Top Banner
Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 1 TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 2 CÔNG TY TNHH MTV THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC VỤ TÍCH NƯỚC HỒ CHỨA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN Hà Nội, tháng 12 năm 2016
55

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Jan 15, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 1

TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 2

CÔNG TY TNHH MTV THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC VỤ TÍCH NƯỚC HỒ CHỨA

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN

Hà Nội, tháng 12 năm 2016

Page 2: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 2

Mục lục

1. Giới thiệu ............................................................................................................................. 4

1.1. Tổng quan ............................................................................................................................ 4

1.2. Mục tiêu của Báo cáo này .................................................................................................. 5

1.3. Phạm vi địa lý của nghiên cứu ........................................................................................... 6

2. Phƣơng pháp luận ............................................................................................................... 6

2.1. Tổng quan ............................................................................................................................ 6

2.2. Phƣơng pháp tiếp cận ......................................................................................................... 7

3. Xem xét các giải pháp kỹ thuật khả thi ............................................................................ 8

4. Thông tin cơ sở .................................................................................................................. 10

4.1. Tổng quan .......................................................................................................................... 10

4.2. Đối tƣợng tiếp nhận .......................................................................................................... 11

4.2.1. Giới thiệu ........................................................................................................................... 11

4.2.2. Hệ sinh thái ven sông ........................................................................................................ 11

4.2.3. Các đối tƣợng sử dụng nguồn tài nguyên ....................................................................... 12

5. Đánh giá các tác động tiềm ẩn ......................................................................................... 12

5.1. Những thay đổi dòng chảy sông trong quá trình tích nƣớc hồ chứa ............................ 12

5.2. Các tác động tiềm ẩn ........................................................................................................ 14

6. Kế hoạch Quản lý Môi trƣờng và Xã hội (ESMP) ......................................................... 27

6.1. Quản lý khu vực hồ chứa ................................................................................................. 27

6.2. Phƣơng pháp tiếp cận và các biện pháp giảm thiểu tác động hạ lƣu ........................... 28

6.3. Truyền thông ..................................................................................................................... 33

6.4. Bố trí nhân sự và nguồn lực ............................................................................................. 34

6.5. Tổ chức thực hiện ............................................................................................................. 34

6.6. Báo cáo ............................................................................................................................... 35

6.7. Chi phí ƣớc tính thực hiện ESMP ................................................................................... 36

Phụ lục 01 : Chính quyền địa phương và các cộng đồng đã tham vấn ...................................... 38

Phụ lục 2: Kế hoạch Truyền thông Tích nước Hồ chứa .............................................................. 41

Phụ lục 3: Đội Giám sát ............................................................................................................. 44

Phụ lục 4: Ban Chỉ đạo Tích nước Hồ chứa .............................................................................. 45

..................................................................................................................................................... 45

..................................................................................................................................................... 46

..................................................................................................................................................... 47

..................................................................................................................................................... 48

Phụ lục 5: Suối nhỏ ở hạ lưu ....................................................................................................... 53

Page 3: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 3

Danh mục các chữ viết tắt

% Phần trăm

0C Độ C

CPC Ủy ban Nhân dân Xã

DPC Ủy ban Nhân dânHuyeenj

D/S Hạ lưu (của dòng sông)

Ha Héc ta

kg/s Kilogam/giây

Km Kilomet

km/km2 Mật độ (đối với mạng lưới suối)

km2 Kilomet vuông

kV Kilovolts

M Mét

m/s Mét/giây

m3 Mét khối

m3/day Mét khối/ngày

m3/ha Mét khối/héc ta

m3/s Mét khối/ giấy

m3/year Mét khối/năm

Mm Milimet

MW Megawatt

pH Khả năng ion hydro

RCC Bê tông đầm lăn

ton/m3 Tấn/mét khối

TSHPP Dự án Thủy điện Trung Sơn

TSHPC Công ty thủy điện Trung Sơn

USD Đô la Mỹ

V Volts

VND Đồng Việt Nam

Page 4: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 4

1. Giới thiệu

1.1. Tổng quan

TSHPP 260MW nằm trên dòng sông Mã, cách chỗ hợp lưu với suối Quanh

khoảng 700m về phía hạ lưu, ở xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh

Hóa, Việt Nam (Xem hình 1-1). Công trường dự án nằm gần ba khu bảo tồn

Xuân Nha, Pù Hu và Hang Kia-Pà Cò. Khi hoàn thành, các hợp phần của dự án

sẽ như sau:

- Một đập cao 84,5m có chiều dài đỉnh là 513m.

- Tổng diện tích hồ chứa là 13,13km2, dung tích là 348,5m triệu m3 ở

mực nước dâng bình thường (FSL), tại cao trình 160m (FSL) và mực

nước chết (MOL) tại 150m.

- Đường vào công trường từ Co Lương (Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đến Co

Me (Trung Sơn, tỉnh Thanh Hóa) dài 20,4km; đường vào công trường

này bao gồm 2 cây cầu chính, một cầu ở chỗ ngã 3 gặp Quốc lộ 15 và

cầu kia bắc qua sông Mã để đến bờ phải sông.

- 65km đường dây truyền tải 220kV mạch kép nối dự án với đường dây

220kV Hòa Bình – Nho Quan, ở huyện Tân Lạc.

Việc thi công đập chính của Dự án Thủy điện Trung Sơn (TSHPP) gần như

hoàn tất và dự kiến tích nước hồ chứa vào cuối tháng 12/2016. Trên quan điểm

môi trường và xã hội, việc đảm bảo lưu lượng xả nước tối thiểu (thường được

nhắc đến là dòng chảy môi trường) trong quá trình tích nước hồ chứa và vào

toàn bộ khoảng thời gian trong quá trình vận hành sau đó vừa là nghĩa vụ theo

luật và các quy định trong nước (được củng cố thêm bởi một chỉ thị cấp bộ) vừa

là một yêu cầu cốt yếu của EMP của dự án này. Vì thế, Công ty TNHH MTV

Thủy điện Trung Sơn (TSHPC) có nghĩa vụ phải cung cấp thiết kế và kế hoạch

thực hiện đảm bảo sự tuân thủ thông số môi trường quan trọng này.

Vào thời điểm thẩm định dự án, tích nước hồ chứa được lên kế hoạch vào

cuối mùa mưa đòi hỏi có đến 1 tuần để hoàn thành. Nhiều nghiên cứu đã chứng

minh rằng không có loài được bảo vệ hoặc bị đe dọa nào tồn tại trong vùng dự

án vì thế có thể cho rằng tác động tiềm ẩn ở hạ lưu là hạn chế. Hơn nữa, kinh

nghiệm quốc tế cho thấy rằng các con sông dễ phục hồi và có thể nhanh chóng

khôi phục từ những tác động ngắn hạn như thế với lưu lượng nước hạn chế. Dự

án đã vạch kế hoạch xả dòng chảy môi trường theo yêu cầu thông qua cống xả

cát 2-3 ngày sau khi bắt đầu tích nước hồ chứa. Vì vậy, không cần có giải pháp

kỹ thuật và kế hoạch quản lý môi trường và xã hội nào cho hạ lưu trong quá

trình tích nước hồ chứa.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, ban đánh giá an toàn đập đã khuyến

nghị không tích nước hồ chứa vào mùa mừa vì những lý do an toàn và đã dẫn

đến khoảng thời gian tích nước hồ chứa tăng lên đến 3 tuần trước khi dự án có

thể xả nước qua đập tràn. Vì cống xả cát đặt bên trên cống dẫn dòng mà cần

được lấp bằng bê tông mất đến 3 tháng nên không thể sử dụng cửa xả để xả

Page 5: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 5

nước trong quá trình tích nước hồ chứa. Sau đó, TSHPC đã khảo sát nhiều giải

pháp kỹ thuật thay thế nhưng không có giải pháp nào là khả thi về mặt kỹ thuật

hoặc kinh tế và có thể thực hiện được để cung cấp ít nhất là 15 mét khối nước

xuống hạ lưu trong quá trình tích nước hồ chứa (xem mục 3. Đánh giá các Giải

pháp Kỹ thuật Khả thi).

Vì vậy, Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội phục vụ tích nước hồ chứa

(ESMP) này đã được xây dựng để giám sát và giảm thiểu những tác động bất lợi

ở hạ lưu trong quá trình tích nước hồ chứa.

Các tác động và biện pháp giảm thiểu cho khu vực hồ chứa và hạ lưu do thi

công và vận hành HPP đã được đưa vào Đánh giá Tác động Môi trường và Xã

hội (ESIA) và Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) của dự án vì thế sẽ không

thuộc ESMP. Các biện pháp giảm thiểu được bao gồm dưới đây, cho đến nay, đã

được hoàn thành thỏa đáng.

- Hoàn thành việc di dời các hộ bị ảnh hưởng và bồi thường cho tái định cư

và những tài sản của họ bị mất bao gồm đất canh tác trong khu vực hồ

chứa. Tất cả những hoạt động này đã được hoàn thành.

- Lập và thực hiện một kế hoạch thu dọn lòng hồ để thu dọn sinh khối và

bất kỳ chất thải nào trong khu vực hồ chứa. Kế hoạch này đã được lập và

hồ chứa đã được thu dọn theo kế hoạch này. MONRE đã ban hành thư về

việc hoàn thành thu dọn hồ chứa.

- Lập và thực hiện một kế hoạch di dời tài nguyên văn hóa vật thể (PCR)

trong khu vực hồ chứa. Những việc này cũng đã được hoàn thành, các vật

khảo cổ đã được di dời và các khu mộ bị ảnh hưởng đã được di dời.

- Xây dựng một mô hình chất lượng nước để giám sát thay đổi chất lượng

nước trong khu vực hồ chứa và hạ lưu để điều chỉnh công tác vận hành

nhà máy thủy điện nếu cần thiết để đảm bảo chất lượng nước hạ lưu và

thượng lưu không bị giảm xuống do vận hành nhà máy. Mô hình này đang

được thực hiện.

1.2. Mục tiêu của Báo cáo này

Mục tiêu của nghiên cứu này là (i) xác định và đánh giá các tác động môi

trường và xã hội (E&S) đã lường trước do tích nước hồ chứa theo kế hoạch tại

TSHPP; và (ii) xây dựng các biện pháp quản lý và giảm thiểu hiệu quả và có thể

giám sát được để giảm thiểu các tác động bất lợi lên các hợp phần môi trường có

giá trị cũng như sinh kế ở hạ lưu đập.

Báo cáo này phản ánh những phát hiện và kết luận từ đợt công tác chung của

cán bộ môi trường và xã hội TSHPC và đội dự án và tư vấn của Ngân hàng Thế

giới. Đợt công tác chung này bao gồm TSHPP và các khu vực bị tác động ở hạ

lưu đã được xác định trong một tuần, và được bổ sung bởi công tác chuẩn bị

thêm của cán bộ TSHPC.

Page 6: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 6

Báo cáo này cấu thành tổng quan khía cạnh môi trường và xã hội và những

tác động đi kèm với tích nước hồ chứa lần đầu, và một mô tả về phương pháp

tiếp cận và thực tế thực hiện các biện pháp giảm thiểu mà TSHPC đã lập hoạch.

1.3. Phạm vi địa lý của nghiên cứu

Phạm vi địa lý của đánh giá này trải dài 43km về phía hạ lưu đập đến chỗ

hợp dòng giữa sông Mã và sông Luồng. Khu vực này đã được xác định dựa trên

thực tế là dòng chảy bổ sung từ sông Luồng vào sông Mã tại chỗ hợp dòng vượt

quá dòng chảy môi trường tối thiểu 15m3/s như yêu cầu trong EMP dự án. Tuy

nhiên, TSHPC đã mở rộng khu vực nghiên cứu xuống 85km về phía hạ lưu từ

đập đến thủy điện Bá Thước 2 để đánh giá những tác động rộng hơn của việc

tích nước hồ chứa lên những đối tượng sử dụng nước như nuôi trồng thủy sản,

khai thác cát, và các xưởng sản xuất đũa.

Hình 1.3-1 Bản đồ vị trí thể hiện lưu vực sông mã và vị trí dự án

2. Phƣơng pháp luận

2.1. Tổng quan

Phương pháp luận đã được sử dụng để tiến hành đánh giá gồm (i) thu thập

thông tin và dữ liệu từ nhiều nguồn và tài liệu sẵn có khác nhau, và các chuyến

thăm hiện trường của đội tư vấn Ngân hàng và TSHPC; (ii) thảo luận chuyên

môn giữa TSHPC, đội thiết kế của họ, đội môi trường và xã hội, kỹ sư giám sát

và tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương và các cộng đồng bị ảnh

hưởng; (iii) đánh giá các tác động tiềm ẩn; xây dựng ESMP và truyền thông cần

thiết với các bên liên quan.

Page 7: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 7

Báo cáo này bao gồm một ESMP mô tả các kế hoạch của TSHPC và một

bảng kê các biện pháp truyền thông với các bên liên quan, quản lý các tác động

đã lường trước, và thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong quá trình tích nước

lần đầu làm giảm đáng kể dòng chảy sông Mã.

2.2. Phƣơng pháp tiếp cận

Báo cáo đánh giá các tác động bao gồm các phần sau:

- Xem xét tài liệu dự án sẵn có bao gồm thiết kế dự án, ESIA ban đầu,

ESIA bổ sung, v.v....

- Xác định và phân tích các giải pháp kỹ thuật khả thi cho phép dòng chảy

môi trường thỏa đáng xuống hạ lưu trong quá trình tích nước hồ chứa.

- Với điều kiện là không có giải pháp nào trong số các giải pháp kỹ thuật

đã xác định là khả thi và/hoặc đáp ứng đầy đủ yêu cầu dòng chảy hạ lưu

và các tác động hạ lưu được dự kiến là tạm thời và nhanh chóng được

khôi phục, một phương pháp tiếp cận quản lý và giảm thiểu đã được coi

là bao gồm một Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội phục vụ tích

nước hồ chứa sẽ được TSHPC thực hiện trong quá trình tích nước hồ

chứa. Một khảo sát đánh giá sơ bộ đã được đội TSHPC và tư vấn của

Ngân hàng cùng thực hiện trong thời gian 11-14/10 nhằm sàng lọc các

tác động tiềm ẩn về môi trường và xã hội trong quá trình tích nước hồ

chứa. Hoạt động chính bao gồm các chuyến thăm công trường và tham

vấn các bản, chính quyền xã và chính quyền tỉnh ở hạ lưu. Chi tiết về các

vùng và các cộng đồng đã được tham vấn được nêu trong Phụ lục 1. Một

cuộc khảo sát chi tiết tiếp theo đã được TSHPC tiến hành bao gồm một

vùng từ tuyến đập đến thủy điện Bá Thước 2 từ ngày 31/10 đến

17/11/2016 để thu thập dữ liệu và thông tin bổ sung và đánh giá mức độ

tác động.

- Việc xác định đối tượng tiếp nhận tiềm ẩn chính (các VEC môi trường,

các dịch vụ hệ sinh thái, nguồn nước, sinh kế phụ thuộc vào sông, nông

nghiệp và kinh doanh) mà có thể bị ảnh hưởng bởi giảm dòng chảy sông

trong thời gian ngắn thông qua các cuộc tham vấn và các chuyến thăm

hiện trường và đánh giá những tác động tiềm ẩn của chúng lên môi

trường tiếp nhận và những người sử dụng nguồn nước.

