Top Banner
Sáng kiến kinh nghim Vũ Thu Hường - Hiu trưởng THPT s2 Bc Hà MC LC PHN MĐẦU:................................................................................... Trang I. Lý do chn đề tài……………………………………………………... 2 II. Mc đích nghiên cu………………………………………………… 3 III. Nhim vnghiên cu………………………………………………... 3 IV. Đối tượng nghiên cu……………………………………………….. 3 V. Phương pháp nghiên cu…………………………………………….. 4 PHN NI DUNG:................................................................................. 5 I. Cơ slý lun và cơ sthc tin ca đề tài…………………………….. 5 1. Cơ slý lun…………………………………………………………. 5 2. Cơ sthc tin………………………………………………………… 8 II. Thc trng xây dng nhà trường văn hóa - trường THPT s2 Bc Hà 9 1. Đặc đim tình hình trường THPT s2 Bc Hà…... 9 2. Thc tế các hot động xây dng NTVH……………………………… 10 III. Mt sgii pháp xây dng NTVH – THPT s2 Bc Hà năm hc 2010 - 2011 13 1. Gii pháp xây dng “phn ni” ca nhà trường văn hóa 13 2. Gii pháp xây dng “phn chìm” ca nhà trường văn hóa 14 3. Các gii pháp cth15 3.1. Tăng cường slãnh đạo ca Đảng, hiu ququn lý ca Ban Giám hiu trong vic thc hin nhim vxây dng nhà trường văn hoá. 15 3.2. Vai trò ca người Hiu trưởng trong vic xây dng nhà trường văn hóa. 17 3.3. Nâng cao nhn thc cho giáo viên, cán b, công chc và toàn thhc sinh để xây dng NTVH 18 3.4. Phát huy sc mnh tng hp ca giáo viên và hc sinh trong trường làm chuyn biến mnh mcuc vn động ……………………………………. 19 3.5. Xây dng và thc hin các quy tc ng xvăn hóa trong nhà trường 21 3.6. Tăng cường các bin pháp giáo dc hành vi văn hóa cho hc sinh hin nay: 24 3.7. Tăng cường xây dng ngun lc và cơ svt cht cho các hot động ... 27 3.8. Xây dng mt môi trường đạo đức tích cc, trong sáng, lành mnh trong Nhà trường. 28 PHN KT LUN :................................................................................ 29 Tài liu tham kho. 30 Trường THPT s2 Bc Hà 1
30

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Oct 11, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU:................................................................................... Trang I. Lý do chọn đề tài……………………………………………………... 2 II. Mục đích nghiên cứu………………………………………………… 3 III. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………... 3 IV. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………….. 3 V. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….. 4

PHẦN NỘI DUNG:................................................................................. 5 I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài…………………………….. 5 1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………. 5 2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………… 8 II. Thực trạng xây dựng nhà trường văn hóa - trường THPT số 2 Bắc Hà 9 1. Đặc điểm tình hình trường THPT số 2 Bắc Hà…... 9 2. Thực tế các hoạt động xây dựng NTVH……………………………… 10 III. Một số giải pháp xây dựng NTVH – THPT số 2 Bắc Hà năm học 2010 - 2011

13

1. Giải pháp xây dựng “phần nổi” của nhà trường văn hóa 13 2. Giải pháp xây dựng “phần chìm” của nhà trường văn hóa 14 3. Các giải pháp cụ thể 15 3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Ban Giám hiệu trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà trường văn hoá.

15

3.2. Vai trò của người Hiệu trưởng trong việc xây dựng nhà trường văn hóa. 17 3.3. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ, công chức và toàn thể học sinh để xây dựng NTVH

18

3.4. Phát huy sức mạnh tổng hợp của giáo viên và học sinh trong trường làm chuyển biến mạnh mẽ cuộc vận động …………………………………….

19

3.5. Xây dựng và thực hiện các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường 21 3.6. Tăng cường các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa cho học sinh hiện nay:

24

3.7. Tăng cường xây dựng nguồn lực và cơ sở vật chất cho các hoạt động ... 27 3.8. Xây dựng một môi trường đạo đức tích cực, trong sáng, lành mạnh trong Nhà trường.

28

PHẦN KẾT LUẬN :................................................................................ 29 Tài liệu tham khảo. 30

Trường THPT số 2 Bắc Hà 1

Page 2: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

mà chúng ta đang tiến hành nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội đang

đặt ra nhiệm vụ cấp bách là xây dựng một xã hội không chỉ có nền kinh tế và khoa học

công nghệ phát triển cao, cùng với nó phải là một môi trường văn hóa trong sạch, lành

mạnh, thực sự là nguồn năng lượng tinh thần, là “cái nôi” nuôi dưỡng tâm hồn, phát

triển trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X

cũng khẳng định, phải phát triển nhanh nhưng bền vững; tăng trưởng kinh tế phải đi

đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mục tiêu chân –

thiện – mỹ là mục đích vươn tới của văn hoá Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu đáng tự hào mà Việt Nam đã đạt được trong công

cuộc đổi mới vừa qua, cũng phải nghiêm túc nhìn nhận về thực trạng môi trường văn

hóa nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập đáng lo ngại: sự gia tăng nhanh chóng của

tệ nạn xã hội; sự băng hoại đạo đức, lối sống của một lớp người trong xã hội, đặc biệt

là lớp thanh niên trẻ; sự tấn công, phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch trong và

ngoài nước đang làm xói mòn đạo đức, lối sống, phá vỡ thuần phong mỹ tục, đảo lộn

kỷ cương, phép nước …

Ở lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, nhiều cơ sở đào tạo và trường học chưa thực sự

coi trọng vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để đào tạo những con

người phát triển toàn diện. Nhiều trường học mới chỉ quan tâm tới việc truyền thụ

kiến thức cho học sinh, chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục phẩm chất đạo

đức, phát triển nhân cách con người. Một số hiện tượng tiêu cực nảy sinh không được

kịp thời uốn nắn dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong học sinh, sinh viên: lang

thang bụi đời, trộm cắp, cướp giật, ma tuý, mại dâm, .v.v… Trật tự học đường ở một

số trường chưa được đảm bảo, mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội lỏng

lẻo, tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội luồn lách, thâm nhập vào học đường. Môi

trường giáo dục ở một số nơi còn thiếu lành mạnh bởi hoạt động “thương mại hoá

Trường THPT số 2 Bắc Hà 2

Page 3: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà giáo dục” của một số thầy cô giáo. Ở một vài trường học, cơ sở vật chất phục vụ học

tập còn chưa được trang bị đầy đủ, bàn ghế thiếu thốn, sân chơi nhiều rác, nhà vệ sinh

thiếu sạch sẽ, môi trường không khí bị ô nhiễm … làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo

dục. Đây là những bức xúc, đòi hỏi sự quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo, các cơ

quan đoàn thể trên địa bàn.

Bên cạnh đó, cùng với gia đình, nhà trường là “cái nôi” đầu tiên trong quá trình

giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách con người, tạo nên nguồn nguyên khí của

quốc gia. Vì thế để giáo dục các em, những chủ nhân tương lai của đất nước thành

một con người phát triển toàn diện thì đầu tiên phải chú ý đến việc xây dựng nhà

trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực.Vấn đề xây dựng một nhà trường văn hóa được coi

là có tính sống còn đối với mỗi trường, vì nếu trường học mà thiếu văn hóa thì không

thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.

Xuất phát từ tình hình đó, đồng thời nhằm thực hiện hiệu quả cuộc vận động

xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” mà ngành giáo dục đang triển

khai hiện nay và tiến tới xây dựng một nhà trường đạt tiêu chuẩn “Nhà trường văn

hóa – nhà giáo mẫu mực – học sinh thanh lịch”, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp

xây dựng nhà trường văn hoá ở trường THPT số 2 Bắc Hà ” nhằm trao đổi kinh

nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo tại nhà trường, giúp cho việc thực hiện nhiệm

vụ năm học ngày càng đạt hiệu quả cao.

II. Mục đích nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp chỉ đạo thực hiện xây dựng nhà

trường văn hóa ( NTVH ) ở trường THPT số 2 Bắc Hà năm học 2010 - 2011.

