Top Banner
Số 64 - Tháng 10/2017 PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PHỤ TRÁCH Đỗ Hồng Công ĐT: (024) 6282 0719 PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Mai Hải Đường ĐT: (024) 6282 0711 TRỤ SỞ 79 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội Email: [email protected] ĐT: (024) 6282 0721 - Fax: (024) 6282 0708 TÀI KHOẢN Báo Kiểm toán 2601 0000 056239 NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ IN Số 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông IN TẠI Công ty CP In KHCN mới Giá: 15.000đ KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10/2017 TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ TRAO ĐỔI QUA KẾT QUẢ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ VĂN HÓA - VĂN NGHỆ
40

KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Jul 23, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PHỤ TRÁCHĐỗ Hồng Công

ĐT: (024) 6282 0719

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPMai Hải Đường

ĐT: (024) 6282 0711

TRỤ SỞ79 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội

Email: [email protected]

ĐT: (024) 6282 0721 - Fax: (024) 6282 0708

TÀI KHOẢNBáo Kiểm toán 2601 0000 056239

NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chi nhánh Tây Hà Nội

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ INSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012

của Bộ Thông tin và Truyền thông

IN TẠICông ty CP In KHCN mới

Giá: 15.000đ

KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ10/10/1954 - 10/10/2017

TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG

VẤN ĐỀ HÔM NAY

CHUYÊN ĐỀ

TRAO ĐỔI

QUA KẾT QUẢ KIỂM TOÁN

HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

VĂN HÓA - VĂN NGHỆ

Page 2: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

Hơn sáu thập kỷ đã qua đi nhưng mùa thu năm1954 vẫn còn đọng mãi trong ký ức những

người con được sinh ra, lớn lên ở Hà Nội, nhất lànhững ai được sống với Thủ Đô ngày kháng chiến.Dù Hà Nội đã đổi thay rất nhiều cả bên ngoài cũngnhư bên trong, nhưng những người Việt Nam sốngnơi đất khách quê người vẫn luôn hướng tâm hồnvề mảnh đất linh thiêng ngàn năm yêu dấu - nơi đãđi qua “một thời đạn bom, một thời hòa bình”.

Yêu Hà Nội, lo lắng cho mảnh đất kinh kỳ, aicũng mong muốn Hà Nội ngày một hiện đại, vănminh mà không đánh mất bản sắc đã được bồi đắpqua hàng nghìn năm lịch sử. Ngày nay, Hà Nội đãđược mở rộng, dân số tăng nhanh, bộ mặt đô thịđổi thay từng ngày với nhiều tòa nhà cao tầng, hạtầng cơ sở hiện đại, cuộc sống nhộn nhịp, sôiđộng hơn. Người Hà Nội trong tâm trạng vừamừng, vừa lo. Mừng vì Hà Nội ngày càng pháttriển, được quy hoạch bài bản, đáp ứng nhu cầu vàchất lượng sống của thời hiện đại, hội nhập. Lo vìquy hoạch Hà Nội còn chắp vá, bị phá vỡ, hạ tầngchưa đáp ứng với phát triển, bộc lộ nhiều bất cập,khó khắc phục và chậm được tiếp thu. Ý thứccộng đồng, xã hội của một bộ phận người dân bịmai một, thụt lùi, đi ngược với xu hướng pháttriển của thành phố văn minh, hiện đại.

Hà Nội cổ kính hàng nghìn năm tuổi đang dầnxuống cấp. Những di tích lịch sử, khu vực dân cư,phố cổ bị hư hỏng dù đã được tôn tạo, sửa chữa,bảo tồn nhưng vẫn chắp vá, chưa tương xứng vớiyêu cầu gìn giữ. Có thể do thiếu kinh phí xây mới,hay cũng có thể do tầm nhìn quy hoạch quá ngắnnên Hà Nội rất thiếu nơi sinh hoạt văn hóa cộngđồng. Bảo tàng, khu di tích lịch sử thường được“lưỡng dụng” vào hoạt động kinh doanh để tăngnguồn thu cải thiện cuộc sống; có nơi còn trở thànhbãi trông giữ xe qua đêm, nơi bán đồ ăn uống…

Cuộc sống thời cơ chế thị trường, lợi ích nhómvà cả “cái khó bó cái khôn” đã làm cho Hà Nộitrở nên cũ kỹ, nhếch nhác, nham nhở một cáchđau lòng. Mặt nước Hồ Tây chưa được trả lại sựtrong sạch sau nhiều năm bị mai một diện tích;

nhiều du thuyền cũ nát nằm chềnh ềnh, lấn át mặtnước; nước thải quanh hồ âm ỉ gây ô nhiễm… HàNội thường xuyên bị ngập úng sau một vài cơnmưa nặng hạt. Hà Nội ùn tắc giao thông mỗi ngày,mỗi giờ. Hà Nội cổ xưa như đang lọt thỏm trongsự bao vây của những nhà cao tầng hiện đại. HàNội nóng rát mỗi khi nắng to vì mất dần cây xanhtrăm tuổi và cây mới chưa kịp ra tán. Hà Nộikhông còn ao hồ điều hòa, kênh thoát nước xưa đãbị bê tông hóa thành nhà…

Ngày vui nhưng vẫn phải kể những chuyệnbuồn. Hôm nay, mỗi khi nhắc đến những bất cập,tồn tại của thành phố vì hòa bình, người ta lại phảicố ru bản thân bằng những lời biện minh “cười ranước mắt”: “Hà Nội không vội được đâu, muốnnhanh thì phải từ từ”. Bởi vậy nên cái không aimuốn lại đến rất nhanh: hết đất, hết ao hồ, hết câyxanh, thay vào đó là những rừng bê tông của nhàcao tầng… Sự bức xúc về môi trường sống ngàycàng tăng mỗi khi hè về, mỗi khi tham gia giaothông giờ cao điểm, mỗi khi thời tiết đổi thay…

Nhớ và yêu Hà Nội đâu phải chỉ là ngợi ca,hoài cổ, mỗi người hãy làm một việc cụ thể đểhóa giải những bất cập vô lý, để giúp Hà Nội lấylại nét cổ kính, thâm nghiêm, thanh lịch, quyến rũcủa chính mình. Hà Nội là gia tài lịch sử vô giácủa đất nước này, dân tộc này, Hà Nội cần tráchnhiệm bảo vệ của tất cả mọi người, từ việc làmnhỏ nhất.

“Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ vềHà Nội. Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu, một thờiđạn bom, một thời hòa bình”. Lời bài ca vang lênmỗi khi thu về lại nhắc nhở chúng ta cùng nhaudựng xây phát triển Hà Nội trong tâm thế trântrọng, giữ gìn bằng được những gì đã có tronglịch sử.

Đừng để Hà Nội xưa chỉ còn là hoài niệmtrong thơ ca, nhạc họa, hãy giữ mãi những hàngme, hàng sấu, hoa sữa, tên phố, tên làng; hãynhanh cứu lấy những con sông, hồ ao bị lấn, lấp, ônhiễm… Mỗi chúng ta xin hãy thể hiện tình yêuHà Nội của chính mình!n

VĂN HÙNG

Page 3: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

[email protected]

Thưa ông, thời gian gần đây,sự “nở rộ” của các dự án BT tạinhiều địa phương đã tạo rakhông ít băn khoăn trong dưluận cũng như trên các diễnđàn báo chí. Bản thân ông đánhgiá như thế nào về hình thứcđầu tư này?

Thực chất, BT là nhà đầu tưứng vốn thi công trước, sau đótrên cơ sở giá trị công trình, Nhànước sẽ trả lại bằng quỹ đấthoặc bằng tiền, hoặc cả quỹ đấtcả tiền. Ví dụ, Dự án Tân SơnNhất - Bình Lợi - Phạm VănĐồng ở TP. HCM là một dự ántiêu biểu về BT. Nhà đầu tư sẽnhận lại một số khu đất tươngứng với giá trị công trình. Dĩnhiên, công trình đó phải đượcđánh giá, kiểm toán. Một hìnhthức BT khá phổ biến hiện naylà đổi đất lấy hạ tầng.

Tuy nhiên, đối với các dự ánBT, có 2 vấn đề đặt ra:

Thứ nhất, việc đánh giá giá trịcông trình khi nhà đầu tư xâydựng mang tính chất chỉ định,không thông qua đấu thầu về giá.

Thứ hai, quỹ đất Nhà nướcgiao cho nhà đầu tư mặc dùđược cơ quan có thẩm quyềnđánh giá nhưng cũng không quađấu giá và cũng không qua thịtrường. Có người nói, cách làmnày giống thời kỳ chưa có tiềntệ, người ta đem muối đổi lấycon gà, đổi lấy gạo. Còn khi loài

người đã có thước đo chung làtiền thì phải lấy tiền làm vật sosánh chung. Dĩ nhiên, các dự ánnày đều lấy tiền để so sánhnhưng thực chất đều được đánhgiá chủ quan, không thông quathị trường. Cách làm này sẽkhông tránh khỏi những tiêucực, lãng phí.

Như ông nói, đây là cáchlàm không tránh khỏi nhữngtiêu cực lãng phí, nhưng có mộtthực tế là nhiều địa phươnghiện nay vẫn tiếp tục lựa chọnđầu tư theo hình thức “đổi đấtlấy hạ tầng”. Ông bình luận gìvề thực tế này?

Tại sao chúng ta không đấugiá đất rồi đấu thầu xây dựngcầu, đường? Thật sự, tôi khônghiểu. Tôi nghĩ, giai đoạn trướcđây còn khó khăn thì có thể lýgiải sự lựa chọn phương thức

đó, nhưng bây giờ cơ chế thịtrường đã khá rộng, có quánhiều nhà đầu tư có thể thamgia. Tại sao không đấu thầu xâydựng theo phương thức ứng vốntrước thanh toán sau mà phải chỉđịnh thầu?

Thậm chí, có dự án BT, nhàđầu tư kéo dài công trình dothiếu năng lực tài chính, phảichờ khai thác quỹ đất để lấy tiềnxây dựng công trình đổi đất. Nóinôm na, đây chính là hiện tượng“củi đậu đun hạt đậu”, xuất pháttừ việc nhà đầu tư không cóvốn, tất cả đi vay ngân hàng làmtăng chi phí tài chính, đội giácông trình. Ngược lại, cũng cótrường hợp nhà đầu tư phải ứngtiền cho chính quyền để giải tỏađền bù. Về nguyên tắc, chínhquyền phải có một nguồn vốnđối ứng nào đó để thực hiệntrước một số việc. Tuy nhiên,chính quyền không có tiền vàngân sách nhưng lại muốn cócông trình. Rõ ràng, chúng takhông thể nóng vội thực hiệncác dự án như vậy để người dânphải gánh chịu hậu quả.

Với tình trạng này, trong giaiđoạn tới chúng ta nên có địnhhướng như thế nào đối với hìnhthức đầu tư BT, thưa ông?

Hiện nay, nguồn vốn cho pháttriển hạ tầng, vốn trái phiếu, vốnChính phủ rất khó khăn. Cơ bản

TS. TRẦN DU LỊCH - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Thành viên Tổ tưvấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ trả lời phỏng vấn Đặc san Báo Kiểm toán

Page 4: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

là chúng ta chỉ có “vốn mồi” nênphải làm sao để sử dụng số vốnnày cho hiệu quả. Trong bối cảnhđó, chủ trương thực hiện các dựán BT vẫn cần thiết phải làm.

Tôi cho rằng, BT thực sự làmột phương thức huy độngnguồn lực, chúng ta không nênchỉ trích. Nếu phương thức đóminh bạch thì rất tốt, không cóvấn đề gì. Tôi thấy người ta vẫnlàm như vậy với những côngtrình nhỏ. Quan điểm của tôi làủng hộ nhưng các dự án đó phảithực sự minh bạch, công khaitheo giá thị trường, không cóchuyện chỉ định theo kiểu “lấycon gà đổi ký muối”.

Vậy, để các dự án BT thựcsự minh bạch, theo ông, chúngta cần có giải pháp như thế nàocho vấn đề này?

Hiện nay, chúng ta hoàn toàncó khả năng thực hiện công khai,minh bạch các dự án BT theo 2bước: Một là, đấu thầu xây dựngcông trình với điều kiện bắt buộclà phải thanh toán sau. Hai là,trong quá trình đó, chúng ta đấugiá quỹ đất để lấy tiền trả chonhà đầu tư. Tại sao chúng takhông thực hiện như vậy màphải chỉ định thầu?

Theo tôi, điều chúng ta hướngtới là phải dùng thị trường đểđánh giá. Tôi tin rằng, khôngmột cơ quan thẩm định nào bằngthị trường. Tất cả phải theo thịtrường cả đầu vào và đầu ra, chứkhông phải chuyện “con gà đổiký muối” theo kiểu ông này địnhgiá ký muối, ông kia định giácon gà rồi đổi sang ngang.

Tóm lại, đối với các dự ánBT, công trình xây dựng phảithông qua đấu thầu còn quỹ đấtlà phải đấu giá. Chúng ta hoàn

toàn có thể làm như vậy để minhbạch và chống tiêu cực. Đây lànguyên tắc làm đúng và chúng taphải hướng tới nguyên tắc này.

Phải thấy rõ nguyên nhân củanhững tiêu cực ở đây là do conngười, đừng đổ cho pháp luật.Quy định về đấu thầu, đấu giá…là có hết, nhưng câu chuyện“quân xanh, quân đỏ” đâu phảido pháp luật. Nguyên nhân xuấtphát từ con người, từ tráchnhiệm của người đứng đầu cáccơ quan. Tất cả các luật đềutham khảo từ nhiều nước, vậy tạisao người ta làm được còn chúngta thì không?

Bởi vậy, tôi cho đây là vấn đềthực hiện. Nếu nhà đầu tư khôngcó vốn, chủ yếu đi vay và sửdụng trước quỹ đất hoán đổi đểtạo vốn thì sẽ làm méo mó chủtrương BT. Một trong những tiêuchí để đấu thầu dự án BT hayBOT là năng lực tài chính củanhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư chủyếu dựa vào tiền vay ngân hàngđể thực hiện thì chi phí tài chínhcủa dự án sẽ cao và tất cả dồnvào giá trị công trình. Chỉ địnhnhà đầu tư BOT, BT mà khôngqua đấu thầu là cách làm tạo điềukiện cho những nhà đầu tư “taykhông bắt giặc”.

Nhiều sai phạm của dự ánBT thời gian qua được pháthiện bởi các cơ quan thanh tra,kiểm toán. Hình thức đầu tưnày cũng sẽ là một trọng tâmkiểm toán của KTNN trong năm2018. Để các cuộc kiểm toánnày được đúng và trúng, theoông, KTNN nên lưu ý nhữngnội dung gì?

Tôi cho rằng, trước hết,KTNN phải đánh giá rõ nănglực tài chính của nhà đầu tư các

dự án BT đó. Nếu nhà đầu tưtrúng dự án BT rồi bán lại thì sẽgây nên những thất thoát lớn vềgiá trị công trình. Ví dụ, nhà đầutư bán lại dự án này để lấy vàichục % thì cũng đồng nghĩacông trình đó mất vài chục %,chưa kể nó vẫn có thể tiếp tục bịbán đi, bán lại. Một dự án mà bịmấy tầng, mấy lớp lấy % nhưvậy thì cuối cùng tiền cho côngtrình đó không còn lại baonhiêu, đó là chưa kể các tiêucực khác.

Thứ hai, tôi đề nghị KTNNphải xem xét có tiêu cực trongthiết kế không? Bởi một nguyêntắc, phí thiết kế, phí dự án là tínhtrên giá trị công trình. Việc thiếtkế dự án như vậy có phù hợp haytất cả cùng đẩy giá công trình lênđể mỗi bên đều có lợi? KTNNphải làm rõ điều đó. Thực tế,những cây cầu không cần thiếtphải xây cao như vậy nhưng nhàđầu tư vẫn làm để đẩy giá lên.KTNN phải làm rõ từ khâu thiếtkế, giám sát thiết kế cho tới thicông công trình chứ không phảichỉ kiểm toán giá trị công trình.

Thứ ba, cần làm rõ thủ tục chỉđịnh nhà đầu tư BT. Những côngtrình chất lượng kém, chi phí caosẽ không tránh khỏi sự khuất tấttrong quy trình chỉ định nhà đầu tư.Đây là khâu dễ phát sinh tiêu cực.

Vấn đề quan trọng là phảiminh bạch ngay từ khi bắt đầutriển khai các dự án BT, khôngnên để chừng nào KTNN vàocuộc thì mới “lòi” ra các saiphạm. Nếu các dự án BT đềuminh bạch, công khai ngay từđầu thì việc kiểm toán hay thanhtra cũng sẽ không phải là côngcụ bắt buộc như hiện nay.n

Xin trân trọng cảm ơn ông!XUÂN HỒNG (thực hiện)

Page 5: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

[email protected]

MINH ANH

Nhiều yếu kém và bất cập tạicác đơn vị SNCL

Hiện nay, chưa kể đến các tổchức, biên chế trong ngành côngan, quân đội và khu vực DNNN, cảnước đã có khoảng 58 nghìn đơn vịSNCL với 2,5 triệu biên chế, giữvai trò chủ đạo, cung cấp hầu hếtdịch vụ sự nghiệp công, liên quanđến mọi người, mọi nhà, như: dịchvụ y tế, giáo dục - đào tạo, khoahọc - công nghệ, văn hóa, thể dụcthể thao...

Theo ông Bùi Anh Bình - PhóVụ trưởng Vụ Tài chính Hànhchính sự nghiệp, Bộ Tài chính - quátrình đổi mới chính sách tài chínhđơn vị SNCL bắt đầu từ năm 2002đến nay đã đạt được một số kết quảbước đầu. Tuy nhiên, các định mứckinh tế - kỹ thuật còn thiếu nên gâykhó khăn trong việc xác định đơngiá đặt hàng, đấu thầu cũng nhưtrong quá trình quản lý, lộ trình tínhgiá dịch vụ sự nghiệp công rấtchậm. Theo Nghị định số

16/2015/NĐ-CP của Chính phủquy định cơ chế tự chủ của đơn vịSNCL, năm 2016, các đơn vị phảitính đủ chi phí trực tiếp vào tiềnlương; năm 2018, phải tính đủ chiphí quản lý và năm 2020 tính đủchi phí khấu hao. Thế nhưng chođến nay, lộ trình giá đối với đơn vịsự nghiệp y tế chỉ mới xây dựngbước đầu; còn tiêu chuẩn dịch vụvà các tiêu chí đánh giá chất lượngdịch vụ công thì chưa được xâydựng, trong khi đây là cơ sở để cấpkinh phí hoạt động và sắp xếp lạicác đơn vị sự nghiệp công hoạtđộng kém hiệu quả. Cơ chế quảnlý, cấp phát NSNN phần lớn vẫntheo yếu tố đầu vào như biên chếvà tiền lương. Khi mở dịch vụ quahoạt động liên doanh, liên kết, mộtsố đơn vị chỉ chạy theo số lượngdịch vụ mà không quan tâm đếnchất lượng, lạm dụng kỹ thuật đểtăng thu. Vấn đề giao tài sản chođơn vị quản lý theo cơ chế giao vốnnhư DN còn chậm, việc sử dụng tài

sản công còn phân tán, có nơi lãngphí, hiệu suất thấp, đặc biệt là nhàđất. Chính sách khuyến khích và hỗtrợ các cơ sở ngoài công lập về vốntín dụng ưu đãi và đất đai chưathực sự bình đẳng…

Vì vậy, theo ông Bình, các đơnvị SNCL cần được đẩy mạnhquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệmtoàn diện về tài chính, gắn với việctăng cường quản trị nội bộ và kiểmtra của Nhà nước, giám sát củangười dân và xã hội. Phát triển thịtrường dịch vụ sự nghiệp công,bình đẳng giữa đơn vị SNCL vàđơn vị ngoài công lập; cung ứngdịch vụ với chất lượng cao, nângcao khả năng tiếp cận dịch vụ chomọi người dân, đồng thời giảm chiphí hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vịsự nghiệp công, tạo điều kiện tái cơcấu lại NSNN, tạo nguồn để cảicách tiền lương.

Trong lĩnh vực giáo dục, y tế,Báo cáo “Đánh giá chi tiêu côngViệt Nam: Chính sách tài khóa

Thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp đổi mớitổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) và bướcđầu đạt được những kết quả quan trọng. Tuy vậy, lĩnh vực này vẫn tồn tạinhiều bất cập, yếu kém, nhất là trong vấn đề tổ chức lại cơ chế, chínhsách, nâng cao chất lượng dịch vụ công để hướng tới mục tiêu công bằngvà hiệu quả. Trước thực trạng trên, Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhoá XII đã thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chứcvà quản lý, nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của cácđơn vị này.

