Top Banner
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI HỒNG QUÝ LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P LUËT TRONG CéNG §åNG NG¦êI £§£ ë C¸C TØNH T¢Y NGUY£N VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 62 38 01 01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN MINH ĐOAN HÀ NỘI - 2018
221

LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

Nov 03, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI HỒNG QUÝ

LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI

THùC HIÖN PH¸P LUËT TRONG CéNG §åNG NG¦êI £§£

ë C¸C TØNH T¢Y NGUY£N VIÖT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 62 38 01 01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN MINH ĐOAN

HÀ NỘI - 2018

Page 2: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định.

Tác giả luận án

Bùi Hồng Quý

Page 3: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9

1.1. Những công trình đã được nghiên cứu có liên quan đến Luận án 9

1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu, những vấn đề Luận án tiếp

tục nghiên cứu, các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 26

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT TỤC VÀ ẢNH HƯỞNG

CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 31

2.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của luật tục trong đời sống xã hội 31

2.2. Pháp luật và quan hệ giữa pháp luật với luật tục 44

2.3. Thực hiện pháp luật và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật 52

Chương 3: THỰC TRẠNG LUẬT TỤC CỦA NGƯỜI ÊĐÊ VÀ ẢNH HƯỞNG

CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ÊĐÊ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 67

3.1. Khái quát chung về luật tục trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên 67

3.2. Ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng

người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên 86

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG

TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG KHÔNG TÍCH CỰC

CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ÊĐÊ Ở CÁC TỈNH TÂY

NGUYÊN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 118

4.1. Quan điểm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng không

tích cực của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng

người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam giai đoạn hiện nay 118

4.2. Các giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng không

tích cực của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng

người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam giai đoạn hiện nay 129

KẾT LUẬN 153

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156

PHỤ LỤC 169

Page 4: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HĐND : Hội đồng nhân dân

PBGDPL : Phổ biến, giáo dục pháp luật

QPPL : Quy phạm pháp luật

TAND : Toà án nhân dân

TGPL : Trợ giúp pháp lý

UBND : Uỷ ban nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 5: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Luật tục có nguồn gốc từ phong tục, tập quán của mỗi cộng đồng tộc người;

trên thế giới, luật tục còn được gọi là luật dân gian, luật bản địa..., và khi được nhà

nước thừa nhận như là một nguồn của pháp luật thì được gọi là tập quán pháp. Luật

tục là một dạng quy phạm xã hội, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành

vi của con người. Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, luật tục ra

đời, điều chỉnh các quan hệ xã hội từ trước khi có nhà nước, có pháp luật và tồn tại

song hành cùng pháp luật cho đến ngày nay. Trong tiến trình đó, với vai trò quan

trọng của luật tục trong việc duy trì trật tự xã hội, nên kể từ khi mới ra đời, nhà

nước đã lựa chọn những luật tục - phong tục, tập quán phù hợp với yêu cầu quản lý

xã hội để nâng lên thành pháp luật. Hiện nay, có rất nhiều quốc gia thuộc các hệ

thống pháp luật khác nhau thừa nhận phong tục, tập quán là nguồn của pháp luật.

Và trong xu thế xã hội loài người ngày càng văn minh, quyền con người, quyền tự

quyết của quốc gia, dân tộc ngày càng được tôn trọng, thì vấn đề đa dạng nguồn

pháp luật, đa dạng các phương thức giải quyết các mối quan hệ trong xã hội, đặc

biệt là các phương thức hòa giải, tự quản, tự cam kết và tự thực hiện những điều đã

cam kết... càng được đề cao. Do đó, có thể khẳng định, luật tục đã, đang và sẽ tiếp

tục phát huy vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loài người.

Ở Việt Nam, với đặc thù là một quốc gia đa dân tộc, có truyền thống lịch sử,

văn hóa lâu đời, nên rất đa dạng và phong phú về phong tục, tập quán. Dưới các

triều đại phong kiến và thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, các hương ước làng xã, các

phong tục, tập quán và luật tục đã đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung, thậm

chí thay thế pháp luật, góp phần duy trì sự ổn định của xã hội. Sau năm 1945, do

nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong một vài giai đoạn lịch sử, chúng

ta không thừa nhận tập quán là một loại nguồn của pháp luật. Hiện nay, chúng ta

đang đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), vấn đề

xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật được xác định là một trong những nhiệm

vụ trọng tâm. Quan điểm chủ đạo cho quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt

Nam được xác định trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính

trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010,

định hướng đến 2020 là phải "Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu

Page 6: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

2

có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp

hài hòa bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ

thống pháp luật" [26]; một trong những giải pháp về xây dựng pháp luật được Nghị

quyết đề ra là nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng tập quán..., góp phần bổ

sung và hoàn thiện pháp luật. Trên thực tế, một số lĩnh vực pháp luật nước ta, như

dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình..., phong tục, tập quán đã được thừa nhận

và đảm bảo thực hiện từ phía Nhà nước, với những nguyên tắc nhất định. Ở phương

diện rộng hơn, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp hiện hành nước ta

(Hiến pháp năm 2013) khẳng định: "Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát

triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn

hóa nhân loại" (Khoản 1 Điều 60) [75]; và "... Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói,

chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn

hóa tốt đẹp của mình" (Khoản 3 Điều 5) [75]. Những nội dung Hiến định đó, vừa

gợi mở, vừa đặt ra yêu cầu cấp thiết về vấn đề nghiên cứu bản sắc, truyền thống văn

hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam.

Thực tế ở nước ta hiện nay, pháp luật được xác định là công cụ quan trọng

nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Mặc dù hiệu quả điều chỉnh của pháp luật trong

xã hội ngày càng tăng, nhưng nhìn tổng thể, phong tục, tập quán và luật tục vẫn có

một vai trò không thể thay thế trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, nên có

nhiều ảnh hưởng đối với thực hiện pháp luật của người dân, nhất là ở nông thôn, các

cộng đồng dân tộc thiểu số và đặc biệt là với những lĩnh vực mà pháp luật chưa

hoặc không điều chỉnh được. Bên cạnh đó, tuy việc nghiên cứu luật tục trong mối

quan hệ với pháp luật không phải là vấn đề mới ở Việt Nam, nhưng nhìn chung còn

ít người quan tâm; những nghiên cứu cho đến nay mới chỉ tiếp cận, khai thác khía

cạnh hẹp nào đó hoặc đề cập chung chung, khái quát, mà chưa nghiên cứu, giải

quyết một cách đầy đủ và toàn diện về mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục trong

quản lý xã hội, cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đó cũng là nguyên nhân của việc xây

dựng, tổ chức thực hiện pháp luật ở nông thôn và cơ sở thời gian qua còn nhiều hạn

chế và khiếm khuyết. Do vậy, việc nghiên cứu luật tục một cách có hệ thống trong

quan hệ với pháp luật là một yêu cầu đặt ra hiện nay; việc hiểu đúng giá trị của luật

tục, phát huy được những yếu tố tích cực của luật tục là hết sức cần thiết, nhằm góp

phần nâng cao hiệu quả trong quản lý xã hội, quản lý cộng đồng của chính quyền,

Page 7: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

3

tạo nên sự ổn định và phát triển ở khu vực nông thôn, nhất là ở vùng đồng bào dân

tộc thiểu số.

Tây Nguyên là vùng đất phía Tây của Nam Trung bộ, gồm 5 tỉnh là Kon Tum,

Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; có 12 dân tộc tại chỗ cư trú từ lâu đời

(Gia Rai, Êđê, Chu Ru, Raglai, Ba Na, Xơ đăng, Giẻ-Triêng, Brâu, Rơ măm, Mạ,

M’nông và Cơ Ho); mỗi dân tộc tại chỗ đều có luật tục riêng, trong đó có những

luật tục khá nổi tiếng, như luật tục Êđê, luật tục M’nông, luật tục Gia Rai, luật tục

Stiêng, luật tục Ba Na, luật tục Mạ..., tạo nên kho tàng đa dạng và phong phú hệ

thống luật tục tại đây. Dân tộc Êđê hiện nay có 330.000 người, xếp thứ 11 về dân số

trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và đứng thứ hai trong số các dân tộc tại chỗ

ở Tây Nguyên (chỉ sau dân tộc Gia Rai), cư trú chủ yếu và tập trung tại tỉnh Đắk

Lắk (gần 300.000 người), một bộ phận (khoảng hơn 30.000 người) cư trú tại vùng

giáp ranh thuộc các tỉnh Phú Yên, Đắk Nông, Gia Lai... Do cư trú kề cận nhau, có

nhiều buôn làng cộng cư từ lâu đời, nên giữa dân tộc Êđê với dân tộc Gia Rai (cư

trú tập trung ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk, có số dân đông nhất trong số các dân

tộc tại chỗ ở Tây Nguyên) và dân tộc M’nông (cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Nông và

tỉnh Đắk Lắk) có rất nhiều điểm tương đồng trong phương thức sản xuất, canh tác,

trong tổ chức xã hội và trong sinh hoạt cộng đồng; nhiều phong tục tập quán thấy ở dân

tộc Êđê thì cũng thấy ở người Gia Rai, người M’nông và ngược lại; ba dân tộc này

cũng dễ dàng hiểu được ngôn ngữ của nhau và có rất nhiều truyền thuyết chung cho cả

ba tộc người này... Điều đó có nghĩa là, ở những phạm vi nhất định, các yếu tố cơ bản

về phong tục, tập quán và luật tục của dân tộc Êđê cũng là sự đại diện cho dân tộc Gia

Rai, dân tộc M’nông và thậm chí là nhiều dân tộc tại chỗ khác ở Tây Nguyên. Do đó,

có thể nói, là sản phẩm tinh thần, là truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán được

đúc kết qua quá trình lịch sử lâu đời của cộng đồng người khá đông đảo, luật tục Êđê

được coi là điển hình tương đối của các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên.

Từ những lý do và nhận thức trên đây, chúng tôi chọn đề tài "Luật tục và ảnh

hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các

tỉnh Tây Nguyên Việt Nam" để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ Luật học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích

Mục đích nghiên cứu của Luận án là nhằm xây dựng và hoàn thiện các giải pháp

để phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng không tích cực của

Page 8: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

4

luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê (cũng như các dân tộc

tại chỗ khác) ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam một cách khả thi và có hiệu quả.

2.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, Luận án hướng đến giải quyết các

nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:

- Điểm luận về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án, qua đó

xác định những phạm vi, lĩnh vực đã được nghiên cứu và mức độ nghiên cứu;

những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu.

- Phân tích cơ sở lý luận về luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực

hiện pháp luật.

- Phân tích, đánh giá thực trạng luật tục của người Êđê và ảnh hưởng của chúng

đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên.

- Xác định quan điểm và hệ thống giải pháp bảo đảm việc phát huy ảnh hưởng

tích cực, hạn chế ảnh hưởng không tích cực của luật tục đối với thực hiện pháp luật

trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam giai đoạn hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Việc nghiên cứu Luận án được thực hiện trên đối tượng là luật tục của dân tộc

Êđê, bao gồm luật tục trong xã hội truyền thống và sự hiện diện, tồn tại của luật tục

trong các buôn làng người Êđê hiện nay; nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng của

luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê hiện nay (các yếu tố

ảnh hưởng của luật tục và luật tục Êđê đối với thực hiện pháp luật trong Luận án,

được đề cập ở hai phương diện là tích cực và không tích cực).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhà nước và pháp luật, vai

trò của luật tục trong quản lý xã hội trước đây, hiện nay và xu hướng phát triển của

thời đại; luật tục của người Êđê và những vấn đề nhằm phát huy vai trò tích cực của

luật tục đối với quá trình thực hiện pháp luật, mà cụ thể là được tiến hành thông qua

các hình thức cơ bản của thực hiện pháp luật (tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp

luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật) và các lĩnh vực quan hệ xã hội chủ yếu

(duy trì trật tự cộng đồng, hôn nhân và gia đình, dân sự, hành chính, hình sự, bảo vệ

tài nguyên - môi trường...) trong cộng đồng người Êđê.

Page 9: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

5

Về không gian và thời gian: Luận án được nghiên cứu tại những địa bàn cư trú

lâu đời và tập trung nhất của cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam

hiện nay. Tuy nhiên, như đã đề cập trên đây, người Êđê hiện nay cư trú tập trung đông

nhất là ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông (chiếm đến 92% tổng số người Êđê của cả

nước) [5, Biểu 5], do đó Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu ở hai tỉnh này.

Việc khảo sát, điều tra xã hội học, chủ yếu thực hiện tại các buôn làng người

Êđê sinh sống, trong đó chú trọng đối tượng là người dân, các già làng, những

người có uy tín, am hiểu luật tục trong cộng đồng, đặc biệt là những vụ việc áp

dụng luật tục cụ thể đã diễn ra và những người có liên quan; việc thu thập tư liệu, số

liệu được thực hiện ở các cơ quan, tổ chức có liên quan, chú trọng các ban tự quản,

tổ hòa giải ở khu dân cư của người Êđê.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây

dựng nhà nước và pháp luật; các học thuyết, quan điểm của các nhà tư tưởng tiến bộ

khác về nhà nước và pháp luật hiện đại, đặc biệt là về nhà nước pháp quyền, về tập

quán pháp và về cơ chế tự quản của cộng đồng...

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận Mác - Lênin

và các phương pháp chủ yếu sau đây:

- Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích tài liệu: Được sử dụng để thu

thập và đánh giá các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài Luận án, bao gồm các văn

kiện của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên

cứu về văn hóa - xã hội ở Tây Nguyên đã được công bố trong và ngoài nước; đặc

biệt là sử dụng các tư liệu, số liệu thống kê chính thức, các chủ trương, đường lối

của Đảng và chính sách pháp luật hiện hành của Nhà nước, các báo cáo của cơ quan

chức năng..., để minh chứng cho những luận điểm nghiên cứu của Luận án. Phương

pháp này được sử dụng để nghiên cứu toàn bộ nội dung Luận án, nhất là Chương I,

Chương II và Chương III.

- Phương pháp điền dã dân tộc học: Được chúng tôi coi trọng trong quá trình

nghiên cứu trên thực địa, bao gồm các thao tác cơ bản như: Quan sát tham dự, quan

sát trực tiếp, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.

Page 10: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

6

+ Trong quá trình điền dã, chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp quan sát

tham dự và quan sát trực tiếp, để cùng trao đổi, cùng thị sát với người dân để có thể

thu thập các thông tin về cuộc sống của họ, trong đó có các thông tin về văn hóa -

xã hội và những vấn đề nhạy cảm có liên quan; để đánh giá các khía cạnh đời sống

kinh tế, văn hóa - xã hội của các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên, đặc biệt là dân tộc

Êđê - đối tượng nghiên cứu chính của đề tài.

+ Để tiến hành trực tiếp phỏng vấn sâu người dân và cán bộ nơi người Êđê

sinh sống, chúng tôi đã lựa chọn các thông tín viên chủ chốt gồm chính những

người dân tộc tại chỗ, những người tham gia công tác chính quyền các cấp và các

già làng, trưởng buôn làng, người có uy tín trong cộng đồng. Nội dung phỏng vấn

được chúng tôi chuẩn bị trước bằng Đề cương với những câu hỏi được xây dựng

theo nguyên tắc gợi ý để người trả lời có nhiều lựa chọn khi đưa ra quan điểm, ý

kiến của mình một cách khách quan nhất về vấn đề được hỏi. Những vấn đề chính

trong Bảng phỏng vấn sâu đề cập tới là những vấn đề mà bảng hỏi định lượng

không thể giải quyết được một cách triệt để hoặc sâu sắc.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Được thực hiện thông qua Bảng hỏi chuẩn

bị sẵn. Nguyên tắc chọn mẫu: Theo phương pháp ngẫu nhiên. Trong cơ cấu mẫu có

chú ý tới các nhóm đối tượng khảo sát: Nhóm người dân tộc tại chỗ và nhóm người

dân tộc mới đến. Phương pháp trưng cầu ý kiến: Dùng Bảng hỏi trực tiếp với những

người được trưng cầu ý kiến, theo nguyên tắc số phiếu phát ra phải lớn hơn số phiếu

dự kiến thu về ít nhất là 10%... Kỹ thuật phân tích và xử lý thông tin, số liệu: Các số

liệu định lượng được xử lý bằng công cụ phần mềm hỗ trợ SPSS for Windows; các

thông tin định tính được kết hợp phân tích, đối chiếu cùng số liệu định lượng nhằm

bổ sung cho nhau, tăng tính xác thực của thông tin, số liệu thu thập được.

Phương pháp điền dã dân tộc học và phương pháp điều tra xã hội học trên đây,

được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu Chương III và Chương IV Luận án (Thông tin

cơ bản về thực hiện hai phương pháp nghiên cứu này tại Mục I Phụ lục 06).

- Phương pháp chuyên gia: Được thực hiện qua các cuộc trao đổi trực tiếp với

các chuyên gia làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và thực tiễn về pháp luật và luật

tục; những người có nhiều trải nghiệm khi nghiên cứu về văn hóa - xã hội Tây

Nguyên, cũng như những đánh giá của họ về tác động của các yếu tố văn hóa - xã

hội ở Tây Nguyên đến sự ổn định và phát triển; phương pháp này cũng nhằm thu

Page 11: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

7

thập ý kiến của lãnh đạo chính quyền các cấp, các ban, ngành trong việc thực thi

chính sách từ Trung ương xuống địa phương, làm cơ sở đối sánh với những thông

tin, tư liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này là sự bổ trợ

cho các phương pháp nêu trên đây trong quá trình nghiên cứu toàn bộ nội dung

Luận án.

5. Những kết quả nghiên cứu mới của Luận án

Từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định trên đây, Luận án có những

kết quả nghiên cứu mới sau đây:

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện,

chuyên sâu cả ở phương diện lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa pháp luật với

luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng

người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay.

Luận án phân tích làm rõ thêm những vấn đề về luật tục Êđê trong xã hội

truyền thống và hiện nay; làm rõ các yếu tố và thực trạng ảnh hưởng của luật tục

đến thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê; chỉ ra những yếu tố, nội dung,

phạm vi ảnh hưởng tích cực và không tích cực của luật tục đến thực hiện pháp luật

trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, Luận án đánh giá những nguyên nhân chủ yếu và đưa ra được

những quan điểm, giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm từng bước phát huy những

ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng không tích cực của luật tục đến

thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

6.1. Ý nghĩa lý luận

Trên cơ sở giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án góp phần chỉ

rõ những đặc điểm cơ bản của luật tục, luật tục Êđê và vị trí, vai trò của nó trong

điều chỉnh quan hệ cộng đồng; nhận diện mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục.

Kết quả nghiên cứu của Luận án đưa ra cách nhìn đầy đủ về truyền thống, thói

quen tâm lý trong đồng bào dân tộc Êđê nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số ở

Tây Nguyên nói chung; góp phần làm phong phú thêm lý luận nhà nước và pháp

luật về mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác; bổ sung cơ sở lý

luận về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc

thiểu số ở nước ta hiện nay.

Page 12: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

8

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận án góp phần đánh giá thực trạng, rút ra những giá trị tích cực, những mặt

hạn chế của luật tục Êđê trong quản lý xã hội trên địa bàn nghiên cứu; tìm ra những

giá trị của luật tục cùng những giải pháp khả thi để có thể sử dụng luật tục hỗ trợ

cùng pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội vùng nông thôn - cơ sở, vùng

đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; làm cơ sở cho rà soát, hệ thống hóa, phát

huy những quy phạm luật tục phù hợp, đưa vào các hương ước, quy ước khu dân

cư, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và loại bỏ những quy phạm mang tính

hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan đang tồn tại trong luật tục, nâng cao ý thức thực hiện

pháp luật trong cộng đồng người Êđê nói riêng và các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên

nói chung.

Luận án có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong việc giảng dạy, đào

tạo, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ; trong xây dựng chính sách về dân tộc của

Đảng và Nhà nước; trong quản lý xã hội, đảm bảo an ninh nông thôn, đưa pháp luật

vào cuộc sống... vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay và trong

những năm tới.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu

luận án gồm 4 chương, 9 tiết.

Page 13: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

9

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Luật tục vừa có vai trò quản lý xã hội, vừa chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa

dân gian, tín ngưỡng tôn giáo, điều hòa các quan hệ xã hội của cộng đồng... Chính

vì thế, từ rất sớm đã có nhiều nhà quản lý, nhiều nhà khoa học xã hội quan tâm

nghiên cứu luật tục với nhiều phương diện và góc độ khác nhau. Trong phạm vi của

Luận án, chúng tôi tập trung điểm luận tình hình nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ

luật học, xã hội học pháp luật và nhân học pháp luật..., về luật tục và vai trò của luật

tục đối với đời sống xã hội; về mối quan hệ và sự ảnh hưởng của luật tục nói chung,

luật tục Êđê nói riêng đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng dân cư ở khu vực

Tây Nguyên.

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về luật tục, luật tục Êđê và vai trò của

luật tục đối với đời sống xã hội

Thứ nhất, trên thế giới, vấn đề luật tục sớm được đề cập tại các nước châu Âu.

Đó là sự hiện diện của các tập quán được luật hóa trong luật La Mã, khởi đầu là Bộ

luật 12 bảng - vào khoảng năm 450 trước Công Nguyên (Đây là một trong những

văn bản luật ra đời sớm nhất và mãi cho đến thế kỷ XIX vẫn được xem là nguồn

luật pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu Âu (ngay các Bộ luật Dân sự

hiện đại, như Bộ luật Dân sự Đức và Bộ luật Dân sự Áo cũng hình thành trước tiên

từ Luật La Mã)) [121]. Tuy vậy, theo nhiều nghiên cứu, trên thế giới luật tục được

giới học giả đặc biệt quan tâm nghiên cứu một cách chính thức kể từ cuối thế kỷ

XVIII. G. Condominas (một nhà nghiên cứu người Pháp) cho biết, chính quyền

thực dân trước đây có ý định tập hợp các bài thơ luật tục thành một dạng luật để áp

dụng, những người đi đầu vận động cho công việc này có C. Van Vollenhoven và

B. Ter Haar đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu lớn [112, tr.55-56]. Nguyễn

Thị Hiền, khi tiếp cận luật tục cũng cho rằng, ở phương Tây luật tục đã được nghiên

cứu từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX [112, tr.188]...

Từ đầu thế kỷ XX, xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về luật

tục của các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á, do các nhà

Page 14: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

10

nghiên cứu phương Tây thực hiện. Cũng theo Nguyễn Thị Hiền, khi thực dân Đức,

Pháp và Anh đặt ách đô hộ một số nước ở hai châu lục này, thì một trong những vấn

đề căng thẳng là mâu thuẫn giữa luật bản địa (luật tục) và luật pháp phương Tây và để

giải quyết vấn đề này, một số nước đã công nhận luật tục và kết hợp luật tục với luật

pháp trong điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nhất là các quan hệ dân sự, hôn nhân, và

gia đình [112, tr.188-189]. Ở châu Phi, có công trình nghiên cứu: "African Law and

Legal Theory" (Luật châu Phi và lý thuyết pháp luật) của Woodman [160], Gordon R

và A. O. Obilade, đã đề cập đến nhiều vấn đề về luật tục trong mối tương quan với luật

pháp, trong đó phần lớn nội dung đề cập tới bản chất của luật tục châu Phi, luật tục

trong hệ thống pháp luật của nhà nước... [160]. Bên cạnh đó, Ngô Đức Thịnh cho biết

còn có công trình của Y. C. Bekker: "Luật tục Nam phi", đề cập đến các khía cạnh

quan hệ hôn nhân và quan hệ gia đình, quyền thừa kế, quyền sở hữu... [99, tr.17].

Ở châu Á, vốn có nhiều quốc gia chịu sự đô hộ bởi nhà nước thực dân, vấn đề

nghiên cứu luật tục được người Anh, người Pháp quan tâm từ rất sớm ở Ấn Độ,

Inđônêxia, Malayxia... và nhất là ở Việt Nam. Ngô Đức Thịnh cũng cho rằng, công

trình nghiên cứu: "Asian indigenous law in Interaction with Received law" (Luật

bản địa châu Á trong mối quan hệ tương hỗ với luật thành văn) của Masaji Chiba

[154], bao gồm nhiều chương viết về luật tục của nhiều dân tộc và quốc gia khác

nhau, như người Ai Cập Hồi giáo, Iran Hồi giáo, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật

Bản [99, tr.17-18]. Tại Ấn Độ, có công trình: "Luật tục bộ lạc ở Đông Bắc Ấn Độ"

của Shinbani Roy và S. H. M. Rizvi; hay "Đất đai công cộng và luật tục" của

Minoti Charcravarty-Kaul, đề cập đến vấn đề sở hữu đất đai theo luật tục ở Bắc Ấn

Độ... Inđônêxia và Malayxia là hai quốc gia hiện còn sử dụng luật tục trong đời

sống thường ngày của nhiều dân tộc, nên đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên

cứu đến từ Hà Lan (Von Benda-Beckmann K và Von Benda-Beckmann F), Mỹ

(John Ambler)... [99, tr.18], tiêu biểu có tác phẩm ADAT Law in modern Indonesia

(Luật ADAT ở Inđônêxia hiện nay) của M. B. Hooker [153].

Các nhà khoa học Việt Nam cũng có những nghiên cứu luật tục của các nước

trong khu vực, như tác phẩm: "Một số luật tục và luật cổ ở Đông Nam Á" của Vũ

Quang Thiện, Tô Nguyễn [97] (sưu tầm, biên dịch và giới thiệu: Luật tục của người

Chin (ở Myanma và một phần đất tiếp giáp ở Ấn Độ) Ka-chin (ở Myanma và một

phần đất tiếp giáp ở Trung Quốc); Bộ luật Lào cổ; Bộ luật Luông Pha-băng của

Page 15: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

11

người Lào; Bộ luật hôn nhân và thừa kế của người Gia-va Hồi giáo ở Malayxia và

Inđônêxia) [97]. Công trình: "Family law and Customary Law in Asia: A contemporary

Legal Perspective" (Luật gia đình và Luật tục ở châu Á: Một góc nhìn pháp lý hiện

nay) của David C. Buxbaum [145] đã nghiên cứu một cách hệ thống về luật gia đình và

luật tục của nhiều quốc gia châu Á đặt trong mối quan hệ với pháp luật đương đại; và

công trình: "The Nature of Customary Law - Legal, Historical and Philosophical

Perspectives" (Bản chất của Luật tục - Quan điểm pháp lý, lịch sử và triết học) của

Amanda Perreau - Saussine và James B. Murphy [144], nghiên cứu về bản chất của

luật tục trên cơ sở các quan điểm pháp lý, lịch sử và triết học.

Thứ hai, ở Việt Nam, với đặc điểm có nhiều dân tộc cùng sinh sống nên đa

dạng về phong tục tập quán, đặc biệt là có rất nhiều luật tục được hình thành từ lâu

đời và tồn tại với tính ổn định cao; cùng với đó, với lịch sử gần 100 năm bị thực dân

Pháp đô hộ, nên việc nghiên cứu luật tục của các dân tộc ở vùng đất này (gồm cả

hương ước của người Việt) đã được người Pháp và các nhà nghiên cứu trong và

ngoài nước khác quan tâm từ đầu thế kỷ XX cho đến nay. Tiêu biểu như:

Một là, ở góc độ luật học ứng dụng: Ngày 30/7/1923, Toàn quyền Đông

Dương Pierre Pasquier ra Thông tri số 578-ca, yêu cầu thu thập và ghi chép luật tục

để thực thi việc cai trị, kể cả ở người Kinh và các dân tộc thiểu số [99, tr.20], [112,

tr.65]. Việc ban hành Thông tri này thể hiện sự quan tâm chính thức của chính

quyền thực dân, tuy nhiên, thực tế từ năm 1913, Leopold Sabatier (Ông sinh năm

1877, mất năm 1936, được bổ nhiệm làm đại diện tại Đắk Lắk năm 1912, sau đó

làm Công sứ tỉnh này trong gần 14 năm (từ 1915 đến 1929)) đã để công sưu tầm, hệ

thống luật tục và đến năm 1927 cho công bố cuốn sách ghi chép luật tục bằng tiếng

Êđê (Hdruôm hră klei duê klei bhiăn đưm) [151] (Đến năm 1940, Dominique

Antomarchi đã dịch cuốn sách này ra tiếng Pháp và công bố thành cuốn: "Recueil

des Cutumes Rhadies du Daclac". So với cuốn xuất bản năm 1927, cuốn sách này

có bổ sung hoàn chỉnh hơn, nội dung ghi chép các luật tục của người Êđê ở tỉnh

Đắk Lắk, thực chất là các câu nói vần truyền miệng về: Các điều chung về tội, về

hình phạt; tội chống lại thủ lĩnh, các tội mà thủ lĩnh phạm phải, tội phạm với các cá

nhân, tội trong hôn nhân, tội hình về tranh chấp của cải, đất đai...). Tuy chưa thật

hoàn chỉnh và có nhiều nội dung biên soạn theo ý chí của tác giả nhằm mục đích

phục vụ việc cai quản của chính quyền do chính Ông làm Công sứ, nhưng có thể

Page 16: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

12

nói, đây là công trình sưu tầm, hệ thống và ứng dụng đầu tiên về luật tục ở Việt

Nam, nó có vai trò mở đầu cho các các công trình nghiên cứu luật tục ở Việt Nam

và chủ yếu là ở Tây Nguyên sau này.

Sau cuốn luật tục Êđê của Leopold Sabatier, có các tác phẩm nghiên cứu luật

tục ở Việt Nam và chủ yếu ở Tây Nguyên, như: "Coutumier Stieng" (Luật tục

Stiêng) của Theophile Gerber [159] đã ghi chép nội dung luật tục Stiêng. "Nri:

Recueil des Coutumes Srê du Haut-Donnai" (Luật tục xét xử theo phong tục tập

quán của người Srê và người Mạ vùng thượng nguồn sông Đồng Nai) của Jacques

Dournes [149] đã ghi chép bằng tiếng Srê và dịch sang tiếng Pháp luật tục xét xử

theo phong tục tập quán của người Srê và người Mạ vùng thượng nguồn sông Đồng

Nai. "Coutumier de la tribu Bahnar, des Sedang et des Gia Rai de la Province de

Kontum Selon la Coutume appliquée dans les tribunnax" (Luật tục của bộ lạc Bana,

Xơ đăng và Gia rai ở tỉnh Kon Tum, theo luật tục áp dụng trong các toà án) của

Paul Guilleminet [156] dẫn ra và bình luận những luật lệ tương ứng mà chính quyền

thực dân Pháp sử dụng. "Quelques aspects du coutumier (N’ri) des Cau Mae" (Một

vài khía cạnh về luật tục (N’ri) của người Mạ) của Jean Boulbet [150] nói về luật

tục Mạ. "Tơ lơi djuat: coutumier de la tribu Gia Rai" (Tơ lơi djuat: luật tục của bộ

lạc Gia Rai) của Pierre Bernard Lafont [157] đã ghi chép tương đối đầy đủ và trực

tiếp từ những người có hiểu biết về luật tục của dân tộc Gia Rai ở tỉnh Gia Lai.

Hai là, ở góc độ xã hội học và nhân học pháp luật: tác phẩm: "Luật và xã hội

Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII" của Insun Yu [143], chỉ ra sự khác biệt giữa nguyên

lý Nho giáo mà triều Lê nâng lên địa vị thống trị với những phong tục tập quán lâu

đời của truyền thống văn hóa Việt Nam. Tác phẩm: "Xứ người Mạ lãnh thổ của

thần linh" của Jean Boulbet [42], nghiên cứu về luật tục của dân tộc Mạ và các dân

tộc thiểu số khác ở tỉnh Đồng Nai và vùng Tây nguyên. Công trình: "Les peuples

Mon-Khmer, trait d’union antre les peuples de l’Asie Centrale et de l’Austronésie"

(Các dân tộc Môn-Khmer, gạch nối giữa các dân tộc của châu Á Trung tâm và châu

Úc) của P. W. Schmidt [155] nghiên cứu và chỉ ra có sự liên hệ và nhiều điểm

tương đồng giữa các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer (Ở Việt Nam có

đến 21 tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, cư trú ở cả ba miền: Miền Bắc

có 5 tộc người, trong đó, 4 tộc người (Khơ Mú, Mảng, Kháng, Xinh Mun) cư trú ở

các tỉnh Tây Bắc, tộc người Ơ Đu ở Nghệ An; Miền Trung - Tây Nguyên có 15 tộc

người (Bru - Vân Kiều, Tà ôi, Cờ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, H Rê, Gié Triêng,

Page 17: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

13

Xtiêng, Co, Chơ Ro, Rơ Măm, Brâu); Nam Bộ là địa bàn cư trú của tộc người

Khmer. Các tộc người này đều có lịch sử lâu đời ở Việt nam và Đông Dương. Bên

cạnh đặc điểm chung về ngữ hệ, mỗi tộc người có những đặc điểm văn hoá, phong

tục tập quán và cả luật tục riêng... [2]) của châu Á và các dân tộc ở châu Úc. Tác

phẩm điền dã: "Chúng tôi ăn Rừng đá - Thần Gôo" của G. Condominas [41] về

những phong tục tập quán của người M’nông Gar ở Tây nguyên... Công trình:

"Người Êđê một xã hội mẫu quyền" của Anne de Hautecloque - Howe [54] đã có

cách nhìn thực tế về người Êđê ở Tây Nguyên trong bối cảnh đời sống xã hội, tôn

giáo, gia tộc, khế ước hôn nhân và đặc biệt là xã hội mẫu quyền điển hình nhất của

dân tộc này, là kết quả của tác giả qua 14 tháng (tháng 4/1961 đến tháng 6/1962) đi

điền dã ở Đắk Lắk, nên có thể nói đây là một trong những công trình rất có giá trị

và có tính đại diện cao về phản ánh phong tục tập quán cũng như luật tục của người

Êđê ở Tây Nguyên. Các tác phẩm: "Rừng người thượng" của Henri Maitre [61];

"Free in the Forest. Ethnohistory of the Vietnamese Central Highland 1954-1976"

(Tự do trong rừng. Lịch sử tộc người ở Tây Nguyên Việt Nam 1954-1976) của

Gerald Hickey [146]; "Sons of the Mountains. Ethnohistory of the Vietnamese

Central Higlands to 1954" (Những đứa con của núi rừng. Lịch sử tộc người ở Tây

Nguyên Việt Nam cho đến năm 1954) của Gerald Hickey [147]; "Shatted World.

Adaptation and Survival among Vietnam’s Highland Peoples during the Vietnam

War" (Một thế giới bị chia cắt. Thích ứng và sinh tồn của các tộc người cao nguyên

trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam) của Gerald Hickey [148]..., đã giúp chúng ta có

thêm khám phá về vùng Tây Nguyên, với những phong tục tập quán và luật tục đa

dạng, phong phú của các cộng đồng người dân tộc thiểu số tại chỗ ở vùng đất này.

Phạm Văn Sơn, với Luận án Tiến sĩ: "Research on village covenants in Vietnamese

rural communities management" (Nghiên cứu về hương ước thôn bản trong quản lý

cộng đồng nông thôn Việt Nam) của Pham Van Son [158] đã nghiên cứu về luật

tục, luật dân gian, hương ước ở Việt Nam dưới góc độ của nhân loại học và xã hội

học pháp luật, qua đó đã chỉ ra vai trò của hương ước cùng các phong tục tập quán

và luật tục đối với quản lý trong xã hội nông thôn; mối quan hệ giữa pháp luật với

hương ước và luật tục, phong tục tập quán cùng xu hướng phát triển của chúng...

Ba là, với các nhà nghiên cứu trong nước, cho đến nửa cuối thập niên 80 của

thế kỷ XX, trong đợt sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian của Viện Nghiên cứu

văn hóa dân gian phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Đắk Lắk, vấn đề luật tục

Page 18: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

14

mới được quan tâm đề cập. Trong các cuốn sách: "Văn hóa dân gian Êđê" của Ngô

Đức Thịnh, Tô Đông Hải và Đỗ Hồng Kỳ [101] và "Văn hóa dân gian M’nông" của

Ngô Đức Thịnh, Tô Đông Hải và Đỗ Hồng Kỳ [102] - là các kết quả của đợt sưu

tầm, ngoài các nội dung phản ánh về lịch sử, bản sắc văn hóa tộc người Êđê,

M’nông, mỗi cuốn sách đều có một chương viết về luật tục của hai dân tộc này.

Tiếp theo đó là các công trình do Ngô Đức Thịnh chủ trì thực hiện, như: Bổ sung,

biên dịch và công bố bộ: "Luật tục Êđê - tập quán pháp" [103; 104], nội dung giới

thiệu có hệ thống và đầy đủ về luật tục trong xã hội Êđê truyền thống; năm 1998,

công bố: "Luật tục M’nông - tập quán pháp" [108] giới thiệu về luật tục trong xã

hội M’nông; năm 2004, xuất bản tác phẩm "Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Nam

Tây Nguyên" [105] trên cơ sở bổ sung các bộ luật tục đã được người Pháp sưu tầm,

giới thiệu nội dung các văn bản luật tục các dân tộc Xtiêng, dân tộc Mạ, và dân tộc

Kơ ho; công trình: "Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam" [99]; "Luật tục

trong đời sống các tộc người ở Việt Nam" [100] đã khảo sát các khía cạnh khác

nhau của luật tục như góc độ tiếp cận, nguồn gốc và bản chất, các hình thức phát

triển, nội dung luật tục, việc thực thi luật tục, giá trị của luật tục, luật tục và pháp

luật; giới thiệu luật tục Êđê, M’nông ở Tây Nguyên, luật tục Thái ở phía Bắc và

hương ước của người Kinh. Phan Đăng Nhật với các công trình: "Luật tục Gia Rai"

[69]; "Luật tục với đời sống" [70] đã luận giải luật tục các dân tộc Việt Nam, đặc

biệt giới thiệu về xã hội, luật tục dân tộc Gia Rai ở Gia Lai; luật tục và các quy ước

văn hóa; luật tục với việc phát triển xã hội hiện nay của các dân tộc thiểu số Việt

Nam. "Luật tục người K’ho Lạch" của Krajan Plin [73], giới thiệu về văn hóa xã hội

và luật tục của người K’ho Lạch ở tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông.

Vượt ra ngoài không gian các tỉnh Tây Nguyên là các công trình nghiên cứu về

luật tục của dân tộc Chăm và dân tộc Raglai ở các tỉnh Nam Trung bộ. Có thể nói Phan

Đăng Nhật, Tô Đông Hải, Nguyễn Thế Sang, Sử Văn Ngọc và Sử Thị Gia Trang..., là

những người Việt Nam có công nghiên cứu về cộng đồng người Chăm, người Raglai

và văn hóa, luật tục của hai tộc người này [68; 71; 72; 79]. Bùi Quang Thanh, Nguyễn

Văn Mạnh, Nguyễn Xuân Hồng và Nguyễn Hữu Thông cũng đã có những nghiên cứu

về đặc điểm các dân tộc thiểu số cư trú ở khu vực miền núi các tỉnh Quảng Nam, Thừa

Thiên Huế, Quảng Trị (các dân tộc Cơ Tu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng và Co ở Quảng Nam;

Tà Ôi, Cơ Tu, Bru-Vân Kiều ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị) [62; 91; 92].

Page 19: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

15

Ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, việc nghiên cứu và sưu tầm luật tục của

các dân tộc thiểu số chưa được quan tâm như ở khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Năm 1999, Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng chính thức công bố bộ luật tục Thái (xuất

bản lần 2 vào năm 2003), đây là bộ luật tục đầy đủ nhất cho tới nay của dân tộc Thái ở

Tây Bắc Việt Nam, được người Thái ghi chép lại bằng chữ Thái cổ [106; 107].

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của luật tục đối với

thực hiện pháp luật trong các dân tộc ở Việt Nam

Thứ nhất, đối với luật tục của các dân tộc thiểu số: Trong những năm gần đây, khi

nghiên cứu về sự ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật, các nhà nghiên

cứu thường chú trọng đến những yếu tố có tính thực tiễn. Đặc biệt, gần đây nhất có một

loạt đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 đã được nghiệm thu,

nghiên cứu tổng thể về các lĩnh vực khác nhau, nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

vùng Tây Nguyên, trong đó có rất nhiều đề tài có nội dung nghiên cứu về vai trò và sự

ảnh hưởng của luật tục các dân tộc đối với quản lý xã hội ở vùng Tây Nguyên hiện nay

(chúng tôi sẽ đề cập rõ hơn về các đề tài này tại Mục 1.1.3).

Trong thực tiễn ở nước ta, sau khi có Nghị quyết Trung ương 05 Khóa VII

(1993) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), vấn đề quan hệ giữa

luật tục, hương ước và pháp luật cũng như vai trò của luật tục, hương ước với quản lý

và phát triển nông thôn ở cơ sở được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trên khắp cả nước,

nhiều hội thảo khoa học về vấn đề này đã được tổ chức ở Tây Nguyên [23; 24]. Khởi

đầu là Hội thảo khoa học về "Mối quan hệ giữa luật tục, hương ước và pháp luật hiện

hành" của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp [136]. Hội thảo thu hút sự

tham gia của 10 tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Miền Trung - Tây Nguyên và có 13 bài

phát biểu cùng tham luận được trình bày. Các ý kiến thống nhất cho rằng cần nghiên

cứu, sử dụng luật tục và hương ước vào quản lý cộng đồng và phát triển nông thôn ở cơ

sở, góp phần tăng cường tình đoàn kết dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc... Tiếp theo là một loạt các hội thảo, đề tài, công trình khoa học được triển khai,

nghiên cứu trên khắp cả nước và tập trung nhất là tại khu vực Tây Nguyên - Trung bộ

và khu vực Miền núi phía Bắc, tiêu biểu có:

Một là, ở khu vực Tây Nguyên và Trung bộ: Năm 1999, Trung tâm Khoa học

xã hội và nhân văn Quốc gia và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk phối hợp tổ

chức Hội thảo khoa học quốc tế về "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở

Page 20: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

16

Việt Nam" [112] với sự tham gia của 40 nhà khoa học trong nước và 18 nhà khoa

học nước ngoài đến từ Pháp, Mỹ, Hà Lan, Inđônêxia, Thuỵ Sỹ, Đức, Nhật Bản và

đại diện các Bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương trên phạm vi cả nước (Hội

thảo nhận được hơn 60 báo cáo khoa học trong và ngoài nước, tập trung vào 4 chủ

đề lớn: Có 11 báo cáo tham luận đề cập các vấn đề chung về luật tục và nghiên cứu

luật tục; 15 báo cáo tham luận đề cập các vấn đề về luật tục với việc bảo tồn, khai

thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; 17 báo cáo tham luận đề cập về luật tục và vấn

đề quản lý xã hội và văn hóa ở cơ sở; 16 báo cáo tham luận đề cập các vấn đề về

luật tục và pháp luật). Hội thảo nhận định luật tục là sản phẩm của xã hội cổ truyền,

gắn liền với hình thái kinh tế - xã hội tiền công nghiệp, gắn với cơ cấu xã hội mà ở

đó gia đình và buôn làng giữ vai trò then chốt và cơ bản của hệ thống xã hội; luật

tục đã từng phát huy vai trò cố kết cộng đồng và điều hòa các mối quan hệ giữa con

người với con người và con người với thiên nhiên; hiện nay, vùng nông thôn nước

ta đang trải qua sự biến đổi từ xã hội cổ truyền sang xã hội công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, trong bối cảnh đó, sự tồn tại của luật tục với những hình thức khác nhau,

mức độ khác nhau trong các tộc người là một thực tế khách quan; tuy vậy, sự tồn tại

của luật tục trong bối cảnh hiện nay luôn thể hiện hai mặt, mặt tích cực là góp phần

thúc đẩy sự phát triển xã hội và đó là mặt cơ bản, mặt không tích cực là không phù

hợp, thậm chí kìm hãm sự tiến bộ xã hội hiện nay... [112].

Tiếp đến, năm 2001, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia phối

hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức thành công Hội thảo: "Luật tục - Hương ước và

những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên" [113]

có hơn 100 đại biểu tham dự, là các nhà khoa học và các nhà quản lý của các cơ

quan Trung ương, các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Trung bộ. Có 30 báo cáo khoa

học được trình bày, tập trung vào ba chủ đề chính: Tổ chức buôn làng và vai trò của

buôn làng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng hiện nay ở

Tây Nguyên; Luật tục - hương ước và vai trò của nó trong quản lý cộng đồng buôn

làng; Một số cơ chế, chính sách trong phát triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân

tộc Tây Nguyên. Hội thảo cũng cho rằng cần củng cố và phát triển toàn diện buôn

làng, coi đó như là tổ chức xã hội cơ sở để phát triển kinh tế, tổ chức và quản lý xã

hội, bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa, đảm bảo an ninh chính trị ở

nông thôn các dân tộc Tây Nguyên [113].

Page 21: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

17

Ngày 23/4/2005, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Nghiên cứu

Lập pháp đã phối hợp với Trường Đại học Đà Lạt tổ chức Hội thảo về chủ đề "Luật

tục với thi hành pháp luật" [20]. Tham gia Hội thảo có các nhà nghiên cứu luật học,

xã hội học, dân tộc học, đại diện một số cơ quan tư pháp, cơ quan quản lý Nhà

nước, một số già làng và sinh viên luật (Hội thảo đã nghe 8 báo cáo tham luận và

thảo luận về những vấn đề: Khái niệm, khái luận về luật tục; vị trí và vai trò của luật

tục trong mối quan hệ với pháp luật, quản lý xã hội vĩ mô và vi mô; sự hình thành

và vai trò của luật tục trong sinh hoạt và quản lý cộng đồng của dân tộc K’ho, Chăm

và một số dân tộc ở Tây Nguyên; vận dụng tục lệ trong xét xử; vai trò của hoà giải

qua cơ chế luật tục trong giải quyết tranh chấp và quản lý cộng đồng ở một số cộng

đồng dân tộc ít người; sự cần thiết của nghiên cứu luật tục để tiếp thu bổ sung, hoàn

thiện các dự án lập pháp, lập quy để tăng cường tính khả thi của pháp luật; về việc

xây dựng và thực hiện giảng dạy luật tục ở Trường Đại học Đà Lạt). Một trong

những nội dung được Hội thảo thừa nhận, đó là giá trị xã hội của luật tục, khi cho

rằng xã hội ngày càng phát triển, vai trò của pháp luật càng lớn, càng tạo tiền đề cho

nó chuyển dần sang sự thực hiện mang tính tự quản; luật tục, ở một phạm vi nhất

định cũng có vai trò, giá trị xã hội quan trọng như pháp luật là điều chỉnh các mối

quan hệ xã hội, duy trì và đảm bảo trật tự cộng đồng [20].

Về vai trò và ảnh hưởng của luật tục đối với sự vận hành thiết chế tự quản

buôn làng, trong cuốn: "Buôn làng cổ truyền xứ Thượng" của Lưu Hùng [55] cho

thấy luật tục của các tộc người Tây nguyên đã từng bị thách thức nghiêm trọng dưới

tác động của những chính sách cai trị trước năm 1975 (Sau khi xâm chiếm vùng cao

nguyên, người Pháp đã thay thế tòa án phong tục bằng tổ chức tòa án và hệ thống

luật pháp quốc gia, từ tháng 6/1929, tòa án phong tục được chính quyền thuộc địa

thừa nhận trở lại; đến chính quyền Ngô Đình Diệm lại bãi bỏ tòa án phong tục và

thay vào đó là pháp luật chung, do đó đã bị dân chúng chống đối mạnh mẽ; đến

tháng 7/1969, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phải chấp nhận tái lập tòa án phong

tục). Và sau năm 1975 đến nay, vị trí của người thủ lĩnh buôn làng và vai trò của

thiết chế tự quản buôn làng cổ truyền có phần giảm sút [55, tr.183, 252].

Ngoài ra, năm 2007, Trương Bi và cộng sự còn xuất bản cuốn sách: "Vận dụng

luật tục M’nông vào việc xây dựng gia đình, buôn, thôn văn hóa" [6] và cuốn sách:

"Vận dụng luật tục Êđê vào việc xây dựng gia đình, buôn, thôn văn hóa" [8] đã

Page 22: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

18

phân tích những yếu tố tích cực của luật tục, đưa ra các chỉ dẫn thực hành nhằm vận

dụng luật tục M’nông, luật tục Êđê vào việc xây dựng gia đình, buôn, thôn văn hóa.

Trong cuốn: "Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây

Nguyên" của Bùi Minh Đạo [27] đã nêu ý kiến đề nghị cần tôn trọng và kế thừa

những truyền thống xã hội của buôn làng trong xây dựng buôn làng mới, vì những

truyền thống đó vẫn đã và đang tồn tại; ngành tư pháp và tòa án cần nghiên cứu để

có phương án phù hợp nhằm kết hợp hài hòa luật pháp và tòa án nhà nước với luật

tục và tòa án phong tục ở các buôn làng Tây Nguyên; thực sự tôn trọng, tôn vinh,

tranh thủ và thu hút già làng vào xây dựng buôn làng mới bằng những chính sách

thiết thực và cụ thể... [27, tr.211]. Trương Tiến Hưng có các công trình nghiên cứu

khái quát về luật tục và nội dung cơ bản của luật tục dân tộc Chăm; những giá trị cơ

bản của luật tục và những khả năng vận dụng luật tục trong quản lý cộng đồng

người Chăm của chính quyền cơ sở và ở tỉnh Ninh Thuận [56; 57]. Vi Văn Sơn với

Luận án Tiến sĩ Luật học, đã có sự phân tích giá trị xã hội của luật tục người Thái

hiện nay và thực trạng vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người

Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam [80]. Cũng với Luận án Tiến sĩ Luật học,

Nguyễn Thị Vân Anh đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh

hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong các dân

tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên [1]. Bùi Hồng Quý, cũng đã thực hiện thành công

Luận văn Thạc sĩ Luật học về sự ảnh hưởng của luật tục trong thực hiện pháp luật

của đồng bào dân tộc thiểu số và những khả năng vận dụng luật tục trong quản lý

cộng đồng ở các tỉnh Tây Nguyên [77].

Hai là, ở khu vực phía Bắc: Năm 1997, trong khuôn khổ Đề tài khoa học cấp

Bộ, Bùi Xuân Trường và cộng sự đã có những nghiên cứu cơ bản về luật tục của

dân tộc Thái và dân tộc H’mông ở Tây Bắc Việt Nam, trong mối quan hệ với các

lĩnh vực pháp luật như hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình và quản lý xã hội ở cơ

sở... [118]. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, cũng có sự quan tâm,

tổ chức Hội thảo khoa học tại Lào Cai vào năm 1999, nghiên cứu về mối quan hệ

giữa luật tục của các dân tộc ở miền núi phía Bắc và pháp luật, nhằm vận dụng vào

quản lý cộng đồng ở nông thôn - cơ sở [137]; Hội thảo khoa học "Vai trò và ảnh

hưởng của hương ước, quy ước trong việc bảo vệ môi trường - Thực trạng và giải

pháp" [133]. Năm 2011, Trung tâm Tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và Phát

Page 23: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

19

triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) có đề tài nghiên cứu trong cộng đồng

người Dao ở tỉnh Lào Cai và người Thái ở tỉnh Điện Biên, nhằm tìm hiểu và phân tích

các luật tục, phát hiện các bất cập giữa luật tục và chính sách, pháp luật của nhà nước

trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và nước. Đề tài khuyến nghị để pháp luật thi

hành nghiêm và hiệu quả, thì các văn bản pháp luật cần tính đến tính đặc thù của luật

tục và cần coi cộng đồng dân cư là đối tượng điều chỉnh, thừa nhận những yếu tố tích

cực của luật tục; cần có những nghiên cứu sâu, đồng bộ và đánh giá đầy đủ luật tục của

các cộng đồng thiểu số nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của nguồn tri thức này;

chú trọng nâng cao vai trò, vị trí của già làng, trưởng tộc, đồng thời nâng cao nhận thức

cho người dân về các chính sách, pháp luật của Nhà nước... [117]. Dương Tuấn Nghĩa

với Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, đã nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm

phát huy vai trò tri thức dân gian và luật tục trong khai thác, bảo vệ tài nguyên rừng của

người Hà Nhì Đen, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai [66].

Thứ hai, đối với hương ước của người Việt: Bên cạnh nghiên cứu luật tục của

các dân tộc thiểu số, việc nghiên cứu hương ước của người Việt (một dạng luật tục

thành văn) có ý nghĩa về nhiều mặt, nên từ các thập kỷ giữa thế kỷ XX, các nhà

nghiên cứu dân tộc học, văn hóa dân gian, sử học, xã hội học của Việt Nam đã có sự

quan tâm. Công trình có tính chất tổng hợp và quan trọng đầu tiên, là năm 1991

Viện Thông tin khoa học xã hội đã tập hợp và công bố Thư mục hương ước Việt

Nam (thời kỳ cận đại) với khoảng 6.000 tên bản hương ước [109]. Gần đây dần xuất

hiện nhiều công trình nghiên cứu rất có giá trị về hương ước, như: Bùi Xuân Đính

với các tác phẩm: "Lệ làng phép nước" [32]; "Hương ước và quản lý làng xã" [33]

và Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Lịch sử: "Về một số hương ước làng Việt ở đồng

bằng Bắc Bộ" [34], đã nêu giá trị pháp lý, những tác động tích cực và không tích

cực trong xã hội. Lê Đức Tiết sưu tầm các sử liệu từ những bản hương ước cổ; phân

tích giá trị của hương ước trong điều chỉnh các mối quan hệ làng xã [81]. Ngô Đức

Thịnh nghiên cứu giá trị của luật tục các dân tộc thiểu số và hương ước của người

Việt [99; 100]. Đào Trí Úc và cộng sự, Trương Thìn đã có những nghiên cứu mối

quan hệ hương ước với pháp luật và trong thực hành, phát huy dân chủ ở nông thôn

hiện nay [98; 125]. Nguyễn Hữu Thông và cộng sự đề cập về đặc trưng của làng xã

và hương ước trong đời sống cộng đồng ở các tỉnh Bắc miền Trung [110]. Vũ Duy

Mền nghiên cứu vai trò của hương ước đối với đời sống cộng đồng làng xã [63].

Page 24: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

20

Nguyễn Huy Tính với Luận án Tiến sĩ Luật học [58] và Nguyễn Thị Quế Hương với

Luận án Tiến sĩ Triết học [82] nghiên cứu biến đổi từ hương ước cổ đến hương ước

mới, khẳng định hương ước là công cụ tự quản hữu hiệu của các cộng đồng dân cư,

có quan hệ biện chứng với pháp luật...

Nghị quyết số 05-NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII ngày

10/6/1993, với chủ trương khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước, các

quy chế về nếp sống văn minh ở các thôn, xã; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ VIII (1996) xác định thực hiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân, trong

đó có làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, bằng các quy ước,

hương ước tại cơ sở... [23; 24]; ngày 19/6/1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ

thị số 24/1998/CT-TTg về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của

làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư... Với các văn bản này, hương ước nói riêng và luật

tục, phong tục tập quán nói chung không chỉ dừng ở việc nghiên cứu, mà đã trở lại,

đi vào đời sống, tiếp tục phát huy những giá trị tích cực trong đời sống xã hội

thường nhật, được Đảng và Nhà nước thừa nhận, nhân dân tích cực hưởng ứng tham

gia xây dựng, bảo tồn và thực hiện với tinh thần tự giác cao.

1.1.3. Những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của luật tục đối với

thực hiện pháp luật trong cộng đồng dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên

Như đã đề cập, các vấn đề liên quan đến luật tục, luật tục Êđê ở Tây Nguyên

được các nhà chức trách, nhà khoa học liên tục quan tâm nghiên cứu suốt hơn một

thế kỷ qua. Gần đây nhất, có một loạt các đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình

Tây Nguyên 3 - Mã số: KHCN-TN3/11-15 đã được nghiệm thu, nghiên cứu tổng

thể về các lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, có không ít

đề tài với nội dung nghiên cứu sâu về vai trò và sự ảnh hưởng của luật tục các dân

tộc đối với quản lý xã hội trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ và dân tộc

Êđê, như: Đề tài: "Hệ thống chính trị ở cơ sở phục vụ phát triển bền vững Tây

Nguyên" [132_ENREF_132]; Đề tài: "Vai trò của văn hóa và lối sống trong phát

triển bền vững Tây Nguyên" [139]; Đề tài: "Quan hệ tộc người và chiến lược xây

dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong phát triển bền vững Tây Nguyên" [129]; Đề

tài: "Vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên" [119]; Đề

tài: "Xây dựng luận cứ khoa học cho việc bổ sung và đổi mới hệ thống thể chế phát

triển bền vững Tây Nguyên" [115]; Đề tài: "Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông

Page 25: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

21

thôn trong phát triển bền vững Tây Nguyên" [142]; Đề tài: "Vai trò của một số

nhóm xã hội của các dân tộc tại chỗ trong phát triển bền vững Tây Nguyên" [135];

Đề tài: "Các giá trị phát triển cơ bản của vùng Tây Nguyên và xác định các quan

điểm, định hướng, giải pháp phát triển bền vững Tây Nguyên" [114]; Đề tài: "Vai

trò của một số định chế xã hội phi chính thức đối với sự phát triển bền vững Tây

Nguyên" [124]...

Có thể nói, sự quan tâm của đông đảo các Đề tài cấp Nhà nước trên đây đã

khẳng định giá trị, tầm quan trọng, vai trò và sự ảnh hưởng của luật tục đối với quản

lý xã hội và thực hiện pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ và dân

tộc Êđê ở Tây Nguyên hiện nay. Tổng hợp các phát hiện nghiên cứu, các kết quả

phân tích từ điều tra, khảo sát, tư liệu về thực trạng luật tục ở Tây Nguyên, tổng kết

các đề tài thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 trên đây đã đưa ra những kết luận có

liên quan về ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng các

dân tộc tại chỗ và dân tộc Êđê ở Tây Nguyên: Đề tài TN3/X04 nhận định cấu trúc

xã hội hiện nay ở Tây Nguyên chưa kết hợp hài hòa giữa truyền thống (luật tục) và

hiện đại (pháp luật); vai trò của khua buôn (trưởng buôn), hội đồng làng và những

già làng chưa được xem trọng và phát huy...; các nguyên tắc quản trị cộng đồng và

an sinh xã hội trên nền tảng của luật tục chưa được chú ý; cán bộ các cấp chưa lưu

tâm nhiều đến tri thức "bản địa", nên đôi lúc đã áp đặt những quan điểm không phù

hợp với nhận thức, với tâm tư nguyện vọng, với văn hóa, lối sống truyền thống của

cộng đồng, giữa pháp luật của Nhà nước và luật tục của địa phương... [139, Điểm

4.1, Mục II, Chương Hai của Tài liệu (Tài liệu gốc không đánh số trang)]. Đề tài

TN3/X07 nhận xét trong số các giá trị văn hóa tiêu biểu này, văn hóa luật tục đóng

một vai trò đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ của Tây

Nguyên, thậm chí tại nhiều cộng đồng tác động của luật tục đôi khi còn cao hơn

pháp luật; cũng chính vì thế, trong quá trình phát triển, đôi khi việc thực thi các quy

định của pháp luật có sự khác biệt với luật tục truyền thống của người dân; điều này

đòi hỏi cán bộ thực thi pháp luật, nhất là cán bộ cấp xã phải am hiểu ngôn ngữ,

phong tục tập quán của người dân; từ đó, có các biện pháp tuyên truyền, vận động

phù hợp để người dân có thể hiểu và tuân thủ theo các quy định pháp luật cũng như

dần dần thay đổi các phong tục, tập tục lạc hậu... [119, tr.195]. Đề tài TN3/X09 cho

rằng luật tục là một loại thể chế cộng đồng quan trọng của các tộc người Tây

Page 26: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

22

Nguyên; nói đến luật tục tức là nói đến phong tục, tập quán đã hình thành trong

nhiều năm, trong nhiều thế hệ, đồng bào nói rằng, luật tục là "ông bà để lại cho"; đến

nay, cùng với pháp luật của Nhà nước, luật tục vẫn tồn tại và có một vị trí quan trọng

trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu

số; ở mỗi dân tộc thiểu số khác nhau có luật tục riêng, thể hiện bản sắc, đặc trưng riêng

của dân tộc mình... [115, tr.185]. Báo cáo Tổng kết Chương trình khẳng định thiết chế

tự quản cộng đồng, hay thiết chế già làng là giá trị văn hóa xã hội đặc trưng, tiêu biểu

của Tây Nguyên; luật tục được coi là giá trị văn hóa xã hội đặc trưng, tiêu biểu ở Tây

Nguyên có vai trò như một loại luật pháp sơ khai... [131, tr.145-146].

Như đã đề cập trên đây, luật tục Êđê lần đầu tiên được Leopold Sabatier, viên

Công sứ Pháp tại tỉnh Đắk Lắk để công sưu tầm, ghi chép, hệ thống hóa và cho

công bố vào năm 1927. Sau này, các nhà dân tộc học gồm Ngô Đức Thịnh, Chu

Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu... đã dựa trên văn bản luật tục Êđê của Leopold

Sabatier và tham khảo các điều luật tục mới sưu tầm được soạn thành cuốn: "Luật

tục Êđê - tập quán pháp" [104]. Ấn phẩm này được Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia xuất bản năm 1996 và được Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản lần thứ hai

vào năm 2012. Trong lời giới thiệu của ấn phẩm này, các soạn giả đã đánh giá cao

giá trị của luật tục đối với việc nghiên cứu tộc người trong xã hội cổ truyền và phần

nào cả trong xã hội hiện đại. Như vậy, những người Việt Nam tiên phong và có

nhiều thành công trong nghiên cứu luật tục Êđê, đó là Ngô Đức Thịnh và các cộng

sự của Ông. Ngoài cuốn sách: "Luật tục Êđê" nêu trên đây, trong các công trình

được công bố khác, Ngô Đức Thịnh cũng cho rằng luật tục Êđê có giá trị về khá

nhiều mặt, một trong số đó là tri thức dân gian về quản lý cộng đồng... [99, tr.130].

Ông cũng cho rằng hiện nay luật tục Êđê còn đang phát huy vai trò điều chỉnh mọi

mối quan hệ xã hội tại các buôn làng dân tộc, có khá nhiều điều ở luật tục vẫn còn

phù hợp với xã hội hiện tại, nhưng cũng có những quy định đã thực sự lỗi thời, cản

trở sự tiến bộ và phát triển ở cộng đồng Êđê [99, tr.139], [104, tr.49]; hiện nay mô

hình tòa án phong tục theo truyền thống dần được chuyển hóa sang tổ hòa giải và

đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trên cơ sở kết hợp

luật tục và không đi ngược với pháp luật [99, tr.141-142], [104, tr.51].

Ở phương diện nghiên cứu ứng dụng luật tục Êđê trong quản lý cộng đồng

hiện nay, có cuốn sách: "Luật tục Êđê về bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước" của

Page 27: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

23

Trương Bi và cộng sự [7]. Những nội dung được nêu trong cuốn sách này, bên cạnh

khai thác những điều có sẵn trong luật tục cổ truyền còn được bổ sung những điều

mới được sưu tầm ở các buôn làng dân tộc Êđê về bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước,

động thực vật quý hiếm của núi rừng; cảnh báo về sự tàn phá của con người đối với

tài nguyên của núi rừng và đề xuất cần phát huy vai trò của luật tục Êđê để bảo vệ

các nguồn tài nguyên này [7, tr.4-5]. Tiếp đó, Trương Bi và cộng sự còn có cuốn

sách: "Vận dụng luật tục Êđê vào việc xây dựng gia đình, buôn, thôn văn hóa" [8],

trên cơ sở kết quả vận dụng luật tục Êđê vào việc quản lý, xây dựng đời sống văn

hóa mới ở một số buôn làng, được sưu tầm biên soạn lại, biên dịch thành song ngữ

Êđê - Việt dưới dạng lời nói vần để thuận lợi cho công tác tuyên truyền, vận động

người dân thực hiện.

Đề cập đến già làng - một chủ thể không thể thiếu trong luật tục và thực hành

luật tục, có: "Tây Nguyên - nét độc đáo của văn hóa truyền thống các dân tộc" của

Nguyễn Minh Thắng, Nguyễn Thị Thanh [95]; "Già làng Tây Nguyên" của Linh

Nga Niê Kđăm [59]; "Vai trò của già làng trong đời sống xã hội hiện nay ở huyện

Krông Nô, tỉnh Đắk Nông" của Đào Huy Quyền [78]... Các nghiên cứu này chủ yếu

đề cập về thiết chế tự quản buôn, làng, vai trò của già làng và các luật tục các dân

tộc tại chỗ và dân tộc Êđê ở Tây Nguyên.

Gần đây nhất, trong cuốn: "Luật tục Ê Đê, một nền tư pháp hòa giải: Những

giá trị xã hội và sự biến đổi" của Trương Thị Hiền [47] đã khảo sát, nghiên cứu rất

công phu nền tảng giá trị xã hội và sự biến đổi của luật tục Êđê với tính chất vừa là

kết quả của sự thay đổi về đời sống kinh tế và tinh thần của người Êđê, vừa là sự

thích ứng của luật tục Êđê đối với các thiết chế mới trong xã hội Việt Nam hiện đại

(xét luật tục như một hiện tượng xã hội trong mối tương quan với luật pháp Nhà

nước; quy ước thôn buôn, cơ chế hòa giải cơ sở...).

Tại Hội thảo khoa học về: "Mối quan hệ giữa luật tục, hương ước và pháp luật

hiện hành" của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp [136], có 2 tham

luận được trình bày về luật tục Êđê, trong đó tham luận của Sở Tư pháp tỉnh Đắk

Lắk đã so sánh những quy định cụ thể của luật tục Êđê với các quy định tương ứng

của pháp luật trên các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, hình sự, hành chính...,

chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa luật tục Êđê và pháp luật, những điểm

tích cực của luật tục Êđê có thể vận dụng và phát huy trong tổ chức thực hiện pháp

Page 28: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

24

luật (Luật tục Êđê hiện nay có những ưu điểm nhất định, góp phần không nhỏ vào

việc duy trì, điều tiết cuộc sống cộng đồng. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt hạn

chế như những quy định không phù hợp với luật pháp hiện hành; nhiều vụ việc, mặc

dù TAND các cấp đã xét xử nhưng người dân tộc Êđê có thể yêu cầu buôn làng xét

xử lại và bản án được xét xử theo luật tục được buôn làng chấp nhận hơn; cần

nghiên cứu kỹ các luật tục để khi ban hành các văn bản pháp luật có những quy định

phù hợp cho người dân tộc thiểu số; những người xử kiện ở buôn làng là người am

hiểu luật tục, rất có uy tín với cộng đồng, cần tạo điều kiện cho họ được học tập luật

pháp nhà nước, và hướng cơ cấu để họ là thành viên hoặc tổ trưởng các tổ hoà giải

ở buôn làng) [136, tr.35-66].

Tại Hội thảo khoa học quốc tế về: "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay

ở Việt Nam" của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia [112], trong số

hơn 60 báo cáo khoa học thì có đến 10 báo cáo về Luật tục Êđê, gồm: Nguyễn Hữu

Trí có tham luận "Luật tục Êđê, luật tục M’nông và vai trò của nó trong đời sống

đồng bào các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk"; Nguyễn Thành Chinh có tham luận "Luật tục

Êđê, M’nông với việc xây dựng đời sống văn hóa ở buôn làng"; Nguyễn Thị Hòa có

tham luận "Tập quán pháp và vai trò của người đàn ông Êđê trong xã hội mẫu hệ";

Thu Nhung Mlô có tham luận "Luật tục với phụ nữ Êđê xưa và nay"; Trương Bi có

tham luận "Luật tục Êđê với việc xây dựng buôn văn hóa ở huyện Cư M’gar"; Chu

Thái Sơn có tham luận "Về tập quán "lấy cắp một phải đền ba""; Hoàng Cầm có

tham luận "Tài sản và sở hữu tài sản trong luật tục Êđê"; Hoàng Thị Kim Quế có

tham luận "Một số vấn đề về luật tục và pháp luật ở Đắk Lắk hiện nay"; Trần Đình

Long có tham luận "So sánh luật tục Êđê và luật tục M’nông với một số vấn đề

trong luật pháp hiện hành". Đặc biệt, Ama Thin (người Êđê, sinh sống ở Buôn

Tring) có tham luận "Luật tục trong đời sống của người Êđê ở buôn Tring, xã Ea

Blang, huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk" đã trình bày một cách cụ thể, sinh động về

vai trò của già làng, người xử kiện, tổ hòa giải, tình hình sử dụng luật tục, sự thay đổi

trong sử dụng luật tục ở địa phương so với xưa kia và có những nhận định, kiến nghị

cần quan tâm (Hiện nay, luật tục Êđê vẫn được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng dân

tộc Êđê với mục đích nhằm hoà giải các mâu thuẫn, xung đột trong cộng đồng, bên

cạnh đó luật tục còn có tác dụng giáo dục các thế hệ trẻ người Êđê cách cư xử đúng đắn

với mọi người trong cộng đồng của mình, và hơn nữa còn giúp cho họ biết trân trọng

Page 29: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

25

những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc như luật tục; luật tục Êđê cần được duy trì

bằng cách thành lập các Tổ hoà giải với sự tham gia tích cực của các Khoa phat kđi

(người xử kiện) ở tất cả các cấp xã, huyện, tỉnh, và tuyển chọn những Khoa phat kđi

am hiểu luật tục cũng như có kinh nghiệm trong cuộc sống; cần in ấn các tài liệu về

luật tục và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Êđê để cho các thế hệ trẻ sau này

đều biết được; sự quan tâm đúng đắn của các cấp chính quyền đối với luật tục là rất

quan trọng để bảo lưu được luật tục cho người Êđê, xóa bỏ một số điểm lạc hậu không

phù hợp với xã hội hiện nay trong luật tục để dân tộc Êđê tiến tới một xã hội tiến bộ,

văn minh và phát triển về kinh tế, xã hội và văn hoá...) [112, tr.1015-1016].

Ngoài ra, còn có Hội thảo: "Luật tục - Hương ước và những vấn đề phát triển

kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên" của Trung tâm Khoa học xã hội

và nhân văn Quốc gia [113], có 03 trên tổng số 30 báo cáo về luật tục Êđê. Hội thảo

"Tập quán pháp, tiền lệ pháp và việc đa dạng hóa hình thức pháp luật ở Việt Nam"

[123] (trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Bộ), do Trường Đại học Luật thành phố

Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 11/2016, đã thu hút 14 báo cáo tham luận, trong đó có

3 báo cáo về luật tục Êđê (Tạ Quang Tòng có Báo cáo: "Người Êđê ở Tây Nguyên và

cách thức xử lý các hành vi vi phạm luật tục" và Báo cáo: "Luật tục Êđê - Một số quy

định về hôn nhân gia đình"; Vũ Thị Bích Hường có Báo cáo: "Những hành vi vi phạm

luật tục của người trưởng buôn)" [123]. Hội thảo: "Các tập quán điển hình điều chỉnh

quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng

của các cơ quan có thẩm quyền" của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp [134] đã thu

hút rất nhiều báo cáo về tình hình luật tục của các dân tộc thiểu số (chủ yếu là của dân

tộc Êđê) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt có các báo cáo của đại diện Sở Tư pháp,

Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, Đoàn Luật sư, Ban Dân tộc, Sở Văn hóa - Thể thao và

Du lịch, các huyện, xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số...

Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách xã hội (SPERI) và Viện Tư vấn phát

triển (CODE), có đề tài nghiên cứu điểm - thực địa về: "Vai trò của luật tục trong

phát triển cộng đồng thiểu số ở Việt Nam" [138]. Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng

và vai trò của luật tục đối với quản trị đất đai, an toàn xã hội và quản trị cộng đồng

trong đời sống xã hội của một số cộng đồng dân tộc thiểu số, cho rằng luật tục vẫn

tồn tại trong các cộng đồng dân tộc thiểu số ở các điểm nghiên cứu và đóng vai trò

to lớn trong quản trị cộng đồng, điều này càng được khẳng định rõ với những cộng

Page 30: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

26

đồng tộc người có bản sắc rõ nét như người Êđê ở tỉnh Đắk Lắk...

Trương Thị Hiền (2015), với Luận án Tiến sĩ Xã hội học [45], đã nhận diện sự

tồn tại của luật tục Êđê trong bối cảnh của tộc người Êđê hiện nay; chỉ ra mối quan

hệ giữa luật tục Êđê và luật pháp trong lĩnh vực quản lý xã hội. Ở giác độ luật học,

Lê Đình Hoan [49], Nguyễn Thị Tĩnh [83] cũng đã thực hiện thành công các Luận

văn Thạc sĩ Luật học về mối quan hệ của luật tục Êđê với pháp luật v.v...

1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN

ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, CÁC CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1.2.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu và mức độ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các vấn đề luật tục ở nước ta và luật

tục Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên đã được đề cập từ rất sớm, nhưng chủ yếu được

nghiên cứu chuyên sâu ở phạm vi giác độ là đối tượng của ngành văn hóa dân gian,

dân tộc học và xã hội học... Dưới tiếp cận luật học, luật tục và luật tục Êđê cũng đã

được các cơ quan, tổ chức, ngành chức năng và các nhà khoa học nghiên cứu ở

nhiều khía cạnh khác nhau, như: Sưu tầm và văn bản hóa; giá trị của luật tục đối với

pháp luật; vai trò của luật tục trong quản lý xã hội; quan hệ giữa luật tục và luật

pháp. Các nghiên cứu đã cho thấy những giá trị của luật tục trong việc góp phần

nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật và quản lý xã hội trong cộng đồng...

Tuy vậy, nhìn chung việc nghiên cứu về luật tục ở Việt Nam, đặc biệt là ở Tây

Nguyên của các học giả nước ngoài, chủ yếu được thực hiện vào những thập niên

đầu của Thế kỷ trước, và cũng chủ yếu nhằm phục vụ mục đích cai trị của chế độ

Thực dân, nên còn phiến diện, thiếu thực tế và những kết quả nghiên cứu không còn

phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Các nghiên cứu về luật tục ở nước

ngoài cho thấy thiếu tính tương đồng về bản sắc văn hóa so với các dân tộc nước ta,

do đó cũng chỉ có giá trị tham khảo. Các nghiên cứu trong nước gần đây càng được

chú trọng, nhưng cũng chưa đi sâu làm rõ cơ sở kinh tế - xã hội của việc hình thành,

tồn tại và phát huy tác dụng của luật tục, để từ đó lý giải vì sao có những quy định

của luật pháp mặc dù đã được tuyên truyền nhưng vẫn kém hiệu lực ở những vùng

có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; bên cạnh đó, các nghiên cứu luật tục

dưới tiếp cận luật học cũng thường chỉ xuất phát từ quan điểm luật tục ở vị trí thứ

yếu, chỉ có vai trò phụ trợ trong quản lý cộng đồng, nên chưa thấy hết các giá trị

cũng như vị trí, vai trò của luật tục trong đời sống xã hội của các buôn làng dân tộc

Page 31: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

27

thiểu số ở nước ta và dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên, nhất là trong điều kiện

xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta và xu thế chung của tiến bộ xã

hội, của hội nhập toàn cầu hiện nay.

Ở giác độ khác, nhiều công trình nghiên cứu luật tục ở Việt Nam và Tây

Nguyên chủ yếu tập trung thực hiện ở việc sưu tầm, tập hợp, biên dịch, văn bản hóa

và giới thiệu nội dung; việc nghiên cứu còn dừng lại ở mức nhìn nhận một cách

chung và tổng thể; tập trung ghi nhận và đánh giá cao các giá trị tích cực của luật

tục, còn quá ít các công trình đi sâu nghiên cứu về từng lĩnh vực và từng mặt, nhất

là những mặt không tích cực hoặc chưa được phát huy của luật tục.

