Top Banner
NGHIÊN CỨU CHỌN CÂY TRỘI, NHÂN GIỐNG KEO TAI TƯỢNG PHỤC VTRỒNG RỪNG CUNG CẤP GỖ GIA DỤNG Nguyễn Minh Chí, Nguyễn Việt Cường Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Nguyễn Đức Hải Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc Gia TÓM TẮT Nghiên cứu chọn cây trội Keo tai tượng theo hướng cung cấp gỗ gia dụng và cắt tạo chồi, nhân giống các cây trội ở tuổi 10-13 tại 5 lâm trường ở Tuyên Quang đã đạt được kết quả khả quan. Kết quả nghiên cứu cắt tạo chồi cho thấy cắt cành dưới tán và cắt cụt ngọn cho tỷ lệ ra chồi cao, đạt từ 82,6% đến 90,9%. Các nghiên cứu về nhân giống cho kết quả tốt, một số dòng có tỷ lệ ra rễ khá cao như K 83 C , K 98 C , K 101 và K 102 với tỷ lệ hom ra rễ trên 80%. Vị trí lấy hom ở dưới tán có tỷ lệ ra rễ cao hơn ở phía trên ngọn. Kết quả nghiên cứu về tính chất cơ lý gỗ cho thấy mức độ biến dị vkhối lượng thể tích giữa các dòng được chọn lọc lớn, từ 580 kg/m 3 đến 798 kg/m 3 . Từ khóa: Cắt tạo chồi, Cây trội, Gỗ gia dụng. MỞ ĐẦU Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) là loài cây có nhiều ưu điểm, có thể trồng được trên nhiều vùng sinh thái khác nhau trên cả nước và sinh trưởng tốt ở những vùng có lượng mưa tương đối cao. Năng suất có thể đạt 29 m 3 /ha/năm (Phú Tân - Bình Dương) và 30 m 3 /ha/năm (Mã Đà - Đồng Nai) trong khi năng suất của rừng nhiệt đới tự nhiên chỉ đạt 2 - 3 m 3 /ha/năm. Nhu cầu sử dụng gỗ gia dụng ở trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng nhưng khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu còn rất hạn chế. Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998 - 2005, nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên và rừng trồng hiện chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thiết yếu trong nước, còn phần lớn phải nhập khẩu, từ 2 - 2,5 triệu m 3 gỗ (chiếm trên 80%). Trong xu thế phát triển và hội nhập của nền kinh tế nước ta, nhu cầu về các sản phẩm trừng trồng, đặc biệt là gỗ xẻ tăng nhanh. Theo dự báo trong chiến lược phát triển lâm nghiệp, nhu cầu gỗ lớn trong công nghiệp và dân dụng năm 2010 khoảng 8 triệu m 3 và đến năm 2020 khoảng 12 triệu m 3 . Hiện nay, gỗ Keo tai tượng đang rất được ưa chuộng trong sản xuất đồ gia dụng cả ở trong nước và xuất khẩu nhưng khả năng cung cấp gỗ xẻ cho thị trường lại rất hạn chế. Do vậy, việc “Chọn lọc cây trội, nhân giống Keo tai tượng phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng” nhằm chọn lọc một số dòng Keo tai tượng có tỷ trọng gỗ cao, sinh trưởng tương đối nhanh phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng là rất cần thiết. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liu nghiên cu Vật liệu nghiên cứu chọn cây trội: Rừng trồng tại 5 lâm trường của Tuyên Quang gồm: Tân Thành, Tân Phong, Chiêm Hóa, Nguyễn Văn Trỗi và Sơn Dương. Vật liệu nhân giống: 116 cây trội dự tuyển đã được chọn lọc tại 5 lâm trường trên. Vật liệu phân tích các tính chất cơ lý g: 9 dòng cây trội Keo tai tượng, ký hiệu K 2 , K 4 , K 5 , K 6 , K 7 , K 8 , K 9 , K 98 , K 102 . Phương pháp nghiên cứu - Chọn lọc cây trội theo quy phạm xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN 15-93), quy phạm xây dựng rừng giống chuyển hoá (QPN 16-93). - Đánh giá sơ bộ bằng phương pháp mục trắc một số chỉ tiêu chất lượng gỗ như màu sắc gỗ, độ nứt, độ xốp khi cắt tạo chồi bằng cách cho điểm. Bảng 1. Các tiêu chí cho điểm Mức độ xốp Mức độ nứt Điểm Các vị trí cắt tạo chồi Rất xốp Nứt toác 1 Vị trí số 1 - Cắt thân ở độ cao 1,2m Xốp Nứt nhiều 2 Vị trí số 2 - Cắt thân ở độ cao 2,5m
6

