Top Banner
i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận án là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác gihoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận án. Tác giĐinh Đức Trường
195

LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

Sep 02, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

i

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các

công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông

tin thứ cấp sử dụng trong luận án là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả

hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận án.

Tác giả Đinh Đức Trường

Page 2: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thế

Chinh và PGS.TS. Lê Thu Hoa - những người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp

đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Đào tạo sau Đại

học, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Nam Định, UBND Huyện Giao

Thủy, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Giao Thủy đã tạo điều

kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong Khoa Môi trường và Đô thị và

bạn bè vì sự ủng hộ và những ý kiến đóng góp quí báu giúp tôi hoàn thành luận án.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thành viên trong đại gia đình đã động viên, ủng hộ,

chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành bản luận

án của mình.

Page 3: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

iii

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC............

11

1.1 Tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước……................... 11 1.2 Các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước ........... 21 1.3 Qui trình đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước.......................... 37 1.4 Quản lý đất ngập nước trên cơ sở đánh giá giá trị kinh tế………….. 40 1.5 Tiểu kết chương 1…………………………………………………… 52 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI CỬA SÔNG BA LẠT, TỈNH NAM ĐỊNH…

53

2.1 Tổng quan về vùng đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định………………………………….................................................

53

2.2 Nhận diện các giá trị kinh tế của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định………………………...............................................

61

2.3 Đánh giá các giá trị sử dụng trực tiếp của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định…………...............................................

66

2.4 Đánh giá các giá trị sử dụng gián tiếp của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định.............................................…………..

89

2.5 Đánh giá các giá trị phi sử dụng của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định..................................................………………...

100

2.6 Giá trị kinh tế toàn phần của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định…………………………………………....................

121

2.7 Tiểu kết chương 2…………………………………………………… 122 CHƯƠNG 3 : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI

Page 4: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

iv

CỬA SÔNG BA LẠT, TỈNH NAM ĐỊNH TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC…………………………

123

3.1 Đề xuất kế hoạch sử dụng đất ngập nước trên cơ sở phân tích chi phí - lợi ích của các phương án sử dụng đất ngập nước ……………

123

3.3 Áp dụng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo tồn đất ngập nước............................................................................................…….

140

3.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý đất ngập nước…………..... 144 3.5 Lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế của đất ngập nước trong các

chương trình giáo dục và truyền thông .......................……………...

147 3.6 Tiểu kết chương 3…………………………………………………… 149 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………… 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Page 5: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

v

DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Các chức năng của ĐNN và các hàng hóa, dịch vụ sinh thái 14 Bảng 1.2: Tổng giá trị kinh tế của ĐNN 17 Bảng 1.3: Các đại lượng đo sự thay đổi phúc lợi khi chất lượng ĐNN thay đổi

21

Bảng 1.4: Các chỉ số và khả năng sinh lời của việc sử dụng ĐNN 32 Bảng 1.5: Lựa chọn phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN 33 Bảng 1.6: Điều kiện áp dụng các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế ĐNN

36

Bảng 1.7 Các loại cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường 49 Bảng 2.1: Thống kê diện tích các loại đất tại VQG Xuân Thủy 56 Bảng 2.2: Dân số các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy 60 Bảng 2.3: Cơ cấu dân số và lao động các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy 60 Bảng 2.4: Các giá trị kinh tế quan trọng của ĐNN tại VQG Xuân Thủy 61 Bảng 2.5: Các đầm nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu 69 Bảng 2.6: Thống kê mô tả về hoạt động nuôi tôm trong mẫu điều tra 70 Bảng 2.7: Lợi nhuận nuôi tôm tại Xuân Thủy 72 Bảng 2.8: Thống kê mô tả về hoạt động nuôi ngao trong mẫu điều tra 73 Bảng 2.9: Lượng du khách tới VQG Xuân Thủy giai đoạn 2004-2007 76 Bảng 2.10: Đặc điểm của du khách nội địa đến VQG Xuân Thủy 79 Bảng 2.11: Đặc điểm của du khách quốc tế đến VQG Xuân Thủy 80 Bảng 2.12: Các hoạt động của du khách tại VQG Xuân Thủy 75 Bảng 2.13 : Một số đặc điểm của các vùng xuất phát của du khách nội địa 81 Bảng 2.14: Tỷ lệ du lịch của du khách nội địa 82 Bảng 2.15:Vùng xuất phát của khách quốc tế 82 Bảng 2.16: Chi phí đi lại trung bình của khách nội địa tới VQG Xuân Thủy

84

Bảng 2.17: Chi phí đi lại của khách quốc tế tới VQG Xuân Thủy 84 Bảng 2.18: Cách tiếp cận tính chi phí cơ hội của thời gian 85 Bảng 2.19: Chi phí thời gian của khách nội địa 85 Bảng 2.20: Chi phí thời gian của khách quốc tế 86 Bảng 2.21: Các chi phí khác trong chuyến du lịch 86 Bảng 2.22: Tổng hợp các chi phí và tỷ lệ du lịch của khách nội địa 87

Page 6: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

vi

Bảng 2.23: Giá trị du lịch nội địa 88 Bảng 2.24: Quan hệ giữa chi phí và tỷ lệ du lịch của khách quốc tế 88 Bảng 2.25: Tổng giá trị du lịch của VQG Xuân Thủy 85 Bảng 2.26: Giải nghĩa các biến số trong mô hình hàm sản xuất 92 Bảng 2.27: Thống kê mô tả các biến số hộ nuôi tôm trong mẫu điều tra 93 Bảng 2.28: Thống kê mô tả các biến số hộ nuôi tôm trong mẫu điều tra 93 Bảng 2.29: Hàm sản xuất nuôi tôm hộ gia đình 94 Bảng 2.30: Chi phí tu bổ 20,7 km đê biển không có rừng bảo vệ huyện Giao Thủy giai đoạn 1996 -2007

98

Bảng 2.31: Sinh khối và khả năng hấp thụ cacbon của một số cây ngập mặn tại Xuân Thủy

100

Bảng 2.32: Các mức chi trả và tần xuất xuất hiện trong điều tra thử 104 Bảng 2.33: Một nhóm thông tin về giá trị đa dạng sinh học của khu Ramsar Xuân Thủy được trình bày cho người dân khi điều tra

107

Bảng 2.34: Phân bố số người tham gia phỏng vấn theo xã 110 Bảng 2.35: Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu điều tra 111 Bảng 2.36: Quan điểm về việc bảo tồn đất ngập nước tại Xuân Thuỷ 113 Bảng 2.37: Đánh giá của người dân về mức độ quan trọng của các chức năng của ĐNN tại Xuân Thuỷ

114

Bảng 2.38: Mô tả các mô hình ước lượng WTP 116 Bảng 2.39: Mô tả các biến trong mô hình CVM nhị phân 116 Bảng 2.40: Kết quả hồi qui mô hình hồi qui tham số 117 Bảng 2.41: Ước lượng các mức WTP từ mô hình hồi qui tham số 119 Bảng 2.42: Xác xuất chấp nhận chi trả với các mức Bid cho trước 119 Bảng 2.43: Ước lượng các mức WTP từ mô hình phi tham số 120 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất Cồn Lu - Cồn Ngạn 124 Bảng 3.2: Diện tích các đầm nuôi trồng thuỷ hải sản 125 Bảng 3.3: Tóm tắt các phương án sử dụng ĐNN để nuôi trồng thủy sản 128 Bảng 3.4: Tổng hợp các chi phí và lợi ích trực tiếp từ nuôi trồng thủy sản 131 Bảng 3.5: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN khi giá thuê mặt nước thay đổi

137

Bảng 3.6: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN 138 Bảng 3.7: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN (r=12%) 138 Bảng 3.8: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN (r=15%) 138 Bảng 3.9: Qui định về xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN của Bộ TNMT 145

Page 7: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang

Hình 1.1: Mối liên hệ giữa hệ sinh thái ĐNN và hệ thống kinh tế 13 Hình 1.2: Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN 15 Hình 1.3: Thay đổi thặng dư tiêu dùng và sản xuất khi giá thay đổi 19 Hình 1.4: Mô tả EV và CV khi chất lượng ĐNN thay đổi 20 Hình 1.5: Phân loại các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN 22 Hình 1.6: Qui trình phân tích chi phí – lợi ích của các phương án sử dụng ĐNN

30

Hình 1.7: Lựa chọn phương pháp phù hợp để đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN

35

Hình 1.8: Qui trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN 37 Hình 1.9: Ngoại ứng tích cực và sự thất bại thị trường 42 Hình 2.1: Vị trí của khu vực nghiên cứu – VQG Xuân Thủy 54 Hình 2.2: Đường cầu du lịch nội địa tại VQG Xuân Thủy 87 Hình 2.4: Một số hình ảnh được trình bày với người dân khi phỏng vấn 105 Hình 2.5: Phân bổ xác xuất chấp nhận chi trả với các mức Bid cho trước 120 Hình 3.1: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN 137

Page 8: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

AC Chi phí thiệt hại tránh được BVMT Bảo vệ môi trường BTTN Bảo tồn thiên nhiên CBA Phân tích chi phí - lợi ích CM Mô hình lựa chọn CS Thặng dư tiêu dùng CSDL Cơ sở dữ liệu CV Biến thiên bù đắp CVM Đánh giá ngẫu nhiên ĐDSH Đa dạng sinh học ĐNN Đất ngập nước EEPSEA Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á EV Biến thiên tương đương HPM Giá trị hưởng thụ IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế MP Giá trị trường NNPTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PS Thặng dư sản xuất RC Chi phí thay thế RNM Rừng ngập mặn TCM Chi phí du lịch TNMT Tài nguyên môi trường UBND Uỷ ban nhân dân UNEP Chương trình môi trường Liên hiệp quốc VQG Vườn quốc gia WRI Viện Tài nguyên thế giới WTP Sẵn sàng chi trả WTA Sẵn sàng chấp nhận UNEP Tổ chức môi trường Liên hiệp quốc

Page 9: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 1 -

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN

1.1. Nhu cầu sử dụng thông tin về giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên

đất ngập nước tại Việt Nam

Việt Nam có một hệ thống tài nguyên đất ngập nước (ĐNN) rất phong phú với diện

tích hơn 10 triệu hecta phân bố rộng khắp cả nước, gồm nhiều loại hình đa dạng như

đầm phá, đầm lầy, bãi bồi cửa sông, rừng ngập mặn ven biển, ao hồ tự nhiên và

nhân tạo. ĐNN là một tài nguyên quan trọng cung cấp rất nhiều giá trị trực tiếp và

gián tiếp cho cộng đồng xã hội như thủy sản, dược liệu, phòng chống thiên tai, bảo

vệ bờ biển, hấp thụ CO2, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học cũng như các giá

trị văn hoá, lịch sử và xã hội khác [15] [20] [33].

Mặc dù có vai trò quan trọng với hệ thống kinh tế, xã hội và môi trường nhưng các

hệ sinh thái ĐNN tại Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng. Về số lượng, trong

thập kỷ qua, ước tính có khoảng 180 ngàn ha rừng ngập mặn ven biển đã bị mất,

thay vào đó là các đầm nuôi trồng thủy sản, các công trình phục vụ du lịch, giao

thông, thương mại. Ngoài ra, ĐNN cũng chịu sự thay đổi mạnh mẽ về chất lượng do

một số nguyên nhân. Trước hết là ô nhiễm công nghiệp: các chất thải từ sản xuất

công nghiệp, tàu thuyền gây ảnh hưởng mạnh và nghiêm trọng tới chất lượng các

sông hồ, kênh rạch chứa nước. Ô nhiễm do sử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực

vật trong nông nghiệp cũng là một mối đe dọa lớn đối với chất lượng môi trường

ĐNN. Vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng có mức độ sử dụng chất bảo vệ thực

vật rất lớn với nồng độ trong mùa mưa đều quá giới hạn cho phép khoảng 20-30 lần.

Trong giai đoạn 1995-2005 cũng có 50 tai nạn dầu tràn làm tràn khoảng 90 ngàn tấn

dầu ra biển, gây thiệt hại lớn cho các hệ sinh thái ĐNN ven biển [9] [45] [92].

Theo Cục BVMT (2006), nguyên nhân của sự suy giảm tài nguyên ĐNN ở Việt

Nam bên cạnh những yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu, sự cố tràn dầu, áp lực

tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá, còn có sự yếu kém trong hệ thống quản lý tài

Page 10: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 2 -

nguyên. Cụ thể là hệ thống pháp lý thiếu đồng bộ, chồng chéo trong phân định chức

năng của các cơ quan quản lý, hệ thống quyền tài sản chưa được phân định rõ ràng,

nguồn tài chính cho bảo tồn kém bền vững, thiếu cơ sở dữ liệu, tư liệu khoa học

phục vụ quản lý [13] [72].

Kinh nghiệm thế giới cho thấy thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN là một yếu tố

đầu vào quan trọng cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên này.

Một mặt, các thông tin về giá trị kinh tế giúp các nhà quản lý lựa chọn được các

phương án sử dụng ĐNN có hiệu quả, góp phần xây dựng các qui hoạch, kế hoạch

phát triển. Mặt khác, thông tin về giá trị kinh tế cũng là một đầu vào quan trọng góp

phần hoàn thiện hệ thống pháp lý và các cơ chế quản lý ĐNN, lý giải cho sự phân

bổ nguồn lực cho bảo tồn ĐNN, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý,

là cơ sở để giải quyết tranh chấp khiếu nại cũng như là một thành tố cơ bản trong

các chương trình giáo dục, truyền thông ĐNN [55] [75].

Mặc dù có vai trò và ý nghĩa quan trọng nhưng tại Việt Nam các thông tin về giá trị

kinh tế của ĐNN còn rất thiếu, rời rạc và kém đồng bộ. Mặc dù đã tham gia Công

ước Ramsar từ năm 1989 và hiện đã có 68 vùng ĐNN trên cả nước được công nhận

là có giá trị sinh thái cao nhưng những quyết định quản lý, sử dụng ĐNN tại Việt

Nam vẫn chủ yếu mang tính hành chính, kỹ thuật trong khi các khía cạnh kinh tế

chưa được nhìn nhận và xem xét đúng mức [72]. Một trong những nguyên nhân của

tình trạng này là chúng ta chưa có các dữ liệu về giá trị kinh tế của ĐNN. Các quyết

định sử dụng ĐNN thường đứng trên quan điểm cá nhân và chỉ tính đến những lợi

ích trực tiếp mà ĐNN mang lại cho cá nhân trong khi các lợi ích tổng thể mà ĐNN

cung cấp cho xã hội thường bị bỏ qua hoặc đánh giá thấp. Từ đó các quyết định

phân bổ ĐNN thường không hiệu quả, không mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng

đồng và xã hội [13] [92].

Nhận thức được tầm quan trọng của ĐNN, trong những năm qua, Nhà nước đã tiến

hành rất nhiều các chương trình tổng thể và các hoạt động cụ thể với mục đích quản

lý hiệu quả, bền vững tài nguyên này. Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định

Page 11: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 3 -

số 109/2003/NĐ-CP về “Bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN”. “Kế hoạch hành

động quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN giai đoạn 2004-

2010” của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) năm 2004 tiếp tục cụ thể hoá

những đường hướng chỉ đạo về quản lý ĐNN của Nghị định 109. Các văn bản trên

đều nhấn mạnh một trong những hoạt động trọng tâm trong công tác quản lý tài

nguyên ĐNN là tăng cường nghiên cứu khoa học về ĐNN và gắn kết các kết quả

nghiên cứu với các đề xuất quản lý thực tiễn, trong đó nghiên cứu về giá trị kinh tế

của ĐNN là một hướng quan trọng [2] [3] [9].

1.2. Nhu cầu ứng dụng các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập

nước tại Việt Nam

Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên nói chung và giá trị của ĐNN nói riêng là một

chủ đề mang tính chất khoa học - ứng dụng ngày càng trở nên phổ biến trong những

năm gần đây trên thế giới bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển do nhu

cầu khách quan và sự cần thiết của thông tin phục vụ quản lý. Cùng với nhu cầu

khách quan đó, cơ sở lý thuyết và các phương pháp và mô hình lượng giá ngày càng

đa dạng và hoàn thiện mặc dù cũng trở nên phức tạp hơn nhằm đưa lại các kết quả

chính xác, tin cậy cho các hoạt động quản lý, sử dụng tài nguyên. Nhìn chung trên

thế giới hiện nay, xu hướng chung là có ba cách tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của

ĐNN:

Đánh giá phân tích tác động (Impact Analysis Valuation): được sử dụng để đánh

giá thiệt hại của ĐNN khi có chịu các tác động hay sốc (shock) bên ngoài như sự

cố tràn dầu, ô nhiễm công nghiệp, thiên tai.

Đánh giá từng phần (Partial Valuation): được sử dụng để đánh giá giá trị kinh tế

của hai hay nhiều phương án sử dụng ĐN khác nhau (ví dụ: nuôi tôm, phát triển

du lịch hoặc bảo tồn).

Đánh giá tổng thể (Total Economic Valuation): được sử dụng để đánh giá phần

đóng góp tổng thể của tài nguyên ĐNN cho hệ thống phúc lợi xã hội.

Page 12: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 4 -

Trong ba hướng tiếp cận đánh giá trên, đánh giá tổng thể có vai trò quan trọng vì nó

cung cấp thông tin nền cho các hoạt động quản lý đồng thời là dữ liệu đầu vào cho

đánh giá phân tích tác động và đánh giá từng phần [55].

Tại Việt Nam, việc đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên và tác động môi trường

bắt đầu vào giữa những năm 1990 cùng với sự ra đời của Luật Bảo vệ Môi trường

1993 trong đó đòi hỏi việc xác định thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường gây

ra [8]. Gần đây, việc đánh giá thiệt hại về tài nguyên và môi trường càng trở nên

cấp bách cùng với áp lực phát triển kinh tế. Vì thế, đã có nhiều các nghiên cứu trong

lĩnh vực này xuất hiện ở Việt Nam. Các trường hợp và các phương pháp đánh giá

cũng ngày càng đa dạng..

Nghiên cứu của Nguyễn Thế Chinh và Đinh Đức Trường trong trường hợp “Đánh

giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm tại khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên” (2002)

là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam có sử dụng phương pháp đánh

giá thị trường (market price) trong phân tích tác động. Trong đó các tác giả đã sử

dụng kỹ thuật giá thị trường để đánh giá sự tổn hại về năng suất nông nghiệp và sức

khoẻ do ô nhiễm của Nhà máy gang thép Thái Nguyên gây ra cho người dân ở một

số xã xung quanh thông qua việc so sánh năng suất và lượng người mắc bệnh ở các

vùng ô nhiễm và vùng đối chứng để xác định chênh lệch bản chất giữa mức độ năng

suất/ sức khoẻ thông thường và năng suất/sức khoẻ khi ô nhiễm [5]. Tác giả Mai

Trọng Nhuận và các cộng sự cũng sử dụng phương pháp giá thị trường để đánh giá

giá trị kinh tế của một số điểm trình diễn ĐNN tại Việt Nam năm 2000, trong đó

ước tính sơ bộ các giá trị sử dụng trực tiếp của một số khu vực ĐNN tiêu biểu tại

Việt Nam [28]. Cũng sử dụng phương pháp này, tác giả Đỗ Nam Thắng (2005) đã

tính toán giá trị sử dụng trực tiếp của tài nguyên ĐNN vùng Đồng bằng sông Cửu

Long, đồng thời tiếp tục hoàn thiện việc áp dụng phương pháp giá thị trường tại

Việt Nam thông qua điều chỉnh một số nhân tố sai lệch để đưa ra kết quả khá tin cậy

về những khối giá trị trực tiếp của ĐNN tại địa bàn nghiên cứu [39]. Tác giả Lê Thu

Hoa và các cộng sự (2006) cũng sử dụng kỹ thuật giá thị trường để tính toán giá trị

nuôi tôm tại khu ĐNN của VQG Xuân Thủy, Nam Định [18]. Có thể nói, phương

Page 13: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 5 -

pháp giá thị trường là phương pháp đánh giá giá trị môi trường được sử dụng phổ

biến và hoàn thiện nhất ở Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra, trong những năm trở lại đây, để đánh giá những phần giá trị khác trong

tổng giá trị kinh tế của tài nguyên (tài sản môi trường), các nhà nghiên cứu của Việt

Nam cũng đã bước đầu nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm các phương pháp phức

tạp hơn, phổ biến là phương pháp Chi phí du lịch (Travel Cost Method - TCM) và

Đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method - CVM). Các phương pháp này

dựa trên các thị trường sẵn có hoặc xây dựng các thị trường giả định để đánh giá

phúc lợi (welfare) của người sử dụng tài nguyên khi tham gia thị trường, từ đó đưa

ra các khuyến nghị về chính sách. Mở đầu bằng nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh

và Lê Thị Hải (1999) về giá trị du lịch của Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương

thông qua việc sử dụng phương pháp TCM [35], phương pháp này tiếp tục được

nhân rộng để định giá giá trị giải trí của các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên

(KBTTN) khác trong cả nước như KBTTN Hòn Mun [27], VQG Ba Bể [21], VQG

Bạch Mã [7]. Ngoài phương pháp TCM, phương pháp CVM cũng được áp dụng

phổ biến để xác định giá trị phi sử dụng của tài nguyên cũng như lợi ích của việc

tiến hành các chương trình bảo tồn, cải thiện chất lượng môi trường. Phương pháp

này cũng được sử dụng trong các nghiên cứu của tác giả Bùi Dũng Thể (2005) để

xác định mức chi trả của người dân để bảo tồn rừng đầu nguồn tại Huế và tác giả

Đinh Đức Trường (2008) để xác định sự suy giảm giá trị của hệ sinh thái san hô do

sự cố dầu tràn tại Quảng Nam [38][43]. Gần đây, một phương pháp đánh giá mới

dựa trên thị trường giả định và lựa chọn hành vi (Choice modelling) cũng đã được

thực hiện trong nghiên cứu của Đỗ Nam Thắng (2008) để xác định giá trị của bảo

tồn ĐNN ở VQG Tràm Chim [89]. Phương pháp này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt

chẽ giữa các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà sinh thái học để xây dựng các kịch

bản bảo tồn phù hợp, từ đó tính ra lợi ích của từng kịch bản.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho đến nay về giá trị kinh tế của ĐNN tại Việt Nam có

một số các hạn chế sau:

Page 14: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 6 -

Thứ nhất, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một nhóm giá trị cụ thể của

ĐNN, phổ biến là giá trị sử dụng trực tiếp trong khi các nhóm giá trị sử dụng

gián tiếp và phi sử dụng chưa được nghiên cứu kỹ càng. Cho đến nay chưa có

nghiên cứu nào tại Việt Nam sử dụng cách tiếp cận đánh giá tổng thể giá trị của

ĐNN.

Thứ hai, các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ tính toán sơ bộ, chưa

có sự thảo luận và liên hệ chặt chẽ với các biện pháp quản lý ĐNN cụ thể. Nói

cách khác, việc đề xuất các ứng dụng quản lý trên cơ sở kết quả nghiên cứu về

giá trị kinh tế của ĐNN còn rất hạn chế.

Thứ ba, cho đến nay các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN ở Việt

Nam mới chỉ tập trung vào những nhóm truyền thống như giá thị trường, chi phí

du lịch. Các phương pháp tiên tiến được sử dụng trên thế giới như hàm sản xuất,

đánh giá ngẫu nhiên, mô hình lựa chọn chưa được sử dụng nhiều trong nước. Lý

do là những phương pháp này thường đi kèm với những đòi hỏi chặt chẽ về tiếp

cận mô hình lý thuyết kinh tế, qui trình thu thập thông tin chi tiết, kỹ thuật xử lý

và phân tích dữ liệu phức tạp. Tuy nhiên, về ưu điểm, việc áp dụng các phương

pháp hiện đại trên lại cho phép xác định các nhóm giá trị khó lượng hóa của

ĐNN như giá trị sử dụng gián tiếp và phi sử dụng.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá giá trị kinh tế toàn phần và từng phần của tài nguyên ĐNN phục vụ cho

việc quản lý ĐNN; áp dụng thử nghiệm cho vùng ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh

Nam Định.

2.2. Mục tiêu cụ thể

1. Tổng quan và hệ thống hóa các vấn đề lý luận, cơ sở khoa học, phương pháp

luận, các phương pháp và qui trình đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý

ĐNN.

Page 15: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 7 -

2. Áp dụng thử nghiệm một số phương pháp và qui trình đánh giá tiến tiến của

thế giới để đánh giá giá trị kinh tế tổng thể và từng phần gồm giá trị sử dụng

trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng của tài nguyên ĐNN

tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định

3. Đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh

Nam Định dựa trên các kết quả đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Phạm vi không gian

Nghiên cứu được thực hiện tại vùng ĐNN cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, cụ thể

là toàn bộ khu vực VQG Xuân Thủy (gồm cả vùng lõi và vùng đệm) nằm ở phía

Tây Nam cửa Ba Lạt thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Vùng ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định được lựa chọn là không gian nghiên

cứu vì những lý do sau:

Thứ nhất, đây là vùng ĐNN tiêu biểu, chứa đựng những giá trị sinh thái và đa dạng

sinh học quan trọng bậc nhất tại Việt Nam, đồng thời có tầm quan trọng quốc tế.

Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên tại Việt Nam và được đánh giá là “trái tim” của

Khu Dự trữ sinh quyển thế giới ĐNN châu thổ Sông Hồng do Tổ chức Giáo dục,

khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) chính thức công nhận ngày

02/12/2004 [44].

Thứ hai, ĐNN tại khu vực nghiên cứu hàm chứa rất nhiều giá trị kinh tế thuộc cả ba

nhóm là giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. Do

vậy, đây là địa bàn hội tụ những điều kiện cần thiết để có thể ứng dụng cơ sở khoa

học và các phương pháp đánh giá nhằm xác định được giá trị kinh tế tổng thể của tài

nguyên ĐNN. Từ đó, có thể đưa ra các kiến nghị về khả năng ứng dụng các phương

pháp và qui trình đánh giá giá trị kinh tế cho các khu ĐNN khác.

Thứ ba, với các giá trị kinh tế cao cũng như các giá trị về sinh thái quan trọng được

cung cấp bởi tài nguyên ĐNN, VQG Xuân Thủy là nơi mà sự xung đột giữa các

Page 16: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 8 -

hoạt động phát triển và bảo tồn thể hiện rõ ràng nhất, vì vậy rất cần một sự tiếp cận

quản lý sử dụng tài nguyên mang tính đồng bộ, hệ thống, trong đó có các thông tin

về giá trị kinh tế của ĐNN.

Thứ tư, là một khu vực có giá trị sinh thái cao nên Xuân Thủy thu hút sự quan tâm

của nhiều nhà khoa học, các tổ chức quốc tế và các nhà quản lý ở trung ương và địa

phương. Vì vậy, tại Xuân Thủy, đã có một số thông tin nền, dữ liệu thứ cấp nằm

trong các nghiên cứu, tư liệu, báo cáo đã có. Bên cạnh những thông tin sơ cấp được

thu thập tại hiện trường, các thông tin thứ cấp cũng rất quan trọng và là yếu tố đầu

vào phục vụ cho công tác đánh giá giá trị kinh tế tại khu vực.

3.2. Phạm vi thời gian

Mặc dù nghiên cứu hiện trường tại vùng cửa sông Ba Lạt được thực hiện chủ yếu

trong năm 2007 và 2008 nhưng luận án có sử dụng hệ thống tư liệu nghiên cứu,

tham khảo được ấn bản trong rất nhiều năm, trong đó các báo cáo thứ cấp tại hiện

trường nghiên cứu có thời gian từ năm 2002 đến năm 2008.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án đã sử dụng những phương pháp cơ bản sau trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra quá trình và các phương pháp nghiên cứu cụ thể (methodologies) sẽ được

trình bày chi tiết trong Chương 2 khi đánh giá từng loại giá trị cụ thể của ĐNN.

Phương pháp kế thừa: luận án sử dụng kế thừa các tài liệu, tư liệu, kết quả của các

công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế để khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý

luận của đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý ĐNN; cung cấp thông tin nền phục

vụ triển khai nghiên cứu thực nghiệm; ứng dụng các kết quả nghiên cứu để đề xuất

các giải pháp quản lý ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định.

Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để đánh giá ưu nhược điểm của một số

phương pháp, qui trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN đã áp dụng tại Việt Nam;

nhận diện, mô tả và và lý giải lựa chọn các giá trị kinh tế quan trọng của ĐNN tại

vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định; xây dựng và hoàn thiện các bảng hỏi thu

Page 17: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 9 -

thập thông tin; phân tích thực trạng và đề xuất các cơ chế, giải pháp quản lý ĐNN

tại hiện trường nghiên cứu và tại Việt Nam. Các chuyên gia bao gồm các nhà khoa

học nghiên cứu về ĐNN, rừng ngập mặn, kinh tế môi trường, chính sách môi trường

cũng như các nhà quản lý ở cấp trung ương và địa phương.

Phương pháp mô hình toán kinh tế: các mô hình toán kinh tế được sử dụng trong

luận án để đánh giá các khối giá trị kinh tế của ĐNN bao gồm hàm sản xuất hộ gia

đình, hàm chi phí du lịch, hàm cực đại xác xuất lựa chọn chi trả, mô hình lợi ích

ngẫu nhiên có tham số và phi tham số. Các mô hình này được kế thừa và phát triển

trên cơ sở lý các lý thuyết kinh tế, được tham vấn ý kiến chuyên gia để lựa chọn các

biến số phù hợp, được chạy và thử nghiệm để điều chỉnh các trục trặc và lỗi kỹ

thuật phát sinh.

Phương pháp điều tra xã hội học: được thực hiện chủ yếu tại hiện trường nghiên

cứu với các đối tượng gồm các cơ sở nuôi trồng thủy sản, người dân, du khách tham

quan, các nhà quản lý nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc đánh giá

giá trị kinh tế và đề xuất các biện pháp quản lý ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt tỉnh

Nam Định.

Phương pháp xử lý thống kê: các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được xử lý

bằng phần mềm thống kê SPSS và Excel; thông tin trong các cuộc phỏng vấn sâu và

thảo luận nhóm cũng được xử lý riêng biệt phục vụ cho phần báo cáo kết quả, thảo

luận và đề xuất biện pháp quản lý.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình hoàn thiện luận án. Kết

quả từ các mô hình xử lý dữ liệu sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết.

Các biện pháp và qui trình quản lý cũng sẽ được đề xuất dựa trên những kết quả

phân tích và tổng hợp.

Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên và môi trường: Luận án nghiên cứu, hệ

thống hóa và sử dụng một hệ thống các phương pháp tiên tiến trên thế giới hiện nay

để đánh giá giá trị tài nguyên của ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định.

Page 18: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 10 -

Chi tiết về khái niệm, phân loại và qui trình áp dụng các phương pháp được nêu cụ

thể trong Chương I và II của luận án nhưng về cơ bản gồm có 4 nhóm chính là: các

phương pháp dựa vào thị trường thực, các phương pháp dựa vào thị trường thay thế,

các phương pháp dựa vào thị trường giả định và phương pháp phân tích chi phí – lợi

ích mở rộng.

5. Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Về ý nghĩa lý luận, luận án hệ thống hóa cơ sở khoa học của việc đánh giá giá trị

kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên ĐNN gồm quan điểm tiếp cận, lý thuyết đánh

giá, các phương pháp đánh giá và việc sử dụng thông tin giá trị kinh tế trong quản lý

ĐNN. Ngoài ra, trên cơ sở ứng dụng thử nghiệm một hệ thống các phương pháp

đánh giá tiên tiến của thế giới để xác định giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN tại

vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, luận án cũng đưa ra các khuyến nghị về khả

năng áp dụng một số phương pháp đánh giá cũng như qui trình đánh giá giá trị kinh

tế của ĐNN tại Việt Nam

Về ý nghĩa thực tiễn, dựa trên các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về giá trị kinh tế

tổng thể và từng phần của ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, luận án đưa ra

các đề xuất ứng dụng thông tin về giá trị kinh tế phục vụ cho việc quản lý hiệu quả,

bền vững tài nguyên ĐNN tại khu vực nghiên cứu.

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành ba chương chính gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài

nguyên đất ngập nước

Chương 2: Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông

Ba Lạt, tỉnh Nam Định

Chương 3: Quản lý tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam

Định sử dụng thông tin về giá trị kinh tế của đất ngập nước

Page 19: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 11 -

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC

1.1. TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC

1.1.2. Khái niệm đất ngập nước

Thuật ngữ “Đất ngập nước” có nội hàm khá rộng và được hiểu theo nhiều cách khác

nhau trong từng hoàn cảnh, mục đích sử dụng.

Theo công ước Ramsar (1971), ĐNN được định nghĩa như sau:

“ ĐNN được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự

nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước

chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu

mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m ”.

Theo Chương trình quốc gia về điều tra ĐNN của Hoa Kỳ (2004):

“Về vị trí phân bố, ĐNN là những vùng đất chuyển tiếp giữa những hệ sinh

thái (HST) trên cạn và HST thủy vực. Những nơi này mực nước ngầm thường nằm

sát mặt đất hoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp nước nóng”.

Theo tác giả Lê Văn Khoa (2007):

“ĐNN là đất bão hòa nước trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình

thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu thoát nước, có thực vật thủy sinh và các hoạt

động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ướt”[26].

Những định nghĩa trên nhìn chung đều xem ĐNN như đới chuyển tiếp sinh thái,

những diện tích chuyển tiếp giữa môi trường trên cạn và ngập nước, những nơi mà

sự ngập nước của đất tạo ra sự phát triển của một hệ thực vật đặc trưng. Ngoài ra,

các định nghĩa về ĐNN thường gồm có ba thành tố chính là: (i) ĐNN được phân

biệt bởi sự hiện diện của nước. (ii) ĐNN thường có những loại đất đồng nhất khác

Page 20: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 12 -

hẳn với những vùng đất cao ở xung quanh.(iii) ĐNN thích hợp cho sự hiện diện của

những thảm thực vật thích nghi với những điều kiện ẩm ướt.

Hiện nay, định nghĩa ĐNN của Công ước Ramsar được nhiều quốc gia, tổ chức sử

dụng phổ biến nhiều hơn cả và là cơ sở cho các hoạt động quản lý và nghiên cứu về

ĐNN. Luận án sẽ sử dụng định nghĩa này một mặt vì vùng ĐNN nghiên cứu là khu

vực bãi bồi cửa sông ngập nước theo chế độ nhật triều; ngoài ra định nghĩa của

Ramsar cũng được sử dụng là định nghĩa ĐNN chính thức tại Việt Nam theo Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về “Bảo tồn và PTBV các vùng ĐNN”.

1.1.2. Mối quan hệ giữa hệ sinh thái đất ngập nước và hệ thống kinh tế

Xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa hệ sinh thái ĐNN và hệ thống kinh tế là xuất phát

điểm của việc tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN. Về cơ bản, do các hoạt

động kinh tế của con người phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái nên khi đánh giá

giá trị kinh tế của ĐNN phải xem xét kỹ mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế của con

người và hệ thống sinh thái ĐNN [54] [90].

Trước hết, trong hệ sinh thái ĐNN, tại mọi thời điểm luôn có sự tác động qua lại

giữa cấu trúc, quy trình và chức năng của hệ thống. Cấu trúc của hệ sinh thái bao

gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ. Các quá trình bao gồm sự chuyển hóa vật chất

và năng lượng. Tác động qua lại giữa cấu trúc và các quá trình hình thành nên chức

năng sinh thái của ĐNN. Đến lượt mình, các chức năng này lại cung cấp các hàng

hóa, dịch vụ môi trường và mang lại lợi ích cho con người [34] [91].

Nếu con người có sự ưa thích (preference) đối với các lợi ích nói trên và sẵn lòng

chi trả để nhận thêm một lượng lợi ích nhất định từ hệ sinh thái ĐNN thì các lợi ích

này sẽ có giá trị kinh tế. Theo Bateman và Willis (1999), giá trị kinh tế là một khái

niệm mang tính cụ thể và không phải là bản chất của bất cứ thứ gì. Giá trị kinh tế

chỉ xuất hiện khi có sự tương tác giữa các chủ thể và khách thể kinh tế. Cụ thể hơn,

các thuộc tính môi trường của ĐNN chỉ có giá trị kinh tế khi nó xuất hiện trong hàm

lợi ích của một cá nhân (individual utility function) hoặc hàm chi phí của một doanh

nghiệp (firm production function). Như vậy, các chức năng của hệ sinh thái tự nó

Page 21: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 13 -

không mang lại giá trị kinh tế; thay vì đó, các chức năng cung cấp các hàng hóa và

dịch vụ và việc sử dụng các hàng hóa và dịch vụ đó mới mang lại các giá trị kinh tế cho con người [57].

Hình 1.1: Mối liên hệ giữa hệ sinh thái ĐNN và hệ thống kinh tế

HỆ SINH THÁI ĐNN

QUAN HỆ GIỮA HỆ

SINH THÁI

ĐNN VÀ HỆ

THỐNG KINH TẾ

Các hàng hóa, dịch vụ sinh thái ĐNN cung cấp cho con người

Ví dụ: tôm, cá, gỗ, củi, cảnh quan, du lịch,

phòng chống lũ lụt, lọc và điều tiết nước ngầm,

bảo tồn đa dạng sinh học, lưu trữ nguồn gen,

hấp thụ CO2

Ví dụ: Giá trị

tồn tại của đa

dạng sinh học

Giá trị sử dụng

Tổng giá trị kinh tế

Quá trình Cấu trúc

Chức năng hệ sinh thái ĐNN

Các thuộc tính của hệ sinh thái ĐNN

Giá trị phi sử dụng

HỆ KINH TẾ

Nguồn: [90]

Page 22: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 14 -

Như trong hình 1.1, các chức năng sinh thái ĐNN cung cấp các hàng hóa và dịch vụ

cho hệ thống kinh tế. Về cơ bản, chức năng sinh thái của hệ sinh thái ĐNN là kết

quả của sự tương tác liên tục giữa các cấu trúc và quá trình sinh thái. Barbier (1994)

đưa ra hệ thống phân loại các chức năng của ĐNN gồm 4 nhóm chính là chức năng

điều tiết (regulation function), chức năng cư trú (habitat function), chức năng sản

xuất (production function) và chức năng thông tin (information function) [54].

Bảng 1.1: Các chức năng của ĐNN và các hàng hóa, dịch vụ sinh thái

Chức năng điều tiết

1. Điều tiết không khí 2. Điều hòa khí hậu 3. Phòng ngừa các tác động 4. Điều tiết nước 5. Ổn định đất 6. Chu trình dinh dưỡng 7. Xử lý ô nhiễm 8. Kiểm soát sinh thái 9. Hấp thụ CO2

Chức năng cư trú 1. Cung cấp nơi cư trú 2. Cung cấp nơi sinh sản

Chức năng sản xuất

1. Thực phẩm 2. Nguyên liệu thô 3. Nguồn gen 4. Nguồn dược liệu 5. Đồ trang sức

Chức năng thông tin

1. Thông tin thẩm mỹ 2. Giải trí, du lịch 3. Giá trị tinh thầnvà văn hóa 4. Giá trị văn hóa, lịch sử 5. Giá trị giáo dục, khoa học

Nguồn: [54]

Chức năng điều tiết: có liên quan đến năng lực của hệ sinh thái trong việc điều tiết

các quá trình căn bản của hệ và hệ thống hỗ trợ đời sống (life support systems)

thông qua chu trình sinh địa hóa và các quá trình sinh học. Bên cạnh việc duy trì hệ

sinh thái, chức năng điều tiết cũng cung ứng nhiều dịch vụ mang lại lợi ích trực tiếp

và gián tiếp cho con người (ví dụ: không khí, nước, dịch vụ kiểm soát sinh thái).

Page 23: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 15 -

Chức năng cư trú của hệ sinh thái liên quan đến việc cung cấp địa bàn cư trú và

sinh sản cho các sinh vật, từ đó giúp bảo tồn và duy trì nguồn gen, đa dạng sinh học

và quá trình tiến hóa.

Chức năng sản xuất: quá trình quang hợp của hệ sinh thái chuyển hóa năng lượng,

khí CO2, nước và các chất dinh dưỡng thành nhiều dạng cấu trúc cacbon. Các cấu

trúc này sau đó được sử dụng bởi các sinh vật để tổng hợp thành sinh khối của hệ.

Sự đa dạng trong cấu trúc cacbon cung cấp rất nhiều hàng hóa sinh thái cho con

người như thực phẩm, nguyên liệu thô hay các nguồn năng lượng.

Chức năng thông tin: hệ sinh thái cung cấp nhiều thông tin cơ bản cho đời sống tinh

thần của con người như giải trí, thẩm mỹ, văn hóa, tôn giáo, khoa học, giáo dục.

1.1.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước

Hình 1.2 minh họa cụ thể các thành phần của tổng giá trị kinh tế của một hệ sinh

thái ĐNN. Cho đến nay, có rất nhiều các quan điểm về các nhóm giá trị khác nhau

trong tổng giá trị kinh tế của ĐNN. Tuy nhiên, điểm chung giữa các quan điểm này

là việc chia tổng giá trị kinh tế thành hai nhóm chính là các giá trị sử dụng (use

value) và các giá trị phi sử dụng (non use value) [91].

Hình 1.2: Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN Nguồn: [91]

Giá trị sử dụng gián tiếp

Giá trị lựa chọn

Giá trị tồn tại

Giá trị lưu truyền

TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ

GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

Giá trị sử dụng trực tiếp

Page 24: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 16 -

Theo Turner (2003), giá trị sử dụng là những hàng hóa và dịch vụ sinh thái mà

ĐNN cung cấp cho con người và các hệ thống kinh tế và được chia thành 3 nhóm là

giá trị sử dụng trực tiếp (direct use value), giá trị sử dụng gián tiếp (indirect use

value) và giá trị lựa chọn (option value).

Giá trị sử dụng trực tiếp: bao gồm những hàng hoá dịch vụ do môi trường ĐNN

cung cấp và có thể tiêu dùng trực tiếp như gỗ, củi, thủy sản, mật ong hay giá trị

du lịch, giải trí

Giá trị sử dụng gián tiếp: là những giá trị, lợi ích từ những dịch vụ do hệ sinh

thái ĐNN cung cấp và các chức năng sinh thái như tuần hoàn dinh dưỡng, hấp

thụ CO2, điều hoà khí hậu, phòng chống bão lũ.

Giá trị lựa chọn về bản chất là những giá trị sử dụng trực tiếp hoặc giá trị sử

dụng gián tiếp của ĐNN mặc dù có thể sử dụng ở hiện tại nhưng chưa được sử

dụng vì một lý do nào đó mà để lại để sử dụng ở tương lai. Ví dụ giá trị du lịch,

cảnh quan, dược phẩm.

Giá trị phi sử dụng là những giá trị bản chất, nội tại của ĐNN và được chia thành

giá trị tồn tại (existence value) và giá trị lưu truyền (bequest value).

Giá trị tồn tại của ĐNN là giá trị nằm trong nhận thức, cảm nhận và sự thỏa mãn

của một cá nhân khi biết được các thuộc tính của ĐNN đang tồn tại ở một trạng

thái nào đó và thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để có được

trạng thái đó.

Giá trị lưu truyền là sự thỏa mãn nằm trong cảm nhận của cá nhân khi biết rằng

tài nguyên được lưu truyền và hưởng thụ bởi các thế hệ tương lai. Giá trị này

cũng thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để bảo tồn tài nguyên

cho các thế hệ mai sau.

Page 25: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 17 -

Mặc dù có những cách phân loại chi tiết hơn nhưng luận án sẽ kế thừa và lựa chọn

cách phân loại tổng giá trị kinh tế của ĐNN của Tunner như trên. Lý do là vì cách

tiếp cận này được sử dụng phổ biến trong nhiều sách giáo khoa kinh tế môi trường,

tài liệu hướng dẫn về đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên, đồng thời cũng được

áp dụng thịnh hành trong các nghiên cứu trong giới học thuật và các tổ chức môi

trường quốc tế trong thời gian gần đây.

Bảng 1.2 : Tổng giá trị kinh tế của đất ngập nước

Giá trị sử dụng trực tiếp

Giá trị sử dụng gián tiếp

Giá trị lựa chọn Giá trị phi sử dụng

Cung cấp năng lượng: gỗ, củi, than củi Khai thác và

nuôi trồng thủy sản Cung cấp các

sản phẩm như thức ăn, dược liệu, vật liệu xây dựng, mật ong Giao thông Du lịch, giải trí

Ổn định ven bờ Nạp và điều tiết

nước ngầm Phòng chống bão

lũ Chứa đựng và xử

lý các chất gây ô nhiễm Cung cấp nơi cư

trú cho động thực vật Ngăn chặn sự xâm

nhập của nước mặn Hấp thụ CO2

Nguồn dược liệu tiềm năng Cảnh quan

tiềm năng phục vụ du lịch

Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học Giá trị văn hoá,

lịch sử Giá trị tôn giáo

và chính trị Giá trị lưu

truyền

Nguồn:[55]

1.1.4. Cơ sở lý thuyết của đánh giá giá trị kinh tế đất ngập nước

Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên nói chung và ĐNN nói riêng có nền tảng lý

thuyết từ kinh tế học phúc lợi. Theo đó, mục tiêu của các hoạt động kinh tế là làm

gia tăng phúc lợi tổng thể của xã hội (social welfare). Về cơ bản, sự thay đổi phúc

lợi xã hội được giả định bằng tổng thay đổi trong phúc lợi của từng cá nhân thành

viên. Những cá nhân này không chỉ tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ thông thường

mà còn cả những hàng hóa và dịch vụ môi trường. Để tối đa hóa phúc lợi khi có

Page 26: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 18 -

một sự thay đổi trong điều kiện nguồn lực có hạn, xã hội phải so sánh tổng lợi ích

thu về và tổng chi phí phát sinh từ sự thay đổi đó [87].

Theo lý thuyết kinh tế phúc lợi, có hai nguyên tắc được sử dụng cho quá trình ra quyết định liên quan đến thay đổi phúc lợi xã hội. Nguyên tắc thứ nhất về hiệu quả Pareto phát biểu rằng những sự thay đổi được coi là có hiệu quả nếu làm cho ít nhất một cá nhân được tốt hơn (better - off) trong khi không có ai bị tồi đi (worse - off). Thực tế cho thấy, nguyên tắc thứ này thường không khả thi trong thực tế vì đa phần khi áp dụng một chính sách thì luôn có một số cá nhân trong xã hội bị giảm phúc lợi. Nguyên tắc thứ hai về đền bù Kaldor-Hick cho rằng một sự thay đổi nếu làm cho tổng phần phúc lợi có thêm (gain) nhiều hơn phần tổng phúc lợi mất đi (loss) thì nên tiến hành thay đổi đó. Do chấp nhận sự đánh đổi giữa phần được và phần mất trong xã hội miễn là có sự gia tăng trong tổng phúc lợi, nguyên tắc này là cơ sở kinh tế cho việc thực thi các chính sách quản lý, đồng thời là tiền đề cho các phân tích chi phí – lợi ích mang tính thực nghiệm [81].

Trong trường hợp ĐNN, những thay đổi trong chất lượng và thuộc tính của ĐNN bắt nguồn từ các hoạt động quản lý sẽ dẫn tới sự thay đổi trong phúc lợi của xã hội do xã hội tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ mà ĐNN cung cấp. Như đã biện luận, đánh giá thay đổi phúc lợi cá nhân là cơ sở để đánh giá thay đổi phúc lợi xã hội. Như vậy, mấu chốt của đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN chính là xác định sự thay đổi trong giá trị bằng tiền của phúc lợi cá nhân khi chất lượng ĐNN thay đổi. Về cơ bản, phúc lợi cá nhân có thể đo lường thông qua việc quan sát hành vi lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của cá nhân trên thị trường [80].

