Top Banner
127

LỜI GIỚI THIỆUviethanit.edu.vn/wp-content/uploads/dataimages/SoTay_HSSV-Khoa12.pdf · Hàn, cơ sở đào tạo công lập trình độ cao đẳng trực thuộc Bộ Bƣu

Nov 15, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 1

    LỜI GIỚI THIỆU

    Kính chào Quý vị và các bạn sinh viên!

    Trƣờng Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn, xin

    gửi lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc

    đến các bậc phụ huynh, các em sinh viên và các đối tác!

    Kính thưa Quý vị!

    Ngày 03/05/2007, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết

    định thành lập Trƣờng Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt –

    Hàn, cơ sở đào tạo công lập trình độ cao đẳng trực thuộc Bộ Bƣu

    chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đánh dấu

    việc hiện thực hóa món quà tặng trị giá 10 triệu USD của Tổng thống

    Hàn Quốc đối với Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam.

    Là trƣờng đào tạo chuyên về Công nghệ thông tin và truyền thông,

    ban đầu chỉ có 04 ngành với 06 chuyên ngành, đến nay nhà trƣờng đã

    mở rộng thành 16 ngành. Sinh viên của trƣờng sau khi tốt nghiệp đƣợc

    các cơ quan, doanh nghiệp tuyển dụng đánh giá cao cả về kiến thức

    chuyên môn và kỹ năng thực hành.

    Việt Nam đang bƣớc vào giai đoạn phát triển kinh tế mới mang đến

    nhiều cơ hội cùng những thách thức mới về nhu cầu nguồn nhân lực

    chất lƣợng cao. Trƣờng Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt

    – Hàn luôn chú trọng vào đào tạo thực hành nhằm giúp các bạn sinh

    viên khi tốt nghiệp ra trƣờng trở thành những cử nhân vững kiến thức

    chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp tốt, bản lĩnh, tự tin và có tƣ duy

    sáng tạo trong xử lý, điều hành công việc. Chúng tôi cam kết nỗ lực

    hết mình để đem đến cho các bạn môi trƣờng học tập tốt nhất với hệ

    thống cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, đội ngũ giảng viên đƣợc đào

    tạo bài bản, giỏi về kiến thức chuyên môn và tràn đầy nhiệt huyết;

    chƣơng trình đào tạo đƣợc tham khảo và vận dụng từ các trƣờng đại

    học danh tiếng tại Hàn Quốc có tính thực tiễn cao với phƣơng pháp

    đào tạo linh hoạt dựa trên nền tảng thực hành; ngƣời học có cơ hội

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 2

    thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam

    và Hàn Quốc, Nhật Bản; sinh viên sau khi tốt nghiệp cơ hội đƣợc tiếp

    tục học liên thông lên đại học tại Hàn Quốc …

    Hãy đến với Trƣờng Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt

    – Hàn, chúng tôi sẽ là “VIỆT HÀN IT - MỘT ĐIỂM TỰA” vững

    chắc giúp các bạn thực hiện ƣớc mơ xây dựng tƣơng lai của mình.

    Trân trọng!

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 3

    MỤC LỤC

    LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................... 1

    MỤC LỤC ............................................................................................ 3

    HỆ THỐNG TỔ CHỨC ..................................................................... 8

    THÔNG TIN CHUNG CỦA NHÀ TRƢỜNG .................................. 9

    DANH BẠ ĐIỆN THOẠI CÁC ĐƠN VỊ CẦN DÙNG .................. 10

    PHẦN I. CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN ............................ 11

    A. QUYỀN VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN .... 11

    I. Nhiệm vụ của học sinh, sinh viên (Điều 3) ........................... 11

    II. Quyền của học sinh, sinh viên (Điều 4) ................................ 11

    III. Những hành vi học sinh, sinh viên không đƣợc làm (Điều 5) .... 13

    B. NỘI DUNG CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN VÀ HỆ

    THỐNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ .................................................. 13

    1. Tổ chức hoạt động giáo dục, tuyên truyền ............................ 13

    2. Công tác quản lý HSSV ........................................................ 14

    3. Tổ chức sinh hoạt chính trị đầu khóa, đầu năm học và cuối

    khóa cho HSSV. ........................................................................... 15

    4. Công tác hỗ trợ và dịch vụ đối với HSSV ............................. 15

    5. Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về HSSV. .............. 15

    6. Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về HSSV, thực trạng

    việc làm của HSSV sau khi tốt nghiệp định kỳ và đột xuất theo

    yêu cầu của cơ quan quản lý. ....................................................... 16

    C. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN .. 20

    1. Học bổng khuyến khích học nghề ......................................... 20

    2. Học bổng do các tổ chức, cá nhân ngoài trƣờng tài trợ ........ 22

    II. MIỄN GIẢM HỌC PHÍ ..................................................... 23

    1. Lộ trình học phí và mức học phí tín chỉ ................................ 23

    2. Đối tƣợng miễn học phí 100% .............................................. 24

    3. Đối tƣợng đƣợc giảm học phí ............................................... 27

    4. Đối tƣợng đƣợc hỗ trợ chi phí học tập .................................. 28

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 4

    III. TRỢ CẤP XÃ HỘI ............................................................. 29

    1. Đối tƣợng .............................................................................. 29

    2. Thủ tục ................................................................................... 30

    IV. TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN .. 30

    1. Đối tƣợng .............................................................................. 30

    2. Phƣơng thức cho vay ............................................................. 31

    3. Mức vốn cho vay ................................................................... 31

    4. Thời hạn cho vay ................................................................... 31

    5. Lãi suất cho vay ..................................................................... 32

    6. Thủ tục ................................................................................... 32

    V. CHÍNH SÁCH NỘI TRÚ ĐỐI VỚI HSSV ....................... 33

    1. Đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách nội trú ............................. 33

    2. Mức học bổng chính sách và các khoản hỗ trợ khác ............. 33

    3. Nguyên tắc thực hiện chính sách ........................................... 34

    4. Hồ sơ cấp chính sách nội trú, 01 bộ bao gồm ....................... 35

    5. Nộp hồ sơ và thẩm định hồ sơ ............................................... 37

    6. Phƣơng thức chi trả học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ

    khác .............................................................................................. 38

    7. Quy định về dừng cấp học bổng chính sách và các Khoản hỗ

    trợ khác ......................................................................................... 39

    D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN HỌC SINH, SINH

    VIÊN ............................................................................................... 41

    Điều 8. Nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV .......... 41

    Điều 9. Nội dung và thang điểm đánh giá .................................... 41

    Điều 10. Tiêu chí trong các nội dung đánh giá ............................ 42

    Điều 11. Phân loại kết quả rèn luyện ........................................... 43

    Điều 12. Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV .......... 43

    Điều 13. Thời gian đánh giá và cách tính điểm ........................... 45

    Điều 14. Sử dụng kết quả đánh giá rèn luyện của HSSV ............ 45

    Điều 15. Quyền khiếu nại của HSSV về kết quả đánh giá rèn

    luyện ............................................................................................. 45

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 5

    E. THI ĐUA, KHEN THƢỞNG HỌC SINH, SINH VIÊN ....... 46

    Điều 16. Tổ chức thi đua khen thƣởng và kỷ luật trong HSSV ... 46

    Điều 17. Nội dung, hình thức khen thƣởng HSSV ...................... 47

    Điều 18. Trình tự, thủ tục xét khen thƣởng HSSV ...................... 51

    Điều 19. Hình thức kỷ luật đối với HSSV ................................... 52

    Điều 20. Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật HSSV ................. 52

    Điều 21. Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật ..................... 53

    Điều 22. Quyền khiếu nại về khen thƣởng và kỷ luật .................. 54

    PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN HỌC

    SINH, SINH VIÊN ............................................................................ 55

    G. NỘI QUY HỌC ĐƢỜNG ........................................................ 62

    1. Quy định ra vào trƣờng: Học sinh, sinh viên khi ra, vào

    trƣờng phải thực hiện các quy định sau: ...................................... 62