NGHIÊN CỨU CHỌN CÂY TRỘI, NHÂN GIỐNG KEO TAI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2012/02/4Keotaituong.pdf · - Đánh giá sơ bộ bằng phương pháp mục trắc

Aug 31, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: NGHIÊN CỨU CHỌN CÂY TRỘI, NHÂN GIỐNG KEO TAI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2012/02/4Keotaituong.pdf · - Đánh giá sơ bộ bằng phương pháp mục trắc

NGHIÊN CỨU CHỌN CÂY TRỘI, NHÂN GIỐNG KEO TAI TƯỢNG PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG CUNG CẤP GỖ GIA DỤNG

Nguyễn Minh Chí, Nguyễn Việt Cường Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Nguyễn Đức Hải Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc Gia

TÓM TẮT

Nghiên cứu chọn cây trội Keo tai tượng theo hướng cung cấp gỗ gia dụng và cắt tạo chồi, nhân giống các cây trội ở tuổi 10-13 tại 5 lâm trường ở Tuyên Quang đã đạt được kết quả khả quan. Kết quả nghiên cứu cắt tạo chồi cho thấy cắt cành dưới tán và cắt cụt ngọn cho tỷ lệ ra chồi cao, đạt từ 82,6% đến 90,9%. Các nghiên cứu về nhân giống cho kết quả tốt, một số dòng có tỷ lệ ra rễ khá cao như K83 C, K98 C, K101 và K102 với tỷ lệ hom ra rễ trên 80%. Vị trí lấy hom ở dưới tán có tỷ lệ ra rễ cao hơn ở phía trên ngọn. Kết quả nghiên cứu về tính chất cơ lý gỗ cho thấy mức độ biến dị về khối lượng thể tích giữa các dòng được chọn lọc lớn, từ 580 kg/m3 đến 798 kg/m3.

Từ khóa: Cắt tạo chồi, Cây trội, Gỗ gia dụng.

MỞ ĐẦU Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) là loài cây có nhiều ưu điểm, có thể trồng được trên

nhiều vùng sinh thái khác nhau trên cả nước và sinh trưởng tốt ở những vùng có lượng mưa tương đối cao. Năng suất có thể đạt 29 m3/ha/năm (Phú Tân - Bình Dương) và 30 m3/ha/năm (Mã Đà - Đồng Nai) trong khi năng suất của rừng nhiệt đới tự nhiên chỉ đạt 2 - 3 m3/ha/năm.

Nhu cầu sử dụng gỗ gia dụng ở trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng nhưng khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu còn rất hạn chế. Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998 - 2005, nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên và rừng trồng hiện chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thiết yếu trong nước, còn phần lớn phải nhập khẩu, từ 2 - 2,5 triệu m3 gỗ (chiếm trên 80%).

Trong xu thế phát triển và hội nhập của nền kinh tế nước ta, nhu cầu về các sản phẩm từ rừng trồng, đặc biệt là gỗ xẻ tăng nhanh. Theo dự báo trong chiến lược phát triển lâm nghiệp, nhu cầu gỗ lớn trong công nghiệp và dân dụng năm 2010 khoảng 8 triệu m3 và đến năm 2020 khoảng 12 triệu m3.

