Top Banner
HỌC VIỆN THẦN HỌC HỘI DÒNG XI-TÔ THÁNH GIA Luận Văn Tốt Nghiệp ƠN TIỀN ĐỊNH NƠI ĐỨC MARIA Sinh Viên Thực Hiện M. GIUSE KHANG BÙI CÔNG VỤ, O.CIST. Giáo Sư Hướng Dẫn 1
116

hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Sep 19, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

HỌC VIỆN THẦN HỌC HỘI DÒNG XI-TÔ THÁNH GIA

Luận Văn Tốt Nghiệp

ƠN TIỀN ĐỊNH NƠI ĐỨC MARIA

Sinh Viên Thực HiệnM. GIUSE KHANG BÙI CÔNG VỤ, O.CIST.

Giáo Sư Hướng DẫnLM. VINH SƠN LIÊM NGUYỄN HỒNG THANH, O.CIST.

Niên khoá 2013 - 2017LỜI TRI ÂN

1

Page 2: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Trong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha bề trên trong hội dòng, cách riêng cha viện phụ M. Vianney Nguyễn Tri Phương, quý cha, quý thầy cùng toàn thể quý anh trong công đoàn Châu Sơn Đơn Dương đã tạo mọi điều kiện cho con được theo học các môn thần học tại Học Viện Thần Học của hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam trong thời gian qua.

Con xin chân thành tri ân cha giám đốc M. Biển Đức Nguyễn Văn Nghĩa, quý cha trong ban giám đốc cùng toàn thể quý cha, quý thầy trong ban giáo sư Học Viện Thần Học Xitô Thánh Gia đã tận tình nâng đỡ và truyền thụ cho con những kiến thức quý báu trong những năm con theo học tại học viện thần học của hội dòng.

Con xin chân thành tri ân cha phó giám đốc M. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, là người đã trực tiếp hướng dẫn con trong việc tìm hiểu và hoàn thành luận văn nhỏ bé này.

Em cũng xin tri ân quý anh sinh viên cùng học trong học viện Thần Học Xitô Thánh Gia, đặc biệt quý anh cùng khoá học, đã tận tình nâng đỡ em trong suốt quá trình học tập.

Sau hết, nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria và thánh cả Giuse chúc lành và ban muôn ơn hồn xác trên quý cha viện phụ, quý cha bề trên, quý cha trong ban giám đốc, quý vị trong ban giáo sư Học Viện Thần Học Xitô Thánh Gia cùng toàn thể quý cộng đoàn trong hội dòng. Con xin hết lòng cảm tạ tri ân.

Con: M. Giuse Khang Bùi Công Vụ. O.cist

NHẬN XÉT CỦA GIÁO SƯ HƯỚNG DẪN

Hiểu biết và diễn tả về ơn tiền định đã khó, trình bày về «ơn tiền định

của Đức Maria» lại càng khó khăn hơn. Vì thế, việc sinh viên quyết định chọn

đề tài này để nghiên cứu đã là một sự can đảm và thành công rồi.

2

Page 3: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Về hình thức, sinh viên đã hoàn thành tiểu luận của mình đạt yêu cầu

theo phương pháp nghiên cứu biên soạn. Sinh viên đã bỏ nhiều thời gian và

công sức đầu tư cho công trình nghiên cứu của mình. Nguồn tài liệu sinh viên

thu thập được khá dồi dào phong phú, trích dẫn rõ ràng, lý luận chặt chẽ và có

sự liên kết xuyên suốt giữa các chương và các phần với nhau.

Về nội dung, luận văn của sinh viên thuộc về lãnh vực thần học tín lý.

Qua việc trưng dẫn Kinh Thánh, truyền thống giáo phụ, huấn quyền Hội thánh,

các nhà thần học và tu đức, sinh viên đã trình bày luận văn của mình rất mạch

lạc, sâu sắc và có nền tảng chắc chắn về ơn tiền định của Đức Maria trong

chương trình cứu độ và quan phòng của Thiên Chúa.

Chắc chắn rằng, sau khi hoàn thành luận văn này, bản thân sinh viên và

những ai đọc qua công trình nghiên cứu này sẽ xác tín hơn về chỗ đứng quan

trọng và địa vị cao sang của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa trong nhiệm

cục cứu độ. Đó cũng chính là ơn tiền định đặc biệt Thiên Chúa dành riêng cho

Mẹ Maria, người Trinh Nữ diễm phúc của muôn muôn thế hệ.

Đáng khen!

Điểm :

Châu Sơn, ngày 15/5/2017

Lm. M. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh

NỘI DUNG

DẪN NHẬP……………………………………………………………………..1

3

Page 4: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Chương I.

ƠN TIỀN ĐỊNH NƠI ĐỨC MARIAI. THIÊN CHÚA TIỀN ĐỊNH…………………………………………………………3

1. Khái Niệm Về Tiền Định………………………………………………………3

2. Thiên Chúa Tiền Định Trong Cựu Ước………………………………………..4

3. Thiên Chúa Tiền Định trong Tân Ước ………………………………………...6

II. SỰ TIỀN ĐỊNH NƠI ĐỨC MARIA………………………………………………...9

1. Đức Maria Được Thiên Chúa Tiền Định Từ Đời Đời…………………………9

2. Đức Maria Được Tiên Báo Trước Trong Cựu Ước…………………………..10

3. Đức Maria Trong Kế Hoạch Của Thiên Chúa………………………………..13

4. Đức Maria Với Sứ Mệnh Đặc Biệt…………………………………………...15

III. ƠN TIỀN ĐỊNH NƠI ĐỨC MARIA……………………………………………….17

1. Ơn Làm Mẹ Thiên Chúa……………………………………………………...17

2. Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội…………………………………………………....19

3. Ơn Trọn Đời Đồng Trinh……………………………………………………..22

4. Ơn Hồn Xác Lên Trời………………………………………………………...26

Chương II.

TIỀN ĐỊNH VÀ TỰ DOI. TIỀN ĐỊNH VÀ TỰ DO…………………………………………………………….29

1. Khái Niệm Về Tự Do…………………………………………………………29

2. Ý Trí Tự Do Của Con Người Và Sự Tiền Định Của Thiên Chúa…………….30

3. Tiền Định Không Phá Huỷ Tự Do Của Con Người…………………………..32

4. Sự Tự Do Nơi Đức Maria…………………………………………………….35

II. NHỮNG NỖ LỰC NỘI TÂM CỦA ĐỨC MARIA ĐÓNG GÓP VÀO CÔNG

TRÌNH CỨU CHUỘC CỦA THIÊN CHÚA………………………………………38

1. Đức Maria Trinh Nữ Dâng Hiến……………………………………………..38

2. Đức Maria Trên Đồi Canve…………………………………………………..41

3. Đức Maria, Hiệp Thông Với Đau Khổ Và Sự Chết Của Chúa Kitô…………43

Chương III.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỨC MARIA VÀ GIÁO HỘI

TRONG SỰ TIỀN ĐỊNH CỦA THIÊN CHÚA

I. ĐÚC MARIA VÀ GIÁO HỘI……………………………………………………...46

1. Đức Maria Được Tiền Định Làm Mẹ Của Giáo Hội………………………….46

4

Page 5: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

2. Đức Maria Là Gương Thánh Thiện Cho Giáo Hội…………………………....49

3. Đức Maria Và Sự Hiệp Nhất Trong Giáo Hội………………………………...51

II. NOI GƯƠNG ĐỨC MARIA SỐNG ƠN TIỀN ĐỊNH ………………………….. 54

1. Chúng Ta Được Tiền Định Làm Nghĩa Tử Nhờ Đức Giêsu Kitô……………..54

2. Noi Gương Đức Maria, Chúng Ta Sống Nỗ Lực Trên Con Đường Hoàn Thiện

Như Đức KiTô Là Đấng Hoàn Thiện………………………………………….56

3. Noi Gương Đức Maria, Chúng Ta Sống Vâng Phục Theo Thánh Ý Của Thiên

Chúa…………………………………………………………………………....59

4. Lòng Tôn Kinh Đức Maria Trong Giáo Hội…………………………………..61

NHẬN ĐỊNH VÀ KẾT LUẬNNhận định……………………………………………………………………………64

Kết luận……………………………………………………………………………....67

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..69

DẪN NHẬP

Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Đức Maria đã được tiền định từ đời đời để

làm Mẹ Đấng cứu thế. Theo linh mục Frederick M. Jelly nói : ngay từ lúc đầu tiên được thụ

thai, Mẹ Maria đã được Thiên Chúa ban tràn đầy ân phúc để làm Mẹ Thiên Chúa. Từ thuở đời

5

Page 6: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

đời, Thiên Chúa Cha đã tiền định cho Đức Maria làm Mẹ của Chúa Con của Người. Đức Maria

là một thành phần thân thương trong kế hoạch Thiên Chúa cứu độ nhân loại qua Ngôi Lời Nhập

Thể. Để tạo cho Đức Maria những đức tính xứng hợp gọi là mẹ Thiên Chúa, Chúa đã ban cho

Đức Maria những hồng ân cao quý nhất của Chúa Thánh Thần1.

Dựa trên tư tưởng của linh mục Frederick M. Jelly nói thì, ơn tiền định nơi Đức Maria

hết sức đặc biệt, vì đối tượng là Mẹ Thiên Chúa. Sự tiền định của Đức Maria bao hàm sự tiền

định của Đức Kitô. Đó là thiên ý nhiệm mầu mà như thánh Phaolô nói “Thiên ý này là kế

hoạch yêu thương người đã định từ trước trong Đức Kitô” (Ep 1, 9). Thánh Phaolô còn nói

“Trong Đức Kitô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc, cho ta hưởng muôn vàn ân phúc

của Thánh Thần” (Ep 1,3). Từ lời huấn giáo trong thư Êphêsô cũng như các thư khác của

thánh Phaolô (x. Cl 1, 12 – 14; Rm 3, 24; Gl 3, 1 -3; 2Cr 5, 18 – 29) cho chúng ta biết, kế

hoạch ấy được liên kết với Đức Kitô từ muôn thuở. Kế hoạch này bao trùm toàn thể nhân loại,

nhưng dành riêng một chỗ đặc biệt cho người “phụ nữ”, sẽ là Mẹ của Đấng được Thiên Chúa

trao phó công trình cứu độ. Như công đồng Vaticano II viết: theo sách Sáng Thế (St 3, 15),

“người nữ này đã được phác hoạ trước trong lời hứa…mà tổ tông đã nhận được sau khi sa

ngã trong tội lỗi”; và theo như lời của ngôn sứ Isaia (x. Is 7, 14) “Bà là Trinh Nữ sẽ thụ thai

và sinh con và đặt tên cho Con là Emmanuel” (LG 55). Từ những câu Kinh Thánh trên cho

thấy: trong Cựu Ước cũng như Tân Ước đã chuẩn bị cho “sự viên mãn của thời gian”, khi

Thiên Chúa sai Con của Người đến, sinh bởi một phụ nữ… để chúng ta được ơn làm con

Thiên Chúa (x Gl 4, 4 – 5).

Như vậy, Trong nhiệm cục cứu độ, Thiên Chúa đã tiền định cho Ngôi Lời Nhập Thể

cách nhưng không, thì sự tiền định của Đức Maria cũng là ơn nhưng không, nghĩa là trước

những công nghiệp của Đức Maria mà Thiên Chúa có thể dự kiến, hay là không phải nhìn đến

những công nghiệp của Đức Maria mà Đức Maria đã đạt được mức độ tinh tuyền và thánh

thiện do ân sủng đã được ban cho Ngài cách nhưng không, hầu trở nên Mẹ Thiên Chúa cách

xứng hợp. Để Mẹ xứng hợp làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa đã ban cho mẹ nhiều đặc ân

cao quý khác đi kèm với ơn Làm Mẹ Thiên Chúa, là ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, ơn Trọn Đời

Đồng Trinh, và ơn Hồn Xác Lên Trời. Những ơn này các nhà thần học gọi chung là ơn tiền

định Thiên Chúa dành cho Mẹ.

Về ơn tiền định Thiên Chúa dành cho Mẹ, có những vấn đề được đặt ra là: nếu Thiên

Chúa đã tiền định và chuẩn bị cho Mẹ tất cả mọi thứ như vậy, thì thử hỏi Mẹ có còn tự do nữa

hay không? Nếu không, thì Mẹ có công trạng gì trước mặt Thiên Chúa, trước mặt Giáo Hội, vì

không có tự do mọi hành động của con người trở nên vô giá trị, vô thưởng và vô phạt, và trong

1X. Lm Frederick M. Jelly, O. P. Biên soạn, Tôn Sùng Đức Maria Trong Thánh Truyền Công Giáo, 2001, chuyển ngữ Gioan Baotixita Dũng Lạc Hồng Ân, p. 147.

6

Page 7: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

nhiệm cục cứu độ đó, Mẹ khác chi một người hoàn toàn bị động, bị lệ thuộc vào trong chương

trình của Thiên Chúa. Còn nếu có, thì sự tự do đó được hiểu như thế nào? Mẹ đã nỗ lực để góp

phần vào nhiệm cục cứu độ đó ra sao? Để hiểu rõ tất cả những vấn đề này, người viết xin được

trình bày đề tài về: Ơn Tiền Định Nơi Đức Mariavới những nội dung chính như sau:

Chương I: Trình Bày Về Ơn Tiền Định Nơi Đức Maria

Chương II: Trình Bày Về Thiên Chúa Tiền Định Và Sự Tự Do Của Con Người

Chương III: Trình Bày Về Mối Liên Hệ Giữa Đức Maria Và Giáo Hội Trong Sự Tiền

Định Của Thiên Chúa

Với những nội dung chính nêu trên, người viết chỉ mong cố gắng tìm hiểu và làm sáng

tỏ phần nào về ơn tiền định nơi Đức Maria trong sự tiền định của Thiên Chúa đã được nói đến

trong Kinh Thánh và trong các Huấn giáo của Giáo Hội. Với đề tài này, người viết không có

tham vọng viết nhiều, hay viết dài, mà chỉ viết những gì trọng yếu có liên hệ và xoay quanh đề

tài ơn tiền định nơi Đức Maria, chứ không có ý mở rộng thêm hay giải thích những tín điều có

liên quan đến Đức Maria như : tín điều Mẹ Thiên Chúa, tín điều Đức Maria Trọn Đời Đồng

Trinh, tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, hay tín điều về Đức Maria Hồn Xác Lên Trời. Dù rằng,

trong bài viết có đề cập đến hay dẫn chứng một vài điểm trong tín điều, nhưng là để làm rõ hơn,

sáng tỏ hơn về ơn tiền định nơi Đức Maria mà thôi.

Với giới hạn của bản thân, người viết chủ yếu dựa vào nền tảng là Kinh Thánh, các

Huấn giáo của Giáo Hội như: công đồng Vaticano II, sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo,

những bài suy tư của các giáo phụ, các nhà thần học, các triết gia, cũng như thu thập các tài

liệu có liên quan để tổng hợp và hệ thống lại những tư tưởng đã có sẵn thành tư tưởng của

mình và bài viết của mình. Nhân cơ hội trình bày đề tài này, người viết có dịp đào sâu hơn về

môn Thánh Mẫu Học, về những bản văn Kinh Thánh, những Giáo Huấn của Giáo Hội nói về

Đức Maria trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Vậy, dựa vào tất cả những tài liệu kể

trên và với một chút kinh nghiệm có được từ bản thân, người viết xin được trình bày đề tài ơn

tiền định nơi Đức Maria cách cụ thể qua các chương sau đây.

Chương I

ƠN TIỀN ĐỊNH NƠI ĐỨC MARIA

Khi chúng ta nói đến ơn tiền định nơi Đức Maria, là nói đến ân sủng của Thiên Chúa

dành cho Mẹ.Từ đời đời, Đức Maria đã được tiền định làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Mẹ là người

7

Page 8: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

như bao người khác, nhưng được Chúa đoái thương tuyển chọn để cưu mang và hạ sinh ra

Con Thiên Chúa, là Ngôi Hai xuống thế làm người. Với ơn làm Mẹ Thiên Chúa, và để Mẹ

xứng đáng là Mẹ Thiên Chúa, Thiên Chúa đã ban cho Mẹ những ơn cao trọng khác như: ơn

Trọn Đời Đồng Trinh, ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, và ơn Hồn Xác Lên Trời. Theo các nhà

thần học gia thì, đó làơn Tiền Định Thiên Chúadành sẵn cho mẹ. Vậy, tiền định là gì?Sự tiền

định Thiên Chúa dành cho Mẹ như thế nào, và ơn tiền định đó ra sao? Để giải quyết những

thắc mắc này người viết xin được trình bày như sau:

I. KHÁI NIỆM THIÊN CHÚA TIỀN ĐỊNH

1. Khái Niệm Về Tiền Định

Tiền định, theo nguyên ngữ la tinh: praedestinare, prae chỉ một liên quan với tương lai,

destinare là định một việc gì.

Tiền định, theo nguyên ngữ Hy Lạp:  “próhοrízō", được tạo thành bởi hai từ: “pró” có nghĩa

là “trước” (before) và “hοrízō” có nghĩa là “định” (determine). Như vậy, “tiền định” là sự định trước.

Tiền định, theo anh ngữ: predestination, sự tiền định (nghĩa là mọi quyết định của

Thiên Chúa từ đời đời).

Tiền định, theo nghĩa hán việt: tiền, là trước, còn định, là đã quyết; tiền định có ngĩa là

việc đã quyết từ trước.

Nói chung, tiền định: praedestinare, próhοrízō,predestination, prédestination ; đều có

chung một nghĩa là:mọi việc đều đã được Tạo hóa quyết định và sắp xếp từ trước.Sự tiền định

là cái gì mà người ta được tiền định tới,hay nói cách khác, sự tiền định là việc Thiên Chúa đã

an bài từ muôn thuở, do kế hoạch yêu thương vô cùng của Ngài.

Nếu sự tiền định là việc Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn, thì con người không có gì

phải sợ hãi. Trái lại, con người vui mừng vì được Thiên Chúa ân cần săn sóc ngay từ trước khi

sinh ra. Do đó, họ càng phải nỗ lực đáp trả tình thương yêu của Ngài2.

Từ những ý tưởng trên cho thấy: Tiền định là sự định trước, bởi ý định lựa chọn tự do

của Thiên Chúa đối với từng mỗi cá nhân, đời sống, cũng như mỗi quốc gia, dân tộc và cả lịch

sử thế giới, như Kinh thánh có chép: “từ một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn

thể nhân loại, để họ ở trên khắp mặt đất; người đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những

ranh giới cho nơi ở của họ” (Cv 17, 26). “Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã

tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng

tử giữa một đàn em đông đúc. Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi;

2 X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Tiểu Ban Từ Vựng, Từ Điển Công Giáo 500 Mục Từ, Nxb Tôn Giáo, ngày 19-4- 2011, p. 341.

8

Page 9: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người làm cho

nên công chính thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang” (Rm 8, 29 – 30).

Như vậy, Thiên Chúa có sẵn mục tiêu, cùng đích cho vũ trụ là đưa vạn vật tới mức

trọn hảo và cho con người hưởng phúc vinh quang với Thiên Chúa trên Thiên Đàng. Mục tiêu

tối cùng này chính là sự tiền định của Thiên Chúa. Tuy nhiên, sự tiền định này không đồng

nghĩa với tất định, hay mang tính ép buộc như có người lầm tưởng, mà con người vẫn có tự do

để đón nhận hay khước từ.

2. Thiên Chúa Tiền Định Trong Cựu Ước

Đọc trong Cựu Ước ta thấy, Kinh thánh nêu ra căn bản của tiền định: đó là hoạt động của

Thiên Chúa “tiền kiến” mọi sự và tác hợp mọi sự. Từ muôn thuởThiên Chúa đã có một chương

trình (x. Is 37, 26) mà Ngài thực hiện qua dòng lịch sử (x. Is 14, 24). Chính Thiên Chúa là Đấng

khởi xướng kế hoạch cứu độ, chính Người là Đấng đã nói lên lời hứa về một Giao ước vĩnh cửu.

Thật vậy, các bản văn Cựu Ước trình thuật lịch sử cứu độ, trong đó nhân loại được chuẩn bị dần dần

để đón ngày Đức Kitô đến.Trong Sáng Thế Ký, chúng ta thấy kinh nghiệm căn bản về sự quan tâm

của Thiên Chúa đối với công trình sáng tạo. Trong ý định yêu thương, Ngài đã tạo dựng vũ trụ và

con người. Ngài đi bước trước đến với con người, cho con người tham dự vào tình yêu, hạnh phúc

và vinh quang của Người: Thiên Chúa phán “chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng

ta, giống chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và

mọi giống vật bò dưới đất” (St 1, 26)3.

Việc tạo dựng con người và vũ trụ là một bằng chứng nói lên hoạt động của Thiên Chúa

“tiền kiến” mọi sự và tác hợp mọi sự. Một chương trình có từ muôn thuở như thánh Phaolô nói:

“Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự theo quyết định và ý muốn của Người, đã tiền định cho

chúng tôi đây làm cơ nghiệp riêng theo kế hoạch của Người” (Ep 1,11). Từ điều này, thánh

Phaolô đã cho thấy ý định của Thiên Chúa khi tạo dựng vũ trụ và ban cho con người sứ mạng tiếp

tục thực hiện công trình ấy. Để tiếp tục thực hiện công trình này, Ngài đã tuyển chọn Abraham, và

từ nơi ông Thiên Chúa tuyển chọnmột Dân riêng để phục sự Ngài.

Thiên Chúa tuyển chọn Abraham làm tổ phụ một Dân mới:

Truyền thống về các tổ phụ (St 12-50) là cách dân Israel suy nghĩ về việc các tình huống

khiến mình được Thiên Chúa tuyển chọn và hiểu mình là dấu hiệu và là công cụ Thiên Chúa

dùng để thực hiện kế hoạch cứu độ đối với muôn dân. Nhân vật Abraham và cuộc đời của ông

không chỉ là một lịch sử cứu độ liên quan đến riêng cá nhân ông, bên cạnh hay bên trên lịch sử

nhân loại, mà là nguyên lý nội tại của lịch sử nhân loại vốn hướng tới tính phổ quát và mặc khải

cánh chung. Từ một cặp vợ chồng già Abraham và Xara, đã xuất hiện một dân tộc, một cộng

3 X. Peter Neuner, Ân Sủng Luận Qua Các Tác Giả, dịch theo Gnadenlehre, p. 37.9

Page 10: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

đoàn tôn giáo. Thế là Thiên Chúa trung thành với lời Ngài đã hứa. Chỉ có điều là Ngài thực hiện

lời hứa qua gian khổ để con người biết vâng phục và tin cậy vào Thiên Chúa Quan Phòng.

Nhưng đã có lúc con người không hiểu, không tin và không làm. Đứng trước sự sa ngã của dân

Israel, Thiên Chúa vẫn một lòng yêu thương và tuyển chọn các ngôn sứ đến với họ.

Thiên Chúa kêu gọi và tuyển chọn các ngôn sứ.

Thiên Chúa đã tuyển chọn ông Môsê và trao cho ông sứ mạng là vị cứu tinh để giải cứu

Israel ra khỏi ai cập, là ngôn sứ của Thiên Chúa để thay mặt Thiên Chúa nói với dân và, ngược

lại thay mặt dân để nói với Thiên Chúa. Môsê cũng là vị trung gian giữa Thiên Chúa và dân

trong việc thiết lập Giao ước (x. Xh 3, 13-17).

Khi ôngMôsêquađời, Thiên Chúa đã chọn ông Giôsuê là người kế vị, với nhiệm vụ đưa

dân Israel vào đất hứa, “đất Canaan” (x. Gs 1, 1-13). Ở dây họ thành lập một quốc gia. Chế độ

của quốc gia này bắt đầu là thủ lãnh, rồi đến quân chủ. Những nhà vua đầu tiên của vương quốc

này được tuyển chọn là Saolo và Đavít. Riêng vua Đavít đã đánh lấy thành Giêrusalem, biến

thành này ra trung tâm chính trị và tôn giáo của vương quốc. Qua ngôn sứ Nathan, Thiên Chúa

còn hứa với vua Đavít một vương quốc vĩnh cửu và phổ quát.

Sau khi vua Đavit mất thì Salômôn được chọn làm vua (970). Vua Salômôm với một cuộc

đời danh tiếng nhưng tội lỗi, và sau khi vua băng hà thì Rơ-khóp-am lên kế vị, đất nước nam bắc

phân tranh (930). Ở miền bắc cũng như ở miền Nam, Thiên Chúa luôn sai ngôn sứ đếnđể cảnh

cáo, quở trách, ủi an và hướng dẫn.

Ở miền Bắc, hai ngôn sứ của Chúa là Elia và Elisavới sứ mệnh phải nhắc nhở dân từ

bỏ ngẫu tượng (x. 1V 16, 23; 2V 13, 21). Tiếp đó Thiên Chúa gọi hai ông Amốt Và Hôsê .

Ngôn sứ Amốtvới sứ mệnh là tố cáo xã hội và khuyên người ta ăn ở công bình, từ bỏ ngẫu

tượng. Còn Hôsê thì luôn nhắc dân nhớ lại tình thương của Chúa đối với dân như là chồng đối

với vợ mình. Thế nhưng, miền Nam cũng như miềm Bắc đã chẳng nghe theo, vì thế Thiên

Chúa đã trừng trị, họ phải lưu đầy Babilon.

Thời kỳ lưu đầy Babilon Chúa lại cho hai ngôn sứ: Ê-dê-ki-en và Isaia IIđến để ở cùng, để

răn dậy, vỗ về và đưa ra những đường lối mới mẻ cần thiết. Chẳng hạn, ngôn sứÊ-dê-ki-en nói về

trách nhiệm cá nhân trong đời sống (x. Ed 1, 1-3, 15; 36, 16-37, 14), ngôn sứ Isaia II nói tiên tri

về Người Tôi Trung Của Thiên Chúa (x. Is 42, 1-7; 49, 1-6; 50, 4-9).

Sau 49 năm lưu đầy, người dân Israel được về nước. Trong hoàn cảnh mới, cũng có

nhữngnhà lãnh đạo, như hai ông Nơ-khe-mi-a và Ét-rađể lo công việc hành chánh và tôn giáo.

Họ cũng có những ngôn sứ, như Ma-la-khi, để báo tin về Đấng Cứu Độ, hay nói đúng hơn về

Vị Tiền Hô Của Đấng Cứu Độ. Đang khi chờ đợi Vị Tiền Hô Của Đấng Cứu Độ đến, họ cố

gắng vâng giữ luật Thiên Chúa. Họ gắn bó đến nỗi dám đứng lên chống lại những chính

quyền bành trướng bách hại. Trong phong trào giành lại độc lập, họ có những nhà lãnh đạo 10

Page 11: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

như gia đình Ma-ca-bê, họ có tác giả sách Đa-ni-ennâng đỡ. Khi mà lãnh đạo phản lại tinh

thần tôn giáo và dân tộc, họ chống đối bằng mọi hình thức. Do đó mà các phong trào lúc bấy

giờ, mọc lên như nấm, trong đó chúng ta biết được các nhóm Pha-ri-sêu, Xa-đốc, Ét-xen, quá

khích, v.v. Và Thiên Chúa đã chọn lúc ấy mà sai Ngôi Haixuống thế làm người, để mang ơn

cứu độ cho chúng ta4.

Tóm lại, trong Cựu Ước, cùng với chương trình tạo dựng và cứu độ, ơn tiền định là sự an

bài, sự chọn lựa từ đời đời của Thiên Chúa, một sự chọn lựa đầy tình hiền phụ, minh triết và tuyệt

đối, một lựa chọn do tình yêu thúc đẩy. Sự tiền định này xảy ra trong Chúa Con Hằng Hữu mà

chúng ta sẽ trình bầy trong phần dưới dây: Thiên chúa tiền định trong Tân Ước.

3. Thiên Chúa Tiền Định Trong Tân Ước

Nếu như trong Cựu Ước, Thiên Chúa tiền định qua việc tuyển chọn các tổ phụ là ông

Abraham, ông Isaac và Giacóp, hay qua dân riêng người là Israel, cũng như qua các vị ngôn sứ để

loan báo về ơn cứu độ của Thiên Chúa… thì trong Tân Ước, Thiên Chúa đã tiền định chính Con

Một của Người đến trong thế gian để cứu chuộc chúng ta. Như vậy, bản chất mầu nhiệm ơn tiền

định cốt ở điều này: ơn tiền định gắn liền với sự sống siêu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi cực

thánh. Ơn tiền định được Chúa Cha ấn định từ muôn thuở cùng với Chúa Con trong Chúa Thánh

Linh.Ơn tiền định là một chọn lựa, theo Thánh Phaolô, có trước việc tạo dựng vũ trụ, và con người

trong hoàn vũ (Eph 1,4). Theo ý nghĩa này ơn tiền định có trước “việc tạo dựng vũ trụ,” vì công

việc tạo dựng được thể hiện trong viễn cảnh ơn tiền định cho nhân loại. Do áp dụng những so sánh

tương tự tạm thời của ngôn ngữ loài người vào đời sống thần linh, chúng ta có thể nói Thiên Chúa

“trước hết” đã muốn thông ban thần tính của Ngài cho nhân loại, làm cho con người là hình ảnh và

giống Ngài trong thế giới thụ tạo. “Trước hết,” Thiên Chúa chọn con người, trong Chúa Con hằng

hữu và đồng bản tính, để tham gia vào quyền làm con nhờ ân sủng. Chỉ “sau đó” Thiên Chúa muốn

có vũ trụ muôn loài; Ngài muốn có thế giới mà nhân loại thuộc về (thế giới đó)5.

Trong Tân Ước chúng ta thấy có nói đến quyết định từ đời đời của Thiên Chúa về Đức Kitô.

Ep 3, 11 : đúng theo ý định Người đã có từ muôn đời và đã thực hiện nơi Đức Giêsu Kitô: “Thiên

Chúa đã hành động như thế theo quyết định người đã có từ muôn thuở và đã thực hiện nơi Đức

Giêsu Kitô,Chúa chúng ta”. Đức Kitô là Đấng đã được tiền định từ trước tạo thiên lập địa và tỏ hiện

thời cánh chung vì anh em: “Người là Đấng Thiên Chúa đã biết từ trước, khi vũ trụ chưa được

dựng nên, và Người đã xuất hiện vì anh em trong thời cuối cùng này…”(1Pr 1, 20).

4 X. Tanila Hoàng Đắc Ánh, OP, Lịch Sử Cứu Độ, Nxb Sài Gòn, 1994, p . 21 – 63.5 X. https://www.catholic.org.tw/vntaiwan/caotinh/29chucha.htm

11

Page 12: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Vậy, dựa trên cơ sở Tân Ước, nói về định lệnh6 của Thiên Chúa về Đức Kitô. Đức Kitô đã

được Thiên Chúa Cha tiền định là đầu, là thủ lãnh nhân loại7.

Về sự tiền định của Thiên Chúa nơi Đức Kitô, thánh Tôma Aquino trong tổng luận thần học

quyển 3, câu hỏi 24, cho chúng ta thấy rằng Đức Kitô đã được tiền định. Sự tiền định vĩnh cửu của

Thiên Chúa. Tức là từ đời đời Thiên Chúa đã định cho Ngôi Lời nhập thể, xuống thế làm người để

chu toàn công trình cứu chuộc. Vì Thiên Chúa đã tiền định một cách cụ thể, là Ngôi Lời nhận lấy bản

tính nhân loại. Như vậy sự phối hiệp hai bản tính trong ngôi vị Đức Kitô nằm trong sự sắp đặt trước từ

đời đời của Thiên Chúa. Công đồng Tolède XI dạy: “vì sự kiện Con Thiên Chúa sinh bởi Đức Mẹ

Đồng Trinh, mà phải tin rằng Ngài đã được sinh ra, được tạo thành và được tiền định” (DS 536/285).

Vì lý do này, Thánh Tôma khẳng định nơi Đức Kitô đã được tiền định theo một thể cách rất đặc biệt.

Cũng trong sự tiền định này Thánh Tôma trình bầy cho chúng ta thấy rằng: Đức Kitô

đã được tiền định với tư cách là Con Người. Thánh Tôma giải thích: người ta có thể cứu xét

hai phương diện trong sự tiền định. Trước tiên, về phía sự tiền định vĩnh cửu, bao hàm sự có

trước đối tượng của mình. Thứ đến, người ta có thể cứu xét hiệu quả trong thời gian của nó,

và hiệu quả này là một ân huệ của Thiên Chúa. Mà, ở hai phương diện này, sự tiền định được

chỉ về cho Đức Kitô vì bản tính nhân loại của Ngài mà thôi, bởi vì bản tình nhân loại này, đã

không luôn phối hiệp với Ngôi Lời; lại nữa, chính do ân sủng mà nó được phối hiệp với Con

Thiên Chúa trong ngôi vị. Do đó, sự tiền định chỉ thuộc về Đức Kitô vì bản tính nhân loại.

Như vậy, thánh Augustino đã nói “chúng tôi nói rằng Thiên Chúa Vinh Quang đã được tiền

định trong tư cách là Con Thiên Chúa đã được tạo thành là Con Người” (de praedest. Sanct.

