Top Banner
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 1/ 104
104

Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Nov 16, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Luận văn

Thiết kế hệ thống xử lý nước

thải đô thị - Khu Bắc Trung

tâm Thành phố Qui Nhơn

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 1/ 104

Page 2: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

MỤC LỤC

PHỤ LỤC…………………………………………………………………. .... 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. 5

DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 7

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8

Chương 1. VÀI NÉT VỀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM ................ 8

1.1. Phân loại, nguồn gốc phát sinh của nước thải đô thị ............................... 8 1.2. Số lượng, đặc trưng của nước thải đô thị ................................................ 10 1.3. Hiện trạng ô nhiễm và vấn đề xử lý nước thải đô thị ở Việt Nam [7] . . . 13

Chương 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BẮC TRUNG

TÂM THÀNH PHỐ QUY NHƠN. .............................................................. 14

2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố Quy Nhơn. ........... 14 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 14 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 20

2.2. Hiện trạng môi trường nước thải đô thị khu vực Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn. .................................................................................................. 23

2.2.1. Hiện trạng môi trường nước của thành phố Quy Nhơn ........................ 23 2.2.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước và thoát nước khu vực ......................... 25 2.2.3. Hiện trạng xử lý nước thải cho khu Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn ........................................................................................................................ 30

2.3. Một số nội dung điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2020 ............................................................................................................ 32

2.3.1. Quy mô dân số [6] ................................................................................ 32 2.3.2. Cấp nước .............................................................................................. 32 2.3.3. Thoát nước mưa ................................................................................... 33 2.3.4. Thoát nước thải .................................................................................... 33

Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ VÀ ĐỀ

XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ ..................................................................... 34

3.1. Các bước xử lý nước thải đô thị [1] ......................................................... 34 3.1.1. Xử lý bậc một (hay xử lý sơ bộ) ............................................................ 34 3.1.2. Xử lý bậc hai (xử lý sinh học) ............................................................... 35 3.1.3. Xử lý bậc ba (hay xử lý triệt để) .......................................................... 35 3.1.4. Xử lý bùn cặn trong nước thải .............................................................. 35 3.1.5. Giai đoạn khử trùng ............................................................................. 35

3.2. Các phương pháp xử lý nước thải đô thị ................................................ 36 3.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học [2] ..................................... 36 3.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa – lý [1] ................ 37 3.2.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học [2] .................................. 37 3.2.4. Tách các nguyên tố dinh dưỡng ra khỏi nước thải [1] ......................... 38

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 2/ 104

Page 3: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

3.2.5. Khử trùng nước thải ............................................................................. 39 3.2.6. Các phương pháp xử lý cặn .................................................................. 39

3.3.1. Cơ sở lựa chọn dây chuyền công nghệ XLNT ...................................... 39 3.3.2. Xác định các thông số tính toán ban đầu ............................................. 40

3.3.2.1. Xác định lưu lượng nước thải cần xử lý đến năm 2020 ..................... 40 3.3.2.2. Xác định đặc trưng ô nhiễm của khu vực đến năm 2020 ................... 42 3.3.2.3. Xác định mức độ cần thiết xử lý nước thải ....................................... 43

3.3.3. Phân tích một số công nghệ xử lý đã được áp dụng ............................ 44 3.3.3.1. Công nghệ Aeroten truyền thống ....................................................... 46 3.3.3.2. Công nghệ Aeroten hoạt động gián đoạn theo mẻ (SBR)[1] ............. 47 4.3.3. Công nghệ AAO .................................................................................... 48 3.3.3.4. Bể lọc sinh học .................................................................................. 49 3.3.3.5. Mương oxy hóa [8] ............................................................................ 50 3.3.4. Lựa chọn hệ thống xử lý nước thải ....................................................... 51

Chương 4. TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ ................................................... 53

4.1. Ngăn tiếp nhận ......................................................................................... 53 4.2. Mương dẫn nước thải ............................................................................... 53 4.3. Song chắn rác ........................................................................................... 53 4.5. Bể lắng cát ngang ...................................................................................... 59 4.6. Máng đo lưu lượng ................................................................................... 62 4.7. Bể điều hòa ................................................................................................ 63 4.8. Bể lắng đợt một ........................................................................................ 63 4.9. Hệ thống AAO ........................................................................................... 67

4.9.1. Bể xử lý sinh học yếm khí ..................................................................... 67 4.9.2. Bể xử lý sinh học thiếu khí .................................................................... 68 4.9.3. Bể xử lý sinh học hiếu khí ..................................................................... 69

4.10. Bể lắng đợt II .......................................................................................... 73 4.11. Trạm khử trùng nước thải ..................................................................... 76 4.12. Bể nén bùn ............................................................................................... 79 4.13. Bể mêtan .................................................................................................. 81 4.14. Tính toán các thiết bị phụ ..................................................................... 84

4.14.1. Máy thổi khí ....................................................................................... 84 4.14.2. Bơm nước thải và bơm bùn ................................................................. 90

CHƯƠNG 5. TÍNH TOÁN KINH PHÍ ....................................................... 97

5.1. Tính toán kinh phí xây dựng công trình ................................................. 97 5.1.1. Chi phí xây dựng (các bể, mặt bằng, nhà): ........................................ 97 5.1.2. Chi phí máy móc, thiết bị điện và nước, hệ thống an toàn: ................ 99 5.1.3. Chi phí khác: ..................................................................................... 100 5.1.4. Tổng giá thành xây dựng công trình: ................................................ 100

5.2. Chi phí quản lý vận hành ....................................................................... 100 5.2.1. Chi phí điện năng ............................................................................... 100 5.2.2. Chi phí hóa chất ................................................................................. 101 5.2.3. Chi phí Ban quản lý vận hành: ........................................................... 101

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 3/ 104

Page 4: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

5.2.4. Chi phí khấu hao ................................................................................ 101 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103

PHỤ LỤC………………………………………………………………….

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 4/ 104

Page 5: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn thải nước của một số cơ sở dịch vụ và công trình công cộng.

Bảng 1.2. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư.

Bảng 1.3. Nhu cầu cấp nước và lượng nước thải một số ngành công nghiệp.

Bảng 2.1. Tần suất các hướng gió và lặng gió.

Bảng 2.2. Tốc độ gió trung bình và lớn nhất.

Bảng 2.3. Số giờ nắng trung bình.

Bảng 2.4. Khả năng bốc hơi trung bình tháng.

Bảng 2.5. Lượng mưa các tháng trong năm.

Bảng 2.6. Độ ẩm không khí trung bình các tháng.

Bảng 2.7. Dân số trung bình theo các năm.

Bảng 2.8. Diện tích và dân số khu vực Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn năm 2008.

Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế thành phố Quy Nhơn.

Bảng 2.10. Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.

Bảng 2.11. Các cơ sở kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ.

Bảng 2.12. Chất lượng nước mặt thành phố Quy Nhơn năm 2009.

Bảng 2.13. Chất lượng nước ngầm thành phố Quy Nhơn năm 2009.

Bảng 2.14. Bảng thống kê hiện trạng cửa xả.

Bảng 2.15. Nhu cầu dùng nước thành phố Quy Nhơn.

Bảng 2.16. Tiêu chuẩn và dự báo nước thải đến năm 2020.

Bảng 3.1. Giá trị tính toán các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán cho giá trị tối

đa cho phép trong nước thải sinh hoạt.

Bảng 3.2. Tính toán tiêu chuẩn cấp nước tương đương.

Bảng 3.3. Dân số các phường phía Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn.

Bảng 3.4. Lượng chất bẩn tính cho một người trong một ngày đêm.

Bảng 3.5. Đặc trưng ô nhiễm nước thải đô thị khu Bắc trung tâm thành phố Quy

Nhơn cần xử lý đến năm 2020.

Bảng 3.6. Nồng độ giới hạn một số chất ô nhiễm trong nướ thải đô thị.

Bảng 4.1. Kết quả tính toán song chắn rác.

Bảng 4.2. Kết quả tính toán bể lắng cát ngang.

Bảng 4.3. Kết quả tính toán bể lắng đợt I.

Bảng 4.4. Kết quả tính toán hệ thống AAO.

Bảng 4.5. Kết quả tính toán bể lắng đợt II.

Bảng 4.6. Các thông số vận hành của trạm khử trùng nước thải.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 5/ 104

Page 6: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Các bước xử lý nước thải đô thị.

Hình 3.2. Sơ đồ nguyên tắc dây chuyền công nghệ xử lý hoàn chỉnh.

Hình 3.3. Sơ đồ hoạt động của bể Aeroten truyền thống.

Hình 3.4. Sơ đồ của hệ thống Aeroten theo mẻ SBR.

Hình 3.5. Sơ đồ xử lý sinh học AAO.

Hình 3.6. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học.

Hình 3.7. Sơ đồ nguyên lý hoạt của kênh oxy tuần hoàn.

Hình 3.8. Sơ đồ dây chuyền công xử lý nước thải đô thị.

Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo song chắn rác.

Hình 4.2. Sơ đồ cấu tạo bể lắng cát ngang hình chữ nhật.

Hình 4.3. Sơ đồ cấu tạo mương Parsan.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 6/ 104

Page 7: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NTSH - Nước thải sinh hoạt

NTCN - Nước thải công nghiệp

ABS - Alkyl benzen sunfonat

UBND - Ủy ban nhân dân

QCVN - Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT - Bộ Tài nguyên môi trường

KPH - Không phát hiện

URENCO - Công ty Môi trường đô thị

WB - Ngân hàng phát triển Châu Á

XLNT - Xử lý nước thải

qsh - Nước sinh hoạt

SBR - Sequencing Batch Reactor

AAO - Anaerobic – Anoxic - Oxic

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 7/ 104

Page 8: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

MỞ ĐẦU

Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đã đưa nền kinh tế nước ta phát triển lên tầm

cao mới. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng là một thách thức lớn đối với đất nước. Sự gia

tăng dân số cùng với tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp, thương mại, du

lịch, dịch vụ đã gây áp lực không nhỏ cho môi trường, đặc biệt là vấn đề nước thải.

Hiện nay, hệ thống cấp thoát nước ở các đô thị Việt Nam được xây dựng từ

rất lâu, chưa được phát triển đồng bộ và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không

thể đáp ứng kịp thời sự phát triển đô thị. Các đô thị vẫn phải sử dụng hệ thống

cống thoát nước chung, xử lý nước thải không tập trung. Chính vì vậy, nước thải

đô thị trở thành vấn đề cấp bách của các cấp các ngành. Lượng nước thải đô thị

thải ra hàng ngày rất lớn, chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao, đặc biệt là các chất

dinh dưỡng (nitơ, photpho) và các vi sinh vật, kí sinh trùng gây bệnh. Đây là một

trong những nguồn gây ô nhiễm lớn tới môi trường nước, phá vỡ cân bằng hệ sinh

thái của môi trường nước, làm mất đi vẻ mỹ quan đô thị.

Nước thải của khu trung tâm thành phố Quy Nhơn cũng không nằm ngoài

những đặc trưng tương tự như trên. Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định được

sự tài trợ vốn của Ngân hàng thế giới (WB) đã có dự án điều chỉnh quy hoạch tổng

thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực trung tâm thành phố đến năm

2020. Dựa trên tính cấp thiết của dự án, đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô

thị - Khu Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn” góp một phần nhỏ vào việc hoàn

thiện hệ thống xử lý nước thải cho khu vực, bảo vệ môi trường nước, tạo cảnh quan

cho khu đô thị. Nội dung của đồ án bao gồm các phần:

- Mở đầu

- Chương 1: Vài nét về nước thải đô thị ở Việt Nam.

- Chương 2: Hiện trạng môi trường khu vực Bắc trung tâm thành phố Quy

Nhơn.

- Chương 3: Các phương pháp xử lý nước thải đô thị.

- Chương 4: Tính toán các thiết bị.

- Chương 5: Tính toán kinh phí.

- Kết luận.

- Tài kiệu tham khảo.

- Phụ lục.

Chương 1. VÀI NÉT VỀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM

1.1. Phân loại, nguồn gốc phát sinh của nước thải đô thị

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 8/ 104

Page 9: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Nước thải đô thị là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của

một thành phố. Đó là hỗn hợp của các loại nước thải: nước thải sinh hoạt, nước thải

công nghiệp, nước thải thấm qua và nước thải tự nhiên.

Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng, trên

cơ sở đó nước thải đô thị có thể phân thành các loại sau:

- Nước thải sinh hoạt:

Là nước đã được sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt tắm rửa,

vệ sinh nhà cửa,.. của các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại,

cơ sở dịch vụ... Như vậy, nước thải sinh hoạt được hình thành trong

quá trình sinh hoạt của con người. Một số các hoạt động dịch vụ hoặc

công cộng như bệnh viện, trường học, nhà ăn,... cũng tạo ra các loại

nước thải có thành phần và tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt

[1].

Thành phần NTSH gồm 2 loại:

Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các khu vệ

sinh.

Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các

chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

- Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất)

Là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh

hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.

Nước thải sản xuất được chia thành 2 nhóm: nhóm nước thải sản xuất có

độ ô nhiễm thấp (quy ước sạch) và nhóm nước thải có độ ô nhiễm cao.

Nước thải công nghiệp qui ước sạch là loại nước thải sau khi được sử

dụng để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà.

Nước thải công nghiệp nhiễm bẩn cần xử lý cục bộ trước khi xả vào

mạng lưới thoát nước chung hoặc vào nguồn nước tùy theo mức độ xử lý.

- Nước thải thấm qua: Đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều

cách khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành của hố ga.

- Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở những

thành phố hiện đại, nước thải tự nhiên được thu gom như một hệ thống

thoát nước riêng nhưng thành phố Quy Nhơn chỉ có một hệ thống cống

thoát nước chung cho nên nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và

nước mưa đều thoát theo hệ thống cống này.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 9/ 104

Page 10: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

1.2. Số lượng, đặc trưng của nước thải đô thị

Tính gần đúng, nước thải đô thị thường gồm khoảng 50% là nước thải sinh hoạt,

14% là các loại nước thấm và 36% là nước thải sản xuất [2].

Nước thải sinh hoạt

- Lượng NTSH của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp

nước, điều kiện trang thiết bị vệ sinh nhà ở, đặc điểm khí hậu, tập quán

sinh hoạt của người dân và đặc điểm của hệ thống thoát nước.

- Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và

các tính chất đặc trưng của thành phố. Khoảng 65 đến 85% lượng nước

cấp cho một người trở thành nước thải [2].

- Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt của khu dân cư đô thị thường là từ 100

đến 250 l/người.ngày đêm (đối với các nước đang phát triển) là từ 150

đến 500 l/người.ngđ (đối với nước phát triển). Ở nước ta hiện nay, tiêu

chuẩn cấp nước dao động từ 120 đến 180 l/người.ngày [1].

- Lượng NTSH tại các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng phụ thuộc vào

loại công trình, chức năng, số người tham gia, phục vụ trong đó. Tiêu

chuẩn thải nước của một số loại cơ sở dịch vụ và công trình công cộng

được nêu trong bảng 1.1.

Bảng 1.1.Tiêu chuẩn thải nước của một số cơ sở dịch vụ và

công trình công cộng [1]

Nguồn nước thải Đơn vị tínhLưu lượng

(lít/đơn vị tính.ngày)Nhà ga, sân bay Hành khách 7,5 – 15Khách sạn Khách 152 – 212

Nhân viên phục vụ 30 – 45Nhà ăn Người ăn 7,5 – 15Siêu thị Người làm việc 26 – 50Bệnh viện Giường bệnh 473 – 908

Nhân viên phục vụ 19 – 56Trường Đại học Sinh viên 56 – 113Bể bơi Người tắm 19 – 45Khu triển lãm, giải trí Người tham quan 15 -30

- Đặc trưng của NTSH là thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó

khoảng 52% là các chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số lớn vi

sinh vật. Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng các virut

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 10/ 104

Page 11: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

và vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn... Đồng thời trong nước cũng

chứa các vi khuẩn không có hại có tác dụng phân hủy các chất thải.

- Chất hữu cơ chứa trong NTSH bao gồm các hợp chất như protein (40 –

50%); hydrat cacbon (40 – 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các

chất béo (5 – 10%). Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy

sinh học và thoát ra khỏi các quá trình xử lý sinh học cùng với bùn [3].

- Đặc điểm quan trọng của NTSH là thành phần của chúng tương đối ổn

định [3].

Bảng 1.2. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư [1]

Chỉ tiêu Trong khoảng Trung bìnhTổng chất rắn (TS), mg/l

- Chất rắn hòa tan (TDS), mg/l

- Chất rắn lơ lửng (SS), mg/l

350 – 1.200

250 – 850

100 – 350

720

500

220BOD5, mg/l 110 – 400 220Tổng Nitơ, mg/l

- Nitơ hữu cơ, mg/l

- Nitơ Amoni, mg/l

- Nitơ Nitrit, mg/l

- Nitơ Nitrat, mg/l

20 – 85

8 – 35

12 – 50

0 – 0,1

0,1 – 0,4

40

15

25

0,05

0,2Clorua, mg/l 30 – 100 50Độ kiềm, mgCaCO3/l 50 – 200 100Tổng chất béo, mg/l 50 – 150 100Tổng Photpho, mg/l - 8

Nguồn: Metcalf&Eddy. Wastewater Engineering Treatment, Disposal, Reuse.

Fuorth Edition, 2004.

- Trong nước thải đô thị, tổng số coliform từ 106 đến 109 MPN/100ml,

fecal coliform từ 104 đến 107 MPN/100ml [1].

Như vậy, NTSH của đô thị có khối lượng lớn, hàm lượng chất ô nhiễm cao,

nhiều vi khuẩn gây bệnh, là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi

trường nước.

Nước thải công nghiệp

- Lượng nước thải công nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: loại hình,

công nghệ sản xuất, loại và thành phần nguyên vật liệu, sản phẩm, công

suất nhà máy,... Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được

xác định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 11/ 104

Page 12: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

- Ngoài ra, trình độ công nghệ sản xuất và năng suất của xí nghiệp cũng có

ý nghĩa quan trọng. Lưu lượng tính cho một đơn vị sản phẩm rất khác

nhau. Lưu lượng nước thải sản xuất dao động rất lớn. Trong các khu công

nghiệp tập trung, lưu lượng nước thải sản xuất cũng có thể chọn từ 25 đến

40 m3/ha.ngày, phụ thuộc vào các loại hình sản xuất trong các khu công

nghiệp và chế xuất đó.

Bảng 1.3. Nhu cầu cấp nước và lượng nước thải một số ngành công nghiệp [1]

Ngành công

nghiệpĐơn vị tính

Nhu cầu cấp

nước

Lượng nước

thảiSản xuất bia lít nước/lít bia 10 – 20 6 – 12Công nghiệp

đường

m3 nước/tấn đường 30 – 60 10 – 50

Công nghiệp giấy m3 nước/tấn giấy 300 – 550 250 – 450Dệt nhuộm m3 nước/tấn vải 400 – 600 380 – 580Sợi nhân tạo m3 nước/tấn sản phẩm 150 – 200 100Làm sạch khí lò

cao

m3 nước/m3 khí 4 – 6 3,5 – 5,5

Đúc gang m3 nước/tấn gang 2 – 5 1 – 4Luyện đồng m3 nước/tấn đồng 300 – 400 300 – 400

- Thành phần và tính chất NTCN rất đa dạng và phức tạp. Một số loại nước

thải chứa các chất độc hại như nước thải mạ điện, nước thải chế biến

thuốc phòng dịch...

- Thành phần ô nhiễm chính của NTCN là các chất vô cơ (nhà máy luyện

kim, nhà máy sản xuất phân bón vô cơ...), các chất hữu cơ dạng hòa tan,

các chất hữu cơ vi lượng gây mùi, vị (phenol, benzen...), các chất hữu cơ

khó bị phân hủy sinh học (thuốc trừ sâu, diệt cỏ...), các chất hoạt tính bề

mặt ABS ( Alkyl benzen sunfonat), một số các chất hữu cơ có thể gây

độc hại cho thủy sinh vật, các chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học tương

tự như trong nước thải sinh hoạt.

- Trong NTCN còn có thể có chứa dầu, mỡ, các chất lơ lửng, kim loại

nặng, các chất dinh dưỡng (N, P) với hàm lượng cao.

Nước mưa

Nước mưa có nguồn gốc là nước ngưng. Vì vậy, nước mưa là nguồn nước tương

đối sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn dùng nước. Ở những nước phát triển, nước

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 12/ 104

Page 13: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

mưa được sử dụng và thu gom rất hiệu quả. Nước mưa được thu gom sử dụng cho

các mục đích sản xuất, sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy và tưới cây,…trường hợp

không có nhu cầu sử dụng, nước mưa thường được được thu gom theo một hệ thống

thoát riêng rồi xả vào nơi quy định, không chảy về trạm xử lý, giảm chi phí xử lý

cho trạm.

Nước mưa chỉ bẩn (bị ô nhiễm) khi chảy qua mặt bằng đã bị ô nhiễm bởi các

chất hữu cơ, vô cơ và cả các chất thải rắn: cát bụi, rác, phân gia súc, vi sinh vật.

Hiện tượng này thường gặp ở các đô thị Việt Nam mỗi khi có mưa, chủ yếu là nước

mưa đợt đầu.

Ở các đô thị lớn nước ta hệ thống thoát nước mưa chưa được quy hoạch và xây

dựng riêng, hầu hết nước mưa thoát vào hệ thống thoát nước chung và đưa về trạm

xử lý hay nguồn tiếp nhận theo điều kiện của từng đô thị.

1.3. Hiện trạng ô nhiễm và vấn đề xử lý nước thải đô thị ở Việt Nam [7]

Sức ép của sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế tại các đô thị ở Việt Nam

đang đè nặng lên môi trường khiến cho tình trạng ô nhiễm nước thải ở các đô thị

ngày càng trở nên trầm trọng.

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Anh, Viện Khoa học và Kỹ thuật, Đại học Xây dựng

Hà Nội, “ Ước tính hiện nay chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý”.

Tại các thành phố lớn hiện chỉ có từ 50 – 80 % số hộ gia đình sử dụng hố xí tự

hoại, còn lại là số hộ vẫn sử dụng các loại nhà vệ sinh kiểu hố xí thùng. Tại các

thành phố khác (đô thị loại ba đến loại năm), theo Bộ xây dựng, có tới 30 – 50% số

hộ gia đình sử dụng hố xí thùng hoặc hố xí hai ngăn.

Tình trạng này đang gây ô nhiễm nặng môi trường sinh thái và nguồn nước tại

các đô thị và khu dân cư, nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu nào để giải quyết. Hệ

thống xử lý nước thải vệ sinh tại hầu hết các thành phố của Việt Nam cũng rất kém.

Nước thải từ nhà vệ sinh chỉ được xử lý qua loa trong các hệ thống bể tự hoại

của gia đình, sau đó hòa chung với nước xám chưa qua xử lý trước khi chảy vào

cống thoát nước chung hoặc chảy thẳng ra sông, hồ.

Hầu hết các hệ thống thoát nước này đều là hệ thống thoát nước chung có chức

năng thoát nước mưa và nước thải nhưng rất cũ và đã xuống cấp, được xây dựng

với đường kính, độ dốc nhỏ và tốc độ dòng chảy thấp nên gây ra sự lắng đọng và

tắc cống trong cả hệ thống vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 13/ 104

Page 14: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Chiều dài cống thoát nước tính trên đầu người hiện tại (tính từ điểm đấu nối hộ

gia đình) dao động từ 1,2 – 1,4 mét, trong khi đó ở các đô thị khác trong khu vực là

từ 6m – 8m.

Những nguyên nhân và thực trạng về nước thải nêu trên đã tồn tại từ rất nhiều

năm nay mà không có giải pháp xử lý triệt để đã gây ra tình trạng ô nhiễm nước thải

ở mức báo động trên cả nước.

Theo ước tính của Bộ xây dựng, mỗi ngày tổng lượng nước thải đô thị ở Hà Nội

lên tới 500.000 m3; trong đó 100.000 m3 là lượng nước thải từ các cơ sở công

nghiệp, bệnh viện và các cơ sở dịch vụ khác. Chỉ có một số ít nhà máy và bệnh viện

được trang bị hệ thống xử lý nước thải tại chỗ, và chỉ có 8 – 10 % tổng lượng nước

thải đô thị được xử lý ở bốn nhà máy xử lý nước thải mới xây dựng với tổng công

suất 48.000 m3/ngày. Có nghĩa là có tới 90 – 92% lượng nước thải sinh hoạt, y tế, từ

các cơ sở sản xuất, làng nghề, xí nghiệp không hề được xử lý mà xả thẳng sông

ngòi, ao hồ trên địa bàn thành phố. Chỉ số BOD, DO, NH4, NO2, NO3,... ở các sông,

hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép.

Ở thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải;

khoảng gần 3000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.

Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các đô thị khác như Hải

Phòng, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn,... nước thải đô thị cũng không được xử lý độ ô

nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải. Các thông số như SS, BOD, COD,

DO,... đều vượt quá từ 5 -10 lần, thậm chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép.

Chương 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BẮC TRUNG

TÂM THÀNH PHỐ QUY NHƠN.

2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố Quy Nhơn.

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Quy Nhơn nằm ở cực Nam của tỉnh Bình Định có toạ độ địa lý

13046’ vĩ độ Bắc, 119014’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và Phù

Cát, phía Nam giáp huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên, phía Đông giáp biển Đông, phía

Tây giáp huyện Tuy Phước, cách Hà Nội 1.060 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 14/ 104

Page 15: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Chí Minh 640km về phía Nam, nơi chạy qua của đường quốc lộ số 1, tuyến đường

sắt xuyên Việt.