Hiện nay, gỗ Keo tai tượng đang rất được ưa chuộng trong sản xuất đồ gia dụng cả ở trong nước và xuất khẩu nhưng khả năng cung cấp gỗ xẻ cho thị trường lại rất hạn chế. Do vậy, việc “Chọn lọc cây trội, nhân giống Keo tai tượng phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng” nhằm chọn lọc một số dòng Keo tai tượng có tỷ trọng gỗ cao, sinh trưởng tương đối nhanh phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng là rất cần thiết.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu chọn cây trội: Rừng trồng tại 5 lâm trường của Tuyên Quang gồm: Tân Thành, Tân Phong, Chiêm Hóa, Nguyễn Văn Trỗi và Sơn Dương.

Vật liệu nhân giống: 116 cây trội dự tuyển đã được chọn lọc tại 5 lâm trường trên. Vật liệu phân tích các tính chất cơ lý gỗ: 9 dòng cây trội Keo tai tượng, ký hiệu K2, K4, K5, K6, K7, K8, K9, K98, K102.

Phương pháp nghiên cứu

- Chọn lọc cây trội theo quy phạm xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN 15-93), quy phạm xây dựng rừng giống chuyển hoá (QPN 16-93).

- Đánh giá sơ bộ bằng phương pháp mục trắc một số chỉ tiêu chất lượng gỗ như màu sắc gỗ, độ nứt, độ xốp khi cắt tạo chồi bằng cách cho điểm.

Bảng 1. Các tiêu chí cho điểm

Mức độ xốp Mức độ nứt Điểm Các vị trí cắt tạo chồi

Rất xốp Nứt toác 1 Vị trí số 1 - Cắt thân ở độ cao 1,2m

Xốp Nứt nhiều 2 Vị trí số 2 - Cắt thân ở độ cao 2,5m

Page 2: NGHIÊN CỨU CHỌN CÂY TRỘI, NHÂN GIỐNG KEO TAI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2012/02/4Keotaituong.pdf · - Đánh giá sơ bộ bằng phương pháp mục trắc

Hơi xốp Hơi nứt 3 Vị trí số 3 - Cắt cành phía dưới

Đanh Không nứt 4 Vị trí số 4 - Cắt cụt ngọn

- Phân tích một số tính chất cơ lý gỗ do Phòng Tài nguyên thực vật rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện theo các tiêu chuẩn nhà nước.

- Nhân giống (giâm hom): Chồi của các cây trội được thu làm 3 lần. Hom được xử lý sơ bộ ngay tại rừng bằng thuốc IBA 1%.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chọn lọc cây trội

Từ 5 lâm phần Keo tai tượng được trồng từ năm 1990 đến 1993 đã tuyển chọn được 116 cây trội dự tuyển, nhìn chung các cây trội đều có độ vượt cần thiết so với giá trị trung bình của đám rừng về đường kính cũng như chiều cao. Độ vượt về D1,3 và Hvn của các cây trội so với giá trị trung bình của đám rừng được chia thành 4 nhóm gồm:

Nhóm 1 (56 cây) : độ vượt về D1,3 và Hvn ≥ 2 độ lệch chuẩn.

Nhóm 2 (38 cây) : độ vượt về D1,3 ≥ 2 lần và Hvn < 2 độ lệch chuẩn.

Nhóm 3 (16 cây) : độ vượt về D1,3 < 2 lần và Hvn ≥ 2 độ lệch chuẩn.

Nhóm 4 (6 cây) : độ vượt về D1,3 và Hvn < 2 độ lệch chuẩn.

Từ kết quả phân nhóm về độ vượt trên sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá tăng thu di truyền về D1,3 và Hvn trong các khảo nghiệm hậu thế.

