Top Banner
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI ---------- PHẠM THANH NGA CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
107

i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

Dec 26, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI----------

PHẠM THANH NGA

CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 2: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2015

Tác giả

Phạm Thanh Nga

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 3: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮTBộ NNPTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLuật BVPTR Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004

RĐD Rừng đặc dụngRPH Rừng phòng hộRSX Rừng sản xuất

UBND Ủy ban nhân dân

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 4: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM .............................................................................................. 4

1.1 Một số khái niệm ............................................................................................. 4 1.1.1 Khái niệm rừng và tài nguyên rừng .......................................................... 4 1.1.2 Khái niệm chủ rừng ................................................................................... 8

1.2 Cơ sở xác lập chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam ..............................................................................................................................91.2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 9 1.2.2 Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 11

1.3 Đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam .................................................................................................................. 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. ....................................................................................... 19 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUYỀN SỞ HỮU RỪNG Ở VIỆT NAM..........20

2.1 Hình thức sở hữu tư nhân đối với rừng sản xuất là rừng trồng ............... 20 2.1.1. Cơ sở xác lập ........................................................................................... 20 2.1.2. Phương thức thực hiện quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng

trồng .......................................................................................................... 21 2.1.3. Thực trạng quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng ............. 24

2.2 Hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng ................................................... 26 2.2.1 Cơ sở xác lập ............................................................................................ 26 2.2.2 Các phương thức điều phối rừng của Nhà nước ................................... 27 2.2.3 Thực trạng thực hiện quyền sử dụng rừng ở Việt Nam ......................... 35

2.3 Hướng hoàn thiện pháp luật về sở hữu rừng ở Việt Nam ......................... 40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. ....................................................................................... 45 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 46

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 5: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

1

PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiVới vai trò là một bộ phận quan trọng của tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên

rừng được xem là cái nôi nuôi dưỡng sự sống trên Trái Đất đồng thời là nguồn lực phát triển kinh tế tài chính vững mạnh, góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho một quốc gia. Tầm ảnh hưởng của tài nguyên rừng không chỉ đối với từng cộng đồng, từng quốc gia riêng lẻ mà nó còn có ý nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.

Để bảo vệ tốt nguồn tài nguyên này, Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng hệ thống pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm thiết lập hệ thống các cơ quan quản lý chuyên ngành từ trung ương đến địa phương - một trong những công cụ hữu hiệu thay mặt Nhà nước thực thi các quy định của pháp luật vào thực tế quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Và đề thực hiện thống nhất trên toàn quốc một cơ chế quản lý, từ Hiến pháp 1980 trở đi, Nhà nước ta chỉ công nhận duy nhất một chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng, đó là chế độ sở hữu toàn dân. Qua một quá trình phát triển cho đến nay, chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng vẫn khẳng định được tính tất yếu phù hợp của nó, đương nhiên, về mặt nội hàm phải có ít nhiều thay đổi để thích ứng với tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội điển hình của giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Lựa chọn nghiên cứu đề tài chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam, tác giả mong muốn khẳng định lại một lần nữa về sự cần thiết của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng với vai trò chủ đạo của hình thức sở hữu Nhà nước trong khâu quản lý và bảo vệ rừng, cùng với đó là đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật về sở hữu tài nguyên rừng ở nước ta.

2. Tình hình nghiên cứu đề tàiChế độ sở hữu toàn dân ở Việt Nam nói chung là một vấn đề thu hút được rất

nhiều sự chú ý của các nhà học giả, các nhà khoa học. Tuy nhiên, số lượng đề tài nghiên cứu chuyên sâu về chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng nói riêng chưa thực sự đáng chú ý. Qua tìm hiểu, có một số bài viết và công trình có đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề sở hữu tài nguyên rừng ở Việt Nam đáng quan tâm như sau:

Trên các tạp chí khoa học: Hoàng Huy Tuấn (2013), "Sự phân quyền và quyền sở hữu trong quản lý tài

nguyên thiên nhiên: Tiếp cận lý thuyết và bối cảnh hóa trong quản lý rừng ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học lâm nghiệp, số 1/2013, tr.2657-2669.

Vũ Long (2005), "Về quyền sở hữu rừng tự nhiên" đăng trên website của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Page 6: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

2

Nguyễn Đại Anh Tuấn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa thiên Huế (2014), "Xã hội hóa quản lý tài nguyên rừng – bài toán dang dở" đăng trên website của Trung tâm Con người và Thiên nhiên.

Báo cáo khoa học: Tô Xuân Phúc & Trần Hữu Nghị (2014), Giao đất giao rừng trong bối cảnh

tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao, Huế.

Luận văn: Nguyễn Thị Thu Trang (2012), Phân quyền sở hữu tài sản trong giao rừng

cho cộng đồng ở Tây Nguyên, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

Sách chuyên khảo: Nguyễn Thanh Huyền (2013), Pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên

rừng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.Các bài viết, đề tài nghiên cứu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu một phần nội

dung của cơ chế sở hữu tài nguyên rừng ở Việt Nam, chưa khái quát cụ thể chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng cũng như cách thức vận hành quyền sở hữu rừng với hai hình thức sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành. Chính vì vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu làm rõ về chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tàiNghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm làm sáng tỏ

bản chất của chế độ sở hữu toàn dân đối với với tài nguyên rừng đồng thời nghiên cứu nội dung cách thức thực hiện quyền sở hữu rừng ở Việt Nam theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng từ đó đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về sở hữu rừng ở nước ta.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu mà đề tài muốn hướng đến đó chính là chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam, cụ thể hơn đó là các quy định pháp lý về chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam với hai hình thức sở hữu: sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước.

Phạm vi nghiên cứuTác giả tìm hiểu cơ chế sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam thông qua

việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành như Hiến pháp 2013, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Bộ luật dân sự 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)

Page 7: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

3

và các văn bản pháp luật của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban ngành liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp…

Bên cạnh đó, để phục vụ cho công tác nghiên cứu, tác giả cũng tham khảo các văn bản, tài liệu liên quan của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu hoặc tổ chức khác có công trình nghiên cứu hoặc báo cáo chuyên môn trong lĩnh vực lâm nghiệp về các hình thức sở hữu rừng, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam.

5. Phương pháp tiến hành nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp phân tích, tổng hợp và

phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp được sử dụng xuyên

suốt đề tài nhằm tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về chế độ sở hữu cũng như phương thức thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam, phân tích cách thức thực hiện mô hình sở hữu đối với tài nguyên rừng từ đó chỉ ra các ưu điểm và nhược điểm của pháp luật Việt Nam về quản lý và bảo vệ rừng.

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tác giả thu thập nhiều tài liệu trong và ngoài nước từ sách tham khảo, mạng điện tử, tạp chí,… để nghiên cứu nhằm đưa ra các cơ sở lý luận vững chắc, xác thực cho đề tài.

Ngoài ra, tác giả cũng kết hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao cho cho đề tài nghiên cứu như phương pháp so sánh, so sánh giữa quy định về sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam với mô hình sở hữu tài nguyên rừng của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hướng tới hoàn thiện hơn chế độ sở hữu và phương thức quản lý và bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên này ở nước ta. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử duy vật Mac – Lênin để nghiên cứu cơ sở hình thành cũng như pháp luật về chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam song song với việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu phân tích số liệu thực tế, xây dựng giả thuyết… để rút ra kết luận nhằm làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu.

6. Bố cục tổng quát của khóa luậnBên cạnh Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham

khảo, nội dung của đề tài được cấu trúc thành hai chương bao gồm:Chương 1: Khái quát về chế độ sở hữu tài nguyên rừng ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng quyền sở hữu rừng ở Việt Nam.

Page 8: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

4

CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TÀI NGUYÊN RỪNG

Ở VIỆT NAM1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm rừng và tài nguyên rừng1.1.1.1 Khái niệm rừngTheo tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc ( FAO):

Rừng là một khu vực đất đai có diện tích lớn hơn 0,5 ha với độ che phủ của tán rừng trên 10%, độ cao trung bình tối thiểu của cây phải đạt 5m, rừng bao

gồm rừng tự nhiên và rừng trồng1.Khái niệm này được kết hợp từ các yếu tố như mật độ cây, chiều cao của cây,

cách thức sử dụng đất rừng và chức năng sinh thái để đưa ra một khái niệm về rừng thiên về liệt kê các đặc trưng của rừng để dễ dàng xác định một diện tích cây cối có phải là rừng trên thực tế hay không.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (Luật BVPTR) của Việt Nam thì "Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừngtừ 0,1 trở lên.". Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì rừng được xác định dựa theo ba tiêu chí2:

(1) Là một hệ sinh thái với thành phần chính là các cây lâu năm thân gỗ, cau dừa, tre nứa có chiều cao trung bình từ 5m trở lên (trường hợp rừng mới trồng hoặc rừng ngập mặn ven biển độ cao của cây được quy định thấp hơn nhưng phải đảm bảo mật độ 1000 cây/ha trở lên), đủ khả năng cung cấp lâm sản, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

(2) Độ tàn che của tán cây (độ che phủ của tán rừng) là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên. Độ che phủ của tán rừng được hiểu là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất

rừng3.(3) Diện tích rừng liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên hoặc là dải rừng có

chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên. Với những hệ sinh thái nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản có cây lâu năm là cây

1 http://www.fao.org/docrep/005/y4171e/y4171e10.htm, truy cập ngày 03/6/20152 Điều 3 thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ

Page 9: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

5

NNPTNT) ngày 10/6/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng (TT 34/2009/TT-BNNPTNT)3 Khoản 2 Điều 3 Luật BVPTR

Page 10: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

6

thân gỗ, tre nứa, cau dừa, khu vực có cây cối nhưng không thuộc một trong hai trường hợp kể trên không được coi là rừng mà chỉ là cây phân tán.

Bên cạnh những điểm tương đồng giữa khái niệm rừng của Việt Nam với khái niệm rừng của FAO về quy định độ che phủ của tán rừng đều phải từ 0.1 (10%) trở lên, độ cao trung bình của cây rừng hay diện tích tối thiểu một khu rừng phải đạt được, pháp luật Việt Nam quy định cụ thể hơn về các yếu tố cấu thành rừng (thành phần thực vật chính trong rừng là gì, mật độ cây bao nhiêu, diện tích đất là đất rừng phải liền mảnh…) và bao quát hơn khi xác định những diện tích tuy không đảm bảo điều kiện cơ bản về độ che phủ hay diện tích tối thiểu 0,5 ha nhưng là rừng vì xét đến sự phát triển của chúng trong tương lai (rừng mới trồng, dải cây rừng), đặc trưng sinh học của từng loài thực vật (ví dụ như rừng ngập mặn ven biển thường chỉ có độ cao trung bình 3m). Khái niệm về rừng theo pháp luật Việt Nam không chỉ đưa ra định nghĩa rõ ràng về rừng mà còn là cơ sở để phân biệt rừng với những diện tích có thực vật khác, không phải rừng.

