Top Banner
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015
14

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

Aug 30, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015

Page 2: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

1

A. GIỚI THIỆU 1. Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH.KHTN) có tiền thân là Khoa học Đại

học đường, vốn là trung tâm phía nam của Trường Cao đẳng Khoa học được thành lập

năm 1941 thuộc Viện Đại học Đông Dương tại Hà Nội. Năm 1957, Khoa học Đại học

đường được đổi tên thành Trường Đại học Khoa học Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài

Gòn. Năm 1977, Trường hợp nhất với Trường Đại học Văn khoa để hình thành Trường

Đại học Tổng hợp TP.HCM. Năm 1996, Trường ĐH.KHTN được chính thức thành lập

theo quyết định 1236/GDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 30/3/1996 trên cơ sở tách ra từ

Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM để tham gia vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ

Chí Minh (ĐHQG-HCM).

Đến năm 2011, Trường ĐH.KHTN có 09 khoa và 15 trung tâm đào tạo, nghiên

cứu khoa học - chuyển giao công nghệ. Trường đào tạo 15 ngành bậc đại học với 52

chuyên ngành khác nhau và đào tạo 31 chuyên ngành ở bậc sau đại học. Ngoài ra,

Trường còn đào tạo bậc cao đẳng. Bên cạnh hệ chính qui chủ lực, Trường còn thực hiện

một số hệ đào tạo khác như Cử nhân 2, Hoàn chỉnh, Từ xa, Vừa học vừa làm. Tổng số

sinh viên của Trường tính đến tháng 11/2011 là 15.866 sinh viên. Hằng năm trường

cung cấp khoảng 2.400 cử nhân và 300 thạc sĩ, tiến sĩ, bổ sung vào đội ngũ cán bộ khoa

học tự nhiên cho TP.HCM và các tỉnh trong toàn quốc.

Đội ngũ giảng viên gồm có 1023 người với 595 cán bộ cơ hữu và 428 giảng viên

thỉnh giảng trong và ngoài nước (20 giảng viên nước ngoài); trong đó 526 giảng viên có

học vị tiến sĩ, 44 GS và 152 PGS.

Trường ĐH.KHTN hiện đang có 02 cơ sở: Cở sở 227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5,

tập trung hầu hết các hoạt động chính của nhà trường bao gồm các hoạt động đào tạo

đại học từ năm thứ hai, đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; Cơ

sở Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương (còn gọi là Cơ sở Linh Trung), nằm trong

khuôn viên quy hoạch chung của ĐHQG-HCM (Khu Đô thị ĐHQG-HCM), phục vụ

cho hoạt động đào tạo năm thứ nhất bậc đại học và một số hoạt động nghiên cứu, sản

xuất thử.

Page 3: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

2

Trong giai đoạn 2006 - 2010, Trường ĐH.KHTN đã không ngừng đổi mới và

nâng cao chất lượng hoạt động về mọi mặt với mục tiêu trở thành một trung tâm đào

tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ chất lượng cao, tạo ra những sản

phẩm tinh hoa đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của đất nước, phù hợp với cơ cấu

kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh

tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập quốc tế; khẳng định được vị thế

xứng đáng trong ĐHQG-HCM và trong hệ thống đại học cả nước. Trường đã đạt được

nhiều kết quả nổi bật trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, các mặt công tác khác và đã

vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Độc lập Hạng II năm 2009 và Danh

hiệu Anh hùng Lao động năm 2010.

Là một thành viên nồng cốt trong ĐHQG-HCM có nhiệm vụ trở thành một trung

tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, Trường

ĐH.KHTN đã phát huy truyền thống, không ngừng phấn đấu thành một thành một trung

tâm đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ trình độ cao của đất nước.

Trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được, Trường ĐH.KHTN xây dựng Kế

hoạch Chiến lược này với mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ

bản và khoa học công nghệ mũi nhọn hàng đầu trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt

Nam, góp phần thực hiện sứ mạng của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, đáp

ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn 2011 – 2015.

2. Quá trình xây dựng văn bản Kế hoạch Chiến lược 2011 - 2015

Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

cơ sở tiếp tục kế thừa Kế hoạch Chiến lược giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm

2020 của Trường ĐH.KHTN, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần V của Trường

ĐH.KHTN, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ĐHQG-HCM nhiệm kỳ 2011 – 2015, Kế

hoạch Chiến lược phát triển ĐHQG-HCM giai đoạn 2011 – 2015 và hội nghị tập huấn

xây dựng Kế hoạch Chiến lược các đơn vị thành viên do ĐHQG-HCM tổ chức vào

tháng 01/2011 tại Vũng Tàu.

