Top Banner
TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 2 CÔNG TY TNHH MTV THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN ĐƯỜNG THI CÔNG VẬN HÀNH TRONG VÀ NGOÀI CÔNG TRƯỜNG THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN Hà Nội, tháng 6 năm 2018
47

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Sep 18, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 2

CÔNG TY TNHH MTV THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI

SỬA CHỮA TUYẾN ĐƯỜNG THI CÔNG VẬN HÀNH TRONG

VÀ NGOÀI CÔNG TRƯỜNG

THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN

Hà Nội, tháng 6 năm 2018

Page 2: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 1

MỤC LỤC

1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ PHẠM VI CÔNG VIỆC ................................................................................... 3

1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................................................................... 3

1.2. Mô tả dự án ........................................................................................................................................................... 4 1.2.1. Hƣớng tuyến đƣờng ....................................................................................................................................... 4 1.2.2. Hiện trạng tuyến đƣờng ................................................................................................................................ 4

1.3. Mục tiêu và phạm vi của ESMP .......................................................................................................................... 4

2. CƠ SỞ PHÁP LÝ .................................................................................................................................................... 5

2.1. Các quy định của Chính phủ Việt Nam .............................................................................................................. 5

2.2. Chính sách an toàn của WB................................................................................................................................ 6

3. SÀNG LỌC MÔI TRƢỜNG .................................................................................................................................. 6

3.1. Sàng lọc xác định tính hợp lệ về vị trí ................................................................................................................. 6

4. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU NHÀ THẦU PHẢI THỰC HIỆN...... 12

5. BỐ TRÍ THỰC HIỆN SEMP ............................................................................................................................... 37

5.1. Trách nhiệm thực hiện SEMP ........................................................................................................................... 37

5.1.1. Thiết kế và lập Hồ sơ mời thầu (HSMT) ....................................................................................................... 37

5.1.2. Giai đoạn thi công ............................................................................................................................................ 38

Page 3: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQLDA Ban Quản lý Dự án

BTXM Bê tông xi măng

BVMT Bảo vệ môi trường

CSC Tư vấn giám sát công trình

CTNH Chất thải nguy hại

ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường

ECOPs Bộ quy tắc môi trường thực tiễn

ESMP Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVNGENCO2

PCCC

Tổng công ty Phát điện 2

Phòng cháy chữa cháy

KHQLMT Kế hoạch quản lý môi trường

TVGSTC Tư vấn giám sát thi công

TCVH Thi công vận hành

UBND Ủy ban Nhân dân

WB Ngân hàng Thế giới

Page 4: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 3

1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ PHẠM VI CÔNG VIỆC

1.1. Giới thiệu chung

Công tác sửa chữa, hoàn trả tuyến đường thi công vận hành trong và ngoài công

trường - Thủy điện Trung Sơn là một hạng mục của Dự án Thủy điện Trung Sơn được

vay vốn của Ngân hàng Thế giới.

Lý do đề xuất thực hiện Dự án

Công trình thủy điện Trung Sơn là dự án nằm trong hệ thống bậc thang thủy điện

trên sông Mã, vị trí tuyến đập thuộc địa bàn xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh

Hóa cách thành phố Thanh Hóa khoảng 195km về phía Tây Bắc, vùng đuôi hồ cách biên

giới Việt Lào khoảng 5km.

Thủy điện Trung Sơn là công trình đa mục tiêu với nhiệm vụ chính là phát điện

khoảng 260 MW cung cấp điện năng cho khu vực và có nhiệm quan trọng là phòng lũ

hạ lưu với dung tích phòng lũ là 112 triệu m3, bổ sung nguồn nước tưới đáng kể vào

mùa kiệt cho vùng hạ lưu sông Mã. Công trình hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho sự phát

triển giao thông, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển

kinh tế xã hội của các huyện miền núi thuộc hai tỉnh Thanh Hoá và Hòa Bình trong

tương lai.

Sau khi hoàn thành thi công dự án thủy điện Trung Sơn, các tuyến đường thi

công vận hành trong và ngoài công trường dự án đã bị xuống cấp, việc cải tạo trước khi

bàn giao cho cơ quan quản lý địa phương là cần thiết, tổng các đoạn đường cần được

sửa chữa là khoảng 27,08km, cụ thể như sau:

- Đường thi công vận hành ngoài công trường từ bản Co Lương đến bản Co Me

dài 19,47km từ Km 0+000 đến Km 20+450,95 (trừ đoạn Km 13+000,40 – Km

14+304,14 dài khoảng 1,31km thuộc phạm vi công trình thủy điện Thành Sơn mà công

ty TNHH Hà Thành chịu trách nhiệm sửa chữa theo văn bản số 6784/UBND-CN ngày

27/6/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa);

- Đường thi công vận hành trong công trường: Tuyến VH1 dài khoảng 1,9km bắt

đầu từ nút giao cầu Co Me đến cổng Ban điều hành CC47;

- Tuyến TC8 dài khoảng 4,3 km từ Km 2+982,45 đến Km 7+233,25;

- Tuyến TC9 dài khoảng 0,5km từ Km 0+000 đến Km 0+505,08 từ đầu cầu Suối

Quanh tới ngã 3 giao TC8;

- Tuyến VH2 dài khoảng 0,91km, điểm đầu giao với tuyến VH1, điểm cuối là

nhà máy thủy điện Trung Sơn;

Việc sửa chữa, hoàn trả tuyến đường thi công vận hành trong và ngoài công

trường – Thủy điện Trung Sơn có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với môi

trường, xã hội và cộng đồng địa phương trong giai đoạn xây dựng và vận hành.

Để đảm bảo các tác động tiêu cực tiềm ẩn được xác định và giảm thiểu trong quá

trình thực hiện sửa chữa đường và đảm bảo sự tuân thủ chính sách về Đánh giá môi

trường của Ngân hàng thế giới (OP/BP 4.01), Kế hoạch Quản lý Môi trường Xã hội

Page 5: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 4

(ESMP) này bao gồm các nội dung: mô tả, các khung chính chính sách, quy định và quy

chuẩn kỹ thuật môi trường xã hội được áp dụng, các quy tắc môi trường thực tiễn

(ECOPs) yêu cầu Nhà thầu phải thực hiện.

1.2. Mô tả dự án

1.2.1. Hƣớng tuyến đƣờng

+ Đường thi công ngoài công trường từ bản Co Lương đến bảo Co Me có chiều

dài khoảng 20,78km (trong đó phần chiều dài tuyến sửa chữa là: 19,47km). Điểm đầu

giao với QL15 tại ngã ba Co Lương (ngã ba Co Lương trên QL15A) thuộc xã Vạn Mai,

huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình và kết thúc tại cầu Co Me thuộc bản Co Me, xã Trung

Sơn, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá;

+ Tuyến VH1 dài khoảng 1,90km bắt đầu từ nút giao cầu Co Me đi đến vị trí

đỉnh đập bờ trái;

+ Tuyến TC8 dài khoảng 4,3km bắt đầu từ nút giao với tuyến TC1 đi mỏ đá 3A.

Hiện tại chỉ còn đoạn tuyến từ Km 2+982,45 đến Km 7+233,25 đi trùng với đường Tây

Thanh Hóa còn phục vụ dân sinh đi lại.

+ Tuyến TC9 dài khoảng 0,5km từ đầu cầu Suối Quanh tới ngã 3 giao TC8. Hiện

tại chỉ còn đoạn tuyến từ Km 0+000 đến Km 0+505,08 đi trùng với đường Tây Thanh

Hóa còn phục vụ dân sinh đi lại.

+ Tuyến VH2 dài khoảng 0,907km, điểm đầu giao với tuyến VH1, điểm cuối là

nhà máy thủy điện Trung Sơn.

1.2.2. Hiện trạng tuyến đƣờng

Tuyến đường nghiên cứu có hướng tuyến dựa trên hướng tuyến đã và đang vận

hành của nhà máy thủy điện Trung Sơn, kết cấu mặt đường là láng nhựa và BTXM.

Đường thi công vận hành trong và ngoài công trường có mặt đường rộng khoảng

5,5m. Tuyến TCVH có mặt đường láng nhựa; tuyến VH1 có mặt láng nhựa, một số đoạn

mặt đường BTXM; tuyến VH2 hiện trạng là mặt đường BTXM bị mài mòn, gồ ghề, hệ

thống rãnh thoát nước vị vùi lấp. Tuyến đường thi công TC8 kết cấu mặt đường láng

nhựa. Tuyến TC9 mặt đường hiện trạng là đường đất.

Các tuyến đường TCVH là tuyến đường quan trọng chuyên chở vật tư, vật liệu,

thiết bị siêu trường, siêu trọng từ nơi khác đến công trường, phục vụ trong quá trình thi

công nhà máy thuỷ điện Trung Sơn. Sau khi nhà máy được đưa vào vận hành, tuyến

đường TCVH đã là một phần của hệ thống giao thông tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa,

góp phần phát triển kinh tế xã hội của khu vực huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và

huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Do trong quá trình khai thác trên tuyến có nhiều phương tiện tham gia lưu thông làm

cho một số đoạn đường trên tuyến hiện nay đã xuống cấp (mặt đường và một số công trình

trên tuyến hư hỏng, sạt trượt mái taluy dẫn đến mất an toàn giao thông).

1.3. Mục tiêu và phạm vi của ESMP

Mục tiêu chính của ESMP:

- Đánh giá các tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của hạng mục

trong suốt thời gian chuẩn bị xây dựng, xây dựng và vận hành.

Page 6: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 5

- Đề ra các biện pháp giảm thiểu để giảm nhẹ các tác động tiêu cực.

- Xây dựng chương trình giám sát môi trường nhằm theo dõi và đánh giá hiệu

quả của các biện pháp giảm thiểu.

Phạm vi của ESMP:

ESMP này xác định các tác động và đề ra các biện pháp giảm thiểu được thực

hiện trong suốt quá trình sửa chữa, hoàn trả tuyến đường thi công vận hành trong và

ngoài công trường - thủy điện Trung Sơn, gồm các hạng mục xây dựng sau:

- Sửa chữa, hoàn trả tuyến đường theo hồ sơ được duyệt;

- Bổ sung tăng cường mặt đường bằng lớp bê tông aspan dày 4cm;

- Bổ sung tăng cường mặt đường láng nhựa;

- Xử lý sạt taluy âm bằng rọ đá, tường chắn;

- Xử lý phun vẩy bê tông mái taluy dương;

- Nạo vét, khơi thông cống, rãnh hiện trạng bị vùi lấp;

- Nạo vét, dọn dẹp mặt cầu, sửa chữa tứ nón cầu bị hư hỏng;

- Bổ sung rãnh đá xây, rãnh BTCT, cống thoát nước dọc tuyến;

- Bổ sung các tấm đan qua nhà dân, đường giao;

- Sửa chữa, bổ sung hệ thống ATGT trên tuyến.

2. CƠ SỞ PHÁP LÝ

2.1. Các quy định của Chính phủ Việt Nam

Những luật và quy định của Việt Nam dưới đây được áp dụng cho Hạng mục sửa chữa

đường thi công vận hành:

Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày

23/6/2014;

Nghị định số 19/2015/NÐ-CP ngày 14/2/2015 về quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Nghị định số 18/2015/NÐ-CP ngày 14/2/2015 về quy định về quy hoạch bảo vệ

môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế

hoạch bảo vệ môi trường;

Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải và phế liệu;

Nghị định 155/NĐ-CP ngày 18/11/2016 về quy định xử phạt hành chính trong

lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 về quản lý chất thải

nguy hại;

Các Quy chuẩn Việt Nam liên quan đến bảo vệ môi trường: QCVN

05:2008/BTNMT: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí

xung quanh, QCVN 06: 2008/BTNMT: Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa

cho phép các chất độc hại trong không khí xung quanh; QCVN

Page 7: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 6

07:2008/BTNMT: Chất lượng không khí – Ngưỡng của các chất độc hại trong

không khí; QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước uống; QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước sinh hoạt; QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất

lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất

lượng nước ngầm; QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

chất lượng nước các vùng ven biển; QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt. Yêu cầu chung về bảo vệ môi

trường: QCVN 07:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để phân loại chất thải nguy

hại; QCVN 27:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung (thay thế

TCVN 6962: 2001 – Rung động do các công trình xây dựng và nhà máy – Mức

cho phép tối đa trong môi trường của khu vực công cộng và dân cư; QCVN

26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN

18:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng.

Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Xây dựng, Luật Lao

động, Luật Di sản văn hóa.

2.2. Chính sách an toàn của WB

Công tác sàng lọc môi trường theo các tiêu chí được mô tả trong Chính sách hoạt

động về Đánh giá Môi trường đã được tiến hành và cho thấy Hạng mục sửa chữa đường

thi công vận hành sẽ có tác động xấu từ mức độ ít đến vừa phải đối với môi trường và

sức khỏe con người. Chỉ chính sách Đánh giá môi trường của WB (OP/BP 4.01) được

áp dụng cho hạng mục này. Do vậy, hạng mục án này đã được xếp hạng là loại B về môi

trường.

3. SÀNG LỌC MÔI TRƢỜNG

3.1. Sàng lọc xác định tính hợp lệ về vị trí

Tên hạng mục: Sửa chữa, hoàn trả tuyến đường thi công vận hành trong và ngoài công

trường – Thủy điện Trung Sơn

Tỉnh: Thanh Hóa, Hòa Bình

Huyện: Quan Hóa - Thanh Hóa, Mai Châu - Hòa Bình

Page 8: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 7

Bảng 3.1. Sàng lọc tính hợp lệ về vị trí

Câu hỏi sàng lọc Giai đoạn xây dựng (các hoạt động sửa chữa) Giai đoạn vận hành

Có Mức độ ảnh hưởng Không Có Không

1. Vị trí hạng mục:

Vị trí dự án có gần hoặc nằm trong một trong những khu

vực nhạy cảm về môi trường sau đây?

