Top Banner
ĐTTX 4 – Ban Hc Tp Môn: Lut Học Đại Cương Bài 1-2 - 3: Gii Thiu Tng Quát và TKheo Trang 1/12 LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Môn này không ôn thi cui k, sau mi bài giảng đều có câu hi ôn tp. Thy schn ra khong 5- 10 câu để cho thi trong tt ccâu hỏi. Do đó, học viên cn học bài trước tbây gi) GII THIU TNG QUÁT Có 3 vấn đề : I./ Sphân chia các bphái II./ Gii thiu sáu bqung lut III./ Ni dung sáu bqung lut -----------------o/o-------------------------- I. SPHÂN CHIA CÁC BPHÁI Sau khi Đức Pht nhp dit khoảng 200 năm, Phật Giáo Nguyên Thy phân chia thành hai bphái: Thượng Ta Bvà Đại Chúng B. Trước khi Pht Giáo phân chia gi là Pht Giáo nguyên thy hay gi là Phật Giáo Căn Bản tùy theo các hc gicó tên gi khác nhau. Tlúc phân chia gi là Pht Giáo BPhái 1. Đại chúng B- Giai đoạn 1: là sphân chia ln thnhất Thượng Ta Bvà Đại Chúng B- Giai đoạn 2 : tĐại chúng Bchia làm 3 bphái Ngưu Mã Bộ Chế Đa Sơn Bộ Nht Thiết Hu B- Giai đoạn 3: là tNgưu mã Bộ chia làm hai bphái Đa văn bộ Thiết gib2. Thượng Ta B:chia làm hai bphái Hóa Địa B Độc TB- THóa Địa Bchia ra làm hai bphái
12

LUẬT ĐẠI CƯƠNG - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/LUAT-1-2-3-Gioi-thieu... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

Aug 29, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: LUẬT ĐẠI CƯƠNG - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/LUAT-1-2-3-Gioi-thieu... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

Bài 1-2 - 3: Giới Thiệu Tổng Quát và Tỳ Kheo Trang 1/12

LUẬT ĐẠI CƯƠNG

(Môn này không ôn thi cuối kỳ, sau mỗi bài giảng đều có câu hỏi ôn tập. Thầy sẽ chọn ra khoảng 5-

10 câu để cho thi trong tất cả câu hỏi. Do đó, học viên cần học bài trước từ bây giờ)

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Có 3 vấn đề :

I./ Sự phân chia các bộ phái

II./ Giới thiệu sáu bộ quảng luật

III./ Nội dung sáu bộ quảng luật

-----------------o/o--------------------------

I. SỰ PHÂN CHIA CÁC BỘ PHÁI

Sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng 200 năm, Phật Giáo Nguyên Thủy phân chia thành hai bộ phái:

Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ.

Trước khi Phật Giáo phân chia gọi là Phật Giáo nguyên thủy hay gọi là Phật Giáo Căn Bản tùy theo

các học giả có tên gọi khác nhau. Từ lúc phân chia gọi là Phật Giáo Bộ Phái

1. Đại chúng Bộ

- Giai đoạn 1: là sự phân chia lần thứ nhất Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ

- Giai đoạn 2 : từ Đại chúng Bộ chia làm 3 bộ phái

Ngưu Mã Bộ

Chế Đa Sơn Bộ

Nhất Thiết Hữu Bộ

- Giai đoạn 3: là từ Ngưu mã Bộ chia làm hai bộ phái

Đa văn bộ

Thiết giả bộ

2. Thượng Tọa Bộ:chia làm hai bộ phái

Hóa Địa Bộ

Độc Tử Bộ

- Từ Hóa Địa Bộ chia ra làm hai bộ phái

Page 2: LUẬT ĐẠI CƯƠNG - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/LUAT-1-2-3-Gioi-thieu... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

Bài 1-2 - 3: Giới Thiệu Tổng Quát và Tỳ Kheo Trang 2/12

Thiết nhất thiêt hữu bộ

Pháp tạng bộ

- Từ Độc Tử Bộ chia làm bốn bộ phái :

Pháp Thượng bộ

Hiền Trụ bộ

Mộc Lâm bộ

Chính Lượng bộ

- Từ Nhất Thiết Hữu bộ chia làm 3 bộ phái :

Ẩm Quan bộ

Thuyết Chuyển bộ

Kinh Lượng bộ

Có nhiều tài liệu nói về sự phân chia các bộ phái ,ở đây sự phân chia các bộ phái dựa theo đảo sử

của phật giáo Tích Lan, sự phân chia này tổng là 18 bộ phái.

Theo Đảo sử Phật Giáo (PG) tích Lan thì từ Thượng Tọa Bộ phân chia thành Hóa Tạng bộ,rồi từ Hóa

Tạng bộ tiếp tục chia thành Pháp Tạng Bộ.(điều này chúng ta sẽ tìm hiểu luật sẽ chứng minh là

đúng )

Còn Dị Bộ Tông Luân Luận của Thiết Nhất Thiết Hữu Bộ cho rằng từ Thượng Tọa Bộ chia thành

Nhất Thiết Hữu Bộ chia thành Hóa Địa Bộ và Pháp Tạng Bộ dựa theo thiết này thì sự phân chia tới

20 bộ phái,(dữ liệu này thầy không chọn chỉ tham khảo )

