ra ngày càngnhiều trong kháng chiến ?

Page 18: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Sau lần gặp ấy, ngành hỏa xa tiếp nhiều vị khách tò mò. Chỉ có Ban giám đốc được xem giấy giớithiệu: họ là phái viên các Ban tổ chức, bảo vệ, kiểm tra Đảng thuộc Liên khu ủy, là cán bộ công an. Họmượn xem một số hồ sơ, hỏi riêng một số người, dành nhiều thời gian để đi theo các đội các kíp đanglàm việc, cà rà dò la nhiều đến nỗi anh em tự vệ hỏa xa bắt giữ liên tiếp hai đồng chí, giải về chogiám đốc xử. Cười trừ với nhau thôi.

Chanh được gọi lên lần nữa. Tiếp anh lần này là đồng chí ủy viên thường vụ Liên khu ủy, trưởngban tổ chức cùng năm sáu cán bộ khác. Có cả bác Cực Đỏ tóc trắng, vồn vã lẫn ngượng nghịu. Cácphái viên đã soạn chung một biên bản tỉ mỉ, một đồng chí đọc hết tập giấy đánh máy bằng giọng trungtính. Chanh càng nghe càng sửng sốt. Hầu hết những lời tố cáo anh bị bác bỏ. Phần lớn những ngườiviết thư tố cáo nhận rằng họ không biết rõ sự thật ra sao, chỉ dựa vào tiếng đồn hoặc làm theo lờikhuyên của một ai đó có dính dáng tới Ba Mậu. Biên bản cũng vạch ra không ít thiếu sót của Chanh:chạy theo chuyên môn mà quên lãnh đạo toàn diện, thiếu kiểm tra đôn đốc khi giao việc dùng người...Còn lại một chỗ chưa kết luận được: đưa một nhóm người Pháp, Đức, Nhật, Bắc Phi vào các xưởngsửa chữa là đúng hay sai ?

Chanh cố trình bày ngắn gọn.Kháng chiến kéo dài, số hàng binh và tù binh tăng lên mãi. Hàng binh được học một lớp ngắn và

tuyển vào các xưởng ở hậu phương, hoặc được cấp vốn để sống và làm ăn trong vùng tự do. Về sau,số tù binh cải tạo tốt cũng được vậy. Trong một chuyến công tác tại Nam Quảng Nam, Chanh ghé thămtrại tù hàng binh do anh Ung Viết Khánh làm trại trưởng, mới biết trong trại có một số đã từng làmnghề xe lửa. Dò theo danh sách, anh ngạc nhiên khi đọc tên viên kỹ sư An-be Ghi-ôm-mê, trước đâylàm trưởng đề-pô ga Quy Nhơn, giỏi nghề và biết điều đối với thợ. Hồ sơ ghi rõ hắn bị bắt ngay vàogiờ đầu của kháng chiến toàn quốc, trong biệt thự ở xa khu lính Pháp đóng tại Đà Nẵng, không có vũkhí, đang thu xếp để trở về Pháp bằng tàu biển. Hai Khánh còn giúp Chanh chọn thêm được kỹ sư cầuđường người Đức Các Vô-béc, bỏ lính lê-dương chạy sang ta giữa năm 1947, cùng bảy người nữa đãtừng làm nghề xe lửa và cơ khí - hai Đức, ba Nhật, hai Ma-rốc. Sở công an liên khu đồng ý cho cảchín người này vào làm trong ngành hỏa xa.

Ghi-ôm-mê được cử làm trưởng nhóm “cố vấn kỹ thuật” tại xưởng sửa chữa, làm việc rất tốt. Sốthợ lâu năm sẵn sàng hội ý kiến hắn, nghe lời hắn khuyên. Nhưng nhiều thợ trẻ lại rất bực tức: đangđánh Tây mà để cho thằng Tây dạy khôn mình, chỉ huy mình ! Ông Chanh với các bác thợ già biết tiếngPháp ít nhiều lại bàn với chúng nó những gì ba xí ba tú chẳng hiểu, nghe ngứa tai quá đỗi ! Ba anh thợgiày thành Gia Cát Lượng, rước kỹ sư Tây về là nuôi ong tay áo, là mất lập trường địch ta !

Anh trưởng ban tổ chức, một người rất gầy và nhỏ vóc, nghe nhiều nói ít, hay gõ cây bút bi xuốngbàn như chấm câu cho người đang nói, bỗng dựng đứng cây bứt lên:

- Thằng Ghi-ôm-mê tôi biết. Các đồng chí Bình Định sắp xếp cho tôi nói chuyện với nó hai lần,trước và sau đảo chính Nhật. Nó ghét Pê-tanh, ưa Đờ Gôn, nhưng không dám ủng hộ Việt Minh vì nhátgan. Nó chỉ hứa để mặc ta làm gì thì làm, nó nhắm mắt bịt tai, về sau cũng đúng y vậy. Dùng nó vônghề xe lửa là phải chỗ. Còn số hàng binh tù binh đã được Công an duyệt cho vô xưởng đứng máy thìđược thôi. Hồi đang đánh gắt, bọn Hít-le cứ đưa tù binh Liên Xô vô các xưởng làm võ khí bên Đức vìthiếu thợ, tất nhiên là nó không cho hưởng lương công nhân như mình mà xài chết bỏ... Thêm chút vềthằng Ghi-ôm-mê. Mới đây tôi gặp lại, nó năn nỉ nhờ tôi dỗ một cô ở Tam Quan chịu lấy nó. Nó mê títmất ăn mất ngủ, cô kia cũng mến mến mà cứ sợ mang tiếng lấy Tây... dân mình khinh me Tây từ xua, đẻra con Tây lai chẳng ai muốn gần...

Mọi người cười ồ. Không khí chung nhẹ hẳn đi. Anh em phái viên xúm vào bàn góp ý với Chanhlàm sao đưa ngành hỏa xa lên mạnh hơn nữa bằng giọng cùng bàn việc nhà. Một hũ đất nung đựng biatự làm được bê lên, thứ bia chế bằng đậu xanh và nước tiểu trẻ em, tùy trẻ trai gái mà họ gọi là biađứng hay bia ngồi, đều lên men và sủi bọt khá mạnh. Chẳng ai chê đâu, nước tiểu trẻ em là thứ thuốcnam quen dùng. Tiếp đó là một chầu phở sắn với thịt chuột đồng béo ngậy, cơ quan mới góp sức diệtchuột hôm qua. Đang thiếu gạo nên ta cấm tất cả các thứ quà bánh chế bằng gạo, có vài xã bốc đồngcho rao loa buộc dân phải ăn mít già ghế cơm chứ không được để mít ăn chín !

Bác Cực Đỏ đến ngồi bên Chanh, cười làm lành, xởi lởi:- Khách nhớ đò chớ đò không nhớ khách. Nội bấy nhiêu đồng chí đây, thử hỏi có ai chưa cầm giấy

Page 19: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

công hành leo lên xe lửa ông Chanh ! Cả nước mình còn sót một khúc đường sắt của ông đó, ráng màgiữ nghen !

Cả Chanh trở về cơ quan Sở, gặp ngay bộ mặt hoàn toàn khác của bí thư Ba Mậu, một bộ mặt“chiến tranh lạnh” quá rõ. Nguồn tin riêng của anh ta quả thật là nhanh nhậy, đã đến trước khi Chanhvề. Thôi mặc kệ. Chanh chạy đôn chạy đáo, sắp đặt lại những chỗ yếu kém được vạch ra trong cuộchọp. Mới chưa đầy một tháng, tai nạn đổ ụp xuống đầu Chanh: con trai và em vợ chết, đồ đạc cháytrụi, vợ phát điên, dạ dày anh cũng thừa cơ nổi loạn.

Anh em hỏa xa dù túng thiếu vẫn quyên góp được ít nhiều áo quần, gạo, tiền đến giúp anh CảChanh mà chẳng mấy khi họ gọi theo chức vụ giám đốc. Chanh cảm ơn và nhận cả, vì quả thật đangcần mọi thứ. Khi anh em gánh cái máy khâu hỏng của Thùy - nó bị hơi bom hất văng ra khỏi nhà nênthoát cháy, chỉ gãy nhiều chỗ - về xưởng định chung tay sửa ngoài giờ làm, thì mấy người thuộc phe BaMậu đánh tiếng lo lửng: “Chính ông Chanh cấm tụi mình không được lãnh đồ ngoài đem vô sửa trongxưởng Chánh phủ, dùng máy móc dụng cụ của xưởng. Giờ chiếu cố ổng cũng hay, về sau tụi mình mặcsức xả láng !”. Bảy Tộ nghe được, chửi toáng một hồi, cõng máy vác chân đến xưởng quán giỏi nhờgiúp, họ nhận ngay.

Ông Hai Rề xin nghỉ một tuần đến chôn con trai và cháu ngoại, giúp vợ chồng Thùy thu vén. Mớiqua vài ngày đã liên tiếp có tin nhắn mời bác Hai về giải quyết việc gấp của phân xưởng và côngđoàn. Hiền như ông mà phải lắc mãi cái đầu ngưỡng thiên: “Thù vặt cũng có hồi có chặp, chớ tụi nàylựa khi gia biến mà hắt nước theo mưa !”. Cả Chanh phải giục ông về xưởng. Năm Bưởi ở với Thùyđủ rồi, từng lúc có anh và Sáu Cam chạy về phụ thêm. Cam đang học trường Trung học Bình dân cáchSông Vệ hai chục cây số, làm thêm gì chẳng biết mà thỉnh thoảng lại cõng hay gánh gạo về giúp Thùynuôi các em, gặng hỏi chỉ cười trừ.

Chanh tính nát nước, thấy chỉ còn cách xin nghỉ dài hạn để chữa bệnh cho mình và Thùy, về dựacha mẹ ở Linh Lâm. Năm Bưởi lỡ dại chửa hoang, mang bầu đã khá to, không thể đẻ ở nơi tản cư. Vềxã, Năm Bưởi đã được ngụy trang bằng một đám cưới giả do Chanh sắp đặt từ trước, không đến nỗi bịbêu giếu. Em trai còn lại của Thùy là Ba Khiêm đã được anh La Giang xếp cho hưởng chế độ thiếusinh quân, học tiếp ở nơi phân tán của trường Lê Khiết, tạm ổn ít lâu.

Gượng mãi theo nghề xe lửa chạy đêm, sa lưới mãi trong bụi tre gai của phe Ba Mậu, cố nén mãinhững cơn đau dạ dày, khoán trắng mãi việc kiếm sống nuôi nhà cho Thùy, không được nữa rồi. Đaulòng đến mấy cũng đành rời hỏa xa thôi.

Cả Chanh phải chịu rẽ bước đi ngang.

Chương III

Mặt trời tháng Bảy mới lên hai con sào đã nung đất hừng hục. Năm Chò che bàn tay trên trán, nheomắt nhìn qua lớp hoa nắng từ dưới tuôn lên ngoằn ngoèo như bọt ruộng lầy trong vụ cấy giữa hè, chỉthấy cảnh hoang vắng nhức mắt.

Cánh đồng Phú Nhút khô trụi, đến những búi cỏ cũng teo trắng. Mấy vạt bói và tranh cháy nhamnhở dọc con đường lên đồn hiện thành một mảng da tóc đày sẹo. Đồn 76 cắm trên núi Voi Quỳ là cáinhọt mưng mủ: dưới chân xanh, lưng chùng ngả úa vàng, một phần ba trên chóp đỏ loét, với những máinhà tôn và lô cốt nổi trắng như cái ngòi nhọt chờ người nặn. Các họng súng lớn nhỏ từ trên đỉnh ấyngày đêm chĩa xuống, xổ cái chết trên khắp một vùng rộng mạn Bắc sông Thu Bồn.

Page 20: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Mỗi người gọi tên trưởng đồn Pháp một kiểu. Bọn tề đề trịnh trọng trên giấy là quan trung úy. Línhngụy quen thay đổi chỉ huy, chuyển đơn vị, đặt cho hắn là ông Hai Bia. Riêng Năm Chò nhớ kỹ thằngquỷ ác này là Pi-e La-phạt, con trai tên chủ đồn điền La-phạt ở Linh Lâm năm xưa. Hắn nói tiếng Việtrất sõi, ăn cơm tẻ chan nước mắm chẳng hề nhăn mặt, nuôi chí phục thù với Việt Minh cộng sản dữdội, mới về đóng đồn ngót một năm đã triệt hạ bốn làng và ra lệnh giết hơn một trăm người dân dínhdáng đôi chút với phía kháng chiến.

Đại đội Năm Chò giết hụt thằng Pi-e nhiều lần. Phục kích hụt, bắn tỉa hụt, nổ mìn hụt. Hắn tinh ranhhơn cáo. Hắn không bao giờ đi càn theo đường cũ và trở về theo đường cũ, không bao giờ mặc đồ sĩquan và đi đúng chỗ trong đội hình càn quét. Dân làng chỉ nhận ra “thằng tây Bia” mỗi khi hắn đẩy mũsắt lên trán, bắt đầu hỏi vặn vẹo bằng tiếng ta với cặp mắt nâu trừng trợn, cuối cùng lại ra lệnh tra tấnhay xử từ bằng tiếng Pháp, giọng hiền lành nhu dỗ ngọt.

Ban chỉ huy đại đội mò đêm xem thực địa nhiều lần trước khi quyết đánh trận phục kích độn thổliều lĩnh này. Năm Chò còn mang liềm theo, cắt một bó tranh và bói úa héo tại chỗ mang về để bộ độikiếm thứ gì ngụy trang thật giếng màu.

Cách đồn 76 nửa cây số là làng Phú Nhứt, một làng tề không có bọn vệ sĩ, bảo hoàng, mâm hội tề ởđấy thuộc hạng lừng khừng. Địch buộc dân bỏ trắng cánh đồng Phú Nhứt để chúng dễ chiếu ống dòmvà họng súng xuống làng. Chúng đốc dân phát dọn và đốt trụi tất cả những gì mọc trên đồng, nhưngkhông diệt nổi các thứ tranh bói lau lách xứ nhiệt đới cứ tự ý ngoi lên, đổi màu xanh, vàng, nâu tùytheo mùa.

Tối qua, một tiểu đội võ trang tuyên truyền ập vào Phú Nhứt ra lệnh nộp đảm phụ kháng chiến, dẫntheo đoàn dân công chừng năm chục người gánh lúa. Dân làng phần lớn được vận động trước, trút lúara nộp, còn giúi riêng cho bộ đội rất nhiều tiền Đông Dương, quà, thư gửi người nhà trên xanh. Haigiờ sáng, cánh quân phục kích tuôn ra giữa cánh đồng, moi đất nằm chìm mỗi người một hố, tãi trênthân bó lá ngụy trang vác theo. Vừa tỏ mặt người đã thấy hai tên trong hội tề cung cúc đi gấp lên đồn.Chắc chắn thằng Tây Bia sẽ dẫn một trung đội xuống làng để lấy lại uy thế quan đồn, xem dấu vết,nhân tiện bắt nộp thêm trâu hò heo gà đền công che chở.

Mười giờ sáng, vẫn chưa thấy động dạng gì.Lính đã đi lấy nước. Trên quãng đường ba trăm mét dẫn xuống sông Thu Bồn, chúng rải một chuỗi

lính gác cách quãng. Hai xe tải và một xe xi-tec từ đỉnh bò xuống theo con đường trôn ốc, lát sau lại rìrì leo lên. Du kích xã hai lần chôn mìn tự động phá xe, lần đầu mìn thối, lần sau bị máy rà mìn tìm ra.Núp bên kia sông bắn tỉa thì quá xa, khó trúng, bắn mươi phát lại được hưởng hàng trăm quả đại bác75 và cối 81 giội xuống.

Rùn người nép sâu vào bụi lau rậm tránh nắng, chính trị viên Ba Dĩnh lật cái mũ phớt méo mó, laucái đầu trọc bóng như thày tu, thì thào:

- Hay lộ rồi, Năm ?- Không. Lộ, nó đã bắn tưới hột sen, xăm nát đất... Chà chà, ngó coi...Đằng trước Chò và Dĩnh, các ổ cành lá ngụy trang động đậy mỗi lúc một nhiều, trông như có bầy

chuột đồng bò luồn dưới lớp rạ tãi phơi. Đôi lúc một bàn tay thò hẳn lên, gãi vội vàng một chỗ ngứaquá quắt trên cổ lưng mông, lại thụt xuống như con chuột sợ người. Hoạt động trong một vùng bị địchphá sạch giếng, mương, đập giữa mùa đại hạn này đại đội bị ghẻ khá nhiều. Hôm nay nắng thiêu rátlưng, bụi đất và lá khô lọt đầy dưới áo, anh em ngứa điên rồi. Khác với những tiếng bật ho khi đánhđêm mà ai cũng nghe được, lúc này bộ đội nằm rời nhau, không thấy nhau, ai cũng tưởng chỉ một mìnhmình “tranh thủ cào chút xíu”.

Thêm nửa giờ nữa. Cả trận địa phục kích ngọ nguậy không sót chỗ nào. Chỉ cần tên lính gác trênchòi canh cao vót kia tình cờ chiếu ống dòm xuống đúng mảng đất xơ xác này...

Một tiếng “pình” bật lên trên đồn, tiếng nổ đầu nòng của cối 81 lắp thêm liều phụ. Các đám lángừng động đậy tức khắc, ngót tám chục bộ ngực ngừng thở. Quà đạn treo mãi trên trời không chịuxuống, cũng không rít réo như khi tìm thấy lưng đối phương. Một cột khói trắng đặc bùng lên đằng xa,cách đại đội ngót ba cây số. Địch ngắm vượt qua làng Phú Nhút dồn dân, qua làng Phú Nhị bị hủydiệt, bắn vào làng kháng chiến Phú Tam, bàn đạp tiến đánh của đại đội !

Page 21: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Quả đạn lấy đích vừa nổ, tiếng súng nhỏ, lựu đạn, cối 60 rộ lên dọc bờ rào Phú Tam. Năm Chònghiến chặt răng, dỏng tai, cố ước tính số quân địch qua tiếng nổ. Rồi anh thở phào:

- Không quá một đại, du kích chơi được. Mẹ cố tổ thằng Tây Bia, lại dẫn lính đi vòng, đánh bọchậu..

- Cho rút chớ, Năm ?- Tẩu thôi cụ ơi. Truyền lên: lui về chỗ tập kết, bò thiệt kín !Từng tiểu đội rời hố núp, bò dọc con mương khô. Năm Chò ngồi chỗ khuất đầu mương, thỉnh

thoảng đét mạnh vào đít một cậu bò chổng đầu cao, sửa một túm lá ngụy trang bị tuột. Ba Dĩnh cốgương mẫu quá lâu, lúc này cầm cả một que củi nhám luồn vào sau lưng, cọ sồn sột dưới áo cho thỏa,đôi lúc nhắc một trung đội trưởng bò qua:

- Hễ đụng đầu tụi nó, đừng ham đánh, chỉ mở đường về xóm Đuồi Phú Nhị thôi nghen.Đại đội đã lọt gần hết vào góc khuất, dưới chân một gò thấp có nhiều vạt mua và ngũ sắc. Tiểu đội

cuối cùng tưởng bở nhỏm dậy đi lom khom. Ba tiếng súng bật liên tiếp trên chòi canh, rồi một loạttrọng liên xả tới choác choác pùng pùng, tóe lửa đỏ trên đá.

Năm Chò hét to:- Súng lớn đang bắn về Phú Tam, chưa kịp lấy đích. Chạy bây, chạy thí xác !Hai pháo 75 và bốn cối 81 đang nã tới tấp về hướng khác, chưa kịp xoay họng thật. Chùng năm

phút sau, đạn 81 mới ầm ầm đánh xuống chỗ chân gò hoang, sau lưng đại đội.Tiểu đội trưởng Xứng ủ rũ đi cuối cùng, nghĩ đến hình phạt sắp phải nhận. Theo “lệ làng” của đại

đội 8 độc lâp, anh sẽ bị tước súng, lãnh hai quả lựu đạn, tự đi đánh lẻ kiếm cây súng khác về nộp. Màlính thằng Tây Bia được chủ dạy cho tinh ranh như quỷ, đi đâu cũng kéo bầy theo đội hình chiến đấu,dễ gì chịu vất súng !

Tiểu đội phó Lậm dừng lại đợi bạn:- Lỗi chung, ta chịu chung. Mày cứ nộp mút-cơ-tông, về nằm tại chỗ chòi rẫy bà Thân, tao đem cho

cây trường Mát. Đạn thì xin thằng Mãnh bắn trung liên vanh-cách, nó sớt cho.- Úi mẹ, mày kiếm hồi nào tài vậy ?- Bữa đánh ghe tuần của ngụy đó. Đêm tao ra sông mò lại, mót được một cây đem giấu. Đời thằng

lính, tránh sao khỏi có hồi đạp cứt trâu !Đúng như Năm Chò đoán, khi đại đội vòng tới bờ rào kháng chiến Phú Tam thì quân Tây Bia đã

rút về đồn qua đồng trống, dưới làn đạn đủ cỡ bắn che. Còn may, chúng chỉ thọc vào đầu xóm, bắn bịthương một em chăn trâu, giết một trâu hai bò buộc dây lôi theo, đốt bốn cái chòi gần như rỗng. Tấtnhiên, các ông bà già lại buông đôi lời nói gay, các cô du kích được dịp ghẹo bóng gió những anh bộđội không đánh địch mà lánh địch, tìm chỗ vắng nằm gãi ghẻ. Chỉ riêng số cán bộ xã im lặng đămchiêu: sáng sớm nay, anh huyện đội phó đến cho biết đại đội Năm Chò được lệnh rút về vùng Namsông Thu Bồn để luyện quân nửa tháng. Chưa rõ sẽ có đơn vị nào thế chỗ hay không.

Đại 8 độc lập vượt sông hơn một năm trước cùng với ba chục cán bộ và du kích bị bật ra khỏi quêhương. Rất nhanh, họ đánh bốn trận, móc nối với số cơ sỏ còn nằm chìm trong lòng địch, lập các độivõ trang tuyên truyền, xây dựng lại bộ máy chính quyền bí mật, diệt liên tiếp những tên Việt gian hunghãn nhất. Địch hối hả rút bỏ mấy chục tháp canh và bót gác cho đỡ mất lính mất súng, dồn về các đồnto. Các làng kháng chiến nối nhau mọc lên với ủy ban và du kích công khai, với chi bộ bí mật đã đượcsàng lọc kỹ, dựng rào đào hầm, mặt đối mặt đánh lại Pháp-ngụy.

Cũng rất nhanh, Năm Phi Đao đi vào huyền thoại. Anh nổi tiếng khắp nơi, về nhiều mặt rất ngượcnhau.

Bọn ngụy binh truyền miệng vô số sự tích về “ông lớn Việt Minh” giỏi võ, thạo gồng, mang bùangải đạn bắn không thủng, ném dao vèo vèo như súng máy, bấm độn mà biết được mọi thứ mẹo rình hạsát mình để quật lại đích đáng. Cán bộ và du kích các xã hiểu Năm Chò là anh chỉ huy gan góc, lì lợm,dễ thân dễ gần, khéo nịnh một chút thì sẵn sàng chia sẻ súng đạn cho địa phương, hay xiêu lòng vìrượu và gái. Anh em chiến sĩ quanh năm ăn ngủ với Năm Chò coi anh là vị gia trưởng rất thương línhmà cũng rất hắc: hắc với những ai nhút nhát, ích kỷ, gian dối, thương người đánh giỏi, gắn bó với anh

Page 22: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

em nó và làm thật bụng. Còn các cấp trên, tiểu đoàn và trung đoàn, thì nhận xét gọn hơn: chiến đấu tốtmà chính trị kém, gan mà ẩu.

Đồng chí chính trị viên cùng Năm Chò vào địch hậu giữa năm 1948 bị đuổi gọn về trung đoàn. Anhnày cùng với mấy cán bộ trung đội tiểu đội chung hoàn cành bị “trả lại cấp trên”, làm một báo cáo rấtdài kể tội Năm Chò đang biến thành tướng thổ phỉ. Ban chỉ huy trung đoàn lục hồ sơ ra xem, thấy chínhtrị viên tiểu đoàn Lê Dĩnh - anh phu khuân vác cảng Đà Nẵng hồi xưa - là người thứ nhất giới thiệuNăm Chò vào Đảng bàn giao luôn cho ông lão làng trọc đầu làm vai luyện cọp, bởi Năm Chò đã đượcgọi là “hùm xám Thu Bồn”.

Vài tháng sau, Ba Dĩnh vượt sông về báo cáo tận nơi:- Năm Chò đuổi chính trị viên: vì cậu này quá sợ, nằm sâu trong hốc núi, chỉ chuyên gọi cán bộ

đến để làm báo cáo gửi lên trên.- Năm Chò đánh lính: chính cậu chiến sĩ bị hai bạt tai nhận rằng anh Năm cứu mạng mình, khi anh

em dọa xử tử vì tội ăn cắp của đồng đội một đồng hồ với một nhẫn vàng, nhà cậu ta túng đói quá...Anh Năm đã hỏi trước, cố ý làm hùng hổ ầm ỹ để đại đội nguôi cơn giận... Sau đó anh em quyên gópvà cử người về giúp gia đình cậu ấy có mẹ lòa, vợ bị thương, ba con nhỏ, rất khốn đốn.

- Năm Chò giết hai tù binh Pháp: có thật, trong hoàn cành đơn vị bị vây cứng, phải bò bốn tiếngban đêm để thoát vây.

- Nám Chò ham rượu, hay kiếm gái: đúng, phải uốn nắn, xin để từ từ.Cán bộ trung đoàn bàn tính, thấy Ba Dĩnh cưỡi được cọp thì nên ngồi luôn trên lưng. Chỉ băn

khoăn một điều: Dĩnh là cấp dưới của Năm Chò trong bộ đội Nam tiến, nay lên trên Năm Chò hai cấp,liệu có vướng mắc gì không ?

Ba Dĩnh cười xòa: Năm Chò chỉ muốn làm chỉ huy đại đội, không muốn lên tiểu đoàn, trên đề bạtchưa chắc cậu ta chịu nhận !

** *

Lò chữa ghè là cái miếu thờ hùm beo gì không rõ, nằm xa làng. Trong đợt luyện quân, các trung độithay nhau ra đây trút sạch áo quần cho vào thùng nấu, tắm nước lá thầu dầu sắc đậm và kỳ cọ các vạtghẻ đến bật máu, bôi thứ thuốc nam bằng dầu hạt máu chó trộn diêm sinh, chịu giam ba bốn tiếng đếnkhi thuốc trên thân và áo quần phơi ngoài trời đều khô hẳn.

Hôm Năm Chò cùng chữa ghẻ với trung đội ba, trời lại chơi ác kéo mây mù, mấy chục lính ta tồngngồng trong miếu đóng kín cửa cứ réo gọi từng lúc, tay Dần cứu thương đại đội ở bên ngoài chỉ trả lờidấm dẳn là áo quần chưa khô, ráng đợi.

Đến lượt Năm Chò ghé miệng kêu qua khe cửa:- Bác sĩ Đần ơi, nhốt tụi tao mấy ngày ?- Vài tiếng thôi, trời đang ngó lại đó anh.- Mày lục ba-lô tao, đưa cuốn sách vô đây, thêm cái đèn nữa, để tao làm công tác chánh trị cho

lính nó đỡ la làng. Hễ thấy đàn bà con gái tới gần, mày kiếm cớ đuổi đi nghen.Cuốn sách và cây đèn dầu được tuồn qua khe cửa, đóng và sập rất nhanh. Năm Chò ngả tấm thân

đen trũi trên bệ thờ xây vôi, gọi cậu thư ký đại đội:- Mày cứ đọc cái khúc Trình Giảo Kim là nhứt. Thằng Tần Thúc Bửu làm điệu thấy bà, Đơn Hùng

Tín thì ỷ giàu, bỏ ráo đi.- Lần trước tới khúc Giảo Kim giựt xe bạc của Dương Lâm...- Thôi khỏi, mày cứ trở lại chỗ cha đó thoát ngục.Năm Chò lượm được bộ sách Thuyết Đường trong xóm chợ tản cư, táy máy lật xem mấy trang,

chẳng ngờ trúng chỗ Trình Giảo Kim nhăng cuội mà vớ bẫm. Từ đó anh mang nó theo như Tam Tạng

Page 23: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

mang kinh, nhờ anh em đọc cho nghe từng đoạn, chỉ mê mỗi một thằng cha Giảo Kim gần gũi với mình.Cậu thư ký lật tìm một lát, bắt đầu đọc:“Va mình cao tám thước, vóc cọp, lưng rồng, mặt xanh, râu đỏ, sức mạnh hơn người. Tuy rằng

đồng học nghề văn với Thúc Bửu nhưng lớn lên chẳng thông một chữ. Sau khi phân rẽ với mẹ conThúc Bửu, mẹ con trôi nổi nghèo nàn, buôn bán kiếm ăn, ngại vì không vốn, phài hiệp với bọn cônđồ mà buôn muối lậu đặng kiếm lời nuôi mẹ”...

Năm Chò lim dim mắt trên bệ vôi, buông một lời hình:- Mẹ tao chết sớm, tội nghiệp lắm... Đọc đi, mày tốt giọng như nói trên đài...“... Rạng ngày cửa ngục mở, tù nhơn lần lần kéo ra hết, duy có một mình Giảo Kim cứ ngồi làm

thinh. Lính coi ngục hỏi rằng: “Trào đình ân xá tội nhơn, thảy đều ra hết, sao ông Trình còn ngồiđây làm chi?”. Giảo Kim nghe hỏi nổi giận, vả cho tên lính một cái xửng vửng mặt mày mà mắngrằng: “Quân súc sanh vô lễ ! Muốn ông ra thì phải dọn tiệc tiễn hành, ông ăn uống no say thì ôngmới ra cho chớ, mi dám đuổi khan ông vậy sao ?”. Tên lính chẳng dám nói chi, lật đật chạy muarượu thịt bưng vô một mâm ê hề, bước lại và xin lỗi và mời...”.

Anh đại đội trưởng vỗ đùi đánh đét, cười ha hả:- Anh chị hết cỡ rồi đó. Hồi tao làm trùm xan ở Chí Hòa cũng chưa dám chơi lút ga thả xăng như

lão Trình.Chung quanh cười ồ, bàn xôn xao:- Năm Phi Đao chịu thua là chẳng vừa đâu nghen !- Lính gì như cục thịt thừa vậy ? Trúng Tây gác tù thử coi !- Thằng cha cổ quái thiệt chớ, hì hì...Có tiếng gõ mạnh vào cửa miếu, tiếp giọng cậu Dần cứu thương:- Có giấy gởi anh Năm. Đút dưới cửa đó.Cậu thư ký nhặt giấy, đọc: “Kính anh Năm. Em sắp ra học tiếp ở Liên khu Bốn, đi gấp tới thăm

anh một buổi mà các đồng chí không cho gặp. Em sẽ chờ thêm một tiếng nữa chỗ tiểu đội liêntrinh. Sáu Cam”.

Năm Chò chồm dậy, réo to:- Ôi bác sĩ Đần ơi, đưa áo quần đây, thằng em tao ghé thăm được một lát thôi !- Còn ẩm lắm, mặc vô ngứa da, bao giờ mới lành ghẻ ?- Lành không lành kệ cha tao. Hay là mày lột bộ đang mặc, cho tao mượn... Máy móc thấy mồ. Cái

điệu này, tàu bay tới bắn vô miếu, nó cũng giam cứng anh em mình cho chết ráo cạo.Dần làu bàu gì đấy rồi hé cửa đưa vào một mớ áo quần khô, trên thân cậu ta chỉ còn một quần đùi.

Năm Chò mặc vội bộ xi-ta quá dài, gấp gấu quần lên vài nếp, vớ nịt súng ngắn và túi dết, tất tưởi vừađi vừa chạy.

Trạnn gác của liên trinh đặt xa đại đội gần hai cây số để giấu chỗ đóng quân, không chừng SáuCam đợi lâu đã bỏ đi. Nhưng Năm vừa qua trước ngõ nhà đại đội bộ đã nghe Ba Dĩnh gọi:

- Vô đây, Năm !- Tôi đi gấp cụ ơi. Thằng Cam tới…- Thì coi thử ai đây ! Mình lượm được chỗ trạm, giải về lấy cung.Năm Chò ngẩn mặt nhìn cậu lính trẻ trong nhà bước ra, miệng cười toét mà mắt chớp lia lịa, vươn

hai tay chụp vai anh. Nó, đúng nó rồi !- Thiệt mày hả Cam ? Sao khác quá vậy nhỏ ? Gặp ngoài đường, dám đánh lộn vài chục hiệp rồi

mới nhận anh em đó !Anh ôm ghì Cam, cố nuốt tiếng nấc đã trào tới cổ. Đợi cơn xúc động qua hẳn anh mới buông Cam

ra, đặng hắng liên hồi, lấy lại giọng đùa giỡn:- Đó, nữa, nữa... Râu rậm nửa cái mặt mà tánh nết y như cựu, con gái nặn lầm... Mới nhổ giò mà

Page 24: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

sao mày cao quá ể vậy em ? Ông Ba ngó thử, hồi Nam tiến nó chưa tới nách tôi, bây giờ hơn tôi nửacái đầu !

Cam xấu hổ quệt vội hai mắt, vào nhà.Trong khi Cam lúi húi mở ba-lô lấy thư và quà, Năm Chò ngắm thằng em không chớp mắt. Mới

hơn hai năm xa nhau, nó lớn vụt lên dễ sợ, có lẽ cao một thước sáu lăm rồi - Năm quen đo người khilựa lính, đoán ít sai - và còn lớn lên nữa, mới mười bảy tuổi thôi mà. Năm cũng nhận ra những nétgiếng và khác nữa giữa Cam với anh chị em nhà Cả Chanh. Giếng nhau ở lông mày nét mác, mắt hơixếch, cái cằm chẻ. Nhưng Cam khác ở nước da trắng hơn, mái tóc mềm hơi lượn sóng tự nhiên, đặcbiệt là bộ râu quai nón mọc sớm và khá rậm. Các con trai ông Tư Chua đều có vóc người trung bình,da hơi nâu, tóc dựng cứng bàn chài, lớn lên hiện râu ba chòm lưa thưa.

Lá thư Cả Chanh chỉ viết chung chung rằng anh được nghỉ chữa bệnh vài tháng ở Linh Lâm, rủ NămChò hồi nào về họp tỉnh hay liên khu thì ghé chơi ít bữa. Nhưng dường như anh cố ý viết rõ rằng NămBưởi lấy chồng bộ đội đầu năm ngoái, sau khi sinh con thì được tin chồng hi sinh ở Tây Nguyên, naycũng về Linh Lâm sống với anh và Hai Thùy.

Đọc xong lá thư anh Chanh, dưới có thêm mấy dòng thăm hỏi ghi thêm của chị Bưởi, Cam mớitrách nhẹ:

- Anh Năm lại quên hết mặt chữ rồi hả ?- Chưa quên, mà tao đọc chậm quá, mất hay... Cam nè, mày đậu tới cái bằng gì mà phải lặn lội ra

tới Việt Bắc học tiếp ?- Bằng gì đâu anh. Em học hết Trung học bình dân thôi, hồi Tây coi như đậu đíp-lôm. Gặp hồi chị

Thùy bị bệnh, anh La Giang bàn tính đưa em ra khu Tư học tiếp trung học chuyên khoa, túc là ban tútài. Em không muốn mà anh Cả bắt phải đi. Anh La Giang được chuyển về quê ở Hà Tĩnh, trườngchuyên khoa cũng đóng gần nhà ảnh. Em xin nhập ngũ, các ảnh nhứt định gạt hết... Hay là anh Năm choem ở lại... Em cứ bám đây, làm lính của anh như hồi xưa...

Trước mặt Năm Chò là cả một mớ quà miền núi: quế kẹp to gài những que tre ngang như nấc thang,thuốc nguyên lá Thượng vàng hườm, chè đọt xoắn móc câu, mít khô ngào với đường và mè, chuối khôép nguyên quả, dứa khô xắt lát. Bà mẹ Tám chủ nhà bưng lên một mâm tú hụ không có chỗ đặt, kêu to:

- Dẹp chỗ đi bây. Mì Quảng nhưn heo rừng đây, đứa mô chê phải nói rõ, lần sau khỏi mời... Tổ đãiđược con heo sụp hầm ngon thịt lắm, mì tao làm thừa chớ không thiếu, bây ăn lõa xê đi, có điều thứnước cay giữ chừng một chai thôi.

Cam xếp được một ngày đi thăm anh Năm, tối nay phải về tới trạm liên lạc Bắc - Nam ở TrungPhước, một bến vạn lớn trong vùng tự do cách đây mười lăm cây số đường núi. Đoàn đi ra Bắc củaanh La Giang dừng tại đấy để tắm giật, làm thêm lương khô, sáng sớm mai đi Bến Hiên. Họ sẽ vượtdãy núi ngang Hải Vân qua đường dốc Búk, một dốc cao nổi tiếng hiểm trở, mất hai ngày sẽ đến trạmNam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên. Ước chừng non hai tháng đường núi mới tới Hà Tĩnh, nếu khônggặp lũ lụt dọc đường.

Năm Chò nhăn nhó trong khi lùa vội tô mì Quảng rất ngon:- Kế với hoạch, mấy cha nội đó làm bộ làm tịch hoài... Mày cứ ở chơi với tao ít bữa, các chả nhứt

định đợi. Đi học xa phải đủ áo quần, thuốc men, tiền nong, mà cái ba-lô mày xẹp lép nằm kia.- Khó lắm anh. Ai cũng có công tác gấp, em phải nhập học kịp ngày. Mà ta ở đây đang đại hạn, chớ

trên núi mưa dông đã nhiều. Giao thông các trạm nói đoàn này ta tới khúc Quảng Trị chắc bị mắc lụt...Anh thấy sao, em ở luôn được không ?

- Nhận mày ngang xương, anh Cả mày dám tử hình tao lắm. Mày không nhớ cái trận ảnh làm dữ ởQuy Nhơn năm xưa à ? Tay mặt ảnh túm cổ tao đẩy trở về bộ đội Quảng Nam, tay trái ảnh chặn cổ màybắt ngồi xuống ghế nhà trường, cấm không cho cãi oong đơ gì hết trơn trọi. Mà tao thấy mày sáng dạ,học hành tấn tới đi học tiếp là phải quá. Thôi thì vầy: mày đừng về bộ, đêm nay có ghe chở hai thươngbinh ngược sông về bệnh xá, mày quá giang lên Trung Phước cho khỏe. Để buổi chiều tao chạy thử,sắm được chút ít thì thêm vô... Tiền mày được bao nhiêu ?

- Ra ngoài, anh La Giang hẹn cho em hưởng sanh hoạt phí bộ đội, hay là thiếu sinh quân. Yên chílớn !

Page 25: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Phụ cấp một tháng chưa đủ mua một bánh xà-bông nội, lỡ đạp bể bánh tráng người ta phơi, màycởi áo ra đền à ? Khai thiệt tao nghe !

- Đủ xài mà, anh Năm. Em có nhậu nhẹt gì đâu mà tốn.Năm Chò “hự” trong mũi, ăn tiếp trọn bữa. Đợi khi Cam buông đũa kêu no kênh, anh lẳng lặng đến

sau lưng Cam, nắm hai tay Cam bẻ quặt ra sau như cùm sắt, bảo Ba Dĩnh:- Trời đánh tránh bữa ăn. Giờ cụ moi hết túi nó ra, đếm thử.Sáu Cam chỉ có tất cả hai trăm sáu chục đồng Tài chính. Tờ tín phiếu liên khu Năm chỉ tiêu được ở

vùng Nam đèo Hải Vân, vào trong xa kia sẽ giáp mặt tờ tín phiếu Nam Bộ. Tất cả các đồng chí đi raBắc đều được đổi lấy lại giấy bạc Bộ Tài chính do chính phủ ta in năm 1946, tiêu suốt từ Thừa Thiênđến Việt Bắc, chỉ khi qua vùng Pháp chiếm mới bị lúng túng giữa tiền Cụ với tiền Đông. Thế nhưngCam kiếm đâu ra tín phiếu mà đổi !

Năm Chò buông tay em, khẽ nói ngậm ngùi:- Nghe nói anh Cả chị Hai mày túng thiếu, đâu có ngờ lại nghèo quá quắt vậy. Thằng em đi học ba

năm lên ông tú, xoay được có bấy nhiêu. Hai trăm sáu giấy bạc trâu xanh, được hơn hai chục ký gạo,tao ở đây biết giá cả khu Tư hơn mày... Ông Ba ơi, lính cũ đơn vị Nam tiến đi học xa, ông mở khóaquỹ đen được chưa ?

- Sẵn sàng. Ác cái, chỉ có tín phiếu với đum đum[3]...- Cứ đưa. Tối nay tôi lên Trung Phước với nó, mờ sáng về. Mụ Tài trên đó buôn hàng ngoại Thừa

Thiên, thiếu gì bạc trâu xanh. Bỏ dum dum ra đổi tiền Cụ cho thằng nhỏ đỡ rách...Năm Chò kéo Cam ra sông tắm trong khi Ba Dĩnh đi tìm quản lý.Vào giờ trưa đứng bóng này, sông Thu Bồn sáng chói như tấm gương soi cắt cong queo. Bãi cát sỏi

ven sông nóng rực, chân người bước ra khỏi chỗ rợp cứ như dẫm trên nền tro một nhà mới cháy, chỉchạy lúp xúp mới khỏi bị thui chín. Một cặp cu đất gù gù đâu đó trong lá, giọng ngái ngủ như ngườingáy to. Ven bờ cây ngũ sắc một con bìm bịp lách mình vào lá rậm, thoáng chìm mấy mảng lông nâu vàđen. Suốt năm qua quân Pháp chỉ càn tới đây một lần, chưa đốt phá được nhiều, chỉ thỉnh thoảng bắnlên vài chục quả pháo 75 ly.

Năm chỉ cho Cam cái đồn Voi Quỳ mé dưới, cách chừng bốn cây số, màu đất nạo trụi trên chỏmcàng hiện đỏ nhức mắt dưới nắng nung:

- Tao chưa hạ được thằng quỷ sứ mắt khỉ, chưa chịu đi nơi khác đâu. Nó sống dai như đỉa, cố bámvùng này cũng như đỉa. Nó treo giá đầu tao ba chục ngàn tiền Đông, khá lắm chớ.

Hai anh em rẽ vào chỗ bờ sông lở, tắm dưới bóng một chòm tre đổ nghiêng, ngâm mình thật lâutrong làn nước mát rượi không gợn phù sa.

Cả Chanh dặn em đừng kể hết chuyện nhà mình gặp khó, ngại Năm Chò động lòng sẽ bươn bả vềgiúp “đại ca”. Những năm ở đày tớ cũng dạy Cam biết giữ mồm miệng. Cam có thể thưa thốt cầmchừng với hết thảy mọi người, với cả vợ chồng anh Chanh chị Thùy rất mến phục, nhưng chẳng hiểu tạisao gặp anh Năm thì Cam cứ tồng tồng trút ra hết như với một cậu tri kỷ cùng lứa tuổi.

Cam chỉ giấu một điều là đã xoay gạo cách nào để đem về giúp chị Thùy.Cảnh nhà tản cư mỗi người một gánh trên vai, đến khi chị Hai Thùy sinh bé Tuấn thì cả bốn chị em

cùng khốn đốn. Cam học vượt lớp ngấu nghiến, thi lọt vào trường Trung học Bình dân chắc hẳn chỉ vìcác anh chị quên nhiều còn Cam mới nhồi đầy óc. Bớt một miệng phải nuôi, chị Thùy cũng bớt hai bàntay khỏe mạnh giúp chị hằng ngày. Cam định bỏ học tìm việc làm kiếm gạo, nhưng chị Thùy dỗ, dọa,khóc, không cho bỏ.

Ở trường hồi ấy có một số anh chị cán bộ được cảnh gia đình khá giả và không xa, thường nhậntiền, gạo, thức ăn từ nhà mang tới. Cơm tập thể quá kém, một nhóm bảy chị như thế lãnh sinh hoạt phívề nấu bếp riêng. Cần một cậu trai tráng góp sức gánh nước, bửa cùi, giã lại gạo, khi cần có thể đi chợxa hay mua củi gánh về. Cam được các chị rủ vào chung nhóm vì khỏe, hiền lành, chăm học, lại nhỏtuổi không lo tiếng đồn tầm bậy. Gặp lứa gạo nhà trường phát quá xấu, đem ra chợ bán sợ bị hiểu lầmlà con buôn, các chị bàn cho luôn thằng em út. Nhờ đó vài tuần một lần Cam lại cuốc bộ bốn chục câysố khứ hồi, mang gạo về cho hai cậu em háu đói khi năm bảy cân, khi cả gánh nặng. Lượt lên trường,

Page 26: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Cam lại gánh mắm, cá biển và các thứ mua hộ ở chợ Sông Vệ. Chị Thùy la rày mãi không được, đànhnhận gạo của Cam. Và Cam không bao giờ dám thú nhận với mình rằng đây cũng chỉ là một kiểu làmthuê giữa những người học chung trường lớp của Cách mạng.

Một búng khói chợt phụt trên đồn Voi Quỳ, màu trắng sáng lấp lánh dưới nắng. Quả pháo 75 ly baythẳng hướng hai anh em nhưng ngắm tầm gần, nổ bùng chỗ khuỷu sông cong, sau đó tiếng hú và tiếngđề-pa mới vẳng đến tai.

Tiếp một khẩu nữa bắn. Cả hai cây pháo cùng chúc nòng nã chéo dồn dập sang bờ Nam, dội tiếngvang giòn của những tấm tôn ném trên sân xi-măng. Năm Chò gắt một mình:

- Mấy chả lại rập rình vượt sông giấc trưa. Thằng Tây Bia có ngủ gật đâu !

Chương IV

Trước bốn chục cặp mắt ngước lên chăm chú, Hai Khánh nói những câu cuối trong bài giảng vỡlòng dành cho tù binh Âu - Phi, kéo dài chừng hai tiếng.

Anh quen lắm với những bộ mặt tù binh mới từ mặt trận giải về, hết sức khác nhau về màu da,đường nét, sắc thái tình cảm, những ý định nằm chìm sâu trong đầu từ khi lọt vào tay Việt Minh. Nhữngsĩ quan từ võ bị Xanh-Xia ra, mắt gườm gườm kiêu ngạo và căm hận, cố giữ chút oai phong sót lạitrong bộ binh phục rách tướp. Những lính quân dịch Pháp run sợ, mặt mũi sưng húp vì khóc suốt dọcđường, luôn luôn mở mồm bằng câu “tôi bị động viên”. Lính lê-dương mang mấy chục quốc tịch cũ,vất bỏ tổ quốc và gia đình từ khi ký giấy nhận đánh thuê, giữ cái vẻ ảo não tuân theo định mệnh, sẵnsàng khai ra những bản lý lịch lâm ly kỳ ảo nhất. Lính A-rập gốc Bắc Phi vừa lo sợ vừa hi vọng, cốnhớ lại những chuyện cha ông kể về thời xưa chống Pháp xâm lăng để Việt Minh thương tình khôngtreo cổ. Lính da đen Trung Phi, mặt để trơn bóng hay rạch những vệt dài bôi đỏ, đến đâu ngồi thừ rađấy và lẩm nhẩm những lời khấn khứa gì đố ai hiểu. Lại còn những người nguồn gốc pha trộn nhiều lụcđịa và chủng tộc, nhảy vào đạo quân viễn chinh Pháp kiếm ăn, chỉ biết vạch một chữ thập lãnh lươngvà mấy tiếng Pháp đủ nghe khẩu lệnh...

Khánh cố nói giản dị, phát âm rõ, tránh những từ ngữ Pháp khó hiểu ngay cả đối với lính Pháp íthọc. Anh khoan khoái nhận thấy những thái cực tư tưởng trên mặt bọn tù binh dần dần nhích lại gầnnhau, tuy chưa nhập hẳn vào điểm trung tâm mà anh khoanh sẵn: tin tưởng ở chính sách khoan hồng vànhân đạo của chính phủ cụ Hồ Chí Minh. Chưa tin, rồi chúng nó sẽ tin...

Anh quay sang bên, nói tiếng Việt:- Hôm nay bấy nhiêu là vừa, cho tụi nó nghỉ.Đồng chí trung đội trưởng gật đầu, bước tới rập chân đứng nghiêm, hét: “Gạc-đa-vu”. Cả lớp vọt

dậy, thẳng người. Khánh xoay lại đợi. Đáng lẽ làm động tác báo cáo để cấp chỉ huy ra về, đồng chí kialại hô lệnh cho về trại: “Ô-căng!”. Nhắc mãi vẫn quên. Khánh hơi bực, bước ra khỏi bục giảng kếtbằng tre, vẫy cậu Suyền thư ký riêng mang ngựa đến.

Chính trị viên trại tù hàng binh là một đồng chí ít học từ ngành công an đưa sang, một lần rụt rè đềnghị với anh Hai Khánh nên ở lại trong trại với trung đội bảo vệ, xảy ra điều gì rắc rối nhờ anh chỉbảo giúp cho. Khánh cười nhạt:

- Đồng chí quên rồi. Tôi là phó ban địch vận tỉnh, vì thiếu cán bộ mới kiêm việc này, nằm chìmvào đây bỏ công tác toàn tỉnh cho ai ? Mà ban đêm chỉ có xin đi ỉa đái chớ rắc rối gì ?

Page 27: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Đồng chí chính trị viên chỉ còn biết gãi tai, nói lảng.Trại tù binh Âu - Phi đặt trong một hóc núi rậm cây, xa làng, có hàng rào tre gai vây kín, được

canh gác kỹ. Trại hàng binh lập ở mé ngoài, cách một quãng đồi trọc. Được phân công về nắm hai trạinày, Khánh cố tránh cảnh sống chui rúc nơi hoang vắng, dạo quanh vùng tìm chỗ ở riêng. Anh chọnđược nhà Bảy Suyền rất tiện lợi: cách trại chừng hai cây số, gần chợ và con đường tỉnh dẫn xuống thịtrấn Tam Kỳ, nằm cuối xóm đông dân nhưng vẫn cách quãng vừa đủ giữ yên tĩnh, dừa mọc chung quanhcao vút che mắt máy bay quần tìm đích.

Đó là một nhà thờ họ khá lớn, được sửa lại theo kiểu nửa cổ nửa kim, nhác trông giếng cái đìnhvới mái cong lợp ngói âm dương, xem kỹ mới thấy nhiều cửa kính và lá sách, nền lát gạch hoa sạchbóng, trên mái cũng lắp kính lấy ánh sáng. Chung quanh, tòa ngang dãy dọc khá nhiều. Tất cả nằm trongmột khu vườn rất rộng trồng cây ăn quả, ngoài cùng có lũy tre dày bao kín.

Khánh mới hỏi ướm một câu, đã được chủ nhà sốt sắng mời vào, dẫn đi xem khắp nơi, nhườngluôn cho một dãy buồng thoáng mát, đủ bàn ghế giường, tủ. Tuy ngờ ngợ trước lối đón rước quá vồn vãnày, Khánh vẫn dọn đến ở cùng với cậu cần vụ được gọi ngọt là liên lạc. Cậu này rất ưng ý khi anh chủnhà bảo chỉ cần gùi gạo và cùng ăn rau mắm với gia đình, khỏi lo bếp núc. Những mâm cơm ăn chungba người được nấu rất khéo và luôn luôn đủ thịt cá.

Vài hôm sau, anh xã đội trưởng đến gặp Khánh cùng đồng chí chính trị viên tại phòng khách củatrại, cho biết về Bảy Suyền.

Ông nội Suyền là chánh tổng giàu khét tiếng, mê cờ bạc bán dần ruộng đất, ấy chính là ông cụ támmươi, râu tóc trắng xóa, đã lẫn nặng, mà Khánh không bắt chuyện được. Cha Suyền làm thầu khoánphát tài, khi nhận hương hỏa mới sửa lại ngôi từ đường theo kiểu tự nghĩ ra, chuộc lại ruộng đất đượcvài chục mẫu. Sau Cách mạng tháng Tám ông ta ứng cử vào Quốc hội, tốn khá tiền thuê người đi cổđộng, vẫn không trúng. Ít lâu sau, ở quê có tin đồn ông ta dính vào ổ Quốc dân đảng phố Ôn Như Hầu,bị công an bắt tại Hà Nội. Gần ngày toàn quốc kháng chiến ông ta về nhà, rồi độ một năm sau lại biếnđâu mất. Bà vợ kêu vùng này gần mặt trận, sợ bom, dẫn hai con nhỏ vào Quảng Ngãi, rồi cũng chẳngthấy tăm hơi nữa. Ba người chị của Suyền lần lượt dọn về ở nhà chồng. Ra vào khu nhà thênh thang ấychỉ còn bốn người: ông nội, một bà cô bốn mươi tuổi không chồng, một người ở già trông nom ông nội,và người cháu đích tôn là Bảy Suyền mới ngoài hai mươi, chưa vợ. Ho sống bằng ruộng đất cho thuê,rất ít khách đến thăm, cổng thường khóa im ỉm. Bầy chó của họ dữ khiếp, hay chui rào ra đường đớpngười, may nhờ lệnh giết chó mới dẹp được.

Cán bộ xã thôn lúng túng trong cách đối xử với gia đình này. Ruộng đất của họ không thể xếp vàoloại vắng chủ để đem tạm cấp. Nhà họ thừa chỗ nhưng ngay cả đồng bào tản cư cũng ngại đến ở, nhàcàng to càng dễ ăn bom. Suyền học cao, nghe nói gần đậu tú tài, nhưng được mời nhiều lần vẫn khôngnhận công tác gì, chỉ lâu lâu mới miễn cưỡng đi họp xóm vài tiếng. Năm bảy ngày một bận cậu ta đạpxe xuống Tam Kỳ hay ra Thăng Bình, chở về mấy thứ hàng ngoại khan hiếm với số lượng các trạm gáccho phép: vài, dầu lửa, thuốc tẩy, giấy vở... Các thứ khác, bà cô mua ngay ở các quán hay trong chợ.

Hai Khánh bật cười:- Tóm lại, chẳng bới ra chứng cớ gì mà vẫn đáng ngờ, phải không ?- Dạ, thiệt vậy. Cái hành tung của anh ta khó am tường hết sức. Cha mẹ ảnh, cầm chắc là nhảy về

thành thị ở với Tây rồi. Phần ảnh có liên lạc gì không, lãnh việc gì bí mật không... Anh Hai về trú đóngở đó phải giữ chừng súng đạn, tài liệu. Cũng nhờ anh để ý coi giùm thử...

Khánh đứng lên tỏ ý dứt chuyện, vỗ vai anh xã đội:- Cứ yên bụng. Cậu xem, Tây trắng Tây đen hung hãn thế mà bộ đội ta còn trói giải về hàng xâu

hàng xốc, chúng mình còn dạy cho nên người, kể gì cậu ấm gầy nhom, xanh rớt ấy !Chiều hôm sau, Suyền từ Nam Kỳ về, lúi húi rót dầu vào đèn măng-sông, bơm lên thắp thử. Cậu

treo đèn lên, cười tươi:- Thua gì đèn điện, anh Hai ! Dạo này công an cho đi lọt mỗi người ba chai dầu lửa, em mới đem

cái đèn hư xuống Tam Kỳ sửa. Mấy tháng trước, em bán lúa đem tiền về cho mẹ trong kia, người tabán ba đồng vừa đúng một cái nắp bật lửa rót dầu chưa đầy!

Khánh cố tìm một nét gì khang khác trên nét mặt và trong giọng nói của cậu chủ nhà. Không thấy.

Page 28: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Bà cô lặng lẽ bưng mâm cơm đặt trên bàn, hơi cau mày khi nhìn ánh đèn quá sáng, hất hàm về phíacổng. Suyền cười, khép cửa sổ lá sách:

- Thí nghiệm một bữa cơm thôi, ai dám xài bảnh để thiên hạ chửi. Anh Hai sao chẳng biết, chớ emthấy hòa mình với dân cày thiệt là khó. Hơi khác họ một chút là bị chê bị trách lập tức. Hồi mới nổsúng, du kích dọa đốt cả tủ sách nhà em, nói chứa sách Tây để theo Tây !

- Cậu để đâu, mấy hôm nay mình không thấy cuốn nào ?- Lát nữa anh coi. Bây giờ mời anh uống chén thuốc cho khỏe, ăn ngon cơm.Suyền thò tay xuống góc cột, nhấc lên một chai nước màu nâu nhạt có gắn xi trên nút, dán nhãn khắc

gỗ: Nước vỏ dền - Chuyên trị sốt rét, thiếu máu, kém ăn ngủ - Xưởng bào chế K.12. Khánh xua tay:“Mình không sốt rét đâu”. Nhưng Suyền vẫn tủm tỉm cạy xi, dùng que xoắn lôi nút ra, rót hai ly. Khánhnhấc ly lên ngửi, bắt được ngay mùi rượu cất bằng nếp thơm nồng, nặng độ.

- Nhãn với khằn là để che mắt thế gian thôi. Đố ai tìm được cái xưởng K. 12 đặt ở đâu. Họ ngâmchút vỏ dền, thêm vị canh-ki-na, uống cũng đậm. Mời anh, linh động thử một lần !

Rượu rất ngon, nhắm với cá thu nướng Suyền mới mua về và món nộm đu đủ chua ngọt rất dẫn lửa,Khánh không quen uống mà nhấm nháp tới ba ly. Thấy đã hơi chếnh choáng, anh úp ly xuống mâm, xớicơm ăn, nghĩ thầm: “May cho mình, cậu liên lạc đi vắng, thằng ấy chúa thần là bép xép...”.

Chiều hôm sau nữa, Suyền mới đưa Khánh vào chỗ tủ sách. Bên cạnh mấy chục cuốn tiếng Việt intrước Cách mạng là cả một đống năm sáu trăm cuốn tiếng Pháp, xếp chồng chất trên nhũng tấm ván dàikê chân niễng, trong một buồng xép kín đáo. Xem qua các gáy sách, Khánh nhận ra đủ loại: văn học cổđiển, trinh thám, phiêu lưu, khiêu dâm, tôn giáo.

- Em mua trụm tủ sách của thằng cha chủ rạp xi-nê ở Đà Nẵng, hồi mới đảo chính Nhật xong, đámbồi bếp đang khuân đi bán làm giấy gói hàng. Thuê xe ngựa chở về chất đống. Ba em la một trận thấtkinh, ổng đưa tiền biểu đi mua thứ khác mà !

- Hồi trước cậu học tới đâu ?- Mới đang học trò anh. Gần hết xơ-gông[4] trường Khải Định thì bị đảo chính. Các bạn cũ của

anh ở Huế còn nhắc tên anh, học giỏi, bơi giỏi, đẹp trai, các cô nữ sinh Đồng Khánh cứ mê mệt...Khánh mỉm cười, đón một xúc động dìu dịu tỏa khắp người như gió mát trưa hè. Cái tên Hăng-ri

Ung Viết Khánh vẫn còn vang đến lớp mới lớn ư ? Ấy là cậu này chưa từng nghe tiếng rì rào dội lêntrong khán già khi Khánh từ sau cánh gà bước ra trong bộ áo quần của chàng Prince Chang ant[5] sắpđánh thức nàng Bạch Tuyết trong rừng, hay là vai hoàng đế Na-pô-lê-ông đối đáp với người lính gác,trong những vở kịch hát tiếng Pháp dịp cuối năm học...

Một thứ phản xạ nào đấy bên trong Khánh chợt lôi ngược anh lại.Anh đã từng tô đậm trong nhật ký mấy dòng, còn gạch đít bên dưới:Ta được ưu đãi trong quá khứTa dứt khoát căm ghét quá khứTa vĩnh viễn đoạn tuyệt quá khứTa trở về với người lao khổTa sẽ thành một người cộng sản.Khánh hoàn toàn thành thật với mình khi viết những câu quyết liệt ấy, chưa một ai được xem, như

con ve sầu lột xác khi thật vắng. Nhưng các thứ cám dỗ cứ đến từ mọi phía... Vade retro, satana ![6]Anh quay lại, nghiêm khắc:- Học khá thế, sao cậu không kiếm công tác gì phục vụ kháng chiến ?- Anh coi đó, cán bộ quanh đây người mù chữ, người mới học bình dân...- Các trường đang mở lại, cậu đi dạy được chứ ?- Em là đứa sinh ra tiên thiên bất túc, các thày thuốc chạy hết, nói không sống nổi đến tuổi lên ba...

Bây giờ em đi dạy xa, ăn cơm trọ, chắc nửa tháng là gục luôn. Ước gì em được mạnh bạo như anh, emra trận từ lâu...

Page 29: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

** *

Hai Khánh không nhận thấy gì khác thường trong những ngày tiếp theo. Lòng mến phục của BảySuyền không giảm sút, chỉ tăng thêm, nhất là sau khi anh giảng cho Suyền mấy đoạn khó trong thơ Va-lê-ri và văn siêu thực.

- Em mới gặp anh, chớ nghe tiếng anh từ lâu. Tụi Tây được anh dạy, trầm trồ khen anh ghê đi.- Cậu gặp đứa nào ?- Hai thằng Pháp, một tên là Mạc-xen, thằng kia không rõ, ghé ăn quán ngồi bên em. Thằng Mạc-

xen nói anh giảng chính trị còn hay hơn ông giáo dạy văn của nó, bên Pháp... Dầu không nghe đồn, emcũng đoán được anh là ai. Anh mới xuống ngựa bước vô ngõ, em biết là trí thức bậc cao liền à.

- Ái chà, Khổng Minh tái thế !Khánh gạt đi, nhưng hiểu cậu này không bịa, chỉ thêm dấm ớt. Hắn ta trẻ mà, quý ai thì bốc thơm

lên chín tầng mây, ghét ai thì vùi dưới bảy lớp đất !Vả lại Khánh cũng biết người khác nghĩ gì về mình. Mỗi người một phách, quá khen hay quá chê

đều có đủ. Lấy ý kiến trung bình của số đông cán bộ thì Khánh là một trí thức trẻ, sớm tiến bộ, có tài,phải cái kiêu ngầm và thích sống cô độc. Riêng đối với các cô cậu học sinh mới rời ghế nhà trườngtheo kháng chiến, Khánh là thần tượng. Bước vào đêm lửa trại thanh nien, đến nói chuyện ở mộttrường trung học tản cư, ghé qua bệnh viện khám sức khỏe, anh thường lọt vào giữa những khuôn mặtửng đỏ, những nụ cười cởi mở hay duyên dáng. Khánh nổi bật lên với vóc người cao và dẻo của lực sĩbơi lội, bộ mặt đẹp trai đã trải sương nắng, lời đối đáp hóm hỉnh. Cộng vào còn thêm cặp áo quần ka-ki ngoại ép thẳng nếp dưới chiếu, đôi ủng da, cây súng Côn 45 trong bao Mỹ, con ngựa to lớn gõ móngđợi ngoài sân: Ban binh vận tỉnh chu cấp rất khá để giữ tư thế oai vệ cho người lên lớp tù binh Âu -Phi, còn dạy tù binh ngụy thì sao cũng xong...

Trong vùng tự do Nam Quảng Nam mọc đầy những dãy phố tranh tre nứa lá của đồng bào thành thịvà các huyện Bắc tản cư vào. Lâu lâu, một trận bom đánh vỡ một khu nhà xúm xít, chỉ năm bảy ngàysau những chuỗi lều rời lại nối tiếp nhau hiện lên trên mấy khúc đường có ít nhiều bóng cây chungquanh đấy, người dân lìa quê thi gan chịu đựng để giữ lòng trung với Tổ quốc và Cụ Hồ. Các cô hàngquán nhớ mặt thuộc tên các anh cán bộ và bộ đội rất nhanh. Mỗi dịp đi đường, Khánh được nhậnkhông biết bao nhiêu câu chào mời đon đả giàu ngụ ý, kèm ánh mắt nói nhiều hơn môi. Anh chỉ xin lỗivà giục ngựa đi gấp. Rất may là trong kháng chiến khó gửi thư, nếu không số thư gửi cho Khánh sẽ đọckhông hết.

Kể ra, khi cuộc sống xô bồ chông chênh dưới bom đạn dễ khiến cho trai gái buông thả với nhau,giữ mình được như Khánh là giỏi. Một chàng trai hai mươi lăm tuổi rất khỏe mạnh, lại được lắm cômê tơi, vẫn thường cẩm thấy cần đàn bà. Khánh cố cưỡng lại đòi hỏi ấy. Người đàn bà bước vào đờianh chỉ gây rối. Một Xi-mo-nét Mỹ Duyên cùng mối tình đầu rất éo le đã quấy đảo anh nhiều năm.Tiếp đó, một trận ốm và những cơn buồn chán đã đẩy anh vào tay Năm Bưởi, cô gái cùng làng.

Mỗi lần Năm Bưởi với đứa con trong bụng quay về ám ảnh, Khánh cố gạt đi, xua đi, quên đi. Anhkhông hề yêu Bưởi. Anh chỉ xiêu lòng khi một cô gái cố tình hiến thân. Có thai, cô ấy khoác cây súngkỵ binh Nhật lên vai, ra đi không một tiếng than thở... Nghĩ đến làm gì. Chỉ nên nhớ bài học của mộtlần trót dại...

Bảy Suyền xin giấy xã đi thăm người chị lấy chồng trên huyện Tiên Phước. Có lẽ được xã mật báosao đó, trạm gác ở cuối huyện Tam Kỳ chặn xét cậu ta rất kỹ, cả hàng lẫn người. Suyền chỉ đèo sau xeđạp một gói to mắm ruốc, tôm khô, cá chuồn muối, kèm một chai dầu lửa, những thứ ai lên vùng trêncũng mang theo. Trong người không có gì đáng nghi. Ba ngày sau cậu trở về lắc đầu kể với Khánh vụsoát kéo dài hàng giờ, vẫn cười:

- Còn đỡ hơn hồi mới nổ súng. Cuốn vở học sinh in bản đồ Đông Dương trên bìa sau, kèm một câybút chì xanh đỏ. Vậy là mấy ông du kích i tờ ghép tội mang theo bản đồ với cờ Pháp !... Thiệt may, emgặp bác nhà đi họp Mặt trận Liên Việt tỉnh, ở trọ nhà chị Tư em, gởi thơ với tiền cho anh đây.

Page 30: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Bác nào thế ?- Bác tú Đỉnh, ba anh chớ bác nào ! Anh không biết à, bác bây giờ là phó chủ tịch Liên Việt huyện

Tây Quảng. Bác đem tiền với đồ tiếp tế cho anh, tính họp xong mang xuống đây, gặp em bác gởi luôn.Con ngựa Hường nhà anh già rồi, đi bước một như ta đi bộ thôi, bác chỉ cưỡi nó cho đỡ mỏi chân.

Suyền trao cho Khánh lá thư dán kín với xấp giấy bạc bốn ngàn đồng tín phiếu, kèm gói quà quenthuộc gồm các thứ thổ sản làng Linh Lâm.

Đã hai năm nay Khánh không về Linh Lâm tuy chỉ cách một ngày rưỡi đường bộ trong vùng xađịch, đi ngựa chưa hết một ngày. Anh ngạt cái không khí vay mượn gượng gạo trong ngôi nhà âm u nọ.Năm xưa người ta đóng với nhau những vai cha mẹ, con cái, chị em đã đầy ép uổng, gần đây lại đóngthêm vai nhân sĩ yêu nước, trí thức tiến bộ nữa, với điệu cười xởi lởi trước mặt mọi người và nỗikhinh ghét hằn học khi cửa đóng kín.

Quan phủ Đỉnh rời thành phố Quy Nhơn trở về quê với bộ râu năm chòm nuôi dài, cặp bà ba trắnggiản dị, cùng niềm tin rằng chính phủ Cụ Hồ không truy tội cũ của giới quan lại. Ông ghé tìm Khánh ởcơ quan - lúc này anh đã về làm địch vận ở Quảng Nam - trao lá thư của bà Lợi Thịnh. Một lần nữame Khánh lại chịu ơn ông chồng bước kế. Vừa đánh hơi biết thành phố sắp phải tiêu thổ, ông đã chạybán được căn nhà hai tầng của tiệm buôn Lợi Thịnh, lấy toàn vàng diệp. Nửa tháng sau, những căn nhàliền phố chỉ tháo bán được cánh cửa và đồ điện trước khi dân quân đến đập tường. Me Khánh đưa cácem lên tàu suốt ra thẳng Hà Nội, dựa vào mấy ông anh bà chị, ngoài ấy mới qua nạn đói nhưng có vốnvẫn kiếm được đủ ăn, còn trong Nam này chiến sự từ Nam Bộ cứ lan ra mãi. Thằng em Rô-be Chươngkhông theo me, vác cây đàn ghi-ta nhập vào đoàn Văn nghệ nào đó ở Phú Yên. Từ đó Khánh thỉnhthoảng nhận thư gửi từ Hà Nội và Phú Yên, đến ngày cả nước nổ súng thì vắng hẳn.

Chỉ còn ông phủ Đỉnh ở Linh Lâm là người thân để Khánh lui tới. Tất cả những ai xa nhà đều cầnmột vài nơi để ghé qua tạt về trên những dặm dài công tác, dù chỉ để hưởng một tối được gọi bằngcon, anh hay chú. Và nếu có được một bà mẹ nuôi thân thương, một người vợ đảm đủ súc tự túc nuôicon và tiếp tế cho chồng, ấy đã là hạnh phúc đáng thèm thuồng. Những người không biết rõ cảnh nhàcủa Khánh đều ngạc nhiên vì anh rất ít nhắc đến cha mẹ tuy vẫn nhận nhiều thu, quà, tiền gửi đến.Nhiều đồng chí rẽ thăm nhà Khánh, khi kể lại cụ tú Đỉnh tiếp họ niềm nở và tỏ ra học nhiều biết rộngtrong khi trò chuyện, thường thấy anh nghe lơ đãng, không hỏi thêm, có lúc đứng dậy xin lỗi để đi việcgấp.

Khánh không về, ít viết thư trả lời, nhưng ông bố hờ chẳng lấy làm điều, giữ nguyên mối dây nốivới anh.

Lần này bóc thư ra xem, Khánh nghĩ về cái tên “cụ tú Đỉnh”. Ông ấy chưa từng đỗ tú tài, nho họccũng như tây học. A à, hiểu rồi... Ở huyện Tây Quảng ít nhà khoa bảng, người ta thường gọi tên nhữngngười đỗ đíp-lôm thời Tây lên ông tú, và nếu khao làng đủ lệ thì cũng được lý hương xếp ngồi cùngchiếu với các cụ tú lều chõng bút nghiên. Ông ấy khôn thật. “Ông Đỉnh” hay “ông Ba Đỉnh” nghe thấpkém quá, ngắn dài cũng đã nuôi được chòm râu. “Cụ tú” mới ra dáng trí thức chứ. Dù sao ông cũnghọc qua trường Hậu bổ ở Huế...

Đọc lướt những dòng thăm hỏi khá nồng nàn, Khánh bỗng giật mình dừng lại. Anh nhắm mắt vàitích tắc, mở mắt đọc tiếp:

“... Cùng về với vợ chồng ông Phan Chanh có cô Năm Bưởi. Cách hai tháng cổ sanh một đứacon trai to mập lắm. Cà nhà ông Tư nói là cổ lấy một anh bộ đội, cưới xa nhà ở Quảng Ngãi, mớicó tin ảnh hy sanh ở Tây Nguyên, mà sao cả làng đều đồn đại đó chánh là con của anh Khánh, ảnhbỏ không nhìn. Ba chẳng bịt được miệng tiếng thế gian. Vậy nhắc để con giữ ý...”.

Bưởi đã khai cho con một lý lịch giả !Trong chớp loáng, Khánh thấy lại cặp mắt mê đắm của Bưởi, giọng thì thào ngất ngư bên tai: “Trời

sập em không sợ, nhứt đánh nhì đày em không sợ, chỉ sợ anh không thương em...”.Cây súng kỵ binh trên vai, Bưởi đi dự chiến cùng bộ đội ở mặt trận Bà Rén, bị thương ở mông, vết

thương lắt léo ấy buộc cô phải nằm bệnh xá hơn tháng. Cô sắp ra viện thì Khánh được khiêng vào, mêman vì sốt rét ác tính. Dạo ấy bệnh xá đang bị máy bay lùng riết, nhân viên thiếu, mà ca của Khánh cầnngười nâng giấc suốt đêm, ban ngày cõng ra hầm nhiều lần. Các thầy thuốc rất mừng khi Bưởi tìnhnguyện ở lại săn sóc đồng chí phó ban địch vận tỉnh rất nổi tiếng này, người cùng làng nữa càng quý.

Page 31: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Hai cánh tay quen đánh búa lò rèn của Bưởi không khéo léo mấy nhưng rất khỏe. Bưởi đào thêmmột cái hầm ngay bên giường trọng bệnh, lót sẵn ván chiếu, khi cần cô xốc Khánh trên hai tay đặtxuống đây, lúc nguy cấp mới cõng Khánh theo đường hào ra hầm sâu ngoài vườn. Cô ngủ ngồi chậpchờn bên Khánh đêm này qua đêm khác, chỉ cười khi thấy các cậu cứu thương le lưỡi phục dài: “Tôi ởdu kích mà, thức đêm gác với tuần quen rồi...”. Bưởi cảm thấy mình đang truyền dần sức khỏe sangcho Khánh ngày một ít, như người ta tiếp máu; trong thân thể người con trai dần dần trở lại trẻ đẹp nàycó rất nhiều da thịt của cô. Chỉ cần nhận được một ánh mắt trông theo, một nụ cười biết ơn, một lờigiục đi nghỉ, Bưởi đủ mạnh lên như uống sâm và được đền bù tất cả.

Cuối cùng, điều không cưỡng nổi đã xảy ra. Bưởi mê cuồng, Khánh chỉ yếu lòng và thương hại.Rồi họ chia tay lặng lẽ. Khánh trở về Ban địch vận, Bưởi ở lại bệnh xá làm cứu thương.

Ngót ba tháng sau, Bưởi đem thuốc đến trại tù binh, gặp riêng Khánh báo tin có thai. Trước vẻ hốthoảng mà Khánh không kịp giấu, Bưởi chỉ cười nhạt:

- Cậu cử đừng lo. Con nhà nghèo hèn như tôi không dám đòi làm dâu quan phủ đâu, chỉ ghé chàocậu một tiếng cho trọn tình nghĩa đồng hương.

Bưởi thôi việc ở bệnh xá, biến mất.Ít lâu sau, một nhóm dân công làng Linh Lâm đi lãnh muối, gặp Khánh dọc đường, cho biết Năm

Bưởi đã lấy chồng bộ đội, anh này phải cưới gấp tại Quảng Ngãi để kịp đi chiến dịch. Đường sá cáchtrở, anh Cả Chanh thay mặt họ nhà gái, cũng như hồi ảnh cưới chị Thùy phải nhờ anh La Giang làm nhàtrai. Cưới xong, vợ chồng cô Bưởi chụp hình chung kèm thư gửi về quê, ác hại sao mà bị lạc mất. Tớilá thư sau của anh Chanh, ông Tư Chua mới biết có con rể đại đội phó, cả nhà cũng ưng ý.

Đến nay sự thể đã hiện rõ: Cả Chanh ém nhẹm vụ em gái chửa hoang bằng một người chồng tưởngtượng. Nhưng đứa trẻ còn đấy, càng lớn lên càng giếng Khánh, mới hai tháng dân làng đã nhận ra...

“Cụ tú Đỉnh” biết thóp được chỗ yếu của Khánh rồi, chắc gì cụ để yên. Còn tay Bảy Suyền khó dònày nữa, hắn biết về Khánh tới mức nào, sẽ dùng những điều hắn biết vào việc gì ?

Khánh gục đầu xuống bàn, bưng trán.

** *

Lúa từ hàng binh cũ được giao về liên khu mới mươi hôm, lại một lúa mới kéo về, hầu hết là línhPhi: bọn ta-bo gốc Ma-rốc, lính mặt rạch từ các thuộc địa Trung Phi, cả một số Ma-đa-ga-xca có nétgần người Đông Á. Khánh bận rối mù vào những buổi lên lớp, lấy cung, lập hồ sơ. Anh quên nhanh vụrối ren vừa rồi. Đánh giặc rầm rầm, thì giờ đâu mà loay hoay với những mối tơ lòng !

Quả là trại cần một thông dịch viên hằng ngày lui tới, chí ít cũng để giảng giải nội quy, chặn nhữngtên du côn và dỗ mấy đứa tuyệt vọng chờ chết. Giao cho một tiểu đội trưởng đã từng đi lính thợ O.N.S.ở Pháp tới năm năm, chỉ mấy hôm sau Khánh đã nhận thấy anh này nói lua lua nhưng dịch sai toét. Thửmột chiến sĩ trẻ từng học trường dòng với cố đạo Pháp, cậu này lại mắc cái tật chắp tay cúi đầu vàthưa gửi quá hạ mình trước tù binh, không sửa được. Vài người nữa chỉ biết tiếng Pháp ở mức điểmchen vào tiếng Việt để vây vo trước cô hàng cà-phê cô-táp.

Không ngờ đồng chí chính trị viên lại gợi ý cho Khánh dùng Bảy Suyền làm thông dịch:- Dụng nhơn như dụng mộc, anh à. Mình nói gì ảnh dịch nấy, có phải ảnh tự nghĩ ra đâu.Khánh còn giữ ý:- Anh hỏi lại các đồng chí địa phương coi thử, chưa chắc họ đã tin...- Tôi hỏi rỏi. Họ nói nhờ anh Khánh kèm riết, chắc cậu ta chịu ra khỏi vỏ ốc, lần hồi mới theo

kháng chiến.Suyền chần chừ không nhận việc ngay:- Cho em suy nghĩ thêm đã. Theo anh làm đồ đệ thì em muốn lắm, vậy chớ còn biết bao nhiêu ông

cấp trên ra lệnh tới lui...

Page 32: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Thì cậu làm thư ký riêng của mình là tiện nhất, chỉ có một cấp trên thôi !Từ đó cậu chủ nhà niềm nở nhưng xanh gầy biến thành thư ký riêng của đồng chí phó ban địch vận

tỉnh. Cậu ta đến trại đúng giờ, cần mẫn dịch viết các bản khai lý lịch và dịch miệng cho anh chính trịviên hỏi chuyện tù binh, hết giờ mới về, y hệt một học trò hay công chức chăm chỉ.

Chương V

Vừa bước qua chỗ rào trổ sau nhà, anh Bảy Quý đứng sững lại, mặt ngây ra.Từ sau lớp phên tre không trát dội ra nhũng tiếng hăm dọa. Tiếng đập, vỗ. Tiếng thở hầm hập và hừ

hự trong mũi đầy hăm dọa. Tiếng chân dẫm đất và tay cào. Cả tiếng cười rinh rích của phụ nữ... Quáithật, vợ chồng tay bác sĩ Nhật giở trò gì đây ?

Anh Tô Xáng bước dấn tới, vòng ra trước cửa. Cả đoàn kéo theo. Họ thấy ngay một cảnh khó hiểu.Cậu Ta-kê-đa mặc áo quần bà ba, thắt dải vải ngang bụng, đi chân đất, đang xuống tấn và vờn hai

tay tới trước. Cô vợ Bích Thủy cũng mặc hệt như chồng, đứng trên chiếc chiếu rách với dáng điệuhoảng hốt. Bỗng Ta-kê-đa gầm lên:

- Ô-xa-ê kô-mi !Bích Thủy nhảy lùi, cười rú:- Mai-ta ! Em mai-ta rồi mà !Chợt trông thấy đám người đứng trước thềm ngơ ngác. Thủy kêu rối rít:- Khách đến kia, anh Đa ! Thôi, ma-tê, ma-tê, nghỉ thôi[7]. Mời các anh chị...Mặt còn đỏ rạng và mím môi cố nín cười, Thủy cuốn vội tấm chiếu dưới đất, kéo xềnh xệch chiếc

bàn độc và cặp ghế dài trở lại chỗ cũ giữa nhà, trong khi Ta-kê-đa bước tới trước cửa, duỗi ép haicánh tay cạnh sườn, cúi nhanh và ngửng nhanh:

- Tôi xin kin chao cac đôông chi ! Toi xin moi cac đôông chi vao nha !Bích Thủy chạy ù vào buồng trong. Chị Sáu Lễ một mình bước theo, hỏi nhỏ:- Gì kỳ vậy, em ?- Hì hì, dạ... Ảnh tập võ nhu đạo cho em... buồn cười bỏ xừ... hay lắm chị...- Tập võ sao lại tức cười ?- Để sau em nói. Em thổi lửa pha nước cái đã. Hình như có anh Bảy, anh Xáng, đúng không chị ?Mãi khi lửa đã cháy to dưới cái ấm đất. Thùy mới giảng cho chị Sáu: anh Ta-kê-đa hét Ô-xa-ê kô-

mi là anh sắp đè ngửa đối phương trên chiếu, cưỡi sấp lên !Trong khi ấy, anh Tô Xáng hỏi thăm công việc và cảnh sống của vợ chồng bác sĩ Tạ Kế Đa, tên

mới của anh chàng sĩ quan quân y Nhật bị bọn quân phiệt kêu án tử hình vắng mặt. Khi thật bình tĩnh,Ta-kê-đa mới dần dà nhớ các dấu trong tiếng Việt, nói sõi giọng hơn và đỡ chen những tiếng Nhật lạtai. Anh đã thuộc từ ngữ khá nhiều nhờ công Bích Thủy.

- Kính thưa thượng cấp, đời sống của chúng tôi không gặp sự khó khăn. Công tác của chúng tôi tạibệnh viện này là tốt. Tôi làm được sự giải phẫu các ki-dư... à, các thương tích... và tập rèn sự đánhtrận cho tự vệ một chút... tức là các cá chiến đấu giáo huấn...

Page 33: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Ta-kê-đa xoa cái cằm bọc râu lún phún, liếc xuống bếp, chừng muốn cầu cứu vợ. Bích Thủy đangbận nhỏ to với chị Sáu Lễ, anh ta không dám gọi. Anh Bảy Quý đoán ngay cậu này sợ vợ vào loại khá.Kể cũng lạ, nghe bảo đàn ông Nhật coi vợ như người hầu hạ kia mà. “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợNhật”, dân mình đã đồn thế mãi...

- Tinh thần của nhân viên là tốt, của thương binh là tốt. Tuy vậy, nhưng mà, có lẽ... Tai-hen yô-cưđê-ki-ma-si-ta, kê-rê-đô-mô... chô-tô ket-ten đex nê…[8] Chúng tôi không có đầy đủ các ya-cư-đai... các thuốc men cần thiết cho sự lành vết thương. Tôi hiểu biết trong chiến tranh luôn luôn có sựthuốc men không đầy đủ, nhưng mà thượng cấp có thể ban cấp thêm cho bệnh viện của chúng tôi. Bởivì nơi đây gần mặt trận Bắc Quảng Nam, chúng tôi thường xuyên phải chữa cho cả quân đội và nhândân bị thương do bom đạn của địch gây nên, một vết thương chữa kịp thời có thể cứu được một mạngngười hay một phần thân thể !

Câu cuối này Ta-kê-đa nói thẳng một lèo không vấp váp vì lựa chữ, chắc hẳn anh học thuộc lòngtrong một bản viết nào đấy, tất nhiên là theo lệnh của cô vợ gốc Hà Nội.

Chị Sáu xách ấm đất từ bếp lên, chế nước sôi vào bình tích, liếc chồng:- Thủy nó nói vợ chồng anh Chanh có tới đây khám bệnh một lần thôi, hơn nửa năm không thấy ghé

lại. Bệnh viện này ở trung tuyến, không chữa được bệnh thần kinh, bệnh bao tử... Còn chị Xáng với haicháu chống ghe vô vạn Linh Lâm mua cá. Sao, tối nay ta ngủ đây hay đi tiếp ?

Chị hỏi đùa, biết anh Bảy và anh Xáng sẽ giục “lên ba-lô”.Anh Bảy Quý vào họp ở Nam Bộ, vừa trở về đến khu Sáu đã nhận được điện điều ra Việt Bắc, cả

hai vợ chồng. Anh bàn giao gấp cho đồng chí bí thư mới, leo núi ra đến Quảng Ngãi gặp vợ. Sau vàituần làm việc với Thường vụ liên khu ủy, ghép chung đoàn với anh Tô Xáng bí thư Quảng Nam cũng raTrung ương để báo cáo, anh Bảy lại chống gậy đi tiếp chuyến vượt núi suốt cả chiều dài đất nước. Tấtcả các đồng chí đều lo anh gục dọc đường, dẻo dai đến mấy thì cái tuổi ngoài năm chục không phảichuyện đùa. Anh Bảy cứ cười cười, gạt đi: “Mình leo dốc từ Cực Nam ra, anh em dẫn đường rớt lạiđằng sau lu bù đó nghen ! Đừng cử người theo mình, đường rừng hay đường địch hậu đi từng nhóm nhỏlà gọn nhứt !”.

Anh Hồng Long tư lệnh liên khu phải bịa ra lý do: một số đồng chí gốc ngoài Bắc vào Nam chiếnđấu đã lâu, muốn về gần quê, ghép chung đoàn với anh Bảy cho tiện thôi, chẳng lẽ anh cấm họ cùng đi? Thế là, ngoài đồng chí bảo vệ rất khỏe và rất nghiêm khắc của mình, anh Bảy phải “đi chung” vớimột y tá trưởng đeo túi thuốc căng phình, ba cán bộ trung tiểu đội về quê mà lại mang theo tiểu liên.Tính họ lại hay tương trợ, cho nên ba-lô anh Bảy lúc nào cũng nhẹ bỗng. Cơm nước dọc đường anh chỉđược phép ăn chung với chị Sáu, anh Xáng, còn bộ đội có mâm riêng, chế độ riêng, chính quy mà !Rốt cuộc rồi cũng cười xòa, không che mắt nhau nữa.

Nghe chị Sáu kể về vợ chồng Cả Chanh, anh Bảy giật mình. Anh định đến Ban tổ chức liên khu ủyhỏi kỹ thêm, rồi bận quá đành thôi, chỉ nhắn ông Hai Rề, Bảy Tộ cùng mấy anh em đáng tin cậy trongngành hỏa xa đến gặp anh một buổi tối gần ga thị xã Quảng Ngãi, trong khi chờ tàu. Ra đến QuảngNam, anh thức đêm viết thư gửi về liên khu bàn gỡ rối trong ngành hỏa xa, việc trước tiên cần làm làđưa Ba Mậu đi nơi khác, chấm dứt vai trò bí thư Đảng ủy và quyền giám đốc hiện nay. Cả Chanh đủsức khỏe trở về ngành cũ được càng hay, nếu không thì nên chọn trong số ba bốn người do anh giớithiệu.

Đường giao liên ra Bắc có nhiều ngả. Anh Bảy chọn đi ngả Linh Lâm, hơi xa hơn nhưng có thế ghéthăm vợ chồng Cả Chanh, bởi anh đoán từ nay đến ngày hoàn toàn độc lập sẽ khó gặp lại người bạn tùkhác tuổi đã giúp anh thoát chết bệnh trong nhà lao, người cán bộ cấp dưới đã bị anh đòi hỏi nhiều,phê bình nhiều, mà săn sóc trở lại rất ít. Biết làm sao được. Nay không còn là lúc cắm thuyền trênsông Cửa Đại dưới trăng, thì thào bàn chuyện khởi nghĩa và húp chén cháo cá nấu thật khéo của chịXáng...

Anh Bảy rất mừng khi biết con thuyền tản cư lênh đênh của mẹ con chị Xáng đang dừng ở gần chợHuề Bình, trên đường tới Linh Lâm. Chị Xáng đang làm chân tiếp phẩm cho bệnh viện tỉnh đóng tạiđấy. Thế là anh “Bát Đập” cũng tiện dịp thăm vợ con trước chuyến đi Việt Bắc, có thể bảy tám thánghay một năm mới về được.

Càng gần tới chiến khu Hai, tức xê-ca đơ, tức khu vực sông Linh đã khoanh thành cấm địa, anh Bảy

Page 34: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

càng đăm chiêu: anh sẽ gặp lại một Cả Chanh như thế nào ?

** *

Qua khỏi cây càu gỗ lát sạp tre còn mới bắc ngang khe Cốt, anh Tô Xáng dẫn đường gặp một côgái trẻ gánh đôi thùng tôn rỗng trên vai. Cô né sang bên, cười:

- Chào chú Xáng !Đang cúi đầu leo dốc, anh Xáng chào lại vội vàng, đi tiếp. Anh nghe tiếng reo lanh lảnh đằng sau:- Ôi, dì Sáu... bác Bảy nữa kìa... đông anh em quá vậy...Anh Xáng quay nhìn, trong lúc anh Bảy Quý ghìm chân khựng lại, thốt ra một câu đặc sệt Quảng

Nam:- Ủa, thiệt mi đó hả Thùy ?- Dạ, cháu có nhớ ai... Chào hết mấy đồng chí... Mời bác, chú, dì vô nhà cháu đã, gấp mấy cũng

phải nghỉ chút chớ...Mãi đến khi đã đặt ba-lô và rút quạt giấy ra quạt, anh Bảy vẫn chưa hết sửng sốt.Cô gái hồng hào xinh đẹp trước mặt anh kia, đang bưng một khay gỗ đầy những bát nước chè đậm

mời từng người trong đoàn, có phải là con Thùy mất trí như chị Sáu đã tả hay không ? Anh chưa hỏivội, chỉ nghe thật kỹ...

- Anh Chanh đi săn dì ơi. Ảnh rán bắn con cọp ba chân về bắt trâu trên làng Bà-lam, nó khôn ghêgớm, gài kẹp mấy nó cũng né được hết... Dạ, cô Xáng đậu ghe ngoài vạn, tính mua cá về cho bệnhviện. Sáng mai làng đây đánh cá dẫy trên khúc vực dài, chắc được cả chục tạ đó dì. Lâu nay anh emxưởng Cao Thắng không ném mìn xuống sông nữa, cá lớn dồn về nhiều... Tàu bay thả bom bốn lần chúạ, bà con xóm Chợ dời nhà ở tản ra, hư hại chẳng bao lăm. Dây giữa núi mà chú, nó bay cao chớkhông dám chúi thấp, thả trật bật hết...

Một con gió núi chợt lùa vào nhà mát rượi. Anh Bảy ngùng quạt, ngắm quanh.Nơi Thùy mời vào là một hội trường khung gỗ mái tranh, nằm dưới bóng những cây dầu lai cổ thụ

đan cành vào nhau. Bàn ghế đều buộc bằng tre chôn xuống đất, xếp hình chữ U, đầu chừa trống có kêbảng đen và bàn ghế gỗ cho thày giáo hay người báo cáo, bên trên treo ảnh Hồ Chủ tịch vẽ tay tô màukhá đẹp cùng một tấm biển kẻ chữ đỏ tươi trên nền cót nhuộm vàng “Câu lạc bộ Thanh niên”. Cách hộitrường chừng mươi thước, cũng dưới bóng cây là một nhà tranh nhỏ hơn, vách trát đất, nhà ở của vợchồng Thùy.

Đợi khi Thùy đi lấy thêm nước chè, anh Xáng mới lắc đầu, bảo khẽ chị Sáu:- Con nhỏ chưa tỉnh hẳn đâu chị.- Sao anh biết ?- Nó kêu anh Bảy bằng bác, lại kêu chị bằng dì, còn lộn xộn lắm.Chị Sáu cười, lườm chồng:- Hồi xưa nó đã kêu vậy rồi, riết thành quen không sửa được. Là tại tôi với anh Bảy chưa lần nào

tới thăm vợ chồng nó cho đàng hoàng, đủ tay tư... Sao đó ông trưởng đoàn ? Anh Xáng chưa cặp vợcon. Cả Chanh đêm nay hay sáng sớm mai mới về đây, đồng chí bảo vệ cấm xuôi ghe ban ngày, mờiông hạ lệnh !

Ba anh chị quyết định rất nhanh: ở lại, chiều mai sẽ thuê đò đọc xuôi sông Linh và sông Thu Bồn,ngủ tại trạm Trung Phước, ngày kia bắt đầu leo núi.

Thùy reo khi nghe báo tin:- May cho cháu quá. Cháu không giữ được khách, anh Chanh về lại rầy cháu tới chết ! Riêng chú

Xáng thì không dám níu kéo đâu, nãy giờ thấy chú nhấp nhổm hoài, tội nghiệp !... Dạ, anh Chanh khỏe

Page 35: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

rồi, vài tháng nay không thấy đau bao tử. Là nhờ cụ Chín Chưởng vừa chữa vừa dạy thuốc nam cho,ảnh bu theo học miết. Cụ Chín ở chợ Huề Bình đó, hồi ta mới khởi nghĩa mời cụ làm chủ tịch làng. Cụthương anh Chanh lắm, hai thầy trò lội rừng kiếm thuốc hoài. Cháu cũng nhờ thuốc cụ cho mới lạingười đó dì. Cụ cứ than van muốn truyền nghề mà chẳng biết truyền cho ai, con cháu kéo nhau thoát lyhết, chung quanh thì trọng thuốc tây mà khinh thuốc ta, rốt cuộc nằm trên đống thuốc của ông bà màchết bệnh...

Trong khi anh em trong đoàn xuống khe cốt tắm giặt, anh Bảy và chị Sáu sang thăm nhà Thùy. Họ đitừ ngạc nhiên này đến thích thú khác.

Cũng là nhà tranh vách đất cả thôi, nhưng nhờ bàn tay thợ của Cả Chanh, ông Tư Chua, của anh emxưởng Cao Thắng II nữa, căn nhà trở nên khác thường.

Ông Tư đưa thuyền xuôi Thu Bồn chở sắt thép khi ta bắt đầu phá đường sắt, cũng mua về nhiềukính cửa sổ ở các thị trấn tiêu thổ: buồng ngủ của vợ chồng Thùy rất sáng và thoáng. Cái bếp kiểugiường có đến bốn tầng để xếp than củi và sấy lắm thứ, còn lắp thêm ống tôn đưa khói ra ngoài và chotản xòe vào những tán cây duối rậm lá. Một cặp heo choai ủn ỉn trong cái chuồng có máng rửa và hốchứa phân, bên trên thêm tầng nuôi gà và tầng để cám, bắp, thóc lép.

Tiếng giã gạo dội đều đều mãi từ một gian nhà khác, không thấy bóng người. Thùy tủm tỉm chỉ choxem cái cối giã gạo bằng nước lấy mẫu ở các lò chén bát. Dòng nước chảy từ một mạch ngầm trênsườn đồi, dẫn theo những ống tre to chạy luồn trong vạt tranh cao che mắt máy bay, đến một bể chứabằng gỗ khá lớn đặt trên cháng ba cây, xối xuống rất mạnh bằng ống tôn, đầu ống lắp thêm một khúcvòi cao-su của máy bơm.

- Máy móc gì đây, Thùy ?- Dạ, máy điện đó dì.- Giỡn hả ? Bộ nhà mày xài điện thiệt sao ?Thùy cười dài, nhấc đầu ống cao-su đặt sang một máng gốc khác. Dòng nước tuôn vào một thứ xe

nước lắp trên giá gỗ làm nó bắt đầu quay. Một bóng đèn điện treo ngay trên đầu chị Sáu đỏ dần lên tớikhi sáng trắng. Chị Sáu há miệng mấy giây mới bật lên thành tiếng:

- Quá tay ! Bảnh hết chỗ nói !- Cũng tại cái máy này mà cháu phải làm quản trị câu lạc bộ đó... Cha cháu gặp cái xe gì ta phá, hất

nhào ngửa dưới chân cầu, ổng tháo cái máy hư chở về, mấy năm bỏ chỗ góc lò rèn. Anh Chanh về sửamiết mới chạy được, đi xin đâu mấy khúc dây, mấy bóng đèn, bắc ra chỗ bãi trước nhà để thanh niêndiễn kịch. Họ mê quá, mới xúm dựng luôn hội trường bên nhà cháu, đưa điện qua. Đêm nào cũng đôngdì ơi, không ca hát cũng học hình dân, học bổ túc. Anh Chanh dạy toán một tuần ba đêm. Các anh bênxưởng Cao Thắng qua đọc bản tin, nói thời sự, thiệt tới vui. Các ảnh có đài to bắt được đài Trungương mình, bị là chỗ bí mật quân sự không để bà con vô nghe được, chép tin rồi đem ra đây đọc thôi.Các ảnh còn hẹn sửa cho một cái ắc-quy nữa.

- Nó là thứ gì ?- Dạ, nó chứa điện lại, máy không chạy cũng thắp đèn được, nghe nói vậy chớ cháu chẳng hiểu.- Bây giờ dì hỏi, phải nói thiệt nghen... Cơm gạo nhà cháu ra sao, ruộng rẫy ở đâu, áo quần đủ

không ?- Làng đây đồng bào tản cư lên đông, hết chỗ làm ruộng. May có cái nà rộng của ông già người Tàu

trong xóm Chợ, nhà buôn giàu lắm... à, ông Xâm Tô, ổng ghiền á phiện chịu không nổi, xin xuôi ghe vềĐà Nẵng rồi. Nà của ổng coi như vắng chủ, ủy ban mình tạm cấp cho nhà cháu. Nông hội với Hội phụnữ tới trồng trỉa giùm, lúa bắp lên tốt lắm. Cách nhà cháu vài trăm thước thôi, vừa đủ tránh tàu bay.Cô Năm Bưởi với anh Chanh làm nhiều chớ cháu dốt, chỉ biết may đồ thôi.

- Hồi dì tới thăm ở Sông Vệ, thấy máy may hư hết...- Anh Bảy Tộ lén lấy hồi nào cháu không hay. Hồi cháu đang bị... vậy đó... các anh ở xưởng hỏa xa

xúm sửa máy, anh Chanh với chú Sáu Cam rán gánh về đây cực thôi là cực. Giờ cháu nổi tiếng lắmnghen dì, cả khu xê-ca đơ có một bàn may của cháu trùi trụi, cháu làm không hết việc. Mỗi kỳ phátquân trang là cả trăm khách kéo tới bắt sửa gấp, nhờ có điện cháu làm đêm mới kịp, Năm Bưởi cũng

Page 36: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

phụ vô.Chị Sáu Lễ không ngớt trầm trồ trong khi Thùy cho coi tiếp luồng nước vào bếp nấu ăn, dùng tưới

vườn rau và rửa chuồng heo ra sao, phân heo dồn xuống hố hoặc ra ao cá tùy ý muốn. Ao cá rộngchừng một sào ta, chỉ là một chỗ trũng tự nhiên cách bờ khe Cốt bốn năm chục thước, có thể đưa nướcmạch vào và tháo cống cho nước đổ xuống khe.

Chị Sáu vãi cám xuống nước, ngắm đàn cá nhô đầu lên đớp chen chúc sát bên chân, tuyền một thứcá vảy trắng không ăn cá con và không ngoi rạch bỏ ao khi trời mưa lũ. Lứa cá này thả chưa bao lâu,mới bằng bàn tay... Chị đùa nghịch cầm vợt lừa xúc từng con, trong lòng cứ dâng lên mãi một nỗi thèmthuồng không cưỡng nổi. Dù sao chị vẫn là đàn bà. Người đàn bà nào lại không khao khát có chồngbên cạnh, có vài đứa con quấn quýt quanh mình, có căn nhà yên ổn với vườn rau, ao cá, mọi thứ nấunướng may vá dưới tay, có nhiều người thân sẵn sàng xúm tới để chia sẻ vui buồn. Chị chưa từng đượcsống êm ấm trong vai người vợ, người mẹ. Ôi, một đứa con, một đứa thôi để chị bồng ẵm hôn hít thaythằng Mừng đã chết khi chị ở tù...

Anh Bảy Quý trở vào nhà từ nãy. Bóng điện trên đầu khá sáng, soi xuống chỗ bàn viết chân tre mặtgỗ có bốn năm chồng sách chất cao. Anh táy máy nhấc lên xem bì và trang lót: toàn sách kỹ thuật tiếngPháp về xe lửa, cầu đường, cơ khí, điện, các loại động cơ, xem các chữ đề tay hoặc con dấu thư việngia đình đủ biết Cả Chanh đã lùng mua góp khắp nơi. Một chồng sổ dày cộp xếp riêng, ghi đặc nét chữcủa Chanh bằng nhiều màu mực trên nhiều loại giấy. Tay này tự học kinh thật !

Hai cuốn vở đặt trên cùng ít bị vết tay dầu mỡ hơn. Anh Bảy biết Chanh không viết nhật ký, cứ lậtxem tự nhiên. Một cuốn đề “Tự học thuốc nam”, với dòng chữ đóng khung bằng bút chì đỏ “Thắngbệnh tật để thắng quân thù”. Một trăm trang vở ngoại viết gần kín kèm rất nhiều hình vẽ cây, hoa, lá,rễ. Cuốn kia mới viết non một nửa, chữ li ti. Anh Bảy rút kính lão đeo lên mắt. Đầu vở không đề gì,nhưng bên trong là chữ Lào, tiếng Lào được phiên âm sang chữ la-tinh, chú nghĩa tiếng Việt bên cạnh.

Không lầm được. Cả Chanh đang học tiếng Lào. Đọc những con số ngày tháng bên lề, anh Bảy biếtChanh theo món này đã gần hai tháng. Đến những ngày gần đây nhất, cậu chỉ chép những bài bằng chữLào ngoằn nghèo, chú nghĩa vài từ khó. Đó là những công văn, thư công tác, thư gửi bạn hay một giađình thân quen. Chen vào đấy có những câu ca dao, tục ngữ, những bài hát kháng chiến hay giaoduyên...

Quái lạ, cậu cán bộ hỏa xa này mưu tính gì ? Tính sang Lào là nơi không có thước đường sắt nào ?Bỏ nhiều công tự học như thế ắt không phải do bốc đồng, ham lạ.

Dưới tóc điểm bạc, khuôn mặt gầy và sớm nhăn nheo của anh từ từ sầm xuống. Chị Sáu Lễ hay trêuanh: “Một mình lo bảy lo ba, lo cau trổ muộn lo già hết duyên. Phải đổi tên anh là ông Bảy Lo mớiđúng !”. Anh đùa lại: “Tôi cả lo thì mình cả tin. Bởi vậy ông trời mới xe duyên buộc nọ !”.

Suốt dọc đường đi gấp lên xứ núi Linh Lâm, anh lo phải gặp lại một Cả Chanh chán chường mệtmỏi, tuổi mới ba mươi đã lắc đầu kêu mãn mùa làm cách mạng rồi. Nãy giờ đi xem cơ ngơi rất đànghoàng và nghe Thùy kể, anh lại băn khoăn nghĩ đến cái khó của người phải rời chăn nệm êm ấm để laovào đêm mưa rét. Và bỗng dưng cuốn vở học tiếng Lào của Chanh mở hé cho anh thấy một góc kín tâmhồn nữa mà anh chưa ngờ tới. Lớp người nối tiếp vẫn luôn luôn dành cho anh những điều khó hiểu...

Năm Bưởi từ rẫy về, đang cùng Thùy và anh em trong đoàn soạn các thứ làm cơm chiều. Chị Sáuvẫn ngồi lặng một mình trên bờ ao, quay lưng vào nhà. Anh Bảy bước tới sau lưng vợ: “Mình nè...”.Chị Sáu giật mình ngoái cổ lại, anh Bảy thoáng thấy mắt chị ướt mọng. Chị luống cuống bỏ cây vợtcầm suông trên tay, rút khăn và nhếch miệng cười: “Con gì bay vô mắt, xốn ghê”.

Hai anh chị sang thăm lò rèn ông Tư Chua, sẽ vòng thăm luôn các xóm đồng bào tản cư mới dựngtrên hai bờ sông Linh.

** *

- Bác Bảy đi khắp tứ xứ, cháu không dám đố, cháu đố dì Sáu thôi nghen. Món gì đây?

Page 37: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Gỏi bắp chuối.- Gỏi trộn với thứ gì ?- À ờ... da heo...- Sai một. Nem dây gói bằng thịt gì ?- Bò hay nai, chắc vậy...- Sai nữa. Tô canh này nấu rau gì, thịt gì ?Chị Sáu húp đến nửa chén canh chua ngọt, nhai miếng thịt khô đậm vị, cười:- Tao đầu hàng trước cho xong. Bay cho ăn toàn đồ rừng, tao chưa ở rừng bao giờ... Anh Bảy với

các chú đoán thử coi.Bữa cơm ầm ỹ lên, mỗi người đoán một phách, gắp cả thức ăn soi cao lẫn ánh điện xem kỹ. Từng

lúc, gió đưa vào mùi khói thơm nồng của lá quế khô hun muỗi trong các nồi vỡ chậu mẻ. Ông Tư Chuasang ăn cơm với dâu con đã mấy lần liếc mắt vào góc nhà, nơi ông đặt một quả bầu nậm to nút láchuối khô, rất đáng ngờ.

- Thôi để cháu nói nghen, đừng bắt bác Bảy nói trật bậy mà tội. Gỏi trộn da voi. Nem gói bằng thịtcọp, cha cháu bẫy kẹp được cách hai tháng. Canh là thịt nai khô với rau ranh, lá tai nai. Còn một mónnữa, đáng lẽ mở đầu bữa cơm, cha cháu bắt phải gác lại chờ lệnh. Đem ra được chưa cha ?

Ông Tư lườm con dâu, gật đầu. Thùy vào bếp bưng ra một mẹt tre đựng chồng bánh tráng nướngphủ trên cái chậu đất nung, đậy nắp, đặt giữa bàn, trong khi ông Tư đi lấy cái hồ lô bí mật. Năm Bưởimang đến một rổ xếp đầy những cốc nhỏ cũng bằng đất nung. Ông Tư gãi cằm:

- Cái này phải thưa tình thiệt với anh chị, các chú... Năm nay bà con trồng sắn lu bù, ăn không hết,bán không ai mua, họ nấu thử chút ít rượu sắn men lá rừng để ngâm thuốc... Tôi làm vài bình rượu tắckè, bổ lắm, thằng Cả tôi lại thêm vò thiên niên kiện với cẩu tích nữa. Đánh búa lò rèn hay là leo núimỏi gân cốt, làm một chén, ngủ một giấc là người khỏe ru...

Anh Bảy nhấp từng ngụm nhỏ rượu thuốc quý miền rừng, pha đủ vị cay, ngọt, đắng, trong khi mọingười bẻ bánh tráng sắn rôm rốp, xúc ăn thứ thức nhắm gì xôm xốp như cá luộc xé mịn bốc mùi hồ tiêuvà rau thơm sực nức, tấm tắc khen ngon đặc biệt. Thùy không đố nữa, bảo là thịt kỳ đà đã luộc, xé, xàolại. Ông Tư thấy anh Bảy đưa cái chén lên soi, nói luôn:

- Cái này là sáng ý kiến của Tư Rèn đó anh. Chén đĩa lần hồi bể ráo, lò chén ở xa, tôi kiếm đượcchỗ đất sét tốt, đặt cái bàn, máy chạy bằng nước, đắp cái lò nung. Làm hư vài lứa rồi cũng được hết.Trong làng xóm ai muốn xây thứ gì cứ tự làm lấy, phơi tại chỗ, gánh củi tới mà nung, non già xấu tốttùy lòng. Thằng Cả tôi kỹ tánh lắm, anh coi, âu chậu nhà nó có nắp úp kín, thịt kỳ đà để hở trên bếptrấu cả nửa tiếng mà còn nóng rực...

Ánh đuốc chợt nổi sáng chập chờn trên cầu khe Cốt. Hai bóng người leo dốc lên. Thùy kêu hơi to:- Anh Chanh về !Không giữ ý, Thùy buông đũa chạy vội xuống đón chồng, đỡ cây đuốc gần tàn và hoa mạnh cho

cháy bùng lại, bước nhanh tới trước soi đường tuy chỉ còn mươi thước cuối cùng.Chị Sáu đứng đậy, mở to mắt. Hoàn toàn không phải con người héo hắt đã chia tay chị tám tháng

trước ở Sông Vệ. Một Cả Chanh vạm vỡ, da nâu sẫm, tóc cắt ca-rê gần trọc và đi chân đất, cười phôrăng trắng lóa trong khi chào hỏi dồn dập. Thùy bám lấy chồng như một đứa trẻ:

- Thì đặt gánh đã anh. Áo quần đâu mà phơi trần cho muỗi cắn... A, đây. Anh tắm dưới sông rồi hả,tóc còn ướt. Anh không dặn mà em cứ để phần cơm. Anh mặc đồ dài, ngồi vô luôn đi. Chào đồng chíTờ-rin, cõng gì nặng quá vậy, mời cơm luôn nghen.

Chanh gánh về một đùi nai to tướng và một buồng chuối sứ ước dễ đến mười lăm nải đã điểm lácđác quả hườm, cây súng săn treo ngang trước ngực. Anh thanh niên thượng cùng đi cõng một gùi trelớn bịt miệng bằng cái mủng, khi đặt xuống thì cái gùi bỗng tự nó lắc lảo đảo như lên đồng. Anh tháomiệng gùi, trút ra đất một con kỳ đà to bằng cá sấu con, phải nặng đến trên chục ký. Nó đã bị trói quặttay chân, đuôi mắc vào cổ, vẫn cố đớp đớp cặp hàm đầy răng nhọn. Tờ-rin nói oang oang:

- Kẹp cọp ông Tư đó. Tui treo cái đầu con trâu, tay chưn con trâu, cọp không vô, con ni vô kẹp

Page 38: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

miết miết. Tui lấy con ni sống, ông Tư ăn ngon hơn con chết. Anh Chanh đi bắn miết, không đụng cọp,bắn con nai ăn chơi, được thịt nhiều nhiều, cho người làng tui ăn đoàn kết... Xin hết lời !

Anh nói mấy tiếng cuối như quát, có lẽ bắt chước một vị chỉ huy nào đó qua làng.Anh Bảy kiên nhẫn ngồi lật những trang ghi thuốc nam của Cả Chanh đến khuya, chờ một lúc hỏi

chuyện riêng người bạn trẻ. Nhưng Chanh ăn xong chỉ đi giặt giũ, lại lên bàn thì thào với người trongnhà, thắp cây đuốc mới, vào xóm thu xếp việc gì chẳng hiểu.

Anh em trong đoàn đã treo võng ngủ trong hội trường. Kiểu chăn xi-ta túm đầu thành võng từ TâyNguyên truyền về xấp xỉ một lần với kiểu dép cao-su quai xỏ của Bình Trị Thiên... Đau dạ dày dùngcủ ấu, hồi đầu, nghệ đen, trái núc nác. An thần, bệnh thần kinh: cây sen (hoa, nhị, hột), táo nhơn tức hộttáo, củ tóc tiên. Sốt rét cơn: vỏ dền, hột riềng, thảo quả, thầu đâu rừng... Những dòng chữ viết nắn nótvà ghi tháu xoay tròn trước mắt kính lão của anh Bảy. Cuốn vở rơi xuống nền nhà. Anh thiếp đi dướiánh đèn điện vẫn sáng khác thường ở nơi rừng núi ít chờ đợi nhất.

** *

Đến quãng trưa tròn bóng, các khung lưới bủa từ lúc tinh mơ đã dồn lại giữa vực. Đó là nhữngphút vui ầm ỹ nhất trong nghe dẫy cá.

Các con sông thượng nguồn, lắm thác ghềnh, cũng sẵn những khúc êm và sâu cho các loại cá to dồnlại ở. Nếu Linh Lâm có phường săn thú với nhiều gánh lưới to và bầy chó giỏi, thì Linh Hạ còn giữđược phường dẫy cá, hằng năm đi đấu giá để nhận đánh quét các vực dài ngắn sâu cạn, chia cá haynộp tiền cho các làng sở tại.

Khi xưởng quân giới Cao Thắng II về đóng trong khu đồn điền La-phạt, năm 1946, chất nổ cứ némxuống sông tới tới, mượn cớ thử mìn hay lựu đạn dưới nước. Du kích với thanh niên rất khoái đượchắt hôi cá, nghe tiếng “uỳnh” hơi to ngoài sông là đang làm gì cũng vất đấy, xách giỏ hay sợi mây xâucá chạy bay tóc. Nổ gần rồi nổ xa, mìn nhỏ tới bom to, cá dần dần chết ráo, sót con nào cũng dắt nhautrốn biệt. Các ông bà cao tuổi biết sẽ sạch cá, nhưng giữa lúc ta phải phá trụi thành phố với cầuđường, giết cả bầy chó săn quý như vàng diệp, ai lại đi ca cẩm vì chim trời cá nước ! Phường dẫyLinh Hạ lên thầu đánh quét, thuê vực bằng thóc trả trước bị lỗ nặng: cá chưa đủ nấu cháo cho thợ lặn !Thế là cạch luôn.

Về sau xưởng quân giới bị bom liên tiếp phải dời vào rừng sâu xa sông, cấp trên cấm không đượcxài phí thuốc nổ và lộ bí mật, cá mới ngập ngừng trở về sông Linh. Ông Tư Chua phải kéo một đoànphụ lão xuống dỗ dành phường dẫy Linh Hạ, họ mới chịu lên đánh thử vài vực và chia cá chứ khôngthuê hao, còn bảo là vì Cụ Hồ dạy đại đoàn kết nên họ chịu hi sinh !