Bản Dự thảo lần 1 của Kế hoạch Chiến lược đã được thảo luận, góp ý của Hội

đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH.KHTN trong cuộc họp ngày 24/02/2011 thành

Bản Dự thảo lần 2.

Page 4: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

3

Bản Dự thảo lần 2 tiếp tục được xin ý kiến và thông qua Đảng ủy mở rộng của

Đảng bộ Trường ĐH.KHTN ngày 09/03/ 2011. Bản Dự thảo lần 3 đã được tiếp tục bổ

sung, hoàn thiện, đặc biệt là hoàn chỉnh các Chương trình hành động được liệt kê ở Phụ

lục 2 bởi các đơn vị, phòng ban chức năng thuộc Trường ĐH.KHTN để thành văn bản

Kế hoạch Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 của Trường ĐH.KHTN.

Bản Dự thảo lần 3 của Kế hoạch Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 của

Trường ĐH.KHTN đã được trình bày trước Hội đồng đánh giá Kế hoạch Chiến lược

2011-2015 của ĐHQG-HCM vào ngày 08/09/2011. Các nội dung cơ bản của Kế hoạch

Chiến lược của Bản Dự thảo lần 3 này được Hội đồng thông qua kèm theo các yêu cầu

điều chỉnh bổ sung theo công văn số 1592/ĐHQG-KHTC ngày 24/10/2011 của Chủ

tịch Hội đồng.

Bản Kế hoạch Chiến lược chính thức đã được điều chỉnh, bổ sung theo yêu cầu

của Hội đồng đánh giá Kế hoạch Chiến lược 2011-2015 của ĐHQG-HCM.

B. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2011 - 2015

Là một thành viên nồng cốt trong ĐHQG-HCM có nhiệm vụ trở thành một trung

tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, Trường

ĐH.KHTN đã phát huy truyền thống, không ngừng phấn đấu thành một thành một trung

tâm đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ trình độ cao của đất nước.

Trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được, Trường ĐH.KHTN xây dựng

Kế hoạch Chiến lược giai đoạn 2011 – 2015 này với mục tiêu chung là trở thành trung

tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học công nghệ mũi nhọn hàng đầu

trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam, góp phần thực hiện sứ mạng của giáo dục

và đào tạo khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kế

hoạch năm năm 2011 – 2015.

Trong Kế hoạch Chiến lược này sự gắn kết chặt chẽ giữa Nhóm các chiến lược

đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học với Nhóm các chiến lược về khoa học công nghệ

là trọng tâm trong đó Nhóm các chiến lược về khoa học công nghệ được xác định là đòn

bẩy cho sự phát triển của Trường ĐH.KHTN trong ĐHQG-HCM.

C. CÁC NHÓM CHIẾN LƯỢC

1. Nhóm chiến lược 1. Các chiến lược về đào tạo đại học và sau đại học

Page 5: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

4

1.1. Mục tiêu chiến lược về đào tạo đại học và sau đại học

- Mục tiêu chiến lược về đào tạo đại học: tạo được môi trường đào tạo tốt, đào

tạo ra được những con người có chất lượng, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng

nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao đối với sự phát triển của đất nước trong các lĩnh

vực khoa học và công nghệ; phát triển hệ thống ngành nghề đào tạo của Trường một

cách hài hòa, dựa trên nền tảng các ngành khoa học cơ bản truyền thống, phát huy tối đa

ưu thế này để phát triển các ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn, các ngành khoa

học ứng dụng đáp ứng tốt nhu cầu xã hội.

- Mục tiêu chiến lược về đào tạo sau đại học: gắn kết chặt chẽ với hoạt động

nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng và qui mô đào tạo sau đại học nhằm đáp ứng

tốt nhất các nhu cầu kinh tế-xã hội, tham gia triển khai có hiệu quả các công trình nghiên

cứu khoa học có giá trị thông qua các luận án tiến sĩ, đồng thời hỗ trợ tích cực cho việc

phát triển đội ngũ kế thừa có trình độ khoa học cơ bản và ứng dụng cao.