Bên cạnh đó, tuy luật tục đã được rất nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên

cứu với nhiều giác độ, nhiều cách tiếp cận khác nhau và đã có nhiều công trình

nghiên cứu, nhiều kết luận khoa học đã được áp dụng vào thực tiễn..., nhưng thực tế

vẫn còn rất thiếu vắng những công trình nghiên cứu luật tục một cách có hệ thống,

có giá trị, tiếp cận ở giác độ luật học về sự ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện

pháp luật trong cộng đồng tộc người, nhất là đối với luật tục các dân tộc thiểu số tại

chỗ và dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên. Do vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần

có những nghiên cứu tiếp tục, nhằm bổ sung cho những vấn đề thiếu vắng này.

1.2.2. Những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu

Những nội dung được nêu và phân tích trên đây cho thấy, việc nghiên cứu lý

luận và thực tiễn luật tục ở nước ta nhằm góp phần tăng cường hiệu quả quản lý xã

hội trong cộng đồng tộc người là cần thiết trong điều kiện hiện nay và cả trong thời

gian tới... Điều đó cũng phù hợp với một trong những gợi mở hướng nghiên cứu

quan trọng mà Kết luận Hội thảo khoa học quốc tế "Luật tục và phát triển nông thôn

hiện nay ở Việt Nam" đã đặt ra là:

... việc kế thừa và phát huy luật tục, việc kết hợp giữa luật pháp và luật

tục ở nông thôn cần tiến hành như thế nào, theo nguyên tắc nào, trong

phạm vi nào luật tục được thực thi và mang lại hiệu quả, các hình thức tổ

chức nào đảm bảo cho sự kết hợp ấy phát huy tác dụng? Đây là những

vấn đề thực tiễn đặt ra đòi hỏi các nhà khoa học và những người làm

công tác quản lý phải cùng nhau trả lời [112, tr.1087].

Đồng thời phù hợp quan điểm, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt

Nam được xác định trong Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị và nội dung

Page 32: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

28

khẳng định trong Hiến pháp nước ta đã được nêu tại phần Mở đầu trên đây.

Ở Tây Nguyên, nhu cầu nghiên cứu luật tục theo hướng xác định rõ những ảnh

hưởng tích cực, không tích cực của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong các

cộng đồng dân tộc thiểu số, nhất là vùng dân tộc tại chỗ càng trở nên cấp thiết, khi

mà các vấn đề xã hội và dân tộc hiện nay đang tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và

không chỉ bó hẹp trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ mà là vấn đề quan hệ

phức tạp giữa ba nhóm: Dân tộc thiểu số tại chỗ (chiếm 25,3% dân số), dân tộc

thiểu số từ nơi khác đến (chiếm 8,33% dân số) và dân tộc Kinh (chiếm 66,37% dân

số). Nhóm dân tộc thiểu số tại chỗ, trong đó có dân tộc Êđê với số dân đông đứng

thứ hai, có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định an ninh chính trị và phát

triển kinh tế - xã hội của vùng này, vì tuy là thiểu số, nhưng vẫn là chủ nhân của

nền tảng văn hóa - xã hội ở Tây Nguyên.

Với ý nghĩa đó, và cũng nhằm góp phần lấp đầy những khoảng trống trong

nghiên cứu và ứng dụng việc kết hợp luật tục với pháp luật trong quản lý cộng đồng

dân cư ở buôn làng tại các tỉnh Tây Nguyên hiện nay, Luận án tập trung giải quyết

những vấn đề đã được nêu ra về mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên

cứu tại phần Mở đầu trên đây. Và do vậy, việc nghiên cứu: "Luật tục và ảnh hưởng

của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh

Tây Nguyên Việt Nam", dưới tiếp cận luật học là hướng nghiên cứu còn tương đối

mới, có tính thực tế, nhằm góp phần bổ khuyết những hạn chế của các nghiên cứu

trước; đồng thời đáp ứng yêu cầu cấp thiết cả lý luận và thực tiễn về việc kết hợp

luật tục với pháp luật trong quản lý xã hội và không ngừng hoàn thiện hệ thống

pháp luật ở nước ta hiện nay.

1.2.3. Các câu hỏi cần trả lời và giả thuyết nghiên cứu

1.2.3.1. Các câu hỏi cần trả lời

Câu hỏi 1: Luật tục và luật tục Êđê được hình thành, tồn tại và có vai trò đối

với đời sống xã hội của cộng đồng như thế nào? Trong điều kiện hiện nay, luật tục

Êđê có còn tồn tại và tiếp tục phát huy vai trò đối với xã hội cộng đồng không?

Câu hỏi 2: Trong quá trình cùng tồn tại và điều chỉnh các quan hệ xã hội, luật tục

có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật trong cộng đồng tộc người như thế nào?

Câu hỏi 3: Thực tế ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong

cộng đồng người Êđê như thế nào? Có thể phát huy vai trò của luật tục nhằm nâng

Page 33: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

29

cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở Tây Nguyên không?

1.2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Luật tục được hình thành từ phong tục, tập quán của cộng đồng

tộc người, là một dạng quy phạm xã hội, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh

hành vi của con người. Trong xu thế xã hội loài người ngày càng văn minh, vấn đề

đa dạng nguồn pháp luật, đa dạng các phương thức điều chỉnh các quan hệ trong xã

hội càng được đề cao. Ở nước ta và đối với cộng đồng người Êđê, luật tục đã, đang

và sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.

Giả thuyết 2: Là công cụ cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữa luật tục và

pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau. Với những giá trị cùng những yếu tố

phù hợp với pháp luật, luật tục có ảnh hưởng tích cực đối với thực hiện pháp luật;

ngược lại, với những hủ tục lạc hậu, cùng những điểm không phù hợp với pháp luật,

luật tục có ảnh hưởng không tích cực đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng.

Giả thuyết 3: Hiện nay, trong cộng đồng người Êđê, việc áp dụng luật tục

trong đời sống hằng ngày còn phổ biến, nên luật tục đã, đang và sẽ tiếp tục có sự

ảnh hưởng quan trọng đối với thực hiện pháp luật ở tộc người này. Với chủ trương,

biện pháp và cách thức thích hợp, sẽ phát huy được vai trò của luật tục nhằm nâng

cao nhận thức, ý thức tự giác và hiệu quả thực hiện pháp luật trong cộng đồng người

Êđê ở Tây Nguyên, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta.

Kết luận chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu chung trên đây cho thấy, luật tục là một hiện

tượng xã hội phổ quát của nhân loại, xuất hiện từ khi xã hội loài người phân chia

giai cấp và còn tồn tại đến ngày nay với những mức độ khác nhau ở nhiều tộc người

trên thế giới; là kho tàng tri thức về ứng xử và quản lý cộng đồng, thể hiện tư duy, bản

sắc văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng của mỗi tộc người. Trên thế giới, từ lâu luật tục đã

được quan tâm nghiên cứu cả về phương diện lý luận cũng như giá trị thực tiễn.

Ở Việt Nam, luật tục đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ khá sớm, đã để

công sưu tầm và khai thác dưới góc độ tư liệu giúp cho việc nghiên cứu lịch sử, xã

hội mỗi dân tộc và và phát huy những giá trị tích cực vào tự quản trong cộng đồng

tộc người. Tây Nguyên là địa bàn đầu tiên ở nước ta mà các nhà dân tộc học và cai

trị thực dân đã để công sưu tầm và hệ thống hóa luật tục của một số tộc người ở đây

ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX. Từ thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay,

Page 34: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

30

việc sưu tầm, nghiên cứu luật tục các dân tộc có cơ hội bùng phát do nhu cầu nghiên

cứu xã hội các tộc người và đặc biệt là việc quản lý xã hội nông thôn trong sự

nghiệp phát triển của đất nước. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương

khuyến khích việc sưu tầm, nghiên cứu và kế thừa những tri thức về quản lý cộng

đồng buôn làng vốn có trong luật tục. Những giá trị tích cực của luật tục đã được

Đảng và Nhà nước ta thừa nhận, nên không chỉ dừng ở đối tượng nghiên cứu, mà đã

trở lại đi vào đời sống, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Những công trình nghiên cứu được điểm luận trong phần Tổng quan tình hình

nghiên cứu trên đây, là nguồn tư liệu tương đối đầy đủ và quý giá để thực hiện việc

nghiên cứu tiếp theo, nhất là các công trình nghiên cứu vận dụng luật tục trong điều

chỉnh các quan hệ xã hội và quản lý xã hội ở cơ sở hiện nay.

Page 35: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

31

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT TỤC

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA LUẬT TỤC TRONG ĐỜI

SỐNG XÃ HỘI

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của luật tục

Khi đề cập đến luật tục, về cơ bản, các nhà nghiên cứu thống nhất rằng: Luật

tục còn gọi là tập quán pháp, là thuật ngữ chuyển dịch từ droit coutumier (tiếng

Pháp) hoặc customary law (tiếng Anh); luật tục còn được gọi là folk law (luật dân

gian), indigenous law (luật bản địa)... Chúng được hiểu với nghĩa chung nhất, đó là

một loại luật được sử dụng và lưu truyền trong dân gian, có nguồn gốc từ phong tục,

tập quán của cộng đồng tộc người [112, tr.25-61]. Với ý nghĩa đó, luật tục là một

hiện tượng xã hội xuất hiện từ lâu đời, có tác động mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt,

sản xuất của con người trong cộng đồng xã hội, là những quy tắc ứng xử được hình

thành trong cộng đồng tộc người, sau thời gian dài đã dần trở thành truyền thống,

được mọi người trong cộng đồng tuân thủ và nghiêm túc thực hiện, nên cũng được

xem là một chuẩn mực xã hội, một cách ứng xử mang tính phong tục, tập quán.

Hiện nay, còn có những quan điểm khác nhau về khái niệm luật tục, như: Có

quan điểm đồng nhất luật tục vớ tập quán pháp, đồng nhất luật tục với phong tục tập

quán và cho rằng luật tục có ba hình thức thể hiện, bao gồm dạng các lời nói vần, dạng

thành văn hay được văn bản hóa, dạng những thực hành xã hội, trong đó bao gồm cả

hương ước làng [112, tr.25-32]; quan điểm khác cho rằng luật tục có nội hàm hẹp hơn,

là một dạng phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, thể hiện dưới hình thức

"là những phương ngôn, ngạn ngữ diễn đạt bằng lời nói có vần điệu", phân biệt với

hương ước làng và không thể mặc nhiên coi là tập quán pháp [113, tr.164]...

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, thì:

Luật tục là toàn bộ những nguyên tắc ứng xử không thành văn được hình

thành trong xã hội, sau một thời gian dài áp dụng đã trở thành truyền

thống và được mọi người tuân thủ... Ranh giới giữa luật tục và quy phạm

pháp luật (QPPL) không cứng nhắc và khi luật tục được đưa vào văn bản

QPPL hoặc được xem là cơ sở cho việc xét xử thì nó trở thành một bộ

phận của pháp luật... [140, tr.770].

Page 36: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

32

Và theo Từ điển Thuật ngữ lý luận nhà nước và pháp luật, thì:

Luật tục là những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc do các cộng

đồng làng xã xây dựng nên và được truyền từ đời này qua đời khác. Luật

tục có thể tồn tại bằng truyền miệng hoặc được ghi thành văn bản. Dưới

dạng văn bản luật tục có thể đơn giản dưới hình thức "hương ước" nhưng

cũng có thể xây dựng dưới dạng bộ luật như bộ luật tục Êđê có 11 chương

236 điều. Luật tục khác với tập quán thông thường là mang tính bắt buộc

thực hiện. Luật tục là pháp luật của các cộng đồng làng xã hoặc của các dân

tộc ít người. Luật tục nếu phù hợp với tiến bộ xã hội, tạo được công bằng,

công lý và trật tự xã hội được Nhà nước thừa nhận thì trở thành tập quán

pháp luật của Nhà nước, còn nếu luật tục cổ hủ, lạc hậu hoặc mang tính

chất mê tín dị đoan sẽ bị Nhà nước cấm đoán [96, tr.156].

Như vậy, theo quan điểm này thì luật tục cũng tồn tại dưới dạng văn bản luật

tục và "hương ước" cũng được xem là một hình thức của luật tục; đồng thời, trong

những điều kiện nhất định (phù hợp với tiến bộ xã hội, tạo được công bằng, công lý

và trật tự xã hội, được Nhà nước thừa nhận) thì luật tục trở thành tập quán pháp luật

của Nhà nước (là một trong ba hình thức và nguồn phổ biến của pháp luật).

Tiếp cận ở phương diện văn hóa và xã hội học, Hoàng Xuân Tý cũng đồng

tình với quan điểm của Ngô Đức Thịnh, cho rằng:

Luật tục là một hình thức của tri thức bản địa, được hình thành trong lịch

sử lâu dài qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, được thể

hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này qua đời khác

bằng trí nhớ qua thực hành sản xuất và thực hành xã hội. Nó hướng đến

việc hướng dẫn quan hệ xã hội, quan hệ con người với thiên nhiên.

Những chuẩn mực ấy được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, nhờ đó

đã tạo ra sự thống nhất và cân bằng trong mỗi cộng đồng. Luật tục như

hình thức phát triển của phong tục, tục lệ và là những hình thức sơ khai

của luật pháp [112, tr.311-312].

Tuy còn có những quan điểm khác nhau về khái niệm, nhưng về nội dung,

nhìn chung các nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: Luật tục, đó là quy tắc xử sự,

quy tắc hành vi có được do quá trình áp dụng nó một cách tự phát trong một thời

gian dài ở những vùng dân cư nhất định; luật tục có sự tương đồng tương đối với

Page 37: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

33

phong tục, tập quán và cả với hương ước (còn có các tên gọi khác là khoán ước,

hương khoán, hương biên, hương lệ, cựu khoán, quy ước...).

Qua nghiên cứu, khảo sát luật tục của nhiều dân tộc khác nhau, chúng tôi cũng

thấy rằng: Trước hết, luật tục là một bộ phận, một hình thức biểu hiện của phong

tục, tập quán - đó là những thói quen trong suy nghĩ, ứng xử trong cộng đồng tộc

người, được xem là khuôn mẫu, quy tắc chi phối hành vi của các thành viên trong

cộng đồng, hình thành, tồn tại và phát huy vai trò trong quá trình phát triển của xã

hội. Trong phong tục, tập quán và luật tục đều chứa đựng các quy phạm xã hội dưới

dạng quy ước, quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống hằng

ngày của cộng đồng. Phong tục, tập quán nói chung và luật tục nói riêng được bảo

đảm thực hiện hoặc bằng sự tác động về mặt dư luận, niềm tin, tín ngưỡng của cá

nhân, của cộng đồng hoặc bằng các hình thức phạt, các biện pháp xử lý do cộng

đồng áp dụng.

Ở khía cạnh khác, có thể nói luật tục là hình thức sơ khai của luật pháp trong

xã hội tiền giai cấp. Cũng có thể coi luật tục là những phong tục có dáng dấp của

pháp luật hay luật tục là pháp luật dựa trên phong tục tập quán của tộc người (có xử

phạt, có chế tài thông qua "tòa án" phong tục). Luật tục chưa phải là "luật", nhưng

cũng không phải hoàn toàn là "tục", mà là hình thức trung gian giữa tục và luật; và

trong những điều kiện nhất định, được nhà nước thừa nhận, thì luật tục trở thành

pháp luật và được được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Từ nội dung được nêu và phân tích trên đây, chúng tôi đưa ra khái niệm: Luật

tục là tổng hợp các quy tắc xử sự chung, chứa đựng các quy chuẩn về đạo đức, luân

lý, các phong tục, tập quán, lễ nghi tôn giáo, cách ứng xử trong cộng đồng; do nhiều

thế hệ kế tục xây dựng nên và lưu truyền cho tới ngày nay, thể hiện ý chí chung của

cộng đồng tộc người; để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm điều hòa và bảo vệ xã hội

của cộng đồng tộc người; được bảo đảm thực hiện bằng quyền uy của cả cộng đồng và

sự tự giác của mỗi thành viên trong cộng đồng tộc người, và khi được nhà nước thừa

nhận thì luật tục còn được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật.

Từ nội hàm khái niệm trên đây, cho thấy luật tục có các đặc điểm đó là:

Thứ nhất, luật tục là hình thức phát triển cao của phong tục tập quán, là sản

phẩm của cả cộng đồng và được chọn lọc, lưu truyền qua nhiều thế hệ, được các

thành viên trong cộng đồng mặc nhiên thừa nhận và thực hiện. Luật tục được hình

Page 38: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

34

thành một cách tự phát trong đời sống xã hội như một nhu cầu tất yếu không thể

thiếu để duy trì và ổn định trật tự cộng đồng, phản ánh ý chí chung của cộng đồng,

là hệ thống các quy phạm trên cơ sở quan niệm đạo đức xã hội. Là một dạng quy

phạm xã hội, một loại công cụ điều chỉnh hành vi của con người, luật tục là những

chuẩn mực xã hội, giới hạn hành vi ứng xử của con người sao cho phù hợp với lợi

ích chung của cộng đồng; đưa ra những quy phạm để giải quyết có lý, có tình những

mâu thuẫn, để răn đe, giáo dục, hướng thiện cho con người. Bên cạnh đó, luật tục

không phải là công cụ để duy trì địa vị thống trị của riêng một giai cấp nào trong xã

hội, mà là công cụ duy trì trật tự chung của cộng đồng, do đó không phản ánh ý chí,

nguyện vọng của một giai cấp, một tầng lớp trong xã hội mà nó phản ánh ý chí,

nguyện vọng của cả cộng đồng, nhằm ổn định trật tự có lợi cho toàn thể các thành

viên trong cộng đồng...

Thứ hai, luật tục hình thành, tồn tại gắn liền với hoạt động của con người trên

các lĩnh vực đời sống xã hội khác nhau, nên có phạm vi điều chỉnh rộng, chứa đựng

cả luật nội dung và luật tố tụng, là tiêu chí cho xử sự của các thành viên trong cộng

đồng trên tất cả các lĩnh vực đạo đức, luân lý và tình cảm... Nội dung của luật tục

bao quát toàn bộ các lĩnh vực quan hệ xã hội trong cộng đồng người, với các lĩnh

vực: Tổ chức và quản lý cộng đồng; ổn định trật tự an ninh và đảm bảo lợi ích cộng

đồng; tôn trọng, tuân thủ, bảo vệ phong tục, tập quán; quan hệ dân sự, hôn nhân và

gia đình; quản lý, sử dụng đất đai; bảo vệ sản xuất, môi trường; duy trì và giáo dục

nếp sống văn hóa, tín ngưỡng... Luật tục là kết quả của quá trình lịch sử hình thành

và phát triển lâu dài trong đời sống xã hội của mỗi tộc người, được truyền từ đời

này sang đời khác chủ yếu thông qua thực hành xã hội, nên có tính ổn định cao. Tuy

nhiên, với tư cách là một loại công cụ điều hành xã hội, luật tục có mối liên hệ chặt chẽ

với các điều kiện thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tiễn, nên luật tục cũng tự điều

chỉnh và thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của thực tế cuộc sống. Đây cũng chính là

cơ sở quan trọng để luật tục tồn tại song hành cùng với sự phát triển của xã hội.

Thứ ba, bản chất nguyên thủy của luật tục ra đời chứa đựng các quy tắc xử sự

chung trong phạm vi cộng đồng và có tính "bắt buộc" thực hiện bằng quyền uy của cả

cộng đồng và thông qua sự tự giác, tự nguyện của mỗi thành viên cộng đồng. Luật tục

tồn tại lâu bền trong đời sống xã hội, gần gũi với lối sống và tâm lý của các thành viên

cộng đồng, ăn sâu vào tiềm thức của con người và trở thành tiêu chuẩn cho hành vi ứng

Page 39: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

35

xử của mỗi thành viên cộng đồng. Thêm vào đó, sự tồn tại của luật tục luôn gắn với

một cộng đồng tộc người, phù hợp với các điều kiện thực tiễn nên các quy định của

luật tục thường rất cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng cho mọi người trong cộng đồng, có giá

trị thực tiễn cao, phù hợp để điều chỉnh các quan hệ cụ thể mà nó hướng tới. Luật tục

xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đời sống xã hội của mỗi dân tộc, lại phụ thuộc nhiều vào

truyền thống văn hóa, trình độ phát triển, ý chí của cộng đồng và thành viên cộng

đồng..., do đó, luật tục vừa chứa đựng những yếu tố tiến bộ của xã hội, vừa tồn tại

những hủ tục, những yếu tố lạc hậu so với yêu cầu của sự phát triển xã hội.

2.1.2. Nội dung của luật tục

Luật tục hình thành từ phong tục, tập quán của mỗi dân tộc khác nhau. Việt

Nam với 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng văn hóa riêng, nên các

phong tục, tập quán trong cộng đồng các dân tộc nước ta cũng rất đa dạng, phong

phú. Mỗi dân tộc thiểu số ở nước ta, thậm chí là mỗi buôn làng có luật tục riêng, thể

hiện những sắc thái riêng, phù hợp với yêu cầu của từng dân tộc, từng cộng đồng

người trong điều hòa các mối quan hệ xã hội, nên nội dung các luật tục có tính đa

dạng rất cao. Hơn nữa, trình độ phát triển xã hội của các tộc người ở nước ta vốn có

nhiều chênh lệch, luật tục cũng thể hiện tính khác biệt về trình độ không đồng đều

ấy. Do vậy, không thể có một "mẫu số chung" toàn diện và cụ thể về nội dung đối

với các luật tục ở nước ta. Tuy nhiên, xét về tổng thể, các luật tục đều có điểm

chung là một mặt nó mang những yếu tố của luật pháp (quy định những điều nên

làm, được làm, không được làm; các hành vi bị xem là vi phạm và chế tài xử lý…),

nhưng mặt khác, luật tục mang tính chất của tục lệ, phong tục (những quy ước,

những điều răn dạy, những điều khuyên nhủ mang tính đạo đức, hướng dẫn hành vi

cho mỗi cá nhân, tạo dư luận xã hội để điều chỉnh các hành vi của con người trong

cộng đồng, nhằm đảm bảo sự ổn định của cộng đồng. Qua nghiên cứu các luật tục

(nhất là các luật tục tiêu biểu ở vùng Tây Nguyên - Trường Sơn, phía Bắc...) và

tham khảo những nghiên cứu trước đây [70; 100], nếu bỏ qua những yếu tố đa dạng

thuộc bản sắc riêng của mỗi tộc người, thì nội dung chung nhất của luật tục thể hiện

ở những phạm vi, lĩnh vực chủ yếu dưới đây.

Thứ nhất, quy định về hệ thống tổ chức và quản lý cộng đồng.

Luật tục, với tư cách là công cụ quản lý xã hội đã đề cập trực tiếp tới tổ chức

và quản lý cộng đồng. Tuy nhiên, cơ cấu xã hội truyền thống cũng tùy từng dân tộc

Page 40: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

36

mà mang những sắc thái riêng. Đối với các tộc người thiểu số, nhất là Tây Nguyên,

thì cơ cấu xã hội cổ truyền là buôn làng. Với trình độ phát triển xã hội còn thấp, do

vậy hệ thống tổ chức buôn làng ở nơi đây chưa phức tạp như làng xã của người

Việt, nên luật tục đề cập nhiều đến người chủ làng và những già làng, mối quan hệ

giữa chủ làng và dân làng. Luật tục các dân tộc Tây Bắc thì ngoài việc quy định

ranh giới của mường (như buôn làng ở Tây Nguyên), ghi rõ hệ thống tổ chức bản

mường (việc bổ nhiệm vào các vị trí của hệ thống chức dịch, kể cả việc xin chức

dịch, các bổng lộc, như ruộng công, các hình thức lao dịch, cống nạp mà từng cấp

chức dịch được hưởng)...

Thứ hai, quy định về trật tự và an ninh của cộng đồng.

Trật tự và an ninh rất quan trọng đối với cộng đồng buôn làng, bởi vậy trong

nội dung của luật tục các dân tộc, vấn đề này rất được chú trọng và đề cập ở nhiều

khía cạnh khác nhau, như gây chia rẽ, phá vỡ sự đoàn kết cộng đồng, phao tin đồn

nhảm, theo kẻ xấu bên ngoài chống lại cộng đồng, các tội đốt làng, đốt nhà, đốt

rừng, xâm phạm tới cơ thể của người khác (đánh đập, giết người), hiếp dâm, ăn cắp,

ăn trộm... Các luật tục đều quy định cụ thể những điều phải làm, không được làm và

xử phạt rất nặng những người xâm phạm đến an ninh, trật tự của buôn làng.

Thứ ba, quy định về phong tục tập quán (tục lệ).

Luật tục được hình thành từ phong tục, tập quán, nên nội dung chứa đựng các

phong tục tập quán của từng dân tộc. Luật tục Thái có rất nhiều quy định về phong

tục, nghi lễ, trong đó nghi lễ cưới xin, ma chay là tiêu biểu nhất. Luật tục M’nông

có 30 điều thuộc chương riêng "về phong tục tập quán". Luật tục Êđê, Gia Rai...

cũng có nhiều quy định về phong tục tập quán, như tập quán sinh hoạt lễ hội của

cộng đồng buôn làng, mọi người phải có nghĩa vụ tham gia.

Thứ tư, quy định về quan hệ nam nữ, hôn nhân và gia đình.

Quan hệ nam nữ, hôn nhân và gia đình luôn được đề cập tới trong nội dung

luật tục của các dân tộc thiểu số, bởi vì nó trực tiếp liên quan tới các phong tục tập

quán, quan hệ xã hội, rất dễ xảy ra những xung đột trong nội bộ cộng đồng. Về quan

hệ nam nữ, tuy các dân tộc thiểu số đều có phong tục trai gái tự do trong giao tiếp,

nhưng phải tuân thủ các phong tục tập quán, ngăn cấm các hành vi đi ngược lại

thuần phong mỹ tục của dân tộc. Luật tục Êđê có 11 điều trong chương "Về tội gian

dâm"; luật tục M’nông cũng có rất nhiều điều quy định về vấn đề này. Luật tục

Page 41: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

37

Thái, phần "Luật mường" có những quy định hết sức chi tiết, tỉ mỉ về quan hệ nam

nữ. Trong hôn nhân, ngoài những điều quy định nghi thức của hôn nhân, như về

người làm mối, lễ đính hôn, lễ trao vòng, rước dâu về nhà chồng... có rất nhiều điều

luật tục đề cập tới các vấn đề nhạy cảm như loạn luân, thách cưới, nối dây (ở một số

dân tộc theo chế độ mẫu hệ); các vấn đề nhằm bảo đảm hôn nhân bền vững, gia

đình hạnh phúc...

Thứ năm, quy định về sở hữu và thừa kế tài sản.

Một trong những cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại bền vững của các quan hệ cộng

đồng buôn làng là sở hữu cộng đồng của buôn làng về đất đai, rừng và các nguồn tài

nguyên thiên nhiên, nên hầu hết các luật tục đều có nội dung quy định về vấn đề

này. Tuy nhiên, sở hữu cộng đồng này biểu hiện với những sắc thái và mức độ khác

nhau ở các tộc người, vùng dân tộc, phụ thuộc vào trình độ phát triển xã hội cao

thấp ở các tộc người và các vùng dân tộc, nên tính chất thể hiện trong luật tục cũng

khác nhau. Vấn đề thừa kế tài sản cũng được quy định trong các luật tục, nhưng

thường thì tùy thuộc vào quan hệ "huyết thống" tính theo dòng mẹ (mẫu hệ) hay

dòng cha (phụ hệ)... mà mỗi luật tục có quy định cụ thể khác nhau.

Thứ sáu, quy định về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường.

Tùy theo điều kiện cụ thể của từng dân tộc, vùng miền mà luật tục có những

quy định khác nhau nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài

nguyên thiên nhiên. Các luật tục cơ bản khẳng định chủ sở hữu cộng đồng đối với

tài nguyên (chủ yếu là rừng, đất rừng và sản vật tự nhiên...) và chính cộng đồng ấy

là người bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách phù hợp, trong đó đều

có gắn với yếu tố thần linh. Trong các luật tục đều có những điều luật rất cụ thể liên

quan tới việc bảo vệ rừng và đất đai khỏi bị tàn phá, làm môi trường sống của con

người được trong sạch.

Thứ bảy, quy định về "tội lỗi" và các "hình phạt".

Ở các luật tục, tuy lấy việc hòa giải, răn đe và dư luận xã hội để điều chỉnh các

hành vi của cá nhân là chính, nhưng cũng có những quy định về "tội lỗi" và "hình

phạt" kèm theo. Những tội lỗi mang tính chất "dân sự" như vi phạm các phong tục

tập quán, vi phạm các cam kết về hôn nhân và quan hệ gia đình, nợ nần và trả nợ, vi

phạm các hợp đồng và thỏa thuận, gia súc phá hoại mùa màng, tranh chấp về đất

đai, thừa kế tài sản... Những tội lỗi mang tính chất "hình sự", "hành chính", như

Page 42: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

38

trộm cắp, đánh người, giết người; vi phạm lời cam kết, vi phạm quy tắc sinh hoạt

cộng đồng...

Thứ tám, quy định về việc "xử kiện".

Cũng như sự đa dạng nội dung, về hình thức thực hiện - như việc xử kiện của

luật tục - cũng rất phong phú, tùy theo mỗi tộc người mà có những hình thức khác

nhau. Nhìn chung các luật tục đều quy định về hình thức thực hiện luật tục - "xử

kiện" trong cộng đồng. Như luật tục của các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên và

Đông Nam bộ (M’nông, Êđê, Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mạ, v.v…) tồn tại

một hình thức là "tòa án phong tục". Thực chất đó là tổ chức bao gồm những người

thông thuộc luật tục, có uy tín trong buôn làng, đứng ra giải quyết các mâu thuẫn,

xung đột trên cơ sở của luật tục của tộc người mình. Cũng như nội dung luật tục, cách

giải quyết của tòa án phong tục chủ yếu là hòa giải, giáo dục, hơn là trừng phạt...

Về thành phần tham gia giải quyết, ngoài người xử kiện còn có đại diện dòng

tộc những người có liên quan và đông đảo dân làng; địa điểm thường là những nơi

được xem là linh thiêng (như dưới tán cây to...), ở nơi sinh hoạt chung của cộng

đồng, ở nhà của chủ buôn làng hoặc trưởng một dòng tộc..., để có sự "chứng giám

của thần linh" và thể hiện sự uy nghiêm của việc xét xử. Trong trường hợp không

phân xử được, các lý lẽ đều không được chấp nhận, người ta thường dùng đến

những "hình thức thử tội" để phân đúng sai, như tổ chức thi thố, lặn nước, úp mặt

vào chậu nước hay đổ chì đang nóng chảy vào bàn tay... Ai hơn thì người đó thắng

kiện hoặc không bị xem là có tội.

2.1.3. Vai trò của luật tục trong đời sống xã hội

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, cũng như các quy phạm xã hội khác, hiện

nay luật tục có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, như các nội dung dưới đây:

Thứ nhất, luật tục là công cụ quan trọng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh trong đời sống xã hội.

Ngược dòng lịch sử và vượt ra ngoài không gian xã hội Việt Nam, trong tác

phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước" viết vào năm

1884, Ăngghen đã nhận xét về chế độ thị tộc mẫu hệ của người In-đi-an ở Bắc Mỹ:

Toàn thể các thành viên của thị tộc đều là những người tự do, có nghĩa vụ bảo vệ tự

do của nhau, họ đều có những quyền cá nhân ngang nhau, là những nguyên tắc cơ

bản của thị tộc, là cơ sở của xã hội có tổ chức của người In-đi-an. Và Ông cho rằng

Page 43: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

39

điều đó cắt nghĩa vì sao người In-đi-an có tinh thần độc lập bất khuất, có thái độ tự

trọng, là những đức tính mà mọi người đều thừa nhận ở họ [16, tr.141]. Điều đó cho

ta thấy rằng, thị tộc - cùng với nó là giai đoạn cuối của chế độ công xã thị tộc, có

thể được coi là thời kỳ xuất hiện của luật tục. Luật tục, cùng với các giá trị tinh

thần, văn hóa của thời kỳ tiền sử và của cả các giai đoạn sau đã tạo cho con người

có được những phẩm chất mà đến nay vẫn được coi như là chuẩn mực của đạo đức,

của nếp sống mà bất kỳ dân tộc nào cũng đều rất đề cao. Đó cũng chính là những giá trị

xã hội nguyên thủy của luật tục đối với cộng đồng. Cũng tại tác phẩm này, Ăngghen đã

có những nghiên cứu về chế độ tự quản của các xã hội thị tộc ở các châu lục và đưa ra

những nhận xét, so sánh với cơ chế quản lý xã hội hiện đại, Ông viết:

Không có quân đội, hiến binh và cảnh sát, không có quý tộc, vua chúa,

tổng đốc, trưởng quan và quan toà, không có nhà tù, không có những vụ

xử án, - thế mà mọi việc đều trôi chảy... Mọi việc đều do những người

hữu quan tự giải quyết lấy và trong đa số các trường hợp, một tập quán

lâu đời đã giải quyết trước tất cả mọi việc rồi [16, tr.152-153].

Những nhận xét của Ăngghen trên đây vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh xã

hội hiện nay, khi mà luật tục vẫn có vai trò to lớn ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt

Nam, bởi lẽ, trong các buôn làng và nhất là trong các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện

nay, việc quản lý cộng đồng vẫn còn chủ yếu dựa trên luật tục và thiết chế tự quản.

Về cơ bản, nội dung luật tục các dân tộc thiểu số nước ta hiện nay đều thể hiện

tính nhân văn, tinh thần đoàn kết, cộng đồng dân tộc rất cao. Luật tục thường quy

định các vấn đề liên quan đến điều chỉnh các mối quan hệ gia đình như: Quan hệ vợ

chồng, con cái, cha mẹ, ông bà, anh chị em; con cái phải thương yêu, kính trọng,

phụng dưỡng ông bà, cha mẹ; anh chị em phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau; vợ

chồng phải yêu thương quý trọng lẫn nhau, sống với nhau thuỷ chung để bảo đảm

tính bền vững của hôn nhân - "Đã lấy vợ thì phải ở với vợ cho đến chết; đã cầm cần

mời rượu thì phải vào cuộc cho đến khi rượu nhạt; đã đánh cồng thì phải đánh cho

đến khi người ta giữ tay lại. Chớ có ban đêm thì nói thế này, ban ngày thì nói thế

khác, vừa quay lưng đi là đã sinh ra chuyện khác rồi" [104, tr.303]. Các quy định của

luật tục góp phần điều hòa các mối quan hệ xã hội trong buôn làng, quan hệ giữa các

dòng họ, giữ gìn trật tự an ninh, phòng chống các tệ nạn xã hội (trộm cắp, cờ bạc,

ngoại tình,…); bảo vệ quyền lợi chính đáng của người già, phụ nữ, trẻ em,…

Page 44: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

40

Luật tục các dân tộc thiểu số cũng góp phần bảo vệ thuần phong mỹ tục; bảo

vệ các nguồn lợi từ thiên nhiên. Như đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vì coi rừng

là nguồn tài sản vô giá của buôn làng, rất quan trọng với đời sống cộng đồng dân

cư, luật tục quy định rõ tầm quan trọng của bảo vệ rừng, tôn trọng các quy tắc của

cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng:

Cây le đang đâm chồi thế mà họ chặt mất ngọn, cây lồ ô đang đâm chồi

thế mà họ chặt mất đọt. Nếu người ta bắt được họ đem cho người tù

trưởng nhà giàu thì chân họ tất phải trói lại ngay, tay của họ tất phải

xiềng lại ngay. Cả rừng le bị cháy khô, cả rừng lồ ô bị cháy trụi; hang

thỏ, hang chồn đều bị thiêu trụi tất cả. Vì vậy có chuyện nghiêm trọng

cần phải xét xử họ [104, tr.278-279].

Cách xử lý các vi phạm của luật tục thể hiện tính dân chủ cộng đồng; bàn luận

công khai dân chủ trong cộng đồng về các vụ việc cùng thống nhất nhận định, kết

luận về mức độ và tính chất của lỗi lầm, sai phạm; việc đưa ra các mức xử phạt và

cuối cùng là theo dõi giúp đỡ sửa chữa, tránh tái phạm và thi hành các quy định của

toàn thể cộng đồng. Việc xử phạt mang tính chất giáo dục, răn đe, ngăn chặn, đề

phòng. Những điều răn dạy mọi người không nên làm những việc xấu, không làm

những điều ác, không trộm cắp, không loạn luân, không uống rượu say, không đánh

đập vợ con…; lấy việc khoan dung, hòa giải làm trọng. Luật tục thể hiện trách

nhiệm chung của cộng đồng đối với người có lỗi lầm. Thông thường, theo luật tục,

việc xét xử các tội lỗi phải thực hiện từ gia đình, dòng họ rồi mới đến buôn làng.

Qua cách xử lý như vậy, mọi thành viên từ già tới trẻ được giáo dục ý thức trách

nhiệm, tinh thần xây dựng, sự hy sinh những tham vọng cá nhân vì lợi ích chung

của gia đình, dòng họ, cộng đồng.

Thực tế cũng cho thấy, hiện nay việc hành xử của các dân tộc thiểu số trong

nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội liên quan đến cộng đồng vẫn dựa theo luật tục và các

phong tục tập quán. Những già làng, chủ làng có thể chưa được thừa nhận bởi Nhà

nước, nhưng không vì thế mà cộng đồng phủ nhận vai trò của họ. Việc giải quyết

tranh chấp trong buôn làng vẫn dựa vào bộ máy tự quản truyền thống. Người đứng

đầu cộng đồng cùng với các già làng, trưởng các dòng họ đóng vai trò trung gian

phân xử, hòa giải. Khi xảy ra tranh chấp, người ta thường hỏi ý kiến người già trước

khi đưa ra cộng đồng. Giải quyết tranh chấp không phải là vấn đề riêng của các bên

Page 45: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

41

liên quan mà là của cả cộng đồng. Để đảm bảo tính minh bạch của sự phán xét, có

sự chứng giám của thần linh, các cuộc giải quyết tranh chấp giữa các bên thường

được diễn ra tại nhà chung của cộng đồng hay nơi linh thiêng với sự hiện diện của

dân làng. Khi vận dụng luật tục để phân xử, tính linh hoạt luôn được đề cao và thực

chất là một hình thức phân xử để tìm các giải pháp thích hợp chứ không hẳn để

trừng phạt.

Ngày nay, vai trò của già làng trong các buôn làng dân tộc thiểu số có phần

thay đổi, bởi sự hiện diện của chính quyền nhà nước bên cạnh các thiết chế xã hội

truyền thống. Các trưởng thôn, buôn... mới được bầu theo các tiêu chí mới, cách

thức mới và dường như họ đại diện cho nhà nước tại buôn làng nhiều hơn là đại

diện cho cộng đồng. Ở các vùng dân tộc thiểu số hiện nay, có sự tồn tại song hành

thể chế truyền thống và hiện đại - già làng, trưởng tộc (hình thành theo truyền

thống) và trưởng thôn, buôn (hình thành theo pháp luật), nên các quan hệ xã hội của

cộng đồng cũng đồng thời chịu sự tác động bởi hai thể chế này, tuy tính chất và mức

độ có khác nhau.

Kết quả điều tra xã hội học trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây

Nguyên của tác giả Bùi Minh Đạo tại Hộp dưới đây cho thấy đa số ý kiến người dân

đánh giá cao vai trò của luật tục, của thiết chế tự quản buôn làng truyền thống và

mong muốn được duy trì những luật tục và thiết chế tự quản truyền thống đó.

Báo cáo Tổng kết Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển

kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt

Nam (Chương trình Tây Nguyên 3 - 2016) cũng cho thấy kết quả tương tự:

Về vai trò của luật tục và toà án phong tục: ... 76 ý kiến trả lời nếu có ngoại tình xảy ra trong làng thì nên xử bằng luật tục (38%), 28 ý kiến cho rằng nên xử bằng luật pháp (14%), 96 ý kiến còn lại cho rằng nên xét xử bằng luật tục trước, không được thì mới đưa ra pháp luật (48%). 42 ý kiến trả lời nếu có trộm cắp xảy ra trong làng thì nên xét xử bằng luật tục (21%), 40 ý kiến cho rằng nên xử bằng luật pháp (20%), 118 ý kiến còn lại cho rằng nên xét xử bằng luật tục trước, không được thì mới đưa ra pháp luật (59%). 33 ý kiến trả lời nếu có đánh chửi nhau xảy ra trong làng thì nên xét xử bằng luật tục (16%), 40 ý kiến cho rằng nên xử bằng luật pháp (20%), 126 ý kiến còn lại cho rằng nên xét xử bằng luật tục trước, không được thì mới đưa ra pháp luật (63%). 20 ý kiến trả lời nếu có tranh chấp đất đai diễn ra trong làng thì nên xét xử bằng luật tục (10%), 47 ý kiến cho rằng nên xử bằng luật pháp (23%), 132 ý kiến còn lại cho rằng nên xét xử bằng luật tục trước, không được thì mới đưa ra pháp luật (61%).

Về vai trò của thiết chế tự quản buôn làng: 176 ý kiến t7rả lời nên tiếp tục duy trì vai trò của thiết chế tự quản (88%)... 181 ý kiến trả lời nên duy trì vai trò của hội đồng già làng (90%)... 40 ý kiến trả lời nên duy trì vai trò của người xử kiện (40%)... 160 ý kiến trả lời nên duy trì vai trò của già làng (80%)... [27, tr.174-175].

Page 46: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

42

Từ khi đất nước đổi mới, luật tục Tây Nguyên được chú ý bảo tồn phát

huy. Luật tục dân tộc được khuyến khích vận dụng vào xây dựng quy

ước văn hóa buôn làng. Ở nhiều buôn làng, hiện vẫn có khoảng phần nửa

vụ việc mâu thuẫn xích mích nhỏ được giải quyết nội bộ trong buôn bởi

già làng và luật tục. Trong khi ngành tòa án chưa tìm ra được cơ chế và

thể thức phù hợp và khả thi thì luật tục và tòa án phong tục vẫn cần được

nhìn nhận và duy trì hợp lý nhằm ổn định xã hội và góp phần bảo tồn văn

hóa truyền thống buôn làng [131, tr.148].

Như vậy, có thể khẳng định rằng, luật tục có vai trò quan trọng trong đời sống

xã hội cộng đồng các dân tộc thiểu số, và hiện nay, cũng như ở nhiều quốc gia khác,

ở Việt Nam, đặc biệt ở Tây Nguyên luật tục vẫn đang tồn tại và thể hiện vai trò đối

với đời sống xã hội rất rõ nét. Điều này đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý xã hội ở

nông thôn, ở cơ sở, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; vừa khẳng định vai trò của

luật tục trong bối cảnh phát triển bền vững về mọi mặt ở nước ta hiện nay. Như

nhận định của Bùi Văn Đạo: "Ảnh hưởng của thiết chế xã hội, của già làng, luật tục

và phong tục tập quán buôn làng trong người dân còn đậm nét và không dễ gì trong

một, hai chục năm tới có thể thay đổi và thay thế được" [28, tr.42]. Nguyên Bộ

trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc cũng từng khẳng định:

Không có quyền và không cho phép chúng ta đối lập luật tục và pháp luật

của Nhà nước mà phải xem luật tục và hương ước như là sự bổ sung cho

pháp luật, bởi vì pháp luật không bao giờ bao quát được hết mọi chi tiết,

mọi đặc thù của từng cộng đồng dân tộc thì luật tục và hương ước chính

là sự bổ sung đó [136, tr.192-193].

Thứ hai, luật tục góp phần làm đa dạng nguồn pháp luật để điều chỉnh và

phương thức giải quyết các mối quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội.

Hiện nay, có rất nhiều quốc gia thừa nhận luật tục là nguồn của pháp luật (tập quán

pháp). Chúng tôi cũng thống nhất với quan điểm của Nguyễn Văn Hiển [44, tr.21-22]

cho rằng, luật tục - với tính chất là tập quán pháp - được hình thành trong xã hội tiền nhà

nước, là loại nguồn pháp luật cổ điển nhất, được sử dụng rộng rãi trong các nhà

nước chiếm hữu nô lệ và phong kiến và hiện vẫn được sử dụng phổ biến. Ưu điểm

của luật tục là hình thành từ thực tiễn cuộc sống, từ những thói quen ứng xử hằng

ngày nên rất gần gũi với người dân, gắn bó với một cộng đồng cụ thể, trong một

Page 47: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

43

phạm vi nhất định và đã được áp dụng lâu dài như một thói quen nên thường được

người dân tự giác thực hiện; bên cạnh đó, luật tục thường được bảo đảm thực hiện

bằng những biện pháp cưỡng chế mà tập thể cộng đồng đó thống nhất nên trong

nhiều trường hợp có khả năng tác động đến ý thức và sự chấp hành của các cá nhân

trong cộng đồng rất cao. Tuy vậy, luật tục tồn tại dưới dạng bất thành văn nên

thường được hiểu theo tính ước lệ, nhiều khi không rõ ràng, thiếu cụ thể, thường

thiếu cơ sở khoa học, mang tính cục bộ cao nên khó bảo đảm cho việc hiểu và áp

dụng thống nhất trong phạm vi rộng, do đó việc áp dụng phổ biến thường hạn chế.

Ở Việt Nam, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay,

nguồn pháp luật chủ yếu của nước ta là văn bản QPPL, nhưng chúng ta cũng cho

phép áp dụng phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc trên cơ sở tôn trọng, tuân

thủ những nguyên tắc của pháp luật và đạo đức xã hội. Như vậy, có thể nói luật tục

là nguồn thứ yếu của pháp luật Việt Nam, có ý nghĩa góp phần bổ sung cho những

điểm thiếu của pháp luật, khắc phục những lỗ hổng của pháp luật và góp phần hoàn

thiện hệ thống pháp luật. Chính vì lý do đó mà luật tục đang và sẽ tiếp tục được sử

dụng cùng với các văn bản QPPL để bổ trợ cho nhau. Điều quan trọng để sử dụng

kết hợp hài hòa luật tục và các loại nguồn pháp luật khác là phải cần chỉ rõ, cụ thể

những tập quán được nhà nước thừa nhận để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật

được thống nhất và bảo đảm công bằng xã hội.

Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới cũng cho thấy, các phương thức giải

quyết các mối quan hệ xã hội ở các quốc gia khác nhau cũng rất đa dạng, phong

phú, như phương thức tự quản, tự cam kết và tự thực hiện những điều đã cam kết...

Và tiêu biểu là các phương thức giải quyết xung đột trong các mối quan hệ xã hội

căn cứ trên vai trò của bên thứ ba, được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay -

phương thức hòa giải, phương thức trọng tài, phương thức quyết định nhà nước.

Thứ nhất, với phương thức giải quyết xung đột thông qua hòa giải, bên thứ ba sẽ

giúp hai bên tranh chấp đạt được một sự thỏa thuận nhưng bên thứ ba không có

quyền áp đặt bất cứ giải pháp nào. Thứ hai, với phương thức giải quyết xung đột

thông qua trọng tài, các bên tranh chấp biết trước rằng, họ sẽ phải đồng ý với quyết

định của bên thứ ba như là một sự bắt buộc. Thứ ba, với phương thức giải quyết

xung đột thông qua quyết định nhà nước, nhà nước thông qua đại diện của mình (cơ

quan, người có thẩm quyền) đưa ra một quyết định có tính ràng buộc mà không

Page 48: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

44

quan tâm tới sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Cũng có thể thấy rằng, trong xã

hội mà các mối quan hệ xã hội chặt chẽ, ổn định và có tính cố kết cộng đồng cao thì

phương thức hòa giải rất thích hợp để giải quyết xung đột; còn trong những xã hội

có mối quan hệ lỏng lẻo, thiếu ổn định và thiếu gắn kết giữa các thành viên, thì

người ta thường giải quyết xung đột thông qua trọng tài và quyết định nhà nước. Ở

Việt Nam hiện nay đều coi trọng cả ba phương thức giải quyết xung đột trong các

mối quan hệ xã hội này, điều đó dễ dàng nhận thấy qua sự hiện diện từ khá sớm và

đầy đủ các luật về tố tụng, trọng tài và hòa giải... Các cơ chế điều chỉnh của luật tục

cũng rất thích hợp với các phương thức giải quyết xung đột này, đặc biệt rất phổ

biến và hiệu quả với phương thức hòa giải. Do đó, nếu có sự kết hợp hài hòa giữa

pháp luật với luật tục về phương thức giải quyết xung đột trong các mối quan hệ xã

hội thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

Như vậy, trong lịch sử và cả trong xu thế xã hội loài người ngày càng văn

minh, quyền con người, quyền tự quyết của quốc gia, dân tộc ngày càng được tôn

trọng, thì vấn đề đa dạng nguồn pháp luật, đa dạng các phương thức giải quyết các

mối quan hệ trong xã hội, đặc biệt là các phương thức hòa giải, tự quản, tự cam kết

và tự thực hiện những điều đã cam kết... càng được đề cao. Đóng góp vào các quá

trình và sự đa dạng đó, cùng với pháp luật và các yếu tố xã hội khác, luật tục đã,

đang và sẽ tiếp tục có vai trò không hề nhỏ.

2.2. PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI LUẬT TỤC

2.2.1. Khái quát về pháp luật

Pháp luật là một hiện tượng xã hội khách quan, đặc biệt quan trọng nhưng

cũng rất phức tạp, nên trong lịch sử loài người có không ít những quan niệm khác

nhau về pháp luật, như: Pháp luật là ý muốn của Thượng đế; pháp luật là phương

tiện để quản lý xã hội (cho rằng ở đâu có xã hội thì ở đó có pháp luật); pháp luật là

những tiêu chuẩn mà mọi người phải tuân theo để quản lý xã hội; pháp luật là công

lý đại diện cho công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích của tất cả mọi người trong xã hội;

pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật...

Hiện nay, có quan điểm cho rằng, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do

nhà nước ban hành, thừa nhận và toàn bộ đời sống thực tiễn thực hiện pháp luật với

các hình thức tuân thủ, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật. Theo quan điểm

này, pháp luật bao gồm hai bộ phận không thể tách rời nhau là pháp luật trong các

Page 49: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

45

bộ luật và pháp luật trong thực tiễn. Cũng có quan điểm cho rằng, pháp luật là đại

lượng của công bằng, công lý (Thực ra, quan điểm này có từ thời kỳ La Mã cổ đại

và tồn tại đến ngày nay. Thời đó người La Mã đã quan niệm pháp luật là quy tắc

của lẽ phải; người La Mã cũng có câu thành ngữ khác - pháp luật là mệnh lệnh của

công bằng, công lý) [96, tr.205]... Tuy nhiên, nhìn chung các quan điểm hiện đại

đều cho rằng, pháp luật là công cụ quản lý xã hội ra đời khi xã hội đã phát triển đến

một trình độ nhất định, xã hội trở nên phức tạp, đặc biệt là khi trong xã hội có sự

phân hóa thành các giai cấp có lợi ích đối lập nhau, các công cụ quản lý xã hội khác

như tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo... không còn đủ khả năng duy trì được trật

tự xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Trong những điều kiện như vậy,

nhà nước đã ban hành ra pháp luật để tổ chức và quản lý xã hội, vừa để bảo vệ lợi

ích của xã hội vừa để bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Cũng với tinh thần đó, theo học thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật

thì: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa

nhận và bảo đảm thực hiện, kể cả bằng biện pháp cưỡng chế, thể hiện ý chí của nhà

nước, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã

hội, đồng thời vì lợi ích, mục đích của giai cấp thống trị [51, tr.141], [39, tr.35].

Khái niệm trên cho thấy pháp luật có những đặc điểm cơ bản: Là những quy

tắc xử sự chung; do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; được đảm bảo

thực hiện bằng nhà nước; thể hiện ý chí nhà nước; thể hiện dưới những hình thức

nhất định; là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội; vì sự tồn tại và phát triển của

cả xã hội, đồng thời vì lợi ích, mục đích của giai cấp thống trị.

Cũng theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, trong xã hội cộng sản

nguyên thủy không có nhà nước và pháp luật. Các quan hệ xã hội được điều chỉnh

bằng các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán và tôn giáo. Khi xã hội xuất hiện sở

hữu tư nhân, người giàu, người nghèo, người bóc lột và bị bóc lột, giai cấp và

những mâu thuẫn giai cấp đối kháng thì xã hội phân chia thành các mặt đối lập.

Trước những quan hệ mới phức tạp hơn, gay gắt hơn, xã hội đòi hỏi phải có những

quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với các thành viên trong xã hội và một

số tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt có bộ máy cưỡng chế đảm bảo cho các quy

tắc xử sự đó được thực hiện. Như vậy, những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của

nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Và như vậy,

Page 50: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

46

pháp luật ra đời là tất yếu khách quan, là công cụ bảo vệ giai cấp thống trị, củng cố,

xác lập trật tự xã hội. Trong thế giới hiện đại ngày nay, đa số các quốc gia (trong đó

có Việt Nam) hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, pháp luật

ngày càng thể hiện vai trò to lớn, là công cụ điều chỉnh hàng đầu các quan hệ xã

hội; pháp luật là công cụ hữu hiệu của nhà nước để quản lý xã hội, công cụ hướng

dẫn và bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân. Như vậy, pháp

luật có vai trò to lớn trong đời sống xã hội cả trước đây và thời đại ngày nay.

Nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật của các quốc gia trên thế giới cho

thấy, cho dù có nhiều quan điểm, nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, nhưng tựu

chung lại thì pháp luật được hình thành từ ba loại nguồn chính yếu là: Thứ nhất, nhà

nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng

lên thành pháp luật - bằng con đường này, nhà nước tạo ra loại nguồn pháp luật đầu

tiên là tập quán pháp; thứ hai, nhà nước thừa nhận các bản án, các quyết định về

từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính nhà nước là khuôn

mẫu để cho các cơ quan nhà nước làm căn cứ giải quyết những vụ việc tương tự xảy

ra sau này - con đường này tạo ra loại nguồn pháp luật thứ hai trong lịch sử là tiền

lệ pháp; thứ ba, nhà nước ban hành những QPPL mới để điều chỉnh các quan hệ xã

hội mới nảy sinh do nhu cầu quản lý xã hội và mức độ gay gắt của cuộc đấu tranh

giai cấp - bằng con đường này loại nguồn pháp luật thứ ba ra đời là văn bản QPPL...

Mỗi loại nguồn pháp luật đều có những ưu điểm, hạn chế riêng; ở các nước khác

nhau lại sử dụng các loại nguồn pháp luật khác nhau, có thể là sử dụng chỉ một loại

hoặc sử dụng đồng thời nhiều loại nguồn pháp luật, tùy thuộc vào trình độ phát

triển, điều kiện xã hội và văn hóa cụ thể của mỗi nước [121; 122].

Và trong tiến trình lịch sử phát triển của mình, loài người đã sử dụng nhiều

loại quy phạm (các khuôn mẫu, mực thước) để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh

trong đời sống xã hội - gọi là các quy phạm xã hội. Đó là các quy phạm đạo đức, tập

quán, tôn giáo, quy phạm của các tổ chức xã hội, QPPL, v.v... Và như vậy, pháp

luật cũng là một loại quy phạm xã hội. Nhưng, khác với các quy phạm xã hội khác,

pháp luật chỉ xuất hiện, tồn tại trong xã hội có giai cấp và gắn liền với nhà nước.

Chính vì lẽ đó, pháp luật là yếu tố điều chỉnh không thể thiếu trong bất kỳ một nhà

nước, một xã hội có phân chia giai cấp nào. Mặc dù vậy, không thể tuyệt đối hóa

vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vấn đề là ở chỗ, phải

Page 51: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

47

đánh giá đúng vai trò cùng mối quan hệ của pháp luật và các quy phạm xã hội khác,

tìm ra những nhân tố hợp lý để hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh tổng

hợp, nâng cao hiệu quả quản lý xã hội. C. Mác viết: "pháp luật phải lấy xã hội làm

cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện của lợi ích và nhu cầu chung của xã hội" [15,

tr.232-233]. Ông còn nhấn mạnh: "Chừng nào bộ luật không còn thích hợp với quan

hệ xã hội nữa thì nó sẽ biến thành một mớ giấy lộn ngay" [15, tr.233].

Trong phạm vi của Luận án này, chúng tôi chủ yếu tiếp cận pháp luật trên cơ

sở các quan điểm của học thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật. Do đó,

chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm của tác giả cuốn sách: "Vai trò của pháp

luật trong đời sống xã hội", khi cho rằng:

Pháp luật cũng không phải là công cụ vạn năng có thể giải quyết được

mọi vấn đề và được tất cả mọi người chấp nhận. Trong thực tế, có những

trường hợp người đại diện chính quyền đã giải quyết theo pháp luật

nhưng nhân dân không đồng tình với cách giải quyết đó. Mà họ đưa ra một

cách giải quyết khác bằng cách kết hợp giữa pháp luật và tập tục để đưa ra

quyết định, kết quả là sự việc được giải quyết nhanh chóng và các bên đều

dễ dàng chấp nhận, vui vẻ thực hiện. Do vậy, nếu có thể, nên kết hợp hài

hòa giữa pháp luật và tập tục trong giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn

và có tính đến ý chí của các bên, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số

khi mà tập tục còn chi phối nhiều đến đời sống của họ [36, tr.192].

Như vậy, tuy có vai trò là công cụ hàng đầu điều chỉnh các quan hệ xã hội,

song pháp luật chỉ có thể phát huy được tối đa sức mạnh của mình khi kết hợp với

các công cụ điều chỉnh khác như: Luật tục, đạo đức, tôn giáo, tập quán…

2.2.2. Mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục

Hiện nay, hệ thống pháp luật ở nước ta không ngừng được hoàn thiện, thực

hiện ngày càng tốt hơn vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhưng ở vùng nông

thôn và nhất là các buôn làng dân tộc thiểu số, việc áp dụng luật tục để điều chỉnh

các quan hệ trong cộng đồng vẫn còn phổ biến. Việc tồn tại đồng thời trong thực tế

pháp luật của Nhà nước và luật tục của các dân tộc đã đặt ra một vấn đề là làm rõ

mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Làm rõ nội dung mối quan hệ này còn có ý nghĩa về nhiều mặt, vừa làm phong phú

thêm pháp luật, vừa đảm bảo hiệu lực điều chỉnh của pháp luật, phát huy được pháp

Page 52: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

48

luật để định hướng luật tục ngày càng hoàn thiện. Để làm rõ mối quan hệ giữa pháp

luật với luật tục, cần đánh giá đúng vị trí, vai trò của luật tục và pháp luật trong xã

hội và trong chính mối quan hệ đó, và như thế cũng phù hợp với ý kiến của nhiều

nhà nghiên cứu [112, tr.979], [65]. Với giả thuyết nghiên cứu trên đây, là công cụ

cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữa luật tục và pháp luật có mối quan hệ biện

chứng với nhau, có sự tác động lẫn nhau, cái này ảnh hưởng đến cái kia và ngược

lại. Trong mối quan hệ đó, pháp luật giữ vai trò quyết định đối với luật tục và luật

tục có sự tác động trở lại đối với pháp luật.

Thứ nhất, những tác động có tính quyết định của pháp luật đối với luật tục:

Một là, pháp luật thừa nhận, củng cố, bảo vệ và định hướng phát huy những

quy định tiến bộ của luật tục.

Tuy pháp luật và luật tục đều là những yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc, đều

bị quy định bởi những cơ sở kinh tế nhất định trên nền tảng kinh tế - xã hội phù

hợp, nhưng có vị trí đối với xã hội khác nhau. Nếu pháp luật hướng đến trật tự xã

hội chung của quốc gia thì luật tục chỉ hướng đến trật tự cộng đồng tộc người nhất

định; pháp luật tạo lập đồng thuận trong toàn xã hội thì luật tục tạo lập, củng cố

đồng thuận cộng đồng. Tuy nhiên, trật tự xã hội chỉ có thể tồn tại trên cơ sở trật tự

của các cộng đồng; ngược lại, trật tự xã hội được xác lập sẽ làm cho trật tự cộng

đồng thêm vững chắc, ổn định. Do vậy, trong mối quan hệ này, pháp luật có hiệu

lực và vị trí trong xã hội cao hơn luật tục, cơ chế điều chỉnh của pháp luật cũng

được quy định chặt chẽ hơn luật tục. Vậy nên, trong trường hợp giữa pháp luật và

luật tục có sự xung đột thì luật tục phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật cũng có vai trò

hướng dẫn, định hướng luật tục, làm cho luật tục ngày càng tiến bộ, phù hợp với sự

phát triển của xã hội...

Là hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện nên

pháp luật có tác động mạnh mẽ tới luật tục, nó củng cố, bảo vệ và phát huy những

quy định tiến bộ, tích cực của luật tục. Khi pháp luật được xây dựng trên nền tảng

các phong tục, tập quán, các luật tục tốt đẹp, tiến bộ của cộng đồng dân tộc, nó góp

phần hỗ trợ, bổ sung, bảo đảm cho các quy định tiến bộ của phong tục, tập quán,

luật tục trở nên phổ biến trong toàn xã hội. Khi đó pháp luật là sự thừa nhận một

cách chính thức của nhà nước đối với các quy định tiến bộ của luật tục... Nhờ đó

luật tục được tôn trọng và bảo vệ, phát huy bằng các biện pháp của nhà nước. Vì thế

Page 53: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

49

luật tục sẽ được phát huy tốt hơn, tích cực hơn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã

hội, đặc biệt là các quan hệ xã hội phát sinh trong buôn làng của tộc người.

Hai là, pháp luật có thể loại trừ những phong tục, tập quán, những quy định

lạc hậu của luật tục.

Cùng với việc ghi nhận, bảo vệ, phát huy những phong tục tập quán, những

quy định tiến bộ của luật tục, pháp luật giữ vai trò quan trọng trong việc loại trừ

những phong tục tập quán, những quy định lạc hậu, phản tiến bộ của luật tục ra khỏi

đời sống của cộng đồng tộc người. Luật tục thường bám rễ sâu trong tiềm thức của

cộng đồng, nó trở thành thói quen trong ứng xử hằng ngày của từng thành viên

trong cộng đồng. Có những quy định lạc hậu của luật tục tồn tại kìm hãm cuộc sống

của con người hàng trăm năm nay, vì vậy, không đơn giản một sớm một chiều mà

người ta thay đổi hay từ bỏ được, mặc dù điều kiện thực tế cho sự tồn tại của nó có

thể đã mất đi. Trong những trường hợp này, pháp luật là phương tiện hữu hiệu để

loại bỏ chúng. Bằng các quy định cụ thể, pháp luật không cho phép hay cấm đoán

việc thực hiện những hành vi, những quy định, những phong tục tập quán lạc hậu

không có lợi cho sự phát triển lành mạnh của cộng đồng tộc người. Đồng thời pháp

luật quy định các biện pháp tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các

hành vi theo các quy định của luật tục đã lạc hậu. Pháp luật khuyến khích, kể cả bắt

buộc người dân phải thực hiện các hành vi khác, những hành vi trái ngược với các

quy định đã lạc hậu của luật tục…

Ba là, pháp luật ngăn chặn việc hình thành những quy định của luật tục trái với

pháp luật, trái với tiến bộ xã hội; bảo đảm hình thành những luật tục tiến bộ mới.

Thực tế hiện nay, người dân nơi có luật tục phổ biến thường sinh sống ở

những buôn làng xa xôi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, điều kiện tiếp xúc

với những thông tin tiến bộ, những quy định của pháp luật còn hạn chế. Chính vì

thế, những quy định phản tiến bộ, lạc hậu của luật tục vẫn tiếp tục được tồn tại trên

cơ sở niềm tin vào thần linh, mê tín, dị đoan hay sự thiếu hiểu biết của người dân là

điều không thể tránh khỏi. Nhà nước ta đã quan tâm tới việc cải thiện đời sống vật

chất, tinh thần và tạo điều kiện tiếp cận nhiều hơn với pháp luật cho người dân ở

những vùng này. Pháp luật từ đó cũng dần đi vào cuộc sống của người dân, góp

phần quan trọng trong việc ngăn chặn những phong tục, tập quán, những quy định

lạc hậu tiếp tục hình thành trong luật tục. Khi pháp luật đã được tuyên truyền, thực

Page 54: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

50

hiện trong cuộc sống thường nhật của người dân, những quy định pháp luật phù hợp

với cuộc sống của họ, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, sẽ dễ dàng được người

dân chấp nhận và tuân thủ. Trong trường hợp này, những quy định tiến bộ mới sẽ

được bổ sung, hình thành trong luật tục, được pháp luật ghi nhận và ủng hộ, củng cố

thêm vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng.

Như vậy, pháp luật cũng giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự hình

thành các phong tục, tập quán trái với pháp luật, trái với tiến bộ xã hội của cộng đồng

tộc người. Vai trò này góp phần quan trọng bảo đảm cho các quy định mới, tiến bộ của

luật tục được hình thành. Khi đó, các mối quan hệ trong cộng đồng không chỉ dựa trên

các tiêu chí của luật tục mà còn dựa trên các tiêu chí của pháp luật.

Thứ hai, những tác động trở lại của luật tục đối với pháp luật:

Giữa pháp luật và luật tục có nhiều điểm chung, thống nhất với nhau, đó cũng

là những giá trị thuộc về bản chất của luật tục, thể hiện vai trò của luật tục trong xã

hội và đối với pháp luật. Với ý nghĩa đó, chúng tôi thấy rằng nhận định của nhà

nghiên cứu Nguyễn Việt Hương trong bài viết: "Giá trị của luật tục từ góc nhìn

pháp lý": Trong mối quan hệ với pháp luật, giá trị của luật tục được thể hiện ở ba

phương diện: Một là, luật tục, trong những phạm vi nhất định và ở một số lĩnh vực

nhất định có khả năng thay thế pháp luật; hai là, luật tục có vai trò bổ sung cho

pháp luật trong những điều kiện nhất định; và ba là, luật tục có tác dụng hỗ trợ cho

pháp luật trong nhiều lĩnh vực" [112, tr.986], là hợp lý và chúng tôi thống nhất cao

với nhận định này.

Nói luật tục, trong những phạm vi nhất định và ở một số lĩnh vực nhất định có

khả năng thay thế pháp luật, bởi trên thực tế, trình độ phát triển ở mỗi vùng, địa

phương là khác nhau, thậm chí chênh lệch nhau rất lớn..., do đó, không phải lúc

nào, ở đâu pháp luật cũng thâm nhập được vào cuộc sống, cũng có tác dụng điều

chỉnh; đặc biệt, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những vùng sâu, vùng xa

thì những quy định của pháp luật trên nhiều khía cạnh còn xa lạ đối với người dân,

nhất là các quy phạm pháp luật có tính khái quát cao sẽ khó thâm nhập vào các lĩnh

vực cụ thể của đời sống cộng đồng; trong khi đó, luật tục với những giá trị tích cực

của nó lại có tác dụng thay thế cho pháp luật, đóng vai trò quan trọng và chủ yếu

trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể, nhất là trong việc tự quản ở

cộng đồng dân cư.

Page 55: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

51

Có thể nói, vai trò thay thế của luật tục có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện

hiện nay, khi mà pháp luật chưa tìm được cách thức truyền tải có khả năng tác động

sâu sắc đến ý thức của các cá nhân trong cộng đồng người dân tộc thiểu số và nhà

nước cũng chưa thâm nhập quản lý sâu vào thực tế đời sống của các tộc người này.

Vì vậy, hiện nay, luật tục phát huy vai trò thay thế pháp luật:

không chỉ ở một vài lĩnh vực, mà ở rất nhiều lĩnh vực..., có thể thấy rất

nhiều điều của luật tục phù hợp với tinh thần của pháp luật. Cùng một

nội dung, nếu được thể hiện dưới hình thức luật tục thì các quy định này

có hiệu lực thi hành cao, ngược lại, nếu trình bày dưới hình thức pháp

luật thì vấn đề có thể trở nên khó hiểu, bất cập hơn [112, tr.987-988].

Nói luật tục trong mối quan hệ với pháp luật không chỉ dừng lại ở vai trò thay thế,

mà nó còn có khả năng bổ sung và hỗ trợ cho pháp luật, vì pháp luật, dù hoàn thiện đến

mức nào thì cũng không thể dự liệu được hết các tình huống cụ thể; trong điều kiện

một quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống với trình độ phát triển khá chênh lệch

nhau, với mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật chưa cao, chính điều đó làm cho

pháp luật càng không thể lường hết các tình huống xảy ra trong thực tiễn để điều chỉnh,

nhưng việc điều chỉnh các quan hệ này lại là yêu cầu khách quan; trong khi đó, mỗi

buôn làng tộc người lại có một hệ thống luật tục được đúc kết, sàng lọc qua nhiều thế

hệ, được kiểm nghiệm qua thực tiễn và phần nào đã khẳng định được vai trò điều chỉnh

các quan hệ xã hội trong cộng đồng, thì rõ ràng ở đây luật tục sẽ có ý nghĩa rất lớn khi

phát huy vai trò bổ sung các khoảng trống của pháp luật, tạo điều kiện cho pháp luật

thực hiện vai trò quản lý xã hội có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu khách quan trong việc

điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong cộng đồng.

Mặt khác, các quy định hoặc quyết định pháp luật cho dù đã có tính cụ thể và

phù hợp với điều kiện của một cộng đồng tộc người..., cũng chưa hẳn đã có thể áp

dụng, thi hành, mặc dù để áp dụng các quy định này pháp luật đã đề ra chế tài cụ

thể, nhưng nếu các quy định của pháp luật phù hợp với các quan niệm của luật tục

đã trở thành thói quen ứng xử của mỗi người dân trong cộng đồng, thì sẽ có sự hỗ

trợ của luật tục và các quy định nói trên của pháp luật có thể được thực hiện với

hiệu quả cao. Bên cạnh đó, vai trò hỗ trợ của luật tục cho pháp luật còn thể hiện ở

chỗ, ngay chính trong luật tục đã có những quy định cụ thể, chi tiết về nhiều lĩnh

vực đời sống xã hội của cộng đồng, phù hợp với tinh thần của pháp luật, là cầu nối,

Page 56: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

52

giúp pháp luật dễ thực hiện và phù hợp với tình hình thực tế. Ví như, pháp luật về

đánh bắt hải sản nghiêm cấm sử dụng các phương tiện và phương pháp đánh bắt gây

nguy hại cho nguồn cá; trong khi đó, nhiều luật tục đã có các quy tắc về cách thức

đánh bắt cá, nghiêm cấm đánh bắt cá bằng chất độc, nghiêm cấm việc đánh bắt cá

con, v.v... [112, tr.988-989].

Tóm lại, giữa pháp luật với luật tục có mối quan hệ gắn bó mật thiết, tác động

qua lại lẫn nhau, khi phù hợp với nhau, chúng khẳng định nhau, bổ sung cho nhau,

tạo nên sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong các

cộng đồng dân tộc thiểu số; khi mâu thuẫn nhau, tùy trường hợp cụ thể mà luật tục

kìm hãm pháp luật hoặc pháp luật phủ định luật tục. Đây là mối quan hệ có tính tất

yếu khách quan, có tính chất tương hỗ và mang nhiều giá trị tích cực, cần được

nghiên cứu phát triển theo định hướng thích hợp nhằm góp phần hoàn thiện hệ

thống pháp luật và nâng cao hiệu quả của quá trình thực hiện pháp luật trên thực tế.

2.3. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI THỰC

HIỆN PHÁP LUẬT

2.3.1. Khái quát về thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là giai đoạn không thể thiếu trong cơ chế điều chỉnh của

pháp luật, sau khi đã tiến hành xong giai đoạn xây dựng pháp luật. Do đó, nghiên cứu

lý luận về thực hiện pháp luật có rất nhiều vấn đề cần đề cập đến... Ở đây, chúng tôi đề

cập khái quát về những vấn đề cơ bản nhất của thực hiện pháp luật, như khái niệm, quá

trình, các hình thức và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật.

Thứ nhất, về khái niệm thực hiện pháp luật: Pháp luật sau khi được ban hành,

chỉ có thể phát huy được vai trò và giá trị điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì trật

tự và bảo đảm cho xã hội phát triển như đúng với mục đích cốt lõi của mình, khi nó

được thực hiện đầy đủ và nghiêm minh trong thực tiễn đời sống xã hội mà nó nhằm

hướng tới. Bởi vậy, "vấn đề quan trọng không phải là ban hành thật nhiều luật mà là

tổ chức thực hiện chúng chính xác, triệt để trong thực tế đời sống xã hội vì lợi ích

của các tổ chức và cá nhân" [37, tr.11]. Hay nói khác đi, trong thực tế quản lý xã

hội, thực hiện pháp luật là hoạt động cực kỳ quan trọng vì nó có vai trò hiện thực

hóa các quy định của pháp luật, biến các quy định ấy từ trong văn bản thành cách

xử sự thực tế hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật

trong đời sống xã hội hằng ngày. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật, mục

Page 57: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

53

đích của Nhà nước khi ban hành pháp luật được hiện thực hóa, nhờ đó Nhà nước có

thể điều hành và quản lý xã hội, có thể thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội trong từng

lĩnh vực nhất định.

Do tầm quan trọng như vậy mà thực hiện pháp luật trở thành một trong những

khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý. Trong nhiều giáo trình giảng dạy Lý luận

chung về nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo cấp quốc gia [120, tr.468],

[21, tr.494], [52, tr.153-157] v.v, cách nêu khái niệm và quan điểm về thực hiện

pháp luật cơ bản thống nhất nhau, đều cho rằng: Thực hiện pháp luật là một quá trình

hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành

những hành động thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật; tất cả những hành vi xử

sự của con người phù hợp với các yêu cầu của các QPPL đều được coi là sự thực hiện

trên thực tế các QPPL; dưới góc độ pháp lý, thì hành vi thực hiện pháp luật của các chủ

thể pháp luật là hành vi pháp luật, hợp pháp, đó là hành vi của các cá nhân, tổ chức phù

hợp với các quy định pháp luật, có ích cho xã hội, nhà nước và cá nhân mình. Trên cơ

sở đó, chúng tôi cũng thống nhất với cách hiểu khái quát: Thực hiện pháp luật là hành

vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hóa các

quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống [39, tr.396].

Như vậy, cũng có thể nói, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động tiếp

nối từ ngay sau giai đoạn xây dựng pháp luật cho đến khi pháp luật thực sự đi vào

cuộc sống và phát huy hiệu lực trên thực tế.