Page 6: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

hướng tới bền vững, hiệu quả vàcông bằng” do Bộ Tài chính vàNgân hàng Thế giới công bố đãđưa ra nhận định: hiệu suất sửdụng nguồn nhân lực trong cácngành này chưa cao. Cụ thể là,thời lượng đứng lớp bình quâncủa giáo viên các cấp phổ thông ởViệt Nam thuộc hàng thấp nhấttrong khối ASEAN (riêng tiểu họcthấp hơn mức bình quân củaASEAN 25%). Quá trình giaobiên chế, tuyển dụng viên chứccủa ngành giáo dục chưa có sựphối hợp nhịp nhàng giữa Bộ vàSở nội vụ, các Bộ và sở chuyênngành, HĐND và thủ trưởng cácđơn vị sự nghiệp, dẫn đến sốlượng và cơ cấu viên chức khôngkhớp với nhu cầu sử dụng của cácđơn vị ở cả cấp trung ương và địaphương. Đặc biệt, hầu hết cáctrường trung học cơ sở đều có tìnhtrạng dôi dư giáo viên, chủ yếu dosự bất cập giữa các bộ môn cũngnhư giữa các trường.

Tương tự, trong lĩnh vực y tế,mặc dù Việt Nam có tỷ lệ chi tiêu ytế so với GDP cao so với nhiềunước trong khu vực nhưng lại chưa

đạt được kết quả tối ưu, việc muasắm phi tập trung đã dẫn tới tìnhtrạng chênh lệch giá giữa các địaphương. Năm 2010, chi tiêu chodược phẩm chiếm 43% tổng chicho y tế, bằng 2,7% GDP, chiếmtới 60% tổng mức chi trả của bảohiểm y tế. Bên cạnh đó, số lần thămkhám bệnh nhân trung bình củamột bác sĩ ở Việt Nam mỗi nămcũng ít hơn so với quốc gia khác.Đặc biệt, hiệu suất thăm khám ởtuyến huyện và xã còn thấp dẫnđến tình trạng không khai thác hếtcông suất ở tuyến cơ sở và quá tảiđối với tuyến tỉnh và tuyến trungương. Theo Báo cáo, Việt Nam còncó khả năng nâng cao hiệu suất sửdụng nguồn nhân lực này…

Tại Hội nghị lần thứ sáu BanChấp hành Trung ương Đảng khoáXII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngđã khẳng định, việc đổi mới tổ chức,nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệuquả hoạt động của các đơn vị SNCLlà hết sức cần thiết, có ý nghĩa chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhânvăn sâu sắc, góp phần vào sự nghiệpphát triển đất nước nhanh và bềnvững theo định hướng xã hội chủ

nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chếđộ ta. Tổng Bí thư đề nghị Trungương tập trung phân tích, đánh giákhách quan, toàn diện tình hình,nguyên nhân và bài học kinhnghiệm, từ đó đề ra quan điểm, mụctiêu và định hướng tiếp tục đẩymạnh đổi mới tổ chức, nâng caochất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạtđộng của các đơn vị SNCL gắn vớibảo đảm ổn định chính trị, xã hộinói chung cũng như từng ngành,lĩnh vực nói riêng.

Đổi mới các đơn vị SNCL lànhiệm vụ trọng tâm được ưu tiêntrong thời gian tới

Sau khi xem xét và thảo luận vềĐề án "Đổi mới cơ chế quản lý, cơchế tài chính và tổ chức lại hệthống các đơn vị sự nghiệp cônglập", Ban Chấp hành Trung ươngĐảng đã thông qua Nghị quyết vềtiếp tục đổi mới hệ thống tổ chứcvà quản lý, nâng cao chất lượng vàhiệu quả hoạt động của các đơn vịsự nghiệp công lập. Đây được xemlà một nhiệm vụ trọng tâm, đượcĐảng và Nhà nước ưu tiên hàngđầu trong thời gian tới.

Page 7: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

[email protected]

Trung ương yêu cầu, các đơn vịSNCL phải khẩn trương sắp xếp,đổi mới tổ chức và hoạt động phùhợp với đặc điểm tình hình củatừng ngành, lĩnh vực và địa bàn,gắn với đẩy mạnh xã hội hóa,nhưng không thương mại hóa lĩnhvực dịch vụ sự nghiệp công. Đẩymạnh việc chuyển đổi các đơn vịsự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoahọc - công nghệ có đủ điều kiệnthành DN, bao gồm cả hình thứccông ty cổ phần. Đổi mới, tăngcường chế độ kế toán, hạch toán,kiểm toán, kiểm tra, thanh tra,giám sát đối với các đơn vị SNCLtương tự như đối với DNNN.Giảm mạnh sự can thiệp hànhchính của cơ quan chủ quản vàohoạt động chuyên môn, nghiệp vụcủa đơn vị SNCL; từng bước tiếntới xoá bỏ "chủ quản" theo cơ chếcũ. Xây dựng, ban hành định mứckinh tế - kỹ thuật đối với từng loạihình dịch vụ sự nghiệp công; tiêuchí phân loại các đơn vị SNCL;tiêu chí đánh giá kết quả thực hiệnnhiệm vụ và chất lượng dịch vụ sựnghiệp công của đơn vị SNCLtheo ngành, lĩnh vực; hệ thống tiêuchuẩn chức danh những người làmviệc trong đơn vị SNCL. Kiênquyết xử lý nghiêm các trườnghợp làm chậm, cố tình trốn tránhhoặc không thực hiện nhiệm vụđược giao và vi phạm các quyđịnh. Tăng cường công tác kiểmtra, giám sát tình hình thực hiệncủa các đơn vị cung ứng dịch vụsự nghiệp công…

Để thực hiện chủ trương nói trên,ông Bùi Anh Bình cho rằng: Bộ Tàichính cần đổi mới chính sách tàichính trong cung cấp dịch vụ công.Cụ thể là hoàn thiện văn bản phápluật về cơ chế tự chủ đối với các đơnvị SNCL theo hướng tăng cườngphân cấp và tăng tính chủ động cho

các đơn vị này. Các Bộ, ngành, địaphương cần quyết liệt sắp xếp, giảithể, sáp nhập, tinh giản đầu mối,biên chế; ban hành danh mục dịchvụ sự nghiệp công sử dụng NSNN,ban hành định mức kinh tế - kỹthuật làm cơ sở xác định chất lượng,giá dịch vụ công.

Giao quyền tự chủ tài chínhcho đơn vị, tăng số đơn vị tự đảmbảo chi thường xuyên, chi đầu tư,song phải quy định rõ nguồn thu,nhiệm vụ chi, phân phối thu nhậpbổ sung.

Chuyển mạnh cơ chế cấp pháttheo dự toán sang cơ chế thanhtoán theo đặt hàng, giao nhiệm vụgắn với số lượng, chất lượng sảnphẩm, dịch vụ, có lộ trình cụ thểđể thực hiện cơ chế đấu thầu cungcấp dịch vụ, tạo điều kiện cho cơsở ngoài công lập cùng tham giacung cấp các dịch vụ công mangtính đặc thù.

Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổitừ phí sang thực hiện giá dịch vụ sựnghiệp công theo hướng Nhà nướcquy định khung giá, từng bước tínhđủ các chi phí đối với các loại dịchvụ cơ bản, thiết yếu. Đối với giádịch vụ công không sử dụngNSNN, cần giao quyền tự chủ chocác đơn vị quyết định theo nguyêntắc đảm bảo bù đắp chi phí và cótích lũy theo quy định về giá.

Thực hiện cơ cấu lại chithường xuyên theo hướng giảmcấp chi thường xuyên trực tiếp đốivới các khoản chi đã được kết cấuvào dịch vụ, dành nguồn hỗ trợtrực tiếp cho người nghèo, đốitượng chính sách; tạo điều kiện hỗtrợ các đơn vị ngoài công lậptrong việc đầu tư, nâng cao chấtlượng dịch vụ; cho phép cổ phầnhóa đối với đơn vị sự nghiệp cóđủ điều kiện, gắn với giải quyếttốt các vấn đề xã hội.

Báo cáo “Đánh giá chi tiêucông Việt Nam: Chính sách tàikhóa hướng tới bền vững, hiệuquả và công bằng” thì đưa rakhuyến nghị: Việc phân bổ giữacác lĩnh vực trong ngành giáo dụccần được cân đối lại để nâng caocơ hội tiếp cận công bằng hơn ởcấp học mầm non và phổ thông.Trong chu kỳ ổn định ngân sách2016-2020, trung ương nên phânbổ ngân sách chi thường xuyêncho các tỉnh theo dân số trong độtuổi, còn các tỉnh phân bố theo sốhọc sinh nhập học. Sau năm 2020,việc phân bổ ngân sách chi thườngxuyên cho các tỉnh sẽ theo số họcsinh nhập học.

Theo Báo cáo này, đội ngũgiáo viên và chương trình giáodục cũng cần được cơ cấu lại đểthời lượng giảng dạy của giáoviên có thể được nâng lên, nhất làđối với cấp phổ thông cơ sở.Muốn khắc phục tình trạng dôi dưgiáo viên, các cơ quan liên quancần xây dựng kế hoạch tuyểndụng trong trung hạn để cân đốigiữa cung và cầu, nâng cao tự chủcho các đơn vị hành chính sựnghiệp đối với vấn đề tuyển dụngvà sử dụng lao động, đồng thờiphải đặt việc tinh giản, cơ cấu lạibộ máy và biên chế khu vực cônglà giải pháp chính trong tổng thểcải cách hành chính công.

Để nâng cao hiệu quả chi tiêucông trong ngành y tế, giảm chiphí thuốc cho người dân, Nhànước cần hình thành và triển khaimột cách thận trọng cơ chế muasắm tập trung cấp quốc gia, đàmphán giá dược phẩm, đồng thời cânnhắc tăng cường năng lực cho cơquan bảo hiểm xã hội (hoặc một tổchức khác) về vấn đề giám sátcũng như đánh giá độc lập đối vớicác chi phí sử dụng dịch vụ y tế.n

Page 8: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

Trong chu trình ngân sách,báo cáo tài chính và kiểm

toán là những khâu cuối cùng,tuy nhiên đây lại là các quy trìnhthiết yếu vừa đảm bảo minh bạchvà liêm chính, vừa cung cấpthông tin cần thiết để lập dự toánngân sách trong những năm tiếptheo. Chính vì vậy, các báo cáovề ngân sách và báo cáo tàichính phải thể hiện rõ tình hìnhtài khóa tổng thể hiện tại cũngnhư dự báo được kế hoạch ngânsách của Chính phủ cho tươnglai một cách toàn diện. Để làmđược điều đó, vấn đề hết sứcquan trọng là báo cáo tài chínhcủa Chính phủ phải được lậptheo chuẩn mực kế toán quốc tế,sử dụng các khái niệm đượcquốc tế chấp nhận.

Đó là một trong nhữngkhuyến nghị được nêu trong Báocáo “Đánh giá chi tiêu công ViệtNam: Chính sách tài khóa hướngtới bền vững, hiệu quả và côngbằng” cho giai đoạn 2010-2015do Bộ Tài chính và Ngân hàngThế giới (WB) vừa công bố. Báocáo được kỳ vọng sẽ giúp choChính phủ có thêm căn cứ đểxây dựng chính sách và chươngtrình hành động đúng đắn hơn,mang lại hiệu quả cao hơn, đặcbiệt là để xử lý tốt hơn mục tiêutăng trưởng kinh tế đi đôi vớigiảm nghèo và hội nhập quốc tế.

Sáu chế độ kế toán cần đượcthay thế bằng một bộ chuẩn mực

Báo cáo Đánh giá chi tiêucông Việt Nam nhận định: báocáo quyết toán NSNN hiện naychưa trình bày đầy đủ về hoạtđộng tài chính của Chính phủ.Mặc dù báo cáo tình hình thựchiện ngân sách của Kho bạc Nhànước (KBNN) đã bao gồm toànbộ thu và chi thuộc quy định củaLuật NSNN, tuy nhiên, sự hữuích của thông tin này bị ảnhhưởng do cách thức hạch toánchuyển nguồn và do một sốkhoản chi tiêu vẫn chưa được đưavào ngân sách như các khoản thutừ phí dịch vụ.

Hiện nay Việt Nam có 6 chếđộ kế toán bao gồm: kế toánNSNN và kho bạc; kế toán thuếnội địa; kế toán hải quan; kế toánđơn vị hành chính sự nghiệp; kếtoán ngân sách xã và kế toán quỹtài chính. Các chế độ này khôngdựa trên một bộ chuẩn mực vàchế độ kế toán thống nhất. Vì vậy,các chế độ này cần được thay thếbằng một bộ chuẩn mực kế toánthống nhất dựa trên Chuẩn mựckế toán công Việt Nam (VPSAS).

Chính phủ dự kiến sẽ triểnkhai VPSAS của Việt Namtương đương với Chuẩn mực kếtoán công quốc tế (IPSAS) trêncơ sở dồn tích. Tuy nhiên, theoWB, để tuân thủ đầy đủ các

chuẩn mực dồn tích, yêu cầu đặtra là phải ghi nhận được toàn bộtài sản có và tài sản nợ trong cácbáo cáo tài chính hợp nhất. Đâylà một nhiệm vụ rất lớn, đòi hỏiphải xác định và định giá toànbộ tài sản có như các bệnh viện,trường học, công sở và cả tài sảnhạ tầng như đường sá, đậpnước… Trong trường hợp khôngcó đủ thông tin đáng tin cậy vềgiá trị lịch sử thì cần phải ápdụng các phương pháp định giáthay thế như chi phí thay thế sauhao mòn. Ngoài ra, toàn bộ tàisản nợ cũng cần được xác địnhvà định giá, các tài sản nợ nàycòn bao gồm toàn bộ nghĩa vụvới người lao động - điều nàythường được xác định dựa trênkỹ thuật định giá bảo hiểm.

IPSAS đòi hỏi phải lập báo cáotài chính hợp nhất bao gồm cácđơn vị mà Chính phủ có lợi ích sởhữu và phản ánh toàn bộ các giaodịch liên quan đến các hoạt độngvà nghiệp vụ của Chính phủ. Mộttrong những yêu cầu đặt ra là phảitrình bày được số liệu dự toánngân sách và phải giải trình đượclý do chênh lệch lớn so với dựtoán (nếu có). Điều đó có nghĩa làhoặc NSNN phải bao gồm toàn bộcác giao dịch phát sinh tại các đơnvị mà Chính phủ có lợi ích sở hữu(các đơn vị và quỹ thuộc sở hữucủa Chính phủ) hoặc phải có một

THÙY ANH

Page 9: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

[email protected]

bước riêng để trình bày thông tinnhà nước hợp nhất. Cho dù cótheo phương án nào, điều cần thiếtlà phải loại bỏ được các giao dịchnội bộ giữa các đơn vị thuộc phạmvi báo cáo tài chính của Chính phủđể tránh trùng lặp như các khoảnbổ sung ngân sách của trung ươngcho địa phương.

Luật Kế toán sửa đổi năm2015 đã quy định về lập báo cáotài chính nhà nước, KBNN chịutrách nhiệm lập báo cáo này vàtrình Quốc hội cùng với thời điểmtrình quyết toán NSNN. Tuynhiên, Luật Kế toán 2015 khôngđòi hỏi báo cáo tài chính nhà nướcphải được kiểm toán, vì vậy WBkhuyến cáo Việt Nam nên cânnhắc quy định các báo cáo nàycần được kiểm toán.

Xuất phát từ thực trạng trongcông tác kế toán và báo cáo tàichính cho khu vực công, Báo cáođưa ra khuyến nghị: các quy địnhvề lập dự toán và quyết toánNSNN phải có sự đồng bộ để cóthể dễ dàng so sánh số dự toán với

số thực hiện và chênh lệch phảiđược giải thích. Điều này có nghĩalà phí dịch vụ cần được đưa vàongân sách và cách thức hạch toánchuyển nguồn cần được thay đổi.

Để triển khai IPSAS, bước đicần thiết thứ nhất là Việt Nam cầnxác định rõ ràng các đơn vị thuộckhu vực công, các hoạt động vànghiệp vụ cần được đưa vào báocáo tài chính hợp nhất, đồng thờiphải đảm bảo người đọc hiểu rõrằng toàn bộ các giao dịch của cácđơn vị đó đã được đưa vào báocáo tài chính Chính phủ hợp nhất.

Việc triển khai IPSAS cũngđòi hỏi Chính phủ phải lập báocáo thuyết minh đầy đủ về các chếđộ chính sách kế toán quan trọng.Các chế độ đó cần được áp dụngnhất quán ở tất cả đơn vị thuộckhu vực công và phải sử dụngcùng các mẫu biểu cũng như kếtoán đồ về lập báo cáo tài chínhtheo IPSAS. Việc này sẽ giúp dễdàng phân tích số thực hiện so vớidự toán và dễ giải thích về sựkhác biệt số liệu (nếu có). Bởi vì

việc triển khai IPSAS sẽ tạo ra sựthay đổi lớn đối với các chế độ kếtoán ở khu vực công hiện nay chonên đề xuất về lập báo cáo tàichính hợp nhất trên cơ sở dồn tíchcủa Việt Nam cần được tiến hànhthận trọng theo lộ trình thích hợp.Quá trình triển khai VPSAS cầnđược lên kế hoạch hợp lý với mộtlộ trình chi tiết, trong đó giai đoạnđầu báo cáo tài chính nên đượcxây dựng theo cơ sở tiền mặt cómột số yếu tố dồn tích sau đó mớichuyển sang tuân thủ đầy đủIPSAS dồn tích.

KTNN cần gắn kết việc pháttriển năng lực với quá trình cảicách quản lý tài chính công

Liên quan đến KTNN, Báo cáođưa ra nhận định: Hiện nay,KTNN chủ yếu tập trung vàokiểm toán tuân thủ, tuy nhiênKTNN đang ngày càng chú trọngđến kiểm toán hiệu quả hoạt độngvà đã đạt được những tiến triển tốttrong việc nâng cao năng lực ởlĩnh vực này. Năng lực kiểm toán

Page 10: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

tài chính của KTNN đang đượcphát triển với dự kiến áp dụngphương pháp kiểm toán dựa trênrủi ro và gắn kết các chuẩn mựccủa KTNN với chuẩn mực quốc tếISSAI bậc 4.

Trong 5 năm (2011-2015), ítnhất 50% thu và chi NSNN đượcKTNN kiểm toán, phần lớn cácBộ, ngành trung ương, các tỉnh vàthành phố trực thuộc trung ương,các tập đoàn kinh tế nhà nướcđược kiểm toán 2 năm 1 lần. Từnăm 2007, KTNN đã kiểm toáncác báo cáo quyết toán NSNNlàm cơ sở để Quốc hội xem xét vàphê duyệt quyết toán ngân sáchhằng năm.

KTNN đã công khai nhiều loạibáo cáo qua các phương tiện thôngtin đại chúng, trong đó có các báocáo thường niên về tiến độ triểnkhai các kiến nghị kiểm toán vàkết quả những cuộc kiểm toán quymô lớn được dư luận quan tâm.Bên cạnh đó, KTNN còn báo cáođịnh kỳ với các cơ quan có thẩmquyền theo quy định và chủ độngbáo cáo về các kết luận kiểm toánđược quan tâm tới Quốc hội vàChính phủ. KTNN đã có quy trìnhriêng về theo dõi, giám sát việcthực hiện kiến nghị kiểm toán, tỷlệ thực hiện kiến nghị kiểm toántrong những năm gần đây đạtkhoảng 70%...

Theo Chiến lược phát triểnKTNN đến năm 2020, lực lượngcán bộ của KTNN sẽ tăng lênđáng kể. Về nội dung này, WBkhuyến nghị KTNN cần gắn kếtcác hoạt động đào tạo cũng nhưphát triển năng lực với những thayđổi trong quá trình cải cách quảnlý tài chính công. Đồng thời,KTNN cần đánh giá đầy đủ vềnhu cầu lực lượng lao động dựatrên năng lực, bao gồm cả phân

tích về nhiệm vụ dự kiến (sốlượng và loại hình kiểm toán)cũng như năng lực và số lượngcán bộ yêu cầu ở mỗi cấp để làmcăn cứ cho công tác tuyển dụng,đào tạo cán bộ và khả năng thuêngoài hoặc bổ sung nguồn lực từkhu vực tư nhân (nếu cần).

KTNN cần được sử dụng cácthông tin trong cơ sở dữ liệu quốcgia về tài chính - ngân sách trên cơsở thống nhất với Bộ Tài chính.

Mặc dù KTNN có tham giathảo luận về việc lập kế hoạchNSNN cũng như nhiều phiên thảoluận toàn thể về dự toán ngân sáchnhưng lại chưa được tiếp cận cáctài liệu kế hoạch ngân sách kịpthời để kiểm tra, tham mưu nêncòn đóng vai trò hạn chế trongviệc xem xét dự toán NSNN vàtham mưu cho Quốc hội.