III. Nhiệm vụ nghiên cứu.

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng NTVH nói

chung và trường THPT số 2 Bắc Hà nói riêng.

2. Đánh giá thực trạng của việc xây dựng NTVH ở trường THPT số 2 Bắc Hà -

Lào Cai.

Trường THPT số 2 Bắc Hà 3

Page 4: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà 3. Đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng Nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu

mực, học sinh chăm ngoan. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”, đổi mới

phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện; thực hiện cuộc vận động

“Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm” trong trường THPT số 2 Bắc Hà

IV. Đối tượng nghiên cứu.

Những biện pháp chỉ đạo thực hiện xây dựng NTVH trong trường THPT.

V. Phương pháp nghiên cứu.

1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

3. Phương pháp điều tra, khảo sát, thực nghiệm.

4. Phương pháp mô tả

5. Phương pháp phân tích

6. Phương pháp tổng hợp, tổng kết kinh nghiệm.

Trường THPT số 2 Bắc Hà 4

Page 5: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà

PHẦN NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

1. Cơ sở lý luận :

Tiêu chuẩn: Nhà trường văn hóa – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch

1.1.Tiêu chuẩn chung:

- Nhà trường văn hoá: Khung cảnh đẹp - Nền nếp tốt - Chất lượng cao

- Nhà giáo mẫu mực: Phẩm chất tốt - Chuyên môn giỏi - Phong cách đẹp

- Học sinh thanh lịch: Đạo đức tốt - Học tập giỏi – Lối sống đẹp

1.2. Nội dung cụ thể:

* Nhà trường văn hóa:

- Khung cảnh đẹp:

+ Có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, có biện pháp giữ gìn, khai thác

tốt tài sản, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.

+ Cảnh quan sư phạm đảm bảo xanh, sạch, đẹp; môi trường giáo dục lành

mạnh, văn hoá, an toàn.

+ Các phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng, thư viện, phòng thí

nghiệm... bố trí khoa học, ngăn nắp, sạch đẹp, phục vụ hiệu quả cho các hoạt động của

nhà trường.

- Nền nếp tốt:

+ Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà nước, các quy định, quy chế

chuyên môn của ngành, các quy định về cải cách thủ tục hành chính. Đảm bảo kỷ

cương trong quản lý, thực chất trong đánh giá; nền nếp làm việc, học tập, hội họp

khoa học, thiết thực và hiệu quả.

+ Xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ, quy định trách nhiệm của các

thành viên trong nhà trường. Triển khai có hiệu quả cuộc vận động Dân chủ - Kỷ

Trường THPT số 2 Bắc Hà 5

Page 6: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà cương - Tình thương - Trách nhiệm. Xây dựng và giữ gìn khối đoàn kết trong tập thể

nhà trường. Đảm bảo chế độ thông tin báo cáo.

+ Thực hiện nếp sống văn minh, tổ chức tốt các phong trào thi đua và các hoạt

động giáo dục trong nhà trường

- Chất lượng cao:

+ Thực hiện tốt các hoạt động giáo dục toàn diện, thực hiện đổi mới và đạt kết

quả cao trong hoạt động dạy và học. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục.

+ Thực hiện tốt công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên,

cán bộ quản lý giáo dục.

+ Đạt danh hiệu thi đua “Trường Tiên tiến” trở lên.

* Nhà giáo mẫu mực:

- Phẩm chất tốt:

+ Yêu nước, yêu quê hương, làng xóm, yêu nghề, yêu trẻ, thực hiện tốt đường

lối giáo dục của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà nước, quy định, quy

chế của ngành.

+ Có tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần

đoàn kết. Có đạo đức trong sáng, tận tuỵ với nghề, gương mẫu, trung thực, cần kiệm

liêm chính, chí công vô tư.

- Chuyên môn giỏi:

+ Tích cực tham gia các sinh hoạt chuyên môn, đảm bảo ngày công lao động

cao. Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới dạy học.

+ Thường xuyên tham gia hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình

độ, thực hiện có chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, đúc kết sáng kiến kinh

nghiệm, có ý thức học hỏi, được đồng nghiệp tin cậy.

+ Chất lượng dạy học và công tác tốt, được học sinh và phụ huynh tin tưởng.

Đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua hoặc Lao động tiên tiến trở lên.

Trường THPT số 2 Bắc Hà 6

Page 7: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà - Phong cách đẹp:

+ Có nền nếp làm việc khoa học, lối sống lành mạnh, ứng xử giao tiếp văn hoá.

Quan hệ tốt với đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.

+ Trang phục, tác phong, ngôn ngữ, cử chỉ thể hiện nếp sống thanh lịch của

người thầy, có tác dụng làm gương cho học sinh noi theo.

+ Gia đình được công nhận là “Gia đình văn hoá”.

* Học sinh thanh lịch:

- Đạo đức tốt:

+ Có ý thức phấn đấu tu dưỡng, động cơ học tập đúng đắn. Có tinh thần khắc

phục khó khăn, vươn lên trong học tập và công tác. Tích cực, gương mẫu trong các

hoạt động tập thể, tham gia xây dựng nhà trường.

+ Biết kính trên, nhường dưới, trọng già, quý trẻ, đoàn kết thân ái với bạn bè.

+ Được xếp loại đạo đức Tốt, được tập thể tín nhiệm.

- Học tập giỏi:

+ Có phương pháp học tập khoa học, đạt kết quả cao và đồng đều ở các môn

học, các mặt hoạt động.

+ Có ý thức rèn luyện, tinh thần tự học, không ngừng nâng cao kiến thức toàn

diện. Hăng hái tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao... để trở thành con

người phát triển toàn diện. Trung thực trong học tập và kiểm tra, thi cử. Có ý thức

giúp đỡ bạn trong học tập.

+ Đạt danh hiệu Học sinh Tiên tiến trở lên.

- Lối sống đẹp:

+ Có nền nếp tốt trong học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí; giữ gìn trật tự, vệ

sinh nơi công cộng; có ý thức học tập để hiểu biết, kế thừa và phát huy truyền thống

văn hoá và nếp sống thanh lịch. Trang phục, giao tiếp, ứng xử có văn hoá.

Trường THPT số 2 Bắc Hà 7

Page 8: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà + Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà

trường. Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ của công. Tích cực đấu tranh với các

biểu hiện không lành mạnh và phòng chống các tệ nạn xã hội.

Các mối quan hệ trên nếu được nhà trường chú ý thực hiện tốt, chặt chẽ và đồng

bộ thì chắc chắn các trường THPT sẽ đạt hiệu quả tốt hơn về các mặt giáo dục và trở

thành địa chỉ tin cậy của học sinh và phụ huynh.

2. Cơ sở thực tiễn.

Hiện nay sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát

triển đã làm không ít học sinh xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, hình thành tư

tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội. Những biểu hiện

văn hóa lệch lạc, lối sống thiếu lành mạnh, những hiện tượng tha hóa, những sai lệch

chức năng, chuẩn mực giá trị, đạo đức, xa rời thuần phong mỹ tục của dân tộc…đang

xuất hiện trong đời sống văn hóa của học sinh.

Sự phát triển và lan rộng của hệ thống Internet bên cạnh mặt tích cực giúp phát

triển tri thức, cập nhật những thành công, mở rộng hiểu biết và tăng cường các mối

quan hệ... cũng đã có những tác động tiêu cực đến đời sống của học sinh. Từ việc sử

dụng Internet làm công cụ giải trí tiêu phí thời gian, sức lực và tiền bạc vào game

online, sử dụng tiện ích chát, truy cập trang web đen như một thú tiêu khiển, sinh ra

thói lừa lọc, mua bán đồ đạc ảo bằng tiền thật...Từ môi trường giao tiếp ảo, nhiều học

sinh đã ảo hoá những thông tin cá nhân (tên, tuổi, giới tính, địa phương cư trú, hình

dáng...) và đi đến cung cấp thông tin giả.

