Top Banner
KỸ THUẬT VÔ KHUẨN 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1 Thực hiện được kỹ thuật rửa tay nội khoa đúng quy trình. 1.2 Thực hiện được kỹ thuật mang và tháo găng tay vô khuẩn đúng quy trình. 1.3 Thực hiện được kỹ thuật mang và tháo khẩu trang đúng quy trình. 1.4 Sử dụng được kềm tiếp liệu đúng cách 1.5 Soạn được một mâm dụng cụ vô khuẩn đúng nguyên tắc vô khuẩn 1.6 Phân loại và xử lý rác thải theo đúng quy định. 2. SINH VIÊN CHUẨN BỊ: - Sinh viên đọc trước các tài liệu Vô khuẩn và các vấn đề liên quan: lưu ý 10 nguyên tắc vô khuẩn ngoại khoa. Kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện: phòng ngừa chuẩn Xử lý chất thải: cách phân loại và xử lý các loại chất thải rắn trong y tế - Xem phim kỹ thuật trước khi đến lớp và trả lời các câu hỏi Những điểm khác biệt giữa các bước thực hiện kỹ thuật trong phim và bảng kiểm đã được cung cấp? Lý giải vì sao có sự khác biệt này? - Sinh viên chuẩn bị trước những thắc mắc liên quan đến kỹ thuật sau khi xem tài liệu tại nhà. 3. PHÂN BỐ THỜI GIAN: 2 tiết - Xem phim và thảo luận: 8 phút - Giảng viên hướng dẫn kỹ thuật: 15 phút - Sinh viên thực hành: 70 phút - Giải quyết tình huống và lượng giá cuối bài: 7 phút 4. DỤNG CỤ CẦN THIẾT - Máy chiếu projector, máy tính, màn chiếu - Phim kỹ thuật - Bộ dụng cụ 5. NỘI DUNG 5.1 Mục đích 5.1.1 Kỹ thuật rửa tay - Ngăn ngừa sự lan truyền vi khuẩn qua đôi tay - Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cho nhân viên y tế và người bệnh 5.1.2 Kỹ thuật mang và tháo găng vô khuẩn - Tiếp xúc với vùng, vật vô khuẩn
17

KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

Oct 23, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

KỸ THUẬT VÔ KHUẨN

1. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên

có khả năng:

1.1 Thực hiện được kỹ thuật rửa tay nội

khoa đúng quy trình.

1.2 Thực hiện được kỹ thuật mang và

tháo găng tay vô khuẩn đúng quy

trình.

1.3 Thực hiện được kỹ thuật mang và

tháo khẩu trang đúng quy trình.

1.4 Sử dụng được kềm tiếp liệu đúng

cách

1.5 Soạn được một mâm dụng cụ vô

khuẩn đúng nguyên tắc vô khuẩn

1.6 Phân loại và xử lý rác thải theo

đúng quy định.

2. SINH VIÊN CHUẨN BỊ:

- Sinh viên đọc trước các tài liệu

Vô khuẩn và các vấn đề liên

quan: lưu ý 10 nguyên tắc vô

khuẩn ngoại khoa.

Kiểm soát nhiễm khuẩn trong

bệnh viện: phòng ngừa chuẩn

Xử lý chất thải: cách phân loại

và xử lý các loại chất thải rắn

trong y tế

- Xem phim kỹ thuật trước khi đến

lớp và trả lời các câu hỏi

Những điểm khác biệt giữa các

bước thực hiện kỹ thuật trong

phim và bảng kiểm đã được

cung cấp? Lý giải vì sao có sự

khác biệt này?

- Sinh viên chuẩn bị trước những thắc

mắc liên quan đến kỹ thuật sau khi

xem tài liệu tại nhà.