Dựa theo các kinh và Luận còn lại thì Bộ Thiết Nhất Thiết Hữu Bộ Phát triển ở giai đoạn sau không

thể phát triển trước Hóa Địa Bộ. Đây là lý do sử dụng dữ liệu Đảo Sử của Phật giáo Tích Lan

PG Bộ Phái không phải chỉ có 18 hay 20 bộ phái mà có khoảng hơn 30 bộ phái được ghi nhận ,ngay

cả trong bộ Đảo Sử này hay di Bộ Tông Luân Luận của Thiết Nhất Thiết Hữu Bộ, có những bộ phái

cũng không được ghi lại, đó là bộ “Căn Bản Thiết Nhất Thiết Hữu Bộ”

PG Đại Thừa ra đời khoảng 500 năm sau Đức Phật nhập Niết bàn (trước và khoảng sau thế kỷ thứ

I). PG Đại Thừa ra đời mang ảnh hưởng tư tưởng của các bộ phái này song hành cùng các bộ phái

này .Có nhiều người cho rằng từ Đại Chúng Bộ mà phát sinh ra PG Đại Thừa, điều này không đúng vì

tất cả các sử liệu của Đại Chúng Bộ không thấy ghi lại PG Đại Chúng Bộ phát sinh ra PG Đại Thừa.

Đại Chúng Bộ còn có bộ Luật riêng, Luật PG Đại Thừa là Bồ Tát giới (gồm 10 giới trọng và 48 giới

khinh )

Page 3: LUẬT ĐẠI CƯƠNG - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/LUAT-1-2-3-Gioi-thieu... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

Bài 1-2 - 3: Giới Thiệu Tổng Quát và Tỳ Kheo Trang 3/12

Còn Tứ Phần Luật, Ngũ Phần Luật, Thập tụng Luật, Ma Ha Tăng Kỳ Luật đều thuộc PG Bộ Phái. Pháp

Hiền, Nghĩa Tịnh, Huyền Trang ghi lại ký sự của mình, như ngài Huyền Trang ghi lại trong quyển

“Đại Đường Tây Vực Ký” Ngài đi đến chùa nào ,ở đó có bao nhiêu vị Tăng, thuộc bộ phái nào, Ngài

đều ghi Lại, trong thế kỷ thứ VII, Ngài đi qua Ấn Độ thỉnh kinh vẫn còn rất nhiều bộ phái như:

Thượng Tọa Bộ, Đại Chúng Bộ, Thiết Nhất Thiết Hữu Bộ và có cả PG Đại Thừa. PG Đại Thừa phát

sinh từ Đại Chúng bộ, thì PG Đại Thừa ra đời thì PG Đại Chúng bộ không còn.

Hình ảnh quan trọng nhất trọng PG Đại Thừa là hình ảnh Bồ Tát, (Bồ Tát của Đại Thừa bao gồm kể

cả Tăng sĩ và tu sĩ) ,còn trong tất cả bộ luật từ Đại Chúng hay Hóa Địa Bộ chỉ tập trung vào tăng sĩ

Đặc biệt có hai bộ kinh mà PG Nguyên Thủy không có là kinh Duy Ma ,kinh Thắng Ma nói hình

tượng hai người cư sĩ,Đại Chúng Bộ chỉ tập trung vào Tăng sĩ, chứ không phải cư sĩ dựa vào đó ta

không thể nói PG Đại Thừa phát sinh từ Đại Chúng Bộ. Nhưng PG Đại Thừa ít nhiều tiếp thu tư

tưởng của các bộ phái.

II. SÁU BỘ QUẢNG LUẬN (Tạng Luật Lục Tạng)

1. Bộ Vinaya Pitaka: (là Tạng Luận ) bộ này bằng tiếng Pali và đã được dịch ra tiếng việt, bộ này

của bộ phái Thượng Tọa Bộ (đã dịch ra tiếng việt)

2. Ngũ Phần Luật: bộ này bằng hán văn, bộ này của Hóa Địa Bộ

3. Tứ Phần Luật bằng hán văn, bộ này của Pháp Tạng Bộ

4. Thập Tụng Luật : bộ này bằng hán văn, bộ này thuộc Thiết Nhất Thiết Hữu Bộ

5. Căn Bản Thiết Nhất Thiết Hữu Bộ: bộ này thì còn hai bản dịch là hán văn và tạng văn bộ này

thuộc Căn Bản Thiết Nhất Thiết Hữu Bộ. Bộ này không có ghi nhưng thật tế bộ này vẫn tồn

tại.

(Bộ 1-5 thuộc Thượng Tọa Bộ hoặc nói cách khác là thuộc Thượng Tọa Bộ Hệ)

6. Ma Ha Tăng Kỳ Luật: bằng hán văn, bộ này của Đại chúng Bộ (bộ này thuộc Đại Chúng Bộ hệ

tức là hệ thống của Đại Chúng Bộ)

Như vậykhông phải 18 hay 20 mà khoảng 30 bộ phái, ngày nay Luật chỉ còn của 6 bộ phái, thì luật

còn đầy đủ hay còn gọi là luật tạng. từ chuyên môn của các nhà Phật học gọi là bộ quảng luật, là

tạng luật của các bộ phái.

