Top Banner
PHẦN 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1. Doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm của doanh nghiệp Nhà nước Trên quan điểm kế thừa và đổi mới Luật DNNN năm 2003, điều 4 khoản 22 và khoản 1 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “DNNN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”. Như vậy, đối tượng doanh nghiệp thuộc DNNN đã được mở rộng ra, trong mọi trường hợp, dù doanh nghiệp được thành lập theo hình thức nào, chỉ cần có trên 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu Nhà nước sẽ được coi là DNNN. 1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước - Chủ đầu tư: là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác. - Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ). 1
120

Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Dec 13, 2015

Download

Documents

Van Linh Nguyen

. Hiệu quả hoạt động của các DNNN đã CPH ở các tỉnh miền Trung
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

PHẦN 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1.1. Doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước

1.1.1.1. Khái niệm của doanh nghiệp Nhà nước

Trên quan điểm kế thừa và đổi mới Luật DNNN năm 2003, điều 4 khoản 22

và khoản 1 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “DNNN là tổ chức kinh tế có

tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy

định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trong đó

Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”. Như vậy, đối tượng doanh nghiệp thuộc

DNNN đã được mở rộng ra, trong mọi trường hợp, dù doanh nghiệp được thành lập

theo hình thức nào, chỉ cần có trên 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu Nhà nước sẽ được

coi là DNNN.

1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước

- Chủ đầu tư: là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các  tổ chức, cá nhân

khác.

- Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần

vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).

- Hình thức tồn tại: doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu

doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình

doanh nghiệp như: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách

nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước.

Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới

các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Trách nhiệm tài sản: doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi

tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản

góp vốn vào doanh nghiệp.

- Tư cách pháp lý: doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.

1

Page 2: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

- Luật áp dụng:  các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty

cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh

nghiệp. Các loại doanh nghiệp nhà nước khác tổ chức và hoạt động theo luật doanh

nghiệp.

1.1.1.3. Các hình thức đổi mới doanh nghiệp Nhà nước

Gồm: giao, bán, khoán, cho thuê, cổ phần hóa.

- Bán doanh nghiệp bao gồm:

+ Bán toàn bộ hoặc bộ phận doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty thành

viên hạch toán độc lập không phụ thuộc vào quy mô vốn nhà nước trong các trường

hợp sau:

a) Thuộc diện bán doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;

b) Thuộc diện cổ phần hóa trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100%

vốn nhà nước nhưng không thực hiện cổ phần hóa được.

+ Bán đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, áp dụng đối

với các đơn vị hạch toán phụ thuộc của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, doanh

nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc các trường

hợp sau:

a) Thuộc diện bán bộ phận doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng không

ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bộ phận doanh

nghiệp còn lại;

b) Thuộc diện cổ phần hóa bộ phận doanh nghiệp trong Đề án tổng thể sắp xếp

doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng không thực hiện cổ phần hóa được.

- Giao doanh nghiệp: là việc chuyển sở hữu không thu tiền đối với doanh

nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập thành sở hữu của

tập thể người lao động trong doanh nghiệp có phân định rõ sở hữu của từng người.

(sau đây gọi chung là giao doanh nghiệp) khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Giá trị tổng tài sản ghi trên sổ kế toán dưới 15 tỷ đồng;

b) Không có lợi thế về đất đai;

2

Page 3: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

c) Thuộc diện giao doanh nghiệp trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp

100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc đã tiến hành bán

nhưng không bán được.

- Khoán kinh doanh đối với một doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là khoán kinh

doanh): là phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước mà bên nhận khoán được

giao quyền quản lý doanh nghiệp, có nghĩa vụ thực hiện một số chỉ tiêu, bảo đảm

các điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng khoán. [1]

- Cho thuê một doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là cho thuê doanh nghiệp): là

hình thức chuyển giao cho người nhận thuê quyền sử dụng tài sản và lao động trong

doanh nghiệp theo các điều kiện ghi trong hợp đồng thuê. [2]

1.1.1.4. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Xét về mặt thực chất, CPH chính là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu,

chuyển hình thái kinh doanh một chủ sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp thành

công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp

với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện đại.

CPH DNNN là quá trình chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Hay

nói cách khác, CPH là quá trình đa dạng hóa chủ sở hữu đối với DNNN nhằm thu

hút các nguồn vốn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất từ các nhà đầu tư và người lao

động. Đồng thời, nó tạo cơ sở cho việc đổi mới các quan hệ quản lý và phân phối

sản phẩm.

CPH ở nước ta không phải là tư nhân hóa, không biến các công ty cổ phần

thành công ty của số ít cổ đông của một số cá nhân mà làm cho đông đảo những

người lao động đều có cổ phần, trở thành người chủ thật sự của công ty.

1.1.1.5. Vai trò của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với

định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài mục tiêu nâng cao

hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, chủ trương này còn giúp người công

nhân lao động trực tiếp tại các xí nghiệp trở thành cổ đông, tức là đồng chủ sở hữu

thực sự của xí nghiệp cổ phần, chứ không phải là những người làm chủ trên danh

1[ ] Điều 2, Điều 3 Nghị định Số: 109/2008/NĐ-CP

2[ ] Nghị định số 80/2005/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN

3

Page 4: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

nghĩa (hình thức) như trước đây. Ngoài ra cổ phần hóa DNNN còn tác động đến tất

cả các mặt của đời sống xã hội, người lao động, nền kinh tế, chủ sở hữu, nhà nước.

- Đối với nền kinh tế:

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những hướng quan trọng

của quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước - bộ phận không thể thiếu trong thành

phần kinh tế nhà nước. Trong đổi mới kinh tế, một vấn đề lớn được đặt ra là phải

phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới

phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất.

Để giải phóng lực lượng sản xuất, tất yếu phải phát triển mạnh mẽ nền kinh tế

hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang

cơ chế thị trường và xây dựng thể chế kinh tế thị trường, đa dạng hóa các hình thức

sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Muốn vậy, phải đổi mới

mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước.

Áp dụng chế độ cổ phần bằng cách cổ phần hóa doanh nghiệp, sẽ liên kết được

những nguồn vốn và tư liệu sản xuất phân tán của các sở hữu tư nhân lại với nhau,

làm cho nó trở thành nguồn vốn xã hội, thúc đẩy nhanh việc xã hội hóa nguồn vốn

và tư liệu sản xuất. 

“Thực hiện CPH, doanh nghiệp đã thu hút được một lượng vốn lớn rất quan

trọng từ cán bộ công nhân viên làm việc trong doanh nghiệp và trong dân cư để đầu

tư phát triển” [3]

Doanh nghiệp có thể vừa bán cổ phần cho lao động trong doanh nghiệp vừa

bán cho tổ chức hay cá nhân ngoài doanh nghiệp thu hút lượng vốn đáng kể. Có như

vậy thì các chỉ tiêu về SXKD mới đạt và vượt kế hoạch đề ra làm lợi cho doanh

nghiệp. Từ trước đến nay lượng vốn nhàn rỗi trong dân bị lãng phí, tuy rằng những

người có tiền họ vẫn có thể gửi tiết kiệm thu lãi suất hàng tháng. Nhưng lượng vốn

đó nếu được các chủ thể tận dụng làm vốn kinh doanh phát triển sản xuất thì lợi

nhuận sẽ lớn hơn rất nhiều. Hơn nữa việc đầu tư vào các công ty cổ phần thường

đem lại lợi ích lớn hơn so với việc gửi tiền vào các quỹ tín dụng hay ngân hàng.

3[ ] Kinh tế nhà nước và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, PGS.TS. Ngô Quang Minh. NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội- 2001, trang 174.

4

Page 5: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Thông thường lợi tức do cổ phiếu mang lại cao hơn lãi suất tiền gửi, dẫn đến hiệu

quả kinh doanh cao, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Một đặc điểm nữa của các công ty cổ phần là các cổ đông trong công ty không

được phép rút vốn ra khỏi công ty mà chỉ có thể mua bán chuyển nhượng phần vốn

góp của mình cho những người khác thông qua thị trường chứng khoán. Do vậy số

vốn kinh doanh của các công ty cổ phần luôn ổn định cho dù có những biến động

lớn về nhân sự trong công ty. Có số vốn lớn, công ty cổ phần sẽ có những điều kiện

áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tận

dụng được hết những cơ hội kinh doanh, thích ứng nhanh được với những biến

động của thị trường, đem lại hiệu quả kinh doanh cao.

Với những lợi thế như trên việc cổ phần hóa sẽ có vai trò thúc đẩy sự ra đời và

phát triển của thị trường chứng khoán, tạo điều kiện xã hội hóa các hình thức sở

hữu.

Ngoài ra, cổ phần hoá là một giải pháp quan trọng để cơ cấu lại nền kinh tế

trong quá trình đổi mới, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, đa ngành, đa lĩnh

vực.

- Đối với người lao động:

+ Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tạo thêm nhiều việc làm

Sau khi cổ phần hóa việc sắp xếp lao động và giải quyết chính sách đối với lao

động dôi dư được thực hiện đúng theo quy định hiện hành. Kết quả điều tra của

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại hơn 100 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần

hóa cho thấy, số lao động mới vào làm việc tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa

chiếm 15% tổng số lao động hiện có. Nhiều doanh nghiệp khi tiến hành sắp xếp lao

động, số người dôi dư nghỉ hưởng trợ cấp theo Nghị định 41/CP chiếm từ 20% đến

40% tổng số lao động trong doanh nghiệp, nhưng sau khi chuyển thành công ty cổ

phần, nhờ phát hành thêm cổ phiếu, huy động được vốn đầu tư phát triển sản xuất

kinh doanh, nên tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút thêm nhiều lao động hơn cả số

lao động đã nghỉ trước đó.

+ Tiền lương và thu nhập của người lao động được bảo đảm

Sau khi cổ phần hóa tiền lương và thu nhập của người lao động không ngừng

tăng, bởi lẽ: cơ chế quản lý ở công ty cổ phần về cơ bản được đổi mới; đặc biệt, ban

5

Page 6: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

kiểm soát do đại hội cổ đông bầu có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát

các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần. Tổ chức bộ máy của công

ty cổ phần được sắp xếp lại gọn nhẹ, năng động, khu vực hành chính được giảm tối

đa. Vấn đề chi tiêu trong công ty cổ phần được giám sát chặt chẽ, giảm tối đa những

khoản chi lãng phí. Mọi khoản chi và mức chi trong công ty đều phải công khai, do

đại hội cổ đông và hội đồng quản trị quyết định. Nhờ công khai, dân chủ, nên giá cả

nguyên vật liệu, thiết bị và dịch vụ đầu vào và bán thành phẩm đầu ra được kiểm

soát chặt chẽ, tránh được các hiện tượng thỏa thuận tăng giá "đầu vào", giảm giá

"đầu ra" để thu lợi bất chính...

+ Cổ phần hóa tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp

Chủ trương của Đảng và Nhà nước về CPH DNNN là tạo điều kiện cho người

lao động trong doanh nghiệp tham gia mua cổ phần và khẳng định quyền làm chủ

của mình. Cổ đông trong doanh nghiệp từ chỗ làm chủ hình thức sang làm chủ thực

sự sau khi doanh nghiệp CPH.

Cụ thể:

Nghị định số 64/ NĐ- CP, năm 2002, quy định: Người lao động được mua tối

đa 10 cổ phiếu cho mỗi năm làm việc với giá giảm 30% so với mệnh giá (mệnh giá

100.000 đ/cổ phiếu) và phải nắm giữ trong 3 năm.

Theo nghị định số 187/NĐ-CP, năm 2004: Người lao động được mua 100 cổ

phiếu cho mỗi năm làm việc với giá ưu đãi giảm 40% so với giá đấu thầu thành

công bình dân bán cho nhà đầu tư khác.

“Chỉ khi có vốn tham gia mua cổ phiếu, tham gia chọn các thành viên trong

HĐQT (là cơ quan thay mặt mình để quản lý doanh nghiệp) thì lúc đó người lao

động mới có quyền thực sự, không bị một sức ép nào” [4]

Khi đã trở thành cổ đông, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn

chặt với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nếu muốn trở thành người chủ của

doanh nghiệp thì người lao động sẽ có trách nhiệm với công ty hơn. Có như vậy thì

4[ ] Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, PGS.PTS. Hoàng Công Thi và PTS.

Phùng Thị Đoan. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1992, trang 30.

6

Page 7: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

kết quả SXKD của công ty mới thực sự có hiệu quả, họ mới được hưởng lợi nhuận

cao xứng đáng với sức lao động mà mình bỏ ra.

+ Chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp và cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước được các doanh nghiệp và người lao động hoan nghênh, đón nhận

tích cực. 

Do có chính sách này, các doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa

đã sắp xếp lại lao động một cách cơ bản. Người lao động vì nhiều lý do khác nhau

không đáp ứng được yêu cầu mới trong sản xuất kinh doanh được giải quyết phù

hợp (nghỉ chờ hưu, đào tạo lại...). Doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng lao động có

trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển

sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều phát triển khá

vững chắc, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt.

Người lao động dôi dư khi rời khỏi doanh nghiệp được Nhà nước trợ cấp, hỗ

trợ. Nhiều người đã sử dụng số tiền này để tìm việc làm hoặc tự tạo cho mình việc

làm mới phù hợp hơn, bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình. Thực tế cho

thấy, điều làm cho người lao động dôi dư phấn khởi và yên tâm, nhất là được bảo

lưu chế độ bảo hiểm xã hội, được tạo điều kiện để tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi

làm việc ở các doanh nghiệp khác thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Đặc biệt, với

nhóm đối tượng lao động dôi dư đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ 15

năm đến dưới 20 năm, nhưng vì tuổi cao (nam trên 55, nữ trên 50) không có cơ hội

tìm việc làm mới, được tự đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ tuổi hưu để hưởng

chế độ hưu trí.

- Đối với chủ sỡ hữu doanh nghiệp:

Cổ phần hóa tạo ra nhiều chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Chủ sở hữu trong

CTCP bao gồm Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài

doanh nghiệp. CTCP là tổ chức có tư cách pháp nhân và các cổ đông chỉ được

hưởng phần lợi nhuận và chịu trách nhiệm tài chính phát sinh hoặc các rủi ro khác

trong phạm vi phần vốn góp của mình. Tuỳ vào mức cổ phần của mình trong công

ty, cổ đông được hưởng mức lợi nhuận hay trách nhiệm tài chính hoặc các khoản nợ

khác nhau tạo ra một sự phân tán rủi ro.

7

Page 8: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Người đầu tư vốn cũng tự chủ trong việc chọn công ty mà mình đầu tư, thậm

chí có thể đầu tư mua cổ phần và trở thành người chủ đồng sở hữu ở nhiều công ty

trong cùng thời điểm vì vậy họ cảm thấy an tâm và hạn chế được độ rủi ro cho phần

vốn của mình. CTCP tập hợp được nhiều lực lượng khác nhau trong hoạt động

chung của công ty nhưng vẫn tôn trọng sở hữu riêng đối với từng cổ đông cả về

trách nhiệm và quyền lợi theo mức vốn góp của mình. Mở rộng sự tham gia của các

cổ đông thu hút được lượng vốn đầu tư cho hoạt động SXKD, phát triển công ty.

- Đối với xã hội:

Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa ở hầu hết các nước, tăng

trưởng GDP thường được coi là nhu cầu cấp bách, là ưu tiên số một trong chiến

lược phát triển, nhưng về lâu dài người ta càng thấy rõ nó không phải là duy nhất

của sự phát triển. Càng ngày nhân loại càng ý thức được một cách rõ ràng hơn tầm

quan trọng sống còn của sự phát triển bền vững cả về kinh tế và xã hội. Thực tiễn

thế giới cho thấy, chất lượng sống cao nhất không phải là ở những quốc gia giàu có

nhất theo mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa triệt để nhất. Nhiều công trình

nghiên cứu từ những góc độ khác nhau về thực tiễn đều có chung một kết luận rằng,

loại hình sở hữu hỗn hợp dưới hình thức phổ biến là các doanh nghiệp cổ phần, có

sức cạnh tranh cao nhất và tạo nên chất lượng tăng trưởng tốt nhất. Chính vì vậy

CPH sẽ tạo được một thị trường hỗn hợp, đáp ứng được yêu cầu của sự tăng trưởng.

Bởi vì, CPH tạo nguồn để giải quyết các vấn đề KT-XH khác như bảo đảm và có

thể mở rộng việc làm tăng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, đời

sống người dân được nâng cao, phúc lợi xã hội được đảm bảo.

1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa

- Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước: là doanh nghiệp

mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 51% vốn điều lệ, Nhà nước giữ

quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.

- Doanh nghiệp nhà nước giữ quyền kiểm soát nhất định: tỷ lệ vốn chủ sở hữu

nhà nước nắm giữ từ 21%-50%

- Công ty cổ phần: tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhà nước nắm giữ dưới 20%.

8

Page 9: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

1.2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá

1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

- Khái niệm hiệu quả trên giác độ doanh nghiệp

“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù

kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn)

để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công

thức biễu diễn khái quát  phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:

                                                H = K/C (1)

Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là

kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt

được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản

ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được

với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở

mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế.  Theo quan niệm như thế hoàn toàn có

thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của

các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau

của chúng.

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu

hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản

ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và

tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.

Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt

động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế

trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phản ánh mặt chất lượng

của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động,

thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng

của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi

nhuận.

9

Page 10: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

- Khái niệm hiệu quả trên giác độ quản lý

Bộ máy quản lý của doanh nghiệp được coi là hiệu quả khi được bố trí tinh

giản, gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức phải đảm bảo mục tiêu của doanh nghiệp với chi phí

thấp nhất.  Tổ chức bộ máy quản lý hiệu quả phải xác định rõ phạm vi, chức năng

và nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống và phải đảm bảo sự cân đối, loại trừ

những chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, trùng lặp, thiếu người chịu trách nhiệm rõ

ràng. Mặt khác số lượng các cấp quản lý phải hợp lý để phù hợp với thực tế, tránh

rườm rà, phức tạp, lãng phí.

- Khái niệm hiệu quả trên giác độ kinh tế - xã hội

Hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội và

nền kinh tế quốc dân. Nó thể hiện qua việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước, tạo

thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người lao động

và tái phân phối lợi tức xã hội.

+ Tăng thu ngân sách

Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có

nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế

doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Nhà nước sẽ sử

dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực

phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.

+ Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động

Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo

tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều

công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu

đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người

lao động.

+ Nâng cao đời sống người lao động

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp

làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét

trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua

10

Page 11: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức

tăng trưởng phúc lợi xã hội...

+ Tái phân phối lợi tức xã hội

Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh

thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh

lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay,

hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trường,

hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế...

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã

cổ phần hoá

1.2.2.1. Các chỉ tiêu tài chính

Nhóm chỉ tiêu hiệu quả: Với các nhà đầu tư thì nhóm chỉ tiêu này có ý

nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của nhà nhà đầu tư. Nó

đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của một kỳ và là căn cứ để nhà đầu tư đưa ra

các quyết định trong tương lai. Nhóm chỉ tiêu này cho biết mức độ hiệu quả khi sử

dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nhóm hệ số

này càng cao nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu tăng nhanh

hơn chi phí hoạt động. Điều này rất có lợi cho quá trình hoạt động của doanh

nghiệp.

+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) [5].

Đứng trên góc độ là cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên

vốn chủ sở hữu (ROE). Tỷ số này được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế

chia cho doanh thu thuần.

ROE = Lợi nhuận sauthuế

Vốnchủ sở hữu bìnhquân

ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo

ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. ROE càng cao thì khả năng cạnh

tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn

+ Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản[6]

5[ ] .Nguyễn Minh Kiều (2012), giáo trình Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB lao động - Hà Nội,

trang 97.

11

Page 12: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Tỷ số ROA được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài

sản.