    2. Quy định trang phục học đƣờng của học sinh, sinh viên: ..... 62

    3. Quy định về văn hoá, ứng xử ................................................ 62

    4. Quy định trong lớp học đối với Học sinh, sinh viên ............. 63

    5. Các quy định khác ................................................................. 63

    H. NỘI QUY KÝ TÚC XÁ ............................................................ 65

    PHẦN II. QUY CHẾ ĐÀO TẠO, QUY CHẾ TỔ CHỨC ĐÀO

    TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO

    PHƢƠNG THỨC TÍCH LŨY MÔ-ĐUN HOẶC TÍN CHỈ .......... 67

    CHƢƠNG 1. QUY ĐỊNH CHUNG ............................................ 67

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng ....................... 67

    Điều 2. Mục tiêu và phƣơng thức đào tạo .................................... 67

    Điều 3. Thời gian khóa học và thời gian hoạt động giảng dạy .... 68

    Điều 4. Kế hoạch đào tạo ............................................................. 70

    Điều 5. Đăng ký nhập học ............................................................ 70

    Điều 6. Chuyển ngành, nghề đào tạo ........................................... 71

    Điều 7. Học cùng lúc hai chƣơng trình ........................................ 72

    Điều 8. Nghỉ học tạm thời, nghỉ ốm ............................................. 72

    Điều 9. Miễn trừ, bảo lƣu kết quả học tập ................................... 74

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 6

    Điều 10. Chuyển trƣờng ............................................................... 75

    CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO .......................................... 76

    Điều 1. Tổ chức lớp học ............................................................... 76

    Điều 2. Đăng ký khối lƣợng học tập ............................................ 77

    Điều 3. Rút bớt môn học, mô-đun đã đăng ký ............................. 77

    Điều 4. Điều kiện và số lần dự thi kết thúc môn học, mô-đun ..... 78

    Điều 5. Học và thi lại ................................................................... 79

    Điều 6. Cách tính điểm môn học, mô-đun, điểm trung bình chung

    học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy ..... 79

    Điều 7. Quy đổi điểm môn học, mô-đun và điểm trung bình chung

    học kỳ, điểm trung bình chung tích lũy ........................................ 81

    Điều 8. Xếp hạng năm đào tạo và học lực ................................... 83

    Điều 9. Xử lý ngƣời học vi phạm về thi, kiểm tra ....................... 84

    Điều 10. Cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học, tự thôi học ... 86

    CHƢƠNG 3. XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ............ 87

    Điều 11. Điều kiện xét, công nhận tốt nghiệp .............................. 87

    Điều 12. Xếp loại tốt nghiệp ........................................................ 88

    Điều 13. Cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, bảng điểm,

    giấy chứng nhận kết quả học tập, bằng tốt nghiệp ....................... 88

    CHƢƠNG 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ..................................... 89

    Điều 14. Quản lý hồ sơ, tài liệu đào tạo ....................................... 89

    Điều 15. Tổ chức thực hiện .......................................................... 91

    PHẦN III. QUY CHẾ THI, KIỂM TRA ......................................... 92

    CHƢƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG .............................. 92

    Điều 1. Đối tƣợng áp dụng và phạm vi điều chỉnh ...................... 92

    Điều 2. Trách nhiệm của các đơn vị ............................................. 92

    CHƢƠNG II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ ............................ 94

    Điều 3. Tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra định kỳ và thi

    kết thúc môn học, mô-đun ............................................................ 94

    Điều 4. Điều kiện và số lần dự thi kết thúc môn học, mô-đun, học

    và thi lại ........................................................................................ 96

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 7

    Điều 5. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi ....................................... 98

    Điều 6. Chấm điểm .................................................................... 100

    Điều 7. Điểm kiểm tra thƣờng xuyên, điểm kiểm tra định kỳ,

    phiếu ghi điểm thi, danh sách thi. .............................................. 101

    Điều 8. Chấm phúc khảo ............................................................ 103

    Điều 9. Quản lý điểm ................................................................. 103

    Điều 10. Cách tính điểm môn học, mô-đun, điểm trung bình chung

    học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy ....... 104

    Điều 11. Xếp hạng năm đào tạo và học lực ............................... 108

    Điều 12. Trách nhiệm của Giảng viên coi thi (GVCT) .............. 109

    Điều 13. Xử lý cán bộ, giảng viên vi phạm quy chế .................. 112

    Điều 14. Trách nhiệm của thí sinh khi dự thi ............................. 113

    Điều 15. Xử lý thí sinh vi phạm quy chế ................................... 114

    Điều 16. Quy định thi trên máy tính .......................................... 116

    CHƢƠNG III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH .............................. 118

    Điều 17. Điều khoản thi hành .................................................... 118

    CHƢƠNG I. BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TRƢỜNG ............... 119

    1. Cơ cấu tổ chức ..................................................................... 119

    2. Nhiệm vụ của BCH Đoàn trƣờng ........................................ 119

    3. Sinh hoạt, hội họp của BCH Đoàn trƣờng. ......................... 120

    CHƢƠNG II. BAN CHẤP HÀNH CÁC CHI ĐOÀN .............. 121

    1. Về tổ chức Ban chấp hành chi đoàn .................................... 121

    2. Những nhiệm vụ Ban chấp hành chi đoàn: ......................... 121

    3. Nội dung sinh hoạt của BCH chi đoàn – Chi đoàn. ............ 122

    CHƢƠNG III. BAN CHẤP HÀNH CHI ĐOÀN CÁN BỘ

    GIẢNG VIÊN ............................................................................... 122

    1. Về tổ chức Ban chấp hành chi đoàn .................................... 122

    2. Những nhiệm vụ Ban chấp hành chi đoàn .......................... 122

    3. Nội dung sinh hoạt của BCH chi đoàn – Chi đoàn. ............ 123

    DANH BẠ ĐIỆN THOẠI CỦA ĐOÀN – HỘI ............................. 124

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 8

    HỆ THỐNG TỔ CHỨC

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 9

    THÔNG TIN CHUNG CỦA NHÀ TRƢỜNG

    Tên tiếng Việt : TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

    HỮU NGHỊ VIỆT – HÀN

    Tên tiếng Anh : Korea-Vietnam Friendship Information Technology

    College

    Tên viết tắt : KVFITC

    Địa chỉ : Phƣờng Hòa Quý, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố

    Đà Nẵng

    Tài khoản : 2006201001299 tại Ngân hàng NN&PTNT Ngũ Hành

    Sơn, Đà Nẵng.

    Điện thoại : 02363.962962 – 3962888

    Fax : 02363.962976

    Website : www.viethanit.edu.vn

    Email : [email protected]

    Facebook : https://www.facebook.com/viethanicu/

    Youtube : https://www.youtube.com/viethanicu

    http://www.viethanit.edu.vn/

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 10

    DANH BẠ ĐIỆN THOẠI CÁC ĐƠN VỊ CẦN DÙNG

    TT Họ và tên Chức vụ Đơn vị Điện thoại

    1 Nguyễn Quang Vũ P. Trƣởng phòng Phòng Đào tạo 02363.962889

    0901.982982

    2 Trần Thị Kim Oanh Trƣởng phòng Phòng Chính trị

    và Công tác SV

    02363.962965

    0905.204569

    3 Nguyễn Văn Tân Trƣởng phòng Phòng Kế hoạch –

    Tài chính

    02363.962968

    0914.519226

    4 Nguyễn Hải Trƣởng phòng Phòng Hành chính

    – Quản trị

    02363.962967

    0913.412566

    5 Ngô Đức Lâm Tổ trƣởng Tổ Ký túc xá 0914.000495

    6 Nguyễn Thị Hồng Thắm Tổ trƣởng Tổ Y tế 0902.317597

    7 Nguyễn Thanh Sơn Tổ trƣởng Tổ Bảo vệ 0905.439896

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 11

    PHẦN I. CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN

    A. QUYỀN VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN

    (Trích Quy chế công tác học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng CNTT hữu nghị Việt - Hàn ban

    hành kèm theo Quyết định số 269/QĐ-CĐVH ngày 23/7/2018 của Hiệu trưởng)

    I. Nhiệm vụ của học sinh, sinh viên (Điều 3)

    1. Chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp

    luật của Nhà nƣớc, nội quy, quy chế và quy định của Nhà trƣờng.

