Top Banner
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, là nguồn nhân lực quan trọng để bổ sung cho đội ngũ trí thức trong tương lai của mỗi đất nước. Trong thư “Gửi Đại hội quốc tế các sinh viên xã hội chủ nghĩa”, Ăng ghen có viết: “Các bạn hãy cố gắng làm cho thanh niên ý thức được rằng giai cấp vô sản lao động trí óc phải được hình thành từ hàng ngũ sinh viên”. Trong Thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập - 1946, Hồ Chủ tịch có viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Dòng thư ấy không chỉ là lời cổ vũ, động viên, mà còn là cả một tấm lòng, một niềm tin yêu của Hồ Chủ tịch cũng như của toàn thể dân tộc đối với thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng. Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng đó, Nghị quyết Trung ương bảy, khóa X của Đảng đã khẳng định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Gần đây, trong bài phát biểu tại Đại hội lần thứ IX Hội Sinh viên Việt Nam (nhiệm kỳ 2013- 2018), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn xác định thanh niên là rường cột quốc gia, một trong những nhân tố quyết định tương lại, vận mệnh dân tộc. Học sinh, sinh viên những thanh niên ưu tú có tri thức sẽ là lực lượng kế thừa và phát huy những thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc, tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam. Đại đa số sinh viên Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, sống có hoài bão, ước mơ, hiểu biết về giá trị đạo đức, văn hóa, xã hội, có năng lực sáng tạo, tiếp thu tri thức mới, hăng hái đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ, không ngừng học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, vì tiền đồ của đất nước. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên thờ ơ về chính trị, sống thực dụng, chạy theo những trào lưu, xu hướng lệch lạc, xa rời các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc. Nhất là khi “Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh,
24

MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

Nov 30, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

1MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàiSinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, là nguồn nhân lực quan trọng để

bổ sung cho đội ngũ trí thức trong tương lai của mỗi đất nước. Trong thư“Gửi Đại hội quốc tế các sinh viên xã hội chủ nghĩa”, Ăng ghen có viết:“Các bạn hãy cố gắng làm cho thanh niên ý thức được rằng giai cấp vô sảnlao động trí óc phải được hình thành từ hàng ngũ sinh viên”.

Trong Thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên củanước Việt Nam độc lập - 1946, Hồ Chủ tịch có viết: “Non sông Việt Namcó trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinhquang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính lànhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Dòng thư ấy không chỉ làlời cổ vũ, động viên, mà còn là cả một tấm lòng, một niềm tin yêu của HồChủ tịch cũng như của toàn thể dân tộc đối với thế hệ trẻ nói chung, sinhviên nói riêng. Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng đó, Nghị quyếtTrung ương bảy, khóa X của Đảng đã khẳng định: Thanh niên là rường cộtcủa nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kíchtrong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sựthành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhậpquốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trungtâm chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người.Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảmcho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Gần đây, trong bàiphát biểu tại Đại hội lần thứ IX Hội Sinh viên Việt Nam (nhiệm kỳ 2013-2018), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Đảng, Nhà nướcta luôn xác định thanh niên là rường cột quốc gia, một trong những nhân tốquyết định tương lại, vận mệnh dân tộc. Học sinh, sinh viên những thanhniên ưu tú có tri thức sẽ là lực lượng kế thừa và phát huy những thành quảcách mạng của Đảng và dân tộc, tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam.

Đại đa số sinh viên Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, sống cóhoài bão, ước mơ, hiểu biết về giá trị đạo đức, văn hóa, xã hội, có năng lựcsáng tạo, tiếp thu tri thức mới, hăng hái đi đầu trong các phong trào hànhđộng cách mạng của tuổi trẻ, không ngừng học tập, rèn luyện vì ngày mailập thân, lập nghiệp, vì tiền đồ của đất nước. Tuy nhiên vẫn còn một bộphận sinh viên thờ ơ về chính trị, sống thực dụng, chạy theo những tràolưu, xu hướng lệch lạc, xa rời các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dântộc. Nhất là khi “Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh,trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập củacác sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh,

Page 2: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

2thiếu niên, rất đáng lo ngại” thì nguy cơ xa rời cội nguồn dân tộc và các giátrị truyền thống trong một bộ phận sinh viên lại càng lớn hơn.

Vậy làm thế nào để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thầntruyền thống của dân tộc; ngăn chặn tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai,trái với thuần phong mỹ tục; đẩy lùi cái ác, cái xấu, cái thấp hèn làm thahóa con người, ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng giá trị nhân cách conngười Việt Nam. Làm thế nào để có được những nhân cách sinh viên pháttriển một cách toàn diện, vừa có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức vừacó kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và pháttriển ứng dụng khoa học, công nghệ, thích nghi với môi trường làm việcđày biến động như hiện nay. Với ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề: “Giáo dụcgiá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và pháttriển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩTriết học, hy vọng góp một phần vào việc giải quyết vấn đề lớn từ đề tàiđặt ra.

2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài2.1. Mục đíchTrên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục

giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong việc hình thành và pháttriển nhân cách sinh viên, luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp cơbản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyềnthống dân tộc để hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Namhiện nay.

2.2. Nhiệm vụ- Phân tích vai trò, tầm quan trọng, nội dung, yêu cầu giáo dục giá trị

văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong việc hình thành, phát triểnnhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

- Đánh giá thực trạng giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thốngdân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay nhằm hình thành, phát triển nhâncách cho họ.

- Đề xuất quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệuquả giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong việc hìnhthành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc hình thành và phát triển nhân cách

sinh viên Việt Nam là vấn đề lớn, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khácnhau. Trong khuôn khổ đề tài này, luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đềgiáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thànhvà phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

Page 3: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

3Thời gian khảo sát chủ yếu là từ sau khi Đảng và Nhà nước ta tiến

hành công cuộc đổi mới, nhất là từ sau năm 2000 trở lại đây.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Diện khảo sát giới hạn vào SV một số

trường cao đẳng, đại học ở hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng.4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta vềviệc giữ gìn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyềnthống dân tộc. Đồng thời, luận án tham khảo, sử dụng kết quả nghiên cứucủa một số công trình khoa học của các tác giả đã được công bố có liênquan trực tiếp đến đề tài.

- Luận án căn cứ từ thực tiễn việc giáo dục giá trị văn hóa tinh thầntruyền thống dân tộc và tác động của nó tới việc hình thành và phát triểnnhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

4.2. Phương pháp nghiên cứuLuận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợpphương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp điều traxã hội học, cấu trúc hệ thống...

Sử dụng phương pháp phân tích các số liệu thống kê cơ bản kết hợpvới cách tiếp cận cụ thể, đa chiều, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và tọađàm nhằm thu thập những thông tin chính xác, cụ thể và trực tiếp.

Sử dụng phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu từ cácnguồn, bao gồm các tài liệu có liên quan của Đảng, Nhà nước, các Bộ,Ngành trung ương và địa phương, các dự án, công trình, đề tài nghiên cứukhoa học có liên quan.

5. Đóng góp của luận án- Góp phần làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo

dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc tới việc hình thành vàphát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệuquả giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hìnhthành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa của luận ánKết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo

trong giảng dạy và nghiên cứu một số chuyên đề, chương trình lý luận vềvăn hóa tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam và ảnh hưởng của cácgiá trị đó tới việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam

Page 4: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

4hiện nay. Ở một mức độ nhất định, luận án có thể dùng làm tài liệu thamkhảo trong việc giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc chosinh viên Việt Nam hiện nay.

7. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã

công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục vềkết quả khảo sát của đề tài, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Chương 1 có 2 tiết và kết luận chương1.1. Những nghiên cứu liên quan đến giá trị văn hóa tinh thần truyền

thống dân tộc và giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc1.2. Những nghiên cứu liên quan đến nhân cách, nhân cách sinh viên

và sự hình thành,phát triển nhân cách sinh viên1.1. Những nghiên cứu liên quan đến giá trị văn hóa tinh thần

truyền thống dân tộc và giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyềnthống DT

NCS đã tiếp cận những công trình, tác phẩm, tác giả nghiên cứu liênquan đến GTVH tinh thần TTDT và giáo dục GTVH tinh thần TTDT trênmột bình diện rộng nhưng có sự lựa chọn cho sát với phạm vi đề tài. Trướchết là những quan điểm, tư tưởng của C.Mác - Ph.Ăng ghen, V.I. Lênin,của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố thủ tướngPhạm Văn Đồng. Những công trình nghiên cứu sâu có nội dung liên quanđến đề tài của một số học giả nước ngoài, của GS Vũ Khiêu, GS Trần VănGiàu, GS,VS Hoàng Trinh, GS,TS Nguyễn Trọng Chuẩn, GS Phan Ngọc,GS Trần Ngọc Thêm, GS,TS Đinh Xuân Dũng, GS,TS Ngô ĐứcThịnh,v.v.; các ấn phẩm của Viện Mác- Lênin và Tạp chí Cộng sản, BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục vàĐào tạo…

Xung quanh vấn đề văn hóa, văn hóa tinh thần, giá trị văn hóa tinhthần truyền thống dân tộc đã được đề cập đến trong những công trình, tácphẩm, tác giả nghiên cứu từ các cách tiếp cận khác nhau. Phần lớn cácnghiên cứu có chiều hướng đi sâu về thực tiễn, áp dụng các phương phápnghiên cứu về khảo cổ học, tư duy lịch sử hoặc về phân tích ngôn ngữ,phong tục tập quán. Đây là hướng đi hết sức cơ bản và là cơ sở để tìmhiểu, xây dựng nên khoa học văn hóa truyền thống. Trong đó các tác giả

Page 5: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

5thường xây dựng ý niệm cơ bản về đối tượng nghiên cứu, chứ không phảikhái niệm đầy đủ hoặc chỉ đứng dưới góc độ ngành mà không phải là kháiniệm chuẩn - khái niệm xây dựng chặt chẽ từ cơ sở triết học biện chứng.Những công trình này thường là những khảo cứu khoa học như Văn hóaViệt Nam, xã hội và con người do GS Vũ Khiêu chủ biên, Nxb Khoa họcxã hội năm 2000; “Cơ sở Văn hóa Việt Nam” do GS Trần Quốc Vượngchủ biên, Nxb Giáo dục năm 1998 hay các công trình nghiên cứu của GSTrần Văn Giàu… Trong nhận thức của mình, NCS thấy các tác giả trongcác công trình này chủ yếu mô tả đặc điểm hoặc tính chất của văn hóa, giátrị văn hóa tinh thần mà chưa đưa ra những kết luận có tính khái quát triếthọc như một “định nghĩa”, trong khi đó vẫn đề cập đến việc hình thànhhoặc sử dụng chúng làm cơ sở lý luận để luận giải các vấn đề khác. NCScho rằng, đây là một trong những vấn đề đặt ra mà luận án cần kế thừa, cóhướng đi cụ thể để tiếp tục giải quyết.

1.2. Những nghiên cứu liên quan đến nhân cách, nhân cách sinhviên và sự hình thành, phát triển nhân cách sinh viên

Qua tìm hiểu ta có thể thấy được sự hình thành các trường pháinghiên cứu về nhân cách con người khá phong phú. Từ nghiên cứu vềnhững vấn đề chung của nhân cách như xác định khái niệm, cấu trúc nhâncách cho đến điều kiện và nguồn gốc nhân cách, quá trình hình thành, pháttriển nhân cách, các hướng tiếp cận nhân cách…Trên cơ sở các hướngnghiên cứu này đã hình thành nhiều lý thuyết về nhân cách. Hơn mườinăm gần đây đã có khá nhiều công trình và đề tài khoa học trực tiếp nghiêncứu về SV và NCSV. Đó là thuận lợi cơ bản cho đề tài “Giáo dục GTVHtinh thần TTDT với việc hình thành, phát triển NCSV Việt Nam hiên nay”phát triển ý tưởng mới trong thời kỳ mới hiện nay.

Tổng quan về các công trình nghiên cứu và đề tài trên, đều có điểmchung: Con người được sinh ra, còn NC không được sinh ra mà chỉ đượchình thành và phát triển trong quá trình hoạt động xã hội, trong mối quanhệ nhiều chiều giữa cá nhân với gia đình và xã hội. Như vậy thanh niên nóichung, SV nói riêng, khi xét từ lúc sinh ra đến lúc học tập, trưởng thànhluôn luôn có sự liên hệ với môi trường xung quanh và tạo nên NC mới.Hay nói cách khác nhân cách mang tính động, nó là lượng được thay đổidần chất theo thời gian. Nếu sự thay đổi này chuyển hóa theo hướng tốt thìSV sẽ ngày càng có một nhân cách tốt hơn và ngược lại. Các đề tài có cáchnhìn và góc độ khác nhau khi lấy NCSV là đối tượng nghiên cứu từ giáodục đạo đức, giáo dục lý luận chính trị, giáo dục các giá trị ưu tiên v.v…

Có thể thấy, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học, đề tài nàonghiên cứu một cách hệ thống và khảo sát một cách trực tiếp đầy đủ về vai

Page 6: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

6trò của giáo dục GTVH tinh thần TTDT đối với việc hình thành và pháttriển nhân cách sinh viên Việt Nam. Đây là một vấn đề quan trọng và mộthướng nghiên cứu mới cần phải được khai thác. Để góp phần vào việc tìmhiểu vấn đề còn ít được quan tâm này, tác giả lựa chọn đề tài: “giáo dụcgiá trị văn hóa tinh thần tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thànhvà phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.

Kết luận chương 1

Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ của luận án, kế thừa có chọn lọcnhững kết quả đã được nghiên cứu, luận án tiếp tục giải quyết một số vấnđề sau:

Thứ nhất, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm có liênquan trực tiếp đến đề tài luận án; chỉ ra vai trò, tầm quan trọng, nội dunggiáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành,phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, tìm hiểu những nhân tố tác động đến giáo dục giá trị vănhóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay, đồngthời đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc giáo dục giá trị vănhóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay và tìmhiểu nguyên nhân của chúng.

Thứ ba, trên cơ sở đó, xác định quan điểm và đề ra giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộcvới việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

Điểm nhấn của đề tài là ở chỗ, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí,vai trò, tầm quan trọng, tác động, ảnh hưởng của giáo dục GTVH tinh thầnTTDT đối với sự hình thành và phát triển NCSV Việt Nam hiện nay. Bướcđầu đưa ra những quan điểm định hướng, hệ thống giải pháp cơ bản nhằmphát huy vai trò của giáo dục GTVH tinh thần TTDT với việc hình thànhvà phát triển NCSV Việt Nam hiện nay.

Chương 2GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN

TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH THÀNHVÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN

VIỆT NAM HIỆN NAY- MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

Chương 2 bố cục thành 3 tiết và kết luận chương:2.1. Văn hóa tinh thần và các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống

dân tộc

Page 7: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

72.2. Tầm quan trọng của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền

thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên2.3. Nội dung giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc

cho sinh viên2.1. Văn hóa tinh thần, giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộcTrên cơ sở luận giải các quan điểm về văn hóa trong lịch sử trước

Mác, của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta,của tổ chức văn hóa, giáo dục Liên Hiệp Quốc và của một số tác giả trong,ngoài nước để NCS đi đến một khái quát chung về văn hóa, văn hóa tinhthần và các các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam.

Văn hóa là một phạm trù rất rộng gồm những tri thức và kinh nghiệmmà con người đã tích luỹ được qua quá trình cải tạo thế giới, bao gồm cảvăn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Nói cách khác, văn hóa là tất cảnhững giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử,nó đặc trưng cho một cộng đồng xã hội và được cộng đồng đó bảo tồn,phát triển vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống của mình. Một đặctính quan trọng của văn hóa là nó có thể thay đổi và phát triển cùng với sựthay đổi và phát triển của nền kinh tế xã hội. Theo nghĩa hẹp, văn hoáđược hiểu chủ yếu là văn hoá tinh thần. Theo nghĩa rộng, văn hóa tinhthần là toàn bộ những giá trị, những hoạt động tinh thần của con người.Theo nghĩa hẹp, văn hóa tinh thần là những dấu ấn tinh thần, những giátrị tinh thần đặc thù của một quốc gia - dân tộc nhằm phân biệt dân tộcnày với dân tộc khác.

