Top Banner
KINH TVĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VLƢỢNG, TRÌ TRVCHT, CHƢA RÕ TƢƠNG LAI TS.Lê Việt Đức Trong mt bài viết đầu năm 2014 trên Tạp chí nghiên cu kinh tế (xem cui bài), tôi đã đề nghtrong năm 2014 và 1-2 năm tiếp theo, Chính phcn kiên trì mục tiêu tăng trưởng GDP chkhong 5,5-6% để dành tâm sc nâng cao chất lượng tăng trưởng, xây dng thchế kinh tế thtrường phù hợp, đẩy mạnh tái cơ cấu li nn sn xut, xlý tt thtrường bất động sn, làm sch tình trng nxu, ổn định tlthu, gim dn tlbội chi ngân sách, đảm bo cân bng ngoại thương, giữ vững được những cân đối vĩ mô, mạnh mđấu tranh chống tham nhũng, cải cách bmáy nhà nước và công tác cán btheo hướng tn tâm phc vđất nước, phc vnhân dân... Làm được những điều đó thì hoàn toàn có thể năng cao hơn nữa tim năng tăng trưởng trung và dài hạn để tnhững năm 2017-2020 có thđưa tốc độ tăng trưởng kinh tế v7-7,5%/năm như đã có trong suốt 20 năm đầu đổi mi (1989- 2009). Nguyên tc ti cn thiết đặt ra trong suốt năm 2014 là: Kiên định không chy theo tăng trưởng nhanh; ly ổn định vĩ mô và phát triển hài hòa làm đại cc, ra sc nâng cao chất lượng tăng trưởng để chm dt hoàn toàn cc diện "tăng trưởng nhanh - khng hong ln" luân phiên kéo dài hàng chục năm qua. Một năm đã trôi qua, dưới đây xin điểm li mt skết quđã đạt được trong năm 2014 và những định hướng lớn cho năm 2015. 1.Nn kinh tế tăng trƣởng ổn định mc thp so vi tiềm năng; chất lƣợng tăng trƣởng tiếp tc trì trNhìn li lch sphát trin trong sut 4 chục năm gần đây (1975-2014), có ththy rõ nn kinh tế nước ta đã liên tục có nhng bước thăng trầm khá ln qua mi giai đoạn chkhoảng 5 năm. Đặc bit, trong mi thp niên tính tcác mc 1980, 1990 và 2000, tốc độ tăng trưởng GDP thường liên tục tăng nhanh trong nửa đầu ri suy gim khá mnh trong na sau. Riêng khoảng 10 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP đã gần như liên tục đi xuống trong giai đoạn 2006-2009, chtăng trở lại vào năm 2010 nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với trước năm 2007. Nhìn chung giai đoạn 8 năm 2008-2015 (tính ckế hoạch tăng trưởng 6,2% của năm 2015), tc độ tăng trưởng GDP tương đối ổn định, giao động trên dưới 1% so vi mc trung bình 5,7%. Như vậy, đây là ổn định mc thp so vi tiềm năng (tiềm năng khoảng
37

KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

Feb 23, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,

CHƢA RÕ TƢƠNG LAI

TS.Lê Việt Đức

Trong một bài viết đầu năm 2014 trên Tạp chí nghiên cứu kinh tế (xem ở cuối

bài), tôi đã đề nghị trong năm 2014 và 1-2 năm tiếp theo, Chính phủ cần kiên trì

mục tiêu tăng trưởng GDP chỉ khoảng 5,5-6% để dành tâm sức nâng cao chất lượng

tăng trưởng, xây dựng thể chế kinh tế thị trường phù hợp, đẩy mạnh tái cơ cấu lại

nền sản xuất, xử lý tốt thị trường bất động sản, làm sạch tình trạng nợ xấu, ổn định

tỷ lệ thu, giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách, đảm bảo cân bằng ngoại thương, giữ

vững được những cân đối vĩ mô, mạnh mẽ đấu tranh chống tham nhũng, cải cách bộ

máy nhà nước và công tác cán bộ theo hướng tận tâm phục vụ đất nước, phục vụ

nhân dân... Làm được những điều đó thì hoàn toàn có thể năng cao hơn nữa tiềm

năng tăng trưởng trung và dài hạn để từ những năm 2017-2020 có thể đưa tốc độ

tăng trưởng kinh tế về 7-7,5%/năm như đã có trong suốt 20 năm đầu đổi mới (1989-

2009). Nguyên tắc tối cần thiết đặt ra trong suốt năm 2014 là: Kiên định không chạy

theo tăng trưởng nhanh; lấy ổn định vĩ mô và phát triển hài hòa làm đại cục, ra sức

nâng cao chất lượng tăng trưởng để chấm dứt hoàn toàn cục diện "tăng trưởng

nhanh - khủng hoảng lớn" luân phiên kéo dài hàng chục năm qua. Một năm đã trôi

qua, dưới đây xin điểm lại một số kết quả đã đạt được trong năm 2014 và những

định hướng lớn cho năm 2015.

1.Nền kinh tế tăng trƣởng ổn định ở mức thấp so với tiềm năng; chất

lƣợng tăng trƣởng tiếp tục trì trệ

Nhìn lại lịch sử phát triển trong suốt 4 chục năm gần đây (1975-2014), có thể

thấy rõ nền kinh tế nước ta đã liên tục có những bước thăng trầm khá lớn qua mỗi

giai đoạn chỉ khoảng 5 năm. Đặc biệt, trong mỗi thập niên tính từ các mốc 1980,

1990 và 2000, tốc độ tăng trưởng GDP thường liên tục tăng nhanh trong nửa đầu rồi

suy giảm khá mạnh trong nửa sau. Riêng khoảng 10 năm gần đây, tốc độ tăng

trưởng GDP đã gần như liên tục đi xuống trong giai đoạn 2006-2009, chỉ tăng trở

lại vào năm 2010 nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với trước năm 2007. Nhìn chung

giai đoạn 8 năm 2008-2015 (tính cả kế hoạch tăng trưởng 6,2% của năm 2015), tốc

độ tăng trưởng GDP tương đối ổn định, giao động trên dưới 1% so với mức trung

bình 5,7%. Như vậy, đây là ổn định ở mức thấp so với tiềm năng (tiềm năng khoảng

Page 2: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

7,5-8% như đã đạt được trong các 5 năm đầu của 3 thập kỷ kể trên).

Như vậy, nếu như quá trình tăng trưởng của nền kinh tế nước ta từ năm 2010

về trước có các pha đi lên – đi xuống khá rõ ràng, mang tính cơ cấu, dễ dự báo thì

từ năm 2011 đến nay đang trong giai đoạn ổn định trì trệ dưới tiềm năng nên rất khó

dự báo cho một vài năm tới. Sự trì trệ kéo dài đã gần 3 năm đòi hỏi phải có sự thay

đổi nhưng thay đổi thế nào trong bối cảnh hiện nay là điều khó dự báo.

Hai khả năng đều rất dễ xảy ra: Hoặc tiếp tục phục hồi chậm chạp và ổn định

dưới mức tiềm năng, chất lượng tăng trưởng tiếp tục trì trệ, hoặc tăng tốc tương đối

mạnh để sớm trở lại quỹ đạo tăng trưởng tiềm năng như đã nhiều lần xảy ra trước

đây. Dự báo khả năng đầu sẽ xảy ra trong năm 2015, năm đại hội Đảng các cấp, tiến

tới đại hội Đảng toàn quốc vào đầu năm 2016, nhưng diễn biến tiếp theo thế nào thì

chưa thể nói trước được.

Đồ thị 1: Tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2000-2014 (%)

Tăng trưởng ổn định dưới tiềm năng không chỉ diễn ra trong toàn nền kinh tế

mà còn diễn ra ở tất cả các khu vực. Trước hết hãy nhìn khu vực nông lâm ngư

nghiệp. Mặc dù tăng trưởng năm 2014 đã lên tới xấp xỉ 3,5% nhờ mưa thuận gió

hòa, nhưng vẫn kém xa các năm 2005-2008. Tình hình tương tự diễn ra trong khu

vực tiếp theo là công nghiệp. Riêng khu vực dịch vụ, xu hướng giảm tốc độ tăng

trưởng vẫn liên tục kéo dài từ năm 2005 tới nay; điều này rất đáng quan tâm vì nó

phản ánh nhu cầu vẫn chưa thoát khỏi trì trệ và do đó sẽ hạn chế sự phục hồi, từng

bước đi lên vững chắc của toàn nền kinh tế. Đáng tiếc nếu như năm 2013 khu vực

dịch vụ đã có bước bứt phá về tốc độ tăng trưởng, dấu hiệu cho thấy cầu bắt đầu

7.556.98 7.13

5.665.40

6.42 6.24

5.25 5.425.98

0.00

1.00

2.00

3.00

4.00

5.00

6.00

7.00

8.00

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tăng trưởng GDP (%)

Page 3: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

được cải thiện, thì năm 2014 điểm sáng này đã không phát huy lên được, thậm chí

bị thụt lùi.

Hậu quả là cơ cấu kinh tế có những chuyển dịch theo hướng tiến bộ nhưng quá

chậm chạp: Tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ trong GDP đều tăng không

đáng kể sau gần 10 năm phát triển (2006-2014). Tính chung tỷ trọng khu vực nông

nghiệp sau gần 10 năm chỉ giảm được 1,2%.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quá chậm gắn liền với tốc độ chuyển

dịch cơ cấu lao động cũng rất chậm. Đến hết năm 2014, vẫn còn tới 46,6% lực

lượng lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp. Tính chung sau 10 năm,

tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp chỉ giảm được 8,6%. Riêng năm 2014,

nhìn vào dòng cuối của bảng dưới đây, có thể thấy hầu như không có sự chuyển

dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động so với năm 2013.

Đồ thị 2: Tốc độ tăng trƣởng của các khu vực giai đoạn 2000-2013 (%)

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Page 4: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

Bảng 1: Tỷ trọng các khu vực trong nền kinh tế (%)

Cơ cấu GDP (%) Cơ cấu lao động (%)

Nông

nghiệp

Công

nghiệp Dịch vụ

Nông

nghiệp

Công

nghiệp Dịch vụ

2005 19,30 38,14 42,56 55,2 17,6 27,2

2006 18,73 38,59 42,68 54,1 18,0 27,9

2007 18,66 38,52 42,82 53,0 18,9 28,1

2008 20,42 37,08 42,50 52,3 19,3 28,4

2009 19,17 37,38 43,45 51,5 20,0 28,5

2010 18,89 38,23 42,89 49,6 20,9 29,5

2011 20,08 37,90 42,00 48,3 21,3 30,4

2012 19,67 38,63 41,69 47,3 21,3 31,4

2013 18,38 38,31 43,32 46,8 21,2 32,0

2014 18,12 38,50 43,38 46,6 21,4 32,0

Để hiểu rõ hơn thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hãy xem xét

tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Trong năm 2014, cả nước có 74,8 nghìn

doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm

2,7% về số doanh nghiệp và chỉ tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm 2013. Bên

cạnh đó còn có 22,8 nghìn lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn với tổng số vốn đăng

ký tăng thêm là 595,7 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ

sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2014 là 1027,9 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên trong năm 2004 có tới 67,8 nghìn doanh nghiệp phải giải thể, hoặc

đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số

doanh nghiệp... Như vậy, một mặt số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới so với

doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động không cao hơn đáng kể. Mặt

khác, mặc dù số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung thêm khá lớn nhưng đó mới

là số vốn hứa hẹn trên sổ sách, trong khi những doanh nghiệp phải giải thể, ngừng

hoạt động đã và đang thực sự gây ra nhiều tổn thất cho nền kinh tế và toàn xã hội.

Page 5: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

Thêm nữa, tình trạng tồn kho của các doanh nghiệp trong rất nhiều lĩnh vực

còn khá lớn và tiếp tục tăng. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế

tạo tại thời điểm 01/12/2014 vẫn tăng tới 10% so với cùng thời điểm năm 2013

(cùng thời điểm năm 2013 tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước). Tỷ lệ tồn kho

toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 11 tháng đầu năm 2014 cũng

rất cao (74,5%). Sự phục hồi của nền kinh tế đang rất mong manh, chủ yếu vẫn là

nhờ những đóng góp của các doanh nghiệp FDI.

Về phía tiêu thụ, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

năm 2014 tăng 10,6%; nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,3%, cao hơn mức 5,5% của

năm 2013. Do vậy tăng tiêu dùng là nhân tố quan trọng góp phần làm tốc độ tăng

trưởng GDP năm 2014 tăng thêm 0,56% so với năm 2013. Nếu so sánh tốc độ tăng

trưởng tiêu dùng (6,3%) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (5,98%), có thể thấy tiếp tục

có sự cân đối về tăng trưởng giữa hai chỉ tiêu này như đã thực hiện trong năm 203.

