Top Banner
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và cho đến nay nó vẫn gây nhiều tranh cãi về mặt lý luận. Sự khác nhau trong quan niệm dân chủ, lý luận dân chủ trên thế giới còn rộng. Trong bối cảnh chung của cuộc đấu tranh vì dân chủ, tiến bộ xã hội những năm gần đây, nhiều tổ chức học thuật quốc tế đã cố gắng xây dựng tiêu chí, thước đo và tiến hành khảo sát, đánh giá, xếp hạng mức độ dân chủ của các quốc gia trên thế giới. Trong các bảng khảo sát đó, Việt Nam thường bị xem là đất nước hạn chế về dân chủ. Liệu cách phân loại như trên đã đầy đủ và hợp lý, đã tính đến hoàn cảnh và điều kiện lịch sử của các quốc gia trên thế giới? Liệu có được coi là công bằng trong đánh giá và so sánh mức độ dân chủ của tất cả các quốc gia khi mỗi quốc gia có xuất phát điểm khác nhau về kinh tế, về truyền thống văn hóa, về trình độ dân trí, sự khác biệt về thể chế chính trị... Dù còn tranh luận song phương pháp này có ý nghĩa nhất định. Chỉ số đo lường dân chủ là kết quả tổng hợp của việc vận dụng thước đo mang tính định lượng vào đánh giá các tiêu chí dân chủ. Khi xây dựng được các chỉ số dân chủ tức là chúng ta đã định hình một cách rõ nét dân chủ về mặt lý luận và cung cấp những thước đo cần thiết để nhận diện dân chủ trong thực tiễn. Nhiều quốc gia đang dần dần coi các chỉ số này như những minh chứng quan trọng để tham khảo và điều chỉnh chính sách của quốc gia mình. Với xu hướng này, trong những năm gần đây Việt Nam đã xây dựng các hệ chỉ số đánh giá về khả năng cạnh tranh cấp tỉnh, về cải cách hành chính rất tốt. Đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng hệ tiêu chí đánh giá dân chủ riêng và các chỉ số có thể được đo lường một cách cụ thể để làm căn cứ, làm cơ sở thực chứng trong đánh giá về mức độ phát triển dân chủ ở Việt Nam. Đồng thời, kết quả đó sẽ là cơ sở khoa học để Đảng và Nhà nước Việt Nam có thể xem xét và điều chỉnh việc hoạch định chính sách tạo ra những bước chuyển biến tích cực cho quá trình cải thiện trình độ phát triển dân chủ. Do vậy, việc xây dựng tiêu chí và thước đo đánh giá các tiêu chí đó là một nhu cầu nội tại trong tiến trình phát triển dân chủ ở Việt Nam. Tuy nhiên đối với Việt Nam việc đưa ra chỉ số phải dựa trên cơ sở lý luận nào, thực tiễn nào và tiêu chí gì... là điều cần phải nghiên cứu. Đó phải là hệ tiêu chí hiện đại, khoa học để làm căn cứ cho sự tự hoàn thiện không ngừng
24

MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

Jan 06, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

1

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài

Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và cho đến nay nóvẫn gây nhiều tranh cãi về mặt lý luận. Sự khác nhau trong quan niệmdân chủ, lý luận dân chủ trên thế giới còn rộng. Trong bối cảnh chungcủa cuộc đấu tranh vì dân chủ, tiến bộ xã hội những năm gần đây, nhiềutổ chức học thuật quốc tế đã cố gắng xây dựng tiêu chí, thước đo và tiếnhành khảo sát, đánh giá, xếp hạng mức độ dân chủ của các quốc gia trênthế giới.

Trong các bảng khảo sát đó, Việt Nam thường bị xem là đất nướchạn chế về dân chủ. Liệu cách phân loại như trên đã đầy đủ và hợp lý, đãtính đến hoàn cảnh và điều kiện lịch sử của các quốc gia trên thế giới?Liệu có được coi là công bằng trong đánh giá và so sánh mức độ dânchủ của tất cả các quốc gia khi mỗi quốc gia có xuất phát điểm khácnhau về kinh tế, về truyền thống văn hóa, về trình độ dân trí, sự khácbiệt về thể chế chính trị... Dù còn tranh luận song phương pháp này có ýnghĩa nhất định.

Chỉ số đo lường dân chủ là kết quả tổng hợp của việc vận dụngthước đo mang tính định lượng vào đánh giá các tiêu chí dân chủ. Khixây dựng được các chỉ số dân chủ tức là chúng ta đã định hình một cáchrõ nét dân chủ về mặt lý luận và cung cấp những thước đo cần thiết đểnhận diện dân chủ trong thực tiễn. Nhiều quốc gia đang dần dần coi cácchỉ số này như những minh chứng quan trọng để tham khảo và điềuchỉnh chính sách của quốc gia mình. Với xu hướng này, trong nhữngnăm gần đây Việt Nam đã xây dựng các hệ chỉ số đánh giá về khả năngcạnh tranh cấp tỉnh, về cải cách hành chính rất tốt. Đã đến lúc Việt Namcần xây dựng hệ tiêu chí đánh giá dân chủ riêng và các chỉ số có thểđược đo lường một cách cụ thể để làm căn cứ, làm cơ sở thực chứngtrong đánh giá về mức độ phát triển dân chủ ở Việt Nam. Đồng thời, kếtquả đó sẽ là cơ sở khoa học để Đảng và Nhà nước Việt Nam có thể xemxét và điều chỉnh việc hoạch định chính sách tạo ra những bước chuyểnbiến tích cực cho quá trình cải thiện trình độ phát triển dân chủ. Do vậy,việc xây dựng tiêu chí và thước đo đánh giá các tiêu chí đó là một nhucầu nội tại trong tiến trình phát triển dân chủ ở Việt Nam. Tuy nhiên đốivới Việt Nam việc đưa ra chỉ số phải dựa trên cơ sở lý luận nào, thựctiễn nào và tiêu chí gì... là điều cần phải nghiên cứu. Đó phải là hệ tiêuchí hiện đại, khoa học để làm căn cứ cho sự tự hoàn thiện không ngừng

Page 2: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

2

nền dân chủ XHCN, đáp ứng đòi hỏi và lợi ích của người dân và sự thừanhận của cộng đồng quốc tế. Với tinh thần đó, tôi lựa chọn vấn đề: “Xâydựng hệ tiêu chí đánh giá về trình độ phát triển dân chủ ở Việt Namhiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ chính trị học của mình.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu2.1. Mục tiêu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn dân chủ ở Việt Nam, kinh nghiệmxây dựng chỉ số dân chủ của quốc tế, luận án đề xuất hệ tiêu chí vàthước đo nhằm đánh giá sự phát triển dân chủ của Việt Nam.2.2. Nhiệm vụ

(1) Trình bày cơ sở lý luận để hình thành hệ tiêu chí đánh giá trìnhđộ phát triển dân chủ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, khảo cứu các quan niệmvà kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế trong xây dựng hệ tiêu chí, chỉsố và cách đo lường dân chủ. (2) Đề xuất hệ tiêu chí (định tính) và thướcđo (định lượng) vận dụng cho Việt Nam trong việc đánh giá trình độphát triển dân chủ của đất nước. (3) Tiến hành đo thí điểm với hệ tiêuchí đã đưa ra để kiểm chứng tính phù hợp của phương pháp.2.3. Phạm vi nghiên cứu

(1) Về nội dung nghiên cứu: lý luận và thực tiễn liên quan tới xâydựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ dân chủ và phương pháp đo lường dânchủ ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài chỉ tập trung vào một hệ tiêu chí,cụ thể là hệ tiêu chí đánh giá năng lực làm chủ của người dân trong lĩnhvực chính trị (gồm 3 tiêu chí cơ bản: nhận thức về các quyền làm chủ,thực hiện hành vi làm chủ và khả năng điều chỉnh hành vi làm chủ). (2)Về không gian nghiên cứu: khảo sát trình độ phát triển dân chủ ở 21 tỉnh,thành phố của Việt Nam. (3) Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu các tàiliệu đo lường của thế giới năm 2012, 2013; thực tiễn dân chủ Việt Namtừ 1945 đến nay và khảo sát thí điểm về thực trạng dân chủ năm 2014.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, cácphương pháp nghiên cứu của chính trị học và khoa học liên ngành; mộtsố phương pháp cụ thể như lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, quansát, so sánh, điều tra xã hội học...4. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án đã góp phần phát triển một hướng nghiên cứu mới về dânchủ ở Việt Nam thông qua phương pháp định lượng, cụ thể: (1)Trình

Page 3: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

3

bày các cách tiếp cận để xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triểndân chủ và lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với điều kiện Việt Nam. (2)Xây dựng mô hình khung lý thuyết và đề xuất các tiêu chí phù hợp vớiđặc điểm dân chủ Việt Nam. (3) Tiến hành đo lường và đánh giá thíđiểm một hệ tiêu chí trong 3 hệ tiêu chí đã đề xuất (hệ tiêu chí đánh giávề năng lực làm chủ của người dân); phân tích rõ các tiêu chí cơ bản củahệ tiêu chí này gồm 3 tiêu chí cơ bản: nhận thức về các quyền làm chủ,thực hiện hành vi làm chủ và khả năng điều chỉnh hành vi làm chủ. Từđây, luận án đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến việc sử dụng bộchỉ số đo lường dân chủ này.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

(1) Luận án sẽ là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạychuyên ngành chính trị học nói chung ở Việt Nam và về dân chủ nói riêng.