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 159/QĐ-TTg công nhận

thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I tạo tiền đề đầu tư xây dựng đô thị phát triển

đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị, xây dựng và phát triển thành

phố Quy Nhơn thành đô thị hiện đại, bền vững, có bản sắc riêng nhằm thực hiện tốt

vai trò đô thị động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Khu vực Bắc trung tâm thành phố, hiện tại gồm 8 phường, diện tích 21,54 km2:

phía Bắc giáp sông Hà Thanh và trải dọc theo đầm Thị Nại, phía Nam giáp phường

Ghềnh Ráng và trải dài theo chân núi Vũng Chua về phía Bắc, phía Đông giáp vịnh

Quy Nhơn, phía Tây trải dài dọc theo phía Đông núi Bà Hỏa, giáp lưu vực hồ Phú

Hòa – khu tái định cư Nhơn Bình, Nhơn Phú.

Sơ đồ vị trí khu Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn (Phụ lục 1)

2.1.1.2. Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng. Cao độ thay đổi từ 1.5 m đến 4m. Huớng dốc

nghiêng từ núi ra biển và từ núi dốc về các triền sông. Độ dốc trung bình từ 0,5% đến

1% thường bị ngâp lụt từ 0,5 m đến 1,0 m (p = 10 %) ở các khu vực có cao độ < 2.0 m.

2.1.1.3. Khí hậu

Khu vực này mang đặc tính khí hậu của vùng Trung- Trung Bộ, bị chi phối bởi

gió Đông Bắc trong mùa mưa và gió Tây vào mùa khô. Mùa khô từ tháng 1 đến

tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 (lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80%

lượng mưa cả năm). Mùa đông ít lạnh, thịnh hành gió Tây Bắc đến Bắc. Mùa hè có

nhiệt độ khá đồng đều, có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 28 0C. Hướng gió

chủ yếu là Đông đến Đông Nam, nhưng chiếm ưu thế trong nửa đầu mùa Hạ là

hướng Tây đến Tây Bắc. Mùa mưa tại khu vực Quy Nhơn thường có bão, và bão

lớn tập trung nhiều nhất vào tháng 10.

Nhiệt độ trung bình năm: 26,90C.

Độ ẩm tương đối trung bình: 78%.

a- Gió

Hướng gió:

Tần suất các hướng gió và lặng gió trong các tháng đo được Trạm khí tượng

Quy Nhơn được dẫn ra trong bảng sau:

Bảng 2.1. Tần suất các hướng gió và lặng gió

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 15/ 104

Page 16: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Tần suất

(%)

Lặng

gió

Các hướng gió

BắcTây

BắcĐông

Đông

NamNam

Tây

NamTây

Tây

BắcTháng 1 9,5 43,7 12,6 2,3 4,1 2,0 - 4,4 31,2Tháng 2 14,7 41,2 8,9 3,5 10,3 6,1 0,1 3,2 26,6Tháng 3 19,6 30,2 6,7 6,1 26,2 11,7 0,4 2,5 16,2Tháng 4 23,6 18,1 5,9 9,1 36,7 19,4 0,6 1,1 9,1Tháng 5 26,1 13,0 5,3 7,5 32,3 21,4 2,0 7,4 11,0Tháng 6 25,3 6,5 2,8 6,0 25,8 17,4 3,6 21,1 16,8Tháng 7 22,6 5,9 2,4 2,6 23,9 12,3 3,6 31,2 18,1Tháng 8 22,8 7,1 2,3 3,3 19,2 9,5 4,2 24,8 19,6Tháng 9 25,6 21,6 5,7 4,5 17,1 11,6 3,2 14,9 21,4Tháng 10 14,7 36,4 12,8 4,8 5,8 4,0 0,5 6,3 29,4Tháng 11 7,9 51,6 13,1 2,5 1,5 1,1 0,1 3,8 26,3

Tháng 12 6,4 51,1 10,6 1,6 1,2 0,9 - 4,0 30,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2008)

Vận tốc gió:

Vận tốc gió trung bình tại thành phố Quy Nhơn là 2-4 m/s. Trong những trường

hợp đặc biệt như: giông, bão... vận tốc gió rất lớn, có thể đạt tới 40 m/s.

Tốc độ gió trung bình và lớn nhất trong các tháng đo được ở Trạm khí tượng

Quy Nhơn được dẫn ra trong bảng sau:

Bảng 2.2. Tốc độ gió trung bình và lớn nhất

(Đơn vị: m/s)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Trung bình 3,9 3,7 4,0 4,0 3,7 3,7 4,2 3,7 3,3 3,4 4,3 4,4Lớn nhất 18 19 16 31 21 40 40 38 40 32 36 40

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2008)

b- Nắng

Số giờ nắng trung bình các tháng đo được tại Trạm khí tượng Quy Nhơn được

trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.3. Số giờ nắng trung bình

(Đơn vị: giờ)

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 16/ 104

Page 17: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

TT Các tháng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 20081 Tháng 1 172,5 90,9 94,5 147,82 Tháng 2 197,8 160,7 223,5 90,43 Tháng 3 205,1 232,3 243,3 192,94 Tháng 4 265,3 265,1 239,5 279,85 Tháng 5 306,0 267,8 259,9 272,06 Tháng 6 260,6 269,6 275,6 278,07 Tháng 7 230,7 178,4 277,7 282,58 Tháng 8 166,6 201,3 208,5 234,8

9 Tháng 9 173,2 193,2 212,1 185,910 Tháng 10 120,6 193,9 139,1 164,911 Tháng 11 132,1 212,6 85,3 64,312 Tháng 12 16,7 133,9 150,0 94,713 Cả năm 2247,2 2399,7 2409,0 2288,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2008)

Từ tháng 3 đến tháng 9 là thời kỳ nhiều nắng, trung bình 200 - 300 giờ nắng/tháng.

Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau là thời ký ít nắng, trung bình 100 - 180 giờ

nắng/tháng.

c- Bốc hơi

Lượng bốc hơi trung bình năm tại thành phố Quy Nhơn là 1.193 mm. So với

lượng mưa thì lượng bốc hơi chiếm 60-70%. Khả năng bốc hơi các tháng trong năm

đo được ở Trạm khí tượng Quy Nhơn được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.4. Khả năng bốc hơi trung bình tháng

(Đơn vị: mm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 NămBốc

hơi75 77 77 83 99 140 156 156 107 77 73 73 1.193

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2008)

e- Lượng mưa

Lượng mưa tại Quy Nhơn phân bố không đều các tháng trong năm, tập trung từ

tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa lớn

nhất trong năm là 10 và 11, lượng mưa trung bình 300 - 500mm/tháng. Vào các

tháng ít mưa trong năm (tháng 3, 4), lượng mưa trung bình 15 - 35mm/tháng.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 17/ 104

Page 18: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Bảng 2.5. Lượng mưa các tháng trong năm

(Đơn vị: mm)

TT Các tháng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 20081 Tháng 1 3,3 59,2 68,4 258,32 Tháng 2 12,2 34,8 0,9 26,23 Tháng 3 136,0 165,7 92,9 34,94 Tháng 4 19,9 41,7 22,8 22,85 Tháng 5 49,0 105,8 7,2 80,26 Tháng 6 27,0 29,9 28,4 22,97 Tháng 7 13,3 69,8 4,7 27,38 Tháng 8 20,4 45,6 311,4 75,8

9 Tháng 9 363,4 218,5 134,5 425,210 Tháng 10 914,6 191,2 672,9 519,811 Tháng 11 487,7 137,8 807,9 851,112 Tháng 12 592,1 193,4 18,3 251,113 Cả năm 2638,9 1293,4 2241,3 2595,6

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm 2008 ).

f- Độ ẩm

Bảng 2.6. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm

(Đơn vị : %)

TT Các tháng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 20081 Tháng 1 79 84 80 812 Tháng 2 83 82 79 783 Tháng 3 82 83 83 804 Tháng 4 81 80 81 795 Tháng 5 80 76 78 776 Tháng 6 68 75 77 767 Tháng 7 70 64 72 718 Tháng 8 67 67 71 73

9 Tháng 9 78 77 77 7810 Tháng 10 85 79 83 8511 Tháng 11 84 79 82 8512 Tháng 12 87 79 80 8113 Bình quân năm 79 77 79 79

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm 2008 ).

2.1.1.4. Chế độ thủy văn – hải văn

a- Thủy văn

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 18/ 104

Page 19: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Khu vực trung tâm thuộc Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Nam của sông Hà

Thanh, con sông dài 85 km bắt nguồn ở độ cao 1100 m phía Tây Nam huyện Vân

Canh chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đến Diêu Trì chia thành 2 nhánh: Hà

Thanh và Trường Úc đổ vào đầm Thị Nại qua 2 cửa Hưng Thanh và Trường Úc rồi

thông ra biển Quy Nhơn. Diện tích lưu vực: 580 km2.

Hiện nay các con sông thường bị cạn kiệt, dòng chảy không đáng kể về mùa

khô. Mùa mưa nước chảy xiết và thường gây ngập lụt vào tháng 10 đến tháng 11

thời gian lũ kéo dài 58 đến 75 giờ.

b- Hải văn

Khu vực trung tâm thuộc thành phố Quy Nhơn do nằm sát biển nên chịu ảnh

hưởng của nhật triều không đều, thời gian trong tháng khoảng 20 ngày nhật triều.

Biên độ nhật triều từ 1,2 – 2,2 m. Mùa mưa khi thời gian mưa trùng với biên độ của

triều cường có thể gây ra sự chênh lệch từ mực nước 0,4 – 0,6 m.

- Mực nước triều cao nhất trung bình: 1,04 m (cao độ quốc gia)

- Mực nước triều trung bình: 0,0 m

- Mực nước triều thấp nhất trung bình: -0,12 m

2.1.1.5. Địa chất công trình và địa chất thủy văn

a- Địa chất công trình

Tham khảo một số dự án đã tiến hành tại Thành phố Quy Nhơn có thể nhận xét

điều kiện địa chất công trình khu vực trung tâm thành phố Quy Nhơn như sau:

- Khu vực trung tâm thành phố: Lớp 1 - đất nền; lớp 2 – cát thô hạt trung độ sâu

đến hơn 8m; cường độ chịu lực 1,5kg/cm2; lớp 3 - đất than bùn có cường độ

chịu lực 0,4kg/cm2 ; lớp 4 – cát hạt trung chứa vỏ sò ốc R=1,8kg/cm2. Thông

thường các công trình xây dựng đều làm móng nông, chiều sâu nhỏ hơn 4m.

- Khu vực ven sông Hà Thanh và đầm Thị Nại: lớp 1 – cát hạt trung lẫn vỏ sò độ

sâu từ 1,2-5,4m, giá trị SPT trung bình Ntb=3; lớp 2 – bùn sét, độ sâu thay đổi từ

2,0-18m; lớp 3 – sét mềm dẻo, chiều dày thay đổi từ 7,50-31,2m, Ntb=6; lớp 4 –

Sét nửa cứng, chiều dày thay đổi từ 4,5-5m, Ntb=20, lớp này bắt đầu nằm ở cao

độ khoảng -31m. Đến cao độ khoảng -36m là các dạng cát hạt mịn hoặc đá kết

sét.

b- Địa chất thủy văn

Thành phố Quy Nhơn nằm trong vùng địa chất thuỷ văn Đông Bắc Bộ, nơi mà

tầng chứa nước là những địa tầng tuổi paleozoic-mesozoic và các khe nứt trong đá

cứng. Địa chất vùng thành phố Quy Nhơn phần lớn phủ bằng trầm tích tuổi holoxen

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 19/ 104

Page 20: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

được xếp loại là bồi tích ven sông mới tạo thành gồm các hạt vật liệu mịn (hạt mịn).

Về phía Nam và phía Tây có đồi cao do đá biến chất tạo thành.

Do tính chất hạt mịn của vật liệu tầng chứa nước và do nằm gần biển nên trữ

lượng nước ngầm không lớn. Mực nước ngầm dao động trong khoảng từ 1,55 m

đến 3,96m. Khu vực bãi bồi sông Hà Thanh và sông Công (Tân An) có tiềm năng

nước ngầm cao hơn do sự bổ cập thường xuyên từ nguồn nước của hai con sông

này. Khu vực trung tâm thành phố có mực nước ngầm thấp hơn 3-4m từ mặt đất.

Sông Hà Thanh ở phía Bắc thành phố bắt nguồn từ Tây Nam của tỉnh Bình Định

trong các dãy đồi cao và chảy theo hướng thung lũng cho đến khi tới đồng bằng, từ

đó nó quanh co uốn khúc và thay đổi hướng chảy. Nước ở dưới đáy sông có độ sâu

từ 7-22m, lớp đá gốc granit ở độ sâu 25m.

c- Địa chấn

Thành phố Quy Nhơn nằm trong vùng động đất cấp 6.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a- Dân số

Theo số liệu của Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn, dân số chính thức

năm 2008 của Thành phố là 271.248 người. Trong đó, dân số của 8 phường nội thị

là 115981 người, chiếm 42,8% dân số toàn thành phố.

Dân số khu vực Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn được trình bày trong bảng 2.7

như sau:

Bảng 2.7. Dân số trung bình theo các năm [4]

Đơn vị: người

TT Tên phường xã Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008Tổng số 113.976 115108 115981

1 Đống Đa 23.623 23.857 24.0342 Hải Cảng 20.864 21.071 21.2343 Thị Nại 11.178 11.289 11.3764 Lê Hồng Phong 15.308 15.460 15.5775 Trần Hưng Đạo 11.091 11.201 11.2866 Lý Thường Kiệt 5.913 5.972 6.0177 Lê Lợi 14.362 14.505 14.6158 Trần Phú 11.637 11.753 11.842

(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Quy Nhơn 2008).

Bảng 2.8. Diện tích và dân số khu vực Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn năm

2008[4]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 20/ 104

Page 21: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

TT Tên phường xãDiện tích

(km2)

Dân số

( người)

Mật độ ds

(người/km2)1 Đống Đa 6,26 24.034 3.8392 Hải Cảng 9,83 21.234 2.1603 Thị Nại 1,95 11.376 5.8344 Lê Hồng Phong 1,05 15.577 14.8355 Trần Hưng Đạo 0,47 11.286 24.0136 Lý Thường Kiệt 0,69 6.017 8.7207 Lê Lợi 0,57 14.615 25.6408 Trần Phú 0,72 11.842 16.447

b- Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố: 21644 ha. Trong đó nội thị 14531 ha,

ngoại thị 7113 ha. Đất xây dựng đô thị 2682 ha. Bình quân 120m2/người.

c- Kinh tế

Thực hiện công cuộc “Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước” dưới sự lãnh

đạo của Đảng, cùng với sự nỗ lực của đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Định nói

chung và của thành phố Quy Nhơn nói riêng, trong những năm qua, đặc biệt là

những năm gần đây, kinh tế thành phố Quy Nhơn đã có bước phát triển rõ rệt, đời

sống của nhân dân từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi theo

hướng tăng tỷ trọng các ngành xây dựng, công nghiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng

của ngành nông- lâm nghiệp.

Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của thành phố Quy Nhơn được trình bày trong bảng 2.9

Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế thành phố Quy Nhơn

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 20081 Dân số trung bình người 265.341 267.975 271.2482 Dân số đang làm việc trong ngành

KTQDngười

125.587 126.928 128.8403 Tổng thu Ngân sách Tr.đồng 198.015 264.928 727.5814 Tổng chi Ngân sách Tr.đồng 225.628 246.606 323.2925 Tổng S.phẩm (GDP) địa phương

(giá thực tế)Tr.đồng 4.426.170 5.372.005 6.763.441

6 Tổng S.phẩm (GDP) địa phương

(giá SS’94)Tr.đồng 2.380.208 2.731.694 3.108.176

7 Giá trị sản xuất;

Nông nghiệp Tr.đồng 76.236 79.222 76.509Lâm nghiệp Tr.đồng 41.838 36.424 37.113Thủy sản Tr.đồng 204.372 208.855 203.678

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 21/ 104

Page 22: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Công nghiệp Tr.đồng 2.915.879 3.427.019 4.064.8028 Sản lượng lương thực (Cây hạt) Tấn 14.293,5 14.294 13.719,89 Tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn 1000

USD

241.476 308.694 364.747

Trong đó ngoài quốc doanh 1000

USD

170.866 242.588 267.297

10 Số máy điện thoại cái 56.522 59.822 71.786(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm 2008).

c- Văn hóa, giáo dục, y tế

Thành phố Quy Nhơn là một trong những trung tâm giáo dục không chỉ của tỉnh

Bình Định mà còn của cả khu vực Nam - Trung bộ. Trường Đại học Sư Phạm Quy

Nhơn đã vươn lên thành trường đại học đa ngành với quy mô 15.800 sinh viên, trong

đó có 14.500 sinh viên dài hạn, mỗi năm có trên 2.000 sinh viên tốt nghiệp. Hệ thống

các trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh v.v đào tạo mỗi năm

hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp bổ sung vào nguồn nhân lực của địa phương và của

cả khu vực Nam - Trung bộ. Tỷ lệ người được đào tạo ngày càng tăng.

Giáo dục phổ thông cũng được củng cố, đầu tư trang bị cơ sở vật chất khang

trang, hiện đại, cơ cấu ổn định.

Thành phố Quy Nhơn có 7 bệnh viện lớn, hai phòng khám khu vực, 1 trung tâm

kế hoạch hóa gia đình, 1 đội vệ sinh phòng dịch, 21 trạm y tế phường, xã.

Quy mô các giường bệnh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn được trình bày trong

bảng sau:

Bảng 2.10. Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố

Cơ sở y tế Đơn vị 2006 2007 2008I – Cơ sở Cơ sở 31 31 311. Bệnh viện 6 6 62. Phòng khám khu vực 2 2 23. TT KHH gia đình 1 1 14. Đội VS phòng dịch 1 1 15. Trạm Y tế xã / Phường 21 21 21II – Giường bệnh Giường 1230 1300 1.4701. Bệnh viện 1224 1294 1.4702. Phòng khám khu vực 6 6 -3. TT KHH gia đình - - -4. Đội VS phòng dịch - - -5. Trạm Y tế - - -

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm 2008).

c- Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 22/ 104

Page 23: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Quy Nhơn có ưu thế về phát triển du lịch, có bãi biển đẹp và nhiều di tích lịch

sử- văn hoá đặc sắc. Ngành du lịch đang được đầu tư và có bước phát triển nhanh.

Số liệu được thể hiện theo bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11. Các cơ sở kinh doanh thương nghiệp, khách sạn nhà hàng và dịch vụ

Cơ sở 2006 2007 2008Tổng số 14.340 14.041 14.679Nhà nước 10 10 10Tư nhân 283 299 325Tập thể - 1 -Cá thể 13.794 13.422 13.932Hỗn hợp 253 309 4121. Thương nghiệp 8.422 8.225 8.475Nhà nước 5 5 5Tư nhân 231 235 249Tập thể - 1 -Cá thể 8.019 7.771 7.930Hỗn hợp 167 213 2912. Khách sạn nhà hàng 3.519 3.664 4.122Nhà nước 2 2 2Tư nhân 36 36 56Tập thể - - -Cá thể 3.470 3.601 4.031Hỗn hợp 11 25 333. Dịch vụ 2.399 2.152 2.082Quốc doanh 3 3 3Tư nhân 16 28 20Cá thể 2.305 2.050 1.971Hỗn hợp 75 71 88

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm 2008).

2.2. Hiện trạng môi trường nước thải đô thị khu vực Bắc trung tâm thành

phố Quy Nhơn.

2.2.1. Hiện trạng môi trường nước của thành phố Quy Nhơn

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 23/ 104

Page 24: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

2.2.1.1. Nước mặt

Bảng 2.12. Chất lượng nước mặt thành phố Quy Nhơn năm 2009 [5]

Tên

mẫu

Các chỉ tiêu phân tíchpH

(mg/l)

TSS

(mg/l)

PO43-

(mg/l)

NH4+

(mg/l)

BOD5

(mg/l)

COD

(mg/l)

CN-

(mg/l)

Ni

(mg/l)

DO

(mg/l)

Coliform

MPN/100mlM1 7,76 15,5 0,03 1,94 9,3 18 - - 7,5 260M2 7,45 5,5 0,03 0,17 7,5 14 - - 8,2 140M3 8,00 216 0,03 0,96 37 70 - - 5,2 2300M4 7,72 42 0,07 1,04 31,5 66 - - 8,1 5300

QCVN 08:2008/BTNMTLoại

A16-8,5 20 0,1 0,1 4 10 0,005 0,1 ≥ 6 2500

Loại

A26-8,5 30 0,2 0,2 6 15 0,01 0,1 ≥ 5 5000

Loại

B15,5-9 50 0,3 0,5 15 30 0,02 0,1 ≥ 4 7000

Loại

B25,5-9 100 0,5 1 25 50 0,92 0,1 ≥ 2 10000

Ghi chú:

M1: Sông Hà Thanh, cầu Đôi;

M2: cầu Sông Ngang;

M3: Bàu Lác;

M4: Bàu Sen;

Từ bảng 2.12, ta thấy hầu hết các mẫu nước mặt của thành phố Quy Nhơn đều bị

ô nhiễm, đặc biệt là mẫu M4. Chỉ tiêu BOD5, COD và NH4+ đều vượt tiêu chuẩn

cho phép. Tuy nhiên, các mẫu nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải nguy

hại ( kim loại nặng, CN-, …), nồng độ coliform nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

2.2.1.2. Nước ngầm

Chất lượng nước ngầm của khu vực trung tâm thành phố Quy Nhơn còn tốt để

khai thác nước cho sinh hoạt. Hầu hết các chỉ tiêu về nước ngầm đều đảm bảo

QCVN 09:2008/BTNMT. Riêng chỉ tiêu coliform là vượt quá quy chuẩn cho phép.

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm được trình bày trong bảng 2.13.

Bảng 2.13. Chất lượng nước ngầm thành phố Quy Nhơn năm 2009 [5]

Tên

mẫu

Các chỉ tiêu phân tíchpH

(mg/l)

TDS

(mg/l)

SO42-

(mg/l)

Coliform

(MPN/100ml)

Ecoli COD

(mg/l)

Zn

(mg/l)

CN-

(mg/l)

F-

(mg/l)N1 6,47 336 56 9 KPH - 0,8 - -N2 7,69 824 59 4 KPH 0,002 - - -

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 24/ 104

Page 25: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

N3 6,58 128 52 11 KPH 0,001 - - -QCVN 09:2008/BTNMT

5,5-

8,51500 400 3 KPH 4 3,0 0,01 1

Ghi chú:

KPH: không phát hiện

N1: khu dân cư khu vực Bàu Sen, Phường Lê Hồng Phong;

N2: khu dân cư Phường Hải Cảng

N3: khu dân cư Phường Ghềnh Ráng

2.2.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước và thoát nước khu vực

2.2.2.1. Hệ thống cấp nước

Hệ thống cấp nước cho khu trung tâm thành phố Quy Nhơn được hình thành từ

chế độ cũ, ban đầu có qui mô nhỏ, sau này được cải tạo, nâng cấp và phát triển

thành hệ thống cấp nước hoàn thiện hơn, bao gồm các giếng khoan khai thác nước,

hệ thống khử trùng và mạng lưới phân phối nước sạch tới những nơi tiêu thụ. Công

suất hiện tại của hệ thống cấp nước là 25.000 m3/ngày, phân phối chủ yếu cho khu

vực các phường nội thành và một số khu vực ngoại thành đang trong đô thị hóa.

a- Nguồn nước

Nguồn nước chủ yếu được khai thác từ bãi giếng Hà Thanh, cách trung tâm

thành phố 9km, gồm 11 trạm bơm giếng được xây dựng ở phía Bắc sông Hà Thanh,

lưu lượng mỗi giếng từ 150 –200 m3/h (9x200 + 3x150), trong đó 8 giếng hoạt động

luân phiên, 3 giếng dự phòng. Các giếng khoang khai thác nước được xây dựng dọc

theo sông Hà Thanh.

b- Công trình xử lý và công trình đầu mối

Trữ lượng khai thác nguồn nước ngầm có thể đạt được 30.000 m3/ngày. Chất

lượng nước ngầm tốt, đảm bảo sử dụng trực tiếp sau khi đã khử trùng

Nước từ các trạm bơm giếng theo đường ống Φ600, Φ500, Φ400 chạy dọc quốc

lộ 19 Qui Nhơn – sông Cầu về thành phố Qui Nhơn. Khu vực thành phố Qui Nhơn

có 3 bể chứa, mỗi bể có dung tích 3.000 m3. Đầu tiên, nước ngầm được bơm về 2 bể

chứa có dung tích mỗi bể 3.000 m3 đặt tại trạm tăng áp. Tại đây nước được khử

trùng bằng clo sau đó được bơm ra trạm phân phối, một phần nước sạch được bơm

lên bể chứa nước sạch dung tích 3.000 m3 đặt trên núi Bà Hỏa có vai trò như một

vòi nước điều hòa đến các nơi tiêu thụ. Trạm bơm tăng áp đặt tại chân núi Bà Hỏa

có 3 máy bơm Q = 350 m3/h, H = 50 m và 2 máy Q = 320 m3/h, H = 40m. Bể điều

hòa trên núi Bà Hỏa w = 3000 m3 ở cốt +37m.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 25/ 104

Page 26: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

c- Hộ tiêu thụ

Theo thống kê của công ty cấp thoát nước Thành phố, tháng 6/2003 có 25.762

điểm đấu nối vào hệ thống cấp nước thành phố, trong đó: hộ gia đình: 2.168 hợp

đồng và cơ quan: 549 hợp đồng, trung bình 5,6 người/đ.hồ.

Năm 2010, dự kiến số đấu nối sẽ gia tăng ít nhất lên 40.000 hộ nâng tổng số đấu

nối lên 60.000 hộ để cung cấp cho 100% số hộ dân trong khu vực, đây là khoảng

đầu tư do Ngân hàng phát triển Châu Á hỗ trợ. Việc gia tăng đấu nối này sẽ gây gia

tăng nhanh lượng nước thải vào hệ thống xử lý [4].

2.2.2.2. Hệ thống thoát nước

a- Tình hình ngập lụt

Lũ lụt cục bộ xảy ra thường xuyên vào mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 11) với

lưu lượng đỉnh dòng chảy lớn do lượng nước từ các đỉnh núi dồn xuống Thành phố.