Cho đến nay, kinh tế phúc lợi sử dụng hai cách tiếp cận để đo sự thay đổi trong phúc lợi cá nhân. Cách tiếp cận thứ nhất sử dụng hàm cầu Marshall, trong đó sự thay đổi phúc lợi của cá nhân được xác định bằng thay đổi trong thặng dư tiêu dùng (consumer surplus - CS) và thặng dư sản xuất (producer surplus - PS). Hàm cầu Marshall thể hiện mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu hàng hóa với giả định nguồn ngân sách có hạn. Trong đó, thặng dư tiêu dùng được định nghĩa là phần chênh lệch giữa mức giá mà cá nhân sẵn sàng chi trả với mức giá thực tế phải trả của để có được các hàng hóa. CS là đại lượng thể hiện lợi ích của người tiêu dùng

Page 27: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 19 -

khi tham gia thị trường. PS là phần chênh lệch giữa mức giá thực tế và chi phí cung cấp hàng hóa và thể hiện lợi ích của người cung cấp hàng hóa khi tham gia thị trường (Hình 1.3). CS và PS thích hợp với việc ước tính phúc lợi khi thông tin về giá cả của hàng hóa trên thị trường là rõ ràng và dễ thu thập. Cụ thể đối với ĐNN thì cách tiếp cận theo CS và PS thường được sử dụng để ước tính các giá trị sử dụng trực tiếp, các hàng hóa và sản phẩm có giá thị trường như tôm, cá, củi, dược liệu vv.

Đường cầu Đường cung

Hình 1.3: Thay đổi thặng dư tiêu dùng và sản xuất khi giá thay đổi Nguồn: [87]

Trong cách tiếp cận thứ hai, sự thay đổi phúc lợi cá nhân được xác định thông qua hàm cầu Hick. Trái với hàm cầu Marshall, hàm cầu này cho phép xác định lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu với giả định độ thỏa dụng không đổi (thu nhập có thể thay đổi). Hai đại lượng được sử dụng để đo lường thay đổi phúc lợi cá nhân khi giá thay đổi theo cách tiếp cận này là biến thiên bù đắp (compensation variation – CV) và biến thiên tương đương (equivalent variation – EV). CV là phần thu nhập có thêm hoặc mất đi để cá nhân giữ nguyên độ thỏa dụng khi có sự thay đổi về giá tính theo mức thỏa dụng ban đầu. EV là phần thu nhập có thêm hoặc mất đi để cá nhân giữ nguyên độ thỏa dụng khi có sự thay đổi về giá tính theo mức thỏa dụng mới [87].

CV và EV đều là phần diện tích nằm dưới đường cầu Hicks hoặc là chênh lệch giữa các hàm chi tiêu với các độ thoả dụng tương ứng. CV và EV thích hợp để ước tính giá trị của hàng hóa và dịch vụ môi trường có giá thị trường hoặc không có giá thị trường thông qua các mức sẵn sàng chi trả hoặc sẵn sàng chấp nhận của cá nhân để có được hoặc phải từ bỏ các hàng hóa dịch vụ đó. Do rất nhiều các hàng hóa, dịch

Lượng

Giá

P2

P1

Thay đổi thặng dư sản xuất

Lượng

Giá

P2

P1

Thay đổi thặng dư tiêu dùng

Page 28: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 20 -

vụ môi trường không có thị trường và không có giá cả nên cách tiếp cận theo CV và EV thích hợp và được sử dụng phổ biến hơn để đánh giá những nhóm giá trị khó lượng hóa này - ví dụ giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị phi sử dụng.

Hình 1.4 minh hoạ giá trị của CV và EV khi sử dụng hàm thoả dụng gián tiếp. Gọi V1 , M1, Q1 tương ứng là mức thoả dụng, thu nhập và chất lượng ĐNN ở trạng thái ban đầu. Giả sử cần đánh giá mức thay đổi phúc lợi khi chất lượng ĐNN tăng lên mức Q2. Đường đẳng dụng V2 cho biết mức thoả dụng ở thu nhập M1 và chất lượng ĐNN ở trạng thái Q2. Để độ thoả dụng của cá nhân quay về mức ban đầu (V1), cần lấy đi một khoản thu nhập bằng CV, trên hình là lượng thu nhập cần thiết để chuyển từ độ thoả dụng V2 xuống V1 nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng ĐNN ở mức Q2[80]

Hình 1.4: Mô tả EV và CV khi chất lượng ĐNN thay đổi Nguồn: [80]

Về thực nghiệm, CV và EV được đo bằng mức sẵn sàng chi trả (willingness to pay -

WTP) hoặc sẵn sàng chấp nhận (willingness to accept - WTA) của cá nhân để cải

thiện hoặc để đền bù một sự suy giảm trong chất lượng của ĐNN. WTP và WTA về

bản chất là những đại lượng thực nghiệm đo sự thay đổi trong phúc lợi cá nhân

nhưng khác nhau ở bản chất sở hữu tài sản môi trường. Nếu cá nhân không có

quyền sở hữu với những giá trị của ĐNN thì phải chi trả tiền để cải thiện hoặc

chống lại sự suy giảm trong giá trị ĐNN mà mình tiêu dùng. Ngược lại, nếu cá nhân

M

M1+EV

M1

M1-CV

Q1 Q2 Q

V2

V1

Page 29: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 21 -

có quyền sở hữu với ĐNN thì sẽ có quyền chấp nhận những mức chi trả nhất định

để đền bù cho sự suy giảm chất lượng ĐNN. Một điểm khác biệt nữa giữa WTP và

WTA là WTP phụ thuộc vào thu nhập của cá nhân và không thể dao động quá nhiều

xung quanh mức này, còn WTA thì thường không có giới hạn do chẳng cá nhân nào

từ chối nhận thêm nhiều lợi ích cho mình [79].

Bảng 1.3: Các đại lượng đo sự thay đổi phúc lợi khi chất lượng ĐNN thay đổi

Kịch bản thay đổi CV EV

Chất lượng ĐNN được cải thiện

WTP để cải thiện chất lượng ĐNN

WTA để đền bù cho việc cải thiện chất lượng

Chất lượng ĐNN suy giảm WTA để đền bù cho sự suy giảm chất lượng

WTP để tránh suy giảm chất lượng

Nguồn: [79]

1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC

Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tế đã phát triển các phương pháp thực

nghiệm để đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên. Cho đến nay, chưa có một hệ

thống phương pháp nào được xây dựng và áp dụng riêng biệt để đánh giá giá trị của

ĐNN, thay vào đó người ta xây dựng các phương pháp chung rồi áp dụng cho ĐNN

như một dạng tài nguyên cụ thể. Về cơ bản, tương ứng với từng nhóm giá trị kinh tế

khác nhau sẽ có những phương pháp đánh giá thích hợp.

Theo Dixon và các cộng sự (1993), các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của

ĐNN được chia thành ba nhóm chính là nhóm phương pháp dựa trên thị trường

thực (market price method), nhóm phương pháp đánh giá dựa trên sự bộc lộ sở thích

(revealed preference method) và nhóm phương pháp đánh giá dựa trên tuyên bố sở

thích (stated preference method)[63]. Barbier (1997) thì phân chia các phương pháp

thành ba loại là các phương pháp dựa vào thị trường thực (real market), các phương

pháp dựa vào thị trường thay thế (surrogate market) và các phương pháp dựa vào

Page 30: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 22 -

thị trường giả định (hypothetical market) [55]. Về bản chất, hai cách phân loại trên

là gần giống nhau nhưng cách phân loại của Dixon mang tính chất học thuật, còn

cách phân loại của Barbier mang tính thực nghiệm hơn. Luận án sẽ sử dụng cách

tiếp cận của Barbier vì tính đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với điều kiện Việt Nam;

cách phân loại này cũng phù hợp với tính chất nghiên cứu ứng dụng của luận án.

Hình 1.5: Phân loại các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN Nguồn: [55]

1.2.1. Các phương pháp dựa vào thị trường thực

Phương pháp giá thị trường (Market Price - MP)

Phương pháp giá thị trường ước tính giá trị kinh tế của các hàng hóa và dịch vụ của ĐNN được trao đổi, mua bán trên thị trường. Giả thiết cơ bản của phương pháp này

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ ĐNN

Thị trường thực Thị trường thay thế Thị trường giả định

Giá thị trường (MP)

Chi phí thay thế (RC)

Chi phí thiệt hại tránh được (AC)

Chi phí du lịch (TCM)

Giá trị hưởng thụ

(HPM)

Đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

Mô hình lựa chọn (CM)

Page 31: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 23 -

là khi giá thị trường không bị bóp méo bởi sự thất bại thị trường hoặc chính sách của Chính phủ thì nó sẽ phản ánh chân thực giá trị của hàng hóa hay chi phí cơ hội của việc sử dụng ĐNN. Từ đó cho biết giá trị đóng góp của các hàng hóa và dịch vụ này trong nền kinh tế.

Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện vì các thông tin liên quan đến giá cả thị trường của một số các hàng hóa và dịch vụ mà ĐNN cung cấp là quan sát được và dễ thu thập. Vì vậy, phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá các giá trị sử dụng trực tiếp của ĐNN.

Bên cạnh ưu điểm trên, việc áp dụng phương pháp này cũng gặp phải một số vấn đề

nhất định. Thứ nhất, như đã đề cập, mức giá thị trường trong một số trường hợp có

thể bị bóp méo bởi sự thất bại của thị trường (độc quyền, ngoại ứng) hoặc bởi các

chính sách của Chính phủ (thuế, trợ cấp, qui định tỷ giá), từ đó có thể phản ánh sai

lệch giá trị kinh tế của hàng hóa. Thứ hai, trong một số trường hợp khi tài nguyên

được ĐNN sử dụng đa mục tiêu (multiple purpose) thì việc đánh giá phải thận trọng

để loại trừ được sự tính trùng hoặc đánh đổi giữa các giá trị [55][67].

Phương pháp chi phí thay thế (Replacement Cost - RC)

Phương pháp chi phí thay thế ước lượng giá trị của các dịch vụ sinh thái ĐNN xấp

xỉ bằng với chi phí để cung ứng hàng hoá và dịch vụ tương đương do con người tạo

ra. Ví dụ, giá trị của một vùng ĐNN hoạt động như một vùng hồ tự nhiên có thể

được ước lượng bằng chi phí xây dựng và hoạt động của một hồ nhân tạo có chức

năng tương tự. Phương pháp này thường được sử dụng để xác định giá trị gián tiếp

của ĐNN thông qua việc tìm hiểu giá thị trường của các dịch vụ tương đương do

con người tạo ra [67].

Theo Dixon (1993), phương pháp này đặc biệt hữu ích cho việc lượng giá các dịch

vụ của ĐNN, khá đơn giản trong ứng dụng do không phải thực hiện các cuộc điều

tra chi tiết. Tuy nhiên, nhược điểm chính của phương pháp này là đôi khi rất khó

tìm được các hàng hóa nhân tạo thay thế tương đương cho các hàng hoá và dịch vụ

Page 32: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 24 -

sinh thái. Từ đó, phương pháp chi phí thay thế có thể không đưa ra những đo lường

giá trị kinh tế một cách chính xác mà thường là đánh giá quá cao hoặc quá thấp giá

trị của ĐNN [63] [67].

Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được (Avoided Cost - AC)

Trong rất nhiều trường hợp, hệ sinh thái ĐNN có khả năng phòng hộ, bảo vệ được các tài sản có giá trị kinh tế cho con người. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được sử dụng thông tin về những thiệt hại có thể tránh được hoặc giá trị của những tài sản được ĐNN bảo vệ khi có những biến cố môi trường xảy ra như là lợi ích của hệ sinh thái. Ví dụ, nếu một khu rừng ngập mặn có khả năng phòng hộ bão cho cộng đồng thì giá trị của khu rừng ngập mặn đó có thể được tính bằng những thiệt hại về tài sản mà cộng đồng tránh được nếu cơn bão xảy ra trong trường hợp không có rừng bảo vệ.

Phương pháp này đặc biệt hữu dụng trong việc đánh giá giá trị của các vùng ĐNN

có chức năng bảo vệ tự nhiên. Từ đó cung cấp cho các nhà quản lý luận điểm, bằng

chứng để đầu tư cho công tác bảo tồn ĐNN. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp

cũng có một số vấn đề. Thứ nhất, việc thu thập các thông tin tổng thể về thiệt hại để

so sánh giữa vùng được bảo vệ bởi dịch vụ sinh thái và vùng đối chứng khi có sự cố

xảy ra là rất tốn kém về thời gian và kinh phí vì những tác động có thể là trực tiếp,

gián tiếp và lâu dài. Ngoài ra, việc xây dựng các mô hình để ước tính qui mô tác

động của sự cố khi không có hệ sinh thái ĐNN bảo vệ cũng đòi hỏi những kỹ thuật

phức tạp hoặc các thông tin chi tiết [55].

1.2.2. Các phương pháp dựa vào thị trường thay thế

Thực tế cho thấy, có một số hàng hóa và dịch vụ của ĐNN mặc dù có được mua

bán, giao dịch trên thị trường nhưng giá thị trường không phản ánh đầy đủ giá trị

của các hàng hóa và dịch vụ này. Khi đó, người ta phải xác định giá trị của hàng

hóa, dịch vụ mà ĐNN cung cấp dựa vào việc phân tích thông tin trên thị trường thay

Page 33: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 25 -

thế. Có hai phương pháp truyền thống thuộc nhóm này là chi phí du lịch và giá trị

hưởng thụ.

Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method – TCM)

Chi phí du lịch là phương pháp được thiết kế và áp dụng để đánh giá giá trị giải trí

của môi trường và các hệ sinh thái. Giả thiết cơ bản của TCM rất đơn giản, đó là chi

phí bỏ ra để tham quan một điểm du lịch giải trí phần nào phản ánh được giá trị giải

trí của nơi đó. Mặc dù không quan sát trực tiếp được sự mua bán chất lượng hàng

hoá môi trường của du khách nhưng chúng ta có thể thu nhận được thông tin về

hành vi và sự lựa chọn của du khách để hưởng thụ tài nguyên môi trường. Thông

qua việc ước lượng đường cầu du lịch cá nhân hoặc đường cầu thị trường, các nhà

kinh tế sẽ tính được phần phúc lợi của cá nhân hay xã hội thu được khi tham gia thị

trường du lịch tại điểm xem xét [63].

Hiện nay có hai cách tiếp cận chi phí du lịch phổ biến là chi phí du lịch theo cá

nhân và chi phí du lịch theo vùng. Trong cả hai trường hợp, đường cầu du lịch đều

được ước lượng thông qua chuỗi số liệu về mối quan hệ giữa số lần tham quan của

một cá nhân/hoặc tỷ lệ tham quan của một vùng (được coi là xấp xỉ của lượng giải

trí) với chi phí du lịch của cá nhân/hoặc chi phí du lịch trung bình của vùng (được

coi là xấp xỉ cho giá giải trí). Tổng lợi ích kinh tế của địa điểm đối với khách du lịch

được tính bằng thặng dư tiêu dùng hay chính là phần diện tích dưới đường cầu [62].

Desvousges (1998) có chỉ ra một số ưu nhược điểm khi áp dụng TCM. Về ưu điểm, đây là phương pháp dễ được chấp nhận về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn do dựa trên mô hình đường cầu truyền thống và mối quan hệ giữa chất lượng hàng hoá môi trường với chấp nhận chi trả thực tế để hưởng thụ giá trị hàng hoá của du khách.

Tuy nhiên, cũng có một số trở ngại khi áp dụng TCM. Thứ nhất là vấn đề đa mục đích (multiple purpose trip) có thể phát sinh khi du khách đi tham quan nhiều điểm trong cùng một chuyến đi và vì vậy chi phí du lịch toàn bộ không phản ánh giá trị du lịch tại một điểm cụ thể. Ngoài ra, khi điểm du lịch có sự hiện diện của khách

Page 34: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 26 -

quốc tế thì việc phân vùng và tính toán chi phí của từng vùng là khá phức tạp do cả vấn đề du lịch đa mục đích và ước tính tỷ lệ du lịch [63].

Phương pháp giá trị hưởng thụ (Hedonic Pricing Method – HPM)

Phương pháp giá trị hưởng thụ được sử dụng để ước tính giá trị của môi trường ẩn

trong giá thị trường của một số loại hàng hóa và dịch vụ thông thường. Ví dụ, giá trị

cảnh quan môi trường được ẩn trong giá bán hoặc thuê bất động sản. Phương pháp

này được phát triển từ cơ sở lý thuyết về thuộc tính giá trị của Lancaster (1966)

trong đó lợi ích của mỗi cá nhân khi tiêu dùng một loại hàng hóa phụ thuộc vào các

thuộc tính của hàng hóa (attributes). Nếu chất lượng môi trường là một thuộc tính

của hàng hóa thì thông qua mô hình hóa mối quan hệ giữa mức sẵn sàng chi trả cho

hàng hóa của các cá nhân với các thuộc tính của hàng hóa, ta có thể tách được phần

tác động và giá trị của các thuộc tính môi trường trong lợi ích cá nhân [67].

Mặc dù được áp dụng khá phổ biến nhưng phương pháp HPM có một số các nhược điểm nhất định. Thứ nhất, để đảm bảo độ tin cậy thì HPM đòi hỏi một số lượng dữ liệu rất lớn để chạy mô hình. Ví dụ, nghiên cứu về thị trường bất động sản cần có các mảng dữ liệu về giá bất động sản ở nhiều khu vực, các thuộc tính của bất động sản, các giao dịch thị trường thực tế trong một khoảng thời gian đủ lớn. Thông thường các thuộc tính môi trường của bất động sản rất ít khi được ghi chép khi tiến hành giao dịch, vì vậy phải kết hợp dữ liệu thuộc tính thông thường với dữ liệu thông tin địa lý (GIS) để hoàn thiện bộ số liệu. Thường thì HPM chỉ được áp dụng tại các quốc gia phát triển với hệ thông cơ sở dữ liệu đầy đủ. Thứ hai, một vấn đề mang tính thống kê có thể phát sinh khi xử lý số liệu là đa cộng tuyến (multicollinearity) khi hai hay nhiều biến độc lập trong mô hình có quan hệ tương quan lớn hoặc tương quan với thuộc tính môi trường. Điều này làm cho việc diễn giải tác động đơn lẻ của từng thuộc tính đến giá hàng hóa là rất khó khăn [64].

1.2.3. Các phương pháp dựa vào thị trường giả định

Với những hàng hóa và dịch vụ của ĐNN không có thị trường và không có giá cả,

các nhà nghiên cứu phải xây dựng các thị trường giả định và quan sát hành vi của cá

Page 35: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 27 -

nhân trên các thị trường này để tính phúc lợi khi tham gia thị trường, từ đó ước tính

giá trị của các hàng hóa và dịch vụ môi trường. Nhóm phương pháp này thường

được sử dụng để xác định các giá trị phi sử dụng của ĐNN.

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method - CVM)

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được phát triển bởi Davis (1963) trong lĩnh vực

phân tích marketing, sau đó được chuyển sang áp dụng trong đánh giá môi trường

Thông qua việc xây dựng các kịch bản về giả định về chất lượng môi trường và thu

thập thông tin về hành vi và sự lựa chọn tiêu dùng của cá nhân đối với kịch bản giả

định này, chúng ta có thể ước lượng được sự thay đổi trong phúc lợi của cá nhân khi

chất lượng môi trường thay đổi. Từ đó tính được thặng dư tiêu dùng của cá nhân khi

tham gia thị trường giả định; lợi ích này đo lường giá trị của môi trường đối với

chính cá nhân đó. Phương pháp này thường được sử dụng để lượng giá các giá trị

phi sử dụng của môi trường vì các giá trị này thường không có thị trường giao dịch.

Mặc dù CVM có rất nhiều biến thể khác nhau và ngày càng được hoàn thiện thì vẫn

có một qui trình chung gồm một số bước cơ bản là (i) Xác định nhóm đối tượng và

phạm vi đánh giá. (ii) Xây dựng dự thảo bảng hỏi và điều tra thử để điều chỉnh bảng

hỏi và cách tiếp cận lấy số liệu. (iii) Xây dựng bảng hỏi chi tiết bao gồm các thông

tin về thị trường giả định, tình huống giả định, phương tiện chi trả và câu hỏi về sự

sẵn sàng chi trả. (iv) Thu thập số liệu hiện trường và xử lý dữ liệu. (v) Tính toán

phúc lợi dựa trên mô hình thực nghiệm và suy rộng kết quả tính toán [67] [69].

Về ưu điểm, CVM cho phép xác định các giá trị khó lượng hóa của tài nguyên và môi trường. Cách tiếp cận đánh giá được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về độ thỏa dụng và hàm cầu cá nhân, vì vậy mang tính hợp lệ về lý luận. Ngoài ra, thông tin ước lượng nếu được tiến hành với qui trình chuẩn mực, có độ tin cậy cao có thể sử dụng trong hoạch định các chính sách, công cụ quản lý tài nguyên [58].

Tuy nhiên, như đã nêu, phương pháp này cho đến nay vẫn gặp sự phê phán rất nhiều do tính chất giả định của nó. Vì vậy nhược điểm lớn nhất của phương pháp là người

Page 36: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 28 -

trả lời không tham gia một tình huống thực tế mà chỉ là giả định. Vì vậy, động cơ chi trả và mức chi trả có thể rất sai lệch so với khi họ phải đối mặt với một tình huống thực. Carson (1993) có nhận diện 4 loại sai lệch chính khi áp dụng phương pháp gồm sai lệch giả định (hypothetical bias), sai lệch chiến lược (strategic bias), sai lệch thiết kế (designing bias) và sai lệch xuất phát điểm (starting bias). Các sai lệch này có thể được giảm thiểu qua những kỹ thuật trong thiết kế và điều tra. Một nhược điểm nữa khi áp dụng phương pháp là sự tốn kém về thời gian và kinh phí do đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên gia, họp nhóm tư vấn thảo luận, điều tra thử tại hiện trường, điều chỉnh câu hỏi, và một kích cỡ mẫu lớn [60][78].

Phương pháp mô hình lựa chọn (Choice Modelling –CM)

Mô hình lựa chọn là phương pháp lượng giá thông qua tuyên bố về sở thích được sử dụng để đánh giá giá trị phi sử dụng của tài nguyên thông qua việc xây dựng hai hay nhiều kịch bản giả định, mỗi kịch bản có nhiều thuộc tính khác nhau (attributes). Thông qua sự lựa chọn của cá nhân với từng kịch bản, nhà nghiên cứu có thể ước lượng được phúc lợi cá nhân khi tham gia kịch bản và sự đánh đổi về giá trị giữa các thuộc tính trong các kịch bản.

Phương pháp CM được xây dựng dựa trên thuyết lợi ích ngẫu nhiên của Manski (1977) và thuyết thuộc tính của giá trị của Lancaster (1966). Hai lý thuyết này cho phép lượng giá các hàng hoá môi trường dưới dạng các thuộc tính của chúng thông qua việc áp dụng mô hình lựa chọn xác suất để chọn ra cách kết hợp các thuộc tính đó. Bằng cách đặt cho mỗi thuộc tính một mức giá hoặc mức chi phí thì các ước lượng về lợi ích biên sẽ được chuyển thành các ước lượng về tiền tệ đối với mỗi sự thay đổi các mức độ của thuộc tính [77].

Qui trình tiến hành CM cũng bao gồm một số bước giống như CVM. Về ưu điểm,

CM cho phép đánh giá giá trị của nhiều kịch bản lựa chọn khác nhau cũng như sự

đánh đổi trong các thuộc tính của từng kịch bản, từ đó cho phép nhà quản lý nhiều ý

tưởng để lựa chọn hướng quản lý môi trường khi đã có kết quả nghiên cứu. Tuy

nhiên, CM vẫn là phương pháp phân tích dựa trên kịch bản giả định, từ đó vẫn phát

sinh vấn đề sai lệch giả định đối với người được phỏng vấn trong khi trả lời. Ngoài

Page 37: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 29 -

ra, CM đòi hỏi quá trình xây dựng phiếu điều tra phức tạp do mỗi kịch bản có nhiều

thuộc tính, việc xác định qui mô của mỗi thuộc tính phải dựa vào các bằng chứng

khoa học và ý kiến dự đoán sâu của các chuyên gia có chuyên môn cao và nhiều

kinh nghiệm thực tiễn [77][89].

1.2.4. Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích (cost benefit analysis – CBA)

Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc

đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế của các phương án sử dụng ĐNN khác nhau để

từ đó lựa chọn ra được phương án mang lại lợi ích lớn nhất cho cá nhân hoặc xã hội.

Phân tích chi phí - lợi ích có hai nhóm chính là phân tích tài chính (financial

analysis) và phân tích kinh tế (economic analysis). Phân tích tài chính đánh giá việc

sử dụng tài nguyên trên quan điểm của cá nhân, trong đó người phân tích thường

chỉ quan tâm đến các lợi ích và chi phí trực tiếp của dự án (thường dễ ước tính

thông qua giá cả thị trường)[6].

Phân tích kinh tế nhìn nhận các phương án sử dụng tài nguyên trên quan điểm xã

hội. Trong phân tích kinh tế, bên cạnh các dòng lợi ích và chi phí trực tiếp thì người

phân tích còn quan tâm tới các dòng chi phí lợi ích gián tiếp như tác động môi

trường, xã hội. Ngoài ra các điều chỉnh cũng được áp dụng để loại bỏ những sự sai

lệch về giá trị (distortions) có thể gây ra bởi những yếu tố như: chính sách can thiệp

của Chính phủ (thuế, trợ cấp, sự can thiệp về tỷ giá hối đoái, qui định giá lao động),

các hàng hóa không mua bán (non-traded goods), hàng hóa công cộng (public

goods) [81].

Ngoài ra, còn có một biến thể nữa của phân tích chi phí - lợi ích thường được sử

dụng trong các nghiên cứu gọi là phân tích chi phí lợi ích mở rộng (extended cost -

benefit analysis), theo đó bên cạnh các lợi ích và chi phí trực tiếp của các phương án

sử dụng tài nguyên, nhà phân tích còn lồng ghép thêm cả những ngoại ứng tiêu cực

và tích cực về môi trường phát sinh từ các phương án sử dụng tài nguyên [12].

Page 38: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 30 -

Hình 1.6: Qui trình phân tích chi phí – lợi ích của các phương án sử dụng ĐNN Nguồn: Tác giả đề xuất từ [6] và [81]

Qui trình phân tích chi phí- lợi ích của các phương án sử dụng ĐNN gồm 7 bước

được mô tả trong hình 1.6. Một trong những bước mấu chốt nhất của quá trình phân

tích là tính toán các chỉ số sinh lời. Các chỉ số này cho biết qui mô tuyệt đối và

1. Xác định các nhóm lợi ích

2. Xác định các phương án sử dụng ĐNN

3. Xác định qui mô của các chi phí và lợi ích của từng phương án

4. Qui đổi các dòng chi phí lợi ích về thước đo tiền tệ

5. Tính toán các chỉ số sinh lời

6. Phân tích độ nhạy

7. Truyền đạt thông tin tới các nhà quản lý

Page 39: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 31 -

tương đối của phần đóng góp của từng phương án trong lợi ích của cá nhân (khi

phân tích tài chính) và lợi ích xã hội (khi phân tích kinh tế hoặc phân tích lợi ích chi

phí mở rộng).

Ngoài ra, khi tiến hành phân tích chi phí - lợi ích, cũng cần lưu ý là các dòng lợi ích

và chi phí sẽ phát sinh tại các thời điểm khác nhau trong suốt vòng đời của dự án.

Cụ thể là, một đơn vị tiền tệ ở các thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau do các

yếu tố như lạm phát, kỳ vọng, cơ hội đầu tư hay rủi ro. Vì vậy để tính toán giá trị

theo thời gian một cách đồng nhất, phảiqui đổi giá trị của dòng tiền về cùng một

thời điểm nhất định.

Để qui đổi giá trị của tiền theo thời gian, các nhà phân tích sử dụng một đại lượng

kinh tế gọi là là tỷ lệ chiết khấu (discount rate). Tỷ lệ chiết khấu đơn giản là một

con số được lựa chọn sử dụng để chuyển đổi giá trị của tiền tại các thời điểm khác

nhau. Tỷ lệ này không cố định mà có thể khác nhau với từng cá nhân, dự án,

phương án sử dụng tài nguyên hoặc giữa quan điểm cá nhân và xã hội. Thông

thường tỷ lệ chiết khấu phản ánh hai yếu tố là chi phí cơ hội xã hội của vốn (social

opportunity cost of capital) và rủi ro (risk premium). Tỷ lệ chiết khấu cao đồng

nghĩa với việc nhìn nhận “ít đi” những khối giá trị của tương lai và ngược lại [81].

Các chỉ số cơ bản khi đánh giá khả năng sinh lời gồm:

Giá trị hiện tại ròng (Net present value - NPV)

Giá trị hiện tại ròng là đại lượng cho biết qui mô chênh lệch tuyệt đối giữa tổng lợi

ích và tổng chi phí đã chiết khấu về hiện tại của một phương án sử dụng ĐNN.

n

ttrEtCtBtNPV

0 )1(

Trong đó: Bt là lợi ích thu về từ sử dụng ĐNN năm thứ t; Ct là chi phí liên quan đến

sử dụng ĐNN năm thứ t; Et là lợi ích hoặc chi phí ngoại ứng môi trường năm thứ t

(mang dấu dương nếu là ngoại ứng tích cực và dấu âm nếu là ngoại ứng tiêu cực); r

là tỷ lệ chiết khấu; n là số năm thực hiện phương án

Page 40: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 32 -

Tỷ suất lợi ích - chi phí (Benefit Cost Ratio - BCR)

Tỷ suất lợi ích - chi phí là đại lượng cho biết qui mô chênh lệch tương đối giữa tổng

lợi ích và tổng chi phí đã chiết khấu của một phương án sử dụng ĐNN.

n

tt

n

tt

rCt

rBt

BCR

0

0

)1(

)1(

Hệ số hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return – BCR)

Hệ số hoàn vốn nội bộ là một tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV bằng 0. Nói cách khác,

đó là tỷ lệ chiết khấu là cân bằng các dòng lợi ích và chi phí đã chiết khấu về hiện

tại của một phương án sử dụng ĐNN. IRR là giới hạn cận trên của tỷ lệ chiết khấu

để làm cho một phương án sử dụng ĐNN không bị lỗ.

0)1(0

n

ttIRR

CtBt

Mối quan hệ giữa NPV, BCR, IRR với khả năng sinh lời của một phương án sử

dụng ĐNN được thể hiện trong bảng 1.4.

Bảng 1.4: Các chỉ số và khả năng sinh lời của việc sử dụng ĐNN

NPV BCR IRR

Lãi > 0 > 1 > r

Lỗ < 0 < 1 < r

Hòa vốn = 0 = 1 = r

Nguồn: [6]

Về cơ bản, một phương án sử dụng ĐNN có NPV cá nhân và NPV xã hội đều

dương thì nên thực hiện trên cả quan điểm cá nhân và xã hội. Ngược lại nếu cả NPV

cá nhân và xã hội đều âm thì phương án không nên tiến hành. Trong trường hợp

NPV cá nhân âm, còn NPV xã hội dương thì các nhà quản lý có thể xem xét và thực

hiện các giải pháp hỗ trợ cho cá nhân để khuyến khích thực hiện phương án. Còn

Page 41: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 33 -

khi NPV xã hội âm, còn NPV cá nhân dương thì cũng có thể quyết định không thực

hiện phương án trên quan điểm xã hội.

1.2.5. Lựa chọn các phương pháp để đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN

Đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN là một quá trình khoa học, trong đó nhà nghiên

cứu phải lựa chọn và sử dụng kết hợp một hệ thống các phương pháp khác nhau để

đánh giá, trong đó mỗi phương pháp thích hợp với việc đánh giá từng loại giá trị

kinh tế cụ thể của ĐNN. Trong phần tiếp sau, dựa trên việc tổng hợp các công trình

nghiên cứu lý luận và thực nghiệm, luận án sẽ tóm lược và đề xuất các phương pháp

để đánh giá các nhóm giá trị cụ thể của ĐNN cũng như điều kiện để áp dụng những

phương pháp này.

Bảng 1.5: Lựa chọn phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN

Phương pháp Áp dụng để Ưu điểm Nhược điểm

Giá thị trường (MP)

Đánh giá các giá trị sử dụng trực tiếp, các sản phẩm trực tiếp của ĐNN như tôm, cá, gỗ, củi, dược liệu, mật ong, than củi, vật liệu xây dựng

Giá thị trường phản ánh giá trị xã hội của hàng hóa và dịch vụ ĐNN

Dữ liệu dễ thu thập

Giá thị trường có thể bị bóp méo bởi các nhân tố sai lệch

Dao động trong các mức giá

Chi phí thay thế (RC)

Đánh giá các giá trị sử dụng gián tiếp của ĐNN như điều hòa vi khí hậu, điều tiết nước ngầm, xử lý ô nhiễm, cung cấp chất dinh dưỡng, hấp thụ CO2,

Cho phép đánh giá giá trị của các dịch vụ sinh thái của ĐNN

Khá đơn giản và không cần nhiều chuỗi thông tin

Khó tìm được các hàng hóa và dịch vụ thay thế

Chi phí thiệt hại tránh được (AC)

Đánh giá các giá trị sử dụng gián tiếp của ĐNN như phòng chống thiên tai, chống xói mòn đất, bảo vệ bờ biển, kiểm soát ô nhiễm, lọc sạch nguồn nước

Đánh giá được giá trị của các chức năng bảo vệ tự nhiên của ĐNN

Cần nhiều thông tin ở cả vùng thiệt hại và vùng đối chứng

Page 42: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 34 -

Phương pháp Áp dụng để Ưu điểm Nhược điểm

Chi phí du lịch (TCM)

Đánh giá giá trị du lịch, giải trí của ĐNN

Cơ sở lý thuyết được chấp nhận rộng rãi

Thặng dư tiêu dùng phản ánh chính xác lợi ích tiêu dùng

Xử lý vấn đề du lịch đa mục đích

Mô hình kinh tế và xử lý dữ liệu khá phức tạp

Giá trị hưởng thụ (HPM)

Đánh giá giá trị cảnh quan, môi trường của ĐNN hoặc một số giá trị lựa chọn

Đánh giá được giá trị của các thuộc tính môi trường của ĐNN nằm ẩn trong các hàng hóa, dịch vụ thông thường

Đòi hỏi dữ liệu nền lớn và nặng về kỹ thuật

Phức tạp trong thu thập và xử lý dữ liệu

Đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

Đánh giá giá trị phi sử dụng của ĐNN như bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị lưu truyền, giá trị văn hóa

Cho phép đánh giá giá trị phi sử dụng của ĐNN

Phục vụ tiếp cận đánh giá tổng thể

Tốn kém về thời gian và kinh phí

Đòi hỏi nhiều chuyên gia

Thiết kế nghiên cứu phức tạp để loại trừ sai lệch

Mô hình lựa chọn (CM)

Đánh giá giá cả giá trị sử dụng và phi sử dụng của ĐNN

Cung cấp kết quả toàn diện và tin cậy

Tốn kém về thời gian và kinh phí Đòi hỏi nhiều chuyên gia để xây dựng các kịch bản lựa chọn Xử lý phức tạp

Phân tích chi phí - lợi ích (CBA)

Đánh giá lợi ích- chi phí của nhiều phương án sử dụng ĐNN khác nhau

Cho phép xác định và so sánh lợi ích của nhiều phương án sử dụng ĐNN

Đòi hỏi nhiều dữ liệu bao gồm cả lợi ích – chi phí môi trường, những dữ liệu này thường khó lượng hóa

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2008)

Page 43: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 35 -

Hình 1.7 minh họa sự phù hợp của các phương pháp để đánh giá các loại giá trị kinh

tế cụ thể của ĐNN.

Hình 1.7: Lựa chọn phương pháp phù hợp để đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2008)

Bên cạnh sự phù hợp với các loại giá trị đánh giá, việc lựa chọn các phương pháp

cũng phải được tiến hành trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp

và mục tiêu đánh giá, đồng thời phải cân nhắc tới các yếu tố như yêu cầu dữ liệu,

thời gian, nguồn lực tài chính và kỹ thuật. Bảng 1.6 trình bày tóm lược các điều

Tổng giá trị kinh tế của đất ngập nước

Giá trị sử dụng trực tiếp

Sản phẩm, hàng hoá phục vụ sản

xuất và tiêu dùng: - Cá - Gỗ, củi - Tre nứa - Mật ong - Thuốc - Du lịch

Giá trị sử dụng gián tiếp

Chức năng và dịch vụ của hệ

sinh thái: - Cải thiện chất

lượng nước - Phòng chống

bão lũ - Hấp thụ CO2 - Vi khí hậu

Giá trị phi sử dụng

Giá trị nội tại bên trong nguồn tài

nguyên: - Giá trị bảo tồn

đa dạng sinh học

- Giá trị văn hoá - Giá trị thẩm mỹ - Giá trị lưu

truyền

Giá trị lựa chọn

Giá trị tiềm năng sử dụng trong

tương lai: - Công nghiệp - Nông nghiệp - Y học

- Giá trị trường

- Chi phí du lịch

- Mô hình lựa chọn

- Chi phí thay thế

- Chi phí thiệt hại tránh được

- Đánh giá ngẫu nhiên

- Giá trị hưởng thu

- Đánh giá ngẫu nhiên

- Mô hình lựa chọn

Page 44: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 36 -

kiện liên quan đến việc lựa chọn phương pháp khi tiến hành nghiên cứu thực

nghiệm về giá trị kinh tế của ĐNN.

Bảng 1.6: Điều kiện áp dụng các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế ĐNN

Phương pháp Yêu cầu về dữ liệu

Yêu cầu về kỹ thuật

Yêu cầu về thời gian

Yêu cầu về kinh phí

Giá thị trường ♦♦ ♦ ♦♦ ♦♦

Chi phí thay thế ♦♦ ♦♦ ♦♦ ♦♦

Chi phí thiệt hại tránh được ♦♦♦ ♦♦♦ ♦♦♦ ♦♦♦

Chi phí du lịch ♦♦♦ ♦♦♦ ♦♦♦ ♦♦♦

Giá trị hưởng thụ ♦♦♦♦ ♦♦♦ ♦♦♦♦ ♦♦♦♦

Đánh giá ngẫu nhiên ♦♦♦♦ ♦♦♦♦ ♦♦♦♦ ♦♦♦

Mô hình lựa chọn ♦♦♦♦ ♦♦♦♦ ♦♦♦♦ ♦♦♦♦

Phân tích chi phí - lợi ích ♦♦♦ ♦♦♦ ♦♦♦ ♦♦♦

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2008)

Chú thích:

♦♦♦♦: Yêu cầu rất cao

♦♦♦: Yêu cầu cao

♦♦: Yêu cầu trung bình

♦: Không yêu cầu nhiều

Page 45: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 37 -

1.3. QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC

Đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN về bản chất là một quá trình nghiên cứu khoa học

mang tính liên ngành gồm có nhiều bước, mỗi bước đều có những đặc trưng riêng

và đòi hỏi sự tham gia của những đối tượng khác nhau. Dựa trên các tài liệu và kinh

nghiệm về đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái của Barbier (1997) và EEPSEA

(1998), luận án khái quát qui trình đánh giá giá trị của ĐNN gồm 6 bước sau:

Hình 1.8: Qui trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2008)

1. Lựa chọn cách đánh giá phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

2. Xác định vùng ĐNN cần đánh giá giá trị

3. Nhận diện các giá trị kinh tế quan trọng ưu tiên đánh giá

4. Thu thập dữ liệu để đánh giá

5.Lượng giá thành tiền các giá trị ĐNN

6. Liên hệ kết quả đánh giá với các biện pháp quản lý ĐNN

Page 46: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 38 -

Bước 1: Lựa chọn cách tiếp cận đánh giá phù hợp với mục đích nghiên cứu

Bước đầu tiên trong quá trình đánh giá là lựa chọn cách tiếp cận đánh giá phù hợp

với mục tiêu và vấn đề phân tích. Hiện có ba cách tiếp cận trong đánh giá giá trị

kinh tế của ĐNN gồm:

Đánh giá phân tích tác động (Impact Analysis Valuation): được sử dụng để

đánh giá thiệt hại của ĐNN khi có một tác động hay sốc (shock) của môi

trường bên ngoài.

Đánh giá từng phần (Partial Valuation): được sử dụng để đánh giá giá trị kinh

tế của hai hay nhiều phương án sử dụng tài nguyên ĐNN khác nhau.

Đánh giá tổng thể (Total Economic Valuation): được sử dụng để đánh giá phần

đóng góp tổng thể của tài nguyên ĐNN cho hệ thống phúc lợi xã hội [55].

Bước 2: Xác định vùng đất ngập nước cần đánh giá giá trị

Bước thứ hai trong quá trình đánh giá là xác định rõ ràng phạm vi, ranh giới và loại

hình của khu ĐNN cần xác định giá trị. Các ranh giới nghiên cứu này phải được chỉ

rõ trên bản đồ. Cũng trong bước này, nhóm nghiên cứu cũng phải thu thập thông tin

tổng quan về điều kiện tự nhiên, sinh thái và điều kiện kinh tế xã hội tại địa điểm

đánh giá.

Bước 3: Nhận diện các giá trị cốt lõi ưu tiên đánh giá

Trong bước này, cần phải sử dụng tổng hợp các nguồn dữ liệu, thông tin bao gồm

các nghiên cứu khoa học, báo cáo hiện trường, báo cáo tư vấn, báo cáo kiểm kê, để

nhận diện toàn bộ các chức năng, giá trị được hệ sinh thái ĐNN cung cấp tại khu

vực nghiên cứu. Danh mục các giá trị được nhận diện phải được sắp xếp theo thứ tự

ưu tiên về tầm quan trọng (ví dụ từ 1 đến 10 hoặc mức độ quan trọng thấp, trung

bình và cao). Tất nhiên là không phải khu ĐNN nào cũng có những nhóm giá trị

giống nhau hoặc tầm quan trọng của các nhóm giá trị là như nhau, vì vậy phải sử

Page 47: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 39 -

dụng tổ chuyên gia về ĐNN (trong các lĩnh vực như sinh thái, kinh tế, quản lý tài

nguyên) để đánh giá theo thứ tự tương đối tầm quan trọng của các giá trị ĐNN.

Bước 4: Thu thập số liệu đánh giá

Sau khi nhận diện các giá trị ưu tiên đánh giá, nhà nghiên cứu phải phân loại các giá

trị đã xác định thành các nhóm là giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp

và giá trị phi sử dụng. Đồng thời, xác định nhu cầu về các dữ liệu vật lý, hóa học,

sinh học, môi trường, xã hội cần thiết để ước lượng từng loại giá trị cũng như

phương pháp thu thập và xử lý thông tin tương ứng.

Nhìn chung, thông tin thu thập từ phỏng vấn cộng đồng địa phương, các nhà quản

lý, báo cáo định kỳ, báo cáo tư vấn là những nguồn dữ liệu quan trọng để đánh giá

giá trị sử dụng trực tiếp. Ví dụ, thông tin về nuôi trồng thủy sản có thể thu thập từ

nông dân, báo cáo thủy sản hàng năm hoặc từ thị trường địa phương.

Các giá trị sử dụng gián tiếp thường đòi hỏi thông tin nghiên cứu hiện trường cụ

thể, các báo cáo khoa học hoặc chuỗi dữ liệu thứ cấp được lưu trữ tại địa phương.

Ví dụ thông tin về chi phí của các nhà máy xử lý nước thải tại địa phương được sử

dụng để ước lượng giá trị xử lý nước ô nhiễm của ĐNN, thông tin về thiệt hại tài

sản sau bão được dùng để tính giá trị phòng chống bão lụt.

Các giá trị phi sử dụng thường khó tính toán hơn, đồng thời đòi hỏi sự kết hợp thực

hiện giữa các chuyên gia đa ngành. Thông tin về nhóm giá trị này thường được xác

định qua điều tra nhóm xã hội tại hiện trường, đồng thời phải sử dụng bổ sung các

dữ liệu thứ cấp khác.

Bước 5 : Lượng hóa thành tiền các giá trị kinh tế

Trong bước này, các phương pháp đánh giá sẽ được sử dụng để lượng hóa giá trị

kinh tế của ĐNN dựa trên những thông tin đã thu thập được. Như trên đã trình bày,

các phương pháp được chia thành ba nhóm là dựa vào thị trường thực, dựa vào thị

trường thay thế và dựa vào thị trường giả định. Về thực nghiệm, bước này gồm rất

nhiều các công đoạn như thảo luận nhóm, thảo luận chuyên gia để xác định thông

Page 48: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 40 -

tin cần thu thập, thiết kế bảng hỏi và điều tra thử nghiệm, điều chỉnh bảng hỏi và

xây dựng kế hoạch thu thập thông tin chi tiết, tiến hành thu thập thông tin tại hiện

trường, làm sạch số liệu và xử lý số liệu với các mô hình thống kê và kinh tế lượng.

Việc lựa chọn các phương pháp để lượng hóa các nhóm giá trị phải tùy thuộc vào

bản chất của từng loại giá trị, khả năng đáp ứng về nguồn dữ liệu cũng như điều kiện thời gian và kinh phí.

Bước 6 : Liên kết kết quả đánh giá với các biện pháp quản lý

Các kết quả, số liệu tính toán về giá trị kinh tế sẽ không có ý nghĩa nếu không liên

kết được chúng với những ứng dụng quản lý. Trong bước này, nhà nghiên cứu phải

thảo luận được bối cảnh quản lý và chỉ ra được địa chỉ và những ứng dụng của kết

quả tính toán cho công tác quản lý ĐNN, nói cụ thể hơn kết quả tính toán có thể

được sử dụng để làm gì.

Tất nhiên là các nhà quản lý mới có tiếng nói cuối cùng trong việc có áp dụng một

công cụ, biện pháp hay chính sách quản lý nào đó hay không nhưng việc chỉ ra cho

những nhóm này những biện pháp quản lý có thể áp dụng sau khi có kết quả tính

toán về giá trị kinh tế sẽ giúp ích các nhà quản lý rất nhiều trong quá trình ra quyết

định.

1.4. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ

GIÁ TRỊ KINH TẾ

1.4.1. Sự cần thiết của việc đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý ĐNN

Đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN là một quá trình nghiên cứu phức tạp. Thông

thường, thị trường chỉ cho biết giá trị của những hàng hóa và dịch vụ trực tiếp của

ĐNN như tôm, cá, gỗ, củi. Tuy nhiên, một số các hàng hóa dịch vụ khác của ĐNN

như duy trì đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu, lọc sạch nguồn nước thì lại không

có giá thị trường và thường không được tính đến trong quá trình ra quyết định sử

dụng, phân bổ tài nguyên ĐNN. Cho đến nay, trong rất nhiều trường hợp, những giá

trị gián tiếp và phi sử dụng của ĐNN thường chỉ được con người nhận ra khi chúng

Page 49: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 41 -

đã mất đi cùng với sự suy giảm những giá trị mà ĐNN cung cấp cho đời sống kinh

tế, xã hội. Ví dụ như sự tàn phá của lũ lụt, suy giảm giá trị giải trí, mất nguồn cung

cấp thực phẩm, suy giảm đa dạng sinh học [53].

Với ý nghĩa trên, việc hoạch định các chính sách quản lý ĐNN và đánh giá giá trị

kinh tế phải được tiến hành trước khi tài nguyên bị suy giảm hay khi tài nguyên vẫn

còn đang cung cấp các hàng hóa và dịch vụ môi trường cho xã hội. Hiện nay, xu

hướng quản lý ĐNN chung trên thế giới cho thấy thông tin về toàn bộ những giá trị

trực tiếp và gián tiếp, sử dụng và phi sử dụng đều phải được xác định và lồng ghép

trong quá trình ra quyết định quản lý ĐNN. Trong đó, bước then chốt trong quá

trình đánh giá tổng giá trị ĐNN là phải nhận diện được những giá trị sử dụng gián

tiếp và phi sử dụng của ĐNN, đồng thời coi đây là những bộ phận cấu thành quan

trọng trong tổng giá trị kinh tế ĐNN cũng như những giá trị sử dụng trực tiếp dễ

nhận biết khác.