1.2. Các chiến lược về đào tạo đại học và sau đại học

a. Chiến lược 1.1. Phát triển qui mô, loại hình, ngành đào tạo đại học đáp ứng nhu

cầu của xã hội

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Tăng hợp lý qui mô sinh viên chính qui hàng năm không quá 3%, ưu tiên cho

các ngành mới mở hoặc ngành có đội ngũ CBGD mạnh và nhu cầu xã hội cao; hoàn

chỉnh hệ đào tạo đào tạo cử nhân tài năng, phát triển hệ đào tạo này đối với một số

ngành học khác, tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng diện rộng.

- Tăng cường qui mô và mở rộng đối tượng đào tạo hệ hoàn chỉnh đại học (cao

đẳng lên đại học) theo nhu cầu xã hội và phát triển hệ đào tạo cấp bằng đại học thứ hai.

- Phát triển ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế, đặc

biệt là các ngành về khoa học ứng dụng, công nghệ cao hoặc mang tính phối hợp liên

ngành.

- Thành lập các đơn vị đào tạo mới đáp ứng với nhu cầu của thực tiễn và tiềm

lực của đơn vị .

b. Chiến lược 1.2. Cải tiến chất lượng các chương trình đào tạo đại học

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

Page 6: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

5

- Đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa các chương trình đào tạo đáp ứng nhu

cầu nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế – xã hội của đất nước.

- Tăng tính mềm dẻo, linh hoạt, chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, ngoại ngữ của

chương trình đào tạo nhằm tăng cơ hội chuyển đổi kiến thức, liên thông giữa các cấp

học, các ngành học, đáp ứng linh hoạt với định hướng nghề nghiệp của người học, với

nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường và nhu cầu học tập suốt đời của người học; tăng

cường liên thông liên kết kết đa ngành trong ĐHQG-HCM.

- Triển khai chương trình CDIO đối với một số ngành học để tận dụng các ưu

điểm của phương pháp này khi thiết kế, cập nhật chương trình đào tạo và chọn lựa

phương pháp giảng dạy.

- Tăng cường việc triển khai chương trình tiên tiến và các chương trình liên kết

đào tạo quốc tế.

c. Chiến lược 1.3. Cải tiến phương pháp đào tạo đại học và tăng cường tài nguyên

học tập

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Tăng cường điều kiện để áp dụng hiệu quả phương pháp đào tạo theo hệ tín chỉ.

- Triển khai giảng dạy một số môn học bằng ngoại ngữ để tăng tính trong liên

thông, hội nhập quốc tế.

- Nghiên cứu áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, phát huy tính sáng

tạo của người học trong hệ thống đào tạo của Trường.

- Bổ sung, tăng cường tài nguyên học tập: sách, tài liệu điện tử cho thư viện,

đồng thời khuyến khích sử dụng các giáo trình có uy tín của thế giới.

d. Chiến lược 1.4. Tăng cường công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đại học

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Xây dựng hệ thống các qui định, qui chế về đảm bảo chất lượng, hoàn thiện hệ

thống đảm bảo chất lượng.

- Tham gia đánh giá ngoài cấp chương trình ở tất cả các Khoa có chương trình cử

nhân/kỹ sư tài năng.

- Tăng cường kỷ cương trong dạy, học và thi cử.

e. Chiến lược 1.5. Xây dựng hệ thống đánh giá nội bộ để đảm bảo chất lượng đào tạo

sau đại học

Page 7: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

6

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Xây dựng đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả đào tạo sau đại học của nhà

trường.

- Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo sau đại học, tập

huấn công tác quản lý và đánh giá nội bộ cho cán bộ quản lý, chuyên viên đào tạo sau

đại học.

- Triển khai áp dụng trong vài chuyên ngành tiêu biểu.

f. Chiến lược 1.6. Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, gắn kết với nghiên cứu

khoa học

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện cho giảng dạy sau đại học

- Gắn kết với nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng các đề tài luận văn thạc

sĩ và luận án tiến sĩ

- Khuyến khích và hỗ trợ việc mời các chuyên gia nước ngòai tham gia giảng dạy

các học phần sau đại học.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy sau đại học nhằm phát huy tối đa năng lực tự

học, khả năng suy nghĩ độc lập và sáng tạo của người học.

g. Chiến lược 1.7. Tăng cường qui mô đào tạo sau đại học

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Mở thêm một số chuyên ngành đào tạo sau đại học theo nhu cầu của thực tiễn

và khả năng của các đơn vị.