15,44): “bản tính nhân loại là đối tượng của sự tiền định, sự nhận lấy bản tính nhân loại này

nhắc nó lên rất cao, rất cao siêu đến nỗi nó không có thể nhấc lên cao hơn nữa được”. Và

điều thích hợp cho một người nào vì bản tính nhân loại của mình thì được chỉ về cho họ trong

tư cách là con người; do đó người ta phải nói, Chúa Kitô, trong tư cách là Con Người, đã

được tiền định làm Con Thiên Chúa.

Hơn thế nữa, thánh Tôma còn cho chúng ta biết được rằng sự tiền định của Ngài là kiểu

mẫu cho sự tiền định của chúng ta. Thánh Tôma nói: sự tiền định của Đức Kitô là kiểu mẫu cho

sự tiền định của chúng ta. Sự tiền định được hiểu theo hai thể cách: trước tiên trong tư cách nó

biểu thị hành động của kẻ tiền định. Ở tương quan này, người ta không thể nói rằng sự tiền định

của Thiên Chúa là kiểu mẫu cho sự tiền định của chúng ta; bởi vì do cũng một hành động duy

nhất mà Thiên Chúa tiền định chúng ta và tiền định Đức Kitô. Như vậy người ta có thể hiểu, sự

tiền định là cái gì mà người ta được tiền định tới. Nghĩa là điểm tận cùng và hiệu quả của sự tiền

6 Định lệnh: là lệnh truyền của Thiên Chúa đã được quyết định (hay định liệu) từ đời đời. Chẳng hạn như: Thiên Chúa quyết định việc tạo dựng Đức Maria và việc Nhập Thể của Đấng Khôn Ngoan Thần Linh trong cùng một ý định từ trước muôn đời. Vì thế, hai việc tiền định này gắn liền với nhau. 7 X. Học Viện Châu Sơn, Giáo Trình Thánh Mẫu Học, p. 44-46.

12

Page 13: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

định. Theo ý nghĩa này, sự tiền định của Đức Kitô là kiểu mẫu cho sự tiền định của chúng ta.

Nó là kiểu mẫu như thế trước tiên về sự tốt mà chúng ta được tiền định tới. Đức Kitô đã được

tiền định để làm Con Thiên Chúa theo bản tính; phần chúng ta, chúng ta được tiền định là con,

do sự nhận làm nghĩa tử, vì sự làm nghĩa tử là sự tương tự được tham dự vào tư cách con cái tự

nhiên (x. Rm 8,29). Điều đó còn đích thực đối với thể cách đạt được sự tốt này, và sự tốt này đạt

được do ân sủng. Đó là điều rõ ràng nhất đối với Đức Kitô, bởi vì bản tính nhân loại đã được

phối hiệp với Con Thiên Chúa mà nó đã không có công đức nào trước. Về phần chúng ta, chúng

ta tất cả đã được lãnh nhận từ sự sung mãn ân sủng của Ngài (x. Ga 1,16).

Cuối cùng, Thánh Tôma xác định sự tiền định của Đức Kitô là nguyên nhân cho sự

tiền định của chúng ta. Ngài nói nếu chúng ta cứu xét sự tiền định chính trong hành động của

nó, sự tiền định của Đức Kitô không phải là nguyên nhân cho sự tiền định của chúng ta, bởi vì

do cũng một hành động duy nhất mà Thiên Chúa tiền định: Chúa Kitô và chúng ta. Trái lại,

nếu người ta cứu xét sự tiền định trong điểm tận cùng của nó, trong trường hợp này sự tiền

định của Đức Kitô thực sự là nguyên nhân cho sự tiền định của chúng ta, bởi vì Thiên Chúa

đã ấn định từ vĩnh cửu sự cứu rỗi chúng ta được hoàn thành do Đức Kitô. Quả thế, sự tiền

định vĩnh cửu sắp đặt không những cái gì được thực hiện trong thời gian, mà còn sắp đặt thể

cách và trật tự mà điều đó được thực hiện8.

Tóm lại, nói về Thiên Chúa tiền định trong Tân Ước, thánh Tôma cho chúng ta thấy

rằng Chúa Kitô đã được tiền đinh. Sự tiền định vĩnh cửu của Thiên Chúa. Tức là từ đời đời

Thiên Chúa đã định cho Ngôi Lời nhập thể, xuống thế làm người để chu toàn công trình cứu

chuộc, trong tư cách là con người, đã được tiền định làm Con Thiên Chúa, sự tiền định của

Chúa Kitô là nguyên nhân và là kiểu mẫu cho sự tiền định của chúng ta. Điều này chúng ta có

thể thấy qua ơn tiền định của Đức Trinh Nữ Maria. Đặc biệt về Đức Maria: từ muôn thuở Đức

Maria đã có trong tư tưởng của Chúa Cha. Cũng như Chúa Giêsu, Đức Maria cũng đã được

chuẩn bị từ trước, và được Thiên Chúa tiền định từ đời đời.

II. SỰ TIỀN ĐỊNH NƠI ĐỨC MARIA

1. Đức Maria Được Thiên Chúa Tiền Định Từ Đời Đời

Từ những gì đã trình bày ở trên cho chúng ta thấy rằng, trong Kinh Thánh, từ Cựu

Ước đến Tân Ước có nói đến quyết định từ đời đời của Thiên Chúa về Đức Kitô. Tức là từ đời

đời Thiên Chúa đã định cho Ngôi Lời nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và “từ muôn đời

Đức Maria đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa qua sự liên kết với việc nhập thể của Ngôi

Lời Thiên Chúa. Và theo chương trình của Chúa Quan Phòng, trên trần gian Ngài đã trở nên

Mẹ cao trọng của Đấng Cứu Chuộc thần linh..” (LG số 61).

8 X. Toma Aquino, Tổng Luận Thần Học,Quyển 3, Questio 24, Sự Tiền Định Của Chúa Kitô.13

Page 14: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Vì thế việc tiền định cho Đức Maria không thể tách rời việc tiền định Đức Kitô. Thiên

Chúa đã tiền định việc Ngôi Lời mặc lấy bản tính nhân loại cách cụ thể bởi Đức Maria:

“nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một

người đàn bà và sống dưới lề luật…”(Gl 4,4). Vậy đứng trên quan điểm Kinh Thánh, nói đến

một định lệnh : Con Thiên Chúa Nhập Thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria là hoàn toàn chính

đáng và có nền tảng. Vì Đức Kitô mà Đức Maria đã được tiền định từ đời đời cùng với sứ

mệnh của Đức Kitô.

Về sựtiền định này nơi Đức Maria,trong sắc chỉ Ineffabilis Deus (Đấng khôn tả),

đức Pio IX nói như sau: “Vì thế trong thần vụ và cử hành thánh lễ, Giáo hội áp dụng cho

Đức Maria và nguồn gốc của Ngài, cũng như lời mà Kinh Thánh dùng để nói về khôn

ngoan bất tạo, và mô tả nguồn gốc và vĩnh cửu của Ngài, bởi vì chính do cùng một định

lệnh tiền định mà Thiên Chúa quyết định việc tạo dựng Đức Maria và việc Nhập Thể của

Đấng Khôn Ngoan thần linh”.

Đức Pio XII trong tông huấn Munnificentissimus Deus, 1950 đã nói: “Mẹ Thiên

Chúa đã được liên kết một cách mầu nhiệm vớiĐức Giêsu Kitô từ muôn thuở bởi cùng một

định lệnh tiền định”.

Như vậy cả hai vị Giáo hoàng cho thấy: Đức Maria đã được Thiên Chúa Cha trao ban

Con của Người là Đức Giêsu Kitô, cùng một định lệnh9.

Cũng trong tư tưởng này, trong hiến chế Lumen Gentium số 56 nói rằng: “ Chúa Cha

giàu lòng thương xót đã muốn sự ưng thuận của người Mẹ được tiền định này phải đi trước

việc nhập thể, để nếu như trước kia một người nữ đã góp phần vào sự chết thì nay một người

nữ cũng góp phần vào sự sống. Điều này thật đúng với Mẹ của Đức Giêsu, người đã đem đến

cho thế giới chính sự sống đổi mới mọi sự, và là người được Thiên Chúa ban cho những ân

huệ tương xứng với một vai trò cao cả như thế”.

Qua đoạn trích trên, công đồng Vaticano II cho thấy, ơn tiền định của Đức Maria là

đặc biệt, vì là đối tượng làm Mẹ Thiên Chúa. Sự tiền định được bao hàm trong sự tiền định

của Đức Kitô. Mỗi người chúng ta được tiền định một cách bình thường có đối tượng để

tham dự vào vinh quang nước trời. Đức Maria cũng được tiền định hưởng vinh quang nước

trời, nhưng vinh quang của Đức Maria và các đặc ân khác được bao hàm trong ơn tiền định

của Đức Kitô. Vinh quang của Đức Maria và phận vụ phải thi hành ở dưới đất cũng như sau

này ở trên trời: đó là ơn tiền định của Đức Maria, là thượng trí của Chúa Cha từ đời đời. Đối

với Đức Maria thì ơn tiền định này đặc biệt hơn hết, vì Ngài là tạo vật đầu tiên ở trong ý

định và tình thương của Chúa Cha sau Chúa Kitô. Và vì Đức Kitô mà Đức Maria không thể

tách rời ra khỏi Đức Kitô được.Cũng như quyết định nhập thể có tính nhưng không, thì sự

9 X. Học Viện Châu Sơn, Giáo Trình Thánh Mẫu Học, p. 44-51.14

Page 15: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

tiền định của Đức Maria cũng là ơn nhưng không, nghĩa là trước những công nghiệp của

Đức Maria mà Thiên Chúa có thể dự kiến, hay là không phải vì nhìn đến những công nghiệp

riêng của Đức Maria mà Đức Maria đã đạt được mức độ tinh tuyền và thánh thiện do ân

sủng đã được ban cho ngài cách nhưng không, hầu trở nên Mẹ Thiên Chúa cách xứng hợp.

Như thế mới có thể nói Đức Maria tràn đầy ân sủng, nghĩa là toàn thể trật tự những người

được cứu chuộc được tiền định và đồng thời được đưa đến thành tựu cá nhân cao cả, hoàn

hảo nhất nơi Đức Maria10.

Tóm lại, việc Đức Maria được Thiên Chúa tiền định từ đời đời là do sáng kiến trong

trật tự cứu độ bắt nguồn từ Chúa Cha, là Đấng tạo dựng, vì từ đời đời do tình thương của

Người đã ấn định cách tự do, là kêu gọi những tạo vật nào hiện hữu. Lúc nào ban cho những

ân huệ nào, thì dự định này trước hết bao hàm việc Ngôi Lời Nhập Thể trở nên thủ lãnh toàn

thể vũ trụ, cũng bao hàm Đức Maria làm Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể. Và toàn thể đời sống Đức

Maria được cùng với Ngôi Lời hiện hữu. Việc hiện hữu của Đức Maria chiếm một vị trí hết

sức quan trọng trong lịch sử cứu độ, khiến người ta có lý do để mà trông đợi, khám phá ra

trong Cựu Ước từ những lời tiên báo hay ít ra là những hình bóng tiên trưng báo trước cho sự

hiện hữu của Mẹ.

2. Đức Maria Được Tiên Báo Trước Trong Cứu Ước

Như chúng ta đã nói ở trên rằng Đức Maria được Thiên Chúa tiền định từ đời đời; vì

được tiền định nên Đức Maria cũng được tiên báo trước trong Cựu Ước.

Việc Đức Maria được tiên báo trước trong Cựu Ước, công đồng Vaticano II khẳng định:

“Thánh kinh Cựu Ước cũng như Tân Ước, và Thánh truyền đáng kính, trình bầy ngày một sáng

tỏ hơn vai trò của Mẹ Đấng Cứu Thế trong nhiệm cục cứu độ và đưa vai trò ấy ra cho chúng ta

chiêm ngắm. Thật vậy, sách Cựu Ước thuật lại lịch sử cứu rỗi, trong đó Chúa Kitô xuất hiện

trên thế giới được chuẩn bị cách tiệm tiến. Các tài liệu tiên khởi này, như Hội Thánh vẫn đọc và

về sau hiểu theo ánh sáng mặc khải trọn vẹn, dần dần cho thấy rõ ràng hơn hình ảnh của người

nữ Mẹ Đấng Cứu Thế.

Theo nguồn ánh sáng mặc khải, người nữ ấy đã được tiên báo trong lời hứa chiến

thắng con rắn, lời hứa mà Tổ Tông đã nhận được sau khi phạm tội (x. St 3, 15). Cũng thế,

Ngài là Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh người Con Trai được đặt tên là Emmanuel (x. Is 7,14;

x. Ml 5, 2-3; Mt 1, 22-23). Ngài trổi vượt trong số các kẻ khiêm nhu và người nghèo của

Chúa, những người trông đợi và lãnh nhận ơn cứu độ từ nơi Chúa trong niềm tin tưởng

tín thác. Cuối cùng với người Thiếu Nữ Sion tuyệt vời, sau thời gian lâu dài mong đợi lời

hứa được thực hiện, thời giờ đã mãn và nhiệm cục đã được thiết lập, khi Con Thiên Chúa

10 X. Học Viện Châu Sơn, Giáo Trình Thánh Mẫu Học, p. 48-49.15

Page 16: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

nhận lấy bản tính nhân loại từ Người Thiếu Nữ ấy để giải thoát con người khỏi tội lỗi nhờ

các mầu nhiệm nơi thân xác Chúa.”11

Cũng trong tư tưởng này, Sách Giáo Lý Công Giáo,số 489 trình bày rõ cho chúng ta

thấy việc Đức Maria được tiên báo trước trong Cựu Ước như thế nào, đồng thời cũng kể rõ

những phụ nữ tiên trưng trong cựu ước.

“Suốt thời Cựu Ước, sứ mạng của Đức Maria đã được chuẩn bị trước nơi vai trò của

các phụ nữ thánh thiện. Khởi đầu là bà Eva, dù bà bất tuân phục, nhưng bà đã nhận lấy lời hứa

rằng một hậu duệ của bà sẽ chiến thắng ma quỷ (x. St 3,15) và bà sẽ là mẹ chúng sinh (x. St

3,20). Do lời hứa đó, bà Sara, mặc dù đã cao niên, vẫn thụ thai một người con trai (x. St 18, 10-

14; 21, 1-2). Trái với mọi niềm hy vọng nhân loại, Thiên Chúa đã chọn những gì bị coi như bất

lực và yếu đuối (x. 1Cr 1, 27) để chứng tỏ Ngài luôn trung tín với lời Ngài đã hứa: bà Anna, mẹ

của tiên tri Samuel (x. 1Sm 1), bà Đebôra, bà Ruth, bà Juđitha, bà Esther và nhiều phụ nữ khác.

Đức Maria “trổi vượt giữa những người khiêm hạ và nghèo nàn của Chúa, những người hy

vọng và đón nhận ơn cứu độ từ nơi Ngài với lòng tin tưởng. Cuối cùng, sau sự trông đợi lâu dài

lời Chúa đã hứa, thời gian đã đến hồi viên mãn và một nhiệm cục mới đã bắt đầu, với Đức

Maria, Người Con Gái Sion cao trọng nhất ( LG 55)”.

Như vậy, từ hai nguồn tài liệu đáng tin cậy là hiến chế Lumen Guntium,số 55 và Sách

Giáo Lý Công Giáo, số 489 cho ta thấy khá nhiều hình ảnh tiên trưng về Đức Maria trong Cựu

Ước. Tuy nhiên,ở đây chúng ta chỉ có thể giải thích vắn gọn về một vài hình ảnh quan trọng, để

hiểu rõ hơn vềĐức Maria.

Hình Ảnh Eva Mới (St 3,15)

Các Giáo phụ thường hay ví Đức Maria với bà Eva mới: Đức Maria đươc đem ra đối

chiếu với bà Eva, dựa theo sự song đối giữa Chúa Giêsu với Adam trong thư của thánh Phaolô

(x. Rm 5, 12-18; 1Cr 15, 21-22.45). Cũng như tội và sự chết từ một người (Adam) mà lan tràn

ra cả nhân loại thế nào, thì ân sủng và sự sống cũng từ một người (Đức Kitô) mà trào ra cho

hết mọi người. Một cách tương tự một người đàn bà (Eva) đã đồng loã với Adamtrong tội, thì

một người đàn bà (Đức Maria) đã hợp tác với Đức Kitô trong ân sủng. Vì sự bất tuân của Eva

mà nhân loại phải khổ; nhờ sự tuân phục Đức Maria mà nhân loại được cứu.

Thế nhưng, bà Eva không phải chỉ tượng trưng cho tội lỗi. Eva theo nguyên ngữ

cũng còn là “mẹ của các sinh linh” (x. St 3, 16.20). Vì thế, nhiều giáo phụ cũng ví Đức

Maria như “Eva mới” vì là mẹ của dòng dõi những người được tái sinh trong Đức Kitô

từCây Thập Giá (x. Ga 19, 25-27).

11 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Công Đồng Vativanô II, Lumen Gentium số 55.16

Page 17: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Hơn thế nữa, Đức Maria còn được gọi là Eva mới vì lời tiên báo trong sách Sáng Thế

3, 15 được ứng nghiệm: cuộc giao tranh giữa con rắn với người nữ, giữa dòng dõi con rắn với

dòng dõi người nữ kết thúc với thắng lợi về phía người nữ: bà sẽ đạp đầu con rắn. Quả thật,

trong quá khứ, thần học công giáo đã sử dụng bản dịch Vulgata, và coi Đức Maria như sự thể

hiện của người phụ nữ đạp dập đầu con rắn. Ngày nay (kể cả bản dịch Neo-Vulgata), đa số

các nhà chú giải nhận rằng chủ từ của động từ đạp là “dòng giống” (ipsum conteret). Thế

nhưng phải hiểu thế nào về dòng giống: đó là một tập thể, hay một cá nhân xuất thân từ dòng

giống ấy, nghĩa là Đấng Thiên Sai.

Dù giải thích thế nào đi nữa, tác giả của sách Sáng Thế nhìn nhận cho người đàn bà

một vai trò trong cuộc giao tranh với con rắn. Người đàn bà không chỉ bị con rắn lừa;

nhưng bà đã phản ứng lại để giao tranh với con rắn. Từ đó, các giáo phụ và nhà thần học

muốn dành cho Đức Maria một vai trò trong sự chiến đấu với con rắn. Người Mẹ của

Đấng Thiên Sai cũng dự phần trong cuộc giao tranh và chiến thắng quỷ dữ. Dù sao thì

xem ra thánh Gioan đã muốn áp dụng hình ảnh của bà Eva cho Đức Maria khi gọi người là

“đàn bà” (người nữ: x. Ga 2, 4; 19, 26)12.

Hình Ảnh Trinh Nữ Sinh Con (Is 7, 14)

“Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: này đây “thiếu nữ”

mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel”. Đây là đoạn nói về “Đấng Messia”

nổi tiếng nhất của ngôn sứ Isaia. Theo cách giải thích, nhiều người công nhận “dấu” mà

Thiên Chúa ban chính là một người con sắp sinh ra. Người con này được sấm ngôn long

trọng thông báo là Emmanuel. Lời hứa Đấng Emmanuel được Tân Ước (Mt 1, 23 trích Is

7,14; Mt 4, 15-16 trích Is 8, 23-9,1) và các Kitô hữu đều xem đó như lời hứa cho việc hạ

sinh Đấng Cứu Thế là Đức Giêsu. Như trong Mt 1, 23 chúng ta thấy Kitô Giáo đã áp dụng

vào cuộc hạ sinh Chúa Giêsu mà cộng đoàn xem là Đấng Messia; vì thế cũng áp dụng cho

việc “đồng trinh sinh hạ” vào Đức Maria13.

Hình Ảnh Thiếu Nữ Sion

Công đồng Vaticano II đã gọi Đức Maria là Thiếu Nữ Sion ưu tú (praecelsa Filia Sion:

LG 55): cô đọng tinh hoa thời Cựu Ước chờ mong thời cứu độ, nhóm người khiêm nhường

khó nghèo, trinh tuyền thánh thiện. Thực ra công đồng xác nhận đường hướng khảo cứu của

các nhà chú giải Thánh Kinh bắt đầu từ thế chiến thứ hai (thí dụ S. Lyonet). Họ đã nhận thấy

Luca áp dụng cho Đức Maria nhiều tư tưởng mà Kinh Thánh nói về “con gái Sion”, nghĩa là

tượng trưng cho dân Israel mong đợi Chúa Cứu Thế. Đức maria đã kết tụ những tinh hoa của

dân Chúa, nhất là thành phần mệnh danh là “những người nghèo”14. 12 X. Lm. Phan Tấn Thành, Vầng Trăng Tuyệt Vời, p. 62-64.13 X. Lm. Augustinô Nguyễn Văn Trinh, Thánh Mẫu Học, 2005, p. 53-55.14 X. Lm. Phan Tấn Thành, Vầng Trăng Tuyệt Vời, p. 66-67

17

Page 18: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Thật vậy, nếu ta đọc Xp 3, 14-17 và so sánh với Lc 1, 28-31 là phần trình thuật về

truyền tin cho Đức Maria ta thấy có điểm tương đồng như sau: ngôn sứ Xôphônia tuyên sấm:

“mừng vui lên hỡi thiếu nữ sion. Đức vua của Israel đang ngự giữa ngươi” (Xp 3, 14-15).

Mà, theo thánh Luca thì, khi vào nhà Đức Maria, thần sứ Gapriel nói: “kính chào Bà, Bà đầy

ơn sủng” (Lc 1,28). Muốn sát chữ phải dịch là: “mừng vui lên, hỡi Bà đầy ân sủng, Thiên

Chúa ở cùng Bà”. Vì thế, Đức Maria, Đấng đầy ơn sủng là Thiếu Nữ Sion vậy, người là Thiếu

Nữ Sion đúng nghĩa.

Tóm lại, từ những nhân vật vừa nêu trên nói lên khía cạnh tốt đẹp của Israel và Giuđa,

và chắc chắn những nhân vật này gắn liền với hình ảnh Mẹ của Đấng Messia, người đem lại ơn

cứu độ toàn vẹn và chung quyết cho những người Israel tín trung. Qua đó các thánh ký Phúc

Âm cũng ám chỉ về những nhân vật này là biểu tượng tiên trưng mỗi khi nói vềĐức Maria, Mẹ

Đức Giêsu Kitô,người mà luôn luôn có trong kế của Thiên Chúa.

3. Đức Maria Trong Kế Hoạch Của Thiên Chúa

Truyền thống Giáo hội luôn cho thấy Đức Maria có vai trò quan trọng trong kế hoạch

cứu độ của Thiên Chúa. Đó là “kế hoạch yêu thương” (x. Ep 1,9), kế hoạch này là một “ân sủng

được trao ban từ muôn thuở” (x. 2Tm 1, 9-10) xuất phát trực tiếp từ tình thương Ba Ngôi. Công

trình này được trải ra trong công cuộc sáng tạo, trong toàn bộ lịch sử cứu độ sau khi nguyên tổ

sa ngã, trong sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh thần mà Hội Thánh tiếp nối.

Trong kế hoạch ấy, tất cả chúng ta đều biết: Tổ Tông loài người đã dùng tự do của

mình để bất tuân lệnh Thiên Chúa và hất Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của mình. Thiên Chúa

có thể để mặc kệ nhân loại sống trong tình trạng mà họ đã trọn lựa, nghĩa là ngàn đời họ sẽ

không được Đấng Tạo Hoá ở với họ. Họ phải giải quyết lấy một mình những gì là đau khổ,

những gì là khắc khoải phi lý của cuộc đời. Nhưng Thiên Chúa đã không hành động như thế,

ngay sau khi con người khước từ Thiên Chúa, thì Người đã loan báo một chương trình, hay

một kế hoạch cứu vãn họ khỏi thảm trạng ấy. Người nhất định cho họ được hưởng hạnh phúc

mà Người đã ban cho họ trước khi họ khước từ Người. Đây là chương trình tình thương của

Thiên Chúa. Thiên Chúa nhất định thi hành tình thương này.

Sau một thời gian dài dùng các sứ giả trần gian để chuẩn bị cho chương trình này, thì

Thiên Chúa quyết định gửi một sứ giả đặc biệt, có khả năng nói lên ý định của Người. Sứ giả

đặc biệt đấy chính là Con của Thiên Chúa. Việc cho con mình xuống chung sống với loài

người là một quyết định cuối cùng, chung kết tất cả trong chương trình cứu chuộc. Và trong

muôn ngàn cách giáng trần, Thiên Chúa đã chọn cách “sinh ra từ một trinh nữ”.Đức Maria đã

được Thiên Chúa tuyển chọn giữa muôn vàn người thế để đảm nhận trách nhiệm cộng tác vào

việc Thiên Chúa giáng trần. 18

Page 19: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Trong kế hoạch của Thiên Chúa, Đức Maria được mời gọi cộng tác vào nhiệm cục cứu

độ và người đã nhận lời. Qua người mà nhân loại sẽ đón nhận Thiên Chúa đích thân xuống

trần để nói cho họ biết những gì Thiên Chúa muốn cho họ hay, sẽ mặc khải cho họ những

điều chưa biết về Người, về tình thương của Người15.

Đối với Đức Maria, làm Mẹ Đức Kitô là một đặc ân, nhưng trước hết là một chức phận

để phục vụ công trình cứu độ. Chính vì thế mà Đức Maria xưng mình là nữ tỳ, là tôi trung của

Chúa. Nhờ nhập thể trong lòng Đức Maria, Đức Giêsu Kitô mới làm người và, từ đó, Người

vừa là tư tế, vừa là lễ tế. Mà muốn làm tư tế, thì phải là người phàm: tác giả Do thái viết:

“Thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm và được đặt lên làm đại diện

loài người để dâng lễ phẩm cũng như lễ vật đền tội” (Dt 5,1). Vì thế, Thiên Chúa mời Đức

Maria cộng tác vào công trình của Đức Kitô, bắt đầu bằng việc ban cho Đức Kitô sự hiện hữu

của người phàm16.Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đúc kết nhiệm cục cứu độ để đưa đến vai

trò của Mẹ Maria như sau “chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, vì

Ngài đã chúc phúc cho chúng ta bằng tất cả mọi phúc lành linh thiêng trên trời trong Đức

Kitô” (Ep 1,3). Những lời thư Ephêsô đã tiết lộ kế hoạch vĩnh cửu của Thiên Chúa Cha,

chương trình cứu độ loài người trong Đức Kitô. Đó là chương trình phổ thể dành cho tất cả

loài người được sáng tạo theo hình ảnh giống như Thiên Chúa (x. St 1,26).

Theo huấn giáo trong thư trên và các thư khác của thánh Phaolô (Cl 1, 1-14; Rm 3, 24;

Gl 3, 1-3; 2Cr 5, 18-29), kế hoạch ấy được liên kết với Đức Kitô từ muôn thuở. Kế hoạch ấy

bao gồm toàn thể nhân loại, như dành riêng một chỗ cho người “phụ nữ” là Thánh Mẫu được

Chúa Cha uỷ thác trong công trình cứu độ.

Trong chương trình cứu độ, Thiên Chúa muốn cho Đức Maria được kết hợp trọn vẹn

vào cuộc sống diễm phúc của Người. Trong biến cố truyền tin, Đức Maria đã cộng tác trong

việc tạo thành Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc. Chẳng những người tạo thành thân xác của Đức

Kitô, mà người còn đồng ý về kế hoạch của Thiên Chúa với tất cả lòng tin cậy mến vô điều

kiện. Chẳng những người chấp nhận sinh hạ một Người Con Trai (Lc 1,30), mà người còn

chấp nhận sinh hạ một Đấng Cứu Độ và sống chết với Đấng Cứu Độ ấy17.

Tóm lại, theo ý định từ đời đời của Thiên Chúa, thì Con Một Ngài sẽ xuống trần gian

làm người để cứu chuộc nhân loại. Cũng theo kế hoạch ấy, thì người Con Một đó sẽ đầu thai

làm người trong lòng một Trinh Nữ, người Trinh Nữ ấy chính là Đức Maria. Đây là một biến

cố vô cùng quan trọng, một sự kiện cực kỳ trọng đại mà chúng ta gọi là mầu nhiệm truyền tin.

Biến cố truyền tin là một kế hoạch thập toàn thập mỹ của Thiên Chúa dành cho Đức Maria, và

qua lời truyền tin này, Đức Maria chấp nhận mang trong mình một sứ mệnh hết sức đặc biệt.15 X. Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng OP, Chia Sẻ Về Đức Maria, Nxb. Phương Đông, 2010, p. 100-103.16 X. Lm. Taqnila Hoàng Đắc Ánh, Thần Học Về Đức Maria, Nxb Tôn Giáo, 2008, p. 94-96.17 Ibid, p. 95

19

Page 20: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

4. Đức Maria Với Sứ Mệnh Đặc Biệt

Có thểnói một trong những sứ mệnh đặc biệt nhất trong cuộc đời Đức Maria làviệc

cưu mang Đức Giêsu và sinh hạ Đấng Cứu Thế. Trong sự kiện này, đức Gioan Phaolô nói như

sau: đây là giây phút quyết định nhất trong chương trình cứu chuộc nhân loại.

Trước tiên Thiên Chúa công bố tỏ tường, thời điểm thực hiện lời hứa từ ngàn xưa. Đây

là thời gian viên mãn cho cuộc chờ đợi và cũng bắt đầu giây phút Thiên Chúa ở cùng chúng

ta; Thiên Chúa tha thứ cho loài người. Đây là phúc lành ban xuống cho tất cả mọi người trong

Đức Kitô và nhờ Đức Kitô trong lịch sử loài người cho đến tận cùng thời gian. Thiên Chúa

muốn sự cộng tác của thọ tạo trong công trình cứu chuộc của Người. Và con người đầu tiên

được tuyển chọn để cộng tác vào chương trình này là Đức Maria. Qua sự kiện truyền tin,

chúng ta được thấy sự tuyển chọn của Thiên Chúa nơi Đức Trinh Nữ Maria. Sự tuyển chọn từ

muôn thuở và việc giữ gìn trong ân sủng: “hỡi Đấng đầy ơn phúc”. Qua tiếng “thưa vâng” của

Đức Maria, Mẹ được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế và chương trình nhập thể bắt đầu. Từ khời

điểm đó, Đức Maria dứt khoát đón nhận một sứ mệnh đặc biệt trong huyền nhiệm Đức Kitô

giáng thế qua biến cố truyền tin (RM 8)18.

Thật vậy, trên quan điểm thần học và mặc khải, ý niệm chủ yếu của thánh mẫu học

nằm trong chức làm Mẹ của Đức Maria. Cũng vậy, trong viễn tượng lịch sử cứu độ được

nằm trong chính yếu tố truyền tin, nghĩa là trong sự kiện Đức Maria được kêu gọi làm Mẹ

Đức Kitô, mà chúng ta được nhìn thấy trong biến cố trung tâm và sứ mạng của Ngài.

Trong biến cố này, Đức Maria biết được việc Thiên Chúa tuyển trọn và trao sứ mạng cho

Ngài qua sứ điệp của thiên sứ được diễn tả trong Luca 1, 26-38. Biến cố loại này không

phải là hoạ hiếm trong Kinh thánh. Chẳng hạn, trong St 18, 15; 16,7; 22,11; Lc 1,5-25;

2,8-16; Mt 1,20; 2, 13; 2,19; 18,5 đã thuật lại. Chúng ta nêu ra những trường hợp trên để

dẫn chứng và một cách để minh chứng cho sự kiện truyền tin của Đức Trinh Nữ Maria.

Trong những trường hợp trên là cách sứ thần loan báo về một hành động của Thiên Chúa,

đặt con người trong kế hoạch của Thiên Chúa.

Cũng trong biến cố này, Đức Maria bỗng nhiên có sự can thiệp của ý định cứu độ của

Thiên Chúa bằng một định lệnh, tạo nên chóp đỉnh và sự hoàn tất, nhắm đến việc nhập thể của

Đấng Messia qua việc làm Mẹ Đấng Messia.

Vậy trong đời sống Đức Maria, thì việc truyền tin trước hết là một mặc khải trong

Kinh Thánh, cho ta biết chính vào giây phút đó mà ơn tiền định và vị trí của Đức Maria trong

lịch sử cứu độ được tỏ bày cho Ngài trong suốt đời sống. Trước đó,Đức Maria, khuôn mẫu

hoàn hảo của sự tuyển chọn trong lịch sử cứu độ, có lẽ đã không biết vị trí của mình trong

18 X. Lm. Augustinô Nguyễn Văn Trinh, Thánh Mẫu Học, 2005, p. 157-161.20

Page 21: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

chương trình của Thiên Chúa. Nhưng hành động của Thiên Chúa không vượt lên trên Đức

Maria, xem Ngài như một dụng cụ bất động. Cũng như Abraham, Đức Maria được nâng lên

hàng một người đối thoại với Thiên Chúa, và do đó trở nên một trong lịch sử cứu độ19.