- Việc xây dựng một Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội phục vụ

tích nước hồ chứa (Mục 6 của Báo cáo này) dựa trên khả năng đã xác

định và tham vấn với các cộng đồng bị ảnh hưởng, chính quyền địa

phương, chuyên gia kỹ thuật, v.v... để TSHPC thực hiện. TSHPC thiết

lập một đội thực hiện chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch này để đảm

bảo rằng tất cả các hành động đã đề xuất được thực hiện đúng như kế

hoạch.

Page 8: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 8

3. Xem xét các giải pháp kỹ thuật khả thi

Dự kiến sẽ bắt đầu tích nước vào cuối tháng 12/2016. Để tuân thủ dòng chảy

môi trường trong quá trình tích nước, TSHPC đã nghiên cứu một loạt các giải

pháp kỹ thuật để đảm bảo dòng chảy môi trường tối thiểu 15m3/s. Việc tích

nước hồ chứa sẽ làm gián đoạn dòng chảy hạ lưu khoảng 15-20 ngày tùy vào lưu

lượng đến hồ. Ngay khi mực nước hồ chứa đạt đến 145m, dòng chảy hạ lưu sẽ

được duy trì bằng cách xả nước qua đập tràn (và gian máy nếu có thể). Các giải

pháp kỹ thuật sau đây đã được cân nhắc để xả dòng chảy hạ lưu khi mực nước

dưới 145m. Các giải pháp kỹ thuật đã được đánh giá dựa trên các thông số kỹ

thuật, kinh tế/tài chính. Các giải pháp kỹ thuật cũng được cân nhắc dựa trên các

tác động môi trường và xã hội.

a. Xả qua cống xả cát (cao trình 105.7m)

Dự kiến là mực nước sẽ đạt tới cao trình đáy cửa xả đáy 105,7m trong

khoảng 5 ngày kể từ khi bắt đầu tích nước hồ chứa. Ở điểm này, về mặt lý

thuyết thì dự án sẽ có thể xả nước qua cống xả cát để đáp ứng dòng chảy hạ lưu.

Tuy nhiên, do cửa cống xả đáy đặt phía trên cống dẫn dòng nên có thể sẽ không

khả thi về mặt kỹ thuật để xả lượng nước cần thiết qua cửa xả cống xả cát trong

khi đổ bê tông nút cống dẫn dòng và khoan phun mà sẽ mất khoảng 3 tháng.

Thay vào đó, dự án có thể xả đến 0,7m3/s qua 2 van bố trí ở cửa van sửa chữa

của cống xả cát. Giải pháp kỹ thuật này sẽ được thực hiện.

b. Xả qua cửa nhận nước (cao trình 133m)

Vào lúc bắt đầu tích nước hồ chứa, việc lắp đặt các tổ máy phát chưa hoàn

thành hoàn toàn nên không thể xả nước qua các tổ máy.

c. Xả qua đập tràn

Khi mực nước hồ chứa lên đến cao trình 145,0m, thì có thể xả dòng chảy

môi trường qua các khoang tràn từ 1- 4. Lưu lượng xả có thể bằng lưu lượng

dòng chảy đến hồ. Việc này là khả thi và hoàn toàn thực hiện được. Tuy nhiên,

sẽ mất khoảng 20 ngày để nước đạt đến cao trình này và được xả xuống hạ lưu.

d. Xây dựng các kết cấu tạm (chẳng hạn như đập, hồ chứa) trên sông mã

và các nhánh sông của sông Mã:

Sông Mã có đặc thù là mái dốc nghiêng sâu và các điều kiện lòng sông

phức tạp nên việc thi công các kết cấu tạm trên sông để cung cấp đủ lưu lượng

môi trường có thể sẽ phức tạp về mặt kỹ thuật, tốn kém và không hiệu quả.

Thêm vào đó, việc thi công các kết cấu sông tạm thời như thế sẽ đòi hỏi quá

trình phê duyệt kéo dài của Chính phủ về thiết kế kỹ thuật, giao đất, đánh giá tác

động môi trường và xã hội, v.v… làm chậm việc tích nước hồ chứa thêm hơn 12

tháng nữa.

Tuy nhiên, bất chấp những sự chậm trễ đó, cũng không thiết thực và hiệu quả

khi xây các kết cấu tạm nhỏ để cứu hộ cá có xét đến nguồn tài nguyên nghèo

nàn của sông Mã và thực tế là toàn bộ cá mắc kẹt sẽ bị người dân địa phương bắt

ngay khi chúng bị mắc kẹt trong những vũng nước đó. Giám sát và thực thi việc

Page 9: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 9

bảo vệ cá trong các vũng nước có thể là một thách thức. Các biện pháp khác

được đề xuất trong ESMP trong quá trình tích nước cho việc bắt và chuyển cá

được cân nhắc có hiệu quả hơn là việc xây dựng các cấu trúc tạm.

Bơm nước từ hồ chứa.

Có thể sẽ cần đến một số bơm công nghệ cao do cột nước bơm rất cao vượt

quá 50m và công suất xả yêu cầu rất lớn 15m3/s. TSHPC và đội Ngân hàng đã

thảo luận với các nhà sản xuất bơm khác nhau gồm nhà sản xuất bơm hàng đầu

thế giới. Tuy nhiên, phương án này trở nên hầu như không khả thi đặc biệt là

không chắc chắn về mặt kỹ thuật trong điều kiện mực nước hồ chứa thay đổi

nhanh. Ngoài những thách thức về kỹ thuật, thì không có bơm nào như thế có

sẵn ở Việt Nam. Chi phí mua bơm sẽ khoảng 4 triệu USD cộng thêm tiền công

vận chuyển, lắp đặt và vận hành. Một cách lạc quan thì có thể sẽ mất tối thiểu là

9-12 tháng để đặt hàng và lắp đặt bơm đến công trường dự án mà điều này sẽ

làm chậm đáng kể tiến độ dự án gây nên tổn thất cơ bản về kinh tế khi đất nước

đang đối mặt với thiếu hụt điện và dự án này có tính quyết định góp phần vào

nguồn cung điện cho lưới điện quốc gia.

Dùng ống xi phông:

Sự chênh lệch cao trình giữa mực nước hồ chứa ở thượng lưu và đỉnh đập

tràn là một yếu tố hạn chế lớn do khả năng xẩy ra sự giảm áp và xâm thực trong

đường ống, mà có thể làm cho việc vận hành ống xi phông không thể áp dụng

đươc đối với hầu hết khoảng thời gian tích nước. Ngay cả khi dùng xi phông để

xả dòng chảy môi trường trong một khoảng thời gian rất ngắn thì thiết kế và thi

công hệ thống ống mềm dọc theo đầu bích nối qua địa hình dốc dài cũng tốn

thời gian và tốn tiền mà việc này sẽ làm chậm đáng kể việc tích nước hồ chứa

nên phương án này không khả thi.

Xin lưu ý rằng tốc độ tăng mực nước hồ chứa là tương đối cao từ 90 masl

đến 145 masl với tốc độ khoảng 2,7-3,5m/ngày. Điều kiện vận hành này cùng

với địa hình hiện trường dốc ở thượng lưu và hạ lưu có thể làm việc việc lắp đặt

bơm nổi và xi phông phức tạp hơn về mặt kỹ thuật, tốn kém bao gồm cả việc

thiết kế, bố trí mặt bằng và lắp đặt.

Kết luận:

Đánh giá kỹ thuật chứng minh rằng tất cả các giải pháp kỹ thuật đã xác định,

trừ giải pháp xả 0,7m3/s qua 2 van được bố trí tại cửa van sửa chữa cống xả cát,

đều có tính thách thức về mặt kỹ thuật và thực hiện nó về căn bản có thể sẽ gây

chậm trễ cho việc vận hành dự án gây nên tổn thất về kinh tế cho Việt Nam là

đất nước đang thiếu điện. Điều quan trọng tương đương, tác động môi trường và

xã hội tiềm ẩn do tích nước hồ chứa gây ra là những tác động ngắn hạn và tương

đối nhỏ, với dòng sông sẽ phục hồi hoàn toàn ngay khi lưu lượng nước phục hồi

trở lại. Để giảm thiểu tác động ngắn hạn và tương đối nhỏ, TSHPC đã lập một

Kế hoạch Đánh giá và Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) phục vụ tích nước

hồ chứa nhằm giám sát, giảm thiểu và quản lý các tác động tại hạ lưu đập.

Page 10: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 10

Một điều cũng quan trọng là lưu ý rằng sông này không bị khô cạn hoàn toàn

trong quá trình tích nước hồ chứa nhưng có lưu lượng nước của các nhánh sông

dọc theo sông này góp vào như được trình bày trong bảng dưới đây:

Khoảng cách

tính từ đập

(km)

Tên nhánh sông

Lưu

lượng

đến

(m3/s)

Lưu

lượng lũy

tiến

(m3/s)

0km Trung Sơn HPP 0,70 0,70

3km Suối Pạo 0,20 0,90

6km Suối Pó 0,20 1,10

8km Suối Nanh 3,15 4,25

10km Suối Quýt 0,50 4,75

11km Suối Pu 0,60 5,35

Suối Cải 0,30 5,65

Suối (không tên) 0,30 5,95

Suối Quyên 0,10 6,05

Suối Ngờ 0,30 6,35

20km Suối Xia 5,00 11,35

Suối Pưng 5,00 16,35

Suối (không tên) 5,00 21,35

Suối Éo 0,30 21,65

Suối sát với Hồi Xuân

HPP 0,20 21,85

Suối Mướp 0,50 22,35

42,7km Sông Luồng 80,00 102,35

Suối Han Khó 1,00 103,35

4. Thông tin cơ sở

4.1. Tổng quan

Việc thu thập thông tin cơ sở đã được thực hiện trong khoảng thời gian 10-

14/10/2016 và thông tin bổ sung về dòng chảy sông đã được TSHPC cung cấp.

Đợt thu thập số liệu khác đã được tiến hành vào khoảng thời gian 31/10-

17/11/2016. Các chuyến thăm hiện trường và khảo sát đã được tiến hành dọc

sông Mã về phía hạ lưu từ TSHPP đến thủy điện Bá Thước đang vận hành ước

tính khoảng 80km về phía hạ lưu. Trong các chuyến thăm hiện trường, tất cả các

dòng suối và sông chảy vào đều đã được lưu ý và đánh giá bằng mắt thường về

dòng chảy của những dòng sông, suối này đã được ước tính. Tất cả các đặc tính

có thể bị ảnh hưởng và đối tượng sử dụng nguồn nước cũng đã được lưu ý.

Ngoài ra, các nghiên cứu khác đã được chuẩn bị sẵn để đánh giá bao gồm

“Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội Bổ sung (SESIA) của dự án thủy

điện Trung Sơn, 2011”, “Đa dạng sinh học cá và nghề cá, 2008” và “Đánh giá

Page 11: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 11

Tác động của Dự án Thủy điện Trung Sơn lên các Khu bảo tồn và Đa dạng sinh

học trên cạn, 2008”.

4.2. Đối tƣợng tiếp nhận

4.2.1. Giới thiệu

Như với bất kỳ đánh giá nào về môi trường và xã hội ven sông, có hai loại

đối tượng tiếp nhận đó là (i) bản thân hệ sinh thái ven sông; và (2) đối tượng

nhận phụ thuộc vào việc sử dụng nguồn nước

4.2.2. Hệ sinh thái ven sông

Sông ở tuyến đập là một dòng sông lõm xuống khá sâu, dòng chảy tương đối

nhanh, tương đối xiết, do vị trí của nó ở lưu vực trên của lưu vực sông mã, vì thế

bị ảnh hưởng khá nhanh bởi lượng mưa lớn ở những đồi xung quanh.

Như là một phần của các nghiên cứu cho dự án này, điều tra cá đã được tiến

hành và xác định rằng sự di cư của cá trong sông Mã chủ yếu xuất hiện ở đoạn

dưới và giữa của lưu vực sông lên đến 100km tính từ cửa sông. Khoảng cách từ

tuyến đập đến cửa sông là khoảng 200km. Đáng kể, kiểu di cư của cá trong khúc

sông cách Trung Sơn khoảng 100km về hạ lưu không phải là phổ biến. Vì thế,

tác động lên cá được coi là có mức độ thấp đặc biệt là khi khoảng thời gian giảm

lưu lượng ngắn và các loài cá thích nghi với dòng chảy thấp vào mùa kiệt.

Có 1.873 loài thực vật thuộc 152 họ trong khu vực TSHPP. Thảm thực vật

trong khu vực TSHPP gồm có rừng hỗn hợp bao gồm cây lá rộng, tre nứa, thông

và trảng cỏ. Rừng tự nhiên trong khu vực TSHPP đã bị khai thác đáng kể cho

các mục đích thương mại và sử dụng trong gia đình. Thực bì trong hồ chứa và

công trường thi công đập và đường Co Lương – Co Me bao gồm chủ yếu là các

khu đất trồng luồng (Dendrocalamus membranaceus), các loài tre nứa khác

(Meliaazedarach) và các cây trồng khác có giá trị đa dạng sinh học thấp.

Công trường dự án nằm gần 3 khu bảo tồn là Xuân Nha, Pù Hu và Hang Kia

– Pà Cò. Các khu bảo tồn này nằm “thượng nguồn” của sông ở những vùng đất

cao xung quanh và vì thế không bị ảnh hưởng bởi tích nước hồ chứa.

Sông Mã nhìn chung có mức độ đa dạng sinh học thấp hơn các sông khác ở

Việt Nam do dao động mạnh giữa dòng chảy giảm nhiều vào mùa kiệt và lũ lớn

vào mùa mưa. 9 trong số 198 loài cá được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam. Tuy

nhiên, không có loài nào trong số được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam xuất hiện

trong Danh sách Đỏ của Hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) 2006 do tất

cả chúng được phân bố rộng rãi trên các sông của miền Bắc và Bắc miền Trung

Việt Nam.

Nêu lưu ý rằng sông Mã bị thay đổi nhiều về chất lượng nước. Có hai loại

chất ô nhiễm chính xuất hiện, loại thứ nhất có hàm lượng bùn cát cao, loại thứ

hai là tổng hợp của nước cống và nước thải công nghiệp. Hàm lượng bùn cát cao

này là do xói lở đất ở các vùng lưu vực sông gây nên và bị làm cho trầm trọng

thêm và tiến triển nhanh hơn bởi suy thoái rừng, canh tác nương rẫy và các hoạt

động xây dựng. Nước cống và các chất thải lỏng khác chảy vào sông từ các khu

Page 12: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 12

định cư lân cận mà sông đóng vai trò là nơi thu gom chính/duy nhất chất thải

lỏng đó. Đáng chú ý là HPP khác đang thi công cách TSHPP khoảng 9km về hạ

lưu đang ảnh hưởng trực tiếp 2km bờ sông ở cả hai bên góp thêm lượng phù sa

và chất ô nhiễm vào sông Mã.

4.2.3. Các đối tƣợng sử dụng nguồn tài nguyên

Việc xác định và thu thập thông tin về các cộng đồng và gia đình sử dụng

nguồn nước sông Mã chủ yếu dựa vào các quan sát hiện trường và tham vấn với

các chính quyền địa phương khác nhau, và với chính quyền tỉnh Thanh Hóa

thông qua các cuộc họp vào ngày 14/10.

