Top Banner
BÁO CÁO THAM LUẬN KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VỀ VIỆC XÂY DỰNG HÌNH ĐỒNG QUẢN NGHỀ KẾT HỢP BẢO TỒN KHU VỰC BÚNG BÌNH THIÊN, THUỘC HUYỆN AN PHÚ TỈNH AN GIANG Hứa Quang Lập BQL Chương trình FSPS II tỉnh An Giang I. TỔNG QUAN VỀ BÚNG BÌNH THIÊN Búng Bình Thiên tọa độ 10o 54’46”-10o 55’53” độ Bắc, 105o 03’35”-105o 05’49” kinh độ Đông, trải dài trên ba xã. Phần diện tích phía Bắc của Búng nằm trên địa bàn Khánh Bình (một phần ấp Satô), phần diện tích phía Nam nằm trên Nhơn Hội (ấp Búng Lớn), phần diện tích phía Đông nằm trên Quốc Thái (ấp Búng Bình Thiên). Vào mùa lũ, diện tích của Búng được mở rộng (đất ngập nước), vào mùa khô diện tích còn lại khoảng 200 ha đến 300 ha, chiều dài của Búng khoảng 4km chiều rộng khoảng 500m. Diện tích đất tự nhiên do UBND huyện An Phú quản lý hiện tại khoảng 220ha. Búng Bình Thiên 5997 người dân với khoảng 1107 hộ (số liệu thống các xã, 2008). Ấp Búng Bình Thiên ấp Satô chủ yếu người Kinh sinh sống, riêng ấp Búng Lớn có cộng đồng người Chăm sinh sống. Đây cũng cộng đồng nhiều người nghèo so với các ấp khác. Tỷ lệ nam, nữ trong gia đình khá chênh lệch, nữ chiếm 52%, nam chiếm 48%. Trong tổng số 300 hộ điều tra, 173 hộ tham gia hoạt động khai thác thủy sản, chiếm tỷ lệ 57,7% (Khánh Bình 29 hộ , Quốc Thái 56 hộ Nhơn Hội 88 hộ). 56 hộ hộ nghèo được cấp sổ, chiếm tỷ lệ 18,7% (Khánh Bình 3 hộ, Quốc Thái 21 hộ Nhơn Hội 32 hộ). Đim thu mẫu thủy sinh, a Khu vực Búng Bình Thiên Hình 1. Bản đồ khu vực Búng Bình Thiên II. HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI HOẠT ĐỘNG NGHỀ 1. Hóa môi trường nước Khảo sát, quan trắc giám sát môi trường nền một bước cần thiết trong mọi hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực môi trường. Kết quả khảo sát sẽ căn cứ chứng minh những thay đổi của môi trường
10

Microsoft Word - Bao cao tham luan _Full text_.doc · Web view... Việt Nam mà còn có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học của hê thống sông Mê công ở mức

May 26, 2018

Download

Documents

hadiep
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Microsoft Word - Bao cao tham luan _Full text_.doc · Web view... Việt Nam mà còn có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học của hê thống sông Mê công ở mức

BÁO CÁO THAM LUẬNKẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VỀ VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ

CÁ KẾT HỢP BẢO TỒN KHU VỰC BÚNG BÌNH THIÊN, THUỘC HUYỆN AN PHÚ TỈNH AN GIANG

Hứa Quang LậpBQL Chương trình FSPS II tỉnh An Giang

I. TỔNG QUAN VỀ BÚNG BÌNH THIÊNBúng Bình Thiên có tọa độ 10o

54’46”-10o 55’53” vĩ độ Bắc, 105o

03’35”-105o 05’49” kinh độ

Đông, trải dài trên ba xã. Phần diện tích phía Bắc của Búng nằm trên địa bàn xã Khánh Bình (một phần ấp Satô), phần diện tích phía Nam nằm trên xã Nhơn Hội (ấp Búng Lớn), phần diện tích phía Đông nằm trên xã Quốc Thái (ấp Búng Bình Thiên). Vào mùa lũ, diện tích của Búng được mở rộng (đất ngập nước), vào mùa khô diện tích còn lại khoảng 200 ha đến 300 ha, chiều dài của Búng khoảng 4km và chiều rộng khoảng 500m. Diện tích đất tự nhiên do UBND huyện An Phú quản lý hiện tại khoảng 220ha.