Khúc sông êm từ bến vạn xuống thác Kiểm Lâm dài non một cây số. Lưới quét được buông ở haiđầu vực dài, thong thả xáp tới gần nhau đến khi thành cái bọc. Lưới căng trên các khung bè bằng tregiếng cái thang hẹp và dài, kéo lê sát đáy sông. Dăng cao trên khung bè chừng sải rưỡi là lớp lướinhảy, đón những con cá sông suối lâm thế bí hay phóng vút lên trời như khi vượt thác. Ngang mặtnước có đãy hứng sẵn sàng đón lũ cá tông vào lưới dựng, roi xuống túi nằm dãy đành đạch.

Anh Tô Xáng lặn hụp suốt hai tiếng còn đang mê mẩn. Anh nhập vào nhóm tém mí, chuyên lặn sâuvà giữ cho mí lưới ép sát bờ vực đầy những hang hốc gốc cành, còn cầm sào thọc vào các cổ cá tonúp kín, xua cho chạy vào lưới. Cả Chanh bám sát anh học nghề, anh bị gắt bao nhiêu lần là hư, vụng,dốt, chỉ nhăn răng cười. Hai cái đầu nối nhau nhô lên từng lúc, thổi phì hai vòi nước trắng qua mũi vàném vào chiếc xuồng gần nhất một con cá năm bảy cân mắc lưới, lại ôm hòn đá buộc dây chìm nhanh.

Lưới đang gom. Cá lớn nhỏ bắt đầu quất đuôi bay vù vù trắng lóa dưới nắng trưa như nhiều vòiphun ngược nào đó đang tống nước lên trời. Những con cá đen trũi chợt chồm đầu lên, chợt húc vàongười, chợt chổng cái đuôi to bằng quạt, chợt kéo cả một khung bè chạy lệch muốn đổ nghiêng.

- To lắm ! Coi chừng xé lưới !- Ném cho sợi mây, mau. Xỏ mang không nó sẩy !

Page 39: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Gỡ hết cá rớt trong đãy, ngồi ngó hả ?- Chanh, Chanh, xuống cột mí với ta,. truột hết bây giờ !Anh Bảy Quý hơi kém, chỉ ngồi trên xuồng phụ người dưới nước, khi trao hòn đá buộc dây cho thợ

lặn, khi xỏ dây vào mang cá và buộc dòng dưới nước cho sống tiếp. Ông Tư Chua đứng trên đầu xuồnghò hét, chỉ trỏ, từng lúc lệnh cho anh Bảy quạt bơi chèo đến chỗ nào đó và anh ngoan ngoãn vâng lời,anh không mấy để ý khi có những xuồng đò chèo tới và chào hỏi đon đả, thường là các cán bộ xã thôn,công nhân quân giới, bộ đội. Chỉ một lần anh hơi phiền khi ba người trên một thuyền to xáp lại và nănnỉ mời anh sang ngồi với họ trên khoang giữa trải chiếu hoa, bày bộ đồ trà với đĩa thuốc lá quấn sắn,xin lỗi mãi rằng không hay tin anh về thăm xê-ca đơ. Anh bông đùa gạt đi, chèo tới một chỗ cá nhảyvượt lưới nhiều nhất, chồm lên hét gọi người đến bơi chặn dọc đãy hứng. Lát sau ông Tư Chua mớicho biết đấy là cụ tú Đỉnh, trước gọi quan phủ Đỉnh, ông Mười Áng, trước là Cửu Áng - lý trưởng,cùng anh phó chủ tịch xã Hùng Minh, trước vốn có tên Ba Mít... Chao ôi, nhớ sao cho hết bấy nhiêungàn vạn khuôn mặt và con người đã gặp trong bấy nhiêu năm, qua bấy nhiêu tỉnh !

Lưới đã túm lại thành bọc như cái rớ biển. Lũ cá lưới hai lưới ba, thân mỏng mình nhẹ, hẳn đợiđến lúc này mới trổ tài bay thi với cá chuồn xòe cánh trên sóng mặn, ào ào phóng chéo lên trời hệt mộttrận mưa đảo ngược và buông thân vào túi hứng bên dưới, trong khi các bậc cha ông to kềnh cuốngcuồng húc đầu cố xé lưới đến kiệt sức, đành chịu lật thân qua lại, đập mang thoi thóp, phơi bụng trắnglẫn với lưng đen.

Xuồng đò đã kéo hết lên bến vạn, lôi theo những sợi mây song hay những cây sào dài xỏ đầy nhữngcá to với sợi mây trong mang còn vật vã, chỉ đám cá nhỏ hơn trong lòng thuyền đang nẩy tanh tách tìmlối thoát. Chỉ còn trên sông những bầy cá nhỏ lưới một hiện thành chuỗi vệt xanh xám sát mặt nước, tạtqua lách lại hình chữ chi, ngược xuôi chạy tìm các nơi ở cũ.

Chị Xáng chọn chỗ cắm thuyền bên kia sông, nơi dòng chảy xoáy vào vách núi dựng tạo thành chỗnúp rậm cây, chừa một bãi cát nhỏ sát bờ nước. Chiếc đò có mui của chị đã chèo chống mãi từ CửaĐại sát biển ngược sông Thu Bồn lên tận thượng nguồn sông Linh này, chở theo hai đứa con nhỏ nhấtchưa nhập ngũ của anh Xáng, vẫn rất ít nói và chỉ cười nửa miệng, hé đôi hàm răng đen, chị Xáng chỉhuy những người đang làm bữa tiệc cá tiễn đưa đoàn đi Việt Bắc. Chị Sáu Lễ hỏi mãi, chị Xáng mớiđáp gọn rằng các ổng giao chị làm phó giám đốc phụ trách quản trị bệnh viện, chị không kham nổi,giao việc tiếp phẩm chị làm được, khi cần thì chị bày thêm cách nấu nướng cho các cô cấp dưỡng trẻmới rời tay cấy hái và chỉ quen chém to kho mặn.

Ba bếp lửa cháy phừng phừng trên bãi dưới cặp mắt đầy lo ngại của đồng chí bảo vệ từ sáng đếngiờ ngồi tách xa chỗ ồn ào, dỏng tai nghe chừng tiếng máy bay. Chị Sáu ngoái cổ lại:

- Mấy ông đợi chút nghen, nửa giờ nữa xong. Bà Xáng cho xực một trận cá ngất ngư, ăn quên chết,Tào Tháo rượt chạy tới tận xứ Việt Bắc chưa tha !

Anh Bảy hỏi Thùy đang bẻ cành khô chất đống:- Chồng cháu đâu, Hai ?- Dạ, ảnh mới ghé bỏ đồ đó, chèo ghe lên vạn rồi. Hay để cháu đi kêu...- Đừng. Cháu cho bác hỏi chút.Hai đồng chí bộ đội trong đoàn anh Bảy cũng vừa ghé bờ được giao bẻ củi và đi tìm Chanh. Anh

vẫy Thùy đến chỗ vắng đầu bãi.- Cả Chanh bận luôn, bác hỏi cháu trước nghen. Cháu có biết ảnh tính nhận công tác gì không?- Dạ biết. Mấy tháng nay anh Thỉnh, là anh Hai Thỉnh chính ủy đó, ghé nhà cháu luôn, rủ anh Chanh

đi Hạ Lào. Ảnh làm đơn gởi liên khu, mới nhận giấy quyết định cách đây vài ngày.- Quyết định gì ? Đi đâu, làm gì ?- Dạ, đi Lào chớ đi đâu. Bác ở liên khu hiểu hết rồi chớ !Anh Bảy nín lặng. Khốn khổ, người ta cứ tưởng thế...- Bây giờ nói chuyện cháu. Cháu khỏe hẳn chưa ?- Dạ, cháu khỏe hoàn toàn. Ảnh lên đường không lo gì hết.

Page 40: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Cứ nói như tài liệu ! Ảnh sắp đi mà sao bác thấy cháu... à... tự nhiên như không... rất vui... Quabên Lào phải đi xa, ở lâu, cháu hiểu chưa ?

Thùy đang tươi tỉnh bỗng cúi úp mặt trên hai gối, nấc nhè nhẹ, hồi lâu mới ngửng lên với đôi mắtđỏ mọng:

- Thưa thiệt với bác, cháu tủi thân lắm. Cháu mất thằng Tuấn bị thui chín như heo quay, ngó thấycháu chịu không nổi, cháu như mê như khùng... Cháu về đây lần hồi tỉnh lại, cứ nghe chung quanh nóianh Chanh phải bỏ chức giám đốc hỏa xa là tại con vợ phát điên, ảnh chịu lạc hậu vì lỡ lấy nhầm conHai Thùy, ảnh thủy chung như nhứt thiệt đúng là người cộng sản chơn chánh trăm phần trăm, còn cháulà cục đá đeo vô thân ảnh như tội như nợ. Cháu rán vui để ảnh đi cho nhẹ nhàng đó bác... Không dễđâu... Đôi khi cháu tính hay là cháu biến đâu thiệt xa, mất tiêu luôn, khỏi cản trở anh Chanh tiến bộ...mà cháu bỏ đi không được... cháu thương ảnh quá chừng, ảnh cũng thương cháu thiệt tình, ảnh nói cháucó hề gì thì ảnh buồn cả đời, không lấy ai nữa, ảnh ở vậy để nhớ cháu thôi... đàn ông gì kỳ cục vậychớ, người ta hai ba vợ có sao đâu. Ảnh cứ nhứt định thương riêng một mình cháu mới lạ, can khôngnổi, ảnh tốt bụng quá, cháu biết làm sao hả hác ? Ảnh vướng cháu, cháu không rời ảnh được... Bácbiểu ảnh dứt cháu cho nhẹ người... cháu chịu được hết... chịu được...

Mấy tiếng cuối cùng nghẹn tắc trong cổ. Thùy lại gục đầu trên hai bắp tay khoanh, đôi vai rung giậtlặng lẽ.

Lát sau Cả Chanh cùng anh Xáng chèo chiếc xuồng nan be gỗ đến. Anh bí thư tỉnh ủy đang bốc, hoatay kể lại vụ chia cá mà anh vừa xử: phường dẫy Linh Hạ dự tính được năm tạ cá là cao tay, rốt cuộcđược hơn chục tạ, không kể phần con nít bắt hôi giấu lén, vậy mà cứ nhất định chia tam thất chớ khôngtheo lệ xưa tứ lục. Mọi người nổi lên bàn góp ồn ào.

Thùy vẫn chúi đầu thổi bếp lửa đã cháy to ngọn. Anh Bảy lơ đãng nghe kể, lại lơ đãng xem câysúng săn của Chanh. Mới nhìn, nó giếng những cây ca-líp đu hai nòng thông thường, coi lại mới thấynó có ba mấu cò và thân xác to nặng. Anh bật khóa cho nòng gập xuống, nhé mắt dòm: nòng to bên tráitrơn bóng, nòng to bên phải có khương tuyến xoáy sâu, bên dưới còn thêm một nòng nhỏ thứ ba vừalắp viên đạn súng trường.

Thấy Chanh bước tới, anh Bảy kêu:- Sao thứ gì của mày cũng khác đời vậy Chanh ? Kiểu ba nòng, tao mới thấy lần này là một.- Súng săn thú lớn của tụi Ăng-lê đó anh. Tôi lượm ở chân cầu Cẩm Lệ, gãy nát bộ máy cò với

báng gỗ. Ông già tôi kỳ cạch sửa miết, anh thấy nửa dưới cây súng làm bằng tay hết đó. Bắn cọp xuyalắm nghen. Xa thì bắn đạn trường Anh, nó xáp lại ta nổ viên đạn chỉ một đúc hình trụ, nó giơ móng sátmặt mới tống một phát chín viên...

- Vẫn không chết thì sao ?- Thì tay rút dao găm, miệng hô khẩu hiệu !Bữa tiệc cá sông của chị Xáng thật tuyệt vời, ngon đốn nỗi chị Sáu phải kêu “nhai không nỡ nuốt”.Con cá sả to chị chọn làm gỏi được thái lát mỏng như giấy, xương dăm biến đâu mất sạch, lát cá

bóp chanh và nước cốt riềng nhấc lên cứ trong veo. Cặp cá nun chưng nấm mèo với lắm thứ rau nhồitrong bụng bốc hương ngào ngạt. Những con cá rói nướng trong bẹ chuối đều được khía đứt hết xươngdăm và tẩm gia vị trước. Rổ rau sống bằng ruột cây chuối rừng trộn với tép bưởi chua, châm vàotương ngọt và ăn kèm bánh tráng nướng, hết nhanh như bay. Chị còn dự trữ sẵn một trã cá chình sôngcắt khúc kho nghệ cho những ai chén khỏe nhất, nhưng cầm chắc sẽ ế vì nồi cháo. Chị đã giao choThùy dùng dao cùn nạo cá lấy thịt nạc theo kiểu làm chả cá rựa biển, quết cùng rau thơm trong cối gỗ,vo viên cho vào cháo nếp dẻo rang sẵn. Chị còn đùm tất cả các thứ đầu cá xương cá loại ra trong vảimàn, hầm trong cháo cho ngọt.

Anh Bảy ngồi duỗi hai chân, lắc đầu:- Tôi thương thực là tại bà Xáng đó nghen, nhờ ông Bát Đập làm chứng giùm...- Yên chí lớn. Đồng chí y tá sẵn thuốc tiêu đây !- Là âm mưu chị Xáng kéo ảnh trở về cho mau...- Đáng chi mô các anh, gần trưa mới kiếm được vài con khá khá, nấu lẹ, sợ các anh đói mà.

Page 41: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Chưa lên cân liền đâu chị Sáu, ăn thêm đi. Nam thực như hổ đực, nữ thực như hổ cái !- Rót tao ly nữa, Chanh ! Rượu sắn không phạm chánh sách, thêm thuốc nam của mày vô là đáng

cái bằng khen !Anh Tô Xáng chếnh choáng bắt đầu hoa tay kể các kiểu ăn nhậu của bà con Cà Mau: “Điệu nghệ

lắm nghe bây. Cái thứ tép bạc của họ, kêu là tép mà nó bự chảng vầy nè, đem lụi nướng hay tưới rượuđế đốt trên đĩa, nhậu quên chết...”. Ông Tư Chua không còn lựa lời trước “quý đồng chí thượng cấp”nữa, vỗ lưng anh Quý bôm bốp, lắc mãi cái bầu nậm bảo còn nhiều lắm. Cậu trung đội trưởng trongnhóm “cùng đi về quê” bưng cả cái đầu cá nun to tướng lên nhai. Cả Chanh chừng kín đáo ăn kiêng,chỉ tiếp thức ăn và chêm những câu đùa rất quấy của dân thợ và con nhà lính. Chị Xáng cứ tủm tỉm hérăng đen, cho hiện trên tấm cót trải giữa bãi cát những đĩa và âu đầy vọt lên như trò ảo thuật. Hai Thùyvới khuôn mặt gái một con đầy đặn ửng hồng từng lúc đến ngồi ép người bên vai chồng, ngước lên đôimắt đắm đuối...

Anh Bảy Quý gạt bỏ hẳn đi những gì anh định làm khi kéo cả đoàn gấp rút lên Linh Lâm. Thôiđừng truy thằng Chanh tại sao dứt nghề xe lửa để chuyển sang một vùng địch hậu không có đường sắt.Đừng ép nó quay về với những đêm thức trắng theo tàu, những ngày nén cơn đau bụng đánh vật vớimáy, với cảnh vợ cùng bầy em tản cư long đong và một Ba Mậu thầy cũ lạnh lùng mưu hại sau lưng.Hãy để cho Hai Thùy quên dần đứa con chết cháy và đứa em lòi ruột, về làm ăn giữa những ngườithân bên nhà chồng và khấp khởi đếm từng ngày hi vọng với đứa con thú hai đang lớn dần trong bụng,chị Xáng và chị Sáu đều đoán là con trai, gần bốn tháng rồi...

Phải đấy. Cần biết nhớ và biết quên, cần soát lại ngày tháng qua để rút lấy những bài học lắng đọngcho công việc sắp tới, nhưng cũng nên quên bớt đi cho nhẹ lòng mát dạ, bên cạnh vốn hiểu biết cũ phảidành chỗ rộng thoáng cho mơ ước mới. Mơ ước có thể là ảo tưởng một phần hay tất cả, đúng thế,nhưng cuộc sống đôi khi lại vượt xa các giấc mộng táo bạo nhất thì sao ? Lắm đồng chí cũng như anhđâu ngờ Đảng ta, dân ta thu được chính quyền vào tay, quét gọn được cả Pháp, Nhật, Nam triều chỉtrong mười hai ngày cả nước nổi dậy ?

Page 42: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Chương VI

Bia. Chỉ một chai bia thôi. Khát cháy cổ rồi, sắp gục rồi.Lửa trời tàn khốc cứ tuôn xuống. Ruộng hoang mênh mông cứ trải rộng thêm mãi. Từng thửa bùn

nhày nhụa phủ cỏ khô và tươi cứ bị kéo căng ra như cao-su, thửa sau vượt lâu hơn thửa trước. Đồn 76nhô cao cái chỏm đỏ loét lù lù đấy, nhưng phải lội băng hơn nửa cây số đồng lầy mới tới chân nó.Giếng bị đầu độc. Suối khe cạn sạch, cạn vì ta cố phá đập. Không một bóng cây đỡ nắng, ta đã ra lệnhchặt trụi cây. Không một túp lều nào trên nền cháy của cái xóm ta vừa đi qua, ta đã cho quân đốt xóm,bắn chết hai mươi bảy người dân để bọn du kích ngừng chơi trò gài mìn. Việt Minh gọi ta là Tây Bia.Hai Bia, thằng quỷ Bia, ái chà, chúng không ngờ quỷ Bia đang thèm muốn chết một chai bia ướp lạnh...

Từng lúc, một viên đạn bắn tỉa của du kích núp trong những bụi tranh đế lau lách xác xơ tít đằng xalại bay tới, phát ra tiếng “chíu” như bia hé nút, xóc xuống bùn rong róc như bia rót vào cốc vại. Cảhàng quân bì bõm cùng một lần rùn người rụt cổ xuống, lại cùng rướn người lên, ỳ ạch rút một chânngập bùn đến gối duỗi tới trước, lại khom lưng kéo tiếp chân kia. Hơi nóng và thối từ đáy ruộng ùngục phòi lên chung quanh gối như bia sùi bọt mạnh, thứ bọt làm ngạt thở hoa mắt.

Quân trên đồn vẫn bắn che qua đầu đám lính rút lui. Đạn đại bác 75 và cối 81 sắp hết, lũ giữ nhàchỉ giã hú họa năm bảy quả cối 60 hay xổ vài tràng trọng liên vào những chỗ nghi có du kích luồn láchđuổi theo. Hai trung đội lính pác-ti-dăng[9] đi trước ít bị ăn đạn lẻ, du kích cứ bám theo trung độiÂu-Phi đàng cuối mà chọn mồi, nhưng nghe chừng hầu hết súng đã rỗng.

Tặc-tặc-tặc-tặc. Pù-pù-pù-pùng.Díu-ục. Díu-u. Díu-u-uuu...Trung liên Việt Minh !Một tiếng rít tuyệt vọng buột qua mũi Pi-e La-phác-sơ. Hắn ngồi thụp xuống ruộng, cũng vừa lúc

tên thượng sĩ người Hà-Lan kêu rú, ngã sấp ngay trước mặt hắn, bùn nước xộc vào mồm bịt lấy tiếngrống tử thương.

Tắc-pùng-díuuu. Tắc-pùng-díííu...Cả đại đội vùi nửa người trong lầy, bắn trả hú hoạ về hướng trung liên địch. Pi-e cố dỏng tai nghe,

chỉ nhận ra tiếng súng trường nhiều cỡ táp nhau của du kích. Trung liên chỉ nổ một loạt rồi im. Súnghóc, người bắn trúng đạn lạc, hay hết đạn ? Chao ôi, chỉ cần vài cây trung liên của đại đội thằng quỷsứ Năm Phi Đao, từ rặng lau bói cách ba trăm mét kia, xổ vài chục băng vào cánh quân sa lầy của ta,ắt sẽ gặt ngót trăm linh hồn gọn hơn lưỡi hái Thần Chết !

Trung liên câm hẳn rồi. Pi-e cố quát khàn khàn bằng cổ họng khô rát: “Lệnh trung úy: vượt nhanhvề đồn”. Chuỗi lính hàng dọc hổn hển truyền lệnh như nói thầm.

Pi-e không biết mình đã trườn bò lết lăn cách nào mà về đến nơi. Hắn chỉ nhớ mang máng thấy bọnpác-ti-dăng đằng trước lén tụt bỏ giày và liều mạng với chông cắm lẫn trong cỏ, kín đáo đánh rơi từngvốc đạn và đạp vùi luôn xuống sâu. Lần lượt, mấy tên gốc Bắc Âu chịu nắng kém lăn gô ra một bờruộng nào hiện trước mắt, thân thể gần như trần truồng đỏ bằng cua luộc, bùn phủ kín từ rốn trở xuống,không còn đủ sức gỡ mớ đỉa to nhỏ đang phình nhanh trên thân, chỉ thều thào chửi thề và gọi Chúa.Hình như hắn đã lê qua một vũng thủy ngân có đèn chói chang bên trên và than hồng đun dưới, với tấtcả các thứ khí độc hại nhất xoáy quanh người: cái bình nấu xác của phù thủy luyện phép... Rồi mươigáo nước mát tuôn trên mình hắn, một ca nước lạnh ồng ộc dội tắt ngọn lửa trong cổ và phổi hắn, thêmmột ca nữa, một ca nữa...

Hắn tỉnh dậy lúc xế chiều.Cặp mắt lờ đờ mở ra một lúc, hắn mới nhận ra cái pan-ka[10] lủng lẳng trên trần hầm chỉ nhúc

nhích cầm chừng trong khi mồ hôi hắn vã ướt cả giường vải và cái xi-líp hắn mặc. Tên pác-ti-dăngngồi kéo quạt chỗ góc hầm đang ngủ gật. Hắn “hừ” trong mũi, quờ tay nhặt cái vỏ chai bên giường némmạnh vào đầu thằng lười, chỉ trúng ngực. Tên kia bật kêu hoảng hốt, đứng chồm dậy, rồi sợ sệt ngồi

Page 43: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

xuống, khom lưng kéo lấy kéo để như muốn dứt đứt sợi dây dừa trong tay.Nằm dưới quạt lát nữa cho ráo mồ hôi, Pi-e cho gọi thiếu úy đồn phó và thượng sĩ trực ban đến,

vẫn nằm dài, hắn nghe báo cáo về hai ngày rưỡi hành binh khốn đốn vừa qua, mặt lì lì. Thua nặng.Thất bại bét be. Ra đi hùng hổ, trở về bò lê bò càng...

Hai tiểu đoàn - một lê-dương bộ binh, một quân Bảo Đại - được tung về quét Việt Minh mạn Bắcsông Thu Bồn, từ đồn 76 của hắn xuống gần tới quốc lộ số 1. Hắn nắm quân bản bộ, đánh kiểu biệtkích sau lưng đối phương dọc bờ Nam con sông, diệt các sở chỉ huy, kho tàng, các đoàn tiếp tế và tảithương. Rốt cuộc, hai tiểu đoàn kia chỉ sứt mẻ chút ít vì chông mìn và những phát “cắc-bụp”, trong khiđược máy bay Đa-cô-ta thả dù cho no nê bụng người lẫn bụng súng, còn thêm lũ phóng viên Pháp AnhMỹ Việt lăng xăng chụp ảnh quay phim cho lính phổng mũi. Hắn mở ra-đi-ô-phô-ni bắt tin các đài mànổi ngứa ran cả lưng.

Thật sự đánh vật với Việt Minh chính là ba trung đội của hắn. Để thằng thiếu úy thò lò mũi xanhcùng một trung đội pháo và trợ chiến giữ đồn, hắn đích thân dẫn cánh quân ba màu da trắng đen vàngnày đi chơi trò ú tim chết người với địch. Bọn gián điệp và viên chức Bảo Đại đã báo trước nhữngbãi chông mìn, những tuyến phòng thủ, những trận địa phục kích của đại đội thằng Chò và các tiểu độidu kích xã thôn. Hắn so sánh mọi nguồn tin, vạch sẵn con đường luồn lách len lỏi bí hiểm nhất, lên kếhoạch hiệp đồng sít sao giữa bộ, pháo, máy bay trinh sát và tiếp tế. Rốt cuộc...

- Thưa trung úy, sáu quân nhân Âu-Phi tử trận gồm có trung sĩ nhất Vanh-tu-giê Giăng, hạ sĩ truyềntin Pác-mốt A-đôn-phơ...

Thằng truyền tin chết ngay bên ta. Là lính giữ kho mới học ra-đi-ô-phô-ni ba tuần, ra trận lần đầu,nó ngu đến nỗi không biết địch luôn luôn chăm chú tìm cái cần ăng-ten ngúc ngoắc để biết chỗ núp củasĩ quan chỉ huy. Cả sĩ quan và truyền tin đều là con mồi cao giá, đáng dùng tới các thứ hiếm hoi nhưđạn cối hay ba-dô-ca để diệt. Ta thoát, nhưng mất cả máy lẫn thằng Pác-mốt.

- Thưa, đây là danh sách mười bảy quân nhân Việt Nam tử trận...- Xì, bọn ăn hại, thôi... Qua mục khác.- Số thương binh phải đưa gấp về Quân y viện Đà Nẵng có hạ sĩ Pan-xet-si Ăng-toan và binh nhất

Rô-crơ Giắc...- Thằng Pan-xet-si ở cối 81 kia mà, có hành binh đâu ?- Thưa, say rượu, đánh bạc rồi đánh nhau. Bị đâm hai nhát và một vỏ chai đập vỡ đầu.Pi-e La-phac-sơ quay nhìn viên đồn phó đang đỏ mặt:- Ông thiếu úy nắm quân thế đấy. Nhưng ông lại thích đưa các điều lệnh mẫu của trường võ bị

Xanh-Xia ra bắt bẻ tôi. Còn phải học nhiều lắm, ông sĩ quan mỏ trắng ơi... Thôi, các người xào nấumột bản báo cáo xuôi tai, gấp lên. Cánh quân biệt kích của tôi đánh nhau với hai đại đội chủ lực ViệtMinh, độ một ngàn du kích, thắng liên tiếp...

- Thưa, hạ được bao nhiêu ?- Cứ lấy số thương vong của ta, nhân lên gấp năm... không, gấp bảy lần, là số của địch. Nhớ lèo

thêm: không kể số thương vong đã được đồng bọn mang đi. Đánh điện xin gấp một hê-li xa-ni[11], haichiếc càng tốt.

- Thưa, chúng tôi đã xin, Đà Nẵng bảo đang bận cả, mai mới có, hay là ngày kia.Pi-e chồm ngồi dậy, gầm lên:- Quỷ bắt cả lũ, mắc dịch chúng nó ! Chở gái điếm hay hàng buôn lậu mà hết cả trực thăng, trong

khi toàn khu chỉ có cuộc hành binh này lớn nhất ? Đánh ngay một điện mật mã cho chúng nó: sáng maikhông có hê-li xa-ni thì trung úy La-phác-sơ bỏ đồn 76, kéo quân về sở chỉ huy !

Viên thiếu úy nhóc con nãy giờ để mặc cho trực ban báo cáo, đến đây rụt rè chen vào:- Thưa trung úy, tôi chưa kịp... chưa chúc mừng ông. Ban nãy thiếu tá Bri-môn đích thân báo tin

vui: trong danh sách đề bạt lần này ông được thăng đại úy. Số sĩ quan ở gần Đà Nẵng đã làm lễ gắnlon hôm qua. Các sĩ quan đồn trú nơi xa sẽ được trung tá khu trưởng đến tận nơi làm lễ trước mặt đơnvị, có quay phim chụp ảnh tại chỗ. Trực thăng bận là vì thế, phái đoàn dùng tới ba chiếc... Còn một tin

Page 44: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

vui thú hai nữa: cụ Lê-ông La-phác-sơ vừa đến Đà Nẵng, cũng được mời cùng đi với trung tá đến đâythăm ông... sáng ngày kia...

- À, à, ông lại cứ ngậm miệng cá chép ! Thôi được, đi viết báo cáo cho kịp.Thượng sĩ trực ban là bạn rượu bạn đĩ của Pi-e. Phẩy tay lên vành mũ vải gọi là có chào, hắn nheo

một mắt hỏi vặn:- Còn bức điện vừa nói đấy, vẫn đánh đi chứ ?- Cút mẹ mày đi ! À quên, sục các lô-cốt kiếm cho tao mấy chai bia, thằng hầu của tao ăn vụng

uống trộm hết nhẵn. Cô-nhắc tao còn, tối đến mà uống gỡ gạc.- Cần mấy ả ?- Mày chỉ giết tao hả ? Đang hấp hối đây, tao phải ngủ bù hăm bốn tiếng... Lại quên. Có hơn chục

đứa tình nghi Việt Minh giải vô đấy, mày đem treo cổ hết đi, dãy giá gỗ dọc hàng rào bỏ trống mấytuần rồi... Thằng người Ý chỗ pháo 75 mới nhận quà, có phó-mát chính hiệu pác-mơ-xăng ngon tuyệt,bảo nó biếu tao thêm nửa cân, tối nay ta nhắm.

** *

Viên trung tá tóc đốm bạc đã từng chỉ huy lính Lê-dương khét tiếng ngổ ngáo, lính ta-bo nói dối vàăn cắp thành thần, lính Bảo Đại chưa đánh đã chạy, biết cách nói trước ba quân sao cho tất cả cùngđẹp lòng. Lão ca ngợi các bạn chiến đấu đang trấn giữ nơi tiền đồn này, không chỉ ngăn chặn ViệtMinh bảo vệ vùng quốc gia chung quanh Đà Nẵng, mà còn ngăn chặn cộng sản quốc tế để giữ vững thếgiới tự do. Tất nhiên phải có tí lòng yêu nước và danh dự nhà binh như lớp rau thơm rắc trên mặt đĩa,nhưng lão nhanh chóng xốc lên lớp thịt bò ngon lành bên dưới: hàng loạt khoản ưu đãi đã và sắp đượccông bố, dành riêng cho quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương và những binh sĩ Việt Nam chung chiếnhào. “Hàng ki-lô-met lon sĩ quan và hạ sĩ quan, hàng tấn huân chương, hàng tỉ đồng phụ cấp một lầnhoặc suốt đời đang chờ các bạn !”. Lão không quên phun nước hoa trên cha con La-phác-sơ:

- Hãy xem: đại úy Pi-e La-phác-sơ khắc sâu căm thù Việt Minh cộng sản trong tim, luôn luôn vượtquá nhiệm vụ mình để đánh chúng tả tơi, thật đã xứng đáng với cụ Lê-ông La-phác-sơ, chuyên gia kinhtế đang cộng tác với Cục Hậu cần với cái vốn trí tuệ tuyệt vời của ba mươi năm lăn lộn trên các xứĐông Dương !

Bữa tiệc khao ghi thêm một thành công khác nữa. Cha viên đại úy mới đã đặt hẳn một cỗ hai chụcngười ăn đủ các món Tây Tàu tại Đà Nẵng, người đầu bếp gốc Ý đi theo để chỉ huy bưng dọn. Línhđồn được phát thêm rượu mạnh và đồ hộp, cũng bằng tiền túi ngài chuyên gia, đủ uống say nghiêngngửa đến tận chiều. Trung tá cho ba chiếc trực thăng chở cả thương binh lẫn lính đi phép về Đà Nẵng,hót đi một tên bị thương nặng đã chết trong khi đợi hê-li xa-ni, nhưng chẳng ai để ý chuyện vặt ấy khibận nâng cốc mừng cuộc hành binh đại thắng vừa rồi. Đã lâu lắm đồn 76 mới được một ngày vui xảláng như thế.

Tám giờ tối. Máy phát điện nổ đều, chiếc quạt xoay Mi-re-li lão Lê-ông đem đến quét gió mát rượitrong căn hầm chỉ huy sáng rực. Nửa tạ quà đắt tiền đã được xếp gọn trong chiếc tủ lớn bằng tôn đềchữ “tối mật” của đồn trưởng. Tập giấy bạc năm chục ngàn Đông Dương cồm cộm trong túi áo lót củaPi-e. Lão Lê-ông ở lại với con vài ngày, sẽ về khu theo đoàn công-voa tiếp tế. Trung tá còn kéo lão ramột góc nói riêng khá lâu, rõ ra lão không phải là kẻ đi nhờ trực thăng.

Trong khi lão lúi húi pha hai cốc huýt-xki sô-đa có đá, Pi-e thốt ra một câu chưa từng nói:- Con biết ơn ba hết sức. Vắng ba, ngày hôm nay sẽ rỗng tuếch, nhạt phèo !- Cảm ơn lời cảm ơn của con. Mấy khi ba được nghe một lời mát dạ !- Con phải cảm ơn và xin lỗi. Sống mãi với lính tráng cộc cằn, con trở nên thô lỗ, em Gia-net trách

mãi... Mà sao thư nó gửi con lại bảo ba về Pháp nhỉ ?- Nào, nâng cốc mừng vạch thứ hai trong đời võ nghiệp !... Gia-nét nói đúng đấy. Ba về Mác-xây

Page 45: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

thu xếp công việc ba ngày, bay sang Hồng-công hai ngày nữa, cố ý ghé Đà Nẵng thăm con, gặp dịp conđược thăng cấp. Đáng lẽ lão trung tá đến gắn lon hôm qua, nhưng ba chưa kịp sắm sửa các thứ, phảibàn với lão hoãn một ngày và gạt bớt hai thằng phóng viên theo đóm ăn tàn, lấy chỗ chở quà cho conkhao quân. Thằng thượng sĩ gì đấy uống say, bảo con chờ trực thăng sốt ruột chửi toáng lên phải không?

- Ồ, giữa lúc rối mù... Đợi trực thăng, chết thêm một hạ sĩ pháo thủ. Chuyện vặt trong chiến tranhmà, hơi đâu... Nhưng con xem chừng ba có vai vế khá cao trong ngành Hậu cần thì phải ?

- Na-pô-lê-ông bảo rằng quân đội hành quân bằng dạ dày, quả là một ý thiên tài. Dạ dày quân viễnchinh ở Đông Dương quá to, nhồi vào chưa đẫy thì nòng súng tự nó chúc xuống đất, hệt thứ lính bằngcao-su phải bơm căng. Trong khi ấy Quốc hội Pháp chửi nhau loạn xạ, phe chủ hòa lấn đất, ngân sáchcho chiến tranh Đông Dương ngày càng bị siết bu-loong, con biết chứ ?

- Biết. Giới sĩ quan nói Quốc hội là chuồng lợn, là nhà thổ, đủ thứ.- Cái nhà thổ ấy đang nắm sinh mạng chúng ta. Đứa nào muốn lọt vào đấy cũng phải hứa với cử tri

sẽ chấm dứt cuộc chiến tranh bẩn thỉu, trúng cử xong sẽ liệu cách nuốt lời. Lũ quan chức dân sự cạogiấy từ chính quốc sang phải tung ra một mớ nghị định xứng ý Quốc hội, và rỉ tai Bộ Tư lệnh quânviễn chinh: “Chống chọi kín đáo thôi nhé, đừng ồn ào”. Vì thế người ta mới cần đến ba...

Pi-e mở to mắt, ngậm trong miệng hớp huýt-xki xô-đa và súc nhè nhẹ - cái tật mà Gia-nét rất ghét -nhìn cha không chớp mắt. Hắn chỉ quen xem cha như viên đội quèn giải ngũ, như một chủ đất phá sản,đến cuối đời chịu làm lão bán thuốc ê được gọi là trình dược viên cho đỡ tủi thân. Chẳng ngờ cha hắnlại giàu sụ và bằng vai ngang vế với đám đeo lon bốn năm vạch...

- Mãi đến nay ba vẫn chưa nói với con: ba đang làm gì ?- Thử đoán xem !- Tình báo ?- Ba không muốn dính vào chính trị.- Quản lý viện trợ Mỹ ?- Mỹ mới bắt đầu bố thí. Trao bằng tay trái, giật lại bằng tay phải, và cái mũi dài ngoẵng thì gí gục

khắp nơi còn quá chó săn. Không ở ăn đâu.- Con chịu thôi. Nêu ba thấy cần giữ kín...- Cần phải kín, nhưng con có thể và nên biết. Trước kia ba không cởi mở vì thấy con đang say sưa

với những chữ mỹ miều như tổ quốc, danh dự, nghĩa vụ công dân, văn minh khai hóa. Nay ba thấy conchim bay mỏi cánh đã xuống đất đi bằng hai chân, ba muốn ngỏ thật: hãy dành những lời hoa hoét chogiờ huấn thị dưới cờ, và thành thật nhận rằng lý tưởng chung của chúng ta là đồng tiên. Đồng tiền vạnnăng, đồng tiền vô địch, đồng tiền che khuất mặt trời, đồng tiền mua được cả Giê-xu lẫn Xa-tăng. Conkhông nói trắng trợn như ba, nhưng con đã làm đúng ý ba. Muốn được nhiều lương, nhiều tiền thưởngthì phải lên cấp, hái lắm huân chương. Con kiếm huân chương và cấp bậc bằng những cuộc hành binhđầy những pha giết, cướp, hiếp, đốt, giật gân gấp trăm lần phim Viễn Tây của Hoa Kỳ...

- Con phải trả thù chúng nó !- Con cứ trả thù, ba không can đâu. Ba chỉ ngạc nhiên khi thấy con đã ra lệnh triệt hạ bốn làng, bắn

chết hơn một trăm người già, đàn bà, trẻ con, treo cổ ngót ba chục đàn ông tình nghi du kích, mà vẫnchưa hả mối thù riêng thưở nhỏ. Đến nỗi trung tá khu trưởng nhắc ba nên khuyên con hai điều: ta vẫncần có dân để cày ruộng và đắp đồn cho quân đội ăn ở; những việc bẩn thỉu nên đùn bớt cho lũ quanchức và lính tráng Bảo Đại. Con thêm một vòng kim tuyến trên lễ phục, quyền hành sẽ to hơn, lờikhuyên ấy đến rất đúng lúc. Sao nào ?

Khuôn mặt đang nóng bừng của Pi-e nguội dần. Một mảng lạnh loang nhanh trên lưng áo sơ-mi nhàbinh. Nín lặng khá lâu, Pi-e mới cười gượng:

- Vẫn như xưa nay, ba luôn luôn có lý... Nhưng ba vẫn chưa để lộ ba đang làm gì...Lão Lê-ông đặt cốc, cắm điếu thuốc lá thứ tư vào cái tẩu ngắn bằng ngà voi, thong thả châm hút.

Pi-e chợt nhớ ra: từ nãy lão không động đến gói Cô-táp trên bàn, chỉ hút những điếu thuốc quấn tay sùsì trong hộp riêng bỏ túi, nuối khói thật sâu và nhả ra một làn hơi nồng nàn khác hẳn mùi thuốc lá, cũng

Page 46: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

khác mùi cần sa hay thuốc phiện tẩm mà hắn đã hút thử đôi lần.- Đơn giản thôi. Ba là chuyên gia dân sự trong “Kế hoạch X” tối mật của quân viễn chinh, coi vắn

tắt là kế hoạch dùng thuốc phiện nuôi quân đội. Ba góp sức vào tất cả các mắt xích của kế hoạch:khuyến khích trồng trọt thuốc phiện, thu mua, vận chuyển, bào chế, tổ chức tiêu thụ tại Đông Dương vàbán ra nước ngoài.

- Nhưng... đây là hàng quốc cấm ! Bên chính quốc bài trừ từ lâu, các cao ủy ở Đông Dương đều ranghị định cấm tiệt !

- Cấm, có nghĩa là rút vào bí mật. Trong chiến tranh, có bí mật nào cao hơn bí mật quân sự, có tổchức nào vững mạnh và bí mật như quân đội ?... Mà thôi, hôm sau ba sẽ nói rõ hơn. Bấy nhiêu chuyệnmới lạ từ sáng đến giờ đã quá đủ cho một ngày, biết lắm chỉ tổ chóng già...

Pi-e nhìn mặt cha, thấy rõ những, nét quen thuộc của người nghiện bắt đầu ngấm thuốc phiện: mắtướt lim dim, cánh mũi phập phồng nhẹ, từng nét nhăn dãn ra hiện thành vẻ sảng khoái lâng lâng, nửamê nửa tỉnh. Lão thong thả bước tới chiếc giường dã chiến dọn sẵn, lặng lẽ cởi áo quần, còn nằm nhắmmắt hít từng hơi thuốc dài trước khi buông màn ngủ hẳn.

** *

Cũng đúng vào giờ ấy, cán bộ từ trung đội phó trở lên lục tục kéo đến khu vườn hoang xơ xác.Giữa nền nhà trần trụi đặt hai cây đèn dầu lửa. Từng người rút dép lót ngồi, không dép thì bẻ một cànhlá.

Ngồi tách riêng trên một thân cây đổ, xa chỗ họp, chính trị viên Ba Dĩnh cố thì thào bên tai NămChò những lý lẽ cuối cùng. Ánh trăng hạ tuần soi chéo trên bộ mặt đen trũi, lì lì không động với đốmsáng trong con mắt của anh đại đội trưởng, gợi hình một quả mìn bộ binh sắp nổ. Ba Dĩnh biết lắm:Năm Chò nạt nộ thét lác thì chẳng có gì đáng ngại, khi tức giận đến cùng cực anh mới hóa ra câm điếcnhư hôm nay.

“Hội đồng danh dự” sắp họp. Đây cũng là một sáng kiến của Năm Chò và một “lệ làng” của đạiđội 8 độc lâp, khi xảy ra điều gì nghiêm trọng làm sứt mẻ danh dự chung.

Hồi đầu kháng chiến, Năm Chò hay họp mít-tinh toàn đại đội để bàn bạc và giơ tay biểu quyết. Khichi bộ Đảng đông dần lên, anh thường mời họp chung Ban chỉ huy đại đội với chi bộ cho đỡ cồng kềnhvà lộ bí mật. Đảng chưa ra công khai, nhưng nể lời đại đội trưởng nên đảng viên cứ đến tự nhiên.Trong khi khối anh chỉ huy ngoài Đảng còn cố ý hay vô tình phạt tóe phở những đảng viên lén đi họp tổĐảng, được một cán bộ “có ý thức chính trị” như Năm Chò là quý lắm. Tới 1949, anh em được kếtnạp ào ào, chỉ trong vòng một năm hầu hết đại đội được vào Đảng, đi họp chi bộ phải vác theo cảsúng cối, gánh theo cả mìn, chỉ để lại mấy tân binh ở nhà trông chừng ba-lô, trú nơi gần địch thì toànđại đội hành quân đến chỗ yên ổn để họp chi bộ. “Hội đồng danh dự” phải thu hẹp lại, chỉ gồm cán bộtrung đại đội và chi ủy.

Năm Chò cắt ngang lời dỗ dành:- Tới đủ rồi, làm hè.Anh đã thay mặc bộ quân phục xi-ta mới nhất chưa phai màu xám, đội mũ ca-lô đính quân hiệu mới

phát tháng trước, hình tròn giập bằng tôn tô sao vàng và một vành vàng trên nền đỏ, khác với Ba Dĩnhcó hai vàng vàng trên quân hiệu dành cho cán bộ tiểu đoàn trở lên.

Trực tinh đại đội đã xếp hội đồng đứng thành hình nửa vòng tròn, hô nghiêm báo cáo đàng hoànghơn dịp trước. Trăng mỗi lúc một sáng, tỏa ánh xanh êm mát trên khu nền đất nện phẳng và sạch, nhànày kịp tháo giỡ chứ không bị đốt. Khác hẳn nhũng cuộc hội báo cán bộ đầy tiếng cười và tiếng cãi vã,lúc này mười bốn khuôn mặt đều cứng lạnh.

Sáu Mãnh, tiểu đội phó bắn trung liên, được một tổ liên trinh giải ra ngồi trước hội đồng, đầu cúigằm, tay phải táy máy vạch những đường ngang dọc trên đất, thân hình cao to thỉnh thoảng rùng nhè nhẹtrong bộ quân phục ngoại cỡ. Con người này đã gây ra vô số cuộc tranh luận trong hàng cán bộ và

Page 47: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

đảng viên, nhất là giữa Ba Dĩnh với Năm Chò là hai người thương cậu ta hơn ai hết.Mãnh vào bộ đội ngay trong Tổng khởi nghĩa, đi Nam tiến đánh giặc cùng một lượt với Chò và

Dĩnh, qua vài trận đã nổi danh gan lì và bắn giỏi. Giữa lúc đạn to nhỏ của địch quét như hão, cậu takẹp nách cây trung liên vanh-cách hai cò đứng thẳng lưng bắn trả từng loạt ngắn ba bốn viên rất trúngđích, hết băng mới thịu thụp xuống, ôm súng luồn sang chỗ khác, thay băng, lại nhô lên quật nhào từngtên địch đang chồm tới địch cướp súng. Dạo ấy huân chương là thứ chi nghe nói chứ chưa ai trôngthấy, Mãnh được rất nhiều giấy khen, bằng khen, tuyên dương công trạng.

Khốn nỗi, anh chàng lại mắc cái bệnh mà Ba Dĩnh gọi là “lưu manh nan y”. Cần gà rượu, cậu váctrung liên đi vào xóm lẻ nào đấy, hỏi xin vài câu lấy lệ, tiếp tới một tiếng quát và một tiếng lên đạn“róc-xoảng”, thế là gà đang ấp và rượu sắp cúng được đem ra nộp. Địch càn, dân chạy hoảng loạn,cậu vào các nhà vắng chủ có vẻ khá giả, lấy rựa bờ hay mai thuổng nạy rương hòm. Chiến lợi phẩm thìkhỏi phải nói: sau mỗi trận đánh thắng, nhất là đánh đoàn xe tiếp tế, các đội viên tiếp đạn phải lặc lècõng các thứ vơ vét của tổ trưởng, không ai dám hở môi lộ bem. Các cô gái làng nhẹ dạ theo anh bộđội ấy ra chỗ vắng tâm sự, khi về nhà đều đã biết mùi đời. Một dạo Mãnh được đề bạt lên tiểu độiphó, rồi tiểu đội trưởng, cậu sai vặt và bạt tai đá đít chiến sĩ quá quắt đến nỗi cả tiểu đội kéo lên xếphàng ngang trước đại đội bộ, đưa “bản thỉnh nguyện” đòi đổi tiểu đội trưởng, hô ầm lên cho cả đại độicùng nghe và chạy tới: “Đả đảo Sáu Mãnh !”. Xấu mặt trước dân làng quá đỗi, Năm Chò phải ra lệnhbáo động chuyển quân khẩn cấp. Đại 8 rời làng đi nơi khác, khiêng theo một Sáu Mãnh say rượu mêman.

Nửa tháng “cải hối thất”, thật ra chỉ tước súng và buộc về ở nhà anh xã đội trưởng chứ chỗ đâu màgiam, người đâu mà gác ! Hạ tầng xuống tiểu đội phó. Khai trừ khỏi Đảng không thời hạn. Hắn ta cứtỉnh như sáo. Địch càn tới dồn dập, lại phải ấn trung liên vào tay Mãnh, dụ hắn lập công chuộc tội,Năm Chò không quên dặn thêm: “Mày không nể ai, cũng phải nể mặt tao với anh Ba chớ. Mày lập côngthì còn tình nghĩa anh em, mày đánh tồi thì nổ viên đạn cuối cùng vô đầu luôn đi, đừng về, về tao cũngbắn chết mày”. Sáu Mãnh lập công lớn trong đợt càn ấy, hơn hai chục lính địch nằm đo đất trước họngtrung liên đứng bắn kẹp nách. Ban chỉ huy làm lễ tuyên dương những người có công, tìm không raMãnh: đồng bào thấy hắn dắt gái luồn vào bãi bói ven sông Thu Bồn, hơi đâu theo dấu mà tìm !

Cãi nhau chán chê. Năm Chò với Ba Dĩnh thỏa thuận rằng nên đưa Sáu Mãnh về đại đội bộ, làm tổtrưởng trung liên trực thuộc Ban chỉ huy, cấp cho hắn cây trung liên 24-29 tốt nhất cùng hai chiến sĩtiếp đạn gan góc và đứng đắn nhất. Tiểu đoàn trưởng đến thăm đơn vị cũng bằng lòng: “Dụng nhơn nhưdụng mộc là vậy. Đừng bỏ phí đứa bắn giỏi nhứt trung đoàn”. Từ đó Sáu Mãnh khá hẳn lên, chỉ làmbậy ở mức không đáng kể, lần hồi được phục chức, được kết nạp lại.

Thế mà không thoát số phận con cóc leo tường !Trong trận càn vừa rồi, cánh quân rắn luồn của thằng Tây Bia đánh úp vào khu vườn hoang sau

lưng đại đội Năm Chò, nơi tập kết của đoàn dân công tiếp tế và tải thương. Gạo và đạn đã giao xong,anh chị em đang ăn cơm nắm, đợi khiêng thương binh và gánh chiến lợi phẩm về, nếu có. Hầu hết kịpchạy thoát, địch chỉ bắn chết ba người - một ông già, hai phụ nữ - bắt sống bốn người, vun đốt mộtđống đòn gánh và sọt tre. Được tin cấp báo, năm Chò dẫn bộ đội hộc tốc chạy đuổi theo, nhưng địchđã biến mất tăm trong vùng đồi rậm.

Đến sẩm tối, hàng chục cột khói chợt ùn ùn bốc lên cách chỗ đại đôi 8 chừng ba cây số. Ban chỉhuy cùng tiểu đội liên trinh hối hả đến thật gần, leo lên cây xem kỹ, thấy địch đang nấu cơm và cănglều vải. Chắc ăn lắm rồi !

Dù lực lượng địch mạnh hơn, nhưng chúng ra ngoài đồn lũy, ta quen đánh đêm, và đánh xáp lá cà,tập kích nhất định sẽ thắng to ! Mười giờ tối, đại đội chia thành ba mũi đã sẵn sàng thốc lên đồi. Giờhẹn nổ súng là đúng nửa đêm. Nằm đợi một lát, tất cả cán bộ và chiến sĩ đều ngờ ngợ, mỗi lúc mộtthêm ngờ ngợ trước cái vắng lặng khác thường trên đồi. Mấy đống lửa vẫn cháy lập lòe đấy, nhưngtuyệt nhiên không có tiếng nói, tiếng giày đinh đi đổi gác, tiếng ho hay ngáy của lính ngủ mê, cũngkhông hề thấy một bóng người đứng ngồi hay qua lại. Ban chỉ huy cùng liên trinh bò lên xem, phát hiệnra chỗ đóng quân giả chỉ là một bãi mìn lớn. Và chắc hẳn các họng pháo trên núi Voi Quỳ đang chĩathẳng vào mấy đống lửa dùng làm đích này, đợi một ánh chớp của lựu đạn hay đạn cối 60 là bắn xối xả! Thằng Tây Bia quả là quỷ sứ !

Page 48: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Đại đội rút ra xa, chia nhiều cánh đi lùng tiếp, có du kích đẫn đường. Tám giờ sáng, hẳn nhìn quaống dòm thấy ta không mắc bẫy, địch giội xuống bãi mìn mấy chục quả pháo 75, đạn nổ lẫn đạn cháy,không để mìn và lều vải lọt vào tay Việt Minh. Cả khu đồi bốc lửa và nổ suốt buổi sáng.

Lại ú tim tìm bắt một ngày nữa. Chiếc Đa-cô-ta hai động cơ rì rì quần treo đèn từng lúc. Bốn chiếckhu trục cổ rùa Xpít-phai lên ném bom hủy diệt một xóm công giáo toàn tòng do địch kiểm soát, vì bọnquan sát trên Đa-cô-ta trông thấy trung đội vệ sĩ của nhà thờ vác súng đi tuần bên trong hàng rào chốngCộng. Rối tinh rối mù.

Tuy vậy, Tây Bia đã lâm thế bí.Sau một ngày bị bất ngờ, du kích và nhân dân bám theo cánh quân hắn mỗi lúc một sát. Súng

trường bắn tỉa nhả đạn ở những nơi ít chờ đợi nhất. Bọn lính ngụy dẫn đầu vấp mìn ở chỗ hôm quakhông hề có mìn. Một trung đội Việt Minh phục kích đón đường, rất may là hắn cho quân đi men phíabên trái của cánh đồng hoang. Địch nằm mé bên phải, nổ súng cách bốn trăm mét, súng tồi và bắn kémnên hắn chỉ mất hai lính. Hắn gọi ra-đi-ô-phô-ni về đồn cho pháo dập, đi tiếp. Hai giờ sau, mấy phátđạn lẻ của du kích bắn chết tên hạ sĩ truyền tin, phá luôn máy. Túng kế, hấn cho quân tuôn ra một bãisỏi cát rộng ven bờ Nam sông Thu Bồn, buộc hai sơ-mi trắng vào gậy, đánh tín hiệu xê-ma-pho lênchiếc Đa-cô-ta quần tròn trên đầu xin yểm trợ và thuyền vượt sông. Đánh đến rã tay, bọn trên máy baymới ném xuống một mẩu giấy: “Chúng tôi không hiểu tín hiệu xê-ma-pho, hãy dùng moóc-xơ”. Pi-echửi toáng một hồi, lại đánh moóc-xơ vắn tắt hơn, sợ máy bay bị Việt Minh bắn sẽ chuồn gấp. ViệtMinh không bắn, nhưng từ chiếc Đa-cô-ta rơi xuống mảnh giấy thứ hai: “Phải về Đà Nẵng lấy xăng. Sẽxin thả dù ra-đi-ô-phô-ni, xin pháo yểm trợ và thuyền vượt sông”. Máy bay đi khỏi một lát, cối 60 củaViệt Minh ầm ầm tống đạn xuống bãi cát, thêm mươi lính nữa chết và bị thương. Còn may là bãi cátkhá rộng, Việt Minh không xung phong qua được, lại nghèo đạn không bắn dai.

Cánh quân của Pi-e qua sông bằng ca-nô máy chở nhiều đợt lúc mặt trời lặn, dưới làn pháo yểmtrợ của đồn 76 và các đồn gần đấy, và dưới những viên đạn bắn tỉa “cắc-bụp-xòe”.

Đường về đồn chỉ cách sáu cây số nhưng phải qua nhiều bãi chông mìn có từ trước hoặc mới đặtchặn đầu. Lính lại mệt phờ phạc, quân da vàng giở bài ỳ không hiểu khẩu lệnh tiếng Pháp nữa, quân dađen vãi bớt đạn dọc đường, quân da trắng bắt đầu chửi chỉ huy bằng tiếng Đức, Ý, Hà-Lan, Tây-ban-nha. Pi-e phải cho rút vào chỗ rậm, ăn đồ hộp với nước lã để tránh đốt lửa, ngủ thành vòng tròn đơmsúng ra ngoài, nửa số quân ngủ thì nửa kia phải gác và tuần. Sáng hôm sau, phải đợi đến chín giờ máybay quan sát mới đến quần treo đèn, canh chừng cho Pi-e rút quân về đồn. Khu không có sẵn ra-đi-ô-phô-ni để thả dù, chỉ liên lạc với trời với đất bằng giấy viết nguệch ngoạc và cờ sơ-mi. Mất gần mộtbuổi nữa để vượt sáu cây số băng ruộng, cả quan lẫn lính đều hấp hối...

Về sau Pi-e nhớ lại trận càn “đại thắng” này, vẫn còn ngạc nhiên vì loạt trung liên bốn năm viên xổgần trúng hắn, lại câm bặt trước khi quân hắn kịp bắn trả.

Đại đội 8 họp Hội đồng danh dự chính vì loạt trung liên ấy, do Năm Chò tự tay bắn.Chủ tịch Hội đồng là Ba Dĩnh đã thu thập đủ chứng cớ để làm báo cáo, chỉ còn dằng co ở bàn án

sẽ đề nghị biểu quyết: Năm Chò đề nghị xử tử Sáu Mãnh, Ba Dĩnh thấy nên giải lên cấp trên xét xử.Sự việc đơn giản thôi. Sáu Mãnh ham gái, lần này bốc trúng một ả buôn lậu con thoi giữa vùng ta

với vùng địch, ủy ban xã nghi là gián điệp và đang theo dõi. Sau vài lần cợt nhả đưa duyên, ả hẹnMãnh ra một chòi tranh bỏ hoang giữa một nà bắp rộng, bắp bẻ xong nhưng cây còn đứng. Mãnh đãvác trung liên ra đi, thấy rờn rợn thế nào lại gọi hai đội viên mang đạn đi cùng, tính nếu êm xuôi sẽcho hai cậu kia về trước. Một cậu đang lên cơn sốt rét rên hừ hừ, cậu kia nghe bảo đi tìm đạn địch vấtlại nên hăng hái theo ngay. Ở sát nách địch, vũ khí phải dính theo người, cũng không thể giao vũ khícho đồng đội đang ốm, cậu đành trút hết ba trăm đạn trung liên mang theo. Lúc này trong đại đội mỗitrường Max 36 chỉ được mười lần nổ, mỗi trung liên 24-29 được một trăm phát, riêng súng của Mãnhlà “cây hỏa lực chiến lược” lãnh tới ba trăm viên, coi như phần con cưng.

Ra đến chòi giữ chim, Mãnh kêu mệt, ngả lưng trên sạp tre một lát, lại rút tiền bảo cậu mang đạn đimua rượu với lòng heo trong xóm. “Để ba-lô đạn tao giữ cho, cõng kè kè làm gì cho cực”. Cậu kiangần ngừ, nhưng một lần nữa lại phục tùng tiểu đội trưởng. Ả kia trông chừng, thấy rõ thày trò SáuMãnh ra nà bắp mới lẻn đi đón cánh quân Tây Bia, lúc ấy đã tuôn qua hẻm suối khô đến gần làng. Mộttiểu đội lính ngụy được ả dẫn đi đánh úp, cướp súng. Pháp không cần súng, chỉ cần nhổ bớt nanh vuốt

Page 49: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

của Năm Chò và diệt một tay thiện xạ cực kỳ lợi hại.Ả kia quen luồn lách một mình, không biết rằng một tiểu đội mang súng đạn và ba-lô đi trong nà

bắp khô và dày sẽ ồn tới mức nào. Mãnh đang nằm lim dim đợi người tình, nghe tiếng rào rào như trâubầy tới gần, nhỏm dậy dỏng tai. Vài tiếng ho rồi một giọng hạ thấp mà vẫn ồm ồm hỏi: “Gần tới chưa?”. Tiếp giọng đàn bà: “Dạ thưa thầy gần rồi, phải thiệt êm...”. Tuy nghe lõm bõm mà Mãnh vẫn nhậnra tiếng ý trung nhân mới sáng nay còn thề trọn đời chung thủy. Hắn nhảy ào từ sạp xuống đất, chụptrung liên. Nghe trong chòi động mạnh, địch chưa thấy gì vẫn xả đạn như mưa vào chỗ động. Nhữngcây bắp khô bị phạt văng tung tóe, đạn xăm đất túi bụi chung quanh Mãnh. Hắn chỉ còn kịp túm đầunòng cây trung liên kéo lê theo, chạy tháo thân. Thoát ra chừng trăm thước, hắn mới sực nhớ phải chặnđịch đuổi, vội kẹp súng vào nách bắn hú họa mấy loạt về phía sau, lại chạy. Hắn về đến gần làng vừagặp đại đội ngậm tăm rút ra đồi, lùng đánh cánh quân chính của địch. Vừa dỗ vừa dọa, hắn buộc cậumang đạn phải giấu vụ mất sạch ba trăm đạn, hẹn trong đợt chống càn này sẽ kiếm bù vào. Cứ thế, suốthai ngày rưỡi quần lộn ẩu với địch, hắn vác cây trung liên với năm viên cuối cùng sót trong băng đitheo Năm Chò, còn cậu đội viên bị trám mồm cung cúc cõng ba-lô của người bạn sốt rét đã xuống nằmhầm bí mật, với hai cái băng rỗng độn ngoài cùng cho lấp ló.

Địch về gần tới đồn, Năm Chò mới chộp được thời cơ ăn to. Rượt theo đến mửa mật, anh suýt reoầm khi thấy tất cả cánh quân Tây Bia ngoi ngóp lội ruộng lầy trước mắt anh. Không thể xung phongdưới tầm súng bắn che của đồn 76, vả lại theo kịp anh chỉ có mươi tay súng gần hết đạn. Diệt địch lúcnày chỉ trông vào cây trung liên “dự trữ chiến lược”. Sáu Mãnh ôm bụng quằn quại kêu đau. Năm Chòchụp lấy súng, gọi cậu tiếp đạn đến bên, nổ một loạt, hối hả gọi thay băng, tái mặt khi nghe báo cáo hếtđạn. Anh há miệng ngáp ngáp mấy cái, bật ra tiếng gầm méo mó: “Saaao? Sao lại hết !?”. Anh emchung quanh đều nhận ra thằng Tây Bia vừa hút chết đang rướn người ngoi gấp tới bờ ruộng gần nhất.Mặc cho trọng liên trên đồn bắt đầu quét tới chíu-chíu-pùng-pùng, họ ngắm kỹ và bấm những phát súngtrường cuối cùng, trượt cả. Một trung đội phó tức điên nổ ba loạt hết băng tiểu liên Xten, mọi ngườiđều thấy đầu đạn rơi xuống bùn chúm chúm trước họng súng chỉ vài chục thước, nòng quá mòn rồi.

Ba Dĩnh báo cáo ngắn, vì đại đội biết rõ đầu đuôi. Anh dứt lời giữa một câu dở dang, như mắcnghẹn. Hội đồng nhìn xói vào Năm Chò, đợi anh lên tiếng. Năm Chò ngồi lỳ không động, không mởmiệng, cả thân hình đúc thành khối đen kịt dưới trăng rằm đã lên tới đỉnh vòm trời. Mắt anh đăm đămnhìn khối đen thứ hai cũng câm lặng như mình là Sáu Mãnh.

Tất cả đều hiểu một lời của Năm Chò sẽ quyết định Sáu Mãnh sống hay chết. Cán bộ đại 8 gồmtoàn những tay sừng sỏ ngổ ngáo, nhiều lần Hội đồng danh dự đã biểu quyết ngược ý Năm Chò chứkhông hề gọi dạ bảo vâng, nhưng chẳng hiểu tại sao lần này họ đều - không ai bảo ai - muốn nhườngquyền phán xử cho đại đội trưởng, người sống chung lâu nhất và chơi thân nhất với Sáu Mãnh. Riêngchính trị viên Ba Dĩnh, sau mấy làn cố dỗ dành Năm Chò đừng đề nghị tử hình và cảm thấy Năm Chòlà quả mìn sơn đen có dây cháy chậm bén lửa, đã bí mật rút băng đạn súng ngắn Côn 45 của Năm, lắptrên cùng một viên đạn thối đã cho vào tiểu liên Tom-xơn bắn đến thủng đít mà không nổ, lắp lại nhưcũ. Phòng xa vẫn hơn. Năm Chò dạo này bớt nóng tính được nhiều, nhưng biết đâu...

Chung quanh mười bảy người đồng đội ngồi nín thinh trên nền nhà trụi, trăng rằm âu yếm rưới mãinhững đốm và mảng xanh tuyệt vời xuống trần cho tất cả cùng trẻ lại. Trăng xóa trên mặt người nhữngnếp nhăn khắc khổ nhọc mệt. Trăng đổi màu cây cỏ mùa đại hạn sẫm nặng ra xanh non mơn mởn tiếtThanh Minh: bãi bom hủy diệt biến thành vùng gò đống cho người đến viếng; trận địa chông mìn quyếtchiến điểm hiện lên là nơi trai gái hẹn nhau hát giao duyên đến trăng tà gà gáy; những nền nhà mớicháy trụi hôm kia hôm qua được trăng phủ lụa mềm mại sẵn sàng đón bước chân ngập ngừng của cặpngười lần đầu biết yêu. Và gió nữa. Gió từ sông Thu Bồn thổi lên khi nhẹ khi mạnh theo ý riêng khóhiểu. Những gì được trăng giảm tuổi già lại được gió biến hẳn thành lứa măng tơ. Lá to nhỏ lao rao lắcđầu xoay cổ, cây cao thấp nghiêng thân uốn dẻo, những vũng trăng trên đất cũng đung đưa gợn sóng,chung vui trong điệu múa khoan nhặt của trẻ em chơi quên giờ đêm rằm.

Người lính địch hậu quen biến đêm thành ngày, nhưng ngày lại chẳng chịu hóa thành đêm cho ngườiđược nghỉ trọn giấc.

Gà gáy chưa dứt tiếng, pháo cầm canh đã chuyển sang bắn cấp tập trong khi chờ máy bay đến giộibom. Tiếp tới quân bộ, không càn lớn cũng thọc phá nhỏ đôi ba chỗ, ta quấy rối đêm thì địch trả đũangày. Hôm nào không quá găng, bộ đội lại bới ra một góc của quả núi công việc ùn đợi sẵn: kéo ra

Page 50: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

rừng học chính trị, lên đồi tập quân sự (gọi là hội trường và thao trường nghe cho sang), đào thêm hầmhào chống càn, giúp dân dựng lều thay nhà bị đốt, đi lãnh gạo và vũ khí, kiếm củi nơi xa, cộng thêmnhững việc không tên khác như lau súng, may vá, tắm giặt nữa, coi như nhồi nhét đầy căng một ngàykhông còn khe hở để ngủ bù.

Đêm được đành cho hành quân và chiến đấu. Ngày sửa soạn cho đêm, là phần mở đầu của đêm. Cóthể quên ngày dương lịch, lẫn lộn chủ nhật ra thứ Năm, nhưng không thể nhớ sai lịch ta. Phải nắm chắcvà tính kỹ những đêm trăng và đêm sao, độ sáng của từng đêm thượng tuần và hạ tuần, giờ trăng mọcvà lặn, nếu không muốn bò qua rào thép gai dưới trăng rằm xỏ kim được, hoặc không gánh lặc lè đimen bờ vực mà mắt nhìn xuống không thấy bàn chân... thế đấy, người lính theo dõi trăng, nhớ trăng,thèm từng giờ trăng, cũng lắm khi bực vì trăng nấn ná không lặn, chửi trăng tàn tệ khi mắc nghẽn khôngvượt được bãi cát hay cánh đồng sát bên đồn. Gì thì gì, không ai có thể dửng dưng với trăng...

Hội đồng danh dự ngồi im khá lâu, có dễ đến mươi phút. Cả mấy đồng chí nhanh miệng nhất cũngkhông vội lên tiếng. Tựa hồ họ rủ nhau ra đây hưởng gió mát trăng thanh và đang đợi nồi chè sắp chínnhừ. Một cậu liên trinh ngồi gác sau lưng Mãnh chợt thì thào với bạn: “Được đêm như ri, ta liên hoanmừng công mặc sức mà vui...”. Trong vắng lặng, mọi người cùng nghe rõ. Đâu đó vẳng lại một tiếngthở dài.

Năm Chò như sực tỉnh sau lời nhắc nhở. Anh ngồi thẳng người lên, chẳng hiểu vì sao lại thong thảnhấc cái ca-lô đang đội. Mái tóc lâu không cắt đổ xuống trán, anh em bỗng thấy mặt anh hốc hác đếnthảm hại. Anh vò nắn cái ca-lô trong hai bàn tay hơi run, nói rời từng tiếng bằng giọng khàn đặc nhưnhả trong họng ra từng hạt dẻ đầy gai:

- Xin lỗi các đồng chí, tôi rán giữ bình tĩnh, thiệt khó... Thôi thì vầy... tôi đề nghị đuổi ra khỏi quânđội... tôi xin về nằm một lát, mệt quá, với lại tôi cũng sợ...

Anh khoát tay, lảo đảo đi về cuối vườn.Anh em hiểu ngay: Năm Chò cố nén cơn tức điên, và sợ nó nổ bùng khi nghe Sáu Mãnh cãi chày

cãi cối.Ba Dĩnh rụt rè đề nghị giải lên cấp trên. Đề nghị lấy lệ thôi, vì chính Ba Dĩnh cũng biết là thiếu

người giải, đường xa và khó, Sáu Mãnh có thế biến dọc đường. Vài ý kiến qua lại, rồi Sáu Mãnh nhậntội gọn gàng. Hội đồng biểu quyết theo ý Năm Chò, chỉ thêm một chi tiết: giấy về xã có thể ghi giảingũ vì kém sức khỏe.

Dù giận Sáu Mãnh đến mấy, anh em vẫn nhớ rằng mãi đến nay bộ đội ta chỉ gồm toàn những ngườitình nguyện. Vô khối con trai to khỏe vẫn cứ phây phây ở hậu phương thì sao ! Chỉ trừ những tội quánặng, còn lại cũng nên giảm phạt phần nào. Như Sáu Mãnh mất tuột cả chức vụ, cả Đảng, trùi trụi vềquê sau bốn năm rưỡi chiến đấu, bấy nhiên cũng đã nhục lắm rồi.

Bốn giờ sáng, Mãnh qua đò về vùng tự do phía Nam sông Thu Bồn.Chín giờ sáng, trong một xóm ven sông có tiếng lựu đạn nổ, chỉ một quả lẻ loi.Trưa đứng bóng, một cô du kích đi vòng vượt sông xa đồn đến trao cho Ban chỉ huy đại 8 ba lá

thư: một gửi đại đội, một gửi riêng cho Năm Chò cùng Ba Dĩnh, một nhờ chuyển về nhà theo đồ đạcriêng.

Sáu Mãnh viết thư xong, đã xuống hào tự tử bằng lựu đạn, một quả tấn công OF giấu trong ba-lômang theo.

Chương VII

Page 51: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Con sông La nhỏ hơn sông Thu Bồn nhưng cũng trong veo như thế, dễ yêu như thế trong nhữngtháng xa mùa lũ lụt. Đã dâng lũ thì sông nào cũng đáng gờm như nhau. Có khác chăng chỉ là sông La cóđê, sông Thu hình như không, Cam cố moi trí nhớ vẫn không hình dung ra một khúc đê nào ven bờdòng sông quê hương.

Sắp chia tay với sông La rồi.Sáu Cam rời cơ quan huyện đội Đức Thọ đóng gần thị trấn huyện lỵ, đếm bước trên con đường đá

ven sông La đi lên phà Linh Cảm, nửa vui nửa buồn. Đã tới khu trường chuyên khoa Huỳnh ThúcKháng với mái lá tường đất trên nền đắp cao phòng lụt, trong đó có lớp Đệ nhất văn học của Cam.Tám tháng trước, Cam ngập ngừng bước vào lớp trong bộ xi-ta xám độc đáo của liên khu Năm, vớimàu da tái xám và cặp môi thâm sốt rét, đèo thêm nỗi lo canh cánh sợ học đội sổ. Lặn ngòi ngoi nướchai tháng đường núi ra đến đây, được nhận vào một trong những trường chuyên khoa hiếm hoi củanước Việt Nam kháng chiến có đủ bốn ban và mỗi ban ba lớp. Cam sợ nhất cái thân phận học trò dốtvớt lên trượt xuống, bỏ thương vương tội.

Chuyến vượt núi của đoàn anh La Giang khá trôi chảy. Không bị phục kích, không nghẽn đường tớimức phải vòng xuống Cửa Việt hay bật lên lận A Ki trên đất Lào, chỉ gặp mưa lớn trên vùng tự do Bắcsông Gianh. Đến đấy Cam dầm mưa nặng mới nổi sốt rét, cũng là lúc cả đoàn dừng lại nghỉ vài hômtắm giặt. Nhờ sức đang lớn, Cam lướt sốt nhanh, gượng dậy nhanh, không đến nỗi níu chân các anh ởlại đợi.

Trong vô số cái ngỡ ngàng của người lần đầu bước tới Nghệ Tĩnh, khó khăn lớn nhất đối với Camlà giọng nói và từ ngữ. Các anh từ đây đi Nam tiến đã cố sửa cách nói sao cho người trong Nam dễhiểu, đến nay Cam mới ngớ ra khi nghe hàng tràng tiếng lạ, cứ giương mắt há mồm chờ các anh dịchlại. Sau đó phải nhẩm vài lần để nhớ “sương nác ngoài rào” là gánh nước ngoài sông (đừng loay hoaytìm giếng bên ngoài hàng rào), hay “mạn chển xuốc cươi” là mượn chổi quét sân. Quả là câu đố hiểmhóc khi anh La Giang bắt Cam tập dịch: “Mô rú mô ri mô nỏ chô: mô rào mô bể chô mô mồ”. Anhcười chán rồi mới giảng: “Đâu rừng đâu núi đâu không thấy, đâu sông đâu biển thấy đâu nào”. Bướcvào xứ quê của anh “nhà không chái, đái không ngồi, nồi không quai”, anh La Giang vừa dịch chođoàn vừa cười liên miên, như say chếnh choáng khi hít thở không khí vùng đất mẹ mà anh đã xa rờihơn chục năm qua.

Tiếp theo cái nạn ngôn ngữ bất đồng là những điều phải nhập tâm khi bước vào nhà đồng bào, bởitừ khi qua đò Minh Cầm đoàn bắt đầu ăn ngủ trong dân. Chớ có suồng sã xả láng theo kiểu trong Nam,phải chào cho khắp, chào trịnh trọng, đặc biệt đến bữa cơm phải mời chào tất cả những ai có thể trôngthấy mình ăn. Phải nhanh trí xếp thứ bậc sao cho đúng bọ, mẹ, anh, ả, em, cháu, và tự xưng sao chohợp. Nằm ngồi phải đúng hướng, đúng chỗ, chú ý đến bàn thờ và cửa giữa... Cam rối trí đến nỗi mãivề sau mới nhận thấy phụ nữ mặc váy nhiều hơn quần, và nhìn chung quanh thấy màu nâu ngự trị: nâunon, nâu sẫm, nâu ngả gụ ; rất khác liên khu Năm với màu đen của dân và màu xám của bộ đội.

Anh La Giang chăm lo cho Cam thật chí nghĩa chí tình.Sau khi Cam được nhận vào trường Huỳnh Thúc Kháng, anh định xếp cho ở nhà bố mẹ mình. Xa

nhà quá lâu, anh quên bẵng rằng ở quê người ta lấy vợ lấy chồng sớm và đẻ con nhiều. Trong hai cănnhà lá chung vườn của bố mẹ, có một anh, một chị, một em gái, với tất cả mười sáu đứa con trứng gàtrứng vịt nô nghịch rầm rầm. Chịu thôi.

Học tại đây có hơn hai chục anh em liên khu Năm, ra đợt đầu vào dịp nghỉ hè năm 48, đợt hai chỉtrước Cam tí chút. Họ được xếp ở trong đình làng Tùng Ảnh, tổ chức thành Học xá miền Nam, tự bầuBan trị sự và góp tiền thổi nấu chung, sống kham khổ nhưng nề nếp khá tốt. Cam rất muốn vào đấy,nhưng sau một đêm ở chơi tán chuyện lại thấy không nên để anh em nhường cho mình một chỗ nằm vàmột chỗ ngồi học trên những sạp tre bàn tre đã quá chật chội.

Chạy đôn chạy đáo mấy ngày liền, anh La Giang gài được Cam vào cơ quan huyện đội Đức Thọ,dưới cái ô che chở của anh huyện đội trưởng là bạn chăn trâu hồi nhỏ. Huyện đội trưởng ký giấy choCam “tái đăng” làm liên lạc viên, mỗi tháng chỉ cần đến cơ quan một lần để nhận gạo, tiền ăn và phụcấp. Anh chọn nhà ở cho Cam còn kỹ hơn tiền trạm chọn nhà cho Ban chỉ huy, đưa Cam vào ở trong

Page 52: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

một gia đình bà con trong làng Đông Thái. Hai ông bà vừa làm nông vừa dệt lụa, chỉ hai con, cậu traibước vào cuối cấp tiểu học cần thầy kèm, cô chị cũng thích được bày vẽ thêm khi học Bình dân buổitối, dằn dà về sau hai ông bà dường như muốn anh học sinh bộ đội này ở rể hẳn nhà mình. Thật tình, côTơ làm ăn giỏi và khá xinh gái, phải cái hơn Cam đến hai tuổi, cả nhà lại xem điều ấy là tốt. Cam chỉcười thầm khi nghe giảng xa xôi về “gái hơn hai, trai hơn một”, vẫn cứ một câu gọi chị hai câu mờichị, trong khi cô Tơ ngọt ngào xưng em, phần cháo sớm chè khuya dành cho Cam bao giờ cũng thêmhuong vị của những nụ cười ánh mắt...

Mới đấy mà đã qua tám tháng, chóng ghê !Cam đi học theo kiểu khác thường, từng đợt một, mỗi đợt đều mở đầu bằng cưỡng bức và kết thúc

bằng ham mê. Năm xưa ở Quy Nhơn, Cam biết đọc biết viết và làm được bốn phép tính là do anh CảChanh làm dữ. Khi Cam về ở với chị Thùy, cả nhà đói rách. Cam định bỏ học kiếm việc làm, anh Cảlong mắt nói như dao chém đá: “Tới mười tám tuổi thì mày tự do, trước mười tám mày phải phục tùngtao, mày phải học, phải học !”.

Học vấn tràn vào Cam như vỡ đê. Cam vào trường tiểu học ở Bình Định, trường Trung học bìnhdân ở Quảng Ngãi, trường chuyên khoa ở Hà Tĩnh, lần nào cũng kéo theo quả tạ tự ti của người họcmót. Vài tháng đầu chăm lo lấp lỗ hổng, vài tháng giữa đạt mức trung bình, cuối niên khóa thườngđược xếp một trong mười học sinh khá nhất lớp. Cam luôn luôn ngạc nhiên khi thấy các bạn được họcđủ ngày tháng phải tìm đến hỏi mình một thành ngữ Hán hay một từ tiếng Pháp, tiếng Anh.

Một tuần trước, anh huyện đội trưởng Đức Thọ bàn giao công tác để lên tỉnh đội. Huyện đội trưởngmới từ xã đưa lên, là một anh trung niên chỉ thích mặc bà ba nâu, vắt vai cái khăn trắng, ngồi xổm cohai chân trên ghế dựa và kéo theo mình cái giỏ chứa điếu cày, mớ que đóm, cái âu đất nung nhỏ đựngthan hồng. Hễ vui câu chuyện, anh có thể kéo thông năm mồi thuốc lào mà không say gật gà.

- Mền bản chất nông din ưa nhít là sớm sớm hút mấy điếu thuốc, chè uống vài đợi nác mới, đánhcon tru ra rọng... Đánh Tây mãn cuộc là mền về đi cày, nỏ ham chức tước chi !

Tân quan, tân chính sách. Anh soát lại công việc cơ quan huyện đội, đưa bớt bốn người về đại độibộ đội địa phương huyện, trong đó có đội viên liên lạc Phan Cam. Nghe đồng chỉ huyện đội phó trìnhbày hoàn cảnh của Cam, anh lắc đầu quầy quậy:

- Rứa là ông La Giang cảm tình cá nhân ! Sắp sửa tổng phản công rồi, thân trai tráng lo vùi đầu họcchữ mần chi nữa... Còn thiếu bốn tháng nữa mới đủ mười tám tuổi ? Thiếu niên nhi đồng còn giết đượcTây nữa là... Cứ kêu hắn về đây, mền đả thông cho !

Anh chờ đợi một cuộc tranh cãi đầy lý sự lẫn hờn dỗi với cậu lính miền Nam (anh chưa hề quakhỏi đèo Ngang, không hình dung được miền Nam ra sao), lại ngoi lên học tới ban tú tài trong khichính anh mới thoát mù chữ. Anh sửng sốt thật sự khi Cam tươi mặt đón quyết định đưa về đơn vị, cònhỏi bao giờ được đi. Chà, đám trí thức trẻ này thật khó hiểu... Anh thử thêm tí nữa:

- Ở đại đội đang thiếu cấp dưỡng. Anh em tân binh chỉ ham cầm súng, ngại nồi chảo nhem nhuốc,hay bị các cô gái làng chỉ trỏ chế giễu. Cậu xem làm được không ?

- Báo cáo anh, em không biết nấu nướng, nhưng cố học thì làm được thôi !Cam rời cơ quan huyện đội trở về nhà cô Tơ ở thôn Tùng Ảnh với bản quyết định làm cấp dưỡng.

Cam không biết rằng nửa giờ sau khi ký, anh huyện đội trưởng nói riêng với chính trị viên đại đội địaphương:

- Cứ thử xem hắn có kiêu căng bọ tịch gì không. Nặng máu tiểu tư sản thì thôi, hễ yên tâm gánh nồithì cậu đưa hắn vô Đảng, cho đi học đào tạo lên cấp côi, về sau thay bọn già mền. Trường Lục quânTrần Quốc Tuấn báo tin vài tháng nữa về tuyển sinh, hắn khá thì cho đi học. Mền có hơi gờm hắn chữnghĩa đầy bụng, gặp một lát tự nhiên thấy thương hắn, lạ thiệt chớ !

Cái điều anh huyện đội trưởng thấy khó hiểu đang phơi bày khắp noi. Từ thị trấn Đức Thọ vềtrường Huỳnh Thúc Kháng, Cam đi qua hàng chục cổng chào bằng tre với cót tô đậm hàng chữ “Tíchcực cầm cự, chuẩn bị chuyển mạnh sang TỔNG PHẢN CÔNG”. Ngay trước trường Huỳnh ThúcKháng, dưới hàng hiên, cũng treo tấm băng to dài “Chuẩn bị TỔNG PHẢN CÔNG”, chữ giấy vàngtrên nền nâu non.

... Cam dừng bước trước cổng trường, leo lên con chạch bên phải đường đê sông La. Mặt trời đã

Page 53: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

lặn một nửa. Những đàn và nhóm cò trắng lấy dòng sông làm cữ, vội vã đập cánh bay về Hương Sơn,Hương Khê tìm nơi ngủ. Trên sân vận động nằm giữa trường chuyên khoa và chợ Hạ, các trung đội tựvệ học sinh đã tan buổi tập chiều, đang ngồi hát, thi nhau hát thật to. Tất cả đều là những bài Tổngphản công.

... Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về...

... Về thủ đô, quân du kích súng dưới tay bước trên hè phố thênh thang…

... Ước mơ ngày mai diệt hết quân thù, ca vang lừng nhạc xuynh giữa thủ đô...

... Tổng phản công, ta mong từnq giây...Một số cậu quản ca có sáng kiến cắt đôi cắt ba hài hát, chen vào những câu hô lớn “Chuẩn bị...”,

và đơn vị thét đáp “Tổng phản công !”, sau đó hát tiếp.Cam ham học, thèm học, đành rồi. Nhưng chẳng bao giờ Cam thoát mũi nhọn xoi xói như viên đạn

từ mặt trận dội về, bay lạc qua bốn bức tường trình đất sét quét vôi trắng của trường chuyên khoa.“Mình đã từng nếm mùi bom đạn khi mười ba tuổi, từ Bắc Sài Gòn đến vùng cao-su Biên Hòa, sắpTổng phản công rồi. Chắc hẳn Tổng phản công y hệt Tổng khởi nghĩa, cả nước rập một lần nổi dậyquật nhào thằng Tây, lần này còn thêm Hồng quân Trung Hoa tràn qua biên giới giúp sức nữa, coi nhưăn chắc. Đến ngày hoàn toàn độc lập, lẽ nào mình chỉ ghi vào lý lịch rằng đã chúi mũi học văn hóatrong khi cả nước đổ xương máu đánh đuổi giặc Tây ?”.

Trong những ngày này, Cam thấy mình như cái thước kẻ dựng đứng trên bàn chờ một luồng gió thổi.Anh huyện đội trưởng mới đã phùng má thổi cây thước ngã về phía giết giặc. Và Cam biết ơn anh đãgiải thoát cho Cam khỏi nghiêm lệnh của anh Cả Chanh cùng mọi sự sắp xếp chí tình của anh LaGiang. Sẽ phải viết thư cho hai anh, giấu biến đi cái phần ngứa ngáy nhấp nhổm thèm ra trận của Cam,coi như đến tuổi cầm súng thì ắt phải rời ghế nhà trường. Anh La Giang mới chân ướt chân ráo về đếnliên khu Tư đã bị điều vào bộ khung của đại đoàn 304 sắp ra đời, còn anh Cả Chanh chắc hẳn đã vượtbiên giới sang Lào. Muốn thư đến nơi, Cam sẽ chép mỗi thư thành ba bản, gửi theo ba con đường khácnhau...

Mặt trời đã lặn hẳn phía thượng nguồn sông La. Các cô gái dệt và nhuộm lụa ngại nắng rám máhồng thường đợi xế chiều mới ra giặt vỗ phồm phộp bùm bụp trên các bực xây đá ven đê, đã gánh lụavề phơi trong vườn nhà. Tiểu đoàn tự vệ trường chuyên khoa tan buổi tập chiều, đã hô những khẩu hiệutổng phản công cuối cùng, vác cây súng nứa và ôm xấp vở giấy rơm tự túc tản về nhà trọ nằm rải trongcác làng Đông Thái, Tùng Ảnh, Linh Cảm.

Cam cũng về. Muốn ra đi thật lặng lẽ nhưng sợ mếch lòng. Còn phải đi chào qua học xá Bình TrịThiên đóng trong nhà dân, ghé thăm vài chục anh em từ liên khu Năm ra, sống chung đói rách trongđình làng Tùng Ảnh, và phải thưa trình sao đó để cô Tơ rất đáng mến cùng bọ mẹ hiểu cho rằng thântrai đất Việt đã đến lúc xả thân vì nước, vẫn không hề quên bọ mẹ với chị Tơ đã săn sóc thương yêu...

** *

- Báo cáo trực tinh, tôi, học viên Phan Cam, đại đội Hai trăm năm mươi lăm, có mặt !- Nghỉ !Cam hạ cây nứa dùi lỗ xỏ dây dùng làm súng tập, đứng nghiêm chờ lệnh.Đại đội phó trực tinh tiểu đoàn cau mày, không ưng ý. Vị khách đến thăm học viên Phan Cam hôm

nay là bà phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ miền Nam Trung Bộ, từ xa thẳm khói lửa ra đây, có mộttrung đội trưởng theo bảo vệ, một đại đội phó thuộc tỉnh đội Thanh Hóa hướng dẫn, còn mang theo mộtthư viết tay của ông chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đề nghị hết sức giúp đỡ. Cậu học viên được thăm lại ráchhơn tổ đỉa !

Trường Trung học lục quân Trần Quốc Tuấn, phân hiệu Trung Bộ, mở khóa 6 trong năm chuẩn bịTổng phản công và quân số tăng vọt này, được phát quân trang quá chậm. Học viên từ các tỉnh kéo vềvới cái khăn gói quả mướp chỉ hơi nhỉnh hơn ruột tượng, các đồ đạc diện nhất để lại nhà hay đơn vị

Page 54: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

cũ, nhận quân trang xong sẽ cấm mặc thường phục, bởi nhà trường phải là mẫu mực về tác phong chínhquy. Sáu tuần quần quật xây dựng doanh trại, tiếp hai tháng lăn lê bò toài vừa qua trên các thao trườngđầy sỏi đá và gai góc chưa dọn hết, đã tạo nên những kiểu ăn mặc kỳ lạ nhất.

Đồng chí đại đội phó đứng trên thềm, rất chỉnh tề trong bộ ka-ki Nam Định, đi giày da vàng đế cộpcó cổ, đội mũ bọc vải và lưới gắn sao vành vàng, còn đeo chéo qua ngực tấm băng rộng bản hai màuđỏ vàng của trực tinh. Đứng nghiêm dưới sân là một người đen như củ súng đến khó đoán tuổi, mặc bộáo quần nâu đã bị bùn ruộng ngả sang màu gụ loang lổ từ chân đến ngực, vá chằng vá đụp bằng ba bốnthứ vải khác màu. Chân đi đất chắc hắn chai cứng hơn da trâu. Đặc biệt nhất là cái mũ khâu bằng mocau hình ca-lô úp trên cái đầu cạo trọc bóng, có quai mây chằng dưới cằm. Hầu hết anh em học viênđều mặc na ná như thế, có khác chăng là ở màu vải nguyên thủy của áo quần, hay cái mũ mo chằm hìnhphễu, hình ống. Súng kíp hỏng dùng để tập chỉ đủ cho một phần ba quân số, súng nứa chiếm hai phầnba, mấy cây mút-cơ-tông gỗ anh em tự đẽo khi lao động phải bỏ xó; thà xấu đều hơn tốt lỏi.

Được cái, Cam vẫn không phạm quy định một ly lai nào. “Nhập gia tùy tục, nhập trường tùy quyđịnh”, cán bộ khung nhắc mãi rồi. Ngay từ giờ đầu tiên ghép đơn vị, học viên đã học vỡ lòng hàng loạtquy định, sao cho hàng ngàn chiến sĩ ngày càng giống hệt nhau đến từng lời nói, từng cử chỉ. Áo quầnxơ xác nhưng vẫn đủ cúc và cài hết cúc, tay áo xắn lên cách cổ tay đúng mười hai phân và nếp nấp tayáo rộng đúng bảy phân, cái biển tên hình chữ nhật trên ngực trái tự làm bằng bìa cứng vẫn đúng kíchthước, đúng chỗ, đề rõ họ tên và đơn vị.

Vẫy Cam bước lên thềm, đồng chí trực tinh hỏi nhỏ:- Cậu còn bộ nào nữa không ?- Báo cáo trực tinh...- Ấy, khẽ chứ, khách ngồi trong kia.- Báo cáo, rách toang hết trơn. Chẳng có đồ lành mà mượn... Ôi chao, dì... dì Sáu !Chị Sáu Lễ vừa hấp tấp bước tới sau lưng đồng chí trực tinh, giương to mắt trước cậu bộ đội dị

hình:- Thiệt em hả Cam ? Sao mà... coi khác quá vậy em ? ... Là chị nói em lớn lên ghê quá, cứng cáp

ghê quá...Chị vớt lại câu nói hớ khá nhanh đấy.Vào trong phòng khách, một căn nhà tre nứa lá, đồng chí trực tinh mới phân trần vì sao bộ đội tả

tơi đến thế. Tiểu đoàn đồng ý cho học viên Phan Cam đi phép ba ngày để thăm đoàn cán bộ liên khuNăm trên đường ra Việt Bắc. Quân trang mới đưa về mươi gánh đầu tiên. Cam sẽ được đặc cách nhậntrước. Lặn lộn nơi đồi xa rừng vắng thì sao cũng được, bước ra làng xóm phải dễ coi một tí. Cam sẽnhận quân trang tại tiểu đoàn, trở về đại đội để báo cáo và nhận tiêu chuẩn gạo, tiền ứng đi phép.

Nhóm chị Sáu đợi vài giờ nữa. Trở lại phòng khách là một chiến sĩ cao lớn, chững chạc từ đầu đếnchân, trừ lớp râu quai nón chớm mọc lún phún chưa được cạo nhẵn, còn cái đầu ông sư mới gọt hômkia thì tất nhiên không cần sửa sang gì. Cam chỉ vướng đôi chút vì bộ quân phục vải sợi đôi cònnguyên nước hồ chưa co lại cho vừa người, và đôi dép da trâu xoay bề nhám vào trong cọ rát da chân,chưa kịp ngâm nước cho mềm.

Chị Sáu lại xưng “chị” phủ đầu để bắt Cam thôi gọi bằng dì như hồi ở chung với Hai Thùy:- Anh Bảy bị bệnh, đang nằm viện ở Nông Cống, cách đây bốn tiếng thôi. Ảnh muốn gặp em, nhờ

các đồng chí ở tỉnh thu xếp giùm, chị đi theo coi người coi cảnh luôn. Bệnh viện cũng đóng xa dân,như trường em đây.

Ra khỏi vùng đồi rậm, họ đi trên đường đê nông giang, xuôi dòng nước từ đập Bái Thượng chảyxuống, qua hết huyện Thọ Xuân sẽ đến huyện Nông Cống.

Chị Sáu kể dài dài về chuyến vượt núi dọc Bình Trị Thiên, trong khi Cam nhìn chị chăm chú. Bàchị ngót năm mươi tuổi vốn béo trắng, giờ đã gầy bớt và gọn người hơn, mặt phủ một lớp rám nắngnhư bát sứ lấy từ giàn bếp xuống. Dễ thấy chị cố gắng bước nhanh hơn mức thường trong mấy thángqua để khỏi níu chân anh em trong đoàn, khi vui câu chuyện chị đi chậm hẳn lại, rồi bỗng giật mình đigấp lên.

Page 55: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Cam cố ghìm thói quen sải chân mỗi giờ sáu cây số, bật cười:- Chị bây giờ phong trần lắm rồi. Hồi trước em tưởng chị khó qua nổi đèo Le hay dốc Giảm Thọ.- Dân đồng bằng đặt nhiều cái tên rùng rợn thiệt. Qua Kèn Mẹ, Kèn Con tưởng đã cao lắm, tới dốc

Búk mới thiệt là le lưỡi cóc ! Anh em mang giùm hết đồ đạc, chị hai tay hai gậy rán bươn theo, cứnghĩ: đem cái tên hò Hơ đặt cho dốc Búk mới thiệt đúng chỗ. Anh Năm cõng ba-lô leo ào ào, còn quaylại đón chị nữa. Anh xài sức vậy mới sanh chuyện !

- Chuyện gì chị ?- Ảnh nôn nả lắm, thúc đoàn đi nhiều nghỉ ít. Tới khúc Liên U Ba Rền bị phục kích, một cậu bị

thương phải để lại trạm, bật lên đi dốc U Bò. Đoạn đường goòng máy Đò Vàng - Chu Lễ, đợi một ngàythì goòng sửa xong chạy được, ảnh cứ kéo đi bộ. Các anh liên khu ủy Bốn cố giữ, ảnh chỉ ở lại làmviệc ba ngày, ra đi đã bắt đầu sốt. Tối địa đầu Thanh Hóa ảnh kiệt sức, gượng tới Tĩnh Gia là gụcxuống mê man, phải khiêng đi bệnh viện. Thầy thuốc đoán ảnh trúng thương hàn. Nằm mươi hôm, mớihơi tỉnh tỉnh đã lật bản đồ, xếp lộ trình, chị phải giựt đem đi giấu. Em thấy tức ói không ? Chị đẩy anhTô Xáng đi trước cho anh Bảy khỏi sốt ruột. Chị đi thăm em, phần muốn gặp em, phần nữa cũng bắtảnh đợi chị để nghỉ thêm cho lại sức, đá còn đổ mồ hôi nữa là người ! Kéo tuốt một hơi từ Nam Bộ tớiđây, sức bằng voi cũng nhào huống chi ảnh đã ngoài năm mươi !... Đói bụng rồi, ta ăn cái gì đi.

Chị huých Cam, chỉ vào tấm biển cót đề chữ to “PHỞ - tái nạm sụn gầu”:- Em ra trước, biết nạm sụn gầu là món gì không ?Cam cười xòa:- Sụn, chắc là xương sụn. Hai tiếng kia em chịu.- Chưa thử hả ?- Dạ chưa. Hàng quán mắc cái tật là ăn xong đòi tiền, bậy hết sức !Chị gọi hai đồng chí cùng đi vào quán, mời mỗi người hai tô tùy ý chọn, kết thúc bằng một quả

chuối tiêu.Càng đi xuôi nông giang, đồng bằng Nông Cống càng mở rộng, càng nổi xanh mơn mởn, với những

nét thắng của kênh mương khoe công con người săn sóc đất. Nhiều con đường rộng lát gạch nghiêngdẫn vào những xóm làng chưa từng bị bom, lắm nhà ngói lấp ló sau tre, các nhà tranh trông ngoài cũngkhá gọn sạch. “Được mùa Nông Cống, nuôi sống thiên hạ”, vùng vựa thóc này quả thật là giàu. Thếnhưng Cam vẫn chưa có mấy cảm tình với xứ Thanh, chỉ nhớ một số kỷ niệm ít vui qua những chuyếnđi đường, ngủ nhờ, mượn nồi xin củi. Không chỉ riêng Cam mà hầu hết anh em từ Nghệ Tĩnh, Bình TrịThiên, liên khu Ba kéo đến Trường lục quân đều có ấn tượng rằng đồng bào ở đây hiểu Cách mạng quáít, các nhà giàu coi khinh bộ đội ra mặt, chính quyền và các đoàn thể yếu ớt. Đã xảy ra mấy vụ xô xáttrong đại đội khi anh em liên khu Ba nhại lối nói vùng Tây Thanh Hóa: “Cha tui đi cần, mẹ tui đi cấn,chị tui đi củn, tún mới viền”. Riêng Cam một lần suýt đánh nhau với một cậu quê ở Thanh Hóa cũngvì cái tội “chửi cha không bằng pha tiếng”. Bị anh em lôi lại, cậu còn dứ dứ hai quả đấm, quát:

- Nghe nói mi ở tỉnh Nam. Mi tưởng xứ Nam Định nhà mi báu quý lắm đấy. Sợ Tây, bỏ chạy vô xứni ăn mày hàng triệu !

Đang tức đỏ mặt, Cam bỗng bật cười hô hố, chung quanh đều sửng sốt.Mãi ba giờ chiều họ mới về đến bệnh viện, đóng xa làng trong khu đồi còn nhiều rừng cấm.Bị vợ giấu hết tài liệu, anh Bảy Quý nằm dài đọc báo, anh mượn được cả một chồng báo đủ loại

của bệnh viện, nhiều nhất là hai tờ Vui Sống của ngành quân y và Quân Du Kích viết rất nhộn. Từnglúc anh tủm tỉm cười một mình.

Vốn gầy sẵn nên khi ốm dậy trông anh không hốc hác lắm, tuy phải qua nhiều ngày sống bằng nướccháo, sữa loãng. Anh lên kính rồi hạ kính, nhăn trán cố nhớ mà không nhận ra Cam, làn cuối anh ghéthăm Chanh và Thùy cách đây đã ba năm.

- Xin lỗi đồng chí nghen. Đồng chí ở viện đây hay là chỗ khác tới ?Mọi người nói cười ầm ầm, anh cũng ngượng nghịu cười theo:- Nhà tôi hẹn dẫn thằng nhỏ Sáu Cam tới chơi, đợi miết chẳng thấy nó tới. Sao mình, nó xin nghỉ

Page 56: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

phép được không ?Chị Sáu gập đôi người, đỏ rựng đến tận cổ, cười đến phát ho sặc. Anh Bảy ngẩn ra nhìn vợ, rồi trố

mắt ngắm cậu bộ đội đứng bên giường, ngập ngừng :- Hay đồng chí là... nè, thiệt mi hả Cam ? Mi chớ ai nữa ?Cam vồ lấy bàn tay gày cuộc chìa ra luống cuống:- Tại cháu... tại em khác quá đó anh. Hồi xưa anh ít gặp, qua mấy năm anh ở Cực Nam, em lại ít

giống anh Chanh !- Ờ, phải, mi cao hơn anh, đen thui như dọn rẫy mới về, thêm râu ria nữa chớ...Những cán bộ như anh Bảy Quý quanh năm tiếp xúc với vô số bộ đội và đồng bào, vẫn luôn luôn

áy náy mỗi khi không nhận ra một ai đó vồ vập đến với mình. Chị Sáu biết tính anh, vội kể dồn dập vềnhững phút mới đầu gặp Cam ở Trường lục quân. Cam cười thầm, nhớ lại câu dặn nhỏ của anh trựctinh: “Đừng kể chuyện khổ cực nhiều, nhân dân hiểu lầm trường ta để lính đói rách”.

Suốt hai ngày tiếp theo, chỉ trừ giờ khám bệnh và cho thuốc, Cam sống hẳn bên anh Bảy, giúp anhăn uống, đi dạo, nhiều nhất là vừa xoa bóp vừa chuyện trò rủ rỉ. Có lúc anh Bảy nói bùi ngùi: “Mi làmtao nhớ thằng Chanh quá. Nhớ hồi ở tù...”. Anh không nói tiếp, nên Cam chẳng hiểu hồi xưa các anhsống với nhau ra sao. Anh Cả Chanh rất ít nhắc tới kỷ niệm nhà tù, có lẽ ngại chung quanh tưởng anhkhoe công.

Anh Bảy hỏi nhiều, nghe kỹ, nhưng nói rất ít.Một trong những câu hỏi đầu tiên của anh là: “Tại sao em bỏ học chuyên khoa, đi bộ đội ?”- Tổng động viên mà anh. Tổng động viên để Tổng phản công, em cũng vừa tới tuổi cầm súng. Vô

lễ để người khác đánh giặc miết, về sau em tọa hưởng kỳ thành ? Với lại em nhập ngũ năm ngoái kia,làm lính cậu, lính học trò riết rồi cũng dị dị...

- Trường chuyên khoa đóng cửa à ?- Dạ không, khám tuyển hết thảy, nhưng ai không tự nguyện tòng quân cũng không ép, cho ở lại học

tiếp.- Em có thấy như vậy là bất công không ?Cam ngừng tay xoa bóp, ngẩn mặt ra. Cam biết có nhiều bạn học cố né tránh con đường ra trận,

nhưng chỉ thấy thương hại họ. Thắng Tây xong là suốt đời không còn dịp rèn luyện trong khói lửa, lậpcông dâng lên Tổ quốc, Bác Hồ. Mà ta sắp thắng Tây rồi còn gì !

Nghe Cam thú nhận nỗi ngứa đánh kéo dài, anh Bảy cười:- Thử đoán coi, năm nào nước mình độc lập ?- Ai cũng nói năm nay tổng phản công. Một lần đại tá phân hiệu trưởng đến tiểu đoàn em nói

chuyện, nhắc là không được cắt cụt câu khẩu hiệu “tích cục cầm cự, chuẩn bị chuyển mạnh sang Tổngphản công”. Cán bộ tiểu đoàn, đại đội hớt bỏ hết khúc đầu. Đại đội trưởng bốc lắm, nói trước anh em:“Tôi được nghe đích xác rằng là Hồ Chủ Tịch đã dặn Võ Đại tướng: nếu như đêm ba mươi mốt thángchạp chú chưa Tổng phản công thì sáng mồng một năm Năm mươi mốt chú cũng phải ra lệnh Tổngphản công !”. Bộ đội vỗ tay rầm trời. Thiệt vậy không anh ?

- À... ờ... đợi ít lâu nữa, may ra anh được kêu lên gặp Bác Hồ hay anh Văn, anh hỏi thử... Cam nè,nghe người ta đồn cán bộ Trường lục quân đánh phạt học viên gắt lắm phải không ?

- Dạ, đánh thì không. Khóa trước còn, tới khóa này cấm đánh, hết hẳn rồi. Phạt thì... thả cửa, lu bù,vô số !

Cam không thấy anh Bảy cười tủm tỉm, không biết câu chuyện đã bị lái ra khỏi cơn lốc say sưa củacuộc Tổng phản công đang đến sát nút với toàn thắng cầm chắc trong tay.

- Tại sao mà phạt ? Phạt cách sao ?- Nhiều lý do lắm... Thường là phạm quy định nhà trường, chậm chạp, thiếu chỉnh tề, nội vụ lộn

xộn... Cũng có khi chẳng cần lý do. Trường đề ra một tuần “Kỷ luật không lý do”, đụng đâu phạt đó.Tụi em sinh hoạt Đảng, chất vấn riết, chi ủy nói là tập cho học viên chịu phạt, cho quen với kỷ luật sắt

Page 57: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

của quân đội, xóa sạch tác phong lề mề dân chính, tự do du kích. Hay là “Tuần nhanh chóng” báo độngliên miên, vô hồi kỳ trận, nửa đêm gà gáy hay là giữa bữa cơm, giờ nghỉ. Báo động cả đại đội, riêngtừng trung, từng tiểu, có khi báo động một người. Có lần em bị báo động đêm tới ba lần sau phiên gác,chỉ ngủ được vài tiếng...

- Chà, sao vậy ?- Tại em thôi. Gác hết phiên, vô đập kêu người thay gác hơi ồn, ông trực tinh đại đội nghe được.

Ổng để cho ngủ lịm đi mươi phút mới đến bấm vô đùi, nói nhỏ “báo động cá nhân”. Lập tức cuốnmùng chiếu cột ba-lô, áo quần nai nịt hỏa tốc, chạy ra nghe lệnh phạt đứng nghiêm nửa tiếng vì làm ồn.Phạt xong trở về chỗ ngủ, thiếp đi một lát lại bị lần thứ hai, vì mùng căng không vuông vức, đeo ba-lôchạy tại chỗ nửa tiếng. Tới lần thứ ba, tại em buồn ngủ quá, vô mùng xong không cởi áo quần dài theoquy định, bò quanh doanh trại nửa tiếng. Phờ râu ông cụ !

- Nói thiệt anh nghe ... Em có tán thành cách rèn luyện bộ đội như vậy không ?Anh Bảy đăm đăm nhìn Cam. Bên dưới lớp da tóc gọt trọc bóng, khuôn mặt sạm nắng đen trũi trở

nên đăm chiêu. Cam mấp máy môi vài lần, không nói, bộ râu quai nón mọc sớm khẽ động đậy, đôi lôngmày nét mác cau lại. Anh Bảy nghiêm chỉnh chờ nghe câu trả lời, và ưng ý khi thấy Cam suy nghĩnghiêm chỉnh, ở lứa tuổi mười tám của Cam, anh chỉ là chú học trò nghèo, bồn chồn háo hức đấynhưng hầu như không hiểu gì về đất nước, lịch sử. Lớp người thay thế ngồi trước mặt anh khác nhiều,khác quá xa. Thằng em nhỏ lon xon theo anh Chanh chị Thùy năm nào đã học vượt lớp lên cấp chuyênkhoa, thành đảng viên dự bị, đang được đào tạo thành cán bộ chỉ huy, sắp bước vào đợt thử lửa thứ haitrong cuộc đời còn rất ngắn mà đã trải không ít chìm nổi. Anh không nhận ra nó khi mới gặp là phải.Không chỉ vì vóc dáng lênh nghênh và nước da dầu dãi, còn vì cái lối đi đứng dứt khoát, nói năng rànhrọt với những lời chọn lọc, cái vẻ người trưởng thành đường hoàng và có lẽ hơi chín sớm nữa trong lòlửa kháng chiến. Ừ nhỉ, có lẽ nó chín sớm thật, nó hơi già trước tuổi. Ở mướn giữ ngựa, lần lút xin ăn,liên lạc trong bộ đội Nam tiến, những trường đời ấy quá khắc nghiệt đối với một đứa trẻ. Trong banăm xa anh nó còn qua ba nhà trường khác nữa: Trường Trung học Bình dân học chung với cán bộ,trường Chuyên khoa, trường Lục quân. Nó cọ xát với không biết bao nhiêu đồng chí, đồng đội, đồngbào, đồng song, suốt dải đất Trung Bộ dài thượt này, lấn vào tận ngoại ô Sài Gòn, dễ sợ thật. Quả làhậu sinh khả úy...

Dựa lưng vào phên nứa, anh Bảy xoa cằm nghĩ dài dài như thế trong khi Cam xuống nhà ăn bưngxoong cháo hầm nhừ lên cho anh.

Khi Ban Thường vụ Trung ương Đảng thăm dò các liên khu ủy về danh sách ứng cử và đề cử vàoTrung ương trong Đại hội toàn quốc lần thứ hai sẽ họp vào mùa xuân năm sau, anh Bảy Quý không cómặt nhưng đã được đề cử gần như nhất trí. Bởi thế, vừa từ Nam Bộ ra đến khu Sáu, anh đã nhận điệnra Việt Bắc rất gấp để báo cáo và góp sức soạn các văn kiện Đại hội. Nói cho thật tình, anh Bảy cómấy ngày vui thầm khi thấy mình được các đồng chí tin cậy, thấy mình có ích đối với cách mạng. Tiếpliền đó, rất nhanh, anh trở lại là “ông Bảy Lo”, lo phải nhận những việc quá sức mình. Ra đến BìnhĐịnh, họp liên khu ủy, anh nói hết những gì đã ám ảnh anh suốt dọc đường, xin rút khỏi danh sách đềcử và trở về khu Cục Nam Trung Bộ gian nan bậc nhất trong kháng chiến. Ý kiến anh bị bác bỏ thẳngthừng, anh bị buộc phải lên đường ra Việt Bắc. “Rút hay không rút tùy ông, có điều ông phải có mặttrong Đại hội. Ít nhứt ông cũng kể được trong ta đánh giặc ra sao chớ !”. Các đồng chí đùa vậy, anhnghe cũng có lý và đã biến chuyến đi dài dằng dặc thành một đợt tìm hiểu đất nước từ Nam tới Bắc...

Bát cháo gan băm Cam múc ra còn nóng quá, phải đợi nguội bớt. Anh Bảy lại tủm tỉm:- Sao đó chú mày ? Phán một lời được chưa ?Cam ngồi xuống giường, trầm ngâm:- Dạ, cũng tùy người... Đại đội em có mấy đứa chịu kỷ luật sắt không nổi, đập bệnh xin về, cũng có

đứa bỏ trốn... Số đông thì rán chịu, lỡ hứa hẹn “chưa hết giặc chưa trở về”, bây giờ mặt mũi nào gặplại bạn bè, làng xóm. Với lại riết rồi cũng quen anh à, chạy thêm một tiếng hay bỏ vài vòng sân coinhư tập thêm cho thuộc nhuyễn động tác, mùi mẽ gì.

- Nghĩa là em tán thành ?Cam ngấc đầu, nhìn anh Bảy đăm đăm:

Page 58: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Em nhớ hồi theo bộ đội anh Năm Chò vô Nam Bộ, các anh hăng hái lắm, nhưng mà rất... rất lộnxộn. Đơn vị bầu cán bộ rồi đuổi cán bộ, trên ra lệnh dưới cãi cù cua, kêu họp bảy giờ thì tám giờ mớigần đủ, có anh còn say mèm. Gây sự với du kích ủy ban hoài. Kỷ luật vậy làm sao đánh trận lớnđược... Tới bây giờ kỷ luật rất căng, rất hắc, em nghĩ là đúng. Nhưng mà em không đồng ý cái kiểuphạt làm nhục, phạt lấy oai cho lính sợ chỉ huy. Có những anh cán bộ phạt nhốt hầm tròn giữa trưanắng, phạt ngủ chuồng trâu không mùng cho muỗi đốt, phạt chạy sáu tiếng tám tiếng, đến nỗi anh emphát đau ốm, ngã ngất, lại còn đay nghiến là giả bộ.Có lần em đấu tranh trong chi bộ chống một cán bộtrung đội ưa làm phách kiểu đó, bị anh ta thù thiệt dai. May là ảnh đổi đi nơi khác rồi, dễ thở hơn...Nói cho cùng, em cũng không biết làm sao cho phải, kỷ luật vừa nghiêm minh vừa tự giác là haynhứt... Chết cha, nói dông dài miết, cháo anh nguội ngắt rồi !

Anh Bảy húp từng thìa cháo ấm. Chị Sáu Lễ bước vào từ nãy, không lên tiếng, chỉ lặng lẽ ngồi gọtcam trên cái giường bỏ trống bên cạnh. Chị biết, anh Bảy đã rất nhiều lần nghe kể những điều na nánhư thế và tệ hơn thế, anh chỉ hỏi để hiểu thêm một thanh niên đang háo hức đi giết giặc. Nom nét mặttươi tỉnh của chồng, chị biết anh đang vui sau một câu chuyện không vui.

- Tóm lại, em chịu được tới mút mùa chớ ?- Dạ, chịu được. Đời lính mà, phải tập chịu đựng hết thảy, kể cả những gian khổ ta gây cho ta !- Cái thằng, lý sự như ông cụ non !

Chương VIII

Năm 1950 sôi nổi chuẩn bị Tổng phản công cũng là năm rộn rịp nhất của làng Linh Lâm và vùngthung lũng sông Linh được gọi là Xê-ca-đơ, tức Chiến khu Hai.

Ba thôn có từ xưa là Linh Lâm, Linh Trung, Linh Hạ được ghép thêm một thôn mới ra đời là LinhThượng gồm hơn một trăm gia đình từ vùng bị chiếm Bắc Quảng Nam tản cư vào, dựng nhà rải rác métrên Linh Lâm chừng một cây số. Những ai nhấp nhổm tạm bợ, cả những người chưa thật đáng tin cậy,đã tự ý dời đi hoặc được khéo léo mời đi vào sâu hơn trong vùng tự do liên khu 5 để tránh bom đạnvà dễ làm ăn. Bốn thôn ven sông Linh họp lại thành xã Linh Giang.

Linh Hạ sẵn nghề đánh cá sông, nay khá giả thêm nhờ đóng thuyền và trồng gai đan lưới bán khắpnơi. Linh Trung cắm trên vùng đất chật, vốn ít dân, bỗng đông nghịt lên khi xưởng dệt của bộ độichuyển đến với một trăm rưởi thợ và ngót bốn trăm người nhà, dựng trại và đặt khung cửi trong cáckhu rừng già quanh làng. Đồng bào ở Linh Thượng làm nhà và vỡ đất trồng trỉa xong, thường xin giấyxuống đồng bằng buôn lên muối mắm và các mặt hàng khan hiếm khác, cũng làm thêm nhiều nghề từquê gốc mang tới. Chỉ riêng xưởng quân giới Cao Thắng đóng tách rời chỗ đông dân, lọt thỏm trongrừng sâu với những khu trại to nhỏ, rất nhiều công nhân và gia đình họ, cho đến nay vẫn nằm ngoàiquyền kiểm soát của ủy ban xã, chỉ liên hệ với bên ngoài qua một trạm đặt trên bờ sông.

