Top Banner
i LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Dệt may là mặt hàng truyền thống lâu đời và là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của đất nước. Đây là ngành khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, giải quyết việc làm, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Đối với Đà Nẵng, dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho thành phố. Năm 2005, ngành dệt may đứng vị trí thứ 3 trong các ngành công nghiệp, đóng góp 12,3% trong giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Sự phát triển của ngành còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong đó 80% là phụ nữ, nhờ đó góp phần nâng cao mức sống và ổn định chính trị-xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành dệt may Việt Nam nói chung và dệt may Đà Nẵng nói riêng đang đứng trước những thách thức rất lớn. Sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ mà điển hình là Trung Quốc, sự thay đổi trong cơ chế, chính sách, luật lệ, cũng như những trở ngại trong môi trường kinh doanh quốc tế…Do vậy việc đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Xuất phát từ tính chất quan trọng như trên nên đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may tại thành phố Đà Nẵng trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO” được chọn để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng, chỉ ra những thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách
21

LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

Feb 17, 2022

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

i

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Dệt may là mặt hàng truyền thống lâu đời và là một trong những mặt

hàng xuất khẩu mũi nhọn của đất nước. Đây là ngành khai thác có hiệu quả

lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngoại tệ,

cải thiện cán cân thanh toán, giải quyết việc làm, đóng góp lớn cho ngân sách

nhà nước.

Đối với Đà Nẵng, dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại

nguồn thu ngoại tệ lớn cho thành phố. Năm 2005, ngành dệt may đứng vị trí

thứ 3 trong các ngành công nghiệp, đóng góp 12,3% trong giá trị sản xuất

công nghiệp và giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Sự phát triển của

ngành còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong đó 80%

là phụ nữ, nhờ đó góp phần nâng cao mức sống và ổn định chính trị-xã hội.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO,

ngành dệt may Việt Nam nói chung và dệt may Đà Nẵng nói riêng đang đứng

trước những thách thức rất lớn. Sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ mà điển

hình là Trung Quốc, sự thay đổi trong cơ chế, chính sách, luật lệ, cũng như

những trở ngại trong môi trường kinh doanh quốc tế…Do vậy việc đi sâu

nghiên cứu, phân tích thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may ở

Việt Nam nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng là một vấn đề có ý

nghĩa thực tiễn rất lớn. Xuất phát từ tính chất quan trọng như trên nên đề tài

“Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may tại thành phố Đà Nẵng trong điều

kiện Việt Nam gia nhập WTO” được chọn để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt

may ở thành phố Đà Nẵng, chỉ ra những thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách

Page 2: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

ii

thức của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong điều kiện Việt Nam là

thành viên của tổ chức thương mại thế giới. Từ đó đề xuất một số giải pháp

thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng. Thông qua đó góp phần

thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng trong những năm tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất

khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn ở hoạt động xuất khẩu hàng dệt

may của các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng kể từ năm 2000 đến nay

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp của phép biện chứng duy vật và duy vật

lịch sử. Đồng thời sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích

đánh giá…để giải quyết vấn đề đặt ra. Nguồn tư liệu sử dụng trong đề tài

được lấy từ Niên giám thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê thành phố Đà

Nẵng, Bộ Công thương, Sở công thương thành phố Đà Nẵng, Sở Kế hoạch

đầu tư thành phố Đà Nẵng, Cục thống kê Đà Nẵng, Các tạp chí chuyên

ngành, các Website…

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,

luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thúc đẩy xuất khẩu hàng

dệt may.

Chương 2: Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt

may ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.

Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt

may ở thành phố Đà Nẵng trong điều kiện Việt Nam

gia nhập WTO.

Page 3: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

iii

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

HÀNG DỆT MAY

1.1. Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa

1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho người nước

ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán.

1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa

1.1.2.1. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế thế giới

Xuất khẩu làm cho nguồn lực của mỗi quốc gia được khai thác triệt để và

hiệu quả nhất. Sản phẩm toàn cầu được tăng lên, nền kinh tế thế giới được

tăng trưởng.

1.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế quốc gia

Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.

Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất.

Tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

Tạo cơ sở để mở rộng và thúc đẩy phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.

1.1.2.3. Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Giúp các doanh nghiệp tự điều chỉnh để sản xuất sản phẩm sao cho phù

hợp với thị trường quốc tế.

Ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu phục vụ tái đầu tư sản xuất.

Tạo cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác trên

thế giới, quảng bá sản phẩm trên thị trường quốc tế.

1.1.3. Một số lý thuyết thương mại quốc tế

1.1.3.1. Lý thuyết trọng thương

1.1.3.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Simth

Page 4: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

iv

1.1.3.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo

1.1.3.4. Lý thuyết Heckscher – Ohlin (H - O)

1.2. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

1.2.1. Từ phía chính phủ

Đảm bảo tín dụng xuất khẩu; thực hiện tín dụng xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt

động xúc tiến thương mại; trợ cấp xuất khẩu; bán phá giá hàng hóa.

1.2.2. Từ phía doanh nghiệp

Chính sách sản phẩm; chính sách giá; chính sách phân phối; tham gia vào

các hiệp hội ngành nghề.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

1.3.1.1. Môi trường chính trị, luật pháp

1.3.1.2. Chính sách vĩ mô của nhà nước

1.3.1.3. Yếu tố văn hóa xã hội

1.3.1.4. Yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực

1.3.1.5. Yếu tố khoa học công nghệ

1.3.1.6. Các hiệp định liên quan đến hàng dệt may

1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

1.3.2.1. Nguyên liệu đầu vào

1.3.2.2. Yếu tố cạnh tranh

1.3.2.3. Các yếu tố về tiêu chuẩn chất lượng

1.4. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

1.4.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

1.4.2. Thực trạng sản xuất hàng dệt may Việt Nam những năm gần đây

Về năng lực sản xuất

Về cơ cấu sản phẩm

Về đầu tư

Về trang thiết bị và công nghệ

Page 5: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

v

1.4.3. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam những năm gần đây

Kim ngạch xuất khẩu:

Từ năm 1992 đến nay, dệt may luôn là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu

chủ lực của nước ta, đặc biệt là từ năm 1994 đến nay kim ngạch xuất khẩu

hàng dệt may luôn dứng thứ hai về giá trị xuất khẩu, chỉ sau dầu thô.

Năm 2007, Việt Nam đã lọt vào tốp 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu

dệt may lớn nhất thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam qua các năm

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 dự kiến

2008

KNXK

(Tỷ USD)

2,02 2,7 3,6 4,3 4,8 5,8 7,8 9,5

% tăng - 36% 33% 20% 11% 20% 34% 21,8%

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2007)

Thị trường xuất khẩu:

Thị trường xuất khẩu hàng may mặc chủ yếu của nước ta hiện nay là EU,

Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chủ yếu là

các loại áo Jackét, áo sơ mi, quần âu, áo len, áo dệt kim, T-shirt và polo shirt.

Các sản phẩm chất lượng cao và yêu cầu kỹ thuật phức tạp Việt Nam chưa

sản xuất được hặc sản xuất với tỷ lệ rất nhỏ.

1.4.4. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thời gian qua

Hiệu quả xuất khẩu của ngành dệt may không cao, giá trị nội địa trên sản

phẩm may xuất khẩu còn quá thấp.

Ngành may xuất khẩu vẫn chủ yếu là may gia công xuất khẩu hoặc xuất

khẩu qua trung gian với giá trị gia tăng thấp.

Page 6: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

vi

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa đầu tư đúng mức vào công tác

nghiên cứu thiết kế mẫu mã, nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa…

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam còn có nhiều hạn chế.

1.5. Các hiệp định liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may

1.5.1. Hiệp định hàng dệt may (ATC)

1.5.2. Hiệp định hàng dệt may ký kết giữa Việt Nam và EU

1.5.3. Hiệp định dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ

1.6. Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của một số địa phương

1.6.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.6.1.1. Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố dành nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may.

Kết hợp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ dệt may tiên tiến từ nước ngoài

với chương trình hiện đại hóa các thiết bị dệt may cũ trong nước với phương

châm “chất xám nội, công nghệ nội và giá thành nội”.

