Top Banner
HỒ SƠ TÀI CHÍNH 2010
42

Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Sep 01, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

Tầm nhìn của ADB là một khu vực châu Á và Thái Bình Dương không có đói nghèo. Nhiệm vụ của Ngân hàng là giúp các nước thành viên đang phát triển giảm đói nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Bất chấp những thành công trong khu vực, đây vẫn là khu vực sinh sống của hai phần ba số người nghèo trên toàn thế giới: 1,8 tỷ người đang sống với mức thu nhập dưới 2 đô-la Mỹ một ngày, và 903 triệu người đang phải vật lộn với mức thu nhập dưới 1,25 đô-la Mỹ một ngày. ADB cam kết thực hiện sứ mệnh giảm đói nghèo ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế toàn diện, tăng trưởng bền vững về môi trường và hội nhập khu vực.

Có trụ sở tại Ma-ni-la, ADB có 67 thành viên, trong đó có 48 thành viên trong khu vực. Các công cụ chính của Ngân hàng để giúp các nước thành viên đang phát triển là đối thoại chính sách, cho vay, đầu tư vốn cổ phần, bảo lãnh, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật.

Asian Development Bank6 ADB Avenue, Mandaluyong City1550 Metro Manila, Philippineswww.adb.orgPublication Stock No. ARM113280

HỒ SƠ TÀI CHÍNH

2010

Page 2: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

HỒ SƠTÀI CHÍNH

2010

Page 3: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

ii

Mục lục

Sơ lược tình hình tài chính của ADB 2010 1

ADB tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương 2

Các hoạt động của ADB 4

Các kết quả hoạt động và những nét nổi bật trong năm 2009 6

Các nguyên tắc tín dụng cơ bản 7

Các hoạt động đi vay 16

Các sản phẩm tài chính 22

Các quỹ đặc biệt 26

Các thành viên của ADB 33

Danh bạ 34

Mạng trực tuyến của ADB 37

Từ viết tắt và ký hiệu 38

© Ngân hàng Phát triển Châu Á 2010

Mọi nỗ lực đã được thực hiện để đảm bảo tính chính xác của các số liệu trong ấn phẩm này. Sự khác nhau về số liệu giữa các ấn phẩm của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) do thời gian xuất bản khác nhau, mặc dù vậy sự khác biệt cũng có thể bắt nguồn từ nguồn số liệu và cách diễn giải số liệu khác nhau. ADB không chịu trách nhiệm gì về những hậu quả của việc sử dụng những số liệu đó.

Bằng cách gọi tên hoặc dẫn chiếu đến một khu vực địa lý hoặc vùng lãnh thổ cụ thể, hoặc sử dụng thuật ngữ “quốc gia” trong tài liệu này, ADB không có bất kỳ ý định phán xét nào về địa vị pháp lý hoặc hiện trạng nào khác của bất kỳ vùng lãnh thổ hoặc khu vực nào.

Trong tài liệu này, $ có nghĩa là đô-la Mỹ.

Tháng 4 năm 2010

“Tài liệu này được dịch từ nguyên bản tiếng Anh với mục đích phục vụ đông đảo bạn đọc. Tuy nhiên, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chính của Ngân hàng Phát triển Châu Á và chỉ có nguyên bản tiếng Anh của tài liệu này là mới đáng tin cậy (nghĩa là chỉ nguyên bản tiếng Anh được chính thức công nhận và có hiệu lực). Do vậy, các trích dẫn cần dựa vào nguyên bản tiếng Anh của tài liệu này”.

Page 4: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

1

Sơ lược tình hình tài chính của ADB 2010

Ngân hàng Phát triển Châu Á là một ngân hàng phát triển đa phương được cung cấp vốn lớn, thực hiện sứ mệnh giảm nghèo ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế toàn diện, tăng trưởng bền vững về môi trường và hội nhập khu vực.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) được thành lập năm 1966 theo Hiệp định thành lập Ngân hàng Phát triển Châu Á (Hiến chương), ràng buộc các nước thành viên là các cổ đông của ngân hàng. Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2009, ADB có 67 thành viên, trong đó 48 thành viên trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Hai mươi ba thành viên của ADB cũng đồng thời là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

ADB đặt trụ sở chính tại Ma-ni-la, Phi-líp-pin và có văn phòng trên toàn thế giới trong đó có các văn phòng đại diện tại Bắc Mỹ (Thủ đô Oa-sinh-tơn), châu Âu (Phranh-phuốc) và Nhật Bản (Tô-ky-ô).

Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2009, ADB có tổng số nhân viên là 2.602 người, đến từ 58 trong số 67 nước thành viên.

Page 5: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

2

ADB tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương

Tầm nhìn của ADB là “một khu vực châu Á và Thái Bình Dương không đói nghèo.”

Nhiệm vụ của ADB là giúp các nước thành viên đang phát triển (DMCs) giảm nghèo và cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống.

ADB sẽ hướng tới những đóng góp thực chất để đạt được tầm nhìn này thông qua tập trung hỗ trợ ba vấn đề chiến lược: tăng trưởng toàn diện, tăng trưởng bền vững về môi trường và hội nhập khu vực.

Theo khuôn khổ chiến lược dài hạn của ADB được thông qua vào năm 2008, ADB xác định vai trò của mình và những định hướng chiến lược nhằm hướng dẫn các hoạt động tới năm 2020, đồng thời tăng cường vai trò và hiệu quả trong việc hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển.

Page 6: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

3

Bảng 1: Tổng quan về ADBTính đến 31 tháng 12 (triệu $)

2009 2008 2007 2006

Các khoản cho vay OCR được thông qua

Cho vay chính phủ 10.577 6.839 6.972 5.542

Cho vay công không có bảo lãnh chính phủ 134 300 10 75

Cho vay tư nhân không có bảo lãnh chính phủ 309 1.222 640 375

Giải ngân các khoản cho vay OCR

Cho vay chính phủ 7.449 5.878 4.743 4.061

Cho vay công không có bảo lãnh chính phủ – 54 30 1

Cho vay tư nhân không có bảo lãnh chính phủ 449 540 461 358

Viện trợ không hoàn lại 1.113 809 673 530

Bảo lãnh 397 – 251 125

Chương trình hỗ trợ tài chính thương mại 850 – – –

Đầu tư vốn cổ phần 220 123 80 231

Viện trợ không hoàn lại cho hỗ trợ kỹ thuật 267 273 251 240

Đồng tài trợ

Tài trợ cho chính phủ 2.768 665 121 565

Tài trợ không có bảo lãnh chính phủ 396 425 200 405

Vốn được phép 166.179 54.890 55.978 53.169

Vốn nhận góp

Vốn có thể gọi ngay 56.641 51.029 52.041 49.429

Vốn đã góp 4.110 3.861 3.937 3.740

Thu nhập giữ lại 11.500 11.492 10.413 9.490

Các khoản đi vay hàng năm 10.359 9.372 8.854 5.576

Các khoản đi vay chưa trả (trước khi hoán đổi) 42.123 35.672 31.569 27.601

Thu nhập từ hoạt động trước ASC 815/825a 420b 700b 711 706

– = không có số liệu.a ASC825 chỉ áp dụng cho giai đoạn 2008–2009.b Kể từ tháng 9 năm 2009, thu nhập trước ASC 815/825 được xác định là thu nhập từ hoạt động.

Số tổng có thể chênh lệch vì các số liệu trên được làm tròn.

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Phát triển Châu Á phần “The Record”, không tính đến Thu nhập giữ lại và Thu nhập từ hoạt động trước ASC 815/825.

Page 7: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

4

Các hoạt động của ADB

Để hoàn thành sứ mệnh của mình, ADB thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội tại các DMCs thông qua hàng loạt các hoạt động và các sáng kiến.

ADB tài trợ cho các dự án và các chương trình cho vay trên lãnh thổ của các nước thành viên đang phát triển. ADB cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại, bảo lãnh và đầu tư vốn cổ phần.

ADB còn hỗ trợ các cuộc đối thoại về chính sách, cung cấp các dịch vụ tư vấn, huy động các nguồn tài chính thông qua các hoạt động đồng tài trợ để tiếp cận được với các nguồn tín dụng chính thức, nguồn tín dụng thương mại và nguồn tín dụng xuất khẩu. Những hoạt động này tối đa hóa tác động hỗ trợ phát triển của ADB. Các hoạt động của ADB được tài trợ từ các nguồn vốn vay thông thường (OCR) và các Quỹ đặc biệt.

Hiến chương của ADB yêu cầu rằng nguồn vốn OCR và nguồn vốn từ các Quỹ đặc biệt luôn luôn phải được giữ và sử dụng tách biệt nhau.

Nguồn vốn vay thông thường

Các hoạt động cho vay bằng nguồn vốn vay thông thường (OCR) của ADB rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên; giáo dục; năng lượng; tài chính; y tế và bảo trợ xã hội; công nghiệp và thương mại; quản lý khu vực công; giao thông vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông; đa lĩnh vực; cung cấp nước và cơ sở hạ tầng đô thị cùng các dịch vụ khác. Các khoản cho vay OCR thường dành cho các nước thành viên đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế cao hơn.

Page 8: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

5

Từ khi thành lập cho đến 31 tháng 12 năm 2009, ADB đã phê duyệt các khoản cho vay với giá trị lên tới 117.402 triệu $ cho các hoạt động thông thường, không kể các khoản cho vay được giảm trừ hoặc hủy bỏ. Tổng số các khoản cho vay OCR chưa trả và các cam kết cho vay tính tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2009 là 64.610 triệu $.

Khoảng 94,5% trong tổng số cam kết cho vay OCR của ADB là các khoản cho vay chính phủ. Đây là các khoản cho vay dành cho khu vực công (các nước thành viên và/ với sự bảo lãnh của các thành viên, các cơ quan chính phủ hay các cơ quan đoàn thể khác). Khoảng 5,5% là các khoản cho vay không có bảo lãnh chính phủ, là các khoản cho vay dành cho các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân, các tổ chức tài chính và một số các cơ quan nhà nước không được bảo lãnh của chính phủ.

ADB đã thiết lập một Quỹ hỗ trợ Chống Khủng hoảng theo Chu kỳ với trị giá tương đương 3 tỉ $ vào tháng 6 năm 2009 nhằm cung cấp hỗ trợ bổ sung trong một khoảng thời gian nhất định dành cho các nước thành viên đang phát triển bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Quyền cấp các khoản cho vay từ Quỹ này sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2010. Tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2009, ADB đã phê duyệt 5 khoản cho vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $.

Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn đã góp, thu nhập giữ lại (dự trữ) và số tiền nhận được từ các khoản đi vay. Để tài trợ cho các hoạt động cho vay OCR, ADB đi vay từ các thị trường vốn trong nước và quốc tế.

Trái phiếu của ADB nhận được đánh giá đầu tư cao nhất từ các cơ quan đánh giá tín dụng quốc tế lớn.