(2) Luận án là tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện chính sáchvà đấu tranh tư tưởng về dân chủ, nhân quyền.6. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận án được chia làm 4 chương, 11 tiết.

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Những công trình nghiên cứu về dân chủ1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Các tác phẩm bàn về dân chủ và các quan niệm khác nhau vềdân chủ: Về chủ đề này phải kể đến các tác phẩm: “Polyarchy” (Dânchủ đa trị) của Robert Dalh (1971), “Capitalism socialism, anddemocracy” (Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và dân chủ) của JosephSchumpeter (1976), “Minimalist conception of democracy” (Khái niệmtối giản về dân chủ) của Adam Przeworski (1977), “Models ofdemocracy” (Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại, bản dịch tiếngViệt, năm 2013) của David Held (1987),... Các nhà tư tưởng kể trên đãđưa ra những quan điểm khác nhau về dân chủ, thậm chí có lúc còn đốilập nhau: người thì ủng hộ cho nền dân chủ cổ điển - dân chủ trực tiếp,người thì ủng hộ cho dân chủ phương Tây hiện đại – dân chủ đại diện.

Page 4: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

4

Dù có các khái niệm và các cách hiểu khác nhau về dân chủ nhưngnhìn chung đều bắt nguồn từ hai quan niệm liên quan đến bản chất conngười: (1) Bản chất con người là cố hữu, không thay đổi. (2) Bản chấtcon người có thể thay đổi. Hai quan niệm trên dù khác nhau nhưng lạicó những điểm chung nhất định. Điểm chung đó liên quan đến vấn đềquyền công dân và bảo vệ quyền công dân; liên quan đến quyền làm chủcủa người dân. Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm trên đều chưa cụ thể hóađược những quyền của công dân, phương thức, cách thức, mức độ cũngnhư các điều kiện để công dân có khả năng thực hiện quyền làm chủ; đồngthời chưa thấy được mối quan hệ giữa dân chủ và kinh tế, dân chủ và vị tríđịa lý, hoàn cảnh lịch sử, văn hóa của mối khu vực và mỗi quốc gia.

Các tác phẩm nghiên cứu các khía cạnh cụ thể của dân chủ: (1)Mối quan hệ giữa dân chủ với bầu cử. (2) Mối quan hệ giữa dân chủ vớinhà nước. (3) Mối quan hệ giữa dân chủ với xã hội dân sự. (4) Mối quanhệ giữa dân chủ với truyền thông. (5) Mối quan hệ giữa dân chủ vớiđảng phái. (6) Mối quan hệ giữa dân chủ với quyền con người.1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Các tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về lý luận dân chủ: (1)GS.TS Hoàng Chí Bảo với công trình “Lý luận về dân chủ và thực hiệndân chủ hoá ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới”. (2) TS Nguyễn TiếnPhồn (2001) “Dân chủ và tập trung dân chủ - lý luận và thực tiễn”, NxbKhoa học xã hội. (3) Đỗ Trung Hiếu - tác giả của luận án tiến sĩ Triếthọc (2003): “Nhà nước XHCN với việc xây dựng nền dân chủ ở ViệtNam hiện nay” đã đưa ra những cách hiểu về dân chủ khá đa dạng. (4)Trình bày về lý luận dân chủ mang tính hệ thống hơn phải kể đến cáccông trình của TS. Ngô Huy Đức (2008) “Các mô hình dân chủ trên thếgiới”, Chương trình KX 10.10; PGS.TS Lê Minh Quân (2010): “Về quátrình dân chủ hoá XHCN ở Việt Nam hiện nay”. (5) Nghiên cứu dân chủXHCN trên diện rộng phải kể đến công trình nghiên cứu khoa học cấp nhànước, đề tài KX 05.05 do GS.TS Hoàng Chí Bảo làm chủ nhiệm “Cơ chếthực hiện dân chủ XHCN trong hệ thống chính trị ở nước ta” (2005).

Các nghiên cứu khác lại nghiên cứu dân chủ gắn với các lĩnhvực cụ thể của chính trị và đời sống xã hội: (1) Dân chủ gắn với vấn đềxây dựng nhà nước và nhà nước pháp quyền. (2) Dân chủ với xã hộicông dân. (3) Dân chủ với bầu cử. (4) Dân chủ trong Đảng. (5) Dân chủvà quyền con người.

Các nghiên cứu về dân chủ liên quan đến vấn đề thực hiện dân

Page 5: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

5

chủ ở Việt Nam hiện nay: Dương Xuân Ngọc (2000) “Thực hiện quychế dân chủ ở cấp xã – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXBCTQG; Phan Xuân Sơn (2002):“Các đoàn thể nhân dân với việc bảođảm dân chủ ở cơ sở hiện nay”, NXB CTQG; Ba công trình nghiên cứuliên quan đến lĩnh vực này do Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông chủbiên, cùng tập thể các nhà khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia HồChí Minh: “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay” (2001), “Thực hiệnquy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay”(2003), “Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay”(2005), NXB CTQG. Đây là những công trình đi sâu nghiên cứu về đờisống làng xã Việt Nam truyền thống và hiện đại, vấn đề xây dựng chínhquyền cấp xã, đưa ra những căn cứ lý luận và thực tế cho việc xây dựngvà từng bước hoàn thiện thể chế dân chủ ở cơ sở cho Việt Nam hiện nay.1.2. Những công trình nghiên cứu về đo lường dân chủ1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Các đo lường mang tính định tính: (1) Aristotle có thể được coi lànhà chính trị học đầu tiên xác định các tiêu chí đánh giá về dân chủtương đối đầy đủ. (2) Các mô hình dân chủ trên thế giới đã xác định rõcác nguyên tắc và đặc trưng của nền dân chủ. Ví dụ, mô hình cộng hoàbảo hộ, mô hình cộng hoà Phát triển, mô hình Dân chủ Bảo hộ, mô hìnhDân chủ Phát triển, dân chủ pháp lý, mô hình dân chủ tham gia. (3) MaxWeber và Joseph Schumpeter đều xác định đặc trưng của nền dân chủnày là: tính chính đáng của nhà nước, bộ máy hành chính chuyênnghiệp, mang tính chuyên môn hoá cao. (4) Trong tác phẩm“Democracy and its critics” (Dân chủ và sự phê phán của nó), RobertDahl đã làm rõ khái niệm về dân chủ là khái niệm “Polyarchy” (đa cực,đa đảng, đa nguyên) và cũng đưa ra năm tiêu chí của dân chủ.

Các công trình nghiên cứu mang tính định lượng: “On measuringdemocracy: Its consequences and concomitants” (Đo lường dân chủ: hệquả và những vấn đề kèm theo của nó) của Alex Inkeles (1991);“Defining and measuring democracy” (Xác định và đo lường dân chủ)của David Beetham (1994); “Measuring democracy: A bridge betweenscholarship and politics” (Đo lường dân chủ: cầu nối giữa giới học giảvà chính trị) của Gerardo L. Munck (2009)… Các công trình này đãcung cấp một phân tích tổng hợp các cuộc tranh luận và các vấn đề khác

Page 6: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

6

nhau, từ những câu hỏi làm thế nào để xác định dân chủ đến các vấn đềdân chủ trong các nền văn hoá đa dạng. Một số công trình ở đây còncung cấp những kiến thức mang tính chất cầu nối giữa lý thuyết dân chủvà thực tiễn dân chủ.