Nghiên cứu quá trình mực nước triều trạm Quy Nhơn những năm gần đây cho

thấy dao động mực nước triều của khu vực nghiên cứu không lớn, chỉ nằm trong

khoảng 1,0 – 1,5m. Vào các tháng mùa lũ: tháng 9, 10, 11, lượng mưa tập trung cao,

mực nước chân triều tăng 0,3 – 0,7m. Nói chung, tác động của thuỷ triều đến khả

năng thoát nước không lớn do mực nước triều có xấp xỉ 1,0m trong khi địa hình

thành phố có cao độ từ 2m trở lên trừ khu vực phía Bắc trung tâm thành phố.

Ngập úng không chỉ xảy ra ở các khu dân cư có cao độ địa hình thấp, năng lực

của hệ thống thoát nước thấp, mà còn ở cả một số tuyến phố chính ngay tại khu vực

trung tâm Thành phố. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở điều tra và tổng hợp số liệu của

Công ty Môi trường đô thị và Công ty cấp thoát nước Bình Định, nhìn chung trong

khu vực đô thị, ngập lụt xảy ra cục bộ trên phạm vi của một số tuyến đường, thời

gian ngập lụt không dài, ngoại trừ một số điểm có cao độ tự nhiên thấp cục bộ khả

năng thoát nước kém gây ra ngập lụt, nhất là trong trường hợp mưa kết hợp với

triều cường. Nguyên nhân ngập lụt là do việc xây dựng hệ thống thoát nước trong

một thời gian dài thiếu tính quy hoạch, định hướng dài hạn cho các lưu vực thoát

nước nên các cống được đầu tư xây dựng không phù hợp với lưu vực phục vụ thoát

nước, hướng thoát nước. Một số khu vực xây dựng có cốt san nền thấp hơn các khu

vực xung quanh, nhiều tuyến cống thoát nước có kích thước nhỏ, không đủ năng lực

thoát nước cho những trận mưa lớn. Một số điểm ngập lụt khác do hệ thống cống và

hố ga thu nước bị sập, hỏng, kênh mương bị bồi đắp nên khả năng tiêu thoát chậm.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 26/ 104

Page 27: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Các điểm ngập lụt chính của khu vực gồm có: Khu vực chợ Đầm, khu vực

phường Đống Đa (hốc Bà Bếp), khu vực đường Nguyễn Trãi, Trần Cao Vân, khu

vực thượng lưu hồ Bàu Sen, khu vực Xóm Tiêu,...

b- Tổ chức thoát nước

Hệ thống thoát nước của khu Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn là hệ thống

cống chung, có nhiệm vụ vận chuyển tải cả hai loại nước mưa và nước thải ra

nguồn tiếp nhận theo phương thức tự chảy. Các tuyến cống được phân định thành

nhiều cấp. Theo đó nước mưa, nước thải từ các hộ dân chảy vào các cống nhánh

(cống cấp 2, cấp 3) xây dựng trong các ngõ xóm, dẫn ra các tuyến cống chính (cống

cấp 1) xây dựng trên các tuyến đường của thành phố. Nước mưa chảy trên các ngõ

xóm, trên các đường phố cũng được thu vào cống cấp 2, cấp 1 thông qua các kết

cấu thu nước mặt đường. Toàn bộ nước mưa, nước thải sau đó được thải ra nguồn

tiếp nhận. Trong khu vực trung tâm thành phố có các nguồn tiếp nhận chính như

sau:

- Sông Hà Thanh

- Đầm Thị Nại

- Hồ Đống Đa

- Vịnh Quy Nhơn

Do là hệ thống thoát nước tự chảy hoàn toàn lại chưa có các kết cấu cửa xả thích

hợp nên hiệu quả thoát nước của hệ thống thoát nước tại một số khu vực trũng ở

trung tâm thành phố phụ thuộc nhiều vào chế độ thủy triều.

Trong phạm vi thành phố, tỷ lệ đường phố có cống thoát nước rất cao, khoảng

0,88km cống/ 1km đường. Tuy nhiên, năng lực của hệ thống thoát nước vẫn rất hạn

chế, không đáp ứng được yêu cầu thoát nước của thành phố.

c- Mạng lưới thoát nước

Mạng lưới thoát nước của khu vực Bắc trung tâm Thành phố thoát nước theo

hướng khác nhau [4]:

(1) Các lưu vực có hướng thoát nước về phía cửa sông Hà Thanh và đầm Thị

Nại (hướng Bắc Thành phố).

Bao gồm các trục thoát nước chính (từ phía Đông sang phía Tây Thành phố):

- Trục Phan Chu Trinh đến đầm Thị Nại: thoát nước cho khu vực phía Đông

thành phố từ đường Lê Lợi và từ phía Bắc đường Nguyễn Huệ đến hồ Đống Đa –

đầm Thị Nại. Khu vực này không bị ngập úng nhưng chất lượng cống đoạn thượng

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 27/ 104

Page 28: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

lưu kém, đoạn hạ lưu và miệng xả bị lấn chiếm, nằm dưới các nhà dân, không thể

quản lý được.

- Trục Trần Cao Vân và Lê Lợi đến hồ Đống Đa - đầm Thị Nại: là trục thoát

nước chính rất quan trọng của trung tâm thành phố cũ. Khu vực này bị ngập úng khi

mưa lớn do không đảm bảo yêu cầu công suất tiêu thoát nước, chất lượng cống

nhiều đoạn bị xuống cấp nghiêm trọng. Khu vực này thường bị ngập lụt khi có mưa

lớn. Tuyến Trần Cao Vân cần được xây dựng thành tuyến cống chính thoát nước

cho khu trung tâm thành phố cũ.

- Trục Hoàng Hoa Thám và Phạm Hồng Thái dẫn ra đầm Thị Nại: là các trục

thoát nước chính của khu vực Tây – Bắc trung tâm thành phố từ đường Trần Hưng

Đạo đến đường Đống Đa và phía Tây đường Phan Đình Phùng. Khu vực này bị ngập

úng nghiêm trọng mỗi khi có mưa do cao độ địa hình, chất lượng cống và khả năng

thoát nước không đảm bảo. Khu vực này cần phải được đầu tư mở thêm các hướng

thoát mới.

- Trục thoát nước thượng lưu hồ Bàu Sen: là tuyến mương hộp nằm giữa đường

Nguyễn Thái Học và đường Hoàng Văn Thụ, tiếp nhận nước mưa khu vực khá rộng

giới hạn bởi núi Bà Hỏa, đường Nguyễn Tất Thành và Trần Thị Kỷ dẫn ra hồ Bàu

Sen. Lưu vực này có độ dốc địa hình lớn nên mặc dù tuyến cống có kích thước lớn

nhưng nước không tức thời chảy vào cống.

- Trục kênh thoát nước từ hạ lưu hồ Bàu Sen ra cửa sông Hà Thanh: Thoát nước

cho một phần khu trung tâm thành phố giới hạn bởi đường Nguyễn Tất Thành, Trần

Thị Kỷ và núi Bà Hỏa.

- Trục cống khu vực Tháp Đôi - sông Hà Thanh.

(2) Các lưu vực có hướng thoát nước ra vịnh Quy Nhơn (phía Đông Thành phố)

bao gồm các trục thoát nước chính sau:

- Trục Trần Bình Trọng đến đường Xuân Diệu (sát bờ biển);

- Trục Trần Phú - Ngọc Hân Công Chúa;

Sơ đồ hiện trạng mạng lưới thoát nước thành phố Quy Nhơn (Phụ lục 2)

d- Hệ thống hồ điều hòa

Thành phố Quy Nhơn nói chung và khu vực trung tâm Thành phố nói riêng, là

khu vực đặc biệt có các hồ tự nhiên bên trong khu đô thị, các hồ đó gồm có: hồ Bàu

Sen, Đống Đa, Phú Hòa và Bông Hồng. Các hồ này đang làm nhiệm vụ tiếp nhận

nước mưa và nước thải. Hồ Bông Hồng có vai trò điều tiết nước mưa, tạo cảnh quan

đô thị. Những hồ có mật độ dân cư sinh sống gần hồ đông đúc thường bị ô nhiễm do

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 28/ 104

Page 29: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

chất thải sinh hoạt thải xuống như hồ Bầu Sen (hiện nay đang thực hiện dự án xử lý

ô nhiễm môi trường riêng) hoặc hồ Đống Đa (đang cải tạo phần bờ và xung quanh

hồ). Các hồ khác không có hiện tượng ô nhiễm hoặc ô nhiễm ở mức thấp. Đặc điểm

và các thông số cơ bản của hồ như sau:

Hồ Đống Đa: là một phần của đầm Thị Nại. Diện tích của hồ là khoảng 50ha,

nhưng gần đây khoảng 34ha đã được lấp để phát triển đô thị, thông với biển và chịu

ảnh hưởng của thủy triều. Diện tích còn lại chưa có đường bao xung quanh và kè đá

bảo vệ bờ hồ dài khoảng 1750km. Đây là nguồn tiếp nhận chính phần lớn nước thải

của khu vực phía Đông thành phố. Hồ này chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều.

Hồ Bàu Sen: Nằm sát dưới chân núi Bà Hỏa thuộc phường Lê Hồng Phong, diện

tích mặt nước hồ là 4,5ha gồm hai phần: hồ A: 3ha, hồ B: 1,5 ha; với cao độ đáy từ

0 - 0,3m; cao độ bờ từ 2,5 - 3,2m; dung tích 105.000m3. Hồ đã được kè bờ bằng đá

hộc có đường quản lý của URENCO, để bảo dưỡng 12 miệng cống xả nước thải vào

lòng hồ. Do tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các khu dân cư sống quanh vùng hoàn

toàn chưa qua xử lý nên hồ ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Để giải quyết phần nào ô

nhiễm cho khu vực này, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt dự án khả thi xử lý ô

nhiễm hồ Bàu Sen trong đó có việc nạo vét lòng hồ Bàu Sen.

e- Cửa xả, cống ngăn triều

Theo thống kê, hệ thống thoát nước khu vực trung tâm Thành phố có 13 cửa xả

các loại, chưa kể một số cửa xả đã bị lấp hoặc vùi sâu trong đất do quá trình nâng cao

độ san nền xây dựng. Các cửa xả có cấu tạo đơn giản không có các cửa ngăn triều.

Các cửa xả của hệ thống thoát nước được trình bày trong bảng 2.14

Bảng 2.14. Bảng thống kê hiện trạng cửa xả [4]

TT Vị trí cửa xả Nguồn tiếp nhận Hiện trạng1 Khu vực 2 phường Đống Đa Sông Hà Thanh Cũ2 Khu vực 4-6 phường Đống Đa Sông Hà Thanh Cũ3 150 đường Đống Đa Đầm Thị Nại Cũ4 Cống thoát nước đường Phạm Đầm Thị Nại Cũ, nằm sâu

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 29/ 104

Page 30: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

TT Vị trí cửa xả Nguồn tiếp nhận Hiện trạng

Hồng Thái

5Cống thoát nước đường Phan Chu

TrinhĐầm Thị Nại

Cũ, bị lấn

chiếm

6Cống thoát nước đường Trần Cao

VânHồ Đống Đa Cũ

7 Cống thoát nước đường Lê Lợi Hồ Đống Đa Mới xây dựng

8Cống thoát nước đường Phan Đình

Phùng và Hoàng Quốc ViệtHồ Đống Đa Cũ

9Cống thoát nước đường Ngọc Hân

Công ChúaBiển Quy Nhơn Cũ

10Cống thoát nước đường Phạm

Ngọc ThạchBiển Quy Nhơn Cũ

Hiện nay, thành phố đã tiến hành lắp cửa tự lật cho hồ Đống Đa nhằm tăng hiệu

quả xả và điều hòa mực nước hồ Đống Đa.

2.2.3. Hiện trạng xử lý nước thải cho khu Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn

2.2.3.1. Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt [4]

Mô hình được áp dụng phổ biến của người dân là cho nước thải thấm vào đất

thay vì đấu nối với hệ thống thoát nước do khu vực này có kết cấu nền đất xốp, pha

cát có độ thấm lớn. Thực tế cho thấy, do không muốn nộp khoản phí đấu nối, một

số hộ dân không ngần ngại áp dụng giải pháp thấm cho nước thải của gia đình

mình. Giải pháp thấm có thể áp dụng với những khu vực nông thôn, các khu đô thị

nhà vườn nơi có mật độ xây dựng thấp. Đối với đô thị có mật độ xây dựng, mật độ

dân cư cao, lượng nước thải sinh ra lớn, giải pháp thấm gây ra nguy cơ lớn về sự ô

nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước ngầm và môi trường đất.

Phần lớn nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình có đấu nối với hệ thống thoát

nước của Thành phố cũng không được phân tách, thu gom xử lý mà được xả trực tiếp

vào nguồn tiếp nhận (biển, sông, ao, hồ) xung quanh khu đô thị. Hiện tại, Quy Nhơn

vẫn chưa có một nhà máy xử lý nước thải tập trung nào để giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, nhờ có việc xây dựng các bể tự hoại (bể phốt), nước thải sinh hoạt từ

các hộ gia đình được làm sạch ở mức độ nhất định. Bể tự hoại có thể làm giảm đáng

kể hàm lượng BOD, chất lơ lửng trong nước thải, và một số thành phần ô nhiễm

khác. Mặc dù vậy, trong thực tế do hầu hết các bể tự hoại không được bảo dưỡng đúng

yêu cầu, đa số các hộ dân chỉ hút cặn bể tự hoại khi có hiện tượng đầy bể nên hiệu quả

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 30/ 104

Page 31: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

xử lý của bể tự hoại giảm đi, năng lực xử lý không cao. Về nguyên tắc, nước thải cũng

được làm sạch nhờ vào khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận dù rằng hiệu quả của

quá trình tự làm sạch là thấp, và nguy cơ ô nhiễm của những nguồn tiếp nhận là rất cao

khi bị quá tải. Thực tế những nguồn tiếp nhận của khu vực đã và đang bị ô nhiễm

nghiêm trọng.

Hiện nay, thành phố đã tiến hành xây mới, cải tạo một số tuyến cống nhằm tăng

cường năng lực thu gom nước thải, đưa nước thải ra khỏi khu vực trung tâm thành

phố. Cụ thể:

- Xây dựng trạm bơm TB1 công suất 325m3/h ở cuối đường Phan Chu

Trinh nhằm đưa nước thải của khu vực Hải Cảng về trạm bơm số 2 công

suất 1416 m3/h đặt ở khu vực hồ Đống Đa. Xây dựng hệ thống cống bao,

giếng tách quanh hồ Đồng Đa để ngăn việc xả nước thải vào hồ Đống Đa,

gom nước thải về trạm bơm số 2 bơm xả tạm ra đầm Thị Nại.

- Xây dựng tuyến cống bao, trạm bơm TB6 công suất 350 m3/h, ống áp lực

khu vực hồ Bàu Sen nhằm tránh việc xả nước thải vào hồ Bàu Sen gây ô

nhiễm môi trường.

- Xây dựng mạng lưới cấp 3 cho 2 phường Trần Phú và Lê Lợi nhằm tăng

cường đấu nối, tăng lượng nước thải cho hệ thống, tránh việc để nước

thải tự thấm xuống đất.

2.2.3.2. Thu gom và xử lý nước thải công cộng

Theo Luật bảo vệ môi trường, nước thải ở tất cả các công trình công cộng (bệnh

viện, trường học, khu vui chơi giải trí v.v) đều phải được xử lý riêng trước khi được

thu gom vào hệ thống thoát nước. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn các công trình

công cộng chưa có các công trình xử lý nước thải hoặc nếu có thì hoạt động không

hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng này là chi phí cho việc xây dựng và chi phí

quản lý vận hành các công trình xử lý nước thải rất lớn, và các khoản này cũng cần

được hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước, đồng thời hiệu lực thực thi các yêu cầu xử lý

nước thải tại các công trình công cộng còn bị hạn chế. Hiện nay, đấu nối không

đăng ký ở các công trình công cộng phổ biến hơn so với các hộ gia đình bởi vì

lượng nước thải từ những công trình này khá lớn nên áp dụng giải pháp thấm không

có hiệu quả [4].

Theo thống kê trên địa bàn khu vực có 7 bệnh viện lớn, trong đó có 5 bệnh viện

đã có hệ thống xử lý nước thải (công suất 8 - 300m3/ngày). Nươc thai sau xư ly đat

tiêu chuân loai B cho phep đâu nôi vao hê thông thoat nươc chung cua thanh phô.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 31/ 104

Page 32: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

2.2.3.3. Nước thải công nghiệp

Trong số các cụm tiểu thủ công nghiệp trong khu vực trung tâm thành phố chỉ

có nhà máy sữa VINAMILE và công ty cổ phần thủy sản Bình Định là đã có hệ

thống xử lý nước thải và hoạt động tương đối hiệu quả. Các cơ sở còn lại như: cụm

tiểu thủ công nghiệp Quang Trung, hoạt động sản suất chủ yếu là chế biến gỗ và các

hàng thủ công mỹ nghệ; Công ty gỗ Bông Hồng; Công ty thủy sản đông lạnh Quy

Nhơn; Công ty TNHH thực phẩm xuất khẩu Lam Sơn, hoạt động chủ yếu là chế

biến nông lâm thủy sản; Công ty Dược – trang thiết bị y tế Bình Định và một số cơ

sở sản xuất kinh doanh nhỏ khác của các hộ gia đình. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở

này đều nằm ngoài khu Bắc trung tâm thành phố [4]

.

2.3. Một số nội dung điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến

năm 2020

2.3.1. Quy mô dân số [6]

Dự báo khu đô thị Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn gồm có 8 phường với

quy mô dân số và diện tích cụ thể như sau:

- Năm 2010: 120.000 người.

- Năm 2020: 140.000 người.

2.3.2. Cấp nước

a- Nguồn nước

Sử dụng nước ngầm tại bãi giếng sông Hà Thanh (công suất 20.000 m3/ngđ), bãi

giếng Tân An – sông Côn (công suất 25.000 m3/ngđ), bãi giếng Thế Thạnh (công

suất 8.500 m3/ngđ) và nguồn nước mặt hồ Định Bình – sông Côn (công suất 96.500

m3/ngđ), dự kiến vị trí lấy nước tại thị trấn Đập Đá - thị trấn An Nhơn.

b- Tiêu chuẩn cấp nước

Cấp nước cho sinh hoạt:

- Đợt đầu ( 2010): 110 l/người.ngđ

- Dài hạn (2020): 150 l/người.ngđ

Cấp nước công nghiệp: 40 m3/ha.ngđ

Cấp nước cho du lịch: 300 l/người.ngđ

c- Nhu cầu dùng nước [6]

Bảng 2.15. Nhu cầu dùng nước thành phố Quy Nhơn

Đối tượngTiêu chuẩn cấp nước Nhu cầu (m3/ngày)2010 2020 2010 2020

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 32/ 104

Page 33: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Dân cư Đô thị (Q1) 110l/ngđ 150l/ngđ 30.000 70.000Công cộng 10%Q1 20%Q1 3000 14000Tưới cây, rửa đường 8%Q1 10%Q1 2500 7000Du lịch 300l/c.d 300l/c.d 720 840Công nghiệp 40m3/ha.d 40m3/ha.d 10.700 26.300Tổn thất 30%Q1-5 25%Q1-5 13.500 30.000Cho bản thân WSTP 5%Q1-6 5%Q1-6 3000 7200Tổng cộng 63.500 160.000

Nhu cầu dùng nước đến năm 2010: 63.500 m3/ngđ;

Nhu cầu dùng nước đến năm 2020: 160.000 m3/ngđ

2.3.3. Thoát nước mưa

Khu trung tâm thành phố hiện nay đã dùng hệ thống cống chung. Trong những

năm tới xây dựng hệ thống cống bao, các miệng xả để xử lý nước thải bẩn.

Mạng lưới thoát nước mưa: Dùng hệ thống cống tròn kết hợp mương nắp đan,

mương xây hở.

Kết cấu: Cống bê tông cốt thép, mương nắp đan và mương xây hở xây bằng

gạch đá, nắp đan bằng bê tông cốt thép.

2.3.4. Thoát nước thải

a- Tiêu chuẩn thải và lưu lượng nước thải [6]

Bảng 2.16. Tiêu chuẩn và dự báo lượng nước thải đến 2010 và 2020

Diễn giải Đơn vịGiá trị

2010 2020Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt l/ng/ngđ 110 150Nước thải khách du lịch l/ng/ngđ 300 300Nước thải công nghiệp m3/ha.ngđ 36 36Lượng nước thải sinh hoạt m3/ngđ 53.200 100.000

b- Định hướng xử lý nước thải sinh hoạt thành phố đến năm 2020 [6]

Theo quy hoạch chung của Thành phố, đến giai đoạn 2010 – 2020 vấn đề thoát

nước và xử lý nước thải của toàn thành phố nói chung và khu vực trung tâm thành

phố Quy Nhơn nói riêng phải được cải thiện đáng kể.

Địa hình của khu vực trung tâm Thành phố dốc về hai hướng: hướng vịnh Quy

Nhơn và hướng theo các con sông lân cận khu vực, độ dốc thấp từ 0,5 - 1%. Do đó,

vấn đề cấp bách cần giải quyết là phải đặt các trạm bơm, trạm xử lý nước thải ở

những vị trí phù hợp trước khi thải nước ra nguồn tiếp nhận.

Sơ đồ định hướng thoát nước thải cho khu vực (Phụ lục 3)

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 33/ 104

Page 34: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Nước thải bệnh viện: phải được xử lý sơ bộ đạt yêu cầu vệ sinh trước khi xả ra

nguồn tiếp nhận.

Nước thải công nghiệp và yêu cầu làm sạch: Các loại nước thải sinh hoạt và

công nghiệp xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ VÀ ĐỀ

XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ

3.1. Các bước xử lý nước thải đô thị [1]

Nước thải đô thị thường được xử lý theo ba mức như sau:

3.1.1. Xử lý bậc một (hay xử lý sơ bộ)

Xử lý bậc một bao gồm các quá trình xử lý sơ bộ để tách các chất rắn lớn như

rác, lá cây, xỉ, cát,… có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công trình xử lý tiếp theo.

Đây là bước bắt buộc đối với tất cả các dây chuyền công nghệ xử lý nước thải. Hàm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 34/ 104

Page 35: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

lượng cặn lơ lửng trong nước thải sau khi xử lý ở giai đoạn này phải bé hơn 150

mg/l nếu nước thải được xử lý sinh học tiếp tục.

3.1.2. Xử lý bậc hai (xử lý sinh học)

Giai đoạn này được xác định dựa vào việc sử dụng và quá trình tự làm sạch của

nguồn nước tiếp nhận nước thải. Trong giai đoạn này chủ yếu là xử lý các chất hữu

cơ dễ oxy hóa sinh hóa (BOD) để khi xả ra nguồn, nước thải không gây thiếu hụt

oxy và mùi hôi thối.

3.1.3. Xử lý bậc ba (hay xử lý triệt để)

Giai đoạn này để loại bỏ các hợp chất nitơ và photpho ra khỏi nước thải. Giai

đoạn này rất có ý nghĩa đối với các nước khí hậu nhiệt đới, nơi mà quá trình phú

dưỡng ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng nước mặt.

3.1.4. Xử lý bùn cặn trong nước thải

Trong nước thải có các chất không hòa tan như rác, cát, cặn lắng, dầu mỡ,….

Các loại cát (chủ yếu là thành phần vô cơ và tỷ trọng lớn) được phơi khô và đổ san

nền, rác được nghiền nhỏ hoặc vận chuyển về bãi chôn lấp rác. Cặn lắng được giữ

lại trong các bể lắng đợt một (thường được gọi là cặn sơ cấp) có hàm lượng hữu cơ

lớn được kết hợp với bùn thứ cấp (chủ yếu là sinh khối vi sinh vật dư) hình thành

trong quá trình xử lý nước thải, xử lý theo các bước tách nước sơ bộ, ổn định sinh

học trong điều kiện yếm khí hoặc hiếu khí và làm khô. Bùn cặn sau xử lý có thể sử

dụng để làm phân bón.

3.1.5. Giai đoạn khử trùng

Giai đoạn khử trùng sau quá trình xử lý nước thải là yêu cầu bắt buộc đối với một

số loại nước thải hoặc một số dây chuyền công nghệ xử lý trong điều kiện nhân tạo.

Ngoài ra, các trạm xử lý nước thải ở gần khu dân cư và các công trình công cộng,

cần phải tính đến các biện pháp khử mùi hôi từ nước thải.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 35/ 104

Page 36: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Hình 3.1. Các bước xử lý nước thải đô thị

3.2. Các phương pháp xử lý nước thải đô thị

3.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học [2]

Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng để tách các chất không hòa tan và một

phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải và được thực hiện bằng các công trình

xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, các loại bể lọc.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 36/ 104

Nước thải sinh hoạt Nước thải bệnh viện Nước thải sản xuất

Tách rác, cát và cặn lắng trong nước thải (các biện pháp hóa học).

Khử trùng diệt vi khuẩn gây bệnh dịch (các biện pháp hóa học hay vật lý)Xử

lý bậc một

Khử các chất độc hại và đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của các công trình xử lý sinh học nước thải (biện pháp cơ học, hóa học, hóa lý).

Tách các chất hữu cơ trong nước thải (biện pháp sinh học).

Khử các chất dinh dưỡng (N, P) và khử trùng nước thải (Các biện pháp sinh học, hóa học hoặc hóa lý).

Xử lý bậc hai

Xử lý bậc ba

Xả nước thải ra nguồn và tăng cường quá trình tự làm sạch của nguồn nước.

Tự làm sạch của nguồn nước

Page 37: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Song chắn rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các chất không hòa tan

kích thước lớn và một phần các chất lơ lửng.

Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các chất lơ lửng nguồn gốc khoáng (chủ yếu là

cát) được lắng ở bể lắng cát; Các hạt cặn có đặc tính hữu cơ được tách ở bể lắng.