Bảng 2: Đánh giá đầu tưCơ quan Đánh giá

Moody’s Investors Service Aaa

Standard & Poor’s AAA

Fitch AAA

Page 9: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

6

Các kết quả hoạt động và những nét nổi bật trong năm 2009(các số liệu của năm 2008 đặt trong ngoặc đơn)

Hiệu suất hoạt động đều đặn trong lịch sử

ADB đã đạt được một hiệu suất hoạt động đồng đều hàng năm kể từ khi thành lập, với mức dư nợ quá hạn rất thấp. Ngay cả khi môi trường lãi suất giảm vào năm 2009, thu nhập từ hoạt động trước ASC 815/825 của ADB vẫn đạt 420 triệu $ (700 triệu $).

Các khoản cho vay – từ nguồn vốn OCR ADB đã phê duyệt các khoản vay từ nguồn vốn OCR với tổng giá trị là 11.020 triệu $ trong năm 2009 (8.705 triệu $), bao gồm 443 triệu $ (1.780 triệu $) dành cho bên vay không có bảo lãnh chính phủ.

Các khoản đầu tư vốn cổ phần – từ nguồn vốn OCR ADB phê duyệt các khoản đầu tư vốn cổ phần là 220 triệu $ (123 triệu $).

Các khoản vay ADB đã huy động tổng cộng 10.359 triệu $ (9.372 triệu $) trong các quỹ trung và dài hạn và 340 triệu $ (2.867 triệu $) trong các quỹ ngắn hạn.

Các khoản vay bằng đồng nội tệ và các khoản hoán đổi Năm 2009, ADB đã phát hành trái phiếu 1 tỉ nhân dân tệ lần thứ hai tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đồng thời ADB cũng huy động các quỹ thông qua hoán đổi tiền tệ chéo nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn bằng đồng nội tệ, chẳng hạn như bằng đồng ru-pi Ấn Độ, đồng ru-pi In-đô-nê-xi-a, đồng pê-sô Phi-líp-pin.

Page 10: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

7

Các nguyên tắc tín dụng cơ bản

Cơ cấu vốn của ADB mang lại mức độ an toàn cao nhất cho các nhà đầu tư muốn có thu nhập ổn định.

Bảng cân đối có sức mạnh, được hậu thuẫn bởi các cổ đông nhà nước

Vốn nhận góp bao gồm vốn đã góp và vốn có thể gọi ngay.

Vốn đã góp bao gồm phần vốn cổ phần nằm trong phần vốn sẵn có dành cho các hoạt động cho vay OCR của ADB. Nguồn vốn này được bổ sung thêm từ thu nhập giữ lại và được tăng thêm từ số tiền đi vay nhận được của ADB.

Vốn có thể gọi ngay luôn có sẵn để bảo vệ những người cho ADB vay – chủ yếu là những nhà đầu tư trái phiếu của ADB và những người cầm giữ bảo lãnh của ADB – trong trường hợp dư nợ quá hạn của bên vay của ADB tăng lên quá cao, mặc dù đây là trường hợp rất khó xảy ra. ADB chưa bao giờ phải kêu gọi huy động khoản vốn này.

Các cổ đông của ADB bao gồm 48 quốc gia phát triển và đang phát triển ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương, và 19 quốc gia ngoài khu vực này. Mỗi cổ đông đều có đại diện trong Hội đồng Thống đốc, mọi quyền lực của ADB đều tập trung ở đây. Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2009, Nhật Bản và Mỹ là hai cổ đông lớn nhất, mỗi nước chiếm 14,2% tổng vốn nhận góp và 11,7% quyền bỏ phiếu. Các thành viên của ADB đồng thời là thành viên của OECD nắm giữ 58,8% tổng vốn nhận góp và 53,9% quyền bỏ phiếu.

Tăng tổng vốn lần thứ 5

Ngày 29 tháng 4 năm 2009, phần lớn trong số 67 nước thành viên của ADB đã tán thành việc tăng tổng vốn lần thứ 5 (GCI V), tăng vốn của ADB lên

Page 11: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

8

gấp ba lần từ 55 tỉ $ lên 165 tỉ $. Đây là lần tăng vốn lớn nhất của ADB với lượng vốn tăng thêm đến 200% và lần đầu tiên kể từ khi ADB tăng vốn thêm 100% vào năm 1994. GCI V trang bị cho ADB về mặt tài chính để thực hiện Chiến lược 2020 và theo đuổi những ưu tiên phát triển dài hạn trong khu vực. Trong số vốn tăng lên này, 4% là vốn cổ phần góp bổ sung và 96% còn lại là vốn cổ phần có thể gọi ngay. Hạn nộp phần vốn góp là ngày 31 tháng 12 năm 2010. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, ADB đã nhận được vốn góp từ 4 nước thành viên với tổng số tiền là 4,2 tỉ $ và tính đến ngày 5 tháng 3 năm 2010, ADB đã nhận được phần vốn góp của 4 nước thành viên khác với tổng số tiền là 12,5 tỉ $.

Bảng 3: Vốn hóaTính đến 31 tháng 12 (triệu $)

2009 2008 2007 2006

Vốn nhận góp 60.751 54.890 55.978 53.169

Vốn có thể gọi ngay 56.641 51.029 52.041 49.429

Vốn đã góp 4.110 3.861 3.937 3.740

Giảm trừ: Những điều chỉnh khác 292 84 95 87

Vốn đã góp thực 3.818 3.777 3.842 3.653

Thu nhập giữ lại 11.500 11.492 10.413 9.490

Tổng cộng 15.318 15.269 14.255 13.143

Các khoản vay chưa trả (sau khi hoán đổi) 40.709 36.709 30.537 27.116

Tổng lượng vốn hóa 56.027 51.978 44.792 40.259

Bảng 4: Tỉ lệ cổ phần ở ADBTính đến 31 tháng 12 năm 2009

Các thành viên OECD % Các thành viên đang phát triển %

Nhật Bản 14,2 Pa-ki-xtan 5,9

Mỹ 14,2 Trung Quốc 5,9

Ốt-xtrây-li-a 5,3 Ấn Độ 5,8

Ca-na-đa 4,8 In-đô-nê-xi-a 5,0

Hàn Quốc 4,6 Thái Lan 3,7

Đức 3,9 Băng-la-đét 2,8

Pháp 2,1 Ma-lai-xi-a 2,5

Anh 1,9 Các thành viên khác trong khu vực 9,6

I-ta-li-a 1,6

Niu-di-lân 1,4

Các thành viên khác ngoài khu vực 4,8

Tổng cộng 58,8 Tổng cộng 41,2

OECD = Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Tổng số có thể chênh lệch vì các con số được làm tròn.

Page 12: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

9

Các nguyên tắc tín dụng cơ bản

ADB vẫn giữ được sự tín nhiệm cao nhất với tư cách là người đi vay trên các thị trường tài chính do có năng lực điều hành tốt và phương thức quản lý tài chính thận trọng.

Quản lý tài chính thận trọng

Hai nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sức mạnh của ADB:

Hạn chế cho vay • Theo chính sách cho vay của ADB được thông qua vào tháng 12 năm 2008, tổng số vốn cho vay đã giải ngân, các khoản đầu tư vốn cổ phần đã được phê duyệt và giá trị tối đa có thể yêu cầu ADB bảo lãnh không vượt quá tổng số vốn góp đầy đủ, khoản dự trữ và thặng dư của ADB.

Hạn chế đi vay• Theo chính sách đi vay của ADB được thông qua vào tháng 12 năm 2008, tổng vốn đi vay chưa trả của ADB không vượt quá tổng vốn có thể gọi ngay của các thành viên không đi vay, vốn đã góp và khoản dự trữ (bao gồm cả khoản thặng dư).

Các chính sách quản lý tài chính thận trọng của ADB luôn cân đối các khoản cho vay và các khoản đi vay trong giới hạn của mình. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, tổng số vốn cho vay đã giải ngân, các khoản đầu tư vốn cổ phần đã được phê duyệt và giá trị tối đa có thể yêu cầu ADB bảo lãnh tương đương với 59,1% mức trần cho vay trong khi tổng vốn đi vay chưa trả của ADB tương đương với 87,7% mức trần đi vay.

Mục tiêu hàng đầu trong chiến lược đầu tư của ADB là đảm bảo độ thanh khoản tối ưu và bảo toàn vốn. Căn cứ theo mục tiêu này, ADB cố gắng tối đa hóa tổng thu nhập từ các khoản đầu tư. Vì vậy, danh mục đầu tư có tính

Page 13: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

10

thanh khoản được quản lý một cách thận trọng. Các tài sản có tính thanh khoản được lưu giữ dưới dạng các công cụ nợ của chính phủ hoặc có liên quan đến chính phủ, tiền gửi có kỳ hạn và các giao ước vô điều kiện khác của các ngân hàng và tổ chức tài chính có độ tín nhiệm cao, và trong một giới hạn nhất định là các trái phiếu công ty, các chứng khoán có thế chấp và các chứng khoán có đảm bảo tài sản của những tổ chức có độ tín nhiệm cao nhất.

Độ thanh khoản được đảm bảo bằng 21 đồng tiền được quản lý trong các danh mục đầu tư cho từng mục đích cụ thể. Mục đích của các danh mục vốn lưu động (tiền mặt hoạt động kinh doanh và danh mục đầu tư tiền mặt tạm thời) là để quản lý nhu cầu về dòng tiền trong ngắn hạn của ADB và giữ khoản thu được từ các giao dịch đi vay chờ giải ngân. Danh mục đầu tư thanh khoản tùy nghi được tài trợ từ nợ và có mục đích mang lại sự linh hoạt trong việc thực hiện các chương trình tài trợ của ADB bằng cách đi vay trước nguồn tiền cần thiết, tránh rủi ro tái tài trợ từ việc tập trung vay nợ lớn và làm ổn định thị trường vốn. Danh mục đầu tư thanh khoản thận trọng được tài trợ từ vốn cổ phần đảm bảo rằng ADB có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về khoản tiền ròng bằng cách duy trì một khoản cung tài trợ liên tục trong vòng 18 tháng trong tình hình thông thường và tình hình căng thẳng.

Bảng 5: Tổng kết tài sản cuối năm và thu nhập từ danh mục đầu tư có tính thanh khoản

Tổng kết tài sản cuối năma

(triệu $)

Thu nhập tài chính hàng năm

(%)

2009 2008 2009 2008

Danh mục đầu tư thanh khoản thận trọng 10.063 9.605 3,83 6,43

Danh mục đầu tư thanh khoản tùy nghi 1.246 2.622 0,34b 0,44b

Danh mục đầu tư tiền mặt kinh doanh 202 298 0,14 2,03

Danh mục đầu tư tiền mặt tạm thời 1.953 2.606 0,92 2,59

Các danh mục đầu tư khác 495 626 4,14 2,83

Total 13.959 15.757a Thành phần danh mục đầu tư có thể thay đổi từ năm này qua năm khác như một phần của việc quản lý tính thanh khoản một cách liên tục.b Phân bổ chi phí tài trợ tính đến 31 tháng 12.

Tổng số có thể chênh lệch vì các con số được làm tròn.

Page 14: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

11

Các nguyên tắc tín dụng cơ bản

Quản lý rủi ro là nguyên tắc chính, đóng vai trò chủ đạo trong tất cả các quyết định chính sách và các hoạt động điều hành của ADB.