Thứ hai, về quá trình thực hiện pháp luật: Thực hiện pháp luật là quá trình

hoạt động hết sức phức tạp, bởi vì để thực hiện một QPPL, nhiều khi đòi hỏi sự

tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau thông qua nhiều thủ tục khác nhau

với những mối liên hệ đa chiều tương tác về điều kiện vật chất, pháp lý, kỹ thuật,

tâm lý và những mối liên hệ khác... Có nghiên cứu cho rằng, quá trình thực hiện

pháp luật bao gồm các khâu nối tiếp nhau đó là: "Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục

pháp luật; hướng dẫn giải thích pháp luật; cơ chế, bộ máy thực hiện pháp luật; kiểm

tra, giám sát bảo đảm tuân thủ pháp luật; tổng kết đánh giá hiệu lực, hiệu quả của

pháp luật qua quá trình áp dụng" [40]. Nghiên cứu khác cũng đồng ý với quan điểm

trên và cho rằng, để tiện cho việc theo dõi có thể chia hoạt động thực hiện pháp luật

thành hai giai đoạn cơ bản đó là: "Chuẩn bị đưa văn bản hay quy định pháp luật vào

thực hiện và thực tế thực hiện chúng trong đời sống xã hội" [37, tr.39]. Thống nhất

với tinh thần quan điểm các nghiên cứu đã nêu, khái quát lại chúng tôi thấy rằng:

Page 58: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

54

Một là, ở giai đoạn chuẩn bị đưa văn bản hay quy định pháp luật vào thực

hiện, có các hoạt động cơ bản và chủ yếu, gồm: (1) Ban hành văn bản quy định chi

tiết hoặc hướng dẫn thực hiện các văn bản QPPL của cấp trên để cụ thể hóa, chi tiết

hóa hoặc giải thích, chỉ dẫn cách thức thực hiện cho phù hợp với đặc điểm cụ thể

của ngành, lĩnh vực, địa phương mà cơ quan Nhà nước thực hiện công việc quản lý;

(2) Xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch triển khai văn bản hay quy định

pháp luật, trong đó xác định rõ những nội dung, thời gian thực hiện, phân công cơ

quan chịu trách nhiệm chính, cơ quan phối hợp, các vấn đề đảm bảo về nhân sự, cơ

sở vật chất, thiết bị, ngân sách và các điều kiện bảo đảm khác để tổ chức thực hiện

pháp luật; (3) Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến về nội dung, tinh thần của

văn bản hay quy định pháp luật tới cán bộ, nhân dân và các đối tượng có liên quan

để mọi người nhận thức chính xác, đầy đủ chúng, biết được những gì nên làm,

những gì phải làm, những gì có thể làm được, những gì không được làm, từ đó mỗi

chủ thể sẽ tự quyết định hành vi của mình, tự giác thực hiện pháp luật.

Hai là, ở giai đoạn thực hiện văn bản hay quy định pháp luật, có các hoạt động cơ

bản và chủ yếu, gồm: (1) Các chủ thể (cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan) trên cơ

sở nhận thức nội dung, yêu cầu, đòi hỏi của các quy định pháp luật, khi gặp tình huống

thực tế mà pháp luật đã dự liệu sẽ cân nhắc để lựa chọn phương án thực hiện các quy

định của pháp luật chỉ đạo hành vi của mình sao cho chính xác phù hợp và có lợi nhất

(Như: kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm; thực hiện

nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực mà pháp luật quy định; thực hiện

quyền pháp lý của mình mà pháp luật cho phép), hoặc các chủ thể (cơ quan, tổ chức, cá

nhân có thẩm quyền) phải tiến hành theo những quy trình chặt chẽ chính xác mà pháp

luật đã quy định (Thông thường có các bước: Phân tích đánh giá đúng, chính xác các

tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc thực tế đã xảy ra; lựa chọn QPPL phù hợp và

phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của QPPL đối với trường hợp cần áp dụng; ban

hành quyết định áp dụng pháp luật và tổ chức thực hiện khi đã có hiệu lực pháp luật);

(2) Tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố

cáo, kiến nghị đối với việc thực hiện văn bản hay quy định pháp luật; định kỳ tổ chức

sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và tiếp thu những ý kiến có giá trị cho việc

thực hiện văn bản hay quy định pháp luật tốt hơn, cung cấp thông tin cần thiết cho việc

xây dựng hoàn thiện pháp luật trong tương lai.

Page 59: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

55

Ba là, các hoạt động của quá trình thực hiện pháp luật đều phải tiến hành theo

những yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn nhất định được quy định trong các văn bản

QPPL có liên quan. Chẳng hạn, đối với hoạt động ban hành văn bản quy định chi

tiết, hướng dẫn thi hành hoặc triển khai thực hiện, thì phải theo đúng quy định của

Luật ban hành văn bản QPPL và các văn bản liên quan khác; đối với hoạt động phổ

biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thì phải được tiến hành trên cơ sở quy định của

Luật PBGDPL; đối với thực hiện văn bản hay quy định pháp luật trên thực tế, thì phải

theo đúng các quy phạm trong chính các văn bản hay quy định pháp luật mà chủ thể

hướng tới thực hiện, đồng thời tuân thủ, chấp hành các quy định về năng lực pháp luật

và năng lực hành vi của chủ thể cũng như các quy định về trình tự thủ tục thực hiện văn

bản hay quy định pháp luật đó; đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu

nại, tố cáo, kiến nghị, xử lý vi phạm..., thì phải thực hiện trên cơ sở quy định của Luật

Thanh tra, Luật Khiếu nại tố cáo, các văn bản QPPL về xử lý vi phạm, v.v.

Như thế, quá trình thực hiện pháp luật gồm nhiều khâu, nhiều hoạt động đan

xen, nối tiếp nhau, từ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa văn bản hay quy định

pháp luật vào thực hiện trong xã hội cho đến thực hiện văn bản hay quy định pháp

luật trên thực tế và cả việc tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện..., dựa

trên những yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn nhất định. Tất cả những nội dung của

quá trình đó, được tiến hành thông qua các hình thức cơ bản của thực hiện pháp luật

là: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Do đó, việc xem xét, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố trong đời sống xã hội

đến quá trình thực hiện pháp luật, cũng chính là xem xét, đánh giá sự ảnh hưởng của

các yếu tố đó đến các hình thức cơ bản của thực hiện pháp luật.

Thứ ba, về các hình thức thực hiện pháp luật: Pháp luật luôn hướng đến điều

chỉnh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nên trong hệ thống pháp luật của một

quốc gia, các QPPL rất đa dạng, phong phú, do đó hình thức thực hiện chúng cũng

rất phong phú và đa dạng. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật,

khoa học pháp lý xác định thực hiện pháp luật có thể tiến hành thông qua các hình

thức cơ bản như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, và áp

dụng pháp luật. Cụ thể:

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp

luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Các QPPL

Page 60: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

56

cấm được thực hiện ở hình thức này. Ví dụ, pháp luật quy định "Nghiêm cấm mọi

hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ". Các tổ chức, cá

nhân thực hiện quy định này dưới hình thức tuân thủ, nghĩa là không tiến hành bất kỳ

một hành vi nào nhằm phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Tuân

thủ pháp luật có đặc điểm: Các chủ thể kiềm chế không hành động trái pháp luật,

không làm những điều mà pháp luật cấm; chưa nảy sinh quan hệ pháp luật.

Thi hành (hay chấp hành) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó

các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

Các QPPL bắt buộc (các quy phạm quy định nghĩa vụ chủ thể phải thực hiện những

hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này. Chẳng hạn, công dân

khi có đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, thì phải thực hiện

nghĩa vụ quân sự đối với Nhà nước; hoặc cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh

thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước theo quy định của pháp luật.

Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp

luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình (những hành vi mà pháp luật cho phép

chủ thể tiến hành). Các QPPL quy định về quyền tự do pháp lý của các tổ chức, cá

nhân được thực hiện ở hình thức này. Chẳng hạn, công dân sử dụng quyền khiếu nại

được pháp luật quy định bằng hình thức gửi đơn hoặc trực tiếp khiếu nại đến cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền đối với quyết định hoặc hành vi hành chính của công chức

Nhà nước, khi có cơ sở cho rằng quyết định hoặc hành vi đó xâm phạm đến quyền,

lợi ích hợp pháp của mình. Đương nhiên, vì quyền và tự do pháp lý là những hành vi

mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện nên ở hình thức này chủ thể pháp luật có thể

thực hiện hoặc không thực hiện các quyền, tự do đó tùy theo ý chí của mình, chứ

không bắt buộc phải thực hiện như các hình thức thực hiện pháp luật khác.

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông

qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ

thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các

quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ

hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Chẳng hạn, công chức thực hiện

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng

Luật Thi đua khen thưởng ra quyết định tặng bằng khen cho công chức đó. Ở hình

thức này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật luôn có sự can

Page 61: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

57

thiệp của cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền. Trong một số trường

hợp đặc biệt, theo quy định của pháp luật, một số tổ chức xã hội cũng có thể thực

hiện hoạt động này.

Như vậy, với mỗi loại chủ thể nhất định có cách thức thực hiện pháp luật khác

nhau: Đối với mọi cá nhân, tổ chức thì thực hiện pháp luật dưới các hình thức như

tuân thủ, thi hành, sử dụng pháp luật; còn đối với các cơ quan nhà nước và những

người có chức vụ, quyền hạn (có thẩm quyền) thì còn được tiến hành dưới hình thức

áp dụng pháp luật. Giữa các hình thức thực hiện pháp luật có sự đan xen và quan hệ

chặt chẽ với nhau, không biệt lập với nhau; các chủ thể thông thường phải cùng

đồng thời thực hiện các quy định pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau, bởi

pháp luật là một hệ thống, giữa các QPPL luôn có sự liên hệ, gắn bó, ràng buộc lẫn

nhau. Chẳng hạn, để áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự, thì phải tiến hành

trên cơ sở các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự... Nếu như tuân thủ pháp luật,

thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể pháp

luật đều có thể thực hiện được, thì áp dụng pháp luật là hình thức chỉ dành cho các

cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền. Do vậy, áp dụng pháp luật

được xem là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nó vừa là một

hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn mà các chủ thể có thẩm quyền

tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật.

Và các chủ thể có thẩm quyền, trong quá trình áp dụng pháp luật thì cũng phải tuân

thủ, thi hành và sử dụng pháp luật để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật được

chính xác, đúng mục đích mong muốn.

Thứ tư, về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật: Một trong những vấn

đề quan trọng khi đề cập đến thực hiện pháp luật, là cần làm rõ những bảo đảm và

các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật. Vì như ý kiến của Tác giả trong cuốn

sách: Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam", thì:

Để pháp luật được thực hiện nghiêm minh cần phải có những điều kiện

nhất định. Những điều kiện chủ quan và khách quan tạo ra cơ sở vững

chắc cho việc thực hiện pháp luật được tiến hành thuận lợi, có hiệu quả

trong thực tế được gọi là bảo đảm thực hiện pháp luật... Các yếu tố bảo

đảm thực hiện pháp luật một mặt đan xen ảnh hưởng lẫn nhau cũng ảnh

hưởng đến quá trình thực hiện pháp luật [37, tr.49-50].

Page 62: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

58

Trên thực tế, có thể thấy các yếu tố bảo đảm và cũng là các yếu tố ảnh hưởng

đến thực hiện pháp luật rất đa dạng, như: Hệ thống chính sách, pháp luật; điều kiện

kinh tế, chính trị, văn hóa; đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán, các loại quy tắc xã

hội khác; lợi ích, thói quen, nếp nghĩ, lối sống, tâm lý, tính cách, lối tư duy; thái độ,

cách thức phục vụ, thực thi pháp luật của các cơ quan và cá nhân công quyền; khả

năng tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý; các điều kiện và môi trường tự nhiên;

khoa học, kỹ thuật và công nghệ v.v... Cũng từ thực tế đa dạng đó, có các nhóm yếu

tố cơ bản bảo đảm và ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật, đó là:

Một là, chất lượng của hệ thống pháp luật thực định. Vì nếu chất lượng của hệ

thống pháp luật thấp, không đảm bảo tính khả thi thì việc thực hiện chúng sẽ gặp rất

nhiều khó khăn, thậm chí có những quy định không thể thực hiện được trên thực tế.

Điều đó đòi hỏi hệ thống pháp luật bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất;

bảo đảm về ngôn ngữ và kỹ thuật xây dựng pháp luật; bảo đảm tính phù hợp, khả

thi, đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi mà cuộc sống đang đặt ra. "Tính phù hợp

của hệ thống pháp luật thể hiện ở nhiều mặt, song cần chú ý hơn cả là sự phù hợp

của pháp luật đối với các điều kiện như kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền

thống và các quy phạm xã hội khác..." [37, tr.55]. Chúng ta thấy rằng, các yếu tố

"tập quán, truyền thống và các quy phạm xã hội khác" bao gồm cả luật tục, do đó

luật tục đương nhiên có ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật.

Hai là, trình độ ý thức pháp luật trong xã hội. "Ý thức pháp luật càng được

nâng cao thì tinh thần tôn trọng pháp luật, thái độ tự giác xử sự theo yêu cầu của

pháp luật càng được bảo đảm. Có ý thức pháp luật cao chủ thể sẽ không phải là

những "cái máy" thực hiện pháp luật" [39, tr.465]. Và ngược lại, nếu không có ý

thức pháp luật phù hợp thì khó có thể thực hiện pháp luật được nghiêm minh.

Ba là, các điều kiện và môi trường thực hiện pháp luật. Cơ bản nhất đó là:

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật; hoạt động PBGDPL, giải

thích pháp luật; ý thức pháp luật của các chủ thể pháp luật; trách nhiệm của các cơ

quan tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật; chất lượng đội ngũ cán bộ công chức;

những điều kiện vật chất kỹ thuật; môi trường tự nhiên và xã hội...

Ở giác độ rộng hơn, trong cuốn sách: "Hiệu quả pháp luật những vấn đề lý

luận và thực tiễn", tác giả cho rằng:

Những yếu tố và điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả pháp luật là

những yếu tố có liên quan tới cơ chế điều chỉnh pháp luật và các giai đoạn

Page 63: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

59

của quá trình điều chỉnh pháp luật. Đó là: Sự hoàn thiện của hệ thống pháp

luật; Sự toàn diện của hoạt động áp dụng pháp luật; Ý thức pháp luật và

hành vi nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của công dân [35, tr.41].

Có thể thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật tương đồng với các

yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả pháp luật, như: Những điều kiện kinh tế, chính trị, xã

hội; hệ thống pháp luật hoàn thiện ở mức độ cao; cơ chế áp dụng pháp luật hoàn

thiện; trình độ văn hóa pháp lý cao của cán bộ công chức và nhân dân [35, tr.39-73].

Bên cạnh đó, "các yếu tố khác như đạo đức, phong tục tập quán và những quy phạm

xã hội khác đã và đang không ngừng phát huy vai trò tích cực trong việc quản lý đời

sống xã hội góp phần giáo dục con người mới, tác động tích cực lên hành vi và nhân

cách mỗi người trong xã hội, tạo ra một trật tự xã hội lành mạnh" [35, tr.41]. Như

thế, phong tục tập quán, những quy phạm xã hội khác và cả luật tục, không chỉ ảnh

hưởng đến thực hiện pháp luật, mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả pháp luật.

2.3.2. Khái niệm, đặc điểm, phạm vi ảnh hưởng của luật tục đối với thực

hiện pháp luật

2.3.2.1. Khái niệm ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật

Cũng như khái niệm luật tục đã được đề cập trên đây, hiện nay chưa có khái

niệm chính thức về "ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật".

Theo Từ điển Tiếng Việt, thì ảnh hưởng là "Tác động có thể để lại kết quả ở

sự vật hoặc người nào đó" [116, tr.7]. Suy rộng ra, có nghĩa là sự tác động của đối

tượng này (đối tượng tác động) đến đối tượng kia (đối tượng chịu sự tác động) làm

cho đối tượng chịu sự tác động có thể có những biến đổi nhất định.

Đặt trong mối quan hệ ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật, có

thể thấy rằng: Đối tượng tác động ở đây là hệ thống luật tục; đối tượng chịu sự tác

động là thực tiễn thực hiện pháp luật trong cộng đồng tộc người; những biến đổi của

sự tác động được phản ánh thông qua thực trạng thực hiện pháp luật của mỗi thành

viên và cả cộng đồng tộc người. Những biến đổi này có thể theo hướng tích cực,

hoặc không tích cực, phụ thuộc tương ứng vào đối tượng tác động là bởi những yếu

tố giá trị, hay bởi những yếu tố hạn chế của luật tục.

Như đề cập trên đây, thực hiện pháp luật được hiểu là quá trình hoạt động đưa

QPPL vào thực tiễn đời sống, biến nó thành hoạt động thực tiễn của các chủ thể

pháp luật (thông qua các hình thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng

Page 64: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

60

pháp luật, áp dụng pháp luật). Đối với thực hiện pháp luật, ý thức pháp luật có ý

nghĩa rất quan trọng. Ý thức pháp luật được hiểu là "Tổng thể những quan niệm,

quan điểm, học thuyết, tri thức về pháp luật thể hiện ở mức độ nhận thức và thái độ,

tình cảm của con người đối với pháp luật" [96, tr.246-247]. Ý thức pháp luật luôn

có tính định hướng cao, giúp con người phân tích, đánh giá đúng sai để thực hiện tốt

nhất các quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình. Với những người ý thức pháp luật tốt

họ sẽ tự giác, tích cực và thực hiện một cách đầy đủ, thiện chí, có trách nhiệm

những quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình; ngược lại, họ có thể trốn tránh, gian dối

khi thực hiện pháp luật. Trong quan hệ với thực hiện pháp luật, ý thức pháp luật

biểu hiện ở sự nhận thức của chủ thể và thái độ của họ đối với các quy định của pháp

luật, từ đó chủ thể xác lập động cơ, mục đích, lựa chọn phương thức thực hiện hành vi

pháp luật. Do vậy, "ý thức pháp luật của các chủ thể càng cao thì tinh thần tôn trọng và

thực hiện pháp luật càng được bảo đảm và chính xác... Ý thức pháp luật đúng đắn sẽ

giúp chủ thể tự giác thực hiện pháp luật, chủ thể cũng sẽ có thái độ bất bình, đấu tranh

không khoan nhượng với những hành vi vi phạm pháp luật" [38, tr.97]. Như thế, có

thể nói, sự ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật, cũng được phản ánh

thông qua ý thức pháp luật.

Từ nội dung được nêu và phân tích trên đây, chúng tôi đưa ra khái niệm: Ảnh

hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật là sự tác động của các quy định và

việc tuân thủ luật tục đến thực tiễn thực hiện pháp luật trong cộng đồng tộc người,

làm cho sự nhận thức, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và thực

hiện pháp luật trong mỗi thành viên và cộng đồng tộc người có những biến đổi tích

cực hoặc không tích cực, phụ thuộc tương ứng vào những giá trị tích cực, hay

những hạn chế của các quy định và việc tuân thủ luật tục.

2.3.2.2. Đặc điểm ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật

Từ nội hàm khái niệm trên đây cho thấy, ảnh hưởng của luật tục đối với thực

hiện pháp luật có những đặc điểm đó là:

Thứ nhất, các yếu tố ảnh hưởng bao gồm cả mặt tích cực lẫn không tích cực.

Các yếu tố ảnh hưởng tích cực, đó là các giá trị, các nội dung tiến bộ của luật tục

đối với xã hội hiện đại, là những điểm phù hợp của luật tục so với pháp luật, được

pháp luật thừa nhận, hỗ trợ đắc lực cho pháp luật để phát huy hiệu lực và hiệu quả

trong quản lý xã hội cộng đồng tộc người; các yếu tố ảnh hưởng không tích cực, đó

Page 65: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

61

là các mặt hạn chế, các quan niệm, quy định mang tính hủ tục, lạc hậu của luật tục,

đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội, cản trở hoặc làm giảm hiệu lực, hiệu quả của

pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội cộng đồng tộc người.

Thứ hai, đối tượng chịu sự ảnh hưởng là thực tiễn ý thức và thực hiện pháp

luật - tức là sự nhận thức, thái độ, tình cảm đối với pháp luật và mức độ tuân thủ,

chấp hành, sử dụng pháp luật và sự nghiêm chỉnh trong thi hành các quyết định áp

dụng pháp luật của mỗi thành viên và cả cộng đồng tộc người. Các đối tượng này có

thể chịu sự ảnh hưởng tốt hoặc ảnh hưởng không tốt, phụ thuộc vào các yếu tố ảnh

hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật là tích cực hay không tích cực.

Thứ ba, kết quả của sự ảnh hưởng có thể làm cho ý thức và thực tiễn thực hiện

pháp luật trong mỗi thành viên và cộng đồng tộc người có những biến đổi tốt hoặc

không tốt. Theo đó, những quy định của luật tục có tính tích cực, phù hợp với pháp

luật sẽ góp phần tạo điều kiện và thúc đẩy cộng đồng có ý thức và thực hiện tốt các

quy định của pháp luật; ngược lại, những quy định còn mang tính hủ tục, lạc hậu,

không phù hợp hoặc trái pháp luật sẽ có tác động không tích cực, kìm hãm, làm hạn

chế việc thực hiện pháp luật trong cộng đồng.

Như vậy, có thể nói, sự ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật là

tất yếu, kết quả của nó có cả mặt tích cực và không tích cực. Vấn đề đặt ra là cần

nghiên cứu, sàng lọc những quy định tích cực của luật tục và có hướng tác động phù

hợp nhằm phát huy; đồng thời phát hiện và có hướng tác động thích hợp nhằm cải

tạo, hạn chế hoặc loại bỏ những quy định lạc hậu, không tích cực. Thấy được điều

đó sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc tác động có định hướng đến quá trình làm

cho luật tục phù hợp với pháp luật, phát huy được vai trò điều chỉnh các quan hệ xã

hội trong cộng đồng tộc người; đồng thời, qua đó pháp luật cũng được hoàn thiện

hơn, nhờ có thêm nguồn tập quán pháp, hoặc nhờ có sự điều chỉnh cho phù hợp với

các điều kiện thực tế trong xã hội, trong đó có phong tục, tập quán và luật tục

2.3.2.3. Phạm vi ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật

Phạm vi ảnh hưởng của các quy phạm xã hội nói chung, luật tục nói riêng đối

với thực hiện pháp luật được thể hiện qua các khía cạnh về không gian, thời gian,

các quan hệ xã hội mà quy phạm đó điều chỉnh đến cũng như những hình thức và

hoạt động cơ bản của quá trình thực hiện pháp luật.

Page 66: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

62

Thứ nhất, về không gian: Cộng đồng dân tộc Việt Nam với 54 dân tộc anh em,

mỗi dân tộc có đặc sắc văn hóa, phong tục tập quán và luật tục riêng, hương ước của

người Việt thực ra cũng là một dạng luật tục thành văn... Như vậy, phạm vi về

không gian ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật có thể được hiểu ở

hai nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Ở nghĩa hẹp - xét trong phạm vi luật tục của một dân

tộc cụ thể - là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, bao gồm các phong tục, tập

quán, phản ánh sâu sắc bản sắc văn hóa của cộng đồng tộc người, luật tục có phạm

vi không gian ảnh hưởng đối với thực hiện pháp luật trong mỗi thành viên của buôn

làng, đến vùng lãnh thổ cộng đồng tộc người đó tập trung sinh sống... Ở nghĩa rộng

- xét ở phạm vi luật tục của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam - như đề

cập trên đây, mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc nước ta đều có phong tục tập

quán và luật tục riêng, do đó phạm vi không gian ảnh hưởng đối với thực hiện pháp

luật bao gồm các vùng lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, qua nghiên cứu

chúng tôi thấy rằng, phạm vi không gian có sự hiện diện rõ nét nhất của luật tục ở

nước ta hiện nay là ở những khu vực nông thôn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu

số sinh sống, còn nhiều khó khăn về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thuộc các

vùng Tây Nguyên - Trường Sơn, Trung Bộ, Trung du và miền núi phía Bắc (nếu

tính cả hương ước của người Việt, thì còn bao gồm cả vùng Đồng bằng Bắc Bộ), do

đó, các vùng lãnh thổ này cũng chính là phạm vi không gian có sự ảnh hưởng nhiều

nhất của luật tục đối với thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.

Thứ hai, về thời gian: Chúng ta đã biết, là sản phẩm tinh thần được đúc kết

qua quá trình lâu đời và tồn tại cho đến ngày nay, do đó, từ lâu, luật tục đã và đang

có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội của cộng đồng tộc người. Như đã nêu

và phân tích trên đây, trong giai đoạn hiện nay và cả trong sự phát triển ngày càng

văn minh của xã hội, trong cộng đồng các dân tộc ở nước ta và nhiều nước trên thế

giới, luật tục vẫn có vai trò quan trọng, góp phần cùng pháp luật điều chỉnh các

quan hệ xã hội. Ngô Đức Thịnh cũng nhận định:

Luật tục... không những đóng vai trò to lớn trong sự phát triển tộc người

trong quá khứ mà còn có vai trò trong phát triển xã hội hiện tại và tương

lai… Sự kết hợp giữa pháp luật và luật tục hay là "đa dạng pháp luật" là

một tất yếu khách quan trong việc quản lý điều hành nông thôn, không

chỉ diễn ra trong lịch sử mà còn đối với xã hội hiện tại nữa [100, tr.325].

Page 67: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

63

Hoặc như nhận định của Nguyễn Văn Hiển: "Ở Việt Nam, tập quán pháp...

đang và sẽ tiếp tục được sử dụng cùng với các văn bản QPPL để bổ trợ cho nhau"

[44, tr.22]. Và như vậy, xét về thời gian, thì luật tục đã, đang và sẽ tiếp tục có ảnh

hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội và đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng

các dân tộc ở Việt Nam.

Thứ ba, về các quan hệ xã hội được luật tục điều chỉnh: Luật tục hình thành từ

phong tục, tập quán của mỗi một dân tộc nhất định, nên đối với một quốc gia đa dân

tộc thì nội dung các luật tục có tính đa dạng rất cao. Tuy nhiên, xét về tổng thể, các

luật tục đều có điểm chung là mang những yếu tố của luật pháp (quy định những

điều nên làm, được làm, không được làm; các hành vi bị xem là vi phạm và chế tài

xử lý…) và có phạm vi các quan hệ xã hội điều chỉnh chủ yếu ở các lĩnh vực thiết

yếu và gần gũi trong tự quản và đời sống sinh hoạt hằng ngày ở các buôn làng và

cộng đồng tộc người, gồm các quy định điều chỉnh về các vấn đề cơ bản đó là: Hệ

thống tổ chức và quản lý cộng đồng; trật tự và an ninh của cộng đồng; phong tục tập

quán (tục lệ); quan hệ nam nữ, hôn nhân và gia đình; sở hữu và thừa kế tài sản; bảo

vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường; tội lỗi và các hình phạt; và việc "xử

kiện". Như thế, có thể thấy, luật tục điều chỉnh đến hầu hết các lĩnh vực của đời

sống cộng đồng, nên có ảnh hưởng đối với thực hiện pháp luật ở hầu hết các quan

hệ xã hội trong đời sống của cộng đồng tộc người. Tuy nhiên, hiện nay, chúng tôi

thấy rằng, với sự thay đổi của xã hội và sự hiện diện ngày càng sâu, rộng của pháp

luật, những lĩnh vực quan hệ xã hội mà chúng tôi thấy còn sự hiện diện tương đối rõ

nét của luật tục trong các buôn làng dân tộc thiểu số hiện nay, như: Duy trì, đảm

bảo trật tự, trị an, môi trường trong buôn làng, cộng đồng; điều hòa các mối quan

hệ, hòa giải những mâu thuẫn tranh chấp trong cộng đồng; điều chỉnh các quan hệ

dân sự, hôn nhân gia đình phát sinh trong đời sống hằng ngày... Còn đối với các lĩnh

vực có tính chất hình sự, hành chính, quản lý đất đai, tài nguyên rừng, thì hầu như

đã có sự điều chỉnh sâu rộng của pháp luật, nên luật tục ít có sự ảnh hưởng đối với

thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực này.

Thứ tư, về các hình thức và hoạt động cơ bản của quá trình thực hiện pháp luật:

Luật tục có nhiều yếu tố tích cực đối với xã hội, do đó, đối với những quy định

pháp luật tương đồng với luật tục, thì sẽ được cộng đồng dễ dàng chấp nhận, tuân

thủ nghiêm túc và tự giác chấp hành. Bên cạnh đó, luật tục có những đặc trưng

Page 68: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

64

riêng, xuất phát từ truyền thống văn hóa lâu đời của tộc người, như không có thói

quen lạm dụng pháp luật, nên người dân thường sử dụng pháp luật một cách hài

hòa, hợp lý. Cùng với ý thức tự giác và tôn trọng luật tục đã được nâng lên thành ý

thức tự giác thực hiện và tôn trọng pháp luật, sự hiểu biết pháp luật của người dân

cũng ngày càng nâng cao, nên đối với những quyết định áp dụng pháp luật của cơ

quan, người có thẩm quyền mà phù hợp với luật tục, nhất là có sự kết hợp hài hòa

với luật tục thì sẽ dễ dàng được người dân chấp nhận và tự giác thực hiện một cách

đầy đủ... Ngược lại, với đặc điểm trình độ dân trí còn tương đối thấp, sự hiểu biết

pháp luật của người dân chưa thật sự cao (nhất là ở các buôn làng xa xôi), cộng với

tâm lý đề cao luật tục còn tồn tại trong cộng đồng, nên đối với những quy định pháp

luật khác biệt với luật tục, thì sẽ khó được cộng đồng chấp nhận, tuân thủ và chấp

hành. Mặt khác, trong thực tế có nhiều quan hệ xã hội phát sinh hằng ngày trong

cộng đồng chịu sự tác động bởi luật tục, cộng với tâm lý chưa quen hoặc ngại pháp

luật nên việc sử dụng pháp luật của người dân thường khiêm tốn. Luật tục tồn tại

nhiều quy định lạc hậu, nên đối với những quyết định áp dụng pháp luật không

tương đồng với luật tục, thì khó được người dân chấp nhận, thậm chí không thực

hiện, hoặc thực hiện nhưng về cộng đồng lại xử lại theo luật tục, làm kém hiệu lực

và hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật.

Cụ thể hơn, trong hoạt động ban hành văn bản quy định thực hiện pháp luật,

nếu các quy định, hướng dẫn thiết thực, gần gũi với điều kiện, hoàn cảnh, văn hóa

truyền thống và luật tục, phù hợp với đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng

tộc người, thì sẽ dễ dàng được triển khai, thực hiện trong cộng đồng, và đây sẽ là

điều kiện thuận lợi quan trọng đầu tiên của quá trình đưa pháp luật vào thực hiện

trong đời sống cộng đồng. Tương tự, trong hoạt động tuyên truyền PBGDPL, vì liên

quan đến tư tưởng và nhận thức của người dân, nên nếu có những hình thức,

phương pháp thích hợp, phù hợp với những yếu tố đặc thù về văn hóa truyền thống

của mỗi tộc người, như kết hợp với hoạt động sinh hoạt văn hóa hằng ngày của

người dân, phát huy được vai trò tham gia tích cực của những người có uy tín trong

cộng đồng, nhất là già làng, sử dụng ngôn ngữ và có nội dung tuyên truyền phù hợp

với điều kiện của cộng đồng, thì hiệu quả chắc chắn sẽ cao. Trong thực hiện văn

bản hay quy định pháp luật trên thực tế cũng vậy, như đã đề cập đối với các hình

thức thực hiện pháp luật trên đây, nếu các QPPL cùng việc tổ chức thực hiện chúng

Page 69: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

65

phù hợp và phát huy được các yếu tố đặc thù của cộng đồng, đặc biệt là các yếu tố

văn hóa truyền thống và luật tục của tộc người, thì hiệu lực và hiệu quả dễ đạt như

mong muốn. Việc tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,

kiến nghị, xử lý vi phạm cũng cần có sự kết hợp hài hòa với luật tục và thiết chế tự

quản truyền thống của tộc người, đặc biệt là trong xây dựng và thực hiện quy ước

khu dân cư, hòa giải ở cơ sở, giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm nhỏ

bằng thiết chế tự quản này và phát huy vai trò của già làng... Ngược lại, nói chung,

các hoạt động của quá trình thực hiện pháp luật này, nếu không phù hợp với điều

kiện vật chất và tinh thần, không kết hợp và phát huy được các giá trị văn hóa

truyền thống và luật tục của mỗi tộc người, thì hiệu quả sẽ không cao và việc đưa

pháp luật vào cuộc sống cộng đồng sẽ có nhiều khó khăn.

Tóm lại, giống như nhiều loại quy phạm xã hội khác, luật tục tác động tới cả

sự hình thành lẫn sự thực hiện pháp luật. Những luật tục phù hợp với ý chí của nhà

nước, nguyện vọng của nhân dân, cần được thừa nhận thành những quy tắc xử sự

chung được nhà nước bảo đảm thực hiện, qua đó góp phần hình thành nên pháp

luật. Những luật tục đó vì tồn tại lâu đời, ngấm sâu vào tiềm thức của người dân, trở

thành thói quen ứng xử hằng ngày của họ nên thường được nhân dân tự giác thực

hiện, nhờ đó góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự

giác hơn. Trong quá trình áp dụng pháp luật, nếu các chủ thể có thẩm quyền vận

dụng những luật tục đã được thừa nhận vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy

ra trong thực tế thì các quyết định đó dễ được đánh giá là "vừa thấu tình vừa đạt lý"

và dễ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân nên dễ được thi hành nghiêm

chỉnh trong thực tế. Những luật tục trái với ý chí của nhà nước có thể trở thành tiền

đề để nhà nước ban hành ra những quy định mới nhằm loại bỏ chúng ra khỏi đời

sống xã hội vì chúng thường cản trở việc thực hiện pháp luật. Trong trường hợp

này, các luật tục đó tác động một cách gián tiếp tới quá trình hình thành pháp luật

và tác động không tích cực đối với sự thực hiện pháp luật. Hoàng Thị Kim Quế

cũng có nhận định tương tự: "Bất kỳ một loại quy tắc xã hội nào cũng đều chịu sự

tác động, chi phối, thậm chí quy định từ phía các loại quy tắc xã hội khác. Trong số

các tác động đó, phải kể đến sự tác động, chi phối mạnh mẽ của pháp luật nhà nước.

Và cả bản thân các QPPL cũng ít nhiều chịu sự tác động của các loại quy tắc xã hội

khác, đặc biệt là đạo đức, luật tục, tập quán, phong tục" [112, tr.944].

Page 70: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

66

Kết luận chương 2

Pháp luật điều chỉnh các hành vi của con người trong các mối quan hệ xã hội

và với thiên nhiên. Pháp luật có hiệu lực cao phải phù hợp với quy luật xã hội, quy

luật tự nhiên, phù hợp với hệ giá trị, niềm tin, đạo đức, văn hóa ứng xử của xã hội,

được người dân đồng tình, chấp thuận và tự giác thực hiện. Để pháp luật bảo vệ

được người dân và vì dân thì pháp luật đó phải phản ánh đúng nguyện vọng và ý chí

của dân và phải phù hợp với trình độ phát triển của xã hội.

Luật tục ở những khía cạnh nhất định cũng có vai trò như luật pháp vì nó được

hình thành từ cộng đồng để điều chỉnh các quan hệ trong cộng đồng, duy trì trật tự

xã hội trong phạm vi cộng đồng, đảm bảo cho cộng đồng ổn định và phát triển.

Theo đó, luật tục trong phạm vi nhất định, ở một số lĩnh vực nhất định có thể hỗ trợ

mạnh mẽ cho việc thực thi pháp luật. Luật tục có thể bổ sung và hỗ trợ cho luật

pháp đối với từng trường hợp cụ thể, bởi lẽ luật tục ra đời và được kiểm chứng

trong đời sống cộng đồng qua nhiều thế hệ nên có tính ổn định, bền vững. Song,

cũng phải nhìn nhận rằng xã hội loài người không ngừng phát triển, pháp luật ngày

càng thể hiện tốt hơn vai trò đối với xã hội; luật tục lại rất ít thay đổi, rất khó điều

chỉnh để thích nghi với các tiến bộ khoa học đang thay đổi từng ngày, vì thế những

luật tục phù hợp với sự phát triển của xã hội thì cần được phát huy, ngược lại những

luật tục không phù hợp thì phải hạn chế và dần loại trừ khỏi đời sống xã hội.

Hiện nay ở Việt Nam và nhiều nước khác, luật tục vẫn đang tồn tại và có

nhiều tác dụng đối với xã hội. Trong sự tồn tại đó, luật tục có mối quan hệ với pháp

luật và thực hiện pháp luật, do đó có sự ảnh hưởng với nhau. Về cơ bản, sự ảnh

hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật thể hiện ở chỗ: Những luật tục tiến

bộ sẽ thúc đẩy việc thực hiện pháp luật, là cầu nối và tạo ra môi trường thuận lợi

cho pháp luật đi vào cuộc sống, cùng với pháp luật duy trì, quản lý xã hội vì mục

đích chung của cộng đồng; ngược lại, những luật tục lạc hậu với đời sống xã hội

văn minh hiện tại hoặc trái với quy định của pháp luật, thì sẽ cản trở việc thực hiện

pháp luật. Chúng tôi thấy rằng, thực tế có rất nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có tác

giả cuốn sách: "Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội" cũng đã đưa ra quan

điểm tương tự [36, tr.180-181].

Page 71: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

67

Chương 3

THỰC TRẠNG LUẬT TỤC CỦA NGƯỜI ÊĐÊ

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ÊĐÊ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT TỤC TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ÊĐÊ Ở

CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

3.1.1. Vài nét chung về cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên

3.1.1.1. Khái quát về các tỉnh Tây Nguyên

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm

Đồng [18], có tổng diện tích trên 54.600 km2 (chiếm 1/6 (16,50%) diện tích đất

liền cả nước), nằm trải dài theo phía Nam của dãy Trường Sơn. Phía Bắc và phía

Đông giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ; phía Nam giáp vùng Đông Nam Bộ;

phía Tây có đường biên giới quốc gia dài gần 600 km giáp với Lào và Campuchia

[130, tr.8]. Với vị trí địa lý đó, cùng với hệ thống giao thông đường bộ và đường

hàng không khá hoàn chỉnh, Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi để giao lưu các

khu vực bên ngoài.

Tây Nguyên là địa bàn có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, môi trường sinh thái,

an ninh quốc phòng của cả nước. Về kinh tế, có nhiều tiềm năng về phát triển trồng

cây công - nông nghiệp, chăn nuôi, khai khoáng (đặc biệt là bô xít) và điện năng

(thủy điện, điện gió và điện mặt trời), được coi là một trong những vùng kinh tế

năng động của Việt Nam. Với hệ động thực vật hết sức phong phú, lại có vị trí địa

lý đặc biệt, Tây Nguyên đã và đang là "lá phổi" của toàn bộ khu vực miền Trung,

miền Nam nói riêng và ba nước Việt Nam, Campuchia, Lào nói chung. Về an ninh

quốc phòng, Tây Nguyên là mái nhà chung của ba nước Đông Dương, từ Tây

Nguyên có thể sang Lào, Campuchia hay đi Thái Lan đều rất thuận tiện và nhanh

chóng, vì thế người Pháp thật có lý khi cho rằng: Ai chiếm được Tây Nguyên sẽ

kiểm soát được Đông Dương.

Toàn vùng hiện có 62 đơn vị hành chính cấp huyện; 726 đơn vị hành chính

cấp xã; 7.833 đơn vị thôn, buôn (trong đó có 2.664 buôn làng có trên 50% số hộ là

người đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 34% (Kon Tum 556 làng, chiếm 66%; Gia

Lai 916 làng, chiếm 42,4%; Đắk Lắk 612 buôn, chiếm 25%; Đắk Nông 137 bon,

chiếm 17%; Lâm Đồng 433 buôn, chiếm 28%)). Hiện có 04 tôn giáo lớn: Phật giáo,

Page 72: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

68

Công giáo, Tin lành và Cao đài với trên 2 triệu tín đồ, chiếm tỷ lệ 36% dân số.

Những năm gần đây, số tín đồ các tôn giáo là người dân tộc thiểu số tăng khá

nhanh, chủ yếu theo đạo Tin lành và Công giáo (khoảng 530.000 người). Hiện một

số tà đạo, đạo lạ bằng nhiều con đường khác nhau đang tìm mọi cách len lỏi, du

nhập vào đời sống tín ngưỡng của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở

Tây Nguyên [3; 4].

Những năm gần đây, bộ mặt toàn vùng đã có nhiều đổi thay trên nhiều lĩnh

vực. Nhiều vấn đề xã hội được quan tâm tập trung giải quyết, nhất là về an sinh xã

hội, việc làm, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số; đồng bào dân tộc

thiểu số có điều kiện tiếp cận được với các dịch vụ y tế, dịch vụ và kiến thức khoa

học; đời sống văn hóa ở các buôn, làng từng bước được cải thiện theo hướng vừa

bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, vừa mở rộng giao lưu

hội nhập với các vùng miền trong cả nước. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, những thay

đổi đó chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng. Kinh tế - xã hội vẫn

trong tình trạng chậm phát triển; nhiều vấn đề xã hội còn bức xúc, có nơi, có lúc đã

hình thành "điểm nóng" về an ninh nông thôn, tiềm ẩn nguy cơ về an ninh chính trị,

trật tự an toàn xã hội.

Tây Nguyên là địa bàn cư trú lâu đời của 12 dân tộc tại chỗ (Trong đó có 4

dân tộc nói ngôn ngữ Nam Đảo (Malayo-Polinesien): Gia Rai, Êđê, Chu Ru, Raglai;

8 dân tộc nói ngôn ngữ Môn-Khơ Me: Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ

Măm, Mạ, M’nông và Cơ Ho) với tổng số 1.359.102 người [5, Biểu 5]; diện mạo

chung là các dân tộc có dân số đông sinh sống ở các vùng trung tâm bằng phẳng,

còn các dân tộc có dân số ít sinh sống ở các vùng núi cao, địa hình dốc và hiểm trở

(Cụ thể như các dân tộc Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm, Xơ Đăng cư trú chủ yếu ở tỉnh

Kon Tum; các dân tộc Gia Rai và Ba Na cư trú chủ yếu ở tỉnh Gia Lai; các dân tộc

Êđê và M’nông thì phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông; các dân tộc

Mạ, Cơ Ho, Chu Ru, Raglai cư trú chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng). Hiện nay, ở Tây

Nguyên đã có đủ 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam [5, Biểu 5]. Đầu

thế kỷ XX, dân số toàn Tây Nguyên ước khoảng 20 vạn người, sau năm 1975 tăng

lên khoảng 1.226.000 người, và hiện nay hơn 5,1 triệu người [5, Biểu 3]. Sự gia

tăng dân số đột biến là nguyên nhân gây ra nhiều bất cập về kinh tế, xã hội những

năm qua ở vùng đất này.

Page 73: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

69

Trong xã hội truyền thống các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên, buôn làng là đơn

vị xã hội độc lập và cao nhất. Mỗi buôn làng là một chỉnh thể thống nhất về môi

trường tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa và tâm linh của tộc người. Quan hệ kinh tế,

xã hội giữa các tầng lớp xã hội về cơ bản vẫn là quan hệ bình đẳng, phân phối thu

nhập trong cộng đồng vẫn theo kiểu bình quân, sự phân hóa giàu nghèo còn ở dạng

manh nha...

Thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội đó, là thiết chế tự quản của buôn làng

vận hành dựa trên nền tảng tập quán - luật tục của cộng đồng. Mỗi buôn làng dân tộc

tại chỗ ở Tây Nguyên có một chủ làng (hay già làng), được dân làng kính trọng. Bên

cạnh chủ làng còn có người xử kiện và thầy cúng... làm nhiệm vụ trông nom, quản lý

và điều hành các công việc liên quan đến đời sống mọi mặt của cộng đồng. Đó là một

bộ máy đơn giản nhưng hoạt động hiệu quả và chi phối tất cả các khía cạnh đời sống xã

hội của buôn làng dựa trên các quy định của luật tục. Luật tục cũng là một trong những

giá trị văn hóa xã hội đặc sắc của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên.

3.1.1.2. Cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên

* Cư dân, đời sống văn hóa, thiết chế gia đình, buôn làng truyền thống:

- Cộng đồng dân tộc Êđê gồm trên dưới 20 nhóm địa phương khác nhau (Gồm

có các nhóm như: Kpă, Ađham, Mđhur, Ktul, Dliê, Ruê, Krung, Blô, Bih, Êpan,

Kdrao (Drao), Hwing, Êning, Arul, Dong Măk, Kmun, Ktu, Ktlê...). Theo Tổng

điều tra dân số và nhà ở năm 2009, ở Việt Nam dân tộc Êđê có 331.194 người, xếp

thứ 11 về dân số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và đứng thứ hai trong số

các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên (sau dân tộc Gia Rai), cư trú lâu đời và tập trung

đông nhất là ở tỉnh Đắk Lắk (298.534 người, chiếm hơn 90,1% số người Êđê ở Việt

Nam; bằng 17,2% dân số toàn tỉnh) và tỉnh Đắk Nông (5.271 người, bằng hơn 1,6%

số người Êđê ở Việt Nam)... [5, Biểu 5]. Do cư trú kề nhau nên giữa dân tộc Êđê và

dân tộc Gia Rai (cư trú tập trung ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk, có số dân đông

nhất trong số các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên) có nhiều điểm tương đồng trong

phương thức sản xuất, canh tác, trong tổ chức xã hội và trong hôn nhân; nhiều

phong tục tập quán thấy ở dân tộc Êđê thì cũng thấy ở người Gia Rai và ngược lại;

dân tộc Êđê và Gia Rai cũng dễ dàng hiểu được ngôn ngữ của nhau. Với dân tộc

M’nông (cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Nông và tỉnh Đắk Lắk) cũng vậy, rất nhiều yếu

tố văn hóa Êđê đã xâm nhập vào dân tộc M’nông khá sâu sắc và ngược lại; những

Page 74: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

70

nhóm người M’nông sống trong vùng dân tộc Êđê cũng dễ dàng hòa nhập, có rất

nhiều truyền thuyết, tập tục, thói quen chung cho cả hai tộc người này... [93].

- Hoạt động sản xuất của người Êđê chủ yếu trồng lúa rẫy theo phương thức

luân canh, rẫy sau một thời gian canh tác thì bỏ hóa cho đất phục hồi rồi mới trở lại

phát, đốt, canh tác tiếp; vật nuôi nhiều hơn cả là lợn, trâu và gà. Nghề thủ công phổ

biến là đan lát mây tre làm đồ gia dụng, nghề trồng bông dệt vải; nghề gốm và rèn

không phát triển lắm. Trước đây việc mua bán, trao đổi bằng phương thức hàng đổi

hàng. Người Êđê theo chế độ mẫu hệ, hôn nhân cư trú phía nhà vợ, con mang họ

mẹ, con gái út là người thừa kế. Người phụ nữ chủ động trong việc hôn nhân, nhờ

mai mối hỏi chồng và cưới chồng về ở rể. Khi một trong hai người qua đời thì gia

đình và dòng họ của người quá cố phải có người đứng ra thay thế theo tục "nối dây"

(čuê nuê). Khi có người chết thì tang lễ được tổ chức tại nhà rồi đưa ra nghĩa địa thổ

táng. Người cùng một dòng họ chết trong một thời gian gần nhau thì các quan tài

được chôn chung một mộ. Quan niệm thế giới "bên kia" là sự tái hiện của hiện tại

nên người chết được chia tài sản đặt ở nhà mồ. Khi dựng nhà mồ, lễ cúng bỏ mả

được tổ chức linh đình, sau đó là sự kết thúc việc săn sóc vong linh và phần mộ.

Người Êđê thờ đa thần, vị thần lớn nhất là đấng sáng tạo Aê Điê và Aê Đu rồi đến

Thần Đất (Yang Lăn), Thần Lúa (Yang Mđiê) và các thần linh khác. Nghi lễ theo

đuổi cả đời người là lễ cầu phúc, lễ mừng sức khỏe cho từng cá nhân, ai tổ chức

được nhiều nghi lễ lớn hiến sinh bằng nhiều trâu, bò, ché quý thì người đó càng

được dân làng kính nể. Việc truyền bá kiến thức... theo lối thực hành và truyền

khẩu. Đến năm 1923 mới xuất hiện chữ viết tiếng Êđê theo bộ vần chữ cái La-tinh.

Văn hóa dân gian rất đa dạng, phong phú, có hình thức kể khan rất hấp dẫn; có

nhiều sử thi, trường ca cổ xưa nổi tiếng (như trường ca Đamsan...) [2; 31].

- Ngôi nhà truyền thống của người Êđê là nhà sàn dài. Các tiểu gia đình cư trú

trong mỗi ngăn phòng của ngôi nhà dài hợp thành đại gia đình mẫu hệ Êđê. Người

đàn bà cao tuổi nhất, có uy tín là người quản lý tài sản, giải quyết các mối quan hệ

trong nội bộ ngôi nhà dài. Thường ngày, các tiểu gia đình ăn uống và làm rẫy riêng.

Nhưng khi có công việc chung như nghi lễ, lễ hội, cưới xin, ma chay... thì mọi

người trong ngôi nhà dài cùng nhau lo việc và ăn uống chung. Cách ứng xử của các

thành viên trong gia tộc là kính trên nhường dưới. Buôn làng là tổ chức xã hội cao

nhất của người Êđê. Trong buôn làng Êđê gồm các thành phần người như sau: Pô

Page 75: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

71

lăn (chủ đất) là người đại diện cho việc quản lý đất đai của dòng họ, buôn làng; Pô

pin êa (chủ bến nước và là chủ buôn làng) hướng dẫn dân làng thực hiện các nghi lễ

chung của cộng đồng (cúng bến nước, cúng thần đất, dời buôn làng…), giải quyết

các mâu thuẫn trong nội bộ buôn làng cũng như với các buôn làng khác; Pô phat kdi

(thầy xử kiện - là người am hiểu phong tục tập quán, thuộc nhiều duê kdi (luật tục)

dùng lối nói có vần điệu, giàu hình ảnh, có tư cách, phẩm chất tốt, đối đáp giỏi;

ngoài ra, còn phải có kinh nghiệm, đã phân xử thành công nhiều vụ kiện trong buôn

làng) lo việc hòa giải các mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong buôn làng

dựa vào luật tục; Pô riu yang (thầy cúng) là người thực hiện nghi lễ trong các lễ

cúng. Cư dân sống trong buôn làng gọi là mnuih buôn sang. Ở đó có những tục lệ

bắt buộc người ta phải tuân theo, bất kỳ ai không tuân thủ đều bị coi là vi phạm luật

tục. Các thành viên trong buôn làng phải sống hòa thuận, giúp đỡ, tương trợ nhau

khi có khó khăn, hoạn nạn; cùng nhau bảo vệ buôn làng; tham gia các hoạt động,

nghi lễ chung của cộng đồng... Không gian sinh tồn của một buôn làng Êđê bao

gồm: Đất dựng nhà ở, đất làm khu nghĩa địa, đất làm nương rẫy, bãi thả gia súc, bãi

thả diều, rừng săn bắn hái lượm, rừng thiêng và rừng đầu nguồn (rừng đầu nguồn là

nguồn lợi thiên nhiên to lớn về nguồn nước, lâm sản, săn bắn, hái lượm, phòng hộ

mưa to gió lớn, nên dân làng không được khai thác bừa bãi, mà phải bảo vệ khu

rừng này bằng mọi giá).

* Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội hiện nay:

So với xã hội truyền thống trước đây, xã hội người Êđê hiện nay có nhiều thay

đổi. Buôn làng không còn thuần nhất về thành phần cư dân, không còn biệt lập về địa

vực cư trú và môi trường sinh sống. Đặc biệt là diện tích đất rừng tự nhiên dành cho

săn bắt, hái lượm, đất dành cho canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm của

buôn làng đã bị xáo trộn mạnh và thu hẹp nhiều dưới tác động của các làn sóng di dân

đến vùng đất này. Tuy vậy, nhìn chung, không gian sinh tồn hay không gian xã hội của

buôn làng vẫn nằm trong phạm vi vùng lãnh thổ tộc người, khoảng 83,5% số người

Êđê hiện nay vẫn sinh ra và sống liên tục tại buôn làng của mình [124, tr.77].

Điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên nói chung còn nhiều khó

khăn, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng tại thời điểm năm 2014 là 13,8% (chỉ thấp hơn vùng

cao nhất - các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc là 18,4%) [89, tr.1171]. Là dân

tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên nên cộng đồng người Êđê cũng chịu chung khó

Page 76: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

72

khăn đó, và về cơ bản người Êđê hiện nay vẫn làm nông nghiệp là chủ yếu (Qua

khảo sát bằng phiếu hỏi 200 hộ gia đình Êđê tại 03 buôn thuộc địa bàn nghiên cứu,

cho thấy có đến 93% làm nghề chính (nghề dành nhiều thời gian nhất) là nông, lâm,

ngư nghiệp và 92,5% có nguồn thu nhập chính là từ trồng trọt (cụ thể tại Bảng 3.1

và Bảng 3.2 Phụ lục 07). Những thông tin cơ bản chúng tôi thu thập được qua điền

dã tại 03 buôn được chọn khảo sát tại Mục II Phụ lục 06 cũng cho thấy những nội

dung tương tự các kết quả nghiên cứu, thống kê, khảo sát thực tế này).

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giao lưu mạnh mẽ với các dân tộc

anh em khác, phần lớn người dân đã được học hành, biết chữ, có nhiều điều kiện

giao lưu, tiếp thu kiến thức từ bên ngoài; hầu hết trẻ em người Êđê đều được tới

trường, học chương trình phổ thông, đã có rất nhiều em trở thành sinh viên của các

trường cao đẳng, đại học. Trình độ dân trí của người Êđê hiện nay đã được nâng cao

hơn nhiều so với trước đây, được tiếp cận với kiến thức khoa học và đã nhận thấy

một số tri thức kinh nghiệm truyền thống không đúng hoặc không còn phù hợp với

khoa học ngày nay, nhất là trong sản xuất và sinh hoạt cộng đồng... Tuy vậy, xét

bình diện chung thì trình độ văn hóa phổ thông của đồng bào các dân tộc thiểu số tại

chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên và cộng đồng người Êđê, hiện nay còn thấp hơn nhiều

so với trung bình cả nước, như thông tin tại Hộp đưới đây.

Cùng với sự biến đổi về kinh tế - xã hội, thực tế cho thấy, đời sống văn hóa,

vật chất, tinh thần và tâm linh của buôn làng truyền thống người Êđê cũng có nhiều

biến đổi, từ nhà dài của đại gia đình sang nhà nhỏ của gia đình hạt nhân, có thêm

nhà cộng đồng, ngoài bến nước có giếng nước và nhiều công trình công cộng khác...

Hệ thống tín ngưỡng truyền thống đa thần, tôn thờ vạn vật hữu linh vốn ngự trị lâu

đời trong các buôn làng dần dần được thay bằng tín ngưỡng độc thần của các tôn

giáo du nhập (nhất là Công giáo và Tin lành); các nghi lễ vốn truyền thống trong gia

Tổng số học sinh phổ thông của cả 5 tỉnh Tây Nguyên thời điểm năm 2015 là 1.139.269, chỉ chiếm 7,4% so với cả nước (cả nước là 15.353.785) và bằng 54% so với khu vực thấp thứ nhì, sau khu vực Tây Nguyên (các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc là 2.104.439) [90, tr.1049-1050].

Khảo sát các hộ gia đình Êđê thuộc địa bàn nghiên cứu, cho thấy trình độ học vấn của người trả lời còn rất hạn chế: Có 47 người mù chữ, đáng lưu ý chiếm tỷ lệ lớn nhất là ở độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi; đồng thời, gần nửa số người trả lời trên 60 tuổi cũng mù chữ (6/13 người); trong tổng số 200 người trả lời, chỉ có 5 người đã có trình độ từ Trung cấp trở lên; trình độ học vấn trung bình của những người tham gia trả lời phiếu hỏi là lớp 4 (cụ thể tại Bảng 3.3 Phụ lục 07).

Page 77: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

73

đình, dòng họ và cộng đồng cũng dần thu hẹp cơ sở và điều kiện tồn tại của chúng...

Tuy vậy, những biến đổi đó không phải đã là toàn bộ, mà ngược lại nhiều yếu tố

truyền thống văn hóa đặc trưng của người Êđê là nền tảng quan trọng để luật tục tồn

tại vẫn còn hiện diện rõ nét trong cộng đồng người Êđê.

Qua khảo sát tại địa bàn nghiên cứu Luận án, có đến 75,5% người Êđê được

hỏi trả lời là họ thường xuyên hoặc khá thường xuyên gặp gỡ họ hàng (cụ thể tại

Bảng 3.4 Phụ lục 07). Và theo kết quả khảo sát của Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước

- TN3/X21, điều tra năm 2015 cho thấy tỷ lệ người kết hôn với người khác tộc

người trong cộng đồng người Êđê là rất thấp. Cụ thể, trong tổng số 647 người Êđê

đã kết hôn được điều tra, có đến 626 người (chiếm 96,75%) kết hôn với người cùng

dân tộc, và chỉ có 21 người (chiếm 3,25%) kết hôn với người khác dân tộc [124,

tr.164-165]. Các kết quả khảo sát này phần nào cho thấy tính gắn kết và cố kết cộng

đồng trong các tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, đặc biệt là dân tộc Êđê

hiện nay còn rất cao.

Cư trú sau khi cưới là đặc trưng văn hóa - xã hội của mỗi tộc người, là sự thể

hiện về một xã hội mẫu hệ hay phụ hệ, hoặc song hệ. Trong các xã hội mẫu hệ, cư

trú sau kết hôn chủ yếu là bên nhà vợ. Cũng theo khảo sát của Đề tài TN3/X21, số

các cặp vợ chồng mới cưới cư trú bên nhà cha mẹ bên vợ sau hôn lễ của người Êđê

ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay còn chiếm tỷ lệ rất cao (88,59%) [124, tr.166]. Bên

cạnh đó, một khảo sát khác của Đề tài này cũng cho thấy, tuy hiện nay loại hình gia

đình hạt nhân (chỉ gồm vợ chồng và con) chiếm tỷ lệ cao (58,0%), nhưng loại hình

gia đình ghép chung và gia đình mở rộng (gồm nhiều thế hệ, nhiều người cùng

chung sống) vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (40,8%) [124, tr.172]. Đặc điểm cư trú sau khi

cưới và loại hình gia đình của người Êđê (theo kết quả khảo sát trên đây) là minh

chứng của yếu tố mẫu hệ và ngôi nhà dài với nhiều thế hệ, nhiều gia đình cùng

chung sống vẫn còn được bảo lưu khá đầy đủ và sâu đậm trong cộng đồng người

Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay. Hay như "Hiện nay đã có sự bình đẳng về giới

nhưng vẫn duy trì theo chế độ mẫu hệ, do đó, phụ nữ vẫn giữ vai trò quan trọng

trong gia đình, có quyền tự quyết cao về mọi mặt, kể cả tài sản. Khi kết hôn, nhà gái

vẫn đến nhà trai để xin cưới hỏi, nhà trai vẫn có quyền được thách cưới" [nam,

Trưởng buôn Knul]; "Tài sản chia cho con gái nhiều hơn, nhà cửa thì con gái nào ở

với mình thì con gái đó được hưởng" [nam, Trưởng buôn Hra Ea Hning].

Page 78: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

74

Xã hội Êđê hiện nay tuy đã trải qua nhiều biến đổi nhưng lễ tang và những tập

tục, nghi thức liên quan đến người chết, như tục chia của cho người chết, ăn nhà mả,

cúng giỗ hằng năm, lễ bỏ mả... vẫn được bảo lưu (như thông tin tại Hộp dưới đây).

Các nghi lễ thiêng liêng này tạo nên bối cảnh thể hiện và củng cố cấu trúc xã hội

của cộng đồng, và đây cũng là bối cảnh lý tưởng nhất để các cá nhân tiếp nhận hệ

giá trị văn hóa truyền thống và nhân văn của cộng đồng.

Với đặc điểm kinh tế - xã hội của cộng đồng người Êđê hiện nay, và với tinh

thần cố kết cộng đồng, dấu ấn về xã hội mẫu hệ, ngôi nhà dài và các lễ nghi truyền

thống..., là các yếu tố đặc trưng về văn hóa - xã hội, vừa chịu sự ảnh hưởng sâu sắc

bởi luật tục còn in đậm trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên, là môi

trường thích hợp để luật tục tiếp tục tồn tại và phát huy tác dụng trong cộng đồng

tộc người này.

3.1.2. Luật tục trong cộng đồng người Êđê hiện nay

3.1.2.1. Khái quát về luật tục của người Êđê

Như đã đề cập ở Chương 1 trên đây, luật tục Êđê lần đầu tiên được Leopold

Sabatier để công sưu tầm, ghi chép, hệ thống từ năm 1913 và đến năm 1927 cho

công bố cuốn sách ghi chép luật tục bằng tiếng Êđê (Hdruôm hră klei duê klei bhiăn

đưm) [57]. Đến năm 1940, Dominique Antomarchi đã dịch cuốn sách này ra tiếng

Pháp và công bố thành cuốn Recueil des Cutumes Rhadies du Daclac [152]. Sau

này, trong các cuốn sách Văn hóa dân gian Êđê [101] có một chương viết về luật tục

Kết quả khảo sát trong 250 trường hợp tổ chức lễ tang của người Êđê, thì có đến 187 trường hợp (chiếm 74,8%) tổ chức lễ tang theo tập tục truyền thống của dân tộc Êđê, số còn lại (chiếm 25,2%) tổ chức lễ tang theo tôn giáo hoặc theo tập tục của người Kinh [124, tr.217].

Hoặc như "Đám ma là lễ lớn nhất hiện nay của buôn, nên vẫn giữ theo phong tục, không thể bỏ được. Khi mất thì chia tài sản chôn theo (chén bát, dao…), ngày xưa thì nhiều, bây giờ ít rồi vì sợ người ta phá mồ mả (chôn ché theo cũng phải đập cho bể). Tùy theo nhà có điều kiện, con cháu nhiều hay ít thì tổ chức to hay nhỏ. Bà nội của Y Đê đám ma cúng mấy chục con heo, lễ bỏ mả cúng 5 con bò, 2 con trâu. Đám ma nhà Ma Nghị cúng 3 ngày 3 đêm, hết 12 con heo 1 con bò" [nam, Trưởng buôn Dliêya A].

Tương tự, hiện nay lễ cưới của tộc người Êđê được tổ chức một cách hỗn hợp vừa theo tập tục truyền thống, vừa theo nghi thức tôn giáo lẫn cách thức tổ chức của người Kinh, tuy nhiên, cách thức tổ chức theo tập tục truyền thống vẫn được duy trì với tỷ lệ rất cao (83,06%) [124, tr.277].

Hay như: "Hiện nay, lễ nghi cưới hỏi vẫn theo phong tục, kết hôn thì có đăng ký ở xã, nhưng tổ chức đám cưới thì có thay đổi như người kinh và theo tôn giáo" [nam, Trưởng buôn Knul]...

Page 79: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

75

của dân tộc Êđê. Đến những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà dân tộc học trong

nước như Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu đã dựa trên cuốn sách

Luật tục Êđê của Sabatier và tham khảo các bộ luật tục mới sưu tầm được tạo thành

Luật tục Êđê (Tập quán pháp) [103; 104]. Ngoài ra, luật tục Êđê cũng được đề cập

trong các cuốn sách Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam (2003) và Luật tục

trong đời sống các tộc người ở Việt Nam (2010) của Ngô Đức Thịnh [99; 100],

cuốn sách Địa chí Đắk Lắk (2015) [84], v.v... Khái quát từ những cuốn sách đã nêu

và từ những thông tin thu thập qua khảo cứu tại nhiều buôn làng người Êđê, chúng

tôi thấy luật tục Êđê có những nội dung cơ bản và chủ yếu gồm:

Một là, những quy định về tổ chức và quản lý cộng đồng.

Luật tục Êđê quy định quan hệ giữa chủ làng với dân làng là quan hệ bình

đẳng, nhưng phải theo nguyên tắc chung là: Dân làng phải tôn trọng, không được

xúc phạm đến danh dự và thân thể chủ làng; không được mua chuộc, đe dọa chủ

làng; phải tuân thủ luật lệ của cộng đồng, mà chủ làng là người điều hành. Về phía

chủ làng, không được "ăn hối lộ", không được lộng hành trong các công việc được

cộng đồng ủy quyền, phải chăm lo chu đáo công việc chung của buôn làng...

Luật tục nói rõ kẻ nào "thủ lĩnh dạy không nghe, bảo không vâng", "thì chúng

đều là những kẻ có tội... phải đưa ra xét xử". Ai dám vượt mặt chủ làng, "luôn luôn

ngọ nguậy như con ngựa lưng bị thương" thì sẽ phải nhận hậu quả vì việc mình gây

ra. Người nào vu cáo nhằm đổ tội cho chủ làng thì phải đem ra xét xử. Trong mối

quan hệ với chủ làng, các thành viên trong cộng đồng có nhiệm vụ phải tuân thủ các

điều mà tập quán đã đề ra: Khi sinh nở, nhà có người chết, bỏ làng đi nơi khác,

v.v... đều phải báo với chủ làng. Chủ làng phải trong sáng, trung thực, công tâm,

thực hiện đúng mực quyền hạn của mình. Luật tục có các quy định chặt chẽ để ngăn

chặn những hành vi lộng quyền của chủ làng. Người chủ làng không giữ lời cam kết

về nhiệm vụ của mình, không chăm nom chu đáo dân làng, còn lấy cớ phạt vạ dân

làng, "là cha nhìn là cha cọp, nuôi con đó mà cũng cắn con đó", thì chủ làng đó có

tội với dân làng. Luật tục ngăn cấm chủ làng bưng bít, giấu giếm các sự việc xấu,

bao che tội phạm, từ chối, không chịu xét xử các vụ kiện tụng trong buôn làng.

Người Êđê quan niệm dù là dòng họ nào thì cũng có nguồn gốc "từ ông bà

xưa", nên phải giúp đỡ nhau, nếu ai đó không chăm sóc chu đáo người ốm, bỏ đi,

hay lẩn trốn khi có tiếng người kêu cứu thì "phải đưa hắn ra xét xử giữa người đầu

Page 80: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

76

làng với hắn". Luật tục đề cao trách nhiệm các thành viên trong cộng đồng phải

giúp đỡ nhau khi khó khăn: "gùi nặng thì mang giùm, nước nặng thì gùi giúp, công

việc nương rẫy muộn màng thì phải giúp nhau làm cho kịp thời vụ,...". Và luật tục

cũng yêu cầu "tất cả phải nghe cùng một tai, nói cùng một miệng, tất cả phải cùng

một lòng, một dạ".

Hai là, quy định về đảm bảo an ninh trật tự cộng đồng.

Luật tục Êđê đặt lợi ích chung của cộng đồng cao hơn lợi ích của thành viên.

Các vi phạm lợi ích của cộng đồng đều bị coi là phạm tội. Luật tục ngăn cấm con

người đốt lửa bừa bãi làm cháy rừng, thiêu trụi chòi lúa, kho lúa ở trong rẫy. Nếu

nhà ai đó bị cháy, làng nào đó bị hỏa hoạn, người nào không nhanh chóng tham gia cứu

chữa, nhất là kẻ nào có âm mưu và hành động đốt rừng, thiêu trụi xóm làng thì sẽ bị xử

nặng. "Đàn ông thường đốt lửa bừa bãi, đàn bà thường đốt lửa bậy bạ, có những người

đốt lửa mà làm như kẻ điếc, kẻ đui... Cho nên nếu biết được con đàn bà ấy là ai, thằng

đàn ông ấy là ai thì việc xét xử phải đi đến buộc phải bồi thường nặng".

Vì lợi ích cộng đồng, ai bị bệnh tật nguy hiểm, gia súc, gia cầm nhà ai bị dịch

mà không khai báo với chủ làng, nếu hiểm hoạ xảy ra đối với dân làng, thì người đó

phải bị đưa ra xét xử trước mọi người. "Bệnh lở, bệnh ghẻ hắn muốn truyền cho

người ta. Hắn tha bệnh đi khắp làng tây, xóm đông... Như vậy là hắn có tội, có

chuyện phải xét xử giữa người ta và hắn". Luật tục cũng có điều ngăn cấm những ai

có hành động vu cáo người khác bị bệnh truyền nhiễm. Ai phạm điều này đều phải

đưa ra để xét tội.

Luật tục cũng quy định cụ thể về tội lang thang, lêu lổng, không chịu sống

trong khuôn phép của cộng đồng; các tội về trộm cắp; các tội gây rối, phao tin đồn

nhảm làm cho dân sợ; tội gây thương tích, giết người hoặc làm chết người, v.v.

Ba là, quy định về phong tục tập quán (tục lệ).

Luật tục có nhiều quy định về phong tục tập quán, chủ yếu là các tập quán về

cưới xin, ma chay, về sinh hoạt lễ hội của cộng đồng bắt buộc mọi người phải có

nghĩa vụ tham gia, như tục nối dây trong hôn nhân, tục trao vòng đính hôn như là sự

cam kết vợ chồng, tục thách cưới, tục chia tài sản cho người chết, tục cho người

chết ăn cơm, tục thăm nom đất đai, các tập tục khác về kiêng cữ, các tục lệ trong

sản xuất mùa màng, các tục lệ trong tín ngưỡng, cúng bến nước, lễ hiến sinh, cúng

tạ thần linh…

Page 81: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

77

Luật tục quy định vi phạm tập quán: "Hằng năm, khi mùa khô đã đến, lúa đã tuốt

xong, theo tập quán, người tù trưởng nhà giàu phải mở hội làm lễ ăn uống đông vui,

giết trâu giết lợn hiến sinh cho trời đất. Vì vậy, nhà nhà nong nia, rổ rá phải sẵn sàng,

người người phải đông đủ ở ngày lễ đó. Tất cả bà con dân làng, tất cả những anh em

con cháu, tất cả những người từ đằng này cho đến đằng kia, tất cả hãy đến với người tù

trưởng nhà giàu. Ai có con, có cháu thì phải dạy hết cho chúng biết có lễ hội đó. Cả con

cháu của tù trưởng nhà giàu cũng phải được nhắc nhở là có tập quán đó. Những kẻ nào

không nhanh chân, nhẹ gót đến lễ hội này là có tội. Người ta sẽ xét xử chúng"...

Bốn là, quy định về quan hệ nam nữ, hôn nhân và gia đình.

Luật tục về hôn nhân - gia đình có nhiều quy định nhất. Điều này nói lên tính

chất phức tạp của vấn đề hôn nhân và gia đình trong cộng đồng. Trong xã hội Êđê,

vấn đề hôn nhân được quy định rất chặt chẽ, nghiêm khắc, và trai gái Êđê vẫn được

tự do tìm hiểu nhau. Lúc trao vòng đính hôn, sự tự do trong hôn nhân cũng được thể

hiện qua câu nói "trâu bò không ai ép thừng, trai gái không ai ép duyên". Tuy nhiên,

khi nhà gái đã trao cho chàng trai vòng trước sự chứng kiến của hai bên thì đã có sự

ràng buộc chặt chẽ của luật tục. Nếu sau này, chàng trai không lấy cô gái đó làm vợ

sẽ bị nhà gái kiện đòi bồi thường danh dự bằng việc giết một con heo để làm cúng.

Trách nhiệm của người đàn ông Êđê đối với gia đình, vợ con và gia đình bên

nhà vợ rất nặng nề. Ai bỏ vợ con về nhà cha mẹ đẻ, lại không chịu làm rẫy, lười

biếng, hay lang thang, lêu lổng, ve vãn, tán tỉnh những người đàn bà khác, đã được

khuyên bảo mà không chịu nghe, thì sẽ bị đưa ra xét xử. Khi vợ chồng bỏ nhau thì

nghĩa vụ bồi thường của hai người được thực hiện theo cam kết lúc trao vòng trong

lễ đính hôn. Nguyên tắc quan trọng mà luật tục bảo vệ nghiêm ngặt là duy trì quan

hệ bền vững của gia đình, dòng họ. Luật tục quy định: "Đã lấy vợ thì phải ở với vợ

cho đến chết,... đừng có ban đêm nói thế này, ban ngày nói thế khác, vừa quay lưng

đi là đã sinh ra chuyện khác rồi". Còn "nếu chị muốn sinh sự, anh muốn kiếm

chuyện thì anh chị sẽ bị coi như con chó hám ăn, người ta sẽ ném cho quả cà nóng;

anh chị sẽ bị trừng phạt", hoặc nếu quá hẹn mà vẫn không nộp của dẫn cưới, gây

cản trở hôn nhân, ghen tuông không có chứng cớ, v.v... đều là vi phạm tập tục.

Ngoại tình, thông dâm là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Luật tục Êđê có nhiều điều nhằm ngăn chặn hành vi này. Đó là việc khuyên nhủ, răn

đe, trừng phạt trai gái đã có vợ có chồng thông dâm với nhau, việc người đàn ông

Page 82: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

78

thông dâm với nô lệ của mình, người đàn bà góa thông dâm khi làm lễ bỏ mả cho

chồng, v.v... Theo luật tục Êđê, những người cùng một dòng họ thì không được lấy

nhau, vì có cùng chung một bà tổ. Nếu ai vi phạm điều này bị coi là loạn luân. Luật tục

coi loạn luân là điều xấu xa, nhục nhã: "người ta sẽ trích máu ngón tay những kẻ phạm

tội, dâng máu đó cho thần sao băng, cho thần ong vò vẽ, cho thần các vòng nước rác để

gột sạch các tội lỗi do loạn luân gây ra". Khi xảy ra loạn luân, nam nữ vi phạm bị đem

ra xét xử giữa buôn, trước đông đảo dân làng. Hai người phải có heo trắng, gà trắng

làm lễ cúng tạ lỗi với thần linh. Họ bị trừng phạt bằng cách phải cùng nhau ăn cám

trong máng heo. Trong luật tục Êđê có quan hệ hôn nhân čuê nuê (nối dây), nhằm duy

trì tiếp nối mối quan hệ của gia đình, dòng họ, duy trì nòi giống. Tập tục này quy định

khi vợ hoặc chồng vì lý do nào đó chết đi thì gia đình, dòng họ có người quá cố phải

kiếm người thay thế. Theo cách nói của luật tục thì "gẫy rầm sàn thì phải thay, gãy giát

sàn thì phải thế, người này chết thì phải nối bằng một người khác".

Luật tục về quan hệ giữa cha mẹ và con cái quy định rõ trách nhiệm của các

bậc cha mẹ đối với con cái là phải quan tâm đến các hành vi của con cái, giáo dục

chúng trở thành người tốt, đứng đắn, điều độ trong các mối quan hệ với gia đình,

dòng họ và buôn làng. Nếu con cái sống bê tha, trộm cắp, cha mẹ làm ngơ, thì họ

phải là người trước tiên chịu trách nhiệm về các hành vi này. Về phía con cái, luật tục

quy định phải vâng lời cha mẹ, không được bỏ nhà, bỏ làng đi lang thang, phải chăm

sóc cha mẹ, ông bà. Nếu con cái không hoàn thành bổn phận của mình, còn có cử chỉ

hành hung cha mẹ thì chúng chẳng những không được thừa kế tài sản mà còn bị đưa ra

xử trước dân làng. Về tội lỗi này, luật tục nói: "Khi hắn đã có bắp chân to, hắn giẫm lên

cha; khi hắn có đùi to, hắn đạp lên mẹ; hắn là cây cuốc sắc, cây rựa bén, quật lại cha

mẹ, thì hắn là kẻ có tội, có việc phải đưa ra xét xử giữa cha mẹ hắn và hắn".

Năm là, quy định về sở hữu và thừa kế tài sản.

Người Êđê theo chế độ mẫu hệ, nên việc giữ gìn của cải chung của gia tộc và

quyền thừa kế tài sản theo dòng nữ. Theo đó, của cải do ông bà để lại như: Chiêng,

ché, bát cổ, âu đồng thì mọi người trong dòng họ đều được sử dụng chung, nhưng

do người đàn bà cao tuổi (chị cả) giữ. Khi người chồng chết, một phần tài sản chung

được trả về cho mẹ hoặc chị cả của ông ta. "Nếu anh ta là người nghèo thì phần của

cải trả về cho mẹ anh ta ít. Nếu anh ta là nhà giàu thì phần của cải trả lại cho mẹ anh

ta nhiều. Những của cải trả lại đó sẽ giao tất cả cho người nữ gia trưởng của anh ta".

