Top Banner
LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930 - 2013)
280

LSDB Binh Tri Dong A_size

Jan 29, 2017

Download

Documents

lythuy
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 1

LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN

PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A(1930 - 2013)

Page 2: LSDB Binh Tri Dong A_size

2 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Page 3: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 3

LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG

CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN

PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG A(1930 - 2013)

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA – VĂN NGHỆTP.HỒ CHÍ MINH - 2013

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMBAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A

QUẬN BÌNH TÂN – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Page 4: LSDB Binh Tri Dong A_size

4 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Page 5: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 5

CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

BAN THƯỜNG VỤ QUẬN ỦY BÌNH TÂN

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦYĐẢNG ỦY PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG A

BAN BIÊN SOẠN

1 . Đ/c Đặng Minh Hoàng - Bí thư Đảng ủy Phường

2. Trần Văn Phương - Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh3. ThS. Nguyễn Thu Vân - Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ

4. ThS. Cao Phương Thảo - Viện khoa học Xã hội vùng Nam bộ

5. Trần Hồng Nhẫn - Ban Tuyên giáo Quận ủy quận Bình Tân

TƯ LIỆU VÀ HÌNH ẢNH

Nguyễn Thị Bích Vân – Văn phòng Đảng ủy phường Bình Trị Đông ATrương Văn Tài – Tổ Tuyên giáo phường Bình Trị Đông A

Page 6: LSDB Binh Tri Dong A_size

6 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Page 7: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 7

LỜI GIỚI THIỆU

Phường Bình Trị Đông A là một đơn vị hành chính thuộc quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2003,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP về việc thành lập quận Bình Tân và các phường trực thuộc, theo đó phường Bình Trị Đông A cũng được thành lập. Tuy mới được thành lập, nhưng vùng đất này đã có bề dày lịch sử khoảng 300 năm, gắn liền với công cuộc khai khẩn đất hoang của người Việt ở Nam bộ. Những người dân Việt nhiều nơi đến khai hoang lập nghiệp, đã biến vùng đất này trở thành những làng xóm đông đúc, đồng ruộng mênh mong.

Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, nhân dân Bình Trị Đông đã phát huy tinh thần yêu nước, khắc phục khó khăn, vượt qua mọi gian lao thử thách, cùng với nhân dân cả nước đánh đuổi thực dân, đế quốc, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của chi bộ xã Bình Trị Đông cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân Bình Trị Đông đã đoàn kết, chung sức, chung lòng lập được nhiều thành tích xuất sắc,

Page 8: LSDB Binh Tri Dong A_size

8 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và từ sau miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhất là từ khi thành lập phường Bình Trị Đông A đến nay. Dưới dự lãnh đạo của Đảng bộ phường đã đạt được những thành tích to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực, đóng góp vào những trang sử vàng của Đảng bộ quận Bình Tân anh hùng.

Để ghi lại những sự kiện lịch sử của Đảng bộ và nhân dân Bình Trị Đông A trong quá trình cách mạng từ khi có Đảng đến nay (1930 – 2013), thực hiện chủ trương viết sử truyền thống của Quận ủy Bình Tân, đồng thời để giáo dục truyền thống yêu nước cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trên địa bàn phường; qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm kế thừa và phát huy sự nghiệp cách mạng vẻ vang của cha ông đi trước; Đảng bộ phường Bình Trị Đông A tổ chức biên soạn “Lịch sử truyền

thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Bình Trị

Đông A (1930-2013)” trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bình Tân và phường Bình Trị Đông A.

Cuốn sách “Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng

bộ và nhân dân phường Bình Trị Đông A (1930-2013)” nhằm ghi lại và giới thiệu vùng đất và con người Bình Trị Đông trong quá trình chiến đấu chống giặc ngoại xâm, đặc biệt là từ khi chi bộ Đảng được thành lập đã lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng, đồng thời cuốn sách cũng ghi lại những thành tựu mà nhân dân Bình Trị Đông đã đạt được từ khi đất nước thống nhất cho đến nay, nhất là sau 10 năm thành lập phường. Với truyền thống cách mạng kiên cường, phát huy sức mạnh đoàn kết, Bình

Page 9: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 9

Trị Đông A đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức đã đạt được những thắng lợi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, diện mạo Bình Trị Đông A đã có nhiều đổi thay, nhà cửa đông đúc, khang trang, đường phố được chỉnh trang nâng cấp thông thoáng, sạch đẹp đã thay thế những vùng đất sình lầy, ẩm thấp, đang hướng tới tương lai trở thành một đô thị văn minh hiện đại, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

Ban Chấp hành Đảng bộ phường Bình Trị Đông A xin chân thành cảm ơn quý đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo xã Bình Trị Đông qua các thời kỳ, các nhân chứng lịch sử; các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong và ngoài phường đã cung cấp những tư liệu, tham dự các buổi tọa đàm, hội thảo; đóng góp nhiều ý kiến. Cảm ơn Ban Thường vụ Quận ủy và Ban Tuyên giáo Quận ủy đã thẩm định, phê duyệt, chỉnh sửa để phát hành cuốn sách này.

Quá trình tổ chức sưu tầm, biên soạn, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ lão thành cách mạng, các nhân chứng lịch sử, nhân dân địa phương và các cán bộ nghiên cứu lịch sử thuộc Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ. Đặc biệt là sự chỉ đạo, định hướng, thẩm định phê duyệt của Ban Thường vụ Quận uỷ, Ban Tuyên giáo Quận ủy Bình Tân. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện, do nguồn tư liệu thành văn đã bị thất lạc nên sẽ còn những thiếu sót, hạn chế nhất định. Chúng tôi mong bạn đọc, đặc biệt là các đồng chí đã từng công tác ở địa phương và nhân dân trong phường góp ý để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện, sửa chữa, bổ sung cho lần tái bản sau.

Page 10: LSDB Binh Tri Dong A_size

10 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Nhân dịp ấn phẩm “Lịch sử truyền thống cách mạng của

Đảng bộ và nhân dân phường Bình Trị Đông A (1930-2013) ” ra mắt bạn đọc, Ban Chấp hành Đảng bộ phường Bình Trị Đông A, xin chân thành cảm ơn tất cả các đồng chí, các cơ quan đã đóng góp công lao xây dựng quyển lịch sử truyền thống này.

T/M Ban Chấp hành Đảng bộ Phường Bình Trị Đông A

BÍ THƯ

ĐẶNG MINH HOÀNG

Page 11: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 11

BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ÐẤT NĂM 2005PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG A

Page 12: LSDB Binh Tri Dong A_size

12 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được phong tặng cho Nhân dân và Lực lượng vũ trang nhân dân xã Bình Trị Đông tháng 4 năm 2000 (hiện nay gồm 3 phường: Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A,

Bình Trị Đông B)

Quyết định tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ tịch nước cho Nhân dân và Lực lượng vũ trang nhân dân xã

Bình Trị Đông tháng 4 năm 2000 (hiện nay là 3 phường: Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B)

Page 13: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 13

VUØNG ÑAÁT - CON NGÖÔØIVAØ TRUYEÀN THOÁNG YEÂU NÖÔÙC CUÛA NHAÂN DAÂN BÌNH TRÒ ÑOÂNG A

MÔÛ ÑAÀU

Page 14: LSDB Binh Tri Dong A_size

14 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý Bình Trị Đông A được thành lập theo Nghị định

130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách xã Bình Trị Đông (huyệ n Bì nh Chá nh cũ ) thành 3 phường: Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B. Th eo đó , ngày 03/12/2003 phường Bình Trị Đông A chính thức được thành lập. Có diện tích đất tự nhiên là 466ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 245,9ha1. Lúc mới thành lập phường Bình Trị Đông A có 8 khu phố với 175 tổ dân phố, dân số 29.078 người với 5.160 hộ. Đến năm 2013 phườ ng có 10 khu phố , 175 tổ dân phố , 13.510 hộ gồ m 55.260 nhân khẩ u. Ủy ban nhân dân phường đặt tại 162 Mã Lò , cách trung tâm Th ành phố Hồ Chí Minh khoả ng 15km đường bộ về hướng Tây Nam. Ngoài người Kinh, phường Bình Trị Đông A còn có một số dân tộc Hoa, Chăm, Khơme,…

Là một trong những phường thuộc quận Bình Tân, Th ành phố Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng, là cơ sở cách mạng, nơi đây đã có những địa danh lịch sử: đình Bình Trị Đông (khu phố 9), đình Tân Th ới (khu phố 10), miếu Tây Lân (khu phố 7),… gắn liền với những chiến công vang dội, là niềm tự hào của nhân dân phường Bình

1. Văn kiệ n Đạ i hộ i Đạ i biể u Hộ i Nông dân Việ t Nam phườ ng Bì nh Trị Đông A nhiệ m kỳ III (2012-2017), thá ng 6 năm 2012.

Page 15: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 15

Trị Đông A và nhân dân huyện Bình Chánh – quận Bình Tân, Th ành phố Hồ Chí Minh.

Phường Bình Trị Đông A phí a Đông giáp phường Bình Trị Đông (quậ n Bì nh Tân); phía Tây giáp phường Tân Tạo (quậ n Bì nh Tân) và xã Vĩ nh Lộ c (huyệ n Bì nh Chá nh); phía Nam giáp vớ i phườ ng Bì nh Trị Đông B (quậ n Bì nh Tân); phía Bắc giáp phường Bình Hưng Hòa A (quậ n Bì nh Tân).

2. Điều kiện tự nhiênPhường Bình Trị Đông A có đị a hình tương đối

bằng phẳng, đất đai ở đây chủ yếu là đất xám và đất phù sa, vùng này ngoài cây lúa có thể lập vườn trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, và các loại cây ăn trái khác.

Khí hậu ở Bình Trị Đông A nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; Mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cao nhiều trong năm và ít thay đổi. Nhiệt độ trung bình là 27oC, dao động giữa các tháng trong khoảng 25 - 30oC, biên độ dao động giữa ngày và đêm 5o - 10o, trong đó, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 (30oC), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 11 (26,8oC).

Độ ẩm biến thiên theo mùa, tỷ lệ nghịch với chế độ nhiệt, độ ẩm trung bình là 76%. cao nhất là vào tháng 8 (82%); thấp nhất vào tháng 2 (70%).

Page 16: LSDB Binh Tri Dong A_size

16 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Lượng mưa trung bình hà ng năm là 1.983mm/năm (trong khoảng 1.392mm ÷ 2.318mm) tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9 và 10 chiếm 90% lượng mưa cả năm; số ngày mưa bình quân hà ng năm là 159 ngày.

Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam, trong đó gió thịnh hành trong mùa khô là gió Đông Nam với tần suất 30 – 40%, trong mùa mưa thịnh hành nhất là gió Tây Nam với tần suất 66%; tốc độ gió trung bình là 2 – 3m/s, gió mạnh nhất là 25 – 30 m/s, đổi chiều rõ rệt theo mùa.

Nhìn chung, ở Bì nh Trị Đông A khí hậu có tính ổn định cao, không gặp thời tiết bất thường như bão lụt, nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh.

Về giao thông: Phường có các tuyến đường quan trọng: Hương lộ 2 – Quốc lộ 1A, đường Bình Trị Đông, đường Ao Đôi – Quốc lộ 1A, trong đó đoạn đường Quốc lộ 1A nối liền với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam bộ mang tính chiến lược cả về quân sự và kinh tế và nhiều tuyến hẻm nối liền trong khu dân cư. Về kênh rạch chủ yếu cho tiêu thoát nước, không có chức năng giao thông đường thủy, có các kênh: Chiến Lược (khu phố 1, 2, 3, 8, 9) kênh Bến Lội (khu phố 7)...

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như vậy, Bình Trị Đông A rất ít xảy ra thiên tai, lũ lụt, là điều kiện để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; trước kia nơi đây là một trong những vùng sản xuất nông

Page 17: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 17

nghiệp trọng điểm của huyện Bình Chánh, hiện nay đang giảm dần do quá trình đô thị hóa, sản xuất nông nghiệp hiệ n tạ i đang chuyển dịch theo hướng nuôi trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, như trồng hoa lan, hoa mai, kiểng cổ, bonsai; cá thịt, cá giống, sen, rau muống nước… nhiều hộ dân trong phường hiện nay chuyển sang phát triển kinh tế hộ gia đình và các loại hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ…

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH PHƯỜNG

BÌNH TRỊ ĐÔNG A

1. Giai đoạn trước năm 1900Vù ng đất Bình Trị Đông A ngày nay, trước thế kỷ

XVII chủ yếu là hoang vu, sình lầy và chưa được biết đến. Từ thế kỷ thứ XVII, dưới thời chúa Nguyễn, những nông dân người Việt từ Đàng Ngoài đã lần tìm vào vùng đất sống tự do ở vùng Biên Hòa – Gia Định. Trong thờ i kỳ đầ u đế n khẩ n hoang, “họ khai thá c cá c đấ t giồ ng ven sông, ven rừ ng rồ i lầ n tiế n sâu và o cá c vù ng đấ t thấ p, sì nh lầ y, rừ ng rậ m...”1.

Đầu xuân Mậu Dần (năm 1698), chúa Nguyễn Phúc Chu cử Lễ Th ành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Th ống suất

1. Theo bản sơ thảo Truyề n thố ng đấ u tranh cá ch mạ ng xã Bì nh Trị Đông (1930-1975), 2000, Tài liệu lưu tại Ủy ban nhân dân xã Bình Trị Đông (nay được lưu tại phường Bình Trị Đông A).

Page 18: LSDB Binh Tri Dong A_size

18 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

vào Nam kinh lược và thiết lập bộ máy công quyền, đặt nền pháp trị và xác định cương vực lãnh thổ quốc gia. Trên cơ sở đó các thôn ấp mới trở thành đơn vị hành chính. Trong Gia Đị nh thà nh thông chí , Trị nh Hoà i Đứ c có viế t: “Ngà y 12 thá ng giêng năm Mậ u Th ì n (1808) niên hiệ u Gia Long cả i là m Phiên An trấ n, đem huyệ n là m phủ , đem tổ ng là m huyệ n, đó là xé t theo phầ n đấ t rộ ng hẹ p, số dân nhiề u í t và đị a thế liề n lạ c mà chia đề u, lạ i đặ t thêm cá c tổ ng, đề u lậ p giớ i hạ n phân minh”. Cá c huyệ n, tổ ng đượ c điề u chỉ nh, phân bố và mở rộ ng cá c thôn, ấ p. Trong đó có sự thố ng nhấ t và sá p nhậ p từ nhữ ng phầ n đấ t củ a cá c thôn Tân Th ớ i, Tân Khá nh và Bì nh Trị Đông (có cả phầ n đấ t củ a Bì nh Trị Đông A ngà y nay) thà nh thôn Bì nh Trị Đông thuộ c tổ ng Tân Phong, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấ n Phiên An1.

Năm 1836, thực hiện công cuộc đo đạc lại ruộng đất để lập sổ địa bạ, phái đoàn triều Nguyễn do Trương Đăng Quế và Trương Minh Giảng đã điều chỉnh lại các đơn vị hành chính cho phù hợp, trong đó một số tổng, thôn được thành lập thêm. Th eo địa bạ triều Nguyễn, trong giai đoạn này, phần đất phường Bình Trị Đông A ngày nay thuộc tổng Long Hưng Th ượng, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.

1. Theo bản sơ thảo “Truyề n thố ng đấ u tranh cá ch mạ ng xã Bì nh Trị Đông (1930-1975)”, 2000, Tài liệu lưu tại Ủy ban nhân dân xã Bình Trị Đông (nay được lưu tại phường Bình Trị Đông A).

Page 19: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 19

Năm 1867, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách trực trị, bỏ cấp phủ, huyện, tỉnh và chia ba tỉnh miền Đông Nam kỳ thành 13 địa hạt. Lúc này, tỉnh Gia Định bị bãi bỏ và được gọi là tỉnh Sài Gòn và được chia thành 7 hạt tham biện. Khu vực phường Bình Trị Đông A ngày nay thuộc hạt tham biện Sài Gòn (năm 1885 được đổi thành hạt Gia Định). Tiếp sau đó, ngày 20 tháng 12 năm 1899, chính quyền Pháp ban hành nghị định đổi các tham biện thành tỉnh thì hạt Gia Định gọi là tỉnh Gia Định và thành lập thêm thành phố Chợ Lớn. Bình Trị Đông A lúc này nằm trong Trung Quận (Trung Huyện) của thành phố Chợ Lớn1.

2. Giai đoạn từ năm 1956 đến 1975Truớc năm 1956 phầ n đấ t củ a huyệ n Bì nh Chá nh

(trong đó có Bì nh Trị Đông A hiệ n nay), thuộc Trung Quận tỉnh Chợ Lớn (Trung Quận thời Pháp thuộc gồm cả Bến Lức và một số nơi nay thuộc nội thành Th ành phố Hồ Chí Minh). Duới triề u Nguyễn đất đai Bình Chánh nằm trong huyện Tân Long (có các tổng: Long Hưng Th uợng,

1. Năm 1899, Toàn quyền Joseph Athanase Paul Doume ra nghị định đổi tên gọi “hạt” thành “tỉnh” (province) và chia Nam kỳ thành 3 miền, với 20 tỉnh và 3 thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn, thành phố tự trị Cap Saint Jacques (nay là Bà Rịa – Vũng Tàu) và Côn Đảo không thuộc tỉnh nào. Cuố i thế kỷ thứ XIX, thôn Bì nh Trị Đông chia ra là m 5 ấ p: Tân Khai, Tân Thới, Nghi Xuân, Bì nh Đông và ấ p Chá nh. Đầ u thế kỷ XX, là ng Bình Trị Đông lậ p thêm ấ p Nghi Hò a (lấ y phầ n đấ t của Tân Hò a Đông và phần đất của Cây Da Sà ). Sau Cách mạng Tháng Tám, một phần đất Tân Thới tách ra để lập thêm ấp Tây Lân. – Theo Truyề n thố ng đấ u tranh cá ch mạ ng xã Bì nh Trị Đông (1930 – 1975), 2005, lưu hành nội bộ.

Page 20: LSDB Binh Tri Dong A_size

20 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Long Hưng Hạ, Long Hưng Trung), phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, huyện lỵ Tân Long ở gần dinh Tỉnh truởng Chợ Lớn (cò n gọ i là dinh Th am Biệ n hay xã Tây, văn phò ng Quậ n trưở ng Trung Quậ n nằ m trong dinh Tỉ nh trưở ng. Toà n bộ cơ quan đầ u nã o củ a tỉ nh Chợ Lớ n thờ i Phá p thuộ c đó ng trong phạ m vi từ Ủ y ban nhân dân quậ n 5 đế n chợ Xó m Dầ u)1. Từ năm 1956, sau khi thành lập tỉnh Long An (sắc lệnh 143/NV ngày 20/05/1956), ngụy quyền Sài Gòn tách phần lớn đất Trung Quận lập thành quận Bình Chánh tỉnh Gia Định. Xã Bình Trị Đông thuộc quận Bình Chánh. Xã Bình Trị Đông lúc này có 7 ấp gồm: ấp Chánh, ấp Tây Lân, ấp Tân Th ới, ấp Tân Khai, ấp Nghi Hòa, ấp Nghi Xuân, ấp Bình Đông2. Sau đến thời Nguyễn Văn Th iệu thì xã Bình Trị Đông có 4 ấp Tân Sinh (1, 2, 3, 4).

Đến năm 1960 do đặc điểm, yêu cầu của tình hình mới của cách mạng, Đảng ta đã tách Bình Chánh thành hai phần Nam và Bắc Bình Chánh. Bắc Bình Chánh được nhập với Tân Bình đặt tên thành Bình Tân. Xã Bình Trị Đông nằm ở phía Bắc Bình Chánh.

Năm 1972 Bình Tân lại được Đảng ta đổi thành Bình Chánh trên cơ sở hợp nhất hai phần Nam và Bắc

1. Lị ch sử đấ u tranh cá ch mạ ng huyệ n Bì nh Chá nh (1930-1975), năm 1995, trang 5.2. Các ấp Tây Lân, Tân Thới và một phần ấp Chánh nay thuộc phường Bình Trị Đông A; ấp Nghi Xuân và một phần ấp Chánh nay thuộc phường Bình Trị Đông, các ấp Nghi Hòa, Bình Đông và một phần ấp Chánh nay thuộc phường Bình Trị Đông B.

Page 21: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 21

Bình Chánh, Bình Trị Đông nằm trong huyện Bình Chánh1.

3. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2003Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng

lợi, các đơn vị hành chính ở quận Bình Chánh được giữ nguyên trong một thời gian ngắn. Đến tháng 2 năm 1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam, theo nghị định này thì miền Nam có 21 đơn vị hành chính trực thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, trong đó tỉnh Gia Định được sáp nhập vào thành phố Sài Gòn, tại kỳ họp Quốc hội khóa IV (ngày 02 /07/1976), Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Nghị quyết chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là Th ành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã điều chỉnh địa giới hành chính của một số quận, huyện, xã, phường, trong đó có quận Bình Chánh được đổi thành huyện Bình Chánh là một huyện ngoại thành của Th ành phố Hồ Chí Minh. Xã Bình Trị Đông từ đây trở thành một đơn vị hành chính của huyện Bình Chánh, Th ành phố Hồ Chí Minh.

1. “Trung Quậ n và Bì nh Chá nh trả i qua nhiề u thay đổ i: Thờ i khá ng chiế n chố ng Phá p (khoả ng năm 1951) ta tá ch cá c xã phía Nam lộ 4 nhậ p và o liên huyệ n Nhà Bè – Cầ n Giuộ c. Có thờ i gian đị ch lậ p quận Gò Đen. Thờ i chố ng Mỹ ta tá ch cá c xã Bắ c lộ 4 sá p nhậ p và o quậ n Tân Bì nh gọ i là khu Bì nh Tân”. Theo Lị ch sử đấ u tranh cá ch mạ ng huyệ n Bì nh Chá nh (1930-1975), năm 1995, trang 6.

Page 22: LSDB Binh Tri Dong A_size

22 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Th eo đó, xã Bình Trị Đông của huyện Bình Chánh có 4 ấp theo thứ tự từ 1 đến 4. Ngày 12 tháng 9 năm 1981, thực hiện Quyết định số 67-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc xác định địa giới thị trấn An Lạc; theo quyết định này thì giải thể xã An Lạc để thành lập thị trấn An Lạc (huyện lỵ của Bình Chánh), phần đất còn lại của xã An Lạc sáp nhập vào các xã Bình Trị Đông, Tân Kiên và Tân Tạo. Như vậy, một phần ấp 1 xã An Lạc hình thành ra ấp 5 của xã Bình Trị Đông. Năm 1984, do mật độ dân số tăng nhanh, xã Bình Trị Đông được phép tách ấp 1 ra thành ấp 1 và ấp 6. Lúc này, xã Bình Trị Đông có 6 ấp (theo thứ tự từ 1 đến 6) và cho đến năm 2003 xã Bình Trị Đông do sự gia tăng dân số, được Th ành phố cho tách ra thành 11 ấp (xếp theo thứ tự từ 1 đến 11).

4. Giai đoạn từ 2003 đến nayDo tốc độ đô thị hóa nhanh, đưa đến tăng dân số

cơ học và để tạo điều kiện thuận lợi phát triển các quận, huyện ở Th ành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP về việc thành lập các quận Bình Tân, Tân Phú và các phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính phường thuộc quận Tân Bình; thành lập xã, thị trấn tại huyện Bình Chánh, Cần Giờ và Hóc Môn của Th ành phố Hồ Chí Minh. Th eo đó, huyện Bình Chánh được tách ra thành lập thêm quận mới là quận Bình Tân. Sau khi được chia tách, 11 ấp của xã Bình Trị Đông được chia thành 3 phường bao gồm: phường Bình Trị Đông (các ấp 3, 4, 8, 9, 10, 11), phường Bình Trị Đông A (một phần ấp 1, ấp 6

Page 23: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 23

và ấp 7), phường Bình Trị Đông B (một phần ấp 1, ấp 2 và ấp 5). Như vậy, Bình Trị Đông A chính thức trở thành một phường của quận Bình Tân.

III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CƯ DÂN BÌNH TRỊ

ĐÔNG A

Đa số cư dân Bì nh Trị Đông A đều là người lao động nghèo, cùng cảnh ngộ, bị thực dân áp bức, bóc lột. Trải qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau, nhu cầu tồn tại, làm chủ thiên nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm đã gắn bó họ thành một khối, có tinh thần yêu thương đùm bọc và nhất trí cao. Quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển đã định hình tính cách riêng của người dân ở đây, đó là tinh thần yêu quê hương, đất nước, ý chí kiên cường bất khuất, tự lực tự cường, cần cù lao động, sáng tạo; tinh thần tương thân tương ái, thủy chung, trọng nghĩa khinh tài, không sợ gian khổ hy sinh, chung sức chung lòng chống kẻ thù xâm lược; đặc biệt là không bản vị, cục bộ, địa phương chủ nghĩa.

Trong lịch sử phát triển xã hội, Bình Trị Đông A người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nông dân chiếm trên 80% dân số. Với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, sống trên vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, công việc khai phá, trồng trọt của người dân Bình Trị Đông A được tiến hành tương đối thuận lợi. Qua quá trình lao động, ở Bình Trị Đông A tuy có sự phân hóa xã hội nhưng không đáng kể. Th ành phần bần nông và trung nông nhỏ chiếm đa số; tầng lớp trên ở nông thôn chủ yếu là phú nông và một số rất ít địa chủ từ

Page 24: LSDB Binh Tri Dong A_size

24 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

nơi khác đến, nhưng họ thường bị bọn tư bản thực dân, đế quốc chèn ép. Từ năm 2000 đến nay, do quá trình đô thị hóa nhanh, kinh tế phường chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp, nghề sống chính của nhân dân trong phường là lao động công nghiệp, dịch vụ. Riêng lao động sản xuất nông nghiệp giảm đáng kể, chiếm khoảng 10% tổng lao động trong phường.

Ngày nay do quá trình đô thị hóa nhanh, dân số tăng cao, hơn 70% là dân từ các tỉnh, huyện khác đế n là m ăn sinh số ng, đạ i bộ phận cư dân là người Kinh, ngoài ra còn có một số dân tộc khác: Hoa, Chăm, Khơme… Cư dân trong phường từ nhiều địa phương, nhiều vùng, nhiều thời kỳ khác nhau nhưng đã đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, sống xen cư, xen canh đã tạo nên một đời sống văn hóa phong phú, đa dạng.

Về tín ngưỡng của người dân, Bình Trị Đông A phần đông được hình thành trên cơ sở các tập tục truyền thống của làng xã miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Cơ cấu tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội của cư dân ở đây là một tập hợp phong phú và nhiều vẻ được biểu hiện cụ thể như: lễ hội đình, lễ hội chùa Phật,… của đồng bào miền Bắc, lễ hội của người Hoa... khá đông đồng bào theo Công giáo. Th eo thố ng kê năm 2010, trên đị a bà n có 836 ngườ i theo đạ o, trong đó đạ o Th iên Chú a là 578 ngườ i, đạ o Tin Là nh là 164 ngườ i, đạ o Cao Đà i là 94 ngườ i. Đạo Th iên Chúa vào vùng Bình Trị Đông A khoảng đầu thế kỷ XVIII, khi các nhà truyền giáo phương Tây theo thương nhân ngoại quốc đến vùng đất này. Khi thực dân Pháp hoàn tất việc

Page 25: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 25

tổ chức bộ máy cai trị trong cả nước, thì đạo Th iên Chúa phát triển tương đối nhanh. Tuyệt đại bộ phận đồng bào theo đạo Th iên Chúa, Tin Lành tại chỗ và từ miền Bắc di cư vào đều là những người lao động, mang truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam, một lòng kính chúa, yêu nước, sống phúc âm trong lòng dân tộc. Đạo Cao Đài ra đời ở Nam bộ từ năm 1926, được truyền vào Bì nh Trị Đông A với hai hệ phái là Tòa Th ánh Tây Ninh và Chơn Ly Mỹ Th o, nhờ có chính sách đại đoàn kết và tự do tín ngưỡng của Đảng, đã đoàn kết được đông đảo đồng bào theo đạo Cao Đài tham gia kháng chiến chống xâm lược.

Suốt hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, tuyệt đại bộ phận tín đồ các tôn giáo ở xã Bì nh Trị Đông đều đứng về phía cách mạng, cùng toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.

Về văn hóa: Trên đị a bà n phườ ng hiện có 02 trườ ng mầ m non, 01 trườ ng tiể u họ c Bì nh Trị Đông A, 01 trườ ng Trung họ c cơ sở và 01 trườ ng Phổ thông trung họ c mớ i đi và o hoạ t độ ng từ thá ng 09 năm 2010. Lã nh đạ o phườ ng luôn chú trọ ng đế n việ c lã nh đạ o thự c hiệ n chủ trương xã hộ i hó a giá o dụ c, kế t hợ p 3 môi trườ ng “Gia đì nh – Nhà trườ ng – Xã hộ i” để chăm lo, nâng cao chấ t lượ ng giá o dụ c củ a phườ ng.

Trong nhữ ng năm gầ n đây, vớ i sự quyế t tâm cao củ a Đả ng bộ phườ ng, chí nh quyề n và cá c ban ngà nh đoà n thể phườ ng đã tậ p trung duy trì phá t triể n kinh tế – văn hó a – xã hộ i, đẩ y mạ nh chăm lo cho người nghè o, gia đì nh chính

Page 26: LSDB Binh Tri Dong A_size

26 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

sách, xây dự ng chí nh sá ch, xây dự ng nhà tì nh nghĩ a, nhà tì nh thương, xây dự ng kết cấu hạ tầ ng, chỉ nh trang đô thị , từ ng bướ c phá t triể n phường toà n diệ n.

IV. TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN BÌNH TRỊ

ĐÔNG A TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

Quá trình phát triển vùng đất Bình Trị Đông (trong đó có Bình Trị Đông A ngày nay), đã trải qua các thế hệ nối tiếp nhau cùng xây dựng. Suốt quá trình lịch sử, vùng đất và con người Bình Trị Đông đã quyện vào nhau, tác động lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển.

Qua các di chỉ khảo cổ được anh Nguyễn Văn Đường phát hiện tại ấp 2 vào năm 1982 (mảnh gốm và rìu đá), những hiện vật này nằm sâu cách mặt đất khoảng 0,3m đến 0,5m. Khi so sánh chiếc rìu đá này với những chiếc rìu đá ở những nơi khác như Cù Lao Rùa (Tân Uyên – Bình Dương), An Sơn (Đức Hòa – Long An) thì những di chỉ này được xác định là thuộc cuối hậu kỳ đồ đá mới, sơ kỳ kim khí, cách ngày nay khoảng 3.000 năm1. Điều này đã cho chúng ta thấy từ xa xưa nơi đây đã có dấu vết con người, đồ ng thờ i khẳ ng đị nh mả nh đấ t Bình Trị Đông có lịch sử lâu dài tồn tại với những lớp cư dân sinh sống khác nhau.

Đến đầu thế kỷ XVII, trên vùng đất này dần dần xuất hiện thêm những lớp cư dân mới, gồm những nông dân và thợ thủ công không chịu nổi sự áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến hà khắc, đã vào đây tìm đường sinh

1. Truyề n thố ng đấ u tranh cá ch mạ ng xã Bì nh Trị Đông (1930-1975).

Page 27: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 27

sống; ngoài ra còn có một bộ phận người Hoa đến làm ăn, sinh sống…

Đến thế kỷ XIX, cư dân người Việt ở vùng phía Nam lên khai hoang, sự giao lưu về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân cư ở các vùng miền đến an cư, lập nghiệp, sinh sống càng được đẩy mạnh.

Sau khi Quang Trung mất, triều Tây Sơn tan rã, một bộ phận quân Tây Sơn lánh đến vùng đất thuộc Đông Nam bộ (trong đó có Bì nh Trị Đông) hiện nay cùng cộng đồng cư dân tại chỗ làm ăn, sinh sống. Tinh thần chiến đấu bất khuất và anh hùng của Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn được gieo mầm và sinh sôi mạnh mẽ trên mảnh đất này.

Khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, chúng vừa đàn áp đẫm máu nghĩa quân, vừa xây dựng bộ máy cai trị thực dân. Đồng thời chúng tìm mọi cách duy trì những phong tục tập quán lạc hậu có lợi cho sự cai trị, hủy hoại những truyền thống văn hóa tốt đẹp và tiến bộ của dân ta.

Trong thời kỳ đế quốc Mỹ xâm lược, việc bố trí dân cư được chúng coi là vấn đề chiến lược, nhằm tạo một cơ sở hạ tầng chính trị, làm hành lang bao vây các căn cứ kháng chiến của ta.

Với những chính sách của thực dân và đế quốc làm cho dân cư xáo trộn, tạo ra làn sóng di cư của người dân Việt, vùng đất Bình Trị Đông là nơi hội tụ cư dân từ bốn phương trong cả nước, số đông xuất thân từ những người lao động nghèo, cùng cảnh ngộ bị vua quan phong kiến,

Page 28: LSDB Binh Tri Dong A_size

28 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

thực dân áp bức, bóc lột nên họ rất dễ hòa hợp trong cộng đồng, cùng đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau chống chọi với thiên nhiên, với kẻ thù để bảo vệ những thành quả lao động, bảo vệ quyền con người, bảo vệ độc lập dân tộc.

Có thể khái quát truyền thống yêu nước của nhân dân Bình Trị Đông trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

Th ời kỳ thứ nhất, đây là thời kỳ hình thành vùng đất và con người Bình Trị Đông gắn liền với dòng lịch sử mở đất phương Nam của cư dân Nam bộ: Quá trình chinh phục thiên nhiên lâu dài và gian khổ ấy là hoàn cảnh lịch sử, là điều kiện để hình thành những phẩm chất tốt đẹp như đoàn kết, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo và tôi luyện một ý chí kiên cường. Đó là sản phẩm văn hóa của hàng thế kỷ lao động dựng xây cuộc sống trên vùng đất mới.

Th ời kỳ thứ hai, từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX: Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhân dân Bình Trị Đông cùng với nhân dân Nam bộ, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Bình Tây đại nguyên soái Trương Định, đã tích cực tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp và đã gây cho Pháp những trở ngại không nhỏ.

Như vậy, cùng với quá trình mở đất của cư dân vùng Nam bộ, những truyền thống tốt đẹp của nhân dân Bình Trị Đông đã được hình thành bước đầu đã được giác ngộ cách mạng, được rèn luyện và tổ chức để dần trở thành những hạt nhân nòng cốt cho phong trào cách mạng ở địa phương về sau.

Page 29: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 29

BÌNH TRÒ ÑOÂNG TRONG SÖÏ NGHIEÄPÑAÁU TRANH GIAØNH ÑOÄC LAÄP DAÂN TOÄC

(1930-1975)

Phần thứ nhất

Page 30: LSDB Binh Tri Dong A_size

30 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Page 31: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 31

PHONG TRAØO ÑAÁU TRANH CUÛA NHAÂN DAÂN BÌNH TRÒ ÑOÂNGTÖØ KHI COÙ ÑAÛNG ÑEÁN THAÉNG LÔÏICUÛA CUOÄC KHAÙNG CHIEÁN CHOÁNGTHÖÏC DAÂN PHAÙP XAÂM LÖÔÏC (1930-1954)

CHÖÔNG MOÄT

Page 32: LSDB Binh Tri Dong A_size

32 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

I. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA NHÂN

DÂN BÌNH TRỊ ĐÔNG TỪ KHI CÓ ĐẢNG ĐẾN CÁCH MẠNG

THÁNG TÁM THÀNH CÔNG (1930 – 1945)

1. Bình Trị Đông đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng

1.1 Sự ra đời của Chi bộ Đảng đầu tiên ở Bình Trị Đông

Ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, khẳng định Đảng Cộng sản là Đảng duy nhất lãnh đạo nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Người đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, con đường phát triển tất yếu của cách mạng nước ta đó là giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Ngay từ đầu năm 1930, đồng chí Hồ Văn Long với vai trò Bí thư liên xã đã đến ấp Tân Khai tuyên truyền tinh thần yêu nước và chủ nghĩa cộng sản, từng bước vận động quần chúng tích cực, nòng cốt. Đây chính là sự chuẩn bị nhân sự, tổ chức và tư tưởng để tiến tới việc thành lập chi bộ Đảng tại xã Bình Trị Đông.

Hưởng ứng chủ trương của Đảng Cộng sản kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, ngày 1 tháng 5 năm 1930 nhân dân xã Bình Trị Đông cùng nhân dân các xã Tân Hòa

Page 33: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 33

Đông1, Tân Tạo đòi giảm thuế thân và bán hộp quẹt cho dân. Trước cuộc đấu tranh mạnh của quần chúng kéo dài suốt ngày, chúng buộc phải chở hộp quẹt đến các làng trên bán cho dân.

Ngày 8 tháng 5 năm 1930, hiệu lệnh pháo tre được bắn ra, khoảng 200 người ở xã Bình Trị Đông có mặt tại Mả Lò. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Hồ Văn Long, đoàn biểu tình giương khẩu hiệu, truyền đơn trong tiếng trống, tiếng mõ ngân vang đã lôi kéo nhân dân các làng Tân Tạo, Tân Kiên, An Lạc thành đoàn hơn 1.000 người kéo đến nhà Hội (gần chợ Bà Hom ngày nay) hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo thực dân Pháp”, “Giảm thuế thân”. Th ực dân Pháp cho lính đàn áp làm 2 người bị chết, 6 người bị thương và một số khác bị bắt.

Ngày 4 tháng 6 năm 1930, người dân Bình Trị Đông phối hợp với nhân dân các xã An Lạc, Tân Túc, Tân Kiên, Tân Nhựt, Chợ Đệm, Bình Hưng Hòa, Vĩnh Lộc thực hiện cuộc biểu tình ở Bà Hom dưới sự lãnh đạo của đồng chí Châu Văn Liêm (Bí thư Liên Tỉnh ủy Gia Định - Chợ Lớn). Khẩu hiệu được đề ra là: giảm thuế thân; tăng giá công cắt, công cấy, công đập lúa; giảm tô, giảm tức, giảm giờ làm công; chống bắt phu đi làm đồn điền cao su. Trước khí thế của đoàn biểu tình, tên Phủ Bắc phải đứng ra trực tiếp hứa hẹn sẽ giải quyết những yêu cầu của nhân dân để xoa dịu tình hình. Tuy nhiên về sau cuộc biểu tình ở Bà

1. Theo Truyền thống đấu tranh cách mạng xã Bình Trị Đông (1930 - 1975).

Page 34: LSDB Binh Tri Dong A_size

34 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Hom đã bị kẻ thù đàn áp dã man, đoàn biểu tình bị lính làng nổ súng trấn áp, một số người bị bắn, bị bắt.

Đến tháng 8 năm 1930, các đồng chí đảng viên ở Bình Trị Đông kết hợp với đảng viên ở Bình Hưng Hòa đã tập hợp quần chúng tổ chức mít tinh ở Đồng Mã (Nhị Hòa) để nghe đồng chí Nguyễn Chí Diểu diễn thuyết. Sau đó, các đồng chí đảng viên đã vận động nhân dân đánh mõ dồn dập suốt mấy đêm liền làm bọn làng lính hoang mang lo sợ, khí thế quần chúng dâng lên cao1.

Trước phong trào đấu tranh của quần chúng đang dâng lên đòi hỏi phải có một tổ chức Đảng tại làng Bình Trị Đông để lãnh đạo. Chính vì vậy ngày 1 tháng 9 năm 1930 đồng chí Hồ Văn Long, Bí thư Liên xã, thay mặt Tỉnh ủy Chợ Lớn đã về đình Tân Khai thành lập chi bộ đảng xã Bình Trị Đông. Chi bộ gồm có 5 đảng viên gồm: Nguyễn Văn Nhung, Trần Văn Cửu, Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Văn Lễ, Lê Văn Trảng do đồng chí Nguyễn Văn Nhung làm Bí thư chi bộ2.

1.2. Chi bộ Đảng Bình Trị Đông lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ

1. Theo Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh (1930 - 1975), xuất bản năm 2012, trang 33.2. Theo Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh (1930 - 1975), xuất bản năm 2012, trang 28 thì Chi bộ Bình Trị Đông (thành lập tháng 9 năm 1930) do đồng chí Nguyễn Văn Nhung làm Bí thư, và các đảng viên là Nguyễn Văn Lễ, Nguyễn Văn Lăng, Huỳnh Văn Lượng, Nguyễn Văn Trâm.

Page 35: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 35

Sau khi Chi bộ Bình Trị Đông được thành lập, đảng viên chi bộ đã đi đến Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa, Tân Hòa Đông, Bình Chánh, Bình Trị Đông vào tận làng xóm, nhà máy để giác ngộ cách mạng cho quần chúng và phát động phong trào. Chi bộ đã lập ra các tổ chức bí mật của Đảng như: Nông hội, Công hội, Đoàn Th anh niên, Phụ nữ và các tổ chức công khai theo nghề nghiệp như Hội xe ngựa, Hội giáo giới… Phong trào đấu tranh của nông dân từ khi có Đảng lãnh đạo đã có những nét mới cả về lượng và chất, có sự hỗ trợ của giai cấp công nhân một cách chặt chẽ ở vùng Trung Quận và được cả công nhân, trí thức, nhân sĩ yêu nước, báo chí Th ành phố Sài Gòn - Chợ Lớn ủng hộ.

Th áng 10 năm 1930, một cuộc biểu tình gần 2.000 người dân các xã Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa, Phú Th ọ Hòa, Tân Sơn Nhì, Vĩnh Lộc kéo về cầu Xéo (Tân Sơn Nhì) nhằm ủng hộ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh và kỷ niệm Cách mạng Th áng Mười Nga. Quần chúng giương cao khẩu hiệu ủng hộ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh và đả đảo địa chủ cường hào ở địa phương. Tên cả Ngàn và tên quản Miên cho lính đàn áp, bắt đi nhiều người, trong đó có các đồng chí Tư Chí, Mười Tăng và Ba An.

Th áng 11 năm 1930, trong lúc các nơi bị địch đàn áp dữ dội, phong trào tạm lắng xuống thì ở Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa, Phú Th ọ Hòa, Vĩnh Lộc, 18 thôn Vườn Trầu phong trào đấu tranh của quần chúng đang lớn mạnh. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ, hàng ngàn nông dân kéo về ấp Tây Lân của Bình Trị Đông nghe diễn thuyết

Page 36: LSDB Binh Tri Dong A_size

36 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

kêu gọi công, nông, binh, dân nghèo đoàn kết xung quanh Đảng Cộng sản làm cách mạng đánh đổ quan làng, phong kiến tay sai và thực dân Pháp xâm lược. Sau đó thực dân Pháp ngày càng khủng bố ác liệt, tại Bình Trị Đông, đồng chí Nguyễn Văn Nhung, Bí thư chi bộ bị bắt.

Cũng trong tháng 11 năm 1930, Đại hội Đảng bộ tỉnh Chợ Lớn được tổ chức tại làng Long Hiệp. Đại hội đã bầu đồng chí Lê Quang Sung làm Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn. Những tháng cuối năm 1930, địch càng khủng bố mạnh, tiếp theo những năm 1930 - 1931 là thời kỳ địch tăng cường khủng bố trắng, nhiều đồng chí lãnh đạo từ Trung ương, Xứ ủy, tỉnh, thành phố và đảng viên cơ sở bị thực dân Pháp bắt, các cơ sở đảng ở nhiều nơi bị tan rã. Đến tháng 5 năm 1931, đồng chí Lê Quang Sung bị mật thám bắt trên đường từ Sài Gòn về Đức Hòa, đồng chí Hồ Văn Long lên làm Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn thay đồng chí Lê Quang Sung. Đến tháng 4 năm 1932, đồng chí Hồ Văn Long đứng ra khôi phục lại Xứ ủy Nam kỳ (bị vỡ vào cuối năm 1931 do đồng chí Phước, Bí thư Xứ ủy lâm thời bị bắt), sau đó đồng chí Hồ Văn Long bị bắt đày đi Côn Đảo. Ở Bình Trị Đông, sau khi đồng chí Nguyễn Văn Nhung - Bí thư chi bộ bị bắt thì các đảng viên khác cũng lần lượt bị địch bắt trong năm 1931, do đó các phong trào đấu tranh cách mạng tạm lắng xuống.

Trong giai đoạn 1931 đến 1935, dù bị Pháp khủng bố, đàn áp nhưng những đảng viên còn lại tại xã Bình Trị Đông vẫn kiên trì một lòng theo Đảng. Quần chúng nhân dân không ngại hy sinh, gian khổ tiếp tục nuôi giấu cán

Page 37: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 37

bộ, đảng viên thì tìm mọi cách móc nối liên lạc để tiếp tục phong trào. Dù bị theo dõi gắt gao, đồng chí Nguyễn Văn Đương vẫn tổ chức tuyên truyền kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động vào ngày 1 tháng 5 năm 1932, treo biểu ngữ, rải truyền đơn, phổ biến sách báo như Cờ Đỏ, Búa Liềm, Dân Cày… nhằm không ngừng nâng cao ý thức cách mạng cho quần chúng. Xu hướng đòi tự do dân chủ trong tầng lớp nhân dân ngày càng phát triển. Từ năm 1933 trở đi, cơ sở Đảng ở Trung Quận dần dần được khôi phục, trong hàng ngũ của Đảng có thêm nhiều cán bộ mới tiếp tục dẫn dắt quần chúng đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã để lại những hậu quả nặng nề về kinh tế kéo theo mâu thuẫn xã hội gay gắt trong lòng các nước đế quốc. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít đã đe doạ nền hòa bình thế giới. Chính vì vậy Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (tháng 7 năm 1935) chỉ rõ nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản mà là chống chủ nghĩa phát xít và bảo vệ hoà bình thế giới. Các Đảng Cộng sản các nước phải thống nhất lực lượng công nhân, lực lượng yêu nước và dân chủ vào Mặt trận nhân dân rộng rãi chống chủ nghĩa phát xít.

Trước nguy cơ phát xít, tại Pháp, Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội, Đảng Xã hội cấp tiến lập “Mặt trận nhân dân Pháp” giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử. Th áng 6 năm 1936, Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp được

Page 38: LSDB Binh Tri Dong A_size

38 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

thành lập đã ban hành một số quyết định quan trọng đối với các nước thuộc địa như thả chính trị phạm, thành lập Ủy ban điều tra tình hình thuộc địa ở Bắc Phi và Đông Dương, thi hành một số cải cách xã hội cho người lao động... Những sự kiện chính trị tại Pháp đã tác động trực tiếp đến tình hình nước ta.

Th áng 7 năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế (sau đổi là Mặt trận Dân chủ Đông Dương), nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ và tiến bộ chống phát xít, bọn phản động thuộc địa, giành tự do dân chủ, cải thiện dân sinh. Trung ương Đảng chủ trương lợi dụng triệt để mọi khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, đồng thời coi trọng công tác bí mật để phát triển tổ chức Đảng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng.

Sau khi Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập, tại làng Bình Trị Đông được sự chỉ đạo của các đồng chí Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai đã hình thành Ủy ban hành động ở 4 ấp: Tân Khai, Tân Th ới, Nghi Xuân, Nghi Hòa. Ủy ban hành động ấp Tân Khai có Nguyễn Th ị Hiển, Lý Văn Hiền, Tăng Văn Móc, Huỳnh Th ị Nữ; ấp Tân Th ới có Nguyễn Văn Dưỡng, Võ Văn Lành, Phạm Văn Hòa, Huỳnh Th ị Th ơm; ấp Nghi Xuân có Lê Văn Trảng, Nguyễn Văn Th ẹo, Lê Văn Hố, Nguyễn Văn Hủ; ấp Nghi Hòa có Nguyễn Văn Dậu, Nguyễn Văn Luông… Cơ cấu Ủy ban hành động của ấp gồm có tổ trưởng, tổ phó, thư ký, thủ quỹ và ủy viên.

Page 39: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 39

Ủy ban hành động đặt trụ sở tại ấp Tân Khai do các đồng chí Tám Ân, Bảy Điểm, Nguyễn Văn Đương, Ba Hạnh, Chín Hưng, Tô Văn Mười lãnh đạo. Ủy ban hành động chủ trương đấu tranh chính trị, ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp, giảm thuế, cải thiện dân sinh và dân chủ, tập hợp Đại hội Đông Dương.

Các tổ chức hợp pháp được khuyến khích ra đời như Hội đám cưới, Hội đá banh, Hội tương tế ái hữu, Hội âm công. Bốn hội này có khoảng 60 thành viên và cử đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng chịu trách nhiệm chung, trụ sở đặt tại ấp Nghi Xuân. Chủ trương của các Hội là hoạt động công khai, tuyên truyền chính sách của Đảng, vận động nhân dân chống sưu cao thuế nặng. Hàng tháng, hội viên đóng nguyệt phí, một phần được dùng để in truyền đơn tại báo Bảo Tồn. Nội dung của truyền đơn chủ yếu là kêu gọi người dân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, giải tán các Hội đồng hành hình, các Ban thầy kiện nhất là đòi triệu tập Đại hội Đông Dương. Những người rải truyền đơn là Nguyễn Văn Tài, Huỳnh Văn Sở, Huỳnh Văn Gạch, Huỳnh Văn Sách, Huỳnh Văn Mai. Một phần nguyệt phí còn lại của các hội dùng để may cờ, làm khẩu hiệu chuẩn bị cho các cuộc mít tinh, biểu tình. Ngoài ra chi bộ còn thành lập các tổ chức khác như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Th anh niên, Hội Lão thành, Hội Cứu tế đỏ. Riêng Đội Th iếu niên do đồng chí Lê Văn Nhung (Ba Xiển) thành lập được tổ chức sinh hoạt, giáo dục và giao nhiệm vụ làm liên lạc cho các cán bộ cách mạng.

Page 40: LSDB Binh Tri Dong A_size

40 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Sự phát triển của phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương khắp nơi buộc thực dân Pháp phải thả tù chính trị, trong thời gian này đồng chí Nguyễn Văn Nhung (Mười Nhung) và một số đồng chí khác của Bình Trị Đông cũng được thả ra. Đến cuối năm 1936, chi bộ Bình Trị Đông có khoảng 11 đảng viên do đồng chí Trần Văn Cửu làm bí thư, cơ sở đặt tại ấp Tân Khai. Lúc này, một chi bộ khác cũng được thành lập ở Cây Da Sà gồm các đồng chí Sáu Luông, Năm Hải, Năm Dần, Triều do đồng chí Sáu Luông làm Bí thư. Đầu năm 1937, đồng chí Nguyễn Th ị Minh Khai (Năm Bắc), Xứ ủy viên Xứ ủy Nam kỳ, đến chi bộ Cây Da Sà phổ biến cho cán bộ đảng viên về đường lối của Đảng và trao lại một số tài liệu quan trọng cần thiết cho phong trào đấu tranh cách mạng trong giai đoạn mới. Chi bộ Bình Trị Đông cũng nhận được những tài liệu này và tổ chức học tập cho đảng viên. Hai chi bộ Bình Trị Đông và Cây Da Sà lúc này có những chủ trương và biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo phong trào ở địa phương được rõ ràng hơn, cụ thể hơn nhằm thúc đẩy phong trào đấu tranh phát triển mạnh trên phạm vi hoạt động nửa bí mật và công khai.

Đầu năm 1937, dưới sự lãnh đạo của các đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng, Võ Tâm Th ành (Sáu Th ành) và Tám Bụi, hơn 30 quần chúng biểu tình kéo đến Nhà Hội Bình Trị Đông. Bọn tề gian hoảng sợ chạy trốn. Khẩu hiệu “Chống thuế thân”, “Tự do lập nghiệp đoàn” được giương cao trước Nhà Hội.

Page 41: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 41

Một cuộc biểu tình công khai khác cũng nổ ra sau đó. Hơn 1.000 người làng Bình Trị Đông kết hợp với Tân Hòa Đông do đồng chí Sáu Th ành và Nguyễn Văn Hoành (Tư Hoành) trực tiếp lãnh đạo, nêu khẩu hiệu, biểu ngữ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. Bọn lính của huyện và làng bao vây đàn áp, bắt bớ một số quần chúng và đảng viên của ta như các đồng chí Hiền, Miến, Th ảo, Năm Dưỡng, Sáu Th ành, Sáu Cầu.

Th áng 4 năm 1937, bọn Việt gian theo lệnh của Tỉnh trưởng Chợ Lớn đưa bài vị của Hương trưởng Quợt, vốn là người tàn ác và bóc lột nhân dân, về đình Bình Trị Đông bắt nhân dân trong xã phải tôn thờ. Bà con trong xã vô cùng phẫn nộ kéo lên đình với khoảng 1.500 người để phản đối. Để làm lễ phong “thần” này, Tỉnh trưởng Chợ Lớn đã đến Bình Trị Đông, đồng chí Nguyễn Văn Hoành (Tư Hoành) và Tăng Văn Móc dẫn đoàn biểu tình đến phản đối đồng thời đòi quyền dân sinh, dân chủ và giương cao khẩu hiệu: “Ủng hộ phòng thủ Đông Dương”, “Ban bố các quyền tự do dân chủ”. Đoàn biểu tình bị đàn áp, đồng chí Nguyễn Văn Hoành và Tăng Văn Móc bị bắt đi. Nhưng trước sức mạnh của quần chúng, tên Tỉnh trưởng buộc phải hủy bỏ việc phong “thần” cho Hương trưởng Quợt.

Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, ngày 1 tháng 5 năm 1937, hơn 5.000 người gồm nhân dân ở Bình Trị Đông cùng với nhân dân tỉnh Gia Định và thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn đã đến rạp Th ành Xương (Sài Gòn) dự họp mít tinh. Sau khi hát bài Quốc tế ca và nghe các diễn

Page 42: LSDB Binh Tri Dong A_size

42 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

giả diễn thuyết, những người dự mít tinh đã nhất trí thông qua kiến nghị đòi chính phủ Pháp ban hành gấp luật tự do nghiệp đoàn cho lao động ở Đông Dương. Ngoài ra, nhân dân Bình Trị Đông còn đấu tranh đòi giảm giờ làm, tăng công cấy lúa mỗi mùa lên một giạ và được ăn cơm hai buổi, đòi giảm thuế thân…

Đầu năm 1938, đồng chí Nguyễn Văn Nhung vận động, tổ chức cho công nhân xây dựng gần hãng rượu Bình Tây, trong đó có một số công nhân là người làng Bình Trị Đông xuống đường đấu tranh đòi chủ thầu xây dựng tăng lương từ 8 xu lên 1,2 đồng. Cuộc đấu tranh giành thắng lợi. Nhưng về sau chủ thầu chỉ điểm cho giặc bắt đồng chí Nguyễn Văn Nhung đem đi đày ở Vũng Tàu.

Ngày 1 tháng 5 năm 1938, cùng với khí thế đấu tranh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động của nhân dân Sài Gòn - Gia Định, nhân dân Bình Trị Đông tham gia biểu tình đòi giảm thuế, thực hiện các quyền tự do dân chủ. Cuộc đình công đầy khí thế của anh em đánh xe ngựa Sài Gòn, với nòng cốt là Liên đoàn xe ngựa Bình Trị Đông, đã gây một tiếng vang lớn, trở thành một vấn đề gây tranh cãi trong Quốc hội Pháp. Ủy ban hành động ở mỗi ấp của Bình Trị Đông còn tổ chức vận động thanh niên không đi lính cho Pháp và không để Pháp bắt nhân dân đi làm phu.

Đến đầu năm 1939, đồng chí Lê Văn Nhung (Ba Xiển) lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Bình Trị Đông kéo đến Tà Bố (tỉnh Chợ Lớn) và nhiều nơi khác trong tỉnh cùng tham gia biểu tình chống thực dân Pháp bắt làm phu, đi lính.