Cũng trong mầu nhiệm yêu thương của Người, Thiên Chúa chọn Mẹ Maria làm

phương thế để ban mình cho nhân loại. Từ thiên cung vô cùng cao thẳm, Thiên Chúa hạ cố

đồng cư với nhân loại, muốn chuyện vãn với các tôi tớ của Người, muốn cùng sống với

thọ tạo tội lỗi của Người. “Người đến không phải để cứu vớt thiên thần, nhưng để cứu vớt

dòng dõi Abraham” (Dt 2, 16). Như người khổng lồ đi đôi hia vạn dặm, Chúa vượt qua

các phẩm Thiên Thần như băng qua các rặng núi đồi (x. Dc 2,8) đi tìm kiếm bản tính nhân

loại mỏng giòn, coi thường án lệ sự chết, và nhờ Đức Maria kết hợp với loài người cả xác

và hồn, để chúng ta được hiệp thông với Người (x. 1Ga 1,3). Do đó, Mẹ Maria là mối dây

liên kết chúng ta với Chúa, vì Mẹ là phương thế, là đường lối để Chúa đến cùng chúng ta

trong mầu nhiệm nhập thể, và vì Mẹ đã được tiền định cùng với Đức Kitô trong chương

trình phục hồi nhân loại20.

Như vậy, chúng ta thấy, trọng tâm của chương trình cứu độ loài người chính là sự kiện

Đức Giêsu nhập thể giáng trần. Việc Chúa làm người không phải sự kiện đột biến, nhưng là

sự kiện có ý sắp sếp rõ ràng, có một sự chuẩn bị trong lịch sử. Đó là một quá trình dài để

chuẩn bị cho nhân loại, từ xã hội, tâm lý cho đến con người. Trong cuộc chuẩn bị đó, ngoài

Thiên Chúa là Đấng chủ động công cuộc cứu rỗi, ngoài Ngôi Lời là Đấng thực hiện ý định

của Cha, thì về phía loài người, do ân huệ của Thiên Chúa, có thể nói, trọng tâm của cuộc

chuẩn bị là Mẹ Maria. Mọi cuộc chuẩn bị từ xa đến gần đều tạo cho chức năng này được thể

hiện trọn vẹn và phát huy thật tốt bên cạch Chúa Giêsu. Nói chung, tất cả những điều này cho

thấy kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa có tính cách vĩnh cửu. Kế hoạch được mặc khải đầy đủ

cho chúng ta qua việc Đức Kitô ngự đến.

Trong hiến chế Lumen Gentium, thánh công đồng Vaticano II viết : theo ý định của

Chúa quan phòng, Đức Trinh Nữ đã nên người Mẹ cao trọng của Đấng Cứu Chuộc Thần Linh

trên trần gian, là cộng sự viên quảng đại đặc biệt hơn mọi người và là nữ tỳ khiêm hạ của

Chúa. Khi cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Đức Kitô, cũng như khi dâng Người lên Chúa

Cha trong đền Thánh và cùng đau khổ với Con mình chịu chết trên thập giá, Mẹ đã cộng tác

theo một cách thức hoàn toàn đặc biệt vào công trình của Đấng Cứu Thế (x. LG số 61).

Tóm lại, như đức Pio XII nói: Đức Maria đã thể hiện cách trọn hảo sứ mệnh đặc biệt

của Thiên Chúa. Trong đức tin, Đức Maria đón nhận lời sứ thần Gabriel truyền tin cho Mẹ, và

Mẹ đã tỏ lòng quy phục sứ mệnh ấy với lời thưa “xin vâng”. Đó là giây phút trang trọng chiếu

19 X. Học Viện Châu Sơn, Giáo Trình Thánh Mẫu Học, p. 121-123.20 X. Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, tập I, p 161-164.

21

Page 22: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

sáng thân thế và sứ mệnh của Mẹ21. Kể từ lúc đó Mẹ Maria là người được cho là diễm phúc

nhất trong hàng phụ nữ. Vậy Mẹ được những ơn phúc gì? Những ơn phúc đó cụ thể là những

ơn nào mà ngoài Mẹ ra không có người phụ nữ nào có được diễm phúc đó. Để trả lời cho câu

hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo về ơn tiền định nơiĐức Maria.

III. ƠN TIỀN ĐỊNH NƠI ĐỨC MARIA

1. Ơn Làm Mẹ Thiên Chúa

Đọc trong Kinh Thánh chúng ta biết rằng, MẹMaria là người diễm phúc nhất trong

hàng phụ nữ. Vì Mẹ được Thiên Chúa đoái thương tuyển chọn làm Mẹ sinh ra Đấng Cứu

Thế. Chúng ta biết rằng, ngay từ thưở đời đời, Thiên Chúa đã dành cho Mẹ một địa vị cao

trọng bậc nhất ngay sau Đấng Cứu Thế, trong công trình khai sáng vũ trụ với ý định cho

Ngôi Hai giáng thế cứu chuộc nhân loại. Đó là ơn tiền định Thiên Chúa đã dành cho Mẹ.Ơn

này đã được ngôn sứ Isaia tiên báo trong cựu ước: “này trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con, và

bà sẽ gọi tên Con là Emmanuel” (Is 7, 14). Còn trong Tân Ước, tác giả thánh Mattheu viết:

Maria, Mẹ Ngài…Bà đã có thai do tự Thánh Thần…Bà sẽ sinh Con Trai, và ông sẽ đặt tên

là Giêsu (x. Mt 1, 18). Cũng vậy, thánh Luca viết: này nơi lòng dạ, Tôn Nương sẽ thụ thai

và sinh Con Trai, và Tôn Nương sẽ gọi tên Ngài là Giêsu (x. Lc 1, 31). Trong thư Galat,

thánh Phaolô trực tiếp nói về Đức Maria: “Con Thiên Chúa được sai đến và sinh bởi Người

Nữ” (Gl 4, 4). Thiên Chúa sai Thánh Linh Con Chúa đến trong lòng chúng ta, để chúng ta

có thể gọi Thiên Chúa là Cha, nên chúng ta không còn là nô lệ, nhưng là con, là thừa kế của

Ngài. Thánh Phaolô cho chúng ta thấy rõ chương trình cứu rỗi của Chúa nhờ Mẹ Maria là

Mẹ Đấng Cứu Thế (Gl 4, 4-7)22.

Về ơn tiền định làm Mẹ Thiên Chúa nơi Đức Maria các thánh giáo phụ nói như sau:

thánh Bênađinô nói: theo lời tuyên bố của thiên thần, Mẹ Maria được đầy ơn như thế để Mẹ

xứng đáng trở thành Mẹ Thiên Chúa23.

Thánh Irênê nói: “Các tiên tri loan báo Emmanuel sinh bởi Trinh Nữ, diễn tảThiên

Chúa hợp với thụ tạo của người. Vì Ngôi Lời nhập thể, Con của Thiên Chúa sẽ làm con của loài

người, trong sạch mở cung lòng trong sạch làm cho loài người được sống trong Thiên Chúa”24.

Thành Grêgôriô Nyssa nói: “Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, bởi ý muốn của Thiên Chúa và

ân sủng của Thánh Linh, đã sinh ra Đấng Tạo Hoá của các thế hệ, là Ngôi Lời Thiên Chúa”25.

21 X. Enseignement Pontifical Notre – Dame (EPND), Huấn từ tại đền Thánh Phêrô, 1 -11- 1954, p. 416.22 X. Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, tập I, p 76-77.23 Trích dẫn trong Mary, Mother of God, Pustet, 1921.24 Trích lại trong Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, tập I, p 78.25 Ibid, p. 79.

22

Page 23: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Thánh Cyrillô Alexandria nói: “Thánh Athanasio luôn gọi Đức Maria là Mẹ Thiên

Chúa. Nhiều giám mục thời đó như Basilio, Gregorio, không sợ gọi Mẹ Maria là Mẹ Thiên

Chúa, vì Emmanuel là Thiên Chúa”26.

Thánh Đamascenô: “Người Con này là Thiên Chúa. Vậy người Mẹ sinh ra Thiên Chúa

sao không phải là Mẹ Thiên Chúa”?27

Cũng như lời các thánh đã nói ở trên, Huấn giáo của Giáo Hội cũng nói về ơn làm Mẹ

Thiên Chúa như sau: Đức Lêo XIII nói: “Giáo hội Công giáo luôn đặt tất cả niềm hy vọng tín

thác nơi Mẹ Thiên Chúa. Mẹ có thế lực và được sủng ái nơi Con của Mẹ, mà loài người và

thiên thần không bao giờ có được”28.

Đức Piô XI nói: “Nếu Con của Thánh Trinh Nữ Maria là Thiên Chúa, thì Đấng đã

sinh ra người đáng được quyền gọi là “Mẹ Thiên Chúa”. Nếu ngôi vị của Chúa Kitô là một

và là Thiên Chúa, thì không còn gì hồ nghi rằng mọi người phải gọi Mẹ Maria không những

là Mẹ Chúa Kitô mà còn là Mẹ Thiên Chúa”29.

Với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, chắc chắn đó là một đặc ân vô cùng cao quý không một

ai trên thế gian này diễm phúc như Mẹ. Vâng,lời bà Elisabeth là một xác nhận rõ ràng Maria

thật có phúc: “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm tôi” (Lc 1, 49). Diễm phúc ấy quả là

một ân thưởng lớn lao, quý giá, Thiên Chúa tặng ban cho Mẹ Maria: “Phúc cho lòng dạ đã cứu

mang Con Thiên Chúa” (Lc 11, 28). Thánh Tôma quả quyết: Chức Mẹ Thiên Chúa là một chức

vô cùng cao cả, loài người chẳng tìm chức nào trọng hơn. Thiên Chúa dù toàn năng cũng không

thể dựng nên chức nào trọng hơn chức ấy.Thế nhưng, với tước hiệu này vào thế kỷ thứ V đã gặp

khó khăn khi giáo chủ Nestôriô chống đối, nhưng công đồng Êphêsô (431) với quyền chủ toạ

của thánh Syrillô, tuyên bố cất chức giáo chủ củaNestôriô và đánh đổ lạc thuyết của ông. Công

đồng Êphêsô đã tuyên xưng: “Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa, bởi vì người cũng đã

thực sự sinh ra Đấng Thiên Chúa làm người…ai nói ngược lại thì bị tuyệt thông”30. Tín điều

này được công đồng Chalcédoine (451) nhắc lại: định tín“Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa”

(Théotokos)31. Sau này công đồng Vaticano II cũng đã khẳng định: “Đức Maria là Mẹ thật của

Thiên Chúa và của Đấng Cứu Thế” và nói lên nhiệm vụ danh dự của Mẹ được làm “Mẹ Con

Thiên Chúa” (LG 53).

Ơn làm Mẹ Thiên Chúa,sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 466 - 467, nhắc đến

Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa khi nhắc lại ý tưởng của công đồng Êphêsô 431 và của công đồng

26 Ibid, p. 80. 27Oratio prima de Virginis Mariae Nativitate, 4, P. g. XCVI, 667.28EPND Thông điệpsupremi Apostolatus, 1-9-1883, p. 78.29EPND Thông điệp Lux Veritatis, 23-12-1931. P. 202.30 X. Bernard Sesboué Joseph Wolinsky, Lich Sử Tín Điều, Lm. Lê Văn Chính chuyển ý, 2006, p. 253-258.31 Ibid, p. 258-269.

23

Page 24: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Chalcédoine 45132. Cũng trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo,số 495 viết: “Hội Thánh

tuyên xưng Đức Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa” (Théotokos)33.

Tóm lại, Đức Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn cách hết sức đặc biệt, nên Mẹ được

những ơn cao quý nhất mà nhân loại không ai có được. Mẹ xứng đáng mang tước hiệu Mẹ Thiên

Chúa. Để xứng đáng là Mẹ sinh ra Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa đã ban cho Mẹ những đặc ân khác

như: ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, ơn Trọn Đời Đồng Trinh và ơn Hồn Xác Lên Trời.

2. Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội

Nếu Đức Maria là Theotokos như trên đã nói, làMẹ Thiên Chúa, thì Mẹ phải là Đấng

toàn thánh như Origène đã gọi Mẹ là Đấng “toàn thánh – panagia, tata sancta”. “Sự toàn

thánh của Mẹ bắt nguồn từ ơn cứu độ của Chúa Kitô, con của Mẹ”34.Thật vậy, ngay từ khi

tượng thai trong lòng mẹ (là bà Anna) Thánh Mẫu đã được gìn giữ khỏi Tội Tổ Tông và được

đầy tràn thánh sủng. Đó là ơn vô nhiễm nguyên tội, một tín điều đã được đức giáo hoàng Piô

IX công bố ngày 08 – 12 – 1854. Vì nguyên tắc chung là: Chúa đã đặt ai lên chức vụ nào thì

cũng ban đủ ân sủng cần thiết thích hợp cho chức vụ ấy. Điều này chúng ta nhận thấy trong

câu 33, 19 trong sách Xuất Hành : "Ta thương ai thì thương, xót ai thì xót". (Xh 33, 19)

Như thế, Đức Maria là lời công bố sống động và cụ thể rằng, ngay từ khởi thủy đã có

ân sủng trong các mối quan hệ giữa Thiên Chúa và thụ tạo của Người. Ân sủng là mảnh đất,

là nơi chốn thụ tạo có thể gặp được Ðấng dựng nên mình. Theo các thánh giáo phụ Bà là

người "Phụ nữ" sinh ra Đấng Cứu Thế (x. St 3:15). Bà là Evà mới đem đến sự sống cho nhân

loại, thay cho Evà cũ đã đem đến cái chết cho chính mình và cho nhân loại. Tin mừng Luca

(1:28) thiên thần Garbriel chào Bà:"Đấng Đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà".Tiếp đến, bà

Elizabet được tràn đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng:"Em được chúc phúc hơn mọi người

phụ nữ..." (Lc 1:42). Bởi quyền năng của Thiên Chúa, Đức Mẹ được ban một ân sủng đặc

biệt: Vô Nhiễm Nguyên Tội để làm Mẹ Thiên Chúa, nghĩa là Bà được ơn Vô Nhiễm ngay từ

giây phút Bà đậu thai trong cung lòng Mẹ mình là thánh Anna. Hay nói đúng hơn ngay từ

khởi thuỷ Đức Maria đã được Thiên Chúa tiền định cho ơn ấy. Sách Giáo lý Hội thánh Công

Giáo viết: "Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, đã được gìn giữ khỏi mọi tỳ ố nguyên tội ngay từ

lúc tượng thai, do ân sủng và tình thương đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng, nhờ công

32 X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 466- 467.33 Ibid, số 495, 34 Trích lại trong Lm Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O.C, Thánh Mẫu Học, 2017, p. 192.

24

Page 25: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

nghiệp của đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ loài người… Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, Đức

Maria suốt đời vẫn tinh tuyền không hề phạm tội riêng nào".35

Thật vậy, khi nói vềơn vô nhiễm nguyên tội nơi Đức Maria, ngày 8 – 12 – 1854, tại

đền Thánh Phêrô, trước mặt 54 Hồng y, 42 Tổng Giám mục, 92 Giám mục, 300 các viên chức

sắc gồm cả ngoại giao đoàn, cùng với chừng 500000 ngàn linh mục, tu sĩ và giáo dân từ nhiều

quốc gia, đức Pio IX trịnh trọng tuyên bố thông điệp bất hủ “Inneffabilis Deus”, và với một

giọng cương quyết oai nghiêm, ngài tuyên tín: “Do uy quyền của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng

ta, cả hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, và cả riêng Ta, Ta xác nhận, tuyên ngôn và định

tín rằng: Rất Thánh Trinh Nữ Maria ngay từ phút đầu thai đã được gìn giữ Vô Nhiễm khỏi

mọi vết nhơ nguyên tội, do đặc ân của Thiên Chúa toàn năng, nhờ công nghiệp của Chúa

Giêsu Kitô, Đấng cứu chuộc nhân thế. Tín lý này đã được Thiên Chúa mặc khải. Do vậy, tất

cả mọi tín hữu phải tin kiên vững”36. Vì vậy, việc tôn sùng Đức Maria như là Đấng Vô Nhiễm

Nguyên Tội đưa đến một nhận định: Mẹ như “Người được cứu rỗi tiên khởi” được Chúa kêu

gọi nhằm phục vụ cho ơn cứu chuộc, Mẹ phân biệt với chính người Con của Mẹ không phải

bởi thứ bậc, nhưng bởi bản thể, đời sống và số mệnh của Người Con là điều kiện của sự tồn

tại đức tin của Đức Mẹ”37.

Sau bốn năm, kể từ ngày đức giáo hoàngPiô IX định tín, tín điều Đức Maria Vô Nhiễm

Nguyên Tội năm 1858, Đức Mẹ hiện ra với Thánh Bernađetta tại Lộ Đức nước Pháp. Mẹ xưng

mình “Ta Là Đấng Vô Nhiễm Thai” để xác nhận điều tuyên tín của Đức Piô IX38.

Về ý nghĩa phụng vụ: “Giáo hội long trọng mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm để cảm tạ Chúa Ba

Ngôi rất thánh đã tiền định tuyển chọn Mẹ với một đặc ân lạ lùng, chuẩn bị cho phẩm chức

và sứ mạng của Mẹ, đồng thời để ngợi khen chúc tụng Mẹ cao sang hơn mọi bậc thần thánh

và toàn thể loài người”39.

Xác tín về điều này, các thánh nhân nói như sau: thánh Irênê: “Thiên Chúa hoàn toàn

trong sạch phải xuất thân từ sự trinh trong nhất, từ trái tim trinh vẹn nhất”40.

Thánh Ambrôsiô: “Mẹ Maria là một Trinh Nữ không bị hư hỏng, một Trinh Nữ nhờ ơn

phúc được thoát mọi vết nhơ tội lỗi”41.

35 X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 491.36Ineffabilis Deus, Unger transl. p. 21; Bourassé, vol. 7, col. 639.37 x. http://muoiman.net/index.php/vi/news/AVE-MARIA/Duc-Maria-vo-nhiem-Nguyen-toi-Immaculata-1199/38 Cf. New Catholic Encyclopedia, McGraw – Hill Co. (NCE), vol. XIII, P. 446-447.39 Trích lại trong Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, tập I, p. 15.40 Ibid, p. 20.41 Ibid, p. 20.

25

Page 26: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Thánh Augustinô: “Chúng ta có thể biết thế nào được ơn phúc lớn lao đã ban xuống

trên Mẹ để Mẹ hoàn toàn chiến thắng tội lỗi, khi Mẹ xứng đáng được chịu thai Đấng vô tội?”42.

Thánh Anselmô: “Rất xứng hợp là Mẹ được mặc lấy sự trinh trong, đến nỗi không ai

cao cả, lộng lẫy hơn dưới Thiên Chúa”43.

Thánh Anphong: “Mẹ Maria khỏi mắc lây tội tổ tông truyền là rất thích hợp quyền năng

của Chúa Cha, vì Maria là Nữ Tử ưu ái của Cha, hợp với quyền năng của Chúa Con vì Maria Mẹ

chí ái của con, hợp với quyền năng của thánh linh, vì Maria là Mẹ dấu yêu của Chúa”44.

Cùng nói về ơn vô nhiễm nguyên tội, giáo huấn của Giáo Hội nói như sau: đức thánh

cha Piô IXnói: “Mẹ luôn rực rỡ thánh thiện hoàn hảo nhất, Mẹ hoàn toàn được miễn trừ khỏi

vết nhơ tội tổ, và Mẹ toàn thắng con mãng xà”45.

Đức thánh cha Piô X nói: “Trước khi mặc bản tính loài người, Chúa Kitô đã ban cho

Mẹ mọi ân sủng và đặc ân miễn nhiễm mọi ôn dịch tội lỗi lúc đấu thai”46.

Đức thánh cha Gioan Phaolô II: Đặc ân vô nhiễm thai chứng tỏ một cách vô song và

tuyệt vời trung tâm xác thực và sứvụ cứu rỗi đại đồng của Chúa Kitô. Từ phẩm chức Thiên Mẫu

xuất phát tất cả mọi ơn phúc và được ban cho rất Thánh Trinh Nữ Maria, mà ơn đầu tiên là đặc

ân vô nhiễm (14-12-1982).

Công đồng Vatican II cũng xác quyết rằng: “Mẹ đem đến cho thế giới chính nguồn sống

cải tạo mọi sự, nên đã được Chúa ban cho nhiều ơn cân xứng với một vai trò cao cả như thế.

Do đó, không lạ gì khi các thánh giáo phụ đã thường ca tụng Mẹ Thiên Chúa là Đấng Thánh,

không vương nhiễm một tội nào, như một tạo vật do Chúa Thánh Thần uốn nắn và tác thành,

tràn đầy thánh thiện có một không hai ngay từ lúc mới được thụ thai”47.

Sách Giáo Lý Công Giáo viết về Mẹ như sau: Sự thánh thiện sáng ngời và tuyệt đối độc

nhất này đã được ban cho Mẹ từ lúc khởi đầu được thụ thai đã hoàn toàn do Chúa Kitô: Mẹ đã

được cứu chuộc một cách tuyệt vời nhờ vào các công nghiệp của Con Mẹ. Hơn bất cứ tạo vật

nào khác, Mẹ đã được Chúa Cha chúc phúc bằng tất cả mọi thứ phúc lành thiêng liêng trên trời

trong Chúa Kitô (Ep 1,3). Trong Chúa Kitô, từ trước khi tạo thành trời đất, Thiên Chúa đã kén

chọn Mẹ là người thánh thiện và vô nhiễm trước mặt Người trong tình yêu (Ep 1,4).48

42 Ibid, p. 21.43 Ibid, p. 21.44 Thánh Anphong, VQĐM, tập 2, p. 11-12.45 Thông điệp Ineffabilis Deus, 8-12-1984, EPND, p. 42.46 Thông điệp Ad diem illum, 2-2-1904, EPND, p. 153.47 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Công Đồng Vativanô II, Lumen Gentium, số 56. 48 X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 492.

26

Page 27: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Tóm lại, đối với việc cứu chuộc nhân loại, vai trò của Đức Maria quả là độc đáo,

cho nên không có gì là ngạc nhiên khi thấy Mẹ được cứu chuộc cũng thật độc đáo. Không

phải Mẹ đã được giải thoát khỏi tộiđã phạm, cũng chẳng phải Mẹ đã được tẩy sạch khỏi

tội đã bị lây nhiễm; nhưng là Mẹ đã được gìn giữ cho khỏi tội, Mẹ đã được ngăn ngừa

khỏi tội lây nhiễm của tội tổ tông ngay từ giây phút đầu tiên khi Mẹ được hình thành trong

bụng Mẹ mình. Đức Maria đã được thụ thai tinh tuyền trong bụng Mẹ, không vướng mắc

tội lỗi và được tràn đầy ân sủng của Đức Kitô nhờ công nghiệp đã được dự liệu do cuộc

khổ nạn và cái chết của Ngài.

3. Ơn Trọn Đời Đồng Trinh

Đức Maria trọn đời đồng trinh, là một đặc ân mà Thiên Chúa dành cho mẹ. Đặc ân này

được Giáo hội công nhận ngay từ lúc khởi đầu trong Kinh tin kính. Trong kinh này, tín điều

về chức làm Mẹ Thiên Chúa được nêu lên trong câu: “Sinh Bởi Trinh Nữ Maria” (ex Maria

virgine)49. Khi đọc câu này, Giáo hội luôn tin rằng Đức Maria đã giữ mình đồng trinh trọn

đời, nghĩa là: đồng trinh trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh (anté partum, in partu et

perpetuo post partum). Do đó, niềm tin vào sự đồng trinh trọn đời của đức Maria đã được phát

triển và chiếm ưu thế. Tuy nhiên, ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy rằng có nhiều ý kiến khác

nhau về vấn đền này.Ngay cả trong Kinh thánh Tân Ước xem ra cũng có nhiều chỗ gây thắc

mắc. Ví dụ: từ ngữ “con đầu lòng”. Đức Maria đã sinh hạ Chúa Giêsu và sau đó còn thêm

người con nào nữa chăng? Đâu là vấn đề cần phải lý giải? Để giải quyết vấn đề này chúng ta

cần phải khảo sát qua các bản văn Kinh thánh, qua huấn quyền, qua truyền thống và qua ý

kiến thần học về sự đồng trinh trọn đời nơi Đức Maria50.

Trong các bản văn Kinh thánh không dạy cho chúng ta biết một cách minh nhiên việc

Đức Maria giữ đồng trinh trọn đời và cũng không nói gì ngược lại sự kiện này. Thánh Luca

viết “Đức Maria đã hạ sinh Con Trai đầu lòng” (2,7). Đây là cách ám chỉ đến điều luật quy

định về luật con trai đầu lòng của một gia đình trào đời, ngay cả trong trường hợp cha mẹ

không sinh thêm được một người con nào khác nữa.

Thánh Mattheu viết: “Giuse không ăn ở với bà mãi cho đến khi bà hạ sinh Con là Đức

Giêsu” (1, 25). Cụm từ “mãi cho đến khi” trong tiếng Do thái không hề xác quyết gì về tương

lai. Chẳng hạn, trong 2Sm 6,23 có viết: “Bà Mikal son sẻ mãi cho đến khi qua đời” (chẳng lẽ

có ai đó lại hiểu rằng sau khi chết bà ấy lại có con).

Trong nhiều trường hợp, Phúc âm có đề cập đến “các anh em Chúa Giêsu” như

Giacôbê và Giuse (Mt 13, 35). Nhưng họ là con của một bà Maria khác mà Phúc âm nói rõ là 49 X. Karl Rahner, Maria Kẻ Đã Tin, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2004, p. 111.50 X. Học Viện Châu Sơn, Giáo Trình Thánh Mẫu Học, p. 168

27

Page 28: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

“Mẹ của Giacôbê và Giuse” (Mt 27, 56). Bà Maria này không thể nào lẫn được với Đức

Maria Mẹ Chúa Giêsu hay với một bà Maria khác nữa là bà Maria Mađalêna.

Hơn nữa trong xã hội Do thái, cách xưng hô anh em cũng thường được dùng giữa các

người họ hàng, bè bạn. Ví dụ,Abraham nói với cháu mình là ông Lót: “chúng ta là anh em với

nhau” (St 13,8).

Thực sự, trình thuật tìm Chúa trong đền thờ và đặc biệt là trình thuật Chúa Giêsu

trối Đức Mẹ cho môn đệ trên núi Canvê (x. Ga 19, 25-27) dường như ám chỉ rằng Mẹ

Maria không có một người con nào khác. Lịch sử cũng cho thấy niềm tin truyền thống cổ

thời vào đức đồng trinh trọn đời của Mẹ Maria đã không hề bị nghi vấn trong khi “các anh

em của Chúa Giêsu” còn sống51.

Đức Maria trọn đời đồng trinh qua chứng từ của truyền thống và của giáo phụ như sau:

Mặc dù Đức Maria trọn đời đồng trinh ngay từ lúc khởi đầu không được tuyên xưng cách

thật sự mạnh mẽ. Nhưng theo lời các Giáo phụ thì: “Ngay từ đầu thế kỷ II thánh Ignatio thành

Antiokia đã nhắc nhở khi nói về Đức Giêsu là người thật thuộc dòng tộc Đavid và đã là Con

Thiên Chúa, thì Ngài cũng nói về Đức Mẹ: “Ngài đã thực sự được một Trinh Nữ sinh ra”52.

Có một số người đã giải thích và cho rằng một vài bản văn Cựu ước qui về sự đồng

trinh trọn đời của Đức Maria: Ez 4, 42: Cửa đóng kín; Dc 42,2: Vườn đóng kín; Nguồn suối

được niêm ấn. Một số khác lại dựa vào Lc 1, 34 thì nói: Đức Maria đã có một quyết tâm hữu

hiệu giữ đồng trinh trọn đời, thì Ngài vẫn đồng trinh.

Các giáo phụ cũng phi bác những người lạc giáo đưa ra quan niệm: “Đức Maria không

đồng trinh sau khi sinh, đây là một điều điên rồ”. Thánh Ambrosio gọi họ là phạm thánh,

thánh Augustinô gọi họ là lạc thuyết”53.

Ta cũng kể đến thánh Justino, thánh Irene, thánh Athanasio, thánh Cyrillo de

Jerusalem, đặc biệt là nơi thánh Hilario, thánh Jérôm, thánh Ephrem, thánh Cyrillo

Alexandria, thánh Phêrô Kim Ngôn đã nói rõ: Đức Maria trọn đời đồng trinh, trước khi sinh,

trong khi sinh và sau khi sinh.

Thánh Augustino nói: “Chúa Giêsu sinh ra do Chúa Thánh Thần và bởi Trinh Nữ

Maria, đó là điều phải tin như một tín lý, và xác nhận: trong khi sinh và sau khi sinh, đồng

trinh thụ thai, đồng trinh sinh con, đồng trinh trường cửu”54.

51 Chủ biên, Anphongso Bốt- Sa, S.M.M, Từ Điển Đức Mẹ, 1998, chuyển ngữ Matthias M. Ngọc Đính, C.M.C, p. 172-173.52 Trích lại trong Học Viện Châu Sơn, Giáo Trình Thánh Mẫu Học, p. 17653 Ibid, p. 176.54 Ibid, p. 177.

28

Page 29: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Thánh Césario thành Arles nói “hãy tin rằng, Ngài đã được thụ thai bởi Chúa Thánh

Thần và sinh ra bởi Đức Maria Đồng Trinh, là Đấng Đồng Trinh trước khi sinh và luôn luôn

đồng trinh sau khi sinh.”55

Trong phụng vụ: sự đồng trinh trọn đời nơi Đức Maria được thể hiện trong mọi phụng vụ

Công giáo và luôn được nhắc trong các bài Thánh ca, kinh nguyện như: “ Lạy Chúa, Con Một Chúa

đã hết tình yêu thương nhân loại, ước gì người ban ơn trợ giúp chúng con. Xưa khi người giáng sinh,

Đức Đồng Trinh Của Thánh Mẫu đã không vì thế mà tổn thương, nhưng đã được thánh hiến…”56.

Trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 496 khẳng định: “Hội thánh tuyên xưng

Đức Giêsu đã tượng thai trong cung lòng Trinh Nữ Maria chỉ do quyền năng Chúa Thánh

Thần, và cũng như vậy, khẳng định khía cạnh thể lý của biến cố này: Đức Giêsu được tượng

thai bởi Chúa Thánh Thần, không cần mầm giống nam nhân”57. Số 499 còn nói thêm: “khi

đào sâu đức tin về Đức Maria đồng trinh, Hội thánh đi đến chỗ tuyên xưng Đức Maria thật sự

trọn đời đồng trinh (DS427), ngay cả khi sinh Con Thiên Chúa làm người. Thật vậy, việc hạ

sinh Đức Kitô “ không làm suy giảm nhưng thánh hiến sự trinh khiết vẹn toàn” của Mẹ.

Phụng vụ Hội thánh luôn tôn vinh Mẹ là Đấng “trọn đời đồng trinh” ( LG 52.57)”58.

Như thế sau khi sinh con đầu lòng, Ngài đã không có hạ sinh người con nào khác, và

đã không hoàn hợp cuộc hôn nhân thành sự, không hoàn hợp (matrimonium ratum, non

consummatum)59

Trong cácgiáo huấn của Giáo hội về Đức Maria ta thấy như sau: từ thế kỷ IV, Giáo

hội luôn giảng dậy và tin Đức Maria trọn đời đồng trinh được khẳng định trong các Công

đồng như: Công đồng Constantinople năm 381 [DS 150], công đồng Chalcedon năm 451

[DS 301], hay Constantinople II năm 553 đã nhắc đến “Semper Virgi” [DS 427] 60. Mặc dù

tại các công đồng này không có bàn đến định tín đồng trinh trọn đời của Đức Maria, nhưng

các bản văn nói lên lòng tin chung của toàn thể Giáo Hội, mà chúng ta gặp cùng một công

thức trong bản tuyên tín của công đồng Latran, dưới trào đức giáo hoàng Martin I năm 649

[DS 503]: “Nếu ai không cùng với các giáophụ tuyên xưng Đức Maria thánh thiện, trọn đời

đồng trinh và vô nhiễm là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ đã thụ thai do Chúa Thánh Thần và không

có mầm giống của người nam và hạ sinh đồng trinh chính Ngôi Lời Thiên Chúa trong thời

cuối cùng này, Đấng đã được sinh ra từ muôn đời do Thiên Chúa, Đức Maria vẫn còn đồng

55 Ibid, p. 177.56 Lời nguyện tiến lễ của phần chung Đức Trinh Nữ Maria, Sách Lễ Rôma, p. 760-761.57 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 496.58 Ibid, số 499, p. 159.59 X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Bộ Giáo Luật 1983, Nxb Tôn Giáo Hà Nội, 2007, số 1061,1; 1134, p. 344,352.60 X. Lm. Augustinô Nguyễn Văn Trinh, Thánh Mẫu Học, 2005, p. 224-225.

29

Page 30: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

trinh cả sau khi sinh, kẻ ấy bị kết án – Incorruptibiliter eam genuisse, indissolubili

permanente et post partum eiusdem virginitate…”61.

Tóm lại, Giáo Hội luôn luôn tuyên xưng niềm tin vào sự đồng trinh trọn đời của Đức

Maria. Đó là ơn riêng Thiên Chúa dành cho Mẹ và chỉ mình Mẹ mới có được ơn ấy. Ơn lạ được

trinh khiết ấy, Đức Maria đã nhận được không những trước khi chịu thai, nhưng ngay cả sau khi

chịu thai nữa. Mãi mãi, Đức Maria chỉ làm một việc: mở lòng ra đón nhận ơn nhưng không từ

Thiên Chúa ban xuống. Trong việc ban phát hồng ân, Thiên Chúa có hoàn toàn tự do quyết định

và không có gì chi phối được người; chỉ một mình người định đoạt. Thiên Chúa luôn luôn là

Thiên Chúa của hồng ân. Đó là cách thức mà Thiên Chúa đã chọn để vào trần gian này. Còn Đức

Maria thuộc dòng giống chúng ta, đã trở nên cửa, đã mở rộng đón nhận lòng từ bi vĩnh cửu, là cửa

Thiên đàng mà qua đó ta được nhận hết ơn này đến ơn khác. Thánh Tôma tiến sĩ dựa vào lời sứ

thần nói “Mừng vui lên, hỡi đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1, 28) đã xác quyết rằng

Mẹ là: “ Đấng ơn thánh viên mãn tràn trề”. Vì thế Mẹ là Đấng Đồng Trinh Vẹn Toàn.