Cần triển khai chức năngkiểm toán nội bộ ở tất cả cácđơn vị của Chính phủ

Về kiểm toán nội bộ, Báo cáonhận định: Việt Nam mới chỉ nhìnnhận chức năng kiểm toán nội bộlà một nội dung quan trọng trongkiểm soát quản lý tài chính côngtrong thời gian gần đây. Chính vìvậy, việc xây dựng chức năng nàytrong khu vực công mới ở giaiđoạn sơ khai. Ngoài Luật Kế toán,chưa có quy định cụ thể về khuônkhổ kiểm soát nội bộ và kiểm toánnội bộ. Luật Kế toán 2015 lần đầutiên quy định các đơn vị kế toáncông phải thiết lập một hệ thốngkiểm soát nội bộ. Nghị định vềkiểm toán nội bộ cho cả khu vựccông và tư nhân đã được Bộ Tàichính xây dựng.

Báo cáo khuyến nghị, Nghị địnhnày cần quy định cụ thể bộ máykiểm toán nội bộ tại các đơn vị dựtoán cấp 1 và tại toàn bộ DNNN

lớn một cách hợp lý. Mọi đơn vịcòn lại của khu vực công cũng nênđược khuyến khích hình thành bộmáy kiểm toán nội bộ để hỗ trợ cảithiện về quản trị, thực hiện tráchnhiệm giải trình và đảm bảo môitrường kiểm soát. Báo cáo nhấnmạnh, điều hết sức quan trọng khitriển khai chức năng kiểm toán nộibộ trong khu vực công là phải đảmbảo nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ,thanh tra và kiểm toán độc lậpđược phân định rõ ràng, tránh trùnglặp, chồng chéo.

Những vấn đề về báo cáo tàichính và kiểm toán nêu trên cầnđược thực hiện đồng bộ nhằm gópphần nâng cao trách nhiệm giảitrình để hoạt động chi tiêu côngmang lại hiệu quả lớn nhất.

Thủ tướng Chính phủ đã yêucầu các Bộ, cơ quan trung ươngvà các địa phương liên quan cótrách nhiệm tổ chức thực hiện cáckhuyến nghị của Báo cáo “Đánhgiá chi tiêu công Việt Nam: Chínhsách tài khóa hướng đến bềnvững, hiệu quả và công bằng”,đồng thời định kỳ 6 tháng phảibáo cáo kết quả thực hiện cáckhuyến nghị về Bộ Tài chính đểtổng hợp báo cáo Thủ tướngChính phủ.n

KTNN cần được sử dụng cácthông tin trong cơ sở dữ liệu quốcgia về tài chính - ngân sách trêncơ sở thống nhất với Bộ Tài chính.

Mặc dù KTNN có tham giathảo luận về việc lập kế hoạchNSNN cũng như nhiều phiên thảoluận toàn thể về dự toán ngânsách nhưng lại chưa được tiếp cậncác tài liệu kế hoạch ngân sáchkịp thời để kiểm tra, tham mưunên còn đóng vai trò hạn chếtrong việc xem xét dự toán NSNNvà tham mưu cho Quốc hội.n

Page 11: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

[email protected]

Đảm bảo an ninh năng lượnglà tiền đề quan trọng cho sự

phát triển bền vững của mỗiquốc gia. Tuy nhiên, phát triểnkhông có nghĩa là chấp nhậnđánh đổi bằng mọi giá. Sự pháttriển “nóng” của các dự án thủyđiện vừa và nhỏ thời gian qua đãlàm dấy lên không ít quan ngạibởi thực trạng quy hoạch thủyđiện thiếu kiểm soát…

“Vỡ trận” quy hoạch thủyđiện vừa và nhỏ

Khoảng hơn 10 năm trở lại đây,tận dụng lợi thế về địa hình với sốlượng sông suối lớn, độ dốc cao…nhiều tỉnh miền núi đã coi pháttriển thủy điện nhỏ là “con gà đẻtrứng vàng”. Tuy nhiên, thực trạngphát triển một cách ồ ạt các côngtrình thủy điện nhưng thiếu sựgiám sát đã gây nên không ít hệlụy khi chủ đầu tư quay lưng. Vàsau nhiều năm trải thảm đỏ thu hútđầu tư, giờ đây, Hà Giang, CaoBằng - các địa phương đi đầutrong phong trào phát triển nănglượng ở miền Bắc - đã phải hứngchịu hàng loạt hậu quả như mấtrừng, sông suối cạn trơ đáy, dự ánxây dựng dở dang, danh lam thắngcảnh ảnh hưởng nghiêm trọng…

Chỉ tính riêng Cao Bằng, mặcdù năm 2011, địa phương này đãloại bỏ 11 dự án thủy điện ra khỏiquy hoạch, nhưng hiện vẫn còn40 dự án nằm trong quy hoạch

với tổng công suất lắp máy hơn350 MW. Trong đó, 24 dự ánđược tỉnh phê duyệt năm 2007,10 dự án do Bộ Công Thương phêduyệt, điều chỉnh và 6 dự án đượctỉnh phê duyệt bổ sung. Theo quyhoạch này, hệ thống sông Gâmvới chiều dài khoảng 60 km sẽphải “cõng” tới 6 dự án thủy điện.

Còn tại Hà Giang, từ năm 2005cho đến nay, có 72 dự án thủyđiện với tổng công suất lắp máy768,8 MW đã được quy hoạch.Trong giai đoạn đầu từ năm 2005-2010, địa phương này được quyhoạch 26 dự án với tổng công suấtlắp máy 474,9 MW. Trong khi đó,theo Quyết định số 2737/QĐ-UBND ngày 22/8/2008 củaUBND tỉnh Hà Giang về việc phêduyệt quy hoạch phát triển thủyđiện vừa và nhỏ, thì số lượng dựán thủy điện nhỏ giai đoạn 2 được

điều chỉnh thêm 34 dự án. Mặc dùhệ thống thủy điện đã được quyhoạch dày đặc trên hầu hết cáccon sông, nhưng trong khoảngthời gian từ cuối năm 2009-2011,tỉnh này vẫn tiếp tục quy hoạchthêm 11 dự án với tổng công suấtlắp máy hơn 160 MW. Mãi chođến tháng 4/2013, sau khi cùngBộ Công Thương rà soát các dựán thủy điện, UBND tỉnh HàGiang mới loại bỏ 27 trong tổngsố 72 dự án ra khỏi quy hoạch.Dẫu vậy cho đến nay, mỗi consông ở đây vẫn phải gồng gánh từ3-6 dự án thủy điện.

Lý giải thực trạng trên, Giámđốc Sở Tài nguyên và Môi trườngtỉnh Hà Giang Hoàng Văn Nhucho biết: trước đây, công tác lập,thẩm định, phê duyệt quy hoạchdự án thủy điện chưa sát với thựctế, thiếu sàng lọc ngay từ khi kêu

HỒNG NHUNG

Page 12: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

gọi. Vì thế, không ít chủ đầu tưthiếu năng lực và kinh nghiệm đã“nhảy” vào đầu tư, dẫn đến việcphải thường xuyên điều chỉnh, loạibỏ nhiều dự án khỏi quy hoạch.

Theo quy hoạch thủy điện vừavà nhỏ, cả nước có 824 dự án vớitổng công suất 24.778 MW, đạt95,5% về công suất so với tiềmnăng kinh tế. Trong đó, 343 dự án(công suất 17.987 MW) đã vậnhành khai thác, 165 dự án (côngsuất 3.348 MW) đang thi côngxây dựng, 260 dự án mới (côngsuất 3.050 MW) đang nghiên cứuđể đầu tư xây dựng, còn lại 56 dựán (công suất 393,5 MW) chưa cóchủ trương đầu tư.

Theo Quyết định số 2394/QĐ-BCT ngày 01/9/2006 của BộCông Thương quy định phânngưỡng thủy điện, đối với các dựán thủy điện nhỏ có công suấtnằm trong phạm vi từ 1 ÷ 30MW, cả nước có 714 dự án (côngsuất 7.238 MW) nằm trong quyhoạch, trong đó, 270 dự án (côngsuất 2.767,7 MW) đã vận hành

khai thác, 141 dự án (công suất1.739 MW) đang thi công xâydựng, 250 dự án (công suất 2.466MW) đang nghiên cứu để đầu tưxây dựng, còn lại 53 dự án (côngsuất 265,5 MW) chưa có chủtrương đầu tư.

Phó Cục trưởng Cục Điện lựcvà Năng lượng tái tạo - Bộ CôngThương, Đỗ Đức Quân cho biết,trước năm 2013, công tác quyhoạch thủy điện nhỏ do UBNDcác tỉnh tổ chức lập, thẩm địnhvà quyết định sau khi có ý kiếnthỏa thuận của Bộ Công Thương,song việc quản lý chưa đồng bộđã làm nảy sinh nhiều bất cập.Cụ thể, có tình trạng các nhà đầutư "chạy" xong dự án là trao đổimua đi bán lại mà không tổ chứctriển khai thực hiện như Giấychứng nhận đầu tư đã được cấp.Chưa kể, năng lực tài chính vànăng lực quản lý dự án của mộtsố chủ đầu tư còn hạn chế. Mộtsố văn bản quy phạm pháp luậtđang trong quá trình hoàn thiện,điều chỉnh, bổ sung, xây dựng

mới để phù hợp với tình hìnhmới như quy định về quản lý antoàn đập...

Thứ trưởng Bộ Công ThươngHoàng Quốc Vượng thừa nhận:Công tác quản lý nhà nước về thủyđiện mặc dù đã được tăng cườngnhưng vẫn còn một số hạn chế,trong đó có nguyên nhân là các cơquan liên quan ở địa phương cònhạn chế về nhân lực, chuyên mônvà thiếu quan tâm. Một số chủ đầutư, tư vấn, nhà thầu chưa nghiêmtúc thực hiện, thậm chí còn viphạm quy định pháp luật trong quátrình đầu tư, xây dựng hoặc vậnhành khai thác; năng lực quản lýdự án, thiết kế và thi công củanhiều đơn vị chưa đáp ứng yêucầu. Vì vậy, chất lượng của quyhoạch và công trình xây dựng tạimột số dự án chưa đáp ứng yêucầu, còn vi phạm quy định vậnhành, gây bức xúc trong dư luận.

Hướng tới phát triển thủyđiện bền vững, đảm bảo an ninhnăng lượng quốc gia

Page 13: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

[email protected]

Thực hiện Nghị quyết số11/NQ-CP ban hành Chươngtrình hành động của Chính phủthực hiện Nghị quyết số62/2013/QH13 ngày 27/11/2013của Quốc hội về tăng cường quảnlý quy hoạch, đầu tư xây dựng,vận hành khai thác công trìnhthủy điện, những năm qua, BộCông Thương đã chủ trì, phối hợpvới UBND các tỉnh tiến hành ràsoát, loại bỏ 468 dự án và vị trítiềm năng thủy điện với công suấtkhoảng 2.044 MW do không đảmbảo hiệu quả đầu tư, tác động tiêucực lớn đối với môi trường - xãhội (chủ yếu là các dự án thủyđiện nhỏ có công suất thấp)...

Mới đây, tại Hội thảo “Quyhoạch thủy điện vừa và nhỏ, pháttriển năng lượng tái tạo: an toàn -hiệu quả - bền vững”, Thứ trưởngHoàng Quốc Vượng khẳng định:hiện Chính phủ chưa cho pháttriển lại 468 dự án thủy điện.Trong khoảng 5-10 năm tới, nếuchi phí phát triển hệ thống điệntăng cao thì sẽ xem xét lại. Thờiđiểm hiện nay, tính hiệu quả củacác dự án không cao nên phải ràsoát để xem xét bổ sung, cập nhậtlại các dự án.

Viện trưởng Viện Kinh tế ViệtNam Trần Đình Thiên cho rằng:chúng ta hoàn toàn có thể bổsung và tiếp tục thực hiện các dựán thủy điện nhỏ và vừa, nhưngđiều kiện tiên quyết là cần thayđổi các chính sách, cơ chế, giảipháp để bảo đảm lợi ích dài hạn.Việc phát triển các dự án thủyđiện vừa và nhỏ là để tận dụngtài nguyên và cũng là cách giảmxây mới các nhà máy nhiệt điệnthan, vốn gây ra nhiều tác độngtiêu cực tới môi trường. “Khôiphục nhưng không phải theo cáchcũ, theo phong trào mà phải theo

chiến lược mới, tư duy mới” -ông Thiên nhấn mạnh.

Theo Quy hoạch điện lựcquốc gia giai đoạn 2011-2020điều chỉnh, để phục vụ phát triểnkinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 với mức tăng trưởng GDPbình quân khoảng trên6,7%/năm, đến năm 2020, sảnlượng điện sản xuất và nhập khẩucủa Việt Nam cần đạt 265-278 tỷkWh và đạt 572-632 tỷ kWh vàonăm 2030. Quy hoạch cũng đặtra mục tiêu, đến năm 2020, tổngcông suất lắp đặt các nguồn thủyđiện đạt 21.600 MW, năm 2025đạt 24.600 MW và đến năm 2030khoảng 27.800 MW.

Để phát triển bền vững và hiệuquả thủy điện nhỏ ở Việt Nam,theo ông Đỗ Đức Quân, cần phảithực hiện 5 giải pháp:

Một là, nâng cao hiệu quảcông tác rà soát, đánh giá quyhoạch các công trình thủy điệnđang vận hành khai thác.

Hai là, tăng cường hơn nữanhiệm vụ trọng tâm của các cơquan quản lý nhà nước từ trungương đến địa phương trong côngtác kiểm tra, giám sát, đôn đốcviệc thực hiện và tuân thủ các quyđịnh của pháp luật.

Ba là, kiên quyết xử lý cáctrường hợp vi phạm hoặc khôngthực hiện nghiêm túc các quy địnhhiện hành.

Bốn là, tăng cường hơn nữa sựphối hợp giữa các Bộ, ngành vàđịa phương để thực hiện tốt côngtác quản lý quy hoạch, đầu tư xâydựng, vận hành khai thác cáccông trình thủy điện, từng bướctiến tới phát triển thủy điện mộtcách bền vững.

Năm là, Chính phủ, các Bộ,ngành chức năng sớm xem xét, bổsung, điều chỉnh các nghị định,

thông tư, chế tài, thể chế để kịpthời đáp ứng với việc đầu tư pháttriển thủy điện nhỏ, đảm bảo hiệuquả và bền vững.

Đại diện Cục Điện lực vàNăng lượng tái tạo cũng cho biết,thời gian tới, Bộ Công Thương sẽtham mưu và trình Chính phủ banhành Nghị định về thu hút đầu tưcủa các nhà đầu tư nước ngoàitrong đầu tư phát triển thủy điệnnhỏ ở Việt Nam.

Nhằm phát huy hiệu quả tronglĩnh vực này cũng như góp phầnđảm bảo an ninh năng lượng, BộCông Thương sẽ đề xuất nhiều cơchế, chính sách ưu tiên đối với cácnhà đầu tư thủy điện nhỏ như điềuchỉnh mức vốn tự có của chủ đầutư từ 30% theo quy định xuống15%, thậm chí có cơ chế ưu tiênđể các chủ đầu tư được vay với lãisuất ưu đãi đầu tư cho dự án từWorld Bank... Bên cạnh đó, các cơquan chức năng cần kiên quyết xửlý các trường hợp vi phạm hoặckhông thực hiện nghiêm túc cácquy định hiện hành về quản lý đầutư, chất lượng xây dựng côngtrình, cam kết bảo vệ môi trường...theo quy định của pháp luật.

Thứ trưởng Hoàng QuốcVượng đề nghị: Thời gian tới,các Bộ, ngành cần tăng cườngphối hợp, thực hiện tốt công tácquản lý quy hoạch, đầu tư xâydựng, vận hành khai thác cáccông trình thủy điện, tiến tới từngbước phát triển thủy điện mộtcách bền vững trên cơ sở hài hòagiữa yêu cầu đảm bảo an ninhnăng lượng với việc cấp nướccho sinh hoạt và sản xuất nôngnghiệp, giữa yêu cầu về pháttriển kinh tế với môi trường vàgiữ gìn bản sắc dân tộc, nhất làvùng miền núi, vùng đồng bàodân tộc thiểu số.n

Page 14: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Hiện nay, nước ta đã trở thànhnước có mức thu nhập trung

bình, đồng nghĩa với việc nguồnviện trợ nhân đạo, chương trìnhtừ thiện của các tổ chức phi chínhphủ, tổ chức quốc tế sẽ bị thu hẹpdần. Trong khi đó, việc làm từthiện của các DN cho đến nayvẫn đang mang tính sơ khai tựphát; các tổ chức xã hội (TCXH)cũng mới hình thành, hoạt độngthiếu cơ sở pháp lý. Vấn đề mấuchốt ở đây nằm trong mối liênkết của 3 chủ thể liên quan trựctiếp là: Nhà nước - DN- TCXH.

DN ngày càng quan tâm đếncác hoạt động từ thiện

Theo thống kê của Bộ Nội vụ,năm 2014, Việt Nam có trên52.000 hội, 400 quỹ và cơ sở bảotrợ xã hội với khoản đầu tư hỗtrợ cho các hoạt động từ thiệnlên tới 150.000 USD/năm. Khicác nguồn hỗ trợ từ thiện dànhcho các tổ chức phi chính phủquốc tế giảm dần, các hoạt độngphát triển cộng đồng sẽ cầnnguồn lực mới từ khu vực DN.Từ thiện của DN được đánh giálà nguồn từ thiện ổn định,chuyên nghiệp và phù hợp vớixu hướng phát triển chung củathế giới. Theo thông tin từ BộLao động - Thương binh và Xãhội, nguồn vốn huy độngChương trình 30a của DN thuđược hơn 3.000 tỷ đồng, cao hơnhuy động từ địa phương (hơn2.000 tỷ đồng). Điều đó phản

ánh một phần nguồn tài chínhđầu tư cho các hoạt động từ thiệnhiện nay chủ yếu đến từ các DN.

Phân tích về hoạt động từthiện của DN, bà Tô Kim Liên -Giám đốc Trung tâm Giáo dục vàPhát triển (CED) - cho biết, ởViệt Nam hiện nay, từ thiện DNcó ba cấp độ khác nhau:

Cấp độ thứ nhất là, hỗ trợ từthiện khẩn cấp nhằm giải quyếtnhững nhu cầu khẩn cấp của cộngđồng hay nhóm đối tượng cụ thểvượt qua khó khăn trước mắt.Đây là hỗ trợ từ thiện thu hút sựủng hộ mạnh mẽ của DN với tiềnmặt, hàng hóa, dịch vụ sẵn có vàsự tham gia của người lao động.

Cấp độ thứ hai là, hỗ trợ từthiện mang tính chiến lược. Theođó, DN có thể sử dụng đa dạngkhả năng chuyên môn, kỹ thuậtvà nguồn lực để đầu tư vào cácchương trình từ thiện, chươngtrình hỗ trợ cộng đồng dài hạnhơn. Ví dụ, ký hợp đồng cungcấp nguyên liệu đầu vào, tạocông ăn việc làm cho người laođộng địa phương.

Ở cấp độ thứ ba, hỗ trợ từthiện trở thành nhân tố mang lạisự thay đổi. Đây là những chươngtrình hỗ trợ sáng kiến hoặc ýtưởng có tính khả thi mang lại sựthay đổi tích cực về xã hội và môitrường trên diện rộng. Nhữngsáng kiến và ý tưởng đó có thểgóp phần giải quyết vấn đề lớncủa xã hội, đóng vai trò thúc đẩysự thay đổi tích cực cho cộng

động và cho chính DN.Trên thực tế, đã có nhiều DN

tiến dần từng cấp độ theo thờigian. Giai đoạn đầu, DN hỗ trợtiền và hàng để cứu trợ thiên tai(từ thiện khẩn cấp), sau đóchuyển dần sang hỗ trợ chươngtrình dài hạn hơn như hỗ trợ cộngđồng xây nhà kiên cố để phòngngừa, ứng phó thiên tai thay vìcứu trợ (từ thiện mang tính chiếnlược). Ở cấp độ cao hơn, DNchuyển sang hỗ trợ những dự án,những chương trình lớn, trong đóáp dụng công nghệ cảnh báosớm, nhằm tăng khả năng phòngngừa, ứng phó để giảm thiểu rủiro thiên tai. Hoạt động này đượcđánh giá là hỗ trợ từ thiện manglại sự thay đổi. Nhiều DN thườngcoi việc làm từ thiện là tráchnhiệm xã hội thường xuyên, đồngthời là hoạt động giúp họ xâydựng hình ảnh tích cực, củng cốmối quan hệ với khách hàng vàtạo cơ hội cho DN tiếp cận vớicộng đồng và chính quyền địaphương nơi DN hoạt động haycung cấp dịch vụ, hàng hóa.