Chủ động trong việc nghiên cứu, tìm kiếm và xâm nhập thị trường nước

ngoài thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến thị trường…

Chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lao động có tay

nghề cao cho ngành dệt may, đặc biệt là đội ngũ thiết kế thời trang. Nhanh

chóng tiếp cận thị hiếu, mẫu mốt thời trang quốc tế.

Thành phố phối hợp với doanh nghiệp dệt may đăng cai tổ chức các sự

kiện liên quan đến lĩnh vực thời trang trong nước và quốc tế.

1.6.1.2. Hà Nội

Lựa chọn chiến lược đổi mới công nghệ theo giải pháp “dung hòa” vừa

tiết kiệm chi phí đầu tư vừa đảm bảo được chất lượng đơn hàng xuất khẩu.

Đẩy mạnh công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua

các hoạt động xúc tiến thương mại, các văn phòng giao dịch, đại sứ quán của

các nước..

Page 7: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

vii

Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu.

Từng bước chuyển dần từ hình thức gia công xuất khẩu sang xuất khẩu

trực tiếp.

1.6.2. Bài học đối với Đà Nẵng

Chú trọng hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị theo hướng phải tiếp

cận với công nghệ hiện đại của thế giới. Đồng thời chú trọng công tác nghiên

cứu trong nước để có thể từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm xuất

khẩu.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, mở rộng thị trường.

Tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn,

đội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiệp.

Từng bước chuyển từ hình thức gia công xuất khẩu sang hình thức trực

tiếp sản xuất và xuất khẩu

Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, nghiên cứu thiết kế mẫu mã, tạo được phong

cách riêng với khách hàng đồng thời nắm bắt xu thế thời trang của thế giới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT

MAY Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Giới thiệu về ngành dệt may Đà Nẵng

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành dệt may Đà Nẵng

2.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu dệt may đối với sự phát triển kinh tế -

xã hội Đà Nẵng

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động.

Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác.

Góp phần tích lũy vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Góp phần thực hiện chiến lược mở cửa hội nhập vào khu vực và thế giới

của thành phố.

Page 8: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

viii

2.2. Thực trạng ngành dệt may Đà Nẵng trong thời gian qua

2.2.1. Về công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Mặc dù đã được đầu tư đổi mới nhưng công nghệ ngành dệt may của thành

phố vẫn còn rất lạc hậu so với thế giới, mức tự động hóa thấp, khoảng 35%.

2.2.2. Về cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất

Các công ty dệt may TP Đà Nẵng nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý theo

kiểu trực tuyến chức năng, phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.

2.2.3. Về nguồn lao động

Nguồn lao động ngành dệt may Đà Nẵng rất dồi dào. Tuy nhiên, hạn chế

của lao động ngành dệt may thành phố là thiếu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ

thuật giỏi và đội ngũ công nhân lành nghề. Ngoài ra lao động tại các doanh

nghiệp thường không ổn định làm cho sản xuất của các doanh nghiệp gặp

nhiều khó khăn.

2.2.4. Về thị trường cung cấp nguyên liệu

Đối với các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng, nguồn nguyên vật liệu cung

ứng cho sản xuất chủ yếu từ hai nguồn chính: Nguồn nguyên vật liệu trong

nước và nguồn nguyên vật liệu từ nước ngoài, trong đó nguồn nguyên vật liệu

nước ngoài là chủ yếu.

2.2.5. Nguồn lực về vốn và đầu tư phát triển sản xuất

Nhìn chung, các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng có qui mô vừa và nhỏ,

nên nguồn lực về vốn và đầu tư cho phát triển sản xuất còn rất hạn chế.

2.2.6. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may

Đà Nẵng vẫn còn thấp.

Page 9: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

ix

2.3. Đánh giá chung về thực trạng của ngành dệt may thành phố Đà Nẵng

2.3.1. Thành công

Trong những năm qua ngành dệt may thành phố đã có những bước tiến

đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp và

kinh tế xã hội thành phố.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các năm, là một trong những

ngành xuất khẩu chủ lực của thành phố, giải quyết việc làm cho lực lượng lao

động rất lớn của thành phố.