- Mở chương trình phối hợp đào tạo quốc tế ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ.

2. Nhóm chiến lược 2. Các chiến lược về khoa học công nghệ

2.1. Mục tiêu chiến lược về khoa học công nghệ

Chiến lược khoa học công nghệ (KHCN) là đòn bẩy để hoàn thành Kế hoạch

Chiến lược 2011-2015. Tăng cường tiềm lực và hoạt động KHCN để góp phần đào tạo

đội ngũ chuyên gia trình độ cao trong lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học công nghệ

mũi nhọn, tạo ra các sản phẩm KHCN có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, đáp ứng

nhu cầu phát triển KHCN và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của đất

nước, phù hợp với xu thế phát triển thế giới.

Page 8: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

7

2.2. Các chiến lược về KHCN

a. Chiến lược 2.1. Tăng cường tiềm lực KHCN trong lĩnh vực khoa học cơ bản và

khoa học công nghệ mũi nhọn

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất PTN phục vụ NCKH, chú trọng các PTN trọng

điểm trong các lĩnh vực KHCN tiên tiến, mũi nhọn và các PTN liên kết, liên ngành.

- Phát triển các nhóm nghiên cứu có uy tín trong lĩnh vực khoa học cơ bản

truyền thống có thế mạnh của nhà trường.

- Phát triển một số nhóm nghiên cứu trọng điểm về khoa học công nghệ mũi

nhọn.

b. Chiến lược 2.2. Đẩy mạnh hoạt động KHCN nhằm đào tạo đội ngũ chuyên gia

trình độ cao và tạo ra các sản phẩm KHCN có ý nghĩa khoa học

và thực tiễn cao

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Xây dựng các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học công

nghệ mũi nhọn.

- Xây dựng các nghiên cứu liên ngành đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và phù hợp

với xu thế thế giới.

- Tăng cường liên kết, hợp tác trong nghiên cứu khoa học trong trường, trong

ĐHQG-HCM, với doanh nghiệp, quốc tế.

- Gắn nghiên cứu khoa học với nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại

học.

- Thành lập đơn vị hỗ trợ hợp tác NCKH và chuyển giao công nghệ

c. Chiến lược 2.3. Tăng cường hiệu quả quản lý KHCN

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản, qui chế quản lý đề tài, dự án, qui chế quản lý tài

sản trí tuệ, xây dựng cơ sở dữ liệu KHCN, xây dựng, triển khai.

- Khai thác có hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm.

Page 9: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

8

- Đa dạng hóa các nguồn kinh phí NCKH: tăng cường thu hút kinh phí đầu tư từ

các nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường kinh phí đầu tư từ khu vực doanh

nghiệp, xã hội và quốc tế.

3. Nhóm chiến lược 3. Các chiến lược về quan hệ đối ngoại và văn hóa đại học

3.1. Mục tiêu chiến lược về quan hệ đối ngoại và văn hóa đại học

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ, uy tín về đào tạo,

NCKH, nâng cao chất lượng quản trị đại học, xây dựng đội ngũ của trường; tăng cường

công tác quan hệ công chúng để nâng cao vị thế của trường đối với xã hội và thu hút

nguồn lực xã hội để phát triển nhà trường; xác định và phát triển các giá trị văn hóa đặc

trưng của Trường ĐHKHTN, làm nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển nhà trường.

3.2. Các chiến lược về quan hệ đối ngoại và văn hóa đại học

a. Chiến lược 3.1. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế phục vụ sự phát triển của nhà

trường

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Tiếp tục đẩy mạnh, hỗ trợ hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học, sau

đại học, NCKH, quản trị đại học xây dựng đội ngũ.

- Xúc tiến việc ký kết thỏa thuận hợp tác chung với các đối tác được chọn lọc, có

uy tín trên thế giới.

- Phát triển các chương trình liên kết đào tạo bậc đại học và sau đại học với các đối

tác có uy tín.

- Thu hút các học bổng đào tạo, tài trợ NCKH từ nước ngoài.