Các công trình đo lường dân chủ trên thực tiễn: (1) Tuyên ngônvề quyền con người của Liên Hợp Quốc được thông qua ngày 10-12-1948. (2) Đo lường và đánh giá dân chủ của tổ chức Freedom House. (3)Đo lường và đánh giá dân chủ của tạp chí The Economist ở Anh. (4)Mạng lưới các viện nghiên cứu dân chủ (NDRI – Network DemocracyResearch Institute). (5) IDEA (International Institute for Democracy andElectoral Assistance: Viện Quốc tế về dân chủ và hỗ trợ bầu cử). (6) Cáctiêu chí đo lường được đưa ra bởi giáo sư chính trị học của Trường Đạihọc Nam Illinois (SIU), Hoa Kỳ, William Turley. (7) Nhà nghiên cứuAngelo Segrillo của trường Đại học Sao Paulo, Braxin đã đề xuất tạo ramột chỉ số mang tính ứng dụng và tính định lượng về dân chủ kinh tế đểcó thể sử dụng song song với các chỉ số hiện có về dân chủ chính trị.1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Đã có một số tác giả và một số công trình nghiên cứu đề cập đếnvấn đề này nhưng chủ yếu mang định tính, thậm chí những định tính đócòn chưa được thống nhất: (1) Năm 2003, tác giả Luận án triết học “Nhànước XHCN với việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay” đã coicác nguyên tắc cai trị cơ bản trong xã hội dân chủ là những cơ sở đầutiên để nhìn nhận và đánh giá các xã hội dân chủ. (2) Năm 2006, TSNgô Huy Đức và TS Hồ Ngọc Minh (Viện Chính trị học, Học việnChính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) công bố một bài báo khoa học liênquan đến vấn đề định tính và định lượng dân chủ “Việt Nam: tác độngcủa quy chế dân chủ cơ sở (GDR) đối với hoạt động của chính quyềncấp xã và ý nghĩa thực tiễn của nó”. Các tác giả của bài báo đã đưa cáctiêu chí để đo lường và đánh giá dân chủ ở cơ sở. (3) Năm 2009, nhàxuất bản Chính trị - Hành chính đã xuất bản cuốn sách: “Xây dựng vàphát triển nền dân chủ XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng XHCN” do PGS.TS Vũ Hoàng Công chủ biên. Trong công trìnhnày, tác giả đã cố gắng đưa ra các tiêu chí đánh giá các mô hình dân chủ,song chưa đầy đủ và chưa rõ ràng. (4) Cũng trong năm 2009, NXB Khoahọc xã hội đã xuất bản cuốn sách “Quyền con người: tiếp cận đa ngànhvà liên nghành khoa học xã hội”. Trong đó có bài: “Dân chủ đối với việc

Page 7: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

7

bảo đảm thực hiện quyền con người” của TS.Đỗ Minh Khôi. Ở bài viếtnày, tác giả không chỉ trình bày những hiểu biết của mình về quyền conngười, về dân chủ và mối quan hệ giữa chúng mà điều thú vị nhất là tácgiả đã phân chia trình độ phát triển của dân chủ theo cách tiếp cận củatác giả. (5) Năm 2012, nhà xuất bản Lao động đã xuất bản cuốn sách củaPGS.TS Nguyễn Đăng Thành “Đo lường và đánh giá hiệu quả quản lýhành chính nhà nước - những thành tựu trên thế giới và ứng dụng ở ViệtNam ”. Nhóm tác giả của cuốn sách đã trình bày các cách thức, phươngpháp đánh giá và đo lường hiệu quả hoạt động của các tổ chức hànhchính nhà nước. (6) Cũng trong năm 2012, một trong những thành lớntrong lĩnh vực đo lường liên quan dân chủ và khu vực hành chính cônglà “Chỉ số công lý - thực trạng công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiếncủa người dân năm 2012” của UNDP (chương trình phát triển của LiênHợp Quốc). Chỉ số công lý thể hiện tính định lượng rõ nét, các tiêu chícụ thể: khả năng tiếp cận, công bằng, liêm chính, tin cậy và hiệu quả,bảo đảm các quyền cơ bản.1.3. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu

Hiện nay, các quá trình đấu tranh cho dân chủ và dân chủ hoá đangdiễn ra ngày càng đa dạng trên thế giới. Các nhà dân chủ vẫn khôngngừng đưa ra những tranh luận về chủ đề này, thậm chí hiện nay họ cònđặt ra vấn đề: liệu các quốc gia theo chế độ một đảng có dân chủ haykhông? Hay một quốc gia chỉ có dân chủ khi có hệ thống đa đảng thamgia cạnh tranh với nhau; Tự do báo chí và ngôn luận là đặc trưng củanền dân chủ… nhưng tự do đến đâu, dân chủ đến đâu là hợp lý, có giớihạn nào cho những quyền tự do và dân chủ đó không? Sự tham gia củangười dân vào đời sống chính trị như thế nào là đúng, là đủ? Đâu là tiêuchí cho một nền dân chủ thật sự? Như vậy vấn đề tồn tại lớn nhất ở đâylà còn sự khác nhau trong quan niệm về các tiêu chí và thước đo. Vì vậy,cần thiết phải thống nhất về tiêu chí đánh giá dân chủ, mà trước hết làđưa ra được quan niệm dân chủ và thước đo có thể được coi là phù hợp vớiđặc điểm của Việt Nam. Đây là một đề tài mới, song việc đề ra tiêu chíđánh giá cho dân chủ ở Việt Nam lại là một xu hướng tất yếu. Sớm muộncác nhà nghiên cứu cũng phải phân tích và thống nhất với nhau về nhữngtiêu chí nhất định đánh giá về dân chủ. Đồng thời, việc đánh giá dân chủcũng là vấn đề phức tạp, trong phạm vi của đề tài này, tôi cố gắng đưa ranhững tiêu chí cụ thể và thước đo để đánh giá được các tiêu chí đó.

Page 8: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

8

Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG

HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂNDÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Cơ sở lý luận xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triểndân chủ ở Việt Nam2.1.1. Lý luận về dân chủ2.1.1.1. Một số quan niệm dân chủ trong các lý thuyết chính trị

* Quan niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ: (1) Nhấnmạnh đến tính giai cấp của dân chủ khi xã hội còn tồn tại giai cấp và ủnghộ việc xây dựng nền dân chủ mới – nền dân chủ XHCN. (2) Chỉ rõcách thức để giành lấy dân chủ, để xây dựng được nền dân chủ thực sựcủa nhân dân. (3) Chỉ ra những biểu hiện cơ bản của nền dân chủ mới –nền dân chủ XHCN.

* Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ: (1) Cách hiểu về dânchủ (Dân là chủ và dân làm chủ). (2) Cách thức giành, giữ và bảo vệ nềndân chủ non trẻ (Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thểgiải quyết được mọi khó khăn; Để bảo vệ và phát huy các giá trị của nềndân chủ non trẻ của Việt Nam cần thiết phải tăng cường pháp chế, thựchiện quản lý xã hội bằng pháp luật; Dân chủ phải gắn với chuyên chính).(3) Các biểu hiện của nền dân chủ mới (Dân chủ được thể hiện ở bảnchất dân chủ của Nhà nước; Người dân phải được tự do phát biểu ý kiến;Đảm bảo các quyền bình đẳng nam nữ và bình đẳng dân tộc).

* Quan niệm về dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam: mục tiêuxây dựng nền dân chủ của Việt Nam là nền dân chủ XHCN. Nền dân chủxã hội chủ nghĩa là nền dân chủ kiểu mới “nền dân chủ của số đông”.

* Quan niệm tiến bộ về dân chủ trong các tư tưởng phi macxithiện đại:

Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, một loạt các tư tưởng mới vềdân chủ mới ra đời, nhưng hầu hết các tư tưởng này đều không có niềmtin vào hình thức dân chủ trực tiếp (nền dân chủ lý tưởng nguyên thủy).Dù có sự khác biệt nhưng họ đều ủng hộ hình thức dân chủ đại diện,hướng tới một nền dân chủ trong thực tế, chứ không phải là một nền dânchủ lý tưởng: (1) Tư tưởng của Weber: nền dân chủ cũng giống như “thịtrường” - một cơ chế cho phép loại bỏ những kẻ yếu kém và chấp nhận

Page 9: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

9

những ai có tiềm năng nhất trong cuộc chiến giành lá phiếu và quyền lực.(2) Schumpeter, đời sống dân chủ không có gì khác hơn là một cuộc đấutranh giữa các nhà lãnh đạo chính trị nằm trong hệ thống các đảng pháikhác nhau để giành quyền lực. (3) Trong khi đó Dahl và những ngườitheo chủ nghĩa đa nguyên lại ủng hộ cho sự cạnh tranh giữa các nhómtrong nền dân chủ hiện đại. (4) John Dewey cho rằng: dân chủ được ápdụng cho các cộng đồng chứ không dành cho các nhà nước.

Tóm lại, sau khi nghiên cứu các quan niệm khác nhau về dân chủcủa các học thuyết chính trị trên thế giới, tác giả luận án có kế thừa mộtsố giá trị nhất định trong các học thuyết đó. Song, vì tập trung vào cáctiêu chí và thước đo đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam nêntác giả luận án cơ bản lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độphát triển dân chủ ở Việt Nam.