    2. Học tập, rèn luyện theo chƣơng trình, kế hoạch đào tạo của Nhà

    trƣờng; chủ động, tích cực học tập, nghiên cứu, sáng tạo.

    3. Tích cực rèn luyện đạo đức và phong cách, lối sống; tôn trọng

    giáo viên, cán bộ, nhân viên và các HSSV khác trong Nhà trƣờng;

    đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện; thực hiện nếp sống

    văn hóa trong trƣờng học.

    4. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động

    xã hội vì cộng đồng, phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu

    của Nhà trƣờng và các hoạt động khác của HSSV.

    5. Tham gia phòng, chống tiêu cực, các biểu hiện và hành vi gian

    lận trong học tập, thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập; kịp thời

    báo cáo với khoa, phòng, bộ phận chức năng, Hiệu trƣởng Nhà trƣờng

    hoặc cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực,

    gian lận hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy

    chế của Nhà trƣờng.

    6. Tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao

    thông, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong trƣờng học,

    gia đình và cộng đồng.

    7. Có ý thức bảo vệ tài sản của Nhà trƣờng.

    8. Đóng học phí và bảo hiểm y tế theo quy định.

    9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của

    Nhà trƣờng.

    II. Quyền của học sinh, sinh viên (Điều 4)

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 12

    1. Đƣợc nhập học theo đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu

    đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Lao động - Thƣơng

    binh và Xã hội và của Nhà trƣờng. Đƣợc xét, tiếp nhận vào ở ký túc xá

    theo quy định, phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trƣờng.

    2. Đƣợc nghe phổ biến về chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đối với

    HSSV trong quá trình tham gia các chƣơng trình giáo dục nghề

    nghiệp.

    3. Đƣợc học hai chƣơng trình đồng thời, chuyển trƣờng, đăng ký dự

    tuyển đi học ở nƣớc ngoài, học lên trình độ đào tạo cao hơn theo quy

    định của pháp luật; đƣợc nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.

    4. Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam,

    Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam và

    các tổ chức tự quản của HSSV, các hoạt động xã hội có liên quan đến

    HSSV trong và ngoài Nhà trƣờng theo quy định của pháp luật.

    5. Tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia kỳ thi tay nghề các cấp,

    hội thi văn hóa, hội diễn văn nghệ, hội thao và các cuộc thi tài năng,

    sáng tạo khoa học, kỹ thuật khác phù hợp với mục tiêu đào tạo của

    Nhà trƣờng.

    6. Đƣợc tham gia lao động, làm việc theo quy định của pháp luật

    khi đi thực tập tại doanh nghiệp trong khuôn khổ quy định của chƣơng

    trình đào tạo và các thỏa thuận của Nhà trƣờng và doanh nghiệp.

    7. Đƣợc tham gia góp ý kiến các hoạt động đào tạo và các điều kiện

    đảm bảo chất lƣợng giáo dục nghề nghiệp trong Nhà trƣờng; đƣợc trực

    tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải

    pháp nhằm góp phần xây dựng và phát triển Nhà trƣờng; đƣợc đề đạt

    nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trƣởng để giải quyết các vấn đề có

    liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của HSSV.

    8. Đƣợc cấp bằng tốt nghiệp, bảng điểm học tập và rèn luyện và các

    giấy tờ khác liên quan; đƣợc giải quyết các thủ tục hành chính khi đủ

    điều kiện công nhận tốt nghiệp.

    9. Đƣợc chăm sóc sức khỏe trong quá trình học tập theo quy định.

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 13

    10. Đƣợc hƣởng các quyền khác theo quy định của pháp luật và

    Nhà trƣờng.

    III. Những hành vi học sinh, sinh viên không đƣợc làm (Điều 5)

    1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín, xâm phạm thân thể đối

    với nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, ngƣời lao động và HSSV khác

    trong Nhà trƣờng.

    2. Gian lận trong học tập, thi, kiểm tra và làm giả hồ sơ để hƣởng

    các chính sách đối với HSSV.

    3. Tự ý nghỉ học, nghỉ thực tập, thực hành khi chƣa đƣợc sự đồng ý

    của Nhà trƣờng.

    4. Say rƣợu bia khi đến lớp.

    5. Gây rối an ninh, trật tự trong Nhà trƣờng và nơi công cộng.

    6. Cố ý vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

    7. Tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dƣới mọi hình thức.

    8. Sản xuất, mua bán, vận chuyển, phát tán, sử dụng, tàng trữ hoặc

    lôi kéo ngƣời khác sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, ma

    túy, chất gây nghiện và các loại chất cấm khác, các tài liệu, ấn phẩm

    có nội dung chứa thông tin phản động, đồi trụy đi ngƣợc với truyền

    thống, bản sắc văn hóa dân tộc và các tài liệu cấm khác theo quy định

    của Nhà nƣớc; tổ chức, tham gia hoạt động, truyền bá mê tín dị đoan

    và các hành vi vi phạm khác trong Nhà trƣờng.

    9. Đăng tải, bình luận, chia sẻ các bài viết, hình ảnh có nội dung

    dung tục, đồi trụy, bạo lực, phản động, xâm phạm an ninh quốc gia,

    chống phá Đảng và Nhà nƣớc, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín

    của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Intenet.

    10. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động trái pháp luật khác.

    B. NỘI DUNG CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN

    VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ

    (Chương III - Quy chế Công tác HSSV)

    1. Tổ chức hoạt động giáo dục, tuyên truyền

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 14

    a) Giáo dục chính trị tƣ tƣởng: Giáo dục, tuyên truyền để HSSV

    nắm vững và thực hiện đúng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng; có lý

    tƣởng, tri thức pháp luật và bản lĩnh chính trị vững vàng;

    b) Giáo dục đạo đức, lối sống: Giáo dục, tuyên truyền cho HSSV về

    những giá trị, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam,

    chuẩn mực đạo đức chung của xã hội, đạo đức nghề nghiệp; lối sống

    lành mạnh, văn minh phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc; ý thức

    trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể, cộng đồng;

    c) Giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật: Nâng cao nhận thức

    và ý thức tuân thủ pháp luật; sống, học tập và rèn luyện theo pháp luật;

    d) Tạo điều kiện, giúp đỡ HSSV phấn đấu, rèn luyện để đƣợc đứng

    trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam và tham gia các tổ chức

    đoàn thể trong Nhà trƣờng;

    e) Giáo dục thể chất: Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động

    thể thao, văn hóa, văn nghệ và bồi dƣỡng các kỹ năng chăm sóc sức

    khỏe gia đình và cộng đồng.

    2. Công tác quản lý HSSV

    a) Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định;

    b) Thống kê, tổng hợp dữ liệu; quản lý, lƣu trữ hồ sơ và giải quyết

    các công việc hành chính liên quan đến HSSV;

    c) Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, kết quả rèn luyện của HSSV;

    phát động, tổ chức các phong trào thi đua, tạo điều kiện cho HSSV

    tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học; tham dự kỳ thi tay nghề các

    cấp, hội thi văn hóa, hội diễn văn nghệ, hội thao; giám sát việc thực

    hiện các quy chế, quy định của HSSV; thƣờng trực công tác khen

    thƣởng và kỷ luật HSSV;

    d) Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các

    quy định về công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng

    chống tội phạm và các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nƣớc, tệ nạn

    xã hội trong HSSV; phối hợp với công an và chính quyền địa phƣơng

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 15

    để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, giải quyết các vụ

    việc liên quan đến HSSV trong và ngoài Nhà trƣờng;

    e) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn, theo dõi, tổng hợp

    và giải quyết các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến

    HSSV;

    g) Quản lý HSSV nội trú, ngoại trú: Xét, tiếp nhận, ban hành và tổ

    chức thực hiện quy chế quản lý HSSV ở nội trú; phối hợp với cơ quan

    công an và chính quyền địa phƣơng trong việc quản lý HSSV ở ngoại

    trú.

    3. Tổ chức sinh hoạt chính trị đầu khóa, đầu năm học và cuối

    khóa cho HSSV.

    Định kỳ hằng năm tổ chức đối thoại giữa HSSV và Ban Giám hiệu

    Nhà trƣờng.