Di sản văn hóa X X

Các khu vực bảo tồn X X

Đất ngập nước X X

Rừng trồng luồng, xoan X X

Cửa sông X X

Vùng đệm của khu vực bảo tồn X X

Sông và hồ chứa X Ít X

Kênh và hệ thống thủy lợi X X

Đất nông nghiệp X X

2. Tác động môi trường tiềm tàng

Có phải hạng mục sẽ gây ra:

Xâm lấn các khu vực lịch sử/văn hóa X X

Xâm hại hệ sinh thái (ví dụ: khu vực nhạy cảm hoặc bảo tồn,

vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, v.v) X X

Làm thay đổi cảnh quan X X

Gia tăng chất thải X Vừa phải X

Page 9: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 8

Câu hỏi sàng lọc Giai đoạn xây dựng (các hoạt động sửa chữa) Giai đoạn vận hành

Có Mức độ ảnh hưởng Không Có Không

Chặt bỏ thảm thực vật hoặc cây cối để dọn dẹp mặt bằng dọc

theo tuyến đường? X Ít X

Thay đổi chất lượng nước mặt hoặc dòng chảy X X

Tăng độ đục của nước do dòng chảy nước mặt hoặc xói lở X Vừa phải X

Nước thải từ khu vực lán trại đổ thẳng vào các nguồn nước

mặt hay không? X X

Nước thải thi công có đổ thẳng vào các nguồn nước mặt hay

không? X Vừa phải X

Có làm tăng mức độ bụi hay không? X Vừa phải X

Có làm tăng tiếng ồn và/hoặc độ rung hay không? X Vừa phải X

Thu hồi đất lâu dài X X

Thu hồi đất tạm thời X X

Có phải di dời các hộ gia đình hay không? Nếu có, bao nhiêu

hộ? X X

Khu tái định cư có phải là khu vực nhạy cảm về môi trường

và/hoặc văn hóa không? X X

Có rủi ro nào với việc phát tán bệnh tật từ công nhân xây

dựng cho dân cư địa phương (và ngược lại) không? X Ít X

Có xung đột tiềm tàng nào giữa công nhân xây dựng và người

dân địa phương không? X Ít X

Có dùng chất nổ hoặc hóa chất độc hại trong hạng mục

không? X Ít X

Trước đây đã có tai nạn nào xảy ra do mìn hoặc vật liệu nổ từ X X

Page 10: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 9

Câu hỏi sàng lọc Giai đoạn xây dựng (các hoạt động sửa chữa) Giai đoạn vận hành

Có Mức độ ảnh hưởng Không Có Không

chiến tranh sót lại?

Thi công hạng mục có gây xáo trộn cho giao thông trong khu

vực không? X Vừa phải X

Thi công hạng mục có gây hại cho hệ thống đường hiện có

không? X X

Đào đất trong khi thi công có gây xói mòn không? X Ít X

Hạng mục có cần mở đường công vụ mới không? X X

Hạng mục có gây ra chia cắt môi trường sống của hệ động,

thực vật không? X X

Hạng mục có tác động đến chất lượng không khí không? X Vừa phải X

Hạng mục có gây ra các rủi ro về tai nạn cho công nhân và

cộng đồng trong giai đoạn thi công không? X Vừa phải X

Hạng mục có tạo ra các chất thải độc hại không? X X

Hạng mục có gây ra rủi ro nào đối với an toàn và sức khỏe

con người không (tai nạn giao thông, điện giật, tại nạn lao

động v.v)?

X Vừa phải X

Page 11: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội

10

Đánh giá tác động xã hội

Các xung đột cộng đồng do tác động của xây dựng: Các hộ gia đình dọc theo con

đường sẽ bị làm phiền bởi bụi, tiếng ồn, độ rung và sự tiếp cận hạn chế tạm thời. Những tác

động này có thể làm cho các gia đình bị ảnh hưởng phải thay đổi các hoạt động hàng ngày

của họ như việc học tập (ở trẻ em), nấu ăn, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí… Bên cạnh đó, rối

loạn giao thông và rủi ro giao thông và an toàn tăng lên có thể ảnh hưởng đến thói quen đi

lại của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này chỉ là tạm thời,

không liên tục và có thể giảm thiểu bằng các biện pháp thích hợp.

Tác động xã hội và các vấn đề liên quan đến dòng người lao động

Tác động xã hội bao gồm xáo trộn cộng đồng bởi việc huy động công nhân đến khu

vực dự án. Ước tính khoảng 30 lao động sẽ được huy động để hoàn thành việc sửa chữa

đường trong vòng 5 tháng. Nhân viên sẽ ở trong nhà thuê do Nhà thầu thiết lập. Tuy nhiên,

sẽ có một số tương tác giữa người lao động trong cả khu vực xây dựng và chỗ ở thuê với

cộng đồng địa phương. Sự xáo trộn về mặt xã hội hoặc thậm chí xung đột có thể phát sinh

khi những người lao động có mặt trong khu vực dự án vì những lý do sau:

- Người lao động từ các khu vực khác có thu nhập, công việc và kỳ vọng khác nhau;

- Ngôn ngữ, hoạt động và lối sống của người lao động không phù hợp với văn hóa/

phong tục địa phương, đặc biệt nếu họ uống rượu, chơi cờ bạc, quấy rối tình dục hoặc mại

dâm.

- Tác động từ hoạt động xây dựng, đặc biệt là chất thải và nước thải có thể gây khó

khăn, ảnh hưởng hoặc thậm chí làm gián đoạn hoạt động hàng ngày của cư dân địa phương.

Liên quan đến ngôn ngữ và hành vi của người lao động, việc thực hiện hạng mục và

các hạng mục bổ sung cho thấy không có sự khác biệt về văn hóa hay phong tục giữa người

lao động và cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, xung đột xã hội có thể là một vấn đề nếu

người lao động sử dụng ngôn ngữ tiếng lóng không phù hợp. Xung đột xã hội sẽ nghiêm

trọng nếu người lao động quấy rối phụ nữ địa phương hoặc tham gia vào rượu hoặc cờ bạc.

Đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài nếu người lao động liên quan đến

gái mại dâm vì họ là nguyên nhân của các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.

Trong thực tế, các Nhà thầu xây dựng thường áp dụng các quy tắc nhất định để quản lý

công nhân, cấm hành vi không phù hợp và thực hiện lối sống lành mạnh. Các quy định như

vậy sẽ hữu ích cho việc quản lý các tác động xã hội. Tuy nhiên, các quy định hiện hành có

thể không đủ để quản lý mọi rủi ro/tác động xã hội và cần được tăng cường nếu Nhà thầu

giành được dự án.

Ngoài ra, chính quyền địa phương trong khu vực dự án có quy định về tạm trú, để

quản lý người tạm trú và người tạm trú trong khu vực. Điều này sẽ góp phần duy trì an sinh

xã hội trong khu vực dự án.

Về điều kiện sống, Nhà thầu có thể thuê nhà của người dân địa phương để cung cấp

chỗ ở cho người lao động. Nếu công nhân gây ô nhiễm cho nhà ở tại địa phương thì sự

phiền toái và sức khỏe của các hộ gia đình gần đó sẽ dẫn đến xung đột xã hội.

Page 12: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội

11

Các vấn đề liên quan đến dòng người lao động

Tác động xã hội tiêu cực tiềm ẩn của dòng lao động có thể bao gồm: (i) xung đột

phát sinh từ nhu cầu tăng lên về việc sử dụng cơ sở hạ tầng, dịch vụ và tiện ích hiện có, bao

gồm vận tải, y tế, giáo dục, nước và vệ sinh, quản lý chất thải, tiện ích công cộng và cộng

đồng, tôn giáo và các phương tiện giải trí, sự mất đất cho các tuyến đường tiếp cận, (ii) gia

tăng hoạt động tội phạm và lạm dụng rượu và ma túy, bạo lực gia đình, mại dâm, buôn lậu

và băng đảng, (iii) gia tăng bạo lực trên cơ sở giới, bao gồm quấy rối tình dục và tình dục

với trẻ em vị thành niên, xuất phát từ sự gia tăng đáng kể đặc tính của dòng lao động - nam

giới, tiền bạc, di chuyển (dòng người đổ đến), và sự pha trộn (tức là tương tác xã hội), (iv)

tăng các bệnh truyền nhiễm, bao gồm các vấn đề hô hấp, bệnh tiêu chảy, bệnh mang vật

trung gian truyền bệnh (như sốt rét) và các bệnh lây qua đường tình dục (ví dụ, HIV/AIDS,

giang mai, lậu, chlamydia, viêm gan B) và (v) lao động trẻ em. Mặc dù nhiều trong số các

tác động này đã được đề cập trong ESMP nhưng một số tác động bị thiếu như là bạo lực

giới, quấy rối tình dục, quan hệ tình dục với trẻ em và lao động trẻ em.

Tuy nhiên, những tác động và vấn đề tiềm ẩn được liệt kê ở trên liên quan đến dòng

lao động sẽ ít có khả năng là những mối lo ngại lớn của các công tác bổ sung này. So với

dân số của khu vực dự án, số lượng lao động rất nhỏ, chỉ có 50 người, một số hoặc nhiều

người trong số họ có thể đã làm việc trong khu vực dự án trước đây (vì ESMP này được lập

cho các hạng mục bổ sung thứ ba). Cũng cần lưu ý rằng Luật Lao động Việt Nam (Điều

165) quy định rằng các Chủ sử dụng lao động không được phép sử dụng những người dưới

18 tuổi để mang vác vật nặng, làm việc trong các công trình xây dựng, thực hiện công việc

phá dỡ hoặc làm việc dưới nước. Do đó, các Nhà thầu phải theo dõi tuổi lao động của người

lao động trong giai đoạn xây dựng của dự án để đảm bảo tuân thủ quy định này.

Kết luận:

Trong quá trình hoạt động, các tuyến đường thi công vận hành trong và ngoài công

trình của Dự án Thủy điện Trung Sơn hầu như không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường,

tác động chủ yếu diễn ra trong thời gian sửa chữa lớn. Trong giai đoạn này, các tác động

chính bao gồm: tăng lượng bụi, chất thải xây dựng, ô nhiễm không khí, nước, chất thải sinh

hoạt, sụ thay đổi của cảnh quan. Tuy nhiên, hầu hết các tác động này là không đáng kể,

ngắn hạn, mang tính chất cục bộ, và có thể được giảm nhẹ.

Về tác động đến cảnh quan, trong khu vực sửa chữa đường thi công và vận hành,

cũng không có cảnh quan đặc sắc nào cần phải được bảo tồn. Cảnh quan chủ yếu là cây

nông nghiệp, rừng trồng (luồng, xoan) mà là rất phổ biến trong khu vực.

Page 13: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội

12

4. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU NHÀ THẦU

PHẢI THỰC HIỆN

Hạng mục sửa chữa, hoàn trả tuyến đường thi công vận hành trong và ngoài công trường –

Thủy điện Trung Sơn có quy mô nhỏ, ngắn hạn do đó các tác động môi trường xã hội

không phức tạp. Hạng mục được áp dụng quy tắc môi trường thực tiễn (ECOPs) để giảm

thiểu các tác động môi trường và xã hội.

Quy tắc môi trường thực tiễn (ECOPs) là các biện pháp giảm thiểu những tác động chung

do các hoạt động dự án gây ra trong giai đoạn thi công và dự kiến đưa vào trong tài liệu

thầu và yêu cầu Nhà thầu thi công thực hiện.

CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

Các hoạt động thi công các công trình nhỏ được ECOPs này điều chỉnh là những hoạt động

có tác động ở mức độ hạn chế, tạm thời và có thể loại bỏ được và dễ dàng được quản lý

bằng các quy tắc thực hành xây dựng tốt. Các vấn đề về môi trường và xã hội trong tài liệu

này bao gồm:

Phát sinh bụi

Ô nhiễm không khí

Các tác động từ tiếng ồn và rung

Ô nhiễm nước

Thoát nước và kiểm soát lắng đọng

Quản lý kho dự trữ, các mỏ vật liệu và vật liệu mượn.

Chất thải rắn

Chất thải hóa chất và độc hại

Phá vỡ bao phủ thực vật và nguồn tài nguyên sinh thái

Quản lý giao thông

Gián đoạn các dịch vụ tiện ích

Phục hồi vùng bị ảnh hưởng

An toàn cho công nhân và công cộng.

Truyền thông đến cộng đồng địa phương

Quy trình phát lộ

KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM

Có một số quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, v.v… của chính phủ Việt Nam liên

quan đến các vấn đề môi trường và an toàn phù hợp với các hoạt động thi công và chất

lượng môi trường. Những quy định chính liên quan tới các vấn đề trong ECOPs được liệt

kê dưới đây:

Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam: bao gồm cả tiêu chuẩn về lấy mẫu và bảo quản

mẫu, phương pháp phân tích, tiêu chuẩn về chất lượng không khí, nước mặt, nước

ngầm, đất, tiêu chuẩn về khí thải, nước thải, tiêu chuẩn về bãi và các tiêu chuẩn về lò

đốt. Chúng bao gồm:

Môi trường nước:

Page 14: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội

13

- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước uống

- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

- QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước các

vùng ven biển

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải

sinh hoạt

- TCVN 5502:2003: Nước cấp sinh hoạt – Yêu cầu về chất lượng

- TCVN 6773:2000: Chất lượng nước – Chất lượng nước dùng cho thủy lợi

- TCVN 6774:2000: Chất lượng nước – Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống

thủy sinh

- TCVN 7222:2002: Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước

thải sinh hoạt tập trung

Môi trường không khí và đất:

- QCVN 05:2008/BTNMT: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không

khí xung quanh

- QCVN 06:2008/BTNMT: Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép các

chất độc hại trong không khí xung quanh

- QCVN 07:2008/BTNMT: Chất lượng không khí – Ngưỡng của các chất độc hại

trong không khí

Quản lý chất thải rắn:

- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của

các kim loại nặng trong đất

- TCVN 6438:2001: Phương tiện giao thông đường bộ – Giới hạn lớn nhất cho

phép của khí thải

- TCVN 6696:2009: Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu chung về

bảo vệ môi trường

- QCVN 07:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

Độ rung và tiếng ồn:

- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung (thay thế

TCVN 6962:2001 – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công

nghiệp - Mức tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân

- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (thay thế

TCVN 5948:1999 Âm học – Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát

ra khi tăng tốc độ - Mức ồn tối đa cho phép

- TCVN 5949: 1998 Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn

tối đa cho phép

Sức khỏe và an toàn lao động:

Page 15: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội

14

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về

các ứng dụng của 21 tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn lao động liên quan đến vi

khí hậu, tiếng ồn, độ rung, hóa chất – Ngưỡng cho phép trong môi trường làm

việc.