Quản lý rủi ro toàn diện

ADB duy trì các thủ tục và chính sách quản lý rủi ro để đánh giá, theo dõi và quản lý rủi ro đối với việc quản lý toàn diện các rủi ro về tính thanh khoản, rủi ro về hoạt động, rủi ro trên thị trường và rủi ro về tín dụng. ADB đánh giá độ tin cậy về khả năng trả nợ của tất cả các giao dịch không có bảo lãnh chính phủ. Đặc biệt là ADB thực hiện những đánh giá rủi ro đối với các giao dịch mới, cung cấp việc theo dõi một cách độc lập từ khi khởi đầu giao dịch, và khi cần thiết nhận trách nhiệm giải quyết những giao dịch khó. ADB cũng giám sát những rủi ro trên thị trường và rủi ro tài chính, chẳng hạn như chất lượng tín dụng của các bên đối tác, rủi ro về lãi suất và rủi ro về tỉ giá hối đoái. Về danh mục đầu tư tổng hợp, ADB giám sát những hạn chế và việc tập trung, tính toán nhu cầu dự trữ tổn thất cho vay và đánh giá an toàn vốn.

Phòng Quản lý Rủi ro (ORM) có trách nhiệm quản lý toàn bộ rủi ro về tín dụng, thị trường và các hoạt động của ADB. Các tổ chức quan trọng khác trong khuôn khổ quản lý rủi ro của ADB là Ủy ban Kiểm toán trực thuộc Ban Giám đốc Điều hành, là nơi mà Phòng Quản lý Rủi ro phải gửi báo cáo hàng quý về tình hình rủi ro của ADB; Ủy ban Rủi ro, là nơi giám sát ở cấp cao các rủi ro, đưa ra khuyến nghị về các chính sách và hành động phòng chống rủi ro của ADB lên Chủ tịch ADB; Ủy ban Quản lý Tài sản có và Tài sản nợ, là nơi giám sát ở cấp cao việc quản lý tài sản nợ và tài sản có cùng với các hoạt động ngân sách của ADB.

Page 15: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

12

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, ADB có khả năng gặp nhiều rủi ro dẫn tới tổn thất tài chính: (i) rủi ro tín dụng. (ii) rủi ro thị trường, (iii) rủi ro về tính thanh khoản, (iv) rủi ro hoạt động.

Rủi ro tín dụng – cho vay chính phủ

Rủi ro tín dụng chính phủ là rủi ro mà bên vay là chính phủ có thể không trả đúng hạn khoản vay hoặc nghĩa vụ bảo lãnh của mình. ADB quản lý rủi ro tín dụng chính phủ bằng cách quy định khoản dự trữ tổn thất cho vay và các yêu cầu an toàn vốn thận trọng. ADB đã từng gặp phải một số ít trường hợp không trả nợ đúng hạn, và khi các nước không trả nợ đúng hạn, họ thường trả lại khoản vay nợ theo phương thức tích lũy nên ADB chưa bao giờ phải xóa một khoản nợ chính phủ nào được tài trợ từ nguồn vốn OCR.

ADB giữ những khoản dự phòng để bù đắp những tổn thất đã xảy ra hoặc có thể xảy ra trong những giao dịch cụ thể và một khoản dự trữ tổn thất cho vay để bù đắp những tổn thất trung bình mà ADB dự tính sẽ phải chịu trong các hoạt động cho vay của mình. Tổng giá trị tất cả những khoản dự phòng và khoản dự trữ tổn thất cho vay cho thấy ước tính về tổn thất dự đoán của ADB.

Rủi ro tín dụng và rủi ro vốn cổ phần – không có bảo lãnh chính phủ

Ủy ban Đầu tư và Ủy ban Rủi ro giám sát những rủi ro trong danh mục đầu tư không có bảo lãnh chính phủ. Ủy ban Đầu tư rà soát độ tín nhiệm của tất cả các giao dịch không có bảo lãnh chính phủ. Ủy ban này do một Phó Chủ tịch phụ trách các hoạt động đứng đầu. Ủy ban Rủi ro giám sát các rủi ro từ danh mục đầu tư tổng thể và các giao dịch cụ thể mà khả năng trả nợ suy giảm. Ủy ban Rủi ro cũng phê duyệt hoặc xác nhận những thay đổi về chính sách quản lý rủi ro đối với các danh mục đầu tư và phê duyệt những khoản dự phòng cho các giao dịch bị tổn thất. Tổng giám đốc Điều hành đứng đầu Ủy ban Rủi ro.

ORM liên quan chặt chẽ đến các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng không có bảo lãnh chính phủ. ORM đánh giá một cách độc lập một dự án mới tại giai đoạn thông qua khái niệm dự án và thực hiện đánh giá một lần nữa tại thời điểm trước khi phê duyệt khoản vay. Sau khi được phê duyệt, ORM rà soát khả năng rủi ro ít nhất một năm một lần. ORM rà soát một cách thường xuyên hơn những khả năng rủi ro dễ dẫn đến dư nợ quá hạn hoặc đã tạo ra dư nợ quá hạn. Tại mỗi lần rà soát, ORM đánh giá xem có thay đổi nào về đặc trưng của các khả năng rủi ro hay không; kiến nghị các hành động để giảm nhẹ rủi ro; tái xác nhận hoặc điều chỉnh độ rủi ro; và đối với đầu tư vốn cổ phần sẽ rà soát giá trị thực. Khi có sự liên quan, ORM sẽ rà soát hoạt động

Page 16: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

13

đầu tư cụ thể. Căn cứ kiến nghị của ORM, các khoản đầu tư được coi là nằm trong tình trạng nguy hiểm có thể được chuyển từ các bộ phận hoạt động chuyên môn sang bộ phận phục hồi công ty (nằm trong ORM) để quản lý việc tái cơ cấu và phục hồi.

Đầu tư vốn cổ phần cũng được quản lý theo danh mục đầu tư không có bảo lãnh chính phủ. Đối với những cổ phiếu được trao đổi rộng rãi, ADB đánh giá đầu tư hàng ngày. Đối với những khoản đầu tư vốn cổ phần tư nhân trực tiếp, ADB ước tính giá trị thực của các khoản đầu tư ít nhất là hàng năm. Đối với các quỹ cổ phần tư nhân, ADB đánh giá giá trị tài sản ròng được báo cáo của quỹ đó ít nhất là hàng năm. Hiến chương của ADB hạn chế các khoản đầu tư vốn cổ phần tới 10% của tổng giá trị vốn đã góp nguyên vẹn, khoản dự trữ và thặng dư, trừ các khoản dự trữ đặc biệt. Ngoài ra, với mục đích quản lý rủi ro, đầu tư của ADB vào các quỹ cổ phần tư nhân bị giới hạn ở mức 5% của tổng giá trị trên.

ADB sử dụng các hạn mức theo quốc gia, theo các lĩnh vực sản xuất, theo các tập đoàn công ty, theo những người mắc nợ và theo các giao dịch cụ thể để quản lý rủi ro tập trung trong danh mục đầu tư không có bảo lãnh chính phủ.

Rủi ro tín dụng – danh mục đầu tư tài chính

Rủi ro dư nợ quá hạn và rủi ro đối tác là những rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đến danh mục đầu tư tài chính. Rủi ro dư nợ quá hạn là rủi ro mà một người nhận nghĩa vụ nợ không thể trả lãi hoặc tiền gốc đúng hạn. Rủi ro đối tác là rủi ro mà đối tác tham gia hợp đồng không thể thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng của mình đối với ADB.

Để kiểm soát rủi ro dư nợ quá hạn và rủi ro đối tác, ADB chỉ giao dịch với các tổ chức có tình hình tài chính tốt theo đánh giá của ít nhất hai tổ chức có uy tín về đánh giá độ tín nhiệm. Bên cạnh đó, danh mục tài chính thường được đầu tư một cách thận trọng, đặt vào những tài sản như các chứng thư thị trường tiền tệ hoặc các chứng khoán của chính phủ. Ngoài ra, ADB đã xây dựng những giới hạn rủi ro thận trọng đối với các khoản đầu tư vào doanh nghiệp , các mối quan hệ ký thác, và các khoản đầu tư khác.

Để giảm nhẹ những rủi ro tín dụng đối tác xuất phát từ những giao dịch phái sinh, ADB có những tiêu chuẩn chặt chẽ về các điều kiện của đối tác. Nhìn chung, ADB chỉ tiến hành các giao dịch hoán đổi với các đối tác đáp ứng được yêu cầu về độ tín nhiệm đối tác tối thiểu, và tiến hành theo một Hiệp định Khung của Hiệp hội Hoán đổi và các Công cụ Phái sinh Quốc tế và phụ lục về hỗ trợ tín dụng kèm theo. Theo phụ lục hỗ trợ tín dụng, các khoản phái sinh được theo dõi hàng ngày theo sự biến đổi của thị trường và các khả năng rủi ro có thể xảy ra được đảm bảo bằng đô-la Mỹ hoặc bằng

Page 17: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

14

chứng khoán của Bộ Tài chính Mỹ. ADB cũng đặt ra giới hạn khả năng rủi ro đối với từng đối tác hoán đổi và theo dõi các giới hạn này trước những khả năng rủi ro hiện tại cũng như tương lai. ORM tận dụng các yêu cầu bảo đảm khi cần thiết để đảm bảo rằng các đối tác thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm của mình.

Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là rủi ro tổn thất các công cụ tài chính do sự thay đổi của giá cả thị trường. Thông thường ADB gặp phải 3 hình thức rủi ro thị trường: rủi ro giá trái phiếu (như đã trình bày tại phần Rủi ro tín dụng và rủi ro vốn cổ phần – không có bảo lãnh chính phủ), rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá hối đoái.

Rủi ro thị trường – Lãi suất

Rủi ro lãi suất trong các danh mục đầu tư hoạt động được tự bảo hiểm toàn bộ trên cơ sở các khoản thanh toán lãi của người đi vay bằng với các chi phí đi vay của ADB. Vì vậy, người đi vay phải chịu hoặc tự bảo hiểm các rủi ro về biến động lãi suất trong khi lợi nhuận của ADB hầu như vẫn ổn định.

ADB chủ yếu có thể bị rủi ro về lãi suất thông qua danh mục đầu tư tài chính. ADB giám sát và quản lý các rủi ro lãi suất trong danh mục tài chính bằng cách áp dụng một loạt các biện pháp định lượng. ADB gắn tất cả các khoản đầu tư với thị trường, theo dõi biến đổi của rủi ro lãi suất, áp dụng các phân tích và đánh giá tình huống.

ADB sử dụng phương pháp thời gian đáo hạn trung bình gia quyền (duration) và phương pháp xác suất rủi ro của lãi suất (VaR) để xác định các rủi ro lãi suất trong danh mục đầu tư tài chính. Phương pháp thời gian đáo hạn trung bình gia quyền ước tính tỷ lệ thay đổi của giá trị danh mục đầu tư tương ứng với 1% thay đổi của lãi suất. Phương pháp xác suất rủi ro của lãi suất xác định khả năng tổn thất xảy ra tại một mức độ tin cậy nhất định trong một khoảng thời gian nhất định do những thay đổi của lãi suất. ADB sử dụng mức độ tin cậy 95% và khoảng thời gian là 1 năm. Nói một cách khác, với phương pháp này ADB dự kiến sẽ mất tối thiểu khoảng giá trị này theo chu kỳ 20 năm một lần do những biến động về lãi suất.