Ngành dệt may đã có những thay đổi về chất rất quan trọng từ thiết bị

công nghệ, sản phẩm, thị trường…

2.3.2. Hạn chế

Trình độ công nghệ thiết bị dệt may tuy đã đổi mới một bước những vẫn

còn lạc hậu so với các nước trong khu vực.

Chưa sản xuất được phụ liệu phục vụ cho may xuất khẩu.

Hoạt động thiết kế thời trang còn yếu kém, sản phẩm chưa đa dạng.

Tổ chức sản xuất còn nhiều mặt hạn chế.

Thiếu lao động có tay nghề cao cũng như cán bộ điều hành giỏi, năng suất

lao động thấp so với các địa phương lớn của cả nước.

Phần lớn mới chỉ làm gia công xuất khẩu, chưa ký trực tiếp, còn bị động,

phụ thuộc quá nhiều vào đơn hàng, thời gian giao hàng.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, giá trị gia tăng ít, đời sống của

người lao động còn nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh sản phẩm chưa cao.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Đà Nẵng nằm trong khu vực miền Trung là khu vực có đặc thù xuất phát

điểm phát triển kinh tế xã hội thấp.

Page 10: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

x

Chưa xây dựng được cơ chế ưu đãi thích hợp để động viên, khuyến khích,

giữ và thu hút nhân tài về cho ngành dệt may, kể cả cán bộ quản lý, cán bộ kỹ

thuật và công nhân lành nghề.

Mặc dù dệt may được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu

tiên đầu tư phát triển với nhiều chính sách có tác dụng thiết thực. Tuy nhiên

bên cạnh đó vẫn còn nhiều chính sách hiện hành chứa đựng nhiều bất cập, gây

khó khăn cho các doanh nghiệp, nhiều qui định không còn phù hợp trong điều

kiện sản xuất kinh doanh như hiện nay.

Nguyên nhân chủ quan

Vấn đề về nguồn vốn cho sản xuất trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn.

Các ngành dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may chưa được chú

trọng đầu tư phát triển như sản xuất nguyên phụ liệu, thiết kế thời trang…

Ngành dệt may thành phố chưa thực sự chú trọng và có kế hoạch trong

công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Tổ chức sản xuất trong ngành còn nhiều mặt hạn chế, thiếu sự liên kết

phối hợp giữa các thành phần kinh tế trong ngành dệt may.

2.4. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Đà Nẵng

2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu

Trong thời gian qua kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tại thành phố Đà

Nẵng đã có bước tăng trưởng đáng kể: Giai đoạn 1997-2001 tốc độ tăng

trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may bình quân 12%/năm. Giai đoạn

2001-2005 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã tăng vượt bậc với tốc độ

tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 22,3%.

Giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất

khẩu toàn ngành công nghiệp thành phố: Năm 2001 chiếm 23,47% và năm 2005

chiếm 27,6% trên tổng kim ngạch xuất khẩu công nghiệp toàn thành phố.

2.4.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Trước những năm 1990, dệt may Đà Nẵng chủ yếu thực hiện các hợp

đồng gia công để xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Từ năm

Page 11: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

xi

1993, sản phẩm dệt may Đà Nẵng bắt đầu xuất khẩu sang thị trường EU, Nhật

Bản, Mỹ, Canada, Hồng Kông, Đài Loan và các nước khác thuộc ASEAN.

Hiện nay, thị trường xuất khẩu dệt may của Đà Nẵng chủ yếu hướng vào

những thị trường có sức nhập khẩu lớn: Nhật Bản, EU, Mỹ, Đài Loan...

2.4.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Sản phẩm dệt may xuất khẩu chủ yếu của Đà Nẵng là sợi toàn bộ, vải lụa

thành phẩm, khăn mặt các loại, thảm len, quần áo may sẵn.

2.4.4. Các chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may đã được

áp dụng

2.4.4.1. Từ phía thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng đã có những chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện

thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của thành phố nói chung và hoạt động xuất

khẩu dệt may nói riêng

Cải cách thủ tục hành chính, thay đổi cơ chế quản lý, đơn giản hóa các

bước trong hoạt động xuất nhập khẩu.

UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành cơ chế thưởng xuất khẩu cho các

doanh nghiệp có mức xuất khẩu lớn.

Chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực

ngoại thương có trình độ chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ, có kiến thức luật

pháp và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cho hoạt động xuất nhập khẩu trong điều

kiện hội nhập quốc tế.

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư nước ngoài

vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.

Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ

tốt cho hoạt động xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài

2.4.4.2. Từ phía các doanh nghiệp dệt may

Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ dệt may, bổ sung các loại máy móc

chuyên dùng nhằm nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng cho sản xuất hàng

xuất khẩu.

Page 12: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

xii

Cử các cán bộ của doanh nghiệp đi tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ

về hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường…

Tích cực tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các cuộc hội

chợ triễn lãm quốc tế về hàng dệt may.

2.5. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của thành phố Đà Nẵng

2.5.1. Kết quả đạt được

Kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm. Giai đoạn 1997-2001 kim

ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Đà Nẵng tăng bình quân 12%, giai đoạn

2001-2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may thành phố tăng bình quân 22,3%.

Duy trì được thị trường truyền thống và thâm nhập được một số thị trường mới.

Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng chung của ngành dệt may cả nước.

2.5.2. Hạn chế

Quy mô xuất khẩu còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng còn thấp.

Tỷ trọng hàng gia công vẫn là chủ yếu chiếm khoảng trên 80%.

Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu chưa đa dạng, mẫu mã thiết kế còn

đơn điệu.

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Đà Nẵng còn rất thấp, thương

hiệu chưa có trên thị trường quốc tế.

Công tác mở rộng thị trường xuất khẩu tuy đã có nhiều cố gắng nhưng

chưa đáp ứng nhu cầu.

Hiệu quả xuất khẩu của ngành dệt may thành phố vẫn còn thấp.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Do vị trí địa lý của thành phố Đà Nẵng không thuận lợi, cơ sở hạ tầng, hệ

thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải chưa hoàn thiện.

Sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh khốc

liệt từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Banglades…

Page 13: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

xiii

Công tác quản lý Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất khẩu của một số

Sở, Ban ngành tuy đã có nhiều cải tiến nhưng nhìn chung còn khá thụ động,

thiếu cán bộ có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ.

Khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu đang diễn ra ngày càng căng

thẳng như khủng hoảng tài chính, khủng hoảng lương thực, sự tăng giá nhiên

liệu…làm giảm mức cầu hàng hóa của thế giới.

Việt Nam gia nhập WTO, các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho ngành dệt

may sẽ bãi bỏ, đây cũng là một khó khăn thách thức lớn đối với các doanh

nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng may trong thời kỳ hậu WTO.

Nguyên nhân chủ quan

Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành dệt may tại Đà Nẵng còn nhiều hạn chế.

Dệt may Đà Nẵng vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên phụ liệu cho

ngành dệt may của mình.

Phần lớn các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng có quy mô vừa và nhỏ,

nguồn lực về tài chính, nhân sự còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn

trong công tác nghiên cứu phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, tìm

kiếm khách hàng cũng như thực hiện các đơn hàng.

Sự yếu kém trong công tác nghiên cứu thị trường, marketing quốc tế, thiết

kế thời trang…

Ngành dệt may thành phố chưa có kế hoạch trong việc đào tạo đội ngũ lao

động đáp ứng yêu cầu trong sản xuất hàng xuất khẩu.

Hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư…trong thời gian qua tuy

đã có nhiều cố gắng song chưa hiệu quả.

Việc hội nhập, nắm bắt xu thế phát triển trong ngành dệt may thế giới của

các doanh nghiệp Đà Nẵng vẫn còn nhiều lúng túng.

Page 14: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

xiv

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG

DỆT MAY Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG ĐIỀU KIỆN

VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

3.1. Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi Việt Nam

gia nhập WTO

3.1.1. Xu thế chuyển biến của thế giới và khu vực

3.1.2. Xu hướng phát triển của ngành dệt may thế giới trong tiến trình hội

nhập kinh tế quốc tế

3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi Việt Nam gia

nhập WTO

3.1.3.1. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập WTO

3.1.3.2. Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO

Cơ hội

Các rào cản xuất khẩu hàng dệt may vào các nước thành viên WTO sẽ

được xóa bỏ.