4. Ơn Hồn Xác Lên Trời

Như trên đã tình bày: “từ muôn đời, Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên

Chúa cùng một lúc với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa, và theo chương trình của

Chúa Quan Phòng, Ngài trở nên Mẹ cao trọng của Đấng Cứu Chuộc Thần Linh trên trần gian,

và cách đặc biệt hơn mọi người khác, Ngài là cộng sự viên quảng đại và tôi tá khiêm tốn của

Chúa. Nhờ đó, Mẹ được Thiên Chúa ban cho đặc ân vô nhiễm nguyên tội, thân xác trinh trong

củaMẹ được thoát án lệ của tội tổ tông mà được sống lại vàlên trời cùng với linh hồn trong

sáng của Mẹ.Đặc ân Mẹ lên trời vinh quang cả hồn và xác chung qui mọi đặc ân của Mẹ và là

cùng đích trót cuộc sống, sứ mạng và huân công của Mẹ.

Có lẽ, trong những thế kỷ đầu, Hội thánh không quan tâm khảo cứu tiểu sử của Đức

Maria và ngoài một vài chi tiết còn ghi lại trong Tân Ước thì không còn mẩu chuyện nào khác

về cuộc đời Đức Maria. Nhưng theo sử tích, Thánh Mẫu lìa thế, thọ khoảng 65-70 tuổi tại

Giêrusalem cách êm ái như ngủ vậy.Hình như người ta né tránh cái chết thể lý của Đức Maria.

Vấn đề này được tranh luận rất nhiều: Đức Maria có chết như chúng ta hay không? Ngày nay

các thần học gia đều chấp nhận: Đức Maria cũng chết như chúng ta, như Đức Giêsu đón nhận

cái chết này. Người ta còn cẩn thận giải thích: vì được gìn giữ khỏi tì ố vết nhơ nguyên tội và

các lỗi lầm cá nhân, nên cái chết này của Đức Maria không phải là hậu quả của tội (x. D

1073). Nhưng theo sự bất toàn của thể xác thể lý, để đồng hình đồng dạng với Con của Mẹ

trong cái chết cứu độ.62Đó là lý do tại sao Đức Maria đã chết và cũng là lý do tại sao thân xác

61 Ibid, 225-22662 X. Lm. Augustinô Nguyễn Văn Trinh, Thánh Mẫu Học, 2005, p. 283-284.

30

Page 31: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Mẹ không còn ở lại trong mồ. Là Eva mới, Đức Maria đã kết hợp với Đức Giêsu Kitô, Adam

mới, trong sự toàn thắng tội lỗi và hậu quả của nó-đặc biệt là sự chết. Bởi đặc ân vô nhiễm

nguyên tội, Mẹ đã chung phần với chiến thắng của Đức Kitô trên tội lỗi; và qua việc hồn, xác

lên trời, Mẹ đã chung phần với chiến thắng của Đức Kitô trên sự chết63.

Việc Đức Maria được cả hồn và xác về trời khác với việc lên trời của Chúa Giêsu,

theo Tin mừng Gioan viết: “không ai đã lên trời ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống”

(Ga 3, 13). Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, Đấng đã từ trời xuống, nay Người trở về nơi

Người đã ở trước, tức là trở về vinh quang xưa của Người: “Vâng lạy Cha, giờ đây Con tôn

vinh Cha: xin ban cho Con vinh quang mà Con đã được hưởng bên Cha trước khi có thế

gian” (Ga 17, 5).Còn Đức Maria “hồn xác về trời” là một ân sủng; chính Thiên Chúa đã

đưa, đã ban cho Mẹ “ được hồn xác về trời”. Tin mừng thánh Gioan 14, 1- 3: “ Lòng anh em

đừng sao xuyến! hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà của Cha Thầy có nhiều

chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi

dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, thì anh em

cũng ở đó”. Như vậy, là Đức Maria được đặc ân về bên Thiên Chúa trước chúng ta 64.

Đức Maria được đặc ân về bên Thiên Chúa trước chúng ta qua lời của các thánh

nói như sau:

Thánh Bênađinô nói: “Sự tương đồng giữa Mẹ Thiên Chúa và Con Mẹ về phẩm giá

cao quí của thân xác và linh hồn đòi buộc Mẹ phải ở nơi Chúa Kitô ở”65.

Thánh Thêôđôrê nói: “Lạy Mẹ, Mẹ mãi mãi là một Trinh Nữ, vì Thiên Chúa là quả

phúc của lòng Mẹ. Và tại sao sự chết của Mẹ là sự sống, không như sự chết của chúng con, vì

Mẹ bất diệt trong thân xác và linh hồn”66.

Thánh Phanxicô Salêsio nói: “Mầu nhiệm cuối đời Đức Mẹ gồm 3 chân lý: sự chết, sự

sống lại, và lên trời. Ba chân lý khác nhau, nhưng liên kết với nhau”67.

Thánh Môđestô nói: “Kính mừng Mẹ rất thánh của Thiên Chúa, Chúa Giêsu Con

Thiên Chúa là vua vinh quang đã tuyển chọn Mẹ là đền đài thiêng liêng của Ngài trên trái đất

này, đồng thời đã muốn có Mẹ cùng với Người trong Nước Trời thân xác vẹn toàn, hiển vinh

trên mọi thụ tạo, trong vinh quang Cha Người và Chúa Thánh Linh”68.

Thánh Anphong nói: “Có 3 yếu tố thường làm cho sự chết trở nên cay đắng. Đó là

sự lưu luyến của cải đời này, lương tâm cắn rứt và phần rỗi phấp phỏng. Nhưng cái chết

63 X. Norberto, Đức Maria Nữ Tỳ Của Thiên Chúa, 2006, p. 167-171.64 X. Lm. Augustinô Nguyễn Văn Trinh, Thánh Mẫu Học, 2005, p. 286-287.65 Trích lại trong Lm Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, tập II, p. 274. 66 Ibid, p. 273.67 Ibid, p. 275. 68 Ibid, p. 272.

31

Page 32: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

của Mẹ không hề vương vấn 3 yếu tố đó, mà lại có 3 ân sủng diệu kỳ làm cho trở nên vô

cùng êm dịu quý báu”69.

Sách Giáo Lý Công Giáo,số 969 viết về ơn hồn xác lên trời của mẹ như sau:“ Tình

Mẫu Tử của Mẹ Maria trong nhiệm cục ân sủng kéo dài không ngừng, khởi từ sự ưng thuận

Mẹ đã trung tín bầy tỏ trong cuộc truyền tin, và chịu đựng cách không do dự dưới chân thập

giá, cho tới sự hoàn tất vĩnh viễn của mọi người được tuyển chọn. Thật vậy sau khi Mẹ được

lên trời, nhiệm vụ cứu độ của Mẹ không chấm dứt, nhưng qua việc liên lỉ chuyển cầu của

mình, Mẹ tiếp tục đem lại cho chúng con những hồng ân của ơn cứu độ vĩnh cửu”70.

Đức Maria được phúc hồn xác lên trời,Hiến chế tín về Hội thánh của Công đồng

Vatican II viết như sau:

“Sau cùng, được gìn giữ tinh sạch khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, nên sau khi hoàn tất

cuộc đời dưới thế, Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm đã được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn

lẫn xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương Vũ Trụ, để nên giống Con Ngài trọn vẹn

hơn, là Chúa các Chúa (x. Kh 19, 16) cũng là Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết”71.

Trong thông điệp Munificentissimus Deus, ngày 11- 1- 1950,đức Pio XII nói:“Từ

muôn đời, Thiên Chúa đã đặc biệt yêu thương Mẹ và rồi ban cho Mẹ dạt dào những đặc ân

mà Giáo hội nhận biết và khám phá ra. Nhưng thời đại của chúng ta đã được dành riêng để

chiêm ngưỡng đặc ân Mẹ Hồn Xác Lên Trời”. Cũng trong thông điệp này đức Pio XII long

trọng định tín như sau: “ Do uy quyền của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, cả hai thánh tông

đồ Phêrô và Phaolô và với thẩm quyền của ta, ta phán quyết, tuyên ngôn, và định tín là tín

điều đã được mặc khải rằng: Đức Maria Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa trọn đời đồng trinh,

sau cuộc sống trần gian này, đã được phúc vinh quang thiên đàng cả hồn và xác. Nếu ai cả

dám tự tình chối bỏ hay nghi ngờ điều ta đã định tín thì họ phải biết rằng họ hoàn toàn phản

bội lại đức tin Công giáo của Thiên Chúa”72.

Tóm lại, Đức Maria hồn xác lên trời là một ơn nhưng không mà Thiên Chúa đã dành

sẵn cho Mẹ ngay từ thuở đời đời. Thật vậy, ngay từ đời đời và do cùng một quyết định tiền

định, Đức Maria đã được kết hợp với Đức Giêsu Kitô một cách huyền nhiệm, vô nhiễm khi

đầu thai, đồng trinh vẹn sạch khi làm Mẹ, cộng tác quảng đại với Đấng Cứu Thế, Đấng đã

chiến thắng hoàn toàn sự tội và các hiệu quả của nó, thì cuối cùng đã kết thúc mọi đặc ân

Ngài đã được, Đức Trinh Nữ cũng đã được gìn giữ khỏi bị hư nát ở trong mồ để nên giống

Con mình. Sau khi chiến thắng sự chết, Ngài cũng được đưa lên vinh quang trên trời cả hồn

lẫn xác. Biến cố này được đức Pio XII công nhận và định tín ngày 11-1- 1950, để mọi người

69 Thánh Anphong, VQĐM, tập 2, p. 164.70 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 969.71 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Công Đồng Vativanô II, Lumen Gentium số 59.72 EPND, p. 297- 318.

32

Page 33: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

tôn vinh và chúc tụng Mẹ là Nữ Vương ngự bên hữu Con mình là Vua bất tử đến muôn thuở

muôn đời.

Chương II.

TIỀN ĐỊNH VÀ TỰ DO

Ở chương một, chúng ta nói đến ơn tiền định nơi Đức Maria. Đức Maria được tiền

định từ muôn đời để làm Mẹ Thiên Chúa qua việc liên kết với việc nhập thể của Ngôi Lời

Thiên Chúa, theo ý định của Chúa Quan Phòng. Vì thế Mẹ đã được Thiên Chúa ban cho

những đặc ân cao trọng hơn mọi người phụ nữ. Đó là ơn tiền định Thiên Chúa dành sãn cho

Mẹ. Vây, sự tiền định đó có làm mất đi sự tự do của Mẹ hay không? Nếu có, thì Mẹ có còn

được gọi là người có phúc nữa hay không, vì Mẹ đã mất đi quyền tự do nơi bản thân mình.

Còn nếu không, thì điều gì nói lên sự tự do nơi Mẹ, và những nỗ lực của Mẹ trong sự tự do ấy

như thế nào? Đó là những vấn đề mà người viết muốn làm sáng tỏ trong chương hai này.

I. TIỀN ĐỊNH VÀ TỰ DO

1. Khái Niệm Về Tự Do

Tự do: tiếng La tinh là libertas, tiếng Anh là freedom, tiếng Pháp là liberté. Theo ngôn

ngữ Hán việt: tự, là chính mình, do: là tuỳ ý. Tự do, là hành động tuỳ ý mình.

Tự do là khả năng bắt nguồn từ lý tri, ý chí, để hành động hay không hành động, làm

việc này hay việc nọ; nhờ đó con người có thể thực hiện những hành vi có ý thức và trách

nhiệm.73 Đó là một khái niệm khá phổ biến về tự do.

Theo tâm lý tự nhiên của con người, ai cũng muốn tự do, yêu thích tự do, nên luôn

khát vọng tự do. Khát vọng cơ bản nơi con người là được hạnh phúc, nhưng hạnh phúc không

thể tồn tại nếu không có tình yêu, cũng như không có tình yêu nếu không có tự do74.

Nói chung, trong thâm tâm của con người, ai cũng muốn được hoàn toàn tự do,

muốn được thoát ra khỏi tất cả sự ràng buộc gia đình, đoàn thể, xã hội, luật pháp, nhất là

những ràng buộc thuộc lãnh vực luân lý và đạo giáo, theo đúng phương thức “thích thì ở,

dở thì đi”. Con người muốn được tự do suy tư, tự do nói và tự do hành động tuỳ ý, chứ

73 x. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Tiểu Ban Từ Vựng, Từ Điển Công Giáo, Nxb Tôn Giáo, p. 368-369.74 x. Jack Philip, Tôi Muốn Sống Tự Do: Sức Mạnh Của Đức Tin, Đức Cậy Và Đức Mến, chuyển ngữ Nguyễn Ngọc Kính, O.F.M, Nxb Đông Phương, P. 11.

33

Page 34: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

không bị cấm cách, ràng buộc bởi bất cứ quyền bính ngoại tại nào. Tiếng nói đầu tiên

được con người lắng nghe chính là tiếng nói của lòng mình. Con người quan tâm vào hàng

đầu tiếng nói của những sở thích và khát vọng của lòng mình và tìm mọi cách làm thỏa

mãn những đòi hỏi đó, bất chấp mọi cản trở và cấm đoán, kể cả những cấm đoán thuộc

lãnh vực luân lý và đạo giáo, vì mình coi đó là hạnh phúc.

Mặt khác, tự do còn có nghĩa là tự do nghĩ, tự do nói và tự do hành động như mình

muốn. Đó là quyền căn bản nhất của con người, đã được Thượng Đế ban tặng để con người

có thể sống với đầy đủ nhân phẩm của mình và vì thế không ai có quyền tước đoạt hay thu

hẹp tự do đó được. Không có tự do mọi hành động của con người trở nên vô giá trị, vô

thưởng và vô phạt75. Sách Giáo lý Công giáo nói rằng: “Tự do là nét đặc trưng của các

hành vi nhân linh. Vì, có tự do, con người phải chịu trách nhiệm về các hành vi mình chủ ý

làm. Hành động chủ ý thuộc về chính tác giả”76.

Tóm lại, tự do là khả năng, bắt nguồn từ lý trí và ý chí, có thể hành đông hay không

hành động, có thể chọn điều tốt cũng như chọn điều xấu. Vì con người được dựng nên có tự

do trong sự quyết định và quyền trên chính mình. Vậy câu hỏi đặt ra là: có khi nào con người

bị mất tự do hay không? Ý chí tự do của con người và sự tiền định của Thiên Chúa phải hiểu

như thế nào?

2. Ý chí Tự Do Của Con Người Và Sự Tiền Định Của Thiên Chúa

Mặc khải kinh thánh cho biết: con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Đấng

sáng tạo (x. St 1, 26 – 27). Mỗi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa. Hình ảnh ấy sáng rực

trong sự hiệp thông nhân vị, giống sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa. Con người là một

bản vị có lý trí, ý chí và tự do, đặc biệt nhất là con người được hưởng ân sủng, được thông

phần thiên tính trong Đức Kitô. Vì thế, con người là chóp đỉnh của tạo thành. (x. Tv 8, 7).

Con người được tiền định để họa lại hình ảnh của Con Thiên Chúa làm người, là hình ảnh của

Thiên Chúa vô hình để Chúa Kitô trở thành trưởng tử của muôn loài thọ tạo: “ Thánh Tử là

hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là Trưởng Tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo” (Cl 1, 15)77.

Như vậy, Thiên Chúa toàn năng đã tạo dựng con người chính trực, không có tội, với ý

chí tự do, và đã đặt con người trong vườn địa đàng: Người muốn con người giữ mãi sự thánh

thiện, đức công chính. Nhưng con người đã lạm dụng ý chí tự do của mình, đã phạm tội và đã

xa ngã, đã trở nên, “khối hư hỏng” của toàn thể nhân loại. Nhưng “Thiên Chúa vốn tốt lành và

công chính, theo sự tiền tri của Người, đã chọn trong cái khối hư hỏng đó những kẻ mà Người

75 X. Lm. Nguyễn Hữu Thy, Đức Maria Trong Kinh Nguyện Giáo Hôi, Xuất Bản: Trung Tâm Mục Vụ CGVN, Giáo Phận Trier, CHLB Đức, p. 277-285.76 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 1745.77 X. Peter Neuner, Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Ân Sủng Luận Qua Các Tác Giả, lưu hành nôi bộ, p. 36.

34

Page 35: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

đã lấy ân sủng mà tiền định (x Rm 8, 29; Ep 1, 11) cho được sống, và Người đã tiền định cho

họ sự sống vĩnh cửu; còn những kẻ khác, những kẻ mà phán quyết công minh của Người đã

để lại trong cái khối hư hỏng đó, Người đã biết trước là họ sẽ phải hư vong, nhưng Người

không tiền định cho họ hư vong; tuy vậy Người tiền định họ phải chịu một cực hình vĩnh cửu

vì Người là Đấng công minh. Chính vì thế, chúng ta chỉ nói một sự tiền định duy nhất, liên

quan đến việc Thiên Chúa ban tặng ân sủng hoặc đến thưởng phạt công bằng” (Dz 621)78.

Có lẽ ai cũng biết rằng, “trong con người đầu tiên của chúng ta đã đánh mất sự tự do

của ý chí, nhưng chúng ta đã nhận lại nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Sự tự do của ý

chí, chúng ta có cái đó để làm điều thiện khi chúng ta được ân sủng đón trước và trợ giúp;

nhưng chúng ta cũng có tự do của ý chí để làm diều ác, khi chúng ta bị ân sủng bỏ rơi. Mà

chúng ta có sự tự do của ý chí là vì nó đã được ân sủng giải phóng và từ chỗ hư hỏng được

chữa lành nhưng không” (Dz 622)79.

Theo tư tưởng thánh Phaolô, tự do không thể tách khỏi sự giải phóng. Tự do là một giá

trị thánh thiêng “chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitôđã giải thoát chúng ta” (Gal 5,1).

Là kế hoạch của Thiên Chúa đối với con người.Hãy nhớ“anh em được kêu gọi để sống tự do”

(Gal 5,13) vì vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống trong tự do. Tự do trở thành

ngẫu tượng khi tách tự do ra khỏi sự giải phóng. Tự do mà không có giải phóng chỉ dẫn đến

cá nhân chủ nghĩa, loại bỏ tha nhân như những kẻ làm vướng víu tự do của mình.

Tự do của con người, tự chúng là tự do thoát khỏi sự thống trị của tội lỗi. Đó là lý do

mà Sách Thánh thường cảnh báo chúng ta rằng đường lối của Thiên Chúa không phải đường

lối chúng ta. Tự do của ta sẽ nên trọn hảo nhất khi ta biết quay về với ước muốn căn bản của

Thiên Chúa khi Ngài tạo nên sự sống và tự do. Ước muốn ấy được mặc khải và tôn vinh nơi

Đức Giêsu. Bởi tự do, tự chúng là khả năng yêu thương, nên chúng ta sẽ tự do khi ta hoà vào

tiếng gọi yêu thương của Chúa trong sáng tạo, có nghĩa là ta sống trong thần khí. Nhìn vào

trong lịch sử cứu độ chúng ta thấy đầy dẫy những hình ảnh như thế. Đây là vấn đề của những

cảm nghiệm riêng tư, của mối tương quan cá nhân. Đức Chúa giải thoát dân khỏi ách nô lệ

bên Ai Cập và khuyến cáo họ từ bỏ ngẫu tượng vô tri để thờ phượng Ngài. “Ta sẽ là Chúa

của chúng và chúng sẽ là dân của Ta” (Gr 31, 33). Từ điểm này cho thấy, biến cố sáng tạo và

giao ước đã ký kết, tìm thấy sự hoàn trọn của mình nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng đã mặc khải ý

nghĩa của tình yêu giữa Thiên Chúa và nhân loại, sự trọn hảo ấy cũng được tìm thấy qua

Thánh Thần, Đấng mà Thiên Chúa đã đổ đầy vào hồn chúng ta (x Rm 5, 5). “Ở đâu có Thần

Khí của Chúa ở đó có tự do” (2Cr 3, 17)80.

78 Trích lại trong Peter Neuner, Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Ân Sủng Luận Qua Các Tác Giả, lưu hành nôi bộ, p. 86.79 Ibid, 86.80 X. John R . Sachs, SJ, Nhân Học Theo Kitô Giáo, 1991, chuyển ngữ Duy Khánh, OP, p. 117 – 122.

35

Page 36: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Rõ ràng là ý định và cách gọi cụ thể của Thiên Chúa thể hiện rằng Thiên Chúa ban ân

sủng đầy tràn cho mỗi người. Thiên Chúa không muốn điều gì xa lạ với con người. Ngài

muốn mỗi người và mọi người đều được sống. Vì thế trước khi ta tự hỏi Thiên Chúa muốn gì

trong hoàn cảnh của mình, có lẽ ta cần đặt mình trong dòng ý định của Thiên Chúa. Ý định

của Thiên Chúa muốn mỗi người và mọi người phải được xác định bằng sự tự do sung mãn.

Ngài đã dựng nên ta bằng tình yêu và bằng ước mong không phải điều gì khác là kiện toàn tự

do của con người trong tình yêu.

Nếu chúng ta sống trong mối tương quan với Thiên Chúa theo như cách thức kể trên,

lúc ấy sự biện phân Thánh Ý của Thiên Chúa trong mỗi hoàn cảnh sẽ ít đặt ra những nghi vấn

về sự xác định và tuân hành một cách cụ thể. Ta sẽ đưa ra những quyết định trong tự do theo

hình ảnh của Thiên Chúa trong Thần Khí. Có một điều quan trọng, gây kinh ngạc giữa mối

tương quan rất riêng của ta với Thiên Chúa đó là tính tương tác trong ân sủng. Thiên Chúa

Đấng Tạo Hoá và là Đức Chúa, Ngài tự ý chọn ta nên bạn nghĩa thiết và Ngài đã làm tất cả

những gì mà tình yêu đích thực đòi hỏi đó là sự hiệp thông trong sự tự do81.

Tóm lại, con người là chóp đỉnh của tạo thành. (x. Tv 8, 7).Con người được tiền định để

họa lại hình ảnh của Con Thiên Chúa làm người. Vì được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên

Chúa, con người cũng có phẩm giá là một nhân vị, không phải là một sự vật, nhưng là một con

người có khả năng tự biết mình, tự làm chủ lấy mình, tự do tự hiến và thông hiệp với người

khác. Con người đầu tiên không phải chỉ được sáng tạo tốt lành mà thôi, nhưng còn được đặt

trong tình thân với Đấng Sáng Tạo, hòa mình với chính mình và với vạn vật xung quanh. Nếu

chúng ta nhìn nhận nơi Thiên Chúa luôn hiện diện thứ tự do và yêu thương tuyệt đối, thì ta cũng

nhận ra rằng Thiên Chúa không ép buộc ta vào một quyết định nào ta phải làm hay phải chọn

lấy. Từ điều này cho thấy, sự tiền định của Thiên Chúa không phá huỷ sự tự do của con người.

3. Tiền Định Không Phá Huỷ Tự Do Của Con Người

Người ta thường nói: “Mọi sự đều do Chúa định” hay nói cách khác “Chúa kêu ai,

người ấy dạ”. Vậy, phải chăng con người không có tự do quyết định vận mệnh của mình ?

Phải chăng con người sẽ trở thành nô lệ cho một vị Thiên Chúa độc đoán, và họ chỉ còn biết ỷ

nại vào sự định đoạt của Thiên Chúa, mà không có thể vượt qua số phận bất hạnh gặp phải,

hầu đạt tới một cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn ?

Ở đây chúng ta lưu ý rằng, mặc dù Thiên Chúa đã tiền định, hay đã an bài cho con

người một con đường sống thế này hay thế kia, hoặc người muốn trao phó cho con người

số phận nào đó, cũng như việc người ban phát ân sủng cho người ấy, nhưng không nhất

thiết phải xảy ra như vậy. Bởi vì, con người còn có ý chí và tự do, một khả năng cao quý

81X. John R . Sachs, SJ, Nhân Học Theo Kitô Giáo, 1991, chuyển ngữ Duy Khánh, OP, p. 123.36

Page 37: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

và một quyền lợi bất khả xâm phạm, nên con người có thể cộng tác vào chương trình đã

được Thiên Chúa an bài và hoạch định hay chối từ và chọn lựa cho mình một cuộc sống

theo ý mình muốn. Tất nhiên trong trường hợp này, con người phải hoàn toàn chịu trách

nhiệm về sự quyết định tự do của mình. Để hiểu được điều đó, chúng ta có thể đưa ra một

ví dụ tượng trưng như sau: Thiên Chúa cũng tương tự như một người cha đầy nhân từ, khi

đứa con của mình cất tiếng khóc chào đời, vì thương con và muốn con sau này có được

hạnh phúc, nên ông có những dự định hay chương trình trong tương lai cho con. Nhưng

một khi đứa con khôn lớn và trưởng thành, thì rất có thể nó làm theo ý nguyện của ông

hay nó sẽ chọn cho mình con đường đi, một lối sống riêng. Tất cả đều tuỳ thuộc vào sự

lựa chọn của người con82.

Dĩ nhiên, trong ví dụ trên chúng ta cũng cần phân biệt sự tương đồng và sự khác biệt

giữa Thiên Chúa và người cha nhân hậu kia. Sự tương đồng là tình yêu thương: cả hai đều dự

định thế này thế kia cho con mình, vì các ngài chỉ muốn tốt, muốn điều thiện hảo và sự hạnh

phúc chân thật cho con cái mình; còn sự khác biệt cũng rất rõ rệt, đó là: nơi người cha trần

thế, ông chỉ dự đoán được thế này, thế kia là tốt cho con mình, và ông ước muốn được xảy ra

như vậy; trong khi đó, Thiên Chúa thì không cần phải suy nghĩ, dự đoán hay ước muốn nữa.

Những gì Ngài ước muốn hay thực hiện cho ta đều là sự thiện hảo và đem lại hạnh phúc chân

thật cho ta một cách chắc chắn, vì Người là Tạo Hoá toàn năng, Người nhìn thấy được tất cả

mọi sự trong chính bản chất của chúng. Vì thế, nơi Thiên Chúa, con người có thể nhắm mắt

tin tưởng và phó khác hoàn toàn, mà không sợ phải sai lầm và ân hận. Vì tuân phục Thiên

Chúa không có nghĩa là phá huỷ tự do con người.

Về sự tự do của chúng ta, chúng ta chỉ có thể hiểu được cho đúng đắn khi chúng được

nhìn dưới ánh sáng cách đối xử nhân từ của Thiên Chúa với gia đình nhân loại thông qua lịch

sử cứu độ. Qua lịch sử cứu độ, Thiên Chúa tiếp tục tôn trọng sự tự do của chúng ta. Ân sủng

của Ngài cũng không ép uổng tấm lòng chai đá ươn hèn. Lời Ngài cũng không phải là một

cơn bão lửa hay gió lốc, nhưng là một cơn gió nhẹ hiu hiu tìm cách phục hồi sự tự do đã bị

mất bởi tội lỗi. Thật vậy, như Péguy nhận xét, Thiên Chúa không cưỡng ép chúng ta quay về

với tình yêu Ngài, nhưng đúng hơn, Ngài hướng đưa chúng ta bằng tác động tự do của Ngài83.

Ân sủng của Thiên Chúa giống như một gia sư kiên nhẫn dạy chúng ta về sự tự do và hướng

chúng ta đến thỏa mãn lý do của sự tự do riêng của chúng ta.

Về điều này, sách Giáo lý Công giáo dạy ta biết Thiên Chúa Quan Phòng sắp xếp cho

ta có mặt ở trên đời, ban cho ta nhiều ơn lành trong đời sống để ta sống xứng đáng là con

Thiên Chúa, và cho ta biết luôn can đảm để chọn điều tốt. Giáo lý không cắt nghĩa tương quan 82 X. Lm. Nguyễn Hữu Thy, Đức Maria Trong Kinh Nguyện Giáo Hôi, Xuất Bản: Trung Tâm Mục Vụ CGVN, Giáo Phận Trier, CHLB Đức, p. 277 – 287.83 X. Von Balthasar, Glory Of The Lord, vol 3, p. 499.

37

Page 38: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

biết trước việc xảy ra trong đời ta, và tự do ta sử dụng, nhưng giáo lý dạy ta tin rằng Thiên

Chúa ban cho ta tự do để quyết định, ngay cả quyết định phản bội Ngài. Nói khác đi, giáo lý

dạy ta tin rằng Thiên Chúa luôn quan tâm và săn sóc ta, và không hề tiền định số mạng đến

nỗi chúng ta không thể thay đổi chính mình được84.

Nếu thực sự Thiên Chúa định đoạt tất cả mọi việc lớn nhỏ trong vũ trụ thiên nhiên,

định đoạt số phận của nhân loại và cá nhân mỗi người… mà dù muốn dù không chúng ta buộc

phải chấp nhận, thì khi ấy con người không khác chi một cái máy vô hồn, hoặc như thú vật

hoạt động hoàn tòan theo bản năng hay như một trẻ thơ ấu trĩ chỉ biết hoàn toàn cậy nhờ vào

sự bao bọc của cha mẹ… đúng như có người đã chỉ trích ở trên.

Là con người, ta có quyền làm hay không làm, nhưng mọi việc ta thay đổi, Thiên Chúa

đều biết trước những thay đổi đó. Vì thế, việc Thiên Chúa biết trước hành động con người và

ý muốn tự do con người hoàn toàn không chống đối hay loại bỏ nhau. Nếu, tiền định là Thiên

Chúa cầm tay bắt ta làm điều này hay làm điều kia, thì chắc chắn là không. Vì, Thiên Chúa là

Thiên Chúa trung thành, Ngài ban cho con người có tự do và Ngài tôn trọng tự do đó.

Theo các bản văn sách Sáng Thế, do việc sáng tạo khởi đi từ tình yêu để mang lại trật

tự trong tình yêu, Thiên Chúa tạo nên con người chứ không phải tạo nên con rối. Điều này có

ý nói rằng tự do được chính kinh nghiệm của ta đón nhận như một sự thật. Nếu ta không có

khả năng làm theo ý mình và hành vi của ta hoàn toàn phụ thuộc vào một thế lực trấn áp, thì

hành vi ấy không thể được gọi là tự do. Nếu hành động của chúng ta không có ích gì cho

chính chúng ta và cho thế giới, thì cũng không thể gọi hành động ấy là tự do. Khách quan mà

nói, ta nhận thấy mọi hành vi của ta đều ẩn chứa ý hướng và chọn lựa ý thức. Đây là điểm

phân biệt ta với các loài thụ tạo khác. Con người không phải là đồ vật bị ném vào trong thế

giới này, không bị xác định bởi người khác, hay bị chi phối bởi ảnh hưởng khác. Con người là

chủ thể, chủ thể có trách nhiệm85.

Theo các nhà tư tưởng như Maurice Blondel, Karl Rahner, John Macmurray và Eric

Erikson, con người hình thành nên chính mình thông qua chọn lựa. Giá trị mà tôi chọn lựa để

“sống với” được thể hiện qua cách ứng xử với người xung quanh, với thế giới mà tôi không

thể xoay chuyển và với nghề nghiệp mà tôi cống hiến toàn bộ thời gian và sức lực. Đó là cách

thức mà tôi ứng xử với gia đình và đáp trả những nhu cầu của những người chung quanh tôi.

Tất cả đều ảnh hưởng trên tôi cũng như trên người khác. “Con người tôi cụ thể” này không bị

tiền định bởi những hằng số di truyền. Mỗi người chúng ta trở nên mình trong một dự phóng

hiện thực hoá bản thân, thể hiện qua những chọn lựa cụ thể trải dài trong suốt cuộc đời. Mặt

khác kinh nghiệm dạy chúng ta rằng, hành động của con người có ảnh hưởng bền vững và luỹ

84 X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 600, 1037.85 X. John R. Sachs, S.J, Nhân Học Kitô Giáo, Chuyển ngữ Duy khánh OP, 1991, p. 31

38

Page 39: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

tiến. Thông qua hành động, ta hình thành nên sự thiện hay sự ác; yêu thương hay ganh ghét.

Tự do luôn đặt ta trên đường đi tới. Nhờ hành động chúng ta sẽ thể hiện chất người nhiều hay

ít, thể hiện tính tự do nhiều hay ít trong việc trao tặng tình yêu với người khác, với Thiên

Chúa, Đấng tác thành nên ta86.