Theo Tietenberg (2003), xét về bản chất kinh tế thì sự suy giảm và phân bổ không

hiệu quả tài nguyên ĐNN bắt nguồn từ sự thất bại của thị trường (market failure)

mà ngoại ứng và thất bại trong phân định quyền tài sản là hai vấn đề cơ bản. Một

nguyên nhân chủ yếu gây ra những hiện tượng này là sự thiếu hụt thông tin hoặc

nhận diện không đầy đủ các giá trị kinh tế của ĐNN [88].

1.4.2. Ngoại ứng và thất bại trong quản lý ĐNN

Ngoại ứng là một dạng cụ thể của sự thất bại thị trường và có thể gây ra sự phân bổ

tài nguyên ĐNN không hiệu quả. Về lý thuyết, ngoại ứng là hiện tượng xảy ra trong

nền kinh tế khi có một chủ thể trong xã hội mặc dù không tham gia các giao dịch và

quyết định kinh tế nhưng phải chịu một tác động bên ngoài mà tác động này có thể

tạo ra cho họ những chi phí hoặc lợi ích nhất định. Ngoại ứng có hai loại là ngoại

ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực [88].

Đối với ĐNN, ngoại ứng tích cực có thể xảy ra vì trong nhiều trường hợp, các cá

nhân và các chủ thể quản lý chỉ nhìn nhận được các giá trị sử dụng trực tiếp của

Page 50: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 42 -

ĐNN, các giá trị này thường gắn với cá nhân, có giá thị trường và dễ nhìn nhận,

đánh giá. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích trực tiếp thì ĐNN lại mang lại rất nhiều

các giá trị gián tiếp và phi sử dụng khác, các nhóm giá trị này thường không có giá

thị trường, khó lượng hóa, mang nhiều thuộc tính của hàng hóa công cộng và gắn

với cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, nhóm các giá trị này thường bị bỏ qua trong

quá trình ra quyết định về phân bổ sử dụng tài nguyên ĐNN. Kết quả là, sự thiếu

hụt thông tin về giá trị sẽ dẫn đến những phương án sử dụng tài nguyên không hiệu

quả, không mang lại lợi ích lớn nhất cho xã hội.

Hình 1.9 thể hiện trực quan ngoại ứng tích cực và sự vô hiệu quả kinh tế. Cá nhân

sẽ lựa chọn điểm tối ưu Ecn, còn xã hội lại chọn điểm tối ưu Exh. Sự khác nhau giữa

mong muốn cá nhân và mong muốn xã hội là do sự khác biệt giữa lợi ích cá nhân và

lợi ích xã hội do ngoại ứng gây ra. Cá nhân thường chỉ quan tâm tới các lợi ích trực

tiếp gắn với cá nhân (thường là hàng hóa cá nhân), tuy nhiên hoạt động của cá nhân

tạo ra lợi ích xã hội (thường là hàng hóa công cộng). Kết quả là mức giá xã hội tối

ưu (Pxh) cao hơn mức giá tối ưu cá nhân (Pxh), lượng phân bổ tối ưu xã hội (Qxh) lớn

hơn lượng phân bổ tối ưu cá nhân (Qcn) và xã hội bị tổn thất một phần phúc lợi

(tương ứng với phần diện tích màu đen).

Hình 1.9: Ngoại ứng tích cực và sự thất bại thị trường Nguồn: [6]

Page 51: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 43 -

1.4.3. Quyền tài sản và quản lý ĐNN

Ngoài vấn đề ngoại ứng, một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc suy giảm

ĐNN là vấn đề quyền tài sản [51]. Tietenberg (2003) định nghĩa quyền tài sản là

“quyền được xác định bởi luật pháp hoặc các qui định trong đó cho phép các chủ

thể được quản lý, khai thác, sử dụng những nguồn lực nhất định”. Một hệ thống

quyền tài sản đầy đủ phải có 3 thuộc tính:

Tính duy nhất (Exclusivity): Chủ sở hữu tài sản phải được hưởng toàn bộ lợi ích

liên quan đến sở hữu tài sản, đồng thời phải chịu toàn bộ các chi phí liên quan

đến quản lý tài sản.

Tính chuyển giao (Transferability): Chủ sở hữu tài sản có thể mua bán trao đổi

tài sản của mình thông qua các giao dịch tự nguyện.

Tính cưỡng chế (Enforceability): Chủ sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ khi

có sự cản trở, vi phạm thực hiện quyền của mình.

Khi hệ thống quyền tài sản là đầy đủ thì chủ sở hữu tài sản sẽ có động cơ sử dụng

tài nguyên hiệu quả vì nếu không có thể dẫn tới sự suy giảm trong phúc lợi cá nhân

của chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải trong mọi trường hợp quyền

tài sản đều có đủ cả ba thuộc tính trên, trong rất nhiều trường hợp một trong những

thuộc tính của hệ thống quyền tài sản bị vi phạm và điều đó có thể dẫn tới sự vô

hiệu quả kinh tế [32] [88].

Các hình thức sở hữu tài sản phổ biến bao gồm tài sản tự do tiếp cận (open access

property), tài sản sở hữu chung (common property), tài sản sở hữu cá nhân (private

own) và tài sản sở hữu nhà nước (state own) [93].

Trong hệ thống quyền tài sản tự do tiếp cận, tài sản không được trao cho cá nhân

hay chủ thể nào, tất cả mọi người đều được tiếp cận khai thác, kết quả là sẽ không

có động cơ cho bảo tồn, bảo vệ tài sản mà tất cả mọi người đều muốn khai thác, sử

Page 52: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 44 -

dụng tài sản đến khi không thu được lợi ích gia tăng mới dừng. Kết quả là tài sản bị

khai thác quá mức, tài nguyên sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng.

Trong hệ thống tài sản sở hữu chung, tài nguyên được sở hữu và quản lý bởi một

nhóm xác định với những qui tắc được nhóm đặt ra và thống nhất, đồng thời loại trừ

những người ngoài nhóm khỏi việc sử dụng tài nguyên.

Đối với tài sản là sở hữu cá nhân, cá nhân có quyền sử dụng và khai thác cho những

mục đích được xã hội chấp nhận. Còn đối với sở hữu nhà nước, tài sản được trao

quyền sở hữu cho một chủ thể của nhà nước và chủ thể này có trách nhiệm quản lý

tài sản theo các qui định của pháp luật.

Theo Titenberg (2003), không có một hệ thống sở hữu nào ở trên có thể đảm bảo

đầy đủ những thuộc tính của một hệ thống quyền tài sản đầy đủ. Thực tế thì việc áp

dụng từng hệ thống phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội môi trường của bối cảnh

quản lý cụ thể.

Giống như những hàng hóa môi trường khác, hàng hóa và dịch vụ mà ĐNN cung

cấp thường có những thuộc tính cơ bản của hàng hóa công cộng là phi loại trừ và

phi cạnh tranh. Phi loại trừ là rất khó loại trừ một cá nhân nào đó trong xã hội ra

khỏi việc tiêu dùng hàng hóa. Phi cạnh tranh là việc sử dụng của cá nhân này không

làm giảm số lượng hàng hóa đáp ứng cho các cá nhân khác. Vì lý do này, hàng hóa

công cộng thường gặp phải vấn đề “ăn theo” (free-ride) xảy ra khi những cá nhân

được hưởng lợi ích từ ĐNN nhưng không sẵn sàng đóng góp để cung ứng, duy trì

những dịch vụ đó. Kết quả là xã hội sẽ không có đủ nguồn tài chính để cung ứng

một cách có hiệu quả số lượng hàng hóa công cộng tối ưu cho xã hội [88].

Việc thiết lập và duy trì một hệ thống quyền tài sản với đầy đủ các thuộc tính là rất

quan trọng trong quản lý ĐNN vì nó cung cấp các giải pháp khắc phục thất bại của

thị trường trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cộng. Trong một hệ

thống quyền tài sản có hiệu quả thì chủ sở hữu phải có động cơ sử dụng tài sản có

Page 53: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 45 -

hiệu quả nhất vì nếu không họ sẽ bị thiệt hại về phúc lợi của mình. Đồng thời, họ có

quyền bảo vệ tài sản của mình khi bị người khác sử dụng mà không trả tiền. Ngoài

ra tài sản cũng phải được chuyển đổi từ những mục đích có lợi ích/giá trị nhỏ sang

những mục đích giá trị lớn. Tóm lại, hệ thống quyền tài sản đầy đủ sẽ dẫn tới việc

sử dụng hiệu quả ĐNN [51].

1.4.4. Ứng dụng thông tin về giá trị kinh tế trong quản lý đất ngập nước

Thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN là một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá

trình ra quyết định quản lý ĐNN của các bên liên quan ở nhiều cấp độ. Các ứng

dụng quản lý cụ thể của thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN gồm:

Thứ nhất, thông tin về giá trị kinh tế góp phần xây dựng qui hoạch, kế hoạch

sử dụng ĐNN dựa trên việc phân tích chi phí - lợi ích các phương án sử dụng ĐNN

ĐNN là một nguồn tài nguyên khan hiếm nhưng lại cung cấp rất nhiều các giá trị sử

dụng trực tiếp, gián tiếp và phi sử dụng cho cá nhân, cộng đồng và xã hội. Trong

thực tế, sự khan hiếm này có thể dẫn tới mâu thuẫn và xung đột trong mục đích sử

dụng ĐNN giữa các chủ thể quản lý. Ví dụ: các doanh nghiệp muốn phá rừng ngập

mặn để nuôi trồng thủy sản, còn các nhà bảo tồn lại muốn trồng thêm rừng để

phòng ngừa thiệt hại thiên tai, duy trì đa dạng sinh học và các nguồn gen.

Như vậy, trong điều kiện nguồn lực có hạn và có nhiều phương án sử dụng tài

nguyên khác nhau thì một nhiệm vụ của các nhà quản lý là phải xây dựng được các

qui hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN hiệu quả nhất, cụ thể là phải lựa chọn được

phương án phân bổ ĐNN tối ưu để mang lại phần đóng góp giá trị lớn nhất có thể

cho cả cá nhân và cộng đồng xã hội.

Về cơ bản, để có thể ra được các quyết định tối ưu, các nhà quản lý phải đánh giá,

so sánh, phân tích lợi ích và chi phí của các phương án sử dụng ĐNN khác nhau.

Đây là một công việc khó khăn và đòi hỏi nhiều thông tin liên quan, trong đó thông

Page 54: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 46 -

tin về các giá trị kinh tế của ĐNN đóng vai trò then chốt. Thông thường, khi lập kế

hoạch sử dụng ĐNN thì các cá nhân thường chỉ quan tâm đến các dòng chi phí và

lợi ích trực tiếp như doanh thu từ các sản phẩm sản xuất và khai thác từ ĐNN cũng

như các loại chi phí như đầu tư, vận hành, quản lý. Ngược lại, các nhà quản lý bên

cạnh việc xem xét các giá trị lợi ích thương mại mà ĐNN cung cấp còn quan tâm tới

các lợi ích môi trường khác của ĐNN mà các giá trị này chỉ có thể được xác định

thông qua quá trình đánh giá kinh tế.

Như vậy, giá trị kinh tế của ĐNN là yếu tố đầu vào thiết yếu giúp cho cả các nhà

đầu tư và quản lý tính toán được các chuỗi lợi ích – chi phí và khả năng sinh lời của

các phương án sản xuất kinh doanh, các phương án sử dụng ĐNN, từ đó có được

những lựa chọn tối ưu nhất. Tóm lại, đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN góp phần

cung cấp dữ liệu nền cho các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định về qui

hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên này.

Thứ hai, thông tin về giá trị kinh tế góp phần xây dựng các công cụ và cơ chế quản lý hiệu quả ĐNN

Thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN có thể giúp các cơ quan quản lý xây dựng 3

nhóm công cụ quản lý gồm (i) công cụ pháp lý (command and control instruments);

(ii) công cụ kinh tế (economic instruments) và (iii) cơ chế quản lý trên cơ sở cộng

đồng (community - based management systems) [17][19].

Công cụ pháp lý

Đây là cách tiếp cận truyền thống trong chính sách được nhiều quốc gia sử dụng để

quản lý tài nguyên nói chung và ĐNN nói riêng. Trong đó, Chính phủ đưa ra các

mệnh lệnh quản lý ĐNN dưới hình thức các qui định mang tính pháp lý rồi yêu cầu

các chủ thể quản lý và sử dụng ĐNN thực hiện, cùng với đó là việc giám sát và xử

lý các vi phạm về sự không tuân thủ. Các công cụ pháp lý đặc trưng trong quản lý

ĐNN gồm: (i) các luật liên quan như luật tài nguyên nước, luật đa dạng sinh học,

luật bảo vệ rừng, luật đất đai; (ii) các văn bản dưới luật như qui định về hạn mức

Page 55: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 47 -

đánh bắt, khai thác tài nguyên, các qui định, chương trình hành động, qui hoạch bảo

tồn và sử dụng ĐNN; (iii) các quyết định liên quan đến sự phân định quyền tài sản

ĐNN cho các chủ thể quản lý; ví dụ như qui định về mục đích sử dụng các loại rừng

ngập mặn hay các qui định về quyền và trách nhiệm quản lý, khai thác ĐNN của

các bên liên quan tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn.

Các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN có thể trực tiếp và gián tiếp góp phần đề

xuất và xây dựng các công cụ pháp lý nói trên. Ví dụ: nhiều quốc gia đưa ra qui

định về hạn mức số lượng các phương tiện đánh bắt thủy sản trên các vùng ĐNN cụ

thể. Để đề ra được những hạn mức nỗ lực đánh bắt này, bên cạnh các thông tin sinh

học của thủy sản thì các nhà quản lý phải nắm được các thông tin về giá trị khai

thác.

Công cụ kinh tế

Các công cụ kinh tế được hiểu là hướng tiếp cận chính sách nhằm khuyến khích các

hành vi bảo vệ môi trường thông qua tín hiệu thị trường và động cơ kinh tế. Đây là

nhóm công cụ ngày càng được sử dụng phổ biến trong quản lý môi trường hướng

tới sự phát triển bền vững trên khắp thế giới. Ưu điểm của các công cụ kinh tế là

tính mềm dẻo, linh hoạt, chi phí- hiệu quả, đồng thời có thể mang lại lợi ích kinh tế

cho cả chủ thể và đối tượng quản lý [42][59].

Các công cụ kinh tế sử dụng phổ biến trong quản lý ĐNN gồm: các loại thuế, phí

khai thác tài nguyên; giấy phép khai thác có thể chuyển nhượng; hệ thống ký quí,

đặt cọc - hoàn trả trong sử dụng ĐNN; trợ cấp cho các hoạt động bảo tồn ĐNN

thông qua các quĩ môi trường hoặc các cơ chế tài chính khác.

Việc thiết kế và xây dựng những công cụ trên đều rất cần các thông tin về giá trị

kinh tế của ĐNN nhằm đảm bảo sự hợp lý, hiệu quả. Ví dụ: nhiều quốc gia trên thế

giới có qui định về thực hiện cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường, trong đó người

sử dụng dịch vụ sinh thái phải trả tiền cho người cung cấp dịch vụ. Trong trường

Page 56: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 48 -

hợp này, việc có được các thông tin về giá trị kinh tế của các dịch vụ sinh thái mà

ĐNN cung cấp sẽ giúp các cơ quan quản lý ấn định được các mức chi trả hợp lý và

có cơ sở khoa học.

Quản lý trên cơ sở cộng đồng

Là một cách tiếp cận trong quản lý ĐNN, trong đó các cơ quan quản lý trao quyền

tài sản và quản lý ĐNN cho một cộng đồng thay vì một cá nhân. Trong trường hợp

này, ĐNN trở thành tài nguyên sở hữu chung và để quản lý hiệu quả thì cộng đồng

phải tự đặt ra các luật lệ hay nội qui quản lý (rules and regulations).

Ostrom (2000) có đưa ra 7 nguyên tắc thiết kế và vận hành để đảm bảo mô hình

quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng được bền vững, trong đó có một nguyên tắc

quan trọng là phải cân đối và hài hòa được các chi phí và lợi ích của các thành viên

trong nhóm. Nguyên tắc này thường khó thực hiện trong thực tế do nhiều khi các

thông tin về lợi ích và chi phí liên quan là khó xác định và lượng hóa, đặc biệt là với

những lợi ích môi trường thường có những tính chất của hàng hóa công cộng là phi

loại trừ và phi cạnh tranh. Ví dụ: cộng đồng cùng bảo vệ rừng ngập mặn để phòng

chống lũ lụt và giá trị phòng hộ do rừng ngập mặn tạo ra là hàng hóa công cộng.

Trong các mô hình quản lý cộng đồng, nếu không có được thông tin về giá trị kinh

tế mà ĐNN cung cấp thì rất khó có thể đạt và duy trì nguyên tắc “hài hòa lợi ích và

chi phí” vì hiện tượng “ăn theo” sẽ xuất hiện và gây ra sự phân bổ tài nguyên vô

hiệu quả. Việc xác định giá trị kinh tế của tài nguyên không chỉ góp phần đề ra

những qui định về quyền và trách nhiệm kinh tế của từng cá nhân trong cộng đồng

mà còn giúp các nhà quản lý và toàn thể cộng đồng giám sát được những vấn đề

phát sinh trong mô hình quản lý để đảm bảo tính bền vững của mô hình đó.

Thứ ba, thông tin về giá trị kinh tế góp phần xây dựng các cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo tồn ĐNN

Page 57: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 49 -

Chi trả cho các dịch vụ môi trường (payment for environmental services – PES), là

một cơ chế kinh tế khuyến khích bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ của môi

trường. Cơ chế này cho phép những người tạo và duy trì các dịch vụ sinh thái được

nhận những khoản chi trả từ những người sử dụng dịch vụ. Điều này phù hợp với

nguyên tắc Người hưởng lợi phải trả tiền (Beneficial Pay Principle) của Công ước

Rio-1992. PES là cơ chế đảm bảo sự công bằng xã hội và lợi ích cho các bên tham

gia, đồng thời tạo ra nguồn tài chính bền vững cho bảo tồn các giá trị sinh thái [37].

Bảng 1.7: Các loại cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường

Cơ chế Đặc điểm

Chi trả cho bảo vệ rừng đầu nguồn (watershed protection)

Các khu rừng đầu nguồn cung cấp rất nhiều dịch vụ cho xã hội bao gồm kiểm soát xói mòn đất, duy trì chất lượng nước và điều chỉnh dòng chảy của nước. Những giá trị này có thể thu được thông qua nhiều cơ chế khác nhau như thanh toán trực tiếp hay các loại phí sử dụng nước.

Chi trả cho cảnh quan môi trường (landscape beauty)

Du khách tới thăm những cảnh quan thiên nhiên đẹp/những khu bảo tồn, vườn quốc gia lưu trữ các giá trị cảnh quan và đa dạng sinh học. Những giá trị này có thể thu được thông qua phí vào cửa hoặc trả tiền cho quyền tiếp cận.

Chi trả cho bải tồn đa dạng sinh học

(biodiversity)

Người dân sẵn lòng chi trả cho việc duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học của thiên nhiên.

Chi trả cho hấp thụ cacbon (carbon sequenstration)

Rừng có một chức năng sinh thái rất quan trọng là hấp thụ cacbon. Nghị định thư Kyoto hạn chế lượng phát thải cacbon tạo ra thị trường cacbon thông qua Cơ chế Phát triển sạch (CDM).

Nguồn: [37]

Như vậy, về cơ bản, nếu có những người cung cấp dịch vụ môi trường (người bán)

và các nhóm cần dịch vụ (người mua) thì có thể thiết lập một cơ chế chi trả giữa hai

bên. Tuy nhiên, việc thiết lập và vận hành các cơ chế PES có thể là một thách thức

vì phải xây dựng hành lang pháp lý và cơ cấu tổ chức đủ mạnh nhằm đảm bảo sự

chấp hành và phân chia lợi ích một cách công bằng. Đồng thời, để đề ra các mức

Page 58: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 50 -

chi trả hợp lý thì cần phải đánh giá được giá trị kinh tế của các dịch vụ sinh thái

một cách thỏa đáng.

Mặc dù PES là một khái niệm mới, được đưa vào tư duy và thực tiễn bảo tồn gần

một thập kỷ trở lại đây nhưng đã nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới. Các

nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã sử dụng các mô hình PES sớm nhất. Ở châu Âu,

Chính phủ một số quốc gia cũng đã quan tâm đầu tư và thực hiện nhiều chương

trình, mô hình PES. Ở châu Úc, Australia đã luật pháp hoá quyền phát thải cacbon

từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tư đăng ký quyền sở hữu hấp thụ cacbon của

rừng. PES cũng đã được phát triển và thực hiện thí điểm tại châu Á như Indonesia,

Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam. Đặc biệt là tại Indonesia và

Philippines có rất nhiều các sáng kiến về PES liên quan đến dịch vụ sinh thái của

rừng đầu nguồn [37].

Thứ tư, thông tin về giá trị kinh tế góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý ĐNN

Xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐNN là một trong những giải pháp quản lý quan trọng

được áp dụng phổ biến trên thế giới với mục tiêu là giám sát sự biến động của

ĐNN, cung cấp thông tin nền cho các quản lý để hỗ trợ quá trình ra quyết định cũng

như là cơ sở để giải quyết các tranh chấp hoặc đánh giá thiệt hại ĐNN khi xảy ra

các tác động từ bên ngoài. Chính vì những ý nghĩa quan trọng trên mà nhiều quốc

gia, khu vực đã xây dựng những cơ sở dữ liệu rất chi tiết về ĐNN để phục vụ quản

lý. Ví dụ tại Australia toàn bộ 208 khu ĐNN có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế

đều có cơ sở dữ liệu rất chi tiết và được phổ biến miễn phí trên mạng. Cơ sở dữ liệu

ĐNN này được xây dựng trên nền của hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đó kết

hợp các dữ liệu không gian với dữ liệu thuộc tính rất tiện lợi để tra cứu, cập nhật và

sử dụng. Nhìn chung, trong các hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐNN, bên cạnh những

thông tin về địa lý, sinh thái, xã hội thì những thông tin liên quan đến giá trị kinh tế

có vai trò rất quan trọng và đòi hỏi phải được cập nhật thường xuyên vì có ý nghĩa

quản lý cao.

Page 59: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 51 -

Một ứng dụng quan trọng nữa của thông tin giá trị kinh tế trong quản lý ĐNN là các

thông tin này góp phần bổ sung và hoàn thiện tài khoản quốc gia (SNA) trong đó có

tài khoản môi trường (Green account). Hiện nay, nhiều quốc gia đã áp dụng hệ

thống hạch toán kinh tế có bao gồm cả việc hạch toán sự gia tăng hay suy giảm

trong tài sản môi trường của quốc gia. Cách hạch toán này phản ánh đầy đủ và

chính xác hơn qui mô của sự tăng trưởng kinh tế, từ đó giúp cho các nhà quản lý vĩ

mô hoạch định và điều chỉnh các thuyết sách quản lý kinh tế. Theo cách tiếp cận

này thì giá trị kinh tế toàn phần và từng phần của ĐNN phải được tính toán và lồng

ghép trong hệ thống tài khoản môi trường, đồng thời sự gia tăng hay suy giảm giá

trị của ĐNN cũng phải được giám sát chặt chẽ. Xây dựng một hệ thống cơ sở dữ

liệu ĐNN chi tiết sẽ hỗ trợ rất lớn cho tiếp cận và thực hiện quá trình quản lý trên.

Thứ năm, thông tin về giá trị kinh tế góp phần nâng cao nhận thức cộng

đồng và xã hội về bảo tồn và quản lý bền vững ĐNN

Nâng cao nhận thức để dẫn tới sự thay đổi thái độ và hành vi của các đối tượng

quản lý và sử dụng ĐNN là một cách tiếp cận quản lý mang tính truyền thống đơn

giản nhưng có hiệu quả cao, được nhiều quốc gia và tổ chức sử dụng. Về cơ bản,

nhận thức của cộng đồng và xã hội được cải thiện thông quan các chương trình giáo

dục và truyền thông môi trường. Thông qua đó, cộng đồng xã hội được truyền đạt

những kiến thức và kỹ năng gìn giữ, bảo tồn, sử dụng ĐNN theo cách thức bền

vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.

Thực tế cho thấy sự thay đổi hành vi trong quản lý ĐNN theo hướng bền vững chỉ

có thế đạt được khi đối tượng truyền thông có những hiểu biết và thái độ mạnh mẽ,

sâu sắc về vai trò, giá trị của ĐNN cũng như lợi ích của việc bảo vệ ĐNN. Các

thông tin về giá trị kinh tế hỗ trợ rất nhiều trong việc định hình thái độ quản lý và sử

dụng ĐNN bởi những thông tin này thường rất gần gũi, dễ nhớ, dễ suy ngẫm và sử

dụng với nhiều nhóm đối tượng quản lý ĐNN khác nhau. Từ đó, thông tin về giá trị

kinh tế có thể là một chất liệu quan trọng cần phải được lồng ghép trong các chương

trình giáo dục và truyền thông ĐNN.

Page 60: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 52 -

1.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN là một lĩnh vực khoa học - ứng dụng có cơ sở lý

thuyết và các phương pháp thực nghiệm chuyên sâu, hệ thống. Điểm mấu chốt của

việc đánh giá là tìm hiểu được mối quan hệ hữu cơ giữa các chức năng sinh thái của

ĐNN với những giá trị mà nó tạo ra cho hệ thống phúc lợi xã hội của con người.

Tổng giá trị kinh tế của một hệ sinh thái ĐNN bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá

trị sử dụng gián tiếp, giá trị lựa chọn và giá trị phi sử dụng.

Cơ sở lý thuyết của đánh giá giá trị kinh tế ĐNN là lý thuyết kinh tế học phúc lợi,

trong đó việc cơ bản là đo lường sự thay đổi trong phúc lợi cá nhân khi chất lượng

ĐNN thay đổi. Về thực nghiệm, các phương pháp đánh giá được chia thành các

nhóm là dựa trên thị trường thực, dựa trên thị trường thay thế, dựa trên thị trường

giả định và phân tích chi phí - lợi ích. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm

riêng và phù hợp với việc đánh giá một hay nhiều loại giá trị kinh tế của ĐNN.

Việc lựa chọn các phương pháp khi sử dụng trong thực tế phải tính tới các điều kiện

về tài chính, thời gian hay sự đáp ứng về kỹ thuật và nguồn dữ liệu.

Đánh giá giá trị ĐNN là một qui trình gồm nhiều bước có liên quan mật thiết với

nhau. Qui trình này mang tính liên ngành, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên gia

và nhóm xã hội liên quan.

Về bản chất kinh tế, sự suy giảm phân bổ không hiệu quả ĐNN được nhìn nhận như

là hậu quả của sự thất bại thị trường với hai dạng tiêu biểu là ngoại ứng và thất bại

trong phân định quyền tài sản. Sự thiếu hụt thông tin về giá trị kinh tế có thể gây ra

những thất bại này.

Thông tin về giá trị kinh tế có rất nhiều ứng dụng trong quản lý ĐNN như: hỗ trợ

việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN; đề xuất các công cụ và chính

sách quản lý ĐNN; xây dựng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường của ĐNN; xây

dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu ĐNN; tăng cường đầu tư xã hội cho bảo vệ ĐNN;

nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về quản lý và sử dụng hiệu quả ĐNN.

Page 61: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 53 -

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI CỬA SÔNG BA LẠT, TỈNH NAM ĐỊNH

2.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI CỬA SÔNG BA LẠT,

TỈNH NAM ĐỊNH

2.1.1. Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu

Như đã giới thiệu ở phần mở đầu, đối tượng nghiên cứu thực nghiệm của luận án là

giá trị kinh tế tổng thể và từng phần của tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt,

tỉnh Nam Định với phạm vi nghiên cứu là toàn bộ khu vực VQG Xuân Thủy (gồm

cả vùng lõi và vùng đệm) nằm ở phía Tây Nam cửa sông Ba Lạt thuộc địa phận

Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

VQG Xuân Thủy là một phần của Khu dự trữ sinh quyển ĐNN ven biển liên tỉnh

châu thổ sông Hồng được UNESCO chính thức công nhận là Khu dự trữ sinh quyển

thế giới ngày 02/12/2004. Đây là vùng ĐNN đầu tiên ở Việt Nam được quốc tế

công nhận theo Công ước Ramsar năm 1989 và là khu Ramsar thứ 50 của thế giới.

ĐÓ qu¶n lý hiệu quả Khu Ramsar Xu©n Thuû, vào năm 1992, UBND huyện Giao

Thủy đã thành lập Trung tâm Tài nguyên môi trường của huyện. §­îc sù uû quyÒn

cña Thñ T­íng ChÝnh phñ, ngµy 19/01/1995, Bé L©m nghiÖp (nay là Bé N«ng

nghiÖp vµ Ph¸t triÓn N«ng th«n) ®· ra QuyÕt ®Þnh sè 26-LN/KH chÝnh thøc thµnh

lËp Khu b¶o tån thiªn nhiªn ĐNN Xu©n Thuû trùc thuéc Chi côc kiÓm l©m tØnh

Nam §Þnh.

Ngày 02/01/2003, VQG Xuân Thủy được nâng cấp từ Khu bảo tồn thiên nhiên

ĐNN Xuân Thủy theo quyết định số 01/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, VQG Xuân Thủy trực thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Nam Định [49].

Page 62: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 54 -

2.1.2. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu

Vị trí địa lý

VQG Xuân Thủy nằm ở phía Đông Nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, ngay tại

cửa Ba Lạt là cửa chính của sông Hồng đổ ra biển. Khu vực vùng lõi của Vườn là

vùng đất ngập mặn trên ba cồn cát cửa sông là Cồn Ngạn, Cồn Lu và cồn Xanh có

diện tích khoảng 7.100 ha. Toàn bộ vùng đệm của Vườn có diện tích khoảng 7.300

ha nằm trên địa phận các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao

Hải thuộc huyện Giao Thủy.

Hình 2.1: Vị trí của khu vực nghiên cứu - VQG Xuân Thủy Nguồn: [1]

Đặc điểm địa hình

Vïng lâi cña VQG Xu©n Thuû bao gåm B·i Trong, Cån Ng¹n, toµn bé Cån Lu vµ

Cån Xanh, cã diÖn tÝch ®Êt næi khi triÒu kiÖt lµ 3.100 ha vµ ®Êt cßn ngËp n­íc 4.000

TRUNG TÂM VIỄN THÁM QUỐC GIA

Page 63: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 55 -

ha. Toµn bé khu vực có ®é cao trung b×nh tõ 0,5 - 0,9m với đÞa h×nh thÊp dÇn tõ B¾c

xuèng Nam vµ tõ §«ng sang T©y.

B·i Trong: Ch¹y tõ cöa Ba L¹t ®Õn hÕt x· Giao Xu©n víi chiÒu dµi kho¶ng 12

km, chiÒu réng b×nh qu©n kho¶ng 1.500m. PhÝa B¾c khu B·i Trong lµ ®ª quèc

gia (®ª Ngù Hµn) vµ phi¸ Nam ®­îc giíi h¹n bëi s«ng Väp. HÇu hÕt diÖn tÝch

khu B·i Trong ®­îc chia ng¨n thµnh « thöa, h×nh thµnh c¸c ®Çm nu«i t«m vµ

khai th¸c thủy s¶n. DiÖn tÝch B·i Trong kho¶ng 2.500 ha trong ®ã cã kho¶ng 800

ha ®Êt b·i båi ®· ®­îc trång rõng ngËp mÆn.

Cån Ng¹n: n»m gi÷a s«ng Väp vµ s«ng Trµ cã chiÒu dµi kho¶ng 10 km vµ chiÒu

réng b×nh qu©n kho¶ng 2.000m. PhÇn diÖn tÝch Cån Ng¹n (thuéc vïng ®Öm) ®·

®­îc ng¨n thµnh « thöa ®Ó nu«i trång thuû s¶n. PhÇn cßn l¹i giíi h¹n bëi ®ª

Vµnh l­îc vµ s«ng Trµ thuéc vïng lâi cña VQG Xu©n Thuû vÉn cã rõng ngËp

mÆn cïng víi mét phÇn ®Çm t«m (ë gi¸p s«ng Hång) vµ mét phÇn b·i c¸t pha ë

cuèi Cån Ng¹n ®ang ®­îc céng ®ång d©n ®Þa ph­¬ng sö dông để nu«i ngao.

Tæng diÖn tÝch tù nhiªn cña Cån Ng¹n xÊp xØ 2.000 ha.

Cån Lu: N»m gÇn song song víi Cån Ng¹n, cã chiÒu dµi kho¶ng 12km vµ chiÒu

réng b×nh qu©n kho¶ng 2.000m . PhÝa Đ«ng vµ Đ«ng nam Cån Lu cßn cã một

cån c¸t cao (1,2m - 2,5 m) kh«ng bÞ ngËp triÒu vµ ®Þa h×nh thÊp dÇn vÒ phÝa s«ng

Trµ. Trõ cån c¸t, diÖn tÝch cßn l¹i cña Cån Lu cã n­íc thuû triÒu lªn xuèng tù

do, cã rõng ngËp mÆn ph¸t triÓn. DiÖn tÝch cña Cån Lu xÊp xØ 2.500 ha.

Cån Xanh: Lµ b·i båi tiÕp gi¸p víi Cån Lu cã ®é cao kho¶ng 0,5 - 0,9m, diÖn

tÝch b·i khi triÒu kiÖt kho¶ng trªn 200 ha.

Khu vực vùng đệm của VQG Xuân Thủy nằm trên địa phận các xã Giao Thiện,

Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải thuộc địa phận huyện Giao Thủy tỉnh

Nam Định [46].

Đặc điểm đất đai

§Êt ®ai toµn vïng cöa s«ng Ba L¹t ®­îc t¹o thµnh tõ nguån sa båi l¾ng cña hÖ thèng

s«ng Hång. VËt chÊt båi l¾ng bao gåm 2 lo¹i h×nh chñ yÕu là bïn phï sa vµ c¸t

Page 64: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 56 -

l¾ng ®äng (tÝch ®äng vµ di ®éng do ngo¹i lùc trë thµnh giång c¸t). Líp phï sa ®­îc

dßng ch¶y vËn chuyÓn vµ båi l¾ng h×nh thµnh líp thæ nh­ìng cöa s«ng ven biÓn

®­îc x¸c ®Þnh bëi líp thæ nh­ìng ven ch©u thæ. L­îng phï sa ë cöa Ba L¹t trung

b×nh 1,8 gam trong 1 lÝt n­íc lµ c¬ së h×nh thµnh nh÷ng cån ®Êt båi l¾ng kÐo dµi

theo h­íng T©y nam. §é pH cña líp ®Êt kh¸ æn ®Þnh vµ møc ®é nhiÔm mÆn víi mËt

®é pH biÕn ®éng tõ 17,2-20 mg trong 100 gam ®Êt kh« lÊy mÉu.

§Êt bïn láng hay ®Êt ®· cè ®Þnh giµu dinh d­ìng, thÝch hîp víi nhiÒu loµi c©y ngËp

mÆn (Mangrove). ThÓ hiÖn rÊt râ mèi quan hÖ chÆt chÏ vµ ¶nh h­ëng t­¬ng t¸c theo

chiÒu h­íng cã lîi gi÷a thæ nh­ìng víi quÇn thÓ rõng ngËp n­íc, h×nh thµnh hÖ sinh

th¸i ®Æc tr­ng cña vïng cöa s«ng ven biÓn.

C¸c lo¹i ®Êt cô thÓ cña khu vùc nh­ sau:

Vïng lâi: réng 7.100 ha, trong ®ã cã 3.100 ha ®Êt næi, 4.000 ha ®Êt cßn ®ang

ngËp n­íc, 948 ha ®Êt c¸t vµ c¸t pha, 2.152 ha ®Êt thÞt vµ ®Êt sÐt, 1.855ha rõng

ngËp mÆn, 93 ha rõng phi lao.

Vïng ®Öm: réng 8.000 ha trong ®ã 1.407 ha cßn ngËp n­íc, 6.593 ha ®Êt næi, ®Êt

c¸t pha 220 ha, ®Êt thÞt vµ sÐt 6.373 ha, ®Êt cã rõng ngËp mÆn 1.724 ha, 6 ha

rõng phi lao [46].

B¶ng 2.1: Thèng kª diÖn tÝch c¸c lo¹i ®Êt tại VQG Xu©n Thñy

§¬n vÞ: ha

Lo¹i ®Êt §Êt ngËp §Êt thÞt + sÐt §Êt c¸t & c¸t pha Tæng sè

n­íc th­êng xuyªn vµ s«ng

l¹ch

Cã RNM

§Êt trèng

Tæng Cã phi lao

§Êt trèng

Tæng Cã rõng

§Êt trèng

Tæng

Cån Ng¹n 300 644 140 784 200 200 644 640 1284

Cån Lu 1200 1118 250 1368 93 521 614 1211 1971 3182

Cån Mê 2500 134 134 2634 2634

Tæng 4000 1762 390 2152 93 855 948 1855 5245 7100

Nguồn: Qui hoạch sử dụng đất vùng bãi bồi Cồn Lu-Cồn Ngạn (2002)

Page 65: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 57 -

Đặc điểm thủy văn

Thuû triÒu: Thuû triÒu ë khu vùc thuéc chÕ ®é "NhËt triÒu” víi chu kú kho¶ng 25

giê, thuû triÒu cã biªn ®é kh¸ lín, biªn ®é trung b×nh 150-180 cm, thuû triÒu lín

nhÊt ®¹t ®Õn 4,5 m.

Thuû v¨n: Khu vùc b·i triÒu huyÖn Giao Thuû ®­îc cung cÊp n­íc tõ S«ng Ba L¹t

(s«ng Hång), cã 2 s«ng chÝnh trong khu vùc b·i triÒu lµ s«ng Väp vµ s«ng Trµ,

ngoµi ra cßn mét sè l¹ch nhá cÊp tho¸t n­íc tù nhiªn.

§é mÆn n­íc biÓn cña khu vùc biÕn thiªn nhiÒu phô thuéc vµo pha cña thuû v¨n vµ

chÕ ®é lò cña S«ng Hång. Vµo mïa ®«ng ®é mÆn trung b×nh cña n­íc biÓn t­¬ng

®èi ®ång nhÊt trong kho¶ng 2,8-3%. Vµo mïa hÌ, ®é mÆn trung b×nh thÊp h¬n mïa

®«ng, dao ®éng trong kho¶ng 20-27 %.

Đặc điểm khí hậu

Khu vùc nghiªn cøu n»m trong vïng khÝ hËu nhiÖt ®íi giã mïa. Mïa §«ng tõ th¸ng

11 ®Õn th¸ng 3 n¨m sau. §Çu mïa §«ng kh«ng khÝ l¹nh kh«, cuèi mïa ®«ng kh«ng

khÝ l¹nh Èm . Mïa H¹ tõ th¸ng 5 ®Õn th¸ng 9 , khÝ hËu nãng Èm th­êng xuyªn xuÊt

hiÖn d«ng b·o vµ ¸p thÊp nhiÖt ®íi. NhiÖt ®é trung b×nh n¨m lµ 24 0C , biªn ®é nhiÖt

trong n¨m rÊt lín (tõ 6,80 C ®Õn 40,10 C)

L­îng m­a trung b×nh n¨m lµ 1.175 mm. Sè ngµy m­a trong n¨m lµ 133 ngµy. Tõ

th¸ng 10 ®Õn th¸ng 3 n¨m sau h­íng giã thÞnh hµnh lµ §«ng B¾c. Sang mïa h¹

(th¸ng 4-9) h­íng giã thÞnh hµnh lµ giã §«ng Nam.

Đặc điểm đa dạng sinh học

Hệ thực vật

T¹i VQG Xu©n Thñy hiÖn ®· ph¸t hiÖn ®­îc 95 loµi thùc vËt trong ®ã thµnh phÇn

thùc vËt bËc cao cã m¹ch cã c¸c ngµnh: khuyÕt thùc vËt (Psilotophyta), thùc vËt h¹t

kÝn (Angiospermae), thùc vËt hai l¸ mÇm (Dicotyledones), thùc vËt mét l¸ mÇm

(Monocotyledones). Tuy nhiªn, thµnh phÇn hä vµ chi thùc vËt rÊt ®a d¹ng so víi

Page 66: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 58 -

tæng sè loµi, 42 hä, 99 chi thùc vËt. Cã tíi 24 hä chØ cã 1 loµi trong hä, 6 hä cã 2

loµi, 4 hä cã 3 loµi, 2 hä cã 4 loµi, 6 hä cßn l¹i cã tõ 5 loµi trë lªn. Hä cã sè loµi lín

nhÊt lµ Hä Cá (Poaceae) 18 loµi, hä Cóc (Compocitae) 14 loµi, hä Cãi

(Cyperaceae) 10 loµi vµ hä §Ëu (Leguminosae) 8 loµi. VQG Xu©n Thuû cã 14 loµi

c©y gç, trong ®ã chØ cã 6 loµi tham gia vµo rõng ngËp mÆn vµ rõng phi lao tËp trung,

®ã lµ c¸c loµi: m¾m biÓn, só, vÑt dï, trang, ®­íc vµ phi lao [24].

Hệ chim

Theo ®iÒu tra b­íc ®Çu cña Birdlife (2001), ë VQG Xu©n Thuû ®· gÆp 219 loµi chim

thuéc 41 hä 13 bé. Khu hÖ chim ë ®©y tiªu biÓu lµ c¸c loµi bé H¹c, bé Ngçng, bé RÏ

vµ bé SÎ. Trong 13 bé chim ë khu vùc, Bé SÎ chiÕm sè l­îng nhiÒu nhÊt tíi 40% sau

®ã lµ bé RÏ, bé H¹c, bé SÕu vµ bé S¶.

Nh÷ng loµi chim quý hiÕm ®­îc ghi vµo s¸ch ®á quèc tÕ th­êng gÆp lµ: Cß th×a

(Platalea minor, P.leucorodia), Bå n«ng (Penecanus philippensis), Cß tr¾ng Trung

quèc (Egretta eulophotes), Mßng bÓ má ng¾n (Larus saundersi), Cho¾t ®Çu ®èm (

Tringa guttifer ), Choi choi má th×a ( Erynorhynchus pygmeus), Cho¾t ch©n mµng

lín (Limodromus semipalmatus), Te vµng (Vanellus cinereus).

Hai loµi Cß th×a vµ Mßng bÓ má ng¾n ®­îc coi lµ ®Ønh cña chuçi dinh d­ìng ®· cã

mÆt kh¸ ®«ng ë Xu©n Thuû. Cã thêi ®iÓm loµi Cß th×a ®· chiÕm tíi 20 % sè c¸ thÓ

cßn l¹i cña thÕ giíi. Loµi Choi choi má th×a lµ loµi rÊt hiÕm, hÇu nh­ chØ cã thÓ thÊy

ë VQG Xu©n Thuû [41].

Trong sè 219 loµi chim, cã tíi 150 loµi di tró vµ gÇn 50 loµi chim n­íc. Nh÷ng loµi

chim n­íc vµ chim di c­ cã sè l­îng c¸ thÓ ®«ng nhÊt; vµo mïa di tró cã thÓ gÆp 30

®Õn 40 ngµn c¸ thÓ (tiªu chÝ cña mét vïng §NN cã tÇm quan träng quèc tÕ chØ lµ 20

ngµn c¸ thÓ). Hµng n¨m vµo mïa ®«ng (tõ th¸ng 11, 12) chim di tró tõ Xibªri, Hµn

Quèc, B¾c Trung Quèc di c­ tr¸nh rÐt xuèng phÝa nam, Xu©n Thuû lµ ga chim quan

träng trong chu tr×nh di c­ cña nhiÒu loµi chim. §Õn VQG chim di tró dõng ch©n

®Ó nghØ ng¬i vµ tÝch luü n¨ng l­îng cho hµnh tr×nh di c­ dµi hµng ngµn km cña

Page 67: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 59 -

m×nh. Khi mïa xu©n Êm ¸p chim l¹i tõ phÝa Nam (Australia, Malayxia, Indonªxia)

trë vÒ n¬i sinh s¶n (kho¶ng th¸ng 3, 4) l¹i dõng ch©n ë Xu©n Thuû. VQG Xu©n

Thñy còng lµ ®Þa ®iÓm lý t­ëng cña nhiÒu loµi chim ®Þnh c­. ChÝnh v× vËy ®Þa ®iÓm

nghiªn cøu cã ý nghÜa rÊt quan träng ®èi víi c«ng cuéc b¶o tån c¸c loµi chim, bao

gåm c¶ chim b¶n ®Þa vµ ®Æc biÖt quan träng ®èi víi dßng chim di tró quèc tÕ [4].

Hệ thú

Theo Ban qu¶n lý VQG, t¹i Xu©n Thñy cã kho¶ng trªn 10 loµi thó. Trªn c¹n lµ c¸c

loµi: d¬i, chuét, cÇy, c¸o; cßn ë d­íi n­íc cã ba loµi quÝ hiÕm lµ r¸i c¸ (Lutra lutra),

c¸ heo (Lipotes vexilifer) vµ c¸ ®Çu «ng s­ (Neophocaera phocaenoides).

Hệ cá

Vµo nh÷ng n¨m 1980 ®· thèng kª ®­îc 107 loµi thuéc 12 bé , 44 hä, trong đó có

mét sè loµi cã loµi cã gi¸ trÞ cao nh­: C¸ V­îc (Lates calcarifer), C¸ bíp

(Bostrichthys sinÐnsis), C¸ ®èi (Mugil nepalensisreus). C¸ d­a (Muraenesox

cinereus), C¸ nhÖch (Pisoodonophifboro), C¸ Tr¸p (Taius tumifrons).

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu

Vùng đệm của VQG bao gồm 5 xã là Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân

và Giao Hải thuộc huyện Giao Thủy.

Dân số

Vào năm 2007, 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có 46.148 nhân khẩu, 11.464 hộ

với diện tích 38,66 km2, bình quân 4 người/ hộ. Trong mỗi hộ thường có 2- 3 thế hệ,

rất ít hộ có 9- 10 người và có 4 thế hệ chung sống. Mật độ dân cư các xã tương đối

đồng đều, trung bình 1.206 người/ km2. Xã có mật độ dân cao nhất là Giao Lạc với

1.331 người/ km2, thấp nhất là Giao Thiện, 1.023 người/ km2. Khu vực 5 xã vùng

đệm là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Kinh. Tỷ lệ dân theo đạo Thiên

chúa giáo chiếm 41% tổng số dân trong khu vực.

Page 68: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 60 -

Bảng 2.2: Dân số các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy

Đơn vị: người

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2005 Xã

Dân số Tăng % Dân số Tăng % Dân số Tăng % Giao Thiện 9.639 2,0 9.805 1,7 9.950 1,5

Giao An 9.449 1,9 9.583 1,4 9.688 1,1

Giao Lạc 9.596 1,9 9.742 1,5 9.850 1,1

Giao Xu©n 9.488 2,0 9.642 1,6 9.780 1,4

Giao Hải 6.561 1,6 6.654 1,4 6.699 1,0

Tổng 44.733 1,8 45.426 1,5 45.967 1,2

Nguồn: [49]

Cơ cấu lao động và ngành nghề

Theo số liệu của Huyện Giao Thủy (2005), số người trong độ tuổi lao động ở các xã

trong vùng đệm là 23.412 người, chiếm 50,7% số dân trong khu vực. Số lao động

nữ là 12.046 người, chiếm 51,5%.

