Top Banner
1 HOÏC VIEÄN HOÄI DOØNG XITOÂ THAÙNH GIA Nieân Khoaù 2011-2015 MẦU NHIỆM CÁC THÁNH HIỆP THÔNG TRONG GIÁO HỘI LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP Sinh viên thực hiện: M. Montfort Chu Văn Toàn Giáo sư hướng dẫn: Lm. M. Vinh Sôn Lieâm Nguyeãn Hoàng Thanh Ñan Vieän Thaùnh Maãu Phước Sơn 2015
93

hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

Feb 04, 2018

Download

Documents

trinhthuan
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

1

HOÏC VIEÄN HOÄI DOØNG XITOÂ THAÙNH GIA Nieân Khoaù 2011-2015

MẦU NHIỆM CÁC THÁNH

HIỆP THÔNG

TRONG GIÁO HỘI

LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP

Sinh viên thực hiện: M. Montfort Chu Văn Toàn

Giáo sư hướng dẫn:

Lm. M. Vinh Sôn Lieâm Nguyeãn Hoàng Thanh

Ñan Vieän Thaùnh Maãu Phước Sơn

2015

Page 2: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

2

Lời tri ân

“Uống nước nhớ nguồn

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Trong tâm tình tri ân cảm tạ, con xin nói lên tấm lòng biết ơn đến:

Trước hết là tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi, và toàn thể các thánh. Nhờ chuyển cầu của Mẹ

Maria, các thánh, các linh hồn trong luyện tội, và ông bà tổ tiên mà Thiên Chúa đã đã ban cho

con biết bao ơn lành trong những năm qua: kiến thức, sức khỏe, và những ân sủng khác..., để con

hoàn thành chương trình đào tạo khoa thần học, và tiếp tục sống đời đan tu trong lòng Giáo hội.

Thứ đến, con hết lòng tri ân các Quí Viện Phụ, cách riêng Viện Phụ Gioan Thánh Giá

Lê Văn Đoàn, quí Cha, quí Thầy trong Đan Viện Thánh Mẫu Phước Sơn, đã dày công dạy

dỗ, hướng dẫn, chỉ giáo cho con trong quá trình học tập, tu luyện; nhất là đã gánh vác

những công việc của cộng đoàn, để tạo mọi điều kiện cho con có cơ hội học hỏi về những

chân lý thần học và giá trị đời tận hiến, ngõ hầu có thể dấn thân cho sứ vụ.

Tiếp theo, con xin tri ân đến Cha giám đốc, quí Cha trong Ban Giám Đốc của Học

Viện Thần Học Xitô Thánh Gia Việt Nam, đã hết mình phục vụ tận tình cho khóa học được

kết thúc tốt đẹp. Đặc biệt là cha phó giám đốc Vinh Sơn Liêm - Nguyễn Hồng Thanh, là

người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ con trong suốt thời gian làm bài luận văn này. Nhờ

công lao của cha chỉ dạy mà con đã hoàn thành luận văn một cách tốt đẹp. Con hết lòng cảm

ơn cha…. Con cũng tri ân đến Quí Giáo sư, đã tận tình truyền dạy không chỉ cung cấp kiến

thức mà còn những kinh nghiệm thiêng liêng, những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và cả

tinh thần nhiệt tâm tông đồ.

Cách riêng trong tình huynh đệ thân thương, em cũng xin cám ơn quí anh trong khóa

học, đặc biệt là các anh cùng lớp, đã chân thành góp ý, giúp đỡ, khích lệ em trong quá trình

học tập. Nhờ đó, em mới có thành quả ngày hôm này.

Cuối cùng, con xin tri ân đến Cha Mẹ, là những người đã cưu mang và sinh thành dưỡng

dục con; cùng với tất cả anh chị em trong gia đình và nội ngoại xa gần, là những người đã tận

tình giúp đỡ con về nhiều mặt, đặc biệt là luôn đồng hành với con trong lời cầu nguyện.

Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu và chúc lành cho Quí Cha, Quí Giáo Sư, Quí

Thầy, Bố Mẹ, Anh Chị Em họ hàng nội ngoại, cùng tất cả Bạn Bè, luôn được bình an, hăng say

phụng sự Chúa và phục vụ mọi người, với một tấm lòng hiệp thông với nhau trong Chúa Ki-tô.

Con xin chân thành cám ơn!

Đà Lạt ngày 25/3/2015

M. Montfort – Chu Văn Toàn.

Page 3: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

3

Nhận xét của giáo sư hướng dẫn

Hội thánh là mầu nhiệm hiệp thông. Sự hiệp thông này bắt nguồn từ mầu nhiệm

Chúa Ba Ngôi và được diễn tả ra trong mọi chiều kích của đời sống Giáo hội và của mỗi

người kitô hữu. Đặc biệt là qua ba trạng thái của Giáo hội: Vinh thắng, Lữ hành và Thanh

luyện. Với đề tài «Mầu nhiệm các thánh hiệp thông trong Giáo hội», nghiên cứu sinh đã

diễn tả được mọi chiều kích của sự hiệp thông trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Hội thánh

một cách sâu rộng và khá thuyết phục.

Tiểu luận của sinh viên gồm 4 chương. Lời mở và kết luận, sinh viên viết khá hay

vì đã giới thiệu được nội dung của đề tài và tóm tắt được những gì sinh viên đã trình bày

trong bài nghiên cứu.

Chương I, trình bày khá rõ ràng về khái niệm các thánh hiệp thông và ý nghĩa của

sự hiệp thông này.

Chương II, nói về ba trạng thái của Hội thánh theo mặc khải Kinh Thánh, truyền

thống Giáo hội và suy tư thần học.

Chương III, triển khai sâu rộng các khía cạnh của mầu nhiệm các thánh hiệp thông

trong Hội thánh. Mầu nhiệm hiệp thông này khởi đi từ mầu nhiệm hiệp thông giữa Ba Ngôi

Thiên Chúa, như là nguồn cội và là khuôn mẫu hiệp thông của Giáo hội Lữ hành, Khải

hoàn và Thanh luyện. Chương này sinh viên viết khá hay.

Chương IV, đưa ra những dẫn chứng cụ thể của đan sĩ sống mầu nhiệm hiệp thông

trong mọi sinh họat hằng ngày, đặc biệt là trong phụng vụ thánh lễ, trong các giờ kinh

nguyện, trong lao tác và trong các việc đạo đức khác nhau.

Nhìn chung, nghiên cứu sinh đã hoàn thành tiểu luận của mình khá suất sắc. Bài

viết có nghiên cứu sâu rộng, trích dẫn nhiều nguồn tại liệu khác nhau một cách rõ ràng

minh bạch theo phương pháp nghiên cứu biên soạn. Sinh viên cũng có khả năng lập luận,

và diễn tả tư tưởng tốt. Bài viết có sự liên kết mạch lạc giữa các phần với nhau. Đọc tiểu

luận của sinh viên, độc giả sẽ thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc sống hiệp

thông trong mầu nhiệm Giáo hội, cũng như trong cuộc sống của kitô hữu, đặc biệt là của

mỗi đan sĩ. Nhờ sống mầu nhiệm hiệp thông mà Hội thánh được hiệp nhất trong một thân

mình mầu nhiệm, và hồng ân cứu độ của Thiên Chúa đến với con người.

Học viện, ngày 05.05.15

Điểm: . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. Cist.

Page 4: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

4

Mục lục

Mục lục:............................................................................................................................................. 4

Dân nhập: .......................................................................................................................................... 6

Chương I: Ý Niệm Các Thánh Hiệp Thông ................................................................................... 10

I. Thuật ngữ các thánh hiệp thông ..................................................................................................... 10

1. Thuật ngữ các thánh .................................................................................................................. 10

2. Thuật ngữ hiệp thông ................................................................................................................ 12

3. Khái niệm các thánh hiệp thông ................................................................................................. 13

II. Ý nghĩa các thánh hiệp thông ........................................................................................................ 13

1. Hiệp thông trong sự thánh ......................................................................................................... 13

2. Sự hiệp thông giữa những người thánh ...................................................................................... 16

Chương II: Ba Trạng Thái Của Giáo Hội ...................................................................................... 18

I. Giáo Hội Lữ Hành ......................................................................................................................... 18

1. Nguồn gốc và tiến trình thành lập Giáo hội ................................................................................ 18

1.1 Giáo hội lữ hành được loan báo trong Cựu ước .................................................................... 18

1.2 Tiến trình Đức Giê-su thành lập Giáo hội ............................................................................. 19

2. Những đặc tính của Giáo hội ........................................................................................................ 20

3. Giáo hội là dân Thiên Chúa đang trên đường lữ hành................................................................. 22

II. Giáo Hội Thanh Luyện ................................................................................................................. 24

1. Nền tảng Kinh thánh ................................................................................................................. 25

1.1 Cựu ước nói một cách gián tiếp về sự thanh luyện................................................................ 25

1.2 Tân ước nói về sự thanh luyện cách gián tiếp ....................................................................... 26

2. Truyền thống của Giáo hội ........................................................................................................ 27

2.1 Các giáo phụ ....................................................................................................................... 27

2.2 Huấn quyền của Giáo hội ..................................................................................................... 28

3. Suy tư thần học ......................................................................................................................... 29

3.1 Suy tư thần học theo lối bình dân ......................................................................................... 29

3.2 Suy tư theo các nhà thần học................................................................................................ 30

III. Giáo hội khải hoàn ...................................................................................................................... 32

1. Nền tảng Kinh thánh ................................................................................................................. 33

1.1 Cựu ước .............................................................................................................................. 33

1.2 Tân ước ............................................................................................................................... 34

2. Quan niệm của Giáo hội ............................................................................................................ 37

2.1 Các giáo phụ ....................................................................................................................... 37

2.2 Huấn quyền của Giáo hội ..................................................................................................... 38

3. Suy tư thần học ......................................................................................................................... 40

3.1 Khát mong hạnh phúc vĩnh cửu ........................................................................................... 40

Page 5: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

5

3.2 Chiêm ngưỡng tôn nhan Chúa.............................................................................................. 41

Chương III: Mầu Nhiệm Các Thánh Hiệp Thông Trong Giáo Hội .............................................. 44

I. Ba Ngôi Là Khuôn Mẫu Của Sự Hiệp Thông ................................................................................. 44

1. Mối hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa ................................................................................. 44

2. Ba Ngôi hiệp thông với nhau nhờ sự trao ban tình yêu ............................................................... 46

3. Giáo hội hiệp thông bắt nguồn từ Ba Ngôi ................................................................................. 46

II. Hiệp Thông Giữa Các Thành Phần Trong Giáo Hội Lữ Hành ........................................................ 48

1. Hiệp thông trong phẩm trật ........................................................................................................ 48

2. Hiệp thông trong thân thể .......................................................................................................... 50

3. Hiệp thông trong liên đới ........................................................................................................... 51

3.1. Lời cầu nguyện cho nhau .................................................................................................... 51

3.2. Nhường công phúc cho người khác ..................................................................................... 53

3.3. Đền tội thay cho người khác ............................................................................................... 53

III. Giáo Hội Lữ Hành Hiệp Thông Với Giáo Hội Vinh Thắng ........................................................... 55

1. Sự tôn kính và kêu cầu các thánh ............................................................................................... 55

2. Các thánh chuyển cầu ơn Chúa xuống cho Giáo hội lữ hành ...................................................... 58

3. Đức Maria trung gian của hiệp thông ......................................................................................... 59

IV. Ba Trạng Thái Của Giáo Hội Hiệp Thông Với Nhau .................................................................... 60

1. Giáo hội lữ hành hiệp thông với Giáo hội thanh luyện ............................................................... 61

2. Giáo hội Thanh luyện hiệp thông với Giáo hội Lữ hành ............................................................. 64

3. Các thánh trên trời cầu bầu cho các linh hồn ở luyện tội............................................................. 65

4. Đức Maria an ủi và giải thoát các linh hồn ở luyện tội ............................................................... 66

Chương IV: Đan Sĩ Sống Mầu Nhiệm Các Thánh Hiệp Thông .................................................... 69

I. Hiệp Thông Qua Các bí tích Và Thánh Lễ ...................................................................................... 69

1. Hiệp thông qua các bí tích ......................................................................................................... 69

2. Hiệp thông qua Thánh lễ ........................................................................................................... 72

II. Hiệp Thông Qua Giờ Kinh Phụng Vụ ........................................................................................... 77

1. Hợp với các thánh trên trời ca ngợi Thiên Chúa ......................................................................... 77

2. Chuyển cầu muôn ơn lành xuống cho nhân loại ......................................................................... 78

3. Chuyển cầu cho các linh hồn đang còn thanh luyện ................................................................... 80

III. Hiệp Thông Qua Lao Động Và Các Việc Đạo Đức Khác ............................................................. 81

1. Hiệp thông qua lao động ............................................................................................................ 81

1.1. Đan sĩ lao động theo gương Chúa Giê-su, các Tổ phụ và các thánh ..................................... 82

1.2. Đan sĩ lao động để đền tội, giúp ích cho các linh hồn .......................................................... 83

2. Những việc đạo đức khác .......................................................................................................... 84

2.1 Đi đàng Thánh giá ............................................................................................................... 84

2.2 Viếng nghĩa trang ................................................................................................................ 86

Kết luận: .......................................................................................................................................... 88

Sách Tham Khảo ............................................................................................................................. 92

Page 6: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

6

Dẫn nhập

John Donne đã để lại câu nói về sự tương quan giữa con người với nhau: “No man

is an island” – “Không ai là một hòn đảo” 1. Con người được sinh ra là để sống cùng, sống

với, sống cho và sống vì. Quả thật, Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh

Thiên Chúa và đặt con người vào trong mối tương quan liên vị, tình yêu, hiệp thông với

Thiên Chúa, với thiên nhiên vạn vật và với nhau. Tuy nhiên, khi phạm tội con người đã

phá vỡ mối tương quan hiệp thông thủa ban đầu. Con người không thể tự hàn gắn, mà còn

gây hấn và chia rẽ nhau. Thiên Chúa là tình yêu, cũng là Thiên Chúa của tương quan liên

vị, Ngài không đành để cho con người đi vào cõi diệt vong. Vì yêu con người, Ngài đã sai

con mình đến thế gian để khai thông lại mối tương quan hiệp thông thủa ban đầu, và đưa

con người đi vào trong sự hiệp thông trọn vẹn với sự sống và tình yêu Thiên Chúa. Cũng

chính nhờ sự hiệp thông với Thiên Chúa mà con người lại được thông giao với nhau và với

vạn vật. Có thể nói cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi là khuôn mẫu của sự tương quan hiệp

thông: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với

nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42). Cộng đoàn

kiểu mẫu đó nay không còn.

Thay vào đó là một xã hội đầy những mâu thuận chia rẽ, đã đánh mất sự tương

quan hiệp thông. Chúng ta đang sống trong một thời đại mạng truyền thông internet bùng

nổ, với việc trao đổi thông tin trở nên nhanh và dễ hơn. Tuy nhiên, dù internet có khả năng

rút ngắn khoảng cách toàn cầu nhưng lại đẩy ngõ hàng xóm ra quá xa, ở cùng một chung

cư, một xóm, một khu phố mà không ai biết ai. Tương quan tình làng xóm vốn là truyền

thống tốt đẹp nay đã mai một. Qủa thật, sự hiệp thông đang bị báo động. Chiến tranh,

khủng bố nổi lên khắp nơi trên thế giới. Điển hình biến cố khủng khiếp vào ngày 11 tháng

9 năm 2001 tại New York đã làm “rung động” cả thế giới. Từ đó đã mở màn cho làn sóng

khủng bố, chiến tranh khắp nơi. Mới đây lại xuất hiện nhóm khủng bố có tên là IS, làm cho

thế giới lâm vào tình trạng ngày càng bất ổn trong nhiều lãnh vực, đi đâu, đứng đâu cũng

phải cảnh giác, đề phòng. Bên cạnh đó còn xảy ra những vụ tai nạn giao thông, và nghề

nghiệp thật khủng khiếp. Cách riêng những chuyến bay hàng không được xem là an toàn

nhất, thì gần đây lại xuất hiện hàng loạt bất an. Cụ thể chuyến bay QZ 8501 từ Surabaya,

Indonesia sang Singapore với 162 người trên khoang đã bị tai nạn chết chìm dưới đáy biển

vào ngày 28 tháng 12 năm 2014. Qua đó cho chúng ta thấy sự sống thật mong manh, cái

chết đến một cách bất ngờ, cướp đi những người thân yêu, chia cắt những quan hệ thân

mật, gây lên sự đau đớn, khiến chúng ta sống mãi trong sự cay đắng, vì đã đánh mất một

1 x. John R. Sách, SJ. Nhân học Ki-tô giáo, nxb Minnesota, 1991, tr. 40. Chuyển ngữ Duy Khánh, OP.

Page 7: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

7 mối quan hệ tỏ ra đầy hứa hẹn. Một nắm đất vô tri đã ngăn cách sự tương quan hiệp thông

giữa người còn sống với người đã khuất. Sự chết dường như là dấu chấm hết.

Trước sự bế tắc và trong lúc tuyệt vọng đó thì “Mầu Nhiệm Các Thánh Hiệp

Thông” đã thắp lên cho chúng ta một ngôi sao hy vọng. Với niềm tin của Ki-tô Giáo về sự

hiệp thông các thánh: chúng ta tin rằng Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống cũng như Chúa

của kẻ chết, hay nói đúng hơn, Người là Thiên Chúa hằng sống (x. Mt 22,31-32). Bởi vậy,

những người đã chết đối chúng ta chỉ là vắng bóng ở đời này, nhưng vẫn hiện hữu, vẫn

sống trong vương quốc của Thiên Chúa và chúng ta có thể hiệp thông với nhau2. Cách

riêng với đời sống tâm linh, chúng ta cảm nhận được các ngài luôn ở bên và sống mãi nơi

cung lòng ta. Nắm đất vô tri kia tưởng chừng như đã ngăn cách sự tương quan giữa người

sống và kẻ chết, thì giờ đây đã được khai mở. Bởi vì nơi đề tài của luận văn về: “Mầu

Nhiệm Các Thánh Hiệp Thông” nói lên một mối tương quan hiệp thông mật thiết giữa

người còn sống với người đã khuất. Quả thật, Giáo hội Công giáo dành riêng tháng 11 để

cầu nguyện, hiệp thông với các đẳng linh hồn. Có thể nói “tháng 11 là tháng Âm Dương

hội ngộ, tháng mà kẻ sống kẻ chết có cơ hội gặp nhau nhiều hơn trong niềm tin và lòng yêu

mến”3. Sự hiệp thông này không dừng lại ở đó, nhưng còn được thể hiện nơi Thánh lễ mỗi

ngày trên toàn cầu đều nhớ đến những người đã an giấc ngàn thu.

Chính vì thế, lý do và mục đích của người viết chọn đề tài này trước hết là cho bản

thân xác tín niềm tin vào sự hiệp thông giữa người còn sống với những người đã qua đời.

Sau đó, là muốn nói cho những người đã đánh mất niềm tin vào sự hiệp thông với những

người thân yêu đã ra đi trước, nhận thấy rằng: không có gì tách được chúng ta với những

người thân yêu, cho dù chiến tranh, khủng bố, tai nạn... Ngay cả cái chết cũng không thể

cắt đứt sự tương quan đó được. Bởi vì, chúng ta với các ngài có một mối liên hệ mật thiết

trong tình yêu và sự hiệp thông trong các thánh. Còn chúng ta những người đang còn tại

thế, hãy mang sự hiện diện của những người đã khuất trong chính sự hiện diện của mình.

Nói cách khác bằng chính cuộc sống của mình, chúng ta hãy làm cho ông bà, cha mẹ, tổ

tiên, anh chị em và bạn hữu của chúng ta được tiếp tục hiện diện. Cũng như chúng ta có

trách nhiệm trở nên “hình ảnh sống động” của chính Chúa Ki-tô.

Thật vậy, vì là “hiện thân” và có sự hiệp thông mật thiết với Đức Ki-tô, nên các ki-

tô hữu đang còn sống ở đời này và những người đang ở bên kia thế giới được gọi là “các

thánh hiệp thông”. Điều này sẽ được làm sáng tỏ hơn ở chương thứ nhất của luận văn về

“Ý Niệm Các Thánh Hiệp Thông”. Chương mở đầu này sẽ cho ta biết thuật ngữ về “các

2 Chia sẻ số 28 Nội san Liên Tu sĩ Tp. HCM, Các thánh thông công, sự hiệp thông trong Hội thánh và trong

cộng đoàn tu trì, tháng 11-2000, tr. 4. 3 Chia sẻ số 28 Nội san Liên Tu sĩ Tp. HCM, Các thánh thông công, sự hiệp thông trong Hội Thánh và trong

cộng đoàn tu trì, tháng 11-2000, tr. 3.

Page 8: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

8 thánh” và sự “hiệp thông” là gì? Và ý nghĩa hiệp thông ra sao? Hạn từ “các thánh” sẽ

mang một ý nghĩa phổ quát, chứ không phải chỉ dừng lại các thánh ở trên Thiên đàng

(thuộc Giáo hội Khải hoàn) mà bấy lâu nay chúng ta hiểu. Nhưng là trở về ý nghĩa nguyên

thủy mà thánh Phao-lô thường dùng khi viết thư hỏi thăm các giáo đoàn của ngài là “dân

thánh…”, cho nên các tín hữu còn sống (Giáo hội Lữ hành), và những người đã qua đời

(Giáo hội Thanh luyện) cũng được gọi là thánh, vì đã liên kết trong Đức Ki-tô. Những

thành phần đó được Giáo lý Hội thánh Công giáo gọi là ba trạng thái của Giáo hội.

Trong chương thứ hai của luận văn, sẽ tìm hiểu sự hiện hữu của “Ba Trạng Thái Của

Giáo Hội”. Trước hết là Giáo hội lữ hành, có nguồn gốc hình thành như thế nào? Và có

những đặc tính gì? Sau đó là sự hiện hữu của Giáo hội Thanh luyện. Và cuối cùng là Giáo

hội Khải hoàn, có nền tảng Kinh Thánh, quan điểm của Giáo hội và suy tư thần học ra sao?

Sau khi nêu lên sự hiện hữu của ba trạng thái của Giáo hội, qua chương thứ ba

người viết trình bày về “Sự Hiệp Thông Giữa Ba Trạng Thái” đó với nhau, nhưng hiệp

thông như thế nào? Có thể nói đây là phần trọng tâm của đề tài luận văn này. Sự hiệp thông

này có nguồn gốc và theo khuôn mẫu Thiên Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi có một sự tương quan

hiệp thông mật thiết nhờ vào sự trao ban tình yêu trào tràn. Từ đó, các thành phần của Giáo

hội hiệp thông qua việc cầu nguyện, cầu bầu cùng Chúa cho nhau, tạo nên một mối dây

hiệp thông giữa người còn sống với những người đã qua đời, cho dù đã vào Thiên đàng

hay đang còn chịu thanh luyện. Quả thật, hiệp thông vốn là bản chất của Giáo hội. Do đó,

mọi thành phần của Giáo hội tích cực thể hiện sự hiệp thông này ở giữa trần gian, để thắp

lên một niềm hy vọng cho thời đại hôm nay.

Như vậy, có thể nói rằng các đan sĩ cũng là thành phần của Giáo hội, vì thế phải

thực sự là con người hiệp thông, nghĩa là tiếp nhận và thể hiện sự hiệp thông trong cuộc

sống4. Chính vì thế, trong chương cuối cùng của luận văn này sẽ cho ta biết các “Đan Sĩ

Sống Mầu Nhiệm Các Thánh Hiệp Thông” một các cụ thể. Từ những công việc hằng ngày:

bắt đầu bằng phụng vụ các bí tích và giờ kinh, cho đến những công việc lao công vất vả để

diễn tả sự hiệp thông sâu xa. Bởi chưng những việc đó Chúa Giê-su, Mẹ Maria và các

thánh xưa nay cũng làm. Nay các đan sĩ đang sống mối tình hiệp thông của các ngài, và

được thể hiện ngang qua cuộc sống của người đan sĩ.

Có thể nói, tựa đề của luận văn: “Mầu Nhiệm Các Thánh Hiệp Thông Trong Giáo

Hội” là một chủ đề khá quen thuộc vì đã có từ lâu, bắt nguồn từ Truyền thống các Tông đồ.

Vì đề tài rất sâu rộng, khả năng của người viết lại giới hạn, nên không thể nào triển khai

hết mọi khía cạnh lịch sử, cũng như ý nghĩa và mọi vấn đề được. Bởi vậy, người viết chỉ

4 x. Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, Hạt giống chiêm niệm - Nội san linh đạo Đan tu: Trong lòng Giáo

hội, số 8, tháng 1 năm 2010, tr. 33.

Page 9: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

9 dừng lại ở khía cạnh Ba Trạng Thái của Giáo hội để nói lên sự hiệp thông với nhau, ngõ

hầu có thể đem áp dụng vào cuộc sống của đời đan sĩ.

Những gì sẽ trình bày trong đề luận này, không phải là những khám phá mới mẻ,

nhưng chỉ là tổng hợp những nguồn tài liệu khác nhau mà người viết đã dày công tìm hiểu

trên sách vở ngang qua các tác giả đã đi trước, cộng với chút kinh nghiệm thực tế của cuộc

sống hằng ngày mà bản thân đã và đang thực hiện. Từ đó người viết tổng hợp lại và đưa

vào những dẫn chứng cụ thể, nhằm triển khai đề tài một cách mạch lạc, có thể giúp cho độc

giả vượt qua những khó khăn khi nhận thấy mình cô đơn, thất vọng trước những mất mát

của người thân. Để hiểu rõ từng vấn đề của ‘các thánh hiệp thông’ hơn, chúng ta cần tìm

hiểu nội dung của bài luận văn này.

Page 10: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

10

Chương I:

Ý Niệm Các Thánh Hiệp Thông Khi nói ý niệm các thánh hiệp thông là muốn nói đến một thuộc tính khác của Giáo

hội, mọi phần tử trong Giáo hội đều liên đới, hiệp thông với nhau. Vì vậy, trước hết ta cần

tìm hiểu ý niệm các thánh hiệp thông. Sau đó trình bày ý nghĩa của sự hiệp thông các thánh.

I. Thuật ngữ các thánh hiệp thông

Để hiểu rõ thuật ngữ hay ý niệm các thánh hiệp thông, trước hết chúng ta cần tìm

hiểu “các thánh” nghĩa là gì? Kinh thánh đã nói gì về hạn từ “thánh” và các thánh gồm

những ai? Thứ đến là tìm hiểu về “hiệp thông”. Cối cùng, sau khi đã hiểu rõ “các thánh”

và “hiệp thông” là gì, chúng ta sẽ rút ra một vài định nghĩa về các thánh hiệp thông. Vậy,

các thánh nghĩa là gì?

1. Thuật ngữ các thánh

Hầu hết các tôn giáo đều biết đến khái niệm thánh. Ý niệm “thánh” bao gồm hai yếu tố chủ

chốt là: tách biệt và thanh khiết. Điều này đã được Kinh thánh triển khai cho chúng ta.

Cựu ước gọi “thánh” là những điều được tách ra khỏi thế tục để dành riêng cho Thiên

Chúa, và vì thế được tham dự vào đặc tính “thánh” của Thiên Chúa. Bởi tự bản tính, Thiên Chúa

là thánh, nghĩa là hoàn toàn khác với thế gian, nên “sự thánh” là chính Giavê. Israel là dân thánh

vì đã được Giavê chọn để dành riêng cho Người. Vậy, “thánh” mang ý nghĩa tương tự như

“được chọn”. Thiên Chúa đã chọn họ, tựa như đã sinh họ ra làm con cái, nên họ được thông phần

bản tính của Người (x. Đnl 14, 1-2). Vì họ là thánh, tức là được dành riêng cho Chúa, nên họ phải

trở nên thánh5. Như vậy, trong Cựu ước khi dùng “thánh” đi một mình có nghĩa đặc biệt: là để chỉ

những kẻ được tuyển chọn thời cánh chung6.

Tân ước quan niệm sự thánh trong ánh sáng của kinh nghiệm phục sinh và của mạc khải về

sự sống Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa là “Cha thánh” (Ga 17, 11), đã hết lòng yêu loài người (x.

Ga 3, 16; 13, 1). Giữa dòng lịch sử, dân mới của Chúa phải làm cho sự thánh ấy lan tỏa trong khắp

thế giới: “Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi

anh em...” (1Pr 1, 15-16). Đức Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa chí thánh, là “Đấng Thánh của

Thiên Chúa” (Mc 1, 24), vì Ngài được đầy Thần Khí (x. Lc 4, 18). Đức Giêsu là thánh vì được thụ

thai bởi Thánh Thần (x. Lc 1, 35), vì hoạt động nhờ sức của Thần Khí (x. Mt 12, 28). Đức Giê-su là

thánh vì Ngài là một với Cha thánh (x. Ga 10, 30), vì Ngài là Thiên Chúa chí thánh (x. Ga 20, 28).

“Thánh” là biệt hiệu đặc trưng của Thần Khí, được gọi là “Thánh Thần”. Không được

Thần Khí thánh hóa, thì chẳng có gì và không một ai là “thánh” cả. Như ở tại sông Giođan, Thần 5 x. Filipe Gomez, Giáo hội học, thần học tín lý 2, nxb An tôn và Đuốc sáng, 2002, tr. 232. 6 x. Điển ngữ Thần học Thánh Kinh, M-Y, IV, bản dịch Phân khoa Thần học Giáo hoàng Học viện thánh Pio

X Đà lạt- Việt Nam, nxb Hạnh phúc, 1974, tr. 45.

Page 11: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

11 Khí ngự xuống trên Đức Giêsu để khai mở sứ mạng, thì ngày Lễ Ngũ tuần, Thần Khí cũng đã

xuống trên Giáo hội sơ khai (x. Cv 2, 3-4). Mục đích sứ mạng của Thánh Thần là thông truyền

cho loài người sự sống thánh thiện của Ngôi Cha và Ngôi Con7. Do đó, khi lãnh bí tích rửa tội

các ki-tô hữu được gọi là thánh. Vì đã thông hiệp trọn vẹn sự thánh thiện của Thiên Chúa

Ba Ngôi. Vì vậy, đến thời Tân ước “thánh” được chỉ tất cả ki-tô hữu. Bởi nhờ Chúa Thánh

Thần, ki-tô hữu tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Hơn nữa sự thánh thiện của

ki-tô hữu bắt nguồn từ việc tuyển chọn, nên đòi buộc phải đoạn tuyệt với tội lỗi để hành

động theo sự thánh thiện đến từ Thiên Chúa, chứ không phải theo sự khôn ngoan xác thịt8.

Như thế, những ki-tô hữu còn sống hay đã qua đời đều được gọi là thánh. Điều này đã

được linh mục Phan Tấn Thành phân tích chữ “sanctorum” có ba lối giải thích khác nhau.

Thường chúng ta hiểu “santi” là các thánh. Là những người thánh thiện nhân đức, các

thánh nhân ở trên trời. Hai là sự hiệp thông của các tín hữu với nhau. Bởi vì trong các thư

gởi các giáo đoàn, thánh Phaolo đã nhiều lần gọi tất cả các tín hữu là các thánh. Thứ ba là

hiệp thông trong sự thánh (sancta), tức là những bí tích. Chữ “thánh” gồm cả ba ý nghĩa

này. Cả ba cùng bổ túc cho nhau để làm sáng tỏ hơn bản chất của Giáo hội9. Bởi vì,

“thánh” là thuộc từ đầu tiên được gán cho danh từ Giáo hội trong truyền thống. Từ thế kỷ

thứ hai trong thư gởi cho cộng đoàn Trailles thánh Inhaxio Antiokia gọi Giáo hội là

thánh10. Thật thế, “các thánh” ở đây là danh từ để gọi chung các thánh trên Trời, các linh

hồn trong luyện ngục và mọi người tin theo Đức Ki-tô đang còn sống. Các thánh vì cùng

một thân thể Đức Ki-tô, cùng một gia đình Đức Ki-tô, cùng một “huyết thống” với Đức Ki-

tô, cùng trong một Giáo hội duy nhất của Đức Ki-tô nên không ngừng hiệp thông, hiệp ý,

hiệp lòng, hiệp lực với nhau trong Đức Ki-tô. Các thánh cùng chung một đức tin, một đức

mến, một lòng trông cậy, nên cảm nghiệm chung những cố gắn, thành công, hạnh phúc, đồng

thời cảm thông những yếu đuối, vấp ngã của nhau11.

Như vậy, Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng chí thánh, khi các ki-tô hữu thông hiệp với

Thiên Chúa Ba Ngôi cũng được gọi là thánh, cho dù đang còn sống hay đã qua đời được

hưởng tôn nhan Chúa hay đang còn thanh luyện. Hạn từ “thánh” ở đây phải hiểu nghĩa

rộng và nghĩa nguyên thủy từ trong Tân ước, có nghĩa là tất cả các tín hữu còn sống cũng

như đã qua đời đang còn thanh luyện hay đã được hưởng tôn nhan Chúa đều hiệp thông

với nhau. Nhưng hiệp thông là gì và hiệp thông như thế nào?

7 x. Filipe Gomez, Giáo hội học, thần học tín lý 2, nxb An tôn và Đuốc sáng, 2002, tr. 233. 8 x. Điển ngữ Thần học Thánh Kinh, M-Y, IV, bản dịch Phân khoa Thần học Giáo hoàng Học viện thánh Pio X

Đà lạt- Việt Nam, nxb Hạnh phúc, 1974, tr. 45-46. 9 x. Lm. Phan Tấn Thành, Hiểu để sống đức tin, tập 1, Học viện Đaminh, 2009, tr. 367-368. 10 x. Filipe Gomez, Giáo hội học, thần học tín lý 2, nxb An tôn và Đuốc sáng, 2002, tr. 231. 11 Jorthe Nắng Tím, Những người lữ hành hạnh phúc, tập 3: Vòng tay đời đời, nxb Tôn giáo 2012, tr. 86.

Page 12: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

12

2. Thuật ngữ hiệp thông

Theo từ điển Công giáo: “Hiệp” là chung nhau; “Thông” là cùng nhau hòa hợp. Hiệp

thông là hai bên hòa hợp với nhau. Sự hiệp thông có gốc tiếng Hy lạp là “Koinonia”, nghĩa là

tình anh em bằng hữu, sự chia sẻ, dự phần vào12. Như thế, hiệp thông chính là vừa hiệp vừa

thông, thông truyền sự sống, sự thánh thiện, ân sủng cho nhau. Hiệp thông như cành và thân

cây mà có lần Chúa Giê-su đã nói: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và

Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5). Đây chính là hình ảnh

Kinh Thánh dùng để diễn tả sự hiệp thông.

Trong Tân ước dùng từ Koinonia 19 lần “để diễn tả những tương quan giữa người

ki-tô hữu với Thiên Chúa thật được Đức Kitô mặc khải, và mối tương quan giữa các tín

hữu với nhau13. Sự hiệp thông này phát xuất và đặt nền tảng trên sự hiệp thông thần linh

của chính Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”14. Thiên Chúa

mời gọi con người tới kết hợp với Ngài. Ngay từ lúc mới sinh ra, con người được mời gọi

đối thoại với Thiên Chúa. Thế nhưng tội lỗi đã phá vỡ sự hiệp thông đó. Chính vì thế,

Thiên Chúa đã ban con của Ngài là Đức Kitô đến hiến mạng sống mình làm giá chuộc tội

lỗi con người. Đức Ki-tô chính “là hy tế của giao ước mới cho con người hiệp thông lại với

Thiên Chúa”15. Hiệp thông với Thiên Chúa thì cũng hiệp thông với Đức Kitô qua việc

thông phần những đau khổ của Ngài (x. Pl 3,10), và qua lễ bẻ bánh. Bởi đó là hành động

“dự phần vào Thân Thể Ngài” (x.1Cr 10,6), nhờ ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần (x.

2Cr 13,13). Đó là sự thông hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi được coi là chiều dọc. Còn hiệp

thông chiều ngang là giữa các tín hữu với nhau. Các tín hữu hiệp thông với nhau về cả tinh

thần cũng như vật chất: “các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp

thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42).

Để diễn đạt hiệp thông, các giáo phụ Hy lạp đã dùng từ “Koinonia” để ám chỉ bữa tiệc

Thánh thể. Còn ở Tây phương, nhất là thánh Augustino thì dùng “Communio”, có ý liên tưởng đến

Giáo hội16. Giáo hội là dấu chỉ hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người. Bởi vì sự hiệp thông

giữa con người với nhau bắt nguồn từ sự kết hiệp với Thiên Chúa17.

Như vậy, ta có thể dùng hai từ Koinonia và Communio để nói về hiệp thông. Hiệp

thông có hai ý nghĩa: hiệp thông chiều dọc là giữa con người với Thiên Chúa. Hiệp thông

12 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam- Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, Từ điển Công giáo, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 158. 13 x. Điển ngữ Thần học Thánh kinh, A-L, II, bản dịch Phân khoa Thần học Giáo hoàng Học viện thánh Pio X

Đà lạt- Việt Nam, nxb Hạnh phúc, 1974, tr. 191. 14 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, Từ điển Công giáo, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 158. 15 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 613. 16 Filipe Gomez, Giáo hội học, thần học tín lý 2, nxb An tôn và Đuốc sáng, 2002, tr. 354. 17 x. Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 775.

Page 13: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

13 chiều ngang là giữa con người với nhau, đồng thời là mối dây liên kết tất cả các ki-tô hữu

còn sống cũng như đã qua đời đang còn thanh luyện hay đã được lên trời.

3. Khái niệm các thánh hiệp thông

Sau khi tìm hiểu rõ về thuật ngữ “các thánh” và “hiệp thông”, giờ đây ta có thể rút ra một vài

khái niệm về các thánh hiệp thông. Theo tiếng Việt chúng ta gọi là “các thánh hiệp thông”, nhưng

theo nguyên bản tiếng Latinh thì nói ngược lại: “sự hiệp thông các thánh” (Communio Sanctorum).

Communio Sanctorum có thể hiểu là tất cả các tín hữu (tức là các thánh nhân) họp thành một sự

thông hiệp, một gia đình. Hoặc có thể hiểu là các tín hữu tại thế này thông hiệp với các thánh nhân

trên trời, hoặc các linh hồn nơi luyện tội18. Trong Hội thánh mọi phần tử đều thông hiệp với nhau.

Theo nghĩa rộng Hội thánh bao gồm mọi người đã được cứu chuộc và thánh hóa nhờ ân sủng Chúa

Ki-tô, hoặc ở dưới thế, trong lửa luyện tội hay đã ở trên trời, họ đều hiệp thông với nhau19. Quả thật,

các thánh ở đây phải hiểu là các ki-tô hữu, thông công hay hiệp thông là chia sẻ, trao hiến cho nhau

những của cải thiêng liêng để thể hiện tình yêu hiệp thông. Của cải thiêng liêng là kho tàng đức tin, là

các bí tích. Nhất là bí tích Thánh Thể, là các đặc sủng của Chúa Thánh Thần ban để phục vụ vì ích

chung, là của cải tiền bạc để chia sẻ cho người nghèo, là tình bác ái chia sẻ vui buồn cho nhau. Các

thánh hiệp thông còn có nghĩa là các ki-tô hữu đang ở trong ba trình trạng: trên trời, dưới đất và tình

trạng thanh luyện20.

Từ điển công giáo cũng định nghĩa tương tự như thế, nhưng mở rộng hơn, nói lên sự hiệp

thông với Thiên Chúa Ba Ngôi: “Các thánh thông công là sự hiệp thông giữa các thánh, bắt nguồn

từ sự hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự hiệp thông này mang hai nghĩa liên kết chặt chẽ với

nhau: hiệp thông trong các thực tại thánh (sanct) và hiệp thông giữa những người thánh” (sancti)21.

Đây là điều chúng ta sẽ triển khai trong phần hai về ý nghĩa hiệp thông.

II. Ý nghĩa các thánh hiệp thông

Ý nghĩa các thánh hiệp thông là hiệp thông trong sự thánh và hiệp thông giữa những

người thánh, nhờ liên kết với nhau trong Đức Ki-tô, tức là trong ân sủng thiêng liêng.

1. Hiệp thông trong sự thánh

Hiệp thông trong sự thánh “là toàn thể dân Chúa đều thông phần vào đức tin, các

bí tích, các đặc sủng và những ân huệ thiêng liêng khác”22. Các tín hữu sẽ được thông dự

sự thánh thiện của các thánh là những chi thể chói ngời trong nhiệm thể Đức Ki-tô. Nhưng

trước hết và trên hết họ sẽ tham dự sự thánh thiện của chính Đức Ki-tô là Đầu của Hội thánh

và cũng là Đầu của các chi thể trong Hội thánh. Sự thánh thiện mà họ được hưởng nơi Đức

18 x. Lm. Phan Tấn Thành, Hiểu để sống đức tin, tập 1, Học viên Đaminh, 2009, tr. 369. 19 x. Lm. Nguyễn Văn Hưng, Tín lý thần học đại cương, lưu hành nội bộ, tr. 363-364. 20 x. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giê-su Ki-tô – Đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2005, tr. 238. 21 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin-Tiểu Ban Từ Vững, Từ điển Công giáo,

nxb Tôn giáo, 2011, tr. 39. 22 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam- Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin-Tiểu Ban Từ Vững, Sđd, tr. 39.

Page 14: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

14 Ki-tô là hiệu lực của cuộc thương khó và công nghiệp của cuộc đời Ngài để được ơn tha thứ

tội lỗi. Rồi họ cũng tham dự sự thánh thiện của các thánh nhưng trước khi tham dự sự thánh

thiện của các vị đó, họ đã tham dự sự thánh thiện của của Hội thánh tức là các bí tích23.

Không chỉ có các bí tích làm cho các thánh hiệp thông với nhau mà thôi, sách Giáo lý còn

trình bày 5 hình thức hiệp thông như sau.

Trước hết là hiệp thông trong đức tin. Đó là đức tin mà Giáo Hội đã lãnh nhận từ

các Tông Đồ. Nó thật sự là kho tàng sự sống và kho tàng này ngày càng phong phú hơn

nhờ được chia sẻ. Sự hiệp thông này không dựa trên cảm tính mà dựa vào sự chấp nhận

sống chia sẻ trong chân lý24.