Tính chung tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 tiếp tục được cải thiện, chủ yếu

từ một số cải thiện nhỏ về phía cầu; trong khi đó khu vực doanh nghiệp vẫn hết sức khó

khăn; cung vẫn vượt cầu; khu vực dịch chưa thể phục hồi; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao

động hầu như không chuyển biến. Như vậy, tăng trưởng ổn định về lượng chưa đi đôi

với những thay đổi mạnh mẽ về chất như mong đợi. Chất lượng tăng trưởng vẫn rất

yếu kém.

2.Tỷ lệ đầu tƣ đƣợc giữ ở mức hợp lý; hiệu quả chậm đƣợc cải thiện

Đầu tư vừa là nhân tố cung, vừa là nhân tố cầu, và cũng là nhân tố chính tạo ra

tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế nước ta trong nhiều năm qua nhờ tỷ lệ

đầu tư trên GDP đã tăng lên rất nhanh và liên tục đứng ở mức rất cao. Việc phát

triển kinh tế thị trường và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa đã tạo ra nhiều cơ hội

đầu tư mới, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn ra làm giàu,

đóng góp vào quá trình phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy

một khi vốn đầu tư đã trở nên quá dồi dào thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm xuống,

tất yếu dẫn tới việc phải điều chỉnh lại chiến lược đầu tư.

Sau một số năm triển khai đầu tư ồ ạt (2006-2010) dẫn tới hai cuộc khủng

hoảng lạm phát lớn 2008 và 2011 (xem đồ thị 6), từ năm 2011, tỷ trọng vốn đầu tư

toàn xã hội trên GDP đã giảm rất nhanh và liên tục; từ mức 42,7% năm 2007 và

38,5% năm 2010 xuống chỉ còn 33,3% năm 2011 và ổn định khoảng 30,5-31% năm

2013-2014, thấp nhất kể từ năm 2000. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thế giới, tỷ lệ

Page 6: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

đầu tư các năm 2013-2014 được xem là phù hợp với một nền kinh tế đang phát triển

ở trình độ trung bình thấp như nước ta; nếu giữ ổn định được tỷ lệ đầu tư này dài

hạn đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì chắc chắn tốc độ tăng trưởng và

chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế sẽ cao hơn đáng kể.

Đồ thị 3: Tỷ lệ đầu tƣ trên GDP và tốc độ tăng trƣởng GDP (%)

Điểm sáng chủ yếu về đầu tư năm 2014 là tỷ trọng vốn đầu từ khu vực kinh tế

ngoài nhà nước đã phục hồi trở lại sau hai năm giảm liên tiếp, trong khi tỷ trọng vốn

đầu tư của khu vực nhà nước sau hai năm tăng liên tiếp đã bắt đầu giảm xuống.

Tình hình này đối ngược với năm 2013. Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài năm 2014 tiếp tục ổn định khoảng 22% trong tổng nguồn vốn

đầu tư toàn xã hội. Riêng trong khu vực kinh tế nhà nước, chuyển dịch cơ cấu

nguồn vốn đầu tư tiếp tục theo hướng hiệu quả hơn, tức là giảm tỷ trọng vốn tín

dụng ưu đãi nhà nước và vốn của các doanh nghiệp nhà nước; đồng thời tăng tỷ

trọng nguồn vốn ngân sách để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và

thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo.

Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tƣ theo thành phần kinh tế (%)

Tổng số Kinh tế

Nhà nƣớc

Kinh tế ngoài

nhà nƣớc

Khu vực có vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài

2005 100,0 47,1 38,0 14,9

2006 100,0 45,7 38,1 16,2

2007 100,0 37,2 38,5 24,3

2008 100,0 33,9 35,2 30,9

0.00

1.00

2.00

3.00

4.00

5.00

6.00

7.00

8.00

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

30.0

35.0

40.0

45.0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ ĐT trên GDP (%) Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

Page 7: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

2009 100,0 40,5 33,9 25,6

2010 100,0 38,1 36,1 25,8

2011 100,0 37,0 38,5 24,5

2012 100,0 40,3 38,1 21,6

2013 100,0 40,4 37,6 22,0

2014* 100,0 38,2 38,4 21,7

Chú thích (*): Riêng năm 2014 còn có nguồn vốn khác khoảng 20,4 nghìn tỷ

đồng, chiếm 1,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Điểm yếu nổi bật về đầu tư năm 2014 là thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài. Trong năm có 1588 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,6

tỷ USD, tăng 24,5% về số dự án và tăng 9,6% về vốn so với năm 2013. Đồng

thời có 594 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký bổ sung gần 4,6 tỷ

USD vốn đầu tư. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp

bổ sung đạt 20,3 tỷ USD, giảm 6,5% so với năm 2013. Vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài thực hiện năm 2014 ước tính đạt 12,4 tỷ USD, chỉ tăng 7,4% so với năm

2013. Như vậy so với năm 2013, hiệu quả công tác thu hút đầu tư nước ngoài đã

giảm sút.

Thêm nữa, nếu như trong năm 2013, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập

trung chủ yếu vào ngành trọng điểm để phát triển kinh tế thì năm 2014, tình hình đã

đảo ngược. Tỷ trọng vốn đăng ký vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo giảm

từ 76,9% xuống còn 71,6%; ngược lại tỷ trọng vốn đầu tư vào bất động sản và xây

dựng tăng lên tới 17,8%. Các ngành còn lại (kể cả sản xuất, phân phối điện, khí đốt)

chỉ chiếm 10,6%.

Hơn nữa, nếu như trong năm 2013 nhiều quốc gia công nghiệp phát triển đã

tăng cường đầu tư trở lại vào nước ta, thì năm 2014 hầu hết chỉ là những nước trong

khu vực hoặc các nước có công nghệ khá. Trong 57 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự

án đầu tư cấp mới tại Việt Nam năm 2014, tốp dẫn đầu đều từ nội bộ khu vực châu

Á: Hàn Quốc với 6,1 tỷ USD, chiếm 39,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là

Đặc khu Hành chính Hồng Kông với 2,8 tỷ USD, chiếm 17,9%; Singapore 2,3 tỷ

USD, chiếm 14,8%; Nhật Bản 1,2 triệu USD, chiếm 7,7%; Đài Loan 0,5 tỷ USD,

chiếm 3,3%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 0,4 tỷ USD, chiếm 2,5%...

Page 8: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

Đồ thị 4: Tiến triển của hệ số ICOR

Về sử dụng, các nguồn đầu tư xã hội năm 2014 được tập trung hơn cho

những mục tiêu tái cơ cấu lại nền kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất, dự báo trong

1-2 năm tới đây sẽ phát huy hiệu quả tới tăng trưởng. Nguồn vốn ngân sách nhà nước

được quản lý chặt chẽ hơn nhờ triển khai thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày

15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. 2014 cũng là năm thứ 3 thực hiện đề án tổng

thể tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có nhiệm vụ tái cơ cấu đầu tư đi đôi với giảm dần

tỷ lệ đầu tư công, giảm tỷ trọng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, hoàn

thiện thể chế về đầu tư nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội cho đầu tư

phát triển. Đặc biệt, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư công, chuyển sang quản lý

đầu tư theo kế hoạch trung hạn, áp dụng từ 1/7/2015, chắc chắn sẽ tạo thêm thuận

lợi để nâng cao chất lượng đầu tư phát triển.

Những cố gắng xiết chặt đầu tư công và tăng cường huy động đầu tư ngoài

nhà nước trong 2 năm 2013-2014 đã mang lại kết quả thiết thực: Hiệu quả sử dụng

vốn đầu tư được cải thiện dù chưa nhiều. Hệ số ICOR đã giảm mạnh từ 7,26 năm

2009 xuống khoảng 5,9 trong 3 năm 2010-2012, rồi 5,61 năm 2013 và 5,18 năm

2014. Hệ số này so với các nước trong khu vực thì không còn quá cao, song so với

trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế nước ta thì cần phải tiếp tục hạ xuống

nhiều nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng, qua đó nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh

tế. Mặt khác, ICOR năm 2014 vẫn cao hơn mốc 2005 và những năm đầu thập kỷ

2000 nên tiềm năng giảm xuống còn lớn.

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, trong lĩnh vực đầu tư, đang nổi lên một số

khó khăn cần khẩn trương tháo gỡ trong năm 2015. Cơ chế và chính sách thu hút các

4.975.46

5.99

6.747.26

5.99

5.33

5.935.61

5.18

0.00

1.00

2.00

3.00

4.00

5.00

6.00

7.00

8.00

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

ICOR

Page 9: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

nguồn vốn đầu tư chưa có bước tiến đột phá; luật pháp không ổn định, các văn bản

dưới luật quá nhiều và thường xuyên thay đổi; môi trường đầu tư chậm được cải thiện

và nhiều rủi ro; phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế vẫn lớn, chưa đủ hấp

dẫn đối với thành phần kinh tế ngoài nhà nước nên tỷ trọng đầu tư ngoài nhà nước

trong 10 năm qua không thể tăng lên được, thậm chí có nhiều năm giảm mạnh. Các

khu vực trọng điểm, có lợi thế hoặc còn nhiều tiềm năng chưa được quan tâm hỗ trợ

thích đáng nên hiệu quả đem lại thấp. Cải cách hành chính liên quan đến đầu tư nhìn

chung vẫn chậm trễ; tham nhũng gây khó dễ cho nhà đầu tư vẫn tràn lan... Nguồn vốn

đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước chưa thật sự phát huy vai trò là

vốn mồi để thu hút các nguồn vốn khác nhằm dẫn dắt hình thành cơ cấu đầu tư hợp

lý, có hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn. Việc thực hiện các

quy định về quản lý đầu tư và xây dựng chưa nghiêm...

3.Năng suất lao động đã đóng vai trò chủ lực trong quá trình tăng trưởng

Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế tại các nước đang phát triển đều khẳng định

vai trò to lớn của nguồn nhân lực trong quá trình tăng trưởng và công nghiệp hoá.

Trong giai đoạn đầu phát triển, khi nguồn vốn còn khan hiếm, nguồn nhân lực thường

đóng vai trò rất quan trọng, như là một nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng chủ yếu của

nền kinh tế. Trong giai đoạn công nghiệp hoá, vai trò của vốn đầu tư tăng lên nhưng

không vì thế mà vị trí của nguồn nhân lực bị xem nhẹ; lúc này chất lượng nguồn nhân

lực lại trở thành nhân tố cơ bản tạo ra công nghệ và kỹ thuật mới làm tăng hiệu quả sử

dụng vốn đầu tư. Đặc biệt, khi khoa học và công nghệ đã thực sự trở thành động lực

chủ yếu của quá trình tăng trưởng thì vai trò nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu của

nguồn nhân lực sẽ cực kỳ quan trọng.

Đồ thị 5: Thay đổi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm 2008-2014 (%)

Ở nước ta, tình hình cũng không phải là ngoại lệ. Trong những năm 2008-

2010, khi tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP rất cao (khoảng 38-42%), vốn đầu tư đã phần

0

2

4

6

8

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị (%)

Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn (%)

Page 10: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

nào thay thế lao động, làm cho tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ

tuổi ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi

ở khu vực nông thôn đứng ở mức cao (năm 2009 hai tỷ lệ này lần lượt là 4,6% và

6,5%).

Bảng 3: Đóng góp của lao động và năng suất lao động tới tăng trƣởng GDP (%)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

GDP, giá 2010, nghìn

tỷ đồng

1589 1700 1821 1924 2028 2158 2292 2413 2544 2696

Lao động, triệu người 42,8 44,0 45,2 46,5 47,7 49,0 50,4 51,7 52,4 53,0

NSLĐ (GDP/Lao động,

triệu đồng, giá 2010)

37,1 38,6 40,3 41,4 42,5 44,0 45,5 46,7 48,5 50,9

Tốc độ tăng trưởng

GDP (%)

7,55 6,98 7,13 5,66 5,40 6,42 6,24 5,25 5,42 5,98

Tốc độ tăng trưởng lao

động đang làm việc

trong nền kinh tế (%)

2,88 2,82 2,79 2,77 2,76 2,73 2,66 2,68 1,36 1,14

Tốc độ tăng NSLĐ

(%)

4,54 4,05 4,22 2,81 2,57 3,59 3,49 2,51 4,01 4,79

Đóng góp vào tốc độ

tăng trưởng GDP

(%):

100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

- Lao động 38,10 40,38 39,15 48,95 51,15 42,55 42,59 50,98 25,09 19,06

- NSLĐ 60,17 57,98 59,19 49,68 47,54 55,92 55,93 47,74 73,90 80,05

- Sai số tính toán 1,73 1,63 1,65 1,38 1,31 1,53 1,49 1,28 1,01 0,89

Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay, với việc tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP giảm rất

mạnh, đồng thời các ngành sử dụng ít lao động (công nghiệp và xây dựng) cũng

tăng trưởng chậm lại, trong khi các ngành sử dụng nhiều lao động (nông nghiệp và

dịch vụ) tăng trưởng nhanh hơn, làm cho nhu cầu lao động tăng, dẫn tới tỷ lệ thất

nghiệp và thiếu việc làm giảm. Năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động

trong độ tuổi ở khu vực thành thị giảm xuống còn 3,4% trong khi tỷ lệ thiếu việc

làm của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn giảm còn 3%.