Bảng 2.3: Cơ cấu dân số và lao động các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy Đơn vị: người

Tổng dân số Dân số trong độ tuổi lao động Xã

Tổng Nữ Nam Tổng Nữ Nam

Giao Thiện 9.950 5.268 4.682 5.670 2.830 2.840

Giao An 9.688 4.482 4.846 4.750 2.550 2.200

Giao Lạc 9.850 5.023 4.827 5.150 2.626 2.524

Giao Xu©n 9.780 5.022 4.758 4.538 2.359 2.171

Giao Hải 6.699 3.440 3.259 3.304 1.681 1.623

Tổng 45.967 23.595 22.372 23.412 12.046 11.366

Nguồn: [41]

Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp,

chiếm 78,6% tổng số lao động. Còn lại là các ngành nghề khác như thương mại dịch

vụ chiếm 2%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 3,2% [41].

Page 69: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 61 -

2.2. NHẬN DIỆN CÁC GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI

CỬA SÔNG BA LẠT, TỈNH NAM ĐỊNH

Tài nguyên ĐNN tại khu vực cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định cung cấp rất nhiều

các loại giá trị kinh tế cho người dân và cộng đồng xã hội. Mục tiêu của luận án là

nhận diện và đánh giá các giá trị này. Thông qua phương pháp chuyên gia và nghiên

cứu tư liệu thứ cấp, các nhóm giá trị kinh tế nổi bật, đặc thù và quan trọng của ĐNN

tại khu vực nghiên cứu đã được nhận diện để đánh giá giá trị kinh tế. Các chuyên

gia được tham vấn bao gồm các nhà sinh thái, nghiên cứu, quản lý ĐNN cấp quốc

gia, các nhà quản lý bảo tồn tại VQG Xuân Thủy, các nhà quản lý ngành thủy sản

tại huyện Giao Thủy và một số người dân có sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào nguồn

tài nguyên ĐNN tại địa phương.

Các loại giá trị kinh tế quan trọng của ĐNN tại khu vực được nhận diện và phân

loại trong bảng 2.4; phần tiếp sau sẽ mô tả chi tiết các giá trị này. Như vậy, mặc dù

sử dụng cách tiếp cận tổng thể để đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN (Total economic

valuation) nhưng luận án chỉ xem xét và nghiên cứu những giá trị quan trọng cốt

yếu tại khu vực nghiên cứu. Một số các loại giá trị kinh tế khác mặc dù có hiện diện

tại hiện trường những nếu được đánh giá là không quan trọng sẽ nằm ngoài phạm vi

của nghiên cứu.

Bảng 2.4: Các giá trị kinh tế quan trọng của ĐNN tại VQG Xuân Thủy

Giá trị sử dụng trực tiếp

Giá trị sử dụng gián tiếp

Giá trị phi sử dụng

Giá trị nuôi trồng thủy sản tại vùng đệm VQG: tôm, ngao, cua, rong câu

Giá trị khai thác thủy sản và mật ong tại vùng lõi

Giá trị tham quan, du lịch tại VQG

Giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của rừng ngập mặn

Giá trị bảo vệ đê biển của rừng ngập mặn

Giá trị hấp thụ CO2 của rừng ngập mặn

Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Xuân Thủy

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ý kiến của các chuyên gia (2008)

Page 70: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 62 -

2.2.1. Các giá trị sử dụng trực tiếp của ĐNN

Giá trị nuôi tôm

Huyện Giao Thủy có vị trí địa lý thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản do vị trí địa lý

nằm sát biển, khí hậu ôn hòa, thời kỳ nóng ấm kéo dài cùng với rất nhiều các bãi bồi

ven sông, ven biển. Nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi trồng mặn lợ đã phát triển

mạnh từ đầu những năm đổi mới, thu hút nhiều lao động và mang lại nguồn thu

nhập cao và ổn định cho người dân địa phương. Trong các loại hình nuôi trồng thủy

sản thì nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu là phát triển mạnh nhất với diện tích nuôi

trồng lên tới gần 1.800 ha tập trung chủ yếu tại khu vực vùng đệm các xã Giao

Thiện, Giao An và Giao Lạc. Giống tôm nuôi phổ biến tại đây là tôm sú.

Giá trị ngao giống và nuôi ngao

Vïng §NN ë cöa s«ng Ba L¹t thuéc VQG Xu©n Thuû lµ mét vïng ®Êt giµu tiÒm

n¨ng. Tõ ®©y ®ãn nhËn nguån phï sa phong phó cña s«ng Hång - con s«ng lín nhÊt

miÒn B¾c, ®ång thêi còng lµ n¬i gÆp gì gi÷a s«ng vµ biÓn ®Ó héi tô ®Çy ®ñ c¸c

nguån lîi tù nhiªn cho khu vùc. Tõ n¨m 2004, trong kho¶ng thêi gian tõ th¸ng 5 ®Õn

th¸ng 7 ë khu vùc xuÊt hiÖn nguån lîi ngao gièng lµ ngao c¸m (Meretrix lusoria) vµ

Ngao thãc (Meretrix lyrata) tù nhiªn víi quy m« t­¬ng ®èi lín. Céng ®ång d©n ®Þa

ph­¬ng ®· tranh thñ khai th¸c nguån lîi nµy ®Ó cung cÊp con gièng cho c¸c khu

nu«i trång ngao tại địa phương và các vùng lân cận.

Ngoài khai thác nguồn ngao giống sẵn có, vùng đệm của VQG Xuân Thủy còn là

một trong những khu vực nuôi ngao lớn nhất cả nước. Trong đó ngao nuôi tập trung

chủ yếu tại xã Giao Xuân, Giao Lạc và Giao Hải. Tại đây, có gần 180 hộ khoanh

nuôi ngao rộng trên 450 ha ở vùng bãi triều ven biển.

Giá trị nuôi cua

Nuôi cua ở Giao Thủy là nghề cùng xuất hiện với nghề nuôi tôm sú. Trong số các

loại thuỷ sản nuôi, cua được coi là một mặt hàng có giá trị dinh dưỡng cao nên thị

Page 71: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 63 -

trường tiêu thụ đang ngày càng được mở rộng. Kỹ thuật nuôi cua không khó, công

việc chăm sóc đơn giản hơn so với nuôi tôm sú, đặc biệt mỗi ngày số lần cung cấp

thức ăn cho cua chỉ một lần và số lần cũng không tăng lên khi cua càng lớn, nên có

nhiều hộ gia đình ngoài tôm còn tham gia nuôi thêm cua để tăng thêm thu nhập.

Giá trị sản xuất rong câu

Trồng rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) xen tôm nước lợ trở nên rất phổ biến

tại khu vực nghiên cứu trong những năm gần đây. Điều kiện tự nhiên tại vùng nước

lợ bãi bồi cửa sông rất thuận tiện để giống rong câu chỉ vàng phát triển. Đây là vùng

nước lợ không bị ô nhiễm với độ muối của nước khoảng 15% và có khả năng thay

nước thuận lợi, đáy là bùn cát, có tỷ lệ bùn/cát từ 70/30, mỗi chu kỳ thuỷ triều đảm

bảo đầm/ao được ngập nước 0,6 - 1,0 m [48].

Giá trị khai thác mật ong và thủy sản trong vùng lõi

Rừng sú vẹt tại vùng lõi VQG Xuân Thủy có năng suất sinh học rất cao, là nơi cư

ngụ của nhiều loại động thực vật. Vào mùa hoa sú vẹt, hương thơm của cây sú vẹt

thu hút rất nhiều các đàn ong mật. Khai thác mật ong là một nguồn lợi kinh tế quan

trọng cho người dân địa phương.

Với diện tích bãi bồi rộng lớn và rừng ngập mặn dầy đặc, sản lượng thủy sản tự

nhiên theo thủy triều tại vùng bãi bồi là rất cao. Hàng ngày, có khoảng 500 người

d©n ë vïng ®Öm kiÕm kÕ sinh nhai b»ng c¸ch xâm nhập khai th¸c thủy sản tù nhiªn

ë vïng lâi cña VQG. Lùc l­îng nµy chñ yÕu lµ ng­êi nghÌo kh«ng cã tiÒn ®Ó ®Êu

®Çm hoÆc hµnh nghÒ kh¸c, sù lùa chän dÔ dµng vµ hiÖu qu¶ nhÊt lµ ra VQG ®Ó khai

th¸c tù do nguồn lợi tự nhiên. Thủy sản đánh bắt tại bãi bồi có rất nhiều loại như

tôm, cua, ốc và các loài nhuyễn thể.

Giá trị du lịch của VQG Xuân Thủy

VQG Xuân Thủy với giá trị sinh thái và đa dạng sinh học cao là một điểm du lịch

sinh thái tiềm năng cho khách du lịch nội địa và quốc tế. Số liệu của Ban quản lý

Page 72: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 64 -

VQG Xuân Thủy cho thấy lượng du khách đến Xuân Thủy mặc dù có tăng nhưng

không đáng kể trong giai đoạn 2005-2007. Trung bình mỗi năm VQG đón nhận

khoảng 1.100 du khách trong đó khoảng 100 khách quốc tế và 1.000 khách nội địa.

Hiện tại Xuân Thủy chưa phải là điểm du lịch hấp dẫn do cơ sở hạ tầng đi lại và du

lịch còn kém, chưa có đầu tư khai thác tiềm năng du lịch cũng như các hoạt động

tuyên truyền quảng bá về giá trị du lịch của Vườn. Du khách quốc tế đến đây chủ

yếu là đi xem chim từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau khi lượng chim di

trú là rất lớn. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Vườn đã tăng dần trong những

năm qua do xu hướng thu hút và gia tăng khách lịch tới Việt Nam. Còn du khách

Việt Nam đến chủ yếu là trong các chuyến đi học tập, hội thảo, nghiên cứu hoặc

những người về thăm quê hương từ các vùng miền khác trên cả nước. Gần đây, với

sự ra đời của một số các câu lạc bộ xem chim tại Hà Nội, lượng khách nội địa đến

xem chim cũng có xu hướng tăng thêm [1].

2.2.2. Các giá trị sử dụng gián tiếp của ĐNN

Giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của rừng ngập mặn

ĐNN nói chung và rừng ngập mặn (RNM) nói riêng có giá trị hỗ trợ sinh thái cho

nuôi trồng thủy sản. Các quan sát thực tế tại rất nhiều điểm nuôi trồng thủy sản tại

khu vực cho thấy có một sự khác biệt khá rõ rệt về năng suất nuôi thủy sản giữa

những đầm/ao nuôi có rừng ngập mặn che phủ và những đầm/ao nuôi không có

rừng ngập mặn (bãi nuôi trắng). Sự chênh lệch về năng suất nuôi trồng này là do vai

trò của RNM tạo ra điều kiện môi trường thuận lợi cho sinh vật tăng trưởng [22].

Vai trò hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản được lý giải như sau. Thứ nhất,

RNM tạo ra một môi trường vi khí hậu thuận lợi cho sinh vật trong ao nuôi thông

qua quá trình quang hợp, tạo ôxi cho nước trong ao, rừng trong ao cũng có tác dụng

hạn chế ánh nắng mặt trời, tạo ra nhiệt độ thích hợp cho việc nuôi thủy sản. Thứ hai,

tại Xuân Thủy nói riêng, các ao nuôi tôm, cá được bố trí ở ngoài đê quốc gia, vì vậy

RNM ở đây có tác dụng ngăn sóng mạnh khi đập trở ra từ thành đê, tạo ra kết cấu

ao và thể nền ổn định không bị xáo trộn so với những điểm không có rừng. Thứ ba,

Page 73: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 65 -

các bộ phận già cỗi của cây rừng như lá, vỏ, thân, rễ khi chết rơi xuống ao tạo ra các

chất mùn bã, từ đó hỗ trợ chuỗi thức ăn trong ao nuôi.

Giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn đóng vai trò như một “tấm đệm” chắn sóng có khả năng bảo vệ và

phòng hộ đê biển trong các đợt bão lũ. Theo kết quả đánh giá của Mazda (1997),

nơi có RNM rộng 1,5 km thì sóng cao 1m ở ngoài bãi trống sẽ giảm còn 0,05 m khi

tới chân bờ đầm. Nơi không có rừng thì cũng với khoảng cách đó nhưng chiều cao

của sóng ở chân bờ đê là 0,75m và đê có thể bị xói lở. Trong RNM, rễ cây ngập

mặn đan với nhau tạo thành một hệ thống lưới sinh thái phòng hộ rất vững chắc có

tác dụng cản các lực do sóng biển tạo ra đập vào mặt đê khi có bão lũ, do đó giảm

bớt thiệt hại của bão gây ra cho đê biển, giúp duy trì được tính bền vững của đê.

Giá trị hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn

Hệ sinh thái RNM có khả năng hấp thụ khí CO2 thông qua quá trình quang hợp và

lưu trữ cacbon. Ngoài ra, các chất hữu cơ tiết ra bởi RNM như lá cây, rễ cây khi

rụng hoặc chết tạo thành lớp mùn đáy cũng có khả năng lưu trữ cacbon [22].

2.2.3. Các giá trị phi sử dụng của ĐNN

Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học

Giá trị phi sử dụng của hệ sinh thái ĐNN bao gồm hai nhóm là giá trị tồn tại và giá

trị lưu truyền. Đây là những giá trị nằm trong cảm nhận, tri thức và độ thỏa mãn của

một cá nhân khi biết rằng một tài nguyên đang tồn tại hoặc được lưu truyền cho thế

hệ tiếp sau ở một trạng thái nhất định. Cuộc họp chuyên gia cho thấy giá trị tồn tại

mà cụ thể là giá trị bảo tồn đa dạng sinh học là một giá trị quan trọng tại VQG Xuân

Thủy. Người dân ở đây sinh sống và có sinh kế gắn bó với tài nguyên ĐNN, được

tận mắt chứng kiến giá trị đa dạng sinh học của vùng cũng như nhận biết được vai

trò và tầm quan trọng của tài nguyên ĐNN và RNM với cuộc sống của cá nhân và

gia đình. Vì vậy, luận án lựa chọn giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của ĐNN tại

Xuân Thủy là giá trị phi sử dụng để đánh giá giá trị kinh tế.

Page 74: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 66 -

2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP CỦA ĐNN

2.3.1. Phương pháp tiếp cận

Để tính toán giá trị sử dụng trực tiếp của ĐNN trong việc cung cấp các sản phẩm

hàng hóa cho người dân địa phương như thủy sản, rong câu và mật ong, luận án áp

dụng phương pháp giá thị trường để ước lượng thặng dư sản xuất từ việc khai thác,

nuôi trồng các sản phẩm từ ĐNN. Về bản chất, thặng dư sản xuất là sự chênh lệch

giữa giá bán của sản phẩm và chi phí để sản xuất sản phẩm đó và thể hiện phần

đóng góp của ĐNN trong việc tao ra giá trị sản phẩm. Thặng dư sản xuất được tính

theo công thức:

)*( CiQiPiVi

Trong đó Vi: Thặng dư sản xuất của sản phẩm thứ i Pi: Giá sản phẩm thứ i

Qi: Lượng sản phẩm i khai thác, sản xuất Ci: Chi phí liên quan đến quá trình khai thác, sản xuất sản phẩm i

2.3.2. Thu thập số liệu

Luận án sử dụng cách tiếp cận kết hợp giữa thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu

sẵn có và các số liệu sơ cấp tại hiện trường bằng phương pháp điều tra và thảo luận

nhóm để tính toán thặng dư sản xuất của các sản phẩm trực tiếp của ĐNN. Các số

liệu điều tra sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5

năm 2008 tại hiện trường nghiên cứu.

Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm các báo cáo hàng năm về nuôi trồng thủy

sản, nông nghiệp của Huyện Giao Thủy, Qui hoạch nuôi trồng thủy sản, Dự án đầu

tư phát triển vùng đệm, Qui hoạch bảo tồn VQG Xuân Thủy và các nghiên cứu khác

để tìm hiểu thực trạng về tình hình khai thác nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm

Page 75: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 67 -

khác từ ĐNN tại khu vực. Các số liệu phục vụ cho tính toán giá trị sử dụng trực tiếp

bao gồm sản lượng, diện tích nuôi trồng thủy sản phân bổ cho từng xã vùng đệm,

sản lượng trồng rong câu xen tôm nước lợ và lượng khai thác mật ong trong vùng

lõi của VQG, một số mức giá bán của sản phẩm tại thị trường địa phương cũng

được thu thập trong các tài liệu thứ cấp

Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập tại hiện trường thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn

đối với hai nhóm đối tượng chủ yếu là chủ hộ nuôi tôm và chủ hộ nuôi ngao. Đây

cũng là hai sản phẩm thủy sản quan trọng nhất của địa phương có nguồn gốc từ khai

thác sử dụng tài nguyên ĐNN. Các số liệu sơ cấp để phục vụ tính toán giá trị sử

dụng trực tiếp bao gồm các nhóm chi phí liên quan đến sản xuất, năng suất, diện

tích nuôi trồng, giá thị trường của sản phẩm và một số các biến kinh tế xã hội khác.

Phiếu điều tra hộ nuôi tôm được sử dụng cho cả đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp và

giá trị sử dụng gián tiếp.

Họp nhóm chuyên gia để xây dựng bảng hỏi

Để xây dựng phiếu điều tra có tính thực tế và phù hợp với điều kiện tại địa phương,

một cuộc họp chuyên gia đã được tổ chức bao gồm các cán bộ của Phòng Thủy sản

huyện Giao Thủy và đại diện một số cơ sở nuôi trồng thủy sản tại các xã vùng đệm.

Trong cuộc họp, dự thảo của hai loại phiếu điều tra hộ kinh doanh (nuôi ngao và

tôm) được giới thiệu để thu nhận ý kiến đóng góp phản hồi của các chuyên gia.

Trên cơ sở bản mẫu phiếu dự thảo, các ý kiến thu nhận được trong cuộc họp được

sử dụng để hoàn thiện mẫu phiếu điều tra thực tế.

Bảng hỏi và đối tượng phỏng vấn

Bảng hỏi cho các hộ nuôi tôm gồm 6 câu hỏi, trong đó 5 câu đầu liên quan đến các

thông tin chung của hộ nuôi như trình độ học vấn, hình thức nuôi tôm của hộ, các

khóa đào tạo nuôi tôm mà chủ hộ đã tham gia. Câu hỏi thứ 6 yêu cầu người trả lời

Page 76: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 68 -

cung cấp các thông tin sâu về hoạt động nuôi tôm của mình bao gồm diện tích, thời

gian nuôi, năng suất, các chi phí đầu tư, hoạt động (con giống, thức ăn, lao động,

bảo dưỡng cải tạo ao) và thông tin về diện tích rừng ngập mặn trong ao nuôi.

Kích cỡ mẫu điều tra được tính theo công thức:

21 eNNn

Trong đó: N là kích cỡ của tổng thể n là kích cỡ mẫu e là mức sai số chấp nhận [70]

Theo Phòng Thủy sản của Huyện, tại các xã vùng đệm hiện có 183 đầm nuôi tôm.

Với mức sai số chấp nhận là 10%, đã 80 bảng hỏi đã được phát ra cho các hộ nuôi

tôm tại 4 xã Giao An, Giao Lạc, Giao Thiện, Giao Xuân. Điều tra được tiến hành

bởi tác giả và các cán bộ quản lý thủy sản tại địa phương theo phương pháp hỏi trực

tiếp chủ hộ.

Đối với hộ nuôi ngao, bảng hỏi gồm có 5 câu hỏi chính. Trong đó 4 câu đầu tiên thu

thập thông tin tổng quan về hộ như địa chỉ, khóa đào tạo nuôi mà hộ tham gia, trình

độ học vấn. Câu hỏi 5 gồm rất nhiều câu hỏi phụ thu thập số liệu chuyên sâu về hoạt

động nuôi ngao của hộ như các chi phí, năng suất, sản lượng và qui trình nuôi.

Với tổng số khoảng 120 hộ nuôi ngao tại khu vực và sai số lựa chọn là 10%, đã có

49 bảng hỏi được điều tra với các hộ nuôi ngao tập trung chủ yếu ở các xã Giao

Xuân, Giao Hải và Giao Lạc là vùng nuôi ngao chủ yếu tại các xã vùng đệm.

2.3.3. Giá trị nuôi tôm

Trong quá trình nghiên cứu, đã có 80 bảng hỏi được phát ra với các hộ nuôi tôm tại

các xã vùng đệm, tổng quan về số lượng đầm và diện tích nuôi được trình bày trong

bảng 2.5.

Page 77: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 69 -

Bảng 2.5: Các đầm nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu

Xã Số đầm Diện tích (ha) Số phiếu phát ra và thu về

Giao Thiện 97 663,5 35

Giao An 62 897 24

Giao Lạc 18 169 19

Giao Xuân 6 49,5 2

Tổng 183 1779 80

Nguồn: Xử lý của tác giả (2008)

Doanh thu từ nuôi tôm

Hiện tại, trong khu vực vùng đệm của VQG Xuân Thủy có 183 đầm nuôi tôm với

tổng diện tích là 1.779 ha. Hình thức nuôi tôm chủ yếu là nuôi quảng canh. Trong

đó, các ao nuôi được thiết kế và bố trí dọc theo bờ biển và các bãi bồi (bên ngoài đê

trung ương), lợi dụng chu trình tự nhiên của thủy triều để cung cấp thức ăn và lọc

sạch nguồn nước trong ao. Các ao nuôi có diện tích từ 1 ha đến khoảng 30 ha và có

một cổng ao để điều hòa nguồn nước và lấy thức ăn từ thiên nhiên. Khi bắt đầu vụ

nuôi, chủ ao phải thả tôm giống trên khắp diện tích của ao với mật độ trung bình từ

2 đến 5 con/1 m2. Tôm giống sử dụng thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp.

Tôm được nuôi theo vụ từ tháng ba đến tháng chín trong năm. Năng suất nuôi dao

động từ khoảng 50 - 200 kg/ha/vụ.

Trước đây, phần lớn khu vực nuôi được rừng ngập mặn che phủ, sau đó chủ ao chặt

rừng đi để chuyển thành các ao nuôi. Tại các ao nuôi gần đê trung ương, hiện tại

không còn rừng ngập mặn trong ao nữa. Nuôi quảng canh tại các ao không có rừng

được gọi là “nuôi trắng” (thuật ngữ địa phương) hoặc nuôi quảng canh (thuật ngữ

của các nhà quản lý). Tuy nhiên, tại các ao gần vùng lõi VQG vẫn còn một phần

RNM che phủ trong ao. Cách nuôi tôm trong những ao có rừng được gọi là nuôi

sinh thái. Theo các nhà quản lý thủy sản tại địa phương thì năng suất nuôi tôm sinh

Page 78: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 70 -

thái cao và ổn định hơn năng suất nuôi tôm quảng canh vì rừng trong ao điều hòa vi

khí hậu, cung cấp chất dinh dưỡng, thức ăn tự nhiên và bảo vệ ao tốt hơn.

Theo kết quả tính toán trong mẫu điều tra, năng suất trung bình của nuôi tôm tại khu

vực nghiên cứu năm 2007 là 146,5 kg/ha. Giá bán của tôm sú thành phẩm trên thị

trường, theo điều tra các chủ hộ nuôi tôm dao động từ 80.000 đồng tới 95.000/1kg

(mức giá tại năm 2007). Luận án sử dụng mức giá trung bình là 87.500 đồng/1kg.

Với mức giá đó thì tổng doanh thu từ nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu năm 2007 là

22.804.556.250 đồng hoặc trung bình là 12,825 triệu đồng/1ha (Bảng 2.6 trình bày

thống kê mô tả về hoạt động nuôi tôm trong mẫu điều tra).

Bảng 2.6: Thống kê mô tả về hoạt động nuôi tôm trong mẫu điều tra Trung bình Độ lệch

chuẩn Giá trị nhỏ

nhất Giá trị lớn

nhất

Diện tích (ha) 10,85 8,28 1 30

Năng suất (kg/ha) 146,5 29,2 50 200

Tuổi của ao (năm) 8,8 3,8 3 20

Chi phí đầu tư (triệu đồng/ha)

12 - - -

Chi phí cải tạo phục hồi (triệu đồng/ha)

1,28 0,28 0,5 2

Số ngày lao động trung bình trong năm (1 ha)

90 28,5 60 150

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra (2008)

Chi phí nuôi tôm

Các chi phí liên quan trong quá trình nuôi tôm được chia thành chi phí đầu tư và chi

phí sản xuất.

Chi phí đầu tư bao gồm chi phí đào ao và chuẩn bị ao, xây đường bao cho đầm,

chòi canh và các thiết bị khác. Chi phí đầu tư trung bình khoảng 10 triệu/ha cho

nuôi quảng canh và 15 triệu/ha cho nuôi sinh thái (chi phí đầu tư trung bình là 12

Page 79: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 71 -

triệu đồng/ha) (Giá tính tại thời điểm đầu tư). Sử dụng hệ số sinh lời 10% để qui đổi

giá trị từ khi đầu tư đến khi hết hạn sử dụng đất thì chi phí đầu tư trung bình của

1ha là 23,4 triệu đồng/ha. Thời gian nuôi tôm trung bình là 9 năm. Từ đó, chi phí

phân bổ cho một năm là 2,6 triệu đồng/ha.

Chi phí sản xuất bao gồm chi phí phục hồi đầm tôm, chi phí trung gian và chi phí

lao động.

Sau mỗi mùa vụ, người nông dân phải cải tạo lại các đầm nuôi tôm. Trước hết là

bơm ra khỏi đầm. Sau đó là sục bùn trong vài ngày (phụ thuộc vào thời tiết và chất

lượng của đầm). Các đường bao cũng được gia cố lại. Sau khi thực hiện những công

đoạn trên, nước được bơm lại vào đầm để phục vụ cho vụ nuôi tiếp theo. Chi phí

phục hồi của đầm tôm quảng canh trung bình 1,28 triệu VND/ha.

Chi phí trung gian là các chi phí như tôm giống, thức ăn, các loại thuốc phòng bệnh

và một số nguyên liệu khác. Trong đó, chi phí mua tôm giống chiếm một phần quan

trọng. Theo các doanh nghiệp nuôi tôm, gía tôm giống không biến động nhiều qua

các năm, khoảng 250.000 đến 450.000 đồng/10.000 con, phụ thuộc vào chất lượng

của từng loại. Nếu lấy số tôm giống thả trung bình trên một m2 là 3,5 con thì chi phí

tôm giống trung bình cho một ha là 292.000 đồng/1ha.

Chi phí lao động được tính toán dựa trên số tiền thuê lao động và số lao động trong

gia đình mỗi năm. Chi phí lao động bao gồm chi phí cải tạo ao, bảo vệ ao, chăm sóc

và thu hoạch. Nguồn lao động bao gồm lao động tại gia và lao động thuê ngoài. Chi

phí trung bình của thuê lao động ngoài năm 2007 là 50.000 đồng/ngày. Số ngày lao

động trung bình trong năm là 90 ngày. Lao động tại gia cũng được qui đổi theo mức

này để tính chi phí cơ hội của lao động. Như vậy, chi phí lao động trung bình cho

một ha/1 năm là khoảng 4,5 triệu đồng.

Bảng 2.7 trình bày tổng hợp giá trị từ nuôi tôm năm 2007 tại khu vực Xuân Thủy từ

mẫu nghiên cứu. Qua đó thì tổng lợi nhuận của hoạt động nuôi tôm tại khu vực là

khoảng 7,94 tỷ đồng.

Page 80: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 72 -

Bảng 2.7: Lợi nhuận nuôi tôm tại Xuân Thủy

Đơn vị: đồng

Doanh thu 12.825.000

Chi phí đầu tư 2.600.000

Chi phí trung gian - Chi phí cải tạo ao - Chi phí tôm giống

1.280.000

292.000

Chi phí lao động 4.500.000

Lợi nhuận 4.153.000

Tổng lợi nhuận từ nuôi tôm cho 1779 ha ao nuôi 7.388.187.000

Nguồn: Xử lý tác giá từ số liệu điều tra (2008)

2.3.4. Giá trị nuôi ngao và khai thác ngao giống

Giá trị nuôi ngao

Vùng đệm của VQG Xuân Thủy là một trong những khu vực nuôi ngao lớn nhất cả

nước. Tại đây, có 150 hộ khoanh nuôi ngao rộng trên 450 ha ở vùng bãi triều ven

biển, năng suất thường đạt 20-25 tấn ngao thương phẩm/ha, tổng thu nhập đạt

khoảng 72 tỷ đồng/năm, doanh thu trung bình là 160 triệu/ha [47].

Đầu tư vào nghề nuôi ngao, chủ nuôi không phải lo thức ăn, nhưng phải tạo môi

trường cho ngao sống thuận lợi. Người nuôi ngao thường chia diện tích nuôi thành

những đầm rộng 2-3 ha, có ô quây riêng biệt bằng lưới. Để có vùng nuôi bảo đảm

yêu cầu sinh trưởng cho ngao, chủ đầm phải đầu tư 7-8 triệu đồng/ha để phun cát,

tạo thành nền đáy bằng phẳng phù hợp với sự lên xuống của thuỷ triểu. Tiếp đó,

người nuôi còn đầu tư 6-7 triệu đồng/ha để mua lưới quây phù hợp với từng giai

đoạn phát triển và bảo đảm giữ được ngao nhưng không cản trở sinh vật phù du

cộng với tiền chôn cọc xung quanh vùng nuôi ngao. Những hộ nuôi ngao có kinh

nghiệm thường không chọn đầm nuôi tại vùng có sóng to gió quá lớn vì lớp cát tầng

đáy luôn bị xáo trộn, làm cho ngao giống bị chết hoặc chậm lớn.

Page 81: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 73 -

Bảng 2.8: Thống kê mô tả về hoạt động nuôi ngao trong mẫu điều tra Trung bình Độ lệch

chuẩn Giá trị nhỏ

nhất Giá trị lớn

nhất

Diện tích (ha) 2,6 2,1 1 15

Năng suất/1ha (tấn) 22,5 7,5 15 25

Tuổi của ao (năm) 7,4 3,7 2 16

Chi phí đầu tư (đồng/ha) 15.000.000 - 10.000.000 25.000.000

Chi phí giống (đồng/ha) 200.000 - - -

Chi phí cải tạo phục hồi (đồng/ha)

1.300.000 153.000 1.000.000 2.000.000

Số ngày lao động trung bình trong năm (1 ha)

330 42,5 280 350

Nguồn: Xử lý của tác giá từ số liệu điều tra (2008)

Theo điều tra tại hiện trường thì chi phí cho ngao giống là 200 nghìn đồng/ha, tổng

số ngày lao động sử dụng cho một ha nuôi ngao/1năm là 330 ngày. Chi phí trung

bình cho một lao động là 50.000 đồng/ngày. Từ đó chi phí lao động cho 1ha trong

năm là 17,5 triệu đồng. Như vậy, tổng chi phí nuôi ngao là 33 triệu đồng/ha/vụ và

lợi nhuận ước tính trung bình là 127 triệu đồng/ha/vụ. Với 450 ha ao nuôi thì lợi

nhuận từ sản xuất mang lại cho địa phương là 57,150 tỷ đồng/1 vụ nuôi. Một vụ

nuôi ngao thường kéo dài từ 16 đến 18 tháng từ khi thả con giống tới lúc thu hoạch,

vì vậy nếu tính theo năm thì lợi nhuận nuôi ngao là 38,1 tỷ đồng/năm.

Giá trị khai thác ngao giống

Tõ n¨m 2004, trong kho¶ng thêi gian tõ th¸ng 5 ®Õn th¸ng 7 ë khu vùc vùng lõi của

VQG Xuân Thủy xuất hiện nguån lîi ngao gièng tù nhiªn víi quy m« t­¬ng ®èi lín.

Ngao gièng ®­îc céng ®ång d©n ®Þa ph­¬ng khai th¸c ®Ó cung cÊp con gièng cho

c¸c khu nu«i ngao trong vïng hoÆc xuÊt sang c¸c huyÖn vµ tØnh l©n cËn.

Lîi nhuËn cã ®­îc tõ nguån lîi ngao gièng tù nhiªn trªn vïng ĐNN ë cöa Ba L¹t ®·

t¹o nªn søc hót m·nh liÖt ®èi víi rÊt nhiÒu ®èi t­îng, c¶ tõ céng ®ång ®Þa ph­¬ng vµ

Page 82: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 74 -

nh÷ng ng­êi tõ n¬i xa ®Õn. Vµo thêi vô cao ®iÓm, cã tíi hµng ngµn ng­êi d©n vµ

hµng tr¨m ph­¬ng tiÖn thuyÒn bÌ lín nhá tham gia khai th¸c. N¨m 2005, céng ®ång

®Þa ph­¬ng ®· cã thu nhËp ­íc ®¹t 6-7 tû ®ång (t­¬ng ®­¬ng víi 35 - 45 tÊn s¶n

phÈm). Lượng khai thác tăng lên nhanh chóng, năm 2007 lượng ngao giống khai

thác đạt 70 tấn với giá trị lên tới 12 tỷ đồng.

2.3.5. Giá trị nuôi cua

Nuôi cua ở Giao Thủy là nghề cùng xuất hiện với nghề nuôi tôm sú. Theo những hộ

nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực nghiên cứu thì vốn đầu tư nuôi cua không cao, một

vụ nuôi chi phí khoảng từ 20-25 triệu đồng, thời gian nuôi chỉ trong vòng 3 tháng

đối với giống cua to (cỡ giống: 2 cm/con) và 4 tháng đối với giống cua nhỏ (cỡ

giống: 1-1,5 cm/con). Khi cua đạt trọng lượng trên 250 g là có thể thu hoạch nên

đồng vốn dễ dàng được quay vòng. Thức ăn dùng trong nuôi cua chủ yếu là các loại

cá tạp cho nên chi phí thức ăn chiếm rất ít trong tổng chi phí sản xuất. Mặt khác,

việc nuôi cua đã tận dụng được diện tích mặt nước sẵn có đồng thời làm đa dạng đối

tượng nuôi tại địa phương. Uớc tính sản lượng nuôi cua năm 2007 đạt 100 tấn với

tổng giá trị sản xuất là 7 tỷ đồng.

2.3.6. Giá trị sản xuất rong câu

Trồng rong câu chỉ vàng xen tôm nước lợ trở rất phổ biến tại Xuân Thủy. Thời gian

trồng rong câu bắt đầu từ cuối tháng 10, tháng 11 năm trước đến tháng 6, tháng 7

năm sau. Sau khi rải giống 40 - 50 ngày, rong câu được thu hoạch lần đầu, sau đó

cứ từ 30 đến 35 ngày lại được thu hoạch lần kế tiếp. Trong một vụ trồng rong câu,

có thể thu hoạch được từ 5 đến 7 lần. Rong được thu hoạch khi chiều dài tản rong

đạt 20 - 30 cm và phát triển đạt mật độ bình quân trên 1 kg/ m2. Rong câu tươi khi

thu lên được bỏ rong tạp và cỏ rác, rồi rửa sạch bùn đất bằng nước ngay tại đầm /ao

đã trồng. Sau đó, rong được rải đều lên sân phơi (sân gạch, hoặc sân đất). Năng suất

rong câu ước đạt 1,5 tấn/ha và lượng rong câu sản xuất năm 2007 là khoảng 900 tấn

(tương ứng với nuôi 6 vụ và diện tích nuôi 600 ha ao).

Page 83: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 75 -

Rong câu là nguồn nguyên liệu để chế biến các sản phẩm như aga, agarozơ, các sắc

tố phycoeritrin, phycoxianin, được sử dụng rộng rãi trong chế biến dược liệu. Ngoài

ra, rong câu cũng được sử dụng như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Rong câu

sản xuất tại Giao Thủy được bán cho các nhà thu mua tại địa phương. Hiện tại giá

bán trên thị trường của rong là khá cao khoảng 50 nghìn đồng/1kg. Như vậy, doanh

thu từ rong câu tại khu vực nghiên cứu là 4.5 tỷ đồng/1 năm.

Nuôi rong câu chỉ vàng được địa phương đánh giá là nghề “làm chơi, ăn thật” tức là

có giá trị kinh tế cao trong khi chi phí sản xuất rất thấp. Ngoài rong giống được sản

xuất ngay tại hộ gia đình thì rong được trồng trực tiếp trong các ao nuôi tôm nên

không mất chi phí đầu tư. Chi phí lao động chỉ bao gồm việc thả rong, thu hoạch và

phơi khô (trung bình khoảng 5 ngày lao động cho 1ha trong 1 vụ có thời gian 30

ngày). Với chi phí lao động khoảng 50.000 đồng/1 người/1 ngày thì tổng chi phí lao

động cho 6 vụ trồng rong năm 2007 là 900 triệu đồng. Từ đó, lợi nhuận của hoạt

động trồng rong câu tại địa phương ước đạt 3.6 tỷ đồng cho năm 2007.

2.3.7. Giá trị khai thác mật ong và thủy sản trong vùng lõi VQG Xuân Thủy

Khai thác mật ong trong vùng lõi VQG Xuân Thủy là một nguồn lợi kinh tế quan

trọng cho người dân địa phương. Theo đánh giá của Ban quản lý VQG, sản lượng

mật ong năm 2007 tại Xuân Thủy đạt khoảng 80 tấn với nguồn hoa từ rừng ngập

mặn. Với giá bán khoảng 25 triệu đồng/1tấn mật ong năm 2007 thì tổng giá trị của

khai thác mật ong tại khu vực là khoảng 2 tỷ đồng.

Ngoài ra, với những bãi bồi rộng và mật độ rừng ngập mặn dầy đặc, sản lượng thủy

sản tự nhiên theo thủy triều tại vùng bãi bồi là rất cao. Hàng ngày, có khoảng 500

người xâm nhập khai th¸c thủy sản tù nhiªn ë vïng lâi cña VQG. Thủy sản đánh bắt

tại bãi bồi có rất nhiều loại như tôm, cua, ốc và các loài nhuyễn thể. Trung bình một

người một ngày đánh bắt tại khu vực này có thu nhập khoảng 50.000 đồng. Với 500

người tham gia đánh bắt thì giá trị thu về từ khai thác thủy sản tự do tại bãi bồi vùng

lõi là 25 triệu đồng/ngày hay 9,1 tỷ đồng/1 năm.

Page 84: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 76 -

2.3.2. Giá trị du lịch của VQG Xuân Thủy

VQG Xuân Thủy với giá trị sinh thái và đa dạng sinh học cao là một điểm du lịch

sinh thái tiềm năng cho khách du lịch nội địa và quốc tế. Để đánh giá giá trị du lịch

giả trí của vùng ĐNN Xuân Thủy, luận án sử dụng phương pháp chi phí du lịch.

Bảng 2.9: Lượng du khách tới VQG Xuân Thủy trong giai đoạn 2004-2007

Đơn vị 2004 2005 2006 2007

Du khách trong nước người 890 920 950 998

Du khách quốc tế người 56 27 82 97

Nguồn: [1]

Mô hình lý thuyết đánh giá giá trị du lịch

Phương pháp chi phí du lịch (TCM) sử dụng thông tin về sự lựa chọn và các hành vi

du lịch của du khách để ước lượng đường cầu đối với các nơi vui chơi giải trí, từ đó

đánh giá giá trị cho các cảnh quan này. Giả thiết cơ bản của TCM rất đơn giản, đó là

chi phí phải bỏ ra để tham quan một điểm du lịch giải trí, phần nào phản ánh được

giá trị giải trí của nơi đó.

Đối với một cá nhân, hàm lợi ích có dạng :

Max U (x, n, q)

với ràng buộc: M + (w.T) = x + (pn.n)

Trong đó :

U : hàm lợi ích cá nhân x : chi tiêu cho các hàng hóa khác

n : số lần đi tham quan, du lịch M : thu nhập ngoài lao động

T : tổng quĩ thời gian q : chất lượng nơi du lịch

w : tiền lương Pn : tổng chi phí cho một lần tham quan

Page 85: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 77 -

Bài toán hàm mục tiêu trên khi giải sẽ cho hàm cầu có dạng :

n* (pn, M, q)

Về thực nghiệm, có thể ước lượng được hàm cầu cá nhân trực tiếp, trong đó số lần

tham quan là một hàm số phụ thuộc vào các biến độc lập như chi phí du lịch, sở

thích, giới tính, thu nhập.

Hàm cầu cá nhân tuyến tính có dạng :

n = B0 pn + B1x1 + B2x2 +...+Bmxm

Trong đó n là số lần tham quan của một du khách, n phụ thuộc vào chi phí du lịch

và các biến kinh tế - xã hội của cá nhân [71].

Khi số lần đi tham quan của cá nhân đến điểm tham quan là không nhiều trong một

khoảng thời gian nào đó thì có thể ước lượng hàm cầu du lịch theo vùng (ZTCM).

Cách tiếp cận này xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát tới

vị trí nghiên cứu với tổng chi phí du lịch của vùng xuất phát.

Vi = V(TCi, POPi, Si)

Trong đó :

Vi: Số lần viếng thăm từ vùng i tới điểm du lịch

POPi: Dân số của vùng i

Si: Các biến kinh tế xã hội của mỗi vùng.

Thông thường biến phụ thuộc được biểu hiện dưới dạng (Vi/POPi) hay tỉ lệ số lần

tham quan trên 1000 dân [63].

Thu thập số liệu

Để đánh giá giá trị du lịch của VQG Xuân Thủy, nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận đánh giá chi phí du lịch theo vùng. Lý do là VQG Xuân Thủy mặc dù có tiềm năng về du lịch sinh thái cao do có giá trị đa dạng sinh học và sinh thái độc đáo nhưng do các yếu tố phát triển du lịch như đường xá, hạ tầng, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn

Page 86: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 78 -

nên lượng du khách đến đây tham quan không nhiều, đồng thời số lần tham quan của một du khách tới VQG là rất ít, dao động từ 1 đến 3 lần, vì vậy khó có thể áp dụng phương pháp chi phí du lịch cá nhân mà phải gom các du khách thành từng vùng xuất phát, từ đó ước lượng mối quan hệ giữa chi phí và tỷ lệ du lịch của từng vùng để tính thặng dư tiêu dùng từ hoạt động du lịch.

Để thu thập thông tin về hành vi du lịch của du khách tới VQG Xuân Thủy, một cuộc điều tra phỏng vấn các du khách đã được tiến hành trong tháng 2 và 3 năm 2008 tại VQG. Các du khách được chia thành khách nội địa và quốc tế.

Bảng hỏi phỏng vấn du khách được thiết kế gồm ba phần. Phần 1 giới thiệu mục đích của cuộc điều tra với du khách và nêu khái quát một số giá trị sinh thái tại VQG Xuân Thủy. Phần 2 tập trung vào các thông tin về chuyến đi của du khách bao gồm số lần tham quan tới VQG Xuân Thủy, các hoạt động tham quan tại VQG, phương tiện đi lại tới VQG và đặc biệt là các thông tin về chi phí du lịch. Phần 3 bao gồm các câu hỏi cá nhân của du khách như tuổi, trình độ giáo dục, thu nhập.

Để có thể xử lý được vấn đề tham quan đa mục đích (multi purpose trip), bảng hỏi cũng yêu cầu du khách cung cấp thông tin về các điểm tham quan khác trong suốt hành trình của mình cũng như thời gian tham quan tương ứng của từng điểm.

Các cuộc phỏng vấn được tiến hành bởi chính tác giả và cán bộ quản lý du lịch tại VQG Xuân Thủy tại trung tâm Ban quản lý là nơi du khách tập kết trước khi tham quan, một số cuộc phỏng vấn được tiến hành trên canô tham quan vùng lõi.

Kết quả nghiên cứu

Đặc điểm mẫu điều tra

Với số du khách hàng năm là khoảng 1.000 người (trong đó khách quốc tế chiếm 10%) và áp dụng công thức tính kích cỡ mẫu trang 68 để đảm bảo độ tin cậy, đã có 137 cuộc phỏng vấn du khách được tiến hành trong thời gian tháng 2 và 3 năm 2008. Trong đó có 35 khách quốc tế và 102 khách du lịch nội địa. Đặc điểm kinh tế xã hội của du khách trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.10.

Page 87: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 79 -

Bảng 2.10: Đặc điểm của du khách nội địa đến VQG Xuân Thủy

Đặc điểm Trung bình Độ lêch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Số lần tham quan (lần) 1,71 1,17 1,00 5,00

Thời gian tham quan (ngày)

1,81 1,20 1,00 7,00

Số người trong nhóm 23,32 11,20 1,00 36,00

Khoảng cách từ nơi xuất phát tới VQG (km)

103,87 248,47 7,00 2.117

Thu nhập trung bình (đồng)

2.625.397 1.872.205 500.000 12.500.000

Tuổi 38,66 9,65 15,00 70,00

Trình độ giáo dục (số năm học qua trường lớp)

15,36 1.58 5,00 22,00

Giới tính (Nam=1; Nữ=0) 0,52 0,50 0,00 1,00 Tình trạng hôn nhân (Có gia đình=1; Độc thân=0)

0,88 0,32 0,00 1,00

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Trung bình mỗi khách du lịch đến VQG Xuân Thuỷ 1,71 lần/ năm. Trên 60% khách

nội địa đến thăm VQG Xuân Thuỷ là lần đầu tiên. Giải thích cho điều này có thể có

2 lí do: (1) Đi du lịch không phải là thói quen thường xuyên của người Việt Nam và

(2) VQG Xuân Thuỷ vẫn chưa thu hút được khách Việt Nam.

Thông tin thu thập cho thấy thu nhập bình quân của khách du lịch nội địa khoảng

2.625.397 đồng/ tháng, cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước là

900.000 đồng/ tháng. Điều này cũng dễ hiểu vì du lịch giải trí là hàng hoá xa xỉ và

chỉ những người có thu nhập vừa hoặc cao mới có đủ khả năng cho sở thích giải trí

của họ. Trình độ giáo dục của khách du lịch nội địa trung bình là 15,36 số năm học

qua trường lớp. Độ tuổi của khách du lịch hầu hết nằm trong nhóm thuộc độ tuổi lao

động với mức tuổi trung bình là 38,66. Khoảng 52% khách du lịch trong mẫu

nghiên cứu là nam và 88% đã có gia đình.

Page 88: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 80 -

Bảng 2.11: Đặc điểm của du khách quốc tế đến VQG Xuân Thủy

Đặc điểm Trung bình

Độ lêch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Số lần tham quan (lần) 1,14 0,35 1,00 2,00 Thời gian tham quan (ngày) 3,88 1,43 2,00 18,00 Số người trong nhóm (người) 5,83 5,60 1,00 14,00 Thu nhập trung bình (USD/ tháng) 5.611,11 2.068.65 2.500 10.500 Tuổi 47,61 13,98 28,00 74,00 Trình độ giáo dục (số năm học qua trường lớp)

15,54 2,83 5,00 22,00

Giới tính (Nam=1; Nữ=0) 0,64 0,49 0,00 1,00 Tình trạng hôn nhân (Có gia đình=1; Độc thân=0)

0,52 0,50 0.00 1.00

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Trung bình mỗi du khách quốc tế đến VQG Xuân Thuỷ 1,14 lần/ năm, thấp hơn so

với số lần đến của khách nội địa. Thu nhập bình quân của khách quốc tế là 5.611

USD/ tháng, hầu hết du khách quốc tế đến từ các nước phát triển. Số năm qua

trường lớp bình quân của khách quốc tế là 15,54 cao hơn so với khách nội địa. Tuổi

trung bình là 47,61 cao hơn so với tuổi trung bình khách Việt Nam. Trong số khách

quốc tế tham gia phỏng vấn thì 64% khách quốc tế là nam, cao hơn so với khách

Việt Nam và chỉ có 52% đã có gia đình.