Thứ đến là hiệp thông các bí tích. Chính khi tham dự các bí tích trong Giáo hội,

mọi người đã được nối kết lại với nhau để làm nên một thân thể duy nhất trong Đức Ki-tô

Phục Sinh. Điều này sách Giáo lý đã minh chứng cho chúng ta: “Mọi người đều được

hưởng nhờ hiệu quả của các bí tích. Các bí tích kết hiệp chúng ta với nhau và với Đức Ki-

tô, đặc biệt phép thánh tẩy là cửa đón mọi người vào Hội thánh. Hiệp thông trong dân

Thánh là hiệp thông nhờ các bí tích... Bí tích nào cũng tạo sự hiệp thông, vì kết hiệp chúng

ta với Thiên Chúa... Hơn mọi bí tích khác, bí tích thánh thể đưa chúng ta vào sự hiệp thông

trọn vẹn”25. Những hoa trái ấy được chuyển ban cho mọi tín hữu qua các bí tích của Giáo

hội. Không hình ảnh nào nói lên sự chia sẻ hiệp thông này bằng nghi thức bẻ bánh hay

phụng vụ Thánh Thể mà Chúa Kitô đã thiết lập. “Ngay từ buổi sơ khai, Hội thánh đã được

đồng hóa với “cộng đoàn Thánh Thể”. Nhờ cùng chia sẻ một đức tin và thân mình duy

nhất của Đức Ki-tô mà Hội thánh rải rác khắp nơi đã họp thành Hội thánh duy nhất của

Thiên Chúa”26. Khi được liên kết với Đức Ki-tô, vị Thượng Tế tối cao, nhờ bí tích thánh

tẩy, các tín hữu được tham dự vào chức tư tế của Ngài đến nỗi dân Thiên Chúa cũng là dân

tộc trong đó mọi người là tư tế. Để phục vụ dân tư tế đó đã có chức tư tế thừa tác của các

giám mục và linh mục. Các ngài là cộng tác viên của Đức Ki-tô để ban phát Lời Chúa và

các bí tích. Dân tư tế của Thiên Chúa sẽ tiếp nối sứ vụ của Đức Ki-tô, Đấng là mục tử, là

trung gian giữa Thiên Chúa và loài người để “thâu họp mọi người tản mác khắp nơi thành

đoàn chiên duy nhất của Thiên Chúa” (Ga 11, 52) để giao hòa loài người với Thiên Chúa

và với nhau (Ep 2,13-17). Các ki-tô hữu sẽ hành xử chức tư tế ấy trong chính đời sống

mình để phúc lành của Thiên Chúa được lai láng trên mọi người27.

23 x. Thedule Rey-Mermet, Kinh tin kính, Lm. Đaminh Nguyễn Đức Thông biên soạn, 1990, tr. 221. 24 x. Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 949. 25 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 950. 26 Thedule Rey-Mermet, Kinh tin kính, Lm. Đaminh Nguyễn Đức Thông biên soạn, 1990, tr. 222. 27 x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), 10-12.

Page 15: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

15

Kế tiếp là hiệp thông các đặc sủng. Để xây dựng Giáo hội, Chúa Thánh Thần ban

phát các ân sủng đặc biệt cho các tín hữu theo bậc sống của mỗi người. “Trong sự hiệp

thông của Hội thánh, Chúa Thánh Thần “còn ban các ân sủng đặc biệt cho mọi thành

phần tín hữu...” để xây dựng Hội thánh (x. LG 12). Và “Thánh Thần tỏ mình ra nơi mỗi

người một cách là vì ích chung” (1Cr 12,7)28. Các đặc sủng này lớn nhỏ khác nhau nhưng

tất cả vì thiện ích chung. Nghĩa là, gián tiếp hay trực tiếp, chúng được nhắm vào việc xây

dựng Giáo hội, nhằm mưu ích cho con người và đáp lại các nhu cầu của thế giới. “Với tư

cách là Ki-tô hữu, chúng ta biết rằng chúng ta không phải là những người sở hữu các điều

thánh mà chỉ là những người quản lý những ân sủng của Thiên Chúa để làm cho cộng

đoàn được hiệp nhất đồng thời cũng để phá đi những gì gây phương hại cho sự hiệp nhất

này29, hầu làm cho mọi người sống trong sự hiệp thông, liên đới với nhau.

Tiếp theo là hiệp thông của cải trần gian. Điều này thoạt nghe có vẻ lạ. Nhưng các tín

hữu tiên khởi từng làm việc này (x. Cv 4,32). Mặt khác, tài sản trong vũ trụ là dành cho tất cả

loài người. Nên tất cả những gì người ki-tô hữu có, họ phải coi đó như của chung cho họ và

mọi người. Do đó, họ phải sẵn sàng và mau mắn phân phối, chia sẻ cho người túng thiếu, bất

hạnh. Dù sao, họ cũng chỉ là người quản lý các tài sản của Chúa. Điều này giáo lý của công

giáo đã minh chứng: “Ki-tô hữu chân chính phải coi tất cả những gì mình có như là tài sản

chung của mọi người, luôn sẵn sàng và nhiệt thành cứu giúp kẻ khốn cùng”. “Ki-tô hữu là

người quản lý tài sản của Chúa” (x. Lc 16,1.3)30. Mà người quản lý thì có nhiệm vụ phân

phát của cải của Thiên Chúa cho anh em trong tình bác ái yêu thương.

Cuối cùng là hiệp thông đức ái. Thánh Phaolô đã trình bày học thuyết về Nhiệm

Thể Chúa Kitô nói lên tình liên đới khi sống cũng như khi chết. Trong mầu nhiệm các

thánh hiệp thông, chúng ta liên kết chặt chẽ với nhau. “Nếu có một bộ phận nào đau thì

mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang thì mọi bộ phận cũng vui

chung. Và anh em là thân thể Đức Ki-tô và mỗi người là một bộ phận” (1Cr 12,26-27).

“Đức ái không tìm tư lợi” (x. 1Cr 13,5). Mỗi việc nhỏ nhất làm trong đức ái đều hữu ích

cho mọi người, vì mọi người dù sống hay chết đều liên đới với nhau trong mầu nhiệm các

thánh hiệp thông. Mọi tội lỗi đều làm tổn thương sự hiệp thông này31. Vì thế, mọi ki-tô hữu

có bổn phận sống gắn bó mật thiết với nhau, giúp nhau trong mọi hoàn cảnh để ngày càng

thánh thiện hơn. Nhờ đó chúng ta được hiệp thông với nhau giữa những người thánh.

28 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 951 29 Thedule Rey-Mermet, Kinh tin kính, Lm. Đaminh Nguyễn Đức Thông biên soạn, 1990, tr. 223. 30 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 952. 31 x. Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo , 1997, s 95.

Page 16: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

16

2. Sự hiệp thông giữa những người thánh

Như chúng ta đã bàn ở trên, “các thánh” bao gồm tất cả các ki-tô hữu còn sống ở

trần gian này hoặc đã qua đời đang còn thanh luyện hay đã được hưởng vinh phúc trên

Thiên đàng với Thiên Chúa, tất cả hiệp thông với nhau. Theo thi sĩ Rainer Maria Rilke thì

hữu thể đích thực của cây cối không phải là các nhánh bên trên mà là các rễ bên dưới. Các

rễ của cây này đâm sâu vào lòng đất tìm đan kết với các rễ của cây khác tạo nên một cuộc

đối thoại, tương giao mênh mông dưới đất. Các thánh cũng thế, chỉ có bề mặt xem ra tách

biệt nhau, nhưng kỳ thực bên trong luôn giao nhau, tạo nên một lục địa mênh mông liên

kết với nhau. Đó là hình ảnh của thế giới ơn thánh nơi con người32. Hay nói đúng hơn là sự

hiệp thông giữa những người thánh, là “mối hiệp thông giữa các thành phần của Hội thánh

tại thế với các thành phần của Hội thánh trên trời và trong Luyện ngục. Tất cả đều có thể

nâng đỡ và chuyển cầu cho nhau, liên kết với nhau thành nhiệm thể Đức Ki-tô để ca ngợi

và tôn vinh Chúa Ba Ngôi” 33. Bởi vì con người đã được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên

Chúa, lại được qui tụ trong Đức Giê-su (x. Ep 1,10) để được thông hiệp với Ba Ngôi Thiên

Chúa34. Con người không sống cho riêng mình mà sống cho và sống vì người khác để làm

cho hình ảnh Thiên Chúa rõ nét hơn nơi mình. Sống cho người khác, hiện hữu cho người

khác là mang tặng cho người khác những gì tốt đẹp nhất nơi mình và khiêm tốn lãnh nhận

và đón nhận mọi người.

Như thế, thánh nhân là người biết thực sự quên mình, làm cho mình ngày một nhỏ

bé dần đi để sống nhiều hơn cho Thiên Chúa và tha nhân theo ơn kêu gọi. Thánh Thần tình

yêu sẽ làm cho những ai đón nhận Người biết tự trao hiến chính mình, tự hủy mình ra

không cho Thiên Chúa để nên dụng cụ vừa tầm tay Người mà phục vụ anh em. Nhưng lúc

quên mình đi chính là lúc họ gặp lại chính mình với tất cả sự phong phú của một hạt lúa

chết đi để nảy sinh nhiều bông hạt35. Điều này chính Balthasar đã xác tín: “Những người

thánh thiện trong Hội thánh là những người theo gương Đức Ki-tô chỉ biết cho và cho đi

mãi. Còn những người tội lỗi là những người chỉ biết nhận. Chỉ có những người tốt và vô

vị lợi mới mang lại hoa trái còn sự dữ thì hoàn toàn vô tích sự”36. Do đó, tín điều sự hiệp

thông các thánh quả quyết rằng: kho tàng phong phú của sự thánh thiện trong Hội thánh

luôn trào tràn cho tất cả mọi người, khiến những người nhỏ bé nhất có sức nâng dậy cả thế

giới. Paul Blondel thêm rằng: chúng ta không những chỉ hiểu biết, phụng thờ và yêu mến

Thiên Chúa bằng sức riêng của mình mà còn bằng sức của tất cả mọi người, từ Đức Maria

32 x. Thedule Rey-Mermet, Kinh tin kính, Lm Đaminh Nguyễn Đức Thông biên soạn 1990, tr. 224. 33 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam- Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin-Tiểu Ban Từ Vững, Từ điển Công giáo, nxb

Tôn giáo, 2011, tr. 39-40. 34 x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), số 4. 35 x. Thedule Rey-Mermet, Kinh tin kính, Lm. Đaminh Nguyễn Đức Thông biên soạn, 1990, tr. 225. 36 Thedule Rey-Mermet, Sđd, tr. 227.

Page 17: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

17 và các thánh trên trời, tới người tật phong thì thào những câu thưa trong thánh lễ với cái

miệng đã rụng mất đôi môi, những người già nua, bệnh hoạn, những kẻ bị thất sủng, bị mất

tự do, những người chỉ thấy mình là gánh nặng cho người khác, lại là những người được

Thiên Chúa chiếu cố hơn cả. Vì “kẻ nghèo kêu cứu và Chúa đã lắng nghe” (Tv 34,7)37.

Như vậy, các thánh hiệp thông với nhau, hiệp thông trong sự thánh, cùng lãnh ân

sủng như nhau và hiệp thông giữa những người thánh. Những người thánh được tập hợp

trong Hội thánh, nghĩa là hội của những người thánh. Tất cả các Ki-tô hữu được liên kết

với Đức Ki-tô đều được gọi là thánh, và tất cả được hiệp thông với nhau, từ người đầu tiên

cho đến người sau cùng được gia nhập Hội thánh. Tuy là Hội thánh duy nhất, nhưng Hội

thánh gồm các tín hữu thuộc ba trạng thái khác nhau.

37 x. Thedule Rey-Mermet, Sđd, tr. 228-229.

Page 18: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

18

Chương II:

Ba Trạng Thái Của Giáo Hội

Khi nói đến Giáo hội ta không dừng lại ở Giáo hội lữ hành, mà còn mở rộng cả

Giáo hội Thiên quốc và Giáo hội đang còn thanh luyện, được Giáo lý Công giáo gọi là ba

trạng thái của Giáo hội. Các thánh trên trời (Giáo hội khải hoàn), các tín hữu ở dưới trần

(Giáo hội lữ hành hay chiến đấu), các linh hồn đang chịu thanh luyện (Giáo hội đau khổ)38.

Chúng ta sẽ lần lược tìm hiểu ba trạng thái của Giáo hội. Trước hết là Giáo hội lữ hành.

I. Giáo Hội Lữ Hành

Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI định nghĩa: “Giáo hội là một dân tộc lữ hành vượt qua

sa mạc trần gian đến vương quốc sự sống”39. Đức cố Hồng y Thuận nói rõ hơn: “Giáo hội là

toàn thể dân Chúa đang tiến về Nước Trời”40. Quả thật, Giáo hội là một dân tộc lữ hành, bắt đầu

từ tổ phụ Abraham cho đến những người sau cùng hiện diện ở trần gian này. Chúng ta sẽ tìm

hiểu đề mục này trước hết là nguồn gốc và tiến trình thành lập Giáo hội. Thứ đến là các đặc tính

của Giáo hội. Và cuối cùng là tìm hiểu xem Giáo hội là một dân tộc lữ hành như thế nào?

1. Nguồn gốc và tiến trình thành lập Giáo hội

Nguồn gốc của Giáo hội được bắt đầu từ khi Thiên Chúa tạo dựng con người, cụ thể

hơn là khi Thiên Chúa gọi tổ phụ Abraham bỏ họ hàng, gia tộc đi đến đất mà Thiên Chúa sẽ

chỉ cho. Nhất là khi Chúa Giê-su đến trần gian và chính thức thành lập Giáo hội của Người.

1.1 Giáo hội lữ hành được loan báo trong Cựu ước

Có thể nói Giáo hội lữ hành được chuẩn bị từ trong Cựu ước, khi Thiên Chúa kêu

gọi Abraham: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất mà ta sẽ chỉ cho

ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi trở thành một dân lớn” (St 12,1-2). Thiên Chúa hứa cho

Abraham trở thành ông tổ của một dân vĩ đại. Ngài chọn ông để tuyển lựa cho mình một

dân, từ đó ơn cứu độ được ban cho hết mọi dân. Quả thật, Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa,

từ Abraham đã trở thành một dân tộc đông đảo, một dân bành trướng ngay tại Ai cập, nơi

đất khách quê người, đến nỗi vua Pha-ra-ô phải bắt làm nô lệ để dân khỏi phát triển.

Dân lữ hành của Thiên Chúa đang lầm than ở Ai cập thì Thiên Chúa lại hứa với ông

Môsê: “Ta sẽ giải thoát các ngươi khỏi ách người Ai cập. Ta sẽ chọn các ngươi làm dân của

Ta và Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi” (x. Xh 6, 6-7). Thiên Chúa đã giải thoát Israel ra

khỏi ách nô lệ Ai cập và đưa dân về đất hứa. Dân phải mất bốn mươi năm hành trình trong sa

mạc mới vào được đất hứa. Thật thế, dân Israel là một dân lữ hành để tiến vào miền đất hứa.

38 x. Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, Cánh chung học, Học viện liên dòng thánh Tôma Tp. HCM, 2004, tr. 234. 39 Huấn từ của đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Phụng vụ năm B, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 324. Người dịch G.B Lưu Văn Lộc. 40 Đức hồng y Fx. Nguyễn Văn Thuận, Những người lữ hành trên đường hy vọng, tr. 91; ĐHV, số 254.

Page 19: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

19 Lời hứa nay đã được thực hiện trên núi Sinai. Nhờ Giao ước này, Israel chính thức trở thành

Dân Thiên Chúa (x. Lv 26,9-12). Thiên Chúa phán: “Ta coi các ngươi là một vương quốc tư

tế, một dân thánh” (Xh 19,6). Điều này đã được Giáo lý Hội thánh Công giáo trình bày:

“Việc qui tụ dân Thiên Chúa được chuẩn bị xa với ơn goi của Abraham. Thiên Chúa hứa là

ông sẽ trở thành cha của dân tộc vĩ đại. Cuộc chuẩn bị gần bắt đầu bằng việc tuyển chọn

Israel làm dân Thiên Chúa. Được Thiên Chúa tuyển chọn, Israel phải là dấu chỉ cho việc qui

tụ tất cả dân tộc trong tương lai”41. Qua đó cho chúng ta biết được “dân Israel quả thật là

một dân lữ hành trên đường về đất hứa, là hình bóng của Giáo hội”42. Công đồng Vaticano

II quả quyết: “Cũng như dân Israel theo xác thịt, khi đang lữ hành trong sa mạc, đã được gọi

là Giáo hội của Thiên Chúa, dân Israel mới tiến bước trong thời đại này đang tìm về thành

thánh tương lai bất diệt cũng được gọi là Giáo hội Chúa Ki-tô”43. Bởi vì chính Người đã lấy

máu mình chuộc lấy Giáo hội và thành lập Giáo hội.

1.2 Tiến trình Đức Giê-su thành lập Giáo hội

Trước hết, Công đồng Vaticano II khẳng định: “Chúa Giê-su đã khai sinh Hội

thánh bằng việc rao giảng Tin mừng, loan báo nước Thiên Chúa đã hứa trong Kinh thánh

từ ngàn xưa nay được khai sáng”44. Thế nhưng chưa thực sự hình thành Giáo hội, Ngài sẽ

thành lập Giáo hội một cách tuệm tiến, cụ thể nhất là tụ tập và gọi các môn đệ.

Thứ đến, Đức Giêsu thành lập một cộng đoàn có cơ cấu. “Trước hết, Người tuyển

chọn nhóm mười hai với Phê-rô là thủ lãnh. Đại diện cho mười hai chi tộc Israel, nhóm

mười hai là nền tảng của Giêrusalem mới”45. Đức Giêsu triệu tập các môn đệ lại và chọn lấy

mười hai người mà Ngài muốn, rồi gọi là Tông đồ. Mục đích của nhóm mười hai là “để ở với

Ngài và để phái họ đi rao giảng” (Mc 3,14). Điều này có nghĩa là nhóm “mười hai” được phối

hợp với Đức Giêsu và tham dự vào trong công tác của Ngài46. Sau đó, Đức Giêsu còn chọn Phê-

rô làm thủ lãnh nhóm mười hai, với ý định xây dựng Giáo hội: “Này anh Simon, con ông Giona,

anh thật có phúc... Thầy bảo cho anh biết: anh là ‘Phêrô’ nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này,

Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy...” (x. Mt 16, 13-20). Theo Filipe Gomez giải thích câu Mt

16,18 chỉ hàm ngụ một ý nghĩa này là: Đức Giêsu hứa Ngài sẽ tập hợp một cộng đoàn thuộc về

Ngài. Cộng đoàn ấy có quan hệ đặc biệt với Phêrô, Simon Phêrô nghĩa là “Đá” sẽ có nhiệm vụ

đặc thù trong Giáo hội của Đức Kitô 47. Như thế, Đức Giêsu đã lập một cộng đoàn để cùng chia

sẻ sứ mạng và số phận của Ngài.

41 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 762. 42 x. Lm. Nguyễn Văn Tuyên, Tin mừng về Nước Thiên Chúa, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 212. 43 Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), số 9. 44 Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), số 5. 45 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997 số, 765 46 x. Filipe Gome, Giáo hội học- thần học tín lý 1, nxb Antôn và Đuốc sáng, 2002, tr. 84-85. 47 x. Filipe Gome, Giáo hội học - thần học tín lý 1, nxb Antôn và Đuốc sáng, 2002, tr. 72.

Page 20: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

20

Kế tiếp, Đức Giê-su hiến thân mình để sinh ra Giáo hội. Trước đó, trong bữa tiệc

ly, Ngài đã hiến dâng mình dưới hình bánh và rượu. Máu ngài đổ ra tạo nên Giao ước mới,

thay thế cho Giao ước cũ trên núi Sinai (x. Lc 22,20). Chính Giao ước tạo nên dân thánh.

Nay từ Giao ước mới sinh ra dân mới của Thiên Chúa là Giáo hội48. Quả thật, “Sự khai

nguyên và phát triển Hội thánh được biểu thị bằng máu và nước trào ra từ cạnh sườn bị đâm

thâu của Đức Giê-su bị đóng đinh. Chính từ cạnh sườn của Đức Ki-tô chịu chết trên thập giá

đã phát sinh bí tích kỳ diệu là toàn thể Hội thánh”49. Nhưng đến đây Giáo hội Chúa chưa

hoạt động công khai, mãi cho đến ngày Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông đồ.

Cuối cùng, đặc biệt rõ nét nhất là Chúa Giê-su đã sai Thánh Thần ngự xuống trong

ngày lễ ngũ tuần. Thánh Thần chẳng những ban cho các Tông đồ chiều ngày phục sinh (Ga

20,22), nhưng còn ban xuống long trọng trên các ông ngày lễ ngũ tuần. Khi Chúa Thánh

Thần ngự xuống, Giáo hội mới phát triển một cách mạnh mẽ. Chúa Thánh Thần tiếp tục

xây dựng Giáo hội, Ngài hướng dẫn và làm cho Giáo hội sống động. Rõ nét nhất nơi cộng

đoàn tiên khởi, họ sống trong tình bác ái, hiệp thông với nhau: “Các tín hữu chuyên cần

nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ

bánh và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2, 42).

Như vậy, Giáo hội đã được chuẩn bị ngay từ lúc khởi đầu lịch sử loài người, và chính

Chúa Giê-su đã thành lập Giáo hội của Người một cách tiệm tiến cho đến khi hoàn tất trên trời.

Từ ngày khai sinh cho tới nay Giáo hội vẫn tiếp tục tập hợp mọi người chia rẽ vì tội lỗi để họ

được hiệp thông với nhau và với Thiên Chúa. Giáo hội phải trải qua đầy dẫy những khó khăn

thử thách, nhưng liên tiếp vẫn có người gia nhập làm cho Giáo hội mỗi ngày mở rộng hơn.

Ngày nay ta thấy Giáo hội là một tổ chức có cơ chế như mọi xã hội khác, nhưng

Giáo hội còn là một cộng đoàn những người có đức tin cậy mến, luôn hiệp thông với nhau

và với Thiên Chúa, và trở nên dụng cụ để xây dựng mối hiệp thông giữa mọi người với

nhau và với Thiên Chúa50. Vì thế, Giáo hội của Chúa có những đặc tính làm nền tảng để

xây dựng mối hiệp thông để vững bước trên đường lữ hành.

2. Những đặc tính của Giáo hội

Từ thời Công đồng Constantinopoli (381), các tín hữu đã tuyên xưng vào một Giáo hội

duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền51. Đó là bốn đặc tính của Giáo hội để nhận biết

Giáo hội của Chúa Ki-tô. Là ki-tô hữu, chúng ta tin Giáo hội lữ hành của Chúa Ki-tô trên trần

gian là Giáo hội “duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”.

48 x. Lm. Nguyễn Văn Tuyên, Tin mừng về Nước Thiên Chúa, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 208- 209. 49 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 766. 50 x. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giêsu Kitô đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2005, tr. 144-145. 51 Thomas P. Rausch S.J, Đạo Công giáo thiên niên kỷ thứ ba, nxb Tôn giáo, 2010, tr. 111. Bản dịch: Lm. Đaminh Nguyễn Đức Thông.

Page 21: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

21

- Duy nhất nghĩa là chỉ có một. Theo lời của thánh Phaolô viết cho tín hữu Ephêsô, chỉ

có một Đức Chúa, một đức tin, một phép rửa. Giáo hội bắt nguồn từ một Thiên Chúa, tuyên

xưng một đức tin, phát sinh từ một phép Rửa tội. Giáo hội là một thân thể, có một đầu là Đức Ki-

tô và được Thánh Thần làm cho sống động. Nhưng duy nhất không có nghĩa là đồng nhất đồng

loạt như nhau. Duy nhất trong tình bác ái (x. Cl 3,14) nhưng đa dạng trong việc tập hợp và tiếp

nhận mọi dân tộc, mọi nền văn hóa, đa dạng trong việc diễn tả niềm tin tùy theo truyền thống của

mọi dân tộc, đa dạng trong viêc lãnh nhận các ân ban và sứ vụ khác nhau do Chúa Thánh Thần,

giống như các chi thể trong cùng một thân thể 52. “Quả vậy, Giáo hội chỉ có một đầu duy nhất,

một Đấng duy nhất lãnh đạo vô hình là Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta, Đấng mà Chúa Cha

vĩnh cửu lập làm Đầu của toàn thể Giáo hội là thân thể Người; và người kế vị hợp pháp thánh

Phêrô trên tòa Rôma là Đầu hữu hình duy nhất của Giáo hội”53.

- Thánh thiện có nghĩa là hiệp thông với Thiên Chúa và mọi người trong tình bác ái.

Giáo hội được gọi là Thánh thiện vì Giáo hội là nơi ở của sự hiện diện Thiên Chúa, được hiệp

thông với Thiên Chúa, sự thánh thiện của Thiên Chúa được trào tràn cho Giáo hội. Vì thế, Công

đồng Vaticanô II vẫn còn vang vọng nền thần học này, khi đặt nền tảng sự thánh thiện ấy trong

bí tích thánh tẩy: “Những người được thánh tẩy, nhờ tái sinh và sự sức dầu của Chúa Thánh

Thần, được hiến thánh ngôi nhà thiêng liêng và tham dự vào chức tư tế thánh thiện”54. Nhưng

nếu Thiên Chúa đã làm cho Giáo hội trở nên thánh thiện như một dân tộc được thánh hóa, một

“dân thánh của Thiên Chúa”55, thì với tư cách là những cá nhân, họ cũng phải cộng tác với ân

sủng để trở thành thánh thiện (x. 1Cr 1,27; Rm 1, 7).

Giáo hội bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa tình yêu. Giáo hội được Đức

Giê-su cứu độ, được Thánh Thần là Đấng thánh hóa ban cho đầy đủ phương tiên để thánh hóa,

nên Giáo hội là thánh thiện, và có sứ vụ làm cho mọi người nên thánh. Thế nhưng, Công đồng

nhìn nhận rằng sự thánh thiện của Giáo hội là một sự thánh thiện bất toàn. Giáo hội vẫn còn “cần

phải được thanh tẩy”56. Vì vậy, đang khi hành trình trên thế gian, Giáo hội còn bao nhiêu người

tội lỗi, Giáo hội phải giúp họ thánh hóa để cũng thánh hóa nhiều người khác nữa. Giáo hội tuyên

phong một số ki-tô hữu làm thánh để nêu gương và động viên mọi người trở nên thánh57.

- Công giáo, đặc tính này bao gồm nhiều ý nghĩa.

Trước hết toàn diện và toàn bộ. Giáo hội có đầy đủ toàn diện các phương tiện để cứu độ,

như: mặc khải toàn vẹn, các bí tích… và toàn bộ Giáo hội ở bất cứ địa phương nào và trong bất

cứ tình trạng nào cũng đều phải thi hành sứ vụ Đức Giê-su trao phó. Thánh Ignatiô viết: “Đức

52 x. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giêsu Kitô đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2005 tr. 146. 53 Peter Neuner, Giáo hội học qua các tác giả, Đại chủng viện thánh Giuse, tr. 217-218. 54 Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), số 10. 55 x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium) 12. 56 x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), số 8. 57 x. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giêsu Kitô đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2005, tr. 146.

Page 22: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

22 Giám mục ở đâu, thì ở đó phải có dân của ngài, cũng như Chúa Giê-su Ki-tô ở đâu, thì ở đó có

Hội thánh Công giáo” (Smyrma 8, 2). Thánh Ignatiô lập luận rằng cũng như Đức Ki-tô là đầu và

là trung tâm của toàn thể Hội thánh thế nào, thì Đức Giám mục cũng là đầu và trung tâm của

cộng đoàn địa phương như thế58. Công giáo cũng có nghĩa là Giáo hội phải có ở khắp mọi nơi,

mọi thời, và trong mọi hoàn cảnh sống của con người. Giáo hội phải là của mọi người, mọi dân

tộc, mọi nền văn hóa, và phải đối thoại với tất cả các tôn giáo khác. Sau cùng vì là công giáo nên

Giáo hội có sứ vụ đến với muôn dân để truyền giáo cho họ59.

- Tông truyền là gắn bó chặt chẽ với các Tông đồ theo ba nghĩa:

Thứ nhất là Giáo hội được xây dựng trên nền tảng các Tông đồ không có gì phá nổi (Mt

16, 18), vì các Tông đồ là những chứng nhân về việc phục sinh và Đức Giê-su đã tuyển chọn và

sai đi làm chứng. Công đồng Vaticanô II khẳng định rằng: “Nhờ được Thiên Chúa thiết lập, các

Giám mục, kế vị các Tông đồ với tư cách là các mục tử của Hội thánh”60. Việc tham dự vào

nghi lễ phong chức của các ngài là dấu chỉ cho thấy rằng Đức tân Giám mục và Giáo hội của

ngài luôn hiệp thông với các Giáo hội khác và luôn kế vị Giáo hội của các Tông đồ 61.

Hai là Giáo hội gìn giữ và lưu truyền toàn vẹn kho tàng giáo lý mà các Tông đồ đã nhận

lãnh được từ Đức Giê-su. Quả thật, “các giám mục được nhìn nhận là những người kế vị các

Tông đồ và là những người bảo vệ truyền thống các Tông đồ”62.

Ba là Giáo hội luôn được các Tông đồ dạy dỗ, thánh hóa, và hướng dẫn nhờ những

người kế vị các ngài, đó là tập đoàn các giám mục hiệp nhất với đấng kế vị thánh Phê-rô là đức

giáo hoàng. Các Tông đồ được Đức Giê-su sai đi thế nào thì Giáo hội cũng được sai đi như

vậy63. Sai đi loan báo Tin mừng và lưu truyền đức tin cho những người khác. Bốn đặc tính trên

chứng tỏ Giáo hội là môi trường thiết yếu cho đời sống hiệp thông, vừa là dấu hiệu vừa là dụng

cụ để xây dựng sự hiệp thông trên con đường lữ hành về quê trời.

3. Giáo hội là dân Thiên Chúa đang trên đường lữ hành

Giáo hội là ai? Giáo hội là một dân tộc, là dân của Thiên Chúa. Thật thế, Giáo hội

chính là đoàn dân Thiên Chúa, bắt nguồn tận trong mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa

Ba Ngôi không muốn cứu độ con người riêng lẻ từng cá nhân nhưng muốn họ hiệp thông

với nhau trong một cộng đồng. Vì thế, Người đã tuyển chọn một dân tộc Israel. Rồi khi

Đức Giê-su đến, Người mời gọi và tập hợp tất cả mọi dân tộc khác nhau nữa để làm thành

một Dân của Thiên Chúa. Bởi vậy, Giáo hội chính là dân mới của Thiên Chúa. Một dân có

thủ lãnh là Đức Ki-tô, Đấng đã chết và sống lại để cứu độ loài người. Trong đoàn dân này

58 x. Thomas P. Rausch S.J, Đạo Công giáo thiên niên kỷ thứ ba, nxb Tôn giáo, 2010, tr. 123. Bản dịch: Lm. Đaminh Nguyễn Đức Thông. 59 x. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giêsu Kitô đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2005, tr. 147. 60 Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), số 20. 61 x. Thomas P. Rausch S.J, Sđd, tr. 128. 62 Thomas P. Rausch S.J, Sđd, tr. 128. 63 x. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giêsu Kitô đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2005, tr. 147.

Page 23: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

23 đều có phẩm giá và bình đẳng căn bản như nhau, có luật là giới răn mới: “yêu thương như

Đức Giê-su đã yêu thương” (Ga 15,12). Mọi kitô hữu đều có nhiệm vụ đem mọi người lại

hiệp thông với nhau và với Thiên Chúa ở đời này, để đời sau tất cả được hạnh phúc trong

nước Thiên Chúa. Như vậy, cùng đích của dân lữ hành này là nước Thiên Chúa64.

Quả thật, Giáo hội là dân đích thực của Thiên Chúa. Tất cả mọi danh hiệu của Israel từ

nay thuộc về Giáo hội. Tất cả mọi lời hứa của Thiên Chúa dành cho Israel từ nay Giáo hội được

thừa hưởng. Những lời hứa đó được thực hiện cách trọn vẹn hơn. Ngày xưa Thiên Chúa giải

thoát khỏi Ai cập… Ngày nay Ngài giải thoát khỏi chính tội lỗi. Ngày xưa Thiên Chúa nuôi dân

bằng Manna… Ngày nay Ngài nuôi dân bằng chính mình ngài…65. Mặc dầu là dân mới, Giáo

hội chưa thực sự đạt tới mức hoàn hảo, Giáo hội còn đang ở trong trình trạng lữ hành, tha hương.

Còn phải chiến đấu chống lại quỉ thần và thế gian. Con cái còn sa ngã nên Giáo hội luôn luôn

phải sám hối cho con cái mình để đạt tới sự thánh thiện của Thiên Chúa muốn66. Dân Thiên

Chúa ở đây không phải là một dân đã được Thiên Chúa qui tụ về Thiên quốc, nhưng là dân đang

lữ hành ở trần gian. Giáo hội lữ hành là một ý niệm quen thuộc, bao hàm nhiều ý nghĩa súc tích.

Ở đây chỉ trình bày hai ý nghĩa quan trọng: thứ nhất Giáo hội lữ hành, đồng hành với thế giới

nhân loại. Thứ hai Giáo hội lữ hành trên đường về quê trời. Hai ý nghĩa này cũng được linh mục

Nguyễn Hồng Giáo nhấn mạnh: một là Giáo hội bước đi trong thời gian lịch sử là một Giáo hội

vừa thánh thiện vừa tội lỗi và thường xuyên tự canh tân đổi mới. Hai là Giáo hội có mặt trong thế

giới và lịch sử vừa như một thành phần của cộng đồng nhân loại67.

Điểm thứ nhất: Giáo hội đồng hành cùng thế giới nhân loại. Giáo hội biết mình “đồng

tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần thế với thế giới”68. Đức giáo hoàng

Bênêđictô XVI có lần đã nói: Giáo hội là một dân tộc lữ hành. Giáo hội đã được ghi dấu ấn như

thế, dọc suốt thời gian, bởi các biến cố lịch sử có tính quyết định, và bởi những thời đại văn hóa

có tầm vóc quan trọng…. Các Giáo hội địa phương trong Giáo hội hoàn vũ biểu lộ đặc tính lữ

hành ở trần gian thật năng động của mình, và mang lại cho mọi thành viên trong cộng đoàn tín

hữu một kho tàng về các truyền thống tu đức, phụng vụ và Giáo hội, một kho tàng làm nổi bật

lòng nhân từ phổ quát của Thiên Chúa và ý muốn của Người là muốn làm cho mọi người tham

dự vào cuộc sống của Thiên Chúa được kiểm chứng qua dòng lịch sử69. Ngài khuyến kích: “Các

Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và anh chị em tín hữu thân mến, vai trò tương ứng của mỗi

người trong anh chị em, trong công việc phục vụ và trong sứ mệnh giữa lòng Giáo hội là lời đáp

64 x. Lm. Nguyễn Hồng Giáo, Giáo hội lữ hành, Học viện Phanxicô, 2005, tr. 9 65 x. Lm. Nguyễn Văn Tuyên, Tin mừng về Nước Thiên Chúa, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 213. 66 x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium) số 8. 67 x. Lm. Nguyễn Hồng Giáo, Giáo hội lữ hành, Học viện Phanxicô, 2005, tr. 6. 68 Công đồng Vaticano II, Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, số 40. 69 Huấn từ của đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Phụng vụ năm B, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 325. Người dịch G.B Lưu Văn Lộc.

Page 24: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

24 trả không hề mỏi mệt của một dân tộc lữ hành”70. Như thế, Giáo hội lữ hành đang đồng hành với

mọi người, mọi hoàn cảnh trong sinh hoạt hằng ngày của con người để đem họ về hiệp thông với

Giáo hội, với Thiên Chúa. Đó là nhiệm vụ của Giáo hội lữ hành.

Điểm thứ hai: Giáo hội lữ hành đang tiến trong thời gian lịch sử để tiến về quê trời. Bởi

vì, đối với chúng ta, trần gian này chỉ là “ngoại kiều và là lữ khách”, luôn luôn hành trình về quê

trời (x. Dt 11, 13-16). Quê hương đích thực đã được thánh Phaolô xác định: “Quê hương chúng

ta ở trên trời” (Pl 3,20). Giáo lý Hội thánh Công giáo số 769 đã xác quyết điều đó: “Hội thánh

chỉ được hoàn tất trong vinh quang trên trời”, trong ngày Chúa Ki-tô quang lâm. Từ nay

đến đó, “Hội thánh vẫn tiến bước trên đường hành hương, bị thế gian bách hại và được

Thiên Chúa an ủi”. Nơi trần thế, Hội thánh biết mình đang ở chốn lưu đày, xa cách Chúa

và khao khát ngày Vương Quốc đăng quang trọn vẹn, “giờ mà Hội thánh được kết hợp

cùng Vua của mình trong vinh quang” (GH, số 5). Hội thánh sẽ phải trải qua nhiều thử

thách lớn lao trước khi đạt tới vinh quang viên mãn; và nhờ Hội thánh, thế giới cũng được

vinh quang. Chỉ khi đó “mọi người công chính từ A-đam, từ A-ben người công chính, cho

đến người được tuyển chọn cuối cùng, sẽ được qui tụ trong Hội thánh hoàn vũ bên cạnh

Chúa Cha” (GH, số 2)71. Lịch sử đức tin của dân Thiên Chúa giống như một cuộc chạy

tiếp sức trải qua các thế kỷ. Người thứ nhất lãnh lấy cây gậy, tức là lời hứa cứu độ, rồi

chạy hết mình cho tới chỗ đứng của người thứ hai. Người thứ hai lãnh lấy cây gậy, rồi tiếp

tục chạy cho hết cuộc đời mình. Cứ như thế cho đến người cuối cùng. Không ai chiến

thắng cho riêng mình: đó là nét độc đáo và là qui tắc của cuộc chạy tiếp sức. Nhưng tất cả

đều chiến thắng và hưởng phần vinh quang như nhau, khi người chạy cuối cùng về đích.

Chính vì thế mọi người trong dân Thiên Chúa đều được mời gọi “hãy kiên trì chạy trong

cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giê-su là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin”

(Dt 12,2) 72. Thế nhưng, trước khi bước vào Giáo hội khải hoàn thì phải qua một thời gian

thanh luyện gọi là Giáo hội thanh luyện.

II. Giáo Hội Thanh Luyện

Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo viết: “Những ai chết trong ơn nghĩa Chúa,

nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, mặc dù đã chắc chắn được ơn cứu độ muôn đời,

còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết trước khi vào

hưởng niềm vui của Thiên Chúa”73. Ở đó được gọi là Giáo hội thanh luyện hoặc đau khổ.

Chúng ta sẽ tìm hiểu đề tài này theo ba điểm: Kinh thánh, truyền thống Giáo hội và suy tư

thần học. Vậy Kinh thánh có đề cập về Giáo hội thanh luyện không? 70 Huấn từ của đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Sđd, tr. 327. 71 x. Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 769. 72 x. Noberto, Một dân tộc lữ hành – Dân Thiên Chúa, tr. 166. 73 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 1054.

Page 25: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

25

1. Nền tảng Kinh thánh

Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước không trực tiếp nói về Giáo hội thanh luyện,

nhưng nói một cách gian tiếp.

1.1. Cựu ước nói một cách gián tiếp về sự thanh luyện

Tiên tri Mika ví Giáo hội thanh luyện như căn nhà tù tối tăm: “Nếu tôi ở trong bóng

tối, Đức Chúa sẽ là ánh sáng cho tôi. Vì tôi đắc tội với Đức Chúa, tôi sẽ phải gánh chịu

cơn giận của Người, tới khi Người biện hộ và bảo vệ tôi. Người sẽ dẫn tôi ra ánh sáng, và

tôi sẽ được thấy đức công chính của Người” (Mk 7,8-9).

Cách riêng, sách thứ 2 Macabê kể lại việc ông Giuđa quyên tiền để xin lễ cầu

nguyện cho những người lính đã chết: “Ông Giu-đa quyên được khoảng hai ngàn quan

tiền, và gửi về Giê-ru-sa-lem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý

này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến

binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu

xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ

trong tinh thần đạo đức” (2Mcb 12, 38-45).

Bản văn không nói gì đến một “chỗ” giam giữ những người mắc tội nhẹ chưa

được lên Thiên đàng và không bị sa hỏa ngục. Bản văn chỉ nói đến người đã phạm tội.

Ông Giu-đa Macabê xin dâng hy lễ xá tội cho họ, ngõ hầu niềm hy vọng đó được

thành tựu. Như thế một cách gián tiếp, bản văn chấp nhận rằng có thể áp dụng giá trị

xá giải cho những người đã qua đời. Bản văn không nói sự hiện hữu của “Luyện

ngục”, nhưng khi nêu bật giá trị của lời cầu nguyện cho người đã qua đời, nó đặt cơ

sở đạo lý về việc có thể được xá giải sau khi chết74.

Sách Khôn ngoan nói về Thiên Chúa tinh luyện người công chính như người ta

luyện vàng trong lửa: “Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa và chẳng cực

hình nào động tới được nữa… Người đời nghĩ rằng họ đã bị trừng phạt, nhưng họ vẫn

chứa chan hy vọng được trường sinh bất tử. Sau khi chịu sửa dạy đôi chút, họ sẽ được

hưởng ân huệ lớn lao. Quả thế, Thiên Chúa đã thử thách họ, và thấy họ xứng đáng với

Người. Người đã tinh luyện họ, như người luyện vàng trong lò lửa, và đón nhận họ như

của lễ toàn thiêu” (Kn 3,1.4-8). Tiên tri Đanien cũng nói về sự thanh luyện: “nhiều người

sẽ được thanh luyện, tẩy trắng và thử thách bằng lửa” (Đn 12, 10). Qua các đoạn Kinh

thánh vừa trích ở trên cho ta biết được từ thời Cựu ước đã tin nhận có sự thanh luyện. Điều

này cũng được Chúa Giê-su mạc khải nơi Tân ước.

74 x. Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, Cánh chung học, Học viện liên dòng thánh Tôma Tp.

HCM, 2004, tr. 333-334.

Page 26: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

26

1.2. Tân ước nói về sự thanh luyện cách gián tiếp

Thánh Matthêu ghi lại lời Chúa Giê-su dạy: “Anh hãy mau mau dàn xếp với đối

phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho

quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho

anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu Cuối cùng” (Mt 5,25-26).