2.1.1.2. Dân chủ - khái niệm và tính chất* Khái niệm dân chủDân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là cơ chế để người dân

thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của mình trên tất cả các lĩnh vực cơbản của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa.

Với khái niệm này, dân chủ được hiểu với hai nội dung cơ bản sau:(1) Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. (2) Dân chủ là cơ chế đểngười dân thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của mình.

* Các tính chất của dân chủThứ nhất, dân chủ mang tính nhân loại (giá trị phổ biến): (1)

Dân chủ thể hiện quyền tự do cá nhân. (2) Dân chủ thể hiện sự bìnhđẳng về điều kiện. (3) Trong xã hội dân chủ phải có một số giá trị đạođức nhất định, thiếu chúng thì dân chủ không thể tồn tại (chẳng hạn như:khả năng thoả hiệp, lòng khoan dung, tôn trọng cá nhân con người vàgiải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình).

Thứ hai, dân chủ mang tính giai cấpDân chủ mang tính giai cấp, không có dân chủ chung chung, không có

dân chủ không đảng phái, không giai cấp. Dân chủ bao giờ cũng mang tínhgiai cấp và thể hiện quyền lực của mỗi giai cấp nhất định. Với tính chất này,dân chủ được hiểu là chế độ dân chủ, nền dân chủ.

Thứ ba, dân chủ có tính lịch sử

Page 10: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

10

Dân chủ là một hiện tượng lịch sử - xã hội, xuất hiện và phát triển vớitư cách là sản phẩm, là kết quả trực tiếp của đời sống chính trị, đời sống xãhội con người. Tính chất lịch sử của dân chủ được thể hiện ở hai khía cạchsau: (1) Dân chủ là sản phẩm trực tiếp của đời sống chính trị. Lịch sử hìnhthành dân chủ thường gắn liền với lịch sử hình thành giai cấp trong xã hội.(2) Dân chủ còn là thành tựu của văn hóa nhân loại, là thước đo trình độgiải phóng con người và xã hội mà loài người đã đạt được trong mỗi thờiđại lịch sử.2.1.2. Các cách tiếp cận xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ pháttriển của dân chủ ở Việt Nam2.1.2.1. Quan niệm về tiêu chí và hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triểndân chủ

- Về tiêu chí: tiêu chí là tính chất, dấu hiệu để dựa vào mà phânbiệt một vật, một khái niệm để phê phán nhằm đánh giá.

- Về đánh giá (evaluate): là thuật ngữ có gốc từ khái niệm “giá trị”(value). Giá trị chỉ ra ý nghĩa xã hội của hiện tượng này hay hiện tượngkhác (xã hội và tự nhiên). Khi đánh giá một vấn đề gì đó, cần phải chỉ rađược đối tượng bị đánh giá và chủ thể tham gia đánh giá.

- Về trình độ phát triển: chỉ các quá trình phát triển khác nhau, có thểphân loại các giai đoạn phát triển đó theo thời gian, có thể phát triển từ thấpđến cao hoặc trong phát triển có những bước thụt lùi nhất định.

- Về hệ tiêu chí đánh giá: là một tập hợp các tiêu chí được đưa rađể đánh giá và đo lường một sự vật hoặc một đối tượng.

- Về hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam: làmột tập hợp các tiêu chí đánh giá năng lực làm chủ của người dân ở các trìnhđộ và mức độ phát triển khác nhau từ thấp đến cao. Mỗi hệ tiêu chí có thểgồm một hoặc nhiều tiêu chí. Trong một tiêu chí lại bao gồm nhiều tiêu chíthành phần. Trong một tiêu chí thành phần có nhiều chỉ số khác nhau. Tiêuchí thành phần: là các tiêu chí cấu thành nhỏ hơn của các tiêu chí đưa ra.2.1.2.2. Mục tiêu của việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ pháttriển dân chủ ở Việt Nam

Dân chủ là một sự nghiệp khó khăn, phức tạp từ nhận thức đếnthực tiễn, từ thể chế đến hành vi con người. Vấn đề xây dựng và hoànthiện các thể chế dân chủ càng khó khăn, phức tạp thì càng cần thiết phảiphân loại và đánh giá trình độ phát triển của dân chủ, mà muốn vậy thìđã đến lúc Việt Nam cần có bộ tiêu chí rõ ràng để đánh giá và đo lườngdân chủ: (1) Điều này giúp Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt

Page 11: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

11

Nam nhận thức được đất nước mình đang phát triển đến giai đoạn nàocủa quá trình dân chủ. (2) Nhà nước có thể sử dụng bảng chỉ số dân chủđể đo lường và đánh giá về dân chủ ở Việt Nam theo định kì. (3) Gópphần hoàn thiện hơn lý thuyết dân chủ của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh, khẳng định sự lựa chọn phát triển dân chủ XHCN ởViệt Nam là đúng đắn. (4) Nâng cao tầm nhận thức của người dân vềdân chủ và nhận thức về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dân chủtrong tiến trình phát triển và đồng thời giúp nhân dân hiểu được nền dânchủ ở Việt Nam đang đi tới đâu và mình cần phải làm gì để có dân chủthật sự.2.1.2.3. Một số cách thức xác định tiêu chí đánh giá dân chủ trên thế giới

Nhiều nhà tư tưởng về dân chủ khi xác định các tiêu chí đánh giádân chủ thường bắt nguồn từ các cách tiếp cận khác nhau về dân chủ:

(1) Một số nhà tư tưởng cho rằng, dân chủ là những gì trái ngượcvới độc tài. (2) Một số nhà tư tưởng phương Tây đã mặc định khái niệm“tự do” đồng nhất với “dân chủ”. (3) Còn đa số các nhà nghiên cứuchính trị phương Tây đều đồng ý rằng, ở mức tối thiểu một nền dân chủsẽ bao gồm các yếu tố cơ bản: chính phủ hoạt động dựa trên nguyên tắcđa số và đồng thuận trong quản lý; tổ chức các cuộc bầu cử tự do vàcông bằng; bảo vệ các nhóm thiểu số, tôn trọng quyền con người cơ bản,đa nguyên về chính trị. (4) Trong tác phẩm “Polyarchy”, Robert Dahl(1970) đã đề xuất một số tiêu chí đo lường dân chủ. Đây là một trongnhững cách phân loại tiêu chí tương đối đầy đủ và lột tả được hết cácđặc trưng cơ bản của nền dân chủ. Nhưng với các tiêu chí này, RobertDalh vẫn nhấn mạnh đến việc cạnh tranh đảng phái và mức độ dân chủđược đo bằng mức độ tự do của công dân. Tác giả luận án không đồng tìnhvới các tiêu chí liên quan đến đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập. (5)Một trong những lập luận đáng chú ý của nhóm Puman khi đưa ra nhữngluận điểm quan trọng để xác định các tiêu chí dân chủ. Có 2 tiêu chí cơbản: đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân (responsiveness) vàlàm việc có hiệu quả (effectiveness). Cả hai yếu tố này đều nghiêng vềviệc đánh giá và đo lường quyền lực nhà nước. Như vậy, những tiêu chíđánh giá người dân ở đây đã không được đề cập. (6) Theo quan điểmcủa các nhà macxit thì tiêu chí cơ bản nhất của xã hội dân chủ là càngnhiều người có quyền sở hữu kinh tế thì xã hội đó càng dân chủ. (7)Theo William Turley: nếu dân chủ có nghĩa là sự cai trị của nhân dân, vàvì vậy bất cứ thể chế nào tăng cường trách nhiệm giải trình của chính

Page 12: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

12

phủ đối với ý chí nhân dân và thúc đẩy sự tham gia của người dân vàocông việc chung đều có thể được coi là yếu tố dân chủ.