Các hoạt động của du khách tại Xuân Thủy

Hoạt động của các du khách tại Xuân Thủy được chia thành 2 xu hướng rõ rệt. Các

du khách nước ngoài chủ yếu đến để xem chim vì Xuân Thủy là một đỉnh trong tam

giác xem chim ở miền Bắc Việt Nam bao gồm Phú Thọ- Tam Đảo- Xuân Thủy. Các

du khách nước ngoài đặc biệt ưa thích xem các loại chim hiếm như cò thìa, giang

sen và cò trắng Trung Quốc. Cò thìa hiện được xếp vào hạng nguy cấp trên toàn

cầu. Có lúc cò thìa giảm xuống còn khoảng 300 cá thể trên thế giới. Tuy nhiên,

trong 10 năm trở lại đây, nhờ được bảo vệ tốt nên số lượng có thìa đã tăng lên tới

khoảng 2000 cá thể, trong đó số cá thể xuất hiện tại Xuân Thủy chiếm khoảng 20%

tổng số cá thể trên thế giới [44]

Page 89: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 81 -

Với du khách Việt Nam, các hoạt động chính chủ yếu là tham quan rừng ngập mặn,

vùng cửa sông phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tập huấn, hội thảo, cũng

có một số ít đến xem chim (chủ yếu thuộc câu lạc bộ xem chim Hà Nội). Ngoài ra là

những người về thăm quê.

Bảng 2.12: Các hoạt động của du khách tại VQG Xuân Thủy

Nội địa Quốc tế Các hoạt động Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

Xem chim 29 28,43 27 77 Nghỉ ngơi thư giãn 26 25,49 19 54 Ngắm cảnh 56 54,90 20 57 Nghiên cứu, học tập 35 34,31 14 40 Hội thảo 21 20,58 8 22

Tổng 102 100 35 100

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Vùng xuất phát của du khách và tỷ lệ du lịch (visitation rate)

Thông tin thu thập được qua bảng phỏng vấn, nghiên cứu chia du khách nội địa

thành 3 vùng xuất phát tùy thuộc vào khoảng cách trung bình từ điểm xuất phát tới

VQG theo các tuyến đường bộ.

Bảng 2.13 : Một số đặc điểm của các vùng xuất phát của du khách nội địa

Vùng Khoảng cách trung bình (km)

Tỉnh thành Tổng dân số trong độ tuổi lao động của

vùng (người)

1 50 Nam Định 1.974.300

2 150 Hà Nội 3.216.700 3 806 Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái

Bình, Nha Trang (Khánh Hòa), Kiên Giang

6.795.075

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Page 90: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 82 -

Sau khi du khách nội địa được phân thành 3 vùng theo khoảng cách du lịch thì tỷ lệ

du lịch của từng vùng được tính toán dựa trên các dữ liệu về lượng du khách của

từng vùng trong mẫu, số lần du lịch trung bình trong năm và dân số của từng vùng.

Bảng 2.14: Tỷ lệ du lịch của du khách nội địa

Vùng Số du khách trong mẫu

(người)

Số lần du lịch trung bình trong

năm

Tổng dân số của vùng

(nghìn người)

Tỷ lệ du lịch (số lần du lịch/1.000

người dân)

1 68 665 1.974,3 0,34

2 26 254 3.216,7 0,08

3 8 79 6.795,075 0,01

Tổng 102 998 11.986,075

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Tỷ lệ du lịch rõ ràng đã giảm theo chiều tăng lên của khoảng cách trung bình, từ

0,34 lần/1.000 người dân của vùng có khoảng cách gần nhất đến 0,01 lần/1.000

người dân của vùng có khoảng cách xa nhất.

Bảng 2.15:Vùng xuất phát của khách quốc tế

Khu vực Vùng Số lượng khách trong mẫu (người)

Tỷ lệ (%)

Châu Âu 1 22 61,1 Châu Mỹ 2 14 38,9

Tổng 36 100

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Xác định các chi phí du lịch

Chi phí của du khách trong một chuyến du lịch được chia thành 3 nhóm chính là chi

phí đi lại (transportation cost), chi phí cơ hội của thời gian (time cost) và các chi phí

khác (other expenditure) như thuê nhà trọ, khách sạn, ăn uống, thuê phương tiện đi

lại tại hiện trường và mua đồ lưu niệm [63]. Nghiên cứu này cũng sẽ sử dụng cách

tiếp cận trên để tính chi phí du lịch. Tuy nhiên, có một vấn đề phải quan tâm trước

Page 91: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 83 -

khi tính toán là việc phân bổ chi phí du lịch trong chuyến đi nhiều địa điểm (multi-

purpose trip).

Một chuyến đi nhiều địa điểm là một chuyến đi mà du khách không chỉ đến một địa

điểm du lịch nhất định mà là nhiều điểm trong cả chuyến. Vì vậy, để tính chi phí

đến điểm nghiên cứu, phải sử dụng những nguyên tắc phân bổ nhất định.Với trường

hợp VQG Xuân Thủy, du khách khi đến Nam Định có thể sẽ đi nghỉ tại bãi biển

Quất Lâm để tắm biển và nghỉ ngơi, đặc biệt là vào mùa hè.

Spash (1993) đưa ra ba cách để phân bổ chi phí cho du khách “nhiều địa điểm”. Thứ

nhất, hỏi du khách tính điểm tương đối với từng nơi du lịch và điểm tương đối được

dùng để phân chia chi phí liên quan. Thứ hai là loại bỏ những người đi du lịch nhiều

điểm ra khỏi nghiên cứu. Thứ ba là sử dụng tỷ lệ giữa thời gian tại điểm du lịch

đang xét với tổng số thời gian sử dụng cho toàn chuyến đi (bao gồm cả đi tham

quan các điểm khác) như là trọng số để phân bổ các chi phí [85].

Tại Xuân Thủy, luận án sử dụng tỷ lệ thời gian lưu trú, du lịch tại địa điểm nghiên

cứu trong tổng số thời gian sử dụng như là hệ số để phân bổ chi phí. Với du khách

nước ngoài, hệ số phân bổ chi phí sẽ bằng thời gian đi du lịch Xuân Thủy chia cho

tổng thời gian đi du lịch tới Việt Nam

Chi phí đi lại

Theo Deshzazo (1997), chi phí đi lại bao gồm chi phí tàu xe, máy bay, xăng dầu và

bảo dưỡng thiết bị đi lại. Như vậy, chi phí đi lại của du khách sẽ phụ thuộc vào

khoảng cách và phương tiện đi lại. Chi phí đi lại được tính trong một số nghiên cứu

sử dụng phương pháp chi phí du lịch như sau:

Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1996) sử dụng giá điều chỉnh là 150

VND/1km/người với giả định rằng phương tiện đi lại là xe ô tô thuê

Du (1998) sử dụng chi phí vé máy bay khứ hồi từ thành phố nơi du khách xuất

phát tới điểm du lịch.

Page 92: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 84 -

Leeworthy và Wiley (1991) sử dụng chi phí trung bình trên mỗi kilomet và

khoảng cách từ vùng xuất phát tới nơi du lịch để tính chi phí đi lại.

Phạm Khánh Nam (2001) tính chi phí đi lại cho mỗi du khách bằng khoảng cách

ước tính nhân với chi phí đi lại trên 1km của một phương tiện đặc trưng.

Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận của Phạm Khánh Nam để tính chi phí đi lại

trung bình cho từng vùng của khách nội địa.

Bảng 2.16: Chi phí đi lại trung bình của khách nội địa tới VQG Xuân Thủy

Vùng Khoảng cách trung bình (km) Chi phí đi lại trung bình (nghìn đồng)

1 50 13,59

2 150 161,38

3 806 911,50

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Các khách quốc tế đến du lịch Xuân Thủy chủ yếu là các du khách tự mua vé đến

du lịch Việt Nam không theo tour. Khi đến Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh

(TPHCM), họ liên hệ với các công ty du lịch để mua tour đến Xuân Thủy bên cạnh

các địa danh nổi tiếng du lịch tại Việt Nam như Hà Nội, TPHCM, Sa Pa, Hạ Long,

Huế, Hội An. Do đó, với khách du lịch xuất phát từ TP.HCM thì chi phí đi lại đến

VQG sẽ phải có thêm chi phí vé máy bay từ TP.HCM ra Hà Nội. Chi phí theo xe

tour từ Hà Nội đến Xuân Thuỷ là USD 16/ người.

Bảng 2.17: Chi phí đi lại của khách quốc tế tới VQG Xuân Thủy

Khu vực Chi phí vé máy bay khứ hồi tới

Việt Nam (USD)

Tỷ lệ thời gian tại Xuân Thủy so với tổng thời

gian tại Việt Nam (%)

Chi phí đi lại tới VQG (tính trung

bình theo tổng tiền tour) (đồng)

Chi phí đi lại trung bình

(đồng)

Châu Âu 1.500 5 902.000 2.102.000 Châu Mỹ 2.000 8 902.000 3.462.000

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra du khách và số liệu của Hanoi Agent Tour (2008)

Page 93: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 85 -

Chi phí cơ hội của thời gian

Thời gian là một nguồn lực có hạn và có chi phí cơ hội của việc sử dụng. Do đó, chi

phí thời gian phải được tính toán trong phân tích chi phí du lịch. Về cơ bản, tiền

lương phản ánh chi phí cơ hội của thời gian nên có thể sử dụng như là ước tính chi

phí của thời gian. Tuy nhiên, có nhiều cách khác nhau được sử dụng để tính chi phí

này. Sau đây là một số cách tính cụ thể trong các nghiên cứu đã có.

Bảng 2.18: Cách tiếp cận tính chi phí cơ hội của thời gian

Nghiên cứu Địa điểm Cách tiếp cận tính chi phí cơ hội của thời gian

Du (1998) East Lake, Trung Quốc Tiền lương toàn bộ và 1/3 tiền lương

DeShazo (1997) Công viên Khao Yai, Thái Lan Tiền lương toàn bộ

Leeworthy và Wiley (1991) Bãi biển State Park, Hoa Kỳ

Tiền lương là một hàm số của các biến số kinh tế xã hội của người trả lời.

Phạm Khánh Nam (2001) Khu bảo tồn biển Hòn Mun, Nha Trang

Tiền lương toàn bộ

Bảng 2.20: Chi phí thời gian của khách nội địa

Vùng Thời gian du lịch trung bình (ngày)

Chi phí cơ hội của thời gian (VND)

1 1,09 86.505,39

2 3,23 316.785,48

3 3,37 323.437,5

Bảng 2.19: Chi phí thời gian của khách nội địa

Vùng Thời gian du lịch trung bình (ngày)

Chi phí cơ hội của thời gian (VND)

1 1,09 86.505,39

2 3,23 316.785,48

3 3,37 323.437,5

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu liên quan (2008)

Luận án sử dụng cách tiếp cận tiền lương toàn bộ để tính chi phí cơ hội của thời gian,

cách tiếp cận này được sử dụng phổ biến tại nhiều nghiên cứu trên thế giới. Trong đó

chi phí cơ hội của thời gian đi du lịch tại Xuân Thủy (theo ngày) sẽ được tính theo

lương tháng chia theo ngày làm việc trong tháng của du khách.

Page 94: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 86 -

Bảng 2.20: Chi phí thời gian của khách quốc tế

Vùng Thời gian du lịch trung bình (ngày)

Chi phí cơ hội của thời gian (USD)

1 3,77 685,95 2 4,07 794,89

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Các chi phí du lịch khác

Các chi phí khác bao gồm phí vào cửa, tiền khách sạn, tiền ăn, tiền hướng dẫn du

lịch, đồ lưu niệm, tiền đi lại tại nơi tham quan.

Bảng 2.21: Các chi phí khác trong chuyến du lịch

STT Các loại chi phí tại địa điểm du lịch

Khách nội địa Khách quốc tế

1 Phí vào cửa 0 50.000 đồng/ người

2 Tiền ăn sáng 15.000 đồng/ bữa 2USD/ bữa 3 Tiền ăn trưa và tối 50.000 đồng/ bữa 5USD/ bữa

4 Tiền phòng 150.000 đồng/ phòng đôi 1 đêm

15 USD/ phòng điều hoà 1 đêm, 10USD/ phòng thường 1 đêm

5 Tiền đi thuyền, xuồng 700.000 đồng/ thuyền 1.500.000 đồng/xuồng to 800.000 đồng/xuồng nhỏ

900.000 đồng/thuyền

6 Tiền hướng dẫn viên 100.000 đồng/ngày 200.000 đồng/ngày

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Đường cầu du lịch và lợi ích du lịch

Du lịch nội địa

Từ các kết quả nghiên cứu về chi phí và tỷ lệ du lịch, mối quan hệ giữa tỷ lệ du lịch

theo vùng và chi phí du lịch của vùng tương ứng được thiết lập và đây là cơ sở để

xây dựng đường cầu du lịch.

Page 95: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 87 -

Bảng 2.22: Tổng hợp các chi phí và tỷ lệ du lịch của khách nội địa

Vùng Chi phí du lịch trung bình theo vùng (đồng)

Tỷ lệ du lịch/1.000 dân

1 183.446,7 0,34

2 890.631,2 0,08 3 1.774.688 0,01

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Từ các số liệu đã tính toán, hàm cầu du lịch được ương lượng và thể hiện mối quan

hệ giữa chi phí du lịch và tỷ lệ du lịch cho từng nhóm du khách. Trong đó, tỷ lệ du

lịch (VR) là biến độc lập và chi phí trung bình là biến phụ thuộc. Phương pháp hồi

qui áp dụng là phương pháp bình phương nhỏ nhất. Nghiên cứu này sử dụng dạng

hàm tuyến tính:

VR = 0,335 – 0,000000202*(TC)

0200400600800

100012001400160018002000

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4

Tỷ lệ du lịch (số lần đi/1000 người)

Chi

phí

du

lịch

(VN

D '

000)

Hình 2.2: Đường cầu du lịch nội địa tại VQG Xuân Thủy

Nguồn: Tác giả xử từ số liệu điều tra (2008)

Để tính lợi ích giải trí từ đường cầu, thặng dư tiêu dùng từ hoạt động du lịch được

ước lượng trên cơ sở hàm cầu và chi phí du lịch. Nghiên cứu sử dụng chi phí trung

bình và số lượt du lịch từng vùng trong năm để ước lượng thặng dư tiêu dùng cho

từng lượt du lịch từng vùng.

Page 96: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 88 -

Bảng 2.23: Giá trị du lịch nội địa

Vùng Lượt du lịch trong năm

Tổng lợi ích (đồng) Tổng thặng dư tiêu dùng (đồng)

1 665 222.238.170 33.746.115 2 254 239.109.817 12.889.493 3 79 144.209.289 4.008.937

Tổng 998 605.557.276 50.644.545

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Du lịch quốc tế

Bảng 2.24: Quan hệ giữa chi phí và tỷ lệ du lịch của khách quốc tế

Vùng Lượng du khách trong mẫu

Chi phí trung bình (triệu đồng)

Tỷ lệ du lịch/1000 dân

Châu Âu 22 14,378 0,0000835

Châu Mỹ 14 17,771 0,0000429

Tổng 36 Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Đường cầu du lịch quốc tế được ước lượng có dạng:

P = 21,356 – 83.571,428 Q

Trong đó: P là chi phí du lịch (triệu đồng)

Q là số lần du lịch /1.000 người

Với đường cầu được giả định là dạng tuyến tính, thặng dư tiêu dùng hàng năm của

mỗi khách du lịch được tính như sau:

Tổng CS = ½ x số lần đi x (giá trần - giá chi trả)

CS/khách = ½ x (giá trần - giá chi trả)

Với vùng 1 (Châu Âu):

CS = ½ x (21,356 - 14,378) = 3,489 (triệu đồng)

* Giá trần = 21,356 * Giá chi trả = 14,378

Page 97: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 89 -

Với vùng 2 (Châu Mỹ):

CS = ½ (21,356 – 17,771) = 1,7925 (triệu đồng)

* Giá trần = 21,356 * Giá chi trả = 17,771

Giá trị du lịch trung bình đối với khách du lịch quốc tế ước lượng khoảng 18,71

triệu đồng 1 khách.

Tổng giá trị du lịch

Bảng 2.25 tổng hợp giá trị du lịch của VQG Xuân Thủy vụ du lịch 2007 - 2008,

theo đó tổng giá trị du lịch của VQG là khoảng 2.4 tỷ đồng/năm.

Bảng 2.25: Tổng giá trị du lịch của VQG Xuân Thủy Đơn vị: đồng

Tất cả du khách Trên 1 du khách

Khách nội địa 605,557.276 606.770

Khách quốc tế 1.815.355.000 18.715.000

Tổng 2.420.912.276

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả nghiên cứu (2008)

2.4. ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁN TIẾP CỦA ĐNN

2.4.1. Giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của rừng ngập mặn

Như đã trình bày trong phần 2.2, các quan sát thực tế tại khu vực nuôi trồng thủy

sản vùng cửa sông Ba Lạt cho thấy có một sự chênh lệch đáng kể giữa năng suất

nuôi tôm tại các đầm nuôi quảng canh (không có rừng ngập mặn) và đầm nuôi sinh

thái (có rừng ngập mặn trong ao). Sự chênh lệch về năng suất nuôi trồng này là do

vai trò của RNM trong việc tạo ra điều kiện môi trường thuận lợi cho sinh vật tăng

trưởng như điều hòa vi khí hậu, ổn định nền ao và cung cấp chuỗi dinh dưỡng trong

ao. Giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của RNM được đánh giá trong

luận án bằng phương pháp hàm sản xuất hộ gia đình và giá trị trường.

Page 98: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 90 -

Mô hình lý thuyết

Việc đánh giá giá trị kinh tế của RNM trong việc hỗ trợ nuôi trồng thủy sản là một

quá trình khá phức tạp, tuy nhiên đã được nghiên cứu về cả lý thuyết và thực

nghiệm tại nhiều nơi trên thế giới [83]. Cho đến nay, có ba mô hình lý thuyết chính

có thể sử dụng để nghiên cứu giá trị trên. Mô hình thứ nhất được xây dựng bởi Ellis

và Fisher (1987), mô hình thứ hai do Karl-Gordon Mailer phát triển năm 1996 và

mô hình thứ ba được Ivar Strand xây dựng năm 1997. Hai mô hình sau đều tập

trung nhấn mạnh vào sự cân bằng kinh tế và sinh thái của hệ thống và đòi hỏi phải

có chuỗi dữ liệu theo thời gian để nghiên cứu [84].

Trong điều kiện dữ liệu thứ cấp là khan hiếm, luận án sử dụng mô hình tiếp cận

phân tích tĩnh của Ellis và Fisher [66]. Mô hình này sử dụng hàm số Cobb-

Douglash để xây dựng hiệu quả tĩnh tối ưu của hàm mục tiêu. Các doanh nghiệp

nuôi trồng trong thị trường cạnh tranh có hàm mục tiêu tổng quát như sau:

Trong đó p là giá thị trường của sản phẩm, E là nỗ lực đánh bắt, A là diện tích ĐNN

nuôi trồng theo hecta (là biến ngoại sinh), c là chi phí trên một đơn vị nỗ lực.

Gọi X là lượng thủy sản đánh bắt phụ thuộc vào nỗ lực và diện tích đất ngập nước,

hàm Cobb-Douglas sẽ có dạng:

Từ đó, hàm cực tiểu hóa chi phí có dạng:

Đạo hàm từng phần theo nỗ lực và nhân tử Lagrange được:

Từ phương trình trên, có thể giải để tính E:

Page 99: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 91 -

Từ đó xây dựng hàm chi phí có dạng:

Trong mô hình này, giả sử quyền tài sản là tư nhân và thị trường cạnh tranh, ta có

giá cả bằng chi phí cận biên MC. Hàm chi phí biên có dạng như sau:

Vì p = MC nên lượng tối ưu sẽ là:

Như vậy, mức sản lượng cân bằng tương ứng với diện tích ĐNN khác nhau là có thể

tính toán. Từ đó, giá trị của một đơn vị ĐNN gia tăng có thể tính toán được giống

như sự gia tăng của thặng dư tiêu sản xuất [63].

Mô hình thực nghiệm

Như trên đã trình bày, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của RNM đối với năng suất

nuôi thủy sản, mô hình tĩnh Cobb-Douglas sẽ được sử dụng. Các thông tin thu thập

sẽ giúp ước lượng các tham số của mô hình này.

Hàm sản xuất tổng quát có dạng:

Y = KaLb

Trong đó, sản lượng Y được mô tả là hàm của các yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu

vào được chia thành 2 nhóm chính là vốn (K) và lao động (L). Hàm ước lượng bình

phương nhỏ nhất sẽ có dạng:

LnY = alnK+ blnL

Page 100: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 92 -

Trong mô hình thực nghiệm, luận án sử dụng kết hợp giữa ý tưởng của mô hình lý

thuyết và phương trình hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng để xem tác động của

những yếu tố nội và ngoại sinh tới năng suất nuôi tôm, trong đó ngoài vốn và lao

động là hai yếu tố truyền thống, mô hình có lồng ghép thêm yếu tố ngoại sinh là

diện tích RNM trong ao.

Sử dụng dạng hàm Cobb-Douglas mở rộng ta có:

LnY = a*lnK + b*lnL + c*LAND + d*FOREST

Bảng 2.26: Giải nghĩa các biến số trong mô hình hàm sản xuất

Tên biến Ký hiệu Giải nghĩa Đơn vị

Sản lượng tôm

Y Năng suất tôm thu hoạch trên 1 hecta ao nuôi

kg/hecta/năm

Chi phí CAPITAL Chi phí ngoài lao động trên 1 hecta ao nuôi

Nghìn đồng

Lao động LABOR Tổng số ngày lao động trên mỗi hecta ao nuôi một năm

Số ngày lao động/hecta/năm

Diện tích nuôi

AREA Diện tích ao nuôi Hecta

Rừng ngập mặn

FOREST Tỷ số giữa diện tích rừng ngập mặn trong ao so với tổng diện tích của ao nuôi

%

Biến giả DUMMY Biến giả phân biệt giữa ao nuôi quảng canh và ao nuôi sinh thái

Nuôi quảng canh = 0

Nuôi sinh thái = 1

Nguồn: Tóm tắt từ nghiên cứu hiện trường của tác giả (2008)

Với những biến số trên, hàm sản xuất chung cho một quan sát thứ i có dạng:

ln(Yi) = a1 + a2DUMMYi + a3lnLABORi + a4lnCAPITALi + a5lnAREAi+

a6DUMMYi*FORESTi

Page 101: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 93 -

Thu thập số liệu

Việc thu thập số liệu từ các hộ nuôi tôm để đánh giá giá trị hỗ trợ nuôi trồng thủy

sản của RNM tại Xuân Thủy được lồng ghép trong quá trình thu thập số liệu về các

họat động nuôi tôm của các hộ. Qui trình điều tra và mô tả phiếu điều tra được mô

tả trong phần thu thập số liệu về giá trị sử dụng trực tiếp. Trong bảng hỏi các hộ

nuôi tôm sinh thái có lồng ghép thông tin về tỷ lệ và diện tích RNM trong ao nuôi.

Bảng 2.27: Thống kê mô tả các biến số hộ nuôi tôm trong mẫu điều tra

Xã Số phiếu Nuôi quảng canh Nuôi sinh thái

Giao Thiện 35 19 16 Giao An 24 13 11 Giao Lạc 19 10 9 Giao Xuân 2 2 0 Tổng 80 44 36

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả (2008)

Kết quả nghiên cứu

Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt giữa các biến số cơ bản của các đầm nuôi

tôm quảng canh và sinh thái (bảng 2.28).

Bảng 2.28: Thống kê mô tả các biến số hộ nuôi tôm trong mẫu điều tra

Nuôi quảng canh Nuôi sinh thái Các biến số Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn

Diện tích (ha) 9,5 2,2 11,8 3,6

Sản lượng/1ha 132,5 49,6 191,1 70,6 Tuổi của ao (năm) 10,2 3,1 7,8 2,2

Lao động (ngày/ha/năm)

82 16,2 98 20,1

Tỷ lệ rừng ngập mặn trong ao (%)

- - 30 16,1

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Page 102: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 94 -

Như vậy, với mẫu nghiên cứu thì có một sự khác biệt đáng kể và có ý nghĩa giữa

sản lượng nuôi tôm của ao quảng canh và ao sinh thái. Sản lượng trung bình của ao

nuôi quảng canh là 133 kg/ha và sản lượng trung bình của ao nuôi sinh thái là 191

kg/ha. Ngoài ra, diện tích ao nuôi sinh thái trung bình cao hơn nuôi quảng canh

trong khi tuổi của ao quảng canh lại lớn hơn tuổi nuôi tôm trong ao sinh thái. Số

ngày lao động trên một đơn vị diện tích cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm nuôi;

trong đó số ngày trung bình lao động tại ao quảng canh là 82, còn ao sinh thái là 98

ngày. Đặc biệt, chỉ ở đầm sinh thái mới có cây ngập mặn với tỷ lệ che phủ trung

bình là 30% diện tích ao. Kết quả ước lượng của mô hình hàm sản xuất với ao

quảng canh và sinh thái được trình bày khái quát trong bảng 2.29.

Bảng 2.29: Hàm sản xuất nuôi tôm hộ gia đình

Biến số Hệ số P value

Constant 1.361 0.046

DUMMY 1.023 0.053 Ln(LABOR) 0.176 0.055

Ln(CAPITAL) 0.255 0.090 Ln(AREA) 0.432 0.421

DUMMY* FOREST 0.478 0.085

R-square 0.782

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)

Theo kết quả ước lượng, các hệ số trong mô hình đều dương nhưng chỉ có hệ số của

LABOR, CAPITAL và FOREST là có ý nghĩa ở mức sai số 10%. Hệ số của AREA

là dương nhưng không có ý nghĩa. Điều này có nghĩa là hiệu quả kinh tế theo qui

mô (economy of scale) không thể hiện trong mẫu nghiên cứu về nuôi tôm tại Xuân

Thủy, cụ thể hơn việc tăng diện tích ao nuôi không làm gia tăng sản lượng tôm đầu

ra. Tuy nhiên, vốn và lao động có ảnh hưởng tới sản lượng tôm, cụ thể là tăng 1%

lao động có thể dẫn tới tăng 0.17% sản lượng đầu ra, tăng 1% vốn dẫn tới tăng

0.25% mức sản lượng.

Page 103: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 95 -

Một kết quả quan trọng của mô hình này là tác động của biến rừng ngập mặn

(FOREST) đến năng suất nuôi tôm. Hệ số của biến FOREST là dương (0.478) và có

ý nghĩa ở mức sai số 10%. Như vậy, với đầm nuôi sinh thái thì khi tăng 1% tỉ lệ

bao phủ của rừng sẽ làm tăng sản lượng tôm trung bình là tăng 0,478%. Như vậy có

thể thấy nuôi tôm sinh thái sẽ cho năng suất nuôi cao hơn và ổn định hơn nuôi tôm

quảng canh.

Hàm sản xuất có thể cho biết tác động của sự gia tăng mức độ che phủ RNM trong

ao tới năng suất nuôi tôm của ao. Tuy nhiên, mô hình này không cho biết được sự

tồn tại của một diện tích nhất định RNM trong ao nuôi sinh thái sẽ làm năng suất

tôm khác biệt bao nhiêu so với năng suất nuôi tôm của ao có diện tích tương đương

nuôi bằng phương pháp quảng canh. Để tính được giá trị này, nghiên cứu áp dụng

một cách tiếp cận đơn giản là so sánh tổng sản lượng qui đổi về cùng một đơn vị

diện tích giữa ao sinh thái và ao nuôi quảng canh và giả định sự khác biệt giữa hai

mức sản lượng là do tác động của sự có mặt của RNM trong ao. Từ đó tính ra giá trị

dịch vụ hỗ trợ sinh thái của RNM với nuôi tôm.

Kết quả trong mẫu cho thấy, tổng sản lượng nuôi tôm sinh thái của mẫu điều tra là

81,175 tấn tương ứng với tổng diện tích nuôi là 425 ha. Nếu qui đổi về diện tích

nuôi tương tự và lấy năng suất trung bình trong ao nuôi quảng canh làm trọng số thì

sản lượng tương ứng là 56,525 tấn. Tổng diện tích RNM trong mẫu nuôi sinh thái

(qui đổi từ giá trị phần trăm) là 127,5 ha. Như vậy, giá trị tạm tính của một hecta

RNM có trong ao nuôi trong việc hỗ trợ môi trường nuôi tôm là (81,175 –

56,525)/127,5*87.500 = 16,51 triệu đồng/năm.

Theo Phòng Thủy sản huyện Giao Thủy (2008), diện tích ao nuôi sinh thái chiếm

khoảng 30% tổng diện tích nuôi tôm toàn vùng tương ứng 600 ha. Vì vậy, diện tích

RNM trong các ao nuôi ước tính là 186 ha. Từ đó tổng giá trị của RNM trong ao

trong việc hỗ trợ môi trường sinh thái cho nuôi tôm là 3.071.250.000 đồng/năm.

Page 104: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 96 -

2.4.2. Giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn tại Xuân Thủy đóng vai trò như một “tấm đệm” chắn sóng có khả

năng bảo vệ giảm bớt thiệt hại của bão gây ra cho đê biển, giúp duy trì được tính

bền vững của đê. Hệ thống đê biển của huyện Giao Thuỷ với chiều dài khoảng 30,2

km, trong đó 20,7 km không có RNM phòng hộ và 10,5 km có RNM phòng hộ.

Tổng diện tích RNM phòng hộ ngoài đê biển là 3.100 ha, trải dài gần 11 km dọc

theo tuyến đê biển, nơi hẹp nhất là 0,5 km và nơi rộng nhất là 3,5 km.

Khu RNM phòng hộ đê biển được gây trồng vào những năm 1980. Có 5 loài cây

ngập mặn chủ yếu gồm Trang (Kandelia ovata), Sú (Aegiceras corniculatum), Bần

chua (Sonneratia caseolaris), Tra (Hibiscus tiliaceus) và Mắm biển (Avicenia

marina). Trong đó, Trang và Sú là hai loài cây chiếm ưu thế ở khu vực này. RNM ở

đây tuy không cao nhưng có mật độ dày đặc, khoảng 4.500 – 6.500 cây/ha, tán xòe

rộng, độ che phủ trên 85% và khả năng tái sinh tự nhiên rất cao [40].

Khu vực Giao Thuỷ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, số lượng cơn bão

trung bình nhiều năm trong vùng lên tới 5-7 cơn. Theo số liệu thống kê, từ năm

1960 trở lại đây, có trên dưới 10 cơn bão lớn với sức gió giật trên cấp 10 đổ bộ vào

bờ biển của huyện. Trong đó đáng kể nhất là cơn bão Rose (1968), bão Alice

(1975), bão Naney (1982), bão Franky (1996) và đặc biệt là bão Damrey (2005).

Như vậy, theo quy luật từ 7-12 năm lại xuất hiện bão lớn một lần. Lũ và triều cường

kết hợp với bão bão khiến cho các tuyến đê biển ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sau mỗi cơn bão lớn, rất nhiều đoạn đê biển bị phá vỡ hoặc xói lở nghiêm trọng.

Phương pháp đánh giá giá trị phòng hộ đê biển của RNM

Có rất nhiều phương pháp đã được sử dụng để tính toán giá trị phòng hộ đê biển của

RNM trên thế giới, trong đó được sử dụng phổ biến là phương pháp chi phí thiệt hại

tránh được (cost avoided method). Phương pháp này được xây dựng trên giả định là

nếu con người phải gánh chịu những chi phí khi một dịch vụ môi trường nào đó mất

Page 105: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 97 -

đi (chi phí này có thể là những thiệt hại về vật chất có nguyên nhân từ sự mất đi của

dịch vụ môi trường hoặc chi phí để phục hồi lại dịch vụ môi trường đã mất) thì dịch

vụ môi trường sẽ có giá trị nhỏ nhất bằng tổng chi phí mà con người phải chi trả để

có dịch vụ tương đương.

Để ước lượng được giá trị phòng hộ đê biển của RNM Giao Thuỷ, luận án tiến hành

thu thập chi phí tu bổ bảo dưỡng thường niên đê biển tại vùng có RNM và không có

rừng trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây tại Ban quản lý các dự án Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định. Giá trị phòng hộ đê biển trung bình

của một ha RNM được tính như sau:

SCB

B: là giá trị phòng hộ trung bình của một ha RNM

C: Tổng chi phí tránh được cho việc tu bổ tuyến đê có RNM bảo vệ

S: Tổng diện tích rừng ngập mặn.

Kết quả nghiên cứu

Theo kết quả điều tra các hộ dân sống ven tuyến đê biển thì từ khi những diện tích

RNM trồng đầu tiên (thuộc dự án trồng rừng lấn biển năm 1980) khép tán (ở độ tuổi

7), tuyến đê biển này cũng bắt đầu được ổn định, hầu như không bị tác động bởi

sóng và triều cường. Ngay cả sau cơn bão Damrey (bão số 7 năm 2005) với sức gió

giật trên cấp 12 và mức nước biển dâng lên tới 2,65 m thì tuyến đê biển này cũng

không bị hư hại đáng kể trong khi đó, bão Damrey đã khiến đê biển ở các khu vực

khác bị sạt lở nghiêm trọng phải bảo dưỡng khẩn cấp.

Theo Ban quản lý các Dự án NNPTNT tỉnh Nam Định (2007) thì trong vòng hơn 20

năm qua, các dải RNM với mật độ dày đặc đã bảo vệ rất tốt cho tuyến đê biển có

chiều dài hơn 10 km thuộc địa phận các xác Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, do đó

các tuyến đê này hầu như không phải tu bổ, sửa chữa hàng năm mà chỉ phải tu bổ

theo định kỳ 5 năm nhưng chi phí tu bổ thường rất nhỏ, không đáng kể. Trong khi

Page 106: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 98 -

đó, hơn 20 km đê nằm cùng trục với tuyến đê trên nhưng không có rừng phòng hộ

thì liên tục đối mặt với các sự cố như xói mòn, sạt lở, hư hỏng nặng đặc biệt là sau

các mùa bão. Chi phí để tu bổ, sửa chữa và xây dựng mới một số công trình phụ trợ

trên hơn 20 km đê này hàng năm là rất lớn.

Bảng 2.30: Chi phí tu bổ 20,7 km đê biển không có rừng bảo vệ huyện Giao

Thuỷ giai đoạn 1997 – 2006

Năm Chi phí (triệu đồng)

Chi phí trung bình (triệu đồng/km)

Tổng chi phí qui đổi theo tỷ lệ chiết khấu 10% (triệu đồng)

1997 623 30,1 1.616

1998 653 31,5 1.540

1999 2.479 119,8 5.314

2001 452 21,9 802

2002 538 26,0 867

2003 916 44,3 1.341

2004 663 32,0 882

2005 11.849 572,4 14.337

2006 261 12,6 287

Tổng 18.437 27.000

Trung bình 2.048 98,96 3.000

Nguồn: Tác giả xử lý từ Ban quản lý các dự án NNPTNT Nam Định (2008)

Như vậy, trong vòng 10 năm từ 1997 đến 2006 tổng chi phí sửa chữa, tu bổ đoạn đê

không có RNM phòng hộ là 18,437 tỷ đồng (qui đổi theo tỷ lệ chuyển đổi 10% là

27 tỷ đồng). Chi phí trung bình duy tu bảo dưỡng hàng năm dao động từ mức 623

triệu tới hơn 12 tỷ đồng một năm tùy theo tình hình bão cụ thể. Năm 2005 cơn bão

Damsey gây ra sạt lở rất lớn cho hệ thống đê biển không có rừng bảo vệ, chi phí

duy tu bảo dưỡng năm 2005 với phần đê này là cao nhất trong 10 năm qua (xấp xỉ

12,6 tỷ đồng). Chi phí trung bình để duy tu bảo dưỡng 1 km đê biển dao động từ 30

triệu đồng tới 572 triệu đồng/1 năm. Còn nếu tính theo chi phí đã qui đổi thì chi phí

này dao động từ 78 triệu tới 692 triệu đồng/1năm cho một km đê biển.

Page 107: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 99 -

Nếu giả định rằng các cơn bão lớn xuất hiện với tần xuất 10 năm một lần thì chi phí

duy tu bảo dưỡng trung bình là 3 tỷ đồng một năm cho 20,7 km đê biển không có

rừng. Như vậy, toàn bộ phần diện tích RNM 3.100 ha trải dài 10,5 km ngoài đê có

tác dụng phòng tránh được thiệt hại cho tuyến đê biển dài 10,5 km này. Chi phí duy

tu đê biển tránh được chính là lợi ích/giá trị phòng hộ của RNM. Nếu giả định rằng

lợi ích phòng hộ của RNM cho mỗi km đê biển là như nhau thì giá trị phòng hộ của

3.100 ha RNM tại 10,5 km đê có rừng là 1,52 tỷ đồng/1năm. Từ đó giá trị phòng hộ

của 1 ha RNM là 492 nghìn đồng/1năm.

2.4.3. Giá trị hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn

Giá trị hấp thụ cacbon của RNM đã trở thành chủ đề được nghiên cứu rộng rãi trong

những năm gần đây cùng với những vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí

hậu, hiệu ứng nhà kính. Hệ sinh thái RNM có khả năng hấp thụ khí CO2 thông qua

quá trình quang hợp và lưu trữ cacbon [25].

Có rất nhiều phương pháp đã được sử dụng để xác định giá trị hấp thụ cacbon của

RNM, một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là đánh giá tỷ

lệ hấp thụ cacbon thông qua chỉ số diện tích bề mặt của lá (Leaf Area Index - LAI).

Thông thường, LAI được ước lượng bằng ba cách là phương pháp là đo trực tiếp, đo

gián tiếp và thông qua công nghệ viễn thám xử lý ảnh vệ tinh. Phương pháp đánh

giá trực tiếp có kết quả và độ tin cậy cao nhưng tốn kém chi phí. Phương pháp sử

dụng ảnh vệ tinh có thể cho kết quả nhanh chóng nhưng độ chính xác không cao

bằng phương pháp đo trực tiếp. Vì vậy, cách tiếp cận phổ biến hiện nay là kết hợp

giữa sử dụng công nghệ ảnh vệ tinh và phương pháp đo lường gián tiếp. Sử dụng

cách tiếp cận kết hợp này sẽ cho kết quả khá chính xác và tiết kiệm được chi phí đo

lường [52]

Nghiên cứu này sử dụng kết quả ước lượng giá trị hấp thụ cacbon RNM tại Xuân

Thủy của tác giả Tateda (2005). Trong đó tác giả kết hợp giữa nghiên cứu ảnh vệ

tinh và nghiên cứu hiện trường tại một số vùng RNM tại Đông Nam Á bao gồm cả

Page 108: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 100 -

Xuân Thủy - Nam Định để đánh giá giá trị hấp thụ cacbon của rừng. Sau đó dữ liệu

cung cấp từ 4 vệ tinh đã được chuyển hóa thành các chỉ số NDVI (chuẩn hóa thực

vật) kết hợp với đo đạc tại hiện trường về mối quan hệ giữa tuổi và sinh khối để tính

khả năng lưu trữ cacbon của RNM. Kết quả về hàm lượng chì Pb-210 tìm thấy trong

các tinh thể cacbon trong mùn đất cho thấy tỷ lệ dòng hấp thụ cacbon (cacbon flow)

của RNM tại Xuân Thủy đạt mức 2.5 tấn/ha/năm [86].

Bảng 2.31: Khả năng hấp thụ cacbon của một số cây ngập mặn tại Xuân Thủy

Loài Sinh khối (tấn/ha) Hấp thụ cacbon (tấn/ha/năm)

Kandelia ovata (Trang) 7.71 4.91 Aegiceras corniculatum (Sú) 4.31 1.21 Avicenia marina (Mắm) 7.71 4.91

Nguồn: [86]

Để chuyển hóa thành tiền giá trị hấp thụ cacbon của RNM Xuân Thủy, luận án sử

dụng giá quốc tế của việc cắt giảm một đơn vị cacbon. Các mức giá dao động từ

150 USD/1tấn cacbon (theo định mức giá tại Nauy) cho đến 15 USD/1tấn cacbon

tính tại Argentina. Mức giá được tính trong nghiên cứu này là 15,67 USD/1tấn

cacbon (tham khảo số liệu của Thái Lan có điều chỉnh theo hệ số sức mua tương

đương của Việt Nam). Từ đó giá trị gián tiếp hấp thụ cacbon của 3.100 ha RNM

Xuân Thủy là 1,92 tỷ đồng/năm (tính theo tỷ giá chuyển đổi 1USD =16.500 VND).

2.5. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG CỦA ĐNN

Giá trị phi sử dụng của ĐNN là những giá trị nằm trong cảm nhận, tri thức và độ

thỏa mãn của một cá nhân khi biết ĐNN đang tồn tại hoặc được lưu truyền cho thế

hệ tiếp sau ở một trạng thái nhất định. Như đã nhận diện trong phần 2.2, luận án lựa

chọn giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của ĐNN Xuân Thủy là giá trị phi sử dụng để

đánh giá. Phương pháp đánh giá được sử dụng là Đánh giá ngẫu nhiên (CVM).

Phương pháp này được thực hiện dựa trên dữ liệu điều tra người dân địa phương

thông qua các bảng hỏi (questionnaire).

Page 109: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 101 -

2.5.1. Mô hình lý thuyết của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

Đánh giá ngẫu nhiên là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để xác định giá trị

phi sử dụng của ĐNN [74]. Cho đến nay, có rất nhiều biến thể của CVM đã được

thực hiện trên thế giới như CVM liên tục (continuous), trò chơi đấu giá (bidding

game), thẻ trả tiền (payment card) hay CVM nhị phân (dischotomous CVM). Hiện

nay, cách tiếp cận CVM nhị phân được sử dụng phổ biến hơn cả vì tính chặt chẽ

trong cơ sở lý thuyết và mô hình thực nghiệm, đồng thời có thể giảm được nhiều

các sai lệch (biases) khi tiến hành điều tra nghiên cứu hiện trường. Vì vậy, luận án

sẽ sử dụng phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên nhị phân để ước lượng giá trị bảo tồn

giá trị đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu. Phương pháp này có cở lý thuyết là

mô hình tham số ngẫu nhiên của Haab và McConnell [71].

Mô hình tham số ngẫu nhiên (Random Utility Model- RUM)

Gäi Vij, lµ lîi Ých (utility) cña hé gia ®×nh thø j cho viÖc lùa chän b¶o tån hoÆc c¶i

thiÖn chất lượng của ĐNN theo phương án thø i. Trong đó i = 1 là môi trường được

c¶i thiÖn, còn i = 0 lµ gi÷ nguyªn hiÖn tr¹ng. Vij lµ mét hµm sè cña c¸c thuéc tÝnh

cña lîi Ých tõ b¶o tån ĐNN vµ c¸c ®Æc ®iÓm kinh tÕ - x· héi cña hé gia ®×nh:

Vij = Vi(Mj, zj, ij) (1)

Trong ®ã Mj lµ thu nhËp cña hé gia ®×nh thø j, zj lµ mét vector cña c¸c ®Æc ®iÓm

kinh tÕ- x· héi hé gia ®×nh vµ c¸c thuéc tÝnh cña ĐNN, ij lµ c¸c sai sè ngÉu nhiªn.

C©u hái nhÞ ph©n sÏ yªu cÇu ng­êi tr¶ lêi lùa chän gi÷a viÖc c¶i thiÖn chất lượng

ĐNN hoặc giữ nguyên hiện trạng víi mét chi phÝ ph¶i tr¶ hµng th¸ng lµ t.

§Ó ®o phóc lîi cña ng­êi tham gia thÞ tr­êng, m« h×nh logarithmic utility model

được sử dụng. Trong khi m« h×nh lîi Ých ngÉu nhiªn (random utility model) víi hµm

sè thu nhËp tuyÕn tÝnh gi¶ ®Þnh r»ng lîi Ých cËn biªn cña thu nhËp (marginal utility

of income) lµ cè ®Þnh trong tÊt c¶ c¸c ph­¬ng ¸n mµ c©u hái lựa chọn ®­a ra th× m«

Page 110: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 102 -

h×nh logarithmic utility model cho phÐp biÕn sè nµy thay ®æi khi thu nhËp thùc tÕ

thay ®æi.

X¸c xuÊt ®Ó c©u tr¶ lêi lµ “Cã” ®èi víi kÞch b¶n “thay đổi” ®Ò ra ®­îc tÝnh nh­ sau:

)ln())ln(( 0011 jjjjjjjj MztMzPYesP (2)

hay

0ln( j

j

jjjj M

tMzPYesP (3)

Gi¶ sö biÕn sè ngÉu nhiªn j ph©n bè chuÈn víi gi¸ trÞ trung b×nh lµ 0 vµ ph­¬ng sai

lµ 2 thì hµm sè ph©n phèi cña c©u tr¶ lêi “Cã” lµ:

j

jjjj M

tMzYesP ln (4)

PhÇn

j

jj

MtM

ln ®­îc gäi lµ thu nhËp chuÈn. Vector tham sè {/,/} cã thÓ ®­îc

­íc lượng th«ng qua viÖc ch¹y mô hình probit/binary trªn d÷ liÖu ma tr©n

j

jjj M

tMz ln, , tõ ®ã cho phÐp tÝnh gi¸ trÞ trung b×nh cña WTP.

2

2

21exp1

jjj zMWTPE (5)

vµ trung vÞ WTP:

jjj zMWTPMD

exp1 (6)

Mô hình ước lượng phi tham số

Mô hình phi tham số ước lượng giá trị trung bình của mức sẵn sàng chi trả cho bảo

tồn (WTP) cũng được sử dụng trong luận án theo qui trình của Haab và McConnell

(2002), mô hình này cho ước lượng cận dưới Turbull của WTP. Trong trường hợp

giả định về tính thứ bậc đơn (monotonicity) bị vi phạm, thì ước lượng cận bù kéo

(PAVA) sẽ được sử dụng [71]

Page 111: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 103 -

2.5.3. Phương pháp và qui trình nghiên cứu (methodology)

Thảo luận nhóm (Focus Group Discussion - FDGs)

Để xây dựng bảng hỏi phù hợp với điều kiện nghiên cứu, hai cuộc thảo luận nhóm

đã được tiến hành trong thời gian tháng 2 năm 2008 tại khu vực nghiên cứu.

Cuộc thảo luận nhóm thứ nhất được tiến hành với đối tượng là các nhà quản lý nhà

nước và quản lý môi trường tại địa phương (huyện Giao Thủy), cụ thể bao gồm:

Nhóm Thủy Sản thuộc Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện, Phòng

Quản lý tài nguyên và môi trường, Ban quản lý VQG Xuân Thủy. Mục đích của

cuộc thảo luận nhóm này là đưa ra một diễn đàn để các nhà quản lý trao đổi các vấn

đề liên quan đến giá trị sử dụng và phi sử dụng tại VQG, các áp lực và mối đe dọa

tại VQG, hiện trạng và những khó khăn trong quản lý, nhận diện các bên liên quan

trong quá trình quản lý ĐNN tại khu vực. Các nhà quản lý cũng được cung cấp bản

thảo sơ bộ của phiếu điều tra giá trị phi sử dụng để cho ý kiến đóng góp chỉnh sửa.

Cuộc thảo luận nhóm thứ hai được tiến hành với 15 hộ gia đình thuộc 3 xã là Giao

Thiện, Giao An và Giao Lạc. Các gia đình này chủ yếu có sinh kế dựa vào ĐNN.

Trong cuộc thảo luận, các đối tượng tham gia được hỏi những vấn đề liên quan đến

nhận thức về giá trị của ĐNN tại Xuân Thủy, nhận diện các mối đe dọa, đưa ra các

mức chi trả ban đầu (Bids) và đề xuất phương tiện chi trả cũng như những lý do sẵn

sàng chi trả và không sẵn sàng chi trả khi được hỏi câu hỏi lựa chọn. Thực tế, những

người tham gia được hỏi có sẵn sàng chi trả một khoản tiền để bảo tồn đa dạng sinh

học tại khu vực hay không. Những ai trả lời “Có” được hỏi câu hỏi mở về mức sẵn

sàng chi trả cao nhất trong một năm. Các mức chi trả được thu thập là 10.000 đồng,

20.000 đồng, 30.000 đồng, 50.000 đồng, 60.000 đồng và 100.000 đồng.