Các kiểu đối tượng sử dụng nguồn nước được xác định như sau:

- Sản xuất đũa/chế biến giấy

- Nuôi trồng thủy sản bằng lồng

- Khai thác cát trong lòng sông/rìa lòng sông

- Vận chuyển luồng và người dân bằng thuyền xuôi và ngược dòng

- Lấy nước sông tưới tiêu cho nông nghiệp

- Lấy làm nguồn cung cấp nước uống, các cộng đồng hai bên sông

- Người dân qua sông bằng thuyền bao gồm cả học sinh

- Tưới tiêu và chăn nuôi

5. Đánh giá các tác động tiềm ẩn

5.1. Những thay đổi dòng chảy sông trong quá trình tích nƣớc hồ chứa

Trong quá trình nghiên cứu đã cân nhắc nhiều khả năng để dự đoán chính xác

điều gì có thể xẩy ra với dòng chảy sông; sinh thái chung của sông; và theo quan

điểm xã hội đã có những điều gợi ý nào cho người dân sử dụng nguồn nước ở

sông Mã.

Theo tính toán thủy văn, khoảng thời gian ngăn sông cho đến khi đập đầy

nước lần đầu có thể là khoảng 20 ngày mà tính toán này được dựa trên dòng

chảy bình quân của sông trong nhiều năm được ghi lại tại các trạm khí thượng

thủy văn trong khu vực sông Mã. Sơ đồ dưới đây mô tả những thay đổi về dòng

chảy sông Mã trong quá trình tích nước hồ chứa mà được dự kiến vào tháng

12/2016 giữa các đoạn sông hạ lưu từ thời điểm đóng cống dẫn dòng tại t=0 đến

0,5 ngày sau khi tích nước hồ chứa tại t = 0,5 và 15 ngày sau khi ngăn sông tại t

= 19. Thời gian dự kiến để xả nước xuống hạ lưu qua đập tràn là 20,5 ngày.

Tổng khoảng cách hạ lưu được cho là 42,7km đến chỗ hợp lưu sông Luồng.

Tính toán này dựa trên dữ liệu thủy văn bình quân vào tháng 12 cho nhiều năm

được ghi lại tại các trạm khí tượng thủy văn ở các khu vực sông Mã.

Page 13: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 13

Hình 5-1 Lưu lượng còn lại trong quá trình tích nước hồ chứa lần đầu

20Km

Suối Xia

22,7 Km

Sông Luồng

Nhà máy thủy điện Trung Sơn:

- t=0, Qo=129 m3/s

- t=0,5 ngày; Q=0 m3/s (0%)

- t=19 ngày; Q= 0 m3/s (0%)

- t= 20,5 ngày; Q= 129 m3/s (100%)

Co Lương (suối Xia)

- t=0, Qo=134.0 m3/s (100%)

- t=0,5 ngày; Q=5.0 m3/s (3.88%)

- t=19 ngày; Q= 5.0 m3/s (3.88 %)

- t= 20,5 ngày; Q= 134.0 m3/s (100%)

Hạ lưu sông Luồng

- t=0, Qo=162,0 m3/s (100%)

- t=0,5 ngày; Q=33,0 m3/s (25,58%)

- t=19 ngày; Q=33,0 m3/s (25,58%)

- t= 20,5 ngày; Q= 162,0 m3/s (100%)

Như có thể thấy trong sơ đồ này, dòng chảy của Sông Mã sẽ có thể bị tạm

thời ngừng lại và giảm đến “0” chỉ còn lại những dòng suối chảy vào lòng sông

như là lưu lượng còn lại. Bên cạnh những phụ lưu chính đã mô tả trong Hình 4-

1, nhiều con suối nhỏ đang chảy vào sông Mã góp phần lũy tiến một cách đáng

kể vào dòng chảy môi trường. Kết quả của một cuộc khảo sát sàng lọc được nêu

trong bảng 5.1 và phụ lục 4

Page 14: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 14

Bảng 5-1 Ước tính lưu lượng xả sông/suối xuống Bá Thước 2

ST

T Tên sông/suối ĐVT

Thể tích

(4/11/20

16)

Khoảng

cách

(từ đập

TSHPP)

Bờ

trái

Bờ

phải

NM TĐ Trung Sơn

0km

1 Suối Pạo m3/s 0,2 3km x

2 Suối Pó m

3/s 0,2 6km x

3 Suối Nanh m

3/s 3,15 8km

x

4 Suối Quýt m3/s 0,5 10km

x

5 Suối Pu m3/s 0,6 11km x

6 Suối Cải m

3/s 0,3

x

7 Suối (không tên) m

3/s 0,3

x

8 Suối Quyên m3/s 0,1

x

9 Suối Ngờ m

3/s 0,3

x

10 Suối Xia m3/s 5 20km x

11 Suối Pưng m

3/s 5

x

12 Suối (không tên) m

3/s 5

x

13 Suối Éo m3/s 0,3

x

14 Suối gần thủy điện Hồi

Xuân m

3/s 0,2

x

15 Suối Mướp m3/s 0,5

x

16 Sông Luồng m

3/s 80 42.7km

x

17 Suối Han Khó m3/s 1

x

18 Sông Lò m

3/s 40

x

Thủy điện Bá Thước 2 m3/s

TỔNG m

3/s 142,7

5.2. Các tác động tiềm ẩn

Nhằm nhận diện sơ bộ các tác động hạ lưu trong quá trình tích nước, các

chuyên gia môi trường và xã hội đã tiến hành các cuộc họp tham vấn với đại

diện UBND tỉnh Thanh Hóa, UNBD các huyện, các xã, các bản hạ lưu nhà máy

Page 15: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 15

thủy điện và các nhà máy thủy điện từ ngày 11-14/10/2016 với phạm vi khoảng

80km từ đập thủy điện Trung Sơn xuống hạ lưu đến nhà máy thủy điện Bá

Thước 2.

Các hoạt động tham vấn đã được tiến hành tại 2 công ty thủy điện Hồi Xuân,

Bá Thước 2 và tại 47 Bản, 17 xã, 3 Huyện, 2 Tỉnh từ xã Trung Sơn, huyện Quan

Hóa tỉnh Thanh Hóa đến xã Thiết Kế , huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa – (Chi

tiết tại phụ lục 1)và các đại diện chính quyền địa phương cấp Huyện ( Phòng

TNMT và Phòng Nông nghiệp huyện Quan Hóa, huyện Bá Thước), cấp Tỉnh

(Sở TNMT và Sở Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa).

Các cuộc tham vấn này nhằm nhận diện và đánh giá các tác động môi trường,

xã hội và các nhu cầu truyền thông của cộng đồng, các đối tượng bị ảnh hưởng

trong giai đoạn tích nước. Ở giai đoạn tham vấn này, các tác động tiềm ẩn sau

đây đã được nhận diện:

i) Tác động đến người dân cần đi qua sông Mã;

ii) Tác động đến nuôi trồng thủy sản;

iii) Tác động đến khai thác cát;

iv) Tác động lên các xí nghiệp nhỏ ( chế biến tre luồng để làm đũa và

các nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy giấy);

v) Tác động đến các nhà máy thủy điện phía hạ lưu.

vi) Tác động đến vận chuyển hàng hóa trên sông Mã

vii) Tác động do sạt lở đất.

viii) Tác động lên sông và hệ sinh thái ven sông

Theo quan điểm về dòng chảy môi trường, các tác động hạ lưu phụ thuộc

nhiều vào mức độ dòng chảy trong quá trình tích nước hồ chứa. Mức độ sau đây

của các tác động đã được xem xét cho ba khúc sông Mã phía sau đập:

Tác động rất xấu: Khúc sông 20km tính từ đập thủy điện Trung Sơn đến

suối Xia (cầu Co Lương). Khúc này sẽ chịu sự suy giảm dòng chảy đáng

kể trong quá trình tích nước hồ chứa;

Tác động vừa: Khúc sông khoảng 22,7km từ suối Xia đến chỗ hợp lưu

sông Luồng với sông Mã.

Tác động nhỏ: Khúc sông khoảng 45km từ chỗ hợp lưu sông Luồng đến

nhà máy thủy điện Bá Thước 2.

Kết quả cụ thể của các cuộc khảo sát, tham vấn và đánh giá tác động hạ lưu

trong quá trình tích nước hồ chứa được hợp nhất trong phần này cho 3 khúc

sông riêng biệt. Cuộc khảo sát chi tiết phát hiện chỉ có 2 vấn đề tiềm ẩn chính –

nuôi trồng thủy sản và giao thông đường thủy qua sông. Các tác động đến các

vấn đề khác bao gồm khai thác cát, các xí nghiệp nhỏ, các nhà máy thủy điện hạ

lưu, vận chuyển bằng đường thủy và sạt trượt bờ sông đã được xác định trong

Page 16: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 16

cuộc tham vấn sơ bộ có vẻ như sẽ không bị ảnh hưởng hoặc chỉ ảnh hưởng nhẹ.

Phân tích chi tiết các tác động được nêu trong mục dưới đây:

5.2.1. Tác động lên người dân cần qua sông Mã.

Căn cứ sự hạn chế về tiếp cận trong khu vực nghiên cứu, người dân địa phương

thường sử dụng dịch vụ thuyền nhỏ có trả tiền (do một người dân địa phương

chèo) để qua sông. Họ là học sinh từ mầm non đến lớp 9 và công nhân sống bên

bờ phải thuộc 4 xã Trung thành, Phú Thành, Thành Xuân và Hồi Xuân là những

người cần qua sông để đi học và đi làm. Đối với học sinh, nếu họ đi đường bộ

thì sẽ phải đi 4-12km (tùy vào từng bản và vị trí của trường). Tuyến đường thay

thế sẽ buộc phải đi qua những con đường xuống cấp bẩn thỉu và rải sỏi, trong số

đó có những con đường rất khó đi, đôi khi là không thể đi qua thậm chí là xe

máy. Bố trí đi lại thay thế sẽ buộc các hộ gia đình sử dụng phương tiện cơ giới,

chủ yếu là xe máy, để đưa trẻ đến trường.

Trong quá trình nút kênh dẫn dòng và xả nước qua đập tràn, tác động có thể bao

gồm: i) khó khăn trong việc xuống thuyền do lòng sông đầy bùn vì dòng chảy

giảm đáng kể; (ii) không thể sử dụng thuyền do mực nước thấp làm cho thuyền

không thể hoạt động; và (iii) tăng đột ngột mực nước và vận tốc dòng chảy do

xả nước qua đập tràn - sau tích nước. Mức độ của tác động này có tương quan

với khoảng cách từ điểm vượt sông đến tuyến đập. Trong khảo sát do TSHPC

thực hiện, tổng cộng có 12 điểm vượt sông được xác định từ km thứ 22 đến km

thứ 45 tính từ tuyến đập. Có 4 cầu ở hạ lưu đập lần lượt tại các khoảng cách

2,5km, 11,5km, 26,5km và 31,5km.

5.2.2. Tác động lên đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Một số hộ gia đình đang nuôi cá (cá trắm, cá trôi, cá chép, cá ké) trong lồng dọc

theo sông Mã, cụ thể là ở các xã thuộc huyện Quan Hóa. Cuộc điều tra hiện

trường cụ thể và tham vấn chỉ ra các tác động chi tiết dưới đây.

Số hộ bị

ảnh hƣởng Số lồng cá

Vạn Mai (huyện Mai Châu) 4 10

Thanh Son (huyện Quan Hóa) 1 7

Phu Thanh (huyện Quan Hóa) 7 15

Phu Xuan (huyện Quan Hóa) 1 5

Quan Hoa Town (huyện Quan Hóa) 12 45

Xuan Phu (huyện Quan Hóa) 3 9

45km từ chỗ hợp lưu sông Luồng đến thủy

điện Bá Thước 2 37 107

Tổng cộng 65 198

Page 17: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 17

Bảng này cho thấy rằng 65 hộ bị ảnh hưởng với 198 lồng cá có thể bị ảnh hưởng

trong thời gian tích nước hồ chứa. Tùy vào mực nước, 3 kịch bản có thể xẩy ra

với họ, bao gồm (i) không có tác động nếu mực nước đủ; (ii) chuyển các lồng cá

này đến khu vực có mực nước sâu hơn; (iii) tạm thời dừng (khoảng 2 tuần) các

hoạt động nuôi trồng thủy sản do mực nước thấp (dưới 1m) và tăng ô nhiễm

nước. Các tác động tiềm ẩn gắn với kịch bản đã dự kiến được trình bảy trong

bảng dưới đây.

Kịch bản Dự kiến Tác động tiềm ẩn

Mực nước đủ Không có tác động lường trước

Mực nước giảm và hộ gia đình phải di

chuyển lồng cá đến khu vực có mực

nước sâu hơn

(i) Thời gian/nhân công để di chuyển

lồng cá; (iii) Mất cá không lường trước

trong quá trình di chuyển

Mực nước giảm đáng kể và hộ gia đình

phải tạm thời dừng các hoạt động nuôi

trồng thủy sản do mực nước thấp (dưới

1m) và tăng ô nhiễm nước.

(i) Mất thu nhập hàng ngày trong

khoảng thời gian tạm dừng; (ii) Bán

non cá; (ii) Mất cá giống;

5.2.3. Tác động lên khai thác cát

Các hoạt động khai thác cát sử dụng nước sông để nạo hút cát lên sà-lan hoặc

trực tiếp lên bờ sông, cũng như để vận chuyển đến bãi tập kết. Vì thế, nếu mực

nước sông rút xuống đáng kể thì sẽ không thể khai thác được. Có 42 vị trí khai

thác cát dọc khúc sông từ tuyến đập đến thủy điện Bá Thước 2. Trong số đó có

nhiều doanh nghiệp nhỏ là những đơn vị khai thác đất được cấp phép, trong khi

một số hoạt động bất hợp pháp. Không thể hoạt động trong quá trình tích nước

hồ chứa có thể làm gián đoạn công việc bình thường trong khoảng 3 tuần, và

cuối cùng là ảnh hưởng đến thu nhập của họ trong khoảng thời gian này.

5.2.4. Tác động lên các xưởng chế biến luồng nhỏ.

Các xưởng chế biến luồng nhỏ chế biến luồng để làm đũa và nguyên liệu cho

cho các nhà máy giấy. Một số nước sông được sử dụng cho sản xuất hàng ngày,

chủ yếu là để làm ẩm phế phẩm sau khi sản xuất đũa, luồng vụn trước khi vận

chuyển đến nhà máy giấy. Mực nước giảm có thể gây khó khăn cho họ trong

việc lấy nước sông. Có 26 xưởng chế biến luồng nhỏ đóng trên bờ trái dọc theo

khúc sông từ tuyến đập đến thủy điện Bá Thước 2.

5.2.5. Tác động lên các nhà máy thủy điện hạ lưu

Đối với các dự án thủy điện đang thi công như Thành Sơn, Hồi Xuân, Bá

Thước 1, tác động không đáng kể hoặc thậm chí là tích cực trong quá trình tích

nước hồ chứa vì mực nước và lưu lượng giảm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho

việc thi công những nhà máy thủy điện này. Tuy nhiên, xả nước đột ngột với

dòng chảy mạnh có thể gây tác động bất lợi lên đê quai của nhà máy thủy điện

này. Đối với nhà máy thủy điện Bá Thước 2 cách 80km về phía hạ lưu nhà máy

Page 18: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 18

thủy điện Trung Sơn, tính toán thủy văn chỉ ra rằng lưu lượng còn lại đáp ứng

được các yêu cầu vận hành bình thường của nhà máy thủy điện Bá Thước 2. Tất

cả các HPP hạ lưu, cả đang thi công và đang vận hành, sẽ được thông báo kịp

thời để cho phép điều chỉnh phương thức thi công và vận hành nhà máy.