Như vậy, đa phần các nhà nghiên cứu cố gắng chỉ ra cách hiểu củahọ về dân chủ (dân chủ là gì) và chỉ ra các đặc trưng cơ bản của dân chủ(chính các đặc trưng đó trở thành tiêu chí đánh giá dân chủ). Tuy nhiên,ở khía cạnh này, giới nghiên cứu ít thống nhất với nhau. Trên cơ sở kếthừa những ưu điểm từ các cách tiếp cận trên (đặc biệt trong cách hiểuvề dân chủ của cả dân chủ phương Đông, phương Tây, dân chủ theoquan niệm của CNTB và CNXH), đặc biệt, kế thừa cách tiếp cận đánhgiá dân chủ của GS William Turley, tác giả luận án đưa ra quan niệmdân chủ của mình, sau đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản của quan niệmđó. Đây là những tiêu chí đánh giá dân chủ riêng của tác giả luận án.2.2. Cơ sở thực tiễn xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ pháttriển dân chủ ở Việt Nam2.2.1. Tiêu chí đo lường dân chủ của một số tổ chức trên thế giới2.2.1.1. Tổ chức Freedom House

Freedom House tiến hành đo lường dân chủ với một khái niệmhẹp: “dân chủ bầu cử”. Họ tiến hành đánh giá dân chủ của các quốc giatrên thế giới thông qua các cuộc bầu cử theo định kỳ. Tiêu chí củaFreedom House đưa ra cho nền dân chủ bầu cử bao gồm: một hệ thốngchính trị đa đảng cạnh tranh; chế độ phổ thông đầu phiếu; các cuộc bầucử được tổ chức thường xuyên, cạnh tranh được tiến hành trên cơ sở bỏphiếu kín và không có gian lận bầu cử quy mô lớn, vận động tranh cửđược mở rộng thông qua các phương tiện truyền thông.

Với những tiêu chí được nêu ra bởi tổ chức quốc tế FreedomHouse, phải thừa nhận những tiêu chí đó đã nhấn mạnh được các khíacạnh cơ bản của dân chủ như: (1) Nhấn mạnh đến bầu cử tự do và cạnhtranh. (2) Các quyền tự do của công dân được thể hiện với biên độ rộng.(3) Nhấn mạnh đến vai trò giám sát nhà nước của người dân.

Bên cạnh đó, tác giả luận án nhận thấy các tiêu chí đo lường dânchủ của tổ chức Freedom House chưa phù hợp với Việt Nam ở các yếutố sau: (1) Sự khác biệt về thể chế chính trị. (2) Các tiêu chí dân chủ củaFreedom House đưa ra có vẻ thể hiện quyền tự do một cách tuyệt đốitrong các lĩnh vực như: quản lý báo chí, xuất bản, truyền thông,internet... Nhưng trên thực tế, không có lĩnh vực nào có thể tự do nằmngoài khuôn khổ pháp luật của nhà nước.2.2.1.2. Tạp chí The Economist của Anh

Page 13: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

13

Tạp chí này đã khảo sát tình trạng dân chủ ở 167 quốc gia và cốgắng định lượng chỉ số dân chủ (DI), do bộ phận Economist IntelligenceUnit Index tiến hành, dựa vào năm tiêu chí sau: bầu cử công bằng và tựdo, các quyền tự do của công dân, hoạt động của chính quyền, sự thamgia chính trị, văn hoá chính trị.

Những tiêu chí này có một số điểm khá xác đáng để đo lường vàđánh giá các nền dân chủ trên thế giới: Các tiêu chí của The economistcó một số điểm tương đồng với tiêu chí của Freedom House như bầu cửcông bằng và tự do dựa trên sự cạnh tranh đảng phái; đánh giá hiệu quảhoạt động của chính quyền bằng cơ chế phân chia quyền lực nhà nướcvà độc lập về tư pháp; đảm bảo các quyền tự do của công dân. Bên cạnhđó, nổi bật là hai tiêu chí mới so với Freedom House là sự tham giachính trị của công dân và văn hoá chính trị.

Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của tạp chí The Economist công bố vàotháng 3/2013 đánh giá 167 quốc gia vùng lãnh thổ thì còn một số điểmchưa thoả đáng: (1) Các tiêu chí dân chủ của tạp chí The Economist đã bỏqua và không tính đến những khác biệt về kinh tế giữa các quốc gia. (2) Cáctiêu chí trên phản ánh trạng thái của tự do chính trị và tự do dân sự là khôngđầy đủ. Điều này không phù hợp với mục tiêu xây dựng nền dân chủXHCN ở Việt Nam. (3) Nếu dùng các tiêu chí này để đo lường dân chủ chotất cả các quốc gia trên thế giới có thể sẽ là phiếu diện vì nó xoá mờ ranhgiới về trình độ dân trí và những khác biệt về văn hoá của các quốc gia.2.2.2. Thực tiễn phát triển dân chủ ở Việt Nam2.2.2.1. Thời kỳ trước năm 1975

Nền dân chủ Việt Nam ra đời trong bối cảnh giai cấp tư sản ViệtNam không thể đảm nhận vai trò lãnh đạo phong trào giải phóng dântộc. Từ 1930 - 1945 chỉ có một mình Đảng Cộng sản đứng ra dẫn dắtquốc dân trên đường chiến đấu, nêu cao khả năng cách mạng và lãnhđạo của giai cấp vô sản Đông Dương. Cách mạng tháng Tám thành côngchỉ tạo ra những điều kiện ban đầu để xây dựng nền dân chủ nhân dân,song nó là cái nôi cho nền dân chủ Việt Nam ra đời.

Sau tổng tuyển cử năm 1946, Việt Nam phải hoàn thành hai cuộccách mạng giải phóng dân tộc, chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâmlược. Trong giai đoạn này, khát vọng giải phóng dân tộc, lý tưởng sống trongmột xã hội độc lập đã bao trùm lên nhận thức, suy nghĩ, tư duy và hành độngcủa người Việt. Nền dân chủ Việt Nam ra đời chịu ảnh hưởng có một số yếutố sau: (1) Nền kinh tế nông nghiệp chậm phát triển. (2) Chế độ phong kiến

Page 14: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

14

tồn tại lâu đời. (3) Một số ảnh hưởng từ yếu tố văn hóa (Người Việt chịu ảnhhưởng bởi tâm lý trọng tình hơn trọng lý, tâm lý đám đông, tại điểm nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, trình độ dân trí của nước Việt Nam rấtthấp).

Thực tế, nền dân chủ non trẻ của Việt Nam mới chỉ chính thức rađời sau thành công của cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nhưng ngaysau đó dân tộc Việt Nam tiếp tục phải trải qua chiến tranh liên miên vàmối quan tâm chính của người dân thời kỳ này không phải là dân chủmà là mục tiêu độc lập dân tộc. Chính vì thế, nền dân chủ Việt Nam thờikỳ trước năm 1975 không có nhiều thành tựu.2.2.2.2. Thời kỳ sau năm 1975

Sau năm 1975, Việt Nam độc lập hoàn toàn và tập trung vào conđường xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IVcủa Đảng (năm 1976) đã tuyên bố trong đường lối chung của dân tộc làxây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Việt Nam mongmuốn xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, song đây là con đườngphát triển không hề dễ dàng, thậm chí có những lúc tưởng chừng khôngthể đi tiếp. Do chủ quan, duy ý chí, rập khuôn một cách máy móc môhình XHCN của Liên Xô (cũ), duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kếhoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp và hệ thống chuyên chính vô sản(đặc biệt những năm 1975 - 1986) đã dẫn đến hậu quả xấu cho toàn xãhội. Nền kinh tế ngày càng nghèo nàn lạc hậu; đời sống người dân thiếuthốn và khổ cực; động lực phát triển của các cá nhân và các doanhnghiệp trong xã hội bị triệt tiêu; nhà nước trở nên quan liêu và xa dân;quyền dân chủ của người dân bị vi phạm.

Sau năm 1975 đến nay, nền dân chủ của Việt Nam tiếp tục pháttriển với những đặc điểm cơ bản về kinh tế, xã hội sau: (1) Thể chế kinhtế ngày càng được hoàn thiện để đảm bảo đời sống vật chất cho nhândân. (2) Thể chế chính trị nhất nguyên. (3) Các quyền làm chủ cơ bảncủa con người được ghi nhận rõ ràng trong Hiến pháp, pháp lệnh dânchủ ở cơ sở và các văn bản pháp luật khác. (4) Trên thực tế các quyềntự do của công dân ngày càng được bảo đảm. (5) Bên cạnh những đặcđiểm trên, nền dân chủ của Việt nam hiện nay vẫn tồn tại một số hạnchế nhất định.

Page 15: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

15

Chương 3HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN DÂN CHỦ

Ở VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HOÁ HỆ TIÊU CHÍ

3.1. Mô hình khung lý thuyết xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độphát triển dân chủ ở Việt Nam

Việc xác định các hệ tiêu chí và các tiêu chí thành phần được tiếnhành trên cơ sở tham khảo việc xây dựng các bộ chỉ số đang được sửdụng rộng rãi ở Việt Nam hiện nay như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấptỉnh (PCI), Chỉ số cảm nhận của người dân về hiệu quả quản lý hànhchính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số công lý 2013. Ngoài ra, tác giả cũngrút kinh nghiệm và tham khảo các tiêu chí dân chủ của một số tổ chứcđo lường dân chủ lớn trên thế giới như: tổ chức Freedom House, Theeconomics...