Cơ sở cho an toàn/xây dựng: Vị trí của các bãi thải và mục đích sử dụng khác được

thống nhất với chính quyền địa phương và tất cả các công trình trái đất được thực hiện

theo:

(i) Luật giao thông vận tải số 23/2008/QH12

(ii) Luật xây dựng số 16/2003/QH11

(iii) Nghị định số 73/2010/ND-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội

(iv) Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án

(v) Nghị định số 59/ND-CP về quản lý chất thải rắn

(vi) Nghị định số 1338/NĐ-CP về hướng dẫn kỹ thuật thi công tại khu vực có nền

móng yếu

(vii) Nghị định số 22/2010/TT-BXD về quy định về an toàn xây dựng

(viii) Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT về quản lý chất độc hại

(ix) Quyết định số 35/2005/QĐ-BGTVT về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật

và bảo vệ môi trường

(x) Chỉ thị số 02/2008/CT-BXD về các vấn đề an toàn và vệ sinh môi trường

trong các cơ quan xây dựng

(xi) TCVN 5308-91: Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong xây dựng

(xii) TCVN 4447:1987: Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu

(xiii) Kiểm soát không khí, tiếng ồn, độ rung được quy định trong TCVN

4087:1985 - (Sử dụng máy xây dựng - Yêu cầu chung).

Quy trình phát hiện ngẫu nhiên

(i) Luật Di sản văn hóa (2002)

(ii) Luật Di sản văn hóa (2009) – Bổ sung và sửa đổi

(iii) Nghị định số 98/2010/ND-CP – Bổ sung và sửa đổi.

CÁC YÊU CẦU GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO

Không tuân thủ bởi các Nhà thầu có thể dẫn đến đình chỉ công trình, xử phạt hành chính,

hoặc các hình phạt khác phải được viết rõ ràng ra trong HSMT và trong hợp đồng.

Nhà thầu chịu trách nhiệm thi hành ECOPs. Trách nhiệm giám sát thực hiện ECOPs được

chia sẻ giữa các Nhà thầu, BQLDA và Tư vấn giám sát thi công (TVGSTC). Cán bộ kỹ

thuật được chỉ định và cán bộ môi trường, an toàn của BQLDA có trách nhiệm giám sát

việc tuân thủ ESMP với sự đồng ý của Nhà thầu được lựa chọn. Ngân hàng Thế giới sẽ

định kỳ giám sát hoạt động thực hiện dự án do Ngân hàng tài trợ định kỳ là sáu tháng một

lần.

Tối thiểu, các Nhà thầu phải chuẩn bị một bản báo cáo hàng tháng về tuân thủ ECOPs được

nộp cho TVGSTC và BQLDA. TVGSTC là trách nhiệm giám sát hoạt động môi trường

tổng thể của dự án và trình BQLDA báo cáo giám sát hàng tuần, tháng và hàng quý.

Page 16: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 15

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

1. Phát sinh

bụi Nhà thầu chịu trách nhiệm tuân thu phap luât, các quy định của

Việt Nam vê chất lượng môi trường không khí.

Nhà thầu phải đảm bảo việc giảm thiểu sự phát sinh bụi và

người dân địa phương se không coi viêc p hát sinh bụi là phiền

toái; Nhà thầu phải thực hiện một kế hoạch kiểm soát bụi để

duy trì môi trường lao động an toàn và giảm thiểu sự xao trô n

cho các khu dân cư/nhà ở xung quanh.

Nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu

bụi (ví dụ : sử dụng xe tưới nước mặt đường , che phủ nơi tập

kết vật liệu,…) như đươc yêu câu.

Vật liệu khi đươc bôc dơ va vận chuyển phai đươc cô đ ịnh,

che phu môt cach thich hơp đê ngăn chặn sự rơi vãi của đất ,

cát, vật liệu hoặc bụi.

Bãi tập kết nguyên vật liệu và đất lộ thiên phải được che chắn ,

bảo vệ để chống xói mòn bởi gió . Khi lưa chon vi tri cac bai

này phả i tinh đên hương gio va vi tri cua cac điêm nhay cam

xung quanh.

Công nhân cần sử dụng mặt nạ phong chống bụi ở những nơi

mức độ bụi vươt qua giơi han quy đinh.

QCVN 05: 2009/

BTNMT: Quy chuân

kỹ thuật quốc gia về

chất lượng môi trường

không khí

Nhà thầu

2. Ô nhiễm

không khí Tất cả các phương tiện vận chuyển cần tuân theo các quy định

Việt Nam về kiểm soát giới hạn phat khí thải cho phép .

Các phương tiện vận chuyển tại Việt Nam phải được kiểm tra

đinh ky vê sư phat khí thải và đ ược câp chứng nhận “ Giấy

chứng nhận vê Tuân thu vê kiêm tra Chất lượng , An toàn kỹ

thuật và Bảo vệ môi trường” theo Quyết định số 35/2005/QĐ-

TCVN 6438-2005:

Các phương tiện giao

thông đường bộ. Giới

hạn lớn nhất cho phép

của khí thải.

QCVN

Nhà thầu

Page 17: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 16

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

BGTVT.

Không đươc đốt chất thải hoặc vật liệu xây dựng (ví dụ: nhựa

đường, vv…) trên công trường.

Các trạm xư ly, trôn bê tông cân đăt xa các khu dân cư .

05:2009/BTNMT: Quy

chuân kỹ thuật quốc

gia về chất lượng môi

trường không khí

3. Các tác động

từ tiếng ồn

và rung

đông

Nhà thầu có trách nhiệm thực thi các quy định của Việt Nam

liên quan đến tiếng ồn và độ rung.

Tât ca cac phương tiện cần phai có “ Giấy chứng nhận chất

lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường” theo Quyết

định số 35/2005/QD-BGTVT; để tranh viêc may moc phat sinh

tiếng ồn quá mức do không đươc bao dương đây đu .

Khi cần thiêt , phải thực hiện các biện pháp để giảm độ ồn tới

mức độ châp nhân đươc ; có thể bao gồm viêc lăp các thiêt bi

giảm thanh, giảm âm hoặc đặt máy thi công co đô ôn lơn trong

khu vực được cach âm.

Tránh hoặc giảm thiểu viêc giao thông vận chuyên đi qua khu

dân cư cũng như tránh đăt cac tram chế biến vật liệu trong khu

vực dân cư (như trộn xi măng).

QCVN

26:2010/BTNMT: Quy

chuẩn kỹ thuật quốc

gia về tiếng ồn

QCVN

27:2010/BTNMT:

Quy chuân kỹ thuật

quốc gia về độ rung

Nhà thầu

4. Ô nhiễm

nƣớc Nhà thầu cần có trách nhiệm thực thi các quy định của Việt

Nam vê viêc xa nươc thai vào các nguồn tiếp nhận.

Phải cung cấp nhà vệ sinh di động hoặc xây dựng nhà vệ sinh

cho công nhân xây dựng trên công trường . Nước thải từ nhà vệ

sinh cũng như nhà bếp , nhà tắm , bôn chậu rửa bát… sẽ được

đổ vào bể chứa để vân chuyên ra khoi công trường hoặc xả vào

hệ thống nươc thai thành phố ; không cho phep bất cứ sự xả

thải trực tiếp nào đến cac nguôn nươc.

QCVN

09:2008/BTNMT: Quy

chuân Kỹ thuật Quốc

gia về chất lượng nước

ngầm; Bổ sung QCVN

nước mặt

QCVN

14:2008/BTNMT: Quy

Nhà thầu

Page 18: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 17

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

Nước thải vượt quá ngương cho phe p theo tiêu chuân /quy

chuân kỹ thuật Việt Nam cần được thu gom vào bể , bôn chứa

và đưa ra khỏi công trường bởi đơn vị thu gom chất thải được

cấp phép.

Sắp xếp hợp lý việc thu gom , chuyển dong hoặc ngăn chặn

dòng nước thải từ các hộ dân để đảm mức tối thiểu về việc xả

nươc thải hoặc tắc nghẽn và ngập úng cục bộ.

Trước khi thi công , nhà thầu cần phải có tất cả các giấy

phép/chứng chỉ đô thải nước thải và các hợp đồng đổ nước thải

cần thiết.

Khi hoàn thành các công việc xây dựng , bể thu , thùng gom

nước thải và bể tự hoại sẽ được xử lý an toàn hoặc đong lai ,

trám bít có hiệu quả.

định kỹ thuật quốc gia

về nước thải sinh hoạt;

QCVN 40: 2009/

BTNMT: Quy chuân

kỹ thuật quốc gia về

nước thải công nghiêp;

TCVN 7222: 2002:

Yêu cầu chung về nhà

máy xử lý nước thải

tập trung;

5. Kiêm soat

thoát nƣớc,

trâm tich va

bun căn lắng

Nhà thầu cần theo sát thiết kế thoat nươc chi tiết co trong các

kế hoạch thi công , nhằm ngăn nước mưa gây ra ngập úng cục

bộ hay xói mòn đất dốc va các khu vực đấ t không đươc gia cô

bảo vệ tạo nên lượng lớn bùn đổ vào các dòng nước địa

phương.

Đảm bảo hệ thống thoát nước luôn bao dương s ạch bùn và các

rác thải khác.

Các khu vực trong dự án , trong công trương không bi xao trôn

bởi các hoạt động xây dựng cần được giữ nguyên điều kiện

hiện trạng.

Viêc đào đăp, phát quang, mái đắp đất sẽ được duy trì phù hợp

với các tiêu chuân kỹ thuật xây dựng , bao gồm các biện pháp

TCVN 4447:1987:

Công tác đất – Quy

phạm thi công

Thông tư số

22/2010/TT-BXD quy

định về an toàn xây

dựng

QCVN

08:2008/BTNMT –

Quy chuân kỹ thuật

quốc gia về chất lượng

nước mặt.

Nhà thầu

Page 19: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 18

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

như lắp đặt công , rãnh thoát nướ c hay sử dụng thực vật che

phủ.

Để tránh nươc rưa tr ôi mang theo bun , căn lăng có thể ảnh

hưởng xấu đến dòng nước , cân phai lắp đặt các công trình

kiểm soát bun , căn lăng tại những điểm cần thiết để làm chậm

lại hoặc chuyển hướng dòng chảy và bây giư bun căn lăng cho

đến khi thiết lập được thảm thực vật . Các cấu trúc kiểm soát

bùn có thể bao gồm rãnh đất , gơ đa, bể lắng bùn , bao rơm, hê

thông bao vê đâu vao cua mương thoat nươc , hàng rào đan, rào

chôi.

Tháo rút nước và dẫn dòng: trong trường hợp các hoạt động thi

công cân phai thực hiện trên đia hinh sông nươc (ví dụ : xây

dựng cống hoặc cầu vượt , xây tương chăn , công trình chống

xói mòn), các khu công trường cần được thao rut nước để viêc

xây dựng đươc thưc hiên trong điêu kiên khô thoang . Nước

chứa bun, trầm tích cần được bơm từ khu công trình đên công

trình kiểm soát bùn, trâm tich phu hơp đê xư ly trươc khi đô lai

vào dòng nước.

Sử dụng kỹ thuật như đăp bơ ; dẫn hay chuyên dòng trong quá

trình thi công để hạn chế sự hiện tượng xáo trộn trầm tích của

dòng nước.

Nắn dòng hoặc xây dựng đê quai sẽ yêu cầu các biện pháp

giảm thiểu đặc thù trong ESMP.

6. Quản lý kho

dự trữ và

mo đất đá

Những mỏ đât đa , vật liệu hoặc kho dự trữ quy mô lớn sẽ cần

có các biện pháp quan ly , giảm thiểu đặc thù nằm ngoài phạm

vi biện pháp đa xac đinh t rong ban “Quy tăc thưc tiên mô i

Page 20: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 19

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

vật liệu trương đô thi (ECOPs) này”.

Tất cả các đia điêm được sử dụng phải được xác định trước đó

theo cac tiêu chuân kỹ thuật xây dựng đa được phê duyệt . Cân

tránh các khu vực nhạy cảm như các điểm danh lam thắng

cảnh, các khu vực sinh cảnh tự nhiên , các khu vực gần các

nguôn tiêp nhân nhạy cảm hoặc khu vưc khac gần nguôn nước .

Phải xây dựng mương mở xung quanh khu dự trữ vật liệu để

chặn nước thải.

Đối với mỏ vật liệu được mở lần đầu , cân dư trư lơp đất mặt

và sau này sẽ sử dụng lại lớp đất này để khôi phục lại khu mỏ

trơ vê lai gân vơi điêu kiên tư nhiên ban đâu.

Phải xây tường bao cho khu vực đổ thải nếu cần thiết .

Viêc sư dung thêm các khu vực mới cho viêc dư trư, tâp kêt

hay khai thac vât liêu cân thiêt cho quá trình thi công phải

được phê duyệt trước bơi các kỹ sư xây dựng .