Về phân loại rừng, Luật BVPTR căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu để chia rừng thành 3 loại: rừng phòng hộ (RPH), rừng đặc dụng (RĐD) và rừng sản xuất (RSX). Đồng thời, kết hợp với nguồn gốc hình thành thì ba loại rừng này có thể là

rừng tự nhiên hoặc rừng trồng. Theo đó4: Rừng phòng hộ: là rừng được xây dựng và phát triển cho mục đích bảo vệ và

điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn đất, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. RPH bao gồm 4 loại là RPH đầu nguồn; RPH chắn gió, chắn cát bay; RPH chắn sóng, lấn biển; RPH bảo vệ môi trường.

Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. RĐD bao gồm: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học.

Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường. RSX bao gồm RSX là rừng trồng, RSX là rừng tự nhiên và rừng giống.

Để phục vụ cho công tác điều tra, kiểm kê, thống kê rừng, quy họach bảo vệ và phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng và xây dựng các chương trình, dự án lâm nghiệp ngày 10/6/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (Bộ NNPTNT)

4 Điều 4 Luật BVPTR

Page 11: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

7

đã ban hành Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng (TT 34/2009/TT-BNNPTNT). Theo đó, ngoài tiêu chí mục đích sử dụng, rừng còn có thể được phân loại căn cứ vào nguồn gốc hình thành, trữ lượng, loài

cây hoặc điều kiện lập địa5. Theo tiêu chí điều kiện lập địa, rừng ở nước ta bao gồm rừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập nước, rừng trên đất cát. Theo tiêu chí loài cây có rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng cau dừa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa. Dựa vào trữ lượng, phân biệt được đâu là rừng rất giàu, rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng chưa có trữ lượng. Nếu căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng được chia làm

hai loại6: Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự

nhiên. Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng.Theo số liệu thống kê được công bố gần đây nhất cho thấy7, tính đến hết năm

2013 Việt Nam có khoảng 13,95 triệu ha rừng. Trong đó, rừng tự nhiên chiếm khoảng 10,4 triệu ha, còn lại là rừng trồng (3,55 triệu ha). Nếu phân theo chức năng, khoảng 2,1 triệu ha là diện tích RĐD, khoảng 4,67 triệu ha là RPH và RSX chiếm diện tích 7,18 triệu ha.Trong tổng số 10,4 triệu ha rừng tự nhiên, RPH và RĐD chiếm 57,6%, còn lại (42,4%) là RSX. Đến nay, cả nước có khoảng 3,55 triệu ha rừng trồng, trong đó diện tích rừng trồng là RSX khoảng 2,65 triệu ha (74,65% trong tổng diện tích rừng trồng); phần còn lại (25,35%) là diện tích rừng trồng là RPH và RĐD. Trong những năm gần đây, diện tích rừng trồng tăng tương đối nhanh, với tốc độ khoảng 150.000 – 200.000 ha/năm8. Điều này là cơ sở để tăng trữ lượng và chất lượng rừng trong tương lai cho nước ta.

Mặc dù có nhiều tiêu chí để phân chia rừng nhưng khi nghiên cứu về chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng, chúng ta quan tâm tới các loại rừng được phân loại căn cứ vào hai tiêu chí, đó là nguồn gốc hình thành và mục đích sử dụng. Bởi lẽ, các hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của Nhà nước như xác lập các khu rừng, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng, giao rừng, cho thuê rừng đều dựa trên kết quả phân loại rừng là RPH, RĐD hay RSX. Nhà nước quyết định giao rừng, cho thuê rừng cho chủ thể phù hợp cũng căn cứ vào mục đích sử dụng của từng loại rừng, hơn nữa là cơ sở để xem xét công nhận quyền sử dụng rừng và quyền sở hữu RSX là rừng trồng. Ngoài ra, phân loại rừng thành RPH, RĐD, RSX sẽ thuận tiện

5 Chương II TT 34/2009/TT-BNNPTNT6 Điều 5 TT 34/2009/TT-BNNPTNT7 Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 28 tháng 7 năm 2014 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013 (QĐ 3322/QĐ-BNN-TCLN)8 Tô Xuân Phúc & Trần Hữu nghị (2014), Báo cáo giao đất giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao, Huế, tr.12

Page 12: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

8

cho việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của từng loại chủ rừng đối với mỗi loại rừng nhất định. Có thể thấy nguồn gốc hình thành và mục đích sử dụng của từng loại rừng quyết định hình thức sở hữu đối với khu rừng đó có thể là hình thức sở hữu nào và phương thức thực hiện các quyền sở hữu của chủ sở hữu rừng.

1.1.1.2 Khái niệm tài nguyên rừngTài nguyên rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có khả năng tái tạo

được bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên quan

đến rừng (cảnh quan rừng, vi sinh vật, thổ nhưỡng…)9.Như đã đề cập, tài nguyên rừng được cấu thành từ nhiều thành phần tự nhiên vô

cùng phong phú, đa dạng. Trong đó có hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, mà đời sống của chúng đều liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành quần xã đa dạng sinh học. Không giống như không khí, gió hay năng lượng mặt trời là những nguồn tài nguyên vô hạn, tài nguyên rừng có giới hạn nhất định về trữ lượng, sẽ giảm dần cùng với hoạt động khai thác, sử dụng của con người. Tuy nhiên, rừng lại là loại tài nguyên có thể tái tạo, phục hồi, thậm chí nâng cao chất lượng và trữ lượng thông qua quá trình tái sinh tự nhiên hoặc do con người gây trồng lại nếu như nhận được sự quản lý và bảo tồn hợp lý.

Như chúng ta đã biết, tài nguyên rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống con người. Trước hết, hệ sinh thái rừng cung cấp lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong xã hội; là nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các ngành xây dựng cơ bản; cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người; cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm.... Tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng, góp phần điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện, làm sạch không khí, điều hòa khí hậu. Ngoài ra, rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm. Như vậy, tài nguyên rừng có giá trị to lớn với sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia, góp phần cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.

So với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có diện

tích rừng lớn, xếp thứ 45 trên 192 quốc gia và vùng lãnh thổ10. Do đó, tiềm năng khai thác và phát triển nguồn tài nguyên rừng ở nước ta là rất lớn. Sau các chiến

9 Nguyễn Thanh Huyền (2013), Pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr.1410 Số liệu tính toán sử dụng thông tin từ The World Factbook 2011, https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html, truy cập ngày 8/7/2015

Page 13: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

9

lược phát triển lâm nghiệp qua các giai đoạn, hiện nay độ che phủ rừng đã đạt 40%11, trữ lượng gỗ - một trong các nguồn tài nguyên rừng quan trọng hàng đầu là 813,3 triệu m3 (rừng tự nhiên chiếm 94%, rừng trồng 6%) và khoảng 8,5 tỷ cây tre, nứa. Trữ lượng gỗ bình quân của rừng tự nhiên là 76,5 m3/ha và rừng trồng là 40,6 m3/ha. Gỗ tập trung chủ yếu ở 3 vùng là Tây Nguyên chiếm 33,8%, Bắc Trung Bộ 23% và Nam Trung Bộ 17,4% tổng trữ lượng12. Về đa dạng sinh học của rừng, Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông nam Á giàu về đa dạngsinh học với hệ thực vật rừng phong phú về chủng loại. Cho đến nay đã thống kê được 10.484 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm. Theo dự đoán của các nhà thực vật học số loài thực vật bậc cao có mạch ít nhất sẽ lên đến 12000 loài, trong đó có khoảng 2300 loài đã được người dân dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác. Cũng như thực vật, giới động vật rừng Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á với 275 loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, trong đó hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu cógiá trị thực tiễn cao13.

1.1.2 Khái niệm chủ rừngChủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận

chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác14.Theo quy định của pháp luật, chủ rừng bao gồm 7 nhóm đối tượng, đó là15: Ban quản lý RPH, Ban quản lý RĐD Hộ gia đình, cá nhân trong nước Tổ chức kinh tế Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam Đơn vị vũ trang nhân dân Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về

lâm nghiệp.

11 QĐ 3322/QĐ-BNN-TCLN12 Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 (QĐ 18/2007/QĐ-TTg )13 Phùng Mỹ Trung, "Bạn biết gì về đa dạng sinh học của rừng Việt Nam?", http://www.vncreatures.net/event06.php, truy cập ngày 8/7/201514 Khoản 4 Điều 3 Luật BVPTR15 Điều 5 Luật BVPTR

Page 14: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

10

Có thể thấy Nhà nước khuyến khích các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân tiếp cận khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên rừng khi quy định các nhóm chủ rừng bao gồm nhiều thành phần trong xã hội, không hạn chế chủ rừng trong nước hay nước ngoài và không quy định các cơ quan quản lý Nhà nước là một trong những đối tượng chủ rừng.

Về nguyên tắc, Nhà nước (đại diện cho toàn dân) sẽ đóng vai trò là chủ sở hữu tuyệt đối đối với rừng. Bên cạnh đó còn có các đối tượng được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với RSX là rừng trồng – chủ sở hữu tương đối đối với rừng. Theo đó, khái niệm “chủ rừng” quy định tại Điều 3 Luật BVPRT bao gồm cả hai đối tượng là người có quyền sở hữu tương đối đối với RSX là rừng trồng và người không có quyền sở hữu rừng mà chỉ được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng rừng từ chủ rừng khác. Như vậy khái niệm “chủ rừng” và “chủ sở hữu rừng” không đồng nhất với nhau.