Điều tra viên

Để phục vụ nghiên cứu, đã có 5 cán bộ được đào tạo về kỹ năng điều tra trong đó có

4 sinh viên năm thứ 4 của chuyên ngành Kinh tế - quản lý tài nguyên và môi

Page 112: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 104 -

trường, Đại học Kinh tế quốc dân. Các sinh viên này đã được học về phương pháp

CVM và đã thực hiện một số các cuộc phỏng vấn sử dụng phương pháp này tại một

số nơi khác. Ngoài ra, có một cán bộ thuộc phòng Thủy sản Huyện cũng được đào

tạo về qui trình điều tra hiện trường.

Điều tra thử (Pre-test)

Để tăng thêm kỹ năng của cán bộ điều tra và tiếp tục thu thập thêm thông tin phản

hồi từ người dân để hoàn thiện bảng hỏi, nghiên cứu đã thực hiện điều tra thử tại cả

5 xã thuộc địa bàn nghiên cứu. Cán bộ phòng Thủy sản cùng với các cán bộ điều tra

khác đã tới tận nhà những đối tượng phỏng vấn để đánh giá điều kiện thực tế, những

thuận lợi và vướng mắc trong quá trình điều tra thực. Từ đó có những kênh phản hồi

để điều chỉnh phiếu điều tra về định dạng, về câu hỏi, từ ngữ, thứ tự được hỏi. Có

30 người dân địa phương đã tham gia điều tra thử và được chia đều cho cả 5 xã.

Tại các cuộc điều tra thử, các mức Bid thu thập trong FGD đã được sử dụng. Tuy

nhiên, người điều tra cũng hỏi thêm các câu hỏi mở về mức sắn sàng chi trả để

người dân tự phát biểu. Kết quả thu về được 9 mức Bid: 10.000 đồng, 20.000 đồng,

30.000 đồng, 40.000 đồng, 50.000 đồng, 60.000 đồng, 70.000 đồng, 100.000 đồng

và 300.000 đồng một hộ gia đình một năm:

Bảng 2.32: Các mức chi trả và tần suất xuất hiện trong điều tra thử

Mức BID Tần suất Phần trăm Tần suất tích lũy (%)

1 10 5 16,7 16,7 2 20 6 20,0 36,7 3 30 5 16,7 53,3 4 40 3 10,0 63,3 5 50 4 13,3 76,7 6 60 3 10,0 86,7 7 70 2 6,7 93,3 8 100 1 3,3 96,7 9 300 1 3,3 100,0 Tổng 30 100.0

Page 113: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 105 -

Bids300250200150100500

Freq

uenc

y

20

15

10

5

0

Histogram

Mean =45.33Std. Dev. =52.898

N =30

Hình 2.3: Phân bổ các mức chi trả trong điều tra thử Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra thử (2008)

Lựa chọn các mức chi trả (Bid)

Trong 9 mức Bid xuất hiện trong cả các cuộc thảo luận nhóm và điều tra thử, có 6

mức được lựa chọn để sử dụng trong phiếu câu hỏi cuối cùng. Theo Haab và

McConnell (2002), khi sử dụng phương pháp CVM nhị phân, số lượng mức Bid tối

đa là 8 và số này chỉ nên áp dụng khi dải phân bố của Bid là rất lớn, trung bình

khoảng từ 4 đến 6 mức nên được sử dụng. Ngoài ra, mức Bid cao nhất nên sử dụng

là mức mà chỉ có khoảng 10% số người có thể chấp nhận chi trả mức đó.

Từ kết quả khảo sát trong các FDG và điều tra thử, xác suất tích lũy của 6 mức Bid

là 10.000 đồng, 20.000 đồng, 30.000 đồng, 40.000 đồng, 50.000 đồng và 60.000

đồng là 87% tổng số các sự lựa chọn. Các mức khác mặc dù có người sẵn sàng chi

trả nhưng số lượng rất ít, đồng thời khi xem xét mối tương quan giữa thu nhập hộ

gia đình sẵn sàng trả mức này thì thấy không phù hợp vì đây là những hộ có thu

nhập trung bình ở xã. Từ đó các mức Bid 70.000 đồng, 100.000 đồng và 300.000

đồng không được sử dụng.

Page 114: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 106 -

Xác định mẫu điều tra (Sampling)

Theo số liệu huyện cung cấp thì trong toàn bộ 5 xã thuộc phạm vi nghiên cứu, có

khoảng 45.967 người dân, trung bình khoảng 5 người trong 1 hộ, như vậy trong

tổng thể có khoảng 9.000 hộ gia đình hoặc 1.800 hộ gia đình cho một xã.

Số hộ gia đình trong mẫu điều tra của mỗi xã được tính theo công thức sau:

N n =

1 + N*e2

Trong đó: n là kích cỡ mẫu

N là tổng số hộ gia đình trong mỗi xã

e là mức sai số chấp nhận [70].

Theo công thức trên với N = 1.800 và e là 0.1 (10%) thì mỗi xã số mẫu điều tra tối

thiểu là 94 hộ gia đình. Để đảm bảo độ tin cậy, tại mỗi xã luận án đã tiến hành thu

thập 100 phiếu tại 100 hộ gia đình. Như vậy, tổng cộng có 500 phiếu được phát ra

tại 5 xã vùng đệm khu vực nghiên cứu là Giao An, Giao Thiện, Giao Xuân, Giao

Lạc và Giao Hải.

Để lựa chọn 100 hộ gia đình trong mỗi xã, một hộ gia đình sẽ được chọn ngẫu nhiên

trong danh sách các hộ gia đình được cung cấp bởi UBND từng xã, sau đó điều tra

thực tế sẽ được bắt đầu từ hộ đó trong xã, các hộ ở cạnh hộ đầu tiên sẽ được phỏng

vấn tiếp theo.

Bảng hỏi (Questionnaire)

Bảng hỏi để đánh giá giá trị phi sử dụng tại VQG Xuân Thủy được thiết kế gồm 4

phần chính. Ngoài phần giới thiệu ban đầu của cán bộ điều tra về mục đích và tính

bảo mật của thông tin cung cấp, phần 1 giới thiệu những thông tin tổng quan về

VQG Xuân Thủy cho người được phỏng vấn, các giá trị chính của VQG, đồng thời

hỏi người dân về thái độ, nhận thức về bảo tồn các giá trị tại VQG cũng như sự

tham gia của người dân trong quá trình quản lý bảo tồn.

Page 115: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 107 -

Phần 2 gồm những câu hỏi về sự sẵn sàng chi trả của người dân để bảo tồn giá trị đa

dạng sinh học tại VQG. Trước hết, với sự giúp đỡ của các chuyên gia bảo tồn ĐNN

và rừng ngập mặn, một kịch bản bảo tồn được xây dựng và giới thiệu với người

dân. Kịch bản này giới thiệu những nét đặc trưng, những số liệu tổng quan nhất về

giá trị đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tại VQG Xuân Thủy cũng như mối liên

hệ giữa giá trị đa dạng sinh học với các nhóm giá trị khác. Sau đó, người dân được

giới thiệu về các mối đe dọa hiện tại đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG

(nuôi tôm, ô nhiễm môi trường, khai thác trái phép). Những nguyên nhân này đã

làm suy giảm giá trị sinh thái, đa dạng sinh học tại khu vực và nếu không được

kiểm soát, quản lý thì xu hướng suy giảm sẽ tiếp tục diễn ra. Vì vậy, cần có sự bảo

tồn, quản lý cùng với sự đóng góp và tham gia của các bên liên quan bao gồm cả

người dân địa phương để đa dạng sinh học luôn được duy trì như hiện tại.

Bảng 2.33: Một nhóm thông tin về giá trị đa dạng sinh học của VQG Xuân

Thủy được trình bày cho người dân khi điều tra

Giá trị đa dạng sinh học của khu vực Xuân Thủy

VQG Xuân Thủy thuộc huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định. Nơi đây bảo tồn một hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển điển hình với 14 loại hệ sinh thái khác nhau, trong đó điển hình và tiêu biểu nhất là rừng ngập mặn. Giá trị đa dạng sinh học của khu vực Xuân Thủy là rất lớn bao gồm nhiều loài động vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm; 120 loài thực vật; 500 loài dộng vật nổi và động vật đáy. Khu hệ chim gồm 219 loài đặc biệt có 9 loài chim quý hiếm ghi trong Sách Đỏ quốc tế như: cò thìa, mông bể cổ ngắn, cò Ấn Độ, choắt chân màng lớn, choắt mỏ thìa, bồ nông, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc. Nguồn lợi thủy sinh: cua bể, tôm và các loài nhuyễn thể ngao, cá, don, móng tay. Khu Ramsar Xuân Thủy được mệnh danh là sân ga của các loài chim với khoảng 20.000 cá thể được quan sát hàng năm. Với 7.100 ha diện tích tự nhiên, khu Ramsar Xuân Thủy không những đem lại nguồn tài nguyên phong phú như cá tôm, cua, các loài nhuyễn thể cho người dân mà nó còn có những khu rừng ngập mặn (sú, vẹt) đảm bảo an sinh trong mùa mưa bão, tạo môi trường sinh thái tốt, đồng thời bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học quí giá trên.

Nguồn: Trích bảng hỏi điều tra về giá trị phi sử dụng (2008)

Page 116: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 108 -

Sau khi trình bày kịch bản bảo tồn, người dân sẽ được hỏi rằng có sẵn sàng chi trả

một mức nhất định cho việc bảo tồn đa dạng sinh học trên không. Mức sẵn sàng chi

trả được lựa chọn ngẫu nhiên trong 6 mức đã xác định sau khi điều tra thử. Phương

tiện đóng góp là một quĩ môi trường được bảo tồn tại địa phương. Các câu hỏi nhận

diện (debrifing questions) cũng được thiết kế ngay sau câu hỏi về sẵn sàng chi trả để

nhận diện lý do trả lời “Có sẵn lòng đóng góp” và “Không sẵn lòng đóng góp”.

Ngoài ra để xem xét tác động của hình ảnh minh họa đến mức sẵn sàng chi trả

(WTP), luận án cũng chia số người được phỏng vấn làm hai nhóm (mỗi nhóm 250

người). Nhóm thứ nhất được giới thiệu và xem một bộ ảnh (10 chiếc) về các giá trị

đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy trước khi trả lời câu hỏi WTP. Nhóm thứ hai

không được xem hình ảnh nào trước khi trả lời câu hỏi WTP.

Phần cuối cùng trong bảng hỏi là những thông tin dân số - xã hội (demographical

questions) của người trả lời như giới tính, trình độ học vấn, số người sinh sống

trong gia đình, và thu nhập. Câu hỏi thu nhập chia mức thu nhập hộ gia đình thành

các dải khác nhau để người trả lời lựa chọn. Cách tiếp cận này tỏ ra hiệu quả ở Việt

Nam hơn là cách hỏi câu hỏi mở. Giá trị trung bình của thu nhập trong dải sẽ được

lựa chọn khi xử lý thống kê.

Hình 2.4: Một số hình ảnh được trình bày với người dân khi phỏng vấn Nguồn: Hình ảnh tác giả thu thập tại Ban quản lý VQG Xuân Thủy (2008)

Page 117: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 109 -

Các sai lệch trong điều tra và cách xử lý (biases)

Theo Haab và Macodell (2002), khó khăn lớn nhất trong khi tiến hành các nghiên cứu CVM là sự tồn tại của các sai lệch (bias). Để loại trừ giảm thiểu các sai lệch, luận án đã áp dụng một số phương pháp và qui trình như sau.

Đối với sai lệch chiến lược (strategic bias), để loại trừ thái độ chiến lược của người được hỏi khi trả lời phỏng vấn trong bảng hỏi và trong khi phỏng vấn, người trả lời được giải thích cặn kẽ mục tiêu của cuộc phỏng vấn là nghiên cứu về thái độ, nhận thức của người dân về ĐNN, góp phần hoàn thiện các giải pháp quản lý ĐNN vì sự phát triển của người dân và cộng đồng, trong đó không đề cập tới các chính sách sẽ được sử dụng là gì để người dân trút bỏ tâm lý sợ câu trả lời của họ sẽ dẫn đến những thay đổi không tốt cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, việc sử dụng những cán bộ điều tra là những người quen thuộc tại địa phương, gần gũi với người dân cũng giảm bớt thái độ nghi ngại dẫn tới những phản ứng chiến lược khi trả lời. Với sai lệch khởi đầu chi trả (starting point bias), kỹ thuật CVM nhị phân đã được áp dụng để loại trừ sai lệch này, CVM nhị phân đòi hỏi một quá trình nghiên cứu thử nghiệm chi tiết bao gồm cả thảo luận nhóm, điều tra thử tại hiện trường để xác định và điều chỉnh dải WTP, từ đó lồng ghép dải này trong nghiên cứu thực. Dải WTP đã qua thử nghiệm và câu hỏi nhị phân Có/Không sẽ giúp giảm được các sai lệch xuất phát điểm. Sai lệch thông tin (information bias) và sai lệch giả thuyết (hypothetical bias) được giảm thiểu thông qua việc thiết kế bảng hỏi thân thiện, dùng hình ảnh trực quan, các thông tin gần gũi về đa dạng sinh học ở địa phương để minh họa. Các thông tin này được thu thập và góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học và được giải thích kỹ càng, chi tiết cho người trả lời trươc khi trả lời. Ngoài ra, kỹ thuật “cheap talk” (nói tắt) cũng được sử dụng trước câu hỏi WTP để người trả lời có cảm giác đang tham gia một tình huống mua bán thực [57] [68].

Các định đề nghiên cứu (hypotheses)

Từ lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, có hai hướng định đề được đặt ra trong mô hình nghiên cứu.

Thứ nhất, có một mối quan hệ thuận chiều giữa mức sẵn sàng chi trả và các yếu tố:

Page 118: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 110 -

Thu nhập: Người dân/hộ gia đình có thu nhập cao sẽ có xu hướng trả giá cao

hơn để bảo tồn ĐNN

Giáo dục: Người dân có trình độ giáo dục cao hơn thường sẽ có hiểu biết tốt hơn

về môi trường và đa dạng sinh học, từ đó có mức chi trả cao hơn

Tuổi: Theo một số các nghiên cứu đã có thì những người tuổi cao hơn thường có

khả năng tài chính bền vững hơn và thường sẵn sàng chi trả để lưu truyền các

giá trị đa dạng sinh học cho các thế hệ tương lai

Giới tính: Nam giới thường phụ trách các vấn đề kinh tế của gia đình (có liên

quan đến ĐNN) và thường có nhận thức về giá trị bảo tồn cao hơn và thường

sẵn sàng chi trả cao hơn.

Thứ hai, có một mối quan hệ ngược chiều giữa mức sẵn sằng chi trả và các yếu tố:

Mức chi trả được đặt ra (Bid): Khi mức Bid được đặt ra càng cao thì khả năng

chấp nhận trả mức đó càng giảm

Qui mô hộ gia đình: Khi hộ gia đình càng nhiều người thì càng tốn kém nhiều

chi tiêu cho các hoạt động sơ cấp khác và giảm chi cho các hoạt động phụ trợ

thêm (tiêu dùng chất lượng môi trường).

2.5.4. Kết quả nghiên cứu

Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Đối tượng được phỏng vấn là người dân 5 xã vùng đệm tại VQG Xuân Thủy (Giao

An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Thiện, Giao Hải).

Bảng 2.34: Phân bố số người tham gia phỏng vấn theo xã

Người được hỏi Tên xã Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Giao An 100 20 Giao Thiện 100 20 Giao Lạc 100 20 Giao Xuân 100 20 Giao Hải 100 20

Tổng 500 100

Page 119: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

111

Bảng 2.35: Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu điều tra

Xã Giao An

Giao Thiện

Giao Lạc

Giao Xuân

Giao Hải

Tổng Tỷ lệ (%)

Giới tính (người)

Nam 48 49 40 43 51 231 46.2

Nữ 52 51 60 57 49 269 53.8

Tổng 100 100 100 100 100 500 100

Trình độ giáo dục

Tiểu học 0 2 0 8 0 20 5

THCS 70 84 84 62 66 356 71,2

PTTH 30 14 16 30 26 116 23,2

ĐH/CĐ 0 2 0 8 8 16 3,6

Trên đại học 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 100 100 100 100 100 500 100

Số nhân khẩu trong hộ gia đình (người)

Trung bình 4,2 3,68 4,04 3,74 4,02 3.94

Giá trị lớn

nhất

6 5 7 6 6 7

Giá trị nhỏ

nhất

2 2 1 2 3 1

Thu nhập hộ gia đình (triệu đồng/năm)

Trung bình 15,25 26,95 25,3 20,3 28,05 23,17

Giá trị lớn

nhất

40 75 75 150 150 150

Giá trị nhỏ

nhất

2,5 7,5 7,5 2,5 2.5 2,5

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra (2008)

Page 120: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

Bảng 2.35 tóm tắt đặc điểm kinh tế - xã hội của những người được hỏi theo từng xã

và theo tổng mẫu (5 xã). Tỷ lệ nam nữ khá cân bằng (nam chiếm 46%, nữ chiếm

54%). Về trình độ giáo dục, số người hết cấp 2 (Trung học cơ sở) chiếm một tỷ lệ

khá lớn, 71,2%. Tỷ lệ này lên đến 84% đối với xã Giao Thiện, Giao Lạc, và là 52%

thuộc xã Giao Xuân. Số người học tiểu học chiếm một tỷ lệ khá nhỏ (khoảng 5%

tổng số mẫu). Tỷ lệ thấp tương tự đối với trình độ đại học/cao đẳng (chỉ là 3,6%).

Không có ai có trình độ trên đại học. Như vậy, có thể thấy, trình độ giáo dục của

những người được hỏi ở 5 xã vùng đệm là tương đối thấp.

Theo kết quả điều tra, trung bình có 4 nhân khẩu trong một hộ gia đình tại các xã

vùng đệm (biến số này khá đồng đều ở cả 5 xã). Gia đình đông nhất có 7 người và ít

nhất là 1 người. Hộ gia đình có kích cỡ và thu nhập khác nhau sẽ có ảnh hưởng

khác nhau đến mức sẵn lòng chi trả.

Thu nhập hộ gia đình, theo số liệu điều tra, trung bình là 23,17 triệu đồng/hộ/năm.

Thường ở các xã, mức thu nhập thấp nhất của hộ gia đình là 2,5 triệu đồng/hộ/năm

còn mức thu nhập cao nhất thì khác nhau giữa các xã. Đối với xã Giao An, thu nhập

hộ gia đình cao nhất là 40 triệu đồng/hộ/năm, xã Giao Thiện, Giao Lạc là 75 triệu

đồng/hộ/năm và là 150 triệu đồng/hộ/năm ở xã Giao Xuân và Giao Hải.

Nhận thức của người dân về bảo tồn ĐNN tại Xuân Thuỷ

Khi được hỏi về quan điểm của mình đối với việc bảo vệ ĐNN tại Xuân Thuỷ, hầu

hết người dân đều đồng ý là phải bảo vệ tài nguyên ĐNN.

Có 5 quan điểm đưa ra được xếp hạng theo thứ tự trong bảng hỏi:

Hoàn toàn đồng ý là phải bảo tồn ĐNN (5)

Đồng ý là phải bảo tồn ĐNN (4)

Không đồng ý và cũng không phản đối bảo tồn ĐNN (3)

Phản đối việc bảo tồn ĐNN (2)

Rất phản đối việc bảo tồn ĐNN (1)

Page 121: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 113 -

Theo kết quả điều tra trình bày ở bảng 2.36, có tới 79,2 % số người được hỏi trong

mẫu lựa chọn quan điểm “Hoàn toàn đồng ý phải bảo vệ ĐNN”. Thậm chí, ở xã

Giao Lạc và Giao Xuân, gần như toàn bộ người được hỏi hoàn toàn đồng ý, tương

ứng với tỷ lệ lựa chọn là 96% và 98%. Chỉ có 10 người là có thái độ không rõ ràng

và không ai phản đối việc bảo vệ ĐNN.

Bảng 2.36: Quan điểm về việc bảo tồn đất ngập nước tại Xuân Thuỷ

Đơn vị: người

Xã Giao

An

Giao

Thiện

Giao

Lạc

Giao

Xuân

Giao

Hải

Tổng

(5) 58 60 96 98 84 396

(4) 34 38 4 2 16 94

(3) 8 2 0 0 0 10

(2) 0 0 0 0 0 0

(1) 0 0 0 0 0 0

Tổng 100 100 100 100 100 500

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra (2008)

Kết quả tương tự khi người dân được yêu cầu đánh giá mức độ quan trọng của các

chức năng, dịch vụ mà ĐNN Xuân Thuỷ cung cấp. Bảng hỏi đã cung cấp đầy đủ

thông tin về tổng giá trị kinh tế của ĐNN, bao gồm cả giá trị sử dụng trực tiếp như

duy trì sinh kế của người dân, cung cấp các giá trị giải trí, cảnh quan đẹp; giá trị sử

dụng gián tiếp như cung cấp các dịch vụ phòng chống bão, bảo vệ đê biển và giá trị

phi sử dụng như bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học và mang lại cơ hội, lợi ích cho

thế hệ tương lai. Đa số người dân đều cho rằng các giá trị của ĐNN tại khu vực sinh

sống là rất quan trọng. Với 500 người được phỏng vấn thì có tới 380 người cho rằng

ĐNN tại khu vực Xuân Thuỷ có vai trò khá quan trọng trong việc duy trì sinh kế

của họ, chiếm tỷ lệ 76%, 98 người đánh giá vai trò này đặc biệt quan trọng (chiếm

19,6%) và 22 người thì thấy rằng vai trò này ở mức bình thường (4,4%).

Page 122: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 114 -

Bảng 2.37: Đánh giá về mức độ quan trọng của các chức năng của ĐNN

Đơn vị: người

Xã Giao An

Giao Thiện

Giao Lạc

Giao Xuân

Giao Hải

Tổng Tỷ lệ %

ĐNN duy trì sinh kế cho người dân Rất không quan trọng 0 0 0 0 0 0 0

Không quan trọng lắm 0 0 0 0 0 0 0 Bình thường 8 0 4 2 8 22 4,4 Khá quan trọng 66 90 96 80 48 380 76 Đặc biệt quan trọng 26 5 0 18 44 98 19,6

ĐNN cung cấp các giá trị giải trí và cảnh quan Rất không quan trọng 0 0 0 0 0 0 0 Không quan trọng lắm 36 0 0 0 6 42 8,4 Bình thường 48 2 6 36 50 142 28,4 Khá quan trọng 12 86 90 36 26 250 50 Đặc biệt quan trọng 4 12 4 28 18 66 13,2

ĐNN cung cấp các giá trị phòng chống bão và bảo vệ đê biển Rất không quan trọng 0 0 0 0 0 0 0

Không quan trọng lắm 0 0 0 0 0 0 0

Bình thường 0 0 0 0 0 0 0

Khá quan trọng 16 58 52 32 6 164 32,8

Đặc biệt quan trọng 84 42 48 68 94 336 67,2 ĐNN bảo tồn đa dạng sinh học

Rất không quan trọng 0 0 0 0 0 0 0

Không quan trọng lắm 4 0 0 0 0 4 0,8

Bình thường 60 4 6 16 4 90 18

Khá quan trọng 30 84 70 66 28 278 55,6

Đặc biệt quan trọng 6 12 24 18 68 128 25,6

Bảo tồn ĐNN sẽ mang lại lợi ích cho các thế hệ tương lai

Rất không quan trọng 0 0 0 0 0 0 0

Không quan trọng lắm 4 0 0 0 0 4 0,8

Bình thường 40 2 0 0 0 42 8,4

Khá quan trọng 52 86 56 46 16 256 51,2

Đặc biệt quan trọng 4 12 44 54 84 198 39,6

Nguồn: Tác giả xử lý từ kết quả điều tra (2008)

Page 123: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 115 -

Giá trị giải trí, cảnh quan đẹp khá quan trọng (250 người đánh giá, chiếm 50% tổng

mẫu), đặc biệt quan trọng đối với 66 người (13,2%), 142 người cho rằng bình

thường (28,4%) và không quan trọng lắm theo đánh giá của 42 người (8,4%).

Từ kết quả điều tra có thể thấy, người dân các xã vùng đệm đặc biệt đánh giá cao

vai trò cung cấp dịch vụ phòng chống bão và bảo vệ đê biển của ĐNN. Có đến 336

người (67,2%) đánh giá ở mức đặc biệt quan trọng và 164 người (32%) đánh giá ở

mức khá quan trọng.

Với chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, có 128 người cho rằng nó đặc biệt quan

trọng (25,6%), 278 người thấy chức năng này khá quan trọng (55,6%), 90 người cho

là bình thường (18%) và chỉ có 4 người đánh giá là không quan trọng (0,8%).

Tương tự, có 256 người đánh giá chức năng mang lại cơ hội và lợi ích cho thế hệ

tương lai của ĐNN tại Xuân Thuỷ là khá quan trọng (51,2%), 198 người đánh giá là

đặc biệt quan trọng (39,6%), 42 người thấy bình thường (8,4%) và cũng chỉ có 4

người thấy chức năng này không quan trọng (0,8%).

Đánh giá của người dân về giá trị ĐNN cũng khác nhau tùy từng xã nhưng nhìn

chung người dân đều nhận thức được vai trò của ĐNN, không chỉ đối với họ mà còn

cả đối với các thế hệ tương lai. Hai giá trị mà ĐNN Xuân Thuỷ đem lại được người

dân đánh giá khá quan trọng là duy trì sinh kế và và bảo vệ đê biển.

Kết quả ước lượng mô hình đánh giá ngẫu nhiên có tham số

Luận án sử dụng mô hình lợi ích ngẫu nhiên (RUM) để ước lượng WTP của các hộ gia đình cho bảo tồn giá trị đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy (gọi là mô hình có tham số). Cơ sở lý thuyết và bản chất kinh tế của mô hình này được trình bày trong mục 2.5.2. Về thực nghiệm, luận án sử dụng mô hình hồi qui Binary Logistic và ước lượng Maximum Likelihood để ước lượng giá trị kỳ vọng của các mức sẵn sàng chi trả (WTP) để bảo tồn giá trị đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng chi trả các mức Bid khác nhau.

Page 124: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 116 -

Trong luận án, có 3 mô hình được ước lượng tương ứng với 3 nhóm dữ liệu mẫu khác nhau để tìm ra khoảng biến thiên của kỳ vọng WTP. Việc phân chia thành các mô hình cũng cho phép xem xét được sự tác động tới WTP của việc cung cấp hình ảnh minh họa về giá trị đa dạng sinh học tại Xuân Thủy cho người trả lời phỏng vấn trước khi trả lời các câu hỏi về WTP.

Bảng 2.38: Mô tả các mô hình ước lượng WTP

STT Tên mô hình Giải thích Kích cỡ mẫu

1 A Mô hình tổng thể chung 500

2 B Mô hình có cung cấp hình ảnh đa dạng sinh học minh họa

250

3 C Mô hình không cung cấp hình ảnh minh họa

250

Nguồn: Tóm tắt từ điều tra thực tế của tác giả (2008)

Mô hình thực nghiệm ước lượng WTP là hàm xác xuất chấp nhận chi trả để bào tồn

đa dạng sinh học:

Pr (Yes) = a1 + b1 BID + b2 EDU + b3 MEMBER + b4 INCOME + b5 AGE + b6 SEX

Bảng 2.39: Mô tả các biến trong mô hình CVM nhị phân

Tên biến Giải thích Mã hoá

Pr (Yes) Xác xuất sẵn sàng chi trả một mức Bid nhất định để bảo tồn đa dạng sinh học

Có sẵn sàng chi trả = 1

Không sẵn sàng chi trả = 0 BID Mức bid đưa ra và hỏi người dân có sẵn

sàng chi trả mức đó không (nghìn đồng/năm)

Nhận các giá trị 10, 20, 30, 40, 50, 60

EDU Trình độ giáo dục (số năm đi học) Biến liên tục MEMBER Số nhân khẩu trong hộ gia đình (người) Biến liên tục INCOME Thu nhập hộ gia đình (đồng/năm) Biến liên tục AGE Tuổi của người được phỏng vấn (tuổi) Biến liên tục

SEX Giới tính của người trả lời Nam = 1 Nữ = 0

Nguồn: Tóm tắt từ điều tra thực tế của tác giả (2008)

Page 125: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 117 -

Kết quả chạy mô hình bằng phần mềm SPSS với hồi qui binary logistic như sau:

Bảng 2.40: Kết quả mô hình hồi qui tham số

Biến số Mô hình A Mô hình B Mô hình C

EDU (mean) 8.65 (2.70)

7.59 (3.5)

7.36 (3.61)

MEMBER (mean) 3,94 (2.15)

4,1 (1.27)

3,52 (1.78)

INCOME (mean) 23170 (7318)

25041 (7241)

28540 (6381)

AGE (mean) 38.94 (15.76)

34.59 (14.02)

35.09 (11.07)

SEX (mean) 0.46 (0.30)

0.53 (0.22)

0.48 (0.28)

Mô hình tham số

Constant 1.124 (0.653)

1.030 (0.67)

1.21 (0.78)

BID -0.04*** (0.006)

-0.036*** (0.008)

-0.041*** (0.009)

EDU -0.013 (0.059)

-0.016 (0.08)

0.282*** (0.097)

MEMBER 0.060 (0.045)

0.067* (0.077)

-0.017 (0.069)

INCOME 0.000* (0.000)

0.000 (0.000)

0.000 (0.000)

AGE 0.005 (0.008)

-0.009 (0.01)

-0.023 (0.015)

SEX 0.186 (0.191)

0.202 (0.271)

0.469 (0.344)

-2 Log likelihood 633.730 323.064 300.116

Chú thích: Trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn. ***: có ý nghĩa ở mức sai số 1%. **: có ý nghĩa ở mức sai số 5%. *: có ý nghĩa ở mức sai số 10%.

Page 126: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 118 -

Nhận xét:

Như vậy trong tất cả các mô hình, hệ số của biến BID đều mang dấu âm và có ý

nghĩa ở mức sai số 1%. Điều này phù hợp với lý thuyết là khi mức BID càng cao

thì xác xuất sẵn sàng chi trả sẽ giảm.

Biến INCOME trong các mô hình đều dương nhưng chỉ có ý nghĩa ở mức sai số

5% trong mô hình A. Như vậy, ở mô hình này thì thu nhập hộ gia đình có ảnh

hưởng đến khả năng sẵn sàng chi trả để bảo tồn đa dạng sinh học tuy không

nhiều. Cụ thể là khi thu nhập hộ gia đình tăng thêm 1000 đồng/năm thì xác xuất

chi trả một mức BID đưa ra tăng lên không quá 1/1000.

Biến MEMBER chỉ có ý nghĩa ở mức sai số 10% trong mô hình B. Ở mô hình

này thì số người trong hộ gia đình có ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chi trả

để bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên biến này lại có dấu ngược với kỳ vọng.

Lý do có thể là tâm lý của hộ gia đình khi nghĩ nhiều người được hưởng lợi từ

dịch vụ môi trường hơn thì sẽ sẵn sàng ủng hộ nhiều tiền để bảo tồn hơn.

Giá trị kỳ vọng của WTP cho bảo tồn đa dạng sinh học của từng mô hình tham số

được ước lượng theo công thức lý thuyết và trình bày trong bảng 2.41.

2

2

21exp1

jjj zMWTPE

Theo kết quả ước lượng, giá trị kỳ vọng của WTP ở mô hình tổng thể (cho tất cả các

quan sát) là 28,1 nghìn đồng/hộ gia đình/năm. Ước lượng cũng cho thấy không có

sự khác biệt đáng kể trong mức kỳ vọng của WTP giữa mô hình B (có cung cấp

hình ảnh về đa dạng sinh học cho người dân trước khi hỏi câu hỏi WTP) và mô hình

C (không cung cấp hình ảnh). Như vậy, việc cung cấp thêm hình ảnh khi phỏng vấn

không ảnh hưởng tới mức sẵn sàng chi trả của người dân.

Page 127: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 119 -

Như vậy nếu số lượng hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu là 11.464 thì tổng giá

trị bảo tồn đa dạng sinh học tại Xuân Thủy được ước tính là 398.195.720 đồng/năm

tính theo mô hình ước lượng tham số.

Bảng 2.41: Ước lượng các mức WTP từ mô hình hồi qui tham số

STT Mô hình Giá trị kỳ vọng WTP (nghìn đồng/năm)

1 A 28,1 7 B 28,6 8 C 29,5

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra (2008)

Kết quả ước lượng mô hình phi tham số

Luận án cũng đã ước lượng mức WTP của hộ gia đình cho bảo tồn giá trị đa dạng

sinh học tại Xuân Thủy. Ước lượng bằng mô hình phi tham số của WTP sử dụng

thông tin thuần túy về xác suất chấp thuận chi trả các mức BID khác nhau để xây

dựng hàm mật độ xác suất, từ đó tính được kỳ vọng của WTP theo hàm mật độ.

Cũng có 3 mức WTP được ước lượng cho 3 mô hình được phân định như trường

hợp của mô hình tham số.

Bảng 2.42: Phân bổ xác suất chấp nhận chi trả với các mức Bid cho trước

Xác suất trả lời “Có chi trả”

STT

Các mức BID

(nghìn đồng) Mô hình A Mô hình B Mô hình C

1 10 0,80 0,76 0,82

2 20 0,69 0,71 0,65

3 30 0,56 0,52 0,60

4 40 0,45 0,45 0,56

5 50 0,41 0,42 0,34

6 60 0,31 0,35 0,24

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra (2008)

Page 128: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 120 -

Bảng 2.43: Ước lượng các mức WTP trong mô hình phi tham số

STT Mô hình Giá trị kỳ vọng WTP (nghìn đồng)

1 A 27,5

2 B 24,1

3 C 28,0

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra (2008)

Bảng 2.42 trình bày kết quả về phân bổ xác suất chấp nhận chi trả các mức Bid cho

trước trong 3 mô hình phi tham số. Kết quả cho thấy tính thứ bậc đơn không bị vi

phạm, cụ thể là khi mức Bid cho trước càng nhỏ thì khả năng sẵn sàng chi trả của

người dân sẽ cao hơn.

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1 2 3 4 5 6

Các mức BID

Xác

xuất

sẵn

sàn

g ch

i trả

Mô hình AMô hình BMô hình C

Bảng 2.5: Phân bổ xác suất chấp nhận chi trả với các mức Bid cho trước Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra (2008)

Kết quả ước lượng WTP theo mô hình phi tham số được trình bày trong bảng 2.43,

theo đó mức kỳ vọng của WTP dao động trong khoảng từ 24,1 nghìn đồng/gia

đình/năm đến 28 nghìn đồng/gia đình/năm. Trong mô hình tổng thể (A), kỳ vọng

của WTP là 27,5 nghìn đồng/gia đình/năm. Kết quả ước lượng WTP của mô hình

phi tham số nhỏ hơn WTP trong mô hình tham số là phù hợp lý thuyết vì mô hình

phi tham số cho ước lượng cận dưới của WTP.

Page 129: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 121 -

2.6. GIÁ TRỊ KINH TẾ TOÀN PHẦN CỦA TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI VÙNG CỬA SÔNG BA LẠT, TỈNH NAM ĐỊNH

STT Các giá trị kinh tế Tổng giá trị 1 năm

(triệu đồng)

Giá trị/ha 1 năm

(triệu đồng)

Tỷ lệ (%) trong tổng

giá trị

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP

1 Nuôi tôm 7.388 4,2 7,42

2 Nuôi ngao 38.100 84,0 42,5

3 Ngao giống 12.000 60,0 13,4

4 Nuôi cua 7.000 11,6 7,81

5 Trồng rong câu 3.600 6,0 4,02

6 Mật ong 2.100 0,6 2,34

7 Khai thác thủy sản vùng lõi 9.100 2,9 10,2

8 Giá trị du lịch 2.421 2,7

Tổng giá trị sử dụng trực tiếp 81.709 92,2

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁN TIẾP

1 Giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của RNM

3.071 16,5 3,43

2 Giá trị phòng hộ đê biển của RNM

1.520 0,49 1,7

3 Giá trị hấp thụ cacbon của RNM

1.920 0,62 2,15

Tổng giá trị sử dụng gián tiếp 6.511 7,35

GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG

1 Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của ĐNN

399 0,45

GIÁ TRỊ KINH TẾ TOÀN PHẦN 88.619 100

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu (2008)

Page 130: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 122 -

2.7. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận án áp dụng cách tiếp cận đánh giá tổng thể và một hệ thống

nhiều phương pháp đánh giá để ước tính giá trị kinh tế toàn phần và từng phần của

tài nguyên ĐNN cửa sông Ba Lạt thuộc VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Qui trình

đánh giá gồm nhiều bước từ xác định phạm vi nghiên cứu, xác định các nhóm giá trị

kinh tế, lựa chọn giá trị đánh giá, xác định mô hình đánh giá lý thuyết và thực

nghiệm, lựa chọn kỹ thuật đánh giá, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, xử lý số liệu

và diễn giải kết quả tính toán.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba nhóm giá trị trong tổng giá trị kinh tế của ĐNN

là giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng đều tồn tại

ở khu vực nghiên cứu mặc dù qui mô giá trị là khác nhau. Trong đó, giá trị sử dụng

trực tiếp chiếm tỷ trọng và qui mô lớn nhất trong tổng giá trị kinh tế (92,2%), tiếp

sau là giá trị sử dụng gián tiếp (7,35%) và cuối cùng là giá trị phi sử dụng (0,45%).

Trong các giá trị cụ thể thì giá trị nuôi ngao là lớn nhất, tiếp sau là giá trị khai thác

ngao giống và thủy sản tại vùng lõi VQG. Mặc dù có qui mô và tỷ trọng rất nhỏ

trong tổng giá trị kinh tế thì sự hiện diện và tồn tại của giá trị phi sử dụng cho thấy

nhận thức, thái độ và sự cảm nhận của người dân địa phương khá rõ về giá trị bảo

tồn đa dạng sinh học của ĐNN. Với họ, bảo tồn đa dạng sinh học có giá trị và họ

sẵn sàng trả tiền để duy trì giá trị đó. Đây là một phát hiện rất quan trọng giúp cho

các nhà quản lý hoạch định các chính sách quản lý bảo tồn nhằm sử dụng khôn khéo

tài nguyên ĐNN, mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng xã hội.

Page 131: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 123 -

CHƯƠNG 3

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI CỬA SÔNG BA LẠT, TỈNH NAM ĐỊNH TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ GIÁ

TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC

Như đã trình bày trong phần mở đầu, một trong những mục tiêu quan trọng của luận

án là đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam

Định và sử dụng các thông tin này như một yếu tố đầu vào để đề xuất các giải pháp

quản lý nhằm sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên ĐNN tại khu vực. Cụ thể hơn,

dựa vào kết quả đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN trong Chương 2 và những ứng

dụng của thông tin giá trị kinh tế của ĐNN trong quản lý ĐNN (Chương 1), luận án

đề xuất 4 nhóm giải pháp để quản lý ĐNN tại cửa sông Ba Lạt gồm:

Đề xuất phương án sử dụng ĐNN tại khu vực dựa trên việc phân tích chi phí -

lợi ích của các phương án sử dụng ĐNN nhằm phục vụ qui hoạch sử dụng đất và

các qui hoạch phát triển tại Huyện Giao Thủy giai đoạn 2010 – 2020

Đề xuất áp dụng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo tồn các giá trị sinh

thái của ĐNN

Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý ĐNN

Tiến hành các chương trình giáo dục, truyền thông về ĐNN tại địa phương có

lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN.

3.1. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐNN TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH CHI

PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐNN

3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy

Trong kho¶ng vµi chôc n¨m gÇn ®©y, vïng b·i triÒu cöa s«ng Ba L¹t thuéc huyÖn

Giao Thuû ®­îc ®­a vµo khai th¸c sö dông nguån lîi tù nhiªn phôc vô d©n sinh.

Giai ®o¹n 1960 - 1985 lµ thêi kú quai ®ª lÊn biÓn theo ph­¬ng ch©m "lóa lÊn cãi, cãi

Page 132: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 124 -

lÊn vÑt, vÑt lÊn biÓn”. Trong giai ®o¹n nµy Huyện ®· quai ®ª lÊn biÓn ®­îc kho¶ng

300 ha ë s¸t ch©n ®ª Ngù Hµn [32].

Tõ n¨m 1985 - 1995 lµ giai ®o¹n më cöa vµ thay ®æi vÒ chiÕn l­îc ph¸t triÓn kinh tÕ

vïng biÓn. Ph­¬ng ch©m "vÑt lÊn biÓn, t«m lÊn vÑt" ®· t¹o ra hµng ngµn ha ®Çm

t«m ë vïng B·i Trong vµ Cån Ng¹n. Trong thêi gian nµy, hµng ngµn ha rõng ®· bÞ

ph¸ ®Ó lµm ®Çm t«m. GÇn 2.000 ha b·i triÒu kh«ng cßn gi÷ ®­îc c¶nh quan tù nhiªn

mµ bÞ ng¨n thµnh nhiÒu « thöa ®Ó ®iÒu tiÕt n­íc theo yªu cÇu nu«i trång thuû s¶n.

Các cơ quan quản lý Nhµ n­íc tại ®Þa ph­¬ng còng can thiÖp kh¸ m¹nh b»ng c¸ch

quy ho¹ch vïng nu«i, x©y dùng c¸c c«ng tr×nh giao th«ng thuû lîi, lµm thay ®æi

®¸ng kÓ bé mÆt tù nhiªn ë khu vùc b·i båi vïng cöa s«ng Ba L¹t, huyÖn Giao Thuû.

C¶nh quan hoang d· cña vïng b·i triÒu ®· nh­êng chç cho c¸c m« h×nh canh t¸c

míi cña con ng­êi, đång thêi kÐo theo sù suy gi¶m vÒ sè l­îng vµ chÊt l­îng c¸c

loµi ®éng vËt hoang d· vµ m«i tr­êng sinh th¸i tù nhiªn cña khu vùc. Tuy nhiªn víi

tÇm nh×n vÒ ph¸t triÓn bÒn v÷ng, Nhµ n­íc ®· l­u gi÷ l¹i mét vïng §NN nguyªn

sinh để bảo tồn, hiÖn lµ vïng lâi cña VQG Xu©n Thuû.

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất Cồn Lu - Cồn Ngạn

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Đất nuôi trồng thuỷ sản

Đất nuôi tôm, cua, cá

Đất có mặt nước nuôi vạng

2433,1

1779

654

30,19

Đất có rừng 2760,72 34,24

Đất chuyên dùng 84,81 1,05

Đất dân cư 101,73 1,26

Đất chưa sử dụng

Sông rạch

Đất bằng, bãi cát, cồn cát

Đất có mặt nước chưa sử dụng

2681,41

693,48

1230,41

757,52

33,26

Nguồn: [46]

Page 133: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 125 -

Năm 1992, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phê duyệt Dự án đầu tư xây

dựng vùng kinh tế mới Cồn Ngạn (Quyết định 455/QĐ-LĐTBXH ngày 4/8/1992).

Theo đó vùng Cồn Ngạn được chia thành 4 ô để nuôi trồng thủy sản:

Ô 1 giáp địa giới hành chính xã Giao Thiện có diện tích 774 ha

Ô 2 giáp địa giới hành chính xã Giao An có diện tích 1280 ha

Ô 3 giáp địa giới hành chính xã Giao Lạc có diện tích 716 ha

Ô 4 giáp địa giới hành chính xã Giao Xuân có diện tích 430 ha

Bảng 3.2: Diện tích các đầm nuôi trồng thuỷ sản

Trong đó Xã Số đầm Diện tích (ha)

Ô 1 Ô 2 Ô 3 Ô 4

Giao Thiện 97 663,5 663,5

Giao An 62 897 897

Giao Lạc 18 169 169 Giao Xuân 6 49,5 49,5

Tổng 183 1779 663,5 897 169 49,5

Nguồn: [46]

Nhìn chung các đầm đều sử dụng hình thức nuôi quảng canh, nhiều đầm đã thực

hiện kiểu nuôi sinh thái, quy mô các đầm không đồng đều, việc đầu tư và áp dụng

khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm còn hạn chế.

Từ năm 1988, khi UBND huyện Giao Thủy triển khai quai đê khoanh đập 3.200 ha

bãi bồi Cồn Lu - Cồn Ngạn theo Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng vùng kinh tế

mới. Trong đó Huyện đã tạm giao đất, giao rừng cho nhân dân khoanh đắp đầm

nuôi trồng thủy sản. Phần cuối Cồn Lu và Cồn Ngạn là vùng đất cát pha tạm giao

cho nhân dân nuôi ngao. Cho đến năm 2007, diện tích nuôi kết hợp là 1.779 ha,

nuôi chuyên ngao là 450 ha.

Page 134: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 126 -

1.2. Phân tích chi phí - lợi ích các phương án sử dụng đất ngập nước tại vùng

đệm VQG Xuân Thủy

Bước 1: Xác định các nhóm lợi ích

Luận án sẽ áp dụng qui trình phân tích chi phí- lợi ích trong Chương 1 để tiến hành

phân tích chi phí - lợi ích mở rộng cho các phương án sử dụng ĐNN phục vụ nuôi

trồng thủy sản vùng đệm Huyện Giao Thủy. Vào năm 2009, UBND Huyện sẽ xây

dựng qui hoạch nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2020, trong đó nuôi trồng thủy

sản nước lợ tại vùng cửa sông Ba Lạt, cụ thể là vùng Cồn Lu, Cồn Ngạn có vai trò

rất quan trọng vì đây là vùng nuôi thủy sản lớn nhất cũng như mang lại giá trị sản

xuất lớn nhất cho toàn Huyện.

Ngoài ra, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện trong giai đoạn 2010-2020

cũng cần các thông tin về giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản để đưa ra các định

hướng phát triển. Vì vậy, việc tính toán giá trị của các phương án sử dụng ĐNN có

ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà hoạch định, quản lý lựa chọn được một

phương án sử dụng tài nguyên tại địa phương hiệu quả, mang lại lợi ích lớn nhất

cho cộng đồng.

Các nhóm lợi ích chính trong phân tích tài chính là các doanh nghiệp, chủ hộ nuôi

ngao và nuôi tôm kết hợp (cua, rau câu). Nhóm lợi ích trong phân tích kinh tế là các

nhà quản lý của Huyện (nhìn nhận dự án trên quan điểm xã hội).

Bước 2: Xác định các phương án sử dụng ĐNN

Các phương án sử dụng ĐNN tại khu vực được xác định trên cơ sở các định hướng

sử dụng ĐNN tại vùng Cồn Ngạn-Cồn Lu của Huyện trong giai đoạn 2010-2020.

Hiện tại, mặc dù qui hoạch sử dụng đất và nuôi trồng thủy sản giai đoạn trên vẫn

chưa được xây dựng nhưng theo Phòng NNPTNT của Huyện thì những phương án

sử dụng ĐNN tại Cồn Ngạn-Cồn Lu sau đang được cân nhắc:

Page 135: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 127 -

Phương án 1:

Giữ nguyên hiện trạng sử dụng tài nguyên ĐNN như hiện tại, cụ thể như sau:

Diện tích nuôi tôm kết hợp được giữ nguyên như cũ với tổng diện tích 1779 ha,

trong đó có khoảng 600 ha là nuôi tôm sinh thái và 1179 ha nuôi quảng canh. Diện

tích nuôi ngao khoảng 450 ha vẫn được duy trì tại khu vực cuối Cồn Ngạn và Cồn

Lu. Thời gian cho thuê mặt nước là 10 năm.