Page 83: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

79

Việc trao đổi, mua bán phải hỏi ý kiến nhiều người trong gia đình. Luật tục

phê phán "Đàn ông mua bừa, đàn bà sắm ẩu... Họ chẳng hỏi ý kiến người già, cũng

không hỏi ý kiến người trẻ... Họ mua sắm cái gì cũng chẳng nói cho ai hay... Họ

không đếm xỉa đến mọi lời khuyên bảo răn dạy... Vì vậy phải đưa ra xét xử họ".

Người chồng nào lấy tài sản của vợ con đem cho cháu mình thì đều là vi phạm luật

tục và phải mang ra xét xử. Tương tự, ai lợi dụng trẻ nhỏ để đổi chác kiếm lời cũng

bị khép tội và đưa ra xét xử. Kẻ nào mượn đồ đạc quý, của cải đến thời gian phải trả

mà cứ kéo dài thì buộc phải trả gấp ba lần. Còn nếu quá hạn mà người vay mượn có

ý chiếm đoạt thì chủ sở hữu cho người đến nhà lấy chiêng ché quý để bắt nợ.

Các hành vi của con người nhằm xâm phạm đến quyền lợi của người khác đều

được luật tục quy thành từng tội cụ thể như: Tội ăn cắp vặt, tôi tớ ăn cắp của cải của

chủ; ăn trộm ngũ cốc; ăn trộm mật ong trên cây kdơng; đánh cắp thú rừng dính bẫy,

đổ trộm cá trong đơm; bắt trộm gia súc, gia cầm, v.v... Về tội ăn trộm trâu bò, luật

tục buộc tội: "Nếu hắn bắt trộm con vật sau đó đã ăn thịt hoặc đem bán thì ngoài trả

giá con vật, hắn phải đền hai con nữa". Đó là nguyên tắc "trộm một đền ba" trong

luật tục Êđê. Những ai đồng lõa, bao che cho kẻ trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản của

người khác đều bị quy vào tội liên đới. Ai có công báo cho người bị mất cắp nơi kẻ

gian giấu đồ vật lấy cắp cũng được gia chủ thưởng.

Sáu là, quy định về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường.

Luật tục quy định sở hữu cộng đồng đối với rừng, đất rừng và đại diện quản lý

cho buôn làng Êđê là Pô lăn (chủ đất đai). Theo luật tục, đất đai là của "bà xưa ông

cũ", là của mỗi thành viên và cũng là của cộng đồng. Bất cứ ai, kể cả tù trưởng

muốn chiếm đoạt đất đai cũng không được phép. Kẻ nào xâm phạm đất đai thì kẻ đó

có tội, phải đưa ra xét xử: "Đất đai hắn chiếm, sông suối hắn đoạt... Hắn là kẻ to gan

lớn mật, dám vượt cả núi cao. Vì vậy có việc phải xét xử giữa người ta với hắn".

Ngoài ra, còn có những quy định cụ thể về đốt nương, đốt rẫy, tập tục làm rẫy,

trồng trọt, các hoạt động săn bắt thú rừng, đánh cá, tín ngưỡng, lễ nghi liên quan

đến việc bảo vệ, nuôi dưỡng và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; quy

định việc chặt phá rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ rừng thiêng, v.v...

Bảy là, quy định về tội lỗi và các hình phạt.

Trong luật tục Êđê có 21 nội dung vi phạm tập tục bị coi là trọng tội: Tội cố ý

giết người; tội lén lút bóp chết trẻ sơ sinh; tội giết người bằng cách bỏ thuốc độc

vào nước, vào rượu hoặc vào thức ăn; tội bỏ thuốc độc vào bến nước; tội giết người

Page 84: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

80

khi mới chỉ bị nghi là ma lai; tội làm theo lời người khác mà phạm tội; tội về ngộ

sát; tội cưỡng bức người vô tội; tội đánh người không lí do; tội cưỡng dâm; chủ nhà

đánh tôi tớ sẩy thai; tội bán người; tội mua người; v.v.

Luật tục Êđê quy định có sáu mức độ hình phạt đó là: Cảnh cáo (đối với các vi

phạm nhẹ, không gây hậu quả nghiêm trọng cho người khác, các trường hợp người

vi phạm tục lệ còn nhỏ dại, người vô tình gây nên tội); bồi thường (đây là hình phạt

phổ biến. Tùy theo tội trạng nặng nhẹ, người bị phạt sẽ phải bồi thường nhiều hay

ít. Vật bồi thường là heo, trâu, bò, voi, chiêng, ché, đồ trang sức. Người bị phạt nếu

không đủ của cải để đền thì vay mượn họ hàng để trả); cúng tạ thần linh (ai xúc

phạm đến yang (thần linh) hoặc xúc phạm đến cộng đồng thì phải giết heo, trâu để

cúng tạ thần linh và thết đãi dân làng); tôi tớ (nếu không đủ của cải bồi thường thì

phải làm tôi tớ cho người được phạt để trả nợ; đuổi khỏi buôn (người bị kết tội là

ma lai sẽ bị đuổi ra khỏi làng); tử hình (rất hiếm khi áp dụng, những trọng tội như

giết người, đầu độc cũng chủ yếu chỉ bắt bồi thường bằng của cải tài sản).

Tám là, quy định về hình thức "xử kiện".

Trong các cuộc xử kiện thường có pô phat kdi, Dăm dei của hai bên, đương sự và

những người liên quan. Vụ nào phạm trọng tội do pô pin êa chủ trì. Địa điểm xử kiện

thường ở nhà người phạm lỗi (nếu hai người cùng dòng họ, lỗi vi phạm nhẹ) và ở nhà

pô phat kdi (nếu phạm lỗi nặng). Trong suốt thời gian xử kiện, hai bên đương sự đặt lên

chiếu hai chiếc vòng đồng, hàm nghĩa có thiện chí và thực lòng muốn hòa giải. Chỉ khi

nào xử kiện kết thúc tốt đẹp hai bên mới được nhận lại vòng của mình. Trong xử kiện,

pô phat kdi dùng duê, duê (duê kdi) là lối nói vần giàu hình ảnh, âm điệu. Câu duê kdi

thường nhịp nhàng, cân đối, nên rất thuận tai, dễ thuyết phục người nghe...

Vụ kiện nào dùng lời lẽ, phân tích, thuyết phục không giải quyết được thì phải

dùng đến hình thức "thử tội" như lặn nước hoặc nhúng tay vào nhựa cây êrang nóng

chảy. Những bên liên quan, nếu ái nhúng tay vào nhựa cây nóng chảy mà bị bỏng thì bị

thua và nếu không bị bỏng là thắng; khi lặn nước, ai lặn lâu hơn sẽ là người thắng.

Sau khi xét xử xong tội trạng, pô phat kdi mới định hình phạt. Luật tục Êđê có

câu "sai phạm nhỏ xử nhẹ, sai phạm lớn xử nặng". Việc xét xử và thực hiện kết quả

xét xử của luật tục Êđê rất nghiêm khắc. Nếu pô phat kdi lạm dụng quyền hành phạt

người vi phạm quá mức quy định của luật tục, dân làng sẽ phản đối và ông ta sẽ

phải nhận hậu quả không hay về việc làm đó. Do vậy, trước khi "bản án" được đưa

ra, pô phat kdi thường hỏi ý kiến của những người có mặt xem có điểm nào chưa

Page 85: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

81

hợp tình hợp lý để điều chỉnh, rồi mới quyết định. Khi vụ việc đã xử xong, ai còn

thắc mắc, dùng lời lẽ gay gắt đối với sự việc này coi như vi phạm luật tục.

Như vậy, luật tục Êđê điều chỉnh đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội,

là công cụ quan trọng điều hòa các mối quan hệ xã hội và quản lý buôn làng không chỉ

trong quá khứ mà cả hiện nay của cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên.

3.1.2.2. Việc thực hiện luật tục trong cộng đồng người Êđê hiện nay

Trong các cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay,

luật tục vẫn đang tồn tại dưới dạng thực hành và có vai trò lớn trong điều tiết xã hội tại

buôn làng; nó vẫn tỏ ra rất hiệu quả trong việc giải quyết các quan hệ xã hội thường

nhật trong cộng đồng. Tại các buôn làng người Êđê cũng vậy, hiệu lực của luật tục còn

tương đối mạnh mẽ, song hành cùng luật pháp, nhất là khi mà chính quyền cũng thừa

nhận luật tục và sử dụng luật tục kết hợp với pháp luật trong công tác tự quản ở cộng

đồng, trong hoạt động hòa giải và xây dựng, thực hiện hương ước ở buôn làng...

Là công cụ quản lý xã hội của cộng đồng, sự tồn tại của luật tục Êđê trước hết

phải được thể hiện qua sự chấp nhận của chính người dân trong cộng đồng. Hay nói

cách khác, việc đánh giá sự hiện diện và mức độ tồn tại của luật tục Êđê hiện nay, trước

hết và nhất thiết phải trên cơ sở phản ánh của ý chí, quan điểm của người dân tộc Êđê.

Điều đó được thể hiện qua thông tin chúng tôi thu thập được ở Hộp dưới đây.

Tổng hợp từ 200 Phiếu hỏi khảo sát của Luận án trong cộng đồng người dân tộc

Êđê, chúng tôi thấy rằng khi có mâu thuẫn giữa luật tục và pháp luật thì, xu hướng của người dân xử lý theo luật tục (18,5%) hoặc do các bên tự thỏa thuận (21,0%) cao hơn so với cán bộ (lần lượt chỉ 7,5% và 5%); ngược lại, xu hướng của cán bộ

xử lý theo pháp luật (67,5%) cao hơn so với người dân (34%); bên cạnh đó, xu hướng chung của cả hai nhóm khá tương đồng về kết hợp luật tục và luật pháp (người dân là 26,5% và cán bộ là 20%) (cụ thể tại Bảng 3.5 Phụ lục 07).

Tương tự, khi hỏi đối tượng nào hiểu biết luật tục hoặc pháp luật nhiều hơn, đa số ý kiến cho rằng: Hiểu biết luật tục thì người dân (70%) hơn cán bộ (30%), nam giới (87%) hơn nữ giới (13%), người già (98%) hơn người trẻ (2%); ngược lại, hiểu biết pháp luật luật thì cán bộ (96,5%) hơn người dân (3,5%), người trẻ (62%) hơn người già (38%), đồng thời nam giới (92,5%) vẫn hơn nữ giới (7,5%) (cụ thể tại Bảng 3.6 Phụ lục 07).

Khi hỏi mức độ tuân thủ luật tục hoặc luật pháp của người dân, đa số ý kiến cho

rằng có nhiều hoặc hầu hết mọi người tuân thủ luật tục (32%) và pháp luật (77%)

(cụ thể tại Bảng 3.7 Phụ lục 07). Một kết quả khảo sát trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên của Đề

tài TN3/X05 cũng chỉ ra rằng "61,5% ý kiến đề nghị giữ lại các quy định của luật tục truyền thống nhưng phải được xem xét và lồng ghép vào các quy ước, hương ước cộng đồng trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên" [129, tr.185].

Page 86: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

82

Hiện nay, tâm lý của người Êđê vừa tôn trọng luật pháp, vừa tôn trọng luật

tục, do đó, uy thế và hiệu lực của luật tục không còn như ngày xưa, vì khi đời sống

xã hội phát triển, kiến thức về luật pháp được phổ biến đầy đủ hơn và mức độ tuân

thủ pháp luật tăng lên, sự thu hẹp vai trò và hiệu lực của luật tục là dễ hiểu. Nói cụ

thể và chính xác hơn, những người dân tộc Êđê có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với

xã hội rộng lớn nhiều (như cán bộ, lớp người trẻ) thì họ thích giải quyết các mối

quan hệ trong đời sống xã hội bằng pháp luật Nhà nước hơn xử bằng luật tục, còn

số người sinh sống ở buôn làng, tuyệt đại đa số họ đều muốn phân xử bằng luật tục.

Tức là đã có sự lựa chọn "nguồn luật" để giải quyết những quan hệ xã hội trong đời

sống hằng ngày của cộng đồng người Êđê (như nội dung tại Hộp dưới đây).

Cùng với quá trình hội nhập, biến đổi và phát triển ở Tây Nguyên, sự biến

đổi về tín ngưỡng truyền thống và tôn giáo ở vùng đất này trong thời gian qua cũng

làm giảm vai trò của luật tục ở các buôn làng người Êđê. Thực tế cho thấy rằng,

việc sử dụng luật tục ở các bộ phận người Êđê không theo đạo (tín ngưỡng truyền

thống), bộ phận theo các tôn giáo mới du nhập (Công giáo, Tin lành) là ở các mức

độ khác nhau. Ở bộ phận người không theo đạo, việc sử dụng luật tục để phân xử

các mâu thuẫn trong cuộc sống vẫn được diễn ra phổ biến; ở bộ phận theo đạo Công

"Tùy theo sự hiểu biết mà người ta có mối quan tâm đến luật pháp hay luật tục; tuy nhiên, luật tục gần gũi nên dễ thành công hơn. Ví dụ: Luật tục về hôn nhân đã có quy định rồi, trong đám hỏi đã có cam kết, vợ chồng nếu bỏ nhau thì xử bằng trâu, bằng bò, hay bằng tiền… tùy thỏa thuận ban đầu. Ly hôn theo luật pháp ít khi có, bồi thường theo luật tục là xong không đưa ra luật pháp nữa. Trước giờ, buôn ít có ai bỏ vợ, bỏ chồng. Vừa rồi, chị gái của ông Ama Huân ly hôn, cũng bắt đền theo cam kết lúc đám hỏi, không đưa ra luật pháp" [nam, Phó buôn Knul].

Theo một Bí thư chi bộ người Êđê của buôn Plum, huyện Krông Bông, "mâu thuẫn gia đình hiện nay được giải quyết theo ba cấp: cấp gia đình dòng họ và cấp buôn áp

dụng luật tục, và cấp xã áp dụng pháp luật, với hai cấp đầu chỉ được phép giải quyết những vụ việc có giá trị dưới 500 nghìn đồng". Ông cho biết thêm rằng "người dân thường lựa chọn luật tục hay luật pháp để giải quyết tranh chấp theo hướng có lợi cho bản thân" (Nguồn: Đề tài TN3/X04; phỏng vấn ngày 17/10/2014 tại buôn Plum, xã Ea Trul, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk ) [139, Điểm 4.6 Mục II Chương Hai (Tài liệu gốc không đánh số trang)].

Hoặc cũng có trường hợp cần kết hợp cả luật tục và pháp luật: "Nói chung nếu như mà bỏ đi luật tục thì là nó cũng không được, mà nếu như ông trưởng buôn mà giải quyết bằng pháp luật không thì là dân làng họ cũng không có chịu, dân làng nếu mà đi

qua luật tục thì là ông phải đưa ra cái luật, nói chung là hai cái phải đi song song với nhau. Đơn cử như là tranh chấp đất đai chẳng hạn, nếu dựa vào luật tục mà không giải

quyết được thì là phải có pháp luật can thiệp thì mới giải quyết được chứ không thì sẽ

đánh nhau" [nam, người có uy tín, dân tộc Êđê]

Page 87: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

83

giáo, Tin lành thì ít khi dùng luật tục để phân xử các mâu thuẫn, xích mích. Những

thông tin tại Hộp dưới đây cho thấy nhận xét đó là có cơ sở.

Như vậy, tuy pháp luật ngày càng phổ biến, nhưng nhìn chung trong suy nghĩ

của người Êđê luật tục vẫn có vai trò quan trọng. Người Êđê hiện nay cũng đánh giá

khá cao sự kết hợp luật tục và pháp luật hoặc thông qua cơ chế thỏa thuận (hòa giải)

giữa các bên - đây là yếu tố tích cực, thích hợp với điều kiện hiện nay, nên Nhà

nước cần thừa nhận và phát huy yếu tố tích cực này, như tăng cường, phát huy vai

trò của luật tục Êđê vào hương ước, quy ước thôn buôn và hoạt động hòa giải ở cơ

sở…, để có sự kết hợp giữa yếu tố luật tục với pháp luật.

Bên cạnh sự hiện diện của luật tục thể hiện qua ý chí, quan điểm của người dân

trên đây, chúng tôi thấy rằng sự tồn tại của luật tục Êđê hiện nay còn được ghi nhận từ

phía các cán bộ chính quyền, nhất là ở địa phương, cơ sở. Nhìn chung, cán bộ chính

quyền có sự thống nhất trong thừa nhận vai trò của luật tục Êđê và sử dụng những

nguyên tắc của luật tục để giải quyết các vụ việc có liên quan. Họ cho biết hiện nay còn

có nhiều người dân tộc Êđê hiểu biết luật tục: "Buôn Knul có 100% là người Êđê, do

đó số người biết luật tục còn nhiều (chủ yếu bằng hình thức truyền miệng), nhưng chỉ

một số điều của luật tục còn được áp dụng (cưới hỏi, phân chia tài sản, quan hệ gia

đình, xóm làng…)" [Nam, Chủ tịch UBND xã Ea Bông, phỏng vấn ngày 27/6/2017],

và không ít nội dung luật tục còn được thực hiện trong những lĩnh vực quan hệ xã hội

nhất định của cộng đồng người Êđê, cùng những thay đổi nhất định so với trước đây:

Khoảng 30 đến 40% luật tục còn được áp dụng hiện nay, chủ yếu tập

trung vào các việc như: Đám hỏi, đám ma, phân chia tài sản, xử phạt vi

Khi được hỏi (bằng Phiếu hỏi) về việc nên giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và vi phạm pháp luật nhỏ trong cộng đồng bằng pháp luật hay luật tục, cả nhóm người có theo tôn giáo và không theo tôn giáo đều đánh giá vai trò của pháp luật cao hơn luật tục, tuy nhiên, trong cộng đồng theo tôn giáo (đạo Tin lành) đánh giá vai trò pháp luật cao hơn hẳn so với cộng đồng không theo tôn giáo (62,3% so với 34,7%); ngược lại, trong cộng đồng không theo tôn giáo đánh giá khá cao vai trò của luật tục (28,9%) hoặc kết hợp cả pháp luật và luật tục (18,2%), so với cộng đồng theo tôn giáo (lần lượt là 5,2% và 9,1%) (cụ thể tại Bảng 3.8 Phụ lục 07).

Khi hỏi về những vụ việc đã được pháp luật xử lý có nên xử thêm bởi luật tục không, cả nhóm người có theo tôn giáo và không theo tôn giáo đều có trên một nữa ý kiến trả lời không nên, tuy nhiên trong nhóm theo đạo Tin lành có nhiều ý kiến hơn so với cộng đồng không theo tôn giáo (89,6% so với 54,5%); ngược lại, trong cộng đồng không theo tôn giáo vẫn đánh giá khá cao vai trò của luật tục (43% cho rằng nên xử thêm bởi luật tục) (cụ thể tại Bảng 3.9 Phụ lục 07).

Page 88: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

84

phạm, phân xử mâu thuẫn, xích mích… Tuy nhiên, mức độ áp dụng đã

giảm so với trước đây: Đám hỏi không thách cao như trước đây; ăn trộm,

ăn cắp nếu bắt được cũng bị xử phạt, nhưng mức độ nhẹ hơn (có thể xử

bằng tiền chứ không riêng của cải, vật chất như trước đây), chủ yếu phân

tích, giáo dục để người đó biết việc ăn cắp, ăn trộm là xấu [Nam, Chủ

tịch UBND xã Ea Bông, phỏng vấn ngày 27/6/2017].

Nhiều cán bộ chính quyền cũng ghi nhận, tôn trọng vai trò của già làng và luật

tục, cho rằng già làng tham gia vào hòa giải các vụ việc thì có nhiều thuận lợi và khả

năng thành công cao. "Đối với án ly hôn, nếu hai bên đã tự thỏa thuận với nhau phân

chia tài sản theo truyền thống, theo luật tục của họ thành công rồi thì Tòa công nhận

việc phân xử đó và ra Quyết định thuận tình ly hôn" [nam, thẩm phán]. "Tôi cho rằng,

điều quan trọng là đạt được sự ổn định xã hội và trong sự việc cụ thể thì đạt được sự

hài lòng của các bên liên quan, đảm bảo mâu thuẫn không tái diễn: Nếu luật tục làm

được rồi thì không cần sự can thiệp của luật pháp nữa" [nam, cán bộ công chức].

"Trong buôn, già làng có vai trò quan trọng, nên có làm gì thì cũng nhờ hỏi già làng là

thuận lợi" [nam, cán bộ Tư pháp xã] (Nguồn: Đề tài TN3/X10 [142, tr.140-141]). Hoặc

như vai trò của già làng và luật tục Êđê trong phân xử mâu thuẫn, xích mích ở buôn

Hra Ea Hning mà chúng tôi thu thập được qua điền dã tại Hộp 08 Phụ lục 08.

Ngoài ra, sự hiện diện, tồn tại của luật tục Êđê hiện nay còn thể hiện qua

những thực hành thực tế trong đời sống xã hội của tộc người này, mà rõ nét nhất là

trong lĩnh vực hôn nhân gia đình và đảm bảo trật tự, bình yên buôn làng. Trường

hợp ghi nhận được tại buôn Knul:

Nếu vợ bỏ chồng thì mất tất cả của cải thách cưới, còn phải phạt thêm

tiền bồi thường danh dự (khoảng 50 triệu) và làm lễ cúng để bỏ (heo,

bò… tùy theo biên bản ghi cam kết trước đây, nếu không có biên bản thì

những người còn sống có mặt trong đám hỏi làm chứng). Nếu chồng bỏ

thì bao nhiêu tiền thách cưới đền gấp đôi (một đền hai). Nếu chồng bỏ thì

vợ nuôi con, nếu vợ bỏ thì vợ cũng nuôi con vì theo mẫu hệ mà [nam,

Phó buôn Knul, phỏng vấn ngày 27/6/2017].

Điều tương tự cũng được ghi nhận tại buôn Hra Ea Hning: "Chồng bỏ vợ phải

đền cho vợ gấp đôi tiền hỏi cưới trước kia (chẳng hạn 20 triệu thì đền thành 40

triệu) và không được mang tài sản gì về nhà mình. Vợ bỏ chồng phải bồi thường

Page 89: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

85

danh dự cho chồng và mất toàn bộ tiền trước kia nhà chồng thách cưới. Xong phong

tục ở buôn mới lên xã làm ly hôn. Mẫu hệ nên con cái do nhà vợ nuôi, chồng phải

hỗ trợ nuôi con đến 18 tuổi, cái này cũng có thỏa thuận trong đám hỏi [nam, Trưởng

buôn Hra Ea Hning, phỏng vấn ngày 04/7/2017]. Và kể cả khi hai vợ chồng thuận

tình ly hôn thì vẫn bị phạt: "Ai bảo tự nhiên bỏ nhau, mà trước khi lấy nhau đã có

cam kết với dòng họ, nếu chia tay phải bị phạt, cam kết như thế nào thì bây giờ chia

tay bị phạt như vậy" [nam, Già làng buôn Hra Ea Hning, phỏng vấn ngày

04/7/2017]. Hoặc như câu chuyện tại Hộp dưới đây cũng làm phong phú thêm về sự

hiện diện, tồn tại của luật tục Êđê hiện nay.

Luật tục Êđê quy định các thành viên trong cộng đồng không được xúc phạm

tới danh dự, nhân phẩm của trưởng buôn, không được mua chuộc, đe dọa trưởng

buôn, phải tôn trọng trưởng buôn, phải tuân thủ các quy định của cộng đồng mà trưởng

buôn là người điều hành. Đồng thời, luật tục cũng yêu cầu trưởng buôn phải làm tròn

trách nhiệm của mình và chăm lo chu đáo cho dân làng, không được lộng hành và vô

cớ bắt bớ, giam cầm, xử oan người không có tội, và nếu vi phạm cũng bị xử phạt như

các thành viên khác trong buôn làng. Như ở buôn Trinh, "đáng chú ý là có vụ xét xử

một trưởng thôn hù doạ đánh một người dân trong buôn" [112, tr.1013].

Luật tục Êđê giáo dục ý thức tôn trọng và gìn giữ trật tự cộng đồng: "Ở trong

Buôn người nhỏ tuổi phải tôn trọng người lớn tuổi, không được qua mặt; người lớn

nói thì phải nghe, đã dạy không uống rượu, không hút thuốc, không trai gái là phải

nghe" [Nam, Già làng buôn Knul, phỏng vấn ngày 27/6/2017]. Hoặc "Luật tục nhiều

khi trộm cắp của đơn giản, rẻ tiền nhưng tội nặng... Ăn cắp, ăn trộm, nếu bắt được quả

tang sẽ bị phạt (ăn cắp 1 con gà sẽ phạt 2 con) nên trong buôn ít bị mất cắp; trước kia

nhà sàn có bao giờ khóa đâu, đi làm rẫy cả nhà mà bỏ trống đồ đạc cũng không ai ăn

Mới đây, tại buôn Păm Lăm, Phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, có một gia đình người Êđê cưới một chàng rể cùng dân tộc Êđê ở một buôn thuộc huyện Cư M’gar, cách xa khoảng 40 km làm chồng cho cô con gái út. Một hôm, vì quá chén nên khi về đến nhà anh ta say xỉn, bị vợ mắng chửi, anh ta tức quá, nói hỗn với vợ và gia đình vợ vài câu. Câu chuyện sẽ nhẹ hơn nhiều nếu ở trường hợp một gia đình người Kinh, sau khi tỉnh rượu, anh ta có thể xin lỗi và hứa sửa chữa. Nhưng luật tục Êđê không cho phép bỏ qua những cư xử thiếu "văn minh" đó. Và dòng họ bên vợ đã họp, quyết định phạt vạ chàng rể theo luật tục Êđê: Dòng họ chàng rể phải đem một con bò, một con heo, một số gà và các đồ lễ khác từ buôn làng họ ở huyện Cư M’gar lên thành phố Buôn Ma Thuột làm lễ cúng xin lỗi vì không dạy bảo con cháu tuân thủ đúng luật tục dân tộc mình... (Nguồn: Lược theo Đề tài TN3/X09 [115, tr.186]).

Page 90: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

86

cắp, bây giờ thì ăn cắp nhiều hơn rồi, nhưng chủ yếu trong nương, trong rẫy, ít dám ăn

cắp trong nhà" [Nam, Phó buôn Knul, phỏng vấn ngày 27/6/2017]...

Như vậy, có thể nói, hiện nay luật tục vẫn đang hiện diện khá rõ nét trong tiềm

thức, suy nghĩ, quan niệm, thực hành và vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống xã

hội của cộng đồng người dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên.

3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ÊĐÊ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

Như đã đề cập trong nội dung Tiết 2.3 ở Chương 2 trên đây, thực hiện pháp

luật là một quá trình hoạt động tiếp nối từ ngay sau giai đoạn xây dựng pháp luật

cho đến khi pháp luật phát huy hiệu lực trên thực tế, được tiến hành thông qua bốn

hình thức cơ bản là: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp

dụng pháp luật. Do đó, sự ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong

cộng đồng người Êđê, cũng chính là sự ảnh hưởng đối với bốn hình thức cơ bản của

thực hiện pháp luật này.

Chúng tôi nghiên cứu và thấy rằng, việc nhận diện, đánh giá ảnh hưởng của

luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, trong nhiều trường

hợp chỉ có tính tương đối. Bởi vì, tùy từng lĩnh vực quan hệ xã hội mà luật tục Êđê

có thể có ảnh hưởng nhiều hoặc ít, tích cực hoặc không tích cực; hoặc nếu xét ở

phương diện này, với hình thức thực hiện pháp luật này thì ảnh hưởng có thể là tích

cực, nhưng xét ở phương diện khác, với hình thức thực hiện pháp luật khác, thì ảnh

hưởng có thể là không tích cực... Bên cạnh đó, như đã giới hạn ở phạm vi nghiên

cứu, vì phạm vi điều chỉnh của pháp luật và luật tục Êđê là rất rộng, bao quát các

quan hệ xã hội trong đời sống của cộng đồng tộc người này..., do vậy, việc đánh giá

sự ảnh hưởng của luật tục Êđê đối với thực hiện pháp luật chỉ có thể thực hiện qua

những phạm vi, lĩnh vực quan hệ xã hội chủ yếu và phổ biến nhất, nơi mà những

ảnh hưởng của luật tục Êđê tương đối rõ nét đối với thực hiện pháp luật ở cộng

đồng người Êđê (như đảm bảo trật tự, xây dựng buôn làng, quản lý cộng đồng; điều

hòa các mối quan hệ, hòa giải những mâu thuẫn tranh chấp trong cộng đồng; điều

chỉnh các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình phát sinh trong đời sống hằng ngày...).

Mặc khác, việc nhận diện, đánh giá sự ảnh hưởng này về bản chất là nghiên cứu về

một hiện tượng xã hội, dựa trên cơ sở phân tích, đối chiếu luật tục và pháp luật,

những thông tin, tư liệu thu thập được trong thực tế..., do đó những nhận định, đánh

Page 91: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

87

giá mức độ ảnh hưởng chủ yếu là định tính, vì rất khó có thể nhận định, đánh giá về

một hiện tượng xã hội bằng định lượng.

Với tính chất và phạm vi nghiên cứu đó, nội dung Mục này đề cập về thực

trạng ảnh hưởng của luật tục đối với các hình thức thực hiện pháp luật ở những

phạm vi, lĩnh vực quan hệ xã hội chủ yếu và phổ biến trong cộng đồng người Êđê

hiện nay.

3.2.1. Ảnh hưởng của luật tục đối với tuân thủ pháp luật trong cộng đồng

người Êđê

Tuân thủ pháp luật trong cộng đồng người Êđê là tình trạng người dân tộc

Êđê, với sự nhận thức pháp luật của mình mà kiềm chế, không tiến hành các hoạt

động mà pháp luật cấm. Những lĩnh vực mà luật tục có nhiều ảnh hưởng đối với

tuân thủ pháp luật trong cộng đồng người Êđê hiện nay là hình sự, hành chính, dân

sự và hôn nhân gia đình..., như thể hiện tại các nội dung dưới đây.

3.2.1.1. Ảnh hưởng tích cực của luật tục đối với tuân thủ pháp luật trong

cộng đồng người Êđê

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, đa số người Êđê hiện nay đã nhận thức được

những hành vi bị pháp luật ngăn cấm và tuân thủ nghiêm túc. Như Báo cáo của

UBND xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk:

Hiện nay hệ thống chính trị các buôn người Êđê sinh sống thường xuyên

được củng cố, kiện toàn, hằng năm UBND xã thường xuyên tổ chức tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các buôn, gặp mặt già làng, người có

uy tín trong cộng đồng người Êđê, thông qua các buổi họp dân, trên hệ

thống đài truyền thanh xã..., nên người dân đồng bào dân tộc Êđê đã tiếp thu

và đã tuân thủ các quy định của pháp luật trong đời sống hằng ngày [134].

Với câu hỏi về mức độ tuân thủ luật tục hoặc luật pháp của người dân tộc Êđê,

có đến 77% số người được hỏi trả lời có nhiều hoặc hầu hết mọi người tuân thủ

pháp luật (Bảng 3.7 Phụ lục 07). Trong lĩnh vực hình sự, hành chính, các hành vi

nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, cố ý gây thương tích, trộm

cắp tài sản, gây rối trật tự xã hội… cũng bị luật tục Êđê ngăn cấm, nên việc thực

hiện pháp luật về lĩnh vực này, người Êđê nhận thức khá đầy đủ và mức độ tuân thủ

pháp luật rất cao. Theo Báo cáo của TAND tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông, tỷ lệ

người Êđê phạm tội hình sự là rất thấp so với tổng số bị cáo bị xét xử trên địa bàn

Page 92: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

88

hai tỉnh này (cụ thể ở Bảng 3.10 Phụ lục 07). Và theo kết quả khảo sát tại 233 buôn

đồng bào dân tộc Êđê, tính từ năm 2015, chỉ có 201 trường hợp bị xử phạt hành

chính và 54 trường hợp bị xử phạt hình sự.

Các số liệu này cũng cho thấy những quy định của pháp luật phù hợp với luật

tục đều được người Êđê tuân thủ nghiêm túc và tự giác. Khi có mâu thuẫn giữa các

cá nhân trong buôn làng dẫn đến người này gây thương tích cho người kia, hoặc có

vụ việc trộm cắp, các tranh chấp xảy ra..., người Êđê thường chọn luật tục để xử lý;

ít kiện tụng hay tố cáo người vi phạm với các cơ quan Nhà nước, trừ những vụ việc

có tính chất quá phức tạp và nghiêm trọng mà buôn làng không giải quyết được. Vì

vậy, các vụ vi phạm pháp luật đồng thời vi phạm luật tục của người Êđê rất ít được

đưa ra xét xử tại tòa án. Đây là một trong những ưu điểm của luật tục Êđê trong mối

quan hệ với thực hiện pháp luật cần được các cơ quan Nhà nước chú trọng phát huy.

Trong lĩnh vực dân sự và hôn nhân gia đình, mối quan hệ của luật tục Êđê đối

với tuân thủ pháp luật của người Êđê càng thể hiện rõ nét. Luật tục Êđê cấm các

thành viên trong cộng đồng mua bán tài sản, vay mượn tài sản của nhau hoặc thực

hiện các quan hệ dân sự khác mà có hành vi lừa gạt, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm

quyền dân sự của nhau; có rất nhiều quy định của luật tục Êđê hoàn toàn phù hợp với

pháp luật hôn nhân và gia đình, như nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân, trách nhiệm

giữa các thành viên trong gia đình, tình nghĩa vợ chồng, tôn trọng hạnh phúc gia đình

và bảo đảm tính bền vững trong hôn nhân..., và nghiêm cấm việc vi phạm các quy định

có tính nguyên tắc này; kèm theo các điều cấm là các hình thức phạt đền bằng hiện vật

rất nghiêm khắc, nên các quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình mà đa số

là phù hợp với luật tục Êđê cũng được người dân tuân thủ nghiêm túc, do vậy các vụ

việc tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình cũng rất hiếm khi được đồng bào Êđê kiện

tụng ra toà, nên số lượng vụ việc do TAND các cấp của hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông

giải quyết cũng rất khiêm tốn (cụ thể ở Bảng 3.11 Phụ lục 07).

Cụ thể hơn, Luật Hôn nhân và Gia đình cấm cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn

[76]. Luật tục Êđê cũng đề cao quyền quyết định của hai bên nam nữ trong hôn

nhân: "Sẽ không có ai tròng dây vào cổ chúng một cách cưỡng bức, như trâu, như

bò, không ai ép buộc chúng phải lấy nhau, nếu chúng yêu nhau và muốn nhau, các

vòng đeo tay sẽ được đặt lên chiếu, tự mình chúng sẽ cầm lấy, một cách tự do..."

[54, tr.293], nên nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân của pháp luật thường được

người Êđê tuân thủ nghiêm túc.

Page 93: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

89

Luật tục Êđê bảo vệ sự bền vững của hôn nhân, bảo vệ chế độ hôn nhân

một vợ, một chồng, bảo vệ chế độ trách nhiệm và tôn trọng lẫn nhau giữa vợ

chồng, cha mẹ, con cái và ngược lại... Điều này là phù hợp với nguyên tắc của

pháp luật hôn nhân và gia đình nước ta "Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh

phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ

nhau; không phân biệt đối xử giữa các con" [76], nên các quy định cấm của pháp

luật hôn nhân gia đình đều được người dân tuân thủ khá nghiêm túc. Đơn cử, với

quy định cấm hành vi "bạo lực gia đình" [76], chị H’Hoa K’buôr - Phó chủ tịch

Hội Phụ nữ xã Cư’Mgar (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) cho biết:

Có một ưu điểm nổi bật trong gia đình theo chế độ mẫu hệ là rất ít xảy ra

bạo hành. Gần 1.600 hộ ở xã Cư M’gar từ trước đến nay chưa bao giờ có

trường hợp chồng đánh vợ. Có lẽ đó là do ý thức tôn trọng phụ nữ. Vợ

chồng xô xát to tiếng là có dòng họ, và cao hơn là buôn đứng ra phân xử.

Dù chồng sai hay vợ sai cũng phải nộp phạt nặng, nên các cặp vợ chồng

rất sợ xô xát", và ông Trần Văn Chiến - Chủ tịch xã Ea Bông, huyện

Krông Ana, Đắk Lắk cũng khẳng định: "...Xã Ea Bông có 14.000 hộ, đa

số là đồng bào Êđê, từ hồi tôi làm cán bộ ở xã, chưa xảy ra trường hợp

nào vợ bị chồng đánh" [29].

Kết quả điều tra bằng bảng hỏi trực tiếp 200 người Êđê, cho thấy quan điểm

của người Êđê hiện nay về phạm vi hôn nhân cơ bản phù hợp với pháp luật và được

người Êđê tuân thủ nghiêm túc: Luật tục Êđê nghiêm cấm việc kết hôn giữa những

người con của chị em gái (có đến 94,5% ý kiến đồng ý), giữa những người con của

anh em trai (có đến 83,5% ý kiến đồng ý), giữa những người con cô và con cậu ruột

(có đến 83,5% ý kiến đồng ý)... (cụ thể tại Bảng 3.12 Phụ lục 07).

3.2.1.2. Ảnh hưởng không tích cực của luật tục đối với tuân thủ pháp luật

trong cộng đồng người Êđê

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực trên đây, theo số liệu thống kê từ các cơ

quan chức năng (Công an và TAND) tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông, trong những

năm qua, nhất là từ sự kiện năm 2000 và năm 2004 ở Tây Nguyên, số người dân tộc

thiểu số Êđê có hành vi vi phạm pháp luật về phá rối an ninh, chống đối chính

Page 94: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

90

quyền, chế độ... không ít, và gần đây là các hành vi vi phạm các quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ ngày càng nhiều. Điểm lưu ý là hai loại vi

phạm này không điều chỉnh trong luật tục Êđê. Nhiều người vi phạm, trong quá

trình xử lý tỏ ra hối hận khi nhận thức được điều cấm của pháp luật.

Mới đây trong các bản hương ước một số buôn làng của người Êđê đã hình

thành quy định: Dân trong buôn không ai được nghe lời kẻ xấu, gây chia rẽ đoàn kết

giữa người Êđê với người Kinh, làm mất trật tự trong buôn và làm mất trật tự ngoài

buôn. Ai vi phạm sẽ bị kiểm điểm trước buôn làng và phải chịu tội với Nhà nước,

nhưng chưa được thực hiện ở diện rộng trong tất cả các buôn làng người Êđê.

Mặt khác, do có nhiều quy định cấm đoán khác nhau giữa pháp luật và luật

tục, nên trong buôn làng người Êđê hằng ngày người dân vẫn thực hành ứng xử theo

luật tục nên có không ít trường hợp vi phạm điều cấm của pháp luật, nhưng lại ít

được pháp luật điều chỉnh và người dân thì không biết mình đang vi phạm pháp

luật. Tổng hợp từ 200 Phiếu hỏi khảo sát của Luận án trong cộng đồng người dân

tộc Êđê, cho thấy rằng khi có mâu thuẫn giữa luật tục và pháp luật thì, xu hướng của

người dân và cán bộ cơ sở xử lý theo luật tục (26%) hoặc do các bên tự thỏa thuận

(cũng 26%) là một tỷ lệ không nhỏ và phần nào thể hiện điều nhận định trên (Chi

tiết tại Bảng 3.5 Phụ lục 07). Khảo sát thực tế ở các buôn người Êđê cũng cho thấy

có nhiều vụ cố ý gây thương tích nặng cho người khác xảy ra nhưng đều được già

làng áp dụng chế tài phạt đền bằng hiện vật trong luật tục Êđê để xử lý buộc người

vi phạm phải thực hiện việc bồi thường sức khỏe cho người bị vi phạm và cúng, nộp

hiện vật phạt vạ cho buôn làng. Những trường hợp này, áp dụng luật tục Êđê để xử

lý người vi phạm điều cấm của pháp luật (như pháp luật cấm xâm phạm tính mạng,

sức khỏe của người khác), sẽ không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, vừa

cho thấy pháp luật không được tuân thủ nghiêm túc.

Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cũng có không ít những trường hợp vi phạm

điều cấm của pháp luật, mà chủ yếu xuất phát từ những quan niệm, quy định không

phù hợp của luật tục Êđê. Luật Hôn nhân và Gia đình quy định cấm kết hôn hoặc

chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời [76]. Người

Êđê cũng thực hiện chế độ ngoại hôn, nhưng có nhiều quan niệm không phù hợp

với pháp luật, như thông tin tại Hộp dưới đây.

Page 95: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

91

Vì thế, so với pháp luật, các trường hợp được xem là loạn luân của luật tục Êđê:

Rộng về đối tượng (cả các trường hợp cùng trực hệ đã quá 3 đời, hoặc cả trường hợp

không cùng trực hệ mà chỉ cùng họ..., nên dễ dẫn đến vi phạm quyền kết hôn (chính

quyền cho đăng ký kết hôn, nhưng về buôn làng, gia đình không chấp nhận, cho là loạn

luân và phạt...); người vi phạm luật tục bị phạt nặng, cả vật chất lẫn tinh thần... nên dễ

bị xâm hại tài sản và danh dự, nhân phẩm...; việc không công nhận, nhưng sau đó chấp

nhận là không giải quyết được vấn đề quan trọng là hôn nhân cận huyết thống. Bên

cạnh đó, người Êđê theo chế độ mẫu hệ, con cái theo họ mẹ và không được kết hôn

giữa những người cùng họ với nhau (không phân biệt bao nhiêu đời), nên những người

con của những người là chú bác trai hoặc cô cậu ruột là không cùng họ, không được

xem là ruột thịt, không được xem là có huyết thống với nhau, nên không bị cấm kết

hôn với nhau. Đó là nguyên nhân tiềm tàng của tình trạng hôn nhân cận huyết thống và

không tuân thủ quy định của pháp luật về các trường hợp cấm kết hôn.

Những thông tin tại Hộp dưới đây cho thấy, tình trạng pháp luật về hôn nhân và

gia đình không được tuân thủ nghiêm túc do ảnh hưởng bởi những quan niệm của luật

tục Êđê, không chỉ là nguy cơ mà đã hiện hữu trong thực tế rất đáng quan tâm.

Theo luật tục Êđê, "Hai từ ngữ có thể được sử dụng để nói về sự loạn luân: klăm chỉ sự loạn luân giữa bà con họ hàng gần, thường sống chung một nhà, và agam áp dụng cho những vi phạm vào các quy tắc ngoại hôn, hoặc trong cùng một thị tộc, hoặc giữa hai thị tộc của cùng một bào tộc... Trong thực tế các cuộc hôn nhân có tính chất loạn luân, nhất là nếu không có quan hệ dòng máu thực sự, thường xảy ra nhiều hơn là ta có thể tưởng, và cuối cùng được chấp thuận khi những sự đền bù theo đúng luật tục đã được người pô lăn thực hiện đầy đủ, những kẻ phạm lỗi phải chịu chi phí... đền bù để làm cho đất đai nguôi giận, làm cho thanh khiết tấm lưng của ông bà... Những người phạm tội bị buộc phải tham dự lễ hiến sinh, và trước cử tọa họ phải ăn cơm đựng trong một cái máng mà không được dùng tay để chứng tỏ rằng họ đã ăn ở giống như loài lợn và chó giao hợp với nhau mà không biết gì đến các quan hệ gia tộc" [54, tr.296-297].

Kết quả điều tra trực tiếp 200 người Êđê, cho thấy quan điểm hiện nay về phạm vi hôn nhân còn mang đậm dấu ấn luật tục truyền thống: Luật tục Êđê nghiêm cấm việc kết hôn giữa những người cùng dòng họ bên mẹ - kể cả đã quá 3 đời (có đến 68,0% ý kiến đồng ý); cho phép kết hôn giữa những người con của anh em trai (vẫn còn 15,0% ý kiến đồng ý), giữa những người con cô và con cậu ruột (vẫn còn 26,0% ý kiến đồng ý), giữa những người cùng dòng họ bên cha - kể cả chưa quá 3 đời (có đến 54,5% ý kiến đồng ý) và thực hiện việc nối dây - vợ hoặc chồng chết lấy chị em hoặc anh em của vợ hoặc chồng (có 20,0% ý kiến đồng ý)... (Cụ thể tại Bảng 3.12 Phụ lục 07).

Theo Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, "một số dân tộc như Êđê... cứ 100 trường hợp kết hôn thì có khoảng 10 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Phần lớn trong số họ chưa từng nghe nói đến Luật Hôn nhân và Gia đình. Nhiều người lấy nhau không đăng ký kết hôn, hoặc khi đến UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, chỉ điền vào mẫu tờ khai in sẵn, mỗi người lại mang một họ khác nhau nên chính quyền xã cũng không thể biết họ có quan hệ họ hàng gần gũi" [60].

Page 96: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

92

3.2.2. Ảnh hưởng của luật tục đối với thi hành pháp luật trong cộng đồng

người Êđê

Có thể nói, việc người dân tộc Êđê, với nhận thức pháp luật và hành vi cụ thể

để thực hiện các nghĩa vụ pháp lý là sự thể hiện của thi hành pháp luật trong cộng

đồng người Êđê. Hiện nay, những quy định pháp luật bắt buộc mọi người phải thực

hiện, như chấp hành các quy tắc chung của pháp luật và cộng đồng, tham gia xây

dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, về quản lý đất đai, bảo vệ rừng và cả các quan hệ

dân sự, hôn nhân gia đình…, là những lĩnh vực mà luật tục có những ảnh hưởng rõ

nét đối với thi hành pháp luật trong cộng đồng người Êđê.

3.2.2.1. Ảnh hưởng tích cực của luật tục đối với thi hành pháp luật trong

cộng đồng người Êđê

Người Êđê có tinh thần gắn kết, vì cộng đồng rất cao... Đa số thành viên trong

cộng đồng đều có ý thức tự giác thực hiện luật tục và pháp luật, nên trong thực tế

việc chấp hành pháp luật trong cộng đồng người Êđê là khá nghiêm túc. Đơn cử qua

các thông tin, số liệu được thống kê cho thấy việc chấp hành pháp luật về đăng ký

hộ tịch trong đồng bào dân tộc Êđê là khá tốt. Qua kết quả khảo sát bằng phiếu tại

233 buôn đồng bào dân tộc Êđê tại tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông như đã đề cập

trên đây cho thấy tỷ lệ số trường hợp không đăng ký hộ tịch trong đồng bào là rất

thấp, bình quân chung trong những năm gần đây chỉ chiếm 6,5% tổng số trường hợp

kết hôn, khai sinh, khai tử phải đăng ký (504/7.665 trường hợp) (cụ thể ở Bảng 3.13

Phụ lục 07).

Và theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, về hôn nhân cận huyết thống trong cộng đồng người Êđê: Năm 2014 có 07 cặp; năm 2015 có 5 cặp; 6 tháng năm 2016 có 8 cặp [127, tr.11].

Hoặc như những điều chúng tôi ghi nhận được qua điền dã: "Con cô cậu vẫn được lấy nhau, con chị em gái thì không được lấy nhau. Trong buôn có Y Then Buôn Dhap và H Đim Mdra là con cô, con cậu vẫn lấy nhau" [nam, Già làng buôn Hra Êa Hning]; "Kết hôn cùng họ hàng chú bác thì một đời, hai đời cũng được. Trong Buôn có trường hợp con của ông Ama Huân lấy con của em gái ông..." [Nam, buôn Phó buôn Knul].

Xã Đắk Liêng, huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk), chuyện con cô con cậu ruột lấy nhau vẫn diễn ra khá phổ biến... Cuộc hôn nhân giữa Y Lương Pang Sưk và H’Ninh Nơm ở buôn Ranh B (mẹ Y Lương là em gái ruột của bố H’Ninh) đưa đến kết quả, năm 2005 họ sinh đứa con trai đầu lòng bị khoèo chân, mọi sinh hoạt đều phải có người giúp đỡ. Năm 2009, hai vợ chồng sinh tiếp một bé gái, bé được 6 tháng tuổi đã qua đời vì căn bệnh bại não. 2 vợ chồng Y Lương đều không biết rằng, nỗi đau mà những đứa con của họ gánh chịu xuất phát từ hôn nhân cận huyết [94].

Page 97: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

93

Bên cạnh đó, giá trị văn hóa truyền thống trong luật tục Êđê rất cao, một khi

các quan hệ xã hội được văn hóa truyền thống tốt đẹp của luật tục điều chỉnh đạt tới

các chuẩn mực giá trị tự nhiên trong nếp sống, nếp cư xử của người dân và có sự kết

hợp của pháp luật, thì giá trị văn hóa truyền thống của luật tục Êđê còn được bao

hàm thêm nội dung văn hóa pháp luật của cộng đồng và ý thức pháp luật của công

dân. Đó là nền tảng của ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong cộng đồng người

Êđê, nhất là trong quản lý trật tự cộng đồng, xây dựng buôn làng văn hóa, gia đình

ấm no hạnh phúc.

Ví như, theo luật tục Êđê thì con trai được gả bán (khi có vợ về sống bên nhà

vợ), nhưng nếu con trai hư đốn, bố mẹ phải chịu phạt vạ vì không dạy được con.

Ông Ama H’Nhui (buôn Kna B, xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar) cho biết: Cả đời

không bao giờ quên được lần bị phạt vạ cách đây 2 năm. Đường đường là Chủ tịch

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, thế mà bị phạt vạ chỉ vì con trai là Y Dân

(sinh năm 1983), đã có vợ và 2 con, nhưng lại đi yêu người khác. Khi bị phát hiện,

nhà vợ Y Dân bắt phạt vạ gần 20 triệu đồng đền danh dự. H’Lat (vợ) và Ama

H’Nhui buồn lắm. Vợ chồng phải đứng ra xin lỗi buôn làng vì không dạy được con

[29]. Hoặc như, những nội dung chúng tôi thấy được khi đi điền dã tại buôn Knul

trong Hộp dưới đây.

Một yếu tố quan trọng khác, góp phần tạo nên những ảnh hưởng tích cực của

luật tục trong chấp hành pháp luật của đồng bào dân tộc Êđê, đó là vai trò của già

Luật tục Êđê quy định không được phép lấy nhiều vợ nhiều chồng; nếu ly hôn phải chịu phạt đền nặng, nên răn đe, ràng buộc mọi người có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Luật tục Êđê quy định, khi kết hôn đã hứa và cam kết trước dòng họ, nên ly hôn là vi phạm cam kết, bắt buộc phải xử phạt theo luật tục trước khi thực hiện thủ tục theo luật pháp.

Theo đó, khi người chồng bỏ vợ, thì phải đền gấp đôi tài sản thách cưới bên vợ đưa cho bên chồng khi kết hôn; ngược lại, khi vợ bỏ chồng thì không được đòi lại tiền thách cưới đã đưa cho nhà chồng, mà còn phải đền tiền danh dự cho bên chồng và bắt buộc phải nuôi con. Điều đó, xét ở những phạm vi tích cực nhất định, đã góp phần đảm bảo sự bền vững trong hôn nhân, nói cụ thể hơn là góp phần đảm bảo thi hành pháp luật hôn nhân gia đình trong cộng đồng người Êđê.

Trước khi ly hôn, vợ chồng có khoảng thời gian ly thân, trong thời gian đó, hai bên tuyệt đối không được "lăng nhăng" bên ngoài, nếu có thì dòng họ sẽ họp lại khuyên bảo, lần đầu chỉ nộp phạt ít (một con gà) và phải cam kết, nếu vi phạm tiếp thì bị phạt nặng hơn (heo, trâu, bò…). Nếu vẫn cương quyết ly hôn, thì họ hàng hai bên họp tiếp để hòa giải, nếu không thành thì mới xem xét đến việc phân xử, phạt đền. Như vậy, luật tục coi trọng hòa giải, hàn gắn và giữ gìn hạnh phúc gia đình, đường cùng thì mới chấp nhận việc ly hôn [Nhật ký điền dã, buôn Knul, 6/2017].

Page 98: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

94

làng. Đối với cộng đồng, già làng là thủ lĩnh. Sự kính trọng, tôn sùng của dân làng

đối với già làng từ kết quả mang tính thuyết phục, nên việc khuyên bảo, giáo dục

của già làng đối với dân làng có giá trị và hiệu quả rất lớn. Trong nhiều trường hợp,

nếu có sự tham gia của già làng thì việc tổ chức, quản lý của chính quyền cơ sở đạt

kết quả cao. Già làng là đầu mối trực tiếp liên hệ giữa chính quyền đối với dân làng;

cầu nối đưa chính sách pháp luật đến với người dân, làm cho người dân hiểu biết

pháp luật nói chung, những điều pháp luật bắt buộc phải thực hiện nói riêng và

nghiêm chỉnh chấp hành. Ở các buôn làng Êđê hiện nay, già làng - người nắm giữ

"linh hồn" của phong tục tập quán và luật tục, có vai trò quan trọng giáo dục ý thức,

vận động người dân tự giác tuân thủ, chấp hành nghiêm túc pháp luật. Ví như

trường hợp ghi nhận được tại Hộp dưới đây.

Hoặc như câu chuyện xử phạt nhằm giáo dục sáu thanh niên nghe lời bọn xấu

vượt biên trái phép tại Hộp dưới đây cũng minh chứng cho điều đó.

Ông Y Soắt Êban (Aê Vui), dân tộc Êđê, già làng buôn Puôr, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk là tấm gương tiêu biểu vận động bà con cùng xây dựng khối đại đoàn kết, phát triển kinh tế. Uy tín của già làng Aê Vui đã lan toả khắp các buôn làng trong huyện...

Gắn luật tục với pháp luật để buôn làng có cuộc sống yên vui, đó là mong muốn của già làng Aê Vui: "Tôi luôn giảng giải cho những thanh niên trong buôn về cách sống hằng ngày không uống rượu, gây rối, đánh nhau… Tôi rất sợ khi tôi già rồi, không còn nhiều người am hiểu luật tục. Tôi mong muốn mọi người trong buôn luôn sống theo pháp luật của nhà nước và luôn đoàn kết" [43].

Cuối tháng 8/2007, 6 thanh niên của buôn Knia, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk là Y Thim Kbuôr, Y Nin Hwing, Y Nher Niê, Y Um Byă, Y Yên Niê và H Diêt Byă vượt biên sang Campuchia, nhưng bị bắt giữ và trao trả cho phía Việt Nam, già làng Aê Zuen cùng trưởng buôn Ama Ngói đề nghị với chính quyền được đem 6 thanh niên này về buôn để xử theo luật tục Êđê.

Trước sự chứng kiến của mọi người trong buôn, già làng Aê Zuen cẩn thận làm các thủ tục cúng Yàng, cúng chủ buôn, sau đó gọi cả 6 thanh niên vi phạm ra trước mọi người rồi dõng dạc: Đây là những thanh niên của buôn Knia, do cái đầu nó vẫn còn u tối, không chịu làm ăn mà nghe theo lời độc của bọn xấu đi vượt biên trái phép làm hại buôn làng. Theo luật tục của ông bà, đây là tội bỏ buôn ra đi mà không báo cho người đầu buôn biết, kẻ ra đi sống ở đằng Tây xóm Đông mà không hề mở miệng nói cho cây đa đầu suối, cây sung đầu làng, không nói cho người trông nom dân làng, anh em con cháu biết. Kẻ bất chấp các dấu cấm đường, xem thường người đầu làng... những kẻ như vậy phải đem ra xét xử. Theo luật tục, mỗi người phải nộp phạt cho buôn 1 con bò to và một ché rượu để cúng Yàng và cho cả buôn ăn. Nhưng do cả 6 người cuộc sống còn khó khăn nên buôn chỉ phạt heo, treo bò lại, nếu tiếp tục vi phạm lần nữa thì buôn sẽ phạt bò không tha thứ nữa...

Rồi già làm lễ đeo vòng, lễ cầm cần rượu cho 6 người, lần lượt đến dặn dò trao tay từng đứa cho gia đình, đồng thời dặn dò mọi người trong buôn lấy đó làm gương khuyên bảo con cháu... [67].

Page 99: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

95

3.2.2.2. Ảnh hưởng không tích cực của luật tục đối với thi hành pháp luật

trong cộng đồng người Êđê

Bên cạnh những yếu tố tích cực, nhìn chung người Êđê còn chưa nhận thức

được hết các điều pháp luật buộc phải làm để thi hành pháp luật một cách tự nguyện

và đầy đủ. Thực tế hiện nay pháp luật chưa thực sự đi vào đời sống của người Êđê

một cách đầy đủ, nên chưa làm phát sinh thói quen chấp hành pháp luật trong mỗi

cá nhân của cộng đồng người Êđê và đặc biệt chưa đóng vai trò làm hình thành các

quy định mới, tiến bộ của luật tục Êđê. Cũng do vậy mà nhiều quy định lạc hậu của

luật tục (thậm chí trái pháp luật) vẫn tồn tại trong cộng đồng, nên có những tác động

làm ảnh hưởng không tích cực đến thi hành pháp luật trong cộng đồng người Êđê.

Như Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định điều kiện về độ tuổi kết

hôn là "nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên" [76]. Trong khi đó, theo

luật tục Êđê, thường thì khi thấy con cái đã phát triển đầy đủ về thể chất (khoảng 15

- 16 tuổi), cha mẹ có thể cho con lấy vợ hoặc lấy chồng... Chúng tôi khảo sát tại 200 hộ

gia đình tại các buôn có đông người Êđê sinh sống, vẫn còn 13,5% ý kiến cho rằng tuổi

kết hôn đối với nam là từ 16 đến 19 tuổi, và 10,5% ý kiến cho rằng tuổi kết hôn đối với

nữ là từ 15 đến 17 tuổi (cụ thể tại Bảng 3.14 Phụ lục 07). Cũng chính vì vậy mà tình

trạng tảo hôn trong các cộng đồng người Êđê đang là vấn đề khá phổ biến. Theo nghiên

cứu của Đề tài TN3/X21 vào năm 2015, có đến 13,85% số người Êđê ở Tây Nguyên

kết hôn trong độ tuổi từ 11 đến 17 tuổi trong tổng số người Êđê đã kết hôn thuộc đối

tượng khảo sát, được đánh giá là rất đáng kể... Trong số các trường hợp kết hôn dưới

18 tuổi, có đến 27,74% kết hôn trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015 và 27,01%

kết hôn trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2005 (số còn lại thuộc các giai đoạn

trước năm 1996) [124, tr.162]. Còn theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, tỷ lệ tảo

hôn trong cộng đồng người Êđê còn đến 28,6% các trường hợp kết hôn [128, tr.14].

Chúng tôi cũng ghi nhận được tình trạng này trong công đồng người dân tộc Êđê tại

buôn thuộc địa bàn nghiên cứu qua những thông tin thu thập được tại Hộp 15 Phụ lục

08. Và điều đó cũng lý giải vì sao trong cộng đồng người Êđê, tình trạng không đăng

ký kết hôn (thực tế là không đăng ký được do không đủ điều kiện về tuổi kết hôn) vẫn

chiếm tỷ lệ cao (Bảng 3.13 Phụ lục 07).

Chính sách pháp luật về dân số kế hoạch hóa gia đình cũng là vấn đề mới mẻ

so với luật tục Êđê. Nhà nước chủ trương vận động mỗi cặp vợ chồng chỉ có một

hoặc hai con, trong khi đó, luật tục Êđê không giới hạn về số con, nên trong thực tế

Page 100: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

96

Năm 2017, ông Ma Mơn có đơn gửi lên UBND xã để giải quyết việc đất đai của mình bị ông Cẩn (người Kinh) lấn chiếm (ông Cẩn nói đất do mình khai hoang)... Ma Mơn bảo theo tục từ xưa giờ, đât từ suối lên 150 m là đất của đồng bào, của Ma Mơn, còn từ 150 m trở đi ai làm gì thì làm. Ông Cẩn không đồng ý, vì như vậy thì toàn bộ đất là của đồng bào, không có chứng cứ nào vậy cả. Trưởng buôn cũng khuyên Ma Mơn lên xã mượn sơ đồ đất để xem diện tích đất này có phải là đất của Ma Mơn không, Ma Mơn có giấy tờ để chứng minh không, xong trao đổi lại với ông già và dòng họ để có cách xử lý, có chấp nhận bồi thường theo đề nghị của ông Cẩn không. Nếu thỏa thuận được thì việc này không cần đưa ra xã giải quyết nữa, nhưng Ma Mơn không nghe theo nên làm gửi lên UBND xã giải quyết [Nhật ký điền dã, buôn Dliêya A, ngày 01/7/2017].

các cặp vợ chồng người Êđê thường sinh con vượt quá số lượng theo quy định của

pháp luật (như Hộp dưới đây). Điều đó cho thấy ảnh hưởng không tích cực của luật

tục đối với thi hành pháp luật về dân số trong cộng đồng người Êđê hiện nay.

Theo luật tục Êđê, chỉ những người con gái mới được thừa hưởng đất đai và

tài sản của cha mẹ (được cha mẹ cho) sau khi lập gia đình, và cũng chỉ những người

con gái mới được hưởng di sản thừa kế do cha mẹ để lại. Như vậy là không phù hợp

với nguyên tắc bình đẳng nam nữ, không phân biệt đối xử theo pháp luật hôn nhân

gia đình và trong thừa kế theo pháp luật, nên thực tế không ít trường hợp chấp hành

pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật thừa kế không nghiêm.

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về đất đai, nhưng

thực tế không phải người Êđê nào cũng biết rõ các văn bản pháp luật đó, nguyên

nhân là do chính sách pháp luật còn phức tạp và việc tuyên truyền, giải thích, hướng

dẫn chưa tốt... Theo pháp luật thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống

nhất quản lý; còn theo luật tục Êđê thì mỗi buôn làng đều có một phần đất được xác

định trên một diện tích rất rộng, ở mỗi địa điểm nhất định, họ chỉ canh tác vài ba vụ

cho đến khi đất cạn màu thì lại phá một cánh rừng khác và chỉ quay về nơi cũ canh tác

sau một thời gian dài, lúc đất đã phục hồi độ phì trở lại. Tất cả các diện tích bỏ hóa đó

đều được xác định là có chủ, do chủ đất (pôlăn) của buôn làng quản lý. Cách hiểu này

không phù hợp với pháp luật coi đó là đất công, do Nhà nước quản lý, nên phát sinh

nhiều xung đột. Trường hợp tranh chấp đất đai tại Hộp dưới đây là một ví dụ:

Do quan niệm khác nhau giữa pháp luật với luật tục Êđê về chủ thể sở hữu đối

với đất, rừng, nên khi sở hữu thuộc về Nhà nước, nhiều người dân tộc Êđê tỏ ra thờ

Kết quả điều tra bằng bảng hỏi trực tiếp 200 gia đình người Êđê, cho thấy quan điểm của người Êđê hiện nay về số con trung bình được người trả lời mong muốn là xấp xỉ 4 con (3,84 con), trong đó chỉ 19% ý kiến trả lời phù hợp với chính sách pháp luật (1 hoặc 2 con); có đến 81% ý kiến trả lời không phù hợp với chính sách pháp luật (từ 3 con trở lên), đặc biệt có đến 34% ý kiến trả lời mong muốn có từ 5 con trở lên (cụ thể tại Bảng 3.15 Phụ lục 07).

Page 101: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

97

ơ với trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng, đã xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, làm

giảm hiệu lực thi hành hoặc vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ đất, rừng.

Khi rừng không còn thuộc quyền sở hữu của cộng đồng, các rào cản của

luật tục cũng bị dỡ bỏ, những kinh nghiệm vừa "ăn rừng", vừa "nuôi

rừng" bị lãng quên. Thậm chí, người dân Êđê cũng từng tham gia phá

rừng để làm rẫy cà phê, vì "mình không phá, người khác cũng phá, chả

tội gì" [YLN, 63 tuổi, buôn Puăn, Đắk Lắk] [50, tr.109].

Thông tin tại Hộp 18 Phụ lục 08 cũng cho thấy chính sách pháp luật về xây dựng

đời sống văn hóa mới cũng chưa được thi hành đầy đủ trong cộng đồng người Êđê.

3.2.3. Ảnh hưởng của luật tục đối với sử dụng pháp luật trong cộng đồng

người Êđê

Ảnh hưởng của luật tục đối với sử dụng pháp luật trong cộng đồng người Êđê là

sự thể hiện việc người dân tộc Êđê hiểu biết và thực hiện quyền, tự do pháp lý của

mình trong đời sống xã hội thường nhật. Hiện nay, người Êđê đã có sự quan tâm đến

việc sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhưng cũng còn

những hạn chế nhất định, thể hiện rõ nét ở các lĩnh vực: Quyền kiến nghị, khiếu nại đến

cơ quan Nhà nước và khởi kiện ra tòa án; các quyền dân sự, nhân thân, tài sản; quyền

tham gia xây dựng chính quyền... Như các nội dung sau đây.

3.2.3.1. Ảnh hưởng tích cực của luật tục đối với sử dụng pháp luật trong

cộng đồng người Êđê

So với các dân tộc có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn, việc sử dụng

pháp luật để thực hiện quyền năng pháp lý của người Êđê còn hạn chế, nhưng nhìn

chung, nhiều người Êđê cũng đã biết sử dụng pháp luật hoặc kết hợp pháp luật với luật

tục để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Theo kết quả khảo sát trong mẫu điều tra vào

tháng 7/2017 tại Bảng 3.16 Phụ lục 07, khi có việc liên quan đến pháp luật, có 55,5%

người Êđê được hỏi trả lời nhờ chính quyền xã giúp đỡ; trong khi đó, số người trả lời

sẽ nhờ già làng, trưởng dòng tộc giúp đỡ (giải quyết theo luật tục) là 37,5%.

Hoặc khi được hỏi nên giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và vi phạm pháp

luật nhỏ trong cộng đồng bằng pháp luật hay luật tục, có đến 45,5% ý kiến trả lời

theo pháp luật và 15% ý kiến trả lời kết hợp giữa pháp luật với luật tục (cụ thể tại

Bảng 3.8 Phụ lục 07). Điều đó cho thấy người Êđê đã ngày càng hiểu biết pháp luật

và coi trọng việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Thống kê số

vụ việc dân sự... do ngành TAND tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông giải quyết (tại

Page 102: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

98

Bảng 3.11 Phụ lục 07) và số vụ việc khiếu nại, tố cáo do các cấp chính quyền tỉnh

Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông tiếp nhận (tại Bảng 3.17 Phụ lục 07) trong những năm

gần đây, cho thấy người Êđê cũng đã nhận thức được và đã thực hiện quyền yêu cầu

cơ quan Nhà nước (sử dụng pháp luật) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá

nhân. So với tổng số vụ việc mà các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Đắk Lắk và

tỉnh Đắk Nông thụ lý, giải quyết tại các Bảng thống kê nêu trên đây, thì số vụ việc

do người Êđê yêu cầu giải quyết chiếm tỉ lệ rất thấp, nhưng điều này cũng cho thấy

bước đầu đã có sự thay đổi quan trọng và tích cực trong sử dụng pháp luật để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của người Êđê so với trước đây, điển hình là những vụ

việc khiếu nại, kiến nghị tại Hộp 19 Phụ lục 08.

Trong một Báo cáo của UBND xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk cũng

ghi nhận: Trước đây, khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình, trong cộng đồng

thì người Êđê đề nghị trưởng họ hoặc già làng đứng ra giải quyết, nhưng hiện nay đã có

Tổ hòa giải của buôn thì thường là được Tổ hòa giải của buôn mời già làng và những

người có uy tín trong dòng họ cùng tham gia giải quyết. Nếu buôn hòa giải không

thành thì chuyển lên UBND xã giải quyết theo quy định pháp luật [134].

Đặc biệt, người Êđê đã sử dụng được quyền khởi kiện ra tòa án đối với các cá

nhân, tổ chức xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Những vụ việc cụ thể đã được

TAND thụ lý giải quyết ở Hộp dưới đây cũng là sự thể hiện của nhận định trên.

Anh Y Linh Kriêng và chị H’Nóa Niê Brít kết hôn năm 2010, từ năm 2013 vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nên đề nghị TAND giải quyết cho ly hôn (Tòa án đã quyết định cho hai anh chị ly hôn; anh Y Linh đề nghị được nuôi con, nhưng Tòa án cân nhắc đến luật tục Êđê (khi cha mẹ ly hôn, con luôn ở lại bên mẹ), nên quyết định giao cho chị H’Nóa nuôi con) [85].

Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, 9 hộ dân tộc Êđê tại buôn Ba Yang và buôn Gung Yang, xã Krông Nô, huyện Lắk đã có đơn khởi kiện và được TAND thụ lý (9 hộ dân cho rằng năm 1998 họ khai hoang đất để canh tác, theo tập quán luân canh của người Êđê, việc sử dụng đất không liên tục nên sau khi canh tác một thời gian thì họ bỏ hóa cho đất nghỉ...; năm 2002 các hộ dân trở lại canh tác trên đất đó và năm 2009 công trình thủy điện Buôn Tua Srah tích nước làm ngập đất của họ, nên họ kiện đòi Nhà nước bồi thường) [87].

Vợ chồng Ông Y Dun Ksor (người Êđê) tại phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột, tranh chấp quyền sử dụng đất là tài sản bị cưỡng chế thi hành án với ông Lê Minh Hải, nên khởi kiện ra Tòa và được TAND tỉnh Đắk Lắk thụ lý [86].

Bà H’Lợi Kbuôr, thôn Ea Tút, xã Pơng Đrang, huyện Krông Buk, khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy quyết định của UBND huyện Krông Buk cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Y Ngui Kbuôr đối với đất do bà khai hoang và canh tác từ năm 1996; TAND tỉnh Đắk Lắk chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Bà [88]. v.v...

Page 103: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

99

Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội và sự hòa nhập với các dân tộc anh em

khác, cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên cũng đã từng bước tiếp thu những

kiến thức, quan điểm tiến bộ của khoa học và pháp luật; nhiều người đã chú trọng việc

sử dụng những quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền hợp pháp của mình, mà

trước hết là các quyền nhân thân. Như đã biết sử dụng quy định của Bộ luật Dân sự

hiện hành về họ, tên, dân tộc của cá nhân để đặt tên và xác định dân tộc cho con, nên:

Đối với người dân tộc Êđê theo mẫu hệ thì việc đặt họ, tên và xác định

dân tộc cho con thì con phải lấy họ của người mẹ... Hiện nay, khi đăng

ký hộ tịch người dân cũng đã có sự lựa chọn, thỏa thuận về xác định họ,

chữ đệm, tên, dân tộc cho người con để tránh sự trùng tên của những

người trong dòng họ, anh, em gần. Đặt tên có ý nghĩa với thời điểm hiện

tại, không có trường hợp đặt tên "tục" như ngày xưa. Nên việc áp dụng

các tập quán về xác định họ, chữ đệm, tên, dân tộc cũng không gặp phải

khó khăn, vướng mắc [134].

Trong xây dựng chính quyền Nhà nước, có thể nói người Êđê hiểu rõ được

quyền lợi của mình, nên đã sử dụng có hiệu quả tích cực. Đơn cử như tại cuộc bầu

cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp

nhiệm kỳ 2016-2021 vừa qua, theo Báo cáo tổng kết của Ủy ban Bầu cử tỉnh Đắk

Lắk: Bình quân cử tri người dân tộc Êđê tham dự các Hội nghị cử tri đạt trên 80%

so với số cử tri được mới, đặc biệt có Hội nghị có cử tri tham dự nhiều nhất là buôn

M’Lốch B (buôn người Êđê), xã Krông Jing, huyện M’Đrắk, với số cử tri tham dự

là 320 người, đạt 100% số cử tri được mới; tỷ lệ cử tri là người Êđê tham gia bầu cử

đạt gần 99,9%; kết quả bầu cử có 3/9 đại biểu Quốc hội (chiếm 33%), 16/85 đại

biểu HĐND cấp tỉnh (chiếm 19%), 105/566 đại biểu HĐND cấp huyện (chiếm

18,6%) và 1.006/5.510 đại biểu HĐND cấp xã (chiếm 18,3%) là người Êđê [126].

Ngoài ra, hiện nay việc sử dụng pháp luật của người Êđê còn được thể hiện

tích cực trong sản xuất kinh doanh; tố cáo người vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà

nước; sử dụng luật tục đồng thời với pháp luật, đặc biệt là thông qua hương ước và

hoạt động hòa giải để bảo vệ an ninh trật tự, xây dựng đời sống văn hóa buôn làng...

3.2.3.2. Ảnh hưởng không tích cực của luật tục đối với sử dụng pháp luật

trong cộng đồng người Êđê

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng thấy rằng, hiện nay cũng còn

không ít người Êđê chưa sử dụng pháp luật để bảo vệ, bảo đảm quyền và lợi ích

Page 104: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

100

chính đáng của cá nhân, như: "Người đồng bào (người Êđê) chưa chú trọng đến

quyền, lợi ích mang tính pháp luật mà sống theo tập quán, chủ yếu theo tập tục buôn

làng, bản sắc dân tộc..." [134]. Hoặc trong số các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình,

hành chính, kinh doanh thương mại, lao động... (là những lĩnh vực người dân có thể

sử dụng pháp luật) TAND tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông đã giải quyết, có rất ít vụ

việc do người dân tộc Êđê khởi kiện ra Tòa án (cụ thể Bảng 3.11 Phụ lục 07). Số

liệu này không thể chứng minh cho việc quyền và lợi ích hợp pháp của người Êđê

không bị xâm phạm, mà phần nào nó thể hiện thực trạng sử dụng pháp luật để bảo

vệ quyền của cá nhân người Êđê còn thấp so với đời sống hiện đại đang diễn ra bên

ngoài. Về lĩnh vực dân sự, và hôn nhân gia đình, nhìn ở góc độ tổng thể, có thể do

còn bị tác động mạnh mẽ bỡi các yếu tố truyền thống của luật tục, nên nhiều người

Êđê không muốn hoặc không nghĩ đến việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh các

quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực này, vì ở đó luật tục Êđê đã và đang phát huy hiệu lực

một cách đầy đủ; còn đối với các lĩnh vực pháp luật hành chính, kinh doanh thương

mại, lao động, có lẽ còn khá mới mẻ đối với người Êđê, họ chưa quen sử dụng, nên

hiếm khi kiện tụng ra tòa...

Có thể nói, các tranh chấp có liên quan đến pháp luật phát sinh trong cộng

đồng người Êđê mà đồng thời luật tục cũng điều chỉnh, thì phần lớn đều được người

dân lựa chọn giải quyết bằng các quy định của luật tục Êđê. Tình trạng này một mặt

là do chế tài phạt trong pháp luật nhẹ hơn chế tài phạt trong luật tục Êđê, thủ tục tố

tụng theo pháp luật khá dài và phức tạp so với luật tục Êđê và so với sự nhận thức

của người Êđê; mặt khác, vẫn còn không ít người Êđê hiện nay chưa quen với pháp

luật, nên chưa hình thành được thói quen sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cá

nhân; bên cạnh đó, có những quy định của pháp luật không phù hợp với thực tế xã

hội, nên không khuyến khích người dân sử dụng pháp luật... Đối với nhiều người vi

phạm, họ cũng yêu cầu được xử lý bằng luật tục Êđê và chấp hành chế tài phạt theo

luật tục, mặc dù ở một số hành vi vi phạm, chế tài phạt theo luật tục Êđê nặng hơn

rất nhiều so với pháp luật. Vì trên thực tế, khi người Êđê vi phạm luật tục bị buôn

làng xử lý và phạt đền bằng hiện vật, họ thi hành ngay chế tài phạt bồi thường cho

người vi phạm và sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp phạt cho dân làng, cúng tạ thần

linh, hòa giải mâu thuẫn, họ sẽ được dân làng bỏ qua lỗi lầm, không ai được khơi lại

vi phạm đó, nên có thể hòa nhập ngay với cộng đồng. Còn bồi thường theo pháp

Page 105: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

101

luật, mức bồi thường có thể thấp hơn so với luật tục, nhưng tinh thần hòa giải không

cao, nên sự hòa nhập vào cộng đồng phải có quá trình lâu dài mới thực hiện được

(do vấn đề tình cảm chưa được kết hợp giải quyết một cách đồng thời và thấu đáo

như giải quyết bằng luật tục Êđê).

