Top Banner
MT SVẤN ĐỀ VÀ KIN NGHLIÊN QUAN TI LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HI TRONG CHỐNG ĐẠI DCH COVID-19 * Nhóm nghiên cứu, Trường ĐH Kinh tế Quc dân ** I. TÌNH HÌNH CHUNG 1.1. Din biến đại dịch trong đợt 4 (t27/4 đến nay) Tính đến ngày 20/9/2021, tng sca nhim COVID-19 Vit Nam là gn 702 ngàn người. Tkhi bắt đầu đợt dch th(tngày 27/4/2021) ti ngày 20/9/2021, cnước đã có thêm hơn 697.000 ca nhim, chiếm khong 99% tng sca ca cnước ktkhi đại dch xut hin vào ngày 23/1/2020. Tính đến ngày 20/9/2021, chriêng năm tnh/thành phphía Nam là TP. HChí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Tin Giang đã có tổng sca nhim lên ti gn 614,6 ngàn ca (chiếm 87,5% tng sca nhim ca cnước). Tính tích lũy tới ngày 20/9/2021, tng sca tvong ca năm tnh/thành phnày đã là 16.359 ca (chiếm 93,4% tng sca tvong trên cnước). (Hình 1) Để chng slây lan nhanh chóng ca chng Delta, tngày 19/7/2021 trli đây, đã có 19/22 tnh/thành phkhu vực phía Nam đã áp dụng Chth16, trong khi đó một stnh/thành phkhác trên cnước áp dng các bin pháp thấp hơn. Khi đại dịch được kim soát trong mt thi gian nhất định, nhiu tnh/thành phđã ni lng các bin pháp chng dịch để đưa cuộc sng trlại bình thường; trong đó, tngày 20/9/2021, có 25 tỉnh đã cho các công sở, trường học, các cơ sở hot động sn xut, kinh doanh … quay trli hoạt động bình thường, trong khi mt stnh vn tiếp tc thc hin mca trli chậm hơn để tránh dch bùng phát. Riêng các tnh/thành phnhư TP. HChí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… vn là những điểm nóng khi chiếm đa số sca mc hàng ngày mc khong 10.000 ca nên vn áp dng những quy định cht chtrong phòng, chống đại dch mt sđịa bàn. (Hình 2) 1.2. Tình hình lao động vic làm Trong thi gian thc hin giãn cách, nhiu doanh nghip phi tm ngng hoạt động hoc thu hp sn xut, thm chí gii th. Hàng trăm ngàn công nhân, người lao động phi nghvic, giãn vic, làm vic luân phiên do doanh nghi p ngng hoạt động, bnhim COVID-19 nên phải cách ly và điều tr, sng trong khu bphong tỏa… Ví d, theo báo cáo ca BQL khu công nghip tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 15/9/2021, có 558 doanh nghip tm dng hoạt động (vi 491.725 lao động) gm 81 doanh nghip da giày; 76 doanh nghip dt; 34 doanh nghip * Bài viết chuẩn bị cho tham luận tại Hội thảo của Ủy ban Kinh tế, Quốc hội khóa XV ngày 27/9/2021. ** Nhóm nghiên cứu gồm có: PGS.TS. Phạm Hồng Chương (Hiệu trưởng), PGS.TS. Giang Thanh Long (Giảng viên cao cấp, Khoa Kinh tế học), PGS.TS. Bùi Huy Nhượng (Phó Hiệu trưởng) và PGS.TS. Tô Trung Thành (Trưởng phòng, Phòng quản lý khoa học). Tác giả liên hệ: Giang Thanh Long – [email protected]
15

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

Nov 11, 2021

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI

LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI TRONG CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19*

Nhóm nghiên cứu, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân**

I. TÌNH HÌNH CHUNG

1.1. Diễn biến đại dịch trong đợt 4 (từ 27/4 đến nay)

Tính đến ngày 20/9/2021, tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam là gần

702 ngàn người. Từ khi bắt đầu đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4/2021) tới ngày

20/9/2021, cả nước đã có thêm hơn 697.000 ca nhiễm, chiếm khoảng 99% tổng

số ca của cả nước kể từ khi đại dịch xuất hiện vào ngày 23/1/2020. Tính đến ngày

20/9/2021, chỉ riêng năm tỉnh/thành phố phía Nam là TP. Hồ Chí Minh, Bình

Dương, Đồng Nai, Long An và Tiền Giang đã có tổng số ca nhiễm lên tới gần

614,6 ngàn ca (chiếm 87,5% tổng số ca nhiễm của cả nước). Tính tích lũy tới ngày

20/9/2021, tổng số ca tử vong của năm tỉnh/thành phố này đã là 16.359 ca (chiếm

93,4% tổng số ca tử vong trên cả nước). (Hình 1)

Để chống sự lây lan nhanh chóng của chủng Delta, từ ngày 19/7/2021 trở lại

đây, đã có 19/22 tỉnh/thành phố ở khu vực phía Nam đã áp dụng Chỉ thị 16, trong

khi đó một số tỉnh/thành phố khác trên cả nước áp dụng các biện pháp thấp hơn.

Khi đại dịch được kiểm soát trong một thời gian nhất định, nhiều tỉnh/thành phố

đã nới lỏng các biện pháp chống dịch để đưa cuộc sống trở lại bình thường; trong

đó, từ ngày 20/9/2021, có 25 tỉnh đã cho các công sở, trường học, các cơ sở hoạt

động sản xuất, kinh doanh … quay trở lại hoạt động bình thường, trong khi một

số tỉnh vẫn tiếp tục thực hiện mở cửa trở lại chậm hơn để tránh dịch bùng phát.