ROA = Lợi nhuận sauthuế

Tổng tài sảnbình quân

ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản

của công ty.

+ Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn ROI[7]

- ROI là một chỉ tiêu để đánh giá tình trạng lãi suất của một công ty kinh

doanh, là thước đo phổ biến nhất được dùng để so sánh hiệu quả giữa sự đầu tư vào

công việc kinh doanh này với sự đầu tư vào công việc kinh doanh khác

ROI = Lợi nhuận sauthuế

Tổng vốnđầu tư

ROI cứ 100 đồng vốn sử dụng bình quân trong một thời kỳ mang về bao nhiêu

động lợi nhuận sau thuế. Giá trị ROI càng cao thì việc đầu tư càng hiệu quả, vốn sử

dụng càng có hiệu quả

+ Chỉ tiêu Lợi nhuận trên doanh thu ROS [8]

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu  là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình

hình sinh lợi của công ty. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ

đông và doanh thu của công ty.

ROS = Lợi nhuận sauthuế

Doanhthu thuần

Tỷ số ROS phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một

đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

+ Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần EPS[9]

6[ ] .Nguyễn Minh Kiều (2012), giáo trình Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB lao động - Hà

Nội, trang 96.7[] Ngô Kim Phượng (2006), giáo trình Phân tích tài chính danh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc

dân, trang 233.8[] Nguyễn Minh Kiều (2012), giáo trình Tài chính doanh nghiêp căn bản, NXB Lao đọng – Hà nội,

trang 93.9[] PGS. TS. Hà Thanh Việt (2013), Quản trị tài chính doanh nghiệp thực hành – Tập 1, NXB Đại

học kinh tế quốc dân, trang 97.

12

Page 13: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

EPS là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị của mỗi cổ phiếu vì nó đo

lường sức thu nhập chứa trong mỗi cổ phần. Hay nói cách khác, nó thể hiện thu

nhập mà nhà đầu tư có thể có được do mua cổ phiếu.

EPS = Thu nhập ròngcủacổ đông thường

Số lượng cổ phiếu thường

Trong đó: Thu nhập ròng của cổ đông thường được tính bằng cách lấy LNST

trừ đi tiền lãi của cổ phần ưu đãi.

Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng:

+ Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối

(tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng

trưởng âm. Trường hợp doanh thu của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng

không thì tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là không xác định (thường chỉ xảy ra nếu kỳ

báo cáo là quý, hoặc trong năm hoạt động đầu tiên của doanh nghiệp). Công thức

tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu như sau: 

Trong đó DT0 là doanh thu của kỳ hiện tại. DTi là doanh thu của i kỳ trước. 

Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao thường đang trong giai đoạn

phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường

hoặc lĩnh vực mới. Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao không nhất thiết đi

kèm với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao. 

Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu mà mức tăng trưởng được

đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. Những doanh nghiệp có

mức tăng trưởng doanh thu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt

quan tâm.

+ Tốc độ tăng trưởng thị phần: Thị phần là chỉ số đo lường phần trăm về mức

tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so sánh với  đối thủ cạnh tranh hay toàn bộ một

thị trường. Vì thị phần ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận nên mọi công ty dù lớn

13

Page 14: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

hay nhỏ thường muốn  gia tăng thị phần. Thị phần của công ty càng lớn thì chứng tỏ

hiệu quả hoạt động của công ty càng cao.

+ Thu nhập của người lao động: Thu nhập của người lao động tăng lên là một

điều kiện quan trọng kích thích, khuyến khích lao động làm việc có hiệu quả hơn.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp, lực lượng lao động của

mọi doanh nghiệp tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế. Bằng lao

động sáng tạo sẽ tạo ra công nghệ mới, thiết bị mới, nguyên vật liệu mới... có hiệu

quả hơn trước, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất, hiệu suất so với trước. Thứ hai

lực lượng lao động trực tiếp điều khiển thiết bị máy móc tạo ra kết quả của kinh

doanh. Hiệu quả của quá trình này thể hiện việc tận dụng công suất của thiết bị máy

móc, tận dụng nguyên vật liệu trực tiếp làm tăng năng suất lao động tăng hiệu quả

tại nơi làm việc, lao động có kỷ luật, chấp hành đúng nội quy vô thời hạn. Vì vậy

chăm lo đến việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ

lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Thực tế cho thấy

doanh nghiệp vững mạnh trên thương trường là những doanh nghiệp có đội ngũ lao

động có trình độ chuyên môn cao, có tác phong làm việc khoa học và có kỉ luật

nghiêm minh.

1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính

+ Việc làm và thu nhập của người lao động: Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu

quả sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo cho người lao

động một môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh và lịch sự. Thu nhập của

người lao động tăng lên là một điều kiện quan trọng kích thích, khuyến khích lao

động làm việc có hiệu quả hơn. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi

doanh nghiệp, lực lượng lao động của mọi doanh nghiệp tác động trực tiếp đến việc

nâng cao hiệu quả kinh tế. Bằng lao động sáng tạo sẽ tạo ra công nghệ mới, thiết bị

mới, nguyên vật liệu mới... có hiệu quả hơn trước, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng

suất, hiệu suất so với trước. Thứ hai lực lượng lao động trực tiếp điều khiển thiết bị

máy móc tạo ra kết quả của kinh doanh. Hiệu quả của quá trình này thể hiện việc

tận dụng công suất của thiết bị máy móc, tận dụng nguyên vật liệu trực tiếp làm

tăng năng suất lao động tăng hiệu quả tại nơi làm việc, lao động có kỷ luật, chấp

hành đúng nội quy. Vì vậy chăm lo đến việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ

14

Page 15: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

chuyên môn của đội ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh

nghiệp. Thực tế cho thấy doanh nghiệp vững mạnh trên thương trường là những

doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, có tác phong làm

việc khoa học và có kỉ luật nghiêm minh.

+ Đóng góp cho ngân sách nhà nước: Khi doanh nghiệp hoạt động, hàng năm

sẽ phải nộp các khoản thuế cho Nhà nước như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh

nghiệp,…Những khoản thuế này sẽ làm tăng khoản thu ngân sách Nhà nước, từ đó

Nhà nước có thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội của mình. Doanh

nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách nhà nước.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà

nước đã cổ phần hóa

1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Chiến lược kinh doanh sau cổ phần hóa

Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích hướng

đi của mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của doanh

nghiệp, nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Chiến

lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh,

đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa trên

thương trường kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng

cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền

vững, tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra cách quyết định phù hợp

với sự biến động của thị trường.

Tại các DNNN ở Việt Nam, chiến lược kinh doanh còn nhiều bất cập. Việc

CPH chính là cơ hội giúp các doanh nghiệp cải thiện chiến lược chiến lược kinh

doanh - đây là một hoạt động quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động

khác và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau

CPH. Sau khi tiến hành CPH, về công tác hoạch định chiến lược, các doanh nghiệp

đều gặp phải những khó khăn và thuận lợi nhất định. Sau CPH, điểm thay đổi rõ nét

nhất trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp là tính tự chủ và linh hoạt

cao. Doanh nghiệp được nắm quyền chủ động trong việc hoạch định chiến lược, các

15

Page 16: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

quyết định đều dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường, tình hình hiện tại của doanh

nghiệp, không còn chịu sự chi phối và điều tiết của Nhà nước như trước đây. Tuy

nhiên, CPH cũng tạo ra nhiều bất lợi trong quá trình hoạch định chiến lược kinh

doanh: do thoát khỏi mô hình DNNN, mặc dù được chủ động và linh hoạt hơn

nhưng bên cạnh đó thì doanh nghiệp không những phải cạnh tranh với các doanh

nghiệp tư nhân khác mà còn phải cạnh tranh với chính các DNNN hoạt động trong

cùng lĩnh vực. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp phải

thận trọng hơn trong mọi chính sách, cũng như các quyết định về chiến lược kinh

doanh để có thể tận dụng những thế mạnh để phát triển được trong bối cảnh khó

khăn chung của thị trường. Ngoài ra, các yếu tố như: không còn được sự trợ giúp

của Nhà nước; phải tiến hành điều tra, khảo sát thị trường; đánh giá đối thủ; phân

tích điểm mạnh, yếu của chính bản thân doanh nghiệp, chưa có kinh nghiệm trong

việc tự xây dựng chiến lược kinh doanh là những khó khăn mà tất cả các doanh

nghiệp đều gặp phải. Đây chính là những điểm khác biệt trong công tác hoạch định

chiến lược kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN sau CPH tại

Việt Nam hiện nay. Tóm lại, có thể nói rằng, chiến lược kinh doanh sau CPH là một

nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

- Chính sách tài chính

Tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, chi phối

mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp gồm

các chính sách về quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí và phân phối thu nhập.

Trước đây, khi chưa CPH, các quyết định tài chính đều do Ban Giám đốc ra quyết

định. Sau CPH, tất cả các quyết định lớn về vấn đề tài chính đều được đưa ra thảo

luận và biểu quyết tại hội nghị cổ đông. Tuy nhiên, nhiều quyết định vẫn được đưa

ra bởi Hội đồng quản trị trong khi bộ máy này gần như là không có nhiều sự thay

đổi ở rất nhiều doanh nghiệp. Điều này làm hạn chế sức sáng tạo và không mang lại

nhiều thay đổi trong các chính sách tài chính. Dù vậy, các doanh nghiệp sau CPH

cũng cho thấy mình chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định về chính sách tài

chính và quản trị tài chính, mạnh dạn mở rộng đầu tư thêm nhiều hạng mục và lĩnh

vực khác. Những vấn đề này trước đây thường do Ban Giám đốc quyết định, tuy

nhiên sau cố phần hóa, các vấn đề đều được đưa ra thảo luận và quyết định trong

16

Page 17: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

cuộc họp hội đồng quản trị. Điều này không những nâng cao tính minh bạch mà còn

khuyến khích sức sáng tạo, từ đó tăng hiệu quả thực hiện các quyết định tài chính,

nâng nao được hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

- Các nhân tố thuộc về quản trị doanh nghiệp (corporate governance) sau CPH

Khi còn là DNNN thì bộ máy nhân sự khá cồng kềnh, các bộ phận hoạt động

chồng chéo lên nhau; sau khi chuyển sang công ty cổ phần, các doanh nghiệpđổi

mới tổ chức quản lý, đổi mới quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp tổ chức lại bộ

máy gọn nhẹ hơn, năng động, linh hoạt hơn trước sự thay đổi của thị trường để thúc

đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Các nhân tố thuộc về quản trị doanh

nghiệp sau CPH có thể kể đến là: quản trị chiến lược, quản trị tài chính và quản trị

nhân sự - ba lĩnh vực rất quan trọng trong quản trị doanh nghiệp và có ảnh hưởng

lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

Quản trị chiến lược với việc xác định mục tiêu chiến lược, xây dựng các chiến

lược, chính sách và kế hoạch là một trong những khâu đầu tiên và quan trọng hàng

đầu của công tác quản trị doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp đạt được

những mục tiêu đã đặt ra và đối phó với những nguy cơ hay nắm bắt các cơ hội do

ảnh hưởng từ sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Các chiến lược

được đưa ra đều có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều đối tượng từ ban quản

trị, ban giám đốc cũng như các cổ đông và thậm chí là của cả các chuyên gia có

kinh nghiệm được thuê từ bên ngoài giúp hoạt động quản trị chiến lược của doanh

nghiệp trở nên khách quan và hiệu quả hơn. Việc hoạch định và quản trị chiến lược

với sự tham gia của các thành phần này cũng đem lại những sự cẩn trọng nhất định

khi lập chiến lược cho doanh nghiệp. Nhìn chung, quản trị chiến lược có những biến

chuyển tích cực.

Quản trị tài chính cũng là một công tác rất quan trọng trong quản trị doanh

nghiệp; đó là việc đưa ra các quyết định về tài chính, tổ chức việc thực hiện các

quyết định nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Quản trị

tài chính có chức năng hoạch định chiến lược tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo

đủ nguồn tài chính cho doanh nghiệp, huy động vốn với chi phí thấp nhất, và sử

dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Quản trị tài chính có chức

năng hoạch định chiến lược tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo đủ nguồn tài chính

17

Page 18: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

cho doanh nghiệp, huy động vốn với chi phí thấp nhất, và sử dụng tiết kiệm, có hiệu

quả các nguồn vốn kinh doanh. Có thể mô tả quản trị tài chính doanh nghiệp thông

qua ba quyết định quan trọng: quyết định đầu tư, quyết định tài chính và quyết định

phân chia lợi nhuận.

Quản trị nhân sự là công tác thiết yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành

công của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ cần mạnh về công nghệ mà

cần phải có một đội ngũ nhân sự chất lượng cùng với trình độ quản lý phù hợp. Sau

CPH doanh nghiệp nhà nước, nhân lực ở các danh nghiệp mở rộng cả về chất và

lượng chính là một trong những yếu tố cốt lõi để hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp tăng cao. Quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, các cổ đông tham

gia góp vốn cũng được thực hiện tốt hơn. Các công tác tuyển dụng, đào tạo và đãi

ngộ cũng có những quan tâm, chú trọng và thay đổi nhất định theo hướng chặt chẽ,

minh bạch, công khai và mang tính cạnh tranh hơn trước, nhằm thu hút và giữ chân

người tài cho doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh hiện nay và khi doanh nghiệp

phải tự mình quản lý các vấn đề. Điều này tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp.

- Chính sách đối với người lao động sau cổ phần hóa

Sau CPH, các DNNN phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, trong đó đáng kể đến

là việc thực hiện giải quyết các chế độ, chính sách đối với người lao động như:

chính sách mua cổ phần và mua thêm cổ phần với giá ưu đãi; chế độ hưu trí; chế độ

trợ cấp thôi việc; chế độ đối với lao động dôi dư; trợ cấp mất việc làm;… Do các

chính sách này, các doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa đã sắp xếp lại

lao động một cách cơ bản. Người lao động vì nhiều lý do khác nhau không đáp ứng

được yêu cầu mới trong sản xuất kinh doanh được giải quyết phù hợp. Doanh

nghiệp có cơ hội tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, các doanh

nghiệp sau cổ phần hóa đều phát triển khá vững chắc, năng suất lao động, chất

lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt. Người lao động dôi dư khi rời khỏi doanh

nghiệp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ. Nhiều người đã sử dụng số tiền này để tìm

việc làm hoặc tự tạo cho mình việc làm mới phù hợp hơn, bảo đảm cuộc sống cho

bản thân và gia đình. Thực tế cho thấy, điều làm cho người lao động dôi dư phấn

18

Page 19: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

khởi và yên tâm, nhất là được bảo lưu chế độ bảo hiểm xã hội, được tạo điều kiện

để tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc ở các doanh nghiệp khác thuộc khu

vực ngoài quốc doanh.

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

- Chính sách ưu đãi của trung ương/địa phương đối với DNNN sau CPH

Sau CPH các DNNN gặp phải những khó khăn nhất định. Do đó, các chính

sách ưu đãi của Trung ương và địa phương sẽ là động lực lớn tạo điều kiện cho

nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, phát triển, nâng cao hiệu quả

hoạt động của mình. Một số chính sách có thể kể đến như là: Các thủ tục hành chính

tại địa phương: cấp giấy phép đầu tư, thủ tục hành chính – hải quan, thủ tục hành

chính thuế, miễn giảm thuế, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ thuê đất,... Điều 36 của Nghị

định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ đã quy định: “ Doanh

nghiệp sau khi CPH được tiếp tục vay vốn ngân hàng tại các ngân hàng thương mại,

công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế như đối với

các công ty nhà nước”. Nhưng trên thực tế, có sự phân biệt, bất bình đẳng giữa

DNNN và doanh nghiệp CPH. Các DNNN có cơ chế ưu đãi hơn so với công ty cổ

phần ra đời từ chính DNNN. Ví dụ: Các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc

vay vốn, bởi sau khi chuyển sang hoạt động theo lĩnh vực công ty cổ phần, họ

không phải thuộc thành phần kinh tế nhà nước nữa, vì vậy các Ngân hàng Thương

mại cũng dè chừng hơn trong việc giải ngân cho các doanh nghiệp này. Ngoài ra,

khi còn là DNNN, họ sẽ dễ dàng được bổ sung vốn, vay vốn cũng như bảo lãnh nợ,

các DNNN còn được ưu tiên nhận những dự án đầu tư, ưu tiên cấp hạn ngạch trong

xuất – nhập khẩu, ưu tiên được liên doanh với các đối tác nước ngoài. Nhưng sau

khi đã CPH, tất cả các ưu thế đó sẽ bị mất đi, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hơn

nhiều trong việc huy động vốn. Theo nghị định 187/2004, doanh nghiệp CPH sẽ

được miễn 100% thuế TNDN trong 2 năm đầu tiên kể từ khi có thu nhập chịu thuế

và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo. Như vậy, bên cạnh những yếu tố nội tại của

doanh nghiệp thì những chính sách ưu đãi của địa phương tác động không nhỏ đến

hiệu quả hoạt động của các DNNN sau CPH.

- Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với DNNN sau CPH

19

Page 20: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Trong những năm qua, hệ thống cơ chế, chính sách tài chính đối với DNNN

đã được hình thành và đang dần được hoàn thiện, thống nhất với mọi thành phần

kinh tế, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Qua đó góp phần thực hiện phân bổ lại nguồn lực trong từng ngành kinh tế chuyển

dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Sự đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách tài chính doanh nghiệp trong thời gian

qua đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm thiểu can thiệp hành chính của

cơ quan quản lý nhà nước gắn với nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của

doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và tài chính. Khuyến khích doanh nghiệp

nâng cao chất lượng quản trị, năng lực cạnh tranh, công khai, minh bạch thông tin,

thích ứng với điều kiện hội nhập. Với hệ thống cơ chế quản lý, giám sát vốn và tài

sản nhà nước tại doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện đã tạo cơ sở pháp lý cho

việc thực hiện tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng điều hành sản xuất

kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đổi mới phương thức quản lý

vốn nhà nước từ quản lý hành chính sang quan hệ đầu tư, kinh doanh vốn, xác định

rõ mối quan hệ giữa chủ sở hữu vốn, người quản lý điều hành doanh nghiệp, tăng

cường tính tự chủ cho doanh nghiệp có vốn nhà nước. Vì vậy, bước đầu đã xác lập

rõ được quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý

vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số

09/2009/NĐ-CP ngày 05/2/2009 của Chính phủ thì đại diện chủ sở hữu quyết định

đầu tư, góp vốn, điều chỉnh tăng giảm vốn đầu tư tại các công ty cổ phần; cử, bãi

miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết định tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và các vấn

đề đãi ngộ đối với người đại diện phần vốn nhà nước; giao nhiệm vụ và chỉ đạo

người đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của Nhà nước… giám sát kiểm tra

việc sử dụng vốn góp, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển

vốn góp. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quyền tham gia

ứng cử vào bộ máy quản lý điều hành của công ty cổ phần để thực hiện các quyền

của cổ đông; giám sát tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

khác; người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác khi được quyền mua

cổ phiếu phát hành thêm, trái phiếu chuyển đổi theo quyết định của công ty cổ phần

20

Page 21: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

(trừ trường hợp được mua theo quyền của cổ đông hiện hữu) thì phải báo cáo bằng

văn bản cho chủ sở hữu vốn và chủ sở hữu vốn nhà nước quyết định bằng văn bản

số lượng cổ phần người đại diện được mua theo mức độ đóng góp và kết quả thực

hiện nhiệm vụ của người đại diện. Phần còn lại thuộc quyền mua của chủ sở hữu

vốn nhà nước….Việc cổ đông nhà nước từ chối không mua khi doanh nghiệp khác

tăng vốn do công ty nhà nước không có nhu cầu đầu tư bổ sung vốn thì người đại

diện phần vốn nhà nước báo cáo đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước xem xét,

quyết định chuyển nhượng quyền mua, quyền góp vốn theo quy định của pháp luật

về chứng khoán.