Kế thừa những kết quả đã nghiên cứu và theo logic trên, có thể hiểugiá trị văn hoá tinh thần là giá trị đặc trưng cho một cộng đồng xã hội,được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ các giá trị đó theo thờigian nhất định. Từ đây, điều quan trọng mang tính phương pháp luận là,khi nghiên cứu giá trị và hệ giá trị văn hoá của một dân tộc, một cộng đồngcần phải đặt nó trong sự liên hệ, so sánh với cộng đồng khác, dân tộc khácvà rộng hơn là nhân loại. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể nhận diện đượcnhững nét tương đồng, đặc biệt là tính đặc thù của hệ giá trị văn hoá củacộng đồng mà chúng ta đang nghiên cứu.

Ở mức độ khái quát nhất chúng ta có thể hiểu: Truyền thống của mộtdân tộc là những giá trị tinh thần hình thành nên qua quá trình lịch sử dântộc đó. Những giá trị này tồn tại trong nếp sống, nếp nghĩ của dân tộc, tồntại trong nếp đạo đức, quan hệ của người và người, tồn tại trong cácphong tục tập quán, trong các giá trị văn học nghệ thuật, tồn tại trong cảnhững cơ sở vật chất: kiến trúc, phong cảnh, các tư liệu sản xuất và tư liệusinh hoạt. Và đi đến nhận thức: Giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân

Page 8: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

8tộc Việt Nam là những giá trị đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, thể hiệntính ổn định, bền vững và được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Bước đầu có thể xác định các GTVH tinh thần TTDT Việt Nam cơbản là: 1.Chủ nghĩa yêu nước, tự hào dân tộc và yêu hòa bình; 2.Tinh thầnđoàn kết, ý thức cộng đồng; 3.Lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tìnhđạo lý; 4.Đức tính cần cù sáng tạo, khiêm tốn, giản dị và trung thực;5.Truyền thống hiếu học; 6.Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp.Trong đó, giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi bật; chủ nghĩa yêu nước là giá trịcốt lõi, giá trị định hướng, những giá trị khác mang tính phổ biến là nhữnggiá trị văn hóa tinh thần truyền thống quý báu của dân tộc ta.

2.2. Tầm quan trọng của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyềnthống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả NCS luậngiải rõ hơn về thuật ngữ SV, vai trò, đặc điểm, nhân cách, tính quy luậthình thành NCSV. Theo đó, nói đến SV là nói đến những chủ thể đangphát triển, đang bộc lộ, đang định hình cái Riêng để có cá tính, bản sắcriêng của chính mình giữa những cái Riêng khác trong cộng đồng mà họcùng chung sống, cùng hợp tác, chia sẻ. Ưu điểm và tính tích cực củaSV là thuộc về bản chất của những người trẻ tuổi có tri thức. Hạn chếcủa họ cũng thường là hợp lẽ tự nhiên của những cá thể đang trưởngthành. Sinh viên Việt Nam có truyền thống yêu nước, gắn bó với sựnghiệp cách mạng giải phóng dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội và thựchiện công cuộc đổi mới đất nước. Phong trào của SV trong mỗi giaiđoạn, mỗi thời kỳ, chỉ khác nhau ở mục tiêu cụ thể còn truyền thống vẫnlà tinh thần tình nguyện xung kích.

Nghiên cứu các khái niệm liên quan trực tiếp đến NC như con người,cá nhân để thấy các trạng thái, yếu tố, mối quan hệ làm nên NC con người.Theo đó, nhân cách như là một chỉnh thể cá nhân có tính lịch sử cụ thểtham gia vào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò chủ thể nhận thức và cảitạo thế giới, chủ thể của quyền hạn và nghĩa vụ, của những chuẩn mựcđạo đức, thẩm mỹ và mọi chuẩn mực xã hội khác. Cấu trúc nhân cách baogồm phẩm chất và năng lực, là sự thống nhất biện chứng giữa phẩm chấtvà năng lực - có người còn gọi là “đức” và “tài” trong mỗi người. Từ đóthấy được tính thống nhất, tính ổn định, tính tích cực và tính giao lưu củaNC và tính quy luật của sự hình thành nhân cách. Nhìn nhận đặc điểm củanhân cách sinh viên phải từ tính phổ quát “con người, nhân cách và đạođức” cho đến cái bộ phận, xu hướng NCSV mà ta cần lưu ý. Đó là: tínhthực tế; tính năng động; tính cụ thể của lý tưởng; tính liên kết (tính nhóm);tính cá nhân v.v.

Page 9: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

9Từ nghiên cứu trên, chỉ ra tầm quan trọng của giáo dục giá trị văn

hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhâncách sinh viên

SV thường xuyên chịu sự tác động của cả mặt tích cực và mặt tiêucực của nền kinh tế thị trường, của mở cửa, hội nhập quốc tế, v.v. Vì vậy,giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV, thiết thực góp phần hình thành,phát triển NCSV trong hoàn cảnh mới; góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, địnhhướng giá trị sống cho SV, góp phần khơi dậy tính tích cực, chủ động,sáng tạo trong học tập của SV.

Tóm lại, để thành công trong công tác giáo dục GTVH tinh thầnTTDT, cần giúp SV nâng cao nhận thức, hiểu biết về các giá trị đó. Pháthuy vai trò xung kích, sáng tạo của SV thông qua việc đẩy mạnh cácphong trào thi đua yêu nước. Xây dựng môi trường VH học trường lànhmạnh, tạo điều kiện thuận lợi để SV vận dụng các GTVH tinh thần TTDTvào trong quá trình học tập, rèn luyện, xây dựng và từng bước hoàn thiệnnhân cách của mình.

2.3. Nội dung giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộcGiáo dục chủ nghĩa yêu nước, tự hào dân tộc và yêu hòa bình: Giúp

cho SV hiểu cơ sở hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước ViệtNam; chủ nghĩa yêu nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; chủ nghĩa yêunước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, gắn liền độc lập dân tộcvới chủ nghĩa xã hội; xây dựng con người Việt Nam thấm sâu chủ nghĩayêu nước, tự hào về nền văn hiến lâu đời, tinh thần tự cường, tự tôn dântộc và yêu hòa bình. Giáo dục truyền thống nhằm giúp cho SV tự ý thứcđược về điều đó mà phát huy, thống nhất ý chí và hành động, năng động,sáng tạo trong học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao.

Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng: Giúp SV nhận thứcđúng đắn khái niệm và bản chất của đoàn kết, ý thức cộng đồng. Bản thânSV cũng bị chi phối bởi một hệ thống các lợi ích của SV trong mối quanhệ với lợi ích cộng đồng, dân tộc. Đây chính là vấn đề của thời kinh tế thịtrường, mở cửa, chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc đối với công tác giáodục đoàn kết dân tộc, ý thức cộng đồng cho SV Việt Nam hiện nay.

Giáo dục lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý: Bản thânSV cần hiểu, thấm nhuần và sống có lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩatình đạo lý. Để giáo dục những phẩm chất đó, không chỉ đơn thuần là vấnđề lý thuyết mà còn rất cần một sự làm gương, tình thương, sự bao dung,

Page 10: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

10độ lượng đối với SV, làm cho họ tự nhận ra, tự nảy sinh và phát triểnnhững phẩm chất đó trong cuộc sống.

Giáo dục đức tính cần cù sáng tạo, khiêm tốn, giản dị và trung thực:Giáo dục những phẩm chất này là rất cần thiết cho quá trình hình thành,phát triển NCSV. Vì vậy cần có phương pháp tư duy giáo dục phù hợp vớimột hiện thực khách quan về hình tượng lịch sử , thực tiễn minh chứng vàlà tấm gương để SV học tập, noi theo. Đồng thời SV cần nhận thức đượcmọi thứ trong thế giới tự nhiên, đầy biến hóa này đều có mặt trái của nóphải biết sàng lọc.

Giáo dục truyền thống hiếu học: Giúp SV nhận thức được biểu hiệntrước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểubiết một cách tự nguyện và bền vững. Người hiếu học là người có nhu cầuhọc tập suốt đời. Nội lực chính là thực lực để con người tự trọng và tự tincạnh tranh một cách lành mạnh. SV cần nhận thấy được cái chân lý ngànđời: Muốn trở thành người tử tế phải rèn luyện và chịu khó lao động, chămchỉ học hành.