Tạo niềm tin để DN đầu tưvào các chương trình từ thiệndài hạn

Mặc dù được đánh giá cao vềý nghĩa thiết thực từ hoạt động từthiện của cộng đồng xã hội, songvẫn có nhiều ý kiến đặt ra xungquanh hoạt động này. Nhiều đơnvị cho rằng, ngoài cứu trợ khẩncấp, việc làm từ thiện (nhất là

Số 64 - Tháng 10/2017

BẮC SƠN

Page 15: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

của DN) nên tập trung bài bảnhơn để góp phần xóa nghèo bềnvững, thay vì năm nào cũng đilàm từ thiện bằng hình thức traoquà. Tuy nhiên, cũng có nhà hảotâm khác lại cho rằng, để hướngtới bền vững, người dân ở vùngnghèo phải có cái ăn, cái mặc, ổnđịnh nhu cầu trước mắt, nghĩa làphải “có bột mới gột nên hồ”.Theo các nhà hoạt động xã hội,khi làm từ thiện nên xem xét điềukiện cụ thể để “vừa trao cá - vừatặng cần câu”. Riêng với DN,bằng nguồn lực đa dạng, thựchiện theo hướng “vừa trao cá,vừa tặng cần câu và chỉ cho cộngđồng cách câu cá” thì sẽ mang lạihiệu quả bền vững.

Thực tế cho thấy, các DNViệt Nam, nhất là DN nhỏ vàvừa, mặc dù rất tích cực thamgia từ thiện, nhưng đa số chưacó kế hoạch cụ thể để hỗ trợcộng đồng một cách hiệu quảhơn; vẫn còn ít DN tham gia cácchương trình dài hạn, góp phầngiải quyết những vấn đề về môitrường và xã hội. Theo kiến trúcsư Trần Hữu Thọ - Giám đốcthiết kế Gia Mỹ Studio, các

nguồn lực của DN và của xã hộicòn rất nhiều, nhưng để nguồnlực ấy được kết nối và trở thànhhiện thực, phải có 4 bên thamgia gồm: Nhà nước, cộng đồng,DN và các TCXH.

Đồng quan điểm phải có “4bên” mà ông Thọ đưa ra, ôngNguyễn Diễn - Phó Giám đốcVCCI Đà Nẵng nhấn mạnh, mắtxích để kết nối nguồn lực chínhlà các nhóm trung gian: đầu tiênlà hiệp hội DN; thứ hai là các tổchức xã hội, tổ chức phi chínhphủ; thứ ba là lập DN xã hội đểkinh doanh, nhưng trên 50% lợinhuận phải đầu tư trở lại cho hoạtđộng xã hội. Thực tế, nhiều DNsẵn sàng ủng hộ làm từ thiệnmang lại lợi ích lâu dài, tuynhiên, DN chỉ thực sự yên tâmkhi tìm được những người tintưởng, tâm huyết, có năng lực đểquản lý đồng tiền của họ. Việclàm đó phải được bàn thảo mộtcách công khai, dân chủ, minhbạch trong cộng đồng.

Phải công khai minh bạchvà ưu đãi thuế cho các khoảnđầu tư từ thiện

Nhìn chung, hiện nay các vănbản pháp luật và các chính sáchliên quan đều có tính khuyếnkhích cao đối với DN làm từ thiệnvà hoạt động vì mục đích cộngđồng. Tuy nhiên, các khuyếnkhích còn nằm rải rác ở nhiều vănbản luật, nghị định, thông tưhướng dẫn, lại thường xuyên thayđổi nên rất khó nắm bắt và thựchiện. Hơn nữa, các văn bản luậtvẫn được xây dựng theo cách tiếpcận cũ, không thể theo kịp sựphong phú, đa dạng của thực tiễn.

Các khoản thu cho các đốitượng chính sách, tài trợ cho cácnghiên cứu khoa học chưa đượchướng dẫn cụ thể. Sự hiểu biếtcủa DN về các chính sách ưu đãicủa Nhà nước liên quan đến từthiện DN là rất hạn chế, các thủtục pháp lý còn rườm rà, phứctạp, chính điều này đã gây tâm lýe ngại cho DN khi thực hiện cáchoạt động từ thiện. Mặt khác, khiDN đầu tư vào các hoạt động ytế, giáo dục, xóa đói giảm nghèothì khoản đầu tư đó phải được coilà một chi phí hợp lý của DN đểkhấu trừ vào thuế.

(Xem tiếp trang 30)

[email protected]

Page 16: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

CHUNG TAY KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG VÌ MỤC TIÊU

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LTS: Tới đây, trong khuôn khổ Đại hội Tổ chức các Cơ quanKiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 14, nước chủnhà Việt Nam sẽ lựa chọn chủ đề cho Hội nghị chuyên đề là:“Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững”. Để gópphần xây dựng hệ thống thông tin liên quan đến sự kiện này,Đặc san Kiểm toán xin trân trọng giới thiệu chuyên đề:“CHUNG TAY KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG VÌ MỤC TIÊUPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”. Đây cũng chính là những kết quảkiểm toán và những kinh nghiệm được chia sẻ từ các kiểmtoán viên trực tiếp tham gia hoặc chỉ đạo các cuộc kiểm toánmôi trường trong cộng đồng ASOSAI. Hy vọng chuyên đềnhận được sự quan tâm của bạn đọc.

Page 17: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

[email protected]

Ông BLUCER WELINGTON RAJAGUKGUK - Trưởng Dự án kiểm toán đất đai và khoángsản, Ủy ban Kiểm toán Indonesia trả lời phỏng vấn của Đặc san Kiểm toán

Thưa ông, “Kiểm toán môitrường vì sự phát triển bềnvững” sẽ là chủ đề của Hội nghịchuyên đề lần thứ 7 tại Đại hộiTổ chức các Cơ quan Kiểm toántối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ14. Ông đánh giá thế nào về chủđề được lựa chọn lần này?

Tôi cho rằng, sự lựa chọn chủđề cho Hội nghị chuyên đề lần thứ7 của KTNN Việt Nam tại Đại hộiASOSAI 14 là hoàn toàn phù hợpvới sự phát triển chung của khu vựckiểm toán công hiện tại. Vấn đềquan trọng là làm sao chúng ta cóthể đào sâu hơn nữa về chủ đề này.Theo Mục tiêu phát triển bền vững(SDG), phát triển kinh tế, bảo vệmôi trường và đảm bảo phúc lợi xãhội cho người dân là ba trụ cột lớntrong tiến trình phát triển của mỗiquốc gia. Việc cân bằng giữa ba trụcột này luôn là vấn đề mấu chốt.Chúng ta không thể hy sinh môitrường để đổi lấy tăng trưởng. Tuynhiên trên thực tế, với các quốc giaở châu Á và châu Phi, tăng trưởngkinh tế lại đang là yêu cầu cấp thiếtnên họ sẽ mong muốn phát triểnkinh tế hơn bảo vệ môi trường. Bởivậy khi kiểm toán, chúng ta phảixem xét, đánh giá hệ thống chỉ tiêutại các quốc gia này có đạt đượcSDG hay không. Tôi nghĩ, đây lànhững vấn đề mà Hội nghị chuyênđề lần thứ 7 tới nên tập trung.

Hiện nay, nhiều vấn đề về môitrường như biến đổi khí hậu, phárừng, khai thác cạn kiệt tài nguyênvà những vấn đề ô nhiễm khác đềuxuất phát từ sự mất cân bằng giữaba trụ cột, gồm: phát triển kinh tế,bảo vệ môi trường và đảm bảophúc lợi xã hội cho người dân. Hầuhết, các hoạt động kinh tế đều sửdụng tài nguyên thiên nhiên làmnguyên liệu thô như: gỗ cho lĩnhvực xây dựng, than đá cho lĩnh vựcdầu khí, động thực vật trong rừngcho ngành y tế và thủ công mỹnghệ… Việc sử dụng các tàinguyên thiên nhiên này cũng gây ranhững tác động xấu tới môi trường,từ đó sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnhhưởng tới sự phát triển kinh tế vàphúc lợi của người dân. Hơn nữa,những tác động đó không chỉ sẽảnh hưởng đến thế hệ ngày nay màvới cả những thế hệ mai sau. Dovậy, việc cân bằng trong phát triểnkinh tế, bảo vệ môi trường và phúclợi xã hội cho người dân cần phảiđược duy trì liên tục để đảm bảocác mục tiêu phát triển bền vữngcũng như giảm nhẹ những tác độngxấu có thể xảy ra.

Thời gian qua, Ủy ban Kiểmtoán Indonesia (BPK) đã tiến hànhkiểm toán việc quản lý, sử dụng tàinguyên đất đai và khoáng sản, mụctiêu cốt yếu cũng là để cân bằngđược ba trụ cột nói trên.

Xin ông chia sẻ một số thôngtin cụ thể hơn về các cuộc kiểmtoán này?

Ở Indonesia, khi kiểm toán tàinguyên đất đai và khoáng sản,chúng tôi chú trọng vào hai loạihình kiểm toán chính là kiểm toánbáo cáo tài chính và kiểm toántuân thủ.

Về kiểm toán báo cáo tàichính, chúng tôi xem xét cáckhoản mà công ty nhà nước phảitrả cho Chính phủ khi có nhữnghoạt động liên quan đến việckhai thác và sử dụng tài nguyênđất đai, khoáng sản. Cụ thể làchúng tôi sẽ tập trung vào mộtsố nội dung trọng tâm, chẳnghạn, số tiền và thời điểm trả tiềncủa công ty đó có được thựchiện đúng như quy định haykhông. Nếu trả muộn, chúng tôisẽ có kiến nghị về những khoảntiền phạt.

Về kiểm toán tuân thủ, chúngtôi đánh giá việc tuân thủ các quyđịnh pháp luật, pháp lý đối vớiviệc quản lý và sử dụng tàinguyên đất đai, khoáng sản củacác công ty này.

Một trong những nội dung quantrọng của các quy định về bảo vệmôi trường là việc các công ty phảitrả một khoản phí để cải tạo đất đaisau quá trình khai thác, sử dụngmỏ. Khoản phí này rất quan trọng,

Page 18: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

bởi quá trình khai thác mỏ sẽ gâyra những tác động về môi trường,đặc biệt là đối với rừng phòng hộ.Thực tế, theo quy định của phápluật, rừng phòng hộ là nơi cấmkhai thác. Bởi vậy, kiểm toán viênphải tìm hiểu và rất khó để nhìnthấy những bằng chứng bằng mắtthường. Nhưng đấy là yêu cầubuộc kiểm toán viên phải phát hiệnra. Ở một khía cạnh khác, kiểmtoán cũng phải tìm ra các ảnhhưởng, các tác động xấu của việckhai thác tài nguyên thiên nhiênđối với chất lượng nguồn nước,không khí và đất đai.

Kết quả của những cuộc kiểmtoán này tác động như thế nàođến vấn đề thay đổi chính sáchcũng như trong đời sống kinh tế,xã hội ở Indonesia, thưa ông?

Các cuộc kiểm toán tài nguyênđất đai và khoáng sản mà BPKthực hiện tác động trên 2 khíacạnh chính:

Một là làm tăng các nguồn thucho Chính phủ. Điều này sẽ tácđộng đến cộng đồng khi cácnguồn thu của Chính phủ tăng lên,xã hội sẽ có thêm nhiều dự toánđể sử dụng cho các chương trìnhkhác nhau.

Hai là xã hội và người dân sẽ cómôi trường sống trong sạch và antoàn hơn, bởi các công ty, DN đượckiểm toán đều biết rằng, BPK sẽ tớikiểm tra, đánh giá các hoạt độngcủa họ theo luật định. Điều nàycũng giống như việc chúng ta vàosiêu thị, sẽ có hệ thống cameragiám sát. Cho nên, người mua hàngsẽ không thể trộm cắp.

Ở đây tôi muốn nhấn mạnh, cáccuộc kiểm toán này sẽ không tácđộng, ảnh hưởng ngay tức khắc mànó cần thời gian để kiểm chứng.Tuy nhiên, tôi cho rằng, có làm sẽtốt hơn không, vì ít nhất sau nhữngkiến nghị kiểm toán mà chúng tôiđưa ra, các đơn vị được kiểm toánsẽ phải có những động thái khắcphục, sửa chữa. Chẳng hạn, sau khiBPK kiểm toán, một công ty đãphải trả 1 triệu USD cho Chính phủvì những vi phạm của họ trongquản lý, khai tác tài nguyên khoángsản. Việc trả tiền này là vì công tyđó muốn tránh những điều khôngtốt về danh tiếng, cũng như việc họsẽ bị đưa vào “danh sách đen”. Khiđó, họ không thể làm ăn cũng nhưkhông thể “chơi” được với ai.

Vậy Chính phủ Indonesianói chung và BPK nói riêng đã

có những giải pháp như thếnào cho vấn đề khai thác, sửdụng tài nguyên thiên nhiênbền vững?

Chính phủ Indonesia nói chungvà BPK nói riêng đã có hệ thống vàcơ chế riêng nhằm thúc đẩy sự pháttriển của môi trường sinh thái cũngnhư việc khai thác, sử dụng tàinguyên thiên nhiên bền vững.Những cơ chế này được kỳ vọngkhông chỉ thúc đẩy lợi ích của việcsử dụng tài nguyên thiên nhiên vàmôi trường vì sự phát triển củaquốc gia mà còn giúp giảm nhẹ rủiro của việc gia tăng hành vi tàn phámôi trường. Bên cạnh đó, Chínhphủ Indonesia cũng ký kết nhiềuthỏa thuận đa phương về môitrường cùng nhiều chính sách vàcác quy định có liên quan đến SDG,làm nền tảng cho việc quản lý tàinguyên thiên nhiên bền vững.

Ở cấp quốc gia, thông qua côngtác kiểm toán môi trường, các SAIcó thể xem xét các tiêu chí củaSDG, bao gồm tính tuân thủ cácquy định và chính sách để hướngtới phát triển bền vững, góp phầncải thiện chất lượng tăng trưởng.

Ở cấp khu vực và toàn cầu, cácSAI có thể góp phần thúc đẩy mụctiêu phát triển bền vững thông quaviệc phối hợp với nhau cũng nhưvới các tổ chức quốc tế khác nhằmtăng cường năng lực cho hoạt độngkiểm toán môi trường, từ đó cảithiện tính bền vững của công tácquản lý tài nguyên thiên nhiêntrong mỗi quốc gia.

Hy vọng rằng, thông qua việcsửa đổi các cơ chế, quy định hiệnhành, chúng ta sẽ thực hiện đượcmục tiêu cân bằng ba trụ cột: pháttriển kinh tế, bảo vệ môi trường vàphúc lợi xã hội.n

Xin chân thành cảm ơn ông!XUÂN HỒNG (thực hiện)

Page 19: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Từ thập niên 1980, Chính phủTrung Quốc đã coi công tác

bảo vệ môi trường là một trongnhững chính sách quan trọng vàcăn bản; đến những năm 1990, vấnđề phát triển bền vững được xácđịnh như một chiến lược quốc gia.Cùng với kinh tế, chính trị, xã hộivà văn hóa, việc xây dựng vănminh sinh thái trở thành một trongnăm trụ cột quan trọng trong sựnghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hộiđặc sắc Trung Quốc.

Tháng 3/2016, tại Kế hoạchPhát triển kinh tế - xã hội 5 nămlần thứ 13, Trung Quốc đưa ra 10mục về vấn đề tài nguyên và môitrường, tất cả đều là yêu cầu bắtbuộc thực hiện. Hiện nay, KTNNTrung Quốc (CNAO) đang đẩymạnh lĩnh vực kiểm toán môitrường (KTMT), tập trung vào cácmục tiêu và nhiệm vụ chính mà Kếhoạch trên đề ra.

Xây dựng khung pháp lý quyđịnh nhiệm vụ KTMT cho tất cảcác đơn vị kiểm toán

Cho đến nay, CNAO đã thànhlập nhiều đơn vị KTMT chuyênngành, thu hút hơn 200 nhân viênchính thức, tập trung vào công tácđào tạo nâng cao năng lực chuyênmôn cho đội ngũ kiểm toán viên

môi trường. Luật Kiểm toán và cácbộ luật, quy định khác của TrungQuốc cũng đã quy định một loạtnhiệm vụ cho KTMT và ủy thácnhiều quyền hạn cho các cơ quankiểm toán, bao gồm cả các biệnpháp xử phạt, cưỡng chế hànhchính. Bên cạnh đó, CNAO còntích cực thúc đẩy hệ thống phápluật về KTMT bằng nhiều cách.Chẳng hạn năm 2009, CNAO xâydựng các Quan điểm về tăngcường KTMT, trong đó đưa ra cácnguyên tắc, nhiệm vụ chính vàmục tiêu phát triển cho KTMT.Năm 2014, Hội đồng Nhà nướcchính thức ban hành Quan điểm vềtăng cường kiểm toán, đặt ra nhiềuyêu cầu cụ thể cho KTMT, như:

tăng cường kiểm toán tài nguyênthiên nhiên bao gồm đất đai vàkhoáng sản, kiểm soát ô nhiễmkhông khí, nước và chất thải rắn,kiểm toán trách nhiệm giải trình vềtài sản và tài nguyên thiên nhiên,chú ý đến những điểm yếu vànhững nguy cơ tiềm ẩn trong vấnđề năng lượng, nguồn lực và bảovệ môi trường... Năm 2015,CNAO ban hành Chỉ dẫn vềKTMT, Dự thảo Chỉ dẫn về kiểmtoán đất đai và đã bắt đầu chuẩn bịxây dựng Chỉ dẫn về kiểm toánkhoáng sản…

Với mục tiêu bao quát tất cả cácvấn đề về môi trường, gắn chặt vớikiểm toán tài chính, đầu tư, ngânhàng, DN, vốn nước ngoài và trách

[email protected]

Ông LIU JIAYI - Chủ tịch Ban Điều hành INTOSAI, Trưởng Nhóm công tác về KTMT củaASOSAI, Tổng KTNN Trung Quốc

Page 20: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

nhiệm giải trình, CNAO đã tíchcực xây dựng khung tổng thể choKTMT. Năm 2003, CNAO thànhlập một nhóm điều phối chính vềKTMT và bắt buộc các cơ quankiểm toán ở tất cả các cấp chútrọng đến các vấn đề bảo vệ môitrường khi tiến hành kiểm toánchuyên ngành. Khung tích hợpCNAO xây dựng cho phép thựchiện các cuộc kiểm toán chuyênngành có tính đến khía cạnh môitrường. Các phòng kiểm toán củaCNAO đều đưa KTMT vào trongkế hoạch của đơn vị như một nộidung quan trọng. Đặc biệt các cuộckiểm toán thực tế về việc thực hiệnchính sách trong hai năm qua đãchú ý đến vấn đề bảo tồn nănglượng và nước, tiết kiệm nănglượng và bảo vệ môi trường tạicác dự án lớn. Tất cả các phòngkiểm toán của CNAO sẽ phân tíchkết quả KTMT hàng năm, sau đóđệ trình báo cáo lên nhóm điềuphối chính về KTMT để tổng hợp.

Tập trung KTMT trên nhiềulĩnh vực

Thông qua KTMT, CNAO đãtích cực đóng góp cho công tác lậpkế hoạch quốc gia về xây dựng vănminh sinh thái, tập trung vào "pháttriển tài nguyên, kiểm soát ônhiễm, phục hồi sinh thái và xácđịnh trách nhiệm giải trình".

Trong giai đoạn 2008-2015,CNAO đã tổ chức 21 cuộc KTMTtrong các lĩnh vực tài nguyên đất,tài nguyên khoáng sản, kiểm soátô nhiễm nguồn nước, bảo tồn nănglượng và quỹ lâm nghiệp đặcbiệt... CNAO đã gửi hơn 200 báocáo kiểm toán tới Hội đồng Nhànước, chính quyền các cấp và cácđơn vị liên quan. Kết quả kiểmtoán cho thấy, KTMT đã đóng mộtvai trò tích cực trong việc ngăn

ngừa ô nhiễm môi trường và pháhuỷ tài nguyên cũng như thúc đẩysử dụng các nguồn lực một cáchkinh tế, hiệu quả.