    4. Công tác hỗ trợ và dịch vụ đối với HSSV

    a) Tƣ vấn cho HSSV xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp

    với mục tiêu, năng lực, sức khỏe;

    b) Triển khai dịch vụ công tác xã hội trong Nhà trƣờng; tạo điều

    kiện giúp đỡ HSSV là ngƣời khuyết tật, ngƣời thuộc diện chính sách,

    HSSV có hoàn cảnh khó khăn và HSSV thuộc nhóm đối tƣợng cần sự

    hỗ trợ;

    c) Giáo dục kỹ năng mềm, kiến thức khởi nghiệp; bồi dƣỡng kiến

    thức về sức khỏe sinh sản và các kiến thức, kỹ năng bổ trợ cần thiết

    khác cho HSSV;

    d) Thông tin, tƣ vấn, giới thiệu việc làm cho HSSV;

    đ) Tổ chức các hoạt động phối hợp giữa Nhà trƣờng và doanh

    nghiệp, các tổ chức sử dụng ngƣời lao động nhằm tăng cƣờng rèn

    luyện kỹ năng nghề nghiệp cho HSSV phù hợp với yêu cầu thực tiễn;

    e) Tổ chức thực hiện công tác y tế trƣờng học theo quy định.

    5. Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về HSSV.

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 16

    6. Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về HSSV, thực trạng việc

    làm của HSSV sau khi tốt nghiệp định kỳ và đột xuất theo yêu cầu

    của cơ quan quản lý.

    Điều 7. Tổ chức, quản lý công tác HSSV

    Căn cứ Điều lệ trƣờng cao đẳng, Điều lệ trƣờng trung cấp, Hiệu

    trƣởng Nhà trƣờng quyết định thành lập hệ thống tổ chức, quản lý và

    quy định cụ thể trách nhiệm của đơn vị, cá nhân để đảm bảo thực hiện

    chức năng, nhiệm vụ công tác HSSV theo quy định. Cụ thể:

    7.1. Hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV của nhà trƣờng gồm:

    Hiệu trƣởng hoặc Phó Hiệu trƣởng đƣợc ủy quyền, phòng Chính trị &

    Công tác sinh viên, khoa, Cố vấn học tập (sau đây gọi tắt là CVHT) và

    lớp HSSV.

    7.2. Hiệu trƣởng hoặc Phó Hiệu trƣởng đƣợc ủy quyền thực hiện

    a. Chỉ đạo, tổ chức quản lý công tác HSSV. Bố trí các nguồn lực

    nhằm bảo đảm thực hiện tốt các nội dung của công tác HSSV.

    b. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng

    lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định của

    Bộ, ngành và địa phƣơng trong công tác HSSV; tạo điều kiện cho

    HSSV thực hiện đầy đủ quyền và nhiệm vụ của mình.

    c. Chỉ đạo tổ chức “Tuần Sinh hoạt công dân - HSSV” đầu khóa,

    đầu năm và cuối khóa học theo hƣớng dẫn của Bộ; hằng năm, tổ chức

    đối thoại với HSSV để cung cấp thông tin cần thiết cho HSSV, nắm

    bắt tâm tƣ, nguyện vọng và giải quyết kịp thời những thắc mắc, nhu

    cầu chính đáng của HSSV.

    d. Đảm bảo các điều kiện để phát huy hiệu quả vai trò của tổ chức

    Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam trong công tác

    HSSV; chú trọng công tác giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối

    sống cho HSSV.

    e. Quyết định sự tham gia của HSSV mang tính chất đại diện cho

    Trƣờng khi có sự huy động của địa phƣơng, các cấp, các ngành hoặc

    các tổ chức khác.

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 17

    7.3. Phòng Chính trị & Công tác sinh viên, có nhiệm vụ:

    a. Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch

    công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống và phổ biến

    đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc cho HSSV.

    b. Nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến tƣ tƣởng của HSSV và đề

    xuất chủ trƣơng, biện pháp và kế hoạch giáo dục.

    c. Chủ trì và tổ chức tuần Sinh hoạt công dân – HSSV đầu khóa,

    giữa khóa và cuối khóa.

    d. Chù trì tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện HSSV, phối hợp với

    các đơn vị có liên quan theo dõi sự rèn luyện, tu dƣỡng của HSSV và

    phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm thực hiện công tác tƣ vấn cho

    HSSV.

    e. Tham mƣu, đề xuất chế độ, chính sách của trƣờng đối với công

    tác HSSV. Phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết kịp thời các

    chế độ, chính sách của HSSV: Thi đua khen thƣởng, học bổng, miễn

    giảm học phí, trợ cấp.

    f. Thực hiện cấp giấy xác nhận, cấp thẻ HSSV, giấy giới thiệu

    HSSV.

    g. Phối hợp với các khoa, Đoàn thanh niên, các phòng ban tổ chức

    cho HSSV tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi,

    Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ, các hoạt động văn hóa

    văn nghệ thể thao, hoạt động xã hội và các hoạt động khuyến khích

    học tập khác.

    h. Quản lý khu nội trú, bố trí chỗ ở cho SV, tổ chức sinh hoạt và

    học tập ngoài giờ cho HSSV trong ký túc xá, bảo vệ tài sản, giữ gìn

    trật tự an ninh và phòng chống tệ nạn xã hội trong ký túc xá. Phối hợp

    với địa phƣơng, tổ chức đăng ký tạm trú, tạm vắng cho HSSV theo

    đúng quy định.

    7.4. Khoa đào tạo đƣợc tổ chức và có nhiệm vụ sau:

    a. Tổ chức hệ thống quản lý công tác HSSV tại khoa gồm: Lãnh

    đạo khoa - Giáo vụ - CVHT – Lớp HSSV.

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 18

    b. Tổ chức thực hiện sinh hoạt lớp định kỳ, đánh giá và tổng hợp

    kết quả rèn luyện HSSV.

    c. Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức các phong

    trào học tập rèn luyện của HSSV trong khoa: nghiên cứu khoa học,

    câu lạc bộ học thuật, văn nghệ, thể thao…

    d. Tổ chức xem xét và kiến nghị với trƣờng các hình thức khen

    thƣởng, kỷ luật và khiếu nại của HSSV.

    e. Định kỳ tổ chức họp CVHT lớp toàn Khoa ít nhất 1 lần/học kỳ để

    tổng hợp tình hình HSSV của Khoa. Tiếp nhận trực tiếp, xem xét, có ý

    kiến tƣ vấn và chuyển đến các đơn vị liên quan giải quyết các khiếu

    nại, phản hồi của HSSV về học tập, sinh hoạt và hoạt động đào tạo của

    nhà trƣờng.

    7.5. Cố vấn học tập có nhiệm vụ:

    a. Phổ biến, quán triệt quy chế, quy định của nhà trƣờng đến từng

    HSSV.

    b. ây dựng chƣơng trình, kế hoạch hoạt động chi tiết từng buổi

    sinh hoạt theo học kỳ.

    c. Kiểm soát quá trình học tập và rèn luyện của HSSV; giúp HSSV

    xây dựng kế hoạch học tập cá nhân và định hƣớng nghề nghiệp.

    d. Tƣ vấn HSSV trong học tập, nghiên cứu khoa học; giúp đỡ

    những HSSV có sức học yếu xây dựng kế hoạch học tập và trả nợ học

    phần hợp lý.

    e. Nắm rõ tình hình lên lớp, vắng học, kết quả học tập và rèn luyện

    của HSSV xuyên suốt cả quá trình học tập tại trƣờng để cảnh báo/nhắc

    nhở HSSV.

    f. Nắm rõ quá trình sinh hoạt ký túc xá và hoạt động phong trào của

    lớp.

    g. Khi kết thúc khóa học/nhiệm kỳ, CVHT bàn giao Sổ chủ nhiệm

    của lớp có ghi chép tình hình HSSV, đặc biệt là các HSSV cá biệt; có

    bàn giao số HSSV chƣa tốt nghiệp còn lại cho Khoa.

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 19

    Tất cả các hoạt động nghiệp vụ của CVHT đều phải đƣợc phản ánh

    vào Sổ Chủ nhiệm của lớp.