Giáo dục tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp: Giúp SV hiểu đâylà những phẩm chất quý báu của người Việt Nam, do vậy giáo dục nhữngphẩm chất trên cho sinh viên là điều vô cùng cần thiết. Điều kiện để cóđược các phẩm chất đó là có lòng tự tin vào cuộc sống, tính hướng thiện,hướng về cái đẹp, cái tốt của SV. Giúp SV tự tin, hòa đồng, nỗ lực vươnlên trong những điều kiện khó khăn về mọi mặt. Giáo dục cho SV nhậnthức và phát huy vai trò trách nhiệm của bản thân trước gia đình, nhàtrường, xã hội và tích cực hoàn thiện NC của mình.

Kết luận chương 2

Giáo dục GTVH tinh thần TTDT có tác động mạnh mẽ đến sự hìnhthành những kiểu mẫu hành vi, nhân cách. Theo đó, nhân cách của SVđược hình thành và phát triển trong môi trường văn hóa xã hội một cáchgián tiếp thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục. Nghiên cứu nhâncách và tính quy luật của sự hình thành và phát triển nhân cách SV có ýnghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong việc xác định nội dung, hình thức vàphương pháp giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho sinh viên. Trên cơ sởđó giúp sinh viên nhận ra chân GTVH tinh thần TTDT, ý nghĩa nhân vănsâu sắc trong xã hội hiện đại và giúp hình thành, phát triển nên nhân cáchtốt đẹp cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Page 11: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

11Chương 3

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦNTRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH THÀNH,

PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Chương 3 bố cục thành 2 tiết và kết luận chương:3.1. Những nhân tố tác động đến giáo dục giá trị văn hóa tinh thần

truyền thống dân tộc cho sinh viên3.2. Thực trạng giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân

tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay3.1. Những nhân tố tác động đến giáo dục giá trị văn hóa tinh

thần truyền thống dân tộc cho sinh viênNhân tố chủ quan từ chủ thể giáo dụcNhà trường, tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội

sinh viên và gia đình thể hiện vai trò chủ thể của mình thông qua quá trìnhhoạt động giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV. Quá trình này là hoạtđộng phối hợp thống nhất giữa chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục(sinh viên) nhằm hình thành và phát triển nhân cách SV theo những yêucầu của xã hội. Giáo dục GTVH tinh thần TTDT giữ một vai trò đặc biệt,tác động mạnh mẽ đến sự hình thành những kiểu mẫu hành vi, nhân cách.Nhân cách của SV được hình thành và phát triển trong môi trường văn hóaxã hội một cách gián tiếp thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục. Vìthế vai trò chủ thể giáo dục GTVH tinh thần TTDT đóng vai trò rất quantrọng trong việc kiến tạo nên một môi trường văn hóa xã hội thuận lợi choSV hình thành, phát triển nhân cách của mình.

Đối tượng giáo dục là sinh viên - SV vừa là đối tượng giáo dục vừalà chủ thể tiếp nhận, tác động phản hồi đến giáo dục GTVH tinh thầnTTDT. Giáo dục GTVH tinh thần TTDT có mang lại hiệu quả hay không,điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vai trò của chính bản thânSV với tư cách đối tượng giáo dục. Vấn đề ở đây, giáo dục GTVH tinhthần TTDT không thuần túy là trang bị tri thức mà còn là tác nhân nuôidưỡng, thẩm thấu phẩm chất tốt đẹp cho quá trình hình thành phát triểnNCSV, không phải môn học nào cũng tạo được lợi thế như vậy. Điều nàysẽ giúp cho SV có được nhận thức và động cơ học tập đúng đắn, có ý thứcvươn lên, tự hoàn thiện nhân cách của bản thân.

Những nhân tố khách quan tác động đến giáo dụcThứ nhất, lịch sử, truyền thống dân tộc Việt Nam. Lịch sử dân tộc

Việt Nam là lịch sử chiến thắng oanh liệt giặc ngoại xâm. Con đường sốngcòn và chiến thắng là phải biết phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Từ đó

Page 12: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

12mà truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chíkiên cường bất khuất đã được phát huy cao độ. Việt Nam là một quốc giađa dân tộc nhưng do yêu cầu chống thiên tai, chống ngoại xâm và do sựgiao lưu, hội nhập văn hoá, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam vẫn có mẫu sốchung của một nền văn hoá thống nhất trong tính đa dạng, một ý thứcchung về vận mệnh cộng đồng. Luận giải trên là cơ sở để nhận rõ vai trò tolớn của nhân tố lịch sử truyền thống đối với giáo dục GTVH tinh thầnTTDT cho SV Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, môi trường kinh tế xã - hội Việt Nam. Kinh tế thị trường đãlàm sống động nền kinh tế đất nước, tác động trực tiếp đến đời sống SV.Mặt tích cực, là tạo ra môi trường tốt để phát huy tài năng, tính sáng tạocủa mỗi SV, qua đó, năng lực toàn diện của SV được thử thách, bộc lộ vàphát triển. Mặt trái của kinh tế thị trường là tình trạng tuyệt đối hóa lợi íchcá nhân ngày càng phát triển đã tác động không nhỏ đến đạo đức lối sống,nhân cách của một bộ phận SV. Dù muốn hay không thì các kênh thôngtin, các môi trường tương tác và các sự kiện từ môi trường xã hội bênngoài cổng trường đại học vẫn thường xuyên dội vào nhà trường. Và nhưvậy, dù tính chất của các tác động đó theo chiều hướng nào đi chăng nữathì vẫn được xem như là tác nhân kích thích giúp SV “gạn đục khơi trong”về nội dung tiếp nhận; hình thành thái độ và bản lĩnh vững vàng trướccuộc sống. Từ cách tiếp cận như trên, cần coi môi trường giáo dục đại họcnhư là lăng kính khúc xạ và thẩm thấu các tác động từ môi trường văn hóaxã hội đối với SV.

Thứ ba, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Đã có tác động tích cựcđối với SV, cùng với ý thức đề cao tính cá nhân là việc soi chiếu các giá trịđạo đức nhân cách dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân. Với sự hỗ trợcủa các phương tiện truyền thông hiện đại và việc mở rộng, đa dạng hóagiao lưu quốc tế, SV ngày nay đã hòa kịp vào dòng chảy mới trong quátrình hội nhập. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá cũng tác động tiêu cựcđến đạo đức, nhân cách con người nói chung, SV nói riêng. Bởi “Sinh viênlà một tầng lớp xã hội “đặc thù”, năng động, sáng tạo trong học tập, có ýchí vươn lên, thích tìm tòi cái mới và dễ thích nghi với cái mới v.v. nhưngdo kinh nghiệm bản thân và vốn sống còn hạn chế, sự trải nghiệm chưanhiều nên sinh viên cũng dễ bị ảnh hưởng từ mặt tiêu cực của kinh tế thịtrường, từ những phức tạp của xu thế toàn cầu hoá”.

Tất cả đó chỉ cho chúng ta thấy rằng, công tác giáo dục GTVH tinhthần TTDT cho SV Việt Nam hiện nay đang có những thuận lợi cơ bảnsong cũng không ít khó khăn, thách thức. Bên cạnh mặt tích cực thì sự“xâm lăng” văn hóa; tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai trái với thuần

Page 13: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

13phong mỹ tục của môi trường văn hóa; tình trạng nhập khẩu, quảng bá haytiếp thu dễ dãi thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài v.v. đã và đangtác động xấu, là một trong những lực cản đối với công tác giáo dục GTVHtinh thần TTDT cho SV Việt Nam hiện nay.