Chỗ rốn của Xê-ca-đơ vẫn là Linh Lâm, điểm nút của đường bộ 56 xuống tận biển và đường thủysông Linh nối vào nguồn Thu Bồn. Ở đây có cơ quan xã, vạn ghe, chợ và tiệm quán, gần đây mở thêmnhà y tế và trường tiểu học bốn lớp có đủ y tá và thầy giáo. Máy bay đến quần tìm nhiều lượt, chỉ thấyrừng xanh chen ruộng rẫy xanh, rốt cuộc đành trút bom xuống mấy dãy nhà ngói của đồn điền La-phạtvà ngôi đình nằm lộ thiên trên gò, thường thả trượt vì vướng núi phải bay cao.

Linh Lâm tăng số dân, số nhà, cũng ngày càng đông khách qua lại. Các đơn vị bộ đội đi đánh trênBắc Tây Nguyên hoặc lui về luyện quân, các đoàn dân công gánh vũ khí ra mặt trận Bắc Quảng Nam

Page 59: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

và đem chiến lợi phẩm về, các bộ phận tiếp tế và chuyển hàng cho quân giới và quân nhu, tất cả lũlượt kéo qua Linh Lâm hầu như hằng ngày. Ủy ban và xã đội bàn lui tính tới mãi về trật tự an ninh,chạy thương lượng với các cơ quan, xin công an huyện và huyện đội cử người lên lập các trạm kiểmsoát đường bộ và đường sông, cũng chỉ giảm bớt khó khăn một phần. Cuối cùng, xã đội trưởng TámDoãn phải rút du kích và dân quân đi mở một con đường mới xuyên rừng, vòng tránh xa làng, từ truôngDơi tách xéo xuống quãng bờ sông vắng giữa Linh Lâm và Linh Trung, căng dây kéo bè bằng mây songvà buộc lồng vào đấy hai chiếc bè to. Tiếp đó, lại sửa khu lán trại mà một đại đội đã dựng để luyệntập trong ba tháng, nhà và sạp nằm còn tốt, cách bến mới không xa. Để khách qua lại khỏi giận hờn,Tám Doãn dựng thêm một cổng chào với tấm biển chữ lớn: “Nhà khách xã Linh Giang”. Xóm chợ vàbến vạn từ đấy đỡ tràn ngập người, nhưng lại xảy ra một điều rất không ngờ: khu nhà khách biến thànhchợ.

Đồng bào các làng Kinh và Thượng làm ăn khá, thừa khoai sắn bắp và nuôi được nhiều heo gà, lạithiếu các thứ hàng vùng biển và bắt đầu ưa dùng hàng ngoại. Phong trào “bài trừ ngoại hóa” và baovây kinh tế địch còn mạnh dưới vùng xuôi, đám con buôn lậu “chửa ở Tam Kỳ, vô Bồng Sơn đẻ” bịchặn bắt rất nghiêm. Ở nơi ven núi và gần địch này không có con buôn. Bộ đội và dân công đổi chút íthàng mang theo người lấy thức ăn đỡ đói, ai mà dám ngăn cản !

Chợ phiên Linh Lâm vẫn họp hai ngày một lần, vào ngày lẻ âm lịch, nhưng người lui tới giảm đinhiều. Bà con ngóng đợi những đoàn lớn kéo qua, hối hả mang đến khu nhà khách những thứ để dànhsẵn: gà, trứng, thịt rừng khô và tươi, trái cây, nếp, bắp, khoai, sắn, đôi khi khiêng cả heo và đánh trâubò tới, còn dân chài lưới dọc sông gặp con thuyền nào xuôi cũng hỏi ngay nhà khách vắng hay đông.Khách trút ra các loại thuốc tây, đá lửa, dầu lửa, ni-lông đi mưa, đôi khi cả áo quần ka-ki, đồng hồ,bút máy ngòi vàng. Mỗi người đem theo một ít, nhưng hàng trăm cái “một ít” gộp lại thành khối lớnkhông đếm xuể.

Một số gia đình tản cư quen bán quán bắt đầu mang quà đến nhà khách. Ban đầu chỉ là vài gánh mìQuảng, bánh tét bánh ú sơ sài. Về sau là những chiếc đò chở của ngon năm bảy món và những lều quándựng sẵn có đủ bàn ghế tre và bếp than hâm thức ăn, đun nước. Tám Doãn chặn không nổi, và cũngkhông hiểu nên chặn hay để mặc, đành giao cho thôn đội Linh Trung cử mỗi ngày một tổ đến giữ trậttự, cấm đốt khói ban ngày, tịch thu hàng xa xỉ phẩm như rượu và thuốc lá Cô-táp, Bát-xtô. Anh thườngnghe báo cáo về những vụ xô xát nặng nhẹ của dân quân với khách, chẳng bao giờ trông thấy các thứ bịtịch thu. Cứ thế, chính quyền xã chịu chấp nhận sự ra đời của chợ Mới, bến Mới chưa từng có trên bảnđồ. Còn may là đường chuyển thương bệnh binh về quân y viện và đường dây liên lạc Bắc Nam chỉ điqua chợ Huề Bình chứ không xuyên ngang Xê-ca-đơ.

Cuối năm ngoái, Tám Doãn nổi khùng gắt um lên khi nhận chỉ thị của ủy ban huyện Tây Quảng: tạiLinh Giang sẽ đặt một cơ quan mật lấy tên là Trạm biên chính Hai, xã phải hết sức giúp đỡ làm nhà ở,kho tàng, tiếp tế và bảo vệ cho thật tốt.

- Nữa ! Thời đánh Tây, cơ quan nào mà không tối mật, công tác nào không tối khẩn ! Các chả quennước sông công lính, quên mất tụi này ở xã chỉ có cơm nhà áo vợ nợ đùm đề !

Doãn làm huyện đội phó gần hai năm, bị đạn xuyên phổi trong khi chỉ huy một đơn vị du kích TâyQuảng đi dự chiến mé Trà Kiệu. Viên đạn nằm lì trong ngực khiến anh yếu hẳn, phải xin về xã, chẳngdè xã anh biến thành chiến khu với vô vàn công việc hóc búa. Nghe bảo cấp trên định tách Xê-ca-đơthành khu quân sự trực thuộc tỉnh, lập Ban chỉ huy riêng, Doãn sốt ruột chờ ngày bàn giao để lãnh việcnhẹ hơn. Người thay không thấy tới, chỉ thấy việc mới dồn dập trút xuống đầu.

Anh tốc xuống huyện. Huyện đội trưởng là bạn cũ nghe cự nự một hồi, chỉ cười xòa, đưa anh xemmấy nghị quyết chỉ thị mới về khu đặc biệt Hạ Lào - Đông Bắc Miên và Liên quân Lào - Việt. Bộ phậnhậu phương của khu này lấy tên là Phòng biên chính, đặt một trạm gốc ở huyện Tam Kỳ, trạm thứ hai ởLinh Giang, trạm ba sát biên giới, phục vụ cho các cánh quân của bạn và của ta đã chọc thủng biêngiới, đang tiến đánh nhiều hướng.

- Nhiệm vụ quốc tế đó mày. Hết kêu rên chưa ?- Tại tụi bay cứ úp úp mở mở...Doãn đưa về xã một nhóm cán bộ, hai Lào ba Việt, dẫn họ đi xem thế đất, chọn chỗ đặt trạm hơi xa

làng xa sông, trên mối đường xuyên núi đi về Bến Giằng. Du kích và dân quân cũng nhăn nhó như

Page 60: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Doãn khi bị điều, nghe lọt tai mới bốc hăng, làm hùng hục: “Rõ rồi đó nghen. Tới khi tổng phản cônglà mình công tất cả Đông Dương, ào ào tới tới, thằng Tây hết chỗ rúc !”.

Các đơn vị Tây tiến lần lượt kéo qua, mang toàn súng ống tốt, mặc loại quân phục xi-ta chỉ đánhrất bền được gọi là xi-ta biên chính, đặc biệt là được cấp cả dép lốp ô-tô của hiếm. Có những trungđội nói toàn tiếng lạ, anh em phiên dịch giới thiệu là bộ đội Tây Nguyên, chỉ một số cán bộ xã biết làbộ đội Lào. Xen kẽ với bộ đội là những đoàn dân công gánh và cõng rất nhiều thùng vũ khí, kiện quântrang, sọt muối. Càng về sau muối tuôn lên càng nhiều, có thêm mấy con voi và những đàn trâu thồ,ngựa thồ nữa.

Trong mấy tháng cuối cùng ở Linh Lâm chữa bệnh, Cả Chanh hay đến Trạm biên chính Hai, cùngăn ngủ và săn bắn với mấy đồng chí Lào ở đấy. Anh cố học tiếng Lào, chữ Lào, phong tục tập quánLào, cách nấu nướng ăn uống Lào, những kiểu đi đứng nằm ngồi Lào, cùng với hàng trăm kiểu xoay xởtháo vát của người ở rừng và sống nhờ rừng.

Anh em Lào ở trạm rất khoái anh học trò vô cùng tò mò này, thi nhau dạy. Họ thường đến chơi nhàChanh và lò rèn ông Chua, nơi có thế sửa vá quân trang hay đóng cán con dao găm, nhoáy cái là xong.Hai Thùy tập làm món lạp bằng thịt hay cá băm sền sệt ăn sống mà người Lào từ dân đến vua rất thíchăn bằng tay mỗi khi tiếp các bạn mới của chồng, nói được năm bảy câu chào hỏi dễ nhất trước khinhường cho chồng tán dông dài hàng giờ bằng tiếng Lào và ngửa cổ cười hô hố. Khi biết tên Thùy, cácbạn đem ghép tên hai vợ chồng và gọi Cả Chanh là ai Chăn-thi, xá-hải Chăn-thi[12]. Họ tiếc mãikhông có thì giờ và thiếu voi khôn, không thể đào hố bẫy để bắt những con voi rừng hay rống văngvẳng trên núi ông Tượng, đem về luyện cho chở người, lái hàng. Giá một con voi nhà trẻ khỏe mua bênLào những hai ba chục ngàn Đông Dương chứ ít đâu !

** *

Bà con Linh Lâm xì xào:- Ba Mít đi hội dưới huyện về, coi bộ tơ tưởng lắm. Chắc có việc trọng đại.- Xì, cha đó thì hồi nào chẳng trọng đại. Người ta kêu chả là anh “đại ngôn, đại thanh” xưa nay rồi.- Hay là mụ gì mì Quảng bánh xèo ở Huề Bình đá đít ?- Trời biết được...Trong ủy ban xã Linh Giang, đồng chí Hùng Minh tức Ba Mít thường tự nêu gương là không hề có

tư tưởng nặng gia đình, khác hẳn với số đông cán bộ xã, thôn, xóm luôn luôn kiếm cớ “ghé về chútxíu” để giọi mái nhà dột hay làm cỏ miếng ruộng trước ngõ. Một vợ bốn con của đồng chí cào bớikiếm ăn ra sao là việc riêng của họ. “Khuya ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ đi làm, trưa nhai mỏi hàm nămba hột mít”, họ cứ vậy mà sống, trong khi đồng chí phó chủ tịch thường trực xã Linh Giang ngồi chễmchện giữa trụ sở ủy ban với mái tóc nuôi dài chải bóng và khuôn mặt rỗ hoa ngày càng béo trắng ra.Đồng chí ăn cơm tháng tại một quán gần đây, tiền cơm ngốn hết hai phần ba số thóc và tiền chi cho cơquan xã, còn khi chiêu đãi cán bộ trên về thì đã có cụ tú Đỉnh rộng tay bao hết.

Đồng chí Hùng Minh hay than thở rằng ủy ban xã đùn hết việc cho mình. Sự thật cũng đúng nhưvậy.

Ông Tư Chua vẫn còn làm chủ tịch xã, nhưng mỗi lần hỏi tới công việc chung lại được nhận mộttràng “nói chữ” của ông phó đến ù tai, đành quanh quẩn tới lui giữa xóm Mới, lò rèn và binh côngxưởng Cao Thắng, anh em ở xưởng quen coi ông như người nhà. Tám Doãn mệt nhoài với trách nhiệmxã đội trưởng, chẳng mấy khi nhớ mình cũng là phó chủ tịch. Trong số bốn ủy viên còn lại thì ba ngườilo ngành của mình đủ bở hơi tai, chỉ có bác ủy viên kinh tài là Mười Áng chăm đến trụ sở nhất, làmviệc ăn ý với đồng chí Hùng Minh nhất.

Khác với cụ tú Đỉnh nuôi bộ râu thật dài cho xứng với một vị nhân sĩ trí thức có tuổi, cũng khácvới ông Tư Chua chừa hai chòm râu mép lơ thơ hai bên khóe miệng trông buồn cười như hề tuồng, bácMười Áng ngồi đâu cũng rút cái nhíp hay lượm hạt thóc, sờ sờ nhổ trụi râu. Bộ mặt nhẵn nhụi với kiểu

Page 61: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

cười tít mắt làm rung cặp má sề sệ khiến cho bác Mười được coi là người dễ gần dễ thân hơn cả trongsố cán bộ cùng lứa trên dưới năm mươi tuổi. Dân làng đã quên lối thưa bẩm năm xưa khi đến ông CửuÁng nộp tiền xin áp triện, ai nhớ cũng chép miệng cho qua vì Cửu Áng ăn hơi nặng nhưng chẳng mấykhi đánh đập cùm kẹp ai. Trong năm năm sau Cách mạng, bác Mười Áng lần lượt làm trưởng ban Bìnhdân học vụ, trưởng ban Đỡ đầu dân quân, phó chủ tịch Liên Việt xã. Đồng chí Hùng Minh đưa bác vàoĐảng năm ngoái, tiếp đưa vào ủy ban xã. Trong chi bộ Linh Giang số đông thấy ngờ ngợ, vài ngườiphản đối thẳng thừng. Rồi những thắc mắc cũng nguôi lắng dần khi bác Mười tỏ ra vừa thạo việc vừacần cù sổ sách giấy tờ phân minh mà xử sự với đồng bào cũng nhiều bề dễ dãi. Những ai xét nét nhấtđều lần hồi đổi ý: đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại...

Cả Chanh sắp lên đường sang Lào cùng với một đại đội Tình nguyện quân nữa rút từ trung đoàn108, đã được bổ sung và huấn luyện thêm trong vài tháng. Bà con bạn bè kéo đến thăm đầy nhà, có lúcngồi chật cả Câu lạc bộ Thanh niên. Nhiều người đem biếu anh những thứ thuốc quý để dành: mật gấu,cao hổ cốt toàn tính, hột châu kết dưới đáy chai mật ong lâu năm, thuốc dấu gia truyền liền thịt liềnxương. Anh em Cao Thắng sửa và tặng anh một súng ngắn Vích-ke cỡ chín ly, chuôi lắp hai má bằngngà voi có khắc tên anh rất đẹp. Cha anh rèn cho một dao găm thép cực tốt, Năm Bưởi may cho cáibao da dâu láng bóng... Cả Chanh nhận một phần, lựa lời từ chối một phần, có lúc rớm nước mắt.

Hùng Minh đến chào anh với vẻ mặt lạnh lùng và lời nói nhát gừng. Trong những tháng sinh hoạtghép với chi bộ Linh Giang, Chanh đã nhiêu lần góp ý với chi ủy và với riêng Hùng Minh, bị phàn ứngkhi nhẹ khi nặng. Bây giờ Chanh lại kéo cậu cơ sở cũ của mình ra một góc, nhắc lại đề nghị mà anh đãnêu hai lượt trước chi bộ: cần xử lý số ruộng đất của tú Đỉnh, trước hết là thu lại phần “đất mơ hồ” bịbao chiếm và buộc lão phải giảm tô giảm tức theo chính sách đã ban hành năm 1949 - chi bộ không hềnghe nói đến chính sách này, cũng không biết ai đã ỉm đi, im lúc nào.

Chanh biết Hùng Minh sẽ khó chịu, nhung không ngờ cậu ta xấc xược đến thế:- Anh cứ lo cái bản phận của anh cho trọn. Việc của tụi tôi để yên tụi tôi lo, anh đừng ôm rơm mà

nhặm bụng !Cậu nói xong bỏ đi ngay, không chào ai cả. Chanh đứng ngẩn ra ngó theo, không hiểu tại sao con

người quanh năm nói hùng hồn về lập trường giai cấp và quyền lợi của dân cày lại đột ngột cáu tiếtnhư vậy. Lão phủ Đỉnh đã mua được hắn hay đây chỉ là một cơn tự ái, sĩ diện ?

Chanh đi được vài hôm, Hùng Minh cưỡi xe đạp xuống huyện lần nữa. Chiếc xe này do ủy ban muavà sửa theo đề nghị của bác Mười kinh tài, vì cán bộ thường đi họp xa và mượn ngựa mãi của cụ túĐỉnh cũng khó coi. Thật ra chỉ một mình Hùng Minh dùng nó, đi thăm họ hàng hay dự huấn luyện dàingày cũng mang theo.

Cậu ta xuống đón đoàn cán bộ quan trọng do đồng chí Trà Đình Mậu tức Ba Mậu dẫn đầu, về chỉđạo thí điểm xã Linh Giang. Bác Mậu dặn riêng cậu chỉ đón sau khi Cả Chanh lên đường, bởi “thằngcha đó tới đâu gây bè kéo cánh tới đó, phá quấy lung tung, mà dân Linh Giang cứ tưởng nó tốt mớithiệt rầy rà”.

Sau khi nhận quyết định “được phép rút” khỏi chức vụ bí thư Đảng ủy và quyền giám đốc sở hỏaxa, Ba Mậu trở về Quảng Nam. Bản nhận xét anh cầm theo chỉ nêu những mặt tốt chung chung và mặtyếu chung chung mà ai cũng có ít nhiều. Các đồng chí ở liên khu góp ý bằng miệng khá mạnh, nhưngkhi đặt bút viết thì vẫn muốn nương nhẹ đối với một đảng viên kỳ cựu, vả lại Ba Mậu đã tỏ thái độ đauxót thành khấn mỗi khi gặp mặt. Tỉnh đưa anh trở về làm phó chủ tịch Tây Quảng như cũ, còn vàohuyện ủy hay không thì sau sẽ tính. Tuy vậy, mỗi khi làm việc với cán bộ xã, thường kiêm cả công táccông khai lẫn bí mật, anh vẫn quen tuyên bố bằng giọng thấp và trịnh trọng: “Thay mặt huyện ủy vàchính quyền huyện, tôi giao nhiệm vụ cho các đồng chí...”.

Chuyến đi hai chục cây số từ huyện về Linh Giang được tổ chức rất chu đáo. Cùng đi với Ba Mậucó một cậu mới tuyển vào văn phòng Nông hội tỉnh được xuống xã cho biết đó biết đây, một cán bộkinh tế huyện, một tiểu đội phó cảnh vệ huyện, một chú em liên lạc, một con ngựa loét lưng mà bộ độiqua đường vừa đổi lấy bò thịt. Hùng Minh đạp xe vượt lên trước, ghé vào các ủy han xã dọc đường 56báo tin đoàn sắp tới, phải sẵn sàng báo cáo và lo ăn uống nghỉ ngơi. Con ngựa không chịu cho đặt yên,đá hậu sa tiền chán lại lăn ngửa ra đất, đồng chí phó chủ tịch đành đi bộ với anh em, tay chống cây cancong đầu bằng mây uốn, cái ba-lô to tướng đặt trên lưng ngựa do chú liên lạc dắt cuối hàng, hành quân

Page 62: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

mỗi chặng độ bốn năm cây số từ trụ sở này đến trụ sợ khác. Tất nhiên một đoàn cán bộ tỉnh và huyệnquan trọng như thế phải được đón tiếp trọng thể bằng những bữa tiệc xả láng diễn ra sau vài chục phútbáo cáo tình hình.

Chiều ngày thứ hai của cuộc “lữ thứ hành quân”, đồng chí Hùng Minh đợi sẵn ở quán chị nhân tìnhbán mì Quảng bánh xèo tại chợ Huề Bình, dẫn đoàn về xã. Dọc đường cậu phân trần:

- Xã nghèo quá, chẳng có chỗ nào ăn ở cho đàng hoàng bác ơi. Quỹ xã thu vô bao nhiêu, Tám Doãnvét nuôi du kích ăn tập với dự chiến hết trơn. May nhờ cụ tú nhà khá giả, tánh khí cũng hào hứng, xungphong rước khách về nhà...

- Cụ tú nào, lâu nay không nghe nói ?- Dạ, hồi xưa kêu là quan phủ Đỉnh đó. Giờ cụ làm phó chủ tịch Liên Việt huyện, người hiền khô

mà trí lự lắm, chữ Tây chữ Tàu đọc ro ro. Bác về nghỉ nhà đó hay nhứt. Chắc bác ở liên khu lâu, ít gặpcụ tú ?

- Ồ, có gặp sơ sơ giữa hội nghị, ổng tới chào mình... Nhớ nhắc ổng xếp cho mình một buồng vắngvắng, đủ bàn ghế, cán bộ tới hội báo cho tiện, còn cái vụ quỹ xã túng thiếu thì chú mày khỏi lo, sắp thuthu vô không kịp ghi sổ, quên rồi à ?

- Dạ, cháu nhớ quá chớ bác !

** *

Trong cái ba-lô to sù bằng da bò thuộc của Ba Mậu có ba loại quần áo. Bộ com-lê xéc-giơ màuxanh trời kèm giày da, sơ-mi và ca-vát dành cho các buổi lễ, mít-tinh, họp nhân sĩ trí thức. Bộ bà bađen vải nội dùng khi dạo thăm đồng với bà con nông dân. Hai bộ quân phục cùng màu xám, một bằngxi-ta chỉ đánh, một bằng pô-pơ-lin ngoại, hợp hơn cả với đợt công tác tại vùng chiến khu này, nơi bộđôi qua lại trút áo quần ra đổi nhiều đến nỗi già trẻ lớn bé đều mặc đồ lính.

Cụ tú Đỉnh là người chu đáo và tế nhị. Cụ nhường cho đoàn cán bộ cả một nửa tòa chính đường,gồm có phòng khách đã đặt nhiều bàn ghế để hội họp, một phòng to kê thêm phản làm chỗ ngủ, cònbuộc cô Huyền Tâm dọn sang ở chung với mẹ để nhường buồng cho ông phó chủ tịch huyện nghỉ vàlàm việc một mình cho yên tĩnh. Bà vợ cả cùng con cái đích thân xuống bếp điều khiển việc nấunướng, các bữa cơm của đoàn đều sang và lạ miệng như giỗ tết. Cụ tú chỉ gặp cán bộ vào bữa ăn đểtiếp khách, hoặc vào những tối rảnh rỗi quanh bàn trà cùng nhau đàm đạo dài dài về ta thắng Tây thuahoặc nhân tình thế thái. Được phép ông Ba, cụ cho người lùng mua thứ rượu sắn ngâm thuốc nam quýnhư tắc kè, tam xà, ngũ xà, các dược liệu bí truyền miền núi, mời vài ly trước bữa để anh em ngonmiệng tăng sức, lại xếp sẵn vài chai cùng thức nhắm khô trong buồng ông Ba để đãi cán bộ đến làmviệc. Cụ sốt sắng nhường con ngựa Hường ông Ba dùng, đốc người nhà đắp thuốc chữa loét lưng vàtẩm bổ cho con ngựa còm của huyện. Tuy cũng là cán bộ cấp huyện hẳn hoi, cụ không bao giờ hỏi xemđoàn này sẽ làm gì ở Linh Giang, không tò mò hóng chuyện khi anh em bàn công tác bên cạnh cụ, lắmlúc kín đáo lui ra ngoài để họ được thoải mái. Cả đoàn đều tấm tắc khen cụ chủ nhà tốt bụng và khéocư xử. Riêng Ba Mậu, có vốn Tây học khá nhưng thiếu phần Hán học, khen thêm phần kiến thức uyênbác của cụ.

Thêm một sự tình cờ thú vị nữa: đoàn về xã được bốn ngày thì anh Hai Khánh, con trai cụ tú, cũngvề phép thăm nhà. Ba Mậu và Hai khánh quen nhau ở Huế. Khánh đọc mấy bài báo tiến bộ của “Ngườinhà quê Trung Kỳ”, nhờ bạn giới thiệu cho gặp tác giả để ngỏ lời cảm phục. Ba Mậu mến cậu học sinhtrẻ măng, tài hoa và có chí, thường rủ đến chơi nhà và cho mượn sách báo. Nửa năm sau anh bị bắt vàkết án tù cộng sản, Khánh càng kính yêu anh gấp bội, ghép thêm vào hình ảnh thầy Trà Đình Mậu vầnghào quang dành cho các bậc tuẫn tiết vì giống nòi Hồng Lạc.

Hai người bạn chênh tuổi gặp nhau, mừng khôn xiết. Mậu gạt ngay kiểu xung hô thầy trò, dù saoKhánh cũng là phó ban địch vận của tỉnh và đã vượt anh về trình độ học vấn. Họ ôn kỷ niệm xưa về xứHuế thơ mộng, từng lúc ngả sang nói hàng giờ bằng tiếng Pháp, những lúc ấy chỉ có cụ tú Đỉnh và anhthư ký trẻ của Khánh là Bảy Suyền có thể hiểu và chen đôi câu đưa đẩy. Khi cần xem thực địa, Ba

Page 63: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Mậu thường nhờ Khánh dẫn đường vì Khánh có ngựa riêng và Ba Mậu ngại đi bộ trên vùng rùng núilắm dốc và vắt này. Một súng ngắn của Khánh cũng đủ bảo vệ, đồng chí cảnh vệ huyện đeo mút-cơ-tông ở nhà lo quét dọn, giặt giũ thôi. Từ đó, đồng bào các thôn ven sông Linh thường gặp anh HaiKhánh cùng ông cán bộ tóc hoa râm cưỡi ngựa xem địa thế, từng lúc ghé hỏi anh em cán sự thôn haydu kích về mùa màng, an ninh. Đôi người biết công tác của Hai Khánh, đoán rằng ta đánh ngày càng to,hẳn cấp trên định lập thêm vài trại tù hàng binh trong Xê-ca-đơ.

Không vội vã, Ba Mậu mỗi ngày một lần gọi từng nhóm cán bộ đến báo cáo, tùy nơi xa gần mà hẹnchiều hoặc tối. Anh nắm tình hình đảng viên luôn thể, vì hầu hết anh chị em có chút ít cương vị ở xã,thôn, xóm đều đã được kết nạp ồ ạt trong năm ngoái và đầu năm nay. Phó bí thư chi bộ Hùng Minhtheo sát anh trong những cuộc tiếp xúc ấy, bí thư Tám Doãn quá bận cũng ưng ý, chỉ dè dặt khuyênđoàn anh Ba nên ở nhà khác thì hơn. Chọn mãi chẳng được nhà ai cả, được mặt này lại mất mặt khác:chật chội, đông trẻ con, không bảo đảm chính trị, thiếu người lo cơm nước. Chỗ Câu lạc bộ Thanh niênrộng rãi nhưng Hùng Minh gạt đi ngay, bảo rằng gia đình Cả Chanh sát bên cạnh chỉ có hai người đànbà, một vắng chồng và một góa chồng, dễ sinh tiếng đồn nhảm. Đình làng và khu nhà đồn điền La-phạtbỏ trống đấy nhưng dễ ăn bom. Mấy tiệm buôn Tàu trong xóm Chợ luôn có người ra vào. Đành đóngtrụ sở trong nhà cụ tú mà Tám Doãn vẫn quen miệng gọi là dinh quan phủ.

Sau mươi hôm nắm tình hình, Ba Mậu chỉ thị cho chi ủy mở cuộc họp chi bộ. Nghe Hùng Minh bảohọp trong phòng khách cụ tú, Tám Doãn nói rất xẵng:

- Họp Đảng mà đưa vô dinh quan phủ là dứt khoát tôi không dự, phê sao đó phê !Liên tiếp mấy tổ trưởng thác bệnh hay bận việc rất gấp xin kiếu không đến, nhưng hứa sẽ báo cho

đảng viên đến. Hùng Minh cho cắt nhiều khẩu hiệu giấy vàng trên vải đỏ, trang trí khá đẹp. Ba Mậumặc quân phục còn nếp gấp, đeo súng ngắn Côn 45 mượn của Hai Khánh, ngồi sau trên ghế chủ tọa vàlật lật xấp tài liệu chờ khai mạc, với đồng chí cảnh vệ chống mút-cơ-tông ngồi chéo mé sau. Các cửaphòng khách đều khép, gia đình cụ tú rút hết xuống nhà ngang hay ra vườn, phục dịch trà thuốc cho hộinghị đã có hai đảng viên tá điền ở xóm Ấp lo liệu.

Triệu tập tám giờ sáng, chín giờ mới có đảng viên thôn Linh Lâm đến lác đác, mười một giờ thì hếthẳn những người đến muộn. Kiểm lại, chi bộ hơn bảy chục chỉ 28 người đến họp, chi ủy năm đồng chíchỉ có mặt phó bí thư Hùng Minh và chi ủy viên Tư Chua, chủ tịch xã. Ba Mậu túc sôi lên, vẫn cố ngồilật lật tài liệu trong khi đảng viên phì phèo những điếu thuốc Thượng cuốn nguyên lá to đùng, uống thứchè quắn thơm ngon nhất của cụ tú biếu, tán gẫu chuyện rừng chuyện ruộng, thú núi cá sông, nhiềungười giở mo cơm nắm ra ăn.

Cứ phải khai mạc thôi. Hùng Minh hùng hổ nói một tràng chữ chính trị về kỷ luật sắt của Đảngnghe nhức cả tai. Ba Mậu bình tĩnh lại, cắt ngang đà diễn thuyết của cậu ta, nói về tầm quan trọng cựckỳ của đợt học tập này. Những chủ trương mới của Đảng sẽ đem lại quyền lợi hết sức to lớn cho bàcon ta, đặc biệt là nông dân nghèo khổ. Chi bộ bắt đầu nghe chăm chú, gật gù ưng ý khi anh cho hoãnba ngày để các đồng chí kịp “kiếm thứ gì cho vợ con bỏ vô nồi”, bật cười vui thích vì nơi họp sẽchuyển sang trường tiểu học - các cháu nhường lớp cho Đảng vài ngày chẳng hề gì. Mọi người hỉ hả ravề, còn Hùng Minh bị Ba Mậu xạc một trận rất đáng kể.

Ba ngày sau, chi bộ họp tiếp, lần này được sắp đặt kỹ càng hơn. Hai lớp của trường tiểu học népdưới cây đề tán rộng đã được tháo dỡ phên liếp, kê lại bàn ghế, căng nhiều biểu ngữ lớn. Một thàygiáo trẻ chưa vào Đảng họp các em học sinh ở nơi khác, cho ôn lại nhiều bài hát kháng chiến và vở cakịch “Hội nghị Diên Hồng”. Ba Mít gọi họp riêng một số đồng chí lâu nay ăn ý nhất, dặn phải lên tiếnghưởng ứng nhiệt liệt sau khi cấp lãnh đạo nói xong, cũng nhắc lại lượt nữa phải nhớ cái tên Hùng Minhđể gọi cho đúng. Đồng chí phó chủ tịch huyện thay mặc bộ bà ba đen, vắt vai cái khăn cũ như ông lãonông, không đeo súng ngắn, cho cậu cảnh vệ ra gác trước cổng để xua những người tò mò chứ không kèkè bên lưng cấp trên nữa. Và tất nhiên anh đi bộ đến chỗ họp, tán chuyện xuề xòa với mọi người trongkhi chờ đợi.

Chi bộ tới gần đúng giờ và gần đông đủ, chỉ vắng sáu đồng chí đi dự chiến, đi dân công, đau ốm.Càng rõ trước đây họ nghĩ giống Tám Doãn: họp Đảng ở nơi trái khoáy quá thể, cãi cấp trên khôngđược thì cứ né tránh phần mình.

Ba Mậu dành một giờ để nói về tình hình thế giới, trong nước, trong liên khu, tỉnh, huyện. Anh

Page 64: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

thường được khen là người diễn thuyết đĩnh đạc, hấp dẫn, luôn luôn làm chủ thời gian theo thói quengiảng bài. Không khí chung từ từ bốc lên, rộn rịp lên.

- ... Chẳng cần nói đâu xa, bà con xã mình đây quanh năm đưa đón bộ đội ra trận, quảy gánh đi dâncông tiền tuyến tới sát địch ở Quế Sơn, Duy Xuyên, cũng thấy ta mạnh địch yếu. Một xã như vậy, toàncõi Đông Dương cũng vậy. Thằng Tây kiệt sức rồi. Phía ta thì Hồng quân Trung Hoa đưa hàng triệuquân dồn tới sát biên giới, Bắc Triều Tiên đang tổng công kích ào xuống giải phóng nửa nước phươngNam. Liên bang Xô-viết sẵn sàng tung các thứ võ khí tối tân ra giúp ta giành độc lập...

Hội trường rào rào tiếng xuýt xoa, tiếng kêu khẽ vui thích. Ba Mậu tinh ý, cho nghỉ luôn mười phútđể mọi người tha hồ bàn tán. Cả những ai ngại họp và hay ngủ gật nhất cũng bị cuốn vào cơn saychung, cười nói mỗi lúc một hăng.

Đồng chí đồng bào Linh Giang phải làm gì để Tổng phản công được toàn thắng ? Ba Mậu biết phảirèn nhanh khi sắt đang nung trắng. Giờ sau, anh lật ngửa quân bài giữ kín.

- ... Thanh niên trai tráng tòng quân giết giặc, vô du kích gìn giữ xóm làng, năm nay đông đảo bằngcả chục làn năm ngoái. Ai lo súng đạn cơm áo cho chiến sĩ ? Chính bà con ta lo. Chiến sĩ đông gấpmười lần, bà con ta phải đổ thêm mồ hôi, trút thêm của cải, tăng đóng góp lên gấp mười lần, chớ saonữa ? Hay là người ở hậu phương cứ việc ăn no mặc ấm, để mặc kệ con em mình ngoài mặt trận nhịnđói cởi trần, đánh Tây bằng tay không ? Hay là đợi Tổng phản công xong xuôi, mình được hưởng độclập rồi, được lãnh phần người cày có ruộng rồi, mới thắp cho các liệt sĩ một cây hương để giả bộthương tiếc ? Hay là cứ bo bo ai lo đầy nồi nấy, tới mai sau con cháu lớn lên nó nhổ vô mặt mình, nóicha ông người ta để lại danh thơm cho gia đình, còn mình vô phước phải gánh chịu sự khinh miệt củalàng xóm vì cha ông mình chui nhủi, trốn tránh khi Tổ quốc lâm nguy. Không, trăm ngàn lần không ! Bàcon Linh Giang, Đảng bộ Linh Giang đã theo Đảng từ hồi bóng tối, cầm võ khí nổi dậy lập chánhquyền từ trước Cách mạng tháng Tám, tới nay vẫn giữ vững khu căn cứ bất khả xâm phạm này củaKháng chiến, sẽ dẫn đầu toàn huyện toàn tỉnh về tinh thần đóng góp nuôi quân, về cách làm ăn tập thểhoàn toàn mới mẻ !

Ba Mậu nói mỗi lúc một to, mặt đỏ bừng bừng, ngắt mỗi câu bằng một nhát chém mạnh tay vàokhông khí.

Cả chi bộ cũng hừng hực, sùng sục, hơi thở dồn dập và mắt long lanh, uống từng lời cháy bỏng nhưrượu nặng độ.

- ... Vì vậy, tỉnh và huyện chủ trương làm thí điểm hai việc tại Linh Giang, hai việc gắn liền vớinhau. Thứ nhứt: lập quỹ Tổng động viên, mỗi gia đình sẽ góp vô đó một nửa tài sản hiện có, trừ ruộngđất chưa động tới. Quỹ ấy sẽ dùng một phần làm nghĩa vụ kháng chiến, phần lớn hơn sẽ phục vụ choviệc thứ hai: thành lập Nông đoàn sản xuất tập thể, làm chung hưởng chung. Chi bộ ta được nhận vinhdự lãnh đạo dân chúng Linh Giang làm thí điểm, mở con đường mới cho toàn huyện toàn tỉnh noi theo,quyết xứng đáng với lòng tin của Đảng và Chánh phủ !

Ba Mậu cho nổ quả bom giữa lúc người nghe say bốc nhất. Anh rất mừng khi thấy chi bộ không hềxao xuyến, không ồ à hay đưa mắt nhìn nhau phân vân. Bước khó khăn nhất đã vượt qua rồi, anh tiếpsang phần cụ thể.

Nộp vào quỹ một nửa tài sản đây chỉ là động sản, gồm lương thực, trâu bò, cày bừa cuốc thuổngdao rựa, nồi đồng mâm thau, chăn mùng... Những thứ động sản không đáng giá như chén, bát, đũa, haynhững thứ chỉ hợp với từng người như áo quần cũ thì không phải nộp. Các loại bất động sản như ruộngđất, nhà cửa, ao cá, cây ăn trái chưa động tới, số thu được sẽ chọn một phần gửi ra tiền tuyến, nhưlương thực, chăn mùng, heo bò thịt. Còn lại sẽ là cái vốn ban đầu xây dựng Nông đoàn. Xã ta có khuđồn điền năm trăm mẫu tây của tên thực dân La-phạt, đã phát vỡ hoang trên ba trăm mẫu, trồng cà-phê,thuốc lá, chè, trẩu, cùng các loại cây khác chừng hai trăm mẫu, nay bỏ hư hỏng phần lớn. Nông đoàndùng vốn do quỹ Tổng động viên cấp, vỡ hóa số đất đồn điền làm ra lương thực cho kháng chiến vàcho mình cùng hưởng. Bước đầu chỉ chọn số nam nữ thanh niên khỏe mạnh để dựng trại, đào giếng,cày cuốc trồng trỉa, về sau cả gia đình sẽ chuyển tới định cư hẳn...

- ... Cứ vậy, xã Linh Giang sẽ phất lên lá cờ đầu làm ăn tập thể như các nông trang xã hội chủ nghĩaở nước đàn anh Liên bang Xô-viết, từ khắp các nơi đồng bào sẽ kéo tới học kinh nghiệm của nhữngngười khai sơn phá thạch chúng ta, cũng như năm năm trước đã từng học kinh nghiệm xây dựng du kích

Page 65: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Việt Minh !Anh rút khăn tay lau mồ hôi trán, cho nghỉ lần nữa. Tám Doãn lầm lì suốt buổi, giờ rời ghế trên chủ

tịch đoàn bước thẳng ra sân. Hùng Minh nhấc ly nước chanh trên bàn giục anh uống. Mười Áng túmtay ông Tư Chua kéo tới trước diễn giả:

- Dạ thưa, tôi hoan hô còn sợ mang tiếng lấy lòng. Bác Tư đây chánh thị là cách mạng nòi, báctuyên bố: nghe anh Ba hô hào vậy, bà con nhảy vô lửa chẳng từ nan đâu. Bác hẹn bác xung phong mẫumực trước, hề hề... trong nhà sót một hột muối cũng cắn đôi cho chiến sĩ, phải chưa bác Tư ?

Ông Tư vung tay oang oang:- Y sì vậy đó. Người ta hi sanh cả tánh mạng, tự tay đốt nhà làm tiêu thổ, lưu lạc đói rách theo

Chánh phủ đánh Tây, mình đây mới góp nửa tài sản đã ăn nhằm gì ! Đừng có tiếc thóc bồ trâu bầy, mộttrái bom là tiêu hết, chỉ còn cái hố với cái miệng thế gian chê cười ! Quý nhứt nhà tôi có bộ đồ rèntích góp ba đời đó, tôi đem xắn đôi, lập cho Nông đoàn một lò rèn dao cuốc ngay tức thời, cần nữa thìthằng Tư này nhảy vô ngồi rèn cho bà con. Đâu xa không dám nói, chớ nội huyện Tây Quảng đây taynghề đập búa không ai qua mặt nổi lão Tư Chua !

Ba Mậu hồ hởi siết tay ông chủ tịch xã chỉ thoáng gặp một lần. Lát sau anh sực nhớ lời Hùng Minhmách ông Tư là cha Cả Chanh, giật mình nghĩ: “Mình vô ý quá. Lão ta hùng hổ khoác lác vậy chắc códụng tâm, không gây uy tín cá nhân thì cũng tính kế chạy chánh sách...”.

Trong phần thì giờ còn lại, anh giảng về những sai lầm lệch lạc có thể xảy ra, nặng nhất là dân chủquá trớn, tự do vô chánh phủ. Anh nhấn đi nhấn lại rằng kỷ luật sắt của Đảng chỉ cho phép đảng viênbàn bạc để thi hành chứ không được bàn lùi, bàn ra. Thiếu phục tùng đa, hạ phục tùng thượng, quênđiều đó là loạn, loạn to. Anh báo vắn tắt, coi như quyết định có sẵn từ trước, rằng đồng chí Hùng Minhđược chỉ định làm trưởng ban quản trị quỹ Tổng động viên, và tài sản cụ tú Ung Viết Đỉnh sẽ được cấptrên định đoạt sau này, theo đúng chánh sách của Đảng đối với một phó chủ tịch Mặt trận huyện. Thayvì cho năm bảy người lên tiếng hưởng ứng nhiệt liệt như đã sắp xếp trước, anh đổi ý cho chuyển sangthảo luận tổ, để những phần tử đáng ngờ như Tư Chua không được dịp lấn lướt gỡ uy tín.

Trong bữa trưa có món thịt bò non nhúng dấm ngon tuyệt trần, Hùng Minh cùng cả đoàn nâng cốcchúc mừng buổi lên lớp rung chuyển lòng người của đồng chí phó chủ tịch. Cụ tú vuốt râu cười khà,đặt thêm vài chai lên bàn, bấm Hai Khánh cùng rút lui để anh em tha hồ bốc thơm nhau. Ba Mậu caohứng dốc cạn nhiều ly đến lảo đảo, lăn ra ngủ suốt chiều, chỉ được mời dậy khi phải tiếp các tổ trưởngđến hội báo.

Chi bộ chia làm sáu tổ. Riêng tại Linh Lâm có ba tổ: cơ quan xã một, xóm Mới một, các xóm khácmột. Ba thôn Thượng, Trung, Hạ mỗi thôn một. Các tổ trưởng Đảng lâu nay làm việc hăng, đáng tincậy, Hùng Minh đã cam đoan với Ba Mậu họ sẽ “phục tòng ro ro”. Bây giờ, họ báo cáo rất bình tĩnhvà lễ phép mà cứ như giội từng gàu nước lạnh vào mặt Ba Mậu cho tỉnh rượu.

Xếp sang bên năm bảy chục lời hỏi thêm để làm cho xứng ý cấp trên, còn một loạt câu căn vặn thậthóc búa.

Tám Doãn cùng tổ cơ quan đòi xem tận mắt bản nghị quyết của tỉnh và huyện mà anh Ba đã nóimiệng. Thu một nửa tài sản của dân là việc lớn tày đình, không thể dựa vào lời nói gió hay. Lại nữa,đồng chí phó chủ tịch huyện chỉ là đảng viên thường, sao có quyền chỉ đạo chi bộ và chi ủy ? Ai giaoquyền, quyền hạn tới đâu, xin cho xem văn bản !

Tổ Linh Lâm I tức tổ xóm Mới cương quyết không chịu để Hùng Minh làm trưởng ban quản trị.“Ảnh có chữ nghĩa, ăn nói lợi khẩu, làm giấy tờ thì được, chớ đùng để rờ vô chỗ gạo tiền”. Họ giớithiệu năm người, trong đó có Tám Doãn và cả chị Năm Bưởi, người đã bị Hùng Minh gạt ra ngoài đợthọc tập này vì “có vấn đề đạo đức đang phải tra xét”, thật ra chỉ vì hay cãi lý chẳng biết nể ai.

Tổ Linh Lâm II đợi cụ tú Đỉnh nộp một nửa tài sản y như mọi người, để lại sau thì tẩu tán hết. Vềđiểm này số đảng viên xóm Ấp, hầu hết là tá điền của lão, cứ xói vào kể tội vợ chồng lão dù chủ tọasốt ruột ngắt lời nhiều lần. Có người còn nói “đoàn ông Ba Mậu ăn xôi chùa ngọng miệng, che chở nhàgiàu, chỉ vơ vét dân nghèo”.

Một nhóm đảng viên có máu mặt ở Linh Hạ bảo khi nào Cụ Hồ xuống lệnh toàn dân cùng nộp thì họnộp, giờ chẳng tội vạ gì đem thân làm thí điểm trước. “Đó rồi hư việc thì ông Ba Mậu xách gói đi

Page 66: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

biến, lũ mình bị thí luôn. Ông khác về sẽ nói: thôi thôi, chuyện cũ cho qua, nay có chủ trương mới,đảng viên phải triệt để chấp hành...”. Ba người trong số ấy đã bỏ họp ra về.

Dè dặt nhất là bảy đồng chí tổ Linh Thượng. Từ quê xa đến được kết nạp cho đủ chỉ tiêu thi đuaphát triển đảng, tài sản không có gì, họ “cứ là xin một lòng theo Đảng tới cùng”. Nhưng vì đã gặp quánhiều cán bộ lưỡi dài tay ngắn trên những chặng đường tản cư, họ chỉ mong mỏi đồng chí phó chủ tịchhuyện ở lại xây dựng Nông đoàn chí ít là một năm, đừng đem con bỏ chợ.

Cuốn sổ biên bản dưới tay cậu văn phòng nông hội tỉnh, thư ký của đoàn, đã kín tám trang chữ màcác tổ trưởng vẫn lần hồi nhớ ra thêm từng xâu thắc mắc. Dưới ánh đèn măng-sông ri ri sáng xanh rực- cụ tú Đỉnh đã hào hiệp biếu dầu lửa mua rất đắt tại khu nhà khách - dễ thấy mặt Hùng Minh tái mét.Ba Mậu vã mồ hôi đến sẫm hai nách áo.

Một cơn tức giận dữ dội đang bốc cháy trong Ba Mậu. Anh cố ghìm mình đến run tay nghẹn họngđể khỏi đập bàn thét lớn: “Câm họng ! Cho phép bàn bạc dân chủ thì các người nói xóc óc, phá ngang,nhẹ không ưa cứ ưa nặng ! Để coi, mệnh lệnh cấp trên ấn xuống các người trốn đâu ? Hay là muốn khaitrừ, giải tán chi bộ, lập chánh quyền quân quản ?”. Anh chịu không nổi nữa. Phải quát vào mặt chúngnó. Phải thẳng tay...

Anh bật dậy đi vội ra hiên, hít một hơi dài, cố xả ngọn lửa trong ngực qua mũi miệng. Sau lưng anhcác tổ trưởng xin nhau thuốc hút, nói khẽ:

- Để ảnh nghĩ câu giải đáp...- Đói hung rồi mấy cha. Trưa mới gặm mấy trái bắp luộc, lọt đâu mất.- Học giỏi đi, cấp trên cho bò heo đánh một trận bế mạc, xực chết thôi ! Cả xã nộp nửa tài sản, làm

gì cho hết !- Chớ đó nghen. Dân chưởi nát mặt, ăn vô dễ, nhả ra khó...Ba Mậu chắp tay sau lưng, đi thong thả vài vòng trên sân gạch xa ánh đèn. Người anh nguội dần,

mát dần, nhưng một cảm giác lạnh mơ hồ lại từ từ thấm vào anh qua các lỗ chân lông, mỗi lúc mộttăng. Anh ngửng nhìn mảnh trăng thượng tuần nhòe nét trên lớp sương mù, thấy nó nhợt nhạt như mấtmáu. Những con đớp muỗi nhào lộn chúi chồm, có lúc xẹt qua sát đầu anh, đang chơi trò chọc tức conngười thù địch hay rình bắt chúng. Tiếng “bép, bép” vẳng từ xa của cọp gọi nhau giữa cuộc săn haycủa con chim tơ-cang luôn theo đuôi cọp, các tay săn thú nói khác nhau. Tất cả chung quanh anh đềulạ mắt lạ tai, chứa đầy hăm dọa lẩn khuất. Tới đây đất nước lạ lùng, con chim kêu phải sợ, con cávùng phải kiêng. Đừng nóng, đừng hấp tấp...

Anh quay vào chỗ hội báo, nét mặt đã trở lại tươi tỉnh:- Sáng mai các đồng chí cho thảo luận tiếp. Nhớ nhắc anh chị em có thái độ xây dựng. Trên dưới

cùng làm, cùng chịu trách nhiệm, phải chưa ? Đưa khó khăn ra thì nên nghĩ luôn cách vượt khó khăn.Chiều mai tôi giải đáp, giờ lo kiếm ba miếng đã !

Đêm ấy Ba Mậu thức gần trắng, chìm sâu trong cô đơn như trong mù rất đặc và lạnh. Hồi bước vàongành xe lửa, anh được Cả Chanh đưa đi giới thiệu khắp nơi, chia sẻ cho anh rất nhiều mến phục củatập thể. Dần dà về sau anh thấy mình xứng đáng hơn Chanh, anh sắp xếp lại, anh lấn lên... Kể ra, mìnhcũng làm hơi quá một tí đấy, nhưng lại thêm cái nạn phù thủy khiến ít âm binh động nhiều, cũng khôngngờ thằng Chanh bỏ đi dễ dàng như vậy... Chỉ hơi quá một tí thôi mà, các cha ở liên khu phê mình nặnglời kinh khủng, còn may mình giữ được bình tĩnh, giả dại qua ải cho xong… Kể cũng tội nghiệp, nóđang leo dốc theo hướng Tây kia, hướng con cọp kêu bép bép ban nãy. Nó rất thật thà, thật thà là chađứa dại, mình thay nó là phải thôi, đáng lẽ nó ở lại giúp mình về nghề xe lửa thì hay tuyệt. Mình chỉcần giữ chức giám đốc Sở hỏa xa vài năm cho xứng với công lao làm cách mạng từ thời Mặt trận dânchủ, sau sẽ nhường cho thằng Chanh hay ai cũng được, mình lên nữa càng hay, nếu lui về nghỉ thì cũnglà cán bộ liên khu, đỡ bị coi thường. Cứ như về Đảng thì chán chết, mấy đứa mới nho nhoe đã đượcvào huyện ủy, mình chịu khó vận động mà vẫn trượt, hồi năm 47 ở ngay Tây Quảng đây thôi. May màđược mấy cha bạn cũ đưa về làm bí thư hỏa xa, không thì chỉ trụi thùi lụi một chữ đảng viên trong lýlịch !

Mãi đến gà gáy đầu Ba Mậu mới trở lại thanh thản, ngủ thiếp rất say.

Page 67: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

** *

Một người khác trong đêm ấy thức thắng đến sáng, là Hai Khánh.Một lần nữa Bảy Suyền đi công tác lại “tình cờ” nhận được lá thư của cụ tú Đỉnh gửi Khánh. Ông

cha dượng rủ anh về thăm nhà, nhân tiện giúp ông chút việc gấp. Đến bữa cơm, Bảy Suyền như ngẫunhiên nhắc tới thằng bé Phan Chung con chị Năm Bưởi, người ở Linh Lâm xuống nói nó đẹp và khônkhông thể tả. Chị Năm bảo chồng chị cũng họ Phan như chị, chẳng phải nó lấy họ theo mẹ đâu.

Hình ảnh đứa con rơi lâu nay chập chờn khi xa khi gần chung quanh Khánh, bỗng chốc hiện lên sắcnét như một thiên thần mũm mĩm trong tranh Phục hưng. Không chịu nổi nữa. Anh phải thấy nó ít nhấtmột lần, một lần thôi, tới đâu thì tới ! Suốt buổi chiều Khánh lang thang quanh xóm, ra quán làm vài lyđế lậu, rẽ xuống bờ con sông cạn ngồi thẫn thờ ngắm nước chảy. Đến sẩm tối anh hối hả về thắng ngựa,phóng vào trại tù hàng binh, báo cho chính trị viên trại biết anh sẽ đi phép mười ngày, nhờ chuyển luônmấy chữ cho anh trưởng Ban địch vận tỉnh.

Đến Linh Lâm, anh cho Bảy Suyền sang ngay lò rèn ông Tư thăm dò trước. Trong hai tiếng chờ đợinhư ngồi trên lò than, Khánh hết rét lại sốt. Từng lúc, anh thấy Năm Bưởi khóc rũ rượi, ngất trên tayanh, lại thấy cô ấy chồm tới cây súng Nhật treo trên phên, lên đạn đánh rốp, trợn mắt quát đuổi thằngSở Khanh. Gặp anh đứng đón ngoài cổng, Bảy Suyền lắc đầu ngay:

- Chỉ nghe tin anh về hồi nãy, quơ áo quần cho vô ba-lô, ôm con đeo súng đi biến mất. Em hỏi chịThùy, qua lò rèn, sục trong xóm Chợ, không ai biết chị Năm đi đâu. Tới bến vạn người ta mới nói chỉquá giang ghe tiếp phẩm của bà Tô Xáng, chắc là con bị đau ốm sao đó phái đi bệnh viện Huề Bình...

Sáng hôm sau Khánh cưỡi ngựa đi Huề Bình. Chị Xáng nói Năm Bưởi bồng con đi khám thật.Nhưng Bưởi không hề đến bệnh viện đóng trong xóm khuất, cách chợ Huề Bình chừng một cây số.

Bưởi lánh mặt anh nhanh gọn, quyết liệt, thật không ngờ !Trong những ngày chưa mở lớp, Khánh đưa “Người nhà quê Trung Kỳ” đi xem cảnh dọc sông Linh

cho khuây khỏa, hoặc vác súng hơi đi bắn chim. Khánh không muốn làm cái việc mà ông cha dượngthiết tha nhờ: cố thuyết sao cho Ba Mậu đừng động tới tài sản của cụ nhân sĩ trí thức, hay chí ít cũnghoãn thật lâu để ông kịp chạy bớt. Nói thẳng thế nghe chướng tai lắm. Tuy vậy, cái ý ấy từng lúc cứ xìra qua những câu chuyện bao đồng và Ba Mậu đoán được. Chỉ một điều Ba Mậu không biết: sau khiđược nghe chủ trương tối mật của huyện, Hùng Minh về xã đã báo ngay cho tú Đỉnh, và trong khi HùngMinh trở xuống đón đoàn cán bộ, lái buôn đã kịp lùa đi hơn chục con trâu, chở đi bằng thuyên ba trămang thóc. Của đáng giá trong nhà tú Đỉnh kịp náu xuống đất khá nhiều. Trong khi chưa rõ ông phó chủtịch huyện sẽ xử sự ra sao, cứ nắm đằng cán là hơn.

Bảy Suyền rút cây bút máy Kao-lô hai vành cài vào túi Hùng Minh, nhờ cắt người dò tung tíchNăm Bưởi. Hùng Minh chọn ngay thằng Bảy Bòng, em ruột Bưởi, đang ngày càng thân với cậu ta. BảySuyền gửi luôn cho Bòng một dao xếp Con chó đang dùng, hẹn sẽ thưởng thêm.

Trưa nay, Bảy Bòng chạy sang ấp, báo tin chị Năm đã về nhà, buổi chiều sẽ đi bẻ bắp vần côngtrên Linh Thượng. Nó chỉ biết về gốc tích thằng Chung ngang mức dân làng, chẳng hơi đâu để ý chuyệnlắt léo của đàn bà. Nó sướng phát cuồng khi được Bảy Suyền cho mượn cây súng hơi đến sáng mai,cho hẳn một gói đạn vài chục viên.

Khánh và Suyền đến đúng lúc, chỉ có Hai Thùy ở nhà với cái bụng chửa bốn tháng rưỡi đang đạpmáy may, bé Chung ngủ trên giường buông màn bên chị. Suyền đưa một tấm vải nội nhờ chị may gấpcái áo cổ vuông, đợi lấy ngay. Thùy vui vẻ xếp bộ bà ba may dở, làm giúp cho hai anh cán bộ rất quenchồng chị nhưng chưa gặp chị lần nào.

Khánh ngồi ghé xuống giường, run tay vén màn, chợt thấy choáng váng như trúng gió. Tin đồnkhông sai, quả thằng bé giống anh như đúc và đẹp tuyệt trần !

Thùy đang đo vải, quay lại cười tươi:- Các anh đợi lấy áo thì xốc nó dậy chơi một lát. Ngày ngủ nhiều, đêm lại thức quấy mẹ nó hoài à.

Chung, dậy, dậy con !

Page 68: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Khánh luồn tay nâng ngửa nó lên, nhắm mắt, cố gượng cho qua con xây xẩm mặt mày. Anh úp mặttrên bụng con, thở dồn dập, làn da trắng hồng mát rượi tỏa mùi sữa thơm vào đày ngực anh. Một tiếngnấc trào lên miệng, anh cố nuốt xuống. Con tôi đây, đứa con bị ruồng rẫy đây, tội nghiệp thằng nhỏthiên thần của ba...

Hai hàn tay tí xíu túm lấy tai và tóc anh. Anh ngửng đầu, thấy cái miệng cười toét và cặp mắt hạtnhãn chớp chớp ngái ngủ. Nó thức giấc mà không khóc nhè đòi mẹ như những đứa trẻ khác, cười ngay,chơi ngay với người lạ, rõ là đứa bé được bế chuyền tay từ khi mới sinh...

Những gì diễn ra sau đó, Khánh không nhớ nữa. Óc anh chỉ ghi lại như chụp ảnh đứa con sờ mặtanh, đứa con lóp tóp ăn chuối, đứa con chập chững đi không vịn trong khi anh ngồi xổm, duỗi tay hờvà nhích giật lùi, đứa con bén hơi nhào vào ngực anh và cười rinh rích. Nó chỉ biết kêu mẹ, kêu “mẹXùi” tức là Thùy, chưa từng gọi cha hay ba lần nào. Có lúc Khánh nghĩ rất nhanh một vụ bắt cóc: anhbảo Thùy để cho bồng nó sang lò rèn chơi, chạy thẳng về ấp, địu con phóng ngựa biến luôn, Bảy Suyềnở lại thu xếp và xuống sau bằng xe đạp. Không được, Năm Bưởi sẽ rống lên như cọp cái mất con, xáchsúng đi lùng anh cùng trời cuối đất !

Suyền giục mãi anh mới rứt ra về, chân nặng kéo lê từng bước. Về đến ấp anh vào chỗ buồng xépdành cho mình, buông màn nằm ngay. Suyền kín đáo đặt bên đầu giường anh một chai ruợu thuốc, góithuốc thơm Cô-táp, một chùm chả lụa nem chua mới mua ở xóm Chợ, ấm tích nước chè ngon pha đậm.Sau một đêm không chợp mắt, mọi thứ đều hết nhẵn.

Khánh chào tạm biệt Ba Mậu trong bữa ăn sáng. Hai người bạn lệch tuổi đều có bộ mặt phờ phạcvà lời nói lơ đãng. Đoàn Ba Mậu hối hả chia nhau đi nghe các tổ thảo luận. Ông cha dượng đã sắp sẵnmột gói quà to để Khánh mang theo tẩm bổ, giúi thêm những hai chục ngàn đồng tín phiếu. Khánh thờ ơnhét gói tiền dày cộp vào xắc-cốt: ông ấy mới bán trâu thóc lu bù, đưa bấy nhiêu chỉ là con số lẻ,chẳng đáng là bao.

Nghe Suyền bảo muốn hỏi thăm bác tú đôi điều, Khánh gật đầu, cưỡi con ngựa tây cao lớn củamình lên dương Nai xem lại cảnh Linh Lâm. Đã quá rõ là giữa Suyền với tú Đỉnh có một mối dây nàođó khăng khít và bí hiểm mà họ giấu anh. Kệ xác họ. Thì cũng như cánh đảng viên cộng sản thậm thụtthì thào sau lưng “quần chúng Khánh” đấy thôi ! Ở trại tù hàng binh, nhiều lúc anh cố nín cười và phớtlờ khi thấy một số anh em tỏ vẻ quan trọng bằng những điệu bộ “hội kín”, anh đánh giá họ là nhữngngười mộc mạc, trung thành, nhưng lại hẹp bụng và rất đa nghi đối với những ai ít giống mình, có lẽ vìdốt hơn là vì kiêu.

Vùng núi Ngọc Linh chót vót phía tây-nam chưa đủ nắng để tan sương, còn nhiều vệt mây trắng vắtngang những đỉnh màu tím loãng lẫn vào chân trời, ở đấy mùa mưa đến sớm, trong khi Linh Lâm mớilác đác dông chiều thì nước nguồn từ trên cao xuống đã nâng mực dòng chảy sông Linh lên kha khá sovới đợt hạn vừa qua tô đậm thêm những nét chữ Hán mà có lần Cả Chanh đã tả như ông thầy địa chínhcống: chữ nhân, chữ đại chữ thái, chữ thiên, gì gì nữa tùy mắt mỗi người.

Một con mang lông vàng màu lá khô đang cúi uống nước trên bờ bên kia, mưa chưa đủ tạo vũngtrong rừng. Cũng gần chỗ ấy, hôm nọ Khánh gặp lại cặp cá măng lửa mà dân chài sông Linh gọi là ôngMăng, bà Măng: dài chừng thước rưỡi, đỏ rực như lửa thật, luôn luôn bơi sóng đôi, từng lúc quạt đuôirất mạnh hất lên trời hay lên tận bờ một con cá vài ba cân, xoay đầu đớp ngay con mồi vừa rơi chạmnước. Chúng lên xuống dải sông này từ lâu lắm, chỉ vắng đi một dạo khi quân giới đánh cá bằng mìnnhiều, nay mới trở lại.

Khánh dựa cây đứng lặng, những kỷ niệm xưa dồn dập đến làm anh nghẹn ngào. Vạt cỏ êm lọt giữanhững bụi sim lòa xòa rậm lá kia là nơi anh với Mỹ Duyên “loạn” với nhau một lần. Xa hơn nữa cócái rãnh đất nẻ đầy lá khô, anh giấu hai cây súng mua cho du kích Linh Lâm. Giữa đường từ dươngNai này đi truông Dơi, anh đặt chỗ hẹn gặp và hộp thư cạnh gốc cây si già, Năm Chò hay thằng nhỏSáu Cam đến hai ngày một lần nhận tin anh báo về “phe địch thù”... Mới đấy mà đã năm năm lẻ mấytháng. Mỹ Duyên biệt tăm. Sáu Cam ra khu Tư học tiếp. Năm Chò đánh Tây ở mạn bắc Thu Bồn. CảChanh sang Lào không hẹn ngày về. Những con người ấy lần lượt đi xa, trong khi nhiều biến động mớinữa sắp diễn ra trên đất này.

Chọt có tiếng “tố hộ” vang gần. Một con công to sải đôi cánh màu lục óng ánh sà xuống sườn dốcphủ cỏ trước mặt Khánh, kéo cái đuôi gấm biếc thêu lắm màu xanh tím vàng, nghiêng nghé cái đầu nhỏ

Page 69: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

đội mũ trắng, nhìn quanh, phân vân ngó Khánh và con ngựa đứng im dưới bóng cây, lại thong thả đậpcánh bay đi như nhường chỗ.

Khánh xem giờ, chép miệng, dắt ngựa đi xuống ấp. Anh rời Linh Lâm với cảm giác mình đã nuốtvào cổ nhiều lưỡi câu, mỗi lưỡi kéo theo một sợi dây cước vô hình không cắt bỏ được.

Chương IX

Suốt chặng đường từ Sài Gòn lên Lộc Ninh, Lê-ông La-phác-sơ tự tay lái chiếc xe Pho cóc gặmcủa mình, để cho gã lái xe kiêm hộ vệ ngồi dựa ngả mé sau như một ông lớn. Gã này người da đenTrung Phi, mặt không rạch, thân cao vừa thôi nhưng rất vạm vỡ, bắp thịt nổi vồng từng tảng dưới lớpáo dệt kim màu lá sẫm. Nhác trông dễ tưởng gã đang lim dim ngủ gật, nhìn kỹ mới biết gã sẵn sàng nổsúng: cái ba-lô hình cóc to tướng kê sau lưng vẫn mắc hai quai vào vai, thắt lưng đầy băng đạn và baođạn rời thít ngang bụng, cây tiểu liên Tuyn kẹp giữa hai đùi đã rút báng ra và bật dựng băng, bàn tayphải luôn đặt hờ bên cái cần mở cửa xc.

Đại úy Pi-e La-phác-sơ ngồi ghế trước cạnh cha, lơ đãng nhìn những chuỗi nhà tranh chen lẫn trecau lướt vun vút như quất roi qua lớp kính pléc-xi rất dày, từng lúc đột ngột nhường chỗ cho đồngruộng kẻ ô bàn cờ xoay tròn chầm chậm quay một trục quay nào đó ở chân trời. Những người nhà quêquảy gánh trên vai dạt cả xuống vệ cỏ xa mặt đường nhựa, còn trẻ chăn trâu đều tụt xuống đất, túm dâymũi trâu kéo chạy trên bờ ruộng. Bọn lính say thường thách nhau bắn bia vào những bóng nhỏ hằn caotrên lưng trâu bò, trong khi xe chạy nhanh. Cũng chẳng cần say: mấy chiếc xe bọc thép mở đườngtrước xe kia thỉnh thoảng quét trọng liên hay đại liên vào những bụi bờ gò đống đáng ngờ, hoặc nhữngai có điệu bộ hơi khác thường.

Trong đoàn xe hơn trăm chiếc, với một đại đội thiết giáp và một trung đội công binh đi hộ tống,riêng cha con La-phác-sơ góp vào bốn chiếc chạy quãng giữa. Chiếc thứ nhất là một GMC mười bánh,xe chỉ huy, bên trong bàn ghế xếp, tủ tài liệu, hai giường vải hẹp và nhiều giàn giá dưới vòm mui đu-ra. Chiếc nhì chất đày những thùng gỗ to nhỏ, rơm lót thòi qua các kẽ, cũng là GMC mui kín, kéo theomột rơ-moóc phủ bạt. Chiếc ba là một xe ca loại trung mười hai chỗ đã tháo bớt ghế để chở nhiều va-li, hòm bọc kẽm, có bốn người châu Á ngồi thiu thiu. Tới chiếc Pho du lịch khó coi của cha con lão.Nếu bị Việt Minh phục kích lén, chỉ có nó không bị đạn nhọn xuyên thủng, và nó đủ thấp nhỏ để luồnlách xuống đuôi hay lên đầu công-voa, chạy trốn với tốc độ cao nhất trong khi các xe to chịu phơisườn cho địch bắn quét. Hai cha con đều mặc thường phục, đeo túi dết đựng súng ngắn và tài liệu, tiềnbạc. Những thứ quan trọng hạng nhì nhồi vào ba-lô để bên người, còn các va-li xếp trong thùng đuôixe chỉ chứa áo quần và đồ dùng riêng.

Mới qua khỏi thị xã Thủ Dầu Một chừng bốn cây số, phía đầu đoàn xe bỗng rộ lên tiếng súng máylớn nhỏ, hàng chục khẩu cùng bắn. Tiếp súng cối 60 đập thùng nhịp đôi. Chiếc xe ca chạy trước chớpđèn hiệu báo dừng. Lão Lê-ông cẩn thận hãm xe đúng cự ly 50 thước đã quy định, bật ngay cửa, trongkhi gã da đen Rơ-nê vọt xuống đường và kéo cơ bẩm tiểu liên, mắt gườm gườm, sẵn sàng nhào sấp xảđạn. Pi-e cáu kỉnh:

- Mẹ kiếp, cái phô-ni lại lắp trong xe chỉ huy. Hay ta tháo đem xuống đây, ba ?- Khó lắm, không có chỗ đựng ăng-ten. Hết quãng nguy hiểm ta đổi xe thôi, cố chịu tí. Con đang

đóng vai dân sự kia mà !Pi-e đóng vai mà không thể nhập vai Pháp kiều buôn thuốc. Đi đường trường dưới sự che chở của

Page 70: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

bọn cấp dưới láo xược, chiếc sơ-mi thể thao trắng cọ vào da hắn không hiểu sao lại gây ngứa lưng vàvai, còn đôi giày bát-két mềm cứ bắt bàn chân ngọ nguậy. Hắn quay nhìn ra sau: lá cờ Pháp trên đỉnhtháp canh ở ngoại vi thị xã vẫn trông thấy rõ. Du kích Việt Minh chặn đánh xe ngay trong tầm súng vàtầm ống dòm của quân gác đường !

Một tiếng nổ trầm sâu bùng lên mé trước, súng lại rào rào bắn tiếp. Trò gì vậy ? Sao đến bây giờmìn địch mới nổ ? Lũ lính hộ tống bắng nhắng kia đang làm gì ? Và cứ bò lê dọc đường thề này, baogiờ mới đến Viêng-chăn ?

Mới tám giờ rưỡi sáng mà nắng đã chói chang. Không khí nóng hừng hực, cái nóng đẫm hơi nướccủa tháng đầu mùa mưa xứ Nam Kỳ. Lão Lê-ông vung tay thành vòng tròn ra hiệu cho gã Rơ-nê trôngchừng chung quanh, gọi Pi-e vào ngồi trong xe, bật cho quạt điện quét gió, lại gài số ra-lăng-ti chomáy nổ rì rì phòng ắc-quy cạn điện. Pi-e phải tập vài tiếng mới quen lái chiếc xe đua trá hình mặc áogiáp này. Hôm kia hắn chơi một trò quái ác: cởi áo sĩ quan, vốc bùn bôi kín biển số, phóng xe nhưđiên trên đường Ô Cấp - Sài Gòn, lách chen qua lại hình chữ chi giữa hai dòng xe các loại đang xuôingược, cười ha hả khi thấy người ta đâm nhau, quệt nhau, nhào xuống ruộng hay húc cột đèn để tránhhắn, chắc hẳn ném theo vô vàn tiếng thét chửi. Các kiểu xe quân cảnh đuổi bắt hắn chỉ là rùa theo thỏ.

Đoàn công-voa lại nổ máy chạy tiếp. Từng chiếc bò chậm qua chỗ bị du kích đào đường, đắp hai ụhai đầu chặn xe, gài mìn chống ra-đa trong ụ, có lẽ là thuốc nổ nhồi trong hũ đất nung với đá củ đậuchất đầy chung quanh: còn rất nhiều đá rơi vãi trên mặt đường. Phải đến chỗ nghỉ mới biết được baonhiêu lính “xơi quà Việt Minh”. Công binh đã kê nhiều thanh sắt và gỗ cho xe qua tạm, trong khi chờbọn đồn trú ăn hại đái nát đến sửa đường.

Xe chạy nhanh dần, thỉnh thoảng nhảy chồm chồm trên những hố phá hoại mới lấp vội bằng đấtkhông lót đá. Lão Lê-ông nhăn mặt, chửi thề và làu bàu:

- Mấy thằng Tàu cứ tưởng đường sá Đông Dương cũng trơn tru như phố Hồng-công của chúng, cãicù nhầy. Ba ép mãi, chúng mới chịu lót rơm dày một tấc... ái chà. xóc... không thì bao nhiêu dụng cụthủy tinh nát vụn hết... mẹ kiếp, đường với sá...

Pi-e đang thèm ngủ. Đêm qua hắn cùng thằng bạn đại úy thiết giáp - người vừa che chở vừa ăntrộm đồn điền Ri-sô - chơi một trận động trời ở nhà thổ dành cho sĩ quan. Nhưng xe quăng quật thếnày, du kích lại đe dọa, ngủ gật dễ vỡ quả gáo lắm. Hắn gợi chuyện cho tỉnh táo:

- Ba nói gì về Thanh Bang, hôm nọ con chưa hiểu mấy. Với lại ba quen thằng trùm trộm cướp Ghê-ri-ni ở Mác-xây, nó nắm trong tay nhiều xưởng chế ma túy ngầm, sao không thuê vài thằng chuyên giangười Pháp cho tiện, lại thuê bọn Tàu ?

Lão Lê-ông gật gù ưng ý khi thấy Pi-e bắt đầu chú ý đến những chi tiết lắt léo trong công việc đanglàm.

- Lũ Ghê-ri-ni được chính quyền chống cộng ở Mác-xây che chở, nhiều lần dùng để chống phá biểutình, bãi công. Nhưng bọn cộng sản và công nhân theo cộng ở Mác-xây thính mũi kinh khủng, hay bớinhững vụ bê bối trên mặt báo, phiền lắm. Thuê bọn Tàu rất tiện... Thanh Bang cũng là phe trộm cướp,buôn lậu, kiêm tay sai chống cộng của Tưởng Giới Thạch, nhưng quy mô lớn gấp trăm lần lũ ngườiCoóc-xơ của Ghê-ri-ni, lại hoạt động tự do thả cửa dưới chế độ độc tài, dễ hơn nhiều chứ. Thằng trùmThanh Bang được lão Tưởng “con trời” phong đến chức trung tướng, ghê chưa ?

- Con cứ yên trí bọn Tàu thích làm việc với Anh, Mỹ, Nhật. Ít dính dáng tới người Pháp ta...- Bọn Thanh Bang có khác. Ba mươi năm trước chúng đã đặt tổng hành dinh buôn thuốc phiện lậu

trong tô giới Pháp ở Thượng Hải, lập xưởng nấu thuốc phiện tự do, tất nhiên là nộp tiền bẫm, hối lộ từtrên xuống dưới. Lấy đất Pháp làm bàn đạp, quan chức Pháp làm người che dù, chúng tỏa ra đè bẹpcánh Hồng Bang cạnh tranh, lần hồi làm chủ thị trường thuốc phiện khổng lồ là Trung Quốc. Từ thuốchút đến moóc-phin, đến hê-rô-in, đến giúp sức cho Tưởng lùng bắt cộng sản, đến quyền bính vào tay,con thấy rõ chứ ? Năm ngoái quân đỏ của Mao tiến như núi tuyết lở, bọn Thanh Bang phải cuốn góichạy tóe ra Hồng-công, Đài Loan. Bộ máy buôn lậu quốc tế đang còn, tay nghề bào chế cực kỳ giỏi,nhưng bị mất nguồn thuốc phiện sống từ Tứ Xuyên và Vân Nam trút xuống, thiếu phương tiện xuất lậuhê-rô-in sang châu Mỹ, châu Âu. Còn quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương nắm nguồn thuốc phiện ởkhu Tam giác vàng, sẵn máy bay ô-tô, được bộ áo giáp của bí mật chiến tranh phủ kín, nhưng chưa cókỹ thuật chế biến giỏi và lũ chân rết đông đảo đi nhét từng lọ con bột trắng vào tay khách qua đường.

Page 71: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Hai bên ráp vào nhau, khuýp, tuyệt vời !Pi-e liếc nhìn miệng cười đắc ý của cha, chợt thấy nghi ngờ. Hay vì nghiện mà ông ấy thổi phồng

việc buôn thuốc phiện lên đến tầm cỡ quốc tế chăng ?- Con hỏi thật, ba cho rằng “Kế hoạch X” sẽ thu lãi đáng kể đối với chi phí của Quân viễn chinh ?

Hay chỉ đủ mua cho mỗi lính một sợi dây giày ?Lão Lê-ông nhăn trán bực dọc. Thì ra thằng con không thèm đọc bản đề án do lão cùng mấy người

nữa trong “Phòng hành động” soạn rất công phu, mất ngót một năm đi điều tra tận các vùng núi hiểmtrở và đào bới các kho lưu trữ tài liệu. Một bản đề án tối mật đã khiến cho đại tá Ben-lơ, người cầmđầu Phân cục Tình báo chiến lược ở Đông Dương phải sửng sốt và dành hẳn hai ngày bàn tính vớinhóm của lão trước khi họp với tướng Xa-lăng, tổng tư lệnh Quân viễn chinh. Sau đó đại tá kể rằngXa-lăng mừng cuống quýt khi đọc đề án, hứa sẽ phối hợp hết sức mình, còn giục phải làm ngay, làmmạnh, miễn sao đừng lộ bí mật là đủ.

Chính trong không khí hồ hởi đó, Lê-ông đã được tháo khoán năm chục ngàn đô-la Mỹ, và đượccấp trên điều con trai ra khỏi vùng chiến sự ác liệt để giúp lão. Nhung Pi-e khiếu nại dằng co mãi, chỉchịu về Bộ tham mưu làm sĩ quan xây dựng lực lượng biệt kích, không chịu chuyển hẳn sang ngành tìnhbáo mà xưa nay hắn vẫn coi khinh chẳng kém bọn quân báo Phòng nhì. Nể mặt lão, người ta không trịviên đại úy bướng bỉnh mà xếp chỗ theo lời hắn xin. Thôi đành, dù sao Pi-e cũng xa họng súng ViệtMinh hơn trước, lão tự an ủi thế.

Chính vì thói cứng đầu của con mà trong chuyến áp tải người và phương tiện này, hai cha con làđại diện của hai tổ chức khác nhau đang chung sức thực hiện Kế hoạch X: Quân viễn chinh và Tìnhbáo chiến lược[13].

Im lặng một lát, rồi Lê-ông lại phải đóng tiếp cái vai ông gia sư nhẫn nại cố nhồi hiểu biết vào đầuđứa học trò lười học và trái chứng trái nết:

- Nếu không tin, ba dính vào làm gì ! Ta thử làm vài con tính nhỏ cho dễ hiểu... Vùng Tam giácvàng là khu vực trồng thuốc phiện lớn nhất thế giới và khó kiểm soát nhất thế giới. Nó trải rộng trênnăm nước: Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt Nam, xếp theo thứ tự quan trọng. Chi riêng haitỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam đã hằng năm làm ra từ hai chục ngàn đến hăm lăm ngàn tấn thuốc phiệnsống, xuất lậu xuống Đông Nam Á nhiều hơn bán trong nước, phía nam này đường ngắn và sẵn hàngđổi. Bây giờ quân đỏ của Bắc Kinh bắt đầu khóa biên giới, nhưng bọn tàn quân Quốc dân đảng vẫnbuôn như điên qua hàng rào còn thưa, chúng đánh nhau rất tồi, mà đứng đầu thế giới về nghề buôn lậuthuốc phiện xuyên rừng núi. Bốn nước còn lại góp phần khiêm tốn hơn: Miến Điện khoảng bảy támtrăm tấn. Thái Lan hơn hai trăm tấn, Lào và Việt Nam chỉ xấp xỉ sáu chục thôi.

- Thế thì chẳng bõ công !Lê-ông đưa tay vuốt mảng tóc nâu còn lại bên trên vành tai, cười khẽ:- Đừng vội chê. Mảnh đất Thượng Lào bé nhỏ sẽ là cửa khẩu, là miệng vòi, là họng phễu để vùng

Tam giác vàng rót thuốc phiện vào mồm dân nghiện trên toàn thế giới ! Con quên rằng trong năm nướcvừa kể, chỉ ở Đông Dương mới có đạo quân lớn đủ sức chặn thổ phỉ, dùng máy bay chở hàng đến đổichác và chở thuốc phiện đi ? Những đoàn ngựa thồ lâu nay phải leo núi hàng tháng để đưa thuốc phiệnđến đầu mối đường ô-tô chạy xuống Băng-cốc hay Rang-gun, sẽ rẽ cương sang phía các tiền đồn cắmcờ Pháp. Các máy bay trinh sát nhẹ thu góp từng tạ nhựa một đưa đến Viêng-chăn, những chiếc DC.3chở từng tấn về kho mật trong các sân bay quân sự chung quanh Sài Gòn, từ đó “nàng tiên nâu” sẽ tungcánh bay sang Hồng Công, Mác-xây hay Niu Yoóc !

- Phí tổn sẽ rất lớn, nuốt hết lãi...- Con chịu khó nhớ vài con số nhé. Bọn chúa đất bản xứ người Mẹo, Thái, Lào, Việt bao thầu thu

mua thuốc phiện, bán cho ba mỗi ki-lô thuốc phiện sống giá chừng 25 đô-la Mỹ. Ba chế biến nó thànhhê-rô-in loại bốn, loại cao giá nhất, tốn thêm chừng 5 đô-la nữa, vị chi ba chục, được một lạng hê-rô-in. Cái lạng ấy chở không mất tiền sang Mác-xây hay Pa-ri bán gọn cho lũ trùm buôn lậu được 200 đô-la, sang đất Hoa Kỳ vọt lên 1300 đô-la hay hơn nữa, theo giá bán buôn từng lô lớn nửa tạ đến một tạ.Chưa hết đâu, chia nhỏ ra cho đám tay sai bên dưới và dưới nữa, mỗi lớp pha chế thêm các thứ tádược rẻ tiền vào, đường lắc-tô-da hay một thứ bột hòa tan vớ vẩn nào đấy cùng màu trắng, khi đembán giúi tay trên vỉa hè từng lọ con thì cái lạng hê-rô-in của ba đã thành hai ha chục lạng, thu vào

Page 72: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

không dưới 11.000 đô-la. Một đồng vốn, áng chừng 370 đồng lãi, thấy chưa nào ?- Giê-xu Ma-ri-a !- Chúa Giê-xu hóa phép một con cá với một ổ bánh đủ nuôi hàng trăm người, chúng ta cần noi

gương Chúa. Trong bản đề án, ba chỉ đặt mức dè dặt là trong năm nay ta mua vào một trăm tấn nhựasống, thật ra có thể đạt gấp đôi. Mức sang năm là ba trăm rưởi tấn, chế ngay tại Viêng-chăn thànhmoóc-phin cho nhẹ cân, thế nhưng mấy thằng Tàu ba dắt theo lần này có thể chế hê-rô-in loại bốn tạichỗ luôn. Ba đã chừa lề khá rộng phòng bất trắc, cũng để kiếm thêm phần ba tí chút phụ trội...

- Ba trăm rưởi tấn, ba thử tính lãi bao nhiêu ?- Bán tại Pháp lãi 60 triệu đô-la Mỹ. Bán buôn tại Hoa Kỳ lãi chừng 440 triệu. Thế thôi, mạng

lưới bán lẻ không nằm trong tay ta.Pi-e hết hẳn buồn ngủ, mở to cả mắt lẫn mồm trước những con số kinh khủng. Thì ra cha hắn đã tìm

được câu thần chú “Vừng ơi, mở ra” đi vào kho vàng giấu kín ở vùng núi Bắc Đông Dương ! Còn hắncứ bĩu môi cười khinh tất cả những gì không có chất nổ đùng đoàng, không được dán nhãn “Danh dựquân nhân” !

- ... Nghề buôn lậu thường lên voi xuống chó, phải trù liệu hết mọi đàng. Mức lãi ba vừa nói làtrung bình, hao hụt vừa phải, giá cả ít biến động. Gặp lúc xuống chó, ví dụ cái chuồng ngựa chứng làQuốc hội Pháp bị áp lực quốc tế nổi lên chống ma túy rầm rộ, phái sang Đông Dương thật nhiều nhânviên công khai và bí mật để phá đám, chúng ta sẽ chở thẳng chất nhựa quý từ các xưởng trong rừngrậm Thượng Lào sang bán tại Hồng công hay Băng-cốc, tạm bằng lòng với số lãi còm ba chục triệuđô-la cho ba trăm rưởi tấn ấy. Ngược lại, nếu Chúa ban phép màu cho giá ma túy hiện đang tăng cứtăng lên mãi, gấp đôi chẳng hạn, lại cho chúng ta dăng được mạng lưới bán lẻ tại Hoa Kỳ... ái chà chà,bảy hoặc tám tỉ đô-la thu vào không khó ! Và nếu chúng ta mua được gấp ba gấp bốn lần mức dựkiến...

- Thì sẽ dùng vàng để lát đường !- Vàng đáng kể gì so với hê-rô-in ! Theo giá lúc này, ở chợ đen Niu Yoóc, một cân hê-rô-in bán

ngang 130 cân vàng. Nhớ nhé: một-trăm-ba-mươi lần đắt hơn !Một tiếng nổ lớn bùng lên phía trước, mấy phát súng lẹt đẹt, rồi các xe hộ tống lại xả đạn rào rào.

Lần này đoàn xe chỉ dừng độ mươi phút để đẩy chiếc GMC vỡ toác sang bên, xếp lính chết và bịthương lên xe khác, lại chạy tiếp. Quả mìn chỉ khoét một lỗ bằng cái nia, các xe lách qua được, mãiquá trưa mới đến Lộc Ninh. Phải mất đến bốn tiếng rưỡi để vượt chặng đường non 140 cây số !

Từ trên đầu, một chiếc Gíp chạy chậm xuống. Viên trung sĩ Pháp đứng bên người lái, báo lệnh củađại úy chỉ huy quân hộ tống là nghỉ đêm tại đây, qua vài ba xe lại nhắc to một lần.

Pi-e cáu kỉnh dẫm chân, chửi rất tục. Lão Lê-ông rút khăn lau bộ mặt nhăn nheo và cái trán hói tậnđỉnh đầu, can con:

- Ăn trưa xong đã hai giờ chiều, từ đây đến Kra-chê đường rất xấu, rừng rậm, Việt Minh với It-xa-rắc Khơ-mc quấy phá nhiều. Nghỉ lại là phải con ạ.

Lão vẫy tay ra hiệu. Gã da đen Rơ-nê gật đầu, đến xua ba người trên xe chỉ huy: một hạ sĩ lái xe,một lính cần vụ của Pi-e, một y tá. Cả ba mang hết hành lý xuống chiếc xe Pho, trong khi Rơ-nê chuyểnđồ đạc của hai cha con lên xe chỉ huy. Gã căng rất nhanh một lều bạt chống nắng trên nóc đu-ra phẳng,các trụ và móc đều được lắp sẵn và xếp gọn khi đi đường.

Pi-e ngẩn ra nhìn cha thả cầu thang xuống đất, mở cửa sổ lắp kính phủ lưới hai bên thành xe, bậtquạt chạy bằng ắc-quy xua không khí nóng, gọi hắn lên. Lão mở tủ bằng tôn dày lấy đĩa giấy, cốc giấy,khăn ăn giấy đặt lên mặt bàn xếp vừa dựng, mở tủ lạnh trong góc lấy các thứ của ngon: đùi heo ướp,trứng luộc, pho mát, dồi nêm tỏi kiểu Đức, cam và táo tây. Lão mở nhanh hai hộp xúp rau, một góibánh mì cắt lát sẵn, cuối cùng mới rút ra một chai rượu vang Boóc-đô hai phần ba lít và hai chai bia.Chưa ăn vội, lão đặt lên cái khay nhôm bánh mì, cam, một hộp ra-gu thịt cừu, giơ tay gạt tấm rèm treotrên vách ngăn giữa thùng xe và ca-bin, mở cái cửa sổ lắp kính vừa hiện ra. Gã Rơ-nê đã ngồi sẵn chỗlái, tiểu liên treo vào cửa xe, quay lại đón khay thức ăn kèm một chai bia, nói cụt ngủn: “Cảm ơn ông”.Lão gật đầu, đóng cửa sổ và kéo rèm.

- Trưa nóng, ta ăn bữa nguội và tạm gác rượu mạnh đến tối, đại úy bằng lòng chứ ? Ba có hai bếp

Page 73: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

cồn, tối ta sẽ ăn nóng. Quán ăn khá chỉ có ở Xtung-treng, Pạc-xê, Thà-khẹc, nhưng chắc mấy đứa cộngsự sẽ mời tiệc... Nào, nâng cốc chức sứ mệnh chúng ta thành công rực rỡ !

Pi-e ăn thong thả, ngắm kỹ căn buồng nhỏ đầy đủ tiện nghi loại mới nhất, được xếp đặt rất khoa họcvà đẹp mắt. Hầu hết các máy móc và đồ dùng mang nhãn hiệu Mỹ. Lão Lê-ông cười thích thú:

- Mười tám ngàn đô-la đấy ! Ba xem hàng chục mẫu nhà lưu động, chọn những chi tiết ưng ý nhất,đặt đóng theo ý mình tại Hồng Công. Đã có bán máy điều hòa không khí, ba chưa mua vì hỏng khôngcó nơi sửa. Bộ ắc-quy đủ chạy quạt, tủ lạnh, đèn nê-ông trong hăm bốn tiếng, hết thì sạc bằng điệnthành phố hay cho chạy máy phát kéo theo kia. Các kiểu nhà lắp bánh của Mỹ đều dài rộng hơn thế này,lại phải dùng xe khác kéo theo, cồng kềnh lắm, lên Thượng Lào gặp đường xấu là tắc tị. Túp lều hènmọn này được đặt trên GMC mười bánh, ba cầu, có thể dùng tời trước mũi và xích lắp vào lốp để leodốc cao hay vượt hầm hố, giúp chúng ta ăn ở đàng hoàng ở những nơi hoang dã...

- Và đưa chúng ta chạy trốn nếu Việt Minh tổng phản công, quân của Mao đánh tràn xuống ĐôngDương !

- Tại sao không ? Ba thích câu ấy của một nhà thám hiểm Pháp. Trong chiến tranh tất cả đều có thểxảy ra. Nhưng các nhà chiến lược của ta đoán rằng khả năng đánh nhau dằng dai là lớn hơn đánh tốcchiến tốc quyết. Mao mới làm chủ phần Trung Hoa lục địa rất nghèo đói và đầy rẫy tay chân củaTưởng, chẳng dễ gì mở hai mặt trận cùng một lần. Triều Tiên và Đông Dương. Ấy là thiển ý của viênđại nhất lê-dương, thưa đại úy !

- Một chai vang cho hai người, ông chủ chưa chi đẹp...- Ừ thì thêm một chai. Một thôi nhé. Hành quân chiến đấu phải rất tỉnh, các ngài sĩ quan biết hơn ai

hết !Sau bữa cơm, Pi-e đi dạo dọc phố cho dãn gân. Ghé vào tiệm ăn Tàu ngồi nhấm nháp thêm một

phần tư lít cô-nhắc nữa cho đủ liều, cũng để cha hắn làm một chầu ma túy. Dọc đường ông ấy mới hútbốn năm điếu thuốc lá tẩm hê-rô-in, chắc phải xài thêm các thứ khác: uống thuốc viên, hít bột vào mũi,đốt bột ra khói để hút bằng phễu, chỉ ít ưa kiểu tiêm vào tĩnh mạch. Cha nghiện ma túy thì con nghiệnrượu, cánh đàn ông đã qua khói lửa dễ tha thứ cho nhau hơn, phần giảng đạo để nhường vợ chồng conem Gia-nét !

Tất cả dân bản xứ đi bộ hoặc xe đạp đều dồn ép sang mép đường bên kia, càng xa dãy xe đậu càngtốt. Hai đứa trẻ ăn xin ngờ nghệch lại băng ngang lòng đường, đến các cửa sổ ô-tô ngửa nón van vỉ.Thấy hai cánh cửa sau xe của Pi-e còn mở rộng, chúng ghé tới gần, chìa cả nón lẫn bàn tay gầy đennhư cẳng cò, ngước mặt lên ấp úng. Trên bàn, tất cả đĩa cốc giấy và thức ăn thừa đã được cho vào túigiấy dầu, chắc cha hắn quen nếp sống dân sự còn đợi xe ra khỏi thị trấn mới vất xuống đường. Pi-ecầm túi thả xuống đất. Trong khi hai đứa hối hả nhặt những mẩu bánh thịt văng ra nhét trở vào túi, Pi-egiơ cao hai vỏ chai rượu thả xuống hai cái đầu bờm xờm. Một đứa trúng vai kêu thét, bỏ chạy. Đứa kiatrúng gáy, chỉ rít một tiếng và lăn ra giãy giãy, lại bị thêm mảnh chai xóc vào bắp chân tóe máu.

Pi-e nghĩ thầm: “Dạo này mắt và tay mình kém trước. Phải bớt rượu mới được”. Hắn móc túi lấyhai tờ giấy một đồng xếp tư, thả xuống bên thằng bé đang lỉnh dần, đóng sập cửa sau xe, cởi giày, ngảlưng xuống giường vải. Gió quạt xoáy lộng, mát hơn hẳn khi hắn ngồi trong quán, cha hắn quả đã hếtsức lo xa. Hắn ngủ thiếp đi tức khắc.

** *

Bọn lính Lào gác cổng sân bay đã quen với chiếc xe Pho tả tơi và người lái da đen của cha con đạiúy La-phác-sơ, không hỏi giấy, chỉ nhấc cây ngáng và đứng nghiêm chào.

Khi làm mới và nối dài sân bay này về phía Nam, người ta bỏ đi một đoạn đường băng ngắn ở đầumút phía Bắc. Nó rẽ vào một dãy ba nhà chứa máy bay làm bằng khung sắt lợp tôn và che vách ván, sẽđược tháo dỡ đem dựng nơi khác. Gần đây khúc đường phụ và khu nhà lẻ loi bỏ trống ấy được sửasang, dăng hai lần thép gai bọc kín, dù chung quanh sân bay đã sẵn nhiều lớp lô-cốt, rào thép rào tre,bãi chông xen mìn chi chít. Nhiều xe chở người và thùng bao to nhỏ đến. Khói bốc suốt ngày qua các

Page 74: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

ống khói mới lắp thêm. Tiểu đoàn giữ sân bay được biết đó là xưởng LX.01 chế thuốc chữa bệnh choquân đội. Các sĩ quan bĩu môi: chỉ bào chế thôi mà làm ra vẻ quan trọng gớm !

Mấy chục lính biệt kích gác và tuần bên ngoài xưởng đều là người Mẹo từ núi cao xuống, mỗitháng đổi quân một lần. Làm việc trong xưởng có độ hai chục người Á và Âu, hầu hết nói được tiếngPháp, ăn ngủ luôn tại chỗ. Họ rất kín tiếng, chỉ lâu lâu về Viêng-chăn một lần bằng xe ca riêng, muasắm xong là lên xe ngay. Ra vào nhiều và chuyên giao thiệp với Ban chỉ huy sân bay là cha con ôngLa-phác-sơ, được xếp nhà riêng trong cơ quan Bộ chỉ huy quân khu Thượng Lào đóng tại Viêng-chăn,cách sân bay tám cây số.

Hai chiếc máy bay nhỏ kiểu Bi-vơ thay đổi nhau đáp xuống sân bay này, giờ giấc tùy thời tiết,trung bình mỗi ngày một chuyến hạ cánh. Sĩ quan trực được điện báo trước, nhìn qua số hiệu có chữLX mở đầu, khoát ngay tấm biển xanh cầm tay cho chúng chạy rẽ về phía xưởng. Vài tiếng sau, chúngđược một xe GMC phủ mui đu-ra bịt bùng kéo đến bãi đậu quân sự, xếp hàng chung với các máy baytrinh sát nhẹ. Và mỗi tuần một lần, lão Lê-ông La-phác-sơ chìa ra lệnh điều động của quân khu, dùnghẳn một chuyến máy bay vận tải Đa-cô-ta để chở hai ba tấn hàng đóng thùng về Vũng Tàu, nói thêmrằng đấy là dược phẩm mới sơ chế. Chẳng ai hiểu vì sao dược phẩm không về Sài Gòn mà giao tạiVũng Tàu, người nhận lại là sĩ quan thuộc Phòng GCMA[14] chứ không phải ngành quân y. Áp tảihàng là những người hầu như câm điếc nhưng rất rộng tay giúi tiền puốc-boa cho những ai góp côngvào chuyến bay ấy...

Bọn lính Mẹo gác trước cổng xưởng thích tâng công theo lối máy móc: chúng mù cả chữ Pháp lẫnchữ Lào, nhưng làm ra vẻ săm soi xem rất kỹ tấm thẻ ra vào, so ảnh với người, gí mắt vào con dấutròn của Pháp và con dấu ba đầu voi che lọng của chính quyền vương quốc. Pi-e cáu tiết, giật lại mảnhbìa cứng, tiện tay tát như trời giáng vào mặt tên đốc gác, gõ mạnh giày đi thẳng vào xưởng trong khicha hắn vỗ vai đứa bị đánh, nói dịu ngọt một câu tiếng Lào trước khi nối bước theo hắn.

Các hăng-ga chứa máy bay giữ nguyên mặt ngoài lở lói đen sạm, bên trong được sửa rất kỹ: lángnền xi-măng bóng, lát ván làm trần nhà, đặt thêm rất nhiều quạt chống nóng, chia các ngăn bằng váchgỗ, tất cả đều sơn trắng toát. Điện sáng dăng dăng giữa ban ngày. Các bếp lò than củi đang cháy đỏ, cóphễu hút khói đưa xuyên qua mái. Từng dãy thùng nồi to nhỏ bằng tôn hoặc sắt tráng men được nối vàonhau bằng những ống cong và thẳng lượn lên xuống qua lại. Một làn hơi nước loãng pha mùi nồng củanhiều thứ hóa chất đang đun nấu bốc lên trộn lẫn dường như không làm cho những nhân viên bào chếmặc bơ-lu trắng cảm thấy khó chịu. Họ đi lại ít mà đứng ngồi nhiều hơn để trông chừng các bếp, thỉnhthoảng mới nói khẽ với nhau một câu ngắn.

Lão Lê-ông khoát tay chỉ hệ thống lò nối dài bên trái, giảng cho con:- Dây chuyền này điều chế moóc-phin thô thành hê-rô-in số 3... Thuốc phiện sống là một thứ nhựa

nhão nhoẹt màu nâu đen, mùi hăng, dân bản xứ chở đến bằng ngựa thồ hay gùi cõng. Ba đã dạy cho cácnhóm thu mua tự nấu nó thành moóc-phin. Rất dễ, chỉ cần một cái thùng, ít vải lọc, vôi bón ruộng vàam-mô-nhắc đậm đặc. Qua hai lần nấu và lọc thì lấy được moóc-phin, chỉ nặng bằng một phần mườithuốc sống. Nơi gần chở về đây bằng ô-tô, nơi xa dùng máy bay nhẹ... Nó đây này !

Lão cúi xuống bốc một nhúm moóc-phin trong cái thùng mở nắp bên cạnh, bỏ vào tay con. Đó lànhũng hạt trắng méo mó bằng xấp xỉ hạt đậu xanh, tựa hồ không bà con gì với những ống moóc-phinnước trong túi cấp cứu của y tá để tiêm giảm đau cho thương binh nặng, thường bị lính nghiện ma túyăn cắp sạch.

Giọng lão Lê-ông lộ rõ vẻ tự hào nghề nghiệp khi giảng các phép bí truyền:- Làm ra loại 3 không khó. Chỉ cần bám sát quy cách, sao cho moóc-phin hóa hợp tốt với a-xít a-

xê-tic thành đi-a-xê-tin-moóc-phin tức là hê-rô-in, lấy được phần lớn các chất dư thừa... xem đây:trong các bình thủy linh lớn này là mười cân moóc-phin trộn với mười cân an-hy-đrit a-xê-tic, phảiđun đều sáu giờ ở đúng 85 độ C, không được tăng giảm. Còn phải qua ba bước phù thủy luyện thuốcnữa, dùng clô-rô-phoóc, các-bô-nát xô-đi-om cồn, than hoạt tính mới lấy được hê-rô-in màu hơi xámchứa khoảng bốn mươi phần trăm tinh chất. Loại này dùng để hút, uống, hít vào mũi, dân châu Á xàingày càng nhiều thay chất nhựa nấu cũ kỹ. Bên Mỹ và Tây Âu chuộng thứ bột trắng mịn loại 4 hơn vìhòa tan nhanh trong nước, tiêm một tí xíu là thoả cơn nghiện. Thuốc sang đến đấy đắt lòi con ngươi,mấy ai đủ tiền mà hút !

Page 75: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Này ba, mấy thằng Tàu cùng đi chuyến xe hôm nọ đâu cả ?Lê-ông kéo con ra xa những người làm việc:- Ở đây chỉ có bọn Tàu ở Chợ Lớn và Viêng-chăn, thuê rẻ thôi. Bọn Hồng Công tự giam mình trong

cái nhà gạch xây rời chỗ góc kia. Trả lương ngang đại tá Pháp mà còn vòi thêm... Chúng dùng cồn, a-xit clo-hy-đric, đặc biệt nhiêu ê-te để chế hê-rô-in số 4 là thứ có trên 90 phần trăm tinh chất. Bướcnày ít tốn kém nhưng mất nhiều thì giờ, công phu, lại nguy hiểm nữa, có thể nổ bay cả người lẫn nhà.Ba mày mò rất lâu không ăn thua, đành bấm bụng rước các vị con trời vô. Chúng giấu nghề rất ghê, bađang tìm cách ăn cắp kỹ thuật.

- Thì ra cứ xuất loại thấp, đã sao ?- E hèm... Từ số 3 sang số 4, thuốc mạnh lên nhiều lần mà trọng lượng vẫn giữ nguyên. Nó gây

nghiện không cai nổi, lại dễ chuyển, dễ ngụy trang, dễ tiêm, vì thế giá bán tăng vọt gấp năm gấp mười,lãi to lắm. Chỉ bị cái khó điều chế... Có phải nơi nào trên thế giới cũng lập được xưởng hiện đại tođùng, có máy bay riêng và lính gác cổng như ta đâu ! Bọn trùm buôn lậu ranh hơn cáo, biết bỏ tiềnmua thuốc đắt còn lợi hơn thuê thợ rước thầy, đặt xưởng ngầm, chở nguyên liệu đến, chuyển hàng đi, lộtẩy như chơi ! Mấy căn hầm kín của phe thằng Ghê-ri-ni lần lượt bật nắp, nay nó mới chịu mua loại 4của ba đấy, trước kia nó chỉ nhận moóc-phin sơ chế thôi !

- Nghĩa là chiến tranh Đông Dương càng dằng co kéo dài, ba sẽ càng giàu sụ, phải không ?- Cả gia đình ta chứ ! Xin Chúa giúp cho được như thế !

** *

Chiếc máy bay nhẹ một động cơ cánh quạt ngoi lên trên trần mây đen đặc giội mưa xuống đất, gặpngay ánh nắng rực rỡ chói mắt. Bay trong mùa mưa Lào kéo dài nửa năm đã khổ cực, còn hạ cánhxuống một tiền đồn trên núi cao, chỉ dọn được một đường băng dã chiến dài hai ba trăm mét, quả thậtlà liều mạng. Người lái phụ lật bản đồ, xoay cho đúng hướng la bàn, lẩm nhẩm tính gì đấy rồi ghé tainói mấy câu với phi công chính. Tay này gật đầu, quay về phía sau kêu ồm ồm:

- Bắt đầu xuống, tắt thuốc lá, gài thắt lưng an toàn, không làm ồn !Khoang chung dành cho lái và bốn hành khách của chiếc “tắc-xi bay” này được cách âm tốt, không

phải dùng dây nói nội bộ. Hai người lái chụp ống nghe vô tuyến vào tai, đẩy ống nói đến trước miệng,bắt đầu gọi mặt đất dồn dập:

- Tổ én X.16 đâu ? Đây Chim én 342, Chim én 342 gọi Tổ én X.16, hãy trả lời...Họ nói tiếp nhau gọi mỗi lúc một to, rồi chen thêm những tiếng chửi mỗi lúc một nặng. Hình như

dưới đất không đáp.Đại úy La-phác-sơ liếc sang phải thấy trung tá Gra-lê cau mày nhăn trán, vã mồ hôi lấm tấm trên

thái dương. Hắn ngầm thích chí: tay cấp trên ưa làm ra vẻ bác học này sợ rồi ! Hắn càng cố nén hồihộp, giữ vẻ mặt lạnh như tiền của người chiến binh lão luyện.

Mặt đất bên ngoài cửa sổ từ từ dâng lên, phủ kín khung chữ nhật, đẩy màu trời biến mất. Máy bayđang quần nghiêng. Một mảng đất đỏ nâu nổi rõ. Trên đầu núi tròn, mấy nóc tôn gỉ và tranh cũ ngả đenhằn những hình chữ nhật vây quanh một tháp canh cao. Lá cờ ướt sũng dính vào cột, xem kỹ mới nhậnra ba màu xanh trắng đỏ. Một tấm thảm mây xám đang từ từ trôi ra xa, chòm núi lúc này sáng rõ, thế làgặp may rồi. Nhưng cái đồn GCMA này đang nằm trong tay ai ? Nó ngậm câm một cách đáng ngờ. BọnIt-xa-la cùng Việt Minh đã đôi lần núp lại sau khi diệt đồn để chờ đánh quân viện hay lấy dù tiếp tế.

Mươi chấm nhỏ từ các nhà và lô-cốt túa ra sân. Một lá cờ tam tài quạt ngang qua lại như múa lụa.Pi-e nhấc ống dòm trước ngực đưa lên mắt, vặn nút chỉnh: đúng thằng thiếu úy Vi-nhan đang phất cờ.Hắn cứ để mặc cho phi công xoay xở.

Chiếc máy bay chuyển sang quần số 8 rất thấp. Sân bay dã chiến nền đất được khoét vào sườn núithấp hơn đồn. Bọn lính lố nhố ở đầu sân bay có lẽ vừa sực nhớ ra, vội căng chữ T bằng vải trắng và

Page 76: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

bắn lên một pháo hiệu xanh. Viên phi công cho máy bay rà sát trên mặt sân cách vài mét như đo thử lầncuối, vòng ra xa, quay lại thật chậm và đáp xuống đất. Người ngồi trong khoang bị vật qua lại khámạnh trong khi bánh xe trượt trên bùn và vấp ổ gà liên tiếp trước khi dừng hẳn. Đã quen với những sânbay rất hẹp, phi công tắt máy luôn chứ không chạy chậm để xoay đầu. Bọn lính sẽ xúm vào đẩy, vần,xeo thay cho động cơ.

Trung tá Gra-lê sửa cặp kính trắng, nhấc tấm thân thấp lùn và rất phì nộn trong khi người lái phụmở cửa, thả cầu thang. Đôi ủng da đánh xi rất bóng lún ngay vào bùn đỏ bầm đến mắt cá. Viên thư kýđeo lon thượng sĩ xuống sau trượt chân ngã ngồi, đế giày hất văng bùn lên tận vai bộ quân phục rấtchỉnh tề của trung tá. Pi-e nháy cậu trung úy chỉ huy phó GCMA, cố nghiêm mặt làm lơ trong khi mộtchuẩn úy Lào dẫn mươi lính chạy đến đón, rập chân chào vị thượng cấp đang cầm khăn tay lau bộ mặtđỏ rựng đầy tức giận. Cả đoàn bước rón rén ỳ ạch, leo dốc lên đồn.

Trong bốn đội GCMA thuộc tiền đồn 974, hai đội đi vắng, còn lại 43 người kể cả bộ phận chỉ huy.Nghe thiếu úy Vi-nhan báo cáo xong, trung tá nhìn lướt qua lũ lính biệt kích mặc đen tuyền từ áo quấnđến mũ nồi, đi giày vải bết bùn, dựng bên đùi những khẩu trường Mát đã mòn lớp hun đen bóng, xếpthành nhiều hàng ngang xộc xệch. Chúng giống kẻ cướp hơn là lính, đôi mắt của trung tá nhìn chúng lạihệt mắt quan tòa hỏi cung phạm nhân. Lão khoát tay với vẻ cáu kỉnh và chán ngấy, đi thẳng vào phòngkhách, mỗi bước chân để một mảng bùn trên nền xi-măng. Vi-nhan và chuẩn úy đồn phó khúm núm mờicác vị quan trên rửa ráy tạm trước khi làm việc. Bốn năm tên biệt kích cởi giày bỏ ngoài thềm, khomlưng rất thấp bước men vào, quỳ hai gối xuống dâng nước và khăn cho quý quan rửa mặt, lại quỳ đểlau sạch giày quý quan, vẫn quỳ để cọ nền nhà. Một tên quỳ đón chiếc áo vấy bấn của ngài trung táđem đi chải.

Sau hai tháng ở Lào, Pi-e không còn ngạc nhiên trước cảnh và người rất nhếch nhác ở các đồn biệtkích hay cách quỳ lạy hắn chưa từng thấy khi kẻ dưới ra mắt người trên. Hắn tập làm quen với sắc línhmới, kiểu sống mới, với rượu nếp Lào và các cô xảo nùm[15] xinh nhỏ như búp-bê, với các món nhậuLào khá lạ miệng. Ở Viêng-chăn như thế tạm ổn. Cứ để mặc cha hắn bám cái xưởng bí mật nhu tu sĩluyện thuật giả kim thời trung cố, thỉnh thoảng giúi tiền cho hắn tiêu thêm, xấp sau thường dày hơn xấptrước. Chất độc kinh khủng kia đắt hơn vàng hàng trăm lần, không có nhà giả kim nào lãi bằng cha hắn,nhưng hắn chẳng dại gì giam thân trong khu nhà tù ấy. Hắn muốn làm giàu, giàu to, nhưng giàu đến đâuphải được hưởng đến đấy chứ không ki cóp để dành cho tuổi già. Đời thằng sĩ quan nhà nghề chuyên đihỏi tội dân thuộc địa, tránh sao khỏi viên đạn vô tình hay những con vi trùng hiểm ác !

Bọn lính khiêng hai thùng rượu và đồ hộp dành riêng cho sĩ quan vào góc phòng khách. Viên thư kýđã thay quần áo, mở vài chai với dăm hộp bày lên bàn để nhấm nháp trong khi làm việc.

Thiếu úy Vi-nhan thuộc hạng khá trong số vài chục sĩ quan chỉ huy GCMA, còn trẻ mà đã chừa mộtbộ râu cố đạo màu hung để làm oai với dân bản xứ. Y lật sổ báo cáo ngắn gọn về hoạt động của It-xa-la trong khu vực, thành tích chiến đấu của bốn đội biệt kích dưới quyền, kết quả thu mua thuốc phiệnsống trong mùa xuân vừa qua. Hai phần trên không có gì nổi bật, riêng phần cuối được nhận là vượtmức nhiều...

Gra-lê cầm cốc vang trắng nhấm nháp, mắt lờ đờ khó hiểu sau kính trắng. Thấy viên thư ký ghi đềutay, Pi-e cũng hất hàm ra hiệu cho phụ tá của mình ghi chép để cấp trên vừa lòng. Hắn đã kín đáo làmluôn ba ly cô-nhắc “xua sương mù”, thấy tỉnh táo hơn.

Đột ngột, lão trung tá to béo đặt mạnh cốc vang xuống bàn, cắt ngang những câu kết luận của Vi-nhan:

- Trong khi chiếc Xét-xna quần thấp, tôi quan sát qua ống dòm, thấy một số bản trồng lúa nươngtrên diện tích dành cho cây thuốc phiện. Ông thiếu úy biết chưa ?

Vi-nhan trả lời, đầy tự tin:- Thưa trung tá, tôi đã đến tận nơi và hỏi kỹ. Dân bản xứ phát rẫy vào mùa xuân, đốt rẫy cuối mùa

khô, nhưng chỉ có thể trồng thuốc phiện vào tháng chín... Trong khoảng cách chừng bốn tháng ấy, nếukhông trồng trọt gì cả, mưa lớn sẽ làm trôi hết chất tro bón đất, họ phải trồng ngô hoặc lúa để ăn vàgiữ màu cho đất...

- Thì ra ông vẫn tưởng ngô và lúa giống hệt nhau ? Lầm to. Người trồng ngô theo ta, người trồnglúa theo cộng sản !

Page 77: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Thưa trung tá, họ vẫn ăn lẫn lộn hột ngô và cơm...- Còn phải học nhiều, thiếu úy ạ. Tôi biết rõ các thứ giống của người Mẹo. Ngô của họ là giống

ngắn ngày, lại trỉa trước khi mưa, tháng Tám đã bẻ xong, tiếp đó họ cuốc lại đất, trồng thuốc phiện rấtđúng thời vụ. Còn lúa của họ mãi đến tháng Mười một mới thu hoạch, tức là trễ hai tháng sau vụ trồngthuốc phiện. Họ vẫn cứ trồng cho ông nhìn thấy, nhưng ông sẽ chịu thua khi cây thuốc phiện còi cọckhông tiết ra nhựa trên quả. Họ sẽ bảo vì đất quá xấu, vì mưa nắng trái khoáy, vì con ma rẫy không phùhộ, gì gì nữa chỉ có Chúa biết !

Pi-e giật mình, rướn cổ nhìn trung tá chăm chăm.- Bọn cộng sản đến đâu là xúi giục dân làng bỏ thuốc phiện đến đấy, trồng ngũ cốc để ăn và nuôi

chúng. Còn chúng ta phải đốc thúc dân Mẹo trong vùng Tam giác vàng này cung cấp thuốc phiện chocả thế giới, trước hết là đem đô-la về nuôi Quân viễn chinh. Ngày nào chúng ta còn đem gạo ngô vàhàng tiêu dùng đổi được chất nhựa nâu ở các bản, ngày ấy chúng ta còn nắm được dân vùng này, đánhbại được bọn It-xa-la thù địch. Dân chúng chuyển sang trồng lúa nương là đã nghe lọt tai lời tuyêntruyền cộng sản, chịu bỏ mối lợi lớn để giúp It-xa-la chống Pháp giành độc lập, các ông hiểu rõ chưanào ?