Rủi ro thị trường – Tỷ giá hối đoái

ADB đảm bảo rằng các hoạt động của mình có xác suất rủi ro về tỷ giá hối đoái ở mức thấp nhất. Trong cả danh mục đầu tư hoạt động cũng như danh mục đầu tư tài chính, ADB được yêu cầu gắn các khoản cho vay và đầu tư

Page 18: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

15

của mình sử dụng cùng đồng tiền với đồng tiền huy động. Các nguồn vốn đi vay và nguồn vốn đầu tư chỉ có thể được chuyển đổi sang các đồng tiền khác khi chúng đã được tự bảo hiểm toàn bộ thông qua các giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo hoặc các thỏa thuận hối đoái kỳ hạn. Tuy nhiên, vì hoạt động của ADB liên quan đến nhiều loại tiền tệ, ADB vẫn có thể gặp phải rủi ro do biến động trong các kết quả báo cáo bằng đồng đô-la của mình do những điều chỉnh chuyển đổi tiền tệ.

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản có thể xuất hiện nếu ADB không thể huy động được vốn để đáp ứng các cam kết hoạt động và cam kết tài chính của mình. ADB duy trì sự thanh khoản thận trọng để đề phòng trường hợp thiếu tính thanh khoản trong trường hợp ADB bị tạm thời từ chối tiếp cận thị trường vốn. Mức độ thanh khoản và các yêu cầu về tiền mặt được theo dõi một cách liên tục và báo cáo hàng quý cho Ban Giám đốc Điều hành.

Rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động là rủi ro tổn thất do các quy trình nội bộ, nhân viên và hệ thống được sắp xếp không phù hợp hoặc vận hành không chính xác, hoặc do các sự kiện bên ngoài. ADB có khả năng gặp phải nhiều hình thức rủi ro hoạt động khác nhau, những rủi ro này được giảm nhẹ thông qua việc kiểm soát nội bộ một cách khoa học. ADB có một quy trình chặt chẽ để phê duyệt các giao dịch nhằm tối thiểu hóa các sai sót trong hoạt động cho vay. ADB cũng đã củng cố sự liên tục của hoạt động kinh doanh, đặc biệt là về lĩnh vực công nghệ thông tin, để giảm các ảnh hưởng của sự đứt quãng.

Page 19: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

16

Các hoạt động đi vay

Là người đi vay có độ tín nhiệm AAA trên các thị trường quốc tế, ADB huy động vốn một cách thường xuyên qua các thị trường vốn quốc tế và nội địa.

Huy động vốn một cách có hiệu quả là vấn đề cốt yếu để ADB hoàn thành sứ mệnh của mình trong việc giảm nghèo ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

Chương trình đi vay hàng năm của ADB được lên kế hoạch một cách cẩn trọng nhằm đáp ứng các yêu cầu trong hoạt động cho vay, hoạt động trả nợ và chính sách thanh khoản của ngân hàng trong bối cảnh năng động của thị trường.

ADB ước tính nhu cầu đi vay của mình trong khoảng thời gian 3 năm tới sẽ nằm trong khoảng từ 15 tỷ đến 17 tỷ $ mỗi năm.

Các mục tiêu

Mục tiêu đi vay hàng đầu của ADB là đảm bảo có thể cung cấp các nguồn vốn dài hạn một cách ổn định nhất và với chi phí thấp nhất có thể vì lợi ích của những người đi vay vốn OCR của ADB. Trên cơ sở mục đích đó, ADB cố gắng đa dạng hóa các nguồn huy động vốn của mình với các thị trường khác nhau, các công cụ khác nhau và các kỳ hạn khác nhau.

Để đạt được những mục tiêu đi vay của mình, ADB tuân thủ một chiến lược

phát hành các trái phiếu tiêu chuẩn có tính thanh khoản để duy trì sự •hiện diện vững chắc trên các thị trường trái phiếu tiền tệ chủ chốt;huy động vốn thông qua các giao dịch sắp đặt riêng có hiệu quả về chi •phí.

Page 20: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

17

ADB cũng hướng đến sự phát triển của các thị trường vốn nội địa ở các nước thành viên đang phát triển thông qua các hoạt động đi vay và hoạt động tài chính phái sinh bằng đồng nội tệ.

Bảng 6: Hoạt động đi vayTính đến ngày 31 tháng 12 (triệu $)

2009 2008 2007 2006

Các khoản đi vay chưa trả

(trước khi hoán đổi) 42.123 35.672 31.569 27.601

Các khoản đi vay trung và dài hạn

Chào bán công khai 7.644 4.794 4.023 3.210

Giao dịch sắp đặt riêng 2.715 4.578 4.831 2.187

Số lượng giao dịch

Chào bán công khai 9 11 10 8

Giao dịch sắp đặt riêng 35 102 84 43

Số lượng đồng tiền

(trước khi hoán đổi) Chào bán công khai 4 4 8 5

Giao dịch sắp đặt riêng 4 6 9 10

Các khoản đi vay ngắn hạn 340 2.867 3.139 1.643

Page 21: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

18

Các hoạt động đi vay

ADB tiến hành đi vay nhiều đồng tiền khác nhau, nhiều công cụ khác nhau, nhiều thị trường khác nhau và nhiều kỳ hạn khác nhau, phản ánh chính sách của ngân hàng là đa dạng hóa các khoản đi vay và mở rộng số lượng các nhà đầu tư.

Các công cụ huy động vốn

Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2009, ADB có tổng số tiền gốc đi vay chưa trả là 42.123 triệu $ và kỳ hạn trung bình là 3,8 năm.

Trong năm 2009, ADB đã huy động khoảng 10.359 triệu $ tiền vay trung hạn và dài hạn thông qua 44 giao dịch, so với 9.372 triệu $ năm 2008. Trong số đó, 7.644 triệu $ được huy động thông qua 9 lần chào bán công khai, trong đó có 2 lần phát hành trái phiếu tiêu chuẩn toàn cầu Hoa Kỳ và một lần phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ. Khoản 2.715 triệu $ còn lại được huy động thông qua 35 giao dịch sắp đặt riêng. ADB cũng huy động 340 triệu $ vốn ngắn hạn trong năm 2009, so với 2.867 triệu $ trong năm 2008.

Các trái phiếu toàn cầu của ADB được huy động qua cơ chế xác định giá giữa người bán và người mua, cho phép tiếp cận với số lượng các nhà đầu tư đông đảo nhất phân loại theo nhóm các nhà đầu tư cũng như theo khu vực địa lý. Phạm vi rộng và độ phân tán toàn cầu của các trái phiếu ADB giúp duy trì tính thanh khoản cao trên các thị trường thứ cấp của mỗi trái phiếu này.

ADB thực hiện phần lớn các khoản đi vay của mình thông qua chương trình Ghi nợ Trung hạn Toàn cầu (GMTN) của mình. Sự linh hoạt của chương trình cho phép ADB huy động nhanh chóng nguồn vốn thông qua các giao dịch sắp đặt riêng. Các giao dịch riêng này có thể được cơ cấu để đáp ứng chính xác các yêu cầu của nhà đầu tư về kỳ hạn và lãi, có thể có mục tiêu là nhà

Page 22: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

19

đầu tư lẻ cũng như nhà đầu tư là tổ chức, có thể tính lãi theo lãi suất, theo tỷ giá hối đoái hoặc sinh lợi cố định, và có thể bao gồm các quyền chọn mua, giá sàn, giá trần, hoặc các đặc tính khác theo yêu cầu của nhà đầu tư. ADB cũng thiết lập các chương trình ghi nợ trung hạn ở Ốt-xtrây-lia và Niu Di-lân. Khoản tiền có thể được huy động hàng năm theo các chương trình tùy thuộc vào định mức đi vay toàn cầu hàng năm của ADB được Ban Giám đốc Điều hành của ADB xác định.

Để đáp ứng nhu cầu cấp vốn ngắn hạn, ADB cũng thực hiện chương trình thương phiếu Châu Âu trị giá 8 tỷ USD (Chương trình ECP). Chương trình ECP cấp vốn linh động ngắn hạn (7 đến 365 ngày) để bù đắp các thiếu hụt về dòng tiền mặt trong các trường hợp không thuận lợi cho việc phát hành các trái phiếu dài hạn.

Các công cụ phái sinh

ADB sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để huy động các đồng tiền cần thiết trong hoạt động một cách hiệu quả về chi phí và thường thực hiện các giao dịch hoán đổi lãi suất và tiền tệ một cách đồng thời với việc phát hành trái phiếu. Các giao dịch này được bảo hiểm toàn bộ để tránh các rủi ro tiền tệ và lãi suất. Tác động của các giao dịch này đến cơ cấu tiền tệ và lãi suất trong các khoản đi vay của ADB được thể hiện qua Hình 1 và Hình 2 dưới đây.

Đô-la Mỹ53,5%

Yên Nhật 8,3%

Các đồng tiềnkhác 38,2%

Cơ cấu tiền tệcủa các khoản đi vay chưa trả

(trước khi hoán đổi)a

Cơ cấu tiền tệcủa các khoản đi vay chưa trả

(sau khi hoán đổi)b

Đô-la Mỹ88,4%

Yên Nhật10,6%

Các đồng tiềnkhác 1,0%

a Các đồng tiền khác bao gồm đô-la Ốt-xtrây-lia, đô-la Ca-na-đa, nhân dân tệ, euro, đô-la Hồng Công, ru-pi Ấn Độ, tenge Ca-dắc-xtan, ring-gít Ma-lay-xi-a, pê-sô Mê-xi-cô, đô-la Đài Loan, đô-la Niu Di-lân, pê-sô Phi-líp-pin, bảng Anh, đô-la Xinh-ga-po, ran Nam Phi, phrăng Thụy Sỹ, bạt Thái và lia Thổ Nhĩ Kỳ.

b Các đồng tiền khác bao gồm nhân dân tệ, ru-pi Ấn Độ, tenge Ca-dắc-xtan, pê-sô Phi-líp-pin, bảng Anh và phrăng Thụy Sỹ.

Hình 1: Tác động đến cơ cấu tiền tệTính đến 31 tháng 12 năm 2009

Page 23: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

20

Hình 2: Tác động đến cơ cấu lãi suấtTính đến 31 tháng 12 năm 2009

Cố định92,4%

Thay đổi7,6%

Cố định10,7%

Thay đổi89,3%

Cơ cấu lãi suấtcủa các khoản đi vay chưa trả

(trước khi hoán đổi)

Cơ cấu lãi suấtcủa các khoản đi vay chưa trả

(sau khi hoán đổi)

Page 24: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

21

Các hoạt động đi vay

ADB cam kết phát triển các thị trường vốn nội địa tại các nước thành viên đang phát triển của mình.

Đi vay bằng đồng nội tệ

ADB tiếp tục theo đuổi mục tiêu đóng góp vào sự phát triển của các thị trường trái phiếu khu vực và cung cấp nguồn vốn bằng đồng nội tệ phù hợp cho những khách hàng đi vay của mình. Trong năm 2009, ADB đã phát hành thành công lần thứ hai trái phiếu trị giá 1 tỷ nhân dân tệ tại Trung Quốc. Khoản tiền thu được từ lần phát hành này đã được cam kết cung cấp cho các dự án vay vốn tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, ADB cũng huy động các nguồn vốn bằng đồng ru-pi Ấn Độ, đồng ru-pi In-đô-nê-xi-a, đồng pê-sô Phi-líp-pin thông qua các giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo có hiệu quả về chi phí.