Các vấn đề phát sinh,trong 6 bộ luật này, thì 5 bộ được dịch từ tiếng sanskrit sang chữ Hán, ngày

nay khác. Người bản dịch phát hiện các bộ dịch từ tiếng Sanskrit không được toàn phần, riêng bộ

Vinaya Pitaka ta được bảo tồn bằng chữ Pali nguyên bản, dựa vào đây ta có thể soi sáng được các

bản dịch khác.

Ví dụ: khi bố tát có sở đoạn, “ may tọa cụ phải may 2 phần đen, 3 phần trắng, 4 phần vằn” khi dịch

ra hán văn là nhị phần, tam phần, tứ phần nên khi dịch ra tiếng việt thì phải dựa vào bộ Vinaya

Pitaka thì sẽ sáng nghĩa.

Page 4: LUẬT ĐẠI CƯƠNG - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/LUAT-1-2-3-Gioi-thieu... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

Bài 1-2 - 3: Giới Thiệu Tổng Quát và Tỳ Kheo Trang 4/12

Bộ Vinaya Pitaka thuộc về Thượng Tọa Bộ, trong khi Tứ Phần luật, Ngũ Phần Luật, Căn Bản Thiết

Nhất Thiết Hữu Bộ thuộc về Thượng Tọa Bộ cho nên có những từ tối nghĩa dựa vào đây mà biết

được nghĩa.

Tuy bộ này thuộc về khác bộ Ma Ha Tăng Kỳ Luật nhưng điều từ PG Nguyên Thủy phát sinh ra, có

những điểm khác nhau nhưng phần nhiều thì giống nhau, dựa vào đó cũng có thể biết được

Bộ Thiện Kiến Luật thuộc về bộ phái Nhất Thiết Hữu Bộ, Hán văn viết đầy đủ là Thiện Kiến Luật Tỳ

Bà Sa (chú thích Luật tên là Thiện Kiến), gọi tắt là Luật Thiện Kiến.(có người hiểu bộ này ngang

hàng với luật tứ phần ,ngũ phần luật hay thập phần nhưng không phải) Tỳ Bà Sa nghĩa là chú thích.

Bộ này có nghĩa là bộ chú thích của bộ Vinaya Pitaka, không được nằm trong bộ quảng luật mà nó ở

dưới một bậc nhưng không được đặt ngang có bộ khác trong quảng luật.

Trong 6 bộ này thì Phật giáo Việt Nam truyền thừa bộ Tứ Phần Luật.

III. NỘI DUNG CỦA BỘ QUẢNG LUẬT

Gồm 3 phần

Thứ nhất là Kinh Phân biệt giải thích giới của tỳ kheo và giới của tỳ kheo ni, trong đó là nói nhân

duyên Đức Phật chế giớ; bao nhiêu lần, lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba; câu văn cuối cùng hình

thành một giới mà ta tụng ngày nay. Giải thích tỳ kheo là gì, đồng giới là gì, Baladi là gì?

Thứ hai là các kiền độ (hay còn gọi là chương, thiên, phẩm) khoảng 20 kiền độ, liên quan đến sinh

hoạt của tăng đoàn như: xuất gia thế nào, thọ giới ra sao (bạch Tứ yết mà và tam sư thất chứng

kiểm tra tư cách người thọ giới), an cư làm gì? tự tứ như thế nào, y phục … , đa số các pháp yết ma

được trình bài trong chương này.

(Thời Đức Phật có ai muốn xuất gia ,thì Đức Phật chỉ gọi Thiện lai. Các đệ tử của Đức Phật cũng làm

theo như vậy nhưng Đức Phật không cho phép, nếu như muốn xuất gia phải thọ tam quy và thọ

giới. 12 năm đầu Đức Phật không chế giới,nên không thể truyền giới. Thời gian sau, có người giết

người phạm tôi đi xuất gia và bị quan bắt, lúc đó Đức Phật quy định muốn xuất gia bầu ra 10 vị để

hỏi xem có phạm các điều phật đã qui định không, xong mới cho thọ như đủ 20 tuổi không, có phạm

tội gì không,…?)

Thứ ba là Phụ Lục là thêm và giải thích các điều mà hai chương trên chưa nói đến

Bộ Căn bản Thiết Nhất Thiết Hữu Bộ (bộ hán văn) về số trang gấp 4 ,5 lần so với các bộ luật khác.

Phần nội dung của phần Kiền Độ gồm 7 chương: 1/ Xuất gia sự, 2/ an cư, 3/tùy ý (tự tứ), 4/ Biệt

cách (các vật dụng bằng da: dép), 5/ Dược, 6/ Yết sĩ La (Kathina - y công đức), 7/ Phá tăng.

Khi so với bộ Căn Bản Thiết Nhất Thiết Hữu Bộ của Tây tạng thì thiếu bộ thứ 8/Bố Tát sự , 9/ Y sự

,10/ Câu diệt di, 11/ yết ma , 12/ Huỳnh Xích Tỳ Kheo Sự , 13/ Bổ Đằng Ca La sự , 14/ Gía Bố Tát

(là ngăn bố tát) , 15/ Ngọa Cụ Sự , 16/ Diệt chánh. Riêng bộ căn bản Thiết Nhất Thiết Hữu Bộ của

tây tạng có 16 chương đầy đủ , hán văn tuy nhiều nhưng bị thiếu từ chương thứ 8 đến chương 16.