Khi các chủ sơ hưu đất bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng khu vực

đât cua ho cho viêc dự trữ , tâp kêt vât hay khai thac mỏ vật

liêu, các chủ sở hữu này phải được đưa vào kế hoạch tái định

cư của dự án.

Nếu cần có đường dân vào công trương thì đương dân nay

phải được xem xét trong đánh giá môi trường.

7. Chât thai

răn Viêc quan ly cac chất thải nguy hại không được đưa vao trong

ECOPs nay và sẽ đươc đưa vao phân các biện pháp giảm thiểu

cụ thể, đăc thu.

Nghị định số

59/2007/ND-CP về

quản lý rác thải

Nhà thầu

Page 21: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 20

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

Trước khi thi công, nhà thầu phải chuẩn bị một quy trình kiểm

soát chất thải (lưu trữ, cung cấp thùng, kế hoạch quét dọn công

trường, kế hoạch dỡ bỏ các thùng, vv) và nhà thầu phải tuân

thủ chặt chẽ quy trình này trong các hoạt động xây dựng.

Trước khi thi công , nhà thầu phải có tất cả các giấy phép hoặc

chứng chỉ đô chất thải cần thiết.

Cân thực hiện các biện pháp giảm thiêu hàn h vi vứt rác bừa

bãi va viêc xử lý đô rác thải môt cach câu tha . Tại tất cả các tri

trên công trương , Nhà thầu sẽ cung cấp các thùng rác , thùng

chưa và các phương tiện thu gom rác thải .

Trươc khi đươc thu gom va đô thai bơi môt đơn vi đư ợc cấp

phép (ví dụ URENCO ), chât thai răn có thể được lưu giữ tạm

thời trên công trương tai vi tri đa được phê duyêt bởi Tư vấn

Giám sát Xây dựng và các chính quyền địa phương liên quan.

Các thung , container chưa chất thải sẽ được đây nă p va phai

đam bao bên trong cac điêu kiên thời tiết và ngăn đ ược các

động vật ăn rac thối.

Không đươc đốt hay chôn lâp chât thai răn trên công trương.

Vật liệu có khả năng tái chế như các tấm van gỗ cho các công

trình mương rãnh, thép, vật liệu giàn giáo, bao bì, vv… sẽ

được thu gom và tách riêng tại hiện trường từ các nguồn thải

khác để tái sử dụng, sử dụng để san lấp, hoặc bán.

Nếu không được loại bỏ khỏi công trường , chất thải rắn hoặc

các rac thai xây dựng phai được xử lý tại một kh u vực đa đươc

xác định va phê duyệt bởi Tư vấn Giám sát Xây dựng và được

Thông tư số

12/2011/TT-BTNMT

về quản lý chất nguy

hại

Page 22: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 21

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

đưa vào quy trinh kiêm soat chât thai răn . Trong bât cư trường

hợp nao, Nhà thầu cũng không được phép tiêu hủy hay đổ thải ,

vật liệu vao cac khu vực nhạy cảm về mô i trường như cac khu

sinh quyển tự nhiên hoặc trong dòng nước.

Các chất thải hóa học thuộc các loại bất kỳ phải được đổ thải

tại khu chôn lấp thích hợp đa được phê duyệt và tuân thu với

các yêu cầu quy định địa phương. Nhà thầu phải có các giấy

chứng nhận đô thai cần thiết.

Viêc đô thai các vật liệu có chứa amiăng hoặc các chất độc hại

khác phai đươc thưc hiên bởi các công nhân được đào tạo và

đươc câp chưng chi chuyên môn .

Dầu mỡ đã qua sử dụng sẽ được đưa ra ngoài khu công trường

đến công ty tái chế dầu được phê duyệt.

Dầu đã qua sử dụng , chất bôi trơn , vật liệu làm sạch… đa sư

dụng để bảo dưỡng phương tiện , máy móc sẽ được thu gom

vào các thùng chứa và chuyển ra khỏi công trường bởi các

công ty tái chế dầu chuyên dung để x ử lý tại khu xư ly chất

thải nguy hại đã được phê duyệt.

Dầu đã qua sử dụng và các vật liệu đã bị ô nhiễm dầu có khả

năng chứa PCBs sẽ được lưu trữ cân thân để tránh rò rỉ hoặc

gây ảnh hưởng đến công nhân . Cần phai liên hê với Sơ Tai

nguyên Môi trường tỉnh để được hướng dẫn thêm.

Nhà thầu phải đổ thải các chất thải xây dựng tại các địa điểm

được phê duyệt. Các bãi thải phải được gia cố và trồng cây

phục hồi cảnh quan, ngăn ngừa xói mòn.

Page 23: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 22

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

8. Chất thải

nguy hại

Hóa chất thừa bất cứ loại nào được xử lý tại một bãi chôn lấp

thích hợp đã được phê duyệt và phù hợp với yêu cầu pháp lý

của địa phương. Nhà thầu phải có giấy chứng nhận xử lý cần

thiết.

Việc loại bỏ các vật liệu chứa amiăng hoặc các chất độc hại

khác phải được thực hiện và xử lý các nhân viên huấn luyện đặc

biệt và được chứng nhận.

Dầu sử dụng và dầu mỡ sẽ được loại bỏ và bán cho một công ty

sử dụng dầu tái chế đã được phê duyệt.

Dầu sử dụng, dầu nhờn, vật liệu làm sạch, vv từ việc duy trì các

phương tiện và máy móc sẽ được thu thập trong bồn chứa và

đưa đi xử lý tại đơn vị xử lý chất thải nguy hại đã được phê

duyệt.

Sử dụng dầu hoặc các vật liệu nhiễm dầu có tiềm năng có thể

chứa PCBs được thực hiện theo thủ tục quy định trong EMF để

tránh bất kỳ sự rò rỉ hoặc người lao động ảnh hưởng đến. Các

Sở TN&MT địa phương phải được liên lạc để hướng dẫn thêm.

Chưa sử dụng hoặc từ chối hoặc sản phẩm bitum sẽ được trả lại

cho nhà máy sản xuất của nhà cung cấp.

Các cơ quan liên quan có trách nhiệm kịp thời thông báo về bất

kỳ sự cố tràn vô tình hay cố ý.

Sử dụng các hóa chất thích hợp và phải ghi nhãn theo quy định.

Các chương trình truyền thông và đào tạo thích hợp cần được

đưa ra để chuẩn bị nhân nhận ra và đáp ứng với hóa chất nguy

hiểm tại nơi làm việc.

Chuẩn bị và bắt đầu một hành động khắc phục hậu quả sau đây

Quyết định số

23/2006/QĐ-BTNMT

với danh sách các chất

độc hại

Thông tư số

12/2011/TT-BTNMT

về quản lý chất độc hại

Nhà thầu

Page 24: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 23

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

bất cứ tràn hoặc sự cố. Trong trường hợp này, Nhà thầu phải

cung cấp báo cáo giải thích lý do sự cố tràn dầu hoặc sự cố,

hành động khắc phục hậu quả được thực hiện, hậu quả/ thiệt hại

từ vụ tràn dầu, và đề xuất biện pháp khắc phục.

9. Phá vỡ lớp

phủ thực vật

và tài

nguyên sinh

thái

Nhà thầu sẽ chuẩn bị Kế hoạch quản lý viêc giai phong măt

băng (GPMB), tái sinh thảm thực vật và phục hồi theo các quy

định đê Kỹ sư Xây dựng duyệt trươc . Kế hoạch GPMB phai

được Tư vấn Giám sát Xây dựng phê duyệt và phai được tuân

thủ nghiêm ngăt bơi Nhà thầu. Các khu vực được giải tỏa cần

giảm thiểu đên mức có thể.

Giải phóng mặt bằng trong khu vực rừng phải được sự cho

phép của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Nhà thầu cần boc tach lơp đất mặt khỏi những khu vực mà đất

mặt sẽ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động cai tao , bao gồm các

hoạt động tạm thời như lưu trữ, dự trữ…; lớp đất mặt đã bị bóc

ra sẽ được lưu trữ trong các khu vực đã thống nhất với Tư vấn

giám sát xây dựng để sau này sử dụng cho việc tái tạo tham

thực vật và sẽ được bảo vệ đầy đủ.

Không được phép sử dụng hóa chất đê giải tỏa , phát quang cây

côi.

Cấm đôn chặt bất cứ cây nào trừ khi được cho phép một cách

rõ ràng trong kế hoạch giải tỏa cây côi, thực vật.

Khi cần, dựng hàng rào bảo vệ tạm thời để bảo vệ hiệu quả

những cây cần bảo tồn trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động nào

trong khu vực.

Luật Bảo vệ Môi

trường số

52/2005/QH11

Nhà thầu

Page 25: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 24

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

Không đươc lam xao trôn cac khu vực có tầm quan trọng tiềm

năng như tài nguyên sinh thái trừ khi có sự cho phép trước đó

của Tư vân Giam sat Xây dưng . Tư vân Giam sat X ây dưng

cần tham khảo ý kiến của BQLDA , Tư vân Giam sat môi

trương đôc lâp (IEMC) và các chính quyền địa phương có liên

quan. Các khu vực quan trọng tiềm năng nà y bao gồm các khu

vực gây giống hoặc chăn nuôi chim hoặc động vật, các vùng

sinh sản của cá, hoặc bất cứ khu vực không gian xanh nào

được bảo vệ.

Nhà thầu phải đảm bảo rằng không có hiện tượng săn bắn , bẫy

hay đánh thuốc các loài động vật diễn ra.

10. Quản lý giao

thông Trước khi xây dựng, thực hiện tham vấn chính quyền và cộng

đồng địa phương và cảnh sát giao thông.

Sự gia tăng đáng kể các lượt phương tiện giao thông cần được

đưa vào giai quyêt trong kế hoạc h thi công va phai được phê

duyệt trươc đo . Viêc phân tuyến giao thông , đặc biệt đôi vơi

các xe cơ giới hạng nặng , cần phai tinh đến các khu vực nhạy

cảm như trường học, bệnh viện, và chợ.

Cần lắp đặt hệ thống chiếu sáng vào ban đêm nếu cần để đảm

bảo an toàn giao thông.

Đặt các biên bao xung quanh khu vực xây dựng để tạo điều

kiện cho an toan giao thông , cung cấp các chi dẫn đến các khu

vưc khác nhau của công trương , và cung cấp các chỉ dẫn và

biên cảnh báo an toàn.

Sử dụng các biện pháp kiểm soát an toàn giao thông , bao gồm

Luật giao thông vận tải

số 23/2008/QH12

Luật xây dựng số

16/2003/QH11

Luật 38/2009/QH12

ngày 19/6/2009 sửa

đổi, bổ sung một số

điều của các Luật liên

quan đến đầu tư xây

dựng cơ bản

Thông tư số

22/2010/TT-BXD quy

định về an toàn xây

dựng

Nhà thầu

Page 26: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 25

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

các biển hiệu đường bô /sông/kênh và ngươi phât cờ để c ảnh

báo tinh huông nguy hiểm.

Tránh vận chuyển vật liệu xây dựng trong giờ cao điểm.

Hành lang cho người đi bộ và phương tiện cơ giới trong và

ngoài khu vực xây dựng cần được cách ly với công trường và

có thể tiếp cận một cách dễ dàng, an toàn và thích hợp. Biển

hiệu phải được lắp đặt thích hợp cả ở đường thủy và đường bộ

tại những nơi cần thiết.

11. Gián đoạn

các dịch vụ

tiện ích

Đối với việc gián đoạn có kế hoạch hoặc không có kế hoạch

đến các dịch vụ tiên ich như nước, khí, điện, internet: Nhà thầu

phải thực hiện tham vấn trước và có kế hoạch dư phong những

tình huống bất ngờ với chính quyền địa phương về hậu quả khi

dịch vụ cụ thể bị hỏng hoặc gián đoạn hay tạm ngừng cung

câp.

Phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích có liên quan để

thiết lập các lịch trình xây dựng phù hợp.

Cung cấp thông tin cho các hộ dân bị ảnh hưởng về lịch trình

làm việc cũng như sự gián đoạn , tạm ngừng cung cấp các dịch

vụ dự kiến (ít nhất 5 ngày trước).

Cần tránh viêc tam ngưng cung cấp nước cho khu vực nông

nghiệp.

Nhà thầu cần đảm bảo cấp nước thay thế cho cư dân bị ảnh

hưởng trong trường hợp tam ngưng câp nươc kéo dài hơn 1

ngày.

Bất kỳ thiệt hại nào đôi vơi hê thông đương dây cáp của các hệ

Nghị định số

73/2010/ND-CP về xử

phạt hành chính các

vấn đề an ninh và xã

hội

Page 27: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 26

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

thống tiện ích hiên co phai đươc được báo cáo cho chính

quyền và sửa chữa càng sớm càng tốt.

12. Phục hồi các

vung bị ảnh

hƣởng

Các vùng giải tỏa như mỏ lộ thiên không còn được sử dụng ,

các khu vực đô thai, thiêt bi trên công trương, lán trại cho công

nhân, khu dự trữ , giàn giáo và bất kỳ vùng tạm nào đươc sư

dụng trong quá trình thi công các hạng mục của dự án sẽ được

phục hồi cảnh quan , cung câp hê thông thoát nước phu hơp và

trông lai cây côi, thực vật đây đu.

Bắt đầu trông cây , tái tạo thực vật sớm nhất khi có thể . Nhưng

loài thực vật bản địa thich hợp sẽ được lựa chọn để trồng và

phục hồi địa hình tự nhiên.

Các đống đất đá và sươn dốc bi đào bơi phai được lâp la i và

trồng cỏ để chống xói mòn.

Tất cả các vùng bị ảnh hưởng sẽ được tạo cảnh quan và thực

hiện ngay cac biên phap sưa chưa , phục hồi cần thiết , bao gồm

tạo không gian xanh, xây đường bô, cầu và các công trinh hiên

trạng khác.