Pi-e bắt gặp luồng mắt của trung tá xói vào mình, chợt nóng rực hai tai. Lão chê mình quá dốt,nhưng chỉ mắng Vi-nhan cho mình đỡ mất mặt. Vi-nhan rướn vai lên, hùng hổ:

- Tôi sẽ trị chúng, thưa trung tá. Chúng đánh lừa tôi thật trắng trợn...- Đừng vội, đừng vội. Trước hết ông hãy ra lệnh nhổ lúa, nhổ trụi, cho phép trồng rau ngắn ngày,

nhất là cây họ đậu cho đất tốt thêm. Đến tháng Chín ông sẽ hạ lệnh tỉa bớt đậu, trồng thuốc phiện xenvào, đúng, kỹ thuật đấy, đừng ngại... Về mặt an ninh, ông cứ phớt lờ như người da trắng lạc vào xứmọi, kín đáo gài đôi ba đứa chỉ điểm ở mỗi làng trồng lúa, cố gắng hót trọn ổ cả bọn It-xa-la ngoàirừng cùng những đứa ẩn trong bản, chớ nên ăn non mà phí...

Dễ thấy dáng vẻ ngoan ngoãn vâng dạ của cấp dưới đã khiến Gra-lê nguôi giận hẳn, tha cho cái tộitiếp đón quá luộm thuộm. Trong bữa cơm nửa Pháp nửa Lào sau đó với các món ăn và rượu của hainước dọn ra xen kẽ nhau, lão lấy lại điệu bộ ưa thích nhất là nhà bác học chuyên nghiên cứu về ViễnĐông, sẵn sàng lên lớp cho lũ sĩ quan “mỏ trắng” chỉ biết đánh đấm hùng hục mà mù tịt về thiên nhiênvà con người ở Đông Dương. Lê-ông La-phác-sơ đã cho con biết lão này sang Đông Dương từ khi trẻ,lần hồi ngoi lên đến chức giám binh chuyên trấn thủ các tỉnh biên giới phía bắc. Nhật đảo chính năm1945, lão chạy thoát theo tàn quân của tướng A-le-xăng-đri sang Vân Nam, nhờ chiến công ấy đượcphong thiếu tá, nay lên một cấp nữa.

Rượu vào ngà ngà, lão nói nhiều và rất cởi mở:- Hồi Quân viễn chinh mới sang Đông Dương, đô đốc Đác-giăng-li-ơ gà mờ cho rằng có thể lấy lại

Nam Kỳ trong bốn tuần lễ, chiếm hết Đông Dương trong vài ba tháng. Bởi thế ông ta rất coi khinh đámquan chức Đông Dương kỳ cựu, chỉ tin dùng cái số từ chính quốc theo ông ta qua đây. Đánh nhau trậtxương suốt bấy nhiêu năm, các quan lớn mới trắng mắt ra, hiểu rằng muốn thắng du kích cộng sản phảicó du kích chống cộng, phải biết dùng độc trị độc. Người ta trở lại tin dùng tướng Xa-lăng và các sĩquan thuộc địa, cho lập các đơn vị không chính quy, chịu o bế tất cả các phe phái chống cộng. Các ôngbiết đấy: bọn cướp Bình Xuyên biến thành cảnh sát Sài Gòn, vua Bảo Đại đánh đĩ với Nhật trở về làmquốc trưởng, thuốc phiện quốc cấm được coi như hàng xuất khẩu chiến lược. Mục đích biện minh chophương tiện !

Lão cười to, cả mâm tiệc cười theo to hon. Lão nếm thử rượu ngô Mẹo vùng này, gật gù khenhương vị độc đáo, lập tức mọi người ồn ào chìa cốc ra cho mấy tên hầu bàn rót đầy rượu ngô, thưởngthức thứ men lá rừng bí truyền của thổ dân vùng núi cao này.

Đoàn kiểm tra ra về, say lảo đảo. Trong khi các quan dự tiệc, bọn biệt kích đã kịp sửa lại quãngdốc đi xuống sân bay, cuốc bậc ở những chỗ trơn. Chúng còn khiêng ván lấy từ giường chân niễng củamình đem lót thành một lối đi phủ gỗ đến tận chân cầu thang máy bay. Dù được mời mọc nhiều lần, haingười lái nhất định ở lại trong khoang, ăn đồ hộp xong ngồi ngủ gật. Họ đã bị đôi phen điếng hồn,không dám giao cho lũ lính rất giống thổ phỉ này canh giữ máy bay, chúng ăn cắp và phá phách như khỉbầy xuống rẫy.

Chuyến về gặp may mắn hơn, không bị mưa to hay sương mù cản đường. Gra-lê vẫn còn ngấm

Page 78: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

men, ghé tai Pi-e nói qua hơi rượu thịt hôi nồng, đổi sang cách xưng hô thân tình:- Điều tao nói về phe Đông Duong với phe chính quốc cũng khớp với hoàn cảnh của tao với mày

đây, chú em ạ. Đám chóp bu chê tao lạc hậu quân sự, đẩy tao về nước, làm thằng cạo giấy ở Sở đồ bảnthuộc Bộ tổng tham mưu. Tao vừa nộp đơn về hưu, bỗng dưng được lệnh giữ lại, thăng cấp, đưa sangĐông Dương làm trưởng phòng GCMA mới ra đời. Được thôi, đây là dịp kiếm chác thêm ít nhiều làmvốn, về già khỏi phải lãnh chân gác cổng... Còn mày, tao nghe nói đánh cộng sản rất hăng, rất táo bạo.Biết chúng nó phê vào hồ sơ của mày thế nào không ? “Chỉ biết hành binh theo kinh nghiệm lỗi thời,thường vi phạm điều lệnh chiến đấu chính quy”. Đã thua bét be còn bám mãi cái chính quy khỉ gió ấy !Tao hỏi thêm ba mày với vài người quen nữa, mới xin điều mày về cái sắc lính rất xa chính quy củatao. Bọn sĩ quan từ võ bị Xanh-Xia ra hay chửi GCMA là bầy chó đểu. Tao đáp: đúng thế, nhưngchúng nó là bầy chó đểu của ta, chúng làm được những việc bẩn thỉu mà bàn tay đeo găng trắng củaquý ngài không tiện mó vào ! Tất nhiên, không một lời nào về Kế hoạch X !

Pi-e lễ phép cúi đầu:- Trung tá dạy rất phải !Tất cả những ý nghĩ chế giễu và khinh thường đối với vị quan trên béo lùn có dáng dấp một lão kế

toán đã tan hiến hết. Sau ông thầy đầu tiên là cha mình, đại úy Pi-e hết sức ngổ ngáo đã gặp thêm mộtthầy mới.

Chương X

Nằm duỗi dài trên bờ phải của Mè Nặm Khoỏng, con sông lớn và dài nhất nước Lào, làng Hạt Khẹcòn giữ được cái tên đời xưa để lại. Nghe truyền rằng các cụ tổ đi thuyền độc mộc đến quãng bờhoang vắng này, định ghé vào nấu ăn, chợt thấy trên mép bãi hàng trăm hàng ngàn con cá sấu nằmghếch đầu như vô số chiếc thuyền kéo nửa thân lên cạn. Chèo ngược dòng trở về làng cũ, các cụ sắpsẵn nhiều lao có ngạnh buộc dây chắc, nhiều súng kíp để trị những con vùng quẫy mạnh nhất, nhiều traisăn sấu giỏi, kéo cả đoàn thuyền xuôi xuống lúc tờ mờ sáng, đánh úp bầy sấu một trận tơi bời. Đượcnhiều sấu đến nỗi chỉ kịp lột da, cắt lấy khúc mũi và đoạn đuôi, còn thịt vất xuống nước tế thần SôngMẹ. Về sau đến lập làng mới mé trên bãi, các cụ đặt luôn cái tên Bãi Sấu để con cháu nhớ mãi ngàyhỗn chiến dọn chỗ. Mấy năm đầu lũ sấu còn tiếc cái bãi dẹt và dài chúng quen đến ngủ khi ăn no, cứlảng vảng gần đấy, thỉnh thoảng đớp một con chó khờ hay cắn chân trâu nghé bò non lôi ra xa. Dân làngphải rình bắn, đâm, thả câu bằng những con sóc và chuột rừng sa bẫy, chúng mới bỏ đi gần hết.

Làng Hạt Khẹ hôm nay mở hội Thả thuyền trong khi chờ lúa chín. Dân làng hầu hết đã ra ở trạiruộng, lại kéo về thăm sửa nhà cửa, quảy theo các thứ mặc đẹp và ăn uống trong ngày hội. Con buônđánh voi hay chở thuyền đến bán hàng khá đông, lính địch đóng đồn cách ba cây số cũng xuống chơinhiều.

Đội xung phong công tác số 6 chọn ngày này để móc nối với mấy người trong làng được coi là cảmtình It-xa-la, đứt liên lạc ngót một năm qua. Họ gồm bốn đồng chí, hai Lào hai Việt, thêm Cả Chanhtức đồng chí Chăn-thi cùng đi là năm.

Nơi ở của đội là cái lán nhỏ lợp lá mây giữa rốn một khu rừng mây. Mỗi lần ra đi lúc nhá nhemtối, anh em dùng mươi cây nạng chống nâng các lùm mây song rậm gai, luồn thật khéo bên dưới, mờsáng về lại rút nạng đem cất. Từ ngày gây được cơ sở trong hai làng ven sông, anh em thường mang vềnhững típ[16] xôi kèm thức ăn, giảm bớt nấu nướng cho để lộ bí mật.

Page 79: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Hôm qua, đội trưởng Thoong Xẩy đột vào trại ruộng của bác Chum, một nông dân lầm lì ít nóinhưng đã từng biếu bộ đội một con trâu thịt và ba chục mừn[17] thóc nếp, khi Liên quân Lào - Việtđến làng Hạt Khẹ lần đầu và Pháp chưa đóng đồn. Bác nghe giảng giải rất lâu mà không hỏi, khôngnói. Cả Chanh ngồi nín lặng, thấy trên mặt bác hiện vẻ hoài nghi pha chút gì như thương hại. Mới vượtsông lớn cách hai hôm, đây là lần đầu anh gặp người dân vùng sâu bị chiếm, sát đồn địch. Ra về,Thoong Xẩy cam đoan với Chanh rằng trưa mai, đúng trống ngọ, mấy bà con được mời sẽ ra rừng gặpđội. Chanh nhớ rõ bác Chum không hứa một tiếng nào cả trong khi Thoong Xẩy dặn đi dặn lại việc cầnlàm.

Tất cả đội cùng đến để làm quen với số cảm tình mới móc nối. Qua cánh đồng lúa nếp đã lên xanhđậm rập rờn, với những bờ ruộng chừa rất hẹp tuy không thiếu đất, những tiếng vui của hội làng bay tớihọ được gió trộn vào nhau. Nổi rõ nhất là tiếng trống, tiếng xập xõa, rồi đến tiếng rung dồn dập củanhững đĩa đồng trên đàn khoỏng-vông, những phím gỗ trắc kết chuỗi trên đàn la-nạt. Mỗi khi gió dịuxuống mới nghe được tiếng khèn thoi thóp hòa theo một bài lăm ân tình hay ghẹo quấy nào đó, từng lúcđiểm một loạt tiếng hú khen ngợi hay tiếng cười giòn giã. Chanh lên Lào đã dự hội Pháo thăng thiêntrong một làng vùng giải phóng, tò mò hỏi kỹ các kiểu đàn và điệu hát trong ngày hội trần tục chơi xảláng này, rất gần với kiểu rước ông Đùng bà Đà mà một anh bạn Nam tiến đã tả lại. Hội Thả thuyềnchắc là ít nghịch ngợm, lại thêm lính địch xuống đông, khó mà vui thoải mái như trong vùng ta.

Chùa làng chợt nổi hồi trống chính ngọ, báo giờ dâng cơm trưa. Các tiếng ồn ã tắt dần. Anh em bắtđầu căng mình nhìn qua cành lá, đợi người đến chỗ gốc cây đa ven rừng.

Một bóng thấp thoáng bước tới, chỉ dừng mấy tích tắc lại bỏ đi ngay. Thoong Xẩy thì thào bên taiChanh:

- Bác Chum đấy, thấy chưa ? Chắc đi gọi thêm số kia.Một giờ qua. Hai giờ. Gốc đa vắng ngắt.Bị buộc phải ngồi rời nhau trông chừng các hướng, bốn anh em cố tránh ngủ gật bằng những hài hát

lẩm nhẩm trong miệng không thành tiếng. Bắt đầu đói nữa. Thoong Xẩy bảo không cần đem cơm nguộitheo, bà con ra gặp làm gì chẳng có các món ngon ngày hội. Bun là phúc, dân Lào mở bun, chơi bun làđể làm phúc và hưởng phúc, trong ngày bun không ai hẹp bụng với ai.

Mặt trời xuống chỉ còn một con sào, vẫn không ai đến.Thoong Xẩy buồn rười rượi, rẽ lá đi xem quanh gốc đa. Người ban nãy đặt ở đấy hai nắm xôi gói

lá chuối, bấy nhiêu thôi. Không có thư bên trong. Đành ăn vài miếng đỡ đói rồi về lán hay đi gặp cơsở làng khác vậy.

Một đội viên bẻ đôi nắm xôi, bỗng sững người, run tay chìa ra hai nửa nắm. Thoong Xẩy cầm xem,mặt dần dần tái xanh. Giữa ruột xôi là một nhúm tro bếp lẫn than vụn.

Bác Chum trả lời khá rõ. Anh thăm tôi thì tôi thăm lại. Anh đói, tôi bố thí cho, nhưng cái hạng anhchỉ đáng ăn như con heo con chó !

Thoong Xẩy thả rơi miếng ăn nhục nhã xuống, dựa vào thân cây gồ ghề, nhắm mắt. Hai giọt nướctrào xuống khuôn mặt đen gầy có một mảng lang ben trắng dưới cằm, hằng ngày luôn tươi nở. Đồng chítrung đội phó Lào này mới được điều sang sông nắm đội công tác số 6 cách vài tháng, chắp mối lạivới làng quê mình và làng quê vợ rất dễ dàng, đến Hạt Khẹ mới vấp lần đầu.

Chanh giữ ý, bước tới chỗ ba đồng chí kia đang bàn thì thào, nói khẽ với cậu Òn:- Ta đừng về Rừng Mây vội. Có chỗ nào vui, ta đến chơi.- Chơi thật à ?- Chớ sao ! Cả ngày ngồi nghe người ta đánh đàn thổi khèn, ăn nhậu tơi bời trong làng, bây giờ tới

lượt chúng mình mở bun !Òn liếc anh Chăn-thi, không thấy vẻ gì chế giễu, toét mồm cười ngay. Cậu đội viên Lào hai mươi

tuổi này đang tán tỉnh cô Xi, con gái rượu của một ông thày cúng già. Trại ruộng của ông ở tách riêngven rừng hơi xa làng Phôn Khảo, cách đây chừng bốn cây số, đội công tác cũng thường lui tới. Của cảiông làng nhàng thôi, chỉ có chừng năm chục hày[18] ruộng với bốn con trâu, sưu thuế lại nặng, nhưngông thích rủ cán bộ It-xa-la đến chơi để hỏi đủ chuyện trên trời dưới đất.

Page 80: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Đội công tác ở lại trại đến khuya, nhắm rượu với thịt nai nướng, thổi khèn và hát lăm hàng chụcđiệu, còn bắt cô Xi mang rổ và gàu đi xúc tôm về băm sống làm món lạp cụng ngọt lừ, là để cậu Ònđược dịp đi theo soi đuốc dầu rái và hộ vệ người đẹp. Thoong Xẩy bần thần hồi lâu rồi bị cuốn theođà vui chung, nói cười ầm ỹ hơn ai hết. Anh vỗ lưng Chanh bồm bộp:

- Thố, anh Chăn-thi, bạn thân Chăn-thi ơi ! biết anh nói dối nhé: anh bảo mới sang Lào vài tháng,không đâu, khôôông đâu... Anh ăn xôi, ở nhà sàn, mặc quần một ống đã vài ba năm rồi, đúng chưa,đúng chưưưa ?

Chanh cười nghiêng ngả. Anh giữ dạ dày, chỉ giả vờ uống và giả vờ say, trong đầu vẫn xoay ngượcxuôi tiếng chửi không lời nằm trong nắm cơm nhân tro bếp. Vì đâu nên nỗi ?

** *

Còn một câu hỏi khác, na ná như thế nhưng nhằm vào Chanh, buộc anh phải trả lời hàng trăm lần:vì sao bỏ nghề xe lửa ?

Tùy người hỏi, nếu không bông phèng cười trừ được thì anh tìm một lời đáp nào xuôi tai nhất. Vìthích nếm mùi khói lửa. Vì thức đêm ròng rã không chịu nổi. Vì đau dạ dày cần ăn xôi quanh năm, ởLào tiện nhất. Vì ham biết thêm cuộc kháng chiến muôn màu muôn vẻ. Vì rất thù Tây, muốn tự tay giếtvài thằng cho hả... Tiếp đó anh nhảy ngay sang chuyện khác, sực nhớ ra một điều gì đó chua hiểu vàhỏi ngược lại dồn dập.

Khi bị buộc phải trả lời nghiêm chỉnh, Chanh đưa ra lý lẽ vững nhất: liên khu ủy kêu gọi đảng viêncác tỉnh tự do xung phong đến các nơi khó khăn nhất, như Cực Nam Trung Bộ hay Hạ Lào - Đông BắcMiên. Mà anh đã ở hậu phương rất lâu rồi, đi là phải.

Tất cả những điều anh nói, dù đứng đắn hay pha đùa cợt, đều có phần đúng sự thật. Đúng mà chuađủ. Phần sự thật còn lại, chỉ trong những lúc chờ giấc ngủ đến giữa những tiếng ngáy xa gần nặng nhẹcủa đồng đội, anh mới gặp lại nó và chìm vào nó. Anh thấy nó như một làn mây xám có mùi khói khóthở cứ lởn vởn đâu đó, đợi lúc anh quay về mình sống với mình mới nhẹ nhàng tỏa đến bọc kín anh.Nó không là bão táp đâu, không mang theo xoáy lốc của trận đánh dưới bom đạn, không lòe sấm chớpcủa những va chạm gay gắt ta với ta, không nhoi nhói xăm kim vào da như trăm nỗi bực dọc hàng ngàythoắt đến thoắt đi. Anh nghỉ chữa bệnh đủ lâu để tất cả trôi dần vào màn sương của quá khứ, nó làmmờ bớt đi những nét phụ để giữ lại hình vóc chính thật tươi khỏe, vạm vỡ: năm năm kháng chiến đầutiên theo nghề xe lửa để lại trong đời anh những đường khắc sâu không phai được.

Thế nhưng anh vẫn bỏ nghề. Ít nhất cũng tạm rời nghề đến khi thắng Tây, giành được độc lập.Ấy là tại cái phần sự thật còn lại, cái đám mây ám khói chập chờn mà anh không thể tách riêng

từng mảnh như tháo máy, không thể đặt cho một tên gọi chung vì nó vừa rắc rối vừa hư ảo. Hít mùi nhàcháy vào mũi, làm sao phân biệt được mùi riêng của cột kèo, chõng tre, bó đũa cùng bốc lửa ? Saunhiêu đêm tự tra vấn nghiêm khắc, cố tìm cách tự phân tích tỉ mẩn đến tận cùng, Chanh đành chịu thúnhận mình dốt đến nỗi không hiểu nổi mình nữa. Anh tự quất roi hành xác, tự khép tội là mang nặng tưtưởng bi quan, dao động, hoài nghi, cá nhân chủ nghĩa, mất lập trường, rất nhiều căn bệnh nữa quyếtchữa bệnh bằng những thứ thuốc thật đắng uống liều cao. Rồi tới lúc khác, anh nhận ra mình chỉ mangtrong lòng một nỗi buồn chung chung, có thế thôi. Buồn vì trước kia đã quá tin người, quá bốc đồng,quá đơn giản, quá chúi mũi hùng hục, cho đến khi quả lắc đồng hồ vung hết đà bỗng đánh ngược trởlại, quật vào lưng anh một đòn phản phúc...

Các đồng chí chung quanh, từ anh Hai Thỉnh chính ủy Quân tình nguyện đến chú liên lạc măng tơ,ai cũng thấy Cả Chanh là vui tính, giỏi chịu cực, gan góc và rất ham học, bấy nhiêu thôi. Chẳng ai đoánbiết cái bầu tâm sự mà Chanh không cố ý giấu nhưng không nói ra, bởi muốn để cho nó tan biến đitrong những thử thách mới.

Tất cả Thường vụ Ban cán sự khu Hạ Lào - Đông Bắc Miên đều áy náy khi nhận điện của liên khuủy cử đồng chí Phan Chanh làm ủy viên Ban. Nhiều đồng chí biết Chanh từ lâu, bàn nên đề nghị lêntrên đưa Chanh vào Thường vụ, không nên xếp ngang với cán bộ tiểu đoàn hay huyện ủy viên trong

Page 81: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Ban. Nhưng ngay trong buổi ra mắt đầu tiên tại khu bộ - hồi này cơ quan đầu não đã băng qua vùngbiên giới mở toang, xuyên rất sâu về hướng Tây-Nam, đóng lọt thỏm trong một lõm căn cứ giữa vùngđịch chiếm - Chanh đã xin được xuống thẳng cơ sở để biết chiến trường mới:

- Các anh hiểu cho, sang Lào tôi là lính mới, lạ nước lạ cái. Ngồi đây, tôi chỉ làm được cái việcnhai giấy tờ nhả ra giấy tờ thôi ! Xin cho tôi được tập sự năm bảy tháng đã !

Trung đoàn phó Luyện, người đi chung với Chanh lên Lào suốt nửa tháng, bật kêu như bị ong chích:- Lính mới à ? Anh nói tiếng Lào giỏi hơn tôi, viết cả công văn chữ Lào, còn lội rừng bắn heo nai,

đem về còn bày cho bộ đội kiếm các thứ rau núi nấu ăn nữa !Dằng co khá lâu, rồi Thường vụ đành lắc đầu mà chiều ý Chanh, đưa anh về làm bí thư liên chi

Quân tình nguyện tại huyện Phia-phay, sát bờ sông Mê-công. Thất vọng nhất có lẽ là anh Hai Thỉnh.Anh chạy vạy xin bằng được Cả Chanh để phụ trách con đường chuyển quân và tiếp tế từ Nam QuảngNam lên nước bạn, được gọi là Hành lang Hạ Lào. Mới năm ngoái con đường ấy chỉ chạy xuyên núirừng đến biên giới Việt-Lào, mất hơn một tuần leo dốc. Giờ đây nó dài dằng dặc và tỏa nhánh hối hảtheo gót các tiểu đoàn và đại đội Liên quân thuốn sâu vào ruột vùng địch chiếm, hết sức chật vật rướnqua những tỉnh đất rất rộng và người rất thưa, với đủ thú giặc nổi giặc chìm và hầu hết nhân dân chưakịp hiểu cách mạng... Chanh cười cười, nói cho qua chuyện:

- Hồi nào làm đường sắt từ bên ta qua đây, anh Thỉnh không ra lệnh tôi cũng chạy về xin việc.Cũng là giao thông vận tải, vậy chớ đứa làm xe lửa đem thà vô chỗ gùi cõng cánh gồng thì chịu bó tayliền. Dốt đui dốt đen !

Sau mươi ngày tìm hiểu tình hình chung, Chanh bám theo liên lạc cứ hướng Tây đi tiếp về Phia-phay, một vùng đất phẳng dẹt lắm bùn lầy và đá ong, voi nhà kéo từng đàn và cá lội nhung nhúc dướiđầm vũng. Một tuần nữa để làm việc với liên chi ủy Quân tình nguyện và ủy ban kháng chiến Lào,Chanh lại đi nữa: đến sống với trung đội tập trung của huyện đang rút về học quân sự, lần lượt thămbảy Đội xây dựng của ta đang bám mười hai xã vùng giải phóng và vùng tranh chấp, làm quen vớihàng trăm cán bộ, chiến sĩ, du kích, gia đình cơ sở Lào. Mặc dù bị can gián nhiều, anh vẫn thu xếpvượt sông Mê-công ở một quãng rộng tới gần hai cây số, để hiểu dân tình và cách hoạt động ở nơi bịđịch giữ chắc.

Trong vài tháng đầu tiên ấy, Chanh nhớ nhiều mà nghĩ ít. Anh cố nhồi vào óc tất cả những gì cầncho việc mới như cậu học trò trong mùa thi, chưa suy nghĩ mấy. Khi gặp những vụ gay cấn, anh chỉ bàngóp nếu đã biết thật rõ, không chắc thì cứ ghi nhận để đấy, không vội.

Như đã hẹn trước, anh chỉ ở lại với Đội xung phong công tác số 6 trong hai ngày đêm, sau đó phảiđến gặp đồng chí liên chi ủy viên cùng đồng chí cán bộ huyện Lào đang nắm chung sáu đội phóng quasông. Chanh sẽ cùng đi với họ đến ba chỗ khó nhất: đội 2 bị phục kích chết ba chỉ còn một, đội 5 cómột đội viên Việt đào ngũ theo địch, đội 4 xảy ra lủng củng nặng giữa Lào và Việt.

Trong buổi trao đổi cuối cùng giữa Rừng Mây, cậu Miện, một đội viên trẻ là Việt kiều từ Thái Lanđến, nói ngập ngừng bằng giọng Quảng Bình:

- Em đoán thử ri, chưa chắc trúng... Bác Chum trước tê tốt lắm, có ghét anh em mình cũng là mớiđây... chắc tại mình diệt tề chưa phải cách...

- Diệt ai ? Mà ai ra lệnh diệt ?- Dạ... ta xử bắn phò bạn[19] Hạt Khẹ cách đây nửa năm, hồi bộ đội anh Khiết sắp sửa qua sông

trở về Phia-phay... Một trung đội Việt vô làng chơi ban ngày, tới chiều bị địch đánh úp... khi uốngsay... chết hai, bị thương năm...

- Tôi có nghe sơ sơ vụ đó, nhưng về sau có xử ai đâu !- Dạ... anh Khiết cấm chúng em báo cáo. Anh ấy tức điên lên, định hắn cả anh trung đội trưởng.

Anh cho một tiểu đội vào Hạt Khẹ ban đêm bắt phò bạn, bảo là địch đánh úp trong làng thì ngụy quyềnphải chịu tội, đền mạng. Em can mấy câu, bị một cái tát, anh ấy bảo em mất lập trường, đi bênh kẻ thù.Ông phò bạn... à, tên tê... cãi dằng co một lát, anh rút súng lục bắn chết tươi...

- Ngay trong làng?- Dạ không, ngoài rừng, cách làng nửa cây số... Anh Khiết là cấp trên, nghiêm cấm rứa, chúng em

Page 82: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

không dám trái lệnh... Anh Thoong Xẩy mới về làm đội trưởng cũng không biết chuyện ấy... cứ tráchchúng em sợ khó sợ khổ, né tránh làng Hạt Khẹ... Dạ thưa, anh về huyện đừng nói là em báo cáo...

Máu bốc dồn lên mặt Chanh, nóng rực. Anh gằn giọng:- Sợ gì mà quá quắt vậy ! Vãi đái trong quần rồi à ?Miện cúi mặt, đỏ dần hai vành tai, nín lặng.Chanh xuống bếp rót nước uống. Đội không có chè, thường chỉ uống nước suối múc vào nặn tầu,

quả bầu khô dùi hai lỗ trên đỉnh để tu. Chanh đến họ mới nấu nước gạo rang cháy cho anh uống. Huyệnkhông có tiền Đông Dương để phát sinh hoạt phí, anh em chỉ sống bằng miếng chín dân cho, mặc áoquần dân cho, và không phải lúc nào dân cũng hiểu cũng thương cán bộ...

Đồng chí Khiết tức Chín Khiết là tiểu đoàn phó, vừa lên tiểu đoàn trưởng, đang làm phó bí thư liênchi. Trong buổi họp khi mới đến, Khiết đối xử với Chanh rất dè dặt, chỉ nghe không nói, nhường đồngchí bí thư cũ bàn giao mọi việc để về nước chữa bệnh. Ở nơi chiến trường hết sức phân tán này, nhữngđội viên như Miện chẳng mấy khi được học tập, được tiếp xúc với đồng đội và cấp trên, chưa chắcmỗi năm được về huyện một lần...

Quay trở lên, Chanh dịu giọng nói với Miện:- Thôi được, về huyện tôi sẽ giấu tên cậu khi đưa ra kiểm điểm. Có điều đừng sợ quá vậy chớ !- Anh tưởng em sợ là anh lầm !Miện trả lời rắn đanh, nhìn xói vào mắt Chanh khiến anh sửng sốt thật sự. Cậu đội viên trắng trẻo

có dáng học trò này sao đổi sắc đột ngột vậy ?- Xin nói thẳng anh biết là em không muốn bị những người như anh Khiết quấy rầy, cản trở công tác

! Cứ để yên chúng em tháo gỡ, đừng nhảy vô mà hò hét thét lác, tưởng như không đánh chửi đội viênthì thiên hạ không biết mình là ông lớn ấy !... Nhà em trước tê ở Thà-khẹc. Tây đánh chiếm thành phốnăm 46, ngày 21 tháng 3, giết hơn một nghìn dân, nhà em chết ba người. Mẹ, chị, em trai... Bố em vớihai đứa còn lại bơi thoát qua Thái Lan, làm ăn đã yên ổn rồi, em cứ xung phong sang đây để góp sứcđánh Tây... cho nó hả... cho đỡ tức... Anh Khiết tài giỏi chừng mô không biết, chứ đi dân vận thì chỉ cólàm dân giận. Dân vùng này hồi đầu gọi là ại Khiết, ít lâu sau đổi kêu là tộ Khiệt, là con nhái !

- Tôi sẽ góp ý với anh ấy...- Vâââng ! Anh sẽ góp ý. Anh Khiết không nghe thì anh cũng nín thôi, phải giữ hòa khí giữa các anh

lãnh đạo với nhau mà. Rứa rồi anh Khiết có khủng bố thằng Miện thì anh cũng chả băn khoăn chi: anhđã phê bình mà người ta không nhận, hơi mô lo mãi chuyện vặt, thôi để dần dà rồi người ta nghĩ lại. ..Em báo trước ri đây: hễ thấy phiền phức quá thì em trở về bên Thái, mấy ngày đường thôi, xin nhập vôcác đơn vị Việt kiều về đánh ở Trung Lào hay Thượng Lào. Mô cũng bộ đội Cụ Hồ, mô cũng đánhTây. Tới đó các anh sẽ gật gù với nhau: biết mà, thằng nớ mất lập trường từ xưa, chừ hắn đào ngũ làtất nhiên !

Chanh điếng người dưới những ngọn roi mỉa mai đến hằn học ấy, thốt ra từ miệng một cậu anhtưởng là quá nhút nhát. Hẳn cậu đã nghiền ngẫm từ rất lâu, nay mới tuôn hết một lần, mà chắc gì đã hết!

Trễ giờ rồi, phải đi thôi. Chanh chỉ để lại mấy lời động viên và hứa hẹn chung chung trước khi rờicái lán nghèo trần trụi nằm chìm trong những bụi mây, song bằng cổ tay chi chít gai cứng. Chim, thú, cảrắn hay kỳ nhông kỳ đà đều tránh không ở rừng mây, chỉ có người cách mạng dám ở. Gai mây làmphiền họ ít hơn những thứ gai gốc kỳ quặc mà cậu Miện vừa kể.

** *

Đến khoảng năm giờ, tổ It-xa-la làng Đon Khảm bàn xong mấy việc cuối cùng với anh Pheng cánbộ huyện, ngả sang chuyện làng xóm, họ hàng.

Từ nãy Chanh chỉ ngồi nghe, rất ít bàn góp. Anh cố làm quen với cách phát âm của vùng này khi họ

Page 83: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

nói đ thành l nhất loạt, bò đạy (không được) biến thành bò lạy. Phải cố đoán mới hiểu hiên là học, làthưa, có thể đọc ra liên hay riên, như cậu thanh niên kia thích rung lưới theo kiểu Thái Lan... Các đồngchí Lào ở Trạm biên chính Hai gần Linh Lâm dạy tiếng Lào cho anh chỉ toàn từ ngữ chính trị thôngthái, sang đây anh phải học gấp những tiếng thường dùng trong đời sống hằng ngày ở thôn quê, nhữnglời nôm na gần gũi với người dân thường, những câu tục ngữ hay ví von rất quen đầu lưỡi. Cuốn sổ taythứ nhất chép đặc chữ Lào tiếng Lào chen lẫn với những báo cáo ghi tóm tắt và giấu tên người tên đấtphòng rơi vào tay địch, Chanh đã mở đầu cuốn thứ hai.

Nắm cơ sở làng Đon Khảm chính là chị Lả vợ anh Pheng. Khi làm việc, có lẽ vì Chanh ngồi cạnhnên họ gọi nhau bằng đồng chí, nghe nghiêm chỉnh mà hơi buồn cười. Pheng xuống giọng ngập ngừngvà liếc xéo sang Chanh khi hỏi thăm các con, chị Lả cũng trả lời lúng túng bằng một câu “nói chữ”rằng chúng nó được vạn sự như ý. Chắc họ ngượng vì lo chuyện riêng tư trước mặt một anh Việt xanhà hàng tháng đường núi, không hẹn ngày về, sống như ông sư Hạt-xa-đi khắc khổ tu ẩn trong rừng.

Chanh đứng dậy vươn vai:- Anh Pheng họp tiếp nhé, tôi ra bờ sông xem cảnh một lát.Chanh bỏ đi cũng để tránh đôi mắt của cô Xúc Chay, cháu anh Pheng, lần này được giao nắm nữ

thanh niên. Mặt cô hao hao giống Thùy, đôi mắt thì giống hẳn, giống hết sức. Chanh bị hút vào đôi mắtđen láy, trong veo với rèm mi dài rủ bóng xuống tận má dưới nắng trưa xuyên qua vòm lá rậm. Càngnhìn càng thấy y hệt mắt Thùy, chết thật, ngắm mãi người ta nghi bây giờ ! Anh bấm bụng ghìm mình,chỉ dám ngó thẳng khi Xúc Chay lên tiếng, sao cô ấy nói ít thế...

Mấy ngày qua, dưới mưa dầm tuôn hạt khi nặng khi nhẹ, Chanh bám theo Pheng luồn rừng đi gặpcác đội công tác và ghé thăm các gia đình cơ sở đang sống ở trại ruộng, vài tháng nữa gặt xong mớidọn về làng. Ủy ban huyện đã cho anh một sơ-mi xanh trời, một phạ-xà-lùng[20] bằng vải dệt đỏ tímvàng sặc sỡ, một tấm phạ-phe ô vuông đen trắng như khăn rằn Nam Bộ, những thứ dùng cải trang đểlính địch hay gián điệp không nhận ra từ xa. Áo quần, sổ tay, đồ linh tinh gói vào phạ-phe thật dẹt,buộc sát lưng dưới vạt áo lai bầu, súng ngắn gài trước bụng có vạt trước phủ. Pheng còn xin cho anhmột mũ phớt tã màu nâu đội đỡ ướt đầu, dặn anh đi hơi cúi xuống như người quanh năm bước trên đáong và gai gốc. Thế là sạch nước cản.

Đi lẻ với Pheng khoái thật. Anh cán bộ xấp xỉ tứ tuần này sinh ra, lớn lên, đi tu tới chức a-chanđều trong mấy làng ven sông này, mãi về sau lấy vợ mới đến ở rể làng đảo Đon Khảm.

Chỗ khác người của anh là rất thích xông xáo.Hồi ra chùa anh không vội cưới vợ tuy được nhiều cô để ý từ khi còn mặc áo vàng, tóc và lông

mày cạo nhẵn, ngồi tụng kinh trên bục cao. Anh ham câu giống pa bức lớn nhất sông Nặm Khoỏng, hệtcon cá nheo râu dài nhưng nặng đến ba bốn tạ tây, sáu đến tám người khiêng lặc lè. Nhà anh lúc nàocũng sẵn mấy vại trứng cá pa bức muối chua tuyệt ngon, biếu nhiều hơn bán. Lần khác anh nhập vàomột nhóm dùng voi nhà bắt voi rừng bằng thòng lọng, túng kế thì bắt bằng hố bẫy cũng được, đem vềdạy mãi cho khôn rồi đánh đi bán tận Trung Lào hay Thượng Lào, mua luôn thuyền và hàng xuôi về.Rồi cao hứng luồn vào rừng thẳm đãi vàng dọc các suối không vết chân người. Rồi rủ bạn đi đâm sấu,câu sấu, một lần bị con lớn quật đuôi gãy xương sườn. Rồi thuê voi khỏe đi mua hàng lậu bên TháiLan, lọt được vài chuyến, sau đó lính Thái chặn bắn chết mất voi, băng rừng về còn phải trả nợ vaymua hàng và đền tiền chủ voi. Đi lính khố đỏ cho Pháp hơn một năm, nhờ lanh lợi và gan góc nênđược lon đội, bị đưa lên núi đánh người La-ven mới vất súng về nhà, bọn chỉ huy không tư giấy bắtmà giữ tên trong sổ để lãnh lương anh bỏ túi... Cứ thế mãi đến khi về ở rể nhà chị Lả, đẻ liên tiếp bađứa con mới hơi nguội bớt cái máu giang hồ, vừa gặp lúc các bạn cũ đến rủ đi cứu nước.

Chanh mến anh cán bộ Lào có những nét giống cha mình, tất nhiên giống về tính nết chứ thân hìnhkhác xa: Pheng cao gầy, đen sạm, cắt tóc như bàn chải, xăm chàm chi chít từ giữa đùi đến dưới đầugối “cho cá sấu khỏi đớp”. Anh đeo trên cổ một túi bùa theo anh là rất thiêng, mỗi khi đi ngoài anhphải cởi bùa treo lên cành cây cho khỏi uế tạp, lỡ bỏ quên thì đi xa mấy cũng quay lại lấy bằng được.

Chỉ qua mấy ngày đi chung, Pheng cũng thấy thích đồng chí Chăn-thi. Anh nói bộc tuệch:- Bộ đội Việt được như anh hết cả, tôi mừng lắm, dân yêu lắm đấy Chăn-thi ơi !- Tôi có gì mà...

Page 84: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Có, có nhiều. Anh thật bụng, chẳng phải bên ngoài trơn như trứng gà, bên trong như quả cà ngái,số bà con cơ sở khen anh gần dân, hỏi thăm dân chứ không lấy chân voi mà dẫm mỏ chim. Có điều tôiưa nhất là anh không phải người Lào mà yêu nước Lào, quý lắm.

- Sao anh biết được ?- Hoại ! Thấy anh đi rẫy trước quạ, đi ruộng trước gà, chăm chỉ học từng tí ăn nói gói mở, tôi biết

anh gắn bó với It-xa-la chúng tôi, với đồng bào tôi. Người đến ở tạm bợ đâu có làm thế !Chanh cười xòa, lảng qua chuyện khác.... Rời khỏi chỗ họp It-xa-la, Chanh lững thững đi xuôi khúc mương xói đã biến thành suối cụt

trong mùa mưa, có hai chiếc thuyền độc mộc buộc giấu dưới lá rậm đợi chủ. Bờ sông Nậm Khoỏnghầu hết có bực cao, bên lở cũng như bên bồi. Anh níu tay leo ngược dốc, len lách đến mép bực, ngồilẫn vào bóng một bụi vầu uốn cong ngọn, thấy đất trời mở rộng thênh thang trước mắt.

Nắng chiều đổ bóng những cây chót vót của rừng già sau lưng và chung quanh anh xuống tít dướixa kia, in trên bãi dẹt thuộc làng Phôn Khảo nằm khuất mé tay phải. Làng đang ung dung thu dọn bướcvào đêm. Bầy trâu dăm chục con ăn rong đã uống nước xong, thong thả đi tới chân dốc, hiện thànhnhững quả sim chín mọng xếp chuỗi trên nền đỏ bầm, gió sông đưa đến tùng lúc tiếng mõ đeo cổ trâuvẳng lốc cốc. Chúng dạt ra nhường chỗ cho một nhóm voi nhà xuống uống và tắm. Dễ nhận ra bác voicao tuổi gia trưởng với cặp ngà to đã cưa cụt hết và bịt đồng cho khỏi nứt, dù thân gầy da nhăn vẫnđếm bước bệ vệ, kéo sợi xích chân chỉ còn sót một khúc ngắn như mẩu dây chuyền làm dáng. Chàngvoi đực to lớn và béo căng kia chắc đang tuổi nghịch phá, phải cõng ông chủ lăm lăm búa trên gáy vàlôi sợi xích dài nặng bằng cổ tay. Bà voi mẹ luôn luôn bận rộn vì con, hết bị nó bám quấy lại phảitrông chừng khi nó chạy xa. Vui nhất là chú voi nhóc con mới bằng cô trâu mộng không lúc nào chịuđứng yên, vừa chạy loăng quăng đây lại húc đầu vào tìm vú mẹ. Bị mẹ mắng qua tiếng rống ngắn bựcdọc, chú lờ, khi bị một phát vòi quất vào mông chú mới nhảy dạt ra, chịu lội xuống nước. Thêm mộilần đét đít nữa chú mới ngập ngừng dựng vòi dìm mình, để yên cho mẹ phun nước từng luồng trắng xóaxuống lưng và đầu.

Sông Nặm Khoỏng quanh năm chở nặng phù sa, trong mùa mưa này càng sẫm màu hơn. Nắng chiềutừ rặng núi biên giới Thái Lan đổ đến phủ trên sông một lớp đồng đỏ lóng lánh, khi gió quét mạnh lạihiện thêm vết búa dát kín trên đồng. Sát bờ, những dải bọt trắng vàng men theo dòng nước ngược trôilên hướng bắc. Nhích ra một quãng là vùng nước xoáy. Khác với xoáy nước sâu hoắm quay tít củasông suối trên núi, Sông Mẹ khổng lồ chảy chậm được viền bằng những chuỗi xoáy rất rộng và nông,những lúm đồng tiền trên làn da rám nắng, vừa sức vượt của con thuyền độc mộc một mái chèo bơi.

Trên sông đang rộ lên đợt thuyền về bến, nhưng giữa trời nước mênh mông thuyền chỉ là những vệtcon con báo rằng sông này không hoang vắng. Mấy xuồng đánh cá gần bờ, vãi và kéo xong lượt chàicuối ngày, đang giũ lưới tém gọn. Chiếc xuồng câu kia lại khác, kiếm ăn lúc chạng vạng với một chuỗidài những quả dừa khô nổi cách quãng dùng làm phao, dây câu buông sâu bên dưới, xuồng thả trôi đợiphao nhảy và chìm mới quạt chèo đến gỡ cá. Những con đò dọc lớn phủ mui, độc mộc cỡ đại hoặcghép bằng ván xẻ, lắp bánh lái và mái chèo dài, sau một ngày chở hàng xuôi chính giữa dòng đang bẻlái rẽ chéo vào bến quen nào đó nghỉ đêm, tìm lửa ấm và tình người. Không thoáng bóng một bè tre gỗnào, người dân quê làm nhà chỉ cần vác rìu ra khỏi rìa làng. Trái khoáy ở đây là chiếc ca-nô máy củalính tuần sông, trước mũi hai lá cờ Pháp và Vương quốc, thỉnh thoảng bắn lên trời một loạt súng máythị oai khiến lũ quạ giật mình bốc lên khỏi các tán cây ven bờ, đảo vòng kêu quàng quạc.

Tổ It-xa-la làng Don Khảm ra về khi sương mù bắt đầu dâng từ mặt nước ngả sắc nâu non. Làng họcách chỗ Chanh độ nửa cây số, cồn đất dài giữa sông ấy được viền bằng một bãi ngô khoai đã thu hẹplại trong mùa nước nổi, với những thuyền độc mộc hai đầu đẽo dẹt hình đuôi cá nằm ngang được kéonửa thân lên bờ, với những giàn tre phơi lưới xa mép nước hơn. Trên gò cao, nhô lên đột ngột như khurừng cấm giữa cỏ tranh, những hàng dừa và cau vươn lên ngất nghểu, quét chổi lá trên mây trời. Thấpthoáng bên dưới là những nhà sàn vách gỗ ngói gỗ đã sạm đen hay còn tươi màu, bốc khói thưa thớt vìchủ ra ở trại ruộng phần lớn. Bến làng lúc này gần vắng hẳn, chỉ còn mươi trẻ em chạy đuổi nhau trênmột quãng, bãi mới bị nước phủ, trông xa tưởng chúng nhảy nhót trên mặt nước như những thiên thầnsắp biến hắn vào màn khói hương trầm.

Vượt sông vào giờ này cũng tốt, trên bờ tây địch còn sơ khoáng, chúng giảm gác tuần và phục kích

Page 85: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

từ khi biết rõ các đại đội Lào - Việt đã rút hết sang bờ Đông. Thế nhưng chủ lực địch đang càn lớnvào huyện Phia-phay bên kia, cho quân biệt kích Xửa pà (Cọp rừng) và quân địa phương Koong pạp(Đội tiêu diệt) lùng lội nhiều ven đường 13, còn thêm gián điệp rình mò. Chanh và Pheng sẽ được tổĐon Khảm đưa sang sông khoảng nửa đêm và giao cho một tổ It-xa-la khác dẫn băng ngang đường 13,đến gặp một đội trinh sát bám đường.

Chanh nán lại mấy phút, nhìn theo hai chiếc xuồng ra khỏi khúc suối cụt đang nương dòng nướcngược chèo lên một quãng trước khi băng ngang sông. Lưng áo hồng của cô Xúc Chay chìm vàosương, nhưng đôi mắt của Thùy cứ chập chờn ẩn hiện. Chanh tự nhắc mình quay lại chỗ Pheng đangđợi, nhưng cứ ngồi thêm để gửi nỗi nhớ da diết qua hết chiều rộng của Đông Dương đến căn nhà tranhnhỏ nằm nép trên bờ sông Linh, đến người vợ rất hiền lành đang nuôi trong bụng đứa con thứ hai củaanh, ở nơi có voi rống cọp gầm và máy bay gào thét tìm giết hai mẹ con.

Page 86: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Chương XI

Một con gà nào đó đập cánh vào tay Thùy vài lần. Thùy lơ mơ tỉnh dần, bị nó mổ tiếp vào vai.Tiếng gọi thì thào sát tai đánh thức chị hẳn:

- Dậy, dậy chị Hai. Đừng nói, đừng động mạnh !Thùy chớp chớp mắt, xoay nghiêng mặt, thấy Năm Bưởi rướn đầu sang chỗ mình, bấm một ngón tay

vào vai mình:- Thiệt em nghen chị. Em bồng thằng Chung qua nhà hội, chị cũng qua đó luôn. Đừng mang guốc.Hai chị em nằm chung trên giường tre rộng, đứa bé đặt giữa. Bưởi luồn tay xốc nó, rón rén bước

tới cửa, dùng vai nâng cây tre gài tấm cửa chống, lách ra ngoài.Thùy nhẹ chân bước theo, tim đập dồn,chẳng hiểu gì cả. Gà đã gáy nhì, nhưng ánh sáng dưới mưa rả rích chỉ hơi rạng đùng đục.

Đi thẳng đến đầu xa nhất của Câu lạc bộ Thanh niên, Bưởi mới đặt con xuống tấm sạp, nó vẫn ngáyphì phò. Thùy ấn bàn tay lên chỗ đứa con hơn tám tháng vừa đạp trong bụng, giương mắt thay câu hỏi.Bưởi nói tỉnh khô:

- Có con trăn to lắm rúc vô ngủ dưới giường mình...- Úi trời ?- Đuổi nó cũng được, mà em tiếc. Thịt trăn ngon lắm chị, ăn nên thuốc, xương da dùng được hết.- Em... em tính bắn à ?- Bắn trúng chỗ mềm, nó chạy mất uổng. Đâm thôi. Chị ngồi trên sạp giữ thằng nhỏ hỉ, để em hạ nó.Thùy hoảng hồn. Biết Bưởi nổi tiếng gan lì, nhưng người ta bảo con trăn quấn chết được cả trâu bò

kia mà. Chị níu tay Bưởi, hổn hển:- Đừng liều, Năm. Hay là chạy qua lò rèn nhờ chú Tư, thằng Bảy xúm trị nó...- Sáng ra nó trốn biến còn đâu. Chị đừng chạy, đùng kêu, coi chừng động thai nghen !Bưởi vẫn hai lay không, quay lại chỗ cửa chống và lách gọn vào nhà. Chỗ đầu giường có khẩu

súng kỵ binh Nhật và một cây giáo, kiểu giáo lưỡi rộng bản lắp cán cau rừng do ông Tư rèn hồi Tổngkhởi nghĩa. Bưởi sắp đánh vật với trăn trong căn nhà đóng kín cửa ấy, còn Thùy chỉ ngồi tít đằng xanày với cái bụng chửa vượt mặt. Chị nín thở ngóng từng tiếng động nhỏ, vừa sợ vừa xấu hổ cho mình.

Huỵch ! Ùng ! Rắc rắc rắc ! Uỳnh ! Sạt ! Xoàng !Thùy đè tay lên ngực, kêu rít trong cổ. Thằng Chung cựa mạnh, kêu mẹ, mắt còn nhắm. Chị cúi ôm

nó vào tay, dỗ nó mà cũng lấy hơi người cho mình đỡ khiếp.Những tiếng trâu điên húc nhau dường như kéo dài hàng năm, rốt cuộc cũng dịu dần, tắt hẳn. Bưởi

chống cao tấm cửa lên, đánh bật lùa châm đèn, mở thêm cửa sổ, kêu to qua hơi thở còn phì phò:- Xong rồi chị Hai, vô coi ! Con này dai sức gớm !Lưỡi giáo ngắm kỹ từ trên đâm xuống đã xuyên ngang thân con trăn, xắn gãy xương sống và đóng

đinh nó xuống nền đất nện. Hai nửa thân nó vẫn quật rất dữ, hất cái giường tre tung lên đập xuống trongkhi Bưởi đu cả người lên cán giáo như người cắm cắm sào trên đất bãi cứng. Mãi khi nó vùng quẫy đãyếu, Bưởi mới vọt tới góc nhà vớ cây mác bén, rình chặt được cái đầu đang rướn cao, há toang hoác.Nó chỉ hất đổ tấm phên chắn đầu giường, làm vỡ một cái âu đất nung và đứt sợi mây treo áo quần,chưa động tới cái máy may bên cửa sổ. Hú vía !

Thằng Chung thấy con trăn đầy máu, khóc thét lên, nhào tới ôm mẹ. Bưởi nắm hai vai nó, xoay chonó nhìn vào con vật dữ lúc này còn giật và cựa nhẹ:

- Sợ gì hả con. Ngó cho quen mắt đi, tập cho dạn đi !Bưởi cầm bàn tay nhỏ xíu đập đập trên khúc thân xám mốc to bằng cây chuối. Đứa trẻ bớt sợ, chỉ

sau mấy phút đã lấy chân hẩy, đạp, xéo cái xác ngoằn ngoèo, cười rinh rích.

Page 87: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Kéo được con trăn sang nhà Câu lạc hộ và thu dọn xong bãi chiến trường vung vãi máu thì trời đãsáng rõ. Mưa giảm đi một lát, lại xối rào rào. Bưởi thay cái áo cọ vào vách lấm đất và dính máu vănglốm đốm, bảo Thùy:

- Bây giờ mới cần người phụ, chị ơi. Lột da xẻ thịt mất công lắm. Để em qua lò rèn kêu người, vớilại trút luôn mấy cái đó. Chị nấu cơm nhiều nhiều nghen... mà thôi, làm một nồi cháo thiệt to, lát emxẻo trước một khúc trăn xắt bỏ vô, ai tới thì ăn.

Bưởi xách cái giỏ to, choàng tơi lá, thoăn thoắt ra đi dưới mưa. Thùy nhìn theo cô em chồng,thương quá mà chẳng biết nói sao. Bé Chung quen tính mẹ, không bao giờ đòi đi theo, chỉ lũn cũn theotúm áo “mẹ xùi” kêu đói. Thùy lấy nửa chén khoai chà, cạo đường đen vào trộn lẫn, đưa cái thìa đu-ranhỏ anh Chanh làm riêng cho cháu. Nó ngoan ngoãn xúc ăn, bi bô hỏi mãi về con trăn trong khi Thùynhóm bếp.

Nhà Thùy không còn điện nữa. Ban quản trị Quỹ tổng động viên đến đong mang đi một nửa số thóc,chỉ có mười ba ang tất cả, thu sáu ang rưỡi đúng. Ba Mít tức Hùng Minh nói tình cám khá dài, cho chịđược tự chọn, nộp máy may hay máy phát điện cùng tất cả dây bóng tùy ý. Tất nhiên chị giữ lại cáimáy may. Mới tháo dỡ thôi mà mấy cậu thanh niên đã làm vỡ luôn hai bóng điện, kêu ầm là giòn nhưbánh tráng. Hiện nay máy điện đang bị bỏ xó trong một kho tạm ẩm ướt, dây điện thì vợ Ba Mít đembuộc phơi áo quần tuy dây mây vùng này rất sẵn.

Năm Bưởi sửng cồ lên khi Hùng Minh đòi thu cây súng Nhật:- Tỉnh thưởng súng cho tôi viết giấy đàng hoàng, anh coi một lần rồi chớ ! Ai cả gan đụng tới thử,

tôi thách đó !Phó chủ tịch Hùng Minh mở đầu một bài diễn thuyết dài. Năm Bưởi thắt nịt đạn, đeo súng, giao

con cho chị Thùy và bỏ đi thẳng. Mấy cậu thanh niên theo Hùng Minh cũng lảng. Thùy xin lỗi và đạpmáy may sửa tiếp mấy bộ quân phục của anh em xưởng Cao Thắng gửi. Hùng Minh chào vớt một tiếng,biến luôn.

Từ đó câu lạc bộ Thanh niên vắng dần. Vì thiếu ánh điện hấp dẫn, cũng vì mọi nhà đều lấn bấn vớiQuỹ tổng động viên và Nông đoàn.

... Cái nồi năm bằng đồng đúc đã bị thu vào quỹ, Thùy nấu ba lon gạo cháo trong thùng tôn gò, quàtặng của anh em xưởng Cao Thắng, đợi lửa cháy to ngọn, chị xoay sang xắt chuối cây cho cặp heotrong chuồng, một con đã ghi sổ nộp quỹ cùng với năm con gà, chưa biết hôm nào Ban quản trị sẽ chongười bắt. Thùy ấn từng nhát dao nặng nhọc, thỉnh thoảng đưa tay đỡ chỗ bàn chân con đạp mạnh trongbụng hay nắn nắn bàn chân xuống máu tê dại. Chị không biết mình sẽ xoay sở ra sao nếu thiếu NămBưởi ở chung, thiếu ông Tư Chua, thằng em Bảy Bòng, bà con xóm Mới hàng ngày đảo qua tạt lạitrông chừng, cả anh em quân giới và du kích Linh Lâm đến chơi. Ai cũng vậy, miệng hỏi thăm mà taycứ táy máy làm giúp một việc gì cho người bụng mang dạ chửa, lại là vợ anh Cả Chanh đi đánh giặcrất xa.

Mưa kéo dài đã hơn một tháng, nghe bảo còn tiếp đến cuối tháng Mười âm mới ngớt. Chẳng hiểuông trời chứa nước ở đâu mà tưới xuống liên miên quá thể. Những đỉnh núi phía tây mới dạo nào chỉđội mũ mây trắng trên chỏm, chuyển sang choàng khăn xam xám quanh cổ, nay khuất hẳn bên trên tầngmây sũng nước đè trĩu xuống sát đất. Lớn lên ở cửa biển Quy Nhơn, Thùy đã quen với tiếng ầm ào vỗđập của biển động dưới mưa, rất khác với tiếng rì rào êm ả của mưa rơi trên làng quê đồng bằng. NayThùy mới lần đầu sống trong mùa mưa núi, chị không ngờ nó hung tợn đến vậy.

Con sông Linh trong vắt chảy róc rách trên cuội dẹt và trơn bóng bây giờ phình lênh thành thác bùnnâu đỏ, gầm rống suốt ngày đêm không ngớt, từng lúc phát những tiếng nổ như mìn ném cá. Cây to trốcgốc lao xuống thông thốc, vấp ghềnh đá nẩy bật lên hoặc xoay tròn vài vòng, phóng tiếp. Mấy chỗ hốcnúi hõm sâu vào, trong tháng hạn nằm rất cao bên trên dòng nước, nay hiện thành những vịnh đầy hốnước xoáy, lôi củi rều và bọt bùn dìm xuống đáy một lát lại hất ngược trở lên. Tất cả thuyền đò ở vạnLinh Lâm đều chống vào đậu chỗ cửa khe Cốt lúc này tòa rộng ra nhưng lặng nước hơn sông Linh,buộc dây dài vào một gốc cây nào thật chắc và mọc xa trên bờ, phòng lũ đổ xuống đột ngột đêm khuya.Đường thủy tạm ngừng, nhưng bộ đội, dân công, người buôn gánh hay xe đạp thồ vẫn lên xuống đềutheo đường tỉnh 56.

Bước vào mùa lũ lụt, Thùy bối rối bao nhiêu thì Năm Bưởi và Bảy Bòng thoải mái bấy nhiêu. Gạo

Page 88: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

củi mắm muối đã trữ sẵn - nộp quỹ xong phải nấu giảm gạo, nhưng sắn trên rẫy đã to củ, ghế được -hai chị em chia nhau kiếm cá thịt. Khe Cốt lắm bùn, các loại cá tràu, rô, trê đón mưa đầu mùa ngoi lênào ào, dòng nước to nhỏ nào cũng sẵn cá trườn rạch đến trầy vi rách đuôi, chui thẳng vào miệng đóđơm xuôi. Với mươi cái đó và lờ, có hôm Bưởi trút đến nửa tạ cá, ăn và biếu xong còn sấy để dành.Ngớt đợt cá vảy đen ngược đẻ, chị em làm đăng chặn ngang suối ở nơi chảy êm, cắm câu từng chuỗivài ba chục cần nối vào nhau ven các bờ xoáy đục.

Bảy Bòng chắn cá, lùng bắt rắn. Rắn chạy lụt rời hang hốc dưới thấp, bò lên rẫy lên gò, đôi khichui bừa vào chuồng heo gà. Chỉ với cái chũi bốn răng sắt lắp đầu sào và mớ dây thòng lọng. Bòngxách rắn về treo sống trên sợi mây phơi áo có khi đến bốn năm con, đợi cha đến cắt lấy huyết pharượu thuốc trước khi nấu nướng. Ông thích nhất các thứ cực độc như mai gầm, cạp nong, hổ lửa, hổmang, hổ mây. Rắn càng độc, huyết và thịt càng bổ.

Thú rừng bị nước phủ các bãi quen ăn, liều lĩnh mò vào rẫy, trúng bẫy kẹp liên tiếp mấy con nai,mang. Rồi chúng khôn ra, nhảy và chui qua rào, luồn lách tránh bẫy và chông ngày càng thạo. NămBưởi giữ rẫy ngủ quên trên chòi cao, để heo rừng bầy vào ủi sắn hai đêm, hại nhiều, cô tức quá, lấymủ mít dán hai con đom đóm vào khe ngắm và đầu ruồi cây súng Nhật, mang tơi đội nón tùm hụp, cốrình mãi, mặc cho muỗi đốt và vắt cắn, rót cuộc bắn được một heo đực to, đổi thịt được khá nhiềuthóc.

Về ở nhà chồng, Thùy thấy mình quá vụng dại đối với đời sống vùng núi. Anh Chanh mới đầu cũnglóng ngóng, nhưng anh học theo mọi người rất nhanh, việc gì xem qua vài lần đều làm được. Thùy bậnmay vá kiếm sống, lo cơm nước, lại phải nương nhẹ giữ thai, bắt chước sao cho nổi. Mỗi lần Thùyngượng ngùng than thở, Năm Bưởi lại gạt phắt:

- Em học may được nhu chị còn mọt xương. Ai cũng khen chị siêng, chịu khó, tánh nết thiệt là hiềnlành, không như chị Ba Song vừa tham vừa nhác, cũng không gai ngạnh cùng mình như con Bưởi này.Chị biết đó, họ nói giống bưởi có gai từng chỗ thôi, còn em thì lởm chởm dễ sợ, kêu là Năm Nhímcũng phải !

Thùy cười rũ. Chẳng biết cậu nào độc miệng gán cho Bưởi cái tên ấy mà cả xã đều biết. Hôm nọmấy anh bộ đội đến bàn việc với nữ du kích, thật thà hỏi Thùy nhà chị Năm Nhím ở đâu. Cha mẹ đặttên móc nôi xấu xí cho dễ nuôi, lớn lên các cô mới đổi tên đẹp, cũng có người giữ nguyên.

Hồi Bưởi mới vào Quảng Ngãi với cây súng Nhật và cái thai trong bụng, Thùy rất gờm cô emchồng băm bổ ngổ ngáo này. Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng, là đi một đằng. Tính nết củaBưởi lại ngược hẳn với Thùy, ngược từng li từng tí, ở chung với nhau, e rằng như dùi với mõ. Nhưngtính Thùy xưa nay vẫn quen tìm chỗ hay chỗ tốt của người khác và nín nhịn khi trái ý, nên lần hồi NămBưởi mến chị dâu và mát nết đi. Lại thêm anh Cả Chanh góp sức vào với cái oai của anh trưởng namvà ông thầy cách mạng nữa, khiến Bưởi ngay trong những cơn ghét đời và chán sống nhất cũng khôngdám trở chứng quá quắt. Đến khi anh chị cùng thu xếp vụ “cưới giả” tạm ổn, về Linh Lâm giữ Bưởi ởchung và săn sóc Bưởi suốt kỳ sinh nở, thì Bưởi biết mình sẽ gắn với anh chị suốt đời. Vẫn sừng sỏvới người ngoài đấy, nhung với chị Thùy lại rất nhũn, ai thấy cũng ngạc nhiên.

Trong gia đình ông Tư Chua mấy năm qua có những biến đổi thầm lặng.Anh Tư Quýt lấy chị Ba Song ở xóm Vạn, con một ông chủ đò dọc hạng khá giả. Trước ông này do

dự không muốn gả con vào nhà thợ rèn ít của hơn, lại dây dính với cộng sản. Về sau thay bực đổi ngôi,ông Tư làm chủ tịch, lò rèn kiếm được khá tiền, trong khi nghề đò dọc bị ế ẩm và quán tạp hóa của chịBa Song thu lãi cò con không đủ đút miệng, ông mới đánh tiếng chịu gả. Chị Ba trắng da, mập gói[21],tóc dài chấm gót, răng đen nhức, nói năng khôn khéo ít ai hằng. Chị đẻ ba năm đôi, được hai con traicả, uy thế trong nhà vọt lên hẳn. Và chị bắt đầu làm những việc đã tính toán kỹ khi mới về nhà chồng.

Từ lâu Tư Quýt cho mình là người nuôi cả nhà mà bị coi rẻ, nhưng chỉ từng lúc phàn nàn chua chátthôi. Chị Ba tỉ tê nói lợi hại nhiều đêm, Tư Quýt xiêu lòng, bàn với cha mẹ chia bếp riêng, về sau làmhẳn một nhà riêng ở cuối vườn. Để yên yên ít lâu, rồi chị Ba bàn với chồng đòi chia lò rèn, chia ruộng.Bộ đồ rèn của ông Tư Chua được góp nhặt rất nhiều năm, có nhiều dụng cụ quý ông kiếm về hoặc tựlàm ra, anh em quân giới Cao Thắng lắm lúc phải đến rèn nhờ. Tư Quýt tưởng dễ, một tối đem ra nóiđúng lời vợ khuyên. Ông Chua trừng mắt, nói như dao chém đá:

- Hồi nào hấp hối, tao mới chia gia tài. Hễ tao chết không kịp trối thì mẹ mày với anh Cả mày đứng

Page 89: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

ra chia, sao cho đều bảy phần. Mẹ một phần, sáu đứa con sáu phần. Hay mày muốn lấy bây giờ thì cứxẻ ra làm bảy, tao cho. Sao ?

Tư Quýt biết hớ, rụt lại ngay. Cả nhà lạnh đi nhiều đối với vợ chồng Tư Quýt. Cha và con vẫn thaynhau ngồi lò như cũ, nhưng chị Ba đi đòi tiền riêng những thứ chồng mình rèn, lại tính giá đắt. Dânlàng từ đó chỉ chọn ngày ông Chua ngồi lò để kéo đến thuê rèn, tự ý trả thóc và tiền ngang giá chị Ba.Họ vẫn thích ông Chua tài hoa và dễ dãi, làm hàng bền đẹp.

Khi vợ chồng Cả Chanh cùng Năm Bưởi về ở Linh Lâm, gia đình ông Chua vui hẳn lên, còn vợchồng Tư Quýt hoảng hốt thật sự. Ông anh cả “quyền huynh thế phụ” sẽ chiếm hết, chiếm sạch ! Mànếu ông ấy ăn lương thượng cấp, không cần đồ rèn hay ruộng đất gì, thì vốn tính ngang bằng sổ ngayông ấy sẽ chia “bằng đẳng” nhu đã nói nhiều lần, coi con trai cũng như con gái, đẻ trước ngang với đẻsau, Tư Quýt chẳng hơn gì con Út Thanh Yên mới lên bảy, đêm còn đái dầm !

Cơn sợ hãi ấy giảm dần khi Cả Chanh được xã tạm cấp khoảnh đất của lão Xâm Tô đã chạy theothuốc phiện về Hội An, các đoàn thể xúm lại giúp làm nhà, trồng vườn, trỉa rẫy. Chanh không tranhgiành, còn dỗ Tu Quýt học nghề cho giỏi để thay cha. Ông Chua nghe khuyên chỉ cười khẩy, về sau nóivới Chanh:

- Nó ngồi chủ lò thì cha mẹ với em út lo sắm bị gậy, đi ăn mày lẹ lẹ !Rất nhanh, căn nhà nhỏ của Chanh và Thùy thu hút cả nhà ông Chua, từ khi có điện và dựng hội

trường thì cả thôn đến. Người ta kéo tới họp, đưa đồ may vá, nghe anh Cả giảng chính trị hay dạy vănhóa, nghe đọc báo và bản tin chép theo đài của anh em Cao Thắng. Ông Chua muốn qua ở hẳn với contrưởng, cân nhắc mãi lại thôi: Chanh sắp đi xa, ông ở với nàng dâu vắng chồng dễ bị miệng tiếng thếgian. Bà Tư chán chị Ba Song, nhưng còn phải trông hai cháu nội và lo nhà cửa. Chỉ có thằng em BảyBòng vui đâu chầu đấy, ngày thả trâu và kiếm thúc ăn, đêm nào không coi rẫy hay ngủ với du kích thìlại về chỗ chị Thùy, người chị dâu mà nó thấy hiền và đẹp nhất làng, lại rất cần được nó che chở. Vềcái khoản nhan sắc thì Thùy sút đi nhiều vì mang thai nhưng các cụ dè dặt nhất cũng nhận là “coi đượcngười lắm” và tiếp liền là lời khen chị tốt nết.

Xắt chuối cây nửa chừng, Thùy đổi ý, hốt chuối đem trút vào máng heo cho chúng nhai tạm đỡ pháchuồng, đội nón ra vườn hái thật nhiều rau thơm. Chị ngồi xổm chứ không cúi được, nhích cặp chânxuống máu tê dại dọc luống rau mà ngắt ngọn.

Chợt có tiếng quát to phía cửa nhà hội:- Tránh ra ! Tránh ! Con trăn bò giữa nhà kia !Tiếng lên đạn lách cách tiếp liền. Thùy vội quay mặt lại, gọi dồn:- Đừng bắn ! Trăn chết rồi, chếếết rồồồi !Thoáng bóng mấy anh bộ đội đứng trước cửa, một anh chĩa súng ngắn lăm lăm. Thùy đi vội sang

nhà hội, đứng sững:- Anh Năm Chò ! Ôi chao, trông anh miết... Ai nữa kia ? trời đất, ba, ba với thằng Khiêm !Thùy rủn hai đầu gối, ngồi ghé xuống đầu chiếc ghế dài ghép bằng tre, bật khóc hu hu hình như lâu

lắm. Chị nghe loáng thoáng những lời dỗ dành, thăm hỏi, khi hoàn hồn lau mắt thì nhà hội đã đôngngười, hai ông bạn cũ Tư Chua và Hai Rề đang vỗ lưng nhau bôm bốp, cười vang nhà.

Bên lò rèn kéo sang tất cả, chỉ thiếu vợ chồng Tư Quýt. Đông tay hơn hay làm, ai cũng gạt Thùy rađể chuyện trò với cha và em cho thỏa. Khác thường nhất chỉ có anh chàng Năm Chò, vẫn vuông vức vàđen như cái tủ gỗ mun, không già đi chút nào so với lần gặp ở Quảng Ngãi hai năm trước, nhưng cáidáng rụt rè khép nép kia thì chưa từng thấy. Anh rút dao găm góp tay xẻ thịt con trăn, nghe Thùy kể đikể lại chiến công của Năm Bưởi không bỏ sót một tiếng, mà cũng ngậm miệng không thốt ra một tiếng,chỉ nhiều lần đưa mắt nhìn ra cửa.

Năm Bưởi về, cái giỏ đầy ngoắc vào bắp tay, còn lót tơi lá vác trên vai một cái đó nặng, nói trướccửa:

- Ai lấy giùm cái rổ sảo ra trút cá, nhiều quá, đựng giỏ không hết ! Mau chút, để đặt lại cái đó, cáđang lên !

Nghe cha gọi, Bưởi vào chào bác sui với em Khiêm lúc này đã nhập ngũ. Nhác thấy Năm Chò,

Page 90: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Bưởi vụt đỏ mặt, chỉ lúng búng một tiếng không rõ và quay đi. Trút xong cá, Bưởi gọi Bảy Bòng giụcmang đó đi đơm, ra sau nhà rửa vội dưới vòi nước máng, tót vào buồng, trở ra với bộ quần áo đẹpnhất, khẽ phân trần với Thùy:

- Đồ mới thay, bị cá nhỏ nước tanh rình... Ngớt mưa rồi, em xuống khe làm cá đây chị, chắc phảisấy thôi.

Lát sau, Năm Chò rời chỗ hai cái nong đầy thịt trăn, lặng lẽ đi xuống khe Cốt. Thùy đang đun bếp,ngó theo mỉm cười một mình. Đám này coi bộ nên chuyện. Năm Chò đã gửi cho vợ chồng Thùy một láthư dài đầy lỗi chính tả nhưng hết sức thật thà, vạch tội mình khi cầm súng cho đế quốc sài lang, kểnhững cố gắng sửa mình gần đây, kết thúc bằng lời tỏ tình với Năm Bưởi, nhờ anh chị nói lại giùm saocho khéo.

Anh Chanh đưa luôn thư cho Bưởi đọc. Bưởi mượn nó giữ vài ngày, khi trả vẫn lạnh như tiền. Mãimươi hôm sau Bưởi mới nói riêng với Thùy:

- Phận em là đứa sút cay gãy cán, báu tốt gì mà làm cao hả chị. Có điều em sợ tới mai hậu ảnh biếthết sự thiệt, ảnh khinh em là đứa học lừa, rồi cũng tan rã thôi chị ơi... Gác đó đã, tới khi gặp ảnh sẽhay.

Chanh viết thư báo lại Năm Chò nên gặp Bưởi, ý cũng muốn Chò trông thấy bé Chung, đứa trẻ rấtxinh mà người mắt kém nhất cũng nhận ra là con Hai Khánh. Nói thật hay không tùy Bưởi. Quen tínhkhí cô em, Chanh và Thùy đều đoán là Bưởi sẽ nói thật trăm phần trăm.

Hai ông thông gia đang chuyện trò giòn tan trên sạp, nhấm nháp rượu thuốc với đĩa thịt trăn xào rấtnhiều nghệ và rau thơm. Hai dáng người trái nhau, ai nhìn kỹ sẽ thấy ông Hai Rề quen ngửa ngửa đầuvà ông Tư Chua lại hay cúi cúi như luôn coi chừng tấm sắt trên đe.

** *

Anh Ba Mậu cưỡi con Hường của cụ tú Đỉnh, cậu tiểu đội phó cảnh vệ cưỡi con ngựa loét lưngchưa lành hẳn không đặt yên được, cùng về huyện họp, gặp ngay một cảnh rối tinh.

Địch tung quân càn lớn từ quốc lộ 1 thốc lên Thăng Bình, Quế Sơn, đồng bào gồng gánh chạy dạtlên Tây Quảng cả chục ngàn. Một đơn vị huấn luyện hơn ba trăm tân binh cũng chuyển về Tây Quảng.Các kho thóc trong huyện cạn sạch, gạo nuôi quân mới nộp được một nửa mức trên giao, Ban cung cấpcủa trung đoàn 108 hằng ngày đến thúc nợ. Giữa lúc túng quẫn ấy, gián điệp lại dò ra và báo cho địchném bom trúng y cơ quan huyện đóng trong một làng khuất vắng. Chủ tịch huyện bị thương nặng, có thểphải cưa chân. Huyện đội phó cùng ba cán bộ nữa chết cùng chỗ, bom rơi đúng hầm. Bí thư huyện ủyđang sốt rét, ngồi trùm chân dựa phên nghe báo cáo và giao việc. Huyện đội trưởng đưa đại đội địaphương huyện đi phối họp chống càn vùng Đông huyện Quế Sơn, không về được.

Anh bí thư cắt ngang bản báo cáo quá dài của Ba Mậu bằng giọng lễ phép đối với người hơn mìnhcả tuổi đời và tuổi Đảng.

- Dạ. vậy rõ rồi... Thắc mắc nhứt định là nhiều. Ác cái, bộ đội năm nay đông quá thể mà gạo hốttrơn. Giấy bạc tín phiếu in ra tới đâu mất giá tới đó, dân để lúa đổi hàng chớ không chịu bán. Trên tínhsang năm sẽ đặt thuế nông nghiệp, thu bằng lúa tiện hơn... Thôi nhờ anh làm gọn cho cái thí điểm LinhGiang, cốt sao dân đừng than oán, thu được chừng vài chục tấn lúa với một số heo thịt cho bộ đội ănđã. Hễ thấy ổn thì ta làm rộng ra toàn huyện. Còn cái vụ nông đoàn thì đừng ép, để bà con tự nguyệnđưa trâu bò nông cụ vô... Chà, lại lên cơn nữa đây !

Ba giờ sau ngớt con, anh bí thư ngồi dậy, vừa bóp đầu cho đỡ nhức vừa thông qua rất nhanh nhữngđề nghị của Ba Mậu, được trình bày như đề nghị chung của Đoàn chỉ đạo thí điểm và lãnh đạo xã LinhGiang. Hùng Minh hăng hái, có trình độ chính trị và chuyên môn vững, văn hóa khá, sẽ làm bí thư kiêmchủ tịch xã. Bác Mười Áng ủy viên kinh tài, giàu kinh nghiệm sản xuất lại giỏi tính toán, làm quản trịtrưởng nông đoàn. Ông Tư Chua không quen làm hành chính nhưng thạo nhiều nghề, đã tự nguyện vàonông đoàn, sẽ nắm xưởng rèn và mộc. Đến Tám Doãn thì Ba Mậu dè dặt hơn. Cậu ta vốn là huyện độiphó bị thương phải nghỉ, lại chống kịch liệt các việc Ba Mậu đề ra, chắc đã kiện cáo nhiều với huyện

Page 91: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

ủy. Bị hất khỏi ghế bí thư xã, tránh sao khỏi cậu làm toáng lên... Nhưng anh bí thư huyện ủy gạt ngayvật cản ấy:

- Tám Doãn phải về huyện gấp, nhận lại cái chân huyện đội phó ít lâu nữa, đợi kiếm người thay.Để tôi viết ít chữ khuyên nó. Tánh nó hay lý sự ngang phè, được cái làm việc tận tụy, đánh giặc cũnggan lì tướng quân, anh em phục lắm đó.

Trước khi trở lên Linh Giang với mấy bản quyết định mới, Ba Mậu ghé thăm nhà. Vợ con anh đãlần lượt trở về Tây Quảng để trông nhà cửa ruộng vườn, cũng để thoát cái cảnh sống nhờ mà anh thấyxấu hổ. Thà ở chuồng heo còn hơn theo bên vọ, hồi chạy loạn chẳng nói làm gì, nay đá rõ là Tây khôngrướn nổi tới Tây Quảng, anh lại trở về nhận chức phó chủ tịch huyện, để vợ con nấn ná đất QuảngNgãi cũng phiền. Nhiều đồng chí ở huyện bàn ngoài lề rằng nếu anh chủ tịch mất sức hay phải cưachân thì ắt ông Ba sẽ cáng đáng thôi, ai mà thay nổi, chưa vô huyện ủy thì đưa vô luôn, khó gì, nay maiổng còn lên tỉnh ủy kia.

Cả nhà đều kêu anh mới đi vùng núi nửa tháng mà đã gầy và sạm đi. Chị vợ sai con sang làng bêncắt ngay cho anh mươi thang thuốc bổ đã gửi sẵn toa ở ông thầy lang trong họ, bắt ngay cặp bồ câu raràng hầm hột sen ép anh ăn một mình. Hàn huyên đủ chuyện đến khuya, chị gài chốt cửa buồng và nóivừa đủ nghe:

- Cách đây đâu năm bảy ngày có anh trẻ trẻ tên là Bảy Suyền, cán bộ gì đó ở tỉnh ghé thăm nhà,đưa em một cặp xuyến vàng sáu chỉ, nói là cụ tú gì đó ở chỗ mình đang kinh lý gởi tặng riêng mình...

Ba Mậu sững người, ngồi lặng. Chị vợ mở cái rương bọc kẽm từ thành phố chở về, lắp khóa chữ,lấy ra một đôi xuyến mới cọ lại sáng chói, xoay trở dưới ánh đèn dầu, trầm trồ:

- Vàng này mua hồi Tây, có đóng dấu tiệm Tây ở Sài Gòn đúng độ vàng cửu. Kiểu chạm hơi xua,vậy chớ bây giờ người ta chuộng đồ xưa hơn đồ mới, được giá lắm, chắc phải ngang vàng thập. Đểlàm của hơn, bán lấy tín phiếu ít lâu nữa thành giấy lộn... Cụ tú gì đó nói hâm mộ mình lắm, cũng côngtác ở huyện như mình mà cứ là phục riêng mình thôi. Cụ ủng hộ Chánh phủ nhiều rồi, còn bao nhiêucủa cụ đem tặng riêng thôi. Cụ còn nhờ anh Suyền nói lại cái tích đời xưa ông này đờn, ông kia khenhay, em chẳng nhớ. Tính để mình coi rồi đem chôn luôn với bốn lượng vàng lá, hai lượng rưỡi vàngđồ của nhà...

- Thôi, dẹp đi !Đến lượt chị vợ ngẩn ra. Bổng lộc chạy vào tay êm ru sao anh ấy nổi cáu ? Nhiều lần người ta đem

quà tới biếu, cân chè hay cặp vịt, ảnh chỉ nói đôi câu cho phải đạo rồi kêu con đem cất kia mà ? Vốnquen đón ý chiều lòng chồng, chị xoay vội sang chuyện khác:

- À em quên chưa nói... Con Chín Lụng ở mướn nhà ta, em đuổi rồi, gần đây nó sanh thói gian, giãgạo khuya hay giấu lén đùm gạo đem về. Mỗi lần vài lon thôi, mà lâu cũng thành ang thành thúng. Cònmẫu rưỡi ruộng cho lão trùm Nhợ làm rẽ, em tính chuyển qua cho mụ Hai Nền làm. Lão Nhợ bạc bẽolắm anh à, chia tô xong là không lui tới nữa, còn nói bướng là lấy một nửa mồ hôi nước mắt của lãochưa đủ sao...

- Thôi mình ơi, nhức đầu quá lắm !Bị ngắt lời lần nữa, chị vợ sập mạnh nắp rương tỏ ý bực tức, vặn nhanh các vòng khóa chữ, bỏ ra

ngoài soát lại cửa ngõ. Ba Mậu thả màn nằm quay mặt vào tường, nhắm mắt cố ngủ, khi vợ vào còn vờngáy để khỏi phải nghe chuyện, nhưng rất nhiều mẩu câu đoạn lời cứ cồn sủi lên trong anh như bọtthác... Vàng hối lộ của phủ Đỉnh. Thay thế chủ tịch huyện. Con ở ăn cắp gạo phải đuổi. Anh em phụcTám Doãn lắm đó. Đổi cho trùm Nhợ lãnh canh. Ông Ba Mậu còn lên tỉnh ủy nữa kia. Lấy một nửa mồhôi nước mắt chưa đủ à... Vàng xưa bây giờ được giá lắm. Ông này đờn ông kia khen hay...

Thì đã sao nào ? Đã sao ? Làm cán bộ ăn cơm nhà vác ngà voi, ai mà khỏi nhờ gia đình nuôi thêm? Biết bao nhiêu cán bộ giỏi phải rút lui vì quá túng đói, kiệt sức, về cuốc đât nuôi heo. Mình trụ đượctới bây giờ là khá rồi. Độc lập xong, hễ người cày có ruộng thì cán bộ cũng có lương đủ nuôi mẹ giàcon nhỏ, mình bán nhà ở quê về thành phố là ổn, hết eo xèo.

Nhưng... đôi xuyến của phủ Đỉnh... Nặng đây, nguy hiểm đây. Đổ vấy cho vợ được không nhỉ...“Tôi lo chạy công tác quanh năm, biết gì đâu”. Mới nghĩ mà đã thấy chung quanh toàn những cái đầuđang lắc. Hồi ở sở hỏa xa, mấy tay tâm phúc thỉnh thoảng giúi cho anh cây bút Pa-ke, hộp thuốc bổ, bộ

Page 92: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

xích lip xe đạp, cao nhất chỉ một lần cái đồng hồ Ni-cơ-léx, kèm một câu đãi bôi: “thấy anh đang cần,biếu anh dùng”. Anh đón biết nhưng không bao giờ hỏi về nguồn gốc món quà, để sau này có thể trảlời đúng sự thật là “nào tôi có biết nó kiếm đâu ra”. Trong kháng chiến, bà mẹ sắm đồng hồ cho connhập ngũ, bạn bè tặng nhau cây bút máy, cán bộ mua rẻ phụ tùng xe đạp của đồng bào từ vùng địchchiếm ra được phép mang hàng đủ một người dùng, chẳng ai để ý những thứ vặt ấy. Lần này khác hẳn.Hối lộ rõ quá. Anh bao che cho phủ Đỉnh, nếu không thoát hẳn Quỹ tổng động viên thì cũng kịp bánchạy tất cả các thứ có thể phải nộp. Thoát càng nhiều, lễ tạ sẽ càng hậu...

Anh vỗ bép vào trán. May là chị vợ đã ngáy, không mở tiếp cái máy hát với những đĩa cũ mòn.Làm quan lâu năm có khác, lão đút lót khéo vô cùng, chỉ nhắn một lời văn vẻ là Bá Nha gặp Tử

Kỳ. Chắc suốt đời lão không mắc vạ miệng, cũng không để Ba Mậu mắc theo. Bảy Suyền còn trẻ màkhôn hơn cáo, anh đã biết khi ở chung nhà phủ Đỉnh, hẳn nó câm như hến. Vợ anh bép xép nhưng độngđến khoản của chìm thì kín tựa hòm khóa chữ. Thôi đành, đã trót thì trét, chỉ một lần này thôi, coi nhưnhập khẩu vô tang. Chấm dứt hẳn !

Audaces fortuna fuvat !Câu thành ngữ la-tinh ấy, được ông giáo sư Pháp trường Khải Định ưa nhắc, chợt đến với Ba Mậu.

Thần Tài phù hộ những kẻ táo bạo, đúng. Anh không táo bạo cầu tài, chỉ tình cờ nhặt được một xu lẻthần đánh rơi, đáng kể gì mà băn khoăn !

Anh yên bụng ngủ thiếp đi, hôm sau dậy trở nên vui tính, cười cười bảo vợ đừng lo cắt thuốc chữanhức đầu. Bấy nhiêu cũng đủ cho chị vợ nguôi hết ấm ức. Là con ông chánh tổng cóc vàng nhà quê,ruộng nhiều chữ ít, chị chỉ biết đọc biết viết, coi ông chồng tú tài tây đã đưa chị đến với thành phố vănminh là ông thánh sống. Chị sai người nhà đi hỏi mua góp thêm hà thủ ô cho chồng mang theo. Anh Bamáu xấu, mới ngoài ba mươi tóc đã điểm bạc, ra tù sau đảo chính Nhật đầu anh trắng đến một nửa, chịép uống hà thủ ô rõ nhiều mới đen lại đôi phần, giờ trông anh vẫn có vẻ cao tuổi hơn các ông cùng lứabốn mươi lăm. Vậy cũng hay. Làm ông giám đốc quanh năm được cấp dưới thưa trình, nay về quê làmông huyện thường cưỡi ngựa thăm dân, có mái tóc hoa râm người ta đã trọng càng thêm nể, bọn gáilẳng lơ cũng ít dám liếc nháy, chị ngắm chồng và nghĩ lui tới thế.

Bốn ngày sau, Ba Mậu bị bất ngờ một lần nữa.Xã Linh Giang mở cuộc họp chung chi ủy, ủy ban, các tổ trưởng Đảng, cán bộ đầu ngành các đoàn

thể, được gọi tên chữ là “khuếch đại hội nghị” nghe thật long trọng. Cán bộ xã thôn thích kiểu họp ấycho đỡ mất thì giờ bàn việc nhiều nơi, phổ biến nhiều cấp. Ba Mậu đọc các quyết định mới. Anh sửngsốt khi thấy những người mới tuần trước vặn lý anh đến mướt mồ hôi lúc này lại nín lặng với vẻ mặtlầm lì khó hiểu, đợi anh hỏi gặng, Tám Doãn mới đề nghị lập một ban kiểm tra theo dõi Quỹ tổng độngviên và Nông đoàn. Doãn vừa dứt lời thì hội nghị lên tiếng đồng ý cả, rập một giọng như hẹn nhautrước. Ông Tư Chua được cử làm trưởng ban, trong số bốn ủy viên còn lại có chị Năm Bưởi cứng đầumà Hùng Minh rất ghét. Đồng chí bí thư kiêm chủ tịch vừa được huyện chỉ định cứ ngồi im xo, khôngcho ra những tràng nói chữ theo thói quen.

Dân xứ núi này quả là kỳ cục, bí hiểm khôn lường. Ba Mậu nghĩ vậy, cho giải tán. Dù sao số ngangbướng nhất đã chịu xuống gối, công việc ắt sẽ trôi chảy.

Anh cẩn thận gọi riêng Hùng Minh và Mười Áng đến nhà cụ tú Đỉnh, hỏi thêm. Cả hai cùng đắn đonhư nhau, cùng thưa rằng “đồng bào đây quen phục tòng Chánh phủ, cho cãi vã thì họ cãi xả láng, hễthượng cấp hạ lệnh thì họ y lệnh mà làm, vậy thôi”. Anh cán bộ kinh tế huyện được cử ở lại nắm tìnhhình cũng ngập ngừng nhận như thế, về sau chú nhỏ liên lạc mới mách rằng anh ta chỉ lùng mua mậtgấu, xương khỉ, quế kẹp Thượng du, lên làng Thượng đổi một bộ xương cọp để nấu cao hổ cốt toàntính, chẳng để ý tới công tác.

Nhân đợt tạnh ráo, Ba Mậu định tổ chức mít-tinh từng thôn để hô hào thật mạnh, quay phong tràolên thật bốc. Nước trời chợt tuôn xối xả và nước sông suối dâng nhanh khiến anh đổi ý ngay. Để anhem ở xã tự lực lợi hơn, cấp huyện vươn tay đến tận thôn dễ bị trách là bao biện, làm thay !

Đoàn chỉ đạo thí điểm ở lại cũng thừa, Ba Mậu cho “lữ thứ hành quân” trở về huyện. Anh báo cáothu được thắng lợi bước đầu, để dành chữ “rực rỡ” và những từ to đẹp khác cho các bước kế tiếp, khiđoàn dân công từ Linh Giang gánh lúa khiêng heo xuống nộp, hay khi làm xong lễ thành lập Nôngđoàn. Đó là chuyện về sau, còn phần thắng lợi nắm được trong tay là những thứ mua rẻ, được biếu

Page 93: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

hoặc chủ động xin, như xương thú quý, nhung hươu, gạc nai, quế kẹp loại “cao sơn ngọc quế”, khánhiều mật ong, chè cực ngon và thuốc nguyên lá hạng nhất, chất đầy lưng con ngựa huyện và conHường mượn được, không kể sức gùi cõng của anh em trong đoàn. Riêng ông phó chủ tịch thì rấtgương mẫu, nhận phần mình rất ít, được anh em xuýt xoa khen mãi.

Ba Mậu không hiểu được những gì xảy ra ở Linh Giang trong một tuần anh về huyện và thăm nhà.Những điều ấy khó hiểu không chỉ đối với anh, mà đối với cả những cán bộ làm nông vận lâu nămnhưng chưa sống ở vùng hẻo lánh.

Anh ra đi buổi sáng, đến trưa Hùng Minh cho phát loa gọi mít-tinh toàn thôn Linh Lâm để phổ hiếnchủ trương đặc biệt, ngay tối hôm ấy. Độ ba phần tư bà con trong thôn đã biết chủ trương ấy là gì,nhưng vẫn đến đông đủ nhằm nghe thêm có chuyện mới chăng, thời buổi đánh Tây này cái mới xảy ratừng giờ từng phút. Không có gì lạ cả. Chẳng qua anh chàng Ba Mít láu táu muốn lập công đầu, đứngra hiệu triệu toàn dân bằng những câu hay chữ lỏng thường được bà con lặp lại để làm trò cười.

Yên trí rằng toàn thể đồng bào đã thấm nhuần triệt để, sáng hôm sau Hùng Minh kéo năm bảy thanhniên đi xóm Mới thử thu góp nửa tài sản của một số nhà coi ra sao. Anh ta chọn nhà chị Thùy làmtrước tiên, bởi biết rằng vợ chồng Cả Chanh bao giờ cũng gương mẫu, gia đình ấy đã xung phong dẫnđầu thì dân sẵn lòng theo. Quả nhiên chị Thùy chỉ phân vân đôi chút, rồi để anh em trút số lúa ít ỏitrong bồ, thu cái nồi đồng, tháo gỡ máy phát điện, ghi sổ số heo gà sẽ nộp. Chỉ có Năm Bưởi dứt khoátkhông giao súng, đành tạm gác đấy. Sang lò rèn ông Tư Chua cũng dễ như vậy, nhưng ông khất vàingày để làm một việc khiến Hùng Minh chột dạ:

- Đồ rèn, tôi tính soạn làm hai phần, đánh dấu khác nhau, Ban quản trị ưng phần nào lấy phần đó.Trâu, tôi đóng dấu lửa vô mông đít. Lúa bắp nồi niêu, ghi cặn kẽ vô biên lai. Tôi hiến nửa tài sản choChánh phủ Cụ Hô để tổng phản công giành độc lập, chẳng nề hà gì, vậy chớ thằng nào chấm mút vô đóthì tôi xách búa tạ rượt theo tới Đà Nẵng !

Tới nhà thứ ba, một bé gái cõng em bảo đi vắng hết. Nhà thứ tư, hình như đã kịp đưa của ra rừng -nhà nào cũng có kho mật từ đầu kháng chiến, phòng địch càn hay ném bom - chỉ còn lèo tèo một ít bắplúa với một heo choai trong chuồng. “Các anh ưng lấy sắn tươi, để tôi đào cho...”. Nhóm thanh niên đitheo Hùng Minh mượn cớ mang các thứ chị Thùy nộp về trụ sở, biến hẳn không quay lại. Hùng Minhphải rút êm.

Tin đồn Ba Mít đến thu tài sản anh Cả Chanh trước tiên được truyền đi rất nhanh, thêm dấm ớt tùyngười kể. Ai cũng thấy chướng lè. Người ta tù đày lăn lộn bao nhiêu năm, hai vợ chồng về làng ốm liệtvà nghèo xác, bà con thương xúm vào giúp mới có túp nhà miếng cơm, nay thằng ba hoa ấy lại bắt ưutiên đóng góp trước ! Cái máy điện vất đi, hai cha con với anh em quân giới hì hụi sửa mãi mới chạy,dùng chung cho cả làng, nó cũng lấy bỏ xó ! Anh Cả Chanh đi “đánh giặc quốc tế” xa tít mù khơi, chịvợ bụng mang dạ chửa, hiền như phật đất mà dễ mến vô cùng, bị nó ép bức thiệt tàn tệ !

Chuyện này nếu xảy ra ở vùng xuôi thì chỉ có dư luận chê trách hay vài tờ khiếu nại, ở Linh Lâmlại khác. Từ thời quy dân lập ấp, dân Linh Lâm sống xa nơi quan quyền, phải bó kết với nhau mớichống nổi trăm thứ đe dọa của rừng núi và kẻ dữ. Cả làng quen kéo nhau vây hội giết cọp, báo động vàđào hố bẫy chống voi bầy, chạy cứu nhau khi bị “mọi đi ăn đầu”, vác giáo mác theo ông Hường Hiệuđánh Tây, cho đến gần đây càng thêm khăng khít khi cùng theo Việt Minh lập du kích, nổi dậy giànhchính quyền từ làng đến tỉnh. Gọi đó là truyền thống đoàn kết đấu tranh hay gì gì tùy lòng, chỉ biết nólà một nếp nghĩ chung rất đậm nét, hằng ngày chìm lắng đâu đó trong người, gặp dịp mới bùng lênhừng hực. Hồi trước cách mạng, oai vệ như phủ Đỉnh hay giảo hoạt như Cửu Áng đều phải xử nhũn,nhu nhiều hơn cương, vì biết “dân đây nó hung lắm”. Bạo tay nhất là lão chủ đồn điền La-phạt thì chútxíu nữa bị tuyệt tự, nếu Năm Chò giết được đứa con trai một !

Tám Doãn đang bị viên đạn trong phổi hành cho nằm bẹp, nghe tin phải nổi khùng chồm dậy. Từnghọc theo tính nguyên tắc của Cả Chanh, thêm những năm làm huyện đội phó và nhiều lần đưa quân ratrận dự chiến, thêm vai trò bí thu chi bộ xã nữa, anh được tiếng là điềm đạm, chín chắn. Lần này anhbốc máu Từ Hải, làm một việc khác thường.

Anh cho người mời từng nhóm cán bộ chung quanh xã đến nhà mình bàn riêng. Hôm sau, anh nhờhai người khỏe chống xuồng đưa đi ba thôn kia, cũng chỉ gặp từng nhóm. Sang ngày thứ tư, anh triệutập một cuộc “khuếch đại hội nghị” quen thuộc nhưng không có Hùng Minh, đến quá trưa mới cho mời

Page 94: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

đồng chí phó bí thư kiêm phó chủ tịch.Ban đầu cậu tức khí định không đi, rồi vừa đi vừa sắp sẵn những lời phản đối gay gắt nhất. Nhưng

bước vào phòng họp, thấy mấy chục bộ mặt hằm hằm nhìn xói vào mình, cậu ta nguội rất nhanh, bắtđầu thấy lạnh xương sống.

Tám Doãn chỉ chỗ ngồi, nói bằng giọng giá ngắt:- Chúng tôi là những người có trách nhiệm quan trọng ở xã này, cần gặp anh để nói thẳng đôi điều.

Yêu cầu anh nghe cho kỹ, nghĩ cho chín rồi hãy trả lời. Đây là hội nghị chớ không phải mít-tinh, anhkhông cần hiệu triệu đâu.

Mồ hôi rịn lấm tấm trên chót mũi Hùng Minh. Chết nỗi, nếu Tám Doãn đứng ra lập phe chốngmình... thì hắn đè bẹp mình không kịp ngáp. Mười Áng ngồi đó cứ ngậm câm. Mấy đứa xun xoe tângbốc mình coi bộ cũng tính tát nước theo mưa...

- Chúng tôi họp sáng nay, chưa cho anh dự là tại anh vừa ba hoa vừa lắt léo, hết cả buổi. Tôi tómtắt anh nghe ý kiến chung đây. Lâu nay chi bộ bầu anh vô chi ủy, chi ủy cử anh làm phó bí thư, là dothời buổi kháng chiến phải chạy chân không bén đất, cần có người lo việc giấy tờ tại chỗ, trên đồng hồkim xoay thì con số phải đứng. Dân tin theo Đảng, để anh làm phó chủ tịch cũng vậy. Ban đầu anh làmviệc khá, gần đây anh đâm hư ra. Những vụ tư lợi của anh, chúng tôi biết mà nhắc sơ sơ thôi, để anh tựsửa, anh lại tưởng chúng tôi hiền giả quá ngu. Anh đưa người cùng phe cánh vô Đàng, vô ủy ban,chúng tôi cũng châm chước vì thiếu người lo công tác, anh nghĩ chắc tụi này dốt như trâu, hô đi hétđứng. Tánh nết anh là xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, chúng tôi cười giễu cho qua, anh đoán ai cũngphục anh giỏi. Nhắc bấy nhiêu thôi để anh giật mình... Im lặng ! Tôi nói xong mới được cãi... Đến vụnghiêm trọng đây. Anh nịnh bợ ông Ba Mậu, tính dựa vô Ba Mậu để giựt hai cái ghế chủ tịch, bí thơ.Anh nhơn có chủ trương thí điểm, cố lập công để ngoi lên, mà lại cố giữ cái chỗ moi được lúa đượctiền là nhà ông phủ Đỉnh. Cùng một lần, anh muốn có chức, có quyền, có tiền, có tiếng, có vợ con ởđây, có cả nhơn tình ở Huề Bình. Tham quá rồi đó ! Hết chịu nổi rồi đó !... Bây giờ tới chủ trươngmới. Ba Mậu làm sai chủ trương của huyện rõ ràng. Huyện ủy biểu kêu gọi đồng bào Linh Giang ủnghộ một nửa số lúa bắp đang có, rán ăn tăng khoai sắn để nhường cơm cho bộ đội đánh giặc. Ba Mậuvề đây đòi hiến một nửa tài sản, tính lấy cả trâu bò, cày cuốc, nồi đồng mâm thau. Huyện dặn vậnđộng, Ba Mậu về ra lệnh, dọa xa rồi dọa gần. Huyện thấy đồn điền La-phạt bỏ trống, dặn kêu gọi dânlàm tập thể, tự nguyện góp công của vô, Ba Mậu tính huy động tràn lan, đưa đồ tịch thu qua mà nhửdân... Tôi đang bệnh, phải lết xuống huyện hỏi lại anh chủ tịch, té ra khác hết, có điều bây giờ búi việcquá, ảnh dặn đừng làm tùm lum lên. Ngay cái vụ miễn hoãn cho phủ Đỉnh, huyện cũng không hề biết.Bậy hung rồi đó !

Tám Doãn bật ho một hồi sù sụ. Ba Mít mấp máy miệng chực nói chen ngang, kịp nín tắp trướcnhững cặp mắt dữ tợn chưa từng thấy.

- Mới nghe năm bảy phút đã ngứa miệng rồi hả ? Sắp xong đây. Chúng tôi nhứt trí với nhau sẽ góplúa bắp cho bộ đội, có thể được gấp rưỡi số huyện đề ra, chừng ba chục tấn. Heo bò vài chục. Cũngnhứt trí lập Nông đoàn thí điểm, tập làm chung hưởng chung. Nhưng mà kèm theo điều kiện Ba Mậuvới Ba Mít không được dính vô. Các anh xía vô là trắng hóa đen, tròn ra méo lập tức... Tôi điểm chót.Anh mê cái chức trưởng, ai cũng biết. Bác Tư Chua giỏi nghề mà ngại làm hành chánh, xin thôi chủtịch. Tôi bị thương yếu nhớt vầy, cứ bị ép làm bí thơ. Anh bớt bớt cái chủ nghĩa cá nhơn đi, rán loviệc chung cho tốt, chúng tôi xin bàn giao liền chẳng đợi ai nhắc. Bây giờ chưa được. Hễ ông Mậu ưabợ đỡ đưa anh lên, chúng tôi sẽ để yên coi anh biết hối biết sửa hay không. Sửa được thì làm tiếp. Cứchứng nào tật đó, chúng tôi biểu quyết khai trừ anh khỏi Đảng, đề nghị trên cách chức, coi thử anh cònsống nổi ở đất này hay phải cuốn gói trốn thiệt xa ! Thằng Tám Doãn này nói có trời soi vô miệng, cóhết thảy đồng chí đây làm chứng, hễ dám nói không dám làm thì nó là con chó ăn cứt cả làng !... Phầntôi xong rồi đó. Các đồng chí thêm vô, gọn gọn thôi, đừng bắt chước ông Hùng Minh lên huấn thị !

Chung quanh cười ồ, xôn xao ném tới một loạt đồng ý, tán thành, nhứt trí, hoan nghênh, phải, đúng,hay, ngon. Ngay Mười Áng rất thích đóng vai “tôi ở giữa, tôi chữa đôi bên” cũng chỉ cười ruồi.

Hùng Minh cúi mặt, lúng búng nói mấy câu nhận lỗi, hứa sửa đổi.Ba Mậu trở lại Linh Giang sau cuộc họp ấy, không biết mình gặp một ca phép vua thua lệ làng, chỉ

thấy mọi việc êm xuôi cả.

Page 95: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Tám Doãn xuống huyện gấp thay chân huyện đội phó, đến gặp anh bí thư huyện ủy nhận lỗi đã họpsai nguyên tắc. Bí thư ngẩn ra một lát, rồi cười dài:

- Nguyên tắc sai mà nội dung đúng, hơn bù kém, cũng được. Ông Mậu về nói là toàn thể cán bộđảng viên muốn đưa Hùng Minh lên. Mình đang sốt mà bận ngập đầu, anh chủ tịch nằm viện, phải nghephó chủ tịch chớ biết nghe ai... Hay là thu hồi, hủy bỏ quyết định về Ba Mít ?

- Cứ để anh ạ, có anh em giám sát. Hắn sửa được càng hay chớ sao !Vài phút sau, Tám Doãn đã chúi mũi vào tấm bản đồ lớn, theo dõi đầu cây bút chì của anh bí thư

nhích theo lời thuật tình hình. Huyện đội trưởng đưa quân ra trận, Tám Doãn phải nắm gấp phần việclàm tiếp. Du kích đi dự chiến. Dân quân lập tuyến bố phòng chống càn. Ba trăm dân công tiếp tế. Cọcchống nhảy dù ở các trảng rộng. Kiếm gấp thêm tơi nón cho trung đoàn 108. Mở lại đường tải thươngkhác tránh bom... Những người và việc ở Linh Giang chìm nhanh dưới một núi lo toan mới, viên đạntrong ngực Tám Doãn cũng chìm theo.

Trận càn từ quốc lộ 1 thốc lên bị chặn cứng, địch sùng sục như nước lũ húc vào đập. Tiếng đại bácvà súng cối vọng lên, chỗ cơ quan huyện vừa chuyển tới nghe rõ. Máy bay lùng đánh dồn dập, đôi lầnrất trúng đích, đã quá rõ là nhờ gián điệp chỉ điểm. Cùng với loại Xpít-phai cổ rùa quen thuộc cóthêm những tốp máy bay kiểu mới thân dẹt như cá, cánh ngắn và lùi về sau, đồng bào gọi là tàu cổngỗng, còn giới quân sự báo là loại Cô-bờ-ra của Mỹ mới trao thêm cho Pháp gần đây. Mỗi buổi ngớtmưa hửng nắng, vùng trời huyện Tây Quảng lại ầm ỹ tiếng cổ ngỗng cổ rùa bay đến từng nhóm bốnchiếc, quần đảo tìm mồi mấy vòng trước khi xếp hàng dọc chúi xuống chồm lên như rắn lộn. Bom rơinhiều nhất xuống các xã phía Đông, giữa và sau các tuyến chống càn, dựng những vườn cau vườn dừabằng khói mọc rồi tan, lại mọc rồi tan.

Luồn lách qua những xóm xanh cây, những gò phủ sim, mua, du dẻ, từng đoàn từng đoàn người gánhvà cõng, có súng hay không súng nối nhau kéo xuống nơi bom pháo dày đặc, tiếp sức cho các đơn vịđang chặn địch. Trong số ấy có khoảng hai trăm dân công tiền tuyến của Linh Giang do ông Tư Chuachỉ huy.

Rất ít người biết ông đã thôi làm chủ tịch, vì Hùng Minh đủ khôn để không họp mít-tinh “hiệu triệuquốc dân đồng bào” với cương vị mới. Bà con quen thấy ông Tư cầm đầu dân công ra mặt trận nhiềuchuyến, chẳng hỏi gì. Đi theo ông Tư thì chớ có ẩu mà khốn. Đòn chắc, giỏ bền, có chân, lá khô lótdày. Ngoài tơi nón cho người còn phải chằm hai tấm tơi che mưa cho hàng, vòng ngụy trang cũng phảimột cho người hai cho hàng. Đang nắng đổ mưa: vòng lá treo đầu đòn, tơi phủ hàng trước người sau.Đang mưa hửng nắng: ngược lại. Người ướt không sao, hàng ướt thì ông nạt bắt sửa tại chỗ, về xã cònthêm một lần “bêu dương”.

Dân công Linh Giang đưa tám tấn nạo và bắp xay đến kho huyện là hết nhiệm vụ. Anh bí thư huyệnủy, quyền chủ tịch, bàn với Tám Doãn và ông Tư kêu gọi bà con đưa thẳng tới mặt trận luôn. Anh BaMậu định phát huy thắng lợi rầm rộ, anh bí thư can vội: phải để hai đồng chí Tám Doãn và Tư Chuanói bà con mới thông, chịu đi và về thêm hai ngày nữa, đừng chen vào mà rối. Sau vài chục phút độngviên, cả hai trăm đều bằng lòng: một lần đi một lần khó, nhập kho xuất kho thêm phiền, anh chị emđánh giặc đang đói, đi ta hè ! Chỉ thay đổi chút xíu: tổ du kích của Năm Bưởi xếp cuối làm thu dungđược chuyển lên đầu làm trinh sát, cơm gói mo một bữa phải tăng thành hai bữa để tránh đốt khói nơigần địch.

Ông Tư Chua nhấc cái còi sừng trâu từ ngực lên miệng thổi hiệu xuất quân, nói to một câu chàochung các đồng chí ở huyện, xốc cái gùi tre cật cõng năm ang gạo của mình lên, chống gậy khom lưngbước vào giữa hàng. Anh Ba Mậu nhìn ông, quay nhìn thoáng Tám Doãn, hai người vừa được anh báocáo là thiếu năng lực và uy tín cần phải thay bằng đồng chí Hùng Minh. Anh lẳng lặng bỏ đi không nói,trong khi Tám Doãn cùng bí thư huyện ủy bàn cách tiếp nhận số gạo bắp và heo bò sẽ xuống đợt sau.

Page 96: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Chương XII

Ngày 27-5-1951Cuối cùng, tôi đã ghép được một bộ chữ mật để ghi tên người, tên đất, ngày tháng, cùng những

ý nghĩ riêng tư nhất. Các thứ tiếng Pháp, Anh, cả tiếng Đức và Tây-ban-nha mà tôi học gạo lâunay qua bộ sách Assimil dạy ngoại ngữ tình cờ tìm thấy trong đống sách táp nham của Bảy Suyền,đều dùng chữ viết la-tinh như tiếng Việt, thế mới phiền. Tôi không muốn rơi vào tình trạng của cậuTư Quả trong Ban địch vận, ghi nhật ký chăm chỉ và thật thà bằng tiếng Việt, bị cán bộ bảo vệ bímật tìm đọc, nay đã được chuyển vào một cơ quan rất xa mặt trận và chắc chắn đang được theodõi sít sao. Trong chiến tranh đẫm máu, mọi sự đề phòng đều là cần thiết, tôi đồng ý, nhưng khiquyền quyết định số phận của một trí thức đầy suy nghĩ phức lạp lại rơi vào tay những cán bộ i tờthì khó lòng tránh khỏi những bi kịch kiểu Racing hay Euripide !

Từ hôm nay tôi sẽ tiếp tục viết nhật ký sau năm năm bỏ dở. Xin nhắn những ai mai sau thử mởkhoá mật mã để đọc nhật ký của Hai Khánh tức Ung Viết Khánh - cái họ Ung sao mà đáng ghét ! -rằng xin các bạn chịu khó học các mẫu tự Hi-lạp và Ka-ta-ka-na của Nhật, tiếp đó xin học kỹ tiếngAnh và ít nhiều tiếng Đức, để cuối cùng khám phá ra những dòng ghi ở đây không dẫn đến khovàng Ali-Baba nào cả, mà chỉ biết thêm thằng Hai Khánh đã sa vào tay các cô gái như thế nào vàlúc này đang nhớ đứa con bỏ rơi của nó đến cuồng dại !

Chung ơi, con ơi, thiên thần và quỉ dữ của ba ơi, con đừng ám ảnh ba nữa đi, ba sắp điên rồiđây !

Ngày 29-5-1951Mea culpa, mea culpa, mea culpa !Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi lại tôi mọi đàng...Tại sao, khi Năm Bưởi đến báo tin có thai sau những đêm ngủ với tôi, tôi lại sững sờ kinh

hoàng đến câm lặng, chỉ nghĩ đến một từ pháp lý là “thủ tiêu tang vật” như một tên trộm hạng bét? Bưởi nhận ra ngay chân tướng của tôi, ôi chao, một con tinh chồn thò đuôi sau cái lốt thư sinhtuấn tú. Còn may là Bưởi chỉ cười khẩy mỉa mai, không quờ tay vớ khẩu súng trường kỵ binh Nhậtdựng chéo mé sau, chỉ buông câu vĩnh biệt và đi biến.

Đến nay, con tôi đang trả thù tôi. Thằng Chung thiên thần nhún nhảy trên đầu gối tôi, túm tóctôi giật mạnh - tôi ghé đầu cho con giật hẳn đi cả một mảng tóc, nhưng Thùy đã trừng mắt gọicháu, và con tôi ngoan ngoãn chạy đến xin bàn tay vuốt ve của Mẹ Xùi - tôi chỉ là Chú Hai đếnđưa vải may quần áo và ngồi chơi đợi lấy các thứ may xong, bấy nhiêu thôi. Một trong số trămngàn chú bộ đội đã vui tay bồng ẵm nó trong khi mẹ Xùi đạp máy may trên bộ quân phục xi-ta haytấm vải mang đến.

Năm ngoái, về Linh Lâm theo lời nhắn của ông dượng ghẻ muốn chạy chính sách và đã chạyđược nhờ ông Ba Mậu phó chủ tịch huyện, tôi gặp con lần đầu. Chỉ vì tò mò thôi: người ta đồn nórất giống tôi. Ra về, tôi nhớ con. Nỗi nhớ tăng lên dần từng ngày. Những sợi tóc của giống Tí Hontrói Gulliver phình to mãi, thành dây buộc trâu.

Tôi quay lại Linh Lâm trước Tết ta, vẫn nhờ Bảy Suyền và Sáu Bòng làm trinh sát, tôi đến vớicon được hơn một ngày trong khi Bưởi đi Linh Hạ làm gì đấy cho nữ du kích. Thùy đã biết tôi làai, khỏi cần nói dối, chỉ tủm tỉm cười giao thằng Chung và thong thả may cho tôi một bộ quânphục xi-ta, không vội. Không mời tôi ở lại ăn trưa, có lẽ ngại đến tai cô em chồng hung hãn. Bốngiờ chiều, Thùy giao bộ áo quần mới, nói gọn: anh đi được rồi. Giọng thương hại, không một lờihỏi ý định tôi đối với Bưởi và con, hẳn đã biết Bưởi căm ghét tôi đến độ nào.

Đáng lẽ Tết vừa rồi tôi vui khác thường mới phải. Thằng em, nhạc sĩ Viết Chương bắt đầu nổi

Page 97: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

tiếng, đem cho tôi hai lá thư của me tôi kèm ba nhẫn vàng một đồng cân. Me cùng em gái tôi từ HàNội bị chiếm đi vào Quy Nhơn thuộc vùng ta theo những chặng đường quanh co lắt léo, tìm mãikhông hai đứa con trai theo kháng chiến, đành phải gửi thư và quà cho một bà bạn cũ buôn conthoi giữa chợ Bình Định với thị xã phá hoại, gặp ai cũng nhắn nhạc sĩ Viết Chương tìm đến bà kiamà lấy. Ngót một năm sau lời nhắn mới đến tai, Chương đến, được bà kia giao thư và một phầnquà: một lượng vàng còn lại sáu chỉ. Chương cười xòa: bà nói mượn tạm, nhưng nghe khẩu khí thìbiết lấy luôn. Một mớ quà khác, có đồng hồ bút máy và áo quần, được bà cho biết là bị bom cháyhết. Thôi đành, vớt vát được một phần ba còn khá, thiếu gì người bị ăn chặn mất trắng !