ADB đã thiết lập chương trình Ghi nợ bằng Đồng tiền Châu Á (ACN) và chương trình Ghi nợ Trung hạn bằng đồng Ring-gít Ma-lay-xi-a (MYRMTN). Khoản tiền có thể huy động được từ các chương trình ACN và MYRMTN tùy thuộc vào định mức đi vay toàn cầu hàng năm của ADB được Ban Giám đốc Điều hành của ADB phê duyệt.

Bảng 7: Kỳ hạn trung bình của các khoản đi vay mới2009 2008 2007 2006

Kỳ hạn trung bình cuối cùng 5,2 năm 4,4 năm 9,4 năm 6,7 năm

Kỳ hạn trung bình của lần gọi vốn đầu tiên

3,8 năm 3,5 năm 5,2 năm 5,9 năm

Page 25: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

22

Các sản phẩm tài chính

Tài trợ cho phát triển kinh tế và xã hội bền vững

Các khoản cho vay từ nguồn vốn OCR

Danh mục các khoản cho vay OCR chưa trả bao gồm một loạt các sản phẩm cho vay (Bảng 8). Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2001, phần lớn các khoản cho vay OCR mới của ADB là các khoản cho vay dựa trên lãi suất LIBOR (LBL). Các khoản cho vay khác như cho vay bằng nhiều đồng tiền dựa trên rổ lãi suất, cho vay bằng một đồng tiền dựa trên rổ lãi suất, cho vay dựa trên thị trường đã ngừng thực hiện kể từ khi chương trình vay LBL ra đời.

Các sản phẩm cho vay LBL giúp cho người đi vay có sự linh hoạt cao thông qua:

được lựa chọn đồng tiền và cách tính lãi suất,•được lựa chọn cách thức trả nợ,•có khả năng thay đổi các điều kiện cho vay ban đầu tại bất kỳ thời điểm •nào trong thời hạn đi vay,có quyền lựa chọn mua lãi suất trần hoặc khoanh vùng lãi suất.•

Các khoản cho vay LBL được tính bằng đồng euro, yên Nhật hoặc đô-la Mỹ và có thể có lãi suất cố định hoặc thả nổi. Người đi vay có thể được cho vay bằng các đồng tiền khác tùy từng thời điểm. Ban đầu, các khoản cho vay LBL dựa trên lãi suất thả nổi được tính bằng lãi suất chi phí cơ sở (LIBOR) cộng thêm với chênh lệch cho vay. Tuy nhiên, người đi vay có thể lựa chọn thay đổi các điều kiện lãi suất tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đi vay. Tất cả các khoản cho vay chính phủ được đàm phán trong khoảng thời gian kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2007 cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2010 áp dụng một mức chênh lệch thực tế theo thỏa thuận là 0,20%. Ngày 12 tháng 4 năm 2010, Ban Giám đốc Điều hành ADB đã phê chuẩn mức chênh lệch thực tế theo thỏa thuận là 0,30% áp dụng cho tất cả các khoản cho vay chính phủ được đàm phán trong khoảng thời gian kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2010 cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2011. Mức chênh lệch thực tế theo thỏa thuận áp dụng cho các khoản cho vay chính phủ được đàm phán trong khoảng thời

Page 26: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

23

gian kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2011 trở đi sẽ là 0,40%. Đối với các khoản cho vay không có bảo lãnh chính phủ, mức chênh lệch cho vay được xác định trên cơ sở từng trường hợp để có thể bù đắp những rủi ro mà ADB có thể gặp phải đối với từng bên vay và từng dự án cụ thể.

Để tiếp tục đáp ứng nhu cầu tài chính ngày càng tăng của bên vay, ADB đã đưa ra sản phẩm cho vay bằng đồng nội tệ (LCL) vào tháng 8 năm 2005. Các doanh nghiệp tư nhân và một số đơn vị nhà nước bao gồm chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước có thể sử dụng sản phẩm cho vay LCL. Sản phẩm cho vay LCL nhằm giảm bớt tình trạng bất tương xứng tiền tệ ở các nước thành viên đang phát triển. Theo LCL, người đi vay có thể thay đổi điều kiện lãi suất của một khoản vay LCL tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đi vay bằng cách yêu cầu quy đổi lãi suất để cố định hoặc thả nổi lãi suất, với điều kiện yêu cầu này được phê chuẩn theo quy định và ADB có các cơ hội hoán đổi trên thị trường vốn trong nước.

Các sản phẩm quản lý nợ

Tháng 11 năm 2006, Ban Giám đốc Điều hành đã phê chuẩn việc đưa ra các sản phẩm quản lý nợ dành cho các thành viên và các tổ chức được các thành viên bảo lãnh toàn bộ liên quan đến các nghĩa vụ nợ đối với bên thứ ba của họ. Khi đưa ra các sản phẩm quản lý nợ dành cho nghĩa vụ nợ đối với bên thứ ba, ADB có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế của các nước thành viên đang phát triển bằng cách cho phép các thành viên hoặc các tổ chức được bảo lãnh cải thiện tình hình quản lý nợ, do đó có thể giảm được những biến động kinh tế, giảm các chi phí đi vay, cải thiện khả năng tiếp cận với các thị trường vốn, giải phóng hết các nguồn lực tài chính khan hiếm để dành cho phát triển kinh tế. Các sản phẩm quản lý nợ được ADB cung cấp bao gồm hoán đổi tiền tệ, trong đó có cả hoán đổi đồng nội tệ, và hoán đổi lãi suất.

Các hoạt động phát triển trong lĩnh vực không có bảo lãnh chính phủ

Trong năm 2009, ADB đã phê chuẩn 443 triệu $ các khoản vay không có bảo lãnh chính phủ và 220 triệu $ đầu tư vốn cổ phần, 72 triệu $ bảo lãnh, 276 triệu $ các khoản cho vay loại B, thay đổi phạm vi và giá trị giúp tăng giới hạn rủi ro của Chương trình Hỗ trợ Tài chính Thương mại thêm 850 triệu $, từ 150 triệu $ lên 1 tỷ $. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, tổng danh mục các dự án không có bảo lãnh chính phủ (bao gồm đầu tư vốn cổ phần, cho vay và bảo lãnh) đã vào khoảng 4,5 tỷ $. Vào tháng 10 năm 2009, ADB đã phê chuẩn một chính sách quản lý rủi ro cho các hoạt động không có bảo lãnh chính phủ (NSO), thiết lập một giới hạn rủi ro trung hạn tương đương với 15% tất cả các hoạt động dự kiến trong cùng khoảng thời gian và giới hạn này sẽ được thực hiện từng bước cùng với sự tăng trưởng của NSO.

Page 27: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

24

Đầu tư vốn cổ phần

Bên cạnh cho vay không có bảo lãnh chính phủ và các cơ chế cấp vốn khác, ADB còn cung cấp hỗ trợ dưới hình thức đầu tư vốn cổ phần. Hiến chương cho phép việc sử dụng nguồn vốn OCR để đầu tư vốn cổ phần với tổng giá trị có thể lên tới 10% tổng giá trị vốn đã góp nguyên vẹn, khoản dự trữ và thặng dư, trừ các khoản dự trữ đặc biệt. Tổng danh mục đầu tư vốn cổ phần, bao gồm cả các khoản đầu tư đã được phê chuẩn nhưng chưa giải ngân và các khoản đầu tư chưa thanh toán, có trị giá 1.046,0 triệu $ tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2009. Giá trị này tương đương khoảng 68% giới hạn trần quy định trong Hiến chương.

Trong năm 2009, năm khoản đầu tư vốn cổ phần với tổng trị giá 220 triệu $ đã được phê chuẩn, so với bảy khoản đầu tư vốn cổ phần với tổng trị giá 123 triệu $ trong năm 2008. Cũng trong năm 2009, ADB đã giải ngân tổng cộng 59 triệu $ đầu tư vốn cổ phần, giảm 53,3% so với 126 triệu $ được giải ngân trong năm 2008 và nhận được tổng cộng 27 triệu $ từ các khoản chia vốn và thoái vốn, toàn bộ hoặc một phần, trong 23 dự án. Việc thoái vốn được tiến hành theo cách thức nhất quán với những thực tiễn kinh doanh tốt, sau khi vai trò đối với phát triển của ADB trong dự án đầu tư đã hoàn tất và không gây ra sự bất ổn đối với công ty liên quan.

Bảo lãnh

Để xúc tác cho dòng vốn bên ngoài cũng như dòng vốn trong nội bộ các nước thành viên đang phát triển phục vụ cho các dự án có đủ điều kiện, ADB phát hành bảo lãnh cho những dự án có đủ điều kiện để giúp các đối tác tài trợ chuyển một phần rủi ro nhất định mà tự bản thân họ không dễ dàng chấp nhận hoặc quản lý được sang cho ADB. Bảo lãnh của ADB hỗ trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư thị trường vốn, những người cung cấp tài chính thương mại và bao gồm nhiều công cụ nợ khác nhau. Các khoản bảo lãnh có thể được cung cấp với phạm vi toàn diện (rủi ro tài chính) hoặc với phạm vi giới hạn, bao gồm cả các rủi ro chính trị.

Các khoản bảo lãnh có thể được cung cấp khi ADB tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một dự án hoặc lĩnh vực liên quan, thông qua một khoản cho vay, đầu tư vốn cổ phần hoặc hỗ trợ kỹ thuật. Kỳ hạn bảo lãnh dựa trên các yêu cầu của dự án liên quan và có thể được trả ngay khi sự kiện được bảo lãnh xảy ra. Các công cụ chứng khoán không nằm trong phạm vi được bảo lãnh.

ADB cung cấp hai sản phẩm bảo lãnh chính: bảo lãnh rủi ro chính trị và bảo lãnh tín dụng, cả hai đều được thiết kế để giảm nhẹ khả năng rủi ro của các đối tác tài chính.

Page 28: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

25

Hợp vốn

Hoạt động hợp vốn cho phép ADB chuyển một phần hoặc tất cả rủi ro đi kèm với các khoản cho vay và bảo lãnh của mình cho các đối tác cấp vốn khác, do đó giảm bớt rủi ro tín dụng của ADB. Hợp vốn, bao gồm các hình thức như bảo hiểm danh nghĩa (fronting), “tái bảo hiểm” và thỏa thuận bán một phần, được ADB sử dụng để giảm nhẹ các rủi ro và đa dạng hóa khả năng phòng tránh rủi ro đối với danh mục các dự án không có bảo lãnh chính phủ. Trong năm 2009, ADB đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp 276,2 triệu $ thông qua các hoạt động hợp vốn, tất cả được thực hiện thông qua các khoản cho vay loại B để tài trợ cho ba dự án riêng rẽ.