Mức độ phụ thuộc của hàng dệt may Việt Nam vào các thị trường chính

như Mỹ, EU sẽ giảm đi, rủi ro thương mại cũng sẽ thấp dần.

Trên nguyên tắc thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ, khi Việt

Nam gia nhập WTO, Mỹ sẽ không áp dụng các biện pháp tự vệ như đã áp

dụng khi đàm phán gia nhập WTO với Trung Quốc trước đây.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nổ lực, tự thân vận

động, thay đổi cung cách sản xuất kinh doanh, tự điều chỉnh cho phù hợp với

tình hình biến động của quốc tế.

Việt Nam sẽ không bị thua thiệt trong tranh chấp thương mại hàng hóa nói

chung và hàng dệt may nói riêng.

Dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng nhanh bằng việc phát huy

“nội lực” dựa trên những lợi thế của mình.

Page 15: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

xv

Thách thức

Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp cũng sẽ bị chia sẻ thị trường nội địa

cho các đối thủ nước ngoài.

Dệt may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với những thành viên

khổng lồ của WTO mà tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ.

Do Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường nên Việt

Nam vẫn có thể bị kiện bán phá giá và các nước có thể áp dụng biện pháp

chống bán phá giá đối với hàng dệt may.

Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam sẽ rất thấp trên thị

trường quốc tế.

3.1.4. Một số vấn đề đặt ra đối với ngành dệt may Việt Nam trong điều kiện

gia nhập WTO

Đầu tư xây dựng nhà xưởng hiện đại, đổi mới thiết bị, công nghệ.

Từng bước chuyển từ hình thức gia công sang trực tiếp sản xuất và xuất khẩu.

Quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp may, cơ sở vệ tinh

sản xuất nguyên liệu, phụ liệu, bao bì cho ngành dệt may.

Đầu tư nghiên cứu mẫu, mã, mốt thời trang quốc tế, nắm bắt kịp thời xu

thế lớn trong ngành thời trang.

Có chính sách hỗ trợ và hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp dệt may nhanh

chóng xác lập và đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế

Đẩy mạnh xúc tiến thị trường.

Tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân và cán bộ quản lý sản xuất, thiết

kế, lao động có tay nghề cao…

3.1.5. Các cam kết của Việt Nam trong WTO liên quan đến xuất khẩu hàng

dệt may

Các cam kết về thuế

Cam kết bãi bỏ QĐ 55 của Chính phủ về tăng tốc ngành dệt may

Page 16: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

xvi

3.2. Chiến lược phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng giai đoạn

2006- 2015, tầm nhìn đến 2020

3.2.1. Chiến lược phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng giai đoạn

2006-2015, tầm nhìn đến năm 2020

Quan điểm phát triển ngành dệt may TP Đà Nẵng đến năm 2015

Phương hướng phát triển ngành dệt may TP Đà Nẵng đến năm 1015

Mục tiêu phát triển ngành dệt may TP Đà Nẵng đến năm 2015

3.2.2. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may của thành phố Đà

Nẵng giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2020

Tập trung đưa Đà Nẵng trở thành khu vực sản xuất và xuất khẩu hàng dệt

may lớn nhất khu vực miền Trung.

Về kim ngạch: Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu dệt may thành phố năm

2015 đạt từ 180-200 triệu USD, chiếm 25% giá trị xuất khẩu công nghiệp của

thành phố.

3.2.3. Dự báo các yếu tố chủ yếu phát triển ngành dệt may thành phố

Đà Nẵng

Dự báo về thị trường.

Dự báo về nguồn nhân lực.

Dự báo về khoa học công nghệ.

Dự báo về cơ sở hạ tầng.

3.3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố

Đà Nẵng

3.3.1. Nhóm giải pháp đối với Chính phủ

3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tạo tính tương thích

với những tiêu chuẩn trong quá trình hội nhập

Page 17: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

xvii

Tiếp tục rà soát lại hệ thống luật pháp nhằm loại bỏ những văn bản lỗi

thời, bất cập.