Trồng cây xanh tại các vùng đât trông và sườn dốc để ngăn

chặn hoặc giảm thiểu sư sat lơ va duy trì sự ổn định cho sườn

dốc.

Đất bị ô nhiễm các chất hóa học hoặc chất nguy hại sẽ được

chuyển đi và chôn lấp tại các bai đô thai phu hơp.

Khôi phục đường và cầu bị hư hỏng do các hoạt động của dự

án.

Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và phải khôi phục

Luật về bảo vệ môi

trường số

52/2005/QH11

Nhà thầu

Page 28: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 27

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

các ảnh hưởng đối với các tài sản, cơ sở hạ tầng do mình gây

ra trong quá trình thi công.

13. An toàn lao

động và an

toàn công

cộng

Nhà thầu cần tuân thủ mọi quy định của Việt nam về an toàn

lao động.

Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch hành động để ứng phó với các

rủi ro và các tình huống khẩn cấp.

Chuẩn bị các dịch vụ cứu thương khẩn cấp ngay tại công

trường.

Tập huấn cho công nhân các quy định an toàn nghề nghiệp.

Nếu sử dụng cac phương phap gây nô , cần vạch ra các biện

pháp giảm thiểu và các biện pháp đam bao an toàn trong

ESMP.

Đảm bảo cung cấp những thiêt bi bảo vệ , miêng bit tai chông

ồn cho công nhân sử dụng máy móc gây tiếng ồn như đóng

cọc, nổ, trộn… để kiểm soát tiếng ồn và bảo vệ công nhân.

Trong quá trình phá dỡ các cơ sở hạ tầng hiện có , công nhân

và ngươi dân cần được bảo vệ khỏi manh vun rơi vãi bằng các

biện pháp như đặt máng trươt , kiểm soát giao thông và sử

dụng các khu vực hạn chế ngươi ra vao.

Lắp đặt các hàng rào , rào chắn, biên cảnh báo nguy hiểm /biên

báo khu vực cấm xung quanh khu công trường để chỉ rõ cho

người dân nguy hiểm có thể xảy ra .

Nhà thầu sẽ cung cấp các biện pháp an toàn như lắp đặt hàng

rào, rào chắn, dấu hiệu cảnh báo , hệ thống chiếu sang để ngăn

Thông tư số

22/2010/TT-BXD về

các quy định an toàn

xây dựng

Chỉ thị số 02

/2008/CT-BXD về các

vấn đề an toàn và vệ

sinh trong các đơn vị

xây dựng

TCVN 5308-91: quy

định kỹ thuật về an

toàn trong xây dựng

Quyết định số

96/2008/QD-TTg về

giải tỏa bom mìn sót

Nhà thầu

Page 29: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 28

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

chăn tai nạn giao thông cũng như các rủi ro khác cho người

dân và các khu vực nhạy cảm.

Nếu những bao cao đánh giá trước đây chỉ ra có thể có bom

mìn, vât liêu nô con sót lai (UXO), viêc giải tỏa vât liêu nô nay

phải được thực hiện bởi người có chuyên môn và phải theo kế

hoạch chi tiết được phê duyệt bởi Kỹ sư Xây dựng.

14. Các biện

pháp giảm

thiểu ảnh

hƣởng xã

hội và dòng

lao động

thông qua

quản lý công

nhân

Đăng ký danh sách công nhân với chính quyền địa phương.

Không sử dụng lao động trẻ em dưới 14 tuổi.

Thông báo cho cộng đồng ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu xây

dựng. Trong trường hợp nguồn cung cấp điện và nước bị gián

đoạn, BQLDA phải thông báo trước cho người dân bị ảnh

hưởng (PAH) ít nhất 2 ngày.

Tuyển lao động địa phương làm các công việc đơn giản.

Hướng dẫn người lao động về các vấn đề môi trường, an toàn

và sức khỏe trước khi giao nhiệm vụ. Khuyến khích các công

nhân từ nơi đến khác nắm bắt các phong tục, tập quán và thói

quen địa phương để tránh xung đột với người dân địa phương.

Chủ đầu tư và Nhà thầu phải hợp tác chặt chẽ với chính quyền

địa phương để thực hiện công tác vệ sinh cộng đồng hiệu quả

trong trường hợp có các triệu chứng dịch bệnh bùng nổ trong

khu vực.

Dự án sẽ hợp tác với cơ quan y tế địa phương trong việc xây

dựng và thực hiện các kế hoạch kiểm soát dịch bệnh cho người

lao động.

Công nhân ở tạm tại các lán trại và nhà thuê phải được đăng

Nghị định số

73/2010/ND-CP về

quy định xử phạt vi

phạm hành chính trong

lĩnh vực an ninh và trật

tự, an toàn xã hội

Nhà thầu

Page 30: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 29

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

ký tạm trú với chính quyền địa phương.

Tập huấn cho người lao động để nâng cao nhận thức về các

vấn đề liên quan đến an sinh xã hội, tệ nạn xã hội, bệnh tật và

dịch bệnh, mại dâm và sử dụng ma túy, môi trường, an toàn và

sức khỏe, HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm trong vòng 2

tuần trước khi tiến hành thực hiện gói thầu với các hạng mục

xây dựng kéo dài ít nhất 6 tháng.

Cấm công nhân:

+ Uống rượu trong giờ làm việc

+ Cãi nhau và đánh nhau

+ Đánh bạc và ham mê các tệ nạn xã hội như sử dụng ma túy

và mại dâm

+ Xả rác bừa bãi

+ Phân biệt đối xử về giới

+ Quấy rối tình dục và quan hệ tình dục với trẻ em và lao động

trẻ em

Lạm dụng tình dục và hành hung phụ nữ sẽ dẫn đến tội phạm

hình sự.

15. Truyền

thông đến

cộng đồng

địa phƣơng

Duy trì kênh liên lac mở với chính quyền địa phương và cộng

đồng dân cư liên quan; Nhà thầu sẽ phối hợp với các chính

quyền địa phương (lãnh đạo phường/xã, thôn) để thỏa thuận vê

lịch trình, kế hoạch cho các hoạt động xây dựng tại những khu

vực gần với khu vực nhạy cảm hoặc những thời điểm nhạy

cảm (ví dụ những ngày lễ hội tôn giáo).

Nghị định số

73/2010/ND-CP về

quy định xử phạt vi

phạm hành chính trong

lĩnh vực an ninh và trật

tự, an toàn xã hội

Nhà thầu

Page 31: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 30

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

Các bản sao tiếng Việt của Quy tăc thưc tiên môi trương đô thi

(ECOPs) và của các tài liệu an toàn môi trường liên quan khác

sẽ được cung cấp cho cộng đồng địa phương và người lao

động tại công trường.

Viêc giảm , mât cac không gian vui chơi và cac bãi đỗ xe : Sự

mất các tiện nghi trong quá trình thi công thường không tránh

khỏi việc gây bât tiên cho người dân tại các khu vực nhạy cảm .

Tuy nhiên, việc tham vấn sớm những đối tượng bị ảnh hưởng

sẽ tao cơ hôi đê điều tra , nghiên cứu và thực hiện những

phương án thay thế.

Phổ biến các thông tin của dự án cho những thành phần bị ảnh

hưởng (ví dụ chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các hộ

dân bị ảnh hưởng…) thông qua họp cộng đồng trước khi khởi

công.

Cung câp môt đia chi liên lac , tiếp xúc vơi cộng đồng đê từ đó

những bên quan tâm có thể nhận được thông tin về các hoạt

động trên khu vực, tình hình của dự án và kết quả thực hiện dự

án.

Cung cấp mọi thông tin , đặc biệt là những phát hiện vê kỹ

thuật, bằng ngôn ngữ mà người dân có thể hiểu được và bằng

hình thức tiện dụng cho những dân quan tâm và những can bô

được bầu thông qua việc chuẩn bị tờ rơi và các thông cáo báo

chí, khi những phát hiện quan trọng đươ c đưa ra trong giai

đoạn dự án.

Theo dõi những mối quan tâm của cộng đồng và những thông

tin yêu cầu khi dư an triên khai .

Page 32: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 31

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

Phản hồi những thắc mắc qua điện thoại và thư viết môt cach

kịp thời và đung mưc.

Thông báo cho cư dân địa phương về kế hoạch xây dựng , lịch

trình làm việc , sự gián đoạn các dịch vụ , các tuyến đường

vòng và các tuyến xe buýt tạm thời , các hoạt động nô va phá

dơ môt cach thích hợp.

Cung cấp tài liệu kỹ thuật và bản vẽ cho Uy ban Nhân dân tai

cộng đồng dân cư đặc biệt là phác thảo khu vực thi công và kê

hoạch quản lý môi trường (KHQLMT) của khu công trường.

Bảng thông báo sẽ được dựng tại tất cả các vi tri công trường

để cung cấp thông tin về người quản lý công trường , cán bộ

môi trường , cán bộ y tế và an toàn , số điện thoại và thông tin

về các nội dung khác như vậy người bị ảnh hưởng có thể có

kênh để nói lên mối quan tâm và những đề nghị của mình.

16. Thủ tục đôi

vơi cac phát

hiện ngẫu

nhiên

Nếu Nhà thầu phát hiện thấy các khu vực khảo cổ, các khu lịch sử, di

tích và vật thể, bao gồm hâm mô ho ặc các phần mộ riêng lẻ trong

quá trình đao bơi hoặc xây dựng, Nhà thầu sẽ:

Dừng các hoạt động xây dựng trong khu vực phát hiện ngẫu

nhiên;

Phân đinh ro rang vùng hoặc khu vực có phát hiện;

Bảo vệ khu vực để ngăn chặn bất cứ thiệt hại hoặt mất mát

các vật thể có thể lây đi đươc. Trong trường hợp vật cổ có thể

di dời hoặc các di tích nhạy cảm, bố trí một người bảo vệ ban

đêm cho đến khi chính quyền địa phương co thâm quyên

hoặc Sở Văn hóa và Thông tin tiếp quan;

Luật di sản văn hoá số

28/2001/QH10.

Luật di sản văn hoá

sửa đổi, bổ sung số

32/2009/QH12.

Nghị định số

98/2010/ND-CP bổ

sung và sửa đổi

Nhà thầu

Page 33: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 32

Các vấn đề môi

trƣờng – xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm

Báo cao cho Tư v ấn giám sát xây dựng, Tư vấn giám sát xây

dựng có trách nhiệm báo cho chính quyền địa phương hoặc

trung ương co thâm quyên v ề tài sản văn hóa của Việt Nam

(trong vòng 24h hoặc sớm hơn);

Chính quyền địa phương hoặc trung ương có liên quan sẽ chịu

trách nhiệm bảo vệ và cách ly khu vực trước khi quyết định

thủ tục tiếp theo. Việc này sẽ đòi hỏi một đánh giá sơ bộ về

phát hiện này. Ý nghĩa và tầm quan trọng của những phát hiện

được đánh giá theo những tiêu chi khác nhau liên quan đ ến di

sản văn hóa; bao gồm giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử, giá trị

khoa học hay nghiên cứu, giá trị xã hội và kinh tế;

Quyết định vê cách x ử lý các phát hiện là trách nhiệm của cơ

quan co thâm quyên . Điêu nay có th ể bao gồm thay đổi bố trí

(như khi tìm thấy một di tích văn hóa hoặc khảo cổ quan trọng

mà không thể dịch chuyển), bảo tồn, cách ly, phục hồi và cứu

hộ;

Nếu khu văn hóa và/hoặc di tích có giá trị cao và việc bảo tồn

khu vực được các nhà chuyên môn kiến nghị và được cơ quan

quản lý các di tích văn hóa yêu cầu, chủ dự án sẽ cần phai tiến

hành thay đổi thiết kế để thích ứng với yêu cầu và bảo tồn khu

vực;

Các quyết định liên quan đến viêc qu ản lý các phát hiện sẽ

được thông báo bằng văn bản bởi cơ quan hưu quan;

Các công việc xây dựng chỉ đươc tiếp tục sau khi được cấp

phép từ các cơ quan chính quyền địa phương chịu trách nhiệm

về an toàn của di sản.

Page 34: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 33 33 33

Quản lý công nhân và lực lƣợng lao động

Một mối quan tâm trong giai đoạn xây dựng của dự án là những tác động tiêu cực tiềm ẩn

của tương tác lực lượng lao động với cộng đồng địa phương. Vì lý do đó, Bộ Quy tắc ứng

xử sẽ được thiết lập để vạch ra tầm quan trọng của hành vi thích hợp, lạm dụng rượu và

tuân thủ các luật và quy định có liên quan. Mỗi nhân viên sẽ được thông báo về Quy tắc

ứng xử và bị ràng buộc bởi nó trong khi trong làm việc cho Chủ đầu tư hoặc các Nhà thầu

của Chủ đầu tư. Quy tắc ứng xử sẽ có sẵn cho cộng đồng địa phương tại các trung tâm

thông tin dự án hoặc nơi khác mà cộng đồng có thể dễ dàng tiếp cận.

Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp đào tạo phù hợp cho tất cả các nhân viên theo mức độ

trách nhiệm của họ đối với các vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn.