Bên cạnh đó, nhiều quy định luật tục Êđê không phù hợp pháp luật nhưng được

thực hiện phổ biến trong cộng đồng cũng làm hạn chế việc sử dụng pháp luật, như:

- Tục nối dây vẫn được thực hiện, thậm chí được xem là "quyền" của người vợ

hay chồng góa đối với gia đình bên người chồng hay vợ đã chết. Kết quả điều tra

trực tiếp 200 người Êđê tại Bảng 3.12 Phụ lục 07, còn có đến 20% người được hỏi

đồng ý thực hiện việc nối dây. Nội dung Hộp dưới đây cho biết về tục lệ này của

người Êđê.

Như vậy, với tục nối dây, nếu có sự tự nguyện của cả hai bên nam - nữ, thì

không phát sinh vấn đề vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền cá nhân, và ở khía cạnh

khác, nó khiến của cải luôn tập trung trong một gia đình, dòng họ, con cái luôn

được quan tâm, không có chuyện mẹ ghẻ con chồng như ở người Kinh vì vẫn trong

gia đình, dòng họ... Ngược lại, nếu không có sự tự nguyện của một trong hai bên,

thì rõ ràng hoặc vi phạm nguyên tắt hôn nhân tự nguyện, tiến bộ do pháp luật quy

định; hoặc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người chồng trong việc nuôi con

cái, phân chia tài sản chung, thừa kế tài sản của vợ (người chồng phải về lại nhà mẹ

đẻ với hai bàn tay trắng).

- Với quan niệm ngoại hôn của luật tục Êđê được nêu và phân tích trên đây, có

không ít trường hợp luật tục Êđê cho là "loạn luân" và không được kết hôn với nhau,

nhưng theo quan điểm khoa học và pháp luật thì lại không loạn luân, không bị cấm kết

hôn, nên ảnh hưởng không tốt đến việc sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền kết hôn của

người Êđê: "Cũng có trường hợp nam nữ khi kết hôn không vi phạm quy định của Luật

về cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, nhưng theo tập quán, họ

Luật tục người Êđê quy định: "Rầm sàn gãy thì phải thay, giát sàn nát thì phải

thế. Chết người này thì phải nối bằng người khác" [104, tr.292-293]. Một điều đáng lưu ý về tục nối dây của người Êđê là "cháu lấy mợ, ông lấy cháu, bà lấy cháu, nhưng là cháu nội, không thể là cháu ngoại tức là con của con gái của ông

hay bà; hoặc con rể của con gái ông hay bà" [30, tr.246]. Anne de Hautecloque - Howe cũng cho biết: "luật tục về việc thay thế một người chồng hay vợ quá cố - cháu trai thay thế cho cậu cháu gái thay thế bà tổ..., thường đưa đến chỗ một người lớn lấy một đứa bé trai hay gái" [54, tr.292].

Page 106: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

102

vẫn thuộc phạm vi quan hệ họ hàng không được kết hôn, do vậy, họ đã bị gia đình,

cộng đồng không cho kết hôn hoặc không thừa nhận hôn nhân…" [134].

- Người Êđê quan niệm rằng, khi một người đã được đặt tên và được xem là

người thuộc dân tộc Êđê, thì trong mọi trường hợp, đều không cho phép việc thay

đổi lại họ tên và dân tộc, nếu vi phạm sẽ bị xem là có tội và sẽ bị phạt nặng. Quy

định này là trái với pháp luật, nhưng vì ràng buộc bởi luật tục, nên rất ít người Êđê

sử dụng pháp luật để thay đổi họ tên và dân tộc của mình.

- Luật tục Êđê có quy định khác với pháp luật về tài sản vợ, chồng được tặng

cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Ông Y Phi Kbuôr (người dân tộc Êđê) - Thẩm

phán TAND tỉnh Đắk Lắk cho biết:

Ví dụ: Khi đi lấy vợ và sinh sống tại nhà vợ, bố mẹ có tặng cho con trai

diện tích 5.000 m2 đất rẫy cà phê để làm ra sản phẩm nuôi vợ, nuôi con.

Khi hai vợ chồng ly hôn kể cả trong trường hợp vợ (hoặc chồng) chết thì

5.000 m2 đất rẫy cà phê trên phải trả lại cho bố mẹ chồng hoặc gia đình

bên chồng (nếu bố mẹ đã chết) [134].

Do vậy, có không ít trường hợp người Êđê không sử dụng được pháp luật để

bảo vệ quyền tài sản hợp pháp của mình, như đối với trường hợp của một phụ nữ

người Êđê tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ở Hộp dưới đây:

Theo luật tục Êđê, chỉ những người con gái mới được thừa hưởng đất đai và

tài sản của cha mẹ (được cha mẹ cho sau khi lập gia đình hoặc được hưởng di sản

thừa kế do cha mẹ để lại). Do đó, nhiều trường hợp những người con trai trong gia

đình xem điều đó là đương nhiên và không mong muốn sử dụng pháp luật để bảo vệ

quyền thừa hưởng tài sản hợp pháp của mình, như tại Hộp 23 Phụ lục 08.

Chồng chết năm 2001, rồi chị em chồng đòi 2 cây vàng. Trước đòi 2 cây vàng rồi, năm ngoái lại đòi thêm 1 sào đất nữa. Xưa khi ông mất đi không đòi đất, gần đây thấy trồng rau bí tốt thì lại đòi tiếp. Nhà đó hoàn cảnh khá giả chứ không nghèo. Bà già của ông ấy là tốt nhưng rất mệt với bà chị - Ana gŏ. Mình không muốn báo chuyện này lên, sợ người ta biết, cãi nhau thêm thì mệt. Khi đưa hai cây vàng nhà mình tự đi vay mượn trả thôi chứ không có ai giúp.

Bữa xử có cả Dăm dei tham gia nói miết rồi nhưng họ lại không nghe, cứ đòi bằng được. Chồng mất nhiều con còn nhỏ như thế thì tôi rất cực, không ai trong Buôn này cực bằng. Mấy đứa còn nhỏ mà đòi, người ta có thương đâu. Không trả thì họ cứ đòi miết, thôi thì cứ trả đi cho xong. Lúc đó con còn nhỏ xíu, nên rất là cực. Họ bảo cháu không phải là của họ nên họ đòi. (Phỏng vấn ngày 21/9/2010 ở buôn Ea Bông, xã Cư ÊBur) [138, tr.20].

Page 107: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

103

3.2.4. Ảnh hưởng của luật tục đối với áp dụng pháp luật trong cộng đồng

người Êđê

Đối với áp dụng pháp luật, qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng luật tục Êđê có

nhiều ảnh hưởng tích cực, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các quy định của pháp luật, đặc

biệt là các quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đi

vào cuộc sống hằng ngày và phát huy hiệu lực trên thực tế; bên cạnh đó cũng có

những ảnh hưởng không tích cực, làm giảm hiệu lực hoặc vô hiệu các quyết định áp

dụng pháp luật, thậm chí là quyết định của Tòa án trong cộng đồng người Êđê.

Những lĩnh vực áp dụng pháp luật về hòa giải ở cơ sở, giải quyết khiếu nại, xử lý vi

phạm hành chính, giải quyết tranh chấp dân sự, bồi thường thiệt hại, hôn nhân gia

đình..., là có sự ảnh hưởng rõ ràng của luật tục Êđê hiện nay.

3.2.4.1. Ảnh hưởng tích cực của luật tục đối với áp dụng pháp luật trong

cộng đồng người Êđê

Mối quan hệ giữa pháp luật với phong tục tập quán của các dân tộc và luật tục

Êđê trong hoạt động áp dụng pháp luật đã được Nhà nước thừa nhận. Bộ luật Dân

sự cũng như Luật Hôn nhân và Gia đình và nhiều văn bản pháp luật hiện hành khác

đã ghi nhận nguyên tắc: Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên

không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi

dân tộc. Tập quán không được trái với các nguyên tắc quy định trong Bộ luật và

Luật này [74], [76]. Mặc dù chưa được áp dụng phổ biến trên thực tế và còn nhiều

vấn đề cần hoàn thiện thêm, nhưng là sự thừa nhận chính thức của Nhà nước đối với

các phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói

chung và luật tục Êđê nói riêng, đưa luật tục Êđê tham gia vào hoạt động áp dụng pháp

luật, nhằm hỗ trợ cho pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.

Luật tục Êđê giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt đẹp của mỗi cá nhân

trong cộng đồng, đề cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc duy trì cuộc sống

tại các buôn làng người Êđê yên hòa. Người Êđê coi trọng nghĩa tình, nếu có mâu

thuẫn, xích mích thì đề cao việc hòa giải, và một khi đã được hòa giải (theo quy

định của luật tục, khi hòa giải các bên phải cúng thần linh để được thần linh chứng

giám), thì tuyệt đối không được khơi lại và không còn hiềm khích với nhau nữa...

Do đó, việc áp dụng pháp luật về hòa giải ở cơ sở và pháp luật về giải quyết các

mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng thường đạt kết quả cao, góp phần thực hiện

tốt pháp luật về quản lý cơ sở và xây dựng buôn làng văn hóa mới.

Page 108: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

104

Tuy vậy, phải nói rằng yếu tố quan trọng trên hết, tạo nên ảnh hưởng tích cực

nhất của luật tục Êđê đối với áp dụng pháp luật trong cộng đồng người Êđê, đó là xu

hướng hiểu biết và tâm lý tôn trọng pháp luật ngày càng cao trong cộng đồng người

Êđê hiện nay. Đó là điều kiện quan trọng nhất để các quyết định áp dụng pháp luật

của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được chấp nhận và thi hành trong cộng đồng

người Êđê, và nhất là một khi các quyết định đó được kết hợp với luật tục Êđê, thì

hiệu lực thi hành rất cao (như thông tin tại Hộp dưới đây).

Luật tục Êđê giáo dục các thành viên trong cộng đồng ý thức tự giác thực

hiện các quy tắc chung của buôn làng, như khi vi phạm hay có mâu thuẫn, tranh chấp,

buôn làng đã phân xử thì phải tự giác chấp hành quyết định phân xử đó... Ý thức tự

giác đó cũng là nền tảng quan trọng để thực hiện nghiêm túc các quyết định áp dụng

pháp luật trong quản lý cộng đồng và cả đối với từng thành viên một cách tự giác.

Cũng vì thế, tương tự như số liệu thống kê từ ngành TAND tại Bảng 3.1.1 Phụ lục 07,

theo các Báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông, tỷ lệ số vụ việc khiếu nại

của người dân tộc Êđê là rất thấp so với tổng số vụ việc mà các cấp chính quyền hai

tỉnh đã tiếp nhận (cụ thể tại Bảng 3.17 Phụ lục 07). Tỷ lệ số vụ việc khiếu nại thấp này

có nhiều nguyên do, cả khách quan và chủ quan, nhưng chắc chắn trong đó có yếu tố tự

giác và nghiêm túc chấp hành các quyết định áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền trong cộng đồng người dân tộc Êđê.

Một đặc điểm cần lưu ý là trong cộng đồng người dân tộc Êđê rất ít xảy ra các

tranh chấp..., nếu có tranh chấp phát sinh thì họ thường nhờ hai bên gia đình giải quyết

với nhau bằng hòa giải, tạo nên điều kiện thuận lợi để cơ quan Nhà nước áp dụng pháp

luật điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Từ hoạt động thực tiễn, ông Y Phi Kbuôr

- Thẩm phán TAND tỉnh Đắk Lắk cho biết về trường hợp tại Hộp sau đây.

Kết quả điều tra trực tiếp 200 người Êđê cho thấy: 62% ý kiến cho rằng người trẻ hiểu biết pháp luật nhiều hơn người già, và ngược lại, có 38% ý kiến cho rằng người già hiểu biết pháp luật nhiều hơn người trẻ - vậy xét tổng thể thì người Êđê hiện nay đã có sự hiểu biết pháp luật tương đối và ưu thế hơn thuộc về lớp người trẻ (Bảng 3.6 Phụ lục 07); có đến 77% ý kiến cho rằng có nhiều hoặc hầu hết mọi người tuân thủ pháp luật (Bảng 3.7 Phụ lục 07); và có đến 45,5% ý kiến cho rằng nên giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và vi phạm pháp luật nhỏ trong cộng đồng bằng pháp luật và 15% ý kiến cho rằng nên kết hợp giữa pháp luật với luật tục (Bảng 3.8 Phụ lục 07); hoặc khi có mâu thuẫn giữa luật tục và pháp luật thì có đến 34% ý kiến cho rằng người dân xử lý theo pháp luật và 26,5% ý kiến cho rằng người dân kết hợp pháp luật và luật tục xử lý (Bảng 3.5 Phụ lục 07).

Page 109: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

105

"Do mâu thuẫn giữa hai chị em trong sinh hoạt hàng ngày, người em làm cổng và khóa lại không cho gia đình người chị sử dụng lối đi chung. Người chị làm đơn gửi UBND xã giải quyết nhưng không thành, nên kiện ra Tòa án giải quyết. Quá trình giải quyết, Tòa án thấy các đương sự căng thẳng với nhau, trong khi đó vụ việc chưa được người có uy tín trong họ hàng của hai bên đương sự đứng ra hòa giải... Do vậy, Tòa án đã mời người có uy tín nhất trong họ hàng của các đương sự cùng tham gia phiên hòa giải và kết quả là hòa giải thành, người chị rút đơn khởi kiện, người em chịu phá cổng để cho gia đình người chị sử dụng lối đi chung" [134].

Luật tục Êđê coi trọng trách nhiệm của cha mẹ trong việc quản lý, giáo dục

con cái, kể cả trong trường hợp con cái đã trưởng thành, nên khi con cái vi phạm

pháp luật hay gây thiệt hại cho người khác, thì cha mẹ cũng là người liên đới hoặc

thậm chí phải chịu trách nhiệm chính trong việc bồi thường hay chịu phạt do hành

vi của con mình gây ra, nên các bản án của Tòa án hoặc các quyết định của cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền về áp dụng pháp luật xử phạt hoặc buộc bồi thường đối

với người Êđê thường được tự giác chấp hành nghiêm chỉnh. Các trường hợp luật

tục Êđê quy định được dẫn chứng trong Báo cáo tham luận của Y Phi Kbuôr - Thẩm

phán TAND tỉnh Đắk Lắk [134] tại Hộp 26 Phụ lục 08 cũng thể hiện điều đó.

3.2.4.2. Ảnh hưởng không tích cực của luật tục đối với áp dụng pháp luật

trong cộng đồng người Êđê

Hiện nay ở nước ta, mặc dù Nhà nước có công nhận phong tục tập quán và

luật tục tiến bộ như là nguồn của pháp luật; đồng thời chủ trương áp dụng luật tục

tiến bộ kết hợp với pháp luật vào hương ước buôn làng, khu dân cư..., nhưng chưa

có các thủ tục chặt chẽ như áp dụng pháp luật, nên việc kết hợp giữa pháp luật với

luật tục để áp dụng trong quản lý xã hội tại cộng đồng người Êđê vẫn chưa phát huy

được đầy đủ lợi thế của mỗi yếu tố. Bên cạnh đó, nhiều quy định của pháp luật

không phù hợp với luật tục Êđê, nên nhiều trường hợp các quyết định áp dụng pháp

luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thậm chí là của Tòa án cũng khó được

hoặc không được thi hành trên thực tế; hoặc không ít trường hợp gây khó khăn, lúng

túng cho cơ có thẩm quyền khi xem xét ra các quyết định áp dụng pháp luật.

Người Êđê khi mua bán, vay mượn, trao đổi tài sản với nhau trong cộng

đồng..., thường chỉ giao kết bằng miệng. Đối với các trường hợp tài sản có giá trị

lớn thì khi giao kết, mỗi bên nhờ người là họ hàng thân thích "làm chứng". Điểm

đặc biệt là luật tục Êđê quy định người làm chứng đồng thời cũng là người "bảo

lãnh" cho người tham gia giao kết, nên khi có người vi phạm nội dung đã giao kết

thì người làm chứng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay trả nợ cho người

Page 110: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

106

Người đàn ông lấy mình rồi, thấy cô khác lại đòi lấy nữa. Nếu trong trường hợp mà mình bắt được người chồng đi với người khác thì Dăm dei sẽ đặt vấn đề nói chuyện. Rồi kêu Dăm dei hỏi: chồng của mình yêu người khác thì nói thế nào? Dăm dei có thể nói xử, nhưng tôi có thể nói: anh ta đi yêu người khác thì cho đi. Khi mình xử người chồng biết hối cải quay lại thì mình phạt người đàn bà kia 1 heo 1 bò gì đó. Nếu anh chàng thích cô kia hơn thì giao cho luôn, rồi xử phạt bò phạt trâu gì đó. Phạt theo việc phá giao ước khi đi hỏi. Vì anh ta theo cô kia thì cô ấy phải lấy tài sản ra mà trả, vì cô ta quyến rũ anh này, phải có trách nhiệm, anh ấy phải đi hai bàn tay trắng (Phỏng vấn ngày 17/9/2010 ở buôn Akõ Dhông, phường Tân Lợi) [138, tr.45].

mà mình đã nhận làm chứng. Do vậy, khi có tranh chấp xảy ra thì thường rất khó

khăn cho cơ quan chức năng trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết dứt điểm vụ

việc; hoặc khi đã được cơ quan chức năng giải quyết, nhưng không đồng ý với việc

giải quyết đó, nên các bên lại đưa ra giải quyết theo luật tục... Điều đó làm giảm,

thậm chí làm vô hiệu quyết định giải quyết của cơ quan chức năng. Như trường hợp

sau đây tạo không ít khó khăn khi áp dụng pháp luật:

Khi có tranh chấp về vật nuôi, tập quán được áp dụng thường là theo

nguyên tắc "mẹ nào, con nấy", tức là đàn lợn con hay nghé, bê vừa sinh ra

hoặc đã lớn đi theo con mẹ nào thì xác định con mà nó đi theo là mẹ nó và

con mẹ nào thuộc đàn nhà ai thì đương nhiên con mà nó đi theo thuộc nhà

đó (vì người Êđê có thói quen chăn thả rông gia súc, gia cầm nên chúng

sinh nở tự nhiên trên đồi núi, nên phải xác định chủ của chúng) [134].

Việc vi phạm luật tục Êđê trong nhiều trường hợp cũng là vi phạm pháp luật. Tuy

nhiên, luật tục Êđê quy định chế tài xử phạt thường rất nghiêm khắc, như việc xử phạt

đối với hành vi trộm cắp thường là gấp đôi tài sản trộm cắp; hoặc phải bồi thường hơn

gấp nhiều lần mức thiệt hại...; ngoài ra còn phạt vạ bên có lỗi, bắt họ phải giết gà, heo,

trâu, cúng thần linh và thiết đãi dân làng... Trách nhiệm chịu phạt và bồi thường không

những chỉ do chính bản thân người gây ra thiệt hại chịu mà còn thuộc về những người

khác, thậm chí cả gia đình họ phải chịu, và nếu họ cùng gia đình không trả hết thì con

cháu của họ sau này tiếp tục phải trả cho đến hết... Những trường hợp này của luật tục

Êđê là nguyên nhân của việc thực hiện không nghiêm túc các quyết định áp dụng pháp

luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về nguyên tắc xử phạt vi phạm pháp luật, về

nguyên tắc bồi thường thiệt hại, và nhất là nguyên tắc cá biệt hóa trách nhiệm pháp lý

theo quy định của pháp luật. Câu chuyện trong cộng đồng người Êđê ở thành phố Buôn

Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tại Hộp dưới đây là một ví dụ:

Page 111: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

107

"Ở buôn Knul chưa có trường hợp nào con trai được hưởng tài sản thừa kế theo pháp luật. Những người con trai đề nghị áp dụng theo luật tục vì đây là truyền thống và họ không phải là người được hưởng tài sản nên không liên quan đến tài sản của gia đình. Vì vậy, chính quyền địa phương phải giải thích nhiều lần để họ hợp tác và để việc phân chia tài sản được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và luật tục".

"Bà H’Joăn chết để lại tài sản và đất đai cho 2 con là Y Năn Niê và H’Suin Niê. Theo quy định của pháp luật, tài sản này được chia đều cho 2 con. Tuy nhiên, theo luật tục Ê đê, tài sản chỉ để lại cho con gái, cả Y Năn Niê và H’Suin Niê đều tôn trọng luật tục và Y Năn Niê cho rằng ông không liên quan đến phần tài sản này. Do đó, khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà H’Joăn cho 2 con, UBND xã Ea Bông đã kết hợp việc phân chia tài sản với việc công nhận từ chối nhận tài sản thừa kế của Y Năn Niê đồng thời trao toàn bộ quyền sử dụng đất cho H’Suin Niê" [Nữ, cán bộ Tư pháp xã Ea Bông, phỏng vấn ngày 27/6/2017].

Luật tục Êđê quy định người chồng không có quyền có tài sản nên không có

quyền để thừa kế. Việc thừa kế chỉ thực hiện theo dòng họ nữ (vợ) nên khi vợ chết

thì mọi của cải và con cái đều thuộc phía vợ (dì, bà ngoại) quản lý, còn người chồng

thì phải trở về sinh sống với mẹ đẻ mình mà không được mang theo con cái hoặc tài

sản..., nên có nhiều trường hợp tòa án đã xét xử theo pháp luật, nhưng về buôn làng

không đồng ý và xét xử lại theo luật tục, làm cho quyết định của tòa án không được

thực thi. Hoặc theo kết quả khảo sát tại 233 buôn đồng bào dân tộc Êđê, có đến 132

trường hợp vi phạm đã bị pháp luật xử phạt (hành chính, hình sự), nhưng sau đó bị

phạt thêm theo luật tục; 165 trường hợp tranh chấp dân sự (hôn nhân, thừa kế tài

sản, tranh chấp đất đai, tài sản...) đã được cơ quan Nhà nước giải quyết, nhưng sau

đó được giải quyết thêm theo luật tục.

Hay như, ghi nhận của một cán bộ Tư pháp xã Ea Bông về những khó khăn

khi hằng ngày áp dụng pháp luật giải quyết những vấn đề, vụ việc cụ thể phát sinh

giữa pháp luật và luật tục ở địa phương ở Hộp sau đây:

Thống kê từ các kết quả điều tra bằng bảng hỏi trực tiếp 200 người Êđê do

Luận án nghiên cứu trên đây cho thấy: Tuy chiếm tỷ lệ không cao so với pháp luật,

nhưng cũng còn có đến 20% ý kiến cho rằng nên giải quyết các tranh chấp, mâu

thuẫn và vi phạm pháp luật nhỏ trong cộng đồng bằng luật tục (chi tiết tại Bảng 3.8 Phụ

lục 07); hoặc khi có mâu thuẫn giữa luật tục và pháp luật thì cũng có đến 18,5% ý kiến

cho rằng người dân xử lý theo luật tục (chi tiết tại Bảng 3.5 Phụ lục 07)... Đây cũng là

lực cản đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong cộng đồng người Êđê.

Trong thực tế, không ít trường hợp người dân tộc Êđê bị buộc phải chấp hành

các quyết định của Tòa án, nhưng trong thâm tâm họ không hoàn toàn đồng ý với

Page 112: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

108

những quyết định ấy, vì nó khác với luật tục Êđê…, nên khi thi hành những quyết định

áp dụng pháp luật này thường gặp không ít khó khăn. Những sự việc thực tế mà chúng

tôi thu thập được từ một Hội thảo khoa học về luật tục do Viện Khoa học pháp lý - Bộ

Tư pháp tổ chức [134], tại Hộp 29 Phụ lục 08 cũng cho thấy điều nhận định đó.

3.2.5. Nhận xét chung về ảnh hưởng của luật tục đến thực hiện pháp luật

trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên và những vấn đề chủ yếu có

liên quan được đặt ra hiện nay

Có thể nói, chính sách pháp luật của Nhà nước ban hành ra chỉ được đánh giá

cao khi nó thực sự đi vào đời sống của xã hội và phát huy tác dụng trên thực tế đối

với các chủ thể. Mục đích ban hành chính sách pháp luật của Nhà nước sẽ không

đạt được khi các quy định này không được các tổ chức, cá nhân trong xã hội thực

hiện một cách chính xác và đầy đủ. Để chính sách pháp luật của Nhà nước được các

chủ thể thực hiện một cách nghiêm túc và tự giác thì các quy định pháp luật đó

không những phải thể hiện được ý chí, tâm tư, nguyện vọng của các chủ thể mà còn

phải phù hợp với các điều kiện thực tế đảm bảo thực hiện khác trong xã hội, trong

đó có phong tục, tập quán, luật tục của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt

Nam và luật tục Êđê.

Đối với người Êđê, một tộc người có những nét đặc trưng khá điển hình về

bản sắc văn hóa và đời sống tộc người ở Tây Nguyên, thì vấn đề phù hợp và cao

hơn nữa là kết hợp giữa pháp luật với luật tục Êđê lại càng có ý nghĩa quan trọng

trong việc đưa pháp luật đi vào đời sống của dân tộc này, bởi điều chỉnh hành vi của

người Êđê trong đời sống hằng ngày ở cộng đồng hiện nay chủ yếu vẫn là luật tục

Êđê... Nội dung nghiên cứu trên đây cho thấy, những ảnh hưởng của luật tục đối với

quá trình thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây nguyên

hiện nay được thể hiện khá rõ nét, ở cả phương diện tích cực lẫn không tích cực.

Ở phương diện tích cực: Luật tục Êđê có nhiều giá trị, nhiều yếu tố tốt đẹp đối

với xã hội hiện nay, như quy định mỗi cá nhân phải có tính trung thực, thật thà, chất

phát, vì cộng đồng, tự giác thực hiện các quy tắc của cộng đồng..., do đó, đối với

những quy định pháp luật có tính tương đồng cao với luật tục Êđê, thì sẽ được cộng

đồng dễ dàng chấp nhận, tuân thủ nghiêm túc và tự giác chấp hành..., trong những

trường hợp này thì luật tục Êđê có ảnh hưởng tích cực đến hình thức tuân thủ pháp

luật và thi hành pháp luật. Bên cạnh đó, luật tục Êđê có những đặc trưng riêng, xuất

Page 113: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

109

phát từ truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc này, như quy định vụ việc đã được

hòa giải bằng luật tục, thần linh đã chứng kiến, thì các bên tuyệt đối không được

khơi lại, sẽ hạn chế tối đa "lạm dụng" việc sử dụng pháp luật để khiếu nại, kiện tụng

kéo dài..., những yếu tố đặc trưng như vậy sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến tâm

lý sử dụng pháp luật của người Êđê, và hiện nay, bước đầu người Êđê đã có sự quan

tâm đến pháp luật, chú trọng việc sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của mình. Cùng với ý thức tự giác và tôn trọng luật tục đã được nâng lên thành

ý thức tự giác thực hiện và tôn trọng pháp luật, nhiều quy định của luật tục có tính

tương đồng cao với pháp luật và sự hiểu biết pháp luật của người dân tộc Êđê ngày

càng nâng cao..., nên đối với những quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan,

người có thẩm quyền mà phù hợp với luật tục Êđê thì sẽ dễ dàng được người Êđê

chấp nhận và tự giác thực hiện một cách đầy đủ...

Ở phương diện không tích cực: Với đặc điểm trình độ dân trí còn thấp so với

bình diện chung cả nước, sự hiểu biết pháp luật chưa đầy đủ và toàn diện (nhất là ở

các buôn làng xa xôi), cộng với tâm lý đề cao luật tục của cộng đồng, nên đối với

những quy định pháp luật có tính khác biệt với luật tục Êđê, hoặc không được luật

tục Êđê quy định, thì sẽ khó được cộng đồng chấp nhận, tuân thủ và chấp hành...

Mặt khác, trong thực tế, do nhiều quan hệ xã hội phát sinh hằng ngày trong cộng

đồng được điều chỉnh hoặc chịu sự tác động bởi luật tục, nên việc sử dụng pháp luật

của đồng bào Êđê còn khá khiêm tốn, một nguyên nhân khác là do nhận thức pháp

luật của đồng bào còn hạn chế; bên cạnh đó, do có nhiều quy định của luật tục liên

quan đến các quyền công dân nhưng lại không phù hợp với pháp luật (quyền nuôi

con, thừa kế tài sản của nam giới…), nên trong những trường hợp như vậy quyền

công dân theo pháp luật bị vi phạm, do đó việc sử dụng pháp luật của đồng bào bị

hạn chế. Luật tục Êđê hiện nay cũng đang tồn tại nhiều hủ tục, nhiều quy định lạc

hậu so với pháp luật, nên đối với những quyết định áp dụng pháp luật không phù

hợp, khác biệt với luật tục, thì khó được người Êđê chấp nhận, thậm chí không thực

hiện, hoặc thực hiện nhưng về cộng đồng lại phạt vạ thêm hay giải quyết, xử kiện

lại theo luật tục, làm kém hiệu lực và hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật đối với

cộng đồng tộc người này.

Những nội dung chúng tôi nghiên cứu được trên đây cũng cho thấy, việc tiếp

tục phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng không tích cực của luật

Page 114: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

110

tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây nguyên,

vừa là yêu cầu cấp bách hiện nay, vừa là nhiệm vụ lâu dài, phức tạp, có rất nhiều

vấn đề được đặt ra cần giải quyết, trong đó có những vấn đề chủ yếu và liên quan

trực tiếp, đó là:

Một là, sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa luật tục Êđê để vừa bảo tồn bản sắc văn

hóa - luật tục, vừa tạo tiền đề cho các hoạt động kết hợp, phát huy những yếu tố tích

cực của luật tục Êđê cùng pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội... Đây là vấn đề,

vừa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất tiền đề, nhằm nghiên cứu, đánh giá một

cách toàn diện luật tục Êđê. Do đó, cần được cấp bách thực hiện, vì nếu chậm trễ thì

vốn quý luật tục Êđê đang được lưu truyền trong người dân sẽ bị mai một dần. Thực

tiễn thời gian qua chúng ta đã có sự quan tâm, nhưng chưa đúng mức đến hoạt động

này. Do vậy, việc tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá, chọn lọc, hệ thống hóa,

xây dựng thành "bộ luật tục Êđê" nhằm mục đích vận dụng trong đời sống, phối hợp

với pháp luật, tham gia vào việc quản lý cộng đồng người Êđê là nhiệm vụ cấp thiết

hiện nay. Hoạt động sưu tầm, ghi thành văn bản luật tục Êđê thời gian qua chủ yếu

nhằm vào mục đích giữ gìn nét văn hóa dân gian của người Êđê, vì vậy chỉ đơn

thuần là hoạt động ghi chép lại các quy định của luật tục, không phân biệt các quy

định lạc hậu hay tiến bộ. Đó là những hạn chế mà trong quá trình thực hiện cần

được lưu ý.

Hai là, coi trọng và phát huy vai trò của già làng, trưởng tộc và thiết chế buôn

làng truyền thống của dân tộc Êđê. Mới đây, khi điền dã tại các buôn người Êđê,

chúng tôi nhận ra rằng: Có buôn, vai trò già làng còn được đánh giá rất cao.

Ở buôn Knul, khi có tranh chấp, mâu thuẫn thường là già làng đứng ra giải

quyết. Già làng sẽ mời dòng họ của hai bên để phân xử và thỏa thuận. Vai

trò của Già làng và Tổ hòa giải có ý nghĩa rất lớn. Một số trường hợp giải

quyết hiệu quả ngay từ cơ sở, góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh

trật tự tại địa phương [nam, Chủ tịch UBND xã Ea Bông].

Cũng có buôn, vai trò già làng tuy có giảm so với trước đây, nhưng vẫn được

buôn làng coi trọng, mời tham gia giải quyết những vụ việc quan trọng, phức tạp

trong cộng đồng.

Già làng giờ ít xử các vụ trong buôn vì bữa nay đã có Ban Tự quản buôn

và Tổ hòa giải giải quyết rồi. Nếu vụ việc quan trọng chính quyền mới

Page 115: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

111

mời Già làng tham gia cùng giải quyết. Nếu mình nói được thì dân cũng

nghe thôi. Hiện nay, nhiều việc luật tục đáng phạt thì do hai bên tự thỏa

thuận, bên Tổ hòa giải không ép, bên chính quyền cũng không ép…

[nam, Già làng buôn Hra Ea Hning].

Có buôn, già làng được coi trọng cùng với những điều kiện mực thước và dân

làng khó tìm người thay thế. "Già làng của Buôn già rồi, sức khỏe yếu rồi, buôn

làng đang tìm người thay thế, một người biết uống rượu, biết nói năng chuẩn mực,

biết tập tục trong Buôn và biết cách phân xử" [nam, Bí thư Chi bộ buôn Dliêya A].

Hoặc như thông tin từ một Hội thảo khoa học [112, tr.1013-1014] tại Hộp 33

Phụ lục 08 cũng cho thấy về vai trò của già làng.

Kết quả khảo sát tại Bảng 3.16 và Bảng 4.1 Phụ lục 07 cho thấy trong cộng

đồng người Êđê pháp luật ngày càng được coi trọng, tuy nhiên các thiết chế đại diện

pháp luật (chính quyền xã, trưởng buôn, tổ hòa giải) chưa phát huy đầy đủ vai trò

(kể cả trong trường hợp liên quan đến pháp luật cũng chỉ có 55,5% nhờ chính quyền

xã và chỉ 9% nhờ trưởng buôn hoặc tổ hòa giải giúp đỡ là con số theo chúng tôi còn

rất thấp); trong khi đó có đến 60% nhờ già làng hoặc trưởng dòng tộc và 40,5% nhờ

người thân trong gia đình phân xử những vấn đề liên quan đến luật tục, kể cả trong

trường hợp liên quan đến pháp luật cũng có đến 37,5% nhờ gia đình hoặc trưởng

dòng tộc giúp đỡ... Kết quả khảo sát của Luận án cũng tương đồng với kết quả

nghiên cứu của nhiều Đề tài cấp nhà nước thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 [124,

tr.84-85], [129, tr.185], [115, tr.205], [114, tr.210], như thông tin được tổng hợp tại

Hộp 34 Phụ lục 08. Điều đó cho thấy, vai trò thiết chế gia đình, dòng tộc, đặc biệt

già làng và luật tục vẫn còn được tôn trọng và thực hiện tương đối phổ biến trong

cộng đồng người Êđê.

Ba là, kết hợp luật tục để thực hiện có hiệu quả hoạt động hòa giải ở các buôn

làng người Êđê. Thực tế hiện nay, tuy hoạt động hòa giải ở các buôn làng Êđê có

khác trước, cả về thành phần tham gia, nội dung và hình thức hòa giải..., nhưng

"nguồn luật" được viện dẫn để giải thích, thuyết phục các bên cơ bản vẫn là luật tục.

Điểm mới đó là cán bộ hòa giải đã kết hợp, lồng ghép các quy định của pháp luật về

những vấn đề cần hòa giải. Các chế tài phổ biến của luật tục Êđê như bồi thường

hiện vật, phạt vạ, cúng tạ thần linh... vẫn còn được áp dụng, nhưng đã bắt đầu mềm

dẻo hơn, nhẹ hơn, có tính đến khả năng kinh tế, hoàn cảnh gia đình của các bên.

Page 116: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

112

Thành phần tổ hòa giải gồm có già làng, điều đó cho thấy vị trí, uy tín thực tế của

già làng vẫn được duy trì, tuy rằng tham gia vào quá trình giải quyết các vụ việc đã

có các thành phần khác từ phía chính quyền, đoàn thể xã hội, như trưởng buôn, cán

bộ Mặt trận, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... Trình tự, thủ tục của một "phiên toà xét

xử" theo luật tục Êđê vẫn được duy trì trong điều kiện xã hội mới. Tâm lý người

dân tộc Êđê là vừa tôn trọng luật pháp, vừa tôn trọng luật tục và họ cũng hiểu được

rằng, Nhà nước ta chủ trương khuyến khích hòa giải để giải quyết những tranh

chấp, xích mích nhỏ trong cuộc sống buôn làng, trường hợp không giải quyết được

mới phải đưa ra toà án hay chính quyền giải quyết. Do vậy, "Chính trong hoạt động

của các tổ hòa giải tại các buôn làng hiện nay đã thể hiện phần nào mối quan hệ

giữa luật tục và pháp luật nhà nước. Trong đó, các yếu tố của luật tục vẫn được bảo

tồn và phát huy nhưng đã mang các yếu tố pháp luật nhà nước" [112, tr.943-944].

Theo đánh giá của ngành chức năng [14], hoạt động hòa giải trên địa bàn 05

tỉnh Tây Nguyên đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể quan

tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt, nên đã góp phần giải quyết được nhiều vụ việc

mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ nhân dân (Tính tổng 05 tỉnh hiện nay có 7.853 tổ

hoà giải với 45.834 hòa giải viên (trong đó có 18.010 hòa giải viên là người dân tộc

thiểu số, 25.379 hòa giải viên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ); bình quân mỗi năm

trên địa bàn 05 tỉnh hòa giải hơn 9.786 vụ việc, tỷ lệ hoà giải thành đạt hơn 78% (chi

tiết tại Bảng 4.2 Phụ lục 07)). Nhiều địa phương làm tốt công tác hòa giải, nên hạn chế

được số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong cộng

đồng và góp phần không nhỏ vào công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Thông qua

việc hòa giải cơ sở, các tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân đã được giải quyết, góp

phần làm giảm khoảng 40% các loại vụ việc tranh chấp có thể phải chuyển đến TAND

hoặc cơ quan chức năng khác giải quyết. Điều này cho thấy, công tác hòa giải cơ sở

luôn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định ở địa bàn dân cư và góp

phần nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên hiện

nay, trong đó có vai trò không nhỏ của già làng và luật tục Êđê.

Bốn là, đưa luật tục vào hương ước như là sự thừa nhận chính thức từ Nhà

nước để tổ chức thực hiện trong các buôn làng người Êđê. Theo thống kê của Bộ Tư

pháp [10], với số lượng lớn hương ước đang áp dụng trên cả nước và các tỉnh Tây

Nguyên hiện nay tại Hộp 36 Phụ lục 08, cho thấy chủ trương của Đảng và Nhà

Page 117: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

113

nước ta về xây dựng, thực hiện hương ước trong thời gian qua là đúng đắn, đã được

chính quyền các cấp và nhân dân ủng hộ, tích cực thực hiện rộng rãi. Điều đó đã

khẳng định rõ vị trí, vai trò và giá trị của hương ước đối với việc quản lý xã hội tại

cộng đồng dân cư. Trên thực tế, hương ước đã góp phần không nhỏ vào việc thực

hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", phát triển kinh tế -

xã hội ở địa phương (Kết quả thực hiện hương ước, chỉ riêng năm 2014 cả 5 tỉnh có

790.089 hộ được công nhận gia đình văn hóa, 4.581 thôn, buôn... được công nhận

khu dân cư văn hóa; trong đó tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông có đến 332.696 hộ

được công nhận gia đình văn hóa và 2.026 thôn, buôn... được công nhận khu dân cư

văn hóa, chiếm gần một nửa so với tổng cả 5 tỉnh (cụ thể tại Bảng 4.3 Phụ lục 07))...

Khảo sát trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên [48], chúng tôi

thấy bên cạnh luật tục, người Êđê đã có sự quan tâm đáng kể đến hương ước của buôn

làng (Kết quả điều tra tại xã Cư ÊBur, thành phố Buôn Ma thuột và xã Cư M’gar,

huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk (100% thôn, buôn của hai xã này đều đã có hương ước),

có đến 54% người Êđê ở xã Cư ÊBur và 76% người Êđê ở xã Cư M’gar trả lời có biết

ở thôn, buôn có hương ước (cụ thể tại Bảng 4.9 Phụ lục 07). Và họ cũng cho rằng sự

hiện diện của hương ước trong buôn làng là cần thiết: "Duy trì quy ước là rất cần thiết.

Cần thiết do Ban Tự quản giải quyết thì phải có căn cứ, cần thiết cho cả hiện tại và sau

này. Nhà nước có pháp luật giải quyết còn trong Buôn giải quyết mà không theo quy

ước thì dân không chịu" [Nam, người có uy tín, dân tộc Êđê]); đồng thời, nghiên cứu

các bản hương ước chúng tôi thấy có nhiều nội dung phù hợp với pháp luật, như những

nội dung dẫn chứng tại Hộp 37 Phụ lục 08; và có nhiều tình huống người Êđê còn "linh

hoạt" thực hiện hương ước để vừa không vi phạm pháp luật, vừa được chấp nhận theo

luật tục, và quan trọng hơn cả là việc xây dựng, thực hiện hương ước trong cộng đồng

người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên đã có sự kết hợp giữa pháp luật và luật tục..., như nội

dung trong Hộp 38 Phụ lục 08.

Tuy vậy, việc xây dựng và thực hiện hương ước vẫn còn những tồn tại cần

khắc phục, như chưa đảm bảo chất lượng nội dung; hình thức và câu chữ nặng tính

pháp lý, khiến bản hương ước giống một văn bản pháp luật của Nhà nước, gây khó

hiểu cho người dân tộc Êđê; thủ tục xây dựng, thông qua còn mang tính áp đặt...,

nên tác dụng thực tế của thiết chế này đối với quản lý cộng đồng chưa cao. Tại một

số địa phương, tuy các luật tục đã được chọn lọc đưa vào hương ước, nhưng việc

Page 118: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

114

tuyên truyền và thực hiện chưa tốt, do đó hương ước chưa thực sự đi vào đời sống

cộng đồng.

Năm là, tăng cường công tác PBGDPL trong cộng đồng người Êđê. Đây là vấn

đề, là nhiệm vụ quan trọng và là kênh chủ yếu để đưa pháp luật đến với người dân; nếu

thực hiện tốt, sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an

ninh trật tự và đời sống sinh hoạt của nhân dân, tạo điều kiện để người dân thực hiện

pháp luật, sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp, nâng cao nhận thức pháp luật, góp phần xóa bỏ phong tục, tập quán, luật tục lạc

hậu, hạn chế vi phạm pháp luật, giảm bớt tình trạng khiếu kiện không đúng quy định,

nâng cao trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong thực thi công vụ...

Với vai trò quan trọng của công tác PBGDPL đó, các cấp chính quyền các tỉnh

Tây Nguyên đã quán triệt phương châm "tăng cường hướng về cơ sở, phục vụ cơ

sở" để triển khai nhiệm vụ này với những kết quả đáng khích lệ... (như kết quả

thống kê của Bộ Tư pháp [12] tại Hộp 39 Phụ lục 08). Tuy nhiên, bên cạnh những

kết quả đã đạt được, cũng như tình trạng chung của cả nước, ngay chính Bộ Tư

pháp cũng đã thừa nhận một thực tế là "Ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật trong

toàn xã hội chưa có chuyển biến rõ rệt, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải

đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung hình thức PBGDPL chậm đổi mới,

chưa phù hợp với tính chất, đặc điểm của đối tượng; hiệu quả PBGDPL chưa cao..."

[13, tr.16-17], công tác PBGDPL ở các tỉnh Tây Nguyên cũng còn không ít hạn chế,

khó khăn (được nêu tại Hộp 40 Phụ lục 08) - đó là những vấn đề mà các tỉnh Tây

Nguyên cần khắc phục.

Sáu là, đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) trong cộng đồng người

Êđê. Cùng với PBGDPL, TGPL cũng là hoạt động quan trọng để đưa pháp luật đến

với người dân, giúp họ thực hiện và hướng dẫn họ sử dụng tốt pháp luật..., nên đã

được các địa phương và ngành chức năng quan tâm thực hiện. Theo đánh giá của

Bộ Tư pháp, sau 08 năm thi hành Luật TGPL năm 2006, "công tác TGPL trở thành

cầu nối giữa chính quyền và nhân dân, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của người được TGPL, thực hiện tốt chính sách nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa của

Đảng và Nhà nước, đồng thời nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, phát huy dân

chủ ở cơ sở, tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Luật

TGPL đã có tác động tích cực trong việc thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc

Page 119: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

115

sống, nhất là đối với người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn, góp phần đáng

kể vào sự ổn định, phát triển nhiều mặt của đời sống xã hội" [11]; kết quả thực hiện

ở các tỉnh Tây Nguyên (tại Hộp 41 Phụ lục 08) cũng rất tích cực. Tuy vậy, vẫn còn

tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc như: Nhu cầu TGPL ngày càng tăng nhưng lực

lượng làm công tác này còn mỏng; sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền ở

một số nơi còn chưa đúng mức; đa số đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện được

hưởng TGPL nhận thức pháp luật còn hạn chế, nhiều người không biết chữ, không

biết nói tiếng phổ thông; địa bàn cư trú của đồng bào chủ yếu ở vùng sâu, vùng có

điều kiện khó khăn; các tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật và tổ chức xã hội chưa

tích cực tham gia hoạt động TGPL...

Bảy là, thực hiện tốt phát triển kinh tế - xã hội nơi cộng đồng người Êđê sinh

sống. Có thể nói, đây là vấn đề và luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu, vì nó là cơ

sở quan trọng để giải quyết các vấn đề khác trong xã hội và cộng đồng. Trong

những năm qua, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, hàng loạt các

chính sách phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên đã được ban hành, như:

Chính sách giải quyết đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách

hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc; chính sách

di dân thực hiện quy hoạch bố trí dân cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; chương

trình xóa đói giảm nghèo; chương trình xây dựng nông thôn mới; và nhiều chính

sách pháp luật khác về quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển văn

hóa… Nhờ đó, hệ thống phúc lợi xã hội như điện, đường, trường, trạm không

ngừng được đầu tư hoàn thiện; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc

thiểu số trong vùng không ngừng được cải thiện; việc giữ gìn phát huy các giá trị

văn hóa truyền thống dân tộc được chú trọng; trình độ dân trí của người dân ngày

càng được nâng cao... Vì vậy, việc nhận thức và thực hiện pháp luật trong đồng bào

dân tộc thiểu số và cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây nguyên từng bước đã có

những chuyển biến tích cực.

Nếu so với trước đây, tình hình kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay

đã có nhiều thay đổi, sự phát triển tổng thể vượt bậc. Tuy nhiên, so với các vùng kinh

tế - xã hội khác của cả nước và so với yêu cầu của sự phát triển, thì điều kiện kinh tế -

xã hội của vùng Tây Nguyên nói chung còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng

tại thời điểm năm 2014 là 13,8% (chỉ thấp hơn vùng cao nhất - các tỉnh Trung du và

Page 120: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

116

miền núi phía Bắc là 18,4%) [89, tr.1171]; tổng số học sinh phổ thông của cả 5 tỉnh

Tây Nguyên vào thời điểm năm 2015 chỉ chiếm 7,4% so với cả nước (thấp nhất so với

các khu vực khác) và chỉ bằng 54% so với khu vực thấp thứ nhì - sau khu vực Tây

Nguyên (các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc) [90, tr.1049-1050], trong đó, đồng

bào các dân tộc thiểu số tại chỗ và cộng đồng người Êđê là những đối tượng có điều

kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất, cần được tiếp tục quan tâm...

Kết luận chương 3

Cộng đồng người dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay, vốn từ xã hội

công xã thị tộc dần chuyển sang xã hội xuất hiện tư hữu và hội nhập với nhiều nền

văn hóa khác nhau, đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài..., đã

làm thay đổi hàng loạt các quan hệ xã hội truyền thống: Bên cạnh già làng đã xuất

hiện trí thức dân tộc, bên cạnh sở hữu cộng đồng buôn làng về tư liệu sản xuất, đã

xuất hiện sở hữu tư nhân; bên cạnh hình thức phân phối dựa trên nguyên tắc bình

quân đã xuất hiện các hình thức phân phối dựa trên lao động và sự đóng góp; bên

cạnh tư tưởng quan hệ khép kín buôn làng, đã định hình các tư tưởng quan hệ liên

buôn làng... Tuy vậy, với phạm vi điều chỉnh bao gồm hầu hết các quan hệ xã hội

trong các lĩnh vực của đời sống cộng động, là công cụ quan trọng để quản lý cộng

đồng và trong những phạm vi nhất định còn được pháp luật công nhận, khuyến

khích phát huy, nên ở nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau, luật tục Êđê vẫn đang

thể hiện được những giá trị vốn có, vẫn còn sự hiện diện khá rõ nét trong tâm niệm

của người Êđê, và vẫn đang phát huy tác dụng trong đời sống cộng đồng dân tộc

Êđê ở vùng đất này.

Thông qua việc nghiên cứu nội dung của luật tục, thực trạng áp dụng và thực

tiễn nhận thức của đồng bào dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay cho thấy

có sự giao thoa đương nhiên giữa pháp luật và luật tục trong việc điều chỉnh các

hành vi xử sự của con người nhằm mục đích cao cả là bảo vệ, ổn định trật tự đời

sống cộng đồng, đề cao giá trị xã hội và đạo đức truyền thống. Bên cạnh các quy

định tiến bộ, tích cực, luật tục Êđê cũng còn tồn tại không ít yếu tố tiêu cực, nhất là

các quy định có tính hủ tục, lạc hậu..., đó là những rào cản đối với tiến trình đưa

pháp luật vào đời sống đồng bào dân tộc Êđê.

Nghiên cứu ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng

đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay, không phải để cải tạo, xóa bỏ hay

Page 121: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

117

pháp luật hóa một cách tuyệt đối luật tục của tộc người này, mà chính là tìm ra

những điểm tương đồng, giá trị hiệu quả giữa chúng đối với xã hội. Pháp luật muốn

đi vào đời sống xã hội được thì chính nó phải chứa đựng những giá trị và phản ánh

được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, phản ánh được phong tục, tập

quán tốt đẹp, phản ánh được bản sắc văn hóa dân tộc đã được hun đúc từ ngàn đời

của các dân tộc. Vì vậy, chính pháp luật cũng phải mang tính kế thừa những giá trị

truyền thống tốt đẹp của luật tục Êđê thì mới phát huy được hiệu quả của pháp luật;

đồng thời qua đó hạn chế được những yếu tố không tích cực, thậm chí tiêu cực của

luật tục trong đời sống xã hội của cộng đồng người Êđê.

Page 122: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

118

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC,

HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG KHÔNG TÍCH CỰC CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ÊĐÊ Ở CÁC TỈNH

TÂY NGUYÊN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

4.1. QUAN ĐIỂM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG

KHÔNG TÍCH CỰC CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG CỘNG

ĐỒNG NGƯỜI ÊĐÊ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Vấn đề chủ yếu ở Chương này là đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế

những ảnh hưởng không tích cực, tiếp tục khẳng định, ghi nhận và vận dụng, phát

huy những yếu tố, những ảnh hưởng tích cực của luật tục như một phương tiện bổ

trợ để đưa pháp luật vào cuộc sống, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp

hành pháp luật trong đồng bào dân tộc Êđê; đồng thời chọn lọc, kết hợp sử dụng

những yếu tố tích cực của luật tục như một công cụ bổ sung vào "khoảng trống" của

pháp luật trong hoạt động tự quản và sinh hoạt hằng ngày tại các buôn làng người

Êđê, góp phần cùng với pháp luật điều chỉnh có hiệu quả các mối quan hệ xã hội

hằng ngày trong các buôn làng của đồng bào dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên.

Và trên hết là góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đa dạng hóa hình thức giải

quyết các quan hệ pháp luật trong xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Để giải quyết vấn đề quan trọng đó, trước hết cần xác định và quán triệt các quan

điểm chủ đạo sau đây:

4.1.1. Phải xuất phát từ yêu cầu giải quyết những vấn đề từ thực tế ảnh

hưởng của luật tục Êđê đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê

ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay

Thứ nhất, luật tục gắn liền với vấn đề tự quản ở cộng đồng dân cư và xa hơn là

vấn đề dân chủ của các thành viên trong cộng đồng. Đối với buôn làng hiện nay, tự

quản cũng là một hình thức của dân chủ với phương châm "dân biết, dân bàn, dân

làm, dân kiểm tra". Tính chất tự quản này cần được phát huy để làm tăng hiệu lực

của công tác quản lý hành chính Nhà nước, tuy nhiên chấp nhận quyền tự quản là

chấp nhận tính đặc thù của địa phương, văn hóa, xã hội và cả luật tục, do đó tự quản

những nội dung nào, phạm vi đến đâu, hay nói rộng ra là được phép áp dụng luật

tục Êđê và luật tục của các dân tộc thiểu số tại chỗ khác ở các tỉnh Tây Nguyên đến

Page 123: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

119

đâu, đó là vấn đề cần làm rõ. Bên cạnh đó, hiện tại cấp chính quyền thấp nhất của

chúng ta là cấp xã, song trên thực tế đơn vị kinh tế - văn hóa xã hội nhỏ nhất đang

mặc nhiên tồn tại lại là ấp, thôn, làng ở miền xuôi, buôn, bản ở miền núi... Đây là

đơn vị tự quản, là cộng đồng có tính nguyên vẹn và khép kín ở địa phương, khác

biệt với nhau và khác biệt với cấp xã. Vậy, nên tiếp tục duy trì như hiện nay, hay để

gia tăng thêm hiệu lực quản lý Nhà nước ở địa phương thì cần xác định làng (buôn,

thôn, bản) cũng là đơn vị hành chính? Kèm theo vấn đề này là việc đánh giá và xác

định (hoặc thể chế hóa nếu cần) vai trò của trưởng thôn, trưởng bản và các thiết chế

cộng đồng ở buôn làng. Đó cũng là vấn đề cần được nghiên cứu và đánh giá thêm.

Thứ hai, cùng với tiến trình phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội trong

những năm gần đây và trình độ dân trí, sự hiểu biết pháp luật của người dân ngày

càng nâng cao, sự giao lưu của cộng đồng với bên ngoài ngày càng mở rộng, nên xã

hội các buôn làng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay đã có nhiều thay đổi,

cả về thiết chế tự quản và quan hệ cộng đồng; bên cạnh đó, là một bộ phận thuộc

cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nên cũng như các dân tộc anh em khác, ngoài việc

tôn trọng và thực hiện luật tục, các thành viên trong cộng đồng dân tộc Êđê cũng

phải "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật". Do vậy, yêu cầu đặt ra là, một

mặt, thực tiễn cho thấy, sự tồn tại và bền vững của tổ chức buôn làng là rất quan

trọng, xã hội càng hiện đại và phát triển thì vấn đề tự quản từ buôn làng càng phải

được chú ý; mặt khác, vì là đơn vị xã hội cơ sở, buôn làng phải từng bước khắc

phục dần tính khép kín, biệt lập, từng bước hòa nhập vào hệ thống chung, xác lập và

phát triển các mối quan hệ rộng lớn, tạo đà và động lực cho sự phát triển về mọi mặt

của đời sống xã hội hằng ngày.

Thứ ba, cho đến nay, thực ra trình độ phát triển xã hội đồng bào dân tộc Êđê ở

Tây Nguyên vẫn đang còn một khoảng cách đáng kể so với trình độ chung của cả

nước. Luật tục Êđê còn đang phát huy vai trò điều chỉnh mọi mối quan hệ xã hội

trong cộng đồng tộc người và có những ưu điểm nhất định, tuy nhiên cũng có những

mặt hạn chế nhất định. Để phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế này,

cần nghiên cứu kỹ luật tục Êđê để khi ban hành các văn bản pháp luật có được

những quy định phù hợp cho người Êđê; đồng thời, cần đề cao công tác PBGDPL

trong đồng bào Êđê; bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng khác là làm sao để có thể

kết hợp hài hòa, có sự hỗ trợ, bổ sung giữa luật pháp chung của Nhà nước và luật

Page 124: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

120

tục của buôn làng Êđê, rộng hơn là ở các khu vực, các tộc người có cùng điều kiện

kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay.

Thứ tư, hiện nay ở nhiều buôn làng Êđê nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số

tại chỗ ở Tây Nguyên nói chung đang tồn tại song song cả già làng (được hình

thành theo phong tục - luật tục) và trưởng buôn (trưởng thôn) do nhân dân tín nhiệm

bầu ra theo quy định của pháp luật. Do vậy, bên cạnh việc kết hợp giữa luật tục với

pháp luật (về phương diện nội dung), còn cần phải kết hợp được giữa già làng và

trưởng thôn, buôn (về phương diện tổ chức) để tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả

hơn cho hoạt động tự quản ở buôn làng, như cơ cấu, bầu chọn các già làng vào làm

thành viên ban tự quản các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây

Nguyên... cũng là vấn đề thực tế cần nghiên cứu.

Thứ năm, trong xã hội của người Êđê, bên cạnh luật tục, còn tồn tại một hình

thức "Tòa án phong tục". Thực chất đó là tổ chức bao gồm những người thông

thuộc luật tục, có uy tín trong buôn làng, đứng ra giải quyết các mâu thuẫn, xung

đột trên cơ sở luật tục của địa phương, của tộc người mình. Những điều ghi trong

luật tục cũng như cách giải quyết của "Tòa án phong tục" chủ yếu là hòa giải, giáo

dục hơn là trừng phạt, kết tội. Ngay cả sau khi vị "thẩm phán" của "Tòa án phong

tục" quy tội thì biện pháp trừng phạt thực chất vẫn là một hình thức hòa giải, giáo

dục. Vì thế, cần có cơ chế và tạo điều kiện cho những người này được học tập luật

pháp Nhà nước, và hướng cơ cấu để họ là thành viên hoặc tổ trưởng các tổ hòa giải

ở buôn làng.

Thứ sáu, thực tế ở Tây Nguyên hiện nay tồn tại một bất cập là: Khoảng cách

từ luật tục Êđê và luật tục của các dân tộc khác cho đến pháp luật và từ "Tòa án

phong tục" với TAND các cấp, đang cần có một hình thức quá độ, một sự kế thừa,

một sự phối hợp nào đấy mới có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng

trong điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và trong công tác xét xử mọi tranh

chấp, xung đột nói riêng đang diễn ra hằng ngày ở đây, và không chỉ giữa một tộc

người, mà còn giữa các tộc người cộng cư, đặc biệt là giữa đồng bào các dân tộc tại

chỗ với đồng bào Kinh đến lập nghiệp mỗi ngày một đông hơn. Điều đó đặt ra yêu

cầu là cần tiếp tục có những nghiên cứu, sưu tầm, đánh giá và chọn lọc mang tính

hệ thống, đầy đủ về luật tục; có cơ chế sử dụng thích hợp những yếu tố tích cực của

luật tục (như kết hợp với hương ước, đưa luật tục vào văn bản quản lý Nhà nước;

Page 125: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

121

kết hợp với hoạt động hòa giải ở cơ sở...); song song với đó, cần có biện pháp hữu

hiệu cải tạo, hạn chế và đi đến xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, những yếu tố tiêu cực của

luật tục; đồng thời có cơ chế thiết thực, phù hợp với đặc thù của vùng Tây Nguyên

nhằm thực hiện tốt công tác PBGDPL và TGPL, phát triển kinh tế - xã hội, để từng

bước đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đồng bào

dân tộc Êđê và rộng hơn là đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung.

Ngoài ra, còn những vấn đề có liên quan trực tiếp khác như được đề cập tại

Mục 3.2.5 trên đây, cũng cần được nghiên cứu và giải quyết thấu đáo.

4.1.2. Nhìn nhận đúng vai trò của luật tục trong đời sống xã hội cộng đồng

người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay

Để quản lý xã hội, có nhiều công cụ, phương tiện khác nhau. Mỗi công cụ,

phương tiện có những ưu thế riêng và những hạn chế nhất định. Thực tiễn chứng

minh không có một loại công cụ, phương tiện nào có tính "đa năng" để có thể điều

chỉnh một cách có hiệu quả tất cả các quan hệ xã hội. Vì vậy, trong quản lý, điều

hành xã hội, đặc biệt là quản lý điều hành khu vực đồng bào dân tộc thiểu số có tính

đặc trưng như đồng bào dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên, ngoài việc sử dụng

công cụ pháp luật cần phải khai thác và sử dụng thế mạnh vốn có của luật tục.

Chỉ cách đây không lâu, luật tục là công cụ chủ yếu và quan trọng trong việc

điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh tại buôn làng người dân tộc Êđê. Nói như

vậy không có nghĩa là luật tục thay thế được hoàn toàn cho pháp luật trong việc

quản lý, điều hành các hoạt động tại buôn làng người Êđê. Về thực chất, pháp luật

vẫn phải là công cụ chính điều chỉnh các quan hệ mang tính chất phổ biến phát

sinh trong tộc người này. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

hiện nay, khi xã hội có nhiều mối quan hệ mới phát sinh và chưa được luật tục Êđê

điều chỉnh, pháp luật lại càng có vị trí quan trọng trong đời sống của người Êđê.

Tuy nhiên, sự điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội phát sinh trong cộng

đồng người Êđê không phải bao giờ cũng đem lại kết quả như mong muốn. Bởi lẽ

vấn đề này còn phụ thuộc vào một số yếu tố nhất định đó là sự phù hợp giữa pháp

luật và quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, sự hoàn thiện của hoạt động áp dụng

pháp luật và đặc biệt là ý thức pháp luật, trình độ dân trí của người Êđê. Trong

trường hợp này có thể sử dụng luật tục Êđê như là công cụ, phương tiện cần thiết

để bổ trợ cho pháp luật.

Page 126: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

122

Hiện nay, các buôn làng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã có nhiều biến đổi,

trình độ dân trí được nâng cao hơn trước một bước; đã có pháp luật của Nhà nước

điều chỉnh các quan hệ xã hội..., nên hệ thống luật tục của các dân tộc thiểu số tại

chỗ và dân tộc Êđê ít nhiều suy giảm hiệu lực và một số quy định không còn phù

hợp với pháp luật. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật nước ta hiện nay vẫn còn đang

hoàn chỉnh, nhiều mặt trong cuộc sống xã hội của các dân tộc thiểu số tại chỗ và dân

tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn chưa được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh đầy đủ;

bên cạnh đó, trình độ dân trí tuy cao hơn trước, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng yêu

cầu quản lý và phát triển của xã hội trong tình hình mới, nên hiệu lực pháp luật chưa

phát huy hiệu quả cao, không ít người dân còn xa lạ với các quy định của pháp luật. Và

thực tế là, luật tục của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây nguyên, trong đó có luật tục

của dân tộc Êđê đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân nên được cộng đồng tự giác

tuân theo: "Nhiều luật tục được các thành viên trong cộng đồng nghiêm chỉnh tuân theo

một cách tự giác, điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là luật tục

cùng với phong tục tập quán là đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo... đã ăn sâu bám rễ trong

mỗi người" [136, tr.132]. Thậm chí không ít trường hợp luật tục có hiệu lực hơn pháp

luật: "Luật tục gắn chặt với tiềm thức của đồng bào nên nhiều vụ việc, mặc dù TAND

các cấp đã xét xử, họ có thể yêu cầu buôn làng xét xử lại và bản án được xét xử theo

luật tục được buôn làng chấp nhận hơn bất kỳ một bản án nào khác" [136, tr.65]...

Trong tình hình như vậy, cần có nhìn nhận đúng vai trò của luật tục Êđê, để có giải

pháp phù hợp góp phần cùng pháp luật điều chỉnh có hiệu quả những quan hệ xã hội

phát sinh trong đời sống các cộng đồng tộc người.

Như vậy, trong quản lý, điều hành các hoạt động tại buôn làng người Êđê cần

nhận thức đúng vị trí, vai trò, ưu thế của pháp luật và luật tục Êđê để sử dụng chúng

một cách có hiệu quả nhất. Giữa pháp luật và luật tục Êđê có mối quan hệ tác động

qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Do đó, quản lý xã hội nói chung và tại buôn làng

đồng bào dân tộc Êđê nói riêng bằng pháp luật nhưng cần phải coi trọng luật tục của

đồng bào. Đối với các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật liên quan đến đời sống

của đồng bào dân tộc Êđê cần phải được xây dựng phù hợp với các phong tục, tập

quán tốt đẹp của dân tộc này; cần phải đặc biệt coi trọng giữ gìn và phát huy truyền

thống tốt đẹp đồng thời bài trừ, ngăn chặn các quy định phản tiến bộ đang manh nha

hình thành trong luật tục Êđê.

Page 127: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

123

4.1.3. Chú trọng kết hợp hài hòa luật tục và pháp luật vào quản lý xã hội

trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay

Trong bối cảnh phát triển bền vững ở nước ta hiện nay, luật tục và luật tục Êđê

vẫn còn có hiệu lực và vai trò to lớn trong đời sống cộng đồng và xã hội. Do vậy,

việc kết hợp hài hòa luật tục và pháp luật trong quản lý xã hội ở nông thôn, ở vùng

đồng bào dân tộc thiểu số là rất cần thiết và cấp bách. Cách đây tròn 20 năm,

nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc cũng đã đề cập về sự cấp thiết đó:

Nói luật tục tức là nói đến phong tục, tập quán đã hình thành trong nhiều

năm, trong nhiều thế hệ và đến nay, dầu đã qua bao biến động, nó vẫn

đang còn được nhân dân nhiều dân tộc tôn trọng, giữ gìn và tồn tại song

song bên cạnh luật pháp. Đây là một tình hình, vì vậy đòi hỏi chúng ta

phải có một sự nghiên cứu sâu sắc, phải có sự kết hợp giữa pháp luật của

Nhà nước và phong tục tập quán của nhân dân ở các miền [136, tr.190].

Hiện nay, vấn đề kết hợp luật tục và pháp luật trong quản lý xã hội đã được Đảng

và Nhà nước ta chính thức thừa nhận, Nghị quyết số 48-NQ/TW xác định "Nghiên cứu

về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán..., góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp

luật" là một trong bảy giải pháp về xây dựng pháp luật ở nước ta [26].

Như đã đề cập trên đây, giữa luật tục, luật tục Êđê và pháp luật có mối quan hệ

biện chứng với nhau, có nhiều điểm tương đồng với nhau; bên cạnh đó, xét trong

mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục Êđê, thì pháp luật giữ vai trò quyết định, do

đó pháp luật sẽ định hướng để luật tục Êđê được điều chỉnh và phát triển tiến bộ

hơn... Những yếu tố đó là cơ sở quan trọng để có thể kết hợp luật tục Êđê và pháp

luật trong quản lý xã hội, cụ thể:

Thứ nhất, với tính chất là công cụ quyền lực quản lý xã hội của Nhà nước,

pháp luật bảo đảm cho luật tục Êđê được tồn tại và tiếp tục phát huy vai trò, giá trị của

mình đối với xã hội, cộng đồng bằng cách công nhận những luật tục tiến bộ, loại bỏ

những luật tục phản tiến bộ và ngăn chặn việc phát sinh mới những luật tục xấu.

Có thể nói, các quy định trong hệ thống pháp luật đều xuất phát từ ý chí,

nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Việt Nam, kế thừa và phát huy các

quy định tiến bộ trong luật tục của các dân tộc, trong đó có luật tục của dân tộc Êđê.

Trong luật tục Êđê, yếu tố lợi ích cộng đồng, yếu tố con người cũng được coi trọng.

Như vậy, nhìn từ góc độ chung nhất, pháp luật cũng bảo đảm cho luật tục Êđê được

Page 128: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

124

tồn tại và thực hiện trên thực tế. Các tội trộm cắp, tội vô cớ đánh người, tội giết

người, giết trẻ em sơ sinh, tội làm cháy rừng, các tranh chấp dân sự và các việc hôn

nhân gia đình… của người Êđê trước đây chỉ được trưởng buôn xử lý theo luật tục

Êđê, hiện nay đã được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng Nhà nước.

Người Êđê vi phạm pháp luật trong nhiều trường hợp cũng đồng thời vi phạm luật

tục Êđê và bị Nhà nước xử lý theo pháp luật. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam,

lợi ích của Nhà nước, của xã hội hay của nhân dân; quyền và nghĩa vụ của các chủ

thể trong đó có chủ thể là người Êđê được bảo đảm một cách hài hòa. Nhà nước có

trách nhiệm đối với công dân thì công dân cũng phải có trách nhiệm đối với Nhà

nước. Lợi ích chung của cộng đồng người Êđê và lợi ích của mỗi cá nhân được luật

tục Êđê bảo vệ không nằm ngoài lợi ích của công dân do pháp luật bảo vệ. Như vậy,

lợi ích của mỗi cá nhân trong cộng đồng người Êđê, vừa được pháp luật vừa được luật

tục Êđê bảo vệ. Người Êđê làm tròn nghĩa vụ đối với cộng đồng là làm tròn nghĩa vụ

đối với Nhà nước… Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định: "Các dân

tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập

quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình" [75]. Bộ luật Dân sự hiện hành quy

định: "Việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn

trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp… của các dân tộc cùng

sinh sống trên đất nước Việt Nam" [74].

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng góp phần loại trừ những quy định phản

tiến bộ trong luật tục Êđê. Pháp luật Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã có những

quy định nhằm loại bỏ các tập quán lạc hậu của các dân tộc nói chung và người Êđê

nói riêng, nhưng thực tế cho đến hiện nay ở một số buôn làng xa xôi hẻo lánh của

đồng bào dân tộc Êđê vẫn còn áp dụng những hủ tục, quy định lạc hậu, nhất là trong

lĩnh vực hôn nhân gia đình, bảo vệ môi trường sinh thái... Vì vậy pháp luật cần phải

tiếp tục cải tạo, hạn chế, loại trừ chúng. Hiến pháp quy định: Mọi người đều bình

đẳng trước pháp luật; Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt; Hôn nhân theo

nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn

nhau... [75]. Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn,

lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn... Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy,

tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công

việc trong gia đình... [76]. Cùng với việc cải tạo, hạn chế, bài trừ các quy định lạc

Page 129: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

125

hậu của luật tục Êđê, pháp luật còn giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự

hình thành những luật tục mới phản tiến bộ, làm hình thành những quy định mới

tiến bộ trong luật tục Êđê.

Thứ hai, đối với các quy định phù hợp, tiến bộ của luật tục Êđê, được pháp

luật thừa nhận và thể chế hóa vào các QPPL cụ thể - hay nói cách khác là luật tục

Êđê được thể hiện trong pháp luật.

Hiện nay nhiều quy định tiến bộ của luật tục Êđê được thể hiện trong pháp

luật. Ví dụ như các quy định trong chương các trọng tội của luật tục Êđê có mối

quan hệ gắn bó mật thiết nhất với các quy định của phần các tội phạm trong Bộ luật

Hình sự nước ta. Khi các quy định trong luật tục Êđê được ghi nhận bằng pháp luật,

nó không còn là tập quán riêng của dân tộc Êđê mà nó trở thành quy tắc xử sự mang

tính phổ biến và bắt buộc chung đối với toàn xã hội; tạo cho đồng bào dân tộc Êđê

một công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ buôn làng và bảo vệ thành viên trong cộng

đồng mình.

Các quy định về quyền sở hữu tài sản, các quy định về bảo vệ đất đai, quy

định về bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra, quy định về bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng… trước đây thể hiện trong luật tục Êđê với ngôn ngữ dân gian, dưới

hình thức tập quán, chỉ có giá trị bắt buộc thực hiện đối với người dân tộc Êđê nay

đã được Nhà nước ta chi tiết hóa, mở rộng phạm vi áp dụng trong Bộ luật Dân sự.

Đối với các quy định trong luật tục của các dân tộc nói chung, luật tục Êđê nói riêng

mà luật dân sự chưa ghi nhận, thì Bộ luật Dân sự cho phép áp dụng: Trong trường

hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập

quán... Tập quán không được trái với các nguyên tắc quy định trong Bộ luật này

[74]. Tương tự, nhiều quy định về hôn nhân gia đình tiến bộ của luật tục Êđê cũng

được Luật Hôn nhân và Gia đình ghi nhận, như cấm các hành vi vi phạm chế độ hôn

nhân một vợ một chồng, ngược đãi đánh đập vợ chồng, con cái; quy định trách

nhiệm của cha mẹ đối với con cái và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, ông

bà; xây dựng gia đình đoàn kết gắn bó của nhiều thế hệ cùng chung sống, làm việc,

tương trợ nhau, chịu trách nhiệm về các hành vi của nhau...

Thứ ba, với vai trò và những giá trị vốn có đối với xã hội, cộng đồng, luật tục

Êđê hỗ trợ tích cực cho pháp luật để pháp luật dễ dàng lan tỏa và phát huy hiệu lực,

hiệu quả trong đời sống cộng đồng người Êđê.

Page 130: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

126

Luật tục Êđê thực sự hỗ trợ, bổ sung, thậm chí trong những điều kiện nhất

định còn thay thế cho pháp luật, tạo điều kiện để pháp luật được thực hiện nghiêm

chỉnh trong đời sống cộng đồng người dân tộc Êđê. Khi pháp luật chưa ban hành

kịp thời các quy định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong buôn làng

người dân tộc Êđê, hoặc pháp luật không chi tiết hóa được tất cả các trường hợp cụ

thể trong đời sống muôn màu, muôn vẻ của các dân tộc trong đó có dân tộc Êđê,

luật tục Êđê sẽ giữ vai trò bổ sung thay thế cho pháp luật. Như việc quy định áp

dụng tập quán của Bộ luật Dân sự nêu trên đây, cho thấy Nhà nước đã thừa nhận

tầm quan trọng của các tập quán tiến bộ của các dân tộc, trong đó có luật tục Êđê và

sử dụng các tập quán này để thay thế, bổ sung cho pháp luật trong những trường

hợp nhất định. Cũng có thể nói, luật tục Êđê có vai trò không nhỏ trong việc làm

cầu nối cho pháp luật đi vào cuộc sống của dân tộc Êđê, góp phần làm cho pháp luật

Nhà nước ta trở nên hoàn hảo hơn, phong phú hơn và có giá trị thực tiễn hơn.

4.1.4. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền; không

ngừng củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình nghiên

cứu, phát huy yếu tố tích cực, hạn chế yếu tố không tích cực của luật tục Êđê

Thứ nhất, phát huy tính tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của luật tục Êđê là vấn

đề lâu dài và phức tạp. Mặt khác, đây cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm, nó liên quan

đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; các vấn đề dân tộc, sắc tộc, dân chủ và

nhân quyền... Một điều đặc biệt nữa là nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực

kinh tế, văn hóa, xã hội của người Êđê. Một công việc có vai trò và ý nghĩa to lớn

như vậy, tất yếu phải được tổ chức thực hiện dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng

và sự quản lý của các cấp chính quyền.

Sự lãnh đạo của Đảng về vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó đảm

bảo tính nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, không cho phép

tùy tiện hay chệch hướng trong quá trình vận dụng, kết hợp những yếu tố tích cực,

loại bỏ những yếu tố tiêu cực của luật tục Êđê. Sự lãnh đạo của tổ chức Đảng còn

vạch rõ đường lối trong việc vận dụng luật tục Êđê, làm cơ sở cho chính quyền các

cấp tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả, như vậy sẽ tránh được tự phát, mò mẫm

trong hoạt động thực tiễn của chính quyền.