Page 43: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 43

Phong trào vận động của Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) dưới sự lãnh đạo của Đảng tại cơ sở, trực tiếp là chi bộ Bình Trị Đông đã không ngừng tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh chính trị bằng những yêu sách phù hợp với quyền lợi của nhân dân. Qua phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ cải thiện đời sống nhân dân, Đảng đã tập hợp, động viên, giáo dục và xây dựng được một lực lượng đông đảo quần chúng gồm đủ thành phần xã hội ở nông thôn và thành thị, đồng thời Đảng đã bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ đông đảo, phát triển thêm được nhiều đảng viên mới.1 Qua đó, quần chúng càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sức mạnh đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ngày 1 tháng 9 năm 1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ngày 3 tháng 9 năm 1939, thực dân Pháp tuyên chiến với phát xít Đức. Sau khi Mặt trận nhân dân Pháp bị lật đổ, phe phát xít Dalalier lên cầm quyền, sự nới rộng quyền tự do, dân chủ ở thuộc địa trong giai đoạn 1936 - 1939 đều bị xóa bỏ, ảnh hưởng đến sự hoạt động của phong trào Đông Dương Đại hội nói riêng và phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam nói chung. Ở xã Bình Trị Đông, lính Pháp đóng cửa văn phòng Ủy ban hành động, nghiêm cấm dân chúng tụ họp trên ba người, gia đình nào có ma chay, đám giỗ phải làm đơn xin phép, nếu ai làm trái sẽ bị chúng khép vào tội thân cộng sản.

1. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh (1930 - 1975), xuất bản năm 2012, trang 46.

Page 44: LSDB Binh Tri Dong A_size

44 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Th ực dân Pháp và chính quyền tay sai ở địa phương tăng cường khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, bắt giết những chiến sĩ cộng sản, bắt bớ những quần chúng có cảm tình với Đảng. Th ực dân Pháp ban hành lệnh tổng động viên, đem sức người, sức của thuộc địa cung cấp cho chiến tranh của chính quốc Pháp. Chúng tìm mọi cách vơ vét tài sản, tài nguyên, tăng thuế làm cho đời sống của nhân dân ngày càng túng quẫn. Trước tình hình khó khăn, tháng 11 năm 1939, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 6, chủ trương thành lập Mặt trận Th ống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương. Cũng thời gian này, Xứ ủy Nam kỳ quyết định rút cơ sở Đảng vào hoạt động bí mật. Ở Bình Trị Đông, Ủy ban hành động bị giải tán, các tổ chức “tương tế”, “ái hữu” phải chuyển vào hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng tại Bình Trị Đông bị chúng bắt đi đày tại Tà Lài, Bà Rá. Phong trào đấu tranh của nhân dân Bình Trị Đông tạm lắng xuống. Trong giai đoạn này, đời sống của nhân dân Bình Trị Đông gặp rất nhiều khó khăn. Giá cả sinh hoạt ngày càng tăng, người lao động mất việc làm, nông dân bị sưu cao thuế nặng, trưng thu xe ngựa, bị bắt đi phu, đi lính… tạo nên sự câm phẫn trong nhân dân.

2. Nhân dân Bình Trị Đông từ khởi nghĩa Nam kỳ tiến đến Cách mạng Th áng Tám (1940-1945)

2.1 Đẩy mạnh quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhân dân Bình Trị Đông tích cực chuẩn bị tham gia cùng Nam kỳ khởi nghĩa

Th áng 3 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ thảo “Đề cương

Page 45: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 45

về cách mạng ở Nam kỳ” chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang. Sau đó vào tháng 7 năm 1940, Xứ ủy họp Hội nghị mở rộng tại xã Tân Hương, quận Châu Th ành, tỉnh Mỹ Th o. Hội nghị đã chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền. Để khẩn trương chuẩn bị khởi nghĩa, Xứ ủy thông qua kế hoạch khởi nghĩa và thành lập Ban quân sự các cấp. Xứ ủy đề ra những nhiệm vụ cấp bách trước mắt cần thực hiện là: kiện toàn cơ quan lãnh đạo Đảng ở các cấp, phát triển mạnh mẽ các đoàn thể quần chúng trong Mặt trận phản đế, tổ chức lực lượng du kích, chuẩn bị vũ khí và tập luyện quân sự, đẩy mạnh công tác vận động binh lính địch.

Chấp hành chỉ thị của Xứ ủy và Tỉnh ủy, đến ngày 15 tháng 10 năm 1940, đồng chí Trần Văn Cửu, Bí thư chi bộ làng Bình Trị Đông họp Hội nghị mở rộng tại Mả Hỏa Lò1. Th am dự có các đồng chí Nguyễn Văn Cầu, Nguyễn Văn Th ung, Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Văn Luân, Huỳnh Văn Lò, Nguyễn Văn Lộ, Nguyễn Văn Cây, Võ Văn Man và đồng chí Tám Oanh. Hội nghị nêu rõ tình hình cách mạng lúc này và đề ra kế hoạch tích cực chuẩn bị lực lượng, vũ khí… Đồng thời quyết định duy trì Hội Ái hữu làm cơ sở hoạt động để dễ bề che mắt địch và lôi cuốn quần chúng vào quỹ đạo cách mạng. Sau khi Hội nghị họp xong, một số đồng chí ra về thì bị địch bắt.

Cuối tháng 10 năm 1940, đồng chí Nguyễn Văn Hoành lãnh đạo quần chúng nổi dậy cướp súng của lính

1. Theo Truyền thống đấu tranh cách mạng xã Bình Trị Đông (1930 - 1975).

Page 46: LSDB Binh Tri Dong A_size

46 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

tại đồn Tân Th ới và lấy được 1 cây súng trường. Sau đó, bọn lính đàn áp nhân dân để trả thù. Trong thời gian này, đội tự vệ của nhân dân Bình Trị Đông được trang bị gậy, tầm vông, giáo mác và một vài cây súng lấy được của Pháp để luyện tập quân sự. Nhân dân Bình Trị Đông cũng như Trung Quận và tỉnh Chợ Lớn gấp rút chuẩn bị mong đợi ngày khởi nghĩa.

Th áng 11 năm 1940, Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 7 xác định nhiệm vụ trước mắt của Đảng và chủ trương hoãn cuộc khởi nghĩa Nam kỳ. Lệnh hoãn khởi nghĩa về đến Nam kỳ đã trễ, cuộc khởi nghĩa vẫn diễn ra theo kế hoạch. Tại Bình Trị Đông vào đêm 22 tháng 11 năm 1940, đồng chí Đào Văn Tròn và đồng chí Năm Hoạt đã vận động, tổ chức và lãnh đạo quần chúng mang theo gậy, tầm vông, giáo mác ở các ấp Tân Khai, Nghi Xuân…cùng đội tự vệ tập trung tại đồng ruộng của ấp Tân Khai để chờ pháo lệnh. Nhưng đến 12 giờ đêm, rồi 3 giờ sáng ngày 23 tháng 11 năm 1940 vẫn chưa nghe pháo lệnh vì vậy cuộc khởi nghĩa không nổ ra tại làng Bình Trị Đông.

Địch ra sức càn quét từ ngày 25 tháng 11 năm 1940 kéo dài sang năm 1941 trên khắp các vùng của Nam bộ, lực lượng đảng viên của Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn bị hy sinh rất nhiều. Tại Bình Trị Đông, tên cò Bê ra lệnh cho lính lê dương bắn chết những người bị tình nghi là cộng sản và cắt tai đem về đồn, chúng đốt nhà, giết dân. Cảnh bắt bớ xảy ra liên tục, những người bị bắt bị xâu tay lại với nhau bằng dây kẽm, bị đưa đi đày, giam cầm, một số bị mất tích. Đồng chí Trần Văn Cửu bị bắt đày đi Côn Đảo

Page 47: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 47

và chết tại đây. Những đảng viên còn lại phải lui vào hoạt động bí mật, chỉ có các tổ chức quần chúng như Hội Âm công, Hội Ái hữu là còn hoạt động. Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ tuy không diễn ra được ở Bình Trị Đông cũng như ở Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn nói riêng và cả Nam kỳ nói chung.

Bài học của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ để lại cho Đảng ta và nhân dân ta đó là vì diễn ra không đúng thời cơ do điều kiện cách mạng chưa chín muồi trong cả nước nên đã bị địch dìm trong biển máu. Nhưng cuộc khởi nghĩa Nam kỳ đã nêu cao tinh thần quyết tâm chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, nêu cao khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân tại đây dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tinh thần quật khởi, ý chí chiến đấu và lòng dũng cảm hy sinh của nhân dân Trung Quận nói chung và Bình Trị Đông nói riêng trong cuộc khởi nghĩa này là bất diệt. Cuộc khởi nghĩa đã để lại nhiều bài học có ý nghĩa về thực tiễn và lý luận cho Đảng bộ và nhân dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc1.

2.2 Khởi nghĩa giành chính quyền, xóa bỏ ách đô hộ trong Cách mạng Th áng Tám 1945

Năm 1941, Nhật đưa quân vào Đông Dương, người dân Việt Nam sống trong cảnh “một cổ hai tròng”, bị áp bức, đàn áp bởi thực dân Pháp và phát xít Nhật. Nhân dân

1. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh (1930-1975), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Chánh xuất bản, 2012, trang 60.

Page 48: LSDB Binh Tri Dong A_size

48 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Bình Trị Đông cũng như nhân dân Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn và cả nước quyết tâm một lòng đấu tranh chống giặc xâm lược.

Th áng 5 năm 1941, Hội nghị lần thứ 8 Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật. Ngày 19 tháng 5 năm 1941, Mặt trận Việt Minh ra đời, giương cao cờ đỏ sao vàng kêu gọi toàn dân đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật.

Cuối năm 1941, có nhiều đảng viên vượt ngục trở về địa phương hoạt động nên ở Nam kỳ tổ chức cơ sở Đảng dần dần được phục hồi. Đến năm 1942, ở Trung Quận, đồng chí Nguyễn Văn Tuôi được chỉ định làm Bí thư Quận ủy. Các chi bộ ở các xã được khôi phục sinh hoạt Đảng, nhiều đảng viên ở các nơi lần lượt trở về địa phương gầy dựng phong trào, khí thế cách mạng của quần chúng dần được củng cố.

Th áng 10 năm 1943, một số đảng viên trong chi bộ nhà tù Tà Lài vượt ngục trở về hoạt động, các đồng chí này sau khi gây dựng cơ sở đã bắt liên lạc được với đảng viên ở 21 tỉnh và tổ chức hội nghị ở Chợ Gạo (Mỹ Th o) để thành lập Xứ ủy Nam kỳ do đồng chí Trần Văn Giàu làm Bí thư và ra báo Tiền Phong làm cơ quan ngôn luận của Xứ ủy. Vì chưa liên lạc được với Trung ương nên hoạt động của Xứ ủy (sau này gọi là Xứ ủy Tiền Phong) theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VI (tháng 11 năm 1939). Cuối năm 1943, Xứ ủy Nam kỳ hình thành hai hệ thống tổ chức Đảng gọi là Xứ ủy Tiền Phong và

Page 49: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 49

Xứ ủy Giải phóng đều cùng xây dựng lực lượng chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Trong thời gian này, Quận ủy Trung Quận được tăng cường thêm nhiều cán bộ mới vượt ngục trở về để củng cố các cơ sở đảng ở địa phương.

Sau khi Xứ ủy ra đời, hệ thống tổ chức Đảng ở Chợ Lớn được xây dựng lại. Trung Quận và các quận trong tỉnh Chợ Lớn đều có Quận ủy. Hệ thống chỉ đạo từ Xứ ủy đến tỉnh, quận, tổng, làng đều thông suốt. Đồng chí Nguyễn Văn Trân (Bảy Trân) tham gia Xứ ủy và từ năm 1942 đến năm 1944 đóng vai trò là người mở thông liên lạc, bảo vệ, nuôi nấng các đồng chí ra tù về. Nhà đồng chí Trân và vùng Phú Lạc xã Phong Phú là nơi đi về của cán bộ Đảng các cấp.

Cuối năm 1944, ngày càng có nhiều dấu hiệu Nhật sẽ hất cẳng Pháp tại Đông Dương. Đến ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Th ường vụ Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị mở rộng và nhận định cuộc đảo chính sẽ tạo ra một tình thế khủng hoảng chính trị sâu sắc. Hội nghị dự đoán sự thất bại của quân đội Pháp, sự thắng lợi tạm thời của quân đội Nhật và cho rằng sau cuộc đảo chính này, phát xít Nhật là kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể, trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương; đề ra khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật” để thành lập “chính quyền cách mạng của nhân dân”. Xuất phát từ nhận định trên, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Đảng ta đã ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, quyết định “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”

Page 50: LSDB Binh Tri Dong A_size

50 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

và “sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện”.

Ở Sài Gòn, lợi dụng thế công khai, hợp pháp, Xứ ủy (Tiền Phong) chủ trương tập hợp những người yêu nước vào một mặt trận mới. Ngày 1 tháng 6 năm 1945, Chính phủ Trần Trọng Kim lệnh cho bác sĩ Phạm Ngọc Th ạch tổ chức thanh niên để lôi kéo lực lượng trong mặt trận thân Nhật, thực hiện chính sách Đại Đông Á. Tận dụng cơ hội này, Xứ ủy Nam kỳ chỉ đạo lập tổ chức Th anh niên Tiền phong để lấy danh nghĩa hoạt động công khai. Tổ chức Th anh niên Tiền phong là nơi tập hợp những thanh niên yêu nước. Trụ sở đặt tại Sở Th anh niên và Th ể thao Nam kỳ trên đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ), do bác sĩ Phạm Ngọc Th ạch làm Tổng Th ư ký. Th anh niên Tiền phong được tổ chức theo địa bàn hành chính, có bốn cấp: Nam kỳ, tỉnh (thành), huyện (quận) và xã. Cờ của Th anh niên Tiền phong với nền vàng sao đỏ, cơ quan ngôn luận là tờ báo “Tiến”. Những người tham gia trong tổ chức mặc đồng phục mũ vàng, áo trắng, quần short, vũ khí là dao găm, gậy tầm vông, dây thừng… Nhiệm vụ của tổ chức là huấn luyện chính trị cho các thủ lĩnh thanh niên; huấn luyện quân sự cho đoàn viên; tổ chức hoạt động xã hội. Phong trào Th anh niên Tiền phong ngày càng lớn mạnh đã thực sự trở thành một mặt trận tập hợp nhân dân yêu nước rộng rãi. Th anh niên Tiền phong ngày đêm học tập, canh gác, giữ gìn trật tự, dạy bình dân học vụ, đi quyên tiền, quyên gạo tiếp tế đồng bào miền Bắc đang bị đói.1

1. Xem thêm: Hà Minh Hồng, Thanh niên Tiền phong ở Nam bộ, trong Nam Bộ đất và người, tập II, Nxb. Trẻ, 2003, trang 388.

Page 51: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 51

Đầu tháng 6 năm 1945, đồng chí Nguyễn Văn Hiền, Tỉnh ủy viên Chợ Lớn, chỉ đạo cho chi bộ Bình Trị Đông thành lập tổ chức Th anh niên Tiền phong do đồng chí Lê Văn Quê làm thủ lĩnh. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Chợ Lớn, Th anh niên Tiền phong Bình Trị Đông cùng các nơi khác đến làm lễ tuyên thệ tại Chợ Đệm. Trong buổi lễ này có đồng chí Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Th ạch và các đồng chí khác đến dự. Trong một thời gian ngắn, lực lượng Th anh niên Tiền phong đã tuyên truyền, vận động khoảng 80% thanh niên trong làng tham gia vào phong trào yêu nước. Các thành viên được huấn luyện quân sự, võ nghệ, rèn luyện thể dục thể thao, tập dượt văn nghệ… Sau đó, Hội thiếu niên của làng Bình Trị Đông được thành lập lại do Bùi Văn Vàng làm đội trưởng và Nguyễn Văn Tám làm đội phó.

Ngày 9 tháng 5 năm 1945, phát xít Đức ký bản đầu hàng Liên Xô và các nước Đồng minh không điều kiện. Ngày 9 tháng 6 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật. Trong vòng một tuần lễ, Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt 1.000.000 quân Quan Đông thiện chiến của Nhật. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và các lực lượng chống phát xít đối với quân phiệt Nhật đã chấm dứt chiến tranh thế giới thứ hai, tạo điều kiện cho các nước thuộc địa và nửa thuộc địa ở châu Á gìanh độc lập.

Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc tại Tân Trào (Tuyên Quang) và thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Sau khi thành lập, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ra Quân lệnh số 1 hạ lệnh tổng khởi nghĩa.

Page 52: LSDB Binh Tri Dong A_size

52 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, tin Nhật đầu hàng Đồng minh được lan truyền nhanh chóng trên khắp cả nước, thổi bùng ngọn lửa cách mạng trong các tầng lớp nhân dân từ thành thị đến nông thôn.

Tại Nam kỳ, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Xứ ủy Tiền Phong lập Ủy ban khởi nghĩa. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Xứ ủy Tiền Phong họp Hội nghị mở rộng tại Tân Kiên thuộc Chợ Đệm (huyện Bình Chánh) quyết định phát động cuộc khởi nghĩa.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, khởi nghĩa ở Hà Nội giành thắng lợi.

Ngày 23 tháng 8 năm 1945, khởi nghĩa ở Huế giành thắng lợi.

Ngày 20 tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh ra công khai ở Sài Gòn. Một khí thế cách mạng hừng hực lan toả trong tất cả các tầng lớp nhân dân thành phố nói chung và nhân dân Trung Quận nói riêng. Tại Bình Trị Đông đêm ngày 20 tháng 8, các đồng chí Lý Văn Hiền, Lê Văn Quê và một số đồng chí ở các nơi khác họp tại ấp Tân Khai, tổ chức phân công khởi nghĩa cướp chính quyền ở địa bàn Bình Trị Đông, Tân Tạo và quận 4 (nay là quận 5).

Ngày 23 tháng 8, khởi nghĩa ở Tân An giành thắng lợi, Xứ ủy quyết định chọn tối ngày 24 tháng 8 bắt đầu khởi nghĩa ở Sài Gòn và lục tỉnh. Bình Trị Đông cùng với các thôn xã ngoại vi Sài Gòn Chợ Lớn được giao nhiệm vụ cướp chính quyền tại địa phương đồng thời kéo về Sài Gòn tham gia khởi nghĩa tại trung tâm đầu não của địch.

Page 53: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 53

Th ực hiện kế hoạch, đêm ngày 23 rạng sáng ngày 24 tháng 8 năm 1945, toàn bộ lực lượng Th anh niên Tiền phong Bình Trị Đông do đồng chí Lê Văn Quê lãnh đạo nổi dậy cướp Nhà Hội Bình Trị Đông đồng thời tiêu diệt một số tên ác ôn. Trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, bọn tề gian bỏ chạy, chính quyền về tay nhân dân, cờ nước, cờ Đảng tung bay trên nóc Nhà Hội. Sau đó nhân dân Bình Trị Đông tăng cường lực lượng cho làng Tân Tạo, kết quả là đã chiếm được bót quận 4 (nay là quận 5), Nhà Hội ở Tân Tạo, kho bạc Chợ Lớn, lấy được nhiều vũ khí các loại. Các làng Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Tạo, Bình Trị Đông, An Phú Tây, Tân Túc được Quốc gia tự vệ cuộc Nam bộ trang bị cho mỗi nơi 10 súng các loại (súng trường, súng hai nòng, súng lục).

Một giờ sáng ngày 25, đồng chí Lý Văn Hiền, Nguyễn Văn Hoành lãnh đạo đông đảo nhân dân Bình Trị Đông mang tầm vông, giáo mác, cờ, khẩu hiệu đến tập trung tại ấp Tân Khai rồi theo đường Bà Hom tiến vào Sài Gòn, hòa mình cùng hàng chục vạn đồng bào thành phố đã tập trung ở khắp các ngả đường. Từng đoàn người biểu tình hô vang các khẩu hiệu: “đả đảo phát xít Đức - Ý- Nhật”, “đả đảo đế quốc Pháp”, “Cách mạng Th áng Tám muôn năm”. Đoàn người ở Bình Trị Đông đã hoà cùng đông đảo nhân dân thuộc khu vực Bình Chánh tiến thẳng về nội thành Sài Gòn để tham gia giành chính quyền.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, hàng ngàn người dân Trung Quận – Chợ Lớn (trong đó có nhân dân làng Bình Trị Đông) cùng nhân dân thành phố tham dự mít tinh

Page 54: LSDB Binh Tri Dong A_size

54 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

tại quảng trường Nôrôđôm (nay là Công viên 30 tháng 4) mừng thắng lợi và chờ nghe Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

** *

Cách mạng Th áng Tám thành công đã mở ra một trang sử mới cho nhân dân Việt Nam nói chung và người dân ở Bình Trị Đông nói riêng. Như vậy, sau hơn 80 năm sống trong cảnh nô lệ của sự áp bức, xâm lược của thực dân Pháp, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Bình Trị Đông đã đứng lên phá tan xiềng xích, giành quyền làm chủ, giành lại độc lập cho quê hương.

Ngay từ khi thành lập, Chi bộ Bình Trị Đông đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp, thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua thực tiễn đấu tranh, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam bộ, Tỉnh ủy Chợ Lớn, Quận ủy Trung Quận, Chi bộ Bình Trị Đông đã linh hoạt trong từng hoàn cảnh, phối hợp tốt giữa công khai và bí mật để xây dựng và củng cố lực lượng. Từ đó, Chi bộ Bình Trị Đông được tôi luyện vượt qua thời kỳ khó khăn, thử thách và hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng. Th ắng lợi của Cách mạng Th áng Tám là tiền đề cho Chi bộ Bình Trị Đông tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ lãnh đạo phong trào đấu tranh chống sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được.

Page 55: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 55

II. CHI BỘ ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN BÌNH TRỊ ĐÔNG TRONG

KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC LẦN THỨ

II (1945 - 1954)

1. Kháng chiến bảo vệ thành quả cách mạng và đấu tranh chống phá âm mưu “bình định Nam bộ” của thực dân Pháp (1945 - 1950)

1.1 Kháng chiến, chống phá âm mưu “Nam kỳ tự trị”, bảo vệ thành quả cách mạng (1945-1946)

Sau Cách mạng Th áng Tám năm 1945, Ủy ban hành chánh lâm thời xã Bình Trị Đông được thành lập, trụ sở ủy ban đặt tại nhà Giảng (nay là Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông B) do đồng chí Nguyễn Văn Lợt là Chủ tịch và đồng chí Nguyễn Văn Giá (Mười Giá) làm Phó Chủ tịch. Xã thành lập các đội quân sự, đội quốc gia tự vệ cuộc với trang bị vũ khí, đạn dược lấy được của Pháp - Nhật.

Đồng chí Nguyễn Văn Nhung

Bí thư chi bộ (1930 – 1931)Bí thư chi bộ (1945 – 1947)Chủ tịch Hội Liên Việt (1946)

Page 56: LSDB Binh Tri Dong A_size

56 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Trong thời gian này các ấp có ban ấp, mỗi ban ấp có 5 người, trong đó có ủy viên quân sự được trang bị súng. Ấp Nghi Xuân do Nguyễn Văn Giá, ấp Tân Khai do Nguyễn Văn Hà, Ấp Chánh do Ba Tăng, ấp Nghi Hòa do Nguyễn Văn Luông, ấp Tân Th ới do Nguyễn Văn Cánh và ấp Bình Đông do Nguyễn Văn Tâm phụ trách.

Phong trào Th anh niên Tiền phong hoạt động rất mạnh, trụ sở đặt tại đình Bình Trị Đông do Lê Văn Quê làm thủ lĩnh, Nguyễn Văn Cử làm Tổng thư ký, Nguyễn Văn Mai phụ trách giáo dục và Nguyễn Văn Linh làm xã đoàn trưởng. Mỗi ấp có đội Th anh niên Tiền phong do ủy viên quân sự các ấp phụ trách. Th anh niên tiền phong mỗi ấp chia ra nhiều phân đội, có trang bị vũ khí, tầm vông vạt nhọn, giáo, mác… để canh gác, bảo vệ an ninh trật tự cho xã, ấp.

Không từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, ngày 21 tháng 9 năm 1945, quân Đồng minh Anh đã bất ngờ chiếm đóng trụ sở Cảnh sát Quận 3 và ban bố lệnh thiết quân luật. Tiếp đó chúng chiếm đóng Đài Phát thanh vào lúc 0 giờ ngày 23 tháng 9 năm 1945. Lợi dụng lệnh giới nghiêm, quân Pháp – Anh được tăng cường một số lính Nhật đã nổ súng đánh úp nhiều cơ sở chính quyền của ta tại Sài Gòn. Các vị trí quan trọng như: Sở Cảnh sát, Trụ sở Quốc gia Tự vệ cuộc, Nhà Bưu điện, Nhà đèn, Khám Lớn, Trụ sở Ủy ban hành chánh Nam bộ và các khu vực xung quanh bị quân địch lần lượt chiếm đóng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai. Diễn biến nhanh chóng của tình hình đặt Sài Gòn nói riêng và Nam

Page 57: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 57

bộ nói chung trong cuộc đối đầu với sự xâm lược mới của thực dân Pháp.

Sáng ngày 23 tháng 9, Xứ ủy và Ủy ban hành chánh Nam bộ tổ chức hội nghị khẩn cấp tại đường Cây Mai thuộc Chợ Lớn (nay là đường Nguyễn Trãi, Quận 5). Hội nghị chủ trương kiên quyết kháng chiến chống Pháp xâm lược và thành lập Ủy ban kháng chiến Nam bộ do đồng chí Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Ủy ban kháng chiến Nam bộ đã phát đi bản Tuyên cáo quốc dân và Lời kêu gọi kháng chiến đến toàn thể đồng bào Nam bộ.

Tại Trung Quận – Chợ Lớn, Hội nghị củng cố tổ chức được họp tại nhà đồng chí Nguyễn Văn Trấn ở Tân Nhựt, có đồng chí Phạm Hùng đại diện Xứ uỷ về dự. Hội nghị đã bầu đồng chí Hồ Văn Long làm Bí thư, đồng chí Trần Trung Tam làm Phó Bí thư. Quận ủy Trung Quận do đồng chí Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí) làm Bí thư, đồng chí Huỳnh Ngọc Hay làm Phó Bí thư. Ủy ban hành chánh lâm thời Trung Quận được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Mẹo làm Chủ tịch. Ủy ban hành chánh lâm thời đóng trụ sở tại Chợ Đệm (Tân Túc). Mặt trận Việt Minh do đồng chí Nguyễn Văn Kỳ làm Chủ tịch. Mỗi xã đều thành lập các chi bộ và chính quyền nhân dân, lực lượng võ trang được trang bị súng, giáo, mác, tầm vông vạt nhọn… chuẩn bị kháng chiến.

Hưởng ứng Lời kêu gọi kháng chiến và lệnh Tiêu thổ kháng chiến của Xứ ủy, Đội Th anh niên Tiền phong, đội Quốc gia tự vệ cuộc, đội quân sự Bình Trị Đông tập

Page 58: LSDB Binh Tri Dong A_size

58 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

trung lực lượng phong tỏa ngã tư Cây Da Sà, góp phần ngăn chặn luồng tiếp tế lương thực, thực phẩm của địch vào thành phố.

Ngày 3 tháng 10, bộ phận quân chi viện của Pháp tiến đến Sài Gòn thực hiện mưu đồ đánh chiếm Nam bộ, với kế hoạch đánh từ Sài Gòn ra các tỉnh Tây Nam bộ. Sau khi có thêm viện binh, thực dân Pháp bắt đầu tổ chức đánh ra các vùng xung quanh thành phố nhằm mở rộng địa bàn hoạt động và tạo hành lang an toàn cho Sài Gòn – Chợ Lớn.

Ủy ban kháng chiến Nam bộ quyết định tổ chức 4 mặt trận bao vây Sài Gòn, ngăn chặn sự đánh chiếm của địch. 4 mặt trận bao gồm: mặt trận Sài Gòn – Gia Định, mặt trận Th am Lương, mặt trận Phú Lâm – Chợ Đệm, mặt trận Tân Th uận – Th ủ Th iêm.

Mặt trận Phú Lâm – Chợ Đệm (mặt trận số 3) kéo dài từ Tân Th ới Hòa, Tân Hòa Đông, Phú Định ra An Lạc, Chợ Đệm. Tuyến đường này ngăn chặn đường hành lang chiến lược từ Sài Gòn đến đồng bằng sông Cửu Long. Mặt trận này do đồng chí Nguyễn Lưu chỉ huy. Th áng 10 năm 1945, đồng chí Nguyễn Văn Trấn (Bảy Trấn) Chỉ huy trưởng Quốc gia tự vệ cuộc được điều về chỉ huy mặt trận Bình Điền, với nhiệm vụ quấy rối và chặn địch không cho chúng mở rộng ra ngoại ô. Mặt trận Chợ Đệm có khoảng 300 quân, gồm du kích địa phương An Lạc, Tân Kiên, Tân Túc, Tân Nhựt (bao gồm Quốc gia tự vệ cuộc địa phương), đơn vị Trần Quốc Toản từ Phú Lâm xuống.

Page 59: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 59

Ngày 10 tháng 10 năm 1945, bộ đội Chợ Đệm (tiền thân của Quốc vệ đội Nam bộ) được thành lập và được phiên chế thành 5 Đại đội (Đại đội An Lạc, Đại đội Trần Quốc Toản, Đại đội Bình Điền, Đại đội Tân Túc và Đại đội Tân Kiên) do đồng chí Nguyễn Văn Trấn (Bảy Trấn) chỉ huy chiến đấu trong 3 tháng 10 ngày làm tiêu hao lực lượng sinh lực địch. Ngoài ra còn có đơn vị vũ trang của Tổng Công đoàn do đồng chí Nguyễn Lưu chỉ huy đóng án ngữ ở Tân Túc.

Để hỗ trợ cho mặt trận này, đầu tháng 10 năm 1945, một tiểu đội Vệ quốc đoàn đầu tiên của xã Bình Trị Đông được thành lập do đồng chí Huỳnh Văn Lắm làm tiểu đội trưởng, Nguyễn Văn Hà làm tiểu đội phó và Lê Văn Phiên làm chính trị viên. Đội được trang bị một số súng hai nòng nhưng vũ khí chủ yếu là tầm vông vạt nhọn, giáo mác. Cuối năm 1945, thực dân Pháp cho xe tăng vào Phú Lâm, chạy về hướng Bình Trị Đông. Chi bộ và Ủy ban xã chỉ đạo tổ chức chiến đấu do đồng chí Huỳnh Văn Lắm chỉ huy. Trận đánh được triển khai làm 3 chốt, có hầm công sự: đồng chí Nguyễn Văn Sang chịu trách nhiệm chốt gần chợ Bình Trị Đông, đồng chí Tăng Văn Di chịu trách nhiệm chốt ở đình Nghi Hòa và đồng chí Bùi Văn Đượm chịu trách nhiệm chốt ở Cầu Tre – ngã tư Tám Quyến, đóng phía sau chốt của đồng chí Bùi Văn Đượm. Chốt của đồng chí Bùi Văn Đượm phòng ngự không nổi phải rút về Nghi Hòa. Nhưng sau đó do hỏa lực địch quá mạnh nên hai chốt còn lại cũng rút về Tân Khai. Địch tổ chức càn quét trong phạm vi từ Cây Da Sà đến chợ Bình

Page 60: LSDB Binh Tri Dong A_size

60 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Trị Đông. Trước khi thực dân Pháp rút đi, chúng đã đốt sạch nhà dân ở hai bên Tỉnh lộ 10, rồi bắn pháo làm một số người chết và bị thương.

Ngoài ra còn có trận đánh ở Cầu Chùa (Bà Hom) do Vệ quốc đoàn của xã phối hợp với quân của Liên hiệp công đoàn do đồng chí Nguyễn Lưu chỉ huy, dùng dao găm xáp lá cà, giết chết một số tên Pháp, tịch thu 1 trung liên và 5 súng trường. Trận đánh này làm cho địch bất ngờ, hoảng sợ vì sức tấn công chớp nhoáng, táo bạo của quân ta. Sau trận đánh này tiểu đội vệ quốc đoàn của Bình Trị Đông được sát nhập vào chi đội 12 của tỉnh Gia Định.

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, nhân dân ta lần đầu tiên trong lịch sử được tham gia cuộc bầu cử đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ủy ban hành chánh xã Bình Trị Đông dù gặp nhiều khó khăn vẫn thành lập từng tổ, chia nhau đi xuống các hộ để vận động bầu cử. Nhân dân trong xã có hơn 90% đi bầu, đặc biệt là đồng chí Tám Lầu đã tích cực đi vận động nhân dân bỏ phiếu bầu cử. Nhân dân Trung Quận đã bầu hai đồng chí Nguyễn Văn Tiến (Bảy Tiến, Chợ Đệm) và Nguyễn Văn Trấn (Bảy Trấn, Phú Lạc) ứng cử vào Quốc hội khóa I1.

Đến giữa năm 1946, thực dân Pháp tăng cường xây dựng bộ máy thống trị, nhiều Ủy ban hành chánh của ta

1. Kết quả bầu cử Quốc hội khóa 1 khu vực Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn có các đại biểu trúng cử là: Huỳnh Văn Tiểng, Lý Chính Thắng, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Văn Trấn, Hoàng Đôn Văn.

Page 61: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 61

bị tan rã. Tỉnh ủy Chợ Lớn đã chỉ đạo chi bộ và ủy ban xã thành lập Th ôn bộ Việt Minh do đồng chí Lê Văn Th ăng làm chủ nhiệm, Nguyễn Văn Cầm làm phó chủ nhiệm. Các hội như: Th anh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Lão thành cứu quốc, Nông dân cứu quốc được thành lập. Ngoài ra cả Hội Phật giáo cứu quốc ở các chùa Vạn Phước và Mai Sơn cũng được thành lập. Một số người Công giáo cũng tham gia vào các hội cứu quốc.

Vào tháng 5 năm 1946, nhằm mở rộng khối đoàn kết toàn dân, vận động những người ngoài Mặt trận Việt Minh tham gia kháng chiến theo chủ trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được thành lập do chí sĩ Huỳnh Th úc Kháng làm Chủ tịch. Mặt trận Liên Việt đoàn kết tất cả các lực lượng chính trị cũng như các nhân sĩ trí thức để kháng chiến thắng lợi theo chính sách mặt trận của Đảng. Hưởng ứng chủ trương trên, thôn bộ Việt Minh của Bình Trị Đông trở thành Hội Liên Việt do đồng chí Nguyễn Văn Nhung làm chủ tịch và đồng chí Lê Văn Chiếm làm phó chủ tịch. Hội chủ trương vận động các tầng lớp nhân dân ủng hộ kháng chiến chống Pháp, giáo dục lòng yêu nước và căm thù giặc cho nhân dân. Hội Liên Việt đã tổ chức nhiều hình thức hoạt động phong phú có tác dụng tích cực đến cuộc kháng chiến. Ngay từ năm 1946, Hội đã vận động quần chúng xây dựng làng xã chiến đấu, đào hầm nuôi giấu cán bộ, đào giao thông hào, kêu gọi quần chúng biểu tình chống thực dân, chống chiến tranh xâm lược. Hội cũng thành lập “Quỹ kháng chiến”, “Hũ gạo nuôi quân”, vận

Page 62: LSDB Binh Tri Dong A_size

62 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

động nhân dân đóng góp tiền, gạo và động viên các chiến sĩ chiến đấu. Nhân dân đóng góp nguyên liệu để chế tạo vũ khí, máy tiện, khoan, đồng thau, thuốc súng, thu gom đạn giúp du kích. Phong trào tòng quân giết giặc được thanh niên tích cực hưởng ứng. Các đoàn thể cứu quốc cũng hoạt động sôi nổi có nề nếp.

Ngày 14 tháng 9 năm 1946, ta và Pháp ký Tạm ước ngày 14 tháng 9, trong thời gian này ta tranh thủ củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.

Cuối năm 1946, thực hiện chủ trương củng cố chính quyền cách mạng và Mặt trận của Trung ương, Ủy ban hành chánh xã được đổi thành Ủy ban kháng chiến hành chánh. Ủy ban gồm có: Nguyễn Văn Lợt, Chủ tịch; Trịnh Văn Mạnh, Phó Chủ tịch; Nguyễn Văn Hợi, Tổng thư ký; Út Diêu, ủy viên quân sự; Lê Văn Th ường (Tư Th ường), ủy viên công an; Trần Văn Dệt, ủy viên tài chánh và Bùi Văn Đượm, ủy viên tuyên truyền.

Trụ sở của Ủy ban xã đặt tại ấp Tân Khai. Ủy ban kháng chiến hành chánh xã còn lập thêm các Ban Y tế và Ban Th ương binh xã hội. Ban Y tế có nhiệm vụ cấp phát thuốc và điều trị bệnh cho nhân dân; Ban Th ương binh xã hội xây dựng cơ sở xuống từng ấp cứu trợ gia đình nghèo, neo đơn, thương binh, vận động phong trào nhường cơm xẻ áo, động viên các gia đình cho con em tham gia kháng chiến.

Bình Trị Đông còn thành lập du kích xã do đồng chí Nguyễn Văn Già (Mười Già) làm xã đội trưởng, Nguyễn Văn Tửng (Ba Tửng) làm xã đội phó và Trịnh Hoàng Bảy

Page 63: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 63

làm chính trị viên. Quân số chừng một tiểu đội, mỗi chiến sĩ được trang bị một cây súng hai nòng và một số đạn dược.

Ngoài ra xã còn thành lập đội tự vệ có hơn 30 người do đồng chí Nguyễn Văn Quới chỉ huy. Đội công an có khoảng 16 người do đồng chí Lê Văn Th ường (Võ Công Tần – Tư Th ường) chỉ huy. Hai đội này thường xuyên tổ chức tuần tra, canh gác bắt gián điệp, giết lính Pháp ở các đồn.

Chi bộ Bình Trị Đông lúc này do đồng chí Nguyễn Văn Nhung làm Bí thư, ngoài ra còn có các đồng chí khác như Trịnh Văn Mạnh, Trương Đó, Nguyễn Văn Gần, Nguyễn Văn Lợt và Lê Văn Chiếm. Chi bộ đã tổ chức nhiều lớp hướng dẫn học tập chủ nghĩa Mác – Lênin và các chủ trương, chỉ thị của Đảng cho đảng viên và cán bộ.

Với sự kháng cự quyết liệt của quân và dân Nam bộ, việc hoàn thành kế hoạch “Nam kỳ tự trị” đến cuối năm 1946 của thực dân Pháp có nguy cơ thất bại.

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Pháp nổ súng gây hấn tại Hà Nội nhằm tiếp tục thực hiện kế hoạch tái chiếm Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi, du kích xã Bình Trị Đông phối hợp với quân Bình Xuyên thực hiện các trận đánh ở Gò Vấp - Bình Hưng Hòa tiêu diệt 17 tên lính Pháp, hơn 10 tên Việt gian, trận đánh ở Gò Xoài diệt 10 tên địch. Du kích xã ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu, phối hợp với các đơn vị bạn tổ chức tấn công góp phần làm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch. Sau

Page 64: LSDB Binh Tri Dong A_size

64 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

nhiều lần bị phục kích, tấn công, quân Pháp ra sức càn quét, khủng bố mạnh nên đội du kích xã tạm thời lui vào hoạt động bí mật.

Chấp hành chỉ thị của Trung ương Đảng và hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Trung Quận nói chung, Bình Trị Đông nói riêng đã bước vào cuộc kháng chiến chống sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

1.2 Đấu tranh chống phá kế hoạch “bình định” Nam bộ của thực dân Pháp (1947 - 1950)

Đầu năm 1947, Pháp đề ra kế hoạch “Bình định Nam bộ”, bổ sung lính đánh thuê Âu - Phi trên chiến trường Nam bộ, thực hiện âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh”, tăng cường gián điệp đánh vào căn cứ cách mạng, triệt phá cơ sở cách mạng ở địa phương.

Th áng 4 năm 1947, Nghị quyết của Hội nghị mở rộng của Đảng xác định chủ trương thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp là “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh”, xây dựng thực lực trên cả 3 mặt: chính trị, quân sự, địch vận đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích.

Tại Bình Trị Đông, vào năm 1947 đồng chí Nguyễn Văn Lợt bị địch bắt nên Ủy ban xã cử đồng chí Lê Văn Chiếm làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Văn Châu (Mười Châu) làm Phó Chủ tịch. Đồng chí Lê Văn Th ường được rút về công an huyện; đồng chí Lùi, Phó công an xã hy sinh nên đồng chí Nguyễn Văn Hinh được cử làm Trưởng

Page 65: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 65

công an; đồng chí Nguyễn Văn Lầu làm Phó công an xã Bình Trị Đông.

Ủy ban kháng chiến hành chánh xã tiếp tục vận động nhân dân tham gia các Hội cứu quốc. Trong thời gian này ta đã vận động được bác sĩ Hoa, thầy giáo Lý Văn Phát về chiến khu công tác. Về công tác địch vận, đã vận động thành công vợ chồng quan ba Nhật Bản cộng tác với cách mạng.

Chi bộ xã kết nạp thêm 17 đảng viên. Hội Liên Việt của xã tổ chức nhiều lớp hướng dẫn học tập các tài liệu của Mặt trận Việt Minh cho những thành viên trong các Hội cứu quốc. Phong trào Bình dân học vụ được thực hiện ở nhiều nơi, nhất là tại các ấp Tân Khai, Tân Th ới, Nghi Xuân nhân dân tham gia rất đông. Các ban y tế, xã hội, tài chính hoạt động tích cực nhằm chống bệnh dịch, chăm sóc sức khỏe và đời sống cho nhân dân.

Trên địa bàn xã có nhiều đơn vị đặt cơ sở tại đây, như chi đội 15, Ban Công tác Th ành, Chi đội 13, Ban tuyên truyền Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn, Ban Công tác 6 và Công an Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Tất cả những cơ sở của các đơn vị này được Chi bộ, Ủy ban và nhân dân giúp đỡ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để hoạt động tại địa phương.

Đội du kích xã lúc này với quân số trên một trung đội do đồng chí Nguyễn Văn Hà làm xã đội trưởng, Nguyễn Văn Diệp và Th ái Th ị Phấn làm xã đội phó. Đội thường xuyên canh phòng xã, ấp, quan sát tình hình hoạt động

Page 66: LSDB Binh Tri Dong A_size

66 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

của địch để báo cho lực lượng trên mỗi khi chúng đi càn quét hoặc phục kích. Ngoài ra còn phá cầu, đường, gài mìn, và phối hợp với bộ đội đánh vào các đồn địch.

Ủy ban kháng chiến hành chánh xã lãnh đạo đội tự vệ tổ chức bắt và diệt nhiều tên ác ôn tại chợ Bình Trị Đông, giết chết 2 tên Pháp và một số Việt gian, tịch thu 2 khẩu súng... Đội du kích xã phối hợp với chi đội 15 đánh nhiều trận, tiêu diệt nhiều tên địch. Đặc biệt là trận diệt tên Huyện Phụng (Nguyễn Văn Phụng) là quận trưởng Bình Chánh vào ngày 25-9-1947 tại nhà hắn ở gần chợ Bình Trị.1 Huyện Phụng (trước đây là Hương Cả của làng Bình Trị Đông) cùng tay sai đang đánh bạc tại nhà thì bất ngờ đồng chí Xuyên Văn Lùi xuất hiện, ném lựu đạn vào sòng bạc. Lựu đạn nổ, huyện Phụng chết ngay tại chỗ, tên tay sai Biện Nhu bỏ chạy cũng bị bắn chết. Lực lượng ta rút về đình Tân Khai an toàn. Sau khi huyện Phụng bị trừng trị, cháu của hắn là cai Quý nổi lên làm ác ôn trả thù nhưng cũng bị lực lượng du kích trừng trị. Từ đó bọn Việt gian không dám ra mặt hống hách ở Bình Trị Đông. Trận tiêu diệt tên huyện Phụng được nhân dân tại Bình Trị Đông hân hoan, vui mừng đặt một bài vè như sau:

“Ba bên bốn phía tứ bềĐều nói huyện Phụng mắc lời thề Việt MinhCho nên lựu đạn tìm mình”2.

1. Nay gần Nhà thờ Tin Lành của phường Bình Trị Đông.2. Năm 1940 vào trưa ngày cúng đình, ông Ba Tròn (Đào Văn Tròn) trên đường đi ra đình Bình Trị thì bị tên Việt gian Bảy Lon nhận diện, báo

Page 67: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 67

Ủy ban còn thành lập Ban sản xuất do đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng và Trương Văn Đỏ phụ trách. Ban có nhiệm vụ tăng gia sản xuất, mua bán gây quỹ chăm lo đời sống nhân dân và nuôi quân đánh giặc. Ủy ban kháng chiến hành chánh cũng vận động nhân dân trong xã nộp thuế. Hầu hết các loại thuế như thuế ruộng, thuế môn bài, thuế nhập thị… đều được nhân dân tự giác nộp bằng tiền.

Cuối năm 1947, đồng chí Nguyễn Văn Nhung được rút về huyện làm ủy viên tài chánh, bàn giao cương vị Bí thư chi bộ cho đồng chí Lê Văn Chiếm (Ba Muôn).

Tình hình ngày càng khó khăn, thực dân Pháp ngày càng càn quét và khủng bố khốc liệt, đốt phá nhà cửa, tàn sát cán bộ, nhân dân. Nhưng các đơn vị cứu quốc vẫn hoạt động đều, phong trào phát triển mạnh mẽ với hình thức nửa công khai và bí mật. Ủy ban kháng chiến hành chánh xã và Hội Liên Việt tổ chức cho nhân dân đào hầm, giao thông hào, tập trung nhiều nhất ở Tân Khai đi qua ấp Nghi Xuân, Tân Th ới, Tây Lân… đến Bình Hưng, tổng cộng giao thông hào dài trên 10 km, nhân dân xây dựng

cho huyện Phụng (lúc này làm Hương Cả làng Bình Trị Đông). Hương cả Phụng liền đánh trống gọi lính đến bắt ông Ba Tròn. Để thưởng công, thực dân Pháp cho tên Phụng thăng chức làm Trưởng huyện. Ông Ba Tròn bị kết án tử hình. Cha ông phải bán ruộng đất để lo giảm án xuống tù chung thân, ông Ba Tròn bị đày đi Côn Đảo. Đến năm 1945, cách mạng thành công, ông được trở về Bình Trị Đông. Ông đến đòi huyện Phụng số tiền trước đây gia đình đã hao tốn, tên huyện Phụng liền thề độc là sẽ không tiếp tục làm việc cho thực dân nữa. Tuy nhiên, sau khi quân Pháp quay lại thì huyện Phụng lại theo làm việc cho Pháp, phá bỏ lời thề.

Page 68: LSDB Binh Tri Dong A_size

68 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

nhiều cơ sở nuôi giấu cán bộ, chỉ đường cho bộ đội các nơi về đánh Pháp, trừ gian. Do địch tăng cường càn quét nên trụ sở Ủy ban xã phải dời đi dời lại nhiều lần qua Tân Nhựt, về Tân Khai nhưng nhân dân trong xã vẫn kiên trì đấu tranh, bám trụ giữ làng. Dân quân du kích ấp Tân Th ới đã phối hợp cùng Trung đoàn 308 chặn đánh bọn Pháp ở chi khu Phú Lâm đi tuần về đến đình Tân Th ới. Với thế trận tấn công chớp nhoáng, quân ta đánh xong liền rút lui ngay trong khi địch chưa kịp bày binh bố trận. Vì vậy, sau trận đánh này, quân Pháp đã về chiếm đình Tân Khai để kiểm soát tình hình trong xã.

Giữa năm 1948, du kích xã sau nhiều ngày phục kích đã bắn chết hai tên Pháp ngay tại chợ Bình Trị thu một khẩu Th ompson và một khẩu Colt. Dù bị Pháp và tay sai chống phá nhưng các cơ sở của xã vẫn được bảo toàn. Từ giữa năm 1948, các lực lượng vũ trang tập trung của huyện đã tấn công hệ thống đồn bót giặc trên địa bàn Trung Huyện và Chợ Lớn nhằm ngăn cản sự càn quét của địch vào xóm làng. Bên cạnh đó, Đội du kích xã còn tổ chức các trận đánh đột xuất ở các nơi khác và vận động dân quân tích cực canh gác bảo vệ xã ấp. Chiến tranh nhân dân của xã phát triển mạnh nên thực dân Pháp và tay sai không thể phá nổi cơ sở hoạt động cách mạng của ta.

Cuối năm 1948, đồng chí Lê Văn Chiếm bị bắt. Đến đầu năm 1949, đồng chí Nguyễn Văn Quới lên thay làm Bí thư kiêm Chủ tịch xã Bình Trị Đông; đồng chí Trần Văn Dệt làm Phó Bí thư chi bộ xã và đồng chí Lê Văn Hiệp làm Phó Chủ tịch xã. Ban Chỉ huy xã đội gồm có

Page 69: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 69

đồng chí Xã đội trưởng Nguyễn Văn Hà, hai Xã đội phó là Th ái Th ị Phấn, Nguyễn Văn Diệp và đồng chí Nguyễn Văn Chẳn làm chính trị viên.

Mặc dù thực dân Pháp liên tiếp càn quét, khủng bố, đốt phá nhà cửa, tài sản nhưng nhân dân xã Bình Trị Đông vẫn kiên cường bám trụ xã ấp, nhà này bị đốt thì dân dựng nhà khác, hầm này bị phá sập thì hầm khác được đào mới. Phong trào vận động nhân dân đào giao thông hào, xây dựng xã ấp chiến đấu, xây dựng cơ sở bí mật để nuôi giấu cán bộ và thực hiện chiến tranh du kích của xã, củng cố và thúc đẩy phong trào cách mạng ở xã.

Một trong những trận đánh tiêu biểu của ta diệt gọn quân địch là trận đánh do đồng chí Nguyễn Văn Hà chỉ huy. Du kích xã phối hợp với bộ đội Trung Huyện tổ chức đặt mìn phá sập tua bót của Pháp tại ấp Chánh, tiêu diệt một số tên địch. Hệ thống tháp canh của Pháp được xây dựng dày đặc. Với hệ thống này chúng hy vọng có thể kiểm soát được nông thôn nhằm làm tê liệt mọi hoạt động của du kích. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, ta đã phát hiện chỗ yếu, chỗ sơ hở của hệ thống này đó là dùng mìn để tiêu diệt tháp canh. Chiến thuật tháp canh De la tour của Pháp bị phá sản.

Cuối năm 1949, đồng chí Xã đội trưởng Nguyễn Văn Hà bị thương nặng được đưa về căn cứ điều trị. Ta bổ sung đồng chí Nguyễn Văn Lon làm xã đội trưởng, Trịnh Văn Đủ làm xã đội phó và Nguyễn Văn Chẳn làm chính trị viên. Xã đội tăng cường vận động nhân dân đào

Page 70: LSDB Binh Tri Dong A_size

70 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

đường, đắp mô, đào giao thông hào, trồng tre, gài chông để chống lại sự khủng bố, càn quét của địch đồng thời tổ chức tăng gia sản xuất để góp phần nuôi quân đánh giặc.

Du kích xã còn mở nhiều trận đánh, cướp súng của địch để trang bị cho dân quân xã. Trong các trận đánh ấy có trận Mả Ngồi gây tiếng vang lớn.1 Th ực dân Pháp đã làm một đường xe lửa từ Gò Cát qua Bình Trị Đông đến Phú Lâm để vận chuyển cát đi san lấp các vùng ven sông Bến Nghé và rải đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Th o. Đến năm 1950, do không còn nhu cầu về cát, chúng dỡ bỏ đường ray. Lính gác Bình Trị Đông có nhiệm vụ đi canh gác công việc tháo dỡ này. Lính gác đa số là người Miên và người Th ổ do tên Th ực chỉ huy. Th ông thường khoảng 11 giờ 30, lính Miên và lính Th ổ vào chỗ đồng mả để canh gác việc dỡ đường ray. Ngày hôm đó có 8 tên lính Miên và lính Th ổ đưa khoảng hơn 50 người đến làm việc. Các chiến sĩ gồm đồng chí Văn, Ấn (là hai du kích tập trung) và đồng chí Lang (Công an) do đồng chí Trần Văn Vuông chỉ huy đã đến trận địa ém quân vào các giao thông hào đã đào. Đồng chí Năm Vuông và đồng chí Lang núp gần ngôi Mả Ngồi. Hai người còn lại núp trong giao thông hào cách

1. Mả Ngồi là một nghĩa địa nhỏ (nằm trên đường từ ấp 6 đi ra trụ sở Ủy ban nhân dân xã Bình Trị Đông trước đây, nay là trụ sở của phường Bình Trị Đông A). Khu nghĩa địa này có nhiều mả, đặc biệt có ba ngôi mả hình tháp nên được nhân dân đặt tên là Mả Ngồi. Vào khoảng đầu năm 1950, thực dân Pháp có kế hoạch tháo dỡ đường ray xe lửa chạy qua Mả Ngồi. Đường ray xe lửa này vốn được thực dân Pháp xây dựng lên để khai thác cát ở Bình Hưng Hòa. Nguyên tại Bình Hưng Hòa có một ngọn đồi toàn là cát trắng gọi là Gò Cát, có giá trị lớn trong việc xây dựng.

Page 71: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 71

phía sau khoảng 7 mét. Đồng mả là nơi trống trải, giáp với khu ruộng lúa. Rặng tre gần nhất cũng cách đó 300 mét. Chính vì vậy bọn lính không ngờ du kích lại có thể phục kích nên hoàn toàn bất ngờ, bị động. Bọn lính phân tán ra nhiều phía để canh gác, có 2 tên đi về phía đồng chí Vuông và Lang. Đồng chí Vuông liền bắn tên này và hô xung phong. Đồng chí Lang ném lựu đạn và xông lên lấy súng của lính Miên. Hai đồng chí còn lại cũng nổ súng yểm trợ. Bọn lính còn lại thấy vậy chạy dạt ra phía xa. Các chiến sĩ bèn rút lui theo các giao thông hào. Riêng đồng chí Văn chạy dọc theo đường ray xe lửa và bị lính trên tháp canh bót Bình Trị bắn bị thương ở chân. Ở khu gần đó có nhà chị Hai Th ì nhìn thấy anh Văn bị thương nên chị vội chạy ra cõng anh trốn thoát. Sau đó lính ở bót Bình Trị đi ruồng bố khu vực này, chúng đốt một số nhà dân và bắn chết bà Th êu (cô ruột của đồng chí Năm Vuông).

Để ghi nhớ đến trận đánh này, người dân Bình Trị Đông vẫn còn truyền miệng những câu vè sau:

Năm mươi mặt trận Mả NgồiLàm cho bọn Th ổ bồi hồi một khi…Việt Minh nó đánh hết tìnhGiả như Đại Th ánh loạn Th iên đình ngày xưa.Đầu năm 1950, Pháp dồn quân viễn chinh ra chiến

trường Bắc bộ và Trung bộ, để lại một bộ phận viện binh Pháp trên chiến trường Nam bộ, đẩy mạnh ngụy quân, tăng cường chiến tranh tâm lý, gián điệp trong vùng tạm chiếm.

Page 72: LSDB Binh Tri Dong A_size

72 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Huyện ủy và Ủy ban Kháng chiến hành chánh chủ trương phát huy thế trận phục kích tiêu hao sinh lực địch đồng thời tránh đối đầu với địch trên quy mô lớn nhằm bảo toàn lực lượng cách mạng.

Năm 1950 tuy không có trận đánh lớn ở Trung Huyện nhưng công tác trừ gian, diệt tề rất mạnh. Ở Bình Trị Đông, tháng 5 năm 1950, đồng chí Th ái và đồng chí Bửu tổ chức bắt hai tên Nguyễn Văn Tăng và Lâm Văn Hiếu là nhân viên Phòng nhì Phú Lâm chỉ cách bót Bình Trị Đông có 500m. Đồng chí Lý Văn Liễu cán bộ Công an Trung Huyện phối hợp với công an xã bắt tên Tiếp.1

Vào giữa năm 1950 tại Bình Trị Đông, đồng chí Nguyễn Văn Quới hy sinh, đồng chí Trần Văn Dệt lên làm Chủ tịch kiêm Bí thư chi bộ và đồng chí Lê Văn Hiệp làm Phó Chủ tịch xã. Cũng trong năm này lực lượng du kích xã đánh sập tua gác ở chợ Bình Trị Đông, diệt nhiều tên lính gác bên trong. Cuối năm 1950, du kích xã do đồng chí Nguyễn Văn Lon chỉ huy đánh địch tại Cầu Chùa (Tân Tạo) trong lúc chúng đi rà mìn tiêu diệt được 5 tên, thu 6 khẩu súng dài. Trận thắng này do du kích xã chủ động tấn công chớp nhoáng, bất ngờ, tiêu diệt địch nhanh gọn, làm cho chúng trở tay không kịp. Trình độ đánh địch của du kích xã ngày càng được nâng lên, biết lợi dụng địa thế, thời cơ và sáng tạo cách đánh làm cho lính Pháp và tay sai khiếp sợ.

1. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh (1930 - 1975), xuất bản năm 2012, trang 104.

Page 73: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 73

Giặc càng ra sức khủng bố, cán bộ càng ra sức bám trụ, du kích càng đánh giặc giữ làng, ban ngày ở hầm, ban đêm hoạt động, nhân dân hết lòng thương yêu bảo vệ cán bộ, nhà nhà đều đào hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ. Ở Bình Trị Đông đến 10 giờ đêm, cán bộ đều xuống hầm ngủ rất an toàn. Nhiều bà mẹ, chị đã dũng cảm nuôi giấu, che chở cán bộ như má Lê Th ị Diệu (má Hai), Nguyễn Th ị Lành, Út Diệu, má Tư… Nhiều gia đình vì nuôi giấu cán bộ mà bị địch bắt tra tấn chết đi sống lại nhưng vẫn nhất quyết không khai, vẫn kiên trung với cách mạng.

Trên chiến trường Bắc bộ, quân ta mở chiến dịch Biên giới giải phóng hoàn toàn vùng biên giới Việt Trung. Tình hình thế giới trong năm 1950 có nhiều chuyển biến lớn tác động đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được củng cố và tăng cường. Phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ hòa bình trên thế giới tiếp tục phát triển. Trong lúc đó, đế quốc Mỹ tìm mọi cách can thiệp vào Đông Dương, tăng cường viện trợ cho Pháp ở Đông Dương nhằm duy trì cuộc chiến có lợi cho Mỹ.

2. Khắc phục khó khăn, giữ vững và phát triển phong trào kháng chiến (1951-1954)

2.1 Khắc phục khó khăn, xây dựng củng cố hoạt động cách mạng

Đầu năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân Bình Trị Đông nói riêng, nhân dân Nam bộ nói chung ngày càng khó khăn, ác liệt. Nam bộ được giao nhiệm vụ phá tan âm mưu của thực dân Pháp, chuẩn bị “tiến tới

Page 74: LSDB Binh Tri Dong A_size

74 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

tổng phản công thắng lợi”. Đầu năm 1951, dưới sự giúp sức của Mỹ, Pháp tăng cường đánh vào chiến thuật chiến tranh du kích ở khắp nơi, dồn mọi nỗ lực thực hiện chính sách bình định.

Th áng 2 năm 1951 để thích ứng với chiến trường, Xứ ủy sắp xếp lại các đơn vị. Chợ Lớn được sáp nhập với Bà Rịa thành tỉnh Chợ Lớn - Bà Rịa. Tây Ninh kết hợp với một phần Gia Định thành Gia Định Ninh. Xã Bình Trị Đông lúc này trực thuộc Trung Huyện, tỉnh Gia Định Ninh. Sự điều chỉnh này tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh sử dụng lực lượng vũ trang và phong trào chiến tranh du kích có điều kiện phát triển dễ dàng hơn.

Năm 1952, thực dân Pháp bị thất bại nặng nề trên chiến trường chính ở Bắc bộ nên ở chiến trường Nam bộ, địch thường xuyên tổ chức ruồng bố, đánh phá ác liệt, mở rộng khu vực chiếm đóng. Chúng xây dựng một hệ thống đồn bót dày đặc trên các trục giao thông và vào sâu các căn cứ cách mạng. Huyện Trung Huyện cũng như hầu hết các huyện khác ở tỉnh Gia Định Ninh đều nằm trong vòng kiểm soát của địch. Tình hình ở Bình Trị Đông cũng gặp nhiều khó khăn, nhân dân ngày đêm phải đối đầu với sự bắt bớ, thăm dò, tra hỏi, hăm dọa của địch. Phong trào cách mạng tại xã Bình Trị Đông gặp nhiều tổn thất. Một số lãnh đạo của xã như đồng chí Trần Văn Dệt, Nguyễn Văn Lon, Nguyễn Văn Sáu (Sáu Rán) và nhiều đồng chí khác đã hy sinh… Từ tháng 4 năm 1952, Chi bộ và Ủy ban kháng chiến hành chánh xã tan rã, phong trào đấu tranh cách mạng hầu như không thể duy trì được nữa.

Page 75: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 75

Đến tháng 10 năm 1952, ở miền Đông Nam bộ xảy ra một trận bão lụt lớn. Trung Huyện cũng chịu ảnh hưởng của bão lụt, nhà cửa, kho tàng, vườn ruộng bị tàn phá nên bộ đội thiếu lương thực… Địch ra sức càn quét vào căn cứ, đánh phá khu du kích, ngăn chặn các đường tiếp tế. Dù thiên tai, địch họa gây ra nhiều khó khăn nhưng nhân dân Trung Huyện nói chung và Bình Trị Đông nói riêng đã cương quyết chiến đấu với địch, vượt qua mọi khó khăn, bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, xây dựng và củng cố lực lượng, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn tàn bạo của địch, cùng với nhân dân trong tỉnh bước vào giai đoạn chiến đấu mới.

2.2 Phát triển phong trào chiến tranh du kích, thực hiện quyết tâm đánh đuổi giặc Pháp xâm lược

Từ giữa năm 1953 so sánh lực lượng giữa ta và địch trong cả nước đã thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta. Th áng 9 năm 1953, Bộ Chính trị họp bàn nhiệm vụ quân sự đông xuân 1953 - 1954 với hướng đưa quân chủ lực lên Tây Bắc, mở cuộc tiến công chiến lược tạo thời cơ cho ta tiêu diệt, tạo điều kiện phát triển chiến tranh du kích. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ của chiến trường Nam bộ là đẩy mạnh chiến tranh du kích, lợi dụng địch tập trung lực lượng trên các hướng khác mà tăng cường hoạt động, tiêu diệt, làm tiêu hao nhiều bộ phận sinh lực địch, đẩy mạnh công tác địch vận1, mở rộng căn

1. Vận động binh lính địch giác ngộ cách mạng để tiếp tế, chuyên chở, cung cấp vũ khí, thuốc men cho lực lượng ta.

Page 76: LSDB Binh Tri Dong A_size

76 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

cứ. Trong hoàn cảnh địch phải rút lực lượng ở Nam bộ để thành lập khối chủ lực cơ động chi viện cho chiến trường Bắc bộ, từ cuối năm 1953 trở đi, tổ chức Đảng và các đoàn thể ở Trung Huyện được khôi phục và phát triển. Các chi bộ cũng được thành lập lại. Vì thế phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân nơi đây vẫn liên tục diễn ra.

Đến tháng 3 năm 1954, ta tiếp tục mở rộng vùng du kích, thu hẹp vùng tạm chiếm. Một tiểu đội địa phương đã luồn sâu về Bình Trị Đông, xây dựng được ba tổ du kích, củng cố được xã đội và cấp ủy xã. Lực lượng cách mạng của xã Bình Trị Đông dần dần được phục hồi. Về sau đồng chí Lê Văn Chiếm (Ba Muôn) trở về, móc nối với các cơ sở thành lập lại chi bộ xã Bình Trị Đông. Chi bộ do đồng chí Lê Văn Chiếm làm Bí thư, Huỳnh Văn Lắm làm Phó Bí thư, Nguyễn Văn Cảnh làm Th ường vụ và đồng chí Bảy Nhỏ làm ủy viên. Bình Trị Đông từ vùng tạm chiếm trở thành vùng du kích.

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân Pháp thất bại trên chiến trường Điện Biên Phủ, lực lượng địch trên các chiến trường khác hoang mang. Tin chiến thắng ở Điện Biên Phủ được nhân dân Nam bộ hồ hởi đón nhận đã là động lực thúc giục đồng bào Nam bộ tranh thủ thời cơ, đẩy mạnh một cách toàn diện công cuộc kháng chiến, giành thắng lợi cao nhất.

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng đã làm cho địch suy yếu và tạo điều kiện cho việc ký kết

Page 77: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 77

Hiệp định Genève. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết.

Tại xã Bình Trị Đông, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các lực lượng cách mạng kết hợp với nhân dân địa phương chống càn, phục kích, tập kích, thực hiện địch ngụy vận làm chết nhiều quân địch, bức rút đồn bót, gây tan rã phần lớn lực lượng tề ngụy.

** *

Chín năm kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ đảng viên và nhân dân Bình Trị Đông đã đoàn kết trên một mặt trận, từng bước phá tan âm mưu của thực dân Pháp, góp phần cùng nhân dân cả nước giữ vững thành quả cách mạng.

Chi bộ và chính quyền cách mạng xã Bình Trị Đông đã chấp hành đường lối kháng chiến của Đảng, đề ra những biện pháp thiết thực, huy động một cách linh hoạt mọi khả năng của quần chúng vào cuộc kháng chiến. Chi bộ chủ động, kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng những hình thức chính trị, vũ trang, kinh tế… không ngừng phát triển các hội cứu quốc, đẩy mạnh chiến tranh du kích, xây dựng giao thông hào, xã chiến đấu với nhịp độ khẩn trương trong tình hình hết sức khó khăn, phức tạp. Phong trào tăng gia sản xuất được đẩy mạnh góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và bộ đội. Cán bộ, đảng

Page 78: LSDB Binh Tri Dong A_size

78 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

viên Bình Trị Đông đã thực hiện tốt nhiệm vụ của người đảng viên, vượt qua mọi khó khăn gian khổ nhất là trong những năm 1951-1953, kiên trì bám đất, bám dân, gây dựng cơ sở cách mạng trong quần chúng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhân dân trong xã vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đã đoàn kết nhất trí theo Đảng làm cách mạng. Nhân dân đã quyết tâm bám đất giữ làng, đào hầm nuôi giấu cán bộ, kiên trung không khai báo trước kẻ thù. Lực lượng dân quân du kích xã chiến đấu anh dũng, chủ yếu bằng vũ khí thô sơ đã chống trả lại địch, lấy súng địch đánh địch. Dù có lúc trải qua giai đoạn khó khăn, bị khủng bố, đàn áp, có lúc phải chịu tổn thất nặng nề nhưng những người lãnh đạo cách mạng ở Bình Trị Đông, lớp người này ngã xuống đã có lớp khác đứng lên, tiếp tục giữ vững cơ sở cách mạng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh đến ngày thắng lợi hoàn toàn, đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù. Th ắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, ý chí quật cường của nhân dân, những người yêu chuộng độc lập tự do, khẳng định thành quả của cách mạng đã xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Th ắng lợi này còn củng cố niềm tin vững chắc của toàn thể nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm theo Đảng kháng chiến chống Mỹ để hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Page 79: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 79

Đồng chí Lê Văn Chiếm

(Ba Muôn)

Phó Chủ tịch Hội Liên Việt (1946), Bí thư kiêm Chủ tịch (1947 – 1948) Bí thư (1954 – chống Pháp), Bí thư (4/1956 – 1957, chống Mỹ)

Đồng chí Huỳnh Văn Lắm

Phó Bí thư (1954)

Page 80: LSDB Binh Tri Dong A_size

80 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Page 81: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 81

CHI BOÄ ÑAÛNG VAØ NHAÂN DAÂN BÌNH TRÒ ÑOÂNG TRONG CUOÄC KHAÙNG CHIEÁN CHOÁNG MYÕ CÖÙU NÖÔÙC (1954-1975)

CHÖÔNG HAI

Page 82: LSDB Binh Tri Dong A_size

82 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

I. ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ, ĐẨY MẠNH BA MŨI GIÁP CÔNG

CHỐNG CHIẾN TRANH MỘT PHÍA CỦA MỸ - NGỤY (1954-1965)

1. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève tiến tới Đồng khởi (1954-1960)

Th eo nội dung Hiệp định Genève, Pháp công nhận chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Việt Nam được chia làm hai miền Nam Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Nghiêm chỉnh tuân thủ theo điều khoản của Hiệp định Genève, lực lượng cách mạng miền Nam tiến hành tập kết ra Bắc, lòng dân Nam bộ phấn khởi đợi hai năm sau tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Th ế nhưng Mỹ đã cố tình vi phạm Hiệp định Genève, nhanh chóng “hất cẳng” Pháp, đơn phương phá bỏ hiệp định, thực hiện chính sách thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Ngày 7 tháng 7 năm 1954, Mỹ lập chính phủ tay sai Ngô Đình Diệm tiến hành các hoạt động “chống cộng”, thực hiện âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Tại Bình Trị Đông lúc này ngoài những đảng viên trong chi bộ xã trước đây, nay còn có thêm một số đảng viên công tác ở nơi khác không đi tập kết trở về địa phương nên có đến hàng chục đảng viên bám trụ. Chi bộ xã lúc này do đồng chí Nguyễn Văn Cánh (Huỳnh Long) làm Bí thư; Tỉnh ủy Chợ Lớn điều động đồng chí Mười Bắc, Tỉnh ủy viên, về phụ trách công tác xây dựng lực lượng cùng với đồng chí Ba Muôn.

Page 83: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 83

Chi bộ phân công đảng viên củng cố và xây dựng lại các tổ chức quần chúng; cài cắm người vào trong bộ máy chính quyền xã ấp của địch như “bảo vệ hương thôn”, “dân vệ”. Th ực hiện chủ trương của Xứ ủy, Chi bộ Bình Trị Đông lãnh đạo các phong trào đấu tranh chính trị chống khủng bố, chống cướp ruộng đất… đòi thực hiện Hiệp định Genève.

Bắt đầu là cuộc đấu tranh của hơn 400 người, tập trung tại đồn Bình Trị Đông vào cuối tháng 10 năm 1954. Đồng chí Nguyễn Văn Tửng (Ba Tửng) đã đại diện nhân dân trong xã đưa ra yêu cầu chính quyền Diệm phải tôn trọng và thi hành Hiệp định, lập lại quan hệ Nam Bắc, bảo đảm việc trao đổi thư từ giữa hai miền. Tên đồn trưởng hứa sẽ đề đạt những ý kiến này lên cấp trên của chúng.

Cuối năm 1954, tại ấp Tân Khai hơn 1.000 người dự cuộc mít tinh dưới sự lãnh đạo của đồng chí Lê Văn Chiếm đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp định. Nhân dân đồng thanh hô to khẩu hiệu: “Đả đảo phá hoại”. Sau đó vài ngày, bọn lính đồn Bình Trị Đông kết hợp với lính ở đồn Phú Lâm đi càn quét và bắt một số người tham gia kháng chiến trước đây.

Th áng 4 năm 1955, đồng chí Nguyễn Văn Nhung đã vận động, tổ chức hơn 200 người tập trung tại chợ Bình Trị Đông rồi kéo đến đồn giặc1. Đoàn biểu tình giương

1. Nay là trụ sở phường Bình Trị Đông B.

Page 84: LSDB Binh Tri Dong A_size

84 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

cao biểu ngữ và hô to khẩu hiệu “Chính quyền Ngô Đình Diệm phải thi hành Hiệp định Genève, lập lại quan hệ bình thường Nam Bắc”. Đồng chí Nguyễn Văn Nhung đại diện nhân dân đứng ra kiến nghị với địch về những yêu cầu trên và cũng được hứa sẽ chuyển kiến nghị này về Quận.

Trong thời gian này, đồng chí Nguyễn Văn Cánh đem về xã một số tài liệu hướng dẫn học tập Hiệp định cho cán bộ và nhân dân. Số tài liệu này được chi bộ bí mật triển khai học tập theo từng nhóm từ 3 đến 5 người trong nhiều địa điểm với điều kiện thích hợp nhằm quán triệt sâu sắc tinh thần Hiệp định cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tố cáo mạnh mẽ các vi phạm trắng trợn của địch về những điều khoản đã quy định trong Hiệp định; đồng thời kêu gọi nhân dân đấu tranh đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định để tiến tới hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Th áng 6 năm 1955, đồng chí Nguyễn Văn Hiền công tác trong Cục Quân báo khu Sài Gòn - Chợ Lớn cùng với các đồng chí Huỳnh Văn Lắm và Nguyễn Văn Tửng ở chi bộ của xã chỉ đạo tổ chức nhân dân đấu tranh đòi Ngô Đình Diệm thi hành Hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước với khẩu hiệu: “Đả đảo chiến tranh, ủng hộ hòa bình”. Cuộc biểu tình tập trung càng lúc càng đông người dân tại nhà làng ở ấp Chánh. Bọn lính đồn ra sức ngăn cản, không cho nhân dân đến gửi thư đòi hiệp thương. Được sự chỉ đạo bí mật của chi bộ, hai học sinh đại diện quần chúng đã dùng lý luận sắc bén đứng

Page 85: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 85

ra tranh luận, đòi gửi thư hiệp thương. Chính vì vậy, tên Lê Văn Hiếu và đồn trưởng xã Bình Trị Đông phản ứng mạnh mẽ, nhưng quần chúng vẫn xông tới, vượt qua cả hàng lính gác của địch, để đưa thư ủng hộ hòa bình, thống nhất nước nhà.

Băng cờ, khẩu hiệu, truyền đơn được treo và rải ở nhiều nơi trong xã, nhất là tại nơi đông người như chợ Bình Trị Đông, nhà máy xay lúa Ba Chu, đồn Bình Trị Đông. Những người thường xuyên thực hiện công tác này là Nguyễn Văn Út, Nguyễn Văn Biển, Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Th ị Th anh… Những hoạt động này làm cho bọn lính ở đồn hoang mang, lo sợ. Cuộc vận động đấu tranh chính trị của chi bộ đã được quần chúng tích cực hưởng ứng.

Đồng chí Lê Văn Chiếm và Nguyễn Th ị Th anh (Tám Th anh) đã vận động quần chúng nòng cốt, tích cực lập thành từng tổ 3 người (tam tam chế) làm lực lượng đấu tranh chính trị. Sau đó hơn 40 người già và phụ nữ trong xã do đồng chí Tám Th anh lãnh đạo tập trung tại chợ Bình Trị Đông đấu tranh với khẩu hiệu “chống chiến tranh đòi Hiệp thương thống nhất hai miền Nam Bắc”, đồng thời kêu gọi binh lính trong đồn quay về với nhân dân. Cuộc biểu tình bị địch thẳng tay đàn áp nên phải giải tán.

Ngoài ra chi bộ xã còn tổ chức đưa cán bộ, đảng viên vào Hội đồng hương chính của Diệm như đồng chí Nguyễn Văn Cực giữ chức Hương hào, Nguyễn Văn Tại giữ chức Hương bộ để nắm tình hình hoạt động của địch.

Page 86: LSDB Binh Tri Dong A_size

86 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Bên cạnh đó, chi bộ cũng tích cực vận động nhân dân quyên góp tiền của nuôi quân, tiếp tế, liên lạc với cán bộ địa phương đang hoạt động cách mạng.

Cuối năm 1955, địch bắt đầu khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, bắt những người hồi cư, những gia đình có chồng con đi tập kết và quần chúng cách mạng ra trình diện tại đồn Bình Trị Đông (nay là trụ sở phường Bình Trị Đông B). Sau đó, chúng tổ chức bọn lính dân vệ, mật vụ, chỉ điểm, lập thành từng tiểu đội. Các tiểu đội này được trang bị súng, lựu đạn đi lùng sục vào ban đêm để bắt hoặc thủ tiêu cán bộ, đảng viên. Chi bộ xã bí mật tổ chức cho nhân dân làm mỏ, rèn dao găm, giáo mác. Mỗi khi quần chúng phát hiện được chúng đi bắt bớ hoặc cướp phá tài sản của nhân dân thì kịp thời đánh mỏ, đập thùng thiếc để báo động làm cho chúng hốt hoảng phải chạy về đồn. Nhân dân rất phẫn nộ trước những hành động khiêu khích của địch, kiên quyết đấu tranh buộc chúng không được mang vũ khí vào xóm ấp, thực hiện đúng những điều quy định của Hiệp định. Bọn lính trong đồn ngày càng ra sức khủng bố và bắt đi hơn 100 người trong xã đem về huyện Gò Đen (Long An). Nhân dân đã nêu cao ý thức cách mạng, đoàn kết đấu tranh mạnh mẽ nên chỉ trong một tuần giam giữ, chúng buộc phải thả những người bị bắt.

Khoảng đầu năm 1956, cố vấn Mỹ đến xã Bình Trị Đông. Chi bộ đã tích cực tuyên truyền giáo dục và không ngừng nâng cao ý thức cách mạng cho cán bộ và quần chúng thấy rõ chính đế quốc Mỹ là kẻ chủ mưu phá hoại

Page 87: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 87

Hiệp định, chia cắt lâu dài đất nước, chia rẽ lợi ích dân tộc, đi ngược lại xu hướng phát triển của đất nước Việt Nam. Đối với binh lính của chính quyền Diệm, Đảng ta tuyên truyền ý thức giáo dục dân tộc và kêu gọi họ buông súng, quay về với nhân dân, không bắn giết đồng bào, cùng với nhân dân cả nước đánh đế quốc Mỹ và chế độ độc tài tay sai Ngô Đình Diệm. Đồng thời chi bộ lãnh đạo nhân dân xây dựng cơ sở cách mạng, tích cực bám trụ đấu tranh chống mọi thủ đoạn phá hoại của địch.

Ngày 4 tháng 3 năm 1956, Mỹ - ngụy tổ chức bầu cử quốc hội lập hiến và đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống. Trước ngày bầu cử diễn ra, cán bộ, đảng viên xã Bình Trị Đông đã tích cực tuyên truyền vạch trần bộ mặt thâm độc của chế độ Diệm, giải thích cho nhân dân và vận động nhân dân đấu tranh đòi hiệp thương. Do được giải thích, vận động nên nhân dân Bình Trị Đông đã không đi bỏ phiếu đúng giờ với lý do đi làm đồng, bị bệnh nên không đi bầu được.

Th áng 4 năm 1956, đồng chí Nguyễn Văn Cánh, Bí thư chi bộ được rút về huyện, đồng chí Lê Văn Chiếm làm Bí thư chi bộ xã Bình Trị Đông. Đến năm 1957, đồng chí Lê Văn Chiếm được rút về huyện, bàn giao nhiệm vụ Bí thư chi bộ xã cho đồng chí Nguyễn Văn Tửng (Ba Tửng).

Th áng 5 năm 1957, Diệm ban hành dự luật “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, chúng tổ chức nhiều đợt “tố cộng”, “diệt cộng”, mở nhiều cuộc càn quét lớn, khủng bố

Page 88: LSDB Binh Tri Dong A_size

88 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

trắng vùng ngoại ô Sài Gòn để “tiêu diệt cán bộ cộng sản nằm vùng”, giết hại những người yêu nước, đánh phá các cơ sở, bắt bớ tù đày các chiến sĩ cách mạng.

Trong thời gian này, Huyện ủy Trung Huyện và Tỉnh ủy Chợ Lớn đóng tại xã Bình Trị Đông. Giặc khủng bố và bắt đi nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt. Để giữ gìn lực lượng, Tỉnh ủy Chợ Lớn ra Chỉ thị 17 điều lắng một số đồng chí đi nơi khác, đồng thời thâm nhập vào quần chúng tiếp tục xây dựng cơ sở chờ thời cơ nổi dậy; các đồng chí tại chỗ còn lại phải rút vào hoạt động bí mật.

Ngày 6 tháng 5 năm 1959, Ngô Đình Diệm ban bố luật 10/59. Với đạo luật này, chúng được phép xử chém bất cứ ai bị nghi là cộng sản. Không khí khủng bố bao trùm khắp miền Nam. Máy chém được mang đến đâu là ở đó có đầu rơi máu đổ. Các cuộc ruồng bố, rình rập xảy ra liên tục, nhiều cán bộ bị giết chết, nhiều quần chúng cốt cán bị bắt bớ, kể cả những người dân lương thiện cũng không được yên. Mỹ - Diệm tăng cường các hoạt động “tố cộng”, “diệt cộng”, thực hiện “tâm lý chiến”, tiến hành khủng bố nhân dân nhằm cô lập lực lượng cách mạng. Chúng cho xây dựng hệ thống mật vụ dày đặc, lê máy chém đi khắp nơi, sát hại bất cứ ai được cho là “cộng sản”. Tại Bình Trị Đông, chúng treo giá năm ngàn đồng cho ai chỉ điểm để bắt hoặc giết đồng chí Lê Văn Chiếm, Bí thư chi bộ xã. Chúng bắt nhân dân phải đề khẩu hiệu “Đả đảo cộng sản”, “Ngô Tổng thống muôn năm” trước cửa nhà mình. Những gia đình bị xếp loại C, loại D, đêm phải ngủ

Page 89: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 89

tập trung ở các điếm canh, đêm phải treo đèn trước cửa. Ngoài tề điệp còn có liên gia trưởng theo dõi kiểm soát từng gia đình. Nhiều khu trù mật (thực chất là trại tập trung) được xây dựng, dân chúng ban ngày bị lùa đi học tố cộng, suy tôn Ngô Tổng thống.1

Tại xã Bình Trị Đông, các đồng chí còn lại phải nằm hầm bí mật để chống càn quét của địch. Những hầm bí mật này đều được ngụy trang tức là phải đào ở địa điểm bên dưới của gốc tre hoặc gốc rơm và chỉ chứa được 1 hoặc 2 đồng chí. Có người ở lâu ngày trong hầm bị bệnh tật như đồng chí Nguyễn Văn Tửng. Giặc tăng cường lục soát, moi hầm, bắt đi nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân đem giam ở bót Hàng Keo để tra tấn, khai thác nhằm tìm ra cơ sở của cách mạng. Có nhiều cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để giữ gìn khí tiết cách mạng. Đến cuối năm 1959, ở xã không còn đồng chí nào có điều kiện hoạt động nữa, phong trào đấu tranh phải tạm lắng.

Trước những khó khăn của cách mạng miền Nam, tháng 1 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương, chiến lược nhằm đưa phong trào cách mạng bước sang giai đoạn mới. Hội nghị xác định con đường của cách mạng miền Nam là phải sử dụng bạo lực cách mạng trong đó lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền của đế quốc và phong kiến.

1. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh (1930 - 1975), xuất bản năm 2012, trang 128.

Page 90: LSDB Binh Tri Dong A_size

90 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Từ khi Nghị quyết 15 của Trung ương ra đời, chủ trương đấu tranh bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự và binh vận), khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân phát triển mạnh. Sự ra đời của Nghị quyết đã mở đường cho các hoạt động đấu tranh vũ trang của các lực lượng cách mạng và quần chúng trước sự khủng bố tàn bạo của Mỹ ngụy. Phong trào đấu tranh cách mạng ở miền Nam có sự chuyển biến mới. Đảng viên và quần chúng nhân dân càng nỗ lực kiên trì vượt qua khó khăn để xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang chuẩn bị khởi nghĩa. Cách mạng miền Nam bước vào thời kỳ đấu tranh mới, kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

Th áng 9 năm 1959, Xứ ủy họp hội nghị mở rộng nhằm phổ biến Nghị quyết Trung ương lần thứ 15. Đồng thời Xứ ủy quyết định thành lập Khu Sài Gòn - Gia Định, trên cơ sở sáp nhập Khu Sài Gòn - Chợ Lớn và tỉnh Gia Định do đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư1.

Ngày 17 tháng 1 năm 1960, phong trào Đồng khởi

1. Sau khi hợp nhất, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định tổ chức hội nghị mở rộng tại xã An Thành, Bến Cát (thuộc tỉnh Bình Dương ngày này), nhằm sắp xếp tổ chức, ra nghị quyết về nhiệm vụ công tác và chuẩn bị cho Đồng khởi. Để thực hiện kế hoạch Đồng khởi, Khu ủy đã chỉ đạo tỉnh Gia Định tiến hành đồng thời việc củng cố, phát triển Đảng và cơ sở quần chúng với việc tổ chức lực lượng vũ trang, hình thành các đội tự vệ ở xã, ấp. Tổ chức vũ trang của Bình Tân (Bình Chánh – Tân Bình) lúc đầu chỉ có 3 người gọi là đơn vị 301, sau phát triển thành D6. Các quận lần lượt thành lập Ban quân sự, các chi bộ xã lần lượt được củng cố và phát triển, từng bước có phụ trách quân sự, phát động phong trào sản xuất vũ khí, súng tự tạo, mã tấu, đinh chông, xây dựng xã, ấp chiến đấu.

Page 91: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 91

ở Bến Tre giành thắng lợi gây sức vang lớn trên toàn miền Nam, cổ vũ cho phong trào đấu tranh của nhân dân khắp nơi. Đến ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Cũng trong năm 1960, Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và Gia Định được Xứ ủy sáp nhập thành Khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Bình Chánh được chia làm hai: một bộ phận kết hợp với Nhà Bè gọi là Bình Chánh - Nhà Bè; một bộ phận sáp nhập với Tân Bình gọi là Bình Tân.1 Lúc này, Bình Trị Đông chịu sự lãnh đạo của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định và Huyện ủy Bình Tân. Huyện ủy Bình Tân nhanh chóng tổ chức học tập phổ biến Nghị quyết 15 và cương lĩnh của Mặt trận Giải phóng xuống cơ sở và đồng bào. Tin chiến thắng của các lực lượng vũ trang ở Đồng Th áp Mười, miền Đông Nam bộ và cuộc Đồng khởi ở Bến Tre đưa về đã làm nức lòng nhân dân. Huyện ủy Bình Tân chấp hành chủ trương chung đã phát động quần chúng nổi dậy diệt tề, phá thế kiềm kẹp của địch. Hưởng ứng phong trào Đồng khởi, nhân dân tham gia đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, tiêu diệt nhiều tên trong bộ máy nguỵ quyền. Ta còn tổ chức đốt phá nhiều trạm gác của địch. Các gia đình bị địch xếp

1. Năm 1960, do yêu cầu của tình hình, hệ thống tổ chức Đảng có thay đổi, quận Tân Bình và Bắc Bình Chánh nhập lại hình thành quận Bình Tân. Quận Bình Tân bao gồm các xã: Tân Thới Nhứt, Xuân Thới Thượng, Tân Túc, Bình Chánh, Tân Nhựt, Tân Hòa, Tân Kiên, An Lạc, Tân Tạo, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa, Vĩnh Lộc, Phú Thọ Hòa, Tân Sơn Nhì, Tân Sơn Hòa, Phú Nhuận. Ban Chấp hành Đảng bộ quận gồm 12 đồng chí, do đồng chí Võ Minh Thuận làm Bí thư và đồng chí Lê Văn Chiếm (Ba Muôn) làm Phó Bí thư, căn cứ đặt tại Vườn Thơm.

Page 92: LSDB Binh Tri Dong A_size

92 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

vào loại C và loại D không phải ra ngủ tập trung ở trụ sở của địch nữa.

Tiếp theo, tháng 3 - 1961, Mặt trận Giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định cũng được thành lập. Từ đây, cách mạng miền Nam được lãnh đạo theo con đường kháng chiến để giải phóng quê hương, thống nhất đất nước. Cuộc đấu tranh của nhân dân được chuyển sang một giai đoạn mới.

2. Kiên trì bám trụ địa bàn, góp phần phá vỡ quốc sách ấp chiến lược của Mỹ - ngụy (1961 - 1965)

Th ất bại trong việc thực hiện “chiến tranh một phía”, Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, thực hiện quốc sách “ấp chiến lược” nhằm đưa người dân vào sống tập trung tại các khu biệt lập để chúng dễ dàng kiểm soát, chặt đứt chỗ dựa của các lực lượng cách mạng.

Nhằm phối hợp hoạt động đấu tranh giữa vùng nội thành Sài Gòn và vùng nông thôn ven đô cũng như tạo thế đứng chân cho các cơ quan lãnh đạo, cuối năm 1959, Xứ ủy Nam kỳ sáp nhập hai Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và Gia Định thành Khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Th áng 9 năm 1961, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định mở hội nghị ra Nghị quyết “Về công tác quân sự” trong khu. Một trong những chủ trương của Nghị quyết là: Đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị kết hợp với nhau ở vùng tranh chấp ngoại thành hỗ trợ nhau nhằm đẩy lùi địch từng bước, đánh bại từng âm mưu thủ đoạn của địch tiến lên giành quyền làm chủ với các mức độ khác nhau. Khu ủy Sài Gòn – Gia Định

Page 93: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 93

đã phân chia khu thành ba vùng: vùng nông thôn căn cứ, vùng ven đô có thể tranh chấp và vùng nội thành. Th áng 11 năm 1961, Huyện ủy Bình Tân mở hội nghị quán triệt nghị quyết của khu ủy về công tác quân sự1.

Trong thời gian này, đồng chí Lê Văn Chiếm (Sáu Nâu, Sáu Ngàn) trong Ban Th ường vụ Huyện ủy Bến Lức, tỉnh Long An được cử về phụ trách khu Long Hưng Th ượng, gồm các xã Bình Chánh, Tân Túc, Tân Kiên, An Lạc, Tân Tạo và Bình Trị Đông để xây dựng lại cơ sở Đoàn, Đảng cho các xã. Tại xã Bình Trị Đông ta đã xây dựng được chi đoàn thanh niên.

Th ực hiện Nghị quyết của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, đồng chí Lê Văn Chiếm được phân công cùng đi với đồng chí Hai Sang, Khu ủy viên, trực tiếp chỉ đạo một trung đội vũ trang xuống xã Bình Trị Đông vận động nhân dân nổi dậy diệt ác, phá kềm. Gần 1.000 người các

1. Huyện ủy chủ trương vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh của huyện mà chia ra làm 3 vùng:

Vùng ven đô, gồm có các xã: Xuân Thới Thượng, Tân Thới Nhứt, Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hòa, Bình Trị Đông, An Lạc đấu tranh chính trị là chính, kết hợp với vũ trang hỗ trợ phục vụ cho các yêu cầu nhiệm vụ chính trị.

Vùng có thể tranh chấp, bao gồm các xã: Tân Hòa, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Tạo, Tân Túc, Bình Chánh, An Phú Tây, Vĩnh Lộc, đấu tranh chính trị và vũ trang kết hợp với nhau nhằm đánh bại từng bước các âm mưu thủ đoạn của địch, để tiến lên giành quyền làm chủ từng xóm, ấp đến liên ấp.

Vùng có thể tranh chấp mạnh: Hai xã Tân Bình, Tân Lợi (Vườn Thơm). Ta đã làm chủ nhiều ấp và là căn cứ của huyện nên ở đây đấu tranh vũ trang là chính, có thể kết hợp đấu tranh chính trị bằng 3 mũi giáp công, bao vây đồn địch, tiến tới buộc địch rút đồn Gò Xoài, Lý Văn Mạnh giải phóng hai xã.

Page 94: LSDB Binh Tri Dong A_size

94 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

nơi kéo về tập trung tại đình Tân Th ới dự mít tinh lên án tội ác bọn gián điệp, mật vụ làm tay sai cho giặc để giết hại nhân dân.

Cũng trong đợt này đồng chí Lê Văn Chiếm (Phó Bí thư Quận ủy Quận Bình Tân) đứng ra tập hợp tổ chức chi bộ bí mật xã Bình Trị Đông gồm ba đảng viên: Nguyễn Th ị Th ùa (Năm Hồng), Trần Văn Hiệp (Tư Phi) và Nguyễn Văn Trung (Bảy Trung) do đồng chí Nguyễn Th ị Th ùa làm bí thư chi bộ; đồng chí Nguyễn Văn Trung (Bảy Trung) làm xã đội trưởng. Đến đây chi bộ xã Bình Trị Đông đã vượt qua giai đoạn khó khăn của khủng bố trắng, sẵn sàng cho bước phát triển mới.

Do tình hình lúc này địch đang thiết lập hệ thống ấp chiến lược tại xã Bình Trị Đông nên muốn bám trụ địa bàn đồng chí Lê Văn Chiếm và Nguyễn Th ị Th ùa phải nằm hầm ở vùng trắng, ngay gần khu vực ngã tư Cầu Sắt - Cống Lở. Trong giai đoạn này, chi bộ xã chú trọng vào việc vận động nhân dân đấu tranh chống phá ấp chiến lược.

Cuộc đấu tranh của nhân dân Bình Trị Đông chống Mỹ - Diệm lập ấp chiến lược diễn ra giằng co, quyết liệt và lâu dài. Ngụy quyền ra sức mở nhiều cuộc càn quét, khủng bố, phá nhà, ủi vườn. Cuộc đàn áp tập trung chủ yếu ở các ấp Tân Khai, Nghi Xuân, Tây Lân, Tân Th ới, làm cho nhân dân ở đây lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Chi bộ xã đã vận động nhân dân làm đơn lên tỉnh Gia Định đòi chúng không được ủi đất, phá nhà, bãi bỏ ấp chiến

Page 95: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 95

lược. Lực lượng thanh niên cũng đấu tranh tố cáo những hành động xấu xa của bọn tề xã. Một số người do làm đơn tố cáo đã bị chúng bắt giữ. Song tinh thần đoàn kết của nhân dân buộc nguỵ quyền xã phải thả những người này ra. Trước tình hình đó, chi bộ đã thành lập tổ giao liên do hai đồng chí Nguyễn Th ị Đúng và Nguyễn Th ị Bảy đảm nhận để liên lạc từ xã này đến xã khác, hoặc nhận chỉ thị của tỉnh, huyện chỉ đạo công tác đấu tranh chính trị và vũ trang tại xã.

Th áng 4 năm 1962, quốc sách ấp chiến lược ra đời. Ngoài tề, điệp, cảnh sát, mật thám, bảo an, dân vệ, chúng còn đưa về vùng thí điểm 2 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 7, một sư đoàn bộ binh của ngụy để hỗ trợ (bắt đầu địch làm thí điểm ở cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn tại các xã Tân Nhựt, Tân Hòa, Vĩnh Lộc của huyện Bình Tân). Huyện Bình Tân cũng là nơi đầu tiên chúng áp dụng chiến thuật thiết xa vận và trực thăng vận.

Năm 1962, hơn 200 người đã tham gia cuộc biểu tình chống chính sách dồn dân lập ấp chiến lược ở xã do các đồng chí Ba Th ùa, Tư Phi, Bảy Trung lãnh đạo đấu tranh. Cuộc đấu tranh này bị chúng đàn áp và bắt đi một số người, nhưng trước sự đấu tranh kiên trì của đoàn biểu tình, chúng phải thả những người bị bắt vào chiều ngày hôm đó.

Địch càng ra sức đẩy nhân dân vào ấp chiến lược bao nhiêu thì càng gặp phải sức phản kháng của quần chúng bấy nhiêu. Dù bị dồn đẩy vào ấp chiến lược, nhưng

Page 96: LSDB Binh Tri Dong A_size

96 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

phần đông nhân dân vẫn quyết tâm ở lại bám ruộng giữ đất. Chi bộ tiếp tục vận động bà con đào hầm đặt chông ở các đường chính dẫn vào ấp, ngăn chặn địch bắt bớ cán bộ, đánh phá cơ sở cách mạng hoặc lùa dân vào ấp chiến lược. Những hầm chông ở ấp Tân Khai do chị Nguyễn Th ị Đúng (Tư Đúng), anh Nguyễn Văn Nước (Hai Nước), Kim Nhật… làm cùng những hầm chông ở các nơi khác trong xã đã có tác dụng hạn chế sự đi lại, càn quét của địch trong những ấp trọng điểm mà chúng cố ý tạo thành vùng trắng.

Nhờ sự lãnh đạo của Đảng và sự đùm bọc của nhân dân, đội du kích ngày càng phát triển mạnh, tích cực diệt ác, phá kềm, góp phần đưa cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng lên cao. Năm 1960, bộ đội Miền phối hợp với du kích xã đánh đồn Bình Trị Đông, đội du kích xã tổ chức đánh lô cốt ở ngã tư Cây Da Sà, tiêu diệt 4 tên. Đầu năm 1961, Tiểu đoàn 301 (quân số khoảng 1 trung đội) của Bình Tân1 tổ chức tập kích diệt một trung đội dân vệ ở ấp 3 xã Bình Trị Đông. Năm 1961, đồng chí Nguyễn Văn Trung (Bảy Trung), xã đội trưởng chỉ huy du kích tiêu diệt 2 tên dân vệ ở ấp Tân Th ới. Ta còn tổ chức bắn chết tên Hai Chó, một tên ác ôn đã nhiều lần chỉ điểm đánh phá cơ sở của ta vào năm 1962. Tiếp đó ta đã tổ chức diệt Cách, một tên có nợ máu với nhân dân tại chợ Bình

1. Đồng chí Phạm Văn Hai đã có công góp phần xây dựng lực lượng vũ trang tập trung Bình Tân từ 3 chiến sĩ lên đến gần một đại đội, được trang bị đầy đủ vào năm 1962, xây dựng phát triển trên 20 đảng viên.

Page 97: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 97

Trị Đông. Đội du kích xã còn tổ chức đi rải truyền đơn, treo băng rôn, khẩu hiệu, biểu ngữ, các đồng chí tham gia cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp như Nguyễn Văn Nhì (Hai Nhì), Trần Văn Lộc, Nguyễn Văn Lầu và Tô Văn Mười đã tổ chức in truyền đơn từ năm 1960 đến 1962 tại nhà ông Nguyễn Văn Lầu (Sáu Lầu) và Tô Văn Mười (Mười Heo) thuộc ấp 2 Bình Trị Đông. Nội dung của truyền đơn nhằm đả đảo đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm, kêu gọi binh lính của địch rã ngũ, buông súng, quay về với nhân dân.

Từ năm 1962 chính quyền địch ở xã ra sức gom dân, bắt lính đã bị nhân dân trong xã chống lại. Công tác binh vận thu được kết quả, ta đã vận động được 5 binh lính ở đồn Bình Trị Đông quay về với nhân dân và mang theo 3 khẩu súng trường. Đội du kích xã do đồng chí Nguyễn Văn Trung (Bảy Trung) làm xã đội trưởng, lực lượng càng phát triển mạnh, đồng thời cũng trưởng thành hơn cả về năng lực, tinh thần và nghệ thuật chiến đấu chống địch. Đến năm 1964, có hơn một tiểu đội với một số thành viên như: Tư Phi, Kim Nhật, Hai Đúng, Sáu Tre, Lẹ (Bùi Văn Lẹ), Tám Hanh (Mai Văn Hanh), Vũ, Th ân, Chín Dìa, Bé Chút, Sáu Hùng, Sáu Siều, Năm Xích, Tư Cu, Lắm (Ba Quăng), Hai Tèo,… tự trang bị vũ khí đầy đủ.1

Sang năm 1963, phong trào chống Mỹ - Diệm của các tầng lớp nhân dân ở khắp Nam bộ nổi lên mạnh mẽ,

1. Năm 1962, hai đồng chí Mai Văn Hanh, Bùi Văn Lẹ bị bắn hy sinh ở ngã ba Tân Khai khoảng 7 giờ tối lúc đi công tác về.

Page 98: LSDB Binh Tri Dong A_size

98 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

quốc sách “ấp chiến lược” đứng trước nguy cơ sụp đổ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa rơi vào thời kỳ khủng hoảng.

Hòa trong khí thế đấu tranh của mặt trận Sài Gòn – Gia Định, chi bộ Bình Trị Đông lãnh đạo nhân dân phá ấp chiến lược, trừng trị ác ôn. Trong năm 1963, nổi lên cuộc đấu tranh của nhân dân ở ấp Nghi Xuân do bà Năm Đất, Mười Lê dẫn đầu đòi ở lại ấp để làm ăn sinh sống, không đi vào vùng chiến lược của địch. Địch đàn áp và bắt đi một số người giam ở đồn Bình Trị Đông. Sau đó bà Năm Bảy vận động nhân dân trong ấp kéo lên đồn Bình Trị Đông yêu cầu chúng thả những người bị bắt. Th ấy quần chúng đấu tranh mạnh, địch buộc phải nhượng bộ, thả những người bị bắt ra. Sau đó, địch tiến hành khủng bố nhằm trấn áp tinh thần đấu tranh của nhân dân. Lúc này, tên Hai Tăng, Trưởng ban tâm lý chiến, cùng bọn lính tâm lý chiến tổ chức chiếu phim tuyên truyền chống cộng sản tại trường học đối diện Nhà thờ Tin Lành. Du kích Bình Trị Đông tổ chức ném lựu đạn nhằm tiêu diệt tên Hai Tăng nhưng hắn chỉ bị thương. Tên Hai Tăng chỉ huy toán lính của đồn Bình Trị Đông xâm nhập vào vùng Tân Khai, Tân Th ới, Nghi Xuân để càn quét và bắt bớ nhân dân ở đây buộc dân phải vào ấp chiến lược. Đồng thời, chúng ra sức đốt phá nhà cửa, tài sản của nhân dân làm cho dân không còn tài sản, nhà cửa để ở tại đó nữa.

Chính quyền ngụy đã xây dựng ấp chiến lược tập trung ven Tỉnh lộ 10, gồm các ấp Nghi Hòa, Bình Đông, ấp Chánh và chia khu vực gom dân này thành 4 ấp từ ấp

Page 99: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 99

1 đến ấp 4 để kềm kẹp, khống chế nhân dân, tạo ra vùng trắng bằng “vành đai ấp chiến lược”. Chúng hy vọng sẽ cô lập dân với cách mạng và tách cán bộ ra khỏi quần chúng. Nhưng chúng đã lầm, vì tại vùng trắng, nơi mà chúng cho là có thể đánh phá và tiêu diệt được cách mạng, cũng chính là nơi cơ sở cách mạng vẫn tồn tại và phát triển trong sự giúp đỡ và đùm bọc của nhân dân. Ấp chiến lược, nơi mà chúng dùng mọi biện pháp, thủ đoạn để cách ly cách mạng với nhân dân; nơi đặt dưới quyền kiểm soát của chúng lại là nơi phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng phát triển rất mạnh mẽ.

Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Huỳnh Văn Tạo (Sáu Giò), Huyện ủy viên huyện Bình Tân, đồng chí bí thư Nguyễn Th ị Th ùa (Năm Hồng) và đồng chí Trần Văn Hiệp (Tư Phi) đã vận động nhân dân ở ấp chiến lược làm đơn xin về vườn cũ. Nhân dân đã tổ chức đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ cách mạng ngay trong nhà của mình. Tuy bọn lính của xã không cho nhân dân ra vùng trắng cất nhà để ở, làm ruộng nhưng nhân dân bất kể nguy hiểm, vất vả vẫn làm, người dân tiếp tục cất chòi tại ấp Tân Th ới dù sau đó bị giặc đốt nhiều lần. Ban ngày địch bắt nhân dân đào mương, trồng cột sắt, rào kẽm gai, cắm chông tre trên bờ đê ấp chiến lược. Nhưng ban đêm nhân dân lại phá rào, phá cột sắt, lấp mương, nhổ chông tre. Sự việc cứ giằng co, kéo dài dai dẳng nhiều năm. Trong lúc đấu tranh cho quyền lợi của người dân trong xã, nhân dân Bình Trị Đông còn phối hợp với các xã khác đấu tranh chống dỡ nhà để xây dựng đồn bót, mở rộng sân bay Tân

Page 100: LSDB Binh Tri Dong A_size

100 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Sơn Nhất và quân trường huấn luyện Quang Trung. Nhân dân xã Bình Trị Đông, nhất là thanh niên, phụ nữ và các bậc phụ huynh còn ủng hộ hoặc tham gia vào phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

Tuy tình hình cách mạng có nhiều khó khăn nhưng chi bộ xã Bình Trị Đông thường xuyên vận động nhân dân đóng góp tiền gạo, thuốc men… đưa về huyện giúp bộ đội đánh giặc. Đối với du kích xã, nhân dân hết lòng giúp đỡ và nuôi giấu. Phong trào tháo gỡ lựu đạn cho du kích diệt ác, phá kềm do đồng chí Sáu Bé, Huyện ủy viên Bình Tân phụ trách xã, chỉ đạo được nhân dân hưởng ứng rất đông.

Cũng trong năm 1963, du kích xã Bình Trị Đông do đồng chí Bảy Trung, Tư Phi chỉ huy đánh bọn lính dân vệ ở quán ông Ba Trinh, diệt hai tên Đũa và Tể, lấy hai khẩu súng và làm bị thương một số tên khác. Đồng chí Trần Văn Hiệp (Tư Phi) và đồng chí Bảy Trung đã tổ chức đột nhập vào nơi đóng quân của địch ở chùa Mai Sơn lấy được 2 khẩu súng, bắn chết 2 tên bảo an và làm bị thương một số tên khác.

Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Mỹ làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Sự tan rã của chính quyền Diệm cùng với sự tan rã từng mảng của ấp chiến lược. Từ “bình định” tràn lan, địch chuyển sang “bình định” có trọng điểm cố gắng tiêu diệt một bộ phận lực lượng và kiềm chế hoạt động của ta.

Page 101: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 101

Là một xã ven đô, Bình Trị Đông trở thành trọng điểm bình định và đánh phá của địch. Cuối năm 1964, địch cơ bản hoàn thành việc xây dựng ấp chiến lược và biến phần đất còn lại thành vùng trắng rộng lớn. Đồng chí Sáu Bé, Huyện ủy viên Bình Tân kiêm Bí thư chi bộ xã Bình Trị Đông, vận động nhân dân trong xã chia thành từng đoàn đến kiến nghị với chính quyền xã của địch nhằm chấm dứt phá hủy cây trái và đất đai của người dân. Tại vùng trắng, nhiều bộ phận cơ sở cách mạng bị đánh phá ác liệt, nhiều hầm bí mật, giao thông hào ở các ấp Nghi Xuân, Tây Lân bị phá hủy. Các đồng chí du kích và đảng viên hoạt động trong xã lúc này rất khó khăn, tạm thời lắng xuống để bảo toàn lực lượng.

Từ tháng 12 năm 1964 đến đầu năm 1965, chiến thắng Ba Gia, Đồng Xoài, Bình Giã, Pleiku và sự lớn mạnh của quân giải phóng (được thành lập ngày 15 tháng 2 năm 1961) chủ động tiến công trong các cuộc nổi dậy vũ trang khắp miền Nam làm thất bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Những thắng lợi trên đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của quân dân khắp nơi, trong đó có Bình Trị Đông.

Năm 1965, tại xã Bình Trị Đông, Trung đội C.10 biệt động do đồng chí Nguyễn Văn Huỳnh (Bảy Huỳnh) làm Trung đội trưởng có nhiệm vụ bám trụ để nhận quân từ ngoại thành đưa vào thành phố. Đội du kích xã đã phối hợp với lực lượng vũ trang, biệt động đánh phá nhiều cơ sở của địch, mở rộng phạm vi hoạt động trên địa bàn.

Page 102: LSDB Binh Tri Dong A_size

102 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Đồng thời hỗ trợ để đưa phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng phát triển hơn.

Cuộc biểu tình do đồng chí Tư Phấn lãnh đạo, đã kéo đến trụ sở của địch, phản đối bắt thanh niên xã đi lính, chống sưu cao thuế nặng. Chi bộ xã tổ chức treo biểu ngữ với khẩu hiệu: “Đả đảo bắt lính”, “Đả đảo sưu cao thuế nặng” nhất là vào những ngày lễ lớn của địch, làm bọn chúng lo sợ. Chi bộ còn chỉ đạo đồng chí Trịnh Văn Tiến (Tám Tiến) tổ chức hội quyên tiền hàng tháng và ủy lạo nhân dịp Tết Nguyên đán cho bộ đội đang chiến đấu. Hội này được triển khai rộng rãi đến các ấp, như ấp 1 do đồng chí Huỳnh Thị Sinh phụ trách, ấp 2 do đồng chí Phạm Văn Cư và ấp 3 do đồng chí Tám Cui phụ trách được quần chúng hưởng ứng rất đông, góp phần cung cấp thuốc men, tiền, quà, bánh cho bộ đội.

Như vậy dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là chi bộ xã Bình Trị Đông, thường xuyên củng cố, xây dựng lực lượng, đưa phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang của nhân dân trong xã từng bước phát triển mạnh hơn. Sự phối hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, cùng sự nổi dậy diệt ác phá kềm của nhân dân trong xã đã phá vỡ từng mảng “ấp chiến lược” của địch, góp phần làm thất bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của chúng ở Bình Tân nói riêng và miền Nam nói chung.

Page 103: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 103

II. ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC GÓP

PHẦN “ĐÁNH CHO MỸ CÚT” (1965 - 1973)

1. Phong trào toàn dân đánh giặc chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - ngụy, tiến đến nổi dậy Tết Mậu Th ân (1965 - 1968)

Trong điều kiện so sánh lực lượng và cục diện chiến trường phát triển theo chiều hướng có lợi cho ta, chính quyền Johnson buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh nhằm cứu vãn tình thế, làm thay đổi cục diện trên chiến trường hòng cứu nguy cho quân nguỵ và dập tắt phong trào cách mạng ở miền Nam. Mỹ chuyển hướng sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”, sử dụng quân Mỹ và quân chư hầu trực tiếp tham chiến tại chiến trường cùng với vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại nhằm “tìm diệt” và “bình định”, thực hiện âm mưu xâm chiếm miền Nam.

Th áng 7 năm 1965, tổng thống Mỹ Johnson đã chuẩn y cho quân chiến đấu Mỹ ào ạt đổ bộ vào miền Nam với 34 tiểu đoàn gồm khoảng 10 vạn quân. Chúng lên kế hoạch dùng bọn tề ngụy, biệt kích, các đoàn xây dựng nông thôn làm lực lượng trực tiếp “bình định”, kềm kẹp quần chúng nhân dân; quân Mỹ và quân chư hầu là lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ “tìm và diệt” tạo thành một vành đai an toàn bảo vệ Sài Gòn.

Địch chia Sài Gòn - Gia Định thành 4 vùng: vùng A là vùng địch kiểm soát mà chúng gọi là vùng phát triển; vùng B là vùng tranh chấp yếu, vùng trọng điểm bình định của địch; vùng C là vùng tranh chấp mạnh có căn

Page 104: LSDB Binh Tri Dong A_size

104 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

cứ du kích; vùng D là vùng giải phóng và căn cứ của ta, là vùng tìm diệt, tự do oanh tạc của địch.

Năm 1965, một số đồng chí trong lực lượng du kích xã Bình Trị Đông được rút về huyện như đồng chí Nguyễn Văn Trung (Bảy Trung), Tư Phi, Hai Đúng, Kim Nhật…; lực lượng du kích còn bị tổn thất khi một số đồng chí như Sáu Tre, Tư Cu, Sáu Siều, Lắm (Ba Quăng), Hai Tèo… đã hy sinh. Đến năm 1966, đồng chí Hai Đậu cũng đã hy sinh.

Qua năm 1966, lực lượng du kích xã được bổ sung thêm một số thành viên mới như Chiến, Tây Đen, Hoàng… do đồng chí Lý Diệp Hồng là xã đội trưởng và đồng chí Ba Cò (Huỳnh Th ị Quạt) là Bí thư xã. Để tăng thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh của nhân dân chống phá ấp chiến lược, tháng 10 năm 1966, du kích xã Bình Trị Đông phối hợp với biệt động Tiểu đoàn 6 Bình Tân đánh chốt ngã tư Cây Da Sà. Tại đây thường trực có mật vụ, chỉ điểm, cảnh sát đứng xét giấy tờ tùy thân để bắt bớ những người mà chúng tình nghi là “Việt cộng” hoặc trốn quân dịch. Chốt này gây khó khăn và hạn chế về liên lạc của cán bộ ta từ Đức Hòa, Đức Huệ, Vườn Th ơm, Bà Hom vào nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Xã đội lên kế hoạch bố trí đồng chí Huỳnh Văn Hoàng và Hai Th ắng đón xe tải của ông Lắm làm phương tiện di chuyển đến ngã tư Cây Da Sà đánh bất ngờ, chớp nhoáng vào bọn mật vụ, cảnh sát… làm một số tên bị thương. Hai du kích rút lui an toàn vào ấp chiến lược ở vùng trắng thuộc ấp Nghi Xuân (vùng cầu sắt Ngã tư bốn xã).