Phương án 2:

Diện tích nuôi tôm kết hợp được giữ nguyên như cũ với tổng diện tích 1779 ha. Tuy

nhiên, thời gian cho thuê đất dự kiến sẽ tăng lên 15 năm, khi đó nguời dân sẽ yên

tâm đầu tư vào cải tạo ao và phục hồi rừng ngập mặn trong ao để tăng năng suất

nuôi tôm. Theo Phòng NNPTNT Huyện thì phải sau 10 năm kể từ thời điểm đầu tư

trồng cây trong ao thì ao mới phục hồi và cho năng suất nuôi trồng ổn định. Chính

vì vậy việc kéo dài thời gian cho thuê sẽ có thể tạo động cơ cho người dân đầu tư

phục hồi ao nuôi của mình.

Theo phương án này dự kiến sẽ có 60% người dân hiện đang nuôi quảng canh đầu

tư cải tạo ao theo hướng nuôi sinh thái. Vì vậy, cho đến năm 2025 sẽ có 1779 ha

nuôi kết hợp, trong đó có nuôi sinh thái là 1310 ha bao gồm 600 ha nuôi sinh thái cũ

và 710 ha nuôi sinh thái chuyển đổi từ quảng canh. Theo phương án này vẫn còn

468 ha nuôi quảng canh. Ngoài ra, Huyện vẫn giữ nguyên diện tích nuôi ngao tại

Cồn Ngạn và Cồn Lu là 450 ha.

Phương án 3:

Giống như phương án 2 tức là giữ nguyên diện tích nuôi kết hợp 1779 ha và cho

thuê đất thời hạn 15 năm. Tuy nhiên, kèm theo việc thuê đất là điều khoản bắt buộc

các chủ hộ nuôi phải đầu tư cải tạo ao và chuyển đổi tất cả các ao nuôi quảng canh

thành ao nuôi sinh thái. Ngoài ra, việc đầu tư cải tạo ao và trồng rừng trong ao phải

Page 136: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 128 -

được tiến hành từ khi thuê đất năm 2010. Như vậy, đến năm 2025 tại khu vực qui

hoạch sẽ có 1779 ha ao nuôi tôm sinh thái kết hợp và 450 ha nuôi ngao.

Phương án 4:

Do quá trình bồi tụ nên dự kiến đến năm 2010 vùng lòng sông Vọp cuối cồn Lu có

diện tích mặt nước 400 ha ngập sâu từ 0,5 m đến 1,5 m sẽ nâng cao trong đó khoảng

100 ha không thể sử dụng để nuôi ngao được nữa mà dự kiến sẽ chuyển sang nuôi

tôm sinh thái.

Phương án 4a:

Nếu kết hợp tình huống này với phương án 2 là cho thuê mặt nước 15 năm kèm giả

định 60% các hộ nuôi quảng canh chuyển sang nuôi sinh thái thì năm 2025 diện tích

nuôi sinh thái kết hợp sẽ là 1410 ha. Diện tích nuôi quảng canh là 468 ha, diện tích

nuôi ngao là 350 ha.

Phương án 4b:

Nếu kết hợp tình huống trên với phương án 3 là cho thuê mặt nước 15 năm kèm

điều kiện yêu cầu các chủ hộ phải đầu tư nuôi sinh thái và thời điểm đầu tư là 2010

thì đến năm 2025 diện tích nuôi tôm sinh thái kết hợp là 1889 ha và nuôi ngao là

350 ha.

Bảng 3.3: Tóm tắt các phương án sử dụng ĐNN để nuôi trồng thủy sản

Đơn vị: ha

Các phương án

Diện tích nuôi quảng canh

Diện tích nuôi sinh thái

Diện tích nuôi ngao

Thời gian thuê dự kiến

(năm)

Phương án 1 600 1179 450 10

Phương án 2 469 1310 450 15

Phương án 3 0 1779 450 15

Phương án 4a 469 1410 350 15

Phương án 4b 0 1889 350 15

Page 137: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 129 -

Bước 3: Phân định các chi phí và lợi ích của từng phương án sử dụng ĐNN

Các phương án sử dụng ĐNN đã nêu đều bao gồm hoạt động nuôi tôm sinh thái kết

hợp và nuôi ngao. Các chi phí và lợi ích của các hoạt động trong vòng đời dự án dự

kiến như sau:

Hoạt động nuôi tôm

Chi phí đầu tư

Các đầm tôm ở khu vực hiện đang ở một trong hai trạng thái, có rừng che phủ trong

ao (nuôi sinh thái) và không có rừng che phủ trong ao (nuôi quảng canh hoặc nuôi

trắng). Khi đầu tư nuôi tôm sinh thái với các đầm trắng, cần tiến hành trồng lại rừng

trên các bờ đầm và trong nội vi đầm theo một thiết kế khoa học, đảm bảo độ che

phủ của rừng đạt từ 30%-50%. Trong nội vi đầm cần thiết kế các luống để tạo lập

địa thích hợp trong nội đầm cho việc trồng các loài cây ngập mặn truyền thống như

trang, bần chua, mắm biển. Trên các bờ đầm trồng các loài ít chịu ngập hơn như:

vẹt dù, tra làm chiếu, vọng đắng, muống biển, giá mủ. Đối với các đầm tôm còn

rừng, cần xác lập mô hình nuôi tôm sinh thái có tỷ lệ rừng, mặt nước và phương

thức canh tác thích hợp. Những chỗ có rừng quá dày cần phải điều chỉnh mật độ cho

phù hợp (độ che phủ của rừng trên phần đất có rừng chỉ cần ở mức 40%-50%). Khi

độ che phủ của rừng quá lớn, ánh sáng không lọt tới nền đáy sẽ ngăn cản quá trình

phân hủy các vật chất hữu cơ cũng như các phản ứng hóa học tự nhiên khác gây bất

lợi cho mô hình nuôi trồng thủy sản quảng canh tự nhiên ở nội đầm. Những nơi

rừng còn quá thưa hoặc không có rừng cần được trồng mới hoặc trồng dặm bằng

các cây giống tự nhiên để đảm bảo mật độ che phủ phù hợp của rừng.

Theo mô hình nuôi sinh thái thử nghiệm ở Giao Thiện do Trung tâm Môi trường và

Tài nguyên Đại học quốc gia tiến hành năm 2007 thì các bước khi chuẩn bị ao nuôi

sinh thái bao gồm: nạo vét bùn và mùn bã hữu cơ ra khỏi ao, vệ sinh ao nuôi và các

dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi, phơi ao để diệt khuẩn, làm luống trồng cây

ngập mặn, rào lưới, diệt khuẩn, trồng cây ngập mặn trong ao và bờ đầm.

Page 138: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 130 -

Chi phí sản xuất bao gồm chi phí phục hồi đầm tôm, chi phí trung gian và chi phí

lao động hàng năm

Sau mỗi mùa vụ, chủ hộ phải cải tạo lại các đầm nuôi tôm bao gồm bơm nước ra

khỏi đầm và xới đất làm ướt đầm, cải thiện đê bao của đầm. Sau khi xới và cải

thiện xong đê của đầm, nước sẽ được bơm vào để sẵn sàng cho quá trình sản

xuất tiếp theo.

Chi phí trung gian là các chi phí như tôm giống, thức ăn, các hóa chất và nguyên

liệu khác.

Lao động bao gồm lao động thuê và số lao động gia đình cung cấp mỗi năm.

Lao động gia đình thường tham gia nuôi tôm giống, bảo vệ nguồn nước.

Lợi ích nuôi tôm là doanh thu từ việc bán tôm thành phẩm, tính theo giá thị trường

tại điểm bán.

Lợi ích môi trường

Như trong Chương 2 đã trình bày, việc nuôi tôm sinh thái và trồng rừng ngập mặn

mang lại những lợi ích môi trường là các giá trị sử dụng gián tiếp do các dịch vụ

sinh thái mà rừng ngập mặn cung cấp bao gồm:

Giá trị phòng chống bão lũ cho đê biển

Giá trị hỗ trợ nuôi trồng thủy sản

Giá trị hấp thụ cacbon của rừng

Hoạt động nuôi cua và trồng rau câu

Cũng bao gồm chi phí đầu tư và chi phí sản xuất, chi phí đầu tư sẽ chung với chi phí

đầu tư nuôi tôm vì đây là hoạt động nuôi kết hợp. Các chi phí sản xuất chủ yếu là

chi phí giống, chi phí lao động (bao gồm cả việc thu hoạch). Lợi ích là doanh thu từ

bán sản phẩm.

Hoạt động nuôi ngao

Page 139: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 131 -

Chi phí đầu tư: như đã trình bày, khi đầu tư vào nghề nuôi ngao chủ nuôi không

phải lo thức ăn nhưng phải tạo môi trường cho ngao sống thuận lợi. Người nuôi

ngao thường chia diện tích nuôi thành những đầm rộng, có ô quây riêng biệt bằng

lưới. Để có vùng nuôi bảo đảm yêu cầu sinh trưởng cho ngao, chủ đầm phải đầu tư

kinh phí để phun cát, tạo thành nền đáy bằng phẳng phù hợp với sự lên xuống của

thuỷ triểu. Tiếp đó, đầu tư tiền để mua lưới quây phù hợp với từng giai đoạn phát

triển và bảo đảm giữ được ngao nhưng không cản trở sinh vật phù du cộng với tiền

chôn cọc xung quanh vùng nuôi ngao.

Chi phí sản xuất gồm chi phí cho ngao giống và chi phí lao động.

Lợi ích từ nuôi ngao là doanh thu từ bán sản phẩm tính theo giá thị trường.

Bước 4: Lượng hóa các chi phí, lợi ích thành thước đo tiền tệ

Bước này kế thừa các kết quả trong Chương 2 bao gồm kết quả điều tra các số liệu

sơ cấp, kết quả tổng hợp từ các dữ liệu thứ cấp và kết quả tính toán trong các mô

hình liên quan.

Bảng 3.4: Tổng hợp các chi phí và lợi ích trực tiếp từ nuôi trồng thủy sản

Đơn vị đồng/ha

Các hoạt động Chi phí thuê đất

Chi phí đầu tư Chi phí sản xuất

Doanh thu từ bán sản phẩm

Nuôi tôm quảng canh

300.000 Không phải đầu tư vì đã đầu tư trong giai đoạn

trước

5.672.000 11.593.750

Nuôi tôm sinh thái

300.000 15.000.000 6.472.000 16.721.250

Nuôi cua Cùng với nuôi tôm

Cùng với nuôi tôm

Cùng với nuôi tôm

980.000

Trồng rong câu Cùng với nuôi tôm

Cùng với nuôi tôm

1.500.000 7.500.000

Nuôi ngao 300.000 Đã đầu tư 18.000.000 160.000.000

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả nghiên cứu trong Chương 2

Page 140: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 132 -

Đối với các lợi ích môi trường, việc trồng RNM trong ao nuôi sinh thái mang lại ba

loại lợi ích môi trường:

Thứ nhất, RNM có khả năng hỗ trợ nuôi trồng thủy sản do sự tồn tại của cây rừng

trong ao nuôi tạo ra điều kiện thuận lợi về môi trường giúp cho năng suất thủy sản ở

ao nuôi sinh thái cao hơn ao nuôi quảng canh. Giá trị này theo cách phân tích trong

Chương 2 thể hiện ở sự khác biệt có ý nghĩa về năng suất nuôi tôm giữa ao quảng

canh (trung bình 132,5 kg/ha) và ao sinh thái (trung bình 191,1 kg/ha). Sự khác biệt

này đã được qui đổi về giá trị tiền tệ trong doanh thu nuôi tôm trên 1 ha nuôi như

trình bày trong bảng trên.

Thứ hai, RNM khi trưởng thành có khả năng hấp thụ cacbon. Trung bình 1ha RNM

tại vùng lõi có khả năng hấp thụ 2,5 tấn cacbon một năm. Để đơn giản hóa khi tính

toán, ta giả định rằng giá trị hấp thụ cacbon trên một đơn vị diện tích tỷ lệ thuận với

số lượng rừng trên cùng đơn vị diện tích đó. Như vậy, nếu trong các ao nuôi sinh

thái độ che phủ của rừng chiếm 50% diện tích ao thì trên 1 ha ao nuôi sinh thái, giá

trị hấp thụ cacbon của cây ngập mặn là 1,25 tấn/1năm khi rừng đã trưởng thành.

Theo Phòng Thủy sản của Huyện (2008), rừng trong ao nuôi sinh thái đòi hỏi thời

gian khoảng 10 để trưởng thành tức là tại năm thứ 10 trong vòng đời dự án thì 1ha

rừng cung cấp được giá trị hấp thu cacbon là 1,25 tấn/năm. Để tính toán dòng giá

trị, giả sử dịch vụ này tăng dần trong từng năm kể từ khi trồng cây rừng tới khi cây

trưởng thành với mức hấp thu trung bình gia tăng hàng năm là 0,125 tấn/ha.

Theo kết quả đã nghiên cứu, một ha rừng ngập mặn tại Xuân Thủy có giá trị hấp thụ

cacbon qui đổi ra tiền là 646.387 đồng/1năm. Với cách lập luận trên thì rừng trong

một ha ao nuôi sinh thái tại năm thứ 10 trong vòng đời có giá trị hấp thụ cacbon là

323.194 đồng/1năm và từ năm thứ nhất tới năm thứ 10 trong vòng đời thì mỗi năm

giá trị này gia tăng 32.319,4 đồng.

Thứ ba, lợi ích bảo vệ đê biển của RNM. Theo Chương 2, giá trị này được xác định

là 492.000 đồng/ha rừng/1năm. Để đơn giản hóa khi tính toán chuỗi lợi ích, ta cũng

Page 141: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 133 -

giả định giá trị này của rừng trên một đơn vị diện tích tỷ lệ với diện tích cây rừng

hiện hữu trên đơn vị diện tích đó. Đồng thời giá trị này sẽ tích lũy từng năm kể từ

khi trồng cây tới khi cây trưởng thành tại năm thứ 10. Với giả định như vậy, giá trị

bảo vệ đê biển của RNM trong ao sinh thái là 246.000/ha/năm tại năm thứ 10 (mức

che phủ rừng trong ao là 50%). Giá trị này sẽ tăng từ 24.600 đồng/ ha từ năm thứ 1

trong vòng đời tới năm thứ 10 với mức tăng hàng năm là 24.600 đồng/ha.

Bước 5: Tính toán chỉ số sinh lời của các phương án sử dụng ĐNN

Trong bước này, giá trị hiện tại ròng (NPV) cá nhân và xã hội sẽ được tính cho từng

phương án sử dụng ĐNN tại khu vực với nguồn dữ liệu đầu vào là các dòng lợi ích

và chi phí trong từng năm được xác định ở bước 4. NPV xã hội được tính theo

phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng trong đó có lồng ghép cả những lợi

ích môi trường của các phương án sử dụng ĐNN.

n

ttrEtCtBtNPVxh

0

`)1(

)(

Trong đó: Bt: tổng các lợi ích của phương án ở năm thứ t

Ct: tổng các chi phí của phương án ở năm thứ t

Et: tổng lợi ích môi trường của phương án ở năm thứ t

r: tỷ lệ chiết khấu

n: số năm thực hiện phương án

Tỷ lệ chiết khấu cơ bản được sử dụng trong tính toán là 10%/năm. Tỷ lệ này bằng

với lãi suất trái phiếu dài hạn của Chính phủ Việt Nam hiện nay, đồng thời là một

mức chiết khấu được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về phân tích chi

phí – lợi ích. Ngoài ra, trong phần phân tích độ nhạy ở bước tiếp sau, tỷ lệ chiết

khấu sẽ được thay đổi ở mức 12% và 15% để xem xét mức độ biến động của khả

năng sinh lời của các phương án sử dụng ĐNN tại địa phương.

Page 142: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

134

Phương án 1:

Đơn vị: đồng

Giá trị 1ha

nuôi tôm

quảng canh

kết hợp

Giá trị 1179 ha

nuôi quảng

canh kết hợp

Giá trị 1ha nuôi

sinh thái kết hợp

Giá trị 600 ha nuôi

sinh thái kết hợp

Giá trị 1 ha

nuôi ngao

Giá trị 450 ha

nuôi ngao

Tổng giá trị theo

kịch bản

NPV cá

nhân

77.432.298 91.92.679.960 90.386.549 54.231.929.422 870,685,158 391.808.321.495 544.833.441.925

NPV xã

hội

77.432.298 91.92.679.960 100.485.064 60.291.038.429 870,685,158 391.808.321.495 556.739.591.123

Phương án 2:

Đơn vị: đồng

Giá trị 1ha

nuôi tôm

quảng canh

kết hợp

Giá trị 469 ha

nuôi quảng

canh kết hợp

Giá trị 1ha nuôi

sinh thái kết

hợp

Giá trị 1310 ha nuôi

sinh thái kết hợp

Giá trị 1 ha nuôi

ngao

Giá trị 450 ha

nuôi ngao

Tổng giá trị theo

kịch bản

NPV cá

nhân 115.128.857

44.953.608.924

115.128.857

150.818.803.778 1.077.781.466 391.808.321

680.774.072.422 NPV xã hội 130.310.425 44.953.608.924 130.310.425 170.706.657.137 1.077.781.466 391.808.321 700.661.925.781

Page 143: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

135

Phương án 3: Đơn vị: đồng

Giá trị 1ha

nuôi tôm

quảng canh

kết hợp

Giá trị nuôi quảng

canh kết hợp

(không nuôi)

Giá trị 1ha nuôi

sinh thái kết

hợp

Giá trị 1779 ha nuôi

sinh thái kết hợp

Giá trị 1 ha nuôi

ngao

Giá trị 450 ha

nuôi ngao

Tổng giá trị theo

kịch bản

NPV cá

nhân 95.849.912

0

115.128.857

204.814.238.107 1.077.781.466 391.808.321

689.815.897.827 NPV xã

hội 95.849.912

0

130.310.425 231.822.246.600

1.077.781.466 391.808.321

716.823.906.320 Phương án 4a:

Đơn vị: đồng

Giá trị 1ha nuôi

tôm quảng canh

kết hợp

Giá trị nuôi quảng

canh kết hợp

(không nuôi)

Giá trị 1ha nuôi

sinh thái kết hợp

Giá trị 1779 ha

nuôi sinh thái kết

hợp

Giá trị 1 ha nuôi

ngao

Giá trị 450 ha nuôi

ngao

Tổng giá trị theo

kịch bản

NPV cá

nhân

95.849.912 0

115.128.857

216.327.123.892 870.685.158 377.223.513.115.

584.508.811.602 NPV xã

hội

95.849.912 0

130.310.425 244.853.289.130

870.685.158 377.223.513.115

605.914.821.706

Page 144: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

136

Phương án 4b: Đơn vị: đồng

Giá trị 1ha

nuôi tôm

quảng

canh kết

hợp

Giá trị nuôi

quảng canh

469 ha

Giá trị 1ha

nuôi sinh thái

kết hợp

Giá trị 1410 ha

nuôi sinh thái kết

hợp

Giá trị 1 ha nuôi

ngao

Giá trị 350 ha nuôi

ngao

Tổng giá trị theo

kịch bản

NPV cá

nhân

95.849.912 44.953.608.924

115.128.857

162.331.689.562 870.685.158 377.223.513.115

593.550.637.007 NPV xã

hội

95.849.912 44.953.608.924

130.310.425 183.737.699.666

870.685.158 377.223.513.115

622.076.802.245

Page 145: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 137 -

0

100

200

300

400

500

600

700

800

Kịch bản1

Kịch bản2

Kịch bản3

Kịch bản4a

Kịch bản4b

NPV

(tỷ đ

ồng)

NPV cá nhânNPV xã hội

Hình 3.1: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN Nguồn: Xử lý của tác giả (2008)

Bước 6: Phân tích độ nhạy

Giả định 1: Tăng giá thuê mặt nước từ 300.000 đồng thành 1.000.000 đồng/1 ha/

năm.

Bảng 3.5: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN khi giá thuê

mặt nước thay đổi

Đơn vị: đồng

NPV cá nhân NPV xã hội

Phương án 1 543.018.624.178 560.983.882.383

Phương án 2 668.906.306.568 688.794.159.927

Phương án 3 677.948.131.973 704.956.140.466

Phương án 4a 572.641.045.748 594.047.055.850

Phương án 4b 581.682.871.153 610.209.036.392

Nguồn: Xử lý của tác giả (2008)

Page 146: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 138 -

Giả định 2: Chi phí sản xuất tăng 50% từ năm 2010

Bảng 3.6: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN

Đơn vị: đồng

NPV cá nhân NPV xã hội

Phương án 1 368.148.893.763 386.114.151.967 Phương án 2 491.197.958.220 511.085.811.580 Phương án 3 490.990.528.049 517.998.536.543 Phương án 4a 401.196.437.566 422.602.447.670 Phương án 4b 400.989.007.395 429.515.172.633

Nguồn: Xử lý của tác giả (2008)

Giả định 3: Tỷ lệ chiết khấu 12%, các giả thiết khác không đổi

Bảng 3.7: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN (r=12%)

Đơn vị: đồng

NPV cá nhân NPV xã hội

Phương án 1 535.253.633.080 545.875.673.527 Phương án 2 608.050.548.177 625.140.815.526 Phương án 3 615.592.611.717 638.801.455.697 Phương án 4a 521.731.595.412 540.126.463.322 Phương án 4b 529.273.658.953 553.787.103.494

Nguồn: Xử lý của tác giả (2008)

Giả định 4: Tỷ lệ chiết khấu 15%, các giả thiết khác không đổi

Bảng 3.8: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN (r =15%)

Đơn vị: đồng

NPV cá nhân NPV xã hội

Phương án 1 442.763.223.823 451.783.585.256 Phương án 2 520.008.829.124 533.806.645.268 Phương án 3 525.759.245.554 544.496.890.531 Phương án 4a 445.746.406.025 460.597.490.577 Phương án 4b 451.496.822.454 471.287.735.839

Nguồn: Xử lý của tác giả (2008)

Page 147: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 139 -

Bước 7: Thảo luận kết quả tính toán và đề xuất quản lý

Thảo luận kết quả tính toán

Trong tất cả các trường hợp tính toán, NPV xã hội và NPV cá nhân luôn dương,

trong đó NPV xã hội luôn lớn hơn đáng kể so với NPV cá nhân do có sự tồn tại

của các lợi ích ngoại ứng môi trường do dự án trồng rừng tạo ra cho xã hội.

Trong tất cả các trường hợp, Phương án 3 luôn mang lại NPV xã hội và NPV cá

nhân lớn nhất, tiếp sau đó là Phương án 2, rồi đến Phương án 4b.

Trong tất cả các trường hợp thì sự gia tăng của tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV cá

nhân và xã hội giảm đi đáng kể. Tuy nhiên khi tỷ lệ chiết khấu tăng lên mức

15%/năm thì NPV của các phương án đều vẫn dương và khá lớn.

Khi chi phí sản xuất được giả định là gia tăng gấp đôi từ năm 2010 thì các

phương án vẫn mang lại NPV cá nhân và xã hội khá lớn.

Khi giá thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng lên đến 1.000.000 đồng/ha/năm

(tăng 300% so với hiện tại) thì NPV cá nhân và xã hội giảm không đáng kể so

với trường hợp giữ nguyên giá thuê như hiện tại.

Đề xuất quản lý

Thứ nhất, chính quyền và các cơ quản lý tại địa phương nên cân nhắc việc cho thuê

đất lâu dài với các chủ hộ nuôi trồng thủy sản vì nếu thời gian cho thuê quá ngắn thì

các hộ sẽ không có động cơ kinh tế để đầu tư cải tạo ao và trồng phục hồi rừng

trong ao. Chỉ khi thời gian cho thuê lớn hơn 10 năm thì các hộ mới tính đến việc

trồng phục hồi rừng.

Thứ hai, địa phương nên thúc đẩy một cơ chế cho người dân vay để đầu tư trồng

rừng và nuôi trồng thủy sản hiệu quả. Hiện tại thời gian cho vay vốn là 2 năm phải

trả cả gốc và lãi là rất ngắn. Theo kiến nghị của các chủ hộ thì thời gian cho vay vốn

nên kéo dài thành 5 năm vì nghề nuôi trồng thủy sản chịu rủi ro khá lớn từ dịch

bệnh, các điều kiện tự nhiên cũng như những phản ứng của thị trường.

Page 148: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 140 -

Thứ ba, chính quyền địa phương nên nghiên cứu về cơ chế chính sách bắt buộc với

các chủ hộ thuê phải trồng phục hồi rừng trong ao để vừa mang lại lợi ích cá nhân

và lợi ích xã hội. Việc bắt buộc này nên ràng buộc bằng các điều khoản chặt chẽ

trong hợp đồng cho thuê mặt nước về thời gian, diện tích trồng rừng và trách nhiệm

duy trì bảo vệ rừng.

Thứ tư, các cơ quan quản lý cũng nên xem xét lại việc tính giá cho hộ gia đình thuê

mặt nước để nuôi trồng thủy sản tại Huyện. Theo Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

của Chính Phủ về “Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước”, hạn mức tối đa cho thuê một

hecta mặt nước để nuôi trổng thủy sản có thể lên tới 1.000.000 một ha một năm

[10], với những hoạt động sinh lời lớn như nuôi ngao thì hoàn toàn có thể áp dụng

mức giá này vì vẫn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nuôi lâu dài, vừa mang lại

nguồn thu ngân sách cho cơ quan quản lý địa phương.

3.2. ÁP DỤNG CƠ CHẾ CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐỂ BẢO

TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC

Như đã trình bày trong Chương 1, Cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường (PES) là

một công cụ kinh tế được sử dụng để bảo tồn và phát triển bền vững các dịch vụ

sinh thái của môi trường. Bản chất của PES là tạo cơ chế khuyến khích và mang lại

lợi ích cho chủ thể cung cấp dịch vụ hệ sinh thái, nhằm tạo nguồn tài chính bền

vững cho công tác bảo vệ môi trường.

Hiện nay, Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để thực hiện PES là Luật Bảo vệ và Phát

triển rừng (2004) và Luật Đa dạng sinh học (2008). Ngoài ra, PES đang được triển

khai thí điểm tại hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La theo Quyết định 380/QĐ-TTg của

Thủ tướng Chính phủ ngày 10/04/2008 về “Chính sách thí điểm chi trả cho dịch vụ

môi trường rừng” với các loại dịch vụ: điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn, bồi

lấp; và cảnh quan du lịch [11].

Page 149: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 141 -

Đề xuất mô hình chi trả cho dịch vụ môi trường tại Xuân Thủy

Kết quả nghiên cứu trong Chương 2 của luận án cho thấy RNM tại VQG Xuân

Thủy cung cấp rất nhiều giá trị sinh thái cho người dân và cộng đồng địa phương.

Các dịch vụ này bao gồm: bảo tồn đa dang sinh học, phòng tránh thiệt hại cho đê

biển, hỗ trợ sinh thái hoạt động nuôi trồng thủy sản, hấp thụ cacbon. Các dịch vụ

sinh thái trên cũng đã được tính toán qui đổi về giá trị tiền tệ cụ thể.

Như vậy điều kiện tiền đề để áp dụng Cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường là khá

rõ ràng gồm: (i) có cơ sở pháp lý để thực hiện cơ chế, (ii) các chủ thể hưởng lợi từ

các dịch vụ sinh thái và các chủ thể cung cấp dịch vụ được xác định rõ ràng; (ii) các

dịch vụ sinh thái được lượng hóa thành tiền dựa trên những tính toán có căn cứ khoa

học và thực nghiệm.

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về các mô hình PES đã có trong nước và quốc

tế, luận án đề xuất mô hình PES cho bảo RNM tại Xuân Thủy.

Mục đích của mô hình chi trả cho dịch vụ môi trường tại Xuân Thủy

Thực hiện chính sách Chi trả dịch vụ môi trường góp phần thay đổi cơ chế đầu tư

đối với việc bảo vệ và phát triển rừng ngâp mặn tại Xuân Thủy, từ chủ yếu dựa vào

nguồn ngân sách Nhà nước sang huy động nguồn lực của xã hội, hình thành một

nguồn tài chính mới, trực tiếp từ những người được hưởng dịch vụ do rừng cung

cấp đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững.

Đối tượng áp dụng

Các tổ chức sử dụng và chi trả dịch vụ môi trường rừng dự kiến gồm:

Ban quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Nam Định

(hưởng lợi ích phòng hộ đê biển của RNM do tránh được các chi phí bảo dưỡng,

duy tu hệ thống đê biển có RNM phòng hộ)

Page 150: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 142 -

Tổ chức, cá nhân sản xuất và nuôi trồng thủy sản tại vùng đệm của VQG Xuân

Thủy (hưởng lợi ích từ giá trị hỗ trợ sinh thái của RNM)

Người dân tại các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy (hưởng lợi ích từ giá trị bảo

tồn đa dạng sinh học của RNM.

Chủ thể cung cấp dịch vụ môi trường là Ban quản lý VQG Xuân Thủy.

Loại dịch vụ môi trường

Dịch vụ phòng hộ đê biển của RNM

Dịch vụ hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của RNM

Dịch vụ bảo tồn đa dạng sinh học của RNM

Hình thức chi trả cho dịch vụ môi trường

Chi trả dịch vụ môi trường trực tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường

(người phải chi trả) trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường

(người được chi trả)

Chi trả dịch vụ môi trường gián tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường

trả tiền gián tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường thông qua một tổ chức

khác

Đề xuất mức chi trả

Ban quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Nam Định: dự

kiến là 1 tỷ đồng 1 năm. Việc chi trả được tiến hành trực tiếp giữa Sở và Ban

quản lý VQG Xuân Thủy.

Các cá nhân, tổ chức sản xuất và nuôi trồng thủy sản tại vùng đệm VQG Xuân

Thủy: dự kiến là 300.000 đồng/hộ/1năm. Việc chi trả được tiến hành gián tiếp,

trong đó các cá nhân và hộ kinh doanh nộp tiền hàng năm cho Quĩ bảo vệ và

phát triển rừng ngập mặn của Huyện. Quĩ có thể trao lại 50% số tiền thu được

cho VQG Xuân Thủy để trồng và bảo vệ rừng, 50% số tiền còn lại được sử dụng

Page 151: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 143 -

để trợ cấp, hỗ trợ cho các hoạt động trồng rừng của các hộ gia đình nuôi thủy

sản theo hình thức sinh thái tại các xã vùng đệm.

Người dân tại vùng đệm VQG Xuân Thủy: dự kiến là 30.000 đồng/hộ/1năm.

Việc chi trả tiến hành gián tiếp, trong đó các hộ gia đình sẽ nộp tiền hàng năm

vào Quĩ bảo vệ và phát triển RNM. Số tiền thu về hàng năm được sử dụng cho

các hoạt động trồng rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy.

Trách nhiệm của bên chi trả và bên được chi trả dịch vụ môi trường

Với bên chi trả dịch vụ

Phải trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường đầy đủ và đúng hạn cho Ban quản lý VQG

Xuân Thủy (trong trường hợp trả trực tiếp) hoặc nộp tiền cho Quĩ Bảo vệ và phát

triển rừng (trong trường hợp trả gián tiếp).

Với bên được chi trả dịch vụ

Phải bảo đảm RNM được bảo vệ về số lượng và chất lượng, phát triển rừng theo

đúng qui hoạch và kế hoạch. Phải báo cáo hàng năm về tình hình quản lý rừng cho

bên chi trả trên cơ sở các đánh giá khách quan và khoa học

Trách nhiệm của các bên liên quan

UNND Huyện Giao Thủy

Tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại

địa phương và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Phối hợp các cơ quan chức năng của Huyện chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện

cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường tại Xuân Thủy

Thành lập Quĩ bảo vệ và phát triển rừng cấp Huyện và tổng kết việc thực hiện

chính sách và đưa ra những điều chỉnh về chi trả dịch vụ môi trường trên địa bàn

UBND các xã liên quan

Page 152: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 144 -

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa

thiết thực và tầm quan trọng đối với trách nhiệm của người dân trong việc đóng

góp tiền cho bảo vệ tài nguyên và môi trường của cộng đồng để thực hiện chính

sách chi trả cho dịch vụ môi trường.

Xác định danh sách các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng chi trả cho

dịch vụ môi trường.

Tham gia giám sát thực hiện chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường tại

địa phương.

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện áp dụng chính sách chi trả cho dịch vụ

môi trường có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về trách nhiệm,

nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc thực hiện chính sách

chi trả dịch vụ môi trường tại địa phương.

3.3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NGẬP NƯỚC

Xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐNN là một trong những giải pháp quản lý ĐNN được

áp dụng phổ biến trên thế giới với mục đích giám sát sự biến động của ĐNN, cung

cấp thông tin phục vụ qui hoạch sử dụng ĐNN, cung cấp thông tin nền để giải quyết

các tranh chấp và đánh giá thiệt hại của ĐNN khi có các tác động bên ngoài.

Tại Việt Nam, thu thập các thông tin liên quan và xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN đã

được đề cập như một biện pháp quản lý then chốt tài nguyên ĐNN trong nhiều văn

bản, qui định của Nhà nước, tiêu biểu là Nghị định số 109/2003/NĐ-CP của Chính

phủ về bảo tồn và phát triển các vùng ĐNN và Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi

trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Với những ý nghĩa quan trọng trên và nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách

Đảng và Nhà nước, Kế hoạch hành động về Bảo tồn và phát triển các vùng ĐNN tại

Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010 đã được xây dựng và phê chuẩn theo Quyết định

Page 153: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 145 -

số 04/2004/QĐ-BTNMT ngày 05/04/2004 của Bộ trưởng Bộ TNMT. Văn bản này

đã nhấn mạnh vai trò của các vùng ĐNN, đưa ra được các mục tiêu cụ thể, các

chương trình và dự án ưu tiên để bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN ở Việt Nam,

trong đó xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN là một Chương trình quan trọng của Kế

hoạch hành động.

Bảng 3.9: Qui định về xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN của Bộ TNMT

Chương trình 2: Kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập quy hoạch về bảo tồn và phát

triển bền vững các vùng ĐNN

Kiểm kê và cập nhật định kỳ hiện trạng ĐNN (diện tích, phạm vi phân bố, số

lượng, loại hình, giá trị, chức năng,.v.v..) để làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng,

bảo tồn và quản lý ĐNN theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Điều tra các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đa dạng sinh học tại các vùng

ĐNN có tầm quan trọng; xác định và lập danh sách các vùng ĐNN có tầm quan

trọng quốc tế và quốc gia, các vùng ĐNN bị đe dọa.

Xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về các vùng ĐNN làm căn cứ

cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN cho các mục đích bảo tồn và phát

triển bền vững các vùng ĐNN.

Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững từng vùng ĐNN, bao gồm: xác định

phương hướng, mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững; xác định phạm vi và

diện tích vùng ĐNN; xác định nội dung bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN; xác

định các biện pháp chính về bảo tồn và PTBV vùng ĐNN.

Nguồn: [3]

Ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý ĐNN

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung những thông tin về giá

trị kinh tế của ĐNN trong cơ sở dữ liệu ĐNN tại khu Ramsar Xuân Thủy. Theo dự

thảo khung cơ sở dữ liệu ĐNN tại Việt Nam do Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện

Page 154: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 146 -

năm 2007 do Chính phủ Hà Lan tài trợ, toàn bộ 68 vùng ĐNN có giá trị sinh thái

cao tại Việt Nam sẽ phải xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN chi tiết. Trong các cơ sở dữ

liệu sẽ có các thông tin liên quan đến hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng khai thác tài

nguyên, các thông tin về giá trị đa dạng sinh học và giá trị gián tiếp của từng khu

vực ĐNN.

Như vậy, thông tin nghiên cứu của luận án về giá trị kinh tế tổng thể và từng phần

của ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt có thể được chọn lọc và tích hợp trong khung cơ

sở dữ liệu ĐNN của VQG Xuân Thủy để phục vụ cho các hoạt động quản lý và

nghiên cứu.

Thứ hai, thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN giúp hoạch định các kế hoạch, qui

hoạch sử dụng ĐNN hiệu quả, bền vững. Như đã trình bày trong đề xuất 1, các

thông tin về giá trị kinh tế ĐNN là dữ liệu đầu vào rất quan trọng cho việc tính toán

giá trị của các phương án sử dụng ĐNN tại địa phương, từ đó lựa chọn được

phương án mang lại giá trị lớn nhất cho cộng đồng và xã hội.

Thứ ba, thông tin về giá trị kinh tế ĐNN tại Xuân Thủy cung cấp những dữ liệu nền

rất quan trọng góp phần giải quyết các tranh chấp, xung đột liên quan đến ĐNN.

Hiện nay cùng với quá trình phát triển kinh tế thì các vấn đề ô nhiễm, sự cố môi

trường liên quan đến ĐNN xảy ra với tần suất ngày càng cao hơn. Để xử lý và áp

dụng các chế tài với những người gây ô nhiễm theo Luật BVMT, Luật Dân sự và

Luật Hình sự đòi hỏi phải xác định được thiệt hại kinh tế do ô nhiễm gây ra. Nếu

các nhà quản lý không có các dữ liệu nền về giá trị kinh tế của ĐNN thì sẽ không

thể xác định được qui mô giá trị của các thiệt hại để đưa ra các phán xử có tính

thuyết phục.

Nhìn chung, các dữ liệu nền quan trọng như giá trị kinh tế của tài nguyên phải được

điều tra và cập nhật thường xuyên để phục vụ cho công tác quản lý, đặc biệt là tại

những khu vực có giá trị và sự nhạy cảm sinh thái cao như VQG Xuân Thủy. Ngoài

ra, trong thời gian tới, Nghị định của Chính phủ về “Xác định thiệt hại do ô nhiễm,

Page 155: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 147 -

suy thoái môi trường gây ra” sẽ bắt đầu có hiệu lực. Trong dự thảo Nghị định có qui

định về các phương pháp xác định thiệt hại các hệ sinh thái quan trọng như san hô,

cỏ biển, rừng ngập mặn. Việc xác định thiệt hại môi trường theo Nghị định nhất

thiết cần có các dữ liệu kinh tế nền để phục vụ tính toán.

3.4. LỒNG GHÉP THÔNG TIN VỀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP

NƯỚC TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG

Kinh nghiệm thế giới cho thấy, một trong những cách tiếp cận được sử dụng rộng

rãi nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên ĐNN là việc tăng cường tuyên

truyền, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về ĐNN cho các nhóm đối

tượng liên quan. Ở Việt Nam, Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Bảo

tồn và phát triển bền vững ĐNN và Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và

phát triển bền vững các vùng ĐNN của Bộ TNMT đều nhấn mạnh nâng cao nhận

thức ĐNN là một ưu tiên hàng đầu trong chương trình hành động quản lý.

Theo đánh giá về nhận thức của cộng đồng do Viện Sinh thái và Môi trường tiến

hành tại Xuân Thủy năm 2007, người dân địa phương mặc dù đã có một số hiểu biết

sơ bộ về vai trò của ĐNN tại khu vực nhưng vẫn còn rất nhiều nhiều lỗ hổng trong

nhận thức về các giá trị kinh tế của ĐNN, đặc biệt là các giá trị sử dụng gián tiếp và

giá trị phi sử dụng [50].

Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số chương trình truyền thông giáo dục

ĐNN có lồng ghép các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN tại Xuân Thủy cho các

đối tượng liên quan như sau:

Hoạt động 1:

Tên hoạt động

Đào tạo cán bộ quản lý bảo tồn kỹ năng và qui trình thiết kế và xây dựng kế hoạch quản lý bảo tồn ĐNN

Mục tiêu Trợ giúp kỹ năng và kiến thức xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng bền vững ĐNN cho các nhà quản lý bảo tồn tại VQG

Page 156: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 148 -

Xuân Thủy

Đối tượng Các cán bộ quản lý tại Ban quản lý VQG Xuân Thủy

Thời gian học Khoảng 1 tuần

Quy mô/ nội dung Khái niệm, đặc điểm và phân loại ĐNN

Các giá trị kinh tế của ĐNN

Lập kế hoạch quản lý ĐNN

Các cách tiếp cận quản lý ĐNN

Xây dựng mạng lưới giám sát và đánh giá các chương trình quản lý ĐNN

Đề xuất ý tưởng, dự án bảo tồn ĐNN

Hoạt động 2:

Tên hoạt động

Nâng cao nhận thức về ĐNN cho học sinh phổ thông tại các trường phổ thông tại địa phương thông qua lồng ghép giáo dục, truyền thông ĐNN trong các hoạt động ngoại khóa

Mục tiêu Tổ chức các hoạt động truyền thông ĐNN cho học sinh phổ thông nhằm nâng nhận thức và thái độ của các em về sử dụng bền vững ĐNN

Thời gian Hàng năm

Đối tượng Học sinh phổ thông cấp I, II, III tại vùng đệm VQG Xuân Thủy

Lý do thực hiện Học sinh phổ thông là những người sử dụng tài nguyên và ra quyết định trong tương lai. Nâng cao nhận thức, hiểu biết về giá trị ĐNN cho học sinh phổ thông sẽ tạo cơ sở để các em có hành vi đúng đắn đối với tài nguyên ĐNN trong hiện tại và tương lai.

Quy mô/ nội dung Nêu các giá trị của tài nguyên ĐNN thông qua các bài giảng sinh động (tranh, ảnh, câu chuyện kể…)

Học theo phương pháp trải nghiệm thông qua tổ chức tham quan vùng ĐNN tại Xuân Thủy

Page 157: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 149 -

Hoạt động 3:

Tên hoạt động Tổ chức 1 chiến dịch truyền thông về ĐNN cho người dân địa phương hàng năm về ĐNN

Mục tiêu Cung cấp thông tin cập nhật về ĐNN cho người dân địa phương về từng chủ đề riêng biệt hàng năm

Thời gian Hàng năm

Đối tượng Người dân chủ yếu tại các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy

Quy mô/ nội dung Tổ chức hội thảo cho người dân địa phương

Cung cấp tài liệu, tờ rơi về giá trị kinh tế của ĐNN Lồng ghép hoạt động ngoại khóa về bảo vệ ĐNN cho

học sinh

3.6. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Quản lý và sử dụng bền vững ĐNN đòi hỏi một cách tiếp cận tổng hợp từ hoạch

định chiến lược, xây dựng các chính sách, qui hoạch, kế hoạch quản lý, thiết kế và

vận hành các cơ chế quản lý cũng như tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng

đồng xã hội. Tất cả những hoạt động quản lý trên đều cần thiết phải có các thông tin

về giá trị kinh tế của ĐNN. Hiện nay, công tác quản lý ĐNN ở Việt Nam là còn yếu

một phần do không có các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN hoặc các thông tin

thiếu đồng bộ.

Trong chương này, luận án đã đề xuất một số ứng dụng quản lý ĐNN tại vùng cửa

sông Ba Lạt thuộc VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định trên cơ sở đầu vào là các thông

tin về giá trị kinh tế của tài nguyên. Các ứng dụng cụ thể gồm lựa chọn phương án

sử dụng đất hiệu quả tại địa phương trên cơ sở phân tích chi phí-lợi ích; áp dụng thử

nghiệm cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo vệ ĐNN; xây dựng cơ sở dữ

liệu ĐNN phục vụ quản lý; giáo dục và truyền thông ĐNN có lồng ghép thông tin

về các giá trị kinh tế của ĐNN.

Page 158: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 150 -

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN là một lĩnh vực khoa học ứng dụng có

ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững tài

nguyên này. Nghiên cứu về đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN giúp cho các bên liên

quan hiểu rõ hơn về lý thuyết, qui trình, phương pháp và những ứng dụng quản lý

của việc đánh giá giá trị. Thông qua các kết quả nghiên cứu cụ thể trong Chương 1,

Chương 2 và Chương 3, luận án đi đến một số kết luận và kiến nghị sau đây:

1. Về phương diện lý luận

Kết luận 1:

Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN có cơ sở lý thuyết và các phương pháp

thực nghiệm chuyên sâu, hệ thống. Để tiếp cận đánh giá, phải tìm hiểu được mối

liên hệ giữa các chức năng của hệ sinh thái ĐNN với những giá trị mà nó tạo ra cho

hệ thống phúc lợi của con người. Giá trị kinh tế của ĐNN chỉ phát sinh trong các

giao dịch kinh tế khi có sự thỏa mãn và sẵn sàng chi trả của các chủ thể sử dụng

ĐNN. Tổng giá trị kinh tế của ĐNN bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử

dụng gián tiếp, giá trị lựa chọn và giá trị phi sử dụng.

Điểm căn bản trong lý thuyết đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN là đo lường sự thay

đổi phúc lợi cá nhân khi các thuộc tính của ĐNN thay đổi. Có 4 đại lượng cơ bản để

đo sự thay đổi phúc lợi cá nhân là thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, biến thiên

bù đắp và biến thiên tương đương. Trong đó thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản

xuất thường được sử dụng để đánh giá giá trị của những hàng hóa, dịch vụ môi

trường của ĐNN có giá thị trường (thường là các giá trị sử dụng trực tiếp); biến

thiên bù đắp và biến thiên tương đương thường được sử dụng để đánh giá các giá trị

gián tiếp và phi sử dụng của ĐNN (các giá trị này thường không có thị trường và

không quan sát được giá cả của chúng).

Page 159: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 151 -

Kết luận 2:

Có 3 cách tiếp cận chủ yếu để đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN là đánh giá tổng thể,

đánh giá từng phần và đánh giá phân tích tác động. Các phương pháp đánh giá được

chia thành 4 nhóm là dựa trên thị trường thực, dựa trên thị trường thay thế, dựa trên

thị trường giả định và phân tích chi phí - lợi ích mở rộng. Mỗi phương pháp phù

hợp với việc đánh giá một hay nhiều nhóm giá trị cụ thể. Đánh giá giá trị kinh tế

của ĐNN là một qui trình gồm nhiều bước, mang tính liên ngành, đòi hỏi sự tham

gia của nhiều chuyên gia và các nhóm xã hội.

Kết luận 3:

Thông tin về giá trị kinh tế có rất nhiều ứng dụng trong quản lý ĐNN. Các ứng

dụng quan trọng sử dụng thông tin về giá trị kinh tế gồm (i) xây dựng các qui

hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN, (ii) đề xuất các công cụ pháp lý, công cụ kinh tế

trong quản lý ĐNN, (iii) thiết kế và thực hiện các cơ chế chi trả cho dịch vụ môi

trường để bảo tồn ĐNN, (iv) bổ sung và hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý

ĐNN, (v) thiết kế các chương trình giáo dục và truyền thông về bảo tồn và quản lý

bền vững ĐNN.

2. Về phương diện thực nghiệm

Luận án đã áp dụng một hệ thống các phương pháp đánh giá tiên tiến của thế giới

gồm các phương pháp dựa trên thị trường thực, dựa trên thị trường thay thế, dựa

trên thị trường giả định và phân tích chi phí - lợi ích để đánh giá giá trị kinh tế tổng

thể và từng phần của tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt thuộc VQG Xuân

Thủy, tỉnh Nam Định.

Kết luận 1:

Giá trị kinh tế toàn phần của ĐNN tại khu vực nghiên cứu là xấp xỉ 89 tỷ đồng 1

năm. Cả ba nhóm giá trị trong tổng giá trị kinh tế của ĐNN là giá trị sử dụng trực

Page 160: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 152 -

tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng đều hiện diện tại khu vực nghiên

cứu mặc dù qui mô các loại giá trị là khác nhau.

Giá trị sử dụng trực tiếp, chủ yếu là giá trị khai thác và nuôi trồng thủy sản, chiếm

tỷ trọng và qui mô lớn nhất (81 tỷ đồng/năm) tương ứng với 92,3% giá trị kinh tế

toàn phần của ĐNN. Các giá trị sử dụng gián tiếp (7,3 tỷ đồng/năm) chiếm 3,3% giá

trị kinh tế toàn phần và bao gồm giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản, giá

trị phòng hộ đê biển và giá trị hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn. Mặc dù chiếm

một tỷ trọng không lớn nhưng các dịch vụ sinh thái của ĐNN đóng một vai trò rất

quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất, sinh kế và sự ổn định đời sống của cộng đồng

địa phương.