3.2. Thực trạng giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thốngdân tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Namhiện nay

Thứ nhất, kết quả giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dântộc tác động, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách sinhviên Việt Nam trong những năm qua

Một là, những kết quả đạt được từ chủ thể giáo dục.- Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh

viên gắn kết với chương trình, kế hoạch đào tạo của nhà trường. Hầu hếtcác trường, Đảng uỷ có nghị quyết, Ban giám hiệu có sự chỉ đạo công tácthanh niên SV, công tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục truyềnthống dân tộc. Việc tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên” đầukhoá, cuối khoá và đầu năm học luôn được coi trọng. Tuy “GTVH tinhthần TTDT” không phải là một môn học nhưng vẫn là nội dung rất quantrọng được tích hợp qua các môn học khác và qua vai trò “nhân cách vănhóa” của những người thầy đã giúp SV có cách nhìn toàn diện về thực tiễn,lịch sử truyền thống và con người Việt Nam hơn, qua lăng kính tri thứctoàn diện trở lên sâu sắc hơn. Cũng có thể xem điểm chuyên cần qua cácmôn học là “thước đo” theo một chuẩn giá trị truyền thống trong rèn luyệnnhân cách của SV.

- Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinhviên thông qua hình thức tổ chức các chương trình - sự kiện. Tổ chức cácđợt sinh hoạt chính trị, các cuộc giao lưu, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, nóichuyện truyền thống, tổ chức cho SV về nguồn v.v. tất cả đã góp phầnkhơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc, yêu chuộng hòabình, tinh thần và ý thức trách nhiệm của SV Việt Nam ngày nay trước vậnmệnh của dân tộc và tương lai phát triển của đất nước.

- Giáo dục các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc chosinh viên thông qua các phong trào chính trị xã hội

+ Phong trào“Sinh viên tình nguyện”. Hàng năm, tất cả các trườngđại học, cao đẳng trong cả nước đều tổ chức các hoạt động tình nguyện thuhút sự tham gia của hàng triệu lượt SV. Đó là các hoạt động chung sứccùng cộng đồng, tình nguyện, xung kích tham gia phát triển kinh tế - xãhội, giúp đỡ người nghèo, cải thiện dân sinh, tiếp sức mùa thi, hiến máunhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, tri ân người có công với nước, hoạt động từ

Page 14: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

14thiện v.v. Đây là một quá trình tự giáo dục truyền thống rất hiệu quả, gópphần giúp SV rèn luyện trưởng thành.

+ Cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt”, là một trong những phong trào có ýnghĩa sâu sắc đối với xã hội và sinh viên. Đặc biệt “Sinh viên 5 tốt” còn làtiêu chí để mỗi sinh viên biết phấn đấu, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách củabản thân. Như vậy, các giá trị truyền thống đã được khơi dậy, phát huy mạnhmẽ trong mỗi con người SV, góp phần tạo nên giá trị mới là sự kết hợp giữanhững giá trị truyền thống và giá trị thời đại trong NCSV.

+ Phong trào “Khuyến học, khuyến tài”. Phong trào “Khuyến học,khuyến tài” gắn với gia đình, dòng họ, từng địa phương mang tính xã hộirộng khắp đã có những tác động, ảnh hưởng tích cực đến giáo dục caođẳng, đại học nói chung, đến việc học tập, rèn luyện của từng SV nóiriêng. Trên thực tế, hầu hết SV đều ý thức được truyền thống hiếu học củadân tộc cần phát huy; ý thức về tổ ấm gia đình và trách nhiệm xây dựngcho gia đình mình thực sự là một gia đình hạnh phúc bằng sự cố gắng họctập, rèn luyện để trở thành người tốt.

Hai là, những kết quả đạt được từ phía sinh viên- Nhận thức của sinh viên về nhân cách, về vai trò ảnh hưởng của

giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc đối với nhân cách.Hầu hết SV có cách nhìn tích cực về vai trò tác động, ảnh hưởng của giáodục GTVH tinh thần TTDT đối với NCSV nhưng cho rằng chưa đượcquan tâm đúng mức.

- Sinh viên biết trân trọng và phát huy các giá trị văn hóa tinh thầntruyền thống dân tộc qua thái độ, hành vi ứng xử đối với đất nước. Đại đasố SV Việt Nam hiện nay luôn quan tâm đến tình hình đất nước, dân tộc.Sự quan tâm đó thể hiện ở mong muốn được yêu nước một cách duy lýhơn, không chỉ đơn thuần là cảm tình yêu nước mà là yêu nước với thái độcủa người làm chủ đất nước, với tư cách của công dân hiện đại, tức là phảicó đủ thông tin và năng lực để đánh giá tình hình đất nước, để thể hiện vaitrò chủ nhân đất nước với trách nhiệm đầy đủ. Đây chính là một nét mớiđặt ra đối với công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT và bồi dưỡng nhâncách cho SV Việt Nam hiện nay.

- Sinh viên biết giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyềnthống dân tộc thể hiện qua rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống. Đasố SV có phẩm chất đạo đức tốt thể hiện ở lý tưởng, niềm tin vào Đảng,vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; thể hiện ở động cơ học tập, rènluyện vươn lên. Những giá trị đạo đức truyền thống, cốt lõi trong NC vẫnđược đa số SV coi trọng, xây dựng và phát huy. Cách xác định về xuhướng lối sống tích cực, chấp nhận cạnh tranh, tinh thần vượt khó, vươn

Page 15: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

15lên là những xu hướng mới trong sự phát triển nhân cách của SV, phản ánhkhá trung thực bức tranh chung về thực trạng NCSV Việt Nam hiện nay.

- Sinh viên biết kế thừa,phát huy các GTVH tinh thần TTDT qua rènluyện phẩm chất ý chí, tính kỷ luật, tính phê phán trong hoạt động nhậnthức và các hành vi trong học tập. Đa số SV biết kế thừa, phát huy cácGTVH tinh thần TTDT thông qua rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống,tự giác, tích cực học tập, kỷ luật học tập nghiêm minh, chấp hành tốt nộiquy, quy chế của nhà trường. Trong cách nhìn nhận của SV hiện nay có xuhướng đề cao tính tự lập, tự chủ, dựa vào năng lực của bản thân. Tư tưởngbình quân chủ nghĩa trong ý thức học tập của SV đã được khắc phục nhiều.Tỷ lệ SV có thái độ học tập tích cực, có học lực khá giỏi có chiều hướngtăng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra vẫn còn khiêm tốn.

- Sinh viên thể hiện tính tích cực hội nhập, tiếp thu tinh hoa văn hoánhân loại trên nền giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc. Khôngthể nói SV thụ động hội nhập và càng không thể nhận xét SV dễ bị hòatan, đa số SV Việt Nam đang rất chủ động, đúng hướng và thể hiện tínhtích cực hội nhập, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển, tạo nênlớp SV những năm đầu thế kỷ XXI truyền thống và hiện đại trên hệ quychiếu GTVH tinh thần TTDT Việt Nam.

Thứ hai, những mặt hạn chế của giáo dục giá trị văn hóa tinh thầntruyền thống dân tộc tác động, ảnh hưởng đến nhân cách sinh viên

- Những hạn chế từ chủ trương, chính sách. Có thể coi đây là nhữnghạn chế từ tầm nhìn, định hướng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở cả tầm vĩ môvà vi mô chưa đáp ứng kỳ vọng của xã hội về đổi mới giáo dục đại học nóichung, giáo dục GTVH tinh thần TTDT nói riêng cho SV Việt Nam trongnhững năm qua.

- Những hạn chế từ phía nhà trường.+ Những hạn chế từ công tác quản trị đại học không những tác động

không tốt đến công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho sinh viên, màvai trò chủ thể của nhà trường và kết quả giáo dục GTVH tinh thần TTDTvới việc hình thành, phát triển NCSV bị hạn chế rất nhiều.

+ Những hạn chế từ giảng viên, theo Nghị quyết 29-NQ/TW (Trungương 8 khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đề cậpđến vấn đề giảng viên “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục cònnhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theokịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí viphạm đạo đức nghề nghiệp”.