Về nguyên tắc, xử lý cơ học là khâu xử lý sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo.

Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp chất

không tan, tuy nhiên BOD của phần nước không giảm [1].

3.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa – lý [1]

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

Đó là quá trình khử trùng nước thải bằng hóa chất (các chất ozon, clo), khử nitơ,

photpho bằng các hóa chất hóa học học keo tụ tiếp tục nước thải trước khi sử dụng

lại. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học, thường là khâu cuối cùng trong dây

chuyền công nghệ xử lý trước khi xả ra nguồn yêu cầu chất lượng cao hoặc khi cần

thiết sử dụng lại nước thải.

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý

Cho hóa chất (chất keo tụ và trợ keo) để tăng cường khả năng tách các tạp chất

không tan, keo và một phần chất hòa tan ra khỏi nước thải ; chuyển hóa các chất tan

thành không tan và lắng cặn hoặc thành các chất không độc; thay đổi pH của nước

thải, khử màu nước thải,…

Phương pháp hóa học và hóa lý có thể là khâu xử lý cuối cùng (nếu với mức độ

xử lý đạt được, nước thải có thể sử dụng lại) hoặc là khâu xử lý sơ bộ ( khử các chất

độc hai, ổn định pH cho quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học tiếp

theo, chuyển các chất độc hại khó xử lý khó lắng thành đơn giản hơn hoặc keo tụ

được,…).

3.2.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học [2]

Phương pháp sinh học được sử dụng để làm sạch nước thải sinh hoạt và nước

thải sản xuất khỏi nhiều chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ như H2S, các

sunfit, amoniac, nitơ…

Các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải dưới tác dụng của các vi sinh vật sẽ bị

phân hủy. Đồng thời, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng

làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Kết quả là làm sạch nước thải khỏi các

chất bẩn hữu cơ.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 37/ 104

Page 38: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Để có thể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, nước thải cần không chứa

các chất độc và tạp chất, các muối kim loại nặng hoặc nồng độ của chúng không

vượt quá nồng độ cực đại cho phép và có tỷ số BOD/COD ≥ 0,5.

Nhìn chung, có thể phân loại phương pháp sinh học ra làm 2 loại:

Xử lý bằng phương pháp hiếu khí [1]

Quá trình dựa trên sự oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ oxi tự do

hòa tan. Nếu oxy được cấp bằng thiết bị hoặc nhờ cấu tạo công trình, thì đó là quá

trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo. Ngược lại, nếu oxy được vận

chuyển và hòa tan trong nước nhờ các yếu tố tự nhiên thì đó là quá trình xử lý sinh

học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên. Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện

nhân tạo thường được dựa trên nguyên tắc hoạt động của bùn hoạt tính (bể aeroten

trộn, kênh oxy hóa tuần hoàn) hoặc màng sinh vật (bể lọc sinh học, đĩa sinh học).

Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên thường được tiến hành trong hồ (hồ

sinh học oxy hóa, hồ sinh học ổn định) hoặc trong đất ngập nước (các loại bãi lọc,

đầm lầy nhân tạo).

Xử lý bằng phương pháp kỵ khí [1]

Quá trình dựa trên cơ sở phân hủy các chất hữu cơ giữ lại trong công trình nhờ

sự lên men kỵ khí. Đối với các hệ thống thoát nước quy mô vừa và nhỏ người ta

thường dùng các công trình kết hợp giữa việc tách cặn lắng (làm trong nước) với

phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong pha rắn và pha lỏng. Các công trình được

ứng dụng rộng rãi là các bể tự hoại, giếng thấm, bể lắng hai vỏ (bể lắng Imhoff), bể

lắng trong kết hợp với ngăn lên men, bể lọc ngược qua tầng cặn kỵ khí (UASB).

3.2.4. Tách các nguyên tố dinh dưỡng ra khỏi nước thải [1]

Chủ yếu là quá trình tách nitơ và photpho. Với nồng độ cao, các nguyên tố này

tạo điều kiện cho các thủy thực vật phát triển, gây phú dưỡng và làm tái nhiễm bẩn

sông hồ.

Các nguyên tố dinh dưỡng có trong nước thải cũng có thể xử lý bằng phương

pháp sinh học. Các muối nitrat, nitrit tạo thành trong quá trình phân hủy hiếu khí sẽ

được khử trong điều kiện thiếu khí (anoxic) trên cơ sở các phản ứng khử nitrat.

Nitơ và photpho còn có thể được tách bằng phương pháp hóa học và hóa lý:

- Vôi hóa nước thải đến pH = 10 – 11 để tạo thành NH4OH và thổi bay hơi

trên các tháp làm lạnh.

- Photpho được lắng xuống nhờ các muối sắt, nhôm hoặc vôi.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 38/ 104

Page 39: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

3.2.5. Khử trùng nước thải

Khử trùng nước thải là giai đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải nhằm

loại bỏ vi trùng và virut gây bệnh trước khi xả vào nguồn nước.

Để khử trùng nước thải có thể dùng clo và các hợp chất chứa clo, có thể tiến

hành khử trùng bằng ozon, tia hồng ngoại, ion bạc,…, nhưng cần phải cân nhắc kỹ

về mặt kinh tế.

3.2.6. Các phương pháp xử lý cặn

Khi xử lý nước thải sẽ tạo ra nhiều bùn cặn. Cặn được tách ra từ bể lắng đợt một

và bùn (hình thành trong quá trình xử lý sinh học) tách ra tại bể lắng đợt hai. Bùn

cặn gồm nhiều phần tử rắn pha nước. Ở trạng thái tươi chúng có mùi và chứa nhiều

vi khuẩn (có vi khuẩn gây bệnh) và trứng giun.

Nhiệm vụ của xử lý cặn:

- Ổn định cặn;

- Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn bằng cách lưu giữ trên sân phơi bùn

hay hố phơi hay bằng các phương pháp cơ học như lọc chân không, ép

lọc, lắng li tâm, sấy và đốt cặn,…

- Khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau như thu hồi để

làm phân bón cho nông nghiệp, làm chất phụ gia cho thêm vào thức ăn

gia súc.

3.3. Phân tích lựa chọn công nghệ xử lý

3.3.1. Cơ sở lựa chọn dây chuyền công nghệ XLNT

Chọn sơ đồ trạm xử lý nước thải phải tùy từng trường hợp cụ thể. Các phương

pháp dây chuyền công nghệ và các công trình XLNT trong đó phải được lựa chọn

trên các cơ sở sau:

- Công suất và đặc điểm của đối tượng thoát nước;

- Đặc điểm nguồn tiếp nhận nước thải và khả năng tự làm sạch của nó;

- Điều kiện tự nhiên khu vực: đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình, địa chất

thủy văn,…

- Vận hành đơn giản;

- Chi phí xử lý thấp;

- Chi phí đầu tư thấp;

- Diện tích và vị trí đất đai sử dụng để xây dựng trạm XLNT;

- Nước thải sau xử lý phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh

hoạt (loại A QCVN 14:2008/BTNMT).

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 39/ 104

Page 40: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Bảng 3.1. Giá trị tính toán các thông số ô nhiễm làơ sở tính toán cho giá trị tối

đa cho phép trong nước thải sinh hoạt.

T

T

Thông số Đơn vị QCVN 14:2008

A B1 pH 5 – 9 5 – 92 BOD5 mg/l 30 503 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 1004 Amoni (tính theo N) mg/l 5 105 Nitrat (NO3

-) (tính theo N) mg/l 30 506 Photphat (PO4

3-) (tính theo P) mg/l 6 107 Coliform MNP/100 ml 3.000 5.000

3.3.2. Xác định các thông số tính toán ban đầu

Nước thải ở hệ thống thoát nước khu vực Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn chủ

yếu là nước thải sinh hoạt. Nước thải của các cơ sở sản xuất, các công trình công

cộng, các cơ sở du lịch, dịch vụ trong khu vực đều có tính chất tương tự nước thải

sinh hoạt. Tuy nhiên, trong khu vực đang xét, chỉ có một cơ sở sản xuất là Công ty cổ

phần thủy sản Bình Định thuộc phường Hải Cảng. Nước thải của công ty này đã được

xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công nghiệp chế biến thủy sản QCVN

11:2008/BTNMT, sau đó thải thẳng ra vịnh Quy Nhơn gần đó mà không đưa vào hệ

thống thoát nước chung của thành phố. Do vậy, tải lượng ô nhiễm nước thải của khu

vực được đánh giá tương đối trên cơ sở đặc trưng của nước thải sinh hoạt và lưu

lượng nước thải khu Bắc trung tâm thành phố phần lớn là nước thải sinh hoạt.

3.3.2.1. Xác định lưu lượng nước thải cần xử lý đến năm 2020

- Tiêu chuẩn thoát nước trung bình được tính theo tiêu chuẩn cấp nước tương

đương dựa theo tiêu chuẩn và công suất cấp nước của thành phố.

Bảng 3.2. Tính toán tiêu chuẩn cấp nước tương đương [6]

Đối tượng dùng nướcTiêu chuẩn theo quy

hoạchTiêu chuẩn đề xuất

2010 2020 2010 2020Nước sinh hoạt

(l/ng.ngđ)110 150 110 120

Nước công cộng 10%qsh 20%qsh 10%qsh 20%qshTưới cây rửa đường 8%qsh 10%qsh 8%qsh 10%qshNước du lịch (l/ng.ngđ) 3,89 3,89 3,9 3,9

qsh: nước sinh hoạt.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 40/ 104

Page 41: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Tiêu chuẩn thải nước tính bằng 80% tiêu chuẩn cấp nước tương đương như sau:

Giai đoạn 2010: qtb = 0,8 x (110 + 110 x 18% )+ 3,9 = 108 l/ người. ngđ

Giai đoạn 2020: qtb = 0,8 x (150 + 110 x 30%) +3,9 = 160 l/người.ngđ

Giai đoạn 2015, lấy qtb = 115 – 120 l/người.ngđ

- Hệ số không điều hòa lưu lượng là kđh = 1,3 để biểu thị sự thay đổi lưu lượng

các thời điểm khác nhau trong ngày. Bởi vì hầu hết các hộ gia đình đều sử

dụng bể tự hoại nên hệ số này là phù hợp với thành phố Quy Nhơn [6].

- Dân số của các phường phía Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn:

Bảng 3.3. Dân số các phường phía Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn

Tên phường Dự báo dân số Dân số được phục vụ, người

2010 2015 20202015 2020

Tỉ lệ

%Dân số

Tỉ lệ

%Dân số

Đống Đa 24,760 26,674 28,735 70 18,672 80 22,988Hải Cảng 21,876 23,566 25,388 70 16,497 96.5 24,499Thị Nại 11,720 12,626 13,601 70 8,838 100 13,601Lê Hồng Phong 16,048 17,288 18,624 70 12,102 100 18,624Trần Hưng Đạo 11,627 12,526 13,494 70 8,768 100 13,494Lý Thường Kiệt 6,199 6,678 7,194 70 4,675 100 7,194Lê Lợi 15,057 16,220 17,474 70 11,354 100 17,474Trần Phú 12,200 13,143 14,159 70 9,200 100 14,159

Tổng cộng119,48

8

128,72

1

138,66

990,106 132,033

- Lưu lượng nước thải trung bình :

1000tb

tb

n qQ

×= , m3/ngày

Với:

qtb: Tiêu chuẩn thải nước trung bình, l/người. ngđ

n: Dân số sử dụng dịch vụ của khu đô thị, người

132033 16021125

1000tbQ×= = ( m3/ngày)

- Lưu lượng nước thải lớn nhất:

Qmax = kđh × Qtb

Với:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 41/ 104

Page 42: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

kđh : Hệ số không điều hòa chung. Chọn k = 1,3 [6]

Qtb: Lưu lượng nước thải trung bình

Qmax = 1,3 × 21125 = 27.462,5 (m3/ngày)

- Như vây, công suất thiết kế là 27.500 (m3/ngày)

- Qtt = 1146 (m3/h) = 0,318 (m3/s)

- 1min dh tbQ k Q−= × = 1/13 x 21125 = 1625 (m3/ngày) = 68 (m3/h) = 0,019 m3/s.

3.3.2.2. Xác định đặc trưng ô nhiễm của khu vực đến năm 2020

Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính theo công thức sau [3]:

1000sh

tb

nC

q

×= , mg/l

Trong đó:

n : Lượng chất bẩn tính cho một người trong một ngày đêm, g/người.ngày

qtb: Tiêu chuẩn thải nước trung bình, qtb = 160 l/người.ngđ

Bảng 3.4. Lượng chất bẩn tính cho một người trong một ngày đêm [8]

Các đại lượng Khối lượng (g/người.ngày)Chất rắn lơ lửng 60 – 65BOD5 của nước thải đã lắng 30 – 35BOD5 của nước thải chưa lắng 65Nitơ của muối amôni (N-NH4) 8Phôtphat (P2O5) 3,3

Hàm lượng chất lơ lửng = 65 1000

407160

× = (mg/l)

Hàm lượng BOD5 của nước thải đã lắng 35 1000

220160

×= = (mg/l)

Hàm lượng BOD5 của nước thải chưa lắng 65 1000

407160

×= = (mg/l)

Hàm lượng Nitơ amon của nước thải 8 1000

50160

×= = (mg/l)

Hàm lượng Photphat của nước thải 3,3 1000

21160

×= = (mg/l)

Hàm lượng COD của nước thải 50 1000

315160

×= = (mg/l)

( Theo TCXDVN 51-2006, nCOD = 50 g/người.ngày ).

Phần lớn, nước thải sinh hoạt trước khi thải vào hệ thống thoát nước đều được

lưu giữ lại trong hệ thống các bể tự hoại của hộ gia đình với thời gian lưu trung bình

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 42/ 104

Page 43: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

khoảng 3 ngày. Do vận tốc trong bể nhỏ nên phần lớn cặn lơ lửng được giữ lại, hiệu

quả lắng cặn trong bể tự hoại từ 40 – 60% tùy thuộc vào nhiệt độ và chế độ quản lý

[1]. Do đó, nước thải sinh hoạt sau khi lắng lại trong hệ thống bể tự hoại thì trung

bình chỉ còn lại khoảng 40% lượng cặn lơ lửng đi vào hệ thống thoát nước.

Vì vậy, hàm lượng chất lơ lửng = 407 x 60% = 245 (mg/l)

Sau khi tính toán, ta thu được bảng số liệu sau:

Bảng 3.5. Đặc trưng ô nhiễm nước thải đô thị khu Bắc trung tâm thành phố Quy

Nhơn cần xử lý đến năm 2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị1 pH 6,5 - 7,52 COD mg/l 3153 BOD5 mg/l 2204 Chất lơ lửng mg/l 2455 Tổng Nitơ mg/l 506 Photphat mg/l 217 E.Coli (MPN/100ml) 1.0x106

3.3.2.3. Xác định mức độ cần thiết xử lý nước thải

- Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, ta có bảng sau:

Bảng 3.6. Nồng độ giới hạn một số chất ô nhiễm trong nước thải đô thị

TT Thông số Đơn vị Giá trị 1 pH 5 - 92 BOD5 mg/l 303 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 504 Amoni (tính theo N) mg/l 55 Nitrat (NO3

-) (tính theo N) 306 Photphat (PO4

3-) (tính theo P) mg/l 67 Coliforms (MPN/100ml) 3000

- Mức độ cần thiết xử lý nước thải thường được xác định theo:

Hàm lượng chất lơ lửng (phục vụ tính toán công nghệ xử lý cơ học) [3]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 43/ 104

Page 44: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

100%tc

tc

C mD

C

−= ×

Trong đó:

m - Hàm lượng chất lơ lửng của nước thải sau khi xử lý cho phép xả

vào nguồn nước, mg/l

Ctc - Hàm lương chất lơ lửng trong hỗn hợp nước thải, mg/l

245 50100% 80%

245D

−= × =

Hàm lượng BOD5 (phục vụ cho tính toán công trình và công nghệ xử lý

sinh học) [3].

100%tc t

tc

L LD

L

−= ×

Trong đó:

Lt - Hàm lượng BOD5 của nước thải sau xử lý cho phép xả vào

nguồn nước, mg/l

Ltc - Hàm lượng BOD5 của hỗn hợp thải, mg/l

220 30100% 86,4%

220D

−= × =

3.3.3. Phân tích một số công nghệ xử lý đã được áp dụng

Dây chuyền công nghệ xử lý là tổ hợp các công trình, trong đó, nước thải được

xử lý từng bước theo thứ tự từ xử lý thô đến xử lý tinh; từ xử lý những chất không

hòa tan đến xử lý những chất keo và hòa tan. Khử trùng là khâu cuối cùng.

Dây chuyền công nghệ xử lý nói chung có thể chia làm bốn khối [8]:

Khối xử lý cơ học

Khối xử lý sinh học

Khối khử trùng

Xử lý cặn

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 44/ 104

Page 45: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 45/ 104

VIV

2a

1a

Nước thải

2

5

1

3

48

9

I

II

Page 46: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Hình 3.2. Sơ đồ nguyên tắc dây chuyền công nghệ xử lý hoàn chỉnh

1- Song chắn rác 1a- Máy nghiền rác 2- Bể lắng cát

2a- Sân phơi bùn 3- Bể lắng đợt I 4- Công trình xử lý sinh học

5- Bể lắng đợt II 6- Máng trộn 7- Bể tiếp xúc

8- Công trình xử lý cặn 9- Công trình làm khô cặn

I- Khối xử lý cơ học II- Khối xử lý sinh học

III- Khối khử trùng IV- Khối xử lý cặn

Sơ đồ hình 3.2 thường áp dụng cho các trạm xử lý có quy mô lớn và yêu cầu vệ

sinh cao.

Với tính chất của nước thải đô thị là chứa hàm lượng các chất hữu cơ và các chất

dinh dưỡng khá cao. Vì vậy, phương pháp xử lý sinh học hiệu quả và kinh tế nhất là

phương pháp sinh học, mà đặc biệt là xử lý sinh học hiếu khí.

Xử lý sinh học hiếu khí bao gồm nhiều phương pháp khác nhau: hệ thống

Aeroten, bể lọc sinh học, mương oxy hóa, bể SBR, bùn hoạt tính…

3.3.3.1. Công nghệ Aeroten truyền thống

Trong bể aeroten, các chất ô nhiễm được oxy hóa bởi bùn hoạt tính. Không khí

được cấp liên tục vào bể thông qua hệ thống phân phối khí. Việc sục khí ở đây đảm

bảo các yêu cầu của quá trình: làm nước được bão hòa oxy và duy trì bùn hoạt tính

ở trạng thái lơ lửng. Sơ đồ hoạt động của bể Aeroten được nêu trong hình 3.3.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 46/ 104

Đường nước Đường cặn

Đường phân chia khối

Đường dẫn bùn đem chôn lấp

Đường dẫn hỗn hợp bùn nước

Chôn lấp

6

7

Nước thải

Clo

III

Page 47: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Hình 3.3. Sơ đồ hoạt động của bể Aeroten truyền thống

3.3.3.2. Công nghệ Aeroten hoạt động gián đoạn theo mẻ (SBR)[1]

SBR là một dạng công trình xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính, trong

đó lần lượt diễn ra các quá trình thổi khí, lắng bùn và gạn nước thải. Do hoạt động

gián đoạn nên số ngăn của bể tối thiểu là 2. Sơ đồ hoạt động của hệ thống bể nêu

trên hình 3.4

Hình 3.4. Sơ đồ hoạt động của hệ thống aeroten hoạt động theo mẻ SBR

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 47/ 104

Sông, hồ

Bể aerotenBể lắng đợt I

Bể lắng đợt II

Xả ra

Tuần hoàn bùn hoạt tính

Xả bùn tươi Xả bùn hoạt tính dư

Nước thảiBể lắng cát Bể lắng đợt

một

Bể SBR 1 Bể SBR 2

Khử trùng

Xả ra sông, hồ

Xả bùn hoạt tính dư

vào

Nước thải vào

Page 48: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Hệ thống SBR có thể khử được nito và photpho sinh hóa do có thể điều chỉnh

được các quá trình hiếu khí, thiếu khí, kỵ khí trong bể bằng việc thay đổi chế độ

cung cấp oxy vào bể.

- Ưu điểm:

Cấu tạo đơn giản;

Hiệu quả xử lý cao;

Khử được các chất dinh dưỡng nitơ, photpho;

Sự dao động lưu lượng nước thải ít ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý;

Bể làm việc không cần bể lắng thứ cấp cho nên tiết kiệm được diện

tích xây dựng.

- Nhược điểm:

Công suất xử lý nước thải nhỏ;

Người vận hành yêu cầu phải có trình độ và theo dõi thường xuyên

các bước xử lý nước thải.

4.3.3. Công nghệ AAO

Công nghệ xử lý này gồm ba bậc kị khí – thiếu khí – hiếu khí. Nước thải đi vào

bậc kỵ khí, tại đây xảy ra quá trình khử photpho sinh học. Nước thải sau khi qua bậc

kỵ khí được dẫn đến bậc xử lý thiếu khí, tại đây xảy ra quá trình khử nitrat. Sau đó

nước thải được đưa sang bậc hiếu khí để thực hiện quá trình khử các chất bẩn hữu

cơ. Cuối cùng được đưa đến bể lắng thứ cấp để làm sạch nước thải. Hệ thống này

được mô tả sơ lược như hình 3.5.

Bể kỵ khí hầu như không có oxy và nitrat. Bể này chủ yếu để khử photpho.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 48/ 104

Nước thải sau xử lý

Nước thải vào

Bể kỵ khí Bể hiếm khí Bể hiếu khí

Bể lắng

Dòng bùn tuần hoàn

Bùn hoạt tính dư

Hình 3.5. Sơ đồ xử lý sinh học AAO

Tuần hoàn hỗn hợp lỏng

Page 49: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Bể thiếu khí cũng hầu như không có oxy nhưng có nhiều nitrit và nitrat , đặc biệt

là nitrat được cấp vào đáng kể qua đường tuần hoàn bùn lỏng từ bể hiếu khí sang.

Bể thiếu khí để loại bỏ nitơ do trong môi trường không có oxy, vi sinh vật non-

poly-P sử dụng nitrat như một thành phần nhận điện tử và giải phóng ra khí nitơ.

Bể hiếu khí được cấp oxy thông qua máy sục khí. Tại đây, các chất được oxy

hóa sinh hóa, chủ yếu amoni sẽ được chuyển thành nitrat nhờ vi sinh vật.

- Quá trình nitrat hóa: khử cacbon và oxy hóa amoni thành nitrat trong bể hiếu

khí.

4 2 2 2

2 2 3

2 2 2

32

21

2

( )4 2 2x y z

NH O NO H H O

NO O NO

y z yC H O x O xCO H O

+ − +

− −

+ → + +

+ →

+ + − → ↑+

- Quá trình khử nitrat: nitrat được chuyển thành khí nitơ trong bể kị khí.

3 2 2 2

2 2 2 22 3 2 2

NO H NO H O

NO H N OH H O

− −

− −

+ → +

+ → ↑+ +

- Quá trình khử P thực hiện trong bể kỵ khí và hiếu khí nhờ vi sinh vật. Trong

điều kiện kỵ khí, vi sinh vật xả P vào nước thải. Trong môi trường hiếu khí hay

thiếu khí, các vi khuẩn này tách P ra khỏi nước thải cùng với bùn dư của hệ thống.

Như vậy, hệ thống AAO có thể xử lý được dòng thải chứa BOD, nitơ và

photpho cao.

3.3.3.4. Bể lọc sinh học

Bể lọc sinh học là một thiết bị phản ứng sinh học trong đó các vi sinh vật sinh

trưởng cố định trên lớp màng bám trên lớp vật liệu lọc. Thường nước thải được tưới

từ trên xuống qua lớp vật liệu lọc. Điều kiện làm việc bình thường của các loại công

trình XLNT loại này là nước thải có pH từ 6,5 đến 8,5, đủ oxy, hàm lượng căn

không vượt quá 150 mg/l. Nếu hàm lượng BOD5 > 200 mg/l thì cần pha loãng nước

thải. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học được nêu ở hình 3.6.

Q – lưu lượng nước thải; R – tỷ lệ tuần hoàn (pha loãng) nước thải

Hình 3.6. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học

Bể biophin nhỏ giọt: dùng để xử lý sinh học nước thải hoàn toàn với hàm lượng

sau xử lý đạt tới 15 mg/l. Tải trọng thủy lực của bể thấp (1 – 3 m3 nước thải/m2 bề

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 49/ 104

Q

Bể lọc sinh học

Q(1+R) Q

RQ

Bể lắng cấp IIBể lắng cấp I

Page 50: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

mặt bể.ngày). Tải trọng chất bẩn hữu cơ của bể là 0,1 – 0,2 kg BOD/m3 vật liệu

lọc.ngày. Bể làm việc hiệu quả khi BOD5 của nước thải vào bể dưới 220 mg/l.

Bể biophin cao tải: biophin cao tải khác với bể biophin nhỏ giọt ở chỗ nó có

chiều cao công tác và tải trọng thủy lực lớn hơn ( từ 10 đến 30 m3 nước thải/m2

bề mặt bể.ngày). Tải trọng chất bẩn hữu cơ theo BOD5 của bể Lv thường từ 0,2

đến 1,5 kg BOD/m3.ngày. Bể lọc sinh học cao tải hoạt động có hiệu quả khi

BOD của nước thải dưới 300 mg/l.

- Ưu điểm:

Quá trình phân giải yếm khí trong lớp vật liệu lọc cho phép nước thải

làm sạch BOD, nitơ và photpho cao.

- Nhược điểm:

Phải xây dựng nhiều bể lọc sinh học do lưu lượng nước thải lớn

Chi phí xây dựng cao

Tốn nhiều diện tích đất để xây dựng.