Theo lý luận của các nhà chú giải Kinh thánh: “ra khỏi nơi đó” không thể hiểu là ra khỏi

Thiên đàng, vì Thiên đàng không phải là nơi tù ngục. Ai được vào Thiên đàng thì không

bao giờ phải loại ra. “Ra khỏi đó” cũng không thể hiểu là ra khỏi Hỏa ngục, vì đã vào Hỏa

ngục thì đời đời không được ra nữa. Vậy, “ra khỏi đó” chỉ có thể hiểu là ra khỏi Luyện

ngục, nơi linh hồn đã đền tội xong75. Thánh sử Mathêu còn nói tiếp: “Ai nói phạm đến Con

Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn

đời sau” (Mt 12,32). Thánh Gregorio Cả chú giải: “Phải hiểu câu đó như sau: một số tội

có thể được tha thứ trong thời gian tại thế và một số có thể được tha thứ ở đời sau”76. Quả

thực, như đức tin dạy chúng ta biết rằng, nếu một người sau khi chết mà bị luận phạt sa

Hỏa ngục, thì người ấy đời đời bị tiêu diệt, chứ không bao giờ có thể ra khỏi đó được nữa.

Vậy, sau khi chết con người còn được hưởng ơn tha thứ tội lỗi, thì phải hiểu là nhờ vào sự

đền bù của những người đang còn sống trợ giúp, và đương sự đón chịu một thời gian trong

Luyện ngục. Như thế một cách gián tiếp, Chúa Giê-su đã đề cập đến sự hiện hữu của

Luyện ngục77.

Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côrintô còn nói đến lửa thử các việc làm của con người:

“Vì không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giê-su Ki-tô.

Người ta có thể dùng vàng, bạc, đá quý, gỗ, cỏ, rơm mà xây trên nền đó. Nhưng công việc của

mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì

Ngày ấy tỏ rạng trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người. Công

việc xây dựng của ai tồn tại trên nền, thì người ấy sẽ được lĩnh thưởng. Còn công việc của ai

bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên, bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như

thể băng qua lửa” (1Cr 3,11-15).

Các thánh giáo phụ giải nghĩa “vàng, bạc, đá quí” là những việc lành. “Gỗ, cỏ,

rơm” là những tội nhẹ, những khuyết điểm78. Nếu vật liệu tốt thì công trình sẽ tồn tại và

người thợ sẽ được thưởng; nếu vật liệu xấu thì công trình bị thiêu hủy và người thợ sẽ bị

phạt. Tuy vậy, còn có hạng người thứ ba được cứu nhưng phải băng qua lửa. Đoạn văn này

được sử dụng để nói đến sự phân biệt ba hạng người sau khi chết: những người lành được

75 Lm. Đoàn Quang, CMC, Tìm hiểu Thiên đàng-Luyện ngục, tr. 55-56. 76 Dial. IV, 39; dẫn lại trong Ludwig Ott, Sđd, tr. 459 77 Lm. Nguyễn Hữu Thy, Tử quy hay trên đường về nhà Cha, nxb Trier, 2011, tr. 307. 78 Lm. Đoàn Quang, CMC, Tìm hiểu Thiên đàng-Luyện ngục, tr. 57.

Page 27: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

27 lên Thiêng đàng; những người xấu phải xuống Hỏa ngục; hạng người thứ ba được cứu rỗi

nhưng cũng cần được thanh luyện bằng lửa, tức là lửa thanh luyện79.

Như vậy, Kinh thánh Cựu và Tân ước đều gián tiếp nói về Luyện ngục, là nơi thanh

luyện các linh hồn chết trong ân nghĩa Chúa nhưng chưa được thanh sạch hoàn toàn. Nơi

đó được gọi là Giáo hội thanh luyện. Đạo lý này cũng được Giáo hội triển khai thêm.

2. Truyền thống của Giáo hội

Sự tiến triển về đạo lý thanh luyện trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử

Giáo hội. Vào thời các giáo phụ, các tín hữu tiếp tục thói quen cầu nguyện cho những

người đã qua đời. Sang thời trung cổ, người ta bắt đầu suy tư về lý do và ý nghĩa của thói

tục đó và dẫn tới đạo lý về sự thanh luyện. Đạo lý này cũng được Giáo hội công bố qua

nhiều bản văn, cách riêng nơi các giáo phụ.

2.1. Các giáo phụ

Trước hết, ta cần ghi nhận tục lệ cầu nguyện cho người chết đã có từ thời các Tông

đồ, vẫn được duy trì trong lịch sử Hội thánh. Chứng tích về tập tục này có thể gặp thấy nơi

các hầm mộ, nghĩa trang, cũng như nơi tác phẩm của các giáo phụ.

Giáo phụ Tertulliano đã bình phẩm tập tục tổ chức những buổi cầu nguyện phụng

vụ nhân ngày giáp năm qua đời. Ngài còn cho biết thêm ngoài các buổi cầu nguyện chung,

người ta còn cầu nguyện riêng tư nữa, chẳng hạn như bà góa kia đã cầu nguyện cho chồng

mình80. Thánh Ephrem khuyến khích các tín hữu cầu nguyện cho các tiên nhân đã lìa trần

vào dịp giỗ 30 ngày, bởi vì lời cầu nguyện của ta giúp ích rất nhiều cho những người qua

đời81. Phải cầu nguyện cho người quá cố, vì khi còn sống họ mắc những lỗi lầm cần được

thanh tẩy. Thánh Augustino đã nói: “Các linh hồn sau khi chết, trước khi được đưa vào

Thiên đàng phải qua lửa luyện tội để chịu những hình phạt tẩy tội của họ”82.

Chính vì thế, thánh Augustino phân biệt hình phạt phải chịu trong trần gian này và

hình phạt phải chịu sau khi chết: “Những kẻ này chỉ chịu những đau khổ thời đoạn cuối

cuộc sống này, những kẻ khác chỉ sau khi chết, còn những kẻ khác nữa vừa phải chịu đời

này và cả sau cái chết, nhưng luôn luôn trước tòa án công thẳng và cuối cùng sẽ đến”83.

Theo thánh Augustino, sự đau khổ của các linh hồn không phải chỉ do sự nóng lòng chờ

đợi được sống lại vào ngày tận thế, nhưng ở chỗ họ phải lãnh hình phạt đền tội sau cuộc

phán xét riêng. Các tín hữu tuy không mắc tội trọng vào lúc chết nhưng còn bám víu vào

những của phù vân hoặc các thú vui khoái lạc thì vẫn cần đến lòng thương xót của Chúa:

79 Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, Sđd, tr. 335. 80 x. De monogamia 10: Pl 2,942; dẫn trong lm Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, Sđd, tr. 338. 81 Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, Sđd, tr. 338. 82 Y Phan CMC tuyển chọn, 1001 danh ngôn các Thánh, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2009, tr. 68. 83 De civ. Dei XXI, 13; dẫn lại trong Ludwig Ott, Sđd, tr. 461.

Page 28: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

28 họ được cứu rỗi “trải qua lửa”84. Điều này thánh Cypriano cũng viết: “Chờ cho được ơn

tha thứ là một chuyện, còn được hưởng vinh quang là chuyện khác… được thanh luyện

khỏi tội lỗi với những hình phạt lâu dài và bằng lửa là một chuyện, được sá tội do việc tử

đạo là chuyện khác; sau cùng, chờ đợi cho đến ngày chung thẩm của Chúa là một chuyện,

còn được lãnh triều thiên ngay tức khắc là chuyện khác”85. Có lẽ vì lý do đó mà thánh

nhân quan niệm: “Việc thanh luyện tội lỗi qua đau khổ dài hạn và bị giữ lại trong lửa,

khác với việc thanh luyện linh hồn khỏi mọi tội lỗi nhờ qua cuộc tử đạo”86. Như thế, thánh

nhân muốn phân biệt hai cuộc thanh luyện, thanh luyện dài hạn và thanh luyện ngắn (qua

việc tử đạo). Qua đó cho chúng ta thấy rõ các giáo phụ nhìn nhận có một nơi thanh luyện

các linh hồn để xứng đáng được gặp Chúa. Trải qua các công đồng trong lịch sử Giáo hội

cũng xác tín điều đó.

2.2. Huấn quyền của Giáo hội

Theo thời gian, các công đồng của Giáo hội Công giáo đã xác định giáo lý về luyện

ngục. Công đồng Lyon, công đồng Florence và nhất là công đồng Trento trong khóa 6, số

22 và 25 dạy rằng: “Ai dám quả quyết sau khi được ơn thánh sủng, tội lỗi được tha và hình

phạt đời đời được xóa bỏ cho các hối nhân, và không có hình phạt tạm bởi tội ở đời này

cũng như ở trong Luyện ngục trước khi cửa Thiên đàng được mở ra thì kẻ ấy phải vạ tuyệt

thông”87. Công đồng Tridentino đưa ra công thức rõ ràng: “Được Thánh Thần soi sáng và

rút nguồn từ Kinh thánh và truyền thống cổ xưa của các giáo phụ, Giáo hội Công giáo dựa

vào các thánh Công đồng và cuối cùng là phiên họp khoáng đại này, dạy rằng: có một nơi

“thanh luyện” và những linh hồn còn bị giam cầm nơi đó tìm được các trợ lực trong

những lời cầu của các tín hữu, nhất là hy tế bàn thờ làm đẹp lòng Thiên Chúa”88 .

Công đồng Vaticano II trong Hiến chế Tín lý về Giáo hội cũng tuyên bố: “Cho đến

khi Chúa ngự đến trong uy nghi, có tất cả các thiên thần theo Người, và khi sự chết bị hủy

diệt, mọi vật đều qui phục Người, thì trong số các môn đệ Chúa, có những kẻ còn tiếp tục

cuộc hành trình nơi dương thế, có những kẻ đã hoàn tất cuộc sống này và đang được tinh

luyện, và có những kẻ được hiển vinh đang chiêm ngưỡng rõ ràng chính Thiên Chúa duy

nhất trong Ba Ngôi như Ngài hằng có”89. Ở đây, Công đồng nói lên ba trạng thái của Giáo

hội. “Có những kẻ đã hoàn tất cuộc sống này và đang được tinh luyện” thuộc về Giáo hội

Thanh luyện hoặc đau khổ.

84 x. De civitate Dei 21,23: PL 42, 728; dẫn trong Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, Sđd, tr. 340. 85 Epitola 55, ad Antonianum, 20,1: PL 3,786; dẫn trong Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, Sđd, tr. 339. 86 Ep. 55,20; dẫn lại trong Ludwig Ott, Sđd, tr. 460. 87 Lm. Đoàn Quang, CMC, Tìm hiểu Thiên đàng-Luyện ngục, tr. 57-58. 88 DS 1820; dẫn lại trong Josep Ratzinger- Đức giáo hoàng Biển Đức XVI, Cánh chung luận, sự chết và đời

sống vĩnh cửu, nxb Tôn giáo, 2013, tr. 267. Bản dịch của Lm Nguyễn Văn Trinh. 89 Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), số 49.

Page 29: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

29

Vì thế, Giáo lý Hội thánh Công giáo do Đức giáo hoàng Gioan Phaolo II ban hành

năm 1992 xác định: “Những người chết trong ân nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh

luyện hoàn toàn, mặc dù chắn chắc được cứu độ đời đời, cũng phải chịu thanh luyện sau

khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để vào hưởng phúc Thiên đàng”90. Hội thánh

gọi việc thanh luyện cuối cùng của những người được chọn là luyện ngục. Dựa vào một số

đoạn Kinh Thánh (x. 1Cr 3,15; 1Pr 1,7), Hội thánh nói về lửa thanh luyện:“Đối với một số

tội nhẹ, phải tin là trước phán xét chung có lửa thanh luyện. Chúa Giê-su xác nhận: nếu ai

nói phạm đến Chúa Thánh Thần người ấy sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau (Mt

12,31). Qua khẳng định này, chúng ta có thể hiểu là một số tội có thể được tha ở đời này,

nhưng một số tội khác thì phải đợi tới đời sau”91. Giáo hội là mẹ chúng ta đã dạy con cái

mình tin nhận những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta đang còn trải qua cuộc thanh

luyện để được trong sạch, sáng láng vào hưởng dung nhan Chúa muôn đời. Có lẽ mọi người

còn sống trên dương gian cũng ước mong như thế. Điều này chúng ta sẽ thấy rõ qua việc suy

tư thần học.

3. Suy tư thần học

Trong phần suy tư thần học, chúng ta sẽ đi từ thấp đến cao. Hay nói cách khác suy

tư theo lối bình dân đến các chuyên gia thần học.

3.1. Suy tư thần học theo lối bình dân

Tâm lý con người muốn có một nơi đền tội hơn là luận phạt muôn đời. Theo suy

luận của linh mục Nguyễn Hưng thì phải có Luyện ngục, căn cứ vào sự thánh thiện và sự

công bằng của Thiên Chúa. Sự thánh thiện của Thiên Chúa đòi buộc chỉ có những người

hoàn toàn trong sạch mới được vào Nước trời; sự công bằng của Thiên Chúa đòi hỏi những

thứ hình phạt chưa được thi hành thì phải có nơi để thanh luyện chứ không thể ở trong Hỏa

ngục được. Vì thế, những linh hồn chết tron ân nghĩa Chúa nhưng còn những hình phạt do

tội nhẹ thì các linh hồn ấy phải có một nơi khác để đền bù, nơi đó gọi là Luyện tội92. Suy

nghĩ thực tế trong cuộc sống, theo tâm lý chung khi cha mẹ, ông bà, anh chị em, họ hàng,

bạn hữu, ân nhân qua đời, ai trong chúng ta lại không muốn các ngài được sống trong hạnh

phúc, mát mẻ, an nhan. Nhưng nếu các ngài chưa đáng được vào nơi hạnh phúc Thiên đàng

ấy, nếu các ngài chưa thanh sạch để gặp Chúa thanh sạch vô cùng, nếu các ngài chưa thánh

thiện để vào gặp Chúa thánh thiện vô cùng, tự các ngài sẽ muốn có một thời gian, một nơi để

tẩy luyện, để xứng đáng gặp Chúa. Đàng khác bởi con người yếu đuối lầm lỗi, ta không dám

nghĩ rằng, người thân yêu của ta sẽ được lên Thiên đàng ngay, ta cũng không muốn nghĩ rằng

90 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 1030. 91 x. T.Ghê-gô-ri-ô cả, đối thoại 4,39; Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 1031. 92 x. Lm. Nguyễn Hưng, Tín lý thần học đại cương, lưu hành nội bộ, tr. 604.

Page 30: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

30 người thân yêu của ta đã làm điều gian ác đến nỗi phải xuống Hỏa ngục, nếu suốt đời đã cố

gắng giữ đạo. Vậy chắc các ngài còn phải đền bù tội lỗi ở một nơi nào đó gọi là Luyện tội93.

Đó mới chỉ là suy nghĩ đạo đức bình thường cũng muốn có một nơi để thanh luyện, còn

suy luận một cách có hệ thống thần học có lẽ cũng theo chiều hướng tâm lý chung đó. Các nhà

thần học đưa ra nhiều ý kiến chung quanh hai điểm là đối tượng và bản chất nơi thanh luyện.

3.2. Suy tư theo các nhà thần học

Theo suy luận các nhà thần học, sự hiện hữu của luyện ngục được căn cứ vào sự

thánh thiện và công bằng của Thiên Chúa. Sự thánh thiện đòi buộc các linh hồn hoàn toàn

thanh sạch mới được đón nhận vào Thiên đàng (Kh 21,27); sự công bằng đòi buộc các hình

phạt cần phải chịu, nhưng mặt khác các linh hồn được kết hợp với Thiên Chúa trong tình

yêu, cũng không được xuống hỏa ngục. Vì thế phải chấp nhận một tình trạng trung gian,

cần để thanh luyện lần cối cùng, nhưng chỉ hạn hẹp vào trong một thời gian94.

Bởi vậy mà thánh Toma Aquinô có quan niệm: các lỗi mọn chưa được tha, cũng y

như khi còn sống trong trần thế, sẽ được thực hiện bằng hành động ăn năn nhờ sự trợ giúp

của ân sủng. Hành động ăn năn, được gợi lên lập tức ngay khi linh hồn xuống luyện ngục,

không gây nên sự đè nén hay giảm bớt hình phạt cho tội lỗi, vì bên kia thế giới, con người

không còn khả năng lập công. Các hình phạt được đền trả trong luyện ngục nhờ vào một

thứ tình nguyện lãnh nhận các đau khổ thanh luyện do Thiên Chúa thiết đặt95.

Khi nói đến sự thanh luyện, thần học công giáo quen nhấn mạnh đến khía cạnh

“đền tội”. Sự “luyện tội” được hiểu như là thanh luyện khỏi những tàn tích của tội lỗi, đó là

các tội nhẹ, khuynh hướng chiều theo tội lỗi, và các hình phạt tạm thời do tội gây ra96. Quả

thật, các linh hồn trong Giáo hội Thanh luyện là những người chết trong ân nghĩa Chúa,

nhưng các ngài khi còn sống đã phạm những tội nhẹ và những hình phạt do tội gây ra mà

chưa đền bù, thì cần phải thanh luyện để xứng đáng hưởng kiến nhan Chúa.

Điều này được Văn kiện của Ủy ban Thần học quốc tế giải thích như sau: “Hội

thánh tuyên xưng rằng bất cứ vết nhơ nào cũng làm ngăn trở việc kết hiệp mật thiết với

Thiên Chúa và với Đức Ki-tô. Điều này được hiểu không những về những vết nhơ làm đổ

vỡ và phá tan tình bạn hữu với Thiên Chúa… nhưng còn về những vết nhơ làm lu mờ tình

bạn hữu ấy và cần được thanh luyện, ngõ hầu cuộc gặp gỡ có thể diễn ra được. Các vết

nhơ này thuộc về những “tội hằng ngày” hay “tội nhẹ”, và những vết tích của tội lỗi… Chỉ

khi nào chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, chúng ta mới có thể được

93 Lm. Đoàn Quang, CMC, Tìm hiểu Thiên đàng-Luyện ngục, tr. 60-61. 94 x. Toma Aquino, Sent. IV d.21 q. 1a.1qc; dẫn lại trong Ludwig Ott, Sđd, tr.461. 95 x. Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr. 462. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh. 96 Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, Sđd, tr. 346.

Page 31: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

31 hiệp thông với Thiên Chúa” (x. Rm 8, 29)97. Để được hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa

cần có sự thanh luyện, “đó là một tiến trình nội tại và cần thiết cho việc chuyển đổi con

người, nhờ đó con người có khả năng đón nhận Đức Ki-tô, đón nhận Thiên Chúa, và có khả

năng để hiệp thông trọn vẹn với Communio sanctorum”98. Nghĩa là hiệp thông các thánh.

Trong Giáo hội Thanh luyện, ba nguyên tắc căn bản mà các linh hồn cùng có một

trạng thái như nhau. Các linh hồn ở trong trình trạng ân sủng: gần gũi Thiên Chúa và có sự

sống siêu nhiên. Cùng tận: ơn cứu rỗi được bảo đảm; không thể lập công. Thanh luyện: sự

đền tội liên quan đến đời sống quá khứ của họ99. Nói cách khác, “các linh hồn trạm trú ở

đây chia sẻ cùng một niềm tin nơi Đức Giê-su, con Thiên Chúa, cùng một tình yêu, cùng

một hy vọng. Vì thế khi được thanh luyện chung với nhau trong luyện tội, các linh hồn này

thương mến nhau”100. Vì các linh hồn ở đây được sống trong tình thương của Thiên Chúa.

Nhất là vì lúc này họ hiểu biết Thiên Chúa hơn và không còn bị tách khỏi Thiên Chúa do

những của cải trần gian nữa. Vì thế họ hướng về Thiên Chúa với tất cả sức lực của mình.

Đó là niềm hạnh phúc nơi Giáo hội thanh luyện.

Nhưng trong lúc này các linh hồn vẫn bị giữ lại bởi trở ngại của sự bất toàn của

mình, vẫn bị gạt khỏi phúc chiêm ngưỡng Thiên Chúa trong Đức Ki-tô phục sinh. Do đó, có

sự xâu xé trong con người họ, có nỗi đau khổ vì sự thanh luyện… đây là nỗi đau khổ được

cảm nhận cách mãnh liệt trong ý thức, một cảm xúc thiêng liêng cao hơn nhiều so với cảm

xúc trong đời hiện tại. Nhưng chính nỗi khổ đau này cũng được các linh hồn chấp nhận và

yêu mến, bởi vì nó chuẩn bị cho họ được hưởng kiến Thiên Chúa trong Đức Ki-tô101.

Chính Giáo hội Thanh luyện “là nơi các linh hồn ở lại để được tẩy rửa hết lỗi lầm,

hầu xứng đáng gặp gỡ và sống đời đời với Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối

thánh thiện, nên linh hồn phải thánh thiện mới có thể chung bàn với Ngài”102. Niềm tin

vào giai đoạn thanh luyện sau khi qua đời đã tiếp tục phát triển. Người ta không còn chú

trọng đến một động lực vật lý (chẳng hạn như lửa) của việc thanh tẩy hoặc hình phạt, cũng

không quan tâm về nơi chốn hay thời gian cụ thể. Ngày nay những suy tư thần học coi

luyện ngục như một tiến trình hiển nhiên sau khi chết, nhờ nó mà người ấy đến với một

hiểu biết hoàn hảo về bản thân và giũ bỏ tất cả sự tự qui hướng về mình. Việc tưởng nhớ

và cầu nguyện cho người quá cố vẫn là một truyền thống quan trọng103. Như thế, Luyện tội

97 Ủy ban Thần học quốc tế, Tài liệu về dấu chỉ, 11 - 1992, tr. 331. 98 Josep Ratzinger- Đức giáo hoàng Biển Đức XVI, Cánh chung luận: sự chết và đời sống vĩnh cửu, nxb Tôn

giáo, 2013, tr. 279. Bản dịch của Lm. Nguyễn Văn Trinh. 99 x. Mầu nhiệm cánh chung, tr. 145 100 Joranthe Nắng Tím, Những người lữ hành hạnh phúc, tập 3, vòng tay đời đời, nxb Tôn giáo, 2012, tr. 61. 101 x. Mầu nhiệm cánh chung, tr. 145-146. 102 Joranthe Nắng Tím, Những người lữ hành hạnh phúc, tập 3, vòng tay đời đời, nxb Tôn giáo, 2012, tr. 61. 103 x. Greg Dues, Những thói quen và truyền thống Công Giáo, 1989, tr. 235.

Page 32: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

32 là tình trạng linh hồn được thanh tẩy trước khi diện kiến Thiên Chúa và sống hạnh phúc

đời đời với Ngài. Luyện tội không phải là nơi trừng phạt, vì luyện tội mang niềm hy vọng

được gặp Chúa, mang tình yêu thương đang được thanh luyện, mang niềm vui sẽ được

hưởng nhan Chúa. Vì thế, Luyện tội mang niềm vui sẽ được “biến đổi nên trinh trong, giũ

sạch mọi gian ác”, sẽ được xứng đáng trước tình yêu Thiên Chúa và sẽ mang lại niềm tin

được Thiên Chúa nhân từ ôm chặt vào lòng khoan dung, từ ái104.

Như vậy, qua trình bày của Kinh thánh một cách gián tiếp nói về Luyện ngục, sau

đó được các giáo phụ triển khai đạo lý này, cũng như huấn quyền của Giáo hội làm cho

chúng ta vững tin vào sự hiện hữu của Giáo hội Thanh luyện. Từ đó chúng ta hiệp thông

cầu nguyện cho các ngài sớm được hưởng tôn nhan Chúa, được gia nhập Giáo hội khải

hoàn trên Nước trời, và các ngài sẽ nhớ cầu nguyện cho chúng ta. Chính điều này nói lên

sự hiệp thông các thánh trong Giáo hội.

III. Giáo hội khải hoàn

Trước khi khảo sát đề tài Giáo hội khải hoàn, chúng ta cần làm rõ từ ngữ hay những

cách gọi khác nhau. Như chúng ta thường nghe nói những từ: Thiên quốc, Quê trời, Nước

trời, Nước Thiên Chúa, Thiên đàng hay cuộc sống vĩnh cửu. Vì thế chúng ta cần tìm hiểu

các từ: Thiên quốc, Quê trời, Thiên đàng xem có ý nghĩa gì và tương quan thế nào?

- Thiên quốc: Thiên là Trời; quốc là nước. Thiên quốc là Nước trời105. “Nước Thiên

Chúa ở đây không chủ yếu ở một nơi, nhưng là một tương quan đặc biệt với Thiên Chúa.

Vào Nước Thiên Chúa là được thông hiệp sự sống và hạnh phúc với Ngài. Nước Thiên Chúa

còn được người Do Thái gọi là Nước trời”106, mà Nước trời cũng được gọi là quê trời.

- Quê trời: Quê trời chỉ thực tại thiêng liêng, siêu phàm, còn được gọi là Thiên

đàng, là “nơi” Các Thánh được hưởng hạnh phúc trong Thiên Chúa, “nơi” dành riêng cho

những người được Thiên Chúa ân thưởng. “Trời là nơi Thiên Chúa ngự, là Nhà Cha, nên

là ‘quê hương’ của ta”107. Quê trời là “nơi” vĩnh cửu, diễm phúc mà con người phải hướng

tới trong khi chu toàn trách nhiệm xây dựng và phát triển quê hương trần gian108.

- Giáo hội khải hoàn là những người được Thiên Chúa cứu rỗi từ tạo thiên lập địa

cho đến những người sau cùng được cứu độ. Điều này đã được Giáo hội xác tín: “Chúng

tôi tin rằng đông đảo các linh hồn tụ tập chung quanh Chúa Giê-su và Mẹ Maria trên

104 x. Joranthe Nắng Tím, Sđd, nxb Tôn giáo, 2012, tr. 62. 105 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam- Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin-Tiểu Ban Từ Vững, Từ điển Công

giáo, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 328. 106 Lm. Nguyễn Văn Tuyên, Tin mừng Nước Thiên Chúa, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 19. 107 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 2795. 108 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam- Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin-Tiểu Ban Từ Vững, Từ điển Công giáo,

nxb Tôn giáo, 2011, tr. 279-280.

Page 33: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

33 Thiên đàng, họp thành Hội thánh trên trời. Ở đó trong hạnh phúc đời đời, họ được diện

kiến Thiên Chúa”109. Do đó, cũng có thể gọi là Giáo hội trên trời hay Giáo hội khải hoàn.

Như vậy, với đề tài Giáo hội khải hoàn, chúng ta có thể dùng Nước trời, Thiên đàng

hay cuộc sống vĩnh cửu. Các Tin mừng đã nhắc đến 122 lần chữ “Nước Thiên Chúa”,

trong đó có 90 lần từ miệng lưỡi Đức Ki-tô. Quả thật, nhiều người Do thái khi nghe Đức

Ki-tô loan báo Nước trời đã hiểu Nước trời là cuộc sống mai hậu sau khi chết, là một tổ

chức của thế giới bên kia, là Thiên đàng, là những gì sẽ đến sau khi thế giới này qua đi110.

Lần lược chúng ta sẽ tìm hiểu qua các bản văn Kinh thánh, truyền thống của Giáo hội và

sau cùng là suy tư thần học. Kinh Thánh đã nói gì về Nước Thiên Chúa hay Thiên đàng?

1. Nền tảng Kinh thánh

Giáo lý Hội thánh Công giáo nhìn nhận rằng: “Chúng ta không đủ khả năng hiểu

biết và trình bày mầu nhiệm hiệp thông vinh phúc với Thiên Chúa và với tất cả những

người ở trong Đức Ki-tô. Khi nói về mầu nhiệm này, Kinh thánh dùng những hình ảnh như

sự sống, ánh sáng, bình an, tiệc cưới, rượu mới trong Nước trời, Nhà Cha, Thành

Giêrusalem Thiên quốc, Thiên đàng”111. Những hình ảnh đó đã được Kinh thánh Cựu ước

và Tân ước cho ta biết rõ hơn. Trước hết là Cựu ước.

1.1. Cựu ước

Trong giai đoạn đầu của Cựu ước, ta thấy nội dung của những lời Chúa chúc lành

là những của cải đời này: con cái đông đúc, đất đai phì nhiêu, hoa trái dồi dào đó là đối

tượng hạnh phúc cá nhân cũng như của toàn dân112. Nhưng dần dần ta thấy sự tiến triển.

Các vịnh gia cho rằng hạnh phúc đích thực là ở bên Chúa (x. Tv 16,11; 73,23-26), và hy

vọng Thiên Chúa sẽ giải thoát linh hồn khỏi âm ti và được chia sẻ vào sự sống vĩnh cửu

(x.Tv 48,16; 72,26). Ngôn sứ Đaniel xác tín vào việc thân xác sẽ sống lại để được hưởng

sự sống đời đời hay xấu hổ và nghê tởm đời đời (x. Đn 12,2). Vào cuối thời Cựu ước, sách

Khôn ngoan diễn tả hạnh phúc và bình an của linh hồn những người công chính được an

nghỉ trong tay Thiên Chúa và sống vĩnh cửu bên Người (x. Kn 3,1-9; 5,15). Còn các vị tử

đạo thời Macabê kín múc sức mạnh và an ủi trong hy vọng tin rằng người lành sẽ được

Chúa cho chỗi dậy để được hưởng cuộc sống muôn đời (x. 2Mc 6,26; 7,9.29.36). Ngoài ra,

theo lối hình dung bình dân cổ truyền thì trời là nơi Chúa ngự; vì “về với Chúa” có nghĩa

là “được đưa lên trời” như ông Êlia (x. 2V 2,1-11).

Qua các tác giả sách thánh Cựu ước cho ta thấy rõ sự mạc khải của Thiên Chúa về

hạnh phúc Nước trời một cách tiệm tiến; từ lời chúc lành của Chúa là của cải vật chất, con

109 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 1053. 110 Joranthe Nắng Tím, Những người lữ hành hạnh phúc, tập 4: Đức Ki-tô là ai để tôi tin, nxb Tôn giáo, 2013, tr. 28. 111 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 1027. 112 x. Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, Sđd, tr. 210.

Page 34: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

34 cái đông đúc. Rồi đến tinh thần: hạnh phúc được ở bên Chúa, được giải thoát khỏi âm ti,

được an nghỉ trong tay Chúa, được Chúa cho chỗi dậy để được sống muôn đời. Như vậy,

nơi Cựu ước đã cho ta biết phần nào về Giáo hội khải hoàn. Điều này sẽ được làm sáng tỏ

nơi Tân ước, chính Chúa Giê-su đã ở nơi Giáo hội khải hoàn đến tỏ cho ta biết.

1.2. Tân ước

Không ai biết được nơi Giáo hội khải hoàn, và cuộc sống đời sau như thế nào. Giáo

hội Công giáo được Chúa Giêsu dạy bảo khi Người giảng đạo, và Người dùng một số môn

đệ viết lại Kinh thánh với sự linh hứng của Chúa Thánh Thần 113, để cho ta biết phần nào

nơi Giáo hội khải hoàn trên Nước trời.

Chúa Giê-su rao giảng Nước trời đã được thánh sử Mathêu thuật lại: “Từ lúc đó,

Đức Giê-su bắt đầu rao giảng và nói rằng: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến

gần” (Mt 4,17). Người còn dạy các môn đệ cầu nguyện cùng Cha ở trên Nước trời: “Vậy,

anh em hãy cầu nguyện như thế này: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời” (x. Mt 6,

9-13). Sau khi ông Phê-rô tuyên xưng Chúa Giê-su là Đấng Mêsia thì Người hứa sẽ trao

cho ông chìa khóa Nước trời: “Này anh Si-mon con ông Giô-na, anh thật là người có phúc,

vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên

trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này,

Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho

anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như

vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,17-19).

Trong Tin mừng Đức Giê-su sử dụng nhiều hình ảnh để diễn tả hạnh phúc tuyệt đối

của con người là được ở bên Chúa. Theo Tin mừng Nhất lãm, khi rao giảng mầu nhiệm

Nước trời, Đức Giê-su sử dụng nhiều dụ ngôn với những hình ảnh để các thính giả nắm bắt

dễ dàng. Với thương gia, Đức Giê-su ví Nước trời như viên ngọc quí: “Nước Trời giống

như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại,

rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy."Nước Trời lại cũng

giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra

đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy” (Mt13,44-46).

Với các ngư phủ, Nước trời được ví như mẻ lưới đầy: "Nước Trời lại còn giống như

chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi

ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài” (Mt 13,47-50).

Với các nông dân, Nước trời được ví như người đi gieo giống, hạt cải, mùa gặt dồi

dào: “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình” (x. Mt 13,24-

113 Lm. Đoàn Quang, CMC, Tìm hiểu Thiên đàng-Luyện ngục, tr. 14.

Page 35: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

35 30). Đức Giê-su còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác. Người nói: “Nước Trời

cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy nó là loại nhỏ

nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất ; nó trở thành

cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được” (Mt 13,31-32; Lc 13,18-19; Mc 4,30-32).

Người trả lời các môn đệ khi họ hỏi về ý nghĩa dụ ngôn: “Bởi vì anh em thì được ơn hiểu

biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không. Hễ ai nghe lời rao giảng Nước Trời mà

không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp đi điều đã gieo trong lòng người ấy: đó là kẻ đã được gieo

bên vệ đường…” (x. Mt 13, 10-23).

Với người làm bánh, nấu rượu: “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà

kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men” (Mt 13,33; Lc 13,20-21).

Đức Giê-su sử dụng những hình ảnh đó để diễn tả những thực tại vượt quá tầm mức của trí

tuệ con người, giúp cho mọi người hiểu phần nào về Giáo hội khải hoàn trên trời.

Chúa Giê-su diễn tả Nước trời vui vẻ, tưng bừng như hình ảnh dự tiệc: “Từ phương

đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Abraham, Isaác, và Giacóp

trong Nước trời” (Mt 8,11). Sau đó Chúa Giê-su kể một dụ ngôn về bữa tiệc trong Nước

trời: Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. Nhà vua

sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc, nhưng họ không

chịu đến…. Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại,

nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách (x. Mt 22,1-14; Lc 14,15-24). Chúa Giê-su còn mong

uống rượu với các môn đệ trong Nước trời: “Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không

còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới

trong Nước của Cha Thầy” (Mt 26, 29).

Thánh Gioan đã diễn tả vẻ huy hoàng của Giáo hội khải hoàn là “thành Giêrusalem

mới” bằng ngôn ngữ loài người cho ta hiểu phần nào: “Thành rực sáng tựa đá quý tuyệt

vời, như ngọc thạch trong suốt tựa pha lê. Thành có tường rộng và cao, với mười hai cửa

do mười hai thiên thần canh giữ, và trên các cửa có ghi tên mười hai chi tộc con cái Ít-ra-

en. Tường thành xây trên mười hai nền móng, trên đó có tên mười hai Tông Đồ của Con

Chiên.... Thành chẳng cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa

toả rạng, và Con Chiên là ngọn đèn chiếu soi. Ngày nọ qua ngày kia, cửa thành không bao

giờ đóng, vì ở đấy sẽ chẳng có đêm…. chỉ có những người có tên ghi trong Sổ trường sinh

của Con Chiên mới được vào thành. Họ được nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh danh

Người ghi trên trán họ. Sẽ không có đêm tối nữa, họ sẽ không cần ánh sáng của đèn, cũng

chẳng cần ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ

hiển trị đến muôn thủa muôn đời” (x. Kh 21,9-22,21).

Page 36: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

36

Quả thật, “sách Khải huyền mô tả hạnh phúc của những người lành, nhất là những

vị tử đạo, trong cuộc sống với Thiên Chúa và với con chiên, Đức Ki-tô được tôn vinh;

được giải thoát khỏi mọi sự dữ, được tràn đầy hạnh phúc và vinh quang trong Giêrusalem

Thiên quốc”114. Như vậy, trong Giáo hội hoàn vũ mọi thành phần đều được “nhìn thấy

Chúa”, “ngắm dung nhan Chúa”, “chiêm ngưỡng Chúa”, “chầu Chúa”, được ở cùng Chúa,

được sống với Đức Ki-tô, một cuộc sống vĩnh cửu nơi Thiên Chúa. Trong Cựu ước, người

đạo đức được mô tả như là “kẻ đi tìm Chúa” (Tv 24,6), tìm kiếm nhan Chúa, với hy vọng

được nhìn thấy dung nhan Ngài. “Ngắm nhìn Chúa” có nghĩa là được vào bệ kiến Chúa,

được gần gũi với Chúa, được chia sẻ tình nghĩa thân mật với Chúa115. Niềm ước mong đó

được thỏa nguyện trong Tân ước, với lời hứa Chúa Giê-su: “Phúc thay ai có tâm hồn trong

sạch vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8).

Tư tưởng nhìn thấy Chúa được thánh Gioan và Phao-lô triển khai thêm. Thánh

Gioan viết: “Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ

như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện, chúng

ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy” (1Ga 3,2).

Đoạn văn này đối chiếu hai giai đoạn: hiện tại và mai sau. Trong hiện tại chúng ta là con

Thiên Chúa rồi. Còn sau này chúng ta sẽ thấy Ngài và nên giống như Ngài. Ở đây thánh

Gioan dùng từ “thấy” ở hiện tại và “nên giống” ở tương lai sau này. Sách Khải huyền diễn

tả hạnh phúc của các thánh trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và Con Chiên, tức là Đức

Ki-tô vinh quang. Mọi đau khổ thể lý đều tan biến (x. Kh 7,9-17; 21,3-7). Còn thánh

Phao-lô lại dùng từ “thấy” và “biết”: “Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm

gương, mai sau sẽ được giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ biết

hết, như Thiên Chúa biết tôi” (1Cr 13,12). Trong điều kiện hiện tại, chúng ta chưa biết

Chúa trọn vẹn bởi vì còn vướng nhiều màn che. Nhưng sau này, chúng ta sẽ được nhìn

thấy Chúa nhãn tiền: chính Ngài sẽ tỏ cho chúng ta; chúng ta thông dự vào chính việc

Chúa biết ta, ta được biết Chúa116. Điều này chỉ xuất hiện trong “cuộc sống vĩnh cửu”.

Sự sống vĩnh cửu là gì? Đối với thánh Gioan: “Sự sống đời đời là thế này: họ biết

Cha là Thiên Chúa duy nhất, chân thật, và Đấng mà Cha sai đến là Đức Ki-tô” (Ga, 17,3).

Cái biết ở đây không chỉ là hành vi trí tuệ, nhưng là sự thông dự vào tình nghĩa thắm thiết

giữa Chúa Cha và Chúa Con, như thánh Gioan đã viết ở lời mở đầu của lá thư thứ nhất:

“Điều đã có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt,

điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là sự sống. Quả vậy, sự

114 Mầu nhiệm cánh chung, tr. 155. 115 x. Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, Cánh chung học, Học viện liên dòng thánh

Tôma Tp. HCM, 2004, tr. 213-214. 116 Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, Sđd, 2004, tr. 215.

Page 37: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

37 sống đã được tỏ bày, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời: sự sống ấy vẫn

hướng về Chúa Cha và nay đã được tỏ bày cho chúng tôi, mà chúng tôi hiệp thông với

Chúa Cha và với Đức Ki-tô, Con của Người” (1Ga 1,1-3). Quả thực, sự sống đời đời được

ban cho ai tin vào Đức Ki-tô, lắng nghe tiếng Người nhờ đó được chia sẻ bản tính của

Người. Mối liên hệ với Đức Ki-tô lại càng nổi bật hơn trong cụm từ “ở với Đức Ki-tô”.

Điều này chúng ta nhận thấy khi Đức Ki-tô hứa với anh trộm lành: “Tôi bảo thật anh, hôm

nay, anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên đàng” (Lc 23, 43). Thánh Luca mô tả Thiên đàng hệ

tại ở với Đức Ki-tô. “Ở với” không chỉ có nghĩa ở bên cạnh, mà còn là chia sẻ cùng số

phận. Các tác giả Cựu ước mơ ước hạnh phúc “ở với Thiên Chúa”; còn bây giờ thì người

trộm lành được hứa sẽ được “ở với Đức Ki-tô”117. Trong Giáo hội khải hoàn ở trên trời,

theo sách Khải huyền số người rất đông: “Tôi thấy: kìa một đoàn người thật đông không

tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước

ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế” (x. Kh 7,9-17).

Như vậy, vào Thiên đàng, vào Nước Chúa là ở với Đức Ki-tô.

Tóm lại, Tân ước dùng nhiều hình ảnh và từ ngữ khác nhau để diễn tả hạnh phúc

trong Nước trời, Thiên đàng (Giáo hội khải hoàn). Nhưng chung qui đều hướng về Đức Ki-

tô. Đâu có Đức Ki-tô ở đó có Nước Thiên Chúa. Quan niệm về Giáo hội khải hoàn cũng

được truyền thống của Giáo hội hoàn vũ tin cậy và hướng về.

2. Quan niệm của Giáo hội

Đạo lý của Tân ước về sự sống vĩnh cửu trên Nước trời đã được đào sâu nơi các tác

phẩm của các giáo phụ, và nơi các công thức tuyên xưng đức tin trong truyền thống Giáo hội.

2.1. Các giáo phụ

Các giáo phụ diễn giảng đạo lý không phải qua suy tư trừu tượng nhưng qua các bài

chú giải Kinh thánh trong các buổi cử hành phụng vụ. Các ngài sử dụng nhiều hình ảnh đã

có trong Tin mừng, như: “Thiên đàng, Thiên quốc, ánh sáng, an nghỉ, nơi mát mẻ sáng

láng, bàn tiệc, triều thiên, phần thưởng”118.

Tiếp nối tư tưởng của thánh Gioan và của Phaolô, các giáo phụ tiên khởi luôn nhắc

đến việc “ở lại với Đức Ki-tô” (x. Ga 17,24; Pl 1,23) khi bàn về sự sống vĩnh cửu. Ngay từ

thánh Irênê, các giáo phụ nhấn mạnh rằng sự sống đời đời hệ tại việc nhìn ngắm nhan

Chúa, nghĩa là được thấy Chúa. Dựa theo đoạn văn của thánh Gioan: “Lạy Cha con muốn

rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm

ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con” (Ga 17,24), các giáo

117 Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, Sđd, tr. 219-220 118 Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, Sđd, tr. 2230.