+ Những hạn chế từ xây dựng môi trường văn hóa học đường. Cáchoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục NCSV ở các trường cao đẳng,

Page 16: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

16đại học hiện nay nhìn chung còn đơn điệu, thiếu chiều sâu, một phần cũngbởi còn thiếu một môi trường văn hóa học đường lành mạnh. Bao gồm cảmôi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp; văn hóa công vụ và ứng xử, vănhóa dạy và học, ý thức của sinh viên với văn hóa học đường, vai trò củathầy cô giáo với văn hóa học đường…

+ Những hạn chế từ mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội. Quakhảo sát, nhiều ý kiến thầy cô và SV một số trường đại học cho rằng đây làmối quan hệ lỏng lẻo. Nhà trường chỉ quản lý SV những giờ trên lớp, thờigian còn lại tự do. Hiện tượng “đi nói dối cha, về nói dối chú” có ở khôngít SV khi là cầu nối nhà trường và gia đình. Thậm chí có những SV bỏ họcnhiều tháng mà gia đình vẫn không biết. SV phạm tội ngoài xã hội nhàtrường cũng chẳng hay…

- Những mặt hạn chế từ phía sinh viên.Một bộ phận sinh viên chưa xác định đúng mục tiêu, động cơ học

tập, thiếu ý chí vươn lên, lệch lạc về lối sống, mắc phải tệ nạn xã hội, dễ bịlôi kéo vào những mục đích xấu, thậm chí vi phạm pháp luật. Quá trìnhhọc tập không chỉ là quá trình hình thành tri thức khoa học mà đồng thờicòn là quá trình rèn luyện, bồi dưỡng những NC tốt đẹp trong mỗi conngười SV. Đó là vấn đề “cần” nhưng chưa “đủ” trong một bộ phận khôngnhỏ sinh viên ngày nay.

Thứ ba, nguyên nhân của kết quả đạt được và những hạn chế- Nguyên nhân của kết quả đạt đượcNhững giá trị văn hóa tinh thần đã trở thành những giá trị truyền

thống quý báu của dân tộc ta có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến NCSVViệt Nam. Nhận thức và trách nhiệm về giáo dục GTVH tinh thần TTDTcho thế hệ trẻ nói chung và SVnói riêng trong Đảng, xã hội và các trườngcao đẳng, đại học đã có sự chuyển biến nhất định. Đại đa số SV đã cónhững hiểu biết cơ bản về vai trò của giáo dục GTVH tinh thần TTDT đốivới sự hình thành và phát triển NCSV.

- Nguyên nhân của những hạn chế+ Từ vai trò chủ thể giáo dục: Tuy nhận thức đã có chuyển biến, việc

hiện thực hóa nó trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế hiện nay thì vẫn chưa thật đầy đủ. Côngtác chỉ đạo, tiến hành giáo dục GTVH tinh thần TTDT của các trường caođẳng, đại học còn nhiều hạn chế, bất cập. Các hoạt động có tính chất tuyêntruyền, giáo dục truyền thống của tổ chức Đoàn, Hội SV có lúc, có nơichưa thiết thực, còn nặng về hình thức.

+ Bản thân SV với tư cách đối tượng giáo dục: Một bộ phận SVkhông tự ý thức được tầm quan trọng của giáo dục GTVH tinh thần TTDT

Page 17: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

17với việc hình thành, phát triển NCSV. Từ nhận thức lệch lạc dẫn đến mộtbộ phận SV thiếu sự rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu, dễ bị lôi kéo, kích độngtheo lối sống thực dụng, buông thả, coi thường đạo lý và pháp luật, quaylưng lại với truyền thống.

+ Tác động, ảnh hưởng từ Internet và mạng xã hội: Bên cạnh tiệních, còn để lại hệ lụy như: phát tán tài liệu, bài viết, hình ảnh, clip có nộidung không lành mạnh, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; còn bị kẻđịch lợi dụng để thực hiện “diễn biến hòa bình”, xuyên tạc bóp méo sự thậtlịch sử, nói xấu chế độ, Đảng và nhà nước ta …là nguyên nhân góp phầntạo nên nhận thức lệch lạc, thói hư tật xấu cho một bộ phận giới trẻ trongđó có SV.

+ Tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường: Gây tác động tiêucực đến mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹtục và bản sắc văn hóa dân tộc, đến đạo đức, nhân cách, lối sống conngười, trong đó có SV.

Tuy nhiên, cần chỉ rõ nguyên nhân của những nguyên nhân hạn chếyếu kém trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV những năm quaphần chủ yếu là thuộc về chủ thể giáo dục. Công bằng mà nói, không thểđổ lỗi tất cả những hạn chế yếu kém và nguyên nhân của nó là thuộc vềtrách nhiệm các trường cao đẳng, đại học. Bởi việc hoạch định chiến lược,đường lối, chủ trương, chính sách, lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới giáo dục đàotạo là thuộc về Đảng, nhà nước và trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kết luận chương 3

Giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV trong những năm gần đâyđã đạt được những kết quả nhất định. Vai trò chủ thể giáo dục GTVH tinhthần TTDT của Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội đã đượcphát huy. Sự chủ động, tự giác của SV trong học tập, tiếp thu GTVH tinhthần TTDT đã có ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành, phát triểnnhân cách SV. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác giáo dụcGTVH tinh thần TTDT vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế cả về nhậnthức, tư duy, hành động, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục vàthiếu một sự kết gắn cần thiết giữa các môi trường giáo dục. Một bộ phậnSV chưa có ý thức rèn luyện, còn có lối sống tự do buông thả, coi thườngpháp luật. Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, bất cập…Thựctế đó đặt ra yêu cầu cần phải xác định rõ hơn quan điểm định hướng vàmột hệ thống giải pháp đáp ứng, cùng với sự quan tâm, nỗ lực nhiều hơnnữa của các cấp lãnh đạo, của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể chínhtrị, của sinh viên và cả xã hội.

Page 18: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

18Chương 4

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢNNHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ

VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘCVỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Chương 4 bố cục thành 2 tiết và kết luận chương:4.1. Một số quan điểm nhằm phát huy vai trò của giáo dục giá trị văn

hóa tinh thần truyền thống dân tộc4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của giáo dục giá

trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc4.1. Một số quan điểm nhằm phát huy vai trò của giáo dục giá trị

văn hóa tinh thần truyền thống dân tộcQuan điểm 1: Quá trình giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền

thống dân tộc phải lấy hoạt động của sinh viên làm trung tâm, giảng viênlàm chủ đạo

Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của giảng viên với sự tựgiác học tập, rèn luyện của SV nhằm hình thành ý thức, tính cách, hành vithói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định. NCSV được hìnhthành qua hai con đường cơ bản là con đường dạy học trên giảng đường vàcon đường hoạt động ngoài giảng đường. Giáo dục GTVH Tinh thầnTTDT là một bộ phận cấu thành của quá trình hình thành, phát triển nhâncách cho SV cả trên giảng đường và hoạt động ngoài giảng đường. Quanđiểm này có cơ sở lý luận từ việc nhận thức quá trình dạy học luôn vậnđộng và phát triển không ngừng, chịu sự chi phối của nhiều quy luật, trongđó quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học là cơ bản.

Quan điểm 2: Đảm bảo sự thống nhất giữa truyền thống với hiện đại,kế thừa với đổi mới trong giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thốngdân tộc

Với vai trò định hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giáodục cần có phương pháp thích hợp để không vi phạm tính quy luật kháchquan, nhưng lại là nhân tố xúc tác thúc đẩy nhanh quá trình tạo thành mộtChất mới nhân cách sinh viên truyền thống và hiện đại. Cần đảm bảo tínhthống nhất giữa truyền thống và hiện đại bởi xuất phát từ yêu cầu xây dựngnhân cách con người Việt Nam “Về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thểchất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật,nhất là trong thế hệ trẻ”.

Page 19: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

19Quan điểm 3: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân

tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước vàcủa toàn dân, trong đó nhà trường giữ vai trò hết sức quan trọng

Quán triệt sâu sắc chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta về xã hộihóa giáo dục là hiện thực hóa mối liên hệ có tính phổ biến, có tính quy luậtgiữa các chủ thể trong giáo dục. Thiết lập được mối quan hệ này là làmcho giáo dục phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dụcGTVH tinh thần TTDT cho SV không phải chỉ có nhà trường mà là sựnghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó nhà trường giữ vaitrò hết sức quan trọng. Các trường cao đẳng, đại học phải nhận phần lớntrách nhiệm là nơi đào tạo, tôi luyện và phát triển nhân tài cho đất nước, đểnhững tinh hoa của văn hóa, tinh thần truyền thống dân tộc Việt Namkhông bị hòa tan mà còn có cơ hội quảng bá, phát triển ra thế giới.