Quan điểm này yêu cầu cần được quán triệt, thực hiện một cách thống nhất và

nhất quán các nội dung đó là: Các cấp ủy Đảng căn cứ vào đường lối chung của cấp

Page 131: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

127

trên xây dựng và ban hành các nghị quyết cụ thể về việc thừa nhận, vận dụng, kết

hợp, phát huy vai trò, ảnh hưởng tích cực của luật tục trong cuộc sống và trong thực

hiện pháp luật của đồng bào dân tộc Êđê. Trong nghị quyết cũng cần xác định rõ

phạm vi, mức độ, nguyên tắc và quá trình thực hiện. Các cấp chính quyền căn cứ nghị

quyết của Đảng có các biện pháp triển khai thực hiện, để đưa chủ trương, nghị quyết

của Đảng thành hiện thực. Đảng lãnh đạo tạo ra sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội và

chính quyền, đảm bảo đạt được mục tiêu nghị quyết đề ra. Các cấp ủy Đảng kiểm tra

việc chính quyền thực hiện nghị quyết. Các cấp chính quyền có các hình thức, phương

pháp quản lý Nhà nước sát thực nhằm phát huy có hiệu quả các yếu tố tích cực của luật

tục, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật, từng bước nâng cao

nhận thức và ý thức pháp luật trong đồng bào dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên.

Trong quá trình thực hiện có đánh giá tổng kết và rút kinh nghiệm.

Thứ hai, từ khi mới ra đời, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm không ngừng

tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc. Văn kiện

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta khẳng định: "Thực hiện đại

đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trước hết phải thực hiện ở

các chính sách cụ thể, thiết thực, đáp ứng lợi ích hợp pháp của các giai cấp, các tầng

lớp, các dân tộc, các tôn giáo, tạo ra động lực mới thúc đẩy phong trào cách mạng"

[24, tr.43-44]. Quan điểm này cũng tiếp tục được khẳng định trong các văn kiện cao

nhất của Đảng...

Do vậy, quá trình chọn lọc, kế thừa, vận dụng, phát huy các giá trị, hạn chế

các yếu tố tiêu cực của luật tục Êđê trong quản lý xã hội ở nông thôn, cơ sở của các

cấp chính quyền, cần nhất quán các nội dung sau: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế -

xã hội của cộng đồng người Êđê nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đời sống của

người Kinh, người Êđê và các dân tộc anh em khác, tránh sự kỳ thị và phân biệt về

dân tộc. Không làm ảnh hưởng đến các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật

tự… của các dân tộc khác. Phải đảm bảo sự tôn trọng giá trị văn hóa truyền thống,

kết hợp hài hòa giữa yếu tố lịch sử truyền thống và yếu tố hiện đại; không gượng

ép, xử sự thô bạo làm rạn nứt quan hệ ngay trong công đồng người Êđê.

Như vậy, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam "Đoàn

kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no,

hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính

Page 132: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

128

sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta" [22, tr.77], là một yêu cầu bắt buộc và

nhất quán, xuyên suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện việc phát huy ảnh hưởng tích

cực, hạn chế ảnh hưởng không tích cực của luật tục đối với thực hiện pháp luật

trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên.

4.1.5. Đảm bảo tính khoa học, công khai dân chủ, tính hợp hiến, hợp pháp, đảm

bảo các nguyên tắc và yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,

phù hợp với giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Để thực hiện tốt việc hạn chế, loại bỏ yếu tố tiêu cực, phát huy yếu tố tích cực

của luật tục Êđê trong quản lý xã hội, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, cần

phải được tiến hành trên cơ sở khoa học, công khai và dân chủ. Quá trình đó đòi hỏi

chính quyền các cấp phải biết "nhận xét đánh giá các sự kiện một cách khách quan,

khoa học, loại bỏ những tình cảm có tính cá nhân và những giá trị khác biệt. Kết

luận các sự kiện phải theo nguyên tắc rõ ràng" [53, tr.28]. Để đạt được yêu cầu đó,

chính quyền các cấp phải dựa trên tri thức khoa học trong quản lý, biết phân tích,

đánh giá khoa học về những đặc trưng của người Êđê, trạng thái tâm lý, truyền

thống, những điều kiện về tự nhiên, phong tục, tập quán… Từ đó, tìm ra những hình

thức và phương pháp thực hiện một cách có hiệu quả.

Mặt khác, sức sống mạnh mẽ của luật tục Êđê đó là tính dân chủ, công khai,

bởi vì bản thân luật tục Êđê là một thỏa ước tập thể, mọi người cùng thừa nhận và

cùng nghiêm chỉnh thực hiện. Truyền thống tộc người đã tạo nên một cộng đồng

người Êđê hết sức bình đẳng, dân chủ. Vì vậy, muốn vận dụng, kết hợp yếu tố tích

cực của luật tục Êđê để thực thi hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đòi hỏi

phải đảm bảo được tính công khai và dân chủ, từ khâu thống nhất chủ trương, ban

hành thể chế, đến tổ chức đưa vào thực hiện trong đời sống của cộng đồng người

Êđê. Thực hiện nội dung này cũng chính là thực hiện hóa quan điểm của Đảng và

Nhà nước ta: "Nhà nước của dân, do dân và vì dân", đúng như Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã nói "Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ" [64, tr.375].

Một yêu cầu có tính nguyên tắc đó là quá trình nghiên cứu, chọn lọc, vận dụng

nhằm phát huy những yếu tố tích cực của luật tục Êđê phải lấy pháp luật làm chuẩn

mực, dựa trên pháp luật, lấy pháp luật làm công cụ quản lý nhà nước cơ bản. Việc

vận dụng, sử dụng những yếu tố tích cực của luật tục Êđê nhằm mục đích như là

một phương tiện bổ trợ để đưa pháp luật vào đời sống cộng đồng người Êđê một

Page 133: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

129

cách hiệu quả nhất; hoặc như là một công cụ bổ sung cho những "khoảng trống" của

pháp luật trong hoạt động tự quản, sinh hoạt hằng ngày tại các buôn làng người Êđê.

Và tất thảy những điều đó, đều không được trái với nội dung và tinh thần của pháp

luật; đồng thời phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền và

các yêu cầu của xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta, đã được khẳng

định trong các văn kiện quan trọng nhất của Đảng và Hiến pháp Việt Nam.

Ngoài ra, việc vận dụng, phát huy yếu tố tích cực của luật tục Êđê phải dựa trên

cơ sở có chọn lọc. Chỉ vận dụng, kết hợp sử dụng và phát huy những quy tắc nào thực

sự tiến bộ, không trái pháp luật và phù hợp với những giá trị văn hóa, đạo đức truyền

thống tốt đẹp của dân tộc. Trên cơ sở thống nhất quan điểm phải hướng đến việc sử

dụng pháp luật trong quản lý xã hội của công đồng chiếm vị thế ngày càng phổ biến.

Như theo Ngô Đức Thịnh: Luật tục là bộ phận của hệ thống văn hóa cổ truyền, nó ra

đời biến đổi và tham gia chế định các hành vi của cá nhân cộng đồng dưới sự tác động

của hệ thống văn hóa tộc người, nó trở thành lương tâm, tình cảm và trách nhiệm

thiêng liêng của mỗi thành viên, với cộng đồng… đây là một thứ văn hóa pháp luật,

thông qua văn hóa để điều chỉnh các hành vi cá nhân trong cộng đồng [112, tr.34].

4.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH

HƯỞNG KHÔNG TÍCH CỰC CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ÊĐÊ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

4.2.1. Tổ chức sưu tầm, đánh giá luật tục Êđê, làm rõ những mặt tích cực,

tiến bộ để phát huy, những mặt lạc hậu, không tiến bộ để cải tạo, hạn chế, bài trừ

Trong điều kiện hiện nay, để giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật và luật

tục Êđê, đáp ứng yêu cầu sử dụng luật tục Êđê trong điều chỉnh các quan hệ xã hội

phát sinh tại buôn làng người Êđê, việc sưu tầm và ghi chép luật tục Êđê phải được

đổi mới về cách thức. Trước hết hoạt động sưu tầm luật tục Êđê phải được tiến hành

trên diện rộng. Trên thực tế luật tục Êđê có thể hình thành tại các buôn làng người

Êđê hay hình thành từ một nhóm người có cùng dòng tộc, nên giữa buôn này và

buôn khác nhiều lúc trong một số trường hợp cụ thể cũng không có sự thống nhất

chung về nội dung của luật tục. Thế nhưng, cũng có nhiều trường hợp, một quy định

của luật tục Êđê được hình thành ở buôn này nhưng lại có thể được áp dụng ở

những buôn khác, tuy nhiên mức độ lan truyền của nó trong thực tế thường chậm.

Page 134: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

130

Như vậy, việc sưu tầm luật tục Êđê cần phải được thực hiện một cách đầy đủ, toàn

diện và kỹ lưỡng. Những năm qua Nhà nước, mà cụ thể là Chính phủ cũng đã ban

hành nhiều văn bản QPPL về hoạt động này (như các văn bản viện dẫn tại Hộp 30 Phụ

lục 08) [17; 19], là cơ sở pháp lý quan trọng để các tỉnh Tây Nguyên tổ chức sưu tầm,

tập hợp, đánh giá, hệ thống hóa và "pháp luật hóa" quy định của luật tục Êđê về các

lĩnh vực có liên quan, nhưng việc quy định chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu thống nhất và

việc thực hiện chưa toàn diện, đầy đủ nên kết quả chưa đạt như mong muốn.

Trong khi chờ cơ chế, hướng dẫn cụ thể, thống nhất chung từ Trung ương,

trước mắt các cấp, các ngành ở các tỉnh Tây Nguyên cần chủ động tổ chức hệ thống

hóa luật tục Êđê, chỉ rõ những quy định nào là phù hợp pháp luật và đạo đức xã hội,

những điểm nào là lạc hậu, trái pháp luật, dẫn đến hậu quả xấu đối với đời sống của

đồng bào để hướng dẫn, vận động đồng bào duy trì, phát huy những phong tục tập

quán tốt và hạn chế, loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu. Để tạo cơ sở pháp lý cần thiết

cho công tác này, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành quy định về điều kiện, thủ

tục xem xét bãi bỏ hoặc cấm thực hiện những hủ tục lạc hậu, trái pháp luật, gây ảnh

hưởng xấu đến mọi mặt đời sống của nhân dân; những phong tục tập quán tốt đẹp,

phù hợp với đạo đức xã hội nhưng vấn đề đó chưa có trong quy định của pháp luật

thì nên hướng dẫn nhân dân vận dụng để đưa vào xây dựng hương ước, quy ước,

hoặc áp dụng trong công tác hòa giải tại cộng đồng. Các cơ quan Nhà nước Trung

ương cũng cần chỉ đạo và phối hợp, hỗ trợ các cơ quan địa phương cùng chú trọng

công tác giáo dục ý thức pháp luật thường xuyên trong nhân dân. Song song tiến

hành các công tác: Xây dựng nếp sống văn minh, tuyên truyền về pháp luật, phát

triển đời sống kinh tế - xã hội, giao thông, thông tin liên lạc; nâng cao dân trí, đời

sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân; xây dựng hệ thống tự quản bản làng,

thôn xóm vững mạnh; củng cố đội ngũ già làng, trưởng thôn, trưởng buôn, bí thư

chi bộ, từng bước nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật và năng lực quản lý nhà

nước, quản lý xã hội cho họ. Trong nghiên cứu, đánh giá luật tục Êđê, các cơ quan

Nhà nước phải quán triệt và nhất quán mục tiêu nhằm giải quyết mối quan hệ giữa

pháp luật và luật tục. Phải xem luật tục như là một sự bổ sung cho pháp luật, bởi vì

trên thực tế pháp luật không thể bao quát hết được mọi đặc thù của từng dân tộc,

từng buôn làng cụ thể nhưng cũng không thể đối lập luật tục với pháp luật mà phải

đưa luật tục vào trong khuôn khổ của pháp luật.

Page 135: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

131

Hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá luật tục Êđê cần được tiến hành theo

hướng thống kê toàn bộ những quy định hiện có của luật tục Êđê, phân loại quy

định tiến bộ, quy định lạc hậu, trái pháp luật theo hình thức so sánh trong cùng một

trang văn bản để người Êđê dễ phân biệt trong quá trình áp dụng; xây dựng thành

"bộ luật tục Êđê"; dịch thành hai thứ tiếng Việt - Êđê. Đồng thời với việc ghi thành

văn bản các quy định của luật tục Êđê, cần có cơ chế đưa tinh thần tiến bộ của luật

tục vào các quy định của pháp luật về tự quản của cộng đồng, đặc biệt là đưa vào

các hương ước, quy ước của buôn làng nhằm đáp ứng tâm lý tôn trọng luật tục của

người Êđê và đạt được mục đích quản lý xã hội cộng đồng người Êđê của Nhà

nước, tránh cho người Êđê tình huống chấp hành pháp luật thì vi phạm luật tục và

ngược lại. Sau khi xây dựng "bộ luật tục Êđê", cần phổ biến rộng rãi trong khu vực

người Êđê; cử cán bộ về các buôn làng để kết hợp tuyên truyền pháp luật và các quy

định tiến bộ của luật tục Êđê. Đây là hoạt động có tính nhạy cảm, vì vậy muốn đạt

được hiệu quả cao thì cần giao trọng trách này cho đội ngũ cán bộ là người Êđê, các

già làng, trưởng buôn đảm nhiệm vai trò chính, những người khác chỉ hỗ trợ về

những vấn đề có liên quan và khi cần thiết.

Để tiến hành nhiệm vụ này, cần xây dựng chương trình, kế hoạch, trong đó

xác định rõ: Phạm vi sưu tầm là các cộng đồng dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên và

cũng cần mở rộng ra vùng lân cận, như các huyện phía Tây của tỉnh Phú Yên, nơi tiếp

giáp với tỉnh Đắk Lắk và có khoảng 20.000 người dân tộc Êđê cư trú. Tuy nhiên, cần

phải tiến hành trong phạm vi buôn làng, rồi mới tập hợp, đúc kết thành tư liệu lớn trong

phạm vi cộng đồng người Êđê cư trú tập trung. Quá trình thực hiện cần lưu ý những

luật tục gốc, những luật tục càng cổ xưa càng cần phải sưu tầm kỹ lưỡng hơn. Thời

điểm sưu tầm theo phương châm thực hiện "càng sớm càng tốt", nếu làm chậm thì

ngoài những tài liệu thành văn vốn được người Pháp ghi chép, xuất bản từ đầu Thế kỷ

XX, thì những già làng hay những người am hiểu tường tận về tập quán, luật tục, do

lớn tuổi nên khi họ mất đi việc sưu tầm sẽ càng gặp nhiều khó khăn. Các cơ quan chức

năng cần phải vạch ra một kế hoạch hợp lý, lộ trình phù hợp, thời gian phải phù hợp

với khối lượng công việc. UBND các tỉnh cần giao cho cơ quan Tư pháp chủ trì phối

hợp với các cơ quan Dân tộc, Văn hóa, Thông tin... cùng thực hiện.

Chúng tôi đề nghị cần thành lập ban nghiên cứu luật tục Êđê gồm những

người dân tộc Kinh có kỹ năng xây dựng pháp luật và người dân tộc Êđê có nhiều

Page 136: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

132

hiểu biết về luật tục Êđê; bên cạnh đó, mời các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý,

các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các nhà sử học, dân tộc học... cùng tham gia;

ở mỗi huyện, mỗi xã cử những người có trình độ văn hóa, sự am hiểu về dân tộc,

văn hóa và luật tục Êđê tại địa phương để tham gia nghiên cứu. Ngoài ra, các nhóm

trực tiếp điền dã, điều tra, sưu tầm, nghiên cứu cần thông qua chính quyền cơ sở và

các già làng, trưởng buôn, người xử kiện, người trực tiếp làm công tác hòa giải,

những người cao tuổi và am hiểu luật tục, người có uy tín trong buôn làng để tìm

hiểu sâu hơn, cụ thể hơn luật tục Êđê trong vùng.

Một thực tế khác cũng đã được nêu và phân tích trên đây đó là, hệ thống luật tục

của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên và của dân tộc Êđê được hình thành,

phát triển trên cơ sở nền kinh tế thấp kém, xã hội còn lạc hậu, chứa đựng nhiều hạn chế

với những hủ tục lạc hậu, không còn phù hợp thậm chí cản trở sự phát triển của xã hội.

Do đó, vận dụng luật tục trong tự quản ở buôn làng dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây

Nguyên và dân tộc Êđê, vừa phải lược bỏ các hạn chế, các luật tục lạc hậu còn tồn tại

trong cộng đồng tộc người, vừa phải tiếp thu, định hướng phát triển những quy định

mang tính tiến bộ cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới, vừa phải xây dựng mới

các quy định để có thể điều chỉnh các quan hệ mới nảy sinh trong cộng đồng, đảm bảo

cho luật tục luôn phát huy được vai trò trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Đây là một

công việc khó khăn, phức tạp, phải thực hiện trong một quá trình lâu dài nhằm tiến tới

mục đích là nâng cao hệ thống luật tục để tiếp cận được văn minh của thời đại.

Do vậy, ngay sau khi kết thúc các hoạt động sưu tầm, cần tiến hành việc phân

loại và đánh giá luật tục. Luật tục cần được phân loại trên cơ sở các quan hệ xã hội

mà nó điều chỉnh như: Hôn nhân gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, bảo vệ trật tự cộng

đồng, bảo vệ môi trường sống, quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng... Trên cơ

sở đó, tổ chức nghiên cứu, đánh giá luật tục theo các nhóm nội dung sau: Những nội

dung tiến bộ có thể vận dụng ngay vào quản lý xã hội ở cộng đồng; những nội dung có

thể vận dụng vào quản lý xã hội nhưng cần phải loại bỏ những mặt hạn chế, chưa phù

hợp trong nội dung đó; những nội dung đã lạc hậu, không phù hợp với xã hội hiện nay,

sẽ được loại bỏ nhưng có thể lưu giữ làm tư liệu nghiên cứu văn hóa, lịch sử.

Sau khi có kết quả phân loại, đánh giá bước đầu trên đây, tổ chức lấy ý kiến

góp ý trong cộng đồng buôn làng người Êđê đối với kết quả bước đầu đó. Cần thông

qua các cơ quan chức năng tổ chức những cuộc hội nghị, hội thảo, các buổi thảo

Page 137: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

133

luận để đưa ra sự thống nhất cơ bản giữa quan điểm của các nhà khoa học và cộng

đồng người dân tộc Êđê nhằm rút ra những giá trị tích cực, không tích cực của luật

tục Êđê... Trong đó lưu ý tổ chức tốt các cuộc hội nghị, hội thảo, thảo luận như: Hội

nghị nhân dân; hội thảo khoa học; thảo luận trực tiếp với các già làng, trưởng buôn,

người xử kiện, người trực tiếp làm công tác hòa giải, những người cao tuổi và am

hiểu luật tục, người có uy tín trong buôn làng. Sau khi tiến hành hội nghị, hội thảo,

thảo luận, các nhóm sưu tầm, nghiên cứu luật tục tiến hành tổng hợp ý kiến, chắt lọc

các ý kiến. Từ đó, so sánh các quy định của luật tục với các QPPL hiện hành để làm

cơ sở đánh giá, kết luận, trình cơ quan có thẩm quyền công bố trước khi đưa các nội

dung của luật tục vào vận dụng trong thực tiễn. Chúng tôi đề nghị cơ quan có thẩm

quyền công bố luật tục Êđê sau khi được nghiên cứu, đánh giá là HĐND cấp tỉnh, vì

đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của chính quyền địa phương.

4.2.2. Kết hợp luật tục Êđê và pháp luật vào quản lý xã hội trong các

buôn làng của cộng đồng người Êđê

Luật tục Êđê và pháp luật đều là những công cụ điều chỉnh xã hội xuất hiện do

nhu cầu tổ chức quản lý những hoạt động chung của con người, do vậy chúng có

những chức năng tương tự nhau, chúng đều là những công cụ điều chỉnh luôn hỗ trợ

lẫn nhau trong việc phục vụ mục đích chung của cộng đồng, nên việc kết hợp giữa

chúng nhằm phục vụ tốt hơn mục đích chung của cộng đồng, vừa là nhu cầu, vừa là

tất yếu hiện nay. Tuy nhiên, vai trò của luật tục Êđê đối với cộng đồng tộc người

này dù lớn đến đâu cũng không thể vượt qua vai trò chủ đạo của pháp luật, nhất là

trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay. Vì vậy,

xét cho cùng, việc kết hợp hài hòa pháp luật với luật tục Êđê trong quản lý xã hội,

cũng chính là việc thừa nhận của pháp luật đối với luật tục Êđê, nhằm qua đó phát

huy những "thế mạnh" vốn có của luật tục Êđê, góp phần hỗ trợ, đưa pháp luật vào

cuộc sống thường nhật của người Êđê một cách hiệu quả nhất. Với ý nghĩa đó,

chúng tôi đề xuất việc kết hợp pháp luật với luật tục Êđê trong quản lý xã hội, cần

được thực hiện thông qua các hình thức và biện pháp sau:

Một là, thông qua pháp luật, Nhà nước thừa nhận luật tục Êđê như là một công

cụ tự quản xã hội của cộng đồng người Êđê.

Việc thừa nhận này phải theo quan điểm: Nhà nước thừa nhận và phát huy

những yếu tố tích cực (thuần phong mỹ tục), khắc phục những yếu tố không tích

Page 138: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

134

cực và loại trừ những yếu tố tiêu cực (hủ tục) trong luật tục Êđê. Bằng hình thức

này, nhà nước phải ban hành văn bản QPPL để tỏ rõ "thái độ" đối với việc tự quản

cơ sở. Riêng đối với luật tục Êđê, cần phải có biện pháp thích hợp để định hướng nội

dung. Cụ thể là, do đặc trưng của đời sống xã hội và luật tục của người Êđê, nhà nước

cần nghiên cứu tìm ra phương thức tác động thích hợp đối với việc tự quản bằng luật

tục của đồng bào. Sự tác động của Nhà nước cần toàn diện ở tất cả các mặt:

Trước hết, Nhà nước phải tạo điều kiện để đồng bào dân tộc Êđê phát triển

nhanh về kinh tế - xã hội, kết hợp với tăng cường công tác PBGDPL, nâng cao dân

trí, nâng cao trình độ hiểu biết xã hội, khoa học và pháp luật của các già làng, buôn

trưởng, để làm chỗ dựa, làm hạt nhân cho hoạt động tự quản. Biện pháp thích hợp

có tính chiến lược là phát huy nội lực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nâng

cao dân trí của đồng bào dân tộc Êđê, làm cho đồng bào tự nhận thức được các hủ

tục lạc hậu, trái pháp luật trong luật tục, tự giác xóa bỏ các nội dung lạc hậu đó, đưa

những nội dung mới tiến bộ vào luật tục.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu phương thức văn bản hóa nội dung của luật tục Êđê,

như: Sưu tầm, biên soạn lại theo hướng "gạn đục khơi trong", có sự xem xét phê duyệt

của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để loại trừ các quy định lạc hậu, sai trái của luật

tục và cho áp dụng như một công cụ tự quản, được áp dụng trực tiếp ở buôn làng.

Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các buôn làng nghiên cứu xây dựng các hương ước, quy

ước với nội dung có kế thừa, tiếp thu những yếu tố tiến bộ, tích cực của luật tục Êđê,

với sự hướng dẫn, phê duyệt của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Song song

với đó, cần tiếp tục nghiên cứu, tổ chức tốt hơn nữa hoạt động hòa giải ở các buôn làng

người Êđê. Các vụ xử kiện theo luật tục Êđê hiện nay chủ yếu cũng là động tác hòa

giải, những người xử kiện là những người am hiểu luật tục, được đồng bào tín nhiệm.

Vì thế, cần tạo điều kiện cho những người này được học tập pháp luật, và hướng cơ cấu

để họ là thành viên hoặc tổ trưởng các tổ hòa giải ở buôn làng.

Hai là, Nhà nước thừa nhận những yếu tố tiến bộ, tích cực của luật tục Êđê,

"đề lên thành luật" những quy phạm phù hợp với tinh thần của pháp luật và mục

đích quản lý của nhà nước. Nói cách khác, có thể xem đây là hình thức "pháp luật

hóa" luật tục Êđê. Và với hình thức này, cần chú trọng các vấn đề sau:

Về nội dung quan hệ xã hội, cần tập trung vào các lĩnh vực dân sự, kinh tế, hôn

nhân gia đình, trật tự, trị an, văn hóa xã hội của cộng đồng..., là những lĩnh vực mà luật

Page 139: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

135

tục Êđê có nhiều quy chuẩn tích cực phù hợp với bản chất pháp luật của nhà nước ta.

Hình thức "pháp luật hóa" luật tục Êđê này cũng có thể thực hiện bằng phương thức

pháp luật hóa phong tục tập quán nói chung đã và đang được thực hiện trong thực tiễn.

Chẳng hạn như các quy định có tính nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự [74] và Luật

Hôn nhân và Gia đình [76] tại Hộp 31 Phụ lục 08. Có thể thấy rất nhiều ví dụ về dân

sự, về hôn nhân gia đình... có các nội dung quy định của pháp luật hiện hành phù hợp

với quy định của luật tục Êđê; cũng có rất nhiều nội dung quy định của luật tục Êđê có

thể kế thừa được nhưng pháp luật chưa tính đến; hoặc ngược lại, có nhiều quy định của

luật tục Êđê lạc hậu, tiêu cực cũng chưa được loại trừ ra khỏi sinh hoạt cộng đồng.

Biện pháp để thực hiện tốt đối với hình thức này, đó là: Cần chú trọng việc

nghiên cứu, khảo sát thực tế, sưu tầm đầy đủ các quy phạm xã hội của luật tục Êđê,

có đánh giá, phân loại (những quy định phù hợp với pháp luật; những quy định

không trái với pháp luật và những quy định trái với pháp luật, trái với thuần phong,

mỹ tục). Trên cơ sở đó, có kiến nghị lên cấp có thẩm quyền, làm cơ sở cho việc xây

dựng pháp luật của các cơ quan này. Hoạt động nghiên cứu, khảo sát, tổng kết, đánh

giá và kiến nghị về thực trạng luật tục Êđê đối với những vấn đề có liên quan đến

nội dung của văn bản QPPL, cần phải được xem là một công tác quan trọng của

việc nghiên cứu, hoạch định chính sách pháp lý khi soạn thảo, ban hành văn bản

QPPL. Cơ quan tư pháp các cấp cần phối hợp với cơ quan văn hóa và các cơ quan

hữu quan khác tiến hành thường xuyên hoạt động này, làm tốt vai trò tham mưu cho

cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc xây dựng chủ trương, chính sách pháp luật.

Luật tục Êđê hình thành từ đời sống, là hệ thống tri thức về quản lý cộng đồng,

có ý nghĩa phản ánh sự phát triển mọi mặt đời sống xã hội của tộc người Êđê. Xã

hội càng hiện đại, càng phát triển thì việc quản lý từ đơn vị cơ sở càng cần phải

được chú ý, vì đây là nơi trực tiếp diễn ra các quan hệ trong đời sống xã hội hằng

ngày của các thành viên thuộc cộng đồng dân cư. Do đó, cần kết hợp để có sự hỗ

trợ, bổ sung giữa luật pháp của Nhà nước với luật tục Êđê trong các hoạt động quản

lý ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng buôn làng một cách có hiệu quả.

4.2.3. Phát huy vai trò của già làng vào hoạt động tự quản và điều hòa các

mối quan hệ xã hội ở các buôn làng dân tộc Êđê

Trong xã hội truyền thống các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên, già làng với vai

trò trung tâm và là linh hồn của cộng đồng, như người chỉ huy của buôn làng, là

Page 140: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

136

Thực tế, trong ngôn ngữ của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên và đồng bào dân tộc Êđê không có khái niệm "già làng", mà chỉ mới xuất hiện từ sau năm 1954, để chỉ những người được coi trọng, là các chủ buôn, chủ đất, tù tưởng, người xử kiện, gắn với thiết chế buôn làng truyền thống và theo cách gọi của dân tộc Êđê là các Pô pin ea, Pô êlan, Mtâo, Khoa phat kđi...; họ là những người "gốc làng", "người thiêng - củi lửa", "người làm lớn"...[59, tr.107-108]. Nói chung, đó là những người gương mẫu, có uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong đời sống, hiểu biết phong tục tập quán, luật tục, được mọi người tin tưởng, giao gánh vác việc chung của cộng đồng [78, tr.65]. "Già làng" cũng không phải là "trưởng bản" (trưởng thôn, buôn) và không hoàn toàn đồng nhất với "người có uy tín trong buôn làng" hiện nay [28, tr.39-40], [46].

người có vị trí trọng yếu nhất trong duy trì trật tự cộng đồng. Họ là người tổ chức

cộng đồng khai phá núi sông, thành lập buôn làng, tổ chức sản xuất để nuôi sống

cộng đồng, điều hòa các mối quan hệ cho cộng đồng phát triển, tổ chức phòng vệ để

bảo vệ buôn làng, bảo tồn phong tục tập quán, truyền thống dân tộc và lưu truyền

cho các thế hệ tiếp theo (Thông tin ở Hộp dưới đây cho biết thêm quan niệm về "già

làng" ở Tây Nguyên).

Khác với trước đây, buôn làng người Êđê hiện nay không còn là đơn vị xã hội

độc lập với thiết chế quản lý bằng luật tục, mà ở đây cùng tồn tại bộ máy tự quản

cộng đồng song hành ngoài vai trò của già làng, trưởng tộc, người xử kiện..., còn có

trưởng buôn, đại diện tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể và tổ hòa giải; từ mô hình

tự quản xã hội của buôn làng theo luật tục, dần chuyển sang mô hình quản lý xã hội

của buôn làng với sự kết hợp giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác, đặc biệt

là luật tục. Bởi vậy mà già làng với thiết chế luật tục vẫn có vai trò rất quan trọng

trong đời sống xã hội và trong tự quản tại các buôn làng của cộng đồng người Êđê ở

các tỉnh Tây Nguyên hiện nay. Thực tế cũng cho thấy, ở các buôn làng người dân

tộc Êđê, các thiết chế quản lý buôn làng truyền thống như luật tục thông qua vai trò

của già làng vẫn còn hiện diện khá rõ nét. Cũng cần lưu ý rằng, già làng ở các buôn

làng người Êđê không tạo thành một tầng lớp thống trị trong cộng đồng; họ là

những người có uy tín, có kinh nghiệm sống, am hiểu luật tục, phong tục được xem

là hiện thân của những giá trị truyền thống, đại diện cho sự hanh thông của cả cộng

đồng; họ không chỉ giữ vai trò lãnh đạo về tinh thần, mà còn là người "điều hành"

mọi lĩnh vực đời sống cộng đồng. Ngày nay, già làng không làm các công việc này

một mình mà bên cạnh còn có ban tự quản và tổ hòa giải là đại diện của chính

quyền - Nhà nước...

Page 141: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

137

Để phát huy vai trò của già làng, nhất là trong hoạt động tự quản, điều hòa các

mối quan hệ xã hội và hòa giải ở các buôn làng người Êđê: Thứ nhất, cần xác định

đúng vị thế của già làng đối với cộng đồng, cơ cấu và vận động các già làng tích

cực tham gia vào hoạt động của tổ hòa giải, ngoài làm nhiệm vụ hòa giải viên, họ

còn duy trì phong tục tập quán và động viên người dân tin theo chính quyền, sống

theo pháp luật; thứ hai, có thái độ tôn trọng già làng, coi già làng là người đại diện

trí tuệ của cộng đồng trong việc kế thừa phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp và

hỗ trợ cho Đảng, Nhà nước lãnh đạo, thực hiện xây dựng cuộc sống mới và phát

triển kinh tế - xã hội ở các buôn làng; thứ ba, khuyến khích già làng sử dụng những

luật tục tốt đẹp, tiến bộ để điều hòa các quan hệ trong cộng đồng, hướng dẫn và

giúp đỡ họ cùng các tổ hòa giải cách thức vận dụng luật tục tiến bộ kết hợp với

pháp luật để giải quyết từng loại việc cụ thể theo lối "cầm tay chỉ việc" để họ dễ

thực hành, đồng thời biên soạn, cung cấp cho họ và tổ hòa giải tài liệu ngắn gọn,

thiết thực, dễ hiểu về pháp luật để họ làm cẩm nang thực hiện; thứ tư, tạo điều kiện

thuận lợi và vận động già làng tham gia hoạt động, phát huy vai trò của họ trong các

lĩnh vực của đời sống xã hội, với nội dung, hình thức thích hợp nhằm đạt hiệu quả,

tránh lạm dụng việc sử dụng già làng dẫn đến làm giảm sút vai trò của họ; thứ năm,

làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và nhận thức về mọi mặt cho

già làng, chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, kiến thức pháp luật

và ý thức trách nhiệm của già làng trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể; thứ sáu, quan

tâm thường xuyên, đúng mức tới nhu cầu vật chất và tinh thần của già làng, có chính

sách rõ ràng và thỏa đáng đối với họ, để họ yên tâm, tích cực hơn trong tham gia công

việc chung... Ngoài ra, theo định kỳ cần tổng kết rút kinh nghiệm.

Tóm lại, người đại diện có uy tín, có hiệu lực của đại đa số buôn làng các dân

tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên và dân tộc Êđê hiện nay vẫn là già làng. Dựa vào

cộng đồng buôn làng các dân tộc này, trước hết là dựa vào già làng. Nói chung, già

làng là người đại diện cho nguyện vọng và tiếng nói chính đáng của buôn làng, là

người có khả năng đoàn kết, tổ chức và huy động trong cộng đồng vì sự phát triển

của cộng đồng. Già làng có vai trò cầu nối giữa luật tục với pháp luật, giữa truyền

thống với hiện đại, là nhân tố tích cực hỗ trợ đắc lực cho quản lý nhà nước ở các

buôn làng dân tộc Êđê. "Khó có thể nói hiện nay cán bộ cơ sở cấp thôn buôn có uy

tín hơn già làng nếu không muốn nói rằng ở nhiều thôn buôn người dân nghe già

Page 142: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

138

làng nhiều hơn nghe cán bộ thôn buôn. Cũng khó có thể nói rằng, trong nhận thức

của người dân luật pháp và tòa án nhà nước cần hơn luật tục và tòa án phong tục"

[28, tr.42]. Bởi vì, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt

Nam hiện nay, pháp luật ngày càng được người dân tôn trọng, nhưng thực tế luật

tục vẫn tồn tại bằng nhiều hình thức, như thông qua vai trò của già làng, người có

uy tín và hoạt động của tổ hòa giải ở buôn làng... Điều này là do pháp luật chưa phù

hợp, chưa đi vào cuộc sống và chưa phát huy vai trò cần có ở các cộng đồng có tính

đặc thù cao như các tộc người thiểu số, trong khi luật tục vẫn khẳng định sức sống

và vai trò trong đời sống các tộc người này.

4.2.4. Tiếp tục quan tâm công tác hòa giải ở các luôn làng người Êđê theo

hướng chú trọng kết hợp và phát huy các yếu tố tích cực của luật tục Êđê

Có thể nói, hòa giải là một truyền thống, đạo lý tốt đẹp có từ lâu đời trong

cộng đồng các dân tộc Việt Nam, và do vậy mà luôn được Nhà nước ta coi trọng và

"luật hóa" bằng những quy định pháp luật rõ ràng (Pháp lệnh về tổ chức và hoạt

động hòa giải cơ sở năm 1998, Nghị định của Chính phủ số 160/1999/NĐ-CP ngày

18/10/1999 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh, Luật Hòa giải ở cơ sở...).

Mục đích chính của công tác hòa giải là nhằm giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình

đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, tập thể cũng như hàn gắn, vun đắp

cho sự hòa thuận, hạnh phúc của từng gia đình - với tư cách là tế bào của xã hội.

Một điều đáng chú ý là, luật tục Êđê rất đề cao và coi trọng việc hòa giải trong cộng

đồng, có rất nhiều quy định về việc hòa giải, và một khi sự việc đã được hòa giải

xong thì các bên liên quan tuyệt đối không được khơi lại và hoàn toàn không còn

hiềm khích với nhau nữa... Đây là những quy định tiến bộ của luật tục, cần đặc biệt

coi trọng và phát huy cùng với vai trò của các già làng trong công tác hòa giải tại

các buôn làng đồng bào Êđê hiện nay. Vì như vậy, vừa kết hợp được những yếu tố

có tính kế thừa của truyền thống dân tộc Êđê với những yếu tố mới, hiện đại trong

công tác hòa giải.

Với đặc thù ở Tây Nguyên hiện nay, để thực hiện có hiệu quả công tác hòa

giải trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và đồng bào dân tộc Êđê, thì

cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố pháp luật với phong tục, tập quán, với

luật tục và đạo đức xã hội (Như báo cáo của hai huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk tại

Hộp dưới đây).

Page 143: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

139

Báo cáo của UBND huyện Cư Kuin: Khi giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân hòa giải viên đã vận dụng các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, phong tục, tập quán, luật tục để dàn xếp các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư; đồng thời kết hợp với kiến thức pháp luật để hòa giải nên mang lại hiệu quả tích cực và thỏa đáng khi giải quyết các tranh chấp phát sinh [134].

Báo cáo của UBND huyện Krông Ana: 100% thôn, buôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện đã có tổ hòa giải với tổng số 530 hòa giải viên, trong đó có 131 hòa giải viên là người dân tộc Êđê... Các hòa giải viên đã áp dụng tập quán, luật tục có liên quan để hòa giải các tranh chấp khi phát sinh tại cộng đồng dân cư và đem lại kết quả hòa giải tốt, góp phần giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong nội bộ nhân dân ngay từ cơ sở, giữ gìn được mối đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, hạn chế phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo trong nhân dân [134].

Đồng thời, việc hòa giải cần phải luôn đảm bảo kịp thời, để có thể ngăn chặn

được những hành vi phạm pháp hoặc tranh chấp xảy ra; không để những vụ việc

mâu thuẫn nhỏ lẻ, đơn giản trở nên phức tạp, phát sinh thành việc lớn, dẫn đến

những hậu quả nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, hoạt động hòa giải cơ sở trên địa

bàn các tỉnh Tây Nguyên chủ yếu mang tính xã hội - tự nguyện, nên đòi hỏi người

làm công tác hòa giải phải có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tận tâm với công

việc; am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phong tục,

tập quán, luật tục, đồng thời có uy tín trong nhân dân và có khả năng thuyết phục

người khác...

Vì vậy, để tiếp tục thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở trong đồng bào dân

tộc Êđê theo định hướng vận dụng những mặt tích cực của luật tục, các cấp chính

quyền cần phải quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho các tổ hòa giải

ở cơ sở hoạt động tốt hơn; chú trọng đưa những người là già làng, người khác am

hiểu phong tục, tập quán và luật tục vào làm tổ trưởng hoặc thành viên các tổ hòa

giải; có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ hòa giải viên

hoạt động tích cực hơn (hiện nay, theo Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-

BTP ngày 20/7/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử

dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL, thì mức thù lao cho

hòa giải viên (đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hòa giải): Mức

chi tối đa 200.000 đồng cho mỗi vụ, việc đối với tổ hòa giải, kinh phí đảm bảo thực

hiện từ ngân sách cấp xã..., do đó việc thực hiện trong thực tế thiếu thống nhất và

thiếu tính khả thi, thậm chí ở nhiều xã không bố trí được kinh phí để chi cho công

việc này); những tổ hòa giải, hòa giải viên có thành tích, nhiệt tình trong công tác

Page 144: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

140

hòa giải cần phải được kịp thời động viên khen thưởng để nhân rộng điển hình;

thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quan điểm kết hợp

sử dụng luật tục cùng pháp luật cho các già làng, trưởng thôn, buôn và đặc biệt là

đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, nhằm giúp họ nâng cao kỹ năng và khả năng giải

quyết tốt những công việc thuộc chức năng, phát sinh trong cuộc sống hằng ngày tại

các buôn làng Êđê.

Thực tế hiện nay, đa số các vụ việc mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp, thậm

chí vi phạm pháp luật nhỏ ở các buôn làng đều được giải quyết ở tổ hòa giải, với

thành phần như là một hình thức "tòa án phong tục" được mở rộng hơn trước, ngoài

già làng, trưởng tộc đại diện cho thiết chế truyền thống, còn có thêm buôn trưởng,

thành viên Mặt trận và các đoàn thể đại diện cho chính quyền... Tuy nhiên, như trên

đã đề cập, trong các buôn làng người dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay,

già làng vẫn đang có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong tự quản và trong hoạt

động hòa giải ở cộng đồng. Do vậy, cần tiếp tục phát huy vai trò của già làng vào

hoạt động hòa giải ở các buôn làng dân tộc thiểu số tại chỗ và dân tộc Êđê ở các

tỉnh Tây Nguyên.

4.2.5. Tiếp tục vận động xây dựng và thực hiện hương ước trong các buôn

làng người Êđê phù hợp với pháp luật và những mặt tích cực của luật tục

Hương ước (quy ước) được coi là công cụ quan trọng quản lý xã hội trong

phạm vi làng xã Việt Nam từ nhiều thế kỷ qua và tồn tại, phát huy tác dụng cho đến

ngày nay. Nhà nghiên cứu dân tộc học Bùi Xuân Đính cho rằng, "Trong xã hội

phong kiến Việt Nam trước đây, bên cạnh hệ thống luật pháp của Nhà nước Trung

ương, còn có một hệ thống luật lệ của các làng xã - đơn vị hành chính cuối cùng của

chế độ đó, được ghi thành văn bản mà ta quen gọi là hương ước" [32, tr.3]. Trong

quá trình đô hộ nước ta, thực dân Pháp cũng đã khôn khéo lợi dụng hương ước, đưa

luật pháp của nhà nước bảo hộ vào lệ làng, hướng hầu hết các mặt đời sống của làng

xã vào "mẫu chung" có lợi cho chúng [34]... Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực

tiễn của các địa phương, Đảng và Nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách thông

qua hệ thống cơ chế với đầy đủ các văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn và chỉ

đạo việc xây dựng hương ước thống nhất trên phạm vi cả nước (Nghị định số

29/1998/NĐ-CP và Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân

chủ ở xã; Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước

Page 145: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

141

của làng, bản...; Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-

BTTUBTƯMTTQVN hướng dẫn xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của

làng, bản...; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (2007); Quyết định

số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước;

v.v...). Ở nước ta hiện nay, hương ước được hiểu: "Hương ước, quy ước là văn bản

quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tự nguyện thỏa

thuận và thiết lập nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng

đồng dân cư và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận..." [111].

Cùng là quy phạm xã hội, nên hương ước rất gần với luật tục, vì thế mà nhiều

nhà nghiên cứu cũng cho rằng hương ước là luật tục thành văn. Đây là điều kiện

thuận lợi để kết hợp, đưa luật tục vào hương ước, làm công cụ chính thức để cùng

pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và dân

tộc Êđê ở Tây Nguyên. Những phân tích trên đây cho thấy, luật tục Êđê có nhiều

khả năng hỗ trợ để đưa pháp luật vào đời sống cộng đồng người Êđê, mà việc kết

hợp luật tục với pháp luật xây dựng thành quy chế tự quản (hương ước) ở các buôn

làng người Êđê là hình thức rất thích hợp. Đây là công cụ truyền tải và góp phần

quan trọng thực hiện có hiệu quả pháp luật về quản lý cộng đồng, quản lý nông

thôn, cơ sở, góp phần thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta

về xây dựng nông thôn mới.

Vấn đề quan trọng có tính quyết định đến hiệu quả khi xây dựng và thực hiện

hương ước trong các buôn làng người Êđê hiện nay, đó là việc kết hợp luật tục Êđê với

tinh thần và những nguyên tắc chung của pháp luật vào nội dung mỗi bản hương ước

cụ thể. Hay nói khác đi, đó là quá trình vừa "hương ước hóa" luật tục Êđê, đồng thời

với việc "hương ước hóa" pháp luật để tạo thành một hình thức quy phạm xã hội mới

có sự kết hợp hài hòa pháp luật và luật tục Êđê. Nếu khéo léo kết hợp luật tục với pháp

luật đưa vào các quy định của hương ước để sử dụng điều chỉnh hành vi và các mối

quan hệ của người dân thông qua hoạt động tự quản thì sẽ làm tăng thêm hiệu lực, hiệu

quả của việc thực hiện pháp luật mà vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa của

dân tộc Êđê cũng như các dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên. Đây là quá

trình thực hiện không ít khó khăn, đòi hỏi phải rất công phu và kỹ càng.

Trước hết, cần có định hướng nội dung cơ bản của hương ước phù hợp với

tinh thần chung của pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho các nội dung của hương

Page 146: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

142

ước để một mặt, làm cho nội dung hương ước đa dạng, phong phú, thiết thực với

những lĩnh vực đời sống xã hội mà pháp luật chưa quy định hoặc chỉ quy định

nguyên tắc; mặt khác, ngăn ngừa việc đề ra các quy định phục hồi hủ tục hoặc mâu

thuẫn với pháp luật; xác định rõ phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ

quan Nhà nước trong việc hướng dẫn, định hướng nội dung và phê duyệt hương

ước, để loại trừ những nội dung trái pháp luật, trái thuần phong, mỹ tục trước khi thi

hành, nhưng đồng thời đảm bảo sự chủ động, linh hoạt và không quá cứng nhắc đối

với chính quyền ở cơ sở. Trên cơ sở những nội dung định hướng chung đó, tiến

hành sưu tầm, tập hợp và đối chiếu từng nội dung quy định của luật tục với yêu cầu

và nội dung của hương ước dự kiến được xây dựng, hoàn thiện, để xác định những

luật tục nào cần được "hương ước hóa".

Chúng tôi thấy rằng cần thống nhất quan điểm, những phong tục tập quán tốt

đẹp, những yếu tố tích cực của luật tục Êđê đều được đưa vào hương ước. Trong đó,

chú trọng và ưu tiên "hương ước hóa" nội dung luật tục Êđê về những lĩnh vực thiết

yếu và gần gũi, liên quan mật thiết đến đời sống hằng ngày của tộc người này, như:

Luật tục về kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong bảo vệ môi trường sinh

sống, bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; những quy định của luật tục về

giữ gìn trật tự trị an của buôn làng, những quy định về trách nhiệm của mỗi thành

viên với cộng đồng, của cộng đồng với các thành viên và giữa các thành viên với

nhau nhằm đảm bảo trật tự kỷ cương, sống có cộng đồng, hòa hợp, nhân ái, tình

làng nghĩa xóm; những luật tục về giữ gìn gia phong, thuần phong mỹ tục, củng cố

khối đại đoàn kết buôn làng; những quy định của luật tục về khuyến học, đào tạo và

bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt cần chú ý giúp đỡ các tài năng gặp khó khăn..., vì

những quy định này vẫn còn có tác dụng tốt cho ngày nay mà hương ước cần kế

thừa. Cũng cần có thêm những quy định khuyến khích và khen thưởng những người

đi làm ăn ở các nơi đóng góp xây dựng buôn làng không chỉ bằng tiền của mà cả

bằng đầu tư chất xám, rạng danh buôn làng, hay những người có công đưa ngành

nghề mới về buôn làng để tạo công ăn việc làm, thu hút lao động nhàn rỗi, phát triển

kinh tế - xã hội của cộng đồng.

Tất nhiên, việc "hương ước hóa" luật tục cũng phải có chọn lọc, cải biến cho

phù hợp với xu hướng của thời đại và với điều kiện hoàn cảnh thực tế của từng

buôn làng. Song, bên cạnh kế thừa những mặt tích cực của luật tục Êđê, hương ước

Page 147: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

143

cũng cần quy định loại bỏ những luật tục lạc hậu, không còn phù hợp với pháp luật

và tình hình mới, như các hủ tục lạc hậu trong cưới xin, ma chay, nhất là các hình

thức tổ chức ăn uống tốn kém, mất vệ sinh; đồng thời cần hạn chế tối đa những quy

định xử phạt về vật chất và kiên quyết loại bỏ những quan niệm lạc hậu, khắc nghiệt

của luật tục như việc xác định có tội hay không bằng hình thức cho lặn nước, đồ chì

nóng chảy vào tay và các hình thức phạt vạ nặng nề, xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác và gây lãng phí cho xã hội...

Về hình thức, luật tục Êđê được lưu truyền theo thể lời nói vần của người Êđê

(duê); ngược lại, hương ước được thể hiện bằng hình thức văn bản và ít nhiều có

chứa đựng mệnh lệnh hành chính. Do vậy, khi kế thừa luật tục Êđê vào hương ước,

cũng cần kết hợp hài hòa về hình thức thể hiện theo hướng chú trọng hơn về góc độ

văn hóa, vì qua văn hóa, các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội sẽ dễ nhớ và nhẹ nhàng

đi vào nhân dân. Hương ước phải thành văn, song không nhất thiết phải là văn

phong pháp lý mà có thể thể hiện theo ngôn ngữ của dân tộc Êđê, có thể dưới dạng

thơ ca theo thể lời nói vần và cố gắng giữ được tính hình tượng, nhất là các cụm từ

ổn định thành khuôn mẫu trong các thể lời nói vần của dân tộc Êđê...

Bên cạnh đó, tuy hương ước là những quy tắc xử sự mang tính tự quản, song

yêu cầu quan trọng đặt ra là phải đảm bảo trình tự, thủ tục xây dựng chặt chẽ, trong

đó có vai trò thẩm định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của

pháp luật (Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (2007); Quyết định số

22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước...),

nhằm bảo đảm sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này để tránh xu hướng tự

phát, tùy tiện, không phù hợp với pháp luật và sự tiến bộ xã hội, hoặc bị lợi dụng

làm công cụ phục vụ lợi ích của một nhóm người, một dòng họ, chứa đựng những

quy định mâu thuẫn với pháp luật. Do vậy, việc tổ chức xây dựng hương ước của

buôn làng cũng cần lưu ý: Hướng dẫn buôn làng tổ chức biên soạn, thảo luận, thông

qua đảm bảo tính dân chủ thực sự, làm cho bản thân mỗi bản hương ước, quy ước

thực sự là sản phẩm của cả cộng đồng, chứ không phải của một số cá nhân, của

đoàn thể và chính quyền. Ngăn ngừa hai khuynh hướng theo chúng tôi là không

đúng nhưng phổ biến hiện nay là: Hoặc hành chính hóa, chính quyền hóa việc soạn

thảo; hoặc để cho quá trình soạn thảo hương ước diễn ra một cách tự phát không có

định hướng, hướng dẫn.

Page 148: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

144

Để tiếp tục vận động đồng bào dân tộc Êđê tích cực tham gia xây dựng và thực

hiện hương ước buôn làng, đưa hương ước thực sự đi vào cuộc sống, phù hợp với

pháp luật và phát huy những mặt tích cực của luật tục, các cấp, các ngành cần đẩy

mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hương ước; hướng

dẫn kỹ năng xây dựng và thực hiện hương ước, sửa đổi bổ sung cho hợp lý, có tính

khả thi cao. Đồng thời với việc xây dựng các hương ước buôn làng, cần phải quan

tâm bồi dưỡng, sử dụng các già làng, người có uy tín khác làm chỗ dựa, hạt nhân

cho hoạt động tự quản ở buôn làng để giải quyết tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo

quy định của pháp luật và những quy định tiến bộ của luật tục Êđê.

4.2.6. Tăng cường công tác phố biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng

dân tộc Êđê, kết hợp với việc tuyên truyền chỉ ra những điểm tích cực cần phát

huy và những điểm không tích cực của luật tục Êđê cần hạn chế, loại bỏ

Hoạt động PBGDPL là khâu đầu tiên của quá trình thực hiện pháp luật và có

vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà

nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất

phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công

tác này. Trong nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến

công tác PBGDPL (Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về

một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp...; Chỉ thị số 32-CT/TW ngày

09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

trong công tác PBGDPL...; Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư

Trung ương Đảng về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; Luật Phổ biến, giáo

dục pháp luật năm 2012; v.v...). Đặc biệt, Chỉ thị số 32-CT/TW đã khẳng định:

"PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của

toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng" [25]... Đây là một kênh

thông tin hiệu quả đưa chủ trương, chính sách, pháp luật đến với nhân dân, nâng cao

nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, góp phần giữ gìn an ninh, trật

tự, ổn định chính trị, phát triển kinh tế ngay từ địa phương - cơ sở. Hoạt động này

càng có ý nghĩa đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với

nhiều thôn, buôn đường sá đi lại khó khăn, sự hiểu biết pháp luật và trình độ dân trí

của người dân còn thấp kém. Do vậy, tăng cường công tác PBGDPL là biện pháp

quan trọng và cần thiết để đưa pháp luật vào đồng bào dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây

Page 149: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

145

Nguyên không chỉ tạo điều kiện để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra mà còn

có ý nghĩa sâu xa hơn nữa là nâng cao trình độ dân trí, sự hiểu biết pháp luật và khả

năng làm chủ của người dân, thiết lập quan hệ sản xuất mới - sản xuất hàng hóa

theo định hướng XHCN; góp phần phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng

không tích cực của luật tục tại các buôn làng đồng bào dân tộc Êđê... Cũng vì thế,

PBGDPL là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết để xây dựng và phát

huy dân chủ của nhân dân ở cơ sở.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác PBGDPL trong đồng bào dân tộc Êđê, trước

hết cần tập trung nâng cao và thống nhất nhận thức của các cơ quan, tổ chức đoàn

thể trong hệ thống chính trị ở địa phương, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý về tầm

quan trọng của hoạt động PBGDPL cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong tình

hình mới, phải gắn công tác PBGDPL với yêu cầu ổn định chính trị - xã hội, nâng

cao dân trí, cải thiện điều kiện sinh hoạt và đảm bảo sự công bằng xã hội trong việc

thụ hưởng các giá trị cho người dân; tiếp tục thực hiện các chương trình về phát

triển kinh tế - xã hội thôn, buôn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao đời sống vật

chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số như là tiền đề cơ bản, thiết thực

nhất cho hoạt động PBGDPL. Bên cạnh đó, thường xuyên củng cố, kiện toàn đội

ngũ cán bộ, tuyên truyền viên, báo cáo viên pháp luật theo hướng đảm bảo số

lượng, cơ cấu và nâng cao chất lượng hoạt động; trước hết, phải đảm bảo đủ số

lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch ở các xã có đồng bào dân tộc thiểu số và họ nhất

thiết phải có trình độ trung cấp Luật trở lên; đồng thời tăng cường sự kiểm tra, chỉ

đạo, trợ giúp của cơ quan Tư pháp cấp trên đối với cơ sở về chuyên môn, nghiệp vụ

và điều kiện làm việc.

Ngoài ra, cần áp dụng những hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp như:

Tuyên truyền miệng qua các hoạt động văn hóa, lễ hội, tuyên truyền lưu động; phổ

biến qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó chú trọng phổ biến qua

mạng lưới truyền thanh cơ sở phát bằng hai thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng Êđê)

vào thời gian thích hợp để đồng bào dễ dàng nghe và tiếp thu được; biên dịch và

chuyển thể nội dung những nguyên tắc chung, cơ bản của pháp luật (thường có tính

ổn định cao), những quy định của pháp luật liên quan đến đời sống hằng ngày của

đồng bào sang tiếng Êđê và dưới dạng lời nói vần tương tự như hình thức thể hiện

và lưu truyền của luật tục Êđê để truyền bá rộng rãi trong đồng bào, thông qua gia

Page 150: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

146

đình, qua các thế hệ, dần dần hình thành ý thức pháp luật; kết hợp đa dạng các

phương thức như thông qua hoạt động hòa giải, giáo dục ở nhà trường, xét xử lưu

động, TGPL... với việc tổ chức thực hiện pháp luật, xử lý nghiêm minh các hành vi

vi phạm pháp luật, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Tư pháp và các cơ quan

có chức năng tổ chức thi hành pháp luật trong công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý

thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, hình thành xây dựng ý

thức pháp luật trong đồng bào các dân tộc thiểu số và dân tộc Êđê.

Đặc biệt, trong công tác PBGDPL cho đồng bào Êđê, cần đề cao vai trò, uy tín

của các già làng, trưởng thôn, cán bộ hòa giải vì họ là những người có uy tín trong

cộng đồng, có thuận lợi là biết ngôn ngữ, lại am hiểu phong tục tập quán, đặc điểm

đời sống của đồng bào nên lời nói của họ sẽ có tác dụng hơn nhiều. Do vậy, cần chú

trọng việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng về công tác

PBGDPL cho đội ngũ già làng, trưởng buôn, cán bộ hòa giải và cũng cần nghiên

cứu để có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với họ. Bên cạnh đó, cần tăng cường

công tác giao lưu, tiếp xúc giữa các cơ quan, đoàn thể với các buôn làng, để nắm bắt

tình hình tư tưởng trong cộng đồng, vận động phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc

và các yếu tố tích cực, phê phán, loại trừ dần những yếu tố không tích cực trong luật

tục của các dân tộc thiểu số tại chỗ và dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên.

4.2.7. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt hoạt động trợ giúp pháp lý đối với

người dân trong cộng đồng dân tộc Êđê

Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương TGPL cho các đối tượng cần sự quan tâm

hơn trong xã hội (theo Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng

Chính phủ và Luật TGPL được ban hành năm 2006, nay được thay thế bằng Luật

TGPL năm 2017). Đây một trong những biện pháp thể hiện tính nhân văn của Đảng

và Nhà nước ta nhằm đưa chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp

nghĩa và bảo đảm công bằng xã hội đi vào cuộc sống. Nó vừa là biện pháp tăng

cường pháp chế XHCN vừa góp phần thực thi dân chủ XHCN; là một trong những

khâu hỗ trợ đắc lực cho tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống xã

hội có hiệu quả. Hoạt động TGPL ở nước ta nhằm phục vụ người nghèo, đối tượng

chính sách, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thu hẹp khoảng cách về

điều kiện tiếp cận pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng của mọi người dân trước pháp

luật và xã hội.

Page 151: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

147

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác TGPL ở các tỉnh Tây Nguyên và tại các

buôn làng đồng bào dân tộc Êđê, góp phần đưa pháp luật vào đời sống nhằm phát

huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng không tích cực của luật tục, chính

quyền các địa phương cần tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy của tổ chức TGPL;

quy hoạch và bố trí đủ nguồn nhân lực, kinh phí, phương tiện cần thiết cho công tác

này; cần có cơ chế thích hợp để huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, công tác này đòi hỏi người thực hiện phải có cách nhìn, nhiệt tình, tâm

huyết và hiểu người dân tộc, hiểu phong tục tập quán, luật tục. Do đó, song song với

việc mở rộng mạng lưới cộng tác viên đến tận các buôn làng, cần chú trọng việc sử

dụng cán bộ TGPL (chuyên viên, cộng tác viên) là người dân tộc Êđê và người biết

tiếng của đồng bào, am hiểu tâm lý, phong tục tập quán, thông cảm sâu sắc với

người Êđê. Bên cạnh đó, đa số đồng bào dân tộc Êđê còn nghèo, đời sống vật chất

còn khó khăn, họ quan tâm đến việc lo kiếm cơm ăn, áo mặc hơn là pháp luật. Do

vậy, cũng cần đặc biệt chú ý tới việc thu hút đội ngũ già làng, trưởng buôn, hòa giải

viên, cán bộ ở cơ sở làm cộng tác viên cho tổ chức TGPL. Việc các đối tượng này

nắm được pháp luật là rất quan trọng, vì họ đang là những người "cầm cân nảy

mực" giải quyết các vấn đề của cộng đồng theo luật tục. Tăng cường nhận thức

pháp luật cho họ sẽ đồng thời thúc đẩy loại bỏ các hủ tục, thông qua họ tác động tới

ý thức pháp luật của người dân được tốt hơn. Vậy nên, cần tổ chức bồi dưỡng, trang

bị kiến thức pháp luật cần thiết, tạo điều kiện cho họ tiếp cận, cập nhật thông tin

pháp luật, như sử dụng tủ sách pháp luật ở cơ sở.

Thông qua những hoạt động của cán bộ thực hiện TGPL, cung cấp các dữ liệu

pháp luật cần thiết, tư vấn, hướng dẫn để đồng bào có thể tự so sánh luật tục với

pháp luật, loại bỏ các quy định lạc hậu của luật tục. Trong quá trình thực hiện hoạt

động trợ giúp, tổ chức TGPL phát hiện được các quy định tiến bộ của luật tục, kiến

nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, đưa vào các quy định tương ứng

của pháp luật. Cũng cần tăng cường TGPL lưu động tại các buôn làng; lựa chọn

những quy định của pháp luật về những vấn đề bức xúc tại buôn làng để trợ giúp,

hướng dẫn đồng bào cách thức giải quyết từng vụ việc cụ thể mà họ vướng mắc; tổ

chức các hình thức tìm hiểu pháp luật; phối hợp với chính quyền cấp xã, tổ hòa giải

và các đoàn thể ở địa phương trong việc hỗ trợ đồng bào duy trì và phát triển luật

tục trên cơ sở loại bỏ quy định không phù hợp với pháp luật.

Page 152: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

148

Kết hợp chặt chẽ TGPL với PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng, thực hiện

hương ước và tăng cường lồng ghép các hoạt động này trong quá trình thực hiện các

chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn,

đáp nghĩa đối với người có công, các phong trào vận động quần chúng ở cơ sở, như

phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", phong

trào "Toàn dân thực hiện tốt pháp luật", phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ

quốc"...; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động TGPL bằng cách vận động sự tham gia

rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tích cực tham gia, hỗ trợ

nguồn lực cho các hoạt động TGPL, khuyến khích các tổ chức xã hội - nghề nghiệp

về pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, công chứng,

dịch vụ pháp lý tham gia thực hiện TGPL miễn phí cho nhân dân.

Yêu cầu quan trọng nữa, là cần làm thay đổi sâu sắc cách nghĩ, cách nhìn của

người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và dân tộc Êđê đối với pháp luật. Có thể

thấy, phần lớn người dân thường cho rằng, "pháp luật" là những mệnh lệnh mà

người ta cần phải tuân thủ, là hình phạt, là trừng trị, là để giải quyết các tranh

chấp... Người dân thường chỉ quan tâm tới pháp luật khi bản thân họ phải rơi vào

tình thế sự việc miễn cưỡng, lợi ích bị xâm hại… "dính líu" tới pháp luật (kiện cáo,

tranh chấp, bị phạt, bị cưỡng chế…). Bởi vậy, khi TGPL cần giải thích, phân tích

cho người dân hiểu được rằng, pháp luật không chỉ bao gồm các quy định cưỡng

chế, giải quyết tranh chấp. Pháp luật còn bao gồm các quy định bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của công dân, khuyến khích sự giao dịch lành mạnh giữa các thành

viên trong xã hội vì sự phát triển và bảo đảm trật tự ổn định. Pháp luật là một môi

trường thuận lợi tạo điều kiện cho con người giao lưu với nhau trong các lĩnh vực

của đời sống xã hội, đảm bảo cho các thành viên trong xã hội phụ thuộc và gắn bó

với nhau một cách hợp lý.

4.2.8. Quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi trường tốt thúc đẩy

thực hiện pháp luật trong cộng đồng dân tộc Êđê

Môi trường kinh tế - xã hội là không gian của việc thực hiện pháp luật. Nếu

như chất lượng của hệ thống thể chế pháp lý và năng lực của các chủ thể là những

yếu tố nội tại ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật, thì môi trường kinh tế - xã

hội lại là những tác động từ phía bên ngoài. Cả trình độ phát triển kinh tế, đời sống

và tâm lý xã hội đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Kinh tế càng

Page 153: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

149

phát triển, đời sống được cải thiện, dân trí ngày càng cao tạo điều kiện cho nhận

thực về luật pháp và vị trí của mình, của người khác trong xã hội, trước luật pháp

càng rõ nét. Do đó, việc thực hiện pháp luật trong điều kiện kinh tế - xã hội phát

triển dễ dàng hơn trong điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển. Pháp luật và luật

tục Êđê thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, sinh ra từ tồn tại xã hội, do tồn

tại xã hội quyết định. Bởi vậy, để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát

huy những quy định tiến bộ của luật tục Êđê, vấn đề cơ bản và cốt lõi là xuất phát từ

quan hệ kinh tế. Vì vậy, muốn xóa bỏ quy định lạc hậu, xây dựng các quy định luật

tục Êđê tiến bộ, hay muốn xây dựng những quan hệ pháp luật mới thay cho những

quan hệ cũ, trước hết phải thay đổi quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng cũ tồn tại,

đồng thời phải xây dựng nền tảng quan hệ kinh tế mới làm môi trường cho các tư

tưởng tiến bộ nảy sinh.

Thực tế hiện nay, tuy "hoạt động kinh tế có tính độc lập trong canh tác nương

rẫy, chăn nuôi gia súc gia cầm, làm một số nghề thủ công và khai thác tài nguyên

thiên nhiên trong săn bắt, hái lượm của buôn làng truyền thống đã chuyển đổi dần

sang canh tác ruộng lúa nước, trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su, tiêu, điều) và

làm công nhân cho các đồn điền (trước năm 1975), các nông trường, lâm trường

(sau năm 1975); phương thức "lấy vật đổi vật" được thay thế bằng tiền làm vật

ngang giá trong trao đổi hàng hóa..." [124, tr.77], nhưng về cơ bản dân tộc Êđê từ

trước tới nay thường sống trong các buôn làng xa xôi, thiếu kiến thức khoa học, nền

kinh tế chủ yếu là tự cung, tự cấp, phụ thuộc vào thiên nhiên. Do vậy, để tiếp tục

phát triển kinh tế - xã hội, trong đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc Êđê

ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay, chúng tôi đề nghị các cấp, các ngành, địa phương:

Tiếp tục đầu tư đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số, hướng

tới thực hiện được mục tiêu và các quan điểm xây dựng hệ thống chính sách sao cho

phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và dân tộc Êđê.

Để các chính sách được ban hành mang lại hiệu quả cao trong bối cảnh chung của

đất nước trong tương lai, đặc biệt trong điều kiện hạn chế về nguồn lực Quốc gia, hệ

thống chính sách cần xây dựng theo hướng xác định được các ưu tiên lớn, các lĩnh vực

mũi nhọn để tập trung đầu tư và triển khai thực hiện. Từ đó, tạo sự lan tỏa rộng khắp và

mạnh mẽ trên những lĩnh vực khác nhau, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững và

phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và dân tộc Êđê.

Page 154: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

150

Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho Tây Nguyên cần tập trung vào mục

tiêu phát triển sinh kế, từ đó tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân tộc thiểu số và

dân tộc Êđê, đồng thời có những chính sách riêng để phát triển sinh kế phù hợp trên cơ

sở phát huy những tập quán sản xuất tích cực phù hợp với từng dân tộc theo hướng:

Phát huy và nhân rộng những tập quán sản xuất tích cực ở các vùng trọng điểm sản

xuất hàng hóa, xây dựng chuỗi ngành hàng chiến lược phục vụ xuất khẩu và thị trường

trong nước. Lấy sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp làm trọng tâm nhằm kết nối thị

trường cho các sản phẩm được đầu tư phát triển. Tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào

dân tộc thiểu số và dân tộc Êđê tham gia sâu rộng vào các vùng, chuỗi sản phẩm này;

tùy theo đặc điểm tự nhiên và của từng dân tộc, tập trung tạo điều kiện để người dân

tộc có những tập quán sản xuất tích cực tham gia cung cấp dịch vụ công ích như trồng

rừng, bảo vệ môi trường, quốc phòng - an ninh, hỗ trợ phát triển sản xuất kết nối với thị

trường, ổn định cuộc sống; nâng cao trình độ nhận thức, thể lực, năng lực phát triển

sinh kế, từng bước hình thành sản xuất sản phẩm gắn với thị trường.

Có thể nói, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan tâm, ban

hành nhiều chính sách đặc thù ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, đã

làm thay đổi bộ mặt cho cả địa bàn vùng dân tộc thiểu số và dân tộc Êđê... Tuy nhiên,

cho đến nay, nhiều chính sách, chương trình liên quan vẫn đang được thực hiện và hiệu

quả vẫn chưa được như mong đợi do thiếu nguồn lực. Do đó, cần tăng cường mạnh

hơn nữa việc phân cấp trong triển khai chính sách thu hút đầu tư. Các địa phương cần

xây dựng chính sách khuyến khích thu hút đầu tư gắn với chiến lược, chính sách quy

hoạch cụ thể theo vùng, theo ngành, theo đối tượng dân tộc thiểu số và dân tộc Êđê cho

từng giai đoạn và gắn liền với nguồn lực nội tại, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, nhất là

các nguồn lực của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới. Chú trọng hơn nữa

việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi bằng cơ chế, chính sách.

Tăng cường quản lý dân chủ cơ sở, đổi mới tổ chức quản lý và tăng cường sự

tham gia giám sát của người dân trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch, quy

hoạch, dự án đầu tư phát triển, nhất là các quy hoạch, dự án tại xã, thôn, bản. Đánh giá

lại tình hình phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư kết cấu hạ tầng xã, bản đặc biệt khó

khăn, nhất là về thuỷ lợi và giao thông. Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài mạnh

hơn cho phát triển nông - lâm nghiệp miền núi, nhất là cho chuyển dịch cơ cấu sản

xuất, chế biến nông sản và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là những sản

Page 155: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

151

phẩm được sản xuất bằng các tập quán sản xuất tích cực từ các nhà đầu tư trực tiếp

nước ngoài (FDI) để góp phần dần loại bỏ những tập quán sản xuất lạc hậu.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát huy được các tập quán sản xuất

tích cực, dần loại bỏ những tập quán lạc hậu, theo hướng phát triển mạnh hơn các

ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với

đặc thù của người dân tộc thiểu số và dân tộc Êđê, như mây tre đan, dệt thổ cẩm,

chạm khắc,… gắn với thị trường để từng bước tạo thương hiệu riêng. Đẩy mạnh

quy hoạch tổng thể và chi tiết, đầu tư cho phát triển các vùng nông nghiệp trên cơ

sở được thực hiện một cách công khai, dân chủ, nhất là ở các xã, thôn, bản. Xây

dựng chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa, mở rộng quyền của người dân

được giao, cho thuê đất nông nghiệp và sử dụng vào sản xuất các loại cây, con có

hiệu quả hơn. Đầu tư cho thuỷ lợi để tăng vụ, chuyển đổi sản xuất, từ đó tăng thu

nhập và giải quyết được việc làm trong địa bàn. Mở rộng đối tượng và tăng mức

vay vốn trung và dài hạn cho nông dân với lãi suất ưu đãi cho vùng miền núi. Đẩy

mạnh quy hoạch xây dựng các khu thương mại, siêu thị và chợ nông thôn. Điều tra

quy hoạch mạng lưới du lịch gắn với liên kết mạng lưới du lịch giữa các địa phương

trong và ngoài vùng. Các dự án du lịch nhất thiết phải bảo đảm cảnh quan môi

trường và thu hút đáng kể lao động địa phương.

Điều đặc biệt cần lưu ý, như ý kiến của Giáo sư Phan Đăng Nhật: Mọi hoạt

động giúp cho sự phát triển của Tây Nguyên đều phải dựa vào cộng đồng với năng

lực nội tại của cộng đồng. Hiện nay số vốn Nhà nước và các tổ chức đầu tư cho

miền núi Tây Nguyên không ít (như vốn hỗ trợ người nghèo, vốn tín dụng ngân

hàng, vốn hỗ trợ cơ sở hạ tầng, vốn giao đất giao rừng, vốn nâng cao năng lực...),

nhưng vì chưa biết dựa vào cộng đồng hoặc chưa tin vào năng lực của người dân tộc

thiểu số tại chỗ nên gặp nhiều khó khăn thậm chí không phát huy tác dụng. Việc

đem đến cho các dân tộc thiểu số tại chỗ và dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên

hoặc là cơ sở vật chất, thuốc thang, hoặc là văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng phải

quan tâm đến yếu tố văn hóa tộc người: Tâm lý, quan niệm, tập quán truyền thống,

văn hóa ứng xử, văn hóa mưu sinh, văn hóa tâm linh và cả luật tục... Không nắm

vững văn hóa, phong tục tập quán và luật tục tộc người ở vùng đất này thì chúng ta

dù có nhiệt tình, đầu tư nhiều tiền của cũng không hẳn sẽ có hiệu quả cao. Mà người

hiểu biết sâu sắc về văn hóa tộc người của mình ở các buôn làng dân tộc thiểu số tại

Page 156: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

152

chỗ và dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên, trước hết là các già làng. Chúng ta phải

tin tưởng và dựa vào họ, nhờ đó mà tạo nên sự vận hành hợp lý và bền vững của

cộng đồng các dân tộc trên đường phát triển [141, tr.98-99].

Kết luận chương 4

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đời sống

của xã hội công nghiệp đòi hỏi con người phải tôn trọng pháp luật, sống theo pháp

luật là điều không phải tranh luận. Tuy nhiên, các tộc người ở Việt Nam và các tỉnh

Tây Nguyên, cả người Kinh và các dân tộc thiểu số còn có một kho tàng vốn sống

văn hóa hết sức phong phú và nhân văn cần được khai thác, phát huy để chính các

giá trị đó góp phần chuyển tải luật, làm cho luật được "lệ hóa" để chính sách của

Nhà nước thực sự được "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đúng với nghĩa của

nó. Ở đây luật pháp phải hướng dẫn luật tục và luật tục có thể chỉ cho chúng ta thấy

những yêu cầu cần phải điều chỉnh của luật pháp. Như vậy, lệ làng và phép nước, luật

tục và luật pháp sẽ hòa đồng trong một mục đích chung, một lý tưởng chung.

Có thể nói rằng, cho dù hệ thống pháp luật thành văn có hoàn thiện đến đâu đi

chăng nữa thì với những đặc trưng riêng vốn có của mình, vai trò, giá trị của luật tục

nói chung và luật tục Êđê nói riêng trong quản lý xã hội cũng sẽ không dễ mất đi mà sẽ

còn tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội. Do vậy, để tăng cường hiệu quả quản lý xã hội

thì việc áp dụng luật tục trong quản lý xã hội nói chung, trong các lĩnh vực cụ thể của

đời sống nói riêng ở nước ta hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên thực tế cho thấy, không

phải luật tục nào cũng tiến bộ, cũng hoàn toàn phù hợp để áp dụng trong điều kiện hiện

nay. Trong lời "Tựa" cuốn "Việt Nam Phong Tục", nhà nghiên cứu Phan Kế Bính cũng

đã khẳng định: "Đại để tục gì cũng vậy, phải trải lâu tháng lâu năm mới thành được, mà

trong những tục ấy cũng có tục hay, cũng có tục dở" [9, tr.7].

Vì vậy, để phát huy được vai trò, giá trị của luật tục trong điều chỉnh các quan

hệ xã hội, hỗ trợ cùng pháp luật đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các chủ thể,

cũng như đảm bảo trật tự xã hội, thì việc kết hợp pháp luật với luật tục cần phải tuân

theo những quan điểm nhất quán và những nguyên tắc nhất định, những giải pháp

cụ thể, rõ ràng, khả thi trên đây nhằm đảm bảo trong quá trình thực hiện có thể kế

thừa được những luật tục "hay" và loại bỏ được những luật tục "dở", góp phần làm

cho các buôn làng dân tộc thiểu số và dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên ngày càng

ấm no, hạnh phúc.