Mỗi loại chủ rừng có những đặc điểm riêng, quyền lợi và nghĩa vụ riêng phụ thuộc vào loại rừng mà họ được giao hoặc được thuê theo quy định của Luật BVPTR. Điều kiện để trở thành chủ rừng đối với mỗi loại đối tượng chủ thể cũng có nhiều điểm không giống nhau nhưng trước hết họ phải thuộc một trong các nhóm đối tượng được nêu như trên (trừ Ban quản lý RPH, RĐD được thành lập sau khi giao RPH, RĐD); tiếp theo họ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp quyết định giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng căn cứ trên dự án đầu tư về lâm nghiệp được phê duyệt theo pháp luật về đầu tư (đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài), khu vực sinh sống tại địa phương có rừng (thường áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân) hoặc nhu cầu sử dụng vào mục đích kinh doanh (đối với tổ chức kinh tế), nghiên cứu (đối với tổ chức nghiên cứu khoa học), lí do an ninh – quốc phòng (đối với đơn vị vũ trang nhân dân). Khi hoàn thành các thủ tục cần thiết họ sẽ trở thành chủ rừng và được công nhận quyền sử dụng rừng hoặc quyền sở hữu RSX là rừng trồng.1.2 Cơ sở xác lập chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam

1.2.1 Cơ sở lý luậnRừng là tài nguyên quý báu của mỗi quốc gia nói riêng và của thế giới nói

chung, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn, đặc biệt đối với nền kinh tế. Rừng chứa đựng ít nhất 80% đa dạng sinh học của thế giới, đóng góp vào đời sống của hơn 1,6 tỷ người. Rừng và các lâm sản từ rừng là một nguồn tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm chính thức và không chính thức cho khoảng 50 triệu người. Giá trị sản phẩm rừng được giao dịch trên toàn cầu đạt 270

Page 15: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

10

tỷ đôla Mỹ. Trong số đó, rừng của các nước đang phát triển chiếm trên 20% 16. Với một đất nước nhiều đồi núi như Việt Nam, vai trò của rừng hiện diện không chỉ trong lĩnh vực kinh tế (ngành lâm nghiệp đóng góp 5,9% vào cơ cấu GDP năm 2013

và có khuynh hướng ngày càng tăng17) mà còn trong cuộc sống hàng ngày, đời sống văn hóa, tâm linh. Không giống như tài nguyên khoáng sản, rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo được đồng thời cũng là đối tượng thường xuyên chịu tác động tiêu cực từ phía con người. Theo kết quả điều tra của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), mỗi năm có khoảng 119,6 triệu ha đến 149 triệu ha rừng trên

toàn thế giới bị tàn phá18, nếu làm một phép tính nhỏ với 4 tỉ ha rừng toàn cầu hiện nay thì chỉ trong vòng chưa đầy 40 năm nữa rừng sẽ hoàn toàn bị xóa sổ và kéo theo đó là hàng loạt các hệ lụy biến đổi khí hậu, ô nhiễm, nghèo đói, dịch bệnh. Hơn nữa, chúng ta đều biết, tốc độ khôi phục rừng luôn luôn chậm hơn tốc độ suy thoái rừng, một khi khai thác cạn kiệt nguồn rừng tự nhiên thì cơ hội hồi phục hầu như không có.

Để quản lý, bảo vệ và phát triển tốt nguồn tài nguyên rừng các quốc gia đặc biệt quan tâm đến vấn đề sở hữu đối với rừng được thể hiện dưới các văn bản pháp luật và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai chế độ sở hữu rừng: công hữu (sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể) và tư hữu (sở hữu tư nhân) dưới nhiều mô hình sở hữu khác nhau. Mô hình phổ biến nhất là thừa nhận nhiều hình thức sở hữu ở các quốc gia có diện tích rừng lớn hàng đầu thế giới như Mỹ, Canada, Bazil, Argentina, Trung Quốc, Australia, Ấn độ, Việt Nam… đều quy định rừng thuộc sở hữu Nhà nước và tư nhân. Ví dụ, Mỹ có 56,3% diện tích rừng thuộc sở hữu tư nhân, Thụy Điển chỉ có 20,2% rừng thuộc sở hữu Nhà nước,… Bên cạnh đó là mô hình chỉ thừa nhận hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng với ý nghĩa là hình thức sở hữu duy nhất như ở Liên bang Nga, Indonesia, Myanmar, Cộng hòaTrung Phi19.

Là một quốc gia nằm trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam công nhận tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng là nguồn tư liệu sản xuất thuộc sở hữu chung của toàn xã hội. Chủ nghĩa Mác- xít đã chỉ ra mục tiêu và bản chất của chủ nghĩa xã hội chính là xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, ai cũng được hưởng ngang bằng như nhau, cùng với đó là

16https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/6455/446400PUB0Fore101OFFICIAL0USE0ONLY1.pdf?sequence=1, truy cập ngày 5/6/201517 Đỗ Hương, "GDP ngành lâm nghiệp có thể đạt 6%", http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo- nganh/GDP-nganh-Lam-nghiep-co-the-dat-6/214260.vgp, truy cập ngày 5/6/201518 https://www.worldwildlife.org/threats/deforestation, truy cập ngày 6/6/2015.19 Phụ lục 2 - Thống kê số liệu sở hữu rừng theo hai hình thức của 24 trên 30 quốc gia có diện tích rừng lớn nhất trên thế giới - Andy White & Alejandra Martin (2002), Who owns the world's forest?- Forest tenure and public forests in transition, USA, pp.5 (Phụ lục 2)

Page 16: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

11

khả năng điều khiển xã hội theo một kế hoạch chung20. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên sự học tập và vận dụng sáng tạo nền tảng học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin, do đó việc xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng là phù hợp về phương diện lý luận. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta nói chung vẫn khẳng định được xu thế tất yếu của nó trong sự nghiệp hoàn thiện một nhà nước của dân, do dân, vì dân với một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đòi hỏi phải dựa trên nền tảng của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất bao gồm chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng.

Tài nguyên rừng cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, dưới dạng hữu hình hoặc vô hình, như tài nguyên nước, đất đai, khoáng sản, không khí, các di tích văn hóa, lịch sử... là sở hữu chung của toàn dân được tạo dựng qua nhiều thế hệ. Vì vậy, xác lập chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng là khẳng định quyền của mỗi công dân đối với việc định đoạt, khai thác, sử dụng, phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng theo cơ chế dân chủ; góp phần bảo đảm cho các quan hệ trong xã hội được vận hành trên nền tảng của quyền sở hữu chung, song dưới những hình thức sở hữu cụ thể được thể chế hóa bằng luật pháp, chính sách của Nhà nước. Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng còn tạo điều kiện để các cộng đồng dân cư tham gia định đoạt, khai thác, sử dụng và hưởng lợi từ rừng, đồng thời bảo đảm cho mọi người dân giám sát việc quản lý, quy hoạch, khai thác và phát triển tài nguyên của chính quyền các cấp.

Tóm lại, xuất phát từ tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với các lĩnh vực đời sống xã hội của mỗi quốc gia; xuất phát từ đặc trưng chính trị, kinh tế của một đất nước xã hội chủ nghĩa với tôn chỉ mọi của cải đều thuộc về nhân dân, mọi cá nhân đều có quyền tiếp cận với các tư liệu sản xuất một cách bình đẳng thì chế độ sở hữu toàn dân là một yêu cầu bắt buộc, tất yếu phát sinh.

1.2.2 Cơ sở pháp lýChế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng được quy định trong đạo luật

tối cao của Nhà nước Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 khẳng định:Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư,

20 Đỗ Thế Tùng, "Quan điểm cơ bản của C. Mác về sở hữu và việc vận dụng vào các văn kiện Đại hội XI của Đảng", http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang- XI/Noi-dung-co-ban-van-kien/2011/12442/Quan-diem-co-ban-cua-C-Mac-ve-so-huu-va-viec.aspx, truy cập ngày 5/6/2015.

Page 17: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

12

quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý21.

Tài nguyên rừng được xem là một trong các loại "tài nguyên thiên nhiên khác" do vậy đương nhiên thuộc sở hữu của toàn thể nhân dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Tìm hiểu lịch sử lập hiến của Việt Nam, có thể dễ dàng nhận thấy, do hoàn cảnh chiến tranh nên trong Hiến pháp 1946 chế độ về sở hữu chưa có thay đổi gì nhiều so với thời kỳ Pháp thuộc. Đến Hiến pháp 1959, tuy chưa có quy định về chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng nhưng so với bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, Hiến Pháp 1959 đã đặt nền móng công nhận quyền sở hữu các tư liệu sản xuất của người dân là quy định Hiến định: "Các hầm mỏ, sông ngòi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sởhữu của toàn dân.22". Đây cũng là bản Hiến pháp duy nhất thừa nhận sở hữu tư nhân– "hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản

dân tộc23" trong đó có sở hữu tư nhân đối với tài nguyên rừng, mặc dù hình thức tư hữu này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với hình thức sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể vào giai đoạn đó.

Chế độ sở hữu toàn dân đối với tư liệu sản xuất nói chung và tài nguyên rừng

nói riêng chính thức được công nhận từ Hiến pháp 198024, bản Hiến pháp xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản, thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Để thực hiện mục tiêu đó, Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: Thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phầnkinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.

21 Điều 53 Hiến pháp 201322 Điều 12 Hiến pháp 195923 Điều 11 Hiến pháp 195924 Điều 19 Hiến pháp 1980: " Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thốngđường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân."

Page 18: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

13

Các bản Hiến pháp sau này, Hiến pháp 199225 hay Hiến pháp 2013 là những bản Hiến pháp khẳng định và củng cố chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng thì ở Việt Nam.

Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng được cụ thể hóa trong pháp luật chuyên ngành về quản lý và bảo vệ rừng hiện hành. Luật BVPTR 2004 quy định Nhà nước thay mặt toàn thể nhân dân thống nhất quản lý và bảo vệ tài nguyên

rừng26, trên cơ sở đó Nhà nước trao quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho các chủ rừng thông qua các hoạt động giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng…. Tính chất sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng được thể hiện qua hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng.

Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng

sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng27.Bên cạnh đó, Nhà nước cũng công nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng của tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân28 nhưng các chủ rừng này phải có kế hoạch đầu tư cụ thể và cam kết thực hiện theo kế hoạch, quy hoạch phát triển rừng của Nhà nước, tuân theo pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng. Đó cũng chính là một trong những biểu hiện của chế độ sở hữu toàn dân, Nhà nước không phủ nhận quyền làm chủ tài sản của từng cá nhân song đối với một loại tài nguyên quan trọng như rừng, về nguyên tắc quyền sở hữu vẫn phải thuộc về toàn thể nhân dân trong nước, phải để nhân dân giám sát và quản lý.

Luật BVPTR 1991 trước đó cũng thừa nhận chế độ sở hữu toàn dân với hai hình thức sở hữu đối với tài nguyên rừng - hình thức sở hữu Nhà nước và hình thức sở

hữu tư nhân2930, chỉ khác ít nhiều về cách thức quản lý của Nhà nước. Trong Luật BVPTR 1991 quy định Nhà nước giao rừng, giao đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế

hoạch của Nhà nước31 còn trong Luật BVPTR 2004 quy định cụ thể thêm về hình thức cho thuê rừng, cho thuê đất để trồng rừng.

25 Điều 17 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001):“Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.”26 Điều 8 Luật BVPTR27 Khoản 1 Điều 6 Luật BVPTR28 Khoản 8 Điều 3 Luật BVPTR29 Điều 2 Luật BVPTR 199130 Điều 3 Luật BVPTR 199131 Điều 2 Luật BVPTR 1991

Page 19: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

14

Như vậy, cơ sở pháp lý của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam đã được ghi nhận ngay trong Hiến pháp và luật BVPTR qua các thời kỳ. Điều này góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc áp dụng quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng trên thực tế.1.3 Đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam

Thứ nhất, quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng được thực hiện thông qua cơ chế đại diện.

Tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân nhưng chủ sở hữu toàn dân là một khái niệm trừu tượng, "toàn dân" không thể trực tiếp thực hiện quyền sở hữu của mình đối với rừng mà phải thực hiện thông qua cơ chế đại diện với chủ thể đại diện không ai khác ngoài Nhà nước. Theo đó, Nhà nước thay mặt nhân dân thống nhất quản lý đối với tài nguyên rừng thông qua hệ thống các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước chuyên môn trong lĩnh vực lâm nghiệp được tổ chức chặt chẽ từ trung ương tới địa phương và xây dựng các quy định pháp lý về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Nhà nước là chủ thể đặt ra chiến lược phát triển rừng cho cả nước, lập các quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; quyết định giao rừng cho ai, cho đối tượng nào thuê rừng, thu hồi rừng hay chuyển mục đích sử dụng rừng khi cần thiết; ngoài ra Nhà nước, cụ thể là Chính phủ sẽ quy định đâu là các loài thực vật rừng, động vật rừng cần được quản lý và bảo vệ đặc biệt, các chủ thể khác không được phép xâm hại khi chưa đáp ứng được các điều kiện bắt buộc do Nhà nước đặt ra.

Một trong những hoạt động quan trọng thể hiện tính đại diện của Nhà nước đó là hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Bởi lẽ, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch rừng và đất rừng được xem là nòng cốt, xương sống của bảo vệ và phát triển rừng, muốn có một nền lâm nghiệp bền vững thì trước hết yêu cầu lâm phận quốc gia phải ổn định. Hoạt động này được tiến hành trên cơ sở các

nguyên tắc cơ bản sau32:Một là, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được xây dựng phù

hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh; phù hợp với kế hoạch sử dụng đất. Tuy có chế độ pháp lý khác nhau nhưng rừng là loại tài nguyên gắn liền với đất, tương tự đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, về đặc điểm vật chất chúng không giống nhau nhưng đặt trong tổng thể tạo nên sức mạnh tổng hợp của một quốc gia thì giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời. Xây dựng chiến lược hay kế hoạch phát triển một lĩnh vực nào dó cũng đồng nghĩa với việc chuẩn bị những bước đầu tiên để thay

32 Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Môi trường, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr.257.

Page 20: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

15

đổi các lĩnh vực còn lại, do đó, khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo một số nội dung cơ bản như: tổng hợp, phân tích tình hình điều kiện tự nhiên, hiện trạng tài nguyên rừng; đánh giá được tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch lần trước; xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng; tầm ảnh hưởng đến các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hoặc kế hoạch sử dụng đất… các bản quy hoạch này sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về rừng lập và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ngày 09/01/2012, Thủ thướng chính phủ ra Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, bên cạnh nhiệm vụ chính của Bộ NNPTNT thì các bộ liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều phải phối hợp thực hiện như hỗ trợ về tài chính, rà soát lại kế hoạch trong lĩnh vực của mình.... Đây là một ví dụ cụ thể và thiết thực thể hiện mối quan hệ chiến lược giữa các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như giữa quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng với các lĩnh vực còn lại nói riêng.

Hai là, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng của các cấp. Kỳ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là mười (10) năm, kỳ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là năm (5) năm và được cụ thể hoá thành kế hoạch hàng

năm33; pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước cũng như của cấp

tỉnh, cấp huyện và cấp xã34. Theo đó, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng mang tính chu kỳ và được thiết kế thành một hệ thống từ trung ương đến địa phương theo chiều dọc, mỗi địa phương (nơi có rừng) sẽ dựa trên quy hoạch, kế hoạch chung cho cả nước đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trước đó để xây dựng cho địa phương mình một kế hoạch, quy hoạch chi tiết và phù hợp trong một

giai đoạn cụ thể để bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn quản lý35. Bên cạnh đó, để đáp ứng tính dân chủ, công khai của chế độ sở hữu toàn dân, trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các

quy hoạch, kế hoạch đó phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật36. Ba là, đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên

rừng, đất rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam

33 Khoản 2 Điều 10 Nghị định 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/3/2006 hướng dẫn thi hành Luật BVPTR (NĐ 23/2006/NĐ-CP)34 Điều 11, 12, 13 NĐ 23/2006/NĐ-CP35 Phụ lục 3: Sơ đồ trình tự , thủ tục phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam – NĐ 23/2006/NĐ-CP (Phụ lục 3)36 Điều 14 NĐ 23/2006/NĐ-CP

Page 21: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

16

thắng cảnh. Nhà nước đại diện cho nhân dân nắm quyền sở hữu rừng không nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận mà hướng tới bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của đất nước; đảm bảo mọi công dân đều có thể tiếp cận rừng một cách bình đẳng, công bằng nhất – đó cũng chính là biểu hiện của cơ chế đại diện trong chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng.

Vì là chủ thể đại diện nên Nhà nước tham gia vào quan hệ sở hữu đối với tài nguyên rừng vừa với tư cách là chủ thể của quyền sở hữu vừa với tư cách là chủ thể của quyền lực công .Với tư cách là đại diện cho toàn thể nhân dân thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên rừng, Nhà nước thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với diện tích rừng thuộc sở hữu nhà nước như một chủ sở hữu bình thường. Nhưng đặc biệt ở phương thức thực hiện các quyền ấy, Nhà nước không sử dụng các kênh lưu thông dân sự mà sử dụng chính quyền lực của nhà nước để thực hiện chúng thông qua các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, các quyết định hành chính như giao rừng, cho thuê rừng. Sở dĩ có đặc trưng này bởi trách nhiệm chính của Nhà nước vẫn là quản lý xã hội nói chung, do đặc thù của nền chính trị, kinh tế của quốc gia Nhà nước phải đứng ra làm chủ thể đặc biệt thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên rừng.

Thứ hai, chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng với hai hình thức sở hữu: sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước

Sở hữu tư nhân đối với rừng là việc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu RSX là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao đất, được thuê đất để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các

quy định khác của pháp luật có liên quan37.Trong các loại rừng, Nhà nước chỉ công nhận quyền sở hữu của tư nhân đối với

một loại rừng duy nhất, đó là RSX là rừng trồng. Hơn nữa, vốn để trồng rừng là vốn do chủ rừng tự đầu tư. Cũng vì nguyên nhân nguồn gốc vốn mà Nhà nước cho tư nhân sở hữu RSX là rừng trồng như một loại tài sản thông thường, một đối tượng kinh doanh do chính họ đầu tư nên đương nhiên họ phải là chủ sở hữu hợp pháp của diện tích rừng đó. Mặt khác, Nhà nước đang khuyến khích phát triển thương mại và kinh tế lâm nghiệp từ việc khai thác hợp lý tài nguyên rừng, RĐD, RPH đa phần là các khu rừng tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và an ninh lâm nghiệp do đó cần đảm bảo sự quản lý, bảo vệ chặt chẽ từ phía các cơ quan Nhà nước trong khi RSX là rừng trồng với chức năng vốn có của mình là để phục vụ phát triển ngành lâm nghiệp đồng thời dễ dàng tái sinh, phục hồi nếu được khai thác hợp lý mà không gây bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào

37 Khoản 5 Điều 3 Luật BVPTR

Page 22: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

17

đến môi trường. Chính vì thế, Nhà nước trao quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho các đối tượng phù hợp bởi nhắm tới mục đích kinh doanh, làm giàu cho chính bản thân mình thì không chủ rừng nào có thể lơ là việc chăm sóc tài sản của chính mình cả.

Quyền sở hữu đối với RSX là rừng trồng chỉ mang tính tương đối. Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định rõ "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.", như vậy đất rừng luôn thuộc sở hữu Nhà nước, chủ sở hữu RSX là rừng trồng chỉ có thể được công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích RSX là rừng trồng mà mình đang đứng tên chủ sở hữu. Chủ rừng có quyền sở hữu đối với cây trồng, vật nuôi thông thường do chính mình bỏ vốn đầu tư còn các loại động vật - thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc danh mục do Chính phủ banhành38 sinh trưởng trong rừng (nếu có), các loài động vật – thực vật hoang dã là doNhà nước thống nhất quản lý, việc khai thác các giống loài này trong bất cứ loại rừng nào đều phải đáp ứng trình tự, thủ tục luật định, có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh nguồn gốc. Hơn nữa, việc lựa chọn giống cây trồng trên đất RSX là rừng trồng hay kết hợp nuôi thêm vật nuôi khác phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch phát triển nông – lâm nghiệp của cả nước và địa phương nơi córừng, theo danh mục các giống cây trồng chủ lực cho RSX theo vùng sinh thái lâm

nghiệp39 hay theo danh mục giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Đây cũng là cơ sở để xác định đâu là cây trồng, vật nuôi thuộc sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu RSX là rừng trồng.

Sở hữu nhà nước là hình thức sở hữu mà Nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ tư liệu sản xuất. Theo BLDS 2005, rừng tự nhiên và

rừng trồng có vốn từ ngân sách nhà nước thì thuộc sở hữu nhà nước.40

Điều 6 Luật BVPTR cũng quy định:Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng.

Như vậy, căn cứ vào mục đích sử dụng để phân loại rừng, các diện tích RĐD, RPH, RSX là rừng tự nhiên, RSX là rừng trồng nhưng được phát triển bằng vốn

38 Danh mục động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm – Ban hành kèm Nghị định 32/2006/NĐ-CP của chính phủ ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm (NĐ 32/2006/NĐ-CP)39 Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 17/11/2014 ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo cácvùng sinh thái lâm nghiệp.40 Điều 200 Bộ luật dân sự

Page 23: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

18

Nhà nước hoặc do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu từ các chủ rừng đều thuộc sở hữu Nhà nước. Ngoài ra, các loài thực vật- động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục do Chính phủ ban hành, tài nguyên vi sinh vật, cảnh quan rừng ở bất cứ khu rừng nào, đất rừng… cũng do Nhà nước thống nhất quản lý. Đây cũng là lí do giải thích vì sao quyền sở hữu rừng của Nhà nước mang tính chất tuyệt đối.