- Sự phát triển của thị trường tài chính: thị trường cổ phiếu, trái phiếu.

Các DNNN sau khi chuyển thành công ty cổ phần có khả năng huy động vốn

thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Một thị

trường chứng khoán với quy mô lớn và chất lượng cao sẽ tạo điều kiện cho thị

trường vốn hoạt động mạnh.

Thực tế cho thấy, tiến trình sắp xếp, CPH DNNN và thị trường chứng khoán

có mối quan hệ tương hỗ và tác động qua lại lẫn nhau. Khi tái cấu trúc DNNN được

thực hiện triệt để và thành công sẽ góp phần thúc đẩy công tác tạo hàng cho thị

trường chứng khoán. Nhiều DNNN lớn, tài chính lành mạnh, có uy tín, hoạt động

hiệu quả được CPH và đưa vào niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ góp phần

làm tăng cung hàng hóa có chất lượng cao cho thị trường chứng khoán, tăng tính

hấp dẫn các nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường ngày càng phát triển. 

Ngược lại, thị trường chứng khoán phát triển cũng góp phần quan trọng trong

tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, đặc biệt là tái cấu trúc hệ thống DNNN

nói riêng và cụ thể là CPH, thoái vốn tại các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước lớn.

Do đó, thị trường chứng khoán cũng phải hoạt động công bằng, hiệu quả để hỗ trợ

trở lại cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế. Thông qua thị trường chứng khoán,

Chính phủ huy động được lượng vốn lớn phục vụ cho đầu tư phát triển, cân đối

ngân sách, đặc biệt từ nguồn Trái phiếu Chính phủ; Doanh nghiệp cũng huy động

được nguồn vốn lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này vừa góp phần giảm

áp lực cho NSNN và hệ thống ngân hàng, giúp doanh nghiệp thay đổi “thói quen”

từ việc chỉ nhăm nhăm huy động vốn từ các ngân hàng thương mại và ỷ lại vào

21

Page 22: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

nguồn tài trợ từ NSNN, chuyển sang chủ động huy động vốn qua thị trường chứng

khoán, vừa phù hợp với nền kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập.

22

Page 23: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

PHẦN 2

KINH NGHIỆM CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG

2.1. Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội của các tỉnh miền Trung

2.1.1. Vị trí địa lý

Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông

Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình

Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông;

phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi

những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều

ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa

bàn tỉnh Quảng Bình.

Địa hình miền Trung gồm 3 khu vực cơ bản là Bắc Trung Bộ, Tây

Nguyên và Nam Trung Bộ.

Bắc Trung Bộ bao gồm các dãy núi phía Tây, nơi giáp Lào có độ cao trung

bình và thấp. Riêng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá có độ cao từ 1000 - 1500m.

Khu vực miền núi Nghệ An - Hà Tĩnh là đầu nguồn của dãy Trường Sơn có địa

hình rất hiểm trở, phần lớn các núi cao nằm rải rác ở đây. Các miền đồng bằng có

tổng diện tích khoảng 6.200km2, trong đó đồng bằng Thanh Hoá do nguồn phù sa

từ sông Mã và sông Chu bồi đắp, chiếm gần một nửa diện tích và là đồng bằng rộng

nhất của Trung Bộ.

Tây Nguyên có diện tích khoảng 54.473,7km2, nằm về vị trí phía Tây và Tây

Nam Trung Bộ (phía Tây dãy Trường Sơn). Tây Nguyên có phía Tây giáp 2 nước

Lào và Campuchia, phía Đông giáp khu vực kinh tế Nam Trung Bộ và phía Nam

giáp khu vực Đông Nam Bộ. Địa hình Tây Nguyên đa dạng, phức tạp, chủ yếu là

cao nguyên với núi cao ở độ cao từ 250 - 2500m.

Nam Trung Bộ thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng

bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hường Đông - Tây (trung bình 40 –

50 km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Có hệ thống sông ngòi

ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp. Các miền

23

Page 24: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo

hướng Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại. Đồng bằng

chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân

núi.

Xét chung, địa hình Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống

đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra

đến các đảo ven bờ.

2.1.2. Điều kiện khí hậu

Miền Trung là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trong cả nước.

Hàng năm thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ, gió Lào, hạn hán, mà nguyên

nhân cơ bản là do vị trí, cấu trúc địa hình tạo ra. Vùng này cũng chịu ảnh hưởng của

gió mùa Đông Bắc lạnh, tuy nhiên không nhiều như ở Bắc Bộ. Điều kiện khí hậu

của vùng gây khó khăn cho sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

2.1.3. Điều kiện kinh tế

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với 5 tỉnh Đà Nẵng, Thừa

Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, có nhiều lợi thế về vị trí chiến

lược bao gồm nguồn nhân lực, 17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công nghiệp, 2

khu chế xuất, 8 sân bay, 2 xa lộ xuyên Việt, là hành lang kinh tế Đông Tây. Tuy

nhiên, hiện nay các tiềm năng sẵn có đó vẫn chưa phát huy được lợi thế kinh tế

vùng miền nói chung khi các tỉnh, thành đều có những ưu thế nhưng chưa được quy

hoạch tổng thể, đang còn tồn tại sự phát triển lao động sản xuất manh mún, tự phát.

Các cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương (Hà Tĩnh), Chân Mây (Thừa Thiên

Huế), Tiên Sa (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi) không

được hoạt động hết công suất tối đa. Các khu công nghiệp - chế xuất đang trong tình

trạng thiếu vắng các doanh nghiệp trong và ngoài nước trú trọng và quan tâm đầu

tư.

2.1.4. Điều kiện văn hóa xã hội

Miền Trung, ngoại trừ Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, từng là nơi định cư

của các tiểu vương quốc Chăm-pa. Vì vậy đặc điểm căn bản văn hoá vùng miền chủ

yếu mang dấu tích của văn hoá Chăm-pa. Nhiều di sản văn hoá hữu thể còn tồn tại

từ thời đó đến nay như tháp Chăm ở Huế, tháp Đôi Liễu, Cốc Thượng, Núi Rùa

24

Page 25: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

ở Quảng Nam, Đà Nẵng được xem như những đại diện tiêu biểu cho các giai đoạn

phát triển nghệ thuật và kiến trúc đối với lịch sử của nền văn hoá Trung Bộ.

So sánh với 2 vùng Bắc Bộ và Nam Bộ thì Trung Bộ thể hiện rõ nét là một

vùng đệm mang tính trung gian. Nơi đây phần nào đã chịu sự ảnh hưởng từ các yếu

tố tự nhiên là núi non, biển, sông ngòi, các đầm và đồng bằng, vào trong các thành

tố văn hoá vùng. Thể hiện qua các loại hình văn hóa, tập tục xã hội nói chung và

cuộc sống trong các làng, xãđồng bằng ven biển nói riêng. Các làng nghề nông

nghiệp, ngư nghiệp, thủ công, có hoạt động đan xen, hỗ trợ nhau. Điển hình là các

ngày lễ cúng đình của làng nghề nông nghiệp và đồng thời là lễ cúng cá ông của

làng nghề đánh cá, phần do vùng Trung Bộ gồm có những tiểu đồng bằng nhỏ hẹp,

bám sát vào các chân núi ven biển.

Khí hậu quanh năm trong vùng không được thuận lợi và tính chất văn hoá

vùng miền chịu sự chi phối mạnh của điều kiện tự nhiên vốn luôn khắc nghiệt này.

Tuy văn hóa Trung Bộ có những đặc điểm riêng biệt với các vùng khác, nhưng xuất

phát từ hệ thống địa lý liền một dải, lại có mối quan hệ tương hỗ giữa các vùng

miền trong lịch sử phát triển nên vừa có tính đặc trưng lại vừa tương đồng với nền

văn hoá chính thể.

2.2. Kinh nghiệm cổ phần hóa các DNNN ở các tỉnh miền Trung

2.2.1. Sự cần thiết của việc CPH các DNNN ở các tỉnh miền Trung

Các DNNN được thành lập khi đất nước được giải phóng. Hoạt động của các

DNNN đã góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước sau

chiến tranh. Nhưng do cơ chế bao cấp, nền kinh tế tự cung tự cấp kéo dài, dẫn đến

triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh. Sản xuất không theo nhu cầu mà theo chi

tiêu pháp lệnh của nhà nước, sản xuất đình truệ không có hiệu quả.

Mục đích của việc thành lập DNNN nhằm tạo tích lũy cho ngân sách nhà

nước, tạo việc làm cho người lao động nhưng thực tế các DNNN không đáp ứng

được những mục tiêu này. Do DNNN thường có xu hướng tập trung vào những

ngành cần vốn lớn sử dụng ít lao động, cộng thêm với trình độ của đội ngũ quản lý

DN có nhiều yếu kém, nên DNNN hoạt động kém hiệu quả không đảm bảo được

các mục tiệu nhà nước đặt ra đối với DNNN khi thành lập.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng kém hiệu quả của các DNNN là:

25

Page 26: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Một là, chưa nhận thức đúng vai trò của DNNN trong nền kinh tế.

Ngoài vai trò của Nhà nước là bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ thể chế chính

trị thì trong lĩnh vực kinh tế ngoài việc cung cấp khung thể chế cho nên kinh tế vận

hành, DNNN là một thể hiện can thiệp vào thị trường hay chính xác hơn là can

thiệp vào những thất bại của thị trường mà nếu để nó tự vận hành thì sẽ gặp nhiều

bất ổn.

Hai là, những cơ chế quản lý DNNN chưa hợp lý. Trong đó bao gồm quản lý

bên trong nội bộ DNNN và quản lý của Nhà nước đối với DNNN.

Trong DNNN, người quản lý bên trong nội bộ DNNN là người thực hiện các

hành động, là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả của DN. Tuy nhiên, việc

điều hành hoạt động của các quản lý này vẫn chưa hòa hợp với mục địch quản lý

của Nhà nước đề ra đối với những DNNN.

2.2.2. Kinh nghiệm CPH các DNNN ở các tỉnh miền Trung

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế Nhà nước nói riêng, của toàn

bộ nền kinh tế nói chung, xây dựng lại cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên kinh tế tư

nhân, tạo môi trường kinh doanh tích cực đảm bảo công bằng giữa các thành phần

kinh tế xoá bỏ một phần lối kinh doanh độc quyền kém hiệu quả của kinh tế Nhà

nước, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Thực hiện chương trình CPH các DNNN từ năm 1992 đến nay ở cả 3 miền

Bắc – Trung – Nam. Việc CPH các DNNN ở các tỉnh miền Trung chủ yếu tập trung

vào các tỉnh, thành phố trọng điểm như: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,

Quảng Ngãi, Bình Định và đã có không ít các DNNN sau CPH đã hoạt động hiệu

quả hơn.

Việc CPH các DNNN ở các tỉnh miền Trung chủ yếu dựa vào đặc điểm tự

nhiên và xã hội của vùng đến các DNNN được CPH. Tuy nhiên, khi thực hiện CPH

các DNNN ở các tỉnh miền Trung lại gặp một số vấn đề vướng mắc sau:

- Về đánh giá thực trạng và tiềm năng của DN để đề xuất loại hình mà DN

thích hợp để tiến hành CPH.

Muốn thực hiện điều này cần phải tạo ra cơ sở pháp lý và cơ sở phương pháp

luận cho việc CPH DNNN. Cần có đội ngũ chuyên gia giỏi, nhạy bén, năng động,

có đủ trình độ nghiên cứu và xử lý những phát sinh ở DNNN được CPH.

26

Page 27: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

- Về các khía cạnh luật pháp và những văn bản luật liên quan trực tiếp đến

việc CPH các DNNN và loại hình hoạt động của DNNN sau khi được CPH.

- Về các hợp đồng mà các DNNN đã đăng ký thực hiện, các quan hệ công

việc, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới hợp đồng công việc. Các vấn đề về vốn kể

cả vốn cố định và vốn lưu động, những khoản tín dụng nguồn vốn và khả năng,

năng lực sản xuất của DN sau khi CPH.

- Về sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các cơ quan, ban ngành có liên

quan.

Nhìn chung, việc thực hiện CPH phụ thuộc vào mối quan tâm của nhà đầu tư

và khả năng của Nhà nước, chính quyền địa phương. Nhưng đều phải có sự đầu tư

mới và thay đổi phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho

các doanh nghiệp chuyển đổi. Thêm vào đó, cổ phần hoá chỉ được tiến hành thành

công khi đã chuẩn bị chu đáo cả về cơ chế, chính sách và vật chất để giải quyết

những hậu quả do cải cách DNNN gây nên.

Theo kinh nghiệm từ một số tỉnh miền Trung cho thấy, cần xây dựng các xí

nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường sức cạnh tranh cho các xí nghiệp này. Theo đó,

Chính phủ phải có kế hoạch trong việc đầu tư cả tiến vốn và kỹ thuật. Thêm vào đó,

cần nhanh chóng bán các DNNN vừa và nhỏ có tính cạnh tranh thông qua đấu thầu

cạnh tranh. Để tăng tính hấp dẫn của DN trước khi bán, cần tiến hành giải quyết

vướng mắc về tài chính đối với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không

hiệu quả hoặc hiệu quả thấp như:

- Giải quyết các khoản nợ dây dưa, khả năng thanh toán thấp.

- Loại bỏ những tài sản và dự án đầu tư không hiệu quả ở các nước DNNN

trong các thời kỳ trước.

- Giải quyết vấn đề lao động dôi dư như đào tạo lại, trợ cấp thôi việc và bảo

hiểm thất nghiệp vì thực tế sự phản đối của lực lượng lao động trong các doanh

nghiệp chuyển đổi đã gây khó khăn và ảnh hưởng đến tiến trình chuyển đổi sở hữu

DNNN. Nhưng nếu có những biện pháp giải quyết thoả đáng thì nó lại đem lại hiệu

quả rất cao.

27

Page 28: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

- Nhà nước không nên can thiệp sâu và trực tiếp vào hoạt động của các DN để

không cản trở mục tiêu phân định trách nhiệm giữa Nhà nước và DN, đồng thời

phát huy được tính năng động và tự chủ trong kinh doanh của DN.

- Phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các văn bản pháp

quy liên quan đến sự vận hành của doanh nghiệp, kịp thời ban hành các quy chế

chính sách, mà đặc biệt là các chính sách đối với người lao động và giá bán DN

cũng như giá bán cổ phần thuộc vốn nhà nước tuân thủ nguyên tắc của cơ chế thị

trường. Đồng thời, cần có cơ chế đồng bộ, quan điểm và cách hiểu nhất quán từ

trung ương đến cơ sở, vừa chỉ đạo thực hiện kiên quyết, vừa theo dõi sát để kịp thời

điều chỉnh, bổ sung những cơ chế mới khi xuất hiện các lực cản làm chậm tiến trình

thực hiện cổ phần hóa.

- Chính phủ cần có những chính sách lãi suất, chính sách tài chính đúng, mở

rộng thị trường mua, chuyển nợ thành vốn đầu tư làm tăng thành phần tham gia vào

doanh nghiệp, giải quyết khó khăn về vốn đối với DN để thúc đẩy việc bán từng

phần hoặc toàn bộ DNNN.

- Đối với các DN bắt đầu tiến hành CPH, các DN đã CPH, những DN sau khi

CPH hoạt động hiệu quả, chính quyền địa phương cần áp dụng những biện pháp

phù hợp cho từng loại doanh nghiệp. Đặc biệt, chính quyền địa phương và DN cần

quan tâm giải quyết vấn đề thất nghiệp cho người lao động, cần tạo điều kiện cho

các DN hưởng một số ưu đãi như: thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, đặc biệt

được giảm thuế trong những năm đầu hoạt động. Đồng thời, cần tạo điều kiện thuận

lợi cho các DN tham gia vào thị trường chứng khoán và được hưởng các ưu đãi về

tài chính...

2.3. Hiệu quả hoạt động của các DNNN đã CPH ở các tỉnh miền Trung

Trong các năm qua, DNNN ở các tỉnh miền Trung đã tập trung thực hiện tái

cơ cấu 03 mục tiêu, đó là: Tái cơ cấu về tổ chức, sắp xếp lại DN; Tái cơ cấu về tài

chính; và Tái cơ cấu về quản trị, lao động. 

Qua những năm thực hiện Đề án tái cơ cấu, hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh

của DNNN từng bước được cải thiện đáng kể, tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư vào

các ngành, lĩnh vực không phải là ngành kinh doanh chính đã từng bước được khắc

phục và chấn chỉnh. 

28

Page 29: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Các DNNN đã tập trung thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành, thoái vốn tại

các DN đã cổ phần hóa hoạt động trong lĩnh vực không cần nắm giữ cổ phần, vốn

góp chi phối. Bên cạnh đó, cơ cấu DNNN đã từng bước được sắp xếp, điều chỉnh

phù hợp với yêu cầu phát triển theo lĩnh vực, ngành nghề cũng như xu hướng phát

triển kinh tế - xã hội qua từng giai đoạn theo chủ trương, chính sách của tỉnh nhà và

định hướng của Đảng và Nhà nước. 

Đến nay, cơ bản các DNNN đã và đang được sắp xếp để Nhà nước chỉ tập

trung nắm giữ ở một số lĩnh vực như: cung ứng các dịch vụ thiết yếu, trực tiếp phục

vụ an ninh, quốc phòng, an sinh, xã hội, các sản phẩm công ích và các ngành, lĩnh

vực quan trọng của nền kinh tế mà các thành phần kinh tế khác chưa có khả năng

đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã hội. Cơ chế chính sách về sắp xếp, cổ phần hóa

DNNN liên tục được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng cổ phần hóa, ngăn

chặn thất thoát vốn, tài sản nhà nước theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, chỉ

đạo của Chính phủ và các cấp ban ngành các tỉnh nhằm tạo môi trường pháp lý

thuận lợi để các DN thực hiện.

Hiệu quả hoạt động của DNNN sau khi sắp xếp, cổ phần hóa từng bước được

nâng cao. Việc sắp xếp, cổ phần hóa DNNN cũng tạo thêm nguồn thu cho Nhà nước

để thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

Cụ thể, quá trình cải cách DNNN ở các tỉnh miền Trung đến nay đã đạt được

nhiều kết quả tích cực, nổi bật nhất là đã hình thành khá đồng bộ hệ thống thể chế

tạo khung pháp lý cho đổi mới, sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN cũng như đổi

mới cơ chế quản lý của nhà nước đối với DNNN. Khu vực DNNN được CPH tập

trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng mà miền Trung

cần nắm giữ hoặc những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác ít hoặc chưa tham

gia. CPH DNNN đã được triển khai từng bước vững chắc: Hầu hết DNNN sau khi

CPH hoạt động có hiệu quả hơn với các chỉ tiêu về tài chính, doanh thu, lợi nhuận,

nộp ngân sách, vốn điều lệ đều tăng hơn: Lợi nhuận bình quân tăng 3,2 lần, nộp

ngân sách tăng 2,5 lần, doanh thu tăng 1,9 lần, số lao động bình quân tăng

12%... Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng như năng lực

cạnh tranh của DNNN được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho

quốc phòng, an ninh và nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích. Đặc biệt, trong bối cảnh

29

Page 30: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

lạm phát, suy giảm kinh tế những năm gần đây, DNNN được CPH đóng góp quan

trọng trong bình ổn giá cả, vật tư hàng hóa, góp phần để Nhà nước thực hiện các

chính sách vĩ mô, ổn định xã hội, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Thêm vào đó, mô

hình tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng tại DNNN được đổi mới

phù hợp hơn với điều kiện DN hoạt động trong cơ chế thị trường.

30

Page 31: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

PHẦN 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HÓA Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

Quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, đồng thời phát huy

những kinh nghiệm có được trong thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ

đạo thực hiện công tác cổ phần hóa DNNN và đạt được một số kết quả nhất định.

Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh đã thực hiện xong công tác cổ phần hóa tại 44

đơn vị. Đây là kết quả hết sức khả quan so với tình hình chung về cổ phần hóa trong

toàn quốc.