Số liệu trong bảng trên cho thấy nguồn nhân lực và năng suất lao động đã và

đang đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nước ta, trong đó đóng

góp của năng suất lao động (nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu) thường cao hơn rất

nhiều so với đóng góp của số lượng lao động (nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng).

Một mặt, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động thường xuyên cao hơn tốc độ tăng

của lực lượng lao động sử dụng. Mặt khác, mặc dù tỷ lệ đóng góp của năng suất lao

động vào tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006-2012 có xu hướng giảm khá

nhanh (từ 60,2% năm 2005 xuống còn 47,7% năm 2012), nhưng riêng hai năm

2013-2014 đã tăng rất mạnh trở lại, lên tới 73,9% và 80% tức là gấp 3-4 lần mức

Page 11: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

đóng góp của nhân tố số lượng lao động. Nếu như những số liệu về suy giảm tốc độ

tăng trưởng nguồn lao động là đúng (tốc độ tăng trưởng lao động đang làm việc

trong nền kinh tế chỉ còn khoảng 1,2% trong 2 năm 2013-2014) thì điều này chứng

tỏ từ năm 2013, đặc biệt năm 2014, bước đầu đã có phục hồi về chất lượng tăng

trưởng, đồng thời năng suất lại trở thành là nhân tố quan trọng nhất quyết định quá

trình tăng trưởng mặc dù chưa thực sự mạnh mẽ và ổn định như trường hợp các

nước khác trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4.Tiêu dùng tiếp tục là nhân tố cơ bản duy trì tốc độ tăng trƣởng

Mặc dù theo đà công nghiệp hóa, tỷ trọng tích luỹ trong tổng cầu (tổng cầu

gồm tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản và xuất khẩu) có xu hướng tăng lên nhưng

tiêu dùng vẫn luôn luôn là thành phần quan trọng nhất trong tổng cầu vì nó chiếm tỷ

trọng cao nhất; đến nay vẫn hơn 70% GDP trong khi tích lũy chỉ chiếm khoảng

28%.

Nhìn lại những năm đầu thế kỷ 21 đến nay, có thể thấy quan hệ giữa tăng

trưởng kinh tế và tăng trưởng tiêu dùng có những biến động khá lớn. Có những giai

đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tăng trưởng tiêu dùng dẫn tới cung vượt cầu

(2000-2001) và đã phải thực hiện chính sách kích cầu (2002-2003). Kích cầu kéo

dài lại dẫn tới cầu vượt cung, gây ra lạm phát cao (2004), buộc lại phải áp dụng

chính sách hạn chế cầu (2005). Cứ thế chính sách mở rộng - thắt chặt cầu liên tiếp

được áp dụng luân phiên với quy mô ngày càng lớn từ năm 2006 đến 2012, làm cho

tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều biến động khá mạnh. Điểm đặc biệt trong

suốt thời kỳ này là các chính sách kích cung hầu như không phát huy tác dụng;

trong khi chính sách kích cầu có tác dụng ngắn hạn nhưng về trung hạn lại gây

khủng hoảng lạm phát, làm tăng chênh lệch giầu nghèo và phát sinh nhiều bức xúc

xã hội.

Tuy nhiên từ năm 2013, đặc biệt năm 2014, điều hành chính sách của Chính

phủ đã có bước thay đổi ngoạn mục và khá quyết liệt. Nếu như năm 2012 mặc dù

chính sách thắt chặt cầu đã được áp dụng rất mạnh nhưng nguy cơ ổn định kinh tế vĩ

mô vẫn rất lớn, nên nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục có những thắt chặt tiêu dùng

hơn nữa trong năm 2013 thì thực tế đã không phải như vậy. Ngược lại, từ đầu năm

2014, trước tình trạng phá sản, đóng cửa của hàng loạt doanh nghịêp, nhiều chuyên

gia dự báo chính phủ sẽ tung ra một số gói kích cầu lớn theo cách làm của Mỹ (và

Mỹ đã thành công) thì thực tế ở Việt Nam cũng đã không diễn ra như vậy.

Một chính sách hài hòa tăng trưởng cung – cầu đã được nhất quán áp dụng

trong suốt 2 năm 2013-2014. Kết quả là trong năm 2013 tiêu dùng cuối cùng đã

tăng 5,36% (theo giá 2010) so với năm 2012, tích lũy tài sản tăng 5,45%. Hai mức

Page 12: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

tăng này đều tương tự như tốc độ tăng trưởng kinh tế (5,42%), phản ánh một quá

trình tăng trưởng cân đối cung – cầu kế thừa từ mức cân đối hợp lý được thiết lập từ

cuối năm 2012. Trong quá trình đó, tiêu dùng cuối cùng đóng góp tới 68,6% vào tốc

độ tăng trưởng GDP (3,72%/5,42%) trong khi tích lũy chỉ đóng góp 29,9%, tức là

tiêu dùng đang trở thành nhân tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng thay cho nhân tố đầu

tư. Nếu nhìn lại tốc độ tăng trưởng tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ

tiêu dùng khoảng 5,6% (đã trừ yếu tố tăng giá) cũng tương tự với tốc độ tăng trưởng

kinh tế thì càng rõ có sự hài hòa về tăng trưởng trong năm 2013.

Việc tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách tăng trưởng cung – cầu hài hòa

trong năm 2014 thể hiện rõ qua cân đối sử dụng GDP (và qua cân đối giữa tốc độ

tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu

dịch vụ tiêu dùng như đã nêu ở trên). Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt xấp

xỉ 6% thì tiêu dùng cuối cùng cũng tăng tương ứng là 6,2% và đóng góp tới 78,9%

vào tốc độ tăng trưởng GDP, cao hơn cả mức đóng góp trong năm 2013.

5.Xuất khẩu vẫn giữ vai trò quan trọng đối với tăng trƣởng trong khi cán

cân thƣơng mại bắt đầu thặng dƣ đáng kể

Cũng như đầu tư, xuất khẩu đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng

nhất tạo ra bước phát triển kinh tế nhanh trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, sau khi Việt

Nam ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và tiếp đó trở thành thành viên đầy đủ của

WTO, điều kiện trao đổi thương mại, thu hút đầu tư thuận lợi hơn rất nhiều so với

trước; tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu đều tăng lên rất mạnh, khoảng 25% mỗi

năm. Đến nay kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều đã tương đương với 80%GDP

toàn nền kinh tế, phản ảnh vị thế rất quan trọng đối với tăng trưởng chung.

Bảng 4: Họat động xuất nhập khẩu hàng hóa (triệu USD)

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân

xuất nhập

khẩu

Kim

ngạch

Tốc độ

(%)

Tỷ trọng

so GDP

(%)

Kim

ngạch

Tốc độ

(%)

Tỷ trọng so

GDP (%)

2000 14482,7 25,5 15636,5 33,2 -1153,8

2001 15029,2 3,8 16217,9 3,7 -1188,7

2002 16706,1 11,2 19745,6 21,8 -3039,5

2003 20149,3 20,6 25255,8 27,9 -5106,5

2004 26485,0 31,4 31968,8 26,6 -5483,8

2005 32447,1 22,5 56,3 36761,1 15,0 63,8 -4314

2006 39826,2 22,7 44891,1 22,1 -5064,9

Page 13: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

2007 48561,4 21,9 62764,7 39,8 -14203,3

2008 62685,1 29,1 80713,8 28,6 -18028,7

2009 57096,3 -8,9 57,2 69948,8 -13,3 70,1 -12852,5

2010 72236,7 26,5 65,3 84838,6 21,3 76,6 -12601,9

2011 96905,7 34,2 72,7 106749,8 25,8 80,1 -9844,1

2012 114529,2 18,2 73,8 113780,4 6,6 73,3 748,8

2013 132032,9 15,3 77,1 132032,6 16,0 77,1 0,3

2014 150042,0 13,6 80,4 148058,0 12,1 79,3 1984

Điểm son đáng chú ý nhất trong 5 năm gần đây là kim ngạch xuất khẩu

thường xuyên tăng nhanh hơn kim ngạch nhập khẩu, dẫn tới từ năm 2012 đến nay

nền kinh tế luôn trong tình trạng xuất siêu. Đặc biệt năm 2014 đã xuất siêu tới xấp

xỉ 2 tỷ USD, một hiện tượng chưa từng có từ trước tới nay. Điều này phản ánh một

xu hướng phát triển tích cực, cần tiếp tục phát huy tiến tới liên tục xuất siêu đảm

bảo có đủ nguồn thu ngoại tệ trả các khoản nợ nước ngoài vay từ nhiều năm trước.

Tuy nhiên, đã xuất hiện một số vấn đề đáng lưu ý trong họat động xuất khẩu.

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu liên tục giảm dần kể từ năm 2012. Tính

chung cả năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so

với năm 2013 nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì chỉ tăng 9,1%.

Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ

USD, chỉ tăng 10,4%; trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 101,6 tỷ

USD (gồm cả dầu thô), tăng 15,2%, và đạt 94,4 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng tới

16,7%. Như vậy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có tốc độ tăng trưởng xuất

khẩu cao hơn nhiều so với khu vực trong nước; do đó ngày càng nắm vị thế áp đảo so

với các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, hiệu quả

kinh tế cao… đều thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, quá trình dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu trong năm 2014 tiếp tục thay

đổi theo hướng tích cực song vẫn khá chậm. Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp

nặng và khoáng sản vẫn rất cao, đạt 66,5 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2013; trong

khi nhóm hàng công nghiệp nhẹ mới đạt 57,9 tỷ USD mặc dù tăng tới 15,9%. Nhóm

hàng nông sản, lâm sản 17,8 tỷ USD, tăng 11,4%. Nhóm hàng thủy sản đạt 7,9 tỷ

USD, tăng 17,6%.

Về nhập khẩu hàng hóa, tổng kim ngạch năm 2014 đạt 148 tỷ USD, tăng

12,1% so với năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84,5 tỷ

USD, tăng 13,6%; khu vực kinh tế trong nước đạt 63,5 tỷ USD, tăng 10,2%. Đáng

lưu ý là Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch

nhập khẩu đạt 43,7 tỷ USD. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ thị trường

này cũng rất cao, tăng tới 18,2% so với năm 2013. Nhập siêu cả năm từ Trung Quốc

ước đạt 28,9 tỷ USD, tăng tới 21,8% so với năm 2013. Đây là những hiện tượng rất

Page 14: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

không bình thường theo chuẩn mực thương mại song phương quốc tế.

6.Cân đối ngân sách đƣợc duy trì hợp lý song nợ tiếp tục tăng có nguy cơ

gây bất ổn vĩ mô

Cũng như các năm gần đây, 2014 là một năm đầy thử thách với ngành tài

chính. Nhiều nhân tố bất lợi cho công tác thu chi ngân sách tiếp tục kéo dài: Tốc độ

tăng trưởng kinh tế thấp; tình trạng doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc giảm hoạt

động vẫn diễn ra phổ biến khắp nơi; nợ quốc gia, nợ của khu vực doanh nghiệp tăng

nhanh; nhiều loại thuế phải giảm theo các cam kết hội nhập kinh tế, hoặc hoãn,

miễn, giảm để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn; giá dầu trên

thị trường thế giới giảm mạnh... Khó về thu nhưng nhu cầu chi ngân sách vừa để trả

nợ và giải quyết những nhu cầu xã hội cấp bách, vừa để kích cầu khu vực này, kích

cung khu vực khác nhằm phục hồi tốc độ tăng trưởng, tạo công ăn việc làm... lại rất

lớn.

Bảng 5: Thu chi và cân đối ngân sách nhà nƣớc (tỷ đồng và %)

Năm

Thu ngân sách Chi ngân sách Bội chi ngân sách

Tổng thu

ngân sách

Tốc độ

tăng (%)

Tỷ lệ so

GDP (%)

Tổng chi

ngân sách

Tốc độ

tăng (%)

Tỷ lệ so

GDP (%) Bội chi

Bội chi so

GDP (%)

2000 90749 20.55 108961 24.67 18212 4,12

2002 123860 23.12 148208 27.66 24348 4,54

2003 152274 22,94 24.82 181183 22,25 29.54 28909 4,71

2004 190928 25,38 26.69 214176 18,21 29.94 23248 3,25

2005 228287 19,57 24.98 262697 22,65 28.74 34410 3,76

2006 279472 22,42 26.33 308058 17,27 29.02 28586 2,69

2007 315915 13,04 25.34 399402 29,65 32.03 83487 6,70

2008 430549 36,29 26.64 452766 13,36 28.02 22217 1,37

2009 454786 5,63 25.14 561273 23,97 31.02 106487 5,89

2010 588428 29,39 27.27 648833 15,60 30.07 60405 2,80

2011 721804 22,67 25.97 787554 21,38 28.33 65750 2,37

2012 752430 4,24 23.18 926245 17,61 28.54 173815 5,36

2013 824000 9,51 22.99 986200 6,47 27.51 162200 4,53

2014 858000 4,13 21.79 1040000 5,46 26.41 182000 4,62

Page 15: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

Điểm sáng của nền tài chính quốc gia trong năm 2014 là vẫn duy trì được

những cân đối cần thiết, vừa tiếp tục củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tiếp tục

khai thác tốt hơn các nguồn tài lực để bù đắp vào những nguồn phải cắt giảm theo

các cam kết quốc tế. Theo ước tính của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước cả

năm 2014 đạt khoảng 858 nghìn tỷ đồng; tỷ lệ thu ngân sách trên GDP đạt khoảng

21,8%, giảm so với năm 2013 (23%). Cả 3 lĩnh vực thu nội địa, thu từ dầu thô và

thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đều vượt dự toán năm.