3.3.3.5. Mương oxy hóa [8]

Có thể nói mương oxy hóa là dạng cải tiến của bể aeroten khuấy trộn hoàn

chỉnh. Mương oxy hóa hoạt động theo nguyên lý làm thoáng kéo dài với bùn hoạt

tính lơ lửng chuyển động tuần hoàn trong mương. Quá trình thổi khí đảm bảo cho

việc khử BOD và ổn định bùn nhờ hô hấp nội bào. Sơ đồ hoạt động của mương

được mô tả ở hình 3.7.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 50/ 104

Page 51: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Hình 3.7. Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của kênh oxy hóa tuần hoàn

- Ưu điểm:

Hiệu quả xử lý BOD5, nitơ, photpho cao;

Quản lý và vận hành đơn giản;

Ít bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi về thành phần và lưu lượng nước

thải đầu vào nên thường sử dụng để xử lý nước thải có biên độ dao

động lớn về chất lượng và lưu lượng giữa các giờ trong ngày;

Lượng bùn dư thấp;

- Nhược điểm:

Công trình xây dựng hở và tốn nhiều diện tích để xây dựng;

3.3.4. Lựa chọn hệ thống xử lý nước thải

Dựa trên đặc trưng nước thải đã lựa chọn thiết kế, nhận thấy nước thải đô thị ở

đây có hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng cặn lơ lửng tương đối lớn, hàm

lượng các chất dinh dưỡng nitơ và photpho cao, không chứa các chất độc đối với vi

sinh vật như kim loai nặng, các axit hoặc kiềm mạnh… Đồng thời, khu Bắc trung

tâm thành phố phần lớn tập trung các khu dân cư, hoạt động sản xuất công nghiệp

không nhiều. Do đó, nước thải đô thị của khu vực này có đặc trưng tương tự nước

thải sinh hoạt nên rất thích hợp cho xử lý sinh học.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 51/ 104

Nước thải sau xử lý

Guồng quay

Bơm bùnBể lắng

Nước thải vào

Bùn tuần hoàn

Bùn hoạt tính dư ra sân phơi

Page 52: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Nước tuần hoàn

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Sau khi phân tích ưu nhược điểm của một số công nghệ đã được áp dụng và xem

xét các yếu tố như lưu lượng, nồng độ và thành phần các chất ô nhiễm trong nước

thải, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thì công nghệ được lựa chọn là hệ thống

AAO (Anaerobic – Anoxic – Aerobic). Bởi vì hệ thống này có thể đồng thời khử

được BOD, nitơ và photpho hàm lượng cao.

Hình 3.8. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải đô thị

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Nước thải từ hệ thống bể tự hoại của các hộ gia đình cùng với nước thải bệnh

viện, nước thải công cộng, nước thải dịch vụ đã được xử lý sơ bộ từ hệ thống cống

thu gom qua song chắn rác thô để loại bỏ rác có kích thước lớn rồi chảy vào ngăn

tiếp nhận. Từ ngăn tiếp nhận, nước thải được bơm qua song chắn rác tinh sau đó

dẫn bể lắng cát. Trong bể lắng cát, các hạt cặn có kích thước 0,2≥ (chủ yếu là cặn

vô cơ) sẽ bị lắng lại. Nước thải được dẫn qua máng đo lưu lượng để điều hòa dòng

chảy rồi cho vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm.

Tại bể điều hòa nước thải sẽ được làm thoáng sơ bộ bằng khí nén được cấp từ máy

thổi khí. Hệ thống sục khí có tác dụng khuấy trộn, chống lắng cặn trong bể và làm

thoáng sơ bộ nước thải. Nước thải sau khi qua bể điều hòa được dẫn qua bể lắng đợt

I. Tại đây, phần lớn cặn trong nước thải sẽ bị tách ra khỏi dòng nước để không làm

ảnh hưởng tới quá trình xử lý sinh học trong hệ thống AAO. Nước thải được dẫn

vào bể chứa trung gian trước khi được bơm qua ngăn kỵ khí trong hệ thống AAO.

Trong bể kỵ khí, vi khuẩn sử dụng BOD để tổng hợp Poly-P, giải phóng

photpho trước khi qua bể hiếu khí để thực hiện quá trình khử photpho. Photpho

được giữ lại trong vi khuẩn và được tách ra khỏi nước thải cùng với bùn dư.

Trong bể thiếu khí hầu như không có oxy, giúp vi khuẩn nitrat sử dụng nitrat

như một thành phần nhận điện tử biến chúng thành nitơ.

Trong bể hiếu khí còn diễn ra quá trình nitrat hóa tạo nitrat đóng góp cho bể

thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitrat.

Nước thải ra khỏi bể hiếu khí có hàm lượng bông bùn lơ lửng lớn được dẫn sang

bể lắng đợt II để tách bùn. Các bông bùn hầu như được lắng triệt để tại đây. Nước

trong được dẫn qua máng trộn để xáo trộn với clo rồi được bơm vào bể tiếp xúc để

khử trùng trước khi xả ra mương tiếp nhận. Một phần bùn hoạt tính từ bể lắng đợt II

được bơm tuần hoàn trở lại bể kỵ khí để làm tăng hiệu quả quá trình khử photpho.

Phần bùn dư ở bể lắng đợt II sẽ được đưa vào bể nén bùn để giảm độ ẩm trước khi

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 52/ 104

Sân phơi cát

Hỗn hợp lỏng

Bể nén bùn

Clo

Bể lắng đợt II

Bể khử trùng

Thải ra sông

Ngăn tiếp nhận

Song chắn rác

Bể lắng cát ngang

Máng đo lưu lượng

Bể lắng đợt I

Bể điều hòa

Bể kỵ khí

Máy nghiền rác

Bể thiếu khí

Bể hiếu khí

Bể Mêtan

Bãi chôn lấp

Biogas

Bùn cặn

Nước thải đô thị

Không khí

Hệ thống AAO

Bùn tuần hoàn

Không khí

Page 53: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

đưa vào bể mêtan cùng với bùn ở bể lắng đợt I. Trong bể mêtan, bùn được lên men

yếm khí để sinh khí mêtan. Sau đó, bùn được chuyển đến bãi chôn lấp.

Chương 4. TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ

4.1. Ngăn tiếp nhận

Lưu lượng tính toán: Qtt = 1146 m3/h.

Với lưu lượng tính toán như trên. Dựa vào bảng 3 - 4 [3], ta chọn kích thước

ngăn tiếp nhận nước thải như sau:

- Chiều rộng ngăn tiếp nhận: A = 2000 mm;

- Chiều dài ngăn tiếp nhận: B = 2300 mm;

- Chiều cao ngăn tiếp nhận: H = 2000 mm;

- Chiều cao lớn nhất của mực nước trong ngăn tiếp nhận: H1 = 1600 mm;

- Chiều cao mực nước trong kênh dẫn: h1 = 750 mm;

- Chiều cao từ đáy ngăn tiếp nhận đến mương dẫn nước thải: h = 750 mm;

- Chiều rộng mương dẫn nước thải: b = 600 mm.

4.2. Mương dẫn nước thải

Mương dẫn nước thải từ ngăn tiếp nhận đến song chắn rác được xây dựng bằng

bêtông cốt thép có tiết diện hình chữ nhật, xây theo kiểu mương hở để dễ quan sát,

vệ sinh và bảo dưỡng. Hoặc người ta có thể dùng các tấm bê tông đúc sẵn đậy kín

nhằm chống mùi và tạo mỹ quan.

Chiều rộng mương dẫn nước thải: b = 600 mm

Độ dốc của mương phải phù hợp để duy trì vận tốc và hạn chế quá trình lắng cặn

trong mương. Chọn độ dốc của mương dẫn là i = 4 ‰.

Để đảm bảo nước thải chảy trong mương không bị lắng cặn thì vận tốc dòng

chảy nằm trong khoảng từ 0,4 đến 1 (m/s) [8]. Ta chọn v = 0,9 (m/s)

Chiều cao của lớp nước trong mương dẫn:

0,3180,6

0,9 0,6ttQ

hv B

= = =× × m

4.3. Song chắn rác

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 53/ 104

Page 54: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Nước thải sau khi qua ngăn tiếp nhận được dẫn tới song chắn rác theo mương

dẫn nước thải. Nhiệm vụ của song chắn rác là giữ lại các tạp chất có kích thước lớn

nhằm bảo vệ bơm và đảm bảo cho quá trình xử lý sau này. Vì khối lượng nước thải

cần xử lý lớn và là nước thải đô thị nên khối lượng rác bị giữ lại ở song chắn rất

nhiều. Do đó chọn song chắn rác cơ giới.

Song chắn thô

Ta sử dụng loại song chắn rác có khe hở 50 mm.

- Số khe hở của song chắn rác [1]

1

Qn K

v l h= ×

× ×

Trong đó:

Q - lưu lượng nước thải tính toán, m3/s;

v - tốc độ nước chảy qua song chắn, m. Tốc độ nước thải chảy qua khe giữa

các thanh thường lấy bằng 0,8 đến 1 m/s [2]. Để đảm bảo cặn rác không lắng tại chỗ

đặt song chắn và không lên men yếm khí gây mùi, chọn v = 1 m/s;

l - chiều rộng khe hở giữa các thanh đan, m;

h1 - chiều sâu lớp nước trước song chắn rác, m. Chiều sâu này lấy bằng chiều

cao mức nước trong mương, h1 = h = 0,6 m;

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 54/ 104

2

hh

1

60o

L2

L2

L1

Bk

Bs

hp

Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo song chắn rác

1 – song chắn rác 2 – sàn công tác

Page 55: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

K - Hệ số tính đến mức độ cản trở của dòng chảy do hệ thống cào rác, K = 1,05.

0,3181,05 12

1 0,05 0,6n = × =

× ×

Vậy n = 12 khe.

- Chiều rộng song chắn rác [3]

( 1)sB s n l n= × − + ×

Với:

s - bề dày hay đường kính song chắn rác, chọn s = 0,01 m [2];

Vậy: Bs = 0,01 x (12 - 1) + 0,05 x 12 = 0,7 m.

- Chiều dài của máng bố trí song chắn rác được xác định theo công thức [1]:

L = L1 + L2 + Ls

Trong đó:

L1 - chiều dài phần mở rộng trước song chắn [1]:

1 2s mB B

Ltgϕ

−=×

Với:

Bs - Chiều rộng của song chắn rác (m).

Bm - Chiều rộng của mương dẫn (m).ϕ - Góc nghiêng chỗ mở rộng của mương dẫn, chọn ϕ = 20o.

Suy ra: 1 0

0,71 0,60,15

2 20L

tg

−= =× m

L2 - chiều dài phần mở rộng sau song chắn rác:

12

0,150,075

2 2

LL = = = m

Ls - chiều dài đặt buồng song chắn, Ls ≥ 1,0 m; còn diện tích của

khu vực mở rộng sau song chắn rác không nên lấy ít hơn 0,8 m2 [9]. Do vậy

có thể chọn Ls = 2 m.

L = 0,15 + 0,075 + 2 = 2,2 m

- Tổn thất áp lực qua song chắn rác [9]:2

2p

v ph

gξ ×= ×

×, m

Trong đó:

ξ - trở lực cục bộ của song chắn [3]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 55/ 104

Page 56: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

43

sins

lξ β α = × × ÷

Với:

β - hệ số lấy phụ thuộc vào loại thanh chắn rác, β =1,83;α - góc nghiêng đặt song chắn rác so với hướng dòng chảy, α =

60o

430,01

1,83 sin 60 0,190,05

oξ = × × = ÷

v - vận tốc dòng chảy trước song chắn, m/s. Có thể lấy v bằng tốc

độ dòng chảy trong mương, v = 0,9 m/s;

p - hệ số tính đến sự tăng tổn thất do rác bị mắc ở song chắn

p =2 ÷ 3. Chọn p = 3;

g - gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2.20,9 3

0,19 0,022 9,81ph

×= × =×

m

Song chắn rác tinh

Ta sử dụng loại song chắn rác có khe hở 16 mm

- Số khe hở của song chắn rác được tính theo công thức sau [1]:

1

Qn K

v l h= ×

× ×

Với:

Q - lưu lượng nước thải tính toán, m3/s;

v - tốc độ nước chảy qua song chắn, m. Tốc độ nước thải chảy qua khe giữa

các thanh thường lấy bằng 0,8 đến 1 m/s [2]. Để đảm bảo cặn rác không lắng tại chỗ

đặt song chắn và không lên men yếm khí gây mùi, chọn v = 1 m/s;

l - chiều rộng khe hở giữa các thanh đan, m;

h1 - chiều sâu lớp nước trước song chắn rác, m. Chiều sâu này lấy bằng chiều

cao mức nước trong mương, h1 = h = 0,6 m;

K - Hệ số tính đến mức độ cản trở của dòng chảy do hệ thống cào rác, K = 1,05.

0,3181,05 35

1 0,016 0,6n = × =

× ×

Vậy n = 35 khe.

- Chiều rộng của song chắn rác được tính theo công thức sau [3]:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 56/ 104

Page 57: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

( 1)sB s n l n= × − + ×

Với:

s - bề dày hay đường kính song chắn rác, chọn s = 0,01 m [2];

Vậy: Bs = 0,01 x (35 - 1) + 0,016 x 35= 0,9 m.

- Chiều dài của máng bố trí song chắn rác được xác định theo công thức [1]:

L = L1 + L2 + Ls

Trong đó:

L1 - chiều dài phần mở rộng trước song chắn [1]:

1 2s mB B

Ltgϕ

−=×

Với:

Bs - Chiều rộng của song chắn rác (m).

Bm - Chiều rộng của mương dẫn (m).ϕ - Góc nghiêng chỗ mở rộng của mương dẫn, chọn ϕ = 20o.

Suy ra: 1 0

0,9 0,60,41

2 20L

tg

−= =× m

L2 - chiều dài phần mở rộng sau song chắn rác:

12

0, 4120,21

2 2

LL = = = m

Ls - chiều dài đặt buồng song chắn, Ls ≥ 1,0 m; còn diện tích của

khu vực mở rộng sau song chắn rác không nên lấy ít hơn 0,8 m2 [9]. Do vậy

có thể chọn Ls = 2 m.

L = 0,41 + 0,21 + 2 = 2,62 m

- Tổn thất áp lực qua song chắn rác [9]:2

2p

v ph

gξ ×= ×

×, m

Trong đó:

ξ - trở lực cục bộ của song chắn;4

3

sins

lξ β α = × × ÷

Với:

β - hệ số lấy phụ thuộc vào loại thanh chắn rác, β =1,83 [3];α - góc nghiêng đặt song chắn rác so với hướng dòng chảy

chọn α = 60o

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 57/ 104

Page 58: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

430,01

1,83 sin 60 0,850,016

oξ = × × = ÷

v - vận tốc dòng chảy trước song chắn, m/s. Có thể lấy v bằng tốc

độ dòng chảy trong mương, v = 0,9 m/s;

p - hệ số tính đến sự tăng tổn thất do rác bị mắc ở song chắn

p =2 ÷ 3. Chọn p = 3;

g - gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2.20,9 3

0,85 0,112 9,81ph

×= × =×

- Khối lượng rác lấy ra trong ngày đêm từ song chắn rác: [3]

1W365 1000

a N×=×

, m3/ngđ

Trong đó:

a - lượng rác tính trên đầu người trên năm, lấy phụ thuộc vào loại nước

thải, chiều rộng khe hở song chắn và phương pháp vớt rác; a = 8 l/ng.năm [8];

N - số người tính toán sử dụng hệ thống thoát nước, người;

27500171875

160ttQ

Nq

= = = người

1

8 171875W 3,77

365 1000

×= =×

(m3/ngày.đêm)

- Độ ẩm của rác khoảng 80%, độ tro 7 – 8 %; trọng lượng thể tích 750 kg/m 3.

Khối lượng rác thu được hàng ngày:

P = W1 x G = 3,77 x 750 = 2827,5 kg/ngày.đêm.

Như vậy, các thông số tính toán của song chắn rác là:

Bảng 4.1. Kết quả tính toán song chắn rác

Thông số N Bs L1 L2 LĐơn vị Khe mSong chắn thô 12 0,71 0,15 0,075 2,3Song chắn tinh 35 0,9 0,41 0,21 2,62

Trong đó: n - số khe hở của song chắn rác;

Bs - chiều rộng song chắn rác;

L1 - chiều dài phần mở rộng trước song chắn;

L2 - chiều dài đoạn thu hẹp sau song chắn;

L - chiều dài đoạn mương đặt song chắn.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 58/ 104

Page 59: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

4.5. Bể lắng cát ngang

a/ Tính toán bể lắng cát ngang

Bể lắng cát được thiết kế để loại bỏ các tạp chất vô cơ không tan như cát, sỏi, xỉ

và các vật liệu rắn khác có kích thước từ 0,2 đến 2 mm ra khỏi nước thải để tránh

những ảnh hưởng xấu đến hiệu suất làm việc của các công trình tiếp theo.

Vì công suất của trạm xử lý lớn nên ta sử dụng bể lắng cát ngang.

Vì cặn từ bể lắng đợt một sẽ được xử lý ở bể mêtan bằng quá trình sinh học kỵ

khí, do đó nhiệm vụ của bể lắng cát là phải loại bỏ được cát có cỡ hạt d = 0,25 mm để

tránh ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học kỵ khí. Khi đó Uo = 24,2 mm/s [3].

- Bể lắng cát bao gồm phần công tác và phần cặn lắng. Chiều dài phần công tác

của bể lắng cát ngang xác định theo công thức [1]:

0

1000 K v hL

U

× × ×= ,m

Trong đó:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 59/ 104

1 2

3

1 2

4

1- mương dẫn nước vào 2- mương dẫn nước ra

3- hố thu cặn 4- máng phân phối nước

5- mương thu nước

5

Hình 4.2. Sơ đồ bể lắng cát ngang hình chữ nhật

Page 60: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Uo - độ lớn thủy lực của các hạt cát. Đối với hạt cát có kích thước 0,2

mm thì Uo = 24,2 mm/s [3];

K - hệ số thực nghiệm tính đến ảnh hưởng của đặc tính dòng chảy của

nước đến tốc độ lắng của hạt cát trong bể lắng cát. Với Uo = 24,2 thì K = 1,3 [8];

v - vận tốc dòng chảy trong bể khi lưu lượng nước thải lớn nhất, v = 0,2

m/s [10];

h - chiều sâu công tác của bể lắng cát, h = 0,25 ÷ 1,0 m. Chọn h = 1,0 m.

1000 1,3 0,2 1,010,7

24,2L

× × ×= = m.

- Chiều rộng bể lắng cát [1]:

qB

v h=

×,m

Trong đó:

q - lưu lượng nước thải, m3/s;

0,3181,7

0,2 1,0B = =

× m.

- Diện tích mặt thoáng của nước thải trong bể lắng cát ngang:

F = B x L = 1,7 x 10,7 = 18,2 m2

- Thể tích của bể lắng cát:

V = F x H = 18,2 x 1,0 = 18,2 m3

- Thời gian lưu nước trong bể lắng cát ứng với Qmax phải lớn hơn 30 giây và có thể

đến 90 giây [10].

ax

18,257

0,318m tt

V Vt

Q Q= = = = giây (thỏa mãn yêu cầu).

Chọn bể lắng cát gồm 2 đơn nguyên. Kích thước của mỗi đơn nguyên là L = 10,7

m; B = 1,7/2 = 0,9 m.

- Thể tích phần chứa cặn của bể lắng cát ngang [3]:

W1000tt

c

N P t× ×= ,m3

Trong đó:

Ntt - dân số tính toán sử dụng hệ thống, người;

P - lượng cát bị giữ lại trong bể lắng cát cho một người trong ngày

đêm. Đối với nước thải đô thị, lượng cát là a = 0,02 l/người/ngày [9];

t - chu kỳ xả cát; t ≤ 2 ngày đêm (để tránh sự phân hủy cặn cát).

Chọn t = 1/2 ngày đêm.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 60/ 104

Page 61: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

1171875 0,02

2W 1,71000c

× ×= = m3.

- Chiều cao lớp cát trong bể lắng cát ngang trong một ngày đêm [3]:

W 1,70,2

10,7 0,9c

chL B

= = =× × m

- Chiều cao xây dựng của bể lắng cát ngang :

Hxd = h + hc + hbv = 1,0 + 0,2 + 0,4 = 1,6 m.

Trong đó : hbv – chiều cao bảo vệ , lấy hbv = 0,4

Muốn cặn hữu cơ không lắng trong bể lắng cát thì phải giữ tốc độ dòng chảy trong

bể lắng cát ổn định. Để thực hiện điều này, cuối bể lắng cát xây dựng cửa tràn kiểu

máng đo theo tỷ lệ với độ ngập nước H trong bể lắng cát.

- Chênh lệch độ cao giữa đáy bể máng tràn và đáy bể lắng cát [10]:2

3ax ax

23

1/3

2/3

1

B.v 11

m mQ QK K KP

B v KK

−− −= × = ×× −−

V , m

Trong đó:

min min

max

0,190,6

0,318tt

Q QK

Q Q= = = =

Với:

Qmax, Qmin – lưu lượng tối đa và tối thiểu đi qua bể lắng cát, khi đó tốc

độ nước chảy qua bể là v không đổi;1/3

2/3

0,318 1 (0,6)0,6

1,7 0,2 1 (0,6)P

−−= × =× −

V m

- Chiều rộng cửa tràn thu hẹp từ B xuống b [10]:2

2 33

ax

1

12 m

B v B v Kb

Q Km g

× × − ÷= × × ÷−× ×

Với:

m – hệ số lưu lượng của cửa tràn phụ thuộc vào góc tới θ . Chọn θ = 45o và

giả thiết b/B = 0,2, ta có m = 0,352.2

2 331,7 0,2 1,7 0,2 1 0,6

0,20,318 1 0,60,352 2 9,81

b × × − ÷= × × = ÷−× ×

m

Bảng 4.2. Kết quả tính toán của bể lắng cát ngang

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 61/ 104

Page 62: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Thông số L B H Hxd hc b P∆ Wc

Đơn vị m m3

Kích

thước10,7 1,7 1,0 1,6 0,2 0,2 0,6 1,7

4.6. Máng đo lưu lượng

Để các công trình xử lý nước thải làm việc bình thường và cung cấp số liệu lập

hồ sơ thủy lực cho lưu lượng nước thải đầu vào chính xác đo được, phải biết lưu

lượng nước thải tổng cộng chảy vào trạm và lượng nước chảy vào từng công trình.

Ngoài ra còn phải biết sự dao động lưu lượng nước thải theo từng giờ trong ngày.

Vì vậy, cần sử dụng máng đo lưu lượng.

Phần lớn các công trình trong trạm xử lý nước thải hoạt động theo chế độ tự

chảy nên ta phải dùng máng đo lưu lượng, thường dùng loại máng Parsan. Máng

làm việc theo nguyên lý co hẹp dòng chảy, kích thước của máng phụ thuộc vào lưu

lượng nước thải qua máng.

Với Q = 27500 m3/ngày = 318,3 l/s. Dựa vào bảng P3.8 [1] ta xác định được các

thông số của máng như sau:

- Chiều rộng của mương dẫn nước trước khi vào máng B = 0.83 m;

- Chiều dài phần thu hẹp của máng l1 = 1,35 m;

- Chiều rộng của họng máng b = 0,3 m;

- Chiều dài của họng máng l3 = 0,6 m;

- Chiều dài phần mở rộng của máng l2 = 0,9 m;

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 62/ 104

B

b

B1

l3

l2

l1

Hình 4.3. Sơ đồ cấu tạo của máng Parsan

Page 63: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

- Chiều cao của mực nước sau họng máng hh = 0,22 m;

- Chiều rộng của mương dẫn sau máng B1 = 0,6 m.

- Chiều sâu lớp nước trong túi đo [1]

2,365 AQ b H α= × ×

Trong đó:

Q - lưu lượng nước thải, m3/s;

b - chiều rộng họng máng đo, m;α - hệ số phụ thuộc vào kích thước của họng máng b, α = 1,522.

( )

1,522

1/1,522

0,3180,448

2,365 2,365 0,3

0,448 0,6

A

A

QH

b

H

= = =× ×

= =

4.7. Bể điều hòa

Bể điều hòa đặt sau bể lắng cát và trước bể lắng đợt I. Mục đích của bể điều hòa

là điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Trong bể có hệ

thống thiết bị khuấy trộn bằng khí nén để đảm bảo hòa tan và san đều nồng độ các

chất ô nhiễm trong toàn bộ thể tích và không cho cặn lắng trong bể.

- Thể tích bể điều hòa:

Vdh = Q x t, m3

Trong đó:

Q - lưu lượng nước thải đưa vào xử lý;

t - thời gian lưu nước trong bể điều hòa. Chọn t = 2 h.

Vdh = 1145,8 x 2 = 2291,6 m3

- Chọn chiều cao công tác của bể điều hòa là H = 4 m.

- Kích thước của bể điều hòa: Fdh = 572,9 m2

=> Chiều rộng bể điều hòa: B = 22 m

Chiều dài bể điều hòa: L = 26 m.

- Chiều cao xây dựng của bể : Hxd = H + Hbv = 4 + 0,4 = 4,4 m.

4.8. Bể lắng đợt một

Bể lắng đợt một được sử dụng với mục đích loại bỏ các tạp chất lơ lửng còn lại

trong nước thải sau khi đã qua các công trình xử lý trước đó. Các chất lơ lửng có tỷ

trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ lắng xuống đáy, các chất có tỷ trọng nhẹ hơn sẽ

nổi lên mặt nước và được thiết bị gạt cặn tập trung đến hố ga đặt ở ngoài bể. Hàm

lượng chất lơ lửng sau bể lắng đợt I cần đạt ≤ 150 mg/l.

Nước thải sau khi qua bể điều hòa được dẫn trực tiếp vào bể lắng đợt I.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 63/ 104

Page 64: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

- Tốc độ lắng của hạt cặn lơ lửng [9]:

1000Wo n

k HU

k Ht

× ×= −× × × ÷

, mm/s

Trong đó :

k - hệ số sử dụng thể tích, lấy theo loại bể lắng và cấu tạo của thiết bị

phân phối và thu nước. Đối với bể lắng ngang, k = 0,5;

H - chiều cao công tác của bể lắng, m. Chọn H = 3 m [8];

W - tốc độ rối thành phần đứng. Với v = 5 mm/s thì W = 0 [8];α - hệ số tính đến ảnh hưởng của nhiệt độ tới độ nhớt của nước thải.