Năm 1996, tỉnh Bình Định chỉ có một DNNN được CPH là CTCP In và bao bì

Bình Định. Mãi đến năm 1999 mới có thêm chín DNNN được cố phần hóa là CTCP

khách sạn Đông Phương, CTCP thủy sản Bình Định, CTCP thủy sản Hoài Nhơn,

CTCP cơ khí tàu thuyền, CTCP xây lắp điện Tuy Phước, CTCP xây dựng Bình

định, CTCP hàng hải Bình Định, CTCP vận tải và kinh doanh tổng hợp Bình Định,

CTCP xây dựng thủy lợi. Đến năm 2013 có CTCP Dược – Trang thiết bị y tế Bình

Định và công ty PISICO Bình Định, CTCP Cảng Quy Nhơn.

Tiếp tục thực hiện chủ trương cổ phần hóa DNNN, trong năm 2014 UBND

tỉnh Bình Định đã chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa tại 06 doanh nghiệp. Các doanh

nghiệp cổ phần hóa lần này tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động công

ích (03 doanh nghiệp thành phố Quy Nhơn: Công ty TNHH Môi Trường đô thị;

Công ty TNHH Công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị; Công ty TNHH sửa chữa

đường bộ); các doanh nghiệp khu vực miền núi (02 doanh nghiệp: Công ty TNHH

Tổng hợp Vân Canh và Công ty TNHH Tổng hợp Vĩnh Thạnh) và Công ty TNHH

Một thành viên Cấp thoát nước Bình Định. Đến nay, 5/6 DN đã tổ chức đại hội cổ

đông.

Mặc dù mốc thời gian CPH của các DNNN là khác nhau và có phần hơi muộn

so với các văn bản chỉ đạo nhưng sau CPH đa số các doanh nghiệp này đã chứng tở

được năng lực nội tại của mình và đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh.

31

Page 32: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

3.1. Tình hình kinh doanh

Sau CPH đa số các doanh nghiệp của tỉnh Bình Định SXKD ổn định và có

hiệu quả, đã hình thành loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu về vốn, thực hiện

được sự giám sát chặt chẽ hơn trong SXKD, huy động được nhiều vốn cho xã hội,

tạo điều kiện đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức tổ chức quản lý mới cùng

với đội ngũ cán bộ quản lý thích nghi hơn với cơ chế thị trường. Nhiều doanh

nghiệp đã tự huy động và phát hành cổ phiếu để tăng vốn Điều lệ, tuy không lớn

nhưng đã thể hiện sự tự chủ trong việc huy động các nguồn vốn phục vụ cho kinh

doanh và thể hiện sự thống nhất ý thức trong việc xây dựng và phát triển đơn vị. Từ

những chuyển biến nói trên đã nâng cao rõ rệt hiệu quả SXKD. Qua kết quả điều tra

các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Định sau khi CPH trong thời gian cho thấy, bước

đầu tuy có khó khăn nhưng nhìn chung vốn bình quân của doanh nghiệp tăng, có

nhiều doanh nghiệp trong tỉnh sau CPH hoạt động SXKD có lãi đó là: CTCP nước

khoáng Quy Nhơn, CTCP Cảng Quy Nhơn, CTCP Dược – Trang thiết bị y tế Bình

Định, CTCP xây dựng 47, Công ty thủy sản Quy Nhơn,…. mức nộp ngân sách

tăng, thu nhập bình quân của người lao động tăng, năng suất lao động tăng so với

khi chưa CPH. Các công ty đều thực hiện chia cổ tức hàng năm và mức cố tức cao

hơn so với lãi suất ngân hàng.

Bên cạnh những đơn vị hoạt động SXKD có hiệu quả, còn một đơn vị KD

không có hiệu quả và dẫn đến tình trạng phá sản đó là: CTCP Đường Bình Định,…,

nguyên nhân phá sản có nhiều nhưng chủ yếu là do khi tiến hành CPH không làm

tốt khâu kiểm kê đánh giá lại tài sản doanh nghiệp, sau CPH thiếu xây dựng Qui

chế quản lý doanh nghiệp như: Qui chế hoạt động SXKD, Qui chế quản lý và sử

dụng vốn..., mạng lưới hoạt động SXKD chưa gọn nhẹ, kém hiệu quả có những cửa

hàng, chi nhánh thua lỗ kéo dài không phát hiện và xử lý kịp thời, công tác cán bộ

còn xem nhẹ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhận thức về CPH chưa đúng, ý thức

tố chức kỹ luật kém, thiếu trách nhiệm trong công tác được giao, lãnh đạo doanh

nghiệp theo cảm tính, nghiệp vụ chuyên môn kém, buông lỏng các nguyên tắc quản

lý tài chính đã đưa doanh nghiệp đi đến phá sản, mất vốn Nhà nước và cổ đông,

người lao động mất việc làm, đời sống khó khăn....

32

Page 33: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Qua khảo sát hiệu quả hoạt động của các DNNN sau cổ phần hóa trong giai

đoạn 2011 - 2013 như sau:

Bảng 3.1: Hiệu quả hoạt động của một số DNNN sau cổ phần hóa

tại tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2011 - 2013

(đơn vị tính: %)

Tên công tyROS ROA ROE

2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013

CTCP Xây dựng Bình

Định1,55 1,40 1,28 2,30 2,13 1,66 20,44

18,4

8

12,5

5

CTCP Xây dựng 47 1,87 2,15 1,51 1,85 1,35 1,14 15,9113,9

2

13,4

9

CTCP Cảng Quy Nhơn 4,16 3,74 4,12 5,97 5,69 0,55 7,08 7,69 0,64

CTCP Lương thực Bình

Định1,72 2,72 2,41 10,3

14,7

8

15,8

423,56

30,7

4

18,5

8

CTCP Dược – Trang

thiết bị y tế Bình Định2,87 2,13 1,91 4,83 3,37 3,14 15,12 9,22 9,25

CTCP Giày Bình Định 6,39 4,18 3,3112,0

17,50 8,58 39,33

19,3

6

23,5

9

CTCP Sách – Trang

thiết bị Bình Định3,32 1,55 0,83 5,54 3,69 2,49 8,84 5,05 3,29

CTCP Khoáng sản Bình

Định

29,5

6

26,0

8

21,4

7

35,4

6

31,8

7

29,3

348,61 42,4

37,3

1

CTCP Cảng Thị Nại12,2

2

10,7

8

11,8

04,04 3,93 5,05 4,56 4,41 5,56

Trung bình 7,07 6,08 5,40 9,14 8,26 7,53 20,3816,8

1

13,8

1

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty và Tính toán của nhóm nghiên cứu)

Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy các chỉ số ROS, ROA, ROE trung bình của

các DNNN đã CPH tại tỉnh Bình Định giảm dần từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ

thể:

- Chỉ số ROS trung bình giảm từ 7,07% (năm 2011) xuống còn 5,4% (năm

2013). Bên cạnh những công ty có chỉ số ROS cao vượt trội như Công ty CP

Khoáng sản Bình Định (trong khoảng 20% đến 30%), CTCP Cảng Thị Nại (trong

khoảng 10% đến 12%),…. cũng có những công ty có chỉ số ROS rất thấp như:

33

Page 34: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

CTCP Xây dựng Bình Định, CTCP Xây dựng 47, CTCP Lương thực Bình Định

(1% đến 3%)….

Giai đoạn 2011-2013 tỷ số DLDT liên tục giảm, đây là báo hiệu cho thấy các

công ty không quản lý tốt chi phí làm chi phí tăng cao nên các công ty cần phải có

chính sách và chiến lược tối thiểu hóa chi phí để đạt hiệu quả hoạt động cao hơn.

- Chỉ số ROA trung bình giảm dần từ 9,14% (năm 2011) xuống còn 7,53%

(năm 2013). Trong đó những công ty có chỉ số ROA cao như : CTCP Khoáng sản

Bình Định, CTCP Lương thực Bình Định, CTCP Giày Bình Định,..Những công ty

có chỉ số ROA thấp như: CTCP Xây dựng Bình Định, CTCP Xây dựng 47, CTCP

Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định,…Nhìn chung chỉ số ROA của các DNNN đã

CPH có xu hướng biến động và giảm dần. Việc sụt giảm liên tục của chỉ tiêu ROA

cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn của các các Công ty đang bắt đầu giảm, do đó

cần xem xét lại và có chính sách phù hợp để nâng cao khả năng sinh lợi của một

đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

- Chỉ số ROE trung bình cũng giảm dần từ 20,38% (năm 2011) xuống còn

13,81% (năm 2013). Nhìn chung chỉ số ROE của các công ty có xu hướng biến

động xung quanh chỉ số trung bình, số lượng các công ty có chỉ số ROE cao nhiều

hơn chỉ số ROE thấp. Có những công ty tuy chỉ số ROS, ROA thấp nhưng chỉ số

ROE lại cao như : CTCP Xây dựng Bình Định, CTCP Xây dựng 47, CTCP Lương

thực Bình Định, CTCP Giày Bình Định,.. Trong giai đoạn 2011 – 2013 mặc dù lợi

nhuận sau thuế của các công ty vẫn liên tục tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận

sau thuế thấp hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân dẫn đến ROE liên tục

giảm.

Trong giai đoạn 2011-2013 do tình hình nền kinh tế khó khăn, có nhiều biến

động nên hoạt động của các DNNN sau CPH không được hiệu quả, nhưng việc duy

trì được kết quả như vậy đã là sự nỗ lực rất lớn của các DN.

Để thấy rõ hơn tình hình hiệu quả của các DNNN sau CPH ta đi so sánh hiệu

quả hoạt động của 4 công ty điển hình ở Bình Định trước và sau khi CPH.

Cụ thể qua khảo sát sự ra đời và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp

trước và sau CPH được thể hiện như sau:

34

Page 35: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

3.1.1. CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (vốn Nhà nước chi phối là

65%)

CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định CPH theo theo Nghị định

59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ và được thành lập theo Quyết định

số 3081/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình

Định về việc phê duyệt giá trị doanh nghiêp để thực hiên CPH Bidiphar, tiến hành

Đại hội cổ đông ngày 26 tháng2 năm 2014 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày

01/3/2014.

Sau CPH, Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban giám đốc (BGĐ) công ty đã có

những định hướng cơ bản cho hoạt động của đơn vị, đồng thời nhanh chóng tiến

hành những biện pháp cụ thể để sắp xếp ổn định tố chức bộ máy theo hướng tinh

gọn, hiệu quả. Phấn đấu tạo dựng thương hiệu của đơn vị làm nền tảng cho việc ổn

định phát triến kinh danh lâu dài, mở rộng thị trường, ổn định và củng cố hệ thống

tiêu thụ, xây dựng nhóm mặt hàng chủ lực có tính cạnh tranh cao nhằm đảm bảo

kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, không ngừng

nâng cao mức sống đối với người lao động, đảm bảo kinh doanh có lãi để chia cổ

tức cho cổ đông.

Kết quả khảo sát cụ thể tình hình kinh doanh của công ty như sau:

Bảng 3.2: Kết quả tình hình kinh doanh của CTCP Dược- Trang thiết bị y tế

Bình Định trước và sau khi cổ phần hóa

(đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêuTrước khi CPH Sau CPH

2012 2013

Tổng doanh thu 1.218.968 1.380.917

Lợi nhuận sau thuế 24.756 24.791

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định)

Qua bảng 3.2 ta nhận thấy sau khi chuyển sang CTCP đơn vị hoạt động tương

đối ổn định.

+ Tình hình doanh thu: doanh thu của công ty tăng, năm 2013 doanh thu đạt

1.380 tỷ đồng cao hơn doanh thu năm 2012 (1.219 tỷ đồng) là 161 tỷ đồng và mức

tăng là 13,21%.

35

Page 36: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

+ Tình hình lợi nhuận: kinh doanh có lãi và tăng lên so với trước CPH nhưng

mức độ tăng không đáng kể.

3.1.2. CTCP xây dựng 47 (vốn Nhà nước chi phối là 51%)

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới và xắp xếp lại các

Doanh nghiệp nhà nước, ngày 01/07/2005, Công ty xây dựng 47 đã chính thức

chuyển cơ chế  hoạt động từ Doanh nghiệp nhà nước thành CTCP xây dựng 47 theo

quyết định số 4411QĐ/BNN-TCCB ngày 08/12/2004 của Bộ Nông nghiệp &

PTNT, với  51% phần vốn của Nhà nước và 49% vốn của CBCNV trong công ty.

Sau cổ phần công ty hoạt động theo mô hình mới được sắp xếp lại, duy trì

hoạt động kinh doanh trên cơ sở các đơn vị trực thuộc kinh doanh chuyên ngành

xây dựng, đồng thời loại bỏ những mặt yếu kém, không có hiệu quả, giữ vững thị

trường cũ, tìm những dự án mới, mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận.

Tình hình kinh doanh của Công ty sau CPH bước đầu cũng gặp nhiều khó

khăn vừa kinh doanh, vừa ổn định củng cố, tư tưởng của cán bộ công nhân viên

(CBCNV) chưa chuyển biến kịp theo hoạt động kinh doanh của CTCP, mặt khác tư

tưởng dao động giữa người nghỉ và người ở lại làm việc, tác động rất lớn đến tình

hình kinh doanh của công ty.

Tuy nhiên, với sự quyết tâm của HĐQT, BGĐ đã lãnh đạo đơn vị từng bước

ổn định, hoàn thành các chỉ tiêu và kinh doanh đạt nhiều kết quả khả quan.

Kết quả khảo sát cụ thể tình hình kinh doanh của công ty như sau:

Bảng 3.3: Kết quả tình hình kinh doanh của CTCP Xây dựng 47

trước và sau khi cổ phần hóa

(đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Trước

CPH

2005

Sau CPH

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Tổng doanh thu157.741 612.342 812.687

1.583.75

6

1.302.05

4

1.009.26

3

1.426.36

0

Lợi nhuận sau

thuế2.845 10.896 24.389 29.199 24.361 21.655 21.585

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP Xây dựng 47)

36

Page 37: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Qua bảng 3.3, ta nhận thấy sau khi chuyển sang CTCP đơn vị hoạt động

tương đối ổn định và có tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận mạnh

trong những năm đầu sau CPH:

+ Tình hình doanh thu: doanh thu của công ty tăng mạnh, năm 2006 doanh

thu đạt 403.600 triệu đồng cao hơn doanh thu năm 2005 (trước CPH là 157.741

triệu đồng) là 245.859 triệu đồng và mức tăng là 155,86%. Trong các năm tiếp

theo, giai đoạn 2006 – 2010, doanh thu tiếp tục tăng trưởng mạnh và đạt mức

1.583.756 triệu đồng. Đến giai đoạn 2011 – 2012, đà tăng trưởng doanh thu chững

lại do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đến năm

2013 thì doanh thu có xu hướng tăng trưởng trở lại, doanh thu tăng 414.097 triệu

đồng so với năm 2012.

+ Tình hình lợi nhuận: Công ty Xây dựng 47 kinh doanh có lãi, lợi nhuận

tăng mạnh sau khi cổ phần hóa năm 2005.

3.1.2. CTCP Cảng Quy Nhơn (Vốn Nhà nước chi phối 75%)

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, để phục vụ cho

công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh, ngày 19/01/1976 Bộ

Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 222/QĐ-TC về việc thành lập Cảng Quy

Nhơn, giao Cục đường biển trực tiếp quản lý. Theo sự điều động của Đảng, một bộ

phận cán bộ được phân công tiếp quản cảng trên cơ sở một cảng quân sự phục vụ

chiến tranh của chế độ cũ để lại, trang thiết bị, kho tàng, nhà cửa, công cụ sản xuất

hầu như chẳng có gì.

Ngày 02 tháng 7 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã có quyết

định số 1332/QĐ-TCCB-LĐ thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Cảng Quy Nhơn

trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam. Ngày 06/07/2009, Bộ trưởng Bộ Giao thông

vận tải có Quyết định số 1936/QĐ-BGTVT về việc chuyển Cảng Quy Nhơn về làm

thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ngày 31 tháng 10 năm 2009, Hội

đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã có quyết định số 804/QĐ-

HĐQT về vịêc chuyển Cảng Quy Nhơn – Công ty thành viên hạch toán độc lập

thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên Cảng Quy Nhơn.

37

Page 38: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn bắt đầu thực hiện quá trình

cổ phần hóa và chuyển đổi thành CTCP được thực hiện theo quyết định số

276/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

duyệt đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015;

Quyết định số 103/QĐ-HHVN ngày 15/3/2013 của Hội đồng thành viên Tổng công

ty Hàng hải Việt Nam về việc phê duyệt danh sách các đơn vị thuộc Tổng công ty

Hàng hải Việt Nam thực hiện cổ phần hóa năm 2013.

Kết quả khảo sát cụ thể tình hình kinh doanh của công ty như sau:

Bảng 3.4: Kết quả tình hình kinh doanh của CTCP Cảng Quy Nhơn

trước và sau khi cổ phần hóa

(đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêuCác năm trước CPH Các năm sau CPH

2011 2012 2013 2014

Tổng doanh thu

- Doanh thu bán hàng hóa

- Doanh thu cung cấp dịch vụ

336.009

44.428

291.581

410.209

52.946

357.263

63.265

63.265

0

500.018

40.754

459.264

Lợi nhuận sau thuế 14.001 15.366 2.606 9.950

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP Cảng Quy Nhơn)

+ Tình hình doanh thu: Qua bảng 3.4 ta nhận thấy sau CPH những năm trước

khi CPH công ty kinh doanh tuy có khó khăn nhưng tình hình kinh doanh của công

ty phát triển tương đối tốt. Đến năm 2013 khi cổ phần hóa công ty không cho thuê

sân bãi để thu tiền, trong khi đó lại là nguồn doanh thu lớn của doanh nghiệp, dẫn

đến doanh thu năm 2013 doanh thu giảm mạnh. Đến năm 2014 khi hoạt động sản

xuất kinh doanh đi vào ổn định, công ty đã đưa doanh thu tăng lên so với 2013

nhưng vẫn thấp hơn so với những năm trước CPH

+ Tình hình lợi nhuận: tương tự như doanh thu, lợi nhuận giảm mạnh sau

CPH, sau đó có tăng lại nhưng vẫn chưa đạt mức so với nhữn năm trước CPH. Hi

vọng trong thời gian tới, khi doanh nghiệp đã bắt nhịp được với hoạt động của loại

hình doanh nghiệp cổ phần, doanh thu và lợi nhuận sau thuế sẽ tăng lên.

38

Page 39: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

3.1.4. CTCP Lương thực Bình Định (vốn Nhà nước chi phối là 51%)

CTCP lương thực Bình Định thành lập năm 1975, tiền thân là Sở Lương thực

Nghĩa Bình. Năm 2005, chuyển sang mô hình hoạt động Công ty TNHH Nhà nước

một thành viên, đổi tên gọi là Công ty TNHH Lương thực Bình Định. Năm 2008,

chuyển sang mô hình hoạt động CTCP do Nhà nước giữ 51% vốn điều lệ, đổi tên

gọi là CTCP Lương thực Bình Định.

BIDIFOOD chuyên về chế biến, xuất khẩu các mặt hàng gạo, đặc biệt là gạo

nếp, gạo thơm, các loại nông sản như sắn lát, tinh bột sắn… Sản phẩm của

BIDIFOOD đã vươn tới hơn 16 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị

trường đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu..

Kết quả khảo sát cụ thể tình hình kinh doanh của công ty như sau:

Bảng 3.5: Kết quả tình hình kinh doanh của CTCP Lương thực Bình Định

trước và sau khi cổ phần hóa

(đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Trước khi

CPHSau CPH

2008 2009 2010 2011

Tổng doanh thu 563.622 687.344 993.888 1.357.110

Lợi nhuận sau thuế 16.141 18.553 37.930 23.281

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP Lương thực Bình Định)

Qua bảng 3.5 ta nhận thấy sau khi chuyển sang CTCP đơn vị hoạt động tương

đối ổn định.