Tóm lại, từ những gì đã trình bày ở trên cho thấy: tiền định không phá huỷ tự do con

người mà càng làm cho sự tự do ấy thêm phần chính đáng và hoàn hảo hơn. Thật ra, vấn đề về

tự do con người và Thiên Chúa tiền định luôn là đề tài chứa nhiều bí ẩn. Nếu hiểu Thiên Chúa

quan phòng và tiền định cho ta có mặt trên đời (vì nếu ta không hiện hữu thì không có gì để

nói), và cho ta có lý trí tư duy và tự do chọn lựa (có vậy ta mới chịu trách nhiệm cho hành

động mình) thì hoàn toàn hợp lý. Nếu hiểu Thiên Chúa tiền định cho mọi hành động của ta,

hoặc Ngài định sẵn hay an bài tất cả mọi hành động của ta…thì cách hiểu này hoàn toàn sai

lạc vì Thiên Chúa tiền định cho con người hiện hữu, nhưng không tiền định cho từng hành

động con người làm. Với đức tin, ta không tin số mạng, không tin tiền định phá huỷ tự do,

không tin con người không thể quyết định cho mình. Ngược lại, với đức tin, ta tin là “ơn Cha

luôn đủ cho con” (2 Cor 12, 9) để trong mọi hoàn cảnh, ta vẫn có thể làm lại cuộc đời. Sự tự

do một khi được kính cẩn đón nhận với tất cả lòng biết ơn sâu xa như một hồng ân Thiên

Chúa ban, thì sẽ giúp ta thăng tiến và đủ nghị lực để thực hiện điều thiện hảo. Đây cũng là

một trong những nét nổi bật về sự tự do nơi Đức Maria.

4. Sự Tự Do Nơi Đức Maria

Có nhiều người cho rằng: vì ơn tiền định của Thiên Chúa dành cho Đức Maria, nên

Mẹ đã tỏ ra như một phụ nữ yếu đuối, thậm chí nhút nhát, sống cuộc sống theo chương trình

đã tiền định sẵn, trong đó Mẹ không hề cómột vai trò tích cực nào. Cho nên, Đức Maria được

xem như một phụ nữ thiếu tính cách tự do và xác thực.

Việc Đức Maria được Thiên Chúa tiền định từ đời đời87 là có thực và mọi kitô hữu đều

tin như vậy. Hiến chế Lumen Gentium, số 61 cũng khẳng định về ơn tiền định này: “Từ muôn

đời Đức Maria đuợc tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc nhập thể của Ngôi

Lời Thiên Chúa. Và theo chương trình của Chúa Quan Phòng nơi trần gian, trên trần gian

Mẹ đã trở nên Mẹ cao trọng của Đấng Cứu Chuộc Thần Linh…”.

Đúng là Mẹ đã được Thiên Chúa tiền định từ đời đời, nhưng nếu nói, vì sự tiền định

đó mà làm mất đi sự tự do của Mẹ, hay làm hạn chế bớt đi tính tự do của Mẹ thì thật là không

đúng. Như ta đã trình bầy ở trên về tiền định và tự do cho thấy: việc Thiên Chúa tiền định

không đánh mất hay phá huỷ tự do của con người. Chính vì thế, Đức Maria cũng không thể vì

86 Ibid, p. 33.87 X. Chương I Về Ơn Tiền Định Nơi Đức Maria.

39

Page 40: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

ơn tiền định đó mà mất đi tự do thật sự của Mẹ. Đức Maria hoàn toàn tự do trong tất cả mọi

quyết định và hành động của mình.

Để chứng minh rằng Đức Maria thật sự là con người tự do, chúng ta cần phải tìm về

những trang Tân Ước của Tin Mừng thánh Luca 1, 26-38 trong “biến cố truyền tin”. Huyền

nhiệm của truyền tin thiết yếu là một huyền nhiệm của lời thưa “xin vâng”, nghĩa là của tiếp

nhận, sẵn sàng, cởi mở. Trong lời đáp trả của Đức Maria: “Vâng, Tôi đây là nữ tỳ của Chúa.

xin làm cho Tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38).

Từ lời thưa “xin vâng” cho thấy: việc Đức Maria đồng ý với điều Thiên Chúa yêu cầu

Mẹ, không pha chút miễn cưỡng nào; Mẹ đã trả lời với một niềm vui chỉ có trong một con

người có tự do thật. Niềm vui và sự tự do của Mẹ phát sinh từ cùng một nguồn gốc, đó là sự

đồng thuận của Mẹ với thánh ý Chúa. Ý muốn của Chúa không hề cưỡng ép ý muốn của Mẹ,

đúng hơn, ý muốn của Mẹ hoàn toàn hài hoà với ý muốn của Thiên Chúa88.

Ở đây chúng ta cần hiểu rằng, lời tiếp nhận không phải là một hành vi thụ động.

Không có đối lập với vâng lời và sáng kiến. Vâng lời và sáng kiến là hai mặt của cùng một

thực tại bởi vì Thiên Chúa sáng tạo sáng kiến, quyết định lựa chọn trong ta cũng như Người

đã sáng tạo mọi thứ khác. Thiên Chúa sáng tạo trong ta cả con người và hành động. Thay vì

cản trở, thay vì ức chế tự do, người sáng kiến chúng ta tự do. Cũng thế, không có đối lập giữa

ân phúc và tự do. Ân phúc là những gì làm cho tự do của chúng ta được phát triển sung mãn.

Thật sự việc tiếp nhận ân phúc từ Thiên Chúa không làm chúng ta mất đi tự do nhưng ngược

lại càng làm cho chúng ta tự do hơn. Để hiểu thêm về điều này, người viết xin lấy cái bóng

điện để làm thí dụ:

Sở dĩ bóng điện soi cho nhà ta sáng, ấy là nó ở trong thế tiếp xúc với nguồn điện. Nếu

nó bị cắt khỏi nguồn điện, vịn lý là để nó tự chiếu sáng một mình, thì lập tức nó trở thành bóng

tối. Chính hành vi chiếu sáng của nó là hoa quả của sự lệ thuộc của nó vào nguồn điện. Cho

nên, nếu ta cắt đứt quan hệ với Chúa, mọi sự sẽ sụp đổ, giống như nguồn điện sẽ tắt ngấm khi

nó thôi tiếp xúc với nguồn điện. Tự ta, không thể làm gì cả. Ta có làm gì, ấy là nhờ Chúa. Tự do

của ta được Chúa dựng nên, cho nên ta càng lệ thuộc vào Chúa, ta càng tự do.

Rốt cục lại thì nguồn điện là mặt bên kia của một lệ thuộc được chấp nhận. Cũng như

sáng kiến là mặt bên kia của tiếp nhận và tự do, tức là của lời thưa “xin vâng”. Chúa có sáng

kiến và Người đề nghị với ta tình yêu của Người. Người chờ ta nói lời “xin vâng”.Lời “xin

vâng” đó nói lên rằng, một đàng thì bao hàm tự do, đàng khác là một tiếp nhận ân tình; nghĩa

là một lệ thuộc tự do thực hiện. Khi Chúa xử sự với con người, Người muốn nhận được những

88 X. Lm. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O.C, Thánh Mẫu Học, 2017, p. 7440

Page 41: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

lời “vâng” tự do. Trong huyền nhiệm truyền tin, lời “vâng” của Đức Maria là một lời vâng

đích thực như ta vừa nói trên89.

Nhìn lại lời thưa “xin vâng” của Mẹ Maria ta thấy, Mẹ đã tự do ưng thuận những

đường lối của Thiên Chú đã mặc khải cho Mẹ giờ đây được tỏ lộ qua đời sống, gương

sáng và lời giáo huấn của Con Mẹ. Cũng như Mẹ đã cất giữ những biến cố mầu nhiệm về

cuộc sinh hạ và cuộc đời ẩn dật của Chúa Giêsu trong trái tim Mẹ, thì Mẹ cũng cất giữ

những giáo huấn của Ngài như vậy. Khi Chúa Giêsu ra đi rao giảng, chữa bệnh và mặc

khải các mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, thì Mẹ Maria vẫn tiếp tục hiến dâng lời ưng thuận

đầy tình yêu và tự do. Được đầy ân sủng, Mẹ đã để cho Ân sủng nhập thể dậy dỗ và dẫn

dắt tới đỉnh cao Thập giá. Gần bên Thập giá Chúa Giêsu, người Mẹ vô tội của Thiên Chúa

đã làm chứng nhân cho căn nguyên của sự sống và sự tự do của chúng ta. Như vậy, Con

Mẹ đã đến trần gian để giải thoát chúng ta khỏi bị tội lỗi giam cầm và để ban cho chúng

ta” sự tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa” (Rm 8, 21).

Theo logic Tin Mừng, sự hoà hợp với thánh ý Chúa là định nghĩa đích thực của sự tự

do. Những gì phản lại Thánh Ý Chúa đều phá huỷ phẩm giá con người và cuối cùng là phá

huỷ sự tự do của chúng ta. Hòa hợp với thánh ý Chúa luôn có nghĩa là chiến thắng tội lỗi ngay

khoảnh khắc đầu tiên. Đức Trinh Nữ vô tội là chứng cứ cho luật bất biến đó trong đời sống

kitô hữu. Việc Mẹ hoà hợp với thánh ý Chúa phụ thuộc vào ân sủng mà nhờ đó Mẹ được giữ

khỏi nhiễm lây nguyên tội và được giúp cho có thể duy trì mãi tình trạng vô tội. Chiến thắng

của Mẹ trên tội lỗi đạt được trên quan điểm sự cứu chuộc mà Con Mẹ muốn đạt tới bằng

Thánh giá và cuộc Phục sinh của Ngài.

Chúa Giêsu chết trên Thánh giá để chúng ta có thể vui hưởng sự tự do rất hiển nhiên

trong cuộc đời Mẹ Ngài. Từ Thập giá, Ngài đã chỉ định Đức Maria làm Mẹ Gioan: “này là mẹ

con”. Trong lúc ấy Đức Maria cũng trở nên Mẹ chúng ta, và từ ngày đó về sau, Mẹ, Đấng đã

tự do ưng thuận mọi điều Chúa đề nghị. Mẹ, Đấng tự do liên kết với đau khổ và cái chết của

Con Mẹ, đã muốn làm thầy dậy chúng ta trên những nẻo đường tự do90.

Tóm lại, qua biến cố truyền tin Đức Maria đã đáp lại lời đề nghị của Thiên Chúa trong

kế hoạch cứu độ nhân loại của Người bằng hai tiếng “xin vâng” trong bối cảnh Mẹ được

chính Thiên Chúa cung kính chào là Đấng đầy ơn phúc (x. Lc 1, 28.41).Nghĩa là Mẹ Maria đã

chấp nhận kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa trong tình trạng hoàn toàn an bình, thanh thản,

sáng suốt, tự do và nhất là rất xứng đáng với ơn tiền định của Thiên Chúa. Ơn tiền định của

Đức Maria là đặc biệt, vì là đối tượng được tuyển chọn làm Mẹ của Thiên Chúa. Sự tiền định

bao hàm sự tiền định của Đức Kitô. Tuy nhiên, ơn tiền định của Đức Maria không có tính tất

89 X. Lm. Mai Văn Hùng O.P, Linh Đạo Thánh Mẩu, Chân Dung Đức Maria Trong Tin Mừng, 1994, p. 11. 90 Trích lại trong Đ. H. Y James Hickey, Đức Maria Dưới Chân Thánh Giá, Dịch Giả Đức Giang, p. 98.

41

Page 42: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

yếu và loại trừ mọi quyết định tự do của Mẹ. Mẹ không hoàn toàn thụ động như người ta đã

nói. Trái lại, với tất cả tự do và hành động, Mẹ đã đóng góp vào công trình cứu chuộc bằng

những nỗ lực nội tâm của Mẹ.

II. Những Nỗ Lực Nội Tâm Của Đức Maria Đóng Góp Vào Công Trình Cứu Chuộc

Của Thiên Chúa

1. Đức Maria, Trinh Nữ Dâng Hiến

Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng cả cuộc đời của Đức Maria là một cuộc đời

dâng hiến. Theo tiền Phúc Âm của thánh Giacôbê cho biết: ngay từ lúc lên ba, Đức Maria

được cha mẹ là ông Gioan Kim và bà Anna đem lên đền Thờ để dâng hiến cho Thiên Chúa

theo luật Môsê91.

Sự kiện này cho biết, Đức Trinh Nữ Maria dâng mình để trọn đời hiến thân cho

Thiên Chúa, và phục vụ công trình cứu chuộc loài người.Việc Đức Maria dâng mình, Giáo

Hội cảm tạ Thiên Chúa đã tuyển chọn Đức Trinh Nữ Maria trong hàng con cái loài người.

Chuẩn bị Mẹ lên chức phẩm cao sang làm Mẹ Thiên Chúa, và cùng cộng tác trong công

cuộc cứu thế92.

Thánh Anphong nói: Mẹ Maria hiến dâng trót mình cho Thiên Chúa, đẹp lòng Người

qua hai điểm: Mẹ đã mau mắn hiến dâng không trì hoãn, và Mẹ đã tận tuyệt hiến dâng không

dành lại phần nào93. Theo công đồng Vaticano II: Đức Maria đã tận hiến làm tôi tớ Chúa,

phục vụ thân thế và sự nghiệp của Con Ngài, và nhờ ân sủng của Thiên Chúa toàn năng, Mẹ

phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc dưới quyền năng và cùng với Con Ngài94. Từ dữ kiện này cho

thấy, Đức Maria dâng mình cho Chúa để thuộc trọn về Chúa, hoàn toàn vâng theo thánh ý và

dấn thân phụng sự Chúa. Mẹ hiến dâng cho Chúa cả hồn xác với mọi tư tưởng, mọi tình cảm,

mọi ước muốn, mọi hành động, mọi tài năng, mọi sự nghiệp, lòng tự do với các giác quan, để

Ngài làm chủ điều khiển theo Thánh Ý Chúa.

Việc tận hiến đời mình cho Thiên Chúa nơi Đức Maria chúng ta còn thấy rất rõ trong

biến cố truyền tin. Trong biến cố này ta thấy, Đức Maria tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa.

Mẹ tin Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, nên Mẹ chấp thuận cho Thiên Chúa can thiệp vào đời

mình. Và một khi chấp nhận cho Thiên Chúa thì không thể ngồi yên, chấp nhận Thiên Chúa là

chấp nhận lên đường; chấp nhận mọi rủi ro xảy đến trong cuộc đời Mẹ. Thật vậy, mọi sự bắt

đầu trở nên khó khăn hơn, ngay từ khi Chúa Giêsu chưa ra đời. Trước tiên, Mẹ phải hy sinh vị

hôn phu của mình, tiếp đến là sự nghi ngờ của thánh Giuse về đứa con trong bụng Mẹ. Mẹ bối

91 X. Lm Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, tập II, p. 444.92 X. Thánh Anphong, VQĐM, tập 2, p. 88-89.93 Ibid, p. 75.94 X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Công Đồng Vaticanô II, Lumen Gentium số 56.

42

Page 43: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

rối nhưng vẫn im lặng chấp nhận, Mẹ không nói một tiếng nào vì Mẹ biết đó là chương trình

của Thiên Chúa, Mẹ chỉ biết tin tưởng, tin tưởng và chờ đợi. Mẹ đã để cho chính Thiên Chúa

minh oan về Mẹ cho Thánh Giuse biết sự thật. Sự thật Mẹ đã dâng hiến hoàn toàn đời mình

cho Thiên Chúa95. Sự dâng hiến của Mẹ còn triệt để hơn nữa khi Đấng Cứu Thế ra đời.

Khi Chúa Giêsu ra đời một thời gian, cũng theo Luật Môsê, Đức Maria phải đem Con

mình dâng cho Thiên Chúa. Trong nghi lễ dâng Đức Chúa Giêsu trong đền Thánh ta thấy, đây

là một hành vi dâng hiến nội tâm của một người mẹ, một hành vi được cảm nghiệm và quyết

định cách sâu xa. Khi tiến về đền Thờ, Mẹ đã muốn nhìn nhận hoàn toàn quyền sở hữu của

Đấng Toàn Năng đối với Con của Mẹ, Mẹ muốn chứng tỏ với Thiên Chúa rằng mẹ coi mình

như được hiến cho Người. Mẹ hết lòng mong muốn dâng con cho Người để Người muốn định

gì về Con tuỳ ý Người.

Trong hành vi dâng hiến này, lòng quảng đại nồng nàn của Mẹ được diễn tả ra, vì

chúng ta biết Mẹ gắn bó với Chúa Giêsu hơn mọi sự ở đời này. Đức Giêsu là kho báu vĩ đại

của Mẹ. Kho báu này, Mẹ đã nhận được trực tiếp từ Thiên Chúa, nhờ việc cưu mang nhiệm lạ

do Thánh Linh thực hiện: nguồn gốc đáng kinh ngạc kỳ diệu này làm gia tăng giá trị của Con

Mẹ và làm cho Con trở nên quý hoá hơn đối với Mẹ. Do đó, việc dâng Con cho Thiên Chúa

càng là điều xót xa hơn đối với Mẹ, bởi như thế chính Mẹ đã không giữ lại cho mình, nhưng

là dâng tất cả tình thương của Mẹ cho Thiên Chúa96. Thánh Bênađô nói: “Từ lúc hiến dâng

Con mình, Mẹ có sống cũng là chết từng giây. Cứ nghĩ đến Chúa Giêsu chí ái của Mẹ phải

chết là Mẹ lại cảm thấy một nỗi đau thương tàn khốc hơn so với bất cứ cái chết nào”97.

Sự quảng đại này của trái tim một người mẹ đã làm cho lễ dâng của Mẹ thêm công

nghiệp hơn, vì như thánh Anphong nói “Mẹ Maria ý thức rằng Chúa Giêsu mà Mẹ dâng hiến

hôm nay làm lễ vật, một ngày kia sẽ chịu sát tế trên Thánh giá. Mẹ hy sinh sự sống con Mẹ

như vậy, chính là Mẹ tự hiến toàn thân cho Thiên Chúa bằng một sự hy sinh cao cả”98. Thánh

Anphong nói tiếp: “Mẹ Maria hiến dâng con chịu chết, không phải chỉ có một lần trong đền

thờ, nhưng là ở từng giây phút trong cuộc đời. Mẹ đã mặc khải cho thánh nữ Brigitta rằng

lưỡi gươm oan nghiệt cụ già Simêon tiên báo đã không bao giờ ngừng xuyên qua tâm hồn Mẹ,

cho đến ngàylinh hồn và xác lên trời”.99

Trong Huấn Giáo của Giáo Hội, Công Đồng Vatican II nói: Trong Đền Thánh, sau khi

dâng hiến lễ vật ấn định cho người nghèo, Đức Maria dâng con cho Thiên Chúa và đã nghe cụ

Simêon báo trước con Mẹ sẽ là dấu chỉ sự phản kháng, và một lưỡi gươn sẽ đâm thâu lòng

95 X. Lm Giacôbê Phạm Công Phượng, Chia Sẻ Về Đức Maria, Nxb Đông Phương, 2010, p. 147-149.96 X. Jean Galot S.J, Đấng đầy ơn phúc, Lm. Bênadô, CMC chuyển ngữ. Nxb Tôn Giáo- Hà Nội, p. 101-10697 Trích lại trong Lm Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, tập I, p. 106.98 Thánh Anphong, VQĐM, tập 2, p. 144.99 Ibid, p. 154.

43

Page 44: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Mẹ. Mẹ đã cưu mang, sinh hạ, nuôi dưỡng và dâng Chúa Kitô lên Chúa Cha trong Đền Thánh

và cùng đau khổ với Con chịu chết trên Thánh giá.100

Sự đau khổ của Đức Maria qua lời tiên báo của cụ già Simêon được Tin Mừng

thánh Luca viết như sau: “ Chính bà, một mũi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà” (Lc 2, 35).

Lời này giải bày ra trước mắt Mẹ một cuộc khổ nạn chắc chắn trong tương lai của Chúa

Giêsu Con Mẹ, và gieo vào lòng Mẹ nỗi buồn sâu man mác. Mỗi lời của cụ già Simêon

giống như một lưỡi gươm phũ phàng đâm xé lòng bà mẹ trẻ trung mà linh hồn trắng trong

hơn tuyết, và trái tim tinh tế dịu dàng hơn tất cả các bà mẹ khác. Chưa khi nào Mẹ chứng

kiến và cảm nghiệm nỗi lòng như thế, nhưng Mẹ đã ưng thuận làm Mẹ Chúa Cứu Thế. Mẹ

cũng biết rằng công cuộc cứu thế phải hoàn thành bằng khổ đau não nề, vì “không có đổ

máu, không có ơn tha thứ” (Dt 9, 22).

Lời “Con Mẹ sẽ nên dấu hiệu gây chống đối” càng làm cho lòng trinh trong đa cảm

của Mẹ sôi lên nỗi đau đớn bồi hồi, vì Mẹ yêu con như chưa từng có người mẹ nào yêu con

như thế. Khi nghĩ đến cuộc khổ nạn chắc chắn trong tương lai của Con Mẹ để cứu chuộc loài

người, lòng Mẹ héo hắt chẳng những xót xa cái đau của Con, mà cũng cảm nghiệm cái đau

của lòng Mẹ thương Con. Hai tấm lòng của hai Mẹ Con như tấm gương phản chiếu nhau,

trùng trùng, điệp điệp làm cho nỗi thươngđau ray rứt dập dồn101.

Tóm lại, suốt cuộc đời của Đức Trinh Nữ Maria là một cuộc đời dâng hiến. Việc

dâng hiến của Mẹ nói lên rằng; ngay từ lúc còn nhỏ Mẹ đã muốn mình thuộc trọn về Chúa

và để cho Chúa làm chủ hoàn toàn trên cuộc đời mình. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Mẹ

vẫn luôn kiên nhẫn, tin tưởng và hi vọng vào Chúa. Chính trong niềm tin đó đã giúp Mẹ

vượt qua rất nhiều nỗi đau thương trong cuộc đời. Trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thử

thách, Mẹ luôn nỗ lực cộng tác vào công cuộc cứu thế của Con Mẹ, đặc biệt là cuộc khổ

nạn của Chúa Giêsu trên đồi Canvê.

2. Đức Maria Trên Đồi Canvê

Lời thánh sử Gioan viết: “Đứng bên khổ giá Chúa Giêsu có Mẹ Người” (Ga 19, 25).

Lời của thánh Gioan chứng minh rằng;Mẹ luôn đồng hành với Chúa Giêsu trên đường khổ

nạn. Thật vậy, cuộc tiến bước của Đức Maria về núi sọ đã khởi sự rất sớm. Có thể nói là đã

100 X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Công Đồng Vaticanô II, Lumen Gentium số57. 61.101 X. Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, tập I, p. 112-114.

44

Page 45: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

được chuẩn bị trong tâm hồn Mẹ ngay từ lời tiên báo của cụ già Simêon. Như trên đã nói,

sau khi nghe lời báo trước về mũi gươm đau đớn, Mẹ không thể nào không nghĩ về kết cục

kinh khủng đó. Bình thường, Thiên Chúa không tỏ lộ trước những đau khổ mà mọi người

phải chịu. Với một người mẹ, Người không cho thấy sự khổ cực và hy sinh mà đứa con đã

bắt bà phải chịu, và càng ít cho thấy những tai hoạ xảy ra. Nhưng đối với Mẹ, Người đã có

một luật trừ. Hơn ba mươi năm về trước biến cố, Người đã cho Mẹ thoáng thấy tấm bi kịch

tại đồi Canvê.

Lý do của việc mặc khải này, đó là ngay từ khởi đầu cuộc sống của Đức Giêsu, Mẹ đã

phải hướng về hy tế cứu độ. Ngôi Lời đã Nhập Thể là để thực hiện Hy tế này. Ngài đã đến

trần gian vì giờ khổ nạn: “Lạy Cha xin cứu Con khỏi giờ này” (Ga 12, 27). Ý Thiên Chúa là

muốn liên kết Mẹ hết sức mật thiết với thân phận của Chúa Cứu Thế. Bởi đó,Người đã làm

cho tất cả cuộc sống Mẹ trở thành một cuộc tiến bước cùng với Đức Giêsu về núi sọ102.

Trên núi sọ, Mẹ Maria đã cùng chịu đau khổ với Chúa Giêsu. Như lời cụ gìa simeon

tiên báo Đức Giêsu sẽ trở thành “một dấu lạ cho người ta chống đối” và Đức Mẹ sẽ bị “một

lưỡi đòng đâm thấu trái tim Mẹ”(Lc 2, 34). Các sự ấy đã đạt tới đỉnh cao trên đồi Canvê, khi

Đức Mẹ đứng cạnh cây Thánh giá, chứng kiến cái chết đau đớn của con mình. Trên đồi

Canvê, Đức Maria đã hiến dâng của lễ lên Thiên Chúa, đã kết hợp với Chúa Giêsu trong hy lễ

tế của Chúa Giêsu. Đức Mẹ đã cùng đau khổ với Chúa Giêsu, và hiến dâng thân mình cùng

với Chúa Giêsu lên Chúa Cha103.

Ở Canvê, Mẹ kết hợp với Con mình trong tình yêu vừa siêu nhiên vừa tình mẫu tử.

Trong đức tin, Mẹ đã yêu thương người Con đang hấp hối của mình với một tình yêu của một

người mẹ. Mẹ đã cảm nghiệm thấy lòng nhân ái khôn tưởng đối với Con của Mẹ, Đấng do

tình yêu và lòng tuân phục Chúa Cha đã bỏ mạng sống mình. Do lòng nhân ái đó, Mẹ không

phẫn uất trước ý muốn của Cha trên trời; đúng hơn Mẹ muốn ôm ấp ý muốn đó. Vì Mẹ hiểu

được tình yêu của Cha đối với Con Ngài và đối với những người được cứu do cái chết của

Người Con ấy, lòng nhân ái của Mẹ phản ảnh rất rõ ràng tình yêu dịu dàng của Cha104.

Bởi đó sự hiện diện của Mẹ trên núi Sọ là một sự hiện diện tự ý. Bởi từ rất lâu trong

cuộc sống của Mẹ, Mẹ đã bước theo con đường tiến đến hy lễ chung cuộc, nên Mẹ muốn theo

con đường đó đến cùng, tận đến đỉnh núi Sọ. Mẹ đã cùng đi với Chúa Giêsu trên con đường

Ngài vác Thập giá, và đã ở sát kề Ngài lúc qụy ngã, và ở bên Ngài trong suốt cuộc khổ nạn.

Vì Mẹ muốn ở kề bên Chúa, nên Mẹ đã nhìn thấy đinh đâm vào tay chân Ngài, đã

cùng với Ngài nhận hết lời nhạo báng chửi rủa nhắm vào Ngài, đã chịu khổ bằng chính một

nỗi khổ của Ngài. Mẹ đã cho chúng ta thấy sự kiên cường của Mẹ, Mẹ đã đi đón lấy đau khổ, 102 X. Jean Galot S.J, Đấng Đầy Ơn Phúc, chuyển ngữ Lm. Bênađô, Nxb Hà Nội, 2009, p. 137103 X. Lm Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O.C, Thánh Mẫu Học, 2017, p. 90 - 91.104 X. Jame Cardinal Hickey, Đức Maria Dưới Chân Thánh Giá, Dịch giả Đức Giang. 113-121.

45

Page 46: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

vì Mẹ muốn kết hợp mật thiết với Chúa Kitô, Con của Mẹ. Thay vì thốt ra lời than vãn, Mẹ đã

tận tình dâng hy tế của Con mình. Lẽ ra Mẹ đã có thể kêu khóc, than vãn vì người ta đã cướp

đi Người Con duy nhất của Mẹ, Mẹ đã có thể phản đối, vì người ta đã sử tử Ngài trong khi

Ngài vô tội, và vì người ta áp dụng cho Ngài đủ thứ hình khổ trong khi Ngài chỉ thi thố quanh

mình bao nhiêu việc nghĩa. Mẹ đã có thể phẫn nộ chống lại sự bất công quái gở đó. Nhưng

cũng giống như Con của Mình, Mẹ đã im lặng đón nhận tất cả và nhìn nhận trong các biến cố

có ý Cha trên trời, cần phải tuân phục105.

Đúng là Mẹ luôn tuân phục Thánh Ý Chúa Cha, vì Chúa Cha muốn Mẹ cộng tác vào

công cuộc cứu độ của Con Ngài. Cùng với Chúa Giêsu, Mẹ đã công tác vào việc dâng lên Cha

một lễ tế đền tạ tội lỗi cho thế gian để nhận được ơn cứu rỗi cho nhân loại. Sau khi đã được

Đức Giêsu cứu chuộc nhờ đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ đã có thể cộng tác với Ngài

trong việc cứu chuộc những kẻ khác. Hơn nữa, trong thực tế chính Con của Mẹ là Người đã

nâng đỡ lòng can đảm của Mẹ một cách bí nhiệm và giúp đỡ Mẹ có sức chịu đựng, có một

lòng đại độ hoàn toàn. Ngài làm cho Mẹ có khả năng cùng với Ngài có công đạt được sự tha

thứ tội lỗi và sự sống của ân sủng.

Dưới cây Thập giá lòng tin và lòng cậy trông của Mẹ luôn vững bền. Mẹ là người đầu

tiên đã tin vào Đức Kitô và luôn trông cậy nơi Ngài. Dưới cây thập giá đã có biết bao người

vấp ngã vì thiếu niềm tin và lòng trông cậy về cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Thế nhưng, bất

chấp những dấu hiệu bên ngoài đáng nản đó. Mẹ vẫn xác tín là tấm bi kịch đang diễn ra trước

mắt mình đây sẽ kết thúc bằng sự vinh thắng của Con mình. Mũi gươm đau đớn, tuy đâm tận

đáy lòng Mẹ, vẫn không thể diệt được niềm hy vọng của Mẹ đối với Đức Giêsu. Khi thấy

Ngài chịu đau khổ và chịu chết, Mẹ đã phải đau đớn, nhưng vẫn đầy lòng trông cậy.

Đứng trên đồi Canvê, Mẹ đã dâng Con cho Chúa, Mẹ đã hứng chịu sự đau thương của

Con Mẹ, Mẹ đã kết hợp với sự đau thương ấy như là của lễ mà dâng lên Thiên Chúa Cha. Đức

thánh cha Gioan Phaolô II nói như sau: hiện diện để chứng kiến cuộc khổ nạn của Con Mẹ và

để đồng thụ nạn với Người, Mẹ Maria rất thánh đã đóng góp đặc biệt vào Phúc Âm khổ đau.

Mẹ đã thực hành trước khi thánh Phaolô quả quyết trong những lời ở những trang đầu của

Phúc Âm này. Thật vậy, Mẹ có thể quả quyết rằng Mẹ làm đầy đủ trong thân xác Mẹ, như Mẹ

đã làm trong trái tim Mẹ điều còn thiếu nơi những gian khổ của Chúa Kitô. Ánh sáng mẫu

gương vô đối của Chúa Kitô rõ ràng phản chiếu vào đời sống của người Mẹ106.

Tóm lại, qua cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu trên đồi Canvê cho thấy tình mẫu tử của Mẹ.

Mẹ đã xót xa khi thấy con mình chịu khổ nạn. Mẹ đã đau với cái đau của Con Mẹ, Trái Tim Mẹ

nát tan khi chứng kiến thảm cảnh đó. Một sự hy sinh quá sức đối với Mẹ như Công Đồng nói:

105 X. Jean Galot S.J, Đấng Đầy Ơn Phúc, chuyển ngữ Lm Bênađô, Nxb Hà Nội, 2009, p. 144.106 X. Une année avec Maria, p. 121.

46

Page 47: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

“Đức Maria đã đau đớn chịu khổ cực với Con Một của mình và dự phần vào hy lễ của Con, với

tấm lòng của một người mẹ hết tình ưng thuận hiến tế hy vật do lòng mình sinh ra”107. Như thế,

muốn trở thành hy lễ với Chúa Giêsu để dâng lên Thiên Chúa Cha, không những Mẹ đã sẵn

sàng tuân phục Thánh Ý Chúa Cha, mà còn sẵn sàng chịu đau khổ, sẵn sàng hiệp nhất với Đức

Kitô trong đau khổ và sự chết của Ngài.

3. Đức Maria Hiệp Thông Với Đau Khổ Và Sự Chết Của Chúa Kitô

Như trên đã nói, bên Thánh giá Chúa Giêsu, Mẹ đã chứng kiến cuộc khổ nạn của

Con Mẹ. Đó là nỗi khổ của một bà mẹ tận mắt nhìn thấy con hấp hối trong những tay hành

hung tàn ác nhất. Mẹ xúc động biết bao khi chứng kiến cảnh này. Mẹ đứng đó tâm hồn tê tái

sầu, lòng Mẹ như chết đi khi nhìn con dấu yêu vì nhân loại đang khổ sầu. Nỗi khổ đau của

Mẹ mênh mông, chứa chan lai láng như đại dương. Thánh Bênađô nói: “Nỗi khổ đau của

Mẹ mênh mông, lai láng, chứa chan như biển cả” cũng đủ nói lên tất cả những nỗi thống

khổ của Mẹ”108. Những nỗi thống khổ của Mẹ được thánh Bênađô coi như là cuộc tử đạo:

“Trong các cuộc tử đạo, lòng mến càng lớn lao, càng làm dịu bớt nỗi khổ đau. Còn nơi Mẹ,

Mẹ càng yêu Chúa, cuộc tử đạo của Mẹ càng đau đớn”109. Cũng trong tư tưởng đó thánh

Antonio nói: “ Trong khi các vị tử đạo hy sinh sự sống của mình, Rất Thánh Trinh Nữ chịu

tử đạo do hy sinh sự sống của Con Mẹ, một sự sống Mẹ dấu yêu hơn sự sống của Mẹ. Và

cuộc tử đạo của Mẹ vượt xa mọi khổ hình mọi người trên trần gian này phải chịu”110.