3. PHÂN BỐ THỜI GIAN: 2 tiết

- Xem phim và thảo luận: 8 phút

- Giảng viên hướng dẫn kỹ thuật: 15

phút

- Sinh viên thực hành: 70 phút

- Giải quyết tình huống và lượng giá

cuối bài: 7 phút

4. DỤNG CỤ CẦN THIẾT

- Máy chiếu projector, máy tính, màn

chiếu

- Phim kỹ thuật

- Bộ dụng cụ

5. NỘI DUNG

5.1 Mục đích

5.1.1 Kỹ thuật rửa tay

- Ngăn ngừa sự lan truyền vi khuẩn

qua đôi tay

- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh

viện cho nhân viên y tế và người

bệnh

5.1.2 Kỹ thuật mang và tháo găng vô

khuẩn

- Tiếp xúc với vùng, vật vô khuẩn

Page 2: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

5.2 Chỉ định

5.2.1 Kỹ thuật rửa tay nội khoa

- Trước và sau khi tiếp xúc với người

bệnh

- Trước và sau khi thực hiện các kỹ

thuật chăm sóc người bệnh

- Sau khi tháo găng

- Trước và sau khi ăn

- Trước và sau khi đi vệ sinh

- Sau khi tiếp xúc với vật bẩn, chất

thải

- Trước khi rời khỏi khoa phòng

5.2.2 Kỹ thuật mang găng vô khuẩn

- Tiếp xúc với vùng, vật vô khuẩn

5.2.3 Kỹ thuật mang khẩu trang

- Tiếp xúc với bệnh nhân mắc các

bệnh có thể lây truyền qua giọt bắn

như cúm, viêm đường hô hấp, ho

gà, nhiễm meningococcus…;

- Tiếp xúc với bệnh nhân mắc các

bệnh có thể lây truyền qua không

khí như lao, lao đa kháng và SARS.

Cần mang khẩu trang N95 trong các

trường hợp này;

- Bản thân mắc bệnh truyền nhiễm,

lây qua đường giọt bắn hay không

khí khi di chuyển trong bệnh viện.

- Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ

thuật

5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng

cụ vô khuẩn

- Chuẩn bị mâm dụng cụ vô khuẩn

cho các kỹ thuật vô khuẩn ngoại

khoa như: thay băng, cắt chỉ, thông

tiểu,…

5.3 Qui trình kỹ thuật

5.3.1 Chuẩn bị dụng cụ

5.3.1.1 Kỹ thuật rửa tay

- Rửa tay nội khoa

Nguồn nước

Lavabo

Xà phòng: nước hoặc dung dịch

rửa tay khử khuẩn

Dụng cụ làm khô tay:

khăn/giấy/máy sấy tay

- Rửa tay bằng dung dịch chứa cồn:

chai dung dịch chứa cồn

5.3.1.2 Kỹ thuật mang và tháo găng vô

khuẩn

- Đôi găng tay phù hợp về kích cỡ,

còn hạn sử dụng

5.3.1.3 Kỹ thuật mang và tháo khẩu

trang

- Khẩu trang phù hợp về kích cỡ, còn

hạn sử dụng

5.3.1.4 Kỹ thuật sử dụng kềm và bình

kềm tiếp liệu vô khuẩn

- Bình kềm có kềm tiếp liệu gói trong

gói vô khuẩn

5.3.3 Qui trình kỹ thuật

Page 3: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng rửa tay nội khoa

STT NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1 Kiểm tra tay. Làm ướt tay. Lấy 3-

5ml dung dịch rửa tay vào lòng bàn

tay

Loại bỏ các nơi có

thể chứa vi khuẩn:

móng tay, nhẫn,

đồng hồ…

Tháo trang sức

Móng tay cắt ngắn

Lấy lượng dung

dịch vừa đủ: 1 lần

ấn

2 Chà hai lòng tay vào nhau. Cọ sát

lòng bàn tay này lên lưng bàn tay

kia, đan xen kẽ ngón tay và ngược

lại.

Lưu ý bờ ngoài của

ngón út

3 Cọ sát hai lòng bàn tay và các kẻ

ngón tay đan vào nhau. Dùng lòng

bàn tay này cọ sát vào lưng các

ngón tay của bàn tay kia

4 Cọ sát lòng bàn tay này vào ngón

tay cái của bàn tay kia và ngược lại.