Page 105: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 105

Th áng 10 năm 1967, Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền quyết định tổng công kích - tổng khởi nghĩa, lấy Sài Gòn - Gia Định làm trọng điểm. Để chuẩn bị thực hiện cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa Tết Mậu Th ân 1968, Trung ương Cục đã quyết định giải thể các quân khu ở miền Đông Nam bộ để thành lập “khu trọng điểm”, gồm 6 phân khu như những mũi tiến công vào nội đô Sài Gòn. Huyện Bình Tân1 thuộc Phân khu II do đồng chí Phan Văn Hân (Hai Sang) làm Bí thư. Phân khu II chia huyện Bình Chánh làm 3 vùng. Vùng 1 gồm các xã: Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa. Vùng 2 gồm các xã: Tân Nhựt, Tân Kiên, Tân Túc, Tân Lợi, Tân Bình, Tân Tạo Bình Chánh, Bình Trị Đông và An Lạc. Vùng 3 gồm các xã thuộc Tân Phong Hạ và Phước Điền Th ượng. Phân Khu ủy thành lập Ban cán sự các vùng. Chính vì có sự chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự và chi bộ xã nên phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang của quần chúng phát triển mạnh mẽ và đồng bộ hơn.

Đồng chí Huỳnh Văn Hoàng chỉ huy du kích xã, phối hợp với lực lượng biệt động thành đặt mìn tại sân tập bắn của địch thuộc xã Bình Trị Đông, tiêu diệt được 12 tên, trong đó có cả cảnh sát dã chiến, cảnh sát áo trắng và lính bảo an, tịch thu 10 khẩu súng. Trận đánh này làm cho địch hốt hoảng, rất hoang mang, lo sợ. Sau đó chúng

1. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh (1930 - 1975), xuất bản năm 2012, trang 171.

Page 106: LSDB Binh Tri Dong A_size

106 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

không dám tập trung lực lượng tại đây1. Đồng chí Sáu Th anh lãnh đạo chi bộ xã vận động nhân dân tiếp tục đào hầm, nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ, cất giấu vũ khí, đạn dược, tích lũy lương thực, đồng thời chỉ đạo đồng chí Út Tý (Huỳnh Văn Tý), cán bộ du kích xã vận động nhân dân làm hũ gạo nuôi quân, nhất là vận động các bậc lão thành và phụ nữ.

Cuối năm 1967, Bình Trị Đông được Huyện ủy Bình Tân phân công làm công tác chuẩn bị hậu cần và chuẩn bị địa điểm ém quân cho cuộc tổng công kích - tổng khởi nghĩa Tết Mậu Th ân 1968. Đồng chí Lê Công Minh, Huyện ủy viên kiêm Bí thư chi bộ, đã chỉ đạo chi bộ xã Bình Trị Đông lãnh đạo cán bộ, đảng viên gấp rút chuẩn bị lực lượng, cơ sở tổ chức để tiến tới tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Th ân 1968. Nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ: đưa lực lượng về bám sát cơ sở, xây dựng hầm bí mật để ém quân tiến hành diệt ác, phá lỏng thế kềm kẹp, tranh thủ làm chủ từng xóm, ấp, tuyên truyền vận động quần chúng để xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng vũ trang bí mật. Đồng thời, chi bộ cũng chuẩn bị lãnh đạo lực lượng du kích xã phối hợp với lực lượng biệt động chỉ huy đánh địch trong những ngày tổng tiến công ở địa phương.

Đến đầu năm 1968, đồng chí Lê Công Minh (Sáu Th anh), Huyện ủy viên kiêm Bí thư chi bộ xã, thành lập tổ giao liên gồm có đồng chí Nguyễn Văn Cơ và Trần Th ị Mạnh với nhiệm vụ móc nối xây dựng thêm cơ sở cách

1. Năm 1967, đồng chí Dơi bị địch bắn phục kích nên đã hy sinh.

Page 107: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 107

mạng trong xã và vận động quần chúng ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Chuẩn bị cho Mậu Th ân, Huyện ủy Bình Tân chỉ đạo cho Bình Trị Đông xây dựng các hầm bí mật. Hơn 30 cái lu có khả năng chứa được 2 người được mua để nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ ở vùng trắng ra và những người hiện vẫn hoạt động hợp pháp trong ấp chiến lược. Xã Bình Trị Đông được chọn làm nơi ém quân chủ lực và địa phương thuộc cánh Bình Tân để tấn công vào Sài Gòn – Chợ Lớn. Các đơn vị của đồng chí Nguyễn Văn Kịp (Đồng Đen) và Năm Lang thuộc Tiểu đoàn 6, do anh hùng Lê Minh Xuân chỉ huy, đóng quân tại ấp 3. Đơn vị biệt động FK.6 và nhiều đơn vị khác đặt cơ sở tại xã1.

Chuẩn bị về mặt hậu cần, xã gói hàng trăm đòn bánh tét. Có những cá nhân như chị Ba Gai (vợ anh Tư Còn) đóng góp 80 đòn bánh tét. Bông băng, thuốc cầm máu và một số loại thuốc thông dụng khác cũng được một cơ sở của xã là chị Nguyễn Th ị Cặn (Tư Cặn) chuẩn bị đầy đủ. Khí thế cách mạng náo nức, mọi công tác được tiến hành khẩn trương và rất bí mật. Nhân dân trong xã đã phát huy tinh thần tự giác cao, tất cả đều chung lòng chung sức đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến. Nhân dân thực hiện việc hướng dẫn đưa lực lượng về vùng tập kết, nuôi giấu che chở, bảo vệ cán bộ, vũ khí. Quần chúng

1. Một trong những người tham gia tổ chức FK.6 là đồng chí Đào Văn Phước công tác tại Phòng Cảnh sát Giao thông thuộc Sở Công an TP. Hồ Chí Minh sau ngày giải phóng.

Page 108: LSDB Binh Tri Dong A_size

108 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

được tổ chức thành các tổ cứu thương, chuyển và chăm sóc thương bệnh binh, tiếp lương, tải đạn, dẫn đường và chuẩn bị lực lượng chính trị, cờ, băng rôn, khẩu hiệu để hợp đồng nổi dậy diệt ác, phá kềm, giành chính quyền.

Đến ngày 30 tháng 1 năm 1968, các lực lượng chủ lực và địa phương thuộc cánh Bình Tân thực hiện tấn công vào Sài Gòn - Chợ Lớn như Tiểu đoàn 6, đơn vị biệt động FK6… đã tập trung đầy đủ tại các điểm ém quân trên địa bàn xã.

Chiều 30 tháng 1 (chiều 30 Tết), các đơn vị ém quân tại xã bắt đầu nổ súng tấn công vào nội thành. Lực lượng du kích xã do đồng chí Huỳnh Văn Tý (Út Tý), xã đội trưởng, làm trung đội trưởng dẫn đường tổ chức đánh vào đồn Bình Trị Đông làm bị thương 7 tên.

Th áng 2 năm 1968, Trung đoàn 3 Công trường 9 (Sư đoàn 9) do đồng chí Lê Văn Sinh chỉ huy và đoàn 10 Long An về đóng quân tại xã. Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 cũng lấy xã Bình Trị Đông làm bàn đạp tấn công vào Phú Th ọ trong đợt 2 Mậu Th ân.

Đêm mùng 4 rạng ngày 5 tháng 3 năm 1968, tiếng súng nổ khắp nơi, bắt đầu tấn công đợt 2. Trong đợt hai của cuộc tổng công kích, nhân dân xã Bình Trị Đông đã đào hầm nuôi dưỡng 50 thương binh. Đồng chí Lê Văn Th anh đã mưu trí dùng xe GMC chuyển dần các thương binh về đến căn cứ Vườn Th ơm an toàn. Bà con trong xã còn kéo cờ trắng đấu tranh đòi địch cho chôn cất cán bộ, bộ đội hy sinh đang phơi xác ngoài trời. Địch buộc phải

Page 109: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 109

chấp nhận yêu cầu để bà con chôn cất và tiến hành 5 đến 7 ngày mới xong.

Quân Mỹ và chư hầu đóng ở Mả Lò kết hợp với lính xã, huyện truy lùng đánh phá cơ sở cách mạng và ra sức bắt lính đôn quân ở chiến trường miền Nam để thực hiện chiến tranh “tìm diệt” đẫm máu, đã bị lực lượng ta đánh tại vùng trắng ở ấp Tân Khai vào ngày 10 tháng 5 năm 1968.

Trên phần đất Gò Mồ Côi phía Tây Nam xã nối liền với căn cứ quân sự Mỹ (trại tên lửa của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay), lực lượng Trung đoàn 3 Sư đoàn 9 Miền, phối hợp chặt chẽ với đội du kích xã, tổ chức phục kích và tiêu diệt khoảng 100 tên Mỹ - ngụy. Trận này chúng dùng cả lực lượng không quân ném bom xuống trận địa.

Trong chiến dịch Mậu Th ân, lực lượng ta ở Bình Tân nói chung và xã Bình Trị Đông nói riêng đã thu được nhiều thắng lợi. Ta đã tiêu diệt lực lượng địch trong một thời gian ngắn nhưng sau đó địch phản kích quyết liệt và từng bước đưa tay sai, lực lượng quân sự trở lại. Ngoài lực lượng lính ngụy, các sư đoàn thiện chiến của quân viễn chinh Mỹ cũng thường xuyên được điều động hành quân, đóng và càn quét ở khu vực này. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 là một đòn mạnh giáng vào âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và chấp nhận đàm phán tại Hội nghị Paris.

Page 110: LSDB Binh Tri Dong A_size

110 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

2. Từng bước khôi phục lực lượng và phong trào kháng chiến (1969 - 1973)

Sức vang của cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Th ân đã buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chiến lược “chiến tranh cục bộ” bị thất bại. Mỹ buộc phải thực hiện “học thuyết Nixon”, chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, chuyển từ “tìm diệt” sang “quét và giữ”. Th eo chiến lược này, quân Mỹ và chư hầu rút dần khỏi miền Nam Việt Nam, tăng cường quân nguỵ để âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. Để thực hiện chiến lược này, Mỹ - ngụy đã sử dụng sức mạnh của bom đạn, rải chất độc hoá học có tính chất huỷ diệt, kết hợp với những thủ đoạn về quân sự, chính trị, kinh tế, chiến tranh tâm lý, tình báo, gián điệp tạo thành sức mạnh tổng hợp tàn bạo nhằm thực hiện 2 chính sách lớn là đôn quân bắt lính và bình định nông thôn miền Nam.

Sau Tết Mậu Th ân, lực lượng cách mạng Nam bộ nói chung, lực lượng cách mạng Bình Trị Đông nói riêng bị tổn thất nặng nề, địch phản công ác liệt. Từ năm 1969, trên địa bàn xã, địch ráo riết tăng cường đồn bót, kiểm soát chặt các nút giao thông, trạm gác, chợ búa. Các toán lính nghĩa quân, biệt cách, biệt kích, mật thám, chỉ điểm lùng sục khắp nơi trong xóm ấp nhằm truy lùng cán bộ cách mạng còn bám trụ trong dân, chúng quyết tâm quét sạch cộng sản khỏi vùng đất này. Chính quyền ngụy ở Bình Tân đã mở nhiều cuộc càn quét lớn tại xã Bình Trị

Page 111: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 111

Đông và nhiều nơi khác với quyết tâm thâm độc là phá vỡ các cơ sở cách mạng từ trong dân ra ngoài vùng trắng để tiêu diệt cộng sản. Để bảo toàn lực lượng cách mạng và tránh tổn thất, chi bộ chỉ đạo một số đồng chí tạm lánh đi nơi khác công tác, số còn lại tiếp tục bám trụ để xây dựng cơ sở hoạt động.

Sau Mậu Th ân, đồng chí Nguyễn Th ị Khởi (Hai Khởi), lúc này đã là Bí thư chi bộ xã, phải thoát ly hẳn ra vùng trắng. Lực lượng du kích xã thiệt hại nặng nề, xã đội trưởng Huỳnh Văn Tý và nhiều du kích khác như đồng chí Hai Lo, Huỳnh Văn Hoàng, Hai Hồng, Cu, Chiến… lần lượt hy sinh.

Trong những năm 1969 - 1971, địch tăng cường đánh phá ác liệt trên chiến trường Sài Gòn - Gia Định, trọng điểm là vùng ven đô trong đó có cửa ngõ vành đai phía Bắc và Tây Bắc Sài Gòn (nằm trong phạm vi huyện Bình Chánh chiếm gần phân nửa). Mỹ - ngụy quyết tâm bình định cho được huyện Bình Chánh1, trong đó có xã Bình Trị Đông.

Lúc này, lực lượng vũ trang Bình Tân và Bến Lức tập hợp lại thành bộ đội Liên Huyện tổ chức nhiều trận đánh phục kích và tiêu diệt địch. Th ực hiện chủ trương của cấp trên năm 1970, Huyện ủy Bình Chánh ra sức xây dựng,

1. Sau Mậu Thân 1968 ta lập lại huyện Bình Chánh (không còn huyện Bình Tân). Bình Chánh chia làm hai phần gồm Bắc lộ 4 gọi là Bắc Bình Chánh và Nam lộ 4 gọi là Nam Bình Chánh gồm có các xã thuộc Tân Phong Hạ và Tổng Phước Điền.

Page 112: LSDB Binh Tri Dong A_size

112 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

củng cố lực lượng du kích các xã kể cả xây dựng các tổ du kích mật trong nhân dân tự vệ của địch, đẩy mạnh công tác binh vận, diệt ác phá tề, phá thế kềm kẹp của địch. Th ực hiện theo chủ trương của Th ành ủy, Huyện ủy Bình Chánh, Chi bộ Đảng xã Bình Trị Đông đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích, phát huy sức mạnh toàn dân đánh giặc, nhân dân Bình Trị Đông quyết tâm bám trụ, ra sức diệt ác, phá kềm, từng bước khôi phục lực lượng cách mạng.

Năm 1969, đồng chí Nguyễn Th ị Khởi, một mặt củng cố chi bộ và các cơ sở, mặt khác cử đồng chí Chín Mạnh, Tám Th anh đứng ra tổ chức, lãnh đạo phụ nữ xã tham gia Phong trào Phụ nữ đòi quyền sống của bà Ngô Bá Th ành và các phong trào đòi hòa bình và trung lập khác. Những người của xã tham gia Phong trào Phụ nữ đòi quyền sống như Chín Hóa, Tư Cặn, Tư Bốc, Sáu Du, Ba Th oi, Mười Cửu, Tư Dần, Nguyễn Th ị Sự…1 Lực lượng này đã cùng nhân dân thành phố đấu tranh đòi quyền bình đẳng, chống sự kềm kẹp, áp bức của Mỹ - ngụy và tham gia phong trào đấu tranh chính trị của xã, để hỗ trợ du kích đấu tranh vũ trang, chống đôn quân, bắt lính và bình định của địch.

Lực lượng du kích xã Bình Trị Đông từng bước được phục hồi. Năm 1970, đồng chí Nguyễn Văn Hóa (Mười Hóa), Xã đội trưởng Bình Trị Đông, nhận của đồng chí Huỳnh Việt Tứ, cán bộ phong trào thanh niên Sài Gòn - Gia Định khoảng 2.000 tờ truyền đơn và một khẩu súng

1. Bà Dương Thị Một bị bắt trong cuộc đấu tranh này.

Page 113: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 113

ngắn K54. Bà Nguyễn Th ị Bi được phân công đem rải truyền đơn: “Đả đảo đế quốc Mỹ”, “Đả đảo tên độc tài phát xít Nguyễn Văn Th iệu” tung bay nhiều nơi trong xã và các xã khác bên cạnh.

Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy Bình Chánh về chủ trương hạ quyết tâm đánh phá chương trình bình định, tháo bỏ kềm kẹp của địch, trừng trị bọn phản động, chỉ điểm, bọn ác ôn tề điệp có nợ máu với cách mạng, với nhân dân. Cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của quần chúng, đồng chí Mười Hóa lãnh đạo đội du kích xã tổ chức diệt một số tên ác ôn như Hai Hải, Bảy Tăng, Ba Mặn1. Một mình đồng chí Mười Hóa đột nhập vào trụ sở dân vệ ấp 2 bắn chết tên Trưởng ấp Năm Be và một số tên khác.

Sau Mậu Th ân 1968, quân ngụy lập chốt để khám xét các xe lưu thông bằng hàng rào dây kẽm gai tại khu vực ngã tư Da Sà (nay thuộc phường An Lạc A), đưa chỉ điểm ra để nhận diện cán bộ cách mạng về đây hoạt động, đến năm 1970, du kích xã đã tổ chức trận đánh vào chốt cảnh sát ngụy tiêu diệt lực lượng đóng chốt tại đây và buộc địch phải tháo dỡ chốt.

Ngày 20 tháng 12 năm 1970, đồng chí Nguyễn Văn Hóa bị bắn ở Mả Lò, đồng chí Huỳnh Th ị Hồng (Năm Hồng) lên thay làm Xã đội trưởng. Du kích xã lúc này

1. Hai Hải, Bảy Tăng là những tên chiêu hồi đã từng chỉ điểm một số cơ sở cách mạng, giúp địch đàn áp cán bộ ta, còn tên Ba Mặn là cảnh sát nổi tiếng ác ôn trong vùng đã gây nhiều tội ác với nhân dân.

Page 114: LSDB Binh Tri Dong A_size

114 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

ngoài đồng chí Năm Hồng còn có các đồng chí Trần Văn Tuấn (Lý), Kỉnh, Sơn, Ba Th anh, Cúc.

Trong những ngày rằm, ngày Tết Nguyên đán, nhân dân thường tụ tập rất đông tại các chùa trong xã như chùa Vạn Phước để cúng Phật, đồng chí Chín Mạnh đã tranh thủ tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng đến quần chúng để giác ngộ và nâng cao ý thức cách mạng cho quần chúng.

Ngụy quân ra sức bình định và mở “chiến dịch Phượng Hoàng” nhằm tìm và diệt cơ sở cách mạng, đánh vào các cơ sở của ta như các gia đình cách mạng, những cán bộ đảng viên còn bám trụ với khẩu hiệu: “Th à giết lầm còn hơn bỏ sót”. Số người bị địch bắt và tù đày ngày càng tăng. Trong năm 1967, đồng chí Dương Văn Nghĩ, một cán bộ cơ sở nòng cốt của du kích xã bị địch bắt và tra tấn đến chết nhưng vẫn không khai địa điểm nuôi giấu cán bộ và cất giấu vũ khí. Ở Bình Trị Đông, số thanh niên bị bắt đi quân dịch ngày càng nhiều dẫn đến phong trào trốn lính của thanh niên trong xã diễn ra khắp nơi, phần đông thanh niên trong xã không đi lính cho ngụy.

Năm 1972, tình hình chiến trường Bình Chánh có nhiều thay đổi, lực lượng cách mạng đã vượt qua thời kỳ khó khăn, khẩn trương chuẩn bị “giành thắng lợi quyết định trong năm 1972” theo chỉ đạo của Bộ Chính trị. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ bị thất bại.

Tại Bình Trị Đông năm 1972 chi bộ xã được củng

Page 115: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 115

cố lại, có 6 đảng viên hoạt động vừa bí mật vừa công khai. Huyện Bình Chánh cử đồng chí Sáu Cuống về làm công an xã.

Th áng 8 năm 1972, các đồng chí Hai Khởi, Năm Hồng, Trần Văn Tuấn (Lý) cùng với bộ đội huyện tổ chức cuộc họp tại nhà chị Trần Th ị Mạnh thảo luận về cách đánh đồn Bình Trị Đông, trụ sở của địch. Đến tháng 11 năm 1972 trận đánh được thực hiện, ta phá trụ sở, một số nhân dân tự vệ đầu hàng xin đi theo, được ta đưa về trên huyện.

Hội hũ gạo nuôi quân của xã do đồng chí Chín Mạnh làm Hội trưởng ngày càng phát triển mạnh. Hội viên gồm có Tư Trang, Ba Não, Tám Bo, Sáu Nụ, Bốn Bấc, Tư Đúng, Tư Cặn, Tám Th anh… đã vận động được nhiều nhân dân trong xã đóng góp gạo hoặc tiền hỗ trợ cho cán bộ cách mạng.

Đội du kích do đồng chí Trần Văn Tuấn (Lý), xã đội trưởng, vận động được một số quần chúng tích cực thành lập tổ tuyên truyền, liên lạc và làm công tác binh địch vận trong xã. Tổ này do Ba Việt làm tổ trưởng, Huỳnh Văn Ngơi tổ phó và các tổ viên như Bảy Tứ, Huỳnh Hồng Lưu, Nguyễn Văn Đồng. Cơ sở đặt tại vùng trắng, thường xuyên liên lạc với du kích để đưa tin tức, địa chỉ của những tên gây nợ máu với nhân dân. Chỉ trong thời gian ngắn, tổ này đã cung cấp những thông tin quan trọng, kịp thời, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho du kích xã tiêu diệt 10 tên ác ôn. Ngoài việc vận động 3 tên lính ngụy buông

Page 116: LSDB Binh Tri Dong A_size

116 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

súng về với cách mạng tổ còn đi rải truyền đơn trong xã, kêu gọi nhân dân tích cực chống chính sách bắt lính và bình định nông thôn.

Đến giữa năm 1972 trên chiến trường miền Nam, những chiến công vang dội của quân và dân ta đã đẩy quân Mỹ vào tình thế nguy kịch. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ nằm bên bờ vực thẳm, quyền chủ động trên chiến trường đã thuộc về ta. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết, Mỹ buộc phải rút hết quân về nước. Cách mạng miền Nam đứng trước những thay đổi lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân miền Nam và nhân dân xã Bình Trị Đông tiến lên đánh bại hoàn toàn chính quyền tay sai, hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

III. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO KHÁNG

CHIẾN, TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG (1973 - 1975)

1. Đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Paris, chống địch lấn chiếm, bình định nông thôn

Hiệp định Paris được ký kết buộc Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Th ế nhưng chúng không từ bỏ âm mưu xâm lược, tiếp tục để lại cố vấn quân sự, duy trì viện trợ kinh tế cho chính quyền ngụy. Để thực hiện kế hoạch chia cắt lâu dài đất nước ta, chính quyền Nguyễn Văn Th iệu đã đề ra kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” và tiến

Page 117: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 117

hành đẩy mạnh bình định đặc biệt nhằm giữ thế chủ động trên chiến trường. Chính quyền ngụy mở các đợt hành quân càn quét, lấn chiếm lớn nhằm chiếm lại các vùng ta mới giải phóng và một số vùng giải phóng từ trước.

Th áng 7 năm 1973, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 bàn về tình hình cách mạng miền Nam sau Hiệp định Paris. Chấp hành chỉ đạo của Trung ương Đảng, Trung ương Cục tổ chức hội nghị lần thứ 12 để xác định nhiệm vụ của toàn Miền là: “Ra sức tạo thế mới, tạo và nắm thời cơ giành thắng lợi lớn”.

Ở vùng xung quanh Sài Gòn - Gia Định, tại huyện Bình Chánh, tháng nào địch cũng mở các cuộc càn quét, mỗi phân chi khu (xã) có từ trung đội đến đại đội nguỵ quân thường trực, chưa kể còn có lực lượng lính nghĩa quân khá đông, mỗi xã có 1 trung đội, có xã lên đến 1 đại đội.

Th áng 8 năm 1973, chấp hành nghị quyết của Th ường vụ Th ành ủy, Đảng bộ huyện Bình Chánh đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Văn Th anh, Bí thư Huyện ủy, triển khai kế hoạch chống phá bình định, xây dựng lực lượng, tạo lực đón thời cơ giành thắng lợi mới.

Trên cơ sở đó, cán bộ và nhân dân xã Bình Trị Đông đã đấu tranh chính trị đòi địch thi hành Hiệp định Paris, chống lấn chiếm, kêu gọi binh lính về với nhân dân bên cạnh hoạt động vũ trang chống địch càn quét. Lực lượng du kích xã Bình Trị Đông được tăng cường và phát triển, tổ chức phối hợp với hoạt động của lực lượng du kích

Page 118: LSDB Binh Tri Dong A_size

118 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

huyện đánh phá đồn địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Hoạt động vũ trang của bộ đội huyện và du kích xã đã tạo thế cho phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bình Trị Đông và các xã thuộc huyện Bình Chánh nhằm mở mảng, mở vùng, bảo vệ xóm ấp. Khoảng tháng 9 năm 1973, du kích xã Bình Trị Đông gồm có các đồng chí Năm Hồng, Sáu Tiêu tổ chức ém quân tại nhà chị Tảo diệt tên Nhô, cảnh sát xã Bình Trị Đông tại ấp 3.

Th áng 2 năm 1974, đồng chí Trần Văn Tuấn, lúc này đã là Xã đội trưởng, kết hợp với tiểu đội huyện do đồng chí Ba Công chỉ huy, tổ chức đánh vào trụ sở dân vệ ấp 2 của địch. Ta tiêu diệt 2 tên Th àng và Sến, vận động hơn 30 thanh niên về với cách mạng, góp phần làm thất bại chủ trương đôn quân bắt lính và quân sự hóa thanh niên ở xã.

Th áng 10 năm 1974, Tiểu đội huyện Bình Chánh do đồng chí Ba Điệp chỉ huy được sự phối hợp của đồng chí Trần Văn Tuấn dẫn đường đã đánh vào trụ sở dân vệ ấp 2, bắt đi 15 nhân dân tự vệ và đặt chất nổ phá sập trụ sở của chúng. Sau đó địch xây dựng lại trụ sở, nhưng ta đã tổ chức thêm hai trận đánh nữa làm cho chúng lo sợ, hoang mang. Bọn nhân dân tự vệ không dám tập trung đông ở đây nữa.

Th áng 11 năm 1974, địch tập trung 1 trung đội gồm có cảnh sát, địa phương quân và lính nghĩa quân tại sân bắn xã Bình Trị Đông, nơi đây có hàng rào kẽm gai bao bọc và công sự chiến đấu. Đồng chí Trần Văn Tuấn phối

Page 119: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 119

hợp với tiểu đội huyện tổ chức đánh và tiêu diệt tại chỗ 2 tên cảnh sát, một số tên bị thương. Trận đánh này làm cho địch từ đó về sau không dám sử dụng sân bắn để tập luyện nữa.

Bình Chánh là bàn đạp của quân ta tiến công vào nội đô, đây cũng là trạm giao liên gần nhất từ Ba Th u về thành phố Sài Gòn. Vì vậy, hoạt động diệt ác, phá tề, đánh cho địch phải co cụm lại, mật thám phải bị tiêu diệt để ta dễ dàng ém quân. Du kích các xã và bộ đội huyện đã phối hợp đánh bót địch ở các xã như bót Chồi Ký, vây ép bọn dân vệ ở Hưng Long, Đa Phước, Tân Quý Tây, vây bót Chợ Đệm, phá rã bọn phòng vệ dân sự ở Tân Tạo, uy hiếp tề xã ở phân chi khu Bình Trị Đông.1

Cuối năm 1974, đồng chí Huỳnh Việt Tứ được huyện cử bổ sung về phụ trách phía Bắc Bình Chánh trong đó có xã Bình Trị Đông để tiếp tục xây dựng cơ sở, chống địch phá hoại Hiệp định Paris. Cùng với hoạt động vũ trang, công tác binh vận, xây dựng nội tuyến cũng được chú trọng. Bên cạnh xóm ấp, các cơ sở cách mạng cũng đã bám rễ vào quần chúng, công tác địch ngụy vận được đẩy mạnh, quần chúng rất tin tưởng vào cuộc kháng chiến, những phần tử lưng chừng đã được giác ngộ, một số toán phòng vệ dân sự đã hợp tác với cách mạng. Đến cuối năm 1974, bộ đội huyện Bình Chánh kết hợp với du kích xã mở thêm nhiều trận đánh, tiêu diệt nhiều tên địch ở các

1. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh (1930 - 1975), xuất bản 2012, trang 210.

Page 120: LSDB Binh Tri Dong A_size

120 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

ấp, vận động hơn 50 thanh niên về với cách mạng, thu được nhiều vũ khí các loại, phá hủy công sự chiến đấu của địch tại xã, đẩy chúng vào tình thế khủng hoảng, tinh thần hoang mang, dao động, tan rã về ý chí chiến đấu. Đồng thời còn tạo cho quần chúng trong xã thêm tin tưởng vào sự phát triển của lực lượng vũ trang địa phương.

2. Nổi dậy phối hợp với quân giải phóng tiến công trong mùa xuân 1975

Đến cuối năm 1974, phong trào đấu tranh cách mạng ngày càng lên cao. Ngày 6 tháng 1 năm 1975, chiến thắng Phước Long đã mở đầu cho việc giải phóng một tỉnh và mở ra khả năng giải phóng cho cả miền Nam. Ngày 27 tháng 1 năm 1975, Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền họp quán triệt nghị quyết của Bộ Chính trị về quyết tâm thực hiện chiến lược giải phóng miền Nam. Bên cạnh đó, Trung ương Cục đã đề ra kế hoạch đẩy mạnh hoạt động trong mùa khô, tạo thế, tạo lực phối hợp toàn miền Nam thực hiện quyết tâm giải phóng đất nước. Chỉ trong một thời gian ngắn ta đã giải phóng nhiều vùng đất quan trọng, trong đó có vùng chiến lược Tây Nguyên, phá thế phòng ngự chiến lược của địch, buộc địch rút lui co cụm chiến lược.

Chi bộ xã từng bước phát triển lực lượng du kích, thành lập được một trung đội (24 đồng chí) có trang bị đầy đủ vũ khí, vững về tinh thần và khả năng chiến đấu. Bên cạnh đó, chi bộ vận động, tổ chức quần chúng thành lực lượng đấu tranh chính trị đông đảo, mạnh mẽ và

Page 121: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 121

rộng khắp, tiếp tục xây dựng cơ sở bên trong (bí mật) và củng cố lại cơ sở cách mạng cũ trước đây, vận động thanh niên gia nhập vào bộ đội, xây dựng đội dân công gần 100 người, gồm những thanh niên tốt và tích cực hoạt động cách mạng.

Ở vùng ven thành phố, sau hai đợt mở cuộc tiến công (đợt 1 từ ngày 5 tháng 12 năm 1974 đến tháng 2 năm 1975 và đợt hai từ ngày 9 tháng 3 năm 1975), các đơn vị bộ đội của ta tạo thế đứng sát vùng địch ở Gò Vấp, Tân Bình, Bình Chánh, Nhà Bè, Th ủ Đức.

Ngày 18 tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị họp hạ quyết tâm hoàn thành kế hoạch 2 năm giải phóng miền Nam trong năm 1975 và xác định phương hướng tiến công chiến lược chủ yếu sắp tới sẽ là Sài Gòn. Tiếp theo chiến dịch Tây Nguyên, quân ta tiến công như vũ bão trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Ngày 25 tháng 3, Bộ Chính trị họp nhận định về giai đoạn phát triển nhảy vọt của cục diện quân sự và chính trị ở miền Nam, từ đó xác định “Th ời cơ chiến lược đã tới”. Ngày 14 tháng 4, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua quyết tâm và kế hoạch giải phóng Sài Gòn – Gia Định, lấy tên là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Ngày 12 tháng 4 năm 1975, Th ường vụ Th ành ủy Sài Gòn – Gia Định ra Nghị quyết chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh. Đồng chí Mười Th ơ, Th ường vụ Th ành ủy phụ trách các huyện ngoại thành mời đồng chí Ba Th ọ, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, về họp đánh giá tình hình các

Page 122: LSDB Binh Tri Dong A_size

122 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

mặt của huyện và có kế hoạch triển khai để phục vụ cho chiến dịch Hồ Chí Minh.

Để chuẩn bị cho tổng công kích, tổng khởi nghĩa, chiến dịch tấn công vào Bình Chánh được chia làm hai hướng: cánh phía Bắc Bình Chánh do đồng chí Lê Th ọ, Bí thư Huyện ủy, chỉ huy tập kết tại Tân Tạo, Tân Kiên và cánh phía Nam Bình Chánh do đồng chí Năm Đông, Phó Bí thư, chỉ huy tập kết tại Hưng Long, Phong Phú. Chiều 27 tháng 4 năm 1975, hai tiểu đoàn chủ lực Long An (Tiểu đoàn 1 và 2) do đồng chí Tư Th ân chỉ huy và Trung đoàn 88 đã về đến các xã Nam Bình Chánh.

Tại Bình Chánh, làn sóng tiến công ồ ạt của các cánh quân chủ lực trên tất cả các hướng cùng với sự nổi dậy hưởng ứng của đông đảo nhân dân ở các địa phương. Ngày 28 tháng 4 năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xã Bình Trị Đông, do đồng chí Trần Văn Cuốn (Sáu Cuốn) làm bí thư chi bộ, đã phân công đồng chí Võ Th ị Kim Liên (Tuyết) và một số cơ sở cách mạng vận động và tổ chức nhân dân nổi dậy làm chủ vùng trắng và nhiều nơi khác trong xã, tạo thế ém quân cho bộ đội địa phương áp sát Chợ Lớn, Sài Gòn và trung đội du kích kềm chân địch tại địa phương làm hạn chế sự hoạt động và đẩy chúng vào tình thế co cụm và bị động.

Trên hướng tây và tây nam - hướng Đoàn 2321, đêm

1. Sư đoàn 3, Đoàn 232 vào lúc 10 giờ 10 ngày 29 tháng 4 năm 1975 đã làm chủ thị xã Hậu Nghĩa, sau đó tổ chức đánh chiếm chi khu Đức Hòa, chi khu Đức Huệ (lúc 14 giờ 30), căn cứ Trà Cú (lúc 18 giờ 20) và tổ chức

Page 123: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 123

29 tháng 4 năm 1975, Trung đoàn 3, bộ phận đi đầu của Sư đoàn 9 đã triển khai ở khu vực Bà Lác - tuyến đê Đại Hàn, bắc Bà Hom 2km. Sư đoàn 5 và sư đoàn 8 tiếp tục cắt lộ 4, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch. Trung đoàn 24 và 88 đã phát triển đến bắc Cần Giuộc, Hưng Long. Phía bên trong, lực lượng vùng ven cũng tăng cường hoạt động: Trung đoàn đặc công 429 tiến đánh Tiểu đoàn 8 biệt động ngụy tại Tân Tạo, Bà Hom, khu ra đa Phú Lâm; đánh chiếm ấp 2 (xã Bình Trị Đông), ấp Bình Hưng, Ký Th ủ Ôn và cầu Nhị Th iên Đường; Trung đoàn đặc công 117 bắn 200 viên ĐKB vào sân bay Tân Sơn Nhất; bộ đội địa phương Bình Chánh đánh chiếm các phân chi khu Tân Túc, Tân Hào (Tân Bình).

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, một đơn vị chủ lực 117 bộ đội đặc công của đoàn 232 kết hợp với bộ đội huyện, du kích xã cùng tiến công và nổi dậy tại các điểm trong xã, làm chủ hoàn toàn Bình Trị Đông. Bọn lính ngụy hoảng sợ bỏ súng tháo chạy khỏi đồn Bình Trị Đông. Hơn 200 tên lính ngụy thuộc Liên đoàn Biệt động quân số 8 từ Tân Tạo chạy về vùng trắng Bình Trị Đông được chi bộ xã Bình Trị Đông mà cụ thể là các đồng chí Ba Th anh, Tư Khéo, Tuyết vận động đến 15 giờ cùng ngày đã ra hàng và được đưa về tập trung tại khuôn viên nhà ông Huỳnh Văn Tiếp (ấp 1) để nghe chính sách

vượt sông Vàm Cỏ Đông. Tàn quân địch ở Hậu Nghĩa chạy về Củ Chi bị Trung đoàn 1 Gia Định từ Xuân Thới Thượng vận động ra diệt và bắt hàng trên 1.000 tên. Sư đoàn 9 đưa toàn bộ lực lượng vào Mỹ Hạnh, sau đó thọc sâu về hướng Bà Quẹo.

Page 124: LSDB Binh Tri Dong A_size

124 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

khoan hồng của cách mạng. Bình Trị Đông hoàn toàn được giải phóng.

** *

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam: thời kỳ xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trải qua 21 năm kháng chiến, cán bộ và nhân dân Bình Trị Đông đã vượt qua một chặng đường dài vô cùng khó khăn, gian khổ với nhiều hy sinh, mất mát. Cán bộ, quần chúng nhân dân đã cống hiến sức người, sức của cho phong trào đấu tranh cách mạng tại địa phương. Qua thực tế đấu tranh, các đồng chí trong Chi bộ Bình Trị Đông đã từng bước trưởng thành, ngày càng nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững vai trò lãnh đạo trong các cuộc đấu tranh với kẻ thù xâm lược và nguỵ quyền tay sai. Quần chúng nhân dân đã luôn một lòng tin tưởng vào con đường cách mạng, hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ bám trụ và chiến đấu chống địch, lập nên nhiều thành tích vẻ vang, góp phần đưa phong trào cách mạng ở địa phương phát triển vững mạnh. Những chiến lược chiến tranh được Mỹ - ngụy áp dụng trên địa bàn xã Bình Trị Đông đều gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của quần chúng nhân dân. Quốc sách “ấp chiến lược” tuy đã làm cho Bình Trị Đông trở thành vùng trắng nhưng không ngăn được phong trào cách mạng nơi đây. Các hầm bí mật, các lõm căn cứ

Page 125: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 125

vẫn tồn tại để nuôi giấu cán bộ, đảng viên tiếp tục hoạt động. Chi bộ xã đã kiên trì bám trụ trong dân chỉ đạo các phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang, liên tiếp đánh địch càn quét, diệt ác, phá tề, vận động thanh niên chiến đấu, phòng vệ dân sự rã ngũ về với cách mạng; hỗ trợ bộ đội huyện và bộ đội chủ lực trong cuộc tổng công kích và nổi dậy Mậu Th ân 1968 và cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Những đóng góp của chi bộ và nhân dân xã Bình Trị Đông góp phần cùng quân và dân cả nước giành thắng lợi quyết định trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Đây là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân Bình Trị Đông, tạo cơ sở vững chắc trong mối quan hệ giữa quần chúng và Đảng trong giai đoạn sau khi Bình Trị Đông cùng cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Page 126: LSDB Binh Tri Dong A_size

126 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Đồng chí Nguyễn Thị Thùa

(Năm Hồng)

Bí thư (1961 – 1964)

Đồng chí Nguyễn Văn Định

(Sáu Bé)

Huyện ủy viên kiêm Bí thư chi bộ xã

(1964)

Đồng chí Huỳnh Thị Quạt

(Ba Cò)

Bí thư (1966)

Đồng chí Nguyễn Thị Khởi

(Hai Khởi)

Bí thư (1968 - 1970), (1972 – 1973)

Đồng chí Huỳnh Việt Tứ

Phụ trách phía Bắc Bình Chánh trong đó có xã Bình Trị Đông

(1974)

Page 127: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 127

ÑAÛNG BOÄ LAÕNH ÑAÏO NHAÂN DAÂNTHÖÏC HIEÄN SÖÏ NGHIEÄP PHAÙT TRIEÅNKINH TEÁ - XAÕ HOÄI (1975-2013)

Phần thứ hai

Page 128: LSDB Binh Tri Dong A_size

128 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Page 129: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 129

CHI BOÄ BÌNH TRÒ ÑOÂNG LAÕNH ÑAÏONHAÂN DAÂN THÖÏC HIEÄN SÖÏ NGHIEÄPXAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN KINH TEÁ - XAÕ HOÄI (1975-2003)

CHÖÔNG BA

Page 130: LSDB Binh Tri Dong A_size

130 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Quốc hội khóa IV (trong kỳ họp ngày 02/07/1976)

đã Quyết định đổi tên Th ành phố Sài Gòn thành Th ành phố Hồ Chí Minh. Phường Bình Trị Đông A lúc này vẫn là một bộ phận trong tổng thể tự nhiên thuộc xã Bình Trị Đông, huyện Bình Chánh, ngoại thành Th ành phố Hồ Chí Minh.

Nhân dân xã Bình Trị Đông đã bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ mới trong thời bình đó là khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chính quyền và phát triển văn hóa – xã hội, ổn định an ninh – chính trị ở địa phương.

I. CHI BỘ LÃNH ĐẠO KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH,

CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1975 – 1985)

1. Chi bộ lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, phục vụ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân (1975 – 1977)

1.1. Tình hình Bình Trị Đông sau ngày thống nhất đất nước.

Sau giải phóng, thống nhất đất nước, Bình Trị Đông là mộ t xã vù ng ven, hơn 30 năm đã hứng chịu nhiều hậ u quả củ a chiế n tranh hế t sứ c nặ ng nề trên nhiều lĩnh vực kinh tế , chí nh trị , tư tưở ng, văn hó a – xã hộ i.

Page 131: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 131

Về kinh tế : Đa số diệ n tí ch đấ t bị hoang hó a, cơ sở vậ t chấ t kỹ thuậ t phụ c vụ cho sả n xuất nông nghiệp hầ u như chưa có gì đá ng kể , hệ thố ng kênh mương tướ i tiêu rấ t í t, lạ i cò n bị hư hỏ ng nặ ng, bã i mì n hố bom chưa đượ c thá o dỡ . Nề n kinh tế lú c nà y chủ yếu dựa vào sả n xuấ t nông nghiệ p mà cụ thể là cây lúa, nhưng cò n mang nặ ng tậ p quá n là m ăn cá thể , sả n xuấ t tiể u thủ công nghiệ p cò n nhỏ lẻ ,...

Về chí nh trị : Một số hoạt động phá hoại của bọn phản động trong hàng ngũ ngụy quân ngụy quyền trước đây với âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Điều này đã gây khó khăn cho chính quyền cách mạng ngay trong buổi đầu xây dựng địa phương.

Về văn hó a – xã hộ i: Do ả nh hưở ng tà n dư phong kiế n, tệ nạ n xã hộ i và văn hó a nô dị ch, đồ i trụ y mà chủ nghĩ a thự c dân mớ i để lạ i, cũ ng như ả nh hưở ng củ a tư tưở ng tiể u tư sả n cò n nặ ng nề trong xã hộ i. Nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong điều kiện thiếu phương tiện sản xuất, nhà cửa thì không chắc chắn, nghề nghiệp không ổn định, tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại do mộ t bộ phậ n dân cư nộ i thà nh hồ i cư về xã . Bên cạ nh đó , dù Nhà nướ c đã có nhữ ng chí nh sá ch, chủ trương ưu đã i, chăm lo cho cá c gia đì nh chí nh sá ch, gia đì nh có công vớ i cá ch mạ ng, thì vẫ n không thể bù đắ p lạ i hế t nhữ ng nỗ i đau, mấ t má t mà ngườ i thân củ a họ phả i trả i qua,...

Về tổ chứ c quả n lý : Bướ c và o thờ i kỳ mớ i nên nhiệ m vụ cũ ng mớ i và cũ ng rấ t khó khăn. Tình hình này đò i hỏ i

Page 132: LSDB Binh Tri Dong A_size

132 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

chú ng ta vừ a phả i khôi phụ c kinh tế , hà n gắ n vế t thương chiế n tranh; vừ a cả i tạ o và xây dự ng phá t triể n nề n kinh tế mớ i xã hộ i chủ nghĩ a. Trong khi đó, Chi bộ và Chí nh quyề n nhân dân xã chưa có kinh nghiệ m tổ chứ c quả n lý kinh tế – xã hộ i do cá n bộ Đả ng, chí nh quyề n, đoà n thể xuấ t thân từ nông dân tham gia khá ng chiế n, nay về nắ m chí nh quyề n quả n lý Nhà nướ c, quả n lý xã hộ i nhưng chưa có kinh nghiệ m và cũng chưa đượ c bồ i dưỡ ng nghiệ p vụ . Qua đó , cán bộ, đảng viên đều phả i từ ng bướ c là m và dần dần rú t ra kinh nghiệ m từ thực tiễn.

Bên cạnh những khó khăn chồng chất do chiến tranh để lại, Bình Trị Đông lại có những thuận lợi rất cơ bản đó là:

Sau ngà y giả i phó ng, chí nh quyề n cá ch mạ ng và cá c đoà n thể đã nhanh chó ng đượ c thiế t lậ p từ xã đế n ấ p vớ i nhiề u nguồn cá n bộ phong phú : nhữ ng ngườ i khá ng chiế n là nhữ ng ngườ i cá n bộ , bộ độ i trở về , nhữ ng cơ sở cá ch mạ ng đượ c trui rè n và thử thá ch trong chiế n đấ u, nay lạ i tiế p tụ c lã nh đạ o trong xây dự ng, lự c lượ ng tạ i chỗ đã xây dự ng thà nh mộ t lự c lượ ng chính quyền xã thậ t sự củ a nhân dân, vì nhân dân;... đã đưa nhân dân xã Bì nh Trị Đông từ vị trí người bị bó c lộ t lên vị trí là m chủ . Chí nh quyề n xã đã bắ t tay và o cá c lĩ nh vự c chí nh trị , kinh tế , văn hó a, xã hộ i, an ninh trậ t tự ,... từ ng bướ c thự c hiệ n chứ c năng quả n lý củ a Nhà nướ c;

Chi bộ Đả ng củ a xã vẫ n hoạ t độ ng liên tụ c kể từ ngà y thà nh lậ p Đả ng, số lượ ng đả ng viên không ngừ ng

Page 133: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 133

đượ c bổ sung và trưở ng thà nh. Cá c đả ng viên thoá t ly đi khá ng chiế n đã cù ng vớ i đồ ng bà o trong xã đồ ng cam cộ ng khổ , chấ p nhậ n nhữ ng hy sinh mấ t má t, đã về cù ng nhân dân xây dự ng chi bộ xã , ấ p, lao và o nhiệ m vụ mớ i vớ i tinh thầ n phấ n khở i, hồ hở i. Vớ i kinh nghiệ m gầ n dân, nắ m bắ t tì nh hì nh chung mộ t cá ch sá t thự c, lự c lượ ng đả ng viên và cơ sở Đả ng hoạ t độ ng bí mậ t trướ c đây đã tham gia và o các công việ c điều hành các hoạt động chung củ a xã . Bên cạ nh đó , nhân dân xã Bình Trị Đông có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất đã đượ c thử thá ch trong hai cuộ c khá ng chiế n chố ng Phá p và chố ng Mỹ , mộ t lò ng theo Đả ng có xu hướng tiến bộ, nhạy bén trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật mới. Cán bộ, đảng viên được tôi luyện, thử thách trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ.

Vớ i đặ c điể m củ a mộ t xã anh hù ng có bề dà y truyề n thố ng cá ch mạ ng, vấ n đề an ninh chí nh trị , trậ t tự xã hộ i trong xã luôn đượ c ổ n đị nh, ngườ i dân luôn chấ p hà nh tốt cá c chủ trương chí nh sá ch củ a Đả ng và Nhà nướ c trên mọ i lĩ nh vự c và sẵ n sà ng đó ng gó p công sứ c và o việ c xây dự ng lạ i xã , tham gia cá c phong trà o sả n xuấ t, khôi phụ c lạ i đờ i số ng, đấ u tranh chố ng lạ i cá c biể u hiệ n tiêu cự c, nhữ ng hà nh độ ng cố ý phá hoại, chố ng lạ i chí nh quyề n cá ch mạ ng.

Có thể nói đứ ng trướ c nhiệ m vụ mớ i củ a cá ch mạ ng vớ i nhữ ng thuận lợi và khó khăn nhưng với truyền

Page 134: LSDB Binh Tri Dong A_size

134 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

thống cách mạng kiên cường, đã được thử thách và tôi luyện trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chi bộ Đả ng và nhân dân xã Bì nh Trị Đông luôn nỗ lự c, kiên trì phấ n đấ u, từ ng bướ c khắ c phụ c nhữ ng khó khăn. Đó chính là cơ sở chắc chắn để chi bộ Đảng và nhân dân Bình Trị Đông đề ra những chủ trương, chính sách mới trong xây dựng địa phương bước vào thời kỳ hồi sinh và phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.2. Tiếp quản, xây dựng hệ thống chính trị

Trưa ngà y 30 tháng 4 năm 1975 cù ng vớ i lự c lượ ng bộ độ i chủ lự c, chi bộ và nhân dân trong xã đã nổ i dậ y già nh chí nh quyề n Bì nh Trị Đông về tay nhân dân. Sau đó lự c lượ ng cá n bộ , đả ng viên củ a xã cù ng vớ i cá c lự c lượ ng vũ trang đã nhanh chó ng tiế p quả n tấ t cả cá c cơ sở quân sự , hà nh chí nh củ a đị ch ở đị a phương và tổ chứ c giữ gì n trậ t tự , ổ n đị nh đờ i số ng cho nhân dân. Ngay sau khi giải phóng chính quyền cách mạng đã được thành lập để tiếp quản địa phương.

Để lã nh đạ o cá ch mạ ng đị a phương bướ c và o thờ i kỳ mớ i, bả o vệ thà nh quả cá ch mạ ng mớ i già nh đượ c và duy trì điề u hà nh mọ i hoạ t độ ng củ a nhân dân trong xã theo sự chỉ đạ o thố ng nhấ t chung củ a Th à nh phố . Ngà y 10/05/1975, Th ườ ng vụ Th à nh ủ y họ p và thố ng nhấ t tên gọ i cá c quậ n huyệ n trong Th à nh phố . Hộ i nghị đã quyế t đị nh Th à nh phố Sà i Gò n – Gia Đị nh có 21 quậ n, huyện trong đó có 14 quậ n nộ i thà nh và 7 huyện ngoạ i thà nh,

Page 135: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 135

Bì nh Trị Đông là mộ t xã củ a huyện Bì nh Chá nh (là mộ t trong 7 huyện ngoạ i thà nh)1.

Bì nh Trị Đông trướ c năm 1975 có 4 ấ p Tân Sinh (ấ p Chiế n lượ c xếp theo số thứ tự 1, 2, 3, 4), từ sau năm 1975 xã có 6 ấ p vớ i tên gọ i theo thứ tự từ 1 đế n 6. Năm 1978 diệ n tí ch đấ t củ a xã cũ ng đã thu hẹ p lạ i cò n 1.260ha, trong đó đất nông nghiệp là hơn 800ha. Để cân bằ ng trong quả n lý , mộ t phầ n đấ t củ a xã đượ c cắ t nhậ p và o thị trấ n An Lạ c và ấp 1 của An Lạc trở thành ấp 5 của xã Bình Trị Đông. Bước vào thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn

1. Trong đó 14 quận nội thành: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây; 7 quận ngoại thành: Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn, Củ Chi.Đến năm 1976, địa bàn thành phố về cơ bản giống như nghị quyết ngày 10 tháng 5 năm 1975 của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định và có một số điều chỉnh. Các quận ngoại thành Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi đổi thành các huyện. Sáp nhập một phần nhỏ thuộc tỉnh Long An vào huyện Hóc Môn. Giải thể quận Gò Vấp cũ và thành lập quận Gò Vấp mới trên cơ sở 3 xã Hạnh Thông, An Nhơn và Thông Tây Hội. Quận Tân Bình cũ cũng bị giải thể và thành lập quận Tân Bình mới trên cơ sở xã Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì của quận Tân Bình cũ. Hai quận Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây hợp lại thành quận Bình Thạnh. Quận 9 giải thể, trả 2 phường (đổi thành 2 xã) về huyện Thủ Đức, quận 1 và quận 2 nhập thành quận 1 mới, quận 8 và quận 7 nhập thành quận 8 mới. Diện tích 11 quận nội thành và ven đô là 142,7 km2 chia ra 267 phường. Khu vực ngoại thành có 5 huyện diện tích tự nhiên 1.152,8 km2 chia ra 77 xã.Ngày 29 tháng 12 năm 1977, thành phố sáp nhập thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai. Ngày 18 tháng 12 năm 1991, huyện Duyên Hải đổi tên thành Cần Giờ.Ngày 6 tháng 1 năm 1997 theo Nghị định 03/CP của Chính phủ, Thành phố Hồ Chí Minh có 17 quận (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức với 237 phường); có 5 huyện ( Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ với 67 xã, thị trấn).

Page 136: LSDB Binh Tri Dong A_size

136 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

mới, mộ t trong nhữ ng nhiệ m vụ cấ p bá ch đầ u tiên phả i đượ c tiế n hà nh đó là nhanh chó ng thiế t lậ p chí nh quyề n cá ch mạ ng để giữ gì n an ninh trậ t tự và ổ n đị nh đờ i số ng củ a nhân dân. Vì vậ y, trên cơ sở thự c hiệ n chỉ đạ o củ a Th à nh ủ y và Huyện ủ y, Ủ y ban quân quả n củ a xã Bì nh Trị Đông đượ c thà nh lậ p, gồm có:

Đồng chí Nguyễn Văn Ninh

Bí thư kiêm Chủ tịch (1977)Đồng chí Lê Công Diên (Duyên)

Bí thư kiêm Chủ tịch (1975 - 1977)

+ Đồng chí Lê Công Duyên làm Chủ tịch xã lâm thời kiêm Bí thư chi bộ xã.

+ Đồng chí Trần Văn Cuốn (Sáu Cuốn) làm Phó chủ tịch xã lâm thời đồng thời là Trưởng Công an xã.

+ Đồng chí Nguyễn Th ị Khéo (Tư Khéo) làm Trưởng ban Phụ nữ xã.

+ Đồng chí Võ Hữu Đức làm Trưởng ban Nông hội xã.

Page 137: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 137

Trong thờ i gian đầ u mới giả i phó ng, Bì nh Trị Đông vẫ n duy trì tổ chứ c hà nh chí nh theo chế độ cũ và phá t triể n mạ nh mẽ cá c lự c lượ ng vũ trang, bộ độ i đị a phương, công an, du kí ch xã , ấ p. Dướ i sự lã nh đạ o củ a Đả ng bộ huyện, bộ má y chí nh quyề n xã đã bắ t tay ngay và o thự c hiệ n chứ c năng giữ gì n trậ t tự , ổ n đị nh đờ i số ng nhân dân.

Trên cơ sở thự c hiệ n yêu cầ u củ a Đả ng bộ huyện: “Yêu cầ u trướ c mắ t là ổ n đị nh tì nh hì nh, khôi phụ c và cả i tạ o kinh tế – xã hộ i huyện mộ t cá ch toà n diệ n, quan trọ ng hơn hế t là phả i khôi phụ c nề n kinh tế để có đượ c cơ sở đả m bả o cho huyện phá t triể n thuậ n lợ i trong nhữ ng chặ ng đườ ng đầ u khi mớ i đượ c giả i phó ng”. Cá c chi bộ trong xã đã sắ p xế p phân công lạ i đả ng viên phụ trá ch từ ng mặ t công tá c như chí nh quyề n, đoà n thể , xó m, ấ p... để nắ m đượ c tì nh hì nh quầ n chú ng.