Tính chất cơ lý gỗ Khối lượng thể tích

Theo tiêu chuẩn công nghiệp rừng Việt Nam, khối lượng thể tích trung bình của Keo tai tượng chỉ đạt 586 kg/m3. Trong khi đó các dòng Keo tai tượng đã chọn có biến động về khối lượng thể tích rất lớn như dòng K98 có khối lượng thể tích cao nhất (798kg/m3) và thấp nhất là dòng K2 (580 kg/m3). Ngoại trừ dòng K2 còn các dòng trên đều có khối lượng thể tích trên 650 kg/m3, cao hơn so với khối lượng thể tích trung bình của Keo tai tượng. Với ưu điểm này cần có các nghiên cứu mở rộng nhằm chọn ra một số dòng có tỷ trọng cao và sinh trưởng tương đối nhanh kết hợp với việc nghiên cứu nhân giống để cung cấp giống cho sản xuất.

Bảng 2. Khối lượng thể tích của gỗ có độ ẩm 12% của 9 dòng Keo tai tượng

Các chỉ tiêu mục trắc TT Dòng Khối lượng thể tích

(kg/m3) Màu sắc Độ xốp (điểm) Độ nứt (điểm)

1 K98 798 Đen 4 4

2 K6 748 Đen 4 4

3 K4 710 Đen 4 4

4 K9 687 Nâu 4 2

5 K5 685 Đen 3 4

6 K7 684 Vàng sẫm 3 2

7 K8 672 Vàng sẫm 3 2

Page 3: NGHIÊN CỨU CHỌN CÂY TRỘI, NHÂN GIỐNG KEO TAI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2012/02/4Keotaituong.pdf · - Đánh giá sơ bộ bằng phương pháp mục trắc

8 K102 653 Đen 2 4

9 K2 580 Nâu 2 3

Kết quả ở bảng 2 cho thấy chỉ tiêu mục trắc về độ xốp có mối liên hệ với tỷ trọng gỗ, gỗ của các dòng K4, K6, K98 được đánh giá là đanh đều có khối lượng thể tích rất cao, từ 710 đến 798 kg/m3. Ngược lại gỗ của dòng K2 được đánh giá xốp (hình 1) có khối lượng thể tích thấp nhất, chỉ đạt 580 kg/m3.

Độ co rút, độ hút nước & dãn dài, độ bền nén dọc và độ bền uốn tĩnh

Từ kết quả ở bảng 3 có thể chọn được dòng K6 và K98 với rất nhiều ưu điểm, tỷ lệ gỗ lõi hơn 87%, khối lượng thể tích cao nhất (K6 = 748 kg/m3 và K98 = 798 kg/m3) và độ bền khi nén dọc cũng như độ bền uốn tĩnh đều cao nhất trong số 9 dòng Keo tai tượng đã phân tích các tính chất cơ lý gỗ.

Bảng 3. Tổng hợp số liệu về một số tính chất gỗ của 9 dòng Keo tai tượng

Chỉ tiêu

Dòng Độ co rút

(%)

Độ hút nước

(%)

Độ dãn dài

(%)

Độ hút ẩm

(%)

Nén dọc

(kgf/cm2)

Uốn tĩnh

(kgf/cm2)

K2 9,5 143,8 6,1 18,3 270 692

K4 10,3 111,4 6,5 18,1 350 979

K5 10,1 120,3 6,3 19,3 341 995

K6 10,8 99,6 6,7 16,5 387 1282

K7 8,1 105,0 5,8 17,2 341 1253

K8 9,1 119,8 6,0 16,9 363 1201

Hình 1. Mẫu gỗ mục trắc là xốp (K2) và đanh (K6)

K2= 580kg/ m3

K6 = 748kg/m3

Page 4: NGHIÊN CỨU CHỌN CÂY TRỘI, NHÂN GIỐNG KEO TAI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2012/02/4Keotaituong.pdf · - Đánh giá sơ bộ bằng phương pháp mục trắc

K9 8,9 114,1 6,0 15,4 376 1170

K98 10,0 79,1 6,9 15,7 447 1319

K102 10,1 118,2 5,5 17,5 341 861

Để đánh giá khả năng sử dụng gỗ cho đồ mộc có thể lấy dòng K2 có khối lượng thể tích thấp nhất (580 kg/m3) tương đương với khối lượng thể trung bình của Keo tai tượng nói chung (586 kg/m3) và dòng K98 có khối lượng thể tích cao nhất (798 kg/m3) để so sánh với bảng phân loại gỗ của Nguyễn Đình Hưng (1995).