+ Tình hình doanh thu: Tổng doanh thu của công ty đều tăng trên 30% so với

năm trước đó. Cụ thể, Doanh thu đạt 563.622 triệu đồng năm 2008 (trước CPH) và

tăng mạnh ở các năm tiếp theo 2009, 2010, 2011 (sau CPH) lần lượt lên 687.344

triệu đồng, 993.888 triệu đồng và 1.357.110 triệu đồng.

+ Tình hình lợi nhuận: Nhìn chung, sau khi công ty thực hiện CPH, lợi nhuận

sau thuế đều dương, công ty kinh doanh có lãi. Lợi nhuận sau CPH của công ty

tăng lên vào năm 2010 đạt mức 37.930 triệu đồng, sau đó giảm xuống vào năm

2011 nhưng vẫn cao hơn so với trước khi CPH.

39

Page 40: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

3.2. Tình hình tài chính

Tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, chi phối

mọi hoạt động của doanh nghiệp. Một trong những mục tiêu quan trọng của CPH là

tạo khả năng huy động vốn của xã hội một cách linh hoạt nhằm khắc phục tình trạng

thiếu vốn ở hầu hết các DN.

Trước CPH các DNNN ở tỉnh Bình Định có quy mô vừa và nhỏ, hầu hết các

doanh nghiệp đều thiếu vốn hoạt động. Qua khảo sát, sau CPH tình hình tài chính

của đa số các doanh nghiệp trong tỉnh được làm trong sạch, lành mạnh, hơn nữa nợ

trước CPH được Nhà nước tham gia xử lý, những công nợ chuyển sang trước khi cố

phần các đơn vị tiếp tục xử lý thu hồi, đa số công nợ có thế chấp, có tài sản. Nợ sau

CPH được xác định trách nhiệm rõ ràng và được qui định cụ thể trong Điều lệ hoạt

động của các đơn vị; Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã tăng lên.

Các đơn vị vẫn duy trì và giữ vững được sự tín nhiệm đối với ngân hàng, với

các tổ chức tín dụng . Tuy nhiên, tình hình vay vốn của các doanh nghiệp trên địa

bàn Bình Định sau khi CPH đang gặp rất nhiều khó khăn. Từ khi Nhà nước có chủ

trương CPH, có tình trạng phân biệt đối xử trong hoạt động cho vay tín dụng của

các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng luôn dè dặt, thận trọng khi cho

công ty sau CPH. Các DNNN có thể không cần thế chấp để được vay vốn, các DN

CP là phải có tài sản để thế chấp, các thủ tục thế chấp tài sản ra công chứng kéo dài,

chậm trễ, do các đơn vị cổ phần chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, tài

sản hoặc không có đơn vị chủ quản bảo lãnh để vay tín chấp.

Cụ thể qua khảo sát tình hình tài chính của các doanh nghiệp trước và sau

CPH được thể hiện như sau:

Bảng 3.6: Tình hình tài chính CTCP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định

(đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêuTrước CPH Sau CPH

2012 2013

Vốn kinh doanh 734.948 788.442

Nợ phải trả 520.444 465.321

Các khoản phải thu 347.248 337.739

40

Page 41: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

(Nguồn:Báo cáo tài chính của CTCP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định)

Bảng 3.7: Tình hình tài chính CTCP Xây dựng 47

(đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêuTrước

CPH

Sau CPH

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Vốn kinh

doanh621.392 919.585 1.234.535 1.313.846 1.602.704 1.889.118

Nợ phải trả 561.213 832.243 1.086.683 1.158.748 1.445.051 1.709.294

Khoản phải

thu212.198 254.13 656.134 445.739 933.701 1.249.053

(Nguồn:Báo cáo tài chính của CTCP Xây dựng 47)

Bảng 3.8: Tình hình tài chính CTCP Cảng Quy Nhơn

(đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêuTrước CPH Sau CPH

2011 2012 2013 2014

Vốn kinh doanh 234.565 270.042 468.978 493.520

Nợ phải thu 0 0 72.434

Nợ phải trả 0 0 62.272

(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Cảng Quy Nhơn)

Bảng 3.9: Tình hình tài chính CTCP Lương thực Bình Định

(đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêuTrước CPH Sau CPH

2008 2009 2010 2011

Vốn kinh doanh 188.327 200.000 228.706 225.718

Nợ phải trả 72.154 95.124 114.075 127.037

Các khoản phải thu 16.141 18.553 37.930 29.370

(Nguồn:Báo cáo tài chính CTCP Lương thực Bình Định)

Qua những bảng số liệu ở trên ta có thể thấy, sau CPH tình hình tài chính của các

công ty này tương đối ổn định, công ty vẫn tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng

phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi trả đúng hạn, đảm bảo uy tín cho

41

Page 42: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

công ty. Nhìn chung, đa số các công ty đều có khoản nợ phải trả lớn hơn khoản phải

thu, tức là công ty chiếm dụng vốn lớn hơn so với bị chiếm dụng vốn.

3.3. Tình hình về lao động, sắp xếp lao động

Căn cứ phương án CPH về sắp xếp lao động, các doanh nghiệp trong tỉnh

đánh giá thực trạng của doanh nghiệp mình tại thời điểm đó để có phương án sắp

xếp lại lao động, dự kiến số lao động tiếp tục làm việc tại công ty, số lao động tiếp

tục tuyển dụng thêm hay giải quyết tiếp số lượng dôi dư là bao nhiêu người. Phân

loại và lập phương án hỗ trợ kinh phí đào tạo lại theo quy định của Chính phủ.

Nhìn chung, lực lượng lao động của các doanh nghiệp trong tỉnh sau CPH

được sắp xếp lại trong cơ cấu tố chức mới phù hợp với trình độ và khả năng của

từng người, các doanh nghiệp cố gắng đảm bảo toàn bộ số cán bộ, công nhân viên

và người lao động được bố trí việc làm, kiên quyết cắt giảm số lượng lao động gián

tiếp không cần thiết. Ban hành các quy chế rõ ràng về nghĩa vụ và quyền lợi của

người lao động, gắn tiền lương và thu nhập với chất lượng công việc. Do vậy, đã

nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động (mặc dù có đơn

vị doanh thu không tăng). Hầu hết người lao động trong các công ty cố phần trong

tỉnh đều là các cổ đông, được mua cổ phần với giá ưu đãi (đối với những cán bộ có

tên trong danh sách lao động tại thời điểm CPH mỗi năm làm việc tại công ty được

mua 10 cố phần mệnh giá 100.000 đồng vì mỗi cố phần ưu đãi khi mua sẽ được

Nhà nước hỗ trợ 30%). Người lao động trong các doanh nghiệp cổ phần trong tỉnh

đều gắn với đơn vị trên các lợi ích là thu nhập và cổ tức. Chính lợi ích kinh tế đã trở

thành động lực mạnh mẽ, làm cho người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm đối

với công việc của mình cũng như đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các đơn vị cũng rất chú trọng đến việc đào tạo cán bộ, chuyên môn

nghiệp vụ, tổ chức tham dự đầy đủ các đợt học tập chính trị để nâng cao nhận thức

về quan điểm đường lối của Đảng, các cán bộ quản lý được tạo điều kiện tham gia

các khóa đào tạo tại chức về quản trị kinh doanh, kế toán, luật, ngoại ngữ. Các đơn

vị đều xây dựng “Quy chế quản lý hoạt động của công ty”, quy định cụ thể về nội

quy, nề nếp làm việc, quyền hạn và trách nhiệm của các chức danh cũng như các

đơn vị thành viên. Bước đầu các đơn vị đã có một đội ngũ cán bộ chuyên môn khá,

có thể đảm đương được nhiệm vụ đối với hoạt động mới của CTCP.

42

Page 43: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Tình hình lao động ở các doanh nghiệp sau CPH nhìn chung khắc phục được

những tồn tại, nhược điểm cố hữu ở DNNN, quyền của doanh nghiệp được mở

rộng, quá trình ra quyết định của doanh nghiệp được hợp lý hoá hơn, đáp ứng kịp

thời của cơ chế thị trường, cơ chế quản lý điều hành của doanh nghiệp đã có sự thay

đổi và tiến bộ rõ rệt. Bộ máy tố chức doanh nghiệp được bố trí hợp lý hơn, tinh

giảm được lao động gián tiếp. Tạo được động lực và buộc người lao động, cán bộ

quản lý phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn trong mọi hoạt động, tránh

được những lãng phí, tiêu cực không cần thiết thường thấy ở DNNN, CBCNV và

người lao động tự giác làm việc tạo ra tác phong công nghiệp trong công việc mà

trước CPH chưa có được.

Tuy nhiên, trên thực tế sau CPH tình hình lao động ở các doanh nghiệp cố

phần vẫn thiếu sinh khí mới, hầu hết bộ máy quản lý ít được đổi mới, người lao

động vẫn chịu ảnh hưởng của mô hình cũ, tư duy và tác phong cũ của DNNN. Cơ

chế hoạt động theo mô hình cổ phần vẫn còn chưa thống nhất và bất cập, chưa thích

nghi với cơ chế thị trường.

Các doanh nghiệp chưa có chính sách thu hút các nhân tài, các cán bộ quản lý

giỏi từ trong và ngoài công ty. Nguyên nhân là do các đơn vị chưa mạnh dạn đầu tư

tiền của cho việc tìm người và thuê người có trình độ năng lực về cho doanh

nghiệp. Mặt khác, một số nhân viên cũ của doanh nghiệp trình độ năng lực còn yếu,

chưa chịu khó và tự giác học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của mình

để đáp ứng yêu cầu của mô hình hoạt động mới đây là những khó khăn cho các

doanh nghiệp sau CPH. Việc giải quyết tình hình lao động ở các doanh nghiệp sau

CPH hết sức phức tạp, từ khâu giải quyết quyền lợi cho người lao động, cổ đông

đến việc tìm kiếm cơ hội làm việc ở đơn vị mới rất cần lãnh đạo thành phố, các

ngành các cấp và doanh nghiệp quan tâm giải quyết.

Bảng 3.10: Kết quả khảo sát tình hình lao động của các DNNN cổ phần hóa

trong tỉnh Bình Định

Chỉ tiêu

Dược – Trang thiết

bị y tế Bình ĐịnhXây dựng 47 Cảng Quy Nhơn

Lương thực Bình

Định

Trước

CPH

Sau

CPH

Trước

CPH

Sau

CPH

Trước

CPH

Sau

CPH

Trước

CPH

Sau

CPH

Tổng số lao 760 780 1.462 1.858 932 937 87 85

43

Page 44: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

động

Trình độ:

- Đại học và

trên đại học

- Cao đẳng,

trung cấp và

sơ cấp

- Công nhân

kỹ thuật

- Lao động

khác

310

350

31

69

315

360

36

69

129

135

1.176

22

161

151

1.527

18

156

390

391

32

36

14

5

30

36

14

5

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Biểu đồ 3.1: Tình hình lao động của các DNNN trước và sau cổ phần hóa

trong tỉnh Bình Định

44

Page 45: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Dược – Trang thiết bị y tế Bình

Định

Xây dựng 47

Cảng Quy Nhơn

Lương thực Bình Định

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1800

2000

Trước CPHSau CPH

Nhìn chung sau CPH, số lượng cũng như chất lượng lao động của các công

ty này tăng lên, thể hiện rõ nhất là công ty xây dựng 47. Sau CPH nhờ mở rộng quy

mô hoạt động, vốn kinh doanh tăng lên, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.

Bên cạnh đó, số lượng lao động có chất lượng cao cũng ngày càng tăng lên, đáp ứng

nhu cầu kinh doanh trong thời đại hội nhập, phát triển. Một lực lượng lao động đảm

bảo chất lượng sẽ giúp cho công ty hoạt động có hiệu quả hơn sau khi chuyển từ

loại hình DNNN sang DN CP.

3.4. Tình hình thu nhập

Tình hình thu nhập của người lao động ở các doanh nghiệp trước hết là tiền

lương, tiền lương của CBCNV trong các doanh nghiệp được trả căn cứ trên hệ số

lương cơ bản của cá nhân, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả công

việc của người đó đối với công ty. Việc trả lương của các doanh nghiệp cổ phần

trong tỉnh Bình Định cũng tuân thủ các quy định chung, đảm bảo nguyên tắc người

lao động nhận lương không thấp hơn bậc lương cơ bản đang được hưởng; lương

thực lĩnh của từng cá nhân là lương cơ bản nhân với hệ số lương thực tế của doanh

nghiệp. Hệ số lương thực tế của từng người không cố định, nó phụ thuộc vào hiệu

quả của tòng người mang lại cho công ty, nó được điều chỉnh cho phù hợp với đóng

góp của từng người trong tháng và được ghi trong bản lương từng tháng; việc xem

xét điều chỉnh hệ số lương của từng người do giám đốc công ty quyết định trên cơ

sở đánh giá kết quả công tác của từng người và xem xét ý kiến đề nghị của các

giám đốc trung tâm, chi nhánh, cửa hàng và phụ trách các phòng chức năng.

45

Page 46: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Việc đánh giá đúng đóng góp của người lao động thông qua tiền lương tiền

thưởng tạo động lực cho tất cả mọi người có trách nhiệm hơn, năng động hơn trong

công việc, động viên khuyến khích được khả năng của mọi người đóng góp vào sự

phát triển của công ty. Ngoài thu nhập bằng tiền lương và tiền thưởng, hằng năm

các doanh nghiệp cổ phần phân phối công khai quỳ phúc lợi cho cán bộ công nhân

viên và người lao động thông qua các hoạt động tham quan nghĩ dưỡng, nghỉ hè,

nghỉ tết và các ngày lễ lớn trong năm.

Kết quả tình hình thu nhập của các công ty cổ phần hóa trong tỉnh

Bình Định như sau:

Bảng 3.11: Tình hình thu nhập của một số DNNN cổ phần hóa tại tỉnh Bình Định

(đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Dược – Trang thiết

bị y tế Bình ĐịnhXây dựng 47 Cảng Quy Nhơn

Lương thực

Bình Định

Trước

CPH

Sau

CPH

Trước

CPH

Sau

CPH

Trước

CPH

Sau

CPH

Trước

CPH

Sau

CPH

Thu nhập

bình quân9,49 9,2 1,6 4,9 12,7 13,3 5,58 5,86

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các CTCP)

Biểu đồ 3.2: Tình hình thu nhập của một số DNNN trước và sau cổ phần hóa

tại tỉnh Bình Định

Dược – Trang thiết bị y tế Bình

Định

Xây dựng 47 Cảng Quy Nhơn Lương thực Bình Định

0

2

4

6

8

10

12

14

Trước CPH

Sau CPH

Nhìn chung, các doanh nghiệp cổ phần trong tỉnh Bình Định sau cổ phần hoá

tình hình thu nhập của người lao động đều tăng lên so với trước. Thu nhập bình

46

Page 47: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

quân của người lao động được tăng dần. Đời sống mọi mặt được cải thiện đáng kể,

các chế độ chính sách của người lao động luôn được quan tâm đầy đủ, 100% người

lao động được mua BHXH và BHYT. Ngoài ra lao động là cổ đông được chia cổ

tức theo cổ phần được mua, cổ tức thường cao hơn lãi suất tiền gởi tiết kiệm của

ngân hàng.

3.5. Đóng góp cho ngân sách Nhà nưóc

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp cổ phần trong

tỉnh sau khi cổ phần hoá cũng có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông

qua các khoản thuế như: thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp,

thuế nhà đất... các khoản đóng góp này của các doanh nghiệp thể hiện sự đóng góp

của doanh nghiệp cho ngân sách của Nhà nước nói chung và cho sự phát triển của

tỉnh Bình Định nói riêng.

Mặc dù các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Định sau cổ phần hoá được hưởng

ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp sau cổ phần hoá theo Nghị định 66 của Chính

phủ, nhưng nhìn chung mức nộp ngân sách vẫn tăng lên so với trước. Ngoài việc

đóng góp ngân sách cho Nhà nước các doanh nghiệp rất tích cực đóng góp cho

công tác xã hội như xây dựng các công trình phúc lợi, xây dựng nhà tình nghĩa cho

các gia đình chính sách, gia đình thương binh - liệt sĩ...

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp cổ phần trong tỉnh đóng góp vào ngân

sách nhà nước qua các năm như sau:

Bảng 3.12: Đóng góp cho NSNN của một số DNNN cổ phần hóa

(đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Dược – Trang thiết

bị y tế Bình ĐịnhXây dựng 47 Cảng Quy Nhơn

Lương thực Bình

Định

Trước

CPH

Sau

CPH

Trước

CPH

Sau

CPH

Trước

CPH

Sau

CPH

Trước

CPH

Sau

CPH

Đóng góp

NNSN15.884 20.879 3.600 14.432 27.143 31.325 4.148 5.311

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các CTCP)

47

Page 48: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

3.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp Nhà

nước sau cổ phần hóa

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ

phần hóa ở Bình Định phải dựa trên việc sử dụng chỉ tiêu ROS, ROE, ROA. Căn

cứ vào số liệu báo cáo, các tỷ suất lợi nhuận của các DNNN trước và sau khi CPH

ta có kết quả sau:

Bảng 3.13: Hiệu quả hoạt động của CTCP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định

(đơn vị tính: %)

TT Chỉ tiêuTrước khi CPH Sau CPH

2012 2013

1 ROS 2,13 1,91

2 ROA 3,37 3,14

3 ROE 9,22 9,25

(Nguồn: Tính toán của nhóm nhiên cứu)

Dựa vào bảng ta thấy, chỉ số ROS và ROA của công ty giảm, ROE tăng. Điều

này cho thấy trong 100 đồng doanh thu thì số đồng lợi nhuận sau thuế giảm, chứng

tỏ công ty sử dụng không tiết kiệm được chi phí, mặc dù doanh thu tăng lên nhưng

lợi nhuận sau thuế không tăng. Cùng với chiều hướng giảm xuống của ROS, ROA

của công ty cũng giảm đi, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giảm sút.

Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên, đây là một dấu

hiệu tương đối khả quan cho thấy công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn cổ đông, một

đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo được nhiều lợi nhuận hơn. CTCP Dược –Trang thiết

bị y tế Bình Định cổ phần hóa đầu năm 2013 do đó hoạt động sản xuất kinh doanh

chưa đi vào ổn định nên hiệu quả sử dụng tài sản cũng như không tiết kiệm được chi

phí, nhưng việc duy trì các tỷ số ở mức như vậy là tương đối khả quan.

48

Page 49: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Bảng 3.14: Hiệu quả hoạt động của CTCP Xây dựng 47

(đơn vị tính: %)

T

TChỉ

tiêu

Trướ

c

CPH

(2005

)

Sau CPH

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

1 ROS 1.8 2.24 2.21 1.78 3.00 1.84 1.87 2.15 1.51

2 ROA 1.11 2.71 2.30 1.75 2.65 2.37 1.85 1.35 1.14

3 ROE 11.18 23.8619.0

118.50 28.55 20.01 15.91 13.92

13.4

9

(Nguồn: Tính toán của nhóm nhiên cứu)

Dựa vào bảng ta thấy, các chỉ số ROS, ROA và ROE của công ty đều tăng sau

thời điểm CPH. Điều này cho thấy trong 100 đồng doanh thu hay trong 100 đồng tài

sản hoặc 100 đồng vốn CSH thì số đồng lợi nhuận sau thuế tăng, chứng tỏ công ty

sử dụng tiết kiệm được chi phí, dụng hiệu quả đồng tài sản cũng như vốn cổ đông,

một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo được nhiều lợi nhuận hơn. Tong giai đoạn đầu

của CPH, dù chưa thật quen với những sự thay đổi nhất định, tuy nhiên hiệu quả

mang lại thì rất khả quan. Những năm gần đây, mặc dù tình hình nền kinh tế có

nhiều bất ổn, tuy nhiên công ty vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng đều đặn như vậy đó là

một dấu hiệu tốt.