Page 38: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

38 phụ thêm rằng việc nhìn ngắm Chúa kèm theo sự biến đổi nên giống Chúa, được trở nên

con cái Chúa119.

Có lẽ một đặc trưng được khai triển nhiều hơn nơi các giáo phụ so với Tân ước đó

là chiều kích cộng đoàn xã hội. Thánh Cyprianô nói rằng hạnh phúc không phải chỉ là nhìn

ngắm Thiên Chúa mà còn hưởng sự trường sinh bất tử cùng với các người công chính và

các bạn hữu của Chúa (Epistola 58,10). Theo thánh Grêgôriô Cả, trời gồm “cộng đoàn các

phúc nhân”. Thánh Augustinô đã dành một tác phẩm để bàn về “thành đô của Chúa”.

Theo thánh Bêđa, sự sống vĩnh cửu là niềm vui được chia sẻ với các bạn bè thánh thiện120.

Như vậy, đến các giáo phụ đã xem ở trên Thiên đàng gồm “các cộng đoàn phúc nhân”, mang

chiều kích cộng đoàn xã hội. Do đó, ta có thể gọi Thiên đàng, Nước trời là Giáo hội khải hoàn.

Vì ở đó các ngài sống tràn ngập niềm vui, hạnh phúc bên Chúa. Điều nay chúng ta sẽ thấy rõ

hơn nơi Huấn quyền của Giáo hội.

2.2. Huấn quyền của Giáo hội

Vào thời trung cổ, tuyên ngôn quan trọng nhất của huấn quyền là tông hiến Benedictus

Deus của Đức thánh cha Benedicto XII. Tông hiến này tuyên bố hai điểm quan trọng:

- Linh hồn những người lành sẽ được lên trời, được vào Thiên quốc và Thiên đàng

cùng với Chúa Ki-tô liền sau khi chết (hoặc sau khi đã được thanh luyện), chứ không cần

ngày tận thế.

- Bản chất hạnh phúc Thiên đàng là được thấy bản tính Thiên Chúa: sự chiêm ngắm

này có tính cách trực tiếp. Sự chiêm ngắm này phát sinh hạnh phúc trường tồn, vì thế gọi là

“phúc kiến”: sự thấy mang lại hạnh phúc121.

Sau đó, Sắc lệnh cho người Hy lạp của công đồng Hiệp Nhất ở Plorence (1439)

tuyên bố: “linh hồn các kẻ công chính đã được thanh luyện tinh tuyền “được chiêm ngắm

Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi, như chính Người thực sự, nhưng tùy theo mức độ

khác biệt của công nghiệp mà người này sẽ diện kiến tuyệt hảo hơn với người kia”122. Đặc

biệt, là bản văn của công đồng Vaticano II cũng xác tín thêm.

Công đông Vaticano II trong hiến chế tín lý về Giáo hội số 48 trình bày đạo lý về

sự sống đời đời dựa theo ngôn ngữ Kinh thánh hơn là triết học. Thực tại căn bản là được

nhìn thấy Chúa. Đồng thời công đồng cũng trích các bản văn Tân ước nói đến mối liên hệ

với Đức Ki-tô “ở với Đức Ki-tô” (x. Pl 1,23), “hiện trị với Đức Ki-tô”, “cùng với Người tiến

119 Clemente Alexandria, Str.omata 7,10, 55. Dẫn lại trong Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng,

Cánh chung học, học viện liên dòng thánh Toma Tp. HCM, 2004, tr. 224. 120 x. Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, sđd, tr. 224. 121 Benedicto XII, Tông hiến Benedictus Deus, D 530. 122 D 693, dẫn lại trong Ludwig Ott, Tín lý tập II, người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh, Đại chủng viện

thánh Giu-se -2003, tr. 451.

Page 39: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

39 vào hôn lễ”. Qua số 49, công đồng thêm vào chiều kích Hội thánh, khi cộng đoàn các phúc

nhân đạt tới mức độ hoàn tất trong thành đô trên trời123.

Sau công đồng Vaticano II, một tài liệu quan trọng khác là sách Giáo lý Hội thánh

Công giáo. Năm 1992, Đức thánh cha Gioan Phaolô II đã ban hành sách Giáo lý của Giáo

hội Công giáo, trong đó xác quyết về Thiên đàng và trình trạng hạnh phúc vô biên như sau:

“Những kẻ chết trong ơn nghĩa Chúa và kẻ đã được thanh luyện trọn vẹn, sẽ sống mãi với

Đức Ki-tô. Muôn đời họ sẽ nên giống Thiên Chúa, vì Người thế nào họ sẽ được ‘nhìn thấy

Người như vậy’diện đối diện” (lGa 3,2)124. Giáo lý còn cho chúng ta biết:“Thiên đàng” là

cuộc sống viên mãn vì được hiệp thông trong sự sống và tình yêu với Thiên Chúa Ba Ngôi,

với Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, với các thiên thần và các thánh. Thiên đàng là mục đích tối hậu

và là sự hiện thực các nguyện vọng sâu xa nhất của con người, là tình trạng hạnh phúc

tuyệt hảo và chung cuộc125. Trên Thiên đàng là được ở với Đức Ki-tô, nhưng người ta vẫn

còn bản sắc của mình: “Lên Thiên đàng” là “được ở với Đức Ki-tô”. Những người được

tuyển chọn “sống trong Người”, nhưng vẫn giữ, hay nói đúng hơn là tìm được căn tính

đích thực của mình, danh xưng riêng của mình126.

Ở trên Thiên đàng hay trong Giáo hội khải hoàn sẽ được nhìn ngắm Chúa, hiệp

thông với Chúa, nhưng thân xác đã ban thêm khả năng vượt trên tình trạng con người tự

nhiên: “Thiên Chúa siêu việt, nên ta chỉ thấy được Người khi chính Người mặc khải mầu

nhiệm cho ta chiêm ngưỡng và khi Người ban cho ta khả năng đó. Việc chiêm ngưỡng

Thiên Chúa trong vinh quang Thiên quốc được Hội thánh gọi là“phúc kiến”127. Điều này

thánh Sypriano cũng nói: “Bạn sẽ được vinh quang và hạnh phúc biết bao: khi bạn được

Thiên Chúa tiếp nhận để thấy Người, được vinh dự hưởng niềm vui cứu độ và ánh sáng

vĩnh cửu cùng Đức Ki-tô, Chúa của bạn... Trên Thiên quốc, bạn được hưởng niềm vui của

sự bất tử cùng với những người công chính và những bạn hữu của Thiên Chúa”128.

Như vậy, Giáo hội đã có những bản văn chính thức trình bày cho con cái biết về

Giáo hội khải hoàn, nơi đó mọi người được sống hiệp thông trọn vẹn với Đức Ki-tô, với

Thiên Chúa Ba Ngôi, cùng toàn thể các thánh được tụ họp từ bốn phương, từ tạo thiên lập

địa cho đến ngày tận thế. Ở đó mọi người sẽ được hạnh phúc viên mãn: “Trên Thiên đàng,

các phúc nhân sống trong trạng thái của thần thiêng, có thú vui hạnh phúc của thần thiêng

cao hơn thú vui thể xác vừa mau qua và gây phiền toái! Sống mãi mãi trong một Nước trời

123 x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), số 48-49. 124 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 1023. 125 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 1024. 126 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 1025. 127 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 1028. 128 x. T. Syprianô, thư 56,10,1.

Page 40: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

40 công bằng, vui vẻ, yêu thương”129. Đó là những điều xác tín của Giáo hội. Các nhà thần

học cũng dựa vào Kinh thánh và các bản văn của Giáo hội để tiếp tục suy tư thần học về

Giáo hội khải hoàn trên Nước trời

3. Suy tư thần học

Có rất nhiều cách để suy tư về Thiên đàng hay Giáo hội khải hoàn. Các sách giáo lý

và sách tĩnh tâm sẽ cố gắng dùng nhiều hình ảnh để đập vào tâm trí của tín hữu, kích thích

lòng họ khát khao về những sự trên trời. Trái lại, ngôn ngữ thần học muốn chú trọng đến

bản chất hạnh phúc đích thực là “chiêm ngưỡng Chúa”, “ở bên Chúa”. Đây là những tư

trưởng mà các tác giả Kinh thánh đã trình bày, giờ đây các nhà thần học triển khai thêm.

3.1. Khát mong hạnh phúc vĩnh cửu

Với những suy nghĩ tự nhiên chúng ta thường ước mong được sống lâu “trường

sinh”. Ta thường nghe những câu chúc nhau vào dịp đầu năm “trường thọ”. Rồi y khoa cổ

truyền và cận đại đã tìm mọi cách để tìm ra thuốc trường sinh, nhưng cho đến nay trường

sinh mới chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết chứ chưa có trên thị trường. Thế nhưng trường

sinh đâu phải là hạnh phúc. Bởi vì chúng ta thấy các cụ trong các nhà dưỡng lão và trong

nhiều gia đình, nhiều người mong thà chết sớm còn hơn. Như vậy, sự kéo dài năm tháng

chưa đủ mang lại hạnh phúc. Thế thì tìm đâu ra hạnh phúc? Thế nào là hạnh phúc?

Trong bộ tổng luận thần học, để trả lời câu hỏi đâu là hạnh phúc thực sự của đời

người, thánh Tôma đã dành ra 5 vấn đề (questions) với 40 tiết để nói về cứu cánh và hạnh

phúc. Phải chăng hạnh phúc ở chỗ giàu sang? Danh giá? Chức quyền? Phải chăng hạnh

phúc ở chỗ thân xác khỏe mạnh, khoái lạc vật chất? Phải chăng hạnh phúc ở chỗ biết nhiều

hiểu rộng? Ta có thể đoán được, câu trả lời tất nhiên là phủ định, bởi vì tất cả những điều

thiện hảo ở đời này là đều hữu hạn, không bền vững vì thế không mang lại hạnh phúc (ST.

I-II, q.2). Đi xa hơn nữa, thánh Tôma cho thấy rằng hạnh phúc con người chỉ có thể tìm

thấy nơi Thiên Chúa, nơi sự chiêm ngắm Chúa (ST. I-II, q.3). Đó là nói đến phương diện

khách thể, còn xét về phía chủ thể thì sao? Nói cách khác việc chiêm ngắm Thiên Chúa

mang lại gì cho ta xét về linh hồn và thể xác? (ST. I-II, q.4). Câu hỏi Cuối cùng dành cho

vấn đề chiếm hữu hạnh phúc: làm thế nào đạt tới hạnh phúc? (ST. I-II, q.5). Theo nhà hiền

triết, hạnh phúc là phần thưởng của những công việc phúc đức. Thánh Tôma còn nói:

“Công việc của con người thì cần để đến hạnh phúc. Thế nhưng có những trường hợp như

các trẻ em đã được rửa tội, rồi chết chưa có công nghiệp gì cũng được hạnh phúc. Đó là

nhờ công nghiệp của Đức Ki-tô”130.

129 Lm. Đoàn Quang, CMC, Tìm hiểu Thiên đàng-Luyện ngục, tr. 20. 130 x. Toma Aquino, Tổng luận thần, Phần I-II, q. 1-5, người dịch Joanchim Nguyễn Văn Liêm, Tp. HCM

2003, tr. 363-367.

Page 41: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

41

Như vậy, qua suy tư thần học của thánh Tôma Aquinô cho chúng ta biết được hạnh

phúc đích thực của con người là ở nơi Chúa, chỉ có nơi Thiên Chúa con người mới thỏa

mãn khát vọng hạnh phúc. Hạnh phúc theo Ki-tô giáo: sự sống đời đời hệ tại biết Thiên

Chúa, chiêm ngưỡng tôn nhan Chúa và thông hiệp với Người.

3.2. Chiêm ngưỡng tôn nhan Chúa

Suy thần học cho đến nay chỉ chú trọng vào việc phân tích “nhìn thấy Chúa” (phúc

kiến). Thần học kinh viện trình bày sự chiêm ngưỡng như là một tác động của tri thức, theo

đó trên Thiên đàng, chúng ta sẽ nhìn thấy bản tính Thiên Chúa. Chúng ta sẽ “hiểu biết”

Chúa cách trực tiếp, chứ không cần đến hình ảnh, ý niệm nữa. Mặt khác, thần học kinh

viện cũng không quên nhấn mạnh rằng con người cần được Chúa ban “ánh sáng vinh

quang” thì mới có thể nhận biết Thiên Chúa, bởi vì điều này vượt quá khả năng tự nhiên

của lý trí131. Cách thức của sự chiêm ngưỡng này cần thiết là siêu nhiên. Vì thế linh hồn

phải được nâng lên, được thích ứng, bằng một nguyên lý thần linh về hiểu biết và yêu mến:

đó là “ánh sáng vinh quang”. “Trong ánh sáng Người, chúng tôi được thấy ánh sáng” (x.

Tv 35,10). “Ánh sáng vinh quang” này sẽ nâng linh hồn “nhìn ngắm” diện đối diện, nghĩa

là trực tiếp, không còn trung gian, không có lý luận và không có sự tối tăm132. Thế nhưng,

trong ngôn ngữ của Kinh thánh, việc “nhìn ngắm” Chúa không phải chỉ là hành động tri

thức, nhưng bao hàm sự sống thân mật với Thiên Chúa. Sự “hiểu biết Chúa” thu hút toàn

thể con người: cả hiểu biết lẫn yêu mến, nhất là bởi vì Thiên Chúa vừa là Chân lý, vừa là

Thiện toàn133.

Quả thật, mức độ của sự chiêm ngưỡng khác nhau nơi các thánh nhân. Bởi vì “ánh

sáng vinh quang” tương xứng với lòng mến và công trạng của mỗi người, nghĩa là với

“khả năng đón nhận Thiên Chúa” của mình. Sự nhìn ngắm không thể giảm hay mất đi vì

Thiên Chúa luôn luôn vẫn là một. Trong sự chiêm ngưỡng, linh hồn hoàn toàn được hạnh

phúc viên mãn134. Vì thế, mỗi người sẽ “nhìn ngắm Chúa” theo cách thức riêng của mình.

Chính Đức giáo hoàng Biển Đức XVI cũng xác tín điều này: “Vì Thiên đàng được lãnh

nhận theo từng cá nhân của mình; mỗi người sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa theo cách của

mình; mỗi người lãnh nhận tình yêu của tất cả trong sự duy nhất không thể thay thế”135.

Do đó, khi nói “lên trời” là một hình ảnh gợi lên ý nghĩa sự hoàn tất của con người và trạng

131 x. Toma Aquino, Summa Theologiae I, q.12, a.5; Công đồng Vienne, Ds 875; Dẫn trong Lm. Phan Tấn Thành,

nt. Maria Đinh Thị Sáng, Cánh chung học, Học viện Liên dòng thánh Tôma Tp. Hồ Chí Minh, 2004, tr.229. 132 x. Mầu nhiệm cánh chung, tr.. 169. 133 x. Lm. Phan Tấn Thành, nt. Maria Đinh Thị Sáng, Sđd, tr.. 229-230. 134 x. Mầu nhiệm cánh chung, tr.. 169-170. 135 Josep Ratzinger- Đức giáo hoàng Biển Đức XVI, Cánh chung luận: sự chết và đời sống vĩnh cửu, nxb

Tôn giáo, 2013, tr. 285, bản dịch của Lm. Nguyễn Văn Trinh.

Page 42: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

42 thái hạnh phúc hoàn toàn trọn vẹn136. Vì “hạnh phúc Thiên đàng là hiệp thông với Đức

Giê-su Ki-tô, với các thiên thần và các thánh, với cha mẹ, anh em họ hàng, bè bạn mà ta đã

biết trong cuộc đời trần thế137.

Như vậy, qua một vài suy tư thần học cho ta biết nơi Giáo hội khải hoàn là một nơi

tràn đầy hạnh phúc, mỗi người được thỏa mãn sự khao khác của mình là được hưởng phúc

chiêm ngưỡng tôn nhan Chúa. Tuy nhiên sự chiêm ngưỡng đem lại hạnh phúc cho mỗi

người một cách khác nhau.

Để kết thúc phần này, xin trích lại câu chuyển của linh mục Đắc Lộ (Alexander

Rhode) đã ghi lại về một người Việt Nam thoáng thấy Thiêng đàng:

Trong thành phố Phú Yên, có một thầy lang nổi tiếng, ông cũng nổi tiếng là một

giáo dân tốt lành, tên ông là Emmanuel (tên rửa tội). Ông chăm sóc thân xác và linh hồn

giáo dân cũng như lương dân, và ông thường khuyên họ theo đạo thật thờ Chúa Trời đất.

Khi tôi đến được ít lâu thì ông mắc bệnh hiểm nghèo làm cho giáo dân lo lắng sợ

tắt mất một bó đuốc soi sáng cho cả giáo đoàn. Ngày đêm họ ở bên cạnh ông và khóc lóc

như khóc người chết. Một hôm khi giáo dân vây quanh giường ông, ông kiệt sức quá làm

cho người ta tưởng ông đã tắt thở. Sau mấy giờ, ông lại hồi tỉnh, và mọi người rất bỡ ngỡ.

Khi tỉnh lại ông mới nói, đó là cơn ngất trí. Chúa đã cho ông thấy thiêng đàng, nơi có nhiều

sự tuyệt vời ông không thể nào diễn tả được. Ở đó có mấy giáo dân ông quen biết khi còn

sống đã làm gương sáng nhân đức nhưng ông không kể tên riêng ai. Đây không phải là

giấc mơ, vì khi chỗi dậy, ông khỏe mạnh như chưa bao giờ đau yếu, mặc dù trước đây ông

bị bệnh khó sống nổi.

Từ đó ông chán ghét những sự đời. Ông luôn luôn nghĩ tới những vẻ đẹp ông đã

thấy trên trời. Khi sống với họ hàng thân thuộc, ông không nói gì ngoài những niềm hy

vọng cao cả, mắt luôn hướng lên trời và tâm hồn như muốn ngả về lâu đài tuyệt diệu ông

đã được thấy. Ông chẳng còn thiết tha gì ăn uống ngủ nghỉ, và có chăng nữa thì chỉ là bất

đắc dĩ. Ông nóng lòng được về Thiên quốc. Do đó, người ông héo hon dần, và qua đời sau

mấy tháng trong một niềm vui sướng lạ lùng đến nỗi lúc ông sắp chết, người ta thấy nơi

khuôn mặt ông và toàn thân ông tỏ ra một niềm vui thanh thoát như chưa bao giờ thấy nơi

ông”. Và cha Đắc Lộ thêm: “Thật ra những người biết cõi trời quí giá đến thế nào thì

không còn thèm tất cả những gì đẹp đẽ nhất ở cõi đời này”138. Đó là niềm hạnh phúc của

những người trong Giáo hội khải hoàn.

136 Lm. Aug. Hoàng Đức Toàn, Cao đẳng giáo lý Tập 9: Cánh chung học, nxb Tôn giáo, 2010, tr.53. 137 Lm. Aug. Hoàng Đức Toàn, Cao đẳng giáo lý Tập 9: Cánh chung học, nxb Tôn giáo, 2010, tr.55. 138 Lm. Đắc Lộ, Hành trình truyền giáo, bản dịch của Hồng Nhuệ, tr.104-105.

Page 43: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

43

Như vậy, Giáo hội khải hoàn là qui tụ những người đã đi đến cùng đích hành trình

dương thế của mình trong tình yêu. Họ là những người chiến thắng, đã vượt qua thử thách,

cám dỗ để chiếm được phần thưởng Nước trời mà Thiên Chúa đã hứa ban cho những ai

trung tín theo Ngài đến cùng. Trong tình yêu tròn đầy, Giáo hội trên Trời vui mừng, hân

hoan hưởng hạnh phúc được diện đối diện, chiêm ngưỡng Thiên Chúa139.

Tóm lại, chúng ta đã lần lược tìm hiểu Giáo hội lữ hành, Giáo hội thanh luyện và

Giáo hội khải hoàn. Trước hết, Giáo hội lữ hành là Giáo hội chính Chúa Giê-su đã thiết lập

ở trần gian này và đang trên đường tiến về quê trời. Thứ đến là Giáo hội thanh luyện đã

được Kinh Thánh mạc khải, cũng như qua các bản văn của Giáo hội và suy tư thần học,

cho chúng ta biết được, đó là những người chết trong ân nghĩa Chúa, nhưng chưa được

thanh sạch hoàn toàn, thì cần một thời gian thanh luyện cho tinh tuyền để vào hưởng tôn

nhan Chúa. Cuối cùng, những người đã được cứu độ, cùng với Mẹ Maria, các thiên thần và

các thánh đang diện kiến tôn nhan Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh, đều thuộc về Giáo hội

khải hoàn hay còn gọi là Nước trời. Nói như thế không phải là ba Giáo hội, nhưng sách

Giáo lý Hội thánh Công giáo gọi là ba trạng thái của Giáo hội. Cả ba trạng thái này thực sự

chỉ là một Giáo hội duy nhất trong Đức Ki-tô. Vậy, ba trạng thái của Giáo hội có liên hệ,

hiệp thống với nhau như thế nào? Qua chương ba “Mầu Nhiệm Các Thánh Hiệp Thông” sẽ

cho chúng ta câu trả lời về sự hiệp thông.

139 Jorthe Nắng Tím, Những người lữ hành hạnh phúc, tập 3: Vòng tay đời đời, nxb Tôn giáo 2012, tr.76.

Page 44: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

44

Chương III:

Mầu Nhiệm Các Thánh Hiệp Thông

Trong Giáo Hội

Một trong những đặc tính nổi bật của đạo Công giáo đó là mối tương quan giữa

người sống và kẻ chết. Mối tương quan này được diễn tả trong giáo lý là “mầu nhiệm hiệp

thông các thánh”. Nghĩa là tin rằng những người còn ở trong Giáo hội dưới đất cũng có

được một thứ hiệp thông nào đó với tất cả những người đã chết trong Chúa, được hưởng

tôn nhan Chúa trên Thiên đàng và các linh hồn đang còn thanh luyện140. Sự hiệp thông của

các thánh được bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Hay nói cách khác, chính Thiên Chúa

Ba Ngôi là khuôn mẫu cho các thánh hiệp thông với nhau.

I. Ba Ngôi Là Khuôn Mẫu Của Sự Hiệp Thông

Khi nói Thiên Chúa Ba Ngôi là khuôn mẫu cho các thánh hiệp thông, nghĩa là có sự

hiệp thông giữa Ba Ngôi với nhau, và khuôn mẫu đó là sự trao ban tình yêu cho nhau một

cách sung mãn. Giáo hội nhìn vào Ba Ngôi để sống mầu nhiệm hiệp thông. Hay nói cách

khác, sự hiệp thông của Giáo hội bắt nguồn từ Ba Ngôi. Tình yêu giữa Ba Ngôi trào tràn

cho Giáo hội để sống hiệp thông trọn vẹn hơn.

1. Mối hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa

Nhờ Chúa Giê-su mạc khải mà chúng ta biết được rằng Ba Ngôi Thiên Chúa sống hiệp

thông trọn vẹn với nhau trong hạnh phúc sung mãn. Khi Chúa Giê-su xuống thế làm người,

Ngài vẫn là Thiên Chúa, nên Ngài luôn luôn sống hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Thánh

Thần. Chính Tin mừng cho ta biết sự hiệp thông giữa Ba Ngôi với nhau.

Công việc đầu tiên trong Tin mừng cho ta biết về mối hiệp thông giữa Ba Ngôi là

khi sứ thần báo tin cho Đức Maria: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng

Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế Hài Nhi sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên

Chúa” (Lc 1,35). Đấng Tối Cao là Chúa Cha trong tác động của Chúa Thánh Thần, lo cho

Hài Nhi sắp sinh ra là Đức Ki-tô Con Thiên Chúa.

Sau đó, khi Chúa Giê-su chịu phép rửa thì trời mở ra, Thánh Thần như chim bồ câu

đáp xuống trên Người, và có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta” (Mt 3, 16-

17). Chúa Cha xác nhận và giới thiệu Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa, còn Thánh Thần

140 x. Thomas P. Rausch S.J. Đạo Công giáo thiên niên kỷ thứ ba, nxb Tôn giáo, 2010, tr. 372. Bản dịch: Lm.

Đaminh Nguyễn Đức Thông.

Page 45: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

45 đến làm nguyên lý hành động cho Chúa Giê-su141. Khi 72 môn đệ đi truyền giáo rồi trở về

vui mừng và báo cáo kết quả thì Chúa Giê-su được Thánh Thần tác động nên hớn hở vui

mừng thưa vơi Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa tể trời đất…” (Lc 10,21). Kế tiếp là trên núi

Tabo Chúa Cha cũng mặc khải cho các môn đệ của Chúa Giê-su biết: “Này là Con Ta, kẻ

Ta tuyển chọn, hãy nghe lời Người” (Lc 9,5). Tiếng phán đó được củng cố thêm bởi Chúa

Thánh Thần tượng trưng qua đám mây bao phủ tất cả mọi người142.

Cuối cùng, trong bữa tiệc ly Chúa Giê-su hứa với các Tông đồ: “Thầy sẽ xin Chúa

Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” (Ga

14,16). Chúa Giê-su xin Chúa Cha ban Đấng bảo trợ là Thần Khí sự thật, nghĩa là ban

Thánh Thần cho các môn đệ. Điều này đã được thực hiện trước khi Chúa Giê-su về trời

truyền cho các môn đệ: “Rửa tội cho muôn dân nhân danh Cha, Con và Thánh Thần” (Mt

28,19), nghĩa là rửa tội nhân danh một Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần, để được

hiệp thông với sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa 143. Như vậy, ngoài tất cả những chỉ dẫn

rõ ràng về Thiên Chúa Ba Ngôi, các Tin mừng còn cho chúng ta trải nghiệm mối quan hệ

của Chúa Giê-su với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

Quả thật, qua những sự việc và hoạt động diễn tả mối hiệp thông giữa Ba Ngôi,

Đức Giê-su đã mạc khải cho ta biết: “Chúa Cha là Thiên Chúa, còn Người là Con Một của

Chúa Cha, Người và Chúa Cha là một” (x. Ga 10,30), Người ở trong Chúa Cha và Chúa

Cha ở trong Người (x. Ga, 10,38), nghĩa là Người cùng bản tính với Chúa Cha, Người

cũng là Thiên Chúa, và Người với Chúa Cha là một Thiên Chúa. Người cũng mặc khải

Thánh Thần là Đấng Người sai đến trần gian từ nơi Chúa Cha (x. Ga, 15,26), và cũng là

Đấng mà Chúa Cha sai đi nhân danh Chúa Con (x. Ga 14, 26); Thánh Thần cũng là Thiên

Chúa, và Thánh Thần với Người và với Chúa Cha là một. Mỗi ngôi vị có tương giao khác

nhau với hai ngôi vị kia và có sứ mệnh riêng biệt, như sứ mệnh nhập thể của Chúa Giê-su và

sứ mệnh thánh hóa của Chúa Thánh Thần, nhưng Ba Ngôi không tách rời nhau trong bản

tính cũng như hành động 144. Bởi vì, nơi Ba Ngôi Thiên Chúa, không có ngôi nào sống cho

riêng mình. Cha không sống cho mình mà sống cho Con và vì Con; Con không sống cho

mình mà sống cho Cha và vì Cha. Thánh Thần là tình yêu của Cha và Con nên cùng một hữu

thể sống cho người khác145. Do đó, Ba Ngôi có một mối hiệp thông sung mãn nhờ sự trao

ban tình yêu.

141 Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giê-su Ki-tô – Đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2005, tr. 105. 142 Michel Rondet, S.J. Tường Thuật mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, tr. 24. Bản dịch của Câu lạc bộ dịch

thuật Đại chủng viện Hà Nội, 2008. 143 x. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giê-su Ki-tô – Đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2005, tr.106. 144 x. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giê-su Ki-tô – Đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2005, tr.106-107. 145 x. Thedule Rey-Mermet, Kinh tin kính, tr. 224-225. Lm. Đaminh Nguyễn Đức Thông biên soạn, 1990.

Page 46: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

46

2. Ba Ngôi hiệp thông với nhau nhờ sự trao ban tình yêu

Đối tượng niềm tin của Ki-tô giáo là Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi: Chúa

Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong Ba Ngôi có sự hiệp thông viên mãn, bởi Thiên

Chúa là tình yêu (x. 1Ga 4,8.16). Nhưng tình yêu là sự thiện hảo luôn trào tràn. Vạn vật và

chúng ta là kết quả của sự trào tràn tình yêu Thiên Chúa146. Với bản chất là yêu thương,

Thiên Chúa sống mầu nhiệm hiệp thông và yêu thương của Ba Ngôi duy nhất. “Chúa Cha

và Chúa Con yêu thương nhau bằng một tình yêu, mà tình yêu này là Thánh Thần, là một

ngôi vị”147. Chúa Thánh Thần là tình yêu liên kết Chúa Cha và Chúa Con, mà các nhà thần

bí gọi “nụ hôn gắn kết hai ngôi vị”. Là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, Chúa Thánh

Thần còn là Đấng khai mở tình yêu đó ra cho các tha nhân. Vì Thánh Thần là đối tượng

“cùng được yêu” giữa Chúa Cha và Chúa Con, nên Ngài đã mở tình yêu của hai ngôi ra để

trao ban. Nơi Thánh Thần, Chúa Cha và Chúa Con yêu thương nhau mãnh liệt đến nỗi

không thể không tràn ra ngoài, thế nên, Thánh Thần là ân ban tuyệt vời của Chúa Cha và

Chúa Con, là hồng ân có sức sống của tình yêu giữa hai ngôi. Là hồng ân của Thiên Chúa,

Chúa Thánh Thần chính là sự mới mẻ đầy sức sáng tạo của tình yêu trong thế gian148.

Quả thật, Ba Ngôi hiệp thông với nhau trong tình yêu tuyệt vời đến nỗi mỗi Ngôi

vừa yêu và được yêu trọn vẹn trong hiệp thông toàn diện với nhau. Chính tình yêu tuyệt

vời này làm cho Ba Ngôi hạnh phúc sung mãn, và vì hạnh phúc sung mãn nên Thiên Chúa

đã sáng tạo nên con người và vạn vật rất tốt đẹp để chia sẻ hạnh phúc ấy cho họ. Đến khi

con người phạm tội đánh mất hạnh phúc và kéo theo vạn vật vào đường xấu thì cũng chính

vì tình yêu và hạnh phúc sung mãn đó mà Chúa Cha đã sai Chúa Giê-su nhập thể và sai

Thánh Thần đến đem con người và vũ trụ vạn vật trở về hiệp thông với Thiên Chúa và với

nhau để tìm lại hạnh phúc đã đánh mất149. Do vậy, “Giáo hội đã hiểu ra rằng đối với Thiên

Chúa Ba Ngôi tình yêu là căn bản và có tình yêu là mọi sự đều có thể đổi thay”150. Nhờ

tình yêu giữa Ba Ngôi trào tràn nên đã có Giáo hội. Vậy Giáo hội được bắt nguồn từ Ba

Ngôi và hiệp thông theo Ba Ngôi.

3. Giáo hội hiệp thông bắt nguồn từ Ba Ngôi

Công đồng Vaticano II trình bày Giáo hội là cộng đoàn hiệp thông trong Ba Ngôi,

vì Giáo hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Chúa

146 x. Hội Dòng Xitô Thánh Gia, Hạt giống chiêm niệm, số 12: Hiệp thông, 2013, tr. 37. 147 Chia sẻ số 75 Nội San Thần Học-Mụ Vụ-Tu Đức Liên tu sĩ Thành phố, Gia đình là cộng đoàn yêu

thương, tháng 09 năm 2014, tr. 55. 148 x. Michel Rondet, S.J. Tường Thuật mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, tr.105. Bản dịch của Câu lạc bộ dịch

thuật Đại chủng viện Hà Nội, 2008. 149 x. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giê-su Ki-tô – Đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2005, tr. 107. 150 Michel Rondet, S.J. Tường Thuật mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, tr. 107. Bản dịch của Câu lạc bộ dịch

thuật Đại chủng viện Hà Nội, 2008.

Page 47: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

47 Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần151. Quả thật, mầu nhiệm Giáo hội phát xuất từ mầu

nhiệm Ba Ngôi. Không thể hiểu được bản chất và sứ mệnh của Giáo hội nếu tách rời Giáo

hội ra khỏi Ba Ngôi. Giáo hội bắt nguồn từ Ba Ngôi và có tương quan riêng biệt với từng

ngôi, nhận sứ mệnh từ Ba Ngôi, sống và tồn tại nhờ Ba Ngôi152. Vì trong mức độ tự thông

ban chính mình cho con người như thế, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi vốn hiệp nhất tự

yếu tính và là sự hiệp thông sâu xa của Ba Ngôi Vị trong tình yêu, chỉ có thể tạo ra tình

yêu mà thôi. Cộng đoàn nhân loại mà vốn được thu nhận vào thực tại hiệp nhất giữa Cha,

Con và Thần Khí đó, cái “họa ảnh” diễn tả mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh đó

là Giáo hội, tức là dân tộc được Thiên Chúa Cha qui tụ qua những sứ vụ của Con và của

Thần Khí, (Giáo hội khai sinh từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi)153. Bởi, Thiên Chúa là

tình yêu và mọi tình yêu đều đến từ Thiên Chúa. Tình yêu chính là nền tảng mà Thiên

Chúa đã ban cho con người để họ có khả năng yêu thương như Ngài. Từ nguồn sung mãn

Ngài là tình yêu được lan tỏa nơi con người, Ngài đưa tình yêu này đến đỉnh cao trọn vẹn

và mời gọi con người sống tình yêu này. Khi sống yêu thương, con người thể hiện bản chất

cốt yếu của mình là hình ảnh sống động của Thiên Chúa, con người được dựng nên để

sống yêu thương và hiệp thông với nhau154. Chính nhờ sự yêu thương đã tạo nên một Giáo

hội yêu thương như Ba Ngôi.

Giáo hội nảy sinh từ Thiên Chúa, được đặt trong thời gian, do sáng kiến tuyệt diệu

của tình yêu Ba Ngôi. Giáo hội là Giáo hội của Cha, Đấng do lòng rộng rãi và hoạch định

mầu nhiệm của sự khôn ngoan và lòng tốt, đã triệu tập Giáo hội trong Đức Ki-tô. Giáo hội

là Giáo hội của Con, Đấng qua biến cố nhập thể và phục sinh, đã khai mào Nước trời trên

mặt đất, khi thiết lập Giáo hội như là Thân Mình của Ngài. Giáo hội là Giáo hội của Thần

Khí, Đấng ở lại trong Giáo hội và trong tâm hồn của các tín hữu như trong một đền thờ,

luôn làm cho Giáo hội sống động, dẫn đưa Giáo hội trong sự hiệp thông và trong sự phục

vụ, khi tuôn tràn trên Giáo hội những ân huệ của Ngài và trang sức cho Giáo hội được xinh

đẹp bằng những hoa quả của Ngài155. Như vậy, Giáo hội đến từ Cha qua Con trong Thần

Khí. Là công trình của những sứ vụ thần linh, Giáo hội là nơi gặp gỡ giữa trời và đất. Do

đó, Giáo hội không ngừng được tạo ra bởi mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi156.

151 x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), số 4. 152 x. Lm. Nguyễn Văn Tuyên, Tin mừng Nước Thiên Chúa, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 203-204. 153 x. Bruno Forte, Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như một lịch sử, nxb Tôn giáo, 1989, tr. 258. Chuyển

ngữ: Lm. Phêrô Nguyễn Thiên Cung. 154 x. Chia sẻ số 75 Nội San Thần Học-Mụ Vụ-Tu Đức liên tu sĩ Thành phố, Gia đình là cộng đoàn yêu

thương, tháng 09 năm 2014, tr. 55-56. 155 x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium) số 2-4. 156 x. Bruno Forte, Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như một lịch sử, nxb Tôn giáo, 1989, tr. 259. Chuyển

ngữ: Lm. Phêrô Nguyễn Thiên Cung.

Page 48: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

48

Thật thế, Giáo hội phát xuất từ Thiên Chúa Ba Ngôi, nên Giáo hội cũng được cấu

trúc theo hình ảnh mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi,

nguồn suối và hình ảnh của Giáo hội, chính là mục đích của Giáo hội. Sinh ra từ Cha, bởi

Con, trong Thần Khí, sự hiệp thông Giáo hội phải quay trở lại với Cha, qua Con, trong

Thần Khí, cho đến ngày mà mọi sự lại cho Cha, ngõ hầu “Thiên Chúa là mọi sự nơi tất cả

mọi người” (1Cr 15,28). Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là nguồn gốc và là quê hương

mà dân lữ hành vẫn đang hướng tiến về đó. Thân phận cuối cùng sẽ được hưởng vinh

quang đó, lúc mà sự hiệp thông nhân loại sẽ được ngụp lặn trong thực tại sung mãn vĩnh

hằng là sự sống thần linh, thiết lập nền tảng cho đặc tính cánh chung của Giáo hội lữ hành.

Quả thật, Giáo hội đến từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, hướng về mầu nhiệm Thiên

Chúa Ba Ngôi và được cấu trúc theo hình ảnh của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi157.

Do đó, sự hiệp thông trong Giáo hội được Thánh Thần khơi dậy. Sự hiệp thông mà

chúng ta gọi là Giáo hội, không chỉ vươn tới tất cả mọi tín hữu trong một thời gian lịch sử

nào đó, nhưng còn vươn đến mọi thời đại và mọi thế hệ. Nghĩa là, chúng ta thấy mình

đứng trước hai chiều kích của tính phổ quát nơi Giáo hội: phổ quát tính chiều rộng, là

chúng ta hiệp nhất với tất cả tín hữu khắp nơi trên thế giới; và phổ quát theo chiều sâu thời

gian, là tất cả mọi thời đại đều thuộc về chúng ta, kể cả những tín hữu trong quá khứ và

trong tương lai cùng với chúng ta hiệp thông duy nhất và trọn vẹn158. Thế thì điều gì làm

cho các tín hữu liên kết, hiệp thông được với nhau? Điều làm cho các tín hữu liên kết với

nhau là nhờ sự yêu thương, quan tâm đến nhau qua việc cầu nguyện. Cầu nguyện chính là

sợi dây liên kết các chi thể lại với nhau. Vì qua cầu nguyện, mọi người được liên kết với

Thiên Chúa Ba Ngôi, và qua Ba Ngôi sẽ đưa con người đến hiệp thông với nhau, nhất là

nơi Giáo hội lữ hành.

II. Hiệp Thông Giữa Các Thành Phần Trong Giáo Hội Lữ Hành

Các thành phần trong Giáo hội hiệp thông với nhau đã được Kinh thánh dùng hai

hình ảnh sống động là cây nho và cành nho (x. Ga 15), đầu với các chi thể (x. 1Cr 12).

Điều đó muốn nói lên mọi thành phần trong Giáo hội hiệp thông với nhau trong phẩm trật,

trong thân thể và trong tình liên đới với nhau. Trước hết là hiệp thông trong phẩm trật.

1. Hiệp thông trong phẩm trật

Trước công đồng Vaticano II, nói đến tổ chức cơ cấu trong Giáo hội, người ta

thường nghĩ đến hình ảnh một kim tự tháp, ở chóp định là giáo hoàng, dưới là hồng y, tổng

giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, và cái đáy dưới cùng là giáo dân. Hình ảnh này đưa đến

một quan niệm không đúng về nhiệm vụ mỗi thành phần, nhất là giáo dân bị coi là thấp

157 x. Bruno Forte, Sđd, tr. 261-262. 158 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, Niềm vui đức tin, Biên soạn Phạm Đình Phước, nxb Hồng Đức, 2013, tr. 71.

Page 49: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

49 kém chỉ biết ngoan ngoãn vâng lời cấp trên. Từ công đồng Vaticano II hình ảnh trên đã

được thay thế bằng hình ảnh có một tâm điểm là Đức Ki-tô, từ tâm điểm có nhiều hình tròn

đồng tâm, một vòng là giáo sĩ gồm các giám mục có đức giáo hoàng đứng đầu, và các cộng

sự viên là linh mục và phó tế; một vòng khác là tu sĩ; vòng rộng lớn hơn là giáo dân159. Các

ki-tô hữu hợp thành dân của Thiên Chúa, thành Thân Thể Đức Ki-tô, tất cả đều bình đẳng

trong phẩm giá và hoạt động, đều cùng phải thi hành một sứ vụ chung của Giáo hội, tùy

theo điều kiện và chức vụ riêng của mình, họ có thể là giáo sĩ, giáo dân hay tu sĩ.

Giáo sĩ gồm các ki-tô hữu đã nhận lãnh bí tích truyền chức thánh để thành người

phục vụ dân Thiên Chúa, nhưng phải phục vụ trong một tập đoàn và phục vụ với tư cách

của Đức Ki-tô là thủ lãnh. Giáo sĩ gồm các giám mục, linh mục và phó tế. Giám mục là

người kế vị các Tông đồ họp thành giám mục đoàn mà đứng đầu là đức giáo hoàng đấng

kế vị thánh Phê-rô, để phục vụ trước hết cho mối hiệp thông của toàn thể Giáo hội, và sau

là làm chủ nhân danh Đức Ki-tô với chức quyền đầy đủ. Giám mục có các cộng sự viên là

linh mục và phó tế. Linh mục được giám mục chia sẻ một số chức quyền để phục vụ trong

linh mục đoàn và luôn hiệp thông với giám mục. Còn phó tế là cộng sự viên của giám mục

và linh mục trong các công tác mục vụ dành cho chức vụ này160. Để nói lên sự hiệp thông,

“Giáo hội đã ủy nhiệm cho những người có chức thánh phải cử hành Các Giờ Kinh Phụng

Vụ…. Quả vậy, Hội thánh ủy nhiệm cho họ đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, để nhiệm vụ cầu

nguyện của toàn thể cộng đoàn ít là nhờ họ mà bảo đảm chắc chắn liên tục, cũng như cầu

nguyện của Đức Ki-tô được tiếp nối không ngừng trong Hội thánh… Tất cả các vị này đều

chu toàn nhiệm vụ của vị Mục Tử nhân hậu, là Đấng cầu nguyện cho đoàn chiên của mình

được sống và hoàn toàn hiệp nhất với nhau”161. Giáo hội đích danh nêu lên những người

được ủy thác: “Cách riêng đây cũng là bổn phận của tất cả những ai đã được Hội thánh

đặc biệt ủy nhiệm cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, những người đó là các giám mục, các

linh mục có nhiệm vụ phải cầu nguyện cho đoàn chiên của họ cũng như cho toàn thể dân

thánh Chúa; những người đó cũng còn là phó tế và các tu sĩ”162. Họ có nhiệm vụ cầu thay

cả Giáo hội, cách riêng là cầu thay cho giáo dân đang phải lo manh áo, gạo tiền không còn

thời gian để thờ phượng Thiên Chúa.