Tổng chi ngân sách ước đạt 1040 nghìn tỷ đồng, bằng 26,1% GDP. Do vậy,

bội chi ngân sách (chưa kể chuyển nguồn) năm 2014 bằng 4,6% GDP, tăng nhẹ so

với năm 2013. Đây là những tỷ lệ thu, chi và bội chi ngân sách hợp lý trong giai

đoạn kinh tế suy trầm và hiệu quả sử dụng ngân sách chưa cao hiện nay

Đáng lưu ý là các tỷ lệ thu chi ngân sách trên GDP năm 2014 tiếp tục theo xu

hướng giảm dần về mức phù hợp với một nền kinh tế thị trường ở một quốc gia có

thu nhập trung bình. Nếu như tới đây khu vực kinh tế nhà nước được thu hẹp dần,

nhà nước cũng rút dần ra khỏi một số lĩnh vực, trong khi khu vực kinh tế thị trường

phát triển mạnh thì hoàn toàn có thể giữ vững tỷ lệ thu đồng thời tiếp tục giảm sâu

hơn nữa tỷ lệ chi ngân sách trên GDP để vừa khoan sức dân và hỗ trợ khu vực

doanh nghiệp, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Trong năm 2014, ngành tài chính đã tập trung tăng cường quản lý chặt chẽ nợ

công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm khả năng trả nợ. Bên

cạnh việc bố trí dự toán chi trả nợ đúng hạn theo cam kết, đã tổ chức phát hành

thành công một tỷ USD trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm với lãi suất 4,8%/năm,

qua đó tiết kiệm được chi phí, giãn áp lực bố trí nguồn trả nợ cho các năm 2016-

2020; đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn quốc tế

thuận lợi và chi phí thấp hơn.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực tài chính vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại, trong

đó nổi bật là nợ trong và ngoài nước tiếp tục tăng nhanh có nguy cơ gây bất ổn kinh

tế vĩ mô trong những năm tới đây. Tính đến hết năm 2014, nợ công tương đương

60,3% GDP (hết năm 2013 là 56,2% GDP), nợ Chính phủ bằng 46,9% GDP (hết

năm 2013 là 42,6% GDP) trong khi nợ nước ngoài của quốc gia là 39,9% GDP (hết

năm 2013 là 39,5% GDP). Do áp lực của nhu cầu chi ngân sách, khối lượng trái

phiếu chính phủ phát ra hàng năm vẫn rất lớn, năm 2014 đã phát hành khoảng 214

nghìn tỷ đồng, dẫn tới giảm nguồn vốn và tăng lãi suất đối với khu vực kinh tế tư

nhân.

Hoạt động của thị trường chứng khoán năm 2014 kém khởi sắc; tốc độ tăng

trưởng tại hai sàn đều thấp. Đến hết năm 2014, chỉ số VN-Index đạt 545,6 điểm, chỉ

Page 16: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

tăng 40 điểm và tăng 8,1% so với cuối năm 2013 (năm 2013 hai sàn đều tăng

trưởng khoảng 22%); giá trị vốn hoá thị trường chỉ đạt 30,9% GDP giảm nhẹ so với

cuối năm 2013. Tổng giá trị huy động vốn ước đạt 237 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 6%

so với cùng kỳ năm 2013, trong đó phát hành cổ phiếu 23 nghìn tỷ đồng và trái

phiếu chính phủ 214 nghìn tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2014, thị trường chứng

khoán chỉ huy động được 23 nghìn tỷ đồng phục vụ doanh nghiệp, một kết quả quá

nhỏ bé so với kênh dẫn vốn ngân hàng. Lưu ý là trong 23 nghìn tỷ đồng trên, không

phải tất cả đều là tiền phục vụ doanh nghiệp, mà còn bao gồm phát hành cổ phiếu để

chia tách hay để trả cổ tức cho cổ đông.

7. Lạm phát trở về mức an toàn, cần tiếp tục giữ ổn định, từng bƣớc ổn

định mặt bằng giá

Trong hai năm gần đây, chính sách tiền tệ ở nước ta đã được nới lỏng khá thận

trọng và ổn định để đảm bảo vừa kiểm soát được lạm phát, mục tiêu hàng đầu của ổn

định kinh tế vĩ mô, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế kinh tế và giải quyết các vấn đề xã

hội. Tổng phương tiện thanh toán tính đến thời điểm 22/12/2014 tăng 16% so với

tháng 12 năm 2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 16,1%); tín dụng cho vay đối với nền

kinh tế tăng 12,6% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,5%); nguồn vốn huy động tăng 15,8%

(cùng kỳ năm 2013 tăng 17,2%).

Nhìn chung, trong giai đoạn ngắn hạn, tín dụng cho vay đối với nền kinh tế

tăng như 2 năm vừa qua là hợp lý, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh

toán 16% là vẫn khá cao. Mặc dù tỷ lệ lạm phát đã được kiểm soát ở mức chấp nhận

được, năm 2014 là 4,1%, thấp nhất trong vòng 10 năm qua, nhưng rất cần theo dõi

và đánh giá hiệu quả thường xuyên để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.

Đặc biệt, cần lưu ý tỷ lệ lạm phát thấp năm 2014 có những nguyên nhân quan

trọng là giá dầu thô thế giới giảm mạnh; giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá

ổn định; nguồn cung lương thực, thực phẩm và đa số các loại hàng hóa khác trong

nước đều tương đối dồi dào... trong khi sức mua của dân cư đang rất yếu. Một khi

những yếu tố này thay đổi thì tỷ lệ lạm phát có thể tăng lên rất nhanh.

Mặt khác, tỷ lệ lạm phát 4,1% năm 2014 trong bối cảnh tăng trưởng yếu vừa

qua cũng vẫn là hơi cao đối với một nền kinh tế thị trường như nước ta. Cần khẳng

định điều này để khắc phục tâm lý cho rằng ở Việt Nam tỷ lệ lạm phát có thể chấp

nhận được lên tới 6-7%. Lạm phát trên 6-7% thường phải đi kèm một tốc độ tăng

trưởng kinh tế trên 8%, tức là trong bối cảnh một nền kinh tế tăng trưởng nóng cần

được điều chỉnh hạ nhiệt. Do đó cần tiếp tục duy trì hoặc giảm một chút tỷ lệ lạm

Page 17: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

phát ở tầm trung hạn.

Page 18: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

Đồ thị 6: Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2000-2014 (%)

Nhờ thực thi chính sách tài chính lành mạnh, chính sách tiền tệ thận trọng và

những thuận lợi trong nước và quốc tế nên trong năm 2014 hệ thống tài chính, tiền

tệ, giá cả và tỷ giá đã cơ bản ổn định, tạo nền tảng rất quan trọng để chấm dứt tình

trạng "tăng trưởng nhanh - khủng hoảng lớn" luân phiên kéo dài hàng chục năm

qua. Tuy nhiên hiện nay hoạt động ngân hàng vẫn đang đối mặt với nhiều thách

thức. Tỷ lệ nợ xấu đang ở mức khá cao; chất lượng tín dụng chưa được cải thiện; nợ

xấu chưa được phân loại và đánh giá đầy đủ, chính xác theo chuẩn mực quốc tế.

Hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng rất thấp so với các năm trước đây.

Chênh lệch thu nhập - chi phí năm 2014 của toàn hệ thống chỉ tăng khoảng 3%,

thấp hơn so với năm 2013. Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào thấp,

trong khi chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh do chất lượng tài sản giảm

sút... Đây là những thách thức cần tiếp tục xử lý trong năm 2015.

8. Đánh giá toàn cảnh kinh tế vĩ mô năm 2014

Nhìn bức tranh tổng thể kinh tế vĩ mô năm 2014 nêu trên, có thể khẳng định

nền kinh tế tiếp tục có những tiến bộ nhất định và quan trọng hơn, đang đi đúng

hướng mặc dù bước đi còn rất chậm và chưa ổn định. Đối với một nền kinh tế mới

thoát khỏi ngưỡng nước nghèo chưa lâu, trong điều kiện cơ cấu kinh tế vĩ mô mất

cân đối nghiêm trọng kéo dài, đạt được những thành tựu vĩ mô nêu trên là rất đáng

khích lệ.

Điểm sáng lớn nhất là các cân đối vĩ mô sau khi chuyển dịch về các “tọa độ”

cân bằng trung hạn trong năm 2013 đã tiếp tục được củng cố trong năm 2014; do đó

tới đây nếu không có bất ngờ xảy ra thì sẽ bền vững và hiệu quả; trên cơ sở này có

thể điều chỉnh lớn về thể chế và cơ cấu kinh tế, từ đó mở ra một giai đoạn tăng

-1.6 1

3.9 3.2

7.7 8.3 7.5 8.3

23

6.9

9.2

18.6

9.2

6.6

4.1

-5

0

5

10

15

20

25

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ lạm phát

Page 19: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

trưởng mới với tốc độ và chất lượng cao hơn.

Cần nhắc lại là đối với mỗi nền kinh tế đều có một tốc độ tăng trưởng kinh tế

tiềm năng (trung, dài hạn) đi kèm với những cân đối vĩ mô tương ứng. Điều này

cũng giống như một tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng phải đi kèm với một tỷ lệ

thất nghiệp tự nhiên hay một tỷ lệ lạm phát tự nhiên.

Nếu đưa tất cả vào một mô hình tính toán cân đối, hoàn toàn có thể xác định

được đi kèm với một tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng cân bằng trung hoặc dài

hạn, ví dụ 7-7,5% như ở nước ta trong gần hai thập kỷ trước (1990-2007), 5,5-6%

trong giai đoạn hiện nay (bằng tốc độ tăng trưởng trung bình của 7 năm 2008-

2014) và khoảng 7-7,5% từ năm 2020 trở đi, thì những chỉ tiêu cơ bản liên quan

như đầu tư, lao động, tiêu dùng, xuất nhập khẩu, ngân sách, lạm phát... cần

tương ứng là bao nhiêu. Đây chính là bộ các “tọa độ” cân bằng (trung, dài hạn),

hay trục, quỹ đạo tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế đang

phát triển chệch (tăng trưởng nóng hoặc lạnh) với quỹ đạo tăng trưởng tiềm

năng, thông qua các điều chỉnh chính sách, chúng ta có thể đưa nền kinh tế quay

trở lại quỹ đạo phát triển tiềm năng. Quá trình này gọi là bước hay quá trình điều

chỉnh kinh tế; thời gian cần thiết để quay trở lại được gọi là thời gian hay tốc độ

điều chỉnh kinh tế.