Trong một bài giảng, thánh Bênađô đã diễn giải về cuộc tử đạo của Đức Maria như sau:

Quả thật, ôi Mẹ diễm phúc, mũi gươm đã đâm thấu hồn Mẹ. Nó không đâm thấu hồn Mẹ sao

được khi nó đâm vào thân xác Con Mẹ! Thật vậy, Đức Giêsu tuy là của mọi người nhưng phải

nói đặc biệt là của Mẹ, khi người đã trút linh hồn thì lưỡi gươm tàn bạo không còn làm tổn

thương cho linh hồn Người nữa, nó không tha cho kẻ đã chết mà nó không còn làm hại gì được;

nó đâm thủng cạnh sườn Người, nhưng thực ra nó đã đâm thấu hồn Mẹ. Linh hồn Người không

còn ở đó nhưng tâm hồn Mẹ thì không sao tránh được. Sự đau đớn đã đâm thâu tâm hồn Mẹ,

khiến chúng con có thể nói một cách thích đáng rằng Mẹ còn hơn người tử đạo, vì nơi Mẹ niềm

cảm thông đau khổ của Con khiến Mẹ đau đớn hơn cả sự đau đớn trên thể xác111.

Thánh Phanxico Salesio nói: “Những mũi đanh đóng vào Con Mẹ thì cũng đóng vào trái

tim Mẹ. Những mũi gai đâm vào đầu Con thì cũng đâm vào tâm hồn Mẹ. Lưỡi gươm đâm thâu

107 GH 58; xem thêm Marialis cultus, 20108 Trích lại trong Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, tập II, p. 396.109 Thánh Anphong, VQĐM, tập 2, p. 223-224.110 Trích lại trong Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, tập II, p. 389.111 X. Các Bài Đọc Giờ Kinh Sách, Quyển 2, p. 1061 – 1062.

47

Page 48: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

thân xác Con thì cũng đâm thâu trái tim Mẹ, hoàn hảo đến nỗi không có gì làm Con bị thương

mà không làm Mẹ bị thương”112.

Đức thánh cha Gioan Phaolô II chia sẻ về sự hiệp thông trong đau khổ và sự chết của

Chúa Giêsu như sau: bây giờ trong viễn cảnh phục sinh, chúng ta hãy trở lại dưới chân Thập

Giá, nơi người Mẹ “Đã đau đớn chịu khổ với con một của mình và dự phần vào hy lễ của con

với tấm lòng của một người mẹ hết tình ưng thuận hiến tế lễ vật do lòng mình sinh ra” (LG 58).

Với những lời đó, Công Đồng nhắc chúng ta nhớ lại “lòng trắc ẩn của Đức Maria”; trong tim

Bà dội lại tất cả những gì Chúa Giêsu chịu đựng trong thân xác và linh hồn, đề cao lòng mong

muốn của Bà được chia sẻ với hy lễ cứu chuộc của Con Bà, và nối kết sự đau đớn tình Mẹ của

Bà với sự hiến dâng tư tế của Con Bà113.

Đức thánh cha Gioan Phaolô II giải thích bản văn Công Đồng và nhấn mạnh rằng sự

ưng thuận của Bà hiến tế Chúa Giêsu không phải là một sự chấp thuận thụ động, nhưng đó là

một hành động tình yêu đích thực, qua đó Bà dâng con mình như của lễ hy sinh đền tội toàn thể

nhân loại. Sau hết, hiến chế Lumen Gentium liên kết Đức Trinh Nữ rất thánh với Chúa Kitô.

Đấng giữ vai trò dẫn đầu trong công trình cứu chuộc. Công Đồng đã thấy rõ rằng khi “ dự phần

vào hy lễ Con mình” Bà vẫn phục tùng Con Thiên Chúa của Bà114.

Trong một lần khác, Đức thánh cha Gioan Phaolô II nói: Sự hợp tác của Đức Maria

là hoàn toàn có một không hai; nền tảng sự hợp tác kỳ diệu này là chức làm Mẹ Thiên Chúa

của Đức Maria và dự phần của Bà trong đời sống Chúa Giêsu, một dự phần tới cao điểm

dưới chân Thánh Giá. Đức thánh cha Gioan Phaolô II giải thích về sự hợp tác này của Đức

Maria: dọc qua các thế kỷ, Giáo Hội đã suy nghĩ về sự hợp tác của Đức Maria trong công

trình cứu rỗi, bằng cách phân tách sâu rộng sự dự phần của Bà với hy lễ cứu chuộc của Đức

Kitô. Thánh Augustino đã tặng Đức Trinh Nữ Rất Thánh tước hiệu “cộng sự viên” trong sự

cứu chuộc115. Do đó trong hiện tại giáo huấn của Giáo Hội phân định rõ rệt giữa Mẹ và Con

trong công trình cứu rỗi, giải thích sự tuỳ thuộc của Đức Trinh Nữ Rất Thánh như là người

hợp tác của Đấng Cứu Chuộc.

Đức Thánh Cha giải thích thêm rằng: vai trò của Đức Maria Rất Thánh như người hợp

tác, bắt nguồn trong chức làm Mẹ Thiên Chúa của Bà: nhờ sinh ra Đấng được chỉ định thực

hiện việc cứu rỗi con người, nhờ nuôi nấng Người, dâng Người trong Đền Thánh và đau khổ

với Người khi Người chết trên Thánh Giá, “Đức Maria đã cộng tác rất đặc biệt vào công trình

112 Trích lại trong Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, tập II, p. 389-390.113 X. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, 70 Bài Giáo Lý Về Đức Maria, chuyển ngữ Lm Phêrô Nguyễn Quang Sách, p. 134-135.114 Ibid, p. 135 – 136.115 X. De sancta Virginitate 6, Pl 40, 399

48

Page 49: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

của Đấng Cứu Chuộc, thì sự dự phần của Mẹ Đấng Cứu Thế vào sự cứu rỗi nhân loại là một sự

kiện vô song và không tái diễn116.

Như vậy, sự đồng lòng thuận ý của Mẹ và của Chúa Giêsu với thánh ý Chúa Cha là một

như thánh Bônaventure nói: “Không phải nghi ngờ rằng với một tấm lòng mãnh liệt và một sự

quyết tâm bền vững, Mẹ Maria muốn trao phó Con Mẹ cho phần lỗi toàn thể loài người, đến

nỗi rằng Mẹ hoàn toàn tuân hợp với Thánh Ý Chúa Cha. Do vậy, điều chúng ta phải cảm mến,

ngợi khen Mẹ hơn hết là điều Mẹ đã vui lòng chấp nhận cho Con Một của Mẹ hy hiến để cứu

chuộc loài người”117.

Tóm lại, theo Sách Giáo Lý Công Giáo số 964 thì: “Sự liên kết của Đức Maria với

người Con trong công cuộc cứu độ được biểu lộ từ lúc Mẹ thụ thai Đức Kitô cách trinh khiết

cho đến lúc Chúa chịu chết. Trong giờ khổ nạn của Người, sự liên kết đó được biểu lộ cách

đặc biệt: trong cuộc lữ hành đức tin, và Mẹ đã trung thành gìn giữ sự hiệp nhất với Con cho

đến tận Thập Giá, Mẹ đứng đó không ngoài kế hoạch của Thiên Chúa, Mẹ đã cùng chịu đau

khổ cách khủng khiếp với Người Con Một của mình và liên kết với hy lễ của Người bằng tình

mẫu tử, đồng thuận cách yêu thương với lễ phẩm bị sát tế do lòng Mẹ sinh ra”. Mẹ đứng đó

cùng với Người và với toàn thể Giáo Hội trong mọi nỗi cay đắng, để nhân loại mà Mẹ đại

diện, được thông phần ơn cứu chuộc với Chúa Kitô. Từ điều này cho thấy, đó là mối dây liên

hệ mật thiết giữa Đức Maria và Giáo Hội trong sự tiền định của Thiên Chúa mà người viết

muốn trình bày ở chương sau.

Chương III.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỨC MARIA VÀ GIÁO HỘI

TRONG SỰ TIỀN ĐỊNH CỦA THIÊN CHÚA

116X. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 70 Bài Giáo Lý Về Đức Maria, chuyển ngữ Lm Phêrô Nguyễn Quang Sách, p. 136-137.117 St. Bonaventure, In I.D. 48a, 2g. 2ad ultin.

49

Page 50: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, Ngài đã tiền định cho Đức Maria là Mẹ

Thiên Chúa và là Mẹ Của Giáo Hội. Trong mối dây liên kết này, Công Đồng Vaticano II nối

kết chặt chẽ với truyền thống đã soi rọi một ánh sáng mới lên vai trò của Thân Mẫu Đức Kitô

trong đời sống Hội Thánh: “Đức Trinh Nữ, nhờ ân huệ…làm Mẹ Thiên Chúa, nhờ đó mẹ

được liên kết với Con là Đấng cứu chuộc, và nhờ các ơn và nhiệm vụ đặc biệt khác, Mẹ còn

liên kết với Hội Thánh…Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Hội Thánh trên bình diện đức tin,

đức ái và hợp nhất hoàn hảo với Đức Kitô” (LG 63). Đây là vấn đề mà Công Đồng muốn

chúng ta học hỏi và xác định một cách rõ ràng hơn trong mối tương quan này.

I. ĐỨC MARIA VÀ GIÁO HỘI

1. Đức Maria Được Tiền Định Làm Mẹ Của Giáo Hội

Do sự tiền định đặc biệt của Thiên Chúa, Đức Maria đã trở nên Mẹ Chúa Giêsu do cùng

một định lệnh. Đức Pio XII trong Tông Huấn Munificentissimus Deus, 1950 nói rằng: “Mẹ

Thiên Chúa đã liên kết một cách mầu nhiệm với Đức Kitô từ muôn thuở bởi cùng một định lệnh

tiền định”. Vì thế việc tiền định cho Đức Maria không thể tách rời việc tiền định Đức Kitô.

Thiên Chúa đã tiền định cho Ngôi Lời mặc lấy bản tính nhân loại cách cụ thể bởi Đức Maria (x.

Gl 4, 4). Bởi lẽ nhờ việc Nhập thể, Đức Kitô mới có thể là Đầu và là Thủ lãnh của nhân loại.

Kết hợp nhân loại với Người thì được qua trung gian một Người Mẹ nhân loại. Hai việc tiền

định này gắn liền với nhau118. Như vậy, từ muôn thuở, Thiên Chúa đã tiền định cho Đức Maria

là Mẹ Thiên Chúa thì cũng tiền định cho Đức Maria là Mẹ nhân loại (Mẹ Hội Thánh), người

đầu tiên sát nhập với Đức Kitô một cách hoàn hảo và mang lại lợi ích cho con người119.

Nhắc lại Hiến Chế Lumen Gentium, số 61 để thấy rằng: “Từ muôn đời, Đức Trinh Nữ

Maria đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa... Vì đã cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Chúa

Kitô, đã dâng Chúa Kitô lên Chúa Cha trong đền thờ và cùng đau khổ với Con mình chết trên

Thập giá, Đức Maria đã cộng tác cách rất đặc biệt vào công trình của Đấng Cứu Thế, nhờ

lòng vâng phục, nhờ đức tin, đức cậy và đức ái nồng nhiệt, để tái lập sự sống siêu nhiên cho

các linh hồn. Bởi vậy trên bình diện ân sủng ngài thật là Mẹ chúng ta, là Mẹ của Hội Thánh”.

Theo như Truyền thống và huấn quyền của Giáo Hội thì, ngay từ thế kỷ thứ II, dựa

trên nền tảng Kinh Thánh, các giáo phụ như thánh Jutin, và thánh Irénée đã coi Đức Maria

như là người Mẹ của nhân loại, Mẹ của Giáo Hội, khi so sánh Đức Maria là Evà mới, liên kết

với Đức Kitô là Adam mới. Mà chữ Evà trong Kinh Thánh có nghĩa là Mẹ của chúng sinh120.

Với tước hiệu Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, chúng ta thấy có sự tiến triển dần dần. Từ

công đồng Ephêsô đến thời Trung cổ, từ truyền thống cho đến các nhà thần học dựa vào tương 118 X. Học Viện Châu Sơn, Giáo Trình Thánh Mẫu Học, p.46.119 Ibid, p. 49.120 X. Lm. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O.C, Thánh Mẫu Học, 2017, p. 224.

50

Page 51: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

quan tam giác: Đức Kitô – Đức Maria – Hội Thánh, để nói về mẫu tính thiêng liêng của Đức

Maria với Hội Thánh, nhiệm thể Chúa Kitô. Nói như vậy để thấy rằng, tước hiệu Đức Maria

là Mẹ Hội Thánh đã có từ rất sớm, nhưng không được phổ biến trong thần học và trong đời

sống Giáo Hội121.

Nói về Đức Maria, Mẹ Hội Thánh, sách Giáo Lý Công Giáo số 963 nói như sau: “Thật

vậy, Đức Trinh Nữ Maria được nhận biết và tôn kính với tư cách là Mẹ thật của Thiên Chúa là

Đấng Cứu Chuộc, Mẹ cũng thật là Mẹ các chi thể của Đức Kitô bởi vì đã cộng tác bằng đức

mến để các tín hữu được sinh ra trong Hội Thánh, được là chi thể của Đức Kitô là Đầu của Hội

Thánh. Đức Maria là Mẹ Đức Kitô, cũng là Mẹ Hội Thánh.” Việc Đức Maria làm Mẹ Hội

Thánh, sách Giáo Lý Công Giáo, số 970 giải thích như sau: “Nhiệm vụ làm Mẹ của Đức Maria

đối với loài người… không hề làm lu mờ hay suy giảm sự trung gian duy nhất của Đức Kitô,

nhưng tỏ cho thấy uy lực của sự trung gian ấy. Thật vậy, mọi dòng chảy mang ơn cứu độ của

Đức Trinh Nữ…đều bắt nguồn từ công nghiệp đầy tràn chan chứa của Đức Kitô, dựa trên sự

trung gian của Người, hoàn toàn lệ thuộc vào sự trung gian đó, và múc lấy mọi sức mạnh từ

đó”. Vì vậy, dù Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, nhưng không ở ngoài hay ở trên Giáo Hội, mà là

phần tử của Giáo Hội, vả lại là phần tử cao vời, trổi vượt nhất của Giáo Hội. Với tư cách là Mẹ

Chúa Giêsu, Đức Maria đã góp phần ảnh hưởng ngay trong việc thành lập Giáo Hội122.

Trong giáo huấn của Giáo Hội: đức Benedictô XIV (tk 18) đã coi Đức Maria là Mẹ

Giáo Hội (TĐ “Gloriosae Dominae”, 1897). Đức Leo XIII cũng thế. Đức Gioan XXIII đã năm

lần gọi Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội trong các cuộc nói chuyện. Công đồng Vaiticano II dầu

không muốn chính thức tặng cho Đức Maria tước hiệu là Mẹ Giáo Hội, cũng đã khẳng định

rằng: Giáo Hội tôn kính Mẹ Maria như người ta tôn kính một người mẹ (x. LG 53). Chính đức

Phaolô VI long trọng tuyên bố ngay trong buổi họp công đồng chung Vaticano II để ban hành

Hiến Chế Tín Lý về bản chất Giáo Hội Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân) vào ngày

21/11/1964 như sau:

“Khi chúng ta xét đến những liên hệ chặt chẽ gắn bó Đức Maria và Giáo Hội, như

những mối liên hệ đã được diễn đạt hết sức rõ ràng trong hiến chế công đồng này, những mối

liên hệ này khiến chúng ta phán quyết, trong giây phút rất long trọng này đây, đặc biệt rất

thích đáng để làm mãn nguyện một ước vọng, một ước vọng chúng tôi bộc lộ ở vào lúc kết

thúc buổi họp cuối này, và cũng là uớc vọng của rất nhiều nghị phụ, khẩn khoản yêu cầu là

trong công đồng đây, vai trò từ mẫu mà Đức Trinh Nữ Maria thực hiện đối với Dân Kitô

Giáo cần phải được công bố bằng những từ ngữ rõ ràng. Vì lý do này, chúng tôi thấy rằng,

trong cuộc họp công khai này, chúng tôi phải chính thức công bố tước hiệu mà Đức Trinh Nữ

121 Ibid, p. 224.122 X. Học Viện Thần Học Thánh Gia, Giảng Trình Thần Học Về Đức Trinh Nữ Maria, Nk 2010 – 2012, p. 90-91.

51

Page 52: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Maria cần được tôn kính, tước hiệu đã được đệ xin từ nhiều nơi trong Giáo Hội hoàn vũ, và

cũng là một tước hiệu đối với chúng tôi đáng chấp nhận và khoả lòng cách đặc biệt; vì tước

hiệu này mang lại một cách xác thực tuyệt vời vị trí hiển nhiên xứng hợp với Mẹ Thiên Chúa

trong Giáo Hội được công đồng này công nhận. Bởi thế, để vinh danh Đức Trinh Nữ và để

chúng ta được an ủi, chúng tôi tuyên bố rất Thánh Maria là Mẹ Giáo Hội, tức Mẹ của toàn

thể Dân Kitô Giáo, cả giáo dân lẫn mục tử, thành phần gọi người là một người Mẹ rất yêu

dấu; và vì thế chúng tôi truyền toàn thể Dân Kitô Giáo hãy dâng lên Mẹ Thiên Chúa một niềm

kính tôn hơn nữa và hãy nguyện cầu người bằng tên gọi rất ngọt ngào này”123.

Sau lời tuyên bố của đức Phaolô VI cho thấy: Hội Thánh không ngần ngại tuyên xưng

vai trò tuỳ thuộc này của Đức Maria; Hội Thánh cảm nghiệm điều này và khuyến khích các

tín hữu với lòng đạo đức gắn bó mật thiết hơn với Đấng trung gian và Đấng cứu độ, nhờ sự

nâng đỡ từ mẫu này. Để cho lòng tôn kính của các tín hữu đối với Đức Maria ngày một xác

tín hơn “sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đã dành riêng 13 số (963 – 975) nói về vai trò

Đức Mria trong Hội Thánh. Đức Maria được đặt trong mối tương quan với Đức Kitô và Hội

Thánh: Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, Mẹ Hội Thánh”124.

Tóm lại, từ muôn đời Thiên Chúa đã muốn cho Đức Maria giữ một vị trí đặc biệt, vị

trí của một người mẹ. Sau khi đã ban cho chúng ta Con Thiên Chúa làm người, Mẹ còn mở

rộng sứ mệnh hiền mẫu của mình đến toàn thể Nhiệm Thể Chúa Kitô. Sự kiện đức Phaolô

VI công bố tước hiệu Đức Maria, Mẹ Giáo Hội là hết sức phù hợp vì, Đức Maria là hình ảnh

Giáo Hội do chức vị làm mẹ. Đức Maria đã chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần và đã sinh

con. Giáo Hội cũng sinh ra các nghĩa tử của Đức Chúa Cha nhờ nước và Thánh Thần. Chúa

Giêsu đã sinh ra do Đức Maria về phần xác và trở nên Đầu của chúng ta. Chúng ta được Mẹ

Giáo Hội sinh ra và trở nên chi thể Chúa Kitô. Mẹ là hình ảnh Giáo Hội vì là Mẹ Giáo Hội,

nên Mẹ cũng có ảnh hưởng khai sinh trong Giáo Hội. Hơn nữa, giữa Đức Maria và Giáo Hội

có rất nhiều điểm giống nhau, vì Giáo Hội của Chúa là Giáo Hội duy nhất, thánh thiện và

tinh tuyền. Cho nên Thiên Chúa đã muốn đặt Mẹ làm khuôn mẫu cho Giáo Hội, là gương

thánh thiện cho Giáo Hội.

2. Đức Maria Là Gương Thánh Thiện Cho Giáo Hội

Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng rằng có một Giáo Hội Công Giáo Thánh

Thiện. Thật vậy, chúng ta có một Giáo Hội Thánh Thiện vì có Đức Kitô là Đấng Thánh, là

Đầu Hội Thánh. Trong Giáo Hội Thánh Thiện này chúng ta có Đức Maria luôn sống thánh

thiện theo lời kêu gọi của Thiên Chúa là : “Hãy sống thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh”

123 Trích từ “Theotokos”, by Michael O’Carrol, C.S.Sp, Michael Glazier, Inc…third revised edition, 1988, p. 251.124 Lm. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O.C, Thánh Mẫu Học, 2017, p. 225.

52

Page 53: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

(1Pr 1, 16). Sự thánh thiện của Đức Maria là mẫu gương thánh thiện cho chúng ta và cho

toàn thể Giáo Hội.

Nói về sự thánh thiện của Đức Maria, Giáo Hội đã từng bước ý thức rằng sự thánh

thiện của Đức Maria thật hoàn hảo vì người là Mẹ Thiên Chúa, vì mối liên kết độc nhất và

trực tiếp của Người với Chúa Kitô là Đấng Thánh. Đấng Thánh đã được sinh ra từ một

người Mẹ vừa Đồng Trinh, vừa thánh thiện tinh tuyền. Như sách Giáo Lý Công Giáo, số

492 nói: “Mẹ có được sự thánh thiện tuyệt vời có một không hai, ngay từ lúc tượng thai” (x.

LG 56) hoàn toàn là do Đức Kitô”125. Cũng trong sách Giáo Lý Công Giáo, số 493 “các

Giáo phụ Đông Phương gọi Mẹ Thiên Chúa là Đấng Rất Thánh (Panaghia) và tôn vinh Mẹ

là “Đấng không hề vương nhiễm một tội nào, như một thụ tạo mới do Chúa Thánh Thần

nắn đúc và tác tạo” (x. LG 56), nhờ ân sủng Thiên Chúa, Đức Maria suốt đời vẫn tinh tuyền

không hề phạm tội riêng nào”126.

Hơn nữa, khi nói về sự thanh sạch và thánh thiện toàn hảo của Đức Maria, thánh

Ephrem xác quyết rằng: “Người và Mẹ Người, đẹp đẽ tuyệt vời; Lạy Chúa, nơi Người không có

tỳ vết, và nơi Mẹ Người cũng không có tỳ vết”127. Thánh Augustin xác nhận mọi người đều là tội

nhân, “trừ Đức Trinh Nữ Maria mà tôi phải bỏ ra vì danh Thiên Chúa, khi nói về tội lỗi”128.

Thật vậy, Sự thánh thiện của Đức Maria luôn được đề cao trong lòng Giáo Hội. Thế

nhưng, sự thánh thiện đó chỉ là hậu quả của ân sủng của người trong linh hồn và trong hành

động của người. Vì thế, chúng ta cần lưu ý rằng: chỉ có Đức Kitô là “Đấng Thánh”, Đức Kitô là

con đường duy nhất dẫn đến Chúa Cha (x. Ga 14, 4 – 11). Đức Kitô là mẫu mực tuyệt vời mà

người môn đệ phải noi theo để sống (x. Ga 13, 15) cho đến khi cùng mang tư tưởng nơi Người

(x. Pl 2, 5), sống cuộc sống của Người và nhận lãnh thần khí của Người (x. Gl 2, 20; Rm 8, 10 –

11). Hội Thánh luôn huấn dạy như thế và không có gì có thể làm lu mờ giáo thuyết này, ngay cả

trong mục vụ. Nhờ Thánh Thần hướng dẫn và được hưởng bao kinh nghiệm trong nhiều thế kỷ.

Hội Thánh công nhận lòng nhiệt thành đối với Đức Trinh Nữ Maria, hoàn toàn tuỳ thuộc vào

liên hệ đến lòng tôn thờ Đấng Cứu Thế, rất hữu hiệu trong đời sống mục vụ, đồng thời cũng tạo

được sức mạnh để canh tân đời sống tín hữu.

Cũng trong tư tưởng đó, cha Laurentin khi diễn giải bản văn Công Đồng Vaticano II

về Đức Maria, nhận định rằng: Đức Maria luôn là người đi bên Đức Kitô trước Giáo Hội,

Giáo Hội chỉ thành hình để trở thành nhiệm thể Chúa Kitô vào ngày hiện xuống. Còn Đức

Maria thì đi trước Giáo Hội. Bởi là người đi trước, Đức Maria được coi là nguyên mẫu của

Giáo Hội, là khuôn mẫu mà tất cả những gì đến sau phải rập theo cho thật đúng. Đức Maria là

125 Trích lại trong Lm Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O.C, Thánh Mẫu Học, 2017, p. 206.126 Ibid, p. 206.127 Ibid, p. 202.128 Ibid, p. 202.

53

Page 54: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

sự thành tựu đầu tiên và điển hình, làm chuẩn mực cho Giáo Hội. Đức Maria đã đạt tới đâu thì

Giáo Hội cũng đạt tới đó129.

Chính vì thế, đối với người tín hữu, lòng nhiệt thành đối với Mẹ Thiên Chúa là cơ hội

để phát triển trong ân sủng của Thiên Chúa. Mẫu gương thiện toàn của Đức Trinh Nữ Maria

lôi cuốn tín hữu “ngước mắt nhìn lên Đức Maria là một mẫu gương nhân đức sáng ngời cho

toàn thể cộng đoàn những người được tuyển chọn” (LG 65). Để từ đó, học theo các nhân đức

thánh thiện của Mẹ đã được nhắc đến trong các sách Phúc Âm như:

+ Đức tin thánh thiện và ngoan ngoãn chấp nhận Lời Chúa (x. Lc 1, 26 – 38; 1, 45; 11,

27 – 28; Ga 2, 5).

+ Vâng lời quảng đại (x. Lc 1, 38).

+ Khiêm nhường thành thật (x. Lc 1, 48).

+ Sự khôn ngoan trong suy tư (x. Lc 1, 29.34; 2, 19.33.51).

+ Lòng nhiệt thành đối với Thiên Chúa giúp Mẹ sốt sắng chu toàn các phận vụ Tôn

giáo (x. Lc 2, 21.22 – 40.41), tri ân khi nhận lãnh ân sủng (x. Lc 1, 46 – 49), hiến dâng trong

đền Thờ (x. Lc 2, 22 – 24), cầu nguyện giữa cộng đoàn (x. Cv 1, 12 – 14), tinh thần mạnh mẽ

trong cuộc di tản ( x. Mt 2, 13 – 23) trong đau thương (x. Lc 2, 34 – 35.49; Ga 19, 25).

+ Sự khó nghèo đầy phẩm cách và phó thác vào Thiên Chúa (x. Lc 1, 48; 2, 24).

+ Luôn dõi theo Con, chăm sóc Con từ lúc hạ sinh cho đến khi chết ô nhục trên Thánh

giá (x. Lc 2, 17; Ga 19, 25 – 27).

+ Tiên liệu tinh tế (x. Ga 2,1 – 11).

+ Trinh khiết vẹn tuyền (x. Mt 1, 18 – 25; Lc 1, 26 -38).

+ Tình yêu gia đình mãnh liệt và trong trắng (Lc 1, 28).130

Nói chung, sự thánh thiện của Đức Maria với các nhân đức của Mẹ sẽ điểm trang cho

đoàn con trung thành noi gương và chiếu giải tấm gương ấy trong cuộc sống của họ. Như công

đồng Vaticano II nói rằng: Đức Maria đã tham dự mật thiết vào lịch sử cứu độ và một cách

nào đó, ngài đã nối kết và làm vang vọng nơi mình những giáo lý đức tin cao cả nhất, khi các

tín hữu nghe rao giảng về ngài và sùng kính ngài, ngài mời gọi họ đến với Con ngài, và đến

với tình yêu của Chúa Cha. Trong cuộc sống, Đức Trinh Nữ Maria đã là tấm gương của tình

yêu thương mang đậm tính hiền mẫu, một tình yêu cần được thể hiện cách sống động nơi tất

cả những ai đang cộng tác vào sứ mệnh tông đồ của Giáo Hội để tái sinh nhân loại131.

Tóm lại, sự thánh thiện mà Đức Maria đã sống trong thế gian là mẫu gương thánh

thiện cho Giáo Hội. Lý do đưa đến hiệu quả trên thật dễ hiểu khi xét đến các nhân đức đa

129 X. Lm Nguyễn Văn Tuyên, Đức Maria Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, Nxb Tôn Giáo, 2000, p. 115.130 X. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Tông Huấn Marialis Cultus, Số 57, Về Việc Tôn Kính Đức Maria, ban hành ngày 2. 2. 1974.131 X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Công Đồng Vativanô II, Lumen Gentium số 65.

54

Page 55: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

dạng trong sứ mệnh của Đức Maria, và khi thấy các nhân đức ấy với hiệu quả riêng biệt

nhưng cùng hướng về một mục đích chung, đó là sinh lại những phẩm tính thiêng liêng của

Người Con Trưởng nơi đoàn con cái của Mẹ. Sứ vụ trung gian từ mẫu, đời sống thánh thiện

gương mẫu, và ơn thánh nơi Mẹ đã trở thành một lý do hy vọng lành thánh cho nhân loại, cho

Giáo Hội, và cho lý tưởng hiệp nhất trong Giáo Hội.

3. Đức Maria Và Sự Hiệp Nhất Trong Giáo Hội

Như Chúa Giêsu đã xin với Chúa Cha rằng: “Xin cho tất cả nên một, như Cha ở trong

Con và Con ở trong Cha” (Ga 17, 21). Đây là lời khẩn khoản nài xin của Chúa Giêsu về sự

hiệp nhất trong Giáo Hội. Với lời cầu xin này Giáo Hội không ngừng nỗ lực sống và rao giảng

về sự hiệp nhất trong Đức Kitô. Trong sự hiệp nhất đó, chúng ta có Đức Maria là mẫu gương

và là mối dây liên kết hoàn hảo nhất cho Giáo Hội.

Thật vậy, trong niềm tin của Đức Maria, khởi đầu từ truyền tin và được hoàn thành ở

dưới chân Thập giá, một không gian nội tâm trong một con người được mở ra, trong đó Thiên

Chúa Cha đổ tràn đầy tất cả mọi phúc lành thiêng liêng trong chúng ta: đó là không gian của

Giao Ước mới và vĩnh cửu132. Không gian này vẫn tồn tại trong Hội Thánh; một Hội Thánh

được xem như là một bí tích của sự kết hiệp mật thiết giữa Thiên Chúa và sự hiệp nhất của

toàn thể nhân loại133. Trong niềm tin đã được tuyên xưng vào giây phút truyền tin như là nữ tỳ

của Thiên Chúa, Đức Maria không ngừng đi trước Dân Thiên Chúa trên khắp mặt đất, đó là

Hội Thánh luôn nỗ lực quy tụ toàn thể nhân loại…dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô, trong

sự hiệp nhất của Thánh Thần Người134. Thánh Thần thúc giục hết thảy các môn đệ Chúa Kitô

ước muốn và hành động để tất cả được an bình hiệp nhất trong một đoàn chiên dưới quyền

một chủ chăn duy nhất, theo cách thức Chúa Kitô đã vạch ra135.

Nói về Đức Maria mẫu gương của sự hiệp nhất trong Giáo Hội, đức thánh cha Gioan

Phaolô II, trong thông điệp Redemptoris Mater, số 30 nói như sau: “trong trình thuật Đức

Maria ở giữa các Tông Đồ cầu nguyện chờ đợi Chúa Thánh Thần gợi lên một hình ảnh rất

đẹp về sự hiệp nhất, mà trước hết là sự đồng tâm nhất trí nơi cộng đoàn Hội Thánh tiên khởi

(x. Cv 1, 14). Thật vậy, ngay từ buổi bình minh của Hội Thánh, khởi đầu từ cuộc hành trình

trong đức tin, được khai mở nhờ ngày lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem, Đức Maria hiện diện cùng

với tất cả những người tạo thành nền tảng cho “dân Israel mới”. Mẹ hiện diện giữa họ như

chứng nhân đặc biệt cho mầu nhiệm Chúa Kitô. Hội Thánh kiên tâm cầu nguyện cùng với Mẹ,

đồng thời chiêm ngắm Mẹ trong vinh quang của Ngôi Lời nhập thể (x. LG 65). Mẹ trở nên

132 X. Sách Lễ Rôma, Lời Truyền Phép Rượu Trong Các Kinh Nguyện Thánh Thể. 133 X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Công Đồng Vativanô II, Lumen Gentium, số 1.134 Ibid, LG, 13. 135 Ibid, LG, 15.

55

Page 56: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

biểu tượng cho sự hợp nhất trong một chủ chiên duy nhất là Đức Kitô và đó cũng là tâm

nguyện của Đức Kitô khi cầu xin Chúa Cha cho mọi người luôn hiệp nhất nên một (x. Ga 17),

chỉ có thể tìm được sự hiệp nhất, khi dựa trên sự hiệp nhất đức tin. Trong cuộc lữ hành đức

tin, Đức Maria luôn là gương mẫu của sự hiệp nhất”136.

Tuy nhiên, trong cuộc lữ hành đức tin của Giáo Hội, chúng ta thấy có những lúc thăng

trầm, có những lúc bị hiểu lầm và chia lẽ. Điều này chúng ta có thể thấy rõ, khi nhìn vào Giáo

Hội duy nhất của Thiên Chúa, ngay từ buổi sơ khai đã xuất hiện ít nhiều rạn nứt (x. 1Cr 11,

18 – 19; Gl 1, 6 -9; 1Ga 2, 18 – 19) mà thánh Tông Đồ đã nghiêm khắc khiển trách như một

điều cần ngăn chặn (x. Cr 1, 11tt; 11, 22); rồi trong thời đại kế tiếp, lại nảy sinh nhiều phân rẽ

trầm trọng hơn và nhiều cộng đoàn lớn đã tách khỏi sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội

Công Giáo, đôi khi do sai lỗi của cả hai bên137.