Theo Kế hoạch tổng thể của Hộiđồng Nhà nước, CNAO đã tổ chứckiểm toán trên toàn quốc về thanhtoán chuyển nhượng đất đai và bảovệ đất canh tác vào năm 2014, vớisự tham gia của 24.000 kiểm toánviên từ 29 tỉnh, thành phố và vùngtự trị. Cuộc kiểm toán được ví như"cuộc kiểm tra y tế toàn diện" đốivới công tác kiểm kê đất đai củaTrung Quốc. Mục tiêu của cuộckiểm toán này là nhằm đảm bảo tốithiểu cho 1,2 triệu km2 diện tích đấtcanh tác được sử dụng hiệu quả vàthúc đẩy phát triển nền kinh tế lànhmạnh. Kết quả kiểm toán đã chỉ ranhiều vấn đề trong việc sử dụng đấtxây dựng bất hợp pháp, đất nhànrỗi, chiếm dụng đất nông nghiệp vàsuy thoái đất canh tác... Hội đồngNhà nước đã tổ chức một cuộc họpđiều hành để thực hiện theo báocáo, đồng thời kêu gọi các ban,ngành liên quan và chính quyền địaphương tích cực thực hiện các biệnpháp khắc phục.

Các cuộc kiểm toán về phòngchống ô nhiễm nguồn nước củaCNAO đã được tiến hành ở nhữnglưu vực sông và vùng biển chính từnăm 2003. Các khuyến nghị kiểmtoán được thông qua trong kếhoạch phòng chống ô nhiễm nguồnnước do các phòng bảo vệ môitrường xây dựng. CNAO cũng đãtổ chức 4 cuộc kiểm toán về bảotồn năng lượng và giảm phát thải.Cùng với đó là các cuộc kiểm toánvề công nghệ sinh thái như: kiểmtoán các dự án chuyển đổi đất nôngnghiệp thành rừng, kiểm toán rừngtự nhiên và kiểm toán việc kiểmsoát bão cát ở Bắc Kinh và ThiênTân… Các cuộc kiểm toán này đã

phản ánh những khó khăn trongviệc thực hiện chính sách và nhậnđược sự quan tâm của các cơ quancó thẩm quyền.

Việc thực hiện nhiệm vụ củacán bộ lãnh đạo có trách nhiệm vềvấn đề môi trường luôn là mốiquan tâm lớn trong các cuộcKTMT tại Trung Quốc. Đặc biệt,sau phiên họp toàn thể lần thứ 3của Uỷ ban Trung ương Đảng lầnthứ 18, chủ đề "Kiểm toán tráchnhiệm giải trình về tài sản và tàinguyên thiên nhiên của cán bộ lãnhđạo" đã được đưa ra. Năm 2015,CNAO đã tổ chức các dự án thíđiểm về tài sản và tài nguyên thiênnhiên, tập trung trả lời câu hỏi"kiểm toán gì, kiểm toán như thếnào và xác định trách nhiệm".Những cuộc kiểm toán này đã thuđược nhiều kinh nghiệm về kiểmtoán đất, tài nguyên khoáng sản, tàinguyên rừng, tài nguyên nước,phòng chống ô nhiễm không khí.

Tham gia vào các hoạt độngquốc tế về KTMT

Tham gia vào các hoạt độngquốc tế về KTMT được xem lànhiệm vụ chung của tất cả các quốcgia trên thế giới nhằm thúc đẩy hệthống quản trị tốt lên, tiến tới mụctiêu phát triển bền vững cho kinh tế,xã hội và môi trường, đồng thờinâng cao phúc lợi cho người dân.CNAO đã tích cực tham gia vào cáchoạt động KTMT quốc tế, cùng vớicác SAI khác đóng góp vào việc giảiquyết những vấn đề về phát triển bềnvững và thân thiện với môi trường.

Trong vai trò Chủ tịch Nhómcông tác về KTMT của Tổ chứccác Cơ quan Kiểm toán tối caochâu Á (ASOSAI), CNAO đãchủ trì tổ chức 5 hội thảo chuyênđề về KTMT (3 hội thảo tại

(Xem tiếp trang 24)

Page 21: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Với mục tiêu thúc đẩy việcchia sẻ kiến thức về hoạt

động kiểm toán, các quốc giathành viên của Tổ chức các Cơquan Kiểm toán tối cao ĐôngNam Á (ASEANSAI) đã thựchiện trao đổi sáng kiến, thành tựunghiên cứu và kinh nghiệm thựctiễn trong lĩnh vực kiểm toán công,đặc biệt là lĩnh vực kiểm toán đấtđai và tài nguyên khoáng sản.

Hiện nay, rất nhiều quốc giađang đối mặt với những tháchthức về bảo vệ môi trường do khaithác không phù hợp và thiếu bềnvững các nguồn tài nguyên thiênnhiên như tài nguyên rừng,khoáng sản. Điều này dẫn đến sựsuy thoái môi trường nghiêmtrọng, thiệt hại về kinh tế và gâychia rẽ trong xã hội. Cụ thể là sựsuy thoái đất đai, suy giảm hệ sinhthái, sa mạc hóa và xói mòn đất,ảnh hưởng đến chất lượng nguồnnước, không khí, khí quyển vàhiện tượng nóng lên toàn cầu. Vìthế, việc áp dụng các phươngpháp quản lý và giám sát hiệu quảtừ Chính phủ là điều rất quantrọng. Thông qua việc kiểm toándự án khai khoáng, các SAI có thểđánh giá mức độ đạt được của cácmục tiêu và yêu cầu về quản lýmôi trường nhằm giảm thiểu tác

động tiêu cực trong phát triển đấtđai và tài nguyên khoáng sản.

Về vấn đề này, nhóm kiểmtoán môi trường của Tổ chứcquốc tế các Cơ quan Kiểm toántối cao (INTOSAI WGEA) đãđưa ra những chỉ dẫn về hoạtđộng kiểm toán đất đai và tàinguyên khoáng sản cho các SAI.Trong đó, kiểm toán tài nguyênkhoáng sản, hướng dẫn về kiểmtoán khai thác mỏ đã được banhành năm 2010; kiểm toán việcsử dụng và quản lý đất đai và tàinguyên khoáng sản, hướng dẫn vềcác hoạt động sử dụng và quản lýđất đai trong lĩnh vực môi trườngđã được ban hành năm 2013. Mụctiêu chính của những hướng dẫntrên là để hỗ trợ các SAI trongviệc kiểm toán các hoạt động liênquan đến đất đai và tài nguyênkhoáng sản, cung cấp cho kiểmtoán viên những thông tin và câuhỏi cốt lõi để thực hiện kiểm toántrong lĩnh vực này.

Trong Mục tiêu phát triển bềnvững (SDG), mục tiêu số 15 yêucầu: quản lý rừng bền vững,chống lại sa mạc hóa, chấm dứtvà đảo ngược quá trình suy thoáiđất đai, chấm dứt sự suy giảm đadạng sinh học. Ví dụ, một trongsố 12 chỉ tiêu trong mục tiêu số

15 là: đến năm 2020, chúng ta sẽthúc đẩy việc thực hiện quản lýbền vững tất cả các loại rừng, kếtthúc nạn sa mạc hóa, trồng lạirừng đã mất, tăng diện tích trồngtrừng và tái tạo rừng. Điều này đãcho thấy mức độ quan trọng củacác vấn đề liên quan đến môitrường, nhất là việc sử dụng vàquản lý đất đai. Bên cạnh đó,ISSAI 5130 cũng phác thảo vaitrò của các SAI trong nỗ lực củamỗi quốc gia đối với quá trìnhhướng tới phát triển bền vững.Nhiệm vụ của các SAI là thôngqua hoạt động kiểm toán để đảmbảo trách nhiệm công dân, từ đóthiết lập khuôn khổ không thểthiếu trong thực hiện các mục tiêutoàn cầu về phát triển bền vững.

Nhận thức trên khiến cho vấnđề hỗ trợ các SAI trong kế hoạchthực hiện các tiêu chí và mục tiêuthiết lập kế hoạch 2030 của LiênHợp Quốc về phát triển bền vữngcàng trở nên cần thiết. Hy vọng,việc thực hiện kiểm toán songsong/ phối hợp trong các lĩnh vựcliên quan đến đất đai và tàinguyên khoáng sản sẽ giúp cácquốc gia thành viên ASEANSAIcủng cố thêm năng lực kiểm toánđối với lĩnh vực này.n

X. HỒNG (ghi)

[email protected]

Ông CHIEW KOH CHON - Chủ tịch Ủy ban Chia sẻ kiến thức, KTNN Malaysia

Page 22: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

Năm 2017 là năm thứ haiKTNN tiến hành các cuộc

kiểm toán liên quan đến hoạt độngquản lý và xử lý nước thải côngnghiệp tại khu công nghiệp (KCN).Đơn vị được kiểm toán lần này làKCN Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình.Đây là KCN được thành lập vàonăm 2004. Đến thời điểm kiểmtoán, KCN đã có 37 dự án đăng ký,trong đó có 21 dự án chính thức đivào hoạt động với các ngành nghềtương đối đa dạng và có nguy cơ ônhiễm cao như: sản xuất phân bón,may mặc, luyện kim,... Hiện, KCNKhánh Phú đang được Ban quản lýcác KCN tỉnh Ninh Bình; Sở Tàinguyên & Môi trường (TNMT)tỉnh Ninh Bình; Công ty Phát triểnhạ tầng KCN Ninh Bình; Công tyXây dựng và Thương mại ThànhNam thực hiện công tác quản lý vàxử lý nước thải.

Thực tế hiện nay, lượng nướcthải công nghiệp từ các nhà máy,DN trong KCN thải ra môi trườnghàng ngày là khá lớn (lưu lượngxả thải thực tế khoảng5.000m3/ngày đêm). Do đó, cáchoạt động quản lý và xử lý nướcthải ở đây rất cần được kiểm toánnhằm phát hiện những bất cập,hạn chế, vi phạm trong quản lý

bảo vệ môi trường (BVMT), quađó kiến nghị các giải pháp để côngtác này nâng cao tính hiệu lực, gópphần ngăn ngừa, giảm thiểu tìnhtrạng ô nhiễm nguồn nước tạiKCN Khánh Phú nói riêng và trênđịa bàn tỉnh Ninh Bình nói chung.

Sau quá trình kiểm toán đối vớiKCN Khánh Phú, Đoàn kiểm toáncủa KTNN đã phát hiện nhiều vấnđề bất cập và hạn chế trong vấn đềquản lý và xử lý nước thải tạiKCN này. Đó là:

Công tác quản lý về nướcthải công nghiệp còn sai sót vàthiếu hiệu quả

Theo đánh giá của KTNN, tronggiai đoạn 2015 - 2016, Sở TNMTvà Ban quản lý KCN đã có nhiềunỗ lực, cố gắng để thực hiện cácchức năng quản lý nhà nước trongquản lý môi trường KCN cũng nhưvấn đề nước thải công nghiệp, tuynhiên, các biện pháp thực hiện cònchưa đồng bộ, chưa khoa học vàquyết liệt; công tác kiểm tra giámsát, quan trắc thiếu chặt chẽ, chưakịp thời phát hiện và ngăn ngừa triệtđể trước các hành vi vi phạm vềBVMT; công tác ban hành văn bảnvẫn còn một số sai sót.

Trong khi Nhà máy Xử lýnước thải (XLNT) tập trung

TS. LÊ DOÃN HOÀIKiểm toán Nhà nước

Page 23: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

[email protected]

Thành Nam chưa được cấp giấyphép xả thải, Sở TNMT tỉnh NinhBình đã cấp phép cho các DNhoạt động trong KCN Khánh Phútiến hành xả thải vào nhà máynày. Hành động trên vừa thể hiệnviệc quản lý, giám sát xả thải ramôi trường không hiệu quả, vừacho thấy công tác thẩm định hồ sơcấp giấy phép xả thải còn sơ sài,không chặt chẽ và đầy đủ.

Bên cạnh đó, công tác thẩmđịnh, cấp phép các hồ sơ môitrường của Sở TNMT tỉnh NinhBình, Ban quản lý KCN còn mộtsố hạn chế, làm giảm hiệu quảtrong khâu kiểm tra, giám sát. Vềnguyên tắc, đây là công tác cầnđược chú trọng ngay từ ban đầu đểđảm bảo an toàn về môi trườngtrong giai đoạn thi công và giaiđoạn vận hành của dự án. Thực tế,công tác kiểm tra, giám sát của SởTNMT cũng như Ban quản lýKCN chưa phát huy hiệu quả, hiệulực, chưa ngăn ngừa được các viphạm về xử lý nước thải KCN.

Công tác quan trắc định kỳ vàviệc quản lý, sử dụng dữ liệu quantrắc tự động từ Nhà máy XLNTtập trung của Sở TNMT cũng tồntại nhiều bất cập, làm giảm tínhhiệu lực, hiệu quả của công tácquản lý nhà nước đối với nướcthải công nghiệp tại KCN KhánhPhú nói riêng và trên địa bàn tỉnhNinh Bình nói chung.

Chất lượng nước thảiKCN vượt ngưỡng quy định,gây ô nhiễm

Kết quả kiểm toán cho thấy,Nhà máy XLNT tập trung ThànhNam hoạt động trong một thờigian dài nhưng không có giấyphép xả thải, vi phạm quy định vềLuật Bảo vệ môi trường (BVMT);chất lượng nước thải ra môi

trường không ổn định, có nhiềuthời điểm vượt ngưỡng so với quyđịnh; việc vận hành Trạm quantrắc tự động không liên tục, côngtác quan trắc định kỳ chưa đảmbảo quy định và chất lượng.

Trong việc quản lý bùn thảiphát sinh từ nhà máy XLNT tậptrung, Công ty Thành Nam thựchiện chưa đảm bảo đầy đủ và chưađúng quy định về quản lý chất thảinguy hại, đặc biệt là thời điểmtrước tháng 12/2016, dẫn đếnnguy cơ gây ô nhiễm môi trườngnước, môi trường đất.

Kết quả quan trắc các mẫunước cho thấy, chất lượng nướcmặt của 02 điểm lấy mẫu có hiệntượng ô nhiễm. Qua phỏng vấn, 29hộ dân ở thôn Phú Hào, xã KhánhPhú đã phản ánh nước thải củaKCN có ảnh hưởng tiêu cực đếnđời sống người dân. Cũng đã nhiềulần, người dân kiến nghị lên cơquan quản lý về tình trạng ô nhiễmvà được các cơ quan tiến hành xửlý nhưng vấn đề vẫn chưa giảiquyết triệt để. Chính quyền xãKhánh Phú và người dân thôn PhúHào yêu cầu phải nạo vét, khơithông kênh điều hòa, không để tìnhtrạng nước ứ đọng và bèo phủ kín.

Kết quả kiểm toán cũng chỉ rõ,Công ty Phát triển hạ tầng chưathực hiện đúng quy định BVMTcho KCN, như: chưa duy tu, bảodưỡng hệ thống thu gom và thoátnước, chưa thực hiện chương trìnhquan trắc môi trường định kỳ; vaitrò của Công ty trong việc BVMTcòn hạn chế so với chức năng,nhiệm vụ được giao và quy địnhvề BVMT KCN.

Kiến nghị của KTNNTrên cơ sở các phát hiện kiểm

toán nói trên, KTNN đã đưa ranhiều kiến nghị đối với Bộ Tài

nguyên và Môi trường cũng nhưcác cơ quan quản lý nhà nước củatỉnh Ninh Bình, cụ thể là:

Bộ Tài nguyên và Môi trườngcần tăng cường rà soát hoạt độngcủa các đơn vị cung cấp dịch vụquan trắc, có biện pháp xử lýnghiêm đối với các tổ chức, cá nhânhoạt động quan trắc ngoài phạm viđược cấp phép hoặc chưa được cấpphép. Tăng cường rà soát, kiểm tracác đơn vị chưa được cấp giấy phépxả thải, xác nhận hoàn thành côngtrình BVMT thuộc thẩm quyền phêduyệt của Bộ, không để xảy ra tìnhtrạng các đơn vị hoạt động trongthời gian dài mà không có đầy đủ hồsơ môi trường như Công ty ThànhNam và Công ty Phát triển hạ tầng.

UBND tỉnh Ninh Bình cần chỉđạo thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất, chấn chỉnh và tăngcường năng lực hoạt động quantrắc môi trường cho Sở Tàinguyên và Môi trường (về máymóc thiết bị, nhân lực, tráchnhiệm) bao gồm cả hoạt độngquan trắc định kỳ và kiểm tra,giám sát, tiếp nhận kết quả quantrắc tự động liên tục để phục vụmột cách thực chất, hiệu quả chocông tác giám sát môi trường;

Thứ hai, giao các đơn vị chứcnăng nghiên cứu, đề xuất để sửađổi, bổ sung mô hình tổ chức,chức năng, nhiệm vụ của Công tyPhát triển hạ tầng KCN Ninh Bìnhvới vai trò là chủ đầu tư KCN,nhằm tăng cường năng lực, tráchnhiệm và tính chủ động của đơnvị, phù hợp với quy định hiệnhành của Nhà nước về quản lý môitrường KCN. Phân định rõ tráchnhiệm giữa Ban quản lý KCN vàCông ty Phát triển hạ tầng trongquản lý môi trường KCN.

Thứ ba, chỉ đạo Sở Tài nguyênvà Môi trường, Ban quản lý KCN

Page 24: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

và cơ quan liên quan phối hợp xửlý các DN/chủ đầu tư vi phạm quyđịnh về BVMT, Luật Tài nguyênnước (không thực hiện đấu nối, xảthải vượt ngưỡng, khai thác nướckhông có giấy phép...)

Thứ tư, đảm bảo kinh phí sựnghiệp môi trường cho Ban quản lýKCN, Công ty Phát triển hạ tầng đểcác đơn vị này có đủ điều kiện triểnkhai thực hiện chức năng kiểm tra,giám sát, duy tu, bảo dưỡng hạtầng, đảm bảo vệ sinh môi trườngKCN nói chung và nước thải KCNKhánh Phú nói riêng.

Sở Tài nguyên và Môi trườngtỉnh Ninh Bình cần chấn chỉnh côngtác kiểm tra, giám sát việc thực hiệnpháp luật BVMT nước thải côngnghiệp trong cả 3 khâu (lập kế hoạchkiểm tra, thực hiện kiểm tra và theodõi việc thực hiện kiến nghị saukiểm tra); tăng cường công tác phốihợp, trao đổi thông tin về kế hoạchkiểm tra, kết quả kiểm tra giám sátgiữa các đơn vị trực thuộc cũng nhưphối hợp với Ban quản lý KCN;chấn chỉnh và nâng cao chất lượngthẩm định các hồ sơ môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trườngcũng cần báo cáo kịp thời kết quảquan trắc định kỳ; phân công bộphận theo dõi có năng lực, cótrang thiết bị để tiếp nhận dữ liệuquan trắc tự động của các KCN,đồng thời phục vụ cho công táckiểm tra, giám sát, đặc biệt là vớiTrạm quan trắc tự động của Côngty Thành Nam và các công tykhông đấu nối, xả trực tiếp ra môitrường như Nhà máy Đạm NinhBình; có biện pháp chấn chỉnhcông tác quan trắc định kỳ củaCông ty Thành Nam; tăng cườngphối hợp, cung cấp thông tin, dữliệu cho Ban quản lý KCN về hoạtđộng quan trắc.

Ban quản lý các KCN tỉnhNinh Bình cần:

Tổ chức kiểm tra, giám sát chặtchẽ việc thực hiện pháp luật vềBVMT KCN trong cả 3 khâu (lậpkế hoạch kiểm tra, thực hiện kiểmtra và theo dõi việc thực hiện kiếnnghị sau kiểm tra); chấn chỉnh vànâng cao chất lượng thẩm định cáchồ sơ môi trường, thẩm định cấpgiấy phép đầu tư.

Phối hợp với Sở Tài nguyên vàMôi trường rà soát các DN viphạm quy định về luật BVMT,Luật Tài nguyên nước theo kết quảkiểm toán để xử lý những vi phạmtrong lĩnh vực môi trường.

Chỉ đạo, phối hợp với Công tyPhát triển hạ tầng để chấn chỉnhhoạt động đấu nối, xả thải của cácDN, chuyển những điểm đấu nốixả thải ra bên ngoài hàng rào DN,đôn đốc thực hiện đấu nối vào hệthống nước thải tập trung.

Phối hợp với các cơ quan liênquan, trước hết là Sở Tài nguyênvà Môi trường xây dựng cơ sở dữliệu về môi trường đối với cácKCN để phục vụ cho công táckiểm tra, giám sát.

Kết quả kiểm toán tại KCNKhánh Phú một lần nữa khẳngđịnh việc KTNN triển khai kiểmtoán môi trường là hướng đi đúngđắn và phù hợp với xu hướngquốc tế, từng bước giúp các đơn vịđược kiểm toán khắc phục hạn chếđể cải thiện môi trường ngày càngtốt hơn, đáp ứng yêu cầu về pháttriển kinh tế một cách bền vững.n

Trung Quốc) nhằm tạo điều kiệntrao đổi thông tin và chia sẻ kinhnghiệm về KTMT giữa các SAIthành viên ở khu vực châu Á, tậptrung vào chủ đề nước, đa dạngsinh học, kiểm soát ô nhiễmkhông khí, tiết kiệm nănglượng...; tiến hành 5 cuộc điều travề KTMT để thu thập thông tinliên quan từ các SAI thành viên;thúc đẩy hợp tác trong KTMT. Cụthể, CNAO đã tiến hành kiểmtoán việc ngăn ngừa bão cát vớiSAI Hàn Quốc và hỗ trợ các SAIĐông Nam Á tiến hành kiểm trakiểm soát ô nhiễm nước trên sông

Mê Kông thông qua hỗ trợ chuyênmôn, nghiệp vụ.