Giáo dân gồm các ki-tô hữu không lãnh bí tích truyền chức thánh và không phải là

tu sĩ, họ thi hành sứ vụ của toàn dân Thiên Chúa bằng cách dùng chính cuộc sống ở giữa

đời và giữa các việc trần thế mà chỉ mình họ mới có thể thực hiện, như: gia đình, chính trị,

159 x. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giê-su Ki-tô – Đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2005, tr. 236. 160 x. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giê-su Ki-tô – Đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2005, tr. 237. 161 Thánh Bộ Phụng Tự, Văn kiện trình bày và qui định các giờ kinh phụng vụ, 1971, số 28. 162 Thánh Bộ Phụng Tự, Văn kiện trình bày và qui định các giờ kinh phụng vụ, 1971, số 17.

Page 50: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

50 kinh tế, họ phải thi hành sứ vụ trong hiệp thông với nhau và với giáo sĩ, tu sĩ163. Giáo dân

hợp với các giáo sĩ với cương vị chức tư tế cộng đồng để cầu nguyện cho các Giám mục,

linh mục và tu sĩ nam nữ trở nên những môn đệ trung tín của Đức Ki-tô.

Tu sĩ gồm các ki-tô hữu là giáo sĩ hay giáo dân cũng sống theo các mối phúc và

các lời khuyên Phúc âm như mọi ki-tô hữu khác nhưng họ buộc mình bằng lời khấn với

Thiên Chúa để sống khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục một cách trọn vẹn vĩnh viễn trong

một thể chế mà Giáo hội đã chấp thuận, nghĩa là một dòng tu hay tu hội. Ngày nay có rất

nhiều các dòng tu và tu hội, có thứ sống trong cộng đoàn lớn (tu viện) hoặc nhỏ, có thứ

sống một mình giữa đời. Đời sống của tu sĩ thể hiện sự hiệp thông với Thiên Chúa và với

mọi người một cách đặc biệt hơn, như dấu chỉ báo trước sự hiệp thông trọn vẹn sau ngày

Cánh chung164. Điều đó được thể hiện các giờ kinh phụng vụ mà các tu sĩ cất lên lời ngợi

ca, tôn thờ Thiên Chúa thay cho Giáo hội, trước hết là để hiệp thông với Thiên Chúa, sau

nữa là cầu nguyện cho Giáo hội, cho những người chưa nhận biết Chúa, nhất là cho các tín

hữu đã ly trần được hưởng tôn nhan Chúa. Vì mọi thành phần trong Giáo hội hợp thành

một thân thể trong Đức Ki-tô.

2. Hiệp thông trong thân thể

Một hình ảnh khác sâu sắc hơn mà chính thánh Phaolô đã nói tới và nay được chú

ý, đó là hình ảnh một thân thể có Đức Ki-tô là Đầu, mọi người ki-tô hữu dù là giáo sĩ, tu sĩ

hay giáo dân đều là chi thể của Thân Thể, mỗi chi thể có nhiệm vụ riêng không ai thay thế

được165. Khi nói đến thân thể, là con người trong thân phận yếu hèn, là dấu hiệu của tính

mỏng dòn nhưng cũng là điều tạo nên vẻ cao cả: vì thân thể là “chỗ” gặp gỡ và kết hiệp.

Quả vậy, thân thể một khi đã được thanh luyện, sẽ tạo khả năng cho con người kết hiệp với

Đức Ki-tô, trong mầu nhiệm của Thần Khí. Chính vì con người là xác phàm, trong cơ thể

và trong linh hồn, nên con người được mời gọi kết hợp với Ngôi Lời đã trở thành xác

phàm. Vì thế tuy là hai, mà chỉ là một166. Chính vì được liên kết với Đức Ki-tô mà các tín

hữu có thể hiệp nhất với nhau. Đức Ki-tô là dây liên kết mọi người nên một và chính Ngài

tạo nên Giáo hội. “Anh em là thân thể của Đức Ki-tô” (1Cr 12,27). “Giáo hội đích thực là

thân thể của Ngài” (Ep 1,23). Và “chúng ta tuy nhiều người nhưng chỉ là một thân thể

trong Đức Ki-tô” (Rm 12,5). Chẳng những Đức Ki-tô liên kết và tạo sự hiệp nhất của Giáo

hội như vừa nói ở trên, nhưng Ngài còn là Đầu của Giáo hội, nghĩa là truyền thông sự

163 Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giê-su Ki-tô – Đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2005, tr. 237. 164 x. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Sđd, tr. 238. 165 x. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Sđd, tr. 236. 166 x. Christian Curty, Cuộc gặp gỡ Thiên Chúa Hằng Sống, nxb Paris, 1970, tr. 62, người dịch Norberto.

Page 51: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

51 sống, điều khiển và hướng dẫn Giáo hội. Cùng một sức sống phát sinh từ đầu lưu thông

cho toàn thân167.

Có thể nói cây nho và thân thể là hai hình ảnh diễn tả chính xác hơn về sự hiệp

thông. Trong thân thể, các chi thể hiệp thông, liên đới với nhau. Không một bộ phận nào

trong thân thể có quyền khước từ sự hiệp thông, phủ nhận tương quan với người khác. Một

chi thể đau, cả thân thể khổ sở. Một phần tử bị tổn thương, toàn thân nhức nhối. Cũng thế,

một bộ phận thành công thì các bộ phận khác hưởng nhờ (x.1Cr 12,12-26). Cũng như cành

nho phải nên một với cây nho và các nhánh, các cành, tự tách khỏi cây, cành nho sẽ khô

héo, úa tàn. Tất cả chúng ta hiệp thông thuộc về Đức Ki-tô, thuộc về một Giáo hội.

Sự hiệp thông đó được thể hiện nơi bí tích thánh thể là điểm hội tụ của mọi nơi

chốn, mọi thời đại lại. Bởi vì, phụng vụ qui tụ chung quanh thân mình Chúa cộng đoàn các

tín hữu, những người đang sống trên trần gian và những người đã từ biệt chúng ta, nên

cũng liên kết đến muôn đời tất cả các biến cố của loài người trong biến cố của Đức Ki-tô.

Chính vì thế mà bí tích thánh thể làm nên một Giáo hội. Ai tham dự vào lễ hy tế trên bàn

thờ trở nên một thân mình với Đức Ki-tô, và trong Đức Ki-tô trở nên một thân mình với tất

cả các tín hữu khác168. Vì các tín hữu có sự bác ái, liên đới với nhau trong tình yêu.

3. Hiệp thông trong liên đới

Trong cuộc trao đổi hỗ tương liên kết các tín hữu với nhau, mỗi người trở nên gần gũi

với người khác, vì có thể tham dự vào những biến cố vui buồn tạo nên dòng đời của mọi

người169, để cầu nguyện, lập công phúc và đền tội cho nhau với một tinh thần liên đới mật thiết.

3.1. Lời cầu nguyện cho nhau

“Các tín hữu đang sống có thể cầu xin, người này cho người khác, các hồng ân

Thiên Chúa nhờ vào lời khẩn cầu”170. Niềm tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện cho nhau

đã có từ xa xưa. Trong Cựu ước đã xuất hiện những nhân vật cầu nguyện rất nhiệt tình cho

dân Chúa và cho cá nhân. Abraham đã tha thiết cầu xin cho các kẻ lành ở Sôđôm: “Chẳng

lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao?” (St 18,23). Môsê cầu xin Thiên Chúa

cho dân khi dân thờ bò vàng. Ông Môsê cố làm cho nét mặt Đức Chúa, Thiên Chúa của

ông dịu lại. Ông thưa: “Lạy Đức Chúa, tại sao Ngài lại bừng bừng nổi giận với dân Ngài,

dân mà Ngài đã giơ cánh tay mạnh mẽ uy quyền đưa ra khỏi đất Ai-cập?”(Xh 32,11). Các

ngôn sứ được các vua hay dân chúng kêu gọi dâng lên Thiên Chúa để cầu bầu cho họ (x.

3V 13,6; Gr 37,3; 42,2).

167 x. Lm. Nguyễn Văn Tuyên, Tin mừng Nước Thiên Chúa, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 224-225. 168 x. Christian Curty, Cuộc gặp gỡ Thiên Chúa Hằng Sống, nxb Paris, 1970, tr. 59. Người dịch Norberto. 169 x. Christian Curty, Cuộc gặp gỡ Thiên Chúa Hằng Sống, nxb Paris, 1970, tr. 58. Người dịch Norberto. 170 Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr.187. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh.

Page 52: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

52

Giáo huấn của Đức Giêsu đòi buộc các môn đệ phải cầu nguyện cho kẻ bắt bớ

mình: “Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược

đãi anh em” (Mt 5,44). Thánh Phaolô đã thực hiện huấn lệnh đó, khi hứa sẽ cầu nguyện

cho các cộng đoàn mà ngài viết thư (x. Rm 1,9), rồi xin họ cầu nguyện cho mình (x. Rm

15,30) và cho tất cả các thánh (x. Ep 6,18). Rồi ngài mời gọi: “Ai nấy dâng lời cầu xin,

khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả nhữngười cầm

quyền” (1Tm 2,1). Thánh Giacôbê cũng mời gọi kitô hữu: “cầu nguyện cho nhau để được

cứu thoát. Vì lời cầu xin tha thiết của người công chính rất có hiệu lực” (Gc 5,16).

Các tác phẩm cổ Kitô giáo có rất nhiều lời khuyên nhủ và cầu xin, mọi người nhớ

nhau trong kinh nguyện. Thánh Clément thành Rôma đòi buộc người thành Côrintô, cầu

nguyện cho kẻ tội lỗi, để họ được hiền hòa và khiêm tốn (Cor. 56,1). Ngài đưa ra một công

thức cầu nguyện, trong đó luôn nhớ đến tất cả những người đã được tuyển chọn trên khắp

thế giới và những người cần đến ơn cứu độ (Cor. 59). Thánh Ignatiô thành Antiochia viết

trong thư xin cầu nguyện cho mình, để ngài được chia sẻ vào ơn tử đạo, cho Hội thánh mồ

côi ở Syrien, cho những kẻ lạc giáo để họ ăn năn trở lại và cho tất cả mọi người171.

Đức giáo hoàng Piô XII viết trong Thông điệp Mystici Corporis: “Ơn cứu độ của

nhiều người tùy thuộc vào lời khẩn cầu và thực hành sám hối tự nguyện của nhiều chi thể

trong Nhiệm Thể của Đức Giêsu Kitô, mà vì mục đích này họ tự nguyện”172. Theo đúng

thực hành kiên vững của Giáo hội, ngài mời các tín hữu biết cầu nguyện cho nhau: “Mỗi

ngày, các lời van xin kết hiệp của chúng ta dâng lên đến tận trời xanh, xin Thiên Chúa đón

nhận mọi chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô”173. Trong Giáo hội, truyền thống tốt đẹp này

còn được duy trì cho đến ngày nay. Quả thực, trong các giờ kinh phụng vụ, chúng ta còn

cầu nguyện cho Giáo hội, cho toàn thể nhân loại được cứu độ “nhờ Đức Giê-su Ki-tô Chúa

chúng ta”174. Chúng ta thường xin người khác cầu nguyện cho ta. Rồi các giáo dân cũng

xin các giáo sĩ, tu sĩ cầu nguyện cho họ. Cụ thể nơi Đan viện Phước Sơn, nhiều người giáo

dân lấy từng mảnh giấy nhỏ viết lên những ý nguyện, nhu cầu cần thiết để xin các thầy cầu

nguyện cho. Có những người được ơn cũng viết giấy xin tạ ơn cùng với họ. Thật không gì

dễ thương và cảm động bằng một dòng nhắn gửi: “nhớ cầu nguyện cho nhau nhé”! hoặc

“Chúng mình cầu nguyện cho nhau”, hay “đừng quên cầu nguyện cho tôi”. Thật là tốt đẹp

thay những tâm hồn luôn biết cầu nguyện cho người khác và còn hơn thế nữa là nhường

công phúc cho họ.

171 x. Polycarpe, Phil. 12,3; Didachè 10,5; Tertullien, De poenit 10,6. Dẫn trong Ludwig Ott, Sđd, tr.188. 172 Đức giáo hoàng Piô XII, Thông điệp Mystici Corporis, số 47. 173 Đức giáo hoàng Piô XII, Thông điệp Mystici Corporis, số 103. 174 x. Thánh Bộ Phụng Tự, Văn kiện trình bày và qui định các giờ kinh phụng vụ, 1971, số 17.

Page 53: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

53

3.2. Nhường công phúc cho người khác

“Các tín hữu trên trái đất có thể, nhờ các việc lành đã được thực hiện trong tình

trạng ân sủng, lập công cách xứng hợp người này cho người khác những ân sủng của

Thiên Chúa”175. Bởi vì, theo ý kiến của đức giáo hoàng Piô XI ở trên, “Ơn cứu độ của

nhiều người tuỳ thuộc vào những việc lành sám hối tự nguyện của các chi thể trong Nhiệm

Thể Chúa Kitô”. Những người này đạt được theo cách thức những ân sủng bên ngoài cũng

như bên trong cần thiết cho phần rỗi, và có thể nhường công phúc cho người khác.

Theo truyền thống Giáo hội sơ khai có một sự xác tín rằng người ta có thể đạt được

từ nơi Thiên Chúa những điều thiện hảo nhất là tinh thần cho anh em của mình, không

những nhờ vào lời cầu nguyện, nhưng còn cả những việc lành đạo đức. Thánh Clément

thành Rôma trình bày một mẫu gương cho dân thành Côrinthô, đó là bà Esther, “bà đã lay

được lòng Thiên Chúa toàn năng bằng chính sự chay tịnh và lòng khiêm nhượng của

mình” (Corinthiens 55,6). Thánh Justinô minh chứng thực hành cổ của Hội thánh, các tín

hữu cùng với các người dự tòng cùng cầu nguyện và chay tịnh, để cầu xin Thiên Chúa tha

thứ tất cả những lỗi lầm đã sa phạm từ trước176. Như thế, chứng tỏ những người còn sống

làm các việc lành phúc đức cũng có thể nhường công phúc cho người khác, nhất là những

người còn sống trong lầm lạc tội lỗi để giúp họ trở về cùng Chúa và có thể đền tội thay cho họ.

3.3. Đền tội thay cho người khác

“Các tín hữu còn sống qua các công việc sám hối được làm trong tình trạng ân

sủng, có thể đền tội người này cho người kia”177. Hiệu qua của việc đền tội là việc tha thứ

các hình phạt tạm. Khả năng đền tội cách đại diện được đặc nền tảng trong sự hiệp nhất

trong Nhiệm Thể Chúa Ki-tô. Như Đức Ki-tô là Đầu, đền tội thay cho mọi chi thể là chúng

ta, thì mỗi chúng ta cũng có thể đền thay cho kẻ khác. Chính dựa trên khả năng và thực tế

về việc đền tội thay mà đưa đến các ân xá178.

Đức giáo hoàng Clément VI tuyên bố trong Sắc Chỉ Năm Thánh Unigenitus Dei

Filius (1343), trong đó lần đầu tiên giáo lý về “kho tàng của Hội thánh” một cách chính

thức được sử dụng, rằng các công nghiệp (đền bù) của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và mọi

người được tuyển chọn, từ người đầu cho đến người công chính cuối cùng, tham gia vào

việc làm gia tăng kho tàng Hội thánh, từ đó mà Hội thánh có thể múc lấy các ân xá (D 552;

740a). Đức giáo hoàng Piô XI, trong Thông điệp Miserentissimus Redemptor (1928) mời

175 Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr.188. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh. 176 Lm. Nguyễn Hưng, Tín lý thần học đại cương, lưu hành nội bộ, tr. 369. 177 Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr.188. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh. 178 x. Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr.189. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh.

Page 54: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

54 gọi các tín hữu đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu không những cho các thiếu sót của mình,

nhưng cũng cho cả mọi người khác179.

Quan niệm những người công chính đền thay cho những người tội lỗi đã có trong

Cựu ước. Người công chính mang trên thân mình cơn giận của Thiên Chúa dành cho kẻ tội

lỗi, để xin Thiên Chúa thương đến những kẻ tội lỗi. Như Mô sê tự hiến dâng lên Thiên Chúa

như lễ vật đền tội thay cho dân đã phạm tội (x. Xh 32,32). Ông Gióp dâng lên Thiên Chúa một

của lễ toàn thiêu để đền tội cho con cái của mình (x. G 1,5). Ngôn sứ Isaia báo trước việc Đấng

Messia chịu đau khổ để đền tội cho nhiều người (x. Is 53).

Tân ước nhìn cuộc đau khổ và cái chết của Đức Ki-tô như tiền chuộc, như của lễ

đền tội cho muôn người. Thánh Phaolô cũng dạy rằng các tín hữu có thể đền tội cho nhau:

“Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô

còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội

thánh” (Cl 1,24). “Phần tôi, tôi rất vui mừng… tiêu phí cả sức lực lẫn con người của tôi vì

linh hồn anh em” (2Cr 12,15).

Nơi các Giáo phụ, chúng ta đã thấy quan niệm cái chết tử đạo là phương tiện đền

tội cho kẻ khác. Thánh Ignatiô thành Antiochia viết cho giáo đoàn Ephêsô, ngài muốn hiến

dâng chính mình làm của lễ đền tội cho họ (VIII,1). Thánh Cypriano cũng quả quyết: “các

kẻ tội lỗi có thể tìm được sự che chỡ nơi Thiên Chúa nhờ sự trợ giúp của các thánh tử

đạo” (Ep.19,2; 18,1). Thánh Toma Aquinô đặt nền tảng cho khả năng đền tội thay dựa trên

đoạn thư của thánh Phaolô: “Hãy mang gánh nặng của nhau” (Gl 6,2). Có nghĩa là mang

lấy tội của người khác để xin Chúa tha thứ. Vì “trong mức độ mà hai người kết hợp với

nhau cầu nguyện qua bác ái, người này có thể đền tội cho người kia”180.

Qua đó cho chúng ta thấy được hành động “hiệp thông trong Giáo hội” một cách cụ

thể, sống động và hữu hiệu là cầu nguyện, bác ái với nhau. Các thành phần trong Giáo hội

liên kết với nhau trong cầu nguyện. Các giám mục, linh mục, phó tế cầu nguyện cho giáo

dân. Ngược lại giáo dân lại cầu nguyện cho các vị chủ chăn của mình. Các tu sĩ cầu nguyện

cho hết mọi thành viên trong Giáo hội. Nói một cách khác, các chi thể của Thân Thể gắn

bó với nhau bằng cầu nguyện. Cầu nguyện là giây liên kết để các tín hữu hiệp thông với

Đức Ki-tô và hiệp thông với nhau. Cầu nguyện, ăn chay đền tội, không chỉ giúp các tín hữu

dưới đất hiệp thông với nhau, nhưng còn hiệp thông với các thánh trên Trời bằng cách noi

gương và cầu khẩn các ngài.

179 x. Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr. 189. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh. 180 x. Lm. Nguyễn Hưng, Tín lý thần học đại cương, lưu hành nội bộ, tr. 370-371.

Page 55: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

55

III. Giáo Hội Lữ Hành Hiệp Thông Với Giáo Hội Vinh Thắng

Hiệp thông được thể hiện rõ nét trong ngày đại lễ mừng kính các ngài. “Đại lễ kính

toàn thể các thánh nam nữ hôm nay cho ta chiêm ngưỡng đám đông hằng hà sa số những

người đã được Chúa Ki-tô cứu chuộc, đồng thời cũng cho ta thấy trước tương lai chúng ta

đang hướng tới. Nhưng lễ này còn giúp chúng ta ý thức mối dây liên đới giữa ta với các

anh chị em đã đi trước vào thế giới vô hình. Nay, họ được ở bên Thiên Chúa và đang

chuyển cầu cho chúng ta. Họ là sức mạnh nâng đỡ cuộc đời chúng ta”181. Vì thế, chúng ta

có bổn phận kính nhớ và cầu nguyện với các ngài.

1. Sự tôn kính và kêu cầu các thánh

Quả thực, Kinh thánh không nói rõ sự tôn kính và kêu cầu các thánh. Tuy vậy Kinh

thánh cũng đã đặt cơ sở cho giáo lý về sự tôn kính, cầu xin các thánh. Sự tôn kính các

thánh có thể suy diễn từ sự tôn kính các thiên thần, điều này đã hiển nhiên trong Cựu ước:

Giô-suê khi toan tính tiến vào Giêricô, thì gặp thiên thần xưng là “Tướng cơ binh”, ông

liền sấp mình tôn kính (x. Gs 5, 14). Thiên thần Raphael sau khi hoàn thành đem Tôbia con

đi đòi nợ và cưới vợ, khi đã tỏ mình là thiên thần, khiến hai cha con Tôbia phủ phục kính

tôn (x.Tb 12,16). Trong Tân ước: sự tôn kính các thiên thần là vì các ngài được hưởng kiến

trực tiếp tôn nhan Chúa (x. Mt 18, 12). Các thánh cũng được hưởng kiến trực tiếp Chúa,

cho nên các ngài đáng ta tôn kính182.

Theo dòng lịch sử, việc tôn kính các thánh bắt đầu bằng hình thức tôn kính các

thánh Tử đạo. Chứng cứ cổ xưa nhất trong trong hạnh tử đạo của thánh Polycap đã phân

biệt rõ ràng giữa việc tôn thờ Đức Kitô và tôn kính các thánh tử đạo: “Chúng ta tôn thờ

Đức Kitô, chỉ vì Người là Con Thiên Chúa. Nhưng chúng ta chỉ dâng lên các thánh tử đạo,

những môn đệ và kẻ theo gương Chúa Kitô, tình yêu xứng đáng dành cho họ, vì lý do gắn

bó vô bờ bến của họ với vị Vua và Thầy của mình” (17,3). Lần đầu tiên ngài minh chứng

thói quen cử hành lễ “ngày sinh ra của Đấng tử đạo”, có nghĩa là ngày chết của vị Tử đạo

(18,3)183. Tertullien và Cyprianô cũng nói đến việc cử hành Thánh lễ vào ngày giỗ của các

Đấng tử đạo. Việc kêu cầu các Đấng thánh đã được Hippolit thành Rôma minh chứng:

“Xin hãy nhớ đến tôi, tôi van xin anh em để tôi có được số phận của các kẻ tử đạo như anh

em” (In Dan. II,30). Origène dạy rằng: “Không những vị Thượng tế cao cả (Đức Giêsu

Kitô) mà cả các thiên thần và linh hồn các kẻ đạo đức đã qua đời cùng cầu nguyện với

những kẻ đang cầu nguyện”184.

181 Kinh sách các bài đọc, tập 4, mùa thường niên: tuần XVIII-XXXIV, Nhóm phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng

Vụ, nxb TPHCM, 1999, tr. 665. 182 x. Lm. Nguyễn Hưng, Tín lý thần học đại cương, lưu hành nội bộ, tr. 372. 183 x. Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr. 192. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh. 184 x. Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr. 192-193. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh.

Page 56: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

56

Sau đó, sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo cũng dạy: “Chúng ta kính nhớ các

thánh trên trời không chỉ vì gương lành các ngài mà thôi, nhưng đúng hơn, để sự hiệp nhất

của toàn thể Hội thánh trong Thánh Thần được thêm bền vững nhờ thực hành đức bác ái

huynh đệ (x. Ep 4,1-6). Thật vậy, cũng như mối hiệp thông giữa các ki-tô hữu còn sống

trên dương thế đưa chúng ta tới gần Chúa Ki-tô hơn, thì sự liên kết với các thánh cũng

hiệp nhất chúng ta với Người là Đầu và là Nguồn ban phát mọi ân sủng và sự sống của

chính Dân Thiên Chúa” (LG 50). “Chúng ta tôn thờ Đức Ki-tô vì Người là Con Thiên

Chúa. Còn chúng ta tôn kính các vị tử đạo vì các ngài là những môn đệ và những người

noi gương Chúa; điều này thật chính đáng, vì các ngài đã hết lòng với Vua và Thầy của

mình; ước gì chúng ta được là bạn đồng hành và đồng môn với các ngài”185.

Như thế, “chúng ta được phép và thật hữu ích, tôn kính các thánh trên trời và van

xin các ngài cầu bầu cho chúng ta”. Việc tôn kính các thánh được xác định là một hành vi

phượng tự, với việc tôn kính hình ảnh các thánh, công đồng Triđentinô tuyên bố: “Chúng

ta tôn kính các thánh qua hình ảnh trình bày các ngài” (D 986). Về việc kêu cầu các thánh

thì các công đồng đều dạy: “Thật sự là tốt và hữu ích, để kêu cầu các Ngài trợ giúp” (D

984; 998). Niềm tin này được tỏ hiện trong việc cử hành mừng các thánh186. Cũng trong

tâm tình đó, đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nói với dân chúng tại quảng trường thánh

Phê-rô: “Chúa nhật hôm nay trùng khớp lễ trọng kính nhớ các Thánh nam nữ, một ngày lễ

mời gọi Giáo hội lữ hành trên trần gian thưởng nếm trước một ngày lễ không bao giờ

chấm dứt của cộng đoàn thiên quốc, và khơi dậy niềm hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu”.

Ngài nói tiếp: “Các bạn thân mến, sự hiệp thông với các thánh thì đẹp đẽ và có sức an ủi

biết bao! Đây là một thực tại mang lại cho toàn bộ cuộc đời của chúng ta một chiều kích

khác. Chúng ta không bao giờ cô đơn! Chúng ta thuộc về một “đoàn người” thiêng liêng

mà trong đó hiện diện của tình liên đới sâu xa: điều thiện của mỗi người đều phục vụ cho

tất cả mọi người, và ngược lại hạnh phúc chung lại tỏa chiếu trên mỗi cá nhân. Trong một

mức độ nào đó, đây là một mầu nhiệm mà chúng ta có thể cảm nghiệm được ngay trên trần

gian này, trong gia đình, qua tình bạn, và đặc biệt là trong cộng đoàn thiêng liêng của

Giáo hội”187. Do đó, chúng ta“Thực sự được phép tôn kính và hữu ích trong việc tôn kính

các di tích của các thánh”188 .

Việc tôn kính các di tích các thánh là một sự tôn kính chính các thánh. Công đồng

Triđentinô tuyên bố: “Thân xác thánh thiện của các vị Tử đạo và các vị thánh khác… phải

185 x. T Pô-li-cáp hạnh thánh tử đạo 17. Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, s 957. 186 Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr.191. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh. 187 Huấn từ của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, Phụng vụ năm B, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 589-590. Người dịch

G.B Lưu Văn Lộc. 188 Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr.194. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh.

Page 57: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

57 được các tín hữu tôn kính”. Lý do của việc tôn kính này là thân xác các thánh là chi thể

sống động của Chúa Ki-tô và là Đền thờ của Chúa Thánh Thần; các thân xác này rồi sẽ

được gọi dậy và được hưởng vinh quang và nhờ chúng mà Thiên Chúa sẽ ban loài người

nhiều ơn lành (D 985)189. Thật thế, không chỉ tôn kính thân xác các thánh mà còn qua các

ảnh tượng nữa.

Việc tôn kính ảnh tượng các thánh có liên quan đến sự tôn kính các thánh. Công

đồng chung thứ 7 tại Nicéa (787) đã thừa nhận: “các hình ảnh xứng đáng được tôn kính và

thánh thiện” của Đức Ki-tô, Mẹ Thiên Chúa, các thiên thần và các thánh là việc phụng tự

tôn vinh, chứ không phải là thờ lạy như thờ lạy Chúa190. Như thế, lời tán dương của chúng

ta có ích gì cho các ngài? Thánh Bênađô trả lời: “Các thánh không cần chúng ta tôn vinh,

và lòng tôn kính của chúng ta cũng chẳng thêm gì cho các ngài. Thực ra, chúng ta kính

nhớ các ngài thì ích lợi cho chúng ta chứ không phải cho các ngài. Phần tôi, tôi phải thú

thật là khi tưởng nhớ các ngài, tôi cảm thấy bừng lên trong lòng một khát vọng mãnh liệt”.

Thánh nhân còn xác tín thêm: “Thật vậy, việc kính nhớ các thánh hoặc khơi lên hoặc thôi

thúc mãnh liệt hơn trong ta niềm khát vọng đầu tiên này: đó là mong hợp đoàn với các

ngài, được xứng đáng làm người đồng hương và làm bạn hữu với các thánh, được liên kết

với chư vị tổ phụ, với hàng ngôn sứ, với bậc Tông đồ, với hàng hàng lớp lớp các vị tử đạo,

với cộng đoàn các vị tuyên xưng đức tin, với đoàn trinh nữ. Tóm lại, chúng ta được hân

hoan sum họp trong mối dây hiệp thông với toàn thể các thánh”191. Quả thực, công đồng

Vatican II đã tóm gọn lại cho chúng ta: “Các thánh được tôn kính trong Giáo hội và các di

hài đích thực cũng như hình ảnh của các ngài vẫn được sùng kính. Thực vậy, những lễ

kính các thánh nói lên những việc lạ lùng của Chúa Ki-tô nơi các tôi tớ Người và phô bày

những gương sáng thích hợp cho các tín hữu bắt chước”192. Như thế, Giáo hội muốn con

cái mình kính nhớ các thánh để thôi thúc sự kết hợp, bắt chước đời sống các ngài để xin

các ngài cầu bầu trước tòa Chúa cho anh em đang còn chiến đấu trên cuộc lữ hành trần

gian. Cụ thể mỗi tín hữu khi lãnh nhận bí tích rửa tội đều chọn cho mình một tên thánh.

Với mục đích trước hết là noi gương bắt chước các ngài, sau nữa là xin các ngài bầu cử

cho mình suốt cả hành trình của đời người. Hơn thế nữa, mỗi người đều được Thiên Chúa

ban cho một thiên thần bản mệnh để gìn giữ, đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường

lữ thứ trần gian này. Vậy, các thánh cầu bầu cho Giáo hội lữ hành như thế nào?

189 Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr.194. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh. 190 x. Lm. Nguyễn Hưng, Tín lý thần học đại cương, lưu hành nội bộ, tr.175. 191 Kinh sách các bài đọc, tập 4, mùa thường niên: tuần XVIII-XXXIV, Nhóm phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng

Vụ, nxb TPHCM, 1999, tr. 667. 192 Công đồng Vaticano II, Hiến chế về phụng vụ thánh, số 111.

Page 58: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

58

2. Các thánh chuyển cầu ơn Chúa xuống cho Giáo hội lữ hành

Giáo hội xác tín vào lời cầu bầu của các thánh: “Vì được gắn bó mật thiết hơn với

Đức Ki-tô, các thánh trên trời góp phần làm cho Hội thánh thêm thánh thiện... Các ngài

không ngừng cầu bầu cho chúng ta bên Chúa Cha, bằng cách dâng các công trạng đã lập

được khi còn ở dưới thế nhờ Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là

Chúa Giê-su Ki-tô... Do đó, trong tình huynh đệ, các ngài lo lắng giúp đỡ chúng ta rất

nhiều vì chúng ta yếu hèn” (LG 49). Như lời thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su quả quyết:

“Tôi sẽ sống ở trên trời để làm lợi ích cho dưới đất”193. Chính vì thế, người tín hữu nâng

tâm hồn lên Đức Trinh Nữ Maria, các thiên thần và toàn thể các thánh trên trời, hướng lên

các ngài để “ngắm nhìn đời sống những người đã trung thành bước theo Chúa Ki-tô và

khám phá ra một lý do mới thúc đẩy chúng ta tìm kiếm Thành thánh tương lai” (LG, 50).

Đồng thời xin các ngài cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta194. Vì trong cầu nguyện, phụng tự,

các thánh luôn luôn dâng lời cầu bầu để chúng ta tiếp tục sống cuộc sống đạo hạnh của các

người dương thế195.

Cũng trong tâm tình đó, công đồng Vaticano II đã nói lên sự hiệp thông giữa Giáo

hội lữ hành với Giáo hội trên trời: Đối với các Tông đồ và những vị Tử đạo của Chúa Ki-

tô, là những chứng nhân cao cả đã đổ máu vì đức tin và đức ái, Giáo hội luôn tin rằng các

ngài liên kết mật thiết với ta hơn trong Chúa Ki-tô: với lòng yêu mến đặc biệt, Giáo hội tôn

kính các ngài cùng với Đức Trinh Nữ Maria và các thánh Thiên Thần, và sốt sắng cầu xin

các ngài trợ giúp và cầu bầu cho. Sau đó không bao lâu, Giáo hội còn tôn kính những

người đã nhiệt tình noi gương đức khiết trinh và khó nghèo của Chúa Ki-tô; sau cùng có

những người vì đã thực hành cách phi thường các nhân đức Ki-tô giáo và được Chúa ban

nhiều ân sủng, nên được các tín hữu thành tâm tôn kính và noi theo. Chính vì các ngài đã

thành khẩn van nài, cầu nguyện và trợ lực, giúp đỡ, mà Thiên Chúa ban nhiều ơn lành, nhờ

Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta196. “Vậy chúng ta hãy hết lòng bền chí khát khao vinh

quang ấy. Và để chúng ta có quyền hy vọng đạt tới vinh quang ấy, có quyền hướng tới

hạnh phúc lớn lao chừng ấy, chúng ta cũng phải hết sức ước ao các thánh cầu nguyện cho,

ngõ hầu những gì tự sức chúng ta không xin được, thì nhờ lời chuyển cầu của các ngài,

Chúa sẽ ban cho chúng ta”197. Lời cầu bầu của các thánh trên trời trong Giáo hội khải

hoàn cho chúng ta là những người còn sống, đang dong ruổi trên mọi nẻo đường trần gian

193 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 956. 194 x. Giáo lý Hội thánh Công giáo, biên soạn cho người Việt Nam, nxb Thuận Hóa, 1996, tr. 176. 195 x. Lm. Frederick M. Jelly, O.P biên soạn, Tôn sùng Đức Mẹ Maria trong Thánh truyền Công giáo, nxb

New Orleans, 2001, tr. 216. Chuyển ngữ: Gioan Baotixita Dũng Lạc Hồng Ân. 196 x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), số 50. 197 Kinh sách các bài đọc, tập 4, mùa thường niên tuần XVIII-XXXIV, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng

Vụ, nxb TPHCM, 1999, tr. 669.

Page 59: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

59 rất cần cho đời sống và phần rỗi chúng ta. Như trong phụng vụ lời nguyện của ngày lễ

mừng kính các thánh, Giáo hội cầu nguyện cho con cái mình: “Lạy Thiên Chúa toàn năng

hằng hữu, trong ngày đại lễ hôm nay, Chúa cho chúng con được mừng kính toàn thể các

thánh trên trời. Nhờ bấy nhiêu vị thánh hằng nguyện giúp cầu thay, chúng con tin tưởng

nài xin Chúa cho chúng con được dồi dào ân sủng như lòng vẫn ước mong”198. Như thế,

chúng ta có thể nói Mẹ Maria và các thánh luôn cầu bầu cho chúng ta. Cách riêng Mẹ

Maria là người cầu bầu trước tòa Chúa cho chúng ta nhiều hơn cả. Vì Mẹ là Đấng trung

gian giúp chúng ta hiệp thông với nhau.

3. Đức Maria trung gian của hiệp thông

Vai trò của Mẹ Maria trong việc cầu bầu cho chúng ta. Hay nói cách khác Mẹ

Maria là trung gian nối kết chúng ta được hiệp thông với Chúa Giê-su con của Mẹ, để

chúng ta được hiệp thông với nhau. Quả thật, “vai trò cầu thay nguyện giúp và làm trung

gian của Mẹ bao phủ mỗi người chúng ta. Đây là nghĩa vụ Mẹ Maria làm Mẹ nhân loại

trong mầu nhiệm các thánh hiệp thông”199. Thế nhưng “vai trò làm Mẹ của Đức Maria đối

với loài người, không làm lu mờ hay giảm bớt vai trò trung gian duy nhất của Đức Ki-tô

chút nào, trái lại còn làm sáng tỏ mãnh lực của trung gian ấy”200. Bởi vì, trên bình diện ân

sủng, Đức Maria thật là Mẹ chúng ta. Như công đồng Vaticano II đã xác tín: “Trong nhiệm

cục ân sủng, Mẹ Maria luôn tiếp tục thiên chức làm mẹ, từ khi ngài tin tưởng ưng thuận

trong ngày truyền tin - sự ưng thuận mà Ngài đã không ngần ngại vững vàng bên thập giá

- cho tới lúc vĩnh viễn hoàn tất việc cứu rỗi mọi người được tuyển chọn. Thực vậy, sau khi

về trời, vai trò của Người trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng Người luôn luôn tiếp

tục cầu bầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ được ơn phần rỗi đời đời. Với tình Mẹ

hiền, Người săn sóc những anh em của Con Mẹ đang lữ hành trên dương thế, và đang gặp

bao nguy hiểm, thử thách, cho tới khi họ đạt tới hạnh phúc Quê Trời. Vì vậy, trong Giáo

hội, Mẹ Maria được kêu cầu qua các tước hiệu: Trạng sư, vị Bảo trợ, Đấng Phù Hộ và

Đấng Trung Gian”201. Mặc dù Thiên Chúa đã ban tặng Mẹ Maria ơn huệ được làm trung

gian cầu bầu cho tất cả nhân loại, xin được mọi ơn cần thiết. Nhưng Mẹ phải hoàn toàn tùy

thuộc vào sự trung gian của Con Mẹ là Đấng Trung Gian duy nhất. Và sự trung gian của

Mẹ không bao giờ vượt trên trung gian của Chúa Ki-tô. Mẹ Maria là một thành viên tuyệt

vời cao trọng nhất của Giáo hội. Mẹ thuộc về cộng đồng các thánh hiệp thông, được mời

gọi chia sẻ cuộc sống của Chúa Ki-tô với tất cả mọi người khác. Với tình yêu thương

198 Sách lễ Rôma, Lời nguyện nhập lễ các thánh, tr. 721. 199 Lm. Frederick M. Jelly, O.P biên soạn, Tôn sùng Đức Mẹ Maria trong Thánh truyền Công giáo, nxb New

Orleans, 2001, tr. 224. Chuyển ngữ: Gioan Baotixita Dũng Lạc Hồng Ân. 200 Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), số 60. 201 Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), số 62.

Page 60: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

60 chúng ta, Mẹ Maria chăm sóc lo lắng cho phần rỗi của mỗi người, không phải thi đua với

Con Mẹ, nhưng làm trung gian cầu bầu và giúp đỡ chúng ta trước mặt Chúa Con để xin

mọi ơn huệ cho chúng ta202.

Như vậy, Mẹ Maria cầu bầu và làm trung gian không phải vì Thiên Chúa quá xa

vời cao trọng không thể gặp được, nhưng Mẹ giúp chúng ta hiểu rõ Thiên Chúa Ba Ngôi

hiện diện trong và qua Chúa Ki-tô. Mẹ chuẩn bị để các tín hữu đến với Chúa Ki-tô mà gặp

Chúa và nghe lời Chúa. Vì thế, Giáo hội khuyến khích hết mọi con cái hãy nhiệt tâm phát

huy lòng sùng kính Đức Trinh Nữ nhất là trong phụng vụ một lòng sùng kính không dựa

trên tình cảm hay tính dễ tin, “nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật… thúc đẩy chúng

ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta”203. Bởi vì, Mẹ

Maria chẳng có sứ mệnh nào khác hơn là dẫn đưa chúng ta tới Đức Giê-su Ki-tô con của

Mẹ204. Thật vậy, giờ đây trên Thiên đàng, Mẹ Maria giữ chức vụ “cầu thay nguyện giúp”

hay làm người bầu cử cho nhân loại trước tòa Chúa Giê-su. Vì thế, sự đồng hiển trị với

Chúa Giê-su có nghĩa là Mẹ càng dấn thân hơn trong việc bênh vực chở che cho con cái

loài người trước tòa Đức Ki-tô, như xưa kia khi còn sống Mẹ đã làm ở tiệc cưới Cana và

ngày nay ở trên trời, như chúng ta từng nhận ra được qua các lần Mẹ hiện ra trên mặt đất

này, đặc biệt nhất là trong lần hiện ra với ba trẻ chăn chiên ở Fatima vào năm 1917205. Mẹ

luôn có mặt để soi sáng, hướng dẫn, nâng đỡ Giáo hội những khi phải chiến đấu với kẻ thù

bên ngoài, hoặc những lúc nội bộ xâu xé thì Mẹ giúp Giáo hội chiến thắng mọi thù địch.

Nhờ cộng tác với Chúa Giê-su, Mẹ hoạt động nơi tâm hồn trên lãnh vực cá nhân cũng như

tập thể. Thế nên Mẹ Maria làm mọi sự cho mọi người không những vì Mẹ được tín nhiệm

và được quyền bầu cử, mà hơn thế nữa vì Con Chí Thánh đã ban cho Mẹ uy thế và quyền

hành động206. Hình ảnh đó diễn tả sự gần gũi giữa Mẹ Maria với toàn thể nhân loại, Mẹ

luôn quan tâm yêu mến các con cái Mẹ đang dong duổi dưới trần gian để đưa hết mọi

người về hợp hoan với Mẹ và các thánh trên Thiên đàng để thở lạy, chiêm ngưỡng dung

nhan Thiên Chúa. Chính Mẹ Maria giúp cho ba trạng thái của Giáo hội được gần gũi, hiệp

thông với nhau.

IV. Ba Trạng Thái Của Giáo Hội Hiệp Thông Với Nhau

Sách Giáo lý của Giáo hội đã nói lên sự hiệp thông giữa ba trạng thái trong Giáo

hội: “Cho tới khi Chúa ngự đến trong sự uy nghi, có tất cả thiên thần theo Người, và khi sự

202 x. Lm. Frederick M. Jelly, O.P biên soạn, Tôn sùng Đức Mẹ Maria trong Thánh truyền Công giáo, nxb

New Orleans, 2001, tr. 226. Chuyển ngữ: Gioan Baotixita Dũng Lạc Hồng Ân. 203 Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), số 67. 204 Giáo lý Hội thánh Công giáo, biên soạn cho người Việt Nam, nxb Thuận Hóa, 1996, tr.181. 205 Lm. Nguyễn Hữu Thy, Tử quy hay trên đường về nhà Cha, nxb Trier, 2011, tr. 128. 206 x. P. Colin C.ssR, Mẹ Maria với các dòng tu, tr. 125.