Quy tắc Ứng xử tối thiểu phải chứa các nội dung sau (nhưng không giới hạn ở đó):

- Tuân thủ các luật, quy tắc và quy định áp dụng của pháp luật;

- Tuân thủ các yêu cầu áp dụng về sức khỏe và an toàn (kể cả mặc trang thiết bị bảo

vệ cá nhân theo quy định, phòng tai nạn có thể tránh được và trách nhiệm báo cáo

điều kiện hoặc thực tiễn gây nguy cơ mất an toàn hoặc đe dọa môi trường);

- Ưu tiên sử dụng lao động địa phương;

- Nghiêm cấm việc sử dụng các chất, vũ khí, súng và đánh bạc bất hợp pháp;

- Không phân biệt đối xử (ví dụ trên cơ sở tình trạng gia đình, dân tộc, chủng tộc,

giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, tình trạng hôn nhân, dòng dõi, tuổi tác, tình trạng

khuyết tật hoặc chính kiến chính trị);

- Tương tác với các thành viên cộng đồng với thái độ tôn trọng và không phân biệt

đối xử;

- Cấm tạo ra phiền toái và xáo trộn trong hoặc gần cộng đồng;

- Nghiêm cấm sự thiếu tôn trọng các phong tục tập quán và truyền thống của địa

phương;

- Chỉ được phép hút thuốc ở các khu vực được quy định;

- Quấy rối tình dục (ví dụ cấm sử dụng ngôn ngữ hoặc hành vi, đặc biệt là đối với

phụ nữ hoặc trẻ em, mà không phù hợp, có tính chất quấy rối, lăng mạ, kích động

tình dục, hạ thấp hoặc không phù hợp về mặt văn hóa);

- Nghiêm cấm bạo lực hoặc bóc lột (ví dụ cấm việc trao đổi tiền bạc, việc làm, hàng

hóa, hoặc dịch vụ lấy tình dục, bao gồm cả ân huệ tình dục hoặc các hình thức làm

nhục, hạ thấp hoặc hành vi bóc lột);

- Bảo vệ trẻ em (bao gồm sự nghiêm cấm các hành vi chống lạm dụng, cưỡng dâm,

hoặc hành vi không được chấp nhận với trẻ em, hạn chế tương tác với trẻ em, và

đảm bảo sự an toàn của chúng trong các khu vực dự án);

- Người lao động được tiếp cận với nguồn cung cấp nước uống và các tiện ích vệ

sinh phù hợp được cung cấp bởi Chủ sử dụng lao động của họ chứ không phải các

khu vực mở;

- Tránh các xung đột lợi ích (như là không được cung cấp các lợi ích, hợp đồng,

hoặc việc làm, hay bất kỳ hình thức ưu tiên hoặc ưu đãi nào cho bất kỳ người nào

mà có mối quan hệ về tài chính, gia đình hoặc cá nhân);

Page 35: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 34 34 34

- Tôn trọng các hướng dẫn công việc hợp lý (bao gồm cả các quy tắc môi trường và

xã hội);

- Bảo vệ và sử dụng đúng cách tài sản (ví dụ, cấm hành vi trộm cắp, bất cẩn hoặc

lãng phí);

- Nghĩa vụ báo cáo các vi phạm Quy tắc này;

- Không trả thù những người lao động mà báo cáo các vi phạm Quy tắc này, nếu

báo cáo đó được thực hiện trung thực; và

- Lực lượng lao động lưu trú ở lán trại đến thăm cộng đồng địa phương sẽ phải ứng

xử theo cách phù hợp với Quy tắc ứng xử.

Quy tắc ứng xử phải được viết bằng ngôn ngữ đơn giản và được ký bởi mỗi nhân viên để

cho biết rằng họ đã:

• Nhận được một bản sao của Quy tắc này;

• Được giải thích về Quy tắc này;

• Thừa nhận rằng việc tuân thủ Quy tắc ứng xử này là một điều kiện của việc tuyển

dụng; và

• Hiểu rằng các vi phạm Quy tắc này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, tới mức

và bao gồm sự sa thải, hoặc chuyển đến các cơ quan pháp luật.

Các luật cấm. Các hoạt động sau đây bị cấm tại hoặc gần khu vực dự án:

- Đốn cây vì bất kỳ lý do gì ngoài khu vực xây dựng được phê duyệt;

- Săn bắn, đánh bắt cá, bắt giữ động vật hoang dã hoặc thu gom cây cối;

- Mua động vật hoang dã để lấy thực phẩm;

- Sử dụng các vật liệu độc hại không được phê duyệt, bao gồm sơn gốc chì, amiăng,

vv;

- Gây xáo trộn bất cứ thứ gì có giá trị kiến trúc hoặc lịch sử;

- Đốt lửa;

- Sử dụng súng (trừ các nhân viên bảo vệ được cho phép);

- Sử dụng rượu của công nhân trong giờ làm việc;

- Nghiêm cấm cờ bạc;

- Rửa xe ô tô hoặc máy móc ở suối hoặc lạch;

- Bảo trì (thay dầu và lọc) của xe ô tô và thiết bị ngoài khu vực được cho phép;

- Đổ rác thải ở những nơi không được phép;

- Lái xe không an toàn trên đường địa phương;

- Có lồng nuôi động vật hoang dã (đặc biệt là chim) trong lán trại;

- Làm việc không có thiết bị an toàn (kể cả ủng và mũ bảo hiểm);

- Gây phiền toái và xáo trộn trong hoặc gần các cộng đồng;

- Sử dụng sông và suối để giặt quần áo;

- Đổ thải rác hoặc chất thải xây dựng hay gạch đá vụn bừa bãi;

Page 36: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 35 35 35

- Vứt rác bừa bãi ở công trường;

- Làm đổ tràn các chất gây ô nhiễm tiềm ẩn, chẳng hạn như các sản phẩm xăng dầu;

- Thu gom củi;

- Săn bắt trộm dưới bất kỳ hình thức nào;

- Đánh bắt cá bằng hóa chất và vật liệu nổ;

- Nhà vệ sinh ngoài các cơ sở tiện ích được quy định; và

- Đốt rác thải và/hoặc thảm thực vật được phát quang.

An ninh. Một số biện pháp an ninh sẽ phải được đưa ra để đảm bảo hoạt động an toàn và

an ninh của lán trại và những người lưu trú ở lán trại. Một số biện pháp an ninh này bao

gồm:

- Danh sách công nhân phải được đăng ký với chính quyền địa phương theo quy

định hiện hành của Việt Nam;

- Trẻ em dưới 14 tuổi sẽ không được thuê trong Dự án;

- Phải cung cấp đầy đủ ánh sáng ban ngày và ban đêm;

- Kiểm soát lối vào lán trại. Sự tiếp cận lán trại phải được giới hạn ở lực lượng lao

động lưu trú, các nhân viên lán trại thi công, và những người tới thăm hoặc công

tác;

- Khách vào lán trại thi công được sự phê duyệt trước của người quản lý lán trại thi

công;

- Hàng rào an ninh bao quanh cao ít nhất 3m được xây dựng từ vật liệu thích hợp;

- Cung cấp và lắp đặt trong tất cả các tòa nhà các thiết bị chữa cháy và bình chữa

cháy di động.

Bất kỳ công nhân xây dựng, nhân viên văn phòng, nhân viên của Nhà thầu hoặc bất kỳ

người nào khác liên quan đến dự án bị phát hiện vi phạm các quy định cấm này sẽ phải

chịu các biện pháp kỷ luật có thể là từ sự khiển trách đơn giản đến việc chấm dứt sự

tuyển dụng của mình tùy vào mức độ vi phạm.

Công tác đất, quản lý mái dốc đào và lắp

Công tác đất, các mái dốc đào và đắp phải được quản lý cẩn thận để giảm thiểu các tác

động tiêu cực đến môi trường.

- Tất cả các công việc đào đắp phải được kiểm soát hợp lý, đặc biệt là trong mùa

mưa;

- Nhà thầu phải duy trì ổn định các mái dốc đào và đắp mọi lúc và gây ít xáo trộn

nhất có thể đối với các khu vực ngoài giới hạn quy định của công trình;

- Nhà thầu phải hoàn thành các hoạt động đào và đắp đến các mặt cắt cuối cùng tại

bất kỳ địa điểm nào càng sớm càng tốt và tốt nhất là thực hiện liên tục để tránh các

công việc đào đắp dang dở, nhất là trong mùa mưa;

- Cần có các đường thấm ngang phía trên các chỗ đào cao để giảm thiểu dòng chảy

nước và xói lở dốc;

- Nhà thầu phải sử dụng vật liệu đào để đắp, trừ khi CSC coi vật liệu này không phù

hợp cho công tác đắp;

Page 37: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 36 36 36

- Bất kỳ vật liệu cắt hoặc vật liệu không phù hợp nào được đào sẽ phải được đổ thải

tại các khu vực đổ thải được quy định như được sự chấp thuận của CSC.

1.1.1 Các biện pháp quản lý, ngăn ngừa và ứng phó với các rủi ro và sự cố

Các biện pháp phòng cháy, điện giật

Sự cố nghiêm trọng nhất cho toàn bộ khu vực sẽ là sự cố cháy nổ. Để ngăn ngừa các sự

cố này, các nhà đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau:

- Đường dây điện trong văn phòng và công trường xây dựng phải được lắp đặt an

toàn. Không được để đầu nối nguồn điện trên mặt đất và phải có phích cắm và ổ

cắm. Các bảng điện ngoài trời phải được đặt chắc chắn trong hộp/tủ bảo vệ;

- Quy tắc an toàn phải được dán tại công trường xây dựng;

- Các biển báo phải được lắp đặt tại các khu vực dễ có nguy cơ cháy nổ;

- Các công trường xây dựng phải được trang bị bình cứu hỏa;

- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng thích hợp;

- Lắp đặt thiết bị chữa cháy tự động cho toàn bộ khu vực;

- Lắp đặt hệ thống chữa cháy bên trong tường;

- Sắp xếp hệ thống cứu hộ cháy nổ;

- Thường xuyên kiểm tra phòng chống cháy nổ;

- Thường xuyên tuyên truyền, đào tạo cho cán bộ, công nhân về phương pháp

phòng cháy;

- Thiết kế và xây dựng hệ thống cấp nước có đủ dung lượng lưu trữ để đảm bảo

phòng cháy và bảo vệ toàn bộ khu vực hạng mục;

- Tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy, như Luật Phòng cháy

và PCCC, TCVN 2622-1995 về phòng cháy và chống cháy cho nhà và công trình -

Yêu cầu thiết kế; TCVN 5738-2000: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ

thuật, TCVN 5760-1993: Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và

sử dụng. TCVN 5040-1990: Thiết bị phòng cháy và chữa cháy nhóm – Ký hiệu

hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy - Yêu cầu kỹ thuật;

- Thường xuyên kiểm tra thiết bị về khả năng cháy và nổ như các thiết bị điện cho

các hoạt động hàng ngày;

- Quản lý việc sử dụng các thiết bị điện trong văn phòng và phòng điều hành của

nhà máy xử lý nước thải đúng cách. Tránh sử dụng các thiết bị điện quá tải có thể

ảnh hưởng đến hệ thống điện của toàn bộ công trình.

Các biện pháp để ngăn chăn lún

- Trước khi xây dựng, điều tra, khảo sát, phải được thực hiện trên địa chất của các

khu vực liên quan để xây dựng kế hoạch thi công phù hợp;

- Phải thực hiện củng cố bằng cọc và cọc thép tại công trường xây dựng cho các

tuyến ống có kích thước lớn và có độ sâu lớn;

Page 38: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 37 37 37

- Trong trường hợp xảy ra sự cố, việc xây dựng phải được đình chỉ ngay lập tức và

việc sửa chữa và bồi thường phải được thực hiện cho người dân địa phương.

Các biện pháp an toàn trong quá trình vận chuyển

- Khi ô tô được huy động, hệ thống điều khiển phanh, an toàn phải được kiểm tra,

phương tiện vận tải phải có đèn tỏa sáng rộng và biển báo;

- Khi sương mù hoặc khói gây ảnh hưởng đến tầm nhìn dưới 30m, hãy bật đèn vàng

hoặc đèn hậu. Khi tầm nhìn ít hơn 30m hoặc trời mưa hoặc có giông bão nguy

hiểm, xe ô tô phải dừng hoạt động;

- Phương tiện vận chuyển đến / từ các công trường xây dựng không được gây ra bụi

và bùn trên các tuyến đường.

5. BỐ TRÍ THỰC HIỆN SEMP

5.1. Trách nhiệm thực hiện SEMP

Trách nhiệm mà Nhà thầu phải chịu khi không tuân thủ các quy định trong khi

thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường (ESMP) như đình chỉ công việc, phạt hành chính

hoặc các hình phạt khác phải được giải thích rõ trong ESMP, trong HSMT, và trong hợp

đồng.

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trong công tác thực hiện ESMP. Trách nhiệm

trong việc giám sát thực hiện ESMP phải được phân định rõ ràng giữa Nhà thầu, BQLDA

và đơn vị Tư vấn giám sát công trình (CSC). Chương trình làm việc của Nhà thầu phải

phù hợp với những nguyên tắc và quy định trong ESMP được lập ra cho hạng mục sửa

chữa đường thi công vận hành. Chuyên gia kỹ thuật và cán bộ an toàn được BQLDA

phân công có trách nhiệm giám sát Nhà thầu trong việc thực hiện nghiêm túc theo ESMP

đã cam kết. WB có trách nhiệm giám sát định kỳ công tác thực hiện hạng mục sửa chữa

này.

Ít nhất, Nhà thầu phải lập báo cáo hàng tháng về tình hình thực hiện phù hợp với

ESMP và trình lên CSC và BQLDA. Các yêu cầu trong báo cáo cụ thể về hạng mục sửa

chữa đường thi công vận hành và hợp đồng được mô tả rõ trong ESMP. CSC chịu trách

nhiệm giám sát công tác thực hiện môi trường nói chung của công trình và trình lên

BQLDA thông qua các báo cáo giám sát hàng quý.

Để đảm bảo việc thực hiện ESMP một cách hiệu quả thì việc sửa chữa đường thi

công vận hành sẽ tiến hành các hoạt động sau.

5.1.1. Thiết kế và lập Hồ sơ mời thầu (HSMT)

Trong quá trình chuẩn bị mời thầu và thiết kế chi tiết, BQLDA phải tuân thủ

ESMP (các biện pháp giảm thiểu, các trách nhiệm của nhà thầu) bằng việc đưa tất cả các

yêu cầu tuân thủ ESMP vào trong các phụ lục đính kèm của HSMT và Hợp đồng được ký

với Nhà thầu.