Chụm các ngón tay lại và cọ sát

vào lòng bàn tay kia và ngược lại

5 Rửa sạch hai tay dưới vòi nước.

Làm khô tay bằng khăn/ giấy/ máy

sấy tay

Nếu dùng khăn/

giấy, phải làm khô

từng tay

Page 4: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

Bảng kiểm lượng giá kỹ năng rửa tay nội khoa

STT NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

ĐẠT KHÔNG

ĐẠT

1 Kiểm tra tay: tháo trang sức, móng tay cắt ngắn. Làm

ướt tay. Lấy 3-5ml dung dịch rửa tay vào lòng bàn tay

2 Chà hai lòng tay vào nhau. Cọ sát lòng bàn tay này lên

lưng bàn tay kia, đan xen kẽ ngón tay và ngược lại.

3 Cọ sát hai lòng bàn tay và các kẻ ngón tay đan vào

nhau. Dùng lòng bàn tay này cọ sát vào lưng các ngón

tay của bàn tay kia

4 Cọ sát lòng bàn tay này vào ngón tay cái của bàn tay

kia và ngược lại. Chụm các ngón tay lại và cọ sát vào

lòng bàn tay kia và ngược lại

5 Rửa sạch hai tay dưới vòi nước. Lau khô từng tay bằng

khăn

Kết quả

Hình 1: Quy trình rửa tay nội khoa

Page 5: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ thuật rửa tay không dùng nước bằng dung dịch

chứa cồn

STT NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1 Lấy 3-5ml dung dịch rửa tay vào

lòng bàn tay

Lượng dung dịch

vừa đủ

2 Chà hai lòng tay vào nhau. Cọ sát

lòng bàn tay này lên lưng bàn tay

kia, đan xen kẽ ngón tay và ngược

lại.

Lưu ý bờ ngoài của

ngón út

3 Cọ sát hai lòng bàn tay và các kẻ

ngón tay đan vào nhau. Dùng lòng

bàn tay này cọ sát vào lưng các

ngón tay của bàn tay kia

4 Cọ sát lòng bàn tay này vào ngón

tay cái của bàn tay kia và ngược lại.

Chụm các ngón tay lại và cọ sát

vào

lòng bàn tay kia và ngược lại

Bảng kiểm lượng giá rửa tay không dùng nước bằng dung dịch chứa cồn

STT NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

ĐẠT KHÔNG

ĐẠT

1 Lấy 3-5ml dung dịch rửa tay vào lòng bàn tay

2 Chà hai lòng tay vào nhau. Cọ sát lòng bàn tay này lên

lưng bàn tay kia, đan xen kẽ ngón tay và ngược lại.

3 Cọ sát hai lòng bàn tay và các kẻ ngón tay đan vào nhau.

Dùng lòng bàn tay này cọ sát vào lưng các ngón tay của

bàn tay kia

4 Cọ sát lòng bàn tay này vào ngón tay cái của bàn tay kia

và ngược lại. Chụm các ngón tay lại và cọ sát vào

lòng bàn tay kia và ngược lại

Kết quả

Page 6: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng mang găng tay vô khuẩn

STT NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1 Chọn cỡ găng tay thích hợp

2 Kiểm soát móng tay, tháo trang

sức, đồng hồ

Tránh làm thủng

găng khi mang

3 Rửa tay

4 Mở bao để lộ găng, không chạm

vào vùng vô khuẩn

5 Tay chưa mang găng cầm mặt

trong của găng ở nếp gấp cổ tay,

mang cho tay còn lại

6 4 ngón của bàn tay đang mang

găng đặt vào nếp gấp mặt ngoài cổ

găng, ngón cái dang ra

7 Mang vào tay còn lại an toàn

8 Sửa lại những ngón tay đeo găng

ngay ngắn

9 2 tay đã mang găng đặt phía trước

mặt trong tầm mắt, trên thắt lưng

Page 7: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

Bảng kiểm lượng giá kỹ năng mang găng tay vô khuẩn

STT NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

ĐẠT KHÔNG

ĐẠT

1 Chọn cỡ găng tay thích hợp

2 Kiểm soát móng tay, tháo trang sức, đồng hồ

3 Rửa tay

4 Mở bao để lộ găng, không chạm vào vùng vô khuẩn

5 Tay chưa mang găng cầm mặt trong của găng ở nếp gấp

cổ tay, mang cho tay còn lại

6 4 ngón của bàn tay đang mang găng đặt vào nếp gấp mặt

ngoài cổ găng, ngón cái dang ra

7 Mang vào tay còn lại an toàn

8 Sửa lại những ngón tay đeo găng ngay ngắn

9 2 tay đã mang găng đặt phía trước mặt trong tầm mắt,

trên thắt lưng

Kết quả

Page 8: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ thuật tháo găng tay

STT NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1 Tay đang mang găng nắm vào mặt