4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của giáo dụcgiá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc

Giải pháp 1: Đa dạng hóa phương thức giáo dục giá trị văn hóa tinhthần truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay

Một là, giáo dục GTVT tinh thần TTDT thông qua các môn học vàcác hình thức nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Thông qua các mônhọc khác nhau, SV sẽ có cách nhìn toàn diện về thực tiễn, lịch sử và conngười Việt Nam hơn, GTVT tinh thần TTDT Việt Nam qua lăng kính trithức toàn diện sẽ trở lên sâu sắc hơn. Vấn đề ở đây là cả thầy và trò cầnphải có quan điểm, thái độ đúng đắn về giáo dục toàn diện, “dạy chữ, dạyngười”, chống đề cao lợi ích thái quá, nhìn nhận sai lệch, thậm chí tiêu cựcvề giáo dục truyền thống, xem giáo dục truyền thống, nhân cách là côngviệc của người khác, giảng viên chỉ chú trọng kiến thức chuyên môn.

Hai là, giáo dục GTVT tinh thần TTDT thông qua các hoạt độngngoại khóa cho sinh viên. Hoạt động ngoại khóa nhằm nghiên cứu, tìmhiểu về những GTVT tinh thần TTDT có phạm vi rất rộng. Từ tiếp cận,nghiên cứu, tìm hiểu tư liệu trong các bảo tàng, thăm các di tích lịch sửvăn hóa cho đến tổ chức dã ngoại tìm hiểu cuộc sống của người dân ở cácvùng miền... Qua đó giúp SV phát triển óc sáng tạo, năng động, kỹ năng giaotiếp, làm việc nhóm và trình bày ý tưởng. Đồng thời giúp SV hoàn thiệnnhững tri thức đã được học trên lớp, nâng cao nhận thức, ý thức, tình cảm,trách nhiệm, niềm tin vào cuộc sống và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Ba là, giáo dục trong sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục, trước là để đảm bảo sựthống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng,một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh thúc đẩy quá

Page 20: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

20trình phát triển nhân cách của SV, tránh vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho SVtâm trạng nghi ngờ, dao động trong việc lựa chọn các giá trị tốt đẹp củanhân cách. Vấn đề hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huytinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp giáodục GTVT tinh thần TTDT cho sinh viên.

Bốn là, giáo dục GTVT tinh thần TTDT thông qua các phương tiệntruyền thông hiện đại và thông tin đại chúng. Đây là một diễn đàn xã hộirộng lớn của giới trẻ, cần coi là một kênh tuyên truyền, giáo dục hữu íchđể tiếp cận, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và gửi các nội dung thông điệpgiáo dục GTVT tinh thần TTDT đến tất cả SV. Đây là nhiệm vụ có tầm cỡlớn lao, có tính chiến lược, đương nhiên hệ thống giáo dục Đảng, Nhà nước,trực tiếp là Bộ Giáo dục, đào tạo, Trung ương Đoàn, Hội SV Việt Nam...phải tích cực vào cuộc. Vấn đề có thể là không mới, nhưng cách thức tư duy,phương pháp tổ chức chiếm lĩnh trận địa tư tưởng trên các phương tiệntruyền thông hiện đại và thông tin đại chúng thì mãi vẫn là mới.

Giải pháp 2: Phát huy vai trò chủ thể giáo dục của nhà trường tronggiáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hìnhthành, phát triển nhân cách sinh viên hiện nay

Một là, phát huy vai trò của Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trườngtrong lãnh đạo, chỉ đạo thực thi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luậtnhà nước về giáo dục GTVH tinh thần TTDT. Vai trò của Đảng uỷ nhàtrường trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV là thể hiện ở khảnăng bao quát, lãnh đạo,chỉ đạo định hướng, định hình cho môi trườnggiáo dục lành mạnh, ổn định và phát triển. Ban giám hiệu với tư cách chủthể của các chủ thể giáo dục trong nhà trường với đầy đủ thẩm quyền,nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý được trao chính là người chịu trách nhiệmcao nhất về mọi hoạt động giáo dục GTVH tinh thần TTDT.

Hai là, phát huy vai trò người thầy trong giáo dục GTVH tinh thầnTTDT, thực chất là bàn về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức nhâncách đối với người giảng viên. Đứng trên bục giảng đường đại học, ngườigiảng viên có yêu nước, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức tráchnhiệm cao bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống thì mới thựcsự là người chuyển tải tâm hồn, cốt cách dân tộc Việt tới SV, đồng hànhcùng SV đi trên con đường hướng tới nhân cách truyền thống và hiện đại.Để hướng tới đích hình thành, phát triển nhân cách SV rất cần tính minhbạch, thuyết phục, cảm hóa trong sự giao thoa, tương tác giữa thầy và trò.Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo nó không thuần túy mang tính đạolý, đạo đức mà còn bao hàm tính minh bạch, hiệu quả trong giáo dục.

Page 21: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

21Ba là, phát huy vai trò tổ chức Đoàn TNCSHCM và Hội sinh viên

nhà trường trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho sinh viên. Hoạtđộng giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV của Đoàn, Hội SV nhàtrường rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và các hình thức tổ chức.Vấn đề đặt ra, Đoàn, Hội SV nhà trường cần phải phát huy đặc trưng củaSV là năng động, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập để tham gia thực hiệnmục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đồng thời phảibám sát yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục nói chung, giáo dục GTVHtinh thần TTDT cho SV để đem lại hiệu quả thiết thực.

Giải pháp 3:Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của sinhviên trong giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc

Một là, nâng cao ý thức tự giác học tập và rèn luyện nhằm biếnnhững tri thức về GTVH tinh thần TTDT thành tố chất cấu thành NCSV.Để có được tố chất đó người SV phải xác định đúng đắn động cơ học tập,phải biến động cơ đó thành tình cảm, niềm tin, ý chí và nghị lực vươn lên.Từ đó, phát huy cao độ tính tự giác, độc lập, vượt qua mọi khó khăn đểhọc tập đạt kết quả cao. SV, nếu không có ước mơ, không có khát vọngchinh phục và hoài bão làm được những điều cao hơn thực tiễn sẽ là sựthất vọng lớn. Quá trình tự học, tự rèn luyện của SV chỉ thực sự đạt hiệuquả khi SV biết lấy học đi đôi với hành. Đó là quá trình SV biết tiếp nhận,nuôi dưỡng những GTVH tinh thần TTDT, đồng thời biết tiếp thu nhữnggiá trị tinh hoa văn hóa nhân loại để chuyển hóa dần thành phẩm chất nhâncách của bản thân.

Hai là, xây dựng tập thể lớp trong sạch vững mạnh, tạo môi trườngvăn hóa thuận lợi cho SV phát triển và hoàn thiện NC. Thực chất của hoạtđộng tự quản là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong tự học, tựgiáo dục của SV. Truyền thống hiếu học của dân tộc ta sẽ được khơi dậytrong nhận thức và hành vi của SV nỗ lực vươn lên trong một môi trườnggiáo dục tích cực. Xây dựng tập thể lớp trong sạch vững mạnh tạo môitrường thuận lợi cho SV rèn luyện trưởng thành và từng bước hoàn thiệnNC. Môi trường tập thể lớp học còn giúp SV rèn luyện kỹ năng giaotiếp, thuyết trình, hợp tác, kĩ năng tổ chức quản lí, kĩ năng giải quyết vấnđề, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, khuyến khích tinh thần họchỏi lẫn nhau, nhờ đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu hiện nay của xã hội vềnguồn nhân lực.