CNAO cũng là thành viên BanChỉ đạo Nhóm công tác về KTMTcủa Tổ chức các Cơ quan Kiểmtoán tối cao (INTOSAI WGEA)vào năm 2002. Giai đoạn 2008-2010, CNAO đã chủ trì hướng dẫnlập dự thảo các nghiên cứu về"KTMT và Phát triển Bền vững",cũng là Chủ đề II của INCOSAIlần thứ 20; tham gia vào nhiều dựán nghiên cứu do INTOSAIWGEA tổ chức, bao gồm "Hướngdẫn kiểm toán về sử dụng nănglượng bền vững", "Hướng dẫn

kiểm toán chất thải rắn",... chia sẻcác trường hợp và phương phápkỹ thuật của Trung Quốc. Năm2013, sau khi giữ vai trò Chủ tịchINTOSAI, CNAO càng tham giasâu hơn vào các hoạt động KTMTtrên phạm vi toàn cầu.

Những năm tới, với vai trò vàmục tiêu đã đề ra tại Tuyên bố BắcKinh, CNAO sẽ tiếp tục cùng vớicác SAI trên thế giới tăng cườnghợp tác trong lĩnh vực KTMT đểcùng nhau đạt được mục tiêu pháttriển bền vững.n

(Nguồn: Tạp chí ASOSAI) NGỌC QUỲNH (lược dịch)

(Tiếp theo trang 20)

Page 25: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Kiểm toán môi trường(KTMT) là sự kiểm tra,

đánh giá các thông tin về môitrường liên quan đến một hoạtđộng kinh tế, một lĩnh vực, mộtngành để nêu lên sự phù hợp sovới các quy định, hoặc tìm racách thức để đáp ứng các yêu cầuvề môi trường. Theo đó, mục tiêutrước tiên của KTMT là xác địnhcác tiêu chuẩn để kiểm tra, đánhgiá mức độ ảnh hưởng đến môitrường của đối tượng kiểm toán.

Tại Việt Nam, Dự án Tàichính nông thôn III (TCNT III)thuộc gói Tín dụng số 4447-VNvới khoản tín dụng tương đương200 triệu USD được Ngân hàngthế giới (WB) tài trợ cho Chínhphủ Việt Nam nhằm mục tiêutăng các lợi ích kinh tế; tăngcường đầu tư vốn của các DN ởvùng nông thôn cũng như tạothêm công ăn việc làm; các địnhchế tài chính tham gia (PFI) tăngcường cho vay, đặc biệt là chovay có kỳ hạn đối với các hoạtđộng đầu tư cơ bản của khu vựckinh tế tư nhân nông thôn theocác điều kiện thị trường.

Theo điều khoản tham chiếu(TOR), nhiệm vụ chính củaKTMT đối với Dự án TCNT IIIlà đánh giá sự tuân thủ của cácbên tham gia, bao gồm: Banquản lý dự án (QLDA); các PFIvà người vay cuối cùng (TDA)

trong việc thực hiện các quyđịnh về bảo vệ môi trường(BVMT) của Việt Nam, của WBcũng như các quy định riêng củaDự án trong Hướng dẫn 7132 vềthực hiện đánh giá và giám sáttác động môi trường của cácTDA vay vốn Dự án TCNT III.Trên cơ sở các đánh giá đó,KTMT phải đưa ra khuyến nghịthích hợp đối với các bên liênquan về những bước tiếp theocần thực hiện nhằm cải thiệnchất lượng thực hiện Dự án vềmặt môi trường.

Nội dung KTMT đối vớiDự án tài chính nông thôn tạiViệt Nam

Phạm vi công việc của KTMTđối với Dự án TCNT III gồm:

Một là, kiểm toán sự tuân thủcác quy định về bảo vệ môi

trường của Việt Nam, của WB vàcủa Dự án TCNT III đối với cácbên liên quan, cụ thể là:

Kiểm toán tuân thủ đối vớiBan QLDA trong việc thực hiệncác quy định về bảo vệ môitrường như: ban hành văn bảnhướng dẫn về bảo vệ môi trường,công tác tập huấn, giám sát, chếđộ báo cáo.

Kiểm toán tuân thủ đối vớicác PFI/ chi nhánh PFI bao gồm:đánh giá nhận thức của chinhánh/cán bộ tín dụng đối vớicông tác bảo vệ môi trường củaDự án; kiểm tra tính tuân thủ củachi nhánh/cán bộ tín dụng trongviệc thực hiện các quy định vềbảo vệ môi trường của Dự ánnhư công tác truyền đạt các vănbản hướng dẫn bảo vệ môitrường, công tác kiểm tra, giám

PGS.TS. NGUYỄN PHÚ GIANG - Đại học Thương mại

[email protected]

Page 26: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

sát về bảo vệ môi trường đối vớicác TDA, công tác lưu trữ hồ sơ,thông tin, báo cáo, biện pháp xửlý của PFI/ chi nhánh đối với cácTDA chưa thực hiện đầy đủ cácbiện pháp bảo vệ môi trường đãcam kết hoặc gây ô nhiễm tớimôi trường.

Kiểm toán tuân thủ đối vớicác TDA được lựa chọn, baogồm: đánh giá nhận thức của chủTDA về bảo vệ môi trường vàcác quy định của Dự án; kiểm traTDA có áp dụng các biện phápbảo vệ môi trường phù hợp vớiquy định của Dự án hay không.

Hai là, đánh giá tính thích hợpcủa cơ chế kiểm tra, giám sát vàthực hành của các bên tham giaDự án trong việc thực hiện cácquy định về bảo vệ môi trường.

Ba là, dựa trên các kết quảđánh giá, khuyến nghị của tư vấnvà các giải pháp cụ thể về các

hành động tiếp theo cần thựchiện của Ban QLDA, các PFI,người vay cuối cùng (TDA) đểthực hiện các quy định về bảo vệmôi trường/ quản lý vật hại mộtcách tốt nhất.

Bốn là, việc tư vấn sẽ giúpBan QLDA hoàn thiện điềukhoản tham chiếu dành cho tưvấn hỗ trợ môi trường giai đoạn 2để đảm bảo hiệu quả công việcvà phù hợp với thực tế triển khaiDự án TCNT III.

Nhiều tổ chức tài chínhngân hàng đã yêu cầu thẩmđịnh về BVMT trong quá trìnhcho vay

Qua quá trình làm việc với cácPFI, công tác BVMT của Dự ánTCNT III được đánh giá như sau:

Vấn đề áp dụng các quy địnhvề BVMT trong quá trình chovay là công việc còn khá mới mẻđối với các ngân hàng nói chung

và các cán bộ tín dụng nói riêngbởi đây là lần đầu tiên hệ thốngngân hàng thương mại thực hiệnđiều này.

Nhờ có sự tích cực của BanQLDA trong việc hướng dẫn,đào tạo, phổ biến các quy địnhvề BVMT, các PFI đã nâng caonhận thức về BVMT, kể từ cấplãnh đạo đến cán cán bộ tíndụng. Tới nay, hầu hết cán bộlãnh đạo của các chi nhánh PFI,cán bộ tín dụng đều hiểu đượctầm quan trọng của công tácBVMT và yêu cầu bắt buộc phảithực hiện công tác này khi chovay vốn từ nguồn vốn Dự ánTCNT III. Họ đã nắm rõ nhữngquy định chung của bản Hướngdẫn môi trường liên quan đếnmục đích, nội dung, phạm viđiều chỉnh và đối tượng áp dụngcủa Dự án cũng như những quyđịnh cụ thể liên quan đến việc áp

Page 27: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

[email protected]

dụng các biện pháp BVMT, phânloại các TDA theo tiêu chí môitrường, hồ sơ tài liệu báo cáo vềBVMT, công tác kiểm tra, giámsát, thông tin báo cáo và xử lý viphạm công tác BVMT.

Các PFI cũng hiểu rằng, việcgắn kết hoạt động BVMT tronghoạt động sản xuất - kinh doanhcủa các tiểu dự án cũng góp phầngiảm thiểu rủi ro về tín dụngtrong trường hợp các tiểu dự ánxảy ra sự cố về môi trường haykhi bị các cơ quan quản lý môitrường tại địa phương xử phạt.Hơn nữa, việc thực hiện các biệnpháp BVMT của các tiểu dự ángóp phần tạo ra môi trường xanh- sạch - đẹp không những chochính gia đình họ mà còn chonhững người dân xung quanh vàcho các thế hệ tương lai, tạo nênsự phát triển bền vững.

Từ nhận thức tốt về công tácBVMT, một số PFI đã chủ độngtriển khai hoạt động BVMTtrên toàn hệ thống của mìnhthông qua việc cụ thể hóa bảnhướng dẫn môi trường của Dựán, đưa ra văn bản hướng dẫnriêng của mình về quy trìnhquản lý cho vay lại đối với cácTDA vay vốn từ nguồn vốn Dựán TCNT III; lồng ghép nộidung kiểm tra hoạt động BVMTtrong các đoàn kiểm tra nội bộcủa PFI. Các tổ chức như Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Việt Nam, Ngânhàng TMCP Đông Á, Ngânhàng TMCP Công thương ViệtNam đã ban hành quy trình thựchiện đánh giá và giám sát tácđộng tới môi trường của cácTDA vay vốn dựa trên cơ sởquy định của Dự án TCNT;Ngân hàng TMCP Sài Gòn - HàNội tổ chức đào tạo cho các chi

nhánh về BVMT… Đặc biệt,Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín còn ban hành quyđịnh phải thẩm định về mặt môitrường đối với tất cả các khoảnvay thương mại.

Cần thúc đẩy KTMT để tạonên sự phát triển bền vững choxã hội

Để đẩy mạnh việc triển khaiáp dụng KTMT, các cơ quanquản lý nhà nước cần quan tâmhơn đến các vấn đề sau:

Thứ nhất, xây dựng sổ tayhướng dẫn kế toán, KTMT chocác ngành công nghiệp nói chungvà cho một số ngành công nghiệpnói riêng. Tăng cường công táctuyên truyền, phổ biến và giáodục, nâng cao nhận thức vềKTMT; khuyến khích, hỗ trợphát triển dịch vụ tư vấn về kếtoán, KTMT.

Thứ hai, nghiên cứu xây dựngvà ban hành chính sách khuyếnkhích cũng như bắt buộc về việcáp dụng kế toán, KTMT trongcác hoạt động sản xuất, kinhdoanh. Đảm bảo một lộ trìnhnhất định để các DN có thể hiểurõ các quy định cũng như cóphương án chuyển đổi, thay thếvà điều chỉnh hoạt động củamình cho phù hợp với quy định.

Thứ ba, cần có chế tài khuyếnkhích, hỗ trợ các DN tự nguyệnáp dụng và cơ chế thúc đẩy hoạtđộng kế toán, KTMT; xây dựnghệ thống thông tin, cơ sở dữ liệuvề chất thải; áp dụng các tiêuchuẩn mà thế giới đã áp dụngnhằm thống nhất quản lý trongvấn đề này.

Đối với các DN, cần chủ độngnghiên cứu, tìm hiểu và áp dụngKTMT trong các hoạt động sảnxuất của mình nhằm hướng tới

việc bảo vệ môi trường và tiếtkiệm các chi phí, nâng cao nănglực cạnh tranh.

Để thực hiện việc KTMT cóhiệu quả, một vấn đề vô cùngquan trọng là phải xây dựng đượccác tiêu chí đo lường đánh giá vềviệc bảo vệ môi trường gắn vớitừng loại hoạt động kinh doanhcụ thể. Các chỉ số đo lường phảiđược xây dựng từ việc quan sáttheo từng thời kỳ, phù hợp vớitình trạng hoạt động và khuynhhướng phát triển của môi trường,của từng vùng địa lý. Những chỉsố đo lường phải thể hiện đượcsự ảnh hưởng của hoạt động đốivới môi trường đất, không khí,nước… Hơn thế nữa, kiểm toánviên cũng cần xây dựng các chỉsố sử dụng đất, nước, nănglượng, nguyên vật liệu…

Khi tiến hành kiểm toán, cầnso sánh với các chỉ số đo lườngtiêu chuẩn, với mục tiêu đặt ra,với giá trị kỳ trước để chỉ ra cácđiểm bất thường trong hoạt độngcủa đối tượng kiểm toán. Các chỉsố đo lường có thể là: mức tiêudùng nước/ đơn vị sản phẩm, sựphát xạ, phát tán của chất thải(khối lượng, mức độ tập trung…),chi phí dành cho việc khử ônhiễm môi trường…

Tóm lại, trong thời kỳ hộinhập, sự phát triển của nền kinhtế rất dễ kéo theo những ảnhhưởng tiêu cực đến môi trường.Trong bối cảnh này, KTMTchính là một công cụ hiệu quảđể phát hiện những trường hợpkhông tuân thủ hệ thống tiêuchí đo lường an toàn đối vớimôi trường, từ đó điều chỉnhhành vi của các DN và hoànthiện các chính sách cũng nhưcác chức năng quản lý liên quanđến môi trường.n

Page 28: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Dự toán ngân sách là nhữngdự báo, ước lượng về việc

thu, chi và tăng trưởng kinh tếtrong tương lai. Khi kiểm toán dựtoán ngân sách, cơ quan kiểm toánphải đánh giá những dự toán đócó hợp lý không, có thực tiễnkhông, có khả thi không… Điềunày có thể liên quan đến các dự ánmà Chính phủ dự định triển khai.

Kiểm toán dự toán ngânsách là một thách thức

Kiểm toán dự toán ngân sáchlà một nhiệm vụ rất khó khăn bởiquá trình này chỉ đánh giá nhữngsự việc sẽ xảy ra trong tương lai,nó khác hoàn toàn với nhiệm vụkiểm toán báo cáo quyết toánngân sách với những nội dung,những vấn đề đã diễn ra trongquá khứ.

Nếu Quốc hội yêu cầu cơquan kiểm toán đánh giá dự toáncủa một dự án xây dựng sân bayđể có căn cứ quyết định triểnkhai dự án đó hay không thì cơquan kiểm toán cần phải làm gì?Trong trường hợp này, cơ quankiểm toán tối cao không chỉ làđánh giá dự toán, không chỉ ướclượng các con số sẽ đạt trongtương lai mà phải ước tính đượcnhững rủi ro và phải kiểm toántất cả những rủi ro có thể gắn vớidự án. Cơ quan kiểm toán cũngphải báo cáo với Quốc hội vềnhững rủi ro này để Quốc hội

hoặc một cơ quan chức năng nàođó thực hiện theo dõi, giám sátgiúp dự án tránh được rủi ro hoặcrủi ro sẽ được giảm thiểu.

Trong việc xây dựng dự toán,vấn đề thu và chi ngân sách lànhững nội dung rất quan trọng,được ví như hai vế của phươngtrình. Khi đánh giá dự toán thu,kiểm toán viên phải tách ra khỏidự toán chi.

Muốn làm tốt vai trò kiểmtoán dự toán ngân sách ở khíacạnh thu, cơ quan kiểm toán phảihiểu được mô hình dự báo ngânsách của bộ tài chính về dự toánthu, về thất nghiệp, về hữunghiệp, về xuất - nhập khẩu, vềtăng trưởng kinh tế… Để đáp ứngnhững yêu cầu đó, cơ quan kiểmtoán không chỉ phải có kiểm toánviên chuyên về kế toán và kiểmtoán mà còn phải có chuyên giavề kinh tế hoặc kiểm toán viêngiỏi về kinh tế và tài chính.

Tương tự, khi kiểm toán dựtoán chi, cơ quan kiểm toán phảidựa vào những nhiệm vụ chiquan trọng và những khoản chingân sách lớn nhất. Chẳng hạn,khi kiểm toán dự toán chi của bộgiáo dục, cơ quan kiểm toán phảiđánh giá được tính hợp lý, tínhkhả thi, tính thực tế của dự toánđó; phải căn cứ vào những thôngtin về nhân khẩu học như tỷ lệ trẻem trong độ tuổi đi học ở các địaphương và các vùng miền để xem

dự toán chi cho giáo dục có phùhợp hay không. Để làm đượcviệc này, cơ quan kiểm toán phảicó chuyên gia về nhân khẩu học,phải biết được những xu hướngthay đổi về nhân khẩu học ra sao.Nếu chưa có các chuyên gia này,cơ quan kiểm toán phải nhanhchóng xây dựng đội ngũ, hoặcphải thuê chuyên gia bên ngoài.

Như vậy, dù là dự toán thu haychi, nhiệm vụ kiểm toán dự toánngân sách đều là những tháchthức không nhỏ, bởi nó đòi hỏikiểm toán viên phải có các kỹnăng và kiến thức rất đặc biệt. Khixác định kiểm toán dự toán ở lĩnhvực nào thì cơ quan kiểm toáncũng phải phát triển kỹ năng củakiểm toán viên thật phù hợp hoặccó thể thuê chuyên gia. Tuy nhiên,dù có thuê chuyên gia nhưng nếuđội ngũ nội tại của cơ quan kiểmtoán không có trình độ tương tựchuyên gia thì cũng không thểđánh giá được chất lượng của cácsố liệu hay chất lượng các báo cáođã thu thập được.

Thay thế kiểm toán số dựtoán bằng kiểm toán quy trìnhkiểm soát nội bộ

Tuy kiểm toán dự toán ngânsách là một nhiệm vụ khó khănnhưng thông lệ của các cơ quankiểm toán tối cao trên thế giớivẫn có phương án xử lý hiệu quả.Đó là, thay vì việc kiểm toán

Số 64 - Tháng 10/2017

TS. JOSE OYOLA

Chuyên gia tư vấn quốc tế của Dự án quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện, nguyên

Kiểm toán viên cao cấp của KTNN Hoa Kỳ

Page 29: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

những con số dự toán, cơ quankiểm toán có thể kiểm toán quytrình kiểm soát nội bộ (hệ thốngkiểm soát nội bộ) của đơn vị xâydựng dự toán.

Khi kiểm toán quy trình kiểmsoát nội bộ này, cơ quan kiểmtoán không nhất thiết phải cónăng lực dự báo để kiểm chứnglại số liệu dự toán. Thay vào đó,cơ quan kiểm toán có thể xem xétmô hình dự báo của bộ tài chínhvà chất vấn mô hình đó đã đượckiểm định bởi Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF) hay chưa. Khi áp dụngcách tiếp cận này, cơ quan kiểmtoán không phải tính toán nhữngcon số dự báo, mà sử dụng nhữngchuẩn mực, những tiêu chí củaIMF để đánh giá năng lực xâydựng dự toán ngân sách của cáccơ quan Chính phủ có đáp ứngđược các chuẩn mực của IMF.

Về nội dung này, IMF đã đặtra 4 yêu cầu rất quan trọng trongxây dựng dự toán, đó là: các quy

tắc về dự toán, tính toàn diện củadự toán, việc xây dựng dự toángắn với việc phân tích chính sáchcũng như gắn với trách nhiệmgiải trình, và cuối cùng là độ tincậy của dự toán. Các yêu cầuđược thể hiện trên một biểu mẫucó một bảng câu hỏi để đánh giá,mỗi câu hỏi có thang điểm từ 0đến 4, nếu các tài liệu ngân sáchđạt cả 4 điểm nêu trên thì sẽ đượcđánh giá là hữu ích, phù hợp chocác nhà hoạch định chính sáchtham khảo.

Theo đó, báo cáo ngân sáchphải đảm bảo các tiêu chí như:phạm vi báo cáo, tần suất, thờigian, chất lượng thông tin và độtin cậy của báo cáo. Điều đángchú ý là, báo cáo ngân sách cầncung cấp tổng quan, toàn diện vềcác hoạt động tài chính của khuvực công.

Căn cứ trên các tiêu chí nàycủa IMF, khi kiểm toán quy trìnhxây dựng dự toán của một cơ

quan nào đó, câu hỏi đầu tiên màcơ quan kiểm toán có thể đặt ralà ngân sách đó có bao gồm tất cảchủ thể tham gia các hoạt độngcủa Chính phủ hay không, nếu cóthì nó được đưa vào như thế nào?Sở dĩ cơ quan kiểm toán khôngthể bỏ qua nội dung này là bởinếu một tổ chức rất lớn có sửdụng ngân sách nhưng lại nằmngoài ngân sách (không đượcphản ánh vào NSNN) thì đó sẽ làmột rủi ro rất lớn cho ngân sáchquốc gia. Nếu KTNN Việt Namxác định phải tìm ra được mộtchủ thể tham gia vào hoạt độngcủa Chính phủ, có khả năng gâyrủi ro rất lớn cho ngân sáchnhưng lại không thể hiện trongNSNN thì chắc chắn đó sẽ là mộtđiểm nhấn rất quan trọng trongcông tác kiểm toán của KTNN.