Búng Bình Thiên có 5997 người dân với khoảng 1107 hộ (số liệu thống kê các xã, 2008). Ấp Búng Bình Thiên và ấp Satô chủ yếu là người Kinh sinh sống, riêng ấp Búng Lớn có cộng đồng người Chăm sinh sống. Đây cũng là cộng đồng nhiều người nghèo so với các ấp khác. Tỷ lệ nam, nữ trong gia đình khá chênh lệch, nữ chiếm 52%, nam chiếm 48%. Trong tổng số 300 hộ điều tra, có 173 hộ có tham gia hoạt động khai thác thủy sản, chiếm tỷ lệ 57,7% (Khánh Bình 29 hộ , Quốc Thái 56 hộ và Nhơn Hội 88 hộ). 56 hộ là hộ nghèo được cấp sổ, chiếm tỷ lệ 18,7% (Khánh Bình 3 hộ, Quốc Thái 21 hộ và Nhơn Hội 32 hộ).

● Điểm thu mẫu thủy sinh, hóa lýKhu vực Búng Bình Thiên

Hình 1. Bản đồ khu vực Búng Bình Thiên

II. HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI VÀ HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÁ1. Hóa lý môi trường nước

Khảo sát, quan trắc giám sát môi trường nền là một bước cần thiết trong mọi hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực môi trường. Kết quả khảo sát sẽ là căn cứ chứng minh những thay đổi của môi trường khi có các hoạt động khác tác động vào. Đồng thời, kết quả khảo sát cũng sẽ giúp cho các cơ quan quản lý môi trường có biện pháp kịp thời trong trường hợp có ô nhiễm môi trường xảy ra.

Qua kết quả phân tích trong đợt khảo sát vừa qua, hiện trạng môi trường của Búng Bình Thiên được ghi nhận như sau:

- Nước mặt và trầm tích đáy của Búng Bình Thiên đang có nguy cơ bị ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng.

- Hàm lượng dầu phân tích được trong cả mẫu nước và trầm tích cũng khá cao và vượt tiêu chuẩn cho phép (đối với nước).

Page 2: Microsoft Word - Bao cao tham luan _Full text_.doc · Web view... Việt Nam mà còn có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học của hê thống sông Mê công ở mức

4

- Hàm lượng DO tại các vị trí này đều rất thấp so với mức giới hạn trong TCVN 6774 – 2000. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước Búng là do ôxy bị tiêu thụ nhiều cho quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và dầu có mặt trong nước.

- Nồng độ sắt trong nước và trầm tích cũng rất cao. Cùng với nồng độ SO2- cao, kết quả phân tích đã chỉ ra rằng: Búng Bình Thiên đang bị nhiễm phèn sắt.

- Chất rắn lơ lửng trong nước khá nhiều và vượt tiêu chuẩn cho phép tại hầu hết các vị trí thu mẫu.- Có sự xuất hiện của thuốc BVTV trong các mẫu nước và trầm tích nhưng với hàm lượng khá nhỏ.

Tuy nhiên, theo thời gian, khi những chất này tích tụ vào nước và bùn lắng với hàm lượng đủ lớn, chúng sẽ gây độc cho các loài thủy sinh.

Các thành phần môi trường chịu tác động rất lớn từ các hoạt động của con người. Mức độ tác động đến môi trường còn tùy thuộc vào từng hoạt động và các phương pháp bảo vệ môi trường áp dụng trong từng giai đoạn cụ thể.

Theo như các báo cáo [8], [9] và [10], trong phạm vi khu vực nghiên cứu này thì các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm có thể kể đến như sau:

- Chất thải và nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp của các hộ dân sống xung quanh khu vực này chưa được xử lý và thải trực tiếp vào Búng;

- Nước mưa chảy tràn cuốn theo các chất ô nhiễm trên đường chúng đi qua và đưa vào trong Búng;- Sự bít tắc dòng chảy từ Búng Bình Thiên ra sông Hậu tại khu vực cầu Đồng Ky nên không có

sự lưu thông nước mặt. Điều này gây ra sự tích lũy và lắng đọng các chất ô nhiễm trong nước và trầm tích đáy.