Chương thấy tôi như người mất hồn, phờ phạc, chỉ đoán là do làm việc quá nhiều. “Anh gươngmẫu vừa vừa chớ !”. Nó ở chơi ăn Tết một tuần, lại quay về Đoàn văn nghệ liên khu. Luôn luôncười hô hố, vui đâu chầu đấy, gia tài chỉ một cây đàn ghi-ta róc véc-ni nhưng còn tốt, làm nhạcquân hành song song với những bài quậy tếu hay mộng mơ sướt mướt được chép tay truyền miệngkhá rộng. Gần chia tay tôi mới biết nó bị thương hai lần, một ở Khánh Hòa nhẹ thôi, một ở TâyNguyên suýt chết, còn sẹo trên thân, vẫn cười hoang hoác: “lính mà, còn sống là may, đủ chân taycàng tốt !”. Nó chơi nhạc, chơi cuộc sống bướm hoa, đi qua kháng chiến như đi chơi dài dài, vẫnluôn kính phục ông anh nặng nề duy lý là tôi. Nếu nó biết tất cả những gì tôi che giấu...

Ngày 2-6-1951Chung ơi, con ơi, hãy buông tha một lát cho ba ngủ !

Ngày 3-6-1951Họp cán bộ trưởng và phó các ngành trong tỉnh đã hai ngày, học các nghị quyết của Đại hội

Đảng Lao động Việt Nam. Nóng điên người, mệt, buồn ngủ, nhai cơm như rơm, lại thêm cái nạnông báo cáo viên Đậu Chí Xích nói ề à giọng thầy cúng, từng lúc lên kính đọc ấp úng từng đoạn tàiliệu với điệu bộ nheo mắt nhăn trán vất vả quá, anh em thương hại ông đến nỗi không nỡ phê bình.Biết ông là chính hiệu nông dân đây, ông vào Đảng từ 1930 đấy, tên ông có nghĩa là “cực đỏ” đấy,nhưng khi lên lớp anh em vẫn thèm nghe ông Bảy Quý giàu suy nghĩ sâu sắc, anh Tô Xáng rất hómvà thẳng ruột ngựa, nếu cần thì anh bạn cố tri của tôi là Phan Chanh nói năng điềm đạm nhưngđầy chất lửa giảng bài cũng tốt.

Nghe đâu ông cụ tóc trắng này ở Ban tổ chức liên khu đã từng chạm trán với Cả Chanh mộtlần, nhân vụ Ba Mậu là người được ông che chở bày mưu hất Chanh khỏi chức giám đốc hỏa xa,chẳng rõ đúng sai. Thời buổi giặc giã, mỗi đơn vị là một khoang đóng kín như trong tàu chiến, mộtkhoang bị bắn thủng thì chiếc tàu vẫn không chìm, không cháy lan. Mỗi nhóm thủy thủ chỉ cungcúc làm phần việc được giao, những gì xảy ra trong từng khoang có thuyền trưởng và cấp trên nữađược biết.

Hôm nay, trong buổi thảo luận tổ, tôi ngứa mồm đề ra câu hỏi: “Xin cho biết nhận định củatrên về chủ trương chuẩn bị Tổng phản công”. Anh em nháy nhau cười. Vẫn cái nếp lâu nay: đưathắc mắc để tỏ ra mình có theo dõi bài giảng, có suy sâu nghĩ kỹ, mà chớ nên để cấp trên phải lúngtúng nói quanh !

Ngày 4-6-51Biết mà !Ông Cực Đỏ giải đáp một buổi. Suốt hai giờ ông lặp lại đến lần thứ bao nhiêu về “thế giới hai

phe bốn mâu thuẫn, kháng chiến ba giai đoạn”. Ông dành một giờ để lè nhè chỉnh những cán bộmất lòng tin, gieo hoài nghi trong tập thể và cho cấp dưới, có thái độ xoi móc mỉa mai thiếu xâydựng đối với các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ. Vì là cán bộ tổ chức, ông khôngngớt nhấn mạnh phải tin tưởng tổ chức, phục tùng tổ chức, chống bệnh tự do vô tổ chức. Chỉ lèomột câu buông rơi đằng cuối: “Về khẩu hiệu chuẩn bị Tổng phản công, phải đợi ý kiến chính thứccủa Trung ương”. Hết gọn. Và tất cả những chủ trương to tướng như quỹ Tổng phản công, nhữngđợt tuyển quân khổng lồ để Tổng phản công, gì gì nữa coi như không hề tồn tại !

Page 98: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Tôi chán ngấy, định kiếm cớ chuồn trước. Tôi gửi con ngựa ở nơi kín đáo cách vài cây số đểtránh bị ghen tị, cố ý mặc bộ xi-ta xám tàng tàng như mọi người, nói năng dè dặt và chất phác (chỉtrừ câu hỏi trái khoáy kia thôi). Ít ai chú ý đến tôi. Anh trưởng ban địch vận dễ dàng gật vì quenkhoán trắng từ hàng binh Âu-Phi cho tôi, tán hươu vượn gì anh cũng ừ. Chuồn thôi.

Rất may, nhóm anh Tô Xáng từ Đại hội Đảng đột ngột về đến nơi. Cả lớp mừng rơn. Anh ở lại ítlâu để làm việc với Trung ương mới, một lần đi một lần khó, vẫn cái dáng cao gầy nay đen sắt lại,hàng rào râu mép đen tua tủa bây giờ kéo dài đến tận hai khóe miệng. Vẫn bộ sơ-mi cụt tay vàquần soóc (anh chỉ mặc đồ dài khi lạnh chịu không nổi), vẫn đi chân không (anh chỉ đi dép khiđường lắm gai và đá nhọn, đôi dép cao-su cực tốt thường chỉ treo thắt lưng), vẫn giọng oang oangăn sóng nói gió của dân chài kèm hai bàn tay băm bổ.

Lập tức, anh làm việc với lãnh đạo tỉnh và ban phụ trách lớp trong buổi sáng, để dành mộtchiều và một tối báo cáo với học viên về Đại hội Đảng. Người nói lẫn người nghe đều say, bốc,đến gần nửa đêm mà chúng tôi còn nhao nhao đòi anh kể tiếp. Ôi chao, đoàn Quảng Nam được gặpCụ Hồ tới gần một tiếng ! Còn anh Bảy Quý sẽ hằng ngày ở bên Cụ, vì anh được giữ lại làm việctrong cơ quan lãnh đạo tối cao sau khi trúng Trung ương ủy viên chính thức !

- Về Tổng phản công thì ý kiến sơ bộ các ảnh vầy đây nè. Ông bạn Liên Xô ở xa mình quá, cáchtrở quá. Ông bạn Trung Quốc sát bên mình, to lớn thiệt đó, nhưng trong nước đang khó khăn nhiềuvề chánh trị kinh tế, giúp Triều Tiên đánh Mỹ rất gay go. Ổng tuyên bố vang trời đất cho đế quốcnó sợ, vậy chớ chỉ có thể giúp mình một số võ khí quân trang cho mấy đơn vị chủ lực, giúp một sốcố vấn. Được bao nhiêu quý bấy nhiêu, ta cảm ơn, lâu nay ta tự lực đánh Tây chớ đâu có đợi aiviện trợ ! Còn ở Đông Dương thằng Mỹ nhảy vô tiếp sức thằng Pháp, trút võ khí với đô-la vô àoào, con số ghi rõ trong tài liệu, đó rồi các đồng chí đọc. Nó nhiều súng nhiều tiền quá ể, tổ cha nóchứ ! Pháp với Mỹ nhứt quyết không để cộng sản thắng ở Đông Dương, tốn mấy cũng rán chịu, bởinó sợ mất hết cả Đông Nam A... Bởi vậy, ta chưa đủ sức tự mình tổng phản công đâu ! Còn phải lotrường kỳ gian khổ, tự lực cánh sinh mấy năm nữa ! Tạm hoãn cái đã, cứ lo xây dựng bộ đội với dukích cho mạnh, mở các chiến dịch ngày càng lớn, xây dựng hậu phương thiệt vững, giúp các bạnLào Miên thiệt nhiều, hồi nào đủ sức thì ta hẹn nhau quật một đòn chí tử khắp Đông Dương. Hồigặp Bác Hồ, tôi uống mật gấu làm dạn hỏi Bác: “Dạ thưa Bác, nhắm khi nào ta thắng ?”. Báccười xòa, nói giỡn: “Khi nào Pháp Mỹ nó thua !”.

Hội trường cười ầm, vỗ tay dài. Thẳng thắn với nhau như thế thật dễ chịu, tuyệt ! Còn ông CựcĐỏ lại hằm hằm úp chảo gang cho những ai dám nêu câu hỏi, tự suy ra những động cơ tồi tệ !

Việc thu trâu bò nồi niêu cày cuốc của nhân dân đưa vào quỹ Tổng động viên cũng bị Trungương phê phán là sai lầm “tả” khuynh, chủ quan nóng vội, có văn bản hẳn hoi. Anh Tô Xáng nhậnlỗi chính về phần mình, tuy ai cũng biết là anh lăn lộn nhiều nhất ở nửa tỉnh tạm bị chiếm phíaBắc, khó biết sau lưng mình diễn ra những việc gì.

Tôi không định đánh bài chuồn nữa, háo hức ở lại học tiếp.

Ngày 6-6-51Cậu Thạch Sơn từ nơi nào ngoài Bắc được điều vào liên khu 5, cùng đi với nhóm anh Tô Xáng,

đến nhà trọ thăm tôi sau giờ bế mạc lớp. So với hồi cùng đi mua súng Nhật ở Hà Nội, cậu ta gầy đinhiều, môi thâm sốt rét, trán hói đi quá sớm, có lẽ do chuyến đi vượt núi dài ba tháng, tội nghiệp.

Tôi rất mừng, nhờ bà mẹ chủ nhà đun nước sôi pha trà, mở gói kẹo gương Quảng Ngãi ngonnhất, hỏi trăm thứ chuyện. Thạch Sơn chỉ hồ hởi được mươi lăm phút, sau đó bắt đầu giữ miệng.Hỏi về công tác của cậu từ ngày chia tay, cậu đáp lừng khừng: “Ờ, vẫn theo ngành cũ”. Chắc làngành công an xung phong hồi chống Việt quốc, Việt cách năm 1946.

Càng hỏi, cậu ta càng nhát gừng. Tôi thấy mình là cơn gió trước một cánh cửa, mỗi lần thổicửa lại khép thêm. Sau chừng một giờ, tôi chủ động chấm dứt câu chuyện đã nhạt như nước ốc:“Xin lỗi, mình hơi mệt. Chúc cậu về liên khu Năm công tác tốt”. Xong. Tôi đã thổi cho cửa đóngkín luôn.

Thiên lý tha hương ngộ cố tri, thường ai cũng mừng, sao Thạch Sơn lại thế ? Có thể vì cậu talàm một nhiệm vụ tuyệt mật nào đây, như tình báo chiến lược, phản gián, an ninh nội bộ. Cũng có

Page 99: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

thể tôi là phần tử được báo trước là đáng ngờ, cần điều tra. Cũng có thể cậu ta bị méo mó nghềnghiệp, nhìn đâu cũng thấy địch. Thôi đành, chẳng cần nối lại một tình bạn khi nó trở nên gượnggạo, hờ hững. Auf wiedersehen ![22]

Ngày 8-6-51Đã có chứng cớ Bảy Suyền lén đọc các tài liệu tôi để trong buồng riêng khi đi dự lớp. Tôi xem

lại các tài liêu mật: những sợi tóc kín đáo thả vào các trang số chẵn, hoặc những trang 5-10-15-20 của các bản dày, đều đã rơi mất hoặc nằm sai chỗ. Hắn tò mò như những người trẻ tuổi khác,ưa vây vo rằng mình được tin cậy đặc biệt và biết nhiều bí mật quốc gia, hay muốn điều gì khác,nằm trong tay kẻ nào núp chỗ tối ? Chưa hiểu nổi. Chưa tai hại gì: những tài liệu đóng dấu mậtchỉ là những thứ mới dự thảo chưa phổ biến chính thức, hoặc những thứ lấy của địch mà ta khôngcho đọc rộng rãi. Tôi đã mang theo tất cả tài liệu tối mật để trả lại cho tỉnh.

Từ nhỏ đi học xa nhà đến nay, chưa bao giờ tôi được săn sóc như khi ở với Bảy Suyền. Sinhhoạt phí chẳng đáng gì mà mâm cơm dọn riêng cho tôi với hắn bao giờ cũng rất ngon, đầy chất bổ,kèm rượu thuốc quý khai vị và trái cây tráng miệng. Trên bàn tôi luôn có vài bao thuốc lá đắt tiền,phi Cô-táp cũng là Grăng Pranh-xơ, Phi-líp Mo-rix. Sau khi tôi khéo léo cho cậu liên lạc thôi việcđể tránh bị dòm ngó và đồn đại, tôi được phục vụ tốt hơn gấp bội. Áo quần được giặt kỹ, là bằngbàn là nung than. Cây đèn măngsông cỡ nhỏ rất sáng được che ba phần tư cho bên ngoài khỏithấy. Tiền tiêu thoải mái với những phong bì “bác tú Đỉnh gửi anh”, đôi khi không kèm chữ nào,khiến tôi rất nghi là của Suyền biếu.

Mỗi lần tôi tỏ ra áy náy, Suyền lại thiết tha: anh nhận cho em khỏi tủi thân, em phục tài anh,em coi anh như ông thầy, em quen tánh tôn sư trọng đạo, anh còn bày dạy em cả đời... Trong thiênhạ vẫn nhiều người như Suyền thật, hiến cả gia tài đi theo thầy học văn học võ như các tông đồ bỏtất cả theo ông Giê-xu. Nhưng đôi lúc tôi ngờ ngợ: phải chăng tôi đang gặp một Lã Bất Vi tungvàng ra để tạo nên Tần Thủy Hoàng ?

Tạm gác đấy đã, thiếu gì ông cán bộ tỉnh hay trung đoàn nhận làm con nuôi hoặc con rể nhữngnhà giàu sụ, cóc vàng nhà quê hay con buôn phất tấy ngay trong kháng chiến ! Tôi mới hưởng mộtít miếng chín của người dưới quyền và ông bố dượng, đáng gì mà băn khoăn ?

Ngày 9-6-51Bảy Suyền mang về một phong bì thư nhỏ mang mảnh giấy con, nét chữ nắn nót tôi thấy lần

đầu. “Năm Bưởi đi dự chiến nửa tháng ở Duy Xuyên. Anh muốn gặp con thì tới từ 3/6 đến 16/6,đừng để ai biết - Thùy”'.

Thư đến muộn nhưng trước mắt tôi còn những bảy ngày để về Linh Lâm ôm trong tay thằng béChung vàng ngọc của tôi. Nó đã bén hơi tôi dù chỉ biết “chú Hai bộ đội”.

Tôi vẫn sợ. Không sợ đôi mắt gườm gườm thù oán của Năm Bưởi cùng cây súng kỵ binh lênđạn sẵn, mà sợ Thùy. Sợ khuôn mặt ngày càng đẹp lộng lẫy của Thùy sau khi lành bệnh hẳn và sinhcon. Sợ tình yêu son sắt của nàng với Cả Chanh, người bạn tôi quý mến thật lòng. Sợ tính cả tinnguyên phiến mà cả hai vợ chồng dành một phần cho tôi. Sợ nỗi thương hại tràn trề nhân đạo đốivới một người cha bị cấm nhìn mặt con trai, mà nàng suy ra từ tình mẫu tử của mình, quẫn trí saukhi mất con...

Ý nghĩ đầy tội lỗi ấy đã lởn vởn từ trước. Trong lần gặp gần đây nhất, khi nhìn bé Chung ôm cổmẹ Xùi cười rúc rích, đòi được thơm đủ hai bên má - một cảnh đẹp như tranh Ý thời Phục Hưng -nó chợt bùng lên thành cơn thèm khát sắc nét và rất mạnh: tại sao mẹ của bé Chung không phải làThùy ?

Tim tôi đầy những rối ren chằng chịt không gỡ nổi.

Ngày 14-6-51Sau một ngày cố cưỡng lại mình, tôi vọt về Linh Lâm với một kiện vải may áo quần cho tù binh

Page 100: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Âu-Phi, đủ cho Thùy may mươi hôm. Chỉ sau hai buổi chơi với bé Chung, vỗ về một ít, đứa con gáibắt đầu biết bò của Thùy, tôi phải vội bỏ đi. Tôi chạy trốn Thùy. Nếu ở lâu hơn, trong một cơnchoáng váng nào đó tôi sẽ điên cuồng dang rộng hai tay, ôm ghì cả Thùy và Chung vào lòng: hainỗi yêu thương lớn nhất trên đời.

Hẳn Thùy sẽ không quát, không tát, không chụp cây mác gài trên phên kia. Nàng hiền vô cùng.Nhưng Thùy sẽ giết tôi bằng cái nhìn ghê tởm kèm một câu khinh bỉ tận xương, na ná như: “Hèn gìcon Bưởi nó gớm mặt anh”. Và tôi sẽ vĩnh viễn mất cả con lẫn Thùy !

Nàng cứ thong thả đạp máy, thỉnh thoảng nhìn cha con tôi bằng đôi mắt tươi cười che chở, quờtay kéo sợi dây đưa nôi con mình. Mới kịp may hai bộ thôi, tôi lấy lại kiện vải, mượn cớ vừa đượctin cấp trên sắp phát áo quần may sẵn cho tù binh. Không thể giao vải cho Thùy làm tiếp, NămBưởi về sẽ biết ngay những áo quần ngoại cỡ rất khác kiểu ấy do ai đặt làm.

Tôi vẫn không thể tưởng tượng một ngày nào đó sống chung với Bưởi. Thà chết còn hơn !Tôi phóng ngựa về nhà Bảy Suyền, gặp thằng em nhạc sĩ đợi sẵn. Không có tiếng cười hô hố và

những câu chuyện tiếu lâm mới của nó, tôi đến hóa rồ mất !

** *

Trong ngôi đình cổ kính chưa bị bom, dưới ánh sáng xanh của cặp đèn măng-sông khá sang, hoạtcảnh vui “Lên cung Quảng thăm chị Hằng” chuyển réo rắt từ Bình bán qua điệu khác trong khi các tiênnam nữ lượn lờ:

... Thực là một sự lạ thườngNguyệt lầu đèn điện sáng trưngChốn cung Quảng phấn hương nồng mùiQuạt máy trên trần quay títKèn hát cất tiếng vàng thauNhạc mới đánh gắt và mauCác tiên tử ôm nhau nhảy đầm...Giữa tiếng khán giả cười đùa xôn xao, chị Hằng ngoe nguẩy uốn éo bước ra, một cậu trai giả gái

diện tân thời theo kiểu lố lăng nhất. Nhóm đồng ca càng cao giọng:... Chị ấy trông trời ơi choángQuần trắng phết gót giày caoMặc áo đúng mốt làm saoRõ ra vẻ ngôi sao hợp thời...Tiếng cười rộ lên từng đợt ngắn trước điệu bộ của vai hề, lại nín để nghe lời hát quấy nhộn, đến

cuối mới nổi ào ào. Hai Khánh cũng cười xả láng như mọi người. Liếc sang trái, anh thấy Viết Chươngghi dấu O cạnh tên tiết mục vừa diễn. Anh ngạc nhiên rỉ tai em:

- Sao, kém à ?Chương lắc đầu, đáp nhỏ:- Défendu d'avance.- Pourquoi ?- On dira que c’est a politique, donc nuisipble. Mieux vaut éviter pour eux ung déception.[23]Viết Chương về đây sau chiến dịch Hoàng Diệu ở Bắc Quảng Nam, được giao chọn tiết mục của

một số đội văn nghệ xã trong huyện để đưa đi dự Hội diễn của tỉnh sắp mở. Chương lôi Khánh đến chỗtập hợp các đội cách trại tù binh mươi cây số, trong một làng lớn gần thị trấn Tam Kỳ đã phá hoại

Page 101: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

nhưng còn nhiều tiệm quán bằng tre tranh. “Giải trí một chút, không thì anh biến thành ông đạo sĩ tu épxác mất”. Cậu ta vẫn đinh ninh thế.

Chương cười hoang hoác trong khi chế giễu những lệnh cấm vô tội vạ đối với ca nhạc, do các ônglãnh đạo tùy hứng ở mỗi vùng, mỗi đơn vị, cấm ca vọng cổ (nhạc mất nước). Cấm những bài nói đếntình yêu (làm cho chiến sĩ nhớ nhà, sinh tư tưởng hủ hóa), cấm những bài đặt lời mới theo nhạc nướcngoài, kể cả nhạc Hướng đạo (của đế quốc sài lang). Có nơi còn cấm chơi nhạc không lời (không đạichúng), cấm kịch thơ (trái tự nhiên), sắc bùa (mê tín), bài chòi (cờ bạc). Chỉ còn lại một số bài ca yêunước của sinh viên, các hành khúc soạn sau Cách mạng tháng Tám, và tùy từng nơi có thể cho phépmột số điệu hò tập thể...

- Thiệt may đó anh. Vài năm gần đây thông đường Bắc Nam, hài hát mới từ Việt Bắc với liên khuBốn tràn vô nhiều, Trung ương cũng uốn nắn riết, mấy ổng mới bớt bớt cái thói vua con một cõi đốivới văn nghệ. Nếu không, các ổng vừa cấm lu bù, vừa thúc ép tụi này đẻ sòn sòn những hài hát thời sự:ca ngợi chiến thắng Sông Lô hay Tây Nguyên, tố cáo đế quốc thực dân, cổ động tiêu tín phiếu và bàitrừ ngoại hóa, có khi còn kêu gọi dùng phân bắc nước giải bón cây nữa... Cãi cù cưa thì bị trấn áp,kiểm thảo, chí ít cũng lườm nguýt, thôi cứ đẻ bừa đẻ non cho yên thân, bài hát chết yểu kệ nó. ThằngXuân Chỉnh tài nhứt anh ơi: nó lãnh trợ cấp sáng tác đi chơi rông cả tháng, đêm cuối cùng nó ngoáy bagiờ được ba bài. Thằng Hà Mộng Hân chậm chạp hơn, lâu lâu lại chơi trò đánh tháo: lấy một bài cũcủa chính nó đặt lại lời mới - lời dựa theo xã luận trên báo - đem nộp quyển, rủi lộ tẩy thì cãi chày cãicối: bài hát có lời hai lời ba là thường, nó chẳng ăn cắp của ai ! Nói cho công bằng thì tại anh, tại ả,tại cả đôi bên !

Trên phần nền nhà cao hơn dùng làm sân khấu, một cậu trình bày một bài hát về Bình dân học vụ,tự đệm đàn bằng măng-đô-lin, là sáng tác tập thể của một nhóm giáo viên. Chương che miệng ngáp khinghe hát lần thứ hai, đánh dấu X vào danh sách: được chọn. Cậu thì thào với Khánh: “Khuyến khích đềtài học Bình dân, khuyến khích nội dung chánh trị, khuyến khích sáng tác tập thể. Chỉ thị vậy đó”.

Tới đờn ca Huế, bài Cổ bản đệm đờn cò[24]. Người hát là một cô gái bẽn lẽn chưa đến hai mươi,được Chương giới thiệu khẽ là ca Nam ai hay tuyệt diệu, nhung điệu ấy bị cấm vì quá ai oán, “nhạcmất nước”. Ông cha tự đệm đàn cho con, cha con từ Thừa Thiên tản cư vào từ ngày về mặt trận Huế.Ông xin lỗi là buộc phải hát như hồi phong kiến lạc hậu vì chưa ai đặt cho lời mới.

Duyên thắm duyên càng đượmẤy giống đa tìnhThêm nhiều ngày mặn nồng càng xinhBực khuynh thành thiệt là tài danh...Giọng hát trong veo, đằm thắm, thật điêu luyện nhưng vẫn giữ lại một nét gì đó như ngây thơ không

biến uốn éo làm duyên. Ngón đàn âu yếm của người cha quen đỡ con từ nhỏ cứ quyện lấy tiếng người,nâng nhẹ lên từng lúc, luồn thêm vào vô vàn rung ngân kín đáo.

... Thôi thôi đừng, thôi thôi đừng,Thôi đừng năn nỉ, suy nghĩ thêm sầuMặc ai dầu thương yêu, mặn nồng bao nhiêu chi được lâu...Giọng hát bỗng rướn lên, thống thiết buốt lòng như tiếng thổn thức. Khánh chợt nghe đau nhói đâu

đấy trong ngực, vội cúi mặt giấu đôi mắt hơi ướt.Dứt bài, khán giả lặng ắng đi mươi giây trước khi vỗ tay đến rung cả mái đình, hét ầm: “Hát lạạại

!”. Viết Chương cắn bút chì khá lâu, rồi mím môi ghi dấu O vào cạnh tên tiết mục. Cậu ấn mạnh tayđến gẫy cả đầu chì nhọn. Lại thầm thì tiếng Pháp với Khánh:

- Thà từ chối thô bạo từ đầu, còn hơn đưa những tài năng như thế đến một sự hắt hủi muộn mằn !Khánh nể em, định đến giải trí một tối, sau ở lại thêm một ngày nữa đến khi mãn cuộc. Chương vác

cây ghi-ta, khoác cái túi dết chứa tất cả gia tài, cười rộng miệng, bước xổng xểnh, đi tiếp lên huyệnTiên Phước với hai cậu nhạc sĩ trẻ bám theo học nghề.

Trở về nhà Bảy Suyền, Khánh gặp một nhân vật mới: một cô chừng 24 đến 25 tuổi, trắng trẻo, cònkhá xinh, có dáng vẻ một ả hàng xén không biết đến mưa nắng. Suyền giới thiệu chị Lệ Châu là chị họ

Page 102: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

ở gần chợ An Tân, bị bom cháy nhà phải đến ở nhờ, tính mở một quán giải khát ở ven con đường tỉnhđi xuống Tam Kỳ. Có lẽ Suyền đã kể về Khánh nhiều điều tốt đẹp nên ngay lúc mới gặp cô đã nhìnKhánh bằng cặp mắt đắm đuối, xưng hô anh em ngọt hơn mía lùi.

Chương XIII

Cơn dông chiều từ dãy Trường Sơn ào xuống hung hãn, đen kịt, bủa sấm chớp đầy trời, nhưng chỉtrút vài loạt mưa như vãi sạn rồi bỏ đi nhanh khi gió đất quét tấm thảm mây đen xuống phía biển. Bộđội từ các hầm hào thấy mưa rắc hạt đã vội mặc nguyên áo quần chạy ào ra chỗ trống, định tắm xongsẽ cởi ra hứng nước giặt luôn, lúc này đành mặc bộ xi-ta ướt sũng, chửi vuốt đuôi và nhìn theo cơndông: dưới nắng chiều đã sáng chói trở lại, mảng mây bên trên trôi lừng lững, buông chéo xuống đấtmột tấm màn trắng chở đầy chỗ mỏng như lưới quét đính vào bè tre của phường dẫy cá trên sông Linh.

Ba Dĩnh cởi đồ ướt, dùng nó lau ráo người và cọ cái đầu cạo trọc, vắt ráo bộ đồ, đưa lẽn mũi ngửivà nhăn mặt vì nó hôi quá. Chỉ để lại trên người quần đùi và áo cổ vuông, anh loay hoay căng áo quầndài vào các mấu tre gỗ trên vách hầm, đeo nịt súng ngắn vào lưng, bước tới lay Năm Cho đang ngáynhư kéo bễ trên tấm sạp tre:

- Dậy Năm, bốn giờ rưỡi rồi !Tiếng ngáy tắt phụt. Năm Chò ngủ say nhưng có thói quen dậy rất nhanh, rất tỉnh, nhất là khi được

đánh thức bằng tiếng súng trường hay tiểu liên nổ gần. Chò mở to mắt nhìn quanh vài giây, hỏi lại giờ,lắc đầu:

- Sớm quá, tàu bay nó lên băm vằm... Nó chơi thứ bom xăng đốt trụi cây cỏ lùm bụi, mình hết chỗnúp, trời khô hanh này thứ gì cũng cháy. Đợi tối chút nữa, ta ăn pháo cối mà bớt được tàu bay.

Ba Dĩnh nói ngập ngừng, không tự tin mấy:- Trời mới mưa, cũng đỡ ngại na-pan...Năm Chò cười ồ ồ, răng lóe trắng trên khuôn mặt đen trũi:- Ông bị mắc lừa thằng cha Thiên lôi, hả ? Mình nghe sấm tưởng là ca-nông, dòm thử, thấy ông

đứng ngửa mặt chào cờ, khấn lầm thầm cái gì như “lạy trời mưa xuống”, phải chưa ? Hự !Anh vừa bị chính trị viên cho một thoi nặng vào vai.Hai người bước ra khỏi hầm, nheo mắt một tí cho đỡ chói, rẽ về phía trung đội trợ chiến do trung

đoàn cử xuống phối thuộc, cùng một trung đội công binh mới xây dựng cho đi thực tập.Sau khi rút kinh nghiệm chiến dịch Hoàng Diệu và học tập kinh nghiệm chiến dịch Cao Lạng ở Việt

Bắc, trung đoàn mở tiếp chiến dịch Nguyễn Duy Hiệu trên vùng bắc sông Thu Bồn. Trong buổi giaonhiệm vụ, anh trung đoàn trưởng cười cười, nói nửa đùa nửa thật bằng giọng Quảng Ngãi:

- Còn cái đồn 76 lì lợm này, chắc là Năm Chò xung phong lãnh phần bao vây tiêu hao, hay là hốttrụi được càng hay ! (Anh quay sang nhóm quân báo) Thằng đại úy La-phạt nổi tiếng khát máu là conmồi riêng của ông Năm đó nghen. Nó còn bám đó hay đi rồi ?

Ban chỉ huy đại 8 biết rõ, nhưng đợi mấy tay “báo quân”, tức là báo hại quân ta, trả lời sao chobiết. Anh trưởng tiểu ban quân báo, liếc anh phó, anh phó nháy anh đội trưởng. Đội trưởng chẳng cònai để đưa mắt cầu cứu, đành đáp nhát gừng:

- Dạ thưa, tụi em chưa nắm được tên thằng đồn trưởng. Chỉ biết nó là trung úy chớ không phải đại

Page 103: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

úy. Nhân mối ngụy trong đồn nói nó còn trẻ, không biết tiếng ta, chỉ huy bắn pháo cối giỏi mà ít ra khỏiđồn, chắc mới từ bên Pháp qua...

Năm Chò bực quá, buột một câu gằn giọng:- Thằng Tây Bia đi Lào tám mươi đời rồi ông ơi !- Sao ? Tây Bia là thằng nào ?- Báo cáo, nó là thằng Pi-e La-phạt, tôi giết hụt nhiều lần. Tây thuộc địa chánh hiệu con nai vàng,

ăn mắm ruốc uống rượu lậu, nói tiếng mình róc róc. Nó ác số một mà xảo trá cũng số một đó anh... Xintùy trung đoàn cắt đặt thôi, tụi tôi quen địa hình vùng đó, thằng Tây Bia ở hay đi mặc kệ ông cha cố tổnó !

Trung đoàn trưởng xoa dịu cho cánh quân báo đỡ mất mặt:- Ờ, ờ... ai biết cho bằng mấy cha thổ công thổ địa. Vậy nghen, ông Chò, ông Dĩnh lãnh cái 76

được rồi. Không cho đưa quân thọc ra, không cho biệt kích sau lưng mình, không cho dộng pháo cốixuống yểm hộ các đoàn tiếp viện bị mình đánh...

- Báo cáo, không cho lính ra thì được, mà tụi tôi lấy gì bịt họng pháo cối của nó ? Hai cây xoa-xăn-keng, thêm hai cây Bô-pho liên thanh của Mỹ mới đưa về bắn từng loạt năm trái bốn mươi ly,thêm bốn cây cối tám mốt, không kể cả lô súng cối sáu mươi lính nó vác theo khi hành quân... Tụi tôilấy thân lấp lỗ châu mai cũng chỉ chặn được một lỗ trong vài phút thôi, mà tụi nó có tới mấy chục lỗ,bắn dai cả ngày đêm !

May cho Năm Chò, anh đại đội trưởng đại 8 độc lập quen ăn nói ngổ ngáo, được gặp trung đoàntrưởng là người lăn lộn nhiều năm ở địch hậu, quen bỏ qua cách nói để lọc lấy phần đúng nhất tronglời nói, thường gờm những lối “dạ thưa anh” mà chịu khó đưa tay đón những con nhím dựng lông củanhững ai đã từng sứt đầu mẻ trán trong chiến trận. Anh đứng thừ ra một lát, hỏi lại:

- Năm à, ông tính tháo gỡ cách sao, bàn thử coi.Khuôn mặt đen trũi và to bè bè của Năm Chò từ từ dãn ra. Anh đã lên gân sắp sửa húc báng như

trâu đực, bởi rất ít tin cậy những người mà anh quen gọi là “phóng văn lình”, tức lính văn phòng, gồmtất cả những ai không tự tay cầm súng bắn Tây mà vẫn mặc quân phục, đeo sao mũ có một hay hai vànhvàng, xuống tới đại đội đã tự coi như xông pha khói lửa cực kỳ hiểm nguy rồi.

- Báo cáo trung đoàn, tụi tôi vây dưới thấp, đồn nó trên chóp núi, thép gai với rào tre trải xuốngtới ruộng, thêm mấy chục mẫu đất hoang chuột chạy cũng thấy... Súng bắn thẳng không xỉa vô miệngpháo nó được, cối sáu mươi lắp hết liều phụ cũng bắn không tới, đặt giữa ruộng thì đèn dù nó soi xỏkim được, mà bắn gấp vác chạy cũng không phá được nắp hầm pháo của nó. Dân bị bắt đi cỏ-vê trênđồn nói nó đắp nắp hầm bằng gỗ nguyên cây, tre đực, đất sét, dày tới nửa thước, trên còn xếp bao cátnữa, đạn cối sáu mươi gãi ngứa thôi. Mấy anh tác huấn nói nghe thiệt ngon, bàn tới lui những là vithành công viện hay là công thành diệt viện, xin các anh bày cách khóa họng pháo cho tụi tôi nhờ với!... Ông Dĩnh ơi, bấm đùi tôi miết chi vậy ? Chuyện xương máu anh em, nói lấy lòng thì chết lẹ lẹ !

Hội nghị xôn xao lên một lát, tìm cách gỡ bí. Nhóm địch vận bàn lấy đồn bằng phản chiến, ở đó cóhai trung đội ngụy, đủ sức diệt trung đội Âu-Phi chuyên bắn pháo cối. Đại đội trưởng đại 9 đã ăn ngonmột đồn bằng cải trang kỳ tập, rất dè dặt khi được hỏi ý kiến: địch mắc lừa vài lần rồi bây giờ e khó,đồn này lại nhiều lính lê-dương. Hay là xin liên khu đưa cây pháo 75 đóng đinh thay kim hỏa ra đây,ngắm qua nòng bắn thẳng ? Nó hết đạn từ khuya, tháo vụn đút kho rồi. Hai cây sơn pháo Nhật cũng hếtđạn, ta làm đạn nội bắn thử, toác nòng mất một cây rồi.

Ban chỉ huy trung đoàn xúm vào xem sơ đồ khá lâu, đi tới quyết định: đưa về phối thuộc đại 8 mộttrung đội trợ chiến, một trung đội công binh mới lập. Tan họp, trung đoàn trưởng giữ Chò với Dĩnh lạidặn thêm:

- Công binh mới học phá cầu đường, đánh mìn giao thông, đào công sự, chưa biết rà mìn Mỹ haycắt thép gai đâu nghen. Trợ chiến khá hơn, có hai cây phóng bom, hai SKZ của Cao Thắng mới chếtheo mẫu của bộ Tổng đưa vô, bốn ba-dô-ca bắn gần. Các cha gặp anh em hỏi kỹ thêm, đừng như tayGiáo đại 6 cứ đòi SKZ đặt xa nửa cây số mà diệt lô-cốt xây bê-tông !

Bước vào chiến dịch, công binh chỉ làm được một việc là cho nổ ba cây cầu xi-măng ngắn trên conđường tỉnh lên đồn 76, sau đó chuyên đào hầm hào cho đại đội bộ và cho mình. Trợ chiến làm ăn rôm

Page 104: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

rả hơn: SKZ và ba-dô-ca của họ đánh toác cái lô-cốt đất giữ cầu cho công binh đặt mìn phá thoải mái.Địch rút bỏ cái lô-cốt gác đường dưới chân đồi 76, chỉ có một tiểu đội Bảo vệ quân chuyên chặn thugà rượu của dân buôn. Cái lô-cốt ngoại vi thứ ba, gác con đường lấy nước từ đồn xuống sông ThuBồn, được địch vận trước, mang súng theo ta sau mấy loạt súng và vài quả lựu đạn nổ che mắt địch,cho Tây khỏi hại gia đình lính ngụy.

Cái đồn chính vẫn trơ trơ, ỳ thần xác ra đấy.Vây thành đánh viện, mà nó chẳng thèm viện, biết làm sao ?Quân vây bắn tỉa nó xổ vài băng trọng liên đặt trên mi-ra-đo ngất nghểu, coi như báo tin ta vẫn

thức đây. Nửa đêm, khi quân ta luồn dưới pháo sáng đến sát hàng rào tre gai bao quanh chân đồi, đặtsúng phóng bom, tống vội vàng lên đồn năm bảy quả rồi vác súng chạy xăng mét dưới mưa đạn đủ cỡtrút xuống đầu, anh em còn tin rằng mình phá được thứ gì đó của địch. Sáng hôm sau, khi đơn vị bạnnổ súng đánh xe, họ ngây mặt ra mà đếm tất cả các họng pháo cối địch vẫn khạc đạn đều đặn, rồi xịumặt khi nghe tin nhân mối báo lại rằng đạn phóng bom của họ quả nổ quả không, nổ cũng trật bậy ở nơirất xa chỗ có lính.

Ba-dô-ca chỉ bắn tầm gần, được điều ngay cho các đơn vị đánh xe. Còn SKZ nội hóa, tuy hay tịtngòi và bay tùy hứng, vẫn được dùng thử. Bộ đội tìm cách cắt một lỗ ở rào tre, một chỗ luồn qua ràothép gai, liều đưa súng vào sát lớp xoắn bùng nhùng mà bắn phá hầm pháo 75. Chưa xơi được gì đã bịthương vong hai lần, lần đầu vì mìn chồn nối dây vào cọc tre, lần hai vì địch nghe động xối đạn xuống.Đành chịu để cấp trên điều SKZ đi nơi khác, không xin xỏ kiện cáo gì nữa.

Trung đội trưởng trợ chiến Trừng - một cán bộ trẻ, hồng hào, rất tháo vát - trong cơn tức tràn hông,đã mượn ngựa đi thâu đêm về xưởng Cao Thắng II đóng mé trên làng Linh Lâm. Cậu mới trở về trưanay, đưa theo cả một đoàn vài chục người: hai anh kỹ thuật đi xem bắn thử loại phóng bom mới, mườilăm dân công khiêng súng gánh đạn, ba phái viên tác huấn và quân báo, lại có một cán bộ Trường lụcquân đi theo chẳng biết để làm gì.

Năm Chò “hừ” trong mũi khi nghe báo cáo:- Lão Lý Đằng lại cho tay sai xuống bắt bẻ, vặn vẹo ! Ngán cái ông tướng Tàu vàng đó tới cổ rồi !Sau mấy tháng làm việc trong Tiếp phòng quận - bộ phận quân ta được cử đi kèm quân Pháp sau

hiệp định 6-3-1946, khi hai bên tạm ngùng bắn và Pháp đổi gọi những trận càn quét ở miền Nam làhoạt động cảnh sát - ông Lý Đằng được cử làm phó giám hiệu Trường lục quân Quảng Ngãi. Ông nóitiếng Việt khá hơn trước, nhưng vẫn nổi tiếng hách dịch, quân phiệt. Năm Chò ghét ông ta, ghét lây cảnhững ai từ chỗ ông ta đến đơn vị. Tuy anh không nói toang toang phổi bò như trước, nhưng tiểu đoànvà trung đoàn đều biết bụng dạ anh. Mỗi khi cán bộ khung Trường lục quân đưa học viên đi thực tậpchiến trường, muốn về đại 8 nổi tiếng đánh giỏi với anh chỉ huy Năm Phi Đao rất độc đáo, Ban thammưu thường kiếm cớ lái khéo họ sang đơn vị khác, dù có khi đại 8 đang luyện quân rất gần trung đoànbộ. Chẳng hiểu vì sao lần này một cán bộ Trường lại lọt lưới đến chỗ Năm Chò ! Vây đồn đến ngàythứ sáu rồi, bộ đội đói và bẩn, mất ngủ phờ phạc, thương vong đến bảy người mà vẫn không chặn đượcpháo cối địch, trái lại cứ phải giơ lưng mà ăn bom đạn đủ cỡ của chúng ! Lính cáu kỉnh, Ban chỉ huybực tức, anh chàng lục quân nào đó lơ ngơ đến đại 8 hãy liệu hồn !

Khác với các hầm của công binh rất chắc và gọn sạch, bốn căn hầm của trung đội trợ chiến khá lànhếch nhác, tạm bợ, chỉ được cái rộng chỗ vì SKZ và ba-dô-ca đã đi nơi khác. Nhờ vậy đoàn dâncông có chỗ ở tạm đến mờ sáng mai, sẵn sàng làm cái việc mà cán bộ của xưởng Cao Thắng cũng nhưcủa đơn vị đều nghĩ thầm nhưng kiêng nói: nếu loại súng mới này bắn không ra gì, ít nhất cũng cóngười khiêng súng gánh đạn trở về xê-ca đơ.

Năm Chò bước vào hầm, giụi mắt cho quen ánh sáng chợt sầm xuống, bước ngay lại chỗ để súng,chỉ đáp vội câu chào của hai anh kỹ thuật Cao Thắng đã gặp anh ở Linh Lâm, ngồi xổm xuống bên haikhẩu phóng bom đã chùi sạch, kê dựng nòng. Khác với loại cũ, hai khẩu này to và dài hơn, có chânxếp được như chân cối, đế làm theo kiểu khay úp sấp chống lún trượt và có khớp tròn để xoay trở.Quả đạn to đặc biệt, có chuôi gỗ tiện tròn lắp khít nòng.

- Báo cáo anh Năm, thứ này đạn nặng tới mười một ký, nhơn đó tụi tôi đặt ký hiệu là FB.11 cho dễnhớ. Nhồi đạn bằng thuốc tô-lít, tức là thuốc nổ TNT trong bom cưa ra. Liều phóng không dùng thuốcđen nội nữa, mà lấy thuốc không khói trong trái đạn cà-nông, nó chịu ẩm tốt hơn...

Page 105: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Góc hầm hên kia chợt bật lên tiếng kêu của Ba Dĩnh, rất khác thói thường điềm đạm của anh:- Giỡn chi vậy đồng chí ! Thằng Cam đang học ở khu Tư kia mà !Năm Chò quay phắt lại. Mắt anh đã quen bóng tối trong hầm, thấy ngay một anh bộ đội khá cao to,

râu quai nón rậm đen bọc gần kín nửa mặt, tóc cạo trọc mới mọc lại chừng một phân, mặc bộ quânphục nhuộm vàng may khác kiểu: cầu vai và nắp túi rất nhỏ, lơ-vê quần chỉ vài phân và có khuy gàitúm ống. Anh đứng ngẩn ra phân vân trong khi anh kia cứ ngồi xếp bằng tròn, dựa vách hầm, lặng lẽnhăn răng cười muốn đứt đôi cái mặt. Đôi mắt xếch, cặp lông mày nét mác, cái cằm chẻ đôi... thiệt nókhông... trùng tên... ghẹo nhau chơi... mà đúng nó rồi, cái thằng quỷ tha ma bắt, trời đánh thánh vật kiavẫn cứ đóng kịch với Ba Dĩnh, nhưng nó làm sao qua mắt được Năm Chò !

Anh bước tới gàn, rít khẽ trong mũi, chìa ra hai tay run rẩy. Cậu kia không chịu nổi nữa, chồm vọtlên, nhào vào tay anh. Ngực cậu ta nẩy liên tiếp trên ngực Năm, truyền sang anh những tiếng nấc cốnén. Anh ngửa đầu ra sau để nhìn mặt Cam, chợt thấy mắt mình chỉ ngang cái cằm rậm râu của nó. Dễsợ chưa !

Tiếng Ba Dĩnh ồm ồm ngay bên tai đánh thức cả hai anh em:- Vậy mà nó tự xưng là cán bộ Trường lục quân, giấy cũng đề vậy, làm tao tưởng trùng tên !Sáu Cam buông anh Năm, dặng hắng vài lần mới nói được:- Thì em ở Trường về đây thiệt chớ. Ở Thanh Hóa vô đây...- Hừ, sao lại Thanh Hóa ? Quảng Ngãi ra chớ ?- Em chưa vô tới Quảng Ngãi. Vô tới Trung Phước, nghe tin các anh đang vây đồn 76, em xin phép

hỏa tốc thăm các anh. Anh Ba coi lại giấy đi: Trường lục quân trung học Trần Quốc Tuấn, phân hiệuTrung Bộ, đoàn cán bộ bổ sung liên khu Năm...

- Ờ, ờ... mà thiệt vậy... trong hầm tối mù khó đọc quá... mà cũng tại mày nữa, thằng khỉ... mới nhổgiò đã lớn nhu Tây lê-duơng !

Trung đội trưởng trợ chiến bước tới chỗ bộ ba đang hồ hởi, nói lễ phép nhưng lộ rõ vẻ sốt ruột:- Báo cáo Ban chỉ huy, xin cho xuất phát !Cậu Trừng đã cho đào từ trước, ban đêm, một số hầm hố cho người và đạn, đào đắp chỗ đặt súng.

Không đủ hầm cho dân công ở nơi bắn, mỗi cán bộ đi quan sát đều vác mỗi người hai quả đạn. Tấtnhiên Sáu Cam cũng được đi. Năm Chò xốc đạn lên vai:

- Bồng em mà bỏ vô nồi... chà, em nặng ký đây... Mày biết bắn phóng bom không Cam ?- Dạ không, tụi em học vũ khí bộ binh thôi, một số cuối khóa còn đi học tiếp pháo hay trợ chiến.

Em được cử đi học pháo, mà sốt ruột quá, xin về liên khu mình lẹ lẹ.Lúc này nắng chiều cuối hè đã đổ bóng các đồi gò xuống phủ màn sẫm trên khúc đường trũng họ đi,

trong khi ngọn đồi 76 cao nhạt vẫn sáng gắt từ hàng rào tre bọc chân đồi trở lên. Điều kiện bắn rấttuyệt: địch nhìn ngược sáng bị chói mắt, cứ phơi ngực ra hứng đạn. Bộ đội luồn dưới những đám bóixơ xác, đến các công sự đào sẵn mà không phải bò toài vất vả.

Trong khi nhóm pháo thủ hối hả mở ba-lô lấy đầu nổ, thuốc phóng, đạn không đầu làm mồi lửa, haianh Cao Thắng kéo cậu Trừng ra mép vạt bói, gắt khẽ:

- Đã dặn các anh trí súng cách ba trăm thước thôi, là tầm bắn hết liều, các anh đặt đây cách mi-ra-đo của nó tới hơn bốn trăm, đạn rớt ngoài rào hết !

- Nói anh biết, tụi này bắn súng cầu vồng mòn da tay, còn các anh nằm miết trong núi du di...- Đồng chí đùng nóng. Chúng tôi thử súng, phải kéo dây đo đúng từng thước để chỉnh tầm chỉnh

hướng, quen ước lượng bằng mắt rồi...- Dẹp ba cái lý thuyết suông đi ! Anh em xong chưa ? Chuẩn bị !Ba Dĩnh khoát tay cho mọi người xuống hầm hố. Trung đội trưởng hầm hầm bước tới bên đế súng,

ngồi xổm, xem lướt qua các bộ phận, xoay thử quả đạn cắm chuôi vào nòng, buông cộc lốc:- Núp kỹ chưa ? Tôi nổ đây !Tách, bụp... uỳnh ! Kim hỏa đánh xuống, viên đạn nhỏ không đầu phụt lửa, liều thuốc phóng xoẹt

Page 106: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

nổ thành tiếng trầm và rền như bom nổ sâu trong lòng đất. Khói trắng đục phì thành luồng vừa phải,không đen đặc như thuốc tự tạo. Quả đạn bay lên trông thấy rõ, đầu đen rung nhẹ, cái chuôi gỗ ngoáyngoáy. Nó dừng lại trên không thành một chấm đen nhỏ tí, chúc đầu rơi xuống, biến mất.

Rầầầm !Anh em đã nhảy hết lên mặt đất, reo khẽ, trầm trồ. Phóng bom có khác, nổ bằng quả bom thứ thiệt,

chết mày Tây ơi !Năm Chò vừa toét miệng cười, bỗng nghiêm ngay. Quả đạn dựng cột khói bên trong hàng rào tre,

chưa rướn tới ba lớp rào thép gai và con hào lởm chởm chông, cách bức tường gỗ đất và các lô-cốtxây liền tường những hơn trăm thước !

Địch nghe tiếng nổ lạ, chưa bắn trả. Có thể chúng tưởng con gì chạy vướng mìn chôn giữa các hàngrào, không định hướng được tiếng nổ rất trầm và không thấy làn khói nhẹ tản trong bói. Trừng hỏi giậtgiọng hai pháo thủ đang nhồi thuốc phóng vào nòng:

- Lắp liều mấy ?- Dạ liều ba... cũng như phát trước...Trừng vung tay. Cậu kia né đầu không kịp, bị cái tát bật ngửa, máu mũi bắt đầu túa đỏ.- Tao đã dặn lắp liều tối đa, liệu hồn ! Mày cố hại tao hả ?Pháo thủ thứ hai lẳng lặng nhét thêm một túi vải tròn dẹt như cái bánh dày vào nòng, dùng cây gỗ

tròn thúc nhè nhẹ. Hai anh Cao Thắng nhào tới:- Bắn liều bốn phải núp hầm, dùng dây kéo cò, anh quên à ?- Xê ra ! Đái trong quần rồi hả ?Năm Chò không kịp chặn, chỉ khoát tay ra lệnh tất cả xuống hầm. Trừng ấn cò. Đất rung mạnh hơn,

tiếng nổ đầu nòng to hơn, đạn vọt nhanh hơn. Cột khói thứ hai dựng lên giữa hàng rào thứ nhất và thứhai, cách bờ tường độ năm chục thước. Cuộc bắn thử thất bại !

Năm Chò quát khẽ một lệnh gằn giọng:- Thôi bắn, thu pháo xuống hầm, đợi địch phản pháo xong sẽ về rút kinh nghiệm. Trừng, nghe rõ

không ? Thu pháo lập tức !Mặt đỏ tía, mồ hôi nhỏ giọt dưới cằm, mắt vằn máu và lồi hẳn ra, trung đội trưởng trợ chiến đáp

lệnh bằng một câu chửi rất tục. Cậu tự tay vơ những túi thuốc phóng nhồi hấp tấp vào nòng. Một anhCao Thắng rít qua kẽ răng:

- Nguy rồi, hắn lắp liều năm, liều hủy pháo !Vừa lúc ấy, một tràng đạn trọng liên từ trên mi-ra-đo xổ xuống chung quanh chỗ đặt cây phóng

bom. Đạn xóc vào đất đá, nổ lại tóe lửa. Chíu chíu, tốc tốc, phụp phụp, pằng pằng. Còn may bóng tốiđã khá sẫm, địch chỉ xăm tràn lan trong khi pháo 75 và cối 81 vội vã xoay nòng. Bộ đội nhảy ào cảxuống hầm. Trên đồn dội lên bốn tiếng đê-pa của súng cối, pì-pì-pì-pình ! Nhưng pháo địch lúc nàykhông nguy hiểm bằng pháo ta...

Rầầầm !Tất cả những cặp mắt nhô trên mép hầm cùng thấy quả đạn phóng bom vọt nhanh như chớp, cái

chuôi gỗ gãy nghiến xoáy tít trên họng súng, bụng khói đặc sệt phì tung toé chung quanh đế súng, mộthình người văng khỏi mặt đất và rơi ngửa ra sau. Tiếng ù ù ong ong trong tai chưa dứt, mọi người nhậnra ngay tiếng rít xé vải của loại đạn cối 81 rơi thẳng xuống đầu.

Địch chỉ băm vằm trận địa chừng hai chục phút. Hẳn chúng đoán Việt Minh bắn quấy rối xong đãvác súng chạy xa. Bị bao vây sáu ngày, chỉ tiếp tế bằng thả dù, chúng hà tiện đạn hơn trước. Đoàn bắnthử rút về, khiêng theo một xác chết, ba bị thương, một cây phóng bom toác nòng và văng mất bộ máycò, chỉ đem về để nghiên cứu.

Đêm ấy hầu hết đại 8 không ngủ.Cán bộ họp gấp, quyết định giữ lại cây pháo còn tốt và nửa số đạn, tuy hai anh Cao Thắng nổi

khùng cứ nằng nặc đòi rút về hết. “Tụi tôi chế súng đạn cho cả liên khu, chẳng sợ ế khách đâu !”. Ba

Page 107: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Dĩnh phải dỗ ngọt rất lâu họ mới chịu ở lại một người, anh kia bị thương trên trán phải về chữa.Sáu Cam ngủ với Năm Chò trên tấm sạp tre hẹp lót đáy hầm, ngửi thấy mùi rượu trong hơi thở của

ông anh nặng nợ Lưu Linh. Ba Dĩnh túm chăn làm võng nằm góc bên kia, thỉnh thoảng nhắc cầm canhlà phải ngủ, đến nửa đêm sẽ đi coi trợ chiến đào công sự cho pháo và người ở chỗ mới. Im một lát, rồimột trong ba anh em lại trằn trọc, ngọ nguậy, ngồi lên hút thuốc hay đi tiểu, thì thào mở đầu một câuchuyện mới. Ai nấy đều tránh nhắc tới cuộc thử súng ban chiều.

Sau một loạt cối địch bắn hú họa. Năm Chò vùng dậy hẳn, đánh bật lửa châm vào cái đèn thẫu dầudừa - trong hầm thắp loại này đỡ khói khét - bảo Cam:

- Nói nhỏ cho cụ Dĩnh ngủ... Kể tao nghe coi, mày làm gì học gì ngoài khu Tư lâu lắc vậy ?Cam tóm gọn: học chuyên khoa văn học năm thứ nhất tám tháng ở trường Huỳnh Thúc Kháng, trở

về đại đội địa phương huyện làm cấp dưỡng, học Trường lục quân mười lăm tháng, hành quân vàothẳng đây.

- Trên nuôi khá lắm hay sao mày cao to nhu Tây vậy ?Cam cười xoà. Khá thì không, nhưng mỗi ngày tám lạng gạo đủ no, chế độ phòng bệnh tốt. Thức ăn

bốn lạng gạo quy ra tiền, chỉ có một ít moi khô rang mặn, vài đũa rau muống...- Có gặp tay nào quân phiệt như Lý Đằng không ?- Mấy tháng đầu cũng có. Sau Bộ Tổng cử một đoàn vô chấn chỉnh rất gắt, chấm dứt được, nửa

khóa sau không khí ủng cán ái binh tốt lắm. A mà anh không biết ông Lý Đằng ra Bắc rồi à ? Em gặpổng ở chiến khu Ba Lòng, chỗ phân khu Bình Trị Thiên đóng, ổng đợi xoi đường Chín đang bị bítcứng.

- Chắc lão đi ngựa, lên yên phải có người bưng đít...- Gớm, làm gì ! Chống gậy đi bộ, ưu tiên được khỏi mang ba-lô... Em nói thiệt cái này, anh đừng

giận nghen. Các anh đang bế tắc cái vụ đánh công kiên, phải chưa ?- Mày thấy đó. Quấy rối kềm chế cũng chẳng được, nói gì công với thủ !- Khóa tụi em đáng lẽ xong lâu rồi. Bộ Tổng giữ lại cho học thêm ba tháng công kiên chiến, một

tháng liên tục vận động. Học công kiên phải rút vô vùng Mường giữa núi, đắp đồn thiệt, đào hầm hàothiệt, giựt bộc phá thiệt, mệt kinh khủng mà cũng ham ghê gớm. Em được xếp loại khá về chỉ huy liêntục bộc phá với lại giá thiết, đánh tung thâm cũng đường được...

- Sao mày nói đầy tiếng Tàu như Lý Đằng vậy nhỏ ?- Hì hì hì... Là tại cán bộ nhà trường đi tập huấn với cố vấn Trung Quốc, trúng mấy ông phiên dịch

không biết nói nôm ra sao, cứ chuyển qua âm Hán - Việt cho mau. Các anh đọc cuốn “Sửa đổi lối làmviệc” rồi chớ ? Đó, Bác Hồ chê gắt cái tật nói chữ, lắm khi nói trật bậy làm trò cười, vậy mà mấy ôngdưới có chừa đâu. Mới đầu tụi em nghe cũng ngớ ra: tính co giãn thì nói là thân xúc tính, tổ thang cầukêu là giá thiết đội, khêu gợi cho anh em nói để hiểu thì làm một tràng “đả thông trên tinh thần khảiphát”. Cứ như anh Năm tập cho du kích hay chen tiếng Tây vô, hồi trước khởi nghĩa !

- Thì tao chịu dốt chứ có khoe khôn đâu mày ! Hỏi thiệt nghe Cam, thứ công kiên chiến mày học,đem đánh mấy cái đồn to cỡ này nhắm có phủng không ?

Cam nín lặng vài phút, đáp rất cứng giọng:- Được anh à. Đại 8 mình đây, cho tập vài ba tuần, phối thuộc thêm năm bảy cây trung liên đại liên,

em cho đủ sức diệt cái 76. Mình vô được trận nội rồi, đánh lính pháo thủ không khó đâu. Em nghe mấyanh tham mưu liên khu đón đoàn em ở Trung Phước, nói liên khu tính mở gấp một đợt huấn luyện côngkiên chiến, cán bộ trước, chiến sĩ sau. Anh nên đi, anh Năm ơi.

- Ờ, tao thọ giáo thằng Cam chẳng xấu mặt nào !Ba Dĩnh nằm im từ nãy, bỗng chen vào một câu tỉnh như sáo:- Cha Năm không đi, để tao đi cho. Mỗi lần đụng đồn lũy nó là một lần trầy vi tróc vảy, ngán kinh !- Cụ chỉnh tôi hoài chuyện nhác học, giờ tôi sửa... Nói tình thiệt, hễ thằng Tây La-phạt còn bám cái

đồn này, đừng hòng tôi đi đâu xa, nhứt quyết ở đây mà đổi mạng với nó. Phóng bom chẳng ăn thua thìtôi phóng dao !

Page 108: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

** *

Năm Chò lầm to.Thằng đại úy Pi-e La-phác-sơ mắc kẹt trong đồn 76 suốt những ngày bị vây hãm, do một sự tình cờ

hiếm có. Hắn không nắm quân, mà đến để sắp xếp “kế hoạch X”.Dân chúng ngoại ô Viêng Chăn, gần khu đóng quân của Bộ chỉ huy quân khu Thượng Lào, ngày

càng khiếp ông xắc xảm bạ[25] và nhóm tay chân của ông ta. Hễ thấy từ xa hai ba chiếc xe Gíp tungbụi phóng ào tới, dân đi đường cứ là mạnh ai nấy tránh, dù phải vọt xe lên vỉa hè hay nhào vào cửatiệm gần nhất. Trên các xe Gíp chất đầy những sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp say mèm, cười hô hố, bắnloạn xạ, ném vỏ chai rỗng vào tủ kính dọc phố.

Vương quốc Lào trương lá cờ voi ba đầu che lọng trắng trên các công sở mới được Pháp bố thícho, thường hạ cờ với một mớ lỗ thi bắn. Những bóng điện đường là đích được ưa thích khi xe chạynhanh. Điểm bắn tầm xa là những thuyền độc mộc trên sông Mê-công khi tan chợ chiều: bắn hạ ngườihay toác thuyền còn tùy theo người cá cược.

Sau vụ kiện căng thẳng nhất, có cả bộ trưởng Bộ nội vụ Lào ký đơn - bù nhìn đến mấy cũng phảimở miệng khi hai cảnh sát Vương quốc bị ném từ trên cầu xuống sông, chết đuối một - cha con La-phác-sơ quần thảo một trận chí tử. Cha tát con tới tấp, con đạp cha ngã ngửa và chĩa súng dọa bắn.Mãi đến gần sáng mới tạm hưu chiến, đi ngủ.

Lão Lê-ông thăm dò khắp nơi, thấy Pi-e lâm nguy thật sự. Tòa án quân sụ khui các vụ cũ ra xử gộp,không tử hình cũng tù rục xương, bởi lúc này đang phải điểm phấn tô son cho cái triều đình Vươngquốc đã trót đánh đĩ nhiều nơi. Pi-e có thể là con vật hiến tế công khai, trong khi các sĩ quan khác vẫntha hồ giết, cướp, đốt, hiếp trong các trận càn quét xa kinh đô.

Đêm tiếp theo, cha con không đấu võ mà đấu khẩu. Tội vạ rành rành đấy, nhưng Pi-e vẫn xa xả kểtội cha: giàu tấy lên đến cái độ xúc tiền bằng xẻng mà keo kiệt với con, giấu của để hút xách, bao gái,hay chỉ vì máu ham vàng của lão Grăng-đê. Hắn nói trúng tim đen, nhưng lão Lê-ông đã trở lại là taychạp áp-phe máu lạnh, cãi ít tính toán nhiều. Dù sao Pi-e cũng là đứa con trai độc nhất của lão...

Quyết định cuối cùng: lão cấp tiền cho Pi-e đi xa chừng ba tháng, rời hẳn đất Lào, làm một số việcdễ dễ trong “Kế hoạch X”. Lão ở lại Viêng Chăn, tìm cách ỉm vụ bê bối này cùng các vụ trước bằngtiền lót tay đấm mõm. Nếu tạo được bằng chứng giả để biến tên cảnh sát chết đuối thành người củaNeo Lao-Itxala[26] thì hay tuyệt, tội của Pi-e sẽ hóa ra công !

Lão Lê-ông cấp tiền mặt chỉ ba chục ngàn, nhưng ký ba cái séc lãnh tiền ở ba chi nhánh Ngân hàngĐông Dương tại Mác-xây, Sài Gòn, Đà Nẵng. Việc của Pi-e đơn giản thôi: áp tải một chuyến hê-rô-insang Mác-xây bằng máy bay và giao cho mạng lưới bán lẻ của thằng Ghê-ri-ni, chơi rông ở chính quốcít lâu, về Đông Dương thu xếp mấy bãi thả dù trong khu vực Sài Gòn, Đà Nẵng.

Pi-e được món tiền khá to, đã trở lại ngoan ngoãn. Lão Lê-ông mở bản đồ lớn ra giảng giải:- Việc ba làm, ngày càng khó giữ bí mật. Bọn Mỹ trút đô-la vào đây, cũng trút bọn ngoại giao, điệp

viên, nhà báo vào theo lu bù. Thêm các nước đồng minh hờ tới cắm cờ nữa. Phải đưa hê-rô-in lánh xacác thành phố lớn, căn cứ lớn, sân bay lớn. Ngay cái xưởng LX.01 trong sân bay quân sự này chưachắc đã kín, ba đang cho xây một xưởng dự trữ trong rừng sâu, hễ lôi thôi thì tháo máy chuyển gấp đi.Trạm máy bay đỗ dọc đường đặt ở Pạc-xê, được, bọn chó săn ít dùng chỗ ấy. Sân bay Tân Sơn Nhứtbị cấm hẳn rồi, Ô Cấp với Cam Ranh bắt đầu bị để ý. Đại tá Ben-lơ với số sĩ quan làm “Kế hoạch X”bàn với ba nên chọn điểm thả dù là hay nhứt, ngoài nhìn vào hệt như tiếp tế bình thường. Bãi thả đặtngay trong đồn hay sát đồn, xa thành phố lớn nhưng có đường bộ tốt để áp tải hàng đến sân bay, bếncảng, chạy ban đêm...

- Ba mới nói Tu-ran... à, Đà Nẵng... nó trái đường sang Pháp kia mà !- Xem bản đồ đây. Từ Pạc-xê hay xuyên ngang Đông Dương đến Đà Nẵng trên xấp xỉ cùng vĩ

tuyến. Nó trái đường sang Pháp nhưng rất thuận đường đi Hông-công, Đài Loan, Phi-líp-pin, Nhật, từ

Page 109: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

đó hàng của ta tuôn sang Hoa-kỳ là cái thị trường lý tưởng, nhất thế giới. Hễ bí đường bay thì còn tàuchiến, còn cái va-li đút dưới giường ngài đô đốc... Hôm trước ba gặp thằng thiếu tá Tranh-ki-ê, nóbảo cái đồn 76 con chỉ huy năm ngoái bây giờ mở rộng thêm, tăng quân tăng pháo, làm được một sânbay dã chiến khoét vào sườn núi. Đường bộ từ đó xuống biển hay về thành phố đều tốt, có cảng biển,sân bay. Con ghé về đấy xem thử.

- Chỉ có một trở ngại: Việt Minh !...- Thứ ấy thì nơi nào cũng sẵn !Pi-e giao xong hàng tại Mác-xây, đến ở một khách sạn loại sang trên phố Brơ-tơi gần Cảng Cũ, háo

hức đi xem cái thành phố gốc tích của gia đình hắn, cánh cổng lớn mở đến các thuộc địa, nơi dày đặcnhững băng lưu manh hung dữ và các tổ chức thợ thuyền thân cộng sản chai lì nhất, giờ đây là căn cứhậu cần khổng lồ của chiến tranh Đông Dương. Chỉ sau năm bảy ngày hắn đã chán. Tìm bà con họhàng, chẳng còn ai. Dạo phố trong bộ quân phục gắn lon đại úy, người dân thường ngoảnh mặt khôngthèm ngó. Vào tiệm ăn, bồi bàn đón xoắn xuýt nhưng mắt gườm gườm trông chừng, sợ ăn quỵt hay pháphách, lính sắp xuống tàu qua Đông Dương thường tự coi như đi xuống mồ.

Cha hắn lắm lúc mơ màng nhắc tới các món ăn Mác-xây. Hắn nếm thử sò huyết sống; thấy lợm cổ.Thứ cầu gai[27] vỏ như nhím, ăn chỉ nhạt phèo. Hắn cố tìm ra một quán bán ca-la-mai-ô, thứ xúp nấubằng bạch tuộc mà cha hắn rất mê, rồi phải bỏ lại hai phần ba đĩa xúp đầy những khúc vòi màu đỏ phatím. Cả món cháo cá nổi tiếng khắp vùng ven Địa Trung Hài, cháo bui-a-bét-xơ cay thơm, chẳng là gìcả so với các của ngon Viễn Đông. Và tất cả đều đắt lòi con ngươi. Một bữa ăn trên đại lộ Ca-nơ-bi-etheo khẩu vị đảo Coóc-xơ đắt gấp bốn năm lần một bữa y hệt ở Sài Gòn, cũng do đầu bếp ngườiCoóc-xơ nấu nướng !

Không, hắn không sống ở Pháp được đâu. Không chút kỷ niệm nào kéo hắn về với nước mẹ. TiếngPháp ư ? Hàng mấy chục nước to nhỏ dùng tiếng Pháp, sang đến Ca-na-đa cũng có hàng triệu dân gốcPháp kia mà ! Hắn sinh tại thuộc địa, đời hắn xích chắc vào thuộc địa, và đối với một sĩ quan thì ởthuộc địa có nghĩa là đánh nhau chí tử để giữ lấy thuộc địa. Hắn không có nghề gì khác ngoài binhnghiệp, nghề vĩnh viễn cầm súng. Một định mênh quái ác !

Pi-e về Sài Gòn sớm hơn dự định, giấy giới thiệu đặc biệt của cơ quan phản gián SDECE giúp hắntranh chỗ trên máy bay rất dễ. Tìm thằng bạn đại úy thiết giáp, chơi động trời với nhau dăm ngày, rồihắn theo đoàn công-voa tiếp tế lên thăm vợ chồng em gái, mang theo lá thư mật của cha hắn gửi con rểĂng-đrê Ri-sô.

Đồn điền Ri-sô xem chừng ăn nên làm ra. Khúc đường rẽ vào khu nhà chính được mở rộng và rảinhựa, xe tải tránh nhau được. Nhà phụ xây chắp thêm một dãy dài lợp ngói mới. Máy phát điện chạy rùrù giữa ban ngày, kèm nhiều tiếng xoèn xoẹt của máy cưa và các thứ động cơ khác. Hai xe tải, một lớnmột nhỏ, đậu trước nhà kho đang chất hàng, trong khi chiếc máy kéo bánh cao-su lắp rơ-moóc nằm đợichỗ góc sân. Một giám thị có nước da của người Ả-rập đang chỉ trỏ giữa mấy chục phu khuân vác.

Gia-nét đã sinh con thứ hai, thân vẫn gọn và mặt vẫn trẻ như hồi con gái. Ăng-đrê thay đổi nhanhhơn nhiều, má sệ và bụng bắt đầu phệ, đỉnh đầu đã thưa tóc, từ dáng vẻ hoạt bát của một kỹ sư nôngnghiệp ngả sang oai phong của ông chủ đồn điền đứng tuổi.

Hai vợ chồng đón Pi-e niềm nở nhưng hối hả. Ăng-đrê hỏi thăm sức khỏe anh vợ và cha vợ, mắtvẫn nhìn sang chỗ đám phu bản xứ đang chất những kiện cao-su sống lên xe. Gia-nét hôn anh rối rít,lau mắt, giục người ở dọn buồng, mở nước bể tắm, làm cơm cho anh, xong chạy vào với con. Chỉmươi phút sau, chỉ còn Pi-e ngồi lại một mình trên ghế bành trong phòng khách rộng và mát như hangđá, lúc này bật đèn nê-ông sáng tựa ban ngày. Ăng-đrê nhét túi lá thư của cha vợ, chưa kịp đọc.

Đồn điền Ri-sô còn một khoảnh đất chừng năm chục héc-ta bên kia đường ô-tô, chạy dài đến chânđồn, còn bỏ cho năn lác mọc chứ chưa trồng nốt cao-su vì Ăng-đrê ngại bọn lính đồn hay bắn xỉaxuống vung vãi. Lê-ông La-phác-sơ muốn dùng nó làm bãi thả dù. Chỉ cần Bộ chỉ huy ra lệnh và nhóm“Kế hoạch X” giúi tiền, đám sĩ quan trên đồn và chỉ huy thiết giáp sẽ đón hàng và chuyển hàng dễ nhưchơi.

Pi-e ngủ đến ba giờ chiều, ra phòng khách, thấy Ăng-đrê đeo kính gọng vàng ngồi trầm ngâm, cònGia-nét cầm thư cha trên tay với cặp mắt hơi sưng. Ăng-đrê nói gì ấp úng, bỏ đi vội. Gia-nét bật khócthút thít:

Page 110: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Nhân danh Chúa... em van ba với anh, đừng bắt chúng em dính vào những... những vụ khủngkhiếp ấy... Ba về đây đi sục khắp nơi, nói là muốn góp vốn mở rộng đồn điền, em tưởng thật... Ba hứachia lãi to lắm, xấp xỉ số lãi đồng niên của đồn điền, coi là đặc ân cho vợ chồng em, nhưng lạy Chúa,em sợ đồng tiền ấy lắm. Ăng-đrê bàn cứ làm thử một vài năm, kiếm thêm ít vốn rồi ngừng, em can anhấy... cắn vào lưỡi câu rồi làm sao nhả được...

Pi-e ngồi lặng cả trong khi Gia-nét kể lể tiếp những gì không rõ về chiến sự, con cái, thuế nộp choBảo Đại và Việt Minh, cuộc sống hậu chiến. Hắn chỉ nghĩ chua chát rằng vợ chồng em hắn dứt khoátthu mình trong cái ốc đảo trung lập này, ôm ghì lấy mảnh đất kiếm sống sau nhiều năm lên voi xuốngchó, sẵn sàng chấp nhận sống với cộng sản hay quỷ Xa-tăng nếu cần. Trong khi đó cha hắn vẫn gửi tiềnvề giúp con gái và cháu ngoại, hắn vẫn đánh nhau trật xương để ngăn chặn cộng sản chiếm hết ĐôngDương. Cái bụng phệ của Ăng-đrê ngày càng phệ hơn, bầy con đẻ sòn sòn của Gia-nét ngày càng đônghơn, sức ỳ của chủ đất ngày càng nặng hơn, đừng hòng lay chuyển !

Chuông điện thoại chợt réo chỗ góc phòng. Gia-nét bước vội đến nhấc máy:- Vâng, đồn điền Ri-sô đây. Tôi là bà Ri-sô, rất hân hạnh... Ba vị đến, chín giờ sáng mai, vâng...

Ồ, sao lại phiền ? Trái lại, là vinh dự đối với một gia đình chỉ biết cao-su và cao-su... Xin được ghiđể báo cho chồng tôi... Xin nhắc lại xem đúng hay sai: ông Giêmx Kít-man, hãng UPI, bà Mỹ Duyên,hãng AFP, một phóng viên nhiếp ảnh... Vâng, nói tiếng Pháp được cả, thật may mắn cho anh Ri-sô nhàtôi, anh ấy chỉ nói tiếng Anh được câu đón chào và tạm biệt... Sáng mai nhé, bai bai !

Pi-e hất hàm ra ý hỏi. Gia-nét cười:- Bọn nó muốn phỏng vấn một chủ đồn điền sống trong vùng thiếu an ninh. Ăng-đrê đã tiếp vài

nhóm như thế rồi, anh ấy đối đáp rất khéo, Việt Minh nghe trên đài bá âm cũng chẳng mếch lòng. Quênkhông hỏi, anh biết Mỹ Duyên là ai không ?

Pi-e nhăn trán, cố nghĩ, không nhớ ra. Một ả giang hồ nào hắn gặp giữa lũ gái điếm ? Một mụ vợtướng tá bản xứ nào mà hắn phải tởm lợm khi mời nhảy trong dạ hội ?

- Em nhắc nhé. Đó là người vợ ba của lão tri phủ tên là Đinh hay Đính gì đó, một chủ ruộng ở sátđồn điền của ba tại tỉnh Quảng Nam, hồi xưa. Ả này học trường đầm ra, nói tiếng Pháp rất khá, tiếngAnh cũng trôi chày, thuộc loại phóng viên sắc sảo của AFP, đến đây lần này là lần thứ ba. Mới khoảnghăm ba, hăm tư, tất nhiên chẳng ai hỏi tuổi phụ nữ, mà em đoán thế... Nhớ ra chưa ?

- Chịu thua !Trước sân nổi lên ba tiếng còi bấm giục. Y hệt lần trước Ăng-đrê đã lái chiếc xe tải nhỏ đến trước

thềm, chờ đưa Pi-e lên ngủ trên đồn. Gia-nét rút từ đâu đó ra chiếc cặp lồng ba ngăn kèm một chai cô-nhắc Mác-ten, nói lại lời dỗ ngọt dạo trước: “Anh đừng giận, ban đêm không yên ổn...”.

Pi-e được mời dự cuộc cặp các phóng viên sáng hôm sau. Rõ là hắn chưa từng gặp Mỹ Duyên. Khibiết Pi-e mãi đến năm ngoái còn đóng đồn tại Quảng Nam, Mỹ Duyên hỏi dồn dập về làng Linh Lâmvà gia đình phủ Đỉnh. Pi-e không biết gì ngoài việc ông phủ và con trai ông ta là Khánh đều sống trongvùng Việt Minh, hình như làm quan chức Việt Minh.

Ngắm Mỹ Duyên hồi lâu, thầm khen nàng khéo giữ nhan sắc, Pi-e buông một câu nịnh đầm:- Với tư cách phóng viên, với tài năng và sắc đẹp của bà, bà có thể đi thẳng vào vùng kiểm soát

của họ mà viết phóng sự, khó gì !Mỹ Duyên cười rất tươi:- Tôi chỉ là phiên dịch, mới chuyển qua phóng viên tập sự, lại làm việc cho một hãng tin của Pháp

kia mà. Nói theo người Việt Nam, ông đang xui tôi đi vào chỗ hàm chó vó ngựa... Xin lỗi ông, tôi tiếptục hỏi ông bà Ri-sô mấy chi tiết.

Nhưng Mỹ Duyên không chen được vào câu chuyện thao thao của Kít-man, một người Mỹ mặc áongắn quần soóc, phơi tay chân rất rậm lông nâu:

- Ông bà đã bị cộng sản bắt đi huấn luyện chưa ? Tức là chúng làm brain-washing... cô Duyên,brain-washing tiếng Pháp là gì ?

- Tẩy não.Ăng-đrê khoát tay:

Page 111: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Không lần nào.- Nhưng tôi nghe Phòng Nhì bảo ông từng bị cộng sản bắt giữ, họ đã hỏi ông về vụ này ?- Ồ, chuyện vớ vẩn. Tôi với Mô-ham-met A-li, giám thị người An-giê-ri, đi săn trong rừng hoang.

Mải theo dấu con nai to, chúng tôi lạc xa đường ô-tô chừng năm sáu cây số, gặp một toán du kíchmươi người. Họ giữ chúng tôi lại, thu súng, đi gọi chỉ huy. Chừng hai mươi phút sau người chỉ huyđến, nói tiếng Pháp thạo, xem giấy tờ, ra lệnh trả súng lại, cho một nhóm dẫn chúng tôi trở ra đườngcái. Xong !

- Chúng lấy cung, hăm dọa, bắt nộp tiền chuộc ?- Không. Họ chỉ dặn đừng vào rừng sâu như thế, có thể dẫm mìn hay rơi xuống hố chông của họ.- Cũng là một kiểu hăm dọa, cản trở tự do... Chúng thường gặp ông bà ngay tại nhà, nói chính trị

nhiều ?- Trung bình mỗi tháng một lần, hay một tháng rưỡi. Họ dặn chúng tôi cứ làm ăn bình thường, đừng

chống lại phe Kháng chiến, đối xử tốt với phu đồn điền, nhắc chúng tôi đào nhiều hầm tránh bom đạnvì chiến sự có thể bùng lên đột ngột.

Gã phóng viên Mỹ thất vọng ra mặt:- Xin lỗi, tôi không nghi ngờ lời ông, nhưng người Mỹ chúng tôi ưa thẳng thắn... Tôi không tự giải

đáp được chỗ khó hiểu này. Ông là người Pháp, xin lỗi, là thực dân Pháp đang đánh Việt Minh. Ônglại là chủ tư bản, địa chủ lớn theo tiêu chuẩn xứ này, ông bóc lột nhân công và theo đạo Thiên Chúa.Tất cả đều trái ngược với Việt Minh cộng sản, chúng là vô sản, vô thần, căm thù thực dân, tư bản, địachủ, luôn luôn tuyên truyền chống Pháp, chủ trương đấu tranh giai cấp để diệt hết bọn bóc lột. Tại saoông có thể cọ xát với những kẻ cuồng tín như vậy mà không gặp nguy hiểm ?

- Ồ, ông Kít-man, tôi chỉ là người trồng và bán cao-su, làm sao hiểu nổi bấy nhiêu điều huyền bí !Ông đã quen với Phòng Nhì, họ sẽ giúp ông khám phá những vấn đề chiến lược !

Kít-man bật kêu lên như reo, vỗ trán:- Tôi quên, tôi vừa nghĩ ra... Hẳn chúng nó xem ông như con bò sữa nuôi chúng, như một con tin

chúng nắm trong tay để đem ra mặc cả khi cần đổi người của chúng bị Pháp bắt, như tai mắt của chúngđể theo dõi tình hình quân Pháp, tình hình các thành phố ?

Giọng Ri-sô lạnh như băng:- Trí tưởng tượng đưa ông đi quá xa rồi đấy, ông Kít-man !Ngồi hơi lùi ra mé sau, Pi-e chưa hề lên tiếng, lúc này bỗng chen vào:- Đến lượt tôi muốn hỏi ỏng Kít-man một câu, được chứ !?- Rất sẵn sàng, thưa đại úy. Ông đến làm việc với ông Ri-sô ?- Xin tự giới thiệu: tôi là Pi-e La-phác-sơ, anh ruột bà Gia-nét Ri-sô, đến thăm em gái từ trưa hôm

qua. Tôi đánh giặc ở Đông Dương từ những ngày đầu nổ súng.- Hân hạnh tuyệt vời ! Dịp may hiếm có ! Tôi mong được ông soi sáng...- Tôi không muốn và không thể soi sáng cho ai cả. Tôi chỉ cần biết một điều: ông Giêmx Kít-man

là ai ? Là nhân viên tình báo Mỹ, là sĩ quan Phòng Nhì hay phản gián Pháp, hay cũng có thể là mộtphóng viên chuyên moi chuyện người để viết theo ý mình ?

Mỹ Duyên che miệng cười. Ăng-đrê ngoảnh mặt đi, nhắc vợ lấy thêm rượu và cà-phê, rõ ra ngượnggạo. Gia-nét hơi tái mặt, đứng dậy ngay. Trước cặp mắt gườm gườm vằn đỏ của Pi-e, mặc quân phụcvà đeo đủ huân chương, gã người Mỹ ngớ ra, nuốt nước bọt liên tiếp, mặt hết đỏ lại nhợt, bàn tay gãiđùi như máy. Mãi gã mới buông ấp úng:

- Sorry, very sorry... It’s only a misunderstanding[28]… Chúng ta là đồng minh, là bạn, phảikhông nào ?

- Tôi chờ được trả lời: ông là ai ?Từ đường ô-tô chợt dội vào ba tiếng trọng liên nổ rời nhau, cách chừng vài cây số. Bẵng mấy giây,

lại thêm ba tiếng nữa. Kít-man hớt hải vồ lấy cái máy ghi âm đang chạy, nhét bừa vào túi du lịch, đứng

Page 112: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

vọt lên. Mỹ Duyên xua tay:- Đừng vội, Giêmx. Đoàn công-voa trở về Sài Gòn đang báo cho ta kịp sửa soạn đi chung, mươi

phút nữa họ sẽ qua trước đồn điền. Tất nhiên, nếu anh muốn đi tách riêng cho thoải mái...- I’m not a fool, no ![29] Xin cảm ơn ông bà Ri-sô về cuộc gặp gỡ rất bổ ích và thân tình. Còn về

câu hỏi của ông đại úy, thời gian sẽ cho biết ai là ai. Mọi sự chưa đến gần chỗ kết thúc đâu, thưa ngàisĩ quan viễn chinh Pháp !

Dứt câu nói hằn học, Kít-man bước thẳng ra chiếc xe du lịch sơn đen đậu trước thềm. Lái xe ngườiMỹ da đen ngồi trong xe như tượng suốt hai giờ qua, Gia-nét thương tình đã bưng ra cho gã một khaybánh mì kẹp thịt và nước cam chai. Cửa xe đóng sầm sầm, xe vù đi tung bụi.

Lập tức Gia-nét trách ông anh nóng nảy, gây thù kết oán với bọn Mỹ thêm phiền. Pi-e lắc đầu:- Em chưa biết. Chúng nó mới sang, kiêu ghê gớm, tưởng bỏ đô-la ra sẽ mua được tất cả, khinh

người Pháp chúng ta là đồ ăn hại đái nát. Nếu Ăng-đrê tỏ ra nhút nhát, chúng nó sẽ bám dai như đỉađói, truy ngược vặn xuôi, kỳ cho vợ chồng em chịu nhận có nộp thuế cho Việt Minh, nín lặng khi bắtgặp Việt Minh hoạt động, mua thuốc mua vải gì đó cho Việt Minh. Chúng không mách cho Pháp biếtđâu, mà dùng những vụ “tiếp tay đối phương trong chiến tranh” để ép vợ chồng em làm việc cho CIA,từ dễ đến khó. Các em sẽ biến thành kẻ thù của lực lượng Pháp tại Đông Dương. Nguy hiểm sẽ đến từmọi phía: Việt Minh có thể bắt cóc các cháu đòi tiền chuộc, quân Pháp và bọn Bảo Đại muốn ám sátmột điệp viên, ngay CIA cũng không ngần ngại khi cần bịt đầu mối. Rõ chứ, Gia-nét ? Nay bọn Mỹmới sang, lạ nước lạ cái, chỗ nào cũng thò tay nắn gân thử tìm thịt mềm, các em phải gạt ngay chúng nósang bên, đừng cho quấy rầy nữa. Ăng-đrê nghĩ sao ?

Ăng-đrê trầm ngâm gãi cằm khá lâu, rồi thở dài:- Anh nói đúng. Không còn cách nào khác.Gia-nét trố mắt nhìn ông anh được cả nhà coi là võ biền thô bạo, buột miệng:- Pi-e-rô, pô-li-si-nen... Anh đầy mưu mẹo như bộ trưởng ngoại giao từ bao giờ thế ?- À, cái khôn nó ngấm vào người qua nắng mưa nhiệt đới và đạn Việt Minh thôi !Cuộc thương thuyết về bãi thả coi như hỏng. Pi-e không ân hận. Hắn đã thấy vợ chồng Gia-nét đi

trên dây, cố giữ thăng bằng giữa cơn xoáy lốc. Hãy để cho ít nhất một người trong gia đình La-phác-sơđược đứng hơi xa bom đạn đôi chút - cũng không xa lắm đâu, đồn lính bên cạnh có thể bị đánh - sốngyên ổn bấp bênh trong ốc đảo trung lập được ngày nào hay ngày ấy.

Hôm sau Pi-e bám công-voa về Sài Gòn. Chơi đã, hưởng đã, quên sạch đã. Hắn tìm đến trụ sởhãng tin AFP, rủ Mỹ Duyên đi chơi. Duyên đáp tỉnh khô: “Tại sao không ?”, cùng hắn đáp tắc-xi vàoChợ Lớn ăn cơm Tàu, tiếp ghé vào Vườn chơi Đại thế giới. Đảng cướp Bình Xuyên quy hàng Pháp,được giao quyền giữ trị an Hòn ngọc Viễn Đông, tha hồ ăn hối lộ và tống tiền, đã nắm trọn và mở rộngkhu sòng bạc khổng lồ này cùng nhiều chỗ nướng gia tài khác nữa.

Mỹ Duyên vào các sòng sang nhất, không đánh bạc, chỉ xem kỹ từng khuôn mặt khách làng chơi. Pi-e nghĩ cô ả lại sắp viết phóng sự mới về nạn cờ bạc. Đang tập sự chắc là hăng lập công lắm. Trên tắc-xi quay về, Pi-e vòng tay ôm hôn Duyên. Nàng né đầu, nhẹ nhàng gỡ tay hắn:

- Chưa qua sông, anh đã định cho nổ cầu ?Pi-e cho địa chỉ để đưa xe về khách sạn hắn ở. Duyên tiếp ngay:- Trước đó, anh cho tôi xuống đường Mắc Ma-hông. Tôi sẽ chỉ chỗ.Duyên xuống xe, đi vào một trong những ngõ hẻm quanh co mà Sài Gòn có rất nhiều, chỉ ném lại

một câu ngắn: “Cảm ơn vì tối vui, sẽ gặp lại”.Pi-e nhìn theo, nhún vai. Đất này vô số gái điếm, phải vạ mà bám theo cái ả kênh kiệu ấy, đến

những ổ cướp mà cảnh sát không dám vào !Năm hôm nữa qua. Hai món tiền to lĩnh ở Mác-xây và Sài Gòn gần cạn, Pi-e lại tìm Mỹ Duyên,

mời đi chơi một chuyến vét túi trước khi ra Đà Nẵng. Họ ăn cơm Ý trong một quán của người Coóc-xơ, uống rượu nho chi-an-ti đến say mèm. Lứa người Pháp đầu tiên sang Đông Dương gồm phần lớndân đảo Coóc-xơ và khu vực Mác-xây. Đánh nhau ít lâu, dân Coóc-xơ thường ra khỏi quân thuộc địa,

Page 113: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

xin môn bài với thuế nhẹ mở tiệm ăn, thường kiêm thêm buôn lậu thuốc phiện, vàng, giấy bạc.Mỹ Duyên ngất ngưởng chỉ vào mình:- Tôi lạc chồng trong chiến tranh. Dân Sài Gòn gọi những kẻ như tôi là “bò lạc”, theo nghĩa xấu

nhất, uống nữa đi. Chắc anh mê cô-nhắc hay huýt-xki hơn rượu nho Ý ?- Phải, cô-nhắc... Một chai Mác-ten đây, ông chủ... Có vé rồi, ngày kia tôi đi Tu-ran... từ trên máy

bay quan sát, tôi sẽ nhìn xuống đồn điền La-phác-sơ, thấy ông chồng già của cô ngồi dưới hầm trônglên...

- Phịa ! Đại úy mà làm như ông tướng ! Anh phải dành dụm mấy tháng mới đãi tôi được một chầuthế này ?

- Hà hà hà... cô em ngây thơ lắm... Trong chiến tranh thuộc địa, có thằng chết đói, có thằng chết vìphát phì... có con gái làm điếm tự tử vì giang mai, có ả một đêm nhảy lên bà đại tá, bà bộ trưởng... Tôicó nguồn tiền không bao giờ cạn, đến từ vùng Tam giác vàng. Ô, ly cô em vẫn đầy !

- Cạn đây ! Tôi còn đủ tỉnh để nghe anh nói khoác !Riêng Pi-e dốc cạn hai chai chi-an-ti, một chai Mác-ten nặng độ. Hắn say đến líu lưỡi, mờ mắt nói

mê, cũng chẳng biết đã nói những gì trong cuộc rượu kéo dài gần ba tiếng ấy. Mỹ Duyên phải giúi tiềnkha khá nhờ hai người hầu bàn lực lưỡng gọi tắc-xi, dìu Pi-e ra xe, cùng theo xe đến khách sạn để xốcPi-e lên tầng hai. Trưa hôm sau, Pi-e dậy, thấy mảnh giấy đặt trên bàn ngủ: “Trách anh đấy nhé, làmhỏng chuyến đi chơi Sở Thú. Tối nay tôi lại bận, tiếc lắm - Bức tường cao-su của anh”.

Mỹ Duyên tự gọi như thế, đúng quá rồi !Bay ra Đà Nẵng trên máy bay quân sự, Pi-e nhẵn tiền đến nỗi phải nhịn đói ngót một ngày, hỏi

Ngân hàng nghỉ việc. May sao đến tối hắn gặp người đang tìm là đại úy Xa-va-ni, vừa lên thiếu tácách một tuần, cũng là sĩ quan nắm “Kế hoạch X”. Xa-va-ni mời hắn uống rượu ngay tại Câu lạc bộ sĩquan cho kín đáo, ngạc nhiên khi thấy hắn ngốn đến chiếc xan-úych kẹp dồi thứ năm, chiêu bằng bia,bởi các thứ ngon hơn đã bán hết sạch. Pi-e nói dối đã nhịn đói theo lệnh bác sĩ, do rối loạn tiêu hóa.

Xa -va-ni đồng ý cho Pi-e đi thị sát khu vực đồn 76. Trực thăng của hiếm chỉ dành cho cấp tướngvà tải thương. Xa-va-ni mượn cho Pi-e được một chiếc máy bay thám thính Mô-ran Xôn-ni-ê hai tầngcánh từ Đại chiến thứ nhất còn lại ở Đông Dương, đã vào bào tảng rồi được lôi ra để phi công tập láivỡ lòng. Xa-va-ni vỗ vỗ vào lớp cánh khung nhôm bọc vải sơn của nó:

- Cậu yên trí. Nó xấu xí, bay chậm như rùa, nhưng rất hợp với việc của cậu. Máy mới thay, đã ràtrơn đúng độ, khó hỏng. Địch bắn rách năm bảy lỗ trên cánh hay thân, chẳng hề gì. Bị trúng đạn toácmáy, nó vẫn bay là là kiểu tàu liệng xuống tới lộ Đông Dương số Một, đáp thoải mái xuống bất cứ sânbay dã chiến nào, hay là sân đá bóng, mặt đường, bãi cát, không dùng động cơ. Tiếc rằng nó chỉ có haichỗ ngồi, mình không đi chung với cậu được.

Lái chiếc máy bay cổ lỗ này là một phi công cũng cổ lỗ không kém, tóc bạc một nửa, đã luyện bayvỡ lòng ở Bắc Phi suốt ba chục năm. Lão nháy nháy mắt:

- Đi với tôi khỏi lo. Có những hai bà vợ, một tá con và vài tá cháu sống dựa vào tôi, phải giữ sổlương cho chúng nó. Mỹ mới đưa sang mấy chiếc L.19 trinh sát tiền phương loại nhẹ, tôi vẫn thích cáichuồng gà cũ rích này hơn.

Trong ngày đầu, Pi-e đi quan sát khu vực đồn 76 và hai bờ sông Thu Bồn. Yên ắng cả. Như ViệtMinh đã rút quân về phía Nam để mở những lớp học chính trị hay quân sự dài lê thê của chúng. Chiều,sau hai giờ xem địa hình, có lúc rà cách mặt ruộng chỉ vài chục mét, Pi-e cho đáp xuống đồn 76 nghỉđêm. Lão phi công trổ tài cho viên đại úy trẻ xem mà tin: lão lên cao, tắt máy, đáp là là xuống sân baydã chiến nằm dọc sườn đồi, chỉ dùng có non một trăm mét trên chiều dài hai trăm rưởi mét của đườngbăng ! Nhưng lão nhất quyết không để máy bay tại đồn, nói như dao chém đá:

- Về, mai tới đón. Tại sao à ? Đạn moóc-chê Việt Minh. Trinh sát bò vào giật thuốc nổ. Lính đồnăn cắp phụ tùng. Lũ trẻ đâu, tránh ra tao lên ! Hẹn chín giờ sáng mai !

Chẳng cần nghe đại úy Pi-e nói thêm, lão nổ máy vù luôn, chỉ dùng đoạn đường băng còn lại trướcmặt.

Pi-e ê mặt, vẫn phải chịu lão nói có lý.

Page 114: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Đêm ấy, các sĩ quan từ chuẩn úy trở lên họp với Pi-e. Việc đơn giản thôi, chỉ cò kè lâu ở giá cả.Bọn sĩ quan đoán ngay loại hàng của Pi-e là hàng gì, đòi được trả thật hậu mới nhận, kém tiền thì chảbõ liều cả cuộc đời võ nghiệp để làm việc phi pháp. Rốt cuộc, Pi-e thu xếp được với hai phần ba cáigiá cha hắn cho phép. Một phần ba còn lại sẽ vào túi Pi-e, tất nhiên, riêng nó đã bằng xấp xỉ mười lầnlương đại úy. Pi-e vẫn vò đầu bứt tai, kêu sắp bị trừng phạt vì vung tay quá trán.

Một giờ sáng. Một loạt tiếng nổ vang dội dựng cả đồn dậy. Pi-e lăn xuống đất, lôi tấm đệm giườngtheo, phủ kín người tránh mảnh pháo cối. Đèn dù vọt lên tới tấp, các lô-cốt xổ đạn tơi bời. Đến sángmới biết Việt Minh đã phá sập tất cả các cầu cống từ quốc lộ Một lên đồn 76, còn đào toang hoácnhững chỗ nước xói, đắp nhiều ụ đất đáng ngờ có gài mìn. Chúng vây đồn 76 !

Chiếc máy bay già nua rè rè đến đúng hẹn lúc chín giờ sáng. Lão lái nói đều đều qua điện thoại vôtuyến trong khi quần cao trên đồn:

- Đường tỉnh và đường rẽ lên đồn 76 bị phá nhiều chỗ. Cái chuồng gà của tôi trúng đạn cỡ nhỏ baphát, một ở thân và hai ở cánh, chưa nguy hiểm. Yêu cầu đồn 76 yểm trợ hỏa lực mạnh cho tôi hạ cánh.

Tất cả các cỡ súng trên đồn cùng bắn xối xả, băm vằm những chỗ nghi Việt Minh giấu quân, đặtsúng. Máy bay sà sà xuống theo đường trôn ốc, không tắt động cơ. Đến vòng quần cuối cùng, khi bánhxe sắp chạm đất, dăm quả đạn cối 60 và phóng bom nhỏ chợt rơi chung quanh nó. Đạn không rướn tớiđồn, nhưng sân bay lưng chừng đồi nằm trong tầm bắn. Còn may là Việt Minh bắn hơi sớm và ít trúngđích !

Pi-e nằm sấp dưới rãnh thoát nước, áp máy bộ đàm vào tai, tức điên khi nghe cái giọng tỉnh bơ từchiếc Mô-ran đang ngóc đầu, tăng tốc:

- Điểm hạ cánh không an toàn. Tôi trở về căn cứ theo đúng điều lệnh. Chúc đại úy may mắn.Lão bay lên bằng động tác “dựng cây nến” nhanh nhẹn không ngờ, chuồn thẳng.Một trung đội thám sát băng ruộng đến gần đồn 76, bị du kích bắn tỉa không ngớt, phải lui.Tới cánh quân giải tỏa, hai đại đội Âu-Phi và một đại đội Bảo vệ quân Bảo Đại, có xe tăng và xe

lội nước mở đường, công binh bắc cầu, bị chủ lực Việt Minh tới số ngàn đánh cho tơi tả, mất hơn nửasố quân, phải bỏ súng bỏ xác mà chạy thục mạng.

Từ đó, đồn 76 gồng mình chịu vây. Đà Nẵng báo không úp mở: cho quân giải vây là mắc bẫy địch,hãy tử thủ ! Máy bay Đa-cô-ta lên thả mỗi ngày mươi chiếc dù giữa vòng quần của lũ Xpit-phai vàCô-bra bắn xăm đất. Cả quan lẫn lính đều chửi như hát hay: Đà Nẵng cho thả đạn xuống nhiều hơn cáiăn cái uống. Nước đựng trong phuy xăng chưa súc kỹ, bốc hơi nồng mùi bùn, xăng, gỉ sắt. Thức ăn chỉcó gạo mục, bánh mì mốc, đồ hộp quá hạn phồng hai mặt, từng lúc chen những kiện kẹo cao-su Mỹ cựckỳ vô dụng. Thương binh kêu rống trong hầm, chết lác đác. Một trực thăng tải thương đến, bị mấy tràngtrung liên bắn hụt, lại chuồn không dám đáp.

Sáng ngày thứ mười chín, Việt Minh chợt biến sạch. Chiến dịch chấm dứt sau ba trận phục đánhquân viện cỡ tiểu đoàn trở lên, vài chục trận nhỏ hơn, một tá bót gác và lô-cốt lẻ bị diệt bằng đạn lõm,Phòng Nhì ước tính số súng đạn lọt vào tay địch đủ dùng cho một tiểu đoàn mạnh.

Từ trong hầm chỉ huy đồn 76 bước ra một đại úy lạ mặt: tóc phủ tai, râu xồm hệt cố đạo, má hõm,mắt sâu hoắm và đờ đẫn như người mất trí, bùn khô dính lòng thòng vào lông mũi thò dài và bong từngmảng trên cổ, mặc bộ quân phục rách đầu gối cùi tay và giòn cứng như bánh tráng, vồ lấy chai rượuđầu tiên hiện trước mặt và tu một hơi cạn nửa chai, trước khi lăn ra ngủ còn quát y tá đưa ngay mộtliều thuốc chữa lỵ a-míp, liều cao.

Đất Quảng Nam quen thuộc đã đón đại úy Pi-e La-phác-sơ về thăm như thế.

Page 115: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Chương XIV

Mặt trời đã lặn già nửa sau núi.Một người bước chậm chạp trên chiếc cầu sườn gỗ sạp tre bắc qua khe Cốt. Cây súng đeo chéo

trên lưng, bao gì như đòn bánh tét lớn vác vai, thêm cái tay nải buộc thít ngang lưng, như nịt đạn. Quagần hết cầu, người ấy dừng lại, đặt cái bao xuống sạp, dựa nghiêng vào tay vịn cầu, đứng lặng.

Ông Tư Chua về nhà. Ông không muốn bước mươi bậc cấp cuối cùng xắn vào sườn dốc để vào cănnhà mà ông đã dựng cho vợ chồng Cả Chanh. Cũng như khi đến Linh Lâm. Ông đi vòng xa xóm để khỏigặp dân làng, khỏi bị thăm hỏi.

Hoàng hôn ở làng ven núi là cảnh tấp nập, ồn ào: Trong xóm dồn dập tiếng giục trâu từ sông vềchuồng, tiếng gà gọi con đi ngủ, tiếng loa báo họp đêm, tiếng réo mắng trẻ con chơi rông. Nơi xa làngnày cũng nhộn nhịp không kém với lũ chim ngày rủ về tổ hay giành cành đậu, chim đêm kêu nhau đikiếm ăn, những chuỗi cò xếp hình tam giác hay ngược sông về hướng núi Ngọc Linh, những bầy két nốiđuôi vừa phóng vun vút qua sông vừa keng kéc inh ỏi như sợ đến trễ mất phần, đàn chim đớp muỗilông xám lốm đốm bay thấp phần phật tiếng cánh, trong khi những con dơi cụ to bằng diều giấy ngoặtđảo nghiêng ngửa hệt lá khô trong gió xoáy. Tiếng voi rống cọp gầm một dạo đã lùi vào núi sâu, nayxuống gần làng hơn trong mùa đại hạn. Vũng và suối trên núi khô cạn, thú rừng phải xuống tìm nước ởcác cửa khe, nhánh sông. Nai mang đến đâu, cọp beo theo đó.

Rồi ông cũng phải xốc bao, leo dốc.Hai Thùy đi đâu vắng, chỉ có hai đứa trẻ, con trai lớn của Năm Bưởi và con gái nhỏ của Hai Thùy,

nằm ngủ mê mệt trên chiếc giường tre đôi buông màn tém kín, thêm một mẻ un muỗi nhả khói lá quếthơm cay trong góc nhà. Con dâu ông giữ đúng lời dặn chống sốt rét của chồng, dù bây giờ phải sốngnhư gái góa. Điện bị tháo từ lâu, Câu lạc bộ Thanh niên trúng trái bom lạc đổ sập và sau đó bị dỡ xếpđống chỗ góc vườn. Năm Bưởi ngày càng bận công tác ít mó vào việc nhà, dân làng ngày càng khókiếm ra vải đem đến may, hột gạo đổ vào nồi ngày càng ít ỏi trong năm đại hạn này. Lại trúng vào nămNhâm Thìn mới thật lạ, các cụ tra lịch đều nhắc tới chín con rồng lấy nước, chỉ phải lo lũ lụt liên miênthôi. Thà rằng theo lịch tây, gọi là năm 1952 gọn trơn, khỏi bói toán gì hết !

Ông Tư đánh bật lửa, châm ngọn đèn dầu lai, bấc vải thả vào đĩa đất nung. Vừa lúc Hai Thùy lôilệt sệt vào nhà một bụi sắn to, nhác trông cũng biết là thứ sắn hai ba tuổi, sượng sần và đầy xơ. MặtThùy đỏ ửng, mồ hôi nhỏ giọt, có hai đường gai cào trên má và cổ, tay áo lấm đất nâu.

Thùy thả ngay khúc gốc sắn đang túm kéo, chạy vọt tới:- Cha đã về... được tin gì không ?Ông Tư khẽ lắc đầu.- Cô Năm về chưa cha ?- Về sau... ít bữa nữa... Nè con, có hai ang nếp đây, con nấu cho hai đứa nhỏ nó ăn một nữa no, để

thèm lại miết...- Dạ, cha với mẹ ba, nhà chú Tư năm, đây hai đứa vị chi chẵn một chục. Nấu chín lon được không

cha ?- Mày nhịn à ?- Ối, con ăn xía với sắp nhỏ, đàn bà ăn bao lăm ! Con mới tìm ra cách ăn sắn hay lắm, như bánh

dày người Bắc, lát cha nếm. Cha rửa rồi ngả lưng một giấc, cơm chín con kêu. Nằm mùng với hai đứacháu, cho tụi nó quen hơi ông nội ông ngoại !

Mạch nước sườn núi đưa nước xuống ao cá đã khô, ông Tư xuống khe Cốt rửa. Khe này mùa lụtrộng hằng nhánh sông, nay chỉ còn là dải nước rộng một sải, cạn đến gối, chiếc xuồng nan be gỗ rấtnhẹ vẫn ghếch thân lên bãi, sợi dây buộc vào chân cầu chùng như võng.

Trong khi bắc nước chờ sôi, Thùy đã kịp đốt đống lá quét dọn ở góc vườn, bỏ thêm ít lá quế cho

Page 116: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

khói nồng tỏa vào nhà. Ông Tư không buồn ngủ, chỉ thấy mệt rã rời đến từng sợi gân, đốt xương, tuytrên đường về ông quá giang ghe nhiều hơn đi bộ. Ông vừa ngả lưng, lập tức chìm ngay vào một giấcmê thiếp không cưỡng nổi.

Thùy lay ông dậy khi bên ngoài đã sẫm đen. Ngồi quanh ngọn đèn dầu lai bó thêm bấc có bà Tư,vợ chồng Tư Quýt với ba đứa con đang giành nhau mấy đĩa xôi nhiều ít, kêu chí chóe, dì Thanh Yêncan không được.

Ông Tư liếc nhìn cái nồi nhôm gò của anh em Cao Thắng tặng Cả Chanh, thấy ngấn cơm nếp lênđến gần miệng nhưng trong nồi chỉ còn một phần tư. Thùy đơm cho ông một đĩa xôi tú hụ, đặt bên cạnhmột đĩa cá sông thính chua và nửa chai lùn rượu sắn ngâm thuốc, một mớ chuối khế và rau thơm kèmchén mắm nêm nhiều ớt. Thùy hơi vội khi bốc một miếng gì tròn dẹt như bánh dày rắc đậu trên mặt,quệt vào mắm nêm, cười:

- Con vô phép ăn trước nhiều rồi. Ngon cực kỳ, sắn nhiều xơ thì hầm thiệt nhừ với chuối già, hộtmít. Tuốt bỏ xơ lấy bột, bỏ vô cối quết chung ba thứ, rắc dầu lai vụn lên trên, bọn con nít nhà này ăntới phình bụng, thở không được !

Cà nhà đang chờ ông Tư kể chuyện thằng Bảy Bòng nhảy về vùng địch ra sao.Nể lời Thùy, ông gắp một đũa xôi nhai trệu trạo, thêm một đũa cá thính kẹp chuối khế, nhấp một

chén rượu thuốc, nuốt tất cả như ăn rơm. Ông buông nhát gừng:- Con Năm dự chiến phía Duy Xuyên nhiều trận, quen lu bù... ủy ban, du kích công an, mấy bà cơ

sở mình hay xuống vùng địch... Tìm hỏi khắp nơi, không ai biết...Chỉ có Thùy hỏi dồn dập, những người khác nín lặng với vẻ mặt u ám như khách dự đám tang. Bà

Tư chống bàn tay đang cầm đũa vào cằm, ngồi quay mặt né ánh đèn, không hé miệng. Tư Quýt ăn xôiuống rượu đều đều, sau mỗi hớp rượu lại thổi “phì” một hơi dài. Chị Song luôn tay đơm xôi cho chồngvà bầy con mình, luôn mồm đe nẹt dỗ dành, chỉ cố nói khẽ vì gờm ông Tư chứ không vì sợ chồng. ConThanh Yên với thằng Chung len lét ăn trong góc tối, chúng cảm thấy người lớn đang gặp chuyện buồn.

- Cha có tới chỗ đám đi buôn ngủ trọ không ?- Đó là cái nhà tranh bỏ hoang, chủ nhà tản cư. Dân buôn trình giấy, du kích cho họ ngủ tạm đó chờ

người dẫn, lần nào cũng vậy.Thùy ngập ngừng lâu mới nói:- Mấy anh Cao Thắng đi móc hàng dưới đó về, ghé đây, nói họ bị Tây phục kích chết hụt. Họ còn

kể chuyện dân buôn phản nhau, giết nhau cướp tiền, về đổ cho Tây bắn chết... Con nghe bắt run...- Ngủ giữa làng kháng chiến, du kích bộ đội đóng đầy. Trong số tám người Linh Trung Linh Hạ đi

chung chuyến, thằng Bảy khỏe mạnh nhứt, cũng quen biết nhau hết, đi chung nhiều lần rồi.Bà Tư dường như ra khỏi cơn tê điếng, cất giọng khàn khàn:- Nó đi cà thảy mấy chuyến, Hai ?- Cuối năm ngoái, hồi Nông đoàn giải tán, nó đi hai chuyến. Từ Tết lại đây năm chuyến nữa, vị chi

bảy. Vài chuyến đầu nó chưa có vốn, gánh thuê thôi, về sau nó mới có vốn buôn riêng, cũng thua sốbuôn nghề.

Thùy giấu biệt hai điều: nó nhận tiền làm tay trong cho Hai Khánh bí mật về thăm con, nó mượncái nhẫn vàng một chỉ của bà mẹ cho Thùy để làm vốn. Nó thương Thùy nhất nhà, Thùy cũng rấtthương nó. Mỗi khi nó trở chứng ngang bướng với cha mẹ hay cãi lộn với Năm Bưởi, chỉ có Thùy mớican nổi.

Tư Quýt chừng đã no, bắt đầu góp chuyện bằng cái điệu cố làm ra bệ vệ của một ông chủ gia đìnhbiết răn dạy vợ con:

- Tôi nói nè. Việc này rồi to chuyện đây, mất hết thanh danh đây. Rồi người ta nhổ vô mặt mình,kêu là nòi Việt gian một lũ với nhau, tôi cũng bị vạ lây. Hồi trước tôi bày biểu nó một câu, nó đã móclại ba câu, cả nhà còn nghi tôi vụng đường ăn ở để em út nó ghét. Bây giờ cháy nhà ra mặt chuột rồi,nó trở mặt theo Tây rồi, ai bênh nó nữa không ?

Thùy buông cái bánh dày trở xuống mâm, nói run run:

Page 117: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Khoan đã chú Tư. Thằng Bảy có về vùng địch, cũng chưa chắc nó làm... làm Việt gian đâu chú.Chỗ mình mất mùa liên tiếp, đồng bào tản cư tới đây năm sáu năm, dựng nhà phát rẫy đủ hết, bây giờcũng xin giấy hồi cư về vùng địch. Ủy ban mình cấp giấy chớ có cấm đâu. Thằng Bảy còn trẻ, đi buôncó tiền lần hồi học đòi ăn chơi, chắc nó bỏ chỗ cực tìm chỗ sướng...

Tư Quýt gắt to, hằn học:- Tới cơ sự này chị còn bênh nó, hèn gì nó hư ! Báo cho chị biết, vụ này họ truy chị trước hết đó

nghe, họ không nể vợ ông giám đốc giám điếc gì đâu. Thằng Bảy lần nào xin giấy cũng nói đi mua phụtùng máy may, chỉ ngoại, vải ngoại về cho chị may đồ bán, hễ công an không cho mua vài tấm thì nómua đồ may sẵn về cho chị sửa, khi qua trạm gác nó mặc bốn năm hộ trên mình. Hồi trước Tết nó bịchặn bắt gần Trà Kiệu, công an tư giấy về xã, chủ tịch Ba Mít kêu chị ra vặn vẹo miết, bắt phải nhận làcho nó về bắt liên lạc với họ hàng phía cha chị, dân công giáo nòi hết, bỏ ông bà theo đạo Tây hết.May con Năm nghe tin tới cứu viện, chị mới khỏi đi cải hối thất. Thời buổi này, cha làm ông xã, chồnglàm ông tỉnh, họ cứ coi chị là mụ thợ may chỉ biết có Chúa Trời là một, đồng tiền là hai !

Ánh đèn dầu lai lù mù vẫn soi rõ khuôn mặt của Thùy tái dần đi, cặp môi chị trắng hẳn ra trong khiTư Quýt tuôn những lời cay độc. Ông Tư bỗng đập mạnh tay xuống cái bàn mặt tre - may là chị Songđã bưng hẳn mâm xuống giường cho bầy con mình ăn xả láng - trừng mắt quát:

- Câm họng !- Tôi còn lạ gì, nhà này chia phe đã lâu...Ông Tư quờ tay kéo cây súng ba nòng dựng chỗ góc phên, rít răng:- Mày nói một tiếng nữa, tao cho một phát liền tay. Bắn què chân thôi, không bắn chết !Cả nhà bật kêu nhốn nháo. Chị Song xốc đứa bé nhất sắp vọt chạy. Thùy gắng gượng nhỏm dậy, lại

ngồi bệt xuống giường, tóc đổ xuống mặt như sắp ngất. Chỉ có bà Tư tỉnh hoàn toàn, bước tới xô mạnhvào vai Quýt, gằn giọng: “Đi, đi cho rảnh !”. Bà nắm lấy nòng súng, kéo nó lệt sệt trên nền đất, đemdựng vào góc phên cạnh mình, nói điềm đạm:

- Chấp chi thằng say rượu, ông. Nó hỗn ẩu thì la rầy nó, rồi con cứ là con mình thôi.Tư Quýt đã biến mất. Chị Song tay bồng tay dắt đã lôi lũ con ra khỏi nhà, mỗi đứa còn cầm một

miếng xôi cháy vét nồi. Thùy ngồi hai tay bưng mặt, đến đấy mới từ từ nấc, những tiếng nấc nghẹn cổnín vẫn cứ bật qua mũi, qua mỏi. Dì Thanh Yên, mới mười tuổi ta đã có tới năm cháu gọi bằng o và dì,thường bắt lũ trẻ gọi là dì cả cho tiện và cũng ngọt tai hơn, đang quạt cho thằng Chung và con Bìnhngủ, đông người không buông màn được.