Lịch sử phát triển kinh tế gần đây đã chứng minh rất rõ điều đó. Trong giai

đoạn trung hạn 2008-2014, nền kinh tế đã tăng trưởng quá nóng vào năm 2010 gây

ra những bất ổn rất nghiêm trọng, phải cần đến 3 năm 2011-2013 mới trở về được

quỹ đạo cân bằng thấp và thêm 1 năm 2014 để củng cố thế cân bằng bền vững và

nâng dần hiệu quả. Trong quá trình đó, đôi khi đã phải trả giá quá nhiều; ví dụ năm

2012 do hạ cánh quá nhanh, thắt chặt tài chính tiền tệ quá mạnh, tỷ lệ lạm phát giảm

đột ngột..., hàng trăm nghìn doanh nghiệp đã bị phá sản hoặc đóng cửa dừng hoạt

động; đời sống người lao động và dân cư gặp rất nhiều khó khăn. Dự báo còn cần ít

nhất 1-2 năm nữa các cân bằng vĩ mô mới trở nên thực sự bền vững và phát huy

hiệu quả, tạo điều kiện để nâng dần tốc độ tăng trưởng kinh tế về tốc độ tiềm năng

cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Nghiêm túc mà nói, đối với nền kinh tế nước ta, đã qua rồi giai đoạn tăng

trưởng dễ dàng. Nếu không có những đổi mới mạnh mẽ, kiên quyết thì tốc độ tăng

trưởng kinh tế tiềm năng không thể cao bằng giai đoạn trước. Khác với những năm

đầu đổi mới – mở cửa, khi đó các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng còn rất phong

phú, nhu cầu của dân cư sau thời kỳ chiến tranh thắt lưng buộc bụng và bao cấp khắc

khổ tăng lên rất nhanh đồng thời tốc độ tăng trưởng dân số cũng rất cao, cần một tốc độ

tăng trưởng lên tới 7-7,5%/năm để thỏa mãn. Ngày nay, đời sống nhân dân đã thay đổi

Page 20: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

rõ rệt so với trước trong khi tốc độ tăng trưởng dân số cũng đã chậm lại rất đáng kể (chỉ

còn 1%) nên sức ép phải tăng trưởng nhanh thực sự không quá lớn. Vấn đề quan trọng

hơn là chất lượng tăng trưởng và chính sách điều tiết, phân chia thu nhập hợp lý; đặc

biệt cần kiên quyết chống tham nhũng để những thành tựu về tăng trưởng đến tay

người lao động, người nghèo chứ không chỉ lọt vào tay một bộ phận người giầu. Trong

bối cảnh khó khăn hiện nay, một tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5-6% là hoàn

toàn phù hợp; tương ứng với nó là tỷ lệ đầu tư trên GDP cũng không nên quá 30%, thu

ngân sách không nên vượt quá 22-23% GDP; tỷ lệ lạm phát không nên quá 5-6%... Vì

thế mới nói đối chiếu những chỉ tiêu, “tọa độ” này với bức tranh tổng thể kinh tế vĩ mô,

có thể tin rằng nền kinh tế đã đi tới đáy vào năm 2013 và đang dần dần lập được trạng

thái cân bằng ổn định với năng suất, chất lượng và tốc độ tăng trưởng tăng dần lên kể

từ năm 2014.

Khái quát lại, trong năm 2014, nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ tăng

trưởng tương đối hợp lý; các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tỷ lệ lạm phát trở

về mức an toàn, lần đầu tiên đạt được kể từ năm 2004... Tăng trưởng kinh tế vẫn phụ

thuộc các các nhân tố tăng trưởng của những năm trước là đầu tư, lao động, xuất khẩu

và tiêu dùng; tuy nhiên vai trò của chúng đang được điều chỉnh. Trong khi vai trò của

vốn đầu tư giảm mạnh, vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu ổn định thì vai trò của

năng suất lao động, đã tăng lên rất nhanh. Mặt khác, tiêu dùng đang nổi lên, thay cho

vốn đầu tư, trở thành nhân tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng, trong đó tiêu dùng chính

phủ đang giữ vị trí rất quan trọng. Điều này phản ánh tác động của các nhân tố tăng

trưởng theo chiều rộng (vốn, lao động) đã chậm lại, trong khi tác động của các nhân

tố theo chiều sâu (hiệu quả đồng vốn, năng suất lao động) và thị trường (tiêu dùng)

bắt đầu tăng lên. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, thương mại, giá cả đều phát

triển ổn định hơn dù chưa có những tiến bộ nổi bật.

Tuy nhiên, nhiều khó khăn thách thức vẫn tồn tại, có mặt trở lên gay gắt hơn.

Nổi bật là tốc độ đổi mới quá chậm và thiếu kiên quyết; cơ cấu kinh tế vẫn hết sức

trì trệ, chưa thấy lối ra, từ cơ cấu vĩ mô xuống cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm, cơ

cấu địa bàn. Sản xuất kinh doanh vẫn gặp rất nhiều khó khăn; số doanh nghiệp giải

thể, ngừng hoạt động vẫn rất lớn. Bội chi 4,6% vẫn quá cao do nhu cầu chi tiêu

chính phủ quá lớn. Nợ xấu, rủi ro vẫn là những nỗi lo, bức xúc thường trực. Thực

hiện lộ trình giá thị trường đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ thiết yếu chậm. Hoạt

động của một số tổ chức tín dụng chưa thực sự an toàn. Thị trường bất động sản

trầm lắng; nguy cơ khủng hoảng vẫn lớn, nhất là do tốc độ tăng trưởng cung tiền tệ

vẫn khá cao. Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; hệ số ICOR cao.

Các chương trình tái cơ cấu được thực hiện quá chậm. Đầu tư phát triển kết cấu hạ

tầng chậm lại, giá thành quá cao... có nguy cơ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế

Page 21: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

trong những năm tới. Chênh lệch giầu nghèo, bất công đã trở lên quá lớn gây nhiều

bức xúc trong xã hội.

Do vậy, mặc dù nền kinh tế có dấu hiệu ấm lên song sự phục hồi còn rất mong

manh nên Việt Nam cần kiên trì con đường tăng trưởng thận trọng. Nếu tiếp tục

nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng, sẽ buộc phải gia tăng đầu tư công, gia tăng nợ

công, nới lỏng thêm chính sách tiền tệ, tăng cường phát hành trái phiếu, làm giảm

nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh... Hậu quả sẽ rất tai hại như những

gì đã diễn ra trong khoảng chục năm gần đây.

Bao trùm lên tất cả và là nguy cơ chính gây mất ổn định kinh tế trong thời gian

tới là tốc độ cải cách kinh tế, cải cách thể chế, cải cách hành chính đều quá chậm.

Quy trình xây dựng, chất lượng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách rất yếu.

Kỷ luật kỷ cương hành chính chưa nghiêm; tham nhũng lãng phí vẫn tràn lan chưa

có cách gì khắc phục; tác dụng của công tác giám sát, thanh tra rất hạn chế. Chất

lượng giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, có mặt giảm sút.

Tội phạm và tệ nạn xã hội vẫn diễn ra khắp nơi nhưng không có giải pháp căn cơ xử

lý. Nói nhiều, hứa nhiều, làm ít hoặc không làm đang là căn bệnh phổ biến ở mọi

cấp lãnh đạo.

Nguyên nhân chủ yếu là lãnh đạo chưa thực sự kiên trì mục tiêu tăng trưởng

GDP khoảng 5,5-6%, vẫn muốn tăng trưởng nhanh hơn nên không còn nhiều tâm

sức nâng cao chất lượng tăng trưởng, xây dựng thể chế kinh tế thị trường phù hợp

với trình độ phát triển, đẩy mạnh tái cơ cấu lại nền sản xuất, mạnh mẽ đấu tranh

chống tham nhũng, cải cách bộ máy nhà nước và công tác cán bộ theo hướng tận

tâm phục vụ dân... Cũng chưa thực tâm tuân thủ nguyên tắc tối cần thiết đề ra trong

suốt năm 2014 là: Kiên định không chạy theo tăng trưởng nhanh; lấy ổn định vĩ mô

và phát triển hài hòa làm đại cục, ra sức nâng cao chất lượng tăng trưởng để thay

đổi hoàn toàn cục diện "tăng trưởng nhanh - khủng hoảng lớn" luân phiên kéo dài

hàng chục năm qua. Khi muốn tiếp tục tăng trưởng kinh tế cao thì sẽ không thể chấp

nhận những chi phí phải bỏ ra (kèm theo việc giảm tốc độ tăng trưởng) để thực hiện

những cải cách cần thiết.

9. Nhìn về tương lai: Muốn gì và cần làm gì trong năm 2015 và 1-2 năm

tiếp theo?

Bối cảnh phát triển kinh tế năm 2015 cũng như mọi năm đều sẽ có những mặt

thuận và những mặt không thuận, nhưng dự báo mặt thuận là cơ bản. Kinh tế thế

giới phục hồi và hội nhập kinh tế với thế giới, với Cộng đồng kinh tế ASEAN chắc

chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ta. Tuy nhiên, như dự báo

của nhiều tổ chức quốc tế, tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ tăng lên dù không mạnh

nhưng vững chắc vì đã có những điều chỉnh thể chế kinh tế tài chính thích hợp, hiệu

Page 22: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

quả. Tháng 1/2015 Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh dự báo giảm 0,3% về

tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới so với dự báo thực hiện tháng 10/2014. Do vậy,

tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới sau khi đều đạt 3,3% trong 2 năm 2013-2014 sẽ

chỉ tăng lên 3,5% năm 2015 và 3,7% năm 2016. Đáng ngạc nhiên là các nền kinh tế

nhóm G7 (trừ Nhật Bản) đều sẽ cải thiện nhanh tốc độ tăng trưởng trong khi những

nền kinh tế mới nổi và đã có thời tăng trưởng rất nhanh lại khó có thể nâng cao

được tốc độ tăng trưởng vốn đang rất yếu.

Nhờ kinh tế phục hồi, tới đây nhiều nước công nghiệp sẽ cắt giảm chương

trình kích cầu. Lãi suất ở Mỹ và châu Âu sẽ tăng; nguồn vốn từ các nước đó chạy

vào Việt Nam và các nước đang phát triển khác sẽ chậm lại vì chúng sẽ lưu lại ở

Mỹ và các nước công nghiệp phát triển do lãi suất ở đó cao. Điều này sẽ ảnh

hưởng tới thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta, và do đó sẽ ảnh hưởng tới khả

năng tăng trưởng trung hạn và dài hạn. Thực tế này đã xảy ra trong nửa cuối năm

2014 khi kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi và từng bước đang trở lại tốc độ tăng trưởng

cao.

Ở tầm trung và dài hạn, có thể thấy rõ kinh tế toàn cầu nói chung và của các

nước đang phát triển châu Á nói riêng sẽ khó có thể lập lại những tốc độ tăng

trưởng thần kỳ đạt được trong nửa sau thế kỷ 20. Kinh tế Mỹ đã từ hơn chục năm

nay chỉ tăng trưởng khoảng 1-3%, giảm mạnh so với 4-5% trong nhiều năm trước

đó, trong đó hai năm 2013-2014 chỉ tăng trưởng 2,3%/năm; dự báo năm 2015 sẽ

tăng lên 3,6% rồi giảm về 3,3% năm 2016. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước

khối EU cũng giảm mạnh tương ứng. Kinh tế Trung Quốc IMF dự báo chỉ tăng

trưởng khoảng 6,8% năm 2015 và 6,3% năm 2016 so với xấp xỉ 10%/năm trong

suốt 30 năm trước đó.

Dự báo trong 2 năm 2015-2016, tăng trưởng kinh tế của nhóm ASEAN-5 gồm

5 quốc gia Đông Nam Á Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam

chỉ đạt 5,2%, trong đó, Việt Nam dự báo cũng chỉ đạt mức 5,2%. IMF dự báo năm

2016, tăng trưởng kinh tế của nhóm sẽ phục hồi hơn so với năm 2015 nhưng cũng

chỉ đạt mức 5,3%.

Trong năm 2015 khu vực các nước ASEAN sẽ có nhiều chuyển biến lớn với

sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm. Đây sẽ là một

thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất duy nhất, trong đó hàng hóa, dịch vụ,

vốn đầu tư và nhân công có trình độ sẽ được tự do lưu thông giữa tất cả các

nước. Do vậy, nhiều cơ hội mới sẽ được mở ra. Tự do hoá kinh tế trong nội bộ

khối sẽ làm cho nhiều loại chi phí giảm mạnh và các luồng vốn di chuyển giữa

các quốc gia ASEAN ngày càng dễ dàng hơn; sự dịch chuyển các luồng vốn giữa

các quốc gia trong khu vực sẽ tăng mạnh, đặc biệt là hình thức đầu tư trực tiếp

Page 23: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

nước ngoài (FDI).

Ở trong nước, dự báo tình hình năm 2015 nền kinh tế vẫn tương đối trì trệ,

nhưng từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng được tổ chức vào đầu

năm 2016, và việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đất nước và nền kinh tế

sẽ phải có nhiều thay đổi to lớn. Về bối cảnh, có thể nói 2015 sẽ là năm bản lề cho

tương lai của nền kinh tế Việt Nam, bởi đây sẽ là năm hình thành nhiều khối tự do

mậu dịch mà Việt Nam sẽ tham gia, trước hết là ba khối: Cộng đồng Kinh tế

ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên hiệp châu Âu (Việt

Nam – EU AFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Riêng với

hợp tác ASEAN, trong năm 2015, Việt Nam sẽ phải đẩy mạnh việc thực hiện những

sáng kiến kinh tế hiện có, đặc biệt là: (i) Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, Hiệp

định Khung ASEAN về Dịch vụ và Khu vực Đầu tư ASEAN; (ii) thúc đẩy hội nhập

khu vực trong các ngành ưu tiên; (iii) tạo thêm nhiều thuận lợi cho việc đi lại của

doanh nhân, lao động lành nghề và nhân tài giữa các nước ASEAN...

Những áp lực của hội nhập, cạnh tranh quốc tế và khu vực cùng với những chủ

trương chính sách mới được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của

Đảng đầu năm 2016 chắc chắn sẽ đòi hỏi Chính phủ cũng như từng doanh nghiệp,

cá nhân phải hành động quyết liệt hơn. Thuận lợi và khó khăn đan xen nhau; khó

khăn cũng có mặt tích cực là tạo sức ép để phải đổi mới, phải hành động. Thực tiễn

cho thấy càng bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn, người Việt và doanh nhân Việt càng

trở lên mạnh mẽ. Do vậy, nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-

2020 dự báo sẽ cao hơn so với giai đoạn 2011-2015; năng suất, chất lượng, hiệu quả

dự báo sẽ có bước cải thiện... nếu như những chính sách phát triển đi đúng hướng.