Page 61: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

61 chết bị hủy diệt, mọi vật đều qui phục Người, thì trong số các môn đệ, có những kẻ đang

tiếp tục cuộc lữ hành trên trần thế, có những kẻ đã hoàn tất cuộc sống đời này và đang

được thanh luyện, và có những kẻ được hiển vinh, đang chiêm ngưỡng trong ánh sáng

chan hòa chính Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi” (LG 49). Nhưng hết thảy mọi người

chúng ta, tùy mức độ và cách thức khác nhau, đều hiệp thông trong cùng một tình mến

Chúa yêu người, cùng hát lên một bài ca chúc tụng vinh quang Thiên Chúa chúng ta. Vì tất

cả những ai thuộc về Chúa Ki-tô và sở hữu Thánh Thần Người, đều họp thành một Hội

thánh duy nhất và liên kết với nhau trong Đức Ki-tô” (LG 24)207. Vậy, chúng ta là những

người đang còn lữ hành có thể làm được gì cho người quá cố đang còn thanh luyện?

1. Giáo hội lữ hành hiệp thông với Giáo hội thanh luyện

Việc đầu tiên, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm cho người quá cố là cầu

nguyện cho họ. Các nghi lễ sau cùng cho người quá cố là tiêu biểu sự cầu khẩn mãnh liệt

này208. Cầu nguyện cho những người đã qua đời là một trong những truyền thống cổ kính

nhất của Giáo hội. Vì thế, sau ngày mừng các anh chị em đã được sống thân mật với Thiên

Chúa trên Thiên đàng, ta lại hướng về các anh chị em chúng ta đã qua đời trong niềm hy

vọng phục sinh, và cùng hướng về “tất cả mọi người quá cố mà chỉ một mình Chúa biết

trong lòng tin của họ”209. Bởi vậy, “Các tín hữu còn sống có thể cứu giúp các linh hồn

trong luyện ngục bằng các lời cầu khẩn của mình”. Người ta hiểu từ “lời cầu khẩn” không

những là các lời khẩn cầu, van xin, mà cả việc đền tội, bố thí và các việc lành đạo đức

khác, nhất là thánh lễ. Công đồng chung thứ 2 tại Lyon (1274) và công đồng Florence

(1439) đã nhất trí tuyên bố: “Để giảm bớt các đau đớn cho các linh hồn nơi luyện ngục, các

lời cầu khẩn của các tín hữu đang sống, nhất là thánh lễ, lời cầu nguyện, bố thí và các việc

đạo đức khác mà người tín hữu, theo như thiết đặt của Hội thánh, có thói quen dâng lên

người này cho người khác” (D 464, 693). Công đồng Triđentinô dạy rằng: “có một luyện

ngục và các linh hồn nơi đó có thể được cứu giúp bằng các lời khẩn cầu của các tín hữu,

nhất là thánh lễ nơi bàn thờ”210.

Từ thời người Do thái giáo đã có sự xác tín rằng người ta có thể trợ giúp những kẻ

đã qua đời còn vướng mắc tội lỗi bằng lời cầu nguyện và lễ vật đền tội. Bởi vì, lời cầu

nguyện và lễ vật có hiệu năng thanh tẩy tội lỗi. “Lời dạy này cũng căn cứ trên tập quán

cầu nguyện cho những người quá cố mà Kinh thánh đã nói: vì thế ông Giu-đa Macabê

“xin dâng lễ đền tội cho những người chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2Mcb

207 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 954. 208 Nguyễn Ước giới thiệu và biên soạn, Giáo lý mới Thời đại mới, nxb Tôn giáo, 2005, tr. 780. 209 Kinh sách các bài đọc, tập 4, mùa thường niên: tuần XVIII-XXXIV, Nhóm phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng

Vụ, nxb TPHCM, 1999, tr. 669. 210 Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr. 196-197. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh.

Page 62: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

62 12,46). Ngay từ đầu, Hội thánh vẫn kính nhớ người quá cố và cầu nguyện cho họ, đặc biệt

trong thánh lễ để một khi được thanh luyện họ có thể hưởng nhan Thánh Chúa. Hội thánh

khuyên chúng ta bố thí, làm việc hãm mình và nhường các ân xá cho những người đã qua

đời”211. Truyền thống Giáo hội, các giáo phụ đã để lại nhiều bằng chứng kể lại việc các

kitô hữu có thói quen tốt cầu nguyện cho người quá cố. Tertullien minh chứng rằng ngoài

việc cầu nguyện cho người quá cố, còn có việc dâng lễ vật trong thánh lễ vào ngày giỗ.

Thánh Cyrille thành Giêrusalem trong khi nói về thánh lễ, cũng nhắc đến sự kiện, sau

truyền phép cũng có những lời cầu cho kẻ đã qua đời. Ngài cho hiệu quả của lời này là việc

giao hòa người qua đời với Thiên Chúa (Cat. Myst. 5,9t). Gioan Kim Khẩu và thánh

Augustinô đều làm chứng rằng việc bố thí cũng giúp ích cho kẻ đã qua đời212. Mọi hình

thức trợ giúp như đã kể ở trên: cầu nguyện, thánh lễ, bố thí, những công phúc, ân xá…

dâng lên Thiên Chúa có giá trị như những việc đền thay những hình phạt tạm do tội lỗi đã

phạm mà các linh hồn quá cố phải chịu thanh luyện: có thể đền hết, hay một phần của hình

phạt đó213. Giáo hội đã khẳng định sự hiệp thông với các tín hữu đã qua đời: “Nhận biết sự

hiệp thông này trong lòng toàn Nhiệm Thể Chúa Giê-su Ki-tô, ngay từ buổi đầu của Ki-tô

giáo, Hội thánh lữ hành hết lòng kính mến, tưởng nhớ những người đã chết và dâng lời

cầu cho họ, “vì cầu nguyện cho người chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý

tưởng lành thánh” (x. 2Mcb 12,45; LG 50). Khi cầu nguyện cho họ, chúng ta không chỉ

giúp họ mà còn làm cho lời họ chuyển cầu cho chúng ta hiệu quả hơn”214. Thánh

Bônaventura mời gọi: “Hỡi linh hồn các tín hữu, anh chị em có muốn minh chứng đức ái

chân thật dành cho những thân nhân quá cố của anh chị em không? Anh chị em có muốn

gởi đến cho họ sự trợ giúp quí báu nhất và chiếc chìa khóa vàng để vào Thiên đàng

không? Anh chị em hãy hiệp lễ thường xuyên để chỉ cho các linh hồn ấy”215. Thánh Toma

Aquino cũng nói: “Không có hy sinh nào giải cứu linh hồn luyện ngục bằng hy sinh của

thánh lễ misa”216. Vì thánh lễ là của lễ Đức Ki-tô dâng lên Chúa Cha để cầu nguyện, ngợi

khen, tạ ơn Thiên Chúa.

Có thể nói, cầu nguyện cho nhau trong Giáo hội là lời cầu của những người còn

sống nài xin ơn thanh luyện cho người đã qua đời, là của lễ hy sinh của Giáo hội lữ hành

kêu cầu ơn tha thứ cho Giáo hội thanh luyện, là đời sống hy tế của người còn sống dâng

thay cho người thân đã ly trần. Nhờ sự hiệp thông trong Giáo hội, người chết được hưởng

211 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 1032. 212 x. Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr. 198. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh. 213 x. Lm. Nguyễn Hưng, Tín lý thần học đại cương, lưu hành nội bộ, tr. 377. 214 Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 958. 215 Y Phan, CMC tuyển chọn, 1001 danh ngôn các thánh, nxb Tôn giáo - Hà Nội, 2009, tr. 67. 216 Y Phan, CMC tuyển chọn, 1001 danh ngôn các thánh, nxb Tôn giáo - Hà Nội, 2009, tr. 68.

Page 63: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

63 ơn ích của lời cầu từ trái tim và đời sống của những người đang sống. Thiên Chúa yêu

thích sự chia sẻ bác ái, việc làm yêu thương này, nên sẽ rút ngắn thời gian thanh luyện cho

các linh hồn còn đang phải chờ đợi trong luyện tội. Lời kinh, của lễ, đời hy sinh của người

đang sống là cơ may cho những linh hồn trong luyện tội được sớm vào Nước hằng sống,

vinh hiển217. Những đau khổ, những việc bác ái, bố thí mà các tín hữu “dâng lên” sẽ được

Thiên Chúa đón nhận. Điều này giống một kinh nguyện mà Thiên Chúa chấp nhận để áp

dụng cho các linh hồn nơi luyện ngục218. Chính vì thế mà đức giáo hoàng Biển Đức XVI

đã nói với dân chúng: “Ngày mai chúng ta sẽ tưởng nhớ tất cả các tín hữu đã qua đời. Tôi

mời gọi anh chị em sống ngày lễ các đẳng linh hồn theo tinh thần thực sự của Ki-tô giáo,

nghĩa là trong ánh sáng mầu nhiệm phục sinh. Đức Ki-tô đã chết và sống lại, và mở ra cho

chúng ta con đường đi về nha Cha, là Vương quốc sự sống và bình an. Ai đi theo Đức Giê-

su trên cuộc đời này, thì sẽ được Người đón tiếp ở đời sau nơi Người đến trước chúng ta.

Do đó, khi đi viếng nghĩa trang, chúng ta hãy nhớ rằng trong mồ, chỉ có di hài nhưng

người thân yêu của chúng ta đang nằm yên nghỉ chờ ngày sống lại sau cùng. Linh hồn của

họ như sách Thánh đã nói- đã ở “trong bàn tay Thiên Chúa” (Kn 3,1). Như thế, cách thế

thích hợp và hữu hiệu nhất để tưởng nhớ họ là cầu nguyện cho họ và dâng lên Chúa

những việc làm đức tin, đức cậy, đức mến. Khi kết hiệp với hy lễ Thánh thể, chúng ta có

thể cầu nguyện cho họ được ơn cứu độ muôn đời, và trải nghiệm được sự hiệp thông sâu

xa nhất, trong niềm mong đợi được cùng nhau tái ngộ để vui hưởng ngàn đời Tình yêu đã

sáng tạo và cứu chuộc chúng ta”219. Cùng với tình liên đới hiệp thông, chúng ta có bổn

phận cầu nguyện cho các người quá cố. Vì mọi người quá cố đều tham dự vào sự hiệp

thông của nhân loại, mọi việc thiện từ các Tông đồ, các vị tử đạo và các thánh cho đến

người bé nhỏ nhất trong các tín hữu, lúc này sống động trong Thiên Chúa. Vì thế, Giáo hội

công nhận rằng họ liên kết với chúng ta bằng cách nào đó220. Như chúng ta đã nói ở

chương thứ nhất là hiệp thông trong ân sủng và cùng chia sẻ những của cải thiêng liêng

trong kho tàng Giáo hội. Cũng trong mối hiệp thông ấy, ngay từ buổi đầu của Ki-tô giáo.

Giáo hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu nguyện cho những người đã qua đời. Lời

cầu nguyện ấy không những giúp đỡ người đã chết được giải thoát khỏi tội lỗi, mà chính

chúng ta cũng được hưởng nhờ lời chuyển cầu của các ngài221.

217 x. Jorathe Nắng Tím, Những người lữ hành hạnh phúc, tập 3: Vòng tay đời đời, nxb Tôn giáo, 2012, tr. 89. 218 x. Mầu nhiệm cánh chung, tr. 149. 219 Huấn từ của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, Phụng vụ năm B, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 589. Người dịch G.B Lưu Văn Lộc. 220 x. Nguyễn Ước giới thiệu và biên soạn, Giáo lý mới Thời đại mới, nxb Tôn giáo 2005, tr. 778. 221 Giáo lý Hội thánh Công giáo, biên soạn cho người Việt Nam, nxb Thuận Hóa 1996, tr. 176-177.

Page 64: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

64

2. Giáo hội Thanh luyện hiệp thông với Giáo hội Lữ hành

Khi Giáo hội lữ hành cầu nguyện cho các linh hồn đang còn thanh luyện thì ngược

lại “các linh hồn nơi luyện ngục cũng có thể cầu bầu cho các chi thể khác trong Nhiệm

Thể”222. Chúng ta là những người đang lữ hành cũng được các ngài cầu bầu cho. Vì các

linh hồn nơi luyện ngục cũng là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô, chúng ta phải công

nhận việc họ có thể cầu bầu cho các linh hồn khác hay cho người trên trần thế223. Các công

đồng địa phương như Vienne (1858) và Utrecht (1865) dạy rằng các linh hồn nơi luyện

ngục giúp chúng ta qua lời cầu bầu của họ224. Đức Lêo XIII vẫn cầu nguyện cùng các linh

hồn nơi luyện ngục. Đức Piô X, trong cuốn giáo lý của ngài quả quyết các linh hồn có thể

cầu nguyện cho ta225. Với một niềm xác tín đó, thánh Anphongsô quả quyết rằng: “Các

linh hồn, mặc dù không có công trạng gì đáng thưởng, nhưng họ có thể cầu nguyện rất đắc

lực cho chúng ta. Họ không thể bầu cử cho mình, nhưng Thiên Chúa là Đấng tốt lành, các

linh hồn có thể van xin Chúa cho chúng ta rất nhiều ơn đặc biệt để giúp chúng ta tránh

khỏi tay quỷ, bệnh hoạn hoặc hiểm nguy trong mọi vấn đề”226. Theo thánh Gioan Maria

Vianây: “Các linh hồn ở luyện ngục có thân thế chừng nào đối với Trái Tim nhân lành của

Chúa, nếu chúng ta biết đã nhận bao nhiêu ơn lành do các linh hồn cầu bầu, ta sẽ không

quên cầu bầu cho các ngài”227. Quả thật, mỗi người chúng đều có kinh nghiệm khi cầu

nguyện với ông bà tổ tiên, anh chị em, bạn bè thân yêu đã qua đời rất có hiệu lực. Chính

bản thân người viết đã có được cảm nghiệm này. Khi gia đình báo tin cho biết người em bị

tai nạn giao thông chấn thương sọ não đang còn trong cơn nguy kịch khó qua khỏi, tôi liền

xin cộng đoàn dâng thánh lễ cầu nguyện cho người em được tai qua nạn khỏi. Còn riêng

bản thân thì cầu nguyện với ông bà tổ tiên, nhất là với người em trong gia đình đã qua đời

khi còn nhỏ, cầu cùng Chúa cho người em đang trong cơn ngặt nghèo được mau bình phục.

Chính nhờ lời cầu bầu của ông bà tổ tiên và của mọi người, mà Thiên Chúa đã thương

nhận lời cứu chữa người em được tai qua nạn khỏi. Chỉ có một tuần lễ là em được xuất

viện. Mọi người ở chung trong phòng đều lấy làm lạ sự bình phục của người bệnh nhân

này. Cho đến nay em được khỏe mạnh bình thường. Thật thế, niềm tin vào sự chuyển cầu

của tổ tiên cho người còn sống trong gia đình đã ăn rễ sâu vào tâm khảm người Việt. Tuy

thế người công giáo lại có vẻ ít quan tâm điều đó. Họ chỉ cầu cho các tổ tiên mà lại ít cầu

xin các ngài cầu bầu cho mình. Thật vậy, không có một nền thần học nào lại nói rằng tổ

222 Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr. 200. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh. 223 x. Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr. 200. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh. 224 x. Lm. Nguyễn Hưng, Tín lý thần học đại cương, lưu hành nội bộ, tr. 379. 225 x. Mầu nhiệm cánh chung, tr. 150. 226 Y Phan, CMC tuyển chọn, 1001 danh ngôn các thánh, nxb tôn giáo- Hà Nội, 2009, tr. 68-69. 227 Y Phan, CMC tuyển chọn, 1001 danh ngôn các thánh, nxb tôn giáo - Hà Nội, 2009, tr. 70.

Page 65: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

65 tiên không thể chuyển cầu cho con cháu, cho dù các ngài còn đang ở luyện ngục, vì các

ngài cũng được Chúa yêu thương. Hơn nữa, biết đâu trong số các tổ tiên có thể là những vị

thánh, mặc dù không được tuyên phong228. Chính kinh nguyện và lời chuyển cầu của tổ

tiên cho những người còn sống biểu lộ sự gần gũi của các ngài với Thiên Chúa. Chúng ta

được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, gia đình an vui và vượt qua những khó khăn trong cuộc

sống… đều được coi là nhờ sự chuyển cầu của tổ tiên với Thiên Chúa cho những người

còn sống. Vì chúng ta tin rằng Thiên Chúa là Đấng ban phát mọi sự229. Do đó, tổ tiên

chúng ta là một phần trong mầu nhiệm hiệp thông. Sự vô hình của các ngài phản chiếu mầu

nhiệm hiệp thông giữa người sống và kẻ chết230.

Qua đó cho chúng ta biết được các linh hồn đang còn thanh luyện cũng giúp ích

cho chúng ta rất nhiều. Tuy các linh hồn ấy không thể cầu nguyện cách hữu hiệu y như các

thánh trên trời được, nhưng hơn chúng ta, vì lòng mến Thiên Chúa của họ lớn lao hơn.

Chính vì vậy mà lời cầu nguyện của các linh hồn rất có hiệu lực cho chúng ta, và các linh

hồn cũng được chúng ta cầu nguyện. Nhất là các thánh ở trên trời hằng cầu bầu cho các

linh hồn được mau hoàn tất sự thanh luyện.

3. Các thánh trên trời cầu bầu cho các linh hồn ở luyện tội

“Các thánh trên trời có thể giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục bằng lời cầu bầu

của họ”231. Trong phụng vụ cử hành cho người quá cố, Giáo hội cầu xin Thiên Chúa: “nhờ

lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria trọn đời đồng trinh và của các thánh”, cho các kẻ

qua đời được đến nơi diễm phúc. Lời cầu xin của các thánh cũng chỉ có giá trị cầu bầu cho

các linh hồn ở luyện ngục, chứ không thể đền tội thay hay nhường công phúc cho các linh

hồn ở luyện ngục, như chúng ta còn ở trần gian được232. Trong truyền thống cổ, trên các

bia mộ của người ki-tô hữu người ta thường khắc ghi những hàng chữ “linh hồn người quá

cố được gửi cho các thánh tử đạo”. Và để đảm bảo cho lời cầu của các vị này, các ki-tô

hữu khao khát được chôn cất gần mồ của các thánh tử đạo233. Với mục đích để các thánh

cầu bầu cho linh hồn người quá cố sớm được hưởng tôn nhan Chúa như các ngài. Bởi vì,

các thánh trên Thiên đàng đã được hiệp thông mật thiết với Chúa Giê-su, cho nên cũng yêu

mến các linh hồn như Chúa yêu mến. Tình yêu mà các thánh trên Thiên đàng dành cho các

linh hồn trong luyện ngục và các linh hồn trên dương gian không phải là một tình yêu thụ

động. Chúng ta có thể gọi là tình yêu “khao khát”, tích cực. Các thánh giúp đỡ các linh

228 x. Đặng Thanh Minh, Tôn kính tổ tiên trong Thiên Chúa giáo, Tòa TGM Huế, 1999, tr. 29-31. 229 x. Lm. Giu-se Nguyễn Văn Chữ, Thánh Phaolô và sứ vụ truyền giáo, nxb Tôn giáo, 2009, tr. 232. 230 x. Lm. Giu-se Nguyễn Văn Chữ, Thánh Phaolô và sứ vụ truyền giáo, nxb Tôn giáo, 2009, tr. 232. 231 Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr. 199. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh. 232 x. Lm. Nguyễn Hưng, Tín lý thần học đại cương, lưu hành nội bộ, tr. 378. 233 x. Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr.199. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh.

Page 66: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

66 hồn. Và nếu lời cầu nguyện của người lành trên dương thế có sức mạnh trước mặt Chúa,

thì không thể nào đo lường được sức mạnh những lời cầu nguyện của các thánh dành cho

các linh hồn. Các ngài là những anh hùng của Thiên Chúa, những người bạn thắm thiết và

thân cận của Ngài234. Vì vậy, các thánh hằng nhớ cầu nguyện cho các bạn hữu đang còn

phải chịu thanh luyện sớm được đông số đoàn tụ với các ngài trên quê trời.

Cách riêng, nơi thánh nữ Têrêsa hoàn toàn qui về Các Thánh Cùng Thông Công.

Như chúng ta đã thấy, chị rất ý thức về mối tương quan bền chặt với các bạn hữu là các

Thiên thần và các Thánh. Chị cũng rất tận tụy cầu nguyện, đau khổ và cầu bầu cho những

người có nhu cầu trên dương thế. Nhưng nhãn giới của chị không chỉ về phía Giáo hội vinh

quang và Giáo hội chiến đấu, mà còn hết lòng với Giáo hội đau khổ. Nhiều người trong

thời chị, ngay cả trong cộng đoàn của chị, luôn bận tâm đến chuyện tích lũy các ân xá và

các việc lành hầu rút ngắn ngày giờ chịu giam giữ nơi luyện ngục235. Hơn thế nữa, các

thánh cầu bầu cùng Chúa cho các linh hồn ở luyện ngục được thể hiện rõ nét nơi Đức

Maria. Vậy, Mẹ Maria đã làm gì để cứu các linh hồn đang còn thanh luyện?

4. Đức Maria an ủi và giải thoát các linh hồn ở luyện tội

Mẹ Maria không chỉ cầu nguyện cho những người đang còn hành trình dương gian,

nhưng Mẹ còn quan tâm đến an ủi những linh hồn đang còn phải ưu sầu trong luyện tội.

Nơi luyện tội, các linh hồn phải đau thương vò xé, mà không thể tự tương trở nhau được.

Nên Mẹ tình thương đã quan tâm cứu trợ họ cách riêng. Như thánh Bênađô đã viết: “Đức

Thánh Nữ Trinh hiển trị nơi luyện ngục”236. Bởi vì, các linh hồn chịu giam cầm trong khổ

não, tôi tớ Mẹ Maria, thường được Mẹ nguồn an ủi đến viếng thăm. Chính Mẹ Maria đã

phán với thánh nữ Brigita: “Mẹ là Mẹ của tất cả các linh hồn đang đau khổ trong luyện

ngục. Nhờ lời từ ái Mẹ cầu xin, bằng cách này hay cách khác, những khổ hình các con Mẹ

chịu trong nơi đó vì tội đã phạm khi còn sống đã được tỉnh giảm, từng giờ từng phút”.

Tình thương còn thúc đẩy Mẹ thân hành đến luyện ngục để viếng thăm, an ủi các linh hồn.

Như lời thánh Vinh Sơn Phêriê đã nói: “Từ tâm của Mẹ Maria đối với các linh hồn ở luyện

ngục thật cao cả. Nhờ Mẹ, các linh hồn ấy đã tìm được ủi an”237.

Nhưng không phải chỉ có an ủi và thuyên giảm khổ hình trong luyện ngục, Mẹ còn

cầu bầu để bẻ tan xiềng xích đang trói buộc họ và giải thoát họ. Cha Gerson quả quyết:

“Ngày Mẹ được mông triệu lên trời, không còn một linh hồn nào phải giam cầm ở lại luyện

234 x. Francis Fernandez, Đối thoại với Thiên Chúa, những bài suy niệm hằng ngày Mùa chay-Phục sinh, tr. 543. 235 x. Christopher O’ Donnell OCarm, Tình yêu trong trái tim Giáo hội - sứ mạng của thánh nữ Têrêsa Lisieux, tr.

220. 236 Thánh Anphong, Vinh quang Đức Maria, nxb Tôn giáo, 2006, tr. 279. Người dịch Phạm Duy Lễ. 237 Thánh Anphong, Vinh quang Đức Maria, nxb Tôn giáo, 2006, tr. 281. Người dịch Phạm Duy Lễ.

Page 67: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

67 ngục”238. Cha Nôvarinh cũng tán thành ý kiến đó, ngài viết: “Theo nhiều tác giả cẩn trọng,

thì khi sắp về trời, Mẹ Maria xin Chua Giê-su ơn được đem theo vào thiên đàng vinh hiển

hết các linh hồn khi đó đang bị giam cầm trong luyện ngục”239. Cha Gerson lại nói thêm:

“Từ ngày đó, Mẹ Maria được đặc quyền giải thoát các tôi tớ Mẹ khỏi nơi đày ải đau

thương luyện tội”240. Thánh Bênađô cũng xác nhận quan điểm này: “Rất Thánh Đồng

Trinh Maria sẽ cầu xin và áp dụng công trạng của Mẹ để giải cứu khỏi luyện ngục hết

những linh hồn nào Mẹ muốn, và nhất là các tôi trung của Mẹ”241 . Cùng theo chiều hướng

này, cha Nôvarinh viết: “Tôi không thấy phải khó khăn gì khi tin rằng các linh hồn luyện

ngục, nhờ công đức Mẹ Maria, không những thấy khổ hình mình chịu được dịu bớt, mà lại

được thu ngắn lại. Tôi tin chắc rằng, nhờ Thánh Nữ Đồng Trinh cầu bầu, ngày giải thoát

của các linh hồn ấy đã đi trước giờ định rất nhiều”242. Bởi vì Mẹ Maria là nữ Vương của

những linh hồn đang bị lửa thanh luyện, khi tiện dịp Mẹ đến thăm viếng, an ủi, giải thoát,

vì Mẹ có quyền hoặc xóa miễn hình phạt243. Như thế, Mẹ Maria rất gần gũi với các linh

hồn đang còn thanh luyện. Mẹ luôn khát khao đưa các linh hồn đó mau về hợp đoàn bên

Mẹ để chiêm ngưỡng Thiên Chúa.

Nói tóm lại, Thiên Chúa Ba Ngôi là khuôn mẫu cho sự hiệp thông trong Giáo hội.

Bởi vì, Thiên Chúa Ba Ngôi hiệp thông với nhau một cách mật thiết đến nỗi một ngôi

không sống cho riêng mình, mà sống cho và vì ngôi khác nhờ sự trao ban tình yêu. Mầu

nhiệm các thánh hiệp thông cũng được bắt nguồn từ Ba Ngôi và noi theo sự hiệp thông

giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Sự riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành các

thành phần trong Giáo hội hiệp thông với nhau trong ân sủng. Thật thế, “sự hiệp nhất giữa

những người còn sống trên dương thế với các anh em đã yên nghỉ trong an bình Chúa Ki-

tô không hề bị gián đoạn. Hội thánh xưa nay luôn tin rằng sự hiệp nhất đó còn được tăng

cường nhờ việc thông truyền cho nhau những của cải thiêng liêng”244, để xây dựng một

Giáo hội duy nhất trong Chúa Giê-su Ki-tô. Tất cả các chi thể đều hiệp thông với nhau

trong Chúa theo cách thức khác nhau. Dù đang sống trong Giáo hội lữ hành với anh chị em

hay với các linh hồn trong Giáo hội thanh luyện hoặc các thánh trong Giáo hội khải hoàn,

sự hiệp thông đó không hề bị gián đoạn. Vì tất cả chúng ta đều ở trong và thuộc về Chúa

Ki-tô, đồng thời cùng lãnh nhận Thánh Thần của Ngài. Từ đó hợp thành một Giáo hội hiệp

238 Sđd, tr. 282. 239 Sđd, tr. 282. 240 Sđd, tr. 282. 241 Sđd, tr. 282. 242 Sđd tr. 282. 243 x. P. Colin C.ssR, Đức Maria với dòng tu, tr. 125. Dịch giả Đồng Tiến. 244 x. LG 49. Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 955.

Page 68: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

68 thông, Giáo hội hiệp nhất qui tụ trong Chúa Ki-tô245. Thật vậy, sự hiệp nhất ấy không

những Giáo hội sống trên hành trình trần gian dưới tên gọi “Giáo hội lữ hành” mà còn nối

dài sự sống hiệp nhất ấy trên trời cao với “Giáo hội khải hoàn” và xuống sâu trong luyện

tội với “Giáo hội thanh luyện”. Tuy ba nhưng chỉ là một Giáo hội vì chung một sức sống là

Đức Ki-tô, chung một ân sủng từ thập giá, chung một niềm hy vọng nơi Đức Ki-tô phục

sinh. Các thành phần của cả ba đều được cứu chuộc bởi Đức Ki-tô, cùng đi trên một hành

trình, cùng chịu thanh luyện và cùng được hưởng sự sống đời đời trong Nước Thiên Chúa.

Cả ba thành phần của Giáo hội sẽ hợp thành một cộng đoàn duy nhất do Thánh Thần liên

kết nên một và cùng chung hưởng mọi kho tàng thiêng liêng. Đến ngày sau hết, Đức Ki-tô

sẽ thu họp cả ba thành phần đưa về Chúa Cha. Lúc đó sự hiệp thông trong Thiên Chúa mới

trở nên hoàn hảo.

Thế nhưng, trong cuộc hành trình trần gian chúng ta còn phân biệt ba trạng thái của

Giáo hội. Những ki-tô hữu còn sống trên cuộc đời này thuộc Giáo hội lữ hành sống hiệp

thông với nhau. Cách riêng các đan sĩ sống mầu nhiệm các thánh hiệp thông một cách mật

thiết. Điều này chúng ta sẽ thấy rõ trong chương kế tiếp.

245http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/TuSachGiaoLyGP/GiaoAnKinhThanhIII/Bai07.htm

Page 69: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

69

Chương IV:

Đan Sĩ Sống Mầu Nhiệm Các Thánh Hiệp Thông

Đan sĩ sống mầu nhiệm các thánh hiệp thông được thể hiện suốt cả ngày sống.

Trước hết là các bí tích, sau đó là phụng vụ các giờ kinh, cuối cùng là qua lao động và các

việc đạo đức khác. Theo Hiến chế về Phụng vụ Thánh thì Phụng vụ bao gồm Thánh lễ, các

bí tích, các giờ kinh phụng vụ, các á bí tích và các cử hành phụng tự khác được Giáo hội

địa phương phê chuẩn. Bên cạnh đó cũng khá quan trọng là qua việc lao động hằng ngày,

các đan sĩ tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa và kéo dài giờ thần vụ ra suốt

cả ngày sống để hiệp thông với Thiên Chúa, với nhân loại và với vũ trụ thiên nhiên này.

Do đó, qua lao động và phụng vụ đan sĩ thể hiện sự hiệp thông trong Giáo hội. Cách riêng

phụng vụ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của các đan sĩ. Vì qua phụng vụ các

đan sĩ đại diện Giáo hội ca ngợi Thiên Chúa không ngừng. Qua phụng vụ, Thiên Chúa

được tôn vinh và con người được thánh hóa. Các đan sĩ thể hiện sống mầu nhiệm các thánh

hiệp thông một cách cụ thể nơi phụng vụ, mà cao điểm là các bí tích, nhất là bí tích Thánh

Thể và Thánh lễ.

I. Hiệp Thông Qua Các bí tích Và Thánh Lễ

Các bí tích được gọi là hiệp thông. Bởi vì, qua các bí tích con người được hiệp

thông với Thiên Chúa và hiệp thông giữa “các thánh” với nhau. Mối dây hiệp thông được

thể hiện nơi thánh lễ và các bí tích.

1. Hiệp thông qua các bí tích

Bí tích là hành động của Đức Giê-su và Giáo hội, để diễn tả và xây dựng mối hiệp

thông giữa con người với Thiên Chúa, với mọi người mọi vật. Vì “các bí tích có mục đích

thánh hóa con người, xây dựng thân thể Chúa Ki-tô và sau cùng là thờ phượng Thiên

Chúa”246. Nghĩa là bí tích để cứu độ, để chuẩn bị cho hạnh phúc mai sau trên trời. Giáo

hội đã xác định có bảy bí tích để thánh hóa các tình huống quan trọng trong cuộc đời ki-tô

hữu. Các bí tích được chia làm ba loại: các bí tích khai tâm vào đời sống hiệp thông, phục

hồi sự sống hiệp thông và phục vụ đời sống hiệp thông. Tất cả đều qui hướng về sự hiệp

thông mà bí tích Thánh Thể là chủ chốt.

- Những bí tích khai tâm vào đời sống hiệp thông: đó là bí tích Rửa tội, Thêm sức

và Thánh thể, làm cho con người được hiệp thông với Thiên Chúa, mỗi ngày được thêm

gia tăng sự hiệp thông ấy. Giáo lý Giáo hội viết rõ: “Ba bí tích: Thánh tẩy, Thêm sức và

Thánh thể là những bí tích khai tâm đặt nền tảng cho toàn thể đời sống ki-tô hữu. “Nhờ ân

246 Công đồng Vaticano II, Hiến chế về Phụng Vụ thánh: Sacrosanctum Concilium, số 59.

Page 70: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

70 sủng của Đức Ki-tô, con người được tham dự vào bản tính Thiên Chúa. Tương tự như việc

sinh ra, lớn lên và bảo tồn trong đời sống tự nhiên, người tín hữu được tái sinh trong đời

sống mới nhờ bí tích Thánh tẩy, được củng cố nhờ bí tích Thêm sức, và nhận lấy bánh ban

sự sống đời đời trong bí tích Thánh thể. Như vậy, nhờ các bí tích khai tâm Ki-tô giáo, họ

được hiệp thông sâu xa hơn vào đời sống thần linh và ngày càng tiến tới đức mến hoàn

hảo”247. Quả thật, “bí tích Thánh tẩy là nền tảng của toàn bộ đời sống ki-tô hữu, là cửa

ngõ dẫn vào đời sống thần linh và mọi bí tích khác. Nhờ bí tích Thánh tẩy, chúng ta được

giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa, trở thành chi thể của Đức Ki-tô,

được tháp nhập vào Hội thánh và tham dự sứ mạng của Hội thánh. “Bí tích Thánh tẩy là

bí tích tái sinh chúng ta nhờ nước và trong Lời Chúa”248.

Cũng như sự sống tự nhiên của thân xác ngày càng lớn lên, thì sự sống thần linh

của người ki-tô hữu do phép Thanh tẩy cũng cần lớn lên đạt tới mức trưởng thành. Bí tích

Thêm sức được coi là bí tích trưởng thành của đời sống ki-tô hữu. Bí tích Thêm sức cũng

cố và hoàn tất những hiệu quả của bí tích Thánh tẩy. Cả hai bí tích này biệt lập với nhau,

nhưng bổ túc cho nhau, và cùng với bí tích Thánh thể làm nên bộ ba hoàn thành hành trình

gia nhập Ki-tô giáo249. Thật thế, bí tích Thánh thể hoàn tất việc khai tâm vào Ki-tô giáo.

Ki-tô hữu được tham gia với Đức Giê-su vào trong lễ Tạ ơn và tôn vinh Thiên Chúa, đồng

thời được hiệp thông mật thiết với Đức Giê-su. “Khi cử hành bí tích Thánh thể, chúng ta

được kết hợp với phụng vụ trên trời để tạ ơn, ca ngợi Thiên Chúa và tiền tham dự vào đời

sống vĩnh cửu”250.

Ba bí tích gia nhập vào đời sống hiệp thông này, đã làm cho ki-tô hữu được hiệp

thông với Thiên Chúa và Giáo hội. Có nghĩa là hiệp thông với ba trạng thái của Giáo hội.

Vì tất cả đều lãnh nhận một phép rửa, một thần khí, cùng ăn một tấm bánh. Quả thật, để trở

thành đan sĩ đích thực, thì đương sự phải lãnh ba bí tích gia nhập vào đời sống hiệp thông

của Giáo hội. Do đó, đan sĩ sống mầu nhiệm hiệp thông này một các cụ thể khi tham dự

vào bí tích Thánh thể mỗi ngày để hợp với Đức Ki-tô, Mẹ Maria và các thánh trên trời

chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa, ngõ hầu mưu ích cho các linh hồn đang còn thanh luyện

sớm được hợp hoan với Chúa trên Thiên đàng. Thế nhưng trong cuộc đời của các đan sĩ nói

riêng và các ki-tô hữu nói chung, có những lúc yếu đuối phạm những lỗi lầm, làm cho sự

hiệp thông không còn trọn vẹn. Chính vì thế cần đến các bí tích phục hồi sự sống hiệp thông.

- Những bí tích phục hồi sự hiệp thông: đó là bí tích Hòa giải và Xức dầu bệnh

nhân. Trong cuộc hành trình trên trần gian tiến về Nước Thiên Chúa, sự sống phần hồn và

247 Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 1212. 248 Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 1213. 249 x. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, biên soạn cho người Việt Nam, nxb Thuận Hóa, 1996, tr. 234. 250 Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, nxb Tôn giáo, 1997, số 1326.

Page 71: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

71 phần xác của người ki-tô hữu luôn bị đe dọa, có những lúc sa cơ lỡ bước, nên Đức Giê-su

dùng bí tích Sám hối Hòa giải và bí tích Xức dầu bệnh nhân để giúp ta chiến thắng sự dữ,

loại trừ tội lỗi và chữa lành bệnh tật, để phục hồi đời sống hiệp thông.

Sau khi được Rửa tội, nếu người “ki-tô hữu” (đan sĩ) sa ngã trong tội trọng làm mất

đi sự hiệp thông với Thiên Chúa và Giáo hội, thì bí tích Sám hối Hòa giải giúp ta trở về

hiệp thông lại với Thiên Chúa và Giáo hội251. Quả thật, trong cuộc đời của người đan sĩ

đang hành trình tiến về Nhà Cha còn gặp nhiều sóng gió, chông gai. Có những lúc sa

đường lạc lối không còn hiệp thông với Thiên Chúa và Giáo hội, thì bí tích Hòa giải giúp

cho đan sĩ hiệp thông lại với Thiên Chúa và Giáo hội. Do đó, Hiến pháp Hội dòng mời gọi:

“Nhiệm tích giải tội không những thanh luyện tâm hồn, nhưng còn ban thêm sức mạnh tiến

bước trên đường trọn lành. Tu sĩ năng lãnh nhiệm tích này”252. Hơn nữa, “nếu tinh thần

thống hối phải thấm nhuần đời sống ki-tô hữu, thì đó phải là nét nổi bật của đời đan sĩ. Vì

nhận biết sự thánh thiện tuyệt vời của Thiên Chúa, và ý thức sự xấu xa của tội lỗi, sự yếu

đuối của nhân loại sa ngã, nên người đan sĩ luôn có lòng thống hối, không những cho bản

thân mà còn cho cả mọi người trong tình liên đới nhân loại. Tinh thần thống hối phát sinh

từ lòng kính sợ Chúa và đức khiêm nhường thẳm sâu, sẽ dẫn đưa tới niềm hy vọng cứu rỗi

và sau cùng tới tột đỉnh của Đức Ái. Bí tích giải tội, một phương dược mà đan sĩ cần sử

dụng, chỉ đem lại hiệu quả thực sự, nếu tâm hồn thấm nhuần tinh thần thống hối”253. Như

vậy, “đan sĩ luôn có lòng thống hối, không những cho bản thân mà còn cho cả mọi người

trong tình liên đới nhân loại”. Sám hối “cho cả mọi người” là bao hàm cho cả người sống

cũng như những người đã qua đời đang còn phải thanh luyện. Điều này thể hiện “tới tột

đỉnh của Đức Ái”. Nghĩa là sống mầu nhiệm các thánh hiệp thông trong Giáo hội. Thế

nhưng có những lúc đan sĩ yếu sức vì những căn bệnh làm suy giảm tinh thần, thì sẽ được

gia tăng sức mạnh khi lãnh bí tích Xức dầu bệnh nhân.

Bí tích này ban ơn riêng của Chúa Thánh Thần giúp cho bệnh nhân hiệp thông với

đau khổ của Đức Giê-su để mưu ích cho mình và cho Giáo hội, được an ủi và can đảm chịu

mọi đau đớn thử thách, được tha các tội đã phạm254. Đồng thời nhờ sự hiệp thông những

của cải thiêng liêng trong Giáo hội mà ta được sức mạnh để vững bước trên đường về quê

trời. Cụ thể hơn qua các bí tích phục vụ đời sống hiệp thông.

- Những bí tích phục vụ đời sống hiệp thông là bí tích Truyền chức thánh và Hôn phối.

Đức Giê-su là vị tư tế độc nhất đã hiến tế mình trên thập giá để thực hiện việc cứu

độ toàn thể nhân loại và vũ trụ. Người muốn hiến tế ấy tồn tại trên trần gian nên đã ban cho

251 x. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giê-su Ki-tô – Đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2005, tr. 254. 252 Hiến pháp và Tuyên ngôn Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 124, tr. 109. 253 Hiến pháp và Tuyên ngôn Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 9, tr. 151. 254 x. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1532.

Page 72: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

72 Giáo hội cử hành. Vì thế, toàn thể các tín hữu và các đan sĩ trong Giáo hội đều thông phần

vào chức tư tế duy nhất của Chúa Ki-tô, vì Người đã “làm cho họ thành một vương quốc,

thành những tư tế, để phụng thờ Thiên Chúa” (Kh 5,10). Nghĩa là mọi người trong Giáo

hội đều tham dự vào chức tư tế của Đức Giê-su một cách chung để cử hành dâng lên Chúa

Cha. Nhưng ngay giữa cộng đoàn dân Chúa được bí tích Thánh Tẩy thánh hiến, để lãnh

nhận chức tư tế chung, Thiên Chúa còn tuyển chọn một số người lãnh nhận chức tư tế thừa

tác, được thánh hiến nhờ một bí tích riêng là bí tích Truyền chức thánh255. “Chức tư tế

chung của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật, tuy khác nhau không chỉ về

cấp bậc mà còn về yếu tính, song cả hai bổ túc cho nhau. Thực vậy, cả hai đều tham dự

vào chức tư tế duy nhất của Chúa Ki-tô theo cách thức riêng của mình”256. Chức tư tế thừa tác

nhằm phục vụ cộng đoàn dân Chúa, để các tín hữu phát huy ân sủng của bí tích Thánh tẩy.

Như thế, các đan sĩ cho dù là linh mục hay không linh mục cũng tham dự vào chức

tư tế của Đức Ki-tô một cách mật thiết và hiệu quả, khi hằng ngày tích cực hiệp với Hy lễ

Tạ ơn của Đức Ki-tô để dâng lên của lễ chính mình, của Giáo hội và cả nhân loại, nhất là

những người đã ly trần cho Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ đón nhận lễ vật và thánh hóa, làm

cho mọi người được hiệp thông mật thiết với nhau.