Đượ c sự lã nh đạ o trự c tiế p củ a Th à nh ủ y, Ủ y ban quân quả n Th à nh phố và Đả ng bộ huyện, trong nhữ ng thá ng đầ u sau giả i phó ng, Chi bộ Đảng và chí nh quyề n cá ch mạ ng xã Bì nh Trị Đông đã dồ n sứ c tậ p trung cho việ c thự c hiệ n ba công tá c lớ n đó là : Truy qué t tà n binh đị ch, trấ n á p bọ n phả n cá ch mạ ng thiế t lậ p trậ t tự trị an tạ i đị a phương; Xây dự ng chí nh quyề n cá ch mạ ng, chủ yế u là chí nh quyề n cá ch mạ ng cơ sở và cá c đoà n thể quầ n chú ng; Ổ n đị nh đờ i số ng nhân dân, cứ u tế đồ ng bà o thiế u đó i, đưa dầ n mộ t bộ phậ n nhân dân từ cá c vù ng bị đị ch dồ n dân về trướ c giả i phó ng hồ i cư. Trong đó , nhiệ m vụ hà ng đầ u là gắ n chặ t vớ i việ c phá t độ ng phong trà o quầ n chú ng, xây dự ng chí nh quyề n cá ch mạ ng. Do đó , song

Page 138: LSDB Binh Tri Dong A_size

138 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

song vớ i việ c tổ chứ c lạ i chí nh quyề n, Chi bộ xã đã thà nh lậ p đượ c cá c lự c lượ ng quầ n chú ng như Th anh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ , các Ủy ban nhân dân cách mạng ấp cũng đã được thành lập là m nò ng cố t cho cá c phong trà o trong xã , nắ m lạ i cá c đả ng viên đứ t liên lạ c trong cá c thờ i kỳ để tập hợp và phân công nhiệ m vụ mớ i... Ủy ban nhân dân cách mạng ấp lúc này thực sự là một tổ chức chính quyền gần dân, giải quyết các công việc chức năng của một nhà nước, đã vận động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng kinh tế, nhưng cũng không quên nhiệm vụ bảo vệ quê hương, đất nước. Bộ máy Nhà nước đã từng bước được xây dựng và không ngừng được phát triển.

Như vậ y, ngay nhữ ng ngà y đầ u chi bộ Đả ng đã là m nò ng cố t giữ vai trò lã nh đạ o chí nh quyề n, đoà n thể quầ n chú ng và cá c phong trà o trong xã . Cá c đả ng viên trong từng ấ p đã giú p chí nh quyề n nắ m lạ i danh sá ch cá c nhân viên binh lí nh chế độ cũ , tổ chứ c cho họ c tậ p, cả i tạ o từ ng loạ i đố i tượ ng theo qui đị nh củ a Đả ng và Nhà nướ c. Qua đó , đã thanh lọ c và phân loạ i họ c tậ p dà i hạ n hay ngắ n hạ n, mỗ i ngườ i cũ ng nêu rõ nhậ n thứ c sai lầ m trong thờ i gian qua, cam kế t sẽ khắ c phụ c nhữ ng sai lầ m và trở lạ i hò a nhậ p vớ i cuộ c số ng tạ i đị a phương, gó p công sứ c và o xây dự ng cuộ c số ng mớ i.

1.3. Lãnh đạo ổn định, phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Vớ i vị trí là mộ t xã vù ng ven, sá t ngay cạ nh nội ô

Page 139: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 139

Th à nh phố Hồ Chí Minh, xã Bì nh Trị Đông lạ i là nơi có phong trà o cá ch mạ ng ở xã phá t triể n liên tụ c, nơi lự c lượ ng cá ch mạ ng bá m chặ t để là m đị a bà n và o thà nh phố hoạ t độ ng. Cho nên, trong chiế n tranh kẻ đị ch đã liên tụ c đà n á p, thự c hiệ n nhiề u đợ t hà nh quân truy qué t đá nh phá cá ch mạ ng,... Với quốc sách ấp chiến lược của chính quyền ngụy, một phần ruộng vườn của nhân dân xã Bì nh Trị Đông trở thành “vùng trắng” là vù ng tự do bắ n phá , ruộ ng vườ n bị chú ng đưa xe ủ i tà n phá hủ y diệ t đị a hì nh; phầ n lớ n vù ng đấ t này sau giải phóng trở thành vùng đất bị hoang hó a nhiề u năm, nông dân bá m đấ t sả n xuấ t nhưng năng suấ t không cao. Chí nh vì vậ y, đờ i số ng củ a ngườ i dân trong xã gặ p rấ t nhiề u khó khăn, hà ng năm đế n kỳ giá p hạ t nhiề u hộ gia đì nh bị thiế u ăn. Bên cạ nh đó , dân số tăng mộ t cá ch độ t biế n do mộ t số người dân thà nh thị hồ i hương về quê cũ .

Do đó , công tác khôi phụ c sả n xuấ t ổ n đị nh đờ i số ng nhân dân là mộ t trong nhữ ng nhiệ m vụ trọ ng tâm củ a Đả ng bộ xã sau giả i phó ng. Trong đó vấn đề đầu tiên mà chi bộ Đảng và nhân dân xã Bình Trị Đông cần quan tâm và giải quyết đó là ổn định chỗ ở cho người dân. Chí nh quyề n cá c mạ ng xã đã khuyế n khí ch nhân dân dời nhà về vườ n cũ , thuậ n tiệ n cho việ c sả n xuấ t. Năm 1975 – 1976 tỷ lệ nhà ngói trong ấp là 10-15%, số còn lại là nhà lợp lá dừ a phải 3 năm làm lại một lần nên rất tốn kém về cả công sức và tiền của. Th i hà nh chỉ thị củ a Trung ương và Th à nh ủ y cũ ng như sự chỉ đạ o củ a Huyện ủ y là không để mộ t ngườ i dân thiế u ăn, Chi bộ xã đã tiế n hà nh điề u tra cơ bả n

Page 140: LSDB Binh Tri Dong A_size

140 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

để đưa gạ o cấp phát đế n tay ngườ i thiếu ăn thậ t sự , qua đó đã ngăn chặ n kị p thờ i mộ t số gia đì nh lâm vào cảnh thiếu đói. Từ đó , đã tạ o thêm đượ c lò ng tin củ a nhân dân vào chí nh quyề n. Ngoà i việ c cứ u đó i, Chi bộ xã cò n chủ trương phá t độ ng phong trà o “nhườ ng cơm xẻ á o”, đã tạ o đượ c sự phấ n khở i trong quầ n chú ng nông dân lao độ ng.

Sau khi ổn định đời sống, người dân bắt đầu tập trung vào sản xuất. Lú c nà y sả n xuấ t chủ yế u là mộ t vụ lú a và mộ t vụ hoa mà u, tuy nhiên năng suất lú a chưa cao, chỉ đạ t từ 1,2 đế n 1,8 tấ n/ha do sử dụ ng giố ng lú a nộ i đị a theo tậ p quá n địa phương.

Trong công tác sản xuất giai đoạn đầu nhân dân xã Bình Trị Đông đã tự khôi phục lại sản xuất. Để phụ c hồ i sả n xuấ t tiể u thủ công nghiệ p, nông nghiệ p nhân dân trong xã cù ng vớ i chí nh quyề n ra sứ c khắ c phụ c việ c thiế u thốn nguyên vậ t liệ u (bằ ng cá ch khai thá c nguyên vậ t liệ u tạ i chỗ ) và dù ng sứ c ngườ i thay thế má y mó c, đẩ y mạ nh việ c khai hoang phụ c hó a, mở rộ ng diệ n tí ch gieo trồ ng cây lương thự c và rau mà u cá c loạ i; chí nh quyề n đã huy độ ng nhân dân là m cá c công trì nh thủ y lợ i vừ a và nhỏ , thá o gỡ bom mì n, san lấp các hố bom, cải tạo lại đồng ruộng... Năm 1976, chi bộ và chí nh quyề n xã cho sử a lạ i kênh Chiế n lượ c (đã đượ c đà o từ năm 1963 khi chí nh quyề n Việ t Nam Cộ ng hò a xây dự ng ấ p chiế n lượ c để thoá t nướ c). Qua đó , đã tăng diệ n tí ch canh tá c và năng suấ t lú a. Phong trà o chăn nuôi phá t triể n mạ nh mẽ trong nhân dân bằ ng cá ch đầ u tư cho vay tí n dụ ng dà i hạ n, ngắ n hạ n và độ ng viên khai thá c nguồ n thứ c ăn trong nhân

Page 141: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 141

dân. Sả n xuấ t tiể u thủ công nghiệ p cơ bả n đượ c củ ng cố và phụ c hồ i mộ t số ngà nh nghề có phá t triể n hơn so vớ i trướ c giả i phó ng.

Vớ i nhữ ng hoạ t độ ng trong nông nghiệ p, tiể u thủ công nghiệ p... đã gó p phầ n và o việ c giả i quyế t đượ c cá c nhu cầ u về lương thự c thự c phẩ m trong xã , cá c hì nh thứ c tổ sả n xuấ t đoà n kế t đượ c thà nh lậ p đã tạ o đượ c tinh thầ n tương trợ lẫ n nhau trong sả n xuấ t, từ ng bướ c hà n gắ n đượ c cá c vế t thương chiế n tranh, cù ng nhau xây dự ng cuộ c số ng mớ i.

Dướ i sự lã nh đạ o củ a Chi bộ và chí nh quyề n xã , tà n dư văn hó a nô dị ch củ a chế độ cũ dầ n dầ n bị đẩ y lù i, nề n văn hó a mớ i từ ng buớ c thâm nhậ p và o quầ n chú ng trở thà nh mó n ăn tinh thầ n và là nhu cầ u thiế t yế u củ a đờ i số ng. Bên cạnh đó chính quyền xã còn phát động các phong trào xó a mù chữ , bổ tú c văn hó a và phá t triể n mạ nh trong toà n xã . Đế n cuố i năm 1975, về cơ bả n đã xó a đượ c trên 90% diệ n ngườ i không biế t chữ , nhiề u trườ ng lớ p đã đượ c sử a sang và mở rộ ng thêm. Chương trì nh giá o dụ c mớ i xã hộ i chủ nghĩ a đã đượ c đưa và o nhà trườ ng, bướ c đầ u tạ o đượ c kế t quả tố t, là m thay đổ i hoà n toà n nề n giá o dụ c phả n độ ng củ a chế độ cũ .

Phong trà o văn nghệ , thể dụ c thể thao cũ ng đượ c xây dự ng và phá t triể n nhằ m phụ c vụ cho nhu cầ u giả i trí củ a cá c tầ ng lớ p nhân dân. Trong nhà trườ ng cá c phong trà o nà y đã gó p phầ n tạ o bầ u không khí sôi nổ i trong sinh hoạ t.

Page 142: LSDB Binh Tri Dong A_size

142 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Trong công tá c y tế cũ ng đượ c lã nh đạ o chú ý và quan tâm nhiề u, đế n cuố i năm 1976 mạ ng lướ i y tế đã hì nh thà nh đề u khắ p trên đị a bà n xã , phụ c vụ tố t công tá c chăm só c sứ c khỏ e cho nhân dân lao độ ng. Phong trà o vệ sinh phò ng dị ch đượ c đông đả o quầ n chú ng hưở ng ứ ng tí ch cự c, đã ngăn chặ n kị p thờ i nhiề u bệ nh dị ch nguy hiể m.

Đối với những gia đình chính sách, tham gia cách mạng, Chi bộ cũng đã có những chủ trương, chính sách ưu đãi, chăm lo như xét công nhận liệt sĩ, thương binh và được hưởng trợ cấp. Đồ ng thờ i, đối với những người từng làm việc cho chế độ cũ, những người lầm đường lỡ bước nhưng đã nhận thức được sai lầm... ta cũng có những chính sách khoan hồng, tiến hành cải tạo đưa về sum họp với gia đình.

Với truyền thống “tương thân tương ái”, trong chiến tranh biên giới Tây Nam và thực hiện nghĩa vụ quốc tế nhằm hỗ trợ nước bạn Campuchia, Chi bộ xã Bình Trị Đông lúc đó đã vận động thanh niên đi tòng quân, tham gia nghĩa vụ quân sự… Trong chiến tranh biên giới Tây Nam đã có rất nhiều thanh niên tình nguyện đi tòng quân, giúp đỡ nước bạn Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.

Cùng với công tác quân sự, quốc phòng, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc cũng phát triển rộng khắp. Các tổ an ninh nhân dân được củng cố và hoạt động có hiệu quả, làm nòng cốt trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương và từng cơ quan đơn vị.

Page 143: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 143

Nhì n chung, qua 3 năm hoạ t độ ng củ a chí nh quyề n cá ch mạ ng dướ i sự lã nh đạ o củ a chính quyền xã, bộ mặ t xã Bì nh Trị Đông đã thay đổ i hoà n toà n, ta đã là m thay đổ i cơ bả n về nhiề u mặ t ở nông thôn chuyể n từ cá ch mạ ng dân tộ c dân chủ sang cá ch mạ ng xã hộ i chủ nghĩ a, xá c lậ p quyề n là m chủ tậ p thể củ a nhân dân lao độ ng, giữ vữ ng an ninh chí nh trị và xã hộ i, đưa đờ i số ng của nhân dân lao độ ng đi dầ n và o ổ n đị nh. Bộ má y Đả ng, Nhà nướ c đã từ ng bướ c đượ c xây dự ng và không ngừ ng phá t triể n. Qua đó, thể hiệ n đượ c sự vữ ng và ng củ a mộ t Nhà nướ c cấ p xã , đã thự c hiệ n đượ c vai trò củ a Nhà nướ c đố i vớ i nhân dân, xuấ t phá t từ nhân dân, vì nhân dân mà phụ c vụ .

Bên cạ nh nhữ ng kế t quả mà Chi bộ và nhân dân xã Bì nh Trị Đông đạ t đượ c sau 3 năm giả i phó ng, thì vẫ n cò n mộ t số tồ n tạ i, khó khăn: Trong công tá c xây dự ng và tổ chứ c hệ thố ng chí nh trị củ a xã tuy đã đượ c xây dự ng và củ ng cố chấ n chỉ nh mộ t bướ c nhưng vẫ n cò n yế u ké m về cả số lượ ng và chấ t lượ ng. Nhấ t là trì nh độ năng lự c cá n bộ chưa đá p ứ ng kị p yêu cầ u trong giai đoạ n mớ i; công tá c đà o tạ o, bồ i dưỡ ng cho cá n bộ , đả ng viên tuy có nhiề u cố gắ ng song vẫ n chưa đá p ứ ng đượ c yêu cầ u, chưa sử dụ ng và phá t huy hế t tiề m năng số cá n bộ hiệ n có trong xã ; trong công tá c chỉ đạ o chưa thậ t sự sâu sá t, có lú c lơi là buông lỏ ng; cá c kế hoạ ch thự c hiệ n cò n mang tí nh chung chung, chưa cụ thể ...

Những thuận lợi và khó khăn nói trên chính là những tiền đề để giúp cho chi bộ Đảng ở xã Bình Trị Đông vững tin bước tiếp trên con đường xây dựng xã hội mới.

Page 144: LSDB Binh Tri Dong A_size

144 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

2. Chi bộ lãnh đạo thực hiện ổn định chính trị, từng bước phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân (1977-1985)

2.1. Củng cố tổ chức Đảng, chính quyền và ổn định trật tự xã hội

Th á ng 5 năm 1977 huyệ n Bì nh Chá nh tiế n hà nh Đạ i hộ i Đả ng bộ lần thứ nhất. Đây là mộ t sự kiệ n chí nh trị đặ c biệ t trong đờ i số ng củ a cá n bộ , đả ng viên và cá c tầ ng lớ p nhân dân Bì nh Chá nh nó i chung, nhân dân xã Bì nh Trị Đông nó i riêng. Trước khi Đại hội Đảng bộ huyện Bình Chánh được tổ chức, các chi bộ ở các xã của huyện đã tiến hành đại hội chi bộ. Chi bộ xã Bình Trị Đông cũng đã tổ chức Đại hội và bầu đồng chí Đào Th ị Sàng làm Bí thư chi bộ, đây là đạ i hộ i công khai đầ u tiên kể từ khi Chi bộ chí nh thứ c đượ c thà nh lậ p. Trên cơ sở đó , cũ ng trong năm 1977 xã Bì nh Trị Đông đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân khóa I. Sau bầu cử, Ủy ban nhân dân xã được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Hậu - Phó Bí thư thường trực làm Chủ tịch xã; đồng chí Nguyễn Th ị Đúng làm Phó chủ tịch xã phụ trách Tài mậu và đồng chí Võ Hữu Đức làm Phó Chủ tịch phụ trách Sản xuất.

Page 145: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 145

Th ự c hiệ n Nghị quyế t số 28-NQ/BCH củ a Th à nh ủ y về phá t huy quyề n là m chủ tậ p thể củ a nhân dân lao độ ng trong công tá c quả n lý và phụ c vụ trong cá c cơ quan nhà nướ c, Chi bộ xã Bì nh Trị Đông đã giả i quyế t đồ ng thờ i nhiề u vấ n đề về quan điể m và tổ chứ c, lề lố i là m việ c, phá t độ ng thà nh phong trà o quầ n chú ng rộ ng rã i từ trong nộ i bộ cá n bộ đả ng đế n quần chúng nhân dân.

Vớ i sự quan tâm và chỉ đạ o củ a Huyệ n ủ y, nên hoạ t độ ng củ a công tá c dân vậ n và xây dự ng cá c đoà n thể ở xã Bì nh Trị Đông đã có nhiề u tiế n bộ , nhấ t là trong việ c thự c hiệ n cá c chủ trương, chí nh sá ch củ a Đả ng và Nhà nướ c. Điề u nà y đượ c thể hiệ n qua cá c phong trà o trong quầ n chú ng nhân dân: Phong trà o “ba xung kí ch”, phong trà o ngườ i phụ nữ xây dự ng và bả o vệ Tổ quố c. Qua đó , cá c đoà n thể đã phá t huy đượ c vai trò nò ng cố t. Hộ i Phụ nữ vậ n độ ng chị em trên mặ t trậ n lao độ ng sả n xuấ t, trồ ng

Đồng chí Nguyễn Văn Hậu

Chủ tịch xã (1977 - 1979)Đồng chí Đào Thị Sàng

Bí thư (1977 - 1979)

Page 146: LSDB Binh Tri Dong A_size

146 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

trọ t chăn nuôi, là m nò ng cố t cho việ c sả n xuấ t kinh tế phụ gia đì nh, phong trà o sinh đẻ có kế hoạ ch. Hộ i Nông dân xã phố i hợ p vớ i chí nh quyề n và cá c đoà n thể khá c vậ n độ ng “nhườ ng cơm xẻ á o” cho gia đì nh nông dân nghè o, phá t huy đượ c vai trò củ a nông dân trong quá trì nh phá t triể n xây dự ng xã , huyệ n.

Mặ t trậ n Tổ quố c xã Bì nh Trị Đông nhiề u năm liề n giữ cờ luân lưu “tuổ i cà ng cao chí khí cà ng cao”. Đây là trung tâm đoà n kế t tậ p hợ p rộ ng rã i cá c tầ ng lớ p nhân dân. Mặ t trậ n luôn chú trọ ng công tá c tôn giá o, trí thứ c, Hoa vậ n... phổ biế n cá c chủ trương đú ng đắ n củ a Đả ng, Mặ t trậ n gó p phầ n lớ n trong việ c xây dự ng đoà n kế t toà n dân.

Trong công tá c Đả ng: từ ng bướ c nâng lên chấ t lượ ng lã nh đạ o, trì nh độ tổ chứ c thự c hiệ n. Từ đó , vừ a gó p phầ n xây dự ng Đả ng vừ a xây dự ng chí nh quyề n, kiể m tra cá n bộ đả ng viên. Trong công tá c tổ chứ c Đả ng luôn đượ c củ ng cố và kiệ n toà n – đây là nhiệ m vụ hà ng đầ u củ a Chi bộ .

Đồng chí Huỳnh Thanh Liêm

(1979 – 1985)

Đồng chí Phan Văn Thảo

(1983 - 1985)

Page 147: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 147

Sau giả i phó ng, dân số củ a Bì nh Trị Đông có khoảng 14.000 dân (năm 1979), trong đó khu Da Sà tập trung đông nhất người Hoa1. Từ năm đầ u nhữ ng năm 1980 trở đi tình hình khu vực Da Sà ngày càng phức tạp, đây trở thành khu vực tập trung của các đối tượng bán dâm, cờ bạc, hút chích,… Để lập lại tình hình trật tự xã hội, Trong nhiệ m kỳ III năm 1983, đồng chí Phan Văn Th ảo (Tám Th ảo) đượ c bầ u là m Bí thư Đảng ủy xã Bình Trị Đông, đã trực tiếp nắm tình hình cơ sở, báo cáo và phối hợp với Sở Công an Th ành phố Hồ Chí Minh để có giải pháp giải quyết. Đầu năm 1984, công an thành phố dùng lực lượng mạnh đánh úp bất ngờ vào khu vực này. Sau đó trên địa bàn xã nói chung và khu vực Da Sà nói riêng tình hình an ninh trật tự được đảm bảo.

Cù ng vớ i việ c giữ gì n an ninh trậ t tự an toà n xã hộ i, Chi bộ xã cũ ng đã chú ý đế n công tá c quân sự đị a phương. Vì ả nh hưở ng củ a chiế n tranh biên giớ i Tây Nam ngà y cà ng lan rộ ng trên qui mô lớ n, cá c thế lự c thù đị ch bên ngoà i công khai giú p bọ n phả n độ ng Campuchia đá nh ta ở biên giớ i, kế t hợ p vớ i chiêu bà i “nạ n kiề u” để gây rố i bên trong. Cũ ng do chiến tranh ở hai đầu biên giới ngày càng căng thẳng, yêu cầu phải bổ sung thêm lực lượng quân đội. Th ực hiện Lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Lệnh

1. Những năm 1978-1979, tì nh hì nh an ninh chí nh trị , trậ t tự an toà n xã hộ i ở Bì nh Trị Đông có nhiề u diễ n biế n phứ c tạ p: mộ t số vụ nhen nhó m bọ n phả n độ ng có tăng lên. Hì nh thứ c củ a chú ng là tậ p trung đi sâu nhằ m lôi ké o nhữ ng phầ n tử bấ t mã n trong sĩ quan, binh lí nh và viên chứ c chế độ cũ .

Page 148: LSDB Binh Tri Dong A_size

148 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Tổng động viên của Chủ tịch nước, xã Bì nh Trị Đông đã động viên thanh niên lên đường nhập ngũ. Trước nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đả ng ủy xã chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung cao nhất cho công tác nghĩa vụ quân sự với mức huy động lực lượng năm sau cao hơn năm trước.

Như vậ y, vớ i việ c củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, mạ ng lướ i an ninh nhân dân củ a xã cũ ng đã đượ c củ ng cố và phá t triể n, xây dự ng đượ c cá c phong trà o bả o vệ Tổ quố c và quố c phò ng toà n dân ngà y cà ng vữ ng chắ c hơn, đả m bả o tì nh hì nh trậ t tự tạ i đị a phương của xã Bình Trị Đông, gó p phầ n giữ vữ ng an ninh trậ t tự cho huyệ n Bình Chánh.

2.2. Th ực hiện cơ chế mới, phát huy tính chủ động trong sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác của xã

Từ năm 1976 trở đi, nền kinh tế nước ta đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, sản xuất trì trệ, mất cân đối, hàng hóa khan hiếm, thêm vào đó là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp quá dài, quản lý nhà nước lại theo kiểu mệnh lệnh không tuân theo điều kiện thực tế khách quan và lợi ích của người lao động,... Tất cả đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất một cách nghiêm trọng.

Trong bối cảnh chung đó của cả nước, tình hình kinh tế - xã hội của xã Bình Trị Đông cũng còn gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng các hoạt động văn hóa, xã hội chưa được nâng cao, sản xuất bị giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân thiếu phấn khởi, xã viên lo lắng không ra đồng sản xuất. Hiện tượng tiêu cực trong kinh tế và

Page 149: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 149

trong đời sống văn hóa xã hội vẫn còn tồn tại, công tác điều hành chưa đồng bộ, hiệu lực còn thấp...

Trước tình hình đó, vấn đề cấp bách đặt ra cho Chi bộ xã Bình Trị Đông lúc này là phải thật nhạy bén, chủ động, từng bước tháo gỡ những khó khăn.

Trên tinh thần đó đồng thời thực hiện theo chủ trương của Đảng, Chi bộ và nhân dân xã Bình Trị Đông đã từng bước tháo gỡ khó khăn và ổn định lại đời sống nhân dân. Về sản xuất chi bộ tiến hành chỉ đạo các hoạt động chủ yếu sau:

Th ự c hiệ n chủ trương củ a Đả ng và Nhà nướ c, Chi bộ và chí nh quyề n xã đã vậ n độ ng nhân dân trong xã và o cá c tậ p đoà n sả n xuấ t. Lú c đầ u xã thà nh lập được 4 tập đoàn, tên gọi được đặt theo thứ tự từ 1 đến 4. Từ năm 1977 – 1978, số tập đoàn của xã đã được tăng lên 11 tập đoàn, đến năm 1979 xã có tất cả 13 tập đoàn (sau khi điề u chỉ nh đị a giớ i giữ a xã Bì nh Trị Đông và An Lạ c, để An Lạ c lên thị trấ n và o năm 1978). Tên gọi của 13 tập đoàn này cũng được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 13. Giữ a năm 1979 thự c hiệ n hai Chỉ thị 15 củ a Bộ Chính trị (03/02/1979), và 28 củ a Ban Bí thư Trung ương Đả ng, cá c tỉ nh phí a Nam tổ chứ c lạ i cá c tậ p đoà n và hợ p tá c xã nông nghiệ p thí điể m để tiế n hà nh công tá c hợ p tá c hó a nông nghiệ p. Đồ ng thờ i Nghị quyết Đại hội lần thứ hai của thành phố cũ ng xá c đị nh phả i tiế n hà nh hợ p tá c hó a nông nghiệ p, trong đó Th à nh phố Hồ Chí Minh phả i đi trướ c mộ t bướ c và hoà n thà nh hợ p tá c hó a nông nghiệ p và o năm 1979. Trên tinh

Page 150: LSDB Binh Tri Dong A_size

150 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

thầ n đó Chi bộ xã Bình Trị Đông đã quyết định thành lập hai tập đoàn sản xuất thí điểm1.

Trong nhữ ng ngà y đầ u mớ i thà nh lậ p tậ p đoà n, mọ i việ c cò n rất mớ i mẻ , đố i vớ i nhân dân thì đây là lầ n đầ u tiên tiế p thu đườ ng lố i là m chung ăn chia, tuy nhiên dù hoạ t độ ng trong tậ p đoà n nhưng tư tưở ng cá thể vẫ n cò n tồ n tạ i trong suy nghĩ củ a mỗ i ngườ i dân. Chí nh vì vậ y, Ban quả n lý tậ p đoà n đã phố i hợ p cù ng vớ i cá c ban ngà nh khá c có nhữ ng chủ trương và phá t độ ng cá c phong trà o nhằ m giá o dụ c tư tưởng, vậ n độ ng giả i thí ch cho cá n bộ , đả ng viên, ngườ i dân lắ ng nghe và chấ p hà nh cá c chủ trương củ a Đả ng, tham gia và o tậ p đoà n sả n xuấ t với tinh thầ n phấ n khở i.

Vớ i mụ c đí ch điề u hà nh và quả n lý cá c tậ p đoà n sả n xuấ t, Ban quả n lý đã đượ c thà nh lậ p tạ i cá c tậ p đoà n. Vì là tậ p đoà n thí điể m nên nhữ ng ngà y đầ u, đố i vớ i Ban quả n lý , mọ i việ c đề u mớ i từ tổ chứ c sả n xuấ t đế n bì nh công chấ m điể m, quan hệ chạ y lo cá c mặ t vậ t tư, phân bó n...nhưng vớ i tinh thầ n hăng há i, ý thứ c chấ p hà nh củ a nhân dân, vừ a là m vừ a rú t kinh nghiệ m. Ban quả n lý tậ p đoà n

1. Phương châm hoạt động của tập đoàn: “làm chung ăn chia” xã hội chủ nghĩa, trên tinh thần mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau (không phân biệt về diện tích, quyền lợi, trong phân chia sả n phẩ m tù y thuộ c và o số lao độ ng, mộ t số công trì nh đò i hỏ i phả i có sự đó ng gó p củ a tậ p thể nay đượ c mọ i ngườ i đề u lo, đề u cù ng chung sứ c thự c hiệ n...), tinh thần tập thể của các tập đoàn viên được nâng lên (mọ i ngườ i ai cũ ng cố gắ ng lao độ ng để có công ngà y khi phân chia sả n phẩ m, sả n phẩ m đượ c bả o quả n và phân chia công bằ ng). Các khâu vật tư, phân bón đều được Nhà nước cung cấp đầy đủ.

Page 151: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 151

đã đạ t đượ c nhữ ng kế t quả đá ng ghi nhậ n trong công tá c quả n lý . Cuố i năm 1977 cá c tậ p đoà n đã thu hoạ ch và chia sả n phẩ m vụ đầ u tiên, tuy sả n lượ ng không cao hơn cá c năm trướ c nhưng cũ ng đã dầ n dầ n khẳ ng đị nh đượ c vị thế củ a tậ p đoà n sả n xuấ t trong hoạ t độ ng sả n xuấ t củ a ngườ i dân.

Đến cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX, Việ t Nam ngà y cà ng lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối nghiêm trọng. Sản xuất phát triển chậm trong khi dân số tăng nhanh. Th u nhập quốc dân chưa đảm bảo đáp ứng được tiêu dùng xã hội. Nguyên nhân là do hậu quả của cuộc chiến tranh chống Mỹ chưa khắc phục triệt để thì đất nước lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây – Nam và biên giới phía Bắc, cả nước luôn phải đương đầu với kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ thù và do những sai lầm, chủ quan, duy ý chí trong lãnh đạo và quản lý kinh tế, xã hội; thêm vào đó mấy năm liên tiếp xảy ra thiên tai, mất mùa.

Trong điều kiện khó khăn như vậy, ngày 13 tháng 01 năm 1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị 100). Phương pháp hoàn chỉnh chế độ “ba khoán” (khoán chi phí sản xuất, khoán công điểm và khoán sản phẩm) là chế độ thưởng phạt công minh đối với xã viên, xác định mức khoán hợp lý và ngăn ngừa tình trạng “khoán trắng”. Đối với các hợp tác xã ở miền núi và

Page 152: LSDB Binh Tri Dong A_size

152 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

tập đoàn sản xuất ở miền Nam thì cần làm thử, rút kinh nghiệm trước khi mở rộng.

Chỉ thị 100 chuyển từ khoán việc sang khoán sản phẩm, từ khoán theo đội sang khoán theo nhóm lao động và người lao động nên đã đáp ứng nguyện vọng, quyền lợi của người nông dân. Người nông dân bước đầu giành lại quyền chủ động trong sản xuất. Như vậ y, Chỉ thị 100 mở ra một hướng đi mới, cho phép bước đầu khôi phục quyền tự chủ trong sử dụng ruộng đất và lao động của từng hộ xã viên, khuyến khích người lao động hăng hái, tích cực sản xuất, tận dụng đất đai, phân bón, thâm canh nâng cao năng suất cây trồng để có thêm phần sản phẩm vượt khoán, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả xã viên và hợp tác xã.

Chỉ thị 100 được nông dân cả nước nói chung và Bì nh Trị Đông nói riêng phấn khởi đón nhận và nhanh chóng được thực hiện rộng rãi. Chi bộ xã tìm hướng vận dụng sáng tạo Chỉ thị 100 vào thực tế địa phương, đồng thời tiến hành sắp xếp, tổ chức lại quy mô các tập đoàn sản xuất cả về diện tích và lao động cho phù hợp với từng vùng. Trên tinh thầ n đó , Chi bộ xã Bình Trị Đông cũng tiến hành khoán sản phẩm đến hộ và người lao động, ruộng đất trong các tập đoàn sản xuất được phân ra khoán theo số lao động của từng hộ, biệ n phá p nà y đã giú p cá c tậ p đoà n sả n xuấ t giao ruộ ng đấ t cho từ ng hộ vớ i diệ n tí ch tù y thuộ c và o số lao độ ng và nhân khẩ u trong từ ng hộ . Khoá n sả n phẩ m đã giú p cho nông dân tí ch cự c trong sả n xuấ t, phầ n giao nộ p theo quy đị nh để tậ p đoà n là m cá c nghĩ a vụ thuế , quỹ tá i sả n xuấ t... số cò n lạ i đượ c nhân

Page 153: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 153

dân toà n quyề n sử dụ ng. Chí nh sá ch khoá n đã tạ o đượ c không khí phấ n khở i trong nhân dân, cá c tậ p đoà n ngà y cà ng đượ c củ ng cố và ngà y cà ng trang bị đượ c cá c công cụ sả n xuấ t mớ i, điệ n đượ c ké o về thắ p sá ng và đưa và o mộ t số tậ p đoà n sả n xuấ t. Lúc này, năng suất, sản lượng tăng lên gấp nhiều lần so với trước đây.

Trong nhữ ng năm nà y, điệ n đã đượ c ké o về xã tuy chưa đủ nhưng đế n năm 1982, cá c trụ c lộ giao thông chủ yế u đề u có điệ n ké o về cá c hộ dân để phụ c vụ cho sả n xuấ t. Nhờ có điện và được sử hướng dẫn của các cán bộ chuyên môn, cơ cấ u cây trồ ng ở xã Bì nh Trị Đông đã đượ c thay đổ i. Trướ c đây, nông dân chỉ sả n xuấ t mộ t vụ lú a là chí nh, lú c nà y đã tăng thêm vụ hè thu, tạ o ra mộ t số lượ ng lương thự c lớ n phụ c vụ cho cuộ c số ng củ a ngườ i dân. Cá c loạ i lú a ngắ n ngà y vớ i cá c đặ c tí nh chố ng hạ n, khá ng sâu rầ y, năng suấ t cao đượ c đưa xuố ng đồ ng ruộ ng tạ o sự đổ i mớ i trong cây lú a.

Vớ i kế t quả sả n xuấ t đó , đờ i số ng củ a ngườ i dân đã dầ n đượ c ổ n đị nh và có bướ c phá t triể n. Tuy nhiên diệ n tí ch ruộ ng đấ t cơ cấ u cây trồ ng tuy có nhiề u biế n đổ i, nhưng cây lú a cây lương thự c cơ bả n giữ vai trò chủ đạ o. Cá c loạ i cây trồ ng khá c củ a xã tuy có thay đổ i nhưng nguồ n thu nhậ p chưa ổ n đị nh và chưa cao.

Ngoà i trồ ng lú a và cá c loạ i rau mà u, hoạ t độ ng sả n xuấ t tiể u thủ công nghiệ p trong giai đoạ n nà y tạ i xã rấ t í t, chưa phá t triể n. Chủ yế u là là m đồ nhôm gia dụ ng (đồ nhôm, đú c nhôm), se nhang và may già y gia công.

Page 154: LSDB Binh Tri Dong A_size

154 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Bên cạnh đó các hoạt động về xã hội - văn hóa – giáo dục cũng được chăm lo, chú trọng hơn. Ngà nh giá o dụ c ngà y cà ng đượ c phá t triể n, công tá c bổ tú c văn hó a cho khố i công chứ c, ngườ i lớ n và trẻ em đượ c duy trì và thự c hiệ n thườ ng xuyên. Ban xóa mù chữ trong thời kỳ này hoạt động rất mạnh với chủ trương học ở mọi nơi, mọi địa điểm, mọi lúc... Hình thức rất phong phú. Mạ ng lướ i y tế cũ ng đượ c tổ chứ c mở rộ ng xuố ng tậ n cá c ấ p, thuố c chữ a bệ nh đượ c kế t hợ p giữ a đông y và tây y, trong xã đã có trạ m y tế để phụ c vụ chăm só c sứ c khỏ e cho ngườ i dân.

Hoạ t độ ng văn nghệ - thể dụ c thể thao cũng rất nổi trội, những ngày lễ lớn mỗi khối phố đều tổ chức các hoạt động.1 Công tá c thương binh xã hộ i đã có nhiề u cố gắ ng, ưu tiên cấ p ruộ ng đấ t cho gia đì nh thương binh liệ t sĩ , đưa con em liệ t sĩ và o làm việ c trong cơ quan nhà nướ c và từ ng bướ c hoà n chỉ nh hồ sơ thương binh liệ t sĩ .

II. ĐẢNG BỘ BÌNH TRỊ ĐÔNG THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI

MỚI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GẮN VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1986 – 2003)

1. Đảng bộ xã lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế xã hội (1986-1996)

1.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm đầu thực hiện đổi mới

1. Khối phố được đổi thành khu phố vào năm 1985.

Page 155: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 155

Dù đã có rấ t nhiề u cố gắ ng trong việ c hà n gắ n vế t thương chiế n tranh nhưng tì nh hì nh kinh tế - xã hộ i cả nước 10 năm sau giải phóng vẫn chưa ổn định, đã có nhữ ng khó khăn đế n công cuộ c xây dự ng đấ t nướ c củ a nhân dân ta.

Vớ i tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng dám nói thẳng “những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”. Th áng 12/1986 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Th ủ đô Hà Nội, tại Đại hội Đảng đã nghiêm tú c phân tí ch sâu sắ c nhữ ng khuyế t điể m, sai lầ m trong 10 năm (1975 – 1985), tổ chứ c chỉ đạ o xây dự ng đấ t nướ c. Từ đó tì m ra nhữ ng giả i phá p đổ i mớ i cá ch nghĩ , cá ch là m để đưa đấ t nướ c thoá t khỏ i cuộ c khủ ng hoả ng kinh tế – xã hộ i. Đạ i hộ i đã khẳng định: “Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”,...

Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn

Phó Chủ tịch (1983 - 1985); Chủ tịch (1986-1987)

Page 156: LSDB Binh Tri Dong A_size

156 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Trên tinh thần đổi mới “tư duy về kinh tế”, Đả ng ta nhấ n mạ nh: Chú ng ta phả i lấ y đổ i mớ i kinh tế là m trọ ng tâm. Nế u đổ i mớ i kinh tế có kế t quả sẽ tạ o ra bầ u không khí là nh mạ nh để ổ n đị nh chí nh trị , gó p phầ n tạ o dự ng niề m tin cho nhân dân và tạ o thuậ n lợ i để đổ i mớ i cá c mặ t khá c củ a đờ i số ng xã hộ i.

Th ực hiện nghị quyết Đạ i hộ i Đạ i biể u toà n quố c lầ n thứ VI của Đảng, căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, Đảng bộ xã Bình Trị Đông đã xác định cơ cấu kinh tế của xã là: “nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ”. Trong đó nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu. Với những chủ trương, biện pháp: đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vận động nhân dân thực hiện và áp dụng các giống lúa mới kháng rầy, lúa đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó , đã phá t huy tí ch cự c đế n sả n xuấ t nông nghiệ p trên đị a bà n xã .

Đồng chí Võ Văn Dõng

Phó Bí thư (1986 - 1987)Đồng chí Trương Văn Dư

Bí thư xã (1986 - 1988)

Page 157: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 157

- Về sả n xuấ t nông nghiệ p, giao thông thủ y lợ i: Trong nhữ ng năm đầ u thự c hiệ n đườ ng lố i đổ i mớ i, Đả ng bộ xã đã xá c đị nh: nhiệ m vụ trọ ng tâm là thự c hiệ n hợ p tá c nông nghiệ p. Do đó , trên mặ t trậ n nông nghiệ p đã xó a bỏ nhữ ng rà ng buộ c củ a cơ chế cũ , mở rộ ng quyề n tự chủ đố i vớ i nông dân từ sả n xuấ t đế n phân phố i. Với

Đồng chí Nguyễn Văn Hòa

Bí thư xã (1989 - 1991)Đồng chí Trần Văn Vuông

Chủ tịch (1987 - 1988)

Đồng chí Đặng Văn Ẩn

Quyền Chủ tịch (1989 - 1991)

Page 158: LSDB Binh Tri Dong A_size

158 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

những chủ trương, biện pháp: đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vận động nhân dân thực hiện và áp dụng các giống lúa mới kháng rầy, lúa đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 1986 trở đi, nông dân trong xã đã trồng một số giống lúa 3 tháng của vụ Hè thu như B41, Th ần Nông 36, năng suất đã được tăng lên đá ng kể . Năm 1990 do tì nh hì nh thờ i tiế t là m ả nh hưở ng đế n vụ Đông xuân, sâu rầ y phá t triể n mạ nh, phá hoạ i là m ả nh hưở ng đế n thu hoạ ch, năng suấ t thấ p, khó khăn cho việ c thu thuế . Th ự c hiệ n hế t quí 2 năm 1990, thu thuế đượ c quy ra lú a là 4.147 kg. Từ đó , rú t kinh nghiệ m cho vụ lú a Hè thu; Về rau mà u: diệ n tí ch rau muố ng khoả ng 12ha, năng suấ t 12 tấ n/ha sả n lượ ng. Cá c loạ i rau ăn lá , diệ n tí ch 18ha, đạ t sả n lượ ng 10 tấ n/ha. Rau ăn quả 1ha, sả n lượ ng 10 tấ n/ha. Trong chăn nuôi, chủ yế u là nuôi cá vớ i diệ n tí ch 60ha, năng suấ t 5 tấ n/ha, đạ t sả n lượ ng 325 tấ n. Nhằ m đẩ y mạ nh sả n xuấ t nông nghiệ p, lã nh đạ o xã đã tạ o mọ i thuậ n lợ i cho phân ruộ ng và thuố c trừ sâu, đá p ứ ng đượ c yêu cầ u kị p thờ i cho nhân dân. Với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, đã thúc đẩy nhân dân làm kinh tế khá sôi nổi1.

Bên cạnh đó các loại cây hoa màu (chủ yếu là sen), củ quả cũng được trồng nhiều, không những đã phục vụ được nhu cầu của nhân dân trong địa bàn xã mà còn bán

1. Năm 1995, trên toàn xã đã gieo trồng được 70ha vụ Hè thu đạt năng suất 2,5 tấn/ha; vụ Mùa gieo trồng được 722ha, năng suất đạt 2,8 tấn/ha; vụ Đông xuân xã cũng gieo trồng được 5ha với năng suất 2,5 tấn/ha.

Page 159: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 159

vào nội thành. Song song với đó là hoạt động chăn nuôi cá tại xã cũng rất phát triển1.

Cù ng vớ i việ c năng độ ng, sá ng tạ o, nhạ y bé n trướ c tì nh hì nh phá t triể n củ a kinh tế thị trườ ng, nhiề u hộ nông dân là m ăn có hiệ u quả và mộ t số hộ là m già u vì là m thêm cá c nghề phụ khá c: dị ch vụ câu cá , giả i trí , se nhang... và cá c nghề lao độ ng thủ công khá c. Chí nh vì vậ y, giá trị đấ t đai ngà y cà ng tăng cao cù ng vớ i nhữ ng thay đổ i về mặ t chủ trương, chí nh sá ch củ a Đả ng và Nhà nướ c đố i vớ i vấ n đề ruộ ng đấ t. Lú c nà y cơ cấ u kinh tế nông nghiệ p có sự chuyể n dị ch thí ch hợ p theo hướ ng công nghiệ p nhẹ , tiể u thủ công nghiệ p, dị ch vụ ứ ng vớ i quá trì nh đô thị hó a. Gắ n vớ i việ c thú c đẩ y phá t triể n nông nghiệ p, Đả ng bộ vẫ n ưu tiên tậ p trung giả i quyế t tranh chấ p đấ t đai. Bên cạ nh đó công tá c giao thông thủ y lợ i cũ ng đượ c lã nh đạ o xã quan tâm: Ủy ban nhân dân xã đã vậ n độ ng nhân dân cù ng nâng cấ p, sử a chữ a cá c tuyế n đườ ng giao thông trong thôn đã bị xuố ng cấ p, để phụ c vụ cho nhân dân đi lạ i. Để đẩ y mạ nh sả n xuấ t nông nghiệ p, trong nhiệ m kỳ 1994 – 1996 củ a Đạ i hộ i Đả ng bộ xã Bì nh Trị Đông lầ n thứ VII đã tổ chứ c mở đượ c 4 lớ p tập huấn IPM về chương trì nh khuyế n nông và chăn nuôi, đề xuấ t vay vố n mở thêm nhiề u cử a hà ng vậ t tư

1. Năm 1995, toàn xã có 70ha nuôi cá, năng suất 5 tấn/ha, đạt tổng sản lượng là 359 tấn; chăn nuôi gia sú c gia cầ m có hướ ng phá t triể n tố t, nhưng do giá cả thị trườ ng không ổ n đị nh nên trong chăn nuôi có lú c tăng lú c giả m khá c nhau. Trong năm 1995 cũ ng xuấ t hiệ n mô hì nh nuôi cá và é p cá giố ng, nuôi gà công nghiệ p, cú t và vị t đẻ trong nhân dân.

Page 160: LSDB Binh Tri Dong A_size

160 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

nông nghiệ p, đồ ng thờ i đã vậ n độ ng và khuyế n khí ch nông dân mạ nh dạ n giố ng lú a mớ i cả i tạ o và chuyể n đổ i cây trồ ng í t có mầ m bệ nh cho năng suấ t cao, tậ n dụ ng hế t ao hồ để nuôi cá và vị t đẻ , kế t hợ p giữ a nuôi cá và trồ ng lú a.

- Về Nông nghiệp – Công nghiệ p – Tiể u thủ công nghiệ p - Th ương mạ i dị ch vụ : Vớ i chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và xem đây là đặc trưng của thời kỳ quá độ, đồ ng thờ i với vị trí ven đô, nơi có Quố c lộ 1A và Tỉ nh lộ 10, cắ t xuyên qua nên có vị trí thuậ n lợ i cho việ c phá t triể n thương mạ i, dị ch vụ , công nghiệ p và tiể u thủ công nghiệ p. Đả ng bộ xã đã biế t tậ n dụ ng phá t huy thế mạ nh, năng độ ng phá t triể n đồ ng loạ t về sả n xuấ t kinh doanh. Từ đó , tạ o điề u kiệ n cho nhân dân trong xã tiến hành làm ăn và có các hình thức kinh doanh mới khá sôi nổi. Cho đế n năm 1995, cá c hộ tiể u thương mua bá n tạ i 2 chợ Bì nh Trị Đông và chợ Da Sà vớ i trên 100 tiể u thương buôn bá n, vớ i đủ cá c loạ i mặ t hà ng từ lương thự c đến thự c phẩ m phụ c vụ bà con rấ t sung tú c, trên tuyế n Quố c lộ 1A và Tỉ nh lộ 10 đã có cá c tiể u chủ tậ n dụ ng mặ t bằ ng trong gia đì nh để tổ chứ c kinh doanh bá n sỉ và lẻ cá c mặ t hà ng tiêu dù ng đa dạ ng: đồ gỗ , nhự a, đồ nhôm, và hà ng ngà n mặ t hà ng đa dạ ng khá c. Từ 50 hộ (năm 1990) đế n năm 1995 đã có 250 hộ . Ngoà i ra, đã có 3 dị ch vụ sử a xe ô tô và mô tô, có 10 điể m bá n gỗ xẻ xây dự ng và 13 điể m bá n vậ t liệ u xây dự ng cá c loạ i từ tre lá đế n sắ t thé p, có hà ng trăm dị ch vụ cắ t, uố n tó c, may mặ c và sử a chữ a điệ n tử . Trong nhữ ng năm 1990 – 1995, cá c ngà nh công

Page 161: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 161

nghiệ p, Tiể u thủ công nghiệ p tạ i xã chủ yế u là xay xá t, cưa xẻ gỗ , đú c, se nhang1...

Do đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, nông dân là m ăn có hiệ u quả và có hướ ng phá t triể n tố t nên năm 1994 thuế nông nghiệ p thu đạ t 101%. Năm 1995, thuế nông nghiệ p đạ t 112% kế hoạ ch củ a năm; thuế nhà đấ t đạ t 110% kế hoạ ch; thuế công thương nghiệ p đạ t 100% kế hoạ ch; tổ ng thu tài chính củ a năm 1995 là 341.175.000 đồ ng.

- Công tá c xây dự ng cơ sở hạ tầ ng: Tuy là giai đoạ n đầ u thự c hiệ n đườ ng lố i đổ i mớ i của Đả ng, nhưng Đả ng bộ xã đã quyế t tâm thự c hiệ n đượ c mộ t số công trì nh: Năm 1988 đã lắp 3,5km đườ ng dây điệ n, và thiế t lậ p đượ c cá c trạ m biế n á p hai pha, ba pha,... Năm 1993 đã xây thêm đượ c 3 trạ m. Bên cạ nh đó , cò n mộ t số công trì nh nạ o vé t rạ ch Bà Tiế ng và mương thoá t nướ c liên ấ p dà i 315m, vớ i kinh phí là 12.000.000 đồ ng, lắ p đặ t 20 cố ng thoá t nướ c vớ i kinh phí 1.200.000 đồ ng. Nhữ ng kế t quả đó đã đượ c nhân dân hoan nghênh và đồ ng tì nh ủ ng hộ , gó p phầ n tăng thêm bộ mặ t mớ i về cơ sở hạ tầng củ a xã .

Như vậ y, kế t quả bướ c đầ u thự c hiệ n công cuộ c đổ i mớ i đã đạ t đượ c nhữ ng thà nh tự u quan trọ ng, trong việ c đổ i mớ i củ a Đả ng và Nhà nướ c và mộ t số giả i phá p

1. Tính đến năm 1995, toàn xã có 189 đơn vị công nghiệp, thủ công nghiệp trong đó doanh nghiệp nhà nước chỉ có 4 đơn vị, 185 đơn vị còn lại là các hộ tư nhân, có 203 đơn vị kinh doanh dịch vụ thì tất cả đều là các hộ tư nhân.

Page 162: LSDB Binh Tri Dong A_size

162 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

tí ch cự c phụ c vụ cho sả n xuấ t nông nghiệ p phù hợ p vớ i ý Đả ng lò ng dân, nên đờ i số ng củ a nhân dân đượ c cả i thiệ n theo hướ ng ổ n đị nh, cơ bả n đã xó a đượ c hộ đó i, giả m đượ c hộ nghè o, tì nh là ng nghĩ a xó m tương trợ đoà n kế t nhau tố t hơn. Song bên cạ nh đó vẫ n cò n tồ n tạ i mộ t số khiếm khuyế t: sả n xuấ t nông nghiệ p cò n lệ thuộ c nhiề u và o thiên nhiên, thay đổ i giố ng và cả i tạ o cây trồ ng ở mứ c thấ p, thiế u vố n đầ u tư, giá cả đầ u và o ở sả n xuấ t và đầ u ra củ a sả n phẩ m cò n bấ p bênh, chưa ổ n đị nh; Việ c quả n lý cá c công trì nh thủ y lợ i chưa tố t, á p dụ ng tiế n bộ khoa học kỹ thuật ở đồ ng ruộ ng cò n í t, cơ giớ i hó a nông nghiệ p cò n thấ p, lự c lượ ng sả n xuấ t nông nghiệ p ngà y cà ng í t đi, bở i sự thu hú t củ a lĩ nh vự c công nghiệ p; Việ c phá t triể n tự phá t cá c khu dân cư và cá c công trì nh công nghệ chưa có quy hoạ ch cụ thể , trong xây dự ng chưa có kế hoạ ch thoá t nướ c, gây ngậ p ú ng ở mộ t số đồ ng ruộ ng bị ả nh hưở ng rấ t lớ n trong sả n xuấ t nông nghiệ p. Trong chăn nuôi chưa đượ c đầ u tư đú ng mứ c nên vẫn còn tình trạng là m ăn mang tí nh may rủ i; Công nghiệ p và tiể u thủ công nghiệ p cò n chậ m so vớ i mậ t độ phá t triể n;... mặ c dù xã đã có nhiề u biệ n phá p ngăn chặ n nhưng hiệ u quả không cao; Mộ t số công trì nh về điệ n, quả n lý thiế u chặ t chẽ , đườ ng sá nông thôn, cố ng rã nh, thoá t nướ c nhiề u nơi bị xuố ng cấ p trầ m trọ ng, gây khó khăn, á ch tắ c trong việ c sinh hoạ t đi lạ i.

1.2. Xây dựng đời sống văn hóa – xã hội

Nhữ ng thà nh tự u đã đạ t đượ c về kinh tế , bướ c đầ u đã ả nh hưở ng tí ch cự c và là m thay đổ i đế n đờ i số ng củ a

Page 163: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 163

ngườ i dân Bì nh Trị Đông, theo đó là lò ng tin củ a nhân dân và o công cuộ c đổ i mớ i đượ c củ ng cố và đồ ng tì nh ủ ng hộ .

Công tác giáo dục – đào tạo: Vớ i quan điể m giá o dụ c là sự nghiệ p củ a toà n dân, toà n Đả ng bộ đã quyế t tâm đưa ra cá c Chương trì nh hà nh độ ng thông qua Nghị quyế t cụ thể , và sự chỉ đạ o sâu sá t, kị p thờ i. Đượ c sự quan tâm củ a cá c cấ p lã nh đạ o, trong thờ i gian qua cơ sở vậ t chấ t giá o dụ c đã đượ c chỉ nh trang, sử a chữ a, đả m bả o cho nhu cầ u họ c tậ p củ a cá c chá u, không cò n lớ p họ c ca 3. Chấ t lượ ng thầ y dạ y tố t, trò họ c tố t, tỷ lệ họ c sinh bỏ họ c cũ ng đã giả m, đồ ng thờ i huy độ ng đượ c 56 em ra lớ p họ c phổ cậ p. Họ c bổ ng đượ c duy trì 30.000 đồ ng/suấ t cho 5 chá u, 20.000 đồ ng/suấ t cho 30 chá u. Việ c quả n lý họ c sinh ở trườ ng, gia đì nh, xã hộ i đượ c thự c hiệ n tố t thông qua sổ liên lạ c củ a họ c sinh và họ p đị nh kỳ giữ a hộ i đồ ng giá o dụ c vớ i phụ huynh để kị p thờ i uố n nắ n nhữ ng yế u ké m củ a nhà trườ ng và họ c sinh từ bậ c tiể u họ c đế n mẫ u giá o. Trong công tá c giá o dụ c phổ thông ở xã cũ ng đã có nhiề u tiế n bộ , nhưng vẫ n chưa đá p ứ ng yêu cầ u cả i cá ch giá o dụ c, phò ng họ c nhiề u nơi chưa thoá ng má t, bà n ghế chưa đả m bả o, có lớ p sĩ số họ c sinh khá đông, nhấ t là lớ p 1, do ả nh hưở ng bở i tăng dân số cơ họ c. Đế n năm 1995 mẫ u giá o đã xây mớ i đượ c 3 phò ng, sử a chữ a lớ n 3 phò ng họ c phụ c vụ cho năm họ c 1995 – 1996. Như vậ y, mặ t bằ ng giá o dụ c và dân trí củ a xã Bì nh Trị Đông không ngừ ng đượ c nâng cao, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổ i đi họ c mẫ u giá o và lớ p 1 tăng lên không ngừ ng.

Page 164: LSDB Binh Tri Dong A_size

164 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Văn hóa thông tin và thể dục thể thao: Đảng bộ xã đã có những chủ trương vận động, phát động phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giáo dục nhân dân nâng cao ý thức chống các loại hình văn hóa xấu, độc hại, nêu cao xây dự ng nề n văn hó a dân tộ c, tích cực bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn không được lành mạnh khá c1. Bên cạ nh đó cò n phá t độ ng cá c phong trà o: Bả o vệ an ninh Tổ quố c, không xả rá c, toà n dân sử dụ ng muố i I-ố t, thuế nông nghiệ p, vậ n độ ng trẻ em ra lớ p, phò ng chố ng tệ nạ n xã hộ i, mua tậ p sá ch mẹ Việ t Nam anh hù ng,...

Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân: Ngà nh y tế đã thậ t sự quan tâm đế n sứ c khỏ e củ a nhân dân2. - Công tác y tế, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em được đẩy mạnh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa

1. Năm 1995, qua họ p bì nh bầ u trong nhân dân đã công nhậ n 80 gia đì nh văn hó a mớ i và 87 gia đì nh thự c hiệ n tố t 5 điề u qui ướ c “Phong trà o Bả o vệ an ninh Tổ quố c”, có 36 gương ngườ i tố t việ c tố t và sả n xuấ t giỏ i. 2. Năm 1992: hoà n thà nh cá c mặ t công tá c, tỷ lệ đạ t cao từ 93,5% đế n 95,7%, đượ c tặ ng thưở ng 1 bằ ng khen, 1 giấ y khen, đượ c chọ n trạ m điể m cho toà n huyệ n, trong đó công tá c sinh đẻ có kế hoạ ch không đạ t (cao hơn so vớ i năm trướ c); Năm 1993, đã hoà n thà nh mộ t số mặ t, đạ t tỷ lệ cao, chăm só c sứ c khỏ e ban đầ u, khá m thai, tiêm ngừ a uố n vá n, nhưng công tá c kế hoạ ch hó a gia đì nh đạ t kế t quả thấ p, tỷ kệ sinh con thứ 3 trên 30%; Tỷ lệ suy dinh dưỡ ng giả m đá ng kể ở lứ a tuổ i 1 – 3 tuổ i, từ 17% (năm 1992) cò n 35% (năm 1993). Tiêm chủ ng cũ ng đạ t 85% so vớ i chỉ tiêu, uố ng sa bin đợ t 1 đạ t 116%, lầ n 2 đạ t 100%; 397/456 em đạ t 87% kế hoạ ch củ a năm, đạ t 100% so vớ i chỉ tiêu ở trên giao; chăm só c sứ c khỏ e cho 15.000 lượ t ngườ i, đạ t 60% kế hoạ ch, giả m 7,14% so vớ i cù ng kỳ năm 1994.