Giữa lúc nền thế giới đang phục hồi tăng trưởng và sức ép cạnh tranh quốc tế

lớn như vậy, thì nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng vẫn

quá yếu ớt, thậm chí chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Do vậy, mục

tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế năm 2015 và 1-3 năm tiếp theo không phải là

tăng trưởng cao mà là tập trung sửa chữa những lỗi hệ thống, nâng cao chất lượng

tăng trưởng, làm nền tảng phát triển mạnh mẽ cho những năm sau. Nếu như Việt

Nam giữ được tốc độ tăng trưởng khoảng 5,5-6% trong khi chất lượng tăng trưởng

và sức cạnh tranh tăng vọt, thì sẽ là điều rất đáng mừng.

Để nâng cao chất lượng tăng trưởng, không gì khác hơn là phải đổi mới mô

hình tăng trưởng, nhấn mạnh vào sử dụng nguồn vốn con người, phát huy sức mạnh

của trí tuệ con người, thay cho nguồn vốn đầu tư cũng như các nhân tố phát triển

theo chiều rộng khác. Dứt khoát phải từ bỏ con đường phát triển dựa vào mở rộng

bội chi ngân sách, phát hành tiền tệ tín dụng, khai thác tài nguyên và lao động rẻ

tiền (thực chất là bóc lột nhân công), bán đất đai và vay nợ nước ngoài như đã làm

trong hàng chục năm qua, tập trung tâm trí và sức lực xây dựng (i) một hệ thống

pháp luật đầy đủ, khoa học và thực hiện triệt để nguyên tắc thượng tôn pháp luật,

Page 24: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

(ii) một thể chế kinh tế thị trường thực sự lành mạnh, theo đúng chuẩn mực quốc tế

để động viên được sức mạnh của toàn dân, toàn thể cộng đồng doanh nghiệp vào sự

nghiệp phát triển đất nước. Đây cũng chính là những vấn đề then chốt phải xử lý để

đất nước tăng trưởng nhanh, bền vững và thoát được ra khỏi cái bẫy thu nhập trung

bình.

Những vấn đề cụ thể để chất lượng tăng trưởng, đổi mới mô hình tăng

trưởng... rất nhiều, không thể bàn tới trong khuôn khổ bài viết này được. Để bắt đầu

từ đâu, dựa vào đâu để thóat khỏi tình trạng trì trệ hiện nay, chỉ xin kể ra một vấn đề

then chốt, trọng tâm nhất và dễ thấy nhất là công tác cán bộ.

Chất lượng cán bộ quyết định tất cả; cán bộ tốt thì làm ra thể chế tốt, điều

hành và giám sát thực hiện thể chế tốt. Đất nước tiến nhanh hay tiến chậm, phát

triển hay thụt lùi có liên quan chặt chẽ tới chất lượng hoạt động của bộ máy lãnh

đạo đất nước, của hệ thống chính quyền từ trung ương với cơ sở. Để nâng cao chất

lượng tăng trưởng, dứt khoát phải nâng cao chất lượng bộ máy giám sát thực hiện

đúng pháp luật và nguyên tắc kinh tế thị trường, tức là nâng cao năng lực và phẩm

chất đội ngũ cán bộ nhà nước.

Thực ra Việt Nam là nước đi sau nên hoàn toàn có thể sao chép kinh nghiệm,

cách làm của các nước đi trước để áp dụng cho mình (như Trung Quốc đã và đang

làm rất thành công), mặt khác cán bộ nhà nước đa phần là làm sự vụ hành chính

theo quy định của pháp luật. Do đó không nhất thiết phải dồn sức cho việc nâng cao

năng lực đội ngũ cán bộ mà vấn đề cực kỳ quan trọng hiện nay là nâng cao phẩm

chất, đạo đức cán bộ.

Phẩm chất cán bộ thể hiện ở hai tiêu chí: (i) Dám nhìn thẳng vào sự thật, nói

ra sự thật, bảo vệ những người nói ra sự thật; (ii) Một lòng một dạ làm việc vì lợi

ích của dân; nói ít, làm nhiều; cái gì có lợi cho dân, cho đất nước thì nhất định phải

làm; cái gì hại nhất thiết phải bỏ; bảo vệ những người thực sự làm việc vì lợi ích

của dân, của nước. Chỉ khi có đủ hai tiêu chí này thì mới chống được tình trạng

tham nhũng và quan liêu ức hiếp đang lộng hành trong bộ máy công quyền hiện

nay.

Cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo ở mọi cấp, phải thực sự hiểu dân, phải biết

thương dân, phải nhìn thấy dân nghèo sống khổ cực như thế nào, doanh nghiệp đang

khốn khổ ra sao, bị bộ máy công quyền hạch sách gây khó khăn như thế nào... để tìm

cách giúp đỡ.

Luân chuyển cán bộ phải là cơ hội để họ hiểu dân hơn và làm ra nhiều thành

tựu cho người dân chứ không phải chỉ để hoàn chỉnh lý lịch cho bước thăng quan

tiến chức tiếp theo. Chỉ những cán bộ làm ra được những thành tựu cho địa phương,

cho người dân mới được thăng quan tiến chức sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ

sở.

Page 25: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

Mỗi công dân khi đồng ý làm việc trong bộ máy nhà nước nên bắt đầu công

tác ở cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào khó khăn để vừa rèn luyện,

vừa học cách thương yêu và nhận thấy trách nhiệm của mình với cuộc sống của

người dân. Nhà nước có chế độ thích hợp về tiền lương, nhà công vụ, thời hạn luân

chuyển công tác, cách thức nâng đỡ, bảo vệ người làm việc tốt, làm việc chỉ vì lợi

ích đất nước, lợi ích của người dân... để khuyến khích cán bộ công chức trẻ về công

tác ở cơ sở.

Nếu như quyết tâm nâng cao phẩm chất cán bộ, trước hết từ cấp cao nhất ở

Trung ương, dần dần xuống mọi cấp chính quyền cơ sở, thì nhất định quan điểm,

mô hình phát triển sẽ được thay đổi, đất nước sẽ có tương lai tươi đẹp.

Trong khi chưa có những thay đổi mang tính đột phá về công tác cán bộ,

không thể hy vọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà không gây ra những

cuộc khủng hoảng mới. Vì vậy ở tầm ngắn hạn, trong điều hành chính sách kinh tế

xã hội, cần tiếp tục thực hiện nguyên tắc tối cần thiết là: Kiên định không chạy theo

tăng trưởng nhanh; lấy ổn định vĩ mô và phát triển hài hòa (kinh tế, xã hội, môi

trường) làm đại cục, ra sức nâng cao chất lượng tăng trưởng để chấm dứt hoàn toàn

cục diện "tăng trưởng nhanh - khủng hoảng lớn" luân phiên kéo dài hàng chục năm

qua. Khi đó phải chấp nhận có một giai đoạn điều chỉnh cơ cấu và thể chế kinh tế,

kèm theo một tốc độ tăng trưởng thấp.

Đã xác định được mục tiêu (hướng vào chất lượng thay cho số lượng) thì dù

khó khăn đến đâu cũng nhất định phải tìm mọi cách để thực hiện. Lãnh đạo phải

luôn luôn khảm một câu trong đầu: “Kiên trì, không vội. Kiên trì, chính là thắng

lợi!”.

-----------

Lưu ý: Tổng cục Thống kê vừa tính lại số liệu GDP theo giá cố định 2010 cho tất

cả các năm từ 2005 đến nay. Tốc độ tăng trưởng hàng năm theo số mới giảm 1-1,3% so

với số cũ, tức là rất lớn. Ví dụ năm 2006 số công bố trước tăng trưởng 8,44% thì số mới

chỉ là 7,13%... Từ đây các số liệu GDP thành phần (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,

đầu tư, tích lũy, tiêu dùng, xuất nhập khẩu...) cũng thay đổi.

Thêm nữa, TCTK chỉ mới tính lại đến năm 2005, còn những năm trước 2005

thì coi như không có số liệu. Do đó không thể dùng mô hình toán để phân tích chi

tiết hơn được. Một số chỉ tiêu khác liên quan cũng thay đổi... Vì vậy sử dụng thông

tin từ những con số ở VN cần thận trọng. Theo dõi xu thế tiến triển đáng tin cậy hơn

là theo dõi con số cụ thể.

Đặc biệt, từ nay dường như Tổng cục Thống kê sẽ chính thức dùng "tốc độ

tăng giá bình quân năm" làm chỉ tiêu lạm phát năm thay cho "mặt bằng giá tháng 12

năm nay so với mặt bằng giá tháng 12 năm trước"...

Đáng buồn nhất hiện nay là phần lớn các chỉ tiêu thống kê ở nước ta giống của

quốc tế về tên gọi, nhưng không giống về bản chất, về nội dung, nên không thể so

sánh quốc tế. Thực tế này dẫn tới chúng ta thường xuyên sửa đổi lại các số liệu mỗi

Page 26: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

khi cải tiến phương pháp thống kê. Thứ hai là phần lớn các số liệu không thật chuẩn

xác, thậm chí sai rất lớn so với thực tế; hậu quả là TCTK và nhiều Bộ, ngành

thường xuyên tính lại giá trị các chỉ tiêu của những năm cũ rồi âm thầm sử dụng.

Nếu số liệu cứ thế này thì chính sách kinh tế không thể đúng được.

Tài liệu tham khảo:

1) “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014”, báo cáo của Tổng cục Thống kê

2) “10 sự kiện nổi bật ngành Tài chính năm 2014”, trang thông tin điện tử Bộ tài

chính:

http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/cttk?p_itemid=156392020

&p_itemtype=2176921

3) Overview of the World Economic Outlook Projections của IMF, tháng 1/2015.

4) “Kinh tế vĩ mô: Những điểm sáng 2013 và định hướng 2014”, Lê Việt Đức,

Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 2 (429), tháng 2-2014.

5) Nguồn số liệu trong bài chủ yếu từ Niên giám thống kê các năm.

KINH TẾ VIỆT NAM: GIẢI PHÁP “VƢỢT ĐÁY”

VÀ TĂNG TRƢỞNG BỀN VỮNG

PGS.TS Nguyễn Chí Hải

Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM)

Tóm tắt: Nội dung bài viết nhằm nhận diện và đánh căn nguyên suy giảm tăng

trưởng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014. Kết quả nghiên cứu chỉ ra

rằng, bên cạnh những nguyên nhân nội tại của mô hình tăng trưởng, điểm nghẽn hiện

tại của nền kinh tế chính là sự lạc hậu về trình độ công nghệ và năng suất thấp. Bài viết

cũng khuyến nghị các giải pháp để nền kinh tế Việt Nam “vượt đáy” suy giảm và tăng

trưởng bền vững.

Từ khóa: Chu kỳ kinh tế, đáy của chu kỳ kinh tế, năng suất, khoa học công

nghệ, phát triển kinh tế bền vững.

1. Giới thiệu

“Kinh tế Việt Nam đã đến đáy? là chủ đề của một cuộc Tọa đàm khoa học

được tổ chức tại TPHCM vào cuối tháng 11 năm 2014 với sự góp mặt của một số

chuyên gia kinh tế, giảng viên kinh tế ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Xuất phát từ

thực tiễn nền kinh tế Việt Nam hiện nay, để trả lời câu hỏi: Kinh tế Việt Nam đã

thoát đáy hay chưa? Cuộc tọa đàm “nóng” lên với câu hỏi tưởng chừng như đơn

giản: Chu kỳ kinh tế là gì? Các tiêu chí đánh giá giai đoạn “suy giảm” của chu kỳ

Page 27: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

kinh tế? Thực ra đây cũng là chủ đề tranh luận giữa các nhà kinh tế theo trường phái

nội sinh và ngoại sinh trong việc giải thích nguyên nhân của chu kỳ kinh tế.

Những kết quả khá lạc quan về sự hồi phục và ổn định vĩ mô của nền kinh tế

Việt Nam năm 2014, cùng với những thành công mới trong nhận thức và thực tiễn

điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, cho phép chúng ta nhận diện rõ hơn, có

trọng tâm hơn về các điểm nghẽn, bất cập cốt tử trong nền kinh tế, để có những giải

pháp phù hợp nhằm đưa nền kinh tế “vượt đáy” và tăng trưởng bền vững. Mục tiêu

tổng quát của nền kinh tế Việt Nam năm 2015 đã được Chính phủ xác định là:

“Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái

cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trường, nâng cao năng suất, hiệu

quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn và vững chắc

hơn năm 2014” (Nguyễn Tấn Dũng, 2014). Thực hiện mục tiêu tổng quát này, năm

2015 sẽ là năm bản lề để nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới,

với mục tiêu vừa đạt tốc độ tăng trưởng cao, vừa đảm bảo phát triển bền vững. Theo

chúng tôi, mục tiêu tổng quát trên hoàn toàn có thể khả thi và nền kinh tế Việt Nam

có cơ hội tạo ra bước đột phá mới trong năm 2015 và các năm tiếp theo, nếu nhận

diện đúng căn nguyên của tình trạng suy giảm tăng trưởng kinh tế và có những giải

pháp phù hợp.