2. Khu hệ thủy sinh vật (Phytoplankton, Zooplankton, Zoobenthos)2.1. Khu hệ thực vật nổi (Phytoplankton)

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 66 loài tảo (Phytoplankton), thuộc 23 họ, 14 bộ, 5 ngành tảo ở Búng Bình Thiên. Mật độ tảo trong Búng Bình Thiên rất cao, dao động từ 4.776.375 - 12.220.250 tế bào/lít, cao nhất tại điểm BT3, thấp nhất tại điểm BT6. Mật độ cao là do sự phát triển quá mức của một số loài tảo Lam gây ra. Loài tảo Lam Anabaena viguieri phát triển và chiếm ưu thế hoàn toàn Búng Bình Thiên, với tỷ lệ chiếm ưu thế cao, dao động từ 39-56%. Bên cạnh loài ưu thế, một số loài tảo Lam khác như Microcystis, các loài Anabaena khác cũng phát triển rất mạnh trong Búng Bình Thiên.

Tảo nở hoa là dấu hiệu cho thấy thuỷ vực bị phú dưỡng hoá ở mức nghiêm trọng. Một khi tảo nở hoa sẽ gây biến đổi tính chất môi trường rất mạnh, vào buổi trưa DO có thể lên rất cao >10 do tảo quang hợp, tuy nhiên vào ban đêm DO lại xuống rất thấp (0-3) gây chết tôm cá, phá vỡ cân bằng sinh thái, mất đa dạng sinh học. Ngoài ra nhiều loài tảo có khả năng tiết độc tố ra môi trường gây nguy hiểm cho khu hệ động vật nước và cả cho con người.

Hình 2: Ảnh tảo nở hoa ở Búng Bình Thiên, tháng 7 năm 2008

2.2. Khu hệ động vật nổi (Zooplankton)Kết quả nghiên cứu đã xác định được 47 loài động vật nổi (Zooplankton) thuộc 6 nhóm

loài: Rotatoria (luân trùng), Copepoda (giáp xác chân chèo), Cladocera (giáp xác râu ngành), Ostracoda (giáp xác có vỏ), Insecta (ấu trùng côn trùng thủy sinh) và một số dạng ấu trùng Larva. Trong đó, phát triển mạnh là các loài Luân trùng, chúng có tới 13 loài, chiếm tỷ lệ 35,1%, tiếp đến là Giáp xác chân chèo với 9 loài, chiếm tỷ lệ 24,3% và giáp xác Râu ngành với 6 loài, chiếm tỷ lệ 16,2%. Các nhóm còn lại chỉ có từ 1 – 3 loài, chiếm tỷ lệ tương ứng từ 2,7 – 8,1%.

Page 3: Microsoft Word - Bao cao tham luan _Full text_.doc · Web view... Việt Nam mà còn có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học của hê thống sông Mê công ở mức

- Các loài thể hiện tính nhiễm phèn: hầu hết các loài ghi nhận được trong nhóm giáp xác Râu ngành như Macrothrix spinosa, Ilyocryptus halyi, Chydorus sphaericus, Euryalona orientalis, Kurzia longirostris đều thể hiện tính chất nhiễm phèn nặng ở khu vực BT4, BT5.

Macrothrix spinosaHình 3: Loài thể hiện môi trường nhiễm phèn

- Các loài phân bố rộng sinh thái: Búng Bình Thiên có rất nhiều loài phân bố rộng sinh thái xuất hiện, chúng loài có thể bắt gặp ở hầu hết các thuỷ vực nước ngọt thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Điển hình là các loài: Polyarthra vulgaris (Rotifera), Tropocyclops prasinus, Mesocyclops leukarti, Thermocyclops hyalinus (Copepoda), Heterocypris anomala (Ostracoda), Bosmina longirostris, Bosminopsis deitersi, Ceriodaphnia rigaudi (Cladocera). Các loài này xuất hiện ở tất cả các điểm khảo sát và lặp lại giữa 2 đợt nghiên cứu trong năm2008.

- Các loài có ý nghĩa àm thức ăn: những loài có giá trị làm thức ăn thuộc nhóm giáp xác như Cladocera, Copepoda và ấu trùng của chúng. Qua đợt khảo sát tháng 7 năm 2008 cho thấy, có tới 15 loài giáp xác Cladocera, Copepoda và một số dạng ấu trùng Larva có kích thuốc nhỏ, bơi lội thụ động là thức ăn tốt cho các loài thuỷ sản trong Búng, điển hình như: Ilyocyprus halyi, Macrothrix spinosa, Moina dubia, Ceriodaphnia rigaudi (Cladocera), Tropocyclops prasinus, Mesocyclops leukarti, Thermocyclops hyalinus, Allodiaptomus raoi (Copepoda).