5.2.6. Tác động lên vận chuyển trên sông Mã

Một số hộ ở 8 xã bao gồm: Trung Sơn, Thành Sơn, Phú Thành, Thanh Xuân,

Hồi Xuân, Xuân Phú và Thiết Kế sử dụng sông để vận chuyển luồng và nông

sản từ bờ phải sang bờ trái để bán, hoặc vận huyển dọc sông hoặc qua sông đến

bãi tập kết. Khối lượng vận chuyển luồng thường nhỏ bởi vì các hộ này có thói

quen là khi nào cần họ sẽ khai thác một lượng vừa đủ để bán. Mực nước giảm

đáng kể sẽ làm cho các hộ này không thể vận chuyển sản phẩm của họ qua sông

hoặc dọc sông. Mặt khác, xả nước đột ngột với khối lượng lớn, nếu xẩy ra, có

thể có những rủi ro không lường trước về an toàn cho vận chuyển đường sông.

5.2.7. Tác động do lở đất

Khoảng 7 hộ gia đình sống dọc hai bên bờ sông cách tuyến đập khoảng 3km về

phía hạ lưu nằm ở vùng có khả năng xẩy ra lở đất. Trong khi hạ thấp mực nước

có thể sẽ không làm tăng nguy cơ lở đất cho các hộ này (vì hai bên bờ sông khô

và vì thế mà ổn định hơn) thì việc mực nước khôi phục trở lại với tốc độ dòng

chảy cao có thể sẽ gây nên mất ổn định dẫn đến lở đất và hậu quả là mất tài sản

và những rủi ro về an toàn cho con người.

5.2.8 Tác động lên sông và hệ sinh thái ven sông.

Tác động lên môi trường sống và sự di cư của cá

Trong quá trình chuẩn bị dự án, một đánh giá tác động toàn diện của TSHPP lên

đa dạng sinh học cá và nghề cá, các biện pháp giảm thiểu cho vùng dự án bị ảnh

hưởng đã được hoàn thành vào năm 2008 (Đánh giá Tác động của Dự án Thủy

điện Trung Sơn lên Đa dạng Sinh học Cá và Nghề cá và Đề xuất các Biện pháp

Giảm thiểu). Nghiên cứu này đã khẳng định 198 loài cá, trong số đó có 9 loài đã

được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam vào năm 2007, bao gồm 1 loài thuộc cấp

CR (nguy cơ cao), 1 loài thuộc cấp EN (nguy cơ), và 7 loài thuộc cấp VU (dễ bị

làm hại). Khu vực thương lưu đập có 4 loài VU, và toàn bộ 9 loài xuất hiện ở

vùng đồng bằng hạ lưu đập. Không có loài nào trong số này xuất hiện trong

Danh sách Đỏ của IUCN 2006. Tất cả các loại phân bố rộng ở các con sông của

miền Bắc và Bắc miền Trung Việt Nam, một số loại được phát hiện thấy ở các

sông trung trung bộ của Việt Nam.

Trong số 9 loài cá này, 5 loại được tìm thấy từ hạ lưu đập TSHPP đến chỗ hợp

lưu sông Luồng với sông Mã là Anguilla marmorata, Elopichthys bambusa,

Senilabeo lemassoni, Hemibarbus guttatus, và Bagarius rutilus. 4 loài còn lại

được tìm thấy ở hạ lưu chỗ hợp lưu sông Luồng là Clupanodon thrissa,

Konosirus punctatus, Tor (Folifer) brevifilis, và Bostrichthys sinensis.

Nghiên cứu về cá năm 2008 phát hiện 12 loài kinh tế, trong đó có 2 loài,

Hemibarbus guttatus và Bagarius rutilus đã được coi là cá kinh tế địa phương

Page 19: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 19

với sản lượng tương đối tốt mặc dù chúng được đề cập đến trong Sách Đỏ Việt

Nam 2007. Mười loài khác, không được liệt kê trong Sách Đỏ, là Hemiculter

leucisculus, Cyprinus carpio, Cranoglanis sinensis, Mastacembelus armatus,

Silurus asotus, Clarias fuscus, Cirrhina molitorella, Spinibarbus denticulatus, S.

hollandi, Onychostoma gerlachi.

Tích nước hồ chứa sẽ có những tác động bật lợi lên cá, đặc biệt là những loài di

cư ngược và xuôi dòng qua tuyến đập. Việc nút kênh dẫn sẽ như là những rào

cản không thể vượt qua đối với những loài di cư theo chiều dọc sông. Kết nối

theo chiều dọc mang tính quyết định bởi vì cá và các loài không xương sống di

chuyển dùng cách di chuyển theo chiều dọc để đến được bãi đẻ trứng và nuôi

con, để di chuyển đến nơi ẩn náu sâu dưới nước khi mực nước sông giảm, và

như là một phần của các cuộc di cư theo chu kỳ sống của sinh vật mà không thể

tách rời khỏi chu kỳ sống của nhiều loài. Mô hình di cư và phân bố cá của 9 loài

cá bảo tồn và 12 loài cá kinh tế được mô tả dưới đây:

- Anguilla marmorata di cư ra biển để đẻ trứng, phân bố ở khu vực sau đập,

vì thế dự đoán là đập sẽ không chặn đường di cư đi đẻ trứng của chúng.

Theo báo cáo của các ngư dân, loài này có sẵn nhưng rất hiếm trong khu

vực dự án.

- Elopichthys bambusa phân bố ở khu vực thượng lưu và giữa dòng (trước

đập và sau đập. Vùng ngập để đẻ trứng của loài này là ở giữa dòng (Sách

Đỏ Việt Nam 2007), đập có thể sẽ không ảnh hưởng dến việc đẻ trứng của

loài này.

- Senilabeo lemassoni phân bố ở thượng lưu, (cả trước đập và sau đập

(Nguyễn Hữu Dực & Dương Quang Ngọc, 2003). Có vẻ như loài này

được tìm thấy trẻ trứng ở vùng sau đâp.

- Hemibarbus guttatus phân bố rộng rãi ở thượng lưu, giữa dòng và hạ lưu

của sông Mã (Nguyễn Hữu Dực & Dương Quang Ngọc, 2003). Vị trí đẻ

trứng ở giữa dòng và thượng lưu (Sách Đỏ Việt nam, 2007), loài này đẻ

trứng ở khu vực sau đập.

- Clupanodon thrissa di cư vào sông để đẻ trứng. Khu vực đẻ trứng của loài

này ở sông Mã là ở Bá Thước, cách đập 50km về hạ lưu, vì thế đập có thể

sẽ không chặn đường di cư của chúng.

- Konosirus punctatus cũng di cư vào sông để đẻ trứng. Khu vực đẻ trứng

của loài này ở sông Mã vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, chỉ được phát

hiện ở khu vực hạ lưu (Dương Quang Ngọc, 2007), và vì thế đập sẽ không

chặn đường di cư của loài này.

- Tor (Folifer) brevifilis được phát hiện ở giữa dòng sông Mã (Nguyễn Hữu

Dực & Dương Quang Ngọc, 2003). Khu vực đẻ trứng của loài này chưa

được xác định. Thông tin duy nhất biết được là chúng đẻ trứng trong dòng

nước chảy xiết có lòng sông là đá, sỏi (Sách Đỏ Việt Nam 2007). Nếu chỗ

sinh sản của chúng là phía trên đập thì chúng có thể sinh sản ở phụ lưu

của sông Luồng nơi có cùng điều kiện sinh thái.

Page 20: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 20

- Bostrichthys sinensis chỉ phân bố ở cửa sông và vùng duyên hải (Sách Đỏ

Việt Nam, 2007).

- Bagarius rutilus phân bố trên khắp thượng nguồn, giữa dòng và hạ lưu

sông Mã (Nguyễn Hữu Dực & Dương Quang Ngọc, 2003). Vị trí đẻ trứng

ở giữa dòng và thượng lưu (Sách Đỏ Việt Nam, 2007), cho nên chúng sẽ

đẻ trứng ở khu vực sau đập.

- Trong số 10 loài cá nước ngọt kinh tế khác, Hemiculter leucisculus đẻ

trứng ở chỗ nước chảy nhưng không di cư; Cyprinus carpio đẻ trứng ở

nhiều vùng ngập dọc sông ở thượng nguồn và giữa dòng; Cranoglanis

sinensis đẻ trứng ở những hang rải rác dọc sông; Mastacembelus armatus

để trứng ở các hang bên bờ và không di cư; Silurus asotus và Clarias

fuscus đẻ trứng ở vũng bùn gần bờ; Cirrhina molitorella đẻ trứng ở

thượng nguồn và giữa dòng có những vũng bùn gần bờ; Cirrhina

molitorella đẻ trứng ở thượng nguồn và giữa dòng có xoáy nước (Nguyen

Tan Trinh & NNK, 1996). Tất cả những loài này đẻ trứng ở khu vực sau

đập; Spinibarbus denticulatus đẻ trứng ở những chỗ tụ nước nhỏ; S.

hollandi và Onychostoma gerlachi đẻ trứng trong dòng nước xiết có nền

cát và sỏi (Nguyen Tan Trinh & al., 1996).

56 loài cá sống ở nước lợ và nước mặn di cư lên sông Mã (Dương Quang Ngọc,

2007). Tuy nhiên, trong số này không có loài nào bị đập cản trở bởi vì loài di cư

dài nhất là Lates calcarifer vẫn có giới hạn di cư cách đập 70km về phía hạ lưu.

Được biết rằng 4 loài cá, Anguilla marmorata, Lates calcarifer, Mugil cephalus,

và Therapon jarbua sống ở sông nhưng di cư ra biển. Tuy nhiên, 4 loài này

phân bố ở vùng đất thấp của đập, vì thế đập không phải là một trở ngại đối với

sự di cư của chúng.

Nghiên cứu nhận thấy rằng mô hình dòng chảy nước cũng là một khía cạnh

quan trọng liên quan đến sự di cư của cá. Đối với nhiều loài, lần tăng lưu lượng

dòng chảy đầu tiên vào đầu mùa mưa làm cho chúng di cư. Ngoài ra, hầu như

tất cả các loài cá con và cá lớn xuất hiện vào đầu mùa mưa. Do tích nước hồ

chứa sẽ bắt đầu vào cuối tháng 12 là mùa khô nên có thể cho rằng sẽ không có

tác động bất lợi lên sự di cư của cá và cá con là loài dễ bị làm hại do dòng chảy

giảm đáng kể.

Trong quá trình thực hiện dự án, một chương trình giám sát toàn diện đã được

đưa vào sử dụng để thiết kế và thực hiện một cuộc khảo sát nghiêm ngặt để

giám sát hiện trạng quần thể cá cũng như các hoạt động nghề cá trong hệ thống

sông Mã trong quá trình thi công và vận hành dự án thủy điện, dẫn đến việc

đánh giá những tác động chủ yếu của việc phát triển dự án thủy điện Trung Sơn,

sau đó đưa ra những biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học cá và nghề cá. Hoạt

động giám sát này được tiến hành vào mùa mưa và mùa khô. Bốn đợt giám sát

đã được hoàn thành vào mùa mưa và mùa khô năm 2015 và 2016. Các địa điểm

giám sát được thể hiện trong Hình 5-1.

Những phát hiện từ đợt giám sát đã xác định một cách nhất quán sự có mặt của

2 loài có giá trị bảo tồn trong vùng dự án, tức là Bagarius rutilus và

Page 21: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 21

Hemibagrus guttatus được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (cấp VU), và 14 loài

có giá trị kinh tế khi so với 9 loài có giá trị bảo tồn và 45 loài có giá trị kinh tế

được xác định vào năm 2008. Kết quả của các đợt giám sát được tóm tắt dưới

đây:

Giám sát vào mùa mưa 2015 (21-30/9, và 5-7/10/ 2015)

Đã thu thập tổng cộng 397 mẫu thuộc 59 loài tại 14 điểm giám sát trong đợt

khảo sát mùa mưa năm 2015.

- Trong số 9 loài có giá trị bảo tồn trong khu vực giám sát, chỉ bắt được có

2 loài trong chuyến thực địa, Bagarius rutilus với 30 cá thể tại 3 vị trí

trước đập, 2 vị trí từ đập đến sông Luồng, và 3 vị trí sau sông Luồng.

Hemibagrus guttatus đã được nhận diện với 2 cá thể, một trước đập và

một sau sông Luồng.

- Đồng thời, trong số 41 loài có giá trị kinh tế trong vùng giám sát, đã thu

thập 14 loài có sự phân bố từ cột nước cho đến vùng đất thấp

Giám sát vào mùa khô năm 2015 (21-29/11, và 1-4/12/2015)

Đã thu thập tổng cộng 166 mẫu thuộc 35 loài tại 10 điểm giám sát trong đợt

khảo sát mùa khô năm 2015. Có 4 trạm không có con cá nào, tức là 3 trạm bên

dưới đập vào một trạm kiểm soát ở sông Bưởi.

- Trong số 9 loài có giá trị bảo tồn trong khu vực giám sát, chỉ bắt được có

2 loài trong chuyến thực địa, Bagarius rutilus có 8 cá thể và Hemibagrus

guttatus có 10 cá thể. Bagarius rutilus có sự phân bố rộng và đã được thu

thập ở 5 trạm, ba trước đập và 2 trạm giám sát sau đập. Chỉ thu thập được

Hemibagrus guttatus tại 1 điểm - Co Lương, sau đập với 10 cá thể.

- Trong số 35 loài có giá trị kinh tế trong khu vực giám sát, chỉ thu thập

được 5 loài trong chuyến thực địa: Bagarius rutilus, 7 cá thể, tại 5 điểm;

Cyprinus carpio, 3 cá thể, tại 2 điểm; Hemibagrus guttatus, 10 cá thể tại 1

điểm; Hemiculter leucisculus, 08 cá thể tại ba điểm và Mastacembelus

armatus, 01 cá thể. Những loài cá nước ngọt này phân bố từ cột nước cho

đến vùng đất thấp, nhưng không ở khu vực cửa sông có nước lợ.

Giám sát mùa khô năm 2016 (20-29/4/2016)

Đã thu thập tổng cộng 511 mẫu thuộc 60 loài tại 14 điểm giám sát trong đợt

khảo sát mùa khô năm 2016.

- Trong số 9 loài có giá trị bảo tồn trong khu vực giám sát, chỉ bắt được có

2 loài trong chuyến thực địa, Bagarius rutilus với 3 cá thể và Hemibagrus

guttatus với 2 cá thể. Đã thu thập Bagarius rutilus tại 2 trạm, một đóng ở

vùng cao, bên trên đập và 1 ở vùng giữa của sông Mã, bên dưới đập. Đã

thu thập được Hemibagrus guttatus cả trước và sau đập.

- Trong số 35 loài kinh tế trong vùng giám sát, đã thu thập được 1 loài

trong chuyến thực địa dọc theo toàn bộ khu vực từ cột nước đến vùng đất

thấp.

Page 22: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 22

Giám sát mùa mưa năm 2016 (16-30/9)

Đã thu thập tổng cộng 355 mẫu thuộc 35 loài tại 14 điểm giám sát trong đợt

khảo sát mùa mưa năm 2016.