Còn một câu hỏi nữa, Chínhphủ có công khai báo cáo cùngvới bảng cân đối tài sản vànguồn vốn với giá trị ròng của

[email protected]

Page 30: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

Chính phủ hay không? Ví dụ, tàisản và cổ tức của các DNNN cóđược đưa vào các báo cáo? Ngânsách có bao gồm tất cả cáckhoản thu, chi của Chính phủ vàtất cả các nguồn tài chính? Cáckhoản miễn, giảm thuế có đượcphản ánh đầy đủ trong báo cáongân sách hay không?

Tiếp theo là tần suất công khaicác báo cáo, các kết quả thựchiện ngân sách được công bố nhưthế nào, có đúng thời hạn đãđược quy định hay không?

Mặc dù KTNN Hoa Kỳ(GAO) đã thuê các chuyên giakinh tế hàng đầu để xây dựngmột mô hình dự báo về kinh tế

vĩ mô cũng như dự báo về khảnăng thu ngân sách nhằm mụcđích so sánh với kết quả tínhtoán của Bộ Tài chính Hoa Kỳvà văn phòng ngân sách liênbang. Tuy nhiên, khi được Quốchội Mỹ yêu cầu thực hiện kiểmtoán nợ công, GAO đã tiếp cậntheo cách không kiểm toán consố tại Bộ Tài chính mà hỏi xemBộ đã đáp ứng các câu hỏitrong phiếu khảo sát của IMFhay chưa. Điều đó có nghĩa làGAO không kiểm toán nợ côngtheo những chuẩn mực kiểmtoán thông thường mà chỉ kiểmtoán xem Bộ Tài chính có thựchiện những tham mưu, cố vấn

đã được IMF đưa ra 2 lần/nămkhi đánh giá kinh tế vĩ mô ởMỹ. Nếu thấy Bộ Tài chính HoaKỳ không tuân theo nhữngkhuyến nghị của IMF thì GAOsẽ đưa ra kiến nghị.

Tóm lại, cơ quan kiểm toáncó thể sử dụng một hoặc kết hợpgiữa hai cách tiếp cận trên đểkiểm toán dự toán ngân sách.Không kiểm toán con số dự toánthì có thể sử dụng kỹ năng củamột tổ chức chuyên gia và coiđây là một chuẩn mực để kiểmtoán và đánh giá quá trình đơnvị thực hiện theo khuyến nghịcủa tổ chức đó.n

LƯU HƯỜNG (ghi)

(Tiếp theo trang 15)

Đối với các TCXH dân sự, họcũng cần được cung cấp thông tinđầy đủ về nguồn tiền tài trợ, cótiêu chí đánh giá mức độ côngkhai, minh bạch về hoạt độngkinh doanh của DN. Hiện nay, đạiđa số các tổ chức xã hội đều thừanhận là họ không được tiếp cận vàcũng không hiểu biết về các DNđã đầu tư nguồn từ thiện cho họ.

Để giải quyết tình trạng trên,rất nhiều giải pháp cải thiệnmôi trường pháp lý đã được nêura như:

Thống nhất và tổng hợp cácưu đãi về thuế cho hoạt động từthiện ở một tài liệu cụ thể, in vàphổ biến cùng lúc với các thủ tụcthành lập DN;

Thường xuyên tuyên truyền,phổ biến về các chính sáchkhuyến khích DN làm từ thiện;

Đơn giản hóa các thủ tục giấytờ khi quyết toán các khoản chi;

Cần có những nghiên cứu sâusắc, toàn diện hơn về những

khoảng trống giữa chính sách vàthực tiễn trong hoạt động từthiện DN, đồng thời phát triểnbền vững khu vực xã hội dân sựở Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân -Viện trưởng Viện nghiên cứu pháttriển DN - cho rằng, DN cầnđược kiểm toán và công khai kếtquả kiểm toán để giải quyết thắcmắc của các TCXH dân sự vềmức độ minh bạch trong hoạtđộng kinh doanh. Không nên chỉdừng lại ở việc khuyến khích DNtham gia từ thiện mà phải có độngthái tích cực trong việc hợp tácvới các TCXH dân sự. Về phíacác TCXH dân sự, theo ôngQuân, các tổ chức này cầnchuyên nghiệp hơn, tự nâng caokhả năng của mình trong việc kêugọi và sử dụng các nguồn tài trợvới những chiến lược và chươngtrình phát triển vì cộng đồng cụthể, minh bạch, khả thi. CácTCXH cũng cần chủ động tìm

hiểu DN muốn gì, cần gì, chế độkế toán - kiểm toán như thế nào,nguồn tài trợ xuất phát từ đâu vàcó minh bạch hay không…

Trong bối cảnh thiên tai liêntục diễn ra khắp cả nước, nạnnghèo đói, thất học vẫn hoànhhành trên mọi miền, điều quantrọng nhất hiện nay là Nhà nướccần sớm hoàn thiện hệ thốngpháp luật cho việc làm từ thiệncủa DN; còn DN thì không chỉcoi từ thiện là trách nhiệm đốivới cộng đồng, xã hội mà còn làkênh đầu tư thương hiệu củachính mình. Cùng với đó, cácTCXH phải tự nâng cao nănglực, uy tín thông qua việc xâydựng những chương trình từthiện hiệu quả và minh bạch.Đây chính là điều kiện và môitrường thuận lợi để các DNtham gia nhiều hơn vào các hoạtđộng từ thiện - một hình thứcđầu tư lành mạnh của DN trongtương lai.n

Page 31: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

[email protected]

HOÀNG DUY TRUNGKiểm toán Nhà nước khu vực IV

Là cửa ngõ chính phía ĐôngBắc của TP.HCM để vào nội

ô, cầu Sài Gòn cũ được xây dựngtừ năm 1958, hoàn thành năm1961 với chiều dài hơn 986 m,gồm 32 nhịp. Cầu được sửa chữa3 lần vào các năm 1995, 1996,1998. Tuy nhiên trong nhiều nămqua, với tốc độ phát triển kinh tếxã hội liên tục tăng cao, lưulượng giao thông tại khu vực cửangõ của Thành phố đã đạt đếnmức bão hòa, trong khi việc sửachữa, nâng cấp cầu cũ không thểgiải quyết được gốc rễ vấn đề.Bởi vậy, nhu cầu phải xây dựngthêm một cây cầu bên cạnh cầuSài Gòn cũ là hết sức cấp bách.Theo đó, Dự án cầu Sài Gòn 2 rađời (sau đây gọi tắt là Dự án).

Chuyển Dự án từ BOT sang BTĐầu năm 2008, Công ty cổ

phần đầu tư xây dựng Phú Mỹ(PMC) đề xuất đầu tư xây dựngDự án theo hình thức Xây dựng -Kinh doanh - Chuyển giao (BOT).Với hình thức này, việc thu hồivốn đầu tư Dự án sẽ được thựchiện bằng cách thu phí sau khiCông ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹthuật TP. HCM (CII) kết thúc thuphí đường Điện Biên Phủ tại Trạmthu phí Xa lộ Hà Nội. Tuy nhiên,đến năm 2013, dù đã kết thúc thờigian thu phí đường Điện Biên Phủ,

CII vẫn tiếp tục thu phí tại trạmnày với mục đích hoàn vốn choviệc mở rộng Xa lộ Hà Nội (hiệnvẫn đang triển khai). Do khoảngcách từ cầu Sài Gòn 2 đến Trạmthu phí Xa lộ Hà Nội chỉ là 4,5 kmnên không thể đặt thêm trạm thuphí, đây là vướng mắc lớn khiếnphương án đầu tư theo hình thứcBOT khó thực hiện được.

Cuối tháng 06/2010, UBNDTP. HCM quyết định chuyển đổihình thức đầu tư dự án từ BOTsang BT. Ba đơn vị cùng đề nghịđược tham gia thực hiện Dự án làPMC, CII và Tổng Công ty Xâydựng số 1 (CC1). Để triển khaiDự án, UBND TP. HCM đã thànhlập Nhóm công tác liên ngành

theo Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 28/01/2011, trongđó, Lãnh đạo Sở Giao thông Vậntải (GTVT) được giao nhiệm vụnhóm trưởng, thành viên là đạidiện các sở, ngành liên quan.

Nhóm công tác liên ngành củaThành phố đã thực hiện tuyểnchọn nhà đầu tư Dự án. Trên cơsở kết quả tuyển chọn, ngày12/7/2011, UBND TP. HCM báocáo, đề nghị Thủ tướng Chínhphủ cho phép chuyển đổi, đầu tưDự án theo hình thức BT, đồngthời ủy quyền cho UBND TP.HCM lựa chọn nhà đầu tư đàmphán hợp đồng BT. Đến ngày29/8/2011, Thủ tướng Chính phủcó Công văn số 1519/TTg-KTN

Page 32: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

phê duyệt yêu cầu này. Trên cơsở hồ sơ đề xuất của các nhà đầutư và kết quả đàm phán hợpđồng BT giữa Nhóm công tácliên ngành với CII, Sở GTVT đãbáo cáo và được UBND TP.HCM chấp thuận tại Công vănsố165/UBND-ĐTMT ngày13/01/2012 về việc lựa chọn CIIlàm nhà đầu tư Dự án BT này.Đây chính là Dự án đầu tiênUBND Thành phố thực hiện đầutư theo hình thức BT, với tổngmức đầu tư là 1.495 tỷ đồng(chưa bao gồm lãi vay trong thờigian xây dựng và lãi trả chậm).

Quá trình thực hiện về cơbản là tốt...

Theo kết quả kiểm toán củaKTNN, trong quá trình đầu tưxây dựng Dự án, UBND Thànhphố, các cơ quan nhà nước, nhàđầu tư và các đơn vị có liên quanđã cơ bản thực hiện tốt chínhsách, chế độ trong quản lý đầu tư

xây dựng hiện hành. Cụ thể:Quá trình lựa chọn nhà đầu tư

được thực hiện thông qua hồ sơmời tuyển chọn nhà đầu tư Dự ántheo hình thức BT. Việc đánh giáhồ sơ dự tuyển chọn, phê duyệtkết quả lựa chọn nhà đầu tư đãtuân thủ, đàm phán, thương thảovà ký kết hợp đồng BT thực hiệnđúng quy định.

Nội dung, quy mô và giảipháp thiết kế của Dự án đã tuânthủ các quy chuẩn, phù hợp vớichủ trương đầu tư và quy hoạchcủa TP. HCM. Nội dung, thiết kếcơ sở của Dự án bám sát mụctiêu, quy mô đầu tư. Tổng mứcđầu tư được lập, thẩm định vàphê duyệt đúng trình tự.

Quá trình khảo sát thực hiệntuân thủ theo đề cương, nhiệm vụkhảo sát được duyệt và phù hợpvới tiêu chuẩn khảo sát, kết quảkhảo sát đáp ứng được các yêucầu đề ra. Thiết kế lập phù hợpthiết kế cơ sở được duyệt. Tổng

dự toán và dự toán được lập dựatrên các chế độ, chính sách củaNhà nước về định mức, đơn giá;khối lượng đưa vào dự toán cơbản phù hợp với thiết kế, đượcthẩm tra, thẩm định, phê duyệttheo đúng trình tự.

DN thực hiện Dự án và cácđơn vị có liên quan đã tuân thủtheo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chấtlượng công trình xây dựng. Hồ sơquản lý chất lượng, hồ sơ nghiệmthu, hồ sơ hoàn công công trìnhđược lập tương đối đầy đủ, đượclưu trữ theo quy định.

Công tác quản lý tiến độ thicông công trình được quản lý vàchỉ đạo thực hiện tốt, đượcnghiệm thu hoàn thành đưa vàosử dụng sớm hơn 1 tháng so vớicam kết (thông xe sớm hơn 04tháng so với kế hoạch).

Về cơ bản, khối lượng đượcnghiệm thu thanh toán phù hợp vớithiết kế bản vẽ thi công, thực tế thi

Page 33: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

[email protected]

công xây dựng và quy định củahợp đồng. Công tác quản lý đơngiá và giá thanh toán tuân thủ theohợp đồng đã ký, các chứng từthanh toán được kiểm tra, xác nhậnđầy đủ. Chi phí lãi vay được quyđịnh cụ thể tại Hợp đồng BT, đượctính toán chi tiết tại hồ sơ thanhtoán. Công trình được nghiệm thuhoàn thành, đưa vào sử dụng đúngquy định. Báo cáo quyết toán Dựán hoàn thành do nhà đầu tư lập đãđược kiểm toán bởi Công tyTNHH Kiểm toán và Tư vấn tàichính Quốc tế IFC, được Sở Tàichính TP.HCM thẩm định, trìnhUBND phê duyệt với giá trị đượcduyệt là 1.792 tỷ đồng.

... nhưng hạn chế vẫn còn nhiều Bên cạnh những kết quả đã đạt

được, quá trình kiểm toán cũngcho thấy việc thực hiện Dự án vẫntồn tại một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, Thành phố tổ chứcthực hiện lựa chọn nhà đầu tư khichưa phê duyệt Báo cáo nghiêncứu khả thi. Trong quá trình đàmphán hợp đồng BT, Bộ Tài chínhđã ban hành Thông tư số166/2011/TT-BTC ngày17/11/2011 (có hiệu lực ngày15/01/2012), theo đó, Hợp đồngBT của Dự án chưa được ký kếtsẽ phải rà soát, điều chỉnh, cậpnhật lại theo các quy định củathông tư này. Tuy nhiên, Thànhphố đã không đàm phán để điềuchỉnh trước khi ký kết (ngày09/3/2012). Ngoài ra, nhà đầu tưDự án không thực hiện đúng điềukhoản của hợp đồng BT về sửdụng vốn chủ sở hữu thành lậpDN Dự án (thực tế là sử dụngvốn vay ngân hàng).

Thứ hai, UBND TP. HCMgiao cho nhà đầu tư tổ chức lậpBáo cáo nghiên cứu khả thi Dự

án là chưa phù hợp với quy địnhcủa Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư. Nội dung Dự án đầu tưđược phê duyệt không đề cậpđến phương án tài chính để làmcơ sở đánh giá các đề xuất về tàichính của nhà đầu tư cũng nhưđể đàm phán, ký hợp đồng BTsau này. Vì vậy, trong quá trìnhđánh giá hồ sơ dự tuyển chọncủa các nhà đầu tư, Nhóm côngtác liên ngành của Thành phốchỉ so sánh để lựa chọn giá đềxuất thấp nhất, chấp nhận cácchỉ tiêu tài chính do nhà đầu tưđược lựa chọn đề xuất (như lãisuất vay, lãi suất trả chậm, chiphí sử dụng vốn chủ sở hữuđược khoán gọn, cố định suốtthời gian thực hiện Dự án).

Thứ ba, tổng dự toán côngtrình có các nội dung áp dụngđịnh mức không phù hợp, làmtăng giá dự toán không hợp lýhơn 3,8 tỷ đồng. Công tác thiếtkế kỹ thuật, dự toán vẫn cònchưa đầy đủ, rõ ràng trong mộtsố hạng mục; công tác bàn giaomặt bằng công trường chậm; quátrình thanh toán vẫn có một sốsai sót về khối lượng và đơn giávới số tiền hơn 5,5 tỷ đồng.

Cần giảm giá trị quyết toáncông trình và xem xét tráchnhiệm đối với tập thể, cá nhânđể xảy ra sai sót

Từ những phát hiện trên,KTNN đã kiến nghị:

UBND TP. HCM cần giảmgiá trị quyết toán, thanh toánvốn đầu tư Dự án số tiền 8,9 tỷđồng, cụ thể: chi phí xây lắpcông trình giảm 5,57 tỷ đồng,chi phí sử dụng vốn chủ sở hữuvà lãi vay trong thời gian thicông của nhà đầu tư giảm 145

triệu đồng, chi phí lãi trả chậmtrong 5 năm giảm 3,2 tỷ đồng;

Báo cáo, xin ý kiến Bộ Tàichính về giao thời thực hiệnThông tư số 166/2012/TT-BTCngày 17/11/2011 để thương thảovới nhà đầu tư BT về chi phí sửdụng vốn chủ sở hữu trong thờigian thi công (20,7 tỷ đồng) vàxử lý đúng quy định, phù hợp vớithực tế;

Xem xét, xác định tráchnhiệm, kiểm điểm rút kinhnghiệm đối với tập thể, cá nhânliên quan đến những sai sót sau:

- Lựa chọn nhà đầu tư khichưa có Báo cáo khả thi Dự ánđầu tư được duyệt, chưa cóphương án tài chính được duyệtlàm cơ sở đánh giá các đề xuất vềtài chính của nhà đầu tư cũngnhư để đàm phán, ký hợp đồngBT; không kiểm tra, đánh giá vàyêu cầu nhà đầu tư tuân thủ điềukhoản Hợp đồng BT đã ký vềgóp vốn chủ sở hữu để thành lậpDN Dự án.

- Áp dụng định mức chưa phùhợp, làm tăng giá dự toán góithầu xây lắp chính không hợp lýhơn 3,8 tỷ đồng.

- Lập, kiểm toán báo cáoquyết toán Dự án hoàn thành, phêduyệt quyết toán Dự án hoànthành còn để xảy ra các sai sótnhư KTNN đã phát hiện.

Đối với Sở GTVT và Nhómcông tác liên ngành của TP. HCM,KTNN đã đề nghị các cơ quannày tham mưu cho UBND TP.HCM trong việc xem xét, quyếtđịnh vấn đề điều chỉnh số liệuquyết toán, thanh toán vốn đầu tưhoàn thành của Dự án và đàmphán để điều chỉnh giá trị hợpđồng BT số 01/2012/HĐ-BT ngày09/3/2012 với nhà đầu tư Dự ántheo số liệu mà KTNN đã nêu.n

Page 34: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

THÙY LÊ

Hồ chứa nước Cửa Đạt là mộttrong những công trình thủy

lợi - thủy điện lớn nhất cả nước,nằm ở vùng sông Chu, thuộc địaphận tỉnh Thanh Hóa. Dự ánđược chia thành hai giai đoạn:Giai đoạn 1 - Xây dựng cụmcông trình đầu mối hồ chứa nướcCửa Đạt và tuyến năng lượng (đãhoàn thành từ tháng 11/2010);Giai đoạn 2 - Xây dựng hệ thốngkênh tưới cho khu vực Bắc sôngChu - Nam sông Mã khởi côngtháng 3/2011 (dự kiến hoàn thànhnăm 2017).

Với tổng mức đầu tư hơn 4.315tỷ đồng, Hợp phần hệ thống kênhBắc sông Chu - Nam sông Mã(gọi tắt là Dự án) được đầu tư xâydựng nhằm mục đích cấp nướctưới cho 31.084 ha đất canh tácnông nghiệp; cấp nước sinh hoạt,chăn nuôi, công nghiệp nông thôncho các vùng thuộc Dự án; gópphần cải thiện giao thông nôngthôn, môi trường sinh thái và bảovề tài nguyên thiên nhiên. Theođánh giá chung của KTNN, mặcdù vẫn còn một số sai phạm trongquá trình triển khai Dự án, nhưngchủ đầu tư là Ban quản lý Đầu tưvà Xây dựng Thủy lợi 3(QLĐT&XDTL3), các ban QLDAcũng như các đơn vị liên quan đãcó nhiều cố gắng để bước đầuhoàn thành các mục tiêu đề ra.

Nhiều giải pháp thiết kếđược đánh giá cao

KTNN cho rằng, Dự án làcông trình tổng hợp, đa mục tiêu,vì vậy việc Chủ đầu tư, các banQLDA và các đơn vị liên quanđưa ra giải pháp kết hợp nâng cấpcác tuyến bờ kênh làm đường giaothông nông thôn đã cải thiện đượchệ thống giao thông nội vùng,phục vụ hiệu quả cho các hoạtđộng sản xuất nông nghiệp, dânsinh, kinh tế thuộc vùng Dự án.