    7.6. Lớp HSSV

    a. Lớp HSSV bao gồm những HSSV cùng ngành, nghề, cùng khóa

    học. Lớp HSSV đƣợc duy trì ổn định trong cả khóa học, là nơi để

    Trƣờng tổ chức, quản lý về thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện,

    các hoạt động đoàn thể, các hoạt động xã hội, thi đua, khen thƣởng, kỷ

    luật.

    b. Ban cán sự lớp HSSV gồm: Lớp trƣởng và các lớp phó do tập thể

    HSSV trong lớp bầu, đƣợc Hiệu trƣởng công nhận. Nhiệm kỳ ban cán

    sự Lớp HSSV theo năm học.

    c. Nhiệm vụ của ban cán sự lớp HSSV:

    - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động

    sinh hoạt, đời sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạch của trƣờng,

    khoa, phòng, trung tâm;

    - Đôn đốc HSSV trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy

    chế về học tập, rèn luyện. Xây dựng nề nếp tự quản trong lớp;

    - Tổ chức, động viên giúp đỡ những HSSV gặp khó khăn trong học

    tập, rèn luyện. Thay mặt cho HSSV của lớp liên hệ với CVHT và các

    giảng viên bộ môn; đề nghị các khoa, phòng Chính trị & Công tác sinh

    viên và Ban giám hiệu nhà trƣờng giải quyết những vấn đề có liên

    quan đến nhiệm vụ và quyền của HSSV trong lớp;

    - Phối hợp chặt chẽ và thƣờng xuyên với tổ chức Đoàn TNCS Hồ

    Chí Minh, và Hội Sinh viên Việt Nam trong hoạt động của lớp;

    - Báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình học tập, rèn luyện theo học

    kỳ, năm học và những việc đột xuất của lớp với khoa hoặc phong

    Chính trị & Công tác sinh viên;

    d. Quyền lợi của ban cán sự lớp HSSV: Đƣợc ƣu tiên cộng điểm

    rèn luyện và các chế độ khác theo quy định của trƣờng.

    7.7. Lớp học phần

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 20

    a. Lớp học phần bao gồm những HSSV đăng ký cùng học một học

    phần. Lớp học phần đƣợc tổ chức theo thời gian học một học phần, là

    nơi để nhà trƣờng theo dõi, quản lý về học tập và ý thức kỷ luật của

    HSSV trong giờ học.

    b. Lớp trƣởng lớp học phần do Giảng viên chỉ định và có nhiệm kỳ

    theo thời gian học của học phần. Lớp trƣởng lớp học học phần có trách

    nhiệm báo cáo việc chấp hành nội quy, quy chế của HSSV trong lớp

    với khoa, phòng Chính trị & Công tác sinh viên. Lớp trƣởng lớp học

    phần đƣợc ƣu tiên cộng điểm rèn luyện và các chế độ khác theo quy

    định của Trƣờng.

    7.8. Các đơn vị khác

    Căn cứ theo quy định của Hiệu trƣởng về chức năng nhiệm vụ của

    đơn vị, lãnh đạo đơn vị phải ban hành các quy định và tổ chức thực

    hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác HSSV đƣợc quy định

    trong quy chế này một cách đầy đủ, hiệu quả.

    C. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN

    I. HỌC BỔNG

    1. Học bổng khuyến khích học nghề

    Căn cứ Quyết định Số: 70/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12

    năm 2008 của Bộ Lao động thương binh – Xã hội

    1.1. Phạm vi và đối tƣợng

    Học bổng khuyến khích học nghề đƣợc áp dụng cho học sinh, sinh

    viên học nghề tại các trƣờng cao đẳng nghề, trung cấp nghề (sau đây

    gọi tắt là học bổng khuyến khích học nghề).

    Đối tƣợng đƣợc xét cấp học bổng khuyến khích học nghề là những

    học sinh, sinh viên học nghề ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp

    nghề hệ chính quy tại các trƣờng cao đẳng nghề, trƣờng trung cấp

    nghề công lập, tƣ thục và có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

    1.2. Tiêu chuẩn xét cấp học bổng khuyến khích học nghề

    1. Học sinh, sinh viên học nghề có kết quả học tập đạt loại khá, loại

    giỏi, loại xuất sắc và kết quả rèn luyện đạt từ loại khá trở lên theo quy

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 21

    định tại Quyết định số 447/QĐ-CĐVH ngày 20/10/2017 của Hiệu

    trƣởng Trƣờng CĐ CNTT Hữu nghị Việt - Hàn về việc ban hành Quy

    chế kiểm tra, thi và Thông tƣ số 17/2017/TT-BLĐTB H ngày 30

    tháng 6 năm 2017 của Bộ Lao động thƣơng binh – Xã hội về việc ban

    hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong trƣờng trung cấp,

    trƣờng cao đẳng trong học kỳ xét học bổng thì đƣợc xét, cấp học bổng

    khuyến khích học nghề trong phạm vi quỹ học bổng khuyến khích học

    nghề của trƣờng.

    2. Những học sinh, sinh viên tham gia các kỳ thi tay nghề cấp Bộ,

    tỉnh, cấp quốc gia, cấp khu vực ASEAN hoặc quốc tế nếu đạt giải (từ

    khuyến khích trở lên) và có kết quả rèn luyện đạo đức đạt từ loại khá

    trở lên thì đƣợc xét cấp học bổng khuyến khích học nghề của năm học

    đó (cho cả hai kỳ), xếp loại nhƣ sau:

    a) Những học sinh, sinh viên học nghề đạt giải trong các kỳ thi tay

    nghề cấp Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng của năm học đó,

    xếp tƣơng đƣơng loại khá.

    b) Những học sinh, sinh viên học nghề đạt giải trong các kỳ thi tay

    nghề cấp quốc gia của năm học đó, xếp tƣơng đƣơng loại giỏi.

    c) Những học sinh, sinh viên học nghề đạt giải trong các kỳ thi tay

    nghề cấp khu vực ASEAN hoặc quốc tế của năm học đó, xếp tƣơng

    đƣơng loại xuất sắc.

    Phân loại học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn cấp phát học bổng:

    Rèn luyện

    Học tập Xuất sắc Tốt Khá

    Xuất sắc Xuất sắc Giỏi Khá

    Giỏi Giỏi Giỏi Khá

    Khá Khá Khá Khá

    1.3. Mức và thủ tục xét cấp học bổng khuyến khích học nghề

    1. Mức học bổng khuyến khích học nghề:

    Học bổng đƣợc cấp đủ theo số tháng thực học trong một năm

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 22

    (không quá 10 tháng trong một năm học) và đƣợc cấp theo từng học

    kỳ. Mức học bổng đƣợc thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

    a) Mức học bổng khuyến khích học nghề cho học sinh, sinh viên

    xếp loại khá tối thiểu bằng mức trần học phí hiện hành của nghề mà

    học sinh, sinh viên đó phải đóng tại trƣờng cao đẳng nghề, trung cấp

    nghề quy định.

    b) Mức học bổng khuyến khích học nghề cho học sinh, sinh viên

    xếp loại giỏi cao hơn học sinh, sinh viên xếp loại khá.

    c) Mức học bổng khuyến khích học nghề cho học sinh, sinh viên

    xếp loại xuất sắc cao hơn học sinh, sinh viên xếp loại giỏi.

    Các mức học bổng cụ thể cho từng trƣờng hợp quy định tại các

    điểm a, b và c, Khoản 1 Điều này do Hiệu trƣởng quy định.

    2. Thủ tục xét, cấp học bổng khuyến khích học nghề

    a) Hiệu trƣởng nhà trƣờng căn cứ vào quỹ học bổng khuyến khích

    học nghề của trƣờng xác định số lƣợng suất học bổng khuyến khích

    học nghề cho từng học kỳ, nghề học.

    b) Hiệu trƣởng căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện của học

    sinh, sinh viên để tiến hành xét, cấp học bổng theo thứ tự ƣu tiên từ

    loại xuất sắc trở xuống đến hết số suất học bổng đã đƣợc xác định.

    1.4. Quỹ học bổng khuyến khích học nghề

    Quỹ học bổng khuyến khích học nghề đƣợc huy động từ nguồn

    ngân sách Nhà nƣớc (đối với các trƣờng công lập), nguồn thu của

    trƣờng, hỗ trợ của các doanh nghiệp và nguồn tài trợ hợp pháp khác.