Bảng 3.15: Hiệu quả hoạt động của CTCP Cảng Quy Nhơn

(đơn vị tính: %)

TT Chỉ tiêuTrước CPH Sau CPH

2011 2012 2013 2014

1 ROS 4,16 3,74 4,12 1,98

2 ROA 5,97 5,69 0,55 2,02

3 ROE 7,08 7,69 0,64 1,97

(Nguồn: Tính toán của nhóm nhiên cứu)

49

Page 50: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Qua bảng trên ta thấy, sau cổ phần hóa hoạt động của công ty dường như

không hiệu quả so với trước CPH. Chỉ số ROS năm đầu tiên sau CPH tăng lên

nhưng sau đó lại sụt giảm một cách đáng kể. Chứng tỏ công ty sử dụng không hiệu

quả chi phí làm lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng doanh thu giảm sút. Chỉ số ROA

và ROE sụt giảm mạnh sau CPH, tuy sau đó một năm (2014) có tăng lên nhưng

cũng không đáng kể và thấp hơn những năm trước CPH rất nhiều. Nhìn chung hoạt

động của công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn sau cổ phần hóa không hiệu quả.

Bảng 3.16: Hiệu quả hoạt động của CTCP Lương thực Bình Định

(đơn vị tính: %)

TT Chỉ tiêuTrước CPH Sau CPH

2008 2009 2010 2011

1 ROS 2,86 2,70 3,82 1,72

2 ROA 8,57 9,28 16,58 10,3

3 ROE 30,95 35,57 36,44 23,56

(Nguồn: Tính toán của nhóm nhiên cứu)

Nhìn chung, sau CPH hiệu quả hoạt động của CTCP Lương thực Bình Định

tương đối tốt kể từ sau khi CPH. Cụ thể, ROA và ROE đều tăng ngay sau 2 năm

CPH (2009-2010). ROA từ 8,57% năm 2008 (trước CPH) tăng lên 9,28% năm 2009

và 16,58% năm 2010 (sau CPH). ). ROE từ 30,95% năm 2008 (trước CPH) tăng lên

35,57% năm 2009 và 36,44% năm 2010 (sau CPH). ROS tuy có giảm nhẹ sau CPH

nhưng vẫn giữ ở mức cao.

3.7. Những cản trở cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nưóc

Mục đích chủ yếu của CPH DNNN là cơ cấu lại và đổi mới cơ chế quản lý

doanh nghiệp. Việc CPH DNNN đã thu hút được nguồn vốn trong cán bộ, người

lao động trong doanh nghiệp và ngoài xã hội vào phát triển SXKD; phát huy được

tính năng động, sáng tạo của người quản lý và người lao động; doanh thu, lợi

nhuận, các khoản nộp ngân sách Nhà nước, tích luỹ vốn đều tăng đáng kể; việc

làm, thu nhập và đời sống của người lao động được cải thiện. Nhìn chung CPH

DNNN là một chủ trương đúng đắn, đã tạo ra động lực mới đem lại hiệu quả kinh

tế rõ rệt cho Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một

số cản trở đối với hoạt động của các DN sau CPH từ nhiều phía cụ thể như sau:

50

Page 51: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

- Cản trở từ phía cơ quan chủ quản DNNN:

Đối với cán bộ lãnh đạo và công chức các cơ quan chủ quản, không ít người bị

sợ mất quyền sau CPH DNNN. Trong khi đó các quy định về quyền lợi, trách

nhiệm của các bên chưa thật rõ ràng, nhất là lợi ích chung và lợi ích riêng. Một số

đơn vị thiếu chủ động và tập trung thực hiện do chưa muốn tách chức năng quản lý

SXKD ra khỏi chức năng quản lý nhà nước. Thủ tục hành chính rườm rà với cơ chế

“xin - cho” trong thủ tục CPH làm cho quá trình CPH DNNN kéo dài. Để đánh giá

được giá trị tài sản doanh nghiệp, các đơn vị CPH phải tiếp xúc với nhiều đoàn

kiểm tra khác nhau của Ngành quản lý cấp trên, của các Sở, Ban, Ngành của thành

phố như: Sở thương mại, Sở tài chính, Sở khoa học - công nghệ, Sở địa chính và

môi trường, Sở công nghiệp, Sở kế hoạch - đầu tư... nhưng do các Sở, Ban,

Vẫn còn một số cán bộ có nhận thức không thống nhất về chủ trương, bước đi,

cách làm, trình tự thủ tục giải quyết các vấn đề trong quá trình CPH, lo CPH

DNNN sẽ biến thành tư nhân hóa DNNN, nhất là đối với các doanh nghiệp mà Nhà

nước không nắm giữ cổ phần chi phối. Từ đó chưa mạnh dạn đề xuất chính sách

thúc đẩy quá trình CPH và sau CPH theo đề án của Chính phủ, Bộ, Ngành, thành

phố cũng như việc hoạch định các bước đi tiếp theo sau CPH tạo chính sách thuận

lợi cho doanh nghiệp phát triển.

- Cản trở từ những người lãnh đạo DNNN và người lao động.

Đối với lãnh đạo doanh nghiệp, số năng động sáng tạo vẫn còn phân vân, nửa

muốn cổ phần, nửa lại chần chừ không muốn tiên phong đi trước mà muốn đi ở

giữa; số chưa giỏi thì lo sợ không biết cổ đông có bầu mình không, lo sợ sự giám

sát của cổ đông tăng lên thì quyền lãnh đạo (theo lối cũ) của mình giảm xuống. Do

đó, không ít doanh nghiệp không thuộc danh mục Nhà nước cần giữ lại để củng cố

và phát triển, nhưng vẫn còn trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước nên tìm cách

trì hoãn CPH, cố tình không giải quyết các thủ tục tiến hành CPH doanh nghiệp.

Đối với người lao động chưa thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình, cũng như

họ không được giải thích, quán triệt chi tiết, rõ ràng về chủ trương CPH của Đảng

và Nhà nước mục đích là để giúp họ trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp,

nên khi CPH người lao động còn nhiều băn khoăn, lo ngại, không tích cực. Tâm lý

phổ biến là lo thiếu việc làm sau CPH, nhiều nơi nỗi lo này trở thành gánh nặng cho

51

Page 52: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Trong quá trình sắp xếp số lao động dôi dư,

nếu đối tượng nào gần hưu thì doanh nghiệp động viên họ về trước tuổi, nhưng

trong số họ lao động trẻ vẫn còn nhiều, sẽ làm gì tiếp theo sau khi nghỉ việc, trong

khi vấn đề xin việc làm hiện nay rất khó khăn, số lao động ở lại thì từ quyền làm

chủ tập thể DN, nay có thêm quyền làm chủ với tư cách là cổ đông còn đang rất là

mới mẻ, nhiều người chưa hình dung thực chất ra sao, liệu DN có khá lên hay khó

khăn hơn, trong khi chính sách, quan niệm đang biểu hiện đối xử bất bình đắng

giữa DNNN với DN thuộc các thành phần kinh tế khác.

- Sự chỉ đạo của Nhà nước, Chỉnh phủ và lãnh đạo địa phương thiếu sự

đồng bộ và kiên quyết khi tiến hành CPH:

Sự không thống nhất trong chính sách về CPH DNNN cùng với thiếu kiểm

tra, giám sát và kịp thời chấn chỉnh của Chính phủ, các Bộ, Ngành cũng như các cơ

quan chức năng của địa phương đã dẫn đến sự không thống nhất trong việc triển

khai CPH DNNN ở địa phương. Vì vậy, đã có biểu hiện tuỳ tiện hoặc làm chậm

trong việc xúc tiến thực hiện chủ trương CPH ở một số DNNN trong tỉnh Bình

Định. Mặt khác, tiến trình CPH chưa đặt đúng mức chưa gắn chặt trong chương

trình tổng thể về cơ cấu sắp xếp lại khu vực DNNN, do đó việc triển khai thực hiện

chưa đồng bộ. Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp của tỉnh còn

thiếu kiên quyết, phân cấp, phân quyền còn hạn chế, kéo dài thời gian chờ đợi giải

quyết. Vấn đề chuyển một số DNNN sang công ty cổ phần là vấn đề mới lại liên

quan đến nhiều lĩnh vực tài chính, lao động, sở hữu, hoạt động của các tố chức

đảng, đoàn thể vì vậy cán bộ của các ngành được phân công làm làm nhiệm vụ này

còn lúng túng. Trong khi đó thủ tục quy trình CPH còn rườm rà, phức tạp cứng

nhắc, chưa gắn với cải cách thủ tục hành chính.. Hiện nay công tác CPH còn mang

tính chất dàn đều, phong trào mà chưa được xem xét thấu đáo về khía cạnh chuyên

môn, chuyên ngành hoạt động, phạm vi và khả năng của doanh nghiệp, vấn đề CPH

các doanh nghiệp để lấy số lượng mà coi nhẹ chất lượng doanh nghiệp còn khá phổ

biến. Công tác phối kết hợp giữa các cơ sở, ban, ngành còn chưa chặt chẽ trong

công tác thấm định phương án cổ phần, xác định doanh nghiệp có thể CPH là những

vấn đề khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sau CPH.

52

Page 53: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

PHẦN 4

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HÓA

4.1. Tổng quan các nghiên cứu trước

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đánh giá các nhân tố

ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Hầu hết

các bài viết đều tập trung nghiên cứu vào hai hướng chủ yếu: Thứ nhất là so sánh

hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa. Thứ hai là đo

lường ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Khi so sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa,

hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả hoạt động

như lợi nhuận, sản lượng của các doanh nghiệp đều được cải thiện đáng kể sau khi

cổ phần hóa. Megginson và cộng sự (2001) đã sử dụng bộ số liệu của 61 doanh

nghiệp từ 12 quốc gia với 32 ngành công nghiệp khác nhau, trong đó đã cổ phần hóa

toàn bộ hoặc cổ phần hóa một phần có thời gian ít nhất là 3 năm trong giai đoạn

1961- 1990. Các tác giả sử dụng kiểm định sự thay đổi của trung vị của các tỷ số đo

lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa. Kết quả cho

thấy, khả năng sinh lợi, hiệu quả hoạt động, doanh số thực tế, chi tiêu đầu tư, cổ tức

đã tăng đáng kể ở các doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Ngoài ra, số lượng việc làm

cũng gia tăng đáng kể sau khi cổ phần hóa. Sử dụng phương pháp so sánh tỷ số hiệu

quả tài chính và hiệu quả hoạt động trước và đã cổ phần hóa của 218 doanh nghiệp

sở hữu nhà nước đã được cổ phần hóa từ năm 1983 đến năm 1991 tại Mexico,

Laporta và Lopez (1999) chỉ ra rằng, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh so với

doanh thu và thu nhập ròng so với doanh thu tăng 24,1% và 40%. Ngoài ra, doanh

thu cũng tăng hơn 53.4% so với trước cổ phần hóa. Ngược lại, tỷ số về lao động

giữa DN đã cổ phần hóa so với trước cổ phần hóa giảm đáng kể, khoảng hơn 50%.

Haper (2002) khi sử dụng mô hình hồi quy số liệu chéo với các biến ngành, quy mô

doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ cổ phần hóa để giải

thích cho sự thay đổi kết quả hoạt động doanh nghiệp cho 453 doanh nghiệp ở cộng

hòa Séc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ROS (Doanh lợi doanh thu), lợi nhuận

53

Page 54: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

ròng và doanh thu đều tăng đáng kể và có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, ROA lại

giảm đáng kể và các doanh nghiệp nhỏ thường có tỷ lệ lợi nhuận tăng cao hơn so

với các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Về khía cạnh quản trị doanh nghiệp, Claessens và Djankov (1999) cũng sử

dụng mẫu số liệu là 706 doanh nghiệp, sử dụng phương pháp hồi quy bình phương

nhỏ nhất OLS, đã chỉ ra rằng, việc sử dụng ban lãnh đạo mới (đặc biệt với trường

hợp ban lãnh đạo do các cổ đông bên ngoài trực tiếp bầu ra) sẽ giúp cho lợi nhuận

cũng như năng suất lao động của doanh nghiệp được nâng cao. Tuy nhiên, kết quả

nghiên cứu năm 1999 của Estrin và Rosevear đối với 150 doanh nghiệp của

Ukraina lại đưa ra kết quả đối nghịch với các nghiên cứu trước. Sử dụng phương

pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), nhóm tác giả chỉ ra rằng tỷ lệ sở hữu tư

nhân không có mối tương quan với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa,

doanh nghiệp với cơ cấu sở hữu bao gồm cả thành phần bên ngoài không mang lại

hiệu quả hoạt động tốt hơn so với các doanh nghiệp không có cổ đông bên ngoài,

thậm chí là doanh nghiệp nhà nước.

Fredrik Soholm (2006) lại nhận định rằng hiệu quả của quá trình cổ phần hóa

các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam còn rất hạn chế. Tác giả luận giải rằng cổ

phần hóa ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và bởi vậy, nó

khó có thể giải quyết tận gốc vấn đề hiệu quả của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp

nhà nước nói chung. Trên thực tế, Nhà nước vẫn còn duy trì quyền kiểm soát chi

phối đối với nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Việc tiếp tục duy trì quyền quản

lý doanh nghiệp của các cơ quan chủ quản trước đây thuộc các bộ, ngành nhà nước

có thể “tạo ra lực cản cho việc nâng cao hiệu quả quản lý trong doanh nghiệp”.

Hơn nữa, cách tiếp cận của Việt Nam về cổ phần hóa vẫn thiên về yếu tố nội bộ,

tập trung trong phạm vi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và một số nhà

đầu tư nhỏ lẻ bên ngoài mà ít có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược. Fredrik

cho rằng đây có thể không phải là cách tiếp cận tốt nhất cho bài toán cấu trúc lại

doanh nghiệp nhà nước bởi vì vẫn những con người cũ, nhà quản lý, cán bộ công

nhân viên trước đây là những người có quyền lợi liên quan chủ yếu tới doanh

nghiệp sau cổ phần. Như vậy, không có nhiều thay đổi trước và sau đổi mới nên

khó có thể trông đợi một bước đột phá đã cổ phần hóa. Cơ sở lý luận trên được

54

Page 55: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

khẳng định qua nghiên cứu của Earle và Estrin (1996). Hai ông dựa trên phân tích

kết quả thực tiễn đã cho rằng hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần sẽ được

cải thiện rõ nét hơn nếu có sự tham gia của nhiều cổ đông bên ngoài, đặc biệt là

các nhà đầu tư chiến lược. Bởi lẽ doanh nghiệp có thể tận dụng các nguồn lực từ

bên ngoài làm đòn bẩy kích thích sự phát triển của doanh nghiệp thông qua quá

trình chuyển giao kỹ năng quản trị mới, vốn và công nghệ để giúp doanh nghiệp

phát huy thế mạnh của mình.

Đối với quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam, khi đánh giá về hiệu quả hoạt động

của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, Truong Dong Loc, Ger Lanjouw và Robert

Lensink (2006) sử dụng phương pháp so sánh trước và đã cổ phần hóa và phương

pháp DID (Different In Different) để kiểm tra ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô và

cổ phần hóa ảnh hưởng tới 121 doanh nghiệp ở Việt Nam, đã chỉ ra rằng sự gia tăng

lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa thực sự xuất phát chính từ quá

trình cổ phần hóa. Thứ nhất là do sau khi cổ phần hóa, giám đốc (cũng như các nhà

quản lý) doanh nghiệp buộc phải tập trung vào mục tiêu lợi nhuận, bởi vì họ là

người phải chịu trách nhiệm trước cổ đông về tỉ lệ lợi tức trên vốn cổ phần

(Yarrow,1986). Thứ hai, cổ phần hóa giúp chuyển giao quyền kiếm soát doanh

nghiệp từ Nhà nước sang cho nhà quản trị chuyên nghiệp, điều này có thể kỳ vọng

sự gia tăng lợi nhuận nhờ các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp dưới hình thức cắt giảm chi phí lao động không hiệu quả, điều mà trước đây

các chính trị gia có thể tạo ra nhằm đảm bảo uy tín và mục tiêu bầu cử của mình

(Boycko, et al.,1996).

Đối với quá trình cổ phần hóa ở các tỉnh miền trung, TS. Trần Thị Thanh Tú

(2011) hiệu quả hoạt động của DNNN đã CPH ở Miền trung có thay đổi rõ nét sau

CPH. Các yếu tố có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của DN là: tỷ lệ vốn

chủ sở hữu nhà nước thấp (dưới 50%), là công ty niêm yết, người lãnh đạo là

người nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương,

cơ sở hạ tầng thuận lợi. Các biến có tác động tiêu cực là: số lượng lao động, và

việc phát hành thêm cổ phiếu.

Như vậy, hầu hết các nghiên cứu trước đều chỉ ra rằng, quá trình cổ phần hóa

doanh nghiệp nhà nước, cũng như việc cải cách quản lý doanh nghiệp sẽ nâng cao

55

Page 56: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc sở

hữu nhà nước.

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà

nước sau cổ phần hóa ở Bình Định

4.2.1. Cơ sở lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng

Dựa trên cơ sở những lý thuyết về việc CPH DNNN của các nhà kinh tế trên

thế giới và các nghiên cứu thực nghiệm trong nước đã được công bố.

Xem xét đặc điểm của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa.

Đề tài lựa chọn và phân tích một số nhân tố tác động nhiều nhất đến hiệu quả

hoạt động của các DNNN sau CPH

Từ đó, bài làm tiến hành nghiên cứu 4 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động của các DNNN sau CPH ở Bình Định gồm: Việc thay đổi Giám đốc điều hành

doanh nghiệp; Quy mô doanh nghiệp; Chính sách hỗ trợ của địa phương; Điều kiện

tự nhiên, cơ sở hạ tầng, địa lý, kinh tế - xã hội, Doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn;

Lương của nhân viên sau CPH.

4.2.2. Giả thuyết mối tương quan giữa hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp

Nhà nước sau cổ phần hóa và các nhân tố ảnh hưởng

- Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu của Nhà nước

Giả thuyết tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Nhà nước có mối quan hệ ngược chiều với

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Quy mô doanh nghiệp

Giả thuyết quy mô doanh nghiệp thể hiện qua số lao động của doanh nghiệp.

- Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Giả thuyết tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có mối quan hệ chưa xác định với hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp.

- Lương của nhân viên sau khi doanh nghiệp CPH

Giả thuyết lương của nhân viên có mối quan hệ chưa xác định với hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp.

- Việc thay đổi Giám đốc điều hành doanh nghiệp

Giả thuyết việc thay đổi Giám đốc điều hành doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ

lệ thuận với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

56

Page 57: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

- Doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn

Giả thuyết doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn có mối quan hệ tỷ lệ thuận với

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ của địa phương

Chính sách hỗ trợ của địa phương được thể hiện qua việc miễn giảm thuế, giải

quyết việc làm, hỗ trợ vay vốn Ngân hàng, hỗ trợ thuê đất.

Giả thuyết chính sách hỗ trợ của địa phương có mối quan hệ tỷ lệ thuận với

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Bao gồm: Điều kiện tự nhiên, cảng biển, tài nguyên (du lịch, khoáng sản,…),

giao thông.