Hiện tượng một bộ phận học sinh hiện nay mắc các tệ nạn xã hội là vấn đề

khiến gia đình, nhà trường và toàn xã hội không khỏi lo lắng. Theo thống kê của Cục

Thống kê tội phạm, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, học sinh dễ mắc phải những tội

phạm như: cướp của, giết người, vận chuyển ma túy... Năm 2009 và 3 tháng đầu năm

2010, riêng trẻ em dưới 16 tuổi có 7000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm vị thành

niên dưới 18 tuổi. Công an các địa phương đã khởi tố điều tra 8.531 vụ với 11.732 đối

Trường THPT số 2 Bắc Hà 8

Page 9: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà tượng ở tất cả các tội danh này. Xử lý hành chính lên tới 35.463 vụ với 48.187 đối

tượng; trong đó giao cho gia đình giáo dục 21.484 đối tượng, xã phường quản lý, giáo

dục 8.892 đối tượng, lập hồ sơ đưa đi trường giáo dục 5.616 đối tượng, áp dụng các

biện pháp khác 11.677 đối tượng. Trong hàng loạt các vụ cướp, đâm, chém… vừa

qua, hầu hết hung thủ đều trong độ tuổi rất trẻ, thậm chí chỉ mới 16 – 17 tuổi.

II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG VĂN HOÁ - TRƯỜNG

THPT SỐ 2 BẮC HÀ

1. Đặc điểm tình hình Trường THPT số 2 Bắc Hà

Trường THPT số 2 huyện Bắc Hà được thành lập năm 2004 theo Quyết định số

310/QĐ-UB ngày 02 tháng 6 năm 2004 của UBND tỉnh Lào Cai. Trụ sở nhà trường

đặt tại Xã Bảo Nhai, Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Sau 6 năm thành lập và trưởng

thành, trường THPT số 2 Bắc Hà đã tăng nhanh về số lượng, phát triển mạnh về quy

mô, cơ sở vật chất, nâng cao dần về chất lượng giáo dục.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) của Đảng coi Giáo

dục & Đào tạo, Khoa học & Công nghệ là “Quốc sách hàng đầu”. Trong những năm

qua, sự nghiệp giáo dục của trường THPT số 2 Bắc Hà có bước phát triển mới. Nhà

trường đã tổ chức sắp xếp phát triển trường lớp khang trang, cải thiện khung cảnh sư

phạm đáp ứng nhu cầu học và trở thành địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học

sinh 6 xã hạ huyện Bắc Hà và 2 xã Xuân Quang, Phong Niên thuộc huyện Bảo Thắng.

Cơ sở vật chất của trường cũng được đầu tư đáng kể. Hệ thống lớp học được điều

chỉnh, xây dựng, tu bổ đảm bảo các điều kiện học tập và vui chơi của học sinh. Với

diện tích rộng, thoáng mát đáp ứng được điều kiện cho các em học sinh vui chơi và

học tập.

Việc bồi dưỡng đào tạo, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng đem lại nhiều kết

quả tốt. Năm học 2010 – 2011, tổng số CBQL, giáo viên toàn trường là 31 đồng chí,

số giáo viên đạt chuẩn 96.8%. Đội ngũ giáo viên ngoài việc phấn đấu bồi dưỡng

chuyên môn qua các phong trào “dạy tốt, học tốt” còn được bổ sung kiến thức, rèn

Trường THPT số 2 Bắc Hà 9

Page 10: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà luyện đạo đức nghề nghiệp qua các đợt bồi dưỡng theo chương trình qui định, các

buổi sinh hoạt tư tưởng thường kỳ. Từ khi thành lập đến nay trường đã đạt được

những thành tích như sau:

- Trường liên tục đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến.

- Chi bộ liên tục đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh.

- Số cán bộ giáo viên giỏi cấp tỉnh: 01

- Số giáo viên giỏi cấp trường: 29 lượt.

- Công đoàn: Liên tục đạt công đoàn vững mạnh.

- Đoàn thanh niên: Liên tục đạt danh hiệu Đoàn trường vững mạnh xuất sắc.

2. Thực tế các hoạt động xây dựng nhà trường văn hóa trong trường

THPT số 2 Bắc Hà những năm qua

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện xây dựng NTVH, thực hiện

nghiêm túc Chương trình và kế hoạch hoạt động của Sở giáo dục & đào tạo Lào Cai,

trong những năm vừa qua, trường THPT số 2 Bắc Hà đã tiến hành các nhiêm vụ để

tiến tới xây dựng Nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, học

giỏi. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”, đổi mới phương pháp dạy học,

nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện; thực hiện cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương

– Tình thương – Trách nhiệm”, triển khai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực

trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” trong nhà trường, xây dựng môi

trường thân thiện, học sinh hoạt động tích cực.

Nhờ những cố gắng vươn lên của tập thể nhà trường, đồng thời có sự quan tâm

chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng xã hội.

Trong những năm vừa qua, đặc biệt năm học 2009 - 2010 hoạt động xây dựng NTVH

đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về chất lượng và nội dung, đặc biệt trong giáo dục toàn

diện cho học sinh.

2.1. Đối với học sinh:

Trường THPT số 2 Bắc Hà 10

Page 11: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà Nhà trường đã phát động, triển khai các phong trào thi tìm hiểu môi trường

xung quanh, nhằm nâng cao thói quen lễ giáo cho học sinh trong toàn trường. Tổ chức

các cuộc thi “Học sinh thanh lịch”, “Nữ sinh thanh lịch” nhằm giáo dục nhận thức

thẩm mỹ và ứng xử trong cuộc sống. Các hoạt động này tạo ra những sân chơi bổ ích,

sinh hoạt văn hoá lành mạnh nhằm phát triển con người toàn diện. Thông qua các hoạt

động này, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh được cải thiện, kỷ cương trật tự nhà

trường được xây dựng, củng cố. Sự nhận thức trong các em học sinh về thói quen lễ

giáo có sự biến chuyển tốt.

Đa số các em học sinh đều biết cư xử đúng mực trong giao tiếp với thầy cô và

bạn bè. Có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường,

biết yêu thương kính trọng ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo và những người gần gũi, biết

vâng lời, biết tự nhận lỗi khi mắc lỗi.

Trong công tác xây dựng NTVH, Nhà trường luôn xác định mục tiêu tổ chức

giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ với các nhiệm vụ trọng tâm: Dạy đủ, đúng

chương trình môn giáo dục thể chất và thẩm mỹ - hình thành và phát triển khả năng

cảm nhận vẻ đẹp trong cuộc sống và nghệ thuật. Bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp

của các sự vật, hiện tượng xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật

Để xây dựng NTVH, nhà trường còn chú trọng, quan tâm việc chăm sóc sức

khỏe cho học sinh và y tế học đường. Có kế hoạch trang bị hoàn chỉnh hệ thống nước

uống sạch, đảm bảo đủ nước uống sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống chiếu

sáng học đường hợp lý. Để thực tốt nhiệm vụ này, nhà trường luôn đề cao các biện

pháp như: Phối kết hợp với trung tâm y tế xã tổ chức cho 100% học sinh được chăm

sóc sức khoẻ ban đầu.

Nhà trường đẩy mạnh hoạt động Thể dục - Thể thao, phong trào văn nghệ,

phong trào ca hát tập thể và thể dục thể thao trong nhà trường, hoạt động xã hội của

ngành, địa phương. Trong năm học, trường luôn tổ chức sinh hoạt tập thể nhân những

ngày lễ lớn.

Trường THPT số 2 Bắc Hà 11

Page 12: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà 2.2. Đối với giáo viên:

Thực hiện xây dựng NTVH, Chi bộ, Ban giám hiệu trường tiến hành việc tăng

cường giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng: tổ chức học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí

Minh cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh kết hợp với phong trào xây

dựng “Nhà trường văn hoá – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh chăm ngoan”. Quá trình

thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà trường văn hóa được tiến hành theo cách xây dựng

và triển khai kế hoạch hoạt động, thông qua các khâu như:

- Giáo viên đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch.

- Ban giám hiệu có biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động

- Ban chấp hành Công đoàn xây dựng khối đoàn kết nội bộ.