Bảng 8: Danh mục cho vay OCR theo sản phẩm cho vayTại thời điểm 31 tháng 12 (triệu $)

Cho vay chính phủ

Không có bảo lãnh chính phủ

2009 2008 2009 2008

Cho vay dựa trên lãi suất LIBOR Chưa trả 28.189 23.419 1.309a 1.138a

Chưa giải ngân 20.824 18.596 1.241a 1.504a

Cho vay dựa trên thị trường Chưa trả 449 482 79 115

Chưa giải ngân – – – –

Cho vay bằng yên Nhậtb dựa trên rổ lãi suất Chưa trả 2.615 3.203 – –

Chưa giải ngân – – – –

Cho vay bằng đô-la Mỹb dựa trên rổ lãi suất Chưa trả 6.482 7.054 – –

Chưa giải ngân – 2 – –

Hỗ trợ chổng khủng hoảng theo chu kỳ Chưa trả 2.000 – – –

Chưa giải ngân 500 – – –

Cho vay bằng đồng nội tệ Chưa trả – – 578 405

Chưa giải ngân – – 314 546

Các khoản cho vay khác Chưa trả 19 22 12 12

Chưa giải ngân – – – –

Tổng cộng Chưa trả 39.754 34.181 1.978 1.670

Chưa giải ngânc 21.324 18.599 1.554 2.050

– = không có số liệu.a bao gồm cả các khoản cho vay dành cho các doanh nghiệp nhà nước nhưng không có bảo lãnh chính phủ.b Cho vay bằng một đồng tiền (SCL).c Giá trị chưa giải ngân bao gồm các khoản cho vay đã có hiệu lực nhưng chưa giải ngân và các khoản cho vay đã được phê chuẩn

nhưng chưa có hiệu lực.

Tổng số có thể chênh lệch do các con số được làm tròn.

Page 29: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

26

Các quỹ đặc biệt (tính đến 31 tháng 12 năm 2009)

Các quỹ đặc biệt của ADB tách riêng và bổ sung cho các quỹ có sẵn dành cho các sáng kiến phát triển thông qua nguồn vốn OCR. Các quỹ này được sử dụng và hoàn toàn tách biệt với nhau và tách biệt với nguồn vốn OCR.

Các quỹ này được sử dụng cho hàng loạt các hoạt động bao gồm cho vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật, với mục tiêu chính là giảm nghèo ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

Tất cả các quy trình và thủ tục hành chính phê duyệt của các Quỹ đặc biệt tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tương tự được áp dụng đối với các khoản cho vay OCR.

Quỹ Phát triển Châu Á

Quỹ Phát triển Châu Á (ADF) là cơ chế tài chính ưu đãi đối với các quốc gia thành viên đang phát triển có tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người thấp và khả năng trả nợ hạn chế. Đây là nguồn đa phương duy nhất hỗ trợ ưu đãi toàn diện nhằm giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. 22 nước tài trợ là thành viên (trong khu vực và ngoài khu vực) đã đóng góp vào quỹ này. Quỹ ADF của ADB còn được bổ sung bằng nguồn đồng tài trợ của các đối tác phát triển song phương và đa phương.

Tháng 8 năm 2008, Hội đồng Thống đốc đã thông qua một nghị quyết đưa vào lần bổ sung thứ 9 của ADF (ADF X) và lần bổ sung thứ tư theo thể lệ của Quỹ đặc biệt về Hỗ trợ kỹ thuật (TASF). Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 16 tháng 6 năm 2009. Nghị quyết này bổ sung một lượng vốn đáng kể cho ADF nhằm tài trợ cho chương trình ưu đãi của ADB trong một giai đoạn kéo dài 4 năm bắt đầu từ tháng 1 năm 2009 đồng thời cũng bổ sung thêm vào quỹ TASF nhằm tài trợ cho các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật theo quy định của TASF. Vào tháng 6 năm 2009, Ban Giám đốc Điều hành đã thông qua một khoản hỗ trợ bổ sung trị giá 400 triệu $ chỉ dành cho các nước nằm trong diện được nhận hỗ trợ từ Quỹ ADF.

Page 30: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

27

Tổng giá trị khoản bổ sung là 7,4 tỉ SDR (11,8 tỉ $), bao gồm 7,2 tỉ SDR dành cho ADF X và 0,2 tỉ SDR dành cho TASF. Khoảng 37% phần bổ sung sẽ được tài trợ từ các khoản đóng góp mới của các nhà tài trợ, chiếm khoảng 2,7 tỉ SDR (tương đương với 4,2 tỉ $).

Năm 2009, 45 khoản cho vay ADF trị giá 2,2 tỉ $ đã được phê chuẩn trong khi năm 2008 tổng số 36 khoản cho vay chỉ đạt 1,8 tỉ $. Tổng số tiền giải ngân trong năm 2009 đạt 2,2 tỉ $, tăng 7,7% so với 2 tỉ $ năm 2008. Cuối năm 2009, tổng giá trị giải ngân lũy kế từ các nguồn của ADF đạt 29,3 tỉ $. Giá trị trả nợ trong năm 2009 đạt 845,5 triệu $. Tại thời điểm cuối năm 2009, các khoản cho vay từ quỹ ADF chưa trả lên tới 28 tỉ $.

Với việc đưa ra khoản tài trợ không hoàn lại trong lần bổ sung lần thứ 8 của quỹ ADF, 27 khoản viện trợ không hoàn lại được phê chuẩn trong năm 2009 với tổng số tiền lên tới 911,3 triệu $ (27 khoản trong năm 2008 đạt 707,4 triệu $), trong khi 32 khoản viện trợ không hoàn lại với tổng giá trị là 952,5 triệu $ có hiệu lực (27 khoản trong năm 2008 với tổng giá trị 539,8 triệu $). Năm 2009, 140,3 triệu $ nguồn vốn từ bên ngoài được huy động cho các khoản cho vay đồng tài trợ chính thức cho bảy dự án có tổng trị giá 279,5 triệu $.

Quỹ đặc biệt về Hỗ trợ kỹ thuật

Quỹ TASF là nguồn quan trọng của khoản tài trợ không hoàn lại cho các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật (TA). Tháng 8 năm 2008, Hội đồng Thống đốc thông qua nghị quyết cung cấp cho ADF X và bổ sung lần thứ tư theo thể lệ của TASF. Xem xét nhu cầu ước tính các nguồn và sự sẵn có của các quỹ từ các nguồn khác nhau, các nhà tài trợ chấp thuận đóng góp 3% trong lần bổ sung thứ tư của quỹ TASF. Khoản bổ sung sẽ kéo dài trong 4 năm từ 2009 đến 2012. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, 26 nhà tài trợ đã cam kết đóng góp 288 triệu $ vào quỹ TASF, là một phần của ADF X và khoản bổ sung lần thứ 4 theo thể lệ của quỹ TASF. Trong tổng số cam kết, 70,9 triệu $ đã được trao từ các nhà tài trợ.

Các cam kết hỗ trợ kỹ thuật (đã được phê chuẩn và có hiệu lực) tăng từ 108,2 triệu $ năm 2008 lên 117,2 triệu $ năm 2009 cho 174 dự án bắt đầu có hiệu lực trong năm 2009. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, những cam kết hỗ trợ kỹ thuật chưa được giải ngân tăng lên 258,9 triệu $ (so với 222,7 triệu $ tính đến 31 tháng 12 năm 2008). Quỹ TASF đã tài trợ 51,2% các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật được phê chuẩn trong năm 2009.

Quỹ Đặc biệt của Nhật Bản

Quỹ Đặc biệt của Nhật Bản (JSF) được thiết lập năm 1988 nhằm giúp đỡ các nước thành viên đang phát triển của ADB tái cơ cấu nền kinh tế của mình và mở rộng cơ hội tìm kiếm các khoản đầu tư mới, chủ yếu là thông qua các

Page 31: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

28

hoạt động hỗ trợ kỹ thuật. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, đóng góp lũy kế của Nhật Bản vào quỹ này kể từ khi khởi động năm 1988 là 112,9 tỉ yên (tương đương với khoảng 973,7 triệu $), bao gồm các khoản đóng góp thông thường là 94,8 tỉ yên (tương đương với 822,9 triệu $) và các khoản đóng góp bổ sung là 18,1 tỉ yên (tương đương với 150,8 triệu $). Số dư chưa cam kết, bao gồm khoản hỗ trợ kỹ thuật đã được phê chuẩn, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 là 40 triệu $.

Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật được viện trợ không hoàn lại từ Quỹ đặc biệt của Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ các hoạt động của ADB nhằm mục tiêu giảm nghèo. Năm 2009, 42 dự án hỗ trợ kỹ thuật với tổng giá trị 41,6 triệu $ đã được phê chuẩn và 38 dự án với tổng giá trị 42,3 triệu $ đã có hiệu lực . Số dư các cam kết chưa giải ngân là 94,1 triệu tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 so với 95,8 triệu $ tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008. Năm 2009, JSF đã tài trợ 16% tổng số dự án hỗ trợ kỹ thuật mà ADB đã phê chuẩn, trong đó bao gồm 28% số lượng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị cho dự án được thực hiện trong năm.

Quỹ đặc biệt của Học viện nghiên cứu ADB

Học viện nghiên cứu ADB được thành lập năm 1996 và là cơ quan trực thuộc của ADB, có mục tiêu xác định các chiến lược phát triển hiệu quả và cải thiện năng lực quản lý phát triển hợp lý tại các nước thành viên đang phát triển. Chi phí hoạt động của Viện được lấy từ Quỹ Đặc biệt của Học viện nghiên cứu ADB do ADB quản lý theo Quy chế của Viện nghiên cứu ADB. Năm 2009, Nhật Bản đã cam kết đóng góp lần thứ 14 với số tiền là 0,74 tỉ yên (tương đương với 8 triệu $), đây được coi là hội phí từ các nước đóng góp.

Tính đến 31 tháng 12 năm 2009, các khoản đóng góp lũy kế được cam kết đạt 17,2 tỉ yên (tương đương với khoảng 149,3 triệu $), không bao gồm các điều chỉnh chuyển đổi. Trong tổng số các khoản đóng góp đã nhận được, cho đến thời điểm cuối năm 142,2 triệu $ đã được sử dụng, chủ yếu dành cho các hoạt động nghiên cứu và xây dựng năng lực, trong đó bao gồm tổ chức hội nghị chuyên đề, diễn đàn và đào tạo; chuẩn bị các báo cáo nghiên cứu, các xuất bản phẩm và các trang web; và chi phí cho hoạt động quản lý hành chính liên quan. Số dư tài sản lưu động ròng (không tính nhà cửa, đồ đạc và thiết bị) dành cho các dự án và chương trình trong tương lai vào khoảng 7,1 triệu $.

Quỹ Hỗ trợ Thảm họa Sóng thần Châu Á

Quỹ Hỗ trợ Thảm họa Sóng thần Châu Á (ATF) được thiết lập vào tháng 2 năm 2005 nhằm giải quyết những tình huống đặc biệt xảy ra đối với các nước thành viên đang phát triển bị tác động nghiêm trọng của thảm họa sóng thần xảy ra vào ngày 26 tháng 12 năm 2004. ADB đã đóng góp 600 triệu $ vào quỹ ATF, trong đó 50 triệu $ chưa được sử dụng được chuyển lại vào OCR (40

Page 32: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

29

triệu $ vào tháng 11 năm 2005 và 10 triệu $ vào tháng 6 năm 2006) và chuyển tới Quỹ Đối phó Thiên tai ở Châu Á Thái Bình Dương (40 triệu $ vào tháng 5 năm 2009). Ngoài ra, Ôx-trây-li-a đã đóng góp 3,8 triệu $, Lúc-xăm-bua đóng góp 1 triệu $. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, tổng các nguồn đóng góp cho quỹ này lên tới 586,8 triệu $, trong số đó 582,3 triệu $ đã được sử dụng, số dư chưa cam kết là 4,5 triệu $ (so với 46,4 triệu $ năm 2008).