- Trong số 9 loài có giá trị bảo tồn trong khu vực giám sát, chỉ bắt được có

2 loài trong chuyến thực địa, Bagarius rutilus với 23 cá thể và

Hemibagrus guttatus với 8 cá thể. Đã thu thập được Bagarius rutilus tại 8

trạm, 4 đóng ở vùng đất cao, bên trên đập, giữa sông Mã bên dưới đập. Đã

thu thập được Hemibagrus guttatus tại 6 điểm, tất cả những điểm này đều

nằm trên sông Mã. Bốn điểm nằm ở vùng đất cao, bên trên đập và 2 nằm

ở vùng đất giữa của sông mã, bên dưới đập.

- Trong số 35 loài kinh tế trong vùng giám sát, đã thu thập được 6 loài

trong chuyến thực địa từ vùng đất cao, trước đập, và sau đập.

Những phát hiện của các cuộc nghiên cứu năm 2008 và kết quả giám sát chỉ ra

rằng không có loài đặc hữu có giá trị bảo tồn hoặc kinh tế trong khu vực hạ lưu

đập.

Khó xác định được những tác động tiềm ẩn lên quần thể cá. Sông Mã có tính đa

dạng cá cao vừa phải, nhưng giá trị lại cao hơn xuôi xuống hạ lưu đến cửa sông

nơi bắt gặp các loài cá nước lợ và có tầm quan trọng. Đoạn sông đang được bàn

đến nằm ngay ngược dòng cá di cư và được cho là có sự xáo trộn tương đối cao

từ các nhà máy thủy điện có sẵn và đang trong quá trình thi công. Ví dụ, thủy

điện Bá Thước 2 (vận hành từ năm 2012) đã được đến thăm trong đợt nghiên

cứu và không quan sát thấy con cá nào đi qua hoặc các phương tiện khác, có

nghĩa là đoạn sông bị ảnh hưởng có thể đã bị coi là chịu tác động về mặt di cư

rồi. Hơn thế nữa, những dao động tự nhiên theo mùa của dòng sông sẽ có nghĩa

là các loài cá nhìn chung thích nghi với việc di chuyển xuôi và ngược dòng suối

để chống lại sự thay đổi dòng chảy.

Trong quá trình nút cống dẫn dòng để tích nước hồ chứa, có thể đoán trước rằng

dòng chảy sông tăng tương đối nhanh có thể gây tác động bất lợi cho các nguồn

tài nguyên dưới nước. Có thể thấy trước rằng nước ở khúc sông từ tuyến đập đến

chỗ hợp lưu với sông Luồng sẽ rút xuống nhanh hơn xẩy ra tự nhiên. Những tác

động tiềm ẩn có thể bao gồm cá bị mắc kẹt ở chỗ cạn, ít dốc và môi trường sống

ngoài lòng sông (làm cho cá chết ngay hoặc chết sau đó); tạm thời mất môi

trường sống hoặc mất khả năng tiếp cận môi trường sống; và tháo cạn nước các

hố đẻ trứng của cá, động vật lưỡng cư, côn trùng dưới nước, và đời sống thực

vật. Lưu lượng dòng chảy sông giảm nhanh cũng có thể ảnh hưởng đến tập tính

của cá mà có thể làm giảm sự tăng trưởng của loài sống sót. Cao trình mặt nước

giảm càng nhanh thì càng có nhiều khả năng cá và các sinh vật dưới nước khác

bị mắc cạn hoặc bị ảnh hưởng bất lợi.

Không tìm thấy tài liệu cụ thể nào có thể đưa ra câu trả lời xác thực cho những

tác động của việc giảm dòng chảy trong khoảng thời gian 2-3 tuần.Trong các

nghiên cứu hiện trường, thật khó để đánh giá định lượng về cá bị mắc cạn. Một

thử nghiệm (Sarah A. Cocherell et. A., 2012) được tiến hành để đánh giá sự di

Page 23: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 23

chuyển sang ngang và mắc kẹt như thế của cá suối con đã phát hiện ra tỷ lệ cá

mắc kẹt 8% mà có thể so sánh được với tỷ lệ quan sát được trong những cuộc

điều tra trước đây sử dụng các con suối nhân tạo lớn hơn, dự kiến là cá sẽ dần

dần di chuyển xuống hạ lưu cùng với sự giảm dòng chảy tại tuyến đập và trở lại

sau khi xả nước sau tích nước. Nếu dòng chảy giảm nhanh, luôn luôn có khả

năng là một số cá có thể bị mắc kẹt ở những chỗ sâu hơn và các vũng nước và có

thể sẽ bị chết sau khi những chỗ này cạn hoặc bị người dân địa phương bắt. Tuy

nhiên, mức độ của các tác động bất lợi sẽ phụ thuộc vào lưu lượng còn lại dọc

theo các khúc sông Mã xuôi xuống hạ lưu như đã mô tả chi tiết hơn dưới đây:

Đoạn Km0 – Km8 phía hạ lưu đập

Trong 7 ngày đầu tích nước hồ chứa, không có lưu lượng còn lại dọc theo

3km sông ngay sau đập. 8km tiếp theo về phía hạ lưu, tổng lưu lượng còn lại

từ 2 nhánh sông nhỏ giao động từ 0,2-0,4m3/s. Tác động lên cá và các quần

thể thủy sinh khác trong đoạn này sẽ nghiêm trọng, bao gồm tạm thời mất

đáng kể môi trường sống, giảm lượng ôxi hòa tan trong nước, và khả năng

bị mắc bãy trong các vũng nước dọc sông do dòng chảy không liên tục và

hậu quả sau đó là bị người dân địa phương bắt, và một phần của quần thể

này có thể thực sự chết trong quá trình tích nước. Khả năng xẩy ra nhiều

nhất là cá ở khúc sông này (i) di cư xuống hạ lưu vào trong hồ HPP tiếp theo

trong khoảng thời gian lưu lượng dòng chảy giảm; (ii) sống sót trong các

vũng nước nối liền với nhau trong lòng sông được cấp nước bởi lưu lượng

còn lại; (iii) di cư vào các nhánh sông; (iv) mắc vào các vũng nước biệt lập

và cuối cùng là chết. Sau khoảng 1 tuần, khi mực nước trong hồ đạt đến cao

trình đáy cống xả cát 105,7m, tổng lưu lượng xả khoảng 1,4m3/s sẽ được xả

qua 2 van tại cửa van sửa chữa cống xả cát.

Đoạn Km8- Km20:

Do có lưu lượng dòng chảy của các con suối dọc hai bên bờ sông góp vào,

lưu lwongj sẽ tăng từ 3,6m3/s đến 5,6m

3/s. 1,4m

3/s nữa thông qua cống xả cả

được dự kiến sẽ được bổ sung sau một tuần kể từ khi bắt đầu tích nước.

Nguy cơ đối với các loài thủy sinh có thể vẫn được dự đoán là cao và tương

tự như đoạn sông ngay sau đập, nhưng có một số cải thiện về mức độ ôxi

hòa tan do có dòng chảy của suối đóng góp vào.

Đoạn Km20- Km43 đến chỗ hợp lưu với sông Luồng:

Tại Km 20, sông sẽ nhận được lưu lượng 5m3/s từ suối Xia, bổ sung tổng

lưu lượng 11,6m3/s. Lưu lượng lũy kế tại đoạn này sẽ từ 11,6m

3/s đến

22,6m3/s nơi sông Luồng hợp lưu với sông Mã. Có xét đến 1,4m3/s bổ sung,

tác động lên hệ sinh thái ven sông ở đoạn sông này được dự đoán là ở mức

vừa phải.

Đoạn Km43 đến Bá thước 2 HPP:

Có sông Luồng đóng góp 80m3/s vào sông mã tại Km43 và dòng chảy còn

lại lũy kế 22,6m3/s tạo nên tổng cộng là 102,6m

3/s, lưu lượng của sông

Page 24: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 24

cao hơn nhiều so với dòng chảy môi trường được yêu cầu là 15m3/s. Lưu

lượng nước sẽ đủ để duy trì hệ sinh thái dưới nước trong quá trình tích

nước hồ chứa. Dự đoán là không có tác động có thể xẩy ra rằng cá bị mắc

lại trong những vùng nông, độc dốc thấp và môi trường sống ngoài dòng

sông. Tạm thời mất môi trường sống hoặc mất sự tiếp cận môi trường

sống được dự kiến là nhỏ. Vì thế, tác động lên các loài thủy sinh được

đánh giá là nhỏ.

Vì thế, tác động tổng thể lên hệ sinh thái dưới nước của sông trong quá

trình tích nước sẽ là đáng kể . Tuy nhiên, trong thời gian trung hạn đến dài

hạn, tác động được dự kiến sẽ thấp dựa vào khả năng của dòng sông để

giảm nhẹ về tự nhiên và phục hồi về mặt sinh thái. Một trong những nhân

tố góp phần vào đánh giá này là nhiều phụ lưu mà khi nhỏ thì sẽ thực hiện

chức năng của những vũng nước đa dạng sinh học và hỗ trợ nhanh chóng

phục hồi quần thẻ của sông với các loại ban đầu.

Hình 5-1. Bản đồ các điểm lấy mẫu để điều tra sinh thái và đo lƣờng điều

kiện nƣớc (14 điểm, 1-4 và 7-16) cũng nhƣ nghề cá (5 điểm, 3-5, 7-8)

Tác động lên hệ sinh thái trên cạn ven sông

TSHPP có các tác động bất lợi lên ba Khu Bảo tồn Thiên nhiên (NPA) Pù Hu,

Xuân Nha và Hang Kia Pà Cò (Hình 5-3, bên trái dưới đáy). Một phần của Pù

hu NPA nằm gần sông mã phía hạ lưu đập có vùng lân cận gần nhất là cách sông

khoảng 1km. Rừng ở khu này là rừng ven sông vùng đệm của NPA bao gồm

rừng tự nhiên đã cạn kiệt và rừng trồng luồng. Rừng tự nhiên đã bị khai thác

nhiều trong nhiều thập kỷ, vì thế chuyển thành rừng cạn kiệt, bụi rậm và trảng

cỏ. Thực bì dọc sông tiêu biểu là những kiểu sau (Hình 5-2): i) rừng hỗn hợp

luồng - cây; ii) Bụi rậm; and iii) Trảng cỏ.

Page 25: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 25

Hình 5-2. Thực bì điển hình dọc sông Mã

Mặc dù bị xuống cấp nghiêm trọng, rừng ven sông này vẫn hỗ trợ đa dạng hóa

các loài động vật không xương sống. Một ít loài có xương sống xuất hiện ở các

môi trường sống với mất độ rất thấp như bộ gặm nhấm, một số loài chim, thằn

lằn, rắn, ếch nhái, v.v... Không phát hiện thấy loài bị đe dọa này trong môi

trường sống này. Vì thế, rừng ven sông này có giá trị đa dạng sinh học thấp, tuy

hiên, nó quan trọng để hỗ trợ quần động vật dưới nước trong sông Mã thông qua

việc cung cấp nguồn thức ăn (động vật không xương sống, quả, lá, v.v..) và ngăn

ngừa ô nhiễm nước do xói lở bờ sông.

Trong quá trình thực hiện dự án, một nghiên cứu về sự có mặt và bảo tồn hổ

Đông Dương (Panthera tigris corbetti) đã được tiến hành. Những phát hiện của

nghiên cứu này khẳng định rằng không có bằng chứng nào được ghi lại về sự có

mặt của Hổ trong 3 khu bảo tồn. Một chương trình giám sát tác động lên các loài

quí hiếm ở các khu bảo tồn Pù Hu và Xuân Nha cũng đã được đưa ra và đang

được thực hiện. Báo cáo giám sát cuối cùng không phát hiện thấy bằng chứng

nào về những tác động liên quan đến thói quen uống nước sông của các loài quí

hiếm trong Pù Hu NPA.

Quần động vật trên cạn sống gần đoạn sông này có thể phải thay đổi khu vực

kiếm ăn và các hoạt động sinh sống khác. Tuy nhiên, căn cứ vào khoảng thời

gian giảm lưu lượng ngắn và sự dao động theo mùa của lưu lượng dòng chảy

sông ở lưu vực sông Mã, có thể cho rằng tác động bất lợi tiềm ẩn đối với hệ sinh

thái trên cạn ven sông, đặc biệt là những hệ sinh thái trực tiếp gần sông, sẽ nhỏ,

cụ thể là căn cứ vào sự thay đổi lớn (chẳng hạn rừng trồng luồng) và những xáo

trộn đã xuất hiện rồi dọc sông và những tác động của bờ sông.

Page 26: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 26

Hình 5-3. Vùng hoạt động dự án

Tất cả các tác động đã nhận diện được và các đối tượng tiếp nhận nhạy cảm

được tổng hợp trong Bảng 5-2 dưới đây.

Bảng 5-2. Tổng hợp những tác động và đối tượng tiếp nhận trong quá trình tích

nước hồ chứa (lên đến 3 tuần)

Loại tác động

20km từ đập thủy

điện Trung Sơn đến

suối Xia (Cầu Co

Lương)

20km từ suối

Xia đến chỗ hợp

lưu sông Luồng

45km từ chỗ

hợp lưu sông

Luồng đến Bá

Thước 2 HPP

Tác động lên người

dân cần qua sông

Không thấy 7 điểm vượt sông 5 điểm vượt sông

Tác động lên nuôi

trồng thủy sản

05 hộ tham gia nuôi

trồng thủy sản với 17

lồng cá

23 hộ tham gia

nuôi trồng thủy

sản với 81 lồng cá

37 hộ tham gia

nuôi trồng thủy

sản với h 107

lồng cá

Tác động lên khai

thác cát

Ba hộ khai thác cát

nhỏ đóng trên đoạn

27 vị trí khai thác

cát

12 vị trí khai thác

cát

Page 27: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 27

này

Tác động lên các

doanh nghiệp nhỏ

Không thấy 10 doanh nghiệp

nhỏ chế biến

luồng

16 doanh nghiệp

nhỏ chế biến

luồng

Tác động các nhà

máy thủy điện hạ

lưu

Thành Sơn HPP đang

thi công

Không thấy Bá Thước 2 HPP

Tác động lên vận

chuyển trên sông Mã

Chỉ có ít hộ sử dụng

sông để vận chuyển

luồng và nông sản

Một số hộ sử

dụng sông để vận

chuyển luồng và

nông sản

Một số hộ sử

dụng sông để vận

chuyển luồng và

nông sản

Nguy cơ sạt lởn đất

bờ sông

7 hộ sống dọc bờ trái

nằm trong vùng có

nguy cơ sạt lở đất.

Không thấy Không thấy

Tác động lên hệ sinh

thái ven sông và

sông

Hệ sinh thái dưới nước

sông

Hệ sinh thái dưới

nước sông

Hệ sinh thái dưới

nước sông

Mức độ tác động Đáng kể: Không có

lưu lượng dòng chảy

cho đến lưu lượng

giảm đáng kể

Vừa: Lưu lượng

dòng chảy sẽ

được tăng lên với

hợp lưu với suối

Xia.

Nhỏ: Lưu lượng

dòng chảy sẽ

được tăng lên với

hợp với với sông

Luồng.

6. Kế hoạch Quản lý Môi trƣờng và Xã hội (ESMP)

Phần này sẽ đưa ra một bảng kê các tác động và cách quản lý và giảm thiểu

các tác động đó, thông qua một ESMP, về cơ bản là do TSHPC thực hiện trong

quá trình tích nước lần đầu. Là một phần của đánh giá tổng thể các tác động tiềm

ẩn và cách quản lý và giảm thiểu các tác động đó, đã thống nhất rằng việc thực

hiện ESMP sẽ được báo cáo hàng tuần cho Ngân hàng trong quá trình tích nước

hồ chứa.