Im lặng. Tiếng vạc kêu sương dội xuống mấy tiếng quang quác, rồi giun dế lại hòa giọng nỉ nonnghe to hẳn lên. Ông Tư nhấm nháp bát nước chè đậm bà Tư bưng đến, bẻ một đầu lạt tre buộc phênlàm tăm xỉa răng. Bà Tư bưng hai bát nước nữa cho mình và cho Thùy, cứ nín thinh, xưa nay bà vẫn ítlời ít tiếng.

Thùy nuốt xuống được tiếng nấc cuối cùng, vơ mảnh vải cũ dùng làm khăn lau mắt, lau cả mặt vàcổ, đặng hắng vài lần, hỏi khản tiếng:

- Bao giờ cô Năm về, cha ?- Nó ở lại dò thêm... vài ba ngày gì đó... cầu may thôi...Lại im lặng. Mỗi người đeo đuổi một ý nghĩ riêng, che giấu một hay nhiều bí mật riêng.Thùy che giấu chuyện Năm Bưởi chửa hoang, chuyện Bảy Bòng xoay tiền, chỉ vì thương hai đứa.Bà Tư ở mãi chỗ nhà cũ, vườn cũ cùng con Thanh Yên, với ý nghĩ: mình qua ở với Hai Thùy, Năm

Bưởi thì vợ chồng thằng Quýt nó chiếm hết sạch, về sau nó dám đuổi cả cha mẹ em út lắm.Ông Tư chia cho Tư Quýt nửa bộ đồ rèn, nhất định vào ở rèn cho Nông đoàn chứ không về chỗ

Thùy và Bưởi, dù lệ thường cha mẹ ở với trưởng nam là phải, và tất cả các con đều thúc giục ông lậplò rèn mới dưới vạt dầu lai cổ thụ, Tư Quýt cũng muốn vậy. Ông nghĩ xa hơn: dâu là con, rể là khách.Thằng Cả đi vắng, ông ở với dâu, con Năm đi trận mạc luôn, lỡ mấy đứa xấu phao tin ông bậy bạ vớinàng dâu thì tội loạn luân trốn đâu cho thoát. “Bà gia lấy rể có thể quan cho, ông gia lấy dâu bán trâumà chạy”. Con Thùy vào loại xinh đẹp nhất làng, biết nó có giữ thân được không, hay khi hữu sự lạiđổ vấy cho ông cha chồng ở chung nhà ? Lứa trẻ mới lớn hay liều mạng, cùng đường thì bỏ xứ đi biệt,

Page 118: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

chứ ông đã bứng rễ từ Hòa Vang lên cắm sâu đất này, làm sao vất bỏ hết thảy khi đã ngoài năm mươi ?Những tính toán của Tư Quýt sâu hơn cả, được người vợ con buôn giúp thêm lắm mưu mẹo. Hơn

chục năm qua, Quýt vẫn tự coi như vai trò không nhất thì nhì trong nhà. Hồi xưa, khi ông Tư quanhnăm ngồi lò, Quýt là nhì. Từ khi ông Tư “tập làm chánh trị”, lãnh chức này việc kia lăng xăng, Quýt tựcoi là người nuôi cả nhà. Bà Tư với Năm Bưởi lo ruộng rẫy, đó là công phụ giặm của đàn bà thôi, taylàm vừa đủ hàm nhai. Cả Chanh làm cách mạng thì chánh phủ trả công, chớ nên cho xơ múi gì vào củacải do Tư Quýt làm ra phần nhiều. Mấy đứa em lớn lên hằm hằm đi bộ đội, cán bộ, cơm vua ngày trờicó chánh phủ nuôi. Tốt nhất là cha mẹ giao trụm nhà cửa, ruộng vườn, đồ nghề cho Quýt, về ở giữ convà làm việc nhà cho Quýt, hưởng miếng chín mà khỏi phải lo đời, khi trăm tuổi còn có đứa vuốt mắtđưa ma.

Gọi xa thúc gần mãi, cha mẹ mới chịu chia cho Quýt nửa số ruộng bậc thang, hạn mấy cũng đượcăn nhờ nguồn nước đập (Xì, mấy miếng đầu trâu trán khỉ, gặm không nổi mới chịu nhả ra...). Ông Tưchia đôi bộ đồ rèn tích cóp lâu năm, lắm thứ xưởng Cao Thắng cũng thèm, để cho Quýt tự ý bắt phầntrước khi đem phần mình vào Nông đoàn, Quýt vẫn thấy chưa đủ: “Nông đoàn thì chỉ có đóng cáncuốc với mài lưỡi rựa chớ rèn đúc gì...”. Một lần ông Tư phát ngán, nói toạc: “Tao coi bụng mày nhưđứa đi săn, bắt được dấu máu con nai trúng đạn rồi, nhịn đói đạp gai cũng rán theo miết, lấy cho đượccon mồi !”. Quýt hiểu nhưng lặng im, coi như cha giỡn cho vui.

Thất vọng đến từng bước một. Khách rèn cứ bám ông Tư, ông thợ tài hoa và dễ tính. Lò Tư Quýtngày càng ế vì Quýt rèn vụng và Ba Song tính công đắt. Ba Song không quen làm ruộng rẫy, lại vướngbầy con không đi buôn được, lúa khoai trong bồ vơi hẳn đi.

Vợ chồng cãi nhau mấy trận. Bao giờ Quýt cũng thua, vì Ba Song có tài cãi dai sức, có thể nói vàiba giờ liền không mỏi miệng, ai nín trước là người ấy thua, cha mẹ đẻ và anh chị em ruột cũng khiếpcái tính ấy. Rồi mỗi người lại tự nghĩ ra cách bòn rút khác.

Tư Quýt siêng qua Nông đoàn thăm cha, mỗi lần lại đem đồ khó qua nhờ rèn và mượn mấy thứdụng cụ loại hiếm quý mang về: máy khoan quay tay, lưỡi dao gọt sắt cực tốt, các loại giũa hay lưỡicưa thép mua trước chiến tranh. Muốn lấy luôn mà không lấy được: đồ nghề ông Tu có đánh dấu riêng,bán không ai dám mua, lâu lâu ông Tư về thăm nhà lại đếm ra vanh vách và soạn lấy đủ. Nếu Quýt đivắng, nhờ Năm Bưởi hay Bảy Bòng đốt than cho lò, chúng nó làm vài lần rồi dứt khéo, đành phải bỏtiền mua. Những người hồi trước hay đến la cà tán gẫu và tự ý phụ việc cho ông Tư hàng buổi nay biếnhết, phải hỏi thuê, và họ mặc cả phải trả công bằng thóc chứ không nhận thứ tín phiếu rách của bàSong.

Ba Song về bấu xấu cha mẹ đẻ, nhưng hai bên đều thạo tính toán nên chẳng được gì. Hai Thùychuyên may áo quần cho cả nhà Song, còn phải may thêm những thứ “bà con nhờ”, chẳng biết bà connào mà không hề thấy mặt tuy chị quen khắp làng. Bà Tư thường được cháu bưng cái mủng hay cái bátqua mượn bà ít gạo hay tô mắm, “bận quá không kịp xay giã, đi chợ”. Buồng chuối trái mít trong vườnthì bà ít để ý, cho cháu mình chứ cháu ai. Phiền nhất là Ba Song chuyên đùn con cho bà giữ. Cho conăn sáng, gói mo cơm trưa phần mình xong, Ba Song gọi các con ra sân, vừa gài cửa bên ngoài vừa nói:“Mấy đứa qua chơi với bà, với o Út, mẹ đi chiều mới về”. Đứa đầu cõng đứa cuối, đứa giữa lũn cũnchạy theo, qua hết vườn rộng thì Ba Song đã đi xa. Bà Tư đành bỏ một ngày làm cỏ ruộng hay vun gốcsắn để trông các cháu, tắm rửa và nấu ăn trưa cho chúng, có hôm bà Tư bận đi sớm, lũ trẻ dắt nhau quanhà bác Hai Thùy, nhập chung với hai đứa bên ấy chơi rất vui, bác Hai lại dễ thương và luôn ở nhà.Vài lần như thế, đến khi o Năm Bưởi thấy bác Hai bị quấy rầy quá, phải bảo chúng:

- Bác Hai lo làm nuôi tới năm miệng ăn, bay thấy đó: hai đứa nhỏ, tao, chú Bảy, cái miệng bácnữa, sức đâu lo thêm ba đứa ngày nào cũng tới. Về nói với ông Quýt bà Song là o Năm cấm tụi baykhông được qua đây, nhớ chưa ?

Lũ trẻ bén hơi nhau vẫn cứ sang, dù Năm Bưởi nói thẳng với vợ chồng Tư Quýt. Họ gờm cái tínhđốp chát của Năm Nhím gai ngạnh cùng mình, không dám lấn lướt nặng lời, nhưng vẫn để con đi đâuthì đi. Hai Thùy mát nết, thương trẻ con, lúc nào cũng sẵn lòng đón các cháu. Đến một hôm Bảy Bòngđi bứt mây xa, bị beo rượt phải vừa ném đá, hú hét, vung đòn xóc vừa chạy hăng gai gốc đến trầy truộtkhắp người, về tới nhà lại gặp lũ trẻ đang cấu xé chửi bới nhau - các con Tư Quýt nhiễm thói chửi tụccủa cha và thói vùng vằng lắm điều của mẹ, hay gây sự với thằng Chung con Bình ngoan hơn nhiều.Bòng bẻ roi quất cho hai đứa lớn khá đau, xua chúng bồng dắt nhau chạy về như vịt, Thùy đang cuốc

Page 119: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

khoai trên rẫy, không biết gì. Từ đó Quýt thề không nhìn mặt Bòng nữa, cũng lạnh mặt với Thùy tuy BaSong vẫn nhờ vả như cũ. Cuộc sống của vợ chồng Tư Quýt ngày càng hiện ra cái thế kiến bò vào sừngtrâu.

Còn một bí mật nữa của Năm Bưởi, ông Tư đoán biết nhưng khó nói ra. Bưởi ở lại sau, gửi câysúng kỵ binh Nhật cho đội du kích quen, mượn áo quần son phấn giả làm gái buôn vùng tề, nhét lựuđạn trong giỏ trầu cau vàng hương, quyết đi lùng cho ra cái thằng phản phúc đang bôi nhọ cả nhà.“Làm gì hả ? Tới đó rồi sẽ hay !”.

Chưa bao giờ gia đình ông Tư Chua cần Cả Chanh có mặt như lúc này. Cũng như chưa bao giờlàng Linh Lâm và cả xã Linh Giang trông ngóng Cả Chanh như trong năm qua. Ở đây cần một người rấtsạch tay, thạo việc, biết hỏi và nghe khắp mọi người, nhưng khi quyết làm thì trời gầm không nhả.

Ông Tư ngậm miệng lâu đến nỗi bà Tư phải buông màn cho ba đứa trẻ ngủ, trong khi Thùy rót thêmdầu vào đĩa đèn. Rồi ông như chợt tỉnh, đập mạnh tay vào trán:

- Phải vậy thôi, bà.Thuộc nết chồng, bà Tư đợi ông tự nói tiếp.- Bà với con Út, mẹ con Hai Thùy, thêm thằng Chung này nữa, dồn vô ở nhà cũ, rào vườn lại, đem

trích lục ra xã làm giấy chia phần ruộng cho thằng Tư, cấm cửa luôn không cho tụi nó bòn rút nữa. Tôivới con Năm mở lò rèn bên này, lo luôn cái nhà kiếm miếng ăn thêm. Hồi ở Nông đoàn tôi có mấythằng nhỏ xin ở chung học nghề, tôi đưa về đây phụ rèn là đủ.

Bà Tư ngẫm nghĩ và thất vọng:- Ông với con Năm mở lò ở đây là tốt. Có điều tôi với con Hai về bên kia nhắm có êm xuôi với vợ

chồng thằng Tư không ?- Rào vườn, rấp ngõ, cấm lui tới !- Đâu có dễ vậy ! Thì ông chớ ai, cãi lộn với nó buổi chiều, chút xíu nữa tát tai nó, mà tới tối nghe

con nó sốt nặng ông chạy ào qua, bồng cháu chạy vô xóm Chợ tìm thày thuốc ! Tôi với con Thùy nghelũ con nó khóc đói bên kia hàng rào, bụng dạ cứng bằng đe lò rèn cũng phải mềm !

- Ờ, hay là tôi với con Năm dựng lò bên kia, bà về đây với ba đứa nhỏ, con Hai may, bà làm nà,cần thì tụi này phụ thêm ?

- Để rài rài rồi tính, chẳng gấp rút gì...

** *

Vô tình, bà Tư nhắc lại các câu đầu lưỡi “rài rài rồi tính” của cán bộ xã thôn trong năm qua. Mộtnăm nhiều biến động thầm lặng ở Linh Lâm.

Ở đây không có những đảo lộn đẫm máu và đày tro như vùng chiến sự, nơi chỉ cần một giờ để biếnmột làng đông dân và giàu có thành bãi cháy rải đầy xác chết, sau trận càn quét lớn hay đợt ném bomhủy diệt. Địch có thọc lên xê-ca đơ vài lần, phải bỏ cuộc vì không đủ sức băng núi, không dám choca-nô ngược sông Thu Bồn lắm thác ghềnh. Máy bay Mỹ mới đưa sang không thể rà bắn tỉa từng contrâu, nã chìm từng chiếc thuyền đánh cá như dưới xuôi. Bom na-pan không đốt được rừng rậm vàruộng bậc thang, bom tạ bom tấn ném hú họa từ trên cao không phá được hầm hố khoét vào sườn núi.Hai chiếc Cô-bra đã rơi chìm dưới vòm xanh bí hiểm kia, một bị bắn và một do liều lĩnh lao xuống.Tây chẳng biết rơi đâu mà tìm, lấy gì mà tìm.

Trong các xóm Linh Lâm đã lùi vào chỗ rậm rạp và đào hầm ngày càng sâu, bà con Linh Lâm trảiqua nhiều lần động não, bàn cãi, xáo trộn.

Giáp Tết năm Tân Mẹo 1951, đội thông tin xã đi kẻ khẩu hiệu mới trên những bức tường còn lạicủa ngôi đình đã dỡ mái tiêu thổ. Bên cạnh những khẩu hiệu Tổng phản công, họ viết hoan hô chiếndịch Biên giới, chiến dịch Hoàng Diệu của Quảng Nam. Sau Tết ít lâu, họ quét vôi phủ sơ sài trênkhẩu hiệu Tổng phản công, viết khẩu hiệu chào mừng Đảng Lao động Việt Nam. Vài tháng sau nữa, họ

Page 120: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

lại quét vôi trên những câu hoan hô chiến dịch, viết lại thật đậm những lời đã thuộc từ ngày cả nướccùng nổ súng:

Toàn dân kháng chiếnToàn diện kháng chiến NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI ! ! !Trường kỳ kháng chiếnNgười dân thường ít để ý đến các khẩu hiệu, bởi mạnh ai nấy viết từ việc lớn đến việc nhỏ và câu

nào cũng đúng cả. Tòng quân, tiêu tín phiếu thay bạc Cụ Hồ, đả đảo đế quốc Mỹ can thiệp vào ĐôngDương, uống nước chín và ăn đũa hai đầu, chửi bù nhìn Bảo Đại, thi đua dùng phân bắc nước giải,thực hiện bảo mật không biết không thấy không nghe, chế giễu người mù chữ phải chui “cổng mù” khiđi chợ... nhớ sao cho hết được chứ !

Người dân quen đón hỏi cán bộ, mà chỉ hỏi những cán bộ họ tin cậy nhất: có gì mới không, nóinghe thử ?

Linh Lâm có nhiều chuyện mới.Đầu tiên, sau phần giới thiệu Đại hội thành lập Đảng Lao động, là nghe đọc chỉ thị của liên khu 5

giải thể quỹ Tổng động viên, phê bình việc thu gom trâu bò, cày cuốc, nồi niêu của dân là sai lầm. Củaai sẽ trả lại người ấy, riêng các thứ đã đem ủng hộ bộ đội thì được trừ vào khoản Đảm phụ quốcphòng, trừ chưa hết sẽ tính vào Thuế nông nghiệp sắp ban hành.

Vụ này khá là rắc rối. Trả lại các thứ không ăn được thì dễ, bà con theo gương ông Tư Chua đãđánh dấu riêng vào mọi thứ nộp kho. Nhưng chủ tịch xã Hùng Minh và chủ tịch Liên Việt Mười Ánggây nhiều nghi ngờ.

Mới tập trung bốn con trâu - vùng ven núi này lắm trâu bầy, bà con dễ nộp - ông Mười Áng đã tínhcông giữ trâu cho quỹ mỗi ngày một ang thóc, bằng công gặt ngày mùa gấp rút. Người nhận lại là conHùng Minh. Cãi qua lại ít nhiều, rồi cả làng cho trôi: do tư tưởng không nặng gia đình, đồng chí HùngMinh bỏ bầy con đói rách và nhà cửa dột nát đến thảm hại, chỉ chăm lau sửa chiếc xe đạp và gây cơsở phụ nữ dọc đường xuống huyện, tất cả để phục vụ nhân dân tốt hơn. Trả mỗi ngày một ang cái côngdắt trâu ra buộc dòng dây vào cọc, chiều dắt đi uống nước, thôi cũng coi như cứu tế lũ nhỏ.

Lại thêm cái khoản cơm đãi khách: ba mươi bảy ang rưỡi và ba con heo xẻ lần lượt, nấu nướng tạinhà Mười Áng. Cậu thôn đội phó nắm an ninh lật sổ khách đến và đi ra đọc: đoàn ông Ba Mậu đượccụ tú Đỉnh bao nuôi hoàn toàn, từ đó trở đi chỉ có bảy khách đến xã, cộng số ngày người là hai mươichín. Không phải khách ba chủ nhà bảy. mà một khách những hơn mười chủ !

Giằng co một hồi, rồi cậu an ninh nói toang toang: “Ăn lâu rồi, cứt trôi quá biển Đông rồi, để thìgiờ hỏi kỹ vụ năm heo !”.

Vụ ấy không truy ra được. Hùng Minh hối hả cho bắt năm con heo to đã ghi sổ nộp quỹ, bảo rằngcó một tiểu đoàn Liên khu Lào - Việt sắp vượt biên giới mà thiếu lương khô, nhờ xã giúp gấp. Cậu tacùng một người bà con chủ đò dọc chở năm con heo ấy xuống một trạm nào đó rất chi là bí mật quânsự đặt ven sông Thu Bồn, giao heo xong mang về một lá thư cảm ơn dài, không có con dấu, đọc lên thìrất rõ lời văn hiệu triệu dốt hay nói chữ của ông chủ tịch. Bà con vặn dồn tới tới, phe Hùng Minh trảlời ít mà phàn nàn nhiều về tình nghĩa quân dân sa sút. Đơn vị đang hành quân không kịp khắc dấu.Các anh Cao Thắng nói ở Quảng Nam không có đơn vị nào là tiểu đoàn 33 cả, bởi họ không thể biếthết bộ đội liên khu Năm, nhất là các đơn vị quốc tế tối mật cực kỳ. Đến hai giờ sáng, dân làng đànhhậm hực ra về.

Thiệt thòi nhiều nhất là vợ anh Cả Chanh, vì anh dặn phải làm gương mẫu đầu tàu cho dân theo.Mất hẳn một heo. Được trả cái soong to bằng đu-ra gò, vợ Cửu Áng nấu cháo bị cháy đáy. Cái máyphát điện đút tận đáy kho - nhà gạch của lão nghiện Xâm Tô đã được phép về thành phố - trúng chỗ ẩmvà dột, bị gỉ nát. Dây điện được nhà Ba Mít căng phơi áo quần, đứt nối lung tung. Bóng điện vỡ gầnhết. Anh em Cao Thắng đến giúp ông Tư Chua tháo sửa máy hai ngày, chịu bó tay. Tiếp đó ít lâu, Câulạc bộ bị hơi bom nổ gần thổi sập, Đoàn thanh niên đành giỡ xếp đống, rầu rĩ nhắc lại những đêm diễnkịch và học văn hóa trong hội trường rực ánh điện y hệt thành phố.

Gia đình ít mất của hơn cả lại là ông Tư. Ông nộp trâu, nay trâu lại về, gầy đi nhưng vỗ béo dễ.Nộp nửa bộ đồ rèn bôi đẫm mỡ bò, nay thu lại gần đủ, ai có “cầm lầm” kìm búa của ông rồi cũng trả,

Page 121: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

bởi đem ra dùng thì cả làng đều thấy và nhận ra đồ ông Tư. Riêng cây súng ba nòng của hiếm được trảtrước lâu. Ông nộp súng kèm năm bảy viên đạn cho phải phép, giấu biến số đạn dự trữ cùng bộ dụngcụ lùa vỏ, giập hột nổ, đúc viên chì to nhỏ, do ông vào xưởng Cao Thắng mượn máy của họ làm trongmấy ngày, anh em đều phục ông khéo tay. Vỏ đạn đồng của ông nhồi được nhiều lần, bằng vỏ 12 ly 7nống đầu hay 13 ly 2 gọt đít, trông đẹp và dùng bền như đồ ngoại. Khi thiếu phun-mi-nát và thuốc súnglấy ở đạn thối, ông tự làm hột nổ bằng đầu diêm và thuốc đen phân dơi, vẫn bắn được. Cây súng vàotay Ba Mít, anh ta cùng số theo đuôi đi bắn công và khỉ về nhậu, chỉ vài lần là hết đạn. Anh ta làmcông văn đóng dấu, cử người đến trạm liên lạc của Cao Thắng nhờ giúp đạn hoặc cho vào xưởng đểmượn đồ làm đạn, bị từ chối gọn. Ông chủ tịch thân hành đi, vẫn không được giúp, không được vào.Các anh lãnh đạo Cao Thắng II thường ra làng, quen rộng, biết rõ Hùng Minh được huyện chỉ địnhnhưng xã kềm chắc, hễ tìm được người thay là cho rớt tức khắc. Đành phải ngậm ớt mà trả súng choông Tư, lại ngậm ớt mà nghe tiếng súng săn lâu lâu nổ một lần kiếm thức ăn cho du kích.

Nhà ông Tư bỗng có cuộc vui lớn: Năm Chò cưới Năm Bưởi, có Sáu Cam từ ngoài Bắc về kịp dự,và cũng tình cờ ông Hai Rề sửa xe lửa ở tận Quảng Ngãi ra thăm con gái đúng ngày làm lễ, với cáiđầu ngưỡng thiên và một ba-lô đường phổi, đường phèn, kẹo gương.

Năm Chò giao đại đội cho Ba Dĩnh và một đại đội phó mới đề bạt, về liên khu dự tập huấn haitháng đánh công kiên. Được Ba Dĩnh bỏ nhỏ trước, trung đoàn cho Năm Chò đi sớm hai mươi ngày đểcưới vợ, lại làm công văn nhờ xã giúp đỡ. Tờ công văn ấy là thừa: Năm Phi Đao về Linh Lâm nhưcọp về rừng. Hồi xưa là chỉ huy du kích, sau này là ông chỉ huy đầy huyền thoại ở địch hậu QuảngNam, là anh đồng hương thân thiết mà tất cả các đội du kích đi dự chiến đều xin đến phối thuộc. Dù cảnhà ông Tư sợ mang tiếng xài phí, nhưng bà con cứ nhất định làm linh đình và không để cho gia đìnhbỏ ra đồng nào. Mới gặt mùa tháng năm trúng khá, dân làng đem nếp tẻ đến thừa dùng, còn chia nhauxay bột làm bánh xèo, mì Quảng. Phụ nữ làm bánh ở nhà mang tới nhiều nhất là thứ bánh phu thê quenđược gọi là su sê chẳng hiểu tại sao. Các bạn Cao Thắng nhồi cho hai chục đạn tốt, cho mượn đèn đeotrán để bắn đêm, anh em du kích khuân về một nai đực to, ba heo rừng, sang ngày cưới còn cõng về haicon mang tơ và hối hả làm tái nhúng dấm. Thứ rượu sắn thập thò xuất hiện, ban đầu là chút rượu thuốcnhấp khai vị qua loa, về sau ra công khai ngự trên mâm, đến cuối là những chai đế trong veo không hềcó mùi sắn. Khách đến cứ oang oang: “Cả làng góp gạo nấu cơm chung, tay mình đãi miệng mình chớđi đâu mà sợ phí !”. Quà biếu còn nhiều hơn cái lần Cả Chanh đi Lào, bởi ai cũng thấy cặp vợ chồngmới quả là mình trần thân trụi.

Một nỗi vui lại hóa ra hai: Năm Bưởi được bầu vào thường vụ Đảng ủy xã, được cử làm xã độitrưởng.

Sau một loạt thư tố giác của đảng viên và nhân dân xã Linh Giang, huyện ủy mới giật mình thật sự.Vùng căn cứ địa mà “bộ sậu nát bét” thì rất nguy. Anh bí thư huyện ủy cùng Tám Doãn lên tận nơi đểchấn chỉnh, nhân đây cho học luôn về thuế nông nghiệp.

Soát lại hàng ngũ đảng viên, anh bí thư thấy chừng một phần ba được kết nạp ẩu: không làm đơn,không khai lý lịch, chỉ xếp hàng một dãy và cử một người lên hứa hẹn chung, cứ như thanh niên tòngquân. Dân làng gặp anh đều túm tay níu áo, buộc phải nghe hết những vụ bê bối của Hùng Minh, MườiÁng và số tay chân. Anh phải cho liên lạc hỏa tốc xuống huyện điều thêm một số cán bộ tổ chức, kiểmtra, tư pháp, nông hội về Linh Giang để gỡ rối.

Số vào Đảng không hợp lệ được mời riêng đến bàn bạc. Một số ít sửng cồ, trách móc. Phần đôngvui vẻ rút lui với nhiều lý lẽ khác nhau. Nghe nói vô Đảng được nhiều quyền lợi, té ra chẳng có gì,thôi trót. Dạo này tôi bận quá không đi họp được, để khi rảnh rảnh xin vô lại. Đảng còn bí mật thì dễ,dân chẳng biết ai Đảng ai không, giờ ra công khai bị bắt phải làm gương, kham không nổi. Để hồi nàomấy ông cầm đầu khá khá hơn, tôi làm đơn xin tái đăng, chớ Ba Mít làm bí thơ thì quá ngán...

Thường vụ huyện ủy nhất trí với anh bí thư, ra quyết định thành lập Đảng ủy xã Linh Giang, đề cửTám Doãn làm bí thư, nếu bỏ phiếu kín không trúng thì trở về làm huyện đội phó chứ không bầu ép.Mấy vụ xử trí sai được sửa, trong đó có Năm Bưởi bị treo sinh hoạt Đảng vì đứa con giống HaiKhánh. Anh bí thư cười xòa:

- Thì Tám Doãn đó, một chị ở Quảng Ngãi ra tìm chồng, cứ thề thốt hắn là chồng chị ta mà thaylòng đổi dạ, không nhìn vợ ! Thiên hạ thiếu gì người giống nhau !

Page 122: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Đại hội Đảng bộ họp ba ngày, nói xả láng, bầu dân chủ. Tám Doãn được số phiếu cao nhất, điều lạlà Năm Bưởi theo sát nút. Ông Tư Chua được đề cử nhưng xin rút: “Tánh tôi nó bộp chộp bỗng chảnglắm, đập sắt được mà lãnh đạo trật trìa, làm chủ tịch bấy nhiêu năm bà con dư biết rồi”. Hùng Minhcũng được đề cử nhưng rớt đội sổ. Năm Bưởi không nhận làm bí thư hay phó bí thư chỉ xin nắm dukích, trúng vào thường vụ. Đồng chí Mười Áng chỉ cười hề hề, bắt tay chúc mừng các đồng chí trúngcử, nói đưa đẩy nhũng câu lấy lòng hay phân trần nhẹ nhàng.

Xã không có Hội đồng nhân dân, anh bí thư chiều ý Đảng ủy mở một cuộc “khuếch đại hội nghị”gồm hơn một trăm cán bộ Đảng chính quân dân cấp xã và thôn, bỏ phiếu bầu ủy ban kháng chiến. Kếtquả có khác: Tám Doãn chủ tịch, Tư Chua và Mười Áng phó chủ tịch, Năm Bưởi xã đội trưởng kiêmtrưởng ban an ninh, riêng “cây ăn nói” là Ba Mít vẫn được đề cử và vẫn rớt đội sổ !

Tiếp đó, toàn dân học chính sách thuế nông nghiệp. Đoàn cán bộ huyện ngạc nhiên khi nghe dân nêuthắc mắc rất ít, tuy anh nông hội huyện luôn nhắc nhở cán bộ xã thôn “đề cao khải phát tính”, anh bí thưphải dịch lại là khêu gợi cho dân nói. Dần dà mới biết: thuế công bằng hợp lý đã đành, dân ven núi lạisống dựa vào rừng và rẫy nhiều, mức thuế nông nghiệp của họ như thế là thấp, dễ nộp, chẳng phải nhưtrước cứ kêu gọi ủng hộ mỗi năm vài chục lần.

Huyện rất lúng túng trước nguyện vọng lập nông đoàn. Vận động hăng nhất cho nông đoàn lại lànhững người trong sạch, đáng tin cậy. Tư Chua lãnh đạo vụng nhưng có uy tín lớn. Tám Lầu từ du kíchLinh Trung đi bộ đội, lên tới trung đội trưởng, nay cụt tay giải ngũ về xã. Hai Xuyên mới trúng bí thưnông hội sau đại hội Đảng bộ xã. Hầu hết những người xin ghi tên vào nông đoàn là tá điền của tú Đỉnhở xóm Ấp. Gặp bí thư huyện ủy, họ nói rất có lý:

- Nghe nói vài năm trước chánh phủ mình ra lệnh giảm tô, nhà giàu không chịu giảm, cán bộ xãthôn không ép được họ. Tụi tôi ở đây làm căng, chắc cấp trên coi là vô kỷ luật, tự ý bày ra đấu tranhgiai cấp. Muốn người cày có ruộng phải đợi tới độc lập, nhưng mà trường kỳ kháng chiến kiểu này thìtới đời con đời cháu vẫn còn đánh. Chi bằng sẵn đất đồn điền của Tây đó, tụi tôi kéo qua khai khẩn,không được cơm cũng được cháo. Đem chia hả ? Chia đất cũng được, mà ít lại hơn. Nghề nông phảitránh cái cảnh một chốn đôi quê, một nhà ở nhiều nơi. Huống chi bây giờ người khỏe phải đi lo việcnước hết, cuốc rựa khó sắm, đờn bà con nít ở nhà vừa làm ruộng vừa lo đất nà sao cho nổi...

Tám Doãn ủng hộ dè dặt, thật ra anh không mấy thạo nghề ruộng rẫy, chỉ quen lùng rừng và chốngbè. Mười Áng cũng xin đứng ngoài vì chỉ biết ruộng, không biết làm rẫy làm nà. Năm Bưởi đùngđoàng giỏi hơn sản xuất. Nhiều ông lão nông tri điền, số cai đồn điền La-phạt ngày xưa biết cách điềukhiển công việc hàng trăm người, mấy cụ trải bốn năm chục năm vỡ hoang lấn núi, đều được mời đếnhỏi kinh nghiệm. Họ nói khác nhau, kẻ vun vào người cào ra, và không ai nhận vào Ban quản trị: tuổicao, đông con cháu, ngại thiếu vốn, lo nước độc, nghề cũ lạc hậu, số lớn kêu bận việc nhà.

Đảng ủy đề nghị cứ cho làm thử. Huyện đồng ý, chỉ nhấn mạnh là phải hoàn toàn tự nguyện.Hơn một trăm gia đình nộp đơn. Ban quản trị Nông đoàn Linh Lâm được bầu phiếu kín: Tư Chua

chủ nhiệm kiêm các ngành nghề. Hai Xuyên phó phụ trách nghề nông, Tám Lầu phó phụ trách trật tự kỷluật, một cậu học sinh đệ nhị niên trung học làm thư ký kế toán, một chị cứu thương từ bệnh viện HuềBình về nắm tổ cấp dưỡng, y tế. Đại hội bàn rất bốc, riêng ông Tư Chua hứa sẽ lập đội rèn, đội mộc,đội chài lưới và đóng thuyền.

Bảy tháng sau, nông đoàn tan rã. Cuộc họp thanh lý tài sàn chỉ có hơn ba chục người dự, giục quầyquầy làm nhanh để về. Tám Doãn lên báo cáo những kết luận của Đảng ủy, bà con nghe dửng dưng vìbiết cả rồi. Hoàn toàn không ai cầm dầu dính tay, rất tốt. Nhưng quản lý sản xuất thì quá kém: máymóc, luộm thuộm, nóng đâu phủi đó, lãng phí công sức ghê gớm, đặc biệt về kỹ thuật trồng trọt thì trậtbậy hết. Kèm theo đó, xã viên rất nặng tính toán riêng tư, dựa dẫm vào tập thể, con rô cũng tiếc congiếc cũng muốn, thứ gì cũng đợi chánh phủ cấp.

Tám Doãn và các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm được gọi xuống huyện để báo cáo. Ủy ban huyện chỉbáo cho mươi cán bộ đến nghe, nhưng số người dự vọt lên tới hơn bốn chục. Ai cũng muốn biết thêmvề cuộc thí nghiệm đầu tiên bước qua ngưỡng cửa ngôi đền xã hội chủ nghĩa, diễn ra ở cái làng đã lậpchính quyền Việt Minh đầu tiên trước Tổng khởi nghĩa.

Tám Doãn đọc biên bản kiểm điểm của xã ủy và ủy ban, đọc vất vả vì chép trên giấy rơm nội hóavàng sẫm và rất nhám, chữ bị méo mó và mất nét. Phần nói miệng thoải mái hơn nhiều.

Page 123: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Ông Tư cứ nói kiểu nửa thợ nửa nông:- Thưa thiệt quý anh em đồng chí, làm chủ tịch xã mấy năm tôi biết tôi dốt chánh trị, giờ làm nông

đoàn mấy tháng tôi biết tôi dốt kinh tế. Thứ gì rờ tay vô được thì tôi chẳng thua ai, sắt gỗ tre nó chịuphục tòng, chớ chỉ huy con người sao khó quá ! Thôi, Tư Rèn xin lui về làm Tư Rèn là phải chỗ nhứt !

Tám Lầu quyết xây dựng nề nếp quân sự hóa trăm phần trăm. Kẻng dậy, kẻng thể dục, kẻng ăn sáng,kẻng đi làm, cứ thế đến kẻng sinh hoạt tối và kẻng ngủ. Tháng đầu còn dứt khoát nghỉ ngày chủ nhật dùnắng ráo, làm ngày thường dù mưa to, sau mới bỏ. Thi đua bảo đảm quân số ra đồng, tuy có hôm mỗingười chỉ làm nửa giờ là hết việc, hoặc không kiếm ra việc để làm.

Đến Hai Xuyên là người bị chê trách nặng, làm nông đến tay chai vai mòn mà để mất ăn. Chẳngqua anh cả nể, theo đuôi nông đoàn viên. Đất đồn điền hợp với cây công nghiệp, nhưng ai cũng lo cáiăn là chính. Khoai đất lạ, mạ đất quen, anh bàn trồng khoai, gặp nắng hạn thì chịu tốn ít công gánh tướichờ mua, mưa vùng núi đến sớm hơn dưới xuôi. Bà con lại bác: nhà nào cũng thiếu lúa chứ khôngthiếu khoai sắn trên rẫy, thời vụ này chỉ tránh trỉa lúa rẫy hay cấy lúa ruộng, chứ sạ giống lúa ngắnngày còn kịp đón mưa. Hai Xuyên không tin mấy nhưng đành “thiểu số phục tùng đa”. Ông trời chơixấu cho mưa chậm nửa tháng so với mọi năm, lúa chết héo một phần, sườn đồi dốc không tưới cứu lúađược. Lúa sót lại đang trổ đòng gặp mưa dầm tháng chín - mười âm lịch, bị luôn một trận bão quét rụihết. Coi như trắng tay.

Đến phần nông đoàn viên, anh nông hội huyện nói như dao chém đá rằng “tất cả khó khăn đều do tagây nên”, ta đây là cán bộ đảng viên, không được trút bớt gánh nặng lỗi lầm cho quần chúng. Anh bíthư huyện ủy phải can, bảo cứ để các đồng chí Linh Giang nói bằng hết. Một người thêm vài ý, dần dàmới vỡ lẽ.

Thì ra bà con tá điền ở xóm Ấp Linh Lâm, đội chủ lực của nông đoàn, có nhiều mặt mạnh mà cũngkhông ít mặt yếu. Họ căm ghét vợ chồng phủ Đỉnh từ xưa, nhất là mụ vợ cả riết róng vét tô tức, nhưngkhông dám rời số ruộng lĩnh canh khi dân tản cư đến nhiều, chỉ quen ruộng không quen rẫy, sẵn sàngđem gà rượu đến xin làm rẽ chia đôi mỗi đám họ nhả ra. Họ rất thèm khát có ruộng đất riêng, sống ungdung như những trung nông chẳng phải lụy ai, mà lại không đủ trâu bò, cày cuốc, giống má như trungnông, cũng không biết cách lo gần tính xa, sắp xếp mọi công việc cho già trẻ lớn bé trong nhà nhưtrung nông. Vì ở cách biệt, họ ít được học Bình dân, càng ít đi học chính trị, họp đoàn thể, nghe chínhsách mới. Quỹ Tổng động viên ít động đến họ, cụ tú Đỉnh nói là nhờ cụ xin dưới huyện cho tá điềnđược miễn, ngẫm cũng phải. Hiểu lõm bõm về thuế nông nghiệp, họ tin rằng hỗ càng nhiều ruộng đấtcàng bị thuế lũy tiến cao hơn, họ ngại nhận đất chia có giấy tờ, ưa tự tìm chỗ phát rẫy đồi núi kiểungười Thượng, hễ chánh phủ đánh thuế thì bỏ luôn, và cụ tú Đỉnh khen họ biết nghĩ xa. Họ xin vàonông đoàn nhiều vì nó là của chánh phù mình, khỏi nộp thuế, thiếu thứ gì có chánh phủ lo y như bộ độihay công nhân Cao Thắng, thợ dệt Linh Hạ. Nhưng mỗi gia đình chỉ đưa vào nông đoàn một người thaymặt, thường là ông già hay thiếu niên, coi như ghi tên xí chỗ cho khỏi mất quyền lợi. Cả nhà vẫn càythuê cấy rẽ cho cụ tú Đỉnh như xưa. Nông đoàn hỏng ăn, từng người lặng lẽ khoác tay nải hay cõng gùi,vác cuốc về nhà, sau những tháng dựa dẫm nhau, chân trong chân ngoài, chờ chánh phủ cấp cho mọithứ. Chẳng ai thiệt thòi gì cho mấy, chỉ có Đảng và ủy ban xã một lần nữa bị sứt mẻ lòng tin của dân,cái khoản này thì chẳng ai bẻ thước mà đo được.

Sau vụ nông đoàn, ông Tư Chua chở bộ đồ rèn phàn mình về nhà, xin thôi phó chủ tịch. Ủy ban xãkhông chịu, cử ông làm trưởng ban đỡ đầu dân quân du kích và bảo trợ học đường. Thôi cũng được, locho con cháu mình chứ cho ai, ông nhận.

Ông gần nhu quỵ hẳn khi Bảy Bòng nhảy về vùng địch. Tư Quýt thù Bòng và không ưa Hai Thùy,ghen với Cả Chanh, mượn chén rượu xổ ra một tràng căm hận đã dồn nén nhiều năm. Ông Tư cảm thấygia đình mình đang rã, rã theo những vết nứt từ xưa mà ông ít để ý, vết nứt mở ra thành vực, ông đangtừ tù trượt xuống vực, mắt thấy những gì mình xây đắp cả đời đang thong thả sụp đổ mà ông không níugiữ được, cũng không thể bấu víu vào đâu cho mình ngừng trượt xuống đáy.

Nằm trên bộ ván nhà trên, ngửa mặt nhìn cái mùng nội mà Cả Chanh mua về buộc ông phải buôngchống muỗi trong cả những đêm nóng nực nhất, ông nhớ thằng con đầu như xưa nay chua từng nhớ bấtcứ một ai.

Page 124: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Chương XV

Trên một gò nổi rậm cây nằm sâu trong vùng đầm lầy của làng Kiệt Ngông, cách quốc lộ 13 chừngmươi cây số, có một cụm năm sáu cái kho thóc dựng rải rác dưới những tán cây cao nhất. Thoáng nhìncũng biết các kho này dựng khéo. Bốn chân cột to và cao đủ tránh nước ngập mùa lụt, mặt sàn cách đấttới hơn hai thước. Gần mặt sàn, mỗi đầu cột được lắp một tấm gỗ tròn như cái mâm, mặt dưới bàotrơn, mặt trên quấn thêm những sợi mây để nguyên gai: chuột dưới đất đừng hòng bò lên. Mái kho bằnggỗ hoặc tre chẻ đôi, rất dốc, phủ đầy những khúc dây rừng có gai nhọn hoắt. Chim, gà rừng, cả nhữngthứ chồn bay sóc bay đáp là là từ các cành gần đấy xuống phá kho cũng đập cánh nhảy trốn nếu khôngthủng bụng lăn xuống đất. Riêng lũ khỉ tinh ranh lắm mẹo, nếu vượt qua được bấy nhiêu vật cản, cũngkhó thoát những bẫy đập bẫy kẹp được gài ở mép sàn, chỗ nhô ra dưới bốn vách gỗ, chúng thường dèdặt khi mới đến nhưng hăng máu quên ráo khi luồn được vào chỗ người giấu lúa bắp khoai sắn.

Duối cà-làng[30] một kho như thế, hai người ngồi trên võng buộc vào cột đang nói chuyện. Mộtngười cởi trần, quấn cái phạ-phe kẻ ô vuông trắng đen, mỗi đầu chạy ngang mấy sợi đó, đi chân đất,đeo nịt súng ngắn. Người kia khác xa, mặc com-lê trô-pi-can, cà-vạt đã nới nhưng còn mắc trên cổ,ống quần chỉ gấp lên vài nếp và đi chân đất, nhưng trên tảng đá nhô cạnh võng còn đặt các thứ vừa lộtra: cái mũ phớt Flê-sê, đôi giày da đen bóng có tất ni-lông bỏ trong, cái cặp da giả cá sấu mới tinh, cócả một cây can đắt tiền bằng mây song chạm trổ và bịt hạc. Họ nói với nhau bằng tiếng Việt pha Lào,từng lúc vỗ đùi nhau cười hỉ hả.

Anh Hai Thỉnh, chính ủy Quân tình nguyện khu Hạ Lào - Đông Bắc Miên, cải trang làm một nhàbuôn Hoa kiều ở Thái Lan lâu năm, đi họp Đại hội II của Đảng, đã về đến nơi trót lọt. Chiếc xe chởanh theo đường 13 từ Pạc-xê xuống phía Nam đã bị quân It-xa-la y hẹn ra chặn đường, soát giấy, bắtriêng anh về tra xét, chủ xe sẽ không bị rầy rà. Tiểu đội chặn bắt đưa anh về chỗ đồng chí Chanh, bíthư liên chi, đứng đợi cách đường chỉ một trăm thước. Họ đi gấp về chỗ chỉ huy sở tiền phương phòngđịch đuổi theo hay bị biệt kích quấy nhiễu.

Từ dưới mẻ nước chợt vọng lên tiếng con gái:- Hưa đi lấy cưa của anh Chín, mưa chưa ?[31]Anh Hai Thỉnh cười to:- Lính của cậu Lào hóa mau thiệt chớ. Sao không nói hẳn tiếng Lào với nhau ?Cả Chanh đập con muỗi bám vai, tủm tỉm:- Nhỏ này mới lên năm ngoái. Gặp nó chắc anh nhìn ra. Nó mới chẵn mười tám, con Hoàng Lan ở

gần nhà vợ tôi. Mẹ nó là bà giáo Hạnh, em nó là Bạch Lan, cùng chết bom một lần với hai đứa nhà tôi,thằng con đầu với thằng em vợ. Anh nhớ chưa ?

Từ khi Thùy sinh con Bình yên lành - thư báo tin đến chậm một tháng rưỡi nhưng vẫn là tin - Chanhđã có thể nhắc tới đứa con đầu lòng bằng giọng bình tĩnh, nhưng không bao giờ kể rằng nó chết thuitrong nhà cháy.

Cô y tá trẻ bước tới, nói hối hả:- Em đi nghe anh Chanh. Hưa anh Chín còn chỗ nằm, đi gấp, mà anh Vận với anh Chăn Bun coi bộ

nặng, sợ sinh chuyện dọc đường.- Ờ, Lan cứ đi. Đưa giùm các ảnh hộp sữa Con Chim đây, nói anh đang bận, chúc các đồng chí...

nói sao cô biết rồi.

Page 125: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Nói dễ, kiếm sữa mới khó !Hoàng Lan cười khúc khích, bỏ đi tất tưởi. Anh Hai Thỉnh nhìn kỹ khuôn mặt khá xinh và vóc

người thon gọn, nhăn trán nghĩ. Má trắng tròn, môi bậu đỏ, mi dài tóc dày, bao nhiêu cô gái có nhữngnét ấy ! Anh không nhớ ra tuy đã ghé thăm vợ chồng Chanh nhiều lần ở Sông Vệ, có khi kẹt xe lửa đêmphải ở đợi cả ngày, được bà giáo mời qua ăn chè rất ngon. Nhớ sao cho hết ngàn vạn con người đãgặp...

Vốn là người trong hoàng tộc ở Huế, là mệ Vĩnh Thỉnh hẳn hoi, anh học tới đệ tam niên trườngPen-lơ-ranh thì phải rẽ ngang kiếm việc làm vì mẹ chết, nhà cùng quẫn, cháo cám không còn mà ănnữa, trong khi mệ Bửu Khả cha anh chỉ quanh quẩn ở nhà trên, nhấm nháp rượu cúc trà sen, đóng bộkhăn đen áo dài để vài ngày một lần tiếp khách. Sau khi chị và em gái đã chật vật kiếm được chồng,anh không chịu nổi nữa. Anh chán ngán đến thù ghét tất cả: cẩm cò Tây, vua quan nhà Nguyễn, các mệphá sản hay lui tới nhà anh với giọng điệu kênh kiệu đến chết không chừa (mi dâng mệ một xu, mệchém đầu củ khoai coi nà...). Anh đá tung hê tất cả, dặn cha bán nhà vườn mà tiêu, bỏ sang Ai Lao tìmvàng, dạt qua tới Tân-gia-ba, Xiêm La, Diến Điện, lại quay về Xiêm, tính ở lâu và học nghề. Hồi ấy đilại còn dễ, vốn tiếng Pháp giúp anh đỡ lóng ngóng. Anh tình cờ gặp Thầu Chín ở Xiêm, nghe ông nóichuyện vài lần với Việt kiều. Anh đoán ông này là người yêu nước chưa gặp vận như các cụ Phan BộiChâu hay Phan Châu Trinh, chỉ ngạc nhiên sao Thầu Chín lại biết chuyện Pháp Anh Nga Tàu sâu đếnthế, tính nết dễ gần dễ mến đến thế. Anh được kết nạp vào Đông Dương cộng sản đảng năm 1940, vẫnchưa biết Thầu Chín là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lừng danh khắp nơi, vẫn đinh ninh đồng chí Nguyễn đãchết oan ức trong nhà tù Hương Cảng.

Cuộc sống lang bạt kỳ hồ ấy để lại cho anh nhiều hiểu biết về đất nước và con người Lào, TháiLan, vài nước nữa ở Đông Nam Á. Đồng chí Nguyễn Phước Thỉnh là người không thể thay thế khi liênkhu ủy chọn một cán bộ làm chính ủy Quân tình nguyện sang Hạ Lào - Đông Bắc Miên. Ít lâu sau, anhđược bổ sung vào liên khu ủy.

Lâu lâu có việc phải vào một thành phố Lào, anh hay mượn áo quần đồ đạc thật sang, chừa tóc dàichải bóng và tỉa ria mép con kiến, dùng giấy tờ mua của chính quyền Thái Lan, đóng vai một nhà buôngốc Hoa sinh ở Thái, từ Kroong-thệp tức Băng-cốc qua Lào kiếm mối hàng. Ở Lào và Miên, ngườiHoa người Thái ít bị nghi, Pháp với bù nhìn chỉ chăm nã tiền và bắt bớ bà con Việt kiều. Anh nhập vaitốt nhờ mấy năm giữ sổ và bán hàng cho một má chín ở Kroong-thệp, thêm cô con ông chủ mê anh, cứquấn quýt cả ngày để dạy chữ và tiếng quan hỏa cho anh. Còn tiếng Thái thì anh giàu, qua Lào chỉ cầnbớt rung lưỡi và thay một ít từ ngữ là dùng được gọn. Riêng đối với tầng lớp trên thì chẳng cần thêmbớt gì cả: các nhà trưởng giả thích gửi con qua học bên Thái Lan, lâu hay chóng đều được, để về nóigiọng Thái nghe cho sang.

Lần này, anh không phải leo núi về liên khu, tiếp đi bộ nhiều tháng ra Việt Bắc, mà được phép “đihợp pháp”. Lượt đi anh mua vé ô-tô theo đường 13 lên Thượng Lào, lại mượn cớ tìm lâm thổ sản đi xehàng lên gần biên giới Lào -Việt, tạt vào rừng ở chỗ hẹn, mấy tên chức dịch cấp dưới được dúi tiền vàngại gây thù đều kín miệng. Xong Đại hội Đảng, làm xong việc với các cơ quan Trung ương và vớiĐoàn đại biểu liên khu Năm, anh lại trở về hợp pháp. Sợ đường cũ lộ, anh đi vòng xa hơn. Anh đón xevà đổi xe vài làn, về gần Viêng-chăn, được cơ sở It-xa-la nửa đêm lái xuồng máy chở sang sông, vàođất Thái. Xuống tít phía nam, anh bật sang thị xã Pạc-xê thuộc Hạ Lào, để sau đó bị It-xa-la đón bắttrên đường 13, trong túi còn vé mua đi Khôổng-xê-đon giáp đất Miên.

Cả Chanh ngắm không mỏi mắt con người kỳ lạ trước mặt mình, nghe như nuốt từng chữ, cuối cùngmới nói:

- Y như trinh thám ! Không gặp anh, nghe kể lại, chắc tôi chẳng dám tin.- Ở đời thiếu gì chuyện khó tin. Cậu cũng có một chuyện ly kỳ, mình đang muốn hỏi đây.Gần cụm kho có một nhà sàn nhỏ làm theo kiểu thiểng na[32] nhưng rộng và cao hơn, ấy là nhà bí

mật của anh xã đội trưởng cùng vợ và hai con trai lớn. Sau mấy trận chống càn, anh cùng tiểu đội dukích bí mật bị lộ, địch đốt nhà và bắt cha mẹ lên đồn tra khảo. Dân làng kéo lên đồn nhiều lần đấu lý,địch mới thả. Du kích bật cả ra vùng bung, ở rải rác nhưng gần nhau, đi lại bằng xuồng độc mộc, đánhtiếp.

Chị Đeng thấy mặt trời gần lặn, nhen lửa nấu tối. Anh Đeng về, một tay chống mạnh xuồng cho mũi

Page 126: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

trượt ghếch lên bờ, tay kia cầm gì như hai chiếc đèn lồng bằng quả bưởi treo vào đầu hai nhánh câynhỏ. Anh gài hai vật lạ vào một kẽ đá cho nhô ngang lủng lẳng, nói to về phía hai anh Việt:

- Tối nay ăn chung đây, cả hai. Còn ai nữa không ?Chanh đáp:- Đi cả rồi. Chúng tôi đợi anh em đem cơm típ về cũng được.- Hoại ! Đội trinh sát đường lớn sáng mai mới về, tổ xây dựng cho dân làng học tình hình tới

khuya, các anh nhịn đói à ? Anh nhịn quen, chứ ông Chệt đeng[33] chắc chưa quen !Anh xã đội trưởng cùng đi với đoàn bộ đội It-xa-Ia chặn soát xe, biết rằng ta đón một nhà buôn

người Tàu. Tàu của ta, ắt là Tàu đỏ chứ gì nữa, cũng như khi họp Đảng Nhân dân Lào, anh vẫn gọi cácvị có ảnh treo cao nhất - Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, Xta-lin - là bốn ông Tây đỏ, để tránh nói sai bốn cáitên khó nhớ.

Thấy chồng rút tấm lưới chài ôm xuống thuyền, chị Đeng lẳng lặng nhen thêm bếp thứ ba, đặt thêmcái nồi rộng miệng. Bếp dầu đồ xôi bằng cái nồi đất hình trụ cao, trên đặt cái rá tre hình phễu dựngnếp đã ngâm mềm. Bếp nhì đun một soong nước. Khi nó sôi, chị rút hai cái đèn lồng khó hiểu kianhúng lần lượt vào soong, lắc lắc mươi lần, ném ra hai chùm lá dính bết vào nhau ở đầu nhánh cây.Lúc này anh Thỉnh mới hiểu chị nấu canh bằng tổ kiến vàng, giống kiến to chuyên kéo lá kết lại thànhtổ trên cây.

Chanh cười, hỏi:- Anh Thỉnh chắc thạo các kiểu ăn Lào lắm hè ?- Không. Mỗi vùng một khác, biết sao cho hết được. Mình chưa ăn canh kiến bao giờ.- Ngon đấy. Cay cay chua chua, kiến non với trứng hơi béo nữa. Nấu kỹ, không ngại vi trùng đâu.Anh Thỉnh hơi ngượng. Anh ở Lào lâu, nhưng chỉ ở thành phố, thị trấn, chỉ vào các làng khi thật

cần, ít sống với nông dân. Sau này trở lại Lào với Quân tình nguyện, anh nằm dưới quyền một đồng chícần vụ kiêm bảo vệ rất khắc nghiệt, được chi bộ cơ quan khu bộ giao nhiệm vụ giữ không cho anh đilang thang và ăn những thứ đáng ngờ. Còn khi sống tại cơ quan, tất nhiên cấp dưỡng chuyên nấu theokiểu chém to kho mặn của bếp tập thể. Anh thầm ghen với Chanh: hắn ta lăn lộn trong dân quanh năm,hèn chi học tiếng Lào chữ Lào rất nhanh, nổi tiếng là anh Việt được dân và cán bộ It-xa-la rất tin mến.Bao nhiêu lần Ban cán sự khu định rút hắn về, cả Lào lẫn Việt đều năn nỉ xin giữ hắn lại đất Châm-pa-xắc này.

Họ chỉ nghe anh Đeng vãi chài hai lần, ngay gần chỗ ở. Nước trong cái nồi thứ ba chưa sôi hẳn, đãthấy chiếc xuồng nhô đầu trườn lên bãi đậu. Anh Đeng tới bên vợ, đặt cái giỏ cá khá nặng và némxuống đất con rùa to, dùng chân hất ngửa nó ra:

- Làm cá đi, con rùa để đó tôi.Trong ánh chạng vạng, anh thoăn thoắt căng lưới ra phơi, buộc thuyền. Chanh bảo anh Thỉnh ngả

lưng một lát, rút củi đỏ ra nhen thêm một bếp nữa trước nhà, kê lại ba hòn đá để sẵn đấy. Thỉnh cũngbước lại, cười cười với chị Đeng:

- Tôi vụng lắm, chỉ biết chụm lửa. Chị giao bếp cho tôi để làm món ăn.- Ờ, được. Cả ba bếp anh cho nhỏ lửa thôi. Anh Chệt đeng nói giọng Thái, mới từ Thái qua đây ?- Hồi xưa tôi ở Thái nhiều... Cà-boong[34] để đâu, chị ?- Dưới sạp kia, hai cái đế... Anh thắp luôn hai cây cho sáng, đây chẳng thiếu dầu rái. Bên Thái có

thắp thứ này không ?- Nhà nghèo dùng chứ, chị. Tính nấu cá sao đó ?- Cá trắng với cá tràu tôi kho. Hai cá trê làm lạp ăn sống, ngon nhất. Hễ anh chưa quen, tôi xào

chín phần anh ăn riêng.- Quen chứ. Lạp cá trê ai chẳng thích !Nói thế nhưng anh Thỉnh đã chục năm qua không nếm món ấy.Chanh đã mặc đủ bộ quân phục xi-ta, tay buông cài cúc, còn quấn cái phạ phe trùm đầu và cổ. Mặt

Page 127: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

trời lặn là dứt nóng ngay, cũng là lúc những đám mây muỗi tràn ra kiếm ăn. Trong bưng làng KiệtNgôông ít có loại muỗi chổng đít truyền sốt rét, nhưng con muỗi lại to như con nhện nước, vòi chọcxuyên ba lớp vải dễ dàng. Xoay xở mãi rồi Chanh cũng kiếm đủ mùng và ép buộc được anh em nằmmùng.

Than hồng đã nhiều. Chanh đặt con rùa nằm ngửa trên ba hòn đá. Đầu và bốn chân nó thò thụt vàilần, rồi nó nhô hết đầu chân ra bơi ngửa cuống cuồng, trong khi đằng đít phụt ra từng chuỗi vỏ ốc, yếmốc, càng cua que cua. Nó dần dần cứng đờ. Hơi nóng dồn ứ bên trong lớp da vẩy sẽ hầm cho thịt nóchín. Anh Đeng xong việc đến bên Chanh, gật gù, lật sấp con rùa lại cho lửa đốt dưới yếm, thịt chínđều. Khi chị Đeng bày mâm trên sạp, cái mâm to tròn khung tre mặt mây, anh Đeng mới rút con daorừng lắp vỏ đeo bên hông, cạy bật lớp yếm rùa cháy sém, lột nhanh lớp da bọc đầu và chân: cạnh mâmhiện thêm một chậu to đựng thịt và lòng rùa chín tới còn bốc khói.

Chị Đeng lại ân cần:- Anh Chệt đeng chưa quen ăn như ta, để tôi gỡ thịt ra xào...- Chưa quen cũng tập cho quen chị ơi. Chúng tôi sẽ tập cho anh Đeng ăn thịt chó thịt mèo nữa.

Chệt kin meo, Keo kin mả[35] chị biết rồi đó.- Ôi trời, đừng, đừng nếm thứ ấy !Ba người đàn ông cười ầm. Anh Đeng còn trêu thêm: “Ai chứ ông Chăn-thi đã nói là làm, ổng ra

lệnh tôi phải theo thôi !”. Chị Đeng biết mình bị lỡm, đi lấy ra một chai rượu đế cất bằng nếp mờikhách, nói chữa thẹn:

- Anh ăn đồ kiêng, dân làng xua ngay ra ở rừng như phỉ pọp.- Thì tôi đang ở rừng chứ ở đâu !Bữa cơm lạ miệng, anh Thỉnh ăn rất ngon, lại rầu rĩ nghĩ đến khi trở về dưới chế độ độc tài của

cậu cần vụ, vĩnh biệt các thứ cá trê băm sống, canh kiến cả tổ, thịt rùa đốt trong mai. Cuối bữa, Chanhra sân đào lên món tráng miệng. Anh đã khoét một hố giữa lòng bếp, trút xuống một mớ than hồng, đặtlên một quả bí đất chừng hai cân - giống như bí đỏ nhưng nhỏ, vỏ cứng, rất ngọt - phủ một lớp thanhồng nữa, lấp đất, chụm cho lửa cháy nhỏ ngọn bên trên. Anh đào nó đặt trên mẹt, bổ ra trước ánh cà-boong và ngọn lửa đuốc dầu rái mờ đi một lúc khi quả bí nhả khói thơm ngào ngạt. Chị Đeng hối hảkiếm thìa, được hai thìa nhôm, một thìa sành, một thìa nứa gọt, trao cho từng người xúc ăn. Thịt bí ngọtnhư đu đủ chín, nhưng săn và béo như lòng đỏ trứng gà.

Cảm ơn vợ chồng anh xã đội xong, Chanh và Thỉnh lại ra chỗ nhà kho cũ buộc võng bàn việc.Chanh đốt lửa dưới cà-làng, lôi đặt vào đấy hai cây gỗ to, thả vào mớ lá tươi bốc khói khét xua muỗi,phủi đập hai chân nằm vào võng mình:

- Tôi chẳng có chuyện gì bí mật. Mời anh lấy cung đi.Hai tháng trước, khi từ khu bộ nằm trong tỉnh Ắt-ta-pư đi về phía Tây, đến quốc lộ 13 chạy ven

sông lớn Mê-công để kiếm xe lên Thượng Lào, anh Hai Thỉnh đã ghé một ngày đêm ở cơ quan liên chivà Ban chỉ huy mặt trận Tây-Nam của Quân tình nguyện. Đồng chí Chanh tức Chăn-thi đi vắng, ngườitiếp và nói chuyện nhiều nhất với anh Thỉnh là Chín Khiết tiểu đoàn trưởng, khét tiếng hay đuổi chínhtrị viên và quật đổ các bí thư liên chi ở Tây-Nam. Hai Thỉnh sửng sốt khi nghe Chín Khiết nhắc lạinhiều lần rằng anh rất lo đồng chí Phan Chanh bị trên rút đi nơi khác, mong Ban cán sự khu cứ để anhở mãi đây, vắng anh thì bộ đội và cán bộ Việt sẽ khốn đốn to.

Chín Khiết không nói rõ vì sao như thế. Đó là chuyện lạ mà chính ủy Thỉnh muốn hỏi Chanh.Chanh nghe câu hỏi, vẫn hút từng hơi ngắn ở điếu thuốc quấn lá chuối luộc buộc chỉ trắng mà chị

Đeng giúi cho. Rồi anh buông thõng:- Chín Khiết đề nghị, sao anh không biểu báo cáo lý do ?- Anh ta nói tránh chớ hoài. Chịu.- Chắc anh nghĩ là tôi xuôi chiều theo ảnh, hay kết phe cánh với ảnh ?- Ui cha, mi nói chi dễ sợ rứa Chanh ? Ốt dột rứa ?Chỉ khi xúc động hay sửng sốt quá Hai Thỉnh mới buột miệng cho ra những câu đặc Huế.

Page 128: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Chanh không muốn nắn gân anh chính ủy thêm nữa, cười ỡm ờ:- Anh không nghĩ vậy, càng may cho tôi chớ sao. Tôi cũng muốn kể hết anh nghe, nhưng chưa biết

anh ưa thứ gì. Người Việt ăn mặn và ngọt nhiều, người Lào thích ăn đắng, cay, chua. Báo cáo với anhtheo khẩu vị nào ?

- Cậu bị Ba Mậu nó phản thùng một lần, đâm ra đa nghi hơn Tào Tháo. Khẩu vị mình hả ? Cơmmắm thắm về lâu !

Chanh lặng im một lát, rồi ngồi dậy trên võng, nói nghiêm chỉnh như trước hội nghị:- Hồi tôi mới về, Chín Khiết giữ ý với tôi rất ghê. Tôi xuống cơ sỏ vài tháng, thu góp ý kiến anh

em mình, các đồng chí Lào nữa. Khiết được khen là đánh giặc giỏi, gương mẫu, không sợ chết sợ khổ,lại bị chê là rất độc đoán, quân phiệt, không bao giờ chịu nghe phê bình. Tôi họp liên chi ủy, kể lạinhững lời khen chê. Ôi trời, trận ấy sấm sét mưa gió không can nổi ! Tôi tỉnh khô. Tháng sau liên chiủy họp, tôi lại nhắc lời phê bình cũ, Chín Khiết chỉ nặng mặt không nói. Một đại đội trưởng nổi xung,đòi bầu người khác thay Chín Khiết làm phó bí thư liên chi, tôi không tán thành, ảnh có rất nhiều mặtmạnh. Tôi để ý thấy ảnh đi các đơn vị nhiều hơn, gợi cho anh em góp ý với mình, bắt đầu học tiếngLào chữ Lào. Mất hơn tháng nữa, tôi mới nhận được mấy chữ ảnh gởi, ảnh muốn gặp tôi vài tiếng banđêm. Hóa ra không phải vài tiếng mà vài chục đêm treo võng rù rì miết với nhau. Vậy thôi !

- Mình vẫn chưa hiểu cậu thu phục được ảnh cách nào...- Nói cho công bằng, có chỗ tôi thu phục ảnh, có chỗ ảnh thu phục tôi. Chắc anh nghĩ ngay thằng

này hữu khuynh, phải chưa ?- Dẹp cái giọng cay chua đó đi Chanh ! Theo cậu, anh Khiết là người thế nào ?- Là người có tài đức, cũng nhiều khuyết điểm, nhưng bị thành kiến nặng, muốn bỏ chiến trường này

trở về Việt Nam.- Thành kiến... cậu nói rõ hơn được không ?Chanh bước tới đống lửa đốt giữa hai cái võng treo hình chữ V dưới cà-làng, sửa lại hai cây gỗ

khô lúc này đã đứt rời thành bốn khúc, treo cái soong có quai vào một móc buộc thòng sẵn dưới sànkho. Anh quờ tay lấy cái ống tre trên đầu cột, mở nắp ngửi thử:

- A còn thơm, chưa phải rang lại. Vùng này không trồng được chè, tụi tôi không có tiền gởi mua ởtiệm, quanh năm uống nước gạo rang cháy. Uống riết rồi, cũng ghiền như ghiền cà-phê, mà khỏi mấtngủ.

Anh trở lại ngồi võng, bỗng nói nhanh và to hơn, không đắn đo lựa chữ nữa:- Từ ngày quân mình thọc mạnh qua hết tỉnh Ắt-ta-pư, tiến vô Châm-pa-xắc, lập mặt trận Tây-Nam,

ở đây liên tiếp thay bốn bí thư liên chi kiêm chánh trị viên mặt trận. Đầu tiên là anh Sanh người Bắcvô Nam tiến, ở với Chín Khiết đã lâu, được bộ đội thương lắm. Khiết cũng phục. Ảnh chết trận bênkia sông Nặm Khoỏng, chôn tại chỗ, khỏa bằng mộ, anh em tập hợp cùng nhớ dấu để sau tìm bốc về.Cả chục anh em chôn kiểu đó... Khu cử người thay là anh Hân. Đào Hân, ủy viên Ban cán sự, phó banchánh trị trung đoàn, anh nhớ không ? Tốt ! Ông này quyết xây dựng nề nếp chánh quy, đầu tiên là ởmặt trận bộ. Cơ quan dời đô thiệt xa chỗ đánh nhau, tới chỗ giáp ranh Ắt-ta-pư, rút vô rừng sâu lậptrại. Từ chỗ ông Hân về khu gần hơn tới chỗ bộ đội Lào - Việt đang hoạt động, hai bên bờ NặmKhoỏng. Lần hồi, tất cả cơ quan biến thành người phục vụ cho ông Hân với vài vị ủy viên thường vịkiểu nhu ổng: cấp dưỡng, cần vụ, cõng gạo, đánh cá, săn bắn, không kể mỗi vị một thư ký riêng, mộtliên lạc. Bộ đội gọi là ông Đào Hang. Tới đại hội liên chi, ổng rớt trụi lui, chi ủy cơ quan cũng khôngtrúng. Vậy là phải thay... Hồi đó ta bắt đầu học chỉ thị mới của liên khu “dân vận là chính”, đúng thôi,nhưng các ổng trên khu hiểu cách sao đó, cử về một cán bộ dân vận làm bí thư, tức là anh Chế Cương.Ảnh theo cách mạng lâu nhưng chỉ chuyên soạn sách giáo khoa ở Sở giáo dục liên khu, hình như sáchdạy lớp tư thì phaei. Học xong hai năm Trung học Bình dân ảnh lên Lào. Ảnh nghe bom đạn là táixanh, chạy trốn gấp. Sợ địch, sợ cả bộ đội ta nữa, ít dám gặp. Kể ra anh em cũng hay châm chọc, haygiở trò báo động giả cười chơi. Ảnh chịu khó học tiếng Lào, các bạn Lào cũng thương, nhưng làthương hại thôi. Ảnh cố chịu được ít lâu, rồi tự ý xin về khu, bây giờ đang làm tờ tin của khu, ở Banchánh trị. Là ba. Anh Huỳnh Dinh tới thay. Anh này cũng là cán bộ dân vận đã từng làm bí thư huyệnủy ở địch hậu Quảng Nam, năng lực có thừa, sống khắc khổ gương mẫu, chỉ bị cái đau khớp lâu năm,

Page 129: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

lên Lào ở rừng nhiều càng phát nặng. Anh tuyên bố sẽ kiên quyết đưa đám kiêu binh ở đây vào khuônphép, gạt bỏ những kẻ làm vua con bằng cách lấy lòng chiến sĩ. Đầu tiên là chỉnh huấn từng đơn vị.Anh Dinh lên lớp ngày hai buổi, đôi khi cả đêm. Anh vạch ra vô vàn tội lỗi của anh em, quy vô tưtưởng và hành động phản dân phản Đảng. Bộ đội cứ ngớ ra mà nghe anh chửi sa sả, đay nghiến, quáttháo, thường về cuối ảnh khóc vì đau đớn trước những con người lỳ lợm, mặt câng câng ra. Học chừngmột tuần, làm bản tiểu kết, hễ thiếu mấy chữ phản dân phản Đảng thì đừng hòng được ghi “tương đốithành khẩn”. Chín Khiết nín thinh, chỉ mượn cớ bận không thể tham gia chỉ đạo, hay bỏ đi xếp chỗđánh. Anh Dinh thường trả lời cắn cưa, kiểu đơn giản nhất. Xin về phép hả ? Đó là tư tưởng “về Việt”,cá nhân chủ nghĩa. Trước hứa đi chiến dịch từ sáu tháng đến một năm sẽ về nước, bây giờ sao ? Bâygiờ khác rồi, hồi nào nước bạn không cần đến ta nữa thì về. Đề nghị đề bạt hả ? Bộ đội đang giảm dầnquân số, teo dần lại, chưa có nhu cầu đề bạt. Khen thưởng hả ? Lỗi lầm chất đống chưa sửa, khen cáigì. Cho đến một việc dễ hiểu như góp thóc nuôi quân, hễ kêu đói cũng bị độp: tự làm mà ăn, dân đangthiếu, lấy của dân là ăn giành, ăn cướp. Từ đó xảy liên tiếp nhiều vụ đào ngũ: về biên giới lãnh võ khíthì đào ngũ về Việt Nam mất sáu cậu, bí đường quá thì đào ngũ theo địch, ba cậu, mất hai súng. Khôngkhí rất khó thở, rất ít tin nhau. Đùa một câu thôi, đến lần chỉnh huấn sắp tới có khi các bạn đấm ngựcsám hối, ông Dinh hiểu khác đi lại úp chảo gang cho. Thiệt tình, khi ông Dinh về nước chữa khớpnặng, anh em thở phào nhẹ người.

Chanh nhấc cái soong xuống đất, trút gạo rang ra nắp ống tre, rắc đều vào nước sôi, đậy vung. Anhlấy ra hai cái gáo dừa nhỏ gọt trơn tru, dùi lỗ đóng tay cầm bằng tre uốn cong thành cái cốc màu nâuđen.

Hai Thỉnh chống cằm, trầm ngâm:- Bây giờ thì sao cậu ?- Lần hồi tháo gỡ thôi. Trên đưa xuống chánh sách luân lưu, anh em bình với nhau, ai cần thì về

trước, cũng tốt. Tính leo núi khứ hồi mất hai tháng, thăm nhà và chữa bệnh hai tháng. Có cậu nhà ởđịch hậu Hòa Vang hay tận trong Phú Yên, xin Phòng biên chính cho thêm. Bệnh thì lu bù, mặt bủng dachì, báng số ba số bốn. Thường phải mất nửa năm một lần phép. Chỉ được đi một phần mười quân số,vị chi năm năm mới đi được giáp vòng. Anh em bàn: năm năm, cộng với mấy năm chưa có chánh sáchnữa là bảy tám năm, mà cũng được, nói tới phép tắc không bị mắng nhiếc là hay rồi... Tới đề bạt. Bancán sự thấy đề bạt là phải, đánh giặc năm sáu năm vẫn cứ đội viên trơn cũng tội, coi như vinh dự thôichứ chẳng có đồng xu phụ cấp nào, chẳng có lính mà chỉ huy. Danh sách chúng tôi đưa lên được duyệthết, nhưng bản quyết định thì ghi tất cả đều “quyền”. Quyền tiểu đội trưởng, quyền tiểu đội phó. Vì khuchưa được liên khu quy định bằng văn bản là được phép đề bạt đến cấp nào ! Tới cái ăn. Gạo nuôiquân ưu tiên cho bộ đội Lào, đồng ý cả. Còn sản xuất tự túc của ta thì đặt nhiều mức: các đội Xâydựng vùng giải phóng, các đội Xung phong công tác ở địch hậu thì vừa sản xuất vừa xin dân, trênkhông cấp. Cơ quan tự túc sáu chục phần trăm, các trung đội tập trung bốn chục, riêng bệnh xá đượccấp đủ. Hễ đầu mùa mưa là bộ đội chia tổ ra ở với dân, giúp dân cày cấy, cũng tập dân vận luôn. Giữamùa mưa dồn quân đi đánh, lúa chín thì về gặt, dân cho thóc gánh đổ kho bí mật. Được khá lắm anh.Đây ruộng không thiếu, chỉ thiếu người làm. Tánh người Lào lại rộng rãi, thương anh em lắm, có tớihơn một nửa được họ nhận con nuôi, làm lễ phục khẻn[36] đàng hoàng nghen. An ủi tình cảm vậy, bộđội đỡ nhớ nhà. Hết hẳn đào ngũ... Đó, anh Hai thích khẩu vị Lào thì tôi dọn món khổ qua trộn ớt, thêmnhiều me với khế !

Hai Thỉnh cười dài. Những chuyện rối ren ở Tây-Nam anh đã nghe báo cáo từ trước, nhưng rấtchung chung và hay bị bóp méo vo tròn.Các bí thư liên chi bật ra thường chĩa mũi dùi vào Chín Khiết,bởi cán bộ cấp dưới về cơ quan chỉ chào họ rất lễ phép, sau đó đi tìm hoặc đợi anh Khiết để bàn việc.

- Vậy là Chín Khiết không hất ai ?- Không. Chỉ góp ý ngang mức mọi người. Nhưng ác cái, ảnh không tin ai thì đừng hòng bộ đội tin

người đó.- Còn vụ diệt tề bên kia Nặm Khoỏng, giết tay phò bạn ?- Ảnh nhận lỗi, tự đề nghị cảnh cáo trong Đảng, hạ một cấp. Liên chi ủy bàn lâu rồi cho qua. Hồi

đó bộ đội mới sang, nắm chánh sách rất lơ mơ, chánh quyền Lào chưa có. Anh quen nếp địch hậu bênViệt Nam, khi gấp rút quá cứ tiền trảm hậu tấu. Chúng tôi có thông báo khắp mặt trận Tây-Nam, phê

Page 130: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

bình ảnh để bộ đội rút kinh nghiệm, cũng sốt ruột vì anh em bị đánh úp, chết nhiều.Hai Thỉnh nhấm nháp chén nước gạo rang khá thơm và đắng:- Còn cậu, không cố gây cảm tình với Khiết à ?- Gây sự chớ gây cảm tình ! May là ảnh biết tôi thiệt bụng, chẳng kèn cựa tranh giành gì hết. Anh

hơn tôi đến bảy tuổi đó anh. Tôi băm hai, ảnh băm chín. Vợ con bị Tây càn giết sạch một lần, tội lắm.Nhà nào có con nít là ảnh ghé vô, bồng ẵm hôn hít không chán.

Trước mắt Hai Thỉnh hiện rõ nét vóc người cao gầy, bộ mặt dài và xương, đôi mắt trũng thành bọccủa anh tiểu đoàn trưởng lầm lì, hay buồn một mình, có lúc bị anh Huỳnh Dinh ghép vào bệnh “ba tê”,tức là thiếu tinh thần. Khiết chỉ ngậm miệng nhường anh em cãi hộ. Anh tự hứa sẽ gặp Khiết nhiều hơn.

Thỉnh và Chanh bàn về thông báo mới đây của liên khu cho biết nạn đói dữ dội ở vùng tự do, nặngnhất là vùng ven biển Nam Ngãi, bộ đội phải tản ra nhịn ăn cứu đói, cứu bệnh. Việc tiếp tế cho cácchiến trường xa như Hạ Lào - Đông Bắc Miên hay Cực Nam Trung Bộ sẽ phải giảm, riêng phần việntrợ trực tiếp cho bộ đội Lào thì nguyên như cũ.

Giũa lúc ấy, một tiếng “uỳnh” to và trầm dội lên, chỉ cách họ vài cây số. Đúng một lần nổ là hết,không có tiếng súng nhỏ hay lựu đạn tiếp theo. Chanh vọt dậy, lắp bắp:

- Mìn... mìn biệt kích... đúng hướng Kiệt Ngôông...Anh Đeng hộc tốc chạy đến, tay cầm trường Mỹ, tay xách nịt đạn. Con trai anh chạy theo, khoác

cây súng kíp, túi thuốc đạn kịp choàng qua vai. Đeng nói hụt hơi:- Đã dặn đi một đường về một đường, chúng nó cứ ẩu. Tôi đi đây, Chăn-thi !- Tôi cũng đi !- Đừng. Anh bỏ khách cho ai ?Chanh lẳng lặng ngồi xổm xuống, kéo củi ra cho lửa hết bốc ngọn. Nhà anh Đeng cũng tắt đuốc dầu

rái. Tổ trinh sát sáng mai sẽ đưa anh Hai Thỉnh về khu, nay vắng cả. Tổ Xây dựng vấp mìn. Chỉ cònanh để đưa đồng chí chính ủy khu đi lánh nếu địch ập tới.

Làng Kiệt Ngôông bị khủng bố nhiều lần, vẫn sống hợp pháp trên đất cũ, chỉ cán bộ và du kích ra ởbưng. Địch không dám làm quá tay, sau khi những làng bị chúng đốt đều rút vào rùng sâu, biến thànhlàng kháng chiến lởm chởm như xương rồng. Sục vào bưng bằng xuồng vài lần, chết nhiều phải lui.Cán bộ It-xa-la hay vào làng ban đêm, điệp báo tin nhưng địch không dám đánh úp ngay trong làng, sẽbị dân kiện hàng tháng, tỉnh trưởng lại là dân làng này. Bọn biệt kích nghĩ ra cách đánh riêng: chúngrình xem It-xa-la vào làng đường nào, bí mật gài mìn vướng nổ hay mìn bấm điện, giết họ trên đườngvề bưng. Mấy tháng trước một nhóm đã bị phục bằng súng, may sao đêm đen khó bắn, chỉ một đồngchí bị thuơng. Nay chúng đổi dùng mìn...

Hơn một giờ sau, hai chiếc xuồng ghé bến. Đèn pin bọc vải xanh loang loáng. Du kích khiêng lênba người: tổ trưởng Xây dựng chết nát thân, hai cán bộ một Lào một Việt bị thương, chỉ sót một độiviên Lào ghé thăm vợ con đi sâu xa mới thoát quả mìn vướng nổ cỡ to, được gài sau khi họ vào làng.

Hai Thỉnh lo lắng:- Cô gì y tá... à cô Lan, lại theo bệnh binh về mặt trận bộ mất rồi, làm sao Chanh ?Chanh không đáp, leo vội lên kho thóc, lôi xuống một cái bồ có nắp, giốc ra võng mình. Cả mớ

những thang thuốc nam trong lá chuối khô, những túm rễ lá, những lọ bột có nhãn, mấy cái túi nhựatrong đang còn là của hiếm. Anh chọn lấy vội mấy thứ, chạy đến nhà anh Đeng, nơi hai đồng chí bịthương đang rên, giãy. Ga-rô chặn động mạch. Thuốc tím rửa vết thương, cầm máu bằng lông củ cu-li[37] vàng rộ, băng bằng vải hoặc bẹ chuối lột vỏ xanh tùy chỗ khó dễ, tất cả đều đã luộc sẵn, gói kín.Hai Thỉnh ngạc nhiên khi thấy Chanh rút ra một hộp nhôm đựng ống tiêm và kim, nấu lại, pha nước cấtvào lọ pê-ni-xi-lin, bơm thử dưới da trước, sau đó tiêm cho mỗi người nửa lọ kháng sinh, thứ này ởbệnh xá khu cũng xếp lại quý hiếm.

Đợi khi ngớt việc, Hai Thỉnh mới hỏi rụt rè:- Chớ cậu học nghề thuốc hồi nào tài vậy ?- Học thuốc nam với cụ Chín Chưởng ở Huề Bình. Học thuốc tây mỗi khi nằm bệnh viện. Thuốc tôi

Page 131: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

gởi mua ở Pạc-xê, đôi khi cơ sở Lào gởi tặng. Tiêm sẵn pê-ni-xi-lin, đỡ lo thối thịt, mờ sáng maikhiêng về bệnh xá mặt trận.

Hai thương binh đã thiêm thiếp. Thỉnh trở về võng mình, ngả lưng. Rõ quá rồi, không thể để cậuChanh ở đây mãi. Thường vụ Ban cán sự khu đã nhất trí điện về liên khu đề nghị đưa Chanh vào ủyviên thường vụ, để ở lại Tây - Nam ít lâu nữa cho ổn nội bộ, rồi rút về làm trưởng Ban chính trị khu.Anh trưởng ban hiện nay vẫn tốt nhưng không hiểu gì về chiến trường này cả, từ ngày lên Lào chỉchuyên ở cơ quan như một công chức cần cù gắn với bàn giấy, cần đưa về địa phương ít lâu cho hiểuđất Lào người Lào.

Khi Chanh trở về võng mình thì Hai Thỉnh đã ngủ say. Chanh nhẹ nhàng treo cái mùng dã chiến củamình phủ lên trên võng anh chính ủy, nhen lại lửa, bỏ thêm lá xông khói, buông thân hình mỏi nhừ củamình xuống võng, kéo tấm vải đắp trùm kín người, rơi chìm vào một giấc ngủ lắm tiếng nổ.

Page 132: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Chương XVI

Tiểu đoàn phó Năm Chò cầm ngang cây tiểu liên Tuyn còn xếp băng và chưa rút báng trên hai bàntay ngửa, toài thật êm đến bên trung đội trưởng Sáu Cam. Cam ngồi trong hố sâu nửa mét, nhô đầu nhìnquanh, nhẩm lại cho thuộc hình dáng đồn 76 đã xem ban ngày, sờ nắn ban đêm, phần trong ruột đượctrinh sát trình bày trên sa bàn.

Trước mặt họ, cái đồn rất quen như nín hơi, nhắm mắt giả vờ ngủ, trong khi các họng súng đều chĩasẵn đợi siết cò. Cơ sở nội tuyến báo chúng đã tăng tuần gác lên gấp đôi, sửa kỹ công sự, trữ thêm đạn,gạo, nước từ khi gián điệp cho biết có quân của trung đoàn 108 lảng vảng trong vùng. Cam căng mắtngắm nó, chỉ thấy lớp hàng rào tre ngoài cùng dựng chổi chà trên nền trời đầy sao, trong xa có thêmcái chuồng cu của mi-ra-đo nhô thấp thoáng.

- Mấy phút nữa anh ?- Mười ba. Nhớ nghen: đặc công bên Chiêm Lâu nổ trước, ta tiếp liền. Mà được đột phá khẩu thì

tao mày cùng lên, mày bên mặt tao bên trái, chỉ đường cho xung kích vô tung thâm.- Dạ nhớ. Anh xuống hố nghỉ một chút.Năm Chò xuống hố của mình do trinh sát đào hộ, sâu hơn của Cam. Trong tối, Cam mỉm cười khi

nghe tiếng nước óc ách khẽ, rồi mùi rượu bay thoảng. Dạo này anh Năm uống ít và kín đáo, không hềsay. Cái hồ lô nước thánh của anh không giao cho ai nữa, chỉ nằm trong đáy ba-lô, ra trận anh mới đeovào nịt trong bao vải U.S.

Sắp rồi. Cam xốc lại cây Tuyn xếp gọn đeo chéo trên lưng, đẩy ba băng dự trữ ra sau mông - súngđạn chưa dùng đến ngay - trườn sang hố bên cạnh. Tổ trưởng tổ mật bộc xoay đầu lại, mắt thao láo.Phần việc của cậu nhàn nhất trong Đội bộc phá giá thiết, tức là đội đánh thuốc nổ và bắc thang cầu.Đặt quả bộc phá sẵn vào hàng rào tre, nghe hiệu lệnh là giật nụ xòe và rút, xong, địch chưa kịp đốiphó.

- Lên rào đi, đợi Chiêm Lâu nổ là giựt.Mấy phút cuối cùng bò chậm hơn rùa. Rồi một loạt tiếng nổ âm âm của thủ pháo lọt trong lô-cốt

dội tới từ đồn Chiêm Lâu. Dưới chân hàng rào tre, cách Cam hơn chục thước, một tia lửa đỏ phụt ra,xì xì, cậu mật bộc chạy xuống, giúi vào tay Cam sợi dây giật nụ xòe. “Xuống dự bị !”. Cậu chạy thẳngxuống dốc. Cam cúi đầu tránh tre gỗ văng.

Oàng !Bên mũi phụ công, quả bộc phá cũng nổ sát nút. Mũi dương công trên sườn đồi bên kia châm lửa

đốt dãy nhà tranh địch dùng để điểm phu làm đồn hay dồn người bị bắt. Trong và ngoài đồn 76 hiệncảnh động đất và núi lửa phun. Đạn đủ cỡ rít réo, vạch đường lửa xoắn nhau, đan lưới vào nhau. Đámcháy chập chờn không soi thẳng vào chỗ mũi chủ công, đỡ lộ, vẫn giúp cho hai khẩu ĐK.57 sửa đườngngắm, thúc đạn lõm vào hai lô-cốt nằm hai bên hướng đột phá.

Tre gỗ còn rơi lả tả. Cam đã hét to át tiếng ồn nhức tai:- Tổ Hai lên !Tổ này đánh hàng rào cũi heo bằng bộc phá ruột tượng. Tổ trưởng huỳnh huỵch chạy lên, bao vải

dài vắt qua vai như cõng gạo. Chỉ một tổ viên theo sát, đeo chéo qua hai vai một túi lựu đạn, một túidết đựng vôi bột, vừa chạy vừa bốc vôi rắc trên mặt đất làm lộ tiêu. Địch vẫn chưa nhận ra hướngchính của ta. Phía mũi dương công, hàng rào tre gỗ được tưới dầu lửa từ trước bắt đầu cháy mỗi lúcmột to, địch xối đạn vào đấy.

- Tổ Ba lên !Thép gai ruột gà thả bùng nhùng, đánh bằng bộc phá ống. Tổ trưởng vác cái ống tre chọc mắt dài

hai thước giống ống lấy nước của đồng bào Thượng, tổ viên theo rắc tiếp lộ tiêu.Quái, sau lâu quá vậy ? Không nổ, cũng không thấy nụ xòe xì xì. Bánh khảo tịt ngòi... Cam chạy vọt

Page 133: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

qua hai lỗ hổng đã mở, nhào sấp xuống. Đúng, hỏng phần điểm hỏa. Cam rít răng:- Tao dặn lắp hai nụ xòe. Sao ?- Thấy đồ mới tinh, em tưởng...- Đầu cha mày chớ tưởng ! Xuống, tao đánh !Cam luôn luôn đeo trên nịt vài bánh thuốc nổ tự nấu đúc cỡ hai lạng, lắp dây cháy chậm dài hơn

lựu đạn, buộc sẵn dây cao-su. Xô cậu tổ trưởng sang bên, Cam buộc hối hả một bánh vào đít ống bộcphá, đánh cho kích nổ cả ống. Nụ xòe xịt lửa. Cả ba chạy nhào xuống. Một tràng 12 ly 7 chợt quét àoào trên lưng họ. Địch trông thấy bóng họ lọt đến rào bùng nhùng, đã đoán ra mũi chính. Đèn dù bay lêntới tấp. Ống bộc phá nổ, hắt tung thép gai sang hai bên, lỗ hổng thứ ba hiện rất rõ dưới ánh sáng chóimắt. Các nòng súng lớn nhỏ xoay vội về phía Cam, thêm lựu đạn phóng, lựu đạn tay, đạn cối bắn dựngđứng nòng.

Gay go lắm rồi. Cho tổ thang cầu lên, chúng quét chết tươi ngay. Tổ trưởng thang cầu Một, đen lùnvà rất vạm vỡ, sẵn sàng vọt khi có lệnh, không do dự.

- Anh Sáu cho lên ?- Khoan, đợi hỏa lực kềm chế bớt.Đội hỏa lực từ nãy chỉ thong thả thổi tùng phát ĐK.57, lúc này mới rộ lên một lượt. Sáu cây trung

liên nhả đạn thuốn vào các lỗ châu mai đang chớp lửa, bốn khẩu cối 60 cũng vừa bắn vừa chỉnh, cốcho trúng các hố đặt súng cối trên đồn. Đã bước vào cuộc đọ gang thép, đèn soi cho nó cũng soi chota. Một phát DK ngắm kỹ phá toác hẳn cái lô-cốt bên trái. Cam thấy rõ cái hốc đen ngòm méo mó.

- Thang cầu Một lên ! Tổ lựu đạn chày yểm hộ !Số lựu đạn cán gỗ mới ra lò chưa nhiều, lựu đạn đập ta làm hay thối, bộ đội thích dùng lựu đạn

địch hơn. Thứ đó ở địch hậu dễ kiếm, bọn hương dõng vệ sĩ được phát nhiều thường bán hay gửi biếuta lấy lòng, nổ ngon nhưng không ném được xa. Cam lập riêng một tổ lựu đạn chày, chọn những cậuném xa và trúng đích nhất, cho tập thêm cách phối hợp với bộc phá giá thiết và xung kích, giao chomỗi người mười lăm quả và một mã tấu, trông hơi lạ mắt. Một trận trước, tổ này đã ném hơn bốn chụcquả, cứu được tổ bộc phá đánh lô-cốt bị mắc kẹt cách lỗ châu mai chỉ mấy sải tay.

Tổ thang cầu khiêng “cái chõng” chạy lên lạch bạch. Cam đổi ý, khoát tay hét, chỉ cho lên haingười xách túi lựu đạn. Phải để dành cho các bước sau. Hỏa lực địch yếu hẳn đi chệch choạc, nhiềuluồng tuôn chéo lên cao, thằng bắn không dám nhô đầu. Năm Chò lom khom chạy tới nằm bên Cam:

- Cần gì nữa không, Cam ?- Đạn thẳng đỡ rồi. Rán trị bọn cối dựng nòng thử coi. Đó, nữa, mẹ cố tổ nó !Những quả cối 81 và 60 vẫn rơi vung vãi giữa các lớp rào. Vừa lao xong cây cầu tre có chân

chống qua hào chông, một tổ viên bật ngửa, ngã vật ra, hai vết sẫm loang nhanh trên ngực và bụng. Mộtcái bóng chồm tới xốc bạn, cõng chạy xuống. Hai cậu lựu đạn quỳ lên, giơ tay dứ dứ lấy đích, giật nụxòe, ném hết đà. Chớp lửa mé trong tường đất quá gần, mà trên sa bàn các hố súng cối nằm giữa rốnđồn, chung quanh lô-cốt mẹ. Cối 60 ta chỗ rốn ấy, nóng lòng đợi tiếng rền trời của một đống đạn tronghố nào đó bị kích nổ theo.

- Tao cho phóng bom nghe Cam ?- Dạ. May nhờ rủi chịu !Năm Chò vọt đi. Một tràng đại liên xóc chiu chiu bên chân anh, tung những búng đất bột như bốc

khói, không trúng. Đội bộc phá giá thiết gờm phóng bom vì hay sai tầm lệch hướng, họ càng đến sátlô-cốt càng dễ bị đấm lưng. Xung kích còn chờ bên ngoài không ngại mấy.

Bịch, bịch bịch !Cam hét hai tổ trên kia nằm xuống, cũng thùa, họ đã dán bụng xuống đất.Ba quả bom 11 cân nổ rung đất trong ruột đồn. Hay lắm, tiến bộ lắm, yên bụng rồi ! Tiếng xì xào

của tổ bộc phá Bốn nghe rõ. Lại ba trái bom nữa bay lên sau những tiếng phóng nặng trịch.- Tổ Bốn lên ! Hễ nghe bom rít phải nằm !

Page 134: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Tổ này phá lớp rào chống giáp tường đất và lô-cốt cũng bằng bộc phá ống. Ba người ôm hai ốngdưới nách lao tới. Vào sát địch phải kín võ với nó. Có thể người trúng đạn, ống không nổ, nổ màkhông quét hết chông - thứ chông tre đực cao đến ngực, đóng bằng vồ xuống đất, có mìn nối dây chônbên dưới. Ống dài hai thước, lớp rào có thể dày bốn thước... Gì thì gì, bộc phá viên cũng chỉ đượcchạy con thoi từng nhóm nhỏ, không được dồn cục hay xếp dãy bám đuôi nhau ở nơi không hầm hố.Một đội bộc phá ở tiểu đoàn bạn quá liều lĩnh, mở rào tới đâu đưa đội hình mũi nhọn bò lên tới đó, bịthương vong gần hết chỉ vì một tràng đại liên từ trên mi-ra-đo rỉa xuống lưng dưới đèn dù sáng rực. Bịlắm người chê là nhát, Cam cứ phớt: cho lên từng tổ, đội trưởng không rời vị trí chỉ huy bên ngoài rào,chỉ nhảy khỏi hố khi rất cần. Chết e ? Dễ thôi, nhưng chỉ được phép chết sau khi mở toang đột phákhẩu cho xung kích lao vào ruột đồn !

Tổ Bốn đánh cả hai ống. Tổ trưởng ào xuống giúi cho Cam những bốn sợi dây giật nụ xòe:- Sạch lắm, anh Sáu. Bánh chưng lên ngon !- Tổ Năm lên ! Hai lựu đạn nữa lên !Cam chợt nhận thấy tay và giọng mình run. Đây là quả cuối cùng, quyết định thắng bại. Tám cân

thuốc nổ gói nén kiểu bánh chưng, buộc thêm hai chân gỗ choãi ra để dựng vào tường lô-cốt, lắp ba nụxòe còn thêm tám kíp phụ tăng sức nổ. Đây là quả thằng địch khiếp nhất, còn bao nhiêu đạn dốc ra bắnchặn, bắn trượt thì thằng gần cửa đâm đầu chạy, thằng mắc kẹt cố dùng súng lắp lê thọc qua lỗ châumai hất ra xa tường. Đây là quả mà đôi khi các anh hùng bộc phá, đạn xóc đầy thân, cố bò lên để épngực dựa vào nó không cho địch hất ra, gượng hết sức tàn giật các nụ xòe, về sau đồng đội chỉ còn cúiđầu trước một ngôi mộ tượng trưng.

Đây cũng là quả mà trung đội trưởng Cam thèm tự tay đánh. Thèm đến phát cuồng. Cấm lên sớm.Đội mất chỉ huy là rắn mất đầu.

- Tổ Năm dự bị, sẵn sàng chua ?- Sẵn sàng !Lúc này không thể hà tiện. Các trung liên, đại liên, súng cối ta bắn như mưa bão, phóng bom tống

đạn túi bụi, đất này dồn dập xốc bụi bay mù. Bốn tổ viên lựu đạn đứng thẳng người, ném như máy.Sấm sét của ta trùm hẳn lên góc đồn này, đè chúng nó xuống bẹp gí, chỉ còn phát ra nhũng tiếng òng ọctử thương.

Chớp trắng. Trắng chói mắt. Tiếng nổ quá to lại nghe ra nhỏ khi tai chịu không nổi. Gạch đá đất gỗbay lên trời, trông rất chậm trong lửa loe lóe, và muốn dừng lâu trên cao chẳng chịu xuống.

Tổ trưởng tổ Năm dự bị gào vào tai Cam đang ngập tiếng ve trưa hè:- Tiếp trái nữa, anh Sáu ?- Khoan. Đợi tôi lên !Năm Chò chạy tới, chỉ đập vào vai Cam không nói, cầm tiểu liên thốc lên cửa mở. Cam cùng tổ

năm dự bị lao theo, cầu tre nhún dưới chân. Một sợi thép gai rơi vãi xé vải và thịt trên đùi Cam. Camquát tổ dự bị: “Dọn sạch đường lên !”.

Tổ Năm đánh rất tốt. Quả bánh chưng được kê vào chỗ giáp mí của tường đất nối vào lô-cốt xâyđá và xi-măng, phá toác được cả hai. Đá to gỗ lớn đã rơi hết, chỉ còn mảnh nhỏ rắc lộp bộp xuống đầuvà vai. Cam nhoài người qua chỗ tường hổng, quét hú họa mấy loạt ngắn phòng địch ùa tới chặn cửa.Năm Chò rút đèn pin chĩa xuống chân đồi, nháy ba lần, ngừng, lại nháy ba lần. Đội xung kích Một chạylên từng tổ rời, thở hồng hộc, lao qua trước mặt Cam, biến vào các con hào trong đồn. Những súngtrường không lưỡi lê đều có dao găm buộc đầu nòng.

- Phần mày xong, thu dọn đi Cam !Năm Chò thay băng tiểu liên, nhảy xuống hào theo xung kích. Cam dợm chân định lao tới, lại kịp

ghìm chân, chỉ gọi tổ Năm dự bị ôm quả bánh chưng thứ hai bám anh tiểu đoàn phó, phòng khi phảiđánh lô-cốt mẹ - một boong-ke xây bê-tông rất chắc, e rằng DK dùi không thủng. Cam thong thả đixuống chân đồi, cảm thấy mỏi nhừ khắp thân như sau một ngày cõng nặng leo núi. Trung đội phó đangthu quân, kiểm vũ khí, cho tải thương khiêng một tử sĩ và hai thương binh về trạm phẫu. Đánh một đồnto bằng cường tập, bộc phá giá thiết mất như thế là nhẹ. Cam sửng sốt khi nghe trung đội phó bảo từ

Page 135: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

quả đầu đến quả cuối chỉ mất mười sáu phút, cậu ta làm đốc chiến ở cuối đội hình nên rảnh rang hơn.Cam tưởng chừng mình vừa đánh suốt một buổi.

Bốn khẩu pháo 105 nãy giờ bắn bủa lưới chung quanh đồn Chiêm Lâu bắt đầu tách đôi, hai khẩunhả đạn chung quanh đồn 76. Ta với địch đang quần nhau trong đồn, chúng không dám bắn gần. Đạnnhổ nhiều nhất ở quãng giữa Chiêm Lâu và 76: Việt minh đánh hai đồn một lần, ắt là đặt sở chỉ huy ởgiữa chứ sao !

Ba giờ sáng, Năm Chò về đến hầm chỉ huy, để Ba Dĩnh và đại đội phó ở lại thu dọn chiến trườngthật sạch bong. Cô y tá vồ lấy anh chỗ cửa hầm, mếu máo:

- Chú coi thử, anh Cam bị gì mà lịm chết giấc, có dấu máu to ở đùi. Cháu lay miết, ảnh hự hự trongmũi, gạt tay cháu ra.

Năm bước sấn vào hầm, nhấc cái đèn thẫu dầu dừa soi lên mặt và người Cam, sờ trán nắn ngực,bật cười:

- Thằng khỉ, ngủ không ngáy làm người ta hết hồn. Máu ở đùi hả ? Thép gai quệt rách quần rách da,nó bôi thuốc đỏ tùm lum, coi dễ sợ.

- Thiệt không chú, ngủ gì như người tắt thở...- Cô chưa ngủ với nó lần nào, biết sao được ?Cô y tá thụi vào sườn tiểu đoàn phó, chạy biến. Năm Chò biết cô này mết Sáu Cam từ khi mới gặp,

Cam phớt đều. Tốt thôi, nó mới hăm mốt, chẳng vội.Càng lớn lên nó càng đẹp người, cao to, râu quai nón rậm, tóc bồng dọn sóng, chỉ hưởng của ông

Tư Chua cặp mắt xếch với lông mày nét mác, cái cằm chẻ đôi. Lời ăn tiếng nói cũng đĩnh đạc, chọnlọc, rõ ra cậu học sinh chuyên khoa Văn được rèn tiếp trong trường chính quy Lục quân, mà vẫn nhớnhững bài học của cái thời ở mướn, ăn xin, làm chú nhỏ liên lạc theo bộ đội Nam tiến.

Ở lớp tập huấn đánh công kiên, Năm Chò nhiều lần nổi khùng khi huấn luyện viên Phan Cam thổicòi đánh toét, hô hai tiếng đáng ghét: “Làm lại !”. Sai một chút, quên một tí xíu, hở một ly lai nào đó:làm lại. Cam nói lạnh ngắt: “Khi ứng dụng, xin tùy các đồng chí đánh sao cũng được, bây giờ đang họcthì yêu cầu phải đúng trăm phần trăm”. Cuối lớp, Năm Chò cố thuyết ban chỉ huy trung đoàn xin Camvề, rồi lại năn nỉ ỷ ôi để đưa đội bộc phá giá thiết của Cam đến phối thuộc đại đội 8 liên tiếp mấytrận. Thắng to thắng nhỏ, chưa trận nào thua, anh chỉ có một mối lo canh cánh, lo nó chết hay què cụt.Bộc phá viên rất dễ thương vong, mà mấy khi được một đứa như nó trong hàng cán bộ...

Năm Chò ngả lưng xuống tấm sạp tre lót đáy hầm, bên Cam. Tiếng răng rắc và mùi mồ hôi nồngđánh thức Cam dậy. Cam chớp mắt liên lu, xoay đầu, hỏi ngay:

- Anh Năm hả ? Đánh trận nội ra sao ?- Hơi rắc rối, nó có hầm ngầm dưới lô-cốt mẹ...- Xài bánh chưng không ?- Khỏi. Lựu đạn thủ pháo đủ ngon. Nó mới đào thêm, chưa lắp cửa, tính xoi đường hầm ra ngoài

rào, mới được chục thước... Ngủ đi mày. Thức trắng mấy đêm rồi, phờ râu.- Anh em mình bị nhiều không ?- Ít. Ngủ đi, tao cũng nhắm mắt một lát.Năm Chò chợp được một giờ. Ba Dĩnh dựng anh dậy, đưa lệnh viết của trung đoàn cho đại 8 rút

qua sông Thu Bồn để nghỉ ngơi chấn chỉnh, trong khi các đơn vị bạn tỏa ra đánh viện. Riêng với NămChò có cái lệ ấy: lệnh tiến quân nói miệng cũng được, lệnh lui dứt khoát phải viết. Trung đoàn trưởngnói qua điện thoại, gắt, chửi, anh chỉ cho bộ đội chuẩn bị chứ chưa lui ngay, đợi giấy đến tay. Anh bịvài lần hớ khi mấy ông cấp trên chối lỗi bay biến, người biết rõ cũng ngậm câm, ai dám bênh anh thìcầm chắc trầy vi tróc vảy. Từ đó anh thề nắm đằng chuôi chứ không nắm đằng luỡi.

*

Page 136: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Cánh quân lên đóng lại đồn 76 bị đánh tơi tả. Địch bỏ hẳn điểm cao ấy, lập đồn khác gần quốc lộMột dễ ứng cứu hơn, xây lại theo kiểu ngôi sao bốn cánh với những boong-ke đúc chìm rất chắc, nhiềuhầm ngầm, trông xa như con nhện nằm giữa lưới thép. Kiểu đồn mới này trông oai vệ nhưng rất hiểmđộc, địch có thể xả ít nhất bốn luồng đạn chéo cánh sẻ vào bất cứ điểm nào bên ngoài hoặc giữa cáclớp hàng rào dày đặc mìn nổ, mìn đèn.

Đại 8 đánh thêm vài trận giao thông nữa, rồi được rút xa hẳn về phía Nam sông khi mùa lũ lụt năm1953 bắt đầu, đúng lệ vào tháng 10-11 dương lịch.

Bộ đội kéo đi lãnh vũ khí, tân binh trẻ măng lũ lượt đến, dân công gánh gạo và đạn ùn ùn từngđoàn. Cả một vùng năm sáu làng to, chưa hề bị bom, đầy những người đeo vòng ngụy trang đi chậtđường, mặc đủ kiểu và vác đủ thứ trên vai. Máy bay địch sục tìm không ngớt, nhưng dồn sức đánh phácầu đường và bến đò nhiều hơn.

Ba Dĩnh phải chia tay với anh em: anh lên phó chính ủy trung đoàn, được điều về một trung đoànchủ lực thuộc liên khu đang xây dựng ở Bình định. “Cụ Ba thầy tu” đành gãi gãi cái đầu cạo bóng từxua, nói lòi tạm biệt trước một đại đội bùi ngùi.

Ba đại đội số 5, 7 và 8 nhập lại thành tiểu đoàn 578, Năm Chò lên tiểu đoàn trưởng, ban chỉ huyđược bổ sung đủ bốn người. Chò nằn nèo, giữ được Sáu Cam và đội bộc phá giá thiết ở lại tiểu đoàncủa anh. Trung đoàn xét Cam đánh 11 trận lớn nhỏ đều tốt, đề nghị đưa Cam lên đại đội phó, nhưngliên khu không duyệt: danh sát đề nghị đề bạt rất dài mà Cam còn ít thâm niên. Đề bạt non thì cán bộtrẻ sinh kiêu và chung quanh so bì, hậm hực. Khen thưởng ở mức bằng khen giấy khen thì được, chứhuân chương tại liên khu Năm là của rất hiếm, bộ đội chỉ trông thấy vài huân chương chiến sĩ sao bạctrong các đại hội thi đua, hay xúm lại trầm trồ sờ nắn.

Đợt học chính trị tiếp đó sôi nổi đặc biệt, chưa từng có. Liên khu đã làm thí điểm phát động quầnchúng giảm tô ở các tỉnh. Mấy chục cán bộ trong trung đoàn được rút đi giúp phát động tại vùng tự doNam Quảng Nam, nay chia nhau đi báo cáo trước những đơn vị say bốc, nghe đến khuya vẫn hò kểnữa, nói nữa. Lính ta bàn xôn xao, mặt tươi nở, háo hức đợi tin “phát” ở xã mình, thôn mình, lại nhắcnhau đừng nôn nóng, càng làm sau càng dày kinh nghiệm chứ sao. Ừ thì chưa phải người cày có ruộng,nhưng giảm được tô tức là đủ mừng lớn rồi. Ai lại để mãi cái cảnh ngược đời, mình đi đánh giặc cứunước, chẳng biết khi nào mất mạng hay mất chân tay, trong khi cha mẹ già cùng vợ yếu con thơ cứ ăncơm vay cày ruộng rẽ mãi mãi, vỗ cho mấy nhà địa mập ú ! Anh em giấu nhau gửi rất nhiều thư lêntrung đoàn, xin được ghi tên trước để khi xã mình phát động thì được đi phép về góp một tay.

Bước vào học chỉnh huấn quân sự. Nắng thì ra đồi học “ngũ đại kỹ thuật”, mưa ngồi dồn trong lánhọc lý thuyết. Năm Chò và Sáu Cam cùng đăm chiêu: kiểu đồn mới của địch khó đánh, cố đánh thì rấthao quân. Hai anh em thì thào rất nhiều về chiến thuật đặc công. Cái tên đã bí mật lại còn phủ thêmmột lớp ngụy trang nữa là CK.1, đọc xê-ca-oong, tưởng như tên chiến khu nào mới lập, nhưng chỉ làmột lời khen kín: công kiên số một, công kiên nhất. Rước được thày từ Nam Bộ ra dạy đàng hoàng,nhưng mới tập trung dạy ở liên khu thôi. Các đội CK.1 đến phối thuộc trung đoàn 108 thường gồm vàichục người, đầu cắt gần trọc và thân dẻo như bó gân, cõng ba-lô da khá nặng, chọn ở nhà có phên váchkín và ít người lui tới. Họ không vào hàng quán, không hút thuốc, chỉ ăn những thứ chọn kĩ và tự nấu,trời hơi trở gió đã lo quấn cổ. Họ tự làm bãi tập riêng ở góc rừng kín. Rất nhiều cán bộ đã rùng mìnhkhi bàn phương án tác chiến: các đồn khác dùng tiểu đoàn hay đại đội tăng cường để đánh, nhúmngười của họ nhận riêng một đồn, chỉ mượn thêm mấy cây tiểu liên và xin một đoàn dân công để thuchiến lợi phẩm !

Một hôm mưa to, Năm Chò đến cái “xưởng tre” của Cam. Đội bộc phá giá thiết đi đâu kiếm tređấy, hễ nghỉ tập là xoay ra cưa, chẻ, đục, đan, làm các thứ thang, cầu, sạp, ống bộc phá và khung bánhchưng, xong đến đâu đem gửi giàn bếp nhà dân đến đấy cho khô, hong khói chống mọt, có lệnh là rútxuống nhồi thuốc. Một tiểu đội công binh được phái đến cưa bom nấu thuốc nổ tại chỗ, đỡ phải khiêngvề xưởng như trước. Chò vẫy Cam ra đầu hè, nhăn nhó nói khẽ:

-Trung đoàn lựa người đi học đặc công đó mày. Tao xung phong, không trúng. Các ổng nói tiểuđoàn mới ra lò, bỏ cho ai mà đi, nghe tức ói.

- Hay anh cử tôi đi ?- Tao mới ướm thử, cũng bị gạt luôn. Kêu là không phải đồn nào cũng chơi đặc công được. Bây giờ

Page 137: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

tao đang đòi cho kiến tập, coi nghề ngỗng mấy chả ra sao mà đánh ngon kì cục. Tao học mót về bàycho mày.

- Đành vậy. Với lại... hì hì... Đặc công họ tránh bay mùi, mà anh thì nồng nặc mùi thuốc, rượu, hôinách nữa, vô chưa tới rào chó bẹc-giê đã sủa nhức tai...

- Phản tao hả ? Tao chừa được, chừa hết !- Chẳng cần bò lết theo Xê-ca-oong đâu, anh chừa được chị Năm thưởng anh liền một khi !- Thưởng gì ?- Một thằng con mập ú !Năm Chò bật cười, rồi trầm ngâm:- Chị Năm mày một mình nuôi con, công tác ngập đầu, thôi cứ nuôi thằng Chung cái đã. Hồi chị

mày mới kể, thiệt tình tao ngứa ngáy lắm, như nổi rôm xảy cùng mình. Lần hồi tao lại thương nó nhưcon đẻ, tại nó dễ thương quá mà. Trâu nhà ai mặc kệ, sanh nghé tao cứ lùa ! Với lại phần tao cũngchẳng mẫu mực gì mà chê thiên hạ...

- Quên không hỏi, lâu nay anh gặp chị Tư Toản không ?- Có, gặp ở Tam Quan. Lấy chồng rồi, hai con, vẫn buôn lậu mày ạ. Buôn hàng chạy dọc xe lửa,

công an tịch thu cả chục lần chưa kinh. Nó không xài kiểu “đầu phồng đá lửa, bụng chửa ka-ki” đâunghen, cũ rồi, mà nhờ bộ đội ngồi toa công hành chuyển hàng. Coi tướng rất tài, biết anh nào khôn anhnào khờ. Chồng nó sửa xe đạp, hơi đần đần. Nó còn tiếc tao đó Cam !

Hai anh em cười rúc rích.Trong nhà chợt có tiếng gọi to át tiếng gõ đục lách cách:- Anh Năm có đây không ? Nghe nói ảnh qua đây...- Có cái mẹt !Một đại đội phó vừa về xưởng Cao Thắng sửa mươi cây súng hư và lãnh thêm dây cháy chậm

bích-pho, bước tới đưa cho Năm Chò một bì thư khá dày, chưa có dấu kiểm duyệt của trung đoàn.Năm chúa ghét cái lệ kiểm duyệt thư, vẫn ỡm ờ:

- Phạm bảo mật rồi đó ông bạn. Học lệnh 154 rồi chớ !- Ối, thơ vợ gởi cho chồng, kiểm làm trò cười à ? Còn gói quà nữa, tôi để chỗ tiểu đoàn bộ, đưa

thơ trước anh mừng.Cam vào nhà lo việc mình, để Năm đứng nguyên chỗ đầu hè đọc thư Bưởi. Càng đọc anh càng thấy

lạnh người như áo quần dầm mưa gặp gió thổi tăng dần... Qua được nạn đói, tiếp được mùa thì bà con phấn chấn lắm anh à. Bộ máy xã mình bầu lại

vững chắc nói dân rất nghe. Đội phát động giảm tô về cho cán bộ nhân dân học chánh sách bảyđêm, bà con bồng con bế cái đi học ham lắm, kì này đội không dầm dề nhà phủ Đỉnh nữa mà sâusát dân nghèo hỏi thăm từng chút, làm việc với Đảng ủy xã, ủy ban chặt chẽ. Tiếp cán bộ đội vềhuyện họp mấy bữa, khi trở xuống Linh Giang thì đưa quyết định tạm ngừng công tác Đảng ủy ủyban, cử ra một Ban giảm tô năm người nắm hết các việc và giúp đỡ đội lãnh dạo. Anh Tám Lự cốnông, tá điền xóm Ấp làm trưởng, anh này nhà nghèo đông con lâu nay không tham gia gì, kéo vôdu kích cũng không vô. Cô Chín Mẹo bần nông ở Linh Trung làm phó, cô này ngoài hai mươi chưachồng, cũng là người tốt mà bị cái tật nói ba hoa, nói thêm thắt, bà con hay ghẹo là “mồm mépnhư con Mẹo”. Còn lại một cố nông, một bần nông, một trung nông dưới nữa, đều ít tham gia chắcanh không quen.