Khi nhiệt độ trung bình của nước thải là 25oC thì α = 0,90 [8];

t - thời gian lưu nước trong ống nghiệm với lớp nước h và hiệu suất

lắng cho trước, xác định bằng thực nghiệm. Do không có điều

kiện xác định bằng thực nghiệm nên ta xác định một cách tương

đối bằng phép nội suy gần đúng theo bảng 7 – 12 [8]. Với nước

thải có hàm lượng SS = 245 mg/l, chiều cao lớp nước h = 500

mm và hiệu suất lắng bằng 50% thì t = 754 s;

Trị số (kH/h)n khi tính toán các bể lắng đợt I đối với nước thải sinh hoạt

có thể lấy theo bảng 7 – 13 [8]. Với H = 3 m thì (kH/h)n = 1,32.

1000 0,5 30 1,67

0,9 754 1,32oU× ×= − =

× × mm/s.

- Chiều dài bể lắng được xác định theo công thức [9]:

o

v HL

k U

×=× , m

Trong đó :

v - tốc độ chuyển động của nước thải ở bể lắng, mm/s;

Đối với bể lắng ngang, v = 5 – 7 mm/s [ 8]. Chọn v = 5 mm/s;

Uo - tốc độ lắng của hạt cặn lơ lửng, mm/s.

5 318

0,5 1,67L

×= =× m

- Thời gian lưu nước trong bể:

3

183600

5 10

Lt

v −= = =×

s = 1 giờ.

Thời gian lưu không đảm bảo thời gian lắng trong bể lắng đợt I.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 64/ 104

Page 65: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Theo bảng 4 – 3 [10], thời gian lưu nước ở bể lắng sơ cấp khoảng t = 1,5 – 2,5 m.

Để đảm bảo thời gian lắng, chọn t = 1,5 h. Khi đó, cần tăng chiều dài bể lắng.

L = v x t = 5 x 10-3 x 1,5 x 3600 = 27 m.

- Diện tích ướt của bể lắng ngang:

3

0,318W 63,6

5 10

Q

v −= = =×

m3

- Chiều rộng của bể:

W 63,621,2

3B

H= = = m

- Theo TCXDVN 51 – 2008, số bể lắng đợt I không ít hơn 2 bể. Nên ta chọn số

đơn nguyên của bể lắng là n = 3. Khi đó, chiều rộng mỗi đơn nguyên là:

21,27

3 3

Bb = = = m.

- Kiểm tra kết quả, ta thấy:

27

93

L

H= = (nằm trong khoảng 8 – 12, phù hợp với TCXDVN 51 –2008).

7

2,33

b

H= = (nằm trong khoảng 2 – 5, phù hợp với TCXDVN 51 – 2008).

Vận tốc thực tế trong phần lắng:

1145,85

3,6 3,6 3 21,2th

Qv

H B= = =

× × × × ,004 mm/s. Lấy tròn vth = 5mm/s.

Thời gian lắng thực tế:

21,2 27 31,49 1,5

1145,8

B L Ht

Q

× × × ×= = = ≈ giờ. (phù hợp với giả thiết đã chọn).

- Vận tốc dòng chảy giới hạn vùng lắng [10]:1

28 ( 1)H

k g dv

f

ρ × × − × ×= ÷

Trong đó:

k - hằng số phụ thuộc tính chất cặn. Ở bể lắng đợt I, xử lý nước thải sinh

hoạt có thể lấy k = 0,05;

ρ - tỷ trọng của hạt, thường ρ = 1,2 – 1,6. Chọn ρ = 1,4;

g - gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2;

d - đường kính tương đương của hạt, m. Thường chọn d = 10-4 m;

f - hệ số ma sát, phụ thuộc đặc tính bề mặt của hạt và chuẩn số Reynol

của hạt khi lắng, f = 0,02 – 0,03; có thể lấy f = 0,025.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 65/ 104

Page 66: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

( )1

4 28 0,05 1,4 1 9,81 100,08

0,025Hv− × × − × ×

= = ÷ ÷ m/s

Vận tốc thực tế của dòng chảy trong vùng lắng v th = 0,005 m/s < vH nên dòng

nước không cuốn theo cặn lắng trong bể.

- Tải trọng bề mặt [10]:

2750048,04

21,2 27o

Q QU

F B L= = = =

× × m3/m2.ngày

- Hiệu quả khử BOD5 của bể lắng đợt I [10]:

5BOD

tY

a b t=

+ ×,%

Trong đó:

5BODY - hiệu quả khử BOD5 biểu thị bằng %;

t - thời gian lưu nước trong bể, h;

a,b - hằng số thực nghiệm;

Theo bảng 4 – 5 thì a = 0,018 h, b = 0,02 h [10]

5

1,531,25

0,018 0,02 1,5BODY = =+ × %

- Hàm lượng BOD5 trong nước thải sau bể lắng đợt I:

( ) ( )55 5 1 220 1 31,25% 151,25o

BODBOD BOD Y= × − = × − = mg/l.

- Hiệu quả khử SS của bể lắng đợt I [10]:

SS

tY

a b t=

+ ×, %

Trong đó:

YSS - hiệu quả khử SS biểu thị bằng %;

t - thời gian lưu nước trong bể, h;

a,b - hằng số thực nghiệm;

Theo bảng 4 – 5 thì a = 0,0075 h; b = 0,014.

1,552,63

0,0075 0,014 1,5SSY = =+ × %

- Hàm lượng SS trong nước thải sau bể lắng đợt I:

SS = SSo x(1 –YSS) = 245 x (1 – 52,63%) =116,06 mg/l.

- Lượng bùn khô thu được tại bể lắng đợt I:

Wb = Q x SSo x YSS , kg/ngày

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 66/ 104

Page 67: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Trong đó:

Q - lưu lượng nước thải cần xử lý, m3/ngày;

SSo - hàm lượng SS trong nước thải vào bể lắng đợt I, mg/l;

YSS - hiệu quả khử SS của bể lắng đợt I, %.

Wb = 27500 x 245 x 10-3 x 52,63% = 3545,95 kg/ngày.

- Độ ẩm trung bình của cặn lắng ở bể lắng đợt I khoảng 94 % [9], tỷ trọng cặn

lắng ướt 1,02ρ = t/m3 [9]. Từ đó, ta xác định được thể tích cặn lắng ướt thu được từ

bể lắng đợt I [9].

( ) ( )W 3545,95

57,941000 1 1000 1 94% 1,02

bbV

p ρ= = =

× − × × − × m3/ngày.

- Chiều cao lớp cặn [1]:

57,940,5

27 21,2b

b

Vh

L B= = =

× × m.

- Chiều cao xây dựng bể [1]:

Hxd = H + hb + hth + hbv

Trong đó:

H - chiều cao công tác bể lắng, H = 3 m;

hb - chiều cao lớp cặn;

hbv - chiều cao bảo vệ, lấy hbv = 0,4 m;

hth - chiều cao lớp trung hòa, hth = 0,5 m.

Hxd = 3 + 0,5 + 0,5 + 0,4 = 4,4 m

Vậy bể lắng đợt I được xây dựng gồm 3 đơn nguyên với kích thước mỗi đơn

nguyên như sau: B x L x H = 7 m x 27 m x 4,4 m.

- Độ dốc hố thu cặn lấy bằng 50o.

- Bùn cặn trượt về hố thu ở đầu bể theo độ dốc của đáy là i = 0,02.

Bảng 4.3. Kết quả tính toán bể lắng đợt I

Thống số L B Hxd hb

Đơn vị mKích thước 27 7 4,4 0,5

4.9. Hệ thống AAO

4.9.1. Bể xử lý sinh học yếm khí

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 67/ 104

Page 68: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

- Dung tích làm việc của bể:

24

Q tV

×= , m3/ngày.

Trong đó:

Q - lưu lượng nước thải cần xử lý, m3/ngày;

t - thời gian lưu của nước thải trong bể, t = 15 h

27500 1517187,5

24V

×= = m3

- Xây dựng 2 bể, mỗi bể có dung tích là 8593,8 m3

- Tổng chiều cao xây dựng của bể:

H = H1 + H2 + H3

Trong đó:

H1 - chiều cao phần xử lý, chọn H1 = 5 m;

H2 - chiều cao vùng lắng, H2 ≥ 1, chọn H2 = 1,5 m;

H3 - chiều cao dự trữ, H3 = 0,3 – 0,5 m. Chọn H3 = 0,5 m.

H = 5 + 1,5 + 0,5 = 7 m

- Chiều dài bể L = 42 m.

- Chiều rộng bể B = 29 m.

4.9.2. Bể xử lý sinh học thiếu khí

- Lượng nitơ cần khử trong một ngày:

G = Q x Nr x R x 10-3

Trong đó:

Nr - hàm lượng nitơ của dòng ra, mg/l;

R - hệ số tuần hoàn;

1v

r

NR

N

α ×= −

Với:

Nv - tổng nitơ dòng vào bể, Nv = 50 x 90% = 45 mg/l;

Nr - tổng nitơ ở bể lắng thứ cấp, Nr = 8 mg/l.α - tỷ lệ nitrat hóa, α = 0,5

0,8 451 3,5

8R

×= − =

G = 27500 x 8 x 3,5 x 10-3 = 770 kg/ngày

- Tỷ lệ tuần hoàn của dòng lỏng được nitrat hóa RN

R = RN + Rr

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 68/ 104

Page 69: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Trong đó:

Rr - tỷ lệ bùn tuần hoàn, Rr = 0,5.

RN = R – Rr = 3,5 – 0,5 = 3,0

- Dung tích bể thiếu khí:

GV

a=

Trong đó:

a - hằng số tốc độ khử nitơ, a = 2gN/kgMLSS.giờ, với nồng độ MLSS =

2500 mg/l (X = 1500 – 3000 mg/l) [10].3

3

770 106416

2 24 2500 10V −

×= =× × ×

m3

- Thời gian lưu nước thải trong bể

24 6416 245,6

27500

Vt

Q

× ×= = = giờ

- Tổng chiều cao xây dựng bể

H = H1 + H2

Trong đó:

H1 - chiều cao phần thể tích xử lý, H1 = 5 m;

H2 - chiều cao dự trữ, H2 = 0,3 – 0,5 m. Chọn H2 = 0,5 m.

H = 5 + 0,5 = 5,5 m

Xây dựng 2 bể xử lý sinh học thiếu khí, thể tích mỗi bể là V = 2062 m3.

- Diện tích cần thiết của mỗi bể

1

2062412,4

5

VF

H= = = m2

Vậy thông số thiết kế mỗi bể là:

Chiều cao xây dựng H = 5,5 m

Chiều dài của bể: L = 29 m;

Chiều rộng của bể: B = 22 m.

4.9.3. Bể xử lý sinh học hiếu khí

1. Thể tích làm việc của bể hiếu khí [10]

( )

(1 )c o

d c

Q S S YV

X K

θθ

× × − ×=× + ×

Trong đó:

Q - lưu lượng nước cần xử lý, m3/ngày;

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 69/ 104

Page 70: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

So - hàm lượng BOD5 trong nước thải vào bể, mg/l;

S - hàm lượng BOD5 trong nước thải sau xử lý, mg/l;

X - nồng độ bùn hoạt tính (cặn hữu cơ bay hơi), mg/l.

X = 1500 – 3000 mg/l. Chọn X = 2500 mg/l;

Y - hệ sô sinh trưởng cực đại, mg bùn hoạt tính/mg BOD5 tiêu thụ.

Theo bảng 5 – 1 [10] thì Y = 0,8;

Kd - hệ số phân hủy nội bào, ngày-1. Có thể lấy Kd theo giá trị điển

hình trong quá trình xử lý nước thải đô thị, bỏ qua ảnh hưởng của

các chất đặc biệt, Kd = 0,04 ngày-1;

cθ - tuổi của bùn, ngày. cθ = 12 ngày.

12 27500 (151,25 30) 0,88652

2500 (1 0,04 12)V

× × − ×= =× + × m3.

- Kiểm tra thời gian lưu nước trong bể aeroten:

- Thời gian lưu nước trong bể

86520,32

27500

V

Qθ = = = ngày = 8 giờ.

Thời gian lưu nước phù hợp với giá trị điển hình t = 6 – 15 h [2]. Như vậy tuổi

của bùn đã chọn là phù hợp.

- Chiều sâu công tác của bể thường lấy từ 3 – 6 m [8], chọn H = 5 m.

- Diện tích làm thoáng cần thiết của bể

86521732

5

VF

H= = = m.

Tỷ số giữa chiều rộng và chiều sâu làm việc của bể B : H = 1 : 2 [8]. Khi đó

chiều rộng của mỗi hành lang B = 10 m.

- Tổng chiều dài (gồm các hành lang) của bể

1732173,2

10

Fl

B= = = m.

Xây dựng 2 bể hiếu khí, mỗi bể bố trí 4 hành lang. Chiều dài mỗi hành lang

lL

n N=

×Trong đó:

N - số bể hiếu khí;

n - số hành lang trong một bể.

173,222,2

4 2L = =

× m.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 70/ 104

Page 71: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

- Chiều cao xây dựng bể

Hxd = H + Hbv

Trong đó:

H - chiều cao công tác của bể, m;

Hbv - chiều cao bảo vệ của thành bể trên mặt nước, m; Hbv = 0,5 m. [10]

Hxd = 5 + 0,5 = 5,5 m.

- Hệ số chuyển hóa cơ chất [10]

1bd c

YY

K θ=

+ ×

0,80,5

1 0,04 12bY = =+ ×

- Theo tiêu chuẩn thiết kế của Nga và tiêu chuẩn ngành của Việt Nam, tổng

lượng bùn khô sinh ra hàng ngày [10].

Gbùn = 0,8 x (SS) + 0,3 x (BOD5)

Trong đó:

SS - lượng cặn lơ lửng trong nước thải vào bể, kg/ngày;

BOD5 - hàm lượng BOD5 trong nước thải vào bể, kg/ngày.

Gbùn = 0,8 x 27500 x 116,06 x 10-3 + 0,3 x 27500 x 151,25 x 10-3 = 3504

kg/ngày.

- Nồng độ bùn trong dòng nước từ bể hiếu khí sang bể lắng đợt II3 3

ùn1

10 3504 10127,4

27500bG

SQ

× ×= = = mg/l.

2. Lượng bùn khô phải xả ra hàng ngày vào công trình xử lý bùn tính theo

cân bằng vật chất

Gxả = Gbùn – Q x SSra

Trong đó:

SSra - hàm lượng SS trong nước thải sau bể lắng đợt II, kg/m3. Theo

cột A QCVN 14 : 2008/BTNMT, SSra = 50 mg/l;

Gxả = 3504 – 27500 x 50 x 10-3 = 2129 kg/ngày.

- Thể tích cặn ướt thu được từ bể lắng đợt II với độ ẩm 99 % [9]

1000 (1 )xa

b

GV

p ρ=

× − ×

2129208,7

1000 (1 0,99) 1,02bV = =× − × m3/ngày.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 71/ 104

Page 72: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

3. Tính lượng oxy cần thiết cấp cho bể

- Tính lượng oxy cần thiết theo lý thuyết trong điều kiện tiêu chuẩn

Theo lý thuyết, lượng oxy cần thiết cho quá trình xử lý nước thải bằng

sinh học gồm lượng oxy cần để làm sạch BOD, oxy hóa amoni NH+4

thành NO3-, khử NO-

3 [10].

( ) 4,57 ( )1,42

1000 1000o o

o x

Q S S Q N NOC P

f

× − × × −= − × +×

Trong đó:

OCo - lượng oxy cần thiết theo điều kiện tiêu chuẩn của phản ứng ở

20oC;

Q - lưu lượng nước thải cần xử lý, m3/ngày;

So - nồng độ BOD5 đầu vào, g/m3;

S - nồng độ BOD5 đầu ra, g/m3;

f - hệ số chuyển đổi từ BOD5 sang COD hay BOD20; 5BODf

COD=

. Thường f = 0,45 – 0,68, chọn f = 0,68;

Px - phần tế bào dư xả ra ngoài theo bùn dư, kg/ngày;

Px = Yb x Q x (So – S) x 10-3

Px = 0,32 x 27500 x (151,25 – 30) x 10-3 = 750,2 kg/ngày.

1,42- hệ số chuyển đổi từ tế bào sang COD;

No - tổng hàm lượng nitơ đầu vào, g/m3;

N - tổng hàm lượng nitơ đầu ra, g/m3;

4,57- hệ số sử dụng oxy hóa khi oxy hóa NH+4 thành NO-

3.

27500 (115,25 30) 4,57 27500 (45 5)1,42 750,2 7409,3

1000 0,68 1000oOC× − × × −= − × + =

× kg

O2/ngày

- Tính lượng oxy cần thiết trong điều kiện thực tế ở 25oC [10]

20( 20)

1 1

1,024S

t o TSh d

COC OC

C Cβ α−

= × × × ÷× −

Trong đó:

β - hệ số điều chỉnh lực căng bề mặt theo hàm lượng muối, đối

với nước thải thường lấy β = 1;

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 72/ 104

Page 73: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Csh - nồng độ oxy bão hòa trong nước sạch ứng với nhiệt độ (ToC)

và độ cao so với mặt biển tại nhà máy xử lý, mg/l. Ở 25oC, Csh = 8,1785 mg/l;

Cs20 - nồng độ oxy bão hòa trong nước sạch ở 20oC, mg/l, Cs20 = 9,08;

Cd - nồng độ oxy cần duy trì trong công trình, mg/l;

Cd = 1,5 – 2 mg/l. Chọn Cd = 2 mg/l.α - hệ số điều chỉnh lượng oxy ngấm vào nước thải do ảnh hưởng

của hàm lượng cặn, chất hoạt động bề mặt, loại thiết bị làm thoáng, hình dáng, kích thước

bể, α = 0,6 – 0,94. Chọn thiết bị phân phối bọt khí kích thước trung bình, α = 0,8 [10].

(25 20)

9,08 1 17409,3 12089

1 8,1785 2 1,024 0,8tOC − = × × × = ÷× −

kg/ngày.

Lượng không khí cần thiết [10]

tk

OCQ f

OU= × , m3/ngày

Trong đó:

OCt - lượng oxy cần thiết ở điều kiện xử lý, kg/ngày;

f - hệ số an toàn, thường f = 1,5 – 2. Chọn f = 1,5;

OU = Ou x h - công suất hòa tan oxy vào nước thải của thiết bị phân

phối tính theo gam oxy cho 1 m3 không khí;

Ou - công suất hòa tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối khí

tính theo gam oxy cho 1 m3 không khí, ở độ sâu ngập nước h = 1 m có

thể chọn theo bảng 7 – 2 [10], ở điều kiện trung bình, Ou = 4,5

gO2/m3.m;

h - độ sâu ngập nước của thiết bị phân phối khí. Thiết bị phân phối

khí đặt cách đáy 0,5 m; bể sâu 5 m, do đó h = 4,5 m.

OU = 4,5 x 4,5 = 20,25 g O2/m3.

33

120891,5 895,5 10

20,25 10kQ −= × = ×× m3/ngày.

Bảng 4.4. Kết quả tính toán hệ thống AAO

Thông số L

(m)

B

(m)

Hxd

(m)

θ

(h)

Số đơn nguyên

Bể yếm khí 42 29 7 15 2Bể thiếu khí 29 22 5,5 5,6 2Bể hiếu khí 22 10 5,5 8 2 (8 hành lang)

4.10. Bể lắng đợt II

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 73/ 104

Page 74: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Nước thải sau bể xử lý sinh học được đưa sang bể lắng đợt II. Bể lắng đợt II có

nhiệm vụ lắng trong phần nước ở trên để xả ra nguồn tiếp nhận và cô đặc bùn hoạt

tính đến nồng độ nhất định ở phần dưới của bể. Một phần bùn hoạt tính được tuần

hoàn trở lại bể yếm khí để duy trì nồng độ bùn hoạt tính trong nước thải. Phần dư

còn lại gọi là bùn dư và được đưa đến bộ phận xử lý bùn.

- Diện tích mặt bằng của bể lắng [10]

(1 ) o

t L

Q CS

C v

α× + ×≥× , m2

Trong đó:

Q - lưu lượng nước thải đưa vào xử lý, m3/h;α - hệ số tuần hoàn; chọn α = 0,5

Co - nồng độ bùn hoạt tính trong bể hiếu khí, g/m3;

Ct - nồng độ bùn trong dòng tuần hoàn, g/m3;

1 11 2500 1 7500

0,5t oC Cα

= × + = × + = ÷ ÷ mg/l

vL - vận tốc lắng của mặt phân chia (m/h) phụ thuộc vào nồng độ cặn

CL và tính chất của cặn, thường phải tiến hành thí nghiệm để xác định. Do không có

điều kiện thí nghiệm nên có thể tính vL theo công thức thực nghiệm của Lee – 1982

và Wilson – 1996.6. .10

axLK C

L mv v e−−= × , m/h

Với:

vmax = 7 m/h;

K = 600 đối với cặn có chỉ số thể tích 50 < SVI < 150 là cặn

thường gặp trong xử lý nước thải sinh hoạt [10].

1 17500 3750

2 2L tC C= × = × = g/m3.

6600.3750.107 0,74Lv e−−= × = m/h

1145,8 (1 0,5) 25001548

3750 0,74S

× + ×≥ =× m2

- Buồng phân phối có đường kính từ 0,25 – 0,3 đường kính bể [10]. Chọn buồng

phân phối có đường kính bằng 0,25 đường kính bể. Diện tích thực của bể (bao gồm

cả diện tích buồng phân phối trung tâm)

Sbể = 1,1 x S = 1,1 x 1548 = 1702,8 m2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 74/ 104

Page 75: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

- Ta xây dựng 4 bể lắng tròn radian. Diện tích mỗi bể S = 425,7 m2.

- Đường kính bể lắng đợt II

425,72 2 23,3

SD

π π= × = × = m

- Đường kính buồng phân phối trung tâm [10]

d = 0,25 x D = 0,25 x 23,3 = 5,8 m.

- Diện tích buồng phân phối trung tâm2 27,0

38,54 4

df

π π× ×= = = m2

- Diện tích vùng lắng của một bể SL = 425,7 – 38,5 = 387,2 m2

- Tải trọng thủy lực [10]

2750018

1548

Qa

S= = = m3/m2.ngày

Tải trọng thủy lực của bể lắng đợt II sau bể hiếu khí theo tiêu chuẩn thiết kế

là 16,4 – 32,8 m3/m2.ngày [10]. Do đó, giá trị a nằm trong khoảng cho phép.

- Vận tốc đi lên của dòng nước trong bể

180,75

24V = = m/h

- Máng thu nước đặt ở vòng tròn có đường kính 0,8 đường kính bể [10]

Dmáng = 0,8 x D = 0,8 x 23,3 = 18,64 m.

- Chiều dài máng thu nước

18,64 58,5mangL Dπ π= × = × = m.

- Tải trọn bùn3(1 ) 27500 (1 0,5) 2500 10

5,3624 24 801

oQ Cb

S

α −× + × × + × ×= = =× ×

kg/m2.h

- Chiều cao xây dựng bể lắng

Hxd = H + hth + hb + hbv

Trong đó:

H - chiều cao công tác của bể (chiều sâu vùng lắng), m;

H = 1,5 – 5 m. Chọn H = 5m [8]

hth - chiều cao lớp nước trung hòa giữa vùng lắng và vùng chứa cặn, m;

hth = 0,3 m [8]

hb - chiều cao lớp bùn trong bể lắng, hb = 0,5 m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 75/ 104

Page 76: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

hbv - chiều cao dự trữ của bể lắng phía trên mặt nước, lấy hbv = 0,5 m.

Hxd = 5+ 0,3 + 0,5 + 0,5 = 6,3 m

- Thể tích làm việc của mỗi bể lắng

V = 425,7 x 5 = 2128,5 m3

Như vậy, ta sẽ xây dựng 4 bể lắng radian với kích thước của mỗi bể là:

Hxd x D = 6,3m x 23,3m.

- Đáy bể có dạng hình chóp nón để bùn dễ dàng trượt xuống đáy, độ nghiêng

thành bên của đáy không nhỏ hơn 45o – 50o [9]. Độ dốc đáy bể là 0,01 (sử dụng

thiết bị cào bùn) [8].

Bảng 4.5. Kết quả tính toán bể lắng đợt II

Thông số D Dmáng Hxd hb

Đơn vị MKích thước 23,3 18,64 6,3 0,5

4.11. Trạm khử trùng nước thải

Để đảm bảo điều kiện vệ sinh, nước thải sau khi xử lý sinh học cần phải khử

trùng tiếp tục. Khử trùng nước thải nhằm mục đích loại bỏ các loại vi khuẩn gây

bệnh nguy hiểm như E.coli, coliform... mà chưa hoặc không thể khử bỏ trong quá

trình xử lý sinh học.

Thực tế, clo lỏng hoặc các hợp chất của clo thường được dùng để khử trùng

nước thải. Vì clo là hóa chất được các ngành công nghiệp dùng nhiều, có sẵn trên

thị trường, có giá thành thấp, hiệu quả khử trùng cao. Ngoài ra, việc tiếp xúc với clo

đóng góp vào việc khử mùi của nước thải, vì clo oxy hóa amoniac và các hợp chất

sunfua, những thành phần gây mùi cho nước thải.

Tuy nhiên, khi sử dụng clo để khử trùng cần chú ý đến lượng clo dư trong nước

để không gây hại đến cá và các sinh vật nước có ích, đảm bảo an toàn cho môi

trường sống.