Hệ tiêu chí và các chỉ số đo lường dân chủ trong luận án này đượcthiết kế phù hợp với bối cảnh phát triển và đặc thù của nền dân chủ ViệtNam. Hệ tiêu chí được xây dựng dựa trên mô hình lý thuyết sau:

Hình 3.1. Khung lý thuyết

Đảnglãnh đạo

Nhànước

quản lý

Nhân dânlàm chủ

Điều kiệnkinh tếtối thiểucủa mỗicá nhân

Hành langpháp lý bảo

vệ cácquyền dân

chủ

Sự thamgia tích cựccủa xã hội

dân sự

Nhận thức

1. Hệ thốngchính trị

2. Năng lực làm chủcủa người dân

3. Điều kiện thựchiện quyền làm chủ

Kinh tế Chínhtrị

Vănhóa

Xã hội

Thực hiện hành vi

Điều chỉnh hành vi

Page 16: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

16

Để đo lường trình độ phát triển dân chủ của một xã hội thì tất yếucần đo lường dân chủ một cách toàn diện, trên tất cả các mặt liên quanđến dân chủ, đến sự phát triển dân chủ. Theo tác giả luận án, dân chủnên được nhìn nhận trên ba khía cạnh cơ bản sau:

(1) Xem xét và đánh giá hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước và tổchức chính trị - xã hội);

(2) Năng lực làm chủ của người dân (nhận thức các quyền làm chủ,thực hiện hành vi làm chủ và điều chỉnh hành vi làm chủ);

(3) Các điều kiện để người dân thực hiện quyền làm chủ (điều kiệnkinh tế tối thiểu của mỗi cá nhân, hành lang pháp lý để bảo vệ các quyềnlàm chủ của người dân, sự tham gia tích cực của xã hội dân sự).

Có thể coi đây là 3 hệ tiêu chí độc lập và cần thiết, phải đánh giá cả3 hệ tiêu chí này để có một bức tranh toàn cảnh về mức độ phát triển dânchủ của một xã hội, một đất nước nhất định.3.2. Hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam3.2.1. Tính tất yếu của việc lựa chọn hệ tiêu chí 2 (đánh giá năng lựclàm chủ của người dân) làm hệ tiêu chí đo lường thí điểm ở Việt Nam

Thứ nhất, theo tác giả, dân chủ không phải là một thứ quà tặngnên trình độ phát triển của dân chủ phải thể hiện trình độ vươn lên củacon người trong quá trình thực hiện quyền làm chủ của mình. Dân chủđối với nhân dân là tạo mọi điều kiện để dân dám nói, dám làm vì nhữngnhu cầu của sự sinh tồn và phát triển. Dân chủ và quyền làm chủ củangười dân phải tạo thành giá trị thực tế chứ không phải là những lời nóisuông. Muốn dân chủ được hiện thực hoá trong thực tế thì chính chủ thể- người dân, phải hiểu và ý thức nhiều nhất về quyền làm chủ của mình.

Thứ hai, nói đến trình độ phát triển của dân chủ là nói đến các cấpđộ phát triển khác nhau, thường là thể hiện sự phát triển từ thấp đến cao,từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Hệ tiêu chí“năng lực làm chủ của người dân” thể hiện ở ba cấp độ cơ bản: (1) Dânchủ phát triển ở trình độ thấp: người dân chỉ dừng lại ở việc nhận thứcđược các quyền làm chủ của mình. (2) Dân chủ phát triển ở trình độtrung bình: người dân đã thực hiện được hành vi làm chủ của mình. (3)Dân chủ ở trình độ phát triển cao: người dân đánh giá và điều chỉnhđược hành vi làm chủ của mình. Vẫn biết rằng, nếu chỉ dùng trình độphát triển của cá nhân để đánh giá trình độ của cả một nền dân chủ thìquả là phiến diện. Song, một lần nữa tác giả nhấn mạnh đến vai tròquyết định của người dân trong việc phát triển của dân chủ.

Page 17: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

17

Thứ ba, hệ tiêu chí đo lường năng lực làm chủ của người dân còncó khả năng thể hiện trình độ phát triển của dân chủ trên tất cả các lĩnhvực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.3.2.2. Tính hợp lý của việc lựa chọn các tiêu chí trong hệ tiêu chíđánh giá năng lực làm chủ của người dân

Để chỉ ra được các tiêu chí đánh giá được “năng lực làm chủ củangười dân” thì trước hết cần phải thao tác hóa khái niệm: (1) Năng lựccó thể được hiểu là sự tổng hợp các yếu tố kiến thức, kĩ năng, động cơ,thái độ, ý chí trong hoạt động của con người. (2) Làm chủ là chỉ hànhđộng mà các công dân chủ động tiến hành để thể hiện ý chí của mình, đểbảo vệ lợi ích của mình trong mối quan hệ giữa công dân và nhà nước.(3) Năng lực làm chủ của người dân là gồm các kiến thức, kĩ năng, động cơ,thái độ và ý chí của người dân trong việc thực hiện hành vi làm chủ củamình để thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của cá nhân trong mối quan hệ vớinhà nước.

Để đảm bảo có thể đo lường được trình độ phát triển của năng lực làmchủ của người dân, tác giả đã đề xuất 3 tiêu chí cơ bản thể hiện 3 trình độphát triển năng lực làm chủ của người dân từ thấp đến cao, đó là:

Tiêu chí 1: người dân nhận thức được các quyền làm chủcủa mình.

Ở cấp độ này, người dân cần có những kiến thức cơ bản về cácquyền làm chủ, cách thức thực hiện quyền làm chủ... Nhưng ở cấp độđơn giản nhất của nhận thức, ít nhất người dân cũng phải chỉ ra đượcquyền làm chủ của mình là những quyền nào và ở đâu. Ví dụ, trong lĩnhvực chính trị, người dân biết được các quyền cơ bản của mình là: quyềnbầu cử, ứng cử; quyền tự do lập hội, quyền tự do ngôn luận, tự do báochí, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền kiểm tra giám sát hoạt động của nhànước, quyền được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công, quyền được thamgia hoạt động cùng nhà nước... Bên cạnh đó, người dân phải hiểu biếtđược cách thức thực hiện các quyền dân chủ đó trong lĩnh vực chính trị.

Tiêu chí 2: người dân đã thực hiện được hành vi làm chủ của mình.Ở trình độ này, người dân không chỉ dừng lại ở việc hiểu biết và

nhận thức được các quyền làm chủ của mình, mà họ còn có khả năngbiến sự hiểu biết thành hành động. Để đạt được trình độ này, người dânkhông chỉ hiểu biết về quyền làm chủ, mà còn có ý thức và kĩ năng thựchiện các quyền làm chủ đó. Như vậy, việc có ý thức tham gia và có kĩ

Page 18: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

18

năng thực hiện các quyền làm chủ của đa số người dân trong xã hội làmột bước tiến trên con đường phát triển dân chủ của mỗi quốc gia.

Tiêu chí 3: người dân đánh giá và điều chỉnh được hành vi làmchủ của mình.

Điều đó có nghĩa là, người dân không chỉ nhận thức được cácquyền làm chủ của mình, biến nhận thức đó thành hành động - thực hiệnhành vi làm chủ, mà cao hơn, sau khi thực hiện hành vi, thì người dântiếp tục nhận thức lại những hành vi mình đã làm và điều chỉnh nhữnghành vi đó. Nói cách khác, ở trình độ phát triển cao của dân chủ, ngườidân phải có khả năng tự đánh giá và điều chỉnh hành vi làm chủ củamình theo hướng thúc đẩy cộng đồng và xã hội phát triển. Thậm chí,người dân còn phải có khả năng nhận ra sự thiếu sót, lệch chuẩn hoặcchưa đúng trong hệ thống pháp luật của nhà nước về việc thể hiện vàthực hiện các quyền làm chủ của công dân.

Việc sử dụng 3 tiêu chí trên là 3 tiêu chí cơ bản để đánh giá nănglực làm chủ của người dân nhằm đáp ứng một số yếu tố sau: (1) Nănglực làm chủ của người dân chỉ có thể quan sát được chủ yếu qua hoạtđộng của người dân đó ở các tình huống nhất định. (2) Năng lực làm chủcủa người dân và các thành tố của nó không bất biến mà có thể thay đổitừ năng lực sơ đẳng, thụ động tới năng lực bậc cao mang tính tự chủ cánhân. (3) Năng lực làm chủ của người dân được hình thành và cải thiệnliên tục trong suốt cuộc đời con người vì sự phát triển năng lực làm chủvề thực chất là làm thay đổi nhận thức và hành động của cá nhân theohướng tích cực, chứ không chỉ đơn thuần là sự bổ sung các mảng kiếnthức riêng rẽ. (4) Những điều kiện để người dân thể hiện và thực hiệnnăng lực làm chủ của mình được quyết định quyết định tuỳ theo yêu cầukinh tế xã hội và đặc điểm văn hoá của dân tộc và địa phương.

Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ tiếnhành đo lường năng lực làm chủ của người dân trong lĩnh vực chính trị.Trong hệ tiêu chí này gồm có 3 tiêu chí, 7 nhóm chỉ số, mỗi nhóm chỉ sốcó 3 hoặc 6 chỉ số thành phần.3.3. Phương pháp lượng hoá

Để đo lường 3 tiêu chí trên, luận án phải xây dựng bộ chỉ số về dânchủ. Chỉ số dân chủ (trong lĩnh vực chính trị) thực chất là một công cụđịnh lượng được xây dựng để chuyển tải ý kiến và đánh giá của người dânvề chính năng lực làm chủ của họ khi tham gia vào đời sống chính trị.

Page 19: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

19

3.3.1. Các thang đo được dùng trong xây dựng bảng khảo sát- Thang định danh (nominal scale) - chỉ thể hiện tên.- Thang định hạng (ordinal scale) - có thể xếp hạng các giá trị.- Thang định khoảng (interval scale) - khoảng cách giữa các giá trị.- Thang tỷ lệ (ratio scale) - các giá trị được thể hiện chính xác.

3.3.2. Các phương pháp tính toán chỉ số dân chủPhương pháp được lựa chọn để tính toán chỉ số dân chủ cho đề tàiVới những ưu điểm về tính đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện nên tác

giả luận án đã lựa chọn sử dụng phương pháp tính toán số 1, tức làphương pháp cộng tuyến tính chia bình quân cho các tỉnh và tạo ra đượcđiểm số trung bình của cả nước. Từng chỉ số thành phần trong luận án sẽđược đo lường theo thang điểm từ 0 – 1, điểm 0 là kém nhất và điểm 1 làtốt nhất. Sau đó điểm số trung bình của tỉnh và trung bình của từng chỉsố thành phần được tính toán. Thang đo từ 0 – 1 sẽ được chia thành 3trình độ khác nhau: các tỉnh có trình độ dân chủ thấp rơi vào khoảng 0 –0.33; các tỉnh có trình độ dân chủ bình thường từ 0.34 – 0.66; các tỉnh cótrình độ dân chủ cao từ 0.67 – 1. Câu trả lời nhị phân (có/không,đúng/sai, hiệu quả/không hiệu quả, cần thiết/không cần thiết, dễ/khó…)ở cấp cá nhân được tính số trung bình và hình thành 21 biến số liên tụctrong dải từ 0 – 1 có đến 21 giá trị hoàn toàn khác nhau (tức là tươngứng với tổng số tỉnh được khảo sát). Các tính toán tương tự được tiếnhành cho các nhóm chỉ số và chỉ số thành phần.

Chương 4KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THÍ ĐIỂM TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN

DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN HỆ TIÊU CHÍ ĐỀ XUẤT

4.1. Mục tiêu, phương pháp và tổ chức quá trình khảo sát4.1.1. Mục tiêu của khảo sát

Việc khảo sát là cần thiết để thử nghiệm một thang đo về dân chủtrên một hệ tiêu chí. Để đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về trình độphát triển dân chủ ở Việt Nam, thì cần phải tiến hành đo lường trên cả 3hệ tiêu chí. Nhưng luận án này chỉ dừng lại ở việc đo lường, đánh giá thí

Page 20: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

20

điểm một hệ tiêu chí: đo lường năng lực làm chủ của người dân.4.1.2. Phương pháp khảo sát

Chọn mẫu:Mẫu khảo sát của luận án được lựa chọn dựa trên sự tham khảo

việc chọn mẫu khảo sát của chỉ số công lý 2012 của tổ chức UNDP tạiViệt Nam, tập trung ở 21 tỉnh và thành phố được lựa chọn ngẫu nhiên,chiếm 1/3 số tỉnh và thành phố. Các đặc điểm này được xác định trên cơsở điểm HDI của các tỉnh. Tổng số phiếu hỏi cũng hạn chế: 20 phiếuhỏi/xã, tức là 40 phiếu hỏi/1 huyện, 80 phiếu hỏi/1 tỉnh, tổng cộng là 1680phiếu hỏi/cả nước. Đối tượng chọn phỏng vẫn ngẫu nhiên phải đảm bảotrên 18 tuổi và có đủ trí tuệ để thực hiện các hành vi dân sự của mình.Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:

Bảng hỏi là công cụ phỏng vấn chủ yếu trong khảo sát được thiếtkế để bao quát 3 tiêu chí: nhận thức về quyền làm chủ của người dân,thực hiện hành vi làm chủ, điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân.4.2. Kết quả thu được sau khi khảo sát4.2.1. Đánh giá trình độ nhận thức của người dân về các quyền làmchủ trong chính trị

Nhận thức về quyền làm chủ của người dân, đa số người dân đượckhảo sát đều thể hiện trình độ nhận thức của mình về các quyền làm chủcơ bản trong lĩnh vực chính trị ở mức trung bình là 0,59 (nằm ở mứctrung bình trong thang đo từ 0,34 – 0,67). Trình độ nhận thức này củangười dân không quá cao, nhưng không phải là thấp. Với mức độ nàynếu đánh giá chung theo thang điểm thì cũng không có gì đáng lo ngạivề phần nhận thức trong năng lực làm chủ của người dân. Nhưng nếutách bạch từng tiêu chí thì với mức độ nhận thức như vậy, không thể lànền tảng vững chắc để đảm bảo rằng người sẽ thực hiện và làm tốt cáchành vi làm chủ của mình, càng không thể nhắc tới khả năng điều chỉnhhành vi làm chủ của mình.4.2.2. Đánh giá trình độ thực hiện hành vi làm chủ của người dântrong lĩnh vực chính trị

Trình độ thực hiện hành vi làm chủ của người dân (trên 21 tỉnh,thành phố đã khảo sát) nằm trong khoảng điểm trung bình (0,42) nhưngnhìn chung là mức độ thực hiện còn thấp. Số điểm trung bình của phầnthực hiện hành vi này cũng thể hiện sự tương đồng với phần nhận thức(0,59), bởi lẽ không phải tất cả mọi người dân đều nhận thức rõ về

Page 21: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

21

quyền và đều thực hiện nó trên thực tế vì nhiều lý do như: sự sợ hãi, sựthờ ơ chính trị...4.2.3. Đánh giá trình độ điều chỉnh hành vi làm chủ của người dântrong lĩnh vực chính trị

Việc điều chỉnh hành vi nói chung của đa số người dân còn rấtthấp (0,38). Đó cũng là hệ quả tất yếu của nhận thức trung bình và việcthực hiện hành vi cũng ở mức trung bình. Nhận thức không cao, lạikhông muốn thực hiện hành vi thì người dân khó có thể phân biệt đượcnhững hành vi đúng và hành vi sai, do vậy không thể điều chỉnh đượchành vi của mình hoặc điều chỉnh ở mức độ thấp.4.2.4. Đánh giá tổng hợp kết quả khảo sát

Thứ nhất, như đã trình bày chi tiết về mức độ phát triển việc nhậnthức, thực hiện hành vi và điều chỉnh hành vi của tất cả các tỉnh ở trên,chúng ta đều thấy có một mối tương quan khá hợp lý (nói cách khác là tỉlệ thuận trong mối quan hệ giữa 3 cấp độ nhận thức, thức hiện hành vivà điều chỉnh hành vi của người dân). Tỉnh có số điểm cao về nhận thứcthì cũng đồng thời có số điểm cao.

Thứ hai, điểm tổng trung bình cộng của 21 tỉnh – khi đánh giá vềhệ tiêu chí “đo lường năng lực làm chủ của người dân’’ thì Việt Namhiện nay đang ở mức độ trung bình (0,46 điểm).

Thứ ba, sự chênh lệch về điểm trung bình của các tỉnh theo các cấpđộ về nhận thức, về thực hiện hành vi và về điều chỉnh hành thì mức độchênh lệch không quá cao: Nhận thức (0,59), Thực hiện hành vi (0,42),Điều chỉnh hành vi (0,38) .