Riêng các tỉnh/thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long

An… vẫn là những điểm nóng khi chiếm đa số số ca mắc hàng ngày ở mức khoảng

10.000 ca nên vẫn áp dụng những quy định chặt chẽ trong phòng, chống đại dịch

ở một số địa bàn. (Hình 2)

1.2. Tình hình lao động – việc làm

Trong thời gian thực hiện giãn cách, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng

hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất, thậm chí giải thể. Hàng trăm ngàn công nhân,

người lao động phải nghỉ việc, giãn việc, làm việc luân phiên do doanh nghiệp

ngừng hoạt động, bị nhiễm COVID-19 nên phải cách ly và điều trị, sống trong

khu bị phong tỏa… Ví dụ, theo báo cáo của BQL khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai,

tính đến ngày 15/9/2021, có 558 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động (với 491.725

lao động) gồm 81 doanh nghiệp da giày; 76 doanh nghiệp dệt; 34 doanh nghiệp

* Bài viết chuẩn bị cho tham luận tại Hội thảo của Ủy ban Kinh tế, Quốc hội khóa XV ngày 27/9/2021. ** Nhóm nghiên cứu gồm có: PGS.TS. Phạm Hồng Chương (Hiệu trưởng), PGS.TS. Giang Thanh Long

(Giảng viên cao cấp, Khoa Kinh tế học), PGS.TS. Bùi Huy Nhượng (Phó Hiệu trưởng) và PGS.TS. Tô Trung Thành (Trưởng phòng, Phòng quản lý khoa học). Tác giả liên hệ: Giang Thanh Long – [email protected]

Page 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

2

may mặc; 57 doanh nghiệp cơ khí; 47 doanh nghiệp chế biến gỗ; 40 doanh nghiệp

điện-điện tử; và 275 doanh nghiệp có dưới 100 lao động. Báo cáo của Sở Công

thương tỉnh Bình Dương cho biết, tính đến ngày 15/9/2021, có 284 doanh nghiệp

với 80.657 lao động vẫn tạm ngừng sản xuất và chưa khởi động lại do có ca nhiễm.

Thông tin của UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, tính đến ngày 15/9/2021, chỉ có

12 doanh nghiệp với 3.013 lao động (chiếm tương ứng 6% tổng số doanh nghiệp

và chưa tới 3% tổng số lao động trong khu công nghiệp của tỉnh) đang hoạt động

theo phương thức “ba tại chỗ”. Phần lớn trong số 19 tỉnh phía Nam có chỉ số sử

dụng lao động vào tháng 8/2021 thấp hơn tháng 7/2021 và rất thấp so với cùng kỳ

(8/2020). (Bảng 1)

Theo báo cáo tình hình lao động - việc làm của Tổng cục Thống kê (2021),

lực lượng lao động trong quý II/2021 giảm so với quý IV/2020 và tăng không

đáng kể so với quý I/2021 trong quý II/2021 (Hình 3). Báo cáo này cũng chỉ ra

rằng có tới 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi

COVID-19. Đặc biệt, làn sóng đại dịch lần thứ 4 đã tác động nghiêm trọng hơn

tới người lao động: 0,5 triệu người mất việc làm; 4,1 triệu người tạm nghỉ/tạm

dừng sản xuất kinh doanh; 4,3 triệu người giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân

phiên và có 8,5 triệu người bị giảm thu nhập. Tỷ lệ lao động phi chính thức trong

quý II/2021 là 57,4%, cao nhất trong ba năm gần đây (Hình 4). Tỷ lệ thất nghiệp

của quý II/2021 là 2,6%, trong đó tới 48% người thất nghiệp là do tác động của

đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên (15-24 tuổi) là gần 7,5% và tỷ lệ thanh niên

không có việc làm và không tham gia đào tạo lên tới 16,7%. Tình hình đại dịch

vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, nơi tập trung

trên 60% doanh nghiệp dệt may, da giày, chế biến gỗ… là những ngành thâm

dụng lao động, nên việc phong tỏa, giãn cách xã hội khiến nhiều doanh nghiệp

tiếp tục phải tạm ngừng, hạn chế hoạt động và vì thế mà số công nhân, người lao

động bị tác động tiêu cực không ngừng tăng lên. Một số địa phương cho phép

doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, kinh doanh nếu thực hiện đúng “ba tại chỗ” (ăn,

ngủ, làm việc tại doanh nghiệp), “một cung đường – hai địa điểm” (cung đường

đi lại giữa nơi làm việc và nơi ở tập trung của người lao động do doanh nghiệp bố

trí bên ngoài phạm vi nhà máy). Tuy nhiên, việc phục hồi sản xuất, đặc biệt là ở

các doanh nghiệp thâm dụng lao động, còn chậm nên còn rất nhiều thách thức

trong thực hiện “mục tiêu kép”.

1.3. Chính sách an sinh xã hội

Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ

doanh nghiệp, người lao động và người dân nói chung. Các tỉnh/thành phố đã triển

khai Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg

ngày 7/7/2021 với 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động

gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Đặc biệt, gói hỗ trợ lần thứ hai theo Nghị

quyết 68/NQ-CP được thiết kế với mục tiêu kép, đó là tập trung hỗ trợ phát triển

kinh tế trong điều kiện bình thường mới cùng lúc với đảm bảo an sinh xã hội cho

Page 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

3

các đối tượng yếu thế (như gói hỗ trợ lần thứ nhất theo Nghị quyết số 42/NQ-CP

ngày 09/4/2020). Nội dung gói hỗ trợ hướng đến phục hồi sản xuất, kinh doanh,

giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh

(như giảm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào

quỹ hưu trí, tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; cho doanh

nghiệp vay để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất…). Tính cho tới

ngày 20/9/2021, có khoảng 50 chính sách khác nhau được ban hành để cụ thể hóa

việc thực hiện gói hỗ trợ này.

Bảng 2 so sánh nội dung của gói hỗ trợ lần thứ hai (Nghị quyết số 68/NQ-

CP ngày 1/7/2021) so với gói hỗ trợ lần thứ nhất (Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày

09/4/2020). Các chính sách hỗ trợ của gói hỗ trợ thứ hai đa dạng và thiết thực; cụ

thể, so với gói hỗ trợ thứ nhất: (i) có thêm 5 chính sách mới nhằm hỗ trợ doanh

nghiệp và người lao động chịu ảnh hưởng của COVID-19, hướng đến phục hồi

sau đại dịch; (ii) có các chính sách ưu tiên hỗ trợ bổ sung cho người lao động

mang thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi và tre em và hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng F0

và F1; và (iii) các chính sách hỗ trợ đã bao phủ gần như toàn bộ lao động khu vực

chính thức.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH

2.1. Về thực hiện các quy định giãn cách và tác động đến người lao động

Các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn,

nhiều lao động, khi thực hiện “ba tại chỗ” và “một cung đường – hai địa điểm” đã

gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện vật chất đáp ứng “ăn” và “nghỉ” không được

thiết kế từ đầu; việc kéo dài thời gian lao động “ba tại chỗ” ảnh hưởng lớn tới đời

sống tâm lý, sức khỏe của người lao động, nhất là lao động có bố mẹ già, con

nhỏ… Đã có lao động chấp nhận bỏ việc thay vì làm việc theo cách này. Chưa kể,

do khác nhau về đặc thù hàng hóa, cách thức sản xuất nên việc thực hiện các hoạt

động này với các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau và gây ra không ít tốn

kém (như xét nghiệm hàng tuần cho hàng trăm/ngàn công nhân, di chuyển lao

động, phải tăng trợ cấp bữa ăn hàng ngày và các ưu đãi khác để khuyến khích

công nhân, người lao động ở lại…).

Điều kiện sinh hoạt, môi trường lao động của người lao động cũng bị ảnh

hưởng khi thực hiện “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai địa điểm” dẫn đến nguy

cơ không đảm bảo các yêu cầu của khách hàng về an toàn vệ sinh lao động, khiến

các nhà máy có nguy cơ bị khách hàng yêu cầu đánh giá lại về tính tuân thủ và

điều kiện làm việc cho người lao động.

Để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo giao hàng kịp thời, đúng thời gian

theo hợp đồng với đối tác, nhiều doanh nghiệp đứng trước sức ép phải tăng giờ

làm cho số lao động tự nguyện hoặc đủ điều kiện sức khỏe (với số lượng ít hơn

nhiều số lượng khi chưa có đại dịch hoặc đại dịch không nghiêm trọng như hiện

nay) và có nguy cơ vi phạm số giờ tăng ca theo quy định của Bộ luật Lao động

Page 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

4

(số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng; không quá

300h/năm).

Việc thực hiện “một cung đường – hai địa điểm” để vận chuyển lao động

hoặc cho phép lao động di chuyển cũng gặp không ít khó khăn do các quy định

chặt chẽ về lưu thông liên tỉnh/thành phố.

2.2. Về thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho người lao động

Việc thực thi các chính sách an sinh xã hội cho người lao động còn nhiều

hạn chế, bất cập và chưa kịp thời với một số đối tượng.

Về đối tượng thụ hưởng

Điều kiện người lao động có thể nhận hỗ trợ là phải có biên bản thỏa thuận

về việc dừng, tạm hoãn hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt

động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyết toán BHXH

của doanh nghiệp; hướng dẫn viên du lịch phải có chứng chỉ hành nghề; lao động

tự do phải có đăng ký tạm trú, xác nhận chưa nhận hỗ trợ tại quê quán… Tuy

nhiên, do phải tuân thủ giãn cách để phòng, chống đại dịch nên nhiều người lao

động và người sử dụng lao động không kịp chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cũng

như hoàn thành các minh chứng cho hoàn cảnh (như mang thai, nuôi con nhỏ dưới

6 tuổi…) qua công chứng hoặc chính quyền sở tại theo quy định tại Điều 15 của

Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg nên họ không có khả năng tiếp cận đến các chính

sách hỗ trợ hoặc mất nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện hồ sơ xin hỗ trợ

kịp thời.

Nhiều người lao động mắc bệnh COVID-19 phải nghỉ làm việc và tự cách ly

sau khi có kết quả âm tính. Thời gian điều trị và nghỉ cách ly chính là thời gian

nghỉ ốm. Tuy nhiên, không phải tất cả lao động tham gia BHXH đều được chi trả

trợ cấp mất giảm thu nhập do ốm đau trong trường hợp này, trong đó có nguyên

nhân là do không thể hoàn thiện hồ sơ liên quan khi thực hiện giãn cách theo Chỉ

thị 16.

Điều kiện hộ kinh doanh nhận được hỗ trợ là phải có đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, trên thực tế thì rất nhiều hộ kinh doanh lao đao vì đại dịch và cần hỗ

trợ nhưng lại không tiếp cận được vì họ không đăng ký kinh doanh.

Nhiều lao động chưa tham gia BHXH đầy đủ hoặc có tham gia nhưng doanh

nghiệp vẫn nợ đóng BHXH nên khi bị hoãn hợp đồng lao động hay nghỉ việc

không lương thì không được coi là đối tượng hỗ trợ của Nghị quyết 68 và Quyết

định 23.

Các chính sách trong Nghị quyết số 68/NQ-CP đã bỏ sót một nhóm lao động

có giao kết hợp đồng lao động, tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội trong

cơ sở kinh doanh vì Quyết định 23/2021/QĐ-TTg không quy định đối tượng làm

việc trong các hộ kinh doanh cá thể. Cùng lúc đó, nhiều lao động không ký kết

hợp đồng lao động và không tham gia BHXH (hay còn gọi là lao động phi chính

Page 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

5

thức, tự do) đã hoàn toàn mất sinh kế khi các tỉnh/thành phố thực hiện Chỉ thị 16/

16+ nhưng họ không là đối tượng trong các quy định hỗ trợ hiện nay. Số liệu Điều

tra lao động-việc làm quý II/2021 của Tổng cục Thống kê cho thấy, có tới 57,4%

lao động có việc làm phi chính thức (tương đương với 20,9 triệu người). Những

diễn biến khó lường của đại dịch đã làm mất cơ hội có việc làm của 1,8 triệu lao

động và đẩy 1,4 triệu lao động khác rơi vào trạng thái dễ bị tổn thương do không

có việc làm chính thức. Đặc biệt, khoảng 25-30% lao động ở TP.Hồ Chí Minh,

Đồng Nai và Bình Dương, khoảng 50% lao động ở Đồng Tháp, Bến Tre… là lao

động phi chính thức. Theo vùng kinh tế - xã hội, vùng có số lượng người di cư

đến nhiều nhất là Đông Nam Bộ, hiện chiếm gần một nửa trong tổng số người di

cư 15 tuổi trở lên (47,8%), trong đó, riêng TP. Hồ Chí Minh có gần 280.000 người

(chiếm 32% tổng số người di cư) và phần lớn đều là lao động phi chính thức. Mất

sinh kế và không được trợ giúp kịp thời về điều kiện sống tối thiểu sẽ gây nguy

cơ lớn trong việc không thực hiện giãn cách xã hội, mang lại những bất ổn tiềm

ẩn về xã hội.

Mặc dù công tác tổ chức thực hiện đã áp dụng công nghệ thông tin để thống

kê số lượng đối tượng, kinh phí phê duyệt, kinh phí chi trả… nhưng trên thực tế thì

không ít địa phương vẫn lập danh sách đối tượng thụ hưởng một cách thủ công qua

hệ thống nhân lực từ cấp tổ dân phố, cấp phường, quận tổng hợp nên việc bỏ sót

đối tượng hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là đối tượng lao động di cư, làm tự do.

Về mức hưởng và thời gian hưởng

Các mức hỗ trợ của cả hai gói đều thấp và không đáp ứng mức sống tối thiểu.

Mức phổ biến cho lao động có hợp đồng là 3.710.000 đồng/người; đối với chủ hộ

kinh doanh cá thể là 3.000.000 đồng/hộ; đối với lao động không có giao kết hợp

đồng lao động mức hỗ trợ là 50.000 đồng/người/ngày (hay 1.500.000

đồng/người/tháng) thực sự không đáp ứng mức sống tối thiểu hoặc thấp hơn tiền

lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước.

Quan trọng hơn, phần lớn các chính sách chỉ hỗ trợ một lần, tính linh hoạt

và kịp thời chưa cao khi trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài và diễn biến phức tạp.

Quy định “một đối tượng chỉ hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ” với mức

hưởng thấp có thể khiến cho sự phù hợp của mức hưởng (hay sức mua của mức

hỗ trợ) giảm đi khi thời gian giãn cách kéo dài và nguy cơ lạm phát do hàng hóa

khan hiếm. Báo cáo của CAF (2021) cho thấy, người lao động di cư đã không còn

khả năng chống chịu sau khi TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tăng cường

thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ ngày 09/7/2021 đến nay và có thể dự

kiến tiếp tục giãn cách xã hội. Kết quả khảo sát online về thời gian bị mất việc

làm của người lao động do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV)

thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ với

hơn 69 nghìn người (đến từ khối cơ quan nhà nước, cơ quan sự nghiệp, doanh

nghiệp và lao động tự do) cho thấy, trong số hơn 42.700 người bị mất việc làm thì

19% là người mất việc dưới 1 tháng; 50% bị mất việc từ 1- 3 tháng và 15% bị mất

Page 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

6

việc trên 6 tháng. Gần 50% số người lao động bị mất việc có nguồn tiền tích lũy

chỉ đủ để đảm bảo cho cuộc sống dưới 1 tháng; 37% người lao động bị mất việc

chỉ đủ đảm bảo cho cuộc sống dưới 3 tháng; 8,6% người lao động bị mất việc chỉ

đủ đảm bảo cho cuộc sống dưới 6 tháng là 8,6%; và chỉ có 4,4% số người lao

động đã mất việc làm có nguồn tiền tích lũy đủ đảm bảo cho cuộc sống trên 6

tháng (Chu Thanh Vân 2021).

Về nguồn tài chính thực hiện chính sách

Do không có hướng dẫn khung về định mức hỗ trợ nên việc hỗ trợ người lao

động yếu thế ở các địa bàn khác nhau sẽ rất khác nhau vì nó phụ thuộc vào năng

lực tài chính của các địa phương và điều này có thể gây ra rào cản tiếp cận chính

sách khi người lao động di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác. Đặc biệt,

việc hỗ trợ người lao động lao động tự do (hay không có hợp đồng lao động),

nhóm lao động chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động ở nhiều tỉnh/thành phố

(Hình 5), đang để mở và phụ thuộc vào điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách

của địa phương nên có thể tạo ra gánh nặng lớn cho các tỉnh nghèo (có ngân sách

eo hẹp) và làm cho tính khả thi và kịp thời của chính sách này có thể không cao.

III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Duy trì hoạt động sản xuất cần được coi là chủ trương thống nhất, xuyên suốt

từ Trung ương đến địa phương, là giải pháp duy trì nền kinh tế và sau đó là phục

hồi nền kinh tế khi đại dịch được kiểm soát tốt hơn. Duy trì sản xuất cũng là để

đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động và gia đình, giảm bớt gánh nặng

về an sinh xã hội cho các địa phương. Tuy nhiên, việc duy trì sản xuất phải gắn

liền với đảm bảo các điều kiện, yêu cầu về phòng chống đại dịch, an toàn và sức

khoe của người lao động và gia đình. Nói cách khác, thực hiện các chính sách an

sinh xã hội chủ động với vai trò là cầu nối giữa duy trì sản xuất với phòng, chống

đại dịch là cách tiếp cận bền vững về cả kinh tế-xã hội và y tế. Trong bối cảnh

hiện nay và từ kinh nghiệm và hậu quả thấy rõ từ đợt dịch thứ tư, mục tiêu “Zero

COVID-19” đã chuyển sang “sống chung với COVID-19” và vì thế mà các chính

sách, trong đó có chính sách an sinh cho người lao động và những nhóm yếu thế,

cần phải có sự thay đổi.

Thứ nhất, Chính phủ cần yêu cầu các địa phương khi thành lập Tổ tư vấn

phục hồi kinh tế hoặc Tổ chống đại dịch thì phải có sự tham gia đại diện của các

doanh nghiệp chủ chốt trên địa bàn để có thể có thông tin chính xác, kịp thời về

các hoạt động/khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để từ đó điều chỉnh chính sách

kịp thời với tình hình thực tế. Đặc biệt, các địa phương cần báo cáo với Chính phủ

hoặc Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng chính phủ cũng như phối hợp với các

tỉnh/thành phố khác lên kế hoạch ứng phó kịp thời khi tiến hành phong tỏa diện

rộng trên địa bàn, đặc biệt hoạt động phong tỏa có ảnh hưởng tới doanh nghiệp,

người lao động và người dân trên địa bàn tỉnh/thành phố.

Page 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

7

Thứ hai, xem xét nâng mức hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm khi

giãn cách xã hội kéo dài. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2021), mức hỗ

trợ trung bình của mỗi đối tượng hỗ trợ (chuẩn hóa theo GDP bình quân đầu

người) ở Việt Nam cao hơn so với tất cả các quốc gia khác trong khu vực (trừ

Mông Cổ và Thái Lan) nhưng các khoản trợ giúp xã hội cho lao động mất việc

làm và trợ cấp tiền lương còn khiêm tốn so với mức thu nhập của họ: mức hỗ trợ

cố định 1 triệu đồng đối với lao động mất việc làm và 1,8 triệu đồng đối với trợ

cấp tiền lương chỉ chiếm tương ứng 17% và 30% mức thu nhập bình quân hàng

tháng ở Việt Nam trong Quý II/2020. Mức trợ cấp thất nghiệp cao hơn với mức

trợ cấp bình quân hàng tháng là 3 triệu đồng/người. Trợ cấp tiền lương được hỗ

trợ ở mức cố định, không xem xét mức lương của người được hưởng, trong khi

các khoản vay chỉ được tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người

lao động.

Thứ ba, cần xem xét tiếp tục hỗ trợ các nhóm đối tượng trợ giúp xã hội vì

phạm vi hỗ trợ trong gói thứ hai không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối

tượng bảo trợ xã hội (mà chủ yếu là người cao tuổi, người khuyết tật, tre em). Vì

đây là những nhóm yếu thế nhất do ít có khả năng tự ứng phó trước các cú sốc

đặc biệt nghiêm trọng và dài hạn như COVID-19. Nghiên cứu gần đây của Ngân

hàng Phát triển Châu Á (ADB 2021) cho thấy, với tác động của COVID-19 tới

thu nhập của hộ gia đình, các nhóm người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu

số, người sống ở nông thôn và người cao tuổi là những người có nguy cơ bị nghèo

hóa nhiều hơn những nhóm tương ứng. Cũng như thế, khảo sát của Viện Nghiên

cứu Y-Xã hội học và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (ISMS & UNDP

2020) cho thấy, việc thực hiện giãn cách và đóng cửa biên giới giữa Việt Nam và

Trung Quốc đã khiến cho nhiều hộ gia đình sống dọc biên giới hai nước bị mất

sinh kế và những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất là người cao tuổi, tre em trong

các hộ gia đình này. Vì thế, những nhóm dân số này cần là đối tượng ưu tiên hàng

đầu để bảo đảm mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Thứ tư, việc xác định lao động tự do bị mất việc là đối tượng hỗ trợ là hết

sức đúng đắn. Tuy nhiên, đây là đối tượng rất khó xác định hoặc thiếu căn cứ để

xác định nên nhiều người không tiếp cận được với chính sách, dẫn đến xác định

nhầm hoặc bỏ sót. Vì thế, ngoài việc tăng cường rà soát ở địa phương thì cần tăng

cường sử dụng mã số định danh cá nhân (qua the căn cước công dân) để người

dân tự đăng ký nhận gói an sinh qua các ứng dụng công nghệ phổ biến để vừa xác

định đúng đối tượng vừa thực hiện giãn cách xã hội hiệu quả. Kinh nghiệm của

Thái Lan, Ấn Độ cho thấy, việc tự đăng ký sẽ giảm gánh nặng cho chính quyền

địa phương cũng như cơ quan lao động - xã hội trong việc xác nhận đối tượng và

tránh tính trùng, bỏ sót (ví dụ: ở Thái Lan, chỉ trong một tuần đã có 28 triệu đăng

ký và chỉ còn 14 triệu đăng ký hợp lệ sau khi đã loại bỏ tính trùng do đã nhận các

chương trình an sinh khác và chỉ trong ba ngày là người dân nhận được tiền qua

tài khoản).

Page 8: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

8

Thứ năm, các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động

đã được mở rộng (như giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; cho vay trả lương phục

hồi sản xuất kinh doanh…) và rất thiết thực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đang

phải chịu nhiều chi phí cho việc vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất cũng như

chống nguy cơ thiếu hụt lao động sau khi đại dịch được kiểm soát (vì người lao

động có thể di chuyển đi nơi khác, tìm kiếm công việc khác). Để giảm gánh nặng

cho doanh nghiệp cũng như vẫn đảm bảo quyền an sinh của người lao động, cần

cân nhắc giảm mức đóng hơn là tạm dừng hoặc đóng chậm vì việc phục hồi sản

xuất cần có thời gian trong khi gánh nặng đóng vẫn như cũ nếu chỉ tạm dừng hoặc

đóng chậm.

Thứ sáu, tăng cường việc chăm lo sức khỏe tinh thần và theo dõi sức khỏe

thể chất cho người lao động. Cần xem xét triển khai hỗ trợ tư vấn tâm lý cho lao

động đang thực hiện “ba tại chỗ” tại các doanh nghiệp qua hệ thống công tác xã

hội ở địa phương và trong hệ thống y tế. Cùng lúc đó, đẩy mạnh hoạt động tư vấn,

chăm sóc tại nhà cho người dân có nguy cơ hoặc bị nhiễm COVID-19. Triển khai

rộng hơn, hiệu quả hơn mạng lưới bác sỹ gia đình, đặc biệt tại những tỉnh/thành

phố có tình trạng đại dịch căng thẳng như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương… Cần

tăng cường hoạt động khám và tư vấn chữa bệnh qua Telehealth cho người dân

nói chung và S-Health cho người cao tuổi nói riêng.

Thứ bảy, sử dụng quyền mà Quốc hội trao cho Chính phủ trong xử lý tình

trạng khẩn cấp để tạm thời sử dụng các quỹ an sinh xã hội đang kết dư (như Quỹ

bảo hiểm thất nghiệp; Quỹ khám, chữa bệnh…) để hỗ trợ các đối tượng cần. Chỉ

đạo các Bộ, ngành liên quan (đặc biệt là Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và

Xã hội, Bộ Tài chính, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam) triển khai các chính

sách tới đúng đối tượng và đủ mức hỗ trợ. Ví dụ: Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để

dùng hỗ trợ người lao động mất việc làm hoặc bị giãn, dừng việc làm cũng như

hỗ trợ doanh nghiệp tạo việc làm. Đề xuất sử dụng Quỹ công đoàn hỗ trợ người

lao động có chỗ ăn, ở an toàn khi tiếp tục tham gia sản xuất trong điều kiện “ba

tại chỗ” và tùy theo sự phục hồi của các doanh nghiệp thì xem xét tiếp tục lùi thời

điểm đóng kinh phí công đoàn cho các doanh nghiệp khó khăn do COVID-19 sau

cả thời điểm 31/12/2021 như đã đề nghị trong Công văn 2059/TLĐ ngày

28/5/2021 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Page 9: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

9

Tài liệu tham khảo

- Asian Development Bank (ADB). 2021. An ex-ante assessment on

poverty and social assistance benefits in Vietnam under the COVID-19

(monograph).

- Cục Công nghiệp, Bộ Công thương. 2021. Báo cáo tình hình sản xuất công

nghiệp 8 tháng đầu năm 2021.

- Chu Thanh Vân. 2021. Người lao động trong bối cảnh đại dịch COVID-

19: Bài 2 - Cần sự hỗ trợ từ nhiều phía. Xem bài ngày 15/9/2021 tại

https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/nguoi-lao-dong-trong-boi-canh-dai-dich-covid-19-

bai-2-can-su-ho-tro-tu-nhieu-phia/f8c53448-8a77-41ec-afa7-607e4e95b9c4

- Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. 2021. Dữ liệu COVID-19 tại Việt Nam. Xem

ngày 20/9/2021 tại https://ncov.vncdc.gov.vn/

- Ngân hàng Thế giới. 2021. Thị trường lao động và sự bùng phát đại dịch

COVID-19 ở Việt Nam: Tác động và bài học kinh nghiệm đối với an sinh xã hội.

Hà Nội: Ngân hàng Thế giới.

- Tổng cục Thống kê. 2021a. Báo cáo tác động của dịch COVID-19 đến

tình hình lao động, việc làm, quý II năm 2021.

- Tổng cục Thống kê. 2021b. Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8

tháng đầu năm 2021.

- Trung tâm phân tích và dự báo (CAF), Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt

Nam. 2021. Báo cáo đánh giá việc thiết kế và thực hiện gói hỗ trợ lần 2 của Chính

phủ cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của Covid-19 (theo Nghị quyết số 68/NQ-

CP) (Thời gian thực hiện: Từ tháng 7 đến tháng 31/8/2021).

- Viện Nghiên cứu Y-Xã hội học (ISMS) và Chương trình phát triển của

Liên hợp quốc (UNDP). 2020. Đánh giá tác động chính sách y tế công cộng trong

đại dịch COVID-19 đến các nhóm dân cư dễ tổn thương sống gần khu vực biên

giới Việt Nam – Trung Quốc. Hà Nội: ISMS & UNDP.

Page 10: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

10

PHỤ LỤC

CÁC HÌNH

Hình 1. Bản đồ số ca nhiễm theo tỉnh vào ngày 20/9/2021

Nguồn: Tổng hợp từ trang nCOV của Bộ Y tế

Page 11: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

11

Hình 2. Số ca nhiễm hàng ngày trong đợt 4 (từ 27/4/2021 đến 29/8/2021)

Nguồn: Tổng hợp từ trang nCOV của Bộ Y tế

5 8 45 18 14 20 19 15 26 68 47 93 102 129 76 86 87 106 169 190 184 153 178 119 132 145 131 187 447

235 230 254 286 251 214 251 241 250 224 254 206 236 175 407

219 196 261 297 272 402 423 515 264

486 311 272 244 220 285 305

738

368 398 372 450 713

545

922 890 1,102 1,029 1,007

1,314 1,625

1,853 1,953

2,383 2,301

2,934

3,416 3,336

3,718

5,926

4,195

6,083

5,357

6,194

7,307

7,968

7,531

7,882 7,913

6,559

7,594

8,649 8,624 8,620

7,455

8,429

7,623

7,244

8,324

7,334

9,690

9,340

8,390

8,766

9,667

9,180

9,716 9,580

8,652

9,605

8,656

10,639 10,657

11,321 11,214

10,280

10,811

12,096

11,575

12,920

12,103

12,663

14,224

12,607

11,434

13,197

14,922

9,521

13,137

12,481

14,208

12,680 12,420

13,321

11,932

11,478 11,172

10,508 10,585 10,489

11,521

9,373

10,040

8,681

11,692

-

5,000

10,000

15,000

20,0002

02

1-0

4-2

7

20

21

-04

-29

20

21

-05

-01

20

21

-05

-03

20

21

-05

-05

20

21

-05

-07

20

21

-05

-09

20

21

-05

-11

20

21

-05

-13

20

21

-05

-15

20

21

-05

-17

20

21

-05

-19

20

21

-05

-21

20

21

-05

-23

20

21

-05

-25

20

21

-05

-27

20

21

-05

-29

20

21

-05

-31

20

21

-06

-02

20

21

-06

-04

20

21

-06

-06

20

21

-06

-08

20

21

-06

-10

20

21

-06

-12

20

21

-06

-14

20

21

-06

-16

20

21

-06

-18

20

21

-06

-20

20

21

-06

-22

20

21

-06

-24

20

21

-06

-26

20

21

-06

-28

20

21

-06

-30

20

21

-07

-02

20

21

-07

-04

20

21

-07

-06

20

21

-07

-08

20

21

-07

-10

20

21

-07

-12

20

21

-07

-14

20

21

-07

-16

20

21

-07

-18

20

21

-07

-20

20

21

-07

-22

20

21

-07

-24

20

21

-07

-26

20

21

-07

-28

20

21

-07

-30

20

21

-08

-01

20

21

-08

-03

20

21

-08

-05

20

21

-08

-07

20

21

-08

-09

20

21

-08

-11

20

21

-08

-13

20

21

-08

-15

20

21

-08

-17

20

21

-08

-19

20

21

-08

-21

20

21

-08

-23

20

21

-08

-25

20

21

-08

-27

20

21

-08

-29

20

21

-08

-31

20

21

-09

-02

20

21

-09

-04

20

21

-09

-06

20

21

-09

-08

20

21

-09

-10

20

21

-09

-12

20

21

-09

-14

20

21

-09

-16

20

21

-09

-18

20

21

-09

-20

Số người nhiễm hàng ngày/Daily confirmed cases (trục trái/left scale)

Page 12: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

12

Hình 3. Lực lượng lao động các quý, 2019-2021

Đơn vị tính: Triêu người

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2021a)

Hình 4. Tỷ lệ lao động phi chính thức các quý, 2019-2021

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2021a)

51,6 51,4

51,6

52,1

51,2

49,4

51,3

52,1 51,0

51,1

45

47

49

51

53

55Q

uy

In

ăm 2

01

9

Qu

y I

In

ăm 2

01

9

Qu

y I

IIn

ăm 2

01

9

Qu

y I

Vn

ăm 2

01

9

Qu

y I

năm

20

20

Qu

y I

In

ăm 2

02

0

Qu

y I

IIn

ăm 2

02

0

Qu

y I

Vn

ăm 2

02

0

Qu

y I

năm

20

21

Qu

y I

In

ăm 2

02

1

55,8 55,956,1 55,6

55,355,8

56,8

56,057,1

57,4

50

52

54

56

58

60

Qu

ý I

năm

20

19

Qu

ý I

I n

ăm 2

01

9

Qu

ý I

II n

ăm 2

01

9

Qu

ý I

V n

ăm 2

01

9

Qu

ý I

năm

20

20

Qu

ý I

I n

ăm 2

02

0

Qu

ý I

II n

ăm 2

02

0

Qu

ý I

V n

ăm 2

02

0

Qu

ý I

năm

20

21

Qu

ý I

I n

ăm 2

02

1

Page 13: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

13

Hình 5. Tỷ lệ lao động phi chính thức theo tỉnh, 2020

Đơn vị tính: %

Ghi chú: Tỷ lê lao động phi chính thức tính trên tổng dân số từ 15 tuổi trở lên ở

từng tỉnh’

Nguồn: Tự tính toán và minh họa từ dữ liệu Điều tra lao động – việc làm năm 2020

Page 14: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

14

CÁC BẢNG

Bảng 1. Tình hình sản xuất và lao động của 19 tỉnh/thành phố phía Nam thực hiện

Chỉ thị 16

Tỉnh/TP Số

doanh

nghiệp

Số lao

động

(người)

Chỉ số sử dụng

lao động (1/8) so

với tháng trước

Chỉ số sử dụng

lao động (1/8) so

với cùng kỳ năm

trước

Chỉ số sản

xuất công

nghiệp

(T8) so với

cùng kỳ

Bình

Phước

4,413 132,636 98.7 111.3

Tây Ninh 3,575 201,962 94.5 89.2 -36.9%

Bình

Dương

24,071 1,149,43

0

87.8 74.1 -12.6%

Đồng Nai 19,176 872,288 90.3 92.4 -13.3%

BR-VT 8,957 197,280 100.0 100.3 -3.7%

TP. HCM

218,58

8

2,946,68

8

71.0 44.9 -49.2%

Long An 7,278 354,970 99.2 97.9 -20.9%

Tiền

Giang

4,385 185,389 94.3 92.6 -27.0%

Bến Tre 3,192 81,423 66.6 49.0 -60.1%

Trà Vinh 1,843 51,916 71.1 47.3 -

Vĩnh

Long

2,188 75,453 52.4 43.9 -41.5%

Đồng

Tháp

3,155 71,424 97.4 34.4 -59.1%

An Giang 3,897 71,999 97.2 115.5 -15.5%

Kiên

Giang

6,769 95,408 99.2 91.8 -25.6%

Cần Thơ 8,087 116,676 74.9 73.0 -25.9%

Hậu

Giang

1,727 44,194 70.0 58.2 -29.5%

Sóc Trăng 2,260 41,356 80.1 76.9 31.4%

Bạc Liêu 1,858 34,132 103.3 102.8 -

Cà Mau 3,345 47,077 98.4 102.4 -

Chú thích: - : không có dữ liêu

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2021b) và Cục Công nghiêp, Bộ Công thương (2021)

Page 15: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI NG VÀ AN …

15

Bảng 2. So sánh nội dung chính sách Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021

và Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ

Gói hỗ trợ lần 1 (NQ42) Gói hỗ trợ lần 2 (NQ68)

Bao gồm 9 chính sách thuộc 3 nhóm

nội dung sau:

A. Nhóm chính sách về bảo hiểm

1. Chính sách tạm dừng đóng vào

quỹ hưu trí, tử tuất

2. Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì

việc làm cho NLĐ (hoan thưc hiên)

B. Nhóm chính sách cho doanh

nghiệp vay

3. Chính sách cho vay trả lương

ngừng việc

C. Nhóm chính sách hỗ trợ tiền

măt

4. Chính sách hỗ trợ NLĐ tạm hoãn

HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng

lương

5. Chính sách hỗ trợ NLĐ ngừng

việc

6. Chính sách hỗ trợ NLĐ chấm dứt

HĐLĐ

7. Chính sách hỗ trợ NLĐ không có

giao kết HHĐLĐ.

8. Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh.

9. Chính sach hỗ trợ hộ chính sach

ưu đai người có công, đối tượng

BTXH, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Bao gồm 12 chính sách thuộc 3 nhóm

nội dung sau:

A. Nhóm chính sách về bảo hiểm

1. Chính sach giảm đóng bảo hiểm tai

nạn lao động, bênh nghề nghiêp

2. Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ

hưu trí, tử tuất

3. Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc

làm cho NLĐ

B. Nhóm chính sách cho doanh

nghiệp vay

4. Chính sách cho vay trả lương ngừng

việc, trả lương phục hồi sản xuất

C. Nhóm chính sách hỗ trợ tiền măt

5. Chính sách hỗ trợ NLĐ tạm hoãn

HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương

6. Chính sách hỗ trợ NLĐ ngừng việc

7. Chính sách hỗ trợ NLĐ chấm dứt

HĐLĐ

8. Chính sach hỗ trợ viên chức hoạt

động nghê thuật phải dừng hoạt động

va hướng dẫn viên du lịch bị mất viêc

làm

9. Hỗ trợ NLĐ không có giao kết

HĐLĐ va một số đối tượng đăc thu

khac.

10. Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh.

11. Chính sach hỗ trợ bổ sung đối với

NLĐ va trẻ em.

12. Chính sach hỗ trợ tiền ăn đối với

người phải điều trị nhiễm COVID-19

(F0) va người phải thưc hiên cach ly y

tế (F1)

Nguồn: Trung tâm phân tích và dư báo (CAF) (2021)