Bảng 4. Đánh giá khả năng sử dụng gỗ của dòng K2 và K98

Xếp loại Tính chất, đặc điểm

K2 K98

Độ bền tự nhiên B B

Vân gỗ A A

Mặt gỗ B B

Khối lượng thể tích A A

Khả năng chế biến A A

Hệ số co rút thể tích A A

Khả năng gia công bề mặt A A

Uốn tĩnh A A

Màu sắc A A

Khả năng sử dụng gỗ để làm đồ mộc Nhóm I Nhóm I

Bảng 4 cho thấy gỗ của 9 dòng Keo tai tượng đều rất thích hợp để sản xuất đồ mộc.

Nhân giống Kết quả cắt tạo chồi

Trong số 61 cây cắt ở vị trí số 1 chỉ có 4 cây ra chồi, chiếm 6,5%; 10 cây cắt ở vị trí 2 đều không ra chồi. Ngoài ra lượng chồi của các cây này cũng rất ít và chỉ lấy được hom của cây K4 với lượng hom rất ít (hình 2) còn các cây khác đều bị người và gia súc phá gãy chồi. Khi cắt cụt ngọn (vị trí 4) cho chồi nhiều hơn và đạt 90,9% tỉ lệ cây ra chồi. Ở hình thức cắt cành phía dưới tán (vị trí 3) cho hiệu quả thấp hơn với 82,6% số cây ra chồi và thu được ít hom hơn.

Kết quả dẫn dòng

Trong số 40 cây trội, hom của các cây K75, K77, K88 và K99 có tỷ lệ ra rễ trên 80%. Ngược lại một số cây không ra rễ (K103, K108…) hoặc khó ra rễ (K92, K94…).

Bảng 5. Tổng hợp kết quả dẫn dòng một số cây trội Keo tai tượng

TT Cây trội Số hom Số hom Tỷ lệ ra rễ V% Vị trí cắt Hình 2. Chồi gốc cây K4

Page 5: NGHIÊN CỨU CHỌN CÂY TRỘI, NHÂN GIỐNG KEO TAI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2012/02/4Keotaituong.pdf · - Đánh giá sơ bộ bằng phương pháp mục trắc

giâm ra rễ trung bình (%) 1 K99 34 31 91,2 - 2 K77 69 61 88,1 6,4 3 K75 119 100 84,1 2,2 3 4 K88 179 145 80,6 3,4 (Cắt cành 5 K84 185 134 73,3 4,0 dưới tán) 6 K107 27 19 70,4 - … 7 K98 92 69 75,0 2,2 8 K86 102 75 73,6 1,9 9 K82 75 49 65,3 2,4 4

10 K91 123 80 64,8 3,1 (Cắt cụt 11 K78 100 61 60,9 4,1 ngọn) 12 K80 187 114 60,8 3,5 …

So sánh kết quả dẫn dòng giữa các vị trí cắt tạo chồi ở vị trí 3 và 4 cho thấy hầu hết hom chồi thu từ vị trí 3 có tỷ lệ ra rễ cao (70,4%-91,2%), cao hơn hom thu ở vị trí 4 (60,8%-75%). Kết quả ra rễ của các hom ở các vị trí cắt này đều phù hợp với tuổi sinh lý của cây, càng gần gốc hom càng trẻ và tỷ lệ ra rễ sẽ cao hơn hom ở ngọn của cây.