Page 165: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 165

bệnh cho người dân trên địa bàn. Hoạt động tuyền truyền Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em, vận động toàn dân sử dụng muối I-ốt, kế hoạch hóa gia đình, giảm suy dinh dưỡng ở trẻ... được triển khai thực hiện tốt tại xã; thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân phòng chống dịch bệnh bằ ng biệ n phá p khai thông cố ng rã nh, diệ t trừ ruồ i muỗ i, đả m bả o ăn sạ ch ở sạ ch.

Chính sách xã hội và hoạt động xóa đói giảm nghèo: Trên đị a bà n xã lúc bấy giờ có 280 gia đì nh liệ t sĩ , 47 thương binh, 74 ngườ i có công vớ i cá ch mạ ng, 22 bà mẹ đượ c phong tặ ng bà mẹ Việ t Nam anh hù ng. Đả ng bộ xã đã có nhữ ng hà nh độ ng cụ thể trong hoạ t độ ng thương binh xã hộ i. Trong nhữ ng ngà y lễ tế t có cá c phầ n quà cho gia đì nh chí nh sá ch, đố i tượ ng cá ch mạ ng, đã i ngộ và cứ u trợ cho nhữ ng gia đì nh quá khó khăn1.

Vớ i sự nỗ lự c và cố gắ ng không ngừ ng củ a Đả ng bộ xã Bì nh Trị Đông, trong công tá c xây dự ng đờ i số ng văn hó a – xã hộ i đã có sự chuyể n biế n đá ng khí ch lệ , đạ i bộ phậ n nhân dân gia đì nh chí nh sá ch có đờ i số ng vậ t chấ t và tinh thầ n đượ c cả i thiệ n mộ t bướ c, cá c phong trà o hoạ t độ ng phá t triể n, ngườ i dân thì đoà n kế t gắ n bó vớ i nhau trong tì nh là ng nghĩ a xó m, cá c tệ nạ n xã hộ i cũ ng đượ c đẩ y lù i.

1. Năm 1990 cấ p quà tế t cho 521 ngườ i vớ i số tiề n là 10.630.000 đồ ng, trợ cấ p khó khăn diệ n xã hộ i trong dị p tế t 15 hộ , mỗ i hộ 20.000 đồ ng, trợ cấ p khó khăn cho hưu trí loạ i D từ thá ng 1 – 5 đượ c 4 hộ , mỗ i hộ 1 thá ng 30.000 đồ ng; tổ chứ c họ p mặ t gia đì nh chí nh sá ch Tế t nguyên đá n năm 1990 đượ c 532.000 đồ ng.

Page 166: LSDB Binh Tri Dong A_size

166 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

1.3. Kiện toàn hệ thống chính trị và quốc phòng an ninh

Trước tình hình sụ p đổ củ a các nướ c xã hộ i chủ nghĩ a ở Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô, nhiều cán bộ đảng viên và nhân dân xã đã băn khoăn tư tưởng. Nhằm chấn chỉnh lại công tác tư tưởng cũng như công tác Đảng trên địa bàn, tại Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ IV (1986 – 1988) và V (1989 – 1991) đã nêu rõ công tác ổn định lập trường tư tưởng và nâng cao tính chiến đấu cho đội ngũ đảng viên, chăm lo phát triển đội ngũ đảng viên trẻ là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng bộ. Đồ ng thờ i, trên tinh thần quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trên cơ sở đó tiến hành đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nhằm làm cho Đảng ta vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Đảng bộ xã Bình Trị Đông đã từng bước củng cố đoàn kết trong Đảng trên cơ sở phải tập trung dân chủ cùng hướng về chương trình mục tiêu Nghị quyết của Đảng bộ, mỗi đảng viên tự rèn luyện gắn bó và vươn lên theo khả năng, trình độ và năng lực, điều kiện của mình cùng hòa một nhịp là xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Page 167: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 167

- Công tá c xây dự ng Đả ng: Tính đến thá ng 07 năm 1995 Đả ng bộ xã có 96 đả ng viên, trong đó cán bộ hưu trí, bộ đội phục viên là 73 đồ ng chí , còn lại là cán bộ đương chức, đượ c chia là m 6 chi bộ . Trong đó , số lượ ng đả ng viên đương chứ c chỉ bằ ng 1/3. Th ự c hiệ n Nghị quyế t Trung ương 3 về đổ i mớ i và chỉ nh đố n Đả ng, Đả ng ủ y đã kiệ n toà n tổ chứ c, xây dự ng Đả ng tạ o sự chuyể n biế n quan trọ ng về mặ t nhậ n thứ c, xá c đị nh vị trí vai trò hạ t

Đồng chí Võ Hữu Đức

Bí thư xã (1992 - 1993)

Đồng chí Đỗ Văn Điện

Phó Bí thư (1992 - 1994) Đồng chí Mai Văn Được

Chủ tịch xã (1992 - 1993)

Page 168: LSDB Binh Tri Dong A_size

168 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

nhân lã nh đạ o củ a Đả ng, xây dự ng và hoạ t độ ng theo qui chế , xây dự ng Nghị quyế t, là m nò ng cố t công tá c tư tưở ng, công tá c phân công đả ng viên, xây dự ng Đả ng gắ n liề n vớ i phá t triể n kinh tế – xã hộ i và giữ vữ ng chí nh trị ổ n đị nh. Sinh hoạ t đị nh kỳ đượ c duy trì đú ng, đề u đặ n, đả ng viên có ý thứ c hơn trong việ c tham gia sinh hoạ t và họ c tậ p nghị quyế t, thự c hiệ n tố t sự phân công củ a đả ng viên.

Th á ng 10 năm 1994 Ban Chấ p hà nh Đả ng bộ đượ c thay đổ i gầ n như toà n bộ . Trong năm 1995 xã đã xây dự ng quy chế là m việ c củ a cấ p ủy, phân công phân nhiệ m từ ng đồ ng chí , xá c đị nh nhiệ m vụ vai trò củ a cấ p ủ y, trá ch nhiệ m củ a từ ng cấ p ủ y viên, mố i quan hệ giữ a cấ p ủ y vớ i chi bộ , bộ má y nhà nướ c và cá c tổ chứ c quầ n chú ng trong hệ thố ng chí nh trị và thự c hiệ n nhiệ m vụ theo quy chế .

Đổi mới phong cá ch lã nh đạ o củ a Đả ng, đi sâu và o nghiên cứ u Nghị quyế t, cụ thể hó a thà nh mụ c tiêu, chương trì nh hà nh độ ng trên từ ng lĩ nh vự c, theo từ ng thờ i gian cụ thể phù hợ p vớ i tì nh hì nh đị a phương, đã đượ c đả ng viên và quầ n chú ng đồ ng tì nh ủ ng hộ .

Về sinh hoạ t chi bộ đượ c chấ n chỉ nh mộ t bướ c, đả m bả o chế độ sinh hoạ t đị nh kỳ củ a chi bộ , có biên bả n họ p chi bộ hà ng thá ng gử i về Đả ng ủ y xã , để nắ m đượ c nộ i dung kiế n nghị củ a cá c chi bộ , để Đả ng ủ y kị p thờ i bổ sung và o kế hoạ ch cho thá ng tớ i và kiể m tra việ c thự c hiệ n cá c Nghị quyế t, chỉ thị cấ p trên đố i vớ i Chi bộ . Nhiề u chi bộ ấ p đã biế t tạ o điề u kiệ n thuậ n lợ i cho đả ng viên tham gia sinh hoạ t chi bộ... Công tá c phá t triể n đả ng viên

Page 169: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 169

và qui hoạ ch nguồ n cá n bộ kế cậ n củ a xã : trên cơ sở kiể m điể m, phân loạ i đả ng viên, Đả ng ủ y nắ m đượ c đờ i số ng, sứ c khỏ e củ a từ ng đả ng viên, Đả ng bộ . Trong năm 1994 và 6 thá ng đầ u năm 1995 phá t triể n mớ i 3 đồ ng chí ; Qui hoạ ch nguồ n cá n bộ có 2 đồ ng chí tố t nghiệ p trung cấ p quả n lý nhà nướ c, 2 đồ ng chí tố t nghiệ p trung cấ p chí nh trị trườ ng Đả ng Nguyễ n Văn Cừ ; 11 đồ ng chí dự lớ p bồ i dưỡ ng công tá c cấ p ủ y do Huyệ n tổ chứ c và 5 đồ ng chí tố t nghiệ p cấ p 3. Ngoà i ra, cấ p ủ y cò n tạo nguồn được 14 đố i tượ ng do các tổ chứ c đoà n thể giớ i thiệ u trong đó đố i tượ ng Đả ng là 11 đồ ng chí 1. Năm 1995, qua phân loại chi bộ ấp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, kết quả chi bộ ấp 1, 2, 6 đạt loại khá; chi bộ 3, 4, 5 đạt trong sạch vững mạnh.

Công tá c kiể m tra Đả ng đã đượ c kiệ n toà n: Ủ y ban kiể m tra Đả ng đã thự c hiệ n tố t Nghị quyế t củ a Đả ng bộ , chủ yế u là tiế n hà nh kiể m tra chế độ sinh hoạ t đị nh kỳ và chấ t lượ ng sinh hoạ t củ a Chi bộ . Đồ ng thờ i kiể m tra việ c chấ p hà nh Điề u lệ Đả ng, việ c thự c thi chủ trương, chí nh sá ch củ a Đả ng, phá p luậ t của Nhà nướ c... Năm 1995 có 3 đồ ng chí đượ c tậ p huấ n và bồ i dưỡ ng công tá c kiể m tra nên công tá c nà y đã đi và o nề nế p theo qui chế kiể m tra đị nh kỳ , kiể m tra độ t xuấ t về cá c chế độ sinh hoạ t Đả ng. Tuy nhiên, vì kiêm nhiệ m nhiề u việ c nên trong công tá c kiể m tra chưa là m hế t chứ c năng, cò n tồ n đọ ng nhiề u vụ việ c chưa giả i quyế t.

1. Bá o cá o về việ c phân tí ch đá nh giá phân loạ i Đả ng bộ xã Bì nh Trị Đông – ngà y 4/7/1995.

Page 170: LSDB Binh Tri Dong A_size

170 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

- Công tác xây dự ng chí nh quyề n: Th ự c hiệ n Nghị quyế t trung ương 3, Chỉ thị 176 củ a Chí nh quyề n và quyế t đị nh tạ m thờ i 1852 củ a UBND Th à nh phố , việ c cả i cá ch hà nh chí nh đượ c kiệ n toà n mộ t bướ c theo hướ ng tinh gọ n và hoạ t độ ng có hiệ u quả . Bộ má y xã , ấ p, tổ nhân dân đượ c kiện toàn, bố trí cá n bộ đú ng, đủ theo biên chế , tạ o đượ c sự chuyể n biế n trên nhiề u lĩ nh vự c, gó p phầ n nâng cao hiệ u quả quả n lý củ a nhà nướ c, tạ o đượ c niề m tin quầ n chú ng ngà y mộ t cao hơn.

+ Hộ i đồ ng nhân dân xã thể hiệ n đượ c trá ch nhiệ m, gầ n gũ i, lắ ng nghe ý kiế n và nguyệ n vọ ng củ a cử tri, thự c hiệ n tố t qui chế hoạ t độ ng, cả văn phò ng tiế p dân và giả i quyế t nhữ ng vấ n đề bứ c xú c củ a nhân dân. Năm 1995, Hội đồng nhân dân xã có 35 đạ i biể u, đã chia 6 tổ đạ i biể u.

+ Ủy ban nhân dân đượ c kiệ n toà n về tổ chứ c bộ má y nhà nướ c theo hướ ng gọ n nhẹ , tăng cườ ng trá ch nhiệ m, đả m bả o là m việ c 8h/ngà y. Độ i ngũ cá n bộ được cử đi họ c, bồ i dưỡ ng kiế n thứ c, nâng cao đượ c trì nh độ và năng lự c là m việ c. Giữ a Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân và cá c đoà n thể có mố i quan hệ mậ t thiế t, gắ n bó vớ i nhau1.

- Công tá c quầ n chú ng: Th ực hiện Nghị quyế t TW 8B khó a VI, Đả ng ủ y xã đã xá c đị nh trong tì nh hì nh hiệ n nay, công tá c quầ n chú ng là hế t sứ c quan trọ ng; tậ p thể

1. Trong nhiệ m kỳ 1994 – 1996 củ a Ban Chấ p hà nh Đả ng bộ khó a VII, đã đổ i mớ i 3 trưở ng ban nhân dân ấ p, bố trí công tá c khá c 1 đồ ng chí và thay 36 tổ trưở ng nhân dân do hoạ t độ ng ké m hiệ u quả .

Page 171: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 171

Đả ng ủ y tậ p trung sự lã nh đạ o dồ n sứ c và o việ c kiệ n toà n củ ng cố cá c tổ chứ c đoà n thể , mặ t trậ n, hưu trí , Cự u chiế n binh, Phụ nữ ,... Qua củ ng cố , vai trò củ a từ ng đoà n thể , từ ng bướ c đượ c phá t huy trong việ c đó ng gó p và xây dự ng Đả ng, xây dự ng chí nh quyề n nhấ t là việ c giớ i thiệ u đoà n viên hộ i viên cho Đả ng bồ i dưỡ ng xem xé t kế t nạ p.

Mặ t trậ n Tổ quố c và cá c đoà n thể luôn đổ i mớ i nộ i dung và phương thứ c hoạt động. Mặ t trậ n cùng các đoà n thể hướ ng và o mụ c tiêu chăm lo, gó p phầ n đá p ứ ng nhu cầ u lợ i í ch chí nh đá ng củ a nhân dân. Đồ ng thờ i, giá o dụ c kêu gọ i nhân dân hưở ng ứ ng và tí ch cự c tham gia và o cá c phong trà o yêu nướ c, bằ ng chương trì nh hà nh độ ng cụ thể củ a từ ng đoà n thể , đã trở thà nh phong trà o quầ n chú ng rộ ng rã i: phong trà o khuyế n nông, phong trà o dạ y nghề , phong trà o từ thiệ n xã hộ i, bả o tồ n văn hó a văn nghệ dân tộ c, xây dự ng nế p số ng văn minh, gia đì nh văn hó a,... Qua đó , chú trọ ng xây dự ng lự c lượ ng chí nh trị nò ng cố t đa dạ ng hó a, cá c hì nh thứ c theo nhu cầ u củ a tì nh hì nh1.

1. Theo Bá o cá o Chí nh trị “Mộ t năm thự c hiệ n nhiệ m vụ củ a Ban Chấ p hà nh Đả ng bộ xã Bì nh Trị Đông khó a VII, nhiệ m kỳ 1994 – 1996”, cho thấy:+ Mặ t trậ n Tổ quố c có 476 hộ i viên và thà nh lậ p 6 ban công tá c mặ t trậ n ấ p. Mỗ i tổ hộ i đề u tổ chứ c sinh hoạ t đị nh kỳ đưa ra cá c biệ n phá p hoạ t độ ng thí ch hợ p theo sở trườ ng và năng lự c đa dạ ng hó a cá c hì nh thứ c, có sự gắ n bó hỗ trợ lẫ n nhau theo quy chế củ a Mặ t trậ n xã .+ Hộ i Cự u chiế n binh có 63 hộ i viên đượ c chia là m 6 phân hộ i.+ Hộ i Hưu trí có 51 hộ i viên đượ c chia là m 5 phân hộ i.+ Hộ i Nông dân có 807 hộ i viên đượ c chia là m 10 chi hộ i, 81 tổ .+ Hộ i Phụ nữ có 460 hộ i viên đượ c chia là m 6 tổ .+ Đoà n TNCS Hồ Chí Minh có 7 đoà n viên mớ i 4 ấ p chia ra 4, 5, 6.

Page 172: LSDB Binh Tri Dong A_size

172 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Bên cạ nh đó , Mặ t trậ n và cá c đoà n thể cò n tậ p trung vậ n độ ng đồ ng bà o tí n đồ và cá c chứ c sắ c hà nh đạ o theo đú ng chủ trương củ a Đả ng và Nhà nướ c, trên cơ sở chấ p hà nh thự c hiệ n Nghị quyế t 4 củ a Bộ Chí nh trị và Nghị đị nh 69 củ a Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chí nh phủ ) về công tá c tôn giá o và hò a hợ p cá c dân tộ c. Đồ ng thờ i hỗ trợ , tạ o điề u kiệ n giú p đỡ đồ ng bà o dân tộ c, đặ c biệ t là đồ ng bà o ngườ i Hoa, giú p họ phá t triể n kinh tế , hò a nhậ p và o cộ ng đồ ng Việ t.

- Về tì nh hì nh an ninh chí nh trị : Bì nh Trị Đông là mộ t xã ngoạ i thà nh tiế p giá p vớ i nộ i thà nh là quậ n 6 và quậ n Tân Bì nh, ở điể m biên ranh nà y rấ t có điề u kiệ n cho bọ n tộ i phạ m cũ ng như cá c tệ nạ n xã hộ i phá t triể n (đặ c biệ t là ở khu chợ Da Sà , nơi đây có truyề n thố ng về tộ i phạ m xã hộ i như ma tú y – mạ i dâm, bia ôm, mua bá n sả n xuấ t hà ng giả , trộ m cướ p, lậ p thà nh băng nhó m đá nh nhau gây rố i,...). Trướ c tì nh hì nh đó , vớ i quyế t tâm cao củ a tậ p thể công an xã , bằ ng mọ i biệ n phá p phả i giữ vữ ng an ninh chí nh trị và trậ t tự an toà n xã hộ i. Th ông qua sự lã nh đạ o và chỉ đạ o trự c tiế p củ a Đả ng bộ và Ủy ban nhân dân xã Bì nh Trị Đông cù ng vớ i sự nhiệ t tì nh củ a Mặ t trậ n Tổ quố c và cá c đoà n thể và sự đồng thuận của nhân dân trong xã , tì nh hì nh an ninh chí nh trị và trậ t tự an toà n xã hộ i đã có nhữ ng chuyể n biế n tí ch cự c, như: cuối năm 1980 đầ u 1981, việ c giải thể cá c tậ p đoà n sản xuất trên địa bàn xã nảy sinh một số vấn đề khó khăn, nhất là vấn đề phân chia lại ruộng đất tại một số khu đất mà Nhà nước quản lý, sử dụng trước đây tại xã,... trong đó điển hình là

Page 173: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 173

Trại cá 19 tháng 8. Đảng bộ xã đã tổ chức nhiều phiên họp giải quyết, phải họp liên tục đến 21 ngày, đã đi đến quyết định giải tán Trại cá 19 tháng 8 và giao lại phần lớn diện tích cho các xã viên.

Qua cá c phong trà o và hoạ t độ ng ở đị a phương, lự c lượ ng công an xã đã từ ng bướ c đượ c trưở ng thà nh về trì nh độ nghiệ p vụ bướ c đầ u đá p ứ ng đượ c yêu cầ u đặ t ra trong nhiệ m vụ mớ i, không cò n điể m nó ng, khố ng chế đượ c cá c băng nhó m quấ y rố i, không có trọ ng á n xả y ra, tỷ lệ phá á n cao,... Đến cuối năm 1995, toàn xã có 6 ấp phân làm 98 tổ nhân dân tự quản an ninh trật tự theo 5 điều quy ước phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tuy nhiên, vẫ n cò n mộ t số tồ n tạ i: trậ n đị a an ninh văn hó a tư tưở ng chưa chặ t, xuấ t hiệ n tì nh trạ ng văn hó a phẩ m đồ i trụ y ở mộ t số nơi, tì nh trạ ng trộ m vẫ n xả y ra, tệ nạ n rượ u chè , công tá c quả n lý đố i tượ ng và nhân hộ khẩ u cò n lỏ ng lẻ o, quả n lý trậ t tự đô thị chưa nghiêm,...

Công tá c quố c phò ng tạ i đị a phương: nâng cao ý thức sẵ n sà ng chiế n đấ u, là m tố t công tá c hậ u phương quân độ i và công tá c tuyể n quân, hàng năm giao quân đều vượt chỉ tiêu do cấp trên giao. Không ngừ ng củ ng cố , xây dựng lực lượng quân sự phường với Ban Chỉ huy gồm 4 đồ ng chí (1 trưở ng, 2 phó và 1 Bí thư kiêm chí nh trị viên), duy trì 6 ấ p độ i theo biên chế 6 đồng chí/ấp, xây dự ng đượ c 1 đạ i độ i dân quân cơ độ ng, 1 trung độ i 12 ly 7. Th ường xuyên kết hợp lực lượng công an tuầ n tra canh gá c đi và o cá c khu vự c trọ ng điể m (Cây Da Sà , ngã tư Bốn xã , Mã Lò , khu vự c ấ p 5), tổ chức truy qué t tộ i phạ m và

Page 174: LSDB Binh Tri Dong A_size

174 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

tệ nạ n xã hộ i. Song, dù lự c lượ ng dân quân tự vệ trên đị a bà n đông nhưng chấ t lượ ng cò n ké m, tổ chứ c chưa chặ t, í t sinh hoạ t, chưa nắ m chắ c tư tưởng hoà n cả nh củ a từ ng thanh niên trong độ tuổ i nghĩa vụ quân sự,...

Như vậ y, trong những năm đầ u thự c hiệ n đườ ng lố i đổ i mớ i củ a Đả ng, trả i qua cá c kỳ Đạ i hộ i, đặ c biệ t là việ c thự c hiệ n Nghị quyế t Đạ i hộ i Đả ng bộ xã lầ n thứ VII, trong điề u kiệ n có nhiều khó khăn và thá ch thứ c, nhưng vớ i sự cố gắ ng nỗ lự c phấ n đấ u củ a toà n Đả ng bộ và nhân dân trong xã , đã đạ t đượ c nhữ ng thà nh tự u: kinh tế đi dầ n và o ổ n đị nh, hệ thố ng chí nh trị đượ c quan tâm củ ng cố đã đem lạ i nhữ ng kế t quả bướ c đầ u, tạ o đượ c lò ng tin trong nhân dân,... Song, bên cạ nh đó vẫ n cò n tồ n tạ i nhữ ng khó khăn, thiế u só t: Quả n lý Nhà nướ c ở mộ t số lĩ nh vự c cò n yế u ké m; mộ t số đả ng ủy viên năng lự c, trình độ còn hạn chế chưa mạ nh dạ n nhậ n nhiệ m vụ , từ đó gặp khó khăn trong phân công nhiệm vụ; năng lự c lã nh đạ o tậ p thể củ a Đả ng ủ y cò n hạ n chế và không đồ ng đề u, hiệu quả; lã nh đạ o, chỉ đạ o chưa cao so vớ i yêu cầ u nhiệ m vụ xây dựng và phá t triể n địa phương; Trong sinh hoạ t Đả ng đôi khi chưa nghiên cứ u sâu nộ i dung, chưa đi sâu và o vấ n đề trọ ng tâm để thả o luậ n thố ng nhấ t, nhằ m tậ p trung lã nh đạ o, vai trò trá ch nhiệ m, trí tuệ và kiế n thứ c củ a từ ng đả ng viên chưa phá t huy hế t tí nh năng độ ng sá ng tạ o so vớ i yêu cầ u nhiệ m vụ đổ i mớ i và phá t triể n...

Th áng 9 năm 2000, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Bình Trị Đông vinh dự được Chủ tịch nước

Page 175: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 175

ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tại xã Bình Trị Đông được Đảng bộ và nhân dân tổ chức trọng thể.

Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Page 176: LSDB Binh Tri Dong A_size

176 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

2. Đảng bộ lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tình hình mới (1996 – 2003)

Sau 10 năm đổi mới, Bình Trị Đông là xã có tốc độ phát triển nhanh về kinh tế, chuyển biến tích cực về văn hóa - xã hội, có tiềm năng về lao động, đất đai phong phú, đa dạng. Cơ cấ u kinh tế chuyể n dị ch theo hướ ng: Công nghiệ p – Tiể u thủ công nghiệ p – Th ương mại dị ch vụ và nông nghiệ p, đượ c Th à nh phố và Huyệ n đầ u tư, quy hoạ ch nhiề u khu dân cư mớ i. Năm 2000, Bì nh Trị Đông có 9.512 hộ vớ i 45.285 nhân khẩ u, trong đó : hộ nông nghiệ p chiế m 14%; hộ sả n xuấ t công nghiệ p, tiể u thủ công nghiệ p – thương mạ i dị ch vụ 62%, số cò n lạ i là là m cá c nghề khá c1.

1. Theo Bá o cá o kiể m điể m việ c tổ chứ c thự c hiệ n Nghị quyế t Đạ i hộ i Đả ng bộ xã Bì nh Trị Đông nhiệ m kỳ VIII (1996-2000) và phương hướ ng nhiệ m kỳ IX (2001-2005).

Page 177: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 177

Tuy nhiên, trong những năm 1996 – 2000 Bình Trị Đông vẫn còn nhiều khó khăn. Là một xã có tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng lại mang tính tự phát, nhiều khu qui hoạch kéo dài thời gian chưa tổ chức thực hiện, hiệu quả đạt được trên các lĩnh vực còn thấp nếu so với tiềm năng hiện có của xã, tổ chứ c bộ má y trong hệ thố ng chí nh trị củ a xã còn yếu, chưa ngang tầm với sự phát triển của xã.

Đồng chí Lê Văn Sớm

Chủ tịch xã (2000 - 2003)

Đồng chí Huỳnh Văn Mẫn

Bí thư xã (1994 - 2000)Đồng chí Võ Thị Kim Liên

Bí thư xã (2000 - 2003)

Page 178: LSDB Binh Tri Dong A_size

178 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Với tình hình thực tế đó, Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã Bình Trị Đông nhiệm kỳ VIII (1996 – 1998) đã khai mạc ngày 5 tháng 2 năm 1996. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 1996-20001 gồm 11 đồng chí do đồ ng chí Huỳ nh Văn Mẫ n là m Bí thư.

Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ phường đã nêu rõ: “Đảng bộ xã Bình Trị Đông tiến hành đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội địa phương theo cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại – dịch vụ đồng thời giữ vững ổn định về chính trị củng cố không ngừng về quốc phòng để xây dựng địa phương theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Th ực hiện mục tiêu trên, Ban Chấp hành Đảng bộ phường đã đề ra chủ trương lãnh đạo địa phương nhằm phát huy những thuận lợi, cố gắng từng bước khắc phục những khó khăn, tồn tại.

Xã đã tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội địa phương theo cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giữ vững ổn định chính trị xã hội, củng cố không ngừng về quốc phòng, đưa xã Bình Trị Đông chuyển biến tích cực, có tốc độ phát triển nhanh

1. Nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ phường khóa VIII (1996-1998) là 2 năm rưỡi theo quy định của Điều lệ Đảng. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996-2000) của Đảng, tổ chức từ ngày 28/6/1996 đến ngày 1/7/1996, nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ phường (đảng bộ cơ sở) được tăng lên là 5 năm (1996-2000).

Page 179: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 179

ở nhiều lĩnh vực, thu hút nhiều nhà đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Trong đị nh hướ ng phá t triể n kinh tế – văn hó a – xã hộ i giai đoạn 1998 – 2005, Ủy ban nhân dân xã đã xá c đị nh: Từ nay đế n năm 2000 cơ cấ u nông nghiệ p, tiể u thủ công nghiệ p, công nghiệ p và dị ch vụ là cơ cấ u chủ yế u để phá t triể n kinh tế xã Bì nh Trị Đông. Trong đó , ngoà i khu công nghiệ p POUCHEN, Cơ khí Hai Th à nh và cá c cơ sở công nghiệ p, tiể u thủ công nghiệ p nằ m xen kẽ trong khu dân cư hiệ n hữ u sẽ tiế p tụ c tạ o điề u kiệ n để thu hú t đầ u tư phá t triể n công nghiệ p, tiể u thủ công nghiệ p, thương nghiệ p, dị ch vụ , đưa nhữ ng cơ sở sả n xuấ t ô nhiễ m và o khu qui hoạ ch củ a huyệ n. Cò n từ năm 2000 - 2010, dự kiế n cơ cấ u công nghiệ p, công nghiệ p, tiể u thủ công nghiệ p, thương nghiệ p, dị ch vụ , nông nghiệ p. Số diệ n tí ch đấ t nông nghiệ p không lớ n, do đó cầ n phả i chuyể n sang cây trồ ng vậ t nuôi khá c đem lạ i hiệ u quả kinh tế cao hơn, trên cơ sở á p dụ ng nhữ ng thà nh tự u khoa họ c kỹ thuậ t và o lĩ nh vự c nông nghiệ p1. Vớ i đị nh hướ ng phá t triể n đó là:

- Sản xuất nông nghiệp: Th ự c hiệ n chủ trương Nghị quyế t VIII củ a Đả ng bộ xã , nông nghiệ p là mặ t trậ n hà ng đầ u, cơ giớ i hó a nông nghiệ p là tiề n đề để đi lên công nghiệ p hó a, hiệ n đạ i hó a trong tương lai. Vì vậ y, Đả ng bộ xã đã có nhiề u biệ n phá p để hỗ trợ sả n xuấ t nông nghiệ p: nâng cấ p đườ ng nông thôn, nạ o vé t kênh thủ y lợ i vớ i

1. Bá o cá o tó m tắ t: Qui hoạ ch mặ t bằ ng cả i tạ o và xây dự ng xã Bì nh Trị Đông huyệ n Bì nh Chá nh đế n năm 2010 và cá c năm tiế p theo.

Page 180: LSDB Binh Tri Dong A_size

180 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

tổ ng kinh phí là 1.334.900.000 đồ ng (các nguồn vốn vay là 1,136 tỷ, vốn của xã là 198.900.000 đồng)1. Bên cạ nh đó , đị a phương cò n đẩy mạnh tuyên truyề n khuyế n nông, tậ p trung giả i quyế t cá c khiế u nạ i ruộ ng đấ t trong nộ i bộ nông dân và cấ p quyề n sử dụ ng đấ t,... Do đó , cơ cấ u cây trồ ng vậ t nuôi đã đem lạ i giá trị cao hơn2. Tuy nhiên, việ c quả n lý cá c công trì nh thủ y lợ i chưa tố t, á p dụ ng tiế n bộ khoa họ c kỹ thuậ t ở đồ ng ruộ ng cò n í t, cơ giớ i hó a nông nghiệ p cò n thấ p, diện tích đất nông nghiệ p ngà y cà ng í t đi bở i quá trình công nghiệ p hóa. Việ c phá t triể n tự phá t cá c khu dân cư và cá c công trì nh công nghiệp chưa quy hoạ ch cụ thể , nên trong xây dự ng không có cống thoá t nướ c, gây ngậ p ú ng mộ t số đồ ng ruộ ng, bị ả nh hưở ng rấ t lớ n đến sả n xuấ t nông nghiệ p.

1. Theo Bá o cá o Tì nh hì nh nhiệ m vụ chí nh trị năm 1996 củ a Đả ng bộ xã Bì nh Trị Đông, ngà y 05/01/1997.2. Năm 2001, đấ t nông nghiệ p đã giả m xuố ng đá ng kể nhườ ng chỗ cho nhà ở và cơ sở sả n xuấ t. Từ đầ u nhiệ m kỳ Đạ i hộ i VIII là 607ha đấ t lú a theo chỉ tiêu, đế n năm 2000 là 150 ha nhưng thự c tế sạ cấ y khoả ng 50% tậ p trung ở ấ p 6, số cò n lạ i trồ ng rau muố ng, sen vì nướ c tù và ô nhiễ m nguồ n nướ c, cho năng suấ t thấ p, sả n lượ ng không đá ng kể . Trong chăn nuôi, cá vớ i 17,5ha mặ t nướ c ao hồ tậ p trung khu phố ấ p 6, hơn 10 tấ n/năm, kế t hợ p nuôi cá là ngườ i nông dân đã thả khoả ng 5.000 con vị t đẻ siêu trứ ng mỗ i năm đưa ra thị trườ ng trên 200.000con vị t con. Nướ c ô nhiễ m luôn lan rộ ng là m khả năng chăn nuôi khó phá t triể n. Trong 6 thá ng đầ u năm 2002, diệ n tí ch đấ t nông nghiệ p giả m nhiề u, chỉ cò n lạ i ở cá nh đồ ng ấ p 6, việ c đầ u tư cho sả n xuấ t nông nghiệ p hầ u như không cò n, chủ yế u chuyể n sang trồ ng rau muố ng nướ c và sen. Xã khuyế n khí ch cá c hộ nông dân tậ n dụ ng đấ t gò vườ n, diệ n tí ch đấ t nông nghiệ p hiệ n cò n để chăn nuôi, trồ ng trọ t nhữ ng cây trồ ng vậ t nuôi thí ch hợ p có hiệ u quả để tạ o thu nhậ p hộ gia đì nh. Hiệ n đà n gia sú c gia cầ m cá c loạ i có 500 con, rau mà u 100ha, 30ha gieo cấ y lú a vụ hè thu.

Page 181: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 181

- Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ: Khuyến khích phát triển các hình thức mua bán dịch vụ trong nhân dân; chỉ đạo sắp xếp việc mua bán bảo đảm trật tự vệ sinh và văn minh trong giao dịch thương nghiệp. Năm 1997, xã có 230 điể m thương mạ i, dị ch vụ chủ yế u ở dọc hai bên đường Tỉ nh lộ 10 và cá c đườ ng liên ấ p, trong đó có 2 chợ (chợ Da Sà và chợ Bình Trị Đông). Tuy nhiên việ c triể n khai đầ u tư cá c chợ cò n chậ m, chiếm lộ giớ i ả nh hưở ng đế n an toà n giao thông cũng gặp những khó khăn nhất định.

Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, hì nh thà nh nhiều cơ sở sả n xuấ t theo hướ ng tự phá t theo chủ trương di dờ i củ a thà nh phố từ nộ i thà nh ra ngoạ i thà nh. Năm 2000, số lượ ng công ty trách nhiệm hữu hạn tăng 3 lầ n so vớ i năm 1996, doanh nghiệp tư nhân tăng 8 lầ n so vớ i năm 1995 và có 241 cơ sở sả n xuấ t nhỏ , vớ i nhiề u mặ t hà ng phong phú , đa dạ ng: kim khí , vả i sợ i, nhự a công nghiệ p và gia dụ ng, vậ t liệ u xây dự ng, mỹ phẩ m, giấ y,... Trong đó , ngà nh cơ khí , keo dá n sắ t, khung nhà thé p lắ p rá p, tiệ n... phá t triể n là m ăn có hiệ u quả . Phường đã giả i quyế t việc làm cho khoả ng 3.000 lao độ ng đị a phương, 5.000 lao độ ng từ nhiề u nơi khá c đế n, hà ng năm là m nghĩ a vụ thuế đố i vớ i Nhà nướ c 5,3 tỷ đồ ng.

- Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng: Cá c tuyế n đườ ng Hương lộ 2, Mã Lò , đườ ng 21, Tỉ nh lộ 10 theo phân cấ p thuộ c cấ p huyệ n, thà nh phố quả n lý , xã đã chủ độ ng kiế n nghị cơ quan chủ quản nâng cấ p, sử a chữ a để phụ c vụ việ c đi lạ i củ a nhân dân. Trong

Page 182: LSDB Binh Tri Dong A_size

182 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

năm 2002, xã đã xây dự ng văn phò ng Ban nhân dân ấ p 5, 10, 11 bằ ng nguồ n ngân sá ch Nhà nước và sự đóng góp thêm của nhân dân là 140.790.000 đồ ng. Việ c phá t triể n kết cấu hạ tầ ng đã giả i quyế t đượ c tì nh trạ ng ngậ p ú ng, gó p phầ n thiết thực cho đờ i số ng dân cư cũng như tạo thuậ n lợ i cho hoạ t độ ng sả n xuấ t kinh doanh trên đị a bà n xã . Tuy nhiên việ c hì nh thà nh cá c khu dân cư tự phá t không đả m bả o về cơ sở hạ tầ ng, tì nh trạ ng xe vậ n tả i lưu thông quá tả i trong cá c con đườ ng nộ i bộ làm đường sá mau hư hỏ ng, xuố ng cấ p. Cho đế n năm 2000, xã đã điệ n khí hó a toà n phầ n, 100% dân sử dụ ng nướ c sạ ch, trong đó 20% sử dụ ng nướ c má y và đã lắ p thủ y - điệ n kế .

- Ngân sách – tài chính – thuế: Th ực hiện theo qui định và phân cấp của huyện, trong giai đoạn 1996-2000, xã đã thu ngân sá ch được 2.943.650.432 đồ ng; trong đó tổ ng chi là 2.849.067.982 đồ ng1.

Như vậ y, trong giai đoạ n 1996 – 2003, tì nh hì nh phá t triể n kinh tế củ a xã tuy có nhữ ng lú c tăng giảm khá c nhau nhưng về cơ bả n vẫ n giữ đượ c tí nh ổ n đị nh và tăng trưở ng theo tinh thầ n củ a Nghị quyế t Đạ i hộ i VIII (1996-2000) và giai đoạn đầu của Nghị quyết Đại hội IX (2000-2005) của Đảng bộ phường. Cơ cấ u kinh tế tiế p tụ c chuyể n dị ch vớ i tố c độ nhanh, đú ng hướ ng và phù hợ p vớ i xu thế công nghiệ p hó a. Vớ i nhữ ng kế t quả đã đạ t đượ c, trong

1. Theo Bá o cá o kiể m điể m việ c tổ chứ c thự c hiệ n Nghị quyế t Đạ i hộ i Đả ng bộ xã Bì nh Trị Đông nhiệ m kỳ VIII 1996-2000 và phương hướ ng nhiệ m kỳ IX 2001-2005.

Page 183: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 183

Kế hoạ ch phá t triể n kinh tế – văn hó a xã hộ i – an ninh quố c phò ng năm 2002 củ a Ủy ban nhân dân xã Bì nh Trị Đông, lã nh đạ o xã đã chí nh thứ c khẳ ng đị nh: “Năm 2002 xá c đị nh việ c chuyể n đổ i cơ cấ u kinh tế theo hướ ng chủ yế u là công nghiệ p, dị ch vụ thương mạ i và mua bá n nhỏ ”. Từ đây, kinh tế củ a Bì nh Trị Đông đã có nhữ ng hướ ng đi mớ i phù hợ p vớ i đườ ng lố i công nghiệ p hó a, hiệ n đạ i hó a mà Đả ng đã đề ra.

2.1 Giữ vững, ổn định văn hóa – xã hội

Về công tác giáo dục, Đảng bộ luôn chủ trương phối hợp ba môi trường hoạt động: nhà trường – gia đình – xã hội để chăm lo sự nghiệp giáo dục, chất lượng giảng dạy của đội ngũ cán bộ và thầy cô giáo và kết quả học tập của các em học sinh đã được nâng lên. Bên cạ nh đó , xã phố i hợ p vớ i ngà nh giá o dụ c thự c hiệ n tố t việ c quả n lý họ c sinh ở nhà trườ ng, gia đì nh và xã hộ i thông qua sổ liên lạ c củ a họ c sinh và cá c cuộ c họ p đị nh kỳ giữ a giữ a hộ i đồ ng giá o dụ c vớ i phụ huynh. Điều kiện cơ sở vật chất được cải thiện. Qua 7 năm thự c hiệ n phổ cậ p giá o dụ c bậ c Trung họ c cơ sở (1996 – 2002) ở huyệ n Bì nh Chá nh, đã có hà ng nghì n em họ c sinh tố t nghiệ p hệ Bổ tú c Trung họ c cơ sở nhưng 90% cá c em phả i đi là m. Vì vậ y, Huyệ n ủ y đã chủ trương mở cá c lớ p phổ cậ p cấ p 3 đế n tậ n cá c đị a phương.

Vớ i chủ trương đó , trong năm họ c 1999 – 2000, Trườ ng cấ p II Bì nh Trị Đông chí nh thứ c đượ c đưa và o hoạ t độ ng vớ i 9 phò ng họ c, phò ng nghiệ p vụ , phò ng thí nghiệ m, phò ng vi tí nh đú ng theo hệ chí nh quy, tỷ lệ họ c

Page 184: LSDB Binh Tri Dong A_size

184 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

sinh chuyể n cấ p đạ t 97,04% (131/135 em thi đỗ chuyể n cấ p 3). Trong suố t nhiệ m kỳ VIII, hà ng năm xã đã huy độ ng đượ c trẻ 6 tuổ i và o lớ p 1 (đạ t 100% chỉ tiêu), bì nh quân tỷ lệ họ c sinh tiể u họ c bỏ họ c 0,5% em/năm; họ c lự c giỏ i 19,3%, khá 52,1%, trung bì nh 27%. Trì nh độ nghiệ p vụ củ a độ i ngũ giá o viên ngà y đượ c nâng cao, phẩ m chấ t đạ o đứ c tố t, có lòng yêu nghề. Hà ng năm tỷ lệ họ c sinh thi chuyể n cấ p I đạ t bì nh quân 95% (riêng năm 1998 đạ t 100%); Cò n trẻ 5 tuổ i và o họ c mẫ u giá o luôn đạ t và vượ t chỉ tiêu, phò ng họ c đủ , rộ ng rã i và thoá ng má t tạ o điề u kiệ n thuậ n lợ i cho trẻ đế n trườ ng vớ i 13 lớ p họ c. Hà ng năm tổ chứ c cá c hoạ t độ ng: thi bé khỏ e bé ngoan (cấ p huyệ n đạ t 75%, cấ p thà nh phố đạ t 0,79%)1.

Về công tác xã hộ i, chăm só c sứ c khỏ e cho công đồ ng, xó a đó i giả m nghè o: Tậ p thể cá n bộ công nhân viên trạ m xá luôn có tinh thầ n thá i độ phụ c vụ tố t sứ c khỏ e ban đầ u cho nhân dân, quan tâm chăm só c sứ c khỏ e công đồ ng, tậ p trung tuyên truyề n chố ng suy dinh dưỡ ng, phò ng chố ng ma tú y, vậ n độ ng kế hoạ ch hó a gia đì nh (năm 2002 đạ t 53,02%), tiêm chủ ng mở rộ ng (đạ t 123,89%), khá m chữ a bệ nh 17.581 lượ t ngườ i. Khá m và điề u trị bệ nh xã hộ i (lao và bệ nh tâm thầ n) 104 lượ t ngườ i. Bên cạ nh đó luôn chăm lo đời sống cho nhân dân trên địa bàn, nhất là các đối tượng chính sách, tổ chứ c tố t họ p mặ t gia đì nh chí nh sá ch

1. Theo Bá o cá o kiể m điể m việ c tổ chứ c thự c hiệ n Nghị quyế t Đạ i hộ i Đả ng bộ xã Bì nh Trị Đông nhiệ m kỳ VIII (1996 – 2000) và phương hướ ng nhiệ m kỳ IX (2000 – 2005) củ a Đả ng ủ y xã Bì nh Trị Đông 07/2000.

Page 185: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 185

trong dị p tế t cổ truyề n, đả m bả o cấ p phá t đú ng, đủ , kị p thờ i cá c chế độ , quà tặ ng đế n cá c đố i tượ ng chí nh sá ch có hoà n cả nh khó khăn, cá c bà mẹ Việ t Nam anh hù ng. Tí nh đế n thá ng 6/2000 xã đã vậ n độ ng xây mớ i đượ c 14 căn nhà tì nh nghĩ a, 12 căn nhà tì nh thương hỗ trợ chố ng dộ t 6 căn. Th ự c hiệ n tố t cá c chí nh sá ch xã hộ i, đưa đượ c 57 hà i cố t liệ t sĩ về nghĩ a trang. Chú trọng đến việc dạy nghề và các công tác giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn xã. Năm 2002, vậ n độ ng xây dự ng gia đì nh văn hó a mớ i có 2.440 hộ đạ t tiêu chuẩ n công nhậ n gia đì nh văn hó a, 120 gương ngườ i tố t việ c tố t.

Xó a đó i giả m nghè o, tậ p trung hỗ trợ vố n từ nguồ n quỹ xó a đó i giả m nghè o tậ p trung hỗ trợ vố n từ nguồ n xó a đó i giả m nghè o để cá c hộ có điề u kiệ n vố n là m ăn vượ t nghè o. Năm 2002, có 223.900.000 đồ ng, bên cạ nh hỗ trợ vố n cho cá c cho cá c trườ ng hợ p neo đơn, già yế u đị a phương, thự c hiệ n vậ n độ ng tì nh là ng nghĩ a xó m trong xó m ấ p, giú p đỡ nhau.

Về công tác văn hóa thông tin – thể dục thể thao: Tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khó a XI, khóa X. Th am gia hội diễn văn nghệ quần chúng, giải bóng đá truyền thống do huyện tổ chức. Tí nh đế n năm 2000, trên đị a bà n xã có hai trạ m truyề n thanh và mạ ng lướ i tuyên truyề n viên từ xã đế n ấ p, phá t độ ng cá c phong trà o gương tố t, ngườ i tố t; xây dự ng gia đì nh văn hó a, thự c hiệ n gia đì nh chuẩ n mự c; khu dân cư xuấ t sắ c,... Bên cạ nh đó , hệ thố ng thông tin liên lạ c củ a xã

Page 186: LSDB Binh Tri Dong A_size

186 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

cũ ng đượ c củ ng cố vớ i 4 trạ m bưu điệ n dân lậ p hợ p tá c vớ i Bưu điệ n Bì nh Chá nh phụ c vụ nhân dân, gó p phầ n xã hộ i hó a về thông tin. Đà i truyề n thanh xã đả m bả o giờ giấ c tiế p âm phá t só ng, phổ biế n kị p thờ i cá c thông tin, tuyên truyề n phá p luậ t.

Cá c hoạ t độ ng vui chơi giả i trí cho thanh thiế u niên: cá c giả i bó ng đá truyề n thố ng, hộ i thao thiế u nhi hè ,... đề u đượ c tổ chứ c hà ng năm.

Đã thực hiện tốt phương châm tố t đờ i đẹ p đạ o cả trong và ngoà i đị a phương. Song việ c tranh chấ p củ a chù a Mai Sơn ké o dà i mấ y năm liề n là m cho thà nh phố , huyệ n, xã tố n nhiề u công sứ c giả i quyế t, tuy nhiên đượ c sự quan tâm củ a Đả ng ủ y đã tạ o quan hệ tố t vớ i các chứ c sắ c, tí n đồ và phậ t tử ; Công tá c Hoa vậ n đượ c chú trọ ng nhấ t là trong việ c tuyên truyề n chủ trương, đườ ng lố i củ a Đả ng và Nhà nướ c, ưu tiên cho đầ u tư kinh phí chăm lo đờ i số ng vậ t chấ t đặ c biệ t là khu ấ p 4, Cây Da Sà ; trong dị p Tế t nguyên đá n năm 2002, lã nh đạ o Đả ng ủ y, Ủy ban nhân dân xã và cá c ban ngà nh đoà n thể tổ chứ c chăm lo cho đồ ng bà o ngườ i Hoa nghè o có điề u kiệ n ăn tế t, tổ chứ c hỗ trợ vố n phá t triể n kinh tế gia đì nh.... Do đó , tì nh hì nh tôn giá o, dân tộc trên đị a bà n xã Bì nh Trị Đông tương đố i ổ n đị nh.

2.2 Củng cố hệ thống chính trị, an ninh – quốc phòng

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) và Nghị quyết 8 của Bộ chính trị (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đầu nhiệm kỳ

Page 187: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 187

2001-2005, Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với củng cố an ninh, quốc phòng. Trong đó xác định rõ nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, chống âm mưu ‘‘diễn biến hòa bình’’ là nhiệm vụ trọng yếu. Hướng đến mục tiêu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Vì vậy, mà hàng năm đều có các Nghị quyết quân sự địa phương và nghị quyết giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tổ chứ c xây dự ng lự c lượ ng dân quân và tham gia huấ n luyệ n theo chương trì nh củ a Huyệ n ủ y. Xây dự ng phương á n tá c chiế n xã , cụ m liên xã , quả n lý tố t lự c lượ ng thanh niên trong độ tuổ i và thự c hiệ n nghĩa vụ quân sự hà ng năm đề u đạ t 100% chỉ tiêu đượ c giao. Trong nhiệ m kỳ VIII củ a Đả ng bộ xã , xây dự ng lự c lượ ng dân quân đạ t 2,5% so vớ i dân số (chỉ tiêu 3,5%).

Để giữ vữ ng an ninh chí nh trị trên đị a bà n xã , công tá c sẵ n sà ng chiế n đấ u thườ ng xuyên đượ c duy trì , vớ i chế độ trự c theo qui đị nh hà ng ngà y1. Trong năm 2001, đã có 4.333 lượ t đồ ng chí tham gia trự c tạ i chỗ là m công tá c sẵ n sà ng chiế n đấ u. Hỗ trợ Ủy ban nhân dân xã 49 đợ t, có 199 đồ ng chí tham gia công tá c giữ gì n an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội và phò ng chố ng tộ i phạ m; Ngoà i ra, đơn vị cò n phố i hợ p giữ trậ t tự giao thông ở cá c khu dân cư, bả o vệ khu vự c vui chơi, ca nhạ c trên đị a bà n; Đồ ng thờ i,

1. 1 chỉ huy, 2 ấ p độ i, 9 dân quân, các đợ t cao điể m có lị ch phân công trự c ban chỉ huy thố ng nhấ t đủ thà nh phầ n.

Page 188: LSDB Binh Tri Dong A_size

188 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

bổ sung kế hoạ ch hoạ t độ ng tá c chiế n trị an, kế hoạ ch bả o vệ mụ c tiêu, kế hoạ ch phò ng không nhân dân, kế hoạ ch phò ng chố ng chá y nổ ,... Năm 2001, là đơn vị hoà n thà nh tố t nhiệ m vụ “diễ n tậ p – phò ng thủ ” có 68 đồ ng chí và cá n bộ chiế n sĩ trong đơn vị tham gia, đượ c huyệ n đá nh giá tố t và tặ ng giấ y khen.

Đượ c sự quan tâm củ a Đả ng ủ y, Ủ y ban, hà ng năm Ban Chỉ huy Quân sự xã đã tổ chứ c lớ p huấ n giá o dụ c chí nh trị tư tưở ng cho lự c lượ ng dân quân củ a xã ; là m tham mưu cho Đả ng ủ y, Ủy ban nhân dân xã tổ chứ c họ p mặ t truyề n thố ng kỷ niệ m ngà y thà nh lậ p dân quân tự vệ , ngà y thà nh lậ p Quân độ i nhân dân Việ t Nam,... Để độ ng viên thanh niên trên đị a bà n xã tham gia nghĩ a vụ quân sự , Ban Chỉ huy Quân sự xã đã tổ chứ c tuyên truyề n vậ n độ ng thanh niên từ 17 – 27 tuổ i đủ điề u kiệ n đi khá m sứ c khỏ e. Năm 2001, tổ ng số thanh niên khá m sứ c khỏ e 122/142 đạ t tỷ lệ 85,91%, trong đó số thanh niên trú ng tuyể n là 40, đạ t 32,78%, giao cho huyệ n 31 thanh niên đạ t 157,14% (vượ t chỉ tiêu củ a huyệ n là 21 thanh niên)...

Củ ng cố và đà o tạ o, bồ i dưỡ ng lự c lượ ng công an từ xã đế n ấ p về trì nh độ văn hó a, chí nh trị , phá p luậ t giỏ i về nghiệ p vụ và có tí nh kỷ luậ t cao. Xây dự ng hoà n chỉ nh mạ ng lướ i tổ an ninh nhân dân, tổ dân phố , lự c lượ ng dân phò ng, thự c hiệ n tố t phong trà o bả o vệ an ninh Tổ quố c, bả o đả m tỷ lệ phá á n cao,... Trong công tá c quố c phò ng luôn thự c hiệ n tố t phò ng thủ đị a phương, phò ng thủ cụ m và khu vự c, quả n lý tố t thanh niên trong độ tuổ i nghĩ a vụ quân sự , quân nhân xuấ t ngũ , phụ c viên, luôn đả m bả o

Page 189: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 189

tỷ lệ tuyể n quân hà ng năm đạ t 100%... Tì nh hì nh an ninh chí nh trị – an toà n xã hộ i trên đị a bà n xã đã đượ c giữ vữ ng, chấ t lượ ng phong trà o đượ c nâng cao, phá t triể n lự c lượ ng nò ng cố t đề u trên đị a bà n dân cư.

Tuy nhiên, do đặ c thù củ a mộ t xã đang trong quá trì nh đô thị hó a cao, nhiề u vấ n đề phứ c tạ p đã nả y sinh trên đị a bà n dân cư xã và đang có chiề u hướ ng gia tăng, tì nh trạ ng thanh niên phạ m phá p cò n nhiề u, tì nh trạ ng dân nhậ p cư từ cá c nơi khá c đế n quá đông,... Cho nên, trong công tá c quả n lý củ a Nhà nướ c chưa thậ t sự chặ t chẽ , cá c chủ trương, đườ ng lố i củ a Đả ng chưa thậ t sự đi sâu và o quầ n chú ng nhân dân. Do đó , đò i hỏ i Đả ng bộ và cá c cấ p chí nh quyề n phả i có chủ trương đú ng đắ n, phù hợ p vớ i tì nh hì nh củ a xã . Là m đượ c điề u đó , trướ c hế t phả i có sự thố ng nhấ t và ổ n đị nh trong hệ thố ng chí nh trị .

- Về công tá c xây dự ng Đả ng: Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Tiến hành kiểm điểm, phân loại đảng viên; tổ chức động viên giáo dục để đảng viên vươn lên,... Chú ý kiện toàn chi ủy, chi bộ ấp. Nội dung sinh hoạt phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt, công việc của xóm ấp. Xây dựng tốt mối quan hệ đoàn kết nội bộ, phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an để đảm bảo quốc phòng, an ninh, phối hợp với đoàn thể làm tốt công tác quần chúng. Giữ vững tình hình an ninh – quốc phòng trên địa bàn. Chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Đồng thời có

Page 190: LSDB Binh Tri Dong A_size

190 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

kế hoạch phòng thủ sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương.

Đảng bộ đã xác định trong bất cứ hoàn cảnh nào thì: Công tác xây dựng Đảng cũng đặc biệt xem trọng. Mục tiêu là xây dựng Đảng bộ thật trong sạch và vững mạnh, phấn đấu 4 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh toàn diện và có từ 60% đảng viên đạt loại 1, số còn lại đạt loại 2, không có đảng viên nào đạt loại 3, 4... Cho nên:

+ Công tác chí nh trị tư tưởng: Cầ n phả i nâng cao nhậ n thứ c chí nh trị , tăng cườ ng và giữ vữ ng bả n chấ t giai cấ p công nhân, kiên đị nh lậ p trườ ng quan điể m chủ nghĩ a Má c – Lênin, tư tưở ng Hồ Chí Minh, quá n triệ t mụ c tiêu củ a Đả ng trên con đườ ng đổ i mớ i theo đị nh hướ ng xã hội chủ nghĩa, khẳ ng đị nh vai trò lã nh đạ o củ a Đả ng là nhiệ m vụ quan trọ ng hà ng đầ u củ a Đả ng bộ . Mỗi đảng viên tự rèn luyện phẩm chất, tư cách gương mẫu, trong sáng của mình. Đồng thời phải biết giáo dục quần chúng. Trong độ i ngũ cá n bộ , đả ng viên Đả ng bộ luôn thể hiệ n tinh thầ n gương mẫ u chấ p hà nh nghị quyế t, đườ ng lố i củ a Đả ng, phá p luậ t củ a Nhà nướ c, có ý thứ c cả nh giá c đố i vớ i âm mưu diễ n biế n hòa bì nh củ a cá c thế lự c thù đị ch.