Việc quy định tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân của Việt Nam có sự tương đồng với Trung Quốc và Liên Bang Nga. Trung Quốc coi tài nguyên rừng do Nhà nước

thống nhất quản lý41 và Nhà nước Trung Quốc đã thực thi rất thành công pháp luật lâm nghiệp trong nhiều thập niên vừa qua, diện tích rừng của Trung Quốc đều giữ đà tăng trưởng trong khi tình hình tài nguyên rừng của thế giới tiếp tục giảm xuống, Cơ quan môi trường Liên hợp quốc đã xếp Trung Quốc vào danh sách một trong 15

nước có diện tích rừng nhiều nhất thế giới42. Liên bang Nga là quốc gia có toàn bộ diện tích rừng đều thuộc sở hữu Nhà nước khi quy định "các thửa rừng trên đất lâm

nghiệp thuộc sở hữu của Liên bang"43, tuy hiện nay Nga có kế hoạch hướng đến tư nhân hóa việc khai thác tài nguyên rừng nhưng diện tích đất rừng tư nhân chiếm tỉ

lệ rất nhỏ trong tổng diện tích rừng của Liên bang Nga44.Tóm lại, chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng mang những đặc trưng

cơ bản của chế độ sở hữu toàn dân nói chung ở nước ta trước hết ở tính đại diện, quyền lực công. Bên cạnh đó chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng còn đặc trưng ở hai hình thức sở hữu đó là hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng và hình thức sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng.

41 Luật Lâm nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ban hành năm 1984 ( sửa đổi năm 1988) quy định:" rừng thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, cá nhân được quyền sử dụng đât rừng nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan nhà nước này cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu rừng hoặc quyền sử dụng rừng." Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể có thể được ký hợp đồng với các tập thể, cá nhân để trồng rừng - Article 3 article 26, Forestry Law of the People's Republic of China, http://www.china.org.cn/english/environment/207457.htm, truy cập ngày 29/6/2015.42 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, "Trung Quốc: Kế hoạch phát triển rừng tới năm 2020",http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=407826&c0_id=30480, truy cập ngày 29/6/201543 Article 8 Forest Code of the Russian Federation 200644 Nguyễn Thị Thanh Huyền, tlđd (9), tr.121

Page 24: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1Về nguyên tắc, mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên rừng đều

thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Bên cạnh các cơ sở lý luận vững chắc khẳng định sự cần thiết, phù hợp, chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng còn được đảm bảo sự tồn tại lâu bền thông qua các quy định hiến định và các quy phạm pháp luật có liên quan.

Đặc trưng nổi bật của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam là tính đại diện, Nhà nước thay mặt nhân dân lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên cả nước và thông qua các chủ rừng để thực hiện các kế hoạch đó trên thực tế.

Giới thiệu khái quát hai hình thức sở hữu đối với tài nguyên rừng, bao gồm: hình thức sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng và hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng.

Page 25: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

20

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUYỀN SỞ HỮU RỪNG Ở VIỆT NAM

2.1 Hình thức sở hữu tư nhân đối với rừng sản xuất là rừng trồng2.1.1 Cơ sở xác lập

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sẽ được Nhà nước công nhận là chủ sở hữu RSX là rừng trồng nếu như đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

Thứ nhất, vốn bỏ ra để trồng RSX là rừng hoặc tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Hiểu đơn giản là vốn do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư – đây có thể là vốn tự có của họ, vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng, vốn liên doanh, liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau mà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Thứ hai, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải đảm bảo có giấy tờ chứng minh theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc pháp luật về đầu tư. Quy định loại giấy tờ

nào tùy thuộc vào từng đối tượng chủ rừng45. Đối với tổ chức kinh tế, ngoài các tổ chức kinh tế trong nước, pháp luật còn

cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam được sở hữu RSX là rừng trồng khi có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng RSX theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Đối với hộ gia đình có nhu cầu sở hữu RSX là rừng trồng sinh sống trên địa bàn thuộc cấp xã nơi có rừng nếu họ có giấy tờ chứng nhận hợp pháp xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng RSX; giấy tờ về giao RSX là rừng trồng; hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với RSX là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu RSX là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật thì được cấp Chứng nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng.

Đối với cá nhân là công dân Việt Nam muốn trở thành chủ sở hữu rừng phải đáp ứng các điều kiện tương tự như đối với hộ gia đình. Bên cạnh đó, pháp luật cũng không hạn chế quyền được sở hữu RSX là rừng trồng của người Việt Nam định cư tại nước ngoài, cá nhân nước ngoài có dự án trồng RSX tại Việt Nam với những yêu cầu về thủ tục áp dụng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

45 Điều 33 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

Page 26: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

21

Có thể thấy, việc quy định rõ ràng về thủ tục công nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn trồng rừng là một điểm tiến bộ của Luật BVPRT 2004, đây là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ rừng đồng thời là chủ sở hữu rừng.

So với Luật BVPTR 1991 chỉ quy định một cách căn bản "Rừng được gây trồng trên đất được Nhà nước giao không phải bằng vốn của Nhà nước, thì sản phẩm thực

vật rừng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân bỏ vốn.46", Luật BVPTR hiện hành đã có những thay đổi đáng kể cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Từ chỗ chỉ căn cứ vào nguồn gốc vốn để cho phép tư nhân được sở hữu rừng không phân biệt đó là RPH, RĐD hay RSX thì đến Luật BVPTR hiện hành thông qua việc phân loại rõ ràng hơn về các loại rừng, đặc biệt là ba loại RSX bao gồm RSX là rừng tự nhiên, RSX là rừng trồng và RSX là rừng giống đã quy định cụ thể chophép các đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư được sở hữu một loại rừng duy nhất là RSX là rừng trồng, quy định như vậy là hợp lý với mục tiêu sử dụng của từng loại rừng.

Phạm vi sở hữu của chủ sở hữu rừng cũng được mở rộng không chỉ thực vật rừng và các sản phẩm từ thực vật rừng mà còn sở hữu đối với vật nuôi, tài sản gắn liền với đất rừng do chủ chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê đất

để trồng rừng47. Chủ rừng đầu tư phát triển RSX là rừng trồng trên đất được Nhà nước giao hay cho thuê để trồng rừng đều được công nhận là chủ sở hữu RSX là rừng trồng thay vì trước đây chỉ áp dụng với hình thức giao đất để trồng rừng, sự thay đổi này góp phần thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành lâm nghiệp khi tạo cho họ cơ hội được sở hữu RSX là rừng trồng ở Việt Nam.

2.1.2 Phương thức thực hiện quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồngVới tư cách là một chủ rừng, chủ sở hữu RSX là rừng trồng có những quyền và

nghĩa vụ chung như những chủ rừng khác được quy định tại Điều 59 và Điều 60 Luật BVPTR. Chủ sở hữu RSX là rừng trồng được hỗ trợ kỹ thuật, vốn để sử dụng rừng ổn định, lâu dài, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, nghiên cứu khoa học, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, chủ sở hữu RSX là rừng trồng cần sử dụng rừng đúng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt kèm theo các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn vốn rừng và thực hiện các nghĩa vụ tài chính (nộp thuế, tiền sử dụng đất…) đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

46 Điều 3 Luật BVPTR 199147 Khoản 5 Điều 3 Luật BVPTR

Page 27: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

48 Chương 5 Luật BVPTR49 Khoản 8 Điều 3 Luật BVPTR

22

Ngoài các quyền lợi được hưởng như các chủ rừng khác, chủ sở hữu RSX là rừng trồng được pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng quy định thêm các quyền

của chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Cụ thể48: Chủ sở hữu RSX là rừng trồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa

nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng bằng hình thức ghi trong Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địa chính của địa phương49. Đây là một trong những điểm khác biệt quan trọng dùng để phân biệt giữa chủ rừng đồng thời là chủ sở hữu RSX là rừng trồng với các loại chủ rừng còn lại không được công nhận quyền sở hữu rừng mà chỉ được thừa nhận quyền sử dụng rừng.

Khác với các chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng chỉ được sở hữu cây trồng, vật nuôi do chủ rừng đầu tư thêm trong quá trình quản lý rừng, chủ sở hữu RSX là rừng trồng tự bỏ vốn trồng rừng trên diện tích đất được giao, được cho thuê hoặc nhận chuyển nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng nên họ được sở hữu toàn bộ cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng. Hơn nữa, chủ sở hữu rừng được tự quyết định tuổi khai thác rừng trồng, thủ tục khai thác, tự chủ trong việc thực hiện tận thu lâm sản, các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường trong khi các chủ rừng chỉ có quyền sử dụng rừng phải thông qua các cơ quan có thẩm quyền thay mặt Nhà nước quyết định việc khai thác, tận thu rừng.

Về các quyền giao dịch, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu rừng được phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sở hữu RSX là rừng trồng; được thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị RSX là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; được góp vốn bằng giá trị RSX là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; được hưởng giá trị tăng thêm từ rừng khi nhận chuyển nhượng RSX là rừng trồng từ tay chủ rừng khác.

Chủ sở hữu rừng còn được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, đầu tư nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lý rừng. Trong trường hợp chủ sở hữu rừng là cá nhân (công dân Việt Nam sinh sống trong nước hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài) thì họ được phép để thừa kế là quyền sở hữu RSX là rừng trồng theo quy định của pháp luật dân sự. Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư để thực hiện các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, tạo thành RSX trên đất không có

Page 28: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

23

rừng được Nhà nước giao, cho thuê thì cũng được công nhận là chủ sở hữu rừng và có đầy đủ các quyền lợi nêu trên50.

Trường hợp Nhà nước giao rừng, giao đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để trồng rừng thì ngoài quyền của chủ sở hữu đối với RSX là rừng trồng, chủ rừng còn được Nhà nước trao quyền sử dụng đất rừng lâm nghiệp. Khi đó, chủ sở hữu RSX sẽ đồng thời là người sử dụng đất, được phép chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Pháp luật quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu RSX là rừng trồng như sau: Khi khác thác rừng trồng chủ sở hữu rừng phải báo trước mười (10) ngày

làm việc cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có rừng biết51, trong trường hợp rừng đó là rừng trồng cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy

định của Chính phủ52. So với rừng trồng thuộc sở hữu tư nhân, quy định về khai thác RSX là rừng trồng nhưng có vốn từ ngân sách Nhà nước và RSX là rừng tự nhiên nghiêm ngặt hơn nhiều, chủ RSX là rừng trồng có vốn từ ngân sách Nhà nước phải lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền duyệt nguồn vốn quyết định, đối với RSX là rừng tự nhiên, tùy vào loại chủ rừng mà có những yêu cầu khác

nhau, ví dụ53: Chủ rừng là tổ chức: phải phải có phương án điều chế rừng (hoặc phương

án quản lý rừng bền vững) và thiết kế khai thác được Sở NNPTNT phê duyệt.

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn: phải có kế hoạch quản lí, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng có phương án khai thác rừng do UBND cấp huyện phê duyệt hoặc ủy quyền cho phòng chức năng của cấp huyện phê duyệt phương án khai thác rừng.