Không có khoản hỗ trợ kỹ thuật hoặc viện trợ không hoàn lại nào được phê chuẩn hoặc có hiệu lực trong suốt năm 2009. Số dư của các cam kết chưa giải ngân tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 là 116,8 triệu $, so với 248,3 triệu $ vào cuối năm 2008.

Quỹ Hỗ trợ Thảm họa Động đất Pa-ki-xtan

Quỹ Hỗ trợ Thảm họa Động đất Pa-ki-xtan (PEF) được thành lập vào tháng 11 năm 2005 nhằm đáp lại những nhu cầu đặc biệt do hậu quả của trận động đất ở Pa-ki-xtan vào tháng 10 năm 2005. PEF là quỹ dành riêng để viện trợ khẩn cấp cho những dự án đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật nhằm hỗ trợ các hoạt động tái thiết, phục hồi và phát triển khẩn thiết. ADB đóng góp 80 triệu $ cho quỹ PEF. Ngoài ra, Ôx-trây-li-a, Bỉ, Phần Lan, Na-uy lần lượt đóng góp 15 triệu $, 14,3 triệu $, 12,3 triệu $ và 20 triệu $. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, tổng các nguồn đóng góp vào quỹ PEF lên tới 143,9 triệu $, trong đó 140,6 triệu $ đã được sử dụng, số dư chưa cam kết là 3,3 triệu $.

Không có khoản hỗ trợ kỹ thuật hoặc viện trợ không hoàn lại nào được phê duyệt hoặc có hiệu lực trong suốt năm 2009. Số dư của các cam kết chưa giải ngân tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 là 49,4 triệu $, so với 66,2 triệu $ vào cuối năm 2008.

Quỹ Hợp tác và Hội nhập Khu vực

Quỹ Hợp tác và Hội nhập Khu vực (RCIF) được thành lập vào tháng 2 năm 2007 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các hoạt động hợp tác và hội nhập khu vực giữa các nước thành viên ADB ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Mục tiêu chính của Quỹ là cải thiện hợp tác và hội nhập khu vực (RCI) ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp và cung cấp các khoản tài trợ bổ sung và các nguồn tri thức nhằm hỗ trợ các hoạt động RCI. ADB đóng góp 40 triệu $ vào quỹ RCIF, là một phần trong phân bổ thu nhập thuần của nguồn vốn thông thường 2006. Tính đến 31 tháng 12 năm 2009, tổng số tiền của quỹ RCIF là 42,9 triệu $, trong đó 30,4 triệu $ đã được sử dụng, số dư chưa cam kết là 12,5 triệu $ (trong khi số dư tính đến 31 tháng 12 năm 2008 là 24,6 triệu $).

Năm 2009, 12 khoản hỗ trợ kỹ thuật và 1 khoản bổ sung đã được phê chuẩn với tổng trị giá là 12,2 triệu $ có hiệu lực (năm 2008 có 13 khoản hỗ trợ kỹ

Page 33: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

30

thuật với tổng giá trị 10,5 triệu $). Số dư các cam kết chưa giải ngân tính đến 31 tháng 12 năm 2009 là 23,1 triệu $, so với 16,6 triệu $ vào cuối năm 2008.

Quỹ Biến đổi Khí hậu

Quỹ Biến đổi Khí hậu (CCF) được thành lập tháng 4 năm 2008 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư lớn hơn cho các nước thành viên đang phát triển giải quyết những nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu theo hỗ trợ của ADB trong nhiều lĩnh vực liên quan khác nhau. ADB cung cấp khoản đóng góp ban đầu là 40 triệu $ vào tháng 5 năm 2008, là một phần của phân bổ thu nhập thuần OCR năm 2007. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, tổng số tiền của quỹ này là 40,9 triệu $, trong đó 14,2 triệu $ đã được sử dụng, số dư chưa cam kết là 26,7 triệu $ (năm 2008 là 37,4 triệu $).

Năm 2009, 12 khoản hỗ trợ kỹ thuật và các khoản viện trợ không hoàn lại với tổng giá trị 10,7 triệu $ đã được phê chuẩn và có hiệu lực (năm 2008 có một khoản hỗ trợ kỹ thuật với giá trị là 3 triệu $). Số dư các cam kết chưa giải ngân tính đến 31 tháng 12 năm 2009 là 13 triệu $, so với 3 triệu $ vào cuối năm 2008.

Quỹ Đối phó Thiên tai ở Châu Á Thái Bình Dương

Quỹ Đối phó Thiên tai ở Châu Á Thái Bình Dương (APDRF) được thành lập tháng 4 năm 2009 nhằm cung cấp nguồn viện trợ không hoàn lại kịp thời cho các nước thành viên đang phát triển bị ảnh hưởng của thiên tai. Quỹ ban đầu trị giá 40 triệu $ được chuyển từ quỹ ATF vào tháng 5 năm 2009. Với khoản thu nhập tích lũy từ đầu tư và các nguồn khác với giá trị 0,1 triệu $, tổng vốn của quỹ APDRF tính đến 31 tháng 12 năm 2009 là 40,1 triệu $, trong đó 7 triệu $ đã được sử dụng, số dư chưa cam kết là 33,1 triệu $.

Ba khoản viện trợ không hoàn lại đã được phê chuẩn trong năm 2009. Số dư của các cam kết chưa giải ngân tính đến 31 tháng 12 năm 2009 là 7 triệu $.

Đồng tài trợ cho khoản viện trợ không hoàn lại(tính đến 31 tháng 12 năm 2009)

Quỹ tín thác và viện trợ không hoàn lại cho dự án cụ thể là công cụ chính để huy động và chuyển các khoản viện trợ không hoàn lại từ nguồn bên ngoài để tài trợ cho các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và cho các cấu phần của dự án đầu tư. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung thêm vào các nguồn vốn hỗ trợ của ADB để đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực và các nhu cầu cụ thể khác của các nước thành viên đang phát triển. Các đối tác đa phương, song phương và từ khu vực tư nhân đã đóng góp khoảng 3 tỉ $ dưới hình thức không hoàn lại cho các hoạt động của ADB. Năm 2009, có

Page 34: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

31

tổng cộng 218,2 triệu $ viện trợ không hoàn lại đồng tài trợ dành cho các dự án đã được phê chuẩn của ADB bao gồm 64,1 triệu $ dành cho 86 dự án hỗ trợ kỹ thuật và 154,1 triệu $ dành cho các cấu phần viện trợ không hoàn lại của 23 dự án đầu tư.

Cho đến cuối năm 2009, có 37 quỹ tín thác nằm dưới sự quản lý tích cực của ADB, bao gồm 22 quỹ tín thác một nhà tài trợ, 13 quỹ tín thác nhiều nhà tài trợ, và 2 quỹ tín thác tài trợ đa phương, tài trợ cho các hoạt động trong nhiều lĩnh vực hoặc các vấn đề cụ thể khác nhau, bao gồm giảm nghèo, quản trị điều hành, giới và phát triển, quản lý các kết quả phát triển, HIV/AIDS, nước, khí hậu, năng lượng, giáo dục, công nghệ thông tin và viễn thông, thương mại và tài chính.

Ban đầu, các quỹ tín thác được thành lập thông qua các hiệp định tài trợ của nhà tài trợ cụ thể cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau, tập trung chủ yếu cho các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật. Gần đây, nhằm hỗ trợ cho các khu vực ưu tiên theo Chiến lược 2020 và phù hợp với chiến lược quan hệ đối tác tài trợ của ADB và các nỗ lực hài hòa, ADB đã thiết lập các quỹ tín thác dựa trên những hiệp định chung với những đối tác phát triển và tài trợ thông qua các khoản đóng góp. Những quỹ này được thiết lập theo một thể thức bảo trợ dành cho quan hệ đối tác tài trợ tập trung vào từng khu vực và từng vấn đề, và tài trợ cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật và các cấu phần viện trợ không hoàn lại của các dự án đầu tư. Hiện nay, bốn chương trình đối tác tài trợ hỗ trợ cho các dự án trong lĩnh vực nước, năng lượng sạch, hợp tác và hội nhập khu vực, và tài trợ phát triển đô thị.

Năm 2009, các cam kết cho các quỹ tín thác mới có tổng trị giá lên tới 126 triệu $. Vào tháng 7, ADB và Viện Nghiên cứu Thu tóm và Lưu trữ Các-bon Toàn cầu có trụ sở tại Can-be-ra, Ôx-trây-li-a đã ký một hiệp định thành lập Quỹ Thu tóm và Lưu trữ Các-bon theo Hiệp định Quan hệ đối tác Tài trợ Năng lượng sạch. Theo hiệp định này, Viện Nghiên cứu Thu tóm và Lưu trữ Các-bon Toàn cầu cung cấp khoảng 17,2 triệu $ hỗ trự thu tóm và lưu trữ mức phát thải các-bon ngày càng tăng ở châu Á. Tháng 11, Anh đã ký với ADB và đóng góp khoảng 23 triệu $ cho quan hệ đối tác chiến lược mới kéo dài 5 năm (2009-2013) để chống lại đói nghèo ở Ấn Độ. Chương trình Đối tác Tài trợ Đô thị của nhiều nhà tài trợ được thành lập vào tháng 12, theo đó Quỹ Cơ sở Hạ tầng về Môi trường Đô thị được thành lập. Trong Quỹ này, Thụy Điển cam kết viện trợ không hoàn lại với tổng trị giá 13,8 triệu $ và cam kết sẽ bảo lãnh với tổng trị giá 72 triệu $. Bên cạnh đó, ADB được chấp thuận sẽ thiết lập và quản lý Quỹ Công nghệ Sạch ADB và Quỹ Khí hậu Chiến lược ADB, hai quỹ này nhận được khoảng 700 triệu $ từ các quỹ đầu tư liên quan đến khí hậu của Ngân hàng Thế giới chuyển sang.

Trong năm 2009, tổng cộng đã có khoảng 70,3 triệu $ được huy động từ các khoản đóng góp mới và bổ sung của Ốt-xtrây-lia, Nhật Bản, Lúc-xăm-bua và Tây Ban Nha cho các quỹ hiện tại. Bên cạnh đó, Bỉ, Phần Lan, Hàn Quốc và

Page 35: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

32

Thụy Điển là những nhà tài trợ đầu tiên cho Quỹ Các-bon Tương lai,1 trong đó mỗi nước cam kết tài trợ 20 triệu $.

Quỹ tín thác do ADB quản lý

Chương trình Học bổng Nhật Bản

Chương trình Học bổng Nhật Bản (JSP) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ được thành lập vào năm 1988 nhằm đem lại cơ hội cho các công dân của các nước thành viên đang phát triển đáp ứng được các điều kiện đặt ra tiến hành các nghiên cứu sau đại học về kinh tế học, quản lý, khoa học và công nghệ, và các lĩnh vực liên quan đến phát triển khác tại một số cơ sở giáo dục được lựa chọn trong khu vực.