Tám Doãn tốc xuống huyện hỏi, té ra huyện ủy không được dính vô cách xếp đặt của đoàn giảmtô. Mà Ba Mít làm thơ ký cho đoàn huyện mới kì ! Hồi rớt bí thơ chủ tịch, ảnh xin sao đó được rútvề Nông hội tỉnh trót năm rồi, giờ lại có quyền lắm, chắc họ thấy nhà cửa vợ con ảnh xơ xác thìtưởng là trong sạch, chẳng biết ảnh bớt xén lu bù để ăn chơi và nuôi nhơn tình. Ông Ba Mậu thôiphó chủ tịch cũng hồi đó, lên tỉnh làm ty phó ty Giáo dục, vì nhiều ruộng đất không đi phát độngđược nhưng mà cũng được hỏi ý kiến hoài.

Còn một chuyện nữa rất lạ là cha em bị qui vô cường hào gian ác, tại hồi xưa có làm hương

Page 138: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

kiểm mấy tháng, sau làm chủ tịch đôi khi cũng nổi nóng quát nạt dân. Họ xoay trở cách sao mà cácchỗ sai lầm Quĩ tổng động viên hay là Nông đoàn thất bại cũng tại cha em hết. Việc này Tám Doãnhỏi dò người quen chớ chưa ra công khai, cha em cũng chưa biết, trên đoàn dưới đội bàn tính đểđấu phủ Đỉnh xong rồi mới qua Mười Áng với cha em, không làm vậy thì nông dân mất khí thế,phải chi đấu thằng Tây La-phạt với lão bợm ghiền Xâm Tô thì nhứt rồi. Linh Trung có nhà PhóHửng, địa chủ phá sản lâu rồi nhưng đem truy tội cũ cũng được. Họ đang sốt ruột vì Linh Hạ LinhSơn chưa tìm ra địa.

Em bây giờ lại hóa thảnh thơi, lo ruộng rẫy với phụ may cho chị Thùy. Có lệnh thu hết súng,cha lại nộp cây ba nòng không đạn, còn em thì thà chết không rời võ khí, đừng gây sự với con NămNhím mà dại ! Có tin đích xác thằng Bảy Bòng về tề đi buôn, đã bị bắt vô lính ngụy rồi, tránh néđâu thoát. Mà cũng tại chuyện đó họ mới ghép thêm tội cho cha, Ba Mít nói cha thông đồng cho nótrốn, còn nói chị Thùy cho nó về Trà Kiệu bắt liên lạc với họ hàng xứ đạo. Sao thằng đó nó trả thùquá quắt vậy hè ?

Hai đứa nhỏ chơi luôn, ít bệnh như năm ngoái. Nghĩ mà khiếp, hễ đói là sanh chứng bệnh, lochạy ăn tới phát đau ốm. Hồi đó nhà phủ Đỉnh phát tài to lắm, dân đói đem tới cái nồi đồng thì vợlão đong cho đúng một nồi gạo, đổi lấy cái nồi, đồ thiệt mới mụ trả thêm vài lon nữa. Mụ chếtcách đây vài tháng, chòm xóm nói là trời có mắt. Em đoán trước sau phủ Đỉnh cũng trốn thôi, màđám du kích cứ kêu trốn không lọt, ít ngó chừng lắm, em bị ngưng công tác thành thử đốc thúc tụinó không tiện. Nam nữ thanh niên, du kích, anh em Cao Thắng vẫn mật thiết với nhà mình lắm anhà, họ nói tức cười là hồi trước ông Ba Mậu về đưa Ba Mít lên ngai vàng, ổng đi chưa lâu thì vuaHùng Minh rớt cái chủm, chạy lưu vong. Bây giờ bộ sậu lớ ngớ mới lên thua tài mánh lới rất xa,chắc đội rút là họ lạy dài xin thôi việc. Ngay anh Tám Lự làm đội trưởng ban giảm tô cũng đếngặp Tám Doãn với em nói thiết cốt là bị đội tới bắt rễ xâu chuỗi rồi bắt nhận việc, cãi không được.Anh Tám với em khuyên chung cả Ban là cứ rán làm, cốt sao đánh bại được phủ Đỉnh với số địakhác, giảm tô tức được khá khá là có công với đồng bào rồi, hễ làm tốt thì lứa tụi tôi góp sức ủnghộ chớ không ganh ghét gì đâu. Còn sau này ai làm ai nghỉ là do Đảng bộ với nhơn dân bầu lên,quan nhứt thời chớ dân vạn đại. Nghe vây họ cũng yên bụng.

Nghĩ cũng thiệt lạ chớ anh. Ông này về hô hào là trắng, ai không nói trắng thì trị. Khi nát việcthì ông trước trốn biệt, ông sau về hò hét là đen, ai không chịu đen cũng bị trấn áp. Rồi tiếp ôngnói xanh, ông nói đỏ, mà lỡ có ai khui chuyện cũ ra hỏi thử có kiểm thảo rút kinh nghiệm không thìông nào cũng gạt bay luôn: thôi cho qua, cho qua, để bàn chủ trương mới, giữa hồi đánh giặc máuđổ thịt rớt ta chớ nên bươi móc nhau. Cái kiểu đánh trống bỏ dùi đó còn kéo dài bao lâu ? Nghenói bộ đội các anh bây giờ nghiêm lắm, đánh xong trận là bình công, bình tội, bình chỉ huy, bìnhthương vong, đủ thứ, có vậy mới tiến lên được chớ. Làm như xã nầy thì sa lầy tới trăm năm thôianh à...

Năm Bưởi nhận được mấy thư chồng có chỗ bị kiểm duyệt gạch đen kịt nên thường viết thư ngắnvà chung chung. Có lẽ lần này Bưởi gửi tay cho đồng chí cùng đơn vị với chồng nên viết rất dài và nóithẳng.

Nhét thư vào túi, Năm Chò còn đứng ngẩn ngơ một lúc chỗ đầu nhà, mưa to tạt ướt quần không hay.Nên đưa thư cho Cam đọc không nhỉ ? Nên về tận nơi xem sự thật ra sao ? Một số cán bộ về quê gặplúc phát động đã chen vào góp ý, dằng co cãi lí, bị đội và đoàn gửi thư đến đơn vị nói là phản ứnggiai cấp, đề nghị kỷ luật. Số ấy chưa nhiều vì diện phát động còn hẹp, nhưng cấp trên đã nhắc coichừng.

Anh tìm cậu đại đội phó hỏi thêm, nhưng cậu này chỉ tạt qua đưa thư anh cho Bưởi, vào luônxưởng Cao Thắng, vài hôm sau chỉ ghé qua một lát để nhận thư và quà của Bưởi, không biết trong làngcó chuyện gì. Năm Chò nghĩ cáu kỉnh: “Mình lo suy tính bộc phá với đặc công, đằng sau lưng mấy chảquấy đảo tùm lum, ớn quá !”.

Anh không đưa thư cho Cam đọc, định để một người nhức đầu là đủ rồi. Anh xin được cho Cam dựlớp huấn luyện đặc công, bởi các chỉ huy đánh công kiên phải hiểu chiến thuật kỹ thuật của nhau mớiphối hợp tốt được.

Đang học nửa chừng, Cam được Ban chính trị trung đoàn gọi lên hỏi về thành phần và liên quangia đình. Lâu nay Cam vẫn tự khai trong lý lịch: cha là công nhân tự do (thợ rèn), bản thân là học sinh

Page 139: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

(phụ thuộc). Hai cán bộ già trong Ban chính trị nói xa xôi đến tội khai man lý lịch, nói dần đến ý kiếnđịa phương xếp ông Tư Chua vào loại cường hào gian ác, đối tượng đấu tranh của nông dân, còn Camcó thể được chiếu cố xếp vào tiểu tư sản vì xa nhà lâu. Đã học sinh thì ắt phải là tiểu tư sản, chứ họcsinh không phải là tầng lớp hay giai cấp. Quân nhân cánh mạng cũng không được, ở bộ đội cả đời đinữa bàn cố vẫn là bần cố, phú địa cứ là phú địa. Vả lại Đảng ta không có thành kiến giai cấp, biết rõthành phần để giáo dục sắp xếp cho thích hợp thôi, chẳng ai tự chọn muốn sinh ra trong gia đình nào...Cam bối rối, nghĩ mãi rồi đề nghị cấp trên cứ quyết định sửa lý lịch cho mình, chứ Cam không biết rõđể tự sửa. Cò cưa lâu, sau đó chia tay lạnh nhạt.

Mấy hôm sau, trung đoàn thông báo nội bộ cho phép một số cấp ủy viên được rút ra khỏi cấp ủy đểthuận tiện cho sự tu dưỡng, trong đó đồng chí Phan Cam được ra khỏi chi ủy đại đội, người thay thế làmột tiểu đội trưởng bần nông trong trung đội. Cậu này tốt, đánh khá, chỉ có cái lạ là hoàn toàn khôngbiết làm ruộng và rất sợ đỉa, mỗi khi đơn vị giúp dân cày cấy thường giao cho cậu nấu ăn, cậu lớn lêntrong nhà ông bác bán cơm gánh, cơm quán, tập nấu khéo.

Đến đây Cam mới được đọc lá thư dài của chị Năm Bưởi. Cam bực mình mấy hôm, lại nghĩ:“Chào ôi, chẳng chết ai ! Mình đi đánh giặc là thân trai đền nợ nước, tới hoàn toàn độc lập thì mỗiđứa còn sống tự kiếm nghề làm ăn chớ đâu có đi lính cả đời”. Cam nghĩ thôi, không ngỏ với ai, ngại bịchụp thêm cái “tư tưởng hòa bình hưởng lạc”.

Nửa tháng sau trung đoàn ra quân, lao vào con xoáy của chiến dịch Đông - Xuân 1953 - 1954,trong đó những băn khoăn của Năm Chò và Sáu Cam rơi rụng lúc nào chẳng biết. Thảng hoặc có nhớlại cũng chỉ chép miệng: “Xong thằng Tây đã rồi tính”.

Chương XVII

Đồng chí liên lạc của Ban địch vận tỉnh sờ nắn cái cổng gỗ lớn, mừng rỡ:- May họ chưa khóa. Vườn rộng, nhiều khi kêu cửa lâu lắc anh à. Anh vô thẳng phía sau, chỗ cửa

hé có đèn sáng hung đó.- Cậu vào luôn chứ ?- Dạ không được. Cấm. Chỗ anh Hai nhiều tài liệu mật, của Tây với Mỹ không hà.Thạch Sơn xốc ba-lô, đi hết khúc đường rải đá băng vườn nhà Bảy Suyền, qua nhà trên, bước vào

căn buồng được chỉ. Anh chớp và nheo mắt vì măng-sông sáng chói, trong khi nghe tiếng Hai Khánhvà Bảy Suyền kêu ồn, chào, giục bỏ ba-lô ngồi nghỉ, uống nước. Anh bật ho khi hít khói thuốc lá dàyđặc, thứ khói thơm đặc biệt ít bay mùi trong các hội nghị.

Khánh, Suyền và một người đàn bà trẻ ngồi quanh bàn đứng dậy xoắn xuýt đón Sơn. Anh đặt ba-lô,cởi túi đết, úp mũ nan lên trên, chào lại và nhìn quanh. Trên bàn đặt một chai và mấy li nhỏ, một chùmnem chua và chả lụa to, một gói thuốc lá, dưới đất vất đầy lá chuối lột ra. Khánh chừng đã ngà ngà, rótrượu mời Sơn.

- Rượu ngon không có bạn hiên... trời rét, làm một li ấm bụng đã Sơn.Suyền đỡ lời ngay:- Đúng anh Sơn có cái lộc ẩm thực. Chị Lệ Châu, là chị họ em, mới ở An Tân lên thăm, đem cho

mấy thứ ngon lâu ngày không đụng, mời anh Hai liên hoan phá giới một trận thử coi. Cha, lạnh vầy màanh Sơn đeo trấn thủ trên ba-lô chớ không mặc, đúng người Bắc giỏi chịu lạnh.

Page 140: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Son đón li rượu a-nít, điếu thuốc Cô-táp, que tăm xóc nem chua, lóng ngóng chưa biết đối đáp rasao. Suyền đóng ngay nút chai, xốc bốn góc tấm vải dầu trải bàn, tụm gọn mọi thứ và nói rất tự nhiên:

- Khai vị bấy nhiêu thôi, ép nữa anh Hai lại la rày cho coi. Chị hốt lá rồi bưng cơm lên mời cácảnh đi.

- Đủ cơm mời khách không, Bảy ?- Tụi em ăn sau cũng được, khỏi lo.Mâm cơm bưng lên rõ là cố ý giả nghèo. Trên cái mâm gỗ nứt nẻ, chỉ có cái âu sành đụng cơm, đĩa

rau muống luộc, bát nước rau, một khúc cá chuồn muối mặn chát. Đã thế Bảy Suyền còn lèo thêm:- Trên chưa phát khoai sắn khô, cú ăn cơm trắng về sau ta bù.Hai Khánh cười thầm, khen Suyền đóng kịch giỏi. Anh cố lắm mới nuốt được chén rưỡi, còn Sơn

cứ quét sạch mâm.Đợi khi chỉ còn hai người ngồi uống chè nhấm nháp, thứ chè gián rất, đậm nước của Quảng Nam,

Thạch Sơn mới cà rà hỏi thăm chuyện Khánh. Khánh đáp dè dặt, anh không ưa kiểu núp trong tối dòmngoài sáng của Sơn, cũng không bằng lòng vì Sơn xồng xộc vào nơi anh ở.

Sơn hỏi như chọt nhớ ra:- Khánh này, cậu có quen phụ nữ nào tên là Duyên không ?- Duyên... Hàng trăm cô lấy tên Duyên, cả những cô thái thậm là vô duyên !- Cô này là Trần Thị Mỹ Duyên, Xi-mo-nét Mỹ Duyên, hồi ở Đà Nẵng gặp cậu nhiều. Nhớ ra chưa

?Một làn hơi âm ấm tỏa nhanh trong ngực Khánh, bỗng chốc nóng dội lên đến khó thở. Sơn hiểu

được gì về Duyên ? Bình tĩnh, chớ vội...- Mỹ Duyên thì biết quá đi chứ. Bà ấy là vợ ba của ông bố dượng mình, ông tú Đỉnh ở Tây Quảng

đó. Mình là con bà hai, gọi bà Duyên là dì Ba.- Sao bà ấy có vẻ...à... thân thiết với cậu rất ghê... gọi anh, xưng em của anh...- Cậu gặp bà ta bao giờ ?- Ấy là trong thư, chứ bà ta ở vùng địch...Làn hơi nóng ban nãy dồn cả lại, bốc ngùn ngụt lên đầu Khánh. Anh bật dậy đi qua lại, gằn giọng:- Ra thế đấy. Bà dì Ba gửi thư cho mình, cậu chặn bóc xem, mừng hí hửng: tuyệt, ta nắm được bí

mật thằng Khánh rồi, nó trai gái với dì nó, thế là loạn luân, trị được rồi. Bây giờ cậu lấy cung mình.Cậu là công an mật hay thứ gì chẳng biết, lâu nay giấu không nói, mặc kệ cậu. Mình chỉ nhắc rằngchúng ta đều học luật ít nhiều, muốn trị mình thì phải đưa ra tòa, mình có quyền cãi. Giả thử mình nóibà Duyên chán ông chồng già, muốn ve vãn mình, mình cóc thèm của thừa, thì cậu truy mình vào đâu ?

- Khánh, Khánh, sao cậu nặng lời thế ?- Hồi bé, có lần mình nấp trong nhà thờ xem con chiên xưng tội với cha đạo. Ông cha ngồi chỗ kín

như buồng đẻ, lên giọng âm u hỏi con đã phạm tội gì trước Đức Chúa trời. Con chiên quì bên ngoài,đấm ngực khóc lóc. Cậu thích vai cha cố lắm hở ?

Thạch Sơn dường như thấy mình quá vụng về. Anh hối hả rút trong túi dết ra cái bì thư giấy tốt cóin hình máy bay nhiều màu, đặt lên bàn:

- Đây, thư đây… Cậu nóng khiếp đấy Khánh...Khánh đến cầm bì thư, lật qua lại, thấy rõ nél chữ Mỹ Duyên cùng dấu bóc ra dán lại, nói xẵng:- Cậu đem thư đến nhằm mục đích gì, cho ra quách đi.- Thì chúng mình biết nhau bấy nhiêu năm, ghé thăm nhau...- Nếu chỉ có tình cũ thì mình cảm ơn cậu. Ta đi nghỉ, sáng mai mình sang Trại sớm, bên ấy lắm

việc.- Mình muốn nhờ cậu giúp bắt liên lạc với Mỹ Duyên, thế !

Page 141: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Xin thưa thật: nếu đồng chí Thạch Sơn muốn nắm thêm chứng cớ viết tay của tôi về vụ vi phạmđạo đức, thì tôi đủ khôn để từ chối.

- Trời đất, sao cậu nhìn đâu cũng thấy thủ đoạn thế hở Khánh ?Khánh bước ra cửa buồng, gọi Bảy Suyền thật to:- Kìa ông chủ nhà, bỏ khách cho tôi tiếp một mình à ?- Dạ, để mời anh Sơn đi rửa ráy đã, chỗ nằm có rồi. Ăn hết nhiều, ở hết bao nhiêu.Đợi Sơn buồn rầu theo Suyền ra ang nước. Khánh mới cài then buồng, bóc xem thư Duyên. Bảy

năm rồi. Bảy năm. Bảy năm... Con số ấy gõ nhịp trong lòng Khánh như tiếng đập của toa xe lửa, của lòrèn, của trái tim nào rất to và chậm.

Một nàng Kiều cũng không thể long đong hơn...Pháp nổ súng chiếm Sài Gòn, anh ruột đi về theo Đệ nhứt sư đoàn. Mỹ Duyên vào cứu thương. Vô

mặt trận, dạt về Mỹ Tho, rời Cần Thơ, sắp chạy vô Đồng Tháp, địch vây bắt trọn gói cả y sĩ, y tá, cứuthương.

Nhờ biết cách tự làm cho xấu và vàng da như đau gan, Duyên không bị hiếp, ít lâu sau Tây dùnglàm thông ngôn để hỏi cung người bị bắt tới số trăm. Ngót năm sau ra khỏi trại giam, Mỹ Duyên vềthành và thấy gia đình tan nát: anh ruột hy sinh, em gái lớn bán bar kiêm điếm lậu, em gái nhỏ loayhoay nuôi bà mẹ bại liệt hai chân ở nhà người bà con, nhà Duyên đã cháy trụi. Mài guốc tìm việc làm,tìm không ra. Chủ nhà giục đi nơi khác, họ cũng ngột ngạt với hàng chục họ hàng chạy giặc đến nhờ vả.

Duyên lui vào một con hẻm ở khu Bàn Cờ, thuê căn nhà tranh nhỏ, mở quán bán quà vặt, trà thuốc,hằng ngày đẩy cái ghế có bánh xe đưa mẹ ra trông hàng. Hai chị em hai gánh quà bán rong qua cácxóm nghèo, chị bò bún, em xôi chè, đi có cặp cho đỡ sợ lính và du côn. Khi hàng ế hay bị phạt vạ đếnsạt vốn, Duyên làm công nhựt phụ thợ nề, phụ bếp ở các quán to, lãnh cộng sổ cho các tiệm Tàu ngàyvài giờ...

... Em làm đủ mọi nghề nhằm tránh quay lại cái nghề kinh tởm ngày xưa: nghề gái nhảy, meTây me Tàu me quan me trọc phú. Trẻ là đĩ quí phái, tuổi sồn sồn làm me, bị đuổi ra thì làm đĩ cógiấy phép, gom tiền mua em út để mở nhà chứa làm mụ chủ dầu. Nhiều lúc túng đói quá, em chútxíu nữa trượt vô vết xe cũ anh à, xưa vung tiền một đêm bạc ngàn mà bây giờ nói khô cổ mới vayđược vài chục đồng, trả lãi mỗi ngày năm phân đúng. Mà rồi em cưỡng được, em cưỡng tới lầnthứ ba thứ tư thành quen...

Bà mẹ chết. Con em nhỏ học được nghề thêu đan, kiếm đủ ăn. Mỹ Duyên vào làm thư kí cho mộthãng buôn đồ mĩ nghệ của người Việt, chủ là một khách làng “nhót” rất quen đã thôi ăn chơi, cố làmgiàu, cũng giàu lên nhanh. Duyên bị ép mãi phải ra quầy làm chân tiếp khách chào hàng, lương gấp đôicác nhân viên khác vì thạo tiếng Pháp và biết tiếng Anh, khách ngoại quốc đến mua ngày càng đông.Mấy năm khốn đốn nhất đã qua. Duyên giao thiệp nhiều với các nhà báo nước ngoài, họ hay thuêDuyên dịch các bản tin hàng ngày, vừa rẻ, vừa nhanh. Ghé qua tiệm mĩ nghệ, ném mảnh báo tiếng Việtcắt sẵn cho Duyên, bước sang tiệm giải khát bên cạnh làm vài li, khi quay lại đã có bản dịch Duyênngoáy vội khi quầy vắng. Chủ hãng cũng ưng ý: khách ngoại quốc ra vào tấp nập là cách quảng cáo tốtnhất không mất tiền.

Và đến đây, Duyên bỗng đổi giọng hẳn:... Làm gì đi nữa, em vẫn giữ tâm hồn của nàng Madeleine ăn năn sám hối mỗi khi nhớ lại khúc

đời xấu xa trước kia. Em vững lòng tin ở chân lí của Chúa, hướng về Đấng Cứu Thế đang cứuchuộc chúng ta, dù cho đến nay em chưa lãnh phép thông công, chưa được dự lễ. Anh may mắnhơn em rất nhiều, em muốn tìm đến anh lắm. Nếu tình xưa nghĩa cũ đang còn thì nhứt rồi, khôngthì em cũng được anh rao giảng cho những lẽ đạo huyền diệu. Nhưng nào biết anh ở đâu, anh ởđâu ?

Một tín đồ nhận chuyển thơ này tới tay anh, em tin ảnh trọng lời hứa nên viết dài. Em nhắc lạilời cầu nguyện đêm đêm của người con gái mồ côi: cầu chúc anh mãi mãi bằng an trong tay Chúa.

Với muôn ngàn yêu thươngMỹ Duyên

Page 142: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Khánh đang đọc lại lần thứ hai thư Duyên, nghe tiếng gõ cửa đúng ám hiệu: hai tiếng nhanh, batiếng rời. Cô Lệ Châu đến ngủ với Khánh như mọi đêm. Khánh ngồi nín lặng. Gõ nữa. Lại gõ. Khánhbước tới cáu kỉnh rút then. Lệ Châu bước vào không tiếng động, êm như mèo, cài then ngay:

- Lão công an mật ngủ rồi. Anh mắng lão, em nghe sợ quá.- Tối nay anh bận, em ngủ chỗ khác nhé. Chịu khó tí.- Thơ Mỹ Duyên còn đó chớ chạy đâu ! Anh không nói chớ em biết rành lắm. Gái ca-va khét tiếng

ăn xài ở Đà Nẵng, nhơn tình của anh, lạ gì. Phủ Đỉnh bao vợ ba, vợ ba bao lại con trai vợ hai... Tưởngô-voa lâu rồi, mụ còn nhào vô kiếm chác...

- Im ! Đi ra, đi !Lệ Châu bĩu môi. Ả có sẵn cái môi dưới thưỡi ra, khi bĩu môi thì nó dài phát khiếp, trông có vẻ gì

ma quái. Ả giật mạnh cửa, nện gót đi ra, không kín tiếng nữa. Mọi hôm ả hay nhắc: “Em giữ ý là giữcho anh thôi”.

Khánh đọc kĩ lại lần nữa. Thư viết sao cho lọt vào tay địch cũng chẳng mắc vạ, nói đến Cách mạngbằng giọng của giáo dân. Ngày viết đề cách đây bốn tháng, bì và thư đều nhàu, chắc qua nhiều tay đọcvà mổ xẻ. Duyên còn làm chỗ cũ, còn dịch cho nhà háo nước ngoài nữa không ?

Khánh vặn cho đèn măng-sông xì hơi, thắp cái đèn thẫu heo hắt, nằm trằn trọc. Anh chợt nhớ ra:Thạch Sơn chỉ thấy tên trong thư là Mỹ Duyên, nhưng lại nhắc vanh vách là Trần Thị Mỹ Duyên, Xi-mo-nét nữa. Cậu ta từ Việt Bắc vào chưa lâu... Lại thêm ả Lệ Châu, biết rành rọt hết, do đâu ? Bí mậtthành bật mí, chắc chắn phủ Đỉnh đã rõ ngọn ngành từ xưa mà không muốn ra tay trị mình, có thể muốnnhường lại Duyên cho mình.

Mình sạc thằng Sơn quá lời. Nó bị méo mó nghề nghiệp, mắt hay gườm gườm, lời nói ậm ờ quanhco, chứ thiếu gì cậu tình báo chiến lược hay cơ sở luồn sâu leo cao của ta trong lòng địch vẫn giữđược vẻ hồ hởi, xởi lởi ?

Cái khó nhất lại nằm ở mình. Mình còn yêu hay hết yêu Duyên ? Mình đã trót “già nhân ngãi” naycó nên “non vợ chồng” ? Biết bao lần mình cứ phải tự hỏi: tôi là ai ? Tôi có thật sự nghĩ đúng nhữngđiều đang nói đang làm không ? Tại sao trong người tôi luôn luôn có ít nhất một đôi kéo cưa lừa xẻ ?Tại sao vô số người khác có thể tin Đảng, tin chính nghĩa Kháng chiến, tự tin khi theo cánh mạng, còntôi lại cứ chập chờn, ngả nghiêng, chao đảo, không tin ai mà cũng chẳng tin mình ? Bên ngoài nhìn vào,tôi còn giữ được cái vai trí thức tiến bộ, có lẽ tôi biết ngoại ngữ nhiều nhất trong toàn liên khu, làmviệc không hăng bốc nhưng cũng không quá bê trễ. Dạo này tôi nghiện thuốc lá, thích rượu nhưngkhông uống say hay la cà nhậu nhẹt, có nhân tình biết tránh thai và tránh tiếng, đó là những tật xấukhông quá quắt, phê cứ phê nhưng có thể ngoảnh mặt được... Bên trong, tôi vẫn không biết mình thựcsự là ai !

Sáng hôm sau, Khánh và Sơn được dọn mâm riêng “để các anh bàn công tác cho dễ”. Một đĩakhoai luộc chấm muối đậu phụng, một âu cháo trắng ăn với muối hầm, Suyền vẫn giả nghèo. Hai ngườilặng lẽ húp cháo, ăn khoai. Khánh mở chuyện trước:

- Mình nhận đêm qua có nóng với cậu. Mình không thích cái kiểu úp úp mở mở của cậu. Ừ thì cậucó dính vô tổ chức bí mật trong thành, mình không tò mò, nhưng cậu nên nhớ Ban địch vận tỉnh chiếntrường này cũng nắm không ít cơ sở ngụy quân ngụy quyền, nhân mối nội tuyến đủ hết, mà mình là phóban chứ không phải chị cấp dưỡng hay chú liên lạc. Cậu thấy đấy, mình chưa hề kể làm quà cho cậu tíbí mật nào của ngành mình. Hay là cậu mới được biết thằng Khánh thuộc thành phần địa chủ quan lại,hãy cảnh giác ?

Sơn bật cười ồn:- Mình biết cậu là con quan phủ từ dạo ở Hà Nội kia, ông mãnh ạ ! Chẳng qua mình vụng ăn nói,

với lại... cậu đừng giận... ngay dạo ấy mình đã khác cậu. Mình quen nếp suy tư đơn giản, theo đườngthẳng tuột, còn cậu... thế nào ấy... theo hình sin ngoằn ngoèo... không, hình hy-péc-bôn đúng hơn, có khiđột ngột nhảy từ vô cực âm lên vô cực dương hay ngược lại... mình không nắm bắt kịp ý tưởng củacậu, đành ngậm mồm. Nhưng vẫn quí cậu, tin cậu lắm chứ, vì đường trục tung độ và hoành độ củachúng ta là một, chỉ khác nhau ở nét đồ thị. Chúng ta cùng theo cách mạng, mỗi đứa một kiểu, đã sao ?

Page 143: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Cậu hiểu mình chứ ?Khánh lặng lẽ chìa tay qua bàn. Sơn cầm lấy, bóp mạnh không nói.- Xong một mục. Tới khoản thứ hai: cậu muốn mình giúp gì về Mỹ Duyên ? Đã nắm được chưa ?- Nắm được đã chả nhờ đến cậu ! Cô ấy không viết trong thư, nhưng ngót năm qua được thằng

phóng viên Pháp mê dài, giới thiệu về dịch tin cho hãng AFP chi nhánh Sài Gòn. Cố vấn tin cậy nhấtcủa cô là đảng viên ta, cô phục mà không biết chỗ ấy, được hỏi ý kiến. Chị cố vấn khuyên cô nên làm,nay mai nếu tụi AP hay UPI của Mỹ muốn tuyển thì chớ do dự. Duyên còn ngại cái tiếng xấu Việt gian,tay sai của Tây, phải thuyết khá lâu mới chịu. Gần đây chuyển sang tập sự phóng viên, hay đi với tụiAnh Mỹ, diện ngất trời, nhanh nhẹn nổi tiếng, tụi nhà báo Việt Nam phải ghen: “Cô ấy dùng nụ cườitình mở được mọi cửa”. Các nhà báo còn đang đấu khẩu với cảnh sát bên ngoài, đã thấy Mỹ Duyên đira, máy ảnh có hình và máy ghi âm có tiếng rồi, AFP dùng xong cô bán những chỗ đầu thừa đuôi thẹocũng được khối tiền tiêu thêm. Tối qua thấy cậu bực, mình chưa rút ra cái khoản này...

Sơn móc túi đặt lên bàn một xâu năm chiếc nhẫn vàng đánh trơn, mỗi chiếc ước một đồng cân, kèmmột mẩu giấy nhỏ: “Hễ anh từ chối, suốt đời em oán trách”.

Khánh xem giấy, ngẫm nghĩ rồi khoát tay:- Nộp quĩ kháng chiến hộ mình, trả lại cũng khó.- Nhưng Duyên biếu riêng cậu !- Mình nhận của một người làm trong cơ quan Pháp, ăn lương Pháp, chưa phải đồng chí ta. Tất

nhiên là mình giấu kĩ. Còn cậu, đến đợt chỉnh huân sắp tới, cậu sẽ thành khẩn khai đã đồng lõa vớiviệc làm xấu xa của mình, không đấu tranh can ngăn. Mình sẽ làm bao nhiêu bản phản tỉnh, chịu baonhiêu lời phân tích mổ xẻ ? Nếu sợ lộ bí mật, khó ghi tên người ủng hộ vào sổ, cậu vất xuống sông hồnào đó, hay là chọn nhà nào khốn khổ quá cậu đánh rơi vào một chiếc.

- Khiếp quá Khánh ơi, cậu làm mình choáng váng mất !- Nếu cậu ngậm miệng trong chỉnh huấn, lương tâm có để cậu yên không ?Thạch Sơn rên một tiếng trong mũi, thong thả nhét xâu vàng vào túi.- Mình biết chuyện nhà cậu, Sơn ạ. Nghèo, chắt bót cho con đi học không đủ, lên khỏi tiểu học đã

phải làm prê-xép-tơ[38] ăn miếng chín, nhảy vào luật vì cả làng kéo đến van vỉ sau nhũng vụ xử kiệnoan ức không mướn được thày cãi, cậu quyết chí làm trạng sư chứ không làm quan tòa hay quan huyện.Cậu dồn ý chí như mũi đinh nhọn, mình rất trọng cậu, cậu gọi một tiếng theo Việt Minh là mình theongay... Hoàn cảnh mình cậu biết rồi đấy, từ bé đã thấy cảnh đời phức tạp, phải uốn mình theo baonhiêu lề luật đối xử ăn nói phức tạp, bảo làm thế nào mình suy tư theo đường thẳng được. Cùng mộthàng bà mẹ, mình phải gọi mụ phủ Đỉnh bằng mẹ, người sinh ra mình là me, người vợ lẽ nhỏ hơn emmình là dì, đóng cẩn thận vai đứa con ba mẹ, lỡ sai một lần là bị lườm nguýt hàng tháng. Bố đẻ là cha,bố dượng là ba, cấm lẫn. Mình loay hoay trong bụi gai tre, còn quí vị lãnh đạo chỉ dán cho mình cáinhãn ghi rõ: “Xuất thân địa chủ quan lại, bản thân tiểu tư sản (lớp trên)”, coi như hiểu hết về mình rồi,khỏi phải đánh vần từng trang tự khai lí lịch với kính lão không đủ số và đèn dầu lù mù ! Cậu cho mìnhđược yên thân đi Sơn !

- Cậu viết thư cho Mỹ Duyên chưa ?- Chưa. Đang phân vân.- Sao thế ? Khuyên theo kháng chiến thôi mà.- Duyên không chờ đợi nhiều lời. Chỉ cần ba chữ “anh yêu em” là giao công tác gì cô cũng nhận.

Xa nhau bảy năm, mình viết thế sợ giả dối. Con người khác xưa nhiều quá.Thạch Sơn đắn đo:- Hay là... bây giờ qua lại giữa hai vùng không khó lắm... mình cho cơ sở đón cô ấy ra vùng ta gặp

cậu mươi hôm, ở nơi khuất vắng gần đây, tha hồ chuyện trò, tìm hiểu lại. Cậu khuyên bảo cô ấy... ChắcMỹ Duyên sẽ đi.

- Chắc chắn đi. Chí ít cũng để biết nên đợi mình nữa hay nên lấy chồng. Duyên hăm bảy tuổi rồi,gánh nặng mẹ già em dại đã giảm, hẳn nghĩ nhiều đến mai hậu.

Page 144: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Thỏa thuận thế nhé. Cô ta thỉnh thoảng vẫn đi lấy tin viết bài ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng cho AFPvà các báo nước ngoài nữa đấy.

Tự dưng cái máu châm chọc quái quỉ của Khánh nổi dậy. Anh nói nửa thật nửa đùa, mà lại kinh sợkhi cảm thấy mình quá chua chát:

- Mỹ Duyên được dẫn về trạm hẹn, háo hức chờ được viếng thánh địa là vùng tự do, chờ được gặpthiên thần hộ mệnh riêng là Hai Khánh đã được cô chắp thêm hai cánh trong tưởng tượng. Đồng chíKhánh được lệnh công tác xa. Đồng chí Thạch Sơn, vô tình hay cố ý, cũng vắng. Cô phóng viên đầyngười phấn sáp lụa là - phải làm đẹp để gặp người cũ chứ - được dẫn tới gặp cán bộ ta. Một vị cán kìcựu, chân chất nông dân, mặc bà bà đen vá với khăn cháo lòng vắt vai, ngồi co một hay hai chân lênghế nhả khói thuốc rê, hoàn toàn đúng mốt hiện nay. Để thêm phần long trọng, vị ấy sẽ nói toàn nhữngtừ ngữ mà đám thị dân ở với Tây bấy lâu ít được nghe: “chị gì...à chị Duyên... Yêu cầu chị thành khẩnbáo cáo quá trình phục vụ âm mưu nô dịch của đế quốc khi chị công tác tại cơ quan gì của Tây... phải,hãng thông tấn, tức là điều tra tình hình kháng chiến cung cấp cho thực dân xâm lược. Giấy mực đó,viết đi, khai cho triệt để, không được viết tắt hay xen chữ Tây vô...”.

Thạch Sơn bật kêu:- Cậu đang kể chuyện năm Bốn mươi lăm !- Năm ấy tự vệ cầm giấy ngược. Mình nói chuyện mới tinh khôi. Hôm trước mình đi Thăng Bình,

trạm gác biết đọc cả, nhưng nhất định đòi xem giấy giới thiệu con ngựa. Dằng co lâu, họ bàn riêngcũng lâu rồi cho đi, dặn lần sau con ngựa phải có giấy tùy thân của nó ! Việc như trên dám xảy ra lắmchứ !

Sơn quàng túi dết qua vai, khoác quai ba-lô, cười gượng:- Thôi để cậu nghĩ thêm, chả vội. Cậu không ưa bị thành kiến, nhưng... cậu cũng mang nặng thành

kiến với những người ít học, mộc mạc, mà cậu xếp chung cả gói vào nông dân... Lần sau ta bàn tiếp,còn gặp nhau nhiều !

- Ấy cũng tại thiên lí tha hương ngộ cố tri, hay mình bị đa thư loạn tâm chăng. Xin quan anh cho haichữ đại xá ! Con nhà địa mà dám chê nông dân, liệu thế cũng quá liều !

Con người thứ hai trong Khánh nổi cáu: “Độc mồm vừa chứ !”.Đợi đến bữa tối vắng Lệ Châu - có lẽ hờn dỗi - Bảy Suyền mới khuyên nhẹ nhàng:- Em nghĩ anh Hai nên làm lành với anh Thạch Sơn, gặp hay viết thơ tùy anh. Anh Sơn ngủ chung

với em, khen anh Hai nhiều lắm, mà anh Hai cứ ngạo ảnh hoài, như chọc tức...- Cậu nghe hết đầu đuôi à ?- Dạ, cũng có.Khánh cười khô khốc, tuôn thẳng thừng:- Tài liệu của mình cậu lén đọc cả. Chuyện riêng của mình với Mỹ Duyên cậu dò ra cả. Mình cãi

với bạn cậu rình nghe cả. Nhiều lần mình muốn hỏi cậu: cậu đón mình về vỗ béo lâu nay để làm gì ?Nuôi heo gà đến bao giờ cắt tiết ? Mà nói cho cùng, cậu là người thế nào hở Suyền ?

Mặt hơi tái, Suyền thò tay lấy chai rượu đế “vỏ dền” cạnh mâm, định đút xuống dưới bàn. Khánhgiữ lại:

- Đừng cuống. Chai chưa khui mà cậu lo mình say ? Chẳng qua mình lên một cơn chán ngán, muốnđập bát đĩa, xô bàn ghế, hét to những lời kiêng kị phạm húy, ngược ngạo một lần cho xả hơi. Mở ra, rótđi. Mình uống cho tửu nhập ngôn xuất, lột bụng dạ ra như bóc bánh chưng, cậu nhấp cầm chừng chotỉnh mà nhớ đúng nguyên văn, khỏi xem trộm nghe rình mất công.

Khánh dốc cạn một li nguyên, nhai một lần ba miếng nem chua.- Mình cóc cần cậu trả lời. Cậu là con người gì, theo ai chống ai mặc cậu, thì thầm thì thụt với

những phủ Đỉnh, Ba Mậu, Hùng Minh, Lệ Châu, dăng lưới nhện chung quanh mình, kệ xác, mình cứlàm việc của mình. Kháng chiến xong mình sẽ đi học thêm, dạy ngoại ngữ, dịch sách, lấy vợ đẻ vàiđứa con cho vui nhà. Không còn địch đâu nữa mà vận, mình thất nghiệp, không phải đảng viên khóđược tin dùng, xin được làm đứa lao động trí óc kiếm sống thôi.

Page 145: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Bảy Suyền đã trở lại nước da xanh vừa phải. Cậu ta rót tiếp cho Khánh đầy li, nhìn thẳng vào mặtKhánh:

- Anh Hai bực chi nói vậy, chớ bao nhiêu chỗ muốn rước anh Hai !- Ai rước ?- À.. như em đây... rước anh về làm thầy, làm cấp trên, làm anh cả trong nhà, hễ làm luôn anh rể

nữa thì số dách !Khánh lại cạn li, cười phì phì:- Lệ Châu à ? Vĩnh viễn không, cô ấy bĩu môi trông kinh quá. Cậu chọn cho mình đám khác nhé.

Người hiền lành phúc hậu, nhu Hai Thùy trên Linh Lâm đang giúp nuôi thằng con mình.- Anh thích chị Thùy lắm à ?- Xin nói rõ, mình thích những người như Thùy. Chứ mình coi Thùy như bà Ma-ri-a trong tượng

ảnh, coi Cả Chanh như ông thánh Giô-dép thợ mộc, có ai đi mê người trong tranh như Tú Uyên thờixua... Li nữa mày !

** *

Khoảng một tuần sau lần gặp Thạch Sơn, Trại tù hàng binh đón rất nhiều khách mới. Hàng binhkhông còn lính lê-dương gốc Đức hay lính Nhật như xưa, hầu hết là lính Bắc Phi thuộc Pháp, gốc A-rập. Tù binh lê-dương cũng hiếm hoi, chiến tranh càng ác liệt thì sắc lính nhà nghề ấy càng ít kẻ hamtuy lương to nhất trong quân đội Pháp. Trại tù binh đầy những lính quân dịch Pháp, mặt bấm ra sữa,suốt ngày mếu máo sướt mướt nhắc mãi điệp khúc: “Tôi bị động viên, tôi không thề chống luật”. Trạitù hàng binh ngụy ở xa cũng đầy những nhóc con bị bắt lính, nghe rối mù những cái tên bảo vệ quân.Việt binh đoàn, thân binh, vệ sĩ, bảo hoàng, hương dõng, hương vệ, khố đỏ, khinh quân... trăm thứ bàdằn, chỉ có cán bộ chuyên môn mới hiểu hết được.

Khánh bận lên lớp ngày hai buổi cho tù binh mới, giao hẳn việc lập hồ sơ cho Bảy Suyền và anhTư Tuyển mới nhận việc. Ai cũng rối mù.

Tư Tuyển là anh bạn học của Khánh hồi nhỏ ở Quy Nhơn, đã cho Khánh mượn sách cấm về chủnghĩa Mác trước Tổng khởi nghĩa. Tản cư khỏi thành phố tiêu thổ, với gánh nặng sáu đứa con - sauthêm hai nữa là tám - với bà vợ rất đoảng và bà mẹ vợ ốm yếu, Tư Tuyển chạy ăn đến bạc mặt. Sángdạy trường công, chiều và tối dạy tư kiếm thêm, lúc nào anh cũng tất tưởi như ma đuổi. Cha làm thầymà con chỉ học không quá tiểu học, đứa lớn lo làm nuôi đứa nhỏ. Qua sáu bảy năm, vợ bớt đoảng đãlàm được bánh kẹo cho con đi bán, con nối nhau học nghề kiếm ăn, Tư Tuyển mới nổi máu xông phakhói lửa cho biết mùi kháng chiến, lâu nay anh chỉ chống Pháp bằng động tác nhảy hầm tránh bom.

Khánh ghé thăm Tuyển nhân một chuyến đưa tù binh về trại chính liên khu. Ngắm người bạn trẻhơn, đã cao lớn càng cao lớn hơn trong bộ ka-ki ngoại, đôi đờ-mi bốt lộp cộp, súng ngắn ngang lưng,mũ nhựa Mỹ hình mũ sắt trùm đầu, xắc-cốt chữ nhật bên hông, Tuyển rầu rĩ gãi tai:

- Trông cậu oai phong lẫm liệt, mình mê quá. Mình bị ông bà già ép cưới vợ sớm, vướng một chùmvợ dại con thơ, mất gọn mấy năm đánh Tây, nghĩ thiệt xấu hổ... Ờ, mình dạy học, đào tạo nhơn tài,đồng ý... nhưng xin thú nhận là mình bán cháo phổi để kiếm tiền chớ chẳng yêu nghề, mà học trò cũngchẳng ham gì môn mình dạy. Mình giảng văn học Pháp từ đệ nhị đến đệ tứ niên, đọc thuộc lòng kịchCoóc-nây, Ra-xin, thơ Vi-nhi, Muýt-xê, văn Huy-gô, Ban-dắc cho những đứa mới bập bẹ tiếng Pháp,ưa chọc thầy cười chơi, cái đám lèo-lèo mè-dồng lo bố-cu tết bớp[39] chỉ giỏi nghề quay, cóp... Cậucó công tác gì gần mặt trận hơn, cho mình theo với. Ra Quảng Nam dạy tù binh, được lắm chớ. Ngườithay mình sẵn rồi, có một cậu đíp-lôm đang làm văn phòng, đôi khi dạy thay mình thường được bọnhọc sinh khen là giảng dễ hiểu, trình độ thầy trò xấp xỉ nhau mà !

Tư Tuyển mang ba-lô ra Quảng Nam, nhận việc ở Trại mới năm hôm thì gặp đợt tù binh mới. Khilập hồ sơ mới vỡ lẽ ra: bọn quân dịch người Pháp tự viết bản khai được phần lớn, số lính gốc nướckhác viết rất chật vật, có đứa mù chữ, còn số lính gốc A-rập hay châu Phi đen thì chịu bó tay. Đành

Page 146: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

phải gọi từng đứa một lên lấy khẩu cung và viết hộ để chúng vẽ chữ thập hay điểm chỉ vào, mất lắm thìgiờ.

Hai Khánh cho Bảy Suyền đến Ban địch vận tỉnh mượn tài liệu về tình hình chính trị xã hội các xứchâu Phi thuộc Pháp, về chế độ quân dịch Pháp gần đây đã sửa đổi. Suyền có xe đạp, đi và về chỉ mấtmột ngày. Lần này cậu ta đi đến ngày thứ ba chưa về. Khánh sốt ruột nghĩ: “Hắn bị bom dọc đường haynhảy về tề ?”.

Chiều ấy Khánh rời Trại sớm vì ngấm mệt. Suyền đợi ở nhà với mâm cơm bày sẵn úp lồng bàn, nóivội:

- Xin lỗi anh, em phải về Linh Lâm đón bác tú Đỉnh. Bác đang chờ gặp anh cách đây hơn chục câysố. Mời anh ăn sớm ta đi cho kịp. Gấp lắm.

- Việc gì thế ?- Dạ, bác về thành. Ghe biển đón khuya nay.Khánh ngồi phịch xuống ghế, trừng mắt:- Ai cho phép cậu chỉ huy mình ? Ông phủ Đỉnh đi đâu tùy lòng ông ấy, mình không phải thằng hầu

bưng tráp theo quan !Suyền vẫn nhũn nhùn nhùn:- Dạ, đó là bác tú nhắn anh, em đâu dám lệnh lạc gì. Có điều bác dặn nhứt thiết phải gặp anh trước

khi đi, quan trọng cực kì, bắt em đạp xe về hỏa tốc. Hễ anh thấy gặp bác không tiện thì để em chạy báolại cho bác khỏi trông.

Khánh nhấc lồng bàn ném vào góc nhà, xới cơm ăn, không nói. Rốt cuộc mình chỉ vùng vằng suônglàm điệu, mình sẽ làm theo tất cả những gì ông phủ Đỉnh với Bảy Suyền đã sắp xếp sẵn. Đêm nay chắcphải đi, nào biết được ông phủ sẽ truyền lại những gì. Một bản đồ tuyệt mật đi tìm kho vàng chôn giấutrong rùng núi Linh Lâm ? Một số đầu mối riêng để bắt liên lạc với ông ta, nhận vàng hay tiền, trao tinmật, sẵn sàng đưa người về tề ? hay chỉ đơn giản là nghe những lời xót của, đã không lấy được đất La-phạt còn phải bỏ luôn ấp Hường Hiệu cùng tất cả nhà cửa, giường tủ, số trâu bò chưa bán kịp ?

Bảy Suyền đợi Khánh ăn gần xong mới báo thêm:- Dạ thưa, bác tú còn dặn là nếu anh muốn đi với bác thì mang đồ theo luôn, giây tờ với đồ quí

thôi, ghe còn đủ chỗ, an toàn lắm...- Câm đi Bảy ! Mình gặp ổng lần cuối cho trọn tình nghĩa, hết !- Thì bác nhắn sao, em thưa vậy...Cưỡi ngựa dễ lộ, hai người đèo nhau trên chiếc xe đạp của Suyền. Các trạm gác vắng người trong

đêm mưa khá rét. Cách biển vài cây số, Suyền gửi xe đạp nhà quen, dẫn Khánh đi bộ qua nhiều trảngcát và rừng phi lao, đến một chòi ven biển của dân chài bỏ trống. Sóng đêm vỗ bờ ì ùm bên ngoài, nơibãi ngang vắng ngắt không nhà không thuyền. Tàu nhỏ của Pháp hay vào gần bờ, xổ đạn lửa bắn cháytất cả những gì cháy được, nên cái chòi này nép rất kín giữa những bụi phi lao thấp, đến tận nơi mớithấy.

Ông phủ Đỉnh trông hơi gầy hơn dạo làm tang cho bà vợ cả chết vì thương hàn, nhưng vẫn rất quắcthước với bộ râu đen nhánh, rậm và dài, được nuôi để hóa thân thành cụ tú Đỉnh phó chủ tịch Liên Việthuyện Tây Quảng. Ông mặc bộ bà ba đen bạc màu lẫn bùn ở gấu quần, đeo cái tay nải to chéo trênlưng, nón ướt đặt bên cạnh, đúng là ông lão nông gia trưởng tản cư xa về thăm quê, ngại tàu bay tàubiển nên phải đi đêm, ghé nghỉ chốc lát. Chị Tôn Nữ Huyên Tâm thập thò sau lưng cha, mặc kiểu gáibuôn, tóc búi. Còn một anh chàng lực luỡng nữa có gánh đôi bầu to nặng đi theo, nhác thấy Suyền vàođã vội mang tơi đội nón ra ngoài đứng gác, Khánh thoáng thấy hai quả lựu đạn cài móc vào thắt lưngquần đùi.

Suyền báo tin yên ổn cả. Ông phủ dựng lại tấm phên che cửa, sửa mảnh quạt mo cau che ánh đèndầu. Chị Huyền Tâm bưng đặt trên chõng khập khiễng một cái mẹt nặng. Khánh tò mò ngắm mâm nhậukhác thường: tất cả đều là đồ hộp mở vất nắp, hình tròn và quả trám, vuông và chữ nhật, cao và thấp.Chỉ có ổ bánh mì hình gối, mấy gói bích qui và kẹo được gói trong giấy kính, nhúm muối riêu cùngmấy quả ớt đặt trên giấy rơm nội là không đóng hộp. Anh không thấy phủ Đỉnh đưa mắt hỏi Suyền, hất

Page 147: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

hàm phía anh. Bảy Suyền lắc đầu. Phủ Đỉnh cau mày một loáng lại tươi mặt ngay, xòe hai tay:- Các thứ là của anh em đồng chí gởi cho con đó Khánh. Đưa về chỗ con bất tiện, ta mở tiệc ở đây

hưởng chung cái lộc của con. Con nhớ anh Trọng Béo chớ ? Tức là Tô Trọng Huân ?Khánh giật mình:- Trọng Béo, làm Việt quốc ở Hà Nội hồi xưa ?- Đích thị, ảnh rất nhớ con, khen con, cứ tiếc hoài con không bắt liên lạc với đảng bộ Quốc dân ở

Quảng Nam. Bây giờ ảnh về Huế, lãnh chức cao ở chỗ Thủ hiến Trung Việt. Ảnh gởi quà theo ghe,nhắn con muốn tống cựu hay nghênh tân tùy ý. Thêm mấy chai cô-nhắc với sâm-banh đây. Ta vừa nhấmnháp vừa bàn chuyện còn gần ba tiếng nữa. Chung quanh gác kỹ rồi.

Khánh như đang chiêm bao. Trong vùng của ta, Việt quốc đã dựng lưới ngầm đến đâu, móc nốinhững ai ? Việt quốc hàng Pháp, làm gián điệp cho Pháp, nói mẽ rằng dựa vào Pháp giành độc lập,Pháp không nguy hiểm bằng cộng sản tay sai Nga-xô Trung-cộng, Khánh đã đọc cả mớ truyền đơn vàtài liệu mật của chúng đưa về Ban địch vận, chẳng lạ gì. Chỉ vô cùng lạ là Khánh đang đón ly rượu từtay một đảng viên Quốc dân gọi anh bằng con, bên một đứa cũng là Quốc dân lâu nay vờ tôn anh làmthầy. Khánh là con ruồi sa lưới, sa lưới...

Cũng trong chiêm bao, Khánh cầm thìa xúc mọi thứ được trút vào cái vỏ hộp to và dẹt dùng làmđĩa trên tay mình, không phân biệt được xúc-xích, giăm-bông, cá trích trong dầu ô-liu, ba-tê gan, phó-mát cứng và mềm, tôm hùm bóc vỏ, dưa chuột muối chua. Anh cắn nhai hú họa lát bánh mì phết bơđược giúi vào tay, buông nó để đón ly rượu ai đó mời, chạm vào mấy cái ly chìa trước mặt, uống cạnmột nửa. Anh quyết giữ không say, nhưng sao cứ choáng váng thế này ?

- Trên Linh Lâm tụi nó chưa bày trò gì căng lắm đâu con. Ban đầu cũng tính đấu ba làm cái điểnhình. Ba xuống huyện xuống tỉnh, lễ phép thưa quí đồng chí vầy đây: “Tụi địa chủ quan lại có nợ máuở lại hết trong thành, đứa nào mắc kẹt cũng tìm đường trốn. Tôi tự xét có lỡ dại làm quan với đế quốcphong kiến, mang tội với đồng bào thiệt đó, nhưng mà còn nghĩ tới tổ tiên nòi giống, rán ở lại vùngchánh phủ Cụ Hồ để lập công chuộc tội, Đảng biểu sao tôi làm vậy. Tôi biết trước sau cũng phải xóabỏ giai cấp địa chủ, trả ruộng cho nông dân mới là công bằng xã hội. Đảng chưa biểu nộp thì tôi nộpcũng chẳng ai nhận. Bây giờ Đảng chưa cho nộp mà ra lệnh giảm tô triệt để, tôi đâu dám cãi chối gì.Thôi thì xin cho tôi trả lại cái Liên Việt, tôi lui về làng phục tòng quí ông bà nông dân, đem ra đấu tốtôi xin quì nhận hết là xong !”. Nói vậy rồi về. Các chả bàn sao đó, chắc có uốn nắn cho đội phát độngở xã, về sau tụi nó chỉ kêu ba ra trụ sở, cấm không cho thu tô hơn mức hăm lăm phần trăm, bắt xóa hếtnợ lưu niên. Bấy nhiêu thôi !

Khánh thốt luôn câu hỏi nằm trên đầu lưỡi:- Họ nhân nhượng vậy, sao ba đi ?- Ở lại mà bị bao vây như quản thúc, chẳng làm được gì, biến là phải.Câu hỏi tiếp của Khánh tự nó bật ra:- Ba làm gì ?- Chuyện hơi dài... thôi để cháu Suyền kế sau. Ba với ba nó một dạo thân thiết lắm. Suyền nó nói

con chưa đi nó cũng ở lại, trò phải theo thầy tới đâu thì tới (Khánh nghĩ nhanh: nhện chưa xực hết conruồi, đời nào nhả !)... Ba đi, để khó khăn lại cho con đó. Tụi nó không bắt bớ hay cách chức con ồn àođâu, sợ rút dây động rừng, số trí thức về trùm chăn hết. Chỉ có chỉnh huấn dài ngày, truy liên quan,phản tỉnh, tập thể xúm vô xây dựng. Sau đó đẩy nhẹ qua chỗ vô quyền, hằng ngày ngồi dịch một chồngtài liệu tiếng Pháp Anh thu của địch để các vị lãnh đạo đọc tham khảo, hay là mở đài chép tin đọcchậm... Con cứ làm. Tới khi thiệt ngán rồi thì Bảy Suyền nó lo liệu. Anh em bên kia vẫn quý con lắmđó... Chà, ngồi miết mỏi chân, uống nước rồi ta ra ngoài một lát đi con.

Chị Huyền Tâm không hề mở miệng, rót trà Long Tỉnh pha trong hộp sữa bột Chi-gô ra mấy cáichén sứ. Khánh nhận ra bộ chén đời Minh rất đắt tiền được phủ Đỉnh xếp vào gia bảo. Một viên côngsứ đã vật nài xin đổi ngang trọng lượng vàng tây, không được, phải ngang vàng diệp kia.

Phù Đỉnh khoác trùm lên người và tay nải một cái ba-đờ-xuy sờn rách quấn khăn quàng trùm tai,bước ra ngoài. Mưa đã dứt, gió dịu, tiếng sóng bớt hung hãn. Khánh choàng áo mưa chiến lợi phẩm,bước theo. Lão sắp nói riêng gì đây ? Đừng hòng moi lấy một chút bí mật hay một lời hứa hẹn nào nhé.

Page 148: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Tôi để ông đi thoát thân là may rồi, chớ có vòi vĩnh !Men theo rìa rừng phi lao, họ đi qua một bóng đứng gác trong tối, đi xa thêm vài chục bước nữa,

dừng dưới bóng cây. Một bàn tay mập run run nắm ngửa tay Khánh. Bàn tay kia nhét vào đấy một góinhỏ và nặng, uốn các ngón tay cụp lại.

- Ba tích cóp nhiều năm, gần đây cố vớt vát thêm, con cầm năm lượng mà tiêu. Vàng diệp hay hộtxoàn khó bán, ba đưa toàn thứ khâu vàng cửu một hai chỉ...

Khánh giật mình, ấn trả gói vàng vào tay phủ Đỉnh. Không kịp. Phủ Đỉnh nói nghèn nghẹn:- Ba biết lắm, xưa con đã ghét ba, về sau con vừa khinh vừa gờm, nhứt là từ khi con... con thân với

Mỹ Duyên, ba với con thành tình địch. Mới đầu ba giận hết sức, lần hồi ba nguôi, lại cứ thương con.Ba già rồi, say mê chốc lát vung tiền ra bao Mỹ Duyên. Ít lâu cũng chán. Con với Duyên còn trẻ, sốngđược với nhau cả đời, ba đâu nỡ phá đám. Ăn ở không giá thú, chia lìa khỏi cần giấy tò, phần ba khỏeru. Chỉ muốn phần con thu xếp sao khéo khéo, tránh được tiếng đồn thế gian, ở với nhau nơi nào thiênhạ ít quen như Sài Gòn, Đà Lạt, Hải Phòng, cần tiền ba chu cấp thêm. Muốn vậy mà ba chẳng nói rađược. Dù sao ba cũng còn cái sĩ diện của ông quan, của người cha dượng... Với lại, ba nói thiệt, nóihết... về già không con, ba khao khát có con lắm, ba thèm được một đứa như con lắm. Mỹ Duyên hayác khẩu, nói ba vãi tiền ra mua Khánh, ba lợi dụng Khánh. Bậy. Muốn dùng con như người tâm phúcthì có, lợi dụng thì không. Ba chết đi, để gia tài cho ai ? Cho mẹ con bà cả riết róng, chịu nhịn đói làmgiàu ? Cho me con là người lạnh lùng với ba ? cho Mỹ Duyên để ăn chơi phá tán ? Mỗi lần xuống sứcba lại làm di chúc, dành của nổi cho các bà vợ, dành tất cả ruộng đất nhà cửa trâu bò cho con. Saumỗi làn gặp con ba lại thất vọng, lại xé, lại rầu. Con tin ba hay không tùy bụng, lần này xa nhau chưabiết còn gặp lại hay là vĩnh biệt, ba mới bộc bạch cho con thông tỏ ngọn ngành. Con coi phủ Đỉnh làđứa lắm thủ đoạn, đúng, vậy chớ nó còn nghĩ tới tình cha con, tình đời ấm lạnh !

Cơn mê quái gở dẫn Khánh đi tiếp. Những tiếng ám hiệu gõ cộc cộc bằng bơi chèo. Tiếng chàokèm tiếng thở dài muôn thuở của chị Huyền Tâm bạc phận. Vòng tay ôm ghì đột ngột của phủ Đỉnhchung quanh vai anh. Đôi bầu to kĩu kịt nhấc đặt lên xuồng. Mây đen dãn ra cho sao hiện rậm nhấpnháy. Xuồng nhỏ vào sát chân sóng, chuyển người và đồ đạc ra chiếc thuyền to có cột buồm đậu méngoài. Vòng ra biển chỉ một tiếng là xong, thắp đèn hiệu cho tàu tuần của Pháp khỏi bắn lầm, dựngbuồm hay chèo tay tùy gió, thong dong vào cửa Đại, sáng mai lên bến ăn cao lâu Hội An trả tiền Đông,mua hay mượn đồ thay đi dạo phố, đợi giờ vào trình diện ở nơi đón tiếp hồi cư...

- Về được rồi, anh Hai !Tiếng Bảy Suyền đánh thức Khánh dậy. Anh thấy mình đứng gần chân sóng, thủy triều lên đã thè

lưỡi đến gấu quần. Túi ngực Khánh nặng lệch một bên với gói vàng năm lượng. Me gửi vàng, MỹDuyên gửi vàng, nay phủ Đỉnh cũng ấn vàng vào tay, những chiếc nhẫn dễ bán tiêu nhất không ai nghingờ...

Thì đã sao ? Đã sao ? Thiếu gì cán bộ đọc bản phản tỉnh đã thông đồng với quản lý ăn xén từngchút gạo chút mắm của đơn vị để sắm ka-ki ngoại, mua đồng hồ Vi-le hay Mô-va-đo, thậm chí ăn bớtcả tiền hòm của tử sĩ, cho bó chiếu đem chôn, để dồn mua xe đạp Xtéc-linh ? Thiếu gì đứa sấn vào xinlàm con nuôi nhà đại địa chủ, cưới vợ trùm buôn lậu, bị lật tẩy thì nhảy theo địch ? Mình dại ở chỗquá thật thà, quá lí tưởng hóa con người cách mạng, quá nghiêm khắc với bản thân, buộc thằng Khánhphải tự lột xác như ve sầu lột vỏ mà chẳng cần biết đến mưa to gió lớn bên ngoài. Mình chẳng chừamột khoảng lề để xoay ngang tạt ngửa...

Khánh ngồi trên chỗ đèo hàng cho Bảy Suyền đạp hổn hển, chìm vào suy nghĩ miên man, cả khiphải bước xuống leo dốc. Anh mặc nguyên áo ướt vấy bùn lăn ra giường, lịm đi trong giấc chiêm baokéo dài đã nhiều giờ, mặc cho Lệ Châu loay hoay cởi dép, xếp gọn chân tay, buông màn, ghé nằm bêncạnh.

Page 149: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Chương XVIII

Chín Khiết qua lại hỏi Cả Chanh:- Mấy giờ rồi mà coi trưa trật vầy ta ?Chanh cẩn thận xem lại kim giây, thấy nó nhích đều mới đáp:- Tám giờ mười bảy.- Gay go rồi. Dự kiến quân nó chín giờ qua cầu. Mình trễ là đánh hụt hay vuốt chút đuôi, làm trò

cười cho bạn Lào... Truyền lên: “Các đại cho chạy thường, nới rộng cự li - Khiết”. “Bổn đâu ? Bổn !Chạy luồn lên đầu nhắc đúng lệnh, nói thêm là phải bôn tập, trễ giờ rồi.

Chú liên lạc, học sinh Việt kiều từ Pạc-xê ra vùng ta năm ngoái, vội cởi tấm choàng nhựa cài vàonịt, lánh qua lại trên đường rừng chật, vọt lên phía trước. Khiết lắc đầu:

- Số tân binh mới lên chỉ được học hai tháng, lơ ngơ lắm, mình cho truyền lệnh thử vài lần sai bét,gà không hóa quốc mà hóa ra voi !

Chanh sực nhớ:- Đồng hồ bảnh đâu mà ông hỏi giờ ?- Tông vô đá bể nát hôm kia. Tiếc cái Pranh-ta-ni-a mới tinh hảo, hăm mốt ruy-bi, chạy đúng từng

giây...- Chà, chỉ huy không có đồng hồ thì đánh chác sao. Ông đeo tạm cái Tăng-cô của tôi, thứ rẻ rề,

may mua trúng cái dùng được. Kiếm được cái tích tắc chiến lợi phẩm nào khá khá, tụi tôi làm lễ traotặng ông cho oai.

- Ừ, hễ vô hòm rồi thì bỏ theo nghe !Khiết cười, cài vội cái đồng hồ loại bán từng cân vào tay, trong khi hàng quân trước mặt anh bắt

đầu rùng rùng chạy.Sau trận tập kích Na Khảm diệt hai trung đội Cọp Rừng, tiểu đoàn 75 được Ủy ban Kháng chiến

Lào khao hai con trâu béo như sim, chiều qua xẻ thịt cả cặp làm lương khô và liên hoan ra quân trậnmới. Trời mưa dầm, cấp dưỡng xài hết sạch số củi sấy khô trong các lán, mệt ngủ vùi, hai giờ sángdậy nấu cơm nắm và nước uống bằng củi ướt ngoài rừng, vừa quạt vừa ho sặc. Cán bộ giục mãi chỉnghe đáp giữ nhịp: báo cáo sắp xong, chút xíu nữa, xong đây... cứ thế hàng giờ.

Chín Khiết lâu nay bớt máu Trương Phi nhiều, nhưng vẫn rất khắc nghiệt khi bước vào chiến đấu,anh em hay đùa là “ở nhà nàng dâu, ra trận mẹ chồng”. Lính rất thích người chỉ huy như thế. Một chútẩu hay lười khi chuẩn bị có thể hại hàng loạt mạng sống khi giao chiến. Lần này cũng vậy, dù lo trễ,anh cũng nhất quyết không cho xuất quân thiếu cơm nước. Phục kích đánh đoàn xe quân sự, tiểu đoànra đến đường 13 có thể nổ súng ngay, cũng có thể phải nằm đợi suốt ngày dưới những đợt mưa nắngmươi phút một lần thay đổi. Bộ đội quen chịu đói khát là nết quí của bộ đội, chỉ huy để bộ đội đóikhát là chỉ huy có tội. Vả lại sức người có hạn, khi địch dẫn xác đến thì quân ta đã tê bại cả người,xung phong run đầu gối, thét tiếng “sát” hụt hơi, đuổi theo địch cứ ngã lăn ra sùi bọt mép như độngkinh... Sùng sục như cọp đói trong chuồng, Chín Khiết sải cặp chân dài rảo qua các bếp, vung súngngắn đánh thức mấy cậu quản lý gật gà, hò hét quát tháo, xẻ thử những nắm cơm đang bốc khói và pháthiện ra cơm sống, cố ghìm quả đấm chực vung lên, nói gằn:

- Sau hai mươi phút tôi sẽ xẻ cơm coi lại. Hễ còn cơm sống... Thông cảm hả ? Thông cảm với đứatính đầu độc anh em ?

Chín Khiết đã mệt và khản giọng khi các đại đội nhận đủ mỗi người hai nắm cơm thật chín, riêngkhoản nước rót ống tre thì đành dựa vào suối khe. Còn may chiến sĩ đã được mỗi người hai viên thuốctím từ liên khu gửi lên để tự rửa vết thương nhẹ, có thể cạo vào nước lã để uống.

Cả Chanh cũng tất tưởi đi thu xếp cơm nước, ngượng chín cả người. Đêm mưa anh thức khuya

Page 150: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

duyệt các đơn xin vào Đảng, phần cơm áo gạo tiền đã giao rành mạch cho tiểu đoàn phó và các đạiđội phó, nhưng dù sao anh cũng tạm kiêm chính trị viên D.75 khi trên chưa kịp cử người về hay đề bạttừ dưới lên. Đáng lẽ cán bộ chỉ huy phải được dồn óc lo phần tác chiến...

Anh đã vào Thường vụ Ban cán sự khu, nhưng được ở lại mặt trận Tây-Nam chỉ vì chưa có ai đủsức thay anh tại đấy. Anh không phải về làm trưởng Ban chính trị khu nhu chính ủy Hai Thỉnh rất muốnvà Đảng bộ Tây-Nam rất không muốn.

Trong năm qua, quân tình nguyện Tây-Nam có những biến đổi thầm lặng. Lần đầu, các chiến sĩ thấychính trị viên và cả cán bộ dân chính đến học chung lớp với tân binh, hò hét đâm lê vào bù nhìn rơm,rón tay tập gài mìn. Cũng lần đàu, cán bộ quân sự chong đuốc cà-boong học tiếng và chữ Lào, tập viếtnắn nót: “Thửng Kh-ná câm-ma-can Tò tạn Khoẻng Châm-pa-xắc thì nặp thử xạp”[40]. Số cán bộkhu thường lui tới vùng này kinh ngạc khi nghe anh Chín Khiết, người nổi tiếng hay kình với chính trịviên, nói tự nhiên: “Ta bàn vậy đủ rồi, tôi sẽ xin ý kiến anh Chanh trước khi quyết định”. Cả Chanhcười cười khi họ đến: “Rửa ráy ăn cơm cái đã, lát anh Khiết về ta họp”. Các đồng chí Lào, vốn biếtkhá rõ chuyện nội bộ của anh em Việt nhưng giữ ý không để lộ, nay khỏi phân vân hỏi nhau: “Việc nàynên bàn với ai nhỉ ?”. Với ai cũng được.

Một chất kết dính nào đó trong suốt khó thấy cứ lan mãi trên vùng ruộng lầy chen rừng bằng ở tậncùng phía nam nước Lào, giáp Miên và Thái. Nó từ đâu đến ? Từ những sửa chữa chính sách, từnhững chiến thắng hào hùng khắp Đông Dương, từ hàng loạt tin vui hậu phương liên khu Năm gửi lên ?Hay như Chín Khiết và một số cán bộ nữa muốn qui công cho đồng chí bí thư Phan Chanh ? Thật khótách rời phần ai đóng góp nhiều ít, thôi coi như công chung là gọn nhất.

Bước vào năm 1954, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ, cả miền giữa này của Đông Dươngrung chuyển trong cơn động đất chưa từng thấy từ đầu kháng chiến, có lẽ từ khi vượn biến thành ngườinữa kia. Các trung đoàn chủ lực cũ và mới của liên khu Năm đánh thông thốc lên Bắc Tây Nguyên. Tadựa rừng núi thì địch dựa biển: địch trút hàng vạn quân vào Phú Yên, Bình Định, đâm giáo vào lưng tabuộc phải quay mặt lại. Nhưng các mũi Tây Nguyên vẫn băm nát đồn to bốt nhỏ, trong khi chiến dịchÁt-lăng của Pháp - Mỹ sa vào trận đồ bát quái của bộ đội địa phương và du kích.

Sư đoàn chủ lực 325 từ liên khu Bốn ào ào vượt biên giới đánh sang Trung Lào, quét địch đến tậnsông Nặm Khoỏng, đánh tiếp xuống phía Nam. Khu Hạ Lào - Đông Bắc Miên hối hả gom quân phốihợp, chủ lực rất cần những chiến sĩ quen đất quen người khi đến một chiến trường hoàn toàn mới lạ.Thắng, thắng to, thắng như trẻ tre, nhưng cũng gặp chỗ tre có nhánh cưỡng lại bất ngờ, cứa tay, tóemáu. Dứt thì băng, rút kinh nghiệm, nậy cho bật khỏi mắt, lại chẻ tre tiếp ! Rồi đặc công của liên khuNăm cũng sang thêm với đầu trọc và ba-lô cồm cộm những thủ pháo nhiều cỡ, lẳng lặng nhận đánh cáiđồn nào xây bê-tông dày nhất, đặt nhiều đại bác lớn nhất, chong đèn điện sáng nhất. Họ lại ngại đánhnhững đơn vị đóng dã chiến vội vã, lính nằm lộn xộn trong những hầm hố mạnh ai nấy đào, thắp rải vôtội vạ những đèn dầu xem giờ đổi gác. Bàn kế hoạch với các đơn vị khác, họ chỉ hỏi: “Thích đánh bỏhay đánh lấy ?”. Nếu đánh bỏ, họ diệt đồn xong sẽ biến mất, cấp trên muốn đánh lấy thì cho quân bộvà dân công phối thuộc, đánh xong họ sẽ bắn pháo hiệu cho vào thu chiến lợi phẩm, tất nhiên là vàođằng cổng chính.

Ngon trớn theo chiến dịch được vài tháng, khu bỗng ra lệnh rút đại đội tập trung duy nhất của mìnhvề, cùng tất cả số cán bộ chiến sĩ trước đây thuộc hai đại đội mạnh đã phân tán sau khi lên Lào, số nàychỉ còn hơn một trăm sau nhiều năm đánh giặc không bổ sung. Tân binh từ liên khu Năm lên được rápvào khung, tiểu đoàn 75 ra đời. Định ghép phiên hiệu ba đại đội cũ lại để giữ truyền thống, nhưng sốghép quá dài, đành đem cộng lại thành số 75, được trên duyệt. Chín Khiết làm tiểu đoàn trưởng, đề bạtđược tiểu đoàn phó và chính trị phó, khuyết chính trị viên. Vì địa bàn hoạt động chính của D.75 làTây-Nam, Cả Chanh được giao tạm kiêm chính trị viên.

Ban tham mưu khu, vẫn mang cái tên khiêm tốn là Ban nghiên cứu quân sự, thúc D.75 ra trận gấp.Ban chỉ huy tiểu đoàn dằng co xin hai tháng xây dựng, luyện quân. Anh chỉ huy phó khu giục mãi khôngđược, tốc về Tây - Nam xem “chúng nó ỳ ạch đến bao giờ”. Anh sa luôn vào một tổ ong ngày đêmkhông ngớt việc. Thành lập Đảng bộ các cấp, học quan hệ Lào-Việt và các chính sách, sắp xếp bộ máycho đến tổ trưởng tổ ba người, tất cả dồn về đêm. Ban ngày lo tập, tập và tập. Là cán bộ từ liên khumới lên, anh sửng sốt trước kiểu luyện quân đánh đường rừng của Chín Khiết.

Cũng quả lựu đạn ấy, ở rừng không thể ném theo đường cầu vồng, nó trúng cành cây bật lại sẽ giết

Page 151: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

người ném, phải tập kiểu lẳng ngang giữa các góc cây. Cái xẻng đào hố và cặp vòng ngụy trang, nhữngchữ thọ của lính đồng bằng, không cần bằng kỹ thuật định hướng cho khỏi lạc rừng, dùng dao mởđường, cách tận dụng các ụ mối và gốc cây trong chiến đấu. Kiếm ăn trong rừng cũng phải học kỹ...Anh chỉ huy phó bám theo một đại đội tập chiến thuật. Ta với địch luồn rừng đụng nhau là thường. Lúcấy địch bắn như điên, còn quân ta dạt ra hai bên đường mòn, tự tìm chỗ núp. Sai ở đó. Địch theođường mòn đi tới, sa vào hai làn đạn của ta xả từ hai bên, sẽ nằm bẹp bắn trả. Bị cây lá che khuất,quân ta có thể quét đạn vào nhau. Khiết cho tập lại: khi tao ngộ chỉ nép ngay mép đường, nhìn rõ chỉhuy, tùy lệnh tay hay lệnh miệng mà cùng dạt về một bên, lại phải trông thấy nhau để bám đuôi vậnđộng tiến lùi, vòng đánh bọc sườn hay chặn đuôi cánh quân địch...

Trang bị nữa. Liên khu gửi áo quần xi-ta loại tốt lên, bị dầm mưa dãi nắng dọc đường quá lâu hóabở như giấy ướt, có kiện áo quần rơi trúng gốc cây phạt nhọn bị xuyên suốt từ dưới lên trên như giáođâm cật lực. Đành có gì mặc nấy, chỉ nhuộm lại. Bỏ đi những cái mũ ngụy rộng vành có khuy bấm mộthên tránh vướng nòng súng. Đội thứ này trong rừng rất dễ bắn lầm nhau, phải thay đồng loạt bằng mũnan bọc vải xám, thường có lớp nhựa lót trong.

Súng đạn vẫn là nỗi thèm khát kinh niên của bộ đội. Nói đủ súng cũng được thôi, mà bảo hỏa lạcrất yếu chẳng phải là ngoa. Non nửa số súng góp nhóp được là súng bảo tàng. Mút-cơ-tông và Anh-đô-si-noa, cả Lơ-ben nữa, đã qua hàng chục lần sửa mà kim hỏa không đủ sức in vết vào hột nổ đạnĐAM. Trường Nhật hỏng ít hơn nhưng mỗi cây còn bốn năm viên đạn, ước nổ được một nửa. Rồi súngNga hoàng dài thòng, súng thất cửu và trường Đức đều rỗng bụng, trường Anh đầu bằng hay đầu nhọnđã nhường đạn cho trung liên Bren và tự nguyện chui vào kho mật. Lấy súng địch đánh địch là lẽđương nhiên, nhưng chỉ có thể lấy được súng đạn kiểu mới của Mỹ và Pháp. Lọc đi lọc lại, đượctrường Mỹ từng phát của đại chiến Một và Ga-ran nửa tự động của đại chiến Hai, chung loại đạn vớitrung liên Brao-ning, xếp hạng quí nhất. Tiếp tới trường Mát 36 và trung liên 24 - 29 cùng loại đạnmới của Pháp, địch đang dùng lẫn với đồ Mỹ. Tiểu liên Xten quá xộc xệch nhường đạn chín ly cho sốTuyn mới lấy. Tom-xơn, Các-bin, PM, Max, kiếm đâu xài đấy tùy vận may... Anh chỉ huy phó thấy rõchiến sĩ ôm cây súng dùi cui gọi là có, loay hoay chắp thêm cho nó một mũi gì đâm được - con daotông thay lưỡi lê của bộ đội Việt Bắc đã được truyền tới đây - thấy mỗi lúc một thêm động lòng. Anhvề khu với nhiều ý định mới.

Tiểu đoàn 75 được phép xây dựng và luyện tập đủ hai tháng. Không hẹn trước, trên khu bỗng gọicho nhận hơn một trăm súng Mỹ và Pháp, mỗi cây hai cơ số đạn tức 60 viên, cùng nhiều thứ khác lấycủa địch. Cấp thêm cho đủ mỗi đại hai súng cối 60 ly, mỗi cây ba chục đạn. Cả tiểu đoàn nở mày nởmặt, chuyển vội những súng đói cho du kích: họ bắn vài phát lại rút vào rừng, tự nhồi lại đạn đánhtiếp, sẵn sàng nhận tất cả các loại súng thải ra.

Trận đầu chỉ cò con, “đánh cho tân binh ngửi thuốc nổ”, diệt một trung đội Koong Pạp đi tuần.Trận nhì tập kích Na Khảm được thưởng hai trâu. Đến trận này mới thực sự đánh to, diệt một đại độiÂu-Phi cưỡi ô-tô, có ít nhất hai thiết giáp mở đầu bịt đuôi. Nếu nó hỏng chỉ vì củi ướt cơm trễ... ChínKhiết nghiến răng chạy lách lên. Cả Chanh chưa hết xấu hổ, đi sau đại đội Một. Ức thật. Sai một ly đimột dặm !

Hàng quân đằng trước chạy chậm dần lại, rồi đi thường. Lệnh mới truyền từ trên xuống: “Dồn cựly, nghỉ mười phút - Khiết”.

Trời đã ngớt mưa nhưng nền mây xám vẫn dăng thấp và dày đặc, càng đỡ tàu bay. Từng người tìmchỗ ráo ngồi thở, uống nước tre, các vệ sinh viên tiểu đội cầm ca nhôm đi rót thử và khủng bố nhữngcậu ngại pha thuốc tím. Vài chàng háu đói mở miệng túi cơm, ngoạm vào nắm cơm nếp dẻo, vùng nàykhông có gạo tẻ. Khói thuốc lá tỏa trắng mờ, bay mùi khét của thứ thuốc trộn đến một nửa lá rù rì khôhay thứ lá rừng khác.

Chanh len lên đầu, chợt nghe tiếng chặt cây nổi lên chan chát, dồn dập ngay bên đường mòn. Trênmột thân cây ghim sẵn mảnh giấy ướt nhoẹt viết bút bi độc một chữ PHẪU, lúc này có thêm tấm vảitrắng căng đứng, khâu chữ thập đỏ. Quân y đã cố ý treo sớm cho bộ đội đi qua thấy rõ và nhớ chỗ,khiêng thương về không phải hỏi đường. Lúc này anh em đang chặt cây làm lán phủ lá chuối, làmnhững sạp mổ cao ngang ngực. Tù đây ra đường 13 còn hai cây số rừng nữa, vừa đủ để tránh bompháo và quân bọc sườn.

Cô y tá Hoàng Lan từ chỗ rậm chui ra, vác một chồng lớn lá chuối tươi, đi lom khom tránh dây gai

Page 152: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

xé lá. Nhác thấy Cả Chanh, Lan đặt vội lá và dao xuống một thân cây đổ to bằng thân trâu, chạy đến:- Sao đó anh ? Nhắm chừng tụi em làm việc nhiều hay ít ?- Đợi anh hỏi lại thằng Tây coi.- Khiếp anh... Chị Thùy có thơ nào mới chưa ?- Cũng đợi, đợi cô có thêm một anh chồng nữa đem thơ lên !Lan cấu vào vai Chanh, chạy biến. Lên Lào hai năm mà giữ chưa bị sốt rét, tài thật. Lan gầy đi đôi

chút nhưng vẫn gọn khỏe, nước da sẫm đi trong mùa nắng đã trở lại trắng hồng sau vài tháng mưa.Tháng trước Lan đột ngột xin phép tổ chức cho đính hôn với cậu Tám Thống, một đại đội phó từ

liên khu mới lên. Chanh gặp riêng Lan, căn vặn kỹ, anh tự thấy phải chăm lo cho cô bé mồ côi đã sốngnhiều năm bên nhà Thùy trong cảnh tản cư, tới mức hai nhà như một. Thì ra cô cậu quen nhau đã lâu,thư từ cũng lắm, và Thống rất cả ghen. Cô y tá hạng xinh giữa vòng vây của vô số chàng chưa vợ, ắtđược hàng chục anh tán tỉnh cùng một lần. Thống cậy cục xin lên Lào, thú thật với Lan rằng cố đuổitheo người yêu, chứ đánh giặc nơi nào cũng là đánh. Cậu nằng nặc đòi cưới ngay. Lan luống cuống,đang ở địch hậu xa tít mù mà lỡ có thai thì khốn. Đành thỏa hiệp tạm: xin đính hôn công khai để Thốngđỡ lo, đỡ ghen, mà Lan cũng đỡ phải trả lời những chục lá thư tỏ tình mỗi tháng. Các chàng kia thở dàingả sang bóng hồng khác, bắt đầu gọi Lan bằng chị. Chanh cười xòa, thấy cũng phải, tuy ở chốn baquân chẳng ai dạm vợ theo kiểu cổ lỗ ấy.

Khi biết Tám Thống sắp lên Lào, Lan viết thư bảo cậu phải ghé ngang qua Linh Lâm gặp chị HaiThùy hỏi tin, lấy thư và quà cho anh Chanh. Cậu đại đội phó si tình đi hỏa tốc vượt lên trước đoàn, ởlại nhà chị Thùy hai ngày, nhận đưa lên cho Chanh chừng ba cân quà tuy đường xa và ba-lô đã rấtnặng, chưa kể một thứ vũ khí nào đó bắt buộc phải chuyển đến chiến trường.

Lệnh của Hoàng Lan thiêng thế !Cán bộ các đại đội đi sau được gọi lên họp, trong khi bộ đội xốc súng đi tiếp. Chín Khiết không

truyền lệnh giục. Anh đợi cán bộ tới đủ mới bảo nhóm trinh sát đón quân:- Các cậu nhắc lại tình hình đi.Tiểu đội trưởng trinh sát nói gọn và rõ:- Báo cáo, đến tám rưỡi tụi Âu-Phi vẫn dồn trong đồn Thông Vải, chưa nhúc nhích. Cụm ô-tô với

thiết giáp không nổ máy thử, nằm xếp hàng trên sân. Lính cắm lều vải trên sân bay dã chiến chưa thấynhổ lều. Chỗ đài quan sát ngó thấy rõ... A, hồi nãy em quên chưa nói. Chiều qua có chuyện kỳ lắm.Quân Âu-Phi tới đồn hồi bốn giờ, xếp xe, cắm trại, nấu ăn. Chừng năm giờ, tụ dưng tụi nó chạy ùa rachỗ trống, chĩa súng bắn lên trời ào ào...

- Lên trời ? Chắc không ?- Dạ chắc chớ. Băng nào cũng lắp xen đạn lửa. Hồi đó tạnh mưa, trời còn sáng. Đèn dù, pháo hiệu

xanh đỏ bắn lung tung. Ngụy Lào trong các lô-cốt ra sân bắn bổng. Cối 60 với 81 bắn đạn đến, đạnkhói, đạn nổ, nhắm vô gò hoang thôi... thiệt khó hiểu...

Đợt bắn ấy, cả tiểu đoàn cùng nghe khi sắp ngồi vào các mâm thịt trâu, ở chỗ bàn đạp. Tiếng súngnhỏ chìm trong tiếng mưa và suối, nhưng đạn cối vẳng đến khá rõ. Lệ thường vẫn thế: chúng bủa lướiphòng hờ chung quanh đồn để quân mới đến có thì giờ thu xếp ăn ngủ và phòng ngự ban đêm. Càngchắc là sáng mai có địch mà đánh, tránh được cái nạn nằm suông về không.

Chín Khiết đứng lặng, gãi cằm. Khuôn mặt mai mái xám xanh của anh sắt lại, như thêm dài vàxương, mí mắt trũng thành bọc hơi giật giật. Anh hỏi bâng quơ:

- Đoán ra chuyện gì chưa ?Thêm nửa phút im lặng. Anh “hừ” một tiếng trong mũi:- Thôi được. Ta làm phương án hai, các cha coi được không. Tôi nhắc lại: cho anh em ra chỗ phục,

dọn đường tiến đường lui cho khéo, xong lùi về sau chừng hai trăm thước, cho ăn cơm, nghỉ, đợi. Mỗiđại cho đến chỗ điện thoại đây hai giao liên để sẵn sàng nhận lệnh xuất kích. Ai ý kiến ?

Chỉ vài cán bộ hỏi thêm chi tiết. Kế hoạch đã bàn nát nước khi cùng đi xem thực địa, khi lên sabàn, thông cả rồi. Sở chỉ huy tiểu đoàn đặt cách đường độ ba trăm thước, cạnh một gốc cây rất to có

Page 153: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

hốc bằng cái hang, thêm mấy tảng đá lớn có thể che mảnh bom pháo. Một đường dây điện thoại chạy từhốc cây ra phía đường, leo lên đài quan sát. Đài này đặt trong tán một cây cao và rậm, mọc trên gò nênkhông nhô lên thành mục tiêu dễ chú ý. Trinh sát đã buộc một cái giàn đủ cho ba bốn người ngồi chentrong lá, trên nhìn xuống hay dưới trông lên đều không thấy. Họ thay nhau trực trên ấy trong hai tuầnqua để nắm quy luật của bọn tuần đường, gác cầu, giữa đồn Thông Vải, đổi gác bằng thang dây thảxong rút lên ngay. Chín Khiết và Cả Chanh đã lên đấy dùng ống dòm xem khắp một vùng rộng dọcđường 13, con đường cổ họng của nước Lào.

Khiết vào hốc cây, quay máy hỏi tin mới. Đài quan sát vẫn báo địch không có vẻ gì muốn nhúcnhích.

Anh em tiểu đoàn bộ đã căng những tấm tăng nhựa ba thước làm lều trú mưa, không buộc võng, chỉbẻ lá lót ngồi ăn cơm, cái phạ phe buộc thành tay nải dẹt vẫn thắt trên nịt đạn úp sau lưng. Họ quệttừng mẩu cơm nếp vào chèo pa tầu[41] dẻo màu nâu đen từ trong ống lương khô lấy ra nắp tre. CảChanh không giấu được thích thú khi nhìn thấy anh em nằm ngồi dưới tăng nhựa. Tiểu đoàn ra đờitrong mùa khô, bộ đội chỉ có tấm choàng che mưa từ nơi phân tán đem về. Tất nhiên liên khu và khukhông có ni-lông để phát. Chanh lo xa, cho người đánh voi chở cá khô lên Bô-lô-ven đổi cà-phê hạtvà thuốc lá thái sẵn, thổ sản của vùng cao nguyên đất đỏ, về bán tại vùng tranh chấp, mua thật nhiềusúc ni-lông đang hạ giá. Ai xin cha mẹ nuôi Lào được, cứ xin. Khi mưa tuôn xuống, mùa mưa dài nửanăm trên đất Lào, cả tiểu đoàn đã có đủ võng và tăng để khỏi nằm đất dưới mưa như một số đơn vịkém lo khác, chỉ lo gom quân mà quên những khó khăn riêng của bộ đội tập trung.

Khiết gọi Chanh đến dưới một lều:- Ăn quách cho xong, lỡ có binh tình gì mới. Muốn chửi cha thằng Tây mà nó ở xa quá.Một cậu liên lạc trải hai tàu lá chuối trước mặt họ, đặt lên đấy ống lương khô thịt trâu, một nắm lá

chua me và đọt vừng chát hái dọc đường:- Anh Trượng với anh Giản có ống khác rồi, các ảnh ra coi chỗ phục.Đang cởi túi cơm nắm của mình ra, chợt Chanh thấy tiểu đội giao liên ăn cơm với pa tàu như mọi

hôm. Anh hỏi sang mâm kia:- Hà tiện dữ ta, thịt trâu để dành à ?Anh em liếc nhau ngượng nghịu. Cậu Xào nổi tiếng bẻm mép đáp thay:- Dạ, để dành trong bụng là chắc nhứt.- Sao ? Liên hoan bấy nhiêu các cha chưa đã ngán à ? ăn hết thiệt à ?- Tụi em nhận phần về làm lương khô, mỗi đứa bảy lượng. Bàn lui tính tới thấy trâu teo heo nở,

lương khô chẳng được bao lăm, thôi sẵn cái thùng thiếc ta hâm luôn thùng cháo...- Ăn no ứ tử, còn thêm cả thùng cháo ?- Khuya tụi em tiêu diệt hai phần ba, sáng nay thêm một mách nữa, xong.Chanh rướn người trao ống lương khô sang cho họ, càu nhàu như mẹ rầy con để cố nín cười:- Ăn đi ăn lại, ăn tái ăn hồi, ăn lủng nồi trôi rế... Nhồi vô đầy diều vậy, lỡ thương thực bỏ chiến

đấu thì sao ?- Ngay bây giờ, Ban chỉ huy cho một thùng cháo phụ vô cơm cục, tụi em biểu diễn ăn thi lấy giải

hen.- Đó, chia mỗi đứa ít miếng. Đánh xong về, bắn trả tao con nai.- Dạ được chớ, bắn nai cái để cắt mời anh Cả khúc đuôi !Mọi người nổi cười ầm, lại nín tắp khi Chín Khiết khoát tay chỉ ra phía đường 13. Lính rừng kì

cựu biết rõ “đuôi nai cái, dái dộc già” là hai thứ kích thích dữ dội nhất đối với đàn ông độc thân.Chín Khiết nói trầm ngâm như đang tiếp câu chuyện dở dang:- Lệnh mới sửa lệnh cũ là sự thường. Có thể đoàn công-voa lớn đi sau bị kẹt, tụi Âu-Phi dọn

đường dừng lại đợi. Mình không đoán được cái kiểu đốt pháo Tết của nó. Hôm qua hăm mốt thángBảy, có trúng ngày lễ lộc gì của Tây không hè ?

Page 154: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Không. Ngày quốc khánh của Tây là cát-to giuy-dê, mười bốn tháng Bảy... Ờ, hay là lính nó phảnchiến hả ông ? Lính phản chiến, bắn chỉ thiên dọa sĩ quan ?

- Trinh sát nói lính im xo, chẳng tỏ vẻ gì lộn xộn. Lại thêm nhiều bếp nổi khói. Thường chỉ có xebếp lưu động nấu đồ nóng, lính đốt viên cồn hâm đồ hộp trong lều không có khói... Nó trổ cơ mưu gìnữa đây ?

- Mấy bữa đi dã chiến không nghe đài. Hay là nó gãy xuơng sống ở Điện Biên Phủ, nó chịu hàngmình ? Dám lắm chớ !

- Trên dặn “đàm cứ đàm, đánh cứ đánh”, nhớ ghim trong ruột rồi. Thua à ? Không dễ bó giáp quyhàng vậy đâu. Bên Triều Tiên, phía ta cả triệu quân Trung -Triều mà chỉ đẩy được nó trở xuống lằnranh cũ. Bên này Pháp với Mỹ chung lưng đấu cật, quân nó còn trụ khắp Đông Dương, đừng hòng nóchịu hàng !

- Cũng có khi tạm ngừng bắn ít lâu để lo cho thương binh tử sĩ...- Có lý. Mà phải đợi hạ hồi phân giải !Mải nói chuyện, hai người không để ý anh em giao liên lúi húi làm gì chỗ đầu lều bên kia. Cậu

Xảo bưng đến đặt trước mặt họ hai cái ca nhôm Pháp bốc khói:- Có đi có lại mới toại lòng nhau. Mời các anh chén cà-phê cho tỉnh táo. Cà-phê Nét, đường tây,

viên xăng đặc, lấy của đế quốc sài lang hết thảy đó... A quên, thằng Vĩ xuất kho một gói bích-quy, mau!

- Có ngay !Đó là những thứ lính giữ xài riêng, ông chỉ huy nào được mến và tin mới cho hưởng phần. Hễ giở

lý thuyết xã luận ra thì lính rút vào bí mật tức khắc, đố ai moi ra. Chín Khiết nhấp cà-phê, nhai bích-quy tự nhiên chẳng đợi mời thêm, như bất cứ một đội viên giao liên nào có quyền được chia gia tài.Anh lao đến máy điện thoại khi chuông reo, lại trở về lều với mặt xịu:

- Y nguyên như cũ, mẹ cố tổ nó !- Hay ta lên chòi quan sát ?- Trượng với Giản dồn cục trên đó nãy giờ. Thôi, mình ngủ gật một lát.Khiết chui hẳn vào hốc cây, vo lá khô lót ngồi, rút cái lưỡi lê các-bin kiểu dao găm đẽo vội những

mẩu gỗ nhọn, dựa lưng ngủ bên máy điện thoại. Trận địa tiểu đoàn lúc này hoàn toàn ắng lặng, chỉ cònnghe tiếng lao rao của gió trên lá và những giọt nước đọng rơi lộp hộp từng đợt như vãi sạn. Cả tiếngmáy bay rè rè tuần đường, tiếng xe, tiếng súng lẻ gọi phu hay săn bắn của lính đồn đều tắt sạch. Khôngkhí sôi sục lúc gà rừng chưa kịp gáy đều từ từ nhường chỗ cho trạng thái tẻ nhạt của một trận “phụckích chết”, “đợi địch cầu may”, trong đó người lính ngủ lịm bên đầu mối sợi dây giật mìn, đôi khi cảđại đội địch kéo qua như bầy trâu rừng vẫn không thức giấc, bốn năm ngày căng đầu căng mắt đủ choanh ta tê liệt thần kinh.

Cả Chanh cũng buồn ngủ nhưng cố giữ cho tỉnh, ca cà-phê đặc không quen uống cũng giúp anhchong mắt. Anh đi rảo qua một lượt các bộ phận phía sau. Trạm phẫu sẵn sàng. Tải thương đủ võng vàbăng-ca tre, tùy trường hợp mà dùng. Cấp dưỡng các đại đội chuộc cái lỗi ban sáng, nhân lúc trờimưa mây mù đã hầm những nồi xương trâu với măng ngọt lừ gánh cho bộ đội ăn đỡ háo, cùng nhữngthùng nước gạo rang đậm đen. Khác với những trận lớn bên Việt Nam, ở đây vắng những đoàn dâncông tiền tuyến để đưa gạo và đạn đến, chuyển thương binh và chiến lợi phẩm đi. Vùng bưng này đấtrộng người thưa, đàn ông khỏe hoặc vào du kích, bộ đội, hoặc bị địch bắt lính cả. Dân công, phụ nữchỉ có ở vùng các dân tộc thiểu số, chứ phụ nữ Lào lùm[42] rất ít biết cõng hay gánh nặng...

- Chăn-thi ! Chăn-thi đấy à ? Đúng rồi !Người gọi giật Chanh bằng tiếng Lào chính là anh Pheng, đang đi giữa hai đội viên trinh sát về

phía sau, vẫn nước da sẫm và cái đầu tóc cắt ca-rê ấy, vóc người cao gầy và hai khúc chân trổ chàmtrên dưới đầu gối ấy, chẳng khác chút nào so với hồi anh dẫn Chanh đi gặp các cơ sở bên kia sôngNặm Khoỏng, cũng trong mùa mưa như thế này.

- Chan Pheng ! Sang bên này sông, lạ lắm sao mà phải có người dẫn ?- Không phải dẫn. Mình bị bộ đội bắt !

Page 155: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Bắt ?Anh tỉnh ủy viên Lào cười rất rộng miệng, nói với hai cậu trinh sát: “cho nghỉ tí nhé”. Cả hai cậu

đều chưa thạo tiếng Lào, ngớ ra. Chanh cũng cười, nói tiếng Việt:- Giao anh này cho mình. Cán bộ của ta đấy, hoạt động bên kia sông.- Báo cáo, ông ấy đi một mình trong rừng, vấp đường dây điện thoại, theo dây đi mãi, chúng em

nghi lắm...- Theo dây đi tìm ta là phải, các cậu bắt cũng phải, cho một đều !Anh Pheng đặt cái gùi mây trên lưng xuống đất, rút ra cái thẫu thủy tinh nắp nhựa, mở nắp, dí tận

mũi Chanh bắt ngửi một thứ mắm gì đó thơm nồng, làm bằng những hạt nhỏ màu hồng:- Vợ mình muối được vò trứng cá pa bức ngon tuyệt, bắt mình phải đem cho bạn Chăn-thi một

bình, đưa tay chứ không được gửi... Mình qua sông gấp vì thằng trưởng đồn Thôông Vải gửi thư choIt-xa-la xin nộp đồn về hàng ta, vợ nó ở làng Don Khảm quen con cháu mình. Nó xin hàng mà mình cứđánh, tội nó lắm, mình cũng tốn máu thêm. Cơ sở mật chèo xuồng đưa mình qua khi mờ sáng, mình bắtvề ngay kẻo lộ, đợi sáng mình mới băng rừng, trúng chỗ anh em phục, mình nói bạn của Chăn-thi lãnhđạo mặt trận Tây -Nam, chẳng ai biết Chăn-thi cả, mình nói cứ giải về sau chắc gặp... Hay lắm, khỏiphải tìm lâu !

Chanh bị cuốn theo tiếng cười của đồng chí Lào vui tính. Hỏi nhau vài câu nữa, anh dẫn anh Phengđến sở chỉ huy. Trượng và Giản đã về đấy, mặt đăm chiêu. Khiết nói độp luôn:

- Bọn Âu-Phi lên xe nổ máy. Mình đưa lệnh bộ đội ra vị trí phục kích. Quái quỉ thiệt, tụi nó quayxe trở xuống phía nam, hướng Mường Khổổng ! Chẳng ai hiểu gì nữa !

- Anh Pheng đây, tỉnh ủy viên Lào, mới cho biết thằng đồn trưởng Thôông Vải gởi thơ xin nộp đồntheo ta. Hay là vì chuyện đó ?

Khiết lơ đãng chào Pheng, bóp trán nghĩ, lắc đầu:- Muốn hàng ta, càng phải kín tiếng cho tụi cơ động không nghi. Hễ lộ, quân Âu-Phi đủ sức bắt

giam trưởng đồn, tước súng lính ngụy liền, lèo tèo hai trung chớ mấy. Đây đồn yên tĩnh, cả lũ bắn chơinhư pháo Tết, nấu ăn thêm lu bù, bây giờ trở đầu xe chạy ngược là sao ?

Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định đợi thêm hai tiếng nữa phòng địch làm động tác giả lừa ta, sau đósẽ rút quân về bàn đạp.

Lệnh chưa kịp truyền bỗng một tốp lố nhố đi xộc tới, hối hả gọi anh Chanh anh Khiết. Dẫn đầu làđồng chí thường vụ liên chi ủy, được giao trực tại cơ quan. Mấy cán bộ mặt trận nữa, mồ hôi ướt áobên dưới tấm choàng che mưa, thở hồng hộc. Chanh đón thư, xé bì, đọc lướt qua tờ chỉ thị từ khu ủygửi xuống đóng dấu hỏa tốc, chợt thấy chóng mặt và hoa mắt. Tờ giây sang tay Khiết. Anh chỉ xem màkhông đọc thành tiếng, lại trao cho hai đồng chí cấp phó, sau đó ngồi dựa ngửa, nhắm mắt.

Đó là lệnh ngừng bắn trên toàn cõi Đông Dương, theo hiệp định Giơ-ne-vơ mới được ký kết. Vănbản chính thức sẽ gửi sau. Tờ giấy ngấm ẩm mồ hôi được chuyền tay gượng nhẹ, cố giữ cho khỏi rách.Nó rất dễ rách.

** *

Trung đội bộc phá giá thiết của Sáu Cam, cõng nặng bánh khảo và khiêng cầu vác thang lích kích,dừng nghỉ trong khu rừng thưa bên đường mòn. Cam đi gặp trung đoàn trưởng ngay theo lệnh đã báodọc đường. Các bộc phá viên đang quạt, thở, uống nước, quấn thuốc sâu kèn, chợt nhận ra một đoàndân công nữ đến trước đang ăn cơm nắm bên chỗ họ. Đoàn này khiêng toàn thứ thùng gì lạ mắt, hẹp màrất dài, sơn màu nâu, buộc vào đòn tre vừa hai người kê vai. Lính ta xì xầm:

- Chắc võ khí mới ra lò bay ơi, cối lớn, hay là DK cỡ cây chuối ?- Ông Liên Xô có thứ hỏa tiễn to lắm, mình thấy trong phim “Công phá Bá-linh”, dám trúng thứ

này...

Page 156: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Dốt hết. Súng đạn bự chác vậy, hai cô một đòn tre mà khiêng nổi, tao đi đầu xuống đất !Lính cũ giữ ý không xáp vào chỗ nhiều cô trẻ. Lính tuổi hai mươi quen nếp học sinh và đoàn viên

trai gái trêu trọc nhau, cứ xung phong tiếp cận. Thì ra các cô khiêng năm sáu chục cái quan tài rỗng đểchôn tử sĩ. Chỉ mấy phút sau, các cậu măng tơ đã nhảy vào nằm ngồi thử trong các hòm đùa toangtoang:

- Cái của tao hơi bó vai. Đứa nào nằm rộng tao đổi !- Thằng Liễn ngu, ham nước sơn, lụa trúng cái bị nứt. Chôn hòm nứt xui lắm đó nghen.Mải đùa với nhau, anh em không để ý các cô rớm nước mắt, quay đi lau lén. Đến khi mấy cô ngồi

thụp xuống, úp mặt vào tay khóc hu hu to tiếng, chị chỉ huy dân công phải bước tới, nói to:- Đề nghị các đồng chí đừng giỡn nữa, ảnh hưởng tới chị em. Yêu cầu trở về chỗ nghỉ !Một cậu đã bước ra khỏi quan tài, còn tiếc rẻ vỗ vào sườn nó một loạt thình thình như đánh trống

ếch, lên tiếng cãi:- Người chết không sợ, người chôn mất tinh thần là sao ? Nói như chị là hạ thấp phụ nữ !- Hạ thấp hay không để đó bàn sau. Mời các đồng chí trở về vị trí !Chị chỉ huy dân công đeo cây súng kị binh Nhật chéo lưng, có đôi mắt sắc trên gò má nhọn và

nhiều mụn cá, quần đen xắn trên gối. Đám lính trẻ rút lui, còn thì thào: “Tướng này coi bộ bà La Sátlắm, đừng chọc tức mà dại !”.

- Ủa, chị Năm !- Ôi trời, thiệt em hả Cam ? Thiệt mi hả ?Đứng trước Năm Bưởi là một anh bộ đội cao hơn chị hẳn cả cái cổ lẫn đầu, vai rộng, râu quai nón

rậm rì như cố đạo, nhác trông hơi dễ sợ. Năm Bưởi chụp hai vai em, cố ghìm tiếng nấc dồn tronghọng.

- Lính em làm gì mà chị phải chỉnh ?- Không, không gì hết, giỡn chơi chút thôi.. Anh Chò đâu em ?- Ảnh đi lên trước coi thực địa, ít bữa nữa quay lui. Tụi nó cố giữ Plây-cu, mình cố lấy. Địa hình

gần Plây-cu hơi khó đánh, núi không, rừng mỏng... Chị đưa dân công tới bữa nào về ?- Hết đợt hôm kia. Chị kêu gọi xung phong đợt nữa, chừng một phần mười xin về, số lớn đi tiếp.

Chiến thắng lù lù ra đó, chị em ham lắm, đi qua thị xã Công Tum cứ trầm trồ miết.Hai chị em kể chuyện hối hả chừng mươi phút nữa, rồi bộ đội và dân công lại rời nhau, đi tiếp.

Con đường mòn rắn lượn xuyên rừng chạy sóng đôi với quốc lộ 14 nhưng cố tìm chỗ khuất máy bay.Sau những dốc dựng cheo leo từ đồng bằng lên, các đường mòn Tây Nguyên càng duỗi về nam càng ítdốc, ít đá nhọn, đất mịn lài lài dễ đi, phải cái nạn khó che mắt máy bay địch khi qua những rừng nonhay đồi lau trống trải.

Mấy cậu trẻ đùa dai ban nãy chột dạ khi thấy trung đội trưởng Cam bước lầm lì giữa hàng, khôngbỡn cợt hồ hởi như mọi hôm. Chị chỉ huy dân công vồ vập anh, nói rất lâu với anh, chắc không khỏi kểtội phá quấy của lính bộc phá. Các cậu đâm dè dặt, chỉ thì thào với nhau và ra hiệu bằng tay hay mắt.

Sáu Cam đang nghĩ về làng Linh Lâm, cái thung lũng dài dưới chân núi rất độc đáo không giống bấtcứ một làng nào Cam đã đi qua trong bấy nhiêu năm lang bạt kỳ hồ, nơi gửi lại vô vàn vui buồn củatuổi nhỏ.

Ghép những thư gần đây với tin mới nhất của chị Năm Bưởi, Cam thấy rõ một ấn tuợng chung nhất:sự chao đảo, chập chờn, ngả nghiêng của những người có tránh nhiệm. Ở đơn vị chiến đấu không ít rốiren, nhưng phải gỡ rối thật nhanh, thật dứt khoát tận bờ sát góc, không được cù cưa bạc nhạc. Nơi hậuphương khác nhiều. Người tốt không thiếu, tại sao những ông quan cách mạng như Ba Mậu chỉ nhấc đíttừ ghế này sang ghế khác, những đứa sọc dưa ba rọi như Ba Mít vẫn bám mãi vào chính quyền ta nhưđỉa bám cổ trâu ?

Cha con phủ Đỉnh trốn về tề, đội phát động như bị tháo mất ngòi nổ. Ban đầu họ định làm cuộccách mạng ruộng đất thật kinh thiên động địa, đẩy khí thế nông dân lên bằng những đợt đấu tranh lớn,riêng Linh Lâm sẽ làm phủ Đỉnh trước, Mười Áng và Tư Chua tiếp theo và nhẹ hơn. Bây giờ bị hẫng.

Page 157: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Đưa Mười Áng ra, dân sẽ tố khổ bằng chuyện thời Pháp thuộc nhiều hơn, chĩa mũi nhọn vào kẻ khácchứ ít oán thù ông lý trưởng nổi tiếng bình dân, còn lớp trẻ lớn lên sau Tổng khởi nghĩa sẽ ngáp, ngủgật, chuồn khéo. Đấu Tư Chua càng khó nữa, có làm hương kiểm nhưng chưa kịp phạm tội, ngày nhậnviệc làng cũng là ngày được Cả Chanh giao công tác. Dù Ba Mít đã kể những vụ nóng nảy, ngangbướng, “vạch trần âm mưu bóc lột sức lao động” của Tư Chua, đội phát động vẫn ngờ ngợ: đem sắttới lò rèn và ngồi thổi bễ cho thợ làm đồ của mình, trả công rèn bằng công cấy gặt với giá phải chăng,khó ghép vào bóc lột lắm.

Lời tố cáo ông Tư Chua được đội ghi nhận, chưa kết luận, gửi lên đoàn phát động giảm tô củahuyện. Ba Mít ở vai trò thư ký, lén xóa đi năm bảy chỗ và biến thành báo cáo chính thức, trình lênđoàn ủy. Lãnh đạo đoàn duyệt hồ sơ cường hào gian ác nhưng không cho đấu vì không phải địa chủ,không bóc lột tô tức.

Tiếp đó, nhiều chỉ thị thông báo từ trên xuống, uốn nắm những gì nóng vội, quá “tả”, cơ hội, mượnphát động để trà thù riêng hay giành chức, hôi của. Đội phát động xã Linh Giang tê liệt dần, teo dần,biến thành một cơ quan trọng tài hỏa giải những vụ tô tức vụn vặt. Làm xong việc tạm cấp ruộng đấtvắng chủ cho các hộ tá điền xóm Ấp và một số bần cố nông các xóm khác, tạm chia vườn chè, trâu bò,nông cụ của phủ Đỉnh bỏ lại, đội họp mít-tinh tổng kết và ra đi thở phào nhẹ nhõm, mỗi người mangba-lô trở về ngồi ghế cũ, sống giữa vợ con. Các nhà cách mạng tài tử ấy bỏ lại sau lưng một mó bòngbong. Cái ủy ban năm người xếp theo cố, bần, trung nông dưới ngơ ngác nhìn nhau và chớ tới một hộinghị nào gần nhất để xin giao trả quyền hành. Đảng ủy và ủy ban cũ được lệnh tạm ngừng hoạt động,nhưng không có lệnh mới cho hoạt động lại, cũng ngơ ngác nhìn nhau. Những xấp hồ sơ nộp lại chođoàn nằm trong từ “tối mật”, trong đó ông Tư Chua vẫn là cường hào gian ác, chẳng ai có thì giờ đọc,nói chi đến nghiên cứu điều tra !

Một cậu liên lạc đợi sẵn bên đường, trao cho Cam mảnh giấy của tham mưu trưởng trung đoàn:“Tối nay đồng chí với hai trung đội phó lên Ban tham mưu họp, bàn cách đánh mới. Nhớ mang các thứchứng minh”. Cam tách sang bên, đợi đi chen sau lưng cậu trung đội phó nắm tiểu đội CK.1 mới nhậpvào trung đội bộc phá giá thiết. Hai người đã cùng đưa lên tiểu đoàn và trung đoàn một đề nghị: phốihợp giữa cánh đánh liên tục bộc phá và CK.1, mở tung cửa qua nhiều lớp rào cùng một lần, tiếp đócác tổ thang cầu nối nhau lên trong khi gạch đá chưa rơi hết, địch choáng váng chưa kịp dồn hỏa lựcchặn cửa đột phá.

Tiền trạm đón quân dẫn sâu vào rừng già, nơi tập kết của trung đoàn để tối mai đánh đồn. Nhìn anhem hối hả làm lán lá chuối, trải tơi lá trên mặt đất lấy chỗ nằm, Cam nhớ tới mấy câu trong thư anh CảChanh khoe rằng D. 75 của anh đã sắm đủ tấm choàng đi mưa, tăng nhựa ba thước, võng bằng các loạivải đủ cho không ai phải nằm đất. Ai bảo địch hậu nghèo khổ ? Lính chủ lực liên khu trong mùa mưachỉ có tơi lá nón lá, khi trải khi choàng. Đánh đồn còn đỡ, khi bôn tập hay truy kích thì vất trụi cả, sauđó ai mà lo nổi tơi nón cho mấy ngàn lính ướt ?

Trong cuộc họp tối hôm ấy, Ban chỉ huy và Ban tham mưu trung đoàn cho phép trung đội của Camđánh thử theo lối mới. Phương tiện chưa sắm đủ, tối mai vẫn phải đánh kiểu cũ thôi. Khi nhóm củaCam rập chân chào ra về, trung đoàn trưởng xua tay:

- Đợi chút, mang cái này về luôn. Quà cho lính các cậu đó.Hai cái bao tòi sọc xanh khá to được nhấc đặt lên mặt bàn ghép bằng nứa. To nhưng không nặng

lắm, vác được. Theo ánh đèn bão lúc lắc, ba anh em về đến trung đội, mở ra xem. Bốn chục gói quàhậu phương quen thuộc với khăn tay, thuốc hút, kẹo, thư thăm hỏi. Kèm theo còn thêm bốn tút thuốc láBax-tô, bốn hộp chanh bột, bốn hộp Nex-ca-phê, bốn túi đường trắng, hẳn là đồ lấy của địch. Một góinhỏ rơi ra, Cam mở xem: hộp dao bào cùng một chục lưỡi Gi-lét, kèm mấy chữ của chính ủy trungđoàn “Tặng riêng ông cố đạo”. Bộ đội xúm vào xem, cười ồ: râu xồm cố đạo chỉ có ông Sáu Camthôi.

- Anh Sáu xin cách sao mà trên cho nhiều vậy ?- Không xin, mà kể khổ đôi chút...Trưa nay lên hội báo, chính ủy nhắc Cam đừng để râu như Tây, anh em dễ bắn lầm. Cam gãi râu,

thú thật:- Em mới hăm hai mà sao râu nó đâm ra ghê quá. Nhổ đau lắm, dao cạo không kiếm được...