Sau khi khai thác, chủ sở hữu rừng phải trồng lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau đó hoặc thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên trong quá trình khai

thác54. Nếu chủ rừng muốn kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trong khu rừng của mình thì cần đảm bảo sử dụng không quá 40% diện tích đất không có rừng là đất rừng ngập mặn hoặc không quá 30% diện tích đất không có rừng là đất RSX không phải là đất ngập mặn để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được

50 Khoản 3 Điều 72 Luật BVPTR51 Điểm b Khoản 2 Điều 40 Quy chế quản lý rừng được ban hành kèm Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/6/2011 (Quy chế quản lý rừng)52 Điểm a Khoản 2 Điều 57 Luật BVPTR53 Điều 39, 40 Quy chế quản lý rừng54 Điểm a, c Khoản 2 Điều 57 Luật BVPTR

Page 29: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

24

trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng nhưng không làm ảnh hưởng tới mục đích

sử dụng chính của rừng55. Những loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen động vật rừng quý, hiếm sinh trưởng trong rừng thuộc sở hữu tư nhân được quản lý, bảo vệ theo quy định của Chính phủ, chủ sở hữu rừng không có quyền sở hữu đối với những đối tượng này. Mặt khác, khi khai thác các loài loài động vật rừng hoang dã tuy không nằm trong danh mục động vật rừng quý, hiếm nhưng việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt phải theo quy định của Bộ NNPTNT và phải thực hiện theo

đúng quy định trong giấy phép đã được cấp56.Như vậy, chủ sở hữu RSX là rừng trồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

một cách trực tiếp thông qua các hoạt động quản lý, sử dụng, phát triển rừng và các quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt. Điều này hoàn toàn khác biệt với một chủ sở hữu rừng khác là Nhà nước, qua việc giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng để thực hiện quyền sở hữu một cách gián tiếp qua hoạt động cụ thể của các chủ rừng thông thường.

2.1.3 Thực trạng quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồngVề mặt pháp lý, Nhà nước đã trao quyền sở hữu rừng cho tư nhân, đây là điều

kiện thuận lợi để các chủ rừng tự do khai thác lợi ích và phát triển rừng theo những kế hoạch riêng. Tuy vậy trên thực tế, việc các cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức sở hữu RSX là rừng trồng không nhiều khi diện tích RSX là rừng trồng chỉ có khoảng 2,65 triệu ha (chiếm khoảng 19% tổng diện tích rừng), trong đó một diện tích không nhỏ đã thuộc sở hữu Nhà nước. Mặt khác, nhìn vào cơ cấu chủ rừng phân theo diện tích quản lý không hề có số liệu thống kê của chủ rừng là cá nhân, chủ rừng là các tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước) cũng quản lý một diện tích khákhiêm tốn khoảng 6%57. Không chỉ ở Việt Nam, mà ở các quốc gia quy định nhiềuhình thức sở hữu rừng cũng phổ biến tình trạng chênh lệch giữa diện tích sở hữu rừng của Nhà nước và diện tích sở hữu rừng của tư nhân. Ví dụ: tại quốc gia châu Mỹ Bazil tư nhân chỉ sở hữu 10% diện tích rừng cả nước, con số này là 6,5% tại Canada. Ngược lại, có những quốc gia đứng đầu thế giới về trữ lượng gỗ như Mỹ

hay Trung Quốc rừng thuộc sở hữu tư nhân khá lớn, trên 50% tổng diện tích rừng58. Sau 10 năm thực hiện Luật BVPTR 2004, với nhiều chính sách, kế hoạch

khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư vào RSX trong giai đoạn 2007-201559, tốc

55 Điều 42 Quy chế quản lý rừng56 Điều 46 NĐ 23/2006/NĐ-CP57 Phụ lục 1: Cơ cấu chủ rừng phân theo diện tích quản lý - Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 28/7/2014 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013 (Phụ lục 1)58 Phụ lục 259 Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9/2007 quyết định một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/12/2011) (QĐ 147/2007/QĐ-TTg)

Page 30: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

25

độ tăng quy mô của RSX do tổ chức kinh tế tư nhân, hộ gia đình, cá nhân quản lý

vẫn tương đối thấp, chỉ tăng 1 triệu ha RSX60. Trong các loại RSX, Nhà nước chỉ công nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư do vậy, trên thực tế, rừng thuộc sở hữu tư nhân ở Việt Nam chiếm một diện tích rất nhỏ.

Năm 2012, UBND tỉnh Quảng Nam lên kế hoạch trồng 16,5 ha cây Sao đen với ước tính chi phí cụ thể (Việt Nam Đồng) cho một ha rừng như sau61:

1 Vật tư (cây giống, phân bón, vận chuyển, công cụ) 4.831.0002 Nhân công 14.381.9663 Chăm sóc (2013-2017) 24.914.010

Tổng chi phí cho 1 ha 44.126.976Tổng chi phí cho 16,5 ha 728.095.098

Đây là ví dụ minh họa cho một kế hoạch trồng rừng cụ thể tại một địa phương, tuy không phải là diện tích RSX thuộc sở hữu tư nhân nhưng căn cứ vào những số liệu trên có thể suy ra những khó khăn, bất cập mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải đối mặt khi có dự án đầu tư vào RSX là rừng trồng. Trước hết, để sở hữu RSX là rừng trồng, các chủ rừng phải bỏ một số vốn rất lớn để mua vật tư, thuê nhân công trồng, chăm sóc rừng trên diện tích đất RSX được giao, được cho thuê (trừ những trường hợp nhận chuyển nhượng RSX là rừng trồng đã có sẵn từ chủ sở hữu rừng khác thì vốn đầu tư bỏ ra để nhận chuyển nhượng RSX là rừng trồng) – nếu trồng 16,5 ha Sao đen họ phải bỏ ra gần 730 triệu đồng trong suốt quá trình nuôi trồng - đây là cản trở lớn nhất đối với các chủ rừng, đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân khi muốn trở thành chủ sở hữu rừng nhưng thiếu một nguồn vốn ổn định và lâu dài, gây là tình trạng nhiều chủ rừng đã lao động, sản xuất lâu năm trên diện tích RSX là rừng trồng song vẫn không được công nhận là chủ sở hữu rừng.

Thời gian sinh trưởng của cây rừng tương đối dài, từ lúc bắt đầu gieo trồng tới khi đạt được tiêu chuẩn khai thác mất từ 5-10 năm cho các giống cây thông thường, với Sao đen là 7 năm; ngoài ra chủ rừng phải đảm bảo về diện tích nuôi trồng mới có thể thu được lợi nhuận từ rừng.

Lượng vốn bỏ ra nhiều, thời gian thu hồi vốn lâu, không thể tính toán chính xác được hiệu quả đầu tư nếu như không xây dựng được một kế hoạch phù hợp, chưa kể đến khâu chăm sóc theo từng giai đoạn, đảm bảo kỹ thuật lâm nghiệp, thị trường

60 Xem thêm Quyết định 1970/QĐ/BNN-KL của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 06/7/2006 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005.61 Quyết định số 2495/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ngày 31/7/2012 phê duyệt dự toán trồng 16,5 ha cây Sao đen giai đoạn 2012-2017

Page 31: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

26

đầu ra, nguy cơ bị thu hồi rừng phục vụ cho mục đích công cộng…là những nguyên nhân khiến nhiều hộ gia đình, cá nhân không thể có cơ hội sở hữu RSX là rừng trồng. Mặt khác, chủ sở hữu RSX là rừng trồng được tự do quyết định phương án trồng và khai thác rừng nhưng đa phần các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân không hiểu biết nhiều về kỹ thuật lâm nghiệp khiến cho hiệu quả kinh tế của rừng cũng như chất lượng rừng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Đối với các tổ chức kinh tế, thường là các công ty lâm nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với RSX là rừng trồng hơn so với hộ gia đình, cá nhân. Trên thực tế diện tích rừng các công ty lâm nghiệp sở hữu cũng chiếm ưu thế hơn cả, song tình trạng các dự án đầu tư chậm tiến độ, doanh nghiệp hủy dự án do thiếu vốn đầu tư, không

chăm sóc và bảo vệ rừng vẫn còn khá phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên62, miền

Trung63 nước ta.Sự không đồng nhất giữa chế độ pháp lý đối với tài nguyên rừng và chế độ pháp

lý đối với đất rừng, đất đai luôn thuộc sở hữu Nhà nước trong khi RSX là rừng trồng trên đất có thể thuộc sở hữu tư nhân gây khó khăn cho chủ rừng nếu họ thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, chuyển đổi, góp vốn… sẽ phát sinh nhiều trường hợp phức tạp như chủ sở hữu RSX là rừng trồng đồng thời là người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu rừng của mình cho chủ thể khác nhưng chỉ có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng, việc giao dịch càng không đơn giản khi chủ sở hữu RSX là rừng trồng không đồng thời là người có quyền sử dụng đất.2.2 Hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng

2.2.1 Cơ sở xác lậpHình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng được xác lập thông qua cơ chế đại diện

của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng. Theo đó, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu cho toàn thể nhân dân thống nhất, quản lý đối với toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu RSX là rừng trồng từ các chủ rừng.

Hình thức sở hữu Nhà nước đối với các loại rừng kể trên được khẳng định trong các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật dân sự, Luật BVPTR. Với tư cách một chủ sở hữu đặc biệt, Nhà nước sẽ thực thi các quyền định đoạt đối với rừng thông qua các phương thức điều phối rừng như giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; từ đó trao quyền sử dụng rừng cho các đối tượng phù hợp.

62 "Bản tin lâm nghiệp", http://tongcuclamnghiep.gov.vn/diem-bao/diem-tin-ngay-25-03-2015-a2396, truy cập ngày 15/7/201563 "Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất", http://www.baomoi.com/Quang- Ngai-Dat-lam-nghiep-bo-hoang-dan-lai-thieu-dat-san-xuat/147/16569027.epi, truy cập ngày 15/7/2015

Page 32: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

27

Như vậy, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu một cách gián tiếp, chủ yếu thông qua các hoạt động của chủ rừng đối với rừng. Nhà nước kiểm tra, giám sát các chủ rừng bằng hệ thống pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng và hệ thống các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương.

2.2.2 Các phương thức điều phối rừng của Nhà nước2.2.2.1 Phương thức giao rừng64

a. Giao rừng không thu tiền sử dụng rừngCăn cứ vào quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt,

quỹ rừng của từng địa phương và nhu cầu sử dụng rừng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Nhà nước tiến hành giao rừng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau:

Ban quản lý RPH, RĐD: Những khu RPH đầu nguồn tập trung có diện tích từ 5.000 ha trở lên hoặc có diện tích dưới 5.000 ha nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc RPH ven biển quan trọng được giao không thu tiền sử dụng cho Ban quản lý – là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

thành lập theo quy chế quản lý rừng65. Đối với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng bảo vệ cảnh quan (cần thiết có Ban quản lý) sẽ được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng cho Ban quản lý rừng đặc dụng.

Đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp khi có nhu cầu cũng được UNBD cấp tỉnh giao RPH hoặc RĐD không thu tiền sử dụng phục vụ cho yêu cầu an ninh – quốc phòng và nghiên cứu khoa học.

Tổ chức kinh tế trong nước, hộ gia đình, cá nhân trong nước: UBND cấp tỉnh quyết định giao RPH hoặc RSX (là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) cho các tổ chức kinh tế tại địa phương. Căn cứ vào phương án giao rừng, UBND cấp huyện sẽ giao RPH, RSX (rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) không thu tiền sử dụng rừng cho các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thuộc cấp xã nơi có rừng trực tiếp

lao động lâm nghiệp66 với hạn mức được giao tối đa không quá 30 ha đối với mỗi

loại rừng67. Xuất phát từ tầm quan trọng của RĐD là những khu rừng được thành lập chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, do đó Nhà nước chỉ giao cho Ban quản lý hoặc các đơn vịvũ trang, tổ chức nghiên cứu khoa học do Nhà nước thành lập sử dụng vào những

64 Điều 24 Luật BVPTR65 Điều 27 Quy chế quản lý rừng66 Điều 20 NĐ 23/2006/NĐ-CP67 Điều 22 NĐ 23/2006/NĐ-CP

Page 33: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

28

mục đích không mang tính kinh doanh thương mại nhằm hạn chế tối đa sự tác động của con người làm thay đổi cảnh quan, môi trường rừng.

Khi được giao RPH, các chủ rừng nói trên được phép khai thác lâm sản nhưng phải đảm bảo nguyên tắc mang tính kết hợp trong khuôn khổ không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng. Thông thường, các chủ rừng được phép khai thác cây chết, cây sâu bệnh trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên; được khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng phòng hộ là rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định, khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác; khai thác măng, trenứa, các loại lâm sản khác ngoài gỗ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ68. Tuy Nhà nướccông nhận quyền sử dụng rừng nhưng ngoại trừ trường hợp chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được chuyển đổi diện tích RPH được giao cho các hộ gia đình, cá nhân trên cùng địa bàn, cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng rừng, còn lại các chủ rừng không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng rừng.

Đối với RĐD, việc cho phép khai thác lâm sản rất hạn chế, chỉ được thực hiện với cây gỗ đã chết, gãy đổ, thực vật rừng ngoài gỗ, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên . Nhà nước khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập kết hợp kinh doanh cảnh quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường đáp ứng điều kiện về lập dự án cụ thể kèm theo sự phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền. Riêng Ban quản lý RĐD, do phải quản lý một diện tích rừng khá lớn, vượt quá khả năng nhân lực và vật lực nên có thể tiến hành khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc các tổ chức kinh tế thuê cảnh quan để kinhdoanh du lịch sinh thái - môi trường theo dự án69.

Các chủ thể được giao RSX, tùy thuộc vào từng đối tượng chủ rừng và loại RSX sẽ có những quy định về quyền và nghĩa vụ riêng. Nhưng nhìn chung, các chủ rừng sẽ được khai thác lâm sản theo những nguyên tắc của từng loại RSX và chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao. Với diện tích RSX là rừng trồng phát triển bằng vốn Nhà nước, chủ rừng là tổ chức kinh tế không được tự ý thực hiện các giao dịch nói trên. Hộ gia đình, cá nhân được giao RSX là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị RSX là rừng trồng, được để thừa kế quyền sử dụng rừng.

68 Điều 47 Luật BVPTR69 Mục 2 Chương 4 Luật BVPTR

Page 34: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

29

Cộng đồng dân cư thôn70: Tuy không phải là chủ rừng nhưng cộng đồng dân cư thôn vẫn được UBND cấp huyện giao những diện tích rừng (không phân biệt loại rừng) giáp ranh giữa thôn, xã, huyện, khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng hoặc gắn liền với phong tục, tập quán, văn hóa – tín ngưỡng của cộng đồng mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý. Cộng đồng được công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài để khai thác, bảo vệ và phát triển khu rừng vì lợi ích chung của cộng đồng do đó không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao71.

b. Giao rừng có thu tiền sử dụng rừngHình thức giao rừng có thu tiền sử dụng áp dụng đối với RSX là rừng tự nhiên

và RSX là rừng trồng, theo đó UBND cấp tỉnh sẽ giao rừng cho các tổ chức kinh tế (trong nước hoặc liên doanh với nước ngoài), người Việt Nam định cư tại nước

ngoài đầu tư vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp72. Trường hợp giao RSX là rừng tự nhiên sẽ do Chính phủ hướng dẫn cụ thể.

Nếu chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có dự án đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao RSX là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng thì sẽ được

công nhận là chủ sở hữu đối với diện tích RSX là rừng trồng đó73.Đối với chủ rừng là tổ chức kinh tế cần tuân theo các quyền và nghĩa vụ chung

của chủ rừng, được hưởng các giá trị tăng thêm của rừng, khai thác lâm sản, cho các đối tượng khác thuê rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, đầu tư nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lý rừng. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào nguồn gốc tiền trả cho việc sử dụng vào RSX là rừng trồng có từ ngân sách Nhà nước hay không mà chủ rừng có những quyền lợi và nghĩa vụ riêng:

Tiền sử dụng rừng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước: chủ rừng không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng rừng và chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao rừng.

70 Khoản 13 Điều 3 Luật BVPTR:" Cộng đồng dân cư thôn toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương".71 Điều 30 Luật BVPTR72 Khoản 3, 4 NĐ 23/2006/NĐ-CP73 Khoản 1 Điều 75 Luật BVPTR

Page 35: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

30

Tiền sử dụng rừng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước: chủ rừng được chuyển nhượng quyền sử dụng rừng; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị

quyền sử dụng rừng74.2.2.2.2 Phương thức cho thuê rừng75

a. Cho thuê rừng trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuêNhững dự án đầu tư lâm nghiệp phát triển RSX là rừng trồng của người Việt

Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam sẽ được UBND cấp tỉnh xem xét cho thuê rừng trả tiền một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

Mặc dù là hình thức thuê rừng, nhưng nếu tiền thuê được thanh toán một lần cho cả thời gian thuê thì pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài rất giống với quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu RSX là rừng trồng, đặc biệt trong quyền chuyển nhượng rừng, thế chấp, bảo lãnh,

góp vốn bằng giá trị RSX là rừng trồng, để thừa kế76. Sự khác biệt được thể hiện ở quyền cho thuê lại RSX là rừng trồng và chỉ được tặng cho Nhà nước hoặc cộng

đồng dân cư thôn77.Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng này được

quy định giống nhau trong cả hai trường hợp thuê RSX là rừng trồng (thuê trả một lần hay thuê trả hàng năm), chủ yếu căn cứ vào giá trị tăng thêm của rừng do chủ rừng tự đầu tư trong thời gian thuê để có các quyền giao dịch tương ứng với giá trị tăng thêm đó, quyền khai thác lâm sản phải tuân theo quy định của pháp luật về

khai thác RSX là rừng trồng tại Khoản 2 Điều 55, Khoản 2 Điều 57 Luật BVPTR78

b. Cho thuê rừng trả tiền thuê hàng nămĐối với tổ chức kinh tế trong nước: UBND cấp tỉnh quyết định cho thuê các loại

rừng (RPH, RĐD là khu bảo vệ cảnh quan, RSX) trả tiền thuê hàng năm. Đối với RPH, RĐD là khu bảo vệ cảnh quan, chủ rừng được phép khai thác lâm sản trong rừng theo quy định tại Điều 47, Điều 51 Luật BVPTR, chấp hành quy chế quản lý

rừng, quy chế quản lý RPH79 và không được thực hiện các giao dịch về tài sản như góp vốn, thế chấp, bảo lãnh, chuyển nhượng, cho thuê lại… quyền sử dụng hai loại

rừng này80.

74 Điều 64 Luật BVPTR75 Điều 25 Luật BVPTR76 Khoản 1 Điều 75 Luật BVPTR77 Khoản 2, 3 Điều 34 NĐ 23/2006/NĐ-CP78 Điều 76 Luật BVPTR79 Điều 67 Luật BVPTR80 Điều 33 NĐ 23/2006/NĐ-CP

Page 36: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

31

Đối với RSX, ngoài khai thác lâm sản đáp ứng yêu cầu của từng loại RSX, chủ rừng còn được sở hữu đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng do chủ rừng tự đầu tư do đó được phép thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm

được thuê81.Hộ gia đình, cá nhân: UBND cấp huyện cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại

địa bàn có rừng thuê RSX trả tiền hàng năm để sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường. Quyền khai thác lâm sản và sở hữu các giá trị tăng thêm từ rừng do hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư được quy định giống với chủ rừng là tổ chức kinh tế thuê RSX trả tiền thuê hàng năm. Ngoài ra, chủ rừng được chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng RSX là rừng trồng bằng vốn từ ngân sách Nhà nước hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị RSX là rừng trồng do mình đầutư82.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài: chủ thể này được lựa chọn giữa hình thức thuê rừng trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê hoặc thuê rừng trả tiền thuê hàng năm đối với RSX là rừng trồng. Đối với hình thức thuê rừng trả tiền thuê hàng năm, quyền và nghĩa vụ của họ tương tự nhưquyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế thuê RSX là rừng trồng trả tiền thuê rừng hàng năm83.

2.2.2.3 Giao đất, cho thuê đất để trồng rừngViệt Nam có gần 15,4 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó trên 13 triệu ha là đất có

rừng84. Hiến pháp năm 2013 quy định đất đai sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống

nhất quản lý85 nhưng khác với hai hình thức sở hữu đối với tài nguyên rừng, đất đai chỉ có duy nhất một hình thức sở hữu Nhà nước, người sử dụng đất chỉ được công

nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật86. Hiện nay, hoạt động giao, cho thuê đất để trồng rừng được điều chỉnh bởi Luật Đất đai 2013 và Luật BVPRT 2004. Theo đó, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sẽ được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất lâm nghiệp để trồng RPH, RĐD, RSX. Cụ thể:

Đối với đất RPH: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các Ban quản lý RPH để khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Với những khu quy hoạch trồng RPH nhưng chưa có Ban quản lý, Nhà

81 Điều 66 Luật BVPTR82 Điều 71 Luật BVPTR83 Điều 76 Luật BVPTR84 Quyết định 1482/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 10/9/2012 phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2011 (QĐ 1482/QĐ-BTNMT)85 Điều 53 Hiến pháp 201386 Điều 4 Luật Đất đai 2013

Page 37: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

32

nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đang

sinh sống tại đó bảo vệ và phát triển rừng87. Ngoài ra, tổ chức kinh tế (trong nước hoặc có vốn đầu tư nước ngoài), hộ gia đình, cá nhân còn được thuê đất để trồng RPH88.