Page 157: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

153

KẾT LUẬN

Trên thế giới ngày nay, pháp luật nói riêng, các quy phạm xã hội nói chung, là

những công cụ phương tiện quan trọng, không thể thiếu trong quản lý xã hội. Hệ

thống quy phạm xã hội bao gồm pháp luật, đạo đức, tín điều tôn giáo, phong tục, tập

quán, luật tục, hương ước, quy ước của các cộng đồng dân cư… chúng luôn có quan

hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ hoặc cản trở lẫn nhau trong

việc quản lý xã hội. Do có tính chất, đặc điểm và tầm quan trọng khác nhau nên ảnh

hưởng của các quy phạm xã hội khác nhau đến quản lý xã hội sẽ khác nhau. Trong

hệ thống các quy phạm xã hội thì pháp luật có vai trò quan trọng nhất, có ảnh hưởng

lớn nhất đối với việc quản lý xã hội, tuy nhiên, các quy phạm xã hội khác cũng có

vai trò không kém phần quan trọng. Để phát huy được vai trò của các quy phạm xã

hội trong quản lý xã hội thì cần không ngừng hoàn thiện mỗi loại quy phạm, mà đặc

biệt là pháp luật cho phù hợp với tình hình, điều kiện của mỗi quốc gia, dân tộc,

trong mỗi giai đoạn nhất định bảo đảm sự phát triển hài hòa của xã hội.

Ở Việt Nam hiện nay, trong đời sống xã hội tại các buôn làng của 54 dân tộc

anh em trên phạm vi cả nước, đang được điều chỉnh bằng pháp luật của Nhà nước

và các quy phạm xã hội của mỗi cộng đồng dân tộc khác nhau... Cộng đồng dân tộc

Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên cũng vậy, vẫn đang áp dụng tương đối phổ biến luật tục

Êđê bên cạnh pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống thường

nhật... Sự tồn tại song hành giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác, đặc biệt là

luật tục của các dân tộc thiểu số và luật tục Êđê, đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu

và tìm ra những giải pháp có hiệu quả, bảo đảm cho pháp luật và luật tục cùng được

thực hiện thống nhất, cùng hướng tới mục đích chung là điều chỉnh các quan hệ xã

hội đạt hiệu quả cao.

Trước yêu cầu xây dựng Nhà pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế ở nước ta

hiện nay, việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục Êđê là nhu cầu cần

thiết và cấp bách. Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Nhà nước quản lý xã hội bằng

pháp luật, đồng thời coi trọng các phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của các dân

tộc trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có luật tục Êđê. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật

nước ta cũng được xây dựng trên cơ sở ý chí, nguyện vọng của các dân tộc trên lãnh

thổ Việt Nam nói chung và dân tộc Êđê nói riêng. Việc thừa nhận, phát huy và kết hợp

Page 158: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

154

hài hòa các quy định tiến bộ của luật tục Êđê cùng với pháp luật để điều chỉnh các quan

hệ xã hội trong cộng đồng người Êđê, cũng là vấn đề cần được nghiên cứu.

Qua nghiên cứu luật tục, mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục, thực tiễn nhận

thức và thực hiện pháp luật cùng luật tục tại các buôn làng dân tộc Êđê ở các tỉnh

Tây Nguyên cho thấy, luật tục đã, đang và sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng quan

trọng, cả tích cực lẫn không tích cực đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng dân

tộc Êđê. Do đó, cần có quan điểm định hướng nhất quán và giải pháp thiết thực, khả thi

để phát huy tính tích cực, hạn chế mặt không tích cực của những ảnh hưởng đó.

Quan điểm về phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng không tích cực

trong thực hiện pháp luật của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn các tỉnh Tây

Nguyên cũng là quan điểm chung của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm này đã

được cụ thể hóa trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên

của Nhà nước ta xuyên suốt từ trước đến nay. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa

pháp luật và luật tục Êđê trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, đó là trong một số

trường hợp việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong buôn làng người Êđê chưa

phân định rõ ranh giới giữa pháp luật và luật tục; nhiều quy định của pháp luật còn

khái quát, thiếu cụ thể so với thực tế tại buôn làng nên khó thực hiện; việc pháp luật

hóa các quy định tiến bộ của luật tục Êđê chưa rõ ràng, nhiều quy định phản tiến bộ

của luật tục Êđê chưa được bài trừ...

Để tiếp tục phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những ảnh hưởng không

tích cực trong mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục và đối với thực hiện pháp luật

trong cộng đồng người Êđê, cần thực hiện tốt các giải pháp được đề xuất, đó là: (1)

Tổ chức sưu tầm, đánh giá luật tục, làm rõ những mặt tích cực để phát huy, những

mặt không tích cực để hạn chế; (2) Kết hợp luật tục và pháp luật vào quản lý xã hội

ở các buôn làng; (3) Phát huy vai trò của già làng vào hoạt động tự quản và điều hòa

các quan hệ xã hội trong cộng đồng; (4) Tiếp tục quan tâm công tác hòa giải theo

hướng chú trọng kết hợp và phát huy các yếu tố tích cực của luật tục; (5) Tiếp tục

vận động xây dựng và thực hiện hương ước phù hợp với pháp luật và những mặt

tích cực của luật tục; (6) Tăng cường công tác PBGDPL kết hợp tuyên truyền và

phát huy những mặt tích cực của luật tục; (7) Tiếp tục thực hiện tốt hoạt động

TGPL đối với người dân; (8) Quan tâm phát triển kinh tế - xã hội để thúc đẩy thực

hiện pháp luật trong cộng đồng.../.

Page 159: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Bùi Hồng Quý (2013), "Những ảnh hưởng của luật tục trong thực hiện pháp luật

của đồng bào dân tộc M’nông ở Tây Nguyên", Tạp chí Nhà nước và Pháp

luật, (5), tr.16-22.

2. Bùi Hồng Quý (2014), "Luật tục của đồng bào dân tộc M’nông và Êđê với việc

nghiên cứu và sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình hiện nay", Tạp chí Thông

tin Khoa học và Công nghệ - Đắk Lắk, (2), tr.20-22.

3. Bùi Hồng Quý, Trương Thị Hiền (2016), "Vai trò của già làng và việc vận dụng cơ

chế điều tiết của Luật tục trong quản lý xã hội ở Tây Nguyên", Tạp chí Khoa

học - Trường Đại học Tây Nguyên, (20), tr.81-84.

4. Bùi Hồng Quý, Trương Thị Hiền (2016) "Sự tồn tại của Quy ước thôn buôn ở

nông thôn Tây nguyên đánh giá từ phía người dân", Tạp chí Khoa học xã

hội Tây Nguyên, (1) tr.33-39.

5. Bùi Hồng Quý (2017), "Mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục Êđê", Tạp chí

Thông tin Khoa học và Công nghệ - Đắk Lắk, (3), tr.11-14.

6. Bùi Hồng Quý (2017), "Phát huy vai trò của luật tục Êđê, M’nông ở Tây Nguyên

hiện nay", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (9), tr.18-22.

7. Bùi Hồng Quý (2017), "Những yếu tố ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện

pháp luật trong đồng bào các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên", Tạp chí Khoa

học xã hội Tây Nguyên, (3), tr.21-21.

Page 160: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Vân Anh (2017), Ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp

luật hôn nhân và gia đình trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây

Nguyên hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội,

Hà Nội.

2. Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (2010), Cộng

đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2014), Báo cáo chuyên đề số 126-BC/BCĐTN ngày

12/12/2014 về nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở đảng vùng

đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên, Đắk Lắk.

4. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2015), Báo cáo số 172-BC/BCĐTN ngày

28/12/2015 về tình hình cơ sở đảng và kết quả thực hiện mục tiêu: Đến

năm 2013, tất cả buôn làng đều có đảng viên; đến năm 2015, tất cả buôn

làng đều có tổ chức đảng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Đắk Lắk.

5. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Kết quả toàn

bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Hà Nội.

6. Trương Bi và cộng sự (2007), Vận dụng luật tục Mnông vào việc xây dựng gia

đình, buôn, thôn văn hoá, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

7. Trương Bi, Bùi Minh Vũ, Kra Y Wơn và Y Ben Byă (Dịch) (2006), Luật tục

Êđê về bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước - Răng m' gang dliê kmrơng, m'

gang lăn, êa (Cung cấp nội dung: Nghệ nhân Y Nuh Niê, Y Pui, Y Ruôr,

Ama Hem, Ama Phing...), Sở Văn hóa Thông tin Đắk Lắk, Đắk Lắk.

8. Trương Bi, Bùi Minh Vũ và Kra Y Wơn (2007), Vận dụng luật tục Êđê vào việc

xây dựng gia đình, buôn, thôn văn hoá, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

9. Phan Kế Bính (2014), Việt Nam Phong Tục, Nxb Văn học, Hà Nội.

10. Bộ Tư pháp (2016), Báo cáo số 108/BC-BTP ngày 23/5/2016 về tình hình xây

dựng, thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư

giai đoạn 1998 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn

2016 - 2020, Hà Nội.

11. Bộ Tư pháp (2016), Báo cáo số 158/BC-BTP ngày 30/6/2016 về tổng kết 08

năm thi hành Luật Trợ giúp pháp lý, Hà Nội.

Page 161: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

157

12. Bộ Tư pháp (2017), Báo cáo số 99/BC-BTP ngày 31/3/2017 về sơ kết 03 năm

thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội.

13. Bộ Tư pháp (2017), Báo cáo số 100/BC-BTP ngày 31/3/2017 về tổng kết thực

hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW

ngày 19/04/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI), Hà Nội.

14. Bộ Tư pháp (2017), Báo cáo số 101/BTP-BC ngày 03/4/2017 sơ kết 03 năm

thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở, Hà Nội.

15. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Chính phủ (2002), Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002, quy định việc

áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số, Hà Nội.

18. Chính phủ (2006), Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê

duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội.

19. Chính phủ (2014), Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014, quy định chi

tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

20. Nguyễn Chí Dũng (Tổng hợp từ Hội thảo) (2005), "Luật tục với thi hành pháp

luật", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5), tr.5-9.

21. Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2005), Giáo trình Lý luận chung về

nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết số 05-NQ/HNTW của Hội nghị

lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá VII ngày 10/6/1993

về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của

Ban Bí thư Trung ương về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công

tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật

của cán bộ và nhân dân, Hà Nội.

Page 162: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

158

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005

của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp

luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

27. Bùi Minh Đạo (2010), Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền

vững vùng Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Bùi Văn Đạo (2013), "Vai trò của già làng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và

một số vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững", Tạp chí Khoa học Công

nghệ Việt Nam, (24), tr.39-44.

29. Phương Đạt (2009), Con mang họ mẹ: Những câu chuyện từ đại ngàn... tại

trang http://giadinh.net.vn/gia-dinh/con-mang-ho-me-nhung-cau-chuyen-tu-

dai-ngan-20090114035954299.htm, [truy cập ngày 20/8/2017].

30. Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn và Nguyễn Hữu Thấu (1984), Các dân tộc ít

người ở Việt Nam: Các tỉnh phía Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

31. Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn... (1982), Đại cương về các dân tộc Êđê, Mnông

ở Đaklak, Khoa học xã hội, Hà Nội.

32. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

33. Bùi Xuân Đính (1996), Về một số hương ước làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ,

Luận án phó tiến sỹ khoa học Lịch sử, Viện Dân tộc học, Hà Nội.

34. Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

35. Nguyễn Minh Đoan (1997), Hiệu quả pháp luật những vấn đề lý luận và thực

tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Nguyễn Minh Đoan (2009), Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, Sách

tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Nguyễn Minh Đoan (2011), Ý thức pháp luật: Sách chuyên khảo, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

39. Nguyễn Minh Đoan (2014), Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb

Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

40. Bùi Xuân Đức (2008), "Quy trình thực hiện pháp luật: Lý luận, thực trạng và

giải pháp", Thông tin Nhà nước và pháp luật, (4), tr.6.

Page 163: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

159

41. G. Condominas (2003), Chúng tôi ăn Rừng đá-Thần Gôo (Biên niên của

Sar Luk, làng Mnông Gar - Bộ lạc Tiền Đông Dương trên cao nguyên

miền Trung Việt Nam), Nxb Thế giới - Bảo tàng Dân tộc học Việt

Nam, Hà Nội.

42. Jean Boulbet, Đỗ Văn Anh (dịch) (1999), Xứ người Mạ lãnh thổ của thần linh

- Phong tục tập quán các dân tộc ít người ở Đồng Nai, Nxb Đồng Nai,

Đồng Nai.

43. H’Zawut (2017), Già làng giữ bình yên cho buôn làng Êđê, tại trang

http://vov4.vov.vn/TV/chuyen-muc/gia-lang-giu-binh-yen-cho-buon-

lang-ede-c1574-159282.aspx, [truy cập ngày 22/9/2017].

44. Nguyễn Văn Hiển (2014), Bàn về hệ thống pháp luật (Sách tham khảo), Nxb

Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

45. Trương Thị Hiền (2015), Mối quan hệ giữa luật tục và luật pháp trong quản lý

xã hội (nghiên cứu trường hợp luật tục Ê-đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk),

Luận án tiến sĩ Xã hội học, Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm

Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

46. Trương Thị Hiền (2016), Phát huy vai trò của già làng trong xu thế hiện đại

hóa, tại trang web http://baodaklak.vn/channel/3484/201609/phat-huy-

vai-tro-cua-gia-lang-trong-xu-the-hien-dai-hoa-2450657/, [truy cập ngày

16/8/2017].

47. Trương Thị Hiền (2017), Luật tục Ê Đê, một nền tư pháp hòa giải: Những giá

trị xã hội và sự biến đổi, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

48. Trương Thị Hiền (Chủ nhiệm) (2018), Nghiên cứu áp dụng Quy ước thôn

buôn trong quản lý xã hội vùng nông thôn Tây Nguyên, Đề tài khoa học

cấp Bộ, Trường Đại học Tây Nguyên, Đắk Lắk.

49. Lê Đình Hoan (2006), Luật tục Êđê và sự vận dụng trong quản lý Nhà nước ở

tỉnh Đăk-Lắk, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội.

50. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2010), Những yếu tố văn hóa - xã hội tác

động đến sự ổn định và phát triển ở Tây Nguyên, Báo cáo tổng hợp Đề

tài khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.

Page 164: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

160

51. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Khoa Nhà nước và pháp luật

(2004), Tài liệu học tập và nghiên cứu môn học Lý luận chung về nhà

nước và pháp luật, Tập I, Hà Nội.

52. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình cao cấp lý luận

chính trị, Tập 11, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

53. Học viện Hành chính quốc gia (1996), Tâm lý trong quản lý nhà nước, Hà Nội.

54. Anne de Hautecloque - Howe (2004), Người Ê Đê một xã hội mẫu quyền,

(Nguyên Ngọc và Phùng Ngọc Cửu (Dịch)), Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

55. Lưu Hùng (1995), Buôn làng cổ truyền xứ Thượng, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

56. Trương Tiến Hưng (2009), Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý

cộng đồng người Chăm của chính quyền cơ sở ở tỉnh Ninh Thuận, Luận

án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

57. Trương Tiến Hưng (2014), Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý nhà

nước của chính quyền địa phương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

58. Nguyễn Thị Quế Hương (2012), Hương ước làng Công giáo vùng đồng bằng

sông Hồng, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

59. Linh Nga Niê Kđăm (2007), Già làng Tây Nguyên, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

60. Thanh Mai (2015), Nguy cơ suy giảm giống nòi từ hôn nhân cận huyết thống, ,

tại trang http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/tin-tuc/item/25374602-

nguy-co-suy-giam-giong-noi-tu-hon-nhan-can-huyet-thong.html, [truy

cập ngày 26/8/2017].

61. Henri Maitre, Lưu Đình Tuân (Dịch), Nguyên Ngọc (Hiệu đính) (2008), Rừng

người thượng, Nxb Tri thức - Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp - Bảo tàng

Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội.

62. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Xuân Hồng và Nguyễn Hữu Thông (2001), Luật

tục của người Tà Ôi, Cơtu, Bru-Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,

Nxb Thuận Hóa, Huế.

63. Vũ Duy Mền (2010), Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

64. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 165: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

161

65. Nguyễn Năng Nam (2011), Kết hợp pháp luật và phong tục, tập quán trong

việc quản lý xã hội ở nước ta hiện nay, tại trang

http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Ket-

hop-phap-luat-va-phong-tuc-tap-quan-trong-viec-quan-ly-xa-hoi-o-nuoc-

ta-hien-nay-40369.html, [truy cập ngày 16/8/2017].

66. Dương Tuấn Nghĩa (2017), Tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng

của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Luận án tiến sĩ

Văn hoá học, Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.

67. Viết Nghĩa (2007), Chuyện "phạt heo treo bò" ở buôn Knia, tại trang

http://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Chuyen-phat-heo-treo-bo-o-buon-

Knia-49603/, [truy cập ngày 29/8/2017].

68. Sử Văn Ngọc, Sử Thị Gia Trang (2012), Luật tục trong xã hội Chăm, Nxb

Thanh niên, Hà Nội.

69. Phan Đăng Nhật (1999), Luật tục Jrai, Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai, Gia Lai.

70. Phan Đăng Nhật (2007), Luật tục với đời sống, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

71. Phan Đăng Nhật, Tô Đông Hải và Sakaya... (2003), Luật tục Chăm và Luật tục

Raglai, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

72. Phan Đăng Nhật, Nguyễn Thế Sang (2012), Luật tục Chăm và luật tục Raglai,

Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

73. Krajan Plin (2010), Luật tục người K'ho Lạch, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

74. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự,

Hà Nội.

75. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

76. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hôn nhân

và gia đình, Hà Nội.

77. Bùi Hồng Quý (2012), Luật tục và ảnh hưởng của luật tục trong thực hiện

pháp luật của đồng bào dân tộc M’nông ở Tây Nguyên (qua khảo cứu tại

tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông), Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện

Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

78. Đào Huy Quyền (2008), Vai trò của già làng trong đời sống xã hội hiện nay ở

huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Page 166: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

162

79. Nguyễn Thế Sang (2005), Luật tục Raglai (Song ngữ Việt - Raglai), Nxb Văn

hoá dân tộc, Hà Nội.

80. Vi Văn Sơn (2015), Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước

đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam, Luận án

tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

81. Lê Đức Tiết (1998), Về hương ước, lệ làng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

82. Nguyễn Huy Tính (2003), Hương ước mới - một phương tiện góp phần quản

lý xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

83. Nguyễn Thị Tĩnh (2006), Mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục Êđê (qua

thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh ĐakLak), Luận văn thạc sĩ Luật

học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

84. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Địa chí

Đắk Lắk, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

85. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Bản án số 06/2015/HNGĐ-ST ngày

28/9/2015 V/v "tranh chấp hôn nhân và gia đình", Đắk Lắk.

86. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2016), Bản án số 02/2016/DSST ngày

17/8/2016 V/v "tranh chấp quyền sử dụng đất là tài sản bị cưỡng chế thi

hành án", Đắk Lắk.

87. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2016), Bản án số 03/2016/HC-ST ngày 30/3/2016

V/v "Kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai", Đắk Lắk.

88. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2017), Bản án số 11/2017/HC-ST ngày

10/5/2017 V/v "Kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất

đai", Đắk Lắk.

89. Tổng cục Thống kê (2015), Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương, Nxb Thống kê, Hà Nội.

90. Tổng cục Thống kê (2016), Số liệu thống kê Việt Nam 15 năm đầu thế kỷ XXI,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

91. Bùi Quang Thanh (2009), Nghiên cứu luật tục, phong tục các dân tộc thiểu số

ở Quảng Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

92. Bùi Quang Thanh (2015), Nghiên cứu luật tục, phong tục các dân tộc thiểu số

ở Quảng Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Page 167: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

163

93. Hà Đình Thành (2012), Cộng đồng dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay,

Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

94. Nguyễn Thảo (2017), Đa thê ở buôn nghèo, tại trang https://www.tien

phong.vn/xa-hoi/da-the-o-buon-ngheo-1193209.tpo, [truy cập ngày

01/10/2017].

95. Nguyễn Minh Thắng, Nguyễn Thị Thanh (2008), Tây Nguyên - nét độc đáo

của văn hoá truyền thống các dân tộc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

96. Thái Vĩnh Thắng (2008), Từ điển Thuật ngữ lý luận nhà nước và pháp luật,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

97. Vũ Quang Thiện, Tô Nguyễn (biên dịch và giới thiệu) (2005), Một số luật tục

và luật cổ ở Đông Nam Á, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

98. Trương Thìn (2012), Hương ước xưa và quy ước làng văn hoá ngày nay, Nxb

Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

99. Ngô Đức Thịnh (2003), Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

100. Ngô Đức Thịnh (2010), Luật tục trong đời sống các tộc người ở Việt Nam,

Nxb Tư pháp, Hà Nội.

101. Ngô Đức Thịnh, Tô Đông Hải và Đỗ Hồng Kỳ (1995), Văn hóa dân gian Êđê,

Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Đắk Lắk.

102. Ngô Đức Thịnh, Tô Đông Hải và Đỗ Hồng Kỳ (1995), Văn hóa dân gian

M'nông, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Đắk Lắk.

103. Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn và Nguyễn Hữu Thấu (1996), Luật tục Êđê -

tập quán pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

104. Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn và Nguyễn Hữu Thấu (2012), Luật tục Êđê -

tập quán pháp, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

105. Ngô Đức Thịnh, Ngô Văn Lý (tập hợp - giới thiệu) (2004), Tìm hiểu luật tục

các tộc người ở Nam Tây Nguyên, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

106. Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng (1999), Luật tục Thái ở Việt Nam - Tập quán

pháp, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

107. Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng (2003), Luật tục Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hoá

dân tộc, Hà Nội.

Page 168: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

164

108. Ngô Đức Thịnh, Trần Tấn Vịnh và Điểu Kâu (1998), Luật tục M'nông - tập

quán pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

109. Nguyễn Duy Thông (1991), Thư mục hương ước Việt Nam: Thời kỳ cận đại

(The bibliography of "Vietnamese village regulations" in the modern

time), Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.

110. Nguyễn Hữu Thông, Trần Đình Hằng và Lê Anh Tuấn (2007), Mạch sống của

hương ước trong làng Việt Trung Bộ: Dẫn liệu từ làng xã ở các tỉnh

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nxb Thuận Hoá, Huế.

111. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018

về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, Hà Nội.

112. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (2000), Luật tục và phát

triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

113. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (2002), Một số vấn đề phát

triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Kỷ yếu Hội thảo

khoa học Luật tục - Hương ước và những vấn đề phát triển kinh tế - xã

hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

114. Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về phát triển - Viện Hàn lâm Khoa học xã

hội Việt Nam (2015), Các giá trị phát triển cơ bản của vùng Tây Nguyên

và xác định các quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển bền vững

Tây Nguyên, Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài khoa học xã hội và nhân

văn, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.

115. Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về phát triển - Viện Hàn lâm Khoa học xã

hội Việt Nam (2015), Xây dựng luận cứ khoa học cho việc bổ sung và

đổi mới hệ thống thể chế phát triển bền vững Tây Nguyên, Báo cáo tổng

hợp kết quả đề tài khoa học xã hội và nhân văn, Đề tài khoa học cấp Nhà

nước, Hà Nội.

116. Trung tâm Từ điển học - Viện Ngôn ngữ học (1996), Từ điển Tiếng Việt, Nxb

Đà Nẵng, Đà Nẵng.

117. Trung tâm Tư vấn quản lý bền vững tài nguyên Phát triển văn hóa cộng đồng

Đông Nam Á (2011), Báo cáo kết quả nghiên cứu vai trò của luật tục và

tập quán trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng, tài nguyên nước

(Trường hợp người Dao ở tỉnh Lào Cai và người Thái ở tỉnh Điện Biên),

Hà Nội.

Page 169: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

165

118. Bùi Xuân Trường (Chủ nhiệm) (1997), Tác động của luật tục đối với việc

quản lý xã hội ở các dân tộc Thái, Hmông thuộc Tây Bắc Việt Nam, Kỷ

yếu Đề tài khoa học cấp Bộ, Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

119. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

(2015), Vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây

Nguyên, Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài khoa học xã hội và nhân văn,

Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.

120. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp

luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

121. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp

luật thế giới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

122. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật So sánh, Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội.

123. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2016), Tập quán pháp, tiền lệ

pháp và việc đa dạng hóa hình thức pháp luật ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội

thảo, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Thành phố Hồ Chí Minh.

124. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (2016), Vai trò của một số định chế xã hội

phi chính thức đối với sự phát triển bền vững Tây Nguyên, Báo cáo tổng

hợp kết quả đề tài khoa học xã hội và nhân văn, Đề tài khoa học cấp Nhà

nước, Hà Nội.

125. Đào Trí Úc, Kiều Thu Hoạch và Vũ Duy Mền... (2004), Hương ước trong quá

trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

126. Ủy ban Bầu cử tỉnh Đắk Lắk (2016), Báo cáo số 58/BC-UBBC ngày

20/6/2016 Tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu

Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Đắk Lắk.

127. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2016), Báo cáo số 205/BC-UBND ngày

14/10/2016 về tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân

và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Đắk Lắk.

128. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2017), Báo cáo số 242/BC-UBND ngày

04/10/2017 Tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, Đắk Lắk.

Page 170: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

166

129. Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2015), Quan hệ

tộc người và chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong phát

triển bền vững Tây Nguyên, Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài khoa học xã

hội và nhân văn, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.

130. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2016), Atlas tổng hợp vùng

Tây Nguyên, Nxb Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.

131. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2016), Báo cáo Tổng kết

Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

vùng Tây Nguyên, Hà Nội.

132. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2015), Hệ thống chính trị ở cơ sở

phục vụ phát triển bền vững Tây Nguyên, Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài

khoa học xã hội và nhân văn, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Mã số

TN3/X03, Hà Nội.

133. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2004), Vai trò và ảnh hưởng của hương

ước, quy ước trong việc bảo vệ môi trường - Thực trạng và giải pháp, Kỷ

yếu Hội thảo khoa học, Đề tài khoa học cấp Bộ, Thái Bình.

134. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2017), Tài liệu Hội thảo Các tập quán

điển hình điều chỉnh quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân & gia đình ở

Việt Nam và thực tiễn áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền (Tổ chức

tại tỉnh Đắk Lắk tháng 9/2017), Đắk Lắk.

135. Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt

Nam (2015), Vai trò của một số nhóm xã hội của các dân tộc tại chỗ

trong phát triển bền vững Tây Nguyên, Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài

khoa học xã hội và nhân văn, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Mã số

TN3/X18, Hà Nội.

136. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1997), Mối quan hệ giữa

luật tục, hương ước và pháp luật hiện hành, Kỷ yếu Hội thảo khoa học,

Đề tài khoa học cấp Bộ, Đắk Lắk.

137. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1999), Mối quan hệ giữa

tập tục và pháp luật, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Đề tài khoa học cấp Bộ,

Lào Cai.

Page 171: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

167

138. Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách xã hội và Viện Tư vấn phát triển

(2011), Vai trò của luật tục trong phát triển cộng đồng thiểu số ở Việt Nam

(Đồng bào Hmông tại huyện Simacai, tỉnh Lào Cai; đồng bào Thái Đen tại

huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An; và đồng bào Êđê tại thành phố Buôn Ma

Thuột, tỉnh Đắk Lắk), Báo cáo nghiên cứu điểm - thực địa, Hà Nội.

139. Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2015),

Vai trò của văn hoá và lối sống trong phát triển bền vững Tây Nguyên,

Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài khoa học xã hội và nhân văn, Đề tài khoa

học cấp Nhà nước, Hà Nội.

140. Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam (2002), Từ điển Bách khoa toàn

thư Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

141. Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Cơ

sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt

Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.

142. Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2015), Vấn đề

nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong phát triển bền vững Tây

Nguyên, Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài khoa học xã hội và nhân văn,

Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.

143. Insun Yu, Nguyễn Quang Ngọc (Dịch và hiệu đính) (1994), Luật và xã hội

Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Tiếng nước ngoài

144. Amanda Perreau - Saussine và James B. Murphy (edited) (2007), The Nature

of Customary Law - Legal, Historical and Philosophical Perspectives,

Cambridge University Press.

145. David C. Buxbaum (1968), Family law and Customary Law in Asia: A

contemporary Legal Perspective, Netherlands.

146. Gerald Hickey (1982), Free in the Forest. Ethnohistory of the Vietnamese Central

Highland 1954-1976, Yale University Press, New Haven and London.

147. Gerald Hickey (1982), Sons of the Mountains. Ethnohistory of the Vietnamese

Central Higlands to 1954, Yale University Press, New Haven and London.

Page 172: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

168

148. Gerald Hickey (1993), Shatted World. Adaptation and Survival among

Vietnam’s Highland Peoples during the Vietnam War, University of

Pensylvania, Philadelphia.

149. Jacques Dournes (1951), Nri: Recueil des Coutumes Srê du Haut-Donnai, Sai

Gon: Eds. France-Asie.

150. Jean Boulbet (1957), Quelques aspects du coutumier (N’ri) des Cau Mae,

B.tr.E.I, Saigon.

151. L. Sabatier (1927), Hdruôm hră klei duê klei bhiăn đưm, Impr. d'Extrême-

Orient.

152. L. Sabatier (1940), Recueil des coutumes rhadées du Darlac, Impr. d'Extrême-

Orient.

153. M. B. Hooker (1978), ADAT Law in modern Indonesia, Oxford University

Press, Kuala Lumpur.

154. Masaji Chiba (1986), Asian indigenous law in Interaction with Received law,

London and New York.

155. P. W. Schmidt (1908), Les peuples Mon-Khmer, trait d’union antre les

peuples de l’Asie Centrale et de l’Austronésie, B.E.F.E.O, Paris.

156. Paul Guilleminet (1952), Coutumier de la tribu Bahnar, des Sedang et des Jrai

de la Province de Kontum Selon la Coutume appliquée dans les

tribunnax, B.E.F.E.O, Paris.

157. Pierre Bernard Lafont (1963), Tơ lơi djuat: coutumier de la tribu Jrai,

B.E.F.E.O, Paris.

158. Pham Van Son (2007), Research on village covenants in Vietnamese rural

communities management, PhD thesis, Jilin University, China.

159. Theophile Gerber (1951), Coutumier Stieng, B.E.F.E.O, Paris.

160. Woodman, Gordon R và A.O. Obilade (1995), African Law and Legal Theory,

New York University Press, New York.

Page 173: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

169 PHỤ LỤC 01

Đề tài: Luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật

trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam

PHIẾU KHẢO SÁT (TẠI BUÔN) (Khảo sát trưởng buôn và già làng ở các buôn có đông người Êđê sinh sống)

I. Thông tin chung 1. Đơn vị: Buôn..........................., xã ........................, huyện ................., tỉnh ..................... 2. Tên của Trưởng buôn: ....................................; Bí thư chi bộ: ......................................... Cán bộ Mặt trận tổ quốc:.................................; Già làng: ................................................ 3. Tổng số hộ dân: ...................................., số hộ đồng bào Êđê: ........................................ 4. Tổng số nhân khẩu: .............................., số nhân khẩu đông bào Êđê: ............................ 5. Hương ước, quy ước (có hay không): .............................................................................. 6. Số lượng Tổ hoà giải: ...............................; tổng số hoà giải viên: .................................. II. Nội dung khảo sát: 1. Việc chấp hành pháp luật về đăng ký hộ tịch của người Êđê:

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Việc đăng ký Số trường

hợp có đăng ký

Số trường hợp không

đăng ký

Số trường hợp có đăng ký

Số trường hợp không

đăng ký

Số trường hợp có đăng ký

Số trường hợp không

đăng ký Kết hôn Khai sinh Khai tử

2. Số vụ người Êđê vi phạm pháp luật bị cơ quan Nhà nước xử lý: Hình thức xử phạt Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Hành chính Hình sự Đã bị cơ quan Nhà nước xử phạt, nhưng sau đó bị phạt thêm theo luật tục

3. Số vụ người Êđê vi phạm nhỏ do buôn phạt theo Quy ước, luật tục: Căn cứ để phạt Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Theo Quy ước buôn Theo luật tục Kết hợp giữa Quy ước và luât tục

4. Các tranh chấp, xích mích nhỏ đã được hoà giải tại buôn: Số việc hoà giải

năm 2014 Số việc hoà giải năm

2015 Số việc hoà giải năm

2016 Người hoà giải

Hoà giải thành

Không thành

Hoà giải thành

Không thành

Hoà giải thành

Không thành

Do Tổ hoà giải của buôn thực hiện

Do Già làng thực hiện Do Tổ hoà giải kết hợp với Già làng thực hiện

5. Các tranh chấp dân sự do cơ quan Nhà nước giải quyết:

(Đóng dấu

của UBND xã)

Page 174: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

170

Lĩnh vực Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Số vụ việc đã được cơ quan Nhà nước giải quyết, nhưng sau đó được giải quyết

thêm theo luật tục (cả 03 năm)

Ly hôn Thừa kế tài sản Tranh chấp đất đai Tranh chấp tài sản Các tranh chấp dân sự khác

6. Đánh giá về tình hình thực hiện luật pháp của người Êđê trong buôn hiện nay: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

7. Nhận xét về vai trò và hiệu lực của luật tục Êđê trong buôn hiện nay: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

8. Hiện nay ở buôn, những luật tục nào của người Êđê có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện pháp luật? giải pháp (nên như thế nào thì tốt hơn) để phát huy những ảnh hưởng tích cực của luật tục này? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

9. Ở buôn hiện nay, những luật tục nào của người Êđê có ảnh hưởng không tích cực đến việc thực hiện pháp luật? giải pháp đối với những ảnh hưởng không tích cực của luật tục này nên như thế nào thì tốt hơn? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................

Page 175: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

171

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................... 10. Trong quản lý cộng đồng (tự quản) ở buôn, có kết hợp giữa pháp luật và luật tục

Êđê để giải quyết các vụ việc, sự việc xảy ra hàng ngày trong cộng đồng không? Cụ thể, thường kết hợp để giải quyết những vụ việc, sự việc nào? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

11. Trong buôn, những quy định của luật tục Êđê có được đưa vào quy định thành nội dung các bản hương ước, quy ước không? Thường thì những quy định nào của luật tục Êđê được quy định vào hương ước, quy ước? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

12. Trong công tác hoà giải tại buôn, những quy định của luật tục Êđê có được vận dụng vào các cuộc hoà giải không? Thường thì những quy định nào của luật tục Êđê được vận dụng vào hoạt động hoà giải? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

13. Khi gặp trường hợp có mâu thuẫn giữa pháp luật và luật tục Êđê trong giải quyết cùng một vụ việc, sự việc trong buôn, thì quan điểm giải quyết (của cán bộ; của người dân) thường như thế nào (đánh dấu X vào ô tương ứng dưới đây)?

Quan điểm giải quyết Của cán bộ Của người dân Theo luật tục Theo pháp luật Kết hợp luật tục và pháp luật Do các bên thoả thuận qua hoà giải Theo hương ước - quy ước của buôn

14. Việc tuyên truyền pháp luật trong buôn hiện nay có những khó khăn, hạn chế gì? Nên thực hiện như thế nào để được tốt hơn?

Page 176: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

172

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

III. Kể tóm tắt một vài vụ việc điển hình đã được giải quyết theo luật tục tại Buôn trong thời gian gần đây: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày……tháng……năm 2017 Người lập Phiếu khảo sát:…...….....……......…….... Chức vụ:......................... Điện thoại:……….....……

Page 177: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

169

PHỤ LỤC 02

Đề tài: Luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam

PHIẾU KHẢO SÁT (TẠI XÃ) (Khảo sát tại UBND các xã có đông người Êđê sinh sống)

I. Thông tin chung 1. Đơn vị (xã):......................................, huyện .................................., tỉnh .......................... 2. Tổng dân số: ...................................., dân số là người Êđê: .............................................. 3. Tổng số hộ dân: ..............................., số hộ người Êđê: ................................................... 4. Tổng số thôn, buôn: ........................., số buôn có đông người Êđê: ................................. 5. Số thôn, buôn có hương ước, quy ước: ............................................................................. 6. Số thôn, buôn có Tổ hoà giải: ........................................................................................... II. Nội dung khảo sát 1. Kết quả đăng ký hộ tịch tại xã:

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng việc đăng ký Toàn xã Người Êđê Toàn xã Người Êđê Toàn xã Người Êđê

Kết hôn Khai sinh Khai tử Các việc khác

2. Số vụ vi phạm pháp luật, khiếu kiện, tranh chấp dân sự xảy ra trên địa bàn xã, do cơ quan Nhà nước giải quyết:

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Các vi phạm, khiếu kiện, tranh chấp Toàn xã Người

Êđê Toàn xã Người

Êđê Toàn xã Người

Êđê Bị xử lý hình sự Bị xử lý hành chính Khiếu kiện hành chính Ly hôn Tranh chấp đất đai Tranh chấp tài sản Tranh chấp dân sự khác

3. Kết quả công tác hoà giải trên địa bàn xã Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Phạm vi thống kê Hoà giải thành

Không thành

Hoà giải thành

Không thành

Hoà giải thành

Không thành

Tổng số vụ việc Số vụ việc có liên quan đến người Êđê

4. Đánh giá về tình hình thực hiện luật pháp của người Êđê trong xã hiện nay: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

(Đóng dấu của UBND xã)

Page 178: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

170

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................... 5. Nhận xét chung về sự hiện diện, vai trò và hiệu lực của luật tục Êđê trên địa bàn xã

hiện nay: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

6. Nêu tóm tắt một vài vụ việc điển hình được giải quyết có liên quan đến luật tục Êđê trên địa bàn xã trong thời gian gần đây: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày……tháng……năm 2017 Người lập Phiếu khảo sát:…............….....……......…….... Chức vụ:............................... Điện thoại:…................……

Page 179: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

169

PHỤ LỤC 03

(Thống kê đơn vị gửi Phiếu khảo sát cấp xã và thôn, buôn, tổ dân phố)

TỈNH ĐẮK LẮK

Đơn vị cấp huyện Đơn vị cấp xã Thôn, buôn, tổ dân phố

1. Phường Tân An 1. Tổ dân phố 6

2. Phường Tân Lợi 2. Buôn Akô Dhông

3. Phường Tự An

3. Buôn M'duk

4. Buôn Alê B

5. Buôn Alê A 4. Phường Ea Tam

6. Tổ dân phố 9

5. Phường Khánh Xuân 7. Buôn Êrang

8. Buôn M Brê 6. Xã Hoà Phú

9. Buôn Tuôr

7. Xã Hoà Xuân 10. Buôn Buâ

11. Buôn Dhã Prông

12. Buôn Kdũn

13. Buôn Êa Bõng 8. Xã Cư Êbur

14. Buôn Đũng

9. Xã Ea Kao

10. Xã Ea Tu

15. Buôn Cuôr Káp

1. Thành phố Buôn Ma Thuột

11. Xã Hoà Thắng 16. Buôn Êuôr Kăp

1. Xã Ea Blang

2. Xã Cư Bao

3. Phường An Lạc 1. Buôn Tring 1

4. Xã Ea Drông

2. Thị xã Buôn Hồ

5. Phường Đạt Hiếu

1. Buôn Knia 2 3. Huyện Buôn Đôn 1. Xã Ea Bar

2. Buôn Knia 3

Page 180: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

170

3. Buôn Knia 4

4. Buôn Ea Mthar 1 2. Xã Ea Nuôl

5. Buôn Kõ Đung A

6. Buôn Ea Pri

7. Buôn Tul A 3. Xã Ea Wer

8. Buôn Tul B

1. Xã Ea Kpam 1. Buôn Bling

2. Buôn Drai Sĩ

3.Buôn Mlăng 2. Xã Ea Tar

4. Buôn Tơng Lí A

5.Buôn H' Đing

6. Buôn Đrao B 3. Xã Cư Dliê Mnông

7. Buôn Đrao

8. Buôn Êa Sũt

9. Buôn Pốk A 4.Thị trấn Ea Pôk

10. Buôn Lang

11. Buôn Cuôr Đăng A

12. Buôn Cuôr Đăng B 5. Xã Cuôr Đăng

13. Buôn Kroa B

14. Buôn Jăk

15. Buôn Trăp 6. Xã Ea Hđing

16. Buôn Ea Sang

17. Buôn Kroa A

18. Buôn Yông B 7. Xã Ea Drơng

19. Buôn Tah B

20. Buôn Sút M'grư

21.Buôn Sút M'drang 8. Xã Cư Suê

22.Buôn Sút H'luốt

23. Buôn Huk A

24. Buôn Kna B 9. Xã Cư M'gar

25. Buôn Dhung

4. Huyện Cư M'gar

10. Xã Ea Tul 26.Buôn Đing

Page 181: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

171

27. Buôn Phông

28. Buôn Sah A

29. Buôn Ayum

30. Buôn Hluk 11.Xã Ea Kuêh

31.Buôn Wing

32. Buôn Ya Wầm A 12. Xã Ea Kiết

33. Buôn Ya Wầm B

34. Buôn Cuôr

35. Buôn Ea Mdroh 13. Xã Ea Mdroh

36. Buôn Dhung

1. Xã Ea Ning 1. Buôn Pưk Prong

2. Buôn Kniết

3. Buôn Ea Ktur 2. Xã Ea Ktur

4. Buôn Dleinăm

5. Buôn Kram

6. Buôn Hluk 3. Xã Ea Tiêu

7. Buôn Tiêu

8. Buôn Hra Êa Hăng 4. Xã Dray Bhăng

9. Buôn Êa Tlă

10. Buôn Cư Knao 5. Xã Hòa Hiệp

11. Buôn Kpung

12. Buôn Ko Emông

13. Buôn Ea Bhôk 6. Xã Ea Bhôk

14. Buôn Ko Êmông A

5. Huyện Cư Kuin

7. Xã Cư Êwi 15. Buôn Tắk Mnga

1. Buôn Lê Đá 1. Thị Trấn Ea Drăng

2. Buôn Blếch

3. Buôn Hiao I

4. Buôn Hiao II 2. Xã Ea Hiao

5. Buôn Kra

6. Buôn Đung B

6. Huyện Ea H'Leo

3. Xã Ea Khal 7. Buôn Đung A

Page 182: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

172

8. Buôn Choăh

9. Buôn Drai 4. Xã Dliê Yang

10. Buôn Drai Đứt

11. Buôn Huynk

12. Buôn Bêk

13. Buôn Đrăn 5. Xã Ea Sol

14. Buôn Điết

15. Buôn Tiêu B

16. Buôn Tiêu A 6. Xã Ea Tir

17. Buôn Dranh

1. Buôn Tưng Sinh 1. Xã Ea Dar

2. Buôn Sứk

2. Xã Cư Huê

3. Buôn Ea Kdruôl 3. Thị trấn Ea Kar

4. Buôn Ea Kó

5. Buôn Ea Ga

6. Buôn Ea Pal 4. Xã Cư Ni

7. Buôn Ea Knốp

5. Xã Cư Prông 8. Buôn M'um

9. Buôn Ea Bzab

10. Buôn Ea Kông

11. Buôn Ea Puk 6. Xã Ea Sô

12. Buôn Cưa Ana Săn

7. Xã Ea Sar 13. Buôn Ea Sar

7. Huyện Ea Kar

8. Xã Cư Elang 14. Buôn Vân Kiều

1. Buôn Trấp

2. Buôn Êlăm 1. Thị trấn Buôn Trấp

3. Buôn Trung

4. Buôn Năc

5. Buôn Kô 2. Xã Ea Bông

6. Buôn Dham

8. Huyện Krông Ana

3. Xã Dur Kmăl 7. Buôn Dur I

Page 183: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

173

8. Buôn Krang

9. Buôn Kmăn

10. Buôn Kla

11. Buôn Kuếp

12. Buôn Tuôr B 4. Xã Dray Sáp

13. Buôn Tuôr A

14. Buôn K62 5. Xã Băng Adrênh

15. Buôn Cuê

16. Buôn Ea Na

17. Buôn Tơ Lơ

18. Buôn Cuăb 6. Xã Ea Na

19. Buôn Drai

1. Buôn Bhung 1. Xã Cư Pui

2. Buôn Blăk

3. Buôn Cư Phiăng

4. Buôn Tliêr 2. Xã Hòa Phong

5. Buôn Ngô B

6. Buôn Dang Kang

7. Buôn Cư Păm 3. Xã Dang Kang

8. Buôn Cư Koêmong

4. Xã Yang Mao 9. Buôn Mghí

10. Buôn Cư Đrăm

11. Buôn Chăm A 5. Xã Cư Đrăm

12. Buôn Chăm B

13. Buôn Cuah 6. Xã Yang Reh

14. Buôn Yang Reh

15. Buôn P Lum

16. Buôn Ja

9. Huyện Krông Bông

7. Xã Êa Trul

17. Buôn Băng Kung

1. Thôn Tân Thịnh 1. Xã Tân Lập

2. Thôn 1

10. Huyện Krông Buk

2. Xã Pơng Đrang 3. Buôn Ea Tut

Page 184: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

174

4. Buôn Ea Nur

5. Buôn Cư Blang

3. Xã Chư Kbô 6. Buôn Ea Nho

7. Buôn Dnao

8. Buôn Ea Lin 4. Xã Cư Né

9. Buôn Ktơng Dnun

10. Buôn Ea Tiang

11. Buôn Adrơng Diết 5. Xã Cư Pơng

12. Xóm A

13. Buôn Ea Kanh

14. Buôn Ea Pông 6. Xã Ea Sin

15. Buôn Ea Kring

1. Buôn Wiao A

2. Buôn Ur 1. Thị trấn Krông Năng

3. Buôn Wiao B

2. Xã Ea Tóh 4. Buôn Kai

3. Ea Tam 5. Buôn Trăp

4. Cư Klông 6. Buôn Ea Bir

7. Buôn Dliêya

8. Buôn Tlẽh

11. Huyện Krông Năng

5. Xã Đliêya

9. Buôn Kmang

1. Thị trấn Phước An 1. Tổ dân phố 5

2. Buôn Buôr

3. Buôn Tara 2. Xã Hòa Đông

4. Buôn Ea Kmát

3. Xã Krông Búk

5. Buôn Puăr

6. Buôn Phê 4. Xã Ea Phê

5. Buôn Puăr A

8. Buôn Kiết A

9. Buôn Kreh B

12. Huyện Krông Păc

5. Xã Ea Knuếc

10. Buôn Kang

Page 185: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

175

11. Buôn Ea Ênaih

12. Buôn Pu

13. Buôn Yễ

14. Buôn Eea Dun

15. Buôn Pok

16. Buôn Kuai H

6. Xã Ea Kênh

17. Buôn Ea Đur

7. Xã Ea Uy

18. Buôn Ea Nang B 8. Vụ Bổn

19. Buôn Cư Kniêl

20. Buôn Tà Rầu

21. Buôn Ra Lu

22. Buôn Jắt A 9. Xã Ea Hiu

23. Buôn Jắt B

10. Xã Hoà An 24. Buôn Km Pơng

11. Xã Ea Kly 25. Buôn Hàng 1

1. Xã EaLai 1. Buôn Cư Prao

2. Buôn Năng

3. Buôn Hoang 2. Xã Cư Prao

4. Buôn Pa

5. Buôn Ắk

6. Buôn Tlai 3. Xã Cư Mta

7. Buôn Đưk

8. Buôn M'lĩa

9. Buôn M'o 4. Xã Ea Trang

10. Buôn M'yui

11. Buôn Glăn

12. Buôn Aê Lai

13. Buôn Tai

13. Huyện M'Đrắk

5. Xã Krông Jing

14. Buôn M lốc A

1. Xã Buôn Tría 1. Buôn Tría 14. Huyện Lắk

2. Xã Buôn Triết 2. Buôn Ja Tu

Page 186: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

176

3. Buôn Tung 3

4. Buôn Ung Rung 2

5. Buôn Ung Rung 1

6. Buôn Cách Rung

7. Buôn Knae

8. Buôn Tusria

9. Buôn Buốc

10. Buôn R Jai

11. Buôn Knia

12. Buôn Krái

13. Buôn Drai

3. Xã Nam Kar

14. Buôn Lách Ló

15. Buôn Buên Sa Bôk

16. Buôn Plao Siêng

17. Buôn Ea Rbin 4. Xã Ea Rbin

18. Buôn Phốk

Huyện, thị xã, thành phố: 14

Xã, phường, thị trấn: 97 TỔNG ĐẮK LẮK

Thôn, buôn: 224

TỈNH ĐẮK NÔNG

Đơn vị cấp huyện Đơn vị cấp xã Thôn, buôn, tổ dân phố

1. Buôn Nui

2. Buôn Buôr

3. Buôn Trum 1. Xã Tâm Thắng

4. Buôn Ea Pô

5. Buôn Trum

1. Huyện Cư Jút

2. Xã Đắk Wil 6. Buôn Knă

1. Xã Đắk Nang 1. Buôn Krue

2. Xã Quảng Phú 2. Buôn Sưk 2. Huyện Krông Nô

3. Xã Buôn Choah 3. Buôn Choah

Page 187: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

177

Huyện: 02

Xã: 05 TỔNG ĐẮK NÔNG

Buôn: 09

Huyện, thị xã, thành phố: 16

Xã, phường, thị trấn: 102 TỔNG 2 TỈNH

Thôn, buôn: 233

Page 188: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

178

PHỤ LỤC 04 Đề tài: Luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật

trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam

BẢNG HỎI (Điều tra viên điền dã hỏi trực tiếp người dân tại các buôn người Êđê )

Câu 1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ Câu 2. Tuổi? 1. Dưới 25 tuổi 2. Từ 25 đến 45 tuổi 3. Từ 46 đến 60 tuổi 4. Trên 60 tuổi Câu 3. Ông/Bà theo tôn giáo nào? 1. Không theo tôn giáo nào 4. Tin lành 7. Tôn giáo khác (ghi rõ)……..… 2. Phật giáo 5. Cao đài 3. Thiên chúa giáo 6. Hòa hảo Câu 4. Lớp/bậc học cao nhất ông/bà đã hoàn thành: 1. Lớp …… (lớp phổ thông đã học theo hệ 10 năm hoặc 12 năm, ví dụ 7/10 hoặc 12/12) 2. Cao đẳng/Đại học trở lên Câu 5. Nghề chính (nghề dành nhiều thời gian nhất) của ông/bà trong 12 tháng qua là: 1. Nông/lâm/ngư nghiệp 2. Tiểu thủ công nghiệp 3. Buôn bán, dịch vụ 4. Công nhân 5. Công an, quân đội

6. Lao động phổ thông 7. Dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục, bưu điện...) 8. Cán bộ các cấp chính quyền, cơ quan, đoàn thể 9. Nghề khác (ghi rõ)…………..................……………. 10. Không làm việc/nội trợ/nghỉ hưu

Câu 6. Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình ông/ bà hiện nay là từ: 1 Trồng trọt 2 Chăn nuôi 3 Thương mại/Dịch vụ 4 Tiền lương 5 Tiền công (làm thuê) 6 Nguồn khác (ghi rõ)………..........................

Câu 7. Ông/bà có thường xuyên gặp gỡ bà con họ hàng của mình không? 1. Thường xuyên (vài lần/tuần) 2. Khá thường xuyên (1 lần/tuần hoặc vài lần/tháng) 3. Thỉnh thoảng (1 lần/tháng hoặc vài lần/năm) 4. Hiếm khi (1 lần/năm hoặc vài năm một lần) 5. Không bao giờ (hoặc không có họ hàng) Câu 8. Ông/bà có phải là thành viên của các tổ chức/đoàn thể sau đây không?

Là thành viên

Nếu có, ông/bà tham gia như thế nào vào các hội này (Thang đo: Tham gia mọi hoạt động =10;

Không tham gia=0)

TT

Tên tổ chức

Có Không

1 Hội nông dân 2 Hội phụ nữ 3 Công đoàn 4 Hội cựu chiến binh 5 Đoàn thanh niên 6 Hội người cao tuổi 7 Hội khuyến học 8 Khác (nêu rõ)

Câu 9. Ông/bà cho biết ý kiến của mình về các hình thức hôn nhân sau

Page 189: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

179

Hình thức hôn nhân Ưu tiên (1)

Chấp nhận (2)

Nghiêm cấm (3)

Khó trả lời (4)

Hôn nhân giữa những người con của chị em gái

Hôn nhân giữa những người con của anh em trai

Hôn nhân giữa những người con cô và con cậu

Hôn nhân giữa những người cùng dòng họ bên mẹ (quá 3 đời)

Hôn nhân giữa những người cùng dòng họ bên cha (quá 3 đời)

Vợ chết lấy chị/em vợ Chồng chết lấy anh/em trai chồng

Câu 10. Theo ông (bà), con trai nên lấy vợ từ lúc bao nhiêu tuổi? .. . . ……………... Câu 11. Theo ông (bà), con gái nên lấy chồng từ lúc bao nhiêu tuổi? . . . . . . . . . . . . . Câu 12. Ông (bà) thích có mấy con (ghi cụ thể): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . con Câu 13. Trong 12 tháng qua, ông/bà có tham gia bất kỳ cuộc họp nào ở xã hoặc ở

thôn/ấp/bản về các vấn đề chung của địa phương không? 1. Có họp 2. Không họp buổi nào Câu 14. Ông (bà) có con nuôi/cha (mẹ) nuôi không? 1. Có 2. Không Nếu có, xin vui lòng cho biết, ông (bà) đã thực hiện việc nhận nuôi này như thế nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................………………

Câu 15. Nếu gia đình ông/bà gặp các vấn đề liên quan tới luật pháp, ông/bà tìm đến ai để được giúp đỡ?

1. Tổ chức Đảng ở xã/thôn/ấp

2. Chính quyền xã/thôn/ấp

3. Cán bộ tư pháp

4. Tổ hòa giải

5. Tổ chức đoàn thể

6. Gia đình và họ hàng

7. Bạn bè

8. Người/Tổ chức khác (ghi rõ……………………………………………………………)

9. Tự lực giải quyết, không nhờ ai

10. Không phù hợp

Câu 16. Theo ông/bà, ở trong buôn, thường ai là người hiểu luật tục nhiều hơn? 1. Phụ nữ hay nam giới: 1. Nam; 2. Nữ 2. Người già hay người trẻ: 1. Người già; 2. Người trẻ 3. Cán bộ hay người dân: 1. Cán bộ; 2. Người dân 4. Ý kiến khác:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 190: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

180

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................………………

Câu 17. Theo ông/bà, ở trong buôn, thường ai là người hiểu luật pháp nhiều hơn? 1. Phụ nữ hay nam giới: 1. Nam; 2. Nữ 2. Người già hay người trẻ: 1. Người già; 2. Người trẻ 3. Cán bộ hay người dân: 1. Cán bộ; 2. Người dân Câu 18. Xin cho biết ông/bà biết thông tin pháp luật từ (những) nguồn nào? 1. Họp buôn 2. Thông báo qua loa truyền thanh xã 3. Họp chi bộ/ họp đoàn thể 4. Văn bản pháp luật được phát đến hộ gia đình 5. Tivi 6. Các buổi tư vấn pháp luật 7. Khác (ghi rõ):…………............................................................................................… Câu 19. Nhìn chung, ông/bà thấy những người xung quanh mình (họ hàng, bạn bè,

hàng xóm,…) có tuân thủ pháp luật không? 1. Hầu hết mọi người đều tuân thủ pháp luật 2. Có nhiều người tuân thủ pháp luật 3. Có một số người tuân thủ pháp luật 4. Có rất ít người tuân thủ pháp luật 5. Hầu như không có ai tuân thủ pháp luật Câu 20. Nhìn chung, ông/bà thấy những người xung quanh mình (họ hàng, bạn bè,

hàng xóm,…) có tuân thủ luật tục không? 1. Hầu hết mọi người đều tuân thủ luật tục 2. Có nhiều người tuân thủ luật tục 3. Có một số người tuân thủ luật tục 4. Có rất ít người tuân thủ luật tục 5. Hầu như không có ai tuân thủ luật tục Câu 21. Khi có việc xích mích hay tranh chấp, dân làng thường nhờ ai giải quyết? 1. Già làng 5. Trưởng thôn/buôn 2. Cả già làng lẫn trưởng thôn/buôn 6. Các bên tự giải quyết 3. Nhờ xã giải quyết 7. Các tổ chức đoàn thể 4. Trưởng dòng họ 8. Khác……………….. Câu 22. Theo ông/bà, khi người dân vi phạm luật pháp, nên xử phạt như thế nào? 1. Theo luật pháp 3. Theo luật tục của dân tộc mình 2. Theo cả luật tục và luật pháp 4. Tùy trường hợp 5. Không biết/khó trả lời Câu 23. Theo ông/bà, khi người dân vi phạm phong tục tập quán của dân tộc

mình, nên xử phạt như thế nào? 1. Phạt như ngày xưa 3. Phạt nhưng nhẹ hơn 2. Không phạt vì nếu tội nặng đã có luật pháp 4. Không biết Câu 24. Khi có việc cần phân xử bằng luật tục, ông/bà thường nhờ tới ai? 1. Già làng 5. Trưởng thôn/buôn 2. Người thân trong gia đình 6. Các bên tự giải quyết 3. Nhờ xã giải quyết 7. Các tổ chức đoàn thể 4. Trưởng dòng họ 8. Khác………. Câu 25. Theo ông/bà, người vi phạm luật pháp nếu đã bị xét xử bởi luật pháp rồi

thì có nên xét xử thêm bởi luật tục: 1. Có 2. Không 3. Tùy trường hợp

Page 191: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

181

Câu 26. Theo ông/bà, người vi phạm luật tục nếu đã bị xét xử bởi luật tục rồi thì có nên xem xét thêm bởi luật pháp:

1. Có 2. Không 3. Tùy trường hợp ………………………………………….................…………………

……………...………………………………………………………………....………………………………..…………………………….………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………

Câu 27. Khi gặp trường hợp có mâu thuẫn giữa pháp luật và luật tục Êđê trong giải quyết cùng một vụ việc, sự việc trong buôn, thì quan điểm giải quyết (của cán bộ; của người dân) thường như thế nào (đánh dấu X vào ô tương ứng dưới đây)?

1. Theo luật tục 2. Theo pháp luật 3. Kết hợp luật tục và pháp luật 4. Do các bên thoả thuận qua hoà giải 5. Theo hương ước - quy ước của buôn

************************************************ Ngày thực hiện …... /….. / 2017 Họ và tên người được hỏi: .................................................................................................. Địa chỉ: ........................................................................... Số ĐT: ....................................... Người hỏi: ........................................................................................................................... Chữ ký của giám sát viên xác nhận bản câu hỏi đã đạt yêu cầu: .......................................

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ÔNG/BÀ!

Page 192: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

182

PHỤ LỤC 05

Đề tài: Luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật

trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam

ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU

I. ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

1. Chủ tịch/Phó chủ tịch UBND/HĐND xã

2. Cán bộ tư pháp xã

3. Tổ trưởng/thành viên tổ hòa giải buôn

4. Già làng

5. Trưởng buôn

6. Người biết luật tục/người phân xử

II. GỢI Ý NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Q1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của buôn

1. Nghề nghiệp; thu nhập chính; tôn giáo... của người dân?

2. Sự khác biệt so với xã hội truyền thống?

+ Nghề nghiệp; phương thức sản xuất

+ Thu nhập; mức sống

+ Quan niệm về việc học

+ Chăm sóc sức khỏe

+ An ninh trật tự

+ Tôn giáo

+ Mô hình cư trú

+ Kiểu nhà ở

+ Đời sống gia đình

....

Q2. Quản lý xã hội

3. Thành phần bộ máy quản lý buôn làng hiện nay?

4. Nhiệm vụ của từng người trong bộ máy đó?

5. Vai trò của già làng?

6. Vai trò của trưởng thôn/buôn?

7. Vai trò của các chức sắc tôn giáo?

Page 193: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

183

8. Vai trò của các tổ chức đoàn thể... (Nhấn mạnh vai trò trong việc duy trì

và thực hành các tập tục truyền thống; Cách tổ chức tang ma, cưới hỏi, lễ hội

cộng đồng; Cách giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân...)

Q3. Sự tồn tại của luật tục

9. Những ai biết luật tục, có thể nói được luật tục?

10. Trong vòng 5 năm trở lại đây, có bao nhiêu vụ phân xử bằng luật tục?

Nội dung, diễn biến và kết quả phân xử của từng việc? Bối cảnh buổi phân xử,

thái độ của các bên liên quan trước, trong và sau khi phân xử?

11. Những nội dung luật tục còn hiệu lực thực tế, so sánh với xã hội truyền

thống.

Q4. Ảnh hưởng của luật tục đối với việc thực hiện luật pháp

12. Ảnh hưởng của luật tục đối với việc tuân thủ luật pháp (kiềm chế không

vi phạm luật pháp) trong các lĩnh vực: hôn nhân và gia đình, dân sự, hành chính,

hình sự; quản lý đất đai; bảo vệ môi trường…

13. Ảnh hưởng của luật tục đối với việc thi hành luật pháp (thực hiện nghĩa

vụ của mình bằng hành động tích cực) trong các lĩnh vực: hôn nhân và gia đình,

dân sự, hành chính, hình sự…

14. Ảnh hưởng của luật tục đối với việc sử dụng luật pháp (thực hiện quyền

chủ thể của mình) trong các lĩnh vực: hôn nhân và gia đình, dân sự, hành chính,

hình sự; việc thực hiện các bản án, quyết định của tòa án; quyết định xử phạt,

quyết định giải quyết các khiếu nại tố cáo

15. Ảnh hưởng của luật tục đối với việc áp dụng luật pháp: Những câu

hỏi liên quan chủ đề này chỉ hỏi cán bộ chính quyền, trong các lĩnh vực: hôn

nhân và gia đình, dân sự, hành chính, hình sự…

Q5. Những điểm mạnh, điểm yếu của luật pháp, luật tục

16. Vai trò của luật tục trong buôn làng hiện nay? Điểm mạnh cần phát

huy; điểm yếu cần xóa bỏ hoặc có những thay đổi? Những khó khăn trong việc

duy trì luật tục?

17. Vai trò của luật pháp trong buôn làng hiện nay? Những khó khăn trong

việc tuyên truyền, phổ biến luật pháp? Những yếu tố ảnh hưởng tới việc thực

hiện luật pháp của người dân./.

Page 194: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

184

PHỤ LỤC 06 (Thông tin cơ bản về thực hiện các phương pháp nghiên cứu

điền dã dân tộc học và điều tra xã hội học; về các buôn được chọn khảo sát - điền dã thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk)

I. Thông tin cơ bản về thực hiện các phương pháp nghiên cứu điền dã dân

tộc học và điều tra xã hội học Luận án đã thực hiện thu thập thông tin bằng Bảng hỏi đối với đại diện các hộ gia

đình tại 03 buôn đồng bào dân tộc Êđê thuộc 03 huyện khác nhau trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, gồm: Buôn Knul, xã Ea Bông, huyện Krông Ana (cách trung tâm tỉnh 40 km); buôn Hra Ea Hning, xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin (cách trung tâm tỉnh 20 km); buôn Dlieya A, xã Dlieya, huyện Krông Năng (cách trung tâm tỉnh hơn 100 km). Đề tài đã sử dụng các điều tra viên để hỏi và ghi chép vào Bảng hỏi; đồng thời gửi Phiếu khảo sát tại các xã và các buôn có đông người Êđê sinh sống. Tổng cộng, đề tài đã thực hiện 200 Bảng hỏi tại các buôn nêu trên đây; sử dụng 102 Phiếu khảo sát tại 102 xã, phường, thị trấn và 233 Phiếu khảo sát tại 233 thôn, buôn, tổ dân phố của 16 huyện, thị xã, thành phố có đông người Êđê sinh sống thuộc tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông (cụ thể, Phiếu khảo sát tại buôn, Phiếu khảo sát tại xã, Danh sách đơn vị gửi Phiếu khảo sát, Bảng hỏi, Đề cương phỏng vấn sâu, Thông tin cơ bản về việc khảo sát, phỏng vấn... tại các Phụ lục 01, 02, 03, 04, 05, 06 và 07).

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. Đầu tiên, chọn địa bàn huyện, xã, buôn người Êđê bằng cách chọn chủ đích. Tiếp đó, lấy danh sách các hộ gia đình người Êđê ở mỗi buôn. Từ đó, chọn ra hộ gia đình tham gia vào nghiên cứu với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Người trực tiếp trả lời Bảng hỏi là chủ hộ hoặc vợ, chồng chủ hộ, những người nắm được thông tin rõ nhất về hộ gia đình mình cũng như là người có vai trò chính trong việc tham gia các hoạt động tại thôn, xã. Như vậy, về thành phần dân tộc, 100% người trả lời tham gia vào cuộc nghiên cứu là người Êđê, trong đó có 70 người ở buôn Knul, xã Ea Bông, huyện Krông Ana; 60 người ở buôn Êga, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin và 70 người ở buôn Dlieya A, xã Dlieya, huyện Krông Năng. Bảng 1 (Phụ lục 07) cho thấy về tôn giáo, có 121 người không theo tôn giáo nào (chiếm 60,5%), 77 người theo Tin lành (chiếm 38,5%), số người theo Tin lành chủ yếu sống ở buôn Knul. Bảng 3.3 (Phụ lục 07) cho biết về trình độ học vấn của người trả lời: Có 47 người mù chữ, đáng lưu ý chiếm tỷ lệ lớn nhất là ở độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi; đồng thời, gần nửa số người trả lời trên 60 tuổi cũng mù chữ (6/13 người); trong tổng số 200 người trả lời, có 5 người đã có trình độ từ Trung cấp trở lên; trình độ học vấn trung bình của những người tham gia trả lời Phiếu hỏi là lớp 4. Bảng 2 (Phụ lục 07) cho biết về giới tính, có 118 người trả lời là nam, chiếm 59% và có 82 người trả lời là nữ, chiếm 41%; về độ tuổi, có 26 người trả lời dưới 25 tuổi (13%), 101 người trả lời tuổi từ 25 đến 45 (50,5%), 60 người có độ tuổi từ 46 đến 60 (chiếm 30%) và 13 người trên 60 tuổi (chiếm 6,5%). Bảng 3.1 (Phụ lục 07) cho biết về nghề nghiệp, đa số người trả lời lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp (186 người, chiếm tỷ lệ 93%), nguồn thu nhập chính từ trồng trọt với 185 người lựa chọn câu trả lời này (chiếm 92,5%).

II. Thông tin cơ bản về các buôn được chọn khảo sát - điền dã thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk

1. Buôn Knul, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, huyện Cư Kuin:

Page 195: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

185

Cách thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh) 40 km.

Buôn Knul, có 100% là người đồng bào dân tộc Êđê, khoảng 80% theo đạo Tin lành, hiện nay có 182 hộ gia đình với 886 nhân khẩu; có 141 hộ nghèo và cận nghèo, chiếm gần 77,5%. Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Ea Bông cho biết: Tình trạng du canh du cư hiện nay không còn nữa, 100% sống quy hoạch tập trung, có cơi nới theo hình thức giãn hộ, tách hộ… Chính quyền tạo điều kiện về quỹ đất cho bà con khi tách hộ (con cái khi lấy chồng, lấy vợ có khả năng làm nhà riêng), một số chưa có điều kiện thì ở chung với gia đình. Theo địa hình nơi đây, bà con thường ở tập trung bên sườn đồi. Quỹ đất canh tác chưa đảm bảo, tuy nhiên không có tình trạng phá rừng tại đây. Trong những năm gần đây, kinh tế có sự ổn định, nhưng so với mặt bằng chung và các buôn khác thì buôn Knul vẫn là buôn đặc biệt khó khăn. Hiện nay, buôn không còn giữ ngành nghề truyền thống nào. Các con vật chính được nuôi ở đây là trâu, bò, heo, gà... Tuy nhiên, chỉ nuôi theo hộ gia đình, nhỏ lẻ, manh mún. Người dân đã có ý thức áp dụng khoa học kỹ thuật, các mô hình khuyết nông đã tạo điều kiện cho bà con áp dụng khoa học kỹ thuật, theo dõi thời tiết, thời gian, xây dựng kế hoạch cụ thể… để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi [Nhật ký điền dã, buôn Knul, ngày 27/6/2017].

2. Buôn Hra Ea Hning, xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin: Cách thành phố Buôn Ma Thuột 20 km. Buôn Hra Ea Hning, cũng là một buôn 100% đồng bào dân tộc Êđê tại chỗ,

khoảng 80% theo đạo Công giáo. Trưởng buôn này cho biết: Buôn có truyền thống chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, biết đoàn kết xây dựng buôn vững mạnh. Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khơi dậy nét truyền thống, giúp nhau phát triển kinh tế trong từng gia đình song vẫn còn những tồn tại nhất định. Nghề nghiệp chính tại buôn là làm lúa, mới đây trồng thêm cà phê, tiêu, điều. Heo, bò, dê cũng có nuôi nhưng nuôi ít, không nuôi nhiều. Buôn có 355 hộ, 1.752 nhân khẩu, gia đình giàu khoảng chục hộ, trung bình khoảng 30 hộ, còn lại là hộ nghèo (chủ yếu là gia đình mới lấy vợ, lấy chồng hoặc con cái đông). Trong Buôn cũng có nhiều người trồng rừng, do Nhà nước đầu tư cây giống và tiền... [Nhật ký điền dã, buôn Hra Ea Hning, ngày 04/7/2017].

3. Buôn Dlieya A, xã Dlieya, huyện Krông Năng: Cách thành phố Buôn Ma Thuột 100 km. Buôn Dliêya A, là một buôn có nhiều thành phần dân tộc nên đa dạng về bản sắc

văn hoá. Buôn có 243 hộ với 1.121 nhân khẩu; có 9 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm Êđê (khoảng 60%), Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường, Cao Lan, Gia Rai và Hoa. Ông Trưởng buôn cho biết: Buôn có tổng diện tích tự nhiên là 565 ha; trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 450 ha (chiếm 79,6%); diện tích đất lâm nghiệp 115 ha (chiếm 20,4%). Về tôn giáo: Phật giáo có 02 hộ với 06 nhân khẩu; Thiên chúa giáo có 07 hộ với 30 nhân khẩu. Trình độ văn hóa của nhân dân trong buôn không đồng đều, còn thấp; Buôn có một truờng Tiểu học và một trường Mẫu giáo với số lượng học sinh theo học là 300 cháu, có 05 em đang theo học cấp 3 tại Trường Dân tộc nội trú tỉnh; tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững; đời sống của bà con đang từng bước cơ bản ổn định [Nhật kí điền dã, buôn Dliêya A, ngày 01/7/2017].

Page 196: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

186

PHỤ LỤC 07

(Bảng thống kê các kết quả khảo sát)

Bảng 1. Tôn giáo của người trả lời trong tương quan với buôn:

Buôn Tôn giáo của người trả lời Knul Dlieya A Hra Ea Hning

Tổng

10 70 41 121

8,3% 57,9% 33,9% 100,0% Không theo tôn giáo nào

14,3% 100,0% 68,3% 60,5%

58 0 19 77

75,3% 0,0% 24,7% 100,0% Tin lành

82,9% 0,0% 31,7% 38,5%

1 0 0 1

100,0% 0,0% 0,0% 100,0% Cao đài

1,4% 0,0% 0,0% 0,5%

1 0 0 1

100,0% 0,0% 0,0% 100,0% Tôn giáo

khác 1,4% 0,0% 0,0% 0,5%

70 70 60 200

35,0% 35,0% 30,0% 100,0% Tổng

100,0% 100,0% 100,0% 100,0%

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 2. Giới tính và tuổi của người trả lời:

Giới tính của người trả lời Tuổi của người trả lời

Nam Nữ Tổng Dưới

25 Từ 25 đến 45

Từ 46 đến 60

Trên 60 Tổng

Số lượng 118 82 200 26 101 60 13 200

% 59,0 41,0 100,0 13,0 50,5 30,0 6,5 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh..

Bảng 3.1. Nghề nghiệp chính của người Êđê (dành nhiều thời gian nhất):

Nghề nghệp Số lượng Tỷ lệ %

Nông/lâm/ngư nghiệp 186 93,0

Page 197: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

187

Không làm việc/nội trợ/nghỉ hưu 1 0,5

Tiểu thủ công nghiệp 1 0,5

Buôn bán dịch vụ 5 2,5

Công nhân 1 0,5

Lao động phổ thông 3 1,5

Dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục, bưu điện...) 2 1,0

Cán bộ chính quyền; đoàn thể xã hội 1 0,5

Tổng 200 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.2. Nguồn thu nhập chính của người Êđê:

Nguồn thu nhập Số lượng Tỷ lệ %

Trồng trọt 185 92,5

Chăn nuôi 2 1,0

Thương mại/dịch vụ 4 2,0

Tiền lương 3 1,5

Tiền công làm thuê 6 3,0

Tổng 200 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.3. Trình độ học vấn của người Êđê:

Tuổi của người trả lời Lớp học cao nhất đã hoàn thành

Dưới 25 tuổi

Từ 25 đến 45 tuổi

Từ 46 đến 60 tuổi

Trên 60 tuổi Tổng

0 2 4,3% 27 57,4% 12 25,5% 6 12,8% 47 100,0%

1 0 0,0% 7 63,6% 4 36,4% 0 0,0% 11 100,0%

2 1 6,7% 10 66,7% 3 20,0% 1 6,7% 15 100,0%

3 1 5,9% 7 41,2% 7 41,2% 2 11,8% 17 100,0%

4 3 21,4% 6 42,9% 4 28,6% 1 7,1% 14 100,0%

5 2 7,4% 15 55,6% 10 37,0% 0 0,0% 27 100,0%

6 2 16,7% 3 25,0% 7 58,3% 0 0,0% 12 100,0%

7 2 16,7% 6 50,0% 3 25,0% 1 8,3% 12 100,0%

8 0 0,0% 4 66,7% 2 33,3% 0 0,0% 6 100,0%

9 6 35,3% 7 41,2% 4 23,5% 0 0,0% 17 100,0%

Page 198: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

188

10 0 0,0% 3 75,0% 0 0,0% 1 25,0% 4 100,0%

11 1 50,0% 0 0,0% 1 50,0% 0 0,0% 2 100,0%

12 4 36,4% 5 45,5% 2 18,2% 0 0,0% 11 100,0%

Từ trung cấp trở lên

2 40,0% 1 20,0% 1 20,0% 1 20,0% 5 100,0%

Tổng 26 13,0% 101 50,5% 60 30,0% 13 6,5% 200 100,0%

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.4. Mức độ thường xuyên gặp gỡ họ hàng:

Ý kiến trả lời Số lượng %

Thường xuyên 98 49,0

Khá thường xuyên 53 26,5

Thỉnh thoảng 37 18,5

Hiếm khi 9 4,5

Không bao giờ 3 1,5

Tổng 200 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.5. Từ cái nhìn của người dân, khi có mâu thuẫn giữa luật tục và pháp luật thì người dân, cán bộ thường xử lý theo hướng nào:

Người dân Cán bộ Hướng xử lý

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Theo luật tục 37 18,5 15 7,5

Theo luật pháp 68 34,0 135 67,5

Kết hợp luật tục và luật pháp 53 26,5 40 20,0

Do các bên tự thỏa thuận 42 21,0 10 5,0

Tổng 200 100,0 200 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.6. Quan niệm của người trả lời về đối tượng nào hiểu biết luật tục hoặc pháp luật nhiều hơn:

Hiểu biết luật tục Hiểu biết pháp luật Đối tượng

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Cán bộ 60 30,0 193 96,5 Theo thành phần Người dân 140 70,0 7 3,5

Page 199: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

189

Tổng 200 100,0 200 100,0

Nam 174 87,0 185 92,5

Nữ 26 13,0 15 7,5 Theo

giới tính Tổng 200 100,0 200 100,0

Người già 196 98,0 76 38,0

Người trẻ 4 2,0 124 62,0 Theo thế hệ

Tổng 200 100,0 200 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.7. Quan niệm của người trả lời về mức độ tuân thủ luật tục hoặc luật pháp của người dân:

Luật tục Pháp luật Quan niệm trả lời

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Hầu hết mọi người tuân thủ 21 10,5 71 35,5

Có nhiều người tuân thủ 43 21,5 83 41,5

Có một số người tuân thủ 36 18,0 37 18,5

Có rất ít người tuân thủ 82 41,0 7 3,5

Hầu như không có ai tuân thủ 18 9,0 2 1,0

Tổng 200 100,0 200 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.8. Ý kiến người dân về việc căn cứ giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và vi phạm pháp luật nhỏ (theo tôn giáo và không theo tôn giáo):

Tôn giáo của người trả lời

Theo pháp luật

Theo luật tục

Kết hợp pháp luật và

luật tục

Tùy trường

hợp

Không biết/khó trả lời

Tổng

42 35 23 18 3 121 Không theo tôn giáo nào 34,7% 28,9% 18,2% 14,9% 2,5% 100,0%

48 4 7 12 6 77 Tin lành

62,3% 5,2% 9,1% 15,6% 7,8% 100,0%

1 1 0 0 0 2 Tôn giáo khác 50,0% 50,0% 0,0% 0,0% 0,0% 100,0%

91 40 30 30 9 200 Tổng

45,5% 20,0% 15,0% 15,0% 4,5% 100,0%

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Page 200: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

190

Bảng 3.9. Ý kiến về những vụ việc đã được pháp luật xử lý có nên xử thêm bởi luật tục không (theo tôn giáo và không theo tôn giáo):

Tôn giáo của người trả lời

Có Không Tùy trường hợp Tổng

52 66 3 121 Không theo tôn giáo nào 43,0% 54,5% 2,5% 100,0%

4 69 4 77 Tin lành

5,2% 89,6% 5,2% 100,0%

0 2 0 2 Tôn giáo khác

0,0% 100,0% 0,0% 100,0%

56 137 7 200 Tổng

28,0% 68,5% 3,5% 100,0%

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.10. Thống kê số bị cáo do ngành TAND tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông xét xử hình sự từ năm 2014 đến năm 2017:

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 6 tháng

đầu năm 2017

Tỉnh Tổng số bị cáo

xét xử

Số bị cáo là người Êđê

Tổng số bị cáo

xét xử

Số bị cáo là người Êđê

Tổng số bị cáo

xét xử

Số bị cáo là người Êđê

Tổng số bị cáo

xét xử

Số bị cáo là người Êđê

Đắk Lắk 4.097 143 3.784 132 3.509 122 1.229 43

Đắk Nông 1.640 3 2.044 4 1.867 4 1.063 2

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.11. Thống kê số vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình (HN&GĐ), hành chính, kinh doanh thương mại (KDTM), lao động do ngành TAND tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông giải quyết từ năm 2014 đến năm 2017:

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 6 tháng

đầu năm 2017

Tỉnh Lĩnh vực Tổng số vụ việc giải

quyết

Số vụ việc của

người Êđê

Tổng số vụ việc giải

quyết

Số vụ việc của

người Êđê

Tổng số vụ việc giải

quyết

Số vụ việc của

người Êđê

Tổng số vụ việc giải

quyết

Số vụ việc của

người Êđê

Dân sự 3.056 92 3.235 97 3.003 90 1.082 32 Đắk Lắk

HN&GĐ 3.059 76 3.402 85 4.152 98 1.893 43

Page 201: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

191

Hành chính 107 1 111 1 126 2 57 0

KDTM 267 2 261 2 280 3 71 1

Lao động 49 0 17 0 15 0 2 0

Dân sự 1.194 5 965 4 1.268 6 639 2

HN&GĐ 905 3 933 4 1.167 5 916 3

Hành chính 36 0 65 0 34 0 7 0

KDTM 63 0 69 0 75 0 16 0

Đắk Nông

Lao động 2 0 9 0 6 0 2 0

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.12. Quan điểm của người Êđê về phạm vi hôn nhân:

Ý kiến trả lời

Hôn nhân giữa những người con của chị em

gái

Hôn nhân giữa

những người con

của anh em trai

Hôn nhân giữa

những người con cô và con cậu ruột

Hôn nhân giữa những người cùng dòng họ bên mẹ (quá 3

đời)

Hôn nhân giữa những người cùng dòng họ bên

cha (chưa quá 3 đời)

Vợ/ chồng chết lấy chị em/ anh em

của vợ/chồng

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Chấp nhận

9 4,5 30 15,0 52 26,0 58 30,0 109 54,5 40 20,0

Nghiêm cấm

189 94,5 167 83,5 144 72,0 136 68,0 84 42,0 153 76,5

Khó trả lời

2 1,0 3 1,5 4 2,0 6 3,0 7 3,5 7 3,5

Tổng 200 100 200 100 200 100 200 100 200 100 200 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.13. Thống kê tình hình đăng ký hộ tịch:

Năm 2015 Năm 2016 6 tháng đầu năm 2017 Việc

đăng ký Có đăng ký

Không đăng ký

Có đăng ký

Không đăng ký

Có đăng ký

Không đăng ký

Kết hôn 750 108 918 75 468 30

Khai sinh 1.788 75 1.701 60 864 18

Khai tử 261 69 279 42 132 27

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.14. Quan niệm của người trả lời về tuổi kết hôn của nam và nữ:

Tuổi nên kết hôn của nam Tuổi nên kết hôn của nữ

Page 202: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

192

Tuổi Số lượng % Tuổi Số lượng %

16 1 0,5 15 2 1,0

17 1 0,5 16 8 4,0

18 19 9,5 17 11 5,5

19 6 3,0 Từ đủ 18 179 89,5

Từ đủ 20 173 86,5

Tổng 200 100,0 Tổng 200 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.15. Quan niệm của người trả lời về số con mong muốn sinh:

Số con mong muốn sinh Số lượng trả lời Tỷ lệ %

1 1 0,5

2 37 18,5

3 45 22,5

4 49 24,5

5 30 15,0

Trên 6 con 38 19,0

Tổng 200 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.16. Khi có việc liên quan đến pháp luật, người dân nhờ ai giúp đỡ:

Nhờ chính quyền xã

Nhờ trưởng buôn

Nhờ tổ hòa giải

Nhờ gia đình, dòng tộc

Tự giải quyết, không nhờ ai Ý kiến trả

lời Sl % Sl % Sl % Sl % Sl %

Có 111 55,5 10 5,0 8 4,0 75 37,5 8 4,0

Không 89 44,5 190 95,0 192 96,0 125 62,5 192 96,0

Tổng 200 100 200 100 200 100 200 100 200 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 3.17. Thống kê số đơn thư khiếu nại, tố cáo do các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông tiếp nhận (thụ lý) từ năm 2014 đến năm 2017:

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 6 tháng

đầu năm 2017 Tỉnh Lĩnh vực

Tổng số

Số đơn

Tổng số

Số đơn

Tổng số

Số đơn

Tổng số

Số đơn

Page 203: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

193

đơn tiếp nhận

của người Êđê

đơn tiếp nhận

của người Êđê

đơn tiếp

nhận

của người Êđê

đơn tiếp

nhận

của người Êđê

Khiếu nại 683 20 588 18 287 11 167 7 Đắk Lắk Tố cáo 129 4 148 5 83 3 71 2

Khiếu nại 814 4 750 3 813 3 171 1 Đắk Nông Tố cáo 183 0 290 1 291 1 106 0

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 4.1. Khi có việc liên quan đến luật tục, người dân nhờ ai phân xử:

Nhờ người thân trong gia đình

Nhờ già làng, trưởng dòng tộc

Nhờ trưởng buôn

Nhờ chính quyền xã

Các bên tự giải quyết Ý kiến trả

lời Sl % Sl % Sl % Sl % Sl %

Có 81 40,5 120 60,0 53 26,5 2 1,0 11 5,5

Không 119 59,5 80 40,0 147 73,5 198 99,0 189 94,5

Tổng 200 100 200 100 200 100 200 100 200 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 4.2. Thống kê kết quả công tác hoà giải các tỉnh Tây Nguyên:

Hòa giải viên Kết quả hòa giải bình quân

mỗi năm (từ 2014 đến 2017)

Tỉnh Tổng số tổ hòa giải

Tổng số hòa giải

viên

Người dân tộc thiểu số

Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ

Tổng số vụ việc hòa giải

Số vụ việc hòa giải thành

Tỷ lệ vụ việc hòa giải thành

Đắk Lắk 2.499 15.059 4.850 7.334 3.286 2.560 77,9%

Đắk Nông 787 4.672 1.475 2.587 1.078 792 73,5%

Gia Lai 2.158 11.852 5.883 6.842 2.209 1.779 80,5%

Kon Tum 856 5.470 3.798 2.460 845 730 86,4%

Lâm đồng 1.553 8.781 2.004 6.156 2.368 1.706 72,0%

Tổng: 7.853 45.834 18.010 25.379 9.786 7.567 78,1%

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 4.3. Thống kê kết quả xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước (HƯ, QƯ) các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2015:

Kết quả xây dựng Kết quả thực hiện

Tỉnh

Số thôn, buôn và tương đương

Số HƯ, QƯ được phê duyệt

Số HƯ, QƯ được rà soát,

sửa đổi

Số hộ được công nhận gia đình văn

hóa năm 2014

Số thôn, buôn được công nhận

văn hóa năm 2014

Page 204: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

194

Đắk Lắk 2.473 2.328 555 243.200 1.380

Đắk Nông 785 755 9 89.496 646

Gia Lai 2.161 1.919 1.006 133.845 783

Kon Tum 843 628 542 75.897 427

Lâm Đồng 1.551 1.213 1.213 247.651 1.345

Tổng: 7.813 6.843 3.325 790.089 4.581

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 4.4. Thống kê kết quả công tác PBGDPL các tỉnh Tây Nguyên bình quân mỗi năm (từ 2014 đến 2017):

PBGDPL trực tiếp Thi tìm hiểu

pháp luật Phát hành tài liệu

PBGDPL miễn phí

Tỉnh Số

cuộc thực hiện

Số lượt người dự

nghe

Số

cuộc

thi

Số lượt người dự thi

Tổng số

(Bản)

Số bản tài liệu bằng

tiếng dân tộc thiểu

số

Số lần phát sóng

chương trình

PBGDPL trên đài

truyền thanh xã

Số tin, bài pháp luật đăng tải, phát trên phương

tiện thông tin đại chúng

Đắk Lắk 3.998 702.983 93 11.582 1.771.424 7.066 14.525 15.092

Đắk Nông 2.339 84.650 129 50.657 142.824 7.175 1.761 7.388

Gia Lai 44.656 1.176.936 324 67.985 213.512 20.591 25.154 6.369

Kon Tum 4.907 622.970 38 53.048 307.594 40.448 10.830 2.335

Lâm Đồng 6.895 487.857 267 19.575 1.068.123 6.250 21.724 3.854

Tổng: 62.795 3.075.396 851 202.847 3.503.477 81.530 73.994 35.038

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 4.5. Thống kê đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên pháp luật các tỉnh Tây Nguyên (đến 2017):

Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã

Báo cáo viên pháp luật cấp huyện

Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh

Tỉnh

Tổng số Dân tộc thiểu số

Đã bồi

dưỡng

pháp luật

Tổng số

Dân tộc thiểu số

Đã bồi

dưỡng

pháp luật

Tổng số

Dân tộc thiểu số

Đã bồi

dưỡng

pháp luật

Đắk Lắk 3.213 938 1.668 341 15 301 113 1 113

Đắk Nông 803 236 579 238 18 218 50 1 50

Gia Lai 3.299 1.003 1.871 424 33 298 71 3 64

Kon Tum 1.457 747 975 186 26 106 203 14 145

Page 205: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

195

Lâm Đồng 1.639 353 1.125 215 11 191 50 0 50

Tổng: 10.411 3.277 6.218 1.404 103 1.114 487 19 422

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 4.6. Thống kê số người được trợ giúp pháp lý các tỉnh Tây Nguyên bình quân mỗi năm (từ 2014 đến 2017):

Tỉnh Tổng số Nữ Nam Người nghèo

Người dân tộc thiểu số

Đắk Lắk 2.196 1047 1149 354 753

Đắk Nông 436 168 268 110 311

Gia Lai 2.156 727 1429 65 1797

Kon Tum 561 278 283 2 559

Lâm Đồng 3.386 1521 1865 361 551

Tổng: 8.735 3.741 4.994 892 3.971

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 4.7. Thống kê số vụ việc trợ giúp pháp lý các tỉnh Tây Nguyên bình quân mỗi năm (từ 2014 đến 2017):

Đã hoàn thành

Tỉnh Tổng số vụ việc

tiếp nhận Tổng số Trợ giúp

viên pháp lý thực hiện

Luật sư thực hiện

Tư vấn viên pháp luật thực hiện

Cộng tác viên khác thực hiện

Đắk Lắk 2.196 2.110 1.944 84 0 82

Đắk Nông 436 418 418 0 0 0

Gia Lai 2.156 1.912 1.736 64 0 112

Kon Tum 561 - - - - -

Lâm Đồng 3.386 3.276 2.355 251 145 525

Tổng: 8.735 7.716 6.453 399 145 719

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 4.8. Thống kê đội ngũ làm công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) chuyên trách và không chuyên trách các tỉnh Tây Nguyên (đến 2017):

Cán bộ chuyên trách tại Trung tâm TGPL các tỉnh

Chuyên viên pháp lý

Cộng tác viên TGPL (không chuyên trách)

Tỉnh Tổng biên chế

Trợ giúp viên pháp lý Đã đào tạo

nghề luật sư Chưa đào tạo nghề luật sư

Tổ chức Cá nhân

Page 206: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

196

Đắk Lắk 30 7 13 7 12 158

Đắk Nông 12 5 2 2 0 0

Gia Lai 16 5 7 2 5 142

Kon Tum 6 3 0 4 2 118

Lâm Đồng 19 12 3 4 10 233

Tổng: 83 32 25 19 29 651

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Bảng 4.9. Thống kê kết quả điều tra nhận thức của người dân tộc Êđê về sự hiện diện của hương ước trong cộng đồng cư trú (%):

Ở thôn, buôn ông (bà) có hương ước không? Xã Cư ÊBur Xã Cư M’gar

Có bản cách khoảng 15 năm trước đây 27.0 22.0

Có bản mới, khoảng 15 năm trở lại đây 18.0 48.0

Có cả bản mới và bản cũ 9.0 6.0

Không có 20.0 7.0

Không biết, không quan tâm 26.0 17.0

Tổng: 100.0 100.0

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh.

Page 207: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

197

PHỤ LỤC 08

(Hệ thống các Hộp thông tin)

Hộp 01.

Hộp 02.

Đề tài TN3/X04 nhận định cấu trúc xã hội hiện nay ở Tây Nguyên chưa kết hợp hài hòa giữa truyền thống (luật tục) và hiện đại (pháp luật); vai trò của khua buôn (trưởng buôn), hội đồng làng, và những già làng chưa được xem trọng và phát huy...; các nguyên tắc quản trị cộng đồng và an sinh xã hội trên nền tảng của luật tục chưa được chú ý; cán bộ các cấp chưa lưu tâm nhiều đến tri thức bản địa, nên đôi lúc đã áp đặt những quan điểm không phù hợp với nhận thức, với tâm tư nguyện vọng, với văn hóa, lối sống truyền thống của cộng đồng, giữa pháp luật của Nhà nước và luật tục của địa phương... [139, Điểm 4.1, Mục II, Chương Hai của Tài liệu (Tài liệu gốc không đánh số trang)]. Đề tài TN3/X07 nhận xét trong số các giá trị văn hóa tiêu biểu này, văn hóa luật tục đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ của Tây Nguyên, thậm chí tại nhiều cộng đồng tác động của luật tục đôi khi còn cao hơn pháp luật; cũng chính vì thế, trong quá trình phát triển, đôi khi việc thực thi các quy định của pháp luật có sự khác biệt với luật tục truyền thống của người dân; điều này đòi hỏi cán bộ thực thi pháp luật, nhất là cán bộ cấp xã phải am hiểu ngôn ngữ, phong tục tập quán của người dân từ đó có các biện pháp tuyên truyền, vận động phù hợp để người dân có thể hiểu và tuân thủ theo các quy định pháp luật cũng như dần dần thay đổi các phong tục, tập tục lạc hậu... [119, tr. 195]. Đề tài TN3/X09 cho rằng luật tục là một loại thể chế cộng đồng quan trọng của các tộc người Tây Nguyên; nói đến luật tục tức là nói đến phong tục, tập quán đã hình thành trong nhiều năm, trong nhiều thế hệ, đồng bào nói rằng, luật tục là “ông bà để lại cho”; đến nay, cùng với pháp luật của Nhà nước, luật tục vẫn tồn tại và có một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số; ở mỗi dân tộc thiểu số khác nhau có luật tục riêng, thể hiện bản sắc, đặc trưng riêng của dân tộc mình... [115, tr. 185]. Và Báo cáo Tổng kết Chương trình khẳng định thiết chế tự quản cộng đồng, hay thiết chế già làng là giá trị văn hóa xã hội đặc trưng, tiêu biểu của Tây Nguyên; luật tục được coi là giá trị văn hóa xã hội đặc trưng, tiêu biểu ở Tây Nguyên có vai trò như một loại luật pháp sơ khai... [131, tr. 145-146].

Về vai trò của luật tục và toà án phong tục: ... 76 ý kiến trả lời nếu có ngoại tình xảy ra trong làng thì nên xử bằng luật tục (38%), 28 ý kiến cho rằng nên xử bằng luật pháp (14%), 96 ý kiến còn lại cho rằng nên xét xử bằng luật tục trước, không được thì mới đưa ra pháp luật (48%). 42 ý kiến trả lời nếu có trộm cắp xảy ra trong làng thì nên xét xử bằng luật tục (21%), 40 ý kiến cho rằng nên xử bằng luật pháp (20%), 118 ý kiến còn lại cho rằng nên xét xử bằng luật tục trước, không được thì mới đưa ra pháp luật (59%). 33 ý kiến trả lời nếu có đánh chửi nhau xảy ra trong làng thì nên xét xử bằng luật tục (16%), 40 ý kiến cho rằng nên xử bằng luật pháp (20%), 126 ý kiến còn lại cho rằng nên xét xử bằng luật tục trước, không được thì mới đưa ra pháp luật (63%). 20 ý kiến trả lời nếu có tranh chấp đất đai diễn ra trong làng thì nên xét xử bằng luật tục (10%), 47 ý kiến cho rằng nên xử bằng luật pháp (23%), 132 ý kiến còn lại cho rằng nên xét xử bằng luật tục trước, không được thì mới đưa ra pháp luật (61%).

Về vai trò của thiết chế tự quản buôn làng: 176 ý kiến trả lời nên tiếp tục duy trì vai trò của thiết chế tự quản (88%)... 181 ý kiến trả lời nên duy trì vai trò của hội đồng già làng (90%)... 40 ý kiến trả lời nên duy trì vai trò của người xử kiện (40%)... 160 ý kiến trả lời nên duy trì vai trò của già làng (80%)... [27, tr. 174-175].

Page 208: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

198

Hộp 03.

Hộp 04.

Hộp 05.

Tổng số học sinh phổ thông của cả 5 tỉnh Tây Nguyên thời điểm năm 2015 là 1.139.269, chỉ chiếm 7,4% so với cả nước (cả nước là 15.353.785) và bằng 54% so với khu vực thấp thứ nhì, sau khu vực Tây Nguyên (các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc là 2.104.439) [90, tr. 1049-1050].

Khảo sát các hộ gia đình Êđê thuộc địa bàn nghiên cứu, cho thấy trình độ học vấn của người trả lời còn rất hạn chế: Có 47 người mù chữ, đáng lưu ý chiếm tỷ lệ lớn nhất là ở độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi; đồng thời, gần nửa số người trả lời trên 60 tuổi cũng mù chữ (6/13 người); trong tổng số 200 người trả lời, chỉ có 5 người đã có trình độ từ Trung cấp trở lên; trình độ học vấn trung bình của những người tham gia trả lời phiếu hỏi là lớp 4 (cụ thể tại Bảng 3.3 Phụ lục 07).

Kết quả khảo sát trong 250 trường hợp tổ chức lễ tang của người Êđê, thì có đến 187 trường hợp (chiếm 74,8%) tổ chức lễ tang theo tập tục truyền thống của dân tộc Êđê, số còn lại (chiếm 25,2%) tổ chức lễ tang theo tôn giáo hoặc theo tập tục của người Kinh [124, tr. 217].

Hoặc như “Đám ma là lễ lớn nhất hiện nay của buôn, nên vẫn giữ theo phong tục, không thể bỏ được. Khi mất thì chia tài sản chôn theo (chén bát, dao…), ngày xưa thì nhiều, bây giờ ít rồi vì sợ người ta phá mồ mả (chôn ché theo cũng phải đập cho bể). Tùy theo nhà có điều kiện, con cháu nhiều hay ít thì tổ chức to hay nhỏ. Bà nội của Y Đê đám ma cúng mấy chục con heo, lễ bỏ mả cúng 5 con bò, 2 con trâu. Đám ma nhà Ma Nghị cúng 3 ngày 3 đêm, hết 12 con heo 1 con bò” [Nam, Trưởng buôn Dliêya A].

Tương tự, hiện nay lễ cưới của tộc người Êđê được tổ chức một cách hỗn hợp vừa theo tập tục truyền thống, vừa theo nghi thức tôn giáo lẫn cách thức tổ chức của người Kinh, tuy nhiên, cách thức tổ chức theo tập tục truyền thống vẫn được duy trì với tỷ lệ rất cao (83,06%) [124, tr. 277].

Hay như: “Hiện nay, lễ nghi cưới hỏi vẫn theo phong tục, kết hôn thì có đăng ký ở xã, nhưng tổ chức đám cưới thì có thay đổi như người Kinh và theo tôn giáo” [Nam, Trưởng buôn Knul]...

Tổng hợp từ 200 Phiếu hỏi khảo sát của Luận án trong cộng đồng người dân tộc Êđê, chúng tôi thấy rằng khi có mâu thuẫn giữa luật tục và pháp luật thì, xu hướng của người dân xử lý theo luật tục (18,5%) hoặc do các bên tự thỏa thuận (21,0%) cao hơn so với cán bộ (lần lượt chỉ 7,5% và 5%); ngược lại, xu hướng của cán bộ xử lý theo pháp luật (67,5%) cao hơn so với người dân (34%); bên cạnh đó, xu hướng chung của cả hai nhóm khá tương đồng về kết hợp luật tục và luật pháp (người dân là 26,5% và cán bộ là 20%) (cụ thể tại Bảng 3.5 Phụ lục 07).

Tương tự, khi hỏi đối tượng nào hiểu biết luật tục hoặc pháp luật nhiều hơn, đa số ý kiến cho rằng: Hiểu biết luật tục thì người dân (70%) hơn cán bộ (30%), nam giới (87%) hơn nữ giới (13%), người già (98%) hơn người trẻ (2%); ngược lại, hiểu biết pháp luật thì cán bộ (96,5%) hơn người dân (3,5%), người trẻ (62%) hơn người già (38%), đồng thời nam giới (92,5%) vẫn hơn nữ giới (7,5%) (cụ thể tại Bảng 3.6 Phụ lục 07).

Khi hỏi mức độ tuân thủ luật tục hoặc luật pháp của người dân, đa số ý kiến cho rằng có nhiều hoặc hầu hết mọi người tuân thủ luật tục (32%) và pháp luật (77%) (cụ thể tại Bảng 3.7 Phụ lục 07).

Một kết quả khảo sát trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên của Đề tài TN3/X05 cũng chỉ ra rằng “61,5% ý kiến đề nghị giữ lại các quy định của luật tục truyền thống nhưng phải được xem xét và lồng ghép vào các quy ước, hương ước cộng đồng trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên” [129, tr. 185].

Page 209: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

199

Hộp 06.

Hộp 07.

“Tùy theo sự hiểu biết mà người ta có mối quan tâm đến luật pháp hay luật tục; tuy nhiên, luật tục gần gũi nên dễ thành công hơn. Ví dụ: Luật tục về hôn nhân đã có quy định rồi, trong đám hỏi đã có cam kết, vợ chồng nếu bỏ nhau thì xử bằng trâu, bằng bò, hay bằng tiền… tùy thỏa thuận ban đầu. Ly hôn theo luật pháp ít khi có, bồi thường theo luật tục là xong không đưa ra luật pháp nữa. Trước giờ, buôn ít có ai bỏ vợ, bỏ chồng. Vừa rồi, chị gái của ông Ama Huân ly hôn, cũng bắt đền theo cam kết lúc đám hỏi, không đưa ra luật pháp” [Nam, Phó buôn Knul].

Theo một Bí thư chi bộ người Êđê của buôn Plum, huyện Krông Bông, “mâu thuẫn gia đình hiện nay được giải quyết theo ba cấp: Cấp gia đình dòng họ và cấp buôn áp dụng luật tục, và cấp xã áp dụng pháp luật, với hai cấp đầu chỉ được phép giải quyết những vụ việc có giá trị dưới 500 nghìn đồng”. Ông cho biết thêm rằng “người dân thường lựa chọn luật tục hay luật pháp để giải quyết tranh chấp theo hướng có lợi cho bản thân” (Nguồn: Đề tài TN3/X04; phỏng vấn ngày 17/10/2014 tại buôn Plum, xã Ea Trul, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk ) [139, Điểm 4.6 Mục II Chương Hai (Tài liệu gốc không đánh số trang)].

Hoặc cũng có trường hợp cần kết hợp cả luật tục và pháp luật: “Nói chung nếu như mà bỏ đi luật tục thì là nó cũng không được, mà nếu như ông trưởng buôn mà giải quyết bằng pháp luật không thì là dân làng họ cũng không có chịu, dân làng nếu mà đi qua luật tục thì là ông phải đưa ra cái luật, nói chung là hai cái phải đi song song với nhau. Đơn cử như là tranh chấp đất đai chẳng hạn, nếu dựa vào luật tục mà không giải quyết được thì là phải có pháp luật can thiệp thì mới giải quyết được chứ không thì sẽ đánh nhau” [Nam, người có uy tín, dân tộc Êđê]

Khi được hỏi (bằng Phiếu hỏi) về việc nên giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và vi phạm pháp luật nhỏ trong cộng đồng bằng pháp luật hay luật tục, cả nhóm người có theo tôn giáo và không theo tôn giáo đều đánh giá vai trò của pháp luật cao hơn luật tục, tuy nhiên, trong cộng đồng theo tôn giáo (đạo Tin lành) đánh giá vai trò pháp luật cao hơn hẳn so với cộng đồng không theo tôn giáo (62,3% so với 34,7%); ngược lại, trong cộng đồng không theo tôn giáo đánh giá khá cao vai trò của luật tục (28,9%) hoặc kết hợp cả pháp luật và luật tục (18,2%), so với cộng đồng theo tôn giáo (lần lượt là 5,2% và 9,1%) (cụ thể tại Bảng 3.8 Phụ lục 07).

Khi hỏi về những vụ việc đã được pháp luật xử lý có nên xử thêm bởi luật tục không, cả nhóm người có theo tôn giáo và không theo tôn giáo đều có trên một nữa ý kiến trả lời không nên, tuy nhiên trong nhóm theo đạo Tin lành có nhiều ý kiến hơn so với cộng đồng không theo tôn giáo (89,6% so với 54,5%); ngược lại, trong cộng đồng không theo tôn giáo vẫn đánh giá khá cao vai trò của luật tục (43% cho rằng nên xử thêm bởi luật tục) (cụ thể tại Bảng 3.9 Phụ lục 07).

Page 210: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

200

Hộp 08.

Hộp 09.

Hộp 10.

“Năm nay, Ban Tự quản Buôn đã giải quyết 3 vụ rồi. Có mời Già làng cùng giải quyết; có ghi sổ hòa giải, hàng năm báo cáo xã:

Vụ Ma Quýt uống rượu say đánh vợ, đánh cả anh vợ, mẹ vợ… Buôn không giải quyết được phải đưa lên xã để giải quyết.

Một vụ tranh chấp đất đai đã giải quyết xong tại Buôn. Ngày xưa hợp đồng giữa chủ đất và người thuê đất là 20 năm nhưng bên chủ đất đòi lại sớm hơn, vi phạm hợp đồng. Bên đang làm bảo chưa hết hợp đồng sao đòi lại sớm, bên chủ đất không chịu nên làm đơn gửi lên Ban Tự quản Buôn. Buôn mời hai bên gia đình hòa giải. Thỏa thuận bên thuê đất trả lại trước 1 năm (thời gian còn 2 năm), bên chủ đất nhận sớm 1 năm nhưng phải để bên thuê đất thu hoạch xong mùa vụ này.

Vụ ông bố rượu chè ngày nào cũng say xỉn nên con gái không chịu đựng được, xúc phạm Ông, trong gia đình không giải quyết được, cãi vã, viết đơn lên Ban Tự quản Buôn để hòa giải. Ban Tự quản mời Già làng cùng tham gia phân xử, áp dụng theo hương ước và luật tục để giải quyết, người nào Ban Tự quản mời nói mới được nói, không được cãi vã. Hòa giải xong, con xin lỗi bố, cam kết khi nào đi làm (phải tự kiếm tiền không được đụng vào tài sản chung) thì mua con heo 20 đến 30 kg để làm thịt (bồi thường danh dự cho bố) và cam kết từ nay về sau không được xúc phạm bố nếu không sẽ bị phạt gấp đôi (heo 20kg thành heo 40kg). Nếu tái phạm nhiều lần sẽ đưa ra pháp luật”.

[Nam, Trưởng buôn Hra Ea Hning, phỏng vấn ngày 04/7/2017].

Mới đây, tại buôn Păm Lăm, Phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, có một gia đình người Êđê cưới một chàng rể cùng dân tộc Êđê ở một buôn thuộc huyện Cư M’gar, cách xa khoảng 40 km làm chồng cho cô con gái út. Một hôm, vì quá chén nên khi về đến nhà anh ta say xỉn, bị vợ mắng chửi, anh ta tức quá, nói hỗn với vợ và gia đình vợ vài câu. Câu chuyện sẽ nhẹ hơn nhiều nếu ở trường hợp một gia đình người Kinh, sau khi tỉnh rượu, anh ta có thể xin lỗi và hứa sửa chữa. Nhưng luật tục Êđê không cho phép bỏ qua những cư xử thiếu “văn minh” đó. Và dòng họ bên vợ đã họp, quyết định phạt vạ chàng rể theo luật tục Êđê: Dòng họ chàng rể phải đem một con bò, một con heo, một số gà và các đồ lễ khác từ buôn làng họ ở huyện Cư M’gar lên thành phố Buôn Ma Thuột làm lễ cúng xin lỗi vì không dạy bảo con cháu tuân thủ đúng luật tục dân tộc mình... (Nguồn: Lược theo Đề tài TN3/X09 [115, tr. 186]).

Theo luật tục Êđê, “Hai từ ngữ có thể được sử dụng để nói về sự loạn luân: Klăm chỉ sự loạn luân giữa bà con họ hàng gần, thường sống chung một nhà, và agam áp dụng cho những vi phạm vào các quy tắc ngoại hôn, hoặc trong cùng một thị tộc, hoặc giữa hai thị tộc của cùng một bào tộc... Trong thực tế các cuộc hôn nhân có tính chất loạn luân, nhất là nếu không có quan hệ dòng máu thực sự, thường xảy ra nhiều hơn là ta có thể tưởng, và cuối cùng được chấp thuận khi những sự đền bù theo đúng luật tục đã được người pô lăn thực hiện đầy đủ, những kẻ phạm lỗi phải chịu chi phí... đền bù để làm cho đất đai nguôi giận, làm cho thanh khiết tấm lưng của ông bà... Những người phạm tội bị buộc phải tham dự lễ hiến sinh, và trước cử tọa họ phải ăn cơm đựng trong một cái máng mà không được dùng tay để chứng tỏ rằng họ đã ăn ở giống như loài lợn và chó giao hợp với nhau mà không biết gì đến các quan hệ gia tộc” [54, tr. 296-297].

Page 211: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

201

Hộp 11.

Hộp 12.

Kết quả điều tra trực tiếp 200 người Êđê, cho thấy quan điểm hiện nay về phạm vi hôn nhân còn mang đậm dấu ấn luật tục truyền thống: Luật tục Êđê nghiêm cấm việc kết hôn giữa những người cùng dòng họ bên mẹ - kể cả đã quá 3 đời (có đến 68,0% ý kiến đồng ý); cho phép kết hôn giữa những người con của anh em trai (vẫn còn 15,0% ý kiến đồng ý), giữa những người con cô và con cậu ruột (vẫn còn 26,0% ý kiến đồng ý), giữa những người cùng dòng họ bên cha - kể cả chưa quá 3 đời (có đến 54,5% ý kiến đồng ý) và thực hiện việc nối dây - vợ hoặc chồng chết lấy chị em hoặc anh em của vợ hoặc chồng (có 20,0% ý kiến đồng ý)... (Cụ thể tại Bảng 3.12 Phụ lục 07).

Theo Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, “một số dân tộc như Êđê... cứ 100 trường hợp kết hôn thì có khoảng 10 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Phần lớn trong số họ chưa từng nghe nói đến Luật Hôn nhân và Gia đình. Nhiều người lấy nhau không đăng ký kết hôn, hoặc khi đến UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, chỉ điền vào mẫu tờ khai in sẵn, mỗi người lại mang một họ khác nhau nên chính quyền xã cũng không thể biết họ có quan hệ họ hàng gần gũi” [60].

Và theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, về hôn nhân cận huyết thống trong cộng đồng người Êđê: Năm 2014 có 07 cặp; năm 2015 có 5 cặp; 6 tháng năm 2016 có 8 cặp [127, tr. 11].

Hoặc như những điều chúng tôi ghi nhận được qua điền dã: “Con cô cậu vẫn được lấy nhau, con chị em gái thì không được lấy nhau. Trong buôn có Y Then Buôn Dhap và H’ Đim Mdra là con cô, con cậu vẫn lấy nhau” [Nam, Già làng buôn Hra Êa Hning]; “Kết hôn cùng họ hàng chú bác thì một đời, hai đời cũng được. Trong Buôn có trường hợp con của ông Ama Huân lấy con của em gái ông...” [Nam, buôn Phó buôn Knul].

Xã Đắk Liêng, huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk), chuyện con cô con cậu ruột lấy nhau vẫn diễn ra khá phổ biến... Cuộc hôn nhân giữa Y Lương Pang Sưk và H’Ninh Nơm ở buôn Ranh B (mẹ Y Lương là em gái ruột của bố H’Ninh) đưa đến kết quả, năm 2005 họ sinh đứa con trai đầu lòng bị khoèo chân, mọi sinh hoạt đều phải có người giúp đỡ. Năm 2009, hai vợ chồng sinh tiếp một bé gái, bé được 6 tháng tuổi đã qua đời vì căn bệnh bại não. 2 vợ chồng Y Lương đều không biết rằng, nỗi đau mà những đứa con của họ gánh chịu xuất phát từ hôn nhân cận huyết [94].

Luật tục Êđê quy định không được phép lấy nhiều vợ nhiều chồng; nếu ly hôn phải chịu phạt đền nặng, nên răn đe, ràng buộc mọi người có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Luật tục Êđê quy định, khi kết hôn đã hứa và cam kết trước dòng họ, nên ly hôn là vi phạm cam kết, bắt buộc phải xử phạt theo luật tục trước khi thực hiện thủ tục theo luật pháp.

Theo đó, khi người chồng bỏ vợ, thì phải đền gấp đôi tài sản thách cưới bên vợ đưa cho bên chồng khi kết hôn; ngược lại, khi vợ bỏ chồng thì không được đòi lại tiền thách cưới đã đưa cho nhà chồng, mà còn phải đền tiền danh dự cho bên chồng và bắt buộc phải nuôi con. Điều đó, xét ở những phạm vi tích cực nhất định, đã góp phần đảm bảo sự bền vững trong hôn nhân, nói cụ thể hơn là góp phần đảm bảo thi hành pháp luật hôn nhân gia đình trong cộng đồng người Êđê.

Trước khi ly hôn, vợ chồng có khoảng thời gian ly thân, trong thời gian đó, hai bên tuyệt đối không được “lăng nhăng” bên ngoài, nếu có thì dòng họ sẽ họp lại khuyên bảo, lần đầu chỉ nộp phạt ít (một con gà) và phải cam kết, nếu vi phạm tiếp thì bị phạt nặng hơn (heo, trâu, bò…). Nếu vẫn cương quyết ly hôn, thì họ hàng hai bên họp tiếp để hòa giải, nếu không thành thì mới xem xét đến việc phân xử, phạt đền. Như vậy, luật tục coi trọng hòa giải, hàn gắn và giữ gìn hạnh phúc gia đình, đường cùng thì mới chấp nhận việc ly hôn [Nhật ký điền dã, buôn Knul, 6/2017].

Page 212: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

202

Hộp 13.

Hộp 14.

Hộp 15.

Ông Y Soắt Êban (Aê Vui), dân tộc Êđê, già làng buôn Puôr, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk là tấm gương tiêu biểu vận động bà con cùng xây dựng khối đại đoàn kết, phát triển kinh tế. Uy tín của già làng Aê Vui đã lan toả khắp các buôn làng trong huyện...

Gắn luật tục với pháp luật để buôn làng có cuộc sống yên vui, đó là mong muốn của già làng Aê Vui: “Tôi luôn giảng giải cho những thanh niên trong buôn về cách sống hằng ngày không uống rượu, gây rối, đánh nhau… Tôi rất sợ khi tôi già rồi, không còn nhiều người am hiểu luật tục. Tôi mong muốn mọi người trong buôn luôn sống theo pháp luật của Nhà nước và luôn đoàn kết” [43].

Cuối tháng 8/2007, 6 thanh niên của buôn Knia, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk là Y Thim Kbuôr, Y Nin Hwing, Y Nher Niê, Y Um Byă, Y Yên Niê và H’ Diêt Byă vượt biên sang Campuchia, nhưng bị bắt giữ và trao trả cho phía Việt Nam, già làng Aê Zuen cùng trưởng buôn Ama Ngói đề nghị với chính quyền được đem 6 thanh niên này về buôn để xử theo luật tục Êđê.

Trước sự chứng kiến của mọi người trong buôn, già làng Aê Zuen cẩn thận làm các thủ tục cúng Yàng, cúng chủ buôn, sau đó gọi cả 6 thanh niên vi phạm ra trước mọi người rồi dõng dạc: Đây là những thanh niên của buôn Knia, do cái đầu nó vẫn còn u tối, không chịu làm ăn mà nghe theo lời độc của bọn xấu đi vượt biên trái phép làm hại buôn làng. Theo luật tục của ông bà, đây là tội bỏ buôn ra đi mà không báo cho người đầu buôn biết, kẻ ra đi sống ở đằng Tây xóm Đông mà không hề mở miệng nói cho cây đa đầu suối, cây sung đầu làng, không nói cho người trông nom dân làng, anh em con cháu biết. Kẻ bất chấp các dấu cấm đường, xem thường người đầu làng... những kẻ như vậy phải đem ra xét xử. Theo luật tục, mỗi người phải nộp phạt cho buôn 1 con bò to và một ché rượu để cúng Yàng và cho cả buôn ăn. Nhưng do cả 6 người cuộc sống còn khó khăn nên buôn chỉ phạt heo, treo bò lại, nếu tiếp tục vi phạm lần nữa thì buôn sẽ phạt bò không tha thứ nữa...

Rồi già làm lễ đeo vòng, lễ cầm cần rượu cho 6 người, lần lượt đến dặn dò trao tay từng đứa cho gia đình, đồng thời dặn dò mọi người trong buôn lấy đó làm gương khuyên bảo con cháu... [67].

“Trước đây tình trạng tảo hôn nhiều, bây giờ đã giảm. Đối với tảo hôn thì xử phạt hành chính và thực hiện theo quy định của Nhà nước, đủ tuổi mới đăng ký kết hôn, sau đó mới làm giấy khai sinh cho con” [Nam, Chủ tịch UBND xã Ea Bông].

“Vẫn xảy ra tình trạng tảo hôn, người dân biết sai, nhưng vẫn kết hôn theo phong tục, chỉ tổ chức trong gia đình và không báo chính quyền, đợi đủ tuổi mới đăng ký kết hôn, làm giấy khai sinh cho con và nộp phạt theo pháp luật” [Nữ, cán bộ Tư pháp xã Ea Bông].

“Mới đây có trường hợp H’Ne tảo hôn, năm nay không làm kết hôn mà sang năm mới làm kết hôn, nếu báo xã thì sẽ đình chỉ không cho tổ chức đám cưới, nhưng Ban Tự quản Buôn thông cảm với gia đình, không báo...” [Nam, Già làng buôn Knul].

“Ở đây có nhiều trường hợp khoảng 15 hoặc 16 tuổi đã kết hôn. Năm 2016, có H’Điu 16 tuổi và Y Hậu kết hôn, hai bên gia đình đều đồng ý cho hai đứa kết hôn, cũng chưa tính đến chuyện làm giấy kết hôn, giấy khai sinh cho con, cứ lấy nhau đã….” [Nam, Già làng buôn Hra Êa Hning].

Page 213: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

203

Hộp 16.

Hộp 17.

Hộp 18.

Hộp 19.

Kết quả điều tra bằng bảng hỏi trực tiếp 200 gia đình người Êđê, cho thấy quan điểm của người Êđê hiện nay về số con trung bình được người trả lời mong muốn là xấp xỉ 4 con (3,84 con), trong đó chỉ 19% ý kiến trả lời phù hợp với chính sách pháp luật (1 hoặc 2 con); có đến 81% ý kiến trả lời không phù hợp với chính sách pháp luật (từ 3 con trở lên), đặc biệt có đến 34% ý kiến trả lời mong muốn có từ 5 con trở lên (cụ thể tại Bảng 3.15 Phụ lục 07).

Năm 2017, ông Ma Mơn có đơn gửi lên UBND xã để giải quyết việc đất đai của mình bị ông Cẩn (người Kinh) lấn chiếm (ông Cẩn nói đất do mình khai hoang)... Ma Mơn bảo theo tục từ xưa giờ, đất từ suối lên 150 m là đất của đồng bào, của Ma Mơn, còn từ 150 m trở đi ai làm gì thì làm. Ông Cẩn không đồng ý, vì như vậy thì toàn bộ đất là của đồng bào, không có chứng cứ nào vậy cả. Trưởng buôn cũng khuyên Ma Mơn lên xã mượn sơ đồ đất để xem diện tích đất này có phải là đất của Ma Mơn không, Ma Mơn có giấy tờ để chứng minh không, xong trao đổi lại với ông già và dòng họ để có cách xử lý, có chấp nhận bồi thường theo đề nghị của ông Cẩn không. Nếu thỏa thuận được thì việc này không cần đưa ra xã giải quyết nữa, nhưng Ma Mơn không nghe theo nên làm đơn gửi lên UBND xã giải quyết [Nhật ký điền dã, buôn Dliêya A, ngày 01/7/2017].

Khi điền dã chúng tôi thấy rằng: Hiện nay, tang lễ của người Êđê cơ bản vẫn theo tục cũ, còn nhiều hủ tục, tốn kém tiền của như cúng kính, ăn uống linh đình; hoặc không đảm bảo vệ sinh, như người chết để lâu mới chôn, bỏ cơm qua ống xuống quan tài “cho người chết ăn”, chôn chung nhiều người trong gia đình cùng một mộ (nhất là các trường hợp thời gian chết cách nhau không nhiều)... Tuy đã được chính quyền tuyên truyền, vận động nhiều, nhưng hiện nay đồng bào dân tộc Êđê vẫn cho là không thể bỏ được, vì nhiều lý do... “Nhà nước có chỉ thị giảm bớt ma chay theo phong tục để tiết kiệm chi phí cho gia đình và thực hiện nếp sống văn minh (chôn sớm, không làm trâu bò ăn uống linh đình, ăn cơm đầu mả…), nhưng phong tục không thể bỏ nên bà con chỉ thực hiện một thời gian rồi quay lại làm ma chay theo phong tục cũ” [Nam, Già làng buôn Knul].

- Vụ việc 15 hộ dân tộc Êđê tại Buôn Pon II, xã Bình Thuận, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước xây dựng công trình thủy lợi.

- Vụ việc kiến nghị của các hộ công nhân người Êđê tại buôn Tah và buôn Yông, xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, đề nghị Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk trả lại số tiền Công ty đã huy động vốn nội bộ đối với họ.

- Vụ việc khiếu nại của bà H’ĐaNi Niê Brit (người Êđê), tại buôn Păn Lăm, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đề nghị Nhà nước trả lại 03 ha đất mà gia đình bà đã khai hoang trước năm 1975, nhưng đến năm 1977 nhà nước đã trưng dụng.

- Vụ việc khiếu nại của 31 hộ đồng bào dân tộc Êđê tại xã Ea Na và xã Drây Sáp, huyện Krông Ana, đề nghị bồi thường, hỗ trợ đất thu hồi dưới lòng hồ thủy điện Buôn Kuốp...

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk.

Page 214: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

204

Hộp 20.

Hộp 21.

Hộp 22.

Anh Y Linh Kriêng và chị H’Nóa Niê Brít kết hôn năm 2010, từ năm 2013 vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nên đề nghị TAND giải quyết cho ly hôn (Tòa án đã quyết định cho hai anh chị ly hôn; anh Y Linh đề nghị được nuôi con, nhưng Tòa án cân nhắc đến luật tục Êđê (khi cha mẹ ly hôn, con luôn ở lại bên mẹ), nên quyết định giao cho chị H’Nóa nuôi con) [85].

Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, 9 hộ dân tộc Êđê tại buôn Ba Yang và buôn Gung Yang, xã Krông Nô, huyện Lắk đã có đơn khởi kiện và được TAND thụ lý (9 hộ dân cho rằng năm 1998 họ khai hoang đất để canh tác, theo tập quán luân canh của người Êđê, việc sử dụng đất không liên tục nên sau khi canh tác một thời gian thì họ bỏ hóa cho đất nghỉ...; năm 2002 các hộ dân trở lại canh tác trên đất đó và năm 2009 công trình thủy điện Buôn Tua Srah tích nước làm ngập đất của họ, nên họ kiện đòi Nhà nước bồi thường) [87].

Vợ chồng ông Y Dun Ksor (người Êđê) tại phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột, tranh chấp quyền sử dụng đất là tài sản bị cưỡng chế thi hành án với ông Lê Minh Hải, nên khởi kiện ra Tòa và được TAND tỉnh Đắk Lắk thụ lý [86].

Bà H’Lợi Kbuôr, thôn Ea Tút, xã Pơng Đrang, huyện Krông Búk, khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy quyết định của UBND huyện Krông Buk cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Y Ngui Kbuôr đối với đất do bà khai hoang và canh tác từ năm 1996; TAND tỉnh Đắk Lắk chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Bà [88]. v.v...

Luật tục người Êđê quy định: “Rầm sàn gãy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế. Chết người này thì phải nối bằng người khác” [104, tr. 292-293]. Một điều đáng lưu ý về tục nối dây của người Êđê là “cháu lấy mợ, ông lấy cháu, bà lấy cháu, nhưng là cháu nội, không thể là cháu ngoại tức là con của con gái của ông hay bà; hoặc con rể của con gái ông hay bà” 30, tr. 246]. Anne de Hautecloque - Howe cũng cho biết: “Luật tục về việc thay thế một người chồng hay vợ quá cố - cháu trai thay thế cho cậu cháu gái thay thế bà tổ..., thường đưa đến chỗ một người lớn lấy một đứa bé trai hay gái” [54, tr. 292].

Chồng chết năm 2001, rồi chị em chồng đòi 2 cây vàng. Trước đòi 2 cây vàng rồi, năm ngoái lại đòi thêm 1 sào đất nữa. Xưa khi ông mất đi không đòi đất, gần đây thấy trồng rau bí tốt thì lại đòi tiếp. Nhà đó hoàn cảnh khá giả chứ không nghèo. Bà già của ông ấy là tốt nhưng rất mệt với bà chị - Ana gŏ. Mình không muốn báo chuyện này lên, sợ người ta biết, cãi nhau thêm thì mệt. Khi đưa hai cây vàng nhà mình tự đi vay mượn trả thôi chứ không có ai giúp.

Bữa xử có cả Dăm dei tham gia nói miết rồi nhưng họ lại không nghe, cứ đòi bằng được. Chồng mất, nhiều con còn nhỏ như thế thì tôi rất cực, không ai trong Buôn này cực bằng. Mấy đứa còn nhỏ mà đòi, người ta có thương đâu. Không trả thì họ cứ đòi miết, thôi thì cứ trả đi cho xong. Lúc đó con còn nhỏ xíu, nên rất là cực. Họ bảo cháu không phải là của họ nên họ đòi (Phỏng vấn ngày 21/9/2010 ở buôn Ea Bông, xã Cư ÊBur) [138, tr. 20].

Page 215: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

205

Hộp 23.

Hộp 24.

Hộp 25.

Hộp 26.

“Ở buôn Knul chưa có trường hợp nào con trai được hưởng tài sản thừa kế. Những người con trai cũng nghỉ rằng luật tục là truyền thống và họ không phải là người được hưởng tài sản... Bà H’Joăn chết (chồng đã chết từ lâu) để lại tài sản và đất đai cho 2 con là Y Năn Niê và H’Suin Niê, cả Y Năn Niê và H’Suin Niê đều tôn trọng luật tục và Y Năn Niê cho rằng ông không liên quan đến phần tài sản này” [Nữ, cán bộ Tư pháp xã Ea Bông, phỏng vấn ngày 27/6/2017].

Kết quả điều tra trực tiếp 200 người Êđê cho thấy: 62% ý kiến cho rằng người trẻ hiểu biết pháp luật nhiều hơn người già, và ngược lại, có 38% ý kiến cho rằng người già hiểu biết pháp luật nhiều hơn người trẻ - vậy xét tổng thể thì người Êđê hiện nay đã có sự hiểu biết pháp luật tương đối và ưu thế hơn thuộc về lớp người trẻ (Bảng 3.6 Phụ lục 07); có đến 77% ý kiến cho rằng có nhiều hoặc hầu hết mọi người tuân thủ pháp luật (Bảng 3.7 Phụ lục 07); và có đến 45,5% ý kiến cho rằng nên giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và vi phạm pháp luật nhỏ trong cộng đồng bằng pháp luật và 15% ý kiến cho rằng nên kết hợp giữa pháp luật với luật tục (Bảng 3.8 Phụ lục 07); hoặc khi có mâu thuẫn giữa luật tục và pháp luật thì có đến 34% ý kiến cho rằng người dân xử lý theo pháp luật và 26,5% ý kiến cho rằng người dân kết hợp pháp luật và luật tục xử lý (Bảng 3.5 Phụ lục 07).

“Do mâu thuẫn giữa hai chị em trong sinh hoạt hàng ngày, người em làm cổng và khóa lại không cho gia đình người chị sử dụng lối đi chung. Người chị làm đơn gửi UBND xã giải quyết nhưng không thành, nên kiện ra Tòa án giải quyết. Quá trình giải quyết, Tòa án thấy các đương sự căng thẳng với nhau, trong khi đó vụ việc chưa được người có uy tín trong họ hàng của hai bên đương sự đứng ra hòa giải... Do vậy, Tòa án đã mời người có uy tín nhất trong họ hàng của các đương sự cùng tham gia phiên hòa giải và kết quả là hòa giải thành, người chị rút đơn khởi kiện, người em chịu phá cổng để cho gia đình người chị sử dụng lối đi chung” [134].

Con trộm cắp con gà của người khác hoặc có hành vi gây thương tích cho người khác hay giết người thì bố mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và các chi phí có liên quan khác. Do đó, trong nhiều vụ án phía người bị hại thường yêu cầu bố mẹ bị cáo phải bồi thường.

Người chồng uống rượu say rồi đánh người khác gây thương tích, hoặc trộm tài sản của người khác thì bố mẹ của người chồng phải bồi thường cho người bị hại, vì có lỗi không dạy được con. Nếu vợ xúi giục chồng đi trộm cắp tài sản hoặc đánh người khác thì vợ chồng cùng chịu trách nhiệm bồi thường (giống pháp luật). Nếu vợ chồng không có tài sản thì bố mẹ cả vợ lẫn chồng có nghĩa vụ bồi thường thay.

Trong nhiều vụ án, khi người chồng phạm tội như giết người hay cố ý gây thương tích..., chúng tôi thấy gia đình người chồng (gồm bố, mẹ, anh, chị, em ruột) đứng ra bồi thường cho phía bị hại.

(Báo cáo tham luận của Y Phi Kbuôr - Thẩm phán TAND tỉnh Đắk Lắk) [134].

Page 216: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

206

Hộp 27.

Hộp 28.

Hộp 29.

Người đàn ông lấy mình rồi, thấy cô khác lại đòi lấy nữa. Nếu trong trường hợp mà mình bắt được người chồng đi với người khác thì Dăm dei sẽ đặt vấn đề nói chuyện. Rồi kêu Dăm dei hỏi: chồng của mình yêu người khác thì nói thế nào? Dăm dei có thể nói xử, nhưng tôi có thể nói: Anh ta đi yêu người khác thì cho đi. Khi mình xử người chồng biết hối cải quay lại thì mình phạt người đàn bà kia 1 heo 1 bò gì đó. Nếu anh chàng thích cô kia hơn thì giao cho luôn, rồi xử phạt bò phạt trâu gì đó. Phạt theo việc phá giao ước khi đi hỏi. Vì anh ta theo cô kia thì cô ấy phải lấy tài sản ra mà trả, vì cô ta quyến rũ anh này, phải có trách nhiệm, anh ấy phải đi hai bàn tay trắng (Phỏng vấn ngày 17/9/2010 ở buôn Akõ Dhông, phường Tân Lợi) [138, tr. 45].

“Ở buôn Knul chưa có trường hợp nào con trai được hưởng tài sản thừa kế theo pháp luật. Những người con trai đề nghị áp dụng theo luật tục vì đây là truyền thống và họ không phải là người được hưởng tài sản nên không liên quan đến tài sản của gia đình. Vì vậy, chính quyền địa phương phải giải thích nhiều lần để họ hợp tác và để việc phân chia tài sản được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và luật tục”.a

“Bà H’Joăn chết để lại tài sản và đất đai cho 2 con là Y Năn Niê và H’Suin Niê. Theo quy định của pháp luật, tài sản này được chia đều cho 2 con. Tuy nhiên, theo luật tục Ê đê, tài sản chỉ để lại cho con gái, cả Y Năn Niê và H’Suin Niê đều tôn trọng luật tục và Y Năn Niê cho rằng ông không liên quan đến phần tài sản này. Do đó, khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà H’Joăn cho 2 con, UBND xã Ea Bông đã kết hợp việc phân chia tài sản với việc công nhận từ chối nhận tài sản thừa kế của Y Năn Niê đồng thời trao toàn bộ quyền sử dụng đất cho H’Suin Niê”.

[Nữ, cán bộ Tư pháp xã Ea Bông, phỏng vấn ngày 27/6/2017].

Do phạm tội, người chồng bị TAND tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt 7 năm tù, đồng thời buộc bồi thường cho bị hại hơn 100 triệu đồng. Sau khi bản án có hiệu lực, người chồng chấp hành án trong trại; cơ quan Thi hành án kê biên thửa đất hơn 2.000m2 với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên 2 vợ chồng. Người vợ và 4 người con quyết liệt phản đối việc kê biên vì cho rằng: Đây là tài sản được mẹ cho khi đi lấy chồng, và theo luật tục của người Êđê thì đây là tài sản riêng của vợ và các con; do chồng có lỗi gây ra vụ án, nên không có phần trong tài sản này. Sự việc sau đó được giải quyết bằng một biện pháp chưa có tiền lệ, cơ quan Thi hành án chỉ bán đấu giá 1/6 tài sản kê biên để thi hành án (Tham luận của Luật sư Tạ Quang Tòng, Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk)[134].

Trường hợp khi đi lấy vợ, bố mẹ có tặng cho con trai một lô đất rẫy cà phê để nuôi vợ con nhưng không viết giấy tờ gì. Theo luật tục Êđê, nếu sau này có ly hôn hoặc người chồng chết thì vợ con phải trả lại lô đất rẫy đó cho gia đình nhà chồng. Tuy nhiên, trong thời gian chung sống hai vợ chồng đã làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cả hai vợ chồng. Như vậy đã thành tài sản chung của hai vợ chồng nên khi ly hôn và có tranh chấp, tuy Toà án biết rõ về nguồn gốc đất nhưng căn cứ vào quy định của pháp luật nên Toà án buộc phải chia phần cho vợ. Vì những trường hợp như thế này là Tòa án đã xét xử không phù hợp với quy định của luật tục Êđê, nên sau khi xử xong các đương sự thường khiếu nại gay gắt hoặc không chấp hành phán quyết của Tòa án... (Tham luận của Y Phi Kbuôr - Thẩm phán TAND tỉnh Đắk Lắk) [134].

Nhiều trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn nhưng lại được cộng đồng công nhận, bảo vệ theo luật tục Êđê. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án căn cứ pháp luật tuyên bố không công nhận hôn nhân của các đương sự. Tuy nhiên, các đương sự, gia đình và dòng họ hai bên lại không đồng tình với quyết định của Tòa án (Báo cáo của UBND xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) [134].

Page 217: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

207

Hộp 30.

Hộp 31.

Nghị định số 32/2002/NĐ-CP đã ban hành kèm theo Danh mục phong tục, tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình của các dân tộc thiểu số được khuyến khích phát huy (Phụ lục A kèm theo Nghị định) và Danh mục phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình của các dân tộc bị nghiêm cấm áp dụng hoặc cần vận động xoá bỏ (Phụ lục B kèm theo Nghị định), trong đó có khoảng 10 tập quán tương đồng với luật tục Êđê, nhưng mới chỉ là một số ít, chưa đầy đủ và chưa chỉ rõ phong tục, tập quán nào trong Danh mục là của dân tộc nào nên khó thực hiện trong thực tế [17]. Gần đây, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 32/2002/NĐ-CP), chỉ ban hành kèm theo Danh mục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng, nhưng dành một chương (Chương I) quy định cụ thể việc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình, trong đó, tại Điều 6 quy định: Trong thời hạn ba năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, trình HĐND cùng cấp phê duyệt danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương... Như vậy, đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để các tỉnh Tây Nguyên tổ chức sưu tầm, tập hợp, đánh giá, hệ thống hóa và “pháp luật hóa” quy định của luật tục Êđê về hôn nhân và gia đình [19].

Bộ luật dân sự quy định: “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam... Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này [74, Điều 3; 8]. “Cho phép sử dụng tập quán nơi giao dịch được xác lập để giải thích quyền, nghĩa vụ của các bên; quy định việc bồi thường theo tập quán đối với thiệt hại do gia súc thả rông gây ra” [74, Điều 409; 625]. Ngoài ra, có hơn 20 nội dung khác của Bộ luật này quy định về áp dụng tập quán...

Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành định nghĩa cụ thể: “Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng” [76, Điều 3]. Các nội dung quy định của luật tục Êđê về hôn nhân và gia đình cũng hoàn toàn phù hợp với định nghĩa này. Bên cạnh đó, Luật này cũng quy định: Nhà nước có trách nhiệm... “vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc...”; “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng” [76, Điều 4; 7].

Page 218: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

208

Hộp 32.

Hộp 33.

Hộp 34.

Thực tế, trong ngôn ngữ của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên và đồng bào dân tộc Êđê không có khái niệm “già làng”, mà chỉ mới xuất hiện từ sau năm 1954, để chỉ những người được coi trọng, là các chủ buôn, chủ đất, tù tưởng, người xử kiện, gắn với thiết chế buôn làng truyền thống và theo cách gọi của dân tộc Êđê là các Pô pin ea, Pô êlan, Mtâo, Khoa phat kđi...; họ là những người “gốc làng”, “người thiêng - củi lửa”, “người làm lớn”...[59, tr. 107-108]. Nói chung, đó là những người gương mẫu, có uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong đời sống, hiểu biết phong tục tập quán, luật tục, được mọi người tin tưởng, giao gánh vác việc chung của cộng đồng [78, tr. 65]. “Già làng” cũng không phải là “trưởng bản” (trưởng thôn, buôn) và không hoàn toàn đồng nhất với “người có uy tín trong buôn làng” hiện nay [28, tr. 39-40], [46].

Cách đây không lâu, trong một Hội thảo khoa học quốc tế về luật tục được tổ chức ở Tây Nguyên, Ama Thin cho biết: Ở buôn Tring (buôn của người Êđê), xã Ea Blang, huyện Krông Búk (nay thuộc thị xã Buôn Hồ), tỉnh Đắk Lắk vẫn sử dụng luật tục để xử lý các mâu thuẫn, tranh chấp trong Buôn. Buôn có hai ông Khoa phat kđi (người xử kiện, thông thuộc và có kinh nghiệm trong giải quyết vụ việc bằng luật tục) hiện nay là Ama Jip và Ama Hmen. Từ đầu năm đến nay đã có 20 vụ do hai ông giải quyết, trong đó có 6 vụ đánh nhau và đập phá nhà cửa hàng xóm; 6 vụ việc về vấn đề tình cảm, trong đó có 2 vụ ly hôn; 5 vụ chia gia tài sau khi chồng hoặc vợ chết... Trong trường hợp mà hai Khoa phát kđi không giải quyết được thì sẽ đưa ra tổ hoà giải để giải quyết. Tổ hoà giải gồm có đại diện chính quyền, đoàn thể và một Khoa phát kđi. Khi hoà giải thì tổ hoà giải thường áp dụng luật tục đối với người Êđê, còn các trường hợp xích mích giữa người Kinh và người Êđê thì có sự kết hợp hài hoà giữa pháp luật và luật tục... Khoa phát kđi là người đóng vai trò tích cực trong việc của tổ hoà giải và luôn kết hợp hài hoà giữa tập tục và pháp luật của Nhà nước [112, tr. 1013-1014].

Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước - TN3/X21 cho thấy kết quả tương đồng với khảo sát của Luận án: Khi có xích mích hay tranh chấp giữa các cá nhân, gia đình và dòng họ trong nội bộ buôn làng, người Êđê thường nhờ trưởng buôn hòa giải, phân xử có tỷ lệ cao hơn (58,8%) so với việc nhờ già làng; tuy nhiên già làng vẫn có vai trò, vị trí quan trọng trong việc hòa giải, phân xử những xích mích hay tranh chấp trong buôn làng theo phong tục và luật tục (với tỷ lệ 46,8%). Ngoài ra, người dân còn nhờ đến người xử kiện của buôn làng với tỷ lệ 4,4%; nhờ tổ hòa giải giải quyết những xích mích và tranh chấp với tỷ lệ 35,2%; nhờ đến xã giải quyết sự việc với tỷ lệ 63,2% [124, tr. 84-85].

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy vai trò của già làng vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên: Theo kết quả khảo sát của Đề tài TN3/X05 thì có đến 92,6% ý kiến người dân tộc Êđê cho rằng “cần duy trì và phát huy vai trò của già làng và hội đồng già làng trong bối cảnh hiện nay, nhất là trong tình trạng cư trú xen kẽ và cộng đồng buôn làng Tây Nguyên đang bị tác động mạnh bởi các yếu tố hiện đại và bên ngoài” [129, tr. 185]; Đề tài TN3/X09 đưa ra kết quả khảo sát hộ gia đình cho thấy vai trò của già làng hiện nay còn được đánh giá cao trong nhiều khía cạnh liên quan đến đời sống của cộng đồng người Êđê, như giải quvết các xung đột (62,9%), là cầu nối giữa cộng đồng và chính quyền (46,8%), duy trì tập tục (45,2%), động viên đồng bào sản xuất (24,2%) và động viên trẻ em học tập (22,6%) [115, tr. 205]; còn theo đánh giá của Đề tài TN3/X20 thì “gần 100% số người được hỏi thuộc nhóm dân tộc tại chỗ như Gia-rai, Êđê, Ba-na,... tiếp tục có sự coi trọng đặc biệt về vai trò của già làng” [114, tr. 210].

Page 219: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

209

Hộp 35.

Hộp 36.

Báo cáo của UBND huyện Cư Kuin: Khi giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân hòa giải viên đã vận dụng các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, phong tục, tập quán, luật tục để dàn xếp các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư; đồng thời kết hợp với kiến thức pháp luật để hòa giải nên mang lại hiệu quả tích cực và thỏa đáng khi giải quyết các tranh chấp phát sinh [134].

Báo cáo của UBND huyện Krông Ana: 100% thôn, buôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện đã có tổ hòa giải (92 tổ trên tổng số 73 thôn, buôn, tổ dân phố) với tổng số 530 hòa giải viên, trong đó có 131 hòa giải viên là người dân tộc Êđê; 100 % số hòa giải viên đã được tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải. Các hòa giải viên đã áp dụng tập quán, luật tục có liên quan để hòa giải các tranh chấp khi phát sinh tại cộng đồng dân cư và đem lại kết quả hòa giải tốt, góp phần giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong nội bộ nhân dân ngay từ cơ sở, giữ gìn được mối đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, hạn chế phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo trong nhân dân [134].

Theo kết quả đánh giá tổng thể công tác quản lý, xây dựng, thực hiện hương ước giai đoạn 1998

- 2015 [10], tính đến tháng 6/2015, cả nước có 109.698 bản hương ước đã được phê duyệt, chiếm

tỷ lệ 87,7 % thôn, buôn, tổ dân phố, khu dân cư; 6.694 hương ước đang trong quá trình phê duyệt;

3.260 hương ước đang xây dựng; nhiều tỉnh có 100% thôn, làng... có hương ước được phê duyệt.

Ở các tỉnh Tây Nguyên, việc xây dựng hương ước đã sớm được triển khai trên diện rộng, kịp

thời ban hành cơ chế và kế hoạch thực hiện, như: Tại tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông, HĐND tỉnh

ban hành Nghị quyết số 15/2002/NQ-HĐ, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 26/2002/CT-UB về xây

dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, buôn, khối phố, cụm dân cư (Sau khi tách lập

thành hai tỉnh (2004), UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Chỉ thị số 13/2006/CT-UBND về đẩy mạnh

xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước; tỉnh Đắk Nông tiếp tục kế thừa Nghị quyết, Chỉ thị

chung trên đây và đã chú trọng đưa công tác này kết hợp với nhiều chính sách mới của địa

phương...); HĐND tỉnh Lâm Đồng đã sớm ban hành Nghị quyết số 08/1999/NQ-HĐND định

hướng nội dung xây dựng và thực hiện quy ước cộng đồng dân cư ở cơ sở; HĐND tỉnh Kon Tum

ban hành Nghị quyết số 21/2000/NQ-HĐ, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 18/2001/CT-UB về

quản lý Nhà nước và định hướng xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của thôn, làng, tổ dân

phố, cụm dân cư; tỉnh Gia Lai, ngoài các văn bản chỉ đạo chung, việc xây dựng và thực hiện hương

ước, quy ước cũng được quy định trong nhiều văn bản của UBND tỉnh về từng lĩnh vực cụ thể...

Cũng tính đến tháng 6/2015, cả 5 tỉnh Tây nguyên có 6.843 bản hương ước được phê duyệt,

chiếm tỷ lệ 87,6% thôn, buôn. Riêng tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông - là hai tỉnh có dân tộc Êđê

tập trung sinh sống - có 3.083 bản hương ước được phê duyệt, chiếm tỷ lệ đến 95% thôn, buôn...,

cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nước và khu vực (cụ thể tại Bảng 4.3 Phụ lục 07).

Page 220: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

210

Hộp 37.

Hộp 38.

Bản Hương ước buôn Ea Bông của người Êđê (thuộc xã Cư ÊBur), tại Điều 14 quy định: “Tuổi

kết hôn đối với nam từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; bài trừ việc thách cưới; việc tổ chức

cưới trang trọng, văn minh và tiết kiệm” và tại Điều 15 quy định: “Khi có người qua đời, gia đình

làm thủ tục báo tử tại UBND xã và tổ chức mai táng trước 48 giờ; nếu trường hợp chết do các

bệnh lây nhiễm phải theo quy định hiện hành của y tế và mai táng xong trong phạm vi 24 giờ; việc

tổ chức tang lễ phải trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm và đảm bảo vệ sinh môi trường, bài trừ các

hủ tục lạc hậu…”.

Hoặc nhận xét của người Êđê sau đây: “Việc đám tang hiện nay cũng dựa vào quy ước. Nhà

có tang ma thì để người chết từ 01 đến 03 ngày, có buôn cũng giữ 02 ngày. Cái này là cũng theo

quy ước, không như trước là để 01 tuần. Ma chay, cưới xin thì cũng không được xa hoa, lãng phí”

[Nam, người có uy tín, dân tộc Êđê].

“Cũng có luật tục và cũng có cả luật pháp. Chẳng hạn như cãi nhau giữa vợ và chồng, uống

rượu say sưa rồi gây lộn là áp dụng luật tục còn ở xa mà đánh nhau thì theo luật pháp. Áp dụng luật

pháp khi đánh nhau nếu phạt tiền thì 01 đến 02 trăm, còn phong tục là phải cúng mua heo, mua

mồi để mời mọi người” [Nam, người có uy tín, dân tộc Êđê],

“Đám cưới vẫn còn giữ theo luật ngày trước, nhưng cũng không được lãng phí. Không còn có

thủ tục thách cưới do theo quy ước, chỉ có ở nhà giàu thôi, nghèo thì không có chỉ đăng ký kết hôn

là xong. Theo quy ước là vợ chồng muốn lấy nhau là phải hợp pháp tức là đăng ký. Hai bên dòng

họ gặp nhau để biết, nếu chưa đủ tuổi kết hôn thì đợi đủ 18 tuổi thì mới đi đăng ký kết hôn nhưng

vẫn cho ở chung với nhau. Phải chờ đủ tuổi mới đi đăng ký kết hôn” [Nam, già làng, dân tộc Êđê].

“Quy ước đã có từ lâu nhưng chưa thay đổi lần nào, có bổ sung thêm lĩnh vực môi trường, mỗi

gia đình phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Vấn đề này cũng họp dân để

thông qua, do buôn cũng là buôn điểm để triển khai xây dựng môi trường nên nhân dân cũng

cam kết có nơi vệ sinh, bảo vệ tốt môi trường. Hương ước, quy ước không khác với pháp luật

là có văn bản còn luật tục là không có văn bản. Hương ước, quy ước là có giá trị, quy ước thì

dựa vào già làng, luật tục. Già làng làm việc với nhân dân về họp dân và cúng bến nước. Chưa

thay đổi vì chưa có nội dung cần phải bãi bỏ do vẫn còn phù hợp với thực tế. Sau này chắc

cũng bỏ cúng bến nước do nguồn nước đã cạn và người dân thì đã khoan giếng nhiều” [Nam,

người có uy tín, dân tộc Êđê].

Page 221: LUËT TôC Vµ ¶NH H¦ëNG CñA LUËT TôC §èI VíI THùC HIÖN PH¸P ... an Ok.doc.pdf · hóa, phong tục, tập quán và luật tục các dân tộc Việt Nam. Thực tế

211

Hộp 39.

Hộp 40.

Hộp 41.

Theo Báo cáo tổng kết công tác những năm gần đây của Bộ Tư pháp , tính từ 2014, bình quân mỗi nămtrên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên thực hiện được 62.795 cuộc PBGDPL trực tiếp với 3.075.396 lượt người nghe, tổ chức 851 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 202.847 lượt người dự thi, phát hành 3.503.477 bản tài liệu PBGDPL miễn phí trong đó có 81.530 bản được dịch in bằng tiếng dân tộc thiểu số, phát sóng 73.994 lần chương trình PBGDPL trên đài truyền thanh xã, đăng tải 35.038 tin bài tuyên truyền pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng (cụ thể tại Bảng 4.4 Phụ lục 07); toàn khu vực hiện có 10.411 Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã (trong đó có 3.277 người dân tộc thiểu số (31,5%) và 6.218 người đã được bồi dưỡng về pháp luật (60%)), 1.404 Báo cáo viên pháp luật cấp huyện (trong đó có 103 người dân tộc thiểu số (7%) và 1.114 người đã được bồi dưỡng về pháp luật (79%)), 487 Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh (trong đó có 19 người dân tộc thiểu số (4%) và 422 người đã được bồi dưỡng về pháp luật (87%)) (cụ thểtại Bảng 4.5 Phụ lục 07).

Ở một số địa phương, cấp uỷ, chính quyền chưa thật sự quan tâm và đầu tư đúng mức cả về kinh phí và tổ chức thực hiện cho công tác này, thậm chí còn khoán trắng cho cơ quan Tư pháp mà chưa xác định được rằng đây là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành, của toàn hệ thống chính trị theo tinh thần Chỉ thị số 32-CT/TW.

Đội ngũ cán bộ Tư pháp cấp xã còn thiếu và yếu về kỹ năng, nghiệp vụ mặc dù họ là cán bộ chuyên trách tham mưu chỉ đạo chung về công tác PBGDPL ở cơ sở; đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên pháp luật nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, hầu hết đều kiêm nhiệm, còn hạn chế về kỹ năng, chế độ đãi ngộ lại quá thấp, nên chưa thực sự tâm huyết trong thực hiện nhiệm vụ, số người Kinh nhiều nhưng đa số không biết tiếng dân tộc Êđê, thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, luật tục ở địa phương, số người dân tộc thiểu số và người Êđê thì nhìn chung khả năng cũng còn rất hạn chế; vai trò của già làng, người có uy tín chưa thật sự được quan tâm và phát huy tối đa như một “trợ thủ” đắc lực cho hoạt động PBGDPL ở các buôn làng.

Bên cạnh đó, với đặc thù là địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhiều nơi đường xá đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, lại có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác trên một địa bàn rộng, trình độ dân trí còn thấp, đặc biệt một số nơi đồng bào còn chưa biết đọc, biết viết tiếng phổ thông..., nên cũng là trở ngại lớn đối với hoạt động PBGDPL ở nơi đây.

Theo Báo cáo tổng kết công tác những năm gần đây của Bộ Tư pháp, tính từ năm 2014, bình quân mỗi năm trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên thực hiện TGPL cho 8.735 lượt người, trong đó có 892 lượt người nghèo (chiếm 10,2%) và 3.971 lượt người dân tộc thiểu số (chiếm 45,5%), còn lại là các đối tượng chính sách khác (cụ thể tại Bảng 4.6 Phụ lục 07); cũng tính từ năm 2014, bình quân mỗi năm trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên, đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý thực hiện 6.453 vụ việc TGPL, số vụ việc do Luật sư tham gia thực hiện là 399, số vụ việc do Tư vấn viên pháp luật thực hiện là 145 và số vụ việc do Cộng tác viên khác thực hiện là 719 (cụ thể tại Bảng 4.7 Phụ lục 07); đến năm 2017 cả 5 tỉnh Tây Nguyên đều có Trung tâm TGPL (thuộc Sở Tư pháp) và các Chi nhánh Trung tâm đặt ở các cụm huyện khác nhau để tạo điều kiện cho các đối tượng được TGPL ở vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp cận dịch vụ này, với tổng biên chế chuyên trách gồm 83 người (trong đó có 32 Trợ giúp viên pháp lý, 25 chuyên viên pháp lý đã đào tạo nghề luật sư và 19 chuyên viên pháp lý chưa qua đào tạo nghề luật sư, còn lại là cán bộ giúp việc khác), ngoài ra còn có đội ngũ Cộng tác viên TGPL (không chuyên trách) gồm 29 tổ chức và 651 cá nhân (cụ thể tại Bảng 4.8 Phụ lục 07).