Hoạt động xây dựng NTVH được biểu hiện trong khối cán bộ, giáo viên như:

- Xây dựng nếp sống văn hoá: Ra vào lớp, hội họp đúng giờ, ghi chép đầy đủ,

tập trung đóng góp ý kiến xây dựng…

- Thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của trường, của Sở Giáo dục

để nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho giáo viên đi học đạt chuẩn và phấn đấu học

trên chuẩn. Tổ chức cho giáo viên học tập và thực hiện các văn bản, chỉ thị của ngành

giáo dục

- Nhà trường phối kết hợp với Công đoàn hưởng ứng, thực hiện tốt cuộc vận

động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, thực

hiện tốt cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm “ và “Nếp

sống văn hoá công nghiệp”. Đề ra những tiêu chuẩn thi đua mang tính khả thi được

bàn bạc thống nhất một cách dân chủ động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ năm

học, tổ chức sơ kết, tổng kết và khen thưởng kịp thời.

Trong hoạt động xây dựng NTVH, Nhà trường luôn nghiêm khắc xử lý đối với

giáo viên còn những tồn tại như:

- Một số giáo viên chưa thực sự mẫu mực trong giao tiếp ứng xử với đồng

nghiệp, với học sinh và cha mẹ học sinh. Tác phong, lời nói chưa chuẩn mực.

Trường THPT số 2 Bắc Hà 12

Page 13: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà - Trong nghề nghiệp, khả năng sư phạm, phương pháp dạy học chưa thực sự

đáp ứng được với yêu cầu đổi mới dạy học dẫn đến việc đánh giá học sinh chưa đúng

mức, chưa thực sự làm cho phụ huynh học sinh khâm phục về khả năng chuyên môn,

khả năng thu hút học sinh còn hạn chế.

- Lối sống, giao tiếp và trang phục đôi lúc chưa chuẩn mực có thể do nhận thức,

hoặc cẩu thả trong cách ăn mặc dẫn đến những hạn chế trong việc hướng dẫn học sinh

ăn mặc, ứng xử giao tiếp có văn hoá.

- Trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ: một bộ phận nhỏ giáo viên

còn chưa tích cực, chưa tự giác để nâng cao trình độ dẫn đến việc thiếu kiến thức

chuyên môn và cả kiến thức xã hội để giáo dục và truyền thụ cho học sinh.

- Trong việc tham gia các hoạt động xã hội còn có giáo viên nhận thức hạn chế

hoặc vì những toan tính cá nhân đã không tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc

không coi trọng các hoạt động xã hội

Có thể nói hoạt động xây dựng nhà trường văn hóa tại Trường THPT số 2 Bắc

Hà trong những năm qua đã đạt được một số thành tích nhất định. Tuy nhiên, do một

số điều kiện khách quan và chủ quan như: điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị

trường, một số các bậc phụ huynh mải làm ăn kinh tế nên đã xem nhẹ việc giáo dục

uốn nắn con em mình. Để phát huy những mặt đã đạt được và khắc phục những tồn tại

trong hoạt động xây dựng nhà trường văn hóa ở trường THPT số 2 Bắc Hà, cần phải

có những giải pháp cụ thể.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG VĂN HÓA

THPT SỐ 2 BẮC HÀ NĂM HỌC 2010 – 2011

1. Giải pháp xây dựng “phần nổi” của nhà trường văn hóa:

1.1. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng trường học “Xanh - sạch - đẹp - an toàn”

- Quan tâm xây dựng khung cảnh bên ngoài Nhà trường (Cổng trường, tường

rào, nhà để xe...)

Trường THPT số 2 Bắc Hà 13

Page 14: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà - Chủ động quy hoạch khuôn viên Nhà trường, khu vực sân chơi, bãi tập, khu

học tập, ...tạo không gian hợp lý mang tính giáo dục cao.

- Tiếp tục đầu tư trồng cây xanh, cây cảnh, cây bóng mát, hòn non bộ... đảm

bảo tiêu chí môi trường học đường an toàn, xanh, sạch đẹp.

- Tổ chức trang trí lớp học, hành lang các phòng học, trang trí phòng làm việc...

trang trí các bảng biểu tuyên truyền về tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và hệ thống các

giá trị của Nhà trường; tạo nên môi trường nhẹ nhàng, hài hoà giảm bớt sự căng thẳng

ở giáo viên và học sinh.

1.2. Chú trọng xây dựng trang phục của CBGV và học sinh khi đến trường:

Thực hiện mọi CBGV và học sinh thực hiện đúng quy định về trang phục khi đến

trường, góp phần làm cho mỗi người tự mình phải trau dồi, rèn luyện phong cách,

phẩm chất cho phù hợp với mục tiêu của việc xây dựng nhà trường văn hóa.

1.3. Quan tâm đến các hoạt động văn hoá trong trường học: Chú trọng đưa các

hoạt động văn hóa có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân

tộc.

1.4. Hình thành thói quen ứng xử có văn hoá trong CBGV và học sinh:

- Thói quen gìn giữ vệ sinh trường lớp; tiết kiệm năng lượng; không nói tục,

chửi thề; không hút thuốc lá; không sử dụng điện thoại di động khi hội họp và giảng

dạy...

- Chống các biểu hiện thiếu công bằng, thiếu dân chủ, thiếu trung thực;

- Bắt tay, chào hỏi, tặng hoa...lúc nào cho phù hợp...

- Đi lại, đứng ngồi, xưng hô, nói năng, để xe... sao cho có văn hóa.

2. Giải pháp xây dựng “phần chìm” của nhà trường văn hóa:

- Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau

giữa các giáo viên và học sinh: Làm cho nhà trường thực sự là một tổ ấm thứ hai sau

gia đình, mỗi giáo viên đều cảm thấy thoải mái, dễ dàng trao đổi, thảo luận, chia sẽ

kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong chuyên môn và cuộc sống.

Trường THPT số 2 Bắc Hà 14

Page 15: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà - Tạo bầu không khí tin cậy, thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và

hiệu quả giảng dạy học tập: Tạo bầu không khí thân thiện, gắn bó nhưng phải có sự

phân cấp trong công việc, không nên đề cao uy quyền mà xác định mỗi người phụ

trách mỗi lĩnh vực công tác khác nhau, nhưng tất cả đều hướng đến mục đích chung

là chất lượng và hiệu quả công tác.

- Tạo môi trường học tập thuận lợi nhất cho học sinh: Có môi trường học tập

thuận lợi học sinh mới ham học, vui vẻ, thoải mái... Do vậy phải tạo được môi trường

thân thiện giữa CBGV với học sinh.

- Tạo môi trường thân thiện cho CBGV và học sinh: Phải xây dựng nhà trường

là nơi thực sự an toàn, cởi mở và chấp nhận các nhu cầu hoàn cảnh khác nhau của học

sinh, khuyến khích học sinh phát biểu bày tỏ quan điểm cá nhân của mình, xây dựng

mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò.

- Xây dựng đội ngũ cốt cán có trách nhiệm và thống nhất cao trong việc xây

dựng nhà trường văn hóa: Mọi công việc cần có sự trao đổi, bàn bạc trong Ban giám

hiệu, các tổ chức đoàn thể trong trường học, các Tổ trưởng chuyên môn...tạo được

không khí dân chủ, cởi mở từ đó phát huy được sự sáng tạo của đội ngũ trong việc xây

dựng nhà trường văn hóa.

- Coi trọng dân chủ trong trường học, tổ chức các diễn đàn cho thanh thiếu niên

học sinh: Tạo được tinh thần dân chủ thực sự để từng cá nhân và tập thể lớp được đề

xuất, được phản ánh được đóng góp ý kiến xây dựng Nhà trường...Tổ chức các diễn

đàn là điều kiện tốt nhất để học sinh bộc lộ tư tưởng, tình cảm, lẽ sống của mình.

3. Chú trọng các giải pháp cụ thể

3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Ban Giám hiệu

trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà trường văn hoá.