Khẩn trương hoàn thiện lại hệ thống luật nhằm tạo sự tương thích với luật

pháp quốc tế.

Ban hành cơ chế giám sát việc thực thi các hệ thống luật theo qui định

quốc tế.

3.3.1.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính

Cải cách chính sách thuế xuất nhập cho phù hợp.

Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu.

Hoàn thiện thủ tục hành chính trong khâu hải quan.

3.3.1.3. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại

Các bộ, ban, ngành, hiệp hội dệt may nên phối hợp với các cơ quan xúc tiến

của chính phủ trong các hoạt động nghiên cứu thị trường, hỗ trợ cung cấp thông

tin cho các doanh nghiệp dệt may cũng như xây dựng chính sách hợp lý.

3.3.1.4. Phát huy sức mạnh và vai trò của hiệp hội dệt may

Hiệp hội dệt may phải tăng cường hoạt động góp phần từng bước khắc

phục những yếu kém hiện nay của ngành dệt may Việt Nam nói chung và dệt

may Đà Nẵng nói riêng.

3.3.2. Nhóm giải pháp đối với thành phố Đà Nẵng

3.3.2.1. Phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo toàn diện cho cán bộ quản lý ngành dệt may, đội ngũ thiết kế thời

trang, marketing, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề.

Đổi mới mô hình, nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu của ngành, chú

trọng đào tạo tại chỗ, kết hợp chặc chẽ giữa lý thuyết và thực hành.

Phối hợp giữa hệ thống các cơ sở đào tạo trên và ngoài địa bàn nhằm đáp

ứng nhu cầu ngày càng lớn của ngành.

Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, kiểm tra nâng bậc lương

trong doanh nghiệp dệt may.

Page 18: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

xviii

Xây dựng chính sách tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ phù hợp để giữ và

thu hút lao động cho ngành.

3.3.2.2. Đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngành dệt may

Chú trọng công tác nghiên cứu chiến lược phát triển của ngành trong mỗi

thời kỳ, dành một khoản chi phí thích đáng cho công tác này để tạo ra tiền đề

cho sự phát triển liên tục, bền vững của doanh nghiệp.

Đầu tư có trọng điểm, chọn lọc, đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản

phẩm trong hội nhập khu vực và quốc tế.

Sử dụng vốn đúng mục đích, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng dùng vốn

lưu động vào đầu tư xây dựng cơ bản, lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp.

Tập trung xây dựng các dự án đầu tư huy động được nhiều nguồn vốn từ

nhiều đối tác, chú trọng công tác kêu gọi đầu tư nước ngoài.

3.3.2.3. Liên kết giữa các thành phần kinh tế trong ngành dệt may để phát huy

sức mạnh tổng thể

Chọn từ 2-3 doanh nghiệp Nhà nước đủ mạnh làm nòng cốt ở các khâu

sợi, dệt, may. Đây sẽ là doanh nghiệp đầu đàn giữ vai trò chủ đạo để thu hút

các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác làm vệ tinh.

Mỗi doanh nghiệp cần chuyên môn hóa, làm chủ một vài công nghệ từ

đó mở rộng liên kết hợp tác trong khâu cung cấp nguyên liệu, trong khâu sản

xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị để khai thác tối đa công suất của các

thiết bị hiện đại, thết bị chuyên dùng.

Khu vực kinh tế quốc doanh tập trung sản xuất các sản phẩm đòi hỏi

vốn đầu tư lớn, hàm lượng chế biến và kỹ thuật cao, khu vực kinh tế dân

doanh sản xuất những sản phẩm cần đến kỹ thuật thủ công và sự khéo léo,

làm vệ tinh sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện khâu hoàn tất có giá trị thẩm

mỹ cao, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phát huy ưu thế về kỹ thuật, về thời

trang, tạo mốt cho sản phẩm.

Page 19: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

xix

3.3.2.4. Phát triển nguồn nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt

may Đà Nẵng

Phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may:

Xây dựng chiến lược phát triển tổng thể vùng nguyên phụ liệu cho ngành

dệt may.

Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút vốn phát triển vùng

nguyên liệu.

Đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ ở các khâu kéo sợi, dệt vải, cần

tập trung đi vào công nghệ sau dệt, hoàn tất sản phẩm.