Giá trị phi sử dụng, cụ thể là giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, chiếm 0,45% giá trị

kinh tế toàn phần của ĐNN tại khu vực (khoảng 400 triệu đồng/năm). Mặc dù có

qui mô và tỷ trọng rất nhỏ nhưng sự hiện diện và tồn tại của giá trị phi sử dụng thể

hiện nhận thức, thái độ và sự cảm nhận của người dân địa phương về các chức năng

sinh thái và giá trị đa dạng sinh học của ĐNN. Cụ thể hơn, bảo tồn các giá trị đa

dạng sinh học mang lại cho người dân một sự thỏa mãn và họ sẵn sàng trả tiền để

duy trì các giá trị đó. Kết quả nghiên cứu này có một ý nghĩa quan trọng giúp cho

các nhà quản lý lựa chọn được các chính sách, cơ chế quản lý ĐNN nhằm duy trì và

bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng xã hội.

Kết luận 2:

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại hiện trường cho thấy có thể áp dụng các qui

trình và phương pháp đánh giá giá trị ĐNN tiên tiến của thế giới trong điều kiện của

Việt Nam (bao gồm cả những phương pháp phức tạp về cơ sở lý thuyết và đòi hỏi

qui trình nghiên cứu chi tiết, chuẩn mực). Tuy nhiên, việc lựa chọn các phương

pháp đánh giá trong điều kiện cụ thể phải cân nhắc tới các vấn đề như mục đích

đánh giá cũng như sự đáp ứng về các nguồn lực như thời gian, tài chính, chuyên gia

và dữ liệu.

Page 161: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 153 -

3. Các đề xuất quản lý

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về giá trị kinh tế của ĐNN tại cửa

sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định. Luận án đưa ra một số đề xuất quản lý gồm:

Đề xuất 1:

Trong các qui hoạch phát triển của Huyện Giao Thủy giai đoạn 2010-2020 và định

hướng cho những năm tiếp theo, các cơ quan quản lý nên lựa chọn phương án

chuyển đổi toàn bộ diện tích nuôi tôm quảng canh hiện tại thành nuôi sinh thái.

Đồng thời, địa phương cũng nên cân nhắc việc cho thuê mặt nước lâu dài với các

chủ hộ nuôi trồng thủy sản (từ 15 năm trở lên), khi đó các hộ nuôi sẽ có động cơ

kinh tế để đầu tư cải tạo ao và trồng phục hồi rừng ngập mặn trong ao. Nếu theo

phương án này, đến năm 2025, khu vực bãi bồi VQG Xuân Thủy sẽ có 1779 ha

nuôi tôm sinh thái và 450 ha nuôi ngao, đồng thời có thêm 600 ha rừng ngập mặn so

với hiện tại. Giá trị hiện tại ròng mà phương án sử dụng ĐNN này mang lại cho khu

vực tư nhân là 690 tỷ đồng và xã hội là 770 tỷ đồng (trong giai đoạn 2010 – 2025).

Đề xuất 2:

Khi cho thuê mặt nước để nuôi thủy sản, địa phương nên kèm điều khoản bắt buộc

các chủ hộ nuôi phải đầu tư cải tạo ao và chuyển đổi các ao nuôi quảng canh thành

ao nuôi sinh thái thông qua việc trồng phục hồi rừng ngập mặn trong các ao nuôi.

Việc đầu tư cải tạo ao và trồng rừng phải được tiến hành từ năm 2010 ngay sau khi

hợp đồng thuê cũ hết hạn. Ngoài ra, bên thuê mặt nước phải có trách nhiệm bảo vệ

rừng ngập mặn thường xuyên tại khu vực nuôi thủy sản.

Các cơ quan quản lý cũng cần nghiên cứu và điều chỉnh cơ chế cho vay theo hướng

hỗ trợ, khuyến khích đối với các hộ nuôi thủy sản cam kết phục hồi và bảo vệ rừng

ngập mặn. Hiện tại, thời gian cho vay vốn từ 2-3 năm phải trả cả gốc và lãi là rất

ngắn. Thay vào đó, thời gian cho vay vốn nên kéo dài từ 5 năm trở lên với những ưu

Page 162: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 154 -

đãi rõ ràng hơn về vì nghề nuôi trồng thủy sản chịu rủi ro khá lớn từ dịch bệnh, các

điều kiện tự nhiên và những phản ứng của thị trường.

Đề xuất 3:

Các cơ quan quản lý cũng nên xem xét và điều chỉnh mức giá cho thuê mặt nước để

nuôi trồng thủy sản tại khu vực. Theo Nghị định số 142/2005/NĐ-CP của Chính

Phủ về “Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước”, hạn mức tối đa cho thuê một hecta mặt

nước để nuôi trổng thủy sản có thể lên tới 1.000.000 một ha một năm. Với những

ngành nuôi trồng thủy sản có mức sinh lời khá lớn như tại khu vực vùng đệm VQG

Xuân Thủy thì việc tăng tiền thuê mặt nước tới mức tối đa như trong qui định vẫn

đảm bảo lợi nhuận lâu dài cho người thuê đồng thời mang lại một nguồn thu ngân

sách đáng kể hàng năm cho địa phương.

Đề xuất 4:

Các cơ quan quản lý môi trường trung ương và địa phương có thể áp dụng thí điểm

cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường (PES) đối với các dịch vụ sinh thái của RNM

tại Xuân Thủy. Trong đó chủ thể cung cấp dịch vụ sinh thái là VQG Xuân Thủy,

chủ thể hưởng lợi là các hộ nuôi trồng thủy sản, người dân địa phương và các cơ

quan quản lý hệ thống đê biển tại khu vực. Việc chi trả giữa người cung cấp và

người hưởng lợi từ dịch vụ có thể được tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp qua Quĩ

Bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. Cơ chế chi trả khi thực hiện sẽ góp phần

đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho bảo tồn RNM tại địa phương, đồng thời thực

hiện công bằng xã hội.

Đề xuất 5:

Các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường trung ương nên nghiên cứu và xây

dựng cơ sở dữ liệu chi tiết về tài nguyên và môi trường dải ven biển ở Việt Nam

bao gồm cả dữ liệu về ĐNN ven biển. Cơ sở dữ liệu phải lồng ghép được thông tin

về giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN một cách hệ thống. Các thông tin này là yếu

Page 163: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

- 155 -

tố đầu vào để các cơ quan quản lý xây dựng và lựa chọn được các chính sách, công

cụ quản lý tài nguyên hiệu quả, đồng thời là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về

ĐNN có thể phát sinh giữa các nhóm lợi ích và là tư liệu để tham khảo cho các đối

tượng sử dụng khác trong xã hội.

Đề xuất 6:

Các cơ quan quản lý môi trường, các tổ chức xã hội dân sự cần phải tiến hành

thường xuyên các chương trình giáo dục và truyền thông ĐNN để nâng cao nhận

thức, thái độ bảo tồn và quản lý bền vững ĐNN tại địa phương. Thông tin chi tiết,

cụ thể về các giá trị kinh tế bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị gián tiếp và phi

sử dụng của các dịch vụ sinh thái được lồng ghép trong các chương trình giáo dục,

truyền thông sẽ giúp cho đối tượng truyền thông có được nhận thức và hiểu biết rõ

ràng hơn về những giá trị sinh thái, môi trường mà mình được hưởng qua đó góp

phần thay đổi thái độ và hành vi bảo tồn ĐNN của cộng đồng xã hội.

Page 164: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

i

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

1. Đinh Đức Trường (2009), Tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước và những ứng dụng quản lý, Tạp chí Kinh tế môi trường, Số 8, Hà Nội.

2. Dinh Duc Truong (2009), Valuing the non-use values of wetland in Xuan Thuy National Park using the dichotomous contigent valuation method, Journal of Economics and Development, Volume 35, Hanoi.

3. Ngô Thị Vân Anh và Đinh Đức Trường (2009), Cách tiếp cận kinh tế môi trường trong đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai, Tuyển tập Hội thảo khoa học lần thứ 12, Tập 2, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

4. Đinh Đức Trường (2009), Đánh giá giá trị phi sử dụng của đất ngập nước tại Vườn quốc gia Xuân Thủy bằng phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên nhị phân, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số tháng 8, Hà Nội.

5. Đinh Đức Trường (2009), Nhìn nhận chính sách xã hội hóa quản lý rác thải của thành phố Hà Nội từ hoạt động của Hợp tác xã môi trường Thành Công tại phường Nhân Chính, Tạp chí khoa học (Khoa học xã hội và nhân văn), Số 2, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Đinh Đức Trường (2008), Sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ hội nhập, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số đặc san tháng 3, Hà Nội.

7. Nguyễn Thế Chinh và Đinh Đức Trường (2007), Nhìn nhận kinh tế đối với môi trường và sinh thái, Tạp chí Kinh tế môi trường, Số 4, Hà Nội.

Page 165: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

ii

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy (2008), Báo cáo hiện trạng du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Giao Thủy, Nam Định.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Thông tư số 18/2004/TT-BTN& MT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước tại Việt Nam.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Quyết định số 04/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN giai đoạn 2004-2010.

4. Nguyễn Viết Cách (2001), Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy, Hội thảo khoa học Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên môi trường đất ngập nước cửa sông ven biển, tr. 54-91.

5. Nguyễn Thế Chinh và Đinh Đức Trường (2002), Đánh giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm công nghiệp nhà máy gang thép Thái Nguyên gây ra, Báo cáo dự án, Bộ Giáo dục và đào tạo.

6. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên) (2003), Kinh tế và quản lý môi trường, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Nguyễn Thế Chinh, Nguyễn Quang Hồng, Đinh Đức Trường và Lê Minh Ngọc (2006), Đánh giá giá trị du lịch và giá trị phi sử dụng của VQG Bạch Mã, Dự án Xây dựng các phương pháp xác định giá rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội.

8. Nguyễn Thế Chinh, Đinh Đức Trường (2007), “Nhìn nhận kinh tế đối với môi trường và sinh thái”, Tạp chí Kinh tế môi trường, (4), tr.7-9.

9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Nghị định số 109/2003/NĐ-CP về “Bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước tại Việt Nam”.

10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị Định 142/2005/NĐ-CP về “ Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước”.

11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2008), Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/04/2008 về “Chính sách thí điểm chi trả cho dịch vụ môi trường rừng”.

12. Hoàng Xuân Cơ (2007), Kinh tế môi trường, Nhà xuất bản giáo dục. Hà Nội.

Page 166: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

iii

13. Cục bảo vệ môi trường (2005), Tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar, Hà Nội.

14. Cục Bảo vệ môi trường (2006), Khung chính sách quản lý đất ngập nước tại Việt Nam, Phòng Bảo tồn thiên nhiên, Cục Bảo vệ môi trường, Hà Nội.

15. Lê Diên Dực (1998), Báo cáo tổng quan về đất ngập nước Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và môi trường, Đại học quốc gia Hà Nôi.

16. Lưu Đức Hải (2007), “Về qui hoạch môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Kinh tế môi trường, (4), tr. 18-24.

17. Lưu Đức Hải (2008), Cẩm nang quản lý môi trường, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

18. Lê Thu Hoa, Ngô Thanh Mai, Nguyễn Diệu Hằng (2006), Đánh giá lợi ích của hoạt động nuôi tôm tại Giao Thủy, Nam Định, Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA).

19. Nguyễn Đình Hòe (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Chu Hồi (1996), Tổng quan về đất ngập nước ven biển Việt Nam: Chiến lược quốc gia về bảo vệ và quản lý đất ngập nước, Kỷ yếu hội thảo, Cục Bảo vệ môi trường, Hà Nội, tr. 17-32.

21. Nguyễn Quang Hồng (2005), Đánh giá giá trị kinh tế của vườn quốc gia Ba Bể, Luận án Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

22. Phan Nguyên Hồng (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Hoàng Trí, Đỗ Văn Nhượng, Nguyễn Thế Chinh (2000), Định giá kinh tế rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án Hướng tới Chương trình bảo tồn và quản lý đất ngập nước ở Việt Nam.

24. Phan Nguyên Hồng, Đào Văn Tấn, Vũ Thục Hiền và Trần Văn Thụy (2004), Thành phần và đặc điểm thảm thực vật vùng RNM huyện Giao Thủy, trong Phan Nguyên Hồng (chủ biên) Hệ sinh thái RNM vùng ven biển đồng bằng sông Hồng: Đa dạng sinh học, kinh tế, xã hội, quản lý và giáo dục, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Thị Kim Cúc và Vũ Thục Hiền (2008), Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

Page 167: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

iv

26. Lê Văn Khoa (2007), Đất ngập nước, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

27. Phạm Khánh Nam (2001), Đánh giá giá trị giải trí của khu bảo tồn biển Hòn Mun - Nha Trang, Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA).

28. Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Hữu Ninh, Trần Hồng Hà và Đố Đình Sâm, (2000), Đánh giá giá trị kinh tế của một số các điểm trình diến đất ngập nước tại Việt Nam,. Dự án bảo vệ môi trường biển Đồng do UNEP, GEF tài trợ, Hà Nội.

29. Mai Trọng Nhuận và Vũ Trung Tạng (2004), Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước ven biển Việt Nam, Báo cáo chuyên đề, Dự án Ngăn chặn xu thế suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái Lan, UNEP, Hà Nội.

30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường..

31. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật Đa dạng sinh học..

32. Nguyễn Văn Song (2007), “Cơ sở kinh tế của mức thải tối ưu và quản lý ô nhiễm môi trường bằng quyền sở hữu và thuế ô nhiễm trong điều kiện của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế môi trường, (4), tr.14-17.

33. Vũ Trung Tạng (2005), Qui hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái ĐNN ven biển Bắc Bộ cho sự phát triển bền vững, Báo cáo tổng kết chương trình bảo vệ môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội.

34. Vũ Trung Tạng (2007), Sinh thái học hệ sinh thái. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

35. Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1997), Ước lượng giá trị giải trí của Vườn quốc gia Cúc Phương sử dụng phương pháp chi phí du lịch, Tập san các nghiên cứu kinh tế môi trường, Chương trình Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA).

36. Nguyễn Chí Thành (2003), Hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam, Lưu phân viện Điều tra qui hoạch rừng II, tr.60-62.

37. Nguyễn Công Thành (2007), “Chi trả cho dịch vụ môi trường và nghèo đói: Những kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí Kinh tế môi trường, (4), tr.10-13.

38. Bùi Dũng Thể (2005), Chi trả cho dịch vụ môi trường và trồng rừng tại Việt Nam, Chương trình Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA).

Page 168: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

v

39. Đỗ Nam Thắng (2005), Đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp của đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Thạc sỹ quản lý môi trường, Đại học tổng hợp quốc gia Australia, Canberra.

40. Nguyễn Hoàng Trí (2004), Cấu trúc, chức năng các hệ thống tự nhiên và vai trò của của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn lợi rừng ngập mặn trong khu bảo tồn ĐNN Ramsar Xuân Thủy, Nam Định.

41. Trung tập bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (2007), “Vườn quốc gia Xuân Thủy – Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học”, Vấn đề tiêu điểm, (4), tr.1-3.

42. Đinh Đức Trường (2008), “Sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Kinh tế phát triển, Số Đặc san tháng 3, tr. 4-7.

43. Đinh Đức Trường (2008), Đánh giá thiệt hại kinh tế đối với hệ sinh thái san hô do sự cố dầu tràn – Nghiên cứu điểm tại Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam, Báo cáo Dự án “Điều tra, khảo sát, đánh giá thiệt hại về kinh tế, môi trường và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, đề xuất biện pháp trước mắt và lâu dài để phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm dầu”, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

44. Nguyễn Đức Tú (2006), Bảo tồn các vùng đất ngập nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Bản tin Thông tấn xã Việt Nam (27/06/2006), Hà Nội.

45. Võ Sĩ Tuấn (2002), “Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản trên cơ sở bảo tồn các hệ sinh thái ven biển”, Tạp chí thủy sản, (4), tr. 10-12

46. UBND Huyện Giao Thủy (2002), Quy hoạch sử dụng đất đai vùng bãi bồi Cồn Lu - Cồn Ngạn thời kỳ 2002, Giao Thuỷ, Nam Định.

47. UBND Huyện Giao Thủy (2003), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Huyện Giao Thuỷ đến năm 2010, Giao Thủy, Nam Định.

48. UBND Huyện Giao Thủy (2004), Quy hoạch phát triển thuỷ sản đến năm 2010, Giao Thủy, Nam Định.

49. UBND Huyện Giao Thủy (2005), Dự án đầu tư vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, Giao Thủy, Nam Định.

50. Viện Sinh thái và Môi trường (2008), Đánh giá nhu cầu nâng cao nhận thức quản lý và sử dụng bền vững đất ngập nước tại Việt Nam, Báo cáo tư vấn, Dự án Hỗ trợ Đất ngập nước quốc gia, Hà Nội.

Page 169: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

vi

Tiếng Anh

51. Adger, W.N. and Luttrell, C. (2000). “Property rights and the utilization of wetlands”, Ecological Economics, 35(1), pp. 75-89.

52. Aguukai, T. (1998), “Carbon fixation and storage in mangroves”, Mangrove and salt mash, (2), pp. 189-247.

53. Baker, R. (1998), “Research: managing wetlands in Vietnam”, http://sres.anu.edu.au/people/richard_baker/research/vietnam/index.html 1/5/2004).

54. Barbier, E.B. (1994), “Valuing environmental functions: tropical wetlands”, Land Economics, 70(2), pp.155-73.

55. Barbier, E.B., Acreman, M. and Knowler, D. (1997). “Economic valuation of wetlands: a guide for policy makers and planners”, http://biodiversityeconomics.org/pdf/topics-02-01.pdf (5/4/2004).

56. Barbier, E.B. (2000), “Valuing the environment as input: review of applications to mangrove-fishery linkages”, Ecological Economics, 35(1): pp. 47-61.

57. Bateman, I.J. and K.G. Willis. (1999), Valuing Environmental Preferences, Oxford University Press, UK.

58. Bishop, R, C. and Heberlein, T.A. (1987), “The contingent valuation method”, In Kerr, G.H. and Sharp, B.M.H. (eds) Valuing the environment: Economic theory and applications, Studies in Resource Management No.2 Centre for Resource Management, University of Canterbury and Lincoln College.

59. Bishop, J. and Vorhies, F. (1998), “Market-based instruments for global environmental benefit and local sustainable development: lessons from recent developing country experience”, http://biodiversityeconomics.org/pdf/topics-11-01.pdf (5/10/04).

60. Carson, R.T., and Mitchell, R.C. (1993), “Contingent Valuation and the Legal Arena”. In R.J.Kopp and V.K.Smith (eds.), Valuing Natural Assets: The Economics of Natural Resource Damage Assessment., Washington D.C.: Resources for the Future, pp. 231-242.

61. DeShazo, J.R. (1997), Using The Single-site Travel Cost Model to Value Recreation: An Application to Khao Yai National Park. EEPSEA Research Report, EEPSEA, Singapore.

Page 170: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

vii

62. Desvousges, W.H and Spencer, H.S. (1998), Environmental Analysis with Limited Information, Edward Elgar Publishing, UK.

63. Dixon, J.A. and Sherman, P.B. (1993), Economic Analysis of Environmental Impacts, Earthscan Publications Ltd, London, UK.

64. Dodgeston, J.S and Topham, J. (1990), “Valuing Residential Properties with the Hedonic Method: A Comparison with Results of Professional Valuations”, Housing Studies, 5, pp. 209-213.

65. Du, Y. (1998), The Value of Improved Water Quality for Recreation in East Lake, Wuhan, China: Application of Contingent Valuation and Travel Cost Methods, EEPSEA Research Report, Singapore.

66. Ellis, G. M., and A. C. Fisher. (1987) "Valuing the Environment as Input." Journal of Environmental Economics and Management, 25, pp. 149-56.

67. Environmental Economics Program of Southeast Asia, (1998), “The economic valuation of mangroves: a manual for reseachers”, Environmental Economics Program of Southeast Asia EEPSEA, http://network.idrc.ca/ev.php?ID=8472_201&ID2=DO_TOPIC (15/5/2004).

68. Fisher, A.C. (2000), “Investments Under Uncertainty and Option Value in Environmental Economics”, Resource and Energy Economics, 22 (3), pp. 197-204.

69. Freeman, A.M. (1993), “Nonuse Values in Natural Resource Damage Assessment”. In R.J.Kopp and V.K.Smith (eds.), Valuing Natural Assets: The Economics of Natural Resource Damage Assessment., Washington D.C: Resources for the Future, pp. 264-306.

70. Glover, D. (2003), “How to design a research project in environmental economics”, Environmental Economics Program of Southeast Asia EEPSEA, http://www.eepsea.org/en/ev-7722-201-1-DO_TOPIC.html (15/5/2004).

71. Haab, T,C. and McConnell, K,E. (2002), Valuing environmental and natural resource-the econometrics of non-market valuatio”, Edward Elgar, USA.

72. IUCN (The World Union of Nature Conservation) (1998), Environmental Management Issues and Concerns in Vietnam: an appraisal, IUCN office in Vietnam, Hanoi.

Page 171: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

viii

73. IUCN (2003), “Valuing wetlands in decision-making: where are we now?”, Wetland Valuation Issues Paper #1:May 2003, http://www.wetlandnature.org/v1.html (10/4/2004).

74. Jakobsson, K,M. and Dragun, A,K. (1996), Contingent valuation and endangered species: methodological issues and applications, Edward Elgar, USA.

75. Lambert, A. (2003), “Economic valuation of wetlands: an important component of wetland management strategies at the river basin scale”, http://www.ramsar.org/features_econ_val1.htm. (20/4/2004).

76. Leeworthy, V.R. and Wiley, P.C. (1991), Recreational Use Value for Island Beach State Park. National Oceanic and Atmospheric Administration, USA.

77. Morrison, M.D., Bennett, J.W., Blamey, R.K. and Louviere, J.J. (1996), “Choice modelling and tests of benefit transfer”, Choice Modelling Research Reports, http://ncdsnet.anu.edu.au/pdf/jbennett/chmdrr01.pdf (12/4/2004).

78. Mitchell, R.C. and Carson, R.T. (1989), Using survey to value public goods: The contingent valuation method, Resource for the Future, Washington DC.

79. Nancy, O. and Barry, F. (2005), Environmental Economics, Simon Fraser University, USA.

80. Quentin, G. (2007), The economics of the environmental and natural resources, Blackwell Publishing.

81. Perkins, F. (1994), Practical Cost Benefit Analysis: basic concepts and applications, South Melbourne, Macmillan Education Australia.

82. Randall, A. (1986), “ Preservation of species as a resource allocation problem”, In Norton, B.G.(ed). The Preservation of Species: The Value of Biological Diversity, Princeton, New Jersey: Princeton University Press, pp.79-109.

83. Ronnback, P. (1999). “The ecological basis for economic value of seafood production supported by mangrove ecosystems”, Ecological Economics, 29(2), pp. 235-52.

84. Sathirathai, S. (1997), Economic valuation of mangroves and the roles of local communities in the conservation of natural resources: case study of Surat Thani, South of Thailand, Environmental Economics Program of Southeast

Page 172: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

ix

Asia, http://network.idrc.ca/ev.php?ID=8437_201&ID2=DO_TOPIC (5/6/2004).

85. Spash, C.L. (2000), “Ecosystems, contingent valuation and ethics: the case of wetland recreation”, Ecological Economics, (34), pp. 195-215.

86. Tateda, Y. (2005), “Estimation of CO2 sequenstration rate by mangrove ecosystems”, CRIEFP News, 361, pp.1-3.

87. Taylor, J.B. and Frost, L. (2000), Microeconomics, John Wiley and Sons Australia, Queensland.

88. Tietenberg, T. (2003), Environmental and Natural Resource Economics, HarperCollins, New York.

89. Thang, N. D. (2008), Impacts of Alternative Dyke Management Strategies on Wetland Values in Vienam”s Mekong River Delta, Doctoral Thesis, Australian National University, Canberra.

90. Turner, R.K., Van den Bergh, J.C.J.M., Soderqvist, T., Barendregt, A., van der Straaten, J., Maltby, E. and van Ierland, E.C. (2000), “Ecological-economic analysis of wetlands: scientific integration for management and policy”, Ecological Economics, 35(1), pp. 7-23.

91. Turner, R.K., Brouwer, R., Crowards, T.C. and Georgiou, S. (2003), “The economics of wetland management”, in R.K. Turner, J.C.J.M. van den Bergh and R. Brouwer (eds), Managing Wetlands: an ecological economics approach, Edward Elgar, Chltenhan, U.K, pp.73-107.

92. UNEP/GEF (2003), “Vietnam wetland component: wetland socio-economic assessment in Vietnam”, http://www.unepscs.org/documents/RTF-E1/RTF-E.1-12%20Viet%20nam%20wetland.pdf (15/4/2004).

93. World Resources Institute (2002), World Resources 2002-2004: Decisions for the earth: balance, voice and power, World Resources Institute, Washington DC.

94. Yin, R.K. (1984), Case Study Research: design and methods, Sage Publications, London.

Page 173: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

x

PHỤ LỤC 1

CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA

Page 174: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xi

PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BẢO TỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI VƯỜN

QUỐC GIA XUÂN THỦY

Chúng tôi đến từ trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội và đang thực hiện một nghiên cứu về nhận thức và đánh giá của người dân về bảo tồn và quản lý tài nguyên đất ngập nước tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. Mong ông/bà giúp đỡ thông qua việc bỏ một chút thời gian để trả lời một số các câu hỏi ở phần sau. Thông tin do ông/bà cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ được phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn !

Họ tên người trả lời : Địa chỉ: Người phỏng vấn : Ngày thực hiện: Thời gian thực hiện phỏng vấn : Mã phiếu :

Page 175: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xii

PHẦN 1: NHẬN THỨC VỀ BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC

Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy là vùng đất ngập nước có giá trị sinh thái ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Tài nguyên đất ngập nước ở đây vừa hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương (thủy sản, dược liệu, mật ong…), đồng thời cung cấp các dịch vụ sinh thái như phòng chống bão, bảo vệ đê biển, ươm mầm các giống loài, bảo tồn đa dạng sinh học.

1. Xin ông bà cho biết quan điểm của mình về việc bảo vệ đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy

Hoàn toàn đồng ý phải bảo vệ ĐNN Khá đồng ý là đất ngập nước phải được bảo vệ Không đồng ý và cũng không phản đối Khá phản đối việc bảo vệ đất ngập nước Rất phản đối việc bảo vệ đất ngập nước

TRUNG TÂM VIỄN THÁM QUỐC GIA

Page 176: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xiii

2. Sau đây là một số lý do của việc bảo vệ đất ngập nước tại VQG Xuân thủy. (Xin ông/bà khoanh tròn vào các con số tương ứng để chỉ ra mức độ quan trọng, theo đánh giá của mình về các khía cạnh đất ngập nước tại sao cần được bảo vệ)

Rất không quan trọng

Không quan trọng lắm

Bình thường

Khá quan trọng

Đặc biệt quan trọng

Đất ngập nước giúp duy trì sinh kế của dân

1 2 3 4 5

Đất ngập nước cung cấp các giá trị giải trí, cảnh quan đẹp

1 2 3 4 5

Đất ngập nước cung cấp dịch vụ phòng chống bão và bảo vệ đê biển

1 2 3 4 5

Đất ngập nước bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học

1 2 3 4 5

Bảo tồn đất ngập nước sẽ mạng lại cơ hội và lợi ích cho thế hệ tương lai

1 2 3 4 5

3. Trong vòng 1 năm qua, ông/bà có nghe được từ các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị, tầm quan trọng của đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy không?

Không Có

Nếu có, ông/bà nghe từ các nguồn nào: Báo chí, internet Chương trình phát thanh, truyền hình tại địa phương

Page 177: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xiv

Từ các chương trình truyền thông đất ngập nước tại địa phương Nguồn khác:____________________

4. Ông/bà hoặc gia đình ông/bà đã từng tham gia vào một hoạt động bảo tồn nào đó về đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy chưa?

Đã tham gia Chưa tham gia

PHẦN 2: BẢO TỒN GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY

Giá trị đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Xuân Thủy VQG Xuân Thủy thuộc huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định. Nơi đây bảo tồn một hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển điển hình với 14 loại hệ sinh thái khác nhau, trong đó điển hình và tiêu biểu nhất là rừng ngập mặn. Giá trị đa dạng sinh học của khu vực Xuân Thủy là rất lớn bao gồm nhiều loài động vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm; 120 loài thực vật; 500 loài dộng vật nổi và động vật đáy. Khu hệ chim gồm 219 loài đặc biệt có 9 loài chim quý hiếm ghi trong Sách Đỏ quốc tế như: cò thìa, mông bể cổ ngắn, cò Ấn Độ, choắt chân màng lớn, choắt mỏ thìa, bồ nông, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc. Nguồn lợi thủy sinh: cua bể, tôm và các loài nhuyễn thể ngao, cá, don, móng tay. Khu Ramsar Xuân Thủy được mệnh danh là sân ga của các loài chim với khoảng 20.000 cá thể được quan sát hàng năm. Với 7.100 ha diện tích tự nhiên, khu Ramsar Xuân Thủy không những đem lại nguồn tài nguyên phong phú như cá tôm, cua, các loài nhuyễn thể cho người dân mà nó còn có những khu rừng ngập mặn (sú, vẹt) đảm bảo an sinh trong mùa mưa bão, tạo môi trường sinh thái tốt, đồng thời bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học quí giá trên.

(Người trả lời được xem một số hình ảnh về đang dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy)

Các mối đe dọa đất ngập nước tại Vườn quốc gia Xuân Thủy Mặc dù là khu vực có tính đa dạng sinh học cao và là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam nhưng đất ngập nước taị Xuân Thủy đang bị đe dọa. Trước hết, việc chuyển đổi một diện tích đáng kể rừng ngập mặn để nuôi tôm, ngao cũng có thể làm giảm nơi cư trú cho các loài động thực vật. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường do các hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng ảnh hưởng tiêu cực tới sự bền vững của ĐNN. Theo các nhà khoa học, nếu không được bảo tồn một cách có hệ thống, giá trị đa dạng sinh học tại

Page 178: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xv

khu vực Xuân Thủy sẽ bị giảm khoảng 5% một năm so với hiện tại. Việc suy giảm giá trị DDSH có thể dẫn tới giảm nguồn cung các sản phẩm trực tiếp của khu vực như năng suất tôm ngao, giá trị du lịch, giải trí, các dịch vụ gián tiếp của môi trường như phòng chống bão lũ, lọc và điều tiết nguồn nước ngầm, hấp thụ CO2 … 4. Giả sử có một quĩ môi trường được địa phương thành lập để khuyến khích sự tham gia đóng góp của người dân địa phương nhằm huy động tài chính cho bảo tồn đất ngập nước tại khu vực. Khoản tiền đóng góp từ dân sẽ được sử dụng hoàn toàn cho mục đích bảo tồn đa dạng sinh học để luôn duy trì giá trị đa dạng sinh học của khu vực như ở hiện tại. Sau khi cân nhắc những giá trị trực tiếp gián tiếp từ mà hộ gia đình ông/bà thu về từ sự đa dạng sinh học của đất ngập nước tại khu vực, theo ông/bà, xin vui lòng cho biết:

Gia đình ông/bà có sẵn sàng đóng góp------- đồng mỗi năm vào quĩ nhằm bảo tồn đa dạng sinh học của vùng không? (Số tiền ở phần trống tương ứng ngẫu nhiên với một mức chi trả xác định là 10, 20, 30, 40 ,50, 60 ngàn đồng/1 năm). Có sẵn sàng đóng góp Không sẵn sàng đóng góp

Nếu không sẵn sàng, xin ông bà cho biết lý do (chọn một trong các lý do sau):

Gia đình tôi không có tiền để đóng góp Sự đa dạng sinh học tại vùng này không có ý nghĩa gì với gia đình tôi cả Tôi sợ rằng khoản tiền đóng góp của gia đình tôi không được sử dụng đúng

mục đích Tôi không thích đóng tiền qua quĩ môi trường mà muốn đóng qua hình thức

khác Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm riêng của chính quyền địa phương Ai hưởng giá trị thì người đó đóng

THÔNG TIN CHUNG 5. Giới tính của ông/bà: Nam Nữ 6. Trình độ học vấn của ông/bà:

Tiểu học (cấp 1) Phổ thông cơ sở (cấp 2)

Page 179: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xvi

Phổ thông trung học (cấp 3) Đại học/cao đẳng Trên đại học

7. Số người sinh sống trong gia đình ông/bà:_______________________ 8. Thu nhập ước tính hàng năm của gia đình ông/bà thuộc khoảng nào sau đây:

Dưới 5 triệu đồng Từ 5 triệu tới 10 triệu đồng Từ 10 triệu tới 20 triệu đồng Từ 20 triệu tới 30 triệu đồng Từ 30 triệu tới 50 triệu đồng

Từ 50 triệu tới 100 triệu đồng Từ 100 triệu tới 200 triệu đồng Từ 200 tới 300 triệu đồng Từ 300 tới 500 triệu đồng Lớn hơn 500 triệu đồng

CHÂN THÀNH CẢM ƠN ÔNG/BÀ!

Page 180: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xvii

PHIẾU ĐIỀU TRA DU KHÁCH THAM QUAN TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ

Chúng tôi đến từ trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội và đang thực hiện một nghiên cứu về giá trị du lịch/ giải trí của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Mong ông/ bà giúp đỡ thông qua việc bỏ một chút thời gian để trả lời một số câu hỏi ở phần sau. Thông tin do ông/bà cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ được phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn!

Ngày phỏng vấn:

Page 181: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xviii

1. Ông bà đến từ tỉnh/thành phố nào? (xin cho biết điểm xuất phát đầu tiên của ông/bà khi bắt đầu chuyến đi)

Tỉnh/thành phố: 2. Ông bà đã đến du lịch tại Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thuỷ bao nhiêu lần,

bao gồm cả lần này?

3. Có bao nhiêu người trong nhóm của ông(bà) đến VQG Xuân Thuỷ lần này?

4. Ông/bà ở lại VQG Xuân Thuỷ bao nhiêu ngày? Nếu ở lại qua đêm, xin ông/bà cho biết là đã/sẽ ở đâu? Nhà khách tại VQG Nhà khách huyện Khách sạn/nhà trọ gần VQG Nhà bạn bè, người thân ở gần VQG Khách sạn, nhà nghỉ tại Khuất Lâm Nơi khác:

5. Xin ông/bà cho biết mục đích chính khi đến VQG Xuân Thuỷ là gì? Đi nghỉ ngơi, thư giãn, du lịch Đi xem chim Đi làm việc Học tập, nghiên cứu Lý do khác

6. Từ nơi ông/bà sinh sống làm việc, ông/bà đã sử dụng phương tiện gì để tới VQG Xuân Thuỷ Thuê xe ô tô đi từ tỉnh/thành phố của tôi đến VQG Xuân Thuỷ Đi từ tỉnh/thành phố của tôi tới Hà nội bằng máy bay thuê xe đến

VQG Xuân Thuỷ Đi từ tỉnh/thành phố của tôi tới Nam Định bằng tàu hoả thuê

xe đến VQG Xuân Thuỷ Đi từ tỉnh/thành phố của tôi tới Hà Nội bằng ô tô sau đó đi tàu

hoả tới Nam Định Thuê xe tới VQG Xuân Thuỷ Đi ô tô theo tour du lịch đến VQG Xuân Thuỷ Tự lái ô tô/xe máy từ nơi sinh sống/làm việc tới tham quan VQG

Xuân Thuỷ Cách khác

7. Tại Nam Định, trước khi hoặc sau khi đi tham quan VQG Xuân Thuỷ, ông/bà có đi tham quan/du lịch tại những địa điểm nào khác trên địa bàn tỉnh nữa không? (xin vui lòng cho biết nếu có)

Page 182: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xix

8. Những hoạt động nào được ông bà tham gia khi khi du lịch tại VQG Xuân Thuỷ (xin vui lòng lựa chọn một hoặc nhiều hoạt động sau)? Xem chim Nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh Đi thăm VQG bằng canô Đi thăm các làng xung quanh VQG Xuân Thuỷ Hoạt động khác:

9. Xin ông/bà vui lòng cho biết chi phí (ước tính) khi đi tham quan cả đợt tại VQG Xuân Thuỷ? Chi phí đi lại cả đợt Phí vào thăm quan (vào cửa) tại VQG Chi phí cho khách sạn/nhà trọ/nơi ở Chi phí ăn uống tại thời gian ở VQG Chi phí thuê canô đi tham quan tại VQG Chi phí mua sắm đồ lưu niệm/quà cáp: Chi phí khác:

THÔNG TIN CÁ NHÂN

10. Giới tính của ông/bà: Nam Nữ

11. Xin ông/bà vui lòng cho biết tuổi của mình? 12. Trình độ học vấn của ông/bà:

Tiểu học (cấp 1) Phổ thông cơ sở (cấp 2) Phổ thông trung học (cấp 3) Đại học/Cao đẳng Trên đại học

13. Tình trạng hôn nhân của ông/bà Có gia đình Chưa có gia đình

14. Xin ông bà vui lòng cho biết thu nhập ước tính hàng Tháng của mình nằm trong khoảng nào sau đây? Dưới 1 triệu đồng Từ 1 triệu tới 2 triệu đồng Từ 2 triệu tới 3 triệu đồng Từ 3 triệu tới 5 triệu đồng Từ 5 triệu tới 10 triệu đồng Từ 10 triệu đến 15 triệu đồng Từ 15 đến 20 triệu đồng Từ 20 đến 30 triệu đồng Từ 30 đến 40 triệu đồng Lớn hơn 40 triệu đồng

XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN ÔNG/ BÀ!

Page 183: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xx

Questionnaire for international tourists Date:______________________________________ 1a. What country are you from?

Country ________________ 1b. Which city/province in Vietnam did you depart before coming to Xuan Thuy National Park?

City/ Province ________________ 2. How many times have you visited Xuan Thuy National Park, including this

trip? _______ times 3. How many people are in the group you are traveling with in Xuan Thuy?

_______ 4. How many nights is your visit to Xuan Thuy? _______ nights 5. Why are you visiting Xuan Thuy? (Please tick)

Bird watching Vacation or holiday Work Study and research Other reason ____________________________________________ 6. How did you get to Xuan Thuy from original city in Vietnam (e.g. Hanoi,

Hochiminh city, Da Nang city …)? (Please tick one or more)

Airplane to Hanoi and then take a tour car/bus to Xuan Thuy Train Tour bus Hired car 7. In Vietnam, which places did you visit or are you going to visit, apart from

Xuan Thuy? (Please specify the name of the places) _____________________________ 8. Please indicate your expenditure (estimate thereof) in this place Return trip ticket ____________ USD/person Visting cost at this place ____________ USD/person Accommodation cost ____________ USD/person Food & drinks ____________ USD/person Souvenirs ____________ USD/person Canoe rented ____________ USD/person Others ____________ USD/person

Page 184: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xxi

9. Supposed that an entrance fee will be collected by the Park board of management for maintaning and conserving this area. What is the highest amount you will be willing to pay for this fee/ each time of visiting?

0.5 USD 1.0 USD 2.0 USD 3.0 USD 4.0 USD 5.0 USD More than 5.0 USD

Questions About You 10. Are you male or female?

Male Female 11. How old are you? _________ years 12. What is the highest grade you completed in school?

Primary school Secondary school High school College/University Masters or other graduate degree

13. Are you married?

Yes No 14. What is your approximate net MONTHLY income?

0 - 1,000 USD 1,001 - 2,000 USD 2,001 - 3,000 USD 3,001 - 4,000 USD 4,001 - 5,000 USD 5,001 - 6,000 USD

6,001 - 7,000 USD 7,001 - 8,000 USD 8,001 - 9,000 USD 9,001 - 10,000 USD More than 10,000 USD

THANK YOU!

Page 185: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xxii

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NUÔI TÔM 1. Tên chủ hộ nuôi:______________________________________

2. Địa chỉ: _____________________________________________

3. Trình độ học vấn của chủ hộ đầu tư nuôi tôm:

Tiểu học (cấp 1) Phổ thông cơ sở (cấp 2)

Phổ thông trung học (cấp 3) Đại học/cao đẳng

Trên đại học

4. Hình thức nuôi tôm của hộ gia đình:

Quảng canh Quảng canh cải tiến Sinh thái

5. Chủ hộ/chủ đầu tư nuôi tôm đã tham dự những khóa học nào về kỹ thuật/phương

pháp nuôi tôm chưa?

Đã tham gia Chưa tham gia

6. Các chi phí và năng suất nuôi tôm:

Nội dung Thông tin của hộ nuôi

Tổng diện tích ao nuôi tôm của hộ gia đình (hecta) Năm bắt đầu đầu tư vào các ao nuôi tôm Năm bắt đầu nuôi tôm Năm hết hạn sử dụng đất Tỷ lệ phần trăm giữa diện tích cây ngập mặn trong ao so với tổng diện tích ao nuôi tôm là (%):

Năng suất nuôi tôm năm 2007 là bao nhiêu kg/1ha Chi phí đầu tư ban đầu cho 1 hecta ao nuôi tôm là bao nhiêu?

Lượng con tôm giống thả trên đầm nuôi năm 2007 là bao nhiêu con hoặc kg?

Chi phí tôm giống cho 1 hecta ao nuôi năm 2007 là bao nhiêu?

Lượng thức ăn công nghiệp sử dụng trên 1 hecta ao nuôi năm 2007 là bao nhiêu?

Chi phí thức ăn công nghiệp cho 1 hecta ao nuôi

Page 186: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xxiii

tôm năm 2007 là bao nhiêu? Lượng thức ăn tự chế sử dụng trên 1 hecta ao nuôi năm 2007 là bao nhiêu?

Chi phí thức ăn tự chế cho 1 hecta ao nuôi tôm năm 2007 là bao nhiêu?

Chi phí cho cải tạo 1 hecta ao nuôi tôm/1 vụ nuôi là bao nhiêu

- Chi phí tôn tạc cải tạo ao nuôi: - Chi phí xử lý đáy: - Chi phí xử lý nước:

Hộ gia đình sử dụng bao nhiêu lao động cho một vụ nuôi tôm năm 2007

- Cải tạo ao: - Bảo vệ ao: - Chăm sóc, thu hoạch:

(số lượng lao động)

Một lao động trung bình làm bao nhiêu ngày công trong một vụ/ 1 năm

- Cải tạo ao: - Bảo vệ ao:

- Chăm sóc, thu hoạch:

Chi phí trung bình 1 ngày công cho lao động là bao nhiêu tiền

- Cải tạo ao: - Bảo vệ ao: - Chăm sóc, thu hoạch:

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

Page 187: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xxiv

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NUÔI NGAO 1. Tên chủ hộ nuôi:______________________________________

2. Địa chỉ: _____________________________________________

3. Trình độ học vấn của chủ hộ đầu tư nuôi ngao:

Tiểu học (cấp 1) Phổ thông cơ sở (cấp 2)

Phổ thông trung học (cấp 3) Đại học/cao đẳng

Trên đại học

4. Chủ hộ/chủ đầu tư nuôi ngao đã tham dự những khóa học nào về kỹ thuật/phương

pháp nuôi chưa?

Đã tham gia Chưa tham gia

5. Các chi phí và năng suất nuôi ngao:

Nội dung Thông tin của hộ nuôi

Tổng diện tích nuôi ngao của hộ gia đình (hecta) Năm bắt đầu đầu tư nuôi ngao Năm bắt đầu nuôi Năm hết hạn sử dụng đất Thời gian bắt đầu nuôi ngao đến khi thu hoạch trung bình là bao nhiêu lâu?

Năng suất nuôi ngao năm 2007 là bao nhiêu? Chi phí san lấp mặt bằng là bao nhiêu khi bắt đầu đầu tư

Chi phí cho vật tư bảo vệ ao là bao nhiêu khi bắt đầu đầu tư

Chi phí cho nhà bảo vệ ao là bao nhiêu khi bắt đầu đầu tư

Chi phí con giống cho 1 hecta ao nuôi năm 2007 là bao nhiêu?

Lượng thức ăn sử dụng trên 1 hecta ao nuôi năm 2007 là bao nhiêu?

Chi phí thức ăn cho 1 hecta ao nuôi ngao năm 2007 là bao nhiêu

Page 188: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xxv

Chi phí trung bình cho việc cải tạo 1 hecta ao nuôi ngao/1 vụ nuôi là bao nhiêu

Hộ gia đình sử dụng bao nhiêu lao động cho một vụ nuôi năm 2007

- Cải tạo ao - Bảo vệ ao - Cho ăn, thu hoạch

(số lượng lao động)

Một lao động trung bình làm bao nhiêu ngày công trong một vụ/ 1 năm

- Cải tạo ao - Bảo vệ ao - Cho ăn, thu hoạch

Chi phí trung bình 1 ngày công cho lao động là bao nhiêu tiền (tiền lương 1 tháng/1 ngày tương ứng với từng loại lao động)

- Cải tạo ao - Bảo vệ ao - Cho ăn, thu hoạch

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

Page 189: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xxvi

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ XỬ LÝ MÔ HÌNH KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT

NGẬP NƯỚC

Page 190: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xxvii

KẾT QUẢ HỒI QUI CÁC MÔ HÌNH THAM SỐ NGẪU NHIÊN ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI VQG XUÂN THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

Mô hình A (mô hình tổng thể)

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation sex 500 0 1 .46 .30

educ 500 2.5 12 8.65 2.7 income 500 2500 150000 23170 7318.101 member 500 1 7 3.94 2.149

Valid N (listwise) 500 Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B) bid -.040 .006 44.721 1 .000 .961 age .005 .008 .379 1 .538 1.005 educ -.013 .059 .051 1 .822 .987

income .000 .000 6.372 1 .012 1.000 member .060 .045 1.803 1 .179 1.062

sex .186 .191 .949 1 .330 1.205

Step 1(a)

Constant 1.124 .653 1.852 1 .174 1.852 a Variable(s) entered on step 1: bid, age, educ, income, member, sex.

Mô hình B (có cung cấp hình ảnh minh họa)

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation age 250 19 73 34.59 14.029 educ 250 2.5 12 7.59 3.5

income 250 2500 150000 25040.9 7241.591 member 250 2 12 4.1 1.27

sex 250 0 1 .53 .22 Valid N (listwise) 250

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B) bid -.036 .008 18.721 1 .000 .964 income .000 .000 2.117 1 .146 1.000 age -.009 .010 .901 1 .342 .991 educ -.016 .080 .040 1 .841 .984 member .067 .077 .749 1 .087 1.069 sex .202 .271 .558 1 .455 1.224

Step 1(a)

Constant 1.030 .670 2.360 1 .124 2.801 a Variable(s) entered on step 1: bid, income, age, educ, member, sex.

Page 191: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xxviii

Mô hình C (không cung cấp hình ảnh minh họa)

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation age 250 18 66 35.09 11.072 educ 250 2.5 12 7.36 3.61

income 250 2500 150000 28540 6381.323 member 250 1 10 3.52 1.786

sex 250 0 1 .48 .28 Valid N (listwise) 250

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

bid -.041 .009 23.010 1 .000 .960 income .000 .000 .005 1 .946 1.000 age -.023 .015 2.323 1 .127 .978 educ .282 .097 8.541 1 .003 1.326 member -.017 .079 .045 1 .832 .983 sex .469 .344 1.852 1 .174 1.598

Step 1(a)

Constant 1.210 .781 2.401 1 .121 3.355 a Variable(s) entered on step 1: bid, income, age, educ, member, gender.

Page 192: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xxix

PHỤ LỤC 3

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI XUÂN THỦY ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI PHỎNG

VẤN NGƯỜI DÂN

Page 193: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xxx

Page 194: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xxxi

Page 195: LỜI CAM ĐOAN - neu.edu.vn · i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu

xxxii