2.3. Khu hệ động vật đáy (Zoobenthos)Kết quả nghiên cứu đã xác định được 34 loài động vật đáy (Zoobenthos), thuộc 3 nhóm ngành

chính là: Thân Mềm (Mollusca), Giun (Annelida) và Chân Khớp (Crustacea). Trong đó, Thân Mềm chiếm ưu thế về số loài (18 loài tức khoảng 52,9%). Các loài Trai, Hến (Bivalvia) vẫn giữ vai trò phát triển ưu thế của mình, đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế thuộc các họ Amblemidae và Corbiculidae. Các loài hến này, hàng ngày được người dân xung quanh Búng khai thác với sản lượng khá lớn (trên 50 kg/ngày).

Qua kết quả nghiên cứu đã ghi nhận mới 3 loài trai nước ngọt: Scabies crispata, Pilsbryoconcha exillis exillis, Pilsbryoconcha exilis compressa cho khu hệ động vật đáy không xương sống cỡ lớn Việt Nam

Loài Scabies crispata Loài Pilsbryoconcha exillis compressa

Page 4: Microsoft Word - Bao cao tham luan _Full text_.doc · Web view... Việt Nam mà còn có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học của hê thống sông Mê công ở mức

Loài Pilsbryoconcha exillis exillis

Hình 4. Ba loài ghi nhận mới cho khu hệ động vật đáy KXSCL Việt Nam

3. Khu hệ cá và hiện trạng nghề cá3.1. Khu hệ cá

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi đã thu thập và xác định được 103 loài cá thuộc 25 họ, 10 bộ. Trong đó bộ cá chép (Cypriniformes) có số lượng loài nhiều nhất với 40 loài, chiếm 38,83%, kế đến là bộ cá nheo (Siluriformes) với 26 loài, chiếm 25,24%, đứng thứ 3 là bộ cá vược (Perciformes) có 19 loài, chiếm 18,45%, bộ mang liền (Synbranchiformes) có 7 loài, chiếm 6,80%. Các bộ còn lại có số loài không nhiều, từ 1-3 loài, chiếm từ 0,97 – 2,91% tổng số loài thu thập được.

Búng Bình Thiên thuộc phần hạ lưu sông Mekong, nhưng là khu vực đầu nguồn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, khu hệ cá ở đây là một phần trong khu hệ cá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có quan hệ chặt chẽ với khu hệ cá của vùng hạ lưu sông Mekong và gần gũi với khu hệ cá Campuchia. Sự gần gũi này được thể hiện qua số lượng loài cũng như sự lặp lại của các loài (số loài chung) giữa các khu hệ.

Do Búng nằm ở khu vực thượng nguồn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nước trong Búng bị chi phối hoàn toàn bởi nước ngọt. Vì vậy khu hệ cá ở Búng có nguồn gốc ngọt hoàn toàn và một số loài cá sống rộng sinh thái. Dựa trên kết quả thành phần loài thu thập được, chúng tôi chia khu hệ cá Búng Bình Thiên thành hai nhóm chính là nhóm cá tại chỗ (nhóm cá đen) và nhóm cá sông (cá trắng).

- Nhóm cá tại chỗ bao gồm các loài cá sống quanh năm trong khu vực Búng (cá đen). Các đại diện điển hình của nhóm này như: cá lóc (Channa striata), cá rô đồng (Anabas testudineus), lươn đồng (Monopterus albus), cá sặc bướm (Trichogaster trichopterus), cá sặc điệp (Trichogaster microlepis), v.v... Nhóm cá này thích nghi với nước tĩnh hoặc chảy chậm, có khả năng chịu ngưỡng oxy thấp, pH thấp, nhiệt độ cao trong mùa khô. Trong mùa mưa lũ, các loài cá này lên vùng ngập, sinh sản, cá con và cá trưởng thành đều sống trong vùng ngập cho đến cuối mùa lũ rút xuống khu vực Búng. Các vùng ngập lũ là nơi sinh sống của cá trưởng thành và cá con.