+ Công tác tổ chức: Tập trung xây dựng, củng cố các chi bộ, nâng cao chất lượng sinh hoạt, nâng cao và phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ ở ấp.

Năm 2000, Đả ng bộ xã có 135 đả ng viên, trong đó đả ng viên nữ là 24, vớ i 6 chi bộ ấ p. Năm 2002, Đả ng bộ xã có 11 chi bộ ấ p, 1 chi bộ giá o dụ c, 1 chi bộ quân sự xã vớ i

Page 191: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 191

tổ ng số đả ng viên là 185 đồ ng chí . Từ ng chi bộ ấ p đề u duy trì chế độ sinh hoạ t đị nh kỳ mỗ i thá ng mộ t lầ n, cá c chi bộ ấ p thự c hiệ n tố t Quy đị nh 326 củ a Th à nh ủ y, hoạ t độ ng củ a đả ng viên đượ c phân công rõ rà ng. Nộ i dung sinh hoạ t củ a chi bộ ấ p mang tí nh thiế t thự c trọ ng tâm gắ n vớ i tì nh hì nh thự c tế tạ i xó m, ấ p.

Kế t quả phân loạ i đá nh giá chấ t lượ ng đả ng viên, phân tí ch chấ t lượ ng cơ sở Đả ng năm 2001: Đả ng viên tham gia phân loạ i 165 đồ ng chí , đả ng viên đủ tư cá ch 162 đồ ng chí , đả ng viên vi phạ m tư cá ch 3 đồ ng chí . Đố i vớ i phân tí ch chấ t lượ ng tổ chứ c cơ sở Đả ng có 6 chi bộ trong sạ ch vữ ng mạ nh, 5 chi bộ đạ t loạ i khá , đá nh giá chấ t lượ ng Đả ng bộ loạ i khá .

Trong sinh hoạt cần chú trọng nâng cao phê bình và tự phê bình, có nội dung phong phú trọng tâm. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, có kiểm điểm phân loại đảng viên định kỳ, những đảng viên loại yếu kém cần tổ chức động viên giáo dục, giúp đỡ để khắc phục vươn lên. Đả ng ủ y xã thự c hiệ n quy chế là m việ c củ a Đả ng ủ y, có phân công, phân nhiệ m từ ng đồ ng chí trong Ban Chấp hành, chế độ họ p Ban Th ườ ng vụ đượ c duy trì nề nế p.

Công tá c phá t triể n, kiể m tra đả ng viên: Th ường xuyên cải tiến phương pháp và nội dung kiểm tra. Trong nhiệ m kỳ 1996 – 2000, đã kế t nạ p đượ c 16 đồ ng chí , có kế hoạ ch bồ i dưỡ ng chuẩ n bị nguồ n phá t triể n Đả ng là 15 đồ ng chí . Đả ng bộ thự c hiệ n nhiệ m vụ kiể m tra Đả ng

Page 192: LSDB Binh Tri Dong A_size

192 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

theo Điề u lệ Đả ng, kiể m tra việ c chấ p hà nh nguyên tắ c tổ chứ c, việ c thự c hiệ n quy chế là m việ c củ a Đả ng ủ y, chi ủ y cá c chi bộ . Ủy ban kiểm tra Đả ng ủ y thự c hiệ n nhiệ m vụ kiể m tra Đả ng viên trong việ c chấ p hà nh ý thứ c tổ chứ c kỷ luậ t, kiể m tra Đả ng viên có dấ u hiệ u vi phạ m, ngăn ngừ a cá c tiêu cự c trong Đả ng viên,... từ đó kị p thờ i chấ n chỉ nh nhữ ng hạ n chế thiế u só t củ a cá c đồ ng chí Đả ng viên, củ a cá c chi bộ ấ p.1 Đả ng bộ đượ c đá nh giá trong sạ ch vữ ng mạ nh hai năm (1996 – 1997), hai năm khá (1998 – 1999).

Trong công tác xây dựng, tổ chức hoạt động chính quyền: Không ngừng củng cố, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội. Tăng cường khối đại đoàn kết thống nhất theo Nghị quyết 7 của Trung ương Mặt trận Tổ quốc và nghị quyết 7 của Bộ Chính trị khóa VII. Mặt trận phải đặt chủ đề dân sinh dân chủ làm điểm tương đồng để tập hợp thành một khối thống nhất. Chú

1. Qua phân tí ch đá nh giá chấ t lượ ng đả ng viên và chấ t lượ ng chi bộ ấ p trong nhiệ m kỳ 1996 – 2000.Năm 1995: Tổ ng số đả ng viên 88 đồ ng chí , tham gia phân loạ i 82 đồ ng chí : Loạ i 1: 34 đồ ng chí , loạ i 2: 48 đồ ng chí , chi bộ TSVM: 4, chi bộ khá : 2. Năm 1996: Tổ ng số đả ng viên 88 đồ ng chí , tham gia phân loạ i 88 đồ ng chí : Loạ i 1: 61 đồ ng chí , loạ i 2: 26 đồ ng chí , loạ i 3: 1 đồ ng chí , chi bộ TSVM: 6.Năm 1997: Tổ ng số đả ng viên 102 đồ ng chí , tham gia phân loạ i 102 đồ ng chí : Loạ i 1: 81 đồ ng chí , loạ i 2: 21 đồ ng chí , chi bộ TSVM: 4, chi bộ khá : 2. Năm 1998: Tổ ng số đả ng viên 114 đồ ng chí , tham gia phân loạ i 114 đồ ng chí : Loạ i 1: 87 đồ ng chí , loạ i 2: 32 đồ ng chí , loạ i 3: 3 đồ ng chí , chưa phân loạ i 1 đồ ng chí , chi bộ TSVM: 4, chi bộ khá : 2.

Page 193: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 193

trọng gần gũi, giáo dục vận động các chức sắc, tu sĩ, tôn giáo theo phương châm “tốt đời đẹp đạo”.

- Về xây dự ng chí nh quyề n: Tiế p tụ c thự c hiệ n và đẩ y mạ nh tố c độ cả i cá ch hà nh chí nh, tậ p trung và o công tá c đà o tạ o và nâng cao kiế n thứ c, năng lự c cá n bộ , phá t huy vai trò trá ch nhiệ m củ a từ ng cá nhân, thự c hiệ n việ c kiệ n toà n tổ chứ c đú ng theo qui đị nh:

+ Hội đồng nhân dân thự c hiệ n Nghị quyế t Đạ i hộ i Đả ng bộ xã , căn cứ và o qui đị nh củ a phá p luậ t, Hội đồng nhân dân xã đã thể hiệ n vai trò củ a cơ quan quyề n lự c Nhà nướ c ở đị a phương tạ i cá c kỳ họ p thườ ng kỳ Hội đồng nhân dân xã tậ p trung cá c vấ n đề trọ ng tâm trong phá t triể n kinh tế – xã hộ i – an ninh quố c phò ng củ a đị a phương. Xây dự ng Nghị quyế t Hội đồng nhân dân phù hợ p vớ i tì nh hì nh đị a phương. Th ự c hiệ n chứ c năng giá m sá t Ủy ban nhân dân xã trong việ c điề u hà nh tổ chứ c thự c hiệ n Nghị quyế t Hội đồng nhân dân cá c cấ p, Nghị quyế t Hội đồng nhân dân xã .

+ Ủy ban nhân dân xã thự c hiệ n chứ c năng quả n lý nhà nướ c, đã xây dự ng kế hoạ ch tổ chứ c thự c hiệ n nhiệ m vụ chí nh trị kinh tế – xã hộ i – an ninh quố c phò ng củ a đị a phương. Ủy ban nhân dân xã có nhiề u nỗ lự c trong việ c điề u hà nh cá c ban ngà nh trự c thuộ c thự c hiệ n quy chế là m việ c củ a Ủy ban nhân dân xã , củ ng cố nhân sự , nâng cao trì nh độ chuyên môn khả năng công tá c củ a cá c bộ phậ n chứ c năng để đảm đương nhiệ m vụ đượ c giao. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân cầ n phả i tậ p trung cả i tiế n lề lố i

Page 194: LSDB Binh Tri Dong A_size

194 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

là m việ c, thủ tụ c hà nh chí nh mộ t cá ch tí ch cự c chủ độ ng hơn để nâng cao hiệ u lự c củ a cơ quan quả n lý nhà nướ c ở đị a phương.

Trong khối dân vận: Tổ chức triển khai Nghị quyết Trung ương 5 và thực hiện 11 chương trình cụ thể hóa Nghị quyết Đảng bộ huyện nhiệm kỳ VIII trong mặt trận và các đoàn thể của khối dân vận, phát động và triển khai tốt các phong trào: vận động học bổng cho các em học sinh nghèo hiếu học, vận động hoạt động xây dựng nhà tình thương cho những hộ nghèo, khó khăn, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, đền ơn đáp nghĩa,...

+ Mặ t trậ n Tổ quố c và đoà n thể : Đả ng bộ lã nh đạ o Mặ t trậ n Tổ quố c và các đoà n thể chú trọ ng đế n công tá c củ ng cố về mặ t tổ chứ c, phá t triể n đoà n viên, hộ i viên, triể n khai cá c cuộ c vậ n độ ng cá c phong trà o quầ n chú ng có ý nghĩ a thiế t thự c trong đờ i số ng xã hộ i, từ đó Mặ t trậ n Tổ quố c và cá c đoà n thể củ a xã đã chủ độ ng đề ra phương thứ c hoạ t độ ng.

Mặ t trậ n Tổ quố c xã : Đã củ ng cố hệ thố ng tổ chứ c Mặ t trậ n từ xã đế n ấ p, trưở ng ban công tá c ở 11 ấ p đi và o hoạ t độ ng. Trong cuộ c vậ n độ ng “Toà n dân đoà n kế t xây dự ng đờ i số ng văn hó a ở khu dân cư” Mặ t trậ n Tổ quố c đã thể hiệ n đượ c vai trò nò ng cố t, đã tậ p trung phổ biế n 6 chuẩ n mự c thi đua, vậ n độ ng cá c hộ gia đì nh phấ n đấ u, tổ chứ c tố t việ c bì nh xé t gia đì nh văn hó a, gương ngườ i tố t việ c tố t để qua đó tổ chứ c tuyên dương, khen thưở ng nhân rộ ng phong trà o. Trong công tá c bầ u cử Đạ i biể u

Page 195: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 195

Quố c hộ i khó a XI Mặ t trậ n Tổ quố c xã tậ p trung tuyên truyề n luậ t bầ u cử Đạ i biể u Quố c hộ i, tổ chứ c mạ n đà m tiể u sử ứ ng cử viên và tham gia giá m sá t công tá c bầ u cử tạ i đị a bà n, đố i vớ i việ c triể n khai thự c hiệ n qui chế dân chủ ở cơ sở xã . Mặ t trậ n Tổ quố c xã tham gia công tá c bầ u cử Ban nhân dân cá c ấ p, tổ chứ c Đạ i hộ i thanh tra nhân dân. Kế t hợ p vớ i Th ương binh xã hộ i, Ban nhân dân ấ p chăm lo gia đì nh chí nh sá ch, thự c hiệ n cuộ c vậ n độ ng “vì nguờ i nghè o”, vậ n độ ng nhân dân đó ng gó p xây đề n tưở ng niệ m.

+ Đoà n Th anh niên: Xã đoà n xây dự ng kế hoạ ch tậ p hợ p thanh niên tổ chứ c cá c độ i nhó m thanh niên đặ c thù , độ i hì nh thanh niên tì nh nguyệ n, đã thu hú t đượ c lự c lượ ng đoà n viên, thanh niên tham gia: Độ i hì nh phò ng chố ng ma tú y (20 ngườ i), độ i ca khú c cá ch mạ ng (12 thanh niên), 2 độ i nhó m thanh niên nhà trọ (80 thanh niên tham gia). Th ông qua cá c chương trì nh về nguồ n, giao lưu văn nghệ , phong trà o ngà y chủ nhậ t xanh Đoà n Th anh niên xã đã có nhiề u hoạ t độ ng thiế t thự c phụ c vụ nhiệ m vụ chí nh trị củ a đị a phương, nâng cao chấ t lượ ng đoà n viên.

+ Hộ i Phụ nữ : tậ p trung công tá c tuyên truyề n vậ n độ ng kế hoạ ch hó a gia đì nh, phò ng chố ng tệ nạ n xã hộ i cho lự c lượ ng hộ i viên, thự c hiệ n chương trì nh hỗ trợ phụ nữ phá t triể n kinh tế , tổ chứ c cá c nhó m tí n dụ ng tiế t kiệ m, tổ tiể u thương,... năm 2002, hỗ trợ vay vố n 162.500.000 đồng. Tổ ng số hộ i viên phụ nữ xã là 973 chia thà nh 11 chi bộ vớ i 38 tổ hộ i.

Page 196: LSDB Binh Tri Dong A_size

196 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

+ Hộ i Nông dân: Tổ chứ c tuyên truyề n xây dự ng chi tổ hộ i vữ ng mạ nh, hộ i viên nông dân nò ng cố t xây dự ng nông thôn văn minh tiế n bộ . Th ự c hiệ n 9 cuộ c sinh hoạ t, tuyên truyề n vớ i 540 lượ t ngườ i tham dự , độ ng viên phong trà o sả n xuấ t phá t triể n kinh tế , hỗ trợ vay vố n quỹ hỗ trợ nông dân. Th ự c hiệ n chương trì nh 3 giả m, hộ i đã cả m hó a 3 đố i tượ ng nghiệ n ma tú y, tham gia hò a giả i tranh chấ p đấ t đai trong nhân dân (năm 2002).

+ Hộ i Cự u chiế n binh: Hộ i Cự u chiế n binh liên tị ch vớ i xã độ i trong công tá c xây dự ng nề n quố c phò ng toà n dân, tí ch cự c vậ n độ ng thanh niên thi hà nh NVQS. Th ườ ng xuyên tuyên truyề n nhắ c nhở hộ i viên Cự u chiế n binh đề cao cả nh giá c, không để con em mì nh dí nh lí u đế n ma tú y, mạ i dâm, trộ m cắ p. Th ông tin phả n á nh tố giá c kị p thờ i cho công an đị a phương xử ý cá c vụ phạ m phá p cá c tụ điể m hú t hí t ma tú y, mạ nh dạ n đấ u tranh chố ng mọ i biể u hiệ n tiêu cự c, tham nhũ ng. Đề cao qui chế dân chủ cơ sở , gó p phầ n xây dự ng Đả ng, xây dự ng chí nh quyề n ngà y cà ng trong sạ ch vữ ng mạ nh. Năm 2002, tổ ng số hộ i viên củ a hộ i là 116 đồ ng chí .

+ Hộ i Ngườ i cao tuổ i: năm 2002, đã tiế n hà nh Đạ i hộ i bầ u cử Ban Chấ p hà nh nhiệ m kỳ 2002 – 2004. Công tá c phá t triể n hộ i viên đã kế t nạ p 98 hộ i viên ở ấ p 9, 42 hộ i viên ở ấ p 2, nâng tổ ng số hộ i viên Ngườ i cao tuổ i là 825 hộ i viên. Vớ i phong trà o số ng vui, số ng khỏ e, số ng có í ch cho xã hộ i, cho gia đì nh, tổ chứ c hộ i ngườ i cao tuổ i xã tậ p trung xây dự ng điể n hì nh ông bà cha mẹ mẫ u mự c, con

Page 197: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 197

chá u hiế u thả o. Hội viên trong hộ i thườ ng xuyên thăm hỏ i, độ ng viên nhau, cá c cụ cao tuổ i tuyên truyề n việ c vậ n độ ng giữ gì n bả n sắ c văn hó a truyề n thố ng dân tộ c, bà i trừ cá c hủ tụ c mê tí n dị đoan.

Như vậ y, cá c đoà n thể có nhiề u nỗ lự c trong đổ i mớ i phương thứ c hoạ t độ ng, thự c hiệ n công tá c vậ n độ ng quầ n chú ng theo tinh thầ n Nghị quyế t 8B củ a Trung ương Đoà n. tạ o đượ c nhữ ng phong trà o quầ n chú ng sôi nổ i, phong phú gó p phầ n thự c hiệ n hoà n thà nh nhiệ m vụ chí nh trị củ a đị a phương.

Kế t quả đạ t đượ c trong việ c phá t triể n kinh tế – văn hó a xã hộ i – an ninh quố c phò ng, xây dự ng tổ chứ c Đả ng vữ ng mạ nh là mộ t quá trì nh nỗ lự c phấ n đấ u củ a cá c chi bộ Đả ng, củ a độ i ngũ cá n bộ , đả ng viên trong Đả ng bộ . Là sự đồ ng tâm hợ p lự c củ a Mặ t trậ n – Đoà n thể , chí nh quyề n đị a phương để hoà n thà nh nhiệ m vụ chí nh trị mà Nghị quyế t Đạ i hộ i Đả ng bộ đề ra. Qua đó , thể hiệ n đượ c vai trò trá ch nhiệ m củ a tậ p thể Đả ng ủ y xã trong việ c xá c đị nh chương trì nh công tá c phù hợ p thự c tế tì nh hì nh đị a phương ở từ ng giai đoạ n cụ thể . Tuy nhiên chấ t lượ ng sinh hoạ t chi bộ cá c ấ p chưa đồ ng đề u, mộ t số í t đả ng viên cò n thiế u gương mẫ u trong việ c thự c hiệ n nhiệ m vụ ngườ i đả ng viên, việ c phá t huy vai trò quầ n chú ng trong tham gia xây dự ng chí nh quyề n chưa đượ c rộ ng khắ p, chưa thậ t sự nhuầ n nhuyễ n; công tá c quả n lý nhà nướ c chưa chủ độ ng đị nh hướ ng, cò n nặ ng tí nh sự vụ sự việ c, nhiề u lĩ nh vự c cò n lỏ ng lẻ o, nhấ t là trong việ c quả n lý đấ t

Page 198: LSDB Binh Tri Dong A_size

198 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

công, quả n lý đô thị , chưa có biệ n phá p đồ ng bộ , hữ u hiệ u để đẩ y lù i cá c tệ nạ n xã hộ i.

* * *Trong buổi đầu thực hiện cách mạng xã hội chủ

nghĩa, Đảng và nhân dân ta đã gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả của cuộc chiến tranh để lại, nhưng chủ yếu là do thiếu kinh nghiệm và thiếu đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực để lãnh đạo, xây dựng, quản lý kinh tế - xã hội trước yêu cầu của cuộc cách mạng mới: Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Phát huy truyền thống “tự lực, tự cường” Đảng bộ xã Bình Trị Đông đã lãnh đạo nhân dân nỗ lực vươn lên, từng bước khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, ổn định đời sống nhân dân, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Dưới ánh sáng của đường lối Đổi mới toàn diện do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đề ra, Đảng bộ xã Bình Trị Đông đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp tích cực nhằm khắc phục những yếu kém của cơ chế cũ, góp phần thúc đẩy kinh tế Th ành phố Hồ Chí Minh phát triển. Với những thành tựu đạt được trong 15 năm thực hiện đổi mới bộ mặt xã Bình Trị Đông đã thay đổi hoàn toàn. Đảng bộ và nhân dân xã Bình Trị Đông đã thực hiện được những bước đột phá lớn, tạo nên sự thay đổi khá sâu sắc về diện mạo của xã Bình Trị Đông so với trước đây. Từ một xã nông thôn ngoại thành của Th ành phố Hồ Chí Minh với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Bình Trị Đông đã trở thành một xã phát triển kinh tế và

Page 199: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 199

đô thị hóa nhanh của Th ành phố Hồ Chí Minh. Các hoạt động sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trở thành hoạt động kinh tế chính của địa phương. Bộ mặt đô thị, đời sống của nhân dân trong xã có sự thay đổi vượt bậc. Đó chính là cơ sở ban đầu để phường Bình Trị Đông A sau này, trên cơ sở kế thừa một phần xã Bình Trị Đông trước đây tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương, đưa phường Bình Trị Đông A vững bước vào thời kỳ xây dựng mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế của xã vẫn còn nhiều yếu tố chưa thật ổn định, việc phát triển kinh tế hàng hóa còn chậm. Tỷ lệ lao động chưa có và thiếu việc làm còn cao. Các dịch vụ về y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao chưa đáp ứng yêu cầu. Những hạn chế đó đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân trong xã phải nhanh chóng khắc phục và nỗ lực nhiều hơn để vững bước vào thế kỷ mới, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Page 200: LSDB Binh Tri Dong A_size

200 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Page 201: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 201

ÑAÛNG BOÄ VAØ NHAÂN DAÂNPHÖÔØNG BÌNH TRÒ ÑOÂNG A TRONG 10 NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN (2003-2013)

CHÖÔNG BOÁN

Page 202: LSDB Binh Tri Dong A_size

202 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

I. XÂY DỰNG, CỦNG CỐ HỆ THỐ NG CHÍ NH TRỊ , GIỮ VỮ NG

QUỐC PHÒNG AN NINH

1. Xây dựng củng cố hệ thống chính trịNgày 05 tháng 11 năm 2003 Chính phủ ban hành

Nghị định số 130/2003/NĐ-CP thành lập quận Bình Tân, được chia thành 10 phường trong đó có phường Bình Trị Đông A vớ i diệ n tích tự nhiên 466,4 ha và 29.087 nhân khẩ u gồm 8 khu phố và 175 tổ dân phố.

Về xây dựng tổ chức Ðảng phường:Sau khi được thành lập phường, vào ngày 01/12/2003,

Ban Th ường vụ Quận ủy quận Bình Tân ban hành Quyết định số 03-QĐ/QU thành lập Đảng bộ phường Bình Trị Đông A và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ phường gồm 7 đồng chí, đồng chí Nguyễn Chí Th iện được chỉ định làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Th ị Hạnh Phó Bí thư Th ường trực, đồng chí Phan Th ị Th ắng Phó Bí thư – Chủ tịch UBND phường.

Từ khi thành lập phường đến năm 2013, Đảng bộ phường Bình Trị Đông A đã tổ chức hai kỳ đại hội: Đại hội Đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2005 – 2010 tổ chức từ ngày 11 đến 12 tháng 8 năm 2005. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 9 đồng chí, đồng chí Nguyễ n Chí Th iệ n được bầu làm Bí thư. Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 – 2015 tổ chức từ ngày 08 đến 09 tháng 06 năm 2010, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 15 đồng chí, đồng chí Đặng Minh Hoàng được bầu làm Bí thư.

Page 203: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 203

Trụ sở UBND phường Bình Trị Đông A

Để thực hiện có hiệu quả nội dung Nghị quyết Đảng bộ, Đảng ủy phường đã tập trung lã nh đạo xây dự ng kế hoạch và triể n khai quán triệt lại tất cả các nghị quyết của Trung ương, Th ành ủy, Quận ủy và nghị quyết Đảng bộ phường theo sự chỉ đạo của Ban Th ường vụ Quận ủy. Tổ chức lãnh đạo thực hiện Nghị quyế t Trung ương 6 (lần 2), Chỉ thị 23-CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu tuyên truyền, giá o dục tư tưở ng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mớ i, Chỉ thị 15-CT/TU của Th ành ủy về thự c hiệ n cuộc vận động tu dưỡng đạo đức, xây dự ng lối sống lành mạnh trong cá n bộ, đảng viên; kế t hợp xây dự ng quy chế thự c hiệ n Quy định 428-QĐ/TU của Th ành ủy… Đảng bộ đã thự c hiệ n nghiêm tú c cá c chỉ thị, nghị quyế t của cấp trên, tạo sự đoàn kế t, thống nhất trong nhận thức và hành động của cá n bộ, đảng viên.

Page 204: LSDB Binh Tri Dong A_size

204 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Khi mớ i thành lập, Đảng bộ phường có 10 chi bộ, vớ i 86 đảng viên. Đế n nay, có 330 đảng viên, vớ i 21 chi bộ trự c thuộc. Việ c phân tích chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên được thự c hiệ n nghiêm tú c, đú ng quy định; nâng cao ý thức tự giá c của cá c đảng viên trong tự phê bình và phê bình. Qua phân tích, đá nh giá chất lượng đảng viên, hàng năm có 98% đảng viên đủ tư cá ch hoàn thành nhiệ m vụ, trong đó 20% đảng viên hoàn thành xuất sắ c nhiệ m vụ. Có trên 90% chi bộ đạt trong sạch vữ ng mạnh, Đảng bộ phường đạt trong sạch vữ ng mạnh.

Ban Chấp hành Đảng bộ phường Bình Trị Đông A, nhiệm kỳ (2010 - 2015)

Page 205: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 205

- Về công tác xây dựng tổ chức bộ máy chính quyền:Cuối năm 2003, Ủy ban nhân dân quận Bình Tân đã

ban hành Quyết định chỉ định thành lập Ủy ban nhân dân lâm thời phường Bình Trị Đông A. Đồng chí Phan Th ị Th ắng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân, đồng chí Trương Minh Nam và đồng chí Hồ Văn Công giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Năm 2004, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy – UBND Quận, phường Bình Trị Đông A đã thực hiện thành công cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp trên địa bàn phường. Kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân phường đã bầu Th ường trực Hội đồng nhân dân – bầu UBND nhiệm kỳ 2004 – 2009, Hội đồng nhân dân phường đã xây dự ng nhiều Nghị quyế t về phát triển kinh tế - xã hội phường,

Đồng chí Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy chụp hình lưu niệm với Ban Chấp hành phường Bình Trị Ðông A nhân Đại hội Đại

biểu quận Bình Tân lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 - 2015

Page 206: LSDB Binh Tri Dong A_size

206 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Nghị quyết tổ chức thự c hiệ n tốt công tá c tiế p dân và công tá c giá m sá t, cù ng Mặt trận Tổ quốc và Ủy ban nhân dân phường tham gia vận động cử tri tiế p xú c vớ i đại biể u Hội đồng nhân dân Th ành phố và Quốc hội để nhân dân phản á nh tâm tư nguyệ n vọng. Từ đó chất lượng cá c kỳ họp được nâng lên, nghị quyế t của Hội đồng nhân dân có tính khả thi cao. Ngày 15 thá ng 11 năm 2008, thự c hiệ n Nghị quyế t 26/2008/QH12 của Quốc hội khó a XII, từ thá ng 01 năm 2009 phường thự c hiệ n thí điể m không tổ chức Hội đồng nhân dân. Th eo đó , phường đã bố trí, sắ p xế p cá n bộ đảm bảo cho hoạt động của Ủy ban nhân dân trong điều kiệ n mớ i.

Ủy ban nhân dân phường thự c hiệ n tốt vai trò là cơ quan quản lý nhà nướ c, thự c hiệ n có hiệ u quả công tá c cải cá ch thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” giải quyế t nhanh và đú ng thẩm quyền cá c thủ tục, giấy tờ cho nhân dân. Từ năm 2008, phường triể n khai á p dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và năm 2013 tiế p tục triể n khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Công tá c cải cá ch hành chính gắ n vớ i việ c khoá n kinh phí quản lý, sắ p xế p bộ má y và thự c hiệ n dân chủ cơ sở , ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nướ c về xây dự ng, thu chi ngân sá ch... mang lại hiệ u quả thiế t thự c.

- Về tổ chức bộ máy làm công tác vận động nhân dân:Sau khi tổ chức Đảng và chính quyền được thành

lập, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ phường Bình Trị

Page 207: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 207

Đông A đã nhanh chó ng lã nh đạo tổ chức kiệ n toàn hệ thống chính trị, cá c ban ngành, Mặt trận, cá c tổ chức đoàn thể , hội quần chú ng của phường và khu phố. Chỉ trong một thời gian rất ngắ n, cá c tổ chức đoàn thể được thành lập, kiệ n toàn về nhân sự và tổ chức hoạt động có hiệ u quả như Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệ p Phụ nữ , Đoàn Th anh niên, Hội Nông dân, Hội Cự u chiế n binh, các đồng chí giữ chức danh lãnh đạo Ủy ban Mặt trận, các tổ chức đoàn thể cụ thể như sau:

- Lê Th ị Vân Lan, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.- Huỳ nh Th anh Bình, Bí thư Đoàn Th anh niên. - Nguyễ n Lệ Th ủy, Chủ tịch Hội Liên hiệ p Phụ nữ.- Mai Văn Hung, Chủ tịch Hội Nông dân.- Nguyễn Văn Phu, Chủ tịch Hội Cự u chiế n binh.

Kỳ họp tổng kết Hội đồng nhân dân phường nhiệm kỳ 2004 – 2009

Page 208: LSDB Binh Tri Dong A_size

208 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Phường đã xây dự ng chương trình hành động tăng cường sự lã nh đạo của Đảng đối vớ i công tá c vận động quần chú ng, công tá c dân tộc, công tá c tôn giá o trên địa bàn, qua đó củng cố khối đại đoàn kế t toàn dân. Mặt trận và cá c đoàn thể đã phối hợp đồng bộ vớ i chính quyền, cá c khu phố, tập hợp quần chú ng, phá t động và thự c hiệ n nhiều phong trào thi đua sôi nổ i thiế t thự c như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kế t xây dự ng đời sống văn hó a”, xây dự ng nế p sống văn minh, thự c hiệ n mục tiêu 3 giảm, năm Trật tự đô thị, thự c hành tiế t kiệ m, chống thủ tục trong việ c cướ i, việ c tang, lễ hội và xây dự ng gia đình văn hó a, xó a đó i giảm nghèo, tương thân tương trợ, đền ơn đá p nghĩ a, xây dự ng nhà tình thương, chống dột, “người tốt việ c tốt”, thự c hiệ n quy chế dân chủ ở cơ sở ... Qua cá c phong trào trên đã động viên phong trào cá ch mạng quần

Lãnh đạo Thành phố thăm Mẹ Việt Nam anh hùng (Trần Thị Bay)

Page 209: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 209

chú ng cơ sở , gó p phần thự c hiệ n tốt cá c chỉ tiêu, nhiệ m vụ chính trị, kinh tế , văn hó a - xã hội và an ninh quốc phòng tại địa phương.

Lãnh đạo Quận thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng (Mẹ Chạy)

2. Giữ vữ ng quốc phòng an ninhPhường đã tập trung kiện toàn lực lượng công an,

quận sự, tăng cường lực lượng dân quân, dân phòng; thự c hiệ n có hiệ u quả cá c nghị quyế t của cấp trên về nhiệ m vụ an ninh quốc phòng trong tình hình mớ i; xá c định mục tiêu là giữ vữ ng ổ n định chính trị làm điều kiệ n cho phá t triể n kinh tế . Trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đã phá t huy tốt vai trò quần chú ng tham gia phong trào

Page 210: LSDB Binh Tri Dong A_size

210 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

“Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, hàng năm có 80% tổ dân phố đạt chuẩn tổ tự quản; xây dự ng lự c lượng trong cá c đoàn thể gắ n kế t vớ i cá c tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, có quy chế phối hợp hành động giữ a cá c ngành và cá c đoàn thể .

Lễ tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ thi hành nghĩa vụ quân sự năm 2013

Về quốc phòng, tập trung xây dự ng nền quốc phòng toàn dân, khu vự c phòng thủ vữ ng chắ c; xây dự ng phương á n bảo vệ , tá c chiế n, tăng cường công tá c huấn luyệ n; tiế p tục củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, trong đó tập trung xây dự ng củng cố cá c lự c lượng dân quân tự vệ , dự bị động viên; thường xuyên quan tâm công tá c giá o dục quốc phòng an ninh, bồi dưỡng lòng yêu nướ c, nghĩ a vụ bảo vệ Tổ quốc, ý thức chấp hành Luật Nghĩ a vụ quân sự trong thanh niên, chăm lo chính sá ch hậu phương quân

Page 211: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 211

đội và tạo việ c làm cho quân nhân hoàn thành nghĩ a vụ quân sự trở về địa phương.

Công tá c tuyể n chọn và gọi thanh niên nhập ngũ đú ng luật, kế t quả giao quân hàng năm đạt chỉ tiêu 100% trở lên. Lực lượng dân quân tự vệ năm 2003 đạt 3,76% so với dân số và đến năm 2013 đạt 4,2% so với dân số (đạt và vượt 100% chỉ tiêu trên giao), tỷ lệ đảng viên chiếm 8,3%, đoàn viên chiếm 32,53% .

II. CHUYỂ N DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ , QUY HOẠCH VÀ PHÁT

TRIỂ N ĐÔ THỊ

1. Chuyể n dịch và phá t triể n kinh tếKhi được thành lập, trên địa bàn phường có nhiều

thuận lợi, kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiệ n, có quá trình đô thị hóa nhanh, dân cư đông đúc, tuy nhiên phường cũng gặp nhiều khó khăn, đường sá xuống cấp, dân cư tăng nhanh, kết cấu hạ tầng không đồng bộ, không đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển dân số của phường. Đứng trước những thuận lợi khó khăn trên, Đảng bộ phường đã tập trung lãnh đạo, kết hợp sự điều hành năng động của UBND phường và sự vào cuộc tích cực của UBMTTQ, các đoàn thể phường nhất là sự đồng thuận cao của nhân dân nên kinh tế phường không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế phường có sự chuyể n đổ i tích cự c, chuyể n dịch theo hướ ng dịch vụ – công nghiệ p – nông nghiệ p, tốc độ đô thị hó a nhanh.

Page 212: LSDB Binh Tri Dong A_size

212 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Hàng năm, tốc độ tăng trưở ng kinh tế bình quân đạt 29,1%, trong đó thương mại – dịch vụ tăng 36,6%, công nghiệ p – tiể u thủ công nghiệ p tăng 24%. Về số lượng, sau khi thành lập, trên địa bàn phường có 982 doanh nghiệ p, hộ cá thể , đế n năm 2013 tăng lên 3.115 doanh nghiệ p và hộ kinh doanh cá thể . Kinh tế tập trung chủ yế u vào cá c ngành chủ lự c như kinh doanh sắ t thép, má y mó c, xây dự ng, dịch vụ cho thuê kho bã i, cá c ngành sản xuất nhự a, may mặc… và cá c cơ sở kinh doanh tập trung trên nhữ ng trục đường chính như Quốc lộ 1A, Hương lộ 2 vớ i cá c ngành nghề kinh doanh là vật liệ u xây dự ng, vật tư vận tải, kho bã i, hệ thống bá n lẻ...

Trong sản xuất nông nghiệ p, do chịu ảnh hưở ng của quá trình đô thị hóa nên diệ n tích đất sản xuất nông nghiệ p ngày càng bị thu hẹp. Phường đã tích cực vận dụng các nguồn vốn từ quỹ vay của các đoàn thể để hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho các hộ sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như trồng sen, hoa kiểng, nuôi cá kiểng, rau mầm,… tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Công ty Cổ phần Nhựa Minh Hùng

Page 213: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 213

2. Quy hoạch và phá t triể n đô thịSau khi thành lập, cơ sở hạ tầng của phường còn

nhiều yếu kém, phần lớ n cá c tuyế n hẻm chưa được đầu tư xây dự ng hoặc đã xuống cấp nặng, không đảm bảo an toàn giao thông đi lại, ảnh hưở ng đế n sự phá t triể n kinh tế và sinh hoạt của nhân dân. Trướ c tình hình đó , Đảng ủy phường đã lã nh đạo đẩy mạnh công tác quy hoạch, chỉnh trang và phá t triể n đô thị, nhờ đó nhiều công trình đường sá, trường học được đầu tư xây dựng đóng góp tích cực cho sự phá t triể n kinh tế , xã hội, phú c lợi nhân dân trong phường. Bên cạnh đó , phường cũ ng đã xây dự ng kế hoạch và triể n khai lấy ý kiế n nhân dân về chỉnh trang đô thị

Mô hình nuôi trồng hoa lan, cây kiểng trên địa bàn phường

Page 214: LSDB Binh Tri Dong A_size

214 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

đế n năm 2006, đẩy mạnh công tá c giữ gìn trật tự lòng lề đường, vệ sinh môi trường nơi công cộng, cá c tuyế n giao thông chính...

Lễ khởi công nâng cấp đường Hương lộ 2

Trong 10 năm qua, được Quận hỗ trợ đầu tư, kết hợp vận động nhân dân đóng góp theo phương châm “Nhà nướ c và nhân dân cù ng làm”, phường đã chỉnh trang, đưa vào sử dụng được 304/308 tuyế n hẻm. Trên cơ sở quy hoạch được duyệ t, cù ng vớ i quá trình thự c hiệ n chỉnh trang đô thị đã mang lại diệ n mạo bộ mặt đô thị khang trang, gó p phần đẩy nhanh tiế n trình đô thị hóa, nâng cao chất lượng sống của nhân dân.

Bên cạnh đó , phường đã triể n khai thự c hiệ n chương

Page 215: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 215

trình cấp nướ c sạch, quản lý thu gom rá c, xây dự ng hệ thống chiế u sá ng công cộng, quản lý trật tự , quản lý xây dự ng theo quy hoạch. Đế n nay, đã có 100% hộ dân sử dụng nướ c hợp vệ sinh và triể n khai gắ n đồng hồ nướ c đạt tỷ lệ 47,8% hộ dân, ký hợp đồng đối vớ i cá c tổ rá c và kiệ n toàn cá c tổ rá c hoạt động yế u, có 100% hộ dân ký hợp đồng thu gom rác.

Ðẩy mạnh thự c hiệ n cải cá ch hành chính theo phương thức “một cửa, một cửa liên thông”, 10 năm qua, phường đã tiếp nhận và giải quyế t trên 12.310 hồ sơ nhà đất cho dân, tạo nhiều điều kiện trong sinh hoạt, làm ăn của nhân dân, giúp người dân sử dụng vay vốn để phát triển sản xuất.

Công tác chỉnh trang, nâng cấp các tuyến hẻm trên địa bàn phường

Page 216: LSDB Binh Tri Dong A_size

216 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

III. NÂNG CAO ĐỜI SỐ NG VĂN HÓA – XÃ HỘI CỦ A NHÂN

DÂN

1. Nâng cao đờ i sống văn hóa, xây dựng cá c khu dân cư theo hướng văn minh, hiện đại

Từ cư dân nông thôn, khi thành lập phường chuyển thành cư dân đô thị; do đó để thích ứng với cư dân thành thị với đời sống văn hó a theo hướ ng văn minh, hiệ n đại. Đảng ủy phường đã lãnh đạo tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sá ch của Đảng và phá p luật Nhà nướ c, tập trung vào cá c chủ đề như xây dự ng nế p sống văn minh đô thị, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kế t xây dự ng đời sống văn hó a trong khu dân cư”, gắ n vớ i việ c “Xây dự ng nế p sống văn minh đô thị” và “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cá c hình thức vận động, tuyên truyền phong phú , qua đó giú p mọi tầng lớ p nhân dân xây dự ng lối sống văn hóa đô thị. Nhằ m ghi nhớ công ơn của nhữ ng người con Bình Trị Đông A đã ngã xuống vì độc lập, tự do của quê hương, trong năm 2005 phường cũ ng đã khá nh thành Nhà bia ghi danh liệ t sĩ .

Hàng năm, có trên 90% hộ dân đăng ký, được công nhận trên 92% trên tổng số đã đăng ký, 80% gia đình văn hó a, khu phố đạt danh hiệ u khu phố văn hó a (năm 2012). Th ự c hiệ n “chương trình mục tiêu ba giảm”, vớ i tinh thầ n khẩ n trương và quyế t liệ t hơn, hà ng năm có 80% tổ dân phố đạ t chuẩ n tổ tự quả n, ké o giả m phạ m phá p hì nh sự í t nhấ t 20% so vớ i cù ng kỳ , tỷ lệ phá á n đạ t 75% trở lên. Tăng cườ ng quả n lý đố i tượ ng sau cai nghiệ n và giú p đỡ ,

Page 217: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 217

Cán bộ - công chức phường Bình Trị Đông Achụp hình lưu niệm tại Nhà bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ phường

Lãnh đạo quận Bình Tân tặng quà cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Bình Trị Đông A

nhân dịp Lễ đăng ký xây dựng phường văn hóa

Page 218: LSDB Binh Tri Dong A_size

218 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

tạ o điề u kiệ n cho cá c đố i tượ ng hò a nhậ p cộ ng đồ ng, giữ đị a bà n phườ ng không có đố i tượ ng nghiệ n ma tú y, tệ nạ n mạ i dâm. Đế n năm 2013 phường Bình Trị Đông A được Ủy ban nhân dân Th ành phố Hồ Chí Minh công nhận đạt chuẩn văn hóa hai năm 2012-2013. Ngoài ra, cá c tổ chức đoàn thể đã thành lập cá c câu lạc bộ bó ng đá , bó ng chuyền, cầu lông, tạo môi trường rèn luyệ n sức khỏe, vui chơi giải trí lành mạnh trong nhân dân.

Trong 10 năm qua, phường đã tổ chức 24 giải thể thao với 2.336 lượt vận động viên tham gia (bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng, trò chơi vận động…); tham gia 19 giải cấp quận với hơn 842 lượt vận động viên (bóng đá, cờ tướng…) đạt được nhiều huy chương các loại; có trên 5.364 lượt người tham gia tập luyện thể dục, rèn luyện thân thể.

2. Chăm lo đờ i sống, đảm bảo an sinh xã hộ i trong cộng đồng dân cư

Là địa phương còn khó khăn nhưng Đảng bộ phường biết tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng cấp trên, luôn đặt vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là vấn đề về giá o dục, đào tạo, ưu tiên cho sự nghiệ p “trồng người”. Sau khi thành lập phường, Đảng bộ phường đã tập trung chỉ đạo kiệ n toàn hệ thống giá o dục, cơ sở giá o dục được đầu tư, sửa chữ a khang trang, sạch đẹp, gó p phần giữ vữ ng cá c mục tiêu giá o dục và nâng cao chất lượng dạy và học. Năm học 2003, toàn phường Bình Trị Đông A có 02 trường mầm non, 01 trường tiểu học. Đế n nay có 21 cơ sở giá o

Page 219: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 219

Lễ khởi công xây dựng trường THPT Bình Trị Đông A(nay là Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh)

dục, trong đó có 02 trường mầm non, 01 trường mầm non tư thục, 15 nhóm mầm non tư thục, 01 trường tiể u học, 01 trường trung học cơ sở , 01 trường trung học phổ thông và cá c cơ sở giá o dục ngoài công lập.

Từ đó , hệ thống giá o dục được hoàn chỉnh, đảm bảo mục tiêu nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực và quan tâm chăm só c đều khắ p ở cá c bậc học trên địa bàn vớ i đội ngũ giá o viên cá c trường đạt chuẩn theo quy định. Chủ trương xã hội hó a trong lĩ nh vự c giá o dục - đào tạo trên địa bàn phường cơ bản phá t triể n đú ng theo quy hoạch, thu hú t mọi nguồn lự c đầu tư trường lớ p, phá t triể n giá o dục, nhất là tăng nhanh xã hội hó a trong lĩ nh vự c giá o dục mầm non, phù hợp vớ i Nghị quyế t Đảng ủy đề ra, giải quyế t được nhu cầu học tập của con em trong phường.

Page 220: LSDB Binh Tri Dong A_size

220 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Đế n nay, ngành giá o dục đã duy trì và thự c hiệ n tốt công tá c xó a mù chữ , đạt chuẩn phổ cập giá o dục tiể u học, giá o dục trung học cơ sở và trung học phổ thông (năm 2012). Hàng năm, tỷ lệ tốt nghiệ p cá c cấp học đạt từ 100%, tỷ lệ trẻ em 5 tuổ i vào mẫ u giá o đạt trên 95%, học sinh vào lớ p 1 đạt 100%.

Trạm y tế phường đều có y, bá c sĩ và đạt chuẩn quốc gia; Y tế cơ sở thự c hiệ n tốt công tá c chăm só c sức khỏe ban đầu và phòng chống dịch bệ nh trong nhân dân, tỷ lệ trẻ em tiêm phòng đạt 100%. Công tá c dân số kế hoạch hó a gia đình được chú trọng tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, tỷ lệ sinh con thứ 3 hàng năm đều giảm, tỷ lệ

Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Lan (Thành Ủy viên - Bí thư Quận ủy)tặng quà cho lớp học tình thương Hướng Tâm,

nhân dịp khai giảng năm học mới

Page 221: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 221

tăng dân số tự nhiên còn dưới mức 1,2%. Ngoài ra, trạm y tế phường thường xuyên phối hợp vớ i cá c ban ngành, đoàn thể tuyên truyền trong cộng đồng phòng chống HIV/AIDS, vận động thanh thiế u niên phòng chống ma tú y...

Phường tổ chức nhiều hoạt động chăm lo thiế t thự c cho gia đình chính sá ch, cá c đối tượng có công. Hàng năm, tổ chức khám sức khỏe, thăm viế ng, động viên, xây dự ng nhà tình nghĩ a, hỗ trợ cho các gia đình chính sách, các thương binh khó khăn; hỗ trợ học bổ ng cho con em gia đình thương binh liệ t sĩ , tổ chức họp mặt và tặng quà nhân dịp tế t Nguyên đá n và ngày Th ương binh liệt sĩ 27/7. Trong 10 năm qua, phường đã vận động xây mớ i 6 căn nhà tình nghĩ a vớ i tổ ng số tiền 278 triệ u 900 ngàn đồng, sửa chữ a 09 căn nhà tình nghĩ a.

Trao nhà tình thương trên địa bàn phường Bình Trị Đông A

Page 222: LSDB Binh Tri Dong A_size

222 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Năm 2004 toàn phường có 336 hộ nghèo, hàng năm phường đều thực hiện chăm lo hỗ trợ, có giải pháp cụ thể cho từng trường hợp vươn lên thoát nghèo; mỗi năm giải quyết việc làm cho hơn 980 người, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 70 căn nhà tình thương trong đó có 03 căn nhà mơ ước, 03 căn nhà tình bạn; hỗ trợ chống dột, nâng nền nâng mái 128 căn; nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, đến đầu năm 2013, phường Bình Trị Đông A còn 188 hộ nghèo/851 nhân khẩu - chiếm tỷ lệ 1,725% tổng số hộ dân trên địa bàn (trong đó thu nhập dưới 8 triệu: 141 hộ; trên 8 triệu đến 10 triệu: 31 hộ; trên 10 triệu đến 12 triệu: 16 hộ; 355 hộ cận nghèo). Bằng nhiều biện pháp hỗ trợ đến cuối năm 2013, Quận tiến hành phúc tra công nhận phường Bình Trị Đông A không còn hộ nghèo có thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm, phường đã được UBND Quận ban hành Quyết định công nhận phường không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 3, hoàn thành sớm hơn hai năm.

* * * Trải qua 10 năm thành lập, xây dự ng và phát triển

phường (2003 – 2013), Đảng bộ và nhân dân phường Bình Trị Đông A bướ c vào thời kỳ phá t triể n kinh tế - xã hội gắ n liền vớ i quá trình đẩy mạnh phá t triể n đô thị và chỉnh trang đô thị. Từng giai đoạn, Đảng bộ đề ra nghị quyế t chuyên đề, kế hoạch, giải phá p để chỉ đạo tổ chức thự c hiệ n. Đảng viên tuyệ t đối chấp hành nghị quyế t của Đảng, thự c hiệ n theo nguyên tắ c tập trung dân chủ, phê bình và tự phê bình. Duy trì chế độ sinh hoạt của Đảng, thường

Page 223: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 223

Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập phường Bình Trị Đông A

xuyên cải tiế n chất lượng, nội dung sinh hoạt. Tổ chức cho quần chú ng gó p ý xây dự ng Đảng, phá t huy tốt năng lự c trí tuệ cá c thế hệ đảng viên và nhân dân trong phường. Chủ trương của Đảng bộ luôn xuất phá t từ nhu cầu, lợi ích chính đá ng của nhân dân, từ đó đã được nhân dân đồng thuận, lòng tin của nhân dân đối vớ i Đảng và Nhà nướ c được tăng cường, củng cố, thực hiện có hiệu quả nhiều phong trào hành động cá ch mạng ở địa phương. Vớ i truyền thống cá ch mạng, lao động cần cù và sá ng tạo, Đảng bộ và nhân dân phường Bình Trị Đông A đã và đang nỗ lự c thự c hiệ n cá c chương trình hành động cá ch mạng thiế t thự c để tạo nền tảng vữ ng chắ c đưa địa phương cơ bản trở thành phường phá t triể n toàn diệ n theo hướ ng văn minh đô thị.

Page 224: LSDB Binh Tri Dong A_size

224 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Page 225: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 225

KẾ T LUẬ N

Là một phườ ng mới được thà nh lập, nhưng Bình Trị Đông A lạ i là mảnh đất giàu truyền thống

đấu tranh cách mạng, gắn liền với nó là dòng lịch sử mở đất phương Nam của cư dân Nam bộ. Trải qua lịch sử lâu dài chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, chiến đấu với nhiều kẻ thù xâm lược, ghi bao chiến công oanh liệt đã hun đúc cho nhân dân nơi đây truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam: lao động cần cù, sáng tạo trong dựng nước; tôi luyện một ý chí kiên cường, yêu quê hương đất nước, anh dũng, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh giữ nước.

Từ những năm 30, 40 của thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhân dân Bì nh Trị Đông A với lòng yêu nước nồng nàn đã cùng nhân dân cả nước chống đế quốc xâm lược, làm cuộc Cách mạng Th áng Tám (1945) thành công, giành độc lập dân tộc, lập nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Trong khí thế cách mạng hào hùng củ a nhân dân cả nướ c, Đảng bộ xã Bì nh Trị Đông được thành lập ngày

Page 226: LSDB Binh Tri Dong A_size

226 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

21/09/1930, đảm nhận sứ mệnh và vai trò đội tiên phong lãnh đạo nhân dân trong xã xây dựng chính quyền cách mạng, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930 - 1954), cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Sự ra đời của Đảng bộ xã Bì nh Trị Đông đã đánh dấu mốc lịch sử của nhân dân Bì nh Trị Đông bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đấu tranh cách mạng theo ngọn cờ độc lâp dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong chặng đường 30 năm đầu sau khi Chi bộ xã Bì nh Trị Đông được thành lập với số lượng cán bộ, đảng viên ít ỏi, dần dần từng bước phát triển, trưởng thành trong quá trình tổ chức động viên và lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc - cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đảng lãnh đạo. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Phá p vớ i đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, Đảng bộ xã đã lãnh đạo nhân dân vượt qua nhiều khó khăn, thử thách.

Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ - ngụy, những chịu đựng gian khổ, thử thách, hy sinh của Đảng bộ và nhân dân Bì nh Trị Đông là vô bờ bến, vì phải chống lại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới với quy mô lớn nhất, âm mưu thủ đoạn và bom đạn ác liệt nhất, dã man nhất của đế quốc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ, cùng với Đảng bộ, quân dân miền Nam,

Page 227: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 227

Đảng bộ và nhân dân xã Bì nh Trị Đông đã giành nhiều thắng lợi và chiến công vang dội.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Miền Nam giải phóng hoàn toàn, Tổ quốc thống nhất, cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bì nh Trị Đông bước sang thời kỳ mới - thời kỳ thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến hành công cuộc đổi mới trong chặng đường nối tiếp từ năm 1975 đến 2003.

Để phù hợ p vớ i tì nh hì nh phá t triể n, tháng 12/2003 Bì nh Trị Đông A đượ c thà nh lậ p trên cơ sở đượ c tá ch ra từ xã Bì nh Trị Đông (huyệ n Bì nh Chá nh), từ đây lị ch sử phườ ng Bì nh Trị Đông A chí nh thứ c bướ c sang thờ i kỳ mớ i – thờ i kỳ tiế p tụ c giữ vữ ng ổ n đị nh chí nh trị , phá t triể n kinh tế – xã hộ i, vươn lên thà nh đô thị văn minh, hiện đại.

Bước vào giai đoạn mới, Đảng bộ phườ ng Bì nh Trị Đông A còn gặp nhiều khó khăn, thành tựu kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội yếu kém, cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế, quản lý xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa... trong khi đó yêu cầu đặt ra là mau chóng ổn định đời sống nhân dân để thự c hiệ n công nghiệ p hó a, hiệ n đạ i hó a.

Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đả ng bộ lâm thờ i, nhân dân trong phườ ng tiếp tục phát huy truyền

Page 228: LSDB Binh Tri Dong A_size

228 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

thống chiến đấu, chiến thắng, nỗ lực vươn lên giành được những thành tựu quan trọng trên các mặt: khôi phục sản xuất, cải tạo và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; ổn định đời sống nhân dân trên đị a bà n phườ ng. Do đó , những thành tựu đạ t đượ c từ khi tá ch phườ ng đến nay của Đảng bộ và nhân dân phườ ng Bì nh Trị Đông A là hế t sứ c to lớn.

Trả i qua mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ là đánh dấu một bước đổi thay về tổ chức và đánh dấu bước tiến mới trong việc quán triệt thực hiện mục tiêu, đường lối, chủ trương của Đảng, gắn với tình hình, nhiệm vụ của địa phương. Đó là những cột mốc lịch sử đánh dấu từng bước trưởng thành về trình độ lãnh đạo của Đảng bộ. Từ thực tiễn đó, Đảng bộ phường đã rút ra năm bài học kinh nghiệm chủ yếu sau đây:

Một là, phải quán triệt thực hiện có hiệu quả đường lối đổi mới của Ðảng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể củ a phườ ng.

Đường lối, chủ trương của Đảng là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng và thực tiễn phong trào cách mạng của nhân dân, do đó Đảng bộ phường quán triệt trong Đảng và tuyên truyền, giáo dục vận động nhân dân cùng thực hiện các chủ trương, đường lối đó của Đảng phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của phường.

Hai là, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về công tác dân vận - dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Page 229: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 229

Bì nh Trị Đông A là nơi hội tụ của đông đảo người dân từ nhiều vùng – miền của cả nước. Ngoà i ngườ i Kinh cò n có mộ t số dân tộ c khá c: Hoa, Chăm, Khơme,... mỗ i vù ng, mỗ i dân tộ c có truyền thống văn hóa khá c nhau nhưng cù ng chung sống gắn bó, đoàn kết trong lao động sản xuất... Kẻ thù luôn lợ i dụ ng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, tài nguyên và quyền lợi vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân,... để gây chia rẽ đoàn kết của các dân tộc. Vì vậ y, Đảng bộ phả i luôn chú trọng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, thực hiện đầy đủ chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước theo nguyên tắc bình đẳng, tương trợ, thương yêu và tôn trọng nhau.

Ba là, luôn luôn thắ t chặ t mố i quan hệ mậ t thiế t giữ a Đả ng vớ i nhân dân, thự c sự dự a và o dân, tôn trọ ng, lắ ng nghe ý kiế n và chăm lo lợ i í ch, nguyệ n vọ ng chí nh đá ng củ a nhân dân; xây dự ng và củ ng cố niề m tin củ a nhân dân và o sự lã nh đạ o củ a Đả ng bộ và chí nh quyề n.

Đảng bộ phải biết dựa vào dân, lấy dân làm gốc, luôn tin tưởng ở dân. Trong quá trình tổ chức, lãnh đạo các phong trào cách mạng, Đảng bộ phườ ng luôn coi trọng công tác vận động quần chú ng, coi đây là công tác quan trọng của Đảng bộ và của từng cán bộ, đảng viên trong phường.

Bốn là, trong bấ t kỳ giai đoạ n nà o củ a quá trì nh xây dự ng và phá t triể n, công tá c xây dự ng Đả ng luôn đượ c coi là nhiệ m vụ then chố t. Xây dựng Đảng bộ trong sạ ch vững

Page 230: LSDB Binh Tri Dong A_size

230 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

mạnh cả về chí nh trị , tư tưở ng và tổ chứ c. Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu để Đảng bộ thật sự xứng đáng là hạt nhân chính trị, đội tiên phong lãnh đạo phong trào cách mạng củ a phườ ng.