ngoài của găng ở cổ tay găng, kéo

găng lật mặt trong ra ngoài

2 Tay đã tháo găng nắm vào mặt

trong của găng ở cố tay găng, kéo

găng lật mặt trong ra ngoài

3 Xử lý rác đúng cách

4 Rửa tay

Bảng kiểm lượng giá kỹ thuật tháo găng tay

STT NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

ĐẠT KHÔNG

ĐẠT

1 Tay đang mang găng nắm vào mặt ngoài của găng ở cổ

tay găng, kéo găng lật mặt trong ra ngoài

2 Tay đã tháo găng nắm vào mặt trong của găng ở cố tay

găng, kéo găng lật mặt trong ra ngoài

3 Xử lý rác đúng cách

4 Rửa tay

Kết quả

Page 9: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ thuật mang và tháo khẩu trang

STT NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Mang khẩu trang

1 Rửa tay

2 Lấy khẩu trang ra khỏi hộp, xác

dịnh mặt trong và ngoài của khẩu

trang.

3 Đặt khẩu trang che kín mũi miệng

và cằm, thanh kim loại để ngang

qua sóng mũi, nếp gấp khẩu trang

theo chiều xuống, dây thun nằm

phía trong.

4 Quàng dây qua tai (buộc dây trên

và dây dưới phía sau đầu)

5 Dùng ngón tay của hai bàn tay miết

thanh kim loại cho ôm sát sống mũi

hai bên.

6 Điều chỉnh vành khẩu trang sao cho

khít với khuôn mặt.

7 Kiểm tra độ khít của khẩu trang.

Khẩu trang khít khi:

+ hít vào thì khẩu trang bị ép sát

vào miệng.

+ thở ra thì khẩu trang phồng lên.

Nếu khẩu trang không khít cần phải

chỉnh lại cho khít.

Tháo khẩu trang

1 Tháo dây ra khỏi tai Không được chạm

vào mặt ngoài của

khẩu trang

2 Bỏ khẩu trang vào thùng rác

3 Rửa tay

Page 10: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

Bảng kiểm lượng giá kỹ thuật mang và tháo khẩu trang

STT NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

ĐẠT KHÔNG

ĐẠT

Mang khẩu trang

1 Rửa tay

2 Lấy khẩu trang ra khỏi hộp, xác dịnh mặt trong và ngoài

của khẩu trang.

3 Đặt khẩu trang che kín mũi miệng và cằm, thanh kim

loại để ngang qua sóng mũi, nếp gấp khẩu trang theo

chiều xuống, dây thun nằm phía trong.

4 Quàng dây qua tai (buộc dây trên và dây dưới phía sau

đầu)

5 Dùng ngón tay của hai bàn tay miết thanh kim loại cho

ôm sát sống mũi hai bên.

6 Điều chỉnh vành khẩu trang sao cho khít với khuôn mặt.

7 Kiểm tra độ khít của khẩu trang. Khẩu trang khít khi:

+ Hít vào thì khẩu trang bị ép sát vào miệng.

+ Thở ra thì khẩu trang phồng lên.

Nếu khẩu trang không khít cần phải chỉnh lại cho khít.

Tháo khẩu trang

1 Tháo dây ra khỏi tai

2 Bỏ khẩu trang vào thùng rác

3 Rửa tay

Kết quả

Hình 2: Cách mang khẩu trang loại N-95 loại nón

Page 11: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ thuật mở gói vô khuẩn

STT NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1 Kiểm tra gói vô khuẩn Đảm bảo gói dụng cụ

an toàn, còn sử dụng

được

Giấy chỉ thị màu

Hạn dùng

Sự toàn vẹn

2 Mở gói vô khuẩn đúng nguyên

tắc

Đảm bảo sự vô

khuẩn cho dụng cụ

Không chạm vào

vùng vô khuẩn

Không choàng qua

vùng vô khuẩn

3 Đặt dụng cụ trong gói vô khuẩn

vào mâm vô khuẩn an toàn

Đảm bảo không

choàng mâm khi đặt

dụng cụ vô khuẩn

vào mâm

Dùng kềm tiếp liệu

gắp đặt dụng cụ vào

mâm

Hoặc dùng khăn gói

vô khuẩn bọc tay

của người soạn

mâm lại tạo thành

một chiếc găng tay

vô khuẩn và đặt

dụng cụ vào mâm.