Đây là giải pháp có tính chất quyết định tới việc nâng cao chất lượng và hiệu

quả xây dựng NTVH ở trường THPT số 2 Bắc Hà trong thời kỳ hiện nay. Xây dựng

NTVH nhằm đáp ứng những nhu cầu văn hoá, giáo dục học sinh, góp phần hình thành

và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Xây dựng NTVH tốt đẹp cần thiết có sự chỉ đạo Trường THPT số 2 Bắc Hà 15

Page 16: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà và tham gia của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý của Ban giám hiệu Nhà trường trong việc

thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTVH.

Trên thực tế, hoạt động xây dựng NTVH ở trường THPT số 2 Bắc Hà trong

những năm qua đã cho thấy sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ Đảng và quản lý của Ban

giám hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính chất quyết định.

a. Đối với Chi Bộ nhà trường:

- Phối hợp cùng với chính quyền tổ chức học tập, quán triệt các chủ trương nghị

quyết của Đảng, chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội qui, qui định của nhà

trường, địa phương về giáo dục. Từ đó, cần nhận thức đầy đủ về vai trò của văn hoá

và xây dựng NTVH trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Khắc phục sự nhìn nhận

phiến diện về xây dựng NTVH, coi xây dựng NTVH đơn thuần chỉ là các hoạt động

mang tính chất bề nổi, không quan tâm đến chiều sâu.

- Chỉ đạo cho BGH và BCHCĐ phối hợp triển khai và hướng dẫn Ban chỉ đạo

nhà trường vận động CBCC trong cơ quan đăng ký xây dựng đơn vị có đời sống Văn

hóa: Văn minh – Sạch đẹp – An toàn.

- Chỉ đạo thành lập ban vận động xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt

năm học 2010-2011.

Kinh nghiệm cho thấy, ở cơ sở nào có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp

uỷ Đảng, có sự đi sâu, đi sát trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá các

phong trào, các hoạt động thì ở đó hoạt động xây dựng NTVH có sự chuyển biến tốt.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi ở cơ sở nào vai trò lãnh đạo, sự chỉ đạo của Đảng và

sự quản lý của Nhà nước được thực hiện tốt thì từ việc hoạch định chương trình, kế

hoạch hoạt động đến việc tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện xây dựng NTVH đều

đạt kết quả cao.

b. Đối với BGH nhà trường :

- Thực hiện hình thức tuyên truyền, nhằm giáo dục cho cán bộ giáo viên, học

sinh trong nhà trường về xây dựng nếp sống văn minh, đời sống văn hóa trong nhà

Trường THPT số 2 Bắc Hà 16

Page 17: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà trường, tham mưu với phụ huynh trồng mới thêm nhiều cây xanh, tạo cảnh quan môi

trường luôn xanh - sạch - đẹp.

- Vận động 100% CBCC đăng ký xây dựng đơn vị có đời sống văn hóa tốt và

thực hiện có hiệu quả phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Cổng

trường em sạch đẹp – an toàn”.

- Chỉ đạo cho cán bộ y tế trường học: Vận động các em học sinh biết chăm sóc

sức khỏe, giữ gìn vệ sinh chung và cá nhân, bảo vệ sinh môi trường - xanh – sạch -

đẹp. Tổ chức 100% khám sức khỏe ban đầu cho học sinh và tuyên truyền phòng bệnh

học đường, các bệnh truyền nhiễm khác.

c. Đối với BCH Công đoàn :

- Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ; thể dục thể thao. Thông

qua các hoạt động này nhằm xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”,

ngăn ngừa và phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường; hoàn

thành tốt các chỉ tiêu thi đua Nghị quyết Đại hội chi bộ, Đại hội Công đoàn và hội

nghị cán bộ - công chức từng nhiệm kỳ đề ra.

- Luôn có sự phối hợp chặt chẽ, đầy trách nhiệm, tất cả vì sự nghiệp Giáo dục -

Đào tạo ở trường; chung vai gánh vác, chia sẻ trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho

mỗi cá nhân phát triển.

- Vận động 100% Đoàn viên công đoàn, người lao động trong đơn vị đăng ký

xây dựng đơn vị có đời sống văn hóa tốt và vận động mỗi đoàn viên công đoàn là hạt

nhân tích cực hưởng ứng thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở nhà trường. Chỉ đạo

toàn thể đoàn viên đăng ký thực hiện các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan

văn hóa gắn liền với cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”

và cuộc vận động xây dựng người cán bộ “Trung thành - Sáng tạo – Tận tụy – Gương

mẫu”.

3.2. Vai trò của người Hiệu trưởng trong việc xây dựng nhà trường văn hóa:

Trường THPT số 2 Bắc Hà 17

Page 18: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà - Hiệu trưởng cần xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia

sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể

hiện, phát triển các khả năng của mình, xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen

thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc.

- Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường đều có bản mô tả công

việc, rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ.

- Hiệu trưởng tăng cường dự giờ, trao đổi chuyên môn với giáo viên đứng lớp

về cách dạy và học, làm cho học sinh biết là các em được yêu thương, được quan tâm

chăm sóc. Cố gắng bảo đảm cho học sinh có một tương lai xứng đáng với sự đầu tư

của cha mẹ các em.

- Hiệu trưởng chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho giáo viên trong đó đề

cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của giáo viên, cho mọi người thấy một hiệu

trưởng đầy nhiệt tâm, luôn trách nhiệm và tình yêu thương học trò.

- Hiệu trưởng nên có mặt thường xuyên trong trường và trong lớp học; tham dự

càng nhiều những sinh hoạt của học sinh thì càng tốt.

- Hiệu trưởng thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp; lắng nghe tất cả mọi

người, khuyến khích phụ huynh học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của

trường và làm cho phụ huynh hiểu rõ vai trò của họ. Hiệu trưởng luôn suy nghĩ để học

hỏi, để đổi mới và nâng cao uy tín của mình trong nhà trường

3.3. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ, công chức và toàn thể học sinh

để xây dựng NTVH

Nhà giáo trong dạy học và giáo dục học sinh không chỉ là người truyền đạt tri

thức, rèn luyện kỹ năng mà còn phải là tấm gương để học sinh tin cậy noi gương về

phẩm giá và cách sống ở đời, do vậy như một lẽ tự nhiên, cũng là “nghiệp” của mình,

nhà giáo phải mẫu mực. Từ mẫu mực làm gương cho học trò, nhà giáo cũng tác động

vào cha mẹ học sinh, tạo dựng niềm tin của gia đình vào nhà trường và nhà giáo, đồng

thời bằng tấm gương của mình, nhà giáo điều chỉnh thái độ, hành vi của cha mẹ khi

Trường THPT số 2 Bắc Hà 18

Page 19: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà

Xây dựng NTVH cần phải huy động được sức mạnh của toàn trường, trong đó

giải pháp giáo dục nhận thức cho giáo viên, cán bộ, công chức và học sinh là cực kỳ

quan trọng, nó mang tính chất bao quát các hoạt động nhằm tạo ra sự chính xác trong

nhìn nhận đối với văn hoá, hiểu biết toàn diện hơn về văn hoá, vai trò của văn hoá

trong phát triển giáo dục và đào tạo. Từ đó biến hoạt động xây dựng NTVH thành

hoạt động mang tính chất tự giác, thường xuyên của mỗi giáo viên và học sinh trong

trường.

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động CBGV, NV nhà trường tích cực

tham gia công tác xây dựng môi trường văn hoá trong sạch, lành mạnh.

- Tổ chức các buổi nghe báo cáo chuyên đề, các buổi hội thảo, tọa đàm về công

tác xây dựng nhà trường văn hoá theo từng thời điểm cụ thể, hợp lý.

- Tổ chức các hội thi, các buổi giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao trong và

ngoài trường nhằm xây dựng phong trào thi đua sôi nổi, thu hút sự tham gia tích cực

của đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

3.4. Phát huy sức mạnh tổng hợp của giáo viên và học sinh trong trường làm

chuyển biến mạnh mẽ cuộc vận động xây dựng NTVH .

Mỗi thành viên trong trường cũng phải nhận thức được đầy đủ và đúng đắn xây

dựng nhà trường văn hóa không của riêng ai mà là trách nhiệm, nghĩa vụ, là trí tuệ,

công sức của mỗi thành viên trong nhà trường.