Mặt khác, khi chúng ta trình bày về lòng tôn sùng và giáo lý về mối tương quan giữa

Đức Maria với Giáo Hội cũng có thể là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến mâu thuẫn chia rẽ

và tiếp tục chia rẽ các Kitô hữu. Đôi khi vai trò ấy có vẻ tiêu cực, trở thành tác nhân gây đối

kháng. Nhưng trên căn bản thì vai trò của Đức Maria vốn phục vụ một mục tiêu tích cực, soi

dẫn con đường các Kitô hữu không ngừng tiến đến hiệp nhất đức tin trong Chúa Giêsu Kitô.

Với ý thức rõ ràng và phổ biến, cần phải thể hiện sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu,

phong trào đại kết phải công nhận rằng, về phía Giáo Hội Công Giáo, điều này được diễn tả

thật minh bạch trong các tác phẩm của công đồng Vaticano II. “Người Kitô hữu phải đào sâu

“vâng phục đức tin” nơi bản thân cũng như nơi từng cộng đoàn, mà Đức Maria là mẫu

gương tiên khởi và sáng chói nhất. Chỉ vì Mẹ “chiếu sáng như dấu chỉ lòng cậy trông vững

vàng và niềm an ủi cho Dân Chúa đang lữ hành cho tới ngày Chúa đến (LG 68)138.

Vì vậy, các Kitô hữu biết rằng chỉ có thể tìm lại sự hiệp nhất, khi dựa trên sự hiệp

nhất đức tin. Họ phải vượt qua những khác biệt nghiêm trọng trên bình diện giáo lý về mầu

nhiệm và chức vụ của Hội Thánh và đôi khi về vai trò Đức Maria trong công cuộc cứu độ

(UR 20). Những cuộc đối thoại của Hội Thánh Công Giáo với các Giáo Hội và các cộng

đoàn Giáo Hội Đông Phương (UR 19), đã được bắt đầu, ngày càng quy về hai khía cạnh gắn

liền với nhau của một mầu nhiệm cứu độ. Nếu mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể hé mở cho

chúng ta thấy mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa và nếu việc chiêm ngắm Mẹ Thiên Chúa giúp

chúng ta hiểu sâu hơn Mầu Nhiệm Nhập Thể, thì điều này cũng đúng khi nói về mầu nhiệm

Hội Thánh và về vai trò của Đức Maria trong công trình cứu độ. Khi tìm hiểu sâu các mầu

nhiệm này và được mầu nhiệm này soi sáng mầu nhiệm kia, các kitô hữu ao ước thực thi điều

136 Trích lại trong Lm Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O.C, Thánh Mẫu Học, 2017, p. 94.137 X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Công Đồng Vativanô II,Unitatis Redintegratio, số 3.138 Trích lại trong Lm Augustinô Nguyễn Văn Trinh, Huấn Quyền Về Đức Trinh Nữ Maria, Nxb Tôn Giáo, 2007, p. 141 – 142.

56

Page 57: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Chúa sẽ nói với họ, như Đức Maria căn dặn họ, để có thể cùng nhau tiến bước trong “cuộc lữ

hành đức tin”, mà Đức Maria luôn là gương mẫu: Mẹ sẽ dẫn họ đến sự hiệp nhất mà Chúa

duy nhất của họ ước muốn và tất cả những người chăm chỉ lắng nghe “điều Thánh Thần nói

với các Giáo Hội ngày hôm nay” (Kh 2, 7; 11, 17) cũng ước muốn mãnh liệt như thế139.

Về sự hiệp nhất này, “Thánh Công Đồng rất vui mừng và được an ủi khi thấy trong số

các anh em ly khai, không thiếu những người dâng lên Mẹ Chúa Cứu Thế vinh dự ngài đáng

được, nhất là Giáo Hội Đông Phương, những người sốt sắng và thành tâm tôn kính Thánh

Mẫu Thiên Chúa trọn đời đồng trinh. Tất cả các Kitô hữu hãy tha thiết khẩn nguyện Mẹ Thiên

Chúa cũng là Mẹ nhân loại, để như ngài đã được trợ giúp Giáo Hội sơ khai bằng lời cầu

nguyện, thì ngày nay, được tôn vinh trên trời, vượt trên các thánh và các thiên thần, ngài

cũng chuyển cầu cùng Con ngài trong sự hiệp thông của toàn thể các thánh, cho tới khi mọi

gia đình dân tộc, hoặc đã được mang danh hiệu Kitô hữu, hoặc chưa nhận biết Đấng Cứu

Chuộc mình, đều hân hoan đoàn tụ trong an bình và hoà thuận, họp thành đoàn Dân Thiên

Chúa duy nhất, để làm vinh danh một Chúa Ba Ngôi chí thánh”140.

Tóm lại, trong Kinh Tin Kính, chúng ta tin và tuyên xưng rằng chỉ có một Hội Thánh

duy nhất, thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Vì thế, Giáo Hội không ngừng nỗ lực sống

và rao giảng về sự hiệp nhất trong Đức Kitô. Như Thánh Phaolô nói trong thư gửi Êphêsô

rằng: “ cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết

Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm mức viên mãn của Đức Kitô”

(Ep 4, 13). Trong sự hiệp nhất này, chúng ta có Đức Maria vừa là tấm gương vừa là mối dây

liên kết trong sự hiệp nhất của Giáo Hội. Dù biết rằng, Mẹ đã được đầy tràn ân sủng và là Mẹ

Thiên Chúa, nhưng Mẹ vẫn là một phần tử của Giáo Hội và Mẹ phải tăng trưởng đức tin để

đạt tới chiều kích viên mãn trong sự hiệp nhất nơi Đức Kitô. Như vậy, trong sự tiền định của

Thiên Chúa thì Đức Maria chính là người cộng tác hoàn hảo nhất trong chương trình cứu độ

của Thiên Chúa. Vậy, noi gương Mẹ, chúng ta sống ơn tiền định này như thế nào?

II. Noi Gương Đức Maria, Chúng Ta Sống Ơn Tiền Định Như Thế Nào?

1. Chúng Ta Được Tiền Định Làm Nghĩa Tử Nhờ Đức Giêsu Kitô

Đọc trong Tân Ước ta thấy Thánh Phaolô trình bày về ơn tiền định của chúng ta như

sau:. “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Trong Đức Kitô từ

cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ân phúc của Thánh Thần . Trong

Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở

139 Ibid, p. 142.140 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Công Đồng Vativanô II, Lumen Gentium, số 69.

57

Page 58: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của

Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giêsu Kitô”(Ep 1, 4-5).

Theo lời trong thư của thánh Phaolô thì, trước khi ta có mặt trên hành tinh này, Cha đã

tiền định cho ta làm con Cha. Ở điều này, chúng ta phải biết rằng không phải vì ta có công

trạng gì mà Cha thương ta. Cha yêu ta chỉ do lòng nhân ái của Cha, chỉ do tình thương nhưng

không của Cha, bởi vì Cha là tình yêu. Cha thương ta bởi vì ta ở trong người Con chí ái là

Đức Kitô. Vì Cha thương ta mà ta trở thành quý giá trước mặt Cha.

Về tình thương của Chúa Cha đối với chúng ta, thánh sử Gioan viết: “Anh em hãy xem

Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu chúng ta đến nỗi cho chúng ta được gọi là con

Thiên Chúa, mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa... Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là

con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bầy tỏ. Chúng ta biết

rằng khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào chúng ta

cũng sẽ thấy người như vậy”(1Ga 3, 1-2).

Cũng trong tư tưởng đó, Thánh Công Đồng cho chúng ta biết rằng: “với ý định tự

do và nhiệm mầu đầy khôn ngoan nhân lành, Chúa Cha hằng hữu đã tạo dựng toàn thể vũ

trụ, Ngài đã quyết định nâng con người lên để chia sẻ sự sống thần linh, và đã không bỏ

mặc loài người xa ngã nơi nguyên tổ Adam, nhưng luôn giúp họ đón nhận ơn cứu rỗi nhờ

Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu chuộc, Đấng vốn là “hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng

tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo” (Cl 1, 15). Từ muôn thuở, Chúa Cha “đã kêu gọi và tiền

định để họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Ngài để Người Con Một trở nên trưởng

tử giữa một đàn em đông đúc” (Rm 8, 29)”141.

Về việc Thiên Chúa tiền định cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Con của

Người, công đồng Vatinano II, trong hiến chế Gaudium et Spes, cho biết thêm rằng: “chúng

takhi trở nên giống hình ảnh Chúa Con là Trưởng Tử trong đoàn anh em đông đảo, người

Kitô hữu nhận được “những hoa trái đầu mùa của Thánh Thần” (Rm 8, 23), nhờ đó họ có thể

chu toàn lề luật mới của tình yêu thương. Nhờ Thánh Thần “làm bảo chứng cho quyền thừa

tự” (Ep 1, 14), toàn thể con người được canh tân từ nội tâm, cho tới khi “thân xác được cứu

rỗi” (Rm 8, 23). “Nếu Thánh Thần của Đấng đã làm cho Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết

cư ngụ trong anh em, thì Đấng đã làm cho Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết, cũng sẽ nhờ

Thánh Thần của Người đang ngự trong anh em, màlàm chothân xác hay hư nát của anh

emđược sống” (Rm 8, 11). Chắc chắn người Kitô hữu cần và có bổn phận chiến đấu chống

lại sự dữ khi phải trải qua nhiều gian nan và phải chấp nhận cả cái chết; nhưng vì tham dự

vào mầu nhiệm phục sinh, được đồng hoá với cái chết của Chúa Giêsu Kitô, đươc mạnh mẽ

nhờ đức cậy, họ sẽ được sống lại… Đó là tính chất và sự cao cả của mầu nhiệm con người,

141 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Công Đồng Vativanô II, Lumen Gentium, số 2.58

Page 59: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

mầu nhiệm được mặc khải Kitô giáo soi sáng cho các Tín hữu. Vậy nhờ Chúa Kitô và trong

Chúa Kitô bí ẩn về đau khổ và sự chết được sáng tỏ, một bí ẩn sẽ đè bẹp chúng ta nếu không

có Tin Mừng của Người. Chúa Kitô đã sống lại,khi dùng cái chết của mình để huỷ diệt sự

chết, Người đã ban cho ta sự sống dồi dào để là những người con trong Chúa Con, chúng ta

kêu lên trong Thánh Thần: “Abba, Cha ơi!”142.

Như vậy, trong Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự theo quyết định

và ý muốn của Người, đã tiền định cho chúng ta đây làm cơ nghiệp riêng theo kế hoạch của

Người (x. Ep 1, 11). Theo thánh Irénée khi trình bầy về kế hoạch của Thiên Chúa trong lịch

sử cứu độ, ngài nói: “Ý định cứu độ của Thiên Chúa mang tính phổ quát và đã khởi sự ngay

từ khi Thiên Chúa tạo thiên lập địa, đã phát triển trong thế giới cho đến khi Đức Kitô, trong

tính cách là Đầu, xuất hiện để đưa muôn vật muôn loài về một đầu mối (recapitulatio). Tội

lỗi đã khiến cho tính chất siêu nhiên của con người là giống Thiên Chúa (similitudo) bị xáo

trộn. Nhưng cơ sở của tính chất siêu nhiên đó (imago) vẫn còn tồn tại: Đức Kitô khôi phục

con người trong ân sủng uyên nguyên, thậm chí còn vượt quá nguyên trạng, đưa con người

vào quá trình thần thiêng hoá trong Thánh Thần là Đấng nâng đỡ và giúp con người sống

theo một nếp sống mới, bởi vì “Thiên Chúa đã trở thành người phàm để con người…trở

thành Thiên Chúa”, nghĩa là được Thiên Chúa ban cho ân sủng là thông phần vào bản tính

của Con Thiên Chúa” (x. Rm 8, 29)”143.

Về điều này, thánh Athanase (295-375) trình bày rõ hơn rằng: “Trong Đức Kitô đích

thân Thiên Chúa thật sự đến với chúng ta và vì thế, mà cũng chỉ vì thế chúng ta mới có thể đến

với Thiên Chúa. Ơn cứu độ đích thực có nguồn gốc và nền tảng trong bản tính thật sự thánh

thiêng (thiên tính) của Ngôi Lời Vĩnh Cửu, chính Người đã mặc lấy xác phàm của chúng ta.

Con Thiên Chúa đã thật sự đảm nhận bản tính con người của chúng ta để chúng ta “trở nên”

Thiên Chúa cùng với tất cả những thực tại thuộc bản tính người phàm chúng ta, nghĩa là để

chúng ta nhờ ân sủng mà được thông phần tương quan cha – con giữa Đức Giêsu Kitô và Thiên

Chúa Cha (được nhận vào hàng nghĩa tử). Ngôi lời chính là Thiên Chúa đích thật chứ không

phải là một Đấng thuộc quy chế thọ tạo, và chỉ như vậy Người mới có thể mặc lấy xác phàm để

“thần thánh hoá” chúng ta và ban cho chúng ta ân sủng được làm con cái Thiên Chúa”144.

Tóm lại, trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, “theo ý muốn và lòng nhân ái

của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giêsu Kitô” (Ep 1, 5). Trong Đức

Kitô, nhờ Máu Người đổ ra, chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tôi lỗi theo lượng ân

sủng rất phong phú của Ngài” (Ep 1, 7). Trong Đức Kitô chúng ta đã không lãnh nhận Thần

142 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Công Đồng Vativanô II, Gaudium et Spes, số 22.143 Trích lại trong. Peter Neuner, Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Ân Sủng Luận Qua Các Tác Giả, lưu hành nôi bộ, p. 153 – 154.144 Ibid, p. 176.

59

Page 60: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Khí khiến chúng ta trở nên nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho chúng ta

thành nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên “Abba, Cha ơi!” (x. Rm 5, 15). Đó là ân huệ lớn

nhất của chúng ta, chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha. Vì được gọi Người là Cha, nên

chúng ta cũng được mời gọi để sống thánh thiện như Đức Kitô là Đấng hoàn thiện. Vậy, để

sống thánh thiện và luôn nỗ lực trên con đường hoàn thiện, chúng ta hãy nhìn lên Đức Maria

như là tấm gương sángngời cho chúng ta noi theo.

2. Noi Gương Đức Maria, Chúng Ta Sống Nỗ Lực Trên Con Đường Hoàn Thiện

Như Đức Kitô Là Đấng Hoàn Thiện

Trong Hiến Chế Lumen Gentium, công đồng Vaticano II trình bày: “Giáo Hội là nơi

mà trong Đức Kitô, tất cả chúng ta được mời gọi đến và ở đó chúng ta được nên thánh nhờ

ân sủng Chúa, Giáo Hội ấy chỉ thành toàn trong vinh quang trên trời”145. “Tuy nhiên, nếu

như Giáo Hội đã đạt tới sự toàn thiện trong Đức Trinh Nữ diễm phúc, nhờ đó không còn vết

nhơ hay vết nhăn (x. Ep 5, 27), thì các Kitô hữu vẫn còn phải cố gắng chiến thắng tội lỗi để

được tăng trưởng trong đời sống thánh thiện; vì thế, họ ngước mắt lên Đức Maria là mẫu

gương nhân đức sáng ngời cho toàn thể cộng đoàn những người được chọn”146.

Thật vậy, trong tất cả những người được tuyển chọn, Đức Trinh Nữ Maria là tấm

gương thánh thiện cho chúng ta. Vậy, tại sao chúng ta phải sống thánh thiện? Thánh Phêrô

nói: Vì “Anh em được Thiên Chúa gọi để sống như thế” (1 Pr 2, 21).

Sở dĩ chúng ta được mời gọi nên thánh là vì chúng ta mang hình ảnh của Thiên Chúa nơi

thân mình chúng ta. Chúng ta biết rằng “hình ảnh Thiên Chúa trong con người khi con người

được tạo dựng đã cho con người ước muốn đi lên, ước muốn trở nên hoàn thiện, ước muốn đạt

đến tình trạng siêu nhiên – thánh thiện như chính Thiên Chúa. Hình ảnh Thiên Chúa trong con

người cho phép con người đi tìm Thiên Chúa để nhận diện Ngài một cách cụ thể, sống động, rõ

ràng, chính xác hơn. Hình ảnh buổi đầu tạo dựng sẽ sáng dần, rõ dần và dần dần biến đổi con

người bụi tro thành con người sống hoàn toàn sự sống thần linh của Thiên Chúa, biến đổi thân

xác thấp hèn, yếu đuối thành đền Thờ, nơi cư ngụ của Thiên Chúa Ba Ngôi”147.

Như vậy, hình ảnh Thiên Chúa trong con người là nền tảng tín lý về con người: con

người có khả năng nhận biết Thiên Chúa và được kêu gọi nên giống Ngài (x Rm 8, 29; Pl

3, 10. 21). Hình ảnh Thiên Chúa ấy cho phép con người đi vào tương quan với Thiên Chúa

và mở lối cho con người đến gặp Ngài. Nếu con người không mang hình ảnh Thiên Chúa

trong mình, con người sẽ vô phương nhận ra Ngài và gặp gỡ Ngài. Nhưng khi được kêu

gọi trở nên giống Ngài, con người phải chấp nhận lên đường thực hiện tự do của mình, vì 145 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Công Đồng Vativanô II, Lumen Gentium, số 48.146 Ibid, LG, số 65.147 Trích lại trongJorathe Nắng Tím, Tôi Tin, Nxb Tôn Giáo, Năm 2013, p. 229.

60

Page 61: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

chỉ với tự do, con người mới biểu lộ đích thực và có giá trị tình yêu của mình dành cho

Thiên Chúa. Tự do đáp trả, tự do dấn thân, tự do cộng tác, tự do gắn bó nên một. Tự do

đòi tình yêu, cũng như tình yêu đòi tự do. Cả hai không thể rời nhau, vì người ta không thể

chọn người mà người ta không yêu; cũng không thể yêu người mà người ta không được tự

do chọn. Thiên Chúa đi vào lịch sử mỗi người qua nhịp cầu tự do và tình yêu, và nhịp cầu

này đã được chính Ngài xây dựng từ đời đời khi dựng nên con người giống hình ảnh Ngài

và Ngài còn tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Con Một dấu yêu của Ngài148.

Khi ý thức hình ảnh Thiên Chúa trong mình, mỗi người sẽ nhìn nhận hình ảnh

Thiên Chúa trong người khác. Một khi chân nhận Thiên Chúa ở trong mình và trong anh

em, ta sẽ khoan nhượng hơn trong nhận xét, nhân bản hơn trong phán đoán, bao dung hơn

trong ứng xử; vì biết rằng đã làm người, không ai được dựng nên trong tình trạng hoàn

hảo, nhưng tất cả đều được mời gọi trở nên hoàn hảo mỗi ngày, trở nên tốt hơn từng bước

một trên lối đi, đường về Tuyệt Đối. Sự tròn đầy hoàn hảo của con người; sự phong phú,

viên mãn của hạnh phúc “làm người” sẽ được thực hiện khi con người ý thức hoạt động

của “hình ảnh Thiên Chúa” trong mình và bổn phận làm cho hình ảnh Thiên Chúa thánh

thiện ấy được hiện thực hơn mỗi ngày149.

Để được như thế, chúng ta cần phải nỗ lực hết sức trên con đường hoàn thiện. Vì thế,

thánh Phêrô tông đồ khuyên chúng ta rằng: “Anh emhãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở,

để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em”(1Pr 1, 15-16) . Nói về đời sống thánh thiện

của chúng ta, chúng ta cũng cần biết rằng , “Thiên Chúa không tạo dựng con người như một

thực thể trọn vẹn, hoàn hảo ngay từ đầu; cũng không bắt con người phải tuyệt vời ngay lập

tức, nhưng tạo dựng con người để từng ngày, từng bước con người phát triển, đổi mới, “để

nên Thánh như Cha trên trời là Đấng Thánh” (1Pr 1, 16).Để nên thánh, ước muốn được nên thánh, và nỗ lực trên con đường nên thánh, đó là

nguyện vọng của chúng ta và cũng là ước muốn của Thiên Chúa muốn nơi con người chúng

ta. Nhưng, bên cạnh ước muốn của Thiên Chúa và ước nguyện chính đáng của con người, còn

có sức mạnh quậy phá của thần dữ và khuynh hướng đi xuống, thoái lui của con người do tội

lỗi gây ra. Tuy chúng ta đã được cứu thoát cho khỏi tội lỗi (x. Rm 8, 2) để trở nên thánh thiện,

chúng ta vẫn còn chiều theo các cơn cám dỗ và cuộc sống của chúng ta luôn thể hiện sự yếu

đuối, vì tất cả chúng ta còn thiếu xót nhiều điều (x. 1Gc 3, 2). Vì thế, ước muốn không luôn là

ước muốn thiện hảo, đi lên thẳng tiến; nhưng có thể là ước muốn hạ đẳng, bất xứng với nhân

phẩm, phá hoại nhân vị và triệt tiêu mục đích. Nếu chúng ta ý thức được sức quậy phá của

thần dữ và hậu quả khôn lường của tội lỗi trên ý muốn, con người có lý do để bám víu, trông

148 Ibid, p. 229-230.149 Ibid, p. 227.

61

Page 62: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

cậy vào ân sủng của Thiên Chúa; và dù thế nào đi chăng nữa (bất chấp chúng ta là những kẻ

đã phạm tội, đang phạm tội hay sẽ còn mãi phạm tội) thì chúng ta vẫn luôn được mời gọi trở

nên thánh thiện, và mỗi ngày hãy cố gắng nỗ lực để đạt tới sự thánh thiện đáng ước ao ấy150.

Trong cuộc hành trình chiến đấu cam go để tiến đến sự hoàn thiện đó, chúng ta luôn

nhận được sự khích lệ, nâng đỡ tinh thần của Đấng là “khuân mẫu của mọi nhân đức”. Như

công đồng Vaticano II mách nước cho chúng ta rằng: “khi tưởng nhớ Đức Maria và chiêm

ngưỡng người dưới ánh sáng của Ngôi Lời làm người, chúng ta thâm nhập vào mầu nhiệm

cao cả của sự Nhập Thể một cách cung kính và sâu xa hơn, và cố gắng mỗi ngày trở nên

giống Đức Giêsu hơn” (LG 65). Vì không ai hiểu Chúa Giêsu cho bằng Đức Mẹ, không ai

cảm nghiệm Chúa Giêsu cho bằng Mẹ. Chỉ có Mẹ là Đấng duy nhất dạy chúng ta và giúp

chúng ta cảm nghiệm được Chúa Giêsu, yêu mến Chúa Giêsu và trở nên giống Chúa Giêsu

hơn hết. Vậy, để trở nên thánh thiện hơn trên con đường hoàn thiện chúng ta cần phải lắng

nghe và tuân phục thánh ý Chúa Cha như Đức Maria, là tấm gương sáng cho chúng noi theo.

3. Noi Gương Đức Maria, Chúng Ta Sống Vâng Phục Theo Thánh Ý Chúa Cha

Như chúng ta được biết, khi thiên sứ truyền tin cho Đức Maria, Mẹ đã trọn vẹn tự

hiến cho Thiên Chúa với sự quy phục hoàn toàn của lý trí và ý chí, chứng tỏ lòng tin vâng

phục Thiên Chúa nói qua sứ thần truyền tin cho Đức Maria. Qua biến cố truyền tin, Giáo

Hội mời gọi chúng ta theo gương “đức tin sống động” của Mẹ Maria, “đức tin quảng đại đón

nghe Lời Chúa, tiếp nhận thánh ý Chúa tỏ lộ ra bất cứ khi nào và cách nào; một đức tin mãnh

liệt” vượt thắng mọi khó khăn, mọi khủng hoảng; một “đức tin linh động” được ngọn lửa tình

yêu làm sáng lên để hăng say cộng tác với ý định của Thiên Chúa trên chúng ta. Từng người

và tất cả chúng ta phải trả lời như Mẹ “Này tôi là tôi tớ Chúa” trong đức tin và đức tuân phục,

để cộng tác xây dựng Nước Thiên Chúa, theo phạm vi trách nhiệm của mỗi người151.

Trong sách Giáo Lý Công Giáo và Kinh Thánh đã chú ý đến những nối kết đức tin và

sự vâng phục. Đức tin là vâng theo sự mời gọi của Thiên Chúa. “Bằng đức tin, con người đem

trí khôn và ý chí của mình quy phục Thiên Chúa cách trọn vẹn. Con người đặt trọn bản thân

quy phục Thiên Chúa, Đấng mặc khải. Kinh Thánh gọi việc đáp trả lại này của con người đối

với Thiên Chúa, Đấng mặc khải, là sự vâng phục của đức tin. Vâng phục bằng đức tin là tự

nguyện quy thuận Lời đã nghe, bởi vì chân lý của lời đó được Thiên Chúa là chính chân lý

bảo đảm. Thánh Kinh trưng dẫn tổ phụ Abraham như gương mẫu của sự vâng phục đó. Còn

Đức Trinh Nữ Maria là người thể hiện sự vâng phục đó cách hoàn hảo”152.

150 X. Lê Tiến, Đức Maria Mẫu Gương Tận Hiến, 2001, p. 113-114.151 X. Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, tập I, p. 156-157.152 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 143- 144.

62

Page 63: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Như lời Chúa Giêsu nói trong Phúc âm: “Ai làm theo ý Cha Ta ở trên trời, thì kẻ ấy là

anh em, chị em và là mẹ Ta vậy” (Mt 12, 50). Đó là những lời Chúa Giêsu mặc khải về mối

tương quan giữa Ngài và các đồ đệ trước sự hiện diện của dân chúng, và nhất là Ngài muốn

ám chỉ về Mẹ Maria. Hơn ai hết, Mẹ hiểu rõ Chúa Giêsu muốn nói gì. Vâng, đức tin đã linh

ứng cho Mẹ Maria vâng theo sự mời gọi của Thiên Chúa để trở thành Mẹ của Chúa Giêsu

Kitô. Mẹ đúng như một kiểu mẫu vâng lời cho chúng ta, và chúng ta bắt trước theo gương

Đức Maria, vâng theo thánh ý Chúa trong moi sự153.

Vậy thánh ý Chúa là gì? Thánh ý Chúa rõ rệt nhất, chắc chắn nhất, là hãy chu toàn bổn

phận mình. Mỗi ngày chúng ta đều có bổn phận đối với Chúa, đối với gia đình, đối với những

người xung quanh, đối với Xã hội, đối với Giáo hội, chúng ta hãy làm tốt những bổn phận đó

là chúng ta tuân phục theo thánh ý Chúa Cha.

Theo thánh Tôma Aquinô việc thực hành nhân đức vâng lời, là chúng ta khinh thường

ý muốn của chính mình vì Chúa. Nghĩa là ý muốn và tự do của chúng ta. Khi chúng ta vâng

lời, chúng ta làm một sự thiết lập ý muốn Thiên Chúa như là trung tâm đời sống chúng ta hơn

là ý muốn của chính chúng ta nữa.154

Nói về sự vâng phục của chúng ta Đức Hồng Y Terence Cooke viết như sau:

“Đối với những người tu sĩ thì sự vâng lời là thập giá mà Chúa chúng ta đã nói. “Ai

muốn theo Ta hãy từ bỏ chính mình vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16, 24). Trong cuộc

khảo luận về những lời khuyên Phúc âm: khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Thánh Tôma

Aquino kể nhân đức vâng lời là tuyệt hảo nhất. Sự vâng phục là nền tảng mọi nhân đức, tất cả

những nhân đức con người để thật sự là nhân đức phải có phẩm tính vâng phục Thiên Chúa.

Dĩ nhiên vâng lời cũng phải bao gồm cả vâng lời và đức ái nữa. Sự vâng phục là nguồn sức

mạnh của sự bình an, bảo đảm và tăng thêm công trạng nữa. Thật sự vâng lời đơn giản hoá

đời sống cách kỳ diệu. Sự vâng phục tóm gọn toàn thể những cách ăn ở cư xử của chúng ta để

chỉ quan sát về một bổn phận duy nhất đó là vâng lời”155.

“Còn trong đời sống dân sự, vâng phục được xem như là yếu tố quan trọng đầu tiên để

thành công nơi bất cứ công việc nào. Bắt đầu với gia đình, người cha được xem như gia

trưởng trong gia đình mà tất cả mọi phần tử trong gia đình phải vâng phục. Trong công việc

buôn bán giao dịch, người giám đốc được xem như người hướng dẫn tinh thần. Trong quân

đội thì vị tướng lãnh đạo được ban cho quyền tối cao để lãnh đạo quân nhân. Tất cả những thí

dụ này thì thích hợp với lời nói của Thánh Phaolô “mọi người hãy vâng phục những quyền

153 X. Fr. Oscar Lukefahr, C.M, Ánh Sao Mai, chuyển ngữ Thiên Minh, p. 190.154 X. Đức Hồng Y Terence Cooke, Những Bài Suy Niệm Về Mẹ Maria, Nguyên Tác Meditations On Mary, p . 60.155 Trích lại trong Đức Hồng Y Terence Cooke, Những Bài Suy Niệm Về Mẹ Maria, Nguyên Tác Meditations On Mary, p . 61

63

Page 64: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

bính cao hơn, vì không có quyền bính nào mà không đến từ Thiên Chúa, những quyền bính ấy

hiện hữu và được thiết lập bởi Thiên Chúa” (Rm 13, 1)”156.

Chúng ta là những con cái của Mẹ Maria và là những người đi theo Chúa Kitô mỗi

ngày, chúng ta phải cố gắng làm cho đời sống của chúng ta trở thành một sự vâng phục đáng

yêu với ý muốn của Thiên Chúa và ý muốn của những người mà Thiên Chúa đã đặt lên làm

bề trên chúng ta. Sự vâng phục của chúng ta phải bắt trước Chúa Kitô trong khi vâng phục các

đấng bề trên hợp luật, đại diện của người. Sự vâng phục phải tràn đầy tin tưởng và trông cậy

vào tình yêu và sự quan phòng của Chúa Kitô. Sự vâng phục của chúng ta không chỉ sẵn lòng

làm những gì mà chúng ta được nói, nhưng cũng sẵn lòng bị nói những gì chúng ta đã làm.

Thật vậy, giả như có một chân lý nào gọi là quan trọng nhất trong cuộc đời Đức

Mẹ, thì chân lý quan trọng đó là câu “xin tuân phục thánh ý Chúa”. Và nếu có một chân lý

nào quan trọng nhất của cuộc đời Chúa Giêsu, thì chân lý quan trọng ấy là “Con đến để

làm theo thánh ý Chúa Cha”. Nếu Chúa Giêsu vàĐức Maria đã chọn chân lý cho đời mình

là “ vâng phục thánh ý Chúa”, thì chân lý ấy cũng phải là một chân lý quan trọng nhất của

đời sống chúng ta157.

Tóm lại, qua mẫu gương tuân phục của Đức Maria, chúng ta được mời gọi noi theo gương

Mẹ để tuân phục thánh ý Chúa Cha. Trong đức tuân phục, chúng ta tham dự trọn vẹn vào công

cuộc cứu độ được mặc khải và được hoàn tất trong Chúa Kitô: giống như Đức Maria chúng ta

chịu trách nhiệm nối dài sứ mạng của Chúa Kitô trong việc dẫn đưa lịch sử đi lên, và sứ mạng đó

chỉ có thể tiếp tục trong đức tin vâng phục, một sự hiểu biết sâu xa về đường lối Chúa. Qua vâng

phục đức tin, chúng ta tin rằng, Đức Maria là quà tặng tinh tuyền và cao quý mà Chúa Kitô ban

cho chúng ta, ban cho Giáo Hội. Vì thế, việc tôn kính Đức Maria phải được đâm lễ sâu trong Kitô

giáo, trong Giáo Hội. Đây là điều mà Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, số 66 nói158.

4. Lòng Tôn Kính Đức Maria Trong Giáo Hội

Nói về lòng tôn kính Đức Maria trong Giáo Hội, công đồng Vaticano II khuyên bảo mọi

tín hữu hãy đẩy mạnh sự tôn kính này: “Thánh Công Đồng cố ý dạy Giáo Lý Công Giáo ấy,

đồng thời Giáo Hội cũng khuyến khích hết mọi con cái hãy nhiệt tâm phát huy lòng sùng kính

Đức Trinh Nữ Maria, nhất là trong phụng vụ, hãy coi trọng những việc thực hành và những việc

đạo đức nhằm suy tôn Người đã được Huấn quyền cổ võ qua các thế kỷ, cũng như hãy thành

156 Ibid, p. 61.157 X. Lm. Giacôbê Phạm Đăng Phượng OP, Chia Sẻ Về Đức Maria, Nxb Phương Đông, Năm 2010, p. 19- 20.158 Hiến chế Lumen Gentium số 66 nói “Nhờ ân sủng Thiên Chúa, Đức Maria, người đã tham dự vào các mầu nhiệm của Đức Kitô, được tôn vinh là Thánh Mẫu Thiên Chúa, vì thế Mẹ đáng được Giáo Hội tôn kính và sùng mộ cách đặc biệt”

64

Page 65: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

tâm tuân giữ những quyết định trước đây liên quan đến việc tôn kính ảnh tượng Đức Kitô, Đức

Maria và các thánhh159.