    Đối với các trƣờng công lập: Quỹ học bổng khuyến khích học nghề

    đƣợc bố trí tối thiểu bằng 15% nguồn thu học phí hệ dạy nghề chính

    quy.

    2. Học bổng do các tổ chức, cá nhân ngoài trƣờng tài trợ

    Học bổng này sẽ đƣợc nhà trƣờng thông báo rộng rãi đến học sinh,

    sinh viên và tổ chức xét duyệt theo các tiêu chí của nhà tài trợ, mức

    học bổng do đơn vị tài trợ quyết định.

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 23

    II. MIỄN GIẢM HỌC PHÍ

    Căn cứ Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015

    của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở

    giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm

    học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học

    2020 - 2021.

    Căn cứ Thông tƣ liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-

    BLĐTB H ngày 30/3/2016 hƣớng dẫn thực hiện một số điều của

    Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính

    phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục

    thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí,

    hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 -

    2021.

    1. Lộ trình học phí và mức học phí tín chỉ

    a. Mức trần học phí đối với đào tạo cao đẳng, trung cấp tại các cơ

    sở giáo dục công lập:

    * Mức trần học phí đối với các chƣơng trình đào tạo đại trà trình độ

    cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập chƣa tự bảo đảm

    kinh phí chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ nhƣ sau:

    Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên

    NHÓM

    NGÀNH,

    NGHỀ

    Năm học

    2016-2017

    Năm học

    2017-2018

    Năm học

    2018-2019

    Năm học

    2019-2020

    Năm học

    2020-2021

    TC CĐ TC CĐ TC CĐ TC CĐ TC CĐ

    1. Khoa học xã

    hội, kinh tế,

    luật; nông, lâm,

    thủy sản

    470 540 520 590 570 650 620 710 690 780

    2. Khoa học tự

    nhiên; kỹ thuật,

    công nghệ; thể

    550 630 610 700 670 770 740 850 820 940

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 24

    dục thể thao,

    nghệ thuật;

    khách sạn, du

    lịch

    * Mức trần học phí đối với các chƣơng trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng,

    trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thƣờng xuyên và

    chi đầu tƣ nhƣ sau:

    Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên

    NHÓM NGÀNH, NGHỀ

    Từ năm học

    2015-2016 đến

    năm học 2017-

    2018

    Từ năm học

    2018-2019 đến

    năm học 2019-

    2020

    Năm học 2020-

    2021

    TC CĐ TC CĐ TC CĐ

    1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật;

    nông, lâm, thủy sản 1.225 1.400 1.295 1.480 1.435 1.640

    2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật,

    công nghệ; thể dục thể thao, nghệ

    thuật; khách sạn, du lịch

    1.435 1.640 1.540 1.760 1.680 1.920

    b. Học phí đào tạo tính theo tín chỉ, mô-đun: Mức thu học phí của

    một tín chỉ, mô-đun đƣợc xác định căn cứ vào tổng thu học phí của

    toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-

    đun toàn khóa theo công thức dƣới đây:

    Học phí tín

    chỉ, mô-đun =

    Tổng học phí toàn khóa

    Tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa

    Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 học sinh, sinh viên/1

    tháng x 10 tháng x số năm học.

    2. Đối tƣợng miễn học phí 100%

    a) Ngƣời có công với cách mạng và thân nhân của ngƣời có công

    với cách mạng theo Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 25

    đƣợc hợp nhất tại văn bản số 01/VBHN-VPQH ngày 30 tháng 7 năm

    2012 của Văn phòng Quốc hội. Cụ thể:

    - Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân; Thƣơng binh; Ngƣời

    hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh; Anh hùng lao động trong thời kỳ

    kháng chiến (nếu có);

    - Con của ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm

    1945 (nếu có); con của ngƣời hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng

    01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (nếu có); con

    của Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao

    động trong thời kỳ kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thƣơng binh;

    con của ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh; con của bệnh binh;

    con của ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

    b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật

    thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tƣớng

    Chính phủ;

    c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dƣới 16 tuổi không có nguồn

    nuôi dƣỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-

    CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ

    giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội. Cụ thể:

    - Bị bỏ rơi chƣa có ngƣời nhận làm con nuôi;

    - Mồ côi cả cha và mẹ;

    - Mồ côi cha hoặc mẹ và ngƣời còn lại mất tích theo quy định của

    pháp luật;

    - Mồ côi cha hoặc mẹ và ngƣời còn lại đang hƣởng chế độ chăm

    sóc, nuôi dƣỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

    - Mồ côi cha hoặc mẹ và ngƣời còn lại đang trong thời gian chấp

    hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi

    phạm hành chính tại trƣờng giáo dƣỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ

    sở cai nghiện bắt buộc;

    - Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 26

    - Cả cha và mẹ đang hƣởng chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng tại cơ sở

    bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

    - Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại

    giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại

    trƣờng giáo dƣỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    - Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và ngƣời còn

    lại hƣởng chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã

    hội;

    - Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và ngƣời còn

    lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang

    chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trƣờng giáo dƣỡng,

    cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    - Cha hoặc mẹ đang hƣởng chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng tại cơ sở

    bảo trợ xã hội, nhà xã hội và ngƣời còn lại đang trong thời gian chấp

    hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi

    phạm hành chính tại trƣờng giáo dƣỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ

    sở cai nghiện bắt buộc.

    d) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc

    diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ;

    đ) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan

    và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lƣợng vũ trang

    nhân dân: theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tƣ liên tịch số

    20/2012/TTLT-BQP-BTC ngày 06/3/2012 của Liên Bộ Quốc phòng

    và Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2011/NĐ-CP

    ngày 29/9/2011 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với gia đình

    hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ;

    e) Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học

    nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên);

    f) Học sinh trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, trƣờng dự bị đại học,

    khoa dự bị đại học;

    g) Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 27

    giáo dục đại học là ngƣời dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận

    nghèo theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ;

    h) Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tƣ tƣởng Hồ Chí

    Minh;

    i) Học sinh, sinh viên, học viên học một trong các chuyên ngành

    Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải

    phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập, theo chỉ tiêu

    đào tạo của Nhà nƣớc;

    k) Học sinh, sinh viên ngƣời dân tộc thiểu số rất ít ngƣời ở vùng có

    Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Cụ thể:

    - Ngƣời dân tộc thiểu số rất ít ngƣời bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà

    Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu

    Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu;

    - Vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn

    đƣợc xác định theo các văn bản quy định tại phụ lục I kèm theo Thông

    tƣ liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTB H.

    l) Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh

    học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lƣợng nguyên tử;

    m) Ngƣời tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp

    (bao gồm cả học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ

    trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp);

    n) Ngƣời học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành,

    nghề khó tuyển sinh nhƣng xã hội có nhu cầu theo danh Mục do Thủ

    trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục nghề nghiệp ở trung

    ƣơng quy định;

    o) Ngƣời học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu

    phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật

    Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành chuyên môn đặc thù do cơ quan nhà

    nƣớc có thẩm quyền ban hành.

    3. Đối tƣợng đƣợc giảm học phí

    a) Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 28

    - Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc

    thù trong các trƣờng văn hóa - nghệ thuật công lập và ngoài công lập,

    gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca

    tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân

    ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền

    thống;

    - Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo,

    tuồng, cải lƣơng, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy

    hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp. Danh Mục các nghề học nặng

    nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thƣơng binh và ã hội

    quy định;

    - Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là ngƣời dân tộc thiểu

    số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít ngƣời) ở vùng có Điều kiện

    kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm

    quyền. Cụ thể:

    + Ngƣời dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít ngƣời

    theo quy định tại Điểm k Khoản 2 Điều 4 Thông tƣ liên tịch này);

    + Vùng có Điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn: đƣợc quy

    định tại phụ lục I kèm theo Thông tƣ liên tịch này (trừ các vùng có

    Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn).

    b) Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

    - Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công

    nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh

    nghề nghiệp đƣợc hƣởng trợ cấp thƣờng xuyên;

    - Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ

    cận nghèo theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ.