- Thông qua hội thảo, sinh hoạt tổ chuyên môn, các đoàn thể, họp Hội đồng sư

phạm hàng tháng, sinh hoạt chủ nhiệm, lồng ghép trong bộ môn… mỗi thành viên

trong trường góp ý kiến về các giải pháp cụ thể để xây dựng tốt các mối quan hệ: Mỗi

người xây dựng cho mình lối sống trong sáng, lành mạnh, trách nhiệm, ngay thẳng,

Trường THPT số 2 Bắc Hà 19

Page 20: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà bao dung; lòng tự chủ, tự giác, tự trọng, tự chịu trách nhiệm và biết hy sinh cho quyền

lợi chung. Không ngừng tự học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; tác phong làm

việc khoa học, nhanh nhẹn, kịp thời, nói đi đôi với làm; hành vi, cử chỉ, điệu bộ,

…mẫu mực mô phạm.

- Biết ứng xử với từng cá nhân: con người – con người; thầy – thầy, thầy - trò,

trò - trò, trong đó vai trò của người thầy là chủ đạo trong mọi ứng xử. Biết ứng xử với

tập thể: Nhà trường - Xã hội: Nhà trường - Phụ huynh, Nhà trường - với địa phương

(Với chính quyền, đoàn thể, di tích lịch sử, công trình công cộng…). Biết ứng xử với

môi trường: Con người - Môi trường: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng, trồng và

chăm sóc cây xanh, sử dụng và bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật, danh lam thắng cảnh …

Cụ thể hơn:

- Mỗi giáo viên phải tham gia có hiệu quả vào các phong trào thi đua “Giảng

dạy tốt, học tập tốt, tổ chức quản lý và phục vụ đời sống tốt” theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh và cuộc vận động "Trung thành - Sáng tạo -Tận tuỵ - Gương mẫu", "Kỷ

cương - Tình thương - Trách nhiệm", "Đền ơn đáp nghĩa”,“Nói không với tiêu cực

trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Xây dựng nếp sống văn minh trong

cơ quan”; “Không hút thuốc lá trong trường học”; “Đảm bảo an toàn giao thông”;

“An toàn vệ sinh lao động”; “An toàn vệ sinh thực phẩm”; Vệ sinh môi trường, xây

dựng Nhà trường "Xanh - Sạch - Đẹp”, xây dựng gia đình văn hoá.

- Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, mỗi giáo viên còn có nhiệm vụ

giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến

thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa.

- Bản thân mỗi CBGV tích cực tham gia đăng ký xây dựng đơn vị có đời sống

văn hóa tốt, văn minh - sạch đẹp - an toàn; vận động phụ huynh tích cực tham gia xây

dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp và văn minh.

- Mỗi CBGV đăng ký xây dựng ít nhất một điểm sáng văn hóa tại cơ quan.

Trường THPT số 2 Bắc Hà 20

Page 21: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà - Tích cực đăng ký xây dựng gia đình văn hóa ở khu dân cư, phấn đấu đạt gia

đình văn hóa tiêu biểu năm 2011

- Cùng với các phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh cơ quan; xây

dựng cơ quan "Xanh - Sạch - Đẹp" và các hoạt động xã hội khác. Qua đó mỗi giáo

viên đều nhận thức được rằng chỉ có thể bằng hành động mới làm cho người lao động

tự khẳng định được mình trong thực tiễn cuộc sống và công tác, do vậy mỗi thành

viên trong nhà trường đều được phân công đảm nhận những công việc nhất định để

phấn đấu vươn lên dần dần đạt tới mục tiêu "trường ra trường, lớp ra lớp", là nguồn

động viên, cổ vũ mọi người hết lòng vì sự nghiệp "trồng người" ở trường.

Thường xuyên hướng học sinh phấn đấu theo tiêu chí của “Nhà trường văn hoá

– Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”.

3.5. Xây dựng và thực hiện các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường

3.5.1. Các yêu cầu trong việc xây dựng quy tắc ứng xử trong nhà trường:

a. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò:

- Thầy cô giáo phải hết lòng thương yêu giúp đỡ học sinh, tạo nhiều cơ hội để

các em có điều kiện gần gũi, giao tiếp, tâm sự.

- Thể hiện được sự công bằng trong đánh giá, dành nhiều cảm thông cho học

sinh bị hạn chế về học lực.

- Thầy cô, lãnh đạo nhà trường phải hòa mình vào các buổi sinh hoạt tập thể,

các buổi lao động, các hoạt động GDNGLL cùng với học sinh.

- Phải bình tĩnh, suy nghĩ chín chắn khi giải quyết các tình huống liên quan đến

học sinh, để làm sao sau khi giải quyết học sinh cảm thấy mến phục, mang được

tính giáo dục cao.

- Lãnh đạo nhà trường sắp xếp thời gian để tiếp xúc nhiều với học sinh, kịp thời

giải quyết mọi nguyện vọng chính đáng của học sinh.

b. Xây dựng môi trường quan hệ thân thiện giữa trò và trò:

- Thầy cô giáo mà trước hết là GVCN phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn

những mâu thuẫn xảy ra giữa học sinh với nhau. Trường THPT số 2 Bắc Hà 21

Page 22: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà - Tạo môi trường để cho các em có điều kiện giao tiếp giữa các học sinh trong

lớp, giữa lớp này và lớp khác.

- Tạo điều kiện cho học sinh quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau khi có hoàn cảnh khó

khăn, trong học tập cũng như trong rèn luyện.

- Quan tâm rèn luyện ý thức tự giác cho học sinh.

- Luôn luôn tạo cơ hội cho mỗi học sinh sửa chữa lỗi lầm.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp đáng tin cậy, có uy tín với lớp.

c. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy với thầy:

- Trước hết là thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học, công khai minh bạch

các hoạt động, đặc biệt là nguồn tài chính.

- Xây dựng tốt mối quan hệ giữa các thành viên trong lãnh đạo nhà trường và

với tập thể CBCNVC.

- Lãnh đạo phải đối xử thật sự công bằng với mọi người.

- Lãnh đạo tạo mọi cơ hội để cho cán bộ, giáo viên có cơ hội giao tiếp, tâm sự.

- Lãnh đạo giải quyết công việc cần nhẹ nhàng, hợp tình hợp lý; phải lắng nghe

dư luận để chọn lọc, tôn trọng những ý kiến của đồng nghiệp, phải biết hy sinh.

- Kịp thời chia sẻ những hoàn cảnh khó khăn giữa đồng nghiệp với nhau.

- Phát huy vai trò “tổ ấm” của tổ công đoàn trong xây dựng mối quan hệ giữa

các thành viên trong nhà trường

d. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh :

- Tổ chức tốt các hoạt động GDNGLL.

- Tạo môi trường giao tiếp.

- Tổ chức cho học sinh tham quan, giao lưu với các trường bạn.

- Tổ chức tư vấn cho học sinh thông qua các buổi HĐGDNGLL.

3.5.2. Nội dung Quy tắc ứng xử văn hoá trong trường THPT số 2 Bắc Hà:

a. Đối với học sinh:

- Quan hệ bạn bè mật thiết, cởi mở trên tinh thần động viên tích cực học tập, rèn

luyện. Trường THPT số 2 Bắc Hà 22

Page 23: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà - Không phát ngôn bừa bãi, lời nói khi diễn đạt có văn hóa.

- Hàng ngày đến trường, lớp, bạn bè chào hỏi thân thiện, vui vẻ.

- Có thái độ kính trên nhường dưới, sẵn sàng chia sẻ với mọi người.

- Khi gặp thầy cô giáo, cán bộ nhân viên chào hỏi niềm nở.

- Tuyệt đối không gây gổ, xích mích, xâm phạm thân thể lẫn nhau.

- Có thái độ bình tĩnh khi đề nghị thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trong nhà

trường giải quyết các vấn đền quyền lợi của bản thân.

- Tự giác sửa chữa lỗi lầm khi vi phạm các điều nội quy của nhà trường.

- Luôn có ý thức xây dựng bảo vệ trường lớp ngày càng xanh sạch đẹp hơn.

- Có ý thức tham gia bảo vệ các công trình văn hóa, di tích lịch sử của địa

phương.