- Tăng cường việc tổ chức các hội nghị khoa học quốc tế tại đơn vị.

b. Chiến lược 3.2. Tăng cường công tác quan hệ công chúng để nâng cao vị thế của

trường đối với xã hội và thu hút nguồn lực xã hội để phát triển

nhà trường

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch xây dựng, quảng bá hình ảnh Trường

ĐH.KHTN.

- Thành lập và phát huy vai trò tổ chức cựu sinh viên Trường ĐH.KHTN.

Page 10: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

9

- Tăng cường việc xúc tiến, hỗ trợ việc các hoạt động liên kết giữa trường, các

đơn vị trong trường với doanh nghiệp, TP.HCM và các tỉnh phía nam.

c. Chiến lược 3.3. Xác định và phát triển các giá trị văn hóa đặc trưng của Trường

ĐH.KHTN phục vụ sự phát triển của nhà trường

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Xác định các giá trị văn hóa đặc trưng của Trường ĐH.KHTN.

- Phát triển các giá trị văn hóa phục vụ sự phát triển nhà trường.

4. Nhóm chiến lược 4. Các chiến lược về xây dựng đội ngũ

4.1. Mục tiêu chiến lược về xây dựng đội ngũ

Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, quản lý đáp ứng việc thực hiện

tốt sứ mạng và sự phát triển bền vững của nhà trường.

4.2. Các chiến lược về xây dựng đội ngũ

a. Chiến lược 4.1. Chuẩn hóa và nâng cao năng lực, hiệu quả công tác của cán bộ

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Chuẩn hóa điều kiện tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp, thạc sĩ, tiến sĩ

trẻ.

- Chuẩn hóa điều kiện tuyển dụng về trình độ nghiệp vụ của chuyên viên, kỹ

thuật viên.

- Tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý.

b. Chiến lược 4.2. Thực hiện chính sách linh hoạt để phát triển đội ngũ cán bộ

giảng dạy, nghiên cứu

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Hoàn chỉnh chính sách tuyển dụng bằng kinh phí từ nhiều nguồn (biên chế,

hợp đồng từ kinh phí đề tài, dự án, hợp đồng do đơn vị trả lương).

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ được học tập, tu nghiệp ở nước ngoài

nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Thu hút, tuyển dụng tiến sĩ trẻ bằng điều kiện và môi trường làm việc, cơ hội

thăng tiến.

- Xây dựng chính sách sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ trình độ cao đã hưu trí.

Page 11: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

10

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ 2011 – 2015 với các chỉ tiêu: số lượng giảng

viên cơ hữu là 600, số lượng cán bộ nghiên cứu làm việc tại các phòng thí nghiệm, trung

tâm là 500, trong đó có 55 GS/PGS, 100% cán bộ giảng dạy lý thuyết có trình độ SĐH,

60% cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có thâm niên công tác từ 8 năm trở lên có học vị TS, tỷ

lệ sinh viên chính qui, học viên SĐH, NCS trên cán bộ giảng dạy là 16:1.

5. Nhóm chiến lược 5. Các chiến lược về phát triển và sử dụng hiệu quả cơ sở vật

chất và nguồn lực tài chính

5.1. Mục tiêu chiến lược về phát triển và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và nguồn

lực tài chính

Phát triển cơ sở vật chất theo qui hoạch chung của ĐHQG-HCM và gia tăng

nguồn tài chính phục vụ việc thực hiện tốt sứ mạng và sự phát triển bền vững của nhà

trường.

5.2. Các chiến lược về phát triển và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và nguồn lực tài

chính

a. Chiến lược 5.1. Phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học

theo qui hoạch chung của ĐHQG-HCM

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Xây dựng cơ sở Linh trung thành cơ sở chính của Trường, là nơi đào tạo đại

học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của tất cả đơn vị của

trường.

- Qui hoạch lại cơ sở 227 Nguyễn Văn Cừ thành cơ sở nội thành, là trung tâm

nghiên cứu khoa học cơ bản và công nghệ mới, kết hợp với hoạt động hợp tác quốc tế,

đào tạo các chương trình tiên tiến, hoạt động văn hóa truyền thống của nhà trường..

- Đầu tư trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, vật liệu phục vụ đào

tạo và nâng cao chất lượng đào tạo.

b. Chiến lược 5.2. Gia tăng nguồn lực tài chính ngoài ngân sách

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Hợp tác với các đơn vị bên ngoài trong việc khai thác một phần cơ sở 227

Nguyễn Văn Cừ bổ sung nguồn kinh phí cho việc xây dựng cơ sở Linh Trung và kinh

phí hoạt động của trường.