Trong suốt quá trình chuẩn bị mời thầu và chuẩn bị hợp đồng, Nhà thầu phải thông

báo tất cả các trách nhiệm mà nhà thầu phải làm trong khi thực hiện liên quan đến các

biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường và cam kết thực hiện đúng quy định.

Page 39: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 38 38 38

5.1.2. Giai đoạn thi công

BQLDA sẽ giao trách nhiệm cho CSC và các kỹ sư tại hiện trường giám sát hàng

ngày công tác thực hiện an toàn của Nhà thầu. CSC và/hoặc các kỹ sư hiện trường sẽ thực

hiện, nhưng không giới hạn, các nhiệm vụ sau:

- Trước khi bắt đầu thi công, bắt buộc phải xác nhận rằng toàn bộ công tác bồi

thường đất và các cơ cở vật chất, công tác tái định cư và/hoặc thu hồi đất đã được hoàn

thành.

- Phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong suốt

quá trình thi công.

– Phải xác nhận việc Nhà thầu tuân thủ ESMP và kiểm tra xem xét kỹ lưỡng

những hư hại mà Nhà thầu gây ra.

- Nếu cần thiết, Nhà thầu phải cung cấp Biên bản yêu cầu nhà thầu bồi thường.

Việc thực hiện các biện pháp an toàn của Nhà thầu phải được mô tả trong báo cáo tiến độ

thực hiện hạng mục.

Vai trò và trách nhiệm giữa các bên trong quá trình thực hiện ESMP được tóm tắt trong

bảng sau:

Bảng 5.1. Bố trí thực hiện ESMP

Vai trò Nhiệm vụ Bên thực hiện

Chủ đầu tư - Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm cuối

cùng đối với công tác quản lý chung dự án,

kể cả quản lý môi trường

Công ty TNHH

MTV thủy điện

Trung Sơn

Cán bộ môi trường,

an toàn

- Cán bộ môi trường phải chịu những trách

nhiệm cụ thể và là đầu mối liên lạc về các

vấn đề về môi trường

BQLDA

Cơ quan quản lý và

thực hiện dự án

- Cơ quan này phải hịu trách nhiệm điều

phối và quản lý chung dự án, bao gồm

hướng dẫn và giám sát việc thực hiện EMP.

- Lập hồ sơ mời thầu bao gồm các biện pháp

giảm thiểu tác động môi trường cần được

thực hiện như đã nêu trong EMP.

- Lập kế hoạch và triển khai thực hiện các

hoạt động quản lý môi trường trong quá

trình thi công.

- Phối hợp với các bên khác liên quan khác

trong các hoạt động quản lý môi trường.

- Tiến hành quan trắc và giám sát nội bộ

- Giám sát và cung cấp ngân sách cho các

hoạt động quan trắc.

- Báo cáo các thông tin về môi trường cho

các bên liên quan

BQLDA

Page 40: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 39 39 39

Vai trò Nhiệm vụ Bên thực hiện

Tư vấn giám sát kỹ

thuật

- Tư vấn này chịu trách nhiệm giám sát Nhà

thầu trong giai đoạn thi công, kể cả việc

triển khai các hoạt động quản lý môi trường

trong khuôn khổ ESMP.

Tư vấn giám sát

Thi công của BQLDA

Nhà thầu thi công - Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với

công tác thi công và sự tuân thủ những yêu

cầu đề ra trong ESMP, bao gồm:

- Lập Hồ sơ Dự thầu thi công bao gồm các

biện pháp giảm thiểu tác động môi trường sẽ

được áp dụng, dự toán chi phí để thực hiện

các biện pháp giảm thiểu này.

- Trong quá trình chuẩn bị thi công và thi

công, phân công ít nhất một cán bộ thực

hiện giám sát nội bộ việc thực hiện các biện

pháp giảm thiểu tác động môi trường

- Áp dụng các biện pháp giảm thiểu đối với

tác động tiêu cực tiềm ẩn như đã nêu trong

ESMP.

- Tích cực thông tin cho người dân địa

phương và hành động để ngăn ngừa những

tác động gây ra từ công tác xây dựng.

- Đảm bảo có ít nhất một cán bộ giám sát sự

tuân thủ ESMP trước và trong khi thi công.

- Đảm bảo tất cả các hoạt động thi công đều

có được sự cho phép từ các cơ quan quản lý

liên quan.

- Đảm bảo tất cả công nhân và cán bộ hiểu

quy trình và nhiệm vụ của mình trong

ESMP.

- Báo cáo lên BQLDA về những khó khăn

gặp phải và đề xuất giải pháp.

- Báo cáo lên chính quyền địa phương và

BQLDA nếu xảy ra tai nạn về môi trường và

phối hợp với các cơ quan và những bên liên

quan để giải quyết các vấn đề này.

Nhà thầu do

BQLDA lựa chọn

Page 41: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 40 40 40

Khung Tuân thủ Môi trƣờng

(i) Các nghĩa vụ về Môi trƣờng của Nhà thầu

Trước hết, Nhà thầu phải tuân thủ để giảm thiểu tác động có thể xẩy ra do các hoạt động

thi công hạng mục này và thứ hai, áp dụng các biện pháp giảm thiểu trong ESMP để ngăn

ngừa thiệt hại và cản trở do tác động của giai đoạn thi cộng và vận hành gây ra cho cộng

đồng địa phương và môi trường.

Các hành động khắc phục không thể được thực hiện một cách hiệu quả trong quá trình thi

công phải được thực hiện khi hoàn thành công trình (và trước khi ban hành nghiệm thu

hoàn thành công trình).

Nghĩa vụ của Nhà thầu bao gồm nhưng không giới hạn trong các nội dung sau:

- Tuân thủ các yêu cầu lập pháp có liên quan chi phối lĩnh vực môi trường, y tế

cộng đồng và an toàn;

- Làm việc trong khuôn khổ phạm vi yêu cầu của hợp đồng và các điều kiện nhận

thầu khác;

- Bố trí đại diện của đội thi công tham gia vào các đợt kiểm tra công trường chung

do cán bộ môi trường của CSC đảm trách;

- Thực hiện bất kỳ hành động khắc phục nào do cán bộ môi trường của BQLDA và

CSC chỉ dẫn;

- Trong trường hợp có sự không tuân thủ/không nhất quán, thực hiện khảo sát và

trình đề xuất biện pháp giảm thiểu, và thực hiện các biện pháp khắc phục để giảm

tác động môi trường;

- Dừng các hoạt động thi công gây tác động bất lợi ngay sau khi nhận được chỉ thị

từ cán bộ môi trường của BQLDA và CSC. Đề xuất và thực hiện các hành động

khắc phục và thực hiện biện pháp thi công thay thế, nếu cần thiết, để giảm thiểu

các tác động môi trường; Việc Nhà thầu không tuân thủ sẽ là lý do để đình chỉ

công việc và các hình phạt khác cho đến khi sự không tuân thủ đó được giải quyết

thỏa mãn yêu cầu của cán bộ môi trường của BQLDA và CSC.

(ii) An toàn, Xã hội và Môi trƣờng của Nhà thầu (SEO)

Nhà thầu sẽ được yêu cầu cử (các) cán bộ có đủ năng lực làm cán bộ an toàn, xã hội và

môi trường hiện trường của Nhà thầu (SEO). SEO phải được tập huấn thích hợp về quản

lý môi trường và phải có các kỹ năng cần thiết để truyền đạt kiến thức về quản lý môi

trường cho tất cả những người tham gia vào hợp đồng. SEO phải chịu trách nhiệm giám

sát sự tuân thủ của Nhà thầu đối với các yêu cầu của ESMP và các yêu cầu kỹ thuật về

môi trường. Nghĩa vụ của SEO phải bao gồm nhưng không giới hạn trong các nội dung

sau:

- Tiến hành kiểm tra môi trường hiện trường để đánh giá và kiểm toán thực tiễn

hiện trường, thiết bị và biện pháp làm việc của các Nhà thầu liên quan đến kiểm

soát ô nhiễm và sự thích hợp của các biện pháp giảm thiểu môi trường đã thực

hiện;

- Giám sát sự tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng ngừa và kiểm soát ô

nhiễm và các yêu cầu của hợp đồng;

- Giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu môi trường;

Page 42: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 41 41 41

- Lập báo cáo kiểm toán về các điều kiện môi trường hiện trường;

- Điều tra các khiếu kiện và khuyến nghị các biện pháp khắc phục cần thiết;

- Tư vấn cho Nhà thầu về nhận thức, cải thiện môi trường và các biện pháp chủ

động phòng ngừa ô nhiễm;

- Khuyến nghị các biện pháp giảm thiểu phù hợp cho Nhà thầu nếu Nhà thầu không

tuân thủ. Thực hiện giám sát bổ sung trường hợp không tuân thủ theo chỉ dẫn của

Cán bộ Môi trường BQLDA và CSC;

- Thông báo cho Nhà thầu và cán bộ môi trường (của BQLDA và CSC) về các vấn

đề môi trường, trình Kế hoạch thực hiện ESMP cho cán bộ môi trường BQLDA và

CSC, và các cơ quan hữu quan, nếu được yêu cầu;

- Lưu hồ sơ chi tiết về tất cả các hoạt động hiện trường có thể liên quan đến môi

trường.

(iii) Giám sát môi trƣờng và xã hội trong giai đoạn thi công (CSC)

Trong giai đoạn thi công, một CSC đủ năng lực báo cáo lên BQLDA phải thực hiện giám

sát môi trường. CSC này sẽ cử (các) cán bộ môi trường và xã hội, sẽ chịu trách nhiệm

kiểm tra, và giám sát tất cả các hoạt động thi công để đảm bảo rằng các biện pháp giảm

thiểu đã được thông qua trong ESMP được thực hiện đúng, và đảm bảo rằng các tác động

bất lợi về môi trường của hạng mục này được giảm thiểu. CSC này phải huy động đủ số

lượng Kỹ sư Giám sát Môi trường có đủ kiến thức về bảo vệ môi trường và quản lý thi

công hạng mục để thực hiện các nghĩa vụ được yêu cầu và giám sát hiệu quả thực hiện

của Nhà thầu. Cụ thể, cán bộ môi trường của CSC sẽ:

- Thay mặt BQLDA xem xét và đánh giá xem liệu thiết kế thi công có đáp ứng các

yêu cầu của các biện pháp giảm thiểu và quản lý trong ESMP hay không;

- Giám sát hệ thống quản lý môi trường hiện trường của các Nhà thầu bao gồm hiệu

quả thực hiện, kinh nghiệm và cách xử lý các vấn đề môi trường của họ, và đưa ra

các chỉ dẫn khắc phục;

- Xem xét việc thực hiện ESMP của các Nhà thầu, thẩm tra và xác nhận các qui

trình giám sát môi trường, các thông số, các vị trí quan trắc, thiết bị và kết quả;

- Báo cáo tình hình thực hiện ESMP lên BQLDA và lập báo cáo giám sát môi

trường trong giai đoạn thi công.

(iv) Tuân thủ các Yêu cầu Hợp đồng và Pháp lý

Các hoạt động thi công phải tuân thủ không chỉ các yêu cầu về kiểm soát ô nhiễm và bảo

vệ môi trường theo hợp đồng mà còn phải tuân thủ các luật về kiểm soát ô nhiễm và bảo

vệ môi trường của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nhà thầu trình duyệt mọi thuyết minh biệt pháp thi công lên CSC và BQLDA để xem đã

bao gồm các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường đầy đủ chưa.

CSC và BQLDA cũng sẽ xem xét tiến độ và chương trình làm việc để kiểm tra rằng các

bộ luật liên quan về môi trường không bị vi phạm, và bất kỳ khả năng vi phạm luật pháp

nào đều được phòng ngừa.

Nhà thầu phải copy các tài liệu liên quan cho SEO và cán bộ môi trường của CSC và

BQLDA. Ít nhất, tài liệu này phải bao gồm báo cáo tiến độ công việc đã cập nhật, biện

pháp làm việc đã cập nhật, và đơn xin các giấy phép khác nhau theo luật bảo vệ môi

Page 43: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 42 42 42

trường, và tất cả các giấy phép có hiệu lực. SEO và cán bộ môi trường cũng phải có

quyền truy cập Sổ nhật ký Công trường, khi có yêu cầu.

Sau khi xem xét tài liệu, SEO hoặc cán bộ môi trường sẽ thông báo cho BQLDA và Nhà

thầu về bất kỳ sự không tuân thủ nào đối với các yêu cầu pháp lý và hợp đồng về bảo vệ

môi trường và kiểm soát ô nhiễm để họ có hành động tiếp theo. Nếu SEO hoặc cán bộ

môi trường kết luận rằng tình trạng của đơn xin giấy phép và bất kỳ công tác chuẩn bị

bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm nào không tuân thủ biện pháp làm việc hoặc có

thể gây ra sự vi phạm tiềm ẩn các yêu cầu về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm, họ

sẽ thông báo cho Nhà thầu và BQLDA.

(v) Hệ thống Khiếu kiện và Phạt

Trong khuôn khổ về sự tuân thủ, nếu CSC/cán bộ môi trường/BQLDA phát hiện thấy có

sự không tuân thủ các qui định về môi trường trong quá trình giám sát hiện trường thì 2%

giá trị của khoản thanh toán tạm thời cho Nhà thầu trong tháng này sẽ bị giữ lại. Nhà thầu

sẽ được cho một khoảng thời gian (do CSC/BQLDA xác định) để khắc phục vi phạm.

Nếu Nhà thầu khắc phục trong khoảng thời gian cho phép đó (được CSC/BQLDA xác

nhận), thì nhà thầu sẽ không bị phạt và sẽ được thanh toán khoản tiền giữ lại. Tuy nhiên,

nếu Nhà thầu không khắc phục thành công trong khoảng thời gian cho phép đó thì Nhà

thầu phải trả chi phí cho bên thứ ba khắc phục các thiệt hại đó (khấu trừ từ khoản tiền giữ

lại).