Page 5: LUẬT ĐẠI CƯƠNG - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/LUAT-1-2-3-Gioi-thieu... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

Bài 1-2 - 3: Giới Thiệu Tổng Quát và Tỳ Kheo Trang 5/12

CÂU HỎI

Câu 1: hãy kể tên các bộ quảng luận và kể rõ 6 bộ này thuộc bộ phái nào ?

Câu2: Bộ Căn Bản Thiết Nhất Thiết Hữu Bộ Luật bằng hán văn trình bài bao nhiêu sự (kiền độ).

Hãy nêu tên các sự đó. So với bộ căn bản thiết nhất thiết hữu bộ luật bằng chữ tây tạng thiếu bao

nhiêu sự? đó là những sự nào?

Câu 3: Trong kinh Phạm Võng ,Trường A Hàm 1, Đức Phật có dạy: “thế nào là duyên cớ nhỏ nhặc về

oai nghi giới hạnh mà hàng phàm phu ít học, không rõ thâm nghĩa, chỉ bằng vào sở kiến để tán thán

một cách chân thật?”

“Người ấy tán thán rằng Sa Môn Cù Đàm đã bỏ nghiệp sát, dứt nghiệp sát, xả bỏ dao gậy, có tàm quý

có tâm thương sót hết thảy. Đó chỉ là duyên cớ nhỏ nhặc về oai nghi giới hạnh mà hàng phàm phu ít

học dựa lấy để tán thán Như Lai”

Các Tăng sinh hiểu như thế nào lời dạy trên của Đức Phật?

Gợi ý của Giáo Thọ

Người có trí là tán thán Đức Như Lai là người có trí tuệ từ đó giải thoát khỏi sanh tử khổ đau. Tuy

nhiên, trong kinh Di Giáo Đức Phật đã di huấn phải tôn trọng giới luật - nói lên sự quan trọng của

Giới Luật. Cần hiểu rằng Giới luật là đều cần thiết để tu tập giải thoát nhưng chưa phải là đủ, nếu

không có trí tuệ vẫn bị sanh hồi sanh tử. Mà Tuệ sanh là do Định, Định sanh là do Giới. Mục đích của

Phật pháp là giải thoát thì phải có trí tuệ.

(xem Phật Học Khái luận trang 35 ,36 ,nhận định của HT Chơn Thiện; Kinh Tam Minh (Trung bộ

kinh); đọc hết bài kinh phạm võng để trả lời câu hỏi này)

BÀI 2: GIỚI THIỆU (TT) – LUẬT TỲ KHEO

Giới luật rất mênh mông tóm tắt lại có hai điều: Giới là chỉ trì nghĩa là ngăn ngừa, ngừng, hộ trì

nghiêm chỉnh tất cả các học xứ, hay muốn giữ giới phải ngừng lại, không được hoạt động như

không sát sanh, hay không dâm dục, chỉ là dừng lại, vấn đề này thuộc về cá nhân, tự mình biết mình

có giữ giới hay không. Giới là Biệt Giải thoát nghĩa là giữ được giới nào giải thoát giới đó, giữ toàn

phần giải thoát toàn phần.

Luật là tác trì: có nghĩa là làm, tất cả công việc của Tăng đều do đây mà thành tựu viên mãn.

Tìm hiểu giới của Tỳ Kheo

Theo từng bộ luật của các bộ phái khác nhau; tổng giới các Tỳ Kheo giữ trong luật Tứ phần

- Bộ Vinapitaka giới tỳ kheo là 227 giới

Page 6: LUẬT ĐẠI CƯƠNG - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/LUAT-1-2-3-Gioi-thieu... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

Bài 1-2 - 3: Giới Thiệu Tổng Quát và Tỳ Kheo Trang 6/12

- Ngũ Phần thì tỳ kheo phải giữ là 251 giới

- Tứ phần là 250 giới

- Căn Bản Thiết Nhất Thiết Hữu Bộ : bộ hán văn là 249 giới, bộ tạng văn 258 giới

- Ma ha Tăng Kỳ Luật ít nhất là 218 giới

- Bộ Thập Tụng dựa theo bộ quảng luật có 257 giới, dựa vào giới bản có 263 giới

CÁC PHÁP YẾT MA

Theo Thượng tọa bộ hệ có 3 loại

- Đơn bạch: chỉ một lần tác bạch mang tính thông báo chứ chưa phải pháp yết ma (thời ĐP

chưa có lịch thông dụng như ngày nay nên phải thông báo mấy giờ ,ở đâu ,để bố tát)

- Bạch Nhị Yết Ma: Hỏi ý kiến đến 2 lần; 1 lần thông báo, 1 lần biểu quyết như phân chia tài vật

khi có vị tăng mất, hợp lại bạch nhị yết ma để chia y, bát cho tăng, ưu tiên cho người nuôi

bệnh, hoặc ưu tiên cho người thiếu hoặc y bị rách.

- Bạch Tứ yết ma: để giải quyết các vấn đề quan trọng như thọ giới tỳ kheo phải xin thỉnh 4

lần (1 lần thông báo, 3 lần biểu quyết)

(Hai pháp sau quan trọng)

Theo Đại Chúng Bộ có 4 yết ma (cụ thể Ma ha Tăng Kỳ luật )

3 loại yết ma (bạch yết ma, bạch nhất, bạch tam) thì giống thượng tọa bộ nhưng khác tên gọi

- Bạch yết ma (Đơn Bạch của Thượng tọa bộ)

- Bạch Nhất yết ma

- Bạch Tam yết Ma : 1 lần bạch , 3 lần yết ma

- Cầu thỉnh yết ma: tức là dự bị hay vận động hành lang để chuẩn bị vào phép yết ma chính

thức

Các pháp yết ma trong bộ quảng luật

- Vinapitaka có khoảng 106 pháp yết ma

- Ngũ phần thì 76 pháp yết ma

- Tứ phần luật 132 pháp yết ma

- Thập tụng luật có 134 pháp yết ma

- Căn bản thiết nhất thiết hữu bộ có: theo hán tạng thì có 75 pháp yết ma, theo tạng văn thì có

113 pháp yết ma

Page 7: LUẬT ĐẠI CƯƠNG - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/LUAT-1-2-3-Gioi-thieu... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

Bài 1-2 - 3: Giới Thiệu Tổng Quát và Tỳ Kheo Trang 7/12

- Ma ha tăng kỳ luật thì có 111 pháp yết ma.

NỘI DUNG 250 GIỚI TỲ KHEO THEO PHÁP TẠNG BỘ TỨ PHẦN LUẬT

- 4 Ba- La –Di

- 13 pháp Tăng tàn

- 2 pháp bất định

- 30 xả đọa

- 90 đơn đọa

- 4 pháp hướng bỉ hối

- 100 pháp chúng học

- 7 pháp tránh sự tranh cải (diệt tránh)

Baladi là tội nặng nhất trong giáo đoàn: đoạn đầu, khí là như bị đứt đầu, phạm bị tẩng xuất, đoạn

mạng hay mất đi căn chủng tu tập không được phát triển. Ví dụ: cây chuối khi bị đứt ngọn thì coi

như chết.

Đức Phật chế giới là tùy phạm tùy chế mà chế giới đây là một điều đặc biệt trong Phật giáo. Khi

thành đạo thì ngài chỉ giảng pháp mà chưa chế giới.

Khi Ngài Xá Lợi Phất hỏi Đức Phật thời Đức Phật nào chánh pháp được lâu dài. Ngài trả lời: thời

Đức Phật nào giữ giới thì chánh pháp được lâu dài nên Xá lợi Phất thỉnh Phật chế giới nhưng ngài

từ chối và dạy: “Khi nào các Tỳ Kheo chạy theo danh lợi, chạy theo lợi dưỡng, thì lúc đó các pháp

hữu lậu sanh, mà các pháp hữu lậu sanh thì phạm giới” nên Tỳ Kheo nên sống thiểu dục tri túc.

NGUYÊN NHÂN CHẾ GIỚI (lấy tài liệu từ sách Sự Tích Giới Luật – Ni Sư Thích Trí Hải)

Giới thứ 1: Giới Dâm (Làm Hạnh Bất Tịnh)

Lúc Phật ở Xá vệ, có ngài Tu đề na (Sudina) làm hạnh bất tịnh với vợ cũ. Nguyên Tu đề na con nhà giàu, đã có vợ, nghe Phật thuyết pháp bèn năn nỉ cha mẹ bất đắc dĩ phải để cho ông đi tu. Không bao lâu, gặp mùa đói kém Phật cho phép chúng tỷ kheo tản mác đi khất thực các nơi. Tu đề na dẫn một đoàn tăng chúng về thôn nhà khất thực. Cha mẹ nhân cơ hội ấy năn nỉ Tu đề na hoàn tục, Tu đề na không chịu; cha mẹ lại năn nỉ Tu đề na ở lại với vợ cũ một đêm để ông bà có cháu bế cho vui cửa vui nhà, hơn nữa khi chết còn có người cúng cơm, thờ tự. Tu đề na cuối cùng phải xiêu theo. Nhưng khi trở lại trong tăng chúng, ông cảm thấy bứt rứt, hối hận, khổ sở. Các tỷ kheo bạn tới hỏi thăm, ông nói thật, và cùng đi đến Phật kể rõ sự tình. Phật quở trách đủ thứ và dạy đó là việc không đáng làm, phi phạm hạnh. Nhân đấy Phật chế giới.

(Lời bàn: Tội ba la di còn dịch là: "tha thắng", là để cho cái khuynh hướng khác, không phải mình

(tự) thắng lướt, làm cho mình không còn là mình nữa. Chính đây là nguồn gốc của mọi pháp tu và

Page 8: LUẬT ĐẠI CƯƠNG - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/LUAT-1-2-3-Gioi-thieu... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

Bài 1-2 - 3: Giới Thiệu Tổng Quát và Tỳ Kheo Trang 8/12

giới luât Phật chế: khiến cho con người đừng đi lạc xa cái "tánh thường" của mình, nếu lỡ đi xa một

chút thì phải nhớ mà quay trở lại. Khi Phật chưa chế giới thì chưa gọi là "phạm", thế nhưng sau khi

Tu đề na làm hạnh bất tịnh thì tự thấy hổ thẹn khổ sở. Điều đó chứng tỏ tánh thường của chúng ta

vốn tự thanh tịnh, không xen lẫn dâm dục, nên khi làm cái sự gì khác (tha) với tánh thường ấy, thì

tâm tự thấy khó chịu. )

Giới Thứ 2: Lấy Của Không Cho Phật ở Xá vệ, Tỳ kheo Đàn ni ca (Dhanya) con nhà thợ gốm phạm trước tiên. Ông làm một chòi lá

trong rừng để ở, một hôm đi khất thực về thấy chòi đã bị những người kiếm củi và chăn trâu phá

hết vách mái. Ba lần như vậy, nhớ nghề cũ, ông bèn ra tay nung đất làm gạch xây một cái nhà có mái

đỏ chói. Một hôm Phật và chúng tăng đi qua trông thấy, biết của tỷ kheo xây, Phật bèn sai Anan tới

phá, rồi cấm đệ tử không được tự tay đào đất, nung ngói gạch xây nhà, vừa mất thì giờ hành đạo

vừa tổn hại chúng sinh. Đàn ni ca khi trở về thấy ngôi nhà ngói cũng bị phá, hỏi ra biết được là do

lệnh Phật, ông bèn vào rừng tìm cây để làm nhà gỗ. Quan giữ rừng không cho, nhưng Đàn ni ca bảo,

vua đã cho tôi rồi. Quan nói nếu vua đã cho thì xin đại đức cứ tự tiện mà chặt đốn. Đàn ni cađốn hết

những cây gỗ quý lâu năm. Khi ngự giá qua rừng, trông thấy cây cối ngã nghiêng, những cây gỗ quý

dành để tu bổ cung đình đã biến mất, vua cho đòi quan giữ rừng đến hỏi. Quan tâu, vì thấy vua một

Phật, mà có vị tỷ kheo bảo vua đã cho chặt, nên ông đãđể cho vị ấy chặt cây. Nhà vua tức giận cực

điểm, cho là quan nói láo, sai bắt nhốt vào cũi giải về cung trị tội. Giữa đường gặp Đàn ni ca, ông ta

kêu khóc ầm ĩ. Tỷ kheo bảo không sao, để tôi tới bảo cho vua nhớ, rồi vua sẽ thả ông về. Tỷ kheo

đến thẳng cung vua, nói: "Vua không nhớ sao, ngày làm lễ đăng quan, vua có đọc bài diễn văn hứa

khi lên ngôi, vua sẽ cho phép các vị xuất gia tự do hành đạo và xử dụng tất cả những vật cần dùng

hiện có trong nước. Bởi thế mà tôi đốn những cây gỗ tôi cần để làm nhà". Vua ngao ngán. Căn cứ

theo luật pháp, tội tỷ kheo ấy đáng bị xử tử nhưng vì tôn kính đức Phật, nên vua chỉ mắng cho một

trận là "kẻ giặc, kẻ ngu si không biết gì cả, hãy đi đi cho khuất" và đuổi tỷ kheo về.

10 ĐIỀU LỢI ÍCH MÀ ĐỨC PHẬT CHẾ GIỚI

1. Khiến cho chư Tăng được hòa hợp thanh tịnh

2. Khiến cho chư Tăng sống hoan hỷ

3. Khiến cho chư tăng sống được an lạc

4. Khiến cho người chưa tin khởi lòng tin

5. Khiến cho người đã tin ,tăng thêm niềm tin

6. Điều phục người chưa được điều phục

7. Người có tàm quý được an lạc

8. Đoạn trừ Hữu lậu (phiền nảo) hiện tại

9. Đoạn trừ Hữu lậu vị lai

Page 9: LUẬT ĐẠI CƯƠNG - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/LUAT-1-2-3-Gioi-thieu... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

Bài 1-2 - 3: Giới Thiệu Tổng Quát và Tỳ Kheo Trang 9/12

10. Chánh pháp được tồn tại lâu dài

Tất cả là 10 điều , thực ra 9 điều trên là cụ thể làm cho chánh pháp được tồn tại lâu dài, mà chánh

pháp được lâu dài là do tăng chúng .

Đức Phật trách mắng rồi chế giới

Lần 1: “Tỳ kheo nào phạm hạnh bất tịnh, hành pháp dâm dục, người ấy phạm tội Baladi, không

được sống chung.”( chế giới lần thứ nhất)

Lần thứ 2: “Tỳ kheo nào, cùng với Tỳ Kheo đồng giới, không xả giới, giới kém không tự phát lồ,

phạm hạnh bất tịnh, hành pháp dâm dục ,Tỳ kheo ấy phạm tội Ba la di, không được sống chung.”

Lần thứ 3: “Tỳ kheo nào, cùng với tỳ kheo đồng giới, không xả giới, giới kém không tự phát lồ, cho

đến cùng loại súc sinh, phạm hạnh bất tịnh, người ấy phạm tội Ba la di, không được sống chung.”

(Lý do: một vị Tỳ kheo đang thiền định, ma hiện ra phá, ma hiện ra một người phụ nữ rất đẹp, Ngài

chạy theo nó, ma nhập vào con ngựa chết, vị Tỳ kheo hành pháp dâm dục với ngựa chết, khi tỉnh

dậy, buồn khổ, ăn năng và bạch cùng Phật, lúc đó Ngài không phạm giới ,sau Đức Phật chế giới lần

thứ 3)

Lần thứ ba là giới bản định hình cho đến ngày nay.