Bảng kiểm lượng giá kỹ thuật mở gói vô khuẩn

STT NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

ĐẠT KHÔNG

ĐẠT

1. Kiểm tra gói vô khuẩn

2. Mở gói vô khuẩn đúng nguyên tắc

3. Đặt dụng cụ trong gói vô khuẩn vào mâm vô khuẩn an

toàn

Kết quả

Page 12: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ thuật sử dụng kềm và bình kềm tiếp liệu vô khuẩn

STT NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1 Mở gói vô khuẩn đúng cách, an

toàn

2 Đặt bình kềm xuống nơi an toàn Tránh nhiễm khuẩn

kềm và bình kềm

Trong tầm kiểm

soát

Trên thắt lưng

3 Sử dụng bình kềm đúng cách Mỗi bình kềm chỉ

chứa 1 kềm

Không choàng qua

vùng vô khuẩn

Không chạm vào

miệng và bên trong

bình kềm

4 Sử dụng kềm đúng cách, an toàn Cầm kềm ở 1/3

trên cán kềm

Mũi kềm thấp hơn

cán kềm

Đặt kềm trên thắt

lưng và trong tầm

kiểm soát

5 Đặt kềm vào bình kềm an toàn Không để mũi kềm

chạm vào miệng

bình kềm

Bảng kiểm lượng giá kỹ thuật sử dụng kềm và bình kềm tiếp liệu vô khuẩn

STT NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

ĐẠT KHÔNG

ĐẠT

1 Mở gói vô khuẩn đúng cách, an toàn

2 Đặt bình kềm xuống nơi an toàn

3 Sử dụng bình kềm đúng cách

4 Sử dụng kềm đúng cách, an toàn

5 Đặt kềm vào bình kềm an toàn

Kết quả

Page 13: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn

STT NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1 Mở nắp hộp vô khuẩn đúng

cách, an toàn

Dùng tay mở nắp hộp vô

khuẩn không chạm vào

mặt trong, miệng của nắp

và hộp vô khuẩn

Đặt ngữa nắp hộp trên bàn

hoặc cầm úp trên tay:

không choàng qua vùng

vô khuẩn của hộp và nắp

hộp

Đậy nắp hộp: cầm nắp hộp

lên từ phía bên ngoài,

không chạm vào mặt

trong, đậy nắp hộp lại

2 Mở khăn vô khuẩn đúng

cách, an toàn

Dùng kềm tiếp liệu gắp

khăn cho vào mâm

Khi gắp tay không choàng

qua hộp chứa khăn vô

khuẩn

Vật dụng đã gắp ra thì

không được bỏ trả lại hộp

chứa

3 Trải khăn vô khuẩn đúng

cách, an toàn:

- Đặt khăn vô khuẩn

lên mâm sạch

- Mở khăn vô khuẩn an

toàn

- Xếp rẻ quạt nửa khăn

phía trên

Sóng đôi hướng về vào

trong, bằng mí mâm

Tay không chạm vào mặt

trong của khăn

Không choàng qua vùng

vô khuẩn

Mặt vô khuẩn của khăn

hướng lên trên

4 Gắp các dụng cụ vô khuẩn

cần thiết bằng kềm tiếp

liệu:

- Mâm thay băng: 2

kềm, gòn, gạc, 2 chén

chung

- Mâm cắt chỉ: 1 kềm,

1 kéo, 1 nhíp, 1 chén

chung, gòn, gạc

- Mâm thông tiểu

thường: 1 chén chung,

1 kềm, 1 bồn hạt đậu,

ống thông tiểu, chất

trơn, khăn lỗ…

Khi gắp tay không choàng

qua hộp chứa dụng cụ vô

khuẩn

Khi bỏ dụng cụ vào mâm

tay không choàng vào

vùng vô khuẩn của khăn

Tay không chạm vào dụng

cụ vô khuẩn

Page 14: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

- Mâm thông tiểu liên

tục: 2 chén chung, 1

kềm, ống thông tiểu,

chất trơn, khăn lỗ,

bơm tiêm…

5 Rót dung dịch vô khuẩn vào

chén chung:

- Kiểm tra dung dịch:

loại, chất lượng, hạn

dùng

- Mở nắp chai dung

dịch và quản lý như

với một hộp vô khuẩn

- Cầm chai dung dịch

lên cao, quay nhãn lên

phía trên không để

chạm vào miệng của

vật chứa

- Rót lượng dung dịch

vừa đủ, xoay nhẹ cổ

chai và lấy chai dung

dịch ra ngoài tránh

làm ướt mâm

- Đậy nắp chai dung

dịch và đặt vào nơi

quy định

Không để dung dịch rớt

xuống khăn

Không choàng tay qua

vùng vô khuẩn của mâm

khi rót dung dịch

6 Sắp xếp lại các dụng cụ

trong mâm hợp lý

Dụng cụ tập trung ở giữa

mâm

Sắp xếp thuận tiện tùy

theo mục đích sử dụng

7 Đậy khăn lại, đặt mí khăn

chồng lên nhau, xếp gọn

gàng

Không chạm và choàng

vào vùng vô khuẩn của

khăn

Bảng kiểm lượng giá kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn

STT NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

ĐẠT KHÔNG

ĐẠT

1 Mở nắp hộp vô khuẩn đúng cách, an toàn

2 Mở khăn vô khuẩn đúng cách, an toàn

3 Trải khăn vô khuẩn đúng cách, an toàn

4 Gắp các dụng cụ vô khuẩn cần thiết bằng kềm tiếp liệu

theo yêu cầu đúng cách, an toàn

Page 15: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

5 Rót dung dịch vô khuẩn vào chén chung đúng cách, an

toàn

6 Sắp xếp lại các dụng cụ trong mâm hợp lý

7 Đậy khăn lại, đặt mí khăn chồng lên nhau, xếp gọn gàng

Kết quả

Hình 3: Mâm dụng cụ thông tiểu thường

5.4 Những điểm cần lưu ý

5.4.1 Rửa tay nội khoa

- Thời gian rửa tay nội khoa khoảng

40 – 60 giây

- Mỗi bước thực hiện ít nhất 5 lần

- Điều chỉnh vòi nước chảy với tốc độ

vừa phải

- Không để quần áo chạm vào bồn

rửa tay trong suốt thời gian rửa tay

- Không dùng bàn tay đã rửa để khóa

vòi nước

5.4.2 Rửa tay bằng dung dịch chứa cồn

- Thời gian rửa tay khoảng 20-30

giây

- Nên được áp dụng khi không có

điều kiện rửa tay bằng nước và xà

phòng nhưng chỉ khi tay không thấy

rõ vết dơ. Nếu tay có vết dơ rõ, nên

rửa tay thường quy

- Rửa tay cho đến khi tay khô

5.4.3 Mang găng vô khuẩn

- Tay chưa mang găng chạm vào mặt

trong của găng

- Tay đã mang găng chạm vào mặt

ngoài của găng

- Tay đã mang găng luôn để trước

mặt, trong tầm mắt và cao hơn thắt

lung

5.4.4 Tháo găng tay bẩn

- Tay đã mang găng chạm vào mặt

ngoài ở cổ tay găng

- Tay đã tháo găng chạm vào moặt

trong của găng ở cổ tay găng

Page 16: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

- Luôn chú ý giữ cho tay không chạm

vào vùng bẩn của găng

- Phải rửa tay sau khi tháo găng

5.4.5 Mang và tháo khẩu trang

- Khẩu trang vừa khít với khuôn mặt:

Mặt có màu của khẩu trang ở

phía ngoài và thanh kim loại ở

phía trên.

Dây đeo khẩu trang phải đảm

bảo giữ khẩu trang trên mặt một

cách chắc chắn.