Tác dụng giữa clo hơi và nước thải là phản ứng thuận nghịch

2 2Cl H O HCl HOCl

HOCl OCl H− +

+ +

→ +

Kết quả của phản ứng cho ta axit chohydric (HCl) và axit hypochorơ (HOCl).

Axit hypoclorơ từng phần được ion hóa. Quá trình ion hóa xảy ra mạnh mẽ khi độ

pH của môi trường tăng, khi đó hàm lượng HOCl giảm do bị phân hủy. Sự có mặt

của ion hypoclorơ và đặc biệt là ion OCl- tạo ra môi trường axit tiêu diệt vi khuẩn.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 76/ 104

Page 77: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Mặt khác axit hypoclorơ rất yếu nên dễ phân hủy thành axit chohydric và oxy nguyên

tử tự do.

HOCl HCl + O

Oxy nguyên tử này sẽ oxy hóa các vi khuẩn. Ngoài ra trong quá trình clo hóa

nước thải, bản chất clo trực tiếp tác động lên tế bào vi sinh và biến đổi liên kết với

các chất thuộc thành phần nguyên sinh tế bào để tiêu diệt vi khuẩn.

Tổng lượng Cl2 và OCl- trong nước được gọi là clo hoạt tính.

1. Lượng clo hoạt tính cần thiết để khử trùng nước thải

Vmax = a x Qmax x 10-3, kg/h

Trong đó:

Qmax - lưu lượng của nước thải, m3/h;

a - liều lượng clo hoạt tính, g/m3; a = 3 g/m3 [9]

Vmax = 3 x 1145,8 x 10-3 = 3,43 kg/h.

- Để định lượng clo, xáo trộn clo hơi với nước công tác, điều chế clo nước và

vận chuyển đến nơi sử dụng, ta dùng clorator chân không (Loni – 100).

- Chọn 2 clorator (1 chiếc làm việc, 1 chiếc dự phòng) với đặc tính như sau:

Công suất theo clo hơi: 12,8 ÷ 8,10 kg/h;

Áp lực nước trước ejector: 3 ÷ 3,5 kg/h;

Độ dâng sau ejector: 5 m cột nước;

Lưu lượng nước: 7,2 m3/h;

Trọng lượng clorator: 37,5 kg.

- Để phục vụ cho 2 clorator, chọn 3 banlon chứa clo bằng thép. Số banlon cần

thiết cho trạm:

axmVn

S=

Trong đó:

S - lượng clo lấy ra từ một banlon trong điều kiện bình thường.

Chọn S = 0,5 kg/h.

3,437

0,5n = = chiếc

Trong trạm khử trùng ta dùng các banlon có dung tích 312 lít, chứa 500 kg clo,

chiều dài thùng L = 1,8 m, đường kính thùng D = 640 mm, chiều dày thùng chứa

9δ = mm [3].

- Lượng clo lấy ra mỗi giờ tử 1 m2 diện tích mặt bên của thùng chứa: 3 kg/h [3]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 77/ 104

Page 78: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

- Diện tích mặt bên của thùng chứa theo kích thước đã chọn [3]

0,8 0,64 0,8 1,8 2,893S D Lπ π= × × × = × × × = m2

Như vậy, lượng clo có thể lấy ra mỗi giờ ở thùng chứa đã chọn sẽ là:

q = 2,893 x 3 = 8,679 kg/h

- Số lượng thùng chứa clo cần thiết dự trữ cho nhu cầu của trạm xử lý trong một

tháng [1]

Vn

q=

Trong đó:

V - lượng clo hoạt tính cần thiết trong một tháng, kg/tháng;

q - trọng lượng clo trong thùng chứa, kg.

3,43 24 305

500n

× ×= = thùng/tháng.

Số thùng chứa clo này được cất giữ trong kho. Kho được bố trí trong cùng trạm

clorator có tường ngăn độc lập và đảm bảo an toàn. Để vận chuyển các thùng chứa

clo từ vị trí này đến vị trí kia thường dùng các loại xe chuyên dùng.

- Lưu lượng nước tổng cộng cần cho nhu cầu của trạm clorator [3]

ax (1000 )

1000m

n

V p qQ

× += , m3/h

Trong đó:

q - lưu lượng nước cần thiết để làm bốc hơi clo. Khi tính toán sơ bộ

lấy bằng 300 – 400 l/kg. Chọn q = 350 l/kg;

p - lượng nước cần thiết để hòa tan 1 g clo, p phụ thuộc vào nhiệt độ

của nước thải. Với nhiệt độ 25oC, p = 1,0 l/g.

3,43 (1000 1,0 350)4,63

1000nQ× × += = m3/h = 1,29 l/s.

Bảng 4.6. Các thông số vận hành của trạm khử trùng nước thải

Thông số Vmax q n Qn

Đơn vị Kg/h Kg/h Thùng/tháng m3/h3,43 8,68 5 4,63

2. Tính bể tiếp xúc

Thời gian lưu nước trong bể t = 30 phút = 0,5 h.

Dung tích làm việc của bể

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 78/ 104

Page 79: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

27500 0,5573

24V Q t

×= × = = m3

Chiều cao của bể tiếp xúc

H = Hlv + Hbv = 4 + 0,3 = 4,3 m.

Trong đó:

Hlv - chiều cao làm việc của bể, Hlv = 3 m;

Hbv - chiều cao bảo bệ, Hbv = 0,4 m.

Diện tích bể tiếp xúc

573191

3

VF

H= = = m2

Vậy kích thước bể tiếp xúc là L x B x H = 20 x 10 x 3,4 m.

4.12. Bể nén bùn

Bùn sau bể lắng đợt II thường có độ ẩm cao ( 99 % – 99,2 %) [9], nếu đưa về bể

metan thì độ ẩm lớn, dung tích bể tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả lên men cũng như

không kinh tế. Mục đích nén bùn cặn là làm giảm độ ẩm của bùn hoạt tính dư bằng

cách lắng (nén) cơ học để đạt độ ẩm thích hợp (94% - 96%), tạo điều kiện cho các

quá trình xử lý bùn cặn tiếp theo diễn ra ổn định, thể tích công trình giảm.

Ta chọn phương pháp nén bùn bằng trọng lực. Nén bùn bằng phương pháp trọng

lực thường được thực hiện trong các bể nén bùn có dạng gần giống bể lắng đứng

hoặc bể lắng ly tâm.

Bể nén bùn được lựa chọn là bể nén bùn đứng. Bể nén bùn đứng làm việc như

bể lắng đứng bình thường. Dung dịch cặn đi vào buồng phân phối đặt ở tâm bể, cặn

lắng xuống và được lấy ra khỏi đáy bể, nước thu bằng máng vòng quanh chu vi bể

được đưa trở lại các công trình xử lý nước thải. Trong bể đặt máy gạt cặn để gom

cặn ở đáy về hố thu trung tâm. Để tạo ra các khe hở cho nước chuyển động lên bề

mặt, trên tay đòn của máy gạt cặn gắn các thanh dọc bằng thép, khi máy gạt chuyển

động quanh trục, hệ thanh dọc này khuấy nhẹ khối cặn, nước trào lên trên làm đặc

cặn lại.

- Lượng bùn khô thu được từ bể lắng đợt II: Gxả = 2129 kg/ngày;

- Lưu lượng thể tích bùn từ bể lắng đợt II: Vb = 208,7 m3/ngày.

- Thể tích bể nén bùn

24bQ t

V×= , m3

Trong đó:

t - thời gian nén bùn, t = 12 h [6].

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 79/ 104

Page 80: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

208,7 12104,4

24V

×= = m3

- Chiều cao phần lắng của bể nén bùn đứng

3,6h t v= × × [9]

Trong đó:

v - tốc độ của nước bùn trong vùng lắng, v = 0,1 mm/s.

3,6 12 0,1 4,32h = × × = m

- Diện tích mặt thoáng của bể nén bùn

104,424

4,32b

VF

h= = = m2

- Diện tích tiết diện ống trung tâm [6]

24 3600b

tb

Qf

v=

× × , m2

Trong đó:

vtb - tốc độ của dòng chảy nước bùn ở trong ống trung tâm, vtb = 30 mm/s [8].

3

208,70,08

24 3600 30 10f −= =

× × × m2

- Tổng diện tích bể nén bùn

F = Fb + f = 24 + 0,08 = 24,08 m2

Xây dựng 2 bể nén bùn, diện tích mỗi bể sẽ là :

24,08' 12,04

2 2

FF = = = m2

- Đường kính bể nén bùn [9]

4 'FD

π×= , m

4 12,044D

π×= = m.

- Đường kính ống trung tâm

4 4 0,080,3o

fD

π π× ×= = = m.

- Đường kính phần loe của ống trung tâm [3]

d1 = 1,35 x Do = 1,35 x 0,3 = 0,41 m

- Đường kính tấm chắn

dch = 1,3 x d1 = 1,3 x 0,41 = 0,53 m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 80/ 104

Page 81: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

- Chiều cao phần hình nón với góc nghiêng 45o, đường kính bể 4,5 m, đường

kính đáy bể 0,5 m

1

1 4 0,51,75

2 2

Dh

− −= = = m

- Chiều cao phần bùn hoạt tính đã nén [3]

hb = h1 - ho - hth

Trong đó:

ho - khoảng cách từ đáy ống loe đến tấm chắn, ho = 0,25 m;

hth - chiều cao lớp trung hòa, hth = 0,3 m.

hb = 1,75 – 0,25 – 0,3 = 1,2 m.

- Chiều cao tổng cộng của bể nén bùn H = h + h1 + h2

Trong đó:

h2 - khoảng cách từ mực nước trong bể nén bùn đến thành bể, h2 = 0,4 m;

H = 4,32 + 1,75 + 0,4 = 6,47 m

4.13. Bể mêtan

Bể mêtan là công trình được xây dựng để lên men (ổn định yếm khí) các loại

bùn cặn trong nước thải. Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép, có dạng hình tròn

trên mặt bằng.

1. Xác định lượng cặn dẫn đến bể mêtan

- Lượng bùn khô từ bể lắng đợt I: Wb = 3545,95 kg/ngày;

- Lưu lượng thể tích nước bùn từ bể lắng đợt I: Vb = 57,94 m3/ngày;

- Lượng bùn khô thu được từ bể lắng đợt II: Gxả = 2129 kg/ngày;

- Lưu lượng thể tích nước bùn từ bể lắng đợt II: Vb = 208,7 m3/ngày.

- Lượng rác ở song chắn rác:

Rác được giữ lại ở song chắn rác được nghiền nhỏ qua máy nghiền rác với

độ ẩm ban đầu của rác P1 = 80% đến độ ẩm sau khi nghiền P2 = 94 – 95%. Lượng

rác sau khi nghiền nhỏ được xác định theo công thức [3]

11

2

100W W

100r

P

P

−= ×− , m3/ngày.đêm

Trong đó:

W1 - lượng rác trong ngày, W1 = 2827,5 kg/ngđ;

P1 - độ ẩm ban đầu của rác, P1 = 80%;

P2 - độ ẩm của rác sau khi nghiền nhỏ, P2 = 94 – 95%.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 81/ 104

Page 82: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

100 80W 2,8275 9,425

100 94r

−= × =−

T/ngđ ≈ 9,425 m3/ngđ

Lượng cặn tổng cộng dẫn đến bể mêtan

W = 3545,95 x 10-3 + 57,94 + 2129 x 10-3 + 208,7 + 9,425 = 281,7 m3/ngđ.

- Độ ẩm trung bình của hỗn hợp cặn

100 1W

k k khh

C B RP

+ + = × − ÷ , % [3]

Trong đó:

Ck - lượng chất khô trong cặn tươi với độ ẩm P = 94%;

(100 ) 57,94 (100 94)3,48

100 100b

k

V PC

× − × −= = = m3/ngđ

Bk - lượng chất khô trong bùn từ bể lắng đợt II với độ ẩm 98%

(100 ) 208,7 (100 98)4,174

100 100b

k

V PB

× − × −= = = m3/ngđ

Rk - lượng chất khô trong rác sau khi đã nghiền với độ ẩm 94%

W (100 ) 9,425 (100 94)0,566

100 100r

k

PR

× − × −= = = m3/ngđ

3,48 4,174 0,566100 1

281,7hhP+ + = × − = ÷

96,5 %

2. Tính toán bể mêtan

Vì Phh > 94% nên ta chọn chế độ lên men ấm với t = 30 – 35oC. Chọn t = 33oC

và d = 10%.

- Dung tích bể mêtan [1]

W 100V

d

×= , m3

Trong đó:

W - lượng bùn cặn tổng cộng đưa về bể mêtan trong một ngày,

m3/ngđ;

d - liều lượng bùn cặn đưa về bể mêtan hàng ngày, d = 10% [8].

281,7 1002817

10V

×= = m3

Chọn 2 bể mêtan công tác với dung tích mỗi bể V1 = 1408,5 m3.

- Kích thước mỗi bể mêtan [3]:

Đường kính D = 15 m ;

Chiều cao thiết kế h1 = 2,35 m ; H = 7,50 m; h2 = 2,60 m.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 82/ 104

Page 83: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

3. Tính toán lượng khí đốt

Trong quá trình xử lý sinh học kỵ khí ở bể mêtan có sản sinh một lượng khí đốt

chủ yếu là khí CH4 và một ít CO2.

- Khả năng lên men lớn nhất của chất không tro trong hỗn hợ cặn dẫn vào bể

mêtan

( )53 44o o o

o o o

C R Ba

C R B

× + + ×=

+ +

Trong đó:

53 - giá trị thực nghiệm a ứng với cặn tươi và rác nghiền;

44 - giá trị thực nghiệm a ứng với bùn hoạt tính;

Co - lượng chất không tro của cặn tươi [1];

( ) ( )100 100

100 100k c c

o

C A TC

× − × −=

×

Với:

Ck - lượng chất khô trong cặn tươi, Ck = 3,48 m3/ngđ;

Ac - độ ẩm háo nước của cặn tươi, Ac = 5 %;

Tc - tỷ lệ độ tro trong cặn tươi, Tc = 25 %;

( ) ( )3,48 100 5 100 252,48

100 100oC× − × −

= =×

T/ngđ

Ro - lượng chất không trong rác đã nghiền [1]

100 100

100 100r r

o k

A TR R

− −= × ×

Với:

Rk - lượng chất khô trong rác đã nghiền;

Ar - độ ẩm háo nước của rác nghiền, Ar = 4%;

Tr - tỷ lệ độ tro trong rác nghiền, Tr = 24%.

100 4 100 240,566 0,41

100 100oR− −= × × = T/ngđ

Bo - lượng chất không tro trong bùn hoạt tính [1]

100 100

100 100b b

o k

A TB B

− −= × ×

Với:

Ab - độ ẩm háo nước của bùn hoạt tính, Ab = 6%;

Tb - tỷ lệ độ tro trong bùn hoạt tính, Tb = 27%.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 83/ 104

Page 84: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

100 6 100 274,174 2,86

100 100oB− −= × × = T/ngđ

( )53 2,48 0,41 44 2,8648,52

2,48 0,41 2,86a

× + + ×= =

+ + %

- Lượng khí đốt thu được từ bể mêtan [4]

100

a n dy

− ×= , m3/kg chất không tro

Trong đó:

a - khả năng lên men lớn nhất của chất không tro trong hỗn hợp cặn

dẫn vào bể mêtan, %;

n - hệ số phụ thuộc vào độ ẩm của cặn và chế độ len men, n = 0,56 [8];

d - liều lượng cặn đưa vào bể mêtan hàng ngày.

48,52 0,56 100,43

100y

− ×= = m3/kg chất không tro.

- Lượng khí đốt tổng cộng thu được

Wk = y x (Co + Ro + Bo) x 100 = 0,43 x (2,48 + 0,41 + 2,86) x 100

Wk = 247,25 m3/ngđ.

4.14. Tính toán các thiết bị phụ

4.14.1. Máy thổi khí

4.14.1.1. Máy thổi khí cho bể điều hòa

- Lượng không khí cần cấp cho bể điều hòa:

k dhQ R V= ×

Trong đó:

R - nhu cầu sử dụng không khí cho bể điều hòa, R = 0,01 – 0,015 m3/1 m3

dung tích bể trong 1 phút [9]. Chọn R = 0,015 m3/m3.phút;

Vdh - thể tích bể điều hòa, Vdh = 2291,6 m3.

0,015 2291,6 34,374kQ = × = m3/phút = 2062,44 m3/h.

- Hệ thống cấp khí cho bể điều hòa bao gồm máy thổi khí, hệ thống ống dẫn khí

và thiết bị phân phối khí.

- Bố trí hệ thống cấp khí có bọt khí kích thước lớn. Dàn ống gồm 1 ống chính và

các ống nhánh phân phối khí đặt vuông góc với ống chính.

- Khoảng cách giữa các ống phân phối khí là 0,3 – 1 m [4]. Chọn khoảng cách giữa

các ống phân phối là l = 1 m. Khoảng cách giữa các ống phân phối đến thành bể b = 1 m.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 84/ 104

Page 85: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Số ống phân phối khí trên một dàn ống là:

( )26 1 2( 2)1 1 25

1

L bn

l

− ×− ×= + = + = ống

Với: L - chiều dài bể điều hòa.

- Chọn đĩa phân phối khí là AFC75 với lưu lượng thiết kế là 7 – 10 m 3/h. Số lỗ

là 10 lỗ x ∅ 5 mm. Chọn lưu lượng thiết kế là qd = 10 m3/h.

Số đĩa khuếch tán trên mỗi ống phân phối khí

2062,449

10 25k

dd

Qn

q n= = =

× × đĩa

Tổng số đĩa cần thiết

N = 25 x 9 = 225 đĩa

- Lưu lượng không khí cần cấp

Qkk = 10 x 225 = 2250 m3/h = 0,625 m3/s

- Chiều dài mỗi ống cấp khí lk = 18 m. Khoảng cách giữa các đĩa trên mỗi ống phân

phối khí

182

9k

d

l

n∆ = = = m

- Khoảng cách giữa 2 đĩa ngoài cùng với thành bể

1

18 22 182

2 2

Bb

− −= = = m

- Tốc độ chuyển động của dòng khí trong ống dẫn và qua hệ thống phân phối là

10 – 15 m/s.

Chọn vận tốc khí trong ống dẫn khí chính là v = 10 m/s.

Đường kính ống dẫn khí chính:

4 0,625 40,28

10k

ch

QD

vπ π× ×= = =× ×

m = 280 mm.

Kiểm tra vận tốc dòng khí trong ống chính:

2 2

4 0,625 410,15

(0,28)kQ

vdπ π× ×= = =

× × m/s (phù hợp với giả thiết)

Chọn vận tốc khí trong mỗi ống nhánh là 12 m/s.

Đường kính ống nhánh: ( 2 ống nhánh)

4 4 0,6250,18

2 2 12k

nh

QD

vπ π× ×= = =

× × × × m = 180 mm

Kiểm tra vận tốc dòng khí trong ống nhánh:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 85/ 104

Page 86: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

2 2

4 0,625 412,3

2 2 (0,18)kQ

vdπ π

× ×= = =× × × × (phù hợp với giả thiết)

Chọn vận tốc khí trong mỗi ống phân phối khí là 15 m/s.

Đường kính ống phân phối khí

4 4 0,6250,03

2 25 2 25 15k

nh

QD

vπ π× ×= = =

× × × × × ×m = 30 mm

Kiểm tra vận tốc dòng khí trong ống phân phối khí

2 2

4 0,625 415

50 50 (0,03)kQ

vdπ π

× ×= = =× × × × m/s

- Tính máy thổi khí

Năng lượng cần thiết của máy thổi khí

( )

1

21

1

11

m

m

m

Pm FP RT

m E P

− × = × − ÷ − × (KW)

Trong đó:

m - chỉ số đa biến, m = 1,2 – 1,62. Chọn m = 1,5;

R - hệ số khí, R = 8,314/29 KJ/kg.K;

T1 - nhiệt độ ban đầu cảu dòng khí, T1 = 25 + 273 = 298oK;

P1 - áp suất ban đầu của dòng khí, P1 = 1 atm;

P2 - áp suất tuyệt đối của dòng khí ra;

P2 = P1 + H + Hbv + hd + hc + hf

Với:

H - độ sâu ngập nước của hệ thống phân phối khí, H = 3,5 m;

hbv - chiều sâu bảo vệ của bể, hbv = 0,4 m;

hf - tổn thất qua thiết bị phân phối, chọn hf = 0,6 m;

hd - tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài đường ống

dẫn;

hc - tổn thất cục bộ;

Tổng hd + hc thường không vượt quá 0,4 m.

Vậy: P2 = 1 + (3,5+0,4+0,4+0,6)/10,33 = 1,47 atm.

F - lưu lượng khối lượng của dòng khí

kF Qρ= ×

Với:ρ - khối lượng riêng của không khí ở 25oC, ρ =1,177 kg/m3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 86/ 104

Page 87: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

F = 1,177 x 0,625 = 0,74 kg/s

E - hiệu suất của máy. Chọn E = 0,8.

( )

1,5 1

1,51,5 0,74 8,314 1,47298 1 32,5

1,5 1 0,8 29 1mP

− × = × × × − = ÷ − × kW

Công suất máy thổi khí

Pc = k x Pm

Trong đó:

k - hệ số dự trữ, chọn k = 1,2;

Pm - năng lượng cần thiết của máy thổi khí;

Pc = 1,2 x 32,5 = 39 KW

Chọn máy thổi khí có công suất 40 KW.

4.14.1.2. Máy thổi khí cho bể hiếu khí

Chọn thiết bị cấp khí cho bể hiếu khí là máy thổi khí. Hệ thống cấp khí cho bể

hiếu khí bao gồm máy thổi khí, hệ thống ống dẫn khí và thiết bị phân phối khí, trên

ống cấp khí có gắn các đĩa phân phối khí (là các đĩa xốp rỗng làm bằng sành, bọt

nhựa, cao su xốp...).

1. Tính toán hệ thống phân phối khí (tính cho 1 máy thổi khí)

- Bố trí hệ thống cấp khí tạo bọt khí có kích thước mịn gồm 4 máy thổi khí, mỗi máy

cấp cho 2 hành lang.

- Dàn ống của mỗi máy cấp khí gồm 1 ống chính và 2 ống nhánh dẫn khí đến 2 hành

lang. Các ống phân phối khí đặt cách đáy bể 0,5 m.

- Khoảng cách giữa các ống phân phối khí là 0,3 – 1 m [1]. Chọn khoảng cách

giữa các ống phân phối là l = 0,8 m. Khoảng cách giữa các ống phân phối đến thành

bể là 0,7 m.

Số ống phân phối khí trên một dàn ống dẫn khí:

( )22,2 0,7 2( 2)1 1 27

0,8o

L bn

l

− ×− ×= + = + = ống

Tổng số ống phân phối khí trong bể:

No = 27 x 2 = 54 ống

- Chọn đĩa phân phối khí là AFD350 với lưu lượng thiết kế từ 4,2 – 8,3 m3/h. Số

lỗ 10155 lỗ x 2mm. Chọn lưu lượng thiết kế là qd = 8 m3/h.

Số lượng đĩa khuếch tán khí trên 1 ống phân phối

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 87/ 104

Page 88: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

3895,5 1022

8 24 8 8 27kk

dd o

Qn

q n

×= = =× × × × × đĩa

- Khoảng cách giữa 2 đĩa trên cùng một ống phân phối khí:

4,40,2

22o

d

l

n∆ = = = m = 200 mm.

Với: lo - chiều dài ống phân phối khí, lo = 9,4 m

- Khoảng cách giữa 2 đĩa ngoài cùng với thành bể:

9,4 10 9,40,3

2 2

Bb

− −= = = m = 300 mm

- Lưu lượng khí cần cấp vào bể = 22 x 54 x 8 = 9152 m3/h = 2,5 m3/s.

- Tốc độ của dòng khí trong ống dẫn và qua hệ thống phân phối khí là v = 10 – 15

m/s.

- Chọn vận tốc khí trong ống dẫn khí chính là 10 m/s.

Đường kính ống dẫn khí chính:

4 2,5 40,52

12kk

chch

QD

vπ π× ×= = =

× × m = 520 mm.

- Chọn vận tốc khí trong ống nhánh là 12 m/s

Đường kính ống nhánh:

4 4 2,50,36

2 2 13kk

nhnh

QD

vπ π× ×= = =

× × × × m = 30 mm.

- Chọn vận tốc khí qua mỗi ống phân phối khí là 15 m/s.

Đường kính ống phân phối khí:

4 4 2,50,06

54 54 15kk

oo

QD

vπ π× ×= = =× × × × m = 60 mm.

- Kiểm tra lại vận tốc

2 2

4 2,5 411,8

0,52kk

chch

Qv

Dπ π× ×= = =

× × m/s

2 2

4 2,5 412,9

2 2 0,36kk

nhnh

Qv

Dπ π× ×= = =

× × × × m/s

2 2

4 2,5 415

27 54 0,06kk

nho

Qv

Dπ π× ×= = =

× × × × m/s

Vậy vận tốc khí nằm trong khoảng cho phép (10 – 15 m/s). Vì vậy các thông số

đã chọn và tính ở trên là hợp lý.

2. Tính máy thổi khí (tính cho 1 máy thôi khí)

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 88/ 104

Page 89: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

- Năng lượng cần thiết của máy thổi khí1

21

1

1( 1)

m

m

m

Pm FP R T

m E P

− × = × × − ÷ − ×

Trong đó:

m - chỉ số đa biến, m = 1,2 – 1,62. Chọn m = 1,5;

R - hằng số khí, R = 8,314/29, KJ/Kg.oK;

T1 - nhiệt độ ban đầu của dòng khí, T1 = 25 + 273 = 298oK;

P1 - áp suất ban đầu của dòng khí, P1 = 1 atm;

P2 - áp suất tuyệt đối của dòng khí ra;

P2 = P1 + H + Hbv + hd + hc + hf

Với:

H - độ sâu ngập nước của hệ thống phân phối khí, H =4,5 m;

Hbv - chiều cao bảo vệ của bể, Hbv = 0,5 m;

hf - tổn thất qua thiết bị phân phối, chọn hf = 0,6 m;

hd - tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài đường ống dẫn;

hc - tổn thất cục bộ;

hd + hc thường không vượt quá 0,4 m.