Trong hiến Lumen Gentium số 66 cho biết, việc sùng kính Đức Maria đã có từ lâu đời.

Nhất là từ công đồng Ephêsô, lòng sùng kính của dân chúng càng gia tăng lạ thường bằng

những hình thức tôn kính, mến yêu, cầu khẩn và noi gương Ngài.

Cũng trong số này, Công Đồng cho ta biết rõ hơn về bản tính của việc sùng kinh

Đức Maria. Việc tôn sùng Đức Maria trong Giáo Hội là đặc biệt có một không hai, song

tự bản tính vẫn khác biệt với việc tôn thờ Ngôi Lời Nhập Thể, Ngôi Cha và Chúa Thánh

Thần160 . Ở đây chúng ta thấy có một sự khác biệt về việc tôn kính (tôn sùng) và tôn thờ.

Với Đức Maria, Công Đồng dùng từ tôn kính chứ không phải là tôn thờ; vì Đức Maria

không phải là Thiên Chúa. Chỉ có Chúa, chúng ta mới tôn thờ, còn tất cả các thánh chúng

ta chỉ có tôn kính mà thôi.

Thực vậy, “mục đích tối hậu của việc tôn sùng Đức Maria là tôn vinh Thiên Chúa và

đưa các Kitô hữu đến một đời sống hoàn hảo phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Vì thế việc tôn

sùng Đức Maria phụ thuộc vào việc tôn thờ Đức Kitô, tạo nên một sức mạnh để canh tân đời

sống kitô giáo, nghĩa là tạo lại những nét thiêng liêng của Người Con đầu lòng của Mẹ, và sứ

mạng từ mẫu của Mẹ, thúc đẩy Dân Thiên Chúa quay về với Đấng luôn sẵn sàng nhận lời các

con cái của Mẹ và trợ giúp hữu hiệu”161.

Như vậy, lòng sùng kính là nhiệt tâm phụng sự Chúa. Đó là hành vi nội tại của ý chí

muốn tự hiến cho Thiên Chúa cách quảng đại hăng say; những trạng thái tâm hồn phù hợp với

ý chí ấy và duy trì linh hồn trong tinh thần tự hiến ấy. Lòng sùng kính còn hướng đến hành vi

bên ngoài, nhưng chủ yếu vẫn mang tính nội tâm. Một hành vi sùng kính phải hàm chứa lòng

sùng kính. Mục đích của nó phải là phục vụ Thiên Chúa và giúp ta phát triển đến mức độ

trưởng thành viên mãn của Chúa Kitô. Do đó, lòng sùng kính Đức Maria là nhiệt tâm phụng

sự Mẹ cốt để phụng sự Chúa tốt hơn, trong khi đó “ những hành vi sùng kính” là những việc

làm thể hiện nhiệt tâm ấy162.

Những hành vi sùng kính Đức Maria nơi các tín hữu ta thấy cụ thể qua việc đeo ảnh

Mẹ, cầu nguyện cùng Mẹ, hay tổng quát hơn “tận hiến cho Mẹ”, qua đó tận hiến cho Chúa

Kitô và cho Thiên Chúa. Trên căn bản, tất cả những điều này minh chứng việc chúng ta hiến

mình phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội trong niềm vui.

Thánh Louis De Montfort (1712) nói: lòng tôn kính Đức Maria cách chân chính cũng

đòi việc dâng mình cho Mẹ. Có những địa phận, thành phố, quốc gia đã được dâng hiến cho 159 X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Công Đồng Vativanô II, số 67.160 X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, UBGLĐT, Công Đồng Vativanô II, số 66.161 Trích lại trong Học Viện Châu Sơn, Giáo Trình Thánh Mẫu Học, p. 282.162 X. Anphongso Bốt- Sa, S.M.M, TừĐiển Đức Mẹ , chuyển ngữ Matthias M. Ngọc Đính, C.M.C, năm 1998, p. 323-324.

65

Page 66: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Mẹ. Việc dâng mình đó có nghĩa là nhìn nhận quyền thế cao trọng của Mẹ, tự ý đặt mình dưới

quyền thế, sự che chở và lòng lo lắng mẫu tử của Mẹ; cậy trông vào Mẹ. Ý nghĩa của việc

dâng mình này phải được thể hiện trong đời sống hằng ngày, noi gương các nhân đức của Mẹ,

bắt đầu làm mọi sự nhờ Mẹ, và dưới sự hướng dẫn của Mẹ163.

Lòng tôn sùng chân chính được hiến chế Lumen Gentium nhắc nhở như sau: “lòng tôn

sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ tin

phù phiếm, nhưng phát xuất từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận

địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi

gương các nhân đức của Mẹ chúng ta” (LG 67). Cảm tình chóng qua và nhẹ dạ vô bổ là

những cạm bẫy đối với lòng sùng kính. Chúng bộc lộ qua những thói lệ kỳ quặc hoặc cố chấp

những tập truyền không có nền tảng ( chẳng hạn như những cuộc linh khải không được công

nhận). Những quá lố ấy đã đưa một số người đến chỗ chống báng lòng sùng kính cũng như

các việc sùng kính. Nhưng một lòng sùng kính có nền tảng kinh thánh164 và phụng vụ, như lời

đức Phaolô VI nhận định, có thể dễ dàng được mọi người chấp nhận (ngay cả những anh chị

em ly khai) và đưa người tín hữu đến chỗ sống trọn vẹn đời sống kitô hữu165.

Tóm lại, trải qua hàng thế kỷ nay, lòng sùng kính Đức Maria lan rộng không ngừng.

Ngoài những ngày lễ phụng vụ theo truyền thống để kính nhớ Mẹ Thiên Chúa, đã trổ sinh vô

số cách thức diễn tả lòng sùng kính, thường được phê chuẩn và khuyến khích bởi huấn quyền

Giáo Hội. Đức Bênêdictô XV viết: “tất cả các ơn thánh…đều qua tay Đức Maria phân phát

theo chương trình đầy yêu thương của Chúa Quan Phòng. Chớ gì mọi người đều chạy đến

cùng trái tim Chúa Giêsu là ngai ân thánh, và đến gần ngai ân thánh ấy nhờ Mẹ Maria. Ước

gì lời cầu thánh thiện và hiếu thảo từ khắp nơi trên mặt đất đều hướng lên Mẹ Maria là Mẹ

của lòng thương xót và đầy quyền năng nhờ ơn thánh Ngài” (1917). Đức Phaolô VI cũng

khuyến khích các Giám Mục: “chư huynh đáng kính, ước gì mỗi người trong chư huynh quyết

tâm cổ võ nồng nhiệt hơn danh thánh và vinh hiển Mẹ Maria cho người Kitô hữu và thích lệ

họ noi theo gương Ngài (1964).

163 X. Học Viện Thần Học Thánh Gia, Giảng Trình Thần Học Về Đức Trinh Nữ Maria, nk 2010 – 2012, p. 114-115.164 Lòng sùng kính dựa trên nền tảng Kinh Thánh: khi Thiên sứ Gabriel chào Mẹ “đầy ơn phúc”. Bà Elisabeth chào Mẹ cách đặc biệt và gọi Mẹ là “ Người có phúc”; “Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa đến cùng tôi”. Đức Maria nói: “ từ nay mọi thế hệ sẽ khen tôi có phúc”. (Lc 1, 26 -45).165 Trích lại trong Anphongso Bốt- Sa, S.M.M, TừĐiển Đức Mẹ , chuyển ngữ Matthias M. Ngọc Đính, C.M.C, năm 1998, p. 324 – 325.

66

Page 67: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

NHẬN ĐỊNH VÀ KẾT LUẬN

NHẬN ĐỊNHKhi nói về ơn tiền định nơi Đức Maria, sinh viên thực hiện đề tài này có một vài nhận

định sau đây:

Trước tiên, nói về Thiên Chúa tiền định trong Cựu Ước: dựa vào nền tảng Kinh Thánh

và các Huấn giáo của Giáo Hội cho thấy: Thiên Chúa biết trước mọi sự và tiền định mọi sự.

Thật vậy, từ muôn thuở tất cả mọi người được tuyển chọn, Chúa Cha đã biết trước và đã tiền

định cho họ trở nên giống hình ảnh Con Chúa, hầu Người Con đó trở nên trưởng tử giữa một

đàn em đông đúc (x. Rm 8, 29). Cho nên, Từ nguyên thuỷ Giáo Hội được tiên báo bằng hình

bóng, được chuẩn bị kỳ diệu trong lịch sử dân Israel. Điều này ta thấy qua việc Ngài đã tuyển

chọn Abraham, và từ nơi ông Thiên Chúa tuyển chọn một Dân riêng để phụng sự Ngài.

Nếu như trong Cựu Ước, Thiên Chúa tiền định qua việc tuyển chọn các tổ phụ là ông

Abraham, ông Isaac và Giacóp, hay qua dân riêng người là Israel, cũng như qua các vị ngôn

sứ như ông Môsê, ông Elia … để loan báo về ơn cứu độ của Thiên Chúa… thì trong Tân Ước,

Thiên Chúa đã tiền định chính Con Một của Người đến trong thế gian để cứu chuộc chúng ta.

Về việc Thiên Chúa tiền định nơi Đức Kitô, không gì khác hơn là để quy tụ chúng ta,

cứu độ chúng ta và bày tỏ tình yêu và lòng nhân ái của Người cho chúng ta. Thánh Phêrô

nói “ Người là Đấng Thiên Chúa đã biết từ trước, khi vũ trụ chưa được dựng nên, và Người

đã xuất hiện vì anh em trong thời cuối cùng này” (1Pr 1, 20). Theo ý định của Thiên Chúa

thì Đức Kitô đến trần gian theo kế hoạch yêu thương, để làm Đầu, làm Thủ Lãnh và quy tụ

muôn loài. Thánh Phaolô nói: “Thiên ý này là kế hoạch yêu thương, Người đã định từ trước

trong Đức Kitô. Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn là qui tụ muôn loài trong trời đất dưới

quyền một Thủ lãnh là Đức Kitô…” (Ep 1, 9). Như vậy, để chu toàn thánh ý Chúa Cha,

67

Page 68: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Chúa Kitô đã khai nguyên nước Trời nơi trần gian, mặc khải cho chúng ta mầu nhiệm của

Ngài, và thực hiện việc cứu thế bằng sự vâng phục Chúa Cha. Trong chiều kích này của lịch

sử cứu độ không thể tách rời vai trò làm Mẹ của Đức Maria.Thiên Chúa đã tiền định việc

Ngôi Lời mặc lấy bản tính nhân loại cách cụ thể bởi Đức Maria.

Về sự tiền định nơi Đức Maria: Hiến chế Lumen Gentium cho biết: “Từ muôn đời

Đức Nữ Trinh đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc Nhập Thể của

Ngôi Lời Thiên Chúa, và theo chương trình của Chúa Quan Phòng, trên trần gian Ngài đã trở

nên Mẹ cao trọng của Đấng Cứu Chuộc thần linh…” (LG 61). Vì thế, chúng ta thấy, trong

Kinh thánh, Cựu Ước đã gợi lên hình ảnh tiên trưng của Đức Maria qua một vài phụ nữ như:

bà Eva (mẹ của chúng sinh), bà Sara vợ ông Abraham (gọi là mẹ của dân Israel), bà Ette, bà

Rút, bà Giuđitha…ngoài những nhân vật kể trên, Đức Maria còn được tiên báo như là Hòm

bia Giao ước, đền Thánh của Đấng tối cao… Rồi trong Tân Ước, qua biến biến cố truyền tin

cho thấy: khi quyết định cho Con của Người nhập thể và thực hiện qua trung gian một người

Mẹ nhân loại, thì Thiên Chúa cũng tiền định Đức Maria tiềm tàng do cùng một định lệnh, để

trở nên người Mẹ liên kết với Con là Đức Kitô. Vì Đức Kitô mà Đức Maria đã được tiền định

cùng với sứ mệnh của Người. Do đó, Mẹ trở nên cao trọng và đầy ơn phúc như lời sứ thần

nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà…thưa bà Maria, xin đừng

sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1, 28 - 30). Tiếp đến, khi Đức Maria đến viếng thăm bà

Êlisabét, bà Êlisabét được đầy tràn Thánh Thần liền nói “Em được chúc phúc hơn mọi người

phụ nữ” (Lc 1, 41). Ở đây chúng ta thấy Mẹ Maria là một người phụ nữ như bao người khác,

nhưng được Chúa đoái thương tuyển chọn làm Mẹ sinh ra Đấng Cứu Thế. Để xứng đáng làm

Mẹ Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa đã tặng ban cho Mẹ những ân huệ đặc biệt khác như:ơn Trọn

Đời Đồng Trinh, ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, ơn Hồn Xác Lên Trời. Về các đặc ân này, các

nhà thần học gọi đó là ơn tiền định Thiên Chúa dành cho Mẹ. Các ơn tiền định này đã được

định tín bởi các vị Giáo Hoàng hợp pháp tuyên tín.

Vấn đề về ơn tiền định nơi Đức Maria, có người cho rằng về sự tiền định này mà Đức

Maria đã mất hết tự do của mình, và cũng vì sự tiền định này mà ân sủng của Thiên Chúa tràn đầy

trên Mẹ. Do đó, xét theo con người thì Mẹ chẳng có công nghiệp gì, vì tất cả những điều Mẹ có

đều do Thiên Chúa thực hiện nơi Mẹ. Trả lời cho vấn đề này người viết trình bày như sau:

Nếu nói rằng việc Thiên Chúa tiền định cho Đức Maria làm mất đi sự tự do của Mẹ, và

coi Mẹ như chẳng có công trạng gì trước mặt Thiên Chúa và toàn thể Giáo Hộithì quả thật là

không đúng. Vì, theo như những gì đã trình ở chương 2 về sự tiền định và tự do, thì ơn tiền

định của Đức Maria không có tính tất yếu và loại trừ mọi tự do nội tâm nơi Mẹ. Mẹ không

hoàn toàn thụ động như người ta đã nói. Trái lại, với tất cả tự do và hành động, Mẹ đã đóng góp

vào công trình cứu chuộc bằng những nỗ lực nội tâm của Mẹ. 68

Page 69: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Trong lời đáp trả của Mẹ: “Hãy làm cho tôi theo như lời Ngài nói” (Lc 1, 38), đã nói

lên tất cả những nỗ lực trong nội tâm muốn cộng tác của Mẹ. Sự mong đợi của Cựu Ước đã

đạt tới sự diễn đạt hoàn hảo. Thiên Chúa tự do ban phát ân sủng của Ngài. Ngài đã trọn Đức

Maria, đã chuẩn bị Mẹ, hướng dẫn Mẹ tới sự đồng ý nhân loại trọn vẹn . Việc Mẹ Maria đồng

ý với điều Thiên Chúa yêu cầu, không pha chút miễn cưỡng nào; Mẹ đã trả lời với một niềm

vui chỉ có thể có trong con người có tự do thật, niềm vui và sự tự do của Đức Maria phát sinh

từ cùng một nguồn gốc, đó là sự đồng thuận của Mẹ với thánh ý Chúa. Ý muốn của Thiên

Chúa không hề cưỡng ép ý muốn của Mẹ, đúng hơn ý muốn của Mẹ hoàn toàn hoà hợp với ý

muốn của Thiên Chúa. Nói đúng hơn, khi Mẹ được đầy ân sủng, Mẹ đã để cho ân sủng Nhập

Thể dậy dỗ và dẫn dắt đến đỉnh cao Thập Giá. Gần bên Thánh Giá Chúa Giêsu, người Mẹ vô

tội của Thiên Chúa đã làm chứng nhân cho căn nguyên sự sống và sự tự do của chúng ta.

Đối với ơn tiền định và sự tự do của chúng ta: Thánh Phaolô nói “ Theo ý muốn và

lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giêsu Kitô” (Ep 1,

5). Về việc chúng ta được làm con Thiên Chúa nhờ tình yêu và lòng nhân ái của Ngài, thánh

Gioan viết: “Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu chúng ta đến nỗi

cho chúng ta được làm con Thiên Chúa, mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa” (1Ga 3, 1).

Dựa trên các bản văn Kinh Thánh cho thấy việc sáng tạo khởi đi từ tình yêu Thiên Chúa,

Thiên Chúa tạo nên con người chứ không tạo nên con rối. Thiên Chúa cho con người tự do và

nâng niu tự do con người chứ không trấn áp hay ép buộc con người. Thánh Phaolô nói: “Thưa

anh em, anh em đã được gọi để hưởng tự do. Có điều là anh em đừng lợi dụng tự do để sống

theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau” (Gl 5, 13). Như vậy, người

tín hữu tin “Chúa định”, tin vào sự quan phòng, biết trước của Thiên Chúa không những

không làm cho con người ỷ nại vào sự sắp xếp của Thiên Chúa, nhưng trái lại, còn thúc đẩy

con người cố gắng làm việc nhiều hơn để làm chủ thiên nhiên và là chủ vận mệnh của mình

với tất cả lý trí, ý chí và tự do mà Thiên Chúa ban cho chúng ta.

Sau cùng, chúng ta nói về người Mẹ của chúng ta, người Mẹ của Giáo Hội trong sự

tiền định của Thiên Chúa. Như đã trình bày ở trên, do sự tiền định đặc biệt của Thiên Chúa,

Thiên Chúa đã tiền định cho Đức Maria làm Mẹ Thiên Chúa thì cũng tiền định cho Mẹ làm

Mẹ của Giáo Hội trên bình diện ân sủng như hiến chế Lumen Gentium số 61 đã nói, và Sách

Giáo Lý Công Giáo số 963 cũng trình bầy tương tự như vậy khi nói về Đức Maria, Mẹ Giáo

Hội166. Tóm lại, từ muôn đời Thiên Chúa đã muốn cho Đức Maria giữ một vị trí đặc biệt, vị

trí của một người mẹ. Sau khi đã ban cho chúng ta Con Thiên Chúa làm người, Mẹ còn mở

rộng sứ mệnh hiền mẫu của mình đến toàn thể Nhiệm Thể Chúa Kitô. Do đó, “trong hoạt

động Tông đồ, Giáo Hội thật có lý khi nhìn lên người đã sinh ra Đức Kitô, Đấng đã thụ thai

166 X. Chương III, câu 1, Đức Maria được tiền định làm Mẹ Giáo Hội.69

Page 70: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

bởi phép Chúa Thánh Thần và được Đức Trinh Nữ sinh ra và lớn lên trong lòng các tín hữu.

Trong cuộc sống, Đức Trinh Nữ đã là tấm gương của tình yêu thương mang đậm tính hiền

mẫu, một tình yêu cần được thể hiện cách sống động nơi tất cả những ai cộng tác vào sứ

mệnh tông đồ của Giáo Hội để tái sinh nhân loại” (LG 65).

KẾT LUẬN

Từ những gì đã trình bày ở trong bài cũng như trong phần nhận định cho thấy rằng:

Thiên Chúa nhân hậu và khôn ngoan muốn hoàn tất công trình cứu chuộc trần gian, “nên lúc

thời gian tới hồi viên mãn, đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà…để chúng ta

nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4, 4 – 5). Rõ ràng, vì yêu thương, Thiên Chúa đã trọn ta trong

Đức Kitô từ muôn thuở: để ta nên thánh, được làm con và ca tụng vinh quang Ngài. Để thực

hiện ý định đó, Ngài đã tiền định cho Ngôi Lời Nhập Thể đúng theo ý định Người đã có từ

muôn thuở (x. Ep 3, 11). Từ muôn thuở, nơi Thiên Chúa, ý định cứu độ và sự tiền định nơi

Đức Maria gắn liền với nhau trong một định lệnh. Chính do cùng một định lệnh tiền định ấy

mà Đức Maria được Chúa Cha tuyển chọn để làm Mẹ Thiên Chúa.

Với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, và để xứng đáng với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, Thiên

Chúa đã ban cho Mẹ những đặc ân cao quý khác đó là ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, ơn Trọn

Đời Đồng Trinh, ơn Hồn Xác Lên Trời. Với những đặc ân của Đức Maria, đức thánh cha Piô

XII long trọng tuyên bố vào ngày 01 / 1 / 1950 cho toàn thể thế giới rằng: “Thánh Mẫu Thiên

Chúa là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Maria Trọn Đời Đồng Trinh, sau khi sống trọn đời

trần thế, đã được triệu hồi cả hồn và xác vào trong Thiên Quốc”. Chỉ trong một lời tuyên tín

ngắn gọn và quan trọng để tuyên bố một tín điều, Đức Giáo Hoàng đã liệt kê cùng lúc đầy đủ

bốn đặc ân vô cùng cao cả, ngoài Đức Maria không có bất cứ ai có được.

Nói về ơn tiền định nơi đức maria, chúng ta phải khẳng định lại lần nữa rằng, ơn tiền

định nơi Mẹ tuyệt đối không mang tính tất định và loại trừ mọi quyết định tự do nội tâm.

Bằng chứng cho thấy, trong biến cố truyền tin, với lời thưa “xin vâng”, Mẹ đã trả lời với một

niềm vui chỉ có thể có trong một con người tự do thật sự.Thật sự, trong suốt cuộc đời Mẹ

Maria, Mẹ luôn nỗ lực cộng tác vào công trình cứu độ của Thiên Chúa. Mẹ đã hoàn toàn sống

theo Chúa Giêsu với con tim đau khổ, kết hợp với Con trên Thập Giá. Gần bên Thập Giá

Chúa Giêsu, người Mẹ vô tội của Thiên Chúa đã làm chứng cho căn nguyên sự sống và sự tự

do của chúng ta70

Page 71: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

Vì thế, Chúng ta cần noi gương mẹ, chúng ta hãy sống tuân phục thánh ý Chúa với tất

cả sự tự do của chúng ta.Mẹ Maria dậy chúng ta rằng để tìm được tự do của mình, chúng ta

phải, trước hết, “đánh mất” nóđi bằng biệc tuân theo thánh ý Chúa. Vì mọi cái phản lại thánh

ý Chúa đều phá huỷ phẩm giá con người và phá huỷ sự tự do của chúng ta.

Thực ra, khi gắng sức noi gương Mẹ là chúng ta ý thức hoặc mặc nhiên để Mẹ hành

động trong cuộc sống chúng ta như một người mẹ, một người thầy. Chúng ta đặt mình dưới sự

hướng dẫn của Mẹ, khát mong bắt trước đức tin, đức ái của Mẹ, như thế chúng ta đang nói với

Mẹ rằng: xin dậy con tin, yêu và hợp nhất với Chúa Giêsu như Mẹ.

Như thế, khi trình bày về ơn tiền định nơi Đức Maria cho chúng ta nhận ra rằng: việc

Chúa định không có nghĩa với tất định như có người ta lầm tưởng, mà chỉ có nghĩa là sự quan

phòng của Thiên Chúa. Ngài tạo dựng muôn loài muôn vật và hằng quan tâm chăm sóc, ban

ơn giúp đỡ như một người cha yêu thương con cái để ban ơn cứu độ như Thánh Phaolô đã nói

trong thư Ti-mô-thê: “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn mọi người cứu độ và

nhận biết chân lý” (1Tm 2, 4).

Tuy nhiên, dù muốn cứu độ hết mọi người, nhưng Thiên Chúa cũng muốn tôn trọng tự

do của con người, quyết định làm hay không làm, làm diều tốt hay điều xấu, nên họ phải chịu

trách nhiệm về việc làm của họ. Thánh Augustin nói: “Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta mà

không cần sự cộng tác của chúng ta; nhưng Ngài không thể cứu chúng ta nếu chúng ta không

cộng tác với Ngài”.

Từ câu nói này của thánh Augustin cho thấy, con người được mời gọi cách tự do đi

vào trong chương trình quan phòng của Thiên Chúa. Con người được mời gọi không phải với

một thái độ đón nhận ơn quan phòng cách thụ động. Nhưng là một thái độ đón nhận trong

trách nhiệm, trong tự do sáng tạo và lớn lên.

Chúng ta biết rằng, khi sáng tạo con người và ban cho con người tự do, Thiên Chúa

muốn để cho con người tham dự vào trong chương trình cứu độ của Ngài. Thiên Chúa là

Đấng quan phòng, Ngài sẽ dẫn dắt con người đến sự toàn vẹn mà Ngài đã định sẵn bằng ơn

quan phòng của Ngài. Ơn quan phòng của Thiên Chúa luôn gìn giữ các thụ tạo, cho dù chúng

có nhận ra hay không nhận ra sự hiện diện của Đấng quan phòng. Thiên Chúa hiện diện trong

thế giới, không giống tư cách của một chủ nhân, nhưng với tư cách của một người cha.

Chính vì thế, Thiên Chúa mời gọi con người đi vào cộng tác với Ngài trong ý thức trách

nhiệm và tự do. Chính trong viễn cảnh của sự cộng tác nơi con người vào chương trình quan

phòng của Thiên Chúa cho thấy; vì tình thương Thiên Chúa không muốn để cho con người thụ

động trong chương trình của Ngài, nhưng là chủ dộng trong ý thức và trách nhiệm tự do. Có

71

Page 72: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

nghĩa là Thiên Chúa muốn cho con người đặt phần của mình vào phần của Thiên Chúa, cho dù

những cái mà con người đặt vào này, cho tới cùng, cũng chỉ là những cái mà nó đã lãnh nhận từ

Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta xác tín rằng, tin Chúa định không những không làm cho con người

lười biếng, ỷ nại vào một quyền lực siêu phàm bên ngoài, mà trái lại, chính niềm tin ấy lại là

động lực thúc đẩy người tín hữu làm việc nhiều hơn để làm chủ thiên nhiên, và làm chủ vận

mệnh của mình với tất cả lý trí, ý chí và tự do mà Thiên Chúa ban cho chúng ta.

Như vậy, từ việc tìm hiểu ơn tiền định nơi Đức Maria, mở ra cho chúng ta một cái nhìn

mới về sự quan phòng của Thiên Chúa. Thiên Chúa biết trước mọi sự, Ngài thấy trước tất cả,

“mọi sự đều trần trụi phơi bầy ra trước mắt Ngài” (Dt 4, 13). Mặt khác, vì vạn vật đang ở trong

một tiến trình tiến đến sự trọn hảo tối hậu do Thiên Chúa định sẵn, cho nên trong trí khôn của

mình, Thiên Chúa phải có sẵn và đúng hơn Ngài biết trước và xếp đặt mọi sự để hướng dẫn các

thụ tạo tới đích của chúng như ý Ngài muốn. Theo thánh Tôma, ơn quan phòng bao quát cả vũ

trụ tức là ơn này mang tính cách phổ quát, nhưng đồng thời ơn này cũng mang tính cách riêng

rẽ, có nghĩa là ơn này cụ thể cho từng thụ tạo167. Riêng đối với con người, vì là thụ tạo có lý trí

và ý chí, cho nên ơn quan phòng còn đòi hỏi ở mức độ mỗi cá nhân riêng biệt và ơn này được

dành cho con người cách đặc biệt, chẳn hạn như Đức Maria đã được tiền định cách đặc biệt

khác với chúng ta như đã trình bày ở trên.

Tóm lại, về ơn tiền định nơi Đức Maria, chúng ta nhận ra rằng, Mẹ đã sống ơn tiền định

của mình cách hoàn hảo. Mẹ đã tiến bước nơi cuộc sống trần thế trong sự cộng tác hoàn toàn

với chương trình của Thiên Chúa bằng một niềm tin kiên vững, lòng mến sắt son và một niềm

tuân phục, phó thác lạ lùng. Từ đây chúng ta ngước trông lên Mẹ như là mẫu gương của một

đời sống kitô hữu hoàn hảo nhất. Nơi Mẹ, người Kitô hữu không chỉ đón nhận những mẫu mực

cho đời sống đức tin mà còn học theo Mẹ để sống hoàn thiện hơn mỗi ngày trong đức tin và

trong sự tuân phục thánh ý của Thiên Chúa.

167 X. Toma Aquino, Tổng Luận Thần Học, phần I, vấn đề 22, mục II.72

Page 73: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anphongso Bốt- Sa, SMM, Từ Điển Đức Mẹ , chuyển ngữ Matthias M Ngọc Đính, CMC, 1998.

2. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 70 Bài Giáo Lý Về Đức Maria, chuyển ngữ Lm.

Phêrô Nguyễn Quang Sách, 2000 .

3. Đức Hồng Y Terence Cooke, Những Bài Suy Niệm Về Mẹ Maria, Nguyên Tác

Meditations On Mary (không rõ năm)

4. E. Neuber, Đức Maria Trong Tín Lý, chuyển ngữ, Lm Bùi Quang Trung, 1953.

5. Fr. Oscar Lukefahr, CM, Ánh Sao Mai, chuyển ngữ Thiên Minh, 2002.

6. Giuse Phan Tấn Thành, OP, Mangificat, Học Viện Đa Minh, năm 2010.

7. Học Viện Châu Sơn, Giáo Trình Thánh Mẫu Học, lưu hành nội bộ.

8. Học Viện Thần Học Thánh Gia, Giảng Trình Thần Học Về Đức Trinh Nữ Maria, nk 2010 – 2012.

9. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin , Công Đồng Vativanô II, Nxb Tôn Giáo,

2012.

10. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin, Sách Giáo Lý Của Hội Thánh

Công Giáo, Nxb Tôn Giáo, 2012.

11. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Uỷ Ban Giáo Lý Đức, Tin Tiểu Ban Từ Vựng, Từ Điển

Công Giáo, Nxb Tôn Giáo, 2011.

12. Jean Galot SJ, Đấng Đầy Ơn Phúc, chuyển ngữ Lm Bênađô, Nxb Hà Nội, 2009.

13. John R . Sachs, SJ, Nhân Học Theo Kitô Giáo, 1991, chuyển ngữ Duy Khánh, OP.

14. Jame Cardinal Hickey, Đức Maria Dưới Chân Thánh Giá, dịch giả Đức Giang 1988.

15. Jorathe Nắng Tím, Tôi Tin, Nxb Tôn Giáo, 2013.

16. Judith A. Bauer, Sổ Tay Những Điều Cần Biết Về Đức Mẹ, 2004, chuyển ngữ,

Matthias M. Ngọc đính, C.M.C.

17. Jack Philip, Tôi Muốn Sống Tự Do: Sức Mạnh Của Đức Tin, Đức Cậy Và Đức

Mến, Nguyễn Ngọc Kính, OFM, chuyển ngữ, Nxb Đông Phương (không rõ năm).

73

Page 74: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/LUẬN VĂN...  · Web viewTrong tâm tình cảm tạ tri ân, con hết lòng tri ân quý cha viện phụ, quý cha

18. Karl Rahner, Maria Kẻ Đã Tin, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2004.

19. Lm Augustinô Nguyễn Văn Trinh, Huấn Quyền Về Đức Trinh Nữ Maria, Nxb Tôn Giáo, 2007.

20. Lm Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Mẹ Maria Trong Phụng Vụ Công Giáo, TP HCM, tháng 9 / 2004.

21. Lê Tiến, Đức Maria Mẫu Gương Tận Hiến, đmhv, 2001.

22. Lm Lê Phú Hải, OMI, Đức Maria Tôn Sùng Và Cầu Nguyện, Nxb Tôn Giáo, 2014

23. Lm Giuse Hoàng Kim Toan, Đức Maria Trong Văn Hoá Đạo Mẫu, 2002.

24. Lm Phan Tấn Thành, Vầng Trăng Tuyệt Vời, lưu hành nội bộ.

25. Lm Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, OC, Thánh Mẫu Học, 2017.

26. Lm Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, tập I và II, 1998 – 1999.

27. Lm Taqnila Hoàng Đắc Ánh, Thần Học Về Đức Maria, Nxb Tôn Giáo, 2008.

28. Lm Augustinô, Nguyễn Văn Trinh, Thánh Mẫu Học, 2005.

29. Lm Nguyễn Văn Tuyên, Đức Maria Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, Nxb Tôn Giáo, 2000.

30. Lm Giacôbê Phạm Đăng Phượng OP, Chia Sẻ Về Đức Maria, Nxb Phương Đông, 2010.

31. Lm Mai Văn Hùng OP, Linh Đạo Thánh Mẫu, Chân Dung Đức Maria Trong Tin Mừng, 1994.

32. Lm Phêrô M, Ngô Minh Châu, CMC, Mẹ Maria Đồng Công, Trung Gian Và Trạng

Sư, Hiệu sách Regina, 2004.

33. Lm Nguyễn Hữu Thy, Đức Maria Trong Kinh Nguyện Giáo Hôi, Xuất Bản: Trung Tâm

Mục Vụ Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Trier, CHLB Đức.

34. Norberto, Đức Maria Nữ Tỳ Của Thiên Chúa, 2006.

35. Peter M. J. Stravinskas, Lời Kinh Cổ Xưa, Thế Giới Hiện Đại, Nxb Tôn Giáo, 2010.

36. Peter Neuner, Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Ân Sủng Luận Qua Các Tác Giả, lưu hành nôi bộ.

37. Scott Hahn, Kính Trào Đức Nữ Vương, biên dịch Đa Minh M Nguyễn phúc lộc, CMC.

38. http://www.xuanha.net/S-Tinliconggiao/8thienchuatiendinh.htm

39. http://www.gotquestions.org/Viet/Tien-dinh.html

40. http://thanhlinh.net/node/38213

41. https://www.catholic.org.tw/vntaiwan/caotinh/29chucha.htm

42. http://linhthao.net/luutru/409

74