Bài viết này, tác giả muốn thông qua việc trả lời câu hỏi trên, để đưa ra một

cách tiếp cận về phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay, đó là phải coi yếu tố năng

suất (Productivity) là yếu tố có vai trò quyết định đối với năng lực cạnh tranh

(NLCT) và tăng trưởng bền vững. Phát triển khoa học công nghệ (KHCN) chính

chìa khóa để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, hướng đến mục tiêu phát triển

nhanh, bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

2. Cơ sở khoa học về chu kỳ kinh tế và vận dụng vào điều kiện kinh tế

Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, sự thay đổi của sản lượng, giá cả, lãi suất và thất

nghiệp tạo nên chu kỳ kinh doanh. Lý thuyết chu kỳ kinh tế hay còn gọi là chu kỳ

kinh doanh (Business Cycle) là một trong những lý thuyết cơ bản trong kinh tế vĩ

mô, song cũng là lý thuyết gây nhiều bàn luận trong giới kinh tế học về cách giải

thích các dao động của chu kỳ kinh tế. Chu kỳ kinh tế thường được hiểu là “một sự

dao động của tổng sản phẩm quốc dân, của thu nhập và việc làm, thường kéo dài từ

2 đến 10 năm, được đánh dấu bằng một sự mở rộng hay thu hẹp trên quy mô lớn

trên hầu hết các khu vực của nền kinh tế” (Paul A. Samuelson – William

D.Nordhaus; 2007; Trang 347). Cũng có thể diễn đạt ngắn gọn hơn, chu kỳ kinh tế

là sự dao động của sản lượng thực tế xoay quanh “trục” sản lượng tiềm năng. Sự

Page 28: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

biến động của GDP thực tế trong một chu kỳ kinh tế thường theo thứ tự ba pha lần

lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (Hình 1).

Theo các nhà kinh tế, giai đoạn suy thoái trong một chu kỳ kinh tế là khi

GDP của nền kinh tế suy giảm trong một thời gian nhất định. Các nhà kinh tế học

cũng chỉ ra rằng dấu hiệu rõ ràng cho sự suy thoái của nền kinh tế là khi GDP thực

tế tăng trưởng âm trong 2 quý liên tiếp. Theo đó, “đáy và đỉnh” của một chu kỳ

kinh tế chỉ được nhận diện khi “nền kinh tế đã sang pha tiếp theo sau điểm ngoặt

với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiếu giữa mức âm và mức

dương” (Chu kỳ kinh tế).

Hình 1. Chu kỳ kinh tế

Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển hiện nay, việc nhận diện một chu

kỳ kinh tế cũng trở nên khá phức tạp, do chu kỳ kinh tế diễn ra dường như không

mang tính quy luật. Nếu như căn cứ vào sự tăng trường âm của GDP thực tế, thì có

nhiều quốc gia đang phát triển có chu kỳ kinh doanh kéo dài hàng chục năm, vì

không có tăng trưởng âm. Ở các quốc gia Đông Nam Á từ sau khủng hoảng kinh tế

1997 – 1998 đến nay, chưa thấy có tăng trưởng âm trong đại đa số các quốc gia khu

vực; còn ở Việt Nam, từ khi bất đầu sử dụng cách tính GDP, chưa có năm nào tăng

trưởng âm. Thực tế này chỉ ra rằng, đối với các nền kinh tế đang phát triển, giai

đoạn suy thoái có thế vẫn ở mức dương nhưng GDP thực tế tăng trưởng chậm lại và

giảm trong thời gian khá dài. Thêm vào đó, dấu hiệu rõ ràng về tình trạng suy thoái

kinh tế còn thể hiện khá rõ theo các tiêu chí sau:

- Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho tăng lên.

- Cầu về lao động giảm, thất nghiệp tăng ở mức cao.

- Lạm phát có xu hướng chậm lại do chi tiêu về đầu tư giảm, sức mua hạn chế.

- Sự bất ổn, yếu kém của thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường tài

chính, đầu tư trong và ngoài nước, hoạt động của hệ thống ngân hàng…

Page 29: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

- Các doanh nghiệp trở nên “ốm yếu”, số doanh nghiệp phá sản nhiều hơn

các doanh nghiệp gia nhập thị trường…

Thực tiễn phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển nói chung, nền kinh tế

Việt Nam nói riêng, theo chúng tôi nên quan niệm chu kỳ kinh tế như là một giai

đoạn từ tăng trưởng - suy giảm tăng trưởng - phục hồi đà tăng trưởng. Có thể hiểu

sự suy giảm tăng trưởng là GDP thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế

rơi vào suy giảm tăng trưởng với các dấu hiệu như đã trình bày ở trên. Sự suy giảm

tăng trưởng có thể do tác động cả về phía tổng cầu và tổng cung.

Hình 2. Kinh tế suy giảm do tổng cầu Hình 3. Kinh tế suy giảm do tổng cung

Khi tổng cầu biến động, đường AD Do có sự đột biến từ phía cung, tổng cung

dịch chuyển xuống AD’, làm cho AS dịch chuyển sang trái AS’, làm cho sản

sản lượng giảm từ Q xuống Q’, giá lượng giảm từ Q xuống Q’, giá cả tăng từ P

giảm từ P tới P’ (giảm lạm phát). lên P’ (lạm phát tăng).

Nguồn: P.A. Samuelson – W.D.Norhaus (2007); Trang 352

Trong các lý thuyết về chu kỳ kinh tế, những người ủng hộ lý thuyết “Chu kỳ

kinh doanh thực tế” đã giải thích sự biến động của chu kỳ kinh tế là do các “cú sốc

công nghệ” có tác động lan tỏa tích cực hay tiêu cực đến năng suất của nền kinh tế

(P.Sammuelson; Trang 355). Các nhà kinh tế theo trường phái này giả định rằng,

khi nền kinh tế trải qua các biến động trong khả năng chuyển các yếu tố đầu vào

thành sản lượng đầu ra, sẽ gây ra những biến động trong sản lượng và việc làm. Lý

thuyết này cũng giải thích rằng, giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế là do sự thụt

lùi của công nghệ, theo đó làm giảm sản lượng và việc làm của nền kinh tế

(N.Gregory Mankiw; 1996; Trang 404).

Những người phản đối lý thuyết “Chu kỳ kinh doanh thực tế” không tin rằng

nền kinh tế phải trải qua các “cú sốc lớn về công nghệ”, bởi vì “nhìn chung, tiến bộ

công nghệ diễn ra từ từ” và “sự thụt lùi về công nghệ là điều đặc biệt khó hiểu” (N.

Page 30: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

Gregory Mankiw; 1996; Trang 404). Tuy nhiên, vấn đề chúng ta quan tâm ở đây là

năng lực sử dụng nguồn lực của nền kinh tế, đặc biệt là công nghệ, sẽ là nhân tố

quyết định yếu tố năng suất (Productivity) trong nền kinh tế. Đây cũng là nhân tố có

ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bền vững của nền

kinh tế.

3. Nhận diện “đáy” chu kỳ kinh tế ở Việt Nam

Từ đầu thập niên 1990 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua ba thời

đoạn suy giảm tăng trưởng, đó là: 1998 - 1999; 2008 - 2009 và 2011 - 2013.

Nếu như 2 đợt suy giảm tăng trưởng trước, là do nền kinh tế Việt Nam chịu

tác động mạnh từ các cuộc khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài, thì đợt suy giảm tăng

trưởng kinh tế kể từ năm 2011 chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế, mà những

yếu kém, bất cập đã được nhiều nghiên cứu chỉ rõ.

Bảng 1. Tăng trƣởng kinh tế Việt Nam (2011-2014)

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

- % GDP

- % CPI

- I/GDP (%)

- Bội chi ngân sách

(% GDP)

- Cân bằng ngoại

thương (Tỷ USD)

- Nợ công (% GDP)

5,66

19,89

43,1

4,60

-18

5,4

6,52

42,8

6,90

-12,8

6,42

11,75

41,9

5,60

-12,6

56,5

6,24

18,58

36,4

4,90

-9,80

54,9

5,25

9,21

33,5

4,80

0,748

55,7

5,42

6,04

30,4

5,30

0,10

56,0

5,98

1,84

31,0

5,30

2,0

60,3

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, 2014 (trang 4) và Thời

báo Kinh tế Việt Nam (trang 6).

Bảng trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt tỷ lệ thấp nhất

là năm 2012: 5,25% (2011: 6,24%), năm 2013 tăng nhẹ ở mức 5,42% và năm 2014

đạt 5,98%. Như vậy năm 2012 nền kinh tế đã “chạm đáy” của đà suy giảm và kéo

dài cho đến cuối 2013, sau đó có dấu hiệu hồi phục khá rõ năm 2014.

Theo chúng tôi, để xác định nền kinh tế Việt Nam đã “chạm đáy” suy giảm

tăng trưởng và bắt đầu hồi phục chưa, cần xem xét ở các tiêu chí cơ bản, cụ thể là:

Thứ nhất, nếu xét về tăng trưởng GDP, “đáy” tăng trưởng ở mức 5,25% năm

2012, mức độ hồi phục tăng trưởng của nền kinh tế diễn ra chậm và có nhiều khó khăn

Page 31: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

gắn với mục tiêu quan trọng nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế theo

hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và phát triển bền vững.

Thứ hai, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đặc biệt là khu vực doanh

nghiệp tư nhân (DNTN), mức độ chạm đáy không trùng pha với đà tăng trưởng, mà

“đáy” là năm 2013, khi số doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể lên đến

60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm 2012. Đáng chú ý nữa là, vốn đăng

ký mới của các doanh nghiệp năm 2013, ở mức thấp nhất trong 3 năm 2011-

2013.

Thứ ba, trong 2 năm 2013-2014, kinh tế vĩ mô đã chuyển biến ngày càng ổn

định, lạm phát suy giảm, các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế tốt hơn, tuy nhiên tình

trạng nợ xấu và bất ổn của hệ thống ngân hàng, tính hiệu quả trong hoạt động kinh

doanh của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tiến độ tái cấu trúc nền kinh

tế… còn hạn chế, bất cập.

Thứ tư, các yếu tố cung - cầu và cân đối cung - cầu trong nền kinh tế từ năm

2011-2014 vẫn tồn tại những khó khăn, bất ổn. Về phía cung, cùng với suy giảm

trong sản xuất kinh doanh là tình hình hàng tồn kho trong nền kinh tế khá cao, tốc

độ cải thiện tình hình chậm. Về phía cầu, cùng với sự suy giảm trong đầu tư của các

doanh nghiệp trong nước, sức mua của nền kinh tế trầm lắng và tăng chậm.

Tình hình trên cho phép củng cố nhận định, kinh tế Việt Nam đã “chạm

đáy” suy giảm tăng trưởng, nhưng đang đi lên (từ 2013) chậm chạp và còn tiềm ẩn

rủi ro, thậm chí không loại trừ có nguy cơ mở rộng đáy suy giảm tăng trưởng của

nền kinh tế, cho dù tốc độ phục hồi của nền kinh tế đã khá rõ rệt trong những tháng

gần đây (tăng trưởng quý I/2015 đạt 6,03% so với cùng kỳ năm trước).

4. “Căn nguyên” suy giảm tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam

Nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn, bất cập và suy giảm tăng trưởng

của nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây, là do mô hình tăng trưởng kinh tế

theo chiều rộng, dựa vào thâm dụng tài nguyên và vốn đã kéo dài quá lâu. Thêm

vào đó tư duy điều hành chính sách còn ảnh hưởng quan điểm “Quản trị tổng cầu”

để kích thích tăng trưởng, kể cả khi Trung Ương đã ban hành NQ11 (2011) về kiềm

chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Tuy nhiên, căn nguyên và nguồn gốc của những hạn chế, bất cập của nền

kinh tế, chính là do trình độ khoa học công nghệ (KHCN) còn thấp, năng suất lao

động xã hội thấp, hiệu quả đầu tư của nền kinh tế có nhiều bất cập. Đây cũng chính

là “gốc rễ” dẫn đến “vòng luẩn quẩn” nghèo đói, tình trạng mắc bẫy “thu nhập

trung bình” ở nhiều nước đang phát triển, mà nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng

Page 32: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

không phải là một ngoại lệ “được miễn nhiễm” các nguy cơ này.

Theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) năm 2013, NSLĐ của Việt

Nam chỉ bằng ¼ của Thailand, 1/5 của Malaysia, 1/10 của Hàn Quốc và 1/15 của

Singapore (Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; 2014; Trang 5). Còn thông tin mới nhất

của tổ chức năng suất Châu Á (APO 2014) thì NSLĐ của Việt Nam năm 2012, tính

theo sức mua tương đương năm 2011 đạt 7.900 USD/ người, chỉ bằng 6,9% của

Singapore (114.400 USD), bằng 16,95% của Malaysia (46.600 USD), 34,5% của

Thailand (22.900 USD), 39,5% của Indonesia (20.00 USD), 53,74% của Philippines

(14.700 USD) và tương đương với Lào (7.900 USD), chỉ hơn 2 nước trong khu vực

Đông Nam Á là Mianmar (6.700 USD) và Campuchia (4.600 USD).

Hình 4. Năng suất lao động của Việt Nam so với một số quốc gia

Nguồn: APO Productivity Databook 2014; Page 67.

Cũng theo thông tin của Tổ chức năng suất châu Á (APO, 2014), tốc độ tăng

NSLĐ của Việt Nam có xu hường giảm dần theo thời gian. Nếu giai đoạn 1990-

2000 tốc độ tăng NSLĐ trung bình của Việt Nam đạt 5,7%, đền giai đoạn 2000-

2012 giảm xuống còn 4,5%, trong đó giai đoạn gần đây 2005-2012, tốc độ tăng

NSLĐ của Việt Nam chỉ còn 2,9%.

Mặt bằng thấp về KHCN, NSLĐ ở trình độ thấp, tốc độ gia tăng NSLĐ giảm

dần, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng lực cạnh tranh (NLCT) của nền kinh

tế thấp và chậm được cải thiện, các thông tin dưới dây của World Economic Form

về chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) ở các nước Đông Nam Á, phản ánh khá rõ tình

hình này.

4.6

4.6

6.7

7.9

7.9

14.7

16.9

18

20

22.9

46.6

54.8

66.9

102.6

114.4

Cambodia

Nepal

Myanmar

Lao PDR

Vietnam

Philippins

China

Asean

Indonesia

Thailand

Malaysia

Korea

Japan

US

Singapore

Thousands of US dollars (as of 2012)

Page 33: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

Bảng 2. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) ở các nƣớc Đông Nam Á

STT Quốc gia

GDP bình

quân đầu

ngƣời

(USD)*

2011-2012 2012-2013 2013-2014

Điểm/7 Thứ

hạng/142 Điểm/7

Thứ

hạng/144 Điểm/7

Thứ

hạng/148

1 Singapore 51.162 5.6 02 5.7 02 5.6 02

2 Malaysia 10.304 5.1 21 5.1 25 5.0 24

3 Brunei 41.703 4.8 28 4.9 28 4.9 26

4 Thailand 5.678 4.5 39 4.5 38 4.5 37

5 Indonesia 3.592 4.4 46 4.4 50 4.5 38

6 Philippines 2.614 4.1 75 4.2 65 4.3 59

7 Vietnam 1.528 4.2 65 4.1 75 4.2 70

8 Campuchia 934 3.9 97 4.0 85 4.0 88

9 Đông Timo 3.730 3.4 131 3.3 136 3.2 138

10 Lào 1.446 - - - - 4.1 81

11 Mianmar 835 - - - - 3.2 139

* Số liệu năm 2012.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ: World Economic Forum: The Global Competitiveness Report

2013 – 2014. (http://www.weforum.org/reports/global-competitiveness-report-2013-

2014).

5. Các giải pháp để nền kinh tế “vƣợt đáy” và tăng trƣởng bền vững

Những giải pháp để nền kinh tế Việt Nam khôi phục đà tăng trưởng và phát

triển nhanh, bền vững đã được Đảng và Chính phủ định hướng trong các Nghị quyết

của Đảng, Thông điệp của Chính phủ và nhiều kiến nghị của các chuyên gia kinh tế

trong và ngoài nước. Dưới góc độ tiếp cận nguồn gốc, căn nguyên những hạn chế

của nền kinh tế như đã trình bày ở các nội dung trên, chúng tôi xin đưa ra một số

kiến nghị cụ thể sau:

Thứ nhất, trong điều hành chính sách vĩ mô, Chính phủ cần nhất quán quan điểm:

Kích cầu để tăng trưởng hay tăng cung (sản lượng tiềm năng) để tăng trưởng bền

vững? Chúng tôi cho rằng để nền kinh tế có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền

vững, cần mở rộng sản lượng tiềm năng, nâng cao năng lực sản xuất, nhất là tăng cung

tư liệu sản xuất, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng tăng trưởng

của nền kinh tế. Đây cũng chính là tư tưởng của Đại hội Đảng lần thứ XI và quan điểm

Page 34: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

của Chính phủ trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế để phát

triển nhanh và bền vững.

Thứ hai, để đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

chiều sâu, cần nâng cao hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế, cụ thể là:

- Khu vực kinh tế nhà nước thực hiện tốt chức năng “bà đỡ”, “nền tảng” của

nền kinh tế bằng việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công cần

thiết đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp, tinh gọn và nâng cao hiệu quả

hoạt động của các DNNN để các DNNN thực sự đảm nhiệm vai trò “tiên phong”,

“đầu đàn” trong nền kinh tế và mở rộng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc

tế.

- Khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và các

doanh nghiệp FDI, cần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách: (i) Lựa

chọn đầu tư và mở rộng đầu tư đúng hướng, ưu tiên các lĩnh vực đầu tư theo chiều

sâu, có lợi thế cạnh tranh; (ii) Doanh nghiệp phải coi đầu tư cho KHCN là đòn bẩy,

chìa khóa để phát triển bền vững; (iii) Coi việc mở rộng thị trường ra bên ngoài trên

cơ sở khai thác lợi thế cạnh tranh là yếu tố cốt lõi cho sự thành công của mỗi doanh

nghiệp; (iv) Nâng cao năng lực quản trị và tư duy chiến lược của đội ngũ doanh

nhân.

Thứ ba, đề nền kinh tế phát triển nhanh và hiệu quả, điều cốt lõi là phải phát

huy vai trò của KHCN trong nền kinh tế. Để KHCN thật sự trở thành động lực cho

sự phát triển của nền kinh tế, cần có các giải pháp cơ bản như:

- Chiến lược phát triển KHCN quốc gia cần được hoàn chỉnh và cụ thể theo

hướng: (i) Xây dựng được lộ trình phát triển KHCN quốc gia; (ii) Nâng cao năng

lực lựa chon KHCN, đồng thời quan tâm đúng mức đến phát triển nền KHCN nội

sinh; (iii) Ưu tiên phát triển các lĩnh vực CN ứng dụng có chọn lọc, đồng thời quan

tâm đúng mức đến các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, Nhà nước cần có vai trò chủ yếu

trong việc đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu cơ bản.

- Đổi mới chính sách phát triển và quản lý KHCN, cụ thể: (i) Sắp xếp, giảm

bớt bộ máy quản lý hành chính đối với KHCN, tăng các tổ chức hoạt động KH CN

và dịch vụ KHCN của tư nhân; (ii) Đổi mới cơ bản cung cách đầu tư và quản lý

kinh phí KHCN một cách hiệu quả; (iii) Đổi mới cách thức thu hút và chính sách

tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, chuyên gia KHCN theo hướng gắn với yêu cầu

phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

- Phát triển thị trường KHCN, bao gồm cả các yếu tố cung và yếu tố cầu, gắn

kết giữa cung và cầu trong môi trường kinh doanh năng động, hiệu quả, cụ thể là: (i)

Page 35: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

Về phía cung, các sản phẩm KHCN cần được đầu tư và phát triển gắn với thị

trướng, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt là cạnh tranh

trên thị trường quốc tế; (ii) Về phia cầu, các doanh nghiệp cần có “thói quen” và áp

lực trong việc tìm kiếm các sản phẩm mới KHCN, để nâng cao năng lực cạnh tranh,

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; (iii) Về phía nhà nước, các chính sách đầu

tư phát triển, thuế - tín dụng cần khuyến khích nền kinh tế phát triển theo chiều sâu,

ứng dụng sâu rộng KHCN tiên tiến gắn với đổi mới mô hình quản trị ngày càng

hiệu quả.

- Mở rộng các hình thức hợp tác, thu hút mọi sáng kiến KHCN cả ở trong và

ngoài nước và mọi thành phần kinh tế. Các sáng kiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ

cần được nhà nước và xã hội ủng hộ, nâng đỡ, phát triển nhằm phục vụ yêu cầu phát

triển đất nước.

Thứ tư, phát triển doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân có vai trò hết sức quan

trọng đối với công cuộc phát triển của đất nước, bởi vì các DN và đội ngũ doanh

nhân là nhân vật trung tâm để thực hiện mục tiêu “Dân giàu, Nước mạnh”. Để có

các DN mạnh, trước hết cần có các doanh nhân có năng lực kinh doanh, khả năng

hội nhập vào môi trường toàn cầu và biết khai thác các giá trị nguồn lực của Việt

Nam, đặc biệt là các giá trị truyền thống, văn hóa dân tộc. Đây cũng là chìa khóa

tạo nên sự khác biệt của doanh nhân Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Thứ năm, trong thời gian tới, để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, giải

pháp then chốt và có ý nghĩa đột phá quan trọng nhất, theo chúng tôi, đó là đẩy

mạnh cải cách thể chế, tạo điều kiện cho các DN và người dân tham gia bình đẳng,

thuận lợi và có hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đổi

mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, không chỉ là yêu cầu cấp thiết để tăng trưởng

kinh tế và phát triển bền vững, mà còn là sứ mệnh của Đảng ta tại Đại hội lần thứ

XII sắp tới. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN mặc dù còn tiếp tục phải

nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, song chắc chắn thể chế này phải hướng đến mục tiêu

“Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; đó phải là một thể

chế kinh tế có khả năng dung hợp, thể chế này “cho phép và khuyến khích sự tham

gia của đại đa số dân chúng vào các hoạt động kinh tế, sử dụng tốt nhất tài năng và

trình độ của họ, và giúp các cá nhân thực hiện những lựa chọn họ muốn” (Daron

Acemoglu & James A. Robinson, 2013).

6. Kết luận

Kinh tế Việt Nam đã chạm đáy tăng trưởng vào năm 2012 và đã có dấu hiệu

hồi phục từ cuối năm 2013 đến nay. Dự báo năm 2015, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục

Page 36: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

phục hồi và chỉ có thể lấy được đà tăng trưởng khả quan từ năm 2016 trở đi, nếu nền

kinh tế có những cải cách sâu rộng hơn và môi trường kinh tế thế giới ổn định. Dù lạc

quan hay thận trọng, thì giải pháp cốt lõi đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian

tới là phải đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất và hiệu quả, nâng cao

năng lực cạnh tranh. Nhân tố quyết định để thực hiện mục tiêu này là phải có nỗ lực

chung của cả các doanh nghiệp và Chính phủ trong việc phát triển khoa học công

nghệ, đưa khoa học công nghệ thực sự là động lực mạnh mẽ trong phát triển kinh tế

của đất nước, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đưa Việt Nam trở thành nước công

nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Dũng (2014). Báo cáo của Thủ tướng về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ

họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII

(http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungtinhhinhthuchien?cate

goryId=100003029&articleId=10053663).

2. Daron Acemoglu & James A. Robinson (2013): Tại sao các quốc gia thất bại. NXB

Trẻ; Trang 108.

3. Nguyễn Chí Hải (2014): Nâng cao năng lực cạnh tranh – Yêu cầu cấp thiết đối với nền

kinh tế Việt Nam hiện nay. Tạp chí Phát triển Nhân lực, số 04 (41); Trang 34 – 37.

4. Paul A. Samuelson – William D.Nordhaus (2007): Kinh tế học; Tập II. NXB CTQG,

Hà Nội.

5. N. Gregory Mankiw (2006): Kinh tế vĩ mô. NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – UNDP (9/2014): Diễn dàn Kinh tế Mùa Thu

2014. Tái cơ cấu nền kinh tế: Kỳ vọng chuyển biến mạnh mẽ (Kỷ yếu Hội thảo).

7. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2015): Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2014-2015.

8. Trung tâm Năng suất Việt Nam (2003): Đo lường năng suất tại doanh nghiệp. NXB

Thế giới.

9. Chu kỳ kinh tế (https://voer.edu.vn/m/chu-ky-kinh-te/aab21a65).

10. Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam (http://www-

wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2014/12/01/0004

06484_20141201143505/Rendered/PDF/928250VIETNAME00Dec020140Vietname

se.pdf).

11. APO Productivity Databook 2014 (http://www.apo-

tokyo.org/publications/ebooks/apo-productivity-databook-2014/

Page 37: KINH TẾ VĨ MÔ 2014: ỔN ĐỊNH VỀ LƢỢNG, TRÌ TRỆ VỀ CHẤT,dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/12405/3/5_Le Viet Duc_Kinhtevimo.pdf · Như vậy, nếu như quá trình

12. World Economic Forum: The Global Competitiveness Report 2013 – 2014.

(http://www.weforum.org/reports/global-competitiveness-report-2013-2014).