Danh tự Tỳ kheo (cũng như Sa môn là cho các vị xuất gia không có gia đình, không thuộc truyền

thống Bà La Môn) không chỉ riêng của Phật Giáo mà các tôn giáo khác cũng có Tỳ kheo, kể cả Bà La

Môn. Danh tự Tỳ kheo theo mỗi bộ luật giải thích khác nhau nhưng theo Tứ Phần luật, danh tự tỳ

kheo có 8 loại: 1/ Danh tự Tỳ kheo, 2/ Tương tợ Tỳ kheo, 3/ Tự xưng Tỳ kheo, 4/ Thiện lai tỳ kheo,

5/ Khất cầu tỳ kheo, 6/ Các triệt y Tỳ kheo, 7/ Phá kiết sử Tỳ kheo, 8/ Bạch tứ yết ma.

Tương tợ tỳ kheo: liên quan tới Baladi, hình tướng thì giống nhưng chỉ giới thứ 1 được đặt cách

cho ở lại nhưng phải làm Sadi (Sadi học giới), ngồi trước Sadi và sau Tỳ kheo nhưng không được

tham dự các pháp Yết ma của tỳ kheo. Vị tỳ kheo này chỉ giống hình tướng nhưng bản chất thì bị

tước hết các quyền như sự cúng dường, thị giả, sự phục vụ của Sadi.

Tự xưng tỳ kheo: không thuộc phái, đoàn thể nào mà tự cạo tóc rồi tự xưng tỳ kheo.

Thiện Lai tỳ kheo: thời Đức Phật thì khi xuất gia ngài chỉ nói Thiện Lai tỳ kheo. Sau này, các đệ tử

cũng làm như vậy nhưng Phật không cho phép, mà phải kiểm tra tư cách người đó như đủ 20 tuổi

không, có phạm tội không?

Khất cầu tỳ kheo: đa số Sa môn thì đi khất thực

Các triệt y tỳ kheo: lấy vải của người chết giặc, cắt vuông và may lại cho các tỳ kheo khổ hạnh.

Phá kiết sự tỳ kheo: là các bậc A la hán

VẤN ĐỀ XẢ GIỚI

Page 10: LUẬT ĐẠI CƯƠNG - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/LUAT-1-2-3-Gioi-thieu... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

Bài 1-2 - 3: Giới Thiệu Tổng Quát và Tỳ Kheo Trang 10/12

Theo luật, chỉ cần nói cho 1 vị khác (không cần là tỳ kheo, không cần xuất gia) nhưng người nghe

đó phải hiểu được những gì người xả giới nói.

CÂU HỎI CUỐI FILE 3

1. Khi Ngài Xá Lợi Phất xin Đức Phật chế giới, Đức Phật đã dạy điều gì?

2. Sa di học giới (Baladi học giới)nghĩa là gì?

Trong trường hợp nào được cho Baladi học giới?

Trong 6 bộ quảng luật còn hiện lưu hành, những bộ nào cho Baladi học giới và nội dung của

học giới này là gì?

3. Hãy nêu số các giới điều được ghi trong 6 bộ quảng luật

4. Hãy kể tổng quát 250 giới của tỳ kheo

5. Có bao nhiêu pháp yết ma được ghi trong từng bộ quảng luật ? nêu cụ thể.

6. Luật Tứ Phần trình bày bao nhiêu loại tỳ kheo? hãy kể ra

7. Ở việt nam ngày nay, vị Tỳ kheo ăn trộm vật trị giá bao nhiêu tiền thì phạm tội Baladi?

THAM KHẢO

Câu 1: Khi Ngài Xá Lợi Phất xin Đức Phật chế giới, Đức Phật đã dạy điều gì?

Đức Phật: “Khi nào các Tỳ Kheo chạy theo danh lợi, chạy theo lợi dưỡng, thì lúc đó các pháp hữu

lậu sanh, mà khi các pháp hữu lậu sanh thì sẽ phạm giới.”

Câu 2: Sadi học giới (hay Ba la di học giới ) là gì ? Trong trường hợp nào được cho Bala di

học giới? Trong 6 bộ quảng luật còn hiện lưu hành, những bộ nào cho Baladi học giới và nội

dung của học giới này là gì?

Ba la di học giới là vị Tỳ kheo sau khi đã phạm tội Ba la di (phạm giới dâm) nhưng tâm thành sám hối, không muốn từ bỏ đời sống xuất gia, cầu thỉnh chúng Tăng (20 vị) tác pháp yết ma cho giới Ba la di.

Trong 4 giới Ba la di chỉ có giới dâm (giới đầu tiên) được khai, nghĩa là được cho phép yết ma Ba la di học giới hay Ba la di học hối, hoặc Sa di học hối v.v…, ba giới còn lại nếu phạm thì tẩn xuất, với điều kiện sau khi phạm giới, vị này có tâm hối cãi, ăn năn và tha thiết được ở lại tu tập. Tuy nhiên, vị này không phải là Tỳ kheo chính thức, chỉ trên Sa di một bậc, suốt đời ngồi sau tất cả các Tỳ kheo và trước tất cả các Sa di, chỉ là Sa di trưởng lão. Cho dù đệ tử của vị này là Tỳ kheo thì vị này vẫn phải ngồi sau đệ tử. Đó gọi là Sa di học giới hay Ba la di học giới.