- Nhóm cá sông (cá trắng) là các loài cá thường thích nghi nước chảy. Chúng thường phân bố nhiều ở sông, tuy nhiên các loài cá trong nhóm này cũng có thể sống trong các khu vực có nước đứng hoặc chảy chậm. Trong nhóm này có một số loài có thể sống quanh năm hoặc một thời gian dài trong Búng như: cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos), cá rựa sông (Macrochirichthys macrochilus), cá chạch lá tre (Macrognathus siamensis), cá chạch sông (Mastacembelus armatus), cá chạch bông (Mastacembelus favus), cá ngựa nam (Hampala macrolepidota), cá rô sông (Pristolepis fasciata), cá vồ đém (Pangasius larnaudii), cá ét mọi (Labeo chrysophekadion), cá lăng nha (Hemibagrus nemurus), v.v… và một số loài khác là những đối tượng di cư. Các loài cá di cư có thể có mặt trong khu vực Búng theo mùa cũng có thể sống trong Búng trong một thời gian dài (thậm chí là cả trong mùa khô). Vào mùa mưa, các loài cá này từ sông di cư vào khu vực Búng để kiếm ăn, một số để sinh sản. Nhưng đến mùa khô, chúng lại di chuyển ra sông sinh sống. Các đại diện của nhóm này có thể kể như: cá duồng (Cirrhinus microlepis), cá linh ống (Henicorhynchus siamensis), linh bản (Thynnichthys thynnoides) v.v...

Các loài cá quý hiếm: đã ghi nhận cho khu vực, có 6 loài cá có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) ở các mức độ đe doạ khác nhau. Trong số 6 loài cá này có một loài được IUCN đề cập với mức độ cực kỳ nguy cấp. Những loài cá này rất có ý nghĩa về mặt khoa học, cần phải được bảo vệ để bảo tồn tính đa dạng không chỉ cho khu vực Búng Bình Thiên, Việt Nam mà còn có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học của hê thống sông Mê công ở mức độ cao hơn, mức độ thế giới (IUCN). Danh lục các loài cá quy hiếm (bảng 1)

Page 5: Microsoft Word - Bao cao tham luan _Full text_.doc · Web view... Việt Nam mà còn có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học của hê thống sông Mê công ở mức

Cá duồng Cirrhinus microlepis Sauvager, 1878Mức độ đe dọa VU (Sách Đỏ Việt Nam, 2007)

Cá mang rổ Toxotes chatareus (Hamilton, 1822)Mức độ đe dọa VU (Sách Đỏ Việt Nam, 2007)

Page 6: Microsoft Word - Bao cao tham luan _Full text_.doc · Web view... Việt Nam mà còn có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học của hê thống sông Mê công ở mức

Hình 5. Hình ảnh loài cá có mặt trong sách Đỏ Việt Nam 2007

Bảng 1. Các loài cá quí hiếm ở Búng Bình ThiênStt Tên tiếng việt Tên khoa học VN IUCN

I BỘ CÁ THÁT LÁT OSTEOGLOSSIFORMES1 Họ cá thát lát Notopteridae

1 Cá còm Chitala ornata (Gray, 1831) VUII BỘ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES

2 Họ cá chép Cyprinidae2 Cá hô Catlocarpio siamensis Boulenger, 1890 EN3 Cá duồng Cirrhinus microlepis Sauvager, 1878 VU

III BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES3 Họ cá tra Pangasiidae

4 Cá tra dầu Pangasianodon gigas Chevey, 1930 EN CE4 Họ cá chiên Sisoridae

5 Cá chiên nam Bagarius yarrelli (Sykes, 1841) VUII BỘ CÁ VƯỢC PERCIFORMES

5 Họ cá mang rổ Toxotoidae6 Cá mang rổ Toxotes chatareus (Hamilton, 1822) VU

Chú t hích: Các cấp đánh giá trên theo IUCN (1994): EW (extinct in the wild) : bị tiêu diệt ngoài thiên nhiên ; CR (criticaly endangered) : Rất nguy cấp ; EN (endangered) : nguy cấp ; VU (vulnerable) : sẽ nguy cấp ; LR (lower risk) : ít nguy cấp ; DD (Data deficient) : thiếu dữ liệu

3.2. Hiện trạng nghề cáCác loài cá kinh tế: đa số các loài cá khai thác được trong khu vực Búng đều được ngư dân sử

dụng làm thực phẩm. Tuy nhiên không phải tất cả chúng đều được xem là cá kinh tế trong khu vực. Loài cá được xem là có giá trị kinh tế phải đảm bảo được hai yếu tố là vừa có giá trị về mặt thương phẩm và phải có sản lượng khai thác cao. Hơn nữa tính chất kinh tế còn bị chi phối theo mùa vụ trong năm. Bởi vì một số loài là những đối tượng di cư, chúng có giá trị kinh tế trong mùa này nhưng lại không có gia trị trong mùa khác.

Qua khảo sát thực địa cùng với kết quả phỏng vấn ngư dân trong khu vực, xác định được 33 loài được xem là những đối tượng có giá trị kinh tế cho khu vực. Các loài cá này hàng năm ngoài đóng góp giá trị thực phẩm tại chỗ cho ngư dân trong vùng còn góp phần ổn định đời sống của nhiều ngư dân sống bằng nghề thủy sản.

Tình hình khai thác thuỷ sản: theo số điều tra tại các xã Nhơn hội, Quốc thái, Khánh Bình thì khu vực Búng có 1107 hộ với 5997 nhân khẩu sống ở 4 ấp xung quanh Búng Bình Thiên, trong đó có 85 hộ có tham gia đánh bắt cá trong Búng. Ở Búng Bình Thiên có 3 loại hộ khai thác thủy sản:

- Chuyên đánh bắt thủy sản có thể coi là chuyên nghiệp: thu nhập chính của họ dựa vào nguồn thu từ đánh bắt thủy sản (trên 50% tổng thu nhập của hộ); lao động chính của hộ hoạt động khai thác thủy sản;

- Hộ khai thác thủy sản bán chuyên nghiệp: (thu nhập từ khai thác thủy sản nhỏ hơn 50% tổng thu nhập của hộ);

- Hộ đánh bắt tiêu dùng (thủy sản đánh bắt được chủ yếu để sử dụng trong gia đình): có số lượng lớn, và thường không được nhắc đến trong các báo cáo của địa phương về tình hình khai thác thuỷ sản.

Ngư cụ khai thác được ngư dân sử dụng ở Búng Bình Thiên gồm: lưới các loại: lưới rê với mắt lưới các cỡ: 2-3cm, 4-5cm, 6-8cm, v.v...; lưới kéo (dùng lưới mùng); đăng mé; chà; cào; câu các loại, xúc lươn, v.v...

Đối tượng khai thác: hầu như tất cả các loài thủy sản có trong Búng đều là đối tượng khai thác. Tuy nhiên các đối tượng chính gồm: cá thát lát, cá cơm sông, các loài cá lòng tong, cá mè vinh, cá dảnh, cá linh ống, linh rìa, cá ngựa nam, cá duồng, cá mè lúi, cá trèn bầu, cá kết, cá chốt, cá lăng nha, cá tra, cá vồ đém, cá chạch lá tre, lươn, cá rô đồng, cá sặc bướm, cá rô sông, cá bống tượng, cá bống cát, cá lóc, v.v... Ngoài cá, một số loài giáp xác, nhuyễn thể cũng là đối tượng khai thác: hến, tôm càng xanh, tôm trứng, tép chấu, v.v...

Mùa vụ, vùng khai thác: Khai thác thủy sản ở Búng Bình Thiên diễn ra gần như quanh năm, ở khắp nơi trong Búng: vùng gần bờ, vùng giữa, suốt chiều dài của Búng.

Page 7: Microsoft Word - Bao cao tham luan _Full text_.doc · Web view... Việt Nam mà còn có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học của hê thống sông Mê công ở mức

Hình 6. Hình ảnh ngư cụ khai thác ở Búng Bình Thiên

III. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ Ở BÚNG BÌNH THIÊN

1. Giai đoạn I: năm 2008-2009Tiến hành đào tạo tập huấn về Đồng quản lý nghề cá

Đã tổ chức các lớp đào tạo về đồng quản lý nghề cá cho nhóm cán bộ nòng cốt và các cán bộ cấp huyện xã

Thực hiện tuyên truyền sâu rộng về đồng quản lý đến cộng đồng ở 3 Ấp thuộc 3 xã trên địa bàn ở Búng Bình Thiên

Tổ chức tham quan về mô hình đồng quản lý cho một số cán bộ nòng cốt và cộng đồngLấy ý kiến đồng thuận của cộng đồng về việc xây dựng mô hình đồng quản lý ở Búng Bình