Kết quả giâm hom Bảng 6. Tổng hợp kết quả giâm hom các cây trội Keo tai tượng

TT Cây trội Số hom giâm

Số hom ra rễ

Tỷ lệ ra rễ trung bình (%) V% Vị trí cắt

1 K101 992 806 84,2 8,5 2 K102 863 680 81,1 7,4 3 K112 344 232 68,2 3,4 3 4 K77 228 150 66,4 5,5 (Cắt cành 5 K113 147 94 64,2 2,2 dưới tán) 6 K88 231 145 62,1 5,6 … 7 K98 170 100 59,7 5,6 8 K83 378 201 54,1 8,2 9 K82 521 263 51,1 3,5 4

10 K85 524 238 45,5 7,0 (Cắt cụt 11 K90 821 343 41,4 5,5 ngọn) 12 K94 179 69 38,7 8,0 …

Kết quả ở bảng 6 cho thấy các hom có nguồn gốc từ các cành phía dưới (vị trí 3) có tỷ lệ ra rễ cao (62,1%-84,2%), hơn các hom cắt ở vị trí 4 (38,7%-59,7%). Kết quả này đã phản ánh đúng quy luật tự nhiên, hom có tuổi sinh lý càng trẻ thì càng dễ ra rễ và ngược lại.

KẾT LUẬN 1. Kết quả phân loại gỗ bằng phương pháp mục trắc về độ xốp tương đối phù hợp với kết quả phân tích cơ lý gỗ, gỗ quan sát mục trắc là xốp có khối lượng thể tích thấp hơn gỗ quan sát là đanh.

2. Chín dòng Keo tai tượng có khối lượng thể tích từ 580 - 798 kg/m3, tương đương hoặc lớn hơn giá trị trung bình của gỗ Keo tai tượng nói chung và đều thích hợp để sản xuất đồ mộc.

3. Cắt tạo chồi ở vị trí 3 và 4 cho các cây trội Keo tai tượng 10 - 13 tuổi có tỷ lệ ra chồi cao (82,6 - 90,9%). Phương pháp cắt thân ở độ cao 1,2m và 1,5m có tỷ lệ ra chồi rất thấp và rất ít hom.

4. Nhìn chung, khả năng nhân giống của các dòng Keo tai tượng rất thấp, chỉ có một số dòng có tỷ lệ ra rễ khá cao như K83 C, K98 C, K101 và K102 với tỷ lệ hom ra rễ trên 80%. Các hom thu ở vị trí dưới tán (vị trí 3) có tỷ lệ ra rễ cao hơn hom thu ở vị trí 4 phía trên ngọn

Page 6: NGHIÊN CỨU CHỌN CÂY TRỘI, NHÂN GIỐNG KEO TAI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2012/02/4Keotaituong.pdf · - Đánh giá sơ bộ bằng phương pháp mục trắc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Chiến (2003). Giâm hom lá các loài keo Acacia - một kỹ thuật nhân giống mới nhiều triển vọng. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (5), Tr 623 - 625.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003). Tuyển tập tiêu chuẩn công nghiệp rừng Việt Nam, tập 1. Xưởng in Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tr 38.

3. Chính Phủ. Báo cáo kết quả thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998 - 2005 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giai đoạn 2006 – 2010, Ban hành kèm theo Quyết định số 145/BC - CP ngày 3 tháng 11 năm 2006.

4. Chính Phủ. Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010, Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ - TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007.

PROPAGATION ACACIA MANGIUM TO PLANTING FOR PROVIDING TIMBER FOR PRODUCTION FURNITURE

Nguyen Minh Chi and Nguyen Viet Cuong Forest Science Institute of Vietnam

SUMMARY Acacia mangium has the potential to supply wood for making furniture. The selection of trees with desirable phenotypic characteristics will assist in developing a long term genetic improvement program.

A series of trees (aged 10-13 years) in five forest enterprises in Tuyen Quang Province were selected and wood sections taken from branches in the lower and upper canopy and places in nursery beds to assess their ability to strike cuttings, either with new buds or root development. In addition, some basic wood properties were determined for these trees.

The strike rate for buds was up to 91% and up to 80% of cutting developed roots. Generally cuttings taken from the lower canopy produced root regularly that cuttings taken from the upper canopy.

Physical properties of trees selected showed considerable variation in wood density with a range from 580kg/m3 to 798kg/m3.

Keywords: Crown trimming, Plus trees, Wood furniture.