Sau cùng, “nhờ sức thiêng liêng của bí tích Hôn phối, các đôi vợ chồng Ki-tô giáo

biểu hiện và tham dự vào mầu nhiệm hiệp nhất và tình yêu phong phú giữa Đức Ki-tô và

Giáo hội (x. Ep 5,32); họ giúp nhau nên thánh trong đời sống hôn nhân, trong việc đón

nhận và giáo dục con cái nên thánh”257. Quả thật, nếu “các đôi vợ chồng Ki-tô giáo biểu

hiện và tham dự vào mầu nhiệm hiệp nhất và tình yêu phong phú giữa Đức Ki-tô và Giáo

hội”, thì các đan sĩ hiệp thông với Giáo hội chính là Hiền thê của Đức Ki-tô, đã chính thức

kết ước với Đức Ki-tô là Phu quân của Giáo hội. Đây là hình ảnh nói lên sự hiệp thông sâu

xa, nhưng đặc biệt hơn là nơi bí tích Thánh thể được thể hiện qua Hy lễ Tạ ơn của Đức Ki-tô.

2. Hiệp thông qua Thánh lễ

Thánh Phaxicô Salêsiô đã quả quyết: “Thánh lễ là một việc đạo đức cao nhất, là

trung tâm qui tụ mọi sinh hoạt Ki-tô Giáo”258. Thánh lễ gồm hai phần: phụng vụ lời Chúa

và phụng vụ Thánh thể, cả hai đều liên kết với nhau tạo nên một Phụng tự duy nhất259.

- Thánh lễ với mục đích là ca ngợi và tạ ơn.

Khi cử hành Thánh lễ, cả cộng đoàn hợp với linh mục đại diện Đức Ki-tô để dâng

lên Chúa Cha của lễ chúc tụng ngợi khen và cảm tạ. Không chỉ cộng đồng Giáo hội lữ

255 x. Giáo lý Hội thánh Công giáo, biên soạn cho người Việt Nam, nxb Thuận Hóa 1996, tr. 277. 256 Công Đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội: Lumen Gentium, số 10. 257 Công Đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội: Lumen Gentium, số 11. 258 Hương Việt, Tìm hiểu và sống Thánh lễ, nxb. Tôn giáo, 2001, tr. 3. 259 x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế về Phụng Vụ thánh: Sacrosanctum Concilium, số 56.

Page 73: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

73 hành ca ngợi Thiên Chúa, mà còn hợp với các thánh trên trời và các linh hồn đang còn

thanh luyện cùng dâng lời ca chúc tụng Thiên Chúa. “Bởi vậy, khi cử hành lễ hy tế tạ ơn,

chúng ta kết hiệp mật thiết với việc thờ phượng của Giáo hội trên trời, vì hiệp cùng Giáo

hội, chúng ta kính nhớ trước hết Đức Maria vinh hiển, trọn đời Đồng Trinh, sau là thánh

Giuse, các thánh Tông đồ và Tử đạo cùng toàn thể các thánh”260. “Toàn thể các thánh” có

nghĩa là mọi thành phần trong Giáo hội phổ quát đều ngợi khen Thiên Chúa. Như lời cuối

của Kinh Tiền Tụng được đọc trong Thánh lễ: “Vì thế, cùng với các Thiên Thần và Tổng

lãnh Thiên thần, các Bệ thần và Quản thần, cùng toàn thể đạo binh thiên quốc chúng ta

không ngừng hát bài ca chúng tụng vinh quang Chúa rằng: Thánh! Thánh! Thánh! Chúa

là Thiên Chúa các đạo binh. Trời đất đầy vinh quang Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng

trời. Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa. Hoan hô Chúa trên các Tầng trời”261.

Thật thế, Thánh lễ luôn là lời chúc tụng Thiên Chúa và không ngừng tôn vinh Ngài như lời

linh mục thường hay đọc: “Chính nhờ Đức Ki-tô cùng với Đức Ki-tô, và trong Đức Ki-tô,

hiệp nhất với Chúa Thánh Thần, mọi vinh quang danh dự đều thuộc về Cha, là Thiên Chúa

toàn năng, đến muôn thủa muôn đời”262. Trong Thánh lễ chính Đức Ki-tô thay thế chúng

ta dâng lên Thiên Chúa việc thờ phượng. Hay nói đúng hơn, mọi thành phần trong Giáo

hội là chi thể kết hợp với Đức Ki-tô là Đầu để làm việc thờ phượng Thiên Chúa. Thật vậy,

trên bàn thờ cũng như trên thập giá, Đức Ki-tô dâng lên Thiên Chúa tâm tình thờ lạy, tạ ơn

và yêu mến vượt trên các thiên thần, các thánh và cả Mẹ Maria nữa. Chính thánh

Anphongsô đã viết điều này: “Tất cả sự tôn vinh của các thiên thần bằng lời ca ngợi, của

loài người bằng những nhân đức đem so sánh với thánh lễ mà thôi thì cũng chẳng nghĩa lý

gì cả, bởi chưng, những tôn vinh ấy chỉ là thụ tạo. Còn trong thánh lễ, sự tôn vinh của Đức

Ki-tô là sự tôn vinh của Thiên Chúa nên có được một giá trị vô song”263. Bởi đó mà cha

Biển Đức Thuận sáng lập Hội dòng Xi-tô Thánh gia Việt Nam xác quyết cho các đan sĩ

rằng: “Đọc kinh hát lễ thay cho cả Hội thánh thờ phượng ca ngợi Chúa, cũng như lính

canh hằng canh thức luôn. Thế gian thường lo tìm bạc tìm tiền, lo vui chơi ngủ nghỉ, chúng

ta như lính phải canh thức luôn mà cầu nguyện thay mặt Hội thánh”264. Quả thật, thánh lễ

là phận vụ chính yếu nhất mà đan sĩ cử hành. Đan sĩ múc lấy sức sống từ thánh lễ. Nơi

thánh lễ, đan sĩ thực hiện việc thờ phượng tuyệt hảo nhất. Hiến pháp của Hội dòng ghi

nhận:“Thánh lễ là trung tâm qui tụ mọi hoạt động của đời đan tu. Vì thế , khi tham dự

thánh lễ và hiệp lễ, đan sĩ liên kết việc tận hiến bản thân với Hy Lễ nhiệm mầu của Chúa

260 Công Đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội: Lumen Gentium, số 50. 261 Sách lễ Rô-ma: Kinh tiền tụng mùa vọng I, tr. 22. 262 Hương Việt, Tìm hiểu và sống Thánh lễ, nxb Tôn giáo, 2001, tr. 13. 263 Hương Việt, Tìm hiểu và sống Thánh lễ, nxb Tôn giáo, 2001, tr. 10. 264 Di Ngôn cha Biển Đức Thuận (1880-1933) Sáng Lập Hội Dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 139.

Page 74: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

74 Ki-tô, để dưới tác động của Chúa Thánh Thần, tôn vinh Thiên Chúa Cha, đồng thời thể

hiện sự hiệp nhất huynh đệ. Hằng ngày mọi người phải tham dự thánh lễ cộng đoàn. Các

linh mục dâng lễ theo ý chỉ của đan viện”265. Thánh lễ là trung tâm đời sống cộng đoàn, vì

thế toàn thể anh em trong đan viện mỗi ngày họp nhau cử nhành thánh lễ. Mà trọng tâm

của thánh lễ đó là Thánh thể, vì chính nơi Chúa Ki-tô hiện thân làm giá chuộc muôn người.

Hẳn nhiên không một cộng đoàn ki-tô hữu nào xây dựng nếu không đặt nền tảng và trọng

tâm vào việc Thánh thể. Thánh thể là nguồn mạch và là sức mạnh cho chúng ta thi hành sứ

vụ266. Đồng thời phụng vụ Thánh thể là hiện tại hóa sự chết, sự sống lại và lên trời vinh

hiển của Đức Ki-tô. Nhờ đó, Ngài đã tiêu diệt tử thần và ban cho con người sự sống mới

trong Đức Ki-tô. Từ đó ân sủng tuôn đổ trên con người, thánh hóa con người và Thiên

Chúa được tôn vinh nơi con người. Khi đan sĩ đón nhận Mình và Máu Đức Ki-tô làm của

ăn thiêng liêng nuôi sống tâm hồn, đó là lúc đan sĩ kết hợp với Đức Ki-tô qua bí tích Thánh

thể, sống mối tình hiệp thông với Thiên Chúa một cách mật thiết nhất 267. Nhờ tham dự

thánh lễ hằng ngày mà “họ trở nên một phượng tự đẹp lòng Thiên Chúa bằng cách sống ơn

gọi của mình, khởi điểm từ sự tập hợp Phụng vụ, chính bí tích Thánh thể dẫn đưa chúng ta

vào trong thực tại hằng ngày để mọi sự được thực hiện vì vinh quang Thiên Chúa”268.

Như vậy, khi tham dự thánh lễ, mỗi thành phần trong Giáo hội hiệp với Chúa Giê-

su hiến dâng cuộc đời mình làm của lễ sống động để dâng lên lời chúc tụng ngợi khen, cảm

tạ Thiên Chúa là Chúa tể trời đất, đồng thời xin Chúa thứ tha những lỗi lầm của mình cũng

như bao người khác, nhất là cho những người đã qua đời. Thật thế, “hy tế thánh lễ không

những là hy tế ca ngợi và tạ ơn, nhưng còn là hy tế đền tội và cầu khẩn”269.

- Hy tế Thánh lễ là đền tội và cầu khẩn cho người sống và kẻ chết.

Chứng cứ Thánh kinh nói về việc đền tội của Hy tế Thánh lễ được dựa trên đoạn:

“Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao ước, đổ ra cho muôn

người được tha tội” (Mt 26,28). Quả thật, Hy tế của Đức Ki-tô không như các tư tế khác:

“mỗi ngày họ phải dâng lễ tế hy sinh, trước là để đền tội của mình, sau là để đền tội cho

dân; phần Người, Người đã dâng chính mình và chỉ dâng một lần là đủ” (Dt 7,27). Do đó,

linh mục được đặt lên là “để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội” (Dt 5,1). Như thế, hy

tế Thánh lễ tác tạo việc tha thứ tội lỗi và các hình phạt tội lỗi; như hy tế khẩn cầu hy tế

Thánh lễ tác tạo hồng ân siêu nhiên và tự nhiên. Như công đồng Tridentinô công khai

tuyên bố, Hy tế đền tội của bí tích Thánh thể được dâng tiến không những để cầu cho

265 Hiến pháp và Tuyên ngôn Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 119-120. 266 x. Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, Tông huấn Thượng Hội đồng Giám mục (Sacramentum Caritatis), số 85. 267 x. Hội Dòng Xi-Tô Thánh Gia, Hạt giống chiêm niệm, số 15: Niềm vui Phúc Âm, 2014, tr. 49-50. 268 Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, Tông huấn Thượng Hội đồng Giám mục (Sacramentum Caritatis), số 79. 269 x. Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr. 318. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh.

Page 75: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

75 người đang sống, nhưng còn để cầu cho các linh hồn khốn khổ trong luyện ngục theo như

truyền thống của các Tông Đồ (D. 940, 950)270.

Chính vì thế, kinh nguyện Thánh thể trước hết là cầu nguyện cho những người còn

sống thuộc Giáo hội lữ hành: “Chúng con dâng lên để cầu nguyện cho Hội thánh của Cha,

xin ban bình an, giữ gìn, hợp nhất, và cai quản Hội thánh Công giáo khắp hoàn cầu: đồng

thời cũng cầu cho tôi tớ Chúa là đức giáo hoàng…, các đức giám mục…xin nhớ đến những

tôi tớ Chúa… và mọi người đang sum họp nơi đây, mà Chúa biết rõ lòng tin kính và sùng

mộ. Chúng con dâng thay hoặc chính họ dâng lên Chúa hy lễ ca tụng này cầu cho mình và cho

mọi người thân thuộc: hầu linh hồn được cứu chuộc, thân xác được an lành mạnh khỏe như lòng

mong ước. Như vậy, họ được tôn vinh Chúa là Thiên Chúa thật hằng hữu và hằng sống”.

Sau cùng là tưởng nhớ đến những người đã qua đời thuộc Giáo hội thanh luyện:

“Lạy Chúa xin nhớ đến những tôi tớ Chúa là (linh hồn T…) được ghi dấu đức tin đã ra đi

trước chúng con và đang nghỉ giấc bình an. Lạy Chúa, chúng con xin Chúa thương ban

cho các tín hữu ấy, và tất cả mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và thân

bằng quyến thuộc chúng con đã an nghỉ trong Đức Ki-tô được vào nơi hạnh phúc sáng

láng và bình an”271. Việc cầu nguyện cho các bậc tổ tiên đã được các giáo phụ lưu truyền

lại. Tertulian minh chứng phong tục cử hành Hy tế Thánh lễ vào ngày giỗ cho người quá

cố để cầu nguyện cho họ. Cyrillo thành Giêrusalem xem Hy tế Thánh lễ là “lễ vật giao

hòa” và ghi chú: “Chúng ta tiến dâng Đức Kitô bị sát tế vì tội lỗi chúng ta. Nhờ đó chúng

ta giao hòa họ và chúng ta với Thiên Chúa nhân từ” (Cat. myst. 5,10)272.

Trong thế kỷ thứ VII, các đan sĩ bắt đầu dâng lễ Misa vào hôm sau lễ Ngũ Tuần để

cầu cho những thành viên trong cộng đoàn họ đã qua đời. Năm 998, đan viện Biển Đức ở

Cluay khởi sự cử hành thánh lễ vào ngày 2 tháng 11 tưởng nhớ đến mọi người trong đan

viện đã khuất. Việc làm này lan sang các đan viện khác, sau cùng đến các giáo xứ và cha

xứ dâng lễ cầu cho người trong xứ đã qua đời. Vào thế kỷ XVIII, Rô-ma đã đặt lễ này vào

lịch phụng vụ của Giáo hội hoàn cầu. Khắp Giáo hội cùng một ngày cử hành lễ cầu cho

những con cái Giáo hội đã qua đời, như mầu nhiệm các thánh thông công được kính nhớ

vào những ngày liên tiếp nhau, các thánh khải hoàn trên trời vào ngày mùng 1 tháng 11,

còn các linh hồn nơi luyện ngục ngày mùng 2 tháng 11273.

Nối tiếp truyền thống tốt đẹp của các đan sĩ thủa xưa cũng như của Giáo hội, vào

ngày mùng 2 tháng 11 cả cộng đoàn đan viện hiệp dâng ba Thánh lễ để cầu nguyện cho các

270 x. Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr. 319-320. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh. 271

Sách lễ Rô-ma, Kinh tiền tụng 1. 272 x. Ludwig Ott, Tín lý tập II, Đại chủng viện thánh Giu-se, 2003, tr. 320. Người dịch: Lm. Nguyễn Văn Trinh. 273 x. Greg Dues, Những thói quen và truyền thống Công giáo, 1989, tr. 236.

Page 76: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

76 đẳng linh hồn. Hằng năm trong đan viện còn có những ngày cầu hồn trọng thể như sau:

ngày 18/09: cầu cho anh em Toàn Dòng đã qua đời. Ngày 14/11: cầu cho các anh chị em

giữ Luật Thánh Biển Đức đã qua đời. Rằm tháng Bảy Âm Lịch: cộng đoàn dâng Thánh lễ

trọng thể cầu cho các Đẳng Linh Hồn. Mỗi tháng, Dòng Xi-tô dành một ngày cầu cho các

linh hồn, quen gọi là Nguyệt vụ cầu hồn274. Hiến pháp Hội dòng Xi-tô còn qui định rõ về

những nghĩa vụ đối với anh em qua đời, để nói lên sự hiệp thông giữa anh em với nhau:

“mỗi linh mục trong cộng đoàn dâng ba lễ, anh em không linh mục hiệp dâng ba lễ”275, và

“một tu sĩ hay nữ tu trong Hội dòng qua đời mỗi nhà dâng một lễ”276. “Trong ba năm liền, đến

ngày giỗ, cộng đoàn dâng một thánh lễ cầu cho linh hồn người anh em đã qua đời”277. Cách

riêng, đối với “Viện phụ tại chức hay mãn nhiệm qua đời, ngoại trừ những nghĩa vụ đối với

một anh em, đến giỗ ba mươi và một trăm ngày, cộng đoàn phải dâng một lễ cho ngài”278.

Đồng thời để nói lên sự hiệp thông giữa đan viện với các gia đình của anh em trong

cộng đoàn với nhau: “đối với ông bà, cha mẹ của một anh em qua đời, cộng đoàn dâng

một lễ trọng cho mỗi trường hợp. Anh chị em qua đời, nhà dòng dâng một thánh lễ. Các vị

ân nhân hay thân nhân qua đời, viện phụ tùy trường hợp chỉ định dâng lễ hay làm việc

lành khác xứng hợp với công đức và lòng biết ơn”279. Nhưng sự hiệp thông của các đan sĩ

không dừng lại ở đó mà còn đi xa, rộng hơn nữa đó sự hiệp thông giữa các cộng đoàn trong

Hội dòng, Toàn dòng và trong Giáo hội địa phương cũng như Giáo hội hoàn vũ nữa: “Viện phụ

nhà mẹ, Viện phụ Hội trưởng, Tổng phụ Xi-tô, Đức Giám mục sở tại, Đức Khâm Sứ Tòa Thánh

và Đức Giáo Hoàng qua đời, cộng đoàn hát một thánh lễ trọng thể cầu cho các ngài”280.

Qua đó cho chúng ta thấy được rằng, bản Hiến pháp của Hội dòng Xi-tô quan tâm

đặc biệt đối với những người quá cố, đã dành đến mười một số để qui định những nghĩa vụ

của mỗi đan sĩ và đan viện phải có đối với người quá cố thân yêu. Do đó, đan sĩ hằng ngày

hiệp dâng thánh lễ để cầu nguyện cho những người đã qua đời đang còn thanh luyện sớm

được hưởng tôn nhan Chúa. Thật vậy, đời sống huynh đệ của cộng đoàn các đan sĩ được

thể hiện cách cụ thể nhất nơi thánh lễ. Vì khi cử hành Thánh thể, cộng đoàn cần ý thức

rằng, hy tế của Đức Giê-su là cho mọi người, và vì thế Thánh thể thúc đẩy chúng ta phải

trở nên “Bánh được bẻ ra”, hầu mưu ích cho mọi người281. Phụng vụ Thánh lễ là để tôn

vinh ca tụng, ngợi khen Thiên Chúa, là của lễ đền tội. Phụng vụ giờ kinh cũng không ngoài

mục đích đó. 274 x.Thói lệ Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 288-289. 275 Hiến pháp và Tuyên ngôn Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 165. 276 Sđd, số 171. 277 Sđd, số 166. 278 Sđd, số 170. 279 Sđd, số 172. 280 Sđd, số 170. 281 x. Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, Tông huấn thượng Hội đồng Giám mục (Sacramentum Caritatis), số 88.

Page 77: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

77

II. Hiệp Thông Qua Giờ Kinh Phụng Vụ

Mục đích của giờ kinh phụng vụ không gì khác hơn là để tôn vinh Thiên Chúa,

mưu ích cho bản thân, cho Giáo hội (Lữ hành, Thanh luyện) và cho toàn thể nhân loại. Qua

giờ kinh phụng vụ, Giáo hội lữ hành hiệp thông với Giáo hội khải hoàn đồng thanh ca ngợi

Thiên Chúa.

1. Hợp với các thánh trên trời ca ngợi Thiên Chúa

Để cất lên lời ngợi ca Thiên Chúa, chúng ta cần đến Chúa Thánh Thần vì “chúng ta

là những kẻ yếu hèn không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thần Khí cầu

thay nguyện giúp bằng những tiếng rên xiết khôn tả” (Rm 8, 26). Chúa Thánh Thần sẽ

giúp chúng ta dùng những lời tốt đẹp để dâng lời ca tụng Thiên Chúa. Hơn thế nữa, còn có

Đức Giê-su chỉ cho chúng ta lời ca tụng hoàn hảo và đẹp lòng Chúa. Đức Giê-su Ki-tô con

một Chúa Cha, khi xuống trần gian đã mang theo bản thánh ca được hát muôn đời trên

Thiên quốc. Chính Người kết hợp toàn thể cộng đoàn nhân loại và liên kết họ với Người để

cùng hát bản thánh ca này282. Vì Giáo hội là chi thể, kết hợp với Đức Ki-tô là Đầu để

không ngừng tiến dâng lên Chúa Cha lời ca chúc tụng tạ ơn. Quả thật, “theo truyền thống

xa xưa của Ki-tô giáo, kinh nhật tụng được lập ra để thánh hiến trọn ngày đêm bằng lời

ngợi khen Thiên Chúa. Vì khi bài ca ngợi khen tuyệt diệu đó được chu toàn đúng nghi

thức… thì đó thực là tiếng của chính Hiền Thê nói với Phu Quân mình, và hơn thế nữa,

còn là lời cầu của nguyện của Chúa Ki-tô và thân thể Người dâng lên Thiên Chúa Cha”283.

Do đó, tất cả những ai thi hành nhiệm vụ này, đều chu toàn Thần vụ của Hội thánh, đồng

thời được thông phần vinh dự lớn lao của Hội thánh là Hiền Thê của Đức Ki-tô, và khi

dâng lời ca tụng Thiên Chúa, họ nhân danh Hội thánh là Mẹ mà đứng trước ngai tòa Thiên

Chúa284. Giáo hội đã ủy thác việc này cho các đan sĩ nam nữ và các tu sĩ khác có bổn phận

phải cử hành toàn Kinh Nhật Tụng đại diện cho Giáo hội cầu nguyện không ngừng285.

Qua giờ kinh phụng vụ, chúng ta không chỉ kết hợp với Chúa Ki-tô nhưng còn hợp

với Mẹ Maria, các thánh trên trời đồng thanh ca ngợi Thiên Chúa. Công đồng Vaticano II

đã minh định: “Phụng vụ trần gian là nơi chúng ta tham dự bằng cảm nếm trước phụng vụ

trên trời, được cử hành trong thành đô Giêrusalem, nơi chúng ta là những lữ khách đang

tiến về, ở đó Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa như một thừa tác viên của cung

thánh, của nhà tạm đích thực; phụng vụ trần gian là nơi chúng ta hợp cùng toàn thể đạo

binh trên trời đồng thanh ca ngợi tôn vinh Chúa: trong khi kính nhớ các Thánh, chúng ta

hy vọng được thông phần và đoàn tụ với các Ngài; chúng ta mong đợi Ðấng Cứu Thế là

282 Công đồng Vaticano II, Hiến chế về Phụng Vụ thánh: Sacrosanctum Concilium, số 83. 283 Công đồng Vaticano II, Hiến chế về Phụng Vụ thánh: Sacrosanctum Concilium, số 84. 284 x. Thánh Bộ Phụng Tự, Văn kiện trình bày và qui định các giờ kinh phụng vụ, 1971, số 15. 285 x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế về Phụng Vụ thánh: Sacrosanctum Concilium, số 96.

Page 78: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

78 Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, cho đến khi chính Người là sự sống chúng ta sẽ xuất hiện

và chúng ta cũng sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang”286. Trong hiến chế về Giáo hội

công đồng còn xác tín: “Sự hiệp nhất của chúng ta với Giáo hội trên trời được thực hiện

cách hết sức cao cả, đặc biệt trong phụng vụ; ở đó chúng ta cùng lớn tiếng ngợi khen

Thiên Chúa uy linh và tất cả mọi người thuộc mọi chi tộc, ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia

được cứu chuộc trong máu Chúa Ki-tô (x. Kh 5,9), hợp nhau trong Giáo hội duy nhất,

đồng thanh chúc tụng một Thiên Chúa Ba Ngôi”287. Có thể nói “thánh vịnh là lời ca của

các thiên thần, là hương thiêng liêng của các đạo binh Thiên quốc”288.

Chính thánh Biển Đức cũng mời gọi các đan sĩ của mình hòa hợp với các Thiên

thần hát thánh vịnh để ca ngợi Thiên Chúa: “Chúng ta tin Thiên Chúa hiện diện khắp nơi

và mắt người hằng nhìn xem người lành kẻ dữ khắp chốn. Nhưng chúng ta càng xác tín

điều này hơn khi tham dự Thần Vụ. Vì thế, chúng ta hãy nhớ lời ngôn sứ rằng: “Anh em

hãy phụng thờ Chúa với lòng kính sợ”. Lại rằng: “Hãy ca vịnh cho thật khéo”. Và “trước

mặt thiên thần, con ca vịnh Chúa”. Vậy chúng ta hãy xem mình phải có thái độ nào trước

nhan Thiên Chúa và các thiên thần. Chúng ta hãy hát Thần Vụ thế nào cho tâm trí hòa hợp

với lời ca”289. Thánh Biển Đức muốn các đan sĩ của mình phải có tâm tình khi hát thánh

vịnh là “tâm trí hòa hợp với lời ca”. Có nghĩa là hòa hợp với các thiên thần để ca ngợi

Chúa. Như thế, thánh Biển Đức đã nói lên sự hiệp thông giữa các đan sĩ với các thiên thần

để ca ngợi Thiên Chúa. Sau đó cha Biển Đức Thuận sáng lập dòng Xi-tô Việt Nam cũng

mời gọi các đan sĩ: “Phận vụ thầy dòng của chúng ta, không phải hoạt động bên ngoài,

nhưng là việc dâng lên Thiên Chúa bài ca chúc tụng liên lỉ. Phước của chúng ta, là trở nên

một “loài chim”, hót lên lời ca ngợi Chúa, theo gương Đức Mẹ, là “con chim hót hay hơn

cả”. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta được noi gương Mẹ, mỗi ngày nên giống Đức Mẹ hơn”290.

Do đó, đan sĩ cử hành giờ kinh phụng vụ để chúc tụng, ngợi khen cảm tạ, sám hối và cầu

xin, Thiên Chúa sẽ đoái thương lắng nghe thứ tha những lỗi lầm và ban ơn thánh hóa. Lời

khẩn nguyện không chỉ mang lại lợi ích cho đan sĩ nhưng còn cho cả thế giới nữa. Vì đan

sĩ cử hành phụng vụ để chuyển cầu muôn ơn lành xuống cho nhân loại.

2. Chuyển cầu muôn ơn lành xuống cho nhân loại

Như đã trình bày ở trên, đan sĩ cự hành giờ kinh phụng vụ để ca ngợi Thiên Chúa,

đồng thời xin ơn thánh hóa bản thân và cả nhân loại. Điều này Văn kiện trình bày và qui

định các giờ kinh phụng vụ đã viết: “Nhưng ngoài việc ca ngợi Chúa, Hội thánh còn thu

286 Công đồng Vaticano II, Hiến chế về Phụng Vụ thánh: Sacrosanctum Concilium, số 8. 287 Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý về Giáo hội: Lumen Gentium, số 50. 288 A.M. Roguet O.P, Khơi nguồn Thánh lễ, tr. 23, dịch giả: Mai Thanh Tuyền. 289 Tu Luật Cha Thánh Biển Đức, chương 19, tr. 64. 290 Di Ngôn, số 128.

Page 79: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

79 nhận vào phụng vụ những lời kêu van nguyện ước của mọi người Ki-tô hữu và hơn nữa

còn dâng lên Chúa Ki-tô và nhờ Chúa Ki-tô dâng lên Chúa Cha những lời chuyển cầu cho

toàn thể nhân loại được cứu độ”291. Thật thế, đan sĩ luôn mang trong tim mình, trong lời

kinh của mình những khát vọng của thế giới. Bởi vì, “vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo

lắng của con người ngày nay nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui

mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Ki-tô”292, tức là của các đan sĩ.

Điều đó cho biết rằng, các đan sĩ là những môn đệ của Đức Ki-tô có liên hệ mật thiết với

loài người và lịch sử nhân loại. Do vậy, khi cử hành giờ kinh phụng vụ, đan sĩ ca ngợi

Thiên Chúa, đồng thời cầu nguyện cho thế giới được thêm nhiều người nhận biết Thiên

Chúa, ngõ hầu được hưởng ơn cứu độ293. Để thấy rõ điều đó, xin được trích dẫn lời cầu của

một giờ kinh phụng vụ mà các đan sĩ cử hành để cầu nguyện cho mọi nhu cầu trong Giáo

hội cũng như toàn thể nhân loại:

- “Chúa là Đấng nhân từ, luôn phù giúp và chở che dân Người đã chọn, để họ

được hạnh phúc. Chúng ta hãy cảm tạ Người và kêu lên:* Lạy Chúa, chúng con một lòng

trông cậy Chúa.

- Chúng con cầu xin cho Đức Giáo hoàng ... và (các) Đức Giám mục giáo phận

chúng con, * xin dùng sức mạnh của Chúa mà bảo vệ và thánh hoá các Ngài.

- Xin cho những người bệnh tật cảm thấy mình được thông phần vào cuộc thương

khó của Đức Kitô, * và luôn luôn được Người an ủi.

- Biết bao kẻ chịu thiệt thòi do nạn kỳ thị chủng tộc, màu da, giai cấp, ngôn ngữ

hoặc tôn giáo, * xin cho mọi người biết tôn trọng quyền lợi và phẩm giá của họ.

- Xin cho các đan sĩ hằng biết chuyên tâm cầu nguyện và hoan hỉ hy sinh, * để khẩn

cầu Chúa tuôn đổ tình thương xuống trên mọi người.

- Xin Chúa thương đến các anh (chị) em chúng con vắng mặt, những người làm ơn

cho chúng con, những người xin chúng con cầu nguyện, * và xin Chúa ban cho các tín hữu

đã ly trần được hưởng Tôn Nhan Chúa muôn đời”294 .

Như vậy, đan sĩ mang tất cả tâm tình cũng như nhu cầu của Giáo hội khi cầu cho

“đức giáo hoàng, đức giám mục”, và của thế giới ngang qua “những người đang phải đau

khổ vì bệnh tật, những người chịu thiệt thòi do nạn kỳ thị chủng tộc, màu da, giai cấp,

ngôn ngữ hoặc tôn giáo”, để cầu nguyện cho họ. Vì chính lời cầu nguyện là mối dây hiệp

thông nối kết mọi người lại gần nhau, đồng thời đưa họ kết hợp với Thiên Chúa là nguồn

291 Thánh Bộ Phụng Tự, Văn kiện trình bày và qui định các giờ kinh phụng vụ, 1971, số 17. 292 Công đồng Vaticano II, Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay: Gaudium et Spes, số 1. 293 x. Hội Dòng Xi-Tô Thánh Gia, Hạt giống chiêm niệm, số 15: Niềm vui Phúc Âm, 2014, tr. 49. 294 Hội Dòng Xi-Tô Thánh Gia, Các giờ kinh Phụng vụ, Mùa thường niên: Lời cầu của Kinh chiều Chúa

Nhật I, tuần II.

Page 80: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

80 phát sinh sự hiệp thông. Vì qua việc cử hành phụng vụ, đan sĩ không chỉ cầu nguyện cho

mọi nhu cầu của Giáo hội và của thế giới nhưng còn cầu nguyện, chuyển cầu muôn ơn lành

của Chúa xuống cho các linh hồn đang còn thanh luyện.

3. Chuyển cầu cho các linh hồn đang còn thanh luyện

Trong giờ kinh phụng vụ, các đan sĩ kết hợp với các thánh trên trời để cất lên lời ca

ngợi Thiên Chúa, đồng thời không quên đến những anh chị em đang còn thanh luyện.

“Cũng trong tinh thần đó chính chúng ta cũng cầu nguyện cho những linh hồn đang còn ở

nơi luyện tội”295. Đó là một bổn phận, đồng thời cũng nói lên tình liên đới hiệp thông đối

với những người đã ra đi trước chúng ta đang còn ở trong tình trạng thanh luyện. Hơn nữa,

họ là những người thân yêu, ông bà tổ tiên, các cha anh, bạn bè của chúng ta. Nói một cách

khác mật thiết hơn, họ là những chi thể như chúng ta trong thân mình của Giáo hội, có Đức

Ki-tô là Đầu. Các linh hồn đang còn thanh luyện cũng là những chi thể của chúng ta, nên ta

cần nhiệt thành cầu nguyện hơn nữa để cho các chi thể đó được trở nên tinh tuyền.

Vì thế, trong các giờ thần vụ trong ngày, các đan sĩ luôn nhớ cầu nguyện cho những

người quá cố sớm được hưởng tôn nhan Chúa. Cụ thể, lời cầu sau cùng của các giờ kinh

phụng vụ Hội Dòng luôn có câu: “Xin cho các tín hữu đã ly trần được hưởng tôn nhan Chúa

muôn đời”296. Trước khi đọc kinh Tối, cả cộng đoàn cùng hát thánh vịnh 129: “tiếng kêu từ

vực thẳm” để cầu nguyện cho các linh hồn.

Sau đó chủ sự đọc: “Lạy Chúa, xin cứu các linh hồn”.

Cộng đoàn đáp: “Khỏi hình khổ luyện ngục”.

Chủ sự đọc lời nguyện: “Lạy Chúa là Đấng rất mực khoan dung, hằng thiết tha cho

mọi người được ơn cứu độ, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria và toàn thể các

thánh, xin cho thân bằng quyến thuộc và ân nhân chúng con đã lìa thế được chung hưởng

hạnh phúc muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con”297. Qua đó cho

chúng ta thấy được các đan sĩ thể hiện tình hiệp thông với các linh hồn đang còn thanh

luyện một cách đặc biệt. Qua các giờ kinh phụng vụ, đan sĩ muốn liên kết các linh hồn để

đến gần Chúa hơn. Do đó, theo truyền thống tốt đẹp của Toàn dòng Xi-tô, mỗi năm dành

một tháng từ ngày 17 tháng 9 đến ngày 17 tháng 10 để cầu nguyện cho những người đã

qua đời được hưởng hạnh phúc muôn đời298, và ngày 14 tháng 11 là ngày cả Toàn Dòng cử

hành phụng vụ trọng thể để cầu nguyện cho các anh chị em giữ luật Thánh Biển Đức đã ly

trần mau được hưởng tôn nhan Chúa299.

295 Lm Aug. Hoàng Đức Toàn, Cao đẳng giáo lý, tập 6: Giáo hội học, nxb Tôn giáo, 2009, tr.114. 296 Các giờ kinh phụng vụ, Mùa thường niên, tr. 36; và câu cuối của lời cầu giờ kinh sáng, kinh chiều. 297 Thói lệ Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 290. 298 Thói lệ Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 290. 299 x. Thói lệ Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 288.

Page 81: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

81

Qua đó cho chúng ta thấy được rằng, cuộc đời đan sĩ cử hành phụng vụ để tôn thờ

Thiên Chúa, đồng thời cầu nguyện cho cả nhân loại này, người sống cũng như kẻ chết

được muôn ơn lành của Chúa. Chính qua phụng vụ giờ kinh, các bí tích mà đan sĩ thể hiện

sự hiệp thông với các thánh và các linh hồn ở luyện tội hơn. Không chỉ hiệp thông qua

phụng vụ mà còn hiệp thông qua lao tác hằng ngày nữa, vì lao tác là kéo dài phụng vụ suốt

cả ngày sống của đan sĩ.

III. Hiệp Thông Qua Lao Động Và Các Việc Đạo Đức Khác

Thần vụ có một địa vị quan trọng trong đời sống của đan sĩ, nhưng thần vụ không

thể là cùng đích, cũng không phải là tác vụ độc chiếm trong đời sống đan tu. Thật vậy, cả

bộ Tu luật đều muốn đan sĩ phải miệt mài đọc sách và lao tác. Việc lao tác cần phải liên kết

với lời kinh phụng vụ và lời nguyện thầm lặng: “cầu nguyện và lao động”. Tất cả truyền

thống đan tu đều minh chứng cho ta thấy rằng nơi nào mà hai phương thế cầu nguyện và

lao động được tôn trọng hơn hết, thì nơi ấy trổ sinh dồi dào những đan sĩ thánh thiện

nhất300. Do đó, đời sống đan tu bao gồm cả cầu nguyện và lao động hằng ngày. Đan sĩ cầu

nguyện trong lao động là làm việc luôn kết hợp với Chúa, với các thánh để cộng tác vào

chương trình sáng tạo của Thiên Chúa, nhằm thánh hóa bản thân và cứu giúp các linh hồn.

Đan sĩ còn làm những việc đạo đức khác nữa để cầu nguyện cho các linh hồn.

1. Hiệp thông qua lao động

Lao động của các đan sĩ bao gồm cả chân tay và tri thức. Các đan sĩ thời thánh Biển

Đức lao động chân tay đã giúp cho xã hội phát triển về kinh tế cũng như văn hóa. Đối với

thánh Biển Đức, trau dồi kiến thức cũng là một việc lao động. Chính vì thế mà trong Tu

luật chương 48 khi bàn về lao động, cha thánh nói cả việc đọc sách. Điều đó chứng tỏ cha

thánh xem việc đọc sách cũng là việc lao động. Khi nói về đọc sách, nghĩa là suy niệm

Kinh thánh và các bản văn truyền thống để trực tiếp chuẩn bị đi và đưa đến cầu nguyện301.

Nhu cầu càng tăng thêm khi các đan sĩ sau này phần lớn đều là linh mục, nên có nhiều đòi

hỏi về tri thức hơn. Lần hồi họ sinh ra ngại lao động chân tay, và thế là các đan sĩ nhanh

chóng thay thế các nghề tay chân bằng những việc liên quan đến nhu cầu trí tuệ của họ,

cách riêng bằng việc chép các bản văn quý, vì thời đó người ta chưa in được sách. Song

song việc đó, các đan sĩ linh mục, vì phải đọc thần vụ chung, nên hầu như dành hết thì giờ

còn lại để làm việc sách vở. Từ thế kỷ VII đến XV, các đan sĩ thuộc dòng thánh Denis trở

thành những sử gia chính thức của các vua nước Pháp302, cho đến mức người ta gọi những

công trình tri thức ‘là công việc của đan sĩ Biển Đức’. Những thành quả lao động từ chân

300 x. Dom Columba Marmion, Chúa Ki-tô lý tưởng đan sĩ, tr. 127. Chuyển ngữ: Châu Sơn. 301x. Dom Claude J. Nesmy, Thánh Biển Đức và đời sống đan tu, tr. 133. Nữ Biển Đức chuyển ngữ. 302x. Dom Claude J. Nesmy, Thánh Biển Đức và đời sống đan tu, tr. 131-132. Nữ Biển Đức chuyển ngữ.

Page 82: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

82 tay hay tri thức không có mục đích gì khác là làm việc theo gương Chúa Giê-su, các thánh

để ca ngợi Thiên Chúa và cộng tác vào công trình sáng tạo, ngõ hầu mưu ích cho toàn thể

nhân loại và các linh hồn đang còn thanh luyện.

1.1. Đan sĩ lao động theo gương Chúa Giê-su, các Tổ phụ và các thánh

Chúng ta có thể nói được rằng các đan sĩ theo gương Chúa Giê-su, các Tổ phụ và

các thánh lao động để cộng tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa và mưu ích cho

mọi người. Bởi vì, lao tác là một phần chính yếu của việc thờ phượng mà con người phải

dành cho Thiên Chúa. Vì con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, cho nên

con người cũng bắt chước Đấng tác tạo nên mình. “Khi tạo dựng nên con người, Thiên

Chúa cho con người được cộng tác với Ngài vào trong công cuộc sáng tạo, đó là niềm vui

và vinh dự. Chúa đặt con người vào vườn địa đàng để chăm sóc và vui hưởng, cho làm chủ

mọi loài trong đó. Điều hành và phục vụ: phục vụ cho cỏ cây hoa lá, phục vụ cho cảnh trí

thiên nhiên đá đất, suối ao hồ sông biển, phục vụ cho động vật trên không, trên đất dưới

nước”303. Như thế, ngay cả trước khi con người sa ngã, Thiên Chúa đã muốn Adam làm

việc, bởi vì lao động là huy động những khả năng và nghị lực của con người, làm cho con

người vui thích thành bài ca chúc tụng, một điệu nhạc từ toàn thể con người dâng lên Thiên

Chúa304. Sau khi nguyên Tổ sa ngã, Thiên Chúa lại tái công bố cho loài người luật lao

động, nhưng luật này từ đây đối với Adam phải trả giá bằng mồ hôi trán (x. St 3,19).

Lao động góp phần quan trọng, nên Chúa Giê-su khi nhập thể làm người cũng noi

gương Chúa Cha làm việc, Người phán: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng

làm việc” (Ga 5, 17). Vì thế, Người đã dành trọn 30 năm cho công việc lao động chân tay:

anh thợ mộc, con của “Bác Phó Mộc Giuse” (x. Mt 13,55; Mc 6,3). Thánh Biển Đức đã

nhận thấy sự quan trọng của việc lao động, cho nên đối với ngài lao động chiếm một vị trí

khá đặc biệt trong đời sống đan tu. Thánh nhân đã dành một chương 48 để bàn về việc lao

động, ngài nói: “Ở nhưng là thù địch của linh hồn, thế nên anh em phải có giờ làm việc

chân tay, giờ đọc sách… Chỉ khi nào ta sống bằng thành quả lao động của mình như các

tổ phụ và như các Tông đồ, khi ấy ta mới thật là đan sĩ”305. Thánh Biển Đức chia giờ lao

động và đọc sách quân bình nhau để giúp cho đan sĩ có một cuộc sống thật hài hòa nhằm

thánh hóa bản thân.

Trong ý hướng này, cha Biển Đức Thuận sáng lập dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam

nhắn nhủ con cái mình: “Việc xác là cũng là việc của Chúa Giê-su đã lấy làm cần, chính

Người đã tra tay làm việc nặng nề khó nhọc lâu năm ở Nazareth. Lại các thánh xưa nay

303 Giuse Phanxicô, Thánh Bêđíctô và linh đạo, tr. 51. 304 Dom Columba Marmion, Chúa Ki-tô lý tưởng đan sĩ, tr. 128. Chuyển ngữ: Châu Sơn. 305 Tu Luật Cha Thánh Biển Đức, chương 48.

Page 83: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

83 cũng đã làm việc xác để mà nuôi mình. Vậy, chúng ta đã hiểu, việc xác là điều có ích, giúp

chúng ta cả phần hồn lẫn phần xác”306. Thật thế, “theo gương Thánh gia và các Tổ phụ,

anh em chuyên cần lao động để tham gia chương trình sáng tạo và cứu chuộc, thánh hóa

bản thân, đem lại thế quân bình cho đời đan tu, đồng thời nuôi mình và góp phần xây dựng

xã hội cũng như công cuộc truyền giáo”307.