Ngay từ khâu khảo sát, thiếtkế, lập dự toán, Chủ đầu tư đãlựa chọn đơn vị có chuyên môn,năng lực thực hiện công tác xácđịnh lựa chọn tuyến, đảm bảophù hợp với điều kiện địa hình,địa chất tự nhiên và tiết kiệm chi

phí. Hồ sơ thiết kế do Tổng côngty Tư vấn xây dựng thủy lợi ViệtNam lập phù hợp với chủ trương,mục tiêu đầu tư và các quy địnhhiện hành. Hồ sơ thiết kế kỹthuật, thiết kế bản vẽ thi công cáchạng mục, dự toán chi tiết và cáckhối lượng phát sinh của các góithầu được lập, thẩm định đúngtrình tự, đúng thẩm quyền.KTNN đánh giá cao giải phápthiết kế các tuyến kênh của Dựán, đảm bảo tính kinh tế khi lựachọn tuyến đi qua vùng địa chất,tránh đi qua khu dân cư; thiết kếtuyến kênh trên cơ sở cải tạo,nâng cấp tuyến kênh cũ, giảm chiphí đền bù và hạn chế ảnh hưởngđến diện tích đất sản xuất, tiếtkiệm chi phí đầu tư. Ban

Page 35: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

[email protected]

QLĐT&XDTL3 cũng đã cóphương án lựa chọn vật tư, vậtliệu hợp lý; áp dụng phù hợp cácchế độ đơn giá, định mức... củaNhà nước trong tính toán chi phíxây lắp đảm bảo tính kinh tế vàhiệu quả cho Dự án.

Công tác lựa chọn nhà thầuđược tổ chức đúng trình tự, thủtục. Qua đấu thầu và chỉ địnhthầu, Dự án đã giảm được gần16,5 tỷ đồng. Trong đó, các góithầu chỉ định thầu theo chỉ đạocủa Thủ tướng Chính phủ giảmđược 2% giá trị trúng thầu, tươngđương 11,5 tỷ đồng; Gói thầu thicông cầu máng vượt sông Âmgiảm được 3,2 tỷ đồng; đấu thầu02 gói thầu xây lắp kênh ThườngXuân giảm được 1,75 tỷ đồng sovới giá được phê duyệt ban đầu.Bên cạnh đó, Chủ đầu tư, Banđền bù giải phóng mặt bằng cũngđã rất nỗ lực trong công tác kiểm

kê diện tích và tài sản; việc xâydựng phương án, thẩm định, phêduyệt phương án đền bù đượcthực hiện theo đúng quy định củaLuật Đất đai; đẩy nhanh công táctổ chức chi trả kinh phí đền bùcho các đơn vị, tổ chức, hộ giađình, đảm bảo bàn giao mặt bằngcho đơn vị thi công đúng thờigian quy định.

Báo cáo kiểm toán của KTNNcũng đã kết luận, công tác quảnlý chất lượng công trình đượcthực hiện nghiêm túc, đầy đủ hồsơ nghiệm thu kỹ thuật chi tiết,nghiệm thu giai đoạn, tổngnghiệm thu bàn giao đưa côngtrình vào sử dụng. Nguyên,nhiên liệu, vật tư, thiết bị do nhàthầu cung cấp đưa vào thi cônglắp đặt đảm bảo chất lượng, cóchứng chỉ xác nhận kiểm địnhtheo đúng hợp đồng và hồ sơthiết kế. Kết quả kiểm định chất

lượng công trình của Viện Kỹthuật công trình cũng cho thấy:Hạng mục Kênh hở, Kênh ngầmbằng đường ống đạt yêu cầu vềđộ chặt hiện trường, không pháthiện lỗi kỹ thuật bất thường tạicác vị trí kiểm tra; Chất lượngthi công cốt thép, thi công đườngống đạt yêu cầu theo thiết kế,đường ống đảm bảo áp lực theoyêu cầu, mức độ rò rỉ nước trongphạm vi cho phép.

Ngoài ra, để Dự án thuận lợitrong quá trình xây dựng, côngtác giải ngân đã được thực hiệnkịp thời. Ban QLDA cùng cácđơn vị liên quan đã thực hiệnđúng các quy định về tạm ứng,thanh toán, thu hồi tạm ứng chocác nhà thầu khi có khối lượnghoàn thành được nghiệm thu;thanh toán đúng theo giá trị trúngthầu và các điều khoản hợp đồng,phù hợp với chứng từ chi phí.

Page 36: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

KTNN xác nhận, tính đến31/12/2014, tổng nguồn vốn đãthực hiện là 931,5 tỷ đồng, tươngđương 70% kế hoạch vốn đã giao.

Một số hạn chế cần khắc phụcBên cạnh những kết quả tích

cực đạt được, Báo cáo kiểm toáncủa KTNN cũng đã nêu rõ mộtsố sai phạm, hạn chế của Dự án.Cụ thể: đề cương khảo sát banđầu được lập và thực hiện chưalường hết tính phức tạp về địachất, do đó khi thi công, Dự ánphải bổ sung phần khảo sát đođịa vật lý các khu vực núi đá vôi.Đề cương khảo sát cũng khôngcó nội dung khảo sát địa hìnhkênh cấp 1, 2, 3 thuộc Kênhchính và địa chất mỏ vật liệuthuộc Kênh chính Bắc. Cũng doviệc khảo sát thiết kế chưa đánhgiá đầy đủ và chưa lường hếtthực tế nên tuyến kênh đi qua hồHòn Sán chưa có phương án phádỡ và tháo nước, thiếu phươngán cấp nước khi phá hồ. Tươngtự, công tác thiết kế bản vẽ thicông hạng mục kênh ThườngXuân do Ban QLDA Thủy lợiThanh Hóa thực hiện chưa phùhợp với thực tế hiện trường, phảiđiều chỉnh vị trí một số van, xửlý nền đất yếu trong quá trìnhthực hiện. Công tác lập, thẩmđịnh, phê duyệt thiết kế chưađược đánh giá đầy đủ dẫn đếnphải điều chỉnh trong quá trìnhthi công: bổ sung thiết kế kênhvà công trình trên Kênh chínhđoạn từ K2+716 - K4+100; bổsung mặt cắt đoạn kênh qua hồHòn Sán; bổ sung đắp đất các vịtrí tụ thủy, xây đá gia cố bảo vệmái, rãnh đá xây, xử lý tiêu nướchạ lưu cống tiêu số 9.

Công tác lập dự toán củaTổng Công ty Tư vấn xây dựng

thủy lợi Việt Nam cũng còn mộtsố sai sót. Qua thẩm tra, phêduyệt dự toán, Chủ đầu tư đãgiảm trừ giá trị dự toán do tư vấnlập 22,3 tỷ đồng. Ngoài ra,KTNN cũng đã phát hiện côngtác thẩm định, phê duyệt dự toáncủa Chủ đầu tư chưa phù hợp ởmột số nội dung: áp dụng địnhmức, đơn giá không đúng quyđịnh, tiên lượng dự toán chưachính xác làm tăng giá trị các góithầu lên 2,86 tỷ đồng. BanQLĐT&XDTL3 cũng đã để rasai sót hơn 2,4 tỷ đồng trongcông tác nghiệm thu, thanh quyếttoán các chi phí đầu tư, bao gồm:sai khối lượng hơn 1,7 tỷ đồng;sai đơn giá hơn 560 triệu đồng;sai định mức hơn 101 triệu đồng.

Mặc dù đã có những nỗ lựcnhất định trong công tác đấuthầu, chỉ định thầu nhưng Chủđầu tư vẫn còn để xảy ra một sốsai phạm. Cụ thể: tại Gói thầuXD11 - Thi công xây dựng đoạnKênh chính, hồ sơ yêu cầu quyđịnh liên danh nhà thầu tự huyđộng nguồn vốn để thực hiệngói thầu là chưa phù hợp vớiquy định của Chính phủ; Chủđầu tư không phê duyệt hồ sơyêu cầu, không có quyết địnhthành lập tổ chuyên gia đấuthầu, biên bản xét thầu ngày10/7/2011 chỉ có một cán bộthực hiện; Báo cáo đánh giá hồsơ đề xuất không ghi rõ hìnhthức hợp đồng, thời gian thựchiện hợp đồng, không có biênbản thương thảo hợp đồng đểlàm rõ các nội dung trước khiký hợp đồng theo quy định.

Ngoài ra, giống như rất nhiềudự án khác trên cả nước, Hợpphần hệ thống kênh Bắc sôngChu - Nam sông Mã cũng chậmtiến độ thi công do nhiều nguyên

nhân chủ quan và khách quan. 02gói thầu xây lắp kênh ThườngXuân do Ban QLDA Thủy lợiThanh Hóa thực hiện chậm 14tháng so với kế hoạch ban đầu.Nguyên nhân chậm tiến độ là dophải điều chỉnh, bổ sung thiết kếtrong quá trình thực hiện và doảnh hưởng của thời tiết mưanhiều tại khu vực xây dựng.Tương tự, tại Gói thầu XD11 - thicông đoạn kênh chính do BanQLĐT&XDTL3 thực hiện, tiếnđộ hoàn thành theo hợp đồng là30/6/2012, nhưng phải sau 3 lầngia hạn, đến tháng 12/2014, góithầu mới nghiệm thu đưa vào sửdụng. Nguyên nhân là do BanQLDA lập tiến độ chưa xét đếntính khả thi; công tác giải phóngmặt bằng chậm, không có mặtbằng thi công; trong quá trình thicông phải điều chỉnh, bổ sungthiết kế; năng lực của nhà thầuthi công không đáp ứng điều kiệnhợp đồng. Tiến độ một số góithầu chậm, không đáp ứng yêucầu hợp đồng đã làm giảm tínhkinh tế và hiệu lực của Dự án.

Từ những sai phạm nêu trên,KTNN đã có kiến nghị gửi đếnBan QLDA và các đơn vị liênquan. Về xử lý tài chính, KTNNđề nghị giảm trừ thanh toán 1,44tỷ đồng. Ban QLĐT&XDTL3kiểm điểm, rút kinh nghiệmtrong việc khảo sát thiết kế, lựachọn nhà thầu, chậm tiến độ đốivới Gói thầu XD11. Ban QLDAThủy lợi Thanh Hóa cũng cầnkiểm điểm, rút kinh nghiệm tậpthể, cá nhân để xảy ra sai sóttrong công tác khảo sát, thiết kếbản vẽ thi công chưa phù hợpvới hiện trường và chậm tiến độđối với 02 gói thầu xây lắp kênhThường Xuân.n

Page 37: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Những năm gần đây, lĩnh vực kiểm toán năng lượng (KTNL) đãvà đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn tại nhiều quốcgia, trong đó có Phần Lan và các nước thuộc Liên minh châu Âu(EU). Song song với việc từng bước phát triển hoạt động KTNL,Việt Nam cũng đã thực thi nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượngđạt kết quả khả quan.

[email protected]

Mục đích của KTNL làphân tích mức tiêu thụ

năng lượng tổng thể và điều tratiềm năng tiết kiệm năng lượngcủa DN được kiểm toán, từ đóđề xuất các biện pháp tiết kiệmnăng lượng để đem lại lợi nhuậncao nhất cho DN và cho mỗiquốc gia.

Các nước EU tích cực thựchiện quy định kiểm toánnăng lượng

Sử dụng năng lượng hiệu quảlà vấn đề then chốt giúp cải thiệnan ninh năng lượng của châu Âu.EU đã đặt ra mục tiêu cắt giảm20% năng lượng sử dụng vào năm2020, đồng thời ban hành Đạo luậtHiệu quả năng lượng (EEA), cóhiệu lực từ đầu năm 2015, áp dụngvới các tập đoàn lớn. Đây chính làđạo luật làm thay đổi nhiều chínhsách trong hoạt động KTNL.

Thời gian qua, các nướctrong khu vực EU cũng đã thực

hiện những biện pháp nhằmtăng cường KTNL đối với cáccông ty lớn. Những DN lớnđược yêu cầu phải thực hiệnKTNL từ ngày 05/12/2015 vàsau đó lặp lại ít nhất 4 năm mộtlần. Bên cạnh đó, những DNnhỏ và vừa cũng được khuyếnkhích thực hiện KTNL.

Một nghiên cứu về hiệu quảnăng lượng trong các DN do Ủy

ban châu Âu công bố cho thấy,hầu hết các nước EU đã áp dụngnhững quy tắc này cho các DNlớn. Một số quốc gia khác vẫnđang trong quá trình đưa bộ quytắc của EU thành luật pháp quốcgia. Có những nước lại đưa racác ưu đãi về tài chính cho mộtsố công ty để tiến hành kiểmtoán. Chính phủ nhiều nướctrong EU đã tổ chức các sự kiện,

THANH XUYÊN

Page 38: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Số 64 - Tháng 10/2017

thành lập đường dây tư vấn,cổng thông tin trực tuyến đểcung cấp và trao đổi thông tin,đồng thời tạo ra những công cụgiúp các công ty thực hiện hoạtđộng KTNL hiệu quả.

Theo nghiên cứu, một sốnước EU sẽ thực hiện kiểm toánbắt buộc đối với các DN lớn đểđảm bảo các quy tắc được tuânthủ. Hình phạt đối với các côngty không tuân thủ quy định là từ10.000 Euro (tại Áo) đến200.000 Euro (tại Rumani). Cáccông ty nhỏ hơn cũng nhận đượccác kế hoạch hỗ trợ tài chính đểthực hiện KTNL. Ví dụ ở Đức,Chương trình Tư vấn nănglượng cho các DN vừa và nhỏhỗ trợ tới 80% chi phí.

Các doanh nghiệp PhầnLan sớm tiếp cận kiểm toánnăng lượng

Tại Phần Lan, có hai loại hìnhKTNL: loại thứ nhất là KTNLbắt buộc, được thực hiện theođúng Đạo luật EEA; loại thứ hailà KTNL tự nguyện, được hỗ trợbởi Bộ Kinh tế và chính sáchviệc làm, áp dụng tại các DNvừa và nhỏ. Bộ này cũng hỗ trợthực hiện KTNL các khu đô thị,thành phố muốn nghiên cứu khảnăng tăng hiệu quả sử dụng nănglượng, đặc biệt liên quan đếnnăng lượng tái tạo.

Những phương pháp hỗ trợquá trình kiểm toán trên chỉđược áp dụng cho loại hìnhKTNL tự nguyện, do Chính phủvà Công ty TNHH Motiva tài trợkinh phí cũng như phương phápthực hiện. Do vậy, loại hình nàyđược gọi là KTNL theo mô hìnhMotiva. Motiva là DNNNchuyên cung cấp cho các cơquan, tổ chức khu vực công, các

DN, đô thị, thành phố… nhữngthông tin, giải pháp và dịch vụliên quan giúp khách hàng lựachọn phương án sử dụng nănglượng, nguồn nguyên - vật liệuhiệu quả và bền vững.

Nhiều công ty lớn tại PhầnLan đã được tiếp cận quá trìnhKTNL theo mô hình Motiva ítnhất một lần. Ngoài ra, EEA vàluật pháp Phần Lan cũng đã đưara các yêu cầu mới về loại hìnhKTNL. Kết quả là, nhiều công tyđã bắt đầu tìm kiếm các cáchthức mới để khảo sát tiềm năngtiết kiệm năng lượng của họ.

Trong 5 năm qua, hầu hếtcông ty công nghiệp lớn tại PhầnLan đã tiến hành KTNL tuân theocác quy định của EEA và tuânthủ Hệ thống quản lý năng lượngISO 50001. Hệ thống này là tiêuchuẩn mới, có tính chất toàn cầucho hoạt động quản lý nănglượng, công tác KTNL, phạm vivà tần suất của các cuộc KTNL.

Công tác KTNL phải đượctiến hành khoảng 4 năm mộtlần (tùy thuộc vào mô hìnhkiểm toán). Do đó, điều quantrọng là phải lựa chọn phươngpháp thực hiện phù hợp nhất

Page 39: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

[email protected]

với hoạt động của từng công tyđược kiểm toán.

Thực tế tại Phần Lan, nhiềucông ty đang có sự giảm sút rõrệt về nguồn lực chịu tráchnhiệm thúc đẩy hiệu quả sửdụng năng lượng, do đó, trongnhiều trường hợp, họ phải thuênhân viên bên ngoài. Tình trạngnày có thể khiến các công typhải đối mặt một số vấn đề như:không thực hiện các biện pháptối ưu hóa việc sử dụng nănglượng, thiếu thống nhất trongđội ngũ nhân viên, việc thựchiện khuyến nghị sau khi tiến

hành KTNL gặp phải nhiều khókhăn, chậm trễ...

Các chuyên gia của Phần Lankhuyến cáo, khi lựa chọn môhình kiểm toán, ít nhất cần xemxét các yếu tố sau: những thayđổi được thực hiện tại công ty kểtừ lần kiểm toán gần nhất;những thay đổi ảnh hưởng đếnhiệu quả sử dụng năng lượng;cuộc kiểm toán gần nhất có tạora các biện pháp tối ưu hóa quátrình sử dụng năng lượng không,có nâng cao nhận thức của nhânviên không; hiệu quả sử dụngnăng lượng có tương quan trực

tiếp với hiệu quả của quá trìnhkiểm toán không…

Việt Nam đã xây dựng sổtay kiểm toán năng lượng

Tại Việt Nam, tháng 3 vừaqua, Tổ chức Hợp tác phát triểnĐức (GIZ) đã hỗ trợ Tổng cụcNăng lượng (Bộ Công thương)tổ chức hội thảo tham vấn “Dựthảo sổ tay hướng dẫn KTNL”nhằm xây dựng cuốn sổ tayhướng dẫn kiểm toán viên và kỹsư đánh giá, thực hiện KTNLmột cách hiệu quả và có hệthống. Hội thảo được thực hiệntrong khuôn khổ dự án hỗ trợkỹ thuật “Năng lượng tái tạo vàhiệu quả năng lượng”, do GIZtriển khai dưới sự ủy nhiệm củaBộ Hợp tác kinh tế và Phát triểnLiên bang Đức (BMZ).

Cuốn sổ tay hướng dẫnKTNL bao gồm: Thông tin vềkế hoạch kiểm toán, nguồn lựckiểm toán, các phương phápkiểm toán, công cụ thu thập sốliệu, công cụ phân tích số liệuvà biểu mẫu báo cáo kiểm toánnăng lượng. Đây là tài liệu hữuích, hướng dẫn các DN và tổchức tại Việt Nam lồng ghéphoạt động KTNL vào chiếnlược quản lý năng lượng chung.

Trong những năm qua, nềnkinh tế của Việt Nam phát triểnnhanh chóng, dẫn đến nhu cầuđiện năng ngày càng tăng. Tổngcục Năng lượng cho biết, thôngqua hoạt động KTNL, ngành côngnghiệp ở Việt Nam có tiềm năngtiết kiệm năng lượng từ 25% đến40%. Vì vậy, cùng với việc pháttriển các nguồn năng lượng táitạo, Việt Nam đã thực thi nhiềubiện pháp tiết kiệm năng lượng vàđã đạt kết quả khả quan.n

(Theo Motiva.fi, Rd.elomaticvà Ec.europa)

Page 40: KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/10/1954 - 10/10 ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · triển của thành phố văn minh, hiện đại.

Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẽmặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vuabèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mangvề cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ và tacho ông sáu tháng để tìm chiếc vòng đó".

Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tạitrên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó vàmang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy phảicó gì đặc biệt?".

Nhà vua đáp: "Nó có những sức mạnh kỳ diệu.Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn, vànếu ai đang buồn nhìn vào nó sẽ thấy vui". Vua Sa-lomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòngnhư thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốncho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.

Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiahvẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếcvòng như thế.

Vào đêm trước ngày lễ, ông quyết định langthang đến một trong những nơi nghèo nhất củaJerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàngrong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồitàn. Benaiah dừng chân lại hỏi: "Có bao giờ ông

nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho ngườihạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và ngườiđau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không?".

Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếcvòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiahđọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ôngrạng ngời một nụ cười.

Đêm đó, toàn thành phố hân hoan, tưng bừngđón mùa lễ hội.

"Nào, ông bạn của ta - vua Salomon hỏi - ông đãtìm thấy điều ta yêu cầu chưa?".

Tất cả cận thần có mặt đều cười lớn và cả chínhvua Salomon cũng cười.

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưachiếc vòng ra và nói: "Nó đây, thưa đức vua".

Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biếnmất trên khuôn mặt vua. Chiếc vòng đó có khắcdòng chữ: "Điều đó rồi cũng qua đi".

Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận rarằng, tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả vàquyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngàynào đó ông cũng chỉ là cát bụi...n

(Sưu tầm từ internet)

Số 64 - Tháng 10/2017

Tháng MườiTháng Mười…Ngày dụi vào đêmVừa nhạt nắngĐã loang thềmƯớt trăngHơi may run rẩy bóng

HằngSương thu đẫm tóc, buồn

giăng mi sầuPhải chi... bóng đổ sang

nhauCó khi chẳng ướt mái đầu

vì sương

Sưu tầm... Điều đó rồi cũng qua đi

Phải chi... có một lờithương

Ủ tim ấm những đêmtrường khát khao

Phải chi... Thu chẳnghanh hao

Mờ nhòa, cam chịu, nhưbao kiếp người

Tháng Mười...Khô mắtMặn môiLạnh lòngSợ bóng trăng rơiSợ mình.

CHỬ THU HẰNG