Củng cố, khôi phục các hoạt động dệt thảm, dệt lụa, tơ tằm của thành phố

Khôi phục các làng nghề trồng dâu nuôi tằm truyền thống tại đại phương

và các vùng phụ cận như làng dâu tằm Thu Bồn, Điện Quang, Điện Hòa…

Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ngành dệt may:

Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp phụ trợ

ngành dệt may.

Đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển công nghiệp phụ trợ dệt may bằng

cách huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện cần thiết để phát triển ngành

công nghiệp phụ trợ dệt may.

Khuyến khích đầu tư chuyển giao công nghệ hiện đại phục vụ phát triển

ngành công nghiệp phụ trợ dệt may.

3.3.2.5. Giải pháp về tổ chức quản lý

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với ngành dệt may trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng của các sở, ban, ngành.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình kiểm

soát hoạt động của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố.

Tranh thủ sự hỗ trợ của hiệp hội dệt may Việt Nam, nâng cao hiệu quả

hoạt động của hiệp hội dệt may thành phố.

Page 20: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

xx

Thực hiện tốt các chính sách của Trung ương và thành phố về việc hỗ

trợ cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu.

Sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn theo mục tiêu định

hướng cụ thể.

Thành phố dành một khoản kinh phí hằng năm cho công tác nghiên cứu

khoa học, nghiên cứu sản phẩm, định hướng đầu tư cho ngành dệt may.

3.3.3. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng

3.3.3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may xuất khẩu

Kiểm tra chặc chẽ chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào, tạo nguồn cung

ứng ổn định.

Thực hiện quản lý sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000,

ISO 14000, SA 8000…

Tăng cường nội địa hóa sản phẩm xuất khẩu, tăng năng suất, tiết kiệm chi

phí sản xuất, lưu thông.

Đảm bảo qui trình sản xuất về số lượng, chất lượng, mẫu mã, giao hàng

nhanh và đúng hạn.

Đầu tư công tác thiết kế thời trang, nghiên cứu sáng tạo mẫu mốt phù hợp

với xu thế thời trang quốc tế, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dệt may

xuất khẩu.

3.3.3.2. Tạo lập và phát triển thương hiệu

Xây dựng và thực hiện chương trình “Thương hiệu dệt may Đà Nẵng”

Nghiên cứu, phân tích thị trường, phân đoạn thị trường mục tiêu.

Xác định cho ngành một hình ảnh, một vị trí nhất quán rõ nét trong tâm trí

thị trường mục tiêu.

Thực hiện đăng ký tài sản nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu, tổ chức hội

thảo, xúc tiến thương mại, tổ chức sự kiện…

3.3.3.3. Giải pháp phát triển thị trường

Xây dựng phòng marketing của các công ty, hoàn thiện và phát triển hệ

thống thông tin về thị trường.

Page 21: LỜI MỞ ĐẦU - elb.lic.neu.edu.vn

xxi

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu marketing, nghiên cứu thị trường, hướng

tới việc phân đoạn và lựa chọn những thị trường mục tiêu.

Xây dựng chiến lược về danh mục hàng hóa, về giá, về phân phối sản phẩm.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng.

Mở rộng mạng lưới đại lý tiêu thụ ở các thị trường mục tiêu.

Xây dựng và đăng ký nhãn mác thương hiệu cho sản phẩm, khẳng định và

phát triển thương hiệu sản phẩm dệt may Đà Nẵng trên thị trường trong và

ngoài nước.

Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu sản phẩm

của doanh nghiệp.

3.3.3.4. Thay đổi phương thức xuất khẩu

Từng bước chuyển từ hình thức gia công và xuất khẩu qua trung gian sang

phương thức xuất khẩu trực tiếp. Để làm được điều này các doanh nghiệp dệt

may Đà Nẵng cần phải:

Chủ động nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Xây dựng qui trình dệt may khép kín từ sản xuất thượng nguồn đến thiết

kế mẫu mã, sản xuất thành phẩm, kênh phân phối, thương hiệu…

Tạo lập và khẳng định uy tín, thương hiệu trên thị trường quốc tế.

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC