Top Banner
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ VĂN THU NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HUẾ- 2015
265

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

May 11, 2018

Download

Documents

doantuyen
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ VĂN THU

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG SẢN PHẨM

TÔM NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HUẾ- 2015

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ VĂN THU

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG SẢN PHẨM

TÔM NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 62.62.0115

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Mai Văn Xuân

PGS. TS Trần Văn Hòa

HUẾ- 2015

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế “Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm

tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam” là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các

thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án này hoàn toàn trung thực và chính xác.

Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin

trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến quý lãnh đạo Trường Cao đẳng Kinh tế-

Kỹ thuật Quảng Nam đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực

hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Đào tạo Sau

Đại học, Lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Huế, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa

Kinh tế Phát triển, Khoa Quản trị Kinh doanh, các Khoa, Phòng ban chức năng và

tập thể các Nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Mai Văn Xuân, nguyên

Trưởng khoa Kinh tế và Phát triển, PGS.TS Trần Văn Hòa, Hiệu trưởng, Trường

Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi suốt quá trình nghiên cứu

luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh, Lãnh đạo và Chuyên viên các

Sở, Ban, Ngành và lãnh đạo huyện, các Phòng, Ban của các huyện trong tỉnh Quảng

Nam đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và những thông tin cần thiết để

tôi hoàn thành luận án này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân,

gia đình và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.

Tác giả

Lê Văn Thu

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations)

2 BBNT Bán buôn ngoài tỉnh

3 BLNT Bán lẻ ngoài tỉnh

4 BQ Bình Quân

5 BTC Bán thâm canh

6 BRC Tiêu chuẩn đáp ứng khách hàng cả an toàn và chất lượng (British Retail

Consortium)

7 C Chi phí sản xuất kinh doanh

8 CCSPTN Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

9 CIF Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí (Cost, Insurance and Freight)

10 DRC Chi phí nguồn lực trong nước (Domestic Resource Cost)

11 DT Diện tích

12 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

13 ĐVT Đơn vị tín

14 FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp (Food Agriculture Organization)

15 FOB Hết trách nhiệm khi hàng đã lên tàu (Free On Board)

16 EU Liên minh Châu Âu ( European Union)

17 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Production)

18 GMP Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practice)

19 GO Tổng giá trị sản xuất (Goss Output)

20 HACCP Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical

Control Points)

21 HĐTGT Hoạt động tạo giá trị

22 ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International Standard Organization)

23 HTX Hợp tác xã

24 MI Thu nhập hỗn hợp

25 NTD Người tiêu dùng

26 NS Năng suất

27 NTTS Nuôi trồng thủy sản

28 LN Lợi nhuận

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

iv

29 QCCT Quảng canh cải tiến

30 SC Chuỗi cung (Supply Chain)

31 SCM Quản lý chuỗi cung ( Supply Chain Management)

32 SER Tỷ giá hối đoái bóng (Shadow Exchange Rate)

33 SPTN Sản phẩm tôm nuôi

34 SX Sản xuất

35 SXKD Sản xuất kinh doanh

36 SXTG Sản xuất tôm giống

37 SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

38 TACN Thưc ăn công nghiệp

39 TB Trung bình

40 TC Thâm canh

41 TG-CH Tam Giang - Cầu Hai

42 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

43 TTYTS Thuốc thú y thủy sản

44 TXNG Truy xuất nguồn gốc

45 VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (Vietnam Association of Seafood

Exporters and Producers

46 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

v

MỤC LỤC

Nội dung Trang

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iii

MỤC LỤC ........................................................................................................................ v

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................... ix

DANH MỤC ĐỒ THỊ ...................................................................................................... x

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3

4. Những đóng góp mới của luận án .................................................................................... 4

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN ........................................................................................................................ 6

1. Các công trình nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm

nuôi ................................................................................................................................... 6

2. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu .......................................................... 10

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG SẢN PHẨM

TÔM NUÔI .................................................................................................................... 12

1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ....................................................... 12

1.1.1. Chuỗi cung và quản lý chuỗi cung ....................................................................... 12

1.1.2. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi............................................................................ 23

1.1.3. Mối quan hệ mật thiết giữa chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi với hiệu quả kinh

tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi 41

1.2. Kinh nghiệm về quản lý CCSPTN của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam ..... 43

1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý CCSPTN của các quốc gia trên thế giới .................... 43

1.2.2. Thực tế về quản lý CCSPTN ở Việt Nam ........................................................... 46

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

vi

1.3. Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................... 49

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 51

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến CCSPTN ở Quảng Nam ............ 51

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 51

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ..................................................................................... 54

2.2. Thực trạng ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2007- 2012 ............... 58

2.2.1. Thực trạng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ............................................ 58

2.2.2. Nguồn cung con giống, thức ăn và thuốc phòng trừ dịch bệnh cho nuôi tôm .. 63

2.2.3. Tình hình tiêu thụ và chế biến tôm ở tỉnh Quảng Nam ...................................... 64

2.3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu và khung nghiên cứu CCSPTN ......................... 66

2.3.1. Phương pháp tiếp cận............................................................................................ 66

2.3.2. Khung nghiên cứu CCSPTN ................................................................................ 67

2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 69

2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................................... 69

2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu .......................................................... 70

2.4.3. Phương pháp phân tích ......................................................................................... 72

2.5. Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................... 74

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM

TÔM NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM ............................................................................ 75

3.1. Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam ................................... 75

3.1.1. Cấu trúc về CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam ........................................................... 75

3.1.2. Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam ........ 79

3.1.3. Dòng tài chính trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam ................ 95

3.1.4. Dòng thông tin trong chuỗi ................................................................................ 101

3.1.5. Phân tích mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi ......................... 104

3.2. Các yếu tố đầu vào chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế đầu tư

nuôi tôm của hộ. .................................................................................................................... 107

3.3. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam............................... 113

3.3.1. Tính hệ số DRC của sản phẩm tôm nuôi ........................................................... 114

3.3.2. Phân tích độ nhạy của DRC ............................................................................... 116

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

vii

3.4. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình hoạt động của chuỗi cung sản

phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam ....................................................................................... 118

3.4.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 118

3.4.2. Các nhân tố về thị trường ................................................................................... 118

3.4.3. Nhóm các nhân tố thuộc về hộ nuôi tôm ........................................................... 119

3.4.4. Các nhân tố thuộc về chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước ở Quảng Nam 119

3.4.5. Nhóm nhân tố thuộc về quản lý CCSPTN ở Quảng Nam ............................... 120

3.4.6. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ ................................................ 121

3.5. Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................... 121

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM

NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM.................................................................................... 123

4.1. Những căn cứ đề ra giải pháp .................................................................................... 123

4.1.1. Xu thế tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi trong nước và thế giới .............................. 123

4.1.2. Quan điểm, định hướng hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh

tế và phát triển ngành hàng tôm nuôi bền vững ở tỉnh Quảng Nam .................................. 124

4.1.3. Mục tiêu phát triển ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 . 125

4.1.4. Dựa trên kết quả phân tích ma trận SWOT về CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam . 128

4.2. Những giải pháp hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam .. 129

4.2.1. Giải pháp cho từng tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi................. 129

4.2.2. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Nam .............. 139

4.3. Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................... 149

Phần III KẾT LUẬN ................................................................................................... 150

Kết luận .................................................................................................................................. 150

Kiến nghị ................................................................................................................................ 152

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 155

PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 164

PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 175

PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................. 203

PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................. 242

PHỤ LỤC 5 .................................................................................................................. 252

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

viii

DANH MỤC BẢNG

Tên bảng Trang

Bảng 1.1. Năm trở ngại đến ngành tôm Việt Nam ......................................................... 48

Bảng 3.1. Kết quả và hiệu quả nuôi tôm của hộ nuôi .................................................... 81

Bảng 3.2. Kết quả và hiệu quả của các cơ sở sản xuất giống ....................................... 84

Bảng 3.3. Kết quả và hiệu quả chế biến thức ăn công nghiệp nuôi tôm ........................ 86

Bảng 3.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hệ thống đại lý ............................................ 87

Bảng 3.5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của thu gom lớn ......................................... 89

Bảng 3.6. Kết quả và hiệu quả chế biến và xuất khẩu tôm ............................................ 92

Bảng 3.7. Kết quả và hiệu quả của người bán buôn ngoài tỉnh ..................................... 93

Bảng 3.8. Kết quả và hiệu quả của người bán lẻ ngoài tỉnh .......................................... 94

Bảng 3.9. Kết quả và hiệu quả hoạt động tài chính của các tác nhân ........................... 98

trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam ........................................................................ 98

Bảng 3.10. Tỷ trọng chi phí HĐTGT, lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào

CCSPTN thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh .................................................................. 99

Bảng 3.11. Tỷ trọng CPHĐTGT, lợi nhuận của các tác nhân tham gia ...................... 100

vào CCSPTN thị trường xuất khẩu ....................................................................... 100

Bảng 3.12. Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb- Douglas của các hộ nuôi tôm

theo phương thức TC vụ 1 và TC vụ 2 ở tỉnh Quảng Nam .................................. 108

Bảng 3.13. Năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào chủ yếu .................................. 111

đối với nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Quảng Nam ............................................. 111

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư các yếu tố đầu vào chủ yếu ................ 112

đối với nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Quảng Nam ............................................. 112

Bảng 3.15. Chi phí nội nguồn DRC của sản phẩm tôm nuôi thâm canh hai vụ xuất

khẩu ở tỉnh Quảng Nam ........................................................................................ 115

Bảng 16. Phân tích độ nhạy đối với chi phí nội nguồn của sản phâm tôm nuôi thâm

canh hai vụ xuất khẩu ở tỉnh Quảng Nam ............................................................ 116

Bảng 4.1. Dự kiến chỉ tiêu phát triển ngành hàng tôm ................................................ 127

ở Quảng Nam đến năm 2020 ................................................................................ 127

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Tên sơ đồ Trang

Sơ đồ 1.1. Chuỗi cung đơn giản ..................................................................................... 15

Sơ đồ 1.2. Chuỗi cung mở rộng ..................................................................................... 15

Sơ đồ 1.3. Mạng lưới chuỗi cung tổng thể ..................................................................... 17

Sơ đồ 1.4. Mô hình chuỗi giá trị chung ......................................................................... 21

Sơ đồ 1.5. Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung ........................................................... 30

Sơ đồ 1.6. Mô hình hoạt động tạo thêm giá trị của đơn vị sản xuất kinh doanh ........... 31

Sơ đồ 1.7. Mô hình chuỗi cung thực phẩm trong nông nghiệp ...................................... 32

Sơ đồ 1.8. Chuỗi các quan hệ ......................................................................................... 34

Sơ đồ 1.9. Mô hình chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ..................................................... 35

Sơ đồ 1.10. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở ĐBSCL ................................................. 47

Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam ....... 68

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổng quát CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam .............................................. 75

Sơ đồ 3.2. Dòng thượng nguồn của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam ................................ 76

Sơ đồ 3.3. Luồng sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu ............................................................ 77

Sơ đồ 3.4. Luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh .............................................. 78

Sơ đồ 4.1. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam được điều chỉnh ................ 144

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

x

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Tên đồ thị Trang

Đồ thị 2.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ..................................... 57

Quảng Nam thời kỳ 2005-2012 .............................................................................. 57

Đồ thị 2.2. Giá trị sản xuất ngành thủy sản, nuôi trồng thủy sản ................................... 58

Quảng Nam thời kỳ 2005-2012 (giá so sánh năm 2010) ........................................ 58

Đồ thị 2.3. Cơ cấu diện tích nuôi tôm ở Quảng Nam theo đối tượng nuôi .................... 60

thời kỳ 2007-2012 ................................................................................................... 60

Đồ thị 2.4. Giá trị sản xuất tôm nuôi và tốc độ tăng hàng năm ở Quảng Nam .............. 62

thời kỳ 2005-2012 ................................................................................................... 62

Đồ thị 2.5. Cơ cấu sản lượng tôm nuôi tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ........................... 65

ở Quảng Nam thời kỳ 2007-2012 ........................................................................... 65

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu của thế giới.

Năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm đạt 2,4 tỷ USD tăng 17,64% so

với năm 2010, trong đó tôm sú chiếm 59,7%, tôm thẻ chân trắng chiếm 29,3% trong

tổng kim ngạch xuất khẩu tôm. Sản phẩm tôm của Việt Nam đã có mặt trên 91 quốc

gia và vùng lãnh thổ với 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, EU chiếm hơn 65%

tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam [2] [3] [32].

Trong hơn hai thập kỷ qua, ngành nuôi tôm đã từng bước phát triển và đóng góp tỷ

trọng lớn trong tổng giá trị gia tăng của ngành thủy sản và trong GDP của nền kinh tế

nước ta; nó là một trong những ngành mà loại hình sản xuất chủ yếu là nông hộ, đang tồn

tại và ngày càng phát huy thế mạnh trong bối cảnh hội nhập, từng bước khai thác hiệu

quả các lợi thế cạnh tranh và khẳng định thế mạnh trên thị trường quốc tế [5] [32] [50].

Chuỗi cung nói chung và chuỗi cung sản phẫm tôm nuôi nói riêng là “con

đường” mà sản phẩm tôm nuôi được tạo ra và đi qua để đến người tiêu dùng cuối

cùng. Nó bao gồm nhiều mắt xích, các mắt xích có thể là người nuôi tôm hoặc dịch

vụ, các nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà cung cấp của nhà cung cấp, khách hàng của

khách hàng. Chuỗi kết nối cung cầu trên thị trường là nơi chuyển tải thông tin về nhu

cầu của người tiêu dùng về sản phẩm tôm nuôi đến với người nuôi tôm; chuỗi cung

có vai trò quan trọng đối với việc tổ chức và quản lý ngành hàng tôm nuôi trong môi

trường cạnh tranh hiện nay. Chính vì vậy, trong Quyết định số 1690/QĐ-TTg của

Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 9 năm 2010 về việc phê duyệt chiến lược phát

triển ngành thủy sản đến năm 2020, đã đưa ra 5 quan điểm phát triển ngành thủy sản,

trong đó quan điểm thứ hai khẳng định: “Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ

cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá gắn với việc

tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, cơ khí

hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên

liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản Việt

Nam”[47]. Đây là cơ sở pháp lý để Bộ NN&PTNT, các Bộ ngành, Hội, Hiệp hội

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

2

nghề nghiệp liên quan, các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm tổ

chức thực hiện, cụ thể hóa chiến lược cho ngành và địa phương mình.

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện đa dạng hóa cây

trồng, vật nuôi trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản, từ đó đã làm cho đời

sống kinh tế của người dân khá hơn. Tuy nhiên, người nông dân nói chung, những

hộ nuôi tôm nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong nuôi trồng và tiêu thụ sản

phẩm, thu nhập tuy cao nhưng chưa ổn định, chịu sự tác động bởi dịch bệnh và

những biến động bất lợi của thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra sản phẩm tôm

nuôi. Để tháo gỡ những khó khăn trên, tỉnh Quảng Nam đã đưa ra nhiều chính sách

nhằm hỗ trợ và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nuôi tôm tăng thu

nhập, cải thiện đời sống vật chất và mở rộng quy mô diện tích nuôi tôm. Tuy nhiên,

những chính sách trên chưa thật sự là những giải pháp cơ bản để thúc đẩy quá trình

phát triển nuôi tôm bền vững ở tỉnh Quảng Nam. Một trong những nguyên nhân ảnh

hưởng đến quá trình đó là do chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi được nhìn nhận với tư

cách là một ngành hàng hoạt động chưa hiệu quả, mối liên kết giữa các tác nhân

tham gia trong chuỗi, khả năng kiểm soát các vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh

an toàn thực phẩm trong từng mắt xích còn hạn chế; lợi ích giữa các tác nhân, nhất

là người nuôi tôm chưa được phân phối hợp lý.

Từ thực trạng của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi và bối cảnh hội nhập của nền

kinh tế tỉnh Quảng Nam đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực và hữu hiệu để

hoàn thiện các mối liên kết giữa các thành viên trong chuỗi thông qua các chức

năng hoạt động của nó nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát

triển ngành hàng tôm nuôi bền vững ở tỉnh Quảng Nam.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chuỗi cung

sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải pháp hoàn hiện chuỗi cung sản

phẩm tôm nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành hàng

tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

3

2.2. Mục tiêu cụ thể

(1) Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về

chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi (CCSPTN);

(2) Phân tích, đánh giá thực trạng CCSPTN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

(3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu

quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển ngành hàng tôm nuôi bền vững trên

địa bàn tỉnh Quảng Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Là những vấn đề liên quan đến chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi xét

trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành

hàng sản phẩm tôm nuôi.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Để đạt được những mục tiêu như đã đề ra, luận án tập trung nghiên

cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, bao gồm phân tích cấu trúc, các tác nhân tham gia

(mắt xích), quá trình tạo giá trị, các dòng sản phẩm, thông tin, tài chính cùng các mối

quan hệ giữa các tác nhân từ phía thượng nguồn (Upstream) và hạ nguồn (Downtream)

của chuỗi cung; các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động CCSPTN; đi sâu phân

tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi

tôm - tác nhân trung tâm của chuỗi; đánh giá lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản

phẩm tôm nuôi trong khuôn khổ kinh tế nguồn lực có hạn. Trên cơ sở đó đề xuất một số

giải pháp chủ yếu để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng

cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Về không gian: Để có thể đánh giá sâu và đưa ra được những kết luận hợp lý,

luận án giới hạn phạm vi chính là ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam, bao gồm các

tác nhân trong tỉnh (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) tham gia

hoạt động trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi phục vụ cho nhu cầu của thị trường

trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập đến những tác nhân

tham gia cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu và trực tiếp phục vụ nuôi tôm và các

tác nhân tham gia thực hiện vai trò tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu sản phẩm tôm

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

4

nuôi có nguồn gốc sản xuất ở Quảng Nam. Việc mở rộng phạm vi nghiên cứu đến

các tác nhân ngoài tỉnh (ở Việt Nam) này cho phép đảm bảo tính tổng quát của

chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi.

- Về thời gian: Các số liệu thứ cấp từ năm 2005 đến năm 2012; số liệu sơ cấp, tập

trung điều tra năm 2012; số liệu dự kiến đến năm 2020 về các vấn đề có liên quan.

4. Những đóng góp mới của luận án

Luận án đã góp phần làm rõ và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn của

chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi. Luận án xác định CCSPTN là hệ thống các

tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong

việc đưa sản phẩm tôm nuôi từ chủ thể nuôi tôm đến người tiêu dùng. Các hoạt động của

chuỗi cung là quá trình tạo giá trị nhằm chuyển nguồn tài nguyên nước, đất đai, con

giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản… các sản phẩm qua xử lý, chế biến hoàn chỉnh và tổ

chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.

Luận án nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm

tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của

sản phẩm tôm nuôi. Trước hết, thực trạng CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam được phân tích

thông qua khung nghiên cứu với mô hình phân tích chuỗi cung theo quan điểm tích hợp

giữa phân tích chuỗi cung truyền thống với quan điểm giá trị gia tăng của Micheal Porter

trong khái niệm chuỗi giá trị. Mô hình này xác định các tác nhân tham gia trong từng mắt

xích thông qua quá trình vận động của dòng sản phẩm vật chất tạo nên cấu trúc của

CCSPTN, quá trình tạo giá trị, dòng tài chính, dòng thông tin và mối quan hệ hợp tác

giữa các tác nhân trong CCSPTN. Trong đó, quá trình tạo giá trị là quá trình quan trọng

nhất và cũng là mục tiêu chính của quản lý chuỗi cung. Phân tích chuỗi cung sản phẩm

tôm nuôi cũng bao gồm cả việc đánh giá các nhóm nhân tố như: điều kiện tự nhiên, thị

trường, chủ thể nuôi tôm, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý chuỗi

cung, cơ sở hạ tầng vùng nuôi và dịch vụ hỗ trợ tác động đến quá trình hoạt động của

chuỗi. Từ đó luận án xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá và các phương pháp nghiên cứu

CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Với kết quả phân tích quá trình hoạt động tạo giá trị, luận

án đã đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân và toàn bộ chuỗi cung sản

phẩm tôm nuôi này. Luận án chỉ ra những hạn chế và bất cập về dòng thông tin, về quan

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

5

hệ liên kết hợp tác, quá trình tạo giá trị và sự bất hợp lý trong quá trình phân phối giá trị

gia tăng giữa các tác nhân với nhau, làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến sự thua

thiệt của hộ nuôi tôm trong quá trình phân phối lợi ích đó. Phân tích các nhân tố chủ yếu

ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế đầu tư của hộ nuôi tôm - tác nhân trung tâm

của chuỗi; đồng thời, xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi, khẳng định khả

năng tồn tại và phát triển của ngành hàng này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

hiện nay. Luận án đã đi sâu đánh giá mức độ tác động theo hướng tích cực lẫn tiêu cực

của từng nhân tố đến quá trình hoạt động của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, đó là nhóm

nhân tố: i) Điều kiện tự nhiên; ii) Thị trường; iii) Hộ nuôi tôm; iv) Chính phủ và các cơ

quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Nam; v) Quản lý CCSPTN; vi) Cơ sở hạ tầng vùng

nuôi tôm và dịch vụ hỗ trợ.

Trên cơ sở phân tích thực trạng CCSPTN ở Quảng Nam, luận án đề xuất một số

giải pháp chủ yếu để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng

cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi. Trọng tâm là nâng cao năng

suất và hiệu quả kinh tế đầu tư của hộ, tăng cường mối quan hệ hợp tác, trao đổi

thông tin để nâng cao giá trị gia tăng cho từng tác nhân trong chuỗi. Bên cạnh đó

khẳng định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành hàng tôm

nuôi về công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm, mở rộng thị

trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như các chính sách quản

lý và hỗ trợ phát triển ngành hàng này trong thời gian tới. Đây là cơ sở khoa học, giúp

cho các cấp chính quyền địa phương định hướng phát triển bền vững ngành hàng tôm

nuôi một cách có căn cứ.

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

6

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Các công trình nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm

tôm nuôi

Trong thời gian gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung sản

phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi. Các đề tài nghiên cứu đề cập đến nhiều khía

cạnh khác nhau của chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, trong đó phải kể đến:

Aramyan (2007) nghiên cứu về “Đo lường hiệu suất chuỗi cung trong lĩnh vực

nông nghiệp- thực phẩm”. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đóng góp vào sự

phát triển của hệ thống phương pháp đo lường hiệu xuất cho chuỗi cung nông nghiệp-

thực phẩm liên quan đến toàn bộ chuỗi (tức là tất cả các giai đoạn bắt đầu từ người

cung cấp nguyên liệu đến các nhà bán lẻ) và bao gồm một tập hợp tất cả các chỉ số

hiệu suất. Dựa trên tài liệu về chỉ số hiệu suất hiện có và các mô hình trong các tài

liệu chuỗi cung, một khung khái niệm để đo lường hiệu suất của chuỗi cung nông

nghiệp - thực phẩm được phát triển bao gồm các chỉ số tài chính, phi tài chính, cũng

như kết hợp với đặc điểm cụ thể của chuỗi cung nông nghiệp - thực phẩm. Khuôn khổ

khái niệm này được sử dụng đánh giá trong một chuỗi cung cà chua Hà Lan - Đức và

tiếp tục phát triển thành một mô hình khái quát với những chỉ số hoạt động quan trọng.

Kết quả cho thấy: hiệu quả, linh hoạt, đáp ứng nhanh và chất lượng thực phẩm là bốn

thành phần hoạt động quan trọng và là cơ sở cho một hệ thống phương pháp đo lường

hiệu xuất của chuỗi cung nông nghiệp- thực phẩm. Nghiên cứu chưa làm rõ mối quan hệ

mật thiết giữa chuỗi cung với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của chuỗi [89].

Normansyah (2012), Luận án tiến sĩ với đề tài “Quản lý chuỗi cung bền vững,

trường hợp nghiên cứu ngành hàng ca cao ở Inđônêsia ”. Về mặt lý luận, luận án đã

đi sâu nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững và chỉ ra mối quan hệ giữa phát

triển nông nghiệp bền vững với quản lý chuỗi cung nông nghiệp bền vững. Chuỗi

cung là công cụ đáp ứng các yêu cầu bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội thông

qua các hoạt động quản lý VSATTP, xử lý ô nhiễm môi trường trong từng giai đoạn

của từng tác nhân tham gia chuỗi cung nông nghiệp. Luận án đã xem xét vai trò của

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

7

quản lý chuỗi cung bền vững trong ngành hàng ca cao của Inđônêsia. Ở Inđônêsia,

chuỗi cung này đã phải đối mặt với nhiều trở ngại đối với việc triển khai các hoạt

động bền vững, chẳng hạn như thu nhập thấp của nông dân, việc sử dụng lao động trẻ

em, và việc sử dụng các phương tiện vận tải thông thường cho các mục đích thương

mại. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy, việc thực hiện hoạt động bền vững trong

từng giai đoạn khác nhau của chuỗi cung, tác động đến hiệu suất của toàn bộ chuỗi

cung. Mặc dù, nghiên cứu chỉ tập trung vào chuỗi cung ca cao ở Inđônêsia., nhưng

quan điểm về quản lý chuỗi cung nông nghiệp bền vững của nghiên cứu này sẽ được

kế thừa, vận dụng trong phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi của đề tài luận án

nhằm đáp ứng mục tiêu hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi, nâng cao hiệu quả

kinh tế và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam [98].

Thanh Loan, Hải Phương, Hùng (2006) nghiên cứu đề tài: “Chuỗi cung hạt

điều Việt Nam - Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Đắk Nông và Bình Phước ở Việt

Nam”. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá hạt điều

tại vườn ở tỉnh Bình Phước và tỉnh Đắk Nông trong năm 2006. Các mô hình hồi quy

cho thấy sự gia tăng chất lượng hoặc đạt được thông tin về giá sẽ giúp nâng cao giá

tại vườn. Cơ sở hạ tầng tạo ra một tác động tích cực về giá tại vườn. Các phân tích

giá trị gia tăng trong chuỗi cung sản phẩm hạt điều đã chứng minh rằng những

người nông dân có thu nhập hàng tháng và có lợi nhuận tương đối thấp so với các

đối tác khác trong chuỗi cung hạt điều. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện sau thu

hoạch hoạt động chế biến tại nhà của mình, nông dân có thể thu được lợi nhuận tăng

thêm là 10% giá bán nhân hạt điều, thêm vào 5% chi phí lao động [88]. Nghiên cứu

chưa làm rõ khung phân tích chuỗi, chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng

đến giá cả và quá trình phân phối lợi ích giữa các tác nhân.

Trong nuôi tôm đã có các công trình nghiên cứu về chuỗi cung hay chuỗi giá

trị sản phẩm tôm nuôi như:

Rodrigo R. Frei và đồng sự (2009) nghiên cứu ‘‘Phân tích chuỗi sản xuất nuôi

tôm biển ở miền Nam Brazil”. Đây là nghiên cứu được chuẩn bị kỹ lưỡng với mục

đích là xác định và mô tả các liên kết chính của chuỗi sản xuất tôm biển ở vùng

Laguna thuộc bang Santa Catarina, Brazil. Nghiên cứu này đã tiến hành 90 cuộc

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

8

phỏng vấn, lập sơ đồ hoạt động theo chức năng của chuỗi sản xuất từ các yếu tố đầu

vào cần thiết cho sản xuất đến thời điểm mua tôm của người tiêu dùng cuối cùng.

Kết quả chỉ ra rằng toàn bộ chuỗi sản xuất đòi hỏi phải tác động từ việc cải thiện

điều kiện vệ sinh và di truyền của ấu trùng đến thương mại hóa sản phẩm. Giảm

quan liêu trong các cơ quan công cộng tạo điều kiện để người nuôi tiếp cận tín dụng

nhằm đầu tư tốt hơn, cải tiến trong hoạt động sản xuất, đào tạo lao động có trình độ

kỹ thuật cao, giảm chi phí sản xuất thông qua tiêu chuẩn hóa các quy định trong sản

xuất và thương mại trong nước bằng các chính sách của chính phủ [101].

Võ Thị Thanh Lộc (2006), Luận án tiến sĩ với đề tài: “Quản lý chất lượng chuỗi

cung thực phẩm hải sản: cải tiến chất lượng chuỗi cung tôm – triển vọng của các công

ty thủy sản ở đông bằng Sông Cửu Long, Viêt Nam”. Nghiên cứu đã phát triển khung

quản lý chất lượng chuỗi cung, thông qua phương pháp tiếp cận kỹ thuật quản lý.

Khung nghiên cứu này bao gồm các biện pháp về chất lượng tôm và bảo đảm an toàn

(i) Trong sản xuất, chẳng hạn như quản lý và quan hệ đối tác về chất lượng giữa các

nhà cung cấp, (ii) Ở cấp công ty như quản lý chất lượng, đặc biệt là thực hiện HACCP,

và (iii) Ở khâu phân phối sản phẩm với việc tập trung về lưu trữ và vận chuyển. Ngoài

ra, khung này thể hiện vai trò của các chính phủ, các cơ quan nông nghiệp địa phương,

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cục Quản lý chất lượng

thủy sản và Thú y là rất quan trọng để đạt được chất lượng và mục tiêu an toàn cho

thủy sản của Việt Nam trong toàn bộ chuỗi giá trị, đặc biệt là trong sản xuất. Các sản

phẩm của nghiên cứu cũng cung cấp một quá trình nâng cao chất lượng cho các công ty

thủy sản và các biện pháp tiềm năng để tiếp tục cải thiện an toàn sản phẩm và chất

lượng trong chuỗi. Nghiên cứu cho rằng: Trong chuỗi cung, mỗi công ty tiến hành một

số hoạt động cụ thể chuyển đổi nguyên liệu thô thành các sản phẩm tiêu dùng cuối

cùng. Khái niệm này đã được thực hiện rõ ràng hơn bởi khái niệm của Porter về “chuỗi

giá trị ” và “hệ thống giá trị". Mỗi công ty là một phần của một hệ thống giá trị, và hợp

tác toàn bộ hoạt động của hệ thống giá trị có thể được cải thiện. Đối với những công ty

hoạt động trong kinh doanh nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, điều quan trọng là

thiết lập quan hệ đối tác giá trị gia tăng [87]. Đề tài chưa đi sâu phân tích mô hình phân

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

9

tích chuỗi cung sản phẩm tôm, cũng như hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của

ngành hàng tôm.

Trương Chí Hiếu (2012), Luận án tiến sĩ với đề tài: “Chuỗi cung tôm, quản lý

tài sản sở hữu chung và ô nhiễm môi trường tại phá Tam Giang Cầu Hai, Việt

Nam”. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố làm kiềm hãm chuỗi

cung tôm của phá Tam Giang Cầu Hai và đưa ra giải pháp nhằm cải tiến việc thực

hiện chuỗi cung này. Ngành nuôi tôm của phá TG-CH được nghiên cứu cụ thể trong

khuôn khổ chuỗi cung. Nó chỉ ra rằng chuỗi cung tôm của phá TG-CH là không ổn

định vì thiệt hại sản xuất liên quan đến các điều kiện gây bệnh và ô nhiễm nguồn

nước của phá TG-CH. Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu gồm: (i) Sản xuất nuôi trồng

thủy sản và các hoạt động sinh kế khác tại phá TG-CH; (ii) Các hoạt động sản xuất

nông nghiệp ở các vùng thượng nguồn; (iii) Nguồn nước thải ra pháTG-CH từ khu

sản xuất công nghiệp và khu dân cư xung quanh. Trong phạm vi của luận án này,

chỉ tập trung nghiên cứu về nguồn gây ô nhiễm nội sinh từ phá TG-CH, đây là vấn

đề phức tạp và quan trọng nhất gây ra ô nhiễm. Luận án đề xuất các công cụ giải

pháp để làm giảm ô nhiễm bao gồm: hạn ngạch bán sản phẩm tôm, hạn ngạch mua

sản phẩm tôm, thuế bán tôm, thuế mua tôm, hạn ngạch ô nhiễm thương mại, và thuế

ô nhiễm được đánh giá dựa vào các tiêu chí chuẩn mực do tài liệu kinh tế môi

trường đưa ra; các công cụ này phải chịu gánh nặng về hành chính. Tuy nhiên, có

thể giảm một cách đáng kể bằng một hệ thống đồng quản lý. Nghiên cứu chủ yếu sử

dụng các phương pháp định tính, nên chưa lượng hóa mức độ tác động của ô nhiễm

môi trường đến quá trình thực hiện chuỗi cung tôm ở phá TG-CH. Tuy nhiên, kết

quả nghiên cứu của luận án có thể vận dụng cho các địa phương có điều kiện tương

đồng về đánh giá ô nhiễm môi trường theo quan điểm chuỗi cung sản phẩm [76].

Công trình nghiên cứu liên quan đến nuôi tôm trên địa bàn nghiên cứu của

luận án, đề tài:“Phát triển nuôi tôm bền vững ở các tỉnh Duyên hải miền Trung”

của tác giả Lê Bảo (2010), Luận án tiến sĩ, nghiên cứu này đã hệ thống hóa những

vấn đề lý luận về phát triển bền vững, xây dựng khái niệm phát triển nuôi tôm bền

vững và những yêu cầu trong nội dung phát triển nuôi tôm bền vững. Nghiên cứu

này xác định các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

10

phát triển bền vững ở các tỉnh Duyên hải miền Trung. Luận án đã xác định kênh

phân phối sản phẩm tôm nuôi vùng Duyên hải miền Trung, chỉ ra những mặt còn tồn

tại ở cả hai kênh phân phối nội địa và xuất khẩu. Kênh xuất khẩu các tỉnh Duyên hải

miền Trung cho thấy sự lấn át của các nhà nhập khẩu quy mô lớn, các nhà chế biến

và các tập đoàn bán lẻ ở thị trường nước ngoài yêu cầu các nhà cung cấp sản phẩm

tôm nuôi tuân thủ các quy định của các nước nhập khẩu về truy xuất nguồn gốc sản

phẩm, thực hiện chứng nhận về nuôi tôm bền vững. Kênh nội địa chưa thiết lập các

mối liên kết, sản xuất còn manh mún, chất lượng sản phẩm chưa ổn định. Luận án chỉ

ra những mối liên kết thông qua các kênh phân phối, chưa chỉ ra các mối liên kết từ

các kênh cung ứng các yếu tố đầu vào như thức ăn, con giống.. Nói cách khác, tác giả

chưa đề cập đến phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi của các tỉnh Duyên hải

miền Trung. Một hình thức tổ chức, một công cụ phân tích hữu ích có tính hệ thống

trong chuỗi ngành hàng tôm nuôi đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh

hội nhập của nền kinh tế nói chung, Duyên hải miền Trung nói riêng [4].

2. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản

phẩm tôm nuôi, đề cập ở phần trên đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm về

mặt lý luận của chuỗi cung sản phẩm trong nông nghiệp, trong phân tích chuỗi cung

các tác giả đã đề cập đến 2 thuật ngữ chuỗi cung và chuỗi giá trị và đều cho rằng, hai

thuật ngữ này không mâu thuẫn nhau, chúng bổ sung cho nhau. Về phương diện thực

tiễn, các công trình nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp gắn liền các lĩnh vực

quản lý vi mô và cả vĩ mô, như: đo lượng hiệu suất, quản lý chuỗi cung bền vững, chuỗi

giá trị, chuỗi giá trị toàn cầu hay phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm

trong chuỗi cung, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chuỗi cung. Các nghiên

cứu cho rằng, các cơ quan của chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hoạt

động của chuỗi cung, như định hướng thị trường, quản lý chất lượng (tôm ở ĐBSCL),

quản lý ô nhiễm môi trường (chuỗi cung tôm ở phá TG-CH). Chuỗi cung là công cụ, biện

pháp hữu hiệu để tổ chức quản lý ngành hàng sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm tôm

nuôi trong các lĩnh vực hoạt động liên quan như: công tác VSATTP, truy suất nguồn gốc,

phát triển bền vững trong nông nghiệp, ô nhiễm môi trường, quản lý chất lượng, phân phối

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

11

thu nhập giữa các tác nhân. Các tác giả đã chỉ ra những bất cập trong quản lý chuỗi cung

ảnh hưởng đến các khía cạnh đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, phát triển

bền vững ngành hàng sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi hay CCSPTN. Đây là cơ

sở thực tiễn mà đề tài luận án nghiên cứu vận dụng vào việc đánh giá thực trạng CCSPTN

của Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý CCSPTN ở tỉnh

Quảng Nam. Để nghiên cứu các tác giả sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như

phương pháp PRA, SWOT, phân tích chính sách, phương pháp điều tra thông kê, phương

pháp tương quan hồi quy, phương nghiên cứu tài liệu… phục vụ cho mục tiêu, nội dung

nghiên cứu của mỗi công trình nghiên cứu.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên, chỉ nghiên cứu các lĩnh vực quản lý

của ngành nông nghiệp trong mối quan hệ với chuỗi cung. Vì vậy, hầu hết không đi sâu

phân tích mô hình chuỗi cung, mà chỉ xem chuỗi cung là một mô hình tổ chức kết nối

hoạt động giữa các tác nhân với nhau trong chuỗi ngành hàng của một sản phẩm cụ thể,

hoặc đi sâu nghiên cứu một mặt nào đó của chuỗi cung. Cho đến nay, chưa có một công

trình nghiên cứu CCSPTN nào có tính hệ thống, về khía cạnh lý luận đi sâu phân tích mô

hình CCSPTN theo quan điểm tích hợp giữa phân tích chuỗi cung truyền thống với quan

điểm giá trị gia tăng của Micheal Porter trong khái niệm chuỗi giá trị. Trên cơ sở đó,

nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh

tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi với mục tiêu là đề xuất giải pháp

nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng

cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG SẢN

PHẨM TÔM NUÔI

1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

1.1.1. Chuỗi cung và quản lý chuỗi cung

1.1.1.1. Khái niệm

Thuật ngữ chuỗi được sử dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển

từ những năm 50 của thế kỷ XX. Khởi đầu của việc sử dụng khái niệm chuỗi và

phương pháp phân tích chuỗi để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang

phát triển. Khái niệm chuỗi chỉ đơn giản bao hàm các mối quan hệ vật chất và kỹ

thuật, được sử dụng lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa, xác định những tác

nhân tham gia và hoạt động của họ [41]. Tùy theo giác độ nghiên cứu mà người ta

sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ chức. Khi nhấn

mạnh đến hoạt động sản xuất, người ta xem như các quy trình sản xuất; khi nhấn

mạnh đến khía cạnh marketing, họ gọi chúng là kênh phân phối; khi nhìn ở góc độ

tạo ra giá trị, người ta gọi chúng là chuỗi giá trị; khi nhìn nhận về cách thức thỏa

mãn nhu cầu của khách hàng, người ta gọi là chuỗi nhu cầu. Theo quan điểm

logistics của ngành hàng, chúng ta gọi là chuỗi cung [28] [82].

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về chuỗi cung:

“Chuỗi cung là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm

hoặc dịch vụ ra thị trường” [82].

“Chuỗi cung bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp

đến việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung không chỉ bao gồm nhà sản

xuất và người phân phối mà còn cả người vận chuyển, nhà xưởng, người bán lẻ và

bản thân khách hàng...” [62].

“Chuỗi cung là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối nhằm

thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển vật liệu này thành bán thành

phẩm và thành phẩm, phân phối những thành phẩm này đến các khách hàng” [72].

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

13

Theo Christoper (2005), “Chuỗi cung là một mạng lưới của các tổ chức có liên

quan, thông qua các mối liên kết dòng thượng nguồn và hạ nguồn, trong các quá

trình và hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm, dịch vụ cho

khách hàng” [91].

“Chuỗi cung là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt

động, luồng thông tin trao đổi giữa các tổ chức về biến động thị trường, năng lực

sản suất ...và các nguồn lực khác” [41].

Như vậy, có thể thấy rằng chuỗi cung thực chất là sự liên kết chuỗi các hoạt

động của những quá trình cung cấp hàng hóa từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng.

Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận thấy nội hàm của khái niệm về chuỗi

cung gồm 4 nội dung:

- Thành phần của chuỗi cung bao gồm hệ thống các tổ chức, con người tham gia

trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, là các mắt xích đóng

vai trò làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Các tổ chức ở đây chính là

các nhà cung cấp, các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối, bán lẻ và khách hàng;

- Mối quan hệ đồng thời của các dòng chảy bên trong chuỗi cung gồm dòng

thông tin, dòng sản phẩm hay dịch vụ, dòng tài chính và dòng chuyển quyền sở

hữu giữa các tác nhân;

- Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm hay

dịch vụ gì, giá bao nhiêu mà còn quan tâm đến việc sản phẩm hay dịch vụ được

đưa ra thị trường bằng cách nào;

- Quá trình hoạt động của từng tác nhân là nhằm tạo ra giá trị trong từng sản

phẩm và dịch vụ cho khách hàng.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu chuỗi cung là “Hệ thống các tổ chức, con

người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa

sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các hoạt động của

chuỗi cung là quá trình tạo giá trị nhằm chuyển nguồn tài nguyên tự nhiên, nguyên

liệu thô và các thành phần thành những sản phẩm hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản

phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng”.

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

14

Để chuỗi cung sản phẩm của doanh nghiệp hay một ngành hàng hoạt động có

hiệu quả thì đòi hỏi phải có quản lý chuỗi cung, nó là một phần nội dung không thể

thiếu trong quá trình tổ chức thực hiện của bất kỳ chuỗi cung nào.

“Quản lý chuỗi cung là quy hoạch tổng hợp, thực hiện, phối hợp và kiểm soát

của tất cả các quy trình kinh doanh và các hoạt động cần thiết để sản xuất và cung

cấp, một cách hiệu quả nhất có thể, các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường” [66].

Theo Lee (1995) và đồng sự “Quản lý chuỗi cung như là việc tích hợp các

hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, chuyển

dịch chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng,

và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối” [84].

Theo Christopher (2005), “Quản lý chuỗi cung là quản lý các mối quan hệ

nhiều chiều giữa các nhà cung cấp và khách hàng nhằm phân phối đến khách hàng

giá trị cao hơn với chi phí thấp hơn trong toàn bộ chuỗi cung” [91].

Mục tiêu của quản lý chuỗi cung là tối ưu hóa giá trị sản phẩm cho khách

hàng hay nói cách khác là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống [28]. Như vậy,

quản lý chuỗi cung có thể hiểu một cách chung nhất là “Tập hợp các phương thức

sử dụng để phối hợp hoạt động của hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ,

thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm hay dịch vụ từ người

sản xuất đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung chuyển nguồn tài

nguyên tự nhiên, nguyên liệu thô và các thành phần thành những sản phẩm hoàn

chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng với mục đích tối đa

hóa giá trị tạo ra cho toàn chuỗi”.

Tóm lại, định nghĩa quản lý chuỗi cung ở trên đề cập đến việc cân nhắc tất cả

các thành tố của chuỗi cung; những tác động của nó đến chi phí và vai trò trong việc

sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng; nó đưa ra cách tiếp cận hệ

thống để nắm bắt và quản lý các hoạt động từ nhà cung cấp đến các cơ sở sản xuất

tới các trung gian phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng một cách tối ưu nhất. Vì

vậy, trong phân tích chuỗi cung phải xét đến người cung cấp của người cung cấp,

khách hàng của khách hàng là hết sức cần thiết bởi vì họ tác động đến kết quả và

hiệu quả kinh tế của chuỗi cung [28].

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

15

1.1.1.2. Cấu trúc chuỗi cung và các tác nhân tham gia chuỗi cung

Trong hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung bao gồm một công ty, các nhà

cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đây là nhóm đối tượng cơ bản của một chuỗi

cung đơn giản [96, 23].

Sơ đồ 1.1. Chuỗi cung đơn giản

Nguồn: Micheal Hugos, 2003

Với chuỗi cung mở rộng, ngoài 3 thành viên trên còn có thêm 3 nhóm thành

viên khác đó là nhà cung cấp của các nhà cung cấp, khách hàng của các khách hàng,

và toàn bộ các công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty trong chuỗi cung. Các công

ty cung cấp dịch vụ này sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần, tài chính, tìm hiểu thị trường,

thiết kế sản phẩm và công nghệ thông tin cho các công ty khác nhau trong chuỗi.

Các chuỗi cung theo Sơ đồ 1.2, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các doanh

nghiệp thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong chuỗi cung. Các doanh nghiệp

này chính là nhà sản xuất, nhà phân phối hay nhà bán buôn, bán lẻ hàng hóa và các

công ty hoặc cá nhân đóng vai trò là khách hàng - những người tiêu dùng thực sự.

Các doanh nghiệp này được hỗ trợ bởi các nhà cung cấp các dịch vụ thiết yếu.

Sơ đồ 1.2. Chuỗi cung mở rộng

Nguồn: Micheal Hugos, 2003

Nhà sản xuất là những đơn vị trực tiếp làm ra sản phẩm, nó có thể chuyên sản

xuất nguyên vật liệu thô cũng như sản xuất những sản phẩm hoàn chỉnh. Nhà sản

xuất nguyên liệu thô là các công ty khai khoáng, khai thác dầu và khí đốt, các nông

trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Nhà cung cấp Công ty Khách hàng

Nhà

cung cấp

Nhà

cung cấp

Công ty Khách

hàng

Khách

hàng

Nhà cung cấp

dịch vụ

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

16

Nhà phân phối là các doanh nghiệp mua một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho

từ nhà sản xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối

giúp nhà sản xuất tránh được những tác động ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường bằng

cách lưu trữ hàng hóa và đồng thời tiến hành nhiều công tác bán hàng nhằm mục đích

tìm kiếm và phục vụ khách hàng. Cùng với việc mua sản phẩm, thúc đẩy công tác

bán hàng và tăng doanh thu, nhà phân phối còn đảm nhận một chức năng khác là

quản lý hệ thống hàng hóa lưu kho, điều hành kho hàng, vận chuyển hàng hóa cũng

như đảm nhận thêm công tác hỗ trợ khách hàng và cung cấp dịch vụ hậu mãi; môi

giới sản phẩm của nhà sản xuất với khách hàng mà họ không bao giờ sở hữu nó.

Trong cả hai trường hợp này, nhà phân phối đóng vai trò là một đại lý liên tục nắm

bắt thị hiếu, nhu cầu của khách hàng rồi đáp ứng họ với những sản phẩm sẵn có [71].

Nhà bán lẻ trữ hàng hóa trong kho và bán với số lượng nhỏ hơn cho khách hàng

nói chung. Họ luôn theo dõi những thông tin về sở thích và nhu cầu của khách hàng mà

mình phục vụ, trên cơ sở kết hợp giá cả hợp lý, sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ

tận tình chu đáo nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đến với sản phẩm của mình.

Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào thực

hiện hành vi mua và sử dụng hàng hóa; họ có thể mua một sản phẩm và sau đó bán

chúng cho những khách hàng khác hoặc có thể là người sử dụng cuối cùng của một

sản phẩm, mua hàng với mục đích chỉ để sử dụng [71].

Nhà cung cấp dịch vụ là những cá nhân hay tổ chức cung cấp dịch vụ cho các

tác nhân khác trong chuỗi. Nhà cung cấp dịch vụ chỉ tập trung vào một công việc đặc

thù mà các tác nhân trong chuỗi đòi hỏi và chuyên sâu vào những kỹ năng đặc biệt để

phục vụ cho công việc đó. Nhờ vậy, họ thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn

nhiều so với nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay cả người tiêu

dùng tự đảm nhận với mức giá phải chăng. Đó là nhưng công ty vận tải, dịch vụ lưu

kho hàng hóa, dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin... [96,23-27].

Mỗi sản phẩm có nhiều chuỗi cung, mỗi chuỗi cung đều nhằm đưa sản phẩm

đến tay người tiêu dùng nhanh nhất và giữa các chuỗi cung có sự cạnh tranh với

nhau [56] [91]. Trong thực tế, đa số các doanh nghiệp được cung cấp nguyên, vật

liệu từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và phân phối sản phẩm thông qua một hay

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

17

nhiều khách hàng khác nhau tạo nên cấu trúc mạng lưới mỗi chuỗi cung sản phẩm

cụ thể khác nhau, chiều dài và độ rộng chuỗi cung phụ thuộc và chịu ảnh hưởng bởi

các nhân tố như yêu cầu của khách hàng, xu hướng chung của nền kinh tế, sự sẵn

sàng của dịch vụ hậu cần, yếu tố văn hóa, tốc độ đổi mới, sự cạnh tranh, thị trường

và sự sắp xếp về tài chính [28].

Chiều dài của chuỗi được tính bằng số lượng các cấp bậc (tier) dọc theo chiều dài

chuỗi. Hình ảnh đơn giản nhất của chuỗi cung là khi có một sản phẩm dịch chuyển qua

một loạt các tác nhân và mỗi tác nhân tạo thêm một phần giá trị cho sản phẩm. Lấy một

tác nhân nào đó trong chuỗi làm trung tâm, nếu xét các hoạt động trước nó - dịch

chuyển nguyên vật liệu đến - được gọi là thượng nguồn (Upstream), những tác nhân

phía sau được gọi là hạ nguồn (Downtream). Độ rộng được tính bằng số lượng các tác

nhân tại mỗi cấp bậc chức năng, hình thành các tuyến đường để nguyên vật liệu, sản

phẩm lưu thông xuyên suốt [28] [79] [82] (xem phụ lục 1, Sơ đồ 1).

Sơ đồ 1.3. Mạng lưới chuỗi cung tổng thể

Nguồn: FAO, 2007

Như đã đề cập ở trên, chuỗi cung hiếm khi tồn tại mà không là một phần của

mạng lưới chuỗi cung tổng thể. Sơ đồ 1.3, mô tả mạng lưới chuỗi cung tổng thể

hoàn chỉnh, mỗi doanh nghiệp đặt trong một lớp mạng và thuộc về ít nhất một chuỗi

cung. Những gì xảy ra trong giao dịch giữa hai doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào

hai đối tác liên quan mà còn trên các kết quả của các mối quan hệ khác trong chuỗi và

mạng lưới chuỗi cung tổng thể. Các tổ chức có thể đóng vai trò khác nhau trong các

thiết lập chuỗi khác nhau, có thể là hợp tác hoặc là đối thủ cạnh tranh của nhau [66].

1.1.1.3. Bản chất kinh tế và nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung

Từ cách thức tiếp cận nghiên cứu chuỗi cung ở trên, ta có thể nhận thức được bản

chất kinh tế của chuỗi cung như sau:

Nhà CC

Nhà CC

Nhà CC

Nhà SX

Nhà CC

Nhà CC

Nhà CC

Nhà SX

Nhà BL

Nhà BL

Nhà BL

Người TD

Người TD

Người TD

Người TD

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

18

Trước hết, để đáp ứng yêu cầu của thị trường, bất kỳ chuỗi cung nào mà doanh

nghiệp tham gia phải đưa ra quyết định với tư cách cá nhân và tập thể liên quan đến

hoạt động của mình trong năm yếu tố dẫn dắt: sản xuất, hàng tồn kho, địa điểm, vận

chuyển, thông tin. Mỗi yếu tố phải trả lời những yêu cầu đặt ra từ thị trường. Chẳng

hạn, đối với sản xuất, thì sản xuất những sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu? Và vào

thời điểm nào? Đối với tồn kho, nên dự trữ loại hàng hóa nào trong từng giai đoạn của

chuỗi cung? Hay với thông tin, nên thu thập những thông tin gì? Nên chia sẻ bao nhiêu

thông tin? Thông tin càng nhanh và càng chính xác sẽ giúp cho các thành viên trong

chuỗi đưa ra quyết định phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Tổng hợp tất cả các quyết

định trên, doanh nghiệp sẽ xác định được năng suất và hiệu quả của chuỗi cung trong

doanh nghiệp. Khả năng đáp ứng nhu cầu và cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp

đều phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của chuỗi cung [23][60] [100].

Thứ hai, về mặt lý thuyết, chuỗi cung hoạt động như một đơn vị cạnh tranh

riêng biệt và cố hữu, thực hiện việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp

tích hợp dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu này.

Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung hoàn toàn tự do trong

việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu mối quan hệ này

không còn mang lại lợi ích cho họ. Đó chính là tổ chức thị trường tự do nhằm giúp

chuỗi cung vận hành các khối liên kết dọc một cách có hiệu quả hơn. Vì vậy, chuỗi

cung vận động và linh hoạt [28].

Thứ ba, các sản phẩm đến tay người tiêu dùng, phần lớn thông qua các khách

hàng trung gian trong chuỗi cung, có thể một vài trung gian hoặc có nhiều trung

gian và thậm chí chuỗi cung có cấu trúc rất phực tạp. Chúng ta nhận thấy chỉ có một

nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi, đó là khách hàng cuối cùng. Khi

các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ra các quyết định kinh doanh mà không

quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này dẫn đến giá bán cho khách

hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung thấp và điều này làm cho nhu

cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng thấp. Vì vậy, đòi hỏi phải liên kết giữa các tác

nhân để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng [66] [85].

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

19

Thư tư, chuỗi cung là năng động và liên quan đến dòng thông tin, sản phẩm vật

chất và tài chính nhất định giữa các giai đoạn khác nhau. Ba dòng chảy trên sẽ luân

chuyển trong toàn chuỗi cung. Khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung, vì

mục đích then chốt cho sự tồn tại của bất kỳ chuỗi cung nào là để thỏa mãn nhu cầu

khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó [28] [66]. Sự phối hợp chặt

chẽ giữa dòng sản phẩm, dòng thông tin và dòng tài chính là vô cùng quan trọng trong

chuỗi cung. Đặc biệt là vai trò cầu nối của dòng thông tin, bởi nó ảnh hưởng lớn tới

việc đáp ứng các nhu cầu khách hàng đúng lúc. Tại một cửa hàng bán lẻ, khách hàng sẽ

được cung cấp các sản phẩm, giá cả và đầy đủ về thông tin (sản phẩm, nhà sản xuất,

khuyến mãi...) và ngược lại khách hàng sẽ thanh toán tiền sản phẩm mà họ mua. Nhà bán

lẻ sẽ gửi thông tin liên quan đến việc bán hàng tới các nhà phân phối sau khi nhận được

hàng. Nhà phân phối cũng sẽ trao đổi cho nhà bán lẻ những thông tin về sản phẩm, giá

cả... Vòng tuần hoàn bắt đầu với việc nhận những đơn đặt hàng của khách hàng và kết

thúc khi khách hàng thanh toán đơn hàng của họ. Cứ như vậy, dòng sản phẩm, tài chính

và thông tin được luân chuyển trong chuỗi cung (phụ lục 1, Sơ đồ 2) [85] [106].

Thứ năm, bất kỳ chuỗi cung nào cũng cần cân nhắc đến tính đáp ứng nhanh và

hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay nếu chỉ tập trung vào tính hiệu quả mà

bỏ qua tính đáp ứng nhanh các nhu cầu của khách hàng thì các công ty, các chuỗi

cung không thể thành công. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công

nghệ, các công ty ngày càng chú trọng chuyên môn hóa vào các sản phẩm mà nó

thực hiện tốt nhất để cạnh tranh được với các đối thủ khác. Chính điều này đã thúc

đẩy các công ty khác nhau liên kết lại với nhau cùng thực hiện các hoạt động trong

chuỗi cung như sự liên kết của các công ty chịu trách nhiệm sản xuất với các công

ty vận chuyển, bán buôn, bán lẻ. Theo đó, mỗi công ty có thể theo kịp tốc độ thay

đổi và học được những kỹ năng mới cần thiết để cạnh tranh [58].

Thứ sáu, tác động Roi da (Bullwhip), một trong những tác động phổ biến nhất

trong chuỗi cung là hiện tượng có tên gọi “Roi da”. Đó là hiện tượng khi có thay đổi

nhỏ về nhu cầu sản phẩm từ khách hàng, điều này sẽ chuyển thành những thay đổi lớn

hơn về nhu cầu ở các công ty cuối chuỗi cung. Dao động hay tác động bắt đầu khi nhu

cầu thị trường lớn mạnh tạo ra sự thiếu hụt sản phẩm. Các nhà sản xuất và phân phối

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

20

gia tăng sản xuất và mức tồn kho để đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm lớn hơn mức

nhu cầu đáp ứng. Nhà sản xuất và phân phối không nhận ra việc cung cấp đang lớn hơn

nhu cầu nên tiếp tục thiết lập việc cung cấp sản phẩm. Và kết quả lượng sản phẩm dư

thừa quá lớn khi công ty nhận ra điều này. Nhà phân phối gặp khó khăn trong hàng tồn

kho và làm giảm giá trị sản phẩm trên thị trường [85] (phụ lục 1, Đồ thị 1).

Để giải quyết tác động “Roi da” thì trước hết phải loại bỏ tất cả thời gian chậm trễ

trong việc cung cấp hàng hóa và các luồng thông tin từ các chuỗi cung, điều này có thể

đạt được bằng cách lập kế hoạch tốt hơn và sử dụng tốt hơn công nghệ thông tin, cải

thiện dịch vụ hậu cần. Để đạt được mục tiêu trên, cách tốt nhất là chia sẻ dữ liệu giữa các

công ty trong chuỗi cung. Nhu cầu đó có thể là những con số về mức tiêu thụ, dự đoán

mức tiêu thụ, về những quyết định trong tất cả các công ty, các thành viên của chuỗi

cung. Bởi sự thành công của từng thành viên, của một phần chuỗi cung sẽ góp phần tạo

nên thành công của cả chuỗi cung. Đó như một phản ứng dây chuyền [66] [99].

Tóm lại, trên đây là những nội dung cốt lõi thuộc về bản chất kinh tế, cũng là

nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung; nó là nền tảng, cơ sở để nghiên cứu chuỗi cung

của bất kỳ sản phẩm nào. Tuy nhiên, mỗi chuỗi cung sản phẩm cụ thể do đặc điểm

của quá trình tổ chức sản xuất chi phối tạo nên những có cấu trúc và những quá

trình hoạt động của chuỗi cung sản phẩm cụ thể khác nhau.

1.1.1.4. Chuỗi cung và chuỗi giá trị

Thuật ngữ chuỗi giá trị (value chain) được sử dụng ban đầu chỉ nhằm vào các hoạt

động của một doanh nghiệp, vì vậy chuỗi giá trị được hiểu là một loạt các hoạt động

trong doanh nghiệp để SX ra một sản phẩm nhất định và phân phối cho khách hàng. Các

hoạt động này bao gồm từ thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, SX, tiếp thị và phân

phối. Những hoạt động này tạo thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu

dùng và mỗi hoạt động tạo ra, bổ sung giá trị cho sản phẩm cuối cùng [41].

Theo Porter, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng nhằm giúp các doanh nghiệp

có thể tìm ra các lợi thế cạnh tranh (thực tế và tìềm năng) của mình. Ông cho rằng, một

công ty có thể cung cấp cho khách hàng một sản phẩm hay một dịch vụ có giá trị tương

đương với đối thủ cạnh tranh của mình với chi phí thấp hơn hoặc chi phí cao hơn

nhưng có những đặc tính mà khách hàng mong muốn. Porter đã lập luận rằng, nếu nhìn

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

21

vào một doanh nghiệp như là một tổng thể những hoạt động, những quá trình thì khó,

thậm chí không thể tìm ra được một cách chính xác lợi thế cạnh tranh của họ là gì.

Nhưng điều này có thể thực hiện được dễ dàng khi phân tích thành những hoạt động

bên trong. Porter phân biệt rõ giữa các hoạt động cơ bản hay những hoạt động chính,

trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc dịch vụ) và các hoạt

động hỗ trợ ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm [19] [25].

Sơ đồ 1.4. dưới đây minh họa lý thuyết của Micheal Porter về chuỗi giá trị

trong một tổ chức.

Sơ đồ 1.4. Mô hình chuỗi giá trị chung

Nguồn: Michael E. Porter , 2008, [dẫn theo 28]

Hậu cần đầu vào (inbound logistics) là những hoạt động liên quan đến việc

nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản lý

nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản

phẩm cho nhà cung cấp. Sản xuất là các họat động tương ứng với việc chuyển

đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng

gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất. Hậu cần đầu

ra (outbound logistics) là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ và

phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như quản lý kho

bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản lý nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải,

xử lý đơn hàng và lên lịch trình - kế hoạch. Marketing và bán hàng là những hoạt

động liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị

mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá. Dịch vụ khách hàng bao

gồm hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá

Hậu cần

đầu ra

Hậu cần

đầu vào

Sản

xuất

Marketing

và bán

hàng

Dịch vụ

Khách

hàng

Hậu cần

đầu ra

Hậu cần

đầu vào

Sản

xuất

Marketing

và bán

hàng

Dịch vụ

Khách

hàng

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

22

trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo, cung cấp

thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm.

Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại: thu mua, phát triển công

nghệ, quản lý nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng của công ty. Thu mua liên quan

đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của

công ty. Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung cấp và các thiết bị khác

cũng như tài sản, chẳng hạn như máy móc, thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ văn

phòng và nhà xưởng. Những ví dụ này minh họa rằng các đầu vào được mua có

thể liên hệ với các họat động chính cũng như các hoạt động bổ trợ [19] [25] [41].

Lợi nhuận của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc doanh nghiệp thực hiện

các hoạt động hiệu quả như thế nào. Nếu doanh nghiệp biết cách tạo ra giá trị gia tăng

cho sản phẩm và khách hàng sẵn sàng trả cho giá trị này thì doanh nghiệp đã tạo ra

được thặng dư về giá trị. Porter đề xuất một doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh

của mình nhờ tập trung vào chiến lược giá thấp hoặc tạo ra sự khác biệt của sản phẩm

hay dịch vụ, hay kết hợp cả hai cách thức này [25] [41]. Khái niệm chuỗi giá trị theo

Porter, chỉ đề cập đến quy mô ở doanh nghiệp. Kaplinsky và Morri đã mở rộng phạm

vi của chuỗi giá trị và chuỗi giá trị được hiểu là tập hợp các hoạt động bao gồm sản

phẩm từ khi mới chỉ là ý tưởng, qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, phân phối đến

người tiêu dùng và cuối cùng vứt bỏ sau khi sử dụng. Khái niệm chuỗi giá trị mở

rộng bao gồm bốn hoạt động cơ bản trong một vòng đời sản phẩm là thiết kế và phát

triển sản phẩm, sản xuất, marketing và cuối cùng là tiêu thụ và tái sử dụng. Quan

niệm về chuỗi giá trị này được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa, cụ thể nó được sử

dụng để tìm hiểu cách thức mà các công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và để

đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu [41].

Feller A và cộng sự (2006) đã phân tích những điểm tương đồng và khác biệt

giữa chuỗi cung và chuỗi giá trị và cho rằng: "chuỗi cung và chuỗi giá trị" là quan

điểm bổ sung của một doanh nghiệp mở rộng với quy trình kinh doanh tích hợp cho

phép dòng chảy của sản phẩm và dịch vụ theo một hướng, giá trị là đại diện của nhu

cầu. Feller A. xác nhận rằng chuỗi cung và chuỗi giá trị không phải là các thực thể

khác nhau [62] [65]. Hay nói cách khác, thuật ngữ “chuỗi giá trị” và “chuỗi nhu

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

23

cầu” được sử dụng thay thế cho nhau với “chuỗi cung” cho thấy chuỗi cung là một

quá trình tích hợp để tạo ra giá trị cho người tiêu dùng cuối cùng [91] [103].

Theo Thành (2010), chuỗi cung hiện nay cũng bao gồm 5 hoạt động chủ chốt

là hậu cần đầu vào; sản xuất, hậu cần đầu ra; marketing; bán hàng và dịch vụ bổ

sung. Đi liền với các hoạt động chủ chốt là các hoạt động hỗ trợ như: cơ sở hạ tầng;

quản lý nhân lực; quản lý công nghệ và cung ứng. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung

là đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng thông qua việc sử dụng

hiệu quả các nguồn lực, loại bỏ những yếu tố gây đình trệ sản xuất và phân phối để

tối ưu hóa hiệu quả của phân phối [41] [44].

Vì vậy, trong nghiên cứu này luận án sử dụng cả hai thuật ngữ của “chuỗi giá

trị và chuỗi cung”. Từ các khái niệm trên có thể được tóm tắt, chuỗi giá trị mà sản

phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và từng hoạt động, sản phẩm

đạt một số giá trị.

1.1.2. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

1.1.2.1. Khái niệm chuỗi cung và quản lý chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

Theo King và Venturini (2005) cho rằng “Quan điểm chuỗi cung khuyến

khích cách nhìn mang tính hệ thống rộng lớn về chuỗi- tập trung nhiều vào các mối

liên kết giữa các phân đoạn có tính chất kỹ thuật như là việc quản lý quá trình trong

các phân đoạn” [75]. Vì vậy, một chuỗi cung trong nông nghiệp bao gồm tất cả các

khâu từ cung cấp đầu vào, sản xuất, sau thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiếp thị, phân

phối, dịch vụ thực phẩm và chức năng tiêu thụ theo hướng từ “Trang trại đến nơi

chuyển giao” (“Farm-to-Fork”) liên tục cho một sản phẩm cụ thể (có thể là tiêu thụ

tươi, qua chế biến hoặc từ nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm), bao gồm cả môi trường

thuận lợi bên ngoài. Những chức năng này kết nối các chuỗi cung, yếu tố địa lý và

ranh giới chính trị và thường liên quan đến một loạt các tổ chức thuộc khu vực tư

nhân và công cộng [59]. Nghiên cứu về chuỗi cung sản phẩm trong nông nghiệp -

thực phẩm, Folkerts và Koehorst định nghĩa: Chuỗi cung là một tập hợp các công ty

phụ thuộc lẫn nhau làm việc chặt chẽ với nhau để quản lý dòng chảy của hàng hóa

và dịch vụ dọc theo chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm

để nhận giá trị tốt hơn từ khách hàng ở mức chi phí thấp nhất có thể [71].

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

24

Theo FAO (2011) chuỗi cung thủy sản: bao gồm tất cả các liên kết từ các điểm

sản xuất (điểm khai thác hoặc trang trại trong trường hợp nuôi trồng thủy sản) để đưa

sản phẩm đến người dùng cuối hoặc tiêu dùng cuối cùng. Do đó, chuỗi cung có chứa

một bộ phận thị trường hoặc các hệ thống tiếp thị. Một hệ thống tiếp thị được định

nghĩa là chuỗi liên kết giữa nhà sản xuất/ nhà cung cấp và người tiêu dùng/ người sử

dụng, bao gồm tất cả các cơ chế, dòng chảy, giao dịch, dịch vụ và các nhà khai thác,

trong đó xác định mối quan hệ lợi nhuận giữa sản xuất, cũng như cung cấp các sản

phẩm vật chất. Thông qua một hệ thống tiếp thị hoạt động bao gồm thông tin về giá

cả, tình hình thị trường, xu hướng, sở thích của người tiêu dùng vv.., cũng như các

dòng sản phẩm vật chất, dòng tiền, tín dụng và quyền sở hữu [69].

Từ quan niệm chung về chuỗi cung của luận án và tiếp cận các quan điểm của

các nhà khoa học kinh tế về chuỗi cung sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp và

NTTS, chúng ta có thể hiểu CCSPTN là: Hệ thống các tổ chức, con người, công

nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm tôm

nuôi từ chủ thể nuôi tôm đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung là quá

trình tạo giá trị nhằm chuyển nguồn tài nguyên nước, đất đai, con giống, thức ăn,

TTYTS… và các sản phẩm qua xử lý, chế biến hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm

đến người tiêu dùng cuối cùng.

Như vậy, quản lý chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi được hiểu là tập hợp các

phương thức sử dụng để phối hợp hoạt động của hệ thống các tổ chức, con người,

công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm

tôm nuôi từ chủ thể nuôi tôm đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung

chuyển nguồn tài nguyên nước, đất đai, con giống, thức ăn, TTYTS… và các sản phẩm

qua xử lý, chế biến hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng

với mục đích tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn chuỗi.

Qua nghiên cứu tác giả luận án nhận thấy, đến nay vẫn còn nhiều tài liệu chưa

phân biệt rõ giữa chuỗi cung và quản lý chuỗi cung. Với định nghĩa trên sẽ tạo cơ sở

cho việc nghiên cứu của luận án, tức là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chuỗi

cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế

và khả năng cạnh tranh của ngành hàng SPTN.

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

25

1.1.2.2. Các đặc điểm của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

Sự hình thành và phát triển của CCSPTN về cơ bản cũng giống như sự hình

thành và phát triển của các chuỗi cung sản phẩm của nhiều ngành khác. Nuôi tôm là

một trong những ngành NTTS, có những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp.

Tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học kinh tế đã đưa ra nhiều

đặc điểm khác nhau, theo quan điểm quản lý chuỗi cung trong nông nghiệp có thể phân

thành 2 nhóm đặc điểm sau:

(a) Nhóm đặc điểm của sản phẩm tôm nuôi khi tham gia thị trường

- Đặc điểm về tổ chức sản xuất

Sự khác biệt lớn nhất của NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng so với chuỗi

cung sản phẩm phi nông nghiệp là trong sản xuất bao gồm rất đông người nuôi tôm

với trình độ sản xuất, ý thức kinh doanh rất khác nhau. Điều này làm cho chuỗi

cung trở nên phức tạp, dài và rất khó tạo ra SPTN đồng nhất về chất lượng và khả

năng tự điều chỉnh quy mô nuôi tôm theo nhu cầu thị trường. Đặc điểm số lượng

nông dân đông trong nuôi tôm cũng đòi hỏi phải có các hình thức tổ chức sản xuất

phù hợp để thu hút nông dân sản xuất ra SPTN cùng kích cỡ, phẩm cấp và khối

lượng theo nhu cầu thị trường. Để tối ưu hóa lợi ích và tính hiệu quả của toàn bộ

chuỗi cung, mỗi thành viên của chuỗi phải thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược

lâu dài và chia sẻ lợi ích. Đây là vấn đề khó khăn, là thách thức lớn đối với quản lý

CCSPTN [41] [43][107].

- Đặc điểm về tính mùa vụ và bảo quản khó khăn

Do tôm nuôi là sinh vật sống trong môi trường nước luôn mang tính thời vụ, dẫn đến

CCSPTN thường mang đặc điểm không liên tục và có sự thay đổi rất nhanh khối lượng,

chất lượng từ phía cung. Vào vụ thu hoạch số lượng SPTN tăng nhanh, chất lượng cao và

ngược lại khi hết vụ thu hoạch thì số lượng SPTN giảm rất nhanh, chất lượng thấp. Đặc

điểm này làm cho việc phân phối SPTN trở nên rất khó khăn và giá cả không ổn định. Sự

mất cân bằng này đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý hàng tồn kho và dự báo nhu cầu

để đáp ứng nhu cầu liên tục của khách hàng.

Bên cạnh đó tôm nuôi là động vật thủy sinh, tươi sống, dễ bị hỏng, nhanh

giảm phẩm chất sau khi thu hoạch, thời gian lưu trữ ngắn, việc vận chuyển đi xa rất

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

26

khó khăn và yêu cầu phải được chế biến, bảo quản trước khi vận chuyển. Đặc điểm

này làm tăng chi phí và hạn chế sự phát triển mở rộng của chuỗi cung. Vì vậy, tính

toàn cầu hóa hạn chế, muốn phát triển được CCSPTN toàn cầu tới nhiều quốc gia và

với không gian mở rộng, đòi hỏi các tác nhân tham gia chuỗi cung từ các tác nhân

cung cấp yếu tố đầu vào, nuôi tôm, chế biến phân phối sản phẩm phải có công nghệ

cao, thích hợp về nuôi trồng, chế biến bảo quản sản phẩm tôm nuôi [41] [43].

- Đặc điểm về tác động của thời tiết, bệnh dịch và an toàn thực phẩm

Nuôi tôm chịu tác động mạnh bởi các nhân tố khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng và các

nguồn tài nguyên khác như đất đai, nguồn nước. Sự thay đổi những nhân tố này, nhất là

tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến kết quả và hiệu

quả nuôi tôm và làm cho tính ổn định của chuỗi cung trở nên không bền vững và biến

động mạnh theo thời gian. Ngoài ra sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên đã làm cho

việc nuôi tôm bị hạn chế bởi những điều kiện tự nhiên không phù hợp và việc nuôi tôm

bị “khu vực hóa” mạnh mẽ, tập trung nhiều ở một số vùng có thủy vực nuôi phù hợp,

nuôi tôm nước lợ tập trung ở vùng ven biển, trong khi những vùng khác lại thiếu hoặc

không có. Bên cạnh đó, khả năng vận chuyển khó khăn, chi phí cao, hạn chế khả năng

phát triển các luồng sản phẩm tiêu thụ của chuỗi đến các vùng xa nơi nuôi tôm và tính

toàn cầu bị hạn chế hơn nhiều so với hàng hóa phi nông nghiệp [107].

Vấn đề dịch bệnh và yêu cầu về an toàn thực phẩm là cản trở lớn đến sự phát triển

CCSPTN trên phạm vị quốc gia và toàn cầu bởi SPTN là thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp

đến sức khỏe, đời sống người tiêu dùng. Chính phủ các nước thường đặt ra những hàng

rào kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với SPTN nhập khẩu và không

cho phép nhập khẩu những lô hàng kém phẩm chất, có mầm bệnh hoặc có chứa chất độc

hại quá mức cho phép. Những biện pháp này là chính đáng và cần thiết, nhưng ảnh

hưởng không thuận lợi đến toàn bộ chuỗi cung.

- Đặc điểm về chế biến và lưu giữ sản phẩm

Trong CCSPTN, tôm hàng hóa muốn vận chuyển đến những thị trường nằm

cách xa nơi vùng nuôi thì sản phẩm không thể vận chuyển bằng những phương tiện

thông thường, mà phải thông qua các phương tiện vận chuyển gắn với hình thức xử

lý, chế biến thành hàng hóa khô hoặc đông lạnh, đóng hộp bảo quản. Công nghiệp

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

27

chế biến đã phát triển đa dạng với nhiều thành tựu to lớn về kỹ thuật và các bí quyết

công nghệ. Tuy nhiên, để có được công nghệ chế biến cao thì chi phí đầu tư sẽ rất

lớn và từ đó giá thành sản phẩm đã qua chế biến sẽ rất cao, làm cho hiệu quả của

chuỗi cung có thể giảm, lợi ích của các tác nhân, nhất là người nuôi tôm tham gia

chuỗi bị ảnh hưởng tiêu cực và động lực tham gia có thể sẽ mất đi. Khi đó CCSPTN

có thể sẽ bị phá sản [43] [107].

(b) Tính khác biệt về sản phẩm tôm nuôi cũng như quá trình nuôi và tiêu

thụ sản phẩm tôm nuôi tạo nên những đặc điểm riêng trong quá trình hình

thành CCSPTN

- Việc tạo ra SPTN và thực hiện tiêu thụ sản phẩm này phải trải qua các quá

trình có tính chất hoàn toàn khác nhau, đó là: quá trình nuôi tôm (thuộc lĩnh vực sản

xuất nông nghiệp - nuôi trồng thủy sản), quá trình chế biến tôm (Sản xuất công

nghiệp) và quá trình tiêu thụ hàng hóa (thương mại), trong đó khâu nuôi tôm đóng

vai trò cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến tôm và

xuất khẩu sản phẩm chế biến tôm. Trong khâu nuôi tôm mang tính thời vụ cao, quá

trình sản xuất có chu kỳ dài (từ 2- 4 tháng), nếu không có sự kết hợp tốt thì quá

trình nuôi, chế biến và tiêu thụ SPTN sẽ bị bất lợi khi xâm nhập thị trường do không

chủ động được toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng. Để thực hiện CCSPTN,

điều quan trọng là phải kết hợp cả 3 quá trình trên một cách hiệu quả, thông qua các

hình thức liên kết, liên doanh [41] [43].

- Đặc điểm của nuôi tôm chi phối nhiều đến quá trình tạo ra và nâng cao giá trị

gia tăng sản phẩm. Trong NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng chịu tác động của

hai yếu tố năng suất tự nhiên và năng suất xã hội. Yếu tố năng suất tự nhiên được tạo

ra bởi các yếu tố đất đai, nguồn nước, thời tiết, khí hậu... Điều này đặt ra vấn đề lựa

chọn con giống phù hợp với điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước ở từng

vùng; nếu biết khai thác triệt để các yếu tố lợi thế tự nhiên thì năng suất tự nhiên sẽ có

cơ hội phát huy tác dụng tốt, tạo cơ hội nâng cao sản lượng tôm nuôi và kết quả là giá

trị gia tăng cũng như lợi nhuận thu được ngày càng cao. Mặt khác, đối tượng tôm

nuôi là cơ thể sống ở môi trường nước, chịu tác động của quy luật sinh học, để phát

triển tôm phải trải qua quá trình lột xác, đòi hỏi chế độ nuôi dưỡng chuyên biệt mới

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

28

đảm bảo năng suất sản phẩm. Quy luật sinh học tạo nên “ngưỡng” sinh trưởng và

phát triển tối đa cho mỗi loại tôm nuôi khác nhau trong quá trình tiếp nhận các yếu tố

tạo nên sự sinh trưởng như nước, không khí, thức ăn... Như vậy, quy luật sinh học sẽ

tạo nên “ngưỡng” đầu tư hợp lý (không phải là đầu tư cao nhất) đối với từng loại tôm

nuôi để đạt năng suất cao nhất. SPTN không đồng nhất, được phân ra nhiều loại và

gắn với kích cỡ phẩm chất khác nhau, khó khăn trong việc đóng gói, chế biến. Mỗi

loại giá bán khác nhau, nên giá trị gia tăng của mỗi loại cũng khác nhau. Vì vậy, cùng

1 tấn tôm nuôi thu hoạch nhưng giá bán có thể chênh lệch giữa chúng rất cao. Điều

này đòi hỏi người nuôi phải tăng cường đầu tư thâm canh, đầu tư khoa học kỹ thuật

tốt để nâng cao kích cỡ, phẩm cấp của SPTN [41] [43].

- Đặc điểm cấu thành giá trị của SPTN: Trong NTTS nói chung và nuôi tôm nói

riêng, tỷ trọng giá trị gia tăng trong giá một đơn vị sản phẩm khá cao. Tuy vậy, mức giá

trị gia tăng của mỗi đơn vị thường thấp, do giá tôm thấp (so với giá của hàng hóa phi

nông nghiệp) và năng suất lao động trong lĩnh vực này thấp. Điều này đặt ra vấn đề để

nâng cao giá trị gia tăng cần phải tiến đến nuôi tôm có giá trị kinh tế cao hơn và nâng

cao năng suất lao động, diện tích mặt nước nuôi trồng trong nuôi tôm [41] [43] [107].

1.1.2.3. Nội dung phân tích mô hình chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

(1) Bản chất của phân tích mô hình chuỗi cung

Theo Chen và Paulraj (2004), khái niệm chuỗi cung đã được sử dụng một cách

rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như: quản lý hoạt động, marketing, quản lý

chiến lược, lý thuyết tổ chức và hệ thống thông tin quản lý [63]. Nhiều nhà kinh tế

đã đề xuất những nội dung phân tích khác nhau của mô hình chuỗi cung, nhưng tập

trung vào các vấn đề cơ bản sau: Các tác nhân tham gia chuỗi cung, quá trình

chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất, quá trình tạo giá trị, quá trình chi trả, quá

trình trao đổi thông tin và các mối quan hệ trong chuỗi. Trong đó, quá trình tạo giá

trị là quá trình quan trọng nhất và cũng là mục đích của chuỗi cung. Vì thế, người ta

còn gọi chuỗi cung là chuỗi giá trị [44] [85] [92].

(2) Nội dung phân tích mô hình chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

Từ bản chất của việc phân tích mô hình chuỗi cung, nội dung phân tích của

mô hình CCSPTN tập trung vào những vấn đề sau:

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

29

Xác định các tác nhân tham gia CCSPTN

Xác định các tác nhân tham gia CCSPTN, bao gồm các tác nhân tham gia dòng

thượng nguồn CCSPTN cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu như: cơ sở sản xuất tôm

giống, thức ăn cho tôm, dịch vụ đầu vào; đơn vị nuôi tôm - tác nhân trung tâm, các tác

nhân tham gia dòng hạ nguồn, phân phối SPTN như: thu gom, cơ sở chế biến và xuất khẩu

tôm, người bán buôn, bán lẻ. Mỗi tác nhân là một mắt xích, thực hiện các hoạt động trong

từng công đoạn tương ứng, trên cơ sở sử dụng các yếu tố nguồn lực của mình nhằm tạo giá

trị cho sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng cuối cùng.

Quá trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất

Quá trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất hình thành dòng sản phẩm

vật chất. Sản phẩm này chuyển động từ các nhà cung cấp đầu vào như tôm

giống, thức ăn công nghiệp, TTYTS, đến đơn vị nuôi tôm, đến người thu gom và

đến khách hàng cuối cùng hoặc đến các cơ sở chế biến thủy sản và xuất khẩu.

Đây là dòng không thể thiếu được trong CCSPTN. Nó gắn liền với các hoạt động

cơ bản và dịch vụ hỗ trợ [56] [59] [92]. Theo lý thuyết điểm hạn chế (Theory of

Constraint) của Goldratt dựa trên ý tưởng là toàn bộ hệ thống sẽ có ít nhất một điểm

hạn chế gọi là điểm nghẽn, vì năng lực của mỗi phần trong hệ thống là không giống

nhau. Dòng chảy sản phẩm qua nguồn lực ách tắc sẽ tạo thành những điểm thắt cổ

chai (bottlenecks). Để dòng chảy thông suốt, tránh lãng phí, đòi hỏi tỷ lệ đầu vào

của toàn bộ hệ thống được thiết lập dựa vào tỷ lệ đầu vào đạt được ở những điểm

tắc nghẽn. Theo Goldratt, để cải thiện những điểm gây nghẽn trong hệ thống, hãy bổ

sung công suất vận hành (năng suất) của các hoạt động bị ngừng trệ. Do tỉ lệ sản

lượng đầu vào của toàn hệ thống được thiết lập dựa theo sản lượng tại điểm gây

nghẽn, nên việc cải thiện những điểm này sẽ làm gia tăng hiệu quả của toàn hệ thống

và tạo ra lợi nhuận đầu tư tốt nhất [73].

Quá trình tạo giá trị trong CCSPTN

Quá trình tạo giá trị là quá trình hoạt động của các tác nhân tạo ra và phân phối

sản phẩm tôm nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng và cũng là

mục tiêu của chuỗi cung. Muốn đạt được mục tiêu này mỗi khách hàng trung gian

trong CCSPTN phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên chúng. Khi làm

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

30

điều này, họ sẽ tạo ra giá trị cho người tiêu dùng sản phẩm tôm nuôi của họ [44]

[91]. Sơ đồ 1.5, mô tả quá trình tạo giá trị cho sản phẩm, khi nó đi qua từng tác

nhân trong chuỗi cung và sản phẩm hoàn chỉnh tới tay khách hàng cuối cùng.

Sơ đồ 1.5. Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung

Nguồn: Martin, Sandra; Jagadish, Ayyamani, 2005[dẫn theo 56,58]

Đơn vị sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo giá trị cho

chuỗi cung. Mỗi đơn vị SXKD có những nguồn lực cần thiết có thể sử dụng để tạo

giá trị. Các nguồn lực này có thể vật chất (tôm giống, thức ăn, TTYTS) hay tự nhiên

(đất đai, nguồn nước…), vốn và cả nhân lực. Khả năng tận dụng tối đa các nguồn lực

này phụ thuộc vào khả năng cải tiến, sáng tạo của đơn vị SXKD (tác nhân) tham gia

CCSPTN. Trong một đơn vị SXKD có thể thấy cách tạo giá trị như Sơ đồ 1.6 [56].

Đơn vị SXKD tạo ra giá trị thông qua các hoạt động ở bất kỳ điểm nào trong chuỗi

cung như: cung cấp tôm giống, TACN, TTYTS, nuôi tôm, thu gom, chế biến sản phẩm

(sấy khô, chiết suất, nhãn mác, bao bì, bảo quản, nâng cao hoàn thiện sản phẩm), phân

phối và bán lẻ. Đơn vị SXKD sử dụng các nguồn tài nguyên và khả năng của mình để

tạo ra giá trị cho các khách hàng trung gian và bằng cách làm như vậy sẽ tạo ra lợi nhuận.

Giá trị được tạo ra chủ yếu qua hoạt động của đơn vị SXKD, nhưng nó sẽ được gia tăng

thông qua các liên kết với khách hàng và nhà cung cấp đầu vào của nó. Việc liên kết với

các nhà cung cấp đầu vào liên quan đến hoạt động mua đầu vào và hậu cần đầu vào. Liên

kết với khách hàng cũng liên quan đến việc bán sản phẩm và hậu cần đầu ra.

Ðường nhận thông tin từ khách hàng phía trên

Đường tạo giá trị đáp ứng nhu cầu khách hàng phía trên

Khách hàng

cuối cùng

Nhà cung cấp và khách hàng

trung gian

Nhà cung cấp và

khách hàng trung gian

Nhà cung cấp và

khách hàng trung gian

Nhà cung cấp

Nhu cầu khách hàng

Hoạt động tạo giá trị

Hoạt động tạo giá trị

Hoạt động tạo giá trị

Hoạt động tạo giá trị

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

31

Nguồn lực của đơn vị sản xuất kinh doanh

- Vật chất và tự nhiên

- Vốn

- Nhân lực

- Khả năng đổi mới

Liên kết với các nhà

cung cấp đầu vào

Hoạt động sản xuất kinh

doanh của một đơn vịKết nối với

khách hàng

- Hoạt động mua vào

- Hậu cần đầu vào

- Bảo quản sản phẩm

(đảm bảo chất lượng)

- Sản xuất, Sự vận chuyển

sản phẩm,xử lý…

- Cải thiện sản phẩm (lau

chùi, phân cấp, chế biến,

đóng gói, trưng bày)

- Bán sản phẩm

- Hậu cần đầu ra

- Bảo quản sản phẩm(đảm

bảo chất lượng)

Lợi nhuận của một đơn vị kinh doanh

Nguồn lực của đơn vị sản xuất kinh doanh

- Vật chất và tự nhiên

- Vốn

- Nhân lực

- Khả năng đổi mới

Liên kết với các nhà

cung cấp đầu vào

Hoạt động sản xuất kinh

doanh của một đơn vịKết nối với

khách hàng

- Hoạt động mua vào

- Hậu cần đầu vào

- Bảo quản sản phẩm

(đảm bảo chất lượng)

- Sản xuất, Sự vận chuyển

sản phẩm,xử lý…

- Cải thiện sản phẩm (lau

chùi, phân cấp, chế biến,

đóng gói, trưng bày)

- Bán sản phẩm

- Hậu cần đầu ra

- Bảo quản sản phẩm(đảm

bảo chất lượng)

Lợi nhuận của một đơn vị kinh doanh

Sơ đồ 1.6. Mô hình hoạt động tạo thêm giá trị của đơn vị sản xuất kinh doanh

Nguồn: Martin, Sandra; Jagadish, Ayyamani, 2005[dẫn theo 56,59]

Liên quan đến giá trị gia tăng cần phân biệt thuật ngữ tạo giá trị và giá trị

chiếm đoạt. Tạo giá trị được hiểu là tổng giá trị ròng (tổng số kết quả trừ đi tổng số

đầu vào) được tạo ra trong một nỗ lực hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi cung

sản phẩm; giá trị chiếm đoạt được hiểu là giá trị của phần lớn hơn cho một bên đơn

vị SXKD tham gia làm giảm phần còn lại của các đối tác khác trong “chiếc bánh giá

trị”. Tạo ra giá trị là một kịch bản mà các tác nhân tham gia chuỗi cung cùng có lợi,

thể hiện sự khác biệt giữa giá trị sản phẩm và chi phí HĐTGT được sử dụng để làm

ra sản phẩm đó; còn giá trị chiếm đoạt phụ thuộc vào mỗi tác nhân tham gia vào

việc sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể, đặc biệt là khả năng thương lượng của

mỗi tác nhân [61] [76] [105].

Như vậy, sự hợp tác giữa các đối tác là chìa khóa để tạo ra giá trị trong quản lý

chuỗi cung. Sự hợp tác tồn tại khi các tác nhân trong chuỗi sẵn sàng cùng nhau làm

việc, nó cho phép các đối tác cùng nhau đạt được sự hiểu biết tốt hơn về nhu cầu

sản phẩm trong tương lai và thực hiện các chương trình thực tế hơn để đáp ứng nhu

cầu đó. Nó có thể tập trung vào việc sắp xếp các bên và sau đó nâng cao giá trị của

các hoạt động kết hợp trong mạng lưới chuỗi cung [77] [102].

Phân tích quá trình tạo giá trị gia tăng của từng công đoạn mà mỗi tác nhân

thực hiện là xem xét chi phí HĐTGT của từng tác nhân để tạo giá trị gia tăng, đó

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

32

chính là quá trình thực hiện lợi nhuận của mỗi tác nhân tham gia CCSPTN. So sánh

tỷ lệ chi phí HĐTGT mà mỗi tác nhân đầu tư để thực hiện các hoạt động SXKD của

mình với tỷ lệ lợi nhuận thu được của mỗi tác nhân đó, tính toán mức độ thua thiệt,

mức độ hưởng lợi bất hợp lý của mỗi tác nhân, đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp

nhằm giải quyết tốt bài toán phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi

cung; từ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững

ngành hàng tôm nuôi ở địa phương.

Các dòng chảy và các mối quan hệ trong CCSPTN

Theo các chuyên gia Ngân hàng thế giơi (2008), chuỗi cung thực phẩm

trong nông nghiệp (Sơ đồ 1.7) là các mạng lưới có ba dòng chảy cơ bản xuyên

suốt chiều dài của chuỗi là dòng sản phẩm vật chất, dòng thông tin và dòng tài

chính [58,19] [59]. Vì vậy, CCSPTN cũng tồn tại ba dòng chảy trên.

Dòng sản phẩm vật chất là dòng chảy không thể thiếu trong bất kỳ chuỗi

cung nào đã được đề cập ở phần trên.

Môi trường cho phép-Nội địa và quốc tế

Cung cấp đầu vào

Nhà sản xuất

Trung gian chuyển tiếp

Nhà xuất khẩu

Thị trường quốc tế

Người chế biến

Nhà bán lẻ

Thị trường nội địa

Kỹ thuật

Tài chính

Hậu cần

Dịch vụ

hỗ trợD

òng

sản

phẩm

vật

chất

Dòn

gtà

i ch

ính

Dòn

gth

ông

tin

Môi trường cho phép-Nội địa và quốc tế

Cung cấp đầu vào

Nhà sản xuất

Trung gian chuyển tiếp

Nhà xuất khẩu

Thị trường quốc tế

Người chế biến

Nhà bán lẻ

Thị trường nội địa

Kỹ thuật

Tài chính

Hậu cần

Dịch vụ

hỗ trợD

òng

sản

phẩm

vật

chất

Dòn

gtà

i ch

ính

Dòn

gth

ông

tin

Sơ đồ 1.7. Mô hình chuỗi cung thực phẩm trong nông nghiệp

Nguồn: ARD, 2008

Dòng tài chính: dòng này lưu thông theo hướng ngược lại với dòng sản phẩm

vật chất. Đó là quá trình chi trả, các khoản tin dụng phải thu và phải trả, các khoản

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

33

cho vay, lịch thanh toán trả nợ… Việc tối ưu hóa dòng tài chính được thực hiện

mang tính riêng biệt trong mỗi liên kết của CCSPTN, hiếm khi một cách tổng thể.

Việc tối ưu hóa dòng tài chính này sẽ làm cho nó cải thiện được lợi ích của mỗi tác

nhân, nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi bộ phận và của toàn bộ CCSPTN [86].

Dòng tài chính (dòng tiền) được đưa vào chuỗi bởi duy nhất người tiêu dùng khi họ

đã nhận được sản phẩm tôm nuôi hoặc đầy đủ chứng từ hợp lệ. Có thể thấy chính

lợi nhuận đã liên kết các đơn vị kinh doanh lại với nhau. Chuỗi cung tạo nên chuỗi

giá trị trong đó các tác nhân có cơ hội chia sẻ dòng tiền ở mức độ khác nhau, tùy

vào vai trò và vị thế của mỗi tác nhân [40] [91].

Quá trình trao đổi thông tin giữa các tác nhân tạo nên dòng thông tin trong

CCSPTN. Dòng này có tính hai chiều, trước tiên, là dòng hạ nguồn từ phía khách

hàng về phía trước chuỗi; mang những thông tin thị trường, đặc điểm sản phẩm, nhu

cầu khách hàng, và những ý kiến phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản

phẩm tôm nuôi. Thứ hai, là dòng thượng nguồn từ phía các nhà cung cấp; được

nhận và xử lý thông qua bộ phận thu mua. Các thông tin phản hồi này phản ánh tình

hình hoạt động của thị trường nguyên liệu. Nó được xử lý rất kỹ trước khi chuyển

tới khách hàng. Mức độ chia sẻ thông tin phụ thuộc đối tác được chọn lựa để chia

sẻ, dạng thông tin và chất lượng thông tin. Có nhiều dạng thông tin trong chuỗi

cung; dạng thông tin chiến lược, chiến thuật, vận hành... Những thông tin được chia

sẻ thường mang lại lợi ích cho các thành viên trong CCSPTN; chia sẻ thông tin về

vận chuyển hàng hóa sẽ giúp các tổ chức hậu cần cải thiện mức độ phục vụ khách

hàng, chia sẻ thông tin sản xuất và bán hàng làm giảm mức tồn kho. Giá trị của

thông tin là kịp thời và chính xác, nó phụ thuộc vào lợi ích mà các tác nhân có thể

nhận được từ thông tin đó. Giá trị không còn nếu cơ hội đã qua. Việc xử lý chậm

hoặc trì hoãn chuyển giao thông tin theo dòng ngược càng làm ảnh hưởng trầm

trọng đến tốc độ đáp ứng của dòng sản phẩm tôm nuôi theo chiều xuôi tới khách

hàng, do vậy ảnh hưởng đến dòng tiền phía sau. Trong chuỗi cung này, dòng thông

tin là dòng đi trước về mặt thời gian, nó xuyên suốt mọi quá trình, ngay sau khi cả

dòng sản phẩm tôm nuôi và dòng tiền đã thực hiện hoàn tất. Vì vậy, muốn quản lý

được CCSPTN thì phải quản lý được dòng thông tin [28].

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

34

Các mối quan hệ trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

Thuật ngữ “quan hệ” (relation) hay “mối quan hệ” (relationship), theo tác giả

Backstrand được sử dụng với nghĩa rộng hơn để chỉ ra bất kỳ liên kết nào giữa các tác

nhân có liên quan hay không liên quan đến các đối thủ đều là sự tương tác cạnh tranh hay

hợp tác, do vậy mối quan hệ luôn tồn tại [79]. Trong CCSPTN, mỗi tác nhân giữ mối

quan hệ với những tác nhân khác theo chiều ngang và cả chiều dọc. Điều quan trọng

là phải thiết lập các mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi và gắn nó vào mục

tiêu chung của tổ chức [40]. Các tác nhân trong CCSPTN nhận thức rõ hơn rằng họ

có cùng những mục tiêu chung - đó chính là thỏa mãn khách hàng cuối cùng. Vì thế

họ không nên cạnh tranh với nhau và nên hợp tác để thỏa mãn khách hàng cuối

cùng [104]. Điều này, nghĩa là đối thủ cạnh tranh không phải là các doanh nghiệp

hoặc tổ chức khác trong chuỗi cung mà chính là các doanh nghiệp ở chuỗi cung

khác hay nói cách khác, các chuỗi cung cạnh tranh với nhau chứ không phải là các

doanh nghiệp - mỗi tác nhân trong từng mắt xích [91].

Sơ đồ 1.8. Chuỗi các quan hệ

Nguồn: Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, 2007

Quan hệ hợp tác theo chiều dọc là quan hệ giữa các tác nhân ở các khâu khác

nhau trong chuỗi cung nhằm chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực, thông tin, tạo ra sự

thống nhất trong kế hoạch hoạt động nhằm tối đa hóa giá trị gia tăng của chuỗi và

thúc đẩy nhanh tiến độ đáp ứng nhu cầu khách hàng cuối cùng, nâng cao năng lực

trạnh tranh. Quan hệ hợp tác theo chiều ngang là quan hệ giữa các tác nhân trong

cùng một khâu của chuỗi cung nhằm chia sẻ nguồn lực bổ sung để hoàn thiện sản

Không

chỉ rõ Chia sẻ

thông tin

Chia sẻ

Không đáng

Kể

Cạnh

tranh

Hợp tác phi

chính thức Hợp đồng Liên minh

chiến lược Đầu tư

tối thiểu Liên doanh Tích hợp dọc

Mối quan hệ Giữ khoảng

cách Hợp đồng

trung hạn Hợp đồng

dài hạn

Đầy đủ

Nhiều Ít Không

đáng kể

Văn hóa Khác biệt Hòa hợp

Nhiều

Kinh doanh

với đối tác

cạnh tranh

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

35

phẩm và hạ thấp chi phí [67] [81] [108]. Để xác định các mức độ quan hệ giữa các tác

nhân trong CCSPTN ta dựa vào thang đo mức độ tích hợp. Theo thang đo này có thể

xác định các mức độ quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi các quan hệ, cực bên trái là

mức độ tích hợp rất thấp, chỉ là mối quan hệ thị trường, mang tính cạnh tranh, cực bên

phải là các tổ chức tích hợp dọc hoàn toàn theo chức năng, các mối quan hệ được kiểm

soát chặt chẽ [40] [90] [104].

Sơ đồ 1.8, chỉ rõ các mức độ quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung. Tiến

dần về bên trái các mối quan hệ không chặt chẽ, các đối tác không tin tưởng nhau,

quan hệ hợp đồng ngắn hạn, luôn giữ khoảng cách, thông tin chia sẻ không đáng kể,

kinh doanh với đối thủ cạnh tranh, có sự khác biệt lớn về văn hóa. Ngược lại, tiến

dần về bên phải quan hệ giữa các tác nhân là quan hệ hợp đồng dài hạn, các đối tác

tin tưởng nhau, thông tin được chia sẻ đầy đủ, quan hệ cạnh tranh hầu như không

có, hòa đồng về mặt văn hóa, cùng nhau chia sẻ lợi nhuận.

Trên cơ sở mô hình phân tích hoạt động tạo giá trị trong chuỗi cung nông

nghiệp của tác giả Martin, Sandra; Jagadish, Ayyamani(2005) theo quan điểm giá

trị trong khái niệm chuỗi giá trị của Porter và Mô hình phân tích chuỗi cung thực

phẩm trong nông nghiệp của các chuyên gia Ngân hàng thế giới (2008), luận án mô

tả nội dung mô hình CCSPTN như Sơ đồ 1.9.

Sơ đồ 1.9. Mô hình chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

Nguồn: [59] [dẫn theo 56] và mô tả của tác giả

Mô hình này cho thấy, dòng sản phẩm xuất khẩu trong CCSPTN chỉ giới hạn

nghiên cứu ở các tác nhân trong nước, không nghiên cứu phần còn lại của thế giới.

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

36

Quá trình tạo giá trị là quá trình quan trọng nhất là những hoạt động gắn liền với

những chức năng cụ thể của từng tác nhân trong mỗi mắt xích. Quá trình này luôn

gắn chặt với dòng sản phẩm vật chất, dòng tài chính và dòng thông tin trong chuỗi

cung sản phẩm tôm nuôi, cũng như các dịch vụ hỗ trợ về hậu cần, tài chính và kỹ

thuật của các tổ chức tư nhân và công cộng.

1.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của CCSPTN

Trên cơ sở lý luận chung về chuỗi cung và CCSPTN, sử dụng phương pháp tổng

hợp ý kiến chuyên gia, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến

CCSPTN và nghiên cứu thực địa của tác giả. Xác định một số nhóm nhân tố quyết định

đến quá trình hoạt động của CCSPTN như nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên, nhóm nhân

tố thuộc về chủ thể nuôi tôm, nhóm nhân tố về thị trường, chính phủ và các cơ quan quản

lý nhà nước, quản lý chuỗi cung và nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ.

(1) Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Tôm nuôi là động vật thủy sinh, quá trình sinh trưởng và phát triển phụ thuộc

vào điều kiện tự nhiên. Thủy vực (ao nuôi) và các yếu tố tự nhiên khác chính là điều

kiện tự nhiên cho NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng, điều kiện tự nhiên phù

hợp và có chất lượng tốt, tôm sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Chất

lượng của thủy vực phụ thuộc vào sự phong phú và đa đạng của hệ sinh thái. Có thể

nói, thủy vực vừa là môi trường sống, vừa là nguồn cung cấp thức ăn, dưỡng khí

cho tôm. Các yếu tố về nguồn nước, độ PH đất đai, độ PH nước, nhiệt độ và môi

trường nuôi sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất giống, quá trình nuôi tôm, chất

lượng SPTN trong tiêu dùng sản phẩm tươi sống, cũng như chất lượng của sản

phẩm chế biến. Sức sản xuất sinh học của đất đai, mặt nước phụ thuộc chủ yếu vào

độ phì nhiêu của đất đáy và vùng bờ. Vì vậy, cải tạo môi trường điều kiện tự nhiên

trước hết là cải tạo đáy và vùng bờ của ao nuôi nhằm nâng cao năng suất. Việc khai

thác sử dụng đất đai mặt nước ven biển để nuôi tôm và sự phát triển của các ngành

kinh tế khác (chẳng hạn như ngành du lịch) cũng như những diễn biến bất thường

của thiên tai, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu….có ảnh hưởng đến

quá trình hoạt động của CCSPTN [4] [20] [29].

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

37

(2) Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể nuôi tôm

Chủ thể nuôi tôm là tác nhân trung tâm, duy nhất tạo ra SPTN đáp ứng nhu

cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh

tế của chủ thể nuôi tôm, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chuỗi cung, ảnh hưởng

đến kết quả và hiệu quả kinh tế của tất cả các tác nhân khác trong chuỗi, bao gồm cả

thượng nguồn và hạ nguồn. Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể nuôi tôm bao gồm:

nguồn nhân lực, quy mô diện tích đất mặt nước nuôi tôm, khả năng về vốn đầu tư,

trình độ của người sản xuất (năng lực nhận thức về công nghệ- kỹ thuật nuôi, về

pháp luật và bảo vệ môi trường…)

(3) Nhóm các nhân tố về thị trường

Như bất kỳ chuỗi cung sản phẩm nào thị trường luôn là nhân tố tác động đến

quá trình thực hiện chuỗi cung. Nó bao gồm các nhân tố về quan hệ cung cầu, giá

cả. Nhu cầu tiêu thụ tôm trong nước và công tác xuất khẩu SPTN.

Xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng về SPTN, các tác nhân

xây dựng các chiến lược kinh doanh của mình, xác định quy mô, mức độ cung

ứng các yếu tố đầu vào để sản xuất, thu gom, chế biến sản phẩm đáp ứng nhu cầu

đó. Giá cả là nhân tố quan trọng tác động đến việc phân phối các dòng SPTN

trong chuỗi cung đến với các thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Xét trong

điều kiện lợi thế cạnh tranh ngành hàng tôm, nếu nhu cầu tiêu thụ SPTN trong nước

cao giảm bớt áp lực giải quyết lượng hàng tồn kho trong điều kiện xuất khẩu khó

khăn. Trong thực tế ở nước ta, một khi SPTN bị ngừng nhập khẩu ảnh hưởng lớn

đến chuỗi ngành hàng tôm, hộ nuôi tôm bán với giá thấp rơi vào tình trạng thua lỗ.

Các cơ sở chế biến thủy sản chuyển sang chế biến các mặt hàng khác. Thực tế cho

thấy ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc nhu cầu tiêu thụ nội địa cao nên giảm

áp lực cho hoạt động xuất khẩu khi có những biến cố bất lợi từ thị trường thế giới,

do áp đặt các rào cản thương mại từ các chính sách bảo hộ mậu dịch của một số

nước nhập khẩu tôm.

Trong quy hoạch phát triển ngành thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn cũng đã chỉ rõ mục tiêu ngành nuôi tôm ở nước ta là nuôi tôm để xuất

khẩu. Trong những năm qua, sản lượng tôm phân phối cho thị trường xuất khẩu

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

38

chiếm 80% tổng sản lượng cung của cả nước [48]. Do đó, việc tìm kiếm thị trường

xuất khẩu có ý nghĩa sống còn đối với ngành hàng tôm nuôi. Việc chiến lĩnh và mở

rộng thị trường xuất khẩu tôm phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố như: chất lượng sản

phẩm, thương hiệu sản phẩm, nhu cầu của nước nhập khẩu, thị trường truyền thống, thị

trường tiềm năng, một số chính sách trong thu mua, chế biến và tiêu thụ SPTN.

(4) Nhóm các nhân tố thuộc về chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước

Các chính sách của Chính phủ tác động trực tiếp tới ngành hàng tôm nuôi bao gồm

chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nuôi tôm, trang trại.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam chịu

tác động lớn từ thị trường thế giới về cả đầu vào và đầu ra cho sản xuất thì chính sách

của Chính phủ đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao năng lực sản xuất và năng lực

tham gia chuỗi cung toàn cầu cho các đơn vị kinh doanh, tạo nền tảng để nâng cao lợi thế

cạnh tranh. Bên cạnh đó, chính sách còn có tác động thúc đẩy nâng cao hiệu quả nuôi

tôm, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm và điều tiết giá cả thị trường [20] [41] .

Trên thực tế cho thấy quá trình thực thi chính sách không tốt ở các địa phương,

ngành ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoạt động của CCSPTN. Điều này biểu

hiện ở việc thiếu quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và phân phối tôm giống,

sản xuất thức ăn công nghiệp, TTYTS, cả về số lượng và chất lượng làm cho quá

trình nuôi tôm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, hạn chế nguồn tôm nguyên liệu

phục phục cho chế biến và xuất khẩu. Việc hỗ trợ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ

cho các tác nhân trong CCSPTN có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc nâng cao

trình độ kỹ thuật trong nuôi trồng, chế biến, bảo quản trong quá trình tiêu thụ sản

phẩm. Năng lực về trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà

nước của ngành là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình hoạt động của CCSPTN

hướng đến mục tiêu cao cả của mình là tối đa hóa lợi nhuận toàn chuỗi [4] [20].

(5) Nhóm các nhân tố về quản lý của CCSPTN

Các chuỗi cung được quản lý bởi một hay nhiều nhà lãnh đạo chuỗi (còn gọi là

trưởng chuỗi hay chủ chuỗi/kênh) người mà xác định nhu cầu thị trường và phối hợp

các nguồn lực của chuỗi nhằm bảo đảm các nhu cầu này được đáp ứng. Các chuỗi (hay

các khâu của chuỗi) có thể định hướng là chuỗi hợp tác hay chuỗi cơ hội. Những định

hướng này thường bị chi phối bởi các lực lượng kinh tế chủ chốt có khả năng định

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

39

hướng cho ngành (hoặc một phần của ngành) trong phạm vi mà họ điều hành [56]. Do

sự định hướng CCSPTN khác nhau, các mối quan hệ trong chuỗi có thể bao quát một

chuỗi các quan hệ từ tích hợp dọc đến cạnh tranh. Các dạng của mối quan hệ dọc theo

chuỗi phụ thuộc vào định hướng của chuỗi hay của trưởng chuỗi, mà đến lượt nó,

thường phụ thuộc vào lực lượng kinh tế chủ yếu có khả năng điều khiển hành vi của

chuỗi, trưởng chuỗi, và lĩnh vực mà họ đang hoạt động như nuôi, thu mua, vận chuyển,

làm sạch, lưu giữ, bảo quản chế biến tôm... [90].

Trong nền kinh tế thị trường các quy luật kinh tế luôn chi phối đến lợi ích của từng

tác nhân tham gia CCSPTN, nếu mỗi tác nhân vì lợi ích riêng, không hợp tác với nhau,

không có định hướng chuỗi cung thì nó trở thành một chuỗi cơ hội nơi mà các đối tác

không hướng về khách hàng và không cùng làm việc với nhau để tạo ra giá trị cho khách

hàng cuối cùng [56]. Khi các tác nhân trong chuỗi hợp tác với nhau, họ phải có được sự

cam kết vững chắc, đảm bảo các bên tuân thủ hợp đồng đã ký kết, không vì lợi ích trước

mắt mà vi phạm hợp đồng. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định của chất lượng

SPTN – một trong những vấn đề cốt yếu của sản phẩm Việt Nam. Trong thực tế hiện nay,

một số đơn vị không giữ vững cam kết của mình khi thấy lợi nhuận trước mắt quá lớn, hay

áp lực phải hoàn thành công việc quá cao. Chính vì vậy, mỗi tác nhân đưa ra các quyết

định riêng không tuân thủ các cam kết làm cho CCSPTN rối loạn, mất định hướng, ảnh

hưởng đến hoạt động của các khâu khác trong chuỗi, tác động tiêu cực đến việc thực hiện

mục tiêu chung của CCSPTN.

(6) Nhóm các nhân tố về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ

Dịch vụ hậu cần và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của

CCSPTN. Điều này biểu hiện trong việc thiếu sự cung cấp về cơ sở hạ tầng, như đường

sá, hệ thống điện, kênh cấp thoát nước, dịch vụ vận chuyển và tính sẳn sàng của nhà

cung cấp dịch vụ vận chuyển với giá cả hợp lý tác động tiêu cực đến quá trình kinh

doanh của các tác nhân về phía dòng thượng nguồn của CCSPTN cung cấp các yếu tố

đầu vào, như giống, thức ăn, máy móc thiết bị.. do chi phí vận chuyển cao, và quá trình

nuôi tôm của các chủ thể nuôi tôm, cũng như quá trình thu mua và phân phối sản phẩm

của tác nhân trung gian về phía dòng hạ nguồn của chuỗi cung này. Việc thiếu các

phương tiện đóng gói và làm đông lạnh của hộ thu gom, chế biến, bán buôn, bán lẻ gây

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

40

khó khăn cho công việc bảo quản chất lượng sản phẩm, cũng có thể ảnh hưởng đến quá

trình hoạt động của CCSPTN [4] [32] [58, 20].

Trên đây là 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của CCSPTN.

Chúng bao gồm cả nhân tố thuộc tầm quản lý kinh tế vĩ mô và những nhân tố thuộc

lĩnh vực quản lý kinh tế vi mô.

1.1.2.5. Ý nghĩa của phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

Việc phân tích CCSPTN mang lại lợi ích to lớn cho các cá nhân và tổ chức

trên phương diện tìm kiếm cơ hội tham gia chuỗi cung hoặc hoàn thiện CCSPTN.

- Nâng cao năng lực và cải tiến hoạt động: Một khi hiểu rõ CCSPTN của mình,

giúp người nuôi tôm, cũng như các tác nhân tham gia khác hoàn thiện hay cải tiến

những hoạt động liên kết bên trong cũng như bên ngoài. Trên cơ sở hiểu rõ những

điểm mạnh, điểm yếu của các yếu tố có liên quan đến CCSPTN bao gồm doanh thu,

chi phí, lợi nhuận, công nghệ, kiến thức, lao động... cũng như hiểu rõ về hiệu quả của

quá trình cung cấp SPTN, các tác nhân, người nuôi tôm sẽ có những điều chỉnh đối

với những yếu tố này, để hiệu quả hoạt động cao hơn.

- Nhận diện được lợi thế cạnh tranh: phân tích CCSPTN giúp cho các tác nhân

tham gia xác định và hiểu chi tiết hơn các công đoạn trong CCSPTN, từ đó mỗi tác nhân

tham gia có thể xác định được các lợi thế cạnh tranh đang nằm ở công đoạn nào để có

chiến lược đối với sự phát triển sản phẩm dựa trên lợi thế cạnh tranh sẵn có [58] [91].

- Truy xuất nguồn gốc SPTN: xã hội hiện đại đòi hỏi tiêu chuẩn cao đối với các

SPTN. Bên cạnh tiêu chuẩn này, tính an toàn của sản phẩm càng được nhấn mạnh khi

thu nhập ngày càng cao. Vì thế, CCSPTN còn thực hiện chức năng đảm bảo tính xuất

xứ của những SPTN. Tính xuất xứ bao gồm SPTN, quá trình, thành phần gen, giống

tôm, thức ăn, TTYTS và những thước đo về xuất xứ (Opara, 2003). Có thể đây là

nhân tố mới và quan trọng đối với những sản phẩm NTTS nói chung, SPTN nói riêng,

đặc biệt là trong môi trường khi người tiêu dùng đang đối mặt với an toàn thực phẩm

và có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao [44] [86].

- Gắn kết sinh kế của người dân với thị trường thông qua CCSPTN: Theo Kanji

và các đồng sự (2005), trong phân tích sinh kế bền vững thì các quyết định sinh kế phụ

thuộc vào cấu trúc, chức năng và sự phát triển của thị trường. Còn Dorward và các

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

41

đồng sự (2003) chỉ ra rằng thị trường và sự hoạt động đầu ra sẽ hình thành nên nhu cầu

của các hàng hóa và dịch vụ được cung cấp bởi sinh kế, vì thế hình thành nên giá cả và

thu nhập của các hoạt động sản xuất. Dưới giác độ xóa đói, giảm nghèo và phát triển

nông thôn, phân tích CCSPTN làm rõ cơ hội tham gia chuỗi cung, cơ hội tham gia thị

trường của người dân ở trong chuỗi cung và cơ hội cải thiện sinh kế của hộ nuôi tôm

thông qua kết nối sinh kế với thị trường qua CCSPTN [31] [64] [74].

- Thúc đẩy ngành hàng tôm nuôi phát triển bền vững: Phát triển bền vững ngành

hàng tôm đòi hỏi phải đạt được hiệu quả trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Phân tích CCSPTN nhận diện được lợi thế cạnh tranh của SPTN theo các công đoạn

chuyên môn hóa của từng tác nhân trong chuỗi, tối ưu hóa giá trị cho khách hàng;

TXNG xuất xứ kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu cung ứng đầu vào cho nuôi tôm

và phân phối sản phẩm đầu ra nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm. Mặt khác, phân tích

CCSPTN làm rõ những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, những mặt hạn chế tác

động đến các quan hệ xã hội trong từng tác nhân tham gia CCSPTN, từ đó đề ra các

biện pháp khắc phục và hoàn thiện. Các CCSPTN càng hoàn thiện là cơ sở để ngành

hàng tôm nuôi phát triển bền vững [98].

1.1.3. Mối quan hệ mật thiết giữa chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi với hiệu quả kinh

tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí

đầu tư để đạt được kết quả đó. Kết quả sản xuất kinh doanh ở đây được hiểu là giá trị sản

phẩm đầu ra, còn lượng chi phí đầu tư là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ

so sánh này được xem xét cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy,

một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó đạt được hiệu quả kinh tế cao chính là đã đạt

được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí đầu tư để đạt được

kết quả đó [26] [57].

Trong mô hình phân tích CCSPTN cho thấy phân tích quá trình hoạt động tạo

giá trị của chuỗi là nội dung cốt lõi. Để tối ưu hóa giá trị tạo ra hay tối đa hóa lợi ích

cho người tiêu dùng cuối cùng đòi hỏi các tác nhân phải cố gắng tối thiểu hóa chi

phí hoạt động tạo giá trị thông qua sự dẫn dắt của các dòng sản phẩm, thông tin và

tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của CCSPTN.

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

42

Tổng chi phí hoạt động của chuỗi từ khâu cung ứng các yếu tố đầu vào, vận

chuyển, sản xuất và phân phối, tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm cần được tối

thiểu hóa. Giá trị sản phẩm của chuỗi cung là sự khác biệt giữa giá trị sản phẩm

cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi dùng vào việc đáp ứng nhu cầu

của khách hàng. Lợi nhuận của chuỗi cung là tổng lợi nhuận được chia sẻ xuyên

suốt của chuỗi. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung càng

lớn. Tất cả dòng thông tin, sản phẩm và tài chính tạo ra chi phí của chuỗi cung. Vì

vậy, quản lý một cách có hiệu quả các dòng này là yếu tố then chốt làm nên sự

thành công của chuỗi. Quản lý chuỗi cung liên quan đến việc quản lý các dòng dịch

chuyển giữa và trong suốt các giai đoạn của chuỗi nhằm tối đa hóa lợi nhuận toàn

chuỗi. Hiệu quả kinh tế của CCSPTN được xác định thông qua tỷ suất lợi nhuận

trên tổng chi phí của chuỗi [28]. Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của

chuỗi, đòi hỏi mỗi tác nhân trong chuỗi phải cố gắng nâng cao hiệu quả kinh tế của

mình trong mối quan hệ hợp tác chặt chẻ với các tác nhân khác nhằm cắt giảm

những khoản chi phí trùng lắp. Hiệu quả kinh tế của chuỗi cung càng cao thì chuỗi

đã đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị tạo ra.

Từ đặc điểm của CCSPTN cho thấy, việc đi sâu phân tích hiệu quả kinh tế của

chủ thể nuôi tôm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với việc phát triển bền vững ngành

hàng tôm nuôi của một địa phường, vì chủ thể nuôi tôm là tác nhân chuyển hóa các

nguồn lực (lao động, đất đai, vốn sản xuất, các tiến bộ kỹ thuật…) và lợi thế về điều

kiện tự nhiên của vùng thành sản phẩm. Hơn thế nữa, trong điều kiện kinh tế thị

trường chủ thể nuôi tôm có thể kết nối với các tác nhân cả thượng nguồn và hạ

nguồn ở các địa phương khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, không

nhất thiết là các tác nhân đó ở trong cùng địa phương, miễn là đạt được hiệu quả

kinh tế tối ưu. Chính vì vậy, chủ thể nuôi tôm đóng vai trò trung tâm của CCSPTN

ở địa phương. Hiệu quả kinh tế là thước đo để chủ thể nuôi tôm đầu tư mở rộng hay

thu hẹp quy mô sản xuất. Do đó, nó tác động đến hiệu quả kinh tế của các tác nhân

về phía thượng nguồn và cả hạ nguồn trong CCSPTN. Điều này cũng đồng nghĩa

với sự tác động đến hiệu quả kinh tế của ngành hàng tôm nuôi.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi sản phẩm hay ngành hàng sản

phẩm phải có năng lực cạnh tranh. Mỗi sản phẩm do từng nhà sản xuất đưa ra thị

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

43

trường sẽ được người tiêu dùng đón nhận với các cấp độ cao thấp khác nhau. Để thừa

nhận và đánh giá cao mỗi sản phẩm cần có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm

cùng loại khác. Các lợi thế này có thể ưu thế về giá hoặc ưu thế về giá trị cho khách

hàng. Lợi thế cạnh tranh cho biết xem sản phẩm của một quốc gia có thể cạnh tranh

thành công hay không trên thị trường thế giới [51]. CCSPTN muốn tồn tại và phát

triển, đòi hỏi SPTN hay ngành hàng tôm nuôi phải có khả năng cạnh tranh. Trước hết

là phải đảm bảo lợi thế cạnh tranh. Một khi ngành hàng tôm nuôi có lợi thế cạnh

tranh thì có điều kiện để thu hút các thành phần kinh tế xã hội tham gia đầu tư, khai

thác các nguồn lực tự nhiên một cách có hiệu quả. Lợi thế cạnh tranh là tiêu chí quan

trọng để xem xét tổ chức lại ngành hàng tôm nuôi, hay nói cách khác là điều kiện để

hoàn thiện CCSPTN. Thông qua phân tích các thành phần, nhân tố tác động đến quá

trình hoạt động của chuỗi cung, các tác nhân nhận diện được lợi thế cạnh tranh của

SPTN hay ngành hàng tôm nuôi này so với sản phẩm tôm nuôi hay ngành hàng tôm

nuôi khác [25] [30].

Như vậy, phân tích chuỗi cung, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của

ngành hàng tôm nuôi là 3 vấn đề cơ bản có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong nội dung

nghiên cứu hoàn thiện chuỗi cung/ chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi.

1.2. Kinh nghiệm về quản lý CCSPTN của các quốc gia trên thế giới và Việt

Nam

1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý CCSPTN của các quốc gia trên thế giới

- Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu lâu đời và lớn nhất trên thị trường

toàn cầu, với các sản phẩm chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng,... Gần đây nhất,

Thái Lan đã có những động thái chiến lược mới nhằm “Chinh phục” thị trường tôm thế

giới. Để nâng cao sản lượng, chất lượng cho các sản phẩm tôm và xuất khẩu, từ năm

2004, Chính phủ Thái Lan đã chủ trương cấp quyền sử dụng mặt nước vùng ven biển

trên phạm vi cả nước cho người nuôi trồng thủy sản [14]. Người nuôi trồng được cung

cấp nguồn tài chính thông qua một tổ chức tiếp thị nghề cá (Fish Marketing

Organization) và tổ chức này sẽ đứng ra tổ chức các hoạt động tiếp thị sản phẩm.

CCSPTN được tổ chức liên hoàn khép kín từ khâu cung cấp giống đến việc tiêu thụ sản

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

44

phẩm. Các tác nhân trong chuỗi cung thực hiện tốt các mối liên kết ngang (tham gia

các câu lạc bộ, các hiệp hội giống, chế biến thức ăn, chế biến và xuất khẩu tôm) và liên

kết dọc dựa trên các cam kết chặt chẽ từ khâu cung ứng đầu vào, nuôi trồng, chế biến

và tiêu thụ sản phẩm. Người nông dân sẽ được tiếp cận những kinh nghiệm và kiến

thức nuôi tôm đầy đủ cũng như được cung cấp các loại giống tốt đảm bảo cho ra đời

những sản phẩm tôm chất lượng cao và an toàn. Chính phủ khuyến khích người nuôi

tôm bán sản phẩm trực tiếp cho các công ty chế biến và xuất khẩu hoặc trực tiếp xuất

khẩu nhằm nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế nuôi tôm [36] [83]. Nguồn

cung thức ăn, nguyên liệu đầu vào cho mặt hàng tôm hoàn toàn nội địa, ngành công

nghiệp chế biến đã có thời gian chuyển đổi sang sản phẩm có giá trị gia tăng cao và

tích lũy kinh nghiệm quản lý chi phí đã giúp tối ưu hiệu quả chi phí trong chuỗi giá trị

của ngành công nghiệp chế biến thủy sản Thái Lan [3] [34] [83].

- Trung Quốc

Thủy sản là một trong những mặt hàng thực phẩm xuất khẩu lớn nhất của

Trung Quốc, chiếm 35% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu. Hiện nay, Trung Quốc

dẫn đầu thế giới về NTTS (chiếm 70% về sản lượng và 50% về giá trị). Tôm là mặt

hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc vào các thị trường Nhật, Mỹ và EU, năm

2008 xuất khẩu tôm đạt 11,4 tỷ USD, chiếm 19,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản

[97]. Để giữ vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm NTTS nói chung và

sản phẩm tôm nuôi nói riêng, Trung Quốc đã tiến hành nhiều chủ trương, chính sách

và biện pháp đa dạng.

Chuỗi cung sản phẩm NTTS của Trung Quốc có hai luồng sản phẩm tiêu thụ

chính, có đặc điểm khác biệt về thị trường mục tiêu; đó là thị trường quốc tế và thị

trường nội địa. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu qua chế biến, vì vậy chuỗi cung sản

phẩm xuất khẩu mang đặc trưng bởi các nhà máy chế biến. Trong quá khứ, có hai

cách để nông dân bán sản phẩm của mình: bán sản phẩm cho người môi giới hoặc

bán trực tiếp cho các nhà máy. Gần đây do yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn về chất

lượng, VSATTP, các nhà máy chế biến xử lý một cách trực tiếp với những người

nông dân, thay vì thông qua các nhà môi giới trước đây. Hiện nay, có một số nhà

máy chế biến thủy sản, liên kết với nông dân, họ cung cấp giống và thức ăn cho các

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

45

trang trại, và tham gia vào việc quản lý hàng ngày quá trình nuôi và giám sát sử

dụng các thức ăn, thuốc của các trang trại. Hơn thế nữa, một số công ty lớn đã tích

hợp theo chiều dọc nhằm đảm bảo nguyên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn của sản

phẩm thủy sản xuất khẩu. Các công ty này có trại sản xuất giống, trang trại nuôi,

nhà máy thức ăn chăn nuôi và nhà máy chế biến thủy sản. Họ có mặt ở tất cả các

khâu (mắt xích) trong chuỗi cung và có toàn quyền kiểm soát chất lượng và

VSATTP để đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế. Ở mỗi tỉnh của Trung Quốc đều có

cơ quan kiểm tra, kiểm dịch (CIQ) giám sát từng công đoạn trong chuỗi cung cho

sản phẩm xuất khẩu. Các trang trại phải được sự chấp thuận của CIQ trước khi họ

có thể cung cấp sản phẩm cho các nhà máy chế biến.

Đối với thị trường nội địa, hầu hết các sản phẩm được cung cấp cho thị trường

trong nước khi chúng còn sống. Một số loài có giá trị cao như tôm, chỉ phát triển

trong khu vực được quy hoạch, các sản phẩm không giới hạn ở thị trường địa

phương. Bán buôn thường mua tại các trang trại và sản phẩm được vận chuyển đến

các khu vực khác bằng đường hàng không còn tươi sống hay bằng các loại xe đặc

biệt. Sau đó, những người bán buôn bán các sản phẩm cho các siêu thị, chợ, bán buôn

hoặc bán lẻ khác với các yêu cầu về chất lượng, VSATTP; như sản phẩm hữu cơ, sản

phẩm xanh và sản phẩm không bị ô nhiễm. Các công ty bán buôn, chế biến tham gia

hợp tác sâu hơn với người nông dân. Họ ký hợp đồng mua sản phẩm trước với nông

dân, theo dõi quá trình nuôi trồng, thu hoạch và mua tất cả các sản phẩm này [97].

- Bangladesh

Bangladesh là một trong 10 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, tôm xuất

khẩu chủ yếu là tôm sú. Các nền kinh tế địa phương của Bangladesh hội nhập chuỗi

cung tôm hàng hóa toàn cầu, dòng tiền đổ vào địa phương làm thay đổi rất nhiều về

cảnh quan văn hóa và xã hội ở nông thôn. Do đó, tôm được coi là “vàng trắng” đối

với các cộng đồng địa phương ở Bangladesh. Năm 2009 sản lượng tôm đạt 49,7

ngàn tấn, năm 2011 đạt mức 50 ngàn tấn. Nghề nuôi tôm ở Bangladesh đem lại thu

nhập cho hộ gia đình và các tác nhân tham gia chuỗi cung. Có thể nhận thấy,

CCSPTN của Bangladesh rất phức tạp, các kênh tiêu thụ qua rất nhiều trung gian từ

người nuôi tôm bán cho người thu mua phụ, qua thu mua chính đến các đại lý hoa

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

46

hồng, chủ kho rồi mới đến các nhà máy chế biến- xuất khẩu [33] [94]. Năm 2008,

tôm nhập vào EU phát hiện tôm chứa chất nitrofuran thì sản lượng xuất khẩu tôm

của nước này giảm mạnh, các nước EU yêu cầu Bangladesh phải quản lý tốt chất

lượng tôm. Để khắc phục những hạn chế trên, Bangladesh đã thành lập Liên minh

nuôi trồng thủy sản (gọi tắt BAA). BAA được thành lập để hội nhập ngành nuôi

trồng thủy sản và kết nối mọi thành phần, bao gồm người nuôi cá và tôm, chủ trại

sản xuất giống, chủ nhà máy đông lạnh, nhà sản xuất thức ăn, các cơ sở chế biến và

các nhà xuất khẩu. Hiện nay, Bangladesh đang tổ chức mô hình nuôi tôm theo hợp

đồng nhằm đảm bảo TXNG các sản phẩm- một trong những yêu cầu cơ bản của các

nước EU nhằm cải thiện các mối liên kết từ người nuôi đến nhà xuất khẩu để nâng

cao giá bán cho người nuôi tôm [33] [93].

1.2.2. Thực tế về quản lý CCSPTN ở Việt Nam

Thực trạng CCSPTN ở Việt Nam

Nghề nuôi tôm ở Việt Nam thực sự phát triển từ sau năm 1987 và nuôi tôm thương

phẩm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20. Sự bùng nổ của nuôi

tôm thương phẩm được đánh dấu vào năm 2000, khi chính phủ ban hành Nghị Quyết 09,

cho phép chuyển đổi một phần diện tích lúa, làm muối năng suất thấp, đất hoang hóa

sang nuôi trồng thủy sản [50]. Trong vòng 10 năm từ năm 2000 đến 2009 sản lượng tôm

nuôi tăng từ 93,5 ngàn tấn lên 413,3 ngàn tấn (tăng 4,4 lần). Tôm được nuôi ở khắp các

tỉnh ven biển trong cả nước. Trong nuôi thủy sản nước mặn, lợ, tôm là đối tượng mang lại

giá trị xuất khẩu cao nhất. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm đạt 2,4

tỷ USD tăng 17,64% so với năm 2010, trong đó tôm sú chiếm 59,7%, tôm thẻ chân

trắng chiếm 29,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm. Sản phẩm tôm của Việt

Nam đã có mặt trên 91 quốc gia và vùng lãnh thổ với 3 thị trường lớn nhất là Mỹ,

Nhật Bản, EU chiếm hơn 65% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam [2] [3] [32].

Tuy nhiên, sự phát triển ngành hàng tôm nuôi Việt Nam đang đứng trước

những thách thức rất lớn. Chất lượng tôm giống thấp, giá TACN cho tôm luôn tăng

do thiếu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Kỹ thuật nuôi thấp do nuôi

manh mún khó tạo điều kiện áp dụng kỹ thuật cao để có kết quả cao và bền vững.

Trong khâu thu mua, chế biến và xuất khẩu thì cạnh tranh không lành mạnh, do

nguồn nguyên liệu thiếu làm cho giá tôm nguyên liệu tăng từ, 01 đến 1,5USD/kg so

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

47

với các nước trong khu vực, một số nơi bơm chích tạp chất để tăng trọng lượng làm

cho sản phẩm chế biến kém chất lượng, làm mất uy tín bán tôm của Việt Nam trên

thị trường thế giới. Giá tôm nguyên liệu tăng nhưng người nuôi tôm không được

hưởng lợi [32]. Theo Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, năm 2011 khu vực Bắc

Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 93 doanh nghiệp chế biến đông lạnh hoạt

động mới 58,7 % so với công suất thiết kế, còn cả nước chỉ hoạt động từ 50-70%

công suất thiết kế. Do đó, để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu tôm thì Việt

Nam phải tăng cường nhập khẩu tôm nguyên liệu [42] [52] [54]. Thực trạng của

CCSPTN của Việt Nam thể hiện qua một số CCSPTN điển hình như:

Xuất

khẩu

Người

nuôi tôm

quảng

canh

Thu

gom

nhỏCông ty

thu mua

sõ chế

Cơ sở

chế

biến

thủy

sản

xuất

khẩu

Chợ/

nhà

hàng

/

siêu

thị

Đầu vào

giống,

thức ăn,

thuốc

Người

nuôi

tôm TC/

BTC

Thu

gom

lớn/

đại lý

Tiêu

dùng

4,4%

29,6%

13,3%

1,0%

1,8%

11,6%

16,4%

18,8%

3,0%

4,3%

8,1%

6,6%

12,6% 53,5%

18,0%

14,9%

7,8%

83,0%

17,0%

0,5%

Xuất

khẩu

Người

nuôi tôm

quảng

canh

Thu

gom

nhỏCông ty

thu mua

sõ chế

Cơ sở

chế

biến

thủy

sản

xuất

khẩu

Chợ/

nhà

hàng

/

siêu

thị

Đầu vào

giống,

thức ăn,

thuốc

Người

nuôi

tôm TC/

BTC

Thu

gom

lớn/

đại lý

Tiêu

dùng

4,4%

29,6%

13,3%

1,0%

1,8%

11,6%

16,4%

18,8%

3,0%

4,3%

8,1%

6,6%

12,6% 53,5%

18,0%

14,9%

7,8%

83,0%

17,0%

0,5%

(% tính theo tổng sản lượng tôm sú nguyên liệu, sử dụng cơ cấu diện tich theo các mô hình nuôi 2008-2009)

Sơ đồ 1.10. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở ĐBSCL

Nguồn: Sính, 2011

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta. Qua nghiên

cứu CCSPTN ở đây cho thấy: theo yếu tố đầu vào thì sự đóng góp về chi phí

HĐTGT cũng như phân chia lợi nhuận chưa hợp lý giữa các nhóm tác nhân. Nếu

tiêu thụ nội địa mà không qua cơ sở chế biến thủy sản thì người nuôi đóng vai trò

quan trọng cả về chi phí HĐTGT (hơn 80%) và lợi nhuận thuần (81,9-88,9%). Nếu

qua cơ sở chế biến thủy sản thì người nuôi đóng vai trò quan trọng về chi phí

HĐTGT (58,9-73,1%) nhưng cơ sở này hưởng hầu hết lợi nhuận thuần (97,04-

97,22%). Nhìn chung chuỗi cung khá phức tạp, mối liên kết giữa các tác nhân chưa

cao, luồng thông tin rời rạc, các tác nhân có sự hỗ trợ của nhà nước nhưng sự hỗ trợ

chưa thỏa đáng [35].

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

48

- CCSPTN ở khu vực Tam Giang Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm có kênh

xuất khẩu, kênh tiêu thụ nội địa. Chuỗi cung này thiếu định hướng, các mối liên kết

từ các tác nhân của chuỗi cung đầu vào với hộ nuôi là mối quan hệ mua bán thông

thường, chưa có ràng buộc với nhau qua hợp đồng; mối liên kết giữa hộ nuôi với các

tác nhân chuỗi cung đầu ra không mang tính hợp tác, khó khăn trong quản lý chất

lượng sản phẩm, VSATTP. Qua phân tích CCSPTN này cho thấy, nghề nuôi tôm còn

nhiều hạn chế trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Như vậy, muốn phát triển

nuôi tôm bền vững cần phải có các giải pháp hữu hiệu để khắc phục những yếu tố

làm trở ngại đến quá trình thực hiện chuỗi cung; tăng cường các mối liên kết giữa các

tác nhân, quy hoạch vùng nuôi và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là bệnh

dịch bệnh và ô nhiễm môi trường vùng đầm phá TG - CH [17] [20] [76].

Bảng 1.1. Năm trở ngại đến ngành tôm Việt Nam

Các trở ngại Cấp độ trong chuỗi

1. Dịch bệnh tôm Cấp độ sản xuất

2. Thiếu sản xuất tôm bền vững Cấp độ sản xuất

3. Thiếu liên kết dọc trong chuỗi giá trị Tất cả các cấp độ

4. Thiếu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng Tất cả các cấp độ

5. Thiếu sự liên kết giữa các thành phần trong chuỗi và

tổ chức liên quan Tất cả các cấp độ

Nguồn: Biên, 2013

Theo Biên (2013) cho rằng ngành hàng tôm Việt Nam còn có 5 trở ngại chính

cho xuất khẩu ngành hàng tôm (Bảng 1.1). Với 5 trở ngại này tác động chồng chéo

đáng kể đến hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng

tôm Việt Nam, từ đó một số giải pháp có thể tháo gỡ cùng lúc nhiều vấn đề. Đa số

các giải pháp đều liên quan đến việc tăng cường hợp tác giữa nhà nước và tư nhân

trong ngành tôm. Trở ngại quan trọng nhất đối với xuất khẩu là truy xuất nguồn gốc

(TXNG), VSATTP và tính bền vững [6].

Tóm lại, Việt Nam với mục tiêu chiến lược đến năm 2020, kinh tế thủy sản

đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản

xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ USD.

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

49

Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65 - 70%

tổng sản lượng. Phấn đấu để đạt được mục tiêu chiến lược trên đòi hỏi Việt Nam phải

tái cấu trúc lại ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

gắn với tổ chức lại nuôi trồng theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến

chế biến, tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản [47]. Từ

quan điểm chỉ đạo trên, các tỉnh thành trong cả nước đã và đang thực hiện chính sách

tổ chức nuôi trồng thủy sản theo chuỗi sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế,

phát triển bền vững ngành hàng thủy sản nói chung, ngành hàng tôm nói riêng.

Bài học kinh nghiệm

Từ các mô hình quản lý CCSPTN của các quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế

giới và thực trạng chuỗi cung này hay chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi, có thể rút ra các

bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Đổi mới công nghệ nuôi tôm, người nuôi tôm Thái Lan luôn học hỏi và ứng dụng

những công nghệ mới để hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng

suất, hiệu quả nuôi tôm. Thành lập tổ chức tiếp thị nghề cá (Thái Lan) hay liên minh

nuôi trồng thủy sản (Bangladesh) hay thành lập các HTX của nông dân sản xuất quy

mô nhỏ, tổ chức này tập trung tư vấn về khoa học công nghệ, làm dịch vụ hỗ trợ cung

ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra của sản phẩm cho hộ nuôi tôm. Điều này cho phép

họ trang trải chi phí đầu vào trong khi vẫn duy trì vị thế trong thương lượng, cho phép

họ tham gia vào mối quan hệ trực tiếp với các nhà xuất khẩu tôm.

Tăng cường truy xuất nguồn gốc thực phẩm và giám sát VSATTP, thông qua hệ

thông kiểm tra ở các địa phương, nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ở các thị

trường EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tăng cường các mối liên kết dọc theo chuỗi, khuyến

khích các nhà máy chế biến và xuất khẩu liên kết với các hộ nuôi thông qua các hợp

đồng ký kết. Xây dựng các công ty tích hợp theo chiều dọc, đầu tư nuôi trồng, chế biến

thức ăn và cung cấp giống, có như vậy mới quản lý tốt chất lượng sản phẩm và thực

hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Giải quyết tốt các lợi ích giữa các thành

viên tham gia trong CCSPTN, loại bỏ các trung gian không cần thiết nhằm tối thiểu

hóa chi phí và tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng.

1.3. Tóm tắt chương 1

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

50

- CCSPTN là hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và

các nguồn lực liên quan trong việc đưa SPTN từ chủ thể nuôi tôm đến người tiêu dùng.

Các hoạt động của chuỗi cung là quá trình tạo giá trị nhằm chuyển nguồn tài nguyên

nước, đất đai, con giống, TACN, TTYTS… và các sản phẩm qua xử lý, chế biến hoàn

chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Quản lý chuỗi cung sản

phẩm tôm nuôi được hiểu là tập hợp các phương thức sử dụng để quản lý chuỗi cung

này với mục đích tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn chuỗi.

Nội dung phân tích CCSPTN là phân tích vấn đề cơ bản sau: xác định các tác

nhân tham gia chuỗi cung, quá trình vận động và chuyển hóa sản phẩm tôm nuôi, quá

trình tạo giá trị, quá trình chi trả, quá trình trao đổi thông tin và quan hệ hợp tác của các

tác nhân trong CCSPTN. Trong đó, quá trình tạo giá trị là quá trình quan trọng nhất và

cũng là mục đích của chuỗi cung. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện

CCSPTN bao gồm các nhóm nhân tố: điều kiện tự nhiên, chủ thể nuôi tôm, thị trường,

chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, nhóm nhân tố quản lý chuỗi, cơ sở hạ tầng

vùng nuôi tôm và các dịch vụ hỗ trợ.

- Phân tích chuỗi cung, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng

tôm nuôi là ba trụ cột cơ bản có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình nghiên

cứu chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

- Việc phân tích CCSPTN có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc giúp các tác

nhân có cơ hội để cải tiến hoạt động, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao

hiệu quả kinh tế hoạt động và xác định lợi thế cạnh tranh của mình. Đây là những vấn

đề cốt lõi, đòi hỏi các chủ thể kinh doanh hiện nay phải luôn quan tâm đến.

- Nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi của một số

nước như: Thái Lan, Trung Quốc, Bangladesh. Thực tế quản lý chuỗi cung sản phẩm

tôm nuôi ở Việt Nam qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm về quản lý chuỗi cung sản

phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam.

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

51

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến CCSPTN ở Quảng

Nam

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Nam là tỉnh thuộc Trung Trung Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế

trọng điểm của miền Trung, có tọa độ từ 14057'10" đến 16

003'50"vĩ độ Bắc, 107

012'50"

đến 108044'20" kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội về phía Nam 860 km, cách thành

phố Hồ Chí Minh về phía Bắc 865km. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành

phố Đà Nẵng; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; Phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông. Năm 2012 tỉnh

Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính trong đó: có 16 huyện và 2 thành phố; có 247

xã, phường, thị trấn [38] [39].

Quảng Nam nằm ở vị trí trung lộ của cả nước, có các tuyến giao thông chính như

QL.1A, đường HCM, đường sắt chạy qua địa phận. Gần sân bay quốc tế Đà Nẵng,

cảng Tiên Sa Đà Nẵng, có cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai. Cùng với những tuyến đường

ngang giữa các vùng đồng bằng, trung du và miền núi, đường QL.14 D qua cửa khẩu

Đắc Oóc lưu thông qua Lào. Trên quan hệ quốc tế, Quảng Nam nằm ở trung tâm của

khu vực Đông Nam Á, với bán kính 3.200 km bao phủ khu vực Nam Trung Quốc,

Hồng Kông, Đài Loan về phía Bắc; Singapore, Malaisia về phía Nam; Philippine,

Brunei về phía Đông; Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia về phía Tây.

Với vị trí địa lý này, Quảng Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao

lưu thương mại với các tỉnh, thành cả nước, các quốc gia trong khu vực ASEAN và

thế giới trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu

Quảng Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Số ngày mưa trung bình/

năm 159 ngày, lượng mưa năm trung bình lớn (2.206mm), nhiệt độ trung bình năm

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

52

cao (25,50C)... là những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng-

phát triển cây trồng, vật nuôi. Chính do nằm trong vùng giao thoa Nam- Bắc nên

mùa đông vẫn còn chịu ảnh hưởng khá rõ nét của gió mùa đông bắc; ảnh hưởng bất

lợi của khí hậu biểu hiện: nhiệt độ tối thấp có thời điểm xuống đến 130C vào mùa

đông; mùa khô, nhiệt độ tối cao lên đến 400C. Dù có điều kiện nhiệt độ thấp, nhưng

nền nhiệt độ chung của địa bàn tỉnh Quảng Nam luôn cao (>250C). Xét về tiểu khí

hậu có thể chia Quảng Nam thành vùng 2 tiểu khí hậu:

- Vùng đồng bằng gồm: huyện Núi Thành, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn,

Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An. Lượng

mưa hàng năm lớn, nhưng 70% tập trung vào các tháng mùa mưa (tháng 9 đến tháng

12), thường kết hợp với bão lớn gây lụt, ngập úng phần lớn đất canh tác ở vùng đồng

bằng ven sông là một tác hại cho sản xuất nông nghiệp nói chung và NTTS nói riêng.

- Vùng miền núi và trung du gồm: huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn,

Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn. Vùng này có

lượng mưa cao hơn và có thêm đỉnh mưa thứ hai vào các tháng mùa hạ; vùng này có

nhiệt độ thấp hơn đồng bằng vào mùa đông (220C) do vừa chịu ảnh hưởng của gia diễn

nhiệt theo độ cao, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc; vào mùa khô, ban ngày

nhiệt độ vẫn cao, nhưng về đêm, do ảnh hưởng của gia diễn nhiệt độ theo độ cao nên

nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt về mùa khô chênh lệch hơn vùng đồng bằng [38] [39].

Nhìn chung, khí hậu ở Quảng Nam rất đa dạng, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa

đông bắc và gió tây nam, vì vậy để phát triển nuôi trồng thủy sản đảm bảo năng

suất, sản lượng và chất lượng cần phải xây dựng lịch thời vụ chính xác để thả giống

theo đúng các quy luật diễn biến thời tiết.

2.1.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình Quảng Nam khá phức tạp, phần lớn là đồi núi, vùng trung du thể hiện

không rõ, vùng đồng bằng hẹp. Phía Tây bị án ngự bởi dãy Trường Sơn có những

khối núi đồ sộ, nhiều đỉnh cao trên 1.000m (như Ngọc Linh cao 2.567m, LumHeo

2.045m, NgokTion cao 2.032m). Phía Nam cũng có những dãy núi cao chạy gần ra

sát biển như Hòn Rỏm, Răng Cưa. Vùng cát ven biển là một dải cát chạy dọc theo

bờ biển, có nơi rộng đến 7-8 km. Dải cát ven biển và ven sông Trường Giang có

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

53

những cồn cát cao liên tục như một bờ đê ngăn cách giữa biển và vùng đất bằng. Ở

vùng cát, vẫn có đất ở bậc địa hình xen kẽ, nhiều nhất là dọc các sông. Nối tiếp về

phía đất liền giáp đến trung du miền núi được xem là vùng đồng bằng. Vùng đồng

bằng và vùng cát ven biển có độ cao tuyệt đối thấp, nên là vùng dễ bị ngập lũ vào

mùa mưa. Tình hình thổ nhưỡng tỉnh Quảng Nam có 9 nhóm đất, trong đó các

nhóm đất có thể sử dụng hoặc đầu tư sử dụng để nuôi tôm gồm [38] [39]:

- Nhóm đất phù sa chiếm 4,85% diện tích đất tự nhiên (50.626,09 ha) thuộc

lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ, Trường Giang, bao gồm các huyện Núi

Thành, Quế Sơn, Đại Lộc, Phú Ninh, Thăng Bình, Điện Bàn, Duy Xuyên, thành phố

Tam Kỳ, Hội An;

- Nhóm đất cồn cát và đất cát ven biển chiếm 2,93% diện tích tự nhiên

(30584,4 ha) thuộc các xã ven biển của các huyện gồm huyện Núi Thành, Thăng

Bình, Điện Bàn, Duy Xuyên, thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An.

Tóm lại, với địa hình và thổ nhưỡng ở tỉnh Quảng Nam cho phép địa phương

phát triển một nền Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản đa dạng các loại cây trồng, con vật

nuôi. Với lợi thế vừa có sông, vừa có biển, đảo, kết hợp với các loại đất phù sa ven

sông, đất cồn cát ven biển có thể phát triển ngành NTTS nói chung và nuôi tôm nói

riêng theo quy mô SX lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh.

2.1.1.4. Sông ngòi, biển và đảo

Quảng Nam có hệ thống sông ngòi được bố trí đều khắp cả tỉnh, hầu hết hệ

thống sông suối thuộc lưu vực sông Thu Bồn có diện tích lưu vực 3.350km2 và sông

Vu Gia, với 5.500km2. Hệ thống sông Thu Bồn bao gồm 78 con sông nhỏ, các sông

đầu nguồn đều bắt nguồn từ các huyện miền núi phía Nam của tỉnh (Nam Trà My,

Bắc Trà My, Phước Sơn, Tiên Phước, Quế sơn). Hệ thống sông Vu Gia bao gồm 4

con sông nhỏ hợp thành, vùng đầu nguồn sông Vu Gia bắt nguồn từ ba huyện Nam

Giang, Đông Giang và Tây Giang. Vùng đồng bằng được chia cắt bởi các con sông

chạy theo hướng tây sang đông như sông Tam Kỳ, sông Trường Giang và sông Ly

Ly. Sông Trường Giang có chiều dài 67 km, chiều rộng trung bình 100m, chịu tác

động triều cường từ 2 cửa biển là cửa Đại và cửa An Hòa gây mặn vùng đất ven sông,

thuận lợi cho phát triển NTTS và nuôi tôm nước lợ. Quảng Nam có chiều dài bờ biển

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

54

gần 125 km giáp biển Đông và có các đảo Cù Lao Chàm, đã tạo ra nhiều lợi thế phát

triển nghề khai thác, đánh bắt hải sản, cũng như NTTS ven biển, trên cát [38] [39].

Từ đặc điểm tự nhiên về vị trí địa lý, đất đai, sông ngòi, biển và đảo đã tạo cho

Quảng Nam nhiều lợi thế để phát triển NTTS. Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh

gay gắt giữa các ngành hàng sản phẩm của các quốc gia, với điều kiện này cho phép

tỉnh khai thác tiềm năng và lợi thế để phát triển NTTS nói chung và phát triển nuôi

tôm có hiệu quả, tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, có chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng trong nước và xuất khẩu.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Theo thống kê năm 2012, Quảng Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 1.043.837

ha, chiếm 3,09% diện tích cả nước. So với năm 2005 diện tích sử dụng vào các mục

đích phát triển kinh tế, xã hội tăng, diện tích đất chưa sử dụng năm 2012 là 149.254

ha, chiếm 14,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Diện tích đất nông nghiệp năm 2012 là 802.636ha, chiếm 76,9% diện tích tự nhiên

của tỉnh so với năm 2009 tăng 121.805ha tức tăng 17,9%, chủ yếu là do diện tích đất lâm

nghiệp tăng 118.294ha (tức tăng 20,9% so với năm 2009). Đối với diện tích nuôi trồng

thủy sản so với năm 2009 tăng 106 ha tức tăng 3,1%. Chủ yếu tăng diện tích nuôi tôm

trên cát (phụ lục 3, Bảng 1). Đối với đất chưa sử dụng của tỉnh so với năm 2009, năm

2012 đã giảm 129.622ha, tức giảm 46,5%. Nhưng so với diện tích tự nhiện, đất chưa sử

dụng còn chiếm 14,3%, trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng 13.005ha. Đây là tiềm

năng địa phương có thể đầu tư phát triển cây, con có giá trị kinh tế [7] [9].

Trong cơ cấu, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh chỉ chiếm tỷ trọng 0,3%

trong tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy vậy, với diện tích 3.505ha năm 2012, cùng

với số diện tích đất cát ven biển và vùng đất thủy triều của 2 con sông Trường

Giang và Đế Võng chưa sử dụng là điều kiện để địa phương phát triển ngành nuôi

trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng có giá trị xuất khẩu cao.

2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Theo thống kê 2012, dân số trung bình năm của tỉnh Quảng Nam là 1.450,1

nghìn người, tăng so với năm 2009 là 27,1 nghìn người, tức tăng 1,9%. Trong tổng

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

55

dân số thì dân số thành thị chiếm 19,1%, nông thôn chiếm 80,9%. So với năm 2009

dân số thành thị tăng 12,6 nghìn người (tăng 4,8%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm

2012 là 1,03%, giảm so với năm 2009 là 0,05% [7] [9].

Năm 2012, tổng số lao động của tỉnh là 843,7 nghìn người, trong đó lao động

trong nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 56%. So với năm 2005 thì tỷ trọng này được

cải thiện nhiều, giảm 15,3%, so với năm 2009 giảm 5,5%. Tỷ trọng lao động trong

công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp so với lao động trong nông, lâm, thủy

sản, tỷ trọng qua các năm có chiều hướng tăng, điều này cho thấy cơ cấu lao động

của tỉnh có dịch chuyển theo hướng công nghiệp và dịch vụ nhưng chưa mạnh. Chất

lượng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chỉ chiếm 14,35%, ở khu

vực nông thôn tỷ lệ này chỉ chiếm 11% [7] [9]. Vì vậy, để phát triển kinh tế, xã hội

của tỉnh nói chung và phát triển nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững thì

tỉnh phải có biện pháp để tăng cường chất lượng lao động bằng cách đào tạo và bồi

dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động (phụ lục 3, Bảng 2).

2.1.2.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật

Giao thông: Quảng Nam nằm trên các tuyến quốc lộ: 1A, 14B, 14E, 14D,

đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất. Nội tỉnh có 6. 355 km

đường bộ, trong đó có 2.299,6 km đường nhựa, bê tông, 347,6 km đường cấp phối

và 3.708km đường đất; mật độ đường 0,61km/km2, 4,4km/1000 dân. Hiện có 100%

xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% số xã có đường liên thôn được bê tông.

Trên địa bàn tỉnh có khoảng 941km đường sông tự nhiên, hiện quản lý và khai thác

313 km trên 11 sông chính.

Hệ thống điện, thủy lợi: Đến năm 2012, có 100% số xã có điện lưới, 96,9% hộ

nông thôn sử dụng điện sinh hoạt, 100% số xã có điện thoại tại trụ sở xã. Đối với

vùng dọc sông Trường Giang và vùng cát ven biển hệ thống lưới điện đã phủ dọc

theo hướng Bắc - Nam, các vùng nuôi tôm ở các huyện hệ thống lưới điện quốc gia

được xây dựng đến tận ao nuôi. Đối với nuôi tôm, đây là điều kiện cơ sở hạ tầng

quan trọng để phát triển nuôi tôm theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất.

Về thủy lợi, toàn tỉnh có 73 hồ chứa, 728 đập dâng và 230 trạm bơm điện với

tổng năng lực tưới trên 71 ngàn ha lúa và 12 ngàn ha màu. Hệ thống kênh thủy lợi

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

56

thường xuyên được nâng cấp, sửa chữa, bê tông hóa, đáp ứng tưới tiêu khoảng 91%

diện tích lúa nước vùng trung du và đồng bằng. Đối với vùng nuôi tôm, hệ thống thủy

lợi chưa được chú trọng đầu tư, hệ thống kênh cấp thoát nước do người nuôi đầu tư

mang tính chắp vá, gây khó khăn trong công tác quản lý, ô nhiễm môi trường.

Cơ sở hạ tầng khác: Tính đến ngày 31/12/2012, có 100 % số xã đã có điện

thoại tại trụ sở xã, toàn tỉnh có 1.123,1 nghìn thuê bao điện thoại và internet, tăng

hơn so với năm 2009 là 88,4 nghìn thuê bao (8,54%); 98,79% số xã có trạm y tế;

19,7% số xã có trường trung học phổ thông, 87,24% số xã có trường trung học cơ

sở; 100% số xã có trường tiểu học, 90,6% số xã có trường mẫu giáo [7]. Đây là điều

kiện để người dân, đặc biệt hộ gia đình tiếp nhận thông tin khoa học kinh tế - kỹ

thuật; trao đổi với các chủ thể kinh tế khác nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất.

2.1.2.4. Phát triển kinh tế, xã hội

Quảng Nam tái thành lập tỉnh vào năm 1997, quy mô nền kinh tế từng bước

tăng nhanh. Thời kỳ 2005-2012 kinh tế của tỉnh tăng liên tục, bình quân hàng năm

tăng 12,2%. Tốc độ tăng cao nhất là ngành Công nghiệp - Xây dựng, bình quân hàng

năm tăng 19,7%, tiếp đến là ngành Dịch vụ - Thương mại, bình quân hàng năm tăng

13,3%, nhóm ngành Nông - Lâm - Thủy sản bình quân hàng năm tăng 1,9%. Trong

cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, tốc độ tăng bình quân của nhóm ngành Nông - Lâm -

Thủy sản tăng chậm, thấp hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước (3,03%), tuy nhiên

so với các tỉnh Nam trung bộ thì tốc độ tăng của nhóm ngành này khá cao và giữ vị trí

quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và nhất là chiến lược bảo đảm

an ninh lương thực của tỉnh Quảng Nam (phụ lục 3, Bảng 3).

Năm 2012, GDP của tỉnh đạt 30,9 ngàn tỷ đồng (giá cố định năm 2010) tăng

125,3 ngàn tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2005-2012 là

12,3%. Cơ cấu GDP của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, nhóm ngành Nông,

Lâm, Thủy sản vẫn tăng về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng trong GDP. Nhóm

ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng, Dịch vụ - thương mại tăng cả số tuyệt đối và

tỷ trọng. Năm 2012, GDP nhóm ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản tăng

18% so với năm 2005, thời kỳ 2005-2012 tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,4%.

So với các nhóm ngành khác tốc độ tăng không lớn, tuy nhiên đối với sự phát triển

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

57

kinh tế nông nghiệp, nông thôn thì tốc độ tăng này hết sức có ý nghĩa trong việc

nâng cao đời sống của người dân. Trên thực tế, bộ mặt nông thôn đang từng bước

thay đổi diện mạo, kinh tế tự cung, tự cấp từng bước xóa bỏ, sản xuất hàng hóa với

quy mô lớn đang hình thành và phát triển (xem phụ lục 3 Bảng 4, Bảng 5).

Năm 2012, giá trị sản xuất nhóm ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản đạt

5,98 ngàn tỷ đồng, so với năm 2005 tăng 18%, thời kỳ 2005-2012 giá trị sản xuất

nhóm ngành này tốc độ tăng bình quân hàng năm 2,5%. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ

nhóm ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp

còn chiếm tỷ trọng 66,5%, trong khi đó ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp 5,4%

và ngành thủy sản chiếm tỷ trọng là 28,1%, so với cơ cấu giá trị sản xuất của nhóm

ngành này năm 2005 thì kết quả chuyển dịch theo hướng tích cực còn chậm.

5990 5965 6307 6402 68535626 5943 6059

370 399 443 490 457 494 525 5581817 1894 2008 2234

2477 2481 2645 2891

0

2000

4000

6000

8000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Năm

Giá

trị

sản

xu

ất

(tỷ

đồ

ng

)

Giá trị sản xuất nông nghiệp Giá trị sản xuất lâm nghiệp Giá trị sản xuất thủy sản

Đồ thị 2.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Quảng Nam thời kỳ 2005-2012

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012

Năm 2012, giá trị sản xuất của ngành thủy sản tăng so với năm 2005 là 59,1%,

thời kỳ 2005-2012 tốc độ tăng bình quân hàng năm 6,9%. Trong nội bộ nhóm ngành

nông, lâm nghiệp và thủy sản cho thấy, tốc độ này tăng khá cao hơn cả nông nghiệp

và thủy sản. So với năm 2005 thì giá trị NTTS năm 2012 tăng 219,8%, giai đoạn

2005-2012 tốc độ tăng bình quân hàng năm là 18,1%. Mặc dù, trong cơ cấu ngành

thủy sản tỷ trọng NTTS thấp hơn ngành khai thác, đánh bắt, nhưng xu hướng tỷ

trọng qua các năm tăng dần, nếu năm 2005 chỉ chiếm 19,3% thì đến năm 2009 tỷ

trọng NTTS chiếm 40,6% và có xu hướng giảm dần, nhưng đến năm 2012 có xu

hương tăng hơn so với 2 năm trước đó (chiếm tỷ trọng 38,8%).

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

58

350.5 409.3 555.7 769.3 1004.8 902 954 1121

0

2000

4000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tỷ

đồ

ng

Tổng số Khai thácDịch vụ Nuôi trồng

Đồ thị 2.2. Giá trị sản xuất ngành thủy sản, nuôi trồng thủy sản

Quảng Nam thời kỳ 2005-2012 (giá so sánh năm 2010)

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012

Trong NTTS, giá trị sản xuất tôm nuôi chiếm tỷ trọng cao, năm 2012 chiếm tỷ

trọng 60,46%, trong khi đó cá chiếm 17,05% và nuôi khác 22,49% . Chính vì vậy, con

tôm được coi là con nuôi chủ lực của ngành NTTS ở tỉnh Quảng Nam. Qua số liệu thống

kê cho thấy thời kỳ 2005-2012 tốc độ tăng bình quân hằng năm của giá trị sản xuất tôm

nuôi là 33,36%, đây là mức tăng thấp hơn cá và các loại nuôi khác, ảnh hưởng đến tốc

độ tăng bình quân giá trị sản xuất của ngành NTTS (xem phụ lục 3, Bảng 6).

Tóm lại, đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam đã tạo

ra những tiềm năng và thế mạnh để phát triển ngành nuôi tôm. Tuy nhiên, bên cạnh những

nhân tố tác động tích cực, còn những nhân tố gây bất lợi, ảnh hưởng đến ngành nuôi tôm ở

tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, trong thời gian đến địa phương cần có những giải pháp cụ thể để

phát triển ngành hàng tôm nuôi một cách bền vững là vấn đề hết sức cần thiết [7].

2.2. Thực trạng ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2007- 2012

2.2.1. Thực trạng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

2.2.1.1. Diện tích nuôi tôm

Đến năm 2012, DT nuôi tôm toàn tỉnh là 1639 ha, Núi thành là huyện có DT nuôi

tôm lớn nhất và là nơi có ngành nuôi tôm phát triển hơn so với các huyện khác trong tỉnh.

Năm 2007, huyện Núi thành đạt DT nuôi tôm lớn nhất là 1628 ha, nhưng những năm tiếp

theo DT có xu hướng giảm dần, giai đoạn 2007-2012 tốc độ giảm bình quân hàng năm

11,78%. Các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An diện

tích nuôi tôm đều có xu hướng giảm, riêng huyện Thăng Bình thời kỳ 2007-2012 có tốc độ

tăng bình quân hàng 3,53%. Nhìn chung, DT nuôi tôm toàn tỉnh thời kỳ 2007-2012 có tốc

độ giảm bình quân hàng năm 7,27% (phụ lục 3, Bảng 8). Nguyên nhân DT có xu hướng

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

59

giảm chủ yếu là do các địa phương phần lớn không kiểm soát được tình hình dịch bệnh,

môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm chưa được đầu tư một cách

đồng bộ để đáp ứng với việc ứng dụng các quy trình công nghệ nuôi tôm bền vững, đặc

biệt là đối với nuôi tôm sú. Bên cạnh chịu ảnh hưởng bởi tác động của các yếu tố kỹ thuật,

thì DT nuôi tôm còn chịu sự tác động của giá cả sản phẩm tôm từ thị trường thế giới, đặc

biệt giá cả nhập khẩu tôm ở các nước có sản lượng nhập lớn như Nhật, Mỹ, EU [8].

Như vậy, phát triển nuôi tôm ở Quảng Nam thể hiện rõ nét qua tình hình diễn

biến DT nuôi tôm qua các năm. Muốn nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao và phát

triển bền vững cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm loại bỏ và khắc phục

những nhân tố tác động tiêu cực đến quá trình nuôi tôm.

Trên cơ sở diễn biến DT nuôi tôm của các huyện (thành phố) thời kỳ 2007-

2012, quy mô DT trong cơ cấu diện tích nuôi tôm toàn tỉnh thì DT nuôi tôm ở 3 địa

phương: Núi Thành, Thăng Bình và Hội An luôn chiếm tỷ trọng cao.

Qua đồ thị 2.3, cho thấy DT nuôi tôm năm 2012 của 3 đơn vị huyện Núi Thành,

Thăng Bình và thành phố Hội An chiếm 82% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh, huyện Núi

Thành chiếm 53,08%, Thăng Bình chiếm 17,63% và thành phố Hội An là 11,29%.

Như vậy, để phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi của tỉnh cần phải có các giải

pháp tác động vào 3 địa phương có quy mô diện tích lớn. Từ các thông tin trên, luận án

tập trung vào nghiên cứu 3 địa phương đại diện cho các đơn vị khác trong tỉnh.

2.2.1.2. Đối tượng nuôi tôm của tỉnh Quảng Nam

Nuôi tôm ở Quảng Nam trải qua một quá trình hình thành và phát triển theo xu

thế chung của cả nước. Quá trình này được chia làm 2 thời kỳ, thời kỳ từ 1997-2007

đối tượng nuôi tôm chủ yếu là tôm sú. Những năm đầu nuôi tôm sú phát triển mạnh do

NS tôm cao, nhưng bắt đầu từ năm 2005 thì tình hình dịch bệnh trên tôm sú lây lan trên

diện rộng, NS nuôi giảm mạnh; thời kỳ 2007 đến 2012, nuôi tôm thẻ chân trắng được

thử nghiệm thành công đạt NS cao bình quân 6 tấn/ha/vụ có nơi đạt 9-10 tấn/ha/vụ và

đối tượng nuôi tôm chủ yếu là tôm thẻ chân trắng [3] [7] (phụ lục 3 Bảng 7).

Năm 2007 cơ cấu DT nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm 4,1%, tôm sú 95,9% nhưng

đến năm 2012 thì cơ cấu diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng lên 82,2% còn tôm sú

chỉ chiếm 17,8%. Thời kỳ 2007 đến 2012 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng bình

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

60

quân mỗi năm 249,8 ha, tốc độ tăng bình quân hằng năm 68,9%, tôm sú giảm bình

quân mỗi năm 400 ha, tốc độ giảm bình quân hằng năm 33,77%. Điều này cho thấy

ngành nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam đã chuyển dịch cơ cấu đối tượng nuôi tôm theo

hướng nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2007 2008 2009 2010 2011 2012

tôm thẻ chân trắng Tôm sú

Đồ thị 2.3. Cơ cấu diện tích nuôi tôm ở Quảng Nam theo đối tượng nuôi

thời kỳ 2007-2012

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, Niên giám thống

kê tỉnh Quảng Nam năm 2012

2.2.1.3. Hình thức nuôi tôm

Hầu hết các vùng nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam tồn tại 2 hình thức nuôi tôm

chuyên canh và luân canh, trong đó hình thức nuôi chuyên canh là chủ yếu, còn

nuôi luân canh 1 vụ tôm và 1 vụ nuôi các loại thủy sản khác như: cua, cá… chỉ có

một số hộ với quy mô nhỏ lẻ. Hình thức nuôi tôm chuyên canh tôm với các phương

thức nuôi QCCT, BTC và TC. Phương thức nuôi quảng canh không còn tồn tại

trong nuôi tôm ở địa phương. Trong thời kỳ 2007-2012 cơ cấu diện tích nuôi tôm có

sự chuyển biến theo hướng giảm dần diện tích nuôi QCCT và BTC, tăng diện tích

nuôi TC với đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Tỷ trọng diện tích nuôi

QCCT và BTC giảm từ 72,1% và 23,8% năm 2007 xuống 0,2% và 17,6% năm

2012, đồng thời nuôi TC tăng tương ứng từ 4,1% năm 2007 lên 78.08% năm 2012.

Năm 2006, do nuôi tôm thẻ chân trắng thử nghiệm thành công và năm 2007 bắt đầu

được nuôi với quy mô diện tích 98 ha theo phương thức TC. Phương thức nuôi TC

đòi hỏi phải đầu tư chi phí lớn, nuôi đúng quy trình kỹ thuật, có khả năng kiểm soát

được dịch bệnh và hạn chế ô nhiễm môi trường (phụ lục 3, Bảng 10).

Để đáp ứng nhu cầu về VSATTP đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước,

ngành nuôi tôm ở Quảng Nam phải áp dụng các tiêu chuẩn nuôi tôm “sạch”. Tuy nhiên,

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

61

hiện nay tỉnh mới triển khai thí điểm ở 2 xã Cẩm Thanh (Hội An), Tam Hòa (Núi Thành)

với tổng diện tích 30 ha về quy trình nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap. Do đó, trong thời gian

đến cần phải có biện pháp cụ thể để bồi dưỡng và hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cũng

như phổ biến nhân rộng mô hinh nuôi tôm theo tiêu chuẩn Vietgap trên các vùng nuôi

tôm. Đây là một yêu cầu bức thiết để nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát

triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam [10] [45].

2.2.1.4. Hình thức tổ chức nuôi tôm

Thực tiễn của quá trình phát triển nuôi tôm ở các địa phương tỉnh Quảng Nam

cho thấy mang tính tự phát chạy theo phong trào, không theo quy hoạch và kế hoạch

của Tỉnh. Chính vì vậy, các loại hình tổ chức sản xuất như doanh nghiệp, HTX sản

xuất với quy mô lớn được cấp phép thành lập và tổ chức SX không thể có. Hình thức

tổ chức nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam chủ yếu là hộ gia đình, thời kỳ từ năm 2007 đến

2012, có tốc độ tăng bình quân hàng năm chậm 1,77%. Đặc điểm của loại hình sản

xuất này là tổ chức theo kiểu SX nhỏ lẻ, và có tính độc lập tương đối; sử dụng lao

động gia đình là chủ yếu, nguồn vốn SX chủ yếu là vốn tự có và vốn vay từ nhiều

nguồn. Loại hình trang trại nuôi tôm có số lượng ít, thời kỳ 2007 đến 2012 có tốc độ

tăng bình quân hàng năm 19,14% (xem phụ lục 3, Bảng 9).

Từ năm 2006, ở một số địa phương trong tỉnh có xây dựng tổ cộng đồng nuôi tôm

nước lợ. Mục đích của tổ cộng đồng là nhằm cùng nhau giải quyết các khó khăn trong

nuôi tôm, nhằm phát triển bền vững. Năm 2012, toàn tỉnh có 50 tổ cộng đồng với hơn

1.500 hộ tham gia [10] [12]. Qua đánh giá chung của ngành cho thấy các tổ cộng đồng

này phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong phòng chống dịch

bệnh thiên tai, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình SX. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều

hạn chế nhất định như chưa kết nối được thị trường tiêu thụ, và thị trường các yếu tố đầu

vào như TACN, TTYTS; giải quyết ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là năng

lực hoạt động chưa cao, chưa thật sự gắn kết với các lợi ích cụ thể đối với các thành viên

tham gia; hơn nữa chưa có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và các tổ chức xã hội.

2.2.1.5. Năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Năng suất và sản lượng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2007-2012 không

ngừng tăng lên. Sản lượng tôm nuôi năm 2012 đạt 12,34 ngàn tấn, tăng 9,04 ngàn tấn so

với năm 2007, bình quân mỗi năm tăng hơn 1,81 ngàn tấn, tốc độ tăng bình quân hàng

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

62

năm 30,15%. Trong sản lượng tôm nuôi của tỉnh thì sản lượng tôm thẻ chân trắng chiếm

tỷ trọng lớn 82,98% năm 2008; 98,35% năm 2012. Năm 2009 là năm sản lượng tôm đạt

10,92 ngàn tấn, mức đạt cao nhất trong thời kỳ 2007-2012, nhưng sau đó năm 2010 và

năm 2011 sản lượng giảm, năm 2011 chỉ đạt 8,65 ngàn tấn giảm mạnh so với năm 2009

là 2,28 ngàn tấn. Nguyên nhân chủ yếu là năm 2011 tuy DT nuôi tôm tăng hơn so với

năm 2009 và năm 2010 nhưng do thời tiết nắng nóng làm 200 ha vụ 1 bị bệnh môi

trường, vụ 2 ít dịch bệnh nhưng mật độ thả nuôi thấp làm cho NS thu hoạch bình quân

chung giảm (phụ lục 3, Bảng 11).

Năm 2012, DT nuôi tôm giảm xuống thấp nhất, nhưng do thời tiết thuận lợi, chất

lượng con giống tốt, người nuôi thực hiện đúng lịch thời vụ và quy trình kỹ thuật thâm

canh nên tôm ít dịch bệnh làm NS tôm thu hoạch bình quân tăng cao nhất (8,61 tấn/ha)

so với các năm trong thời kỳ 2007-2012 làm cho sản lượng tôm nuôi cao nhất so với các

năm từ 2007-2012 (phụ lục 3, Bảng 12). Đối với từng đối tượng nuôi cho thấy: NS thu

hoạch tôm thẻ chân trắng luôn cao hơn NS thu hoạch tôm sú. Nguyên nhân chủ yếu là do

đặc điểm sinh lý mỗi loại tôm nuôi khác nhau nên năng suất khác nhau, tôm thẻ chân

trắng cho phép nuôi với mật độ cao từ 50-200 con/m2, trong khi đó tôm sú mật độ tối đa

từ 15-25 con/m2 trong điều kiện nuôi TC và BTC. Nuôi tôm thẻ chân dịch bệnh ít xảy ra

hơn so với tôm sú, thời gian nuôi ngắn từ 2 đến 3 tháng là thu hoạch.

223.01 276.51 611.64 489.49 591.15 940.8223.99

121,2

19,97 20.7759.15

0

500

1000

2007 2008 2009 2010 2011 2012

Năm

Giá

trị

sả

n x

uấ

t (t

đồ

ng

)

0

50

100

150

tốc đ

ộ t

ăn

g h

àn

g

m (

%)

Giá trị sản xuất tốc độ tăng hàng năm

Đồ thị 2.4. Giá trị sản xuất tôm nuôi và tốc độ tăng hàng năm ở Quảng Nam

thời kỳ 2005-2012

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, Niên giám

thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012

Nhìn chung, NS tôm nuôi những năm trước năm 2008 thấp hơn những năm

sau năm 2008. Điều này do hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng cao hơn nuôi tôm sú,

tuy nhiên NS tôm nuôi bình quân chung không ổn định. Chính vì vậy, bắt buộc các

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

63

cấp chính quyền địa phương, người nuôi tôm trong 4 năm trở lại đây đã điều chỉnh

cơ cấu đối tượng nuôi (từ chỗ chủ yếu nuôi tôm sú chuyển sang nuôi tôm thẻ chân

trắng là chủ yếu), hình thức nuôi, tăng cường các biện pháp quản lý con giống, biện

pháp xử lý ô nhiễm môi trường, đổi mới công nghệ nuôi.

Giá trị sản xuất tôm nuôi năm 2012 theo giá thực tế đạt 940,82 tỷ đồng, tăng

so với năm 2007 là 397,82 tỷ đồng, so với năm 2011 là 451,33 tỷ đồng; bình quân

mỗi năm tăng 163,9 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm 33,36 %. Năm có giá

trị sản xuất tôm nuôi cao nhất là năm 2012, tiếp theo là năm 2009. Đây là 2 năm có

giá trị sản lượng cao nhất trong thời kỳ 2007-2012. Nguyên nhân là do sản lượng

của 2 năm này tăng; đồng thời giá tôm nuôi tiếp tục tăng nên giá trị sản xuất tôm

tăng cao nhất (phụ lục 3 Bảng 12, Bảng 13 và Bảng 14).

2.2.2. Nguồn cung con giống, thức ăn và thuốc phòng trừ dịch bệnh cho nuôi tôm

2.2.2.1. Nguồn cung tôm giống

Nguồn cung tôm giống đóng vai trò rất quan trọng đối với ngành nuôi tôm, nó là

khâu đầu tiên trong CCSPTN, nó có khả năng ảnh hưởng đến các khâu còn lại của

chuỗi cung. Nguồn cung tôm giống ở tỉnh Quảng Nam phụ thuộc vào đối tượng tôm

nuôi. Đối với tôm sú, nguồn cung trực tiếp từ 32 trại giống SX tôm sú trong tỉnh. Năm

2012, đã sản xuất 300 triệu con, chỉ cung cấp nuôi trong tỉnh là 30 triệu con, số lượng

giống tôm sú thừa xuất bán cho các hộ nuôi tôm sú ngoài tỉnh. Đối với tôm thẻ chân

trắng, hiện tại trong tỉnh chưa có cơ sở SXTG. Nguồn cung giống tôm thẻ chân trắng từ

các cơ sở SXTG ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Bênh

cạnh, kênh phân phối chủ yếu từ các cơ sở sản xuất có thương hiệu như: Công ty

TNHH Việt - Úc, Công ty TNHH đầu tư thủy sản Nam miền Trung, CP Việt Nam,

Uni-President Việt Nam cung cấp tôm giống trực tiếp đến hộ nuôi, còn có một số cơ sở

SXTG thẻ chân trắng chưa có thương hiệu cung cấp thông qua 30 trại lưu giữ giống

trên địa bàn tỉnh với số lượng 570 triệu con vừa cung cấp cho hộ nuôi trong tỉnh, vừa

cung cấp cho các tỉnh lân cận. Năm 2012, số lượng tôm thẻ chân trắng thả nuôi trên địa

bàn tỉnh khoảng 2,3 tỷ con [10] [11] [12].

Về công tác quản lý chất lượng con giống, đối với tôm sú, do các cơ sở sản

xuất giống ở trên địa bàn tỉnh nên việc kiểm tra, giám sát được toàn bộ quá trình sản

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

64

xuất giống từ khâu chọn tôm bố mẹ sinh sản đến con giống xuất bán. Đối với tôm

thẻ, việc kiểm tra, giám sát còn gặp nhiều khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc

tôm bố mẹ. Hầu hết tôm giống lưu thông trên địa bàn chưa kiểm dịch, vai trò quản

lý nhà nước đối với công tác kiểm tra, giám sát tôm giống còn nhiều hạn chế [13].

Đây là vấn đề đòi hỏi ngành NTTS của tỉnh phải có biện pháp xử lý kịp thời.

2.2.2.2. Nguồn cung thức ăn công nghiệp và TTYTS cho nuôi tôm

Năm 2012 trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở chế biến TACN cho tôm gồm Công ty

TNHH Hoa Chen Núi Thành, Công ty Uni - President Điện Bàn, Công ty Phát triển

nguồn lợi thủy sản, Doanh nghiệp tư nhân Việt Hoa, Long Phú, NC99, trong đó có 2

công ty vốn đầu tư nước ngoài (100%) sản xuất thức ăn thủy sản. Sản lượng chế biến

thức ăn thủy sản ở tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2007-2012 có tốc độ phát triển bình quân

135,65%, trong đó TACN cho tôm nuôi là 134,63%/năm. Thị phần sản phẩm TACN

cho tôm cung cấp từ các cơ sở chế biến TACN cho tôm trong tỉnh cho các hộ nuôi

chiếm tỷ trọng tương đối lớn 65,5%, số còn lại là nguồn thức ăn tôm do các công ty ở

ngoài tỉnh cung cấp như: gồm Công ty TNHH Hoa Chen Núi Thành, Công ty Uni -

President Điện Bàn, Công ty Phát triển nguồn lợi thủy sản, Doanh nghiệp tư nhân

Việt Hoa, Long Phú, NC99… Theo Chi cục NTTS Quảng Nam, các cơ sở chế biến

TACN trong tỉnh chỉ mới khai thác 67% công suất thiết kế. Nguyên nhân, do tình hình

dịch bệnh và ô nhiễm môi trường làm giảm diện tích nuôi, dẫn đến giảm nhu cầu tiêu

thụ TACN cho tôm. Hệ thống đại lý bán thức ăn tôm được phân cấp và phân phối thức

ăn tôm đến hộ nuôi rất đa dạng. Trong những năm qua, việc quản lý nhà nước về chất

lượng thức ăn tôm chưa chặt chẽ (xem phụ lục 3 Bảng 16, Bảng 17) [11] [12] [13].

Nguồn cung TTYTS cho hộ nuôi tôm chủ yếu được cung cấp từ các công ty sản xuất

TTYTS ở ngoài tỉnh (tập trung chủ yếu ở TP.Hồ Chí Minh), đa dạng về chủng loại,

phẩm cấp và được phân phối chung với hệ thống đại lý thức ăn cho tôm.

2.2.3. Tình hình tiêu thụ và chế biến tôm ở tỉnh Quảng Nam

2.2.3.1.Tình hình chế biến tôm

Qua khảo sát chung trên địa bàn tỉnh năm 2012, toàn tỉnh có 8 doanh nghiệp chế

biến hàng đông lạnh, 5 doanh nghiệp chế biến hàng khô, chủ yếu là các doanh nghiệp

có quy mô vừa và nhỏ, tập trung vào chế biến các mặt hàng xuất khẩu hải sản khô và

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

65

thủy hải sản đông lạnh. Thời kỳ 2007-2012, do ảnh hưởng chung của tình hình suy

thoái nền kinh tế thế giới và chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ Việt Nam, các

công ty chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh giảm khả năng huy động vốn vay ngắn hạn,

nên hạn chế sản lượng chế biến mặt hàng tôm đông lạnh để xuất khẩu vì giá tôm

nguyên liệu thường cao hơn các mặt hàng thủy sản khác. Theo báo cáo của Sở Công

Thương và Niên giám thống kê của tỉnh Quảng Nam trong danh sách mặt hàng xuất

khẩu thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh thì sản lượng chế biến tôm chiếm tỷ trọng thấp bình

quân 6,73% trong tổng sản lượng chế biến thủy sản hàng năm. Thời kỳ 2007-2012, sản

lượng thủy sản chế biến có tốc độ phát triển bình quân 104,44%/năm; trong đó, sản

lượng chế biến tôm giảm 4,3%/năm (xem phụ lục 3, Bảng 16). Hiện tại sản phẩm tôm

nuôi sau khi thu hoạch, các nhà thu gom mua và cung cấp chủ yếu cho các nhà máy

chế biến thủy sản ở thành phố Đà Nẵng và thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Qua

đây cho thấy, năng lực chế biến thủy sản nói chung và SPTN nói riêng đối với ngành

chế biến thủy sản của tỉnh Quảng Nam còn hạn chế, cần phải có quy hoạch đầu tư nâng

cao năng lực chế biến để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

ngành hàng tôm nuôi của tỉnh Quảng Nam.

2.2.3.2.Tình hình tiêu thụ tôm

Thị trường tiêu thụ tôm nuôi ở Quảng Nam khá phong phú, tôm được tiêu thụ

tại các chợ ở các địa phương trong tỉnh; đồng thời là nguồn cung cấp lớn cho các

chợ ở thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, so với thị trường xuất khẩu tôm nuôi, sản

lượng tiêu thụ nội địa chiếm tỷ trọng thấp.

4.3 4.8 4.3 5.4 10.9

95.7 95.2 95.7 94.6 84.5 89.1

15.50%

50%

100%

2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tỷ trọng sản lượng tôm nuôi tiêu thụ nội địa Tỷ trọng sản lượng tôm nuôi xuất khẩu

Đồ thị 2.5. Cơ cấu sản lượng tôm nuôi tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

ở Quảng Nam thời kỳ 2007-2012

Nguồn: Các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các huyện Thăng

Bình, Điện Bàn, Xuy Duyên, Núi Thành, Thành phố Tam Kỳ, Hội An ở Quảng Nam

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

66

Năm 2012 so với năm 2007 sản lượng tôm tiêu thụ nội địa tăng trên 1.174 tấn,

thời kỳ 2007-2012 có tốc độ tăng bình quân hàng năm 50,1%. Điều này cho thấy

nhu cầu tiêu thụ nội địa ngày càng tăng cao, người dân có nhu cầu cải thiện cơ cấu

dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn. Hệ thống tiêu thụ nội địa cho thấy ngày càng

được mở rộng, đặc biệt hệ thống bán lẻ các sản phẩm tươi sống, đông lạnh tại các

chợ, siêu thị ngày càng phát triển. Đây là dấu hiệu biểu hiện cho đời sống của người

dân được cải thiện theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam

(phụ lục 3 Bảng 17, Bảng 15).

Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy tình hình tiêu thụ nội địa còn có những vấn đề

cần phải quan tâm như chất lượng tôm bán thường kém chất lượng hơn tôm xuất khẩu,

giá tôm cao hơn so với thu nhập của một số bộ phận dân cư. Sản phẩm tôm nuôi bán tại

các chợ chưa qua kiểm tra chất lượng về VSATTP, việc TXNG sản phẩm tôm nuôi là

vấn đề rất khó khăn hiện nay đối với các cơ quan chức năng của nhà nước.

Đối với nước ta nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng, hoạt động xuất khẩu

có vai trò quan trọng nên phần lớn tôm nuôi được dùng cho chế biến. Năm 2012 so

với năm 2007 sản lượng tôm dùng cho xuất khẩu tăng trên 7 ngàn tấn, giai đoạn từ

năm 2007-2012 tốc độ tăng bình quân hàng năm 22,8%. Hiện tại sản lượng tôm

xuất khẩu thông qua hệ thống thu gom mua từ các hộ nuôi tôm rồi bán lại cho các

nhà máy chế biến và xuất khẩu ở thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn. Theo VASEP cho

thấy hệ thống các công ty chế biến tại khu vực miền Trung hằng năm thiếu nguồn

tôm nguyên liệu, hầu hết chưa khái thác hết công suất của nhà máy. Tuy nhiên, khả

năng sản xuất còn mất cân đối giữa công nghệ hiện tại và nhu cầu về chất lượng sản

phẩm theo quy định của các nước nhập khẩu, các mặt hàng chế biến còn chưa đa

đạng, thiếu tính đổi mới. Các công ty chế biến và xuất khẩu chưa gắn kết với hộ

nuôi để tạo vùng nguyên liệu và hỗ trợ các nguồn lực cần thiết để hộ nuôi tôm đầu

tư thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu nhập ổn định

thúc đẩy ngành hàng tôm nuôi phát triển bền vững [49] [55].

2.3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu và khung nghiên cứu CCSPTN

2.3.1. Phương pháp tiếp cận

CCSPTN là một hệ thống các tổ chức tham gia, thực hiện các hoạt động

chuyên môn hóa ở từng giai đoạn từ các hoạt động cung cấp các yếu tố đầu vào cho

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

67

nuôi tôm, chế biến và phân phối SPTN đến người tiêu dùng cuối cùng. Trong đó, hộ

nuôi tôm là tác nhân trung tâm sản xuất ra SPTN, hoạt động của tác nhân này ảnh

hưởng đến hoạt động của tất cả các tác nhân ở cả dòng thượng nguồn và hạ nguồn

của chuỗi cung này. Vì vậy, phương pháp tiếp cận của luận án là phương pháp tiếp

cận hệ thống. Nghiên cứu CCSPTN ở Quảng Nam là nghiên cứu những vấn đề liên

quan đến chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết

với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi. Qua đó đề

xuất hệ thống giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

2.3.2. Khung nghiên cứu CCSPTN

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, cách tiếp cận nghiên cứu CCSPTN, luận án xây dựng

khung nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Khung nghiên cứu tập trung vào những

nội dung sau:

Mô hình CCSPTN, bao gồm các thành phần, như cấu trúc CCSPTN, các tác nhân

tham gia và quá trình tạo giá trị, dòng sản phẩm vật chất, dòng tài chính, dòng thông tin

và mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi. Trong đó, quá trình tạo giá trị là

quá trình quan trọng nhất, nó được hỗ trợ bởi các dòng chảy trong chuỗi và các dịch vụ

hỗ trợ. Vì vậy, phương pháp phân tích chuỗi cung là phương pháp chủ đạo của quá trình

nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam.

Phân tích quá trình tạo giá trị, để thấy được vai trò và hiệu quả kinh tế của

từng tác nhân trong chuỗi. Trong đó, hộ nuôi tôm được xác định là tác nhân trung

tâm của CCSPTN. Như đã trình bày, hộ nuôi là chủ thể nuôi tôm, tác nhân chuyển

hóa các nguồn lực và lợi thế về điều kiện tự nhiên của vùng thành sản phẩm. Vì

vậy, khi hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ thấp sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của các

tác nhân khác ở cả dòng thượng nguồn và hạ nguồn của CCSPTN và ngược lại; nếu

hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cao, thì hiệu quả kinh tế hoạt động của các tác nhân

khác trong chuỗi cũng được nâng cao. Thực tế cho thấy, năng suất và hiệu quả nuôi

tôm của hộ ảnh hưởng đến thông lượng dòng SPTN là điểm gây nghẽn trong chuỗi

cung này. Do đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế

nuôi tôm của hộ là vấn đề hết sức có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với công

tác hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, trong đó hộ tìm kiếm cơ

hội để nâng cao giá trị gia tăng của mình. Chính vì vậy, luận án sử dụng phương

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

68

pháp hàm sản xuất để xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến

năng suất và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ; qua đó, tìm ra những giải pháp nhằm

nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ gia đình, là cơ sở quan

trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế của các tác nhân khác trong CCSPTN ở tỉnh

Quảng Nam.

Các dịch

vụ hỗ trợ

Thu gom- Hậu cần

- Tài chính

- Kỹ thuật

Cung cấp

đầu vào

Hộ nuôi

tôm

Cơ sở chế

biến và

xuất khẩu

Bán

buôn

Bán lẻ

Người

TDTN

MÔ HÌNH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI

ng

sản

phẩm

vật

chất

ng

tài

ch

ính

ng

thô

ng

tin

Qu

átr

ình

tạo

giá

trị

CÁC NHÓM NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG

Nhóm nhân tố điều

kiện tự nhiên

Nhóm nhân tố về hộ

nuôi tôm

Nhóm nhân tố

thị trường

Chính phủ

Cơ sở hạ tầng vùng nuôi

và dịch vụ hỗ trợ

Quản lý CCSPTN

NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI

Hệ thống giải pháp để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế,

khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam

CÁC PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Thống kê kinh tế

Phân tích chuỗi cung

Hàm sản xuất

Xác định lợi thế

cạnh tranh

Chuyên gia

SWOT

Hạch toán tài chính Các dịch

vụ hỗ trợ

Thu gom- Hậu cần

- Tài chính

- Kỹ thuật

Cung cấp

đầu vào

Hộ nuôi

tôm

Cơ sở chế

biến và

xuất khẩu

Bán

buôn

Bán lẻ

Người

TDTN

MÔ HÌNH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI

ng

sản

phẩm

vật

chất

ng

tài

ch

ính

ng

thô

ng

tin

Qu

átr

ình

tạo

giá

trị

Thu gom- Hậu cần

- Tài chính

- Kỹ thuật

Cung cấp

đầu vào

Hộ nuôi

tôm

Cơ sở chế

biến và

xuất khẩu

Bán

buôn

Bán lẻ

Người

TDTN

MÔ HÌNH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI

ng

sản

phẩm

vật

chất

ng

tài

ch

ính

ng

thô

ng

tin

Qu

átr

ình

tạo

giá

trị

CÁC NHÓM NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG

Nhóm nhân tố điều

kiện tự nhiên

Nhóm nhân tố về hộ

nuôi tôm

Nhóm nhân tố

thị trường

Chính phủ

Cơ sở hạ tầng vùng nuôi

và dịch vụ hỗ trợ

Quản lý CCSPTN

CÁC NHÓM NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG

Nhóm nhân tố điều

kiện tự nhiên

Nhóm nhân tố về hộ

nuôi tôm

Nhóm nhân tố

thị trường

Chính phủ

Cơ sở hạ tầng vùng nuôi

và dịch vụ hỗ trợ

Quản lý CCSPTN

NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI

Hệ thống giải pháp để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế,

khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam

CÁC PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Thống kê kinh tế

Phân tích chuỗi cung

Hàm sản xuất

Xác định lợi thế

cạnh tranh

Chuyên gia

SWOT

Hạch toán tài chính

CÁC PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Thống kê kinh tế

Phân tích chuỗi cung

Hàm sản xuất

Xác định lợi thế

cạnh tranh

Chuyên gia

SWOT

Hạch toán tài chính

Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Nguồn: Tác giả

Khoảng 90% sản lượng tôm nuôi ở Quảng Nam là xuất khẩu, vì vậy nâng cao

khả năng cạnh tranh của ngành hàng này là điều có ý nghĩa quan trọng. Nếu ngành

hàng tôm nuôi của tỉnh có khả năng cạnh tranh điều đó không những đảm bảo lợi ích

của các tác nhân trong chuỗi mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngành hàng

này của địa phương. Vì vậy, để đánh giá khả năng cạnh tranh của SPTN, luận án sử

dụng phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh.

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

69

Phân tích CCSPTN còn bao gồm cả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá

trình hoạt động của chuỗi. Đó là, nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên, nhóm nhân tố thị

trường, nhóm nhân tố thuộc về hộ nuôi tôm, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà

nước, nhóm nhân tố quản lý chuỗi và nhóm nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng vùng nuôi

và dịch vụ hỗ trợ. Các nhóm nhân tố này, tác động trực tiếp hay gián tiếp và ảnh hưởng

đáng kể đến năng suất, hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia trong chuỗi; ảnh

hưởng đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành hàng này của địa phương.

Tóm lại, khung nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam đã phản ánh được mối

quan hệ mật thiết giữa phân tích chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi với hiệu

quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi với mục đích qua đó đề

xuất những giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả

năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu CCSPTN là nghiên cứu các tác nhân trong ngành hàng tôm nuôi,

từ việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho đến xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm đến

người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, chủ thể nghiên cứu bao gồm các cơ sở SXTG,

các cơ sở sản xuất thức ăn, thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh tôm, hộ nuôi tôm, tác

nhân thu gom, bán buôn, bán lẻ, các công ty chế biến và xuất khẩu tôm.

Để có thông tin làm căn cứ thực hiện luận án, chúng tôi chọn điểm đại diện

tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu. Qua phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh

tế - xã hội, thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm,

thực trạng ngành hàng tôm nuôi cho thấy: Huyện Núi Thành, Thăng Bình và

thành phố Hội An là 3 địa điểm đại diện thu thập số liệu về nuôi tôm của hộ. Vì

đây là 3 địa phương có tổng diện tích nuôi tôm chiếm 82%so với diện tích nuôi

tôm của tỉnh, có điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thuận lợi cho phát triển

nuôi tôm ở Quảng Nam.

Cụ thể, huyện Núi Thành là huyện ven biển nằm phía Nam vùng nuôi tôm của

tỉnh, có diện tích tích tự nhiên 53.396,07 ha. Năm 2012, có diện tích nuôi tôm cả

vùng cát ven biển và vùng thủy triều sông Trường Giang chiếm 53,08% diện tích

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

70

nuôi tôm của tỉnh, với 1.215 hộ nuôi tôm. Huyện Thăng Bình là huyện ven biển

nằm ở giữa vùng nuôi tôm có diện tích tự nhiên 38.560,24 ha, năm 2012 có diện

tích nuôi tôm cả vùng cát ven biển và vùng thủy triều sông Trường Giang chiếm

17,63% diện tích nuôi tôm của tỉnh, với 435 hộ nuôi tôm.

Thành phố Hội An là địa phương ven biển, nằm ở phía Bắc vùng nuôi tôm của

tỉnh có diện tích tự nhiên 6.171,24 ha, có quy mô diện tích nuôi tôm chiếm 11,29%

diện tích nuôi tôm của tỉnh lớn hơn các huyện trong khu vực phía Bắc, có vùng nuôi

tôm nằm dọc theo sông Đế Võng, với 215 hộ nuôi đại điện cho các địa phương phía

Bắc tỉnh Quảng Nam.

Đối với các tác nhân còn lại chọn số lượng mẫu đảm bảo theo tỷ lệ đại diện

cho từng nhóm tác nhân tham gia CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam tương ứng với từng

khâu trong chuỗi, bao gồm cả những tác nhân ở dòng thượng nguồn và hạ nguồn

của chuỗi cung này ở trên địa bàn các tỉnh, thành miền trung Việt Nam.

2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu

2.4.2.1.Thông tin và số liệu thứ cấp

Nguồn thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ Chi cục Nuôi trồng thủy

sản- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam, Sở Công-Thương Quảng Nam, các

phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các huyên, thành phố trong tỉnh,

Trung tâm khuyến ngư, Niên giam thống kê tỉnh Quảng Nam. Thu thập các báo cáo

khoa học có liên quan đến hoạt động nuôi tôm.

2.4.1.2.Thông tin và số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện các cơ sở sản xuất tôm giống, cơ

sở sản xuất thức ăn, thuốc phòng và điều trị dịch bệnh cho tôm, các đại lý, hộ nuôi tôm,

hộ thu gom, các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản, hộ bán buôn và hộ bán lẻ.

Thông tin thu thập bao gồm các thông tin về nguồn lực để thực hiện quá trình

hoạt động tạo giá trị, doanh thu, chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận thông tin

và dịch vụ cung cấp vật tư trong từ tác nhân… Nguồn số liệu được điều tra phỏng vấn

trực tiếp dựa vào những bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước, bằng phương pháp điều

tra thống kê ngẫu nhiên từ các tác nhân. Để nghiên cứu tác nhân nuôi tôm, chúng tôi

điều tra chọn mẫu 270 hộ ở 9 xã đại diện 3 địa phương: huyện Núi Thành, Thăng

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

71

Bình và thành phố Hội An. Mỗi địa phương chọn 3 xã đại diện, mỗi xã 30 hộ chiếm

từ 25% đến 30% số hộ nuôi ở mỗi xã. Huyện Núi Thành gồm xã Tam Tiến, Tam

Hòa, Tam Nghĩa. Năm 2012, xã Tam Tiến có 363ha (chiếm 41,72% toàn huyện) là xã

ven biển nằm ở phía Bắc Huyện, xã Tam Hòa có 332ha (chiếm 38,16% toàn huyện)

nằm ở giữa huyện và xã Tam Nghĩa có 81 ha (chiếm 9,3% toàn huyện), đại diện cho

các xã ở phía Nam của Huyện.

Huyện Thăng Bình chọn 3 xã đại diện là xã Bình Hải, Bình Nam, Bình Giang.

Năm 2012, xã Bình Hải có DT nuôi tôm 138 ha (chiếm 47,75% toàn huyện) là xã

ven biển nằm ở giữa vùng nuôi tôm của huyện, xã Bình Nam có DT nuôi tôm là

94ha (chiếm 32,53% toàn huyện), đại diện cho các xã phía Nam, xã Bình Giang có

20ha (6,9% toàn huyện) nằm ở phía Bắc huyện, đại diện cho các xã ven sông

Trường Giang thuộc khu vực phía Bắc. Hội An gồm xã Cẩm Thanh, Cẩm Hà và

Cẩm Châu là 3 địa phương có DT nuôi tôm tập trung lớn. Năm 2012 xã Cẩm Thanh

có DT nuôi tôm lớn nhất 104ha (chiếm 56,3% toàn thành phố), phường Cẩm Hà có

DT nuôi tôm là 36,4ha, lớn thứ 2 (chiếm 19,69 % toàn thành phố) là phường nằm

phía Bắc của thành phố, phường Cẩm Châu có DT nuôi tôm 26,1ha, lớn thứ 3 (chiếm

14,12% toàn thành phố) là phường nằm phía Đông của thành phố.

Đối với các tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ SPTN được chọn

mẫu ngẫu nhiên: 10 cơ sở SXTG (chiếm 40% số cơ sở SXTG ngoài tỉnh cung cấp

trên địa bàn nghiên cứu), 5 cơ sở chế biến TACN trong tỉnh (chiếm 83,3% số cơ sở

trên địa bàn), 5 cơ sở chế biến thức ăn ngoài tỉnh (chiếm 71,4% số cơ sở ngoài tỉnh

cung cấp trên nghiên cứu), 10 trại lưu giữ tôm giống trong tỉnh (30% ở địa bàn

nghiên cứu), 10 đại lý TACN và TTYTS cấp 1 (chiếm 100% số đại lý cấp 1 trên địa

bàn), 10 đại lý TACN và TTYTS cấp 2 (chiếm 83,3% số đại lý cấp 2 ở địa bàn

nghiên cứu), 10 thu gom lớn (chiếm 45,5% số cơ sở thu gom lớn ở địa bàn nghiên

cứu), 10 thu gom nhỏ (chiếm 31,3% số thu gom nhỏ trên địa bàn), 10 hộ bán buôn

ngoài tỉnh (chiếm 66,7% số hộ bán buôn ngoài tỉnh có phân phối tôm nuôi của tỉnh

trên địa bàn của họ), 6 bán buôn trong tỉnh (chiếm 100% số bán buôn phân phối trên

địa bàn tỉnh), 10 hộ bán lẻ ngoài tỉnh (chiếm 23,8% số hộ bán lẻ trên địa bàn ngoài

tỉnh có tiêu thụ tôm nuôi của tỉnh), 10 bán lẻ trong tỉnh (chiếm 40% số bán lẻ trên địa

bàn nghiên cứu), 10 cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản ngoài tỉnh (chiếm 50% số

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

72

cơ sở chế biến và xuất khẩu ngoài tính có tiêu thụ tôm của tỉnh), 10 cơ sở chế biến và

xuất khẩu thủy sản trong tỉnh (chiếm 83,3% số cơ sở có chế biến và xuất khẩu SPTN

của địa bàn nghiên cứu).

2.4.3. Phương pháp phân tích

2.4.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế

+ Thống kê mô tả: được sử dụng trong luận án để phân tích những đặc điểm tự

nhiên, kinh tế- xã hội chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới quá trình hoạt

động của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam.

+ Thống kê so sánh: so sánh các chỉ tiêu biến động theo thời gian và không gian.

Cụ thể so sánh sự biến động diện tích, năng suất, sản lượng tôm nuôi qua các năm; so

sánh giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, tỷ suất lợi nhận kinh tế ròng giữa các vụ nuôi; so

sánh giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra giữa các tác nhân trong CCSPTN.

2.4.3.2. Phương pháp hạch toán tài chính

Để phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá

trình tạo giá trị của từng tác nhân trong CCSPTN, tác giả luận án sử dụng phương

pháp hạch toán tài chính để xác định chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí HĐTGT,

doanh thu, thu nhập và lợi nhuận của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó

xác định kết quả và hiệu quả hoạt động của mỗi tác nhân và toàn bộ chuỗi cung.

2.4.3.3. Phương pháp phân tích chuỗi cung

Luận án sử dụng phương pháp phân tích chuỗi cung để mô tả mạng lưới các

tác nhân trong chuỗi và mối liên kết ngang, liên kết dọc trong chuỗi; phản ánh được

sự tác động phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân trong chuỗi; xác định các tác nhân

trong và ngoài của chuỗi quá trình hoạt động tạo giá trị từ điểm khởi đầu đến điểm

kết thúc của chuỗi sản phẩm, dựa trên bộ khung là phân tích ngành hàng. Nghiên

cứu việc phân chia lợi ích của các tác nhân trong chuỗi, xác định tác nhân nào chi

phối chính trong chuỗi, các tác nhân nào cản trở hoạt động của chuỗi.

2.4.3.4. Phương pháp chuyên gia

Tác giả luận án đã gặp các cán bộ quản lý đầu ngành của Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Quảng Nam, các cơ quan quản lý liên quan đến ngành hàng

tôm nuôi để xin ý kiến đóng góp nội dung khoa học của đề tài. Lấy ý kiến về đánh

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

73

giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của

CCSPTN ở Quảng Nam thông qua phiếu khảo sát.

2.4.3.5. Phương pháp hàm sản xuất

Là phương pháp phân tích hồi quy tương quan dựa trên mô hình hàm sản xuất

Cobb-Douglas với các mối quan hệ giữa một sản phẩm đầu ra với nhiều yếu tố đầu

vào. Tính sản phẩm cận biên, so sánh giá trị sản phẩm cận biên của đầu vào với giá

đơn vị của yếu tố đầu vào đó để xác định hiệu quả kinh tế nuôi tôm của yếu tố đầu

vào tương ứng (xem phụ lục 1, mục 1.2.1).

2.4.3.6. Phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi

Có nhiều phương pháp, chỉ tiêu để đánh giá khả năng cạnh tranh của SPTN.

Một trong những phương pháp đó là lợi thế cạnh tranh. Để xác định lợi thế cạnh tranh

của SPTN, cần ước lượng hệ số chi phí nguồn lực nội địa.

Công thức toán học để tính DRC:

DRC = (Chi phí nguồn lực trong nước) tính bằng đồng nội tệ

(Giá trị sản phẩm- chi phí nhập khẩu) tính bằng ngoại tệ

Sau khi tính được DRC, so sánh chỉ số này với tỷ giá hối đoái chính thức

(OER) và với giá bóng của tỷ giá hối đoái (SER, với SER = OER*(1 + FX premium))

để xác định lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh. Nếu DRC/OER = 1 thì nền kinh tế

không có lợi và cũng không tiết kiệm được ngoại tệ bằng sản xuất nội địa (sản phẩm

sản xuất ra có lợi thế trung lập). Nếu DRC/OER < 1 thì giá trị của nguồn lực trong

nước dùng cho sản xuất nhỏ hơn giá trị ngoại tệ ròng tiết kiệm được (sản phẩm có lợi

thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế), ngược lại. Nếu DRC/OER > 1 thì giá trị của

nguồn lực trong nước dùng cho sản xuất lớn hơn giá trị ngoại tệ ròng tiết kiệm được

(sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế). Tương tự khi tính lợi

thế so sánh, nếu DRC/SER < 1 thì sản phẩm có lợi thế so sánh; còn nếu DRC/SER >1

thì sản phẩm không có lợi thế so sánh (xem phụ lục 1, mục 1.2.2).

2.4.3.7. Phương pháp ma trận phân tích SWOT

Phương pháp phân tích ma trận SWOT được sử dụng để đánh giá điểm mạnh

(S), điểm yếu (W), những cơ hội (O) và thách thức (T) đối với CCSPTN, sử dụng

kết quả này tích hợp các yếu tố S - O, W - T, S - T, W - O đưa ra các gợi ý đề xuất

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

74

các giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và

phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam trong những năm tới.

2.5. Tóm tắt chương 2

Chương 2 được trình bày những nội dung chủ yếu sau:

Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Nam ảnh hưởng

đến phát triển ngành hàng tôm nuôi, hay CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam.

Đánh giá thực trạng phát triển của ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành

hàng này đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên,

trong ngành hàng này có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa hình thành và

phát triển, hoạt động chế biến tôm còn bỏ ngõ, các hoạt động sản xuất giống, TTYTS

còn thiếu, phụ thuộc vào các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài tỉnh. Đối tượng tôm

nuôi chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng với phương thức nuôi thâm canh. Hình thức

tổ chức nuôi chủ yếu là hộ gia đình mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán.

Luận án tiếp cận theo quan điểm tích hợp giữa chuỗi cung truyền thống với

quan điểm giá trị gia tăng của Micheal Porter trong khái niệm chuỗi giá trị. Từ cơ

sở lý luận và thực tiễn, cách tiếp cận nghiên cứu CCSPTN, luận án xây dựng khung

nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Khung nghiên cứu này chỉ ra:

- Phân tích CCSPTN trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả

năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi và luôn gắn với phân tích các nhân tố ảnh

hưởng đến quá trình hoạt động của CCSPTN ở Quảng Nam;

- Các phương pháp nghiên cứu sử dụng phù hợp với nội dung và mục tiêu

nghiên cứu của luận án.

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

75

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM

TÔM NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

3.1.1. Cấu trúc về CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Theo tài liệu cung cấp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng

Nam, kết quả điều tra trực tiếp từ các tác nhân tham gia CCSPTN, luận án xác định

cấu trúc của chuỗi cung này nhằm mô tả một cách khái quát dòng sản phẩm vật chất

đi qua mỗi tác nhân trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam như sau:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổng quát CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2012

Sơ đồ 3.1 cho thấy, đây là một chuỗi cung phức tạp và có sự phân công

lao động khá chi tiết cho từng tác nhân tham gia trong mỗi giai đoạn của

chuỗi, mỗi tác nhân là một mắt xích thực hiện các hoạt động chuyên biệt (cung

Thu gom lớn

trong tỉnh Bán buôn trong tỉnh

Hộ nuôi tôm

CSSX tôm giống

ngoài tỉnh bán trực

tiếp cho hộ

CSSX tôm giống

ngoài tỉnh bán

gián tiếp

Trại lưu giữ tôm

giống trong tỉnh

Cơ sở chế biến

TACN cho tôm

trong tỉnh

CSSX thuốc

thú y thủy sản

ngoài tỉnh

Đại lý cấp 1

Đại lý cấp 2

Cơ sở CBXK

thủy sản

Nhà nhập khẩu

nước ngoài

Người tiêu dùng

nước ngoài

Bán buôn

ngoài tỉnh

Bán lẻ

ngoài tỉnh

Người tiêu dùng

ngoài tỉnh

Bán lẻ trong tỉnh

Người tiêu dùng

trong tỉnh

Thu gom nhỏ

87,3% 12,7%

95,6%

4,4% 66,7

% 33,3%

87,4% 8,5% 4,1%

65,8%

34,2%

Cơ sở chế biến

TACN cho

tôm ngoài tỉnh

100%

65,5% 34,5%

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

76

cấp tôm giống, TACN, TTYTS cho tôm, nuôi tôm, thu gom, chế biến, bán buôn và

bán lẻ). Trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, hộ nuôi là tác nhân trung tâm và chủ

yếu sản xuất ra SPTN cung cấp cho thị trường xuất khẩu, thị trường tiêu dùng trong

và ngoài tỉnh. Căn cứ vào dòng sản phẩm vật chất đi qua hộ nuôi tôm, CCSPTN ở

tỉnh Quảng Nam được phân thành: dòng về phía thượng nguồn (Upsdream) và dòng

về phía hạ nguồn (Downstream) của CCSPTN.

3.1.1.1. Dòng về phía thượng nguồn của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Dòng về phía thượng nguồn CCSPTN phản ánh các mối quan hệ giữa các tác

nhân cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu cho hộ nuôi tôm bao gồm: tôm giống,

TACN và TTYTS.

Sơ đồ 3.2. Dòng thượng nguồn của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ năm 2012

Qua kết quả điều tra cho thấy, nguồn cung con giống cho các hộ nuôi tôm ở

tỉnh Quảng Nam đều được cung cấp từ các cơ sở SXTG ngoài tỉnh một cách trực

tiếp hay gián tiếp. Đối với các cơ sở SXTG có thương hiệu như: Công ty TNHH

đầu tư thủy sản Nam miền Trung, Công ty TNHH Việt - Úc, CP Việt Nam, Uni -

President Việt Nam sản xuất tại Bình Định, Bình Thuận đều bán trực tiếp cho các

hộ nuôi, chiếm 63,8% số lượng tôm giống cung cấp cho toàn tỉnh. Số lượng tôm

giống còn lại chiếm 36,2% được cung cấp bởi các cơ sở SXTG ngoài tỉnh thông qua

các trại lưu trữ giống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Thực tế cho thấy, đối với các hộ

nuôi đầu tư thâm canh ở mức cao đều quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng tôm

giống khi mua. Vì vậy, họ mua tôm giống trực tiếp từ cơ sở SXTG có uy tín.

Cơ sở sản xuất

TTYTS ngoài tỉnh

Cơ sở chế biến TACN

cho tôm ngoài tỉnh

CSSX tôm giống ngoài

tỉnh bán gián tiếp

Hộ nuôi

tôm

Đại lý cấp 2

Trại lưu giữ tôm

giống trong tỉnh

CSSX tôm giống ngoài

tỉnh bán trực tiếp 63,8%

36,2%

66,7%

33,3%

Cơ sở chế biến TACN

cho tôm trong tỉnh

Đại lý cấp 1

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

77

Đối với TACN và TTYTS được cung cấp cho hộ nuôi, thông qua hệ thống đại

lý của cơ sở chế biến TACN hay cơ sở sản xuất TTYTS. Số lượng TACN và

TTYTS được cung cấp cho hộ nuôi qua đại lý cấp 1 chiếm 66,7%, số còn lại được

cung cấp qua đại lý cấp 2. Qua kết quả điều tra cho thấy hầu hết các hộ có ao nuôi

nằm ở địa bàn giao thông đi lại khó khăn thì mua TACN, TTYTS qua đại lý cấp 2,

hay mua tôm giống qua trại lưu giữ tôm giống.

Tóm lại, đại bộ phận hộ nuôi mua các yếu tố đầu vào thông qua các luồng

phân phối bảo đảm độ tin cạy cao về chất lượng sản phẩm. Đây là cơ sở để hộ nuôi

tôm đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế cao.

3.1.1.2. Dòng về phía hạ nguồn của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Dòng về phía hạ nguồn của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam phản ánh các mối quan

hệ giữa các tác nhân tham gia phân phối SPTN của hộ đến người tiêu dùng thông qua

thị trường xuất khẩu, thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Căn cứ vào tỷ lệ sản lượng

tôm nuôi tiêu thụ ở các loại thị trường, cho thấy dòng về phía hạ nguồn CCSPTN ở tỉnh

Quảng Nam có hai luồng phân phối chính: luồng SPTN xuất khẩu chiếm 87,4% và

luồng SPTN tiêu thụ ngoài tỉnh chiếm 8,5% so với tổng khối lượng SPTN do người thu

gom lớn cung cấp. Luồng SPTN tiêu thụ trong tỉnh chiếm tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ thấp

(4,1%). Vì vậy, luồng này không đại diện cho thị trường mục tiêu của hộ nuôi tôm.

Trong luận án này chỉ tập trung vào hai luồng sản phẩm tiêu thụ chính: luồng SPTN

xuất khẩu và luồng SPTN tiêu thụ ngoài tỉnh.

Sơ đồ 3.3. Luồng sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ năm 2012

Luồng SPTN xuất khẩu (ký hiệu 1.1) là luồng SPTN tiêu thụ chính ở tỉnh

Quảng Nam. Sơ đồ 3.3. cho thấy, sản phẩm được vận động và chuyển hóa qua các

giai đoạn khác nhau. Tôm được hộ gia đình nuôi từ 85 đến 90 ngày thì thu hoạch và

bán cho người thu gom lớn 95,6% trong tổng sản lượng tôm thu hoạch của hộ.

Thông thường, người thu gom lớn mua tôm khi đủ khối lượng cho một xe đông

NTD nước

ngoài Cơ sở CBXK

Hộ nuôi tôm Thu gom lớn

Nhà nhập khẩu

nước ngoài

87,4% 100% 100% 95,6%

1.1

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

78

lạnh từ 5-6 tấn thì mới chở đến bán cho các cơ sở chế biến và xuất khẩu, khi

không đủ số lượng của một xe thì đưa vào lưu trữ và bảo quản tôm trong kho

lạnh; khả năng lưu trữ bình quân từ 3 đến 5 ngày. Khi tôm nguyên liệu nhập về,

cơ sở chế biến xuất khẩu tiến hành phân loại và chế biến sản phẩm theo quy trình

công nghệ của nhà nhập khẩu nước ngoài yêu cầu. Trên cơ sở hợp đồng đã được

ký kết nhà nhập khẩu kiểm tra chất lượng SPTN đã chế biến, nếu đúng quy định

thì nhập kho, nếu sai quy định trả lại.

Luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh phản ánh SPTN tiêu thụ ở thành

phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn và Quảng Ngãi.

Dòng chính:

Dòng phụ:

Sơ đồ 3.4. Luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ năm 2012

Theo Sơ đồ 3.4, luồng sản phẩm này được vận động và chuyển hóa qua hai luồng

sản phẩm: Luồng SPTN tiêu thụ ngoài tỉnh do người thu gom lớn cung cấp (ký hiệu

2.1), luồng SPTN tiêu thụ ngoài tỉnh do thu gom nhỏ cung cấp (ký hiệu 2.2). Luồng

2.1, tôm được hộ thu hoạch và bán cho thu gom lớn tại ao nuôi, sau đó vận chuyển về

kho đông lạnh để lưu trữ, thời gian lưu trữ bình quân cũng từ 3-5 ngày. Thông thường

tôm phân phối theo luồng sản phẩm này cũng được bán khi số lượng tôm đủ chuyến

hàng. Người thu gom lớn bán tôm cho người bán buôn tại các chợ đầu mối ngoài tỉnh

với tỷ lệ sản lượng chiếm 8,5% sản lượng mua của hộ nuôi. Người bán buôn vận

chuyển tôm bán cho người bán lẻ tại các chợ địa phương.

Đối với thu gom nhỏ, họ là người của địa phương, thu mua tôm với số lượng

dưới 1 tấn và cung cấp cho người bán lẻ ở ngoài tỉnh, thường là những người quen

biết tỷ lệ sản lượng tiêu thụ chiếm 4,4% sản lượng tôm nuôi của hộ nuôi cung cấp.

Họ vận chuyển bằng xe máy, sản phẩm có thể là tôm ướp đá, tôm tươi sống. Do tỷ

BB

ngoài tỉnh Hộ nuôi tôm Thu gom lớn NTD

ngoài tỉnh

Thu gom nhỏ

4,4%

34,2%

8,5% 95,6%

BL

ngoài tỉnh

2.2

2.1

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

79

lệ sản lượng tiêu thụ ít, nên luận án chỉ tập trung phân tích luồng sản phẩm (2.1), vì

đây là luồng tiêu thụ chính, đại diện cho thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh.

Trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, dòng sản phẩm vật chất đi qua từng tác

nhân tham gia, mỗi tác nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động để

chuyển hóa dòng sản phẩm vật chất này, cùng với quá trình hoạt động đó làm gia

tăng giá trị đáp ứng yêu cầu của khách hàng sau chúng.

3.1.2. Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam

3.1.2.1. Hộ nuôi tôm

Hộ nuôi tôm là tác nhân chính tạo ra SPTN đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa

và thế giới. Đặc điểm về các nguồn lực của hộ nuôi tôm tác động đến quá trình tạo

giá trị của hộ. Kết quả điều tra cho thấy, tuổi đời bình quân của chủ hộ là 46,49 và

số năm nuôi tôm 8,6, cho thấy phần lớn các chủ hộ đều đang ở trong độ tuổi lao

động, có sức khỏe tốt và gắn bó nhiều năm với nghề nuôi tôm. Trình độ văn hóa của

chủ hộ phổ biến là học hết phổ thông cơ sở và trong toàn bộ số hộ điều tra ở cả 3

địa phương không có trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, với số năm tham gia nuôi

tôm nhiều, tích cực tham gia các lớp tập huấn và chuyển giao công nghệ nuôi tôm

của ngành thủy sản tổ chức thì các chủ hộ có thể tổ chức nuôi tôm đạt kết quả và

hiệu quả kinh tế nhất định (xem phụ lục 3, Bảng 20).

Quy mô nuôi tôm của hộ gia đình ở tỉnh Quảng Nam không lớn, DT nuôi tôm

bình quân 0,52 ha/hộ, số lao động nông nghiệp bình quân 1,94/hộ, vốn nuôi tôm bình

quân 161,75 triệu đồng/hộ. Như vậy, để phát triển kinh tế hàng hóa với quy mô lớn của

ngành là rất khó khăn do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, khó tập trung được một

khối lượng hàng hóa đủ lớn để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến và

xuất khẩu. Hộ nuôi tôm ở huyện Thăng Bình và huyện Núi Thành không có sự cách

biệt lớn về quy mô diện tích nuôi, số năm nuôi tôm và tuổi đời bình quân; riêng hộ nuôi

tôm ở thành phố Hội An có quy mô diện tích nhỏ (0,3ha/hộ), tuổi đời cao và số năm

nuôi thấp. Điều này cho thấy, điều kiện tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các

hộ nuôi tôm ở Hội An là khó khăn hơn so với 2 địa phương trên. Quá trình tạo giá trị

của hộ được thực hiện thông qua các hoạt động nuôi tôm, bao gồm các hoạt động mua

các yếu tố đầu vào, quá trình nuôi dưỡng, thu hoạch và hoạt động bán sản phẩm.

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

80

(1) Hoạt động của quá trình nuôi tôm

Để nuôi tôm hộ phải đầu tư xây dựng hệ thống nuôi bao gồm: ao nuôi, ao lắng,

ao xử lý thải, kênh cấp thoát nước, bờ bao, cống cấp thoát nước, bãi thải, hệ thống sục

khí, tổng TSCĐ bình quân của hộ ở Quảng Nam là 86,6 triệu đồng/hộ. Mỗi vụ nuôi

trích chi phí khấu hao TSCĐ bình quân 1,45 triệu đồng/tấn. Trước khi thả giống hộ

phải chi phí cho hoạt động nạo vét, tu bổ, phơi nắng, sử dụng vôi và hóa chất để vệ

sinh ao nuôi thời gian từ 10 -15 ngày. Trong quá trình nuôi dưỡng, phải thường xuyên

vận hành hệ thống sục khí, thay nước, cho ăn và quản lý thức ăn hàng ngày theo đúng

quy trình kỹ thuật, phòng và điều trị bệnh tôm trong suốt quá trình nuôi dưỡng từ 85

đến 90 ngày. Khi tôm đạt trọng lượng cho phép thì thu hoạch tôm. Kết quả điều tra

cho thấy, kỹ thuật nuôi tôm tại các địa phương đang hướng đến tiêu chuẩn Vietgap.

Tuy nhiên, số lượng hộ tham gia chưa nhiều.

(2) Các hoạt động marketing

Chi phí hoạt động marketing của hộ nuôi bình quân 120 ngàn đồng/tấn, chiếm

0,5% trong tổng chi phí HĐTGT của hộ, bao gồm các hoạt động:

- Mua tôm giống: Hộ nuôi dựa trên cơ sở trao đổi thông tin với người cùng

nuôi, rồi đăng ký mua giống thông qua nhóm hộ cùng nuôi. Trưởng nhóm tổng hợp

số lượng giống theo nhu cầu thả nuôi, gọi điện thoại đến cơ sở sản xuất giống đặt

mua. Căn cứ vào số lượng, thời gian và địa điểm theo yêu cầu của người mua, cơ sở

sản xuất cung cấp giống theo đúng yêu cầu. Sau khi trao hàng, người nuôi thanh

toán ngay cho người cung cấp bằng tiền mặt.

- Mua TACN, TTYTS: Hộ nuôi tôm đến trực tiếp đại lý thỏa thuận giá và được

đại lý vận chuyển đến kho chứa thức ăn tôm của hộ đúng số lượng yêu cầu. Phần

lớn các hộ nuôi mua chịu và thanh toán vào cuối vụ nuôi sau khi thu hoạch tôm và

bán tôm cho người thu gom. Riêng TTYTS hộ mua trực tiếp tại đại lý và thanh toán

ngay bằng tiền mặt.

- Bán sản phẩm: Vào thời điểm trước khi bán hộ nuôi tham khảo giá bán với

các hộ cùng nuôi, sau đó gọi người thu gom đến tại ao nuôi để thỏa thuận giá bằng

cách người nuôi và người thu gom thử mẫu để xem số lượng, kích cỡ tôm từ ao nuôi là

bao nhiêu để quyết định giá mua bán. Người thu gom lớn khi lấy hàng thì thanh toán

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

81

ngay cho hộ nuôi bằng tiền mặt. Khi vào vụ nhiều hộ bán, người thu gom chưa nhận

hàng ngay mà hẹn ngày giờ cụ thể để lấy hàng và tiền được đặt cọc trước 50 - 60% cho

hộ nuôi. Hoạt động này tốn chi phí điện thoại, chi phí kiểm định giống, các khoản tiền

nước giao dịch, toàn bộ chi phí vận chuyển TACN và SPTN do người bán TACN và

người mua SPTN chi trả.

(3) Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ nuôi tôm

Quá trình hoạt động nuôi tôm của hộ gắn liền với quá trình tạo giá trị gia tăng của

SPTN. Nó là lợi nhuận ròng mà hộ thu được sau khi lấy doanh thu bán sản phẩm trừ đi

toàn bộ chi phí đầu vào chủ yếu do các tác nhân tham gia dòng thượng nguồn tạo ra và

toàn bộ chi phí hoạt động tạo giá trị của hộ. Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của

hộ nuôi ở mỗi địa phương có sự khác nhau.

Bảng 3.1. Kết quả và hiệu quả nuôi tôm của hộ nuôi

(tính bình quân trên 1 tấn tôm nuôi) ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Thăng

Bình

Núi

Thành

Hội

An

BQ

Chung

1. Doanh thu 101,31 97,61 97,21 99,10

2. Tổng chi phí SXKD (C) 76,88 71,15 80,84 74,94

- Gía vốn đầu vào chủ yếu 53,86 50,30 43,18 50,34

- Chi phí HĐTGT nuôi tôm 23,02 20,85 37,66 24,60

3. Lợi nhuận (LN) 24,43 26,46 16,37 24,16

4. LN/C (lần) 0,32 0,37 0,20 0,32

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2012

Để sản xuất ra 1tấn tôm, hộ nuôi tôm ở huyện Thăng Bình đầu tư chi phí

SXKD là 76,88 triệu đồng, huyện Núi Thành 71,15 triệu đồng, ở Hội An mức đầu

tư cao nhất 80,84 triệu đồng/tấn. Xét về mức đầu tư chi phí SXKD trên 1ha nuôi

tôm, huyện Núi Thành đầu tư cao nhất (454,25 triệu đồng/ha), Hội An có mức đầu

tư thấp nhất (197,01 triệu đồng/ha). Do NS tôm nuôi ở Hội An thấp nên chi phí bình

quân trên 1tấn tôm thu hoạch là cao nhất. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí SXKD/tấn

huyện Núi Thành cao nhất (0,37lần) cao hơn mức trung bình chung là 0,05 lần. Như

vậy, nuôi tôm ở huyện Núi Thành đạt hiệu quả kinh tế cao hơn hai địa phương kia.

Trong khoản mục chi phí đầu tư nuôi tôm, khoản mục: giống, TACN, lao động chiếm

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

82

tỷ trọng cao. Theo các chuyên gia NTTS, sở dĩ khoản mục chi phí thức ăn cao là vì cứ

nuôi được 1 tấn tôm, phải cung cấp từ 1,2 - 1,5 tấn TACN. Khoản mục chi phí công lao

động, phản ánh quá trình lao động từ nạo vét, tu bổ ao nuôi, quá trình nuôi dưỡng,

chăm sóc, thu hoạch tôm (phụ lục 3 Bảng 20, Bảng 29, Bảng 30). Trên đây là kết quả

và hiệu quả tính bình quân chung của hộ, trong thực tế, có những hộ rơi vào tình trạng

thua lỗ, phải bỏ hoang ao nuôi (phụ lục 3, Bảng 31).

Tổng chi phí HĐTGT của hộ tính trên 1 tấn tôm thu hoạch là bằng tổng chi phí

sản xuất của hộ trừ đi giá vốn con giống và thức ăn công nghiệp do tác nhân cơ sở

sản xuất tôm giống và cơ sở chế biến TACN là 24,6 triệu đồng (trong đó chi phí

hoạt động nuôi tôm là 24,48 triệu đồng, chi phí marketing là 0,12 triệu động), tạo ra

giá trị lợi nhuận 24,16 triệu đồng/tấn. Nhờ liên kết với các tác nhân cung cấp đầu

vào và đầu ra nên hộ giảm được chi phí vận chuyển hàng hóa sản phẩm, giảm chi

phí marketing, tăng thêm lợi nhuận.

Tóm lại, quy mô sản xuất của các hộ nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam nhỏ, kết quả

và hiệu quả kinh tế giữa các địa phương có sự khác biệt lớn. Nuôi tôm ở Hội An có

hiệu quả kinh tế thấp, do chi phí HĐTGT cao hơn so với 2 địa phương kia. Để hiểu

rõ hơn quá trình tạo giá trị của hộ nuôi cần đi sâu phân tích những yếu tố đầu vào

ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ, cũng như qua phân tích

những vấn đề liên quan khác của CCSPTN để tìm kiếm cơ hội nâng cao giá trị gia

tăng cho hộ nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam.

3.1.2.2. Quá trình tạo giá trị của tác nhân về phía dòng thượng nguồn CCSPTN

(1) Cơ sở sản xuất tôm giống

Nguồn cung con giống tôm thẻ chân trắng cho các hộ nuôi tôm ở tỉnh Quảng

Nam chủ yếu từ: Công ty TNHH đầu tư thủy sản Nam miền Trung, Công ty TNHH

Việt- Úc, CP Việt Nam, Uni - President Việt Nam sản xuất tại Bình Định, Bình Thuận.

Các cơ sở này có quy mô sản xuất lớn, số lượng lao động bình quân 124 người, vốn sản

xuất kinh doanh bình quân 56 tỷ đồng, sản xuất với quy trình công nghệ hiện đại, các

điều kiện sản xuất đảm bảo vệ sinh thú y, chấp hành tốt công tác kiểm dịch nhập và

xuất trại, công suất bình quân 1,4 tỷ con giống/năm. Trong khi đó, các cơ sở tôm giống

ở Quảng Nam, có quy mô nhỏ, không sản xuất được tôm giống, chỉ thực hiện chức

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

83

năng lưu giữ tôm giống, mua Nauplius hoặc postlavave từ các cơ sở kinh doanh tư

nhân trên địa bàn các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận về nuôi dưỡng một

thời gian rồi xuất bán. Hiện nay, việc cung cấp con giống của các cơ sở sản xuất tôm

giống ngoài tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều không qua kiểm dịch tại địa phương,

chất lượng con giống không ổn định. Nhu cầu con giống ở địa phương hàng năm là từ

7 - 8 tỷ con tôm giống, các cơ sở SXTG bán trực tiếp đã cung cấp 87,3% lượng tôm

giống. Quá trình tạo giá trị của các cơ sở sản xuất tôm giống thông qua các hoạt động

tạo giống và các hoạt động marketing (xem phụ lục 3, Bảng 21).

- Hoạt động tạo giống: Để tạo ra tôm giống, trước tiên các cơ sở sản xuất tôm

giống đầu tư chi phí về cơ sở vật chất sản xuất giống (ao nuôi, bể đẻ, bể ương nuôi)

chi phí mua tôm giống bố mẹ, tiến hành nuôi vỗ từ 2 - 3 tháng, sau đó chọn tôm bố

mẹ đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng tiến hành cho đẻ và nuôi dưỡng ấu trùng qua

các giai đoạn từ Nauplius đến postlavave 7, hoặc đến postlavave 12 thì xuất bán.

Đây là hoạt động rất quan trọng, quyết định đến chất lượng tôm giống đáp ứng yêu

cầu nuôi tôm của hộ. Theo các chuyên gia NTTS, tôm bố mẹ chỉ cho đẻ từ 3 - 4 lần

thì mới đảm bảo chất lượng tôm giống, nếu trên 4 lần thì con giống không đảm bảo

sức khỏe cho quá trình phát triển sau này.

- Hoạt động marketing: Hoạt động marketing của các cơ sở SXTG bán trực tiếp

cho hộ bao gồm các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển. Thông tin

để các cơ sở SXTG ngoài tỉnh bán trực tiếp cho hộ nuôi tôm từ hộ nuôi hay đại diện

một nhóm hộ nuôi gọi điện thoại đến để mua và cung cấp thông tin về địa chỉ, số

lượng tôm giống, thời gian giao hàng và thanh toán tiền. Trên cơ sở thông tin này cơ

sở SXTG bán trực tiếp cho hộ chỉ định các trại giống trực thuộc gần nhất cung cấp

giống cho các hộ nuôi theo yêu cầu. Giống được các bộ phận chuyên môn kiểm đếm

và đưa vào bao ni - lông chứa nước và bơm khí đóng kín được vận chuyển bằng xe ô

tô đến đúng địa điểm thỏa thuận. Nhân viên bán hàng của cơ sở SXTG này bàn giao

hàng cho hộ nuôi, hướng dẫn kỹ thuật thả giống và một số điểm cần lưu ý trong quá

trình nuôi, sau đó nhận tiền thanh toán, chủ yếu bằng tiền mặt. Đối với các trại lưu

giữ tôm giống, mua postlavave 7 về dưỡng từ 5-12 ngày xuất bán, chi phí hoạt động

marketing rất thấp, không quảng cáo, không vận chuyển.

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

84

- Kết quả và hiệu quả cơ sở SXTG ngoài tỉnh: Bảng 3.2 cho thấy, cứ 1 tấn tôm

nuôi thì cơ sở SXTG bán được bình quân là 12,54 triệu đồng tôm giống, với chi phí

SXKD doanh bình quân là 9,58 triệu đồng và lợi nhuận thu được 23,6 triệu đồng.

Trong đó, kết quả và hiệu quả kinh tế tính trên 1 tấn tôm nuôi của cơ sở SXTG ngoài

tính bán trực tiếp cho hộ cao hơn kết quả và hiệu quả kinh tế của trại lưu giữ tôm

giống. Nguyên nhân là giá bán bình quân 1 vạn con tôm giống của các cơ sở SXTG

bán trực tiếp cho hộ nuôi tôm là 529,34 ngàn đồng, tổng chi phí SXKD là 401,46 ngàn

đồng tính trên 1 vạn con tôm giống PL12, chiếm 75,84% giá bán, trong đó chi phí mua

tôm bố mẹ sinh sản 168,28 ngàn đồng, chiếm 33,1% giá bán (xem phụ lục 3, Bảng 33).

Bảng 3.2. Kết quả và hiệu quả của các cơ sở sản xuất giống

(Tính trên 1 tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu

Trại lưu giữ

tôm giống ở

Quảng Nam

Cơ sở SXTG

ngoài tính

bán trực tiếp

cho hộ nuôi

Bình quân

chung

Giá trị

(triệu

đồng))

cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

1. Doanh thu 7,75 100 13,23 100 12,54 100

2. Tổng chi phí SXKD 6,44 83,13 10,04 75,86 9,58 76,40

- Giá vốn mua tôm bố mẹ 3.01 38,87 4,38 33,11 4,21 33,57

- Chi phí HĐTGT tạo giống 3,43 44,26 5,66 42,75 5,37 42,83

3. Lơi nhuận 1,31 16,87 3,20 24,16 2,96 23,60

4.LN/C (lần) 0,20 0,32 0,31

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Như vậy, do nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu làm cho tổng chi phí tạo giống của cơ

sở SXTG bán trực tiếp cho hộ cao hơn các trại lưu giữ tôm giống. Chí phí HĐTGT của

cơ sở SXTG bán trực tiếp trong hoạt động sản xuất giống được tính là toàn bộ chi phí

sản xuất là 5,66 triệu đồng/tấn (trừ chi phí mua tôm bố mẹ), trong đó chi phí hoạt động

marketing và chi khác là 0,88 triệu đồng/tấn. Trong khoản mục này, chi phí vận chuyển

tôm giống.tiêu thụ chiếm trên 80%. Sở dĩ chi phí vận chuyển cao là do địa bàn tiêu thụ

manh mún và số lượng phân phối nhỏ lẻ, ít tập trung.

(2) Cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm

Qua điều tra cho thấy, các cơ sở chế biến TACN cho nuôi tôm ở tỉnh Quảng

Nam đều nằm trong quy hoạch, tất cả đều có giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

85

doanh. Hệ thống nhà xưởng và trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng

điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng. Số lượng lao động bình quân 65 người

trên cơ sở, nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp 45%, trình độ đại học 53%, trên

đại học 2%. Vốn sản xuất bình quân 146 tỷ đồng, công suất thiết kết 68.000 tấn/

năm. Trên thực tế, các cơ sở chỉ sản xuất trên 45 nghìn tấn /năm, còn thấp xa so với

công suất thiết kế. Nhìn chung, các cơ sở chế biến TACN nuôi tôm trong tỉnh, có

quy mô và năng lực sản xuất còn thấp hơn so với các cơ sở chế biến TACN ngoài

tỉnh (xem phụ lục 3, Bảng 22). Quá trình tạo giá trị của cơ sở chế TACN nuôi tôm

bao gồm các hoạt động chế biến và các hoạt động marketing.

- Hoạt động chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm: Các nguồn nguyên liệu

đầu vào như: bột cá, đậu nành, bột mì, dầu cá… sử dụng chế biến TACN cho tôm

được cung cấp trong nước. Quy trình công nghệ chế biến hiện đại, kép kín, đảm bảo

chất lượng. Cách thức đóng gói trung bình 20kg/bao, có nhãn mác hàng hóa, thông

tin về hạn sử dụng, cách thức bảo quản đầy đủ. Các cơ sở có hồ sơ theo dõi cho từng

lô sản phẩm, có thực hiện việc kiểm nghiệm, lưu kết quả kiểm nghiệm nguyên liệu,

sản phẩm xuất xưởng được lưu và bảo quản đúng quy định. Tuy nhiên, việc áp dụng

hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất chủ yếu theo các tiêu chuẩn Việt

Nam chưa có tổ chức chứng nhận.

- Hoạt động marketing: Thị trường sản phẩm thức ăn cho tôm là thị trường

phái sinh, phụ thuộc vào thị trường SPTN. Việc phân phối sản phẩm của các cơ sở

chế biến TACN cho tôm thông qua các kênh phân phối trung gian. Mỗi cơ sở chế

biến TACN đều có một hệ thống đại lý cấp 1, cấp 2 cung cấp sản phẩm đến hộ nuôi.

Chi phí marketing bao gồm chi phí vận chuyển, quảng cáo và tiếp thị.

- Kết quả và hiệu quả kinh tế của cơ chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm:

Kết quả điều tra cho thấy, cứ 1 tấn tôm nuôi, cơ sở chế biến TACN nuôi tôm BQ

bán được doanh thu 34,9 triệu đồng, tổng chi phí SXKD 21,98 triệu đồng chiếm

62,98%, lợi nhuận BQ là 12,92 triệu đồng chiếm 37% so với doanh thu, tỷ suất lợi

nhân trên chi phí 0,59 lần, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn 23,65% so với

giá trị doanh thu. Tổng chi phí HĐTGT là 13,73 triệu đồng, bao gồm chi phí hoạt

động chế biến, chi phí vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị.

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

86

Bảng 3.3. Kết quả và hiệu quả chế biến thức ăn công nghiệp nuôi tôm

(tính bình quân 1 tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu

Cơ sở chế

biến TACN

trong tỉnh

Cơ sở chế

biến TACN

ngoài tỉnh

Bình quân

chung

Giá trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng))

cấu

(%)

1. Doanh thu (DT) 33,38 100,00 35,39 100,00 34,90 100,00

2. Tổng chi phí SXKD 20,02 59,98 22,61 63,89 21,98 62,98

- Giá vốn mua nguyên liệu 8,28 24,81 8,24 23,28 8,25 23,64

- Chi phí HĐTGT chế biến TACN 11,78 35,17 14.34 40,61 13,72 39,34

3. Lợi nhuận 13,36 40,02 12,78 36,10 12,92 37,02

4. LN/C (lần) 0,67 0,56 0,59

Nguồn:Số liệu điều tra năm 2012

Các cơ sở chế biến TACN trong tỉnh đạt được lợi nhuận cũng như hiệu quả

kinh tế trên 1 đồng chi phí SXKD cao hơn các cơ sở chế biến TACN nuôi tôm

ngoài tỉnh. Nguyên nhân, do lợi thế về khoảng cách tiêu thụ, nên chi phí vận chuyển

thấp, cho dù giá bán thấp hơn nhưng lợi nhuận vẫn cao hơn. Tuy nhiên, trong điều

kiện cạnh tranh cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa mới đảm bảo đạt

được kết quả và hiệu quả cao bền vững (phụ lục 3, Bảng 36).

(3) Hệ thống đại lý cung cấp thức ăn công nghiệp cho tôm

Trong hệ thống đại lý cung cấp TACN nuôi tôm ở Quảng Nam, cho thấy tuổi

đời bình quân của chủ các đại lý trên 41 và có số năm kinh nghiệm kinh doanh

trong nghề BQ trên 9 năm; tỷ lệ chủ đại lý cấp 1 tốt nghiệp phổ thông trung học và

có chuyên môn cao hơn đại lý cấp 2. Nhìn chung, tỷ lệ chủ đại lý cả cấp 1 và cấp 2

chưa qua đào tạo khá cao. Hầu hết các đại lý có quy mô kinh doanh nhỏ, chủ yếu sử

dụng lao động gia đình, vốn đầu tư kinh doanh bình quân 879 triệu đồng (xem phụ

lục Bảng 23). Với những đặc điểm trên đây cho thấy khả năng hợp tác và trao đổi

thông tin giữa hộ nuôi với các cơ sở chế biến TACN và TTYTS, hóa chất phục vụ

nuôi tôm mà đại lý là trung gian sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là nuôi tôm trong điều

kiện TC, đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật nuôi rất cao. Hoạt động tạo giá trị của hệ thống

đại lý chủ yếu là lưu giữ và phân phối thức ăn đến cho hộ nuôi. Trên cơ sở xác định

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

87

nhu cầu thức ăn của hộ nuôi và năng lực kinh doanh của từng đại lý, cơ sở chế biến

TACN phân phối sản lượng bán cho các đại lý cấp 1 và xác định mức chiết khấu cho

các đại lý từ 7 – 8% doanh thu bán hàng. Hoạt động tạo giá trị của đại lý gắn liền với

chi phí HĐTGT, bao gồm các chi phí bảo quản, điện sử dụng thắp sáng, vận chuyển

từ đại lý đến kho chứa thức ăn cho tôm của hộ, tiền lương và các khoản theo lương.

Bảng 3.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hệ thống đại lý

(tính trên 1 tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu

Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 Bình quân chung

Giá trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

1. Doanh thu 3,06 100 2,59 100 2,91 100

2. Tổng chi phí SXKD 2,57 83,87 2,23 85,79 2,45 84,39

- Chi phí HĐTGT 2,57 83,87 2,23 85,79 2,45 84,39

3. lợi nhuận 0,50 16,22 0,37 14,21 0,45 15,61

4. LN/ C (lần) 0,19 0,17 0,18

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 3.4, cho thấy doanh thu bình quân của một đại lý trên 1 tấn tôm nuôi là

2,91 triệu đồng, chi phí HĐTGT chính là chi phí SXKD của đại lý, bình quân 2,45

triệu đồng. Lợi nhuận bình quân của đại lý là 0,45 triệu đồng. Mức lợi nhuận trên 1

tấn tôm nuôi của đại lý cấp 1 cao hơn đại lý cấp 2, trên thực tế mức chiết khấu thu

nhập của đại lý cấp 2 là 7% thấp hơn đại lý cấp 1; đồng thời khối lượng tiêu thụ

cũng ít hơn nên các khoản chi phí phân bổ nhiều hơn trên 1 tấn thức ăn. Tỷ suất lợi

nhuận trên chi phí SXKD bình quân của đại lý là 0,18 lần. Đây chính là phần

thưởng của các cơ sở chế biến dành cho các đại lý để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm,

giảm lượng sản phẩm tồn kho.

3.1.2.3. Quá trình tạo giá trị của các tác nhân dòng về phía hạ nguồn CCSPTN

(1) Tác nhân thu gom

Tác nhân thu gom lớn tham gia vào mạng lưới chuỗi cung chủ yếu xuất khẩu

thông qua cơ sở chế biến và xuất khẩu (1.1), số còn lại tiêu thụ ngoài tỉnh (2.1). họ

đều là người của địa phương, hoạt động theo quy mô hộ gia đình. Tuổi đời bình

quân của chủ hộ 45,4, số năm tham gia thu gom bình quân 8 năm; có 11% đã tốt

nghiệp phổ thông cơ sở, 78% là tốt nghiệp phổ thông trung học, toàn tỉnh có 2% đã

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

88

qua đào tạo trung cấp, 1% có trình độ đại học. Mức sản lượng thu gom bình quân

trong năm là 615 tấn/hộ. Số lao động sử dụng bình quân 5 người/hộ, quy mô vốn

đầu tư kinh doanh bình quân 1.565 triệu đồng/hộ. Với đặc điểm này cho thấy, hiện

tại khả năng thu gom đảm bảo tiêu thụ được sản lượng tôm sản xuất ở địa bàn hoạt

động của mình. Tuy nhiên, hạn chế trong tiếp cận công nghệ bảo quản lưu trữ sản

phẩm, cũng như tổ chức quản lý thu gom ở quy mô lớn (xem phụ lục 3, Bảng 24).

Quá trình tạo giá trị của thu gom thông qua các hoạt mua và bán SPTN.

- Đối với hoạt động mua: Thu gom lớn sử dụng phương tiện xe đông lạnh

trọng tải trung bình 5-6 tấn đến ao nuôi để mua gom. Sản phẩm thu gom được bảo

quản theo hai hình thức ướp đá và tươi sống. Thu gom lớn mua tôm trực tiếp tại các

ao nuôi. Đối với tôm ướp đá, sau khi phân loại được đưa lên xe xếp vào các thùng

chứa ướp đá. Đối với tôm tươi sống đưa vào các bồn chứa có nước cho sục khí.

Hoạt động thu mua chỉ thỏa thuận bằng miệng, không ký kết hợp đồng và thanh

toán bằng tiền mặt.

- Đối với hoạt động bán: Sau khi mua xong nếu số lượng ít, tôm được vận

chuyển về kho chứa, nếu số lượng nhiều chở thẳng đến nơi tiêu thụ. Tôm tươi sống

đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, người thu gom lớn bán cho tác nhân bán buôn tại

các chợ đầu mối ở các huyện trong tỉnh và cung cấp cho bán buôn ngoài tỉnh như Đà

Nẵng, Huế, Quảng Ngãi. Hoạt động bán với cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản đều

thông qua hợp đồng và thanh toán bằng chuyển khoản, đôi khi theo yêu cầu của

người thu gom các công ty thường ứng trước 50% giá trị hợp đồng cho người thu

gom để có vốn mua gom (không phải vây ngân hàng, nên giảm chi phí về lãi vây).

Đối với người bán buôn, đều thanh toán bằng tiền mặt, thời gian thanh toán sau từ 2 -

3 ngày cung cấp tôm, vì người bán buôn lấy được tiền bán của người bán lẻ.

- Kết quả và hiệu quả hoạt động thu gom lớn: Kết quả và hiệu quả hoạt động

thu gom lớn được phản ánh ở Bảng 3.5.Tôm nguyên liệu cung cấp cho cơ sở chế biến

và xuất khẩu thủy sản có giá bán bình quân 116,34 triệu đồng/tấn, tổng chí phí SXKD

103,69 triệu đồng/tấn, lợi nhuận bình quân 12,65 triệu đồng/tấn; tôm cung cấp cho thị

trường ngoài tỉnh có giá bán bình quân là 117,41 triệu đồng/tấn, tổng chi phí SXKD

bình quân 103,19 triệu đồng/tấn. Sở dĩ có sự khác biệt về giá bán tôm và chi phí thu

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

89

gom giữa các khách hàng là do yêu cầu về chất lượng tôm, sản phẩm tôm (tôm ướp đá

hay tươi sống), kích cỡ, địa điểm, thời gian bán từ đó chi phí thu gom đầu tư, giá bán

khác nhau, tuy nhiên trên thực tế sự khác biệt này là không lớn giữa các luồng sản

phẩm tiêu thụ ở các thị trường.

Bảng 3.5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của thu gom lớn

(tính cho 1 tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu

Cung cấp cho

Cơ sở chế biến và xuất

khẩu thủy sản

Bán buôn

ngoài tỉnh

Giá trị

(triệu đồng) Cơ cấu

(%) Giá trị

(triệu đồng) Cơ cấu

(%)

1. Doanh thu (DT) 116,34 100,00 117,41 100,00

2.Tổng chi phí SXKD 103,69 89,13 103,19 87,89

- Giá vốn mua tôm 99,24 85,30 98,12 83,57

- Chi phí HĐTGT thu gom 4,45 3,83 5,07 4,32

3. Lợi nhuận 12,65 10,87 14,22 12,11

4. LN/C (lần) 0,12 0,14

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 3.5, cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng chi phí SXKD theo từng

luồng sản phẩm mức chênh lệch cũng không lớn, bình quân chung 0,02 lần. Trong

đó, luồng sản phẩm tiêu thụ ngoài tỉnh 0,14 lần và luồng xuất khẩu 0,12 lần. Thực tế

việc phân phối SPTN cho khách hàng của người thu gom lớn không quan tâm đến

tỷ suất lợi nhuận mà chủ yếu quan tâm đến quy mô lợi nhuận thu được theo luồng

phân phối sản phẩm, điều này phụ thuộc vào quy mô tiêu thụ ở mỗi luồng và mức

độ ổn định. Tổng lợi nhuận thu được từ các cơ sở chế biến và xuất khẩu tôm là lớn

nhất, nguyên nhân là tỷ lệ sản lượng tiêu thụ lớn và ổn định. Chính vì vậy, các tác

nhân thu gom ưu tiên cung cấp tôm nguyên liệu cho các công ty chế biến và xuất

khẩu thủy sản. Chi phí HĐTGT của thu gom lớn là toàn bộ chi phí marketing, mức

4,45 triệu đồng/tấn tôm đối với thị trường xuất khẩu, mức 5,07 triệu đồng/tấn đối

với thị trường ngoài tỉnh. Trừ giá vốn mua tôm, chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng

cao trong tổng chi phí thu gom (phụ lục 3, Bảng 39). Ở thị trường ngoài tỉnh, chi

phí này cao hơn so với xuất khẩu 0,11 nghìn đồng/tấn, do đường vận chuyển dài vì

thu gom và tiêu thụ ở nhiều địa điểm khác nhau.

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

90

(2) Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản

Trên địa bàn Quảng Nam hiện có 15 cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản. Qua

khảo sát thực tế cho thấy, các cở sở này phần lớn có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư

kinh doanh BQ mỗi cơ sở là 49 tỷ đồng, bằng 21,8% so với mức vốn đầu tư kinh doanh

BQ của các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản ngoài tỉnh; công suất thiết kế và công

suất thực tế cũng thấp hơn từ 38% đến 41%; máy móc và trang thiết bị lạc hậu không

đáp ứng yêu cầu công nghệ của các nhà nhập khẩu nước ngoài, chủ yếu gia công cho

các cơ sở chế biến ngoài tỉnh nhưng không thường xuyên (xem phụ lục 3, Bảng 25).

Trong khi đó, các cơ sở chế biến và xuất khẩu ở Đà Nẵng có quy mô lớn, có máy móc

và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu công nghệ chế biến của các nhà nhập khẩu nước

ngoài. SPTN ở Quảng Nam cung cấp tôm nguyên liệu chủ yếu cho: Công ty Chế biến

và Xuất nhập khẩu thủy sản Thọ Quang, Công ty cổ phần thủy sản và thương mại

Thuận Phước, Công ty kinh doanh hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng, Công ty cổ phần

xuất nhập khẩu Thủy sản miền Trung, Công ty cổ phần procimex Việt Nam. Quá trình

tạo giá trị của các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản này thông qua các hoạt mua

nguyên liệu, hoạt động chế biến và hoạt động xuất khẩu.

- Hoạt động mua nguyên liệu: Qua kết quả điều tra cho thấy, tất cả các cơ sở chế

biến và xuất khẩu tôm đều không tổ chức bộ phận thu mua. Toàn bộ tôm nguyên liệu

được người thu gom lớn cung cấp đến tận nhà máy chế biến. Trước khi nhập kho đông

lạnh lưu trữ, bộ phận kiểm tra của nhà máy tiến hành phân loại theo phẩm chất và kích

cỡ. Tôm kém phẩm chất về mặt cảm quan bị trả lại. Đây là hoạt động quan trọng đối

với người thu gom lớn, vì đơn giá thanh toán căn cứ vào phẩm chất và kích cỡ tôm.

Đối với cơ sở chế biến và xuất khẩu tôm quan tâm đến chất lượng tôm nguyên liệu, vì

chất lượng không tốt ảnh hướng đến chất lượng sản phẩm chế biến. Trên thực tế, nhiều

lô hàng xuất sang Nhật đã bị trả lại, gây nên thiệt hại lớn cho cơ sở chế biến và xuất

khẩu này. Kết quả thương lượng đôi bên liên quan đến sự chia sẻ lợi nhuận của nhau.

Người thu gom khi mua tôm của hộ nuôi, họ tìm cách ép phẩm cấp, ép giá, nhưng khi

bán cho các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản, họ thương lượng tốt để nâng phẩm

cấp, nâng giá bán. Đây là hoạt động tạo ra giá trị chiếm đoạt của thu gom đối với hộ

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

91

nuôi tôm và hoạt động này cũng xảy ra đối với bán buôn, bán lẻ và ngay cả cơ sở chế

biến và xuất khẩu trong những điều kiện nhất định.

- Hoạt động chế biến: Hoạt động làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm, là hoạt

động gắn liền với quy trình công nghệ của từng loại sản phẩm chế biến theo yêu cầu

của nhà nhập khẩu nước ngoài. Quy trình chế biến sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là

tôm PD(Peeled and deveined - tôm lột vỏ rút tim), PTO (peeled tail - on - tôm lột vỏ

để đuôi), PUD (Peeled UN- deveined - tôm lột vỏ không bỏ tim) cho hệ thống tiêu

thụ ở Mỹ; các mặt hàng Nobashi, Sushi cho thị trường Nhật. Về cơ bản quy trình

công nghệ được thực hiện như sau: khi tiếp nhận nguyên liệu tiến hành làm sạch,

nguyên liệu sau khi rửa phải chuyển đến đầu dây chuyền chế biến, phân loại, vặt

đầu tôm, bóc vỏ bỏ gân, cho tôm vào khuôn, làm đông lạnh tôm, ra khuôn, vào hộp

đóng thùng đưa vào kho trữ đông. Đối với chế biến khô thì phải trải qua công đoạn

sấy và các bước công nghệ kế tiếp theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Hiện nay, các

công ty quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của hệ thống ISO 9001-2000,

HACCP, GMP, BRC.

- Hoạt động xuất khẩu: Hầu hết các công ty chế biến và xuất khẩu chưa tham

gia xuất khẩu trực tiếp, chưa thâm nhập vào chuỗi cung toàn cầu. Thông tin về giá

cả thị trường tôm nguyên liệu phụ thuộc vào tình hình xuất khẩu, và mức độ cạnh

tranh giữa các công ty, giá bán được các công ty thỏa thuận với nhà nhập khẩu dựa

trên hợp đồng mua, bán. Phương thức thanh toán chủ yếu bằng chuyển khoản. Chí

phí hoạt động này chủ yếu là chi phí vận tải, xếp dỡ, kiểm định.

- Kết quả và hiệu quả kinh tế: Để chế biến 1 tấn tôm thành phẩm cần khoảng 1,5

tấn tôm nguyên liệu. Chi phí SXKD là 120,01 triệu đồng/tấn tôm, giá bán bình quân

197.87 triệu đồng/tấn thành phẩm, quy ra tôm nguyên liệu 132,57triệu đồng/tấn tôm

nguyên liệu, lợi nhuận bình quân 12,5 triệu đồng/tấn tôm nguyên liệu. Trong các khoản

mục chi phí, chi phí mua tôm nguyên liệu là 116,34 ngàn đồng/tấn tôm, chiếm 87,76%

so với giá bán, chi phí HDDTGT chế biến và xuất khẩu 3,77 triệu đồng/tấn tôm chiếm

2,77% so với giá bán. Tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng chi phí SXKD là 0,1 lần, thấp hơn

so với tác nhân thu gom, người nuôi tôm. Giá vốn tôm nguyên liệu là phần giá trị được

tạo ra do các tác nhân ở phía trước CCSPTN đối với cơ sở chế biến và xuất khẩu.

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

92

Bảng 3.6. Kết quả và hiệu quả chế biến và xuất khẩu tôm

(tính trên 1 tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu Giá trị

(triệu đồng) Cơ cấu

(%)

1. Doanh thu (DT) 132,57 100,00

2. Tổng chi phí SXKD 120,01 90,53

- Giá vốn mua tôm nguyên liệu 116,34 87,76

- Chi phí HĐTGT chế biến và xuất khẩu 3,77 2,77

3. Lợi nhuận 12,56 9,43

4. LN/C (lần) 0,10

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

(3) Người bán buôn ngoài tỉnh

Người bán buôn ngoài tỉnh là tác nhân trung gian mua tôm của người thu gom lớn

và bán sản phẩm cho người bán lẻ trong tỉnh của họ. Tuổi đời bình quân là 46,8, số

năm tham gian bán buôn 11 năm. Quy mô vốn đầu tư bình quân là 345 triệu đồng/hộ,

số ngày bán buôn trong tháng 29 ngày, số tháng bán buôn trong năm 10 tháng. Trong

khi đó, quy mô vốn đầu tư kinh doanh của người bán buôn trong tỉnh bình quân 86

triệu đồng/hộ, số ngày bán buôn trong tháng 15 ngày, số tháng bán buôn trong năm 6

tháng. Chính vì vậy, tổng khối lượng bán buôn/năm của người bán buôn ngoài tỉnh là

221,5 tấn cao hơn người bán buôn trong tỉnh 5,4 lần (xem phụ lục 3, Bảng 26). Đặc

điểm của sản phẩm tôm nuôi là dể hư hỏng, phân hủy nếu không bảo quản tốt. Vì vậy,

hoạt động lưu trữ để phân phối SPTN của người bán buôn đóng vai trò quan trọng

trong việc đáp ứng nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng. Hoạt động tạo giá trị

của họ thông qua hoạt động mua, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, bán tôm cho người

bán lẻ.

- Đối với hoạt động mua: Tác nhân bán buôn mua tôm từ tác nhân thu gom lớn

dựa trên cơ sở quen biết, hai bên trực tiếp trao đổi và thỏa thuận giá bán, số lượng

sản phẩm tôm cần cung cấp hàng ngày. Người bán buôn có quày hàng, kho chứa cố

định tại các chợ đầu mối, hàng ngày thu gom lớn chở tôm bằng xe đông lạnh đến để

nhập vào kho lưu giữ tôm đối với tôm ướp đá, đưa vào bồn chứa có máy sục khí đối

với tôm tươi sống. Việc thanh toán tiền có thể diễn ra ngay sau khi kết thúc việc

giao hàng, phương thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt.

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

93

- Đối với hoạt động bán: Người bán buôn và người bán lẻ trực tiếp trao đổi

thỏa thuận giá cả, số lượng và chất lượng tôm. Người bán lẻ nhận hàng và có thể

thanh toán ngay sau khi nhận hàng. Hay cũng có thể thanh toán sau khoảng thời

gian từ 3 đến 5 ngày, phương thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt.

- Kết quả và hiệu quả kinh tế của người bán buôn: Thông qua các hoạt động

mua và hoạt động bán tác nhân bán buôn đã gia tăng chi phí bảo quản và vận

chuyển đến người bán lẻ. Tổng chi phí SXKD của bán buôn ngoài tỉnh là 122,88

triệu đồng/tấn. Trong đó, giá vốn mua tôm là 117,41 triệu đồng/tấn, chiếm 84,55%

doanh thu, chi phí HĐTGT của bán buôn là 5,47 triệu đồng/tấn, bao gồm chi phí

tiền điện chạy kho đông lạnh, nước đá bổ sung, chi phí vận chuyển đến các chợ địa

phương giao hàng cho người bán lẻ.

Bảng 3.7. Kết quả và hiệu quả của người bán buôn ngoài tỉnh

(tính trên 1 tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu Giá trị

(triệu đồng) Cơ cấu

(%)

1. Doanh thu (DT) 138,87 100

2. Tổng chi phí SXKD 122,88 88,49

- Giá vốn hàng bán 117,41 84,55

- Chi phí HĐTGT bán buôn 5,47 3,94

3. Lợi nhuận 15,99 11,51

4. LN/C (lần) 0,13

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Trong chi phí HĐTGT cho thấy, chi phí vận chuyển bình quân trên 1 tấn tôm của

bán buôn lớn hơn thu gom lớn 60 nghìn đồng/tấn. Đặc biệt, là do thời gian lưu trữ và

bảo quản lâu ngày nên cao hơn thu gom lớn 740 nghìn đồng/tấn. Nguyên nhân là do

phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ tôm hàng ngày của người bán lẻ. Do vậy, hiệu quả

kinh tế của bán buôn thấp hơn thu gom lớn. Đây là hạn chế cần phải có giải pháp để

khắc phục nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho bán buôn (phụ lục 3, Bảng 41).

(4) Người bán lẻ ngoài tỉnh

Người bán lẻ là người có quày bán tại chợ, họ là người trực tiếp đưa SPTN đến

với người tiêu dùng, mắt xích cuối cùng trong CCSPTN ở Quảng Nam. Người bán lẻ

ngoài tỉnh (Đà Nẵng, Quảng Ngãi) có tuổi đời 41,8 tuổi, thời gian tham gia bán lẻ là 10

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

94

năm, số ngày bán lẻ trong tháng 29,5, số tháng bán trong năm là 10 tháng, số lượng bán

bình quân hộ/ ngày là 210 kg. Hầu hết người bán lẻ ở ngoài tỉnh cũng như ở Quảng

Nam chưa qua đào tạo nghề về chế biến và bảo quản thủy sản. Hoạt động bán lẻ của họ

chủ yếu dựa vào kinh nghiệm (xem phụ lục Bảng 27). Quy mô kinh doanh của người

bán lẻ ngoài tỉnh lớn hơn quy mô kinh doanh của người bán lẻ trong tỉnh. Quá trình tạo

giá trị của tác nhân này thông qua hoạt động mua và bán SPTN gắn liền với công

tác bảo quản, lưu trữ diễn ra trong một thời gian ngắn.

- Hoạt động bán lẻ: Dựa trên số lượng, chất lượng tôm yêu cầu, và giá cả đã được

thỏa thuận giữa hai bên, người bán buôn chở hàng và cung cấp ngay tại quày bán của

người bán lẻ. Hoạt động cụ thể của người bán lẻ là tiếp nhận sản phẩm, tùy theo sản

phẩm sản phẩm ướp đá hay tươi sống mà người bán lẻ sử dụng những kỹ thuật bảo

quản khác nhau. Nếu tôm ướp đá đưa vào thùng chứa đá, cho thêm đá và trộn đều,

giống như muối cá. Còn với tôm tươi sống thì tăng cường sục khí, sau đó vận chuyển

đến cho khách hàng đặt mua trước theo yêu cầu. Mức bán lẻ hàng ngày có tính chất

thời vụ, những ngày lễ, Tết mức bán lẻ tăng cao so với ngày thường, mức bán lẻ bình

quân 210 kg/ngày. Qua điều tra cho thấy, nhu cầu tiêu thụ tôm theo phẩm cấp, kích cỡ

phụ thuộc vào khả năng thu nhập của từng người tiêu dùng ở mỗi địa phương.

- Kết quả và hiệu quả của người bán lẻ

Bảng 3.8. Kết quả và hiệu quả của người bán lẻ ngoài tỉnh

(tính trên 1 tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu Giá trị

(triệu đồng) cơ cấu

(%)

1. Doanh thu 155,65 100,00

2. Tổng chi phí SXKD 143,75 92,35

- Gía vốn 138,87 89,22

- Chi phí HĐTGT bán lẻ 4,88 3,13

3. Lợi nhuận 11,9 7,65

5. LN/C (lần) 0,08

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Doanh thu bình quân là 155,65 triệu đồng/tấn, tổng chi phí SXKD bán lẻ bình

quân 143,75 triệu đồng/tấn tôm chiếm 92,35% và lợi nhuận bình quân 11,9 triệu

đồng/tấn tôm, chiếm 7,65% so với doanh thu. Giá vốn mua tôm bình quân 138,87

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

95

triệu đồng/tấn, chiếm 89,22% so với doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí SXKD

là 0,08 lần thấp hơn tác nhân bán buôn trong cùng luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ

ngoài tỉnh. Chi phí HĐTGT của người bán lẻ chính là tổng chi phí hoạt động bán lẻ

(4,88 triệu đồng/tấn chiếm 3,13% doanh thu).

Qua phân tích chuỗi hoạt động của quá trình tạo giá trị gia tăng trong từng tác

nhân trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam cho thấy:

- Mỗi tác nhân đảm nhận một số hoạt động tạo giá trị khi sản phẩm vật chất đi

qua nó, biến nguồn nguyên vật liệu thô, các nguồn lực tự nhiên thành SPTN, sản

phẩm chế biến từ tôm nuôi đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng;

- Trong toàn bộ CCSPTN, chỉ có duy nhất hộ nuôi tôm tạo ra SPTN vơi hiệu

quả kinh tế trên 1 tấn tôm của hộ ở mỗi khu vực nuôi khác nhau, phụ thuộc vào

năng suất và hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích. Các tác nhân khác là người

cung cấp, người phân phối là cầu nối các yếu tố đầu vào và đầu ra với thị trường, có

công suất hoạt động thực tế thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế;

- Kết quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân phụ thuộc vào cách thức tổ

chức quá trình hoạt động tạo giá trị của mỗi tác nhân. Muốn nâng cao hiệu quả kinh

tế đòi hỏi phải có biện pháp để hạ thấp chi phí HĐTGT, như chi phí sản xuất của hộ

nuôi tôm trong từng vụ nuôi ở mỗi địa phương, chi phí vận chuyển, chi phí lưu trữ

bảo quản và các chi phí giao dịch khác của các tác nhân trung gian còn cao, cần

phải tổ chức các hoạt động gắn với các khoản chi phí này hợp lý, từ đó mới tạo ra

giá trị gia tăng cao cho từng tác nhân và toàn bộ CCSPTN ở Quảng Nam. Để hiểu

rõ hơn bản chất của quá trình hoạt động của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, cần phải

phân tích dòng tài chính, xem xét kết quả và hiệu quả kinh tế của toàn chuỗi, cũng

như việc phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân với nhau trong quá trình tham gia

chuỗi hoạt động tạo giá trị gia tăng như thế nào?

3.1.3. Dòng tài chính trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam

3.1.3.1. Quá trình chi trả và hiệu quả kinh tế của chuỗi

Dòng tài chính biểu hiện quá trình chi trả thông qua mua bán sản phẩm giữa

các tác nhân. Dòng 1.1, quan hệ mua bán giữa người thu gom với các cơ sở chế biến

và xuất khẩu, cũng như giữa cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản với nhà nhập

khẩu nước ngoài là quan hệ thanh toán bằng chuyển khoản trên cơ sở hợp đồng mua

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

96

bán có thời hạn; dòng 2.1, quan hệ mua bán giữa các tác nhân là quan hệ thanh toán

bằng tiền mặt dựa trên cơ sở thỏa thuận miệng với nhau. Giá cả SPTN thay đổi qua

từng tác nhân và phụ thuộc vào thời điểm bán, nơi bán, kích cỡ và phẩm cấp của

SPTN. Bảng 3.9, cho thấy mức chênh lệch giá từ người nuôi tôm qua các trung gian

là rất lớn. Dòng 1.1 chênh lệch giá giữa thu gom với hộ nuôi tăng 17,4%, giữa cơ sở

chế biến và xuất khẩu với thu gom là 13,95%, giữa tác nhân cuối với hộ nuôi là

33,77%. Tương tự, ở dòng 2.1 chênh lệch giữa hộ nuôi với người thu gom là

18,48%, giữa bán buôn với thu gom là 11,08%, giữa bán lẻ với bán buôn là 19,35%,

giữa tác nhân cuối cùng với hộ nuôi là 58,63%. Tại dòng 1.1 (thị trường xuất khẩu),

có giá bán cuối cùng là 132,57 triệu đồng/tấn, chi phí sản xuất 66,73 triệu đồng/tấn

và đạt được tổng lợi nhuận là 65,84 triệu đồng/tấn (chiếm 49,7% giá trị sản phẩm).

Trong dòng này, một đồng chi phí bỏ ra đã tạo ra 0,99 đồng lợi nhuận.

Đây là dòng hạ nguồn của CCSPTN hoạt động tích cực, sản lượng tiêu thụ

chiếm trên 87,4 % sản lượng tôm nuôi của tỉnh do hộ nuôi cung cấp cho thị trường.

Trong dòng 2.1, giá bán tôm cuối cùng là 155,65 triệu đồng/tấn cao hơn giá bán

dòng 1.1. Trong dòng này 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 1,10 đồng lợi nhuận,

hiệu quả cao hơn dòng 1.1, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ hạn chế 8,5% so với sản

lượng hộ nuôi cung cấp cho thị trường. Dòng 2.1, có tỷ lệ chênh lệch giá tôm giữa

hộ nuôi với người bán lẻ là 58,63%, tỷ lệ chênh lệch là rất cao, làm cho người tiêu

dùng mua với giá cao. Đây là nguyên nhân chủ yếu giải thích tại sao tỷ lệ sản lượng

SPTN tiêu thụ trong nước còn thấp so với xuất khẩu. Khi giá tôm tăng người tiêu

dùng mua ít lại, hoặc không mua mà chuyển sang mua sản phẩm thay thế. Vì vậy

muốn mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước của SPTN đòi hỏi phải giải quyết tốt

bài toán chênh lệch giá này. Qua điều tra cho thấy, giá cả mua bán tại ao nuôi không

phải người nuôi quyết định mà là do người thu gom quyết định. Nguyên nhân là do

người nuôi thiếu thông tin về giá, về tiêu chuẩn phẩm cấp tôm, người nuôi trước khi

bán thường tham khảo người nuôi bên cạnh, nhưng những người thu gom họ lại

thông đồng giá với nhau, nếu có chênh lệch, thì mức chênh lệch không lớn. Nên

người nuôi luôn bị thu gom ép giá, ép phẩm cấp. Đây là nguyên nhân làm giảm hiệu

quả kinh tế nuôi tôm của hộ về mặt giá. Đối với các tác nhân kế tiếp người thu gom

lớn hầu như chi phối toàn bộ giá (ngắn hạn). Chính vì vậy, hầu hết các nhà máy chế

biến của các công ty thiếu nguyên liệu chế biến tôm xuất khẩu theo các hợp đồng đã

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

97

ký kết với nhà nhập khẩu nước ngoài. Để có đủ nguyên liệu chế biến đòi hỏi các công

ty chế biến và xuất khẩu tôm phải nâng giá mua tôm nguyên liệu cho người thu gom,

hoặc phải mua nguyên liệu nhập khẩu.

Như vậy qua phân tích quá trình chi trả giữa các tác nhân cho thấy, hộ nuôi là

tác nhân trung tâm, sản xuất đạt được lợi nhuận tính trên 1 tấn tôm nuôi thu hoạch

là cao nhất (từ 23,18 triệu đồng đến 24 triệu đồng) so với các tác nhân khác trong

chuỗi, đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn so với các tác nhân trong dòng về phía hạ

nguồn của CCSPTN ở Quảng Nam. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra tính toán, cho

thấy tổng thu nhập hỗn hợp trong năm của từng tác nhân (của SPTN), cho thấy tổng

thu nhập hỗn hợp của hộ nuôi là thấp nhất (bình quân 188,7 triệu đồng/hộ), vì thế

thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động đạt 80 triệu đồng/người/năm. Trong

khi đó, cơ sở chế biến thức ăn cho tôm ở dòng thượng nguồn đạt mức thu nhập hỗn

hợp bình quân trên một lao động là 483,7 triệu đồng/người/năm, cơ sở sản xuất

giống 437,3 triệu đồng/người/năm. Dòng về phía hạ nguồn, tác nhân thu gom đạt

mức thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động cao nhất 1.592,6 triệu

đồng/người/năm; kế tiếp là cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản là 586,4 triệu

đồng/người/năm; bán buôn là 505,3 triệu đồng/người/năm và cuối cùng bán lẻ đạt

mức thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động 489,7 triệu đồng/người/năm

(xem phụ lục 3, Bảng 59).

Nguyên nhân dẫn mức thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động ở hộ

nuôi tôm thấp hơn so với các tác nhân khác trong CCSPTN ở Quảng Nam là do giới

hạn bởi quy mô diện tích nuôi (bình quân hộ 0,52ha), mỗi năm hộ nuôi tôm 2 vụ và

bị giới hạn bởi NS tôm nuôi, do đó quy mô sản lượng tiêu thụ luôn thấp, làm cho

tổng thu nhập hỗn hợp đạt được thấp, mặc dù lợi nhuận trên 1 đơn vị SPTN là cao

nhất. Trên đây là kết quả phân tích chỉ ra những bất lợi dẫn đến thua thiệt cho người

nuôi tôm trong quá trình thực hiện giá trị gia tăng của mình. Để có kết luận thỏa

đáng trong quá trình phân phối lợi ích giữa các tác nhân, ai hưởng lợi, ai thua thiệt

cần phải đánh giá xem xét ở khía cạnh của quá trình tham gia tạo giá trị của từng tác

nhân dựa trên cơ sở xác định vị thế tài chính của tác nhân đó.

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

98

Bảng 3.9. Kết quả và hiệu quả hoạt động tài chính của các tác nhân

trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

(tinh trên 1tấn tôm nuôi) ĐVT: triệu đồng

Diễn giải Cơ sở SX

tôm giống

Cơ sở

chế biến

TACN

Đại lý bán

TACN

Hộ

nuôi

tôm

Thu

gom

lớn

Cơ sở

chế biến và

xuất khẩu

thủy sản

Bán buôn

ngoài tỉnh

Bán lẻ

ngoài tỉnh

Chuỗi

giá trị

I. Dòng 1.1

1. Doanh thu (Giá bán) 12,54 34,90 2,90 99,24 116,34 132,57 - - 132,57

2. Chênh lệch giá sản phẩm tôm(%) - - - 100,00 117,40 113,95 - - 133,59

3. Chi phí SXKD 9,58 21,98 2,45 74,94 103,69 120,01 - - 66,73

3. Lợi nhuận 2,96 12,92 0,45 24,30 12,65 12,56 - - 65,84

5. LN/C (lần) 0,31 0,59 0,18 0,32 0,12 0,10 - - 0,99

II. Dòng 2.1

1. Doanh thu (Giá bán) 12,54 34,90 2,90 98,12 117,41 - 138,87 155,65 155,65

2. Chênh lệch giá sản phẩm tôm(%) - - - 100,00 118,48 - 111,08 119,35 158,63

3. Chi phí SXKD 9,58 21,98 2,45 74,94 103,19 - 122,88 143,75 74,03

3. Lợi nhuận 2,96 12,92 0,45 23,18 14,22 - 15,99 11,90 81,62

5. LN/C (lần) 0,31 0,59 0,18 0,31 0,14 - 0,13 0,08 1,10

Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra năm 2012

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

99

3.1.3.2. Vị thế tài chính và phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong CCSPTN

Trong CCSPTN, mỗi tác nhân được chuyên môn hóa mỗi quá trình hoạt động

của mình, chính quá trình hoạt động đã hướng tới giá trị cho người tiêu dùng, các tác

nhân đã tạo giá trị kết tinh trong SPTN và được người tiêu dùng chấp nhận tiêu thụ

và thanh toán.

Bảng 3.10. Tỷ trọng chi phí HĐTGT, lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào

CCSPTN thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh

(tính trên 1 tấn tôm nuôi) ĐVT: triệu đồng

Tác nhân

Chi phí

Đơn

giá

Lợi nhuận

Tổng

chi phí

SXKD

Chi phí

HĐTGT

%

Chi phí

HĐTGT

LN %

LN

1. Cơ sở SXTG 9,58 5,37 8,72 12,54 2,96 3,63

2. Cơ sở chế biến TACN 21,98 13,72 22,29 34,9 12,92 15,83

3. Đại lý TACN 2,45 2,45 3,98 2,9 0,45 0,55

4. Hộ nuôi tôm 74,94 24,60 39,96 98,12 23,18 28,40

5. Thu gom lớn 103,19 5,07 8,24 117,41 14,22 17,42

6. BB NT 122,88 5,47 8,89 138,87 15,99 19,59

7. BL NT 143,75 4,88 7,93 155,65 11,9 14,58

Tổng cộng 61,56 100,00 81,62 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 3.10, cho thấy, CCSPTN đối với thị trường ngoài tỉnh, chi phí hoạt động

để tạo giá trị ở mỗi tác nhân (mắt xích) khác nhau là khác nhau. Trong chuỗi cung

này, hộ nuôi tôm có chi phí hoạt động tạo giá trị là lớn nhất. Tổng chi phí hoạt động

tạo giá trị của hộ 24,6 triệu đồng/tấn chiếm 39,94% trong tổng chi phí hoạt động tạo

giá trị của chuỗi, kế đến là tác nhân cơ sở chế biến TACN cho tôm có chi phí hoạt

động tạo giá trị chiếm tỷ trọng 26,8%, cơ sở SXTG là 9,8% tổng chi phí hoạt động

tạo giá trị của chuỗi. Tác nhân đầu ra, do các hoạt động tạo giá trị ít, chủ yếu là các

chi phí vận chuyển, lưu trữ, bảo quản, làm sạch. Thu gom lớn 5,1 triệu đồng, bán

buôn 5,5 triệu đồng, bán lẻ 5,5 triệu đồng, thấp hơn so với hộ nuôi.

Lợi nhuận đối với hộ nuôi tôm ở dòng này là 23,2 triệu đồng/tấn, thu gom lớn

14,22 triệu đồng/tấn tôm, bán buôn gần 16 triệu đồng/tấn, bán lẻ là 11,9 triệu

đồng/tấn. Như vậy, CCSPTN ở thị trường ngoài tỉnh có tỷ trọng chi phí HĐTGT của

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

100

từng tác nhân không đồng nhất với tỷ trọng lợi nhuận thu được của từng tác nhân

tương ứng. Trong dòng này, chi phí HĐTGT của người nuôi chiếm 39,94% nhưng lợi

nhuận chỉ chiếm 28,4%, trong khi đó tác nhân thu gom chi phí HĐTGT chỉ chiếm

8,23%, nhưng lợi nhuận chiếm 17,42%, bán buôn chi phí HĐTGT là 8,88% nhưng

lợi nhuận chiếm 19.59%, tác nhân bán lẻ chi phí HĐTGT chỉ chiếm 7,92%, nhưng lợi

nhuận chiếm 14,58% trong tổng lợi nhuận của toàn chuỗi.

Bảng 3.11. Tỷ trọng CPHĐTGT, lợi nhuận của các tác nhân tham gia

vào CCSPTN thị trường xuất khẩu

(tính trên 1 tấn tôm nuôi) ĐVT: triệu đồng

Tác nhân

Chi phí

Đơn

giá

Lợi nhuận

Tổng

chi phí

SXKD

Chi phí

HĐTGT

% Chi phí

HĐTGT

LN %

LN

1. Cơ sở SXTG 9,58 5,37 9,89 12,54 2,96 4,50

2. Cơ sở chế biến TACN 21,98 13,72 25,28 34,90 12,92 19,63

3. Đại lý TACN 2,45 2,45 4,51 2,90 0,45 0,68

4. Hộ nuôi tôm 74,94 24,60 45,33 99,24 24,30 36,91

5. Thu gom lớn 103,70 4,46 8,22 116,30 12,64 19,20

6. Cơ sở chế biến và xuất

khẩu thủy sản 120,01 3,67 6,76 132,60 12,56 19,08

Tổng cộng 54,27 100,00 65,83 100,00

Nguồn:Số liệu điều tra năm 2012

Tương tự, trong CCSPTN thị trường xuất khẩu (Bảng 3.11), hộ nuôi tôm có

CPHĐTGT 24,6 triệu đồng/tấn chiếm 45,2%, nhưng lợi nhuận thu được 24,3 triệu

đồng/tấn chỉ chiếm 36,9% trong tổng giá trị của chuỗi, trong khi đó thu gom lớn chi

phí HĐTGT chỉ chiếm 8,2%, nhưng lợi nhuận thu được 12,64 triệu đồng/tấn, chiếm

19,2%, cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản có chi phí HĐTGT chiếm 6,8% nhưng

lợi nhuận chiếm 19,8%. Qua phân tích trên cho thấy trong CCSPTN ở cả hai thị

trường, vị thế tài chính của hộ nuôi là rất lớn, nhưng lợi nhuận thu được thấp hơn các

tác nhân khác ở cả hai dòng sản phẩm tiêu thụ. Điều này cho thấy lợi ích thu được

giữa các tác nhân không hợp lý, người nuôi tôm luôn thua thiệt. Nguyên nhân dẫn

đến việc chia sẻ lợi nhuận không hợp lý, hộ nuôi tôm luôn thua thiệt là do mức chênh

lệch giá bất hợp lý trong quá trình chi trả giữa hộ nuôi với thu gom. Nếu việc phân

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

101

phối lợi nhuận căn cứ theo tỷ trọng chi phí HĐTGT của từng tác nhân đóng góp thì

cho thấy các tác nhân trung gian chỉ có hưởng mức lợi nhuận từ 3,7 đến 4,9 triệu

đồng/tấn. Vì vậy, mức chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế với mức lợi nhuận tính toán

theo tỷ trọng chi phí HĐTGT là phần giá trị chiếm đoạt do thông tin trong CCSPTN

không hoàn hảo mang lại.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy, để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu

quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm, cần phải có các

giải pháp hữu hiệu để nâng cao giá trị tăng thêm cho hộ nuôi. Các giải pháp này bao gồm

cả lĩnh vực quản lý kinh tế vi mô lẫn quản lý kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện tốt nhất

để vừa giải quyết được lợi ích của hộ vừa đạt được mục tiêu tối ưu hóa lợi ích của người

tiêu dùng hay tối đa hóa giá trị gia tăng của CCSPTN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

3.1.4. Dòng thông tin trong chuỗi

3.1.4.1. Theo chiều dọc

Quá trình trao đổi thông tin giữa các tác nhân thông qua các mối quan hệ trực tiếp và

gián tiếp theo chiều dọc của họ. Trong đó, mức độ chia sẻ thông tin giữa các đối tác có ý

nghĩa quan trọng, nó phản ánh được chất lượng của dòng thông tin là thông suốt hay ách

tắc của CCSPTN. Trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam mức độ trao đổi thông tin giữa các

tác nhân trong mối quan hệ đối tác khác nhau là khác nhau. Dựa vào thang đo Likert với 5

mức độ trao đổi thông tin: 1- không trao đổi, 2- trao đổi yếu, 3- trao đổi trung bình, 4- trao

đổi khá chặt chẽ, 5- trao chặt chẽ. Với khoảng cách n =(5-1)/5= 0,8, ý nghĩa các mức trung

bình phân thành 5 nhóm kết quả sau: 1,00-1,80: không trao đổi; 1,81- 2,60: trao đổi yếu

(trao đổi mang tính thời điểm); 2,61- 3,40: trao đổi trung bình (số lần trao đổi có tính

thường xuyên hơn); 3,41- 4,20: trao đổi khá chặt chẽ (thông tin trao đổi nhiều nhưng

không đầy đủ); 4,21-5,00: trao đổi chặt chẽ (thông tin trao đổi nhiều và đầy đủ).

- Với các tác nhân dòng thượng nguồn: Qua kết quả khảo sát 4 tác nhân về phía

dòng thượng nguồn (kể cả hộ nuôi tôm) của CCSPTN ở Quảng Nam cho thấy có 2 tác

nhân cho rằng mức độ trao đổi thông tin giữa họ với các tác nhân còn lại là trung bình,

đó là hộ nuôi tôm (mức TB là 3,019) và cơ sở chế biến TACN/ Đại lý (mức TB là

2,900). Theo hộ nuôi, lĩnh vực trao đổi thông tin nhiều nhất là giá cả các yếu tố đầu

vào và sản phẩm đầu ra, các thông tin về kỹ thuất công nghệ nuôi, phòng và điều trị

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

102

bệnh có mức độ trao đổi yếu, không thường xuyên. Mức độ trao đổi của các tác nhân

còn lại là trao đổi yếu (mức TB < 2,6).

Hộ nuôi tôm không trao đổi thông tin trực tiếp với cơ sở chế biến TACN mà họ chỉ

nắm thông tin qua đại lý TACN và TTYTS của các cơ sở này khi mua bán. Các cơ sở

chế biến TACN rất quan tâm trao đổi thông tin với người nuôi tôm, vì đây là khách hàng

quan trọng của họ. Tuy nhiên, do năng lực tiếp cận và trình độ xử lý thông tin của các

đại lý là hạn chế, nên sự sai lệch thông tin về chỉ dẫn cách thức sử dụng, chất lượng cũng

như giá cả thức ăn cho tôm đến hộ là điều có thể xảy ra (xem phụ lục Bảng 46).

Tác nhân cơ sở SXTG và cơ sở sản xuất TTYTS cho rằng mức độ trao đổi thông tin

giữa họ với các tác nhân khác là yếu (mức TB < 2,6). Theo họ, khi cần mua bán thì mới

trao đổi, khi có sự cố nào thì cùng nhau giải quyết. Đây là biểu hiện của quan hệ cạnh

tranh trong khâu SXTG. Trên thực tế, giữa cơ sở SXTG với người nuôi tôm không gắn kết

trách nhiệm với nhau về sự bảo đảm chất lượng tôm giống thông qua hợp đồng kinh tế.

Tương tự, mức độ trao đổi thông tin giữa cơ sở sản xuất TTYTS với các tác nhân khác là

yếu (mức TB là 2,1). Thực tế, hầu hết các đại lý TACN kiêm luôn đại lý TTYTS, do trình

độ chuyên môn hạn chế nên các đại lý không thể hướng dẫn người nuôi sử dụng thuốc

một cách hiệu quả. Đây là nguyên nhân gây khó khăn trong công tác phòng và điều trị

bệnh dịch tôm ở địa phương.

- Với các tác nhân dòng hạ nguồn: Kết quả khảo sát cho thấy, trong 5 tác nhân

được khảo sát ở dòng hạ nguồn (kể cả hộ nuôi tôm) thì có 3 tác nhân cho rằng mức độ

trao đổi thông tin giữa họ với các tác nhân có quan hệ trực tiếp ở mức trung bình, đó là

tác nhân thu gom lớn, bán buôn ngoài tỉnh, cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản.

Người thu gom lớn (mức TB là 2,7), họ chỉ trao đối thông tin với hộ nuôi khi vào vụ

thu hoạch, chủ yếu là trao đổi về vấn đề sản lượng dự kiến thu hoạch, giá cả và các yêu cầu

chất lượng tôm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy. Bán buôn và các cơ sở chế biến và

xuất khẩu tôm là khách hàng của họ mức độ trao đổi cũng có tính thường xuyên hơn (xem

phụ lục 3, Bảng 47). Do là người trung gian trao đổi mua bán giữa các kênh tiêu thụ nên

thông tin có được của người thu gom là nhiều hơn và tương đối đầy đủ.

Người bán buôn (mức TB là 3,3), họ rất cần thông tin từ người thu gom như về

giá cả, thời gian đã lưu trữ, xuất xứ tôm mua ở đâu. Tuy nhiên, thông tin này không

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

103

được cung cấp đầy đủ. Thường người thu gom ép chất lượng phẩm cấp tôm khi mua

của hộ, nhưng khi bán cho bán buôn họ lại nâng phẩm cấp nhằm mục đích nâng giá

bán. Mức độ trao đổi thông tin giữa người bán buôn với nhau còn hạn chế, nhưng với

người bán lẻ thì trao đổi nhiều về nhu cầu thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng,

nhưng thông tin không đầy đủ, nhất là giá cả theo phẩm cấp và kích cỡ của tôm. Các

công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản (mức TB là 3,3). Họ quan tâm đến thông tin

của người thu gom và các thông tin từ nhà nhập khẩu. Họ không trao đổi thông tin

nào với người nuôi tôm, và các tác nhân khác trong CCSPTN ở Quảng Nam. Đây là

điểm yếu của các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản trong CCSPTN ở Quảng

Nam. Đây là nguyên nhân làm cho dòng thông tin trong chuỗi bị ách tắc như truy

xuất nguồn gốc sản phẩm, số lương…, ảnh hưởng đến các quan hệ hợp tác trong

chuỗi cung. Ngược lại với các tác nhân trên, hộ nuôi tôm cho rằng mức trao đổi thông tin

với các tác nhân này là yếu (mức TB 1,963). Nguyên nhân là họ chỉ trao thông tin với

người thu gom là chủ yếu, họ hoàn toàn không nắm thông tin gì về nhu cầu và sở thích của

người tiêu dùng từ người bán buôn, bán lẻ, hay quy định về tiêu chuẩn phẩm cấp tôm

nguyên liệu từ các cơ sở chế biến và xuất khẩu tôm. Trên thực tế, những thông tin này

người thu gom biết rất rõ, nhưng khi trao đổi thì họ chỉ trao đổi những thông tin có lợi cho

mình. Đây là nguyên nhân làm cho người nuôi tôm thiếu thông tin ảnh tới các quyết định

bán sản phẩm cho thu gom.

Người bán lẻ đánh giá mức độ trao đổi thông tin với các tác nhân có quan hệ

với họ là khá chặt chẽ (mức TB là 3,9). Họ quan tâm các thông tin về số lượng và

chất lượng tôm cần cung cấp, thời gian lưu trữ, xuất xứ của tôm và phản hồi thông

tin về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Họ rất quan tâm đến thông tin về nhu

cầu thị hiếu của người tiêu dùng tại các chợ.

3.1.4.2. Theo chiều ngang

Kết quả khảo sát 8 tác nhân trong CCSPTN ở Quảng Nam, cho thấy mức độ

trao đổi thông tin giữa các tác nhân trong cùng một khâu có sự khác biệt lớn. Giữa

những người nuôi tôm họ trao đổi thông tin khá chặt chẽ cho nhau (mức TB là

3,626) như kinh nghiệm cho ăn, thời gian biểu thay nước; giá TACN, TTYTS, giống. Từ

những thông tin này người nuôi tôm cải tiến, điều chỉnh kỹ thuật nuôi tôm của mình

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

104

nhằm đạt được kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, độ tin cậy của nó thường không cao, thiếu

tính khoa học. Các cơ sở chế biến TACN, thu gom, bán buôn và bán lẻ ngoài tỉnh, có

trao đổi thông tin nhưng không thường xuyên (mức TB < 2,6). Trên thực tế cho thấy các

tác nhân này thường trao đổi với nhau về giá cả mua tôm của hộ và giá bán ra, trên cơ sở

đó thỏa thuận ngầm với nhau để ấn định mức giá mua và bán sao cho đảm bảo lợi nhuận

tối thiểu của nhau (xem phụ lục Bảng 48). Các cơ sở SXTG, cơ sở sản xuất TTYTS/ Đại

lý và cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản không có trao đổi thông tin gì với nhau (mức

TB <1,80). Đây là yếu tố gây trợ ngại cho quá trình liên kết, hợp tác với nhau nhằm tăng

cường năng lực trạnh tranh cũng như vượt qua những rào cản thương mại của các quốc

gia nhập khẩu tôm hiện nay.

Nhìn chung mức độ trao đổi thông tin trong CCSPTN ở Quảng Nam là hạn chế,

nhất là các thông tin trao đổi về kỹ thuật nuôi tôm, công nghệ bảo quản, chế biến, các

thông tin có được như giá cả, chất lượng sản phẩm chủ yếu thông qua các mối quan hệ

mua bán trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi. Đây là một trong những nguyên nhân

làm cho dòng thông tin trong chuỗi thiếu minh bạch, gây ách tắc, tác động đến quan hệ

hợp tác của các tác nhân, làm giảm hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng đến mục tiêu tối đa

hóa giá trị tạo ra cho SPTN trong chuỗi cung này.

3.1.5. Phân tích mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi

3.1.5.1. Hợp tác theo chiều dọc:

Mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi đóng một vai trò rất quan

trọng trong việc thực hiện mục tiêu của CCSPTN, đó là tối đa hóa lợi ích cho người

tiêu dùng. Quan hệ hợp tác giữa các tác nhân chặt chẽ hay không chặt chẽ được xác

định qua thang đo Likert với 5 mức độ quan hệ hợp tác: 1- không hợp tác, 2- hợp tác

yếu, 3- hợp tác trung bình, 4- hợp tác khá chặt chẽ, 5- hợp tác chặt chẽ. Với khoảng

cách n =(5-1)/5 = 0,8, ý nghĩa các mức trung bình phân thành 5 nhóm kết quả sau:

1,00 -1,80: không hợp tác; 1,81 - 2,60: hợp tác yếu, mang tính thời điểm (khi cần thì

hợp tác); 2,61 - 3,40: hợp tác ở mức trung bình (hợp đồng ngắn hạn, mang tính

thường xuyên hơn); 3,41 - 4,20: hợp tác khá chặt chẽ (hợp đồng trung hạn); 4,21-5,00

hợp tác chặt chẽ (hợp đồng dài hạn).

- Với các tác nhân ở dòng thượng nguồn: Qua khảo sát 3 tác nhân dòng thượng

nguồn CCSPTN ở Quảng Nam, họ đánh giá mức độ quan hệ hợp tác giữa họ với các tác

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

105

nhân khác là quan hệ hợp tác yếu (mức TB < 2,6). Nguyên nhân là giữa các tác nhân này

chưa có các quan hệ hợp tác chặt chẽ. Cụ thể, giữa hộ nuôi với cơ sở SXTG, cơ sở sản

xuất TTYTS chưa có các cam kết chủ đạo trong quan hệ mua bán thông qua hợp đồng

để ràng buộc trách nhiệm và chia sẻ lợi ích. Riêng giữa đại lý TACN với hộ nuôi đã thể

hiện mối quan hệ hợp tác tương đối rõ nét hơn (mức TB là 2,759) thông qua hình thức

bán chịu thức ăn cho hộ nuôi và thanh toán sau khi thu hoạch. Tuy nhiên, giá bán luôn

cao hơn giá mua trả tiền ngay. Đây là hình thức hỗ trợ vốn rất có ý nghĩa cho hộ nhằm

giải quyết những khó khăn về vốn lưu động của hộ, vì chi phí thức ăn là khoản mục

chiếm tỷ trọng lớn (xem phụ lục 3 Bảng 49, Bảng 50). Trên thực tế quan hệ giữa cơ sở

SXTG với cơ sở chế biến TACN, cơ sở sản xuất TTYTS đều thể hiện quan hệ ở mức độ

hợp tác yếu, không có sự ràng buộc với nhau về trách nhiệm pháp lý để đáp ứng các yêu

cầu lâu dài trong SXKD. Theo các cơ sở SXTG thì giữa họ với hộ nuôi có quan hệ hợp

tác nhất định, thể hiện qua việc thỏa thuận mua bán với người đại diện nhóm cộng động

là tôm giống được cung cấp tận nơi, hộ nuôi không phải chi trả tiền vận chuyển tôm

giống. Như vậy, có thể nhận định rằng quan hệ dọc giữa các tác nhân ở dòng thượng

nguồn trong chuỗi này thiếu chặt chẽ, các tác nhân chưa tận dụng hết các lợi thế của

nhau để chia sẻ lợi ích tốt nhất.

- Với các tác nhân ở dòng hạ nguồn: Kết quả khảo sát cho thấy mức độ quan hệ

hợp tác giữa các tác nhân với nhau ở dòng hạ nguồn là chưa cao. Trong 5 tác nhân khảo

sát có 3 tác nhân là thu gom lớn, bán buôn ngoài tỉnh, cơ sở chế biến và xuất khẩu nhận

định mức độ hợp tác của họ với các tác nhân khác là trung bình (2,9; 2,7; 3,1). Theo hộ

nuôi và người bán lẻ mức độ hợp tác giữa họ với các tác nhân khác ở dòng hạ nguồn là

yếu (1,8 < mức TB <2,6). Thực tế hộ nuôi không có quan hệ hợp tác với người bán

buôn, bán lẻ và cơ sở chế biến và xuất khẩu, điều này giải thích tại sao người bán lẻ

không mua tôm của hộ để tiêu thụ, cũng như các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản

không trực tiếp mua tôm của hộ nhằm giảm mức chênh lệch giá bán tôm do qua nhiều

trung gian để năng cao hiệu quả kinh tế và khả cạnh tranh của CCSPTN.

Tóm lại, qua phân tích các mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân ở cả hai phía

thượng nguồn và hạ nguồn trong CCSPTN ở Quảng Nam cho thấy: mức độ các mối

quan hệ hợp tác giữa các tác nhân là thấp, đây là những mối quan hệ trực tiếp phát

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

106

sinh trong quá trình trao đổi mua bán thông thường, biểu hiện của sự manh nha, rời

rạc, cục bộ chưa đạt được mức độ tích hợp theo chiều dọc. Đây là một trong những

nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của

ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam. Vì khi các quan hệ hợp tác tốt sẽ giảm được

các khoản chi phí bỏ ra không cần thiết, đồng thời khắc phục những khó khăn nhất

định của các tác nhân trong chuỗi cung này.

3.1.5.2. Hợp tác theo chiều ngang

Trong điều kiện thị trường cạnh tranh đòi hỏi những doanh nghiệp vừa và nhỏ

muốn tồn tại và phát triển cần phảỉ hợp tác, liên kết với nhau nhằm chia sẻ các nguồn lực

bổ sung với mục đích hoàn thiện sản phẩm và hạ thấp chi phí. Kết quả khảo sát cho thấy

giữa các hộ nuôi tôm có quan hệ hợp tác, liên kết với nhau, nhưng ở mức độ trao đổi yếu

(mức TB là 2,322). Trên thực tế, các hộ nuôi bước đầu hợp tác theo nhóm các hộ cùng

nuôi (nhóm cộng đồng), thỏa thuận cùng ký kết với doanh nghiệp cung cấp TACN, con

giống để mua với giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, chưa hợp tác, liên kết

để cùng bán sản phẩm, xử lý dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Tương tự các cơ sở chế

biến và xuất khẩu thủy sản có quan hệ hợp tác với nhau chủ yếu trong khâu tìm kiếm thị

trường xuất khẩu sản phẩm (mức TB là 2,200), còn ở các hoạt động khác mua nguyên

liệu, công nghệ chế biến, vốn sản xuất hầu như không có. Các tác nhân còn lại chưa hình

thành các mối quan hệ hợp tác trên các mặt sản xuất, mua bán, vốn và hỗ trợ kỹ thuật

cho nhau hoặc thông qua các hình thức tổ chức hội, hiệp hội của ngành, có chăng chỉ là

những mối quan hệ riêng rẽ, chủ yếu còn mang nặng tính cạnh tranh cao với nhau trên

thị trường (mức TB < 1,800) (xem phụ lục 3, Bảng 51).

Nhìn chung, mức độ quan hệ hợp tác cả chiều dọc lẫn chiều ngang còn rất yếu,

đặc biệt là hợp tác, liên kết theo chiều ngang. Quan hệ cạnh tranh với nhau vẫn là chủ

đạo, các tác nhân chưa khai thác được các lợi ích của cả quan hệ hợp tác dọc và ngang

để hợp lý hóa quá trình tạo giá trị gia tăng, hạ thấp chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế

và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam. Đây cũng là lý do

giải thích tại sao giá tôm xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng

cao hơn giá xuất khẩu tôm của Thái Lan, Ấn Độ…

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

107

3.2. Các yếu tố đầu vào chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế

đầu tư nuôi tôm của hộ.

Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas phân tích năng suất tôm nuôi (tôm thẻ

chân trắng) trong mối quan hệ với các yếu tố đầu vào có dạng như sau:

5544332211321

321.

DDDDDeXXXAY

(1)

Logarít hóa hai vế của phương trình trên ta được phương trình tuyến tính theo

các tham số α, β như sau:

LnY=LnA+α1 LnX1 +α2 LnX2 +α3 LnX3 +β1D1 +β2D2 +β3 D3+β4D4+β5D5 +ε. (2)

Trong đó: Y: Năng suất tôm nuôi (tấn/ha/năm); A là hằng số (hệ số chặn) X1: Mật độ

thả giống (vạn con/ha); X2: Số lượng thức ăn công nghiệp (tấn/ha); X3: Số ngày công lao

động (ngày công/ha); i (i=1-3): Các hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập Xi; j: (j= 1-

5):các hệ số hồi quy cần được ước lượng của mô hình; D1: kiểm dịch (D1= 1: giống nuôi

được kiểm định; D1=0 giống không được kiểm định ); D2: là môi trường xung quanh ao

nuôi (D2= 1: môi trường bị ô nhiễm ; D2= 0: môi trường không bị ô nhiễm; D3: hệ thống

kênh cấp thóat nước riêng (D3=1 có hệ thống kênh cấp thoát nước riêng, D3=0 không có

hệ thống cấp thoát nước riêng); D4: dịch bệnh (D4=1 có dịch bệnh, D4=0: không có dịch

bệnh); D5: tập huấn (D5 = 1 có tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm, D5= 0:

không tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm); : Sai số ngẫu nhiên của mô hình,

đại diện cho các nhân tố không đưa vào mô hình.

Kết quả kiểm định các mô hình cho thấy, mô hình nuôi TC vụ 1 là F=125,072

tại mức ý nghĩa 99%, TC vụ 2 là F= 108,355 tại mức ý nghĩa 99%. Điều này cho

phép bác bỏ giả thiết H0, tức là bác bỏ giả thiết tất cả các hệ số hồi quy riêng đều

bằng 0 và chấp nhận giả thiết H1, giả thiết không phải tất cả các hệ số hồi quy riêng

bằng 0. Như vậy mô hình đưa ra phù hợp với thực tế, với mức ý nghĩa thống kê 99%.

Hệ số xác định R2 điều chỉnh trong mô hình TC vụ 1 là 0,7931 cho biết 79,31 % sự

thay đổi năng suất tôm nuôi là do các biến trong mô hình tạo ra, còn lại 20,69 % do

các yếu tố ngoài mô hình gây ra; tương tự, hệ số xác định R2 trong mô hình nuôi TC

vụ 2 là 0,7649, cho biết 76,49% sự thay đổi NS nuôi là do các biến trong mô hình tạo

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

108

ra, 23,51% các biến ngoài mô hình gây ra. Điều này hoàn toàn phù hợp với các biến

đã đưa vào mô hình và thực tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Quảng Nam.

Bảng 3.12. Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb- Douglas của các hộ

nuôi tôm theo phương thức TC vụ 1 và TC vụ 2 ở tỉnh Quảng Nam

Các biến và hệ số TC vụ 1 TC vụ 2

Coefficients T-stat Coefficients T-stat

Hệ số tự do (C) -2,946**

-2,523 -2.866**

-2,152

LnX1- Ln(Mật độ giống) 0,205***

4,176 0,193***

3,474

LnX2- Ln(Thức ăn công nghiệp) 0,642***

17,360 0,588***

17,326

LnX3- Ln(Công lao động) 0,350**

1,998 0,333*

1,658

D1- Kiểm dịch giống 0,088*

1,704 0,129**

2,235

D2- Môi trường ao nuôi -0,071*

-1,665 -0,188***

-4,183

D3- HT kênh cấp thoát nước 0,098**

2,087 0,086*

1,763

D4- Dịch bệnh -0,090*

-1,883 -0,107***

-2,159

D5- Tập huấn 0,086**

1,999 0,084*

1,798

F-Statistic 125,072***

108,355***

R2 0,7931 0,7720

R2 điều chỉnh 0,7868 0,7649

Số quan sát 270 265

Ghi chú:(*) ý nghĩa thống kê 90% (**) ý nghĩa thống kê 95 (***)ý nghĩa thống kê 99%

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2012

Bảng 3.12, xác định hệ số hồi quy riêng của các biến độc lập như: giống, TACN,

công lao động, kiểm dịch tôm giống, hệ thống cấp thoát nước riêng, tập huấn đều dương

và có mức ý nghĩa trên 90%, hệ số hồi quy riêng biến môi trường ao nuôi, dịch bệnh làm

giảm NS tôm nuôi với mức ý nghĩa thống kê từ 90% trở lên ở cả 2 mô hình. Điều này có

nghĩa là NS tôm nuôi biến động tăng (giảm) theo dấu của các hệ số hồi quy riêng. Trong

điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng 1% số lượng tôm giống so với mật độ nuôi

TB trên 1ha sẽ làm NS tăng 0,205% đối với nuôi TC vụ 1, 0,193%, đối với nuôi TC vụ 2.

Điều này phù hợp với thực tế ở địa phương, vì mật độ tôm giống thả nuôi của các hộ điều

tra ở mức 125,56 vạn con/ ha chưa vượt qua mức độ cho phép tối đa đối với nuôi tôm thẻ

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

109

chân trắng. Khi mật độ tăng đòi hỏi tăng số lần sục khí trong ngày, với điều kiện nuôi TC

đảm bảo được mật độ nuôi ở mức cao này.