Nếu IEMC/CSC/BQLDA không phát hiện ra là Nhà thầu không tuân thủ các qui định về

môi trường thì họ sẽ chịu trách nhiệm thanh toán khoản tiền khắc phục vi phạm.

(vi) Báo cáo thực hiện

Các yêu cầu về báo cáo và giám sát của ESMP được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Stt Báo cáo đƣợc lập bởi Trình lên Tần suất báo cáo

1 Nhà thầu BQLDA Một lần trước khi bắt đầu thi công và sau

đó báo cáo hàng tháng

2 Tư vấn giám sát thi

công (CSC) BQLDA Hàng tuần và hàng tháng

4 Giám sát cộng đồng BQLDA

Khi cộng đồng có bất kỳ khiếu kiện nào về

việc thực hiện đảm bảo an toàn của hạng

mục này

6 BQLDA WB 1 lần/6 tháng

DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bảng trên đưa ra dự toán chi phí để thực hiện ESMP. Chi phí để thực hiện ESMP sẽ bao

gồm (i) chi phí để Nhà thầu thực hiện các biện pháp giảm thiểu, (ii) các phí tổn được

CSC giám sát, và (iii) chi phí quản lý an toàn cho BQLDA, bao gồm cả hỗ trợ về kỹ thuật

trong việc thực hiện các chính sách an toàn và các chương trình tập huấn.

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN (GRM)

Các khiếu kiện liên quan đến bất kỳ vấn đề nào của hạng mục này sẽ được giải quyết

thông qua các cuộc đàm phán để đạt được sự đồng thuận. Một khiếu kiện sẽ đi qua 3

Giai đoạn trước khi được chuyển đến tòa án. Cơ quan thi hành sẽ trả toàn bộ phí hành

Page 44: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 43 43 43

chính và pháp lý liên quan đến việc tiếp nhận các khiếu kiện. Chi phí này được tính vào

ngân sách của hạng mục này.

Quy trình khiếu kiện và giải quyết sẽ được thực hiện như sau:

Cấp đầu tiên Ủy ban Nhân dân Phường/Xã. Một hộ bị ảnh hưởng sẽ gửi khiếu kiện của

họ đến bất kỳ thành viên nào của Ủy ban Nhân dân xã/phường thông qua trưởng bản

hoặc trực tiếp đến Ủy ban Nhân dân phường/xã bằng văn bản hoặc lời nói. (Các) thành

viên nói trên của Ủy ban Nhân dân hoặc trưởng bản sẽ thông báo cho Ủy ba Nhân dân

phường/xã về khiếu kiện này. Ủy ban Nhân dân phường/xã sẽ làm việc trực tiếp với hộ

gia đình bị ảnh hưởng này và sẽ quyết định về việc giải quyết khiếu kiện sau khi nhận

khiếu kiện đó 5 ngày (quá trình này có thể mất 15 ngày ở vùng miền núi hoặc vùng sâu

vùng xa). Văn phòng Ủy ban Nhân dân xã/phường liên quan có trách nhiệm lập hồ sơ và

lưu trữ tất cả các khiếu kiện mà họ giải quyết.

Sau khi Ủy ban Nhân dân phường/xã ban hành quyết định của mình, hộ gia đình có liên

quan có thể kháng án trong vòng 30 ngày. Nếu đã ra quyết định thứ 2 nhưng hộ gia đình

đó vẫn chưa hài lòng với quyết định đó thì hộ gia đình đó có thể kháng án lên Ủy ban

Nhân dân Thành phố (CPC).

Cấp thứ 2 CPC. Ngay sau khi nhận được một khiếu kiện từ hộ gia đình, CPC có 15 ngày

(hoặc 30 ngày nếu là vùng miền núi và vùng sâu vùng xa) sau khi nhận khiếu kiện để giải

quyết trường hợp này. CPC có trách nhiệm lập hồ sơ và lưu giữ tài liệu về tất cả những

khiếu kiện mà họ xử lý.

Khi CPC đã ra quyết định, hộ gia đình có thể kháng án trong vòng 30 ngày. Nếu đã ra

quyết định thứ hai rồi nhưng hộ gia đình vẫn chưa hài long với quyết định đó thì họ có

thể kháng án lên Ủy ban Nhân dân Tỉnh (PPC).

Cấp thứ 3 PPC. Ngay sau khi nhận được một khiếu kiện từ hộ gia đình, PPC sẽ có 30

ngày (hoặc 45 ngày nếu là vùng miền núi và vùng sâu vùng xa) sau khi nhận khiếu kiện

để giải quyết trường hợp này. PPC có trách nhiệm lập hồ sơ và lưu giữ tài liệu về tất cả

những khiếu kiện đã trình lên.

Sau khi PPC đã ra quyết định, hộ gia đình có thể kháng án trong vòng 45 ngày. Nếu đã ra

quyết định thứ 2 rồi nhưng hộ gia đình đó vẫn chưa hài long với quyết định đó thì họ có

thể kháng án lên toàn án trong vòng 45 ngày. Lúc đó PPC sẽ phải trả tiền bồi thường vào

một tài khoản.

Cấp thứ 4 Tòa án thành phố/tỉnh. Trong trường hợp một người khiếu kiện đưa trường

hợp của mình lên tòa án thành phố/tỉnh và tòa án ra phán quyết có lợi cho người khiếu

kiện thì các cơ quan có thẩm quyền của thành phố/tỉnh phải tăng khoản bồi thường lên

đến mức mà tòa án đã phán quyết. Nếu phán quyết của toàn án có lợi cho CPC/PPC thì

người khiếu kiện sẽ được hoàn trả khoản tiền đã trả cho toàn án.

Quyết định phán quyết về việc giải quyết những khiếu kiện phải được gửi cho người

khiếu kiện và các bên liên quan và sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban

Nhân dân cấp liên quan. Người khiếu kiện sẽ nhận được phán quyết đó 3 ngày sau khi kết

quả giải quyết khiếu kiện ở cấp xã/phường/thị trấn được quyết định và 7 ngày ở cấp

huyện/thành phố hoặc tỉnh.

Để giảm thiểu số khiếu kiện ở cấp tỉnh, BQLDA sẽ phối hợp với chính quyền địa phương

tham gia và tư vấn trong việc giải quyết khiếu kiện và phản hồi các khiếu kiện.

Page 45: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 44 44 44

Nhân sự: Cán bộ môi trường và tái định cư do BQLDA chọn sẽ thiết kế và duy trì một cơ

sở dữ liệu về những khiếu kiện liên quan đến hạng mục từ các hộ bị ảnh hưởng bao gồm

các thông tin như: bản chất của khiếu kiện, nguồn và ngày nhận khiếu kiện, tên và địa chỉ

của người khiếu kiện, kế hoạch hành động, và hiện trạng.

Đối với những khiếu kiện bằng lời nói, ban tiếp nhận/hòa giải sẽ ghi lại những đề nghị

này dưới hình thức một khiếu kiện tại cuộc gặp đầu tiên với người bị ảnh hưởng.

Nhà thầu và Tƣ vấn giám sát thi công

Trong quá trình thi công, GRM cũng sẽ được các Nhà thầu quản lý dưới sự giám sát của

CSC. Các Nhà thầu sẽ thông báo cho các xã và cộng đồng bị ảnh hưởng về sự có sẵn

GRM để giải quyết những khiếu kiện và các mối quan ngại về hạng mục này. Việc này sẽ

được thực hiện thông qua tham vấn cộng đồng và qui trình công bố thông tin, theo đó các

Nhà thầu sẽ giao tiếp với các cộng đồng bị ảnh hưởng và các cấp chính quyền quan tâm

một cách thường xuyên. Các cuộc họp sẽ được tổ chức ít nhất là hàng quý, sổ tay thông

tin hàng tháng sẽ được xuất bản, các thông cáo sẽ được đưa lên phương tiện truyền thông

địa phương, và các thông báo về các hoạt động dự kiến tiếp theo sẽ được niêm yết, v.v.

Mọi khiếu kiện và hành động phúc đáp do các Nhà thầu thực hiện sẽ được ghi lại trong

các báo cáo giám sát đảm bảo an toàn hạng mục. Những khiếu kiện và phàn nàn về

những thiệt hại có thể được đưa ra theo cách sau:

- Bằng lời nói: trực tiếp với CSC và/hoặc cán bộ an toàn của các Nhà thầu hoặc đại

diện tại văn phòng hiện trường.

- Bằng văn bản: bằng cách trao tay hoặc gửi qua đường bưu điện một khiếu kiện

bằng văn bản đến các địa chỉ được chỉ định.

- Bằng điện thoại, fax, thư điện tử (e-mail): đến CSC, các đại diện hoặc cán bộ an

toàn của Nhà thầu.

Ngay khi nhận được một khiếu kiện, đại diện hoặc cán bộ an toàn của Nhà thầu, CSC sẽ

nhập khiếu kiện đó vào hồ sơ khiếu kiện và duy trì một sổ theo dõi các sự kiện liên quan

đến khiếu kiện đó về sau này, cho đến khi khiếu kiện đó được giải quyết. Ngay sau khi

nhận được, sẽ phải lập 4 bản sao của khiếu kiện đó. Bản gốc sẽ được lưu trong hồ sơ, 1

bản sao sẽ được cán bộ an toàn của Nhà thầu sử dụng, 1 bản sao sẽ được chuyển đến

CSC, và bản sao thứ 4 gửi đến BQLDA trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu

kiện.

Thông tin được ghi lại trong sổ theo dõi khiếu kiện sẽ gồm có:

Ngày và giờ khiếu kiện.

Tên, địa chỉ và thông tin liên hệ của người khiếu kiện.

Mô tả ngắn gọn về khiếu kiện.

Những hành động đã thực hiện để giải quyết khiếu kiện đó, bao những người liên hệ

và những điều phát hiện được tại từng bước trong quá trình giải quyết khiếu kiện.

Ngày và giờ liên hệ với người khiếu kiện trong quá trình giải quyết.

Cách giải quyết cuối cùng cho khiếu kiện đó.

Ngày, giờ và cách thức mà người khiếu kiện được thông báo về việc đó

Chữ ký của người khiếu kiện khi nhận được cách giải quyết.

Những khiếu kiện nhỏ sẽ được giải quyết trong vòng 1 tuần. Trong vòng 2 tuần (và hàng

Page 46: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 45 45 45

tuần về sau), văn bản trả lời sẽ được gửi cho người khiếu kiện (trao tay, bưu điện, fax, e-

mail) nói rõ quy trình đã thực hiện và tiến độ cập nhật.

Mục tiêu chính là giải quyết một vấn đề nhanh nhất có thể bằng những cách đơn giản

nhất, đòi hỏi càng ít người càng tốt, và ở cấp thấp nhất có thể. Chỉ khi một vấn đề không

thể được giải quyết ở cấp đơn giản nhất và/hoặc trong vòng 15 ngày mới đòi hỏi các cấp

có thẩm quyền khác tham gia. Tình trạng như thế có thể nảy sinh, chẳng hạn, khi có phàn

nàn về thiệt hại, khoản tiền phải trả không thể được giải quyết, hoặc nguyên nhân thiệt

hại được xác định

Cơ chế giải quyết khiếu kiện của WB: Các cộng đồng và các nhân nào tin rằng họ bị ảnh

hưởng bất lợi bởi các hạng mục do WB hỗ trợ có thể đệ trình khiếu kiện lên cơ chế giải

quyết khiếu kiện sẵn có ở cấp hạng mục hoặc Ban Giải quyết Khiếu kiện của WB (GRS).

GRS đảm bảo rằng những khiếu kiện mà họ đã nhận được xem xét đúng cách để giải

quyết các mối quan ngại liên quan đến hạng mục. Những cộng đồng và cá nhân bị ảnh

hưởng bởi hạng mục có thể đệ trình khiếu kiện của mình lên Ban Thanh tra Độc lập của

WB là Ban sẽ xác định xem thiệt hại đã xẩy ra hay có thể xẩy ra hay không do WB không

tuân thủ các qui trình và chính sách của họ. Các khiếu kiện có thể được đệ trình vào bất

kỳ thời gian nào sau khi các mối quan ngại đã được trực tiếp nêu ra để WB chú ý, và

Quản lý Ngân hàng đã được cho cơ hội để trả lời. Để biết thông tin về cách đệ trình khiếu

kiện lên Ban Giải quyết Khiếu kiện tập thể của WB (GRS), xin vui lòng truy cập

www.worldbank.org/grs. Để biết thông tin về cách đệ trình khiếu kiện lên Ban Thanh tra

WB, xin vui long truy cập www.inspectionpanel.org

THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN

Tham vấn chính quyền và cộng đồng địa phương đã được thực hiện trong giai đoạn

chuẩn bị dự án và vẫn có hiệu lực cho công tác sửa chữa đường thi công vận hành.

ESMP cuối cùng đã được công bố tại văn phòng TSHPCo, Ủy ban Nhân dân xã Trung

Sơn và Thành Sơn vào tháng 7/2018. Thông tin về ngày công bố đã được đăng trên

website của TSHPCo. Dựa trên nội dung về ESMP, người dân địa phương có thể có được

thông tin về hạng mục này và đóng góp ý kiến về các vấn đề môi trường của hạng mục.

ESMP cuối cùng cũng đã được gửi đến văn phòng WB tại Việt Nam để công bố trên hệ

thống của Ngân hàng.

Page 47: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI SỬA CHỮA TUYẾN …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2019/02/ESMP_Sua-chua-duong.pdfKế hoạch Quản lý Môi trường và

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội 46 46 46

THAM KHẢO

1 ECOPs của WB

2 Hướng dẫn của WB về đánh giá tác động môi trường

3 Báo cáo đầu tư, thiết kế để sửa chữa đường thi công vận hành