6.1. Quản lý khu vực hồ chứa

TSHP đã thành lập lập Ban Chỉ đạo tích nước hồ chứa chịu trách nhiệm về

Kỹ thuật, An toàn trong quá trình tích nước hồ chứa (tổng cộng 23 người); Ban

Chỉ đạo sẽ thông báo cho người dân trong khu vực hồ chứa về lịch tích nước và

đồng thời giám sát xói lở và sạt trượt đất trong khu vực hồ chứa (chi tiết về bố

trí nhân sự và trách nhiệm của Ban Chỉ đạo trong Phụ lục 4).

Đối với mảnh vụn tích tụ, TSHPC đã lắp lưới chắn mảnh vụn và gàu hứng

rác ở khu vực cửa nhận nước để thu gom mảnh vụn trôi nổ.

TSHPC sẽ giám sát chất lượng nước hồ chứa 1 lần/3 tháng trong giai đoạn

vận hành đối với màu sắc, mùi vị, pH, DO, COD, BOD, DO, tổng N, dầu, TSS,

trực khuẩn ruột.

Page 28: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 28

6.2. Phƣơng pháp tiếp cận và các biện pháp giảm thiểu tác động hạ lƣu

TSHPC sẽ chịu trách nhiệm giảm thiểu tất cả các tác động hạ lưu gây ra bởi

quá trình tích nước hồ chứa. Việc quản lý các tác động môi trường xã hội được

thực hiện theo phương pháp quản lý thích ứng, nghĩa là tùy các tác động cụ thể

sẽ có các biện pháp phù hợp theo tình hình thực tế. Các biện pháp giảm thiểu

bao gồm các giải pháp kỹ thuật, các biện pháp giảm thiểu theo điểm cụ thể,

truyền thông và các biện pháp bồi thường.

Để giải quyết các tác động gây ra TSHPC sẽ thực hiện, xuyên suốt quá trình

tích nước, các biện pháp giảm thiểu sau:

Xả nước liên tục qua 2 van được bố trí tại cửa van sửa chữa cống xả cát

với lưu lượng 1,4m3/s.

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu theo điểm cụ thể, bao gồm bồi

thường, và kế hoạch truyền thông để thông báo đến cộng đồng dân cư và

chính quyền các cấp về thời gian đóng cống dẫn dòng và dự kiến thời gian

cho đến khi xả nước trở lại. Hành động này sẽ được thực hiện trước khi

đóng cống dẫn dòng 15 ngày (Chi tiết tại phần 3 kế hoạch truyền thông).

TSHPC sẽ phối hợp với chính quyền địa phương cấp huyện (Hội đồng

GPMB) để xác định, lập và thực hiện một kế hoạch bồi thường.

Cử cán bộ của TSHPC đến các xã bị ảnh hưởng và đặc biệt là đến các vị

trí thường xuyên có người qua lại hai bên bờ sông Mã để thực hiện các

giải pháp thích ứng và quản lý tác động trong quá trình xả nước trở lại.

Page 29: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 29

Các biện pháp giảm thiểu theo điểm cụ thể được mô tả chi tiết trong Bảng 6-1 dưới đây:

Bảng 6-1. Các biện pháp giảm thiểu theo điểm cụ thể trong quá trình tích nƣớc hồ chứa và xả nƣớc

Tác động theo

điểm cụ thể

20km từ đập TSHP suối Xia 22,7km từ suối Xia đến chỗ hợp lƣu sông Luồng

với sông Mã

45km từ chỗ hợp lƣu sông Luồng đến Bá thƣớc

2 HPP

Tác động lên

người dân cần

vượt qua sông Mã

- Không có điểm vượt sông nào tại khúc sông này,

và vì thế, không cần có biện pháp giảm thiểu.

Tuy nhiên, TSHPC sẽ thông báo cho chính

quyền và cộng đồng địa phương biết về thời gian

tích nước và xả nước 10 ngày trước khi bắt đầu

tích nước hồ chứa.

- TSHPC trao đổi với chính quyền địa phương và

người bị ảnh hưởng về thời gian tích nước và xả

nước 10 ngày trước khi bắt đầu tích nước hồ

chứa, và tham vấn với họ về các phương án thay

thế và biện pháp bao gồm: i) cung cấp hỗ trợ vận

chuyển đường bộ thay thế đến đích và quay về;

ii) cung cấp vận chuyển đến cầu gần nhất tại

Km26,5 và Km31,5 từ tuyến đập; iii) cử cán bộ

đến 7 điểm vượt sông để trực tiếp hỗ trợ vượt

sông như cung cấp sự tiếp cận an toàn trên lòng

sông bùn lầy lội đến thuyền tại 2 bên sông và hỗ

trợ người dân và các em học sinh lên và xuống

thuyền; iv) thiết lập và thực hiện hệ thống cảnh

báo và giám sát nghiêm ngặt kết nối 7 điểm này

vào hệ thống giám sát tại tuyến đập cho bất kỳ

nguy cơ an toàn không lường trước nào trong

quá trình nút cống dẫn dòng và xả nước qua đập

tràn; vàv) xả nước dần dần qua đập tràn.

- TSHPC trao đổi với chính quyền địa phương và

người dân bị ảnh hưởng về thời gian tích nước

và xả nước 10 ngày trước khi tích nước hồ chứa

và tham vấn với họ về các phương án thay thế và

biện pháp bao gồm: i) cung cấp hỗ trợ vận

chuyển đường bộ thay thế đến đích và quay về;

ii) cung cấp vận chuyển đến cầu gần nhất; iii) cử

cán bộ đến 5 điểm vượt sông để trực tiếp hỗ trợ

vượt sông như cung cấp sự tiếp cận an toàn trên

lòng sông bùn lầy lội đến thuyền tại 2 bên sông

và hỗ trợ người dân và các em học sinh lên và

xuống thuyền; iv) thiết lập và thực hiện hệ thống

cảnh báo và giám sát nghiêm ngặt kết nối 5 điểm

này vào hệ thống giám sát tại tuyến đập cho bất

kỳ nguy cơ an toàn không lường trước nào trong

quá trình nút cống dẫn dòng và xả nước qua đập

tràn; vàv) xả nước dần dần qua đập tràn.

Tác động lên nuôi

trồng thủy sản

- TSHPC trao đổi với chính quyền địa phương,

Hội đồng Giải phòng Mặt bằng huyện Quan

Hóa, và 05 hộ bị ảnh hưởng về thời gian tích

nước và xả nước 10 ngày trước khi bắt đầu tích

nước hồ chứa, và tham vấn với họ về phương án

thay thế, và biện pháp bao gồm:

o Lập Biên bản Thỏa thuận về giải pháp hỗ trợ

để làm cơ sở phê duyệt và chi trả trước khi

tích nước

o Hoàn thành và Thông nhất với các AH về

công tác kiểm đếm đối với tất cả các lồng bị

ảnh hưởng, bao gồm thông tin như loại cá, độ

- TSHPC trao đổi với chính quyền địa phương,

Hội đồng Giải phòng Mặt bằng huyện Quan

Hóa, và 10 hộ bị ảnh hưởng về thời gian tích

nước và xả nước 10 ngày trước khi bắt đầu tích

nước hồ chứa, và tham vấn với họ về phương án

thay thế, và biện pháp bao gồm:

o Lập Biên bản Thỏa thuận về giải pháp hỗ trợ

để làm cơ sở phê duyệt và chi trả trước khi

tích nước

o Hoàn thành và Thông nhất với các AH về

công tác kiểm đếm đối với tất cả các lồng bị

ảnh hưởng, bao gồm thông tin như loại cá, độ

- TSHPC trao đổi với chính quyền địa phương,

Hội đồng Giải phòng Mặt bằng huyện Quan

Hóa, và 37 hộ bị ảnh hưởng về thời gian tích

nước và xả nước 10 ngày trước khi bắt đầu tích

nước hồ chứa, và tham vấn với họ về phương án

thay thế, và biện pháp bao gồm:

o Lập Biên bản Thỏa thuận về giải pháp hỗ trợ

để làm cơ sở phê duyệt và chi trả trước khi

tích nước

o Hoàn thành và Thông nhất với các AH về

công tác kiểm đếm đối với tất cả các lồng bị

ảnh hưởng, bao gồm thông tin như loại cá, độ

Page 30: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 30

tuổi, thời gian nuôi, giá thị trường, v.v.. –

đây sẽ là cơ sở để tính toàn bồi thường nếu

cần thiết.

o Hỗ trợ di chuyển lồng đến khu vực có mực

nước sâu hơn

o Hỗ trợ bán cá

o Bồi thường cá chết và cá con

o Hoàn thành tất cả các biện pháp giảm thiểu

trước khi tích nước hồ chứa

tuổi, thời gian nuôi, giá thị trường, v.v.. –

đây sẽ là cơ sở để tính toàn bồi thường nếu

cần thiết.

o Hỗ trợ di chuyển lồng đến khu vực có mực

nước sâu hơn

o Giám sát chặt chẽ mực nước (thông qua các

cán bộ đã được cử đến tại chỗ) và hỗ trợ bổ

sung khi cần thiết (hỗ trợ bán cá; bồi thường

cá chết và cá con)

o Hoàn thành tất cả các biện pháp giảm thiểu

trước khi tích nước hồ chứa

tuổi, thời gian nuôi, giá thị trường, v.v.. –

đây sẽ là cơ sở để tính toàn bồi thường nếu

cần thiết.

o Giám sát chặt chẽ mực nước (thông qua các

cán bộ đã được cử đến tại chỗ) và hỗ trợ bổ

sung khi cần thiết (hỗ trợ di chuyển lồng cá

đến khu vực có mực nước sâu hơn; Hỗ trợ

bán cá)

Tác động lên khai

thác cát

- TSHPC thông báo cho 3 doanh nghiệp khai thác

cát về thời gian tích nước và xả nước 10 ngày

trước khi bắt đầu tích nước hồ chứa.

- Tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ về tích trữ cát

dữ trự để đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời

gian tích nước.

- Ngay lập tức thông báo cho họ về việc xả nước

để họ khôi phục lại hoạt động khai thác cát.

- TSHPC thông báo cho 27 doanh nghiệp khai

thác cát bị ảnh hưởng về thời gian tích nước và

xả nước 10 ngày trước khi bắt đầu tích nước hồ

chứa.

- Tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ về tích trữ cát

dữ trự để đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời

gian tích nước.

- Ngay lập tức thông báo cho họ về việc xả nước

để họ khôi phục lại hoạt động khai thác cát.

- TSHPC thông báo cho 12 doanh nghiệp khai

thác cát bị ảnh hưởng về thời gian tích nước và

xả nước 10 ngày trước khi bắt đầu tích nước hồ

chứa.

- Tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ về tích trữ cát

dữ trự để đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời

gian tích nước.

- Ngay lập tức thông báo cho họ về việc xả nước

để họ khôi phục lại hoạt động khai thác cát.

Tác động lên các

doanh nghiệp nhỏ

- Không có doanh nghiệp chế biến luồng nào đóng

tại đoạn này, và vì thế không cần có biện pháp

giảm thiểu

- TSHPC thông báo cho 10 xưởng chế biến luồng

bị ảnh hưởng về thời gian tích nước và xả nước

10 ngày trước khi bắt đầu tích nước hồ chứa.

- Tư vấn cho các xưởng nhỏ về tích trữ sản phẩm

dự trữ để đáp ứng nhu cầu thị trưởng trường

trong thời gian tích nước.

- Cung cấp cho các xưởng nguồn nước thay thế

như nối vào các suối nước chảy từ núi xuống,

cung cấp các giếng nước trong lòng sông, hoặc

nối ống dài đến chỗ có nước ở mực nước thấp

hơn trong sông.

- Ngay lập tức thông báo cho họ về việc xả nước

để họ khôi phục việc sử dụng nước.

Căn cứ vào lưu lượng nước bổ sung của sông

Luồng và lưu lượng còn lại khác, có thể cho rằng

16 xưởng chế biến luồng đóng dọc theo khúc sông

này sẽ không bị ảnh hưởng.

- TSHPC thông báo cho 16 xưởng chế biến luồng

bị ảnh hưởng về thời gian tích nước và xả nước

10 ngày trước khi bắt đầu tích nước hồ chứa.

- Tư vấn cho các xưởng nhỏ về tích trữ sản phẩm

dự trữ để đáp ứng nhu cầu thị trưởng trường

trong thời gian tích nước.

- Cung cấp cho các xưởng nguồn nước thay thế

như nối vào các suối nước chảy từ núi xuống,

cung cấp các giếng nước trong lòng sông, hoặc

nối ống dài đến chỗ có nước ở mực nước thấp

Page 31: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 31

hơn trong sông.

- Ngay lập tức thông báo cho họ về việc xả nước

để họ khôi phục việc sử dụng nước.

Tác động đến các

nhà máy thủy điện

hạ lưu

- TSHPC thông báo cho Thành Sơn HPP về thời

gian tích nước và xả nước 10 ngày trước khi bắt

đầu tích nước.

- Không có HPP nào đóng ở đoạn này và vì thế

không cần có biện pháp giảm thiểu.

- TSHPC thông báo cho Bá Thước 2 HPP về thời

gian tích nước và xả nước 10 ngày trước khi bắt

đầu tích nước.

Tác động lên vận

chuyển trên sông

Mãq

- TSHPC thông báo cho chính quyền địa phương

và các cộng đồng bị ảnh hưởng HPP về thời gian

tích nước và xả nước 10 ngày trước khi bắt đầu

tích nước.

- Cung cấp cho công đồng thông tin về các tuyến

vận chuyển đường bộ thay thế như qua cầu Co

Me (2,5km sau đập) và cầu and Ban Trieng

(11,5km sau đập).

- TSHPC thông báo cho chính quyền địa phương

và các cộng đồng bị ảnh hưởng về thời gian tích

nước và xả nước 10 ngày trước khi bắt đầu tích

nước.

- Cung cấp cho công đồng thông tin về các tuyến

vận chuyển đường bộ thay thế như qua các cầu

tại các vị trí Km26,5 và Km31,5 sau đập.

- Có sông Luồng đóng góp 80m3/s vào sông Mã

tại Km43 và lưu lượng còn lại lũy tiến 22,6m3/s

làm thành tổng 102,6m3/s, không có khả năng là

vận chuyển luồng trên khú này của sông Mã sẽ

bị ảnh hưởng.

- Tuy nhiên, TSHPC thông báo cho chính quyền

địa phương và các cộng đồng bị ảnh hưởng HPP

về thời gian tích nước và xả nước 10 ngày trước

khi bắt đầu tích nước.

Nguy cơ sạt lở đất

trên bờ sông

- TSHPC sẽ thông báo cho chính quyền địa

phương và 7 hộ gia đình về thời gian tích nước

và xả nước 10 ngày trước khi bắt đầu tích nước.

- Ngay sau khi thông báo việc tích nước hồ chứa,

TSHPC cử cán bộ kỹ thuật đến hiện trường để

tham vấn với các hộ bị ảnh hưởng, xác định

nguy cơ sạt lở cụ thể, và xây dựng kế hoạch ứng

phó khẩn cấp khi cần thiết.

- Không có nhà nào có nguy cơ bị sạt lở đất ở

đoạn này, và vì thế không cần có biện pháp giảm

thiểu. Tuy nhiên, TSHPC sẽ thông báo cho chính

quyền địa phương và các cộng đồng về thời gian

tích nước và xả nước 10 ngày trước khi bắt đầu

tích nước.