- Khi có khách đến thăm trường phải biết chào hỏi lịch sự.

- Mỗi học sinh cần phải có ý thức rèn luyện kỹ năng sống và học tập.

b. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Xây dựng lối sống lành mạnh, vui vẻ hòa đồng.

- Mỗi khi gặp nhau chào hỏi thân thiện, cấp dưới chào hỏi trước cấp trên, người

nhỏ chào hỏi trước ngưòi lớn .

- Ai cũng có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, xây dựng nhà trường ngày mỗi

vững mạnh.

- Luôn luôn có ý thức tôn trọng đồng nghiệp và học sinh.

- Chào hỏi ân cần, niềm nở lịch sự mỗi khi có khách đến trường.

- Có thái độ bình tĩnh nhẹ nhàng khi bày tỏ ý kiến, không phát ngôn lời lẽ thiếu

văn hóa.

- Mỗi người đều có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, chăm lo cảnh quan, bảo

vệ cơ sở vật chất của nhà trường.

- Tác phong, đạo đức, lối sống mẫu mực để học sinh noi theo.

- Không xâm phạm đến danh dự, thân thể đồng nghiệp và học sinh.

Trường THPT số 2 Bắc Hà 23

Page 24: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà - Kịp thời trao đổi, đề xuất với lãnh đạo khi có những tình huống bất thường xảy

ra trong nhà trường.

- Mỗi cán bộ, giáo viên và nhân viên phải tự mình rèn luyện tốt về kỹ năng sống

để học sinh noi theo.

3.6. Tăng cường các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa cho học sinh hiện

nay: Giáo dục hành vi văn hóa cho học sinh trong nhà trường là giáo dục cho họ một

tinh thần tự ý thức, tự đánh giá và vai trò điều chỉnh của lương tâm, trong cách ứng xử

và trong hoạt động thực tiễn của mình. Là người trực tiếp tham gia vào quá trình giáo

dục học sinh, đồng thời qua ý kiến của các đồng nghiệp, xin đề xuất một một số giải

pháp nhằm từng bước ngăn chặn khắc phục những hành vi sai lệch của học sinh:

3.6.1. Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về đạo đức, chuẩn mực đạo

đức mà xã hội yêu cầu, giúp các em nhận thức được những giá trị đạo đức mà thời đại

đang quan tâm. Cái chính yếu nhất là phải nêu cao các giá trị của văn hoá học đường.

Những khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Tôn sư trọng đạo”, “Tất cả vì học sinh

thân yêu”… càng phải cấp thiết giữ gìn và nêu cao.

Nhận thức là khâu đầu tiên, quan trọng quy định đến việc hình thành những giá

trị đạo đức, nhân cách con người, chỉ có hiểu biết đúng đắn đầy đủ các chuẩn mực đạo

đức thì học sinh, sinh viên mới có cơ sở thực hiện những hành vi đạo đức phù hợp.

Thực tế đã chứng minh: nhận thức đúng luôn là kim chỉ nam cho hoạt động con

người, là cơ sở để hình thành thái độ và hành vi văn minh. Ngược lại nhận thức sai

lệch là nguyên nhân của những hành vi sai lệch.

3.6.2. Coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức cho học sinh là

nhiệm vụ hàng đầu trong nhà trường. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội,

những chuẩn mực, giá trị đạo đức đã có những thay đổi theo những chiều hướng khác

nhau. Nhiều chuẩn mực đạo đức mới được hình thành, nhiều giá trị truyền thống được

bổ sung và ít nhiều có sự thay đổi. Chính sự thay đổi đó đã gây ra sự rối loạn trong

nhận thức của học sinh và những chuẩn mực phù hợp. Nếu không có sự định hướng

Trường THPT số 2 Bắc Hà 24

Page 25: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà đúng học sinh dễ bị mất phương hướng trong việc lựa chọn các giá trị phù hợp với yêu

cầu của xã hội. Giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức cho học sinh hướng vào việc làm

cho học sinh nhận thức một cách rõ ràng và đầy đủ những chuẩn mực đạo đức truyền

thống và hiện đại phù hợp, cái gì giữ gìn, cái gì cần bổ sung, tiếp thu để vừa phù hợp

với con người Việt Nam nhưng không lỗi thời so với sự phát triển của nhân loại.

3.6.3. Cần xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh. Mỗi cán bộ giáo viên

phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Chính tấm gương người thực, việc thực

tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của các em, kích thích các em phải làm theo.

Phải kiên quyết chống bệnh thành tích, nhận đúng thực tế chất lượng dạy và học để

khắc phục những điểm còn yếu kém.

3.6.4. Tổ chức và rèn luyện cho học sinh thói quen hành vi phù hợp với những

chuẩn mực đạo đức xã hội. Mục đích của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là

biến sự hiểu biết về đạo đức thành những hành vi đạo đức cụ thể và những hành vi ấy

phải trở thành thói quen, thành ý thức thường trực trong cuộc sống hàng ngày.

Những hiểu biết về đạo đức, những xúc cảm tình cảm đạo đức của học sinh là

cơ sở tâm lý để rèn luyện những thói quen và hành vi đạo đức cho họ. Để làm được

điều đó nhà giáo dục phải biết cách tổ chức và đặt ra những yêu cầu cụ thể hướng học

sinh rèn luyện thói quen theo những yêu cầu đó, đồng thời phải thường xuyên theo dõi

giám sát, kịp thời điều chỉnh những hành vi không phù hợp, chuyển hóa những hành

vi tự phát thành những hành vi đạo đức. Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia

vào các hoạt động xã hội: các hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người

tàn tật, trẻ mồ côi...từ đó mà khơi dậy tinh thần vì cộng đồng, vì con người của học

sinh. Những hoạt động thường xuyên đó sẽ làm biến đổi nhận thức và hoạt động của

học sinh giúp cho họ thấy được trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng rèn luyện

đạo đức của bản thân và tự giác hành động theo theo những chẩn mực đạo đức chung

của xã hội.

Trường THPT số 2 Bắc Hà 25

Page 26: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà 3.6.5. Cần có những giải pháp khắc phục mặt trái của nền kinh tế thị trường chỉ

vì chạy theo lợi nhuận mà làm tổn hại đến thuẩn phong mỹ tục, tán tận lương tâm...

tác động đến học sinh:

- Tổ chức những sân chơi bổ ích lành mạnh, thu hút học sinh tham gia như: câu

lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, câu lạc bộ bộ môn…góp phần

ngăn chặn và chống lại các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ lây lan vào trường học.

- Cần làm cho học sinh là chủ thể tích cực đấu tranh chống những biểu hiện sai

trái về đạo đức, trái với lối sống lành mạnh. Đề cao ý thức và hành động tự rèn luyện,

tự hoàn thiện nhân cách của từng học sinh.

- Thành lập văn phòng tư vấn các vấn đề trong đời sống của học sinh (tình yêu,

tình bạn, cuộc sống thực tại, cung cách ứng xử trong các mối quan hệ). Văn phòng do

Đoàn thanh niên phụ trách, mời các chuyên gia có uy tín và có kỹ năng tư vấn trong

từng lĩnh vực. Có như vậy, đối tượng tư vấn sẽ nghe theo, tin theo và làm theo.

- Thành lập một trang web về những hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật để học

sinh truy cập tìm hiểu.

3.6.6. Tăng cường xây dựng kỷ cương, trật tự xã hội, kỷ cương trật tự trong

trường học. Xử lý nghiêm và công bằng những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh.

Làm cho học sinh ngày càng tự hào về ngôi trường mà mình đang học tập và rèn

luyện, gắn bó suốt đời với tất cả lương tâm trách nhiệm và vì sự tôn vinh mà xã hội

dành cho họ.

3.6.7. Phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục

văn hóa học đường cho học sinh.

Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên giáo dục hình thành về các chuẩn mực

đạo đức, đặc biệt là các chuẩn mực truyền thống về trách nhiệm và nghĩa vụ của một

con người, của một thành viên xã hội (về cách ứng xử người với người).