    4. Đối tƣợng đƣợc hỗ trợ chi phí học tập

    a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn

    mẹ;

    b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông bị tàn tật, khuyết tật

    thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ;

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 29

    c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc

    diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ.

    III. TRỢ CẤP XÃ HỘI

    Theo Thông tư liên tịch số 53/1998/TT-LT/BGD&ĐT-BTC-BLĐ-

    TB&XH và Thông tư liên tịch Số:18/2009/TTLT/BGDĐT-BTC-

    BLĐTBXH ngày 03 tháng 8 năm 2009.

    1. Đối tƣợng

    Đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội là học sinh, sinh viên đang

    học tại các trƣờng đào tạo công lập hệ chính quy tập trung - dài hạn

    trong nƣớc thuộc các diện sau đây:

    a) Học sinh, sinh viên là ngƣời dân tộc ít ngƣời ở vùng cao. Căn cứ

    để xác định ngƣời dân tộc ít ngƣời là giấy khai sinh bản sao (có công

    chứng) trong đó có ghi bố hoặc mẹ là ngƣời dân tộc ít ngƣời. Ngƣời

    dân tộc ít ngƣời ở vùng cao là ngƣời dân tộc ít ngƣời liên tục sống ở

    vùng cao hoặc có hộ khẩu thƣờng trú ở vùng cao ít nhất từ 3 năm trở

    lên (tính đến thời điểm vào học tại trƣờng đào tạo).

    b) Học sinh, sinh viên là ngƣời mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi

    nƣơng tựa. Đây là những ngƣời không có ngƣời đỡ đầu chính thức,

    không có nguồn chu cấp thƣờng xuyên (Học sinh, sinh viên phải xuất

    trình giấy xác nhận của cơ quan thƣơng binh xã hội cấp quận, huyện,

    thị xã trên cơ sở đề nghị của phƣờng, xã nơi học sinh, sinh viên cƣ

    trú).

    c) Học sinh, sinh viên là ngƣời tàn tật theo quy định của Nhà nƣớc

    tại Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 là những ngƣời gặp khó khăn

    về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật,

    đƣợc Hội đồng y khoa có thẩm quyền xác định. Học sinh, sinh viên

    thuộc diện này phải xuất trình biên bản giám định y khoa và xác nhận

    của Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng về hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

    d) Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế,

    vƣợt khó học tập là những ngƣời mà gia đình của họ thuộc diện hộ

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 30

    nghèo phải xuất trình giấy chứng nhận là học sinh, sinh viên thuộc hộ

    nghèo do Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận).

    2. Thủ tục

    Học sinh, sinh viên thuộc diện đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội phải làm

    đơn xin hƣởng trợ cấp xã hội theo mẫu của Nhà trƣờng ban hành và

    phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định mới đƣợc xét cho

    hƣởng trợ cấp xã hội.

    Ghi chú: Học sinh, sinh viên đồng thời thuộc nhiều diện miễn, giảm học

    phí và trợ cấp xã hội hoặc đồng thời học một lúc nhiều trường, nhiều khoa

    thì chỉ được hưởng chế độ ưu đãi ở mức cao nhất tại một trường.

    IV. TÍN DỤNG ƢU ĐÃI ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN

    Trích Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, Quyết định số 121/2009/QĐ-

    TTg, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009, quy định về tín

    dụng đối với học sinh, sinh viên của Thủ tướng Chính phủ.

    1. Đối tƣợng

    + HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhƣng

    ngƣời còn lại không có khả năng lao động.

    + HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối

    tƣợng:

    - Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

    - Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tối đa bằng

    150% mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình nghèo theo

    quy định của pháp luật.

    + HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật,

    thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, trong thời gian theo học có xác nhận

    của UBND xã, phƣờng, thị trấn nơi cƣ trú.

    + Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc

    phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

    theo quy định tại Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng

    Chính phủ.

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 31

    + Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn

    và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, học nghề trong các trƣờng: cao

    đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trƣờng đại học, trung cấp

    chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở

    đào tạo nghề khác theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày

    27-11-2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.

    - Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng không được

    vay vốn

    + Học sinh, sinh viên bị các cơ quan xử phạt hành chính trở lên về

    các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp hoặc có những hành vi vi

    phạm pháp luật.

    + Học sinh, sinh viên đang bị các trƣờng học kỷ luật từ hình thức

    cảnh cáo trở lên.

    2. Phƣơng thức cho vay

    Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với học sinh,

    sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đƣợc thực hiện theo phƣơng thức cho

    vay thông qua Hộ gia đình của học sinh, sinh viên. Hộ gia đình là

    ngƣời đại diện cho học sinh, sinh viên trực tiếp vay vốn, trả nợ Ngân

    hàng Chính sách xã hội và có trách nhiệm, quyền lợi theo quy định của

    pháp luật. Trƣờng hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc

    chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhƣng ngƣời còn lại không có khả năng lao

    động, đƣợc trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà

    trƣờng đóng trụ sở.

    3. Mức vốn cho vay

    Mức vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên tối đa là 1.250.000

    đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

    4. Thời hạn cho vay

    - Thời hạn cho vay là khoảng thời gian đƣợc tính từ ngày đối tƣợng

    đƣợc vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và

    lãi) đƣợc thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao

    gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 32

    - Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tƣợng

    đƣợc vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên

    kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên đƣợc các trƣờng

    cho phép nghỉ học có thời hạn và đƣợc bảo lƣu kết quả học tập (nếu

    có). Thời hạn phát tiền vay đƣợc chia thành các kỳ hạn phát tiền vay

    do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.

    - Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tƣợng đƣợc

    vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn

    trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ đƣợc chia

    thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.

    Thời hạn cho vay tối đa = thời hạn phát tiền vay + 12 tháng + thời

    hạn trả nợ.

    12 tháng là thời gian chờ có việc làm và bắt đầu trả nợ lần đầu tiên.

    Đối với các chƣơng trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm,

    thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay. Đối với các

    chƣơng trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời

    hạn phát tiền vay.

    Ngoài ra, đến kỳ trả nợ cuối cùng, ngƣời vay gặp khó khăn chƣa trả

    đƣợc nợ thì có thể đề nghị NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ. Tùy

    từng trƣờng hợp cụ thể, ngân hàng có thể gia hạn nợ một hoặc nhiều

    lần cho một khoản vay, nhƣng thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời

    hạn trả nợ.

    5. Lãi suất cho vay

    - Lãi suất cho vay đƣợc áp dụng là 0,55%/tháng.

    - Lãi suất nợ quá hạn đƣợc tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

    6. Thủ tục

    - Học sinh, sinh viên thuộc các đối tƣợng nói trên có nhu cầu vay

    vốn thì làm giấy xác nhận theo mẫu do Nhà trƣờng ban hành.

    - Học sinh, sinh viên đƣợc vay vốn phải hoàn tất đầy đủ hồ sơ xin

    vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội nhƣ đối với cho

    hộ nghèo vay vốn.

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 33

    V. CHÍNH SÁCH NỘI TRÚ ĐỐI VỚI HSSV

    Trích Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ

    tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-

    BGDĐT-BTC ngày 16/6/2016.

    1. Đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách nội trú

    Đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách nội trú khi tham gia chƣơng trình

    đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục

    nghề nghiệp gồm:

    a. Ngƣời dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, ngƣời

    khuyết tật;

    b. Ngƣời tốt nghiệp trƣờng phổ thông dân tộc nội trú;

    c. Ngƣời dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là ngƣời

    khuyết tật có hộ khẩu thƣờng trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội

    đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

    2. Mức học bổng chính sách và các khoản hỗ trợ khác

    2.1. Mức học bổng chính sách

    a) 100% mức tiền lƣơng cơ sở/tháng đối với học sinh, sinh viên

    ngƣời dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, ngƣời khuyết tật;

    b) 80% mức tiền lƣơng cơ sở /tháng đối với học sinh, sinh viên tốt

    nghiệp trƣờng phổ thông dân tộc nội trú; học sinh, sinh viên ngƣời dân

    tộc Kinh là ngƣời khuyết tật có hộ khẩu thƣờng trú tại vùng có điều

    kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên

    giới, hải đảo.

    c) 60% mức tiền lƣơng cơ sở /tháng đối với học sinh, sinh viên

    ngƣời dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thƣờng

    trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân

    tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

    2.2. Các khoản hỗ trợ khác

    a) hỗ trợ một lần số tiền 1.000.000 đồng/khóa đào tạo để mua đồ

    dùng cá nhân nhƣ: chăn cá nhân, áo ấm (nếu cần), màn cá nhân, chiếu

    cá nhân, áo đi mƣa và quần áo bảo hộ lao động theo nghề đào tạo;

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 34

    b) Hỗ trợ 150.000 đồng đối với học sinh, sinh viên ở lại trƣờng

    trong dịp tết nguyên đán;

    c) Mỗi học sinh, sinh viên đƣợc hỗ trợ mỗi năm một lần tiền đi lại

    từ nơi học về gia đình và ngƣợc lại:

    - Mức 300.000 đồng/năm đối với học sinh, sinh viên ở các vùng có

    điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

    - Mức 200.000 đồng/năm đối với các đối tƣợng còn lại.