Số lượng TACN có ảnh hưởng lớn đến NS tôm nuôi (hệ số ảnh hưởng 0,642 nuôi

TC vụ 1, 0,588 nuôi TC vụ 2 với mức ý nghĩa 99%) đối với các hộ nuôi tôm. Điều này

hoàn toàn phù hợp với thực tế nuôi tôm ở các địa phương, hầu hết các hộ nuôi TC với

mức đầu tư cao sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng về mặt dinh dưỡng, cho tôm ăn

đúng cách (hệ số thức ăn đảm bảo theo từng giai đoạn phát triển của tôm) nên phần lớn

thức ăn được sử dụng hết, hạn chế gây ra ô nhiễm môi trường. Trên thực tế, do giá thức

ăn tăng cao, nên một số hộ nuôi TC ở mức đầu tư thấp hơn thường mua thức ăn giá rẻ,

kém chất lượng nhằm giảm chi phí đầu vào, nhưng mặt trái của nó là tôm ăn không hết,

phần thức ăn thừa lắng xuống đáy ao không xử lý kịp gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng trong khẩu phần thức ăn không có thức ăn tươi, đây là

điểm khác biệt so với nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Về số ngày công lao động, qua mô hình cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa ngày

công lao động với NS tôm nuôi. Nếu tăng thêm 1% số ngày công lao động so với mức TB

sẽ làm NS tôm nuôi TB tăng thêm 0,350% đối với TC vụ 1, 0,333% đối với nuôi TC vụ 2

trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Mức tăng NS tôm do yếu tố ngày công lao

động tác động đối với nuôi TC vụ 1 cao hơn nuôi TC vụ 2. Như vậy, cùng với việc tăng

mật độ tôm giống thả nuôi, TACN cần phải tăng số ngày công chăm sóc, theo dõi những

diễn biến các yếu tố như nhiệt độ, độ pH, độ mặn của nước, tình hình phát triển của tảo

trong ao nuôi, chu kỳ lột xác của tôm là hết sức cần thiết trong việc xử lý kịp thời những

tác động bất lợi đến sức khỏe của tôm, tạo điều kiện môi trường nuôi phù hợp với quá

trình phát triển, đảm bảo nâng cao tỷ lệ sống và NS của tôm nuôi.

Đối với biến dummy D1 (kiểm dịch giống) có sự khác biệt về NS tôm nuôi giữa

các hộ giống được kiểm dịch với các hộ giống không được kiểm dịch. Trong điều kiện

các yếu tố khác không đổi NS của hộ nuôi giống được kiểm dịch cao hơn hộ nuôi giống

không được kiểm dịch (Đối với nuôi TC vụ 1, Ykd/Ykkd=e 0,088

= 1,092, tức cao hơn 9,2%,

đối với nuôi TC vụ 2, Ykd/Ykkd=e 0,129

= 1,1377, tức cao hơn 13,77% so với hộ không

kiểm dịch). Điều này phù hợp với thực tế, những hộ có giống được kiểm dịch tỷ lệ sống

cao, số lần dịch bệnh xảy ra thấp, khả năng phát triển tốt. Đây là cơ sở khoa học để các

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

110

cấp quản lý khuyến cáo các hộ nuôi cần phải tuân thủ quy định về quản lý tôm giống,

trước khi thả nuôi phải được kiểm dịch, không mua tôm giống giá rẻ không rõ nguồn

gốc, không kiểm dịch về nuôi.

Tương tự, NS tôm của hộ nuôi có đầu tư hệ thống cấp thoát nước cao hơn hộ

không có đầu tư hệ thống cấp thoát nước ở cả 2 vụ nuôi, hộ nuôi có qua tập huấn về

kỹ thuật nuôi tôm thì NS cao hơn những hộ không tham gia tập huấn là 8,98% đối

với nuôi TC vụ 1, 8,76% đối với nuôi TC vụ 2. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực

tế ở địa phương. Dịch bệnh và ô nhiễm môi trường ao nuôi là 2 yếu tố chủ yếu làm

giảm NS nuôi tôm. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu dịch bệnh xảy ra

được khắc phục kịp thời làm NS giảm (8,6% đối với nuôi TC vụ 1, 10,45% đối với

nuôi TC vụ 2) so với hộ không xảy ra dịch bệnh. Tương tự môi trường nước xung

quanh ao nuôi bị ô nhiễm làm giảm NS (6,8% đối với nuôi TC vụ 1, 17,14% đối với

nuôi TC vụ 2) so với hộ nuôi có môi trường xung quanh ao nuôi không bị ô nhiễm.

Vì vậy, việc xử lý môi trường ao nuôi và phòng ngừa dịch bệnh là yêu cầu thường

xuyên đối với nuôi tôm thẻ chân trắng nhất là đối với nuôi TC vụ 2. Thực tế cho thấy

dịch bệnh và ô nhiễm môi trường nước xung quanh ao nuôi là nguyên nhân chính cản

trở đến việc nâng cao NS, duy trì và mở rộng quy mô diện tích nuôi tôm trên địa bàn

tỉnh Quảng Nam. Ảnh hưởng đến mức tiêu thụ sản phẩm của các tác nhân ở dòng

thượng nguồn và giảm mức sản lượng cung cấp cho các tác nhân phân phối SPTN

đến người tiêu dùng.

Trên cơ sở phân tích, hàm Cobb - Douglas tổng quát của các hộ nuôi năm 2012

như sau:

- Nuôi thâm canh vụ 1:

54321 086,0090,0098,0071,0088,0350,0

3

642,0

2

205,0

1053,0

DDDDDeXXXY

- Nuôi thâm canh vụ 2:

54321 084,0107,0086,0188,0129,0333,0

3

588,0

2

193,0

1.057,0

DDDDDeXXXY

Trên cơ sở các hàm SX được thiết lập tương ứng với từng vụ nuôi trong năm

theo phương thức nuôi TC, NS cận biên, giá trị sản phẩm cận biên của từng yếu tố

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

111

đầu vào được xác định ở Bảng 3.13, trên cơ sở đó, chúng ta tính toán hiệu quả kinh tế

đầu tư của các yếu tố đầu vào tương ứng.

Bảng 3.13. Năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào chủ yếu

đối với nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Quảng Nam

Yếu tố đầu vào ĐVT Xbq

Năng suất

cận biên- MPxi

(tấn/ha)

Gía trị sản phẩm

cận biên- MPVxi

(triệu đồng)

Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2

X1- Mật độ giống vạn con/ha 125,56 0,009 0,007 0,869 0,696

X2- Thức ăn công nghiệp tấn/ha 7,47 0,514 0,318 51,138 31,358

X3- Lao động công/ha 706,16 0,003 0,002 0,267 0,211

Nguồn: số liệu điều tra hộ

Giả định rằng, với điều kiện cố định các yếu tố đầu vào khác, nếu hộ tăng đầu

tư thêm 1 vạn tôm giống/ha so với mức TB như hiện tại (nuôi TC vụ 1 là 130,21 vạn

con/ha, nuôi TC vụ 2 là 119,96 vạn con/ha) thì NS tôm nuôi tăng tương ứng 0,009

tấn/ha đối với nuôi TC vụ 1, tăng 0,007tấn/ha đối với nuôi TC vụ 2. Đối với thức ăn

công nghiệp, giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi, nếu tăng thêm 1 tấn thức

ăn trên 1ha so với mức TB thì sau 1 thời nuôi NS tôm tăng 0,514 tấn/ha đối với nuôi

TC vụ 1, tăng 0,318 tấn/ha đối với nuôi TC vụ 2.

Tương tự, đối với ngày công lao động, giả định cố định các yếu tố đầu vào khác

nếu tăng thêm 1 ngày công lao động so với mức TB thì NS tôm nuôi tăng 0,003tấn/ha

đối nuôi TC vụ 1, tăng 0,002tấn/ha nuôi TC vụ 2. Như vậy, cả 3 yếu tố đầu vào chủ

yếu đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Quảng Nam đều làm tăng NS cận biên, tức

tăng hiệu quả về mặt kỹ thuật và cho thấy, NS cận biên mật độ thả tôm giống, TACN,

lao động trong nuôi TC vụ 1 cao hơn nuôi TC vụ 2. Trong đó, mức độ tác động yếu tố

TACN cho tôm đến NS cận biên là lớn nhất. Bảng 3.17, cũng cho thấy, cả 3 yếu tố:

mật độ tôm giống thả nuôi, TACN, lao động làm cho giá trị sản phẩm cận biên cả hai

vụ nuôi đều tăng, đây chính là phần giá trị sản phẩm tăng thêm trên 1ha khi từng yếu tố

đầu vào này tăng thêm 1 đơn vị. So sánh giữa hai vụ nuôi, giá trị sản phẩm cận biên

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

112

của cả 3 yếu tố mật độ tôm giống thả nuôi, thức ăn và ngày công lao động nuôi TC vụ

1 cao hơn nuôi TC vụ 2. Trong đó, mức độ ảnh hưởng của yếu tố TACN đến giá trị sản

phẩm cận biên là lớn nhất, mức độ ảnh hưởng của ngày công lao động đến giá trị sản

phẩm cận biên là thấp nhất.

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư các yếu tố đầu vào chủ yếu

đối với nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Quảng Nam

Yếu tố đầu vào

MPVxi

(triệu đồng) Pxi

(triệu đồng)

MPVxi-Pxi

(triệu đồng)

Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2

X1- Mật độ giống thả nuôi 0,869 0,696 0,517 0,352 0,179

X2- Thức ăn công nghiệp 51,138 31,358 25,682 25,456 5,676

X3- Lao động 0,267 0,211 0,101 0,166 0,110

Nguồn: số liệu điều tra hộ

Hiệu quả kinh tế đầu tư các yếu tố đầu vào chủ yếu được phản ánh ở Bảng 3.14,

với giá bán tôm TB là 99,1 triệu đồng/tấn, nếu tăng thêm 1vạn con/ha nuôi TC vụ 1

lời được 0,352 triệu đồng, nuôi TC vụ 2 lời 0,179 triệu đồng; nếu tăng thêm 1 tấn

TACN trên 1ha nuôi TC vụ 1 lời gần 25,5 triệu đồng, nuôi TC vụ 2 lời trên 5,6 triệu

đồng; nếu tăng thêm 1 ngày công lao động, trong trường hợp nuôi TC vụ 1 lời 0,166

triệu đồng, nuôi TC vụ 2 lời 0,110 triệu đồng. Điều này cho thấy, việc tăng thêm số

lượng thức ăn, mật độ giống, ngày công lao động cho nuôi tôm trong điều kiện này

thì đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế ở cả hai vụ nuôi.

So sánh giữa hai vụ nuôi cho thấy cả 3 yếu tố mật độ tôm giống thả nuôi, ngày công

lao động, TACN làm cho hiệu quả đầu tư nuôi TC vụ 1 cao hơn hiệu quả đầu tư nuôi TC

vụ 2. Thực tế cho thấy, ở vụ 2 do hộ nuôi quản lý hệ số sử dụng thức ăn không tốt (mật độ

tôm giống thả nuôi và sản lượng tôm thu hoạch thấp hơn vụ 1, nhưng số lượng thức ăn

cung cấp tương ứng với sản lượng tôm thu hoạch cao hơn vụ 1), nên để lại lượng thức ăn

thừa so với nhu cầu vừa làm tăng chi phí sản xuất vừa dẫn đến tồn đọng thức ăn ở đáy ao,

gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh dịch cho tôm, nhất là những

loại thức ăn rẻ tiền, kém chất lượng.

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

113

Từ kết quả phân tích trên cho thấy, để đạt được hiệu quả đầu tư trong nuôi

tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam đòi hỏi các hộ nuôi cần phải tập trung nuôi TC

một vụ ở những vùng thấp trũng, tăng cường mật độ nuôi, tăng ngày công chăm

sóc tôm nuôi ở tất cả các khâu từ khâu cho ăn, theo dõi thời gian sục khí, kiểm tra

màu nước, phòng ngừa dịch bệnh và kịp thời xử lý môi trường ao nuôi, cần lựa

chọn nguồn cung thức ăn đảm bảo chất lượng để nâng cao NS tôm nuôi. Mặt khác,

để nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải tăng cường các mối quan hệ hợp tác trong

CCSPTN nhằm hạn chế những biến động giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra sản

phẩm do diễn ra sự cạnh tranh, cơ hội trong các mối quan hệ giữa các tác nhân

trong chuổi cung. Đây là những cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp để nâng cao

NS và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, khả

năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam.

3.3. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Để đánh giá lợi thế cạnh tranh SPTN, luận án đã sử dụng chỉ tiêu chi phí nội

nguồn (DRC), là số đo của chi phí cơ hội thực tế được tính theo các nguồn lực nội địa

dùng để tạo ra (hay tiết kiệm) một đơn vị ngoại tệ biên. Từ số liệu phân tích của từng

tác nhân trong CCSPTN tính toán DRC cho nuôi TC vụ 1 và nuôi TC vụ 2, được

nghiên cứu như sau:

Ba yếu tố sản xuất nội địa là đất đai, lao động, vốn là yếu tố nội nguồn không thể

mua bán, trao đổi trên thị trường thế giới. Các yếu tố này được tính theo chi phí cơ hội

hay giá mờ mà nền kinh tế đang gánh chịu khi quyết định lựa chọn nuôi tôm thay vì nuôi

trồng các loại khác. Trong khuôn khổ của luận án, đất mặt nước nuôi tôm được xác định

theo giá đất cho thuê để nuôi tôm. Do vậy chi phí cơ hội của đất mặt nước theo giá thuê.

Chi phí lao động được tính theo giá mờ cho lao động xác định theo tiền công thực tế

bình quân ở tỉnh cho cả vụ 1 và vụ 2 là 101 ngàn đồng/ngày công. Chi phí cơ hội của

vốn dùng trong nuôi tôm được xác định như là lãi suất bình quân mà người nuôi tôm sử

dụng vốn vay xã hội trong hoạt động nuôi tôm của mình. Lãi suất BQ các hộ vay vốn

nuôi tôm của tỉnh Quảng Nam là 1,17% tháng (14% năm). Ngoài ba yếu tố đất đai, lao

động, vốn trong hoạt động nuôi tôm sử dụng các yếu tố sản xuất nội địa như giống,

TACN, điện, vôi, TSCĐ sử dụng trong nuôi tôm được chia làm 2 loại khấu hao máy

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

114

móc sản xuất trong nước và máy móc nhập khẩu từ nước ngoài, trên cơ sở số liệu

điều tra phân theo tỷ lệ quy định hiện hành, khấu hao máy móc sản xuất trong nước

95%, nhập khẩu 5%. Đối với dầu diesel hiện tại 100% nhập khẩu, trên cơ sở giá trị

xăng dầu sử dụng quy đổi theo giá USD cho 1 tấn tôm nuôi.

Chi phí thu mua, chế biến và xuất khẩu được điều tra từ các tác nhân thu gom,

chế biến và xuất khẩu tham gia trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. SPTN bán cho các

công ty chế biến và xuất khẩu với tỷ lệ chế biến từ tôm tươi nguyên con thành tôm thịt

xuất khẩu là 67%. Theo đó cứ 1 tấn tôm tươi nguyên con chế biến được 0,67 tấn tôm

thịt. Giá xuất khẩu tôm thẻ chân trắng năm 2012 bình quân chung là 9.500USD/ tấn.

Tỷ giá hối đoái chính thức năm 2012 là 20,828 VND/USD, tỷ giá hối đoái mờ là

24,994 VND/USD.

Trên cơ sở phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia vào

luồng SPTN xuất khẩu luận án tính hệ số DRC. Kết quả tính hệ số chi phí nguồn lực

(DRC) cho 1 tấn tôm trong nuôi TC vụ 1 và TC vụ 2 ở các vùng nuôi tôm trên địa

bàn tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở Bảng 3.15 dưới đây.

3.3.1. Tính hệ số DRC của sản phẩm tôm nuôi

Kết quả này cho thấy nuôi tôm TC vụ 1, TC vụ 2 đều có lợi thế cạnh tranh cao, vì

tất cả DRC/SER đều nhỏ hơn 1 (DRC nuôi TC vụ 1 là 0,4892, TC vụ 2 là 0,5853 đều

nhỏ hơn 1). Tuy nhiên, nuôi TC vụ 1 có lợi thế cạnh tranh cao hơn nuôi thâm canh vụ 2.

Nguyên nhân là do nuôi TC vụ 1 có NS cao, mức ô nhiễm môi trường thấp, bệnh dịch ít

xảy ra, thời gian nuôi không bị áp lực bởi lũ lụt nên mức đầu tư cao.

Hệ số này cho thấy, ở vụ 1 nếu bỏ ra 0,4892USD đầu tư nuôi với thời gian bình

quân 80 ngày thì thu hoạch và xuất khẩu sẽ thu được giá trị ngoại tệ gia tăng là 1USD.

Trong khi đó ở vụ 2 phải bỏ ra 0,5853USD nuôi tôm và xuất khẩu mới thu được giá trị

ngoại tệ gia tăng 1USD. Điều này, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với việc xây dựng

chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Chỉ số trên cho biết, việc sử dụng các yếu

tố tài nguyên trong nước như đất đai, lao động, tiền vốn để chuyển hóa thành SPTN xuất

khẩu có lợi thế cạnh tranh cao. Đây là luận cứ khoa học giúp các cấp chính quyền địa

phương ở Quảng Nam đề ra các chính sách phát triển nuôi tôm xuất khẩu, nhằm khai

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

115

thác tốt các lợi thế cạnh tranh để phát triển ngành hàng tôm nuôi một cách bền vững

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Bảng 3.15. Chi phí nội nguồn DRC của sản phẩm tôm nuôi thâm canh hai vụ

xuất khẩu ở tỉnh Quảng Nam

(tính cho 1 tấn tôm nuôi)

STT Chỉ tiêu ĐVT TC vụ 1 TC vụ 2

I

Yếu tố nội nguồn không thể mua bán

và sản xuất nội địa 1000VND 66.689,51 80.805,27

1.1 Đất đai 1000VND 955,62 1.202,73

1.2 Lao động 1000VND 13.119,37 15.569,93

1.3 Vốn 1000VND 825,62 815,61

1.4 Điện 1000VND 5.684,31 5.489,46

1.5 Giống 1000VND 8.676,41 8.351,37

1.6 Thức ăn công nghiệp 1000VND 34.462,00 4.5697,89

1.7 Vôi, hóa chất 1000VND 1.072,90 113,95

1.8 Thuốc 1000VND 139,50 876,54

1.9 Khấu hao 1000VND 1.432,00 2.241,65

1.10 Chi phí khác 1000VND 321,78 262,96

II Yếu tố nhập khẩu USD 241,62 265,81

2.1 Tôm bố mẹ USD 189,84 220,81

2.2 Xăng dầu USD 48,16 39,53

2.3 Khấu hao máy móc nhập khẩu USD 3,62 5,47

III Chi phí thu mua, chế biến 1000VND 8.180,00 8.180,00

3.1 Chi phí mua gom 1000VND 4.450,00 4.450,00

3.2 Chi phí chế biến và xuất khẩu 1000VND 3.730,00 3.730,00

IV Giá trị đầu ra

4.1 Giá trị 1 tấn tôm xuất khẩu USD 9.500,00 9.500,00

4.2 Tỷ lệ tôm chế biến xuất khẩu % 67,00 67,00

4.3 Quy đổi 1 tấn tôm chưa chế biến USD 6.365,00 6.365,00

V DRC 12,23 14,63

VI Tỷ giá chính thức USD 20,83 20,83

VII Tỷ gía hối đoái mờ USD 24,99 24,99

VIII Tỷ số DRC/SER lần 0,4892 0,5853

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Tuy nhiên, ở mỗi địa phương do hiệu quả kinh tế nuôi tôm khác nhau nên lợi

thế cạnh tranh khác nhau. Đi sâu phân tích lợi thế cạnh tranh ở 3 địa phương được

khảo sát cho thấy chỉ số DRC của huyện Núi Thành nhỏ nhất, kế đến là huyện Thăng

Bình, chỉ số DRC của Hội An là cao nhất. Điều này cho thấy nuôi tôm ở huyện Núi

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

116

Thành là có lợi thế cạnh tranh cao, còn nuôi tôm ở Hội An có lợi thế cạnh tranh thấp.

Điều này hoàn toàn hợp lý vì năng suất và hiệu quả nuôi tôm ở Hội An thấp hơn cả 2

địa phương kia (xem phụ lục 3 Bảng 52, Bảng 53).

3.3.2. Phân tích độ nhạy của DRC

3.3.2.1. Bằng phương pháp kịch bản

Bảng 16. Phân tích độ nhạy đối với chi phí nội nguồn của sản phâm tôm nuôi

thâm canh hai vụ xuất khẩu ở tỉnh Quảng Nam

STT Thay đổi chi phí và giá tôm xuất khẩu TC vụ 1 TC vụ 2

I Kịch bản cơ sở 0,4892 0,5853

II Chi phí sản xuất nội địa

2.1 Tăng 10% 0,5372 0,6393

2.2 Tăng 15% 0,5612 0,6677

2.3 Tăng 30% 0,6331 0,7529

III Chi phí nhập khẩu

3.1 Tăng 10% 0,4910 0,5850

3.2 Tăng 15% 0,4921 0,5863

3.3 Tăng 30% 0,4950 0,5901

IV Giá tôm xuất khẩu

4.1 Giảm 10% 0,5460 0,6504

4.2 Giảm 15% 0,5796 0,6906

4.3 Giảm 30% 0,7109 0,8480

V Chi phí và giá tôm xuất khẩu

5.1 Tất cả chi phí đều tăng 10% và giá tôm xuất khẩu giảm 10% 0,6021 0,7172

5.2 Tất cả chi phí đều tăng 15% và giá tôm xuất khẩu giảm 15% 0,6695 0,7977

5.3 Tất cả chi phí đều tăng 30% và giá tôm xuất khẩu giảm 30% 0,9359 1,1168

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Để đánh giá khả năng cạnh tranh đối với nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam, phương

pháp phân tích độ nhạy được sử dụng theo những kịch bản giả định khác nhau. Với

điều kiện các chính sách khác không thay đổi, sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào

làm tăng chi phí sản xuất nội địa, hoặc các chi phí sản xuất nhập khẩu, hoặc thay đổi

giá cả đầu ra sản sản phẩm xuất khẩu. Kết quả tinh toán cho thấy, các kịch bản về thay

đổi giá cả đầu vào và đầu ra đều bất lợi đối với nuôi tôm ở các địa phương trên địa bàn

tỉnh Quảng Nam. Nuôi TC vụ 1 với các mức chi phí nội địa tăng 10%, 15%; 30%; chi

phí nhập khẩu tăng 10%, 15%, 30% và giá tôm nuôi xuất khẩu giảm 10%, 15%; thậm

chí giảm 30% so với mức giá hiện hành, nhưng chỉ số DRC/SER luôn nhỏ hơn 1.

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

117

Điều nay cho thấy lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong

nuôi TC vụ 1 của luồng SPTN xuất khẩu luôn được duy trì. Nuôi TC vụ 2 với các

mức chi phí nội địa tăng 10%, 15%; 30% chi phí nhập khẩu tăng 10%, 15%, 30% và

giá tôm nuôi xuất khẩu giảm 10%, 15% với mức giá hiện hành, chỉ số DRC/SER

luôn nhỏ hơn 1. Điều nay cho thấy lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh sản phẩm

tôm nuôi TC vụ 2 trong luồng SPTN xuất khẩu luôn được duy trì. Tuy nhiên, khi giá

chi phí nội địa, nhập khẩu tăng 30% và giá tôm xuất khẩu giảm 30% thì nuôi tôm TC

vụ 2 ở tỉnh Quảng Nam không có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh. Riêng ở vụ

1 nếu chi phí các yếu tố đầu vào tăng 30% và giá tôm xuất khẩu giảm 30% thì nuôi

tôm ở Hội An hoàn toàn bất lợi (DRC= 1,0661) (xem phụ lục 3 Bảng 54, Bảng 55).

3.3.2.2.Bằng phương pháp phân tích dãy số thời gian

Phân tích độ nhạy của DRC bằng phương pháp kịch bản cho thấy, có những kịch

bản đưa ra phân tích khó có khả năng xảy ra, có thể không xảy ra như thực tế. Để khắc

phục nhược điểm này luận án sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích dãy số thời

gian. Thời kỳ 2007-2011 theo giá bình quân thực tế xuất khẩu SPTN (tôm thẻ chân trắng):

ở vụ 1 chỉ số DRC/SER luôn nhỏ hơn 1 (phụ lục 3, Bảng 56), điều này chứng tỏ tôm nuôi

ở vụ 1 ở tỉnh Quảng Nam có lợi thế cạnh tranh. Trong khi đó, tất cả các năm đều cho thấy

chỉ số DRC/SER của vụ 2 luôn lớn hơn vụ 1. Nguyên nhân chủ yếu do vụ 2 thường đạt

NS thấp, vì môi trường ô nhiễm, bệnh dịch, mưa lũ xuất hiện sớm, để tránh rủi ro hộ nuôi

thu hoạch tôm trước thời gian quy định. Riêng vụ 2 năm 2008 và 2009 có chỉ số

DRC/SER lớn 1. Thực tế là trong 2 năm này chi phí đầu vào tăng cao và giá tôm xuất

khẩu giảm hơn so với năm 2007. Qua phân tích độ nhạy hay phân tích dãy số thời gian

cho thấy ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam có lợi thế cạnh tranh. Khi giá cả đầu

vào tăng 30% và giá giảm 30% thì nuôi tôm vụ 2 và nuôi tôm ở Hội An gặp bất lợi.

Đây là cơ sở khoa học, đòi hỏi các cấp quản lý ngành NTTS phải quan tâm khuyến

khích hộ nuôi tôm 1 vụ ăn chắc đối với vùng hạ triều, đảm bảo hiệu quả kinh tế và lợi

thế cạnh tranh hơn. Trên thực tế, mối quan hệ hợp tác hiện tại giữa các tác nhân trong

chuỗi không có tính ràng buộc chặt chẽ nên khi giá cả đầu vào tăng và đầu ra giảm sẽ

tác động bất lợi cho hộ nuôi tôm. Điều này tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động

của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam.

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

118

3.4. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình hoạt động của chuỗi

cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Trên cơ sở ý kiến đánh giá của các chuyên gia với 5 mức độ tác động theo thang đo

Likert: 1- không tác động, 2- tác động yếu, 3- bình thường, 4- khá mạnh, 5- mạnh. Với

khoảng cách n = (5-1)/5 = 0,8, ý nghĩa các mức trung bình phân thành 5 nhóm kết quả

sau: 1,00-1,80: không tác động; 1,81- 2,60: tác động yếu; 2,61- 3,40: bình thường; 3,41-

4,20: tác động khá mạnh; 4,21-5,00: mạnh, luận án đánh giá mức độ ảnh hưởng theo

hướng tích cực (+) và tiêu cực (-) của các nhân tố đến quá trình hoạt động của CCSPTN

ở Quảng Nam như sau:

3.4.1. Điều kiện tự nhiên

Bảng 60 phụ lục 3 cho thấy, nhóm các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến quá

trình hoạt động của chuỗi cung. Trong đó có 3 nhân tố ảnh hưởng khá rõ nét (mức

TB> 3,94). Nhân tố nuôi tôm vùng cao triều tác động tích cực (mức TB là 4,176).

Điều này hoàn toàn hợp lý vì nuôi tôm vùng cao triều thường NS và sản lượng ổn

định, nuôi TC vụ 2 ở vùng này ít bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Trong khi đó ở vùng hạ

triều thường phải thu hoạch sớm nên NS thấp. Khi nguồn cung tôm nguyên liệu sụt

giảm ảnh hưởng đến quá trình thu gom và chế biến xuất khẩu. Hai nhân tố biến đổi

khí hậu và ô nhiễm môi trường mức độ ảnh hưởng được các chuyên gia xem gần như

nhau và đều là 2 nhân tố tác động tiêu cực. Như đã trình bày ở trên cho thấy dịch

bệnh và ô nhiễm là hai nhân tố làm giảm NS nuôi tôm của hộ gia đình. Tuy nhiên,

nhân tố biến đổi khí hậu trong những năm qua tác động mạnh đến quá trình tổ chức

sản xuất trên diện rộng hơn. Theo các chuyên gia chất lượng thủy vực tốt, phù hợp

với đặc điểm sinh học của tôm cho NS và chất lượng, phẩm cấp sản phẩm cao, đáp

ứng yêu cầu của người tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, trong điều kiện

nuôi tôm TC mức độ ảnh hưởng không lớn (mức TB là 3,265).

3.4.2. Các nhân tố về thị trường

Kết quả khảo sát (Bảng 61, phụ lục 3) cho thấy, tất cả các nhân tố thị trường có

ảnh hưởng rõ nét đến quá trình hoạt động của CCSPTN ở Quảng Nam. Trong 5 nhân tố,

theo ý kiến của các chuyên gia thì nhân tố cung tôm của thế giới tăng tác động mạnh,

ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoạt động của CCSPTN ở Quảng Nam (mức TB là

4.325). Vì khi cung tôm thế giới tăng, cầu tôm của thế giới giảm, giá xuất khẩu giảm,

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

119

hiệu quả kinh tế và lợi thế cạnh tranh sẽ giảm (xem mục 3.2; 3.3). Cung tôm của các tỉnh

lân cận tăng, tác động tiêu cực đến luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh (mức

TB là 4.00). Cầu tôm thế giới tăng sẽ đẩy giá tôm thế giới tăng, giá xuất khẩu tăng, hiệu

quả kinh tế của chuỗi và năng lực cạnh tranh sản phẩm tăng (mức trung bình 4.088),

trong điều kiện cung các yếu tố đầu vào tăng (mức TB là 3,941) sẽ tác động khá rõ theo

chiều hướng tích cực cho quá trình hoạt động của CCSPTN ở Quảng Nam.

3.4.3. Nhóm các nhân tố thuộc về hộ nuôi tôm

Các nhân tố thuộc về hộ nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam đều tác động rõ nét đến quá

trình hoạt động của CCSPTN (Bảng 62, phụ lục 3), có 3 nhân tố tác động theo chiều

hướng tiêu cực, tức làm giảm hiệu quả của chuỗi đó là quy mô vốn SX, quy mô DT nuôi

tôm thấp. Nhất là quy mô diện tích nuôi quá thấp (bình quân các hộ điều tra 0,5 ha) tác

động tiêu cực (mức TB là 4,441). Đây là nguyên nhân chính không chỉ làm cho các vùng

nuôi tôm ở Quảng Nam mà cả các vùng nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung

không đáp ứng đủ tôm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến và xuất khẩu tôm ở ngoài tỉnh

tham gia CCSPTN ở Quảng Nam. Hầu hết các cơ sở chế biến và xuất khẩu mới hoạt

động từ 58,7% công sấu thiết kế [49] [55]. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các yếu tố

nguồn lực đầu vào nuôi tôm như giống, TACN, TTYTS… có thể được bổ sung từ các cơ

sở ngoài tỉnh, thì năng lực sản xuất của hộ nuôi tôm ở Quảng Nam còn thấp là điểm gây

nghẽn của CCSPTN ở Quảng Nam. Vì vậy, cần phải có giải pháp lâu dài để nâng cao quy

mô DT nuôi tôm, nâng cao năng suất và tạo điều kiện để hộ huy động vốn cho đầu tư phát

triển nuôi tôm, là điều hết sức có ý nghĩa đối với ngành nuôi tôm hiện nay. Nhân tố ý thức

pháp luật và bảo vệ môi trường chưa cao cũng là nhân tố có tác động khá rõ nét (mức TB

là 3,5). Trong thời gian qua, giá cả tôm xuất khẩu tăng nên nhiều hộ nuôi tăng cường đầu

tư bằng mọi giá làm cho môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng chung đến khu vực nuôi tôm.

3.4.4. Các nhân tố thuộc về chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước ở Quảng Nam

Kết quả khảo sát (Bảng 63, phụ lục 3) cho thấy, trong 6 nhân tố thuộc về chính phủ

và cơ quan quản lý nhà nước ở Quảng Nam thì có 3 nhân tố tác động khá rõ nét theo chiều

hướng tích cực cho quá trình hoạt động của CCSPTN. Nhân tố chính sách khuyến khích

xuất khẩu của chính phủ (mức TB là 4,353) tác động rõ nét nhất, kế đến nhân tố đào tạo

nguồn nhân lực (mức TB là 3,618), sau là tăng cường phối hợp với các tỉnh kiểm tra giám

sát chất lượng giống (mức TB là 3,353). Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Quyết định phê

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

120

duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Quyết định phê duyệt Quy

hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020 của Việt Nam, đây là cơ sở để tỉnh Quảng Nam

xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành thủy sản ở Quảng Nam cũng như các

tỉnh thành của cả nước. Nó là các chính sách thể hiện quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về

khuyến khích xuất khẩu, phát triển ngành theo hướng bền vững. Các chính sách này đã

thúc đẩy nâng cao kim ngạch xuất khẩu thủy sản, trong đó có sản phẩm tôm nuôi ở Quảng

Nam. Có 3 nhân tố tác động khá rõ nét theo chiều hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến quá

trình hoạt động của chuỗi. Quy hoạch vùng nuôi tôm chưa có (mức TB là 4,5) nhân tố tác

động mạnh nhất. Trên thực tế, địa phương chưa có quy hoạch vùng nuôi tôm. Do đó,

người nuôi tôm chưa yên tâm trong việc đầu tư TC như xây dựng hệ thống cấp thoát nước,

xây dựng ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật. Hiện tại tỉnh chỉ quy hoạch tạm thời 300ha

vùng cát ven biển với kỳ hạn từ năm 2011-2018. Những hạn chế trong quản lý nhà nước ở

địa phương cũng là trợ ngại lớn cho quá trình hoạt động CCSPTN ở Quảng Nam.

3.4.5. Nhóm nhân tố thuộc về quản lý CCSPTN ở Quảng Nam

Qua nghiên cứu cho thấy (Bảng 64, phụ lục 3), nhân tố chuỗi định hướng tốt tác

động tích cực đến quá trình hoạt động của chuỗi (mức TB là 3,677). Tuy nhiên, mức độ

tác động chưa cao. Trên thực tế, CCSPTN ở Quảng Nam hướng đến xuất khẩu (87,% sản

lượng tôm cho xuất khẩu), nhưng người thu gom đóng vai trò trưởng chuỗi chi phối quá

trình cung cấp nguyên liệu tôm cho các nhà máy. Do nắm được nhiều thông tin và khả

năng linh hoạt trong việc phân phối sản phẩm nên lợi ích thu nhiều nhất, ảnh hưởng đến

lợi ích của các tác nhân khác không khuyến khích đầu tư phát triển.

Hầu hết trong các quan hệ hợp tác không có cam kết bằng văn bản nên sự chia sẻ

rủi ro là rất thấp. Khả năng dự báo thị trường của từng tác nhân còn hạn chế (mức TB là

3,5) làm tăng lượng hàng tồn kho ở các tác nhân cuối chuỗi cung như người bán lẻ, cơ sở

chế biến và xuất khẩu tôm. Nhân tố hợp tác theo chiều ngang tác động chưa rõ nét (mức

TB là 2,971). Đối với hộ nuôi, theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng

Nam, năm 2012 toàn tỉnh có 50 tổ cộng đồng nuôi tôm nước lợ, với 1.500 hộ tham gia.

Như vậy, còn gần 50% số hộ chưa tham gia tổ cộng đồng. Trong thực tế, nhóm cộng đồng

này là biểu hiện của hợp tác theo chiều ngang giữa hộ với hộ nhằm liên kết để cùng mua

con giống, TACN, TTYTS tập trung vào một đầu mối nhằm giảm chi phí lưu thông, cũng

như bán sản phẩm cho một đầu mối với giá cao hơn thông qua thương lượng của người

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

121

đại diện nhóm. Tuy nhiên, vai trò và cách thức tổ chức chưa tạo ra tính pháp lý cao và mức

độ thu hút người nuôi tôm chưa cao. Đối với cơ sở chế biến TACN, SXTG, TTYTS, thu

gom, bán buôn, bán lẻ chưa hình thành các tổ chức liên kết nào. Riêng các cơ sở chế biến

và xuất khẩu thủy sản đông lạnh ngoài tỉnh tham gia Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy

sản Việt Nam. Tuy nhiên, cũng giống như thực trạng chung của cả nước, quan hệ giữa các

thành viên trong cùng nhóm tác nhân này là quan hệ cạnh tranh mua nguyên liệu và bán

sản phẩm, đẩy giá thành sản phẩm lên cao, khiến giá bán cao khó cạnh tranh với SPTN

của các nước trong khu vực ở các thị trường nhập khẩu như EU, Nhật, Mỹ [32]. Trong khi

đó CCSPTN ở Thái Lan hay Mê xi cô đã hình thành các hiệp hội của các tác nhân từ khâu

giống, chế biến TACN đến chế biến và xuất khẩu tôm tác động tich cực đến quá trình hoạt

động của CCSPTN của các quốc gia này [83].

3.4.6. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ

Theo các chuyên gia, nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng vùng nuôi và dịch vụ hỗ trợ ở

Quảng Nam đều tác động theo chiều hướng tiêu cực, cản trở hoạt của chuỗi này. Trong đó,

có 3 nhân tố tác động rõ nét là hệ thống thủy lợi kém, hệ thống giao thông kém và dịch vụ

hậu cần phục vụ chưa tốt (TB > 4,2). Nguyên nhân chủ yếu là do chưa quy hoạch vùng

nuôi tôm nên các yếu tố của cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm ở địa phương như hệ thống thủy

lợi, giao thông chưa được đầu tư. Đây là các nhân tố làm tăng chi phí vận chuyển thức ăn,

giống, sản phẩm tôm nuôi, ảnh hưởng đến tổng chi phí hoạt động toàn bộ CCSPTN ở

Quảng Nam. Hiện tại ở địa phương chưa có doanh nghiệp nào kinh doanh vận chuyển

dành riêng cho NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng, hầu hết các dịch vụ hậu cần đều do

từng tác nhân trang bị. Theo các chuyên gia, chi phí điện cao ảnh hưởng đến chuỗi cung

(TB là 3,294). Thực tế quá trình tổ chức SXKD của chuỗi đều phụ thuộc vào năng lượng

điện phục vụ cho quá trình hoạt động ở tất cả các khâu của CCSPTN như: chế biến thức

ăn, sục khí trong tạo giống và nuôi tôm, bảo quản, chế biến tôm. Vì vậy, giá điện trong

những năm qua tăng cao làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế

của CCSPTN ở Quảng Nam (Bảng 65, phụ lục 3).

3.5. Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày các nội dung chủ yếu sau:

- Mỗi tác nhân trong chuỗi đều có vị trí quan trọng trong quá trình tạo giá trị của

chuỗi. Thông qua các hoạt động của mình, các tác nhân làm gia tăng giá trị SPTN của

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

122

chuỗi cung. Trong dòng hạ nguồn của CCSPTN ở Quảng Nam, hộ nuôi tôm có hiệu quả

kinh tế cao nhất, nhưng thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động thấp nhất; hộ có

vị thế tài chính cao nhất, nhưng lợi nhuận phân phối chưa tương xứng. Các tác nhân khác

có vị thế tài chính thấp nhưng lợi nhuận phân phối cao. Đặc biệt, thu gom lớn có được lợi

nhuận cao nhất nhờ vào việc nắm giữ thông tin tương đối đầy đủ và thực hiện khả năng

thương lượng trong hoạt động mua tôm của hộ nuôi và bán sản phẩm tôm nguyên liệu cho

cơ sở chế biến và xuất khẩu cũng như người bán buôn. Phân tích mức độ quan hệ hợp tác

dọc, ngang trong chuỗi cho thấy còn yếu, quan hệ mua bán có tính cạnh tranh, các tác

nhân chưa khai thác lợi ích từ các quan hệ hợp tác, chi phí SXKD còn cao do chi phí giao

thông, bảo quản lớn. Dòng thông tin trong chuỗi còn hạn chế, thông tin được truyền đi

không thông suốt trên toàn chuỗi, vì vậy mức độ chia sẻ thông tin chưa cao.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NS và hiệu quả kinh tế cho thấy: Các yếu

tố mật độ giống, ngày công lao động, số lượng thức ăn công nghiệp, kiểm dịch, tập

huấn và đầu tư hệ thống kênh cấp thoát nước làm tăng NS tôm nuôi. Bệnh dịch, ô

nhiễm môi trường ao nuôi làm giảm NS tôm nuôi. Yếu tố mật độ giống, ngày công lao

động, số lượng TACN làm tăng hiệu quả kinh tế đầu tư nuôi tôm của hộ. Sản phẩm

tôm nuôi của CCSPTN ở Quảng Nam có lợi thế lợi thế cạnh tranh (DRC/SER<1). Tuy

nhiên, nếu giá cả các yếu tố đầu và và đầu ra biến động tăng, giảm trên 30% thì khả năng

cạnh tranh của sản phẩm thấp. Thực tế cho thấy nuôi tôm TC vụ1 có hiệu quả kinh tế và

lợi thế cạnh tranh cao hơn nuôi tôm TC vụ 2. khi giá tôm xuất khẩu bình quân ở mức

4,27 nghìn USD/tấn, thì nuôi tôm ở vụ 2 không còn lợi thế cạnh tranh nữa.

- Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên, thị trường, hộ nuôi tôm, chính phủ và các cơ

quan quản lý Nhà nước ở Quảng Nam, nhóm nhân tố thuộc về quản lý CCSPTN cung

như nhóm nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng vùng nuôi và dịch vụ hỗ trợ có động đến quá

trình hoạt động của CCSPTN ở Quảng Nam. Trong đó, nhân tố quy hoạch vùng nuôi

tôm, quy mô DT của hộ nuôi, hệ thống thủy lợi yếu kém, dịch vụ hậu cần hỗ trợ chưa

tốt, hệ thống giao thông yếu kém tác động rõ nét, đang cản trở quá trình hoạt động của

CCSPTN ở Quảng Nam. Đây là những hạn chế cần phải có biện pháp khắc phục nhằm

hoàn thiện chuỗi cung để nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển

bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

123

CHƯƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG

SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM

4.1. Những căn cứ đề ra giải pháp

4.1.1. Xu thế tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi trong nước và thế giới

4.1.1.1. Xu hướng tiêu thụ trong nước

Người dân Việt Nam được cho là có thói quen về tiêu dùng thủy hải sản, nhưng xét

về mặt quy mô và giá trị tiêu thụ của thị trường thủy hải sản trong nước còn thấp, chưa

đóng góp được nhiều cho ngành thủy sản. Người Việt Nam ưa chuộng thủy hải sản tươi

sống hơn là các sản phẩm đông lạnh, đóng họp…Tuy nhiên cùng với xu thế phát triển

kinh tế, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, người tiêu dùng sẽ dần chuyển sang sử

dụng hàng thủy hải sản cao cấp như tôm và các sản phẩm chế biến từ tôm nhiều hơn. Tại

các thành phố lớn, nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng cao thông qua các nhà hàng, các

khu du lịch, các siêu thị [52]. Trong dự báo phải tính đến tốc độ tăng dân số, mức tăng

thu nhập bình quân đầu người và mức tiêu thụ của khách du lịch nước ngoài đến Việt

Nam. Sản lượng tôm tiêu thụ ở Việt Nam, dự báo đến năm 2020 là 356 nghìn tấn, trong

đó tôm nuôi là 195,5 nghìn tấn, tôm đánh bắt là 160,5 nghìn tấn (phụ lục 3, Bảng 66).

4.1.1.2. Xu hướng tiêu thụ tôm trên thế giới

Theo dự báo của FAO, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người trên thế giới

hàng năm tăng tới 18,4kg/người vào năm 2010 và đến năm 2020 sẽ đạt 19,1kg/người,

riêng đối với các nước phát triển mức tiêu thụ bình quân đầu người là 30kg/người. Tôm

là mặt hàng thủy sản giàu dinh dưỡng, được tiêu thụ phổ biến ở các quốc gia trên thế

giới [69]. Quốc gia có nhu cầu nhập khẩu tôm lớn nhất trên thế giới: Mỹ hàng năm nhập

khẩu từ 534,9 đến 577,1 nghìn tấn/năm, các nước EU từ 593,2 đến 647,4 nghìn tấn/năm,

Nhật Bản từ 262,6 đến 285,3 nghìn tấn/năm. Tôm tiếp tục là mặt hàng lớn nhất, chiếm

15% tổng giá trị thương mại thủy sản quốc tế trong năm 2010. Năm 2010, thị trường tôm

đã có sự phục hồi đáng kể sau đợt suy thoái mạnh vào năm 2009, với nét nổi bật là khối

lượng thương mại ổn định, mặc dù giá giảm đi đáng kể. Nhiều thị trường khu vực châu

Á và Mỹ Latinh cũng tiêu thụ tôm nhiều hơn khiến giá tôm trong năm 2011 ở mức khá

cao và ổn định. Năm 2012, thị trường tôm thế giới có một số điểm tích cực về nhu cầu

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

124

tiêu thụ. Các nước có giá trị xuất khẩu đáng kể nhất là Thái Lan, Trung Quốc và Việt

Nam. Các thị trường nhập khẩu và tiêu thụ chính là Mỹ và Nhật Bản. Theo FAO, nhịp

độ tăng tiêu thụ tôm trên thế giới thời kỳ 2012-2020 sẽ tăng bình quân 3,2%/năm. Đặc

biệt, tiêu thụ tôm tăng mạnh ở các nước và vùng lãnh thổ kinh tế mới nổi thuộc châu Á

như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông [70].

4.1.2. Quan điểm, định hướng hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả

kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển ngành hàng tôm nuôi bền vững ở tỉnh

Quảng Nam

4.1.2.1.Các quan điểm hoàn thiện CCSPTN để nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng

cạnh tranh và phát triển ngành hàng tôm nuôi bền vững ở Quảng Nam

Một là, hoàn thiện CCSPTN đảm bảo quá trình thực hiện chuỗi thông suốt đáp ứng

nhu cầu của người tiêu dùng. Thực chất phân tích CCSPTN là xem xét quá trình tổ chức

để kết hợp các yếu tố đầu vào nhằm tạo ra SPTN và tổ chức đưa SPTN này từ người nuôi

tôm đến người tiêu dùng. Tức là xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện

chuỗi cung. Trên thực tế, CCSPTN ở Quảng Nam còn nhiều mặt hạn chế, quy mô của các

hộ nuôi tôm còn nhỏ lẻ, năng lực tham gia chuỗi còn yếu. Dòng sản phẩm, thông tin, vị thế

tài chính, các mối quan hệ hợp tác cần phải được cải thiện. Vì vậy, khi đề ra các giải pháp

phái chú ý giải quyết tốt khâu yếu nhất của quá trình thực hiện chuỗi, cần lồng ghép các

quá trình theo hướng hỗ trợ nhau để nhằm tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng [47].

Hai là, hoàn thiện CCSPTN nhằm phát huy lợi thế của ngành nuôi tôm, nâng

cao hiệu quả kinh tế của ngành hàng tôm nuôi. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc

tế, tất cả các sản phẩm cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngành hàng tôm nuôi muốn

đứng vững trên thị trường thì SPTN phải có lợi thế so sánh hay lợi thế cạnh tranh dựa

vào lợi thế tài nguyên của vùng hay dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong điều

kiện hiện nay ở tỉnh Quảng Nam muốn hoàn thiện CCSPTN phải quan tâm cả phát

huy lợi thế về mặt tài nguyên và ứng dụng khoa học công nghệ trong từng khâu của

chuỗi cung hay ngành hàng tôm nuôi, từ khâu SX tôm giống, chế biến TACN, nuôi

tôm TC và đổi mới công nghệ trong khâu bảo quản và chế biến SPTN. Trên cơ sở đó,

mới nâng cao hiệu quả kinh tế ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam [47] [48].

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

125

Ba là, hoàn thiện CCSPTN theo hướng phát triển ngành hàng tôm nuôi đảm bảo

chất lượng, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển ngành hàng tôm

nuôi bền vững là quá trình phát triển theo hướng tới thay đổi về thể chế và công nghệ

thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, được xã hội chấp nhận, nhằm

đảm bảo thỏa mãn nhu cầu SPTN an toàn của con người cho thế hệ hôm nay và thế hệ

mai sau [4]. Quản lý CCSPTN là một hình thức tổ chức dựa trên các mối liên kết chặt

chẽ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi từ người cung ứng các yếu tố đầu vào đến

việc phân phối SPTN tới người tiêu dùng một cách có hiệu quả. Một chuỗi cung hoàn

thiện sẽ đảm bảo thông tin thông suốt, sản phẩm đáp ứng đầy đủ về mặt số lượng, chất

lượng và VSATTP cho người tiêu dùng, các lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi được

bảo đảm. Vì vậy, hoàn thiện CCSPTN phải bảo đảm đạt được 3 mục tiêu chính: bền

vững về môi trường sinh thái; bền vững về lợi ích kinh tế; bền vững về lợi ích xã hội

đối với các tác nhân tham gia CCSPTN và với toàn xã hội. Đây là quan điểm chỉ đạo

xuyên suốt quá trình đề ra các giải pháp hoàn thiện CCSPTN cũng như phát triển bền

vững ngành hàng tôm nuôi trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Quảng Nam [46] [47] [48].

4.1.2.2. Định hướng hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng

cạnh tranh và phát triển ngành hàng tôm nuôi bền vững ở tỉnh Quảng Nam

Xuất phát từ quan điểm trên, định hướng cho việc hoàn thiện chuỗi cung sản

phẩm tôm nuôi đến năm 2020.

- Phát huy những lợi thế cạnh tranh từ nguồn lực tự nhiên như đất đai, mặt nước và

ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái ven biển. Yêu cầu

về bảo vệ môi trường sinh thái là mối quan tâm của toàn thể nhân loại, đòi hỏi việc tổ

chức ngành hàng tôm nuôi theo hướng đảm bảo chất lượng, VSATTP, sản phẩm “xanh”

và không bị ô nhiễm môi trường. Bên cạnh khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên,

cần phải có hệ thống truy suất nguồn gốc về chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn kiểm

soát chất lượng của thế giới và Việt Nam. Vùng nuôi tôm phải quy hoạch tập trung, áp

dụng công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến tiên tiến và hiện đại để giảm thiểu ô

nhiễm môi trường sinh thái nói chung và môi trường sinh thái ven biển nói riêng.

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

126

- Quy hoạch vùng nuôi tôm tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô

lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế của của ngành hàng tôm nuôi.

Để đảm bảo CCSPTN của tỉnh Quảng Nam thực hiện có hiệu quả, trước hết quy

hoạch vùng nuôi tôm tập trung, tránh tình trạng manh mún, tạo điều kiện cho công

tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh, đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật thuận lợi, từ đó

mở rộng quy mô và nâng cao NS, chất lượng sản phẩm với hình thức nuôi TC. Khai

thác tốt các lợi thế về tài nguyên, tiến bộ khoa học - công nghệ, cắt giảm các chi phí

không cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế ngành hàng tôm nuôi.

- Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốn, khoa học - công nghệ vào

các công đoạn trong CCSPTN, đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản

phẩm chế biến từ tôm, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng cho sản phẩm. Trên thực tế các tác nhân

tham gia trong CCSPTN đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có quy mô và năng lực

SXKD hạn chế, nhất là hộ nuôi tôm có quy vốn SX và trình độ kỹ thuật, quản ly kinh

doanh thấp. Vì vậy, tỉnh Quảng Nam muốn phát triển ngành hàng tôm nuôi đỏi hỏi phải

có chính sách thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các công đoạn (mắt

xích) trong CCSPTN nhằm nâng cao năng lực SXKD để khai thác các nguồn lực có hiệu

quả, đa dạng hóa sản phẩm chế biến để nâng cao giá trị gia tăng cho SPTN [47].

- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm theo quy hoạch gắn với

các chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Nam. Cơ sở hạ tầng là giá

đỡ để quá trình hoạt động của chuỗi cung thông suốt, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém thì toàn

bộ các dịch vụ hậu cần hỗ trợ cho chuỗi gặp khó khăn. Trong chuỗi CCSPTN ở tỉnh

Quảng Nam, các tác nhân nằm trên địa bàn tỉnh, và các vùng nuôi tôm gắn kết với các khu

vực dân cư ở nông thôn, Vì vậy, trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải chú ý gắn kết

với công tác xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới hiện nay ở các địa phương nhằm sử

dụng các công trình vừa đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình hoạt động của CCSPTN, vừa

tạo điều kiện vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn [46].

- Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật cho các tác nhân tham

gia chuỗi cung, đặc biệt là các hộ nuôi tôm. Năng lực hoạt động của chuỗi phụ thuộc vào

nhiều yếu tố, trong đó năng lực của từng tác nhân tham gia là yếu tố quan trọng cần phải

được quan tâm. Khâu yếu của chuỗi cung đầu vào và đầu ra tập trung vào hai đối tượng đó

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

127

là cơ sở SXTG và hộ nuôi tôm, quy mô SX nhỏ và hạn chế về khoa học công nghệ trong

tạo giống, nuôi tôm. Xây dựng chính sách hỗ trợ theo hướng miễn giảm thuế đất và đào

tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn với các hinh thức cho vay ưu đãi.

4.1.3. Mục tiêu phát triển ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2020

Trên cơ sở tham khảo các báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển

ngành NTTS, ngành chế biến thủy sản đến năm 2020, có xét đến năm 2025 của tỉnh

Quảng Nam. Mục tiêu về diện tích nuôi tôm đến năm 2020 là 1.872 ha, năng suất

tôm nuôi phấn đấu đạt 8,5 tấn/ha, sản lượng chế biến đến năm 2020 là 8.550 tấn tôm,

kim ngạch xuất khẩu đạt 28,5 triệu USD.

Bảng 4.1. Dự kiến chỉ tiêu phát triển ngành hàng tôm

ở Quảng Nam đến năm 2020

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2012 2015 2020

Tốc độ phát

triển BQ năm (%)

2010 -

2015

2015 -

2020

1. Nuôi tôm

- Diện tích nuôi tôm ha 1.750 1.639 1.872 1.872 1,03 1,02

- Năng suất tấn/ha 4,72 7,53 8,5 8.5 1,34 1,22

- Sản lượng tôm nuôi tấn 8.260 12.342 15.912 15.912 1,39 1,24

- Giá trị sản xuất tôm tr.đồng 489 941 1.909 2.387 1,98 1,70

2. Chế biến và xuất khẩu

Sản lượng chế biến tấn 759 730 4.275 8.550 2,37 2,24

3. Giá trị xuất khẩu tr.USD 1,86 1,79 10,5 28,5 2,38 2,48

Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng

Nam năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch

phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, có xét đến

năm 2025 và tính toán của tác giả.

Để hoàn thành các mục tiêu trên tỉnh phải thực hiện những chính sách phát triển

nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho các tác

nhân tham gia ngành hàng tôm nuôi phấn đấu nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh,

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

128

tăng cường các mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi; cụ thể thực hiện các mục tiêu

nâng cao hiệu quả kinh tế phải gắn với hiệu quả về mặt xã hội và môi trường, đồng

thời gắn với sự phát triển kinh tê- xã hội chung của tỉnh Quảng Nam.

4.1.4. Dựa trên kết quả phân tích ma trận SWOT về CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Qua kết quả điều tra, phân tích thực trạng ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng

Nam có thể rút ra một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với CCSPTN

ở tỉnh Quảng Nam như sau:

- Điểm mạnh (Strengths): Nuôi tôm ở Quảng Nam đã trở thành một ngành hàng

sản phẩm chủ lực trong ngành NTTS. Hộ nuôi tôm nhận thức được hoạt động nuôi tôm

của họ là sản xuất hàng hóa, chứ không phải là sản xuất để tự cung và tự cấp. Vì vậy,

mọi hoạt động nuôi tôm của họ đều hướng đến chất lượng đáp ứng nhu cầu của người

tiêu dùng, đặc biệt đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Các tác nhân trong CCSPTN có nhiều

kinh nghiệm trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào và phân phối SPTN đến các mảng

thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc nuôi tôm đã được chuyên môn hóa rất cao.

Đối tượng tôm nuôi đa dạng, nhưng nuôi tôm thẻ chân trắng đã khẳng định là con tôm

nuôi có hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của tỉnh

Quảng Nam trong thời gian qua.

- Điểm yếu (Weaknesses): Thương hiệu tôm nuôi của tỉnh Quảng Nam chưa phát

triển; Hiện tại tỉnh Quảng Nam chưa sản xuất được tôm giống cho loài tôm thẻ chân

trắng; Chất lượng sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu của Việt Nam cũng như tỉnh Quảng

Nam thấp và sản lượng xuất khẩu thiếu ổn định, chưa thật sự đảm bảo các tiêu chuẩn an

toàn vệ sinh thực phẩm; Các mối liên kết theo chiều dọc, cũng như liên kết ngang giữa

các tác nhân rất hạn chế, phân phối lợi ích chưa công bằng giữa hộ nuôi với các tác

nhân khác trong chuỗi; dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động CCSPTN như: dịch vụ hậu cần, tài

chính, kỹ thuật và công nghệ nuôi, chế biến còn yếu; CCSPTN xuất khẩu của Việt Nam

nói chung, Quảng Nam nói riêng chưa thể kết nối với chuỗi cung tôm toàn cầu, chưa

nắm bắt khuy hướng tiêu dùng của thị trường [21]. Chủng loại mặt hàng đơn điệu, chủ

yếu là xuất khẩu tôm đông lạnh; Tỷ lệ SPTN tiêu thụ trong nước thấp nên khi thị trường

tôm thế giới biến động theo chiều hướng bất lợi, ngành hàng tôm nuôi Việt Nam nói

chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng khó xử lý những thiệt hại xảy ra.

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

129

- Cơ hội (Opportunities): Nuôi tôm theo tiêu chuẩn GAP và các tiêu chuẩn kỹ thuật

(HACCP, GMP, BRC, ACC, IFS) đối với nuôi tôm đã và đang phổ biến ở Việt Nam và

Quảng Nam tạo tiền đề cho việc áp dụng để nâng cao chất lượng tôm nuôi; Vùng ven biển

của tỉnh Quảng Nam có lợi thế về điều kiện tự nhiên phù hợp nuôi tôm thẻ chân trắng đạt

năng suất cao, chất lượng tốt; Các chương trình lai tạo tôm giống, nội địa hóa tôm giống

bố mẹ thẻ chân trắng, sẽ giảm bớt sự lệ thuộc tôm giống bố mẹ từ nước ngoài, giảm chi

phí đầu vào nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm và nâng cao giá trị cho SPTN.

- Nguy cơ (Threats):Trong nuôi tôm, dịch bệnh ở tôm, môi trường nuôi ô nhiễm

đang là thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm ở Quảng Nam. Giá thức ăn, TTYTS, các

chế phẩm xử lý môi trường luôn tăng, không được kiểm soát. Chất lượng giống kém,

quản lý dịch bệnh, môi trường chưa hiệu quả. Nuôi tôm phát triển không theo quy hoạch,

một số diện tích nuôi chịu sự cạnh tranh của các loài thủy sản khác; hình thức tổ chức

nuôi tôm chủ yếu ở nông hộ nhỏ lẻ nên việc áp dụng các quy phạm quản lý tiên tiến, các

tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nuôi, chế biến sản phẩm để nâng cao chất lượng,

kích cỡ, phẩm cấp gặp khó khăn; để đảm bảo năng suất và sản lượng tôm nuôi, hộ nuôi

tôm sử dụng nhiều loại thuốc, hóa chất không đảm bảo VSATTP.

Trong thu gom, chế biến và xuất khẩu, tôm nguyên liệu thu gom từ nhiều hộ sản

xuất nhỏ lẻ manh mún, chất lượng không đồng nhất, khó kiểm soát dư lượng hóa chất,

kháng sinh cấm. Cơ sở chế biến thủy sản có quy mô nhỏ, chủ yếu tham gia chế biến gia

công cho các công tỷ chế biến thủy sản ngoài tỉnh; hầu hết, các cơ sở chế biến tôm ngoài

tỉnh không chủ động được vùng nguyên liệu, chưa liên kết với hộ nuôi cho việc tạo nguồn

nguyên liệu bền vững, chủ yếu lệ thuộc vào người thu gom, không thể truy xuất được

nguồn gốc, khó sử dụng để chế biến mặt hàng xuất khẩu cao cấp, nên hiệu quả chế biến

xuất khẩu không cao.

Tích hợp các yếu tố S - O, W - T, S - T, W - O đưa ra các gợi ý giải pháp hoàn

thiện CCSPTN ở Quảng Nam (xem phụ lục 4 - Các chiến lược ma trận SWOT).

4.2. Những giải pháp hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh

Quảng Nam

4.2.1. Giải pháp cho từng tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

4.2.1.1. Nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi tôm của hộ

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

130

Hộ nuôi tôm là tác nhân trung tâm, duy nhất tạo ra SPTN đáp ứng nhu cầu của

người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Năng suất và hiệu quả kinh tế nuôi tôm ảnh

hưởng đến thông lượng dòng SPTN trong CCSPTN ở Quảng Nam. Để nâng cao năng

suất và hiệu quả kinh tế; đồng thời, nâng cao giá trị gia tăng hộ nuôi tôm phải thực hiện

các giải pháp sau đây:

- Trước hết phải đầu tư xây dựng ao nuôi theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, ao nuôi

phải có ao lắng để xử lý nước trước khi cho vào ao và xây dựng hệ thống kênh cấp

thoát nước riêng. Đây là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế dịch bệnh, tạo môi trường

nước luôn đảm bảo điều kiện phát triển của con tôm. Qua phân tích các nhân tố ảnh

hưởng đến NS tôm nuôi cho thấy những hộ có đầu tư hệ thống kênh cấp thoát nước thì

NS tôm nuôi cao hơn so với những hộ không đầu tư. Qua khảo sát thực tế cho thấy tỷ

lệ số hộ chưa đầu tư xây dựng ao lắng, hệ thống kênh cấp thoát nước còn chiếm tỷ lệ

cao. Vì vậy, hộ muốn nâng cao NS tôm nuôi một cách bền vững đòi hỏi phải đầu tư

vào các hạn mục này theo đúng bài bản.

- Về môi trường xung quanh ao nuôi, hộ nuôi phải phối hợp với người nuôi xung

quanh để xử lý ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các con trùng là thân chủ lây lan mầm

bệnh cho tôm. Trước khi thả nuôi phải tuân thủ quy trình làm vệ sinh ao nuôi, nạo vét,

bốn vôi, khử trùng tiêu độc. Hiện tại, môi trường xung quanh ao nuôi ở các vùng nuôi

tôm được các chuyên gia NTTS cảnh báo mức độ ô nhiễm cao do mật độ nuôi lớn và

thiếu hệ thống thủy lợi nội đồng, tốc độ dòng chảy của các con sông chậm nên hầu hết

nước thải ra từ các ao nuôi sẽ được sử dụng lại cho các ao nuôi khác. Đây là yếu tố tác

động chung không thể một hộ nuôi tự xử lý được. Vì vậy, hộ nuôi cần chủ động phối

hợp với các hộ nuôi xung quanh để cùng xử lý môi trường trên cơ sở hướng dẫn của

cán bộ khuyến nông hay cán bộ kỹ thuật NTTS ở địa phương. Kết quả phân tích các

nhân tố ảnh hưởng đến NS tôm nuôi cho thấy những khu vực được xử lý, môi trường

không ao nhiễm thì NS tôm cao và ngược lại, những hộ mà môi trường không được xử

lý thì năng suất thấp. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ có tác dụng làm tăng NS và hiệu

quả kinh tế nuôi tôm một cách bền vững.

- Trong NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng, khâu chọn giống hết sức quan trong,

nếu chọn đúng giống tốt thì tỷ lệ sống sẽ cao và tốc độ phát triển của con tôm sẽ tốt hơn.

Do đó, tôm giống phải được chọn lựa đảm bảo chất lượng, mua ở các cơ sở SXTG có uy

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

131

tín, không nên mua tôm giống giá rẻ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Tôm giống

mua phải qua kiểm dịch của cơ quan chức năng. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên

môn kỹ thuật nuôi tôm, tích cực tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật do

Trung tâm Khuyến nông - lâm - ngư, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam tổ chức.

Cần đẩy mạnh việc áp dụng quy trình nuôi tôm theo tiêu chuẩn Vietgap trên diện rộng

nhằm đáp ứng yêu cầu về VSATTP của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đây là cơ

sở để xác nhận chất lượng và dán nhãn sinh thái cho sản phẩm.

- Về thức ăn, hộ mua thức ăn phải đảm bảo chất lượng, thức ăn phải rõ nguồn gốc

xuất xứ, không nên mua thức ăn giá rẻ, kém chất lượng khi cho tôm ăn không hết sẽ

lắng đọng dưới đáy ao gây ô nhiễm môi trường, gây dịch bệnh cho tôm. Điểm khác

biệt của nuôi tôm thẻ chân trắng khác với nuôi tôm sú là thức ăn sử dụng chủ yếu là

thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, do khó khăn về vốn nên còn một số hộ nuôi mua thức

ăn công nghiệp với giá rẽ để tiết kiệm chi phí, đã ảnh hưởng xấu đến NS và hiệu quả

kinh tế nuôi tôm của hộ. Do đó, hộ nuôi cần phải xem xét kỹ để lựa chọn những loại

thức ăn tốt; đáp ứng nhu cầu thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của con tôm.

- Trong công tác điều trị bệnh cần phải mời các chuyên gia nuôi trồng thủy sản, cán

bộ kỹ thuật của Chi cục thủy sản đến để xác định bệnh, mua thuốc phòng và điều trị

đúng thuốc, đúng liều lượng, đảm bảo chất lượng mới xử lý có hiệu quả. Hạn chế trình

trạng điều trị và phòng dịch sai thuốc vừa gây lãng phí, vừa ảnh hưởng xấu đến quá trình

phát triển của con tôm. Đối với nuôi TC vụ 1 cần tăng cường mật độ nuôi hợp lý, tăng

thời gian sục khí và theo dõi màu nước, cũng như quá trình lột xác của tôm để có biện

pháp chăm sóc thích hợp, đảm bảo quá trình phát triển của tôm. Hộ nuôi nên nuôi một

vụ ăn chắc đối với vùng hạ triều, chỉ nuôi tôm vụ 2 ở vùng cao triều.

Tóm lại, để nâng cao NS và hiệu quả kinh tế nuôi tôm, đòi hỏi hộ nuôi cần phải

kết hợp đồng bộ các giải pháp nêu trên. Trong đó, cần phải khắc phục và xử lý ô nhiễm

môi trường xung quanh, xử lý dịch bệnh, tăng cường công tác quản lý môi trường nước

trong ao nuôi và cho tôm ăn đúng định mức kinh tế kỹ thuật.

4.2.1.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin để nâng cao gía trị gia

tăng cho từng tác nhân trong chuỗi

- Đối với hộ nuôi tôm

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

132

Qua nghiên cứu cho thấy, dù hộ nuôi có lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên chi

phí đầu tư cao hơn các tác nhân khác, chí phí hoạt động tạo giá trị chiếm tỷ trọng từ

39,94% đến 45,3%, nhưng lợi nhuận tính trên 1 đơn vị SPTN thu được chỉ 28,4% đến

36,9% chưa tương xứng với vị thế tài chính của mình, hơn nữa xét theo chu kỳ kinh

doanh thì tổng thu nhập hỗn hợp và mức thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao

động của hộ nuôi thấp hơn các tác nhân khác trong chuỗi (80 triệu đồng/người/năm).

Như vậy, lợi ích của người nuôi luôn thua thiệt. Nguyên nhân là do hộ nuôi thiếu

thông tin về giá cả các yếu tố đầu vào và giá cả sản phẩm đầu ra, các quy định về tiêu

chuẩn kích cỡ, phẩm cấp của SPTN đối với người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, đòi

hỏi hộ nuôi phải chủ động tăng cường các mối quan hệ với các tác nhân trong chuỗi,

nâng cao khả năng tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn để có được thông tin đầy đủ về

giá cả thị trường các yếu tố sản xuất đầu vào và sản phẩm đầu ra. Chủ động thương

lượng với thu gom lớn ràng buộc trách nhiệm giữa hộ nuôi với thu gom lớn. Cụ thể,

hộ nuôi có trách nhiệm cung cấp SPTN đúng sản lượng, đúng thời điểm, đúng kích

cỡ, chất lượng sản phẩm. Thu gom lớn có trách nhiệm tiêu thụ SPTN kịp thời đúng

giá cả và thời điểm như thỏa thuận. Tất cả những thỏa thuận về trách nhiệm giữa các

bên phải thể hiện trong hợp đồng mua bán bằng văn bản. Muốn làm được điều này,

đòi hỏi người nuôi phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong nuôi trồng và

hoạt động marketing. Mặt khác, để nâng cao thu nhập và năng suất lao động, hộ nuôi

phải mở rộng quy mô DT, tăng cường đầu tư thâm canh để tăng NS, huy động mọi

nguồn vốn từ các tác nhân khác trong chuỗi, đặc biệt tiếp cận nguồn vốn từ các tổ

chức tín dụng và ngân hàng để bổ sung nhu cầu vốn cho đầu tư nuôi tôm.

- Đối với các tác nhân dòng thượng nguồn của CCSPTN

+ Đối với cơ sở sản xuất tôm giống

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng giống là khâu quan trọng

ảnh hưởng trực tiếp đến NS và hiệu quả kinh tế nuôi trồng. Chính vì vậy, hộ nuôi tôm luôn

quan tâm đến chất lượng và uy tín của cơ sở SXTG, thực tế lượng tôm giống mua từ cơ sở

SXTG bán trực tiếp cho hộ nuôi tôm chiếm 63,8%. Qua nghiên cứu cho thấy chất lượng

con giống ở các kênh cung cấp còn nhiều hạn chế. Đối với các cơ sở SXTG bán trực tiếp

có uy tín tỷ lệ sống cao nhưng không ổn định, giá bán tôm giống cao, còn các cơ sở tôm

giống bán qua các trại lưu giữ tôm giống ở địa phương thì giá cả thấp nhưng chất lượng

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

133

không được bảo đảm, tỷ lệ sống thấp, tốc độ phát triển chậm. Bênh cạnh chi phí mua tôm

bố mẹ sinh sản nhập ngoại cao, thì chi phí vận chuyển và bảo quản tôm giống trong quá

trình tiêu thụ cao do hộ nuôi tôm có quy mô SX nhỏ, lại ở phân tán trên nhiều địa bàn. Vì

vậy, chi phí sản xuất giống cao dẫn đến giá bán cao. Để khắc phục những hạn chế trên đòi

hỏi các cơ sở SXTG phải tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với hộ nuôi. Mối quan hệ này

phải được ràng buộc chắt chắn thông qua đàm phán, thương lượng với hộ nuôi tôm bằng

hợp đồng mua bán thỏa thuận giữa hai bên. Hộ nuôi có trách nhiệm hợp tác với nhiều hộ

nuôi, gom lại với số lượng phù hợp, phải mua tôm giống đúng thời điểm. Cơ sở SXTG

phải có trách nhiệm cung cấp giống đảm bảo số lượng, chất lượng, đúng giá và địa điểm

đã thỏa thuận và tôm giống phải được kiểm dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Đối với cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí thức ăn công nghiệp cho tôm chiếm tỷ lệ

cao trong tổng chi phí nuôi tôm của hộ nuôi (bình quân chiếm 50,44%). Mỗi cơ sở chế

biến TACN đều có hệ thống đại lý riêng của mình, hệ thống đại lý phân phối sản phẩm

trực tiếp đến hộ nuôi. Hiện tại giá bán còn cao so với mức đầu tư thâm canh của hộ, chất

lượng chưa được đảm bảo nhất là đối với kênh phân phối qua đại lý cấp 2. Mối liên kết

giữa hộ với cơ sở chế biến TACN chưa chặt chẽ, cơ sở chế biến nắm thông tin không

đầy đủ về diễn biến và tình hình nuôi tôm của hộ. Để khắc phục những hạn chế này đòi

hỏi các cơ sở chế biến TACN cần phải tăng cường hợp tác với hộ nuôi tôm thông qua

các hình thức hỗ trợ người nuôi về hướng dẫn kỹ thuật cho tôm ăn hợp lý, về phòng và

điều trị bệnh cho tôm. Nâng cao năng lực SX, đầu tư công nghệ nhằm hạ thấp giá thành

để hạ thấp giá bán hợp lý cho người nuôi. Thông qua hợp đồng mua bán thỏa thuận về

số lượng, chất lượng và giá bán hợp lý. Trong kinh doanh luôn giữ chữ tín, quy hoạch hệ

thống đại lý bán thức ăn gắn với vùng nuôi, cử cán bộ kỹ thuật đứng cánh theo vùng

nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển thức ăn, nắm bắt thông tin kịp thời và hướng dẫn kỹ

thuật cho ăn đúng quy định. Hộ nuôi tôm nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế thì cũng

đồng thời nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của cơ sở chế biến TACN cho tôm.

+ Đối với đại lý

Đại lý là trung gian phân phối thức ăn công nghiệp, TTYTS cho tôm đến với

các hộ nuôi. Đại lý cấp 1 phân phối thức ăn công nghiệp cho 1 cơ sở chế biến TACN

nhất định và bán TTYTS từ các cơ sở sản xuất TTYTS. Qua kết quả nghiên cứu cho

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

134

thấy, các đại lý có chức năng lưu giữ và phân phối trực tiếp thức ăn đến hộ nuôi.

Riêng TTYTS hộ trực tiếp đến đại lý để mua. Đối với đại lý cấp 2 thường phân phối

thức ăn và TTYTS cho nhiều cơ sở chế biến TACN và cơ sở sản xuất TTYTS. Vì

vậy, khả năng hiểu biết các nhãn mác các loại thức ăn và TTYTS là không thể chắc

chắn, nên không có khả năng hướng dẫn cho hộ nuôi sử dụng đúng chủng loại và liều

lượng, trong khi giữa hộ nuôi với các cơ sở chế biến TACN và cơ sở sản xuất

TTYTS trao đổi thông tin còn hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi đại lý

phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phân tích và xử lý thông

tin đúng đắn kịp thời báo cáo với các cơ sở chế biến TACN và sản xuất TTYTS có

biện pháp xử lý các sự cố xảy ra một cách hiệu quả. Bên cạnh cung cấp thông tin, đại

lý phải có trang bị những kiến thức nhất định về kỹ thuật bảo quản thức ăn và

TTYTS trong thời gian hàng tồn kho, tránh để thức ăn nấm mốc, hư hỏng rồi không

hủy bỏ mà bán cho hộ nuôi tôm sử dụng sẽ gây ra ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe

của tôm và tác động tiêu cực đến quá trình SXKD của hộ nuôi.

Tóm lại, mỗi tác nhân tham gia ở dòng thượng nguồn cần phải tăng cường hợp

tác chặt chẽ với hộ nuôi tôm nhằm trao đổi thông tin đầy đủ và phối hợp hỗ trợ về kỹ

thuật nuôi, vốn và trung thực về chất lượng, giá cả sản phẩm sẽ góp phần nâng cao

hiệu quả kinh tế của hộ nuôi, và cũng chính là duy trì và nâng cao kết quả và hiệu quả

kinh doanh của mình một cách bền vững.