Giải pháp 4: Xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh,chủ động phòng, chống, bài trừ tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu trong một bộphận sinh viên

Page 22: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

22Để xây dựng thành công môi trường văn hóa học đường, các trường

cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu: Một là,trang bị cho SVmột lập trường thế giới quan khoa học và một phương pháp luận đúng đắn;Hai là, quan tâm chăm sóc, giáo dục toàn diện thế hệ trẻ SV hôm nay pháttriển về thể chất, trí tuệ, tâm hồn, trong sáng về đạo đức…; Ba là, xâydựng môi trường văn hóa lành mạnh là biện pháp tích cực trong phòngchống tệ nạn xã hội; Bốn là, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở đi đôivới kỷ cương, kỷ luật học đường nghiêm minh; Năm là,duy trì thườngxuyên mối liên hệ phối hợp trách nhiệm giữa nhà trường với gia đình vàcác lực lượng xã hội liên quan, từ công tác tuyên truyền giáo dục, nắm bắttình hình đến phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời các tệ nạn xãhội, những thói hư tật xấu trong một bộ phận SV. Một số biện pháp chủyếu: Một là, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn mực văn hóa và quy tắc ứng xử.Hai là, xây dựng môi trường văn hóa theo tiêu chí xanh, sạch, đẹp. Ba là,thực hiện tốt các phương châm ứng xử văn hóa học đường. Bốn là, tổ chứccó hiệu quả các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao. Năm là, đưa “xâydựng văn hóa học đường” thành tiêu chí thi đua.

Giải pháp 5: Phát huy vai trò của văn hóa nghệ thuật trong việc giáodục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc góp phần hình thành,phát triển nhân cách sinh viên

Đảng ta chỉ rõ, văn học nghệ thuật có vị trí rất quan trọng, phải đượcđịnh hướng để phù hợp với mục tiêu chung của đất nước; phải phát huytính giáo dục cho nhân dân, nhất là lớp trẻ những giá trị văn hóa truyềnthống của dân tộc, giáo dục đạo đức, lối sống. Vì thế, phát huy vai trò củavăn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV trởnên vô cùng cần thiết.

Ví như, nghiên cứu tìm ra các giải pháp phát triển văn hóa âm nhạccho SV nhằm cung cấp tri thức âm nhạc, phát triển tình cảm, thẩm mĩ choSV. Phát huy vai trò của ca dao, dân ca trong giáo dục truyền thống nhằmbồi dưỡng cho SV tình đời, tình người, gẩn gũi, thân thiết cuộc sống đờithường. Rèn luyện thói quen và kỹ năng đọc sách cho SV nhằm giúp họ cóvăn hóa đọc để tiếp tục học tập suốt đời, để tiếp nhận kiến thức mới vàthích ứng với hoàn cảnh mới.

Hiện nay, có những quan niệm phủ nhận sự tồn tại của thị trường vănhóa nghệ thuật. Nhưng dù được nhìn nhận dưới góc độ nào thì nó vẫn tồntại, bởi lẽ nó là hệ quả tất yếu của quan hệ cung cầu và một sản phẩm chỉđược gọi là sản phẩm văn hóa nghệ thuật một khi nó được cộng đồng thừanhận. Giải pháp phát huy vai trò của văn hóa nghệ thuật trong giáo dục giátrị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho SV hiện nay không thuần

Page 23: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

23túy ở góc hẹp tuyên truyền, giảng dạy mà còn đòi hỏi một sự đầu tư thựcsự, với những cách làm năng động, và rất cần cái tâm của các nhà lãnhđạo các nhà trường cao đẳng, đại học.

Kết luận chương 4Giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV hiện nay giữ một vai trò hết

sức quan trọng không những đối với quá trình hình thành, phát triển NCSVmà còn góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước. Trước hếtcần xác định rõ các quan điểm giáo dục GTVH tinh thần TTDT. Đó là:Trong quá trình giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộcphải lấy hoạt động của SV làm trung tâm, giáo viên là chủ đạo; Đảm bảosự thống nhất giữa truyền thống với hiện đại, kế thừa với đổi mới tronggiáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV; Giáo dục GTVH tinh thần TTDTvới việc hình trình và phát triển NCSV Việt Nam hiện nay là sự nghiệpcủa Đảng, nhà nước và của toàn dân, trong đó nhà trường giữ vai trò hếtsức quan trọng.

Từ quan điểm trên, hình thành nên một hệ thống giải pháp cơ bản là:Đa dạng hóa phương thức giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV; Pháthuy vai trò chủ thể của nhà trường trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT;Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của SV trong giáo dục GTVHtinh thần TTDT; Xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, chủđộng phòng chống, bài trừ tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu trong một bộ phậnSV; Phát huy vai trò của văn hóa nghệ thuật trong giáo dục GTVH tinhthần TTDT góp phần hình thành, phát triển NCSV Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Việt Nam là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời và lịch sử hàngngàn năm dựng nước và giữ nước. Các GTVH tinh thần TTDT được hìnhthành và trường tồn cùng lịch sử đã trở thành cốt lõi trong hệ giá trị củadân tộc, là nền tảng, gốc rễ, sức mạnh để dân tộc ta phát triển, hành trìnhcùng nhân loại. Các thế hệ người Việt Nam luôn có ý thức giữ gìn, pháthuy các GTVH tinh thần TTDT, đồng thời biết tiếp thu một cách có chọnlọc và sáng tạo những tinh hoa văn hoá nhân loại. Do đó, các GTVH tinhthần TTDT luôn giữ vai trò quan trọng tác động mạnh mẽ đến sự hìnhthành những kiểu mẫu hành vi, nhân cách của con gười Việt Nam.

Ngày nay, các GTVH tinh thần TTDT vẫn tiếp tục phát huy vai trò làcơ sở, nền tảng trong việc hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của conngười Việt Nam trong hoàn cảnh mới. Đối với thế hệ trẻ nói chung và SVViệt Nam nói riêng, là lực lượng xã hội to lớn, tiêu biểu cho sức sống năng

Page 24: MỞ ĐẦU2015/03/04  · 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá

24động sáng tạo, hăng hái nhiệt tình, nhưng còn thiếu kinh nghiệm và đangtrong quá trình định hình nhân cách thì các GTVH tinh thần TTDT càngtrở nên cần thiết trong việc điều chỉnh nhận thức, hành vi và định hướngcho họ. Vì vậy, phát huy vai trò của giáo dục GTVH tinh thần TTDT trongviệc hình thành, phát triển nhân cách SV hiện nay là một nhiệm vụ rấtquan trọng và cũng là yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đang đặt ra đòi hỏiphải đáp ứng.

Đất nước ta đang bước vào một thời kỳ mới, phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá, mở cửa hội nhập với vận hội lớn để phát triển cùng nhiều thách thứcđan xen. Hoàn cảnh xã hội mới đã dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ, sâusắc về mọi mặt. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được là nhữngmâu thuẫn lợi ích, tác động trái chiều và xung đột giá trị. Đáng lo ngại lànhững hiện tượng phản giá trị, đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp củadân tộc có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong một bộ phận không nhỏ giớitrẻ. Vì vậy, giáo dục nhân cách cho SV phải trên cơ sở kế thừa, phát huyGTVH tinh thần TTDT và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.Đây không những là một sự kết hợp chuẩn định hướng cho quá trình hìnhthành, phát triển nhân cách SV hiện nay mà còn có ý nghĩa sâu xa đối vớitương lai, tiền đồ đất nước.

Chất lượng, hiệu quả giáo dục GTVH tinh thần TTDT phụ thuộc vàonhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, trong đó nhân tố chủ quan đóngvai trò quyết định. Giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho thế hệ trẻ SV làtrách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là một tầm nhìn, một chiến lược vìtương lai tiền đồ đất nước. Và các quan điểm định hướng, hệ thống giảipháp được xác định chính là những điều kiện cần và đủ để phát huy vai tròcủa giáo dục GTVH tinh thần TTDT trong việc hình thành, phát triển nhâncách sinh viên Việt Nam hiện nay theo chuẩn mực giá trị truyền thống vàhiện đại.

Chúng ta có niềm tin mãnh liệt vào bản lĩnh Việt Nam, một dân tộcđã trải qua bao thử thách khắc nghiệt trong lịch sử và luôn chiến thắng.Những GTVH tinh thần TTDT đã trường tồn cùng lịch sử là tài sản vô giácủa dân tộc không thể bị đánh mất. Giáo dục GTVH tinh thần TTDT gópphần tích cực trong việc truyền lại cho SV, là thế hệ đang trưởng thànhnhững giá trị tốt đẹp nhất mà các thế hệ trước tạo ra. Trên cơ sở đó giúpSV nhận ra chân GTVH tinh thần TTDT, ý nghĩa nhân văn sâu sắc trongcuộc sống xã hội hiện đại và giúp hình thành, phát triển nên nhân cách tốtđẹp cho thế hệ SV Việt Nam trong giai đoạn hiện nay./.