Giả thuyết điều kiện tự nhiên có mối quan hệ chưa xác định đối với hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng 4.1: Định nghĩa biến giải thích và kỳ vọng tác động đến

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa

Tên

biếnĐịnh nghĩa

Kỳ vọng

mối quan

hệ với

biến phụ

thuộc

X1 Quy mô doanh nghiệp thể hiện qua số lao động -

X2 Hệ số Nợ +/-

X3

Tỷ lệ vốn sở hữu của Nhà nước

(Biến giả, nhận giá trị 1 nếu tỷ lệ vốn sở hữu của Nhà

nước >50%, nhận giá trị 0 nếu ngược lại)

+/-

X4

Thay đổi thu nhập

(Biến giả, nhận giá trị 1 nếu thu nhập của người lao động

tăng lên, nhận giá trị 0 nếu ngược lại)

+

X5

Thay đổi bộ máy quản trị công ty

(Biến giả, nhận giá trị 1 nếu bộ máy quản trị công ty thay

đổi, nhận giá trị 0 nếu ngược lại)

+

57

Page 58: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

X6

Công ty niêm yết trên sàn

(Biến giả, nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp niêm yết trên

sàn, nhận giá trị 0 nếu ngược lại)

+

X7

Chính sách hỗ trợ của địa phương

(Biến giả, nhận giá trị 1 nếu địa phương có chính sách hỗ

trợ cho doanh nghiệp, nhận giá trị 0 nếu ngược lại)

+/-

X8

Điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng - kinh tế, xã hội

(Biến giả, nhận giá trị 1 nếu điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ

tầng – kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nhận

giá trị 0 nếu ngược lại)

+/-

Chú giải: dấu (+) hàm ý tác động thuận chiều; dấu (-) hàm ý tác động ngược

chiều; (+/-) hàm ý chưa thể xác định.

4.3. Phương pháp nghiên cứu

Bằng cách sử dụng các phương pháp định lượng chúng tôi sẽ đánh giá tác

động của các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước

sau CPH trong cùng một năm (2013) với hồi quy đa biến theo phương pháp ước

lượng bình quân nhỏ nhất (OLS).

Phần sau đây sẽ trình bày sơ lược phương pháp ước lượng chính như sau:

4.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin

4.3.1.1. Thông tin sơ cấp

10 DNNN đã CPH ở tỉnh Bình Định đã được gửi Bảng hỏi điều tra về tác động

của CPH và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH. Các

bảng hỏi được thiết kế cho hai nhóm đối tượng là lãnh đạo và cán bộ, công nhân

viên. Thời gian gửi và nhận lại Bảng hỏi từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2014.

4.3.1.2. Thông tin thứ cấp

Các báo cáo tài chính của các DNNN đã CPH tại Bình Định.

4.3.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp ước lượng bình quân nhỏ nhất

(OLS)

Mô hình: Yi = β1 + β2X2i + β3X3i +...+ βkXki + Ui

Y là biến phụ thuộc từ k-1 biến độc lập Xj, j= 2,3,...,k

β2, β3,...,βk là các tham số hồi quy riêng (hệ số góc riêng phần);

58

Page 59: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

β1 là hệ số chặn ( hệ số tung độ gốc)

βk tác động riêng phần của biến Xk lên Y với điều kiện các biến số khác trong

mô hình không đổi. Cụ thể hơn, nếu các biến khác trong mô hình không đổi, giá trị

kỳ vọng của Y sẽ thay đổi βk đơn vị nếu Xk thay đổi 1 đơn vị.

4.3.2.1. Các giả định

Các giả thiết của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển sẽ giúp chúng ta xác định

các tính chất của các ước lượng tìm được, bao gồm:

Giả thiết 1: Các giá trị của X được xác định trước và không phải là đại lượng

ngẫu nhiên.

Giả thiết 2: Đại lượng sai số ngẫu nhiên Ui, có kỳ vọng bằng 0, nghĩa là

E(Ui/ Xi) = 0, i.

Giả thiết 3: Ui có phương sai là hằng số, nghĩa là var (Ui/Xi) = 2, i.

Giả thiết 4: Không có sự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên Ui, nghĩa là

cov(Ui, Uj) = 0, i j.

Giả thiêt 5: Ui và Xi không tương quan với nhau, nghĩa là cov( Ui, Xi)= 0, i.

Giả thiết 6: Đại lượng sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn: Ui N (0, 2),

i.

4.3.2.2. Cách phát hiện và xử lý các khuyết tật cơ bản của mô hình tuyến tính cổ

điển

a. Hiện tượng đa cộng tuyến.

- Cách phát hiện:

Hệ số xác định R2 cao nhưng tỷ số t thấp.

Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao.

Sử dụng hồi quy phụ.

Sử dụng nhân tử phóng đại phương sai VIF.

- Cách xử lý :

Sử dụng thông tin tiên nghiệm.

Thu thập thêm số liệu hoặc lấy thêm mẫu mới.

Kết hợp số liệu chéo và số liệu chuỗi thời gian.

59

Page 60: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Bỏ bót biến độc lập. Nhưng bỏ bớt biến độc lập có thể dẫn dến hậu quả là

ước lượng của các hệ số còn lại trong mô hình bị chệch khi biến bỏ sót thực sự cần

phải có trong mô hình.

Giảm cộng tuyến trong hồi quy đa thức. Bằng cách sử dụng hàm hồi quy độ

lệch theo giá trị trung bình.

Chuyển dạng dữ liệu bằng cách sử dụng sai phân bậc một.

b. Hiện tượng phương sai thay đổi.

- Cách phát hiện:

Phương pháp định tính: đồ thị phần dư.

Phương pháp định lượng:

+ Kiểm định Park.

+ Kiểm định Glejser.

+ Kiểm định Goldfield-Quandt (G-Q).

+ Kiểm định Breusch-Pagan (BP).

+ Kiểm định White.

- Cách xử lý:

Trường hợp đã biết phương sai 2i

: Ta sử dụng phương pháp bình phương

nhỏ nhất tổng quát( Generalized Least Squares – GLS).

Trường hợp chưa biết phương sai 2i

: Ta sử dụng phương pháp bình

phương nhỏ nhất tổng quát( Generalized Least Squares – GLS).

c. Hiện tượng tự tương quan:

- Cách phát hiện:

Xem xét đồ thị phần dư.

Kiểm định đoạn mạch.

Kiểm định d của Durbin-Watson.

Kiểm định Breusch-Godfrey(B-G).

- Cách xử lý:

Khi chưa biết hệ số tự tương quan .

+ Ước lượng dựa trên thống kê d Durbin-Watson.

+ Sử dụng thủ tục lặp Cochrane-Orcutt để ước lượng .

60

Page 61: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

+ Phương pháp Durbin – Watson 2 bước để ước lượng

+ Kiểm định Berenblutt – Webb.

Khi đã biết hệ số tự tương quan : Sử dụng mô hình hồi quy bậc nhất

Ut = U t -1 + t

Sau khi đưa ra các phương pháp nghiên cứu cũng như các hiện tượng có thể

xảy ra đối với mô hình OLS thông thường và cách khắc phục hiện tượng đó. Tôi

tiến hành hồi quy mô hình và cho ra kết quả nghiên cứu.

4.4. Kết quả nghiên cứu

4.4.1. So sánh hoạt động của DNNN trước và sau khi cổ phần hóa

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện gởi bảng hỏi lấy ý kiến của lãnh đạo của các

DNNN đã CPH trong tỉnh Bình Định để đánh giá về sự thay đổi của doanh nghiệp

trước và sau khi CPH, từ đó có cơ sở đưa ra các đề xuất khuyến nghị để nâng cao

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:

(1) Lý do/ động lực CPH.

(2) Khó khăn khi CPH.

(3) Lợi ích sau khi CPH.

(4) Bất lợi sau khi CPH.

4.4.1.1. Lý do cổ phần hóa

Kết quả khảo sát cho thấy, có hơn 70% các DN trả lời lý do CPH là do chính

sách của tỉnh, thành phố. Trong khi đó, một trong những lý do quan trọng, về lý

thuyết là DN thực hiện CPH là tăng khả năng huy động vốn thì chỉ có gần 30%

DN trả lời. Không có doanh nghiệp nào CPH để thu được lợi ích từ thuế.

Bảng 4.2: Lý do cổ phần hóa

Lý do %

Chính sách của tỉnh 72,73

Nhu cầu về vốn 27,27

Lợi ích từ thuế 0

Khác 0

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

61

Page 62: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

4.4.1.2. Khó khăn khi cổ phần hóa

Để đánh giá một cách khách quan những khó khăn khi CPH, nhóm nghiên

cứu đã đưa ra câu hỏi đối với lãnh đạo DN. Kết quả khảo sát cho thấy, khó khăn

lớn nhất khi CPH là vấn đề xử lý nợ của các DN (chiếm hơn 45% DN trả lời), từ

đó, ảnh hưởng đến định giá DN (hơn 36%), lành mạnh hóa tình hình tài chính của

DN đã CPH. Tư tưởng chủ quan của chính lãnh đạo DN cũng được ghi nhận là

một trong những khó khăn lớn (chiếm 9,09%), trong khi đó, chính sách hỗ trợ của

chính quyền địa phương được 9,10% DN trả lời là khó khăn trong quá trình CPH.

Bảng 4.3: Khó khăn khi cổ phần hóa

Khó khăn %

Khó định giá doanh nghiệp 36,36

Xử lý nợ 45,45

Ý muốn chủ quan 9,09

Chính sách của tỉnh chưa phù hợp 9,10

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

4.4.1.3. Lợi ích sau khi cổ phần hóa

Theo đánh giá chủ quan của lãnh đạo DNNN đã CPH, lợi ích lớn nhất đã

CPH là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (hơn 45% DN trả lời).

Các lợi ích khác như quyền chủ động sản xuất kinh doanh, cơ chế quản lý tốt hơn,

tăng năng suất lao động, tăng doanh thu, thị phần cũng được các lãnh đạo DN

đánh giá cao.

Bảng 4.4: Lợi ích sau khi cổ phần hóa

Lợi ích %

Quyền chủ động SXKD 9,09

Cơ chế quản lý tốt hơn 18,18

Nâng cao hiệu quả kinh doanh 45,45

Tăng năng suất lao động 18,18

Tăng thị phần, doanh thu 9,10

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

62

Page 63: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

4.4.1.4. Bất lợi sau khi cổ phần hóa

Một trong những bất lợi lớn nhất của CPH là vấn đề dư thừa lao động, có hơn

80% DN trả lời. Điều này cũng phù hợp với đánh giá ở phần trên khi năng suất lao

động được cải thiện đã CPH. Tuy nhiên, việc xử lý lao động dôi dư là vẫn đề mà

lãnh đạo DN cũng như chính quyền địa phương cần quan tâm.

Bảng 4.5: Bất lợi sau khi cổ phần hóa

Bất lợi %

Quyền chủ động của Ban lãnh đạo bị giảm 9,09

Dư thừa lao động 81,82

Giảm năng suất lao động 0

Giảm thị phần doanh thu 9,09

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

4.4.2. Kết quả thực nghiệm

4.4.2.1 Mô hình hồi quy đa biến theo OLS

ROE = β1+ β2X1 + β3X2 + β4X3 + β5X4+ β6X5+ β7X66+ β8X7+ β9X8 + U

ROA = β1+ β2X1 + β3X2 + β4X3 + β5X4+ β6X5+ β7X66+ β8X7+ β9X8 + U

ROS = β1+ β2X1 + β3X2 + β4X3 + β5X4+ β6X5+ β7X66+ β8X7+ β9X8 + U

Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình đề xuất để đánh giá tác động của các nhân

tố bên trong và bên ngoài đến hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH ở 3 tỉnh

Miền Trung, lần lượt được đo bằng ROA (thu nhập trên tổng tài sản), ROE (thu

nhập trên Vốn chủ sở hữu) và ROS (Doanh lợi doanh thu hay thu nhập trên doanh

thu).

Sử dụng phương pháp OLS ta có kết quả sau:

a. Đối với biến phụ thuộc ROA

Dependent Variable: ROA

Method: Least Squares

Date: 02/03/15 Time: 15:31

Sample: 1 150

Included observations: 150

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

63

Page 64: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

C 12.27406 3.724015 3.295922 0.0012

X1 -0.003061 0.001415 -2.163598 0.0322

X2 -0.015220 0.030077 -0.506032 0.6136

X3 -5.377522 1.613759 -3.332295 0.0011

X4 1.749227 1.499016 1.166917 0.2452

X5 -3.771372 3.631956 -1.038386 0.3009

X6 -0.058706 1.418121 -0.041397 0.9670

X7 3.140359 1.369467 2.293126 0.0233

X8 3.280571 1.410989 2.325015 0.0215

R-squared 0.309441     Mean dependent var 7.837200

Adjusted R-squared 0.270261     S.D. dependent var 9.086485

S.E. of regression 7.762109     Akaike info criterion 6.994510

Sum squared resid 8495.298     Schwarz criterion 7.175148

Log likelihood -515.5882     F-statistic 7.897814

Durbin-Watson stat 0.448221     Prob(F-statistic) 0.000000

Như vậy, căn cứ vào kết quả hồi quy ta có thể đưa ra hàm hồi quy mẫu như sau:

ROA = 12,27406 – 0,003061X1 – 0,015220X2 – 5,377522X1 + 1,749227X4 –

3,771372X5 – 0,058706X6 + 3,140359X7 + 3,280571X8 + U

Đây là mô hình biểu diễn mức độ phụ thuộc của biến phụ thuộc là suất sinh lời

tài sản của DNNN đã CPH vào các biến độc lập.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Đại lượng R2 cho thấy mức độ phù hợp của mô hình hồi quy. R2 càng gần 1

chứng tỏ mô hình càng phù hợp.

Với kết quả hồi quy của mô hình trên ta có giá trị R2 = 0,309441. Dựa theo

phương pháp P-value, chúng ta thấy P-value của mô hình xắp xỉ bằng không. Như

vậy, với mức ý nghĩa 5%, ta bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hình phù hợp với mức ý

nghĩa 5%.

Như vậy có thể thấy rằng việc sử dụng các biến độc lập trong mô hình để đánh

giá tác động của chúng tới ROA của doanh nghiệp là tương đối phù hợp ( mặc dù

vẫn có thể còn những yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới ROA của doanh nghiệp).

Tuy nhiên qua kết quả hồi quy, ta thấy có những biến độc lập không có ý nghĩa

thống kê như X2, X4, X5, X6, còn lại các biến X1, X3, X7, X8 có ý nghĩa thống

64

Page 65: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

kê với mức ý nghĩa là 5%. Các biến X1, X3 có quan hệ cùng ngược chiều với tỷ

suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA, điều này hàm ý rằng, nếu doanh nghiệp có tỷ

lệ vốn chủ sỡ hữu nhà nước càng lớn ( >50%) thì ROA sẽ giảm, và nếu doanh

nghệp có số lượng lao động lớn thì ROA sẽ giảm nhưng không đáng kể. Các

biến X7, X8 có quan hệ cùng chiều với ROA, điều này hàm ý rằng các biến

khách quan là chính sách hỗ trợ của tỉnh (X7), điều kiện tự nhiên (X8) có tác động

tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA.

Vậy các biến giải thích trong mô hình giải thích được khoảng 30,94% sự biến

động của chỉ số ROA, còn sự thay đổi còn lại là do các yếu tố khác (không quan sát

được) chưa được đưa vào mô hình gây ra.

b. Đối với biến phụ thuộc ROE

Dependent Variable: ROE

Method: Least Squares

Date: 02/03/15 Time: 15:45

Sample: 1 150

Included observations: 150

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

C 15.32584 4.673817 3.279085 0.0013

X1 -0.001237 0.001776 -0.696467 0.4873

X2 0.137503 0.037748 3.642705 0.0004

X3 -10.09393 2.025345 -4.983809 0.0000

X4 2.260628 1.881337 1.201607 0.2315

X5 -4.771862 4.558278 -1.046856 0.2970

X6 -3.636149 1.779809 -2.042999 0.0429

X7 3.739283 1.718746 2.175588 0.0313

X8 3.842643 1.770859 2.169932 0.0317

R-squared 0.235787     Mean dependent var 14.28933

Adjusted R-squared 0.192428     S.D. dependent var 10.84050

S.E. of regression 9.741818     Akaike info criterion 7.448857

Sum squared resid 13381.33     Schwarz criterion 7.629495

Log likelihood -549.6643     F-statistic 5.437945

Durbin-Watson stat 0.440959     Prob(F-statistic) 0.000006

65

Page 66: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Như vậy, căn cứ vào kết quả hồi quy ta có thể đưa ra hàm hồi quy mẫu như sau:

ROE = 15,32584 – 0,001237X1 + 0,137503X2 – 10,09393X3 + 2,260628X4 –

4,771862X5 – 3,636149X6 + 3,739283X7 + 3,842643X8 + U

Với kết quả hồi quy của mô hình trên ta có giá trị R2 = 0,235787. Dựa theo

phương pháp P-value, chúng ta thấy P-value của mô hình xắp xỉ bằng không. Như

vậy, với mức ý nghĩa 5%, ta bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hình phù hợp với mức ý

nghĩa 5%.

Từ kết quả đánh giá tác động của các biến độc lập đến thu nhập trên vốn chủ

sở hữu – ROE, có thể thấy, biến X2, X3, X6, X7, X8 có ý nghĩa thống kê với mức ý

nghĩa thống kê tại mức 5%, còn lại các biến X1, X4 và X5 không có ý nghĩa thống

kê. Điều này cho thấy, nếu doanh nghiệp có hệ số nợ cao, công ty niêm yết trên sàn

sẽ ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Đặc biệt, các biến

khách quan là chính sách hỗ trợ của tỉnh (X7), điều kiện tự nhiên (X8) cũng có tác

động cùng chiều đến ROS tại các DN. Còn lại, nếu DN có vốn Nhà nước cao ảnh

hưởng ngược chiều đến ROE của các DNNN đã CPH ở tỉnh Bình Định.

c. Đối với biến phụ thuộc ROS

Dependent Variable: ROS

Method: Least Squares

Date: 02/03/15 Time: 15:57

Sample: 1 150

Included observations: 150

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

C 3.209703 1.969371 1.629811 0.1054

X1 -0.000552 0.000748 -0.737497 0.4620

X2 -0.038890 0.015905 -2.445071 0.0157

X3 -6.078268 0.853405 -7.122376 0.0000

X4 0.852591 0.792725 1.075519 0.2840

X5 1.332868 1.920688 0.693953 0.4889

X6 2.699110 0.749945 3.599077 0.0004

X7 1.613440 0.724215 2.227846 0.0275

66

Page 67: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

X8 5.844647 0.746174 7.832824 0.0000

R-squared 0.640467     Mean dependent var 5.715000

Adjusted R-squared 0.620068     S.D. dependent var 6.659521

S.E. of regression 4.104837     Akaike info criterion 5.720334

Sum squared resid 2375.806     Schwarz criterion 5.900972

Log likelihood -420.0250     F-statistic 31.39693

Durbin-Watson stat 0.526310     Prob(F-statistic) 0.000000

Như vậy, căn cứ vào kết quả hồi quy ta có thể đưa ra hàm hồi quy mẫu như sau:

ROS = 3,209703 – 0,000552X1 – 0,038890X2 – 6,078268X3 + 0,852591X4 +

1,332868X5 + 2,699110X6 + 1,613440X7 + 5,844647X8 + U

Với kết quả hồi quy của mô hình trên ta có giá trị R2 = 0,640467. Dựa theo

phương pháp P-value, chúng ta thấy P-value của mô hình xắp xỉ bằng không. Như

vậy, với mức ý nghĩa 5%, ta bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hình phù hợp với mức ý

nghĩa 5%.

Khi phân tích tác động đến khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS), có thể

thấy, biến X1, X4, X5 đều không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% do các hệ

số p-value của các biến này đều lớn hơn 5%. Biến X2, X3, X6, X7, X8 có ý nghĩa

thống kê tại mức 5% trong đó biến X6, X7 và X8 có mối quan hệ cùng chiều với

ROS, biến X2, X3 có mối quan hệ ngược chiều với ROS. Điều này hàm ý rằng, các

DNNN đã CPH có tỷ lệ Vốn chủ sở hữu Nhà nước cao, và hệ số nợ cao sẽ có ROS

giảm, trong khi đó, việc công ty đã được niêm yết trên sàn có thể làm cho ROS của

các DN này tăng. Đặc biệt, các biến khách quan là chính sách hỗ trợ của tỉnh (X7),

điều kiện tự nhiên (X8) có tác động cùng chiều đến ROS tại các DN.