Page 12: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

11

- Phát triển các loại hình, dịch vụ đào tạo mới tạo nguồn thu: đào tạo từ xa, đào

tạo liên kết trong và ngoài nước.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo, hợp đồng nghiên cứu

khoa học, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp.

6. Nhóm chiến lược 6. Các chiến lược về nâng cao năng lực quản trị đại học

6.1. Mục tiêu chiến lược về nâng cao năng lực quản trị đại học

Nâng cao năng lực quản trị các nguồn lực về con người, tài chính, cơ sở vật

chất, thông tin, quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động của Trường ĐH.KHTN

trong hệ thống ĐHQG-HCM, phục vụ việc hoàn thành sứ mạng và phát triển của

Trường.

6.2. Các chiến lược về nâng cao năng lực quản trị đại học

a. Chiến lược 6.1. Kiện toàn hệ thống CNTT phục vụ quản trị nhà trường

Giải pháp chiến lược bao gồm:

- Hoàn thiện hạ tầng mạng, cổng thông tin và ứng dụng các phần mềm quản lý

trong công tác quản trị nhà trường.

b. Chiến lược 6.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản qui chế, qui trình quản lý và giám

sát thực thi

Các giải pháp chiến lược bao gồm:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản qui định, qui chế quản lý các mặt hoạt động của

nhà trường.

- Tăng cường hoạt động về thanh tra, pháp chế.

Page 13: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

12

D. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU

TT Chỉ số Mục tiêu 2015 Số liệu 2005-2009

1 Đào tạo

1.1 Qui mô

1.1.1 Đại học chính qui 12.500 SV 9.900 SV

1.1.2 Cao đẳng chính qui 2.500 SV 3.650 SV

1.1.3 Sau đại học 20% tổng SVCQ 2.100 HV

1.1.4 Các hệ khác Không tăng 3.520 SV

1.1.5 Tỷ lệ tăng tuyển sinh ĐH chính qui/năm

≤ 3%

2,8%

1.1.6 Tỷ lệ tăng tuyển sinh SĐH/năm 5% 2,7%

1.1.7 Mở thêm ngành học mới ĐH: 4, SĐH: 3 ĐH: 3, SĐH: 5

1.2 Kiểm định

1.2.1 Số lượng chương trình đào tạo trọng điểm được kiểm toán, kiểm định theo tiêu chuẩn AUN

3

1

1.2.2 Số lượng các đơn vị đào tạo được kiểm toán, kiểm định theo tiêu chuẩn Bộ GD-ĐT

Tất cả 0

2 Nghiên cứu khoa học

2.1 Số lượng trung tâm nghiên cứu mạnh

1

0

2.2 Số nhóm nghiên cứu trọng điểm 2 0

2.3 Số lượng công bố khoa học tăng

100% Tăng 3,8 lần so với giai đoạn 2000-2004

2.4 Số lượng hợp đồng nghiên cứu với doanh nghiệp tăng

100%

2HĐ/năm

3 Quan hệ đối ngọai

3.1 Số lượng chương trình đào tạo ĐH 10 11

Page 14: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC … · Kế hoạch Chiến lược này được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12/2010 dựa trên

13

TT Chỉ số Mục tiêu 2015 Số liệu 2005-2009 & SĐH mới hợp tác với nước ngoài

3.2 Số lượng bản ghi nhớ hợp tác (MOU) mới 10 40

3.3 Số lượng chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu mới 10 8

4 Xây dựng cơ bản và CSVC

Khối lượng xây dựng hoàn thành dự án QG07 80% 40%

5 Tổ chức cán bộ

5.1 Tỷ lệ sinh viên chính qui, học viên SĐH, NCS trên cán bộ giảng dạy 16:1 20:1

5.2 Trình độ của cán bộ giảng dạy lý thuyết

100% SĐH

90% SĐH

5.3 Tỷ lệ CBGD có thâm niên công tác từ 3 năm trở lên có trình độ SĐH 100% 71,24%

5.4 Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học vị tiến sỹ trên tổng số cán bộ giảng dạy thâm niên công tác từ 8 năm trở lên

60%

47,68%

5.5 Số GS, PGS 55 35