- Đối với các tác nhân dòng hạ nguồn của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

+ Đối với tác nhân thu gom lớn

Hộ nuôi là nhân vật trung tâm của CCSPTN, nhưng thu gom lớn là nhân vật

trưởng chuỗi, người quyết định giá và điều phối sản phẩm theo các luồng SPTN tiêu

thụ trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Qua nghiên cứu cho thấy thu gom lớn hoạt

động thu gom chủ yếu dựa vào sự quen biết, chưa chủ động đi tìm nguồn hàng, chờ

có thông tin gọi đến từ hộ nuôi tôm. Giữa hộ nuôi và thu gom thỏa thuận giá mua một

cách đột xuất, không thông qua hợp đồng mua bán có trước. Hộ nuôi thiếu thông tin

về giá cả, về tiêu chuẩn phẩm cấp SPTN quy định ở các cơ sở chế biến thủy sản. Đây

là điểm mấu chốt khiến cho hộ nuôi thường cho mình là người luôn chịu thiệt, rất khó

hợp tác trong quá trình tạo nguồn cung ổn định cho người thu gom. Chính vì vậy, đòi

hỏi người thu gom phải tính đến việc chủ động tìm kiếm nguồn hàng, tăng cường hợp

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

135

tác với hộ nuôi thông qua quy định ràng buộc trách nhiệm đối với cả hai bên về số

lượng, giá cả, kích cỡ, phẩm cấp, thời gian nuôi và thời gian thu hoạch để hai bên chủ

động thực hiện tốt theo hợp đồng, nhằm đảm bảo nguồn cung sản phẩm đồng nhất về

kích cỡ, phẩm cấp SPTN.

Trong hoạt động thu gom cho thấy khả năng lưu trữ sản phẩm ngắn từ 3 đến 5

ngày, cho thấy sự hạn chế đối với khi sản phẩm thu hoạch chưa rộ, chưa đủ chuyến

nhưng thu gom phải vận chuyển đi bán cho bán buôn và các cơ sở chế biến và xuất khẩu

thủy sản làm cho chi phí vận chuyển cao. Để khắc phục nhược điểm này đòi hỏi thu gom

lớn phải tăng cường đầu tư xây dựng kho lạnh hiện đại, tiếp thu công nghệ bảo quản tiên

tiến nhằm kéo dài thời gian lưu trữ khi lượng hàng mua ở nơi xa và số lượng ít nhằm

đảm bảo gom đủ hàng và đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Về đầu ra của thu gom cho thấy đối vơi luồng SPTN tiêu thụ trong nước, họ

chưa chủ động trong việc xác định số lượng cung cấp cho nhà bán buôn một cách

chính xác mà chủ yếu cung cấp theo kinh nghiệm. Việc lưu trữ mang tính phỏng

đoán, và chờ người bán buôn gọi điện đến mới vận chuyển đến, vì vậy lúc lưu trữ

thừa, lúc thiếu không đáp ứng yêu cầu của người bán buôn. Để khắc phục trình trạng

này đòi hỏi người thu gom lớn và bán buôn phải chủ động hợp tác trong mua bán và

hỗ trợ nhau trong quá trình lưu trữ, bảo quản sản phẩm, cũng như thỏa thuận thanh

toán thông qua hợp đồng ký kết ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên.

+ Đối với cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản

Nguồn cung tôm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu phụ thuộc vào người

thu gom lớn. Tôm nguyên liệu được thu gom từ nhiều nguồn manh mún, nhỏ lẻ làm

cho chất lượng không đồng nhất, rất khó kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh bị

cấm và không thể truy xuất được nguồn gốc, khó sử dụng để chế biến hàng xuất khẩu

cao cấp nên hiệu quả chế biến xuất khẩu không cao. Để giải quyết tốt những hạn chế

này, đòi hỏi các công ty chế biến và xuất khẩu cần phải chủ động tìm kiếm địa bàn

cung cấp nguyên liệu. Để làm được điều này các công ty phải chủ động tích hợp theo

chiều dọc, trực tiếp tổ chức thu gom, trực tiếp ký kết hợp đồng tiêu thụ SPTN, cung

cấp và chia sẻ thông tin về giá cả, các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hỗ

trợ vốn và sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận với người nuôi.

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

136

Về tổ chức sản xuất kinh doanh của cơ sở chế biến và xuất khẩu cho thấy do mức

đầu tư máy móc công nghệ chưa cao, nên mức tạo giá trị gia tăng chưa lớn, chủ yếu là

chế biến đông lạnh, sản phẩm chế biến đóng họp cao cấp chưa đa dạng. Hầu hết các

cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản chưa tham gia vào CCSPTN toàn cầu. Đầu ra phụ

thuộc vào nhà nhập khẩu nước ngoài, không nắm được nhu cầu thị hiếu của người tiêu

dùng nước ngoài. Vì vậy, nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ chế biến hiện đại phù

hợp với người tiêu dùng nước ngoài là rất cần thiết. Các cơ sở chế biến và xuất khẩu

phải chủ động mở rộng quy mô thị trường trong nước và tích cực tham gia vào chuỗi

cung toàn cầu. Chủ động xây dựng thương hiệu sản phẩm và đầu tư xây dựng hệ thống

bán lẻ ở các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm.

Trong những năm qua thị trường tiêu thụ SPTN ở tỉnh Quảng Nam chủ yếu tập

trung cho xuất khẩu, nhưng tập trung nhất vẫn là thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ. Các

thị trường này có hàng rào bảo hộ mậu dịch kỹ thuật rất khắc khe, đòi hỏi SPTN xuất

khẩu phải đảm bảo các tiêu chuẩn HACCP, GMP, SSOP. Với khả năng về nguồn lực

còn hạn chế nên hầu hết sản phẩm tôm nuôi chế biến đáp ứng nhu cầu ở mức khiêm

tốn. Nhiều chuyến hàng xuất khẩu sang các nước này qua kiểm tra phát hiện SPTN

tồn dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép các nước gửi trả lại, làm ảnh hưởng đến

uy tín và gây thiệt hại cho các nhà chế biến và xuất khẩu. SPTN nhập khẩu vào thị

trường Mỹ luôn có nguy cơ áp đặt các biện pháp chống bán phá giá, một trong những

rào cản gây bất lợi cho CCSPTN của Việt Nam nói chung, CCSPTN của Quảng Nam

nói riêng. Điều này đòi hỏi cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản, cùng với các cơ

quan quản lý xuất khẩu thủy sản phải tính đến việc tìm kiếm những thị trường tiềm

năng ở những quốc gia và vùng lãnh thổ như các nước Trung Đông, Nam Mỹ, Nga,

Hàn Quốc, Trung Quốc… nhằm tạo địa bàn vững chắc cho việc tiêu thụ SPTN ở

Quảng Nam. Đối với thị trường nội địa thông qua các chợ đầu mối của các huyện trong

tỉnh, cũng như ở các tỉnh thành trong cả nước hình thành các kênh phân phối đến từng

địa phương, cần chú trọng hơn đến các hệ thống siêu thị tại các khu vực đô thị, các khu

công nghiệp và các thành phố lớn.

+ Đối vơi bán buôn

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

137

Qua nghiên cứu cho thấy bán buôn không có mối quan hệ hợp tác nào với hộ

nuôi, nguồn cung SPTN phụ thuộc vào người thu gom cung cấp không ổn định. Mặt

khác khả năng lưu trữ và bảo quản của bán buôn là rất hạn chế (từ 2 đến 3 ngày) hệ

thống kho lạnh lạc hậu. Việc phân phối sản phẩm đến người bán lẻ cũng dựa vào

kinh nghiệm phỏng đoán. Do đó gây khó khăn cho người bán lẻ tại các chợ, lúc thừa

không bán hết và cũng có lúc thiếu không có hàng bán. Về phương thức thanh toán

đa số bán buôn bán chịu cho người bán lẻ và thường mua chịu của người thu gom.

Thông thường khoảng thời gian để chịu của bán lẻ dài ngày hơn đối với thời gian bán

buôn để chịu người thu gom. Vì thế, bán buôn thường bán giá cao hơn để bù lại phần

lãi suất của khoản tiền trong thời gian để chịu. Đây là nguyên nhân làm cho giá bán

tôm nội địa tăng cao, không khuyến khích người tiêu dùng có thu nhập thấp. Để khắc

phục những hạn chế này đòi hỏi người bán buôn phải nâng cao trình độ chuyên môn,

cần phải tham gia các lớp tập huấn về nghiên cứu thị trường, dựa vào kết quả nghiên

cứu nhu cầu thị trường của người tiêu dùng dự báo trên cơ sở khoa học về số lượng

tiêu dùng cần thiết trong ngày để quyết định số lượng lưu trữ và số lượng cung cấp

cho người bán lẻ. Xác lập hợp đồng mua bán với người bán lẻ, cũng như với thu gom

có thời hạn thanh toán tiền để chịu như nhau và giá bán hợp lý.

+ Đối với bán lẻ

Nguồn cung SPTN của người bán lẻ phụ thuộc chủ yếu vào người bán buôn.

Trong mối quan hệ này người bán buôn cũng bị động vào người bán lẻ, thông thường

nếu người bán lẻ bán hết hàng thì việc phân phối hàng của người bán buôn thuận lợi,

nhưng nếu người bán lẻ bán không hết thì việc hạn chế lượng hàng nhập tiếp. Để giải

quyết tốt mối quan hệ chi phối và phụ thuộc lẫn nhau đòi hỏi người bán lẻ và người

bán buôn phải xác lập hợp đồng và ràng buộc trách nhiệm hai bên về thỏa thuận giá

bán, kích cỡ, phẩm cấp SPTN, khối lượng nhằm ổn định nguồn cung đầu vào của

người bán lẻ và đầu ra của người bán buôn.

Về tiêu thụ sản phẩm: Người bán lẻ SPTN là tác nhân trực tiếp cung cấp sản phẩm

đến với người tiêu dùng nội địa, hơn ai hết họ nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người

tiêu dùng. Họ là người chịu áp lực từ việc tiêu thụ sản phẩm, bởi sản phẩm tiêu thụ lúc

thừa lúc thiếu. Để ổn định khối lượng bán đòi hỏi người bán lẻ ngoài việc thỏa thuận về

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

138

khối lượng mua vào hằng ngày với người bán buôn. Đồng thời phải xây dựng kho chứa

sản phẩm bảo đảm cho việc lưu trữ và bảo quản sản phẩm đạt chất lượng tốt, tăng cường

xây dựng mối quan hệ thường xuyên với các khách hàng lớn như khách sạn, nhà hàng,

công ty, trường học để đảm bảo chủ động về tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi.

4.2.1.3. Chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của từng tác nhân trong CCSPTN

Tôm là loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho con người, nó ảnh hưởng trực tiếp

đến sức khỏe của người tiêu dùng, đây là yêu cầu được đặt lên hàng đầu của các quốc gia

hiện nay. Để làm tốt công tác VSATTP cần phải có những giải pháp bảo đảm VSATTP đối

với từng tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi.

- Đối với hộ nuôi tôm

Muốn đảm bảo VSATTP hộ nuôi phải quản lý tốt con giống, nguồn thức ăn, thuốc

phòng ngừa và điều trị bệnh cho tôm. Hộ nuôi cần phải tuân thủ những khuyến cáo từ các

cơ quan quản lý NTTS, cần phải lựa chọn thức ăn cho tôm đúng các tiêu chuẩn quy định,

không nên sử dụng những loại thức ăn kém chất lượng không đảm bảo VSATTP, không

dùng các loại kháng sinh bị cấm, việc nuôi trồng không làm hại môi trường.

- Đối với các tác nhân dòng thượng nguồn của CCSPTN

SPTN được bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phải được xem xét chất lượng

VSATTP ngay từ các tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào cho nuôi tôm. Trước hết,

con giống phải đảm bảo giống sạch bệnh, khi xuất bán phải tuân thủ các khâu kiểm

tra chất lượng sản phẩm của các cơ quan chức năng nhà nước. Đối với cơ sở chế

biến TACN cần phải xem xét nguồn nguyên liệu và các loại phụ gia chế biến thức ăn

cho tôm phải sạch, vừa đảm bảo dinh dưỡng để tôm phát triển, vừa không gây ảnh

hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, không sử dụng các loại nguyên liệu bẩn;

Các cơ sở sản xuất thuốc phòng và chữa trị bệnh cho tôm phải sản xuất thuốc đảm

bảo phòng và điều trị bệnh ở tôm tốt không gây ô nhiễm môi trường, và gây tác hại

đến sức khỏe cho người tiêu dùng. Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo đáp ứng

yêu cầu cho tiêu chí nuôi tôm “sạch”.

- Đối với các tác nhân dòng hạ nguồn của CCSPTN

Tôm trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo VSATTP, không nên sử dụng

các chất cấm để ướp tôm nhằm bảo quản lâu dài, việc bảo quản không đúng quy cách

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

139

sẽ làm cho các chất dinh dưỡng thay đổi cấu trúc và sẽ trở thành chất độc hại gây ảnh

hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, thâm chí gây ngộ độc dẫn đến chết người.

Trong thực tế, người thu gom do tính toán lợi ích của mình trong việc gom hàng,

thường lưu trữ với số lượng lớn nên sử dụng các chất bảo quản kéo dài mức độ tươi

sống cho tôm, khi hàng nhiều quá trình vận chuyển với số lượng lớn giảm chi phí

vận chuyển. Đối với các tác nhân bán buôn, bán lẻ cần phải có kho bảo quản đảm

bảo vệ sinh, đặc biệt là tác nhân bán lẻ các dụng cụ thùng chứa, chậu chứa phải đảm

bảo vệ sinh, không được để tôm nơi nền chợ lẫn với các chất thải từ các loại động

vật, các chất thải từ việc quá trình mua bán các loài thủy sản khác. Đối với tôm ươn,

chết lâu ngày phải loại bỏ không nên trộn lẫn với tôm mới để bán cho người tiêu

dùng. Trong mua bán kinh doanh ngày nay, không phải bán xong hàng là xong mà

còn quan tâm đến lợi ích lâu dài của người tiêu dùng, cần phải nâng cao chữ “tín” lên

trên hết, đừng để một lần mất tin thì vạn lần mất tín.

Để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm toàn bộ quá trình chế biến phải tuân thủ

nghiêm ngặt các quy định từ việc vệ sinh đối với các trang thiết bị trong dây chuyền

công nghệ, đảm bảo vô trùng cho sản phẩm chế biến từ quy định trang phục làm việc

của người công nhân ở những công đoạn cần có sự tác động của con người. Từ nguyên

liệu đầu vào đến công đoạn sản phẩm đóng gói, bao bì và bốc xếp vào xe vận chuyển

lên tàu để xuất khẩu không chạm trực tiếp vào tay người công nhân.

4.2.2. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Nam

4.2.2.1.Quy hoạch vùng nuôi tôm theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm chuỗi cung

ổn định, chất lượng, hiệu quả

Ngành nuôi tôm ở Quảng Nam được hình thành vốn không phải xuất phát từ

chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ngay từ ban đầu, mà nó là kết quả của quá trình

phát triển tự phát ở những năm 90 của thế kỷ trước. Do đó, hiện trạng các khu vực

nuôi tôm ở các địa phương trong tỉnh được hình thành mang tính manh mún, xen kẻ

và chồng lấn với các khu sản xuất các ngành khác, thiếu tính quy hoạch, gây khó

khăn trong công tác quản lý nhà nước của các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ở

tỉnh Quảng Nam.

Tôm được xác định là con nuôi chủ lực của ngành NTTS, đặc biệt là nuôi tôm

thẻ chân trắng, chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu NTTS. Vì vậy, Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu cho

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

140

UBND tỉnh về công tác quy hoạch vùng nuôi tôm. Đảm bảo quy hoạch theo hướng

phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi với chuỗi cung ổn định, chất lượng, hiệu

quả là hết sức cần thiết. Quy hoạch vùng nuôi tôm theo hướng phát triển bền vững,

bảo đảm chuỗi cung ổn định, chất lượng, hiệu quả có nghĩa là:

Ngành nuôi tôm đảm bảo cơ bản được CNH - HĐH vào năm 2020 với tầm nhìn

2030, phát triển toàn diện theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường,

thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất

hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh

tranh cao và hội nhập vững chắc vào nền kinh tế Quốc gia và quốc tế. Đáp ứng nhu

cầu người tiêu dùng, cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao về mọi

mặt vật chất và tinh thần, văn hóa của vùng nuôi tôm, hộ gia đình và người lao động

tham gia vào nuôi tôm, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh, quốc

phòng ở vùng nuôi tôm [47] [48].

Quy hoạch vùng nuôi tôm cần phải chú ý một số vấn đề sau:

Trước hết, địa phương phải căn cứ vào chiến lược, quy hoạch chung phát triển của

ngành thủy sản từ nay đến năm 2020 của chính phủ, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội

của tỉnh Quảng Nam, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản ở địa phương. Quy hoạch

vùng nuôi tôm phải gắn với chuỗi ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam từ các tác

nhân cung cấp các yếu tố đầu vào như SXTG, TACN, TTYTS, hộ nuôi, dịch vụ hậu

cần, thu gom, bán buôn, bán lẻ, các cơ sở chế biến thủy sản đến các doanh nghiệp kinh

doanh xuất nhập khẩu.

Quy hoạch vùng nuôi tôm phải đáp ứng các yêu cầu về điêu kiện môi trường sinh

trưởng và phát triển của từng loài tôm như: điều kiện đất đai, mặt nước, khí hậu thời

tiết, việc bố trí vùng nuôi phải phù hợp với đặc điểm sinh học của từng loài tôm, có

như vậy mới đảm bảo năng suất và hiệu quả. Việc bố trí sử dụng đất mặt nước chú ý

cân đối giữa các phương thức nuôi hợp lý, nuôi TC cần phải bố trí nơi cao triều, vùng

cát ven biển đảm bảo cho việc đầu tư ổn định cơ sở vật chất của ao nuôi và cơ sở hạ

tầng vùng nuôi tôm và hệ thống dịch vụ hậu cần phục vụ CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam.

Quy hoạch vùng nuôi tôm bảo đảm VSATTP, bảo vệ môi trường sinh thái, giải

quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường sinh sống của cộng đồng dân cư ở vùng nuôi tôm

trên cát ven biển, ven sông Trường Giang, sông Đế Võng…, đáp ứng các yêu cầu của

người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Quy hoạch vùng nuôi tôm phải chú ý đến quá

trình đào tạo nguồn nhân lực, gắn với vùng nuôi, và cả hệ thống của CCSPTN ở tỉnh

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

141

Quảng Nam. Quy hoạch vùng nuôi tôm phải đảm bảo phát triển các ngành nghề của vùng

ven biển, đặc biệt là du lịch Phố cổ Hội An, du lịch sinh thái biển, ven biển và đảo; đồng

thời, phải gắn với công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo và an ninh biên giới Quốc gia.

4.2.2.2. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm và dịch vụ hậu cần theo hướng nâng cao

hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi.

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của CCSPTN

ở Quảng Nam. Qua thực tế cho thấy cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm ở các địa phương tỉnh

Quảng Nam chưa được chú trọng, khu vực nuôi vùng thủy triều hệ thống thủy lợi chưa

được đầu tư, giao thông đi lại rất khó khăn, thiếu điện, nước phục vụ cho nuôi tôm TC

và BTC. Để phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi, tỉnh phải chú trọng đầu tư cơ sở

hạ tầng một cách đồng bộ nhằm giải quyết những khó khăn để phát triển đời sống kinh

tế, xã hội ở vùng nuôi. Những đối tượng cần quan tâm đầu tư như sau:

- Hệ thống thủy lợi do sử dụng chung với ngành trồng trọt nên việc cung cấp và

thoát nước rất khó khăn, nhiều ao nuôi không thể lấy nước từ hệ thống kênh này. Vì vậy

cần phải quy hoạch và tổ chức thực hiện theo quy hoạch, xây dựng hệ thống thủy lợi phù

hợp với từng vung nuôi tôm (nuôi vùng thủy triều và nuôi vùng cát ven biển) nhằm bảo

đảm cung cấp đầy đủ nước ngọt, lợ để nuôi tôm; đồng thời góp phần xử lý tốt ô nhiễm

môi trường, hạn chế lây lan dịch bệnh của vùng nuôi tôm ở các địa phương.

- Điện phục vụ nuôi tôm và giao thông đi lại vùng nuôi tôm phải được quy hoạch

và tổ chức thực hiện quy hoạch nhằm đảm bảo yêu cầu nuôi tôm TC đạt hiệu quả kinh tế

cao. Hệ thống điện phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho sục khí liên tục cung cấp ôxy

cho tôm, đặc biệt trong điều kiện nuôi tôm thẻ chân trắng TC với mật độ cao như hiên

nay. Hệ thống giao thông phải thông suốt từ vùng nuôi đến các cơ sở SX các yếu tố đầu

vào cũng như chế biến vào tiêu thụ SPTN nhằm đảm bảo cung cấp tôm giống, TACN,

TTYTS kịp thời, cũng như vận chuyển SPTN đi tiêu thụ đảm bảo chất lượng.

- Thu hút mọi thành phần đầu tư vào dịch vụ hậu cần, như xây dựng hệ thống kho

lạnh, dịch vụ vận chuyển, thiết bị phục vụ nuôi tôm [22]. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng

viễn thông, trạm bưu điện xã, thư viện. Hiện nay, nguồn thông tin mà các tác nhân có

được rất đa dạng, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo để các tác nhân tiếp cận có hiệu quả, nhất là

người nuôi tôm. Vì vậy, đây là cơ sở hạ tầng cần thiết để hộ nuôi có điều kiện nâng cao

kiến thức và trao đổi thông tin đối với các tác nhân trong chuỗi cung một cách có hiệu quả.

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

142

Để thực hiện yêu cầu đầu tư trên, đối với tỉnh Quảng Nam nguồn ngân sách còn

hạn chế, cần phải có chính sách thu hút các thành phần khác nhau tham gia đầu tư cơ

sở hạ tầng; cần lồng ghép các dự án, chương trình khác nhau thuộc ngân sách nhà

nước đầu tư hợp lý; đồng thời với xây dựng phải xác lập cơ chế khai thác, quản lý sử

dụng có hiệu quả các hạng mục từng công trình đầu tư.

4.2.2.3. Chính sách vốn cho việc hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế,

khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Sản xuất kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề cạnh tranh

riêng lẻ của từng doanh nghiệp sẽ khó tồn tại, mà cạnh tranh giữa các chuỗi cung sản

phẩm trở nên quyết liệt hơn. Kết quả đánh giá thực trạng quá trình tạo giá trị của các

tác nhân trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam cho thấy quy mô sản xuất của các tác

nhân chủ yếu là vừa và nhỏ. Chính quy mô này ảnh hưởng đến quá trình tạo giá trị

gia tăng của mỗi tác nhân và toàn bộ chuỗi cung. Vì vậy, các tác nhân trong

CCSPTN ở Quảng Nam rất cần vốn để đầu tư nhằm tăng cường năng lực SXKD của

mình. Hộ nuôi tôm cần vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng ao nuôi như xây dựng bờ bao, ao

lắng, hệ thống cấp thoát nước và vốn để mua con giống, TACN, TTYTS cho tôm.

Trong khi đó các công ty chế biến và xuất khẩu cần vốn để đầu tư đổi mới công nghệ,

mua tôm nguyên liệu, tìm kiếm thị trường xuất khẩu. . .

Để làm được điều này đòi hỏi tỉnh phải có chính sách phân bổ nguồn vốn từ ngân

sách hỗ trợ cho các tác nhân tham gia ngành hàng tôm nuôi với nhiều hình thức khác

nhau. Đặc biệt, thông qua ngân hàng cho vay ưu đãi, theo hướng lấy cơ sở chế biến và

xuất khẩu làm trung tâm. Ngân hàng cung cấp tín dụng ưu đãi cho những cơ sở chế

biến và xuất khẩu trong ngành hàng tôm nuôi có tiềm năng về thị trường, có vùng

nguyên liệu, có hợp đồng SPTN với hộ nuôi. Cơ sở chế biến và xuất khẩu sử dụng

khoản vay để ứng trước vốn, giống, vật tư, thiết bị cho hộ nuôi có hợp đồng SPTN,

đồng thời cần tính tới việc tăng tính linh hoạt về vốn cho hộ nuôi và tiếp tục biện

pháp quản lý vốn vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, hợp tác xã

hay tổ cộng đồng nuôi tôm [22] [24]. Đối với hộ đã vay, nhưng rơi vào tình trạng thua lỗ

do dịch bệnh, thiên tai cần phải có chính sách giãn nợ hợp lý. Các ngân hàng cần phải

tạo những điều kiện tốt nhất để các tác nhân tiếp cận nguồn vốn vay. Với hộ nuôi tôm

cần phải trợ giúp họ xây dựng kế hoạch vay vốn và trả nợ vay, để họ tiếp cận các loại tín

dụng khác nhau vay vốn đầu tư cho sản xuất. Chính sách cần phải hướng đến ưu tiên

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

143

nâng cao năng lực, hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ, gắn với sự hỗ trợ và

khuyến khích các tác nhân tham gia tiêu thụ SPTN; đồng thời khuyến khích nuôi tôm

theo tiêu chuẩn Vietgap, đảm bảo VSATTP cho người tiêu dùng [4] [24]. Tiếp tục thực

hiện các chính sách ưu đãi về thuế, hoàn thiện và xây dựng các cơ chế bảo hiểm rủi ro

phù hợp với từng tác nhân tham gia CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Thực hiện giải pháp này, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các tác

nhân phía thượng nguồn với tác nhân hạ nguồn, cho phép loại bỏ các tác nhân trung

gian, cơ sở chế biến và xuất khẩu có điều kiện TXNG xuất xứ SPTN.

4.2.2.4. Phát huy vai trò của tổ cộng đồng, tiến tới thành lập các HTX dịch vụ nuôi tôm

để giải quyết tốt lợi ích cho hộ nuôi tôm thông qua hoàn thiện CCSPTN

Tổ cộng đồng nuôi tôm là một trong những hình thức biểu hiện mức độ hợp tác

theo chiều ngang giữa những người cùng nuôi trên tinh thần tự nguyện, hợp tác về

mọi mặt trong hoạt động nuôi tôm nhằm nâng cao hiệu quả [1] [4]. Tuy nhiên, qua

khảo sát thực tế cho thấy hoạt động liên kết, hợp tác của tổ cộng đồng nuôi tôm ở

tỉnh Quảng Nam còn yếu, mới chỉ hợp tác trong hoạt động mua một số dịch vụ đầu

vào chủ yếu như mua TACN, tôm giống, chưa thực hiện hợp tác trong các công đoạn

nuôi tôm, xử lý dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và kết nối với thị trường đầu ra. Để

phát huy được vai trò liên kết, hợp tác của tổ cộng đồng nuôi tôm, Chi cục Nuôi

trồng thủy sản thực hiện các biện pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác hướng dẫn tổ chức các hoạt động liên kết, hợp tác của tổ

cộng đồng trong khâu mua các yếu tố đầu vào, các công đoạn nuôi và khâu tiêu thụ

sản phẩm; đặc biệt là công tác phòng và điều trị bệnh tôm, xử lý môi trường thông

qua người trưởng nhóm.

- Tăng cường sự hỗ trợ của tỉnh về kinh phí thông qua các hoạt động kiểm tra

giám sát môi trường, chất lượng giống, SPTN; nghiên cứu thị trường và thông tin kịp

thời tình hình diễn biến giá cả các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra cho hộ nuôi

thông qua tổ cộng đồng.

Tiêu thụ SPTN là vấn đề khó đối với các hộ nuôi hiện nay, vì khả năng tiếp cận

thị trường của hộ, khả năng hỗ trợ từ tổ cộng đồng về liên kết tiêu thụ sản phẩm còn

nhiều hạn chế, do người trưởng nhóm chưa đủ năng lực và không có đủ tư cách pháp

nhân để quan hệ hợp đồng với các tác nhân theo quy định của pháp luật. Thực tế cho

thấy, phần lớn SPTN ở các địa phương trong tỉnh cung cấp cho các công ty chế biến

và xuất khẩu thông qua người thu gom. Thông tin về chất lượng, phẩm cấp, kích cỡ,

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

144

giá bán tôm người nuôi không nắm rõ. Vì vậy, họ luôn bị thu gom ép giá, ép phẩm

cấp dẫn đến thua thiệt. Hiện nay, ở Quảng Nam chưa có HTX dịch vụ nuôi tôm. Để

đảm bảo lợi ích của người nuôi tôm, cũng như để phát triển bền vững ngành hàng

tôm nuôi đòi hỏi phải thành lập HTX dịch vụ nuôi tôm gắn với thiết chế làng, xã,

khu vực nuôi tôm cụ thể. Đây là một tổ chức tự nguyện của những người cùng nuôi

tôm có tư cách pháp nhân, có khả năng đảm bảo tổ chức hiệu quả các mối quan hệ

hợp tác trong hoạt động nuôi tôm của hộ [4] [37].

Để thực hiện được điều này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam

mà trực tiếp là Chi cục NTTS cần tham mưu với UBND tỉnh xây dựng đề án tổ chức

HTX dịch vụ nuôi tôm nhằm liên kết với các tác nhân cả phía thượng nguồn về tôm

giống, TACN, TTYTS và với các tác nhân phía hạ nguồn như công ty chế biến và xuất

khẩu, người bán lẻ để cung cấp SPTN theo các luồng sản phẩm tiêu thụ. HTX dịch vụ

nuôi tôm chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin về tiêu chuẩn chất lượng giống

tôm, TACN, TTYTS, SPTN và giá cả đầu vào và đầu ra theo hợp đồng với các đối tác

cho hộ nuôi. Với nhiệm vụ và vai trò đó, HTX dịch vụ nuôi tôm có đủ năng lực đàm phán

thương lượng trong các quan hệ mua bán để đạt được mức giá cả tối ưu, đảm bảo hạ thấp

chi phí SXKD, nâng cao chất lượng SPTN, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế nuôi tôm.

Sơ đồ 4.1. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam được điều chỉnh

Nguồn: tác giả xây dựng

Việc tổ chức HTX dịch vụ nuôi tôm có thể cho phép loại bỏ một số tác nhân

Kênh chính:

Kênh phụ:

Hộ nuôi tôm

HTX dịch vụ

nuôi tôm

Công ty chế biến và

xuất khẩu tôm

Nhà nhập khẩu

nước ngoài

Người thu gom

Người bán buôn

Người bán lẻ

Người tiêu dùng

trong nước

Cơ sở sản xuất tôm giống

Cơ sở chế biến

TACN và TTYTS

cho tôm

Dịch vụ khác

Người tiêu dùng

nước ngoài

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

145

trung gian như thu gom, bán buôn, thúc đẩy nhanh dòng SPTN đáp ứng kịp thời nhu

cầu của người tiêu dùng, khắc phục được những mặt hạn chế từ đặc điểm của SPTN

đối với CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những giải pháp nâng cao

hiệu quả kinh tế của chuỗi cung hay chuỗi giá trị, đảm bảo phân phối lợi nhuận một

cách hợp lý cho người nuôi tôm. Thực hiện tốt giải pháp này, sẽ tạo điều kiện để

nâng cao mức độ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi, nâng cao lợi thế cạnh tranh

của ngành hàng tôm nuôi. Chính vì vậy, các cấp chính quyền địa phương phải có các

biện pháp cụ thể nhằm khuyết khích, vận động hộ nuôi tôm và các tác nhân tham gia

trong chuỗi thành lập HTX và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

4.2.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành hàng tôm nuôi

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển ngành hàng tôm

nuôi đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mỗi tác nhân trong chuỗi đều

có nguồn nhân lực tương ứng, thể hiện tính chuyên môn hóa sâu ở từng mắt xích.

Trong những năm qua, lực lượng lao động sử dụng ở mỗi tác nhân còn nhiều mặt

hạn chế về chất lượng, tỷ lệ người lao động tốt nghiệp phổ thông trung học còn thấp,

số lao động qua đào tạo chuyên môn cao còn hạn chế, chủ yếu người lao động thực

hiện công việc theo kinh nghiêm tích lũy được qua nhiều năm như kỹ thuật nuôi

trồng, bảo quản và chế biến. Do đó hạn chế khả năng tiếp cận khoa học công nghệ

cao của người lao động khi các tác nhân đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại trong

quá trình sản xuất từ khâu cung ứng các yếu tố đầu vào đến nuôi tôm, thu gom, chế

biến và xuất khẩu nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản

phẩm. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành hàng tôm nuôi, trong

chính sách của tỉnh phải chú trọng các giải pháp sau:

Đối với lao động trong khâu tạo giống, nuôi tôm cần phải tăng cường công tác

khuyến ngư, mở lớp tập huấn, bỗi dưỡng kiến thức về khoa học - kỹ thuật NTTS cho hộ

nuôi tôm và người lao động tham gia trong nuôi tôm. Chương trình tập huấn, bồi dưỡng

phải được xây dựng có tính hệ thống theo hướng đào tạo nghề và phân chia nhỏ thành

các mô đun, được tổ chức thành nhiều đợt gắn liền với quá trình quản lý, chỉ đạo sản

xuất của ngành NTTS ở tỉnh Quảng Nam. Nội dung chương trình bồi dưỡng không chỉ

đề cập đến quy trình kỹ thuật nuôi tôm từ khâu chọn giống, các biện pháp cải tạo ao

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

146

nuôi khi thả nuôi, kỹ thuật chăm sóc, cho ăn trong từng giai đoạn phát triển của con

tôm… mà còn phải hướng dẫn, phổ biến kiến thức sử dụng hóa chất, kháng sinh trong

nuôi và bảo quản sau thu hoạch, không sử dụng hóa chất, kháng sinh bị cấm.

Đối với lao động trong cơ sở thu gom cơ quan khuyến công kết hợp với Sở

Công - Thương Quảng Nam mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ

thuật bảo quản tôm sau thu hoạch cho chủ cơ sở thu gom và người lao động, cũng

như tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý VSATTP.

Đối với các doanh nghiệp chế biến TACN cho NTTS, chế biến và xuất khẩu

thủy sản tỉnh cần phải có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào

tạo cán bộ có trình độ cao, áp dụng tốt khoa học - công nghệ mới vào trong chế biến,

bảo quản sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường các nước có

nền kinh tế phát triển như Nhật, Mỹ và EU.

Về chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tỉnh phải tăng cường đào tạo độ ngũ cán

bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ cao phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành

hàng tôm nuôi ở Quảng Nam, có chính sách hỗ trợ con em, người lao động đang và sẽ

đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về NTTS ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao

đẳng và Đại học trong cả nước, thu hút người học sau khi tốt nghiệp về địa phương để

công tác tại các cơ quan quản lý ngành ở các cấp, nhất là cấp xã, phường, thị trấn.

4.2.2.6. Mở rộng thị trường tiêu thụ SPTN trong nước và xuất khẩu

Thị trường tiêu thụ SPTN luôn đóng vai trò quyết định đến sự phát triển bền vững

của ngành hàng tôm nuôi. Trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi chính sách thị trường tiêu thụ

SPTN ở tỉnh Quảng Nam phải quan tâm mở rộng cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Trong đó, cần phải chú trọng hơn trong việc mở rộng thị trường nội địa nhằm mục đích

giảm rủi ro do tác động của thị trường tiêu thụ SPTN trên thế giới và trước những thách

thức lớn của các biện pháp bảo hộ mậu dịch từ các nước nhập khẩu SPTN. Thực tế trong

những năm qua cho thấy thị trường tiêu thụ nội địa của CCSPTN ở Quảng Nam có sản

lượng tiêu thụ thấp (chiểm từ 5% đến 16% sản lượng tôm nuôi của tỉnh), thị trường xuất

khẩu thì lớn (chiếm từ 90% đến 95%) nhưng không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu, vì

đây là chuỗi cung định hướng theo thị trường xuất khẩu, các cơ sở chế biến và xuất khẩu

trong CCSPTN ở Quảng Nam tập trung mạnh vào thị trường nước ngoài, ít quan tâm

đến thị trường nội địa; do thói quen của NTD trong nước như đã đề cấp và do quy mô

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

147

sản lượng tôm nuôi của tỉnh còn thấp. Khi mức cung thấp, mức cầu về tôm tăng làm cho

giá SPTN nội địa tăng. Thực tế chi phí HĐTGT của từng tác nhân còn cao do quan hệ

hợp tác, liên kết còn hạn chế làm cho giá tăng cao. Số lượng NTD giảm, dẫn đến quy mô

thị trường tiêu thụ tôm trong nội địa thấp. Để mở thị trường tiêu thụ SPTN nội địa nói

chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng trong thời gian đến tỉnh cần phải có các biện

pháp cấp thiết sau đây:

Trước hết, phải hoàn thiện các luồng SPTN tiêu thụ nội địa sẵn có nhằm đáp ứng

nhu cầu NTD trong nước. Thực hiện các biện pháp để nâng cao sản lượng tôm nuôi của

hộ; xây dựng các cơ chế hỗ trợ để tăng cường các mối quan hệ hợp tác, liên kết ngang ở

từng khâu của CCSPTN thông qua việc tổ chức và phát huy vai trò các hội, hiệp hội

trong ngành hàng tôm nuôi để bổ sung nguồn lực và chia sẻ thị trường cho mỗi tác nhân.

Hỗ trợ các cơ sở chế biến và xuất khẩu tôm nghiên cứu chế biến những sản phẩm

truyền thống, phù hợp thị hiếu của NTD trong nước như mắm tôm, tôm dầm mắm…

Đồng thời, liên kết với người bán lẻ tại các chợ đầu mối hỗ trợ xây dựng hệ thống kho

lạnh với công suất hợp lý để nâng cao sản lượng và kéo dài thời gian lưu trữ, đảm bảo

chất lượng tôm đông lạnh, tôm tươi sống đáp ứng nhu cầu NTD trong nước.

Ở thị trường thế giới, hiện tại các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm của Việt

Nam chưa xây dựng hệ thống phân phối ở nước ngoài, hầu hết phụ thuộc vào các nhà

nhập khẩu nước ngoài. Mặc dù SPTN của Việt Nam có mặt trên 91 quốc gia và vùng lãnh

thổ trên thế giới, nhưng hầu hết người tiêu dùng ở các nước không hề biết đến thương hiệu

tôm của Việt Nam mà chủ yếu sử dụng thương hiệu của nhà phân phối, và chưa đăng ký

bảo hộ bản quyền. Vì vậy, để tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm

tôm nuôi ở Quảng Nam trong thời gian đến tỉnh cần phải thực hiện các giải pháp:

- Xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ và quảng bá thương hiệu tôm nuôi ở

Quảng Nam. Đây là điều kiện để mở rộng thị trường xuất khẩu, đòi hỏi tỉnh phải tạo

điều kiện để hộ nuôi và các cơ sở chế biến và xuất khẩu tôm phối hợp với các cơ quan

nhà nước có thẩm quyền đăng ký bảo hộ và quảng bá SPTN ra thị trường thế giới.

- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong và ngoài tỉnh mở

rộng mạng lưới hệ thống phân phối trực tiếp ra nước ngoài, chú trọng đến hệ thống

phân phối lớn, các siêu thị ở nước ngoài nhằm tăng cường khả năng tham gia vào

CCSPTN toàn cầu [21].

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

148

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công -Thương Quảng Nam cần phải

xây dựng và phát triển năng lực dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường thế giới để kịp

thời cung cấp đầy đủ các thông tin về giá cả, cân đối cung cầu, xu hướng tiêu thụ và

những yêu cầu mới ở các thị trường nhập khẩu tôm cho các tác nhân trong CCSPTN ở

Quảng Nam. Ngoài những thị trường xuất khẩu truyền thống còn phải nghiên cứu định

hướng cho các doanh nghiệp tiếp cận với những thị trường mới, thị trường tiềm năng của

các quốc gia trên thế giới.

4.2.2.7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với CCSPTN, tạo điều kiện thuận

lợi cho ngành hàng tôm nuôi phát triển bền vững

CCSPTN thực chất là một hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết giữa các

tác nhân liên quan đến ngành hàng tôm nuôi. Hoạt động của chuỗi cung là 1 dòng chảy

liên tục, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong quản lý nhà nước ở các ngành

công nghiệp, nông - lâm - thủy sản, thương mại và dịch vụ…Thực tế trong những năm

qua công tác quản lý nhà nước đối với ngành hàng tôm nuôi còn nhiều hạn chế trên các

mặt như: quản lý về chất lượng và VSATTP chưa quan tâm đúng mức, công tác quan

trắc dịch bệnh và cảnh báo ô nhiễm môi trường còn hạn chế, thiếu sự phối hợp tốt giữa

các cơ quan chức năng liên quan trong tỉnh để xử lý kịp thời những sai phạm trong từng

mắt xích của CCSPTN, làm giảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với ngành

hàng này. Để đảm bảo nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với ngành hàng tôm

nuôi, trong thời gian tới, tỉnh cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm nhằm cụ thể hóa các chính sách

quản lý, hỗ trợ của Nhà nước trong NTTS nói chung, ngành hàng tôm nuôi nói riêng;

quán triệt quan điểm về tổ chức quản lý ngành theo chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm

nhằm hạn chế tình trạng lĩnh vực hóa, khu vực hóa, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các

cơ quan chức năng về trách nhiệm quản lý đối với ngành hàng này.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam cần phải hoàn thiện

công tác quan trắc dịch bệnh, cảnh báo ô nhiễm môi trường ở các vùng nuôi tôm, các

địa bàn có các tác nhân tham gia CCSPTN đang hoạt động.

- Các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh phải tăng cường công tác giáo

dục pháp luật về quản lý đất đai, VSATTP, môi trường, trong nuôi trồng, bảo quản,

chế biến và tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi cho các đối tượng tham gia CCSPTN, nhằm

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

149

nâng cao ý thức pháp luật của người dân, từ đó tự giác chấp hành tốt mọi chủ trương,

chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta.

- Các ngành chức năng tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát về chất

lượng sản phẩm và VSATTP trong từng tác nhân của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Đối

với những tác nhân tham gia chuỗi CCSPTN này không nằm trên địa bàn hành chính

của tỉnh quản lý thì liên hệ với các tỉnh, thành liên quan để phối hợp kiểm tra, xử lý.

Mạnh dạn loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP, ảnh

hưởng đến môi trường, sức khỏe của người tiêu dùng ra khỏi chuỗi cung… nhằm giúp

hộ nuôi và các tác nhân khác trong CCSPTN nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh

tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam..

4.3. Tóm tắt chương 4

Phân tích CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, cho thấy để phát triển ngành hàng tôm

nuôi cần phải hoàn thiện chuỗi cung theo các quan điểm đảm bảo quá trình thực hiện

chuỗi cung thông suốt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, phát

huy những lợi thế của ngành nuôi tôm, nâng cao hiệu quả kinh tế ngành hàng tôm nuôi,

và phát triển ngành hàng tôm nuôi đảm bảo chất lượng, bền vững về kinh tế, xã hội và

môi trường. Theo định hướng phát huy những lợi thế cạnh tranh từ nguồn lực tự nhiên

như đất đai, mặt nước và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển ngành hàng tôm

nuôi ở tỉnh Quảng Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường sinh

thái ven biển. Quy hoạch vùng nuôi tôm tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa với

quy mô lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế của của ngành hàng.

Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các công đoạn (mắt xích)

CCSPTN, đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ tôm,

tăng tỷ lệ giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tăng cường xây dựng sở hạ tầng vùng nuôi

tôm theo quy hoạch gắn với các chương trình phát triển nông thôn mới. Xây dựng hệ

thống chính sách hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật cho các tác nhân tham gia chuỗi cung,

đặc biệt là các hộ nuôi tôm. Hệ thống giải pháp hoàn thiện CCSPTN xây dựng bao gồm

các nhóm giải pháp đối với các tác nhân ở dòng thượng nguồn và hạ nguồn của

CCSPTN ở Quảng Nam và nhóm các giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước

liên quan đến ngành hàng tôm nuôi nhằm đảm bảo khắc phục những mặt hạn chế của

chuỗi cung đã được phân tích, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và

phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam.

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

150

Phần III KẾT LUẬN

Kết luận

Mô hình phân tích CCSPTN tập trung vào phân tích các tác nhân tham gia

chuỗi cung, quá trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất, quá trình tạo giá trị,

quá trình chi trả, quá trình trao đổi thông tin và các mối quan hệ trong chuỗi. Trong

đó, quá trình tạo giá trị là quá trình quan trọng nhất và cũng là mục đích của chuỗi

cung. Phân tích CCSPTN không chỉ dừng lại việc phân tích các bộ phận, thành phần

của nó mà còn phân tích các nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên, chủ thể nuôi tôm,

thị trường, chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, về quản lý chuỗi cung, về cơ

sở hạ tầng vùng nuôi và dịch vụ hậu cần hỗ trợ. Các phương pháp nghiên cứu được

lựa chọn thích hợp, nhất là phương pháp phân tích chuỗi cung, phân tích hàm sản

xuất, lợi thế cạnh tranh nhằm giải quyết mối liên hệ cơ bản giữa phân tích chuỗi

cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh

tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi. Với nguồn thông tin thứ cấp và

sơ cấp, thực trạng CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam đã được phân tích cụ thể.

Kết quả nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam cho thấy để sản phẩm tôm nuôi

đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều trung gian, đó là người thu gom, bán buôn, bán

lẻ, cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản, nhà nhập khẩu nước ngoài với các dòng sản

phẩm đa dạng. Chuỗi hướng đến việc thỏa mản nhu cầu sản phẩm tôm nuôi cho các thị

trường xuất khẩu, ngoài tỉnh, trong tỉnh. Hình thành 2 dòng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ

chính với tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm cao, dòng xuất khẩu trong tỉnh chiếm 87,4%, dòng tiêu

thụ ngoài tỉnh chiếm 8,5% so với tổng sản lượng tôm nuôi do người thu gom lớn cung

cấp. Mỗi tác nhân đều phát huy được vị trí, vai trò của mình trong quá trình tạo giá trị

của sản phẩm tôm nuôi trong chuỗi, được phản ánh qua kết quả và hiệu quả kinh tế của

từng tác nhân và toàn bộ chuỗi cung.

Tuy nhiên, qua phân tích CCSPTN của tỉnh, còn có những mặt hạn chế sau:

Người nuôi tôm có quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất và sản lượng phụ

thuộc vào dịch bệnh và môi trường ô nhiễm, chính vì vậy làm ảnh hưởng đến dòng sản

phẩm vật chất qua chuỗi ở mắt xích này, làm giảm khả năng sản xuất của các tác nhân

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

151

cung cấp tôm giống, thức ăn công nghiệp, thuốc thú y, đồng thời giảm khả năng cung

ứng sản phẩm tôm cho các tác nhân ở chuỗi cung đầu ra tiêu thụ trong nước và xuất

khẩu, trong khi đó nhu cầu ở các thị trường này được dự báo là rất lớn. Vì vậy, tìm

kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi của hộ nuôi có ý nghĩa sâu sắc cả về

lý luận và thực tiễn đối với ngành hàng tôm nuôi hiện nay. Sản phẩm tôm nuôi có lợi

thế cạnh tranh (DRC<1), nhưng khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng và giá xuất khẩu

giảm 30% so với điệu kiện hiện nay thì sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam rơi vào tình

thế bất lợi cho nuôi TC vụ 2 và ở một số địa phương.

Dòng thông tin trong chuỗi cung chưa hoàn hảo, các tác nhân được chia sẻ

thông tin chủ yếu qua các mối quan hệ mua bán trực tiếp. Điều này ảnh hưởng đến quá

trình thực hiện chuỗi cung ở từng mắt xích, đặc biệt là người nuôi tôm với thu gom.

Mức độ quan hệ hợp tác trong chuỗi còn lỏng lẻo, chưa xác lập các mối liên kết chặt

chẽ, hình thành các liên minh chiến lược thông qua các mối quan hệ tích hợp theo

chiều dọc, lẫn chiều ngang. Cụ thể cho thấy trong CCSPTN đầu ra ở thị trường xuất

khẩu người cung cấp tôm nguyên vật liệu cho các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản

là các hộ nuôi tôm nhưng lại thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, như giá cả, kích

cỡ, chất lượng sản phẩm. Những thông tin này do người thu gom lớn nắm và sử dụng

để gây khó dễ với các hộ nuôi và hộ nuôi thường bán với giá thấp hơn giá thị trường.

Các công ty chưa thiết lập hệ thống liên kết dọc, nên phụ thuộc vào người thu gom và

không kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu ban đầu, khó thực hiện hệ thống truy xuất

nguồn gốc xuất xứ - một yêu cầu ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm. Bên

cạnh đó, việc cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành còn có khả năng dẫn đến tình trạng đẩy

giá nguyên liệu tăng cao, gây bất lợi cho chính các công ty.

Kết quả phân tích dòng tài chính và quá trình tạo giá trị của CCSPTN cho thấy,

các tác nhân đều có được kết quả và hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là hộ nuôi tôm. Tuy

nhiên, ở các chuỗi cung đều cho thấy vị thế tài chính của hộ nuôi là rất lớn (chiếm giữ

tỷ trọng chi phí HĐTGT trong tổng chi phí HĐTGT toàn chuỗi) nhưng lợi nhuận được

chia sẻ chưa tương xứng, trong khí đó các tác nhân trung gian trong chuỗi như thu gom

lớn, bán buôn, bán lẻ, cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản có chi phí HĐTGT chiếm

tỷ trọng thấp nhưng lợi nhuận thu được lại chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập hỗn hợp bình

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

152

quân trên một lao động cao gấp nhiều lần so với hộ nuôi tôm. Qua khảo sát cho thấy,

các nhân nhân tố điều kiện tự nhiên, hộ nuôi, thị trường, chính phủ và các cơ quan quản

lý nhà nước về ngành hàng tôm nuôi, quản lý chuỗi cung, cơ sở hạ tầng vùng nuôi và

dịch vụ hỗ trợ đều ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của CCSPTN ở Quảng Nam.

Trong đó các yếu tố về quy hoạch vùng nuôi tôm, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ, quy

mô sản xuất (vốn, diện tích), VSATTP, đang là điểm nghẽn ảnh hưởng tiêu cực đến kết

quả thực hiện chuỗi cung này.

Trên cơ sở những kết quả đã phân tích, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp chủ

yếu để hoàn thiện CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả

năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam, với các giải

pháp đã được xây dựng đồng bộ, có tính hệ thống, đột phá và bổ sung cho nhau, mang

tính khả thi cao.

Kiến nghị

- Đối với Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần phải có các biện pháp

cụ thể đáp ứng cho việc hoàn thiện CCSPTN để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển

bền vững ngành hàng tôm nuôi; Cụ thể, quy định có tính bắt buộc đối với các công ty

chế biến và xuất khẩu tôm trong việc cấp hạn ngạch quota xuất khẩu với điều kiện là

công ty này phải có vùng nguyên liệu chế biến trên cơ sở các hợp đồng ký kết với hộ

nuôi tôm. Biện pháp này nhằm giúp các công ty chế biến và xuất khẩu tích hợp mối quan

hệ hợp tác dọc thu mua trực tiếp với người nuôi tôm, cung cấp thông tin đầy đủ về các

tiêu chuẩn chất lượng, phẩm cấp, giá cả sản phẩm tôm nuôi để hộ nuôi có căn cứ xây

dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, giảm bớt tác nhân trung gian, phân phối lại lợi

nhuận đáp ứng các lợi ích kinh tế của mình. Thông qua biện pháp này các cơ quan nhà

nước truy xuất xuất xứ của sản phẩm, quản lý tốt công tác VSATTP. Có chính sách ổn

định đối với giá cả các yếu tố đầu vào như giống, TACN, TTYTS nhằm giảm bớt chi phí

đầu vào cho người nuôi tôm.

- Phát huy hơn nữa các mối liên kết giữa “bốn nhà” nhà nông (hộ nuôi tôm), nhà

doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước trong việc giải quyết những khó khăn cho người

nuôi tôm về kỹ thuật nuôi, vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác kiểm

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

153

tra giám sát chất lượng sản phẩm trong quy trình từ khâu sản xuất thức ăn, giống, nuôi

trồng và chế biến sản phẩm tôm nuôi.

- Đối với các nhà khoa học và các cơ sở nghiên cứu khoa học cần phải tiếp tục các

nghiên cứu sâu hơn nhằm tìm kiếm các giải pháp cụ thể để hoàn thiện CCSPTN, nâng

cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam.

- Đối với các tác nhân tham gia CCSPTN phải tự nâng cao năng lực sản xuất và

khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế, tích cực chuẩn bị

các điều kiện cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia một cách chủ động

vào CCSPTN toàn cầu.

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

154

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Mai Văn Xuân, Lê Văn Thu (2012), “Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế,

72B(3), tr.413-425.

2. Lê Văn Thu, Mai Văn Xuân (2014), “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng

của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại

học Đà Nẵng, số 4(77) 2014, tr 141-144.

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

155

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1 Nguyễn Thị Kim Anh (2006), “Phân tích từ góc độ so sánh: đồng quản lý và

quản lý dựa vào cộng đồng”, Tạp chí thủy sản (9/2006), tr33-37.

2 AQUA Culture AsiaPacific (2010), “Nuôi tôm ở châu Á năm 2009: xu hướng sản

lượng”, Tạp chí Thương mại thủy sản, Số 123, Tháng 3 năm 2010.

3 AQUA Culture AsiaPacific (2011), “Nuôi tôm ở châu Á năm 2010: xu hướng sản

lượng”, Tạp chi Thương mại thủy sản, Số 147, Tháng 3 năm 2012.

4 Lê Bảo (2010), “Phát triển nuôi tôm bền vững ở các tỉnh duyên hải miền Trung”,

Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng.

5 Bộ Thủy sản (2004), Chương trình phát triển LHQ, Tổ chức lương thực thế giới,

“Ngành nuôi tôm Việt Nam, hiện trạng, cơ hội và thách thức”, Dự án

VIE/97/030, Hà Nội.

6 Trần Duy Biên (2013), “Phân tích chuỗi giá trị ngành thủy sản Việt Nam”, Tạp

chí Thủy sản tháng 4/2013, Hà Nội.

7 Cục Thống kê Quảng Nam (2012), “Niên giám thống kê” , Quảng Nam.

8 Cục Thống kê Quảng Nam (2011), “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng

Nam”, Quảng Nam.

9 Cục Thống kê Quảng Nam (2012), “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng

Nam”, Quảng Nam.

10 Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam (2013), “Báo cáo tổng kết năm 2012 và kết

hoạch phát triển NTTS năm 2013”, Quảng Nam.

11 Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam (2013), “Báo cáo kết quả thực hiện

chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012”,

Quảng Nam.

12 Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam (2011), “Báo cáo tổng kết năm 2011 và

kết hoạch phát triển NTTS năm 2012”, Quảng Nam.

13 Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam (2010), “Báo cáo tổng kết năm 2010

và kết hoạch phát triển NTTS năm 2011”, Quảng Nam.

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

156

14 Kim Dung (2010), “Động thái chiến lược mới trên con đường chinh phục thị

trường thủy sản của người Thái”, AGROINFO.

15 Dương Ngọc Dung (2005),“Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E.

Porter”, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.

16 Phạm Vân Đình và đồng sự (2006), “Nghiên cứu lợi thế so sánh của các sản

phẩm đặc trưng ở các vùng sinh thái Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17 Phùng Thị Hồng Hà (2008), "Tiêu thụ thuỷ sản nuôi trồng ở Thừa Thiên Huế", Đề

tài NCKH-CN cấp bộ, Huế.

18 Thái Hà; Đặng Mai (2011), “Bạn của nhà nông- kỹ thuật nuôi và chăm sóctôm”,

Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

19 Nguyễn Thị Minh Hòa (2011), “Nghiên cứu chuỗi cung thịt lợn trên địa bàn tỉnh

Nghệ An”, đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Huế.

20 Phan Văn Hòa (2009), Luận án tiến sĩ, “Nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế

trong bối cảnh tự do hóa thương mại”, Huế.

21 Trần Thế Hoàng (2011),“Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất

khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

22 Vương Đình Huệ (2012), “Định hướng, giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu

quả đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Tạp chí Tài

chính số 7/10

23 Michael Hugos (2006),“Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng”, Nxb Tổng hợp,

Thành phố Hồ Chí Minh.

24 Ngô Việt Hương (2013), “Cần tăng cường vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông

thôn” Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 17/2013.

25 Michael E. Porter (2008), “Lợi thế cạnh tranh”, Nxb Trẻ.

26 Phạm Ngọc Kiểm, Nguyễn Công Nhự (2004), “Thống kê kinh doanh”, Nxb

Thống kê, Hà Nội.

27 Khoa Kinh tế và Phát triển - Trường ĐH Kinh tế Huế (2011), “Nghiên cứu khả

năng cạnh tranh của nông sản phẩm miền Trung Việt Nam trong thị trường

hội nhập”, Huế.

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

157

28 Khoa Quản trị kinh doanh -Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng (2007), “Giáo trình

Quản trị chuỗi cung ứng”, Đà Nẵng.

29 Nguyễn Quang Linh (2011) “Giáo trình hệ thống và quản lý nuôi trồng thủy sản”,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

30 Nguyễn Đình Long, Nguyễn Tiến Mạnh và các cộng sự (1999), “Phát huy lợi thế,

nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt

Nam”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

31 Nguyễn Văn Phát, Trương Tấn Quân, Lê Văn Bính (2012), “Sinh kế của người

dân ven biển ở xã Ngư Nam, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình: tiếp cận dựa

trên sinh kế phụ thuộc thị trường và chuỗi cung” Tạp chí Khoa học Đại học

Huế, 72B tr 235-245.

32 Lê Văn Quang (2011), “Thực trạng ngành tôm Việt Nam và những đề xuất”, Tạp

chí Thương mại thủy sản”, Số139, Tháng 7/2011.

33 Saidul Islam (2012), “Quá trình tiến triển nuôi tôm ở Bangladesh – Hoang đường

với thực tiễn”, Tạp chí Thủy sản nuôi toàn cầu tháng 11-12/2012.

34 Lê Thị Siêng; Dương Công Chính, “Kinh nghiệm nuôi tôm ở Thái Lan và một số

định hướng phát triển phát triển nuôi tôm ở duyên hải Việt Nam” Hội thảo

đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp PTNTBV vùng duyên hải miền

Trung, 5/2008, tr 15-20.

35 Lê Xuân Sinh (2011), “Phân tích chuỗi giá trị tôm sú ở đồng bằng sông Cửu

Long”, Tạp chí Thương mại thủy sản, Số 148, Tháng 04/2012.

36 Soraphat Panakorn, “Ngành tôm Thái Lan: từ người đi sau trở thành người dẫn

đầu”, Tạp chí Thương mại thủy sản, Số 135, Tháng 3/2011

37 Đặng Kim Sơn, Nguyễn Minh Tiến (2000), “Phát triển hợp tác xã và nông hội ở

Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc”, Viện Chính sách và Chiến lược phát

triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

38 Sở Công Thương Quảng Nam (2013), “Báo cáo tổng hợp điều chỉnh, bổ sung

Quy hoạch phát triển công nghiệp -TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến

năm 2020, có xét đến 2025”, Quảng Nam.

Page 170: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

158

39 Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam (2007),“Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch

tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và định

hướng đến 2020”, Quảng Nam.

40 Huỳnh Thị Thu Sương (2012), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp

tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu”: Vùng Đông Nam

bộ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

41 Đinh Văn Thành (2010), “Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào

chuỗi giá trị toàn cầu”. Nxb Công thương.

42 Nguyễn Trương Như Thảo (2012), “Nhập khẩu nguyên liệu để phát triển xuất

khẩu thủy sản giai đoạn 2012-2020”. Tạp chí Thương mại thủy sản, Số 149,

Tháng 5/2012.

43 Vũ Đình Thắng (2005), “Giáo trình kinh tế thủy sản”, Nxb LĐ-XH.

44 Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân (2010), “Sự thay đổi chuỗi cung sản phẩm

lâm nghiệp và sinh kế của người dân tộc ít người ở Thừa Thiên Huế”. Tạp

chí Khoa học Đại học Huế, 60 tr 221-231

45 TTXVN (2012), “Quảng Nam: nuôi tôm ‘sạch’ theo tiêu chí GAP”, Tạp chí

Thương mại thủy sản, Số 147, Tháng 3/2012.

46 Thủ tướng chính phủ (2010), ‘‘Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6

năm 2010, Hà Nội.

47 Thủ tướng chính phủ (2010), ‘‘Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm

2020”, Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2010, Hà Nội.

48 Thủ tướng chính phủ (2013), “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt

Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”, Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày

16 tháng 8 năm 2013, Hà Nội.

49 Trang Sĩ Trung, Nguyễn Văn Minh, Huỳnh Long Quân (2014), “Phát triển ngành

bảo quản, chế biến thủy sản vùng Duyên hải miền Trung”, Tạp chí Phát triển

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, Số 53, tr31-36.

50 Trung tâm tin học - Bộ Thủy sản (2005), “Phát triển nuôi tôm bền vững”, Thông

tin chuyên đề tháng 2/2005.

Page 171: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

159

51 Bùi Đức Tuân (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy

sản Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

52 Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (2012), “Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể

phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Hà Nội.

53 VASEP (2010), “Xuất khẩu tôm Việt Nam, một năm nhìn lại”, Số ra 02/02/2010.

www.vasep.com.

54 VASEP (2013), “Thống kê thương mại thủy sản Việt Nam”, Hà Nội.

55 VASEP (2014), “Chế biến xuất khẩu thủy sản vùng Duyên hải miền Trung, thực

trạng và giải pháp phát triển thị trường trọng điểm”, Tạp chí Phát triển

Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng, Số 53, tr27-30.

56 Mai Văn Xuân (chủ biên) Bùi Dũng Thể, Bùi Đức Tính (2010), “Marketing và

phân tích chuỗi cung trong nông nghiệp”. Nxb Đại học Huế.

57 Mai Văn Xuân (chủ biên), Bùi Dũng Thể, Bùi Đức Tính (2010), “Phân tích kinh

tế nông hộ”, NXB Đại học Huế.

Tiếng Anh

58 Anita Regmi, Mark Gehlhar (2005), “New direction in global food market”,

USDA.

59 ARD (2008) “Rapid Agricutural supply chain risk assessment”, the World Bank.

60 Beamon, B.M(1998), “Supply chain design and analysis: Models and Methods,

Internationl Journal of Production”,55,281-294.

61 Born, H., Bachmann, J. (2006). “Adding value to farm products: An overview.

Fayetteville, Arkansas: ATTRA-National Sustainable Agricultur Information

Service. Retrieved from”.http://www.sdhdidaho .org/eh/ pdf/valueadded.pdf.

62 Chopra Sunil và Pter Meindl (2001), “Supply chain management: strategy,

planing and operation”, (Upper Saddle Riverm NI: Prentice c1).

63 Chen, I.J., and Pauljai, A..“Towards a theory of supply chain management: the

constructs and measurements”. Journal of Operations Management ,22, (2004),

119- 150.

Page 172: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

160

64 Dorward,A..,Poole,N, Morrision,J.,Kydd,J &Urey, I..,(2003),

“Markets,Institutions and technologies: Missing Links in Livelihood

Analysis”, Development policy review,21(3), 319-332.

65 Feller A(2006), “Value Chains versus Supply Chains”.

www. ceibs.edu/knowledge/ papers/images/20060317/2847.pdf(2006).

66 FAO (2007),“Agro-industrial supply chain management: concepts and

applications”, Rome.

67 FAO (2007), “Approaches to linking producers to markets”, Rome

68 FAO (2002), “International trade in fishery commdities”, Rome.

69 FAO (2011), “Fisheries & Aquaculture”, . www.fao.org › FAO Home › Fisheries

& Aquaculture.

70 FAO (2008) (2012), “The State of World Fisheries and Aquaculture, Rome.

71 Folkerts. H and Koehorst. H(1997), “Challenges in international food supply

chains: vertical co-ordination in the European agribusiness and food

industries”, Supply Chain Management: An International Journal, Vol. 2 Iss:

1, pp.11 – 14.

72 Ganesham, Ran and Terry P. Harrison (1995), “An introduction to supply chain

management”, http://silmaril.smeal.psv.edu/misc/supply chain intro.html.

73 Goldratt, E.M. (1990),“What is this thing called the theory of constraints?”, North

River Press, Groton-on-HudSon, NY.

74 Kanji, N, MacGregor, J,& Tacoli,C (2005), “Understanding market-based

livelihoods in a globalising world: Combining approaches and methods”,

Working Paper International Institute for Environt and Development,

http://www.iied.org/SM/markets/document/MethodsMarketBasedLivelihood.pdf)

75 King, R.P. and L. Venturini (2005) "Demand for Quality Drives Changes in Food

Supply Chains". United States Department of Agriculture. Washington, D.C.

www.ers.usda.gov

76 Truong Chi Hieu (2012), PhD thesis, “Shrimp supply chain, common property

and pollution management at Tam Giang Cau Hai lagoon, Vietnam”,

Lincoln University.

Page 173: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

161

77 Horvath, L 2001, “Collaboration: the key to value creation in supply chain

management”, Supply Chain Management: An International Journal, vol. 6,

no. 5, pp. 205-207.

78 Jacobus Daniel Nel (2010), “Developing a conceptual farmework to analyse

supply chain design practices”, University of South Africa.

79 Jenny Backstrand (2007), “Levels of Interaction in supply chain Relations”,

Printed in Sweden by Chalmers Reproservice, Goteborg.

80 J.Price Gittinger (1984), “Economic Analysis of Agricultural Projeets”, Economic

Development Institude The Word Bank.

https://web.stanford.edu/group/FRI/indonesia/documents/.../gittinger.pdf

81 Lazzarini, S.G.(2008) “Horizontal and vertical relationships in developing

economies: implications from SMEs access to global markets”. Academy of

Management Journal, 51(2): 359-380.

82 Lambert, Stock và Ellean (1998), “Fundament of Logistics Management”, NXB

Irwin/ McGraw-Hill, USA.

83 Lebel, L., P. Garden, A Luers, D. Manuel-Navarrele, and D.H. Giap (2009),

“Knowledge and innovation relationships in the shrimp industry in Thailand

and Mexico”. Proceeding of The National Academy of Sciences of The

United States of America. http://dx.doi.org/10.1073/pnas.0900555106

84 Lee, H.L and C.Billington (1995) “The evolution of supply chain management”

models and practice at Hewlett-packard interfaces 25,No. 5;41-63.

85 Lee, H.L (2000), “Creating value through supply chain integration”, supply chain

management rewiew , vol, 4, pp 30,36.

86 Linus U. Opara (2003), “Traceability in agriculture and food supply chain: A

review of basic concepts, technological implications, and future prospects”,

Journal: Food, Agriculture and Environment (JFAE),Vol. 1, Issue 1, pages

101-106.

87 Vo Thi Thanh Loc (2006), “The Seafood Supply Chain Quanlity Management:

The Shrimp Supply Chain Quanlity Improvement Perspective of Seafood

Page 174: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

162

Companies in the Mekong Delta, Viet Nam”, Groningen.

88 Le Thanh Loan; Đang Hai Phuong; Vo Hung (2006), “Cashew nuts supply chains

in Vietnam: A case study in Dak Nong and Binh Phuoc provinces, Vietnam”

Case study in Vietnam prepared for SEANAFA’s 2nd

Regional Workshop on

market for argroforestry tree products, in Chiang Mai, Thailand.

89 Lusine H. Aramyan (2007), PhD thesis, “Measuring supply chain performance in

the agri-food sector”, Wageningen University.

90 Mark Wever, Nel Wognum, Jacques Trienekens (2009), “Supply chain integration

and coordination in the agri-food sector” , In 15th International Conference

on Concurrent Enterprising.

91 Martin Christopher (2005), “Logistics and Supply chain Management: creating

value-adding networks”, Prentice Hall.

92 Martin Christopher (2004), “Logistics and Supply chain Management,Financial

Times”, Prentice Hall.

93 Md. Serajul Islam (2008), “Towards certification and ecolabelling: a compliance

study of Bangladesh shrimp aquaculture”, UNU-Fisheries Training

Programme

94 Md. Ferdous Alam (2010), “Marketing of Major Fish Species in Bangladesh: A

Value Chain Analysis”, www.fao.org/fisheries/.../Bangladesh_Value.

95 Metz, PJ 1998, “Demystifying supply chain management”, Supply Chain

Management Review, vol. 1, no. 4, pp. 46-65.

96 Michael Hugos, 2003, “Essential of supply chain management”, John Wiley &

sons, tr2-43.

97 Netherlands Business Support Office (NBSO) Dalian (2010), “An overview of

Chana’s aquaculture”, Dalian.

98 Normansyah Syahruddin và Matteo Kalchschmidt (2012), “Toward sustainable

supply chain management in agricultual setor”, International Journal of

Engineering Management and Economics, Volume 3, Number 3/2012, pp

237-258.

Page 175: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

163

99 P.Fenies; M. Gourgamd; N.Tchernew (2004), “A framework for supply chain

performance evaluation”, 5e RIRL, Fortaleza (Brazil).

100 Rhonda R. Lummus; Robert J.Vokurka (1999),“Defining supply chain

management: a historical perspective and practical guidelines” Industrial

Management & Data Systems, Volume 99 Number 1 1999. pp. 11-17.

101 Rodrigo R. Frei Luis Vinatea Sersgio A. Netto(2009); “Analysis of the marine

shrimp culture production chain in Southern Brazil”, Annals of the Brazilian

Academy of Sciences, vol 81,pp 287-295.

102 Sahay, BS 2003, “Supply chain collaboration: the key to value creation”, Work

Study, vol. 52, no. 2, pp. 76-83.

103 Southavilay, Boundeth; Nanseki, Teruaki; Takeuchi, Shigeyoshi (2011), “Analysis

of Maize Supply Chain in Northern Laos”, Research Journal of International

Studies; Sep 2011, Vol. 20, p140-153.

104 Spekman, RE, Kamauff Jr., JW & Myhr, N 1998, “An empirical investigation into

supply chain management: a perspective on partnerships”, Supply Chain

Management: An International Journal, vol. 3, no. 2, pp. 53-67.

105 Stephan M. Wagner ; Andreas Eggert ; Eckhard Lindemann (2010), “Creating

and appropriating value in collaborative relationships”, Journal of

Business Research 63 (2010) 840-848.

106 Terry P. Harrison; Hau. Lee John J. Neale (2004), “The practice of supply chain

management, Where theory and application converge”, USA.

107 Thomas L. Sporleder and Michael A. Boland (2011), “Exclusivity of Agrifood

Supply Chains: Seven Fundamental Economic Characteristics”, International

Food and Agribusiness Management Review Volume 14, Issue 5, pp 27-51.

108 Trienekens J.H., (2011) “Agricultural Value Chains in Developing Countries A

Framework for Analysis”, InternationalFood and Agribusiness Management

Review Volume 14, Issue 2, pp 51-82.

Page 176: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

164

Thông tin

Sản phẩm

Tài chính

Thông tin

Sản phẩm

Tài chính

Sản lượng, kế hoạch, quảng bá, phân phối

Nguyên liệu thô, bán thành phẩm, thành phẩm

Ký gửi, thanh toán, hóa đơn (phiếu nhập)

Lượng bán, đặt hàng,tồn kho, chất lượng quảng bá

Trả lại, sửa chữa, bảo dưỡng, tái chế, loại bỏ

Thanh toán, trả chậm

Nhà cung cấp Nhà sản xuất Nhà phân phối Nhà bán lẻ Khách hàng

Thông tin

Sản phẩm

Tài chính

Thông tin

Sản phẩm

Tài chính

Sản lượng, kế hoạch, quảng bá, phân phối

Nguyên liệu thô, bán thành phẩm, thành phẩm

Ký gửi, thanh toán, hóa đơn (phiếu nhập)

Lượng bán, đặt hàng,tồn kho, chất lượng quảng bá

Trả lại, sửa chữa, bảo dưỡng, tái chế, loại bỏ

Thanh toán, trả chậm

Nhà cung cấp Nhà sản xuất Nhà phân phối Nhà bán lẻ Khách hàng

PHỤ LỤC 1

1.1. Sơ đồ, đồ thị

2

3

12

1

1

n

2

1

n

n

n

n

1

1

2

3

1

2

n

1

1

2

n

Khá

chhà

ngcuối

cùng

Cấp

3 tớ

icấp

n người

cung

cấp

Ngư

ờicu

ngcấ

pđầ

uti

ênNhà CC

cấp 1

Nhà CC

cấp 2

Nhà CC

cấp 3-n

Nhà CC

đầu tiên

Cấp

3 lớ

icấp

n kh

ách

hàng

Đơn vị

trung tâm

Khách

hàng cấp 1

Khách

hàng cấp 2

Khách

hàng cấp

3-n

Khách

hàng cuối

cùng

Dòng thượng nguồn (upsdream) Dòng hạ nguồn (downdream)

Chiều dài chuỗi cung

Độ

rộng

của

chuỗ

icun

g

2

3

12

1

1

n

2

1

n

n

n

n

1

1

2

3

1

2

n

1

1

2

n

Khá

chhà

ngcuối

cùng

Cấp

3 tớ

icấp

n người

cung

cấp

Ngư

ờicu

ngcấ

pđầ

uti

ênNhà CC

cấp 1

Nhà CC

cấp 2

Nhà CC

cấp 3-n

Nhà CC

đầu tiên

Cấp

3 lớ

icấp

n kh

ách

hàng

Đơn vị

trung tâm

Khách

hàng cấp 1

Khách

hàng cấp 2

Khách

hàng cấp

3-n

Khách

hàng cuối

cùng

Dòng thượng nguồn (upsdream) Dòng hạ nguồn (downdream)

Chiều dài chuỗi cung

Độ

rộng

của

chuỗ

icun

g

Sơ đồ 1. Cấu trúc vật lý của chuỗi cung

Nguồn: [74] [75] và tổng hợp của tác giả

Sơ đồ 2. Dòng chảy trong chuỗi cung

Nguồn: Lee, 2000

Page 177: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

165

Tháng

300

600

900

1200

4 8 12 16 20 240

Dự báo nhu cầu sản phẩm

Nhà bán lẻ đặt hàng nhà phân phối

Nhà phân phối đặt hàng nhà sản xuất

Nhà sản xuất đặt hàng nhà cung cấp

Sản phẩm

Tháng

300

600

900

1200

4 8 12 16 20 240

Dự báo nhu cầu sản phẩm

Nhà bán lẻ đặt hàng nhà phân phối

Nhà phân phối đặt hàng nhà sản xuất

Nhà sản xuất đặt hàng nhà cung cấp

Sản phẩm

Đồ thị 1. Hiệu ứng Bullwhip

Nguồn: Micheal Hugos, 2003

1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Phương pháp hàm sản xuất Cobb - Douglas

Hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng sau:

m

j

jjDi

i

n

ieXAY 1..

1

(1)

Trong đó: Y là lượng sản phẩm đầu ra (Y≥ 0); A là hằng số (yếu tố công nghệ);

Xi (i=l-n) ≥0: lượng đầu vào thứ i; n là số yếu tố đầu vào; αi (i=1-n, 0 <αi <1 với mọi

i) là hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập Xi đến Y (hệ số co giãn của Y theo các

biến độc lập Xi); Dj (j=l-m) ≥ 0 là biến giả thứ j; βj (j=l –m, 0 < βj <1 với mọi j) là hệ

số ảnh hưởng của các biến giả Dj. Từ hàm sản xuất Cobb - Douglas (1), ta lấy logarit

tự nhiên hai vế sẽ được:

n

i

m

j

jjii DXAY1 1

lnlnln (2)

Như vậy phương trình (2) có dạng hàm tuyến tính iii uXY 0 và được

ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS (Ordinary Least Squares).

Mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas được sử dụng với các lý do sau:

- Mô hình này phản ánh được quy luật năng suất cận biên giảm dần của sản xuất

nông, lâm, thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng.

Page 178: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

166

- Đây là dạng mô hình đơn giản, khi logarit hóa hai vế ta được mô hình hồi quy

tuyến tính, từ đó ta có thể tính toán và ước lượng được các tham số của mô hình từ

dạng hàm phí tuyến sang dạng tuyến tính bằng phương pháp OLS.

- Mô hình hàm san xuất Cobb-Douglas thể hiện mối quan hệ yếu tố đầu vào với

năng suất sản phẩm đáp ứng 5 tiêu chuẩn tối ưu (BLUE) của phương pháp OLS.

- Mô hình này cho biết được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đầu vào đến

năng suất tôm nuôi thể hiện ở độ co giãn của các yếu tố đầu vào trong mô hình.

Sản phẩm cận biên

Sản phẩm cận biên MP (Marginal Products) của yếu tố đầu vào Xi là sự thay đổi

năng suất đầu ra do sự thay đổi của 1 đơn vị đầu vào Xi trong khi các yếu tố đầu vào

khác không đổi tuỳ theo giá trị của các biến giả.

Cụ thể, để xác định sản phẩm cận biên của một đầu vào nào đó, ví dụ Xj, ta cần

xác định mức trung bình của các Xi (i = 1- n) trong hàm sản xuất Cobb - Douglas (1).

Sau đó, cho Xj ( j # i) tăng lên một đơn vị trong điều kiện cố định các yếu tố Xi

khác ( j # i) tại các mức trung bình của biến ta sẽ xác định được lượng sản phẩm đầu

ra. Lượng sản phẩm đầu ra trong trường hợp này chính là sản phẩm cận biên của Xj

Ví dụ muốn xem xét ảnh hưởng cận biên của X1 đến năng suất Y ta xác định

)( ixY

, )( ixMP

. Trong đó, )( ixY

là năng trung bình trong điều kiện các yếu tố đầu vào

được cố định ở mức trung bình của biến; )( ixMP

là sản phẩm cận biên của yếu tố đầu

vào Xi (i=l-n) tại )( ixY

. Từ phương trình (1) ta có NS trung bình theo công thức:

m

j

jj

i

Di

i

n

ixeXAY 1..

1)(

Sản phẩm hiện vật cận biên của yếu tố đầu

vào X1 được xác định:

)('

)(

)( 1

1

1x

x

x YY

MP

m

j

jjDi

i

n

ix eXA

XMP 1

1..

11

1)(

YX

MP x .1

1)( 1

Vậy sản phẩm hiện vật cận biên của yếu tố đầu vào X1 tại mức giá trị trung

bình là:

Page 179: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

167

YX

MPx

.1

1

)( 1

Để xác định hiệu quả kinh tế của từng quan hệ này, cần so sánh giá trị sản phẩm

cận biên của đầu vào MPVXi (Marginal Product Value) với giá đơn vị của yếu tố đầu

vào đó Pxi.sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

(1) Trường hợp MPVxi > Pxi thì đầu tư tăng thêm 1 đơn vị yếu tố đầu vào còn

mang lại hiệu quả kinh tế, tức là đối với yếu tố đầu vào Xi, tăng đầu tư còn tăng hiệu

quả kinh tế. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện cố định tất cả các yếu tố đầu vào

khác, tăng đầu tư thêm 1 đơn vị đầu vào Xi còn có lợi vì giá trị sản phẩm cận biên thu

được còn cao hơn chi phí đơn vị đầu vào bỏ ra.

(2) Trường hợp MPVxi < Pxi thì đầu tư tăng thêm 1 đơn vị yếu tố đầu vào

không còn mang lại hiệu quả kinh tế, tức là tăng đầu tư đầu vào này hiệu quả kinh tế

giảm. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện cố định tất cả các yếu tố đầu vào khác,

tăng đầu tư thêm 1 đơn vị đầu vào Xi sẽ bị lỗ vì giá trị sản phẩm cận biên thu được

thấp hơn chi phí đơn vị đầu vào bỏ ra. Trong trường hợp biện pháp hợp lý nhất là

người sản xuất phải giảm đầu tư yếu tố đầu vào này.

(3) Trường hợp MPVxi = Pxi sẽ đạt hiệu quả kinh tế tối ưu.

Căn cứ vào kết quả ước lượng hàm Cobb - Douglas (1) và xác định mức chênh lệch

giữa MPVxi với Pxi mà người sản xuất sẽ đưa ra các quyết định chính xác để tăng hiệu

quả kinh tế trong việc đầu tư các yếu tố nguồn lực nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao

1.2.2. Phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh

Có nhiều phương pháp, chỉ tiêu để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm

tôm nuôi. Một trong những phương pháp đó là lợi thế cạnh tranh. Để xác định lợi thế

cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi, cần ước lượng hệ số chi phí nguồn lực nội địa.

Hệ số chi phí nguồn lực nội địa (DRC - Domestic Resource Cost) được sử dụng

không chỉ để ước tính lợi thế so sánh mà còn sử dụng để tính toán lợi thế cạnh tranh. Lợi

thế so sánh sử dụng giá kinh tế (giá xã hội hay giá bóng) và tỷ giá hối đoái bóng (SER -

Shadow Exchange Rate) để tính DRC, nhưng khi tính lợi thế cạnh tranh người ta sử dụng

giá tài chính (giá thực tế hay giá thị trường) và tỷ giá hối đoái chính thức (OER - Offical

Exchange Rate). Cách tiếp cận này đã đề cập đến cả sai lệch về giá cả do sự can thiệp của

Chính phủ và những trục trặc của thị trường.

Công thức toán học để tính DRC:

Page 180: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

168

DRC = (Chi phí nguồn lực trong nước) tính bằng đồng nội tệ

(Giá trị sản phẩm- chi phí nhập khẩu) tính bằng ngoại tệ

Hay di di

y fi fi

Q PDRC

P Q P

Trong đó: Qdi là khối lượng các đầu vào trong nước dùng để sản xuất một đơn vị

sản phẩm tôm nuôi; Pdi là giá xã hội/ giá thực tế của các đầu vào trong nước; Qfi là khối

lượng các đầu vào nhập khẩu dùng để sản xuất một đơn vị sản phẩm tôm nuôi; Pfi là

giá xã hội/ giá thực tế của các đầu vào nhập khẩu; Py là giá xuất khẩu sản phẩm tôm

nuôi.

Sau khi tính được DRC, so sánh chỉ số này với tỷ giá hối đoái chính thức (OER)

và với giá bóng của tỷ giá hối đoái (SER, với SER = OER*(1 + FX premium)) để xác

định lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh.

Ý nghĩa của DRC:

Nếu DRC/OER = 1 thì nền kinh tế không có lợi và cũng không tiết kiệm được

ngoại tệ bằng sản xuất nội địa (sản phẩm sản xuất ra có lợi thế trung lập). Nếu

DRC/OER < 1 thì giá trị của nguồn lực trong nước dùng cho sản xuất nhỏ hơn giá trị

ngoại tệ ròng tiết kiệm được (sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế),

ngược lại. Nếu DRC/OER > 1 thì giá trị của nguồn lực trong nước dùng cho sản xuất lớn

hơn giá trị ngoại tệ ròng tiết kiệm được (sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh trên thị

trường quốc tế). Tương tự khi tính lợi thế so sánh, nếu DRC/SER < 1 thì sản phẩm có lợi

thế so sánh; còn nếu DRC/SER >1 thì sản phẩm không có lợi thế so sánh.

Phương pháp tính giá xã hội các đầu vào và đầu ra cho nuôi tôm

Mức giá thực tế sử dụng trong phân tích tài chính thường bị bóp méo và thiếu

tính cạnh tranh do tác động của chính sách. Do đó, mức giá thực tế có sự khác biệt so

với giá xã hội. Giá xã hội của các đầu vào và đầu ra có xuất khẩu và nhập khẩu được

xác định bằng giá xuất khẩu hoặc giá nhập khẩu các hàng hóa đó. Cụ thể, đối với sản

phẩm đầu ra thì giá xã hội là giá FOB còn đối với các hàng hóa đầu vào thì giá xã hội

là giá CIF. Giá xã hội của các yếu tố không có xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì được xác

định bằng chi phí cơ hội của việc dịch chuyển các yếu tố này sang các hoạt động khác.

Tromg đó, giá xã hội của sản phẩm tôm: được xác định bằng giá FOB tại cảng thành

phố Đà Nẵng; giá xã hội của đầu vào cho nuôi tôm: Các đầu vào cho nuôi tôm được

Page 181: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

169

chia thành ba bộ phận: các đầu vào nhập khẩu, các đầu vào sản xuất trong nước bằng

nguyên liệu nhập khẩu và các đầu vào là nguồn lực trong nước.

Đối với các đầu vào nhập khẩu (nguồn lực nước ngoài) như xăng, dầu, máy

móc nhập khẩu nguyên chiếc, giá xã hội được xác định bằng giá CIF cộng thêm các

khoản chi phí trung gian khác như chi phí kho bãi, chi phí vận chuyển và các chi phí

khác đến hộ nuôi tôm. Đối với các đầu vào sản xuất trong nước bằng nguyên liệu hay

thiết bị nhập khẩu như máy móc, phương tiện vận chuyển, thì phần nguyên liệu hay thiết

bị nhập khẩu được coi là nguồn lực nước ngoài, các chi phí còn lại bao gồm chi phí lắp

ráp, chế biến, vận chuyển, kho bãi, marketing... được tách thành chi phí nguồn lực trong

nước. Đối với các đầu vào là nguồn lực trong nước như đất đai, lao động thì giá xã

hội được tính bằng chi phí cơ hội của việc dịch chuyển các yếu tố này sang các hoạt

động sản xuất khác. Cụ thể:

- Đối với đất mặt nước nuôi tôm: Do có nhiều loại thủy sản có thể nuôi trong cùng

một mùa vụ nên chi phí cơ hội của đất mặt nước nuôi tôm được xác định là thu nhập thuần

của loại thủy sản nuôi cạnh tranh đối với tôm nuôi. Trong đó, thu nhập thuần bằng giá trị

sản xuất sản phẩm trừ đi chi phí sản xuất sản phẩm (bao gồm cả chi phí lao động).

- Đối với lao động: Chi phí cơ hội của lao động được tính bằng thu nhập mà lao

động có thể kiếm được từ các hoạt động khác ngoài nuôi tôm. Theo Gittinger J. P.

(1984), đối với các nước đang phát triển, lao động lành nghề được xem như cung nhỏ

hơn cầu và được sử dụng hầu như hết, chính vì vậy, giá xã hội cho loại lao động này

được sử dụng như là giá thị trường. Còn đối với lao động không lành nghề ở khu vực có

tỷ lệ thất nghiệp lớn hơn không thì giá xã hội của lao động nhỏ hơn giá trị tiền lương

thực tế ngoài thị trường tùy thuộc vào mức độ thất nghiệp của lao động trong khu vực

đó. Hoạt động tạo thu nhập phổ biến của nông dân trong vùng nuôi tôm là đi làm thuê

nếu như họ không nuôi tôm. Vì vậy, để xác định chi phí cơ hội của lao động, chúng tôi

căn cứ vào giá thuê mướn lao động bình quân và tỷ lệ lao động có việc làm trong vùng

[80]. Chi phí cơ hội của lao động = Giá thuê lao động bình quân x (100% - Tỷ lệ thất

nghiệp trong vùng).

Ngoài ra, đối với các loại vật tư không buôn bán trên thị trường quốc tế như giống

Page 182: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

170

tôm (tự sản xuất), thức ăn công nghiệp, thuốc phòng và điều trị bệnh tôm, hóa chất được

coi là nguồn lực trong nước.

Phương pháp tính các khoản chi phí xã hội bằng đồng nội tệ

+ Đối với các hàng hóa buôn bán trên thị trường quốc tế

Giá xã hội (chi phí cơ hội) = Giá xuất (nhập) khẩu hàng hóa x Tỷ giá hối đoái

chính thức. Trong đó, giá xuất (nhập khẩu) là giá FOB (hoặc giá CIF). Tỷ giá hối

đoái chính thức (OER) được xác định là tỷ giá bình quân năm 2012.

+ Đối với các hàng hóa không buôn bán trên thị trường quốc tế

Giá xã hội = Giá trao đổi thực tế x Hệ số chuyển đổi chuẩn

Trong đó, hệ số chuyển đổi chuẩn (standard conversion factor - SCF) được tính

bằng công thức SCF = 1/(1 + FX premium). Với FX premium là hệ số phản ánh sự

khác biệt giữa tỷ giá hối đoái chính thức và chi phí cơ hội (giá bóng ) của nó. Đối với

các nước đang phát triển, Ngân hàng Thế giới (WB) đề nghị lấy hệ số FX premium là

20% (0,2), do vậy hệ số SCF là 0,833.

Xây dựng các kịch bản về độ nhạy của DRC

Quá trình hội nhập kinh tế tác động đến các nhân tố trong DRC và chỉ số này có thể

thay đổi. Do đó, cần phải tính toán mức độ tác động của sự thay đổi đó đối với khả năng

cạnh tranh của sản phẩm nghiên cứu. Ví dụ: chi phí tài nguyên trong nước và chi phí sản

xuất trong nước tăng 5%, 10%, 15%; chi phí nhập khẩu tăng 5%, 10%, 15%; giá sản

phẩm tôm nuôi xuất khẩu giảm 5%; 10%, 15%; chi phí trong nước và chi phí nhập khẩu

đều tăng 5%, 10%, 15%.. đồng thời giá sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu giảm 5%, 10%,

15%..Tương ứng với các giả định trên, tính toán lại chỉ tiểu DRC và phân tích đánh giá

lại khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi [16] [20] [27].

1.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

1.3.1. Các chỉ tiêu phân tích tình hình phát triển tôm nuôi

(1) Diện tích nuôi tôm (ha)

Diện tích nuôi tôm là diện tích mặt nước có nuôi tôm (canh tác) trong năm (ha)

(2) Tổng sản lượng tôm nuôi thu hoạch (tấn)

Page 183: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

171

Tổng sản lượng tôm nuôi là tổng sản lượng tôm thu hoạch được từ các vụ

nuôi trong năm

(3) Tổng sản lượng tôm nuôi tiêu thụ nội địa (tấn)

Tổng sản lượng tôm nuôi tiêu thụ nội địa được tính trên cơ sở tổng sản lượng

tôm thu hoạch bán ra thị trường tiêu thụ nội địa từ các vụ nuôi trong năm

(4) Tổng sản lượng tôm nuôi xuất khẩu (tấn)

Tổng sản lượng tôm nuôi xuất khẩu tính trên cơ sở tổng sản lượng tôm thu

hoạch bán cho các công ty chế biến và xuất khẩu tôm từ các vụ nuôi trong năm

(5) Năng suất trung bình trên một ha nuôi tôm (tấn/ha/năm)

Năng suất trung bình = Tổng sản lượng tôm nuôi thu hoạch trong năm

Tổng diện tích nuôi tôm trong năm

(6) Giá trị sản xuất tôm nuôi (tỷ đồng)

Tổng giá trị sản xuất tôm nuôi là tổng giá trị sản phẩm tôm nuôi thu hoạch được

trong một năm. Giá trị của chỉ tiêu này có xu hướng tăng hợp lý (hoặc ổn định) so với

giá trị của chỉ tiêu này ở các năm trước là biểu hiện của sự phát triển ngành hàng tôm

nuôi bền vững

1.3.2. Các chỉ tiêu phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ

Để xác định kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi tôm luận án sử dựng các

chỉ tiểu:

(1) Tổng giá trị sản xuất (GO) (triệu đồng)

(2) Thu nhập hỗn hợp (MI) (triệu đồng)

(3) Lợi nhuận kinh tế ròng (NB)(triệu đồng)

(4) Tổng chi phí sản xuất của hộ (C) (triệu đồng)

(5) Tỷ lệ lợi nhuận kinh tế ròng trên tổng chi phí nuôi tôm (lần)

Tỷ lệ lợi nhuận kinh tế ròng trên tổng chi

phí nuôi tôm =

Lợi nhuận kinh tế ròng bình quân 1ha/vụ

Tổng chi phí bình quân 1 ha/ vụ

(6) Tỷ lệ giá trị sản xuất trên tổng chi phí nuôi tôm (lần)

Tỷ lệ giá trị sản xuất trên tổng chi phí

nuôi tôm =

Giá trị sản xuất bình quân 1ha/vụ

Tổng chi phí bình quân 1 ha/ vụ

Page 184: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

172

(7) Tỷ lệ thu nhập hỗn hợp trên chi phí nuôi tôm (lần)

Tỷ lệ thu nhập hỗn hợp trên chi phí nuôi tôm = Thu nhập hỗn hợp trên 1ha /vụ

Tổng chi phí bình quân 1ha / vụ

1.3.3. Các chỉ tiêu phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

Các chỉ tiêu phân tích dòng thông tin trong CCSPTN

(1) Mức độ trao đổi thông tin

Mức độ trao đổi thông tin giữa các tác nhân là chỉ tiêu định tính. Vì vậy, để

đánh giá dựa vào thang đo Likert với các mức độ đo thích hợp được xác định trên

bảng câu hỏi tính ra mức trung bình chung của tổng số người được hỏi. Chỉ tiêu này

đo lường mức độ thông suốt hay ách tắc của dòng thông tin trong CCSPTN. Việc đo

lường mức độ trao đổi thông tin giữa các tác nhân dựa vào thang đo Likert với 5 mức

độ: 1- không trao đổi, 2- trao đổi yếu, 3- trao đổi trung bình, 4- trao đổi khá chặt chẽ,

5- trao chặt chẽ. Với khoảng cách n =(5-1)/5= 0,8, ý nghĩa các mức trung bình phân

thành 5 nhóm kết quả sau: 1,00-1,80: không trao đổi; 1,81- 2,60: trao đổi yếu (trao

đổi mang tính thời điểm); 2,61- 3,40: trao đổi trung bình (số lần trao đổi có tính

thường xuyên hơn); 3,41- 4,20: trao đổi khá chặt chẽ (thông tin trao đổi nhiều nhưng

không đầy đủ); 4,21-5,00: trao đổi chặt chẽ (thông tin trao đổi nhiều và đầy đủ).

(2) Phương thức trao đổi thông tin

Phương thức trao đổi thông tin được phân ra các phương thức cụ thể (gặp trực

tiếp, qua điện thoại, qua Internet) được tính toán dựa trên tỷ lệ số đơn vị có phương

thức trao đổi cụ thể so với tổng số đơn vị được điều tra. Chỉ tiêu này đánh giá được

khả năng đáp ứng thông tin trong CCSPTN nhanh hay chậm.

(3) Nguồn thông tin

Nguồn thông tin trao đổi được phân ra các nguồn cụ thể (truyền hình, người

cùng nuôi tôm, các tác nhân trung gian khác) được tính toán dựa trên tỷ lệ số đơn vị

sử dụng nguồn thông tin trao đổi cụ thể so với tổng số đơn vị được điều tra. Chỉ tiêu

này đánh giá được mức độ tin cậy của nguồn thông tin trong CCSPTN.

Các chỉ tiêu phân tích các quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung

Page 185: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

173

(4) Mức độ quan hệ giữa các tác nhân

Mức độ quan hệ giữa các tác nhân, cũng là chỉ tiêu định tính. Để đo lường mức độ

này ta dựa trên thang đo Likert với các mức độ đo thích hợp được xác định trên bảng câu

hỏi tính ra mức trung bình chung của tổng số người được hỏi. Chỉ tiêu này đánh giá mức

độ liên kết, hợp tác theo chiều dọc giữa các tác nhân, cũng như hợp tác theo chiều ngang

với thang đo phù hợp với thực tế ở địa phương, qua đó thấy được khả năng hợp tác giữa

các tác nhân trong quá trình tạo giá trị sản phẩm tôm nuôi trong chuỗi cung. Trong

CCSPTN ở Quảng Nam, việc đo lường mức độ quan hệ hợp tác giữa các tác nhân dựa

vào thang đo Likert với 5 mức độ: 1- không hợp tác, 2- hợp tác yếu, 3- hợp tác trung

bình, 4- hợp tác khá chặt chẽ, 5- hợp tác chặt chẽ. Với khoảng cách n =(5-1)/5 = 0,8, ý

nghĩa các mức trung bình phân thành 5 nhóm kết quả sau: 1,00-1,80: không hợp tác;

1,81- 2,60: hợp tác yếu, mang tính thời điểm (khi cần thì hợp tác); 2,61- 3,40: hợp tác ở

mức trung bình (hợp đồng ngắn hạn, mang tính thường xuyên hơn); 3,41- 4,20: hợp tác

khá chặt chẽ (hợp đồng trung hạn); 4,21-5,00 hợp tác chặt chẽ (hợp đồng dài hạn).

Các chỉ tiêu liên quan đến phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi cung

(5) Tỷ trọng chi phí HĐTGT của mỗi tác nhân (%)

Tỷ trọng chi phí HĐTGT của mỗi tác nhân =

Chi phí HĐTGT của mỗi tác nhân

Tổng chi phí HĐTGT của chuỗi

Chi phí hoạt động tạo giá trị (HĐTGT) của mỗi tác nhân trong CCSPTN bằng

tổng chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh của tác nhân đó trừ đi giá trị tạo ra của tác

nhân phía trước đã đầu tư.

Tổng chi phí HĐTGT của chuỗi bằng tổng chi phí HĐTGT của các tác nhân

tham gia trong chuỗi cung để tạo ra sản phẩm tôm nuôi và phân phối nó đến người

tiêu dùng cuối.

Tỷ trọng chi phí HĐTGT của mỗi tác nhân càng cao chứng tỏ tác nhân đó giữ vị

thế tài chính cao trong chuỗi.

Page 186: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

174

(6) Tỷ trọng lợi nhuận của từng tác nhân trong tổng lợi nhuận chuỗi cung (%)

Tỷ trọng lợi nhuận

sản xuất, kinh doanh riêng

từng khâu của mỗi tác nhân =

Lợi nhuận sản xuất, kinh doanh riêng từng khâu của

mỗi tác nhân

Tổng lợi nhuận sản xuất, kinh doanh của các tác

nhân trong chuỗi

Tỷ trọng lợi nhuận càng cao, chứng tỏ giá trị gia tăng thu được càng lớn của 1 tác

nhân và ngược lại.

(7) Thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động của tác nhân trong CCSPTN

(triệu đồng/LĐ/năm)

TNBQ/Lao động/năm = Tổng thu nhập hỗn hợp bình quân trên 1 lao động

Lao động bình quân có mặt thường xuyên trong năm

1.3.4. Chỉ tiêu đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi

(1) Hệ số chi phí nguồn lực trong nước (Hệ số chi phí nội nguồn)

Hệ số chi phí nội nguồn của sản phẩm tôm nuôi (hay ngành hàng tôm nuôi): là tính

chi phí sản xuất theo giá trị của các yếu tố đầu vào qua các tác nhân ở mức giá thế giới

và các yếu tố sản xuất theo chi phí cơ hội. Ý nghĩa của hệ số DRC là nó phản ánh chi phí

thật sự mà xã hội phải trả cho việc sản xuất ra một đơn vị sản phẩm tôm nuôi.

Giá trị chỉ tiêu DRC/SER của sản phẩm tôm nuôi <1 thì sản phẩm sản tôm

nuôi có lợi thế cạnh tranh hay ngành hàng tôm nuôi có lợi thế cạnh tranh. Nếu xét

theo chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi, thì chuỗi cung này có lợi thế canh tranh hơn

chuỗi cung khác.

Page 187: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

175

PHỤ LỤC 2

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ

ĐẾN QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CCSPTN Ở QUẢNG NAM

Thưa quý Ông/Bà!

Chúng tôi đang thực hiện công trình nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh

Quảng Nam. Qua trao đổi những vấn đề nghiên cứu, chúng tôi rất mong Ông/Bà cho những ý

kiến giúp chúng tôi làm sáng tỏ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình hoạt động của

chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam. Ý kiến của Ông/Bà xin được mã hóa theo các

mức độ như sau:

1- Không tác động 2- Tác động yếu 3- Bình thường 4- Khá mạnh 5- Mạnh

CÁC NỘI DUNG XIN ĐƯỢC BIẾT Ý KIẾN

Các nội dung xin ý kiến Mức độ ảnh hưởng

1 2 3 4 5

I. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên

1. Nuôi tôm vùng cao triều

2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

3. Ô nhiễm môi trường gia tăng

4. Chất lượng của thủy vực nuôi tốt

II. Nhóm nhân tố thị trường

1. Cung tôm của thế giới tăng nhanh

2. Cung tôm của các tỉnh lân cận tăng nhanh

3. Cầu sản phẩm tôm thế giới tăng

4. Cầu tôm nuôi trong nước tăng nhanh

5. Cung các yếu tố đầu vào nuôi tôm tăng

III. Nhóm nhân tố thuộc về hộ nuôi tôm

1. Quy mô vốn sản xuất thấp

2. Quy mô diện tích nuôi tôm quá thấp

3. Ý thức pháp luật và bảo vệ môi trường chưa cao

IV. Nhóm nhân tố thuộc về Chính phủ và các cơ quan quản

lý nhà nước ở Quảng Nam

1. Chính sách khuyến khích xuất khẩu

Page 188: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

176

2.Tăng cường phối hợp với các tỉnh kiểm tra giám sát chất

lượng giống, TACN, TTYTS

3. Chính sách cho vay vốn, ưu đãi tín dụng cho các tác nhân

4. Quy hoạch vùng nuôi tôm chưa có

5. Đào tạo nguồn nhân lực

6. Yếu kém trong quản lý môi trường và VSATTP

V. Nhóm nhân tố thuộc về quản lý chuỗi cung sản phẩm

tôm nuôi ở Quảng Nam

1. Chuỗi định hướng chuỗi tốt

2. Không có cam kết

3. Vai trò của trưởng chuỗi mờ nhạt

4. Dự báo thị trường của từng tác nhân hạn chế

5. Hợp tác theo chiều ngang của chuỗi yếu

VI. Nhóm nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ

1. Hệ thống thủy lợi kém

2. Hệ thống giao thông kém

3. Hệ thống đào tạo nghề cho ngành hàng tôm chưa tốt

4. Chi phí điện cao

5. Dịch vụ hậu cần phục vụ chưa tốt

Xin Ông/Bà cho biết thêm thông tin sau đây:

1.Trong các nhóm nhân tố trên cần lý giải thêm:………………………………………

....................................................................................................................................................

...................................................................................................................

2. Ông/Bà cho thông tin cá nhân

Đơn vị công tác: Địa chỉ:

Họ và tên người nhận xét:

Trình độ chuyên môn: Điện thoại:

Xin trân trọng cảm ơn!

Page 189: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

177

PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI CUNG ỨNG THỨC ĂN TÔM VÀ THUỐC THÚ Y THỦY SẢN, KHÁC…………

Người phỏng vấn: ngày tháng năm 2012

I.Thông tin cơ bản của người được phỏng vấn:

1.1 Họ tên người được phỏng vấn.........................................1.2 Địa chỉ:

thôn....................xã.......................huyện.................

1.3. Giới tính..................1.4. Năm sinh..................1.5. Trình độ. ............................1.6. Bắt đầu bán năm...................

II. Thông tin về người cung ứng TACN và TTYTS

2.1. Ông (bà) tham gia bán TACN tôm và TTYTS được mấy năm?.................năm; bao nhiêu tháng/ năm?................ngày/tháng;

2.2. Loại TACN và nơi cung cấp từng loại thức ăn có mức giá bao nhiêu?

Loại thức ăn theo tuổi Nhãn mác Nơi sản xuất Đơn giá

2.3. Bình quân mỗi ngày ông (bà) bán được bao nhiêu kg thức ăn cho các hộ nuôi?..................kg............................tấn

2.4. Loại TTYTS và nơi cung cấp có mức giá bao nhiêu?

Loại TTYTS Nhãn mác Nơi sản xuất Đơn giá

2.5. Bình quân mỗi ngày ông (bà) bán được bao nhiêu tiền cho hộ?..............................1000đ

2.6. Ông (bà) có xác định trước lượng bán trong ngày? Có [ ] không [ ] Vì sao?........................................................

2.7. Ông (bà) dựa vào đâu định giá bán TACN trong ngày?...........................................................................................................

2.8. Ông (bà) dựa vào đâu định giá bán TTYTS trong ngày?................................................................................................

2.9. Ông (bà) vận chuyển bằng phương tiện nào? Xe ô to [ ] xe máy [ ] phương tiện khác [ ]

2.10. Ông (bà) thường bán ở đâu? Tại ao nuôi [ ] tại chợ [ ] tại đại lý [ ] khác [ ] xin chi tiết.........................

2.11. Ông (bà) bán dựa trên hình thức nào? Dựa trên hợp đồng [ ] có thì bán [ ]

2.12. Phương thức thanh toán nào? Tiền mặt [ ] ứng vốn trước [ ] phương thức khác [ ] xin chi tiết.......................

2.13. Ông (bà) mua (được cung cấp) TACN tôm ở đâu?

- Công ty chế biến TA [ ], số lượng bao nhiêu ?................kg.(tấn) ............................%

- Đại lý [ ], số lượng bao nhiêu?.....................kg (tấn)..........................%

- Bạn hàng khác [ ]số lượng bao nhiêu ?................kg.(tấn) ............................% xin chi tiết............................................

2.13. Ông (bà) mua (được cung cấp) TTYTS ở đâu?

- Công ty chế biến TTYTS [ ], giá trị bao nhiêu ?................1000đ ............................%

- Đại lý [ ], giá trị bao nhiêu?.....................1000đ..........................%

- Bạn hàng khác [ ] giá trị bao nhiêu ?................ 1000đ............................% xin chi tiết............................................

2.14. Xin cho biết tỷ lệ hao hụt trong ngày?........................%

2.15. Ông (bà) mua như thế nào? Người bán chuyển đến đại lý [ ] đến mua và chuyển đi [ ]

Page 190: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

178

2.16. Ông (bà) có phương tiện cất trữ không? Loại gì? Công suất?

Loại phương tiện cất trữ Diện tích (công suất) m2 hoặc CV Công suất chứa (tấn) Giá trị mua (1000đ) Thời gia sử dụng dự kiến (năm)

TACN cho tôm mua về được cất trữ trong kho bao lâu?.....................................................................................................

TTYTS mua về được cất trữ bao lâu?....................................................................................................................................................

2.17 Các chi phí cho bán TACN

Loại chi phí

Vận chuyển

Cất trữ

2.18 Các chi phí cho bán TTYTS

Loại chi phí

Vận chuyển

Cất trữ

2.19. Yêu cầu và mong muốn của người nuôi?

Tiêu chí Khách hàng của ông (bà) yêu cầu cụ thể

Loại thức ăn

Nhãn mác

2.20. Ông (bà) có gặp khó khăn gì khi bán thức ăn tôm và TTYTS ? Có [ ] không [ ] Nếu có đó là khó khăn gì?

-Loại thức ăn:...............................................................................Chất lượng................................................................................................Số lượng cung

cấp.....................................................hợp đồng với hộ nuôi.......................................................vốn tín dụng....................

- Giá bán biến động.........................................................thị trường tiêu thụ..........................................khác (xin chi tiết).............

2.21. Xin hãy cho biết các kênh thông tin về bán thức ăn và thuốc phòng và điều trị bệnh tôm nhận được từ:

- Người thu gom [ ] - Người nuôi tôm [ ] - Công ty chế biến thức ăn [ ] - Khác [ ], xin chi tiết...............................

2.22. Mức độ trao đổi thông tin giữa người cung ứng TACN và TTYTS với các tác nhân khác:

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu (mang tính thời điểm [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ (nhiều, nhưng chưa đầy đủ) [ ], Trao đổi chặt chẽ (nhiều

và đầy đủ) [ ]

* Kỹ thuật, công nghệ nuôi, bảo quản, chế biến

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với người nuôi: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với cơ sở chế biến và xuất khẩu: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với bán buôn: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

Page 191: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

179

- Với bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết…

* Giá cả các yếu đầu vào, sản phẩm tôm nuôi

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS :Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với người nuôi: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với cơ sở chế biến và xuất khẩu: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với bán buôn: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết

* Chất lượng các yếu tố đầu vào, sản phẩm

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS :Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với người nuôi: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]

- Với cơ sở chế biến và xuất khẩu: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với bán buôn: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết

* Dịch bệnh, ô nghiễm môi trường, khác

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS :Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với người nuôi: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với cơ sở chế biến và xuất khẩu: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với bán buôn: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết..

2.23. Xin hãy cho biết mức độ hợp tác, liên kết của Ông (bà) đối với các tác nhân:

Hợp tác chặt chẽ (hợp đồng dài hạn) [ ], Hợp tác chặt chẽ (hợp đồng trung hạn [ ], Hợp tác mức trung bình (hợp đồng ngắn hạn)[ ] Hợp tác yếu (hợp đồng

miệng, không thường xuyên [ ], Không hợp tác [ ]

* Các công đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

Page 192: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

180

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

* Hoạt động Marketing

Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

* Hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh

Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ] .

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người nuôi: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết

* Công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến, khác

Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

2.24. Phương thức trao đổi thông tin của Ông (bà)

- Điện thoại [ ] Qua mạng [ ] Gặp trực tiếp [ ]

2. 25. Nguồn thông tin

- Truyền hình [ ] Báo chí, Website [ ] Người cùng làm [ ] Thu gom lớn [ ] Bán buôn ngoài tỉnh[ ] Bán lẻ ngoài tỉnh [ ] Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản [ ]

Page 193: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

181

- Cở sở chế biến TACN [ ], Cơ sở SXTG [ ], Cơ sở sản xuất TTYTS [ ], Đại lý [ ], Khác [ ]

2. 26. Ông (bà) muốn đề nghị gì để hoàn thiện việc mua bán? Có [ ] không [ ]

Nếu có, đó là gì?

-Chất lượng thức ăn............................Số lượng ...................hợp đồng với hộ nuôi...................................................vốn tín dụng.............

Giá bán biến động.........................................................thị trường tiêu thụ..........................................khác(xin chi tiết).............

2. 27. Theo ông (bà) những thông tin nào cho là quan trọng nhất

- Kỹ thuât lưu trữ, bảo quản [ ] giá cả thị trường [ ] tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm [ ] khác [ ] xin chi tiết...........................

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ

Người phỏng vấn: ngày tháng năm 2011

I.Thông tin cơ bản của người được phỏng vấn:

1.1 Họ tên người được phỏng vấn.........................................1.2 Địa chỉ: thôn....................xã.......................huyện.................

1.3. Giới tính..................1.4. Năm sinh..................1.5. Trình độ. ............................1.6. Bắt đầu nuôi tôm năm.......................

II. Thông tin về hộ gia đình

2.1. Số người đang sống trong gia đình..............................2.2 Số lao động............................trong đó:

Lao

động Trình độ Giới tính

Năm

sinh

Năm kinh

nghiệp

Nghề

nghiệp Lao động Trình độ Giới tính

Năm

sinh

Năm kinh

nghiệp

Nghề

nghiệp

Lđ 1 Lđ 3

Lđ 2 Lđ 4

Chỉ tiêu đất đai (m2) Tổng số Giao, cấp Thuê, mướn Đấu thầu Khai hoang khác

2.3. Diện tích đang sử dụng

2.4. DT nuôi tôm

2.5. DT nuôi khác

2.6. DT nhà ở

2.7. Vườn tạp

2.8. Cây hàng năm

2.9. Cây lâu năm

2.10. Khác

Page 194: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

182

2. 11. Chỉ tiêu

tư liệu sản xuất ĐVT SL Năm mua

Giá trị khi

mua

(1000đ)

Giá trị hiện

còn

(1000đ)

Chỉ tiêu tư

liệu sản

xuất

ĐVT SL Năm

mua

Giá trị khi

mua

(1000đ)

Giá trị hiện

còn (1000đ)

a. Máy sục khí Cái

b. Máy bơm

nước

Cái

c. Ghe Chiếc

d. Nò, sáo Chiếc

đ. Lưới Cái

e. Khác

2.12.

Nguồn

tín dụng

Năm

vay

Số tiền

(1000đ)

Lãi/

tháng

(%)

Mục

đích

vay

Thời

hạn

(tháng)

Nợ quá

hạn

2.12,

Nguồn

tín dụng

Năm

vay

Số tiền

(1000đ)

Lãi/

tháng

(%)

Mục

đích

vay

Thời

hạn

(tháng)

Nợ quá

hạn

2.13. Nguyên nhân nợ quá hạn

a.

b.

c

2.14. Thu nhập Trồng trọt Chăn nuôi NTTS Trồng rừng Đánh bắt thủy

sản lương khác Tổng thu

2010

2011

2012

1.15. Vốn cho sản

xuất

III. Thông tin về nuôi tôm

3.1. Ông/bà có bao nhiêu ao nuôi?................ao.

Ao nuôi Năm

XD

Diện tích

ao (m2)

Hình

thức sở

hữu

Thời gian

sở hữu

Thuế/tiền

thuê năm

(1000đ)

Ao nuôi Năm XD Diện tích

ao (m2)

Hình thức

sở hữu

Thời

gian

sở

Thuế/tiền

thuê năm

(1000đ)

Page 195: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

183

hữu

Ao nuôi 1 Ao nuôi 3

Ao nuôi 2 Ao nuôi 4

Ao nuôi Loại tôm

nuôi

Vùng nuôi

tôm

Hình thức

nuôi

Số lần thay

nước tháng

Số ao che

chắn

Tiền đấu giá

(1000đ)

Kênh lấy

nước riêng

(có/không

Kênh tiêu

nước riêng

(có/không)

Khoảng

cách từ ao

đến sông

(biển)(m)

Ao nuôi 1

Ao nuôi 2

Ao nuôi 3

Ao nuôi 4

- Cách nuôi: nuôi riêng, nuôi xen

- Hình thức nuôi: TC, BTC, QC, QCCT

3.2. Loại tôm nuôi

Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 Vụ 4

Ngày

thả

giống

Ngày

thu

hoạch

Ngày

thả

giống

Ngày

thu

hoạch

Ngày

thả

giống

Ngày

thu

hoạch

Ngày

thả

giống

Ngày

thu

hoạch

Tôm thẻ chân trắng

Tôm sú

Tôm càng xanh

3.3.Tham gia tập huấn

Nuôi tôm Tên khóa tập huấn

Đơn vị tổ chức

tập huấn Tháng /năm Thời gian Nội dung

1

2

3.4 Chi phí LĐ nuôi tôm Số ngày Đơn giá 3.4. Chi phí LĐ nuôi tôm Số ngày Đơn giá

Ao nuôi 1 Ao nuôi 2

- Nạo vét, chuẩn bị ao - Nạo vét, chuẩn bị ao

Page 196: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

184

- Chăm sóc - Chăm sóc

- Thu hoạch - Thu hoạch

- Khác - Khác

Ao nuôi 2 Ao nuôi 4

- Nạo vét, chuẩn bị ao - Nạo vét, chuẩn bị ao

- Chăm sóc - Chăm sóc

- Thu hoạch - Thu hoạch

- Khác - Khác

Tổng công lao động

1. Lao động gia đình Thuê thời vụ

2. Lao động thuê Thuê lâu dài

3.5. Chi phí xây dựng, tu

bổ ao Chi phí Chi phí tu bổ/năm Chi phí xây dựng, tu bổ ao Chi phí

Chi phí tu

bổ/năm

a. A 1 c. A 3

b. A 2 d. A 4

3.6. Chi phí chuẩn

bị đầu vụ nuôi ĐVT Đơn giá

(1000đ)

Số

lượng

Thành

tiền

(1000đ)

ĐVT Đơn giá

(1000đ)

Số

lượng

Thành tiền

(1000đ)

a. Ao nuôi 1 c. Ao nuôi 3

Chi phí nạo vét ao 1000đ Chi phí nạo vét ao 1000đ

Vôi kg Vôi kg

Hóa chất khác kg Hóa chất khác kg

Chi phí khác kg Chi phí khác kg

b. Ao nuôi 2 a. Ao nuôi 4

Chi phí nạo vét ao 1000đ Chi phí nạo vét ao 1000đ

Vôi kg Vôi kg

Hóa chất khác kg Hóa chất khác kg

Chi phí khác kg Chi phí khác kg

Page 197: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

185

3.7. Thông tin về

giống

Loại tôm

nuôi

Nơi mua

giống Kiểm dịch

Chi phí kiểm

dịch (1000đ)

Số lượng

giống

(Vạn con)

Mật độ nuôi

(Con/m2)

Giá mua

1000đ/vạn Thành tiền

Ao nuôi 1

Ao nuôi 2

Ao nuôi 3

Ao nuôi 4

3.8. Chi phí

thức ăn

Thức ăn tươi Thức ăn công nghiệp

Tên

thức

ăn

Số

lượng/ngày

(kg)

Số lượng/

tháng (kg)

Đơn giá

1000đ

Thành

tiền

1000đ

Nhãn

mác

Số

lượng/ngày

(kg)

Số lượng/

tháng (kg)

Đơn giá

1000đ

Thành

tiền

1000đ

A 1

A 2

A 3

A 4

3.9. Chi phí

phòng trị bệnh ĐVT Số lượng

Đơn giá

(1000đ)

Thành tiền

(1000đ)

Chi phí phòng trị

bệnh ĐVT Số lượng

Đơn giá

(1000đ)

Thành tiền

(1000đ)

A 1 A 3

- vôi - vôi

A2 A4

- vôi - vôi

3.10. Chi phí

nhiên liệu ĐVT Số lượng

Đơn giá

(1000đ)

Thành tiền

(1000đ) Chi phí nhiên liệu ĐVT Số lượng

Đơn giá

(1000đ)

Thành tiền

(1000đ)

A 1 A 3

-Điện Kwh -Điện Kwh

Page 198: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

186

- Xăng (dầu) lit - Xăng (dầu) lit

- Số lần thay nước Lần - Số lần thay nước Lần

A 2 A 4

-Điện Kwh -Điện Kwh

- Xăng (dầu) lit - Xăng (dầu) lit

- Số lần thay nước Lần - Số lần thay nước Lần

3.11. công cụ ĐVT Số

lượng

Đơn giá

(1000đ)

Khấu

hao

Bảo

dưỡng/năm công cụ ĐVT Số lượng

Đơn giá

(1000đ)

Khấu

hao

Bảo

dưỡng/năm

a. Máy sục khí a. Máy sục khí

b. Máy bơm b. Máy bơm

c. Lưới c. Lưới

d. Ghe d. Ghe

- -

3.12. kết quả thu hoạch Ao nuôi 1 Ao nuôi 2 Ao nuôi 3 Ao nuôi 4

-Vụ 1

Sản lượng

Loại 1

Loại 2

Loại 3

-Vụ 2

Sản lượng

Loại 1

Loại 2

Loại 3

-Vụ 3

Sản lượng

Loại 1

Loại 2

Page 199: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

187

Loại 3

Loại 1: ..........con/kg; đơn giá: ..............1000đ/kg Loại 3: ..........con/kg; đơn giá: ..............1000đ/kg

Loại 2: ..........con/kg; đơn giá: ..............1000đ/kg Loại 4: ..........con/kg; đơn giá: ..............1000đ/kg

3.13 Ông (bà) bán sản phẩm tôm của mình ở đâu?

[ ]Người thu gom [ ]Công ty CB&XK [ ] Chợ địa phương

[ ] Khác, xin chi tiết.......................................................................

3.14. Ông (bà) có ký hợp đồng với các tổ chức cá nhân khi bán tôm không?

Có [ ] Không [ ] Nếu có thì hợp đồng được thực hiện như thế nao?

- Giống theo yêu cầu của bên mua [ ] - Giá thỏa thuận trước khi nuôi [ ] - Số lượng được định trước [ ]

- Kỹ thuật nuôi theo quy định [ ] - Thỏa thuận khác (xin chi tiết)...........................................................

3.15. Ông (bà) có gặp khó khăn gì trong nuôi tôm không?

Có [ ] Không [ ]

Nếu có, thì khó khăn nào là quan trọng nhất đối với nuôi tôm của ông (bà)?

-Giá rẻ [ ] - Thiếu thị trường [ ] - Giống không đảm bảo [ ]

- Thiếu vốn [ ] - Dịch bệnh [ ] - Khác (xin nêu chi tiết) ............................................................

3.16. Xin hãy cho biết mức độ hợp tác, liên kết của Ông (bà) đối với các tác nhân:

Hợp tác chặt chẽ (Hợp đồng dài hạn) [ ], Hợp tác chặt chẽ (hợp đồng trung hạn [ ], Hợp tác mức trung bình (hợp đồng ngắn hạn)[ ], Hợp tác yếu

(hợp đồng miệng, không thường xuyên [ ], Không hợp tác [ ].

* Các công đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ],Không hợp tác [].

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

* Hoạt động Marketing

Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác[ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

Page 200: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

188

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

* Hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh

Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

* Công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến, khác

Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ],Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

3.17. Mức độ trao đổi thông tin của Ông (bà) đối với tác nhân khác:

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ(Nhiều, nhưng chưa đầy đủ) [ ],Trao đổi chặt chẽ (Nhiều và

đầy đủ) [ ]

* Kỹ thuật, công nghệ nuôi, bảo quản, chế biến

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS :Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với cơ sở chế biến và xuất khẩu Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán buôn: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Khác: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết…

Page 201: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

189

* Giá cả các yếu đầu vào, sản phẩm tôm nuôi

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS :Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với cơ sở chế biến và xuất khẩu Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán buôn: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Khác: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết…

* Chất lượng các yếu tố đầu vào, sản phẩm

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS :Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với cơ sở chế biến và xuất khẩu: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán buôn: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Khác: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết

* Dịch bệnh, ô nghiễm môi trường, khác

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS :Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với cơ sở chế biến và xuất khẩu Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán buôn: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]. - Bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Khác: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết…

3.18. Phương thức trao đổi thông tin của Ông (bà) - Điện thoại [ ] Qua mạng [ ] Gặp trực tiếp [ ]

3. 19. Theo ông (bà) những thông tin nào cho là quan trọng nhất - Kỹ thuât nuôi tôm [ ] giá cả thị trường [ ] tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm [ ] khác [ ] xin chi tiết...........................

3. 20. Nguồn thông tin

Page 202: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

190

- Truyền hình [ ] Báo chí, Website [ ] Người cùng làm [ ] Thu gom lớn [ ] Bán buôn ngoài tỉnh[ ]Bán lẻ ngoài tỉnh [ ] Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản [ ]

- Cở sở chế biến TACN [ ], Cơ sở SXTG [ ], Cơ sở sản xuất TTYTS [ ], Đại lý [ ], Khác [ ]

3.21 Ông (bà) có muốn mở rộng quy mô nuôi tôm không?

Có [ ] tại sao...........................................................................Không [ ] tại sao................................................................. ........

3.22 Ông (bà) đánh giá thế nào về môi trường xung quanh ao nuôi?

- Rất ô nhiểm [ ] - Ô nhiễm [ ] - Bình thường [ ] - Môi trường khá tôt [ ] – Môi trường rất tôt [ ]

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

PHIẾU ĐIỀU TRA TRUNG GIAN PHÂN PHỐI TÔM

Người phỏng vấn: ngày tháng năm 2012

I.Thông tin cơ bản của người được phỏng vấn:

1.1 Họ tên người được phỏng vấn.........................................1.2 Địa chỉ: thôn....................xã.......................huyện.................

1.3. Giới tính..................1.4. Năm sinh..................1.5. Trình độ. ............................1.6. Bắt đầu thu mua tôm năm...................

II. Thông tin về người thu mua

2.1.Ông (bà) tham gia thu mua tôm được mấy năm?..................................................................năm; bao nhiêu tháng/ năm?..............tháng/năm; bao nhiêu

ngày/tháng?.......................ngày/tháng. Thường ông (bà) thu mua bao nhiêu kg tôm/ ngày?......................kg/ngày; bao nhiêu tấn tôm/ngày?.................tấn/ ngày.

2.2. Ông (bà) có xác định trước lượng mua trong ngày? Có [ ] không [ ] Vì sao?........................................................

2.3. Ông (bà) dựa vào đâu định giá tôm mua trong ngày?...........................................................................................................

2.4. Ông (bà) vận chuyển bằng phương tiện nào? Xe đông lạnh [ ] xe máy [ ] phương tiện khác [ ]

2.5. Ông (bà) thường thu mua ở đâu? Tại ao nuôi [ ] tại chợ [ ] người thu gom [ ] khác [ ] xinchi tiết.........................

2.6. Ông (bà) thu mua dựa trên hình thức nào? Dựa trên hợp đồng [ ] có thì mua [ ]

2.7. Phương thức thanh toán nào? Tiền mặt [ ] ứng vốn trước [ ] phương thức khác [ ] xin chi tiết.......................

2.8. Ông (bà) bán tôm cho ai?

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu [ ], số lượng bao nhiêu ?................kg.(tấn) ............................%, xin cho biết chi tiết...

- Người bán buôn Tam Kỳ [ ] số lượng bao nhiêu ?................kg.(tấn) ............................%

- Người bán buôn Đà Nẵng [ ] số lượng bao nhiêu ?................kg.(tấn) ............................%

- Người bán buôn nơi khác [ ] số lượng bao nhiêu?.................................kg(tấn)..............................% xin chi tiết

- Người bán lẻ Tam Kỳ [ ], số lượng bao nhiêu?.................................kg(tấn)..............................%

- Người bán lẻ Thăng Bình [ ] số lượng bao nhiêu?.......................kg (tấn).......................%

- Người bán lẻ nơi khác [ ] số lượng bao nhiêu?.................................kg(tấn)..............................% xin chi tiết

- Khách hàng khác [ ]số lượng bao nhiêu ?................kg.(tấn) ............................% xin chi tiết............................................

2.9. Xin cho biết tỷ lệ hao hụt trong ngày?........................%

Page 203: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

191

2.10. Ông (bà) bán như thế nào? Chuyển đến điểm thu gom của người mua ( ) Người đến mua và chuyển đi ( )

2.11. Ông (bà) có phương tiện cất trữ không? Loại gì? Công suất

Loại phương tiện cất trữ Diện tích (công suất)

m2 hoặc CV

Công suất chứa (tấn) Giá trị mua (1000đ) Thời gia sử dụng dự kiến

(năm)

Nhà lạnh

Máy lạnh

Tôm mua về được cất trữ trong kho bao lâu?.....................................................................................................

2.12. Vốn đầu tư kinh doanh của cơ sở này là nhiêu……………………………………………..Tổng TSCĐ…………………………………..

2.13 .Các chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm tôm

Loại chi phí

Thu hoạch

Làm sạch

Phân loại

Vận chuyển

2.134 Yêu cầu và mong muốn mua tôm của khách hàng?

Tiêu chí Khách hàng của ông (bà) yêu cầu cụ thể

Loại tôm

Kích cỡ

Hình dạng

Màu sắc

2.15. Ông (bà) có gặp khó khăn gì khi mua tôm? Có [ ] không [ ] Nếu có đó là khó khăn gì?

Mua tôm từ hộ nuôi:

-Vấn đề giống tôm:.................................................................................Chất lượng tôm.....................................Số lượng tôm....................................................hợp

đồng với hộ nuôi.......................................................vốn tín dụng....................

Giá bán biến động.........................................................thị trường tiêu thụ..........................................khác(xin chi tiết).............

2.16. Xin hãy cho biết các kênh thông tin về nuôi tôm và tiêu thụ tôm của hộ nuôi nhận được từ:

- Người thu gom [ ] - người nuôi tôm [ ] công ty chế biến và xuất khẩu [ ] khác [ ] xin chi tiết...............................

2. 17. Ông (bà) muốn đề nghị gì để hoàn thiện việc mua bán? Có [ ] không [ ]

Nếu có, đó là gì?

Page 204: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

192

- Vấn đề giống tôm:.......................................................................................Chất lượng

- tôm.............................................Số lượng tôm.....................................................hợp đồng với hộ

- nuôi.......................................................vốn tín dụng....................

Giá bán biến động.........................................................thị trường tiêu thụ..........................................khác(xin chi tiết).............

2.18. Xin hãy cho biết mức độ liên kết, hợp tác của Ông (bà) đối với các tác nhân:

Hợp tác chặt chẽ (Hợp đồng dài hạn) [ ], Hợp tác khá chặt chẽ (hợp đồng trung hạn)[ ], Hợp tác mức trung bình (hợp đồng ngắn hạn)[ ], Hợp tác yếu (hợp

đồng miệng, không thường xuyên) [ ] , Không hợp tác [ ]

* Các công đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Không hợp yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

* Hoạt động Marketing

Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

* Hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh

Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

* Công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến, khác

Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

Page 205: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

193

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

2.19 Mức độ trao đổi thông tin của Ông (bà) đối với tác nhân khác:

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu (mang tính thời điểm [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá (Nhiều, nhưng chưa đầy đủ) [ ], Trao đổi tốt (Nhiều và đầy đủ) [ ]

* Kỹ thuật, công nghệ nuôi, bảo quản, chế biến

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS : Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với công ty chế biến và xuất khẩu Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán buôn: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Khác: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết…

* Giá cả các yếu đầu vào, sản phẩm tôm nuôi

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS :Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với công ty chế biến và xuất khẩu: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Thu gom:Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán buôn:Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Khác: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết…

* Chất lượng các yếu tố đầu vào, sản phẩm

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS :Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với công ty chế biến và xuất khẩu Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán buôn: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Khác: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết…

Page 206: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

194

* Dịch bệnh, ô nghiễm môi trường, khác

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS :Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Với công ty chế biến và xuất khẩu Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán buôn: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Khác: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết…

3.20. Phương thức trao đổi thông tin của Ông (bà)

- Điện thoại [ ] Qua mạng [ ] Gặp trực tiếp [ ]

3. 21. Nguồn thông tin

- Truyền hình [ ] Báo chí, Website [ ] Người cùng làm [ ] Thu gom lớn [ ] Bán buôn ngoài tỉnh[ ] Bán lẻ ngoài tỉnh [ ] Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản [ ]

- Cở sở chế biến TACN [ ], Cơ sở SXTG [ ], Cơ sở sản xuất TTYTS [ ], Đại lý [ ], Khác [ ]

3.22. Những thông tin nào cho là quan trọng nhất

- Kỹ thuât bảo quản lưu trữ [ ] giá cả thị trường [ ] tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm [ ] khác [ ] xin chi tiết...........................

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !

Page 207: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

195

PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP

Địa bàn Huyện…………………. Tỉnh ........................................

Người phỏng vấn ……………… Ngày phỏng vấn ….…………

I/ THÔNG TIN CHUNG

1.1. Tên công ty………………………………………………………………………... .

Địa chỉ ………………………….............. …………….. Năm thành lập ………

1.2. Loại hình doanh nghiệp

1. Công ty Nhà nước [ ] 2. Công ty cố phần [ ] 3. Công ty tư nhân [ ]4. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài [ ] 5. Công ty TNHH [ ]

1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

1. Nuôi tôm [ ] 2. Chế biến tôm [ ]3. Chế biến thức ăn tôm [ ] 4. Xuất khẩu tôm [ ]5. Sản xuất tôm giống [ ] 6. Kinh doanh nông sản khác [ ]

1.4. Năng lực tài chính của công ty (năm 2011)

Số vốn đăng ký ………… tỷ đồng Vốn lưu động ………. tỷ đồng

Doanh số bán hàng ……… tỷ đồng Lợi nhuận …………… tỷ đồng

Đầu tư dài hạn:…………… tỷ đồng

1.5. Số lượng lao động của công ty …….. người (năm 2011)

Phân theo loại hình lao động(người)

1. Lao động trực tiếp ……………….. 2. Lao động gián tiếp ……

3. Lao động thuê theo thời vụ………..

Phân theo trình độ (người - đối với đội ngũ CB, công nhân viên lao động gián tiếp):

1. Trên đại học …… 2. Đại học:……

3. Cao đằng, trung câp …. 4. Lao động phổ thông ……

Số CB, CNV biết ngoại ngữ ...............

Số CB, CNV có thể giao dịch trực tiếp với đối tác nước ngoài:..........

Số CB, CNV thành thạo vi tính:.....................

Page 208: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

196

Số CB, CNV biết sử dụng internet ................

1.6. Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh

1. Ô tô …….. chiếc Tổng trọng tải …….. tấn Nơi sản xuất ………………

2. Xưởng chế biến …….. m2

3. Nhà kho ……. m2

4. Sân bãi ….. m2

5. Thời điểm sử dụng internet năm ....... Chi phí internet bình quân hàng năm ..... triệu

6. Website riêng của Công ty: 1. Có [ ] 2. Không [ ]

Thời điểm có Website năm......

1.7. Công nghệ sản xuất, chế biến

Loại công nghệ: [ ] Tỷ trọng ....% [ ] Tỷ trọng ....%

Công suất CB ……….. tấn/ngày Hiệu suất chế biến …….. %

Công suất thực tế ..........tấn/ngày..............

1.8. Năng lực nghiên cứu và phát triển

Xin cho biết, hàng năm Công ty có đầu tư cho công tác NC và phát triển không? Có [ ] Không [ ]

1.9. Lĩnh vực đầu tư nghiên cứu và phát triển:

1. Nghiên cứu thị trường[ ] Vốn đầu tư bình quân 1 năm ……. đồng 2. NC chuyển giao TBKT [ ] Vốn đầu tư bình quân 1 năm ……. đồng

3. Đầu tư PT nguồn nhân lực [ ] Vốn đầu tư bình quân 1 năm ……. đồng

Số lượng cán bộ được cử đi đào tạo nâng cao trình độ hàng năm …… người

II/ THÔNG TIN SẢN XUẤT – KINH DOANH

2.1. Nguồn hàng nguyên liệu

1. Mua của các hộ thu gom [ ] 2. Mua của các đại lý [ ]3. Thu mua của các hộ nhận khoán trong công ty [ ] 4. Mua của công ty khác [ ]

2.2. Loại sản phẩm thu mua

Page 209: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

197

1. [ ] 2. Khác [ ]

Giá thu mua nguyên liệu bình quân năm 2012 ............. nghìn đồng/kg

2.3. Phương thức nhập hàng:

1. Mua tại các hộ thu gom [ ] 2. Người thu gom mang đến [ ] 3. Mua tại các đại lý [ ] 4. Các đại lý mang đến [ ]

2.5. Sản phẩm sau sản xuất, chế biến

1. [ ] Tỷ trọng ............% 2. [ ]Tỷ trọng ............% 3. [ ] Tỷ trọng ............ %

2.6. Đánh giá của ông (bà) về mẫu mã bao bì của công ty

1. Đa dạng [ ] 2. Đơn điệu [ ] 3. Thường xuyên cải tiến [ ] 4. Đẹp, hấp dẫn [ ]5. Bình thường [ ] 6. Kém hấp dẫn [ ]

2.7. Nhà cung cấp bao bì sản phẩm:

1. Công ty tự sản xuất [ ] 2. Mua của doanh nghiệp trong nước [ ] 3. Nhập khẩu [ ]

2.8. Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

1. Đăng ký rồi [ ] 2. Chưa đăng ký [ ]

Nơi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm: 1. Trong nước [ ] 2. Nước ngoài [ ] 3. Cả 2 [ ]

2.9. Đánh giá của ông (bà) về thương hiệu sản phẩm của công ty

1. Mạnh [ ] 2. Trung bình [ ] 3. Yếu [ ]

2.10. Nguồn gốc thương hiệu

1. Do công ty sáng tạo [ ] 2. Mua của doanh nghiệp trong nước [ ] 3. Mua của công ty nước ngoài [ ]

2.11. Hàng năm, công ty có tham gia hội chợ không? 1. Có [ ] 2. Không [ ]

Nơi tổ chức hội chợ: 1. Trong nước [ ] 2. Nước ngoài [ ] 3. Cả 2 [ ]

2.12. Công ty có tham gia vào các hiệp hội không? 1. Có [ ] 2. Không [ ]

Tên Hiệp hội ...............................................................................................

2.13. Công ty có được hưởng chính sách hỗ trợ không? 1. Có [ ] 2. Không [ ]

Tên chính sách được hỗ trợ ………………………………

Page 210: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

198

III/ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

3.1. Đối tác mua hàng 1. Công ty XK trong tỉnh [ ] Tỷ trọng..............% 3. Xuất khẩu trực tiếp [ ] Tỷ trọng..............%

2. Công ty XK tại TP. Đà Nẵng [ ] Tỷ trọng..............% 4. Tiêu thụ nội địa [ ] Tỷ trọng..............%

3.2. Phương thức giao hàng

1. Giao tại công ty [ ]2. Giao tại công ty khách hàng trong tỉnh [ ] 3. Giao tại công ty khách hàng tại TP. Đà Nẵng [ ] 4. Giao tại cảng ở TP. Đà Nẵng [ ]

3.3. Phương tiện vận chuyển:

1. Ô tô của công ty [ ] 2. Thuê vận chuyển [ ]

3.4. Cách nhận biết giá

1. Qua đài, báo, ti vi [ ] 2. Internet [ ] 3. VICOFA [ ] 4. ICO [ ] 5. Khác [ ]

3.5. Đánh giá của ông (bà) về thủ tục xuất khẩu

1. Đơn giản, gọn nhẹ [ ] 2. Rườm rà, phức tạp [ ] 3. Nhanh [ ] 4. Chậm [ ] 5. Chi phí hợp lý [ ] 6. Chi phí lớn [ ]

3.6. Mức thuế xuất khẩu sản phẩm tôm chế biến áp dụng đối với Công ty? ......... %

3.7. Xin ông (bà) cho biết sản phẩm tôm chế biến xuất khẩu của Công ty có bị trả lại không? 1. Có [ ] 2. Không [ ]

Lý do bị trả lại

1. Chất lượng không bảo đảm [ ] 2. Không tuân thủ hợp đồng [ ] 3. Khác [ ]

Tần suất bị trả lại hàng:

1. Thường xuyên [ ] 2. Thỉnh thoàng [ ] 3. Rất ít khi [ ]

Số lượng hàng bị trả lại (% so với tổng khối lượng hàng tiêu thụ)

1. Dưới 5% [ ] 2. 5 - 20% [ ] 3. 21 - 50% [ ] 4. Trên 50% [ ]

3.8. Chi phí sản xuất kinh doanh

Loại chi phí

- Nguyên vật liệu

- Vận chuyển

Page 211: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

199

-

3.9. Doanh thu và thu nhập khác

Doanh thu

3.10. Xin hãy cho biết mức độ hợp tác, liên kết của Ông (bà) đối với các tác nhân:

Hợp tác chặt chẽ (Hợp đồng dài hạn) [ ], Hợp tác khá chặt chẽ (hợp đồng trung hạn [ ], Hợp tác mức trung bình (hợp đồng ngắn hạn)[ ],Hợp tác yếu (hợp

đồng miệng, không thường xuyên [ ] , Không hợp tác [ ].

* Các công đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

* Hoạt động Marketing

Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

Page 212: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

200

* Hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh

Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

* Công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến, khác

Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ] Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Với người bán TACN và TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với thu gom: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Với bán lẻ: Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ], Không hợp tác [ ].

- Khác : Hợp tác chặt chẽ [ ], Hợp tác khá chặt chẽ [ ], Hợp tác mức trung bình [ ], Hợp tác yếu [ ] , Không hợp tác [ ], xin chi tiết..

3.11. Mức độ trao đổi thông tin của Ông (bà) đối với tác nhân khác:

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]

* Kỹ thuật, công nghệ nuôi, bảo quản, chế biến

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS :Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

Page 213: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

201

- Thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán buôn:Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Khác: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết…

* Giá cả các yếu đầu vào, sản phẩm tôm nuôi

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS :Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán buôn: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Khác: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết…

* Chất lượng các yếu tố đầu vào, sản phẩm

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến TACN, TTYTS :Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán buôn: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Khác: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết…

* Dịch bệnh, ô nghiễm môi trường, khác

Page 214: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

202

Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ]

- Với người bán TACN và TTYTS: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao chặt chẽ [ ].

- Cơ sởchế biến TACN, TTYTS :Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Cơ sở ty chế biến và xuất khẩu Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Thu gom: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán buôn: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Bán lẻ: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ [ ], Trao đổi chặt chẽ [ ].

- Khác: Không trao đổi [ ], Trao đổi yếu [ ], Trao đổi trung bình [ ], Trao đổi khá chặt chẽ[ ], Trao đổi chặt chẽ [ ], xin chi tiết…

3.12. Phương thức trao đổi thông tin của Ông (bà)

- Điện thoại [ ] Qua mạng [ ] Gặp trực tiếp [ ]

3. 13. Nguồn thông tin

- Truyền hình [ ] Báo chí, Website [ ] Người cùng làm [ ] Thu gom lớn [ ] Bán buôn ngoài tỉnh [ ] Bán lẻ ngoài tỉnh [ ] Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản [ ]

- Cở sở chế biến TACN [ ], Cơ sở SXTG [ ], Cơ sở sản xuất TTYTS [ ], Đại lý [ ], Khác [ ]

3. 14. Theo ông (bà) những thông tin nào cho là quan trọng nhất

- Kỹ thuât nuôi tôm [ ] giá cả thị trường [ ] tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm [ ] khác [ ] xin chi tiết...........................

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !

Page 215: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

203

PHỤ LỤC 3

Bảng 1. Thực trạng sử dụng đất của tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2005-2012

STT Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2009 Năm 2012 So sánh

SL

(1000ha) CC

(%) SL

(1000ha)

CC

(%) SL

(1000ha) CC

(%)

2009/2005 2012/2009

+/-

(1000 ha) +/-

(%) +/-

(1000ha) +/-

(%)

Tổng diện tích tự nhiên 1.043,8 100,0 1.043,8 100,0 1.043,8 100,0 0 0,0 0 0,0

I DT đất nông nghiệp 653,9 62,6 680,8 65,2 802,6 76,9 26,9 4,1 121,8 17,9

1.1 DT đất SX nông nghiệp 110,9 10,6 110,7 10,6 114,1 10,9 -0,3 -0,2 3,4 3,0

1.2 DT đất lâm nghiệp 534,3 51,2 565,9 54,2 684,3 65,6 31,7 5,9 118,3 20,9

1.3 DT đất mặt nước NTTS 3,4 0,3 3,4 0,3 3,5 0,3 -0,0 -0,7 0,1 3,1

II DTđất phi nông nghiệp 78,5 7,5 84,1 8,1 91,9 8,8 5,7 7,2 7,8 9,3

III DT đất chưa sử dụng 308,6 29,6 278,9 26,7 149,3 14,3 -29,7 -9,6 -129,6 -46,5

3.1 DT đất bằng chưa sử dụng 19,7 1,9 19,5 1,9 13,0 1,2 -0,2 -1,2 -6,5 -33,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012

Page 216: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

204

Bảng 2. Tình hình dân số và lao động tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2005-2012

STT Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2005 Năm 2009 Năm 2012 So sánh

SL % SL % SL % 2009/2005 2012/2009

/- SL +/-% /- SL +/-%

I Tổng dân số Nghìn người 1.407,4 100,0 1.423,0 100,0 1.450,1 100,0 15,6 1,1 27,1 1,9

Phân theo thành thị,

nông thôn

1 Thành thị Nghìn người 239,0 17,0 264,0 18,5 276,6 19,1 24,9 10,4 12,6 4,8

2 Nông thôn Nghìn người 1.168,4 83,0 1.159,1 81,5 1.173,5 80,9 -9,3 -0,8 14,4 1,2

Phân theo giới tính

1 Nam Nghìn người 682,8 48,5 693,3 48,7 709,4 48,9 10,5 1,5 16,1 2,3

2 Nữ Nghìn người 724,6 51,5 729,7 51,3 740,7 51,1 5,1 0,7 11,0 1,5

II Tổng số lao động Nghìn LĐ 745,5 100,0 803,1 100,0 843,7 100,0 57,6 7,7 40,6 5,1

1 Nông,lâm, ngư Nghìn LĐ 531,6 71,3 494,4 61,6 472,7 56,0 -37,2 -7,0 -21,7 -4,4

2 Công nghiệp, xây dựng Nghìn LĐ 85,3 11,4 145,6 18,1 174,9 20,7 60,4 70,8 29,3 20,1

3 Dịch vụ Nghìn LĐ 128,7 17,3 163,1 20,3 196,1 23,2 34,4 26,8 33,0 20,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012

Page 217: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

205

Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2005-2012

ĐVT: %

S

TT

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

tốc độ

tăng

BQ(%)

Tốc độ tăng

trưởng kinh tế 11,6 13,1 13,3 11,7 11,1 13,0 12,6 11,5 12,2

1 Nông, lâm,

thủy sản 2,9 3,5 3,0 0,3 0,8 2,6 2,0 4,7 1,9

2 Công nghiệp

-xây dựng 22,5 24,3 23,2 19,5 17,9 20,1 18,6 13,8 19,7

3 Dịch vụ-

thương mại 13,7 14,2 14,5 14,1 12,1 12,9 12,6 12,8 13,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012

Bảng 4. GDP và cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam

từ năm 2005-2012

Năm

GDP

(tỷ đồng)

Nông, lâm,

thủy sản

Công nghiệp

xây dựng

Dịch vụ-

Thương mai

Giá

trị

(tỷ đồng)

Tỷ

trọng (%)

Giá

trị

(tỷ đồng)

Tỷ

trọng

(%)

Giá

trị

(tỷ đồng)

Tỷ

trọng

(%)

2005 13.717 4.994 36,4 3.742 27,3 4.981 36,3

2006 15.508 5.169 33,3 4.653 30,0 5.686 36,7

2007 17.563 5.323 30,3 5.732 32,6 6.509 37,1

2008 19.613 5.338 27,2 6.850 34,9 7.425 37,9

2009 21.779 5.380 24,7 8.075 37,1 8.324 38,2

2010 24.611 5.522 22,4 9.695 39,4 9.394 38,2

2011 27.708 5.629 20,3 11.498 41,5 10.580 38,2

2012 30.903 5.891 19,1 13.082 42,3 11.930 38,6

SS 12/05 (%) 225,3 118,0 -17,3 349,6 15,1 239,5 1,9

TĐPTBQ(%) 112,3 102,4 119,6 113,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012

Page 218: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

206

Bảng 5. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản,

Quảng Nam thời kỳ 2005-2012

Năm

Tổng số

(tỷ đồng)

Nông nghiệp lâm nghiệp Thủy sản

Giá

trị

(tỷ đồng)

Tỷ

trọng

(%)

Giá

trị

(tỷ đồng)

Tỷ

trọng

(%)

Giá

trị

(tỷ đồng)

Tỷ

trọng

(%)

2005 7.813 5.626 72,0 370 4,7 1.817 23,3

2006 8.236 5.943 72,2 399 4,8 1.894 23,0

2007 8.511 6.059 71,2 443 5,2 2.008 23,6

2008 8.714 5.990 68,7 490 5,6 2.234 25,6

2009 8.898 5.965 67,0 457 5,1 2.477 27,8

2010 9.282 6.307 67,9 494 5,3 2.481 26,7

2011 9.573 6.402 66,9 525 5,5 2.645 27,6

2012 10.302 6.853 66,5 558 5,4 2.891 28,1

SS11/05 (%) 131,8 121,8 -5,5 150,9 0,7 159,1 4,8

TĐPTBQ(%) 103,5 102,5 105,3 106,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012

Bảng 6. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản và nuôi

trồng thủy sản Quảng Nam thời kỳ 2005-2012

Năm

Tổng số

(tỷ đồng)

Khai thác Nuôi trồng Dịch vụ

thủy sản

Giá trị

(tỷ đồng)

Tỷ

trọng

(%)

Giá trị

(tỷ đồng)

Tỷ

trọng

(%)

Giá trị

(tỷ đồng)

Tỷ

trọng

(%)

2005 1.817,1 1.221,9 67,2 350,5 19,3 244,7 13,5

2006 1.893,7 1.256,3 66,3 409,3 21,6 228,1 12,0

2007 2.007,8 1.300,9 64,8 555,7 27,7 151,2 7,5

2008 2.234 1.404 62,8 769,3 34,4 60,7 2,7

2009 2.477 1.460 58,9 1.004,8 40,6 12,2 0,5

2010 2.481 1.554 62,6 902 36,4 25 1,0

2011 2.645 1.660 62,8 954 36,1 31 1,2

2012 2.891 1.739 60,2 1.121 38,8 31 1,1

SS11/05 (%) 159,1 142,3 -7,1 319,8 19,5 12,7 -12,4

TĐPTBQ(%) 106,9 105,2 118,1 74,4

Nguồn: Sở NN&PTNT Quảng Nam,Niên giám thống kê Quảng Nam năm 2012

Page 219: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

207

Bảng 7. Cơ cấu diện tích nuôi tôm ở Quảng Nam theo đối tượng nuôi

thời kỳ 2007-2012

Năm Toàn tỉnh

(ha)

Tôm thẻ chân trắng Tôm sú

Diện tích

(ha) Cơ cấu

(%) Diện tích

(ha) Cơ cấu

(%)

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2.390

1.850

1.883

1.750

1.922

1.639

98

551

1.310

1.312

1.407

1.347

4,1

29,8

69,6

75,0

73,2

82,2

2292

1299

573

438

515

292

95,9

70,2

30,4

25,0

26,8

17,8

SS12/07

BQ/năm

TĐPT (%)

-751

-150,2

92,73

1.249

249,8

168,90

-2.000

-400,0

66,23

Nguồn:Sở NN&PTNT Quảng Nam, Niên giám thống kê Quảng Nam năm 2012

Bảng 8. Diện tích nuôi tôm của tỉnh Quảng Nam phân theo huyện, thành phố

thời kỳ 2007-2012

Năm Toàn tỉnh

(ha)

Phân theo địa phương (ha)

Thăng

Bình

Tam

Kỳ

Núi

Thành

Hội

An

Duy

Xuyên

Điện

Bàn

2007 2.390 243 199 1.628 207 103 10

2008 1.850 242 185 1.105 230 80 8

2009 1.883 284 191 1.086 216 98 8

2010 1.750 374 154 930 181 103 8

2011 1.922 375 156 1.101 185 97 8

2012 1.639 289 183 870 185 102 10

SS12/07 -751 46 -16 -758 -22 -1 0

BQ/năm -150,20 9,20 -3,20 -151,60 -4,40 -0,20 0

TĐPT(%) 92,73 103,53 98,34 88,22 97,78 99,81 100,00

Nguồn: Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, Niên giám thống kê tỉnh

Quảng Nam năm 2012

Page 220: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

208

Bảng 9. Hình thức tổ chức nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2007-2012

ĐVT: Cơ sở

Loại hình 2007 2008 2009 2010 2011 2012 TĐTBQ (%)

1. Trang trại 5 7 8 9 11 12 19,14

2. Hộ gia đình 3.266 3.345 3.437 3.582 3.570 3.565 1,77

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, Cục thống kê

tỉnh Quảng Nam

Bảng 10. Quy mô, cơ cấu diện tích nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam phân theo

phương thức nuôi thời kỳ 2007-2012

Năm Tổng số

(ha)

TC BTC QCCT

DT

(ha) CC

(%) DT

(ha) CC

(%) DT

(ha) CC

(%)

2007 2.390 98 4,1 570 23,8 1.722 72,1

2008 1.850 551 29,8 400 21,6 899 48,6

2009 1.883 1.310 69,6 420 22,3 153 8,1

2010 1.750 1.312 75,0 380 21,7 58 3,3

2011 1.922 1.407 73,2 400 20,8 115 6,0

2012 1.639 1.347 82,2 289 17,6 3 0,2

SS12/07(%) 68,6 1.374,8 +78,1 78,1 - 6,2 0,2 -71,9

TĐPTBQ (%) 95,4 138,8 - 97,0 - 44,6 -

Nguồn: Chi cuc Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, Niên giám thống kê tỉnh

Quảng Nam năm 2012

Bảng 11. Năng suất tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2007-2012

Năm NSbq

(tấn/ha/năm) Tôm thẻ chân trắng

(tấn/ha/năm) Tôm sú

(tấn/ha/năm)

2007 2,13 3,62 1,29

2008 3,38 7,33 1,70

2009 5,80 8,04 0,68

2010 4,72 5,75 1,68

2011 4,50 5,86 0,77

2012 7,53 9,01 0,70

SS12/07 5,40 5,39 -0,59

BQ/năm 1,08 1,08 -0,118

TĐPT (%) 128,73 120,01 88,49

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, Cục thống kê

tỉnh Quảng Nam năm 2012

Page 221: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

209

Bảng 12. Sản lượng tôm nuôi ở Quảng Nam phân theo đối tượng nuôi

thời kỳ 2007-2012

Năm Toàn tỉnh

(tấn)

Tôm thẻ chân trắng Tôm sú

Sản lượng

(tấn) Cơ cấu

(%) Sản lượng

(tấn) Cơ cấu

(%)

2007 3.305 355 10,74 2.950 89,26

2008 5.517 4.578 82,98 939 17,02

2009 10.926 10.536 96,43 390 3,57

2010 8.253 7.538 91,34 715 8,66

2011 8.647 8.249 95,40 398 4,60

2012 12.340 12.136 98,35 204 1,65

SS12/07 9.035 11.781 -2.746

BQ/năm 1.807,00 2.356,20 -549,20

TĐPT(%) 130,15 202,66 58,61

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, Niên giám thống

kê tỉnh Quảng Nam năm 2012

Bảng 13. Cơ cấu giá trị sản xuất NTTS thời kỳ 2007-2012

Năm Giá trị

NTTS(tỷ đồng)

cá Tôm khác

Giá trị

(tỷ đồng)

tỷ

trọng

(%)

Giá trị

(tỷ đồng)

tỷ

trọng

(%)

Giá trị

(tỷ đồng)

tỷ

trọng

(%)

2007 294 53,19 18,09 223,00 75,85 17,81 6,06

2008 426 87,21 20,47 276,51 64,91 62,28 14,62

2009 723 41,48 5,74 611,64 84,60 69,88 9,67

2010 902 237,30 26,31 489,49 54,27 175,21 19,42

2011 1190 340,11 28,58 591,15 49,68 258,74 21,74

2012 1556 265,23 17,05 940,82 60,46 349,95 22,49

SS 12/05 (%) 529,25 498,65 -1,05 421,89 -15,39 1964,88 16,43

TĐPT (%) 139,55 137,90 133,36 181,41

Nguồn:Sở NN&PTNT Quảng Nam, Niên giám thống kê Quảng Nam năm 2012

Page 222: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

210

Bảng 14. Sản lượng tôm nuôi của các huyện (thành phố) ở tỉnh Quảng Nam

thời kỳ 2005-2012

(ĐVT: Tấn)

Năm Toàn tỉnh

Phân theo địa phương

Thăng

Bình

Tam

Kỳ

Núi

Thành

Hội

An

Duy

Xuyên

Điện

Bàn

2005 3.151 354 298 2.073 275 130 21

2006 2.930 352 295 1.854 265 150 14

2007 3.305 342 760 1.683 335 160 23

2008 5.517 1.148 1.825 2.193 195 143 13

2009 10.926 2.550 1.710 6.148 322 181 15

2010 8.253 2.331 703 4.594 311 269 45

2011 8.647 3.100 570 4.372 305 255 45

2012 12.340 2.928 1.103 7.548 428 285 48

SS12/05 9189 2.574 805 5475 153 155 27

BQ/năm 5685,9 457,7 45,3 383,2 5,0 20,8 4,0

TĐPTBQ(%) 121,5 135,2 120,6 120,3 106,5 111,9 112,5

Nguồn:Sở NN&PTNT Quảng Nam, Niên giám thống kê Quảng Nam năm 2012

Bảng 15. Sản lượng tôm nuôi tiêu thụ nội địa ở tỉnh Quảng Nam

thời kỳ 2007-2012

Năm

Toàn

tỉnh

(tấn)

Phân theo địa phương (tấn)

Thăng

Bình

Tam

Kỳ

Núi

Thành

Hội

An

Duy

Xuyên

Điện

Bàn

2007 176,6 23,0 15,2 33,7 10,1 3,2 0,7

2008 330,5 153,0 73,0 87,7 11,7 4,3 0,8

2009 467,2 127,5 51,3 245,9 16,1 25,3 1,1

2010 445,3 139,9 35,2 229,7 28,0 10,8 1,8

2011 1.341,4 992,0 57,0 218,6 36,6 33,2 4,1

2012 1.348,1 439,2 110,3 754,8 21,4 20,0 2,4

SS12/07 1.171,4 416,2 95,1 721,1 11,4 16,8 1,7

TĐTBQ(%) 50,1 80,4 48,6 86,3 16,3 44,2 28,3

Nguồn: Phòng Nông nghiệp &PT nông thôn các huyện, thành phố

Page 223: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

211

Bảng 16. Sản lượng chế biến thủy sản, tôm ở tỉnh Quảng Nam

thời kỳ 2007-2012

Năm

Chế biến

thủy sản

(tấn)

Chế biến tôm Chế biến khác

Sản lượng

(tấn) Cơ cấu

(%) Sản lượng

(tấn) Cơ cấu

(%)

2007 10.679 908 8,5 9.771 91,5

2008 12.158 900 7,4 11.258 92,6

2009 11.556 693 6,0 10.863 94,0

2010 12.647 759 6,0 11.888 94,0

2011 12.384 867 7,0 11.517 93,0

2012 13.267 730 5,5 12.537 94,5

SS12/07(%) 124,2 80,4 128,31

TĐPT (%) 104,44 95,73 105,11

Nguồn: Sở Công Thương Quảng Nam, Niên giám thống kê Quảng Nam năm 2012

Bảng 17. Sản lượng chế biến thức ăn cho NTTS, tôm ở tỉnh Quảng Nam

thời kỳ 2007-2012

Năm

Thức ăn

NTTS

(tấn)

Cho tôm Thủy sản khác

Sản lượng

(tấn) Cơ cấu

(%) Sản lượng

(tấn) Cơ cấu

(%)

2007 4.080 3.305 81,0 775 19,0

2008 9.367 7.962 85,0 1.405 15,0

2009 11.240 9.779 87,0 1.461 13,0

2010 13.691 11.774 86,0 1.917 14,0

2011 14.737 12.232 83,0 2.505 17,0

2012 18.739 14.616 78,0 4.123 22,0

SS12/07(%) 459,3 442,3 531,8

TĐPTBQ (%) 135,65 134,63 139,69

Nguồn: Sở Công Thương Quảng Nam, Niên giám thống kê Quảng Nam năm 2012

Page 224: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

212

Bảng 18. Sản lượng tôm nuôi xuất khẩu ở tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2007-2012

Năm Toàn tỉnh (tấn)

Phân theo địa phương (tấn)

Thăng

Bình

Tam

Kỳ

Núi

Thành

Hội

An

Duy

Xuyên

Điện

Bàn

2007 3.932,4 1.125,0 744,8 1.649,3 325,0 156,8 22,3

2008 6.588,5 2.397,0 1.752,0 2.105,3 183,3 138,7 12,2

2009 10.458,8 2.422,5 1.658,7 5.902,1 305,9 155,7 14,0

2010 7.807,7 2.191,1 667,9 4.364,3 283,0 258,2 43,2

2011 7.305,6 2.108,0 513,0 4.153,4 268,4 221,9 41,0

2012 10.992,0 2.488,8 992,7 6.793,2 406,6 265,1 45,6

SS12/07 (tấn) 7.059,6 1.363,8 247,9 5.143,9 81,7 108,3 23,3

TĐT BQ(%) 22,8 17,2 5,9 32,7 4,6 11,1 15,4

Nguồn: Phòng Nông nghiệp &PT nông thôn các huyện, thành phố

Bảng 19. Giá trị sản xuất tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2007-2012

Năm Giá trị SX tôm nuôi

(tỷ đồng) So với năm trước

(tỷ đồng) Tốc độ tăng

hàng năm (%)

2007 223,01

2008 276,51 53,51 23,99

2009 611,64 335,13 121,20

2010 489,49 -122,15 19,97

2011 591,15 101,66 20,77

2012 940,82 451,33 59,15

SS12/07 397,82

BQ/năm 163,90

TĐPTBQ(%) 133,36

Nguồn:Sở NN&PTNT Quảng Nam, Niên giám thống kê Quảng Nam năm 2012

Bảng 20. Một số chỉ tiêu về tình hình chung của hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Thăng

Bình

Núi

Thành

Hội

An

BQ

chung

1. Tuổi chủ hộ năm 46,10 45,70 47,66 46,49

2. Số năm đến trường năm 9,60 10,08 9,60 9,76

3.Số lao động/hộ người 2,68 2,67 3,18 2,84

4. Số lao động NN/hộ người 2,49 1,79 2,73 2,36

5. DT nuôi tôm ha 0,61 0,64 0,31 0,52

6. Số năm nuôi tôm năm 9,78 10,64 5,37 8,60

7. Vốn nuôi tôm triệu đồng 233,86 183,67 67,71 161,75

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2012

Page 225: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

213

Bảng 21. Đặc điểm của các cơ sở sản xuất giống tôm nuôi

Chỉ tiêu ĐVT

Cơ sở sản xuất tôm giống

Trại lưu giữ

tôm giống ở

Quảng Nam

Cơ sở sản xuất

giống bán trực

tiếp cho hộ nuôi

1.Tuổi bình quân tuổi 45,6 46,5

2. Số chủ hộ có trình độ văn hóa

- Cấp II % 42,0 3,6

- Cấp III % 58,0 96,4

3. Số chủ hộ qua đào tạo nghề

- Trung cấp % 1 12,8

- Trình độ đại học % 2 97,2

4. Số lượng giống cung cấp b/q vụ tỷ con 0,009 1,4

5. Số năm hoạt động nghề năm 9.2 16

6. Lao động tham gia người 3 124

7.Vốn sản xuất tỷ đồng 0,75 56

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 22. Đặc điểm chung các cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp nuôi tôm

cung cấp cho hộ nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Chỉ tiêu ĐVT

Cơ sở chế

biến TACN

trong tỉnh

Cơ sở chế

biến TACN

ngoài tỉnh

1. Số lao động người 65 154

2. Vốn SX tỷ đồng 146 255

3. Công suất thiết kế 1.000 tấn/ năm 68 74

4. Công suất thực tế 1.000 tấn/ năm 45 57

5. Trình độ chuyên môn

- Trung cấp % 45 55

- Đại học % 53 35

- Trên đại học % 2 10

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam, tổng hợp tính toán của tác giả

Page 226: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

214

Bảng 23. Đặc điểm chung của các đại lý TACN nuôi tôm ở Quảng Nam

Chỉ tiêu ĐVT Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2

1.Tuổi bình quân tuổi 43,2 41,5

2. Số chủ hộ có trình độ văn hóa

- Cấp II % 21 34

- Cấp III % 79 66

3. Số chủ hộ qua đào tạo nghề

- Trung cấp % 35 5

- Đại học % 3 0

4. Số lượng thức ăn cung cấp b/q năm tấn/năm 614 97

5. Giá trị thuốc cung cấp b/q năm triệu đồng 996,7 245

6. Số năm hoạt động nghề năm 11,4 9

7. Lao động tham gia người 2,5 2,1

8.Vốn sản xuất triệu đồng 879 68

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam, tổng hợp tính toán của tác giả

Bảng 24. Đặc điểm chung của cơ sở thu gom lớn ở Quảng Nam

Chỉ tiêu ĐVT số lượng

1.Tuổi bình quân tuổi 45,4

2. Số chủ hộ có trình độ văn hóa

- Cấp II % 11

- Cấp III % 78

3. Số chủ hộ qua đào tạo nghề

- Trung cấp % 2

- Đại học % 1

4. Sản lượng sản phẩm thu gom b/q năm tấn/ năm 786,47

5. Số năm hoạt động nghề năm 8,2

6. Lao động tham gia người 6,4

7.Vốn sản xuất triệu đồng 1.565

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam, tổng hợp tính toán của tác giả

Page 227: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

215

Bảng 25. Đặc điểm chung các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu

Chỉ tiêu ĐVT

Cơ sở chế

biến thủy sản

trong tỉnh

Quảng Nam

Cơ sở chế

biến thủy sản

ngoài tỉnh

Quảng Nam

1. Số lao động thường xuyên người 346 865

2. Vốn SX tỷ đồng 49 425

3. Công suất thiết kế 1.000tấn/năm 50 85

4. Công suất thực tế 1.000tấn/năm 25 65

5. Trình độ chuyên môn

- Trung cấp % 55 52

- Đại học % 33 35

- Trên đại học % 2 3

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam, tổng hợp tính toán của tác giả

Bảng 26. Đặc điểm chủ yếu của người bán buôn

Chỉ tiêu ĐVT BBTT BBNT

1. Tuổi đời bình quân tuổi 39,5 46,8

2. Trình độ văn hóa chủ hộ

- Cấp II % 23 10

- Cấp III % 43 71

3. Số lao động/ hộ lao động 2 3

4. Số năm hoạt động năm 8 11

5. Số ngày bán buôn tôm/tháng ngày 15 29,5

6. Số tháng bán buôn tôm/năm tháng 6 10

7. Khối lượng vận chuyển/ngày kg 459 764

8. Vốn hoạt động triệu đồng 86 345

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Page 228: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

216

Bảng 27. Đặc điểm chủ yếu của người bán lẻ

Chỉ tiêu ĐVT BBTT BBĐN

1. Tuổi đời bình quân tuổi 38,4 41,8

2. Trình độ văn hóa chủ hộ

- Cấp II % 33 21

- Cấp III % 23 65

3. Số lao động/ hộ lao động 3 3

4. Số năm hoạt động năm 7 9

5. Số ngày bán lẻ tôm/tháng ngày 28 29,5

6. Số tháng bán lẻ tôm/năm tháng 7 10

7. Khối lượng tiêu thụ/ngày kg 120 210

8. Vốn hoạt động triệu đồng 55 142

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 28. Diện tích, năng suất và sản lượng tôm thẻ chân trắng theo vụ nuôi

của các hộ điều tra năm 2012

Chỉ tiêu ĐVT Thăng

Bình

Núi

Thành

Hội

An

Tổng cộng

và BQ chung

TC vụ 1

1. Diện tích nuôi tôm ha 54,91 57,38 28,16 140,45

2. Năng suất tấn/ha 5,45 7,06 2,65 5,55

3. Sản lượng tấn 299,07 405,24 74,52 778,83

TC vụ 2

1. Diện tích nuôi tôm ha 49,41 41,90 25,32 116,63

2. Năng suất tấn/ha 4,61 5,46 2,20 4,39

3. Sản lượng tấn 227,79 228,80 55,66 512,25

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Page 229: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

217

Bảng 29. Kết quả nuôi tôm của các hộ điều tra năm 2012

(Tính bình quân 1 ha)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Thăng

Bình

Núi

Thành

Hội

An

BQ

Chung

TC vụ 1

1. Giá trị sản xuất (GO) 563,20 687,40 252,06 551,56

2. Tổng chi phí sản xuất (Csx) 390,05 462,02 201,20 381,59

3. Thu nhập hỗn hợp (MI) 231,08 288,53 111,52 230,58

4. Lợi nhuận kinh tế ròng (NB) 173,15 225,38 50,86 169,97

TC vụ 2

1. Giá trị sản xuất (GO) 454,76 535,29 220,04 432,77

2. Tổng chi phí sản xuất (Csx) 386,60 443,60 192,36 364,94

3. Thu nhập hỗn hợp (MI) 126,05 150,96 82,37 125,52

4. Lợi nhuận kinh tế ròng (NB) 68,16 91,69 27,68 67,83

BQ năm

1. Giá trị sản xuất (GO) 511,84 623.20 236,90 497,67

2. Tổng chi phí sản xuất (Csx) 388,42 454,25 197,01 374,04

3. Thu nhập hỗn hợp (MI) 181,33 230,47 97,72 182,92

4. Lợi nhuận kinh tế ròng (NB) 123,42 168,96 39,89 123,63

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2012

Page 230: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

218

Bảng 30. Hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra năm 2012

(Tính bình quân 1 ha)

ĐVT: lần

Chỉ tiêu Thăng

Bình

Núi

Thành

Hội

An

BQ

chung

TC vụ 1

1. GO/C 1,44 1,49 1,25 1,45

2. MI/C 0,59 0,62 0,55 0,60

3. NB/C 0,44 0,49 0,25 0,45

4. NB/GO 0,31 0,33 0,20 0,31

5. NB/MI 0,75 0,78 0,46 0,74

TC vụ 2

1. GO/C 1,18 1,21 1,14 1,19

2. MI/C 0,33 0,34 0,43 0,34

3. NB/C 0,18 0,21 0,14 0,19

4. NB/GO 0,15 0,17 0,13 0,16

5. NB/MI 0,54 0,61 0,34 0,54

BQ năm

1. GO/C 1,32 1,37 1,20 1,33

2. MI/C 0,47 0,51 0,50 0,49

3. NB/C 0,32 0,37 0,20 0,33

4. NB/GO 0,24 0,27 0,17 0,25

5. NB/MI 0,68 0,73 0,41 0,68

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2012

Page 231: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

219

Bảng 31. Mức lỗ, lãi của các hộ điều tra theo vụ nuôi

Chỉ tiêu Số hộ

Bình

quân tổ

(triệu đồng)

Trong đó (triệu đồng)

Thăng

Bình

Núi

Thành

Hội

An

1.Các mức lỗ vụ 1 45 14,60 12,48 22,77 8,26

< 5 triệu 11 2,22 2,01 1,95 2.50

5 - 10 triệu 10 6,83 7,69 5,66 6,86

> 10 triệu 24 23,51 20,10 32,07 13,77

2.Các mức lãi vụ 1 225 109,28 132,00 177,06 20,28

<100 triệu 161 34,98 51,46 44,98 19,19

100 - 200 triệu 29 148,93 154,08 148,67 102,22

>200 triệu 35 418,23 403,85 427,81 -

3. Các mức lỗ vụ 2 81 16,96 24,82 20,39 9,34

<5 triệu 26 2,22 2,61 2,63 1,75

5 - 10 triệu 18 7,01 9,34 7,31 6,78

> 10 triệu 37 32,15 32,73 35,71 25,21

4. Các mức lãi vụ 2 184 49,94 58,43 67,70 18,86

<100 triệu 158 32,88 38,46 42,21 18,86

100 -200 triệu 23 146,51 156,34 138,94 -

> 200 triệu 3 208,17 217,39 203,56 -

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 32. Tổng chi phí SXKD nuôi tôm của hộ

(tính bình quân trên 1 tấn tôm nuôi) ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Thăng

Bình

Núi

Thành

Hội

An

BQ

Chung

Tổng chi phí SXKD (C) 76,88 71,15 80,84 74,94

1. Giống 12,74 13,77 8,90 12,54

2. Thức ăn công nghiệp 41,12 36,53 34,28 37,80

3. Chi phí điện 5,37 6,39 2,77 5,38

4. Phòng và điều trị bệnh 0,13 0,10 0,26 0,14

5. Xăng dầu, hóa chất 1,89 1,84 2,50 1,97

6. Khấu hao TSCĐ 1,84 0,78 2,42 1,45

7. Công lao động 13,50 11,50 29,10 15,32

8. Chi phí marketing và chi khác 0,29 0,24 0,61 0,32

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2012

Page 232: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

220

Bảng 33. Kết quả và hiệu quả của các cơ sở sản xuất tôm giống

cho hộ nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam

(Tính trên 1 vạn con tôm giống)

Chỉ tiêu

Trại lưu giữ

tôm giống ở

Quảng Nam

Cơ sản xuất

tôm giống

ngoài tính

bán trực tiếp

cho hộ nuôi

Bình quân

chung

Giá

trị

(1000đ)

Cơ cấu

(%)

Giá

trị

(1000 đ)

cấu

(%)

Giá

trị

(1000đ)

cấu

(%)

1. Doanh thu (Giá bán tôm giống) 310,00 100,00 529,34 100,00 501,48 100,00

2. Tổng chi phí SXKD 257,70 83,13 401,46 75,84 383,20 76,41

2.1. Chi phí mua con giống 120,50 38,87 175,23 33,10 168,28 33,56

2.2. Chi phí thức ăn 55,80 18,00 50,57 9,55 51,23 10,22

2.3. Chi phí thuốc 5,20 1,68 1,56 0,29 2,02 0,40

2.4. Chi phí điện nước 14,70 4,74 6,04 1,14 7,14 1,42

2.5. Lương và các khoản theo lương 47,60 15,35 129,56 24,48 119,15 23,76

2.6. KHTSCĐ 2,60 0,84 3,18 0,60 3,11 0,62

2.7. Chi phí marketing và chi khác 11,30 3,65 35,33 6,67 32,28 6,44

3. Lơi nhuận 52,30 16,87 127,88 24,16 118,28 23,59

4. LN/C (lần) 0,20 0,32 0,31

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Page 233: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

221

Bảng 34. Tổng chi phí SXKD của các cơ sở sản xuất giống

(Tính trên 1 tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu

Trại lưu giữ

tôm giống ở

Quảng Nam

Cơ sở SXTG

ngoài tính

bán trực tiếp

cho hộ nuôi

Bình quân

chung

Giá trị

(triệu

đồng))

cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

Tổng chi phí SXKD 6,44 83,13 10,04 75,86 9,58 76,40

1. Chi phí mua con giống 3,01 38,87 4,38 33,11 4,21 33,57

2. Chi phí thức ăn 1,40 18,00 1,26 9,56 1,28 10,21

3. Chi phí thuốc 0,13 1,68 0,04 0,29 0,05 0,40

4. Chi phí điện, nước 0,37 4,74 0,15 1,14 0,18 1,44

5. Lương và các khoản theo lương 1,19 15,35 3,24 24,48 2,98 23,76

6. KHTSCĐ 0,07 0,84 0,08 0,60 0,08 0,64

7. Chi phí marketing và chi khác 0,28 3,65 0,88 6,68 0,81 6,46

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 35. Kết quả và hiệu quả của cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp nuôi tôm

(Tính trên 1 tấn thức ăn công nghiệp )

Chỉ tiêu

Cơ sở chế

biến TACN

trong tỉnh

Cơ sở chế

biến TACN

ngoài tỉnh

Bình quân

chung

Giá trị

(triệu

đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng)

Cơ cấu

(%)

1.Doanh thu (DT) 23,54 100,00 24,96 100,00 24,61 100,00

2. Tổng chi phí SXKD 14,12 59,98 15,95 63,89 15,50 62,98

2.1. Nguyên vật liệu 5,84 24,81 5,81 23,29 5,82 23,65

2.2. Năng lượng 1,58 6,71 1,63 6,54 1,62 6,58

2.3. Lương và các khoản theo lương 2,34 9,94 2,42 9,69 2,40 9,75

2.4. KHTSCD 0,95 4,04 0,76 3,06 0,81 3,29

2.5. Chi phí phân bổ 1,34 5,69 1,39 5,58 1,38 5,61

2.6. Chi phí marketing và chi khác 2,07 8,79 3,92 15,72 3,47 14,10

3. Lợi nhuận 9,42 40,02 9,01 36,10 9,11 37,02

4. DT/C (lần) 1,67 1,56 1,59

5. LN/C (lần) 0,67 0,56 0,59

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Page 234: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

222

Bảng 36. Tổng chi phí SXKD của chế biến thức ăn công nghiệp nuôi tôm

(tính bình quân 1 tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu

Cơ sở chế

biến TACN

trong tỉnh

Cơ sở chế

biến TACN

ngoài tỉnh

Bình quân

chung

Giá trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng))

cấu

(%)

Tổng chi phí kinh doanh 20,02 59,98 22,61 63,89 21,98 62,98

1. Nguyên vật liệu 8,28 24,81 8,24 23,29 8,25 23,65

2. Chi phí điện 2,24 6,71 2,32 6,54 2,30 6,58

3. Lương và các khoản theo lương 3,32 9,94 3,43 9,69 3,40 9,75

4. KHTSCĐ 1,35 4,04 1,08 3,06 1,15 3,29

5. Chi phí phân bổ 1,90 5,69 1,98 5,58 1,96 5,61

6. Chi phí marketing và chi khác 2,94 8,79 5,56 15,72 4,92 14,10

Nguồn:Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 37. Kết quả và hiệu quả kinh doanh thức ăn công nghiệp nuôi tôm của các

đại lý trên địa bản tỉnh Quảng Nam

(Tính trên 1 tấn thức ăn công nghiệp)

Chỉ tiêu

Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 Bình quân chung

Giá

trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá

trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá

trị

(triệu

đồng))

cấu

(%)

1. Doanh thu 2,16 100,00 1,83 100,00 2,05 100,00

2. Chi phí SXKD 1,81 83,79 1,57 85,79 1,73 84,39

2.1 chi phí bảo quản 0,16 7,41 0,19 10,38 0,17 8,29

2.3. Điện 0,08 3,70 0,11 6,01 0,09 4,39

2.4. Vận chuyển 0,61 28,24 0,37 20,22 0,53 25,85

2.5. Lương và các khoản theo lương 0,41 18,75 0,45 24,59 0,42 20,49

2.6. KHTSCĐ 0,24 11,11 0,15 8,20 0,21 10,24

2.7. Chi phí khác 0,31 14,58 0,30 16,39 0,31 15,12

3. lợi nhuận 0,35 16,20 0,26 14,21 0,32 15,61

4. LN/ Chi phí kinh doanh (lần) 0,19 0,17 0,18

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Page 235: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

223

Bảng 38. Tổng chi phí SXKD của đại lý TACN

(tính trên 1 tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu

Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 Bình quân chung

Giá trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng))

cấu

(%)

Chi phí SXKD 2,57 83,87 2,23 85,79 2,45 84,39

1 Chi phí bảo quản 0,23 7,42 0,27 10,38 0,24 8,29

3. Chi phí điện 0,11 3,71 0,16 6,01 0,13 4,39

4. Vận chuyển 0,86 28,26 0,52 20,22 0,75 25,85

5. Lương và các khoản theo lương 0,57 18,77 0,64 24,59 0,60 20,49

6. KHTSCĐ 0,34 11,12 0,21 8,20 0,30 10,24

7. Chi phí khác 0,45 14,60 0,43 16,39 0,44 15,12

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 39. Tổng chi phí SXKD của thu gom lớn

(tính cho 1tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu

Cung cấp cho

Cơ sở chế biến và xuất

khẩu thủy sản

Bán buôn

ngoài tỉnh

Giá trị

(triệu đồng) Cơ cấu

(%) Giá trị

(triệu đồng) Cơ cấu

(%)

Tổng chi phí SXKD 103,69 89,13 103,19 87,89

1. Giá vốn mua tôm 99,24 85,30 98,12 83,57

2. Chi phí điện, nước 0,67 0,58 0,69 0,59

3. Vận chuyển 1,15 0,99 1,26 1,07

4. Công cụ nhỏ 0,32 0,28 0,31 0,26

5. KHTSCĐ 0,68 0,58 0,68 0,58

6. Lao động 0,67 0,58 1,36 1,16

7. Khác 0,96 0,83 0,76 0,65

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Page 236: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

224

Bảng 40. Tổng chi phi SXKD của cơ sở chế biến và xuất khẩu tôm

(tính trên 1 tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu Giá trị

(triệu đồng) Cơ cấu

(%)

Tổng chi phí SXKD 120,01 90,53

1. Giá mua nguyên liệu 116,34 87,76

2. Chi phí điện 0,74 0,56

3. Chi phí vận chuyển 0,81 0,61

4. Công cụ nhỏ 0,15 0,11

5. Tiền công lao động 0,62 0,47

6. KHTSCĐ 0,53 0,40

7. Chi phí marketing và chi khác 0,82 0,62

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 41. Tổng chi phí SXKD của người bán buôn ngoài tỉnh

(tính trên 1 tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu Giá trị

(triệu đồng) Cơ cấu

(%)

Tổng chi phí SXKD 122,88 88,49

1. Giá mua nguyên liệu 117,41 84,55

2. Chi phí điện, nước 1,43 1,03

3. Chi phí vận chuyển 1,32 0,95

4. Công cụ nhỏ 0,36 0,26

5. Tiền công lao động 0,75 0,54

6. KHTSCĐ 0,63 0,45

7. Khác 0,98 0,71

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Page 237: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

225

Bảng 42. Tổng chi phí SXKD của người bán lẻ ngoài tỉnh

(tính trên 1 tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu Giá trị

(triệu đồng) cơ cấu

(%)

. Tổng chi phí SXKD 143,75 92,35

1. Giá vốn tôm mua 138,87 89,22

2. Vận chuyển 0,41 0,26

3. Chi phí điện, nước 0,62 0,40

4. Công cụ nhỏ 0,27 0,17

5. KHTSCĐ 0,61 0,39

6. Tiền công lao động 0,65 0,42

7. Khác 2,32 1,49

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 43. Phương thức trao đổi thông tin của các tác nhân dòng thượng nguồn

CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

ĐVT: %

Chỉ tiêu Cơ sở

STXG

Cơ sở

chế biến

TACN

Đại lý 1 Đại lý 2

- Qua điện thoại 80,3 79,1 60,3 40,3

- Qua internet 50,5 50,4 10,2 -

- Gặp trực tiếp - - 45,6 80,4

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 44. Phương thức trao đổi thông tin của các tác nhân dòng hạ nguồn

của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

ĐVT: %

Chỉ tiêu Hộ nuôi

tôm

Thu gom

lớn

Bán buôn

ngoài tỉnh

Bán lẻ ngoài

tỉnh

Cơ sở chế biến và

xuất khẩu thủy

sản

- Qua điện thoại 70,5 99,6 80,6 20,7 50,5

- Qua internet - - - - 50,4

- Gặp trực tiếp 80,4 10,6 10,5 80,6 60,1

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Page 238: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

226

Bảng 45. Nguồn thông tin của các tác nhân dòng hạ nguồn

CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam tham khảo

ĐVT: %

Chỉ tiêu Hộ nuôi

tôm

Thu

gom

lớn

Bán buôn

ngoài tỉnh

Bán lẻ

ngoài

tỉnh

Cơ sở chế

biến

và xuất khẩu

- Truyền hình, loa, đài 15,3 30,2 30,4 30,1 30,8

- Báo chí, Website 15,4 25,6 25,3 25,2 25,6

- Người cùng làm 80,5 10,6 80,2 80,4 80,3

- Thu gom lớn - 30,4 60,6 10,6 90,9

- Bán buôn ngoài tỉnh 10,4 80,4 10,7 10,8 10,7

- Bán lẻ ngoài tỉnh 12,3 10,4 - 5,5 10,2

- Cơ sở chế biến và xuất

khẩu thủy sản 15,2 80,7 15,8 - 15,9

Nguồn:Số liệu điều tra năm 2012

Page 239: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

227

Bảng 46. Mức độ trao đổi thông tin theo chiều dọc giữa các tác nhân dòng thượng nguồn của CCSPTN

ở tỉnh Quảng Nam

Các tác nhân trao đổi thông tin

theo chiều dọc

Mức độ đánh

giá chung

Nội dung thông tin theo lĩnh vực

Kỹ thuật,

công nghệ, nuôi,

bảo quản, chế biến

Giá cả các yếu

đầu vào, sản

phẩm tôm nuôi

Chất lượng các

yếu tố đầu

vào,sản phẩm,

Dịch bệnh, ô

nghiễm môi

trường, khác

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

1. Hộ nuôi tôm với: 3,019 54,733 2,107 37,459 2,990 49,299 2,778 47,096 2,019 44,579

- Cơ sở chế biến TACN/ Đại lý 3,411 56,433 2,485 42,751 3,348 48,007 3,404 49,675 2,396 43,881

- Cơ sở sản xuất TTYTS/ Đại lý 2,133 48,045 2,074 36,500 3,078 45,159 2,833 45,350 2,004 38,670

- Cơ sở SXTG 2,289 44,733 2,137 38,660 2,919 46,331 2,667 46,390 2,078 40,062

2.Cơ sở SXTG với: 2,100 11,699 2,300 15,057 2,800 11,225 2,800 11,225 1,900 6,862

- Hộ nuôi tôm 2,300 15,057 2.300 15,057 2,700 10,371 2,700 10,371 2,200 8,820

- Cơ sở chế biến TAT tôm/ Đại lý 2,300 6,866 2,400 10,854 2,800 9,635 2,800 9,635 1,800 7,216

- Cơ sở sản xuất TTYTS/ Đại lý 2,500 5,839 2,000 6,708 2,600 7,649 2,600 7,649 1,900 8,143

3.Cơ sở chế biến TACN/ Đại lý với: 2,900 9,222 2,300 15,057 3,300 12,676 2,800 11,225 1,900 10,585

- Hộ nuôi tôm 3,300 12,676 3,200 11,012 3,000 10,062 2,700 10,371 2,400 14,697

- Cơ sở sản xuất TTYTS/ Đại lý 2,200 5,659 1,800 5,511 3,100 9,858 2,600 11,759 2,100 11,699

- Cơ sở SXTG 2,200 4,143 2,600 7,649 3,300 11,000 2,900 8,333 1,900 10,585

4.Cơ sở sản xuất TTYTS/ Đại lý với: 2,100 21,000 2,100 11,699 3,300 12,676 2,700 10,371 2.000 9,487

- Hộ nuôi tôm 2,000 6,000 2,300 15,057 3,000 11,619 2,300 15,057 1,600 7,236

- Cơ sở chế biến TACN/ Đại lý 1,900 5,460 1,900 6,042 2,200 4,975 2,500 11,180 1,700 7,965

- Cơ sở SXTG 2,700 6,384 2,600 9,750 3,700 11,045 2,500 8,135 1,700 7,965

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Page 240: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

228

Bảng 47. Mức độ trao đổi thông tin theo chiều dọc giữa các tác nhân về phía dòng hạ nguồn của CCSPTN

ở tỉnh Quảng Nam

Các tác nhân trao đổi thông tin

theo chiều dọc

Mức độ đánh

giá chung

Nội dung thông tin theo lĩnh vực

Kỹ thuật, công nghệ

nuôi, bảo quản,

lưu trữ, chế biến

Giá cả các yếu

đầu vào, sản

phẩm tôm

Chất lượng các

yếu tố đầu vào,

sản phẩm,

Các thông tin

liên quan khác

Giá trị

Trung

bình

t-stat

Giá trị

Trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

1. Hộ nuôi tôm với: 1,963 48,367 1,652 38,276 1,711 36,518 1,919 33,930 1,926 35,773

- Thu gom lớn 2,507 48,331 1,815 32,481 2,396 38,831 2,537 40,350 2,322 38,593

- Bán buôn ngoài tỉnh 1,252 35,008 1,748 34,101 1,582 40,692 1,496 40,427 1,674 38,784

- Bán lẻ ngoài tỉnh 1,037 90,063 1,504 38,728 1,607 37,369 1,396 39,106 1,715 38,641

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản 1,354 22,454 1,607 37,094 1582 42,268 1,456 42,064 1,656 42,355

2. Thu gom lớn với: 2,700 7,364 3,500 11,389 3,300 11,000 3,600 13,500 2,800 8,573

- Bán buôn ngoài tỉnh 3,100 8,908 3,200 11,012 3,400 11,129 3,700 14,212 2,500 6,228

- Hộ nuôi tôm 2,900 9,222 3,400 10,002 3,000 11,619 3,200 11,012 2,400 10,854

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản 3,400 10,002 3,400 9,160 3,900 14,085 4,000 15,492 3,000 7,115

3. Bán buôn ngoài tỉnh với: 3,300 9,000 2,900 10,474 3,700 12,333 3,800 19,000 2,400 14,697

- Thu gom lớn 3,400 8,500 3.000 9,000 4,000 18,974 4,100 14,807 2,600 15,922

- Bán lẻ ngoài tỉnh 3,400 10,002 3,100 7,619 3,700 12,333 4,100 13,038 2,900 7,660

4. Bán lẻ ngoài tỉnh với: 3,900 12,402 2,700 17,676 3,600 10,590 3,800 15,234 2,300 15,057

- Bán buôn ngoài tỉnh 3,400 10,002 2,600 9,750 3,600 9,699 3,900 12,402 2,600 15,922

- Người tiêu dùng 3,900 12,402 2,800 6,725 3,900 8,510 4,400 14,402 2,700 6,821

5. Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản 3,300 13,038 3,000 20,125 3,500 15,652 3,600 22,046 2,800 11,225

- Nhà nhập khẩu nước ngoài 4,100 13,038 4.200 31,500 4,300 28,150 4,200 16,837 3,200 8,232

- Thu gom lớn 3,500 15,652 3,500 13,024 4,100 22,841 4,000 15,492 2,900 7,660

- Hộ nuôi tôm 1,200 9,000 1,400 8,573 1,300 8,510 1,200 9,000 1,400 6,332

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Page 241: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

229

Bảng 48. Mức độ trao đổi thông tin theo chiều ngang giữa các tác nhân trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Các tác nhân trao đổi thông tin

theo chiều ngang

Mức độ đánh

giá chung

Nội dung thông tin theo lĩnh vực

Kỹ thuật,

công nghệ, nuôi,

bảo quản, chế biến

Giá cả các yếu

đầu vào, sản

phẩm tôm

nuôi

Chất lượng các

yếu tố đầu

vào,sản phẩm,

Các thông tin

liên quan khác

Giá

trị

trung

bình

t-stat Giá trị

trung bình t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

1. Cơ sở SXTG 1,700 7,965 1,300 8,510 1,600 7,236 1,600 9,798 1,400 8,573

2. Cơ sở chế biến TACN/ Đại lý 1,900 8,143 1,900 8,143 2,900 10,474 2,400 14,697 1,700 11,129

3. Cơ sở sản xuất TTYTS/ Đại lý 1,700 6,530 1,500 9,000 3,100 9,858 2,500 15,000 1,400 8,573

4. Hộ nuôi tôm 3,626 80,537 3,622 50,379 3,759 57,051 3,637 54,086 1,907 29,070

5. Thu gom lớn 2,200 11,000 2,200 16,500 3,000 14,230 2,600 15,922 1,700 11,129

6 Bán buôn ngoài tỉnh 2,500 15.000 2,400 14,697 2,800 11,225 3,000 11,619 1,900 19,000

7. Bán lẻ ngoài tỉnh 2,200 6,736 2,200 16,500 2,500 11,180 2,600 11,759 2,000 9,487

8. Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản 1,200 9.000 1,200 9,000 1,400 8.573 1,400 8.573 1,900 8,143

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Page 242: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

230

Bảng 49. Mức độ quan hệ hợp tác theo chiều dọc giữa các tác nhân dòng thượng nguồn của CCSPTN

ở tỉnh Quảng Nam

Các tác nhân trong quan hệ

hợp tác theo chiều dọc

Mức độ đánh

giá chung

Lĩnh vực hợp tác

Các công đoạn

trong hoạt động

sản xuất kinh

doanh

Hoạt động

Marketing

Hỗ trợ vốn sản

xuất kinh

doanh

công nghệ sản

xuất, bảo quản,

chế biến, khác

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

1. Hộ nuôi tôm với: 2,277 60,146 1,900 44,185 1,770 38,229 2,919 49,924 3,141 48,654

- Cơ sở chế biến TACN/ Đại lý 2,759 50,673 2,919 49,924 3,141 48,654 3,048 44,924 2,878 46,105

- Cơ sở sản xuất TTYTS/ Đại lý 1,456 39,039 1,796 43,162 1,689 37,947 1,737 37,683 1,737 39,802

- Cơ sở SXTG 2,037 51,053 1,900 44,185 1,770 38,229 1,819 38,257 1,818 40,271

2.Cơ sở SXTG với: 2,300 15,054 1,500 6,708 1,300 8,510 3,100 11,196 1,700 6,530

- Hộ nuôi tôm 2,500 15.000 1,800 6,194 2,300 10,776 1,700 6,530 2,200 6,736

- Cơ sở chế biến TAT tôm/ Đại lý 1,500 6,708 2,100 9,000 1,900 10,585 3,100 11,196 1,700 6,530

- Cơ sở sản xuất TTYTS/ Đại lý 2,200 5,284 1,500 6,708 1,300 8,510 1,200 9,000 1,300 6,091

3.Cơ sở chế biến TACN/ Đại lý với: 2,300 15,057 2,100 9,000 1,900 10,585 3,100 11,196 1,700 6,530

- Hộ nuôi tôm 3,200 11,012 3,1 8,908 1,6 9,798 3,2 12,829 2,5 8,135

- Cơ sở sản xuất TTYTS/ Đại lý 1,300 8,510 1,500 6,708 1,300 8,510 1,200 9,000 1,300 6,091

- Cơ sở SXTG 1,900 6,862 2,100 9,000 1,900 10,585 3,100 11,196 1,700 6,530

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Page 243: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

231

Bảng 50. Mức độ quan hệ hợp tác theo chiều dọc giữa các tác nhân dòng hạ nguồn CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Các tác nhân trong quan hệ

hợp tác theo chiều dọc

Mức độ đánh

giá chung

Lĩnh vực hợp tác

Các công đoạn

trong hoạt động

sản xuất kinh

doanh

Hoạt động

Marketing

Hỗ trợ vốn sản

xuất kinh doanh

công nghệ sản

xuất, bảo quản,

chế biến, khác

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

1. Hộ nuôi tôm với: 1,844 60,517 1,693 37,309 1,978 26,995 1,300 8,510 1,400 8,332

- Thu gom lớn 2,206 79,508 1,693 37,309 1,978 26,995 2,485 33,939 2,496 30,787

- Bán buôn ngoài tỉnh 1,082 64,837 1,200 6,000 1,200 9,000 1,300 8,510 1,400 8,332

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản 1,026 105,884 1,200 6,000 1,200 9,000 1,300 8,510 1,400 8,332

2. Thu gom lớn với: 2,900 10,474 1,600 7,236 2,200 16,500 2,800 7,799 2,400 7,060

- Bán buôn ngoài tỉnh 2,900 9,222 1,400 6,332 2,400 14,697 2,500 6,708 2,000 6,708

- Hộ nuôi tôm 2,800 9,635 1,600 7,236 2,200 16,500 2,000 5,477 1,700 5,667

- Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản 2,700 17,679 2,400 9,000 2,200 16,500 2,800 7,799 2,400 7,060

3. Bán buôn ngoài tỉnh với: 2,700 15,000 2,400 7,856 2,100 11,699 2,400 7,856 1,300 8,510

- Thu gom lớn 2,600 9,750 2,400 7,856 2,100 11,699 2,400 7,856 2,000 6,000

- Bán lẻ ngoài tỉnh 2,500 15,000 2,100 7,584 1,600 7,236 2,400 7,856 1,300 8,510

4. Bán lẻ ngoài tỉnh với: 2,100 7,584 2,100 7,584 1,600 7,236 2,400 7,856 1,300 8,510

- Bán buôn ngoài tỉnh 2,800 9,635 2,100 7,584 1,600 7,236 2,400 7,856 1,300 8,510

5. Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản 3,100 9,858 13,416 3,000 10,062 2,300 6,866 7,799 3,200 12,829

- Nhà nhập khẩu nước ngoài 3,700 11,045 3,400 12,750 1,800 9,000 2,800 7,799 3,200 12,829

- Thu gom lớn 3,500 15,652 3,200 12,829 2,000 13,416 3,000 10,062 2,300 6,866

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Page 244: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

232

Bảng 51. Mức độ quan hệ hợp tác theo chiều ngang giữa các tác nhân trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Các tác nhân trong quan hệ

hợp tác theo chiều ngang

Mức độ đánh

giá chung

Lĩnh vực quan hệ hợp tác

Từng công đoạn

sản xuất, bảo quản,

lưu trữ , chế biến

Trao đổi mua,

bán vật tư, sản

phẩm tôm

Hỗ trợ vốn sản

xuất kinh

doanh,

Khoa học

kỹ thuật-

công nghệ;

khác

Giá

trị

trung

bình

t-stat Giá trị

trung bình t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

Giá trị

trung

bình

t-stat

1. Hộ nuôi tôm 2,322 58,883 2,096 48,180 2,759 50,673 2,759 50,673 1,456 39,039

2. Cơ sở SXTG 1,200 9,000 1,900 5,019 1,500 9,000 1,500 9,000 1,300 8510

3. Cơ sở chế biến TACN/ Đại lý 1,300 8,510 1,400 8,573 1,500 6,708 1,500 6,708 1,400 6,332

4. Thu gom lớn 1,800 7,216 1,700 7,965 2,000 7,746 2,000 7,746 1,800 7,216

5. Bán buôn ngoài tỉnh 1,400 8,573 1,500 9.000 1,800 7,216 1,800 7,216 1,500 6,573

6. Bán lẻ ngoài tỉnh 1,400 6,332 1,700 7,965 1,800 6,194 1,800 6,194 1,300 8,510

7. Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy

sản 2,200 6,736 1,400 ,332 2,700 7,364 2,700 7,364 1,300 8,510

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Page 245: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

233

Bảng 52. Chi phí nội nguồn DRC của sản phẩm tôm nuôi thâm canh vụ 1

xuất khẩu ở các địa phương được điều tra

(tính cho 1 tấn tôm nuôi)

STT Chỉ tiêu ĐVT Thăng

Bình

Núi

Thành

Hội

An

I

Yếu tố nội nguồn không thể mua bán và sản

xuất nội địa

1.1 Đất đai 1.000VND 1.009,8 778,7 1.700,1

1.2 Lao động 1.000VND 1.2613,2 10.769,4 27.929,2

1.3 Vốn 1.000VND 763,2 845,9 867,8

1.4 Điện 1.000VND 6.670,5 5.430,6 3.106,4

1.5 Giống 1.000VND 9.398,5 9.939,9 1.623,5

1.6 Thức ăn CN 1.000VND 34.384,6 3.2842,0 30.652,0

1.7 Vôi, hóa chất 1.000VND 1.092,4 842,4 2.247,9

1.8 Thuốc 1.000VND 142,0 109,5 292,2

1.9 Khấu hao 1.000VND 1.699,9 1.264,2 6.583,7

1.10 Chi phí khác 1.000VND 327,7 252,7 674,4

Cộng mục I 1.000VND 68.101,7 63.075,4 75.677,2

II Yếu tố nhập khẩu

2.1 Giống USD 197,7 162,1 307,2

2.2 Xăng dầu USD 56,5 46,0 26,3

2.3 Khấu hao máy móc nhập khẩu USD 2,5 3,2 6,1

Cộng mục II USD 256,7 211,3 339,7

III Chi phí thu mua chế biến

3.1 Chi phí mua gom 1.000VND 4.460,0 4.470,0 4.420,0

3.2 Chi phí chế biến và xuất khẩu 1.000VND 3.730,0 3.730,0 3.730,0

Cộng mục III 1.000VND 8.190,0 8.200,0 8.150,0

IV Giá trị đâu ra

4.1 Giá trị 1 tấn tôm xuất khẩu USD 9.500,0 9.500,0 9.500,0

4.2 Tỷ lệ tôm chế biến xuất khẩu % 67,0 67,0 67,0

4.3 Quy đổi 1 tấn tôm chưa chế biến USD 6.365,0 6.365,0 6.365.0

V DRC VND/USD 12,5 11,6 13,9

VI Tỷ giá chính thức VND/USD 20,8 20,8 20,8

VII Tỷ gía hối đoái mờ VND/USD 25,0 25,0 25,0

VIII Tỷ số DRC/SER lần 0,4997 0,4634 0,5566

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 246: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

234

Bảng 53. Chi phí nội nguồn DRC của sản phẩm tôm nuôi thâm canh vụ 2

xuất khẩu ở các địa phương được điều tra

(tính cho 1 tấn tôm nuôi)

STT Chỉ tiêu ĐVT Thăng

Bình

Núi

Thành

Hội

An

I

Yếu tố nội nguồn không thể

mua bán và sản xuất nội địa

1.1 Đất đai 1.000VND 1.193,0 1.007,1 2.046,7

1.2 Lao động 1.000VND 14.671,2 12.791,6 30.668,6

1.3 Vốn 1.000VND 763,2 845,9 867,8

1.4 Điện 1.000VND 3.661,3 8.080,9 2.319,0

1.5 Giống 1.000VND 7.713,2 10.559,1 1.883,8

1.6 Thức ăn CN 1.000VND 49.952,5 43.057,2 39.140,9

1.7 Thuốc phòng, chống dịch bện 1.000VND 108,6 91,7 227,6

1.8 Vôi, hóa chất 1.000VND 835,1 705,0 1.751,0

1.9 Khấu hao 1.000VND 2.223,6 1.722,3 3.136,2

1.10 Chi phí khác 1.000VND 250,5 211,5 525,3

Cộng mục I 1.000VND 81.372,2 79.072,3 82566,8

II Yếu tố nhập khẩu

2.1 Giống USD 213,3 192,4 368,4

2.2 Xăng dầu USD 26,4 58,2 16,7

2.3 Khấu hao máy móc nhập khẩu USD 5,3 4,1 7,9

Cộng mục II USD 245,0 254,8 393,1

III Chi phí thu mua chế biến

3.1 Chi phí mua gom 1.000VND 4.460,0 4.470,0 4.420,0

3.2 Chi phí chế biến và xuất khẩu 1.000VND 3.730,0 3.730,0 3.730,0

Cộng mục III 1.000VND 8.190,0 8.200,0 8.150,0

IV Giá trị đâu ra

4.1 Giá trị 1 tấn tôm xuất khẩu USD 9.500,0 9.500,0 9.500,0

4.2 Tỷ lệ tôm chế biến xuất khẩu % 67,0 67,0 67,0

4.3 Quy đổi 1 tấn tôm chưa chế biến USD 6.365,0 6.365,0 6.365,0

V DRC VND/USD 14,6 14,3 15,2

VI Tỷ giá chính thức VND/USD 20,8 20,8 20,8

VII Tỷ gía hối đoái mờ VND/USD 25,0 25,0 25,0

VIII Tỷ số DRC/SER lần 0,5855 0,5715 0,6078

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 247: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

235

Bảng 54. Phân tích độ nhạy đối với chi phí nội nguồn của sản phâm tôm nuôi

thâm canh vụ 1 xuất khẩu ở các địa phương được điều tra

STT Thay đổi chi phí và giá tôm xuất khẩu Thăng

Bình

Núi

Thành

Hội

An

I Kịch bản cơ sở 0,4997 0,4634 0,5566

II Chi phí sản xuất nội địa

2.1 Tăng 5% 0,5242 0,4862 0,5823

2.2 Tăng 10% 0,5486 0,5089 0,6079

2.3 Tăng 15% 0,5730 0,5317 0,6336

2.4 Tăng 30% 0,6463 0,6000 0,7105

III Chi phí nhập khẩu

3.1 Tăng 5% 0,5008 0,4642 0,5582

3.2 Tăng 10% 0,5020 0,4650 0,5600

3.3 Tăng 15% 0,5029 0,4658 0,5613

3.4 Tăng 30% 0,5060 0,4682 0,5660

IV Giá tôm xuất khẩu

4.1 Giảm 5% 0,5272 0,4887 0,5877

4.2 Giảm 10% 0,5580 0,5170 0,6220

4.3 Giảm 15% 0,5923 0,5485 0,6615

4.4 Giảm 30% 0,7270 0,6719 0,8149

V Chi phí và giá tôm xuất khẩu

5.1

Tất cả chi phí đều tăng 5% và giá tôm

xuất khẩu giảm 5% 0,5542 0,5136 0,6166

5.2

Tất cả chi phí đều tăng 10% và giá tôm

% 0,6153 0,5698 0,6840

5.3

Tất cả chi phí đều tăng 15% và giá tôm

xuất khẩu giảm 15% 0,6842 0,6331 0,7604

5.4

Tất cả chi phí đều tăng 30% và giá tôm

xuất khẩu giảm 30% 0,9576 0,8829 1,0661

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 248: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

236

Bảng 55. Phân tích độ nhạy đối với chi phí nội nguồn của sản phâm tôm nuôi

thâm canh vụ 2 xuất khẩu ở các địa phương được điều tra

STT Thay đổi chi phí và giá tôm xuất khẩu Thăng

Bình

Núi

Thành

Hội

An

I Kịch bản cơ sở 0,5855 0,5715 0,6078

II Chi phí sản xuất nội địa

2.1 Tăng 5% 0,6140 0,5994 0,6371

2.2 Tăng 10% 0,6426 0,6275 0,6665

2.3 Tăng 15% 0,6712 0,6555 0,6958

2.4 Tăng 30% 0,7568 0,7395 0,7838

III Chi phí nhập khẩu

3.1 Tăng 5% 0,5867 0,5726 0,6097

3.2 Tăng 10% 0,5878 0,5738 0,6117

3.3 Tăng 15% 0,5890 0,5750 0,6137

3.4 Tăng 30% 0,5925 0,5786 0,6198

IV Giá tôm xuất khẩu

4.1 Giảm 5% 0,6176 0,6029 0,6420

4.2 Giảm 10% 0,6535 0,6379 0,6803

4.3 Giảm 15% 0,6938 0,6773 0,7234

4.4 Giảm 30% 0,8511 0,8312 0,8935

V Chi phí và giá tôm xuất khẩu

5.1

Tất cả chi phí đều tăng 5% và giá tôm xuất

khẩu giảm 5% 0,6491 0,6338 0,6753

5.2

Tất cả chi phí đều tăng 10% và giá tôm xuất

khẩu giảm 10% 0,7204 0,7037 0,7514

5.3

Tất cả chi phí đều tăng 15% và giá tôm

xuất khẩu giảm 15% 0,8008 0,7826 0,8378

5.4

Tất cả chi phí đều tăng 30% và giá tôm

xuất khẩu giảm 30% 1,1192 1,0953 1,1860

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 249: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

237

Bảng 56. Hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC của sản phẩm tôm nuôi ở

tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2007-2011

(tính bình quân cho 1 tấn tôm nuôi)

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011

I. TC Vụ 1

Chi phí nội nguồn 1000 VNĐ 64.360 67.935 69.723 70.081 70.796

Chi phí ngoại nguồn USD 197,12 201,45 203,61 207,95 212,28

Giá tôm xuất khẩu USD 4.705,7 4.268,4 4.020,0 4.503,3 4.863,6

Tỷ giá hối đoái VND/USD 16,108 16,583 18,118 18,616 19,517

DRC/SER lần 0,7385 0,8394 0,8403 0,7304 0,6499

II. TC Vụ 2

Chi phí nội nguồn 1000 VNĐ 77.654 81.067 83.201 83.627 84.481

Chi phí ngoại nguồn USD 202,07 206,51 210,06 210,95 217,61

Giá tôm xuất khẩu USD 4.705,7 4.268,4 4.020,0 4.503,3 4.863,6

Tỷ giá hối đoái VND/USD 16,11 16,58 18,12 18,62 19,52

DRC/SER lần 0,8920 1,0029 1,0044 0,8721 0,7764

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tổng hợp số liệu điều

tra và tính toán của tác giả năm 2012.

Bảng 57. Số mẫu điều tra các tác nhân về phía thượng nguồn của chuỗi cung

sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam và điều tra năm 2012

Chỉ tiêu

Cơ sở

SXTG

ngoài tỉnh

Trạm

lưu giữ

tôm giống

trong tỉnh

Cơ sở

chế biến

TACN

trong tinh

Cơ sở chế

biến

TACN

ngoài tỉnh

Đại lý cấp

1 TACN,

TTYTS

Đại lý cấp

2 TACN,

TTYTS

Số cơ sở thực tế 40 30 6 7 10 20

Số cơ sở điều tra 10 10 5 5 10 10

Tỷ lệ (%) 40,0 30,0 83,3 71,4 100,0 50,0

Page 250: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

238

Bảng 58. Số mẫu điều tra các tác nhân về phía hạ nguồn của chuỗi cung

sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam và điều tra năm 2012

Bảng 59. Thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động

của các tác nhân trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

(tính cho 1 năm tài chính)

Tác nhân

Sản lượng

tiêu thụ

quy đổi

(tấn tôm nuôi)

Số lao động

BQ có mặt

thường xuyên

(người)

Tổng thu

nhập hỗn

hợp của

đơn vị

(triệu đồng)

Thu nhập

hỗn hợp BQ

trên một

lao động

(triệuđồng/

người)

1. Cơ sở SXTG 902,8 11,0 4.810,6 437,3

2. Cơ sở chế biến TACN 1.231,5 42,0 20.315,5 483,7

3. Đại lý 412,1 2,5 354,4 141,8

4. Hộ nuôi tôm 4,8 2,4 188,7 80,0

5.Thu gom lớn 786,5 6,4 10.192,7 1.592,6

6.Cơ sở chế biến và XKTS 687,4 15,5 9.059,5 586,4

7.Bán buôn ngoài tỉnh 96,6 3,2 1.617,1 505,3

8. Bán lẻ ngoài tỉnh 54,6 1,4 685,6 489,7

Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra năm 2012

Chỉ tiêu

Thu

gom

lớn

Thu

gom

nhỏ

Bán

buôn

trong

tỉnh

Bán

buôn

ngoài

tỉnh

Bán lẻ

trong

tỉnh

Bán lẻ

ngoài

tỉnh

CBXK

thủy

sản

trong

tỉnh

CBXK

thủy sản

ngoài

tỉnh

Số cơ sở thực tế 22 32 6 15 25 42 12 20

Số cơ sở điều tra 10 10 6 10 10 10 10 10

Tỷ lệ (%) 45,5 31,3 100 66,7 40,0 23,8 83,3 50

Page 251: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

239

Bảng 60. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố điều kiện tự nhiên đến quá trình

hoạt động của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Tiêu chí Trung

bình t-stat

Hướng

tác động

1. Nuôi tôm vùng cao triều 4,176 33,99 +

2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 4,000 29,96 -

3. Ô nhiễm môi trường gia tăng 3,941 25,95 -

4. Chất lượng của thủy vực nuôi tốt 3,265 21,19 +

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Bảng 61. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thị trường đến quá trình hoạt động

của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Tiêu chí Trung

bình t-stat

Hướng

tác động

1. Cung tôm của thế giới tăng nhanh 4,235 33,330 -

2. Cung tôm của các tỉnh lân cận tăng nhanh 4,000 29,960 -

3. Cầu sản phẩm tôm thế giới tăng 4,088 30,073 +

4. Cầu tôm nuôi trong nước tăng nhanh 4,059 26,724 +

5. Cung các yếu tố đầu vào nuôi tôm tăng 3,941 28,221 +

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Bảng 62. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thuộc về hộ nuôi tôm đến quá trình

hoạt động của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Tiêu chí Trung

bình t-stat

Hướng

tác động

1. Quy mô vốn sản xuất thấp 3,882 33,000 -

2. Quy mô diện tích nuôi tôm quá thấp 4,441 36,754 -

3. Ý thức pháp luật và bảo vệ môi trường chưa cao 3,500 19,960 -

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Page 252: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

240

Bảng 63. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chính phủ và cơ quan quản lý đến

quá trình hoạt động của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Tiêu chí Trung

bình t-stat

Hướng

tác động

1. Chính sách khuyến khích xuất khẩu 4,353 34,594 +

2.Tăng cường phối hợp với các tỉnh kiểm tra giám sát

chất lượng giống, TACN, TTYTS 3,353 22,126 +

3. Chính sách cho vay vốn, ưu đãi tín dụng cho các tác nhân 4,265 28,791 -

4. Quy hoạch vùng nuôi tôm chưa có 4,500 37,108 -

5. Đào tạo nguồn nhân lực 3,618 20,188 +

6. Yếu kém trong quản lý môi trường và VSATTP 3,529 19,576 -

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Bảng 64. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố quản lý CCSPTN đến quá trình

hoạt động của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Tiêu chí Trung

bình t-stat

Hướng

tác động

1. Chuỗi định hướng chuỗi tốt 3,677 23,509 +

2. Không có cam kết 4,441 39,226 -

3. Vai trò của trưởng chuỗi mờ nhạt 4,441 34,697 -

4. Dự báo thị trường của từng tác nhân hạn chế 3,500 21,960 -

5. Hợp tác theo chiều ngang của chuỗi yếu 2,971 16,365 -

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Page 253: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

241

Bảng 65. Mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng vùng nuôi và

dịch vụ hỗ trợ đến quá trình hoạt động của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Tiêu chí Trung

bình t-stat

Hướng

tác động

1. Hệ thống thủy lợi kém 4,500 39,584 -

2. Hệ thống giao thông kém 4,471 36,898 -

3. Hệ thống đào tạo nghề cho ngành hàng tôm chưa tốt 3,529 21,417 -

4. Chi phí điện cao 3,294 15,753 -

5. Dịch vụ hậu cần hỗ trợ phục vụ chưa tốt 4,265 30,037 -

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Bảng 66. Dự báo sản lượng tiêu thụ ở thị trường trong nước đến năm 2020

ĐVT: Nghìn tấn

STT Chỉ tiêu Năm 2020

1 Sản lượng tôm tiêu dùng 356,0

Trong đó:

2 Tôm nuôi 195,5

3 Tôm khai thác 160,5

Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và

tính toán của tác giả

Page 254: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

242

PHỤ LỤC 4

CÁC CHIẾN LƯỢC MA TRẬN SWOT S-O: Tăng cường chiến lược

Tận dụng điểm mạnh

để nắm bắt cơ hội

W-O: Các chiến lược bổ sung

Tận dụng cơ hội để vượt qua các

điểm yếu hiện tại

- Phát triển nuôi tôm theo mô hình kinh tế

hộ trên vùng ven sông, ven biển theo hướng

sản xuất hàng hóa lớn;

- Ứng dụng quy trình nuôi tôm theo tiêu

chuẩn Vietgap, nâng cao năng suất, chất

lượng tôm nuôi;

- Tiếp tục định hướng chuỗi cung theo thị

trường xuất khẩu.

- Ưu tiên đầu tư sản xuất tôm giống, mở

rộng quy mô diện tích nuôi tôm thẻ chân

trắng;

- Hỗ trợ và khuyến khích các tác nhân tăng

cường các mối quan hệ hợp tác.

- Xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền

bảo hộ; mở rộng thị trường nội địa, thị

trường xuất khẩu.

S-T: Các chiến lược khắc phục

Tận dụng điểm mạnh để đối phó với thách

thức hiện tại và tương lai

W-T: Các chiến lược ngăn chặn

Giải quyết các điểm yếu và hạn chế

thách thức

- Nâng cao năng lực sản xuất- kinh doanh

của các tác nhân trong chuỗi cung;

- Xây dựng và tăng cường công tác cảnh

báo ô nhiễm và hạn chế dịch bệnh;

-Nâng năng suất, hiệu quả kinh tế nuôi tôm;

- Xây dựng quy hoạch vùng nuôi tôm, tăng

cường công tác quản lý nhà nước đối với

ngành hàng;

- Hỗ trợ vốn cho người nuôi tôm.

- Tăng cường các mối quan hệ hợp tác theo

chiều ngang, xây dựng HTX dịch vụ nuôi

tôm, hội, hiệp hội, chia sẻ nguồn lực để giải

quyết tốt bài toán lợi ích cho các tác nhân,

đặc biệt là hộ nuôi tôm;

- Tăng cường năng lực quản lý ngành hàng

tôm nuôi về VSATTP, ô nhiễm môi trường,

chất lượng sản phẩm;

- Đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng.

Page 255: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

243

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HÀM SẢN XUẤT COBB-DOUGLAS VỤ 1

SUMMARY OUTPUT

Regression Statistics

Multiple R 0.89057

R Square 0.793116

Adjusted R Square 0.786774

Standard Error 0.308495

Observations 270

ANOVA

df SS MS F Significance F

Regression 8 95.22402 11.903 125.0719 9.81E-85

Residual 261 24.83919 0.095169

Total 269 120.0632

Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0%

Intercept -2.94583 1.167593 -2.52299 0.012231 -5.24493 -0.64673 -5.24493 -0.64673

X Variable 1 0.204672 0.049017 4.175523 4.06E-05 0.108153 0.301192 0.108153 0.301192

X Variable 2 0.641687 0.036964 17.35978 2.1E-45 0.568901 0.714472 0.568901 0.714472

X Variable 3 0.350244 0.175339 1.997524 0.046806 0.004985 0.695503 0.004985 0.695503

X Variable 4 0.088239 0.051772 1.704379 0.0895 -0.0137 0.190182 -0.0137 0.190182

X Variable 5 -0.07089 0.04259 -1.66447 0.097218 -0.15475 0.012974 -0.15475 0.012974

X Variable 6 -0.09041 0.048003 -1.88339 0.060759 -0.18493 0.004114 -0.18493 0.004114

X Variable 7 0.09823 0.047068 2.086993 0.037859 0.005549 0.19091 0.005549 0.19091

X Variable 8 0.086301 0.043169 1.999147 0.046629 0.001297 0.171305 0.001297 0.171305

Page 256: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

244

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HÀM SẢN XUẤT COBB-DOUGLAS VỤ 2

SUMMARY OUTPUT

Regression Statistics

Multiple R 0.878639

R Square 0.772006

Adjusted R Square 0.764881

Standard Error 0.333188

Observations 265

ANOVA

df SS MS F Significance F

Regression 8 96.23131 12.02891 108.3546 1.11E-77

Residual 256 28.41966 0.111014

Total 264 124.651

Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0%

Intercept -2.86587 1.331788 -2.1519 0.032341 -5.48852 -0.24321 -5.48852 -0.24321

X Variable 1 0.193357 0.055656 3.474157 0.000602 0.083755 0.302958 0.083755 0.302958

X Variable 2 0.588327 0.033956 17.32623 4.96E-45 0.521458 0.655195 0.521458 0.655195

X Variable 3 0.332988 0.200823 1.65812 0.098518 -0.06249 0.728464 -0.06249 0.728464

X Variable 4 0.12899 0.057715 2.23495 0.026284 0.015334 0.242647 0.015334 0.242647

X Variable 5 -0.18794 0.044927 -4.18326 3.95E-05 -0.27642 -0.09947 -0.27642 -0.09947

X Variable 6 -0.1067 0.049425 -2.15877 0.031798 -0.20403 -0.00937 -0.20403 -0.00937

X Variable 7 0.086215 0.048899 1.763119 0.079073 -0.01008 0.18251 -0.01008 0.18251

X Variable 8 0.083971 0.04671 1.797689 0.073405 -0.00801 0.175956 -0.00801 0.175956

Page 257: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

245

KẾT QUẢ TƯƠNG QUAN CẶP GIỮA CÁC BIẾN Ở VỤ 1

Column 1 Column 2 Column 3 Column 4 Column 5 Column 6 Column 7 Column 8

Column 1 1

Column 2 0.591797 1

Column 3 0.08526 0.130263 1

Column 4 0.139398 0.327286 0.058401 1

Column 5 -0.2528 -0.32349 -0.0253 0.018961 1

Column 6 -0.03026 -0.07627 -0.14306 0.251841 0.242098 1

Column 7 0.373286 0.433757 0.143093 0.380308 -0.20062 -0.00587 1

Column 8 0.280159 0.31025 -0.03717 0.264681 -0.06975 0.20344 0.121539 1

KẾT QUẢ TƯƠNG QUAN CẶP GIỮA CÁC BIẾN Ở VỤ 2

Column 1 Column 2 Column 3 Column 4 Column 5 Column 6 Column 7 Column 8

Column 1 1

Column 2 0.468552 1

Column 3 0.02459 0.054667 1

Column 4 0.160293 0.401604 0.042128 1

Column 5 -0.21752 -0.29471 -0.00298 -0.07328 1

Column 6 -0.04504 -0.0884 0.011889 0.183443 0.206233 1

Column 7 0.276219 0.402231 0.117311 0.363932 -0.2144 -0.10416 1

Column 8 0.249413 0.266636 0.005153 0.28818 -0.0922 0.175026 0.05938 1

Page 258: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

246

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CCSPTN Ở QUẢNG NAM 1. Điều kiện tự nhiên

T-TEST /TESTVAL=0 /MISSING=ANALYSIS /VARIABLES=

VAR00001: Nuôi tôm vùng cao triều

VAR00002: Chất lượng của thủy vực nuôi tốt

VAR00003: Ô nhiễm môi trường gia tăng

VAR00004: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu /CRITERIA=CI(.95).

One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

VAR00001 34 4.1765 .71650 .12288

VAR00002 34 3.2647 .89811 .15402

VAR00003 34 3.9412 .88561 .15188

VAR00004 34 4.0000 .77850 .13351

One-Sample Test

Test Value = 0

95% Confidence Interval of the

Difference

t df

Sig. (2-

tailed) Mean Difference Lower Upper

VAR00001 33.989 33 .000 4.17647 3.9265 4.4265

VAR00002 21.196 33 .000 3.26471 2.9513 3.5781

VAR00003 25.949 33 .000 3.94118 3.6322 4.2502

VAR00004 29.960 33 .000 4.00000 3.7284 4.2716

Page 259: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

247

2. Các nhân tố về thị trường

DATASET ACTIVATE DataSet0. NEW FILE. T-TEST /TESTVAL=0 /MISSING=ANALYSIS /VARIABLES=

VAR00001: Cung tôm của thế giới tăng nhanh

VAR00002: Cung tôm của các tỉnh lân cận tăng nhanh

VAR00003: Cầu sản phẩm tôm thế giới tăng

VAR00004: Cầu tôm nuôi trong nước tăng nhanh

VAR00005: Cung các yếu tố đầu vào nuôi tôm tăng /CRITERIA=CI(.95).

One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

VAR00001 34 4.2353 .74096 .12707

VAR00002 34 4.0000 .77850 .13351

VAR00003 34 4.0882 .79268 .13594

VAR00004 34 4.0588 .88561 .15188

VAR00005 34 3.9412 .81431 .13965

One-Sample Test

Test Value = 0

95% Confidence Interval of the Difference

t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Lower Upper

VAR00001 33.330 33 .000 4.23529 3.9768 4.4938

VAR00002 29.960 33 .000 4.00000 3.7284 4.2716

VAR00003 30.073 33 .000 4.08824 3.8117 4.3648

VAR00004 26.724 33 .000 4.05882 3.7498 4.3678

VAR00005 28.221 33 .000 3.94118 3.6571 4.2253

Page 260: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

248

3. Nhóm các nhân tố thuộc về hộ nuôi tôm

DATASET ACTIVATE DataSet0. NEW FILE. T-TEST /TESTVAL=0 /MISSING=ANALYSIS /VARIABLES=

VAR00001: Quy mô vốn sản xuất thấp

VAR00002: Quy mô diện tích nuôi tôm quá thấp

VAR00003: Ý thức pháp luật và bảo vệ môi trường chưa cao /CRITERIA=CI(.95).

One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

VAR00001 34 3.8824 .68599 .11765

VAR00002 34 4.4412 .70458 .12083

VAR00003 34 3.5000 1.02247 .17535

One-Sample Test

Test Value = 0

95% Confidence Interval of the Difference

t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Lower Upper

VAR00001 33.000 33 .000 3.88235 3.6430 4.1217

VAR00002 36.754 33 .000 4.44118 4.1953 4.6870

VAR00003 19.960 33 .000 3.50000 3.1432 3.8568

Page 261: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

249

4. Các nhân tố thuộc về chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước ở Quảng Nam

DATASET ACTIVATE DataSet0. DATASET CLOSE DataSet4. DATASET ACTIVATE DataSet0. DATASET CLOSE DataSet3.

DATASET ACTIVATE DataSet0. DATASET CLOSE DataSet2. NEW FILE. T-TEST /TESTVAL=0 /MISSING=ANALYSIS

/VARIABLES=VAR00001: Chính sách khuyến khích xuất khẩu; VAR00002: Tăng cường phối hợp với các tỉnh kiểm tra giám sát chất

lượng giống, TACN, TTYTS; VAR00003: Chính sách cho vay vốn, ưu đãi tín dụng cho các tác nhân; VAR00004: Quy hoạch vùng nuôi

tôm chưa có; VAR00005: Đào tạo nguồn nhân lực; VAR00006 : Yếu kém trong quản lý môi trường và VSATTP /CRITERIA=CI(.95).

One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

VAR00001 34 4.3529 .73371 .12583

VAR00002 34 3.3529 .88360 .15154

VAR00003 34 4.2647 .86371 .14812

VAR00004 34 4.5000 .70711 .12127

VAR00005 34 3.6176 1.04489 .17920

VAR00006 34 3.5294 1.05127 .18029

One-Sample Test

Test Value = 0

95% Confidence Interval of the Difference

t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Lower Upper

VAR00001 34.594 33 .000 4.35294 4.0969 4.6089

VAR00002 22.126 33 .000 3.35294 3.0446 3.6612

VAR00003 28.791 33 .000 4.26471 3.9633 4.5661

VAR00004 37.108 33 .000 4.50000 4.2533 4.7467

VAR00005 20.188 33 .000 3.61765 3.2531 3.9822

VAR00006 19.576 33 .000 3.52941 3.1626 3.8962

Page 262: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

250

5. Nhóm nhân tố thuộc về quản lý CCSPTN ở Quảng Nam

NEW FILE. T-TEST /TESTVAL=0 /MISSING=ANALYSIS /VARIABLES=VAR00001: Chuỗi định hướng chuỗi tốt VAR00002:

Không có cam kết VAR00003: Vai trò của trưởng chuỗi mờ nhạt VAR00004 : Dự báo thị trường của từng tác nhân hạn chế VAR00005:

Hợp tác theo chiều ngang của chuỗi yếu /CRITERIA=CI(.95).

One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

VAR00001 34 3.6765 .91189 .15639

VAR00002 34 4.4412 .66017 .11322

VAR00003 34 4.4412 .74635 .12800

VAR00004 34 3.5000 .92932 .15938

VAR00005 34 2.9706 1.05845 .18152

One-Sample Test

Test Value = 0

95% Confidence Interval of the Difference

t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Lower Upper

VAR00001 23.509 33 .000 3.67647 3.3583 3.9946

VAR00002 39.226 33 .000 4.44118 4.2108 4.6715

VAR00003 34.697 33 .000 4.44118 4.1808 4.7016

VAR00004 21.960 33 .000 3.50000 3.1757 3.8243

VAR00005 16.365 33 .000 2.97059 2.6013 3.3399

Page 263: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

251

6. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ

DATASET ACTIVATE DataSet0. NEW FILE. T-TEST /TESTVAL=0 /MISSING=ANALYSIS /VARIABLES=VAR00001: Hệ

thống thủy lợi kém; VAR00002: Hệ thống giao thông kém; VAR00003: Hệ thống đào tạo nghề cho ngành hàng tôm chưa tốt;

VAR00004: Chi phí điện cao; VAR00005: Dịch vụ hậu cần hỗ trợ phục vụ chưa tốt /CRITERIA=CI(.95).

One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

VAR00001 34 4.5000 .66287 .11368

VAR00002 34 4.4706 .70648 .12116

VAR00003 34 3.5294 .96091 .16479

VAR00004 34 3.2941 1.21927 .20910

VAR00005 34 4.2647 .82788 .14198

One-Sample Test

Test Value = 0

95% Confidence Interval of the Difference

t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Lower Upper

VAR00001 39.584 33 .000 4.50000 4.2687 4.7313

VAR00002 36.898 33 .000 4.47059 4.2241 4.7171

VAR00003 21.417 33 .000 3.52941 3.1941 3.8647

VAR00004 15.753 33 .000 3.29412 2.8687 3.7195

VAR00005 30.037 33 .000 4.26471 3.9758 4.5536

Page 264: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

252

PHỤ LỤC 5

Bản đồ hành chính của tỉnh Quảng Nam

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Nam

Page 265: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/NOIDUNGLA.pdf · Phân tích độ nhạy của DRC ..... 116 . vii 3.4. Đánh giá ảnh

253