Khẩu trang phải che được mũi,

miệng và cằm.

Thanh kim loại uốn ngang khít

với sống mũi

- Không chạm vào khẩu trang khi đã

vào phòng bệnh. Trong trường hợp

cần thiết, rửa tay sạch trước và sau

khi chạm vào khẩu trang.

- Khi tháo khẩu trang, tránh chạm

vào mặt ngoài của khẩu trang vì nó

có thể có mầm bệnh.

- Sau khi tháo khẩu trang, gập khẩu

trang sao cho mặt ngoài của khẩu

trang được gập vào phía trong, sau

đó vứt khẩu trang vào túi nhựa hoặc

túi giấy trước khi cho vào thùng rác

có nắp đậy.

- Rửa tay sạch trước khi đeo khẩu

trang, trước và sau khi tháo khẩu

trang.

- Thay khẩu trang ngay khi: bị ẩm; bị

dơ; bị rách

- Khẩu trang dùng một lần chỉ nên

dùng một lần, không dùng lại hay

đeo quanh cổ và vứt bỏ sau 4-6 giờ

sử dụng. Khi cần sử dụng lại, nên

chú ý cách bảo quản khẩu trang.

Nếu khẩu trang bị ướt, cần phải

thay khẩu trang mới.

5.4.6 Soạn mâm dụng cụ vô khuẩn

- 10 nguyên tắc vô khuẩn ngoại khoa:

1. Dùng kìm vô khuẩn hay mang

găng vô khuẩn để tiếp xúc với

các vật vô khuẩn.

2. Không được choàng tay qua

vùng vô khuẩn.

3. Không được nói chuyện, ho, hắt

hơi vào vùng vô khuẩn.

4. Khi đi ngang qua vùng vô

khuẩn, không được quay lưng về

hướng vô khuẩn.

5. Vật vô khuẩn bị ướt được xem

như không còn vô khuẩn.

6. Bình kìm tiếp liệu vô khuẩn phải

được giữ khô ráo (không ngâm

dung dịch).

7. Mở gói đồ vô khuẩn phải để xa

thân người, không để chạm vào

áo quần.

8. Phần dưới thắt lưng không được

xem là vô khuẩn.

9. Khi đã mang đồ vật ra khỏi hộp

hay gói đồ vô khuẩn không được

đặt trả lại.

10. Nếu nghi ngờ tình trạng vô

khuẩn của một vật phải xem vật

đó không vô khuẩn

Page 17: KỸ THUẬT VÔ KHUẨN - atcs.ump.edu.vn · - Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật 5.2.4 Kỹ thuật soạn mâm dụng cụ vô khuẩn - Chuẩn bị mâm

5.4.7 Xử lý chất thải rắn

- Theo Quy chế quản lý chất thải của

Bộ y tế, chất thải rắn trong bệnh

viện được phân thành 5 loại

1. Chất thải sinh hoạt

2. Chất thải lâm sàng

3. Chất thải phóng xạ

4. Chất thải hóa học

5. Các bình chứa khí có áp suất.

- Mọi nhân viên y tế phải phân loại và

bỏ chất thải vào trong các túi, thùng,

hộp thu gom chất thải thích hợp

- Phân loại chất thải y tế nguy hại và

chất thải sinh hoạt phải ngay tại

nguồn phát sinh chất thải.

Hình 4: các dụng cụ chứa chất thải rắn

y tế

6. THỰC HÀNH

- Xem phim

- Thảo luận nhóm

- Thực hành nhóm nhỏ

- Bảng kiểm

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ y tế. (2012). Tài liệu kiểm

soát nhiễm khuẩn.

2. Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn

phòng ngừa chuẩn trong các cơ

sở khám, chữa bệnh

3. Trần Thị Thuận. (2008). Điều

dưỡng cơ bản tập 1. Hà Nội. Nhà

xuất bản Y học.

4. Phân môn điều dưỡng cơ sở - Bộ

môn Điều dưỡng. Giáo trình

Kiểm soát nhiễm khuẩn Đại học

Y Dược Thành phố Hồ Chí

Minh

5. WHO (2009). Guidelines on

hand hygiene in health care