Các đan sĩ không lao động một mình, nhưng cùng làm việc với Chúa Giê-su và các

thánh. Bởi vậy, trước khi đi lao động, các đan sĩ tập trung lại nơi Bề trên chỉ định, hát bài

tôn thờ Thánh Thể hoặc một bài thánh ca kèm theo những lời cầu: “Lạy Thánh Tâm Chúa

Giê-su… cầu cho chúng con. Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành… Lạy Cha Thánh Giu-se… Lạy

các Thánh Thiên Thần… Lạy các thánh Tổ Phụ Dòng chúng con… Lạy các thánh Tử Đạo

Việt Nam… Lạy Thánh Phanxicô Xaviê… Lạy Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu… Lạy

Thánh…” (kính nhớ trong ngày)308. Đan sĩ kêu cầu các thánh là để làm việc luôn có các

ngài đồng hành. Chính vì thế, “giữa và cuối buổi làm việc, niên trưởng ra hiệu cho anh em

ngừng việc, hướng về nhà nguyện hát một bài hoặc đọc kinh nào thích hợp”309. Như vậy,

giờ lao động các đan sĩ kéo dài giờ thần vụ vào những công việc thường nhật, để hiệp với

các thánh ca ngợi Thiên Chúa đã sáng tạo nên trái đất, và cho con người cộng tác vào

chương trình tạo dựng của Đấng Tạo Hóa. Bởi thế, lao động gắn liền với thiên chức làm

người. Lao động giúp hòa mình với thiên nhiên và trách nhiệm cùng với xã hội làm chủ

thiên nhiên. Chính lao động làm cho con người hiệp thông với Thiên Chúa, với mọi người,

mọi vật. Để qua lao động, đan sĩ còn đền tội cho mình và các linh hồn đang còn thanh

luyện, giúp ích cho người khác nữa.

1.2. Đan sĩ lao động để đền tội, giúp ích cho các linh hồn

Đan sĩ lao động hằng ngày còn để đền tội và có thể giúp đỡ người khác trong công

cuộc truyền giáo và cầu nguyện cho các linh hồn đang còn thanh luyện.

Trước hết, đan sĩ lao động vất vả đổ mồ hôi trán, là kết hợp với sự đau khổ của Đức

Ki-tô trên thập giá để đền tội của mình và của nhân loại. Chính trong Tu Luật Cha Thánh

Biển Đức không nói gì về áo nhặm, áo gai, hay đánh tội phạt xác, nhưng ngài đã dành

nhiều chương đề cập đến lao động: “Lao động là một việc đền tội đích thực và hễ ai giũ bỏ

lao động thì không thể nào tấn tới trong đường tận hiệp với Thiên Chúa”310.

Cha Biển Đức Thuận mời gọi các đan sĩ: “Ở nhà dòng này phải làm việc xác, ai

theo sức nấy. Việc xác là việc đền tội, và cũng là việc các thánh đã làm. Sự ăn chay cũng

306 Di Ngôn, số 139. 307 Thói lệ Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 216. 308 Thói lệ Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 221. 309 x.Thói lệ Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 223. 310 x. Dom Columba Marmion, Chúa Ki-tô lý tưởng đan sĩ, tr. 129. Chuyển ngữ: Châu Sơn.

Page 84: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

84 là việc đền tội, mà cũng không bằng việc xác”311. Ngài còn mời gọi con cái: “Theo gương

Chúa Cứu Thế, các tu sĩ lao động như những người nghèo. Sống cuộc sống trong cảnh

nghèo để đền tội, để tỏa hương thơm của Chúa Kitô…”312. Như thế, lao động là phương

thế hãm mình, nhằm giúp cho đan sĩ đền tội và quân bình trong đời sống đan tu. Với tinh

thần đó, Hiến Pháp và Tuyên Ngôn của Hội dòng Xitô Thánh Gia quả quyết: “Lao động là

một trong các yếu tố đời đan tu, là một hình thức thực thi đức khó nghèo và phương thế

phục vụ anh em. Bởi vậy, đan sĩ tận tâm chu toàn mọi công việc bề trên giao phó với tinh

thần sáng tạo, với lòng khiêm tốn, trong giới hạn đức vâng phục”313. Như vậy, lao động là

để đền tội mình và người khác, đồng thời nói lên một tinh thần hiệp thông với bề trên, với

anh em, trong cộng đoàn cũng như những người sống chung quanh.

Thứ đến, nhìn dưới khía cảnh vật chất, các đan sĩ lao động không chỉ nhằm mưu

sinh, nhưng còn “để có khả năng dùng phần dư mà giúp đỡ những người đang hoạt động

cho phần rỗi của những người chưa nhận biết Chúa”314. Vì các đan sĩ không đi hoạt động

truyền giáo ở ngoài, nhưng qua thành quả lao động có thể giúp đỡ những người đang hoạt

động truyền giáo, với một tinh thần hiệp thông liên đới với nhau. Điều này nói lên sự hiệp

thông trong bác ái qua việc chia sẻ của cải vật chất cho tha nhân.

Cuối cùng, qua lao động vất vả, đan sĩ hòa mình vào những đau khổ của các linh

hồn đang còn thanh luyện, kết hợp với sự đau khổ của Đức Ki-tô trên thập giá để đền tội

thay cho họ, ngõ hầu xin Thiên Chúa nhân từ thứ tha và đưa các linh hồn mau về hưởng

ánh sáng ngàn thu bên Chúa. Như vậy, các đan sĩ lao động trong vất vả là cầu nguyện cho

các linh hồn đang còn thanh luyện, nhờ đó chúng ta sẽ được hiệp thông với các ngài và với

Thiên Chúa. Chúng ta còn có thể giúp đỡ các linh hồn đang còn thanh luyện ngang qua các

việc đạo đức khác nữa.

2. Những việc đạo đức khác

Đan sĩ sống mầu nhiệm các thánh hiệp thông được thể hiện qua các việc đạo đức

khác như đi đàng thánh giá, viếng nghĩa trang, ăn chay hãm mình, chầu Thánh Thể, lần hạt

mân côi và dùng lời nguyện tắt: “lạy Chúa Giê-su, con yêu mến Chúa, xin cứu các linh

hồn” để cầu nguyện cho những người quá cố. Ở đây xin được trình bày hai việc đạo đức là

viếng nghĩa trang và đi đàng Thánh giá.

2.1. Đi đàng Thánh giá

Đi đàng thánh giá là một việc đạo đức bình dân đã có từ thời xa xưa được lưu

truyền trong Giáo hội qua bao thế hệ. Đi đàng thánh giá là để suy niệm các chặng đường 311 Di Ngôn Cha Biển Đức Thuận sáng lập Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 39. 312 Di Ngôn Cha Biển Đức Thuận sáng lập Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 106. 313 Tuyên ngôn, số 11. 314 Di Ngôn Cha Biển Đức Thuận sáng lập Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 106.

Page 85: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

85 cuộc thương khó của Chúa Giê-su đã trải qua để cứu chuộc nhân loại. Khi suy niệm đường

thánh giá, người đan sĩ hòa mình vào các chặng đường mà Chúa Giê-su đã trải qua để cứu

chuộc nhân loại. Các đan sĩ hiệp thông với cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su để xin Thiên

Chúa ban muôn phúc lành xuống cho nhân loại. Chính vì thế mà cha Biển Đức Thuận đã

viết: “mỗi ngày có một thầy chầu Mình Thánh Chúa một giờ, đi đàng thánh giá một lần,

cầu nguyện cho kẻ ngoại”315. Đan sĩ đi đàng thánh giá với ý nguyện cầu cho những người

chưa tin Chúa được đón nhận mạc khải Tin mừng của Thiên Chúa và phụng sự Người. Điều

này nói lên sự hiệp thông chiều ngang giữa mọi người đang còn sống trên trần gian này.

Hơn thế nữa, khi đan sĩ suy niệm đàng thánh giá của Chúa Giê-su còn thể hiện sự

hiệp thông giữa các tín hữu còn sống trên trần gian với những người đã qua đời. Bởi vì

cuối chẳng đường thánh giá, Chúa Giê-su đã hứa với anh trộm lành: “Tôi bảo thật anh,

hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng” (Lc 23, 43). Theo kinh Tin Kính mà

chúng ta tuyên xưng: “Người xuống ngục tổ tông” đem các linh hồn về Thiên đàng hợp

hoan bên Chúa. Với niềm xác tín này mà các tín hữu thường đi đàng thánh giá để cầu

nguyên cho những người quá cố.

Cũng hoà với niềm tin đó, Hiến pháp Hội dòng Xi-tô qui định nghĩa vụ của các đan

sĩ đối với một người anh em trong đan viện mới qua đời: “mọi người đi đàng thánh giá ba

lần, dành ân xá cho người quá cố”316. Còn đối với Hội dòng: “mỗi tu sĩ hay nữ tu trong

Hội dòng qua đời… anh em đi đàng thánh giá một lần cho người quá cố”317. Nghĩa vụ này

trước hết là nói lên sự hiệp thông giữa người còn sống và những người đã qua đời, đối với

anh em trong cộng đoàn. Sau nữa là diễn tả sự hiệp thông trong Hội dòng với nhau. Chính

nhờ mối dây hiệp thông này sẽ giúp linh hồn người quá cố mau được giải thoát khỏi hình

khổ thanh luyện để sớm được hưởng tôn nhan Chúa. Nếu như chỉ dừng lại ở đây thì sự

hiệp thông này đang còn giới hạn, bởi mới dừng lại ở nơi đan viện và Hội dòng mình mà

thôi. Nhưng các đan sĩ còn thể hiện sự hiệp thông một cách sâu xa hơn nữa là cầu nguyện

cho các đẳng linh hồn.

Quả thật, ngoài tháng cầu hồn của Giáo hội, theo truyền thống Xi-tô hằng năm kể

từ ngày 17/9 đến ngày 17/10 là tháng cầu hồn trọng thể trong dòng Xi-tô. Nghĩa vụ mọi

thành viên phải làm trong tháng cầu hồn của Toàn Dòng là: mỗi linh mục dâng ba thánh lễ,

anh chị em hiệp dâng ba thánh lễ, mọi người ngắm đàng thánh giá ba lần318.

Như vậy, truyền thống của các đan sĩ rất quan tâm đặc biệt đối với các linh hồn

trong Giáo hội Thanh luyện, cho nên Hội dòng đã qui định những nghĩa vụ cơ bản đối với

315 Di Ngôn, số 78. 316 Hiến pháp Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 156. 317 Hiến pháp Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 171; x. Thói lệ, số 280. 318 Thói lệ Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 290.

Page 86: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

86 mọi thành viên trong đan viện phải thực hiện cho người quá cố. Đó là việc bổn phận của

một đan sĩ đối với Giáo hội Thanh luyện. Còn sự sốt mến và lòng yêu thương các linh hồn,

đan sĩ cũng có thể làm gia tăng thêm các việc đạo đức khác, như ăn chay hãm mình hay

viếng nhà thờ hoặc nghĩa trang để lãnh những ân xá nhường cho các linh hồn đang còn

thanh luyện.

2.2. Viếng nghĩa trang

Giáo hội đã dành một tháng 11 để cầu nguyện cho các đẳng linh hồn sớm được

hưởng tôn nhan Chúa. Bởi vì “trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, người sống và kẻ chết

liên kết với nhau trong mối tương quan siêu nhiên nhưng thực tế; mối tương quan này đậm

đà hơn mối tương quan máu mủ. Về phương diện đức tin, việc tôn kính tổ tiên được thực

hiện bằng những nghi lễ bên ngoài diễn tả mối tương quan hỗ tương giữa người sống và kẻ

chết”319. Chúng ta có thể xác quyết rằng một trong các thông lệ cổ xưa để tỏ lòng kính trọng

người quá cố là đi viếng và chăm sóc phần mộ. Ngày mùng 2 tháng 11 là lễ Các Đẳng Linh

Hồn và được dành cả tháng 11 để kính nhớ cầu nguyện, viếng mộ những người thân320.

Có thể nói viếng nghĩa trang là một Truyền Thống tốt đẹp trong Giáo hội, bắt

nguồn từ viếng nhà thờ. Theo truyền thống trước đây, vào ngày lễ Các Đẳng Linh Hồn

mùng 2 tháng 11, các giáo dân đi viếng nhà thờ đọc sáu kinh Lạy Cha, sáu kinh Kính

Mừng và sáu kinh Sáng Danh cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha. Làm như thế, họ sẽ được

một ân xá và nhường cho một linh hồn trong luyện ngục, vậy là giải thoát được một linh

hồn. Thế rồi những giáo dân này rời khỏi nhà thờ một lúc, sau đó trở lại và làm y như lúc

nãy lần nữa để xin ơn phúc cho một linh hồn khác321.

Ngày nay chúng ta còn giữ hình thức cổ truyền xưa, nhưng đã được biến đổi cho

hợp thời là đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Tin Kính hợp với ý của đức giáo hoàng, và

với điều kiện xưng tội rước lễ sẽ nhận được một ơn đại xá dành cho các linh hồn. Ngày nay

nhiều giáo xứ còn giữ hình thức sau khi đọc một kinh Lạy Cha và kinh Tin Kính thì đi ra

nhà thờ, rồi lại trở vào đọc tiếp là đang nối tiếp truyền thống cổ xưa, nhưng thời trước là

rời khỏi nhà thờ sau đó mới trở lại viếng lần thứ hai.

Từ truyền thống viếng nhà thờ đã nối tiếp qua viếng nghĩa trang, là nơi an nghỉ của

các “thánh” đã qua thế giới vô hình. Vì thế, Mẹ Giáo hội đã mở ân xá từ ngày mồng 1-8

tháng 11, ai viếng nghĩa trang đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Tin Kính hiệp theo ý Đức

Giáo hoàng và xưng tội rước lễ sẽ lãnh được một ơn đại xá dành cho các linh hồn đang còn

thanh luyện. Còn những ngày khác thì lãnh một ơn tiểu xá. Khi đọc kinh Tin Kính là chúng

319 Lm. Giu-se Nguyễn Văn Chữ, Thánh Phao-lô sứ vụ truyền giáo, nxb Tôn giáo, 2009, tr. 231. 320 x. Greg Dues, Những thói quen và Truyền thống Công Giáo, 1989, tr. 241. 321 x. Greg Dues, Những thói quen và Truyền thống Công Giáo, 1989, tr. 231.

Page 87: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

87 ta diễn tả niềm tin vào mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, tin vào mầu nhiệm các thánh hiệp

thông (thông công), hiệp thông qua bí tích và qua các ân sủng, với một lòng bác ái yêu

thương đối với các linh hồn đang còn chịu thanh luyện. Còn khi nguyện kinh “Lạy Cha

chúng con” là cả vũ trụ trên trời và dưới đất hợp lời cầu khẩn lên Thiên Chúa là Cha. Khi

chúng ta nguyện kinh Lạy Cha là lúc chúng ta kết hợp với Chúa Giê-su, với các thánh trên

trời và các linh hồn đang còn thanh luyện dâng lên lời ca tụng, cảm tạ, ngợi khen Chúa. Có

lẽ lời kinh Lạy Cha và kinh Tin Kính nói lên sự hiệp thông một cách sâu xa, cho nên Mẹ

Giáo hội đã chọn hai lời kinh này để đọc khi đi viếng nhà thờ và nghĩa trang, hầu lãnh ân

sủng góp vào kho tàng thiêng liêng của Giáo hội, giúp ích cho bản thân và các đẳng linh hồn.

Quả thật, viếng nghĩa trang là một nghĩa cử tốt đẹp của người còn sống tưởng nhớ

những người đã qua đời, đồng thời cũng là cách đền đáp những điều mà ta còn mắc nợ các

ngài, và nói lên lòng biết ơn đối với những người đã có công sinh thành hay giúp đỡ chúng

ta về nhiều khía cạnh khác nhau.

Điều này đã được các đan sĩ hưởng ứng hơn ai hết. Theo truyền thống cổ xưa của

dòng Xi-tô, khi một người anh em trong đan viện qua đời được chôn cất ở hai hành lang

trên đường vào nhà nguyện, để khi đi qua mộ, các đan sĩ cầu nguyện cho các linh hồn đó.

Nối tiếp truyền thống tốt đẹp này, ngày nay các đan sĩ qua đời được chôn cất ở bên cạnh

nguyện đường của đan viện để tiện dịp cầu nguyện cho các ngài. Quả thật, các đan sĩ mỗi

ngày luôn ý thức viếng nghĩa trang để cầu nguyện cho các linh hồn. Cụ thể nơi đan viện

Phước Sơn, sau giờ kinh sách, các anh em thường dừng lại nghĩa trang bên cạnh nhà thờ để

cầu nguyện cho các cha anh đã qua đời được hưởng những ơn lành của Chúa. Điều này đã

trở thành một thói quen tốt lành nơi các đan sĩ. Cách riêng đến ngày lễ giỗ của một người

anh em, cả cộng đoàn tụ họp nơi nghĩa trang đọc chung một kinh Lạy Cha và một kinh Tin

Kính để cầu nguyện cho người qua cố đó. Việc làm này chỉ thực hiện điều mà Thói lệ của

Hội dòng mời gọi: “hằng năm đến ngày lễ giỗ, nếu có thể, cộng đoàn viếng mộ và cầu

nguyện cho người anh em đó”322.

Như vậy, các đan sĩ hằng luôn nhớ cầu nguyện cho các đẳng linh hồn sớm được

hưởng kiến Thiên Chúa trong uy linh. Điều đó cũng nói lên các đan sĩ đang sống mầu

nhiệm các thánh hiệp thông mỗi ngày. Bởi vì, khi các đan sĩ viếng nghĩa trang đọc các lời

kinh không chỉ đọc một mình mà còn hợp với Chúa Giê-su, Mẹ Maria và các thánh trên

Thiên đàng để ca ngợi Thiên Chúa và xin Thiên Chúa ban ân xá cho các linh hồn nơi Giáo

hội Thanh luyện sớm được đoàn tụ thành một dân thánh trên Nước Trời. Lúc đó chỉ còn

một Giáo hội duy nhất trong Đức Ki-tô.

322 Thói lệ Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam, số 282.

Page 88: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

88

Kết luận

Để kết luật đề tài: “Mầu Nhiệm Các Thánh Hiệp Thông Trong Giáo Hội”, xin

mượn lời của đức nguyên giáo hoàng Biển Đức XVI đã nói với toàn thể tín hữu tại quảng

trường thánh Phêrô: “Các bạn thân mến, sự hiệp thông với các thánh thì đẹp đẽ và có sức

an ủi biết bao! Đây là một thực tại mang lại cho toàn bộ cuộc đời của chúng ta một chiều

kích khác. Chúng ta không bao giờ cô đơn! Chúng ta thuộc về một “đoàn người” thiêng

liêng mà trong đó hiện diện của tình liên đới sâu xa: điều thiện của mỗi người đều phục vụ

cho tất cả mọi người, và ngược lại hạnh phúc chung lại tỏa chiếu trên mỗi cá nhân. Trong

một mức độ nào đó, đây là một mầu nhiệm mà chúng ta có thể cảm nghiệm được ngay trên

trần gian này, trong gia đình, qua tình bạn, và đặc biệt là trong cộng đoàn thiêng liêng

của Giáo hội”323. Quả thật, đức nguyên giáo hoàng đã cảm nghiệm “sự hiệp thông với các

thánh thì đẹp đẽ và có sức an ủi biết bao”. “Đẹp đẽ”, bởi vì hạn từ “các thánh” ở đây

không chỉ các thánh ở trên Thiên đàng, mà còn tất cả các tín hữu còn sống ở đời này hay

đã qua đời đang còn thanh luyện đều được gọi là thánh. Thật vậy, đây mới đúng ý nghĩa

của Kinh Thánh. Từ thời Cựu ước dân Israel được gọi là thánh vì đã được tách biệt, dành

riêng cho Thiên Chúa. Đến thời Tân ước, thánh Phaolô cũng gọi các giáo đoàn là “dân

thánh” (x. Rm 1,7; 1Cr 1,2; 2Cr 1,1; Ep 1,1). Bởi vậy, các thánh ở đây phải hiểu là các ki-

tô hữu. “Và có sức an ủi biết bao”, vì các thánh hiệp thông với nhau như một thân thể,

không ai bị lẻ loi, cô đơn một mình. Hiệp thông mang hai ý nghĩa chặt chẽ với nhau: hiệp

thông trong sự thánh và hiệp thông giữa những người thánh. Hiệp thông trong sự thánh là

thông công, chia sẻ, trao hiến cho nhau những của cải thiêng liêng để thể hiện tình yêu hiệp

thông. Của cải thiêng liêng là kho tàn đức tin, là các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể, là

các đặc sủng của Chúa Thánh Thần ban để phục vụ vì ích chung, là của cải tiền bạc để chia

sẻ cho người nghèo, là tình bác ái chia sẻ vui buồn cho nhau. Hiệp thông giữa những người

thánh có nghĩa là các ki-tô hữu ở trong ba tình trạng: Giáo hội Lữ hành, Giáo hội thanh

luyện và Giáo hội khải hoàn luôn hiệp thông với nhau.

Giáo hội lữ hành: là một dân đang lữ hành trên đường tiến về quê trời. Giáo hội bắt

đầu từ khi Thiên Chúa tạo dựng con người, và được thể hiện nơi tổ phụ Abraham khi được

Thiên Chúa chọn, cho đến những người sau cùng hiện diện trên trần gian này. Giáo hội lữ

hành chính Chúa Giê-su đã thiết lập ở thế gian. Giáo hội này có những đặc tính duy nhất,

thánh thiện, công giáo và tông truyền. Giáo hội thanh luyện: là những người đã trải qua

323 Huấn từ của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, Phụng vụ năm B, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 589-590. G.B Lưu Văn

Lộc dịch.

Page 89: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

89 cuộc lữ hành ở trần gian và đang gần tới đích. Đó là những người chết trong ân nghĩa

Chúa, nhưng chưa được thanh sạch hoàn toàn, nên còn phải chịu thanh luyện một thời gian

để đạt sự thánh thiện cần thiết trước khi bước vào Thiên đàng. Nền tảng Kinh thánh Cựu

ước và Tân ước nói một cách gián tiếp về sự hiện hữu của Giáo hội thanh luyện. Qua việc

ông Giuđa Macabe quyên tiền để xin dâng lễ cho những người lính đã tử trận (2Mcb

12,38-45). Đạo lý này cũng được các giáo phụ và bản văn của Huấn quyền Giáo hội triển

khai thêm. Chính Công đồng Tridentino quả quyết: “Được Thánh Thần soi sáng và rút

nguồn từ Kinh thánh và truyền thống cổ xưa của các giáo phụ, Giáo hội Công giáo dựa

vào các thánh công đồng và cuối cùng là phiên họp khoán đại này, dạy rằng: có một nơi

“thanh luyện” và những linh hồn còn bị giam cầm nơi đó tìm được các trợ lực trong

những lời cầu của các tín hữu, nhất là hy tế bàn thờ làm đẹp lòng Thiên Chúa 324. Sau đó

suy tư thần học cũng chứng minh cho ta biết sự hiện hữu của Giáo hội thanh luyện, để từ

đó chúng ta hiệp thông cầu nguyện cho các ngài sớm được về tới đích điểm là Quê trời.

Giáo hội Khải hoàn: là những người đã đi tới đích điểm của cuộc hành trình, và đang được

“hưởng kiến” nhan Chúa trên Thiên đàng. Chúa Giê-su đã hiện hữu ở đó đến mạc khải qua

Kinh Thánh cho chúng ta biết một cách rõ ràng. Chính Chúa Giê-su đã hứa với anh trộm

lành: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng” (Lc 23,43). Sau

đó huấn quyền và suy tư thần học cũng đã nói lên sự hiện hữu của Giáo hội khải hoàn. Nơi

đó, những người đã được cứu độ đang hưởng tôn nhan Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh,

cùng với Mẹ Maria, các thiên thần và các thánh. Quả vậy, khi phân chia như thế không

phải là ba Giáo hội, nhưng chỉ là một Giáo hội duy nhất trong Đức Ki-tô, được thể hiện ra

ba trạng thái và luôn hiệp thông với nhau.

Ba trạng thái của Giáo hội luôn hiệp thông với nhau về nhiều mặt. Hiệp thông theo

kiểu mẫu của Thiên Chúa Ba Ngôi, được thể hiện qua việc trao ban tình yêu trào tràn cho

Giáo hội. Quả thật, các ki-tô hữu được hưởng hạnh phúc trên quê trời chuyển cầu, trao ban

tình yêu cho các ki-tô hữu còn ở trần gian hoặc đang còn thanh luyện; các ngài cũng nêu

gương sống hiệp thông cho ki-tô hữu còn đang sống noi theo. Các ki-tô hữu đang ở dưới

đất hướng về các tín hữu ở trên trời để cầu nguyện và nêu gương các ngài; đồng thời cũng

luôn nhớ đến các ki-tô hữu đang trong tình trạng thanh luyện để cầu nguyện giúp họ sớm

về Thiên đàng. Các ki-tô hữu đã qua đời còn đang được thanh luyện thì đón nhận sự

chuyển cầu và công phúc của các ki-tô hữu khác dành cho mình. Sự thông công cho nhau

những của cải thánh làm cho các ki-tô hữu hiệp thông với nhau và với Thiên Chúa.

324 DS 1820; dẫn lại trong Josep Ratzinger-Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI, Cánh chung luận, sự chết và đời

sống vĩnh cửu, nxb Tôn giáo, 2013, tr. 267, bản dịch của Lm. Nguyễn Văn Trinh.

Page 90: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

90

Các đan sĩ phải trở nên chứng tá và dụng cụ xây dựng mối hiệp thông giữa con

người với Thiên Chúa và với nhân loại. Trước hết là qua các bí tích, bởi vì các bí tích được

gọi là hiệp thông, hiệp thông với Thiên Chúa và với Gáo hội. Khi đan sĩ lãnh bí tích Thanh

tẩy, Thêm sức và Thánh thể, là những bí tích khai tâm dẫn vào đời sống hiệp thông của

Giáo hội. Cao điểm của sự hiệp thông là bí tích Thánh thể và Thánh lễ. Hằng ngày đan sĩ

tích cực hiệp với Chúa Ki-tô qua vị linh mục, cùng với triều thần Thiên quốc dâng lên

Thiên Chúa hy lễ tạ ơn, ngợi khen và đền tội để cầu nguyện cho Giáo hội, cho thế giới và

cho các linh hồn đang còn thanh luyện. Thứ đến, sau phụng vụ các bí tích và Thánh lễ là

phụng vụ các Giờ kinh. Các đan sĩ nguyện kinh “mỗi ngày bảy lượt” (x.Tv 119,164) đại

diện Giáo hội và nhân loại để hợp với ca đoàn Thiên quốc không ngừng ngợi khen, tạ ơn

Thiên Chúa, đồng thời xin Chúa thánh hóa toàn thể nhân loại. Cuối cùng, phụng Thánh lễ

và Giờ kinh được kéo dài ra qua công việc lao động hằng ngày. Dù lao động chân tay hay

tri thức các đan sĩ luôn theo gương Chúa Giê-su, Mẹ Maria và toàn thể các thánh để cộng

tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa, và sống mối tình hiệp thông với các thánh.

Quả thật, đan sĩ lao động trước hết là để nuôi sống mình; thứ đến là kết hợp với đau khổ

của Chúa Giê-su trên Thánh giá để đền tội mình và tội lỗi của toàn thể nhân loại; sau nữa

là để giúp đỡ tha nhân; và cuối cùng là dâng những lao công vất vả, hòa với đau khổ của

các linh hồn đang còn phải chịu, để xin Thiên Chúa đưa các linh hồn sớm được hưởng tôn

nhan Chúa. Cách riêng qua các việc đạo đức như đi đàng Thánh giá và viếng Nghĩa trang

để được hưởng những ân xá dành cho các Đẳng linh hồn.

Như thế, có thể nói “Mầu Nhiệm Các Thánh Hiệp Thông Trong Giáo Hội” là một

đề tài cổ xưa, đã có từ thời Giáo hội sơ khai, nhưng cho đến nay cũng còn có giá trị. Do đó,

có thể nói đề tài này vừa cũ lại vừa mới. “Cũ” vì đã có từ thời các Tông đồ và được lưu

truyền trải qua bao thể hệ cho đến ngày hôm nay. “Mới” vì đề tài mang nhiều ý nghĩa, nội

dung phong phú, có thể áp dụng vào cuộc sống cho mọi thời đại. Nhờ sống mầu nhiệm

hiệp thông mà chúng ta có thể vượt qua những bế tắc, thất vọng trong cuộc sống trước

những mất mát của người thân. Những người qua cố luôn sống mãi nơi cõi lòng chúng ta,

và không ngừng chuyển cầu cho con cháu. Thế nhưng bản thân khi viết đề tài này cũng còn

những hạn chế. Có lẽ vì nhiều người nghĩ đây là một đề tài cổ xưa, nên ít người nghiên

cứu, và nếu có viết thì các tác giả cũng không đào sâu, chỉ là những bài viết nhỏ đi kèm

theo chủ đề của tác phẩm. Chính vì thế, khi tìm hiểu đề tài người viết bị giới hạn về nguồn tài

liệu gốc và cổ xưa. Đồng thời với vốn ngoại ngữ còn hạn hẹp, nên người viết chỉ tham khảo

được những bản dịch, do đó chưa đào sâu và đi vào chi tiết cụ thể của từng vấn đề được.

Qua nghiên cứu đề tài này, người viết thiết nghĩ rằng đây là một chủ đề khá quan

trọng, có thể giúp ích cho chúng ta trong nhiều lãnh vực đức tin cũng như tình cảm. Thật

Page 91: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

91 vậy, khi ta sống mầu nhiệm các thánh hiệp thông sẽ cảm nhận được sự gần gũi với các bậc

tổ tiên, những người thân yêu trong gia đình, và bạn bè thân nhân, các ngài luôn ở bên ta

trong mối tình liên đới hiệp thông.

Do đó, ước mong của người viết trước hết là có nhiều độc giả, cách riêng là các ki-

tô hữu tích cực sống “mầu nhiệm các thánh hiệp thông” mỗi ngày, để được kết hợp với

Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh. Đồng thời làm cho con người thời đại tin rằng dù còn sống

hay đã qua đời thì tất cả đều đang sống trong Đức Ki-tô, và có sự chuyển thông của cải

thiêng liêng cho nhau một cách hỗ tương giữa người sống và người chết có một tương

quan mật thiết không hề bị chia cắt. Cuối cùng là mong ước có những độc giả đi sau sẽ

nghiên cứu đề tài thật sâu rộng hơn, để mưu ích cho nhiều người khác.

Cách riêng người viết mong ước tất cả tu sĩ và các đan sĩ tích cực sống mầu nhiệm

các thánh hiệp thông. Điều này đức giáo hoàng Phanxicô nói với các nam nữ tu sĩ, cũng

như tất cả các người thánh hiến khác, được kêu gọi trở thành “các chuyên viên hiệp

thông”. Những kẻ làm chứng và kiến tạo “dự án hiệp thông” là chóp đỉnh của lịch sử loài

người theo ý định của Thiên Chúa”325. Hãy “làm cho Giáo hội nên ngôi nhà và trường học

dạy sự hiệp thông”326. Để thực hiện điều đó, đức giáo hoàng Phanxicô mời gọi: “Tiên vàn

sự hiệp thông được thực hành ngay tại cộng đoàn trong dòng. Những lời chỉ trích, đàm

tiếu, ghen tương, tị hiềm, đố kỵ không được phép cư ngụ ở trong nhà của anh chị em.

Chính “huyền nhiệm sống chung” làm cho cuộc đời trở nên một cuộc “lữ hành thánh

thiện”327. Ngoài ra đức giáo hoàng còn ước mong gia tăng sự hiệp thông giữa các phần tử

giữa các dòng: “Sự hiệp thông và gặp gỡ giữa các đặc sủng và ơn gọi khác nhau là một

con đường hy vọng”328. Cuối cùng ngài mời gọi “hãy theo đuổi một sự hợp lực với các ơn

gọi trong Giáo hội, khởi đầu từ các linh mục và giáo dân, ngõ hầu “tăng gia linh đạo hiệp

thông trước tiên ở trong nội bộ, rồi đến trong cộng đoàn Giáo hội và đi xa hơn nữa”329, là

hiệp thông với các Giáo hội khác và thế giới. Đặc biệt là hiệp thông với Giáo hội thanh

luyện và Giáo hội khải hoàn.

325 Tông thư của đức thánh cha Phanxicô gửi tất cả các người tận hiến nhân dịp năm đời sống thánh hiến,

ngày 21-11-2014, phần I, số 2. 326 Sđd, phần II, số 3. 327 Sđd, phần II, số 3. 328 Sđd, phần II, số 3. 329 Sđd, phần II, số 3.

Page 92: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

92

SÁCH THAM KHẢO 1. Kinh Thánh Trọn Bộ, Nhóm Phiên Dịch CGKPV, nxb Tp. HCM, 2011. 2. Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến chế tín lý về Giáo hội – Lumen Gentium, Hội Đồng

Giám Mục Việt Nam-ủy ban giáo lý đức tin chuyển ngữ, nxb Tôn Giáo, 2012. 3. Sách lễ Rô-ma, nxb Vatican, 1983. Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc HĐGMVN chuyển

ngữ, 1992. 4. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - ủy ban giáo lý

đức tin chuyển ngữ, nxb Tôn Giáo,2008. 5. Điển ngữ thần học Thánh Kinh, Phân khoa Thần học Giáo hoàng Học viện thánh Pio

X Đà lạt- Việt Nam chuyển ngữ, 1973. 6. Giáo lý Hội thánh Công giáo, biên soạn cho người Việt Nam, nxb Thuận Hóa, 1996. 7. Toma Aquino, Tổng luận thần học về hạnh phúc con người, Phần I-II, vấn đề 1-5,

người dịch Joanchim Nguyễn Văn Liêm, Tp. HCM 2003. 8. Thánh Anphong, Vinh quang Đức Maria, nxb Tôn giáo, 2006. Người dịch Phạm Duy

Lễ. 9. Tu luật Thánh Biển Đức. 10. Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, Tông huấn Thượng Hội đồng Giám mục. 11. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, Niềm vui đức tin, Biên soạn Phạm Đình Phước, nxb

Hồng Đức, 2013. 12. Josep Ratzinger- Đức giáo hoàng Biển Đức XVI, Cánh chung luận, sự chết và đời

sống vĩnh cửu, nxb Tôn giáo, 2013. 13. Huấn từ của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, Phụng vụ năm B, người dịch G.B Lưu Văn

Lộc, nxb Tôn giáo, 2011. 14. Bruno Forte, Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như một lịch sử, chuyển ngữ: Lm. Phêrô

Nguyễn Thiên Cung, nxb Tôn giáo, 1989. 15. P. Colin C.ssR, Đức Maria với dòng tu. Dịch giả Đồng. 16. Christopher O’ Donnell OCarm, Tình yêu trong trái tim Giáo hội-sứ mạng của thánh

nữ Têrêsa Lisieux. 17. Dom Columba Marmion, Chúa Ki-tô lý tưởng đan sĩ. Chuyển ngữ: Châu Sơn. 18. Dom Claude J. Nesmy, Thánh Biển Đức và đời sống đan tu. Nữ Biển Đức chuyển ngữ. 19. Christian Curty, Cuộc gặp gỡ Thiên Chúa Hằng Sống, nxb Paris, 1970. 20. Lm Giu-se Nguyễn Văn Chữ, Thánh Phao-lô sứ vụ truyền giáo, nxb Tôn giáo, 2009. 21. Lm. Nguyễn Mạnh Đồng, Đức Giê-su Ki-tô Đường hạnh phúc, nxb Tôn giáo Hà Nội,

2005. 22. Lm Đắc Lộ, Hành trình truyền giáo, bản dịch của Hồng Nhuệ. 23. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam- Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin-Tiểu Ban Từ Vững, Từ

điển Công giáo, nxb Tôn giáo, 2011. 24. Greg Dues, Những thói quen và truyền thống Công giáo, 1989. 25. Lm Nguyễn Hồng Giáo, Giáo hội lữ hành, Học viện Phanxicô -2005. 26. Lm Nguyễn Hưng, Tín lý thần học đại cương, lưu hành nội bộ. 27. Jorathe Nắng Tím, Tôi tin, nxb Tôn Giáo, 2013. 28. Jorathe Nắng Tím, Những người lữ hành hạnh phúc, tập 3: Đức Kitô tiếng gọi cuộc

đời, nxb Tôn Giáo, 2012. 29. Joranthe Nắng Tím, Những người lữ hành hạnh phúc, tập 4: Đức Ki-tô là ai để tôi tin,

nxb Tôn giáo, 2013. 30. Kinh sách các bài đọc, tập 4, Nhóm phiên dịch CGKPV, nxb Tp. HCM, 1999. 31. Ludwig OTT, Tín lý, Tập II. Lm. Nguyễn Văn Trinh chuyển ngữ, Đại chủng viện

thánh Giuse- 2003. 32. Chia sẻ số 28 Nội san Liên Tu sĩ Tp. HCM, Các thánh thông công, sự hiệp thông

trong Hội thánh và trong cộng đoàn tu trì, tháng 11-2000.

Page 93: hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Toàn - Màu nhiệm các... · 2 Lời tri ân “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong

93 33. Chia sẻ số 75 Nội San Thần Học-Mụ Vụ-Tu Đức Liên tu sĩ Thành phố, Gia đình là

cộng đoàn yêu thương, tháng 09 năm 2014. 34. Mầu nhiệm cánh chung. 35. Đặng Thanh Minh, Tôn kính tổ tiên trong Thiên Chúa giáo, Tòa TGM Huế, 1999. 36. Peter Neuner, Giáo hội học qua các tác giả, Đại chủng viện thánh Giuse. 37. Noberto, Một dân tộc lữ hành – Dân Thiên Chúa. 38. Đức giáo hoàng Piô XII, Thông điệp Mystici Corporis. 39. Tông thư của đức thánh cha Phanxicô gửi tất cả các người tận hiến nhân dịp năm đời

sống thánh hiến, ngày 21-11-2015. 40. Thánh Bộ Phụng Tự, Văn kiện trình bày và qui định các giờ kinh phụng vụ,1971. 41. Giuse Phanxicô, Thánh Bêđíctô và linh đạo. 42. Lm.Frederick M.Jelly, biên soạn, Tôn sùng Đức Mẹ Maria trong Thánh truyền Công giáo,

nxb New Orleans, 2001. Chuyển ngữ: Gioan Baotixita Dũng Lạc Hồng Ân. 43. Felipe Gomez, Giáo hội học, tâp 1 và 2, nxb Antôn và Đuốc Sáng, 2002. 44. Francis Fernandez, Đối thoại với Thiên Chúa, những bài suy niệm hằng ngày Mùa

chay - Phục sinh. 45. Lm. Đoàn Quang, CMC, Tìm hiểu Thiên đàng-Luyện ngục. 46. A.M. Roguet O.P, Khơi nguồn Thánh lễ. Dịch giả: Mai Thanh Tuyền. 47. Michel Rondent, SJ, Tường thuật mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Câu lạc bộ dịch

thuật Đại chủng viện Hà Nội chuyển ngữ, nxb Tôn Giáo, 2008. 48. Thedule Rey-Mermet. Kinh tin kính, Lm Đaminh Nguyễn Đức Thông chuyển ngữ, 1990. 49. Thomas P.Rausch S.J. Đạo Công giáo thiên niên kỷ thứ ba, nxb Tôn giáo, 2010. Bản

dịch: Lm Đaminh Nguyễn Đức Thông. 50. Peter M.J. Stravinskas, Lời kinh cổ xưa, thế giới hiện đại, cuốn sách về Đức Maria,

nxb Tôn Giáo, 2010. 51. John R. Sachs. Nhân học Ki-tô giáo, nxb Minnesota, 1991. Chuyển ngữ Duy Khánh. 52. Di Ngôn cha Biển Đức Thuận (1880-1933) Sáng Lập Hội Dòng Xi-tô Thánh Gia Việt

Nam. 53. Đức Hồng y Fx. Nguyễn Văn Thuận, Những người lữ hành trên đường hy vọng. 54. Lm. Phan Tấn Thành, Nt. Maria Đinh Thị Sáng, Cánh chung học- Học viện liên dòng

thánh Toma Tp. HCM, 2004. 55. Lm. Phan Tấn Thành, Hiểu để sống đức tin, Tập 1, Học viện Đa Minh, 2009. 56. Lm. Aug. Hoàng Đức Toàn, Giáo hội học, nxb Tôn giáo, 2009. 57. Lm. Aug. Hoàng Đức Toàn, Cánh chung học, nxb Tôn giáo, 2010. 58. Lm. Nguyễn Văn Tuyên, Tin mừng nước Thiên Chúa, nxb Tôn Giáo, 2011. 59. Lm. Nguyễn Hữu Thy, Tử quy hay trên đường về nhà Cha, nxb Trier, 2011. 60. Nguyễn Ước giới thiệu và biên soạn, Giáo lý mới Thời đại mới, nxb Tôn giáo, 2005. 61. Hương Việt, Tìm hiểu và sống Thánh lễ, nxb Tôn giáo, 2001. 62. Hội dòng Xitô Thánh Gia, Hạt giống chiêm niêm- nội sang linh đạo Đan tu, số 8:

Trong lòng Giáo hội, 2010. 63. Hội Dòng Xitô Thánh Gia, Hạt giống chiêm niệm, số 12: Hiệp thông, 2013. 64. Hội Dòng Xi-Tô Thánh Gia, Hạt giống chiêm niệm, số 15: Niềm vui Phúc Âm, 2014. 65. Hiến pháp và Tuyên ngôn Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam. 66. Thói lệ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam. 67. Các giờ Kinh Phụng vụ mùa thường niên Hội dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam. 68. Y Phan CMC tuyển chọn, 1001 danh ngôn các Thánh, nxb Tôn giáo Hà Nội, 2009. 69. x.http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/TuSachGiaoLyGP/GiaoAnK

inhThanhIII/Bai07.htm. 70. http://www.hdgmvietnam.org/tong-thu-cua-duc-thanh-cha-phanxico-gui-tat-ca-cac-

nguoi-tan-hien-nhan-dip-nam-doi-song-thanh-hien/6532.114.3.aspx.