    Các đối tƣợng quy định tại Điều 2 Quyết định này đƣợc miễn, giảm

    học phí; hỗ trợ chi phí học tập; lệ phí tuyển sinh; cấp sổ khám sức

    khoẻ, khám sức khoẻ hàng năm; cấp Thẻ bảo hiểm y tế; cấp học bổng

    khuyến khích học tập theo quy định hiện hành.

    3. Nguyên tắc thực hiện chính sách

    3.1. Mỗi học sinh, sinh viên chỉ đƣợc hỗ trợ 01 lần khi tham gia

    chƣơng trình đào tạo trình độ cao đẳng hoặc trình độ trung cấp theo

    chính sách quy định tại Quyết định này.

    3.2. Trƣờng hợp học sinh, sinh viên thuộc đối tƣợng đƣợc hƣởng

    nhiều chính sách cùng lúc thì chỉ đƣợc hƣởng một chính sách cao nhất

    hoặc học đồng thời ở nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì chỉ đƣợc

    hƣởng chính sách ở một cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

    3.3. Trong một năm học, học bổng chính sách đƣợc cấp đủ 12

    tháng. Đối với các chƣơng trình đào tạo có thời gian dƣới 01 năm hoặc

    có thời gian học năm cuối không đủ 12 tháng thì học bổng chính sách

    đƣợc cấp theo số tháng thực học của năm học đó. Đối với các chƣơng

    trình đào tạo theo tín chỉ thì học bổng chính sách đƣợc cấp theo thời

    gian đào tạo quy đổi nhƣng không vƣợt quá thời gian đào tạo của

    ngành, nghề học và trình độ đào tạo tƣơng đƣơng theo hình thức niên

    chế.

    3.4. Mức học bổng chính sách và các khoản hỗ trợ khác quy định

    tại Quyết định này sẽ đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với biến động của

    giá cả sinh hoạt.

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 35

    3.5. học sinh, sinh viên không đƣợc hƣởng học bổng chính sách và

    các khoản hỗ trợ khác trong các trƣờng hợp sau:

    a) Bị kỷ luật buộc thôi học hoặc nghỉ học do ốm đau, tai nạn không

    thể tiếp tục theo học. Thời gian không đƣợc hƣởng chính sách nội trú

    tính từ ngày quyết định buộc thôi học hoặc quyết định nghỉ học có

    hiệu lực.

    b) Trong thời gian bị đình chỉ học tập (có thời hạn), trừ trƣờng hợp

    dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại hoặc dừng học vì lý do khách

    quan đƣợc nhà trƣờng xác nhận.

    c) Trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ.

    4. Hồ sơ cấp chính sách nội trú, 01 bộ bao gồm

    a) Đơn đề nghị cấp chính sách nội trú:

    Đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công

    lập theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tƣ này;

    Đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tƣ

    thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài theo

    mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tƣ này.

    b) Bản sao Giấy khai sinh;

    c) Đối với học sinh, sinh viên ngƣời dân tộc thiểu số thuộc hộ

    nghèo, hộ cận nghèo, ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b

    Khoản này phải bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do

    Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao đƣợc chứng thực từ bản chính

    hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);

    d) Đối với học sinh, sinh viên ngƣời dân tộc thiểu số là ngƣời

    khuyết tật, ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này

    phải bổ sung Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp

    hoặc Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc trợ cấp xã

    hội đối với ngƣời khuyết tật sống tại cộng đồng trong trƣờng hợp chƣa

    có giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao

    đƣợc chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối

    chiếu);

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 36

    đ) Đối với học sinh, sinh viên ngƣời Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận

    nghèo có hộ khẩu thƣờng trú tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc

    biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo ngoài các giấy

    tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải bổ sung giấy chứng

    nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao

    đƣợc chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối

    chiếu) và sổ hộ khẩu (Bản sao đƣợc chứng thực từ bản chính hoặc bản

    sao có mang bản chính để đối chiếu);

    e) Đối với học sinh, sinh viên ngƣời Kinh là ngƣời khuyết tật có hộ

    khẩu thƣờng trú tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

    khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo ngoài các giấy tờ quy

    định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải bổ sung giấy xác nhận khuyết

    tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định của Ủy ban nhân

    dân cấp huyện về việc trợ cấp xã hội đối với ngƣời khuyết tật sống tại

    cộng đồng trong trƣờng hợp chƣa có giấy xác nhận khuyết tật do Ủy

    ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao đƣợc chứng thực từ bản chính hoặc

    bản sao có mang bản chính để đối chiếu) và sổ hộ khẩu (Bản sao đƣợc

    chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối

    chiếu);

    g) Đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp trƣờng phổ thông dân tộc

    nội trú, ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải

    bổ sung bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời

    (Bản sao đƣợc chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản

    chính để đối chiếu);

    h) Đối với học sinh, sinh viên ở lại trƣờng trong dịp Tết Nguyên

    đán, ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này và giấy

    tờ quy định tại một trong các Điểm c, d, đ, e, g của Khoản này phải bổ

    sung Giấy xác nhận ở lại trƣờng trong dịp Tết Nguyên đán theo mẫu

    tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tƣ này đối với học sinh, sinh

    viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc theo mẫu tại

    Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tƣ này đối với học sinh, sinh viên

  • Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn VIETHANIT - Một điểm tựa!

    Sổ tay sinh viên Trang 37

    học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tƣ thục hoặc cơ sở giáo dục nghề

    nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

    5. Nộp hồ sơ và thẩm định hồ sơ

    a) Nộp hồ sơ

    Học sinh, sinh viên thuộc diện hƣởng chính sách nội trú nộp hồ sơ

    01 lần vào đầu khóa học. Riêng giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận

    nghèo (Bản sao đƣợc chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang

    bản chính để đối chiếu), giấy xác nhận ở lại trƣờng trong dịp Tết

    Nguyên đán phải nộp hàng năm.

    Trƣờng hợp trong quá trình học, học sinh, sinh viên thuộc đối tƣợng

    đƣợc hƣởng chính sách không nộp hoặc nộp chậm hồ sơ đề nghị

    hƣởng chính sách nội trú theo quy định thì không đƣợc hƣởng chính

    sách nội trú. Việc chi trả chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên tính

    từ ngày Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, phòng Lao động, -

    Thƣơng binh và ã hội cấp huyện nhận đƣợc hồ sơ đến khi kết thúc

    khóa học và không đƣợc giải quyết truy lĩnh học bổng chính sách, các

    Khoản hỗ trợ trong dịp Tết Nguyên đán và hỗ trợ đi lại đối với thời

    gian đã học từ trƣớc thời Điểm học sinh, sinh viên gửi hồ sơ đề nghị

    hƣởng chính sách nội trú theo quy định.

    Đối với học sinh, sinh viên chƣa thuộc đối tƣợng đƣợc hƣởng chính

    sách nội trú theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tƣ này, nếu

    trong thời gian tham gia khóa học, do các hoàn cảnh khách quan, chủ

    quan mà học sinh, sinh viên thuộc đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách

    nội trú theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tƣ này thì nộp hồ

    sơ bổ sung đối tƣợng hƣởng ch