ThiênXây dựng và tổ chức các hoạt động về đồng quản lý nghề cá tại Búng Bình ThiênTổ chức hội thảo và họp nhóm cộng đồng đưa ra các vấn đề cần giải quyết, các vấn đề ưu tiên

giải quyết và các quyết định của cộng đồng trong việc xây dựng mô hình đồng quản lý tại Búng Bình Thiên

Đang tiến hành xây dựng các tổ nhóm về mô hình đồng quản lý ở Búng Bình ThiênĐang tiến hành rà soát các hệ thống văn bản pháp lý để xây dựng văn bản pháp qui trình

UBND tỉnh ra quyết định ban hành về qui chế xây dựng mô hình đồng quản lý tại Búng Bình Thiên.Đang tiến hành hội thảo và họp cộng đồng để tiến hành xây dựng hương ước2. Giai đoạn II: từ năm 2010 và định hướng đến năm 2015Tổ chức triển khai thực hiện mô hình đồng quản lý bao gồm cam kết của cộng đồng và các hoạt

động liên quanTăng cường năng lực cho cán bộ nòng cốt về đồng quản lý, cho cán bộ chủ chốt trong mô hìnhTiếp tục rà soát và bổ sung hoàn thiện qui chế, hương ước cho mô hìnhTăng cường năng lực cộng đồng bao gồm tuyên truyền, vận động, ổn định và phát triển bền vững

sinh kế, ví dụ như chuyển đổi nghề hoặc hổ trợ chuyển đổi ngư cụ trong phương thức khai thác, đánh bắt, v.v…

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ cộng đồng, giám sát và đánh giá mô hình, đánh giá lại sự biến đổi của tài nguyên tại Búng và mức độ phục hồi nguồn lợi sau khi thực hiện mô hình đồng quản lý

Tiếp tục tìm kiếm nguồn tài trợ cho mô hình và quan hệ chặt chẽ với tư vấn nhằm có các giải pháp hỗ trợ kịp thời.

IV. THẢO LUẬN1. Việc nghiên cứu và đánh giá và thực hiện các nghiên cứu định kỳ về tài nguyên thủy sảnvà

các điền kiện môi trường kinh tế xã hội, đời sống cộng đồng ở Búng Bình Thiên là cần thiết đồng thời cũng khẳng định được giá trị đa dạng sinh học của Búng cũng như vai trò quan trọng của Búng trong khu vực nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Trên cơ sở này nhằm định hướng mục tiêu rõ ràng trong việc xây dựng mô hình đồng quản lý tại Búng Bình Thiên và các vấnđề ưu tiên giải quyết

2. Việc xây dựng mô hình đồng quản lý đang trong giai đoạn I và từng bước xây dựng mô hình vững chắc dựa trên nền tảng đồng thuận và sự tự nguyện của cộng đồng. Cộng đồng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề dưới sự trợ giúp của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn nhằm thực thi mô hình đúng với pháp luật hiện hành của Nhà nước.

3. Cần tiếp tục sự quan tâm của Trung ương và nhà tài trợ nhằm hỗ trợ cho việc triển khai mô hình

Page 8: Microsoft Word - Bao cao tham luan _Full text_.doc · Web view... Việt Nam mà còn có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học của hê thống sông Mê công ở mức

thêm một thời gian ít nhất là từ 3 đến 5 năm nữa nhằm ổn định vững chắc mô hình đồng quản lý tại Búng Bình Thiên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH1. Báo cáo kết quả khảo sát “Nghiên cứu hiện trạng khu hệ thủy sinh vật để xây dựng chương trình

khu bảo tồn đồng quản lý tại Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang”

2. Báo cáo kết quả “Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Búng Bình Thiên”3. Báo cáo kết quả “Điều tra hiện trạng kinh tế xã hội của cộng đồng nghề cá tại khu vực Búng Bình

Thiên”4. Báo cáo kết quả hoạt động “Thiết kế, lựa chọn mô hình, xây dựng chiến lược và kế hoạch thực

hiện dự án đồng quản lý kết hợp với bảo tồn khu vực BBT5. Báo cáo kết quả nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng về xây dựng bản đồ quy hoạch khu

vực khai thác thủy sản tại Búng Bình Thiên6. Báo cáo kết quả nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng về xây dựng bản đồ quy hoạch khu

vực nuôi trồng thủy sản tại Búng Bình Thiên7. Báo cáo kết quả nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng về xây dựng bản đồ quy hoạch khu

vực bảo tồn nguồn lợi thủy sản tại Búng Bình Thiên.