Thứ tư, phân loại trình độ phát triển dân chủ của các tỉnh theo trìnhđộ phát triển của năng lực làm chủ của người dân sẽ được chia theo trìnhđộ từ thấp đến cao: (1) Trình độ năng lực làm chủ của người dân ở mứcthấp (từ 0 đến 0,33 điểm) gồm có 6 tỉnh: Phú Thọ, Kon Tum, TuyênQuang, Trà Vinh, Cao Bằng, Bắc Kạn. (2) Trình độ năng lực làm chủcủa người dân ở mức trung bình (từ 0,34 đến 0,66 điểm) gồm 10 tỉnh:Quảng Nam, Hải Dương, Lâm Đồng, Long An, Lạng Sơn, Đắc Lăk, TâyNinh, An Giang, Sơn La, Bắc Giang. (3) Trình độ năng lực làm chủ củangười dân ở mức cao (từ 0,67 đến 1 điểm) gồm 5 tỉnh: Đà Nẵng, Huế,

Page 22: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

22

Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà.4.3. Kết luận và khuyến nghị4.3.1. Kết luận

- Các tỉnh được đánh giá là có số điểm cao (tức là có trình độ nănglực làm chủ cao) tập trung vào các tỉnh như: Đà Nẵng, Huế, Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà. Điều đó có nghĩa là trình độ nănglực làm chủ của người dân có sự tương đồng nhất định với thu nhập,trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế của vùng.

- Các tỉnh được đánh giá là có số điểm thấp nhất (trình độ năng lựclàm chủ của người dân thấp) tập trung vào các tỉnh như: Phú Thọ, KonTum, Tuyên Quang, Trà Vinh, Cao Bằng, Bắc Kạn. Điều này cũng cónghĩa năng lực làm chủ của người dân còn hạn chế do đời sống cònnhiều khó khăn, do trình độ học vấn và mức độ giao lưu của các tỉnh nàyvới bên ngoài còn nhiều hạn chế.

- Trong các tỉnh có điểm số cao về trình độ phát triển dân chủ thìkhông tỉnh nào có điểm số tuyệt đối cao, như Đà Nẵng cao nhất cũng chỉdừng lại ở 0,71 điểm. Trong các tỉnh có điểm số thấp về trình độ pháttriển dân chủ thì cũng không tỉnh nào có điểm số tuyệt đối thấp. Trườnghợp Bắc Kạn không bị rơi xuống 0 điểm mà chỉ dừng ở 0,20. Như vậy,khoảng cách thể hiện trình độ phát triển năng lực làm chủ của người dânở các tỉnh không quá khác biệt, có một mức độ tăng dần đều.

- Trình độ nhận thức chung của người dân ở các tỉnh về cơ bản đềucao và ngang nhau giữa các nội dung nhận thức của dân chủ

- Về thực hiện hành vi nhìn chung là thấp và có sự khác nhau rõnét giữa các hoạt động cụ thể.

- Việc điều chỉnh hành vi về cơ bản là thấp vì trên thực tế hầu nhưngười dân có trình độ nhận thức chưa cao, lại ít thực hiện hành vi làmchủ nên việc điều chỉnh hành vi làm chủ thấp là điều tất yếu.4.3.2. Một số khuyến nghị về sử dụng kết quả chỉ số dân chủ trongluận án

- Ưu điểm của bộ chỉ số thí điểm này là đơn giản, dễ thực hiện, cáctiêu chí được đưa ra mang tính liệt kê, thể hiện bao quát được tất cả cáckhía cạnh thể hiện quyền làm chủ của người dân trong lĩnh vực chính trị.

- Các kết quả của chỉ số dân chủ trong luận án là các số liệu tổnghợp từ khảo sát người dân trên thực tế nhằm đánh giá trình độ năng lựclàm chủ của họ trên cả 3 khía cạnh quan trọng: nhận thức, thực hiện

Page 23: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

23

hành vi và điều chỉnh hành vi làm chủ. Từ đây có thể giúp các cơ quanhoạch định chính sách đánh giá đúng trình độ làm chủ của người dân ViệtNam hiện nay.

- Đo lường và đánh giá năng lực làm chủ của người dân mới chỉ làmột hệ tiêu chí và toàn bộ những kết quả nghiên cứu này mới chỉ phảnánh được phần nào trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam. Muốn đánhgiá toàn diện hơn thì cần thiết phải xây dựng và tiến hành đo lường đốivới các hệ tiêu chí còn lại như luận án đã lưu ý ở trên. Sau khi đã xâydựng hoàn chỉnh để đo cả ba hệ tiêu chí thì chúng ta có thể dùng nhữngkết quả đó để tiến hành đo lường trình độ phát triển dân chủ của ViệtNam qua các năm.

- Bộ chỉ số thí điểm trong luận án này cũng còn một số hạn chế.Nếu muốn tiến hành đo tiếp hoặc mở rộng số lượng mẫu khảo sát hơnthì cần cân nhắc: nên loạt bớt một số câu hỏi khó trong bảng hỏi. Nóicách khác nên tiếp tục tối giản hóa hệ thống bảng hỏi để gần dân và sátvới trình độ nhận thức của người dân hơn.

KẾT LUẬNDân chủ và dân chủ hoá đang ngày càng trở thành xu hướng tất yếu

của thế giới và nhân loại, trong đó có Việt Nam. Để đề xuất được các hệtiêu chí đo lường dân chủ mang tính khoa học, luận án đã cố gắng đưa ranhững căn cứ quan trọng xuất phát từ việc nghiên cứu các quan niệmdân chủ từ cổ đại đến hiện đại, từ dân chủ phương Tây đến dân chủphương Đông, tư tưởng dân chủ mác xít và tư tưởng dân chủ phi mácxít... Luận án đã nghiên cứu, kế thừa và chọn lọc những giá trị quantrọng trong kho tàng lý luận đó làm cơ sở lý luận - nền tảng của luận án.

Luận án cũng trình bày các cơ sở thực tiễn dựa trên hai nghiên cứucơ bản là: nghiên cứu việc xây dựng tiêu chí dân chủ và đo lường dânchủ của hai tổ chức quốc tế (Freedom House và Tạp chí TheEconomist). Luận án đã phân tích rõ những ưu điểm và những mặt cònchưa phù hợp của hai bộ tiêu chí này đối với Việt Nam. Nghiên cứuquan trọng thứ hai của phần này là luận án tập trung vào thực tiễn nềndân chủ Việt Nam từ năm 1945 đến này, trong đó đặc biệt chỉ ra nhữngnhân tố ảnh hưởng đến quá trình hành thành và phát triển nền dân chủViệt Nam (những yếu tố riêng mang tính đặc trưng, truyền thống, vănhóa và lịch sử của Việt Nam).

Đề xuất khung lý thuyết là một trong những cố gắng quan trọng

Page 24: MỞ ĐẦU Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và ...hcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_vi.pdf · Liệu có được coi là công bằng trong

24

của luận án. Khung lý thuyết thể hiện rõ lý luận nền tảng mà luận án dựavào, những giá trị được chọn lọc từ các bộ tiêu chí đo lường dân chủ trênthế giới và cũng thể hiện những điểm riêng phù hợp với Việt Nam. Từkhung lý thuyết này luận án đã phân tích và làm rõ ba hệ tiêu chí đo lườngdân chủ cần thiết và phù hợp với Việt Nam: (1) Đo lường tổ chức và hiệuquả hoạt động của hệ thống chính trị; (2) Đo lường năng lực làm chủ củangười dân; (3) Đo lường các điều kiện để thực hiện quyền làm chủ củangười dân.

Cuối cùng, luận án tiến hành khảo sát, đo lường thí điểm trên mộthệ tiêu chí – đo lường năng lực làm chủ của người dân. Sau khi đo thíđiểm ở 21 tỉnh, thành phố (1/3 số tỉnh, thành phố của cả nước), luận ánđã trình bày những số liệu đáng tin cậy và đã thể hiện được trình độ pháttriển năng lực làm chủ khác nhau của nhân dân các tỉnh, thành phố,trong đó cao nhất là Đà Nẵng và thấp nhất là Bắc Kan. Điểm trung bìnhcộng của tất cả các tỉnh, thành phố thể hiện năng lực làm chủ của ngườidân đại diện cho Việt Nam hiện nay ở mức trung bình là 0,46 (cao nhấtlà 1 và thấp nhất là 0).

Tất cả những nỗ lực đó nhằm chứng minh một điều: không phải cứđa đảng mới là dân chủ còn một đảng thì không có dân chủ. Mỗi nềndân chủ sẽ được hình thành từ những điều kiện lịch sử - xã hội khácnhau nên sẽ là không công bằng khi áp đặt các tiêu chí đo lường dân chủcủa phương Tây cho các nước phương Đông, tiêu chí đo lường dân chủcủa các nước phát triển với các nước đang phát triển... Việt Nam kiên trìtập trung dân chủ nhưng tích cực đấu tranh chống tập trung quan liêu,khuyến khích phát huy sáng kiến từ các tầng lớp nhân dân, thừa nhậncon đường tiếp cận chân lý từ những góc độ khác nhau, nhưng không cổvũ hành động khiêu khích, dân chủ quá trớn, lợi dụng mở rộng dân chủđể vi phạm dân chủ.