Câu 3:Hãy nêu số các giới điều được ghi trong 6 bộ quảng luật

Theo từng bộ luật của các bộ phái khác nhau; tổng giới các Tỳ Kheo giữ trong luật Tứ phần

Page 11: LUẬT ĐẠI CƯƠNG - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/LUAT-1-2-3-Gioi-thieu... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

Bài 1-2 - 3: Giới Thiệu Tổng Quát và Tỳ Kheo Trang 11/12

- - Tứ phần: 250 giới

- Ngũ phần: 251 giới

- Vinaya Pitaka: 257 giới

- Ma ha Tăng kỳ: 218 giới

- Thập tụng Luật:

+ Quảng luật: 257 giới

+ Giới bản: 263 giới

- Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ:

+ Hán văn: 249 giới

+ Tạng văn: 258 giới

Câu 4: Hãy kể tổng quát 250 giới Tỳ kheo

- 4 Ba- La –Di

- 13 pháp Tăng tàn

- 2 pháp bất định

- 30 xả đọa

- 90 đơn đọa

- 4 pháp hướng bỉ hối

- 100 pháp chúng học

- 7 pháp tránh sự tranh cải (diệt tránh )

Câu 5. Có bao nhiêu pháp yết ma được ghi trong từng bộ quảng luật ?nêu cụ thể

₋ Vinapitaka có khoảng 106 pháp yết ma

₋ Ngũ phần thì 76 pháp yết ma

₋ Tứ phần luật 132 pháp yết ma

₋ Thập tụng luật có 134 pháp yết ma

₋ Căn bản thiết nhất thiết hữu bộ có: theo hán tạng thì có 75 pháp yết ma,theo tạng văn thì có

113 pháp yết ma

₋ Ma ha tăng kỳ luật thì có 111 pháp yết ma.

Câu 6: Luật tứ phần có bao nhiêu loại Tỳ kheo? Hãy kể ra.

Page 12: LUẬT ĐẠI CƯƠNG - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/LUAT-1-2-3-Gioi-thieu... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật Học Đại Cương

Bài 1-2 - 3: Giới Thiệu Tổng Quát và Tỳ Kheo Trang 12/12

1. Danh tự Tỳ-kheo: Là tên do thế gian gọi, chứ không phải Tỳ-kheo, vì không thọ giới Cụ túc.

2. Tương tợ Tỳ-kheo: Là cạo bỏ râu tóc mà không thọ giới. Giả bộ hình tướng xuất gia nhưng thực chỉ là cư sĩ trọc đầu.

3. Tự xưng Tỳ-kheo: Là cạo bỏ râu tóc rồi mặc áo ca-sa trà trộn trong hàng ngũ xuất gia, tự xưng Thích tử.

4. Khất cầu Tỳ-kheo: TK sống bằng cách đi khất thực

5. Thiện lai Tỳ kheo: Là khi Phật còn tại thế, bậc lợi căn đến xin xuất gia. Phật gọi “Thiện lai Tỳ-kheo” tiến tu phạm hạnh để diệt khổ, tức thời râu tóc được phép tự rụng, y ca-sa dính vào mình đúng Luật, trở thành Tỳ-kheo.

6. Cát tiệt y Tỳ-kheo: Là Tỳ-kheo cắt rọc từng miếng vải may lại thành y và nhuộm màu hoại sắc mà mặc.

7. Phá kiết sử Tỳ kheo: Tất cả phiền não ràng buộc, làm cho chúng sinh phải trôi lăn trong 3 cõi. Nếu xuất gia có thể đoạn trừ được phiền não ấy thì chứng quả A-la-hán, liền đặng Cụ túc giới.

8. Bạch tứ yết-ma Tỳ-kheo: Tỳ kheo do chúng Tăng tác pháp bạch tứ yết-ma truyền giới Cụ túc, mà thành Tỳ kheo.

Tỳ kheo đề cập trong giới là Bạch tứ yết ma Tỳ kheo. Thiện lai Tỳ kheo là các vị đệ tử của đức Phật, như ngài Kiều Trần Như, ngài Xá Lợi Phất, ngài Ca Diếp, …Khi chưa xuất gia, các vị này đã là đạo sư của một giáo phái, là những vị thượng căn nên khi nghe đức Phật giảng liền ngộ đạo, là những vị mà tâm hữu lậu không còn, đã chứng ngộ rồi.

Câu 7. Ở việt nam ngày nay, vị Tỳ kheo ăn trộm vật trị giá bao nhiêu tiền thì phạm tội

Baladi?

Ở Việt Nam, tội trộm cắp không bị kết án tử hình. Do đó, tội Ba la di (ở giới thứ hai), đối với Tỳ

kheo ở Việt Nam thì không có tội nào tương xứng. Tuy nhiên, 250 giới của Tỳ kheo bao gồm cả 5

giới của hành đồng và 10 giới của Sa di. Do đó, khi phạm tội ba la di thì đã bị đuổi ra khỏi chúng,

ngoài ra còn phạm về nhân quả và đạo đức (theo giới thì cây kim, ngọn cỏ cũng không được lấy)

(Tương ứng số tiền trộm cướp với mức án bị tử hình trong bộ luật hình sự (điều 138, trộm cướp

hơn 500 triệu mà có gây thương tích cho người trên 60% thì tử hình, còn việc tử hình thì tòa án

quyết định sau). Riêng trộm cắp, bộ luật năm 2009 có sửa đổi thì không còn luật tử hình (năm

1999 thì trộm cắp trên 500 triệu thì mức án nặng nhất là tử hình). Như vậy, tội Baladi này không

thể áp dụng ở Việt Nam. Cho nên, tùy chùa có hình thức xử lý tội trộm cắp khác nhau.)