- Không có nhà nào có nguy cơ bị sạt lở đất ở

đoạn này, và vì thế không cần có biện pháp giảm

thiểu. Tuy nhiên, TSHPC sẽ thông báo cho chính

quyền địa phương và các cộng đồng về thời gian

tích nước và xả nước 10 ngày trước khi bắt đầu

tích nước.

Tác động lên hệ

sinh thái ven sông

và sông

ecosystem

- TSHPC làm việc với các ngư dân địa phương để thực hiện các biện pháp giảm thiểu sau: i) xây dựng

các đập nhỏ và kênh nối để tối đa hóa các thủy vực nối liên trong lòng sông; ii) “cứu hộ cá” ở các vũng

nước cách ly để tận dụng một cách có lợi nguồn cá dự trữ, và giảm đến mức tối thiểu ô nhiễm nước do

cá thối bằng cách thu dọn và vứt bỏ hợp vệ sinh cá chết ở bãi chôn lấp;; iii) vận chuyển cá bằng xe téc

nước đến những khu vực phía hạ lưu phụ thuộc vào lượng cá và khi không thể cứu hộ có hiệu quả kinh

tế; iv) phối kết hợp với chính quyền địa phương và cảnh sát để đảm bảo rằng người dân địa phương sẽ

không bắt cá bị mắc lại trong các vũng nước nhỏ

- TSHPC huy động lại tư vấn sinh thái/nghề cá tham gia vào các đánh giá có trước để giám sát quá trình

tích nước hồ chứa, ghi lại tác động, đồng thời quan sát sự khôi phục dòng chảy và phục hồi hệ sinh

thái. Tư vấn cũng sẽ tiến hành tập huấn ngắn hạn về cứu hộ cá cho cán bộ TSHPC và tình nguyện viên

- Sau khi hoàn thành tích nước và dòng sông trở lại mô hình dòng chảy có thay đổi chút ít (theo kinh

- Với sự đóng góp đáng kể dòng chảy của sông

Luồng và lưu lượng còn lại tại điểm này trở

xuống Sông, dự kiến là không có tác động về cá

bị mắc kẹt trong những vùng nông, độ dốc thấp

và môi trường sống ngoài dòng sông. Tạm thời

mất môi trường sống hoặc mất khả năng tiếp cận

môi trường sống được ước tính là nhỏ. Dựa vào

những kết quả quan trắc, một chương trình bổ

sung sẽ được làm hoặc các biện pháp giảm thiểu

khác sẽ không được yêu cầu.

Page 32: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) Trang 32

nghiệm trong quá trình vận hành bình thường hồ chứa), TSHPC lập một báo cáo kỹ thuật ngắn „rút

kinh nghiệm”. đánh giá tác động thực tế đã xẩy ra trong quá trình tích nước cùng với một phân tích

thực tế được nghiên cứu kỹ về những gì thực sự đã xẩy ra.

Page 33: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 33

6.3. Truyền thông

Truyền thông là một công cụ quan trọng để đảm bảo kế hoạch giảm thiểu được

thực hiện một cách hiệu quả đạt dược mục tiêu. TSHPC sẽ chịu trách nhiệm truyền

thông như mô tả dưới đây:

Kết quả của các đợt tham vấn và đánh giá tác động chi tiết các đối tượng có

khả năng bị ảnh hưởng cho thấy rằng việc cung cấp đúng, đủ và kịp thời thông

tin về thời gian tích nước và khoảng thời gian tích nước, kênh thông tin tiếp

nhận ý kiến phàn nàn cho tất cả các đối tượng bị ảnh hưởng đóng vai trò quan

trọng trong việc giảm thiểu các tác động.

Truyền thông sẽ đóng vai trò chủ chốt để giải quyết các tác động hạ lưu trong

thời gian tích nước hồ chứa bằng cách chuyển tải chính xác, kịp thời thông tin

thời gian tích nước, thông báo về các biện pháp mà người dân có thể tự mình

áp dụng, và về phạm vi hỗ trợ của TSHPC.

TSHPC sẽ phối hợp với chính quyền địa phương cấp huyện, xã, bản dọc hạ lưu

sông để thông qua họ liên lạc và tuyên truyền đến đối tượng bị ảnh hưởng

nhằm mục tiêu có được sự chia sẻ của họ và để họ phối hợp với dự án tự khắc

phục các khó khăn trong thời gian tích nước. Đối với các tác động mà không

thể tự khắc phục được, dự án cùng với chính quyền địa phương sẽ cùng nhau

hỗ trợ giải quyết.

Chiến lược truyền thông:

Mục tiêu của Chiến lược Truyền thông là đảm bảo cung cấp thông tin một cách

chủ động, kịp thời, chính xác và đầy đủ cho cộng đồng hạ lưu và các bê liên

quan chính khác về việc tích nước hồ chứa của TSHPC có cảnh bảo về khả

năng gián đoạn các hoạt động có sử dụng sông Mã và cảnh báo về khả năng

xẩy ra tai nạn. Nó cũng giúp tăng cường truyền thông hai chiều thông qua một

đường giây nóng để xử lý những thắc mắc và khiếu kiện một cách kịp thời1.

Chính quyền bản (Trưởng bản) sẽ là trung tâm của các hoạt động truyền thông.

Bên liên quan chính là người dân địa phương/dân bản tại các bản bị ảnh hưởng

đã được xác định bao gồm các hộ gia đình đang vận hành các hoạt động sản

xuất, nuôi trồng thủy sản, v.v...

Trưởng các bản bị ảnh hưởng đã được xác định sẽ chú ý đến phần chính của

truyền thông hướng đến người dân địa phương với sự hỗ trợ của Trung Sơn

bao gồm các hoạt động sau:

o Bố trí các cuộc họp với dân bản

o Thông báo cho các trường học đóng trong bản

o Phát tờ rơi

o Treo áp phích

o Truyền thông qua loa phát thanh

1 Tất cả các hoạt động đề xuất trừ hoạt động cuối cùng đã được TSHPC thực hiện

Page 34: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 34

o Nhận phản hồi của người dân bản

TSHPC sẽ cung cấp cho trưởng bản thông tin, tờ rơi và bất kỳ sự hỗ trợ nào

cần thiết và liên lạc thường xuyên với các trưởng bản để nhận phản hồi.

TSHPC sẽ thiết lập một đường dây nóng

TSHPC sẽ trình ESMP cho MONRE và DONRE của tỉnh Thanh Hóa và Hòa

Bình

TSHPC sẽ truyền thông và tóm tắt các điểm chính cho Mạng lưới Sông ngòi

Việt Nam về tiến độ của dự án và kế hoạch tích nước

TSHPC sẽ thường xuyên cập nhật thông tin về tích nước hồ chứa trên website

của mình và sẽ giám sát chặt chẽ báo cáo truyền thông và truyền thông xã hội.

Kế hoạch truyền thông chi tiết được cung cấp trong phụ lục 2

6.4. Bố trí nhân sự và nguồn lực

TSHPC thành lập nhóm giám sát hạ lưu chịu trách nhiệm thực hiện và theo dõi kế

hoạch giảm thiểu trong quá trình tích nước. Nhóm này gồm 18 chuyên gia kỹ thuật,

an toàn và truyền thông và do ông Đặng Ngọc Triệu - Phó Giám đốc TSHPC lãnh

đạo. Danh sách các thành viên trong nhóm và trách nhiệm của mỗi thành viên được

nêu trong phụ lục 3. Nhóm này sẽ làm việc tại 8 xã có bến đò để vừa thực hiện việc

giám sát vừa hỗ trợ.

Nhóm này dự kiến có 8 người làm việc tại các xã trong thời gian tích nước

(trước tích nước 15 ngày, trong tích nước (10 -20 ngày) và sau tích nước (3

ngày).

Nhóm này sẽ được trang bị máy ảnh để ghi lại các thay đổi về dòng chảy sông

hàng ngày. Họ sẽ ghi chép các báo cáo và những phàn nàn do các ảnh hưởng

của quá trình tích nước và chịu trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện kịp thời các

giải pháp khắc phục.

Đội truyền thông của TSHPC bao gồm 5 cán bộ sẽ lãnh đạo việc thực hiện các

hoạt động truyền thông và báo cáo trong quá trình tích nước hồ chứa.

6.5. Tổ chức thực hiện

Khúc sông từ Trung Sơn – Co Lương (20km): Lưu lượng dòng chảy còn lại

dự kiến bị giảm mạnh nhất ở đoạn này, vì thế 3 điểm theo dõi sẽ được bố trí

cho đoạn này để theo dõi sự thay đổi và đánh giá mức độ ảnh hưởng của quá

trình tích nước

o Bến đò Bản Pạo ( xã Trung Sơn): ông Nguyễn Hồng Phương

o Bến đò Bản Tang (Thành Sơn): ông Trần Quốc Hùng

o Bến đò bản Chói (Vạn Mai): ông Vũ Hoàng Dũng

Khúc sông Từ Co Lương đến thủy điện Hồi Xuân (20km): Do có sự bổ sung

nước từ các suối nhỏ như suối Xia, Pu, Pó, Pạo, Quyên, Cải nên lưu lượng đã

Page 35: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 35

được tăng lên 3,8% tuy nhiên có 4 điểm có bến đò qua lại. TSHPC dự kiến đặt

4 điểm theo dõi:

o Bến đò xã Phú Thanh: ông Đặng Quốc Quang

o Bến đò xã Phú Xuân: ông Nguyễn Hoài Giang

o Bến đò xã Thanh Xuân: ông Trần Văn Mạnh

o Bến đò xã Hồi Xuân: ông Nguyễn Ngọc Nam

Khúc sông từ thị trấn Hồi Xuân đến thủy điện Bá Thước 2 (45km): Khúc

sông này ở hạ lưu sông Luồng, sông Lò hợp lưu với sông Mã bổ sung lượng

nước đáng kể (25,5%) nên chỉ đặt 1 điểm theo dõi tại xã Thiết Kế (thủy điện

Bá Thước 1).

o Bến đò xã Thiết Kế: ông Phạm Tiến Dũng

Việc theo dõi được tiến hành liên tục từ trước tích nước 1 ngày, trong quá trình

tích nước (khoảng 10 -20 ngày) và sau tích nước 3 ngày.

6.6. Báo cáo

TSHPC sẽ lập thành tài liệu chi tiết tất cả các hoạt động liên quan đến giảm thiểu,

bồi thường, hỗ trợ và giám sát trong quá trình tích nước. Nội dung và tần suất báo

cáo được nêu chi tiết tại bảng dưới đây.

Trách

nhiệm Loại báo cáo

Mục đích và nội

dung báo cáo

Tần suất nộp báo

cáo Nộp cho

Đội giám

sát quá

trình tích

nƣớc của

TSHPC

Báo cáo Tai

nạn/sự cố

Thu thập thông tin

về các tai nạn

hoặc sự cố bất

ngờ

Trong vòng 24

giờ từ khi có sự

cố

TSHPC, chính

quyền địa

phương, WB

Báo cáo hàng tuần

Mô tả trực quan

sự thay đổi mực

nước tại 8 vị trí

đặt điểm giám sát

sau đập thủy điện

Trung Sơn (có

ảnh chụp kèm

theo)

Các ảnh hướng

của việc tích nước

được TSHPC ghi

chép lại và các

biện pháp xử lý

Thứ Năm hàng

tuần trước 16h

bằng email hoặc

điện thoại

WB

Báo cáo kết thúc

quá trình tích

nước

Báo cáo Tổng hợp

quá trình tích

nước và các biện

pháp giảm thiểu

đã thực hiện trong

quá trình tích

nước

Ngay sau khi kết

thúc quá trình tích

nước

TSHPC, WB

Page 36: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 36

6.7. Chi phí ƣớc tính thực hiện ESMP

STT Các biện pháp Số lượng Đơn giá Dự toán

(USD)

1

Tác động đến đánh bắt và nuôi

trồng thủy sản

Vạn Mai (huyện Mai Châu) 10 150 US/ lồng 1.500

Thành Sơn (huyện Quan Hóa) 7 150 US/ lồng 1.050

Phú Thành (huyện Quan Hóa) 15 150 US/ lồng 2.250

Phú Xuân (huyện Quan Hoa) 5 150 US/ lồng 750

Quan Hoa Town (Quan Hóa) 45 150 US/ lồng 6.750

Xuan Phu (huyện Quan Hóa) 9 150 US/ lồng 1.350

45km từ chỗ hợp lưu sông Luồng

đến Bá thước 2 HPP 107 150 US/ lồng 16.050

Tổng số lồng cá 198 29.700

2 Truyền thông 20.000

Hỗ trợ trưởng bản tổ chức các

cuộc họp, phát tờ rơi, treo áp

phích, truyền thông qua loa phát

thanh, cung cấp đường dây nóng,

nhận phản hồi từ dân bản

48 bản 200 US/bản 9600

In áp phích 400 1 US 400

In tờ rơi 3000 0,1 US 300

Văn phòng phẩm (bút, sổ ghi

chép, băng …) Trọn gói 200 US 200

Tổng cộng cho truyền thông 10.500

3 Các vấn đề chƣa lƣờng trƣớc 100.00

Tổng cộng 140.200

Ghi chú: Dự toán tối đa là 150USD/lồng để hỗ trợ cho chủ lồng di chuyển lồng cá

hoặc thực hiện các biện pháp giảm thiểu khác. Số tiền chi trả cuối cùng sẽ được thống

nhất với các hộ bị ảnh hưởng và được chính quyền địa phương xác nhận.

Tham khảo

Page 37: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 37

Đánh giá tác động của Dự án Thủy điện Trung Sơn lên các Khu Bảo tồn Thiên nhiên

và Đa dạng sinh học trên cạn, 2008.

Duc NH (2008) Đánh giá tác động cảu Dự án Thủy điện Trung Sơn lên đa dạng sinh

học cá

Duc NH, Ngoc DQ, Thuy TT & Hao NV (2003) Thành phần cá trong sông Mã của

tỉnh Thanh Hóa. Kỷ yếu Hội nghị quốc gia về Khoa học đời sống, Nhà xuất bản Khoa

học và Công nghệ, Hà Nội: 69-72

Duc NH & al. (2008) Kết quả Khảo sát và dữ liệu Phân tích về Đa dạng sinh học cá

và Nghề cá, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban Quản lý Dự án Thủy điện Trung Sơn.

Ngoc DQ (2007) Đóng góp vào nghiên cứu tất cả các loài cá có trong khu vực sông

Mã của lãnh thổ Việt Nam, Luận văn tiến sỹ.

Nghiên cứu và Đánh giá Bảo tồn Hổ đông dương (Panthera rigris corbetti), 2016

Sarah A. Cocherell, Stephanie N. Chun, Dennis E. Cocherell,

Lisa C. ThompsonEmail author, A. Peter Klimley, Joseph J. CechJr. Kênh dẫn dịch

chuyển ngangphục vụ nghiên cứu tập tính của cá và mắc cạn trong dòng chảy mô

phỏng.. Sinh học Môi trường cá. Tháng 1/ 2012, Tập 93, Xuất bản 1, trang 143–150.

Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội Bổ sung (SESIA) dự án Thủy điện Trung

sơn, 2011.