Hiện tại có 20 cơ sở giáo dục và 10 quốc gia tham gia chương trình học bổng JSP. Trong khoảng từ năm 1988 đến năm 2009, Nhật Bản đã đóng góp 107,5 triệu $. Tổng cộng 2.551 học bổng đã được cấp cho các nghiên cứu sinh đến từ 35 quốc gia thành viên của ADB. Trong số đó, 2.216 người đã hoàn thành khóa học của mình. Số lượng nữ nghiên cứu sinh nhận được học bổng là 878 người. Trung bình mỗi năm có 158 học bổng được cấp.

Quỹ Giảm nghèo của Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản thành lập Quỹ Giảm nghèo Nhật Bản (JFPR) vào tháng 5 năm 2000 để hỗ trợ cho hoạt động giảm nghèo và các hoạt động phát triển xã hội có liên quan mà có thể bổ sung một giá trị đáng kể cho các dự án do ADB tài trợ. Cho đến nay, quỹ đã nhận được tổng cộng 392,9 triệu $, 132 đề xuất viện trợ không hoàn lại với tổng trị giá tương đương 335,6 triệu $ đã được phê chuẩn, trong đó 16 dự án với tổng trị giá 35,3 triệu $ đã được phê chuẩn trong năm 2009.

Trong Hội nghị Thường niên vào tháng 5 năm 2009, Nhật Bản đã tuyên bố họ sẽ dành 100 triệu $ trong Quỹ JFPR để tài trợ cho các dự án và các khoản hỗ trợ kỹ thuật giúp giải quyết các ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính. Ngày 6 tháng 10 năm 2009, Ban Giám đốc đã phê chuẩn khuôn khổ sửa đổi của Quỹ JFPR, kết hợp các khoản viện trợ dự án không hoàn lại và các khoản hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản vào cùng một cơ chế và dọn đường cho một cách tiếp cận toàn diện hơn để sử dụng các quỹ này cho mục đích giải quyết vấn đề đói nghèo, xây dựng nguồn nhân lực, củng cố và phát triển các tổ chức và các cộng đồng trong khu vực. Điều này đưa Quỹ JFPR trở thành một kênh cung cấp chính các khoản hỗ trợ kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản.

1 Quỹ này được ADB thành lập năm 2008 nhằm cung cấp nguồn tài trợ mới cho các dự án được các nước thành viên đang phát triển thực hiện để hỗ trợ và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả và các dự án năng lượng tái tạo cũng như các dự án khác có các lợi ích làm giảm lượng khí nhà kính trong dài hạn sau năm 2012.

Page 36: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

33

Các thành viên của ADB(Tính đến 31 tháng 12 năm 2009)

Áp-ga-ni-xtanÁc-mê-ni-aỐt-xtrây-lia*A-déc-bai-gianBăng-la-đétBu-tanBru-nâyCam-pu-chiaTrung QuốcĐảo CookĐảo FijiGioóc-gi-aHồng Kông, Trung QuốcẤn ĐộIn-đô-nê-xi-aNhật Bản*Ca-dắc-xtan Ki-ri-ba-tiHàn Quốc*Cộng hòa Kyrgyz CHDCND LàoMa-lai-xi-aMan-đi-vơQuần đảo Marshall

Liên bang Mi-crô-nê-xi-aMông CổMi-an-maNau-ruNê-panNiu Di-lân*Pa-ki-xtanPa-lauPa-pu-a Niu Ghi-nêPhi-líp-pinSa-moaXinh-ga-poĐảo Sô-lô-môngSri Lan-kaĐài Loan, Trung QuốcTa-gi-ki-xtanThái LanĐông Ti-moTông-gaTuốc-mê-ni-xtanTu-va-luU-dơ-bê-ki-xtanVa-nu-a-tu Việt Nam

Ngoài khu vực

Áo*Bỉ*Ca-na-đa*Đan Mạch*Phần Lan*Pháp*Đức*Ai-len*I-ta-li-a*Lúc-xăm-bua*

Hà Lan*Na-uy*Bồ Đào Nha*Tây Ban Nha*Thụy Điển*Thụy Sĩ*Thổ Nhĩ Kỳ*Anh*Mỹ*

Trong khu vực

* Thành viên OECD.

Page 37: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

34

Danh bạ

Ngân hàng Phát triển Châu Á

6 ADB Avenue, Mandaluyong City 1550, Metro Manila Philippines

Tel +63 2 632 4444 Fax +63 2 636 2444 E-mail [email protected]: ASDBPHMM

Văn phòng Chủ tịchChủ tịch Haruhiko KurodaPhó Chủ tịch (Nhóm Hoạt động 1) Xiaoyu ZhaoPhó Chủ tịch (Nhóm Hoạt động 2) C. Lawrence Greenwood, Jr.Phó Chủ tịch (Quản lý Tri thức và Phát triển bền vững) Ursula Schaefer-PreussPhó Chủ tịch (Tài chính và Hành chính) Bindu N. LohaniTổng Giám đốc Điều hành Rajat M. Nag

Vụ ngân sách

Văn phòng Vụ Ngân sáchMikio Kashiwagi +63 2 632 4700Vụ trưởng, Vụ Ngân sách [email protected]

Jingdong Hua +63 2 632 6514Phó vụ trưởng Vụ Ngân sách [email protected]

Ban tài trợKazuki Fukunaga +63 2 632 4713Trợ lý Vụ trưởng Vụ Ngân sách [email protected]êm Trưởng Ban

Page 38: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

35

Tài trợ bằng các tiền tệ chính Maria A. Lomotan +63 2 632 4478 [email protected]

Ana A. Kotamraju +63 2 632 4737 [email protected]

Yue Shen +63 2 632 5548 [email protected]

Simon Chan +63 2 632 5749 [email protected]

Tài trợ bằng nội tệ Monish Mahurkar +63 2 632 6811 [email protected]

Michael L. de los Reyes +63 2 632 5647 [email protected]

Fax trực tiếp +63 2 632 4120

Ban Đầu tưMichael T. Jordan +63 2 632 4712 Trợ lý vụ trưởng Vụ Ngân sách [email protected]êm Trưởng Ban

Quản lý danh mục đầu tư Yukihiro Nishimiya +63 2 632 4776 [email protected]

Masashi Kuronuma +63 2 632 4788 [email protected]

Woo Suk Chang +63 2 632 4678 [email protected]

Chiến lược và phân tích định lượngChun Du +63 2 632 4524 [email protected]

Fax trực tiếp +63 2 632 4707

Page 39: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

36

Ban Kế hoạch và Chính sách tài chínhTobias C. Hoschka +63 2 632 4701Trợ lý vụ trưởng, Vụ Ngân sách [email protected]êm Trưởng Ban

Quản lý tài sản có và tài sản nợ Chai Sun Kim +63 2 632 4782 [email protected]

Anthony M. Ostrea +63 2 632 4371 [email protected]

Phòng chính sách và văn phòng liên lạc Rajesh Poddar +63 2 632 4714 [email protected]

Im-em Unkavanich +63 2 632 4704 [email protected]

Lili Zou +63 2 632 4752 [email protected]

Dịch vụ khách hàngDeepak Taneja +63 2 632 4616 [email protected]

Direct Fax +63 2 636 2631

Ban Dịch vụ về Ngân sáchBenjamin Lee +63 2 632 4730Assistant Treasurer [email protected]

Trung tâm SWIFT và Quan hệ ngân hàngJose Morales +63 2 632 4277 [email protected]

Quản lý chứng khoán phái sinh và trái phiếuChanghan Lee +63 2 632 5395 [email protected]

Quản lý tiền mặtSukhumarn Phanachet +63 2 632 5476 [email protected]

Page 40: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

37

Chi trả cho các khoản cho vay, hỗ trợ tài chính và chi phí hành chínhNuzhat Khan +63 2 632 4793 [email protected]

Thiết lập các giao dịch đầu tưAsad Alamgir +63 2 632 4732 [email protected]

Hỗ trợ Hệ thống và Quản lý Dữ liệuAyite Gaba +63 2 632 4106 [email protected]

Fax trực tiếp +63 2 636 2635

Mạng trực tuyến của ADB

Thông tin chung www.adb.org

Thông tin tài chính www.adb.org/finance

Theo dõi Kinh tế Châu Á www.aric.adb.org

Page 41: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Hồ sơ

tài c

hính

201

0

38

Từ viết tắt và ký hiệu

ACN Đồng tiền Châu ÁADB Ngân hàng Phát triển Châu ÁADF Quỹ Phát triển Châu ÁAPDRF Quỹ Đối phó Thiên tai ở Châu Á Thái Bình DươngASC Soạn thảo điều lệ về các Tiêu chuẩn Kế toánATF Quỹ Hỗ trợ Thảm họa Sóng thần Châu ÁAUD Đô la Ốt-xtrây-liaCCF Quỹ Biến đổi Khí hậuDMC Các nước thành viên đang phát triểnECP Thương phiếu Châu ÂuGMTN Tiền tệ trung hạn toàn cầuJFPR Quỹ Giảm nghèo của Nhật BảnJSF Quỹ Đặc biệt của Nhật BảnJSP Chương trình Học bổng của Nhật BảnLBL Cho vay dựa trên lãi suất LIBORLCL Cho vay bằng đồng nội tệLIBOR Lãi suất chào bán liên ngân hàng Luân ĐônMYRMTN Đồng Ringgit trung hạn của Ma-lai-xiaOCR Nguồn vốn thông thườngOECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tếORM Phòng Quản lý Rủi roPEF Quỹ Hỗ trợ Thảm họa Động đất PakistanRCIF Quỹ Hợp tác và Hội nhập Khu vựcSCL Cho vay bằng một loại tiềnTA Hỗ trợ kỹ thuậtTASF Quỹ hỗ trợ kỹ thuật đặc biệt

Page 42: Ngân hàng Phát triển Châu Á - adb.org · vay chính phủ với tổng giá trị lên tới 2,5 tỉ $. Nguồn vốn cho Quỹ OCR Nguồn vốn cho quỹ OCR bao gồm vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á

Tầm nhìn của ADB là một khu vực châu Á và Thái Bình Dương không có đói nghèo. Nhiệm vụ của Ngân hàng là giúp các nước thành viên đang phát triển giảm đói nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Bất chấp những thành công trong khu vực, đây vẫn là khu vực sinh sống của hai phần ba số người nghèo trên toàn thế giới: 1,8 tỷ người đang sống với mức thu nhập dưới 2 đô-la Mỹ một ngày, và 903 triệu người đang phải vật lộn với mức thu nhập dưới 1,25 đô-la Mỹ một ngày. ADB cam kết thực hiện sứ mệnh giảm đói nghèo ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế toàn diện, tăng trưởng bền vững về môi trường và hội nhập khu vực.

Có trụ sở tại Ma-ni-la, ADB có 67 thành viên, trong đó có 48 thành viên trong khu vực. Các công cụ chính của Ngân hàng để giúp các nước thành viên đang phát triển là đối thoại chính sách, cho vay, đầu tư vốn cổ phần, bảo lãnh, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật.

Asian Development Bank6 ADB Avenue, Mandaluyong City1550 Metro Manila, Philippineswww.adb.orgPublication Stock No. ARM113280

HỒ SƠ TÀI CHÍNH

2010