Nhà trường bên cạnh việc cung cấp các tri thức cho học sinh cần giáo dục cho

họ về đạo đức. Khi mà việc giáo dục đạo đức trong nhà trường được chú ý thì việc tôn

Trường THPT số 2 Bắc Hà 26

Page 27: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà sư trọng đạo, kính trên nhường dưới, ý thức chấp hành luật pháp, ý thức công dân của

học sinh sẽ được thực hiện tốt.

Ở phạm vi xã hội, cần tạo nên một dư luận xã hội lành mạnh ủng hộ khuyến

khích các hành vi mang tính đạo đức và lên án mạnh mẽ các hành vi mang tính phi

đạo đức, lệch chuẩn của học sinh, sinh viên. Khi dư luận xã hội lên tiếng mạnh mẽ thì

các hành vi lệch chuẩn, phi đạo đức sẽ giảm và không xuất hiện.

Cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục đạo

đức cho học sinh. Việc coi nhẹ một yếu tố nào đếu làm suy giảm hiệu quả của việc

giáo dục học sinh. Bác Hồ đã nói : “Giáo dục nhà trường dù tốt đến đâu nhưng thiếu

giáo dục gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”

Giáo dục hành vi văn hóa học đường có vai trò to lớn trong việc hình thành và

phát triển nhân cách học sinh. Trong tình hình hiện nay, giáo dục hành vi văn hóa cho

học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và cấp bách. Đây là một việc làm có tính

chất lâu dài và không hề đơn giản trước những làn sóng nhiễu của thời kì hội nhập và

cơ chế thị trường. Tuy nhiên, nếu xác định đúng và biết sử dụng hợp lý các biện pháp

cùng với sự chung tay của cả cộng đồng thì chúng ta sẽ có cả một thệ hệ vừa hồng vừa

chuyên.

3.7. Tăng cường xây dựng nguồn lực và cơ sở vật chất cho các hoạt động xây

dựng NTVH ở trường THPT số 2 Bắc Hà.

Nguồn lực vốn đầu tư cho các hoạt động xây dựng NTVH: Tài chính là một

trong những nhân tố quyết định tới kết quả của mọi hoạt động. Đối với hoạt động xây

dựng NTVH ở trường THPT số 2 Bắc Hà trong nhiều năm qua việc đầu tư kinh phí là

khá lớn, song để duy trì tốt hoạt động này, cần có sự đầu tư kinh phí một cách hợp lý.

Để thực hiện được giải pháp này cần phải huy động vốn từ hai nguồn: nguồn do

Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn huy động từ trong nhân dân địa phương đóng góp.

Thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá các hoạt động văn hoá – giáo dục, khuyến khích

nhân dân tích cực tham gia đóng góp vào quỹ xây dựng trường của ngành văn hoá.

Trường THPT số 2 Bắc Hà 27

Page 28: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà Trên thực tế, nhà trường đã tập trung đầu tư kinh phí trang bị cơ sở vật chất

đảm bảo có đầy đủ các phòng học cho học sinh, các phòng chức năng đạt yêu cầu

chuẩn với các thiết bị dạy và học hiện đại, sân chơi có nhiều cây xanh bóng mát tạo

một khung cảnh sư phạm nhà trường luôn xanh – sạch – đẹp.

3.8. Xây dựng một môi trường đạo đức tích cực, trong sáng, lành mạnh trong

Nhà trường.

Môi trường đạo đức là môi trường ở đó các quy tắc xử sự cao đẹp được xã hội

chấp nhận và mọi người tuân thủ một cách thường xuyên và trở thành chuẩn mực,

niềm tin của cộng đồng. Xây dựng môi trường đạo đức trong Nhà trường là tạo lập

trong giáo viên và học sinh nếp nghĩ, hành vi ứng xử và mối quan hệ tốt đẹp giữa

người với người gắn liền với việc kế thừa giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc và tiếp

thu giá trị đạo đức mới cuả thời đại, chống lại cái cũ, cái xấu, cái giả dối. Khẳng định

cái đúng, cái tốt, cái đẹp, xây dựng bầu không khí tinh thần lành mạnh trong xã hội.

Muốn xây dựng được môi trường đạo đức trong Nhà trường với những tiêu chí

đó cần phải chú trọng tới các biện pháp sau: Xây dựng cho mỗi cá nhân giáo viên và

học sinh những ý thức và hành vi đạo đức mới phù hợp với những chuẩn giá trị của

một xã hội văn minh và tiến bộ, xây dựng mối quan hệ đạo đức trong sáng, xây dựng

môi trường đạo đức nuôi dưỡng các giá trị nhân văn. Mặt khác, cần không ngừng

phấn đấu học hỏi vươn lên trong cuộc sống để tiếp thu, tiếp cận những cái mới, cái tốt

và cái hiện đại hơn, khoa học hơn. Việc xây dựng môi trường đạo đức phải được cụ

thể hoá trong các chương trình hành động và kế hoạch hoạt động của Nhà trường.

Trường THPT số 2 Bắc Hà 28

Page 29: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà PHẦN KẾT LUẬN

Trường THPT số 2 Bắc Hà trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành

tích, có những chuyển biến rõ rệt trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Để đáp ứng

yêu cầu của sự nghiệp giáo dục những con người mới, những con người toàn diện có

đầy đủ tri thức, văn hoá và để hướng tới xây dựng nhà trường văn hóa đặt ra yêu cầu

nhiệm vụ mới cho nhà trường trong thời gian tới là phải tiếp tục xây dựng nhà trường

văn hóa – nhà giáo mẫu mực – học sinh chăm ngoan .

Quá trình xây dựng NTVH ở Trường THPT số 2 Bắc Hà trong thời gian vừa

qua đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của cán bộ giáo viên, nhân viên và học

sinh, tạo nên sự đồng thuận trong nhà trường để bảo vệ các giá trị văn hoá truyền

thống của dân tộc, xây dựng các giá trị văn hoá mới, góp phần xây dựng và hoàn thiện

nhân cách cho học sinh của Nhà trường. Sự nhiệt tình tham gia của các giáo viên và

học sinh đã tạo nên chuyển biến bước đầu quan trọng và làm tiền đề để sự nghiệp giáo

dục đạo đức, văn hoá ở Trường THPT số 2 Bắc Hà tiếp tục phát triển đúng hướng và

vững chắc. Xây dựng NTVH đã trở thành nội dung quan trọng trong hoạt động giáo

dục và đào tạo của Nhà trường trong những năm học tiếp theo.

Tuy nhiên, những thành tựu trên đây là chưa vững chắc. Vì vậy, Chi bộ Đảng

và Ban giám hiệu Nhà trường tiếp tục quán triệt sâu sắc, toàn diện chủ trương xây

dựng NTVH và đạo đức trong nhà trường đến toàn thể các giáo viên và học sinh, hoạt

động này phải được tiến hành một cách đồng bộ và thường xuyên. Trong đó, cần chú

trọng nâng cao năng lực và hiệu quả chỉ đạo của Đảng đối với việc xây dựng NTVH.

Trên đây là toàn bộ ý tưởng của cá nhân tôi về xây dựng một nhà trường văn hoá.

Mong các đồng nghiệp đóng góp, bổ sung để ý tưởng của tôi được hoàn thiện hơn.

Trường THPT số 2 Bắc Hà 29

Page 30: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦ tài…………………………………………………… 2 3sgddt.laocai.gov.vn/Uploads/SKKN 2010 - 2011 - Vu Thu Huong.pdfđặt ra nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thu Hường - Hiệu trưởng THPT số 2 Bắc Hà TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội – 2006. Nghị quyết Đại hội Đảng IX

2. Nghị quyết TW 2 khóa 8

3. Nguyễn Sinh Huy (chủ biên, 1995). Giáo dục học đại cương 2 - Chương trình

giáo dục đại học

4. Lê Văn Hồng (chủ biên 1995). Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm.

5. Kỉ yếu hội thảo khoa học, hội khoa học tâm lý- giáo dục Việt Nam, khóa IV,

năm 2008

6. Nghị quyết Đại hội chi bộ trường THPT số 2 Bắc Hà, nhiệm kỳ 2009 – 2011.

7. Bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học trường THPT số 2 Bắc Hà - Lào

Cai.

Trường THPT số 2 Bắc Hà 30