67

Page 68: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

PHẦN 5:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HÓA

Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

Như vậy qua kết quả của phân tích cho thấy hiệu quả hoạt động của DNNN đã

CPH ở Bình Định có sự thay đổi sau CPH. Các yếu tố tác động tích cực tới hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp là: công ty đã niêm yết trên sàn, chính sách hỗ trợ của

địa phương, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng thuận lợi. Các yếu tố có tác động tiêu

cực là: tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Nhà nước cao, số lượng lao động lớn. Yếu tố hệ số

nợ cao vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp, tích cực đến chỉ số ROE nhưng lại tiêu cực đến chỉ số ROS.

Từ kết quả phân tích, chạy mô hình nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp

nâng cao hiệu quả hoạt động cho DNNN sau CPH bao gồm: giảm tỷ lệ sở hữu của

Nhà nước tại các DNN sau CPH, khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết, giảm

bớt số lao động dôi dư không cần thiết, tỉnh cần xây dựng chính sách cụ thể nhằm

thúc đẩy hỗ trợ cho doanh nghiệp sau CPH, các doanh nghiệp trong tỉnh cần tận

dụng tối đa lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhằm tăng năng lực cạnh tranh. Bên

cạnh đó các giải pháp khác cũng được đề xuất trên cơ sở phỏng vấn những khó

khăn, vướng mắc của các DN trong quá trình cổ phần hóa, bao gồm khuyến khích

các DN thay đổi bộ máy quản trị theo hướng tinh gọn, đơn giản, hoạt động hiệu

quả; hoàn thiện chính sách xử lí tài sản và nợ tồn đọng trước khi CPH nhằm phản

ánh chính xác tình trạng tài chính của DN; hỗ trợ DN tìm kiếm, đa dạng hóa các

nguồn vốn sau khi đã CPH.

Thứ nhất, về cách tiếp cận vốn của DNNN đã cổ phần hóa

Điều 36 của Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ đã

quy định “Doanh nghiệp sau khi CPH được tiếp tục vay vốn ngân hàng tại các ngân

hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo

cơ chế như đối với các công ty nhà nước”. Nhưng trên thực tế đang có sự bất bình

đẳng trong thế chấp vay vốn giữa doanh nghiệp Nhà nước với các công ty cổ phần

ra đời từ chính các doanh nghiệp Nhà nước trước đây. Các công ty nhà nước có cơ

chế cho vay ưu đãi hơn so với công ty cổ phần. Do vậy, các DNNN sau khi CPH

68

Page 69: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Nguyên nhân của tình trạng trên

là do các ngân hàng thương mại yên tâm hơn khi cho các DNNN vay vì được sự

bảo lãnh của Nhà nước, còn đối với công ty cổ phần thì họ ngần ngại cho vay do

các công ty này không được Nhà nước bảo lãnh nên đòi hỏi nhiều thủ tục, giấy tờ

hơn. Vì vậy, nhà nước cần từng bước điều chỉnh, dẫn đến xoá bỏ trên thực tế

(không phải chỉ trên giấy tờ, văn bản) sự phân biệt đối xử trong các chính sách

nhằm khuyến khích các DNNN thực hiện cổ phần hoá, tạo sân chơi bình đẳng giữa

các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt giữa loại hình doanh nghiệp Nhà nước và công

ty cổ phần.

Để đáp ứng yêu cầu trên, trong thời gian tới Nhà nước cần đưa DNNN trở

thành đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp thống nhất, đồng thời xác định

cơ chế, chính sách, quyền lợi của công ty cổ phần trong việc vay vốn, nhằm tăng

khả năng tạo nguồn vốn như:

- Các ngân hàng sẽ áp dụng chung mức lãi suất cho các đối tượng đi vay thuộc

mọi thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay công ty cổ

phần mà chỉ xem xét cho vay dựa trên tính khả thi của dự án. Từ đó xoá bỏ hoàn

toàn việc Nhà nước gián tiếp bao cấp cho các DNNN thông qua lãi suất vay ưu đãi.

- Khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu công ty để vay vốn dài

hạn. Trái phiếu của các doanh nghiệp sẽ được các nhà đầu tư mua nếu lãi suất cao,

hấp dẫn, được bảo hiểm và có tính thanh khoản cao. Do đó, để thúc đẩy thị trường

trái phiếu phát triển, đã đến lúc Nhà nước cần thành lập các tổ chức định mức tín

nhiệm nhằm thông tin về rủi ro của các công cụ nợ và định hướng cho người đầu tư.

Thứ hai, về xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa

Chúng ta thấy rằng, CPH DNNN là hoạt động mang tính trao đổi mua bán,

trong đó bên bán là Nhà nước do các cấp được ủy quyền khác nhau đại diện và bên

mua là công dân với các chủ thể đa dạng như cá nhân, pháp nhân, tổ chức đoàn thể

trong nước và nước ngoài... Trong mối quan hệ mua bán này, lợi ích của mỗi bên

không nhất thiết phải tuyệt đối thống nhất với nhau. Nhà nước muốn bán được giá

cao còn người mua lại muốn mua rẻ để có lợi sau này. Do đó, giá cả cổ phiếu phải

được sự chấp nhận của cả bên mua lẫn bên bán thông qua thỏa thuận và cơ chế tạo

ra giá thỏa đáng ấy chính là giá thị trường trên cơ sở cung - cầu và cạnh tranh.

69

Page 70: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Như vậy, nếu xác định hợp lý giá trị doanh nghiệp sẽ bảo đảm lợi ích của cả

nhà đầu tư và Nhà nước. Nhưng trên thực tế, việc xác định giá trị doanh nghiệp

trong thời gian qua với cơ chế định giá theo NĐ 28/CP, NĐ 44/CP, NĐ 64/CP rồi

đến NĐ187/CP cho thấy quá trình xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn mang tính

chủ quan, hành chính, thiếu sự hỗ trợ của cơ quan tư vấn chuyên môn và thiếu tính

thị trường.

Hiện nay Thông tư số 127/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn xử lý

tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100%

vốn nhà nước thành công ty cổ phần, quy định hai phương pháp xác định giá trị

doanh nghiệp là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Thực tế

cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp ở Bình Định chỉ mới sử dụng phương pháp tài

sản trong định giá. Các phương pháp định giá doanh nghiệp mặc dù đã được cải tiến

so với trước đây nhưng vẫn nghiêng về tính giá trị trên sổ sách. Các khoản nợ tồn

đọng, dây dưa khó đòi đã qua nhiều năm, tài sản không cần dùng, vật tư hàng hoá

tồn kho lâu ngày, trải qua nhiều đời giám đốc không còn chứng từ, sổ sách nên

không thể xác nhận được. Bên cạnh đó, do thiếu thông tin về thị trường để xác định

giá trị còn lại của nhà xưởng, máy móc, đồng thời do chưa có tiêu chuẩn cụ thể để

định giá thương hiệu, uy tín, mẫu mã của doanh nghiệp nên chưa tính hết được giá

trị tiềm năng của doanh nghiệp. Việc tính giá trị tiềm năng như thương hiệu, sức

phát triển tương lai chỉ được ước chừng rồi cộng vào chứ không có cơ sở xác thực.

Trong khi đó, phương pháp dòng tiền chiết khấu ưu việt hơn lại chưa được áp dụng

rộng rãi, một phần do phương pháp này tính toán phức tạp hơn, phần do tâm lý của

ban lãnh đạo doanh nghiệp không muốn giá trị công ty được đánh giá quá cao sẽ

khó bán cổ phần, bất lợi trong việc phân chia cổ phần ưu đãi trong nội bộ doanh

nghiệp.

Bên cạnh đó việc xử lý tài chính cũng gây không ít khó khăn cho việc xác

định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn vấn

đề tài chính khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần nhưng đến nay vấn đề này

vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp khi chuyển đổi thành công ty

cổ phần phải được các tổ chức chuyên nghiệp (công ty định giá doanh nghiệp, công

70

Page 71: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

ty tư vấn tài chính, công ty kiểm toán...) tính toán đặt ra một mức giá làm căn cứ

đưa ra chào thầu, sau đó trên cơ sở bỏ thầu mà xác định được mức giá cổ phiếu.

Như vậy giá cổ phiếu sẽ do cung cầu trên thị trường quyết định.

Ở nước ta hiện nay, các tổ chức dịch vụ thị trường tài chính còn yếu kém do

thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh. Do đó, trong thời gian đầu, chúng ta

có thể mời thầu các cổ đông chiến lược, vì đây mới là yếu tố hiệu quả và đổi mới

của công ty cổ phần sau này. Sau đó, căn cứ vào giá thầu có tham chiếu là giá tính

toán để quyết định giá trị DNNN. Theo cách làm này có thể xảy ra một số doanh

nghiệp sau CPH giá tăng cao. Nhưng nếu giá tăng cao do năng lực quản trị và chiến

lược của công ty cổ phần tốt thì đó không phải là thất thoát của Nhà nước. Cũng có

thể xuất hiện nhiều DNNN không bán được vì doanh nghiệp quá kém, không thu

hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, khi đó cần giảm giá hay bán với giá ưu

đãi. Thậm chí với những DNNN dù có chuyển sang hình thức công ty cổ phần cũng

không thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thì nên chuyển qua xử

lý bằng các hình thức khác như giao, bán, khoán, cho thuê thậm chí giải thể, phá

sản.

Một vấn đề nữa là các phương pháp định giá theo quy định của Chính phủ chỉ

đề cập đến lợi thế doanh nghiệp thông qua việc so sánh giữa lợi nhuận bình quân 3

năm gần nhất và lãi suất trái phiếu Chính phủ. Cách xác định lợi thế doanh nghiệp

như vậy chưa phản ánh đúng thực tế những thuận lợi cũng như những khó khăn của

các doanh nghiệp khác nhau, hoạt động trên những địa điểm khác nhau. Chẳng hạn,

trên cùng địa bàn tỉnh Bình Định, nhưng nếu các doanh nghiệp, nhất là các công ty

hoạt động trong lĩnh vực du lịch (các khách sạn, nhà hàng...), các công ty thương

mại nằm trên những tuyến đường khác nhau sẽ có những lợi thế khác nhau, thậm

chí với những vị trí đất rất thuận lợi thì địa tô của nó có thể nuôi sống sung túc

những cổ đông của các công ty cổ phần sau chuyển đổi. Vì vậy Nhà nước nên đưa

yếu tố lợi thế địa điểm vào trong giá trị doanh nghiệp, có như vậy, mới phản ánh

đầy đủ lợi thế của từng doanh nghiệp, từ đó xác định đúng giá trị thực của từng

doanh nghiệp.

71

Page 72: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Thứ ba, về đẩy mạnh việc bán cổ phần, niêm yết và phát triển thị

trường chứng khoán.

Các DNNN sau khi chuyển thành công ty cổ phần có khả năng huy động vốn

đầu tư thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Tuy

nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa thực sự trở thành một kênh

huy động vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển các doanh nghiệp. Một thị trường

chứng khoán với quy mô lớn và chất lượng cao sẽ tạo điều kiện cho thị trường vốn

hoạt động mạnh. Các nhà đầu tư dựa vào khả năng sinh lợi và tính thanh khoản của

chứng khoán để quyết định có nẽn đầu tư vào chứng khoán hay không. Có thể nói

trong giai đoạn hiện nay, tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam chưa cao do số lượng công ty cổ phần niêm yết trên thị

trường còn khiêm tốn và chất lượng chứng khoán chưa cao. Vì vậy, đối tượng mua

chứng khoán chủ yếu là người lao động trong doanh nghiệp, nhưng do thu nhập

thấp nên số lượng cổ phần mà họ mua được không nhiều. Khi cần chuyển nhượng,

người lao động chủ yếu chỉ bán theo hình thức “sang tay” trong nội bộ, mà không

tham gia thị trường chứng khoán.

Mặt khác, với quy mô nhỏ và chất lượng hàng hóa chưa cao, thị trường chứng

khoán Việt Nam hiện nay chưa thật sự khuyến khích các công ty cổ phần niêm yết

cũng như chưa thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư. Do vậy, bên

cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, Nhà nước cần mở rộng các hình

thức bán cổ phần lần đầu thông qua hình thức đấu giá, bảo lãnh phát hành, đại lý

phát hành...; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp sau khi được CPH nhanh

chóng niêm yết cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán; gắn việc phát hành

cổ phiếu với niêm yết công khai trên thị trường. Thậm chí, đối với những DNNN đã

tiến hành CPH có đủ điều kiện, Nhà nước cần quy định cụ thể lộ trình thực hiện

niêm yết trên thị trường chứng khoán. Song song đó, cần đẩy nhanh việc thực hiện

chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo nguồn cung

hàng hóa có chất lượng cao trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, cần phát

triển hệ thống các tổ chức tài chính trung gian để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà

đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường

chứng khoán.

72

Page 73: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

Để tăng quy mô của thị trường chứng khoán, mặt khác Chính phủ cần đưa ra

những chính sách ưu đãi cụ thể đối với các doanh nghiệp CPH khi thực hiện niêm

yết, giảm thiểu quy định không phù hợp về thủ tục và điều kiện niêm yết để những

doanh nghiệp đủ điều kiện, khi tiến hành CPH sẽ thích thú, tự giác niêm yết trên thị

trường chứng khoán như:

- Cần có chính sách hỗ trợ thiết thực như hỗ trợ phí kiểm toán, tư vấn niêm

yết, hỗ trợ nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp.

- Thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh

nghiệp cổ phần hóa niêm yết căn cứ theo thời gian doanh nghiệp tham gia niêm yết

sau khi cổ phần hóa.

- Khuyến khích và ưu tiên niêm yết đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa

có vốn lớn, có quy mô hoạt động rộng, có uy tín thương hiệu nhằm tăng chất lượng

hàng hóa niêm yết và quy mô cho thị trường.

Thứ tư, về hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý, thay đổi quy mô doanh

nghiệp.

Việc CPH “hình thức” là một trong những điểm hạn chế lớn nhất của các

doanh nghiệp cổ phần hóa hiện nay, khi mà cơ chế quản lý vẫn còn mang đặc điểm

của quản lý nhà nước, do Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Cổ phần hóa giống như

một hình thức “bình mới, rượu cũ”, nên xét về mặt bản chất, cơ chế quản lý không

có sự thay đổi lớn. Do đó, để cổ phần hóa thật sự là một bước ngoặc cho con đường

phát triển của doanh nghiệp, tự bản thân ban lãnh đạo doanh nghiệp phải thay đổi

quan điểm quản trị, tiếp nhận những tư duy mới từ cổ đông bên ngoài, xem xét cho

họ có quyền tham gia sâu vào quản trị công ty.

Xây dựng cơ chế quản lý mới cùng với đội ngũ cán bộ quản lý thích nghi hơn

với cơ chế thị trường, chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại và bố trí cán bộ có đủ

trình độ và năng lực, phù hợp với mô hình hoạt động của công ty CP. Tăng cường

công tác tuyên truyền về chủ trương chính sách CPH của Đảng và Nhà nước trong

các doanh nghiệp CP, đồng thời nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên,

người lao động, cổ đông kể cả cán bộ quản lý về hoạt động của công ty CP, về mối

quan hệ giữa cổ đông và công ty CP. Giải quyết dứt điểm những vấn đề vướng mắc

73

Page 74: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

đối với người lao động và cổ đông. Thực tế ở Bình Định cho thấy các doanh nghiệp

có quy mô với số lượng lao động lớn hoạt động chưa thực sự hiệu quả tương xứng

với tiềm năng, do đó các doanh nghiệp cần tinh giảm những lao động không cần

thiết, để giảm chi phí hoạt động, từ đó làm cho công ty hoạt động có hiệu quả hơn.

Thứ năm, về giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu Nhà nước.

Sau CPH, Nhà nước vẫn nắm phần lớn cổ phần thì khó có sự thay đổi đột biến

về "chất" của DN, không đi được vào thực chất và bản chất của DN cần tái cấu trúc.

Vì vậy, với những DN trong các lĩnh vực không cần Nhà nước nắm cổ phần chi

phối, cần nhanh chóng thoái bớt vốn nhà nước nhằm tạo động lực và đòn bẩy

khuyến khích DN hoạt động theo cơ chế thị trường.

Thứ sáu, về chính sách hỗ trợ của tỉnh.

Để khuyến khích các DNNN sau CPH, tỉnh cần đẩy mạnh các chính sách hỗ

trợ các DN sau CPH trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Người lao

động dôi dư trong các DNNN sau CPH nên được tỉnh quan tâm, tạo công ăn việc

làm phù hợp với năng lực và điều kiện của họ, tránh hiện tượng sau khi CPH tỷ lệ

thất nghiệp trong địa bàn tỉnh lại gia tăng.

Việc đưa ra những chương trình, chính sách hỗ trợ DNNN sau CPH với gói

ngân sách tương đối lớn sẽ mang lại những khởi sắc và bước phát triển tương đối rõ

rệt cho DN CPH trong từng giai đoạn. Chẳng hạn như việc chính quyền địa phương

hỗ trợ DNNN sau CPH được vay vốn với lãi suất thấp nhằm duy trì hoạt động sản

xuất kinh doanh của DN, giúp doanh nghiệp dần đi vào ổn định sau CPH.

74

Page 75: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC................................1

1.1. Doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước....................1

1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước..........1

1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa.............................8

1.2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá....................9

1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.....................................9

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã

cổ phần hoá.......................................................................................................11

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

đã cổ phần hóa......................................................................................................15

1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.......................................................15

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp......................................................19

PHẦN 2: KINH NGHIỆM CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ

NƯỚC Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG..................................................................23

2.1. Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội của các tỉnh miền Trung..23

2.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................23

2.1.2. Điều kiện khí hậu....................................................................................24

2.1.3. Điều kiện kinh tế.....................................................................................24

2.1.4. Điều kiện văn hóa xã hội........................................................................24

2.2. Kinh nghiệm cổ phần hóa các DNNN ở các tỉnh miền Trung.......................25

2.2.1. Sự cần thiết của việc CPH các DNNN ở các tỉnh miền Trung...............25

2.2.2. Kinh nghiệm CPH các DNNN ở các tỉnh miền Trung...........................26

2.3. Hiệu quả hoạt động của các DNNN đã CPH ở các tỉnh miền Trung.............28

PHẦN 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HÓA Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH..................31

3.1. Tình hình kinh doanh.....................................................................................32

75

Page 76: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

3.1.1. CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định.........................................35

3.1.2. CTCP xây dựng 47..................................................................................36

3.1.2. CTCP Cảng Quy Nhơn...........................................................................38

3.1.4. CTCP Lương thực Bình Định.................................................................39

3.2. Tình hình tài chính.........................................................................................40

3.3. Tình hình về lao động, sắp xếp lao động.......................................................42

3.4. Tình hình thu nhập.........................................................................................45

3.5. Đóng góp cho ngân sách Nhà nưóc...............................................................47

3.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp Nhà nước

sau cổ phần hóa.....................................................................................................47

3.7. Những cản trở cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nưóc......................................50

PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HÓA....53

4.1. Tổng quan các nghiên cứu trước...................................................................53

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà

nước sau cổ phần hóa ở Bình Định.......................................................................56

4.2.1. Cơ sở lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng...................................................56

4.2.2. Giả thuyết mối tương quan giữa hiệu quả hoạt động của các doanh

nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa và các nhân tố ảnh hưởng.........................56

4.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................58

4.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin.................................................58

4.3.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp ước lượng bình quân nhỏ nhất

(OLS)................................................................................................................58

4.4. Kết quả nghiên cứu........................................................................................61

4.4.1. So sánh hoạt động của DNNN trước và sau khi CPH.............................61

4.4.2. Kết quả thực nghiệm...............................................................................63

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HÓA Ở TỈNH

BÌNH ĐỊNH.............................................................................................................68

KẾT LUẬN

76

Page 77: Nghiên cứu khoa học : Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung

77