Trịnh NT & al. (1996) Các nguồn tài nguyên dưới nước Việt Nam, Nhà xuất bản

Nông nghiệp, Hà Nội. 596 trang

Page 38: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 38

Phụ lục 01 : Chính quyền địa phương và các cộng đồng đã tham vấn

STT Địa điểm

Bờ

trái

Bờ

phải

Dân tộc

Dân

tộc

Thái

Dân

tộc

Mông

Dân tộc

Mƣờng

A Tỉnh Thanh Hóa

I Huyện Quan Hóa

1 Xã Trung Sơn

1 Bản Co Me x x

2 Bản Chiềng x x x

3 Bản Pạo x x

4 Bản Pó x x

2 Xã Thành Sơn

5 Bản Sơn Thành x x x

6 Bản Nam Thành x x x

7 Bản Chiềng Yên x x x

8 Bản Thành Tân x x x

9 Bản Tân Hương x x x

3 Xã Trung thành

10 Bản Sây x x x

11 Bản Chiềng x x x

12 Bản Tăng x x x

13 Bản Phai x x x

Huyện Mai Châu

4 Xã Vạn mai

14 Nam Điền x x

15 Thanh Mai x x

16 Dồn x x

5 Xã Mai Hịch

17 Bản Chói x x

Huyện Quan Hoá

6 Xã Phú Thanh

18 Bản Uôn x x

19 Bản En x x

20 Bản Páng x x

7 Xã Phú Lệ

21 Bản Sại x x

8 Xã Phú Xuân

22 Chòm Mò x x

23 Chòm Mí x x

24 Bản Trăng x x

9 Xã Phú Sơn

25 Bản Chiềng x x

Page 39: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 39

STT Địa điểm

Bờ

trái

Bờ

phải

Dân tộc

Dân

tộc

Thái

Dân

tộc

Mông

Dân tộc

Mƣờng

10 Xã Thanh Xuân

26 Thôn Vui x x

27 Bản Éo x x

27 Bản Xa Lắng x x

28 Bản Tân Sơn x x

29 Bản Giá x x

11 Xã Hồi Xuân

30 Bản Mướp x x

31 Chòm Cốc x x

32 Bản Khằm

12 TT Hồi Xuân

33 Khu 1 x x

34 Khu 2 x x

35 Khu 3 x x

36 Khu 4 x x

37 Khu 5 x x

38 Khu 7 x x

13 Xã Nam Xuân

39 Bản Bút

14 Xã Phú Nghiêm

40 Co Me x x

41 Đồng tâm x x

15 Xã Xuân Phú

42 Bản cỗi x x

43 Bản Chăm x x

44 Bản Cang x x

45 Bản Khươu x x

HUYỆN BÁ

THƢỚC

16 Xã Ban Công

46 Bản Làng Cả x x

17 Xã Thiết kế

47 Thôn kế x x

48 Thôn Chảy Kế x x

Huyện : 03 huyện Quan Hoa, Mai Chau; Ba Thuoc

Xã : 17

Bản : 48 bản

Chính quyền địa phƣơng

1 Tỉnh Thanh Hóa

Sở TNMT tỉnh

Page 40: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 40

STT Địa điểm

Bờ

trái

Bờ

phải

Dân tộc

Dân

tộc

Thái

Dân

tộc

Mông

Dân tộc

Mƣờng

Thanh Hóa

Sở NN PTNT tỉnh

Thanh Hóa

2 Huyện Bá Thƣớc

Phòng TNMT huyện

Bá Thước

Phòng NN huyện Bá

Thước

3 Huyện Quan Hóa

Phòng TNMT huyện

Quan Hóa

Phòng NN huyện

Quan Hóa

Page 41: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 41

Phụ lục 2: Kế hoạch Truyền thông Tích nước Hồ chứa

Tổng quan: Để chuẩn bị cho tích nước hồ chứa, một đội truyền thông của Ngân hàng

đã tiến hành một đợt công tác đánh giá hạ lưu vào tháng 10/2016 và để lập kế hoạch

truyền thông. Đội đã đến 3 huyện, 17 xã, 48 bản, gặp gỡ đại diện chính quyền tỉnh

Thanh Hóa và phỏng vấn khoảng 50 người dân địa phương.

Theo đánh giá từ TSCHPCo, khu vực bị tác động được xác định từ đập đến chỗ giao

nhau với sông Lo, ước tính 60km tính từ đập. Sau điểm đó, tác động của hồ chứa là

không đáng kể do có sự đóng góp lưu lượng từ sông Luồng và sông Lo vào sông Mã.

Vùng bị tác động đã xác định bao gồm các xã sau: Trung Sơn, Thành Sơn, Trung

Thành (huyện Quan Hóa), Vạn Mai, Mai Hịch (huyện Mai Châu), Phù Thành, Phú

Lệ, Phú Xuân, Phú Sơn, Thành Xuân, Hồi Xân (huyện Quan Hóa). Những xã này là

đối tượng mục tiêu chính cuả kế hoạch truyền thông.

Từ khi chuẩn bị dự án, dự án Trung Sơn đã xây dựng một mối quan hệ mạnh và mở

với mạng lưới NGO chính ở địa phương– Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam thông qua

tổ chức tiêu điểm của họ, Green ID. Cam kết liên tục với Green ID đã được duy trì

trong suốt giai đoạn thi công.

Mục tiêu: Kế hoạch truyền thông nhằm đảm bảo cung cấp một cách chủ động, kịp

thời, chính xác và đầy đủ thông tin cho các cộng đồng hạ lưu và các bên liên quan

chính về tác động có thể có của việc tích nước, thời gian tích nước, khoảng thời gian

diễn ra tích nước và các biện pháp giảm thiểu gắn liền với nó. Các hoạt động truyền

thông sẽ giúp TSHPC có được sự chia sẻ và chấp thuận từ các cộng đồng bị ảnh

hưởng và giúp tăng cường truyền thông hai chiều thông qua một đường giây nóng để

kịp thời xử lý những thắc mặc và khiếu kiện.

Những thông điệp chính của Kế hoạch Truyền thông:

Giải thích tích nước h ồ chứa là gì

Giải thích điều gì sẽ xẩy ra trong quá trình tích nước hồ chứa? Người dân nên

biết gì và nên cẩn trọng với điều gì?

Thời gian: khi nào bắt đầu? Sẽ kéo dài trong bao lâu? Khi nào bắt đầu xả nước

trở lại ?

Các nhóm mục tiêu và đối tƣợng chính của Kế hoạch Truyền thông:

Nhóm 1: Chính quyền địa phương (các xã, huyện và tỉnh bị ảnh hưởng)

Nhóm 2: Người dân địa phương (dân bản, các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản

và chế biến tại địa phương)

Nhóm 3: Trường học (giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh)

Nhóm 4: Chủ các tổ chức khai thác cát, các dự án thủy điện hạ lưu

Các kế của Kế hoạch Truyền thông:

Page 42: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 42

Kế này là công văn, họp, đường dây nóng điện thoại và tờ rơi in đen trắng.

Phƣơng pháp tiếp cận Kế hoạch Truyền thông: Các hoạt động truyền thông sẽ

được thực hiện thông qua chính quyền địa phương và các trưởng bản. cán bộ của

TSHPC và Ngân hàng sẽ tham gia một số cuộc họp/buổi thông tin do c hính quyền

địa phương và trưởng bản tổ chức, và giám sát chặt chẽ suốt quá trình này. Phương

pháp tiếp cận này sẽ làm cho công tác truyền thông hiệu quả hơn vì các thông điệp

được truyền xuống từ chính quyền và xã đến bản. Tư vấn truyền thông của Ngân

hàng sẽ có mặt và làm việc sát cánh bên cán bộ truyền thông trọng tâm của Trung

Sơn trước và trong quá trình tích nước. Chuyên gia truyền thông cao cấp của Ngân

hàng sẽ giám sát việc thực hiện tổng thể kế hoạch này.

Khung thời gian của Kế hoạch Truyền thông: Các hoạt động truyền thông phải

được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt quá trình tích nước. Có hai ngày mang

tính quyết định cần sự quan tâm đặc biệt theo quan điểm truyền thông: (i) bắt đầu tích

nước hồ chứa và (2) xả nước.

Các hoạt động truyền thông cụ thể

Bên liên quan Kênh Hoạt động Thời gian

CHÍNH QUYỀN ĐỊA

PHƢƠNG Công văn

Trung Sơn gửi công văn cho Ủy ban

Nhân dân (UBND) các huyện Thanh

Hóa và Sơn La; và UBND các xã bị

ảnh hưởng để thông báo về việc tích

nước hồ chứa và đề nghị ủng hộ.

Trước 15

ngày

Công văn/điện

thoại

Trung Sơn thông báo thời gian xả

nước trở lại trước 5 ngày và lặp lại

trước 3 ngày, trước 1 ngày

Trước 5

ngày, 3

ngày, 1

ngày

NGƢỜI DÂN ĐỊA

PHƢƠNG (bao gồm

các hộ gia đình đánh

bắt cá và nuôi trồng

thủy sản, sản xuất

đũa, v.v…)

Thông qua

trƣởng bản

(họp, tờ rời, áp

phích, loa,

đƣờng dây

nóng)

Trưởng bản thực hiện phần lớn công

tác truyền thông cho dân bản bao gồm:

tổ chức các cuộc họp với dân bản, phát

tờ rơi, treo áp phích, truyền thông qua

loa, cung cấp đường dây nóng, nhận

phản hồi từ dân bản

Trước 14

ngày

Trung Sơn cung cấp thông tin, tời rơi,

áp phích và hỗ trợ cân thiết cho trưởng

bản

Trước 15

ngày

Trung Sơn theo sát các trưởng bản và

kiểm tra với dân bản để đảm bảo là

các hoạt động truyền thông được thực

hiện và nhận phản hồi từ dân bản.

Thường

xuyên

Điện thoại

Trung Sơn thông báo cho trưởng bản

ngày xả nước trở lại và đề nghị trưởng

bản thông báo cho dân bản trước 5

ngày và nhắc lại trước 3 ngày, 1 ngày

Trướ 5

ngày, 3

ngày, 1

ngày

TỔ CHỨC ĐỊA

PHƢƠNG (trƣờng Công văn, tờ

rơi, đƣờng dây

Trung Sơn gửi công văn cho các tổng

chức cùng với tờ rơi.

Trước 15

ngày

Page 43: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 43

học, công ty nhƣ các

dự án thủy điện, khai

thác cát)

nóng Trung Sơn theo sát để đảm bảo công

tác truyền thông được thực hiện

Thường

xuyên

Công văn/

email/ điện

thoại

Trung Sơn thông báo thời gian xả

nước trở lại trước 5 ngày và nhắc lại

trước 3 ngày, 1 ngày

Trước 5

ngày, 3

ngày, 1

ngày

Tất cả các bên liên

quan Đường dây

nóng

Trung Sơn thiết lập một đường dây

nóng: Các câu hỏi và câu trả lời phải

được ghi lại

Thường

xuyên

Các NGO trong nƣớc

Họp

Trung Sơn và Ngân hàng Thế giới sẽ

tóm tắt những điểm chính cho Mạng

lưới Sông ngòi Việt Nam

Khi công bố

công khai

ESMP và

ESIA.

CÁN BỘ TRUNG

SƠN Sổ tay quản lý

khủng hoảng

Nhắc tất cả cán bộ Trung Sơn HP nhớ

lại sổ tay quản lý khủng hoảng

Sớm nhất

có thể

ĐỐI TƢỢNG QUẦN

CHÚNG Website

Đăng tải thông tin về tích nước hồ

chứa trên website Trung Sơn

Thường

xuyên

Phƣơng tiện

truyền thông,

phƣơng tiện

truyền thông

xã hội

Giám sát phương tiện truyền thông và

phương tiện truyền thông xã hội: Thiết

lập phương tiện tìm kiếm / công cụ

nghe phương tiện truyền thông và

người chịu trách hiệm giám sát tất cả

các tin tức, ý kiến từ phương tiện

truyền thông, phương tiện truyền thông

xã hội về tích nước hồ chứa, đập Trung

Sơn

Thường

xuyên

Viết tắt: TS: Công ty thủy điện Trung Sơn; CT: Đội truyền thông Trung Sơn; CC: Tư vấn truyền thông; HV:

Trưởng bản

Page 44: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 44

Phụ lục 3: Đội Giám sát

Lãnh đạo TSHPC Chức vụ Trách nhiệm

1 Đặng Ngọc Triệu PGĐ TSHPC Chịu trách nhiệm chung

3 Hoàng Ngọc Hiển PGĐ BQLDA

Trực tiếp chịu trách nhiệm

thực hiện hàng ngày

4 Nguyễn Trường Chinh Trưởng phòng BT-GPMB

Chịu trách nhiệm đội giám

sát và hỗ trợ

5 Nguyễn Tiến Thưởng Phó trưởng phỏng kỹ thuật Hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật

Giám sát và hỗ trợ ( 7

ngƣời)

6 Trần Quốc Hùng Chuyên viên Đội Giám sát và Hỗ trợ

7 Nguyễn Ngọc Nam Chuyên viên Đội Giám sát và Hỗ trợ

8 Nguyễn Hồng Phương Chuyên viên Đội Giám sát và Hỗ trợ

9 Đặng Quốc Quang Chuyên viên Đội Giám sát và Hỗ trợ

10 Phạm Tiến Dũng Chuyên viên Đội Giám sát và Hỗ trợ

11 Lỷ Trung Sinh Chuyên viên Đội Giám sát và Hỗ trợ

12 Nguyễn Hoài Giang Chuyên viên Đội Giám sát và Hỗ trợ

13 Nguyễn Văn Thiện Chuyên viên Đội Giám sát và Hỗ trợ

Truyền thông ( 4 ngƣời)

14 Trần Tuấn Nam PGĐ TSHPC

Chịu trách nhiệm truyền

thông

15 Vũ Hoàng Dũng Chuyên viên truyền thông Đội truyền thông

16 Phạm Văn An Chuyên viên truyền thông Đội truyền thông

17 Trần Văn Mạnh Chuyên viên truyền thông Đội truyền thông

18 Hồ Tuấn Nam Chuyên viên truyền thông Đội truyền thông

Page 45: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 45

Phụ lục 4: Ban Chỉ đạo Tích nước Hồ chứa

Page 46: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 46

Page 47: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 47

Page 48: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 48

Page 49: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 49

Page 50: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 50

Page 51: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 51

Page 52: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 52

Page 53: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 53

Phụ lục 5: Suối nhỏ ở hạ lưu

Nét đặc trưng của suối Cảnh nhìn xuống hạ lưu Cảnh nhìn lên thượng lưu

1) Suối Pao

- 3km sau đập TSHP

- Rộng (W): 1m

- Sâu (D): 20cm

- Vận tốc (V): 1m/s

- Lưu lượng (Q):

0,2m3/s

2) Suối Tho

- 4km sau đập

- Q: 0,001m3/s

Page 54: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 54

3) Suối Po

- 6km sau đập

- W: 1m

- D: 20cm

- V: 1m/s

- Q: 0,2m3/s

4) Suối Nanh (bờ phải)

- 8km sau đập

- W: 3m

- D: 70cm

- V: 1.5m/s

- Q: 3,15m3/s

Page 55: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) PHỤC …trungsonhp.vn/wp-content/uploads/2016/12/28.12.26-ESMP-cuoi-cung-cong-bo-thong-tinIn.pdfkế hoạch quản lý

Trang 55

5) Suối Pu

- 11km sau đập

- W: 2m

- D: 20cm

- V: 1,5m/s

- Q: 0,6m3/s

6) Suối Xia

- 24km sau đập

- W: 5

- D: 50cm

- V: 2m/s

- Q: 5m3/s