Page 158: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Đánh bấy nhiêu trận mà không kiếm ra con dao ?- Lính bộc phá vậy đó anh. Phơi thân đánh toác cả chục lớp phòng ngự, lót đường cho xung kích vô

đồn, khi đánh trận nội thì tụi em lo thu dọn bên ngoài, số chết không kể, số bị hơi nổ hộc máu nằm ngấtphải khiêng về nhiều lắm, có cậu bị lột trần truồng từ đầu tới chân. Lại còn khiêng thang cầu, gánhbánh khảo thừa... Chưa bao giờ tụi em lọt vô chỗ có chiến lợi phẩm đâu anh. Xin thêm ít bộ xi-ta cònkhó, đừng hòng xin các thứ của Tây !

Anh chính ủy nhìn Cam từ đầu đến chân. Mắt anh lướt qua những mảnh vá vụng ở vai, cùi tay, đầugối, dừng lại ở hai bàn chân xéo lấm:

- Dép đâu ?- Bánh khảo thổi bay mất, cách nửa tháng.- Hậu cần không phát bù ?- Họ nói không có. Tiêu chuẩn hai năm một đôi, muốn cấp đặc biệt phải có lệnh trung đoàn.- Sao cậu không xin trung đoàn ?- Các anh bận rối mù, dễ gì được gặp.Chính ủy đắn đo một lát, thấp giọng hỏi tiếp:- Chiến sĩ của cậu thắc mắc nhiều không ?- Nhiều anh ạ. Rồi cũng tự giải quyết với nhau, giải không nổi thì gói để dàn bếp. Lý lẽ chính là

vầy: trên đâu có ép mình vô bộc phá hay CK.1, mình phải viết đơn xin hẳn hoi. Chịu không nổi thì xinrút, trở về đơn vị cũ, êm ru bà rù. Chưa có ai chạy làng đâu anh.

- Tiểu đoàn không can thiệp à ? Năm Chò là anh rể cậu, gặp dễ lắm chớ ?- Anh Năm kêu giùm miết rồi cũng bó tay. Lâu lâu ảnh lại dỗ các cậu ở tiểu đoàn bộ ít bị hư hại

san sẻ bớt các thứ cho trung đội em, coi như lá lành đùm lá rách...Chính ủy không hỏi gì thêm, chỉ bóp mạnh tay Cam hơn mức thường.Cán bộ đã lên sa bàn và xem thực địa từ trước. Đêm ấy Cam được ngủ đẫy giấc. Hôm sau trung

đội mở “xưởng đồ tre”, dưới máy bay địch đánh khi xa khi gần, chặn đường ta tiến xuống Plây-cu.Pháo lớn từ Plây-cu cũng nã tới từng đợt dập dồn hàng trăm quả theo máy bay chỉ điểm, một cặp Đa-cô-ta quần treo đèn rất chậm theo đường bay hình số 8, số 6.

Năm Chò từ phía trước về, hối hả báo riêng cho Cam biết cái đồn Đác Mên sắp đánh đã tăng thêmmột trung đội lính Re từ huyện Sơn Hà rút lên, gài thêm vô số mìn nhảy kiểu mới của Mỹ. Cam giụcanh tìm gặp chị Năm Bưởi gấp, sau trận sẽ đi khác hướng nhau.

Mìn nhảy... chà, phiền đây. Lính bộc phá gờm thú này hơn các loại mìn khác. Bộc phá ống hay ruộttượng quét được các loại mìn cũ, lắm khi chỉ kích thích mìn nhảy đủ cho nó tống quả đạn lên ngangđầu, nổ tóe mảnh trong vòng bán kính mươi mét. Cả một tổ bộc phá ống của Cam hi sinh như vậy, khiđánh trúng bãi mìn nhảy: ống hai thước mở được cửa qua rào cũi heo, nhưng hai bên cửa phùn phụtvọt lên hàng chục trái đạn xì lửa và bùn chớp trắng, mảnh xăm nát đất.

Lần này địch gài rải rác hay dồn thành bãi ? Cam đưa một trung đội phó và một tổ lên thẳng Trungđoàn xin ra đài quan sát để cố trả lời câu hỏi ấy, vì không thể hoãn trận đánh để dành một đêm bò vàosờ tận tay. Tham mưu cho anh em đi, buộc Cam ở lại vì là cấp trưởng. Hai giờ chiều, Cam được lờigiải trong khi uống chè đặc Linh Lâm với anh Năm Chò tại tiểu đoàn bộ: chúng không dám gài gần lôcốt và tường bao, dồn tất cả mìn nhảy vào khoảng giữa hàng rào cũi heo và ruột gà bùng nhùng. Trungđội xúm vào bàn rất gấp, tìm ra cách đánh: bãi mìn và hai lớp rào ấy sẽ được quét bằng hai ống chấtnổ tăng liều, tăng độ dài, lắp kíp điện. Đặt các ống thật nhẹ tay, dòng dây điện dài ngoài tầm văngmảnh, bấm cho nổ từ xa. Chọn người đánh, thử lại dây và pin, nối các ống, cho nổ thử một kíp điệntrong hang đá, cập rập mãi đến gần cơm tối mới xong.

Tiếp đó là những chặng đường quá quen thuộc trong đời lính chủ lực chuyên lấy đêm làm ngày, vớilắm thứ khiêng vác lỉnh kỉnh đi mò trong rừng đen kịt, cố giảm bước trượt bước lăn bằng cây gậy vàmảnh vỏ lân tinh gài vào mũ người đi trước, bằng những câu báo vũng lầy hay cây đổ phải vượt nhanhkẻo đứt cự ly. Vào chỗ nằm chờ đánh, người lính mệt nhoài chực thiu thiu lập tức được bấm vào tay,

Page 159: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

khi cán bộ các cấp đi sửa lại đội hình, soát lại vũ khí, nhắc điểm nào phải thuộc lòng.Giờ G nửa đêm. Giờ nổ súng là G cộng 45.Ba mũi cùng nổ bộc phá trước sau mươi giây, bảnh rồi. Cam đánh mũi chủ công, cho các tổ nối

nhau lên tới tấp. Quãng đáng ngại nhất là bãi mìn nhảy giữa hai lớp rào được quét khá gọn. Cam còncẩn thận cho đánh thêm một ống nữa vào sâu hơn trước khi bắc cầu qua hào chông. Con nhện sắt bịchọc vào bụng mà chỉ hai chiến sĩ trúng thương nhẹ, ngon xơi quá sá !

Chính ủy trung đoàn rời đồn lúc ba giờ rưỡi, trở về nơi tập kết cùng mấy anh phái viên. Pháo từcác đồn bắn tới cứu Đác Mên còn nổ đều đều nhưng hú họa, chặn đường xuống phía nam là chính. Chỉriêng hai khẩu nòng dài rướn tầm xa hơn, rải đạn xuống mạn bắc Đác Mên, đánh những nơi chúng nghilà bàn đạp của ta. Có lúc hai khẩu ấy chuyển làn, đạn hú rít qua đầu đơn vị thu dọn chiến trường.

Dân công và bộ đội đều nổi đuốc. Đường về hiện thành con trăn lửa khổng lồ bò chỗ hở chỗ kín.Ngậm tăm và nín hơi mãi, lúc này tha hồ cười đùa chọc ghẹo nhau. Nhiều chỗ qua rừng lau trống, khitiến quân phải len lỏi và ngụy trang vết mòn, giờ được đạp rộng loang ra năm bảy thước như đường ô-tô đỏ loét, chỉ để cho thỏa lúc lựa chỗ đặt chân.

Hai người hối hả đi ngược chiều, soi đuốc xem mặt bộ đội, dừng trước mặt chính ủy và trao mộtmảnh giấy. Anh đọc lướt nó dưới luồng sáng thu nhỏ của đèn pin, bật một tiếng “à”, giục mọi người đinhanh. Vượt qua những tốp dân công gánh nặng, những nhóm bộ đội vác mỗi người một bó súng lặc lè,họ đến một đơn vị khiêng thang cầu khá cồng kềnh. Chính ủy nhận ra ngay trung đội Sáu Cam. Ra vềsớm, sao bây giờ lính bộc phá mới tới đây ?

Chính ủy lách vội lên trước, gặp hai khiêng thương bằng võng buộc đòn tre, chăn phủ qua đòn.Nhận ra cậu trung đội phó đi giữa hai cáng, anh hỏi độp:

- Ai đó ?Trung đội phó giật mình ngửng đầu, giơ cao đuốc, đáp hấp tấp:- Báo cáo chính ủy, chúng tôi là trung đội...- Biết rồi. Mình hỏi khiêng ai đó ?- Dạ, anh Cam với Tư Lượng, tiểu đội phó.- Lạ chưa, mình mới gặp Sáu Cam hồi nãy, ngoài đồn, khoẻ đánh như ăn gỏi...- Đi khỏi đồn hơn cây số, trúng một trái pháo tầm xa. Lượng tắt thở rồi, anh Cam chưa. Tụi em

dừng lại băng tạm cho đỡ ra máu.Cậu trung đội phó đeo một ba-lô trên lưng, một ba-lô úp trên ngực, vác hai tiểu liên. Cả bốn thứ

đều nặng tới mức nói hụt hơi, hay giọng nặng nề ấy tả nỗi đau dồn nén ? Vẫn đi chen, chính ủy hỏi khẽ:- Nhắm chừng qua được không ?- Khó lắm anh. Mảnh găm cùng mình...Chính ủy tần ngần nín lặng. Rồi anh bấm đèn pin, bước nhanh qua những người khiêng đang thở

hồng hộc, làu bàu một mình bằng giọng Quảng Ngãi:- Vô duyên quá thể ! Vô duyên cảy, trăm lẻ bảy cái vô duyên !Trong túi anh là lệnh đình chiến khắp Đông Dương.Sáu Cam đã ngã xuống trong trận đánh cuối cùng ở Tây Nguyên, cũng có thể là trận cuối cùng của

chín năm chống Pháp.

Page 160: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Chương XIX

Năm Chò đạp xe từ quân y viện ra đến đường cái, gặp một chiếc xe ngựa lóc cóc chạy qua, lắc lưtrên những hố chống tăng hình nanh sấu mới lấp lại. Vết xe còn hằn rõ trên đất chưa kịp dẽ chắc: xengựa, xe bò bánh gỗ, xe than chắp vá xộc xệch, cả một số xe quân sự kéo đại bác lấy của địch. Trongmấy tháng cuối kháng chiến, quân ta cố lấy cho được xe và pháo địch đem về, ít hủy bỏ như trước.

Một ý nghĩ chọt lóe trong đầu Năm Chò, xe ngựa... Được lắm chứ. Thương binh ngồi trên xe ngựadự lễ, vẫn nghiêm chỉnh thôi. Phải tìm thằng Chín Mén, thằng bạn khố đỏ thời Tây, luôn miệng nói sắpxông pha khói lửa sa tràng mà rốt cuộc cứ bám lấy hậu phương làm giàu. Đó là người bạn đánh xengựa ở mé trên thị xã Hội An đã từng giúp ba anh em Cả Chanh ở kín tiếng khi từ Quy Nhơn mới trởvô xứ Quảng sau đảo chính Nhật. Người vợ xấu bụng đã bỏ anh ta theo nhân tình cũ. Anh tản cư vàoQuảng Ngãi, đứa con trai vắng mẹ ốm chết, anh phẫn chí uống rượu như hũ chìm. Về sau anh cưới mộtchị góa chồng không con, may gặp người tốt và đảm, khéo khuyên chồng. Ba năm trước Năm Chò gặpanh ta gần thị xã phá hoại, thấy anh đã được hai “đực rựa”, vợ bán quán và chồng vẫn đánh xe ngựa.Lại làm với nhau một cái lễ “tái kiến” túy lúy cả ngày.

Quán xá lâu nay nép dưới rặng tre vườn cây đã được dời cả ra mép đường nhựa, dựng chắc và mởrộng hơn, lác đác có rèm cửa sổ bằng vải màn nội nhuộm màu tươi xanh đỏ, mặt bàn ghế bằng gỗ bắtđầu thay những tấm tre nứa chông chênh. Quán của Chín Mén cũng vậy, còn thêm một tờ giấy to viếtquảng cáo: “Bún bò gạo - Mì Quảng gạo - Nguyên chất, xin kính mời”. Lệnh cấm chế biến gạo trongnăm đói đã bỏ, các quán thôi bán phở sắn và không phải nhuộm mì bằng nghệ để giả hột bắp nữa.

Chị vợ nhớ mặt Năm Chò, bạn rất thân của chồng, hồ hởi bỏ ra một chùm nem chua và rót một li“rượu thuốc”. Thói quen kháng chiến vẫn mạnh, dân nhậu chưa hết xấu hổ, các chủ quán thường“nhuộm rượu” có tí màu cho đỡ ngượng. Hẳn đã nghe cán bộ qua lại giải thích nhiều về hiệp địnhGiơ-ne-vơ nên chị không hỏi thêm, chỉ lúi húi bán hàng. Năm Chò nhấp nháp trong khi ngắm cảnhngoại ô thị xã đang sống dậy mau chóng.

Các mặt hàng khan hiếm mấy tháng trước đây túa ra thị trường rất nhanh. Xe đạp Xtéc-ling, Méc-xi-ê đu-ra nhẹ bỗng, cả thứ “xe trâu” nặng và chắc để thồ hàng, tràn vào từ vùng tề cùng với vải ngoại,thuốc tây, ni-lông đi mưa, đồ nhôm nhựa. Chính phủ ta cũng tung hàng ra bán để thu về tất cả số giấybạc tín phiếu còn trong dân, địch nhất định không chịu đổi tín phiếu lấy bạc Đông Dương ở nhữngvùng chúng tiếp quản. Nông dân góp tiền mua chung trâu hạ giá, đồ sắt, vải, muối, đường, trong khidân thị trấn chung vốn mua máy cũ, xe cũ, thuyền vận tải, tranh tre gỗ nứa dự trữ của bộ đội, những thúkhông thể chở tàu biển đi tập kết ra Bắc. Ngày càng nhiều áo trắng áo hoa trên đường trống, trên cácdây phơi. Ngành xe lửa chất đầy tà-vẹt là trụ cầu cho những đầu máy hiếm hoi chạy ban ngày với sốtoa ít và chở nhẹ, lắm chỗ phải tăng-bo hoặc đẩy mạnh cho toa rỗng trượt qua cầu trước, đầu máy bòcách quãng theo sau, cùng dừng lại để đợi khách cuốc bộ leo trở lên toa. Cam-nhông-ray chạy nhiềuhơn, đỡ trục trặc hon. Chưa đến lễ Quốc khánh 2 tháng 9 mà nhiều nhà nhiều xe đã cắm cờ đỏ sao vàngmới may lại bằng vải ngoại, thay cho những lá cũ bạc và thôi màu. “Treo coi cho sướng con mắt, vậythôi”.

Các em nhỏ sắp vào năm học mới trong khi học sinh lớp lớn mang khăn gói đi tập kết. Chưa biếtthầy cô nào sẽ dạy, các em cứ kéo đến trường để tập hát và đánh trống. Trống ếch nội tăng giá vòn vọt,phải lôi ra tất cả các loại trống còn sót: trống chầu phường hát bội, trống nhà trường, cả những trốngcon của đám sắc bùa hay trống khẩu đưa tang còn sống sót qua những đợt “hài trừ hủ tục phong kiến”.Tiếng trống tiếng hát dội xa gần, ngày đêm, bổng trầm, gợi lên không khí của hội làng trong khắp vùngtự do. Các làn điệu xưa cũ đều xài tự do, xả láng.

Nhưng đó chỉ là mặt ngoài. Trong lòng người dân và người lính liên khu Năm đang cuộn xoáynhững lo lắng rối bời.

Khi nhận được lệnh ngừng bắn đầu tiên, chưa ai nghĩ rằng đất nước tạm chia đôi. Cả nước cùng đổmáu đánh giặc, ắt là sướng chung khổ chung, lẽ đương nhiên phải vậy. Đến khi cầm đọc văn bản hiệpđịnh, vẫn còn rất nhiều người nghĩ rằng vùng tự do của ta thì ta cứ giữ, thằng Tây bể đầu ở Điện Biên

Page 161: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Phủ phải giao miền Bắc cho ta chứ sao nữa... Đến khi vỡ lẽ rằng đối phương sẽ tiếp quản khắp nơi từBến Hải trở vào, đám mây đen thất vọng mới úp chụp xuống miền Nam, ngày càng dày đặc và sà thấp.

Thùng thùng thùng... tom tom tom... thình thình thình...Hòa bình trở lạiNgày mai sáng bừngTa giương cao cờ chiến thắng vinh quangXôn xao xóm làngVui như tiếng đàn...Vô số đêm kịch hát, mít-tinh, liên hoan quân dân. Ừ thì vỗ tay, hoan hô. Biết bụng nhau rồi, dân lau

mắt thì lính cũng khóc thầm. Hòa bình trở lại nhưng ngày mai không sáng. Xóm làng xôn xao thật đấynhưng nào có vui... Cấm trả thù người kháng chiến cũ ư ? Tin dữ hai đầu dội tới đầy náo động. Trongkia là Ngân Sơn, Chí Thạnh. Ngoài kia là Chợ Được, Cây Cốc. Những vụ to mới được đem ra mít-tinhđả đảo, kiến nghị phản đối, còn bao nhiêu vụ giết hại lẻ tẻ thầm lặng nữa ? Còn từng trăm từng ngànngười mẹ người vợ từ các thành phố và vùng tề luồn lách vào vùng tự do, lang thang tìm chồng con đểbiết còn sống hay không, khi gặp được chỉ thổn thức một câu hỏi: “Bao giờ về ?”. Liệu có chắc hainăm như hai ngón tay giơ lên vẫy nhau không ? Và sau hai năm sẽ ai còn ai mất ?

Năm Chò ngồi lặng ngắt, quên cả mình đang đợi Chín Mén đánh xe về. Vợ Chín Mén rót đầy linữa, anh không để ý, không đụng đến chùm nem trên bàn.

Vừa được lệnh chuẩn bị tập kết ra Bắc, Năm Chò cùng một số quê ở Quảng Nam được đi phép gấpđể thu xếp việc nhà, vì đối phương sẽ tiếp quản Nam Quảng Nam sớm nhất, chặn ngang ranh giớiQuảng Ngãi. Anh hỏa tốc băng núi về Linh Lâm, gặp lúc thằng nhỏ Chung đang ốm nặng và kéo dài,mềm oặt như dưa héo trên tay mẹ. Địu nó từ vùng ven núi này vào tới cảng Quy Nhơn, chắc chết dọcđường. Năm Bưởi đành ở lại theo cách đổi vùng: nếu địch dợm bắt thì chị sẽ trốn đến ở nơi xa lạ,giấu tông tích. Ai chứ Năm Buởi thì chẳng thiếu người đùm bọc !

Chị Hai Thùy chẳng phải cán bộ đầu ngành trong xã, không được vào danh sách tập kết của LinhGiang. Nhưng phía quân đội lại cho phép cấp tiểu đoàn phó trở lên đưa vợ con theo, chị được đi. AnhCả Chanh biệt tăm chưa về, chị sẽ đi với ai, bằng cách nào, khi hàng vạn người dân đang gánh gồngbồng bế nhau tuôn đến cảng Quy Nhơn cùng với hàng vạn bộ đội từ khắp các mặt trận xa tít miềnTrung Đông Dương cũng kéo về như những dòng suối lặng lẽ xuyên rừng ? Chị Thùy ra vào, xếp gánhmở gánh, than ngắn thở dài, xong lại soạn máy may ra sửa những bộ quân trang anh em xưởng CaoThắng II vừa mới được phát trước khi rời mảnh đất Xê-ca đơ đầy kỷ niệm.

Ông Tư Chua vấp nhiều hơn. Tám Doãn mang danh sách tập kết của xã Linh Giang xuống huyện,Ban tập kết rà lại và gạch tên ông. “Nguyên chủ tịch hả ? Không được. Cho đi chủ tịch đương chứcthôi, tàu biển đông nghẹt rồi !”. Tiếp đó là cái nháy mắt của anh cán bộ mới ngoi lên, đang nhấp nhổmcuốn gói theo vợ con đã cho đi trước vào Quảng Ngãi: “Cường hào gian ác, ra Bắc làm gì thêm quấyrầy ?”. Tám Doãn về xã không dám kể hết, may sao ông Tư Chua đã nói thay:

- Chú Tám biết nhà tôi đó. Tôi đi, bỏ bà Tư ai nuôi, hay phải ở mướn bồng con cho thằng Quýt ?Tôi không gì cũng già rồi, đóng góp bấy nhiêu năm lên voi xuống chó đủ rồi, đi hay ở cũng một lòngtrung với Cụ Hồ, với Đảng mình, hễ sai trái gì thì sau hai năm xin lãnh một hòn đạn của anh em đồngchí !

Ba người thân nhất của Năm Chò nơi quê gốc đã ở lại cả ba, khổ chưa !Anh đuổi kịp tiểu đoàn tại huyện Sơn Tịnh, thuộc Quảng Ngãi. Trong buổi họp đầu tiên với liên chi

ủy, anh kể hết những băn khoăn của mình đối với người kháng chiến cũ không ra đi. Các đồng chí đangbóp trán thì anh chính trị phó tiểu đoàn giơ tay. Anh này mới về thay đồng chí cũ bị sốt rét ác tính gầnchết. Tuy thuộc thành phần bần nông nhưng anh chỉ xuống ruộng khi hành quân trượt chân, gần đâyđược đưa vượt cấp từ đại đội phó lên chính trị phó tiểu đoàn sau bốn tháng đi phát động giảm tô. Anhta thấy cần phải xây dựng cho tiểu đoàn trưởng thoát khỏi tư tưởng dao động, cầu an, hoài nghi, thiếutin tưởng ở đường lối đấu tranh hòa bình của Đảng và sức mạnh của nhân dân miền Nam, sẽ buộc đốiphương thi hành hiệp định quốc tế được ký kết long trọng với sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc. Khianh bắt đầu phân tích sâu sắc về ảnh hưởng của thời kỳ làm lính thực dân đế quốc đối với đồng chí

Page 162: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Năm Chò, chính trị viên tiểu đoàn bỗng cắt ngang rất phũ:- Bấy nhiêu đủ rồi, đừng đi tới chỗ phá hoại hòa bình thế giới ! Ta tính giùm anh Năm coi có cách

gì gỡ rối được không ?Bàn mấy cũng không tìm được cách gì cả...Chiếc xe ngựa rẽ dừng trước quán chỉ khiến Năm Chò ngửng nhìn dửng dưng. Người đánh xe là

một cậu trẻ mặc bộ xi-ta cũ, nặng nề bước xuống và đi vào quán với một cây nạng chống vào nách bênphải. Tiếp một xe thứ hai với Chín Mén ngồi trước, nhảy phịch xuống đất và ném dây cương vào mộtcành cụt của cây phi lao bên cửa, cười hoang hoác khi đi vào:

- Bữa nay trúng lắm nghen bà xã. Khách ra hồi cư, khách vô tìm chồng con, giới đàn bà vừa sùi sụtvừa đưa tiền, đỡ lắm... Ủa nè, ai như Năm Phi Đao vậy ta ?

- Chớ ai vô đó nữa ?- Trời đất, tưởng mày lên ông bự chê tao không ghé ! Mụ tao để khách ngáp ruồi à ? Ồ, có cay có

chua, khá. Ba kí thịt trâu đây, trâu to sụp hố què chân, nhúng dấm gấp mụ !Năm Chò ngắm anh bạn cũ từ đầu tới chân, cười:- Bỏ giùm tao cái tên Chín Mén[43] đi mày. Đổi ra Chín Bồ, Chín Bịch, Chín Ú, chớ cái bụng sệ

ra bằng heo chửa cứ Mén hoài !Chín Mén cười đến ho sặc:- Đúng miệng lưỡi Năm Phi Đao, chẳng sai một li ông cụ ! Tao sệ là tại bà xã. Bả nuôi heo, nuôi

con hay nuôi chồng đều thiệt khéo, mập tròn hết.Anh ta cố ý nói to cho vợ nghe, vừa lúc chị vợ bưng đặt trên bàn cái âu đất nung đựng than hồng,

bên trên có cái bát nhôm chứa dấm bắt đầu sủi. Chị dọn thêm đĩa rau thơm, chén tương ngọt, lọ tỏi ớtngâm, đặt lên trên vài cái bánh tráng nướng, lườm anh chồng đang mở nút một cái be sành:

- Sơ sơ thôi ông, đông khách, lát phải đi tiếp.- Thằng út đâu ?- Vô xóm rồi. Hở một lát lại chạy tới con Lụa, chắc nên chuyện.Đĩa thịt trâu ra mắt cuối cùng xắt ngang thớ mỏng tang, mịn và hồng như bò non. Chín Mén rót ra

hai ly rượu nếp thơm lùng, không nhuộm:- Nhịn thèm mấy năm, giờ mới kiếm được thứ đặc biệt, để dành chớ không dám đụng vô, mày thấy

bụi phủ đầy bình đó... Dạo này mày mấy chai một ngày?- Chừa rồi, lính chiến mà. Có khi vài tháng không một giọt, đi chiến dịch kiếm đâu ra.- Chịu mày giỏi. Ăn chơi trời sợ, thiên lôi đánh trật búa, khi tu thì chừa ráo cạo... A-lê, cụng ly

mừng tái kiến !Rượu quả là đặc biệt. Năm Chò đã chừa tật ngưu ẩm, chỉ nhấp thong thả để hưởng vị thơm ngon

trên lưỡi. Đúng với lệ chung của những bữa cơm khách, Chín Mén nhấc bánh tráng lên bẻ đánh rốpbáo hiệu mở màn cuộc nhậu. Năm Chò ăn nhúng tái. Chín Mén chỉ khỏa nhanh miếng thịt qua dấm sôi,gần như ăn sống.

- Mày bây giờ hai ngựa hai xe, giàu rồi hả ?- Nhờ ơn bộ đội đó. Thằng út em ruột tao đi lính trung đoàn 803, bị bom cụt chân, về ở với tao trót

năm chẳng kiếm ra việc gì cho đáng việc. Mới đây bộ đội rao bán đồ dư, tao vét hết tín phiếu, đập vôcái xe đạp nữa, mua được con ngựa tốt với cái xe hư, sửa cho thằng Út chạy. Đi đâu tao cũng kèmđằng sau, hễ có trục trặc tao lo, chớ nó chân gỗ khó xoay lắm. Tao cho nó con Nu già hiền hơn, nayngựa thuần cương thạo rồi. Kiếm được nghề rồi, nó đang kiếm vợ, hì hì... Cỡ tao đã kể vô chủ tư bảnchưa ?

Năm cười xòa:- Không ốm không đau, làm giàu mấy lát... Ít nữa làm lễ chiến thắng to lắm, biết chớ ?- Biết thừa. Cán với quân ngồi xe tao nói miết. Xe hơi kéo đại bác cũng tới sân vận động rồi, nghe

nói duyệt binh lớn lắm, lễ cát-to giuy-dê hồi Tây chỉ bằng ngón út. Tao thèm coi quá mà gác nghiêm

Page 163: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

lắm, có giấy mới vô được. Còn làm lễ Ihành lập đại đoàn sư đoàn gì đó nữa. So với hồi tụi mình ởkhố đỏ...

- Mày muốn vô coi không ?Chín Mén đặt ly xuống, mở to mắt:- Ngu, tao ngu thiệt. Ngồi với ông bự mà quên xin giấy ! Cho tao vô nghen. Xưa nay chưa có lễ nào

to tới vậy, sắp tới cũng chẳng còn mà coi, uổng đời.- Cho mày vô, mà ngồi xe ngất ngưởng, có lính giẹp đường, xếp hàng đầu !- Tàu bay giấy !Năm Chò nói ý mình. Anh em thương bệnh binh ở quân y viện muốn dự lễ, số bị nhẹ tự đi được,

còn mươi anh em trúng chân hay chưa đủ khỏe cũng muốn đi. Anh định xếp vài cái xe ngựa cho họngồi vào dự, với biển căng hai bên “Xe thương binh dự lễ”, có y tá và cán bộ mang giấy đi kèm. Đánhxe phải là người đáng tin cậy. Chín Mén đã từng giấu Việt Minh trong nhà, lâu nay cũng được tiếng tốttrong giới đánh xe...

- Phải, phải, mày nhắc tao mới nhớ hồi bóng tối tao có chút công đó, quên ráo. Tao sơn lại xe, chảingựa, mượn đồ xi-ta mặc vô, bảnh hơn xà-ích đánh xe cho quan giám binh Tây. Bảng treo thì mày biểuviết thiệt đẹp nghen.

- Có điều... mày đừng phiền... bà xã kèm hai đứa nhỏ ngồi với thương binh không tiện...- Ối, đừng sợ ! Hội hè là ngày bả phát tài. Khiêng bả thả vô sân, bả cũng lén trốn về bán quán !

Sắp nhỏ vô đó, ai lo chuyện ỉa đái, đói khát, khóc đòi về ? Hai xe đủ không mày ? Còn vài đứa nữacũng tốt nết lắm, cho đánh xe vô được chớ ? Còn thứ lưu manh cầm cương thì lạy sống cũng khôngcho, lỡ ăn tiền của Tây ném vài trái lựu thì tao bị xử tử oan !

Thỏa thuận cuối cùng là bốn xe. Hai người được chọn sau là một bác có ba con liệt sĩ, một trungđội phó xuất ngũ. Cả bốn xe đều phải chỉnh tề như xe giám binh, ngựa chứng phải thay, cờ mũi xe phảimới. Chín Mén nhận chỉ huy.

Năm Chò vui vẻ đạp về trung đoàn.Trong dịp lễ lớn sắp tới, anh bị điều lên Ban tham mưu trung đoàn để tổ chức duyệt binh. Bộ đội

đang tập đi đều hàng tám, thêm cái động tác đi nghiêm với chân duỗi và tay đánh ngang vú mới trônghơi tức cười, trong đội hình lại oai phong lẫm liệt. Nỗi băn khoăn dày vò anh về người ở lại chìm sâudưới những trăm lo toan hàng ngày, chỉ trồi lên hành hạ anh về đêm, mỗi ngày đêm như thế lặng lẽkhắc sâu thêm đường nhăn trên trán và để lại thêm một vài sợi bạc trên tóc.

** *

Lễ mừng chiến thắng lớn chưa từng có của bộ đội và nhân dân liên khu Năm đã xong, chỉ rủi romột chút là trời kéo mây mù, tiếp đổ mưa. Các phóng viên chụp ảnh và quay phim của liên khu và Bộtổng tư lệnh vò đầu bứt tai, trong khi lính rỉ tai nhau: “Lễ này mưa mù là phải, thống nhứt xong mới cólễ nắng đẹp”.

Sân vận động đầy nghẹt những đơn vị bộ đội đã vào lần lượt suốt đêm, đúng giờ phút quy địnhnhằm tránh chen chúc, tranh chỗ. Đại biểu nhân dân phải hạn chế. Hàng vạn dân dầm mưa đứng đầyhai hên đường đợi lễ tan, bộ đội đi đều ra khỏi sân, để căng mắt tìm người thân trong những khối diễuhành. Tìm cầu may thôi, chỉ mươi phút đã hoa mắt váng đầu, thấy anh nào cũng giống người đang tìm,đành nán đợi hàng quân cuối cùng qua hết mới lau mắt và xoa dầu cù là vào thái dương.

Các trung đoàn tiểu đoàn lại nhích dần đến cảng Quy Nhơn theo kiểu cuốn chiếu. Hai tàu biển lớncủa Ba-lan và Na-uy chạy con thoi đón vợi người ở phố cảng, lập tức có đơn vị khác lắp vào đợi sẵn.Riêng các bộ phận cồng kềnh như quân y không phải bước tới xếp hàng từng chặng ngắn như thế, màlâu lâu mới chuyển một chặng dài, dừng ở nơi có tiện nghi khá nhất. Vì thế quân y viện 108 còn ở lạigần thị xã Quảng Ngãi sau khi trung đoàn đã tiến tới một quãng xa.

Page 164: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Bốn xe thương binh vào sân dự lễ đã thu hút sự chú ý chung. Chín Mén rất chững chạc dẫn đầu,bên cạnh có Năm Chò ngồi với phù hiệu sao tròn hai vành vàng của cán bộ tiểu đoàn trở lên. Bộ phậngác cổng quen mặt anh do đến thu xếp nhiều lần, chỉ đứng nghiêm chào và giẹp đường xe đi. Phíatrước lễ đài không còn chỗ, ở đấy có mấy đơn vị danh dự vác quân kì, đội nhạc binh, đoàn phóngviên, những dãy pháo cối chiến lợi phẩm to nhất. Bốn chiếc xe vẫn được đỗ hàng đầu, nhưng là đầumút, không thể ưu tiên hơn nữa.

Trong xe Chín Mén có một anh thương binh cao lớn, râu quai nón cạo xanh má, đầu băng trắng vàtay trái bó bột, chống gậy đi nhúc nhắc. Chín Mén không thể ngờ đó là thằng nhỏ Sáu Cam mà vợ trướccủa anh bắt gánh nước thuê trả tiền cơm trọ. Cam đã dặn anh Năm Chò đừng giới thiệu, đừng nhắc tíchcũ, để anh Chín quên luôn đi là hơn.

Cam bị thương khá nặng nhưng không chết. Sau hai đợt mổ, bác sĩ nói đùa đã thu được nửa ki-lôsắt vụn trong thịt Cam. Tám vết thương tất cả, mất máu nhiều, nhưng sức trai khỏe và thuốc dùng hàophóng nên mau lại sức - khi biết ta ngừng bắn rút quân, các thầy thuốc trút cho Cam nhiều thứ thuốcquí để dành dùng đủ một mùa chiến dịch. Nay Cam chỉ còn cánh tay trái gãy xương, trong khi hai vết ởtrán và đùi đang kéo da non. Vết rạch bụng tưởng nguy, may chưa xé rách màng bụng, chưa phá ổ bụng,lại lành trước.

Anh Năm Chò chạy lo việc đơn vị, gần cuối buổi đến giúi cho Cam mấy chữ nguệch ngoạc: “Xonglễ, E mình cuốn chiếu một khúc nữa. Anh cả đã về tới đây, khỏe. Ảnh có ghé qua Linh Lâm, ở đóthường hết, địch chưa lên tới vùng trên, mới quản dọc đường Một. Anh sẽ ghé thăm em nay mai”.

Hôm nay nắng ráo, Cam ra sân chống gậy tập đi. Nằm mãi, chân tay bị chuột rút và tê dại, lưng dễbị loét. Đi được hơn năm chục thước mới đau đùi, tiến bộ rồi. Chỉ phải cưỡng lại những cơn ngứa củathịt lên da non, ngứa cả bên trong lớp bó bột mới rầy.

Chiếc máy bay thứ ba trong ngày lừ lừ qua thấp, lấy đường Một làm cữ để đáp xuống sân QuiNhơn. Loại Ca-ta-li-na bụng chửa, đậu thủy bộ đều được. Máy bay vào Sài Gòn bay xa ngoài biển...Bấy nhiêu năm qua, tiếng ù ù trên trời luôn luôn gây phản xạ y hệt: tìm chỗ núp, sửa vòng ngụy trang,chờ lệnh bắn hay lệnh chạy xa chỗ quả khói chỉ điểm. Nay mới luyện phản xạ mới: nó bay kệ nó, việcta ta làm.

Có thêm tiếng ù ù trên quốc lộ. Tiếng ô-tô. Quân y viện đóng tạm trong một trường tiểu học khungtre lợp lá dừa dựng kín dưới rặng tre cao, cách đường cái năm chục thước. Đường vào mới mở rộnggần đây, khi các em nghe tin thương binh được xe đưa đón. Sửa xong đường mới bật cười: đó chỉ lànhững chiếc xe ngựa lóc cóc chạy đêm với cái đèn dầu lúc lắc trên càng của thời chiến.

Chiếc xe Gíp chạy chậm xem đường, rẽ vào trường. Lại một vị cấp côi nào đó sực nhớ tới thươngbinh, đến nói mươi câu an ủi. Mới hôm kia, một ông phái viên béo trắng của liên khu đến bằng ngựa,mời thương binh dồn vào phòng lớn - hai lớp đã tháo liếp cho thông - giảng một giờ về hiệp định, đảthông tư tưởng, chỉnh đốn tác phong, hẹn chắc hai năm sẽ thống nhứt chẳng sai. Thương binh không vỗtay hoan hô nhiệt liệt, không đáp từ hứa hẹn, cũng không thắc mắc xin hỏi. Ông phái viên ra đi, trên bộmặt béo trắng ẩn hiện chập chờn hai vẻ ngược nhau: thỏa mãn với bài diễn thuyết của mình, khó chịutrước sự thờ ơ đáng trách của thương binh đối với quốc gia đại sự. Ngả lưng xuống tấm ván cửa kêtrên ghế dài làm giường, anh tiểu đoàn trưởng nằm hên Cam thở mệt nhọc:

- Tay đó mình biết, đại đội trưởng quân nhu, cả đời chưa hít mùi khói súng. Ba hoa thề thốt làm gìđể về sau phải chối quanh lánh mặt ! Thà cứ nói rằng chúng ta là lính cách mạng, hễ còn giặc thì línhcòn đánh, hễ cách mạng chưa xong thì còn phải đấu tranh, vậy thôi !

Xốc một làn bụi mỏng, chiếc Gíp vòng tránh trụ cờ mới dựng, đỗ ngay trước thềm. Ba anh cán bộbước xuống nhìn quanh, sửa áo mũ, đi vào căn phòng giáo viên có dán tờ giấy chữ to: Quân y trưởng.Ngồi chỗ góc sân, Cam nhận ra ngay Năm Chò trong nhóm, hai anh kia lạ mặt.

Mươi phút sau, y tá ra sân gọi to mời thương binh vào họp ở phòng lớn. Đợi mươi phút nữa, nhómkhách cùng đi với bác sĩ quân y trưởng vào phòng. Bác sĩ nói hồ hởi:

- Xin giới thiệu với các đồng chí, có đồng chí Phan Chanh, chính ủy trung đoàn thuộc Tình nguyệnquân Hạ Lào - Đông Bắc Miên, nhơn khi đơn vị hành quân tập kết qua đây, ghé chào và chúc sức khỏeanh em ta !

Lần này thương binh vui vẻ vỗ tay. Lính với nhau cả, nhưng ai cũng biết lính Hạ Lào phải đi xa và

Page 165: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

chịu khổ rất nhiều, còn gian nan hơn lính Cực nam là nơi mỗi ngày chỉ được một ca nước. Anh cùng đicó lẽ là thư kí, không nghe giới thiệu.

Cam không tin ở mắt mình nữa. Cam chờ gặp một anh Chanh quấn váy kẻ ô xanh đỏ quanh lưng,trùm khăn trên đầu, đi chân đất, như mấy cán bộ đội Hạ Lào về phép luân lưu gặp Cam đã tả. Đâykhác hẳn. Anh Cả Chanh như vừa rời tiệm hớt tóc và tiệm may hạng nhất tới thẳng quân y. Anh mặc bộáo quần kiểu đại quân hay đại cán gì đó, Cam chỉ thoáng thấy mấy anh từ Bộ tổng tư lệnh vào diệntrong dịp lễ: áo bốn túi bằng thứ vải xanh lá trơn đẹp, quần ủi nổi đường li sắc lẻm, giày da đen có cổđế cộp đánh bóng soi gương được, mũ phủ vải mới đính sao hai vành vàng, súng ngắn có dây choàngvai đeo bên sườn trái, xắc-cốt da cùng màu vàng sẫm với bao súng. Cán bộ liên khu chưa có ai sangđến thế. Mà lại đi xe Gíp chạy xăng, có thư kí xách cặp theo sau !

Cả Chanh nhận ra Cam ngay, anh nháy mắt gật đầu rồi thong thả đi từng giường. Nhiều cán bộ nhậnra “ông Chanh xe lửa”, tán chuyện thoải mái. Sau nửa giờ anh mới đến chỗ Cam, người cuối cùng, rỉnhỏ: “Ta ra sân một lát, em !”.

Cam chống gậy nhúc nhắc bước ra, Cả Chanh và Năm Chò đỡ hai bên. Sau phút mừng đầu tiên,Cam thấy cái cảm giác ngờ ngợ không vui cứ tăng dàn. Chẳng ai ép anh Chanh chịu cực mãi, trên cấpcho thì hưởng thôi, nhưng giữa lúc lính và dân đang thiếu thốn, anh xài bảnh quá cũng khó coi. Cán bộtrung đoàn đã oách vậy, các cấp rất cao chắc phải ngất trời: ăn cơm như tiệc, đi máy bay riêng, một lôhầu cận theo sau, đi đâu lính dàn ra đón tới đó...

Ba người ngồi xuống cái ghế dài kê dưới bóng cây để thương binh hóng mát. Cả Chanh tủm tỉm nóingay:

- Năm Chò biết rồi, em Sáu chưa biết. Anh đóng kịch khá đó chó ?- Đóng kịch ...- Đóng kịch tập kết, rồi ở lại miền nam.- Ủa... bộ đội mà, sao anh... nó giết mất còn gì ?- Nó muốn giết, ta đừng để nó giết !- Anh về thành phố... hay ở bí mật ?- Tùy cơ ứng biến. Hễ thằng Ngô Đình Diệm biết nể hiệp định, ta về thành phố lập hội, đóng trụ

sở, trương cờ. Nó khủng bố thì về nông thôn, vô rừng núi. Được như các đảng cộng sản Tây Âu là haynhứt, mà chắc không được, Mỹ với Diệm chống cộng trắng trợn lắm, ác hiểm lắm. Mình làm đúng hiệpđịnh, đưa quân đội với chính quyền đi. Nhưng Đảng mình là đoàn thể nhân dân, dân có quyền tự do lậpđoàn thể, đảng viên ở lại chẳng có vi phạm vi phiếc gì hết. Lý thuyết vậy, thực tế bây giờ là nó lùnggiết mình, mình phải lánh né cái đã...

Cam thốt ra câu hỏi nóng cháy của mọi người:- Anh Cả có tin hai năm nữa thống nhứt không ?- Cứ rán hết mức, hai năm xong càng hay, chưa xong phải làm tiếp chớ chịu bỏ à ? Hồi mới đánh

Tây, chẳng ai nghĩ đánh tới chín năm, anh cũng vậy, trên nói trường kỳ anh cho là mấy ổng phòng xa,hà hà...

Cả Chanh thu xếp việc rút quân ở mặt trận Tây-Nam khá chật vật, phải phóng người đi gọi các độiXung phong công tác ở sát biên giới Thái-lan, thuốn sâu vào địch hậu Đông Bắc Miên. Rứt ra khỏi dânthật không dễ, phải thăm viếng chào hỏi, đợi làm lễ chúc phước cho các mẹ vui lòng, năn nỉ các cô đãdìm thuyền nơi vắng để giữ chân anh em. Chanh được thư hỏa tốc gọi về khu. Anh Hai Thỉnh trao điệntối mật: Chanh sẽ ở lại miền Nam, cần về ngay Quảng Nam nhận chỉ thị mới. Đến trạm biên giới, mộtthư của anh Tô Xáng đợi sẵn, dặn Chanh phải ghé Linh Lâm để chào từ biệt đi tập kết, có thể cho mộtngười tin cậy trong nhà biết mình ở lại nhưng phải cấm để lộ, địch biết sẽ hại cả nhà. Thư cũng hướngdẫn đường dây băng núi vào Quảng Ngãi gặp liên khu ủy, nhận thêm chi thị về tổ chức bí mật củaĐảng.

Chanh chỉ ở Linh Lâm hai ngày, đủ đi chào và bàn việc nhà. Năm Bưởi không đi được, ông TưChưa không muốn đi. Hai Thùy được biết chồng ở lại, cũng tháo gánh không chịu đi, Chanh dỗ mãichẳng ăn thua. Chị lựa lời nói với chòm xóm: “Đợi ảnh bấy nhiêu năm còn được, hai năm nữa là bao

Page 166: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

!”.Anh băng núi đi xuống, vòng tránh những chỗ địch đóng, đến thị xã Quảng Ngãi kịp dự lễ chiến

thắng 2 tháng 9. Bàn xong công việc, liên khu còn buộc anh đóng kịch thêm một tuần: mượn đồ sang điphô trương nhiều nơi, vì quá nhiều người biết mặt anh trong những năm làm xe lửa, sau đó đóng vaidân ruộng hay dân buôn luồn núi trở về Quảng Nam tìm anh Tô Xáng.

Nghe thủng chuyện, Cam mới thấy mình quá trẻ con. Trước mắt Cam, anh Cả lớn vọt lên như hồixưa ở Qui Nhơn Cam đã trông thấy sau những ngày ăn xin đói khát. Những gì nữa đang đợi người anhchưa từng được hưởng chút gì từ ngày biết Đảng, chỉ cống hiến và hi sinh ?

Năm Chò rủ tất cả ra quán Chín Mén làm một chầu tiễn đưa. Cả Chanh bằng lòng ngay, chỉ dặn rađó phải giúp anh diễn tiếp vai kịch sắp xuống tàu. Chín Mén lóa mắt khi gặp lại ông Cả Trà oai hơngiám binh đến bằng xe hơi với cả bộ ba Hội An năm xưa. Anh ta cười đứt đôi cái mặt, giới thiệu vớikhách ăn ngồi đầy quán về ba người đi tập kết. Sáu Cam không giấu mình nữa và anh Chín đã quên hẳnchuyện người vợ cũ.

- Cụng li anh Cả ! Hai năm nữa ta làm lễ tái kiến, ở đây hay Hội An gì đó, em xin chôn mấy bìnhđặt biệt chờ ba anh em trở về cố quận !

** *

Đồng chí giao liên trẻ măng, vác rựa cõng gùi như người lên núi róc vỏ sim hay bứt mây, dừng lạinói với Cả Chanh:

- Chỗ này ngó xuống thấy rõ nhứt đây anh, lên khúc nữa là khuất.- Ta nghỉ chút hè.Chanh đặt cây đòn gánh có cuộn dây dừa buộc ở đầu, cởi mấy cúc áo trên hứng gió, nhưng vẫn giữ

cái tay nải quàng chéo trên lưng, đúng thói quen ở Lào phòng địch đánh úp.Trở về Quảng Nam, Chanh phải vòng xa hơn trên đồi gò, tới đây rẽ lên núi hẳn. Đối phương đã

tiếp quản thêm một quãng nữa, cắm thêm một số bót gác phía tây quốc lộ Một khi con đường “tập kếttrễ ngày” bị lộ. Sau những vụ khủng bố đẫm máu không dấu được, nhân dân cả vùng tự do lẫn vùng bịchiếm đấu tranh rất dữ, chúng chùn tay phần nào, bắt và giết người kín đáo hơn.

Từ mỏm cao này nhìn xuống thấy được hai chỗ chúng đóng quân, với cờ tam tài và cò sọc dưa treosong song trên chỗ hơi cao, chỉ khác trước là không rào dày đặc và không bắn pháo cối cầm canh rachung quanh. Bọn tâm lí chiến làm ăn ráo riết. Vừa kéo cờ lên buổi trưa, xế chiều đã có loa chạy khắpnơi mời đồng bào đi coi phim không mất tiền, đêm đã có một vùng đèn điện sáng rực và ca nhạc vangdội qua máy phóng thanh. Nếu “đồng bào thân quí” lánh né liên tiếp mấy đêm không đến, chúng mớicho quân vác súng đi lùa tới dự mít-tinh ban ngày, bắt đầu hăm dọa. Trong khi đó gián điệp của chúngluồn vào vùng ta phá rối đủ cách, từ cắt dây điện thoại đến gài mìn chỗ trẻ em hát múa.

Chanh ở lại vùng tự do chẵn mười ngày. Một vùng tự do đang thu hẹp dần, co dần hai đầu, để biếnhẳn sau hạn cuối ba trăm ngày.

Anh gặp may khi vào tới liên khu ủy. Chánh văn phòng là người quen cũ ở nhà lao Công-tum, mừngrỡ xô ghế bước ra vồ lấy anh trong khi hai máy điện thoại trên bàn cùng réo - có tất cả năm máy dãchiến kê thành dãy. Anh Hồng Long đi tàu biển ra Bắc gặp Tổng quân ủy vừa về, đã quy định xếp ưutiên một cho các đồng chí ở lại cần gặp anh. Bí thư liên khu ủy làm việc với Trung ương chưa xong.Đặc biệt có anh Bảy Quý, ủy viên Trung ương và phó Ban tổ chúc cũng theo tàu vào, hỏi thăm Chanhnhiều nhưng nay không gặp được: anh đang ở các tỉnh Cực Nam Trung Bộ, giúp xây dụng các tỉnh ủybí mật tại vùng đất cũ của mình.

Anh Hồng Long tiếp Chanh ngay chiều hôm ấy, với bộ mặt thiếu ngủ bơ phờ. Vừa bắt tay xong, anhhỏi một câu không ngờ:

- Chanh bên Lào về, có thèm thịt chó không ?

Page 167: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Chanh ngẩn ra, phì cười:- Thứ đó ở đâu chẳng thèm !- Hai Thỉnh về đây họp, được chế độ bồi dưỡng chiến trường, hắn ta dặn cấp dưỡng mỗi ngày mua

cho một món thịt chó, hồi nào ngán sẽ báo lại. Tưởng mệ là dân Huế, mệ kiêng thứ đó chớ ! Mà saohắn nói dân Lào tởm cái món cờ tây ?

- Khu bộ đóng trong rừng sâu, kiếm đâu ra cờ tây ! Tụi tôi sống với dân, họ không ăn mà cũngchẳng cấm. Hễ thôi không nuôi nữa, họ nhắn anh em tới bắt, thường họ dắt chó ra rừng cột vô gốc cây,anh em mình đem đi xa mà chén với nhau, tránh làm trong làng là được.

- Ồ, vậy tối nay cậu ăn mộc tồn nhà mình. Phu nhơn mình nấu thứ đó khéo đặc biệt, bả mới kiếmđược một con giá rẻ còn to, tính tiễn đưa mấy đồng chí trở vô lại Cực Nam.

Anh Long ngoáy vội mấy chữ, bước ra hè gọi một chú bé đang gọt cây súng gỗ nơi góc sân: “Đemvề nhà bác, đưa cho bác gái nghen”.

Cơ quan liên khu ủy và bộ tư lệnh liên khu đóng tạm trong một khu nhà tre lá dựng tách ra khỏi xómcho đỡ lộ bí mật. Trong khi đợi xuống tàu, anh Long và vợ con ở một gian nhỏ chỗ khuất. Dân khuNăm được bộ đội nam tiến tập cho nấu và ăn chó, nhưng phụ nữ thạo nấu cầy còn rất hiếm. Chỉ đôingười như chị Long, vốn là du kích Ba Tơ đã nhào vô chém lốp xe Nhật, mới ngang tàng học cái nghềthiên hạ ngán ấy.

Ba đồng chí cán bộ tổ chức và bảo vệ được gọi đã đến. Năm người bắt tay vào việc. Theo đề nghịcủa anh Xáng bí thư Quảng Nam, liên khu ủy đã chỉ định Chanh làm phó bí thư tỉnh ủy bí mật, vìChanh có kinh nghiệm hoạt động xây dựng cơ sở mật hồi Pháp thuộc cũng như ở địch hậu Hạ Lào saunày, lại quen nhiều với cán bộ các tỉnh bạn, thạo đường sá, thạo nếp sống thành thị. Những hiểu biết ấysẽ giúp anh đối phó với vô vàn tình huống phức tạp sắp gặp nay mai. Chanh phải học thuộc lòng hàngloạt tên người, bí danh, bí số, mật hiệu (Chanh thoáng nhớ anh Bảy Quý năm xưa: bắt học thuộc lòngvà trả bài cẩn thận !).

Chanh thấy như mình mang đến một tấm bản đồ in sẵn, vô danh. Từng đồng chí một dùng bút màuriêng, đang lần lượt vẽ lên đấy những đường ngoằn ngoèo, những dấu chéo, tròn, tam giác, ghi rấtnhiều tên không in, nhiều con số khó đoán. Hệ thống tổ chức mới của Đảng hộ liên khu và các tỉnh sẽhoạt động khác hẳn...

- Ta trở lại thời kỳ tiền khởi nghĩa, anh Long hè ?Anh Hồng Long trầm giọng:- Với những khó khăn lớn hơn... Ở vùng bị chiếm hay tranh chấp còn đỡ, hầu hết cơ sở ta nằm

chìm, chỉ một số ít cán bộ với du kích ra mặt chống địch, nay cho đổi vùng, mai phục, tập kết, dễ thôi.Ở bốn tỉnh tự do tất cả đều công khai, địch biết rõ danh sách đảng viên, đoàn viên, hội viên các Hộicứu quốc, chẳng sót ai. Nếu ai dính vô kháng chiến đều đi cả thì phải tập kết toàn dân, cả lão thànhcứu quốc, nhi đồng cứu quốc ! Địch biết ta quá rõ, mà ta biết bọn thù mới lại quá ít. Thằng Mỹ chốngcộng khác thằng Pháp ra sao ? Thằng Diệm khác Bảo Đại ra sao ? Tôi hỏi nhiều, mà các đồng chí ởTổng quân ủy và Bộ tổng tư lệnh chưa giải đáp được mấy, hứa sẽ nghiên cứu thêm thật gấp. Đành vậy,trên tìm hiểu thì ta cũng tìm hiểu, vừa thăm dò vừa tiến công, tự nghĩ cách ứng phó thôi !

Sau ba ngày làm việc ở liên khu, Chanh mượn áo quần và xe hơi sắm vai tập kết. Gặp Năm Chò vàSáu Cam trước, để lâu khó tìm. Tiếp đó anh đi gặp “giới xe lửa”. Giám đốc hỏa xa bây giờ là một láixe ở ga Tua-chàm, cơ sở của anh Bảy Quí từ 1942, sau Tổng khởi nghĩa vào bộ đội, được điều về làmxe lửa khi đang giữ chức trung đoàn phó. Theo lời ông Hai Rề thì anh này được công nhân khen là chícông vô tư, lãnh đạo khá, nhưng chuyên môn thua xa Cả Chanh.

Giới xe lửa sẽ tập kết theo những chuyến tàu cuối cùng, bởi phải lo chở người và hàng về khu vựcba trăm ngày. Ông Hai Rề ra khỏi hố khám gầm xe đã nhiều năm, bớt cái tật ngưỡng thiên, chỉ thỉnhthoảng hất cao cái đầu như người chợt nghe tiếng máy bay. Ông buồn rầu cho biết trường hợp Bảy Tộhi sinh cứu xe. Đêm ấy Bảy Tộ lái một chuyến tàu công hành chở toàn bộ đội, thương binh, chất nổ.Qua cửa Sa Huỳnh bị pháo tàu chiến bắn chặn mất một tiếng, tiếp đợi sửa đường ray chừng tiếng rưỡinữa, đến Tam Quan khi đã sáng bạch. Hối hả trút người xuống, rồi Bảy Tộ cho tàu chạy trở ra núpđường hầm, toa trước máy sau. Bốn chiếc Co-bra cổ ngỗng bay đến, có lẽ tình cờ chộp được mồi

Page 168: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

ngon, đã vượt một quãng rồi còn quay lại, nhào xuống ném bom. Đầu máy rất hiếm quí, mà hơn một tấnchất nổ nếu trúng bom thì cũng rất nguy. Bảy Tộ bị nhiều mảnh bom, vẫn đứng mở hết ga cho đoàn tàuchạy thục mạng, lao tuột vào hầm sâu. Khi anh em thắp đuốc chạy tìm thấy thì Tộ đã hãm máy nằm hấphối.

Thợ xe lửa chết và bị thương nhiều hơn hồi còn Cả Chanh, do máy bay đánh nhiều hơn, vào sâuhơn, rà bắn đến từng con trâu một cố gây nạn đói: “Giết một trâu bằng giết mười lính Việt Minh”,chúng rao như thế. Nghề chài lưới cũng tan hoang. Vũ khí Mỹ tốt hơn Pháp mỗi năm đổ vào một nhiều.

- Cả nè, nhắm chừng cha không kịp về thăm con Thùy đâu. Để cha viết thơ, gặp ai trở về ngoải nhờchuyển cho nó. Ra Bắc chưa biết ai ở đâu làm gì, cha con mình nhớ tìm nhau nghen. Cha thì chắc vôhỏa xa rồi. Con thì ở quân đội, làm chánh ủy, vậy là thuộc Ban chánh trị... ờ, Tổng cục chánh trị, chacứ gởi vài ba lá cho con ở Tổng cục chính trị, thời nay nó đụng...

Chanh muốn ôm ghì ông cha vợ, nói thật luôn, lại cố ghìm được. Ông sẽ chật vật viết thư, lận đậnđi tìm con rể, chán rồi cũng thôi. Nay ông đang lãnh thư ký công đoàn hỏa xa, không nắm quyền hànhgì mà lại làm dâu trăm họ.

Tuy anh Hồng Long cho phép xài xăng thả giàn vì ta ít xe, Chanh chỉ dám chường mặt thiên hạ đếnBồng Sơn rồi trở ra. Vây vo bấy nhiêu đủ rồi. Tin mới từ Quảng Nam dội vào ngày càng đáng lo.

Một nhóm cán bộ tỉnh đoàn thanh niên cứu quốc đi “tập kết trễ” cho biết Hai Khánh và Bảy Suyềntrong Ban địch vận tỉnh đã về thành Đà Nẵng, chưa chửi ta trên đài hay ký truyền đơn rải máy bay nhưmột số nhảy trước.

Số “tập kết chạy hoảng” tăng lên từng ngày. Đó là những cán bộ được bố trí ở lại hay cảnh nhà khókhăn phải ở lại dưới nhiều hình thức: ở công khai làng quê, đổi vùng và giấu tông tích, sống bí mật nơirùng núi. Khi thấy địch bắt giết nhiều, cơ sở chịu đòn không nổi khai báo nhiều, họ đưa gia đình hoặcmột mình chạy bừa vào vùng ta xin tập kết. Một trong những người gặp Cả Chanh dọc đường là anhTám Lự, cố nông ở xóm Ấp Linh Lâm, được đội phát động đưa lên làm trưởng ban giảm tô xã LinhGiang nhưng không biết làm việc, nay đem một vợ năm con chạy vào, còn gửi lại ba đứa cho bà connội ngoại. Nghe Tám Lự kêu đói khổ, mà đúng đói khổ thật, Chanh vét hết số tín phiếu ít ỏi còn lạibiếu anh, anh còn năn nỉ xin thêm để “ăn rau cháo chờ tàu”.

Lại hiện ra thêm những trường hợp không ngờ, là số “tập kết đối phó”. Đó thường là số trẻ tuổi độcthân, lâu nay tránh đi bộ đội ta, nay sợ địch bắt lính, rất dễ bị địch vung tiền biến thành lưu manh, chỉđiếm, lâu dần thành kẻ ác. Cơ sở ta, cả cha mẹ số này nữa, xúm vào dỗ dành họ đi tập kết, nói khoáclu bù về thiên đường miền Bắc, họ chỉ gật đầu một cái là mổ heo giết gà làm lễ tiễn đưa gấp để chặnđường lui.

Còn nữa. Còn những trai gái trẻ hay người vợ lớn tuổi từ các huyện bị chiếm và các thành thị củaBắc Quảng Nam, vào tìm cha anh chồng con đi đánh giặc nhiều năm, quyết theo tìm tận miền Bắc, cũngngây ngất vì không khí “xả láng ta với ta” đầy men say, đột ngột đến Ban tập kết đòi đi. Còn những giađình gốc Bắc đã định cư từ xưa trong này, nhận được thư họ hàng ở Thái Bình hay Vĩnh Yên gửi vàotheo tàu biển, bỗng nôn nao xin trở về quê cha đất tổ. Còn những đứa đã qua nhiều lớp huấn luyện củaCIA và Phòng Nhì, nay nhận kế hoạch rình mò và phá hoại cùng với nhiều vàng, nhiều giấy bạc ĐôngDương và giấy bạc miền Bắc, khoác khăn gói nghiễm nhiên xuống tàu Ba-lan...

Lác đác cũng gặp những bèo bọt trôi ngược dòng. Một lính trẻ lên cơn nhớ nhà nhớ vợ không chịunổi, bỏ trốn. Một viên chức đã cưỡng được căn bệnh bất mãn, nay nó tái phát nặng hơn. Một cán bộ xãnghe tin cha già mẹ héo bị địch bắt, quay về đầu hàng. Và đôi người như Hai Khánh... người đồng chítài hoa sắc sảo năm xưa mà Cả Chanh quí mến, cũng được Đảng coi trọng, đã vất bỏ tất cả để rẽcương lối khác. Chanh hỏi lại liên khu ủy cho chắc: quả thật Hai Khánh không phải do ta gài vào hàngngũ địch. Thêm một bài học nữa để “ông Cả Tin” trắng mắt ra. Đố ai bẻ thước mà đo lòng người !

Hai miền Nam Bắc chưa tách rời nhau mà trước mắt Cả Chanh đã hiện lên một rừng câu hỏi, cứnhư bãi rau dớn với những đợt xoáy tròn mọc bên bờ suối.

Và lúc này, ngồi lặng trên mỏm núi, Chanh nhìn xuống vùng tự do liên khu Năm khi nó sắp thuộc vềquá khứ.

Anh Hồng Long bảo ta giữ cơ sở ở đây khó hơn các nơi bị chiếm hay giành giật. Đúng vậy. Chúngta rời những nơi ấy với vô vàn thương nhớ ít lo ngại. Anh tránh không nhắc đến nỗi đau của người

Page 169: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

cộng sản liên khu Năm khi phải trao đất và dân đã bóc hết lớp vỏ bí mật vào tay quân cướp nước (báochí đổi gọi là đối phương, in cả ảnh lính ta và lính Pháp cắm hoa đầu nòng súng ngồi toét miệng cườivới nhau, tùy ý các vị thôi chứ đối với tôi giặc vẫn là giặc, máu đã ngừng chảy đâu !). Sẽ biến đi khucăn cứ lớn nằm giữa bốn bề giặc vây đánh, cắn răng giữ được qua suốt chín năm xương máu. Tiếcbuốt ruột một mảng Tổ quốc độc lập treo lơ lửng quãng giữa, đầu không đến trời chân không đến đất,xa Trung ương và xa cả Trung ương cục miền Nam mà vẫn bám chắc bộ óc của Đảng. Giày đinh củaPháp - Mỹ - ngụy sắp đạp trên dải đất nghèo và hẹp đã sinh ra và nuôi lớn những vạn người cầm súngnối tiếp nhau, đã làm ra và khiêng gánh những vạn tấn súng đạn, gạo muối, áo quần đến các tuyến lửaBắc Nam Tây Đông, sang tận Lào Miên giúp bạn.

Lớp người mai sau sẽ học rất kỹ về chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu”. Chắc chắn phảithế. Nhưng họ sẽ dừng hay chăng khi lật đến phần đuôi được ghi nhan đề chung là “Các chiến trườngphối hợp” ? Họ có tò mò đọc những dòng rút gọn viết về chiến dịch bão táp giải phóng Bắc TâyNguyên, trận diệt gọn binh đoàn cự phách GM.100 từ Triều Tiên sang, cuộc đánh vật dữ dội để hấtxuống biển hơn bốn chục tiểu đoàn ùa lên chiếm vùng ta ? Họ đủ kiên nhẫn hay không để nghe kể rằngbộ đội chữa sốt rét bằng một viên kí-ninh vàng hòa cho sáu bảy người uống, xỏ tai búi tóc đóng khố đểkéo từng người dân Thượng đến với Bok Hồ, chết lặng lẽ không tìm ra hài cốt bởi tất cả những ai nhớchỗ chôn đều lần lượt ngã theo ? Họ sẽ cười, ngáp, nhún vai, hay sẽ động lòng thương xót khi biếtchiến sĩ ta có thể sống hàng năm bằng củ rừng, lá cây, ốc suối, cũng có thể tắt thở sau vài giờ sốt mêman và bị vắt đói bò khắp thân, hút cạn máu ? Họ sẽ tiếp bước cha anh lao vào những chỗ mũi nhọncách mạng, hay cố xua đi những kỷ niệm lẩm cẩm, u ám và lỗi thời của cha anh ?

- Đi anh hè. Đường vô nóc ông Xim đêm khó mò lắm.Phải đi. Đường dài còn muôn ngàn trắc trở, khi trời tối giữa núi cũng như khi dạo đường phố dưới

nê-ông xanh đỏ, khi đầu gối thúc cằm leo vào nóc Thượng và cả khi bấm nút thang máy vút lên lầumười.

- Ờ, ta đi.Nhấc cây đòn gánh lên vai áo bà ba vá một mảnh to, úp cái nón lá rách vành lên đầu, Cả Chanh đi

tiếp.

Chương XX

Sáu Cam cõng ba-lô, chống gậy ngắn bằng trúc già, đi nhúc nhắc trên sân rộng của Trạm thu dung,tay trái co duỗi đều đều theo một góc hẹp. Kể ra tập đi ngoài vườn xoài cổ thụ thì mát đầu êm chânhơn, nhưng Cam cố ý biểu diễn cho các thầy thuốc biết anh đủ sức ra viện.

Trong nhà, các sòng tu-lơ-khơ dàn ra khắp nơi, ồn nhức óc, khiến các tiên ông cờ tướng từng lúcphải gào lên: “Bớt bớt cái loa chớ !”. Bộ đội sau đình chiến đánh tu-lơ-khơ mọi nơi mọi lúc. Dân làngchê thẳng: “Chưa bao giờ thấy quân mình ham đánh bạc tới vậy”. Chê rồi lại xóa lỗi: “Thì cũng để anhem giải trí cho khuây, nằm gác tay nghĩ riết rồi sanh nghĩ bậy”. Về sau “phong trào cơ bích” được uốnnắn lại, giảm dần để nhường thì giờ cho lao động giúp dân và tập văn nghệ. Riêng những nơi đónthương bệnh binh như trạm này thì cho chơi thả cửa, chỉ buộc ngừng vào giờ thể dục trị liệu, nghỉ, ăn,làm thuốc.

Các đơn vị từ những nơi xa xôi hiểm hóc nhất đều chở, khiêng, dìu tất cả thương bệnh binh củamình về, dù đồng bào năn nỉ xin giữ lại nuôi cho lành rồi đi sau. Vài đơn vị xuống tàu đầu tiên thiếu

Page 170: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

kinh nghiệm, giấu giếm theo thương bệnh binh vì sợ anh em tủi thân, oán trách: “Băng rừng rúc núi vềđây còn được, huống chi có tàu đưa xe đón, bước thêm mấy bước tới đất xã hội chủ nghĩa rồi nghĩ sau!”. Chẳng ngờ chặng đường biển trung bình ba mươi sáu tiếng ra Cửa Hội lại cam go đến thế. Thươngbệnh binh gặp sóng to gió lớn đã nôn mửa, ngất, vết thương bật máu, bệnh nặng thêm, một người chếttrên tàu. Có thể dìu nhau leo cầu thang xếp từ thuyền hay tàu há mõm lên boong tàu lớn, nhưng đôingười đã phải dùng cần cẩu nâng đặt chật vật xuống xà-lan đang chồm chúi giữa sóng Cửa Hội.

Trạm thu dung được đặt gấp rút trong khu vực ba trăm ngày, mé trên cảng Qui Nhơn chừng năm sáucây, sát bên một làng may mắn không bị Tây đốt trong chiến dịch Át-lăng vì nằm nơi khuất nẻo. Cácđơn vị ta xếp hàng tiến từng quãng xuống cảng, dừng đâu giúp dân đó: dựng nhà, làm trường, đắpđường, đào kênh, thi nhau để kỷ niệm lại trước khi tập kết. Đến đây, anh em xúm vào giúp trạm thudung của quân y liên khu. Cũng chẳng mất đi đâu: cuối ba trăm ngày, mọi thứ của Trạm sẽ được tặnglại dân làng để làm trường học.

Trung đoàn đã xuống tàu cùng đại đoàn mới lập. Ban chỉ huy đến thăm Cam, giao lại cả xấp hồ sơcá nhân bởi ngại ra Bắc có thể bị điều động lung tung, nhất là cán bộ trung đội trưởng trở lên. Hồ sơcó thêm hai bản sao công văn: đề nghị đề bạt, đề nghị huân chương. “Cậu đỡ rồi, cầm hết cho chắc,nắm đằng chuôi đi. Ra ngoải, rán xin cho được về 108 nghen, hễ gặp trục trặc gì thì biên thơ hay đánhđiện, tụi mình sẽ làm công văn kêu đích danh cậu...”

Trung đoàn còn tặng Cam một đồng hồ Ni-klex cũ nhưng còn tốt. Một đồng chí tham mưu cùng đi rỉtai cho biết nó từ đâu ra. Trong một đợt kiểm tra bất ngờ, anh em tìm thấy trong ba-lô của một đại độiphó hậu cần hơn hai chục đồng hồ, một mớ nhẫn và lập-lắc vàng có khắc tên, chừng mười ngàn đồngĐông Dương. Cậu này nắm bộ phận thu dọn chiến trường trong chiến dịch vừa rồi, về vét chiến lợiphẩm nhét túi trong khi thương binh nằm rên mất máu. Chưa bán vì đem cả đống tín phiếu ra Bắc cũngvô dụng. Nay đang giam đợi giải ra ở tù, lính đòi xử thật nặng làm gương.

Năm Chò đến sau, tươi roi rói, chưa mở miệng đã móc thư ra khoe. Mấy anh ở xưởng Cao ThắngII băng núi mới đến Bình Định. Họ nán lại Linh Lâm chôn kỳ hết số súng hư đạn thối không chở điđược, đã gặp anh Năm ở Gò Găng. Một cái nháy mắt dành cho người tin cậy: “Là đồ hư thối nhưng đãsửa rồi. Tụi nó đang giết dân mình kia... Thiệt thà là cha đứa dại !”. Không ít đơn vị và địa phương đãquá thật thà, nơm nớp sợ “vi phạm” đến từng câu nói !

Họ đưa thư mới nhất của chị Năm Bưởi. Chị báo rằng một trung đội lính Diệm đã lên chợ HuềBình tuyên truyền vài ngày rồi rút, trong đó thằng Bảy Bòng đeo lon hạ sĩ dẫn đường nhưng chưa chỉđiểm bắt ai. Chị gạch dưới một câu bí hiểm: Báo tin anh mừng là có rồi, em đang rán giữ. Cam quádốt nên phải hỏi, anh Năm rạng rỡ khoe chị Bưởi đã có thai. Việc gia đình chưa thêm gì mới.

Địch vẫn gờm xứ núi Linh Lâm, chưa dám vào cái ổ “Việt Minh rặt” ấy. E rằng khi dám vào, chúngsẽ phá dữ hơn vùng xuôi.

Tiếng gọi khàn khàn dội tới chỗ Cam:- Thằng Cam nghỉ đi. Mày làm bung da non lại hành tao thêm cực !- Cháu đạt một cây số rồi đó bác.- Cây ! Cây xoài hay cây tre ? Tao ngó chừng mày miết, mắt kém chớ chưa đui !Ông quân y trưởng tóc bạc này tên là Cừng, lính lén gọi là Gừng để chê cụ cay nghiệt. Cụ không

giận: “Gừng càng già càng cay, càng nên thuốc, kêu vậy cũng hay”. Cụ là y sĩ Đông Dương lớp xưa, cóbốn con đi bộ đội, anh trẻ nhất hăm mốt tuổi hi sinh mấy tháng trước đình chiến. Từ đó cụ thấy chiến sĩtrẻ “giống thằng út tao” ngày càng nhiều. Đố ai buộc được cụ kêu anh em bằng đồng chí, hễ không màytao thì ắt là bác cháu. Cụ thương bộ đội hết lòng, mổ thương binh suốt ngày đêm đến ngã ngất, vừa mởmắt đã hỏi: “Còn sót thằng chó con nào không ?”.

Cam vâng lời cụ Gừng, đi vào nơi yên tĩnh là phòng sách báo. Cụ quân y trưởng bước theo, nhấcthử cái ba-lô rỗng, bật “xì” một tiếng:

- Qua mắt ai chớ đừng hòng phỉnh tao, Cam ! Chưa đi là chưa đi !Cụ thích đến đây khi rảnh. Ngồi nhiều ở phòng sách báo thường là cán bộ ba mươi tuổi trở lên,

ham đọc và viết thư hơn đánh bài đánh cờ. Cam bị cụ ép làm chủ bút bích báo vì tình cờ cụ moi rathằng đặc công này đã học chuyên khoa văn học ở miền Bắc. Bù lại những giờ Cam gò lưng tô màu

Page 171: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

chép bài, cụ cho Cam đi chơi tùy ý, không phải theo qui định nghiêm ngặt là đi đâu phải từng tổ bangười, đề phòng điệp gây sự hay nhớ nhà bất tử.

Trong phòng đang có mươi cán bộ trung, đại đội. Họ ngừng đọc và viết để đợi cụ Gừng kể nỗilòng sâu kín mà họ đã nghe hàng chục lần.

- Tao ngó thằng Cam mà rầu. Tống cổ tụi bay, tao rảnh nợ chớ được ăn giải ăn giỗ gì. Đi trước đisau tụi bay cũng tập kết chớ ai dám bỏ lại. Bay coi tao như thằng gác tù, tao ức lắm. Coi đó, dân mìnhđang thiếu ăn mặc, thuốc men, mà nuôi tụi bay như nuôi gà thiến tế đình. Thứ gì ngon dân đem tới, quàgì quý Cụ Hồ gởi vô theo tàu, trên dồn hết cho tụi bay mau lành mau mập... Ban tập kết tới đây nói đứtlưỡi chuyện sóng gió ngoài biển, thêm chuyện không đủ xe cộ chở tụi hay đi khỏi Cửa Hội, thêm cáilạnh nhức xương ngoài đó... Coi bộ nếm lạnh mới có mình thằng Cam, chớ lũ trẻ khờ câm. Cam, màynói cái lạnh ngoài đó coi. Phải mặc tới thứ áo bông dày có tay, phủ bụng, đắp mền bông nặng tới nămsáu ký, đầu đội mũ bông bịt tai, chân đi giày có tất, hai tay xỏ vô găng như chực đánh bốc-xơ, tức làquyền Ăng-lê đó. Đêm nằm phải hốt rơm trải cả gang tay dưới lưng không thì run hết đêm. Cứ hỏithằng Cam với anh em ngoài Bắc vô thử tao bày đặt hay không. Đó là chưa kể khi tụi bay theo đơn vịlên núi cao, xứ Thổ xứ Thái, đất phủ tuyết với nước đóng băng, bay chịu không thấu lăn đùng ra làmtội anh em. Phải biết thương đồng đội với chớ !

Thương binh liếc nhau tủm tỉm. Ngồi quanh cụ Gừng là những cán bộ hàng ngày phải giảng chochiến sĩ những điều na ná nhu thế, nhưng đến nay lâm sự chính họ đang lo ngay ngáy, lo bị tách khỏiđơn vị cũ. Trong những năm đánh nhau có rất nhiều chế độ chính sách phải tạm gác, tạm hoãn, tạm ghiđể đấy, nay đến lúc giải quyết thì họ có thể bị bật đi xa tít tắp, ra khỏi quân đội không chừng ...

- Về đơn vị vận tải K.83 hả ? Giải thể rồi, mỗi người một nơi, sổ sách nộp liên khu hết. Quân rút,vận cho ai nữa ? ... về tiểu đoàn độc lập 59 ? Nhập vô E.803 rồi. Để coi.. 803 đủ cán bộ đại đội, vừađề bạt vừa bổ sung, không nhận thêm. Chẳng lẽ để đơn vị thiếu chỉ huy, đợi các đồng chí về ? Mà raviện có còn sức nắm đơn vị không hay phải chuyển qua công tác nhẹ, hay phải ra khỏi quân đội ? Tiểuđoàn 76 Nam Tây Nguyên ? Xuống tàu tháng trước, ra Bắc chưa biết xếp ở đâu, ghép vô sư nào, cứ rarói hỏi thêm...

Đó mới là một liên khu, và cũng chỉ vài tháng sau lệnh ngừng bắn. Nghe đâu ra Bắc còn xốc xớimạnh hơn nữa, tất nhiên thôi, miền Bắc rộng mênh mông thế, và cán bộ không thể đưa xuống làm độiviên để lắp đâu cũng được. Sáu Cam chỉ có hai việc chưa xét là đề bạt, khen thưởng, chứ lắm đồng chíkhác có hàng lô mối dây ràng rịt vào đơn vị cũ: sắp kết nạp Đảng, sửa soạn cưới một cô văn công hayy tá, tiền chưa truy lĩnh, cả đồng hồ và nhẫn đồng đội giữ hộ khi bị thương cũng chưa kịp nhận lại ! Rủiro mà đơn vị đóng sát Thượng Lào, mình bị điều về Quảng Bình thì sầu đời quá, mới qua chiến tranhác liệt đâu có sẵn tàu xe cho người thân đi tìm nhau ngay !

Chẳng ai đem kể tồng tồng những chuyện ấy với cụ quân y trưởng gần sáu mươi tuổi. Cụ bướcxuống Cửa Hội, chỉ cần ới một tiếng qua điện thoại là từ ông tư lệnh liên khu trở xuống, ai ở gần nhấtphải vội đánh xe tới rước.

- Mới tháng trước đây thôi, gặp hồi trở lạnh, tao kể cho sắp nhỏ mấy năm tao học trường Thuốc HàNội phải khổ vì lạnh ra sao. Mấy thằng vắt mũi chưa sạch, lên lớp cho tao vầy đây: “Bác khác, tụicháu khác. Bác học làm quan đốc-tờ, bác là học sinh tiểu tư sản, nhà giàu đứt tay ăn mày đổ ruột. Tụicháu nông dân mặc áo lính, từ nhỏ đã chai sạn rồi, chịu cực dễ hơn bác”. Nghe mà điên đầu ! Tao vừahọc vừa kèm trẻ kiếm ăn, khi túng quá phải rửa nứa hay đẩy xe bò ngoài bến sông Hồng tới khuya, nólại nói tao tiểu tư sản sướng quá hư thân !

Một mũi nhọn nào đó chích nhẹ trong ngực Cam. Một kỉ niệm không vui.Đầu năm nay, trước khi mở chiến dịch Bắc Tây Nguyên. Cam dự một lớp chỉnh huấn ngắn ngày

dành cho cán bộ trung đại đội. Cam đưa ra ba thắc mắc:- Đội phát động giảm tô quy cho cha là cường hào gian ác, xong đi biến, rõ ràng quy sai. Nay Cam

phải khai thế nào về thành phần gia đình ?- Các văn kiện đều viết rằng sau ba năm làm nghề khác thì thay đổi thành phần bản thân. Tại sao

mãi đến nay anh Năm Chò vẫn phải để trong lý lịch là “binh sĩ đế quốc” mà không đổi ra “quân nhâncách mạng” ?

- Tại sao đã là học sinh thì cứ phải thêm “tiểu tư sản” kèm theo ?

Page 172: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Lãnh đạo chỉnh huấn là một cán bộ dân chính mới đưa vào quân đội, chuyên mở lớp về phát độngnông dân. Anh đến họp tổ và trả lời riêng thắc mắc của Cam vì thấy chưa đáng đưa ra nói trước cảlớp.

Trường hợp Năm Chò sẽ hỏi lại cấp trên. Đội phát động đã quy, dù đồng ý hay không, Cam vẫnphải ghi đúng như thế về thành phần gia đình, nếu cần thì viết ý kiến mình ở phần tự khai trong ruột lýlịch. Tiểu tư sản học sinh là đúng, vì đi học càng lâu thì con người càng quen lối sống tiểu tư sản,nhiễm sâu tư tưởng tình cảm tiểu tư sản qua sách vở, bài giảng...

Cam định ngậm miệng nghe thôi, nhưng cái máu “Quảng Nam hay cãi” hừng hực bốc nhanh:- Theo ý đồng chí, hễ tôi cứ ở mướn giữ ngựa nhà quan phủ thì là cố nông, về cày ruộng rẽ với cha

mẹ thì được xếp bần nông. Bậy cái là tôi được Chánh phủ nuôi cho học hết Trung học bình dân, bộ độikhu Tư cấp sanh hoạt phí cho học tiếp chuyên khoa, vậy là tôi biến thành tiểu tư sản. Từ đó suy ra đihọc là sai, là dại, dù tôi học nhà trường kháng chiến, phải chưa ? Học càng ít, tinh thần cách mạngcàng cao, phải chưa ? Trường ta là nơi đào tạo từ công nông ra tiểu tư sản đồng loạt, phải chưa ?

Đồng chí kia rõ là chỉ quen nói chứ không quen nghe, đỏ bừng mặt. Anh em đều biết đồng chí mớithoát mù chữ, nhắc nhau ghi thắc mắc nộp lên phải viết chữ to và rõ, càng ngắn càng tốt, và chớ nêncười khi ông ấy viết trên bảng những chữ lạ: tổ quất, dan sơn, dăm tô dăm tứt. Mà ông ấy lại ưa tựtay viết bảng đen “để học viên vừa nghe vừa coi cho nhớ lâu”. Phó chính ủy trung đoàn làm phó choông ấy phải bỏ nhỏ với cán bộ của mình: “Dụng nhơn như dụng mộc, trong phát động phải dùng nhữngngười như ảnh mới kiên quyết làm tới tới”.

Cam không nghĩ mình sẽ lay chuyển được tảng đá trước mặt, nhưng cũng không chờ đợi cặp mắttrừng trừng với cái giọng trấn áp ấy:

- Đó, chỉ bấy nhiêu câu là đủ thấy đồng chí Cam lộ rõ bản chất tiểu tư sản ! Nói vậy còn nhẹ, thiệtra phải truy kích tới cùng để thấy tư tưởng địa chủ đang phản ứng giai cấp. Cuộc cách mạng ruộng đấtlong trời lở đất vậy, toàn dân hò reo hưởng ứng, một mình đồng chí lo vạch lá tìm sâu là sao ? Ngaytrong bộ đội ta, các đồng chí thuộc gia đình địa chủ đều hứa hẹn cắt đứt quan hệ với gia đình, mấyđồng chí hứa hôn với con địa chủ cũng dứt khoát thẳng tay. Đồng chí khoe hồi nhỏ ở mướn, ăn cơmvay cày ruộng rẽ, tôi chưa biết đúng sai. Bây giờ khác rồi. Trong lúc bộ đội đổ máu, nông dân mộtnắng hai sương làm ra cơm gạo, đồng chí ngồi năm này qua năm khác trên ghế nhà trường lật từngtrang sách, vậy có công bằng không ? Ăn bám Chánh phủ để đi học miết vậy, không biết xấu hổ à ?

- Tôi không việc gì xấu hổ. Tôi đi Nam tiến đánh giặc từ mười ba tuổi, nay đang chỉ huy bộc phá.Đồng chí đã đổ giọt máu nào cho Tổ quốc chưa, hay là chỉ bám chắc hậu phương, đợi cờ đến tay đểngoi lên làm ông lớn ? Tôi cũng căm thù địa chủ đến xương tủy, nhưng tôi không chống địa chủ bằnglưỡi mà bằng tính mạng của mình ! Hừ, hết bản chất tiểu tư sản tới tư tưởng địa chủ, phản ứng giai cấp,lưỡi không xương...

Cam vừa nói vừa biết mình đang quá lời, nhưng không kìm lại được. Tổ trưởng hối hả cắt, can đôibên, còn xuýt xoa gỡ tội cho cậu tổ viên trẻ:

- Anh thông cảm cho, tụi tôi lính chiến ăn nói thô kệch...- Học tới tú tài thì thô kệch cái thớ gì !Đồng chí lãnh đạo chộp cái làn dẹt bằng cói đan theo kiểu cặp da, nhấc cái nón lá Gò Găng móc

trên phên úp lên đầu, vùng vằng ra về. Ông ấy mặc quân phục xi-ta nhưng thích có những thứ của nôngdân kèm theo người, tỏ ra mình giữ được gốc gác. Cả tổ cán bộ cùng bàn quanh vụ đấu khẩu, trừ vàingười dè dặt còn hầu hết thấy Cam nói đúng. Cam chờ đợi mình bị cảnh cáo về thái độ, hay nhẹ hơn làmột chầu mổ xẻ trước cả lớp. Không gì xảy ra. Người tổng kết cuối khóa lại là anh phó chính ủy, ôngcán thường tự xưng là “nông dân thuần túy” kia đã đi giảng bài nơi khác. Phó chính ủy chỉ dành vàicâu cho một số đồng chí thiếu bình tĩnh trong khi tranh luận, gây ra hiểu lầm đáng tiếc. Ít lâu sau Cammới được rỉ tai cho biết: ông kia đề nghị đuổi Cam ra khỏi Đảng và cách chức xuống đội viên. Bịtrung đoàn ủy chống bằng phiếu kín, ông nổi cáu bỏ đi tuy chưa hết khóa.

Đến đấy Cam thốt giật mình. Một cái gì như phản ứng ngược buộc Cam phải nghĩ: mình từ nôngdân mà ra, tại sao bị một ông cán bộ nông dân cho roi vọt nặng tay đến thế ? Mình có biến chất, nhiễmsâu tư tưởng tiểu tư sản hay địa chủ như ông ta đập chăng ? Hay mình mắc bệnh hoài nghi, cái gì cũnglật xem mặt phải mặt trái, đòi mắt thấy tay sờ mới chịu thừa nhận, khác với đồng chí đồng đội có lòng

Page 173: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

tin đơn giản hơn ? Nói cho cùng, lòng tin đơn giản trong cách mạng là đúng hay sai ? Cam chưa tự trảlời được những câu hỏi rối rắm ấy. Gạt bỏ chúng đi cũng chẳng được, chúng cứ luồn lách lúc nhúcnhư đỉa ruộng tháng Năm. “Chà, lời xưa bảo đa thư thì loạn tâm. Mình học lem nhem, chưa đa thư màđã đa tư thế này, quả là mua dây buộc mình !”.

... Cụ Gừng gặp lúc rảnh việc, nán lại kể chuyện hơi lâu, kéo từng khói ngắn từ cái ống vố to tướngnhồi thuốc rê. “Cái píp này bằng tuổi thằng Hai tao, thằng tiểu đoàn phó đó”. Anh em ban đầu chỉ nghevì lễ phép, dần dà bị cuốn theo những kỷ niệm của cụ về đời sống Hà Nội và các thành thị trong nhữngnăm hai mươi, ba mươi, với nhiều chuyện lạ hết sức.

Tiếng vó ngựa lọc cọc kèm tiếng cán roi kê vào nan hoa thay chuông nổi to dần. Ít ai để ý. Tiếpphẩm của trạm thường thuê xe ngựa chở gạo củi về, gần đây họ đâm ra ngại gánh. Nhưng lần này thêmtiếng rì rì của ô-tô chạy chậm theo sau, báo rằng thương binh nặng sắp đến. Người trong các nhà đềutúa ra sân.

Hai chiếc xe ngựa chở thương binh vừa và nhẹ. Từng người được đỡ xuống, dìu vào chỗ nghỉ.Chiếc xe Uy-Iix của Mỹ cỡ nhỏ, được sửa bên trong để xếp gọn bốn cáng trọng thương, chở ba ngườinằm in lìm phủ chăn. Một cô y tá nhảy xuống, moi túi dết lấy giấy tờ, được cụ Gừng đứng chìa tay đợisẵn.

Cô này trông khá lạ mắt. Đầu tóc kẹp không mũ, mặc một bộ quân phục đàn ông còn cứng nước hồnhưng đã nhàu, quá dài nên phải gấp nhiều nếp ở tay áo ống quần. Chân cô lại đi một đôi giày rừngcủa quân ngụy, đế cao-su dày nặng in vết răng chó trên đất mềm. Cái túi dết bên sườn, khâu chữ thậpđỏ, làm bằng thử vải dày màu chàm dệt rất nhiều sợi chỉ vàng chỉ bạc và chạy nhiều sọc đỏ.

Trong khi y tá khiêng ba cáng thương vào phòng cấp cứu, cô lúng túng hỏi cụ Gừng:- Dạ thưa bác... cháu xin gặp đồng chí quân y trưởng... cháu tới lần đầu chưa biết...- Là tao đây, khỏi tìm đâu xa. Ờ mà tao quên bọc cái kính lão theo, mày nói miệng cho mau. Bao

nhiêu, phân loại gì, đơn vị ?- Dạ, ba trọng thương, chín trung thương, không có khinh thương. Còn thêm tám trung thương ở sân

bay, xe đi đón lượt nữa. Bộ đội tình nguyện Hạ Lào - Đông Bắc Miên.- Ủa, tụi bay khiêng thương về tới đây ?- Dạ không, số bị nhẹ đi bộ theo đơn vị, số nặng hay trúng chân, khiêng đường trường không nổi, ta

phải đấu dữ lắm tụi Pháp mới cho một chuyến khường bin... à, tàu bay... chở anh em từ Pạc-xê về QuyNhơn. Giằng co miết nó mới chịu nhận số hai chục thương binh với hai y tế, bấy nhiêu thôi.

- Cố tổ thằng Tây ! Tao chữa lành tù binh của nó tới số ngàn, mấy kỳ trao trả còn vét đủ thứ xe cộđưa tới cảng. Đứa nào đứa nấy đỏ au, đứa chưa lành cũng chụp tay tao mà hôn hít, khóc, cảm ơn cứumạng !

Anh y sĩ trực ra sân, giúi cái kính lão vào tay cụ Gừng, nói gọn:- Báo cáo, không ai biến chứng. Đang cho hồi sức, một tiếp xê-rom.Cụ đeo kính, lật nhanh các giấy giới thiệu, bật kêu:- Mày nói hai chục, ở đâu thêm năm đứa khinh thương nữa: Nhận thêm gián điệp hả ? Hay mày để

rớt trên tàu bay ?- Hì hì... thưa bác, có tờ giấy dưới cùng... Anh em đó lánh né theo đơn vị, tới đợt kiểm tra chót ở

cảng mới lộ, quân y giữ lại bắt đi sau. Cũng là tha-hẳn a-xả xơ-mắc... dạ, là lính Hạ Lào hết thảy, họghép vô đoàn cháu về thu dung cho tiện.

Từ nãy Cam đã thấy cô y tá này rất quen và chưa nhớ ra gặp ở đâu. Đứng sau nghe lỏm câu chuyện,Cam thốt lẩm bẩm: “Hoàng Lan, đúng Lan rồi !”. Anh Chanh có kể lướt qua vụ đính hôn của Lan ởLào, Cam cười dài. Thời buổi này người ta cưới tập thể cả chục đôi một lần, lại đi bày cái trò cũ rích! Đợi cụ Gừng cầm xấp bệnh án đi vào nơi cấp cứu, Cam bước tới:

- Chào Hoàng Lan ! Đã quên hẳn chưa ?Lan mở to mắt nhìn anh bộ đội cao chừng thước bảy, râu quai nón bọc nửa mặt, ngập ngừng:- Đồng chí... dạ, anh là ... xin lỗi, tôi chưa kịp nghĩ...

Page 174: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Lấy chồng nhớ mặt chồng thôi, bạn cũ quên ráo. Tản cư Sông Vệ, hai nhà bị chung một trái bom...- Ui trời, anh Sáu Cam ! Thay đổi dữ ác vậy, hoại, mắt thánh mới nhìn ra !Cam xốc ba-lô của Lan đưa vào phòng khách, cố giấu bước chân tập tễnh. Lan chạy đi thăm thương

binh và bàn giao một lúc lâu, khi quay lại Cam đã kịp bày trên bàn một ấm tích nước chè, hai cái cốcgọt bằng vỏ dừa nâu bóng, một lạng kẹo thèo lèo mua ở căng-tin, loại kẹo tổng hợp bốc mỗi thứ mộtnhúm.

Cô gái trước mặt Cam càng nhìn thấy hiện thêm những nét hồi nhỏ ở Sông Vệ. Có lẽ vì cô giống bàmẹ chết bom với cặp mắt to và đăm chiêu, với khuôn mặt tròn, má tròn, cằm tròn, miệng cũng tròn, tấtcả dường như bị đặt lầm chỗ trên cái cổ ba ngấn và thân hình thon dẻo, cao dong dỏng. Ở rừng núi lâumà không bị nước da xanh sạm với môi thâm, hẳn y tá biết tự chống sốt rét. Vừa từ Lào vù thẳng vềnước, Hoàng Lan còn nói chen tiếng Lào như lính tình nguyện quen nói với nhau.

- Anh Cam sang ghê ta ! Mà anh không giống hồi trước chút xíu, giờ như Tây lê-dương ngó lạhoắc... Hôm đám cưới, Lan tiếc hoài không có anh Cả Chanh thay mặt nhà gái, chỉ có mấy chị em bệnhxá. Anh biết anh Tám Thống không ? Hụ chắc bò ? Không à ? Tại anh Tám đó. Mới nghe ta rục rịchtập kết là ảnh đòi cưới liền tay, một hai phải cưới. Thôi, cho nó xong trớt đi... Thiệt tội nghiệp lính HạLào. I-tôn ại noọng thẹ ! Chỉ có số đơn vị ở gần biên giới mình kịp kéo về liên khu Năm thôi, qua thịxã Công-tum, đồn Mang Đen mình diệt, đổ dốc xuống Sơn Hà, tới Quảng Ngãi. Các mặt trận xa rút vềkhông kịp, Pha-lăng chặn hết đường, phải hành quân băng xéo qua Trung Lào ra thẳng Quảng Bình.Anh Cam nghĩ coi, mùa mưa này mà lặn lội rừng núi, sông suối ! Nhiều anh sang Lào từ Bốn mươichín, Năm mươi, nhiều chị Việt kiều ở Thái-lan qua, ở Pạc-xê hay Thà-khẹc, bây giờ phải chịu pâytậu hôm thang phu[44] tận miền Bắc luôn, mất về thăm quê, mất gặp cha mẹ vợ con, lại đi xa gấp đôi,thương lắm anh ơi ! Anh Thống lại ở lại tìm mồ mả liệt sĩ, Lan ở lại giúp chữa thương binh cho đủ sứckéo bộ đường trườn, mắc kẹt cả hai. Bây giờ anh Thống theo đơn vị Châm-pa-xắc ra Quảng Bình. Ảnhtự an ủi là ở liên khu chẳng còn ai, nhà ảnh chết ráo y như Lan vậy, còn số họ hàng thì hai năm sau gặplại cũng được. Lan sửa soạn đi bộ với ảnh, mà trúng dịp chuyển thương mới theo khường bin. Vớilại... bí mật, anh Sáu đừng cười nghen.. Lan thấy mình hơi khác khác... phải lo liệu...

- Lan khác lắm chớ ! Qua từng ấy năm nhứt định là khác rồi !- Ông khờ lắm ông tướng ơi ! Để sau rồi hiểu... Tức cười, thằng Tây làm Ủy ban liên hợp với ta ở

Pạc-xê nói tiếng Việt róc róc mà lại dốt tiếng Lào, nó khoe cha nó mở đồn điền ở Quảng Nam, nó gởilời hỏi thăm ông Phan Chanh là hàng xóm cũ, ông Năm Chò là người rình giết hụt nó nhiều lần. Tới vụtàu bay chở thương thì nó lắc đầu miết như người kinh phong: thiếu tàu bay, tàu cũ lắm mà còn bị cácông bắn hư, không an toàn, chở thương lỡ rớt chết chùm thì các ông kiện rùm beng ai chịu nổi, nóinghe tức ói. Anh Thỉnh chính ủy đấu lý suốt không được, phải dọa đóng quân tại chỗ không đi đâu hết,thêm Ủy ban quốc tế khuyên vô, nó mới chịu. Vậy chớ khi lên tàu bay Lan cũng sợ, lỡ bay qua chỗvắng nó hất anh em mình xuống thì nguy. Anh Thỉnh cười, nói chờ điện của ta từ Quy Nhơn đánh quaảnh mới nhúc nhích... Trong giấy của y tế Hạ Lào ghi chuyển Lan cho quân y liên khu, xếp ở đây haycho đi trước tùy lòng.

Cụ Gừng đến mé sau từ nãy, nói ồm ồm:- Mày mang lính bệnh lính què tới thì mày ở đây lo cho tụi nó, chớ bỏ cho ai ? Còn thằng Cam nữa,

râu xồm mà dại, nó nói khác khác là nó mang bầu, bấy nhiêu không đoán ra ! Tao coi bản sao giấy điđường của Pháp, thấy ký dưới là thằng thiếu tá Pi-e La-phác-sơ, tao dự trao trả thương binh Pháp ởQuy Nhơn mấy lần, không gặp thằng này. Chắc nó họ hàng gì đó với lão Lê-ông La-phác-sơ, thằng chủđồn điền bợm ghiền mở đồn điền, vậy nó là con lão Lê-ông đích thị ? Lão Lê-ông nói tiếng Việt cũngrành lắm, ăn được cả thịt chó chấm mắm ruốc !

Cam bật cười to:- Cùng một chuyện mà cháu ba lần bị mắng là ngu, dại, khờ !- Chuyện gì ?- Chuyện đàn bà chửa ! Anh Năm Chò một lần, cô Lan một lần, tới bác là lần thứ ba. Các bà cứ

như đố mẹo: có rồi, khác khác...Lan đỏ mặt, cười rũ. Đợi cụ Gừng đi khỏi, Lan mới thì thào:

Page 175: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

- Con gái mới lấy chồng hay giấu chuyện đó, xấu hổ chết. Chẳng hiểu tại sao Lan đem kể thẳng vớianh... Chắc tại hồi xưa hai nhà như một, bây giờ thì... thì Lan không còn ai nữa... hết trơn...

Đợt thương binh thứ hai chưa đến. Hoàng Lan lẳng lặng sang phòng hồi sức xem lại ba trọngthương, giữa những cặp mắt tò mò nhìn theo kiểu ăn mặc lạ mắt của cô.

Các sòng tu-lơ-khơ đã vãn nhiều, đỡ ồn. Anh em cũ xúm vào số trung thương và khinh thương mớiđến, hỏi đủ chuyện hành quân trên trời dưới đất. Ban đồng ca của trạm bắt đầu ôn hài hát mới cho đêmliên hoan quân dân sắp tới:

... Hai năm nữa con sẽ vềHai năm nữa con sẽ vềXóm làng mừng vui đón con, hoa tươi trên đầu súng...Cam khập khiễng đi vào chỗ góc dành cho nhóm bích báo, soạn các thứ mực xanh, tím, hòa mấy

viên ki-na-crin vàng và lấy lọ thuốc đỏ sát trùng ra, vẽ tiếp những hoa bướm với bồ câu hòa bình trêntờ giấy to. Cam mỉm cười tự nhủ: “Hãy bớt nghĩ ngợi bao đồng đi cho dễ sống, Cam ơi !”.

** *

Chọn được một chỗ ngồi sát be tàu, có thể nhìn thấy rõ hướng tây và không vướng ai cả, Cam đặtcái ghế xếp tự làm và ngồi lì đấy đợi giờ kéo neo.

Chiều nay đẹp tuyệt. Vào cuối tháng mười một dương lịch này, vùng nam đèo Hải Vân đã hết mùamưa lũ nhưng chưa bị nhiều gió bấc, nền trời trong veo dâng rất cao, không khí êm mát rười rượi. Mặtbiển chỉ gợn sóng lưỡi búa nhỏ, nghe bảo tàu ra khỏi vịnh mới gặp sóng lừng, say sóng hay không đợira khơi mới biết.

Hôm trước, cụ Gừng đã dễ dãi cho chủ bút bích báo theo mình xuống Qui Nhơn để sắm mấy thứcho câu lạc hộ của Trạm. Ở suốt ba trăm ngày đâu có thể tạm bợ. Nhờ giấy của cụ, Cam được vàovùng cấm sát bến cảng, xem cảnh tàu lớn dùng cần cẩu nhấc những khẩu đại bác chiến lợi phẩm, tiếpđó là mấy con voi vận tải. Một số cán bộ đơn vị tưởng Cam là người của cảng, đứng phân bua rất dàirằng đó là những chàng voi có huân chương, khôn như người và hơn người nữa, biết tụ núp máy bay, tựbỏ lá ngụy trang cho mình, biết cứu hàng trên lưng khi trúng bom đạn, biết góp sức luyện voi non mớivực thành voi thuần. Ngựa hay trâu còn bán được cho dân để thu hồi tín phiếu, giống voi thì bán cho ai? Lùa thả vào núi chúng không chịu đi, mà có đi cũng sẽ bị lính địch lùng hắn chết lấy ngà... Chắc hẳnanh đã cãi nhiều phen nên luôn lý lẽ rất hùng hồn, trôi chảy, trong khi các nài voi và bộ đội choàng lótdưới bụng voi những tấm lưới đan bằng sợi dây dừa to buộc ghe bầu, chằng níu rất chắc. Voi đứng imcho làm, cứ thế bước xuống xà-lan như thú rừng mắc lưới. Cam mượn cái ống dòm, xem cảnh cẩu voilên tàu: chúng bơi bơi bốn chân, chổng vòi lên, há mồm, chắc là rống khẽ nôn không vọng tới bờ, trongkhi quản tượng đứng trên lưng chúng, tay níu thừng, dẫm chân hết lời dỗ dành.

Chiếc tàu Ba-lan Ki-lin-xki sơn màu sữa không vào gần bãi được, phải chuyển tải bằng tàu hámồm của Pháp với xà-lan, thuyền buồm của ta. Mỗi lần cụ Gừng gửi đi “một gói sắp nhỏ”, tức vàichục thương binh ra viện, các thày thuốc lại dặn đứt lưỡi về các qui định xuống tàu lên bến, các hộ lývà đội phụ nữ trong làng đến giúp Trạm lại tíu tít giúp anh em sửa soạn. Ba-lô buộc chắc và trơn tru,không vướng các mấu móc. Thức ăn khô phải đủ cho hai ngày đêm, trên tàu chỉ cấp nước sôi hay nướcvô trùng. Tất nhiên thương binh không thể nhai gạo rang như lính chiến, phải có bánh tét, bánh nổ, mộtchồng bánh tráng gạo để nhúng nước ăn với tôm thịt kho mặn nhồi ống. Mỗi người một thứ vỏ hộp haytúi chịu nước để nôn, ai hay say sóng phải dán cả chồng túi bằng lưỡi rựa nóng rạch trên ni-lông đimưa. Cả giấy đi ngoài cũng phải chọn thứ giấy dễ rã trong nước, thứ giấy rơm nội mỏng là tốt nhất.Phải tăng liều thuốc phòng sốt rét, ai cũng mang trong máu cả mớ kí sinh trùng đang rình khi mệt trênbiển là quật tiếp luôn cho đứ đừ. Cụ Gừng tất tưởi chạy kiểm tra, la rầy, nhắc mỗi ngày chục lần: “Tụibay ăn chưa no, lo chưa tới...”.

Vẫn chưa hết. Còn qui định không được hoan hô hay tỏ ra vui thích quá đáng khi tàu há mồm củaPháp ghé vào bãi đón quân ta, cần hoan hô vang dội khi vào sát cầu phao và thang xếp của tàu lớn Ba-

Page 176: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

lan. Nếu trúng chuyến tàu thuê của Na-uy thì cứ lẳng lặng mà lên, họ lạnh như tiền thì ta cứ tỉnh bơ nhưhành khách mua vé.

Chiếc Ki-lin-xki trông xa tưởng to vừa thôi, khi lên mới thấy là cả một thành phố nổi. Thủy thù dàntrên cầu phao, đỡ từng người mất thăng bằng, dìu người yếu hay cõng nặng lên cầu thang xếp lắc lư.Những đồng chí phe ta, sao mới gặp đã muốn ôm ghì đến thế !

Thương binh được phép lên boong thượng hóng gió, trong khi người khỏe phải xuống thẳng sàn hai,sàn ba, nhận chỗ nằm trên những giường ba bốn tầng chưa hết mùi thơm nồng của gỗ thông mới đóngđể biến chiếc tàu chở hàng này thành tàu chở quân. Điện sáng rực, quạt chạy trong khi những ống thônggió hình ống vố chưa lùa không khí xuống vì tàu đứng im. Bộ đội chơi gì thì chơi nhưng chịu khó khomlưng vì giường tầng đóng thấp, và chỉ lên boong thượng vào những giờ cho phép. Cứ thế các chuyếntàu há mồm trút người từng đợt vào bụng tàu lớn chứa mãi không đầy.

Cam ngồi lạng chỗ cũ, nhìn vào đất liền.Nắng chiều từ phía tây chiếu xuống hiên đã nhồi các màu xanh vào nhau cho ngả dần sang đen. Các

lớp phông đang trộn lẫn. Mới ban nãy, Cam còn nhận ra được chân sóng sủi trắng, bãi cát vàng, rặngdừa xanh sẫm, vùng đất bằng hơi nhạt màu hơn, lớp núi gần pha xanh trời, những rặng cao và xa hơnchìm vào nền xanh lơ ở nơi đất trời không còn ranh giới. Cam đã nổ nhiều cân bộc phá và tưới máu ởnơi mịt mù kia, và bây giờ tất cả đang ép sát vào nhau, ghép lại thành bức tường nhà cháy nhô đỉnhlong lở và thân phủ muội dày đặc, cả một dãy tường như thế đang đợi bàn tay ta xây lại.

Còi tàu nổi lên ba hồi dài ù ù.. Máy kéo xích neo dưới ghế Cam quay rong róc. Động cơ đã rềndưới sâu từ nãy, giờ bùng to hơn. Con tàu chuyển mình rất êm, chỉ lắc nhẹ, Cam cúi nhìn xuống biểnmới thấy mũi tàu bắt đàu rạch sóng cho sủi một dải bọt đang dài thêm dần. Ngửng lên, lại tưởng nhưtàu đứng im, khẽ đung đưa tại chỗ. Cuộc chia tay xa bờ thật là lặng lẽ, không chút nào giống cảnh xelửa rời sân ga hay con thuyền tách khỏi bến với rất nhiều người vẫy nhau, gọi nhau, dán mắt vào nhautrong phút cuối. Dọc br tàu lúc này, cả một dãy thương binh và bộ đội đứng ngồi chen chỗ nhìn vào đấtliền, không một cử động hay lời nói.

Tự dưng Cam muốn thoát ra khỏi cái dáng hòn vọng phu này, nó kéo dài vì tàu chạy chậm và biểnrộng. Cam vén tay áo trái lên, nắn cùi tay và tập co duỗi. Cùi tay trúng mảnh pháo sau khi tháo bột đãhiện rõ bị tật, tập ít lâu sẽ duỗi thẳng được nhưng chỗ khớp vẹo sẽ thành cáng vá, các thầy thuốc hộichẩn cho biết nó còn lại chừng sáu bảy chục phần trăm sức cũ. “Vậy là may đó Cam, khỏi bị tháo khớphay cưa bỏ”, cụ Gừng bảo thế, Cam thấy phải. Những người thương tật hay tự so sánh với anh em rủiro hơn, và tất cả đều thấy mình may mắn khi nhớ tới các đồng chí họ đã đưa xuống huyệt... Cam thoángbuồn cười khi nhìn tay áo xi-ta xám mới được phát “để ra Bắc cho chỉnh tề”. Tin báo trước rằng bộđội sẽ nhận ở Cửa Hội mỗi người một bộ “đại quân” với áo vá vai hai túi bỏ ngoài quần, nhưng đồ xi-ta còn dùng xen kẽ ít lâu nữa. Vẫn những bộ nhuộm xám với nhiều chỗ đậm nhạt khác nhau đo cắt ởnhiều súc vải, vẫn những cúc vỏ dừa lâu nay, nhưng lứa quân trang may sau đình chiến này đã chiếu cốmốt mới của lính, cắt cầu vai và nắp túi to tướng, quần ống bó và nếp lơ-vê cao đến một tấc. Bộ cuốicùng của kháng chiến mà, chiều lòng nhau tí !

Cậu cưa chân ngồi bên Cam gọi khẽ:- Xuống anh hè. Lạnh rồi.Con tàu đã ra khỏi vịnh, gió thổi mạnh hơn. Tất cả các đèn điện đầu đuôi cao thấp cùng bật sáng,

hai đèn pha quét qua lại trên biển. Cam không muốn nhìn đất quê hương chìm biến vào đêm, đứng lên,xếp ghế cầm tay, ghé vai cho bạn vịn, bước tới giữa boong.

Chỗ đầu cầu thang rất dốc đi xuống sàn dưới có dựng một cửa vòm gỗ hình hộp che mưa nắng.Cam dừng trước cửa, hấp háy đôi mắt chói đèn, từ khoang tàu rộng đầy người thốc lên tiếng cười đùa,màn tuồng và ca bài chòi nghêu ngao, reo cắt phăng teo. Gió lùa qua các ống thông tận đáy đẩy ngượclên cửa mùi nồng nồng của hơi người đông đúc pha lẫn khói thuốc rẻ tiền, cái mùi ấm áp quen mũi ởnơi lính ôm nhau úp thìa ngủ chen chúc mùa rét. Trong Cam bỗng cồn lên, trào lên mãi niềm vui đượchòa vào đám trai trẻ nhộn nhịp kia, được hóa thành một tế bào giữa đoàn quân thắng trận đang ra đi.

Đà Nẵng 11.1987

Page 177: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

[1] Half-track: loại xe có bánh trưóc bằng cao su, đằng sau chạy bằng xích. [2] Tan vỡ, sụp đổ

[3] Tiếng lóng, chỉ giấy bạc Đông Dương của Pháp.

[4] Năm thứ nhất cấp ba (phổ thổng trung học, thời Pháp thuộc).

[5] Hoàng tử Đáng Yêu, tên một nhân vật trong truyện cổ “Bạch Tuyết với bảy chú lùn” nổi tiếng ở phương Tây.[6] “Hãy lui đi, quỷ Xa-tăng !”. Lời của Chúa Giê-xu mắng quỷ trong Kinh thánh đạo Thiên chúa, bản La-tinh.

[7] Tiếng Nhật dùng trong võ nhu đạo. Ô-xa-ê kô-mi: đè ngửa. Mai-ta: xin hàng, Ma-tê: ngừng đấu

[8] Tiếng Nhật: “Làm thế đã tốt lắm rồi, nhưng mà... có tí chút thiếu sót, phải không nào...”.

[9] Thân binh, lính ngụy thuộc Pháp (partisan)

[10] Quạt kéo tay treo trên trần nhà (panka).

[11] Gọi tắt trực thăng y tế (hélicoptère sanitaire).

[12] Anh, đồng chí

[13] Cơ quan này mang tên là SDECE (Cục điều tra đối ngoại và phản gián), không trực thuộc Quân viễn chinh.

[14] Tên viết tắt tiếng Pháp: Đội biệt kích hỗn hợp không vận.

[15] Tiếng Lào: gái trẻ

[16] Hộp đan bằng mây hoặc dang, dùng đựng xôi[17] Mừn: 12 ki-lô-gam

[18] Hày: độ 400 m2

[19] Lý trưởng. Còn gọi là nai bạn.

[20] Phạ-xà-lùng: quần một ống của đàn ông Lào

[21] Béo lẳn

[22] Tiếng Đức: tạm biệt !

[23] Tiếng Pháp: - Bị cấm từ trước. - Tại sao ? - Người ta sẽ bảo là phi chính trị, tức là có hại. Nên tránh cho họ một thất vọng thì

hơn. [24] Đàn nhị

[25] Tiếng Lào: quan ba điên

[26] Mặt Trận Giải phóng Lào

[27] Một loại nhuyễn thể có vỏ cứng hình cầu phủ gai (tiếng Pháp: oursin)

[28] Tiếng Anh: Đáng tiếc, rất tiếc... Đây chỉ là một sự hiểu lầm...

Page 178: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

[29] Tiếng Anh: Tôi không phải đồ ngốc đâu, không !

[30] Tiếng Lào: mặt đất dưới sàn nhà.

[31] Tiếng Lào và Việt: thuyền đi lấy muối của anh Chín về chưa ?

[32] Trại làm ruộng

[33] Tàu đỏ

[34] Đuốc dầu rái

[35] Tục ngữ cũ: “Tàu ăn mèo, Việt ăn chó”. Dân Lào thường kiêng hai món này.

[36] Lễ buộc chỉ cổ tay, để chúc phúc hay kết thân.

[37] Còn gọi là cẩu tích.

[38] Dạy kèm trẻ, gia sư

[39] Tiếng Pháp đùa: học trò nhà nước đầu bò lắm

[40] Kính gửi Ủy ban Kháng chiến tỉnh Châm-pa-xắc

[41] Thức chấm làm bằng cá ống. Pa tầu: cá nhỏ hấp, nén vào ống tre to để dự trữ. Khi dùng đem nướng và quết dẻo với muối, ớt,

sả.v.v... [42] Người Lào ở thấp, tức dân tộc đa số Lào.

[43] Mén: bé, nhỏ.

[44] Tiếng Lào: đi tập kết đường núi.

Page 179: Người Cùng Quê Tập 2 - f.libvui.comf.libvui.com/dlsm9/NguoiCungQue_11aa387a40.pdf · Các nhà phụ một tầng vây quanh hình chữ U đều xây tường vôi mái ngói,

Chiasẽebook:http://downloadsachmienphi.com/Thamgiacộngđồngchiasẽsách:

Fanpage:https://www.facebook.com/downloadsachfreeCộngđồngGoogle:http://bit.ly/downloadsach