Xây dựng Đảng bộ phườ ng trong sạch, vững mạnh phải luôn gắn liền với tự đổi mới, chỉnh đốn Đảng; nâng cao trí tuệ, bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo của cấp ủy; thường xuyên giáo dục, đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên. Th ực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng trong Đảng bộ. Xây dựng đi đôi với bảo vệ Đảng, thường xuyên quan tâm đến công tác phát triển Đảng, coi trọng công tác kiểm tra kỷ luật Đảng, bảo đảm cho Đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ.

Trong công tác xây dựng Đảng hiện nay phải đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, có đủ phẩm chất và năng lực, trung thành với Đảng, gắn bó với nhân dân.

Năm là, Đảng bộ phường phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát. Th ường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đảng bộ, để phát huy ưu điểm, phòng ngừa và khắc phục kịp thời những khuyết điểm; kiểm tra, giám sát công tác, năng lực và phẩm chất của cán bộ, đảng viên, xây dựng tổ chức Đảng, cơ quan nhà

Page 231: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 231

nước và cán bộ, đảng viên ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Đảng bộ và nhân dân phường Bì nh Trị Đông A rất phấn khởi về những thành tích đã đạt được trong đấu tranh giành chính quyền, trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ quê hương, song cũng nhận thấy những mặt yếu kém cần khắc phục. Ðòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ phải nhận thức rõ về tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, ra sức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo nhằm xây dựng Đảng bộ phường vững mạnh để lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới của Đảng, vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vươn lên thà nh đô thị văn minh, hiện đại trong tương lai.

Page 232: LSDB Binh Tri Dong A_size

232 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Page 233: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 233

PHỤ LỤC

Page 234: LSDB Binh Tri Dong A_size

234 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

THÀNH TÍCH KHEN THƯỞNG CỦA PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG A

(2003 – 2013)

Stt Tên đơn vị được tặng

Th ành tích Hình thức

Ngày ký

1 Lực lượng Dân quân

phường Bình Trị Đông A, quận Bình

Tân, Tp.HCM

Đã có thành tích tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, xây dựng, huấn luyện và hoạt động của Lực

lượng Dân quân tự vệ, nhân kỷ niệm 70 năm

ngày truyền thống Dân quân tự vệ (28/3/1935 -

28/3/2005)

Bằng khen (do Chủ tịch

UBND Th ành phố Lê Th anh

Hải ký)

03/2005

2 Ủy ban nhân dân phường

Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, Tp.HCM

Tập thể lao động xuất sắc năm 2006 theo

Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 07/2/2007 của UBND Th ành phố

HCM

Giấy chứng nhận

07/2/2007

3 Ủy ban nhân dân phường

Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, Tp.HCM

Tập thể lao động xuất sắc năm 2008 theo

Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 13/2/2009 của UBND Th ành phố

HCM

Giấy chứng nhận

13/2/2009

Page 235: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 235

4 Ban xóa đói giảm nghèo và việc làm

phường Bình Trị Đông A, quận Bình

Tân, Tp.HCM

Đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện

chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm năm 2008 trên địa bàn thành phố (theo Quyết

định số 2438/QĐUB ngày 16/5/2009)

Bằng khen

16/5/2009

5 Ủy ban nhân dân phường

Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, Tp.HCM

Tập thể lao động xuất sắc năm 2009 theo

Quyết định số 613/QĐ-UBND ngày 03/2/2010 của UBND Th ành phố

HCM

Giấy chứng nhận

03/2/2010

6 Ủy ban nhân dân phường

Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, Tp.HCM

Tập thể lao động tiên tiến năm 2010 theo Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày

21/12/2010 của UBND quận Bình Tân

Giấy chứng nhận

21/12/2010

7 Ủy ban nhân dân phường

Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, Tp.HCM

Đã tham gia tốt cuộc vận động “Vì người nghèo” trên địa bàn quận Bình Tân trong

07 năm giai đoạn 2004 - 2010 (theo Quyết

định số 81/QĐ-UBND ngày 09/11/2010 của

UBND quận Bình Tân, Tp.HCM)

Giấy khen

09/11/2010

Page 236: LSDB Binh Tri Dong A_size

236 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

8 Ủy ban nhân dân phường

Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, Tp.HCM

Tập thể lao động xuất sắc năm 2011 theo

Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 09/2/2012 của UBND Th ành phố

HCM

Giấy chứng nhận

09/2/2012

9 Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự

phường Bình Trị Đông A, quận Bình

Tân, Tp.HCM

Đã có thành tích xuất sắc trong công tác

tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm

2011 (theo Quyết định số 5158/QĐ-UB ngày

27/10/2011 của UBND Tp.HCM)

Bằng khen

27/10/2011

10 Đảng ủy-UBND-

MTTQ và Nhân dân

phường Bình Trị Đông A, quân Bình

Tân, Tp.HCM

Đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc

vận động “Không tăng giá cho thuê nhà trọ đối với sinh viên và người lao động nghèo” năm

2011, góp phần tích cực thực hiện chủ trương

bình ổn giá trên địa bàn thành phố (theo Quyết định khen thưởng số

1989/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND

Tp.HCM)

Bằng khen

20/4/2011

Page 237: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 237

11 Ủy ban nhân dân phường

Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, Tp.HCM

Tập thể lao động xuất sắc năm 2012 theo

Quyết định số 901/QĐ-KT ngày 23/2/2013 của

UBND Tp.HCM

Giấy chứng nhận

23/2/2013

12 Ủy ban nhân dân phường

Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, Tp.HCM

Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ hai năm liên tục (2011 - 2012) góp phần

tích cực trong phong trào thi đua của thành phố theo Quyết định số 2467/QĐUB ngày 14/5/2013 của UBND

Tp.HCM

Bằng khen

14/5/2013

Page 238: LSDB Binh Tri Dong A_size

238 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

DANH SÁCH CHI ỦY LÂM THỜI XÃ BÌNH TRỊ ĐÔNG (1975-1977)

TT Họ và tên Chức vụ1 Lê Công Diên (Duyên) Bí thư kiêm Chủ tịch2 Nguyễn Văn Ninh (Tám Linh) Bí thư kiêm Chủ tịch (1977)3 Trần Văn Cuốn (Sáu Cuốn) Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Công an4 Nguyễn Văn Hậu Phó Chủ tịch

DANH SÁCH CHI ỦY XÃ BÌNH TRỊ ĐÔNG NHIỆM KỲ I (1977-1979)

TT Họ và tên Chức vụ1 Đào Th ị Sàng Bí thư2 Huỳnh Th anh Liêm Phó Bí thư thường trực kiêm Chủ tịch3 Nguyễn Văn Hậu Chủ tịch

DANH SÁCH CHI ỦY XÃ BÌNH TRỊ ĐÔNG NHIỆM KỲ II (1980-1982)

TT Họ và tên Chức vụ1 Nguyễn Th ị Khởi Bí thư2 Huỳnh Th anh Liêm Chủ tịch3 Nguyễn Th ị Đúng Phó Chủ tịch

DANH SÁCH CHI ỦY XÃ BÌNH TRỊ ĐÔNG NHIỆM KỲ III (1983-1985)

TT Họ và tên Chức vụ1 Phan Văn Th ảo Bí thư2 Phan Chí Th ạnh Phó Bí thư3 Huỳnh Th anh Liêm Chủ tịch4 Nguyễn Th anh Sơn Phó Chủ tịch

Page 239: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 239

DANH SÁCH CHI ỦY XÃ BÌNH TRỊ ĐÔNG NHIỆM KỲ IV (1986-1988)

TT Họ và tên Chức vụ1 Trương Văn Dư Bí thư2 Võ Văn Dõng Phó Bí thư (1986 - 1987)3 Nguyễn Th anh Sơn Chủ tịch (1986-1987)4 Trần Văn Vuông Chủ tịch (1987-1988)5 Bùi Th ị Bửu Phó Chủ tịch

DANH SÁCH CHI ỦY XÃ BÌNH TRỊ ĐÔNG NHIỆM KỲ V (1989-1991)

TT Họ và tên Chức vụ1 Nguyễn Văn Hòa Bí thư2 Võ Hữu Đức Bí thư (1991)3 Nguyễn Th anh Sơn Phó Bí thư4 Đặng Văn Ẩn Q. Chủ tịch5 Mai Văn Được Phó Chủ tịch

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY XÃ BÌNH TRỊ ĐÔNG NHIỆM KỲ VI (1992-1993)

TT Họ và tên Chức vụ1 Võ Hữu Đức Bí thư2 Đỗ Văn Điện Phó Bí thư3 Mai Văn Được Chủ tịch4 Nguyễn Văn Hòa Phó Chủ tịch5 Đặng Văn Ẩn Phó Chủ tịch6 Nguyễn Đức Lập Đảng ủy viên – Trưởng Công an7 Nguyễn Chí Th iện Đảng ủy viên8 Diệp Văn Sang Đảng ủy viên

Page 240: LSDB Binh Tri Dong A_size

240 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY XÃ BÌNH TRỊ ĐÔNG NHIỆM KỲ VII

(1994-1995)

TT Họ và tên Chức vụ1 Huỳnh Văn Mẫn Bí thư2 Trần Văn Hòa Chủ tịch3 Võ Th ị Kim Liên Phó Bí thư4 Nguyễn Chí Th iện Đảng ủy viên - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân5 Lê Văn Sớm Đảng ủy viên - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân6 Diệp Văn Sang Đảng ủy viên - Phụ trách Khối vận7 Nguyễn Lệ Th ủy Đảng ủy viên - Ủy viên Th ư ký Ủy ban nhân dân8 Dương Văn Nghĩa Đảng ủy viên - Trưởng Công an9 Nguyễn Văn Th ành Đảng ủy viên – Xã đội trưởng10 Trương Minh Nam Đảng ủy viên - Bí thư Chi bộ ấp11 Nguyễn Đức Lập Đảng ủy viên - Bí thư Chi bộ ấp

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY XÃ BÌNH TRỊ ĐÔNG NHIỆM KỲ VIII

(1996-2000)

TT Họ và tên Chức vụ1 Huỳnh Văn Mẫn Bí thư2 Trần Văn Hòa Chủ tịch3 Võ Th ị Kim Liên Phó Bí thư4 Nguyễn Chí Th iện Đảng ủy viên - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

Page 241: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 241

5 Lê Văn Sớm Đảng ủy viên - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân6 Tống Hữu Luân Đảng ủy viên – Chủ tịch UBMTTQ7 Dương Văn Nghĩa Đảng ủy viên - Trưởng Công an8 Nguyễn Văn Th ành Đảng ủy viên - Xã đội trưởng9 Trương Minh Nam Đảng ủy viên10 Nguyễn Đức Lập Đảng ủy viên11 Nguyễn Th ị Hạnh Đảng ủy viên

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY XÃ BÌNH TRỊ ĐÔNG NHIỆM KỲ IX

(2000-2003)

TT Họ và tên Chức vụ1 Võ Th ị Kim Liên Bí thư2 Lê Văn Sớm Chủ tịch3 Nguyễn Th ị Hạnh Phó Bí thư4 Nguyễn Chí Th iện Đảng ủy viên – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân5 Trương Minh Nam Đảng ủy viên – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân6 Nguyễn Văn Th ành Đảng ủy viên – Ủy viên Ủy ban nhân dân7 Nguyễn Đức Lập Đảng ủy viên – Phụ trách Khối vận8 Dương Văn Nghĩa Đảng ủy viên – Trưởng Công an9 Nguyễn Quốc Khánh Đảng ủy viên – Xã đội trưởng10 Nguyễn Th ị Bạch Th u Đảng ủy viên – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ

Page 242: LSDB Binh Tri Dong A_size

242 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

11 Nguyễn Duy Dũng Đảng ủy viên – Bí thư chi bộ ấp 412 Huỳnh Th ị Hồng Đảng ủy viên - Phó Chủ tịch UBMTTQ13 Nguyễn Th anh Sơn Đảng ủy viên - Bí thư chi bộ ấp 314 Nguyễn Xuân Phang Đảng ủy viên – Bí thư chi bộ ấp 915 Lê Th ị Vân Lan Đảng ủy viên – Bí thư chi bộ ấp 6

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY LÂM THỜI PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG A

NHIỆM KỲ IX (2003-2005)

TT Họ và tên Chức vụ1 Nguyễn Chí Th iện Bí thư Đảng ủy2 Nguyễn Th ị Hạnh Phó Bí thư thường trực3 Phan Th ị Th ắng Phó Bí thư - Chủ tịch Ủy ban nhân dân4 Trương Minh Nam Đảng ủy viên – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân5 Hồ Văn Công Đảng ủy viên – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân6 Lê Th ị Vân Lan Đảng ủy viên – Chủ tịch UBMTTQ7 Đỗ Văn Điện Đảng ủy viên – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân8 Trương Văn Th ành Đảng ủy viên - Trưởng Công an9 Nguyễn Quốc Khánh Đảng ủy viên - Phường đội trưởng

Page 243: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 243

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG A NHIỆM KỲ X

(2005-2010)

TT Họ và tên Chức vụ1 Nguyễn Chí Th iện Bí thư Đảng ủy2 Nguyễn Quốc Khánh Phó Bí thư thường trực3 Phan Th ị Th ắng Phó Bí thư - Chủ tịch Ủy ban nhân dân4 Trương Minh Nam Đảng ủy viên - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân 5 Hồ Văn Công Đảng ủy viên - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân 6 Lê Th ị Vân Lan Đảng ủy viên – Chủ tịch UBMTTQ7 Trần Văn Th anh Đảng ủy viên – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh8 Trương Văn Th ành Đảng ủy viên - Trưởng Công an9 Đỗ Văn Điện Đảng ủy viên – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG A

NHIỆM KỲ XI (2010-2015)

TT Họ và tên Chức vụ1 Đặng Minh Hoàng Bí thư Đảng ủy2 Huỳnh Th ị Cẩm Tú Phó Bí thư thường trực (2010 – 6/2013)3 Nguyễn Văn Ngân Phó Bí thư thường trực (6/2013 – nay)4 Nguyễn Công Luân Phó Bí thư - Chủ tịch Ủy ban nhân dân5 Hồ Văn Công Đảng ủy viên - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Page 244: LSDB Binh Tri Dong A_size

244 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

6 Võ Th ị Vàng Đảng ủy viên - Phó Chủ tịch UBND (11/2013 - nay)7 Trần Ngọc Bửu Đảng ủy viên - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân 8 Trần Sơn Hà Đảng ủy viên - Trưởng Công an9 Nguyễn Văn Dũng Đảng ủy viên - Phường đội trưởng10 Nguyễn Văn Tuấn Đảng ủy viên – Chủ tịch UBMTTQ11 Nguyễn Th ị Lệ Th ủy Đảng ủy viên – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ12 Nguyễn Văn Th ủ Đảng ủy viên - Bí thư Đoàn Th anh niên13 Nguyễn Th ị Ngọc Nơi Đảng ủy viên – Cán bộ Văn phòng Đảng ủy14 Trương Văn Tài Đảng ủy viên – Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy15 Phan Th anh Trường Đảng ủy viên - Trưởng Trạm y tế16 Nguyễn Văn Ngàn Đảng ủy viên - Bí thư chi bộ Khu phố 10

Page 245: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 245

DANH SÁCH MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG A

Số TT

Họ & tên Mẹ VNAH

Năm sinh

Nguyên quán Năm mất

Ghi chú

01 Trần Th ị Bay 1910 Tân Tạo -Bình Chánh

Còn sống

02 Trương Th ị Chạy 1913 BTĐông - Bình Chánh

2011

03 Nguyễn Th ị Hận 1890 BTĐông - Bình Chánh

1953

04 Võ Th ị Tư 1900 BTĐông - Bình Chánh

1976

05 Nguyễn Th ị Khích

1906 BTĐông - Bình Chánh

1947

06 Nguyễn Th ị Liễu 1923 Bình Chánh - TP.HCM

1963

07 Lê Th ị Phiên 1902 BHHòa - Bình Chánh

1990

08 Tô Th ị Tám 1908 Bình Chánh - TP.HCM

1948

09 Huỳnh Th ị Lựu 1902 Bình Chánh - TP.HCM

1996

10 Nguyễn Th ị Đựng 1908 Bình Chánh - TP.HCM

1987

11 Nguyễn Th ị Gạo 1879 BTĐông - Bình Chánh

1929

12 Mai Th ị Hai 1932 BTĐông - Bình Chánh

13 Ngô Th ị Sửu 1882 Duy Xuyên – Quảng Nam

Page 246: LSDB Binh Tri Dong A_size

246 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

DANH SÁCH LIỆT SĨ PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG A

I. THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954)

STT Họ & tên Liệt sĩ (Bí

danh)

Năm sinh

Nguyên quán

Ngày nhập ngũ

Ngày hy sinh

Chức vụ

01 Phan Văn Hóa

1912 BTĐông -Bình Chánh

10/6/1941 Cán bộ dân vận chuyển

vùng02 Nguyễn Văn

Lăng1895 BTĐông-

Bình Chánh1932 12/02/1943 Đảng viên

03 Huỳnh Văn Lô

1920 BTĐông -Bình Chánh

08/1945 3/1946 Cán bộ xã

04 Nguyễn Văn Chắt

BTĐông -Bình Chánh

6/1946

05 Nguyễn Văn Th ôn (Bôn)

1924 BTĐông-Bình Chánh

1945 1947 Du kích

06 Nguyễn Văn Tràng

1919 BTĐông -Bình Chánh

1947 Nhân viên hộ 11

07 Lê Văn Trưởng

1928 BTĐông-Bình Chánh

1945 1947 Y tế xã

08 Huỳnh Văn Cự

1917 BTĐông-Bình Chánh

8/1945 04/4/1947 Tiểu đội phó Chi đội 12

09 Nguyễn Văn Xiếu

1927 BH Hòa -Bình Chánh

1947 05/5(AL)

Đội viên du kích

10 Nguyễn Văn Th ảo

1930 BHHòa-Bình Chánh

06/6/1947 Đội viên du kích

11 Trương Công Minh

1913 BTĐông-Bình Chánh

1945 28/8/1947 Trưởng ban tuyên

truyền kiêm giáo dục xã

BTĐông

Page 247: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 247

12 Phạm Văn Th ơm

1904 An Hiệp, An Đức-Long Hồ-Vĩnh

Long

08/1945 20/10/1947 Đội trưởng Công an

xung phong H.Châu Th ành -

Vĩnh Long13 Trương Văn

Giỏi1925 BTĐông-

Bình Chánh8/1948 CB Tuyên

huấn14 Huỳnh Văn

ĐỏBTĐông-

Bình Chánh07/8/1948 A Trưởng

15 Lê Văn On 1925 BTĐông-Bình Chánh

01/1948 07/8/1948 Chiến sĩ

16 Trần Văn Việt

1924 BTĐông-Bình Chánh

1945 20/8/1948 Cán bộ Công an xã

BTĐông17 Huỳnh Văn

Hiếu1923 BH Hòa-

Bình Chánh1945 1948 27/10

(AL)Công an xã Bình Hưng

Hòa18 Huỳnh Văn

Th êu1931 BTĐông-

Bình Chánh01/1947 12/1948 Chiến sĩ ban

quân giới CĐ12

19 Nguyễn Văn Trung (Hai

Mão)

1928 BTĐông-Bình Chánh

1945 16/01/1949 Du kích xã

20 Lê Văn Quýt 1923 BTĐông-Bình Chánh

1945 26/01/1949 Cán bộ

21 Huỳnh Văn Xem

1926 BTĐông-Bình Chánh

9/1945 02/1949 Trung đội trưởng

22 Lê Văn Tốt 1922 Tân Tạo- Bình Chánh

01/1946 10/4/1949 A Phó Quân giới Chi đội

1223 Huỳnh Văn

Ban1903 BTĐông-

Bình Chánh1930 29/4/1949 Đại đội

trưởng

Page 248: LSDB Binh Tri Dong A_size

248 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

24 Nguyễn Văn Dững

1923 BTĐông-Bình Chánh

1940 17/6/1949 Phó công an vùng B

25 Nguyễn Văn Khi

1917 BTĐông-Bình Chánh

03/1946 03/6/1949 Nhân viên công an

26 Huỳnh Văn Vẽ (Ba Vẽ)

1914 BTĐông-Bình Chánh

1947 23/7/1949 Chiến sĩ E300

27 Cao Văn Bé 1932 Gò Công-Tiền Giang

1947 05/11/1949 Tiểu đội phó Trung đoàn 4 lưu động

QK728 Nguyễn Văn

Phận1920 BTĐông-

Bình Chánh11/1945 25/11/1949 Đại đội

trưởng29 Hồ Văn

Xuân1910 Mỹ Xuân-

Cần Đước - Long An

9/1945 05/12/1949 Trung đội trưởng

QĐNDVN30 Nguyễn Văn

Trường1931 BTĐông-

Bình Chánh1946 25/12/1949 Du kích Đại

đội quyết tử31 Huỳnh Văn

Cá1926 BTĐông-

Bình Chánh8/1945 27/02/1950 A Phó

32 Nguyễn Văn Văn

1932 BTĐông-Bình Chánh

1945 28/5/1950 Du kích tập trung huyện

33 Nguyễn Văn Hải

1927 BTĐông-Bình Chánh

10/7/1950 Trung đội trưởng

34 Hoàng Văn Đề

1931 Hải Dương 13/8/1950 Chiến sĩ QĐNDVN

35 Mai Văn Sáu (Ẩn)

1911 An Lạc-Bình Chánh

12/9/1950 Phó Chủ tịch xã-Kinh tài

36 Huỳnh Văn Sự

1930 BTĐông-Bình Chánh

01/1946 05/12/1950 Tiểu đội phó

37 Trần Văn Cứng

1926 BTĐông-Bình Chánh

08/1945 07/12/1950 B.Phó D923

38 Nguyễn Văn Tét

1930 BTĐông-Bình Chánh

07/1950 25/7/1951 Chiến sĩ LLVT MĐNBộ

Page 249: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 249

39 Nguyễn Văn Khuôn

1925 BTĐông -Bình Chánh

1945 14/8/1951 Tiểu đội trưởng

D923-E30840 Nguyễn Văn

Viết1930 BTĐông

-Bình Chánh1949 21/8/1951 Xã đội

trưởng41 Phạm Văn

Tám1924 BTĐông-

Bình Chánh8/1945 04/9/1951 Trung đội

phó 30842 Huỳnh Văn

Bính1926 BTĐông-

Bình Chánh1946 08/10/1951 Trưởng Công

an xã43 Trịnh Văn

Chẩn1923 Tân Bình 1945 29/11/1951 Cán bộ Phó

ban tuyên truyền xã

44 Huỳnh Văn Lộc

1931 BTĐông -Bình Chánh

1949 02/12/1951 Chiến sĩ

45 Tăng Văn Tặng

1931 BTĐông-Bình Chánh

08/1947 05/12/1951 A Trưởng bộ đội địa phương H.Trung Huyện

46 Nguyễn Văn Miều

1924 BTĐông-Bình Chánh

1945 1952 Truyền tin xã

47 Lê Hòa Hiệp

1922 BTĐông-Bình Chánh

1945 3/1952 Chủ tịch Mặt trận-Phó Bí

thư48 Phan Văn

Nhà1930 BTĐông

-Bình Chánh03/1946 07/3/1952 Chiến sĩ

49 Trần Văn Kiệt

1929 BTĐông -Bình Chánh

01/1951 05/4/1952 Bộ đội địa phương

50 Hồ Văn Trẻ 1915 BTĐông -Bình Chánh

1947 5/1952 BCH Nông hội

51 Phan Văn Th ăng

1916 BTĐông-Bình Chánh

6/5/1952 Th ư ký BCH Ndân

Page 250: LSDB Binh Tri Dong A_size

250 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

52 Nguyễn Văn Loan

( Ông Chệt)

1918 BTĐông-Bình Chánh

1949 19/4/1952 Xã đội trưởng

53 Nguyễn Văn Đối

1925 BTĐông-Bình Chánh

18/8/1952 CA xã

54 Võ Văn Mẫm

1928 BTĐông-Bình Chánh

9/1945 02/9/1952 UVTK

55 Huỳnh Văn Th ùa

1930 BTĐông-Bình Chánh

01/1952 01/12/1952 Chiến sĩ

56 Huỳnh Văn Liêng

1920 BTĐông-Bình Chánh

10/1947 04/3/1954 Chiến sĩ c.lưu động số

5 Nam bộ

II. THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975)

STT Họ & tên Liệt sĩ (Bí

danh)

Năm sinh

Nguyên quán

Ngày nhập ngũ

Ngày hy sinh

Chức vụ

01 Nguyễn Văn Sanh

(Vũ)

1937 BTĐông -Bình Chánh

1952 1960 Du kích xã

02 Nguyễn Văn Chúc

1943 BTĐông-Bình Chánh

11/8/1960 Du kích xã

03 Huỳnh Văn Kịch

1936 Long An 8/1959 14/9/1960 Du kích

04 Nguyễn Văn Lụi

1940 BTĐông-Bình Chánh

05/01/1961 Chiến sĩ

05 Mai Văn Ánh

(Sanh)

1937 BTĐông-Bình Chánh

19/5/1961 Du kích

06 Huỳnh Văn Méo

1940 BTĐông-Bình Chánh

1961 11/1961 Du kích

Page 251: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 251

07 Nguyễn Văn Chót

1943 BTĐông-Bình Chánh

1961 25/3/1962 Chiến sĩ

08 Huỳnh Văn Hóa

1936 BTĐông-Bình Chánh

01/1959 05/11/1962 A Phó

09 Dương Văn Sáu (Dũng)

1952 BTĐông-Bình Chánh

1961 12/1962 Du kích

10 Trần Văn Xương

1941 BTĐông -Bình Chánh

7/1962 07/10/1963 Tiểu đội phó

11 Phạm Văn Dư

1935 Vĩnh Lộc-Bình Chánh

21/3/1964 Du kích

12 Huỳnh Văn Sữu

1948 BTĐông-Bình Chánh

01/1963 10/12/1964 A Phó C3 D6 Bình

Tân13 Nguyễn

Văn Th iết (Đực)

1935 BTĐông-Bình Chánh

04/1964 25/12/1964 Chiến sĩ

14 Nguyễn Văn Nước

1936 BTĐông-Bình Chánh

01/1964 25/01/1965 Tiểu đội phó

15 Huỳnh Văn Dẫn

1945 BTĐông-Bình Chánh

1962 02/3/1965 Y Tá

16 Lê Văn Hai

BTĐông-Bình Chánh

19/3/1965

17 Huỳnh Văn Phúc

1940 BTĐông-Bình Chánh

7/1962 10/4/1965 A trưởng ĐĐ7 D5

E2 F918 Phạm Văn

Xinh1932 BTĐông-

Bình Chánh23/4/1965 Tiểu đội

phó B52 Đoàn 814

19 Nguyễn Th anh

Hải

1935 Vĩnh Lộc -Bình Chánh

10/6/1965

Page 252: LSDB Binh Tri Dong A_size

252 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

20 Nguyễn Văn Út

1949 BTĐông-Bình Chánh

01/1962 8/1965 Du kích

21 Huỳnh Văn Tre

1936 BTĐông-Bình Chánh

06/8/1965 Phó Bí thư chi bộ

22 Nguyễn Văn Nhị (Út Nhị)

1939 BTĐông-Bình Chánh

05/1965 21/8/1965 Chiến sĩ D6 Quân khu SG-

GĐ23 Nguyễn

Văn Bé (Bảy

Trung)

1938 BTĐông-Bình Chánh

5/1957 17/9/1965 Bí thư chi bộ

24 Phan Văn Bé

1941 BTĐông-Bình Chánh

01/1963 26/11/1965 A Phó QK4

25 Nguyễn Văn Lâm

1936 BTĐông -Bình Chánh

02/1964 04/4/1966 B Trưởng

26 Huỳnh Văn Dành

1942 BTĐông-Bình Chánh

20/3/1963 10/4/1966 Tiểu đội phó

27 Nguyễn Văn

Chính (Chín

Th ành)

1941 Chợ Gạo- Tiền Giang

11/3/1961 15/7/1966 Trung đội trưởng

Ban tham mưu Tỉnh

đội Mỹ Th o

28 Ngô Văn Gấm

1947 BTĐông-Bình Chánh

04/1964 22/7/1966 Tiểu đội phó TĐ8 Bình Tân

29 Huỳnh Văn Cu

1943 BTĐông-Bình Chánh

07/1962 12/10/1966 Chiến sĩ

30 Lại Văn Phát

1941 Vĩnh Lộc-Bình Chánh

1955 20/11/1966 Th iếu úy quân đội-

Đội trưởng bảo vệ

Page 253: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 253

31 Trần Văn Hiệp

1939 BTĐông-Bình Chánh

01/1960 03/12/1966 B Trưởng

32 Võ Văn Gắt

1940 BTĐông-Bình Chánh

1960 1967 Chiến sĩ

33 Võ Văn Gao

1946 BTĐông-Bình Chánh

1964 1967 Chiến sĩ

34 Dương Văn Dậm

1935 BTĐông-Bình Chánh

01/1964 08/3/1967 A Phó

35 Huỳnh Văn Đúng (Hai Mút

Mác)

1936 BTĐông-Bình Chánh

17/3/1967 Tiểu đội trưởng

giao bưu

36 Nguyễn Văn Trừ

1949 BTĐông-Bình Chánh

02/1963 27/9/1967 Tiểu đội phó

37 Nguyễn Văn Khúc

1944 BTĐông-Bình Chánh

02/1962 22/11/1967 Trung đội trưởng

38 Th ái Văn Ù

1943 BTĐông-Bình Chánh

01/1962 12/1967 Chiến sĩ

39 Đào Văn Tròn

1908 BTĐông-Bình Chánh

08/1945 18/12/1967 B.Trưởng Ban Quân

giới TB40 Huỳnh

Văn Bé1941 Mỹ Th o-

Tiền Giang1960 1968 Th ượng sĩ

41 Lê Văn Ôi 1950 BTĐông-Bình Chánh

1968 1968 Chiến sĩ du kích

42 Nguyễn Văn Tám

1950 Tân Tạo-Bình Chánh

1965 1968 Du kích

43 Lê Minh Trượng

1917 Phú Hưng 25/01/1968 A Phó LLVT Bến

Tre44 Huỳnh

Văn Cu1942 BTĐông-

Bình Chánh01/1964 05/02/1968 A Phó

Quyết thắng 1

Page 254: LSDB Binh Tri Dong A_size

254 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

45 Đào Văn Hùng

1938 BTĐông-Bình Chánh

01/1963 15/4/1968 Quận đội trưởng Quận 8

46 Phan Văn Phán

1921 Mỹ Th ạnh Đức Hòa- Long An

08/1945 23/4/1968 Trung đội trưởng

Quân báo phân khu 3

47 Mai Văn Quang

1950 BTĐông -Bình Chánh

02/1968 06/5/1968 Chiến sĩ

48 Nguyễn Văn Hiệp

1936 BTĐông -Bình Chánh

01/1960 10/5/1968 Đại đội Phó

49 Nguyễn Văn Nhỏ

1950 BTĐông-Bình Chánh

01/1968 05/1968 Chiến sĩ D6 Tân

Bình50 Huỳnh

Văn Chiến

1948 BTĐông-Bình Chánh

1961 6/1968 Du kích

51 Lý Nhật Hồng

1946 BTĐông -Bình Chánh

01/1963 28/6/1968 Trung đội trưởng

52 Nguyễn Văn Lo

1948 BTĐông-Bình Chánh

01/1967 18/7/1968 Y tá

53 Phạm Kim Đính

1896 Ba Tri- Bến Tre

1927 12/8/1968 Huyện ủy viên

54 Dương Văn Tiều

1939 BTĐông-Bình Chánh

01/1962 17/8/1968 A.Trưởng K19

55 Huỳnh Văn Đỡ

1950 BTĐông-Bình Chánh

01/1968 07/9/1968 Tiểu đội phó

56 Võ Văn Cộng

1949 BTĐông-Bình Chánh

9/1967 13/9/1968 B Phó

57 Nguyễn Văn Tới

1946 BTĐông-Bình Chánh

1962 02/12/1968 A Phó D1 Long An

Page 255: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 255

58 Huỳnh Th ị Phụng

(Huỳnh Th ị Chứa)

1931 BTĐông-Bình Chánh

1955 27/12/1968 P.Bí thư Quận ủy Quận 8

59 Lê Văn Năm

1941 Tân Nhựt-Bình Chánh

01/1962 10/01/1969 C.Trưởng

60 Nguyễn Văn Có

1938 BTĐông-Bình Chánh

01/1959 20/02/1969 Trung đội phó

61 Huỳnh Văn Lợi

1934 BTĐông-Bình Chánh

01/1954 08/4/1969 Đại đội trưởng

cụm Biệt động N13

62 Trịnh Văn Lên

1929 BHHoà-Bình Chánh

1954 29/4/1969 Quận ủy viên

63 Nguyễn Văn

Nguyên

1943 BTĐông-Bình Chánh

01/1963 05/5/1969 Tiểu đội trưởng

Biệt động Quận 7

64 Huỳnh Văn Tạo

1933 BTĐông-Bình Chánh

1947 16/5/1969 Tiểu đoàn trưởng

Phân khu 265 Nguyễn

Văn Khá1939 BTĐông-

Bình Chánh1968 7/1969 Chiến sĩ

D2 Long An

66 Nguyễn Văn Tư

1938 BTĐông-Bình Chánh

02/7/1969 B Phó

67 Trần Quang Trinh (Sơn

Minh)

1924 An Nhơn Tây Củ Chi

8/1945 19/7/1969 Bí thư chi bộ Bác sĩ trưởng

Ban dân y H. Củ Chi

68 Lê Văn Đo

(Dương)

1950 BHHòa-Bình Chánh

01/1967 24/7/1969 A Trưởng

Page 256: LSDB Binh Tri Dong A_size

256 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

69 Trần Văn Bông

1948 BTĐông-Bình Chánh

01/1964 20/9/1969 Trung đội phó Tiểu đoàn 6

Long An70 Th ái Văn

Hùng1950 BTĐông-

Bình Chánh10/1969 Chiến sĩ

71 Nguyễn Văn Tánh

(Mười Tấn)

1937 Xã Trường Xuân - Di Linh -Lâm

Đồng

17/10/1953 05/10/1969 Chính trị viên Trung đoàn 3 Sư

đoàn 972 Th ái

Văn Cu (Công)

1945 BTĐông-Bình Chánh

04/1964 29/10/1969 B Phó

73 Tăng Văn Ngon

1938 BTĐông-Bình Chánh

1960 04/12/1969 Tiểu đội trưởng

Tiểu đội 10 L.An

74 Ngô Văn Ghé

1950 BTĐông-Bình Chánh

01/1968 07/12/1969 Chiến sĩ

75 Đào Văn Th ế

1938 BTĐông-Bình Chánh

01/1961 10/12/1969 Quân y

76 Nguyễn Văn

Trượng (Danh)

1938 BTĐông-Bình Chánh

1960 22/12/1969 Trung đội trưởng

77 Võ Văn Rú

1939 Tân Tạo- Bình Chánh

01/1965 03/02/1970 Tiểu đội trưởng

78 Nguyễn Văn Hiếu

1942 BTĐông-Bình Chánh

12/1961 19/3/1970 Trợ lý tiểu đoàn

79 Nguyễn Văn Ú

1933 BTĐông-Bình Chánh

06/9/1970 Cộng tác viên

80 Nguyễn Văn Hữu (Sáu Lý)

1931 Hải Hưng 1954 15/9/1970 Đại đội phó

Page 257: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 257

81 Nguyễn Văn Hóa

1951 BTĐông-Bình Chánh

1968 08/12/1970 Phó BT chi bộ, Xã đội

trưởng82 Nguyễn

Văn Lé1945 BTĐông-

Bình Chánh01/1965 10/12/1970 A Phó

83 Trần Văn Liên

1935 BTĐông-Bình Chánh

1954 31/12/1970 A Trưởng

84 Huỳnh Văn Bé

Nhỏ

1944 Mỹ Th o-Tiền Giang

1971 Đại đội trưởng

85 Trần Minh Th ạch

1947 BTĐông-Bình Chánh

01/1964 03/3/1971 Đoàn 84 Cục hậu

cần86 Huỳnh

Văn Tạo1945 BTĐông-

Bình Chánh04/1964 14/3/1972 Đại đội

phó87 Nguyễn

Văn Bá1950 BTĐông-

Bình Chánh06/1964 26/6/1972 B Phó ban

quân lực QK4

88 Huỳnh Văn Hải

1952 BTĐông-Bình Chánh

1972 04/4/1974 Đội viên du kích

89 Dương Văn Sinh

1954 BTĐông-Bình Chánh

1968 08/10/1974 Du kích xã

III. THỜI KỲ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM (1978 – 1989)

STT Họ & tên Liệt sĩ

(Bí danh)

Năm sinh

Nguyên quán

Ngày nhập ngũ

Ngày hy sinh

Chức vụ

01 Ngô Hoàng Hoanh

1961 Quận 10- TP.HCM

1979 16/4/1980 Chiến sĩ C2 D27 F7 QĐ4

02 Lê Ngọc Minh

1961 BTĐông-Bình Chánh

03/1979 28/4/1980 Tiểu đội phó QĐNDVN

Page 258: LSDB Binh Tri Dong A_size

258 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

03 Nguyễn Văn Việt

1961 BTĐông-Bình Chánh

03/1978 13/5/1981 Hạ sĩ đội trinh sát

QK7 (Anh hùng lực lượng vũ

trang)04 Nguyễn

Văn Tấn1959 BTĐông-

Bình Chánh1977 24/11/1982 Trưởng Ban

7/8 Khu điều dưỡng TB

05 Nguyễn Th anh Nghĩa

1964 BTĐông-Bình Chánh

3/1983 21/01/1985 Hạ sĩ

06 Nguyễn Phú Xuân

1962 BTĐông-Bình Chánh

02/1982 09/5/1985 A Trưởng

07 Nguyễn Th ành

Tài

1967 BTĐông-Bình Chánh

18/7/1987

08 Võ Văn Chính

1964 BTĐông-Bình Chánh

1983 8/1989 Th iếu úy

DANH SÁCH ĐẢNG VIÊN TRÊN 40, 30 NĂM TUỔI ĐẢNG

Stt Họ và tên Ngày tháng năm

sinh

Dân tộc

Tôn giáo

Quê quán Ngày kết nạp Đảng

1 Nguyễn Th ị Th anh Hoa

20/10/1948 Kinh Không An Th ạnh, Mỏ Cày, Bến

Tre

15/4/1971

2 Lê Trí Dũng 24/10/1947 Kinh Không Long Tiên, Cai Lậy, Tiền

Giang

17/3/1970

3 Huỳnh Th ị Hồng

1949 Kinh Không Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp HCM

25/12/1967

Page 259: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 259

4 Mai Văn Xướng

1948 Kinh Không Mỹ Hạnh Bắc, Đức

Hòa, Long An

09/9/1969

5 Đào Th ị Th u Nguyệt

07/5/1949 Kinh Không Mỹ Hạnh Trung, Cai Lậy, Tiền

Giang

01/8/1968

6 Nguyễn Văn Chiến

1943 Kinh Không Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp HCM

21/10/1965

7 Trần Trọng Tó

19/7/1946 Kinh Không Th ạch Bàn, Gia Lâm, Hà Nội

04/8/1966

8 Huỳnh Tuấn Kiệt

1950 Kinh Không Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp HCM

23/02/1969

9 Lê Văn Lừng 1942 Kinh Không Lạng Phong, Nho Quang, Ninh Bình

14/02/1965

10 Dương Tiến Bộ

1950 Kinh Không Phước Bình, Bắc Th i

22/10/1974

11 Lại Phước Lợi

1951 Kinh Không Vinh Th ái, Phú Vang,

Th ừa Th iên Huế

19/02/1974

12 Nguyễn Th ị Bạn

1947 Kinh Không Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp HCM

11/01/1965

13 Nguyễn Quang Minh

14/1/1953 Kinh Không Hải Anh, Hải Hậu, tỉnh Nam Hà

20/3/1973

14 Trần Văn Sơn

1950 Kinh Không Th anh Lạc, Nho Quang, Ninh Bình

18/12/1973

Page 260: LSDB Binh Tri Dong A_size

260 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

15 Huỳnh Đức Th iện

1943 Kinh Không Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp HCM

26/02/1967

16 Nguyễn Khắc Tiếu

1943 Kinh Không Mỹ Hào, Hưng Yên

08/7/1972

17 Nguyễn Th ị Tư

1954 Kinh Không Phường 10, Phú Nhuận,

Tp HCM

12/5/1984

18 Nguyễn Th anh Hà

15/02/1952 Kinh Không Cà Mau 01/7/1972

19 Đào Văn Khoắc

22/7/1944 Kinh Không Cẩm Vũ, Cẩm Giang, Hải Dương

13/8/1967

20 Nguyễn Th ị Xuân Mai

03/12/1952 Kinh Không Bình Dương 20/10/1971

21 Hà Văn Luyện

25/4/1947 Kinh Không Hoàng Long, Yên Mỹ,

Hưng Yên

28/7/1974

22 Lê Phước Quế

24/12/1939 Kinh Không Vĩnh Long, Vĩnh Long, Quảng Trị

30/3/1969

23 Lê Huy Hoàn

07/3/1947 Kinh Không Trung Th ành, Nông Cống, Th anh Hóa

04/6/1974

24 Lại Văn Tư 12/1943 Kinh Không Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp HCM

19/7/1967

25 Nguyễn Văn Hoàng

10/10/1947 Kinh Không Long Điền Đông A,

Đông Hải, Bạc Liêu

25/5/1969

Page 261: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 261

26 Đặng Hữu Trí

07/4/1953 Kinh Không Tân Kiên, Bình Chánh, Tp Hồ Chí

Minh

24/10/1971

27 Ngô Th ị Điệc

25/12/1942 Kinh Không Mỹ Hạnh Đông, Cai Lậy, Tiền

Giang

03/02/1966

28 Trần Văn Sẻng

1944 Kinh Không Tân Tạo, Bình Tân, Tp HCM

03/6/1968

29 Nguyễn Th ị Hạnh Tiến

1949 Kinh Không Bình Khánh Đông, Mỏ

Cày, Bến Tre

20/02/1971

30 Phạm Th ành Ninh

25/10/1946 Kinh Không Th ành phố Long Xuyên,

tỉnh An Giang

20/12/1968

31 Nguyễn Văn Ngàn

05/5/1948 Kinh Không Tịnh Biên, An Giang

08/3/1971

32 Nguyễn Khánh Mạo

02/4/1942 Kinh Không Chuyên Ngoại, Duy

Tiên, Hà Nam

19/5/1968

33 Lê Văn Nỷ 01/1944 Kinh Không Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp HCM

121/8/1969

34 Nguyễn Văn Cái

28/11/1931 Kinh Không Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp HCM

25/01/1971

35 Th ái Văn Cao (Hạp)

1939 Kinh Không Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp HCM

27/02/1966

Page 262: LSDB Binh Tri Dong A_size

262 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

36 Dương Công Long

07/12/1949 Kinh Không Th iệu Dương, Th iệu Hóa, Th anh Hóa

14/12/1968

37 Nguyễn Th ị Hịa

16/5/1947 Kinh Không Nam Đông, Nam Đàn, Nghệ An

27/8/1968

38 Bùi Văn Học Kinh Không Vĩnh Hồng, Bình Giang, Hải Dương

01/12/1966

39 Đỗ Th ị Về 21/9/1941 Kinh Không Kim Đường, Ứng Hòa,

Hà Nội

18/10/1961

40 Nguyễn Văn Phu

02/3/1942 Kinh Không Đức Lập Hạ, Đức Hòa, Long An

02/02/1964

41 Nguyễn Văn Cịn

19/8/1930 Kinh Không Tây Ninh 1/3/1957

42 Nguyễn Th ành Kít

01/6/1932 Kinh Không Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp HCM

21/9/1960

43 Nguyễn Trường

10/10/1927 Kinh Không Đức Hòa, Mộ Đức,

Quảng Ngãi

05/3/1955

44 Huỳnh Văn Giống

12/10/1940 Kinh Không Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp HCM

10/8/1963

45 Ngô Minh Lợi

1936 Kinh Không Hưng Phú, Hưng Yên, Nghệ An

07/02/1957

46 Nguyễn Văn Chum

1943 Kinh Không An Tịnh, Trảng Bàng,

Tây Ninh

10/4/1964

Page 263: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 263

47 Đỗ Duy Sơn 11/4/1943 Kinh Không Hiệp Hòa, Vũ Th ư,

Th ái Bình

15/12/1962

48 Bùi Minh Giám

1937 Kinh Không

49 Đoàn Văn Kỉnh

28/6/1926 Kinh Không Gò Vấp, Th ành phố

Hồ Chí Minh

16/8/1950

50 Lưu Văn Lình (Nguỹ n

Văn Sáu)

1933 Kinh Không Nhơn Ái, Châu Th ành,

Cần Th ơ

26/6/1952

51 Nguyễn Văn Th ỉnh

1929 Kinh Không Quang Phục, Tứ Kỳ, Hải

Dương

10/10/1949

52 Đỗ Văn Lai 09/11/1925 Kinh Không Quận 3, Th ành phố

Hồ Chí Minh

08/6/1950

Page 264: LSDB Binh Tri Dong A_size

264 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

HÌNH ẢNH CÁC ĐỒNG CHÍ BÍ THƯ – PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC

ĐẢNG ỦY PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG A (2003 - 2013)

Đồng chí Nguyễn Chí Thiện

Bí thư Đảng ủy phường (2003 - 2006)

Đồng chí Phan Thị Thắng

Chủ tịch UBND phường (2003 - 2006)

Bí thư Đảng ủy phường (2006 - 2009)

Đồng chí Trương Minh Nam

Phó chủ tịch (2003 - 2006) Chủ tịch (2006 - 2009)

Bí thư Đảng ủy phường (2009 - 2010)

Đồng chí Đặng Minh Hoàng

Bí thư Đảng ủy phường (2010 - nay)

Page 265: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 265

Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh

Phó Bí thư Thường trực (2000 - 2005)

Đồng chí Nguyễn Quốc Khánh

Phó Bí thư Thường trực (2005 - 2010)

Đồng chí Nguyễn Văn Ngân

Phó Bí thư Thường trực (2013 - nay)

Đồng chí Huỳnh Thị Cẩm Tú

Phó Bí thư Thường trực (2010 - 2013)

Page 266: LSDB Binh Tri Dong A_size

266 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

HÌNH ẢNH CÁC ĐỒNG CHÍ CHỦ TỊCH – PHÓ CHỦ TỊCH

ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG A

(2003 - 2013)

Đồng chí Nguyễn Công Luân

Phó Bí thư Đảng ủyQUV, Chủ tịch UBND

phường (2009 – 3/2014)

Đồng chí Hồ Văn Công

Phó Chủ tịch UBND phường

(2003 - nay)

Đồng chí Lương Thị Kim Nghĩa

Phó Chủ tịch (2009 – 2010)

Đồng chí Trần Ngọc Bửu

Phó Chủ tịch (2010 – nay)

Đồng chí Võ Thị Vàng

Phó Chủ tịch (2013 – nay)

Page 267: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 267

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

CỦA PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG A

Lãnh đạo Quận ủy – UBND quận Bình Tân chụp hình lưu niệm tại buổi lễ đình Bình Trị Đông đón nhận bằng xếp hạng

di tích lịch sử cấp Thành phố

Ban Trị sự Hội hương đình Bình Trị Đông A

Page 268: LSDB Binh Tri Dong A_size

268 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Lãnh đạo UBND – UB.MTTQVN phường tặng hoa cho các đơn vị có nhiều đóng góp tích cực ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”

Lễ tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ thi hành nghĩa vụ quân sự năm 2012

Page 269: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 269

Cán bộ - công chức và nhân dân phường Bình Trị Đông Atham gia hiến máu nhân đạo

Thanh niên phường Bình Trị Đông A tham gia chiến dịch “Mùa hè xanh” dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường

Page 270: LSDB Binh Tri Dong A_size

270 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Lực lượng Công an phường

Lực lượng Dân quân Thường trực phường

Page 271: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 271

Đại hội Chi bộ khu phố 1, phường Bình Trị Đông A nhiệm kỳ (2010 - 2012)

Đồng chí Trương Minh Nam chụp hình lưu niệm tại cuộc thi Tiếng hát Hội Cựu chiến binh phường

Page 272: LSDB Binh Tri Dong A_size

272 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phường Bình Trị Đông A

Page 273: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 273

Đại hội Hội Cựu chiến binh phường Bình Trị Đông A

Đại hội Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Bình Trị Đông A

Page 274: LSDB Binh Tri Dong A_size

274 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Cán bộ - công chức phường Bình Trị Đông A (sinh hoạt dưới cờ)

Page 275: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 275

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Truyền thống đấu tranh cách mạng xã Bình Trị Đông (1930-1975).

2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Chánh - Th ành phố Hồ Chí Minh, Sơ thảo Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Bình Chánh (1930-1975), Bình Chánh năm 1995.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Chánh - Th ành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh (1930-1975), Bình Chánh tháng 11 năm 2012.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Chánh - Th ành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng bộ huyện Bình Chánh (1975-2005), Nxb Tổng hợp Th ành phố Hồ Chí Minh, 2010.

5. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hồ sơ địa giới hành chính phường Bình Trị Đông A quận Bình Tân Th ành phố Hồ Chí Minh.

6. Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Bình Trị Đông A lần thứ XI - nhiệm kỳ 2010-2015, Báo cáo chính trị Ban Chấp hành Đảng bộ phường tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ phường Bình Trị Đông A lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 – 2015.

7. Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Bình Trị Đông A lần thứ XI - nhiệm kỳ 2010-2015, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường Bình Trị Đông A lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 – 2015, tháng 6/2010.

Page 276: LSDB Binh Tri Dong A_size

276 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

8. Đảng bộ phường Bình Trị Đông A, Văn kiện Đại hội Đảng viên Đảng bộ phường Bình Trị Đông A lần thứ X, nhiệm kỳ 2005 – 2010, tháng 8 năm 2005.

9. Đảng bộ xã Bình Trị Đông, Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã Bình Trị Đông lần thứ IX (2001 – 2005), tháng 09 năm 2000.

10. Đảng ủy phường Bình Trị Đông A, Báo cáo kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm, các chỉ tiêu, giải pháp chủ yếu năm 2012 của Đảng bộ phường Bình Trị Đông A.

11. Đảng ủy phường Bình Trị Đông A, Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005 của Đảng bộ phường Bình Trị Đông A.

12. Đảng ủy phường Bình Trị Đông A, Báo cáo kết quả lãnh đạo của Đảng bộ phường Bình Trị Đông A năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006.

13. Đảng ủy phường Bình Trị Đông A, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết TW 5 khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở phường Bình Trị Đông A.

14. Đảng ủy phường Bình Trị Đông A, Báo cáo tổng kết 2 năm thực hiện chuyên đề về an ninh cơ sở.

15. Đảng ủy phường Bình Trị Đông A, Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng phường Bình Trị Đông A năm 2008.

16. Đảng ủy phường Bình Trị Đông A, Báo cáo lãnh đạo công tác năm 2006 và phương hướng công tác năm 2007.

17. Đảng ủy phường Bình Trị Đông A, Báo cáo tổng kết năm 2007 và chương trình công tác năm 2008.

18. Ủy ban nhân dân xã Bình Trị Đông, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 của Ủy ban nhân dân xã

Page 277: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 277

Bình Trị Đông, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thực hiện năm 2004 của Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông.

19. Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông A, Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2007.

20. Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông A, Báo cáo tình hình triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ IX; nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường Bình Trị Đông A lần thứ X nhiệm kỳ 2005-2010.

21. Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông A, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2009.

22. Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông A, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 và kế hoạch kinh tế- xã hội năm 2010.

23. Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông A, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa - xã hội năm 2010.

24. Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông A, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011.

25. Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông A, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.

26. Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông A, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng đầu năm 2013.

27. Viện Nghiên cứu phát triển Th ành phố Hồ Chí Minh - Viện Quy hoạch xây dựng, Th uyết minh tổng hợp quy hoạch chung xây dựng quận Bình Tân Th ành phố Hồ Chí Minh.

Page 278: LSDB Binh Tri Dong A_size

278 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Mục lục

Lời giới thiệu ............................................................................................................ 7

Mở đầu: Vùng đất – con người và truyền thống yêu nước

của nhân dân Bình Trị Đông A .......................................................................13

I. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................. 14

II. Lịch sử hình thành đơn vị hành chính

phường Bình Trị Đông A ............................................................... 17

III. Đặc điểm kinh tế - xã hội của cư dân Bình Trị Đông A. . 23

IV. Truyền thống yêu nước của nhân dân Bình Trị Đông A trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời............................... 26

Phần thứ nhất: Bình Trị Ðông trong sự nghiệp đấu tranh giành

độc lập dân tộc (1930-1975) ................................................................. 29

Chương một: Phong trào đấu tranh của nhân dân Bình Trị Đông từ khi có Đảng đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930-1954) ................................................... 31

I. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Bình Trị Đông từ khi có Đảng đến Cách mạng Tháng Tám thành công (1930 – 1945) ............................................................. 32II. Chi bộ Đảng và nhân dân Bình Trị Đông trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ II (1945 - 1954) ........55

Page 279: LSDB Binh Tri Dong A_size

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930-2013) 279

Chương hai: Chi bộ Đảng và nhân dân Bình Trị Đông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) ........... 81

I. Đấu tranh chính trị, đẩy mạnh ba mũi giáp công chống chiến tranh một phía của Mỹ - ngụy (1954-1965)................ 82II. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đánh giặc góp phần “đánh cho Mỹ cút” (1965 - 1973) .........................103III. Xây dựng và phát triển phong trào kháng chiến, tiến tới giải phóng quê hương (1973 - 1975) .......................116

Phần thứ hai: Đảng bộ lãnh đạo nhân dân thực hiện

sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (1975-2013) ....................127

Chương ba: Chi bộ Bình Trị Đông lãnh đạo nhân dân thực hiện sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội (1975-2003).......129

I. Chi bộ lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, cải tạo và phát triển kinh tế - xã hội (1975 – 1985) ............130II. Đảng bộ Bình Trị Đông thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1986 – 2003). ....................154

Chương bốn: Đảng bộ và nhân dân phường Bình Trị Đông A trong 10 năm xây dựng và phát triển (2003-2013) ........................201

I. Xây dựng, củng cố hệ thố ng chí nh trị , giữ vữ ng quốc phòng an ninh .................................................202II. Chuyể n dịch cơ cấu kinh tế , quy hoạch và phát triể n đô thị ..................................................................................................211III. Nâng cao đời số ng văn hóa – xã hội củ a nhân dân .....216

Kế t luậ n ................................................................................................................. 225Phụ lục ................................................................................................................... 233Tài liệu tham khảo ......................................................................................275

Page 280: LSDB Binh Tri Dong A_size

280 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐẢNG BỘ

Chòu traùch nhieäm xuaát baûn:Huyønh Thò Xuaân Haïnh

Bieân taäp: Huyønh Trung KieânSöûa baûn in: Taân Phong

Trình baøy, bìa: Laâm Ñeä Huøng

In laàn thöù nhaát. Soá löôïng: 500 cuoán, Khoå 14,5 x 20,5 cm. Taïi Coâng ty Coå phaàn In Khuyeán hoïc phía Nam.

Soá ñaêng kyù KHXB: 1789-2013/CXB/05-119/VHVN.Quyeát ñònh xuaát baûn soá: 393/QÑ-NXBVHVN ngaøy 05/12/2013.

In xong vaø noäp löu chieåu Quyù II naêm 2014.

NHAØ XUAÁT BAÛN VAÊN HOÙA - VAÊN NGHEÄ TP.HCM88-90 Kyù Con, P.Nguyeãn Thaùi Bình, Quaän 1 - TP.HCM

ÑT: (08) 38216009 - 39142419 Fax: (08) 39142890

Email: [email protected] [email protected]

Website: nxbvanhoavannghe.org.vn

LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ÐÔNG A (1930 - 2013)