Vậy P2 = 1 + [(4,5 + 0,5 + 0,4 + 0,6)/10,33 = 1,6 atm;

F - lưu lượng khối lượng của dòng khí

1,177 2,5 3F Qρ= × = × = kg/s

Với:ρ - khối lượng riêng của không khí ở 25oC, kg/m3

E - hiệu suất của máy thổi khí. Chọn E = 0,8.

( )

1,5 1

1,51,5 3 8,314 1,6298 1 163

1,5 1 0,8 29 1mP

− × = × × × − = ÷ − × KW

- Công suất máy thổi khí [13]

Pc = k x Pm

Trong đó:

k - hệ số dự trữ, chọn k = 1,2

Pm - năng lượng cần thiết của máy thổi khí

Pc = 1,2 x 163 = 195,6 KW.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 89/ 104

Page 90: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

4.14.2. Bơm nước thải và bơm bùn

Các loại bơm có thể sử dụng trong công trình như: bơm thể tích, bơm pittong,

bơm ly tâm,… Trong đó, bơm ly tâm được sử dụng rộng rãi hơn cả vì chúng có

những ưu điểm như sau:

Cung cấp đều.

Quay nhanh.

Thiết bị đơn giản.

Bơm được chất lỏng không sạch.

Ít bị tắc và hư hỏng.

Vì vậy, ta chọn bơm ly tâm trong hệ thống xử lý này.

- Công suất yêu cầu của trục bơm [13]

1000

Q g HN

ρη

× × ×=× , KW

Trong đó:

Q - năng suất của bơm, m3/s;ρ - khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m3;

g - gia tốc trọng trường, m/s2;

H - áp suất toàn phần của bơm, m;η - hiệu suất chung của bơm, η = 0,72 – 0,93;

o tl ckη η η η= × ×

Với:

oη - hiệu suất thể tích tính đến sự hao hụt của chất lỏng chảy từ vùng áp

suất cao đến vùng áp suất thấp và do chất lỏng rò qua các chỗ hở của bơm.

Chọn oη = 0,9;

tlη - hiệu suất thủy lực, tính đến ma sát và sự tạo ra dòng xoáy trong

bơm.

Chọn tlη = 0,85;

ckη - hiệu suất cơ khí tính đến ma sát cơ khí ở ổ bi, ổ trục lót.

Chọn ckη = 0,92;

0,9 0,85 0,92 0,7η = × × =

- Công suất động cơ điện [13]

dctr dc

NN

η η=

× , KW

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 90/ 104

Page 91: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Trong đó:

trη - hiệu suất truyền động; trη = 0,97;

dcη - hiệu suất động cơ điện, dcη = 0,95;

N - công suất trên trục của bơm.

- Công suất tính toán của bơm [13]cdc dcN Nβ= ×

4.14.2.1. Bơm nước thải từ ngăn tiếp nhận lên bể lắng cát

- Đường kính ống dẫn [13]

0,785

VD

ω=

×

Trong đó:

V - lưu lượng thể tích, V = Q = 0,318 m3/s;ω - tốc độ trung bình, m/s.

Vì bơm được đặt chìm trong ngăn tiếp nhận nên không có đường ống hút mà

chỉ có đường ống đẩy, tốc độ chất lỏng trong đường ống đẩy ω = 1,5 – 2,5

m/s. Chọn ω = 2,0 ms/.

0,3180,45

0,785 2D = =

× m = 450 mm

- Tính P∆ [13]:

d m H t k cP P P P P P P∆ = ∆ + ∆ + ∆ + ∆ + ∆ + ∆

Trong đó:

dP∆ - áp suất cần thiết để tạo ra tốc độ cho dòng chảy ra khỏi ống dẫn;

( )2

2dPρ ω×

∆ = , N/m2

Với:ρ - khối lượng riêng của nước thải, ở 25oC ρ = 997,08 kg/m3;ω - tốc độ lưu thể, m/s.

2997,08 21994

2dP×∆ = = N/m2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 91/ 104

Page 92: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

mP∆ - áp suất để khắc phục trở lực ma sát khi dòng chảy ổn định trong ống

thẳng;2

2mtd

LP

d

ρ ωλ ×∆ = × × , N/m2

Với:

λ - hệ số ma sát;

L - chiều dài ống dẫn L = 5 m;

dtd - đường kính tương đương của ống; dtd = 0,45 m.

Ta có:

Re tddω ρµ

× ×=

Với:µ - độ nhớt động học của nước ở 25oC, 30,8937 10µ −= × N.s/m2;

33

2 0,45 997,08Re 1004 10

0,8937 10−

× ×= = ×× > 4000

Vậy chất lỏng chảy trong ống dẫn ở chế độ chảy xoáy. Do đó:0,9

1 6,812 lg

Re 3,7λ

∆ = − × + ÷

Với:

∆ - độ nhám tương đối;

53

0,0071,6 10

0,45 10tdd

ε −∆ = = = ××

ε - độ nhám tuyệt đối, đối với ống nhựa ε = 0,007 mm

0,012λ =

Suy ra: 25 997,08 2

0,012 2660,45 2mP

×∆ = × × = N/m2

HP∆ - áp suất cần thiết để nâng chất lỏng lên cao;

HP g Hρ∆ = × × , N/m2

Với:

H - chiều cao nâng chất lỏng, H = 1,1 m.

997,08 9,81 1,1 10759,5HP∆ = × × = N/m2

cP∆ - áp suất cần thiết để khắc phục trở lực cục bộ;

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 92/ 104

Page 93: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

2

2cPω ρξ ×∆ = × , N/m2

Với:

ξ - hệ số trở lực cục bộ;

Tại góc 90o ta dùng khuỷu 90o do 3 khuỷu 30o tạo thành. Vì Re =

1004 x 103 > 2 x 105 nên ξ = 2 x 0,58 = 1,16.

Dùng 1 van điều chỉnh lưu lượng (van tấm quay) có 20oα = và

dùng loại ống tròn nên ξ = 1,54.

Suy ra: ( )22 997,08

1,16 1,54 53842cP

×∆ = + × = N/m2

tP∆ - áp suất cần thiết để khắc phục trở lực trong thiết bị, tP∆ = 0 N/m2;

kP∆ - áp suất cần thiết ở cuối ống dẫn, kP∆ = 0 N/m2.

Như vậy, tổn thất áp suất toàn phần

1994 266 10759,5 5384 18403,5P∆ = + + + = N/m2

- Công suất yêu cầu của trục bơm

18403,5 0,3188,4

1000 1000 0,7

P QN

η∆ × ×= = =

× × KW

- Công suất động cơ điện

8,49,12

0,97 0,95dctr dc

NN

η η= = =

× × KW

- Công suất động cơ điện có tính đến hệ số dự trữdcc dcN Nβ= ×

Vì 5 < Ndc < 50 nên 1,2β =

1,2 9,12 10,95dcc dcN Nβ= × = × =

Ta chọn động cơ có công suất 11 KW.

Chọn 2 bơm công suất 11 KW để bơm nước thải từ ngăn tiếp nhận sang bể lắng

cát ( 1 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng).

4.14.2.2. Bơm nước thải từ lắng đợt I sang bể kỵ khí

- Đường kính ống dẫn [13]

0,785

VD

ω=

×

Trong đó:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 93/ 104

Page 94: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

V - lưu lượng thể tích, V = Q = 0,16 m3/s;ω - tốc độ trung bình, m/s. Chọn ω = 2,0 ms/.

0,160,32

0,785 2D = =

× m = 320 mm

- Tính P∆ [13]

d m H t k cP P P P P P P∆ = ∆ + ∆ + ∆ + ∆ + ∆ + ∆

Trong đó:

dP∆ - áp suất cần thiết để tạo ra tốc độ cho dòng chảy ra khỏi ống dẫn;

( )2

2dPρ ω×

∆ = , N/m2

Với:ρ - khối lượng riêng của nước thải, ở 25oC ρ = 997,08 kg/m3;ω - tốc độ lưu thể, m/s.

2997,08 21994

2dP×∆ = = N/m2

mP∆ - áp suất để khắc phục trở lực ma sát khi dòng chảy ổn định trong ống

thẳng;2

2mtd

LP

d

ρ ωλ ×∆ = × × , N/m2

Với:

λ - hệ số ma sát;

L - chiều dài ống dẫn, L = 7 m;

dtd - đường kính tương đương của ống; dtd = 0,45 m.

Ta có:

Re tddω ρµ

× ×=

Với:µ - độ nhớt động học của nước ở 25oC, 30,8937 10µ −= × N.s/m2;

33

2 0,45 997,08Re 1004 10

0,8937 10−

× ×= = ×× > 4000

Vậy chất lỏng chảy trong ống dẫn ở chế độ chảy xoáy. Do đó:0,9

1 6,812 lg

Re 3,7λ

∆ = − × + ÷

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 94/ 104

Page 95: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Với:

∆ - độ nhám tương đối;

53

0,0071,6 10

0,45 10tdd

ε −∆ = = = ××

ε - độ nhám tuyệt đối, đối với ống nhựa ε = 0,007 mm

0,012λ =

Suy ra: 27 997,08 2

0,012 3720,45 2mP

×∆ = × × = N/m2

HP∆ - áp suất cần thiết để nâng chất lỏng lên cao;

HP g Hρ∆ = × × , N/m2

Với:

H - chiều cao nâng chất lỏng, H = 4 m.

997,08 9,81 4 39125,4HP∆ = × × = N/m2

cP∆ - áp suất cần thiết để khắc phục trở lực cục bộ;2

2cPω ρξ ×∆ = × , N/m2

Với:

ξ - hệ số trở lực cục bộ;

Tại góc 90o ta dùng khuỷu 90o do 3 khuỷu 30o tạo thành. Vì Re =

1004 x 103 > 2 x 105 nên ξ = 2 x 0,58 = 1,16.

Dùng 1 van điều chỉnh lưu lượng (van tấm quay) có 20oα = và

dùng loại ống tròn nên ξ = 1,54.

Suy ra: ( )22 997,08

1,16 1,54 53842cP

×∆ = + × = N/m2

tP∆ - áp suất cần thiết để khắc phục trở lực trong thiết bị, tP∆ = 0 N/m2;

kP∆ - áp suất cần thiết ở cuối ống dẫn, kP∆ = 0 N/m2.

Như vậy, tổn thất áp suất toàn phần

1994 372 39125,5 5384 46875,5P∆ = + + + = N/m2

- Công suất yêu cầu của trục bơm

46875,5 0,1610,7

1000 1000 0,7

P QN

η∆ × ×= = =

× × KW

- Công suất động cơ điện

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 95/ 104

Page 96: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

10,711,6

0,97 0,95dctr dc

NN

η η= = =

× × KW

- Công suất động cơ điện có tính đến hệ số dự trữdcc dcN Nβ= ×

Vì 5 < Ndc < 50 nên 1,2β =

1,2 11,6 14dcc dcN Nβ= × = × = KW

Ta chọn động cơ có công suất 15 KW

Chọn 3 bơm có công suất 15 KW để bơm nước thải từ bể trung gian sang bể kỵ

khí (2 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng).

4.14.2.3. Bơm bùn

1. Bơm bùn từ bể lắng đợt I sang bể mêtan

- Lưu lượng bùn thải: Qb = 58 m3/ngày.

- Bùn được bơm 1 lần/ngày, mỗi lần bơm 4 giờ. Do đó, lưu lượng bùn cần

bơm là 14,5 m3/h.

- Chọn ống bùn là ống nhựa, tốc độ bùn chảy trong ống là 1,5 m/s.

- Đường kính ống dẫn bùn

4 4 14,50,06

3600 3,14 1,5bQ

D mπ ω

× ×= = =× × ×

= 60 mm.

Với lưu lượng bùn cần bơm như trên, ta chọn loại bơm phù hợp.

2. Bơm bùn từ bể nén bùn sang bể mêtan

- Lưu lượng bùn cần bơm là Qb = 208,7 m3/ngày.

- Bùn được bơm 1 lần/ngày, mỗi lần bơm 8 giờ. Do đó, lưu lượng bùn cần

bơm là 26 m3/h.

- Chọn ống bùn là ống nhựa, tốc độ bùn chảy trong ống là 1,5 m/s.

- Đường kính ống dẫn bùn

4 4 260,08

3600 3,14 1,5bQ

D mπ ω

× ×= = =× × ×

= 80 mm

Với lưu lượng bùn cần bơm như trên, ta chọn loại bơm phù hợp.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 96/ 104

Page 97: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

CHƯƠNG 5. TÍNH TOÁN KINH PHÍ

5.1. Tính toán kinh phí xây dựng công trình

Căn cứ vào giá cả vật liệu trên thị trường, tham khảo đon giá tổng hợp một số công

trình tương tự, sơ bộ tính giá thành xây dựng công trình như sau:

5.1.1. Chi phí xây dựng (các bể, mặt bằng, nhà):

* Bảng khối lượng:

STT Nội dung công việcĐất đào

(m3)

Đất đắp

(m3)

Bê tông

lót M100

(m3)

Bê tông cốt

thép M200

(m3)

Diện

tích XD

(m2)

I CÁC BỂ

48.811,

0

14.680,0 986,0 11.996,0

1 Mương nhận nước 6,8 3,9 0,2 2,0 2 Ngăn tiếp nhận 41,6 26,7 0,6 6,2 3 Mương dẫn nước 0,3 0,0 0,3 1,9 4 Bể lắng cát ngang 19,7 3,1 2,8 21,9 5 Máng đo lưu lượng 0,0 0,0 0,2 1,3 6 Bể điều hòa 3.162,0 678,0 62,1 532,7 7 Bể lắng đợt I 3.535,5 751,2 63,3 696,6 8 Bể yếm khí 11.323,8 2.035,8 258,0 3.623,8 9 Bể thiếu khí 3.242,4 344,4 154,4 1.187,8 10 Bể hiếu khí 5.016,5 575,0 193,1 1.865,7 11 Bể tiếp xúc 0,0 0,0 22,5 157,6 12 Bể lắng đợt II 8.493,5 968,4 185,4 3.040,9 13 Bể nén bùn 1.064,7 871,7 3,2 56,1 14 Bể mê tan 12.903,7 8.422,3 40,2 801,3

II MẶT BẰNG, NHÀ 17 Nhà điều hành 10018 Nhà đặt hóa chất 5019 Nhà đặt máy nén 5020 Nhà bảo vệ 2521 Sân bê tông M200 2.596

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 97/ 104

Page 98: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

STT Nội dung công việcĐất đào

(m3)

Đất đắp

(m3)

Bê tông

lót M100

(m3)

Bê tông cốt

thép M200

(m3)

Diện

tích XD

(m2)dày 0,2m

22 Tường rào 1.20023 Cổng ngõ 28

24

San mặt bằng trồng

cây xanh 3.734

* Bảng tính giá trị xây lắp:

TT Nội dung công việcĐơn

vị

Khối

lượng

Đơn giá

tổng hợp

(đồng)

Thành tiền

(đồng)

I CÁC BỂ 35.930.990.000

1 Đất đào m3 48.811 90.000 4.392.990.000

2 Đất đắp m3 14.680 120.000 1.761.600.000

3 Bê tông lót M100 m3 986 1.000.000 986.000.000

4 Bê tông CT M200 m3 11.996 2.400.000 28.790.400.000

II MẶT BẰNG, NHÀ 5.180.848.000

1 Nhà điều hành m2 100 2.200.000 220.000.000

2 Nhà đặt hóa chất m2 50 2.200.000 110.000.000

3 Nhà đặt máy nén m2 50 2.200.000 110.000.000

4 Nhà bảo vệ m2 25 2.200.000 55.000.000

5 Sân bê tông dày 0,2m m2 2.596 350.000 908.600.000

6 Tường rào m2 1.200 600.000 720.000.000

7 Cổng ngõ m2 28 2.500.000 70.000.000

8

San mặt bằng trồng cây

xanh m2 3.734 800.000 2.987.248.000

TỔNG CỘNG ( a ) 41.111.838.00

0

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 98/ 104

Page 99: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

5.1.2. Chi phí máy móc, thiết bị điện và nước, hệ thống an toàn:

STT Hang mục Tên thiết bịĐơn

vị

Số

lượng

Đơn giá

(đồng)

Thành tiền

(đồng)

1 Ngăn tiếp nhậnBơm nước thải

Công suất: 11 KW bộ 2 26.110.000 52.220.0002 Song chắn rác Song chắn rác bộ 2 2.000.000 4.000.000

3 Bể điều hòaMáy thổi khíCông suất: 40 KW bộ 2 95.000.000 190.000.000

4 Bể lắng đợt I

Bơm bùn

Q = 14,5 m3/h bộ 2 17.000.000 34.000.000

Bơm nước thảiCông suất: 15 KW bộ 3 30.000.000 90.000.000

5 Bể hiếu khíMáy thổi khíCông suất: 196

KWbộ 5

135.000.00

0675.000.000

6 Bể thiếu khí Cánh khuấy bộ 4200.000.00

0800.000.000

7 Bể lắng đợt II

Bơm bùn

Q = 572 m3/h bộ 4 45.000.000 180.000.000

Thanh gạt bùn,

thanh đỡ.bộ 4 30.000.000 120.000.000

Máng răng cưa thu

nướcbộ 4 5.000.000 20.000.000

Mô tơ giàn quay bộ 4 5.000.000 20.000.000

8 Bể tiếp xúcBơm định lượng

hóa chấtbộ 1 3.000.000 3.000.000

9 Bể nén bùnBơm bùn

Q = 26 m3/h bộ 2 30.000.000 60.000.000

10Hệ thống

đường ống

Ống, van, cút,

khuỷu1 50.000.000 50.000.000

11

Hệ thống điện

điều khiển và

chiếu sáng

Tủ điều khiển tự

động.

Hệ thống điện,

thắp sáng

bộ1 50.000.000 50.000.000

12Hệ thống an

toàn

Cầu thang, lan

can, sàn công tácbộ 1 50.000.000 50.000.000

TỔNG CỘNG

(b)2.398.220.000

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 99/ 104

Page 100: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

5.1.3. Chi phí khác:

Bao gồm chi phí lập dự án, khảo sát, thiết kế, thẩm định; chi phí bảo hiểm xây

dựng công trình; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng; chi phí quản lý dự án khi thi

công; chi phí giám sát thi công; chi phí đào tạo cán bộ quản lý vận hành v.v...

Tạm tính 10% giá trị xây dựng: (a+b) x 10% = 4.351.005.800 đ (c)

5.1.4. Tổng giá thành xây dựng công trình:

TT KHOẢN MỤC Diễn toán GIÁ TRỊ (đồng) Ký hiệu1 Chi phí phần xây dựng 22.367.556.000 A2 Chi phí phần cơ khí,

thiết bị, điện nước

2.398.220.000 B

3 Chi khác (a+b) x 10% 4.351.005.800 C4 Dự phòng chi 10% (a+b+c) x 10% 4.786.106.380 DTỔNG GIÁ THÀNH XD A+b+c+d 52.647.170.180

Lấy tròn 52.647.000.000

5.2. Chi phí quản lý vận hành

5.2.1. Chi phí điện năng

Bộ phận công

trìnhTên thiết bị

Công suất

tiêu thụ

(kW/h)

Số giờ vận

hành trong 1

ngày

Điện năng

tiêu thụ

(kW)Ngăn tiếp nhận Bơm nước thải 11 KW 24 264Bể điều hòa Máy thổi khí 40 KW 24 960

Bể lắng đợt IBơm bùn 14,5 KW 4 58Bơm nước thải 30 KW 24 720

Bể thiếu khí Cánh khuấy 35 KW 24 840Bể hiếu khí Máy thổi khí 784 24 18.816Bể lắng đợt II Bơm bùn 50kW 24 1200Bể nén bùn Bơm bùn 8kW 8 64Điện năng sinh

hoạt, chiếu sáng40 KW 10 400

Cộng 23.322 kWĐiện năng sử dụng trong 1 ngày: 23.322 kW /ngày

Giá điện sản xuất: 1.200 đồng/kW

Tổng chi phí điện năng trong 1 năm: 365x23.322x1200 = 10.215.036.000 đồng

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 100/ 104

Page 101: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

5.2.2. Chi phí hóa chất

Chi phí cho lượng clo cần khử trùng trong 1 năm

Eclo = Vclo x 24 x 365 x 4500

Với:

Vclo - lượng clo hoạt tính tiêu thụ trong một giờ, Vclo = 3,43 kg/h

Eclo = 3,43 x 24 x 365 x 4500 = 135.210.600 đồng

5.2.3. Chi phí Ban quản lý vận hành:

Số lượng nhân viên: 7 người

Mức lương tháng trung bình cho 1 người là 3 triệu đồng

Chi lương cho cán bộ công nhân quản lý vận hành:

7 x 3.000.000 x 12 tháng = 252.000.000 đ

Chi khác (như văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại...):

10 triệu đồng/tháng x 12 = 120.000.000 đồng

Chi phí Ban quản lý hàng năm là: 372.000.000 đồng

5.2.4. Chi phí khấu hao

Chi phí khấu hao lấy bằng 10% giá thành xây dựng công trình.

Vậy

Z x 10% = 52.647.000.000 x 10 % = 5.264.700.000 đồng (4)

Tổng chi phí quản lý vận hành công trình hàng năm là:

(1) + (2) + (3) + (4) = 15.987.000.000 đồng

Giá thành xử lý 1 m3 nước thải là :

15987.000.000 / (365 x 27500) = 2000 đồng/m3

Với chi phí tính toán như trên thì hệ thống xử lý này về mặt kinh tế có thể chấp

nhận được.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 101/ 104

Page 102: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

KẾT LUẬN

Đồ án tốt nghiệp “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu vực Bắc

trung tâm thành phố Quy Nhơn” được hoàn thành dựa trên kiến thức đã học cùng

với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lân. Nội dung đồ án được thể

hiện qua 5 chương và 5 bản vẽ.

Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A), cho phép thải vào

các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Sau đây là bảng tổng kết các phần đã tính toán:

Các công trình Các thông số tính toánSong chắn thô Số thanh chắn:13; L = 2,2 mSong chắn tinh Số thanh chắn: 36; L = 2,6 mNgăn tiếp nhận B = 2 m; L = 2,3 m; H = 2 mBể lắng cát L = 10,7 m; B = 1,7 m; H = 1,6 m; hc = 0,2 m

Máng đo lưu lượngHa = 0,6 m; l1 = 1,35 m; l2 = 0,9 m; l3 = 0,6 m; b

= 0,3 m; B1 = 0,6 m; B = 0,83 mBể điều hòa L = 26 m; B = 22 m; H = 4,4, m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 102/ 104

Page 103: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Bể lắng đợt I (3 bể) L = 27 m; B = 21 m; b = 7 m; H = 4,4 m; hb = 0,5 mBể yếm khí ( 2 bể) L = 42 m; B = 29 m; H = 7 mBể thiếu khí ( 2 bể) L = 29 m; B = 22 m; H = 5,5 mBể hiếu khí ( 8 hành lang) L = 22,2 m; B = 10 m; H = 5,5 mBể lắng đợt II ( 4 bể) D = 23,3 m; H = 6,3 mBể tiếp xúc L = 20 m; B = 10 m; H = 3,4 mBể nén bùn D = 4 m; Do = 0,3 m; H = 5,5 mBể mêtan D = 15 m; h1 = 2,35 m; h2 = 2,6 m; H = 7,5 m

Ước tính chi phí xử lý 1 m3 nước thải là 2000 đồng với niên hạn sử dụng là

10 năm. Diện tích xây dựng khoảng 3 ha.

Do thời gian và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên đồ án không tránh

khỏi thiếu xót, cần khắc phục. Rất mong nhận được sự góp ý tận tình của quý thầy

cô giáo và các bạn để đồ án hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Đức Hạ (2006), Xử lý nước thải đô thị, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà

Nội.

2. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2006), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải,

NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân (2004), Xử lý

nước thải đô thị và công nghiệp “Tính toán thiết kế công trình”, NXB Đại

học Quốc gia TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Dự án vệ sinh môi trường các TP Duyên Hải – tiểu dự án thành phố Quy

Nhơn-gia đoạn 1 (2006), Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Quy Nhơn.

5. Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Định, Kết quả quan trắc chất lượng môi

trường định kỳ của thành phố Quy Nhơn.

6. Dự án vệ sinh môi trường các thành phố Duyên Hải – tiể dự án thành phố

Quy Nhơn – giai đoạn 2 (2010), Báo cáo nghiên cứu khả thi, Quy Nhơn.

7. http://moitruong.xaydung.gov.vn/moitruong/free4uvn.asp .

8. Bộ xây dựng (2008), Thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu

chuẩn thiết kế TCXDVN 51:2008, NXB Xây dựng, Hà Nội.

9. Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ (2002), Thoát nước – Tập 2 “Xử lý nước

thải”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 103/ 104

Page 104: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Đoàn Kiều Mỹ Linh

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn

Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

10. Trịnh Xuân Lai (2000), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải,

NXB Xây dựng, Hà Nội.

11. Tài liệu dự án thoát nước để cải tạo môi trường thành phố Hà Nội – Giai

đoạn 1(2003), Liên danh EBARA-VINACONEX.

12. Trần Hiếu Nhuệ (2001), Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, NXB

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

13. Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Hồ Lê Viên (2006), Sổ tay quá trình và

thiết bị công nghệ hóa chất – tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

14. Trần Thị Thu Hằng (2006), Nghiên cứu lựa chọn và tính toán thiết kế công

nghệ hệ thống xử lý nước thải đô thị phù hợp điều kiện Việt Nam, Luận văn

thạc sĩ khoa học công nghệ môi trường, Trường ĐHBK Hà Nội, Hà Nội.

15. Hoàng Huệ (2005), Xử lý nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội.

16. Niên giám thống kê (2008), tỉnh Bình Định.

./.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355 Trang: 104/ 104