Đối với đất RĐD: do đặc thù sinh thái của loại rừng này nên Nhà nước chỉ giao đất RĐD cho Ban quản lý RĐD để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, tổ chức kinh tế có thể thuê đất RĐD thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan,

du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng89.Đối với đất RSX: trừ đất RSX là rừng tự nhiên được giao cho tổ chức quản lý

rừng còn lại đất RSX là rừng trồng sẽ được giao hoặc cho tổ chức kinh tế (trong nước hoặc nước ngoài), hộ gia đình, cá nhân (trong nước hoặc nước ngoài), người Việt Nam định cư tại nước ngoài có dự án đầu tư vào lâm nghiệp thuê để phát triển

rừng nhằm mục đích kinh doanh90. Nếu nguồn gốc vốn để phát triển RSX là rừng trồng không phải từ ngân sách Nhà nước thì tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư sẽ được công nhận quyền sở hữu đối với diện tích RSX là rừng trồng đó.

Hạn mức và thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để trồng tuân theo quy định củapháp luật về đất đai. Chủ rừng khi phát triển rừng trên đất được giao, được cho thuê có các quyền và nghĩa vụ đối với rừng tương tự như khi được giao rừng, cho thuê rừng. Trong trường hợp chủ rừng là tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trồng RSX, RPH trên đất được giao thì họ sẽ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Cùng với các chính sách giao rừng, cho thuê rừng, chính sách giao đất và cho thuê đất để trồng rừng đang dần khẳng định sự cần thiết của mình, đặc biệt sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 về tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, trong đó có việc đẩy mạnh trồng rừng và tái trồng rừng trên những diện tích đất mất rừng, đất trống đồi trọc trước ngày 31/12/1989 theo Cơ chế phát triểnsạch (AR-CDM)91; trồng rừng theo Chương trình hành động quốc gia về “Giảmphát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý

87 Điều 136 Luật Đất đai 201388 Điều 68, Điều 72 Luật BVPTR89 Điều 137 Luật Đất đai 201390 Điều 135 Luật Đất đai 201391 AR-CDM là một trong những dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (dự án CDM) - là dự án đầu tưsản xuất theo công nghệ mới, tiên tiến thân thiện với môi trường, có kết quả giảm phát thải khí nhà kính được Ban chấp hành quốc tế về CDM chấp thuận đăng ký và cấp chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính, http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&docu ment_id=35676, truy cập ngày 13/7/2015

Page 38: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

33

bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” (Chương trình REDD+92) là các dự án đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài rất lớn đang được thực hiện ở Lào Cai, Bắc Cạn, Lâm Đồng93, dự án AR-CDM thí điểm tại Hòa Bình, Thừa Thiên Huế94.

2.2.2.4 Thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng95

a. Thu hồi rừngTổ chức, cá nhân, hộ gia đình có thể bị thu hồi diện tích rừng đã được giao trong

các trường hợp Nhà nước sử dụng rừng và đất để phát triển rừng vào mục đích công cộng, chủ rừng không còn hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng (chủ rừng là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế hợp pháp, chủ rừng tự nguyện trả lại rừng…), chủ rừng vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ và sử dụng rừng, phát triển rừng, rừng được giao không đúng thẩm quyền hoặc không được gia hạn khi đã hết thời hạn. Trên thực tế, rừng bị thu hồi thường rơi vào hai nguyên nhân chính:

Thu hồi rừng vì mục đích công cộng thường kèm với hoạt động chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoảng sản, lập các khu công nghiệp, phát triển kinh tế theo quy hoạch hoặc để đảm bảo an ninh– quốc phòng. Ví dụ: vào ngày 15/3/2013 UBND tỉnh Quảng Nam đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án 1000 ha rừng sản xuất là rừng trồng cây nguyên liệu của Công ty Innovgreen Quảng Nam (Tập đoàn InnovGreen, Hồng Kông - Trung Quốc) trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Nam Trà My sau gần 6 năm cho tập đoàn nước ngoài này thuê đất trồng rừng với lí do đất này là vùng biên giới, nằm trong khu vực ảnh

hưởng đến an ninh - quốc phòng nên buộc phải thu hồi96. Thu hồi rừng do có vi phạm pháp luật. Tình trạng các chủ rừng vi phạm các

quy định về bảo vệ và phát triển rừng (thực hiện không đúng dự án đầu tư, tự ý chuyển mục đích sử dụng của rừng…) hay người dân lấn chiếm đất lâm nghiệp trái

92 Quyết định số 799/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/6/2012 phê duyệt chương trình hành động quốc gia về "Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" giai đoạn 2011- 2020.93 "UN-REDD Vietnam phase II progamme",http://www.vietnam-redd.org/Web/Default.aspx?tab=project&zoneid=110&lang=vi-VN, truy cập ngày 14/7/201594 Vũ Tấn Phương và cộng sự (2007), "Giảm khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua hoạt động trồng rừng– Sử dụng cơ chế CDM trong ngành lâm nghiệp-Kinh nghiệm của Việt Nam", Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững, Hà Nội.95 Điều 26, 27 Luật BVPTR96 Vũ Trung , "Thu hồi 1.000 ha đất rừng cho công ty Trung Quốc thuê", http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/246511/thu-hoi-1-000-ha-dat-rung-cho-cong-ty-trung-quoc- thue.html,truy cập ngày 25/6/2015

Page 39: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

34

phép còn khá phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên97, Hà Tĩnh, Ninh Thuận…trong khi công tác thu hồi rừng của các cơ quan chức năng còn chậm do gặp nhiều khó khăn về nhân lực và vật lực.

Trong trường hợp nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng cho các mục đích công cộng hoặc trong trường hợp thời hạn sử dụng rừng đã hết hoặc chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thì chủ rừng rừng được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư , tài sản bị thu hồi. Việc bồi thường này được thực hiện bằng hiện vật hoặc bằng tiền tại thời điểm có quyết định thu hồi. Đây là khoản tiền mà Nhà nước phải trả cho chủ rừng tương xứng với các khoản thu nhập chủ rừng có thể được hưởng trong thời gian còn lại mà chủ rừng được giao, được thuê từ khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lý và sử dụng rừng. Thẩm quyền thu hồi rừng được quy định trùng với thẩm quyền giao rừng, nghĩa là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao loại rừng nào thì cũng có thẩm quyền thu hồi loại rừng đó.

b. Chuyển mục đích sử dụng rừngTùy vào quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt mà

Nhà nước sẽ quyết định chuyển các diện tích RPH, RĐD, RSX sang mục đích sử dụng khác và việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác

theo quy định của pháp luật98. Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng được quy định trùng với thẩm quyền xác lập các khu rừng, theo đó Thủ tướng Chính phủ và UBND cấp tỉnh sẽ quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng đối với những khu

rừng so các cơ quan này xác lập trước đó99.Đối với các dự án phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, các đơn vị khi trình

dự án phải đồng thời có báo cáo đánh giá tác động môi trường, có phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu rừng, đảm bảo trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển sang mục đích sử dụng khác có sự phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền

hoặc phải nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng100. Trước đây, Luật BVPTR 1991 chỉ dừng ở việc quy định mức đền bù, bồi hoàn giá trị của rừng trong trường hợp thay đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác mà chưa quan tâm nhiều

đến phục hồi lại diện tích rừng bị mất101, do đó Luật BVPTR hiện hành đã bổ sung thêm hoạt động này nhằm bảo tồn quỹ rừng cả nước.

97 Nguyễn Công Lý, "Gần 9.400 ha đất rừng bị lấn chiếm trái phép", http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/moi-truong/item/25520902-gan-9-400-ha-dat-rung-bi-lan-chiem- trai-phep.html, truy cập ngày 11/7/201598 Điều 27 Luật BVPTR99 Khoản 2 Điều 28 Luật BVPTR100 Khoản 5 Điều 29 NĐ 23/2006/NĐ-CP101 Điều 13 Luật BVPTR 1991

Page 40: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

35

2.2.3 Thực trạng thực hiện quyền sử dụng rừng ở Việt NamThứ nhất, các tổ chức kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với

rừng,Tuy Luật BVPTR quy định tới bảy nhóm đối tượng có thể có đủ điều kiện để trở

thành chủ rừng nhưng theo thống kê thực tế về phân chia tỉ lệ các chủ rừng theo diện tích quản lý thì các nhóm chủ rừng chính bao gồm Ban quản lý RPH, RĐD (hiện đang nắm giữ 4,74 triệu ha rừng, tương đương với 33% trong tổng diện tích), hộ gia đình (3,4 triệu ha, 25%), doanh nghiệp Nhà nước mà chủ yếu là các công ty lâm nghiệp (14%), diện tích rừng được giao cho cộng đồng gần 600.000 ha. Và mặc dù Luật BVPTR không quy định UBND xã là một đơn vị chủ rừng nhưng diện tích rừng chưa có chủ rừng được giao cho UBND xã quản lý rất lớn, khoảng 2,3 triệu ha. Trong khi đó, tổ chức kinh tế khác (doanh nghiệp không có vốn Nhà nước) chỉ nắm 1% tổng diện tích rừng với khoảng hơn 200.000 ha chủ yếu là rừng trồng(76,54%)102. Các tổ chức vẫn có nhu cầu sử dụng rừng, nhất là RSX với diện tíchlớn để đầu tư phát triển rừng nhằm mục đích kinh doanh song lại gặp vướng mắc từ nhiều phía, thông thường do vốn đầu tư trồng rừng quá lớn khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận được rừng, nhiều doanh nghiệp đã nhận dự án cũng đứng trước nguy cơ không hoàn thành kế hoạch hoặc tiến độ trồng rừng chậm do thiếu vốn xoay vòng, việc vay vốn của ngân hàng thương mại để trồng RSX rất khó khăn (lãi suất cao, thời hạn vay ngắn trong khi chu kỳ sản xuất dài). Hơn nữa, công tác rà soát đất đai, khảo sát lập hồ sơ thiết kế, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phức tạp, tốn thời gian, chưa kể đến khoản thuế phải trả hàng năm cho việc sử dụng đất rừng rất cao, nếu doanh nghiệp không thể hoàn thành các nghĩa vụ tài chính này cũng đồng nghĩa với việc không có tài sản (quyền sử dụng đất) để thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng, không có vốn các doanh nghiệp không thể nào tạo được bước đột phá trong phát triển sản xuất kinh doanh từ rừng.

Thứ hai, hoạt động quản lý, bảo vệ rừng của các Ban quản lý RĐD, RPH, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng chưa đạt hiệu quả cao,

Hiện nay, Ban quản lý RPH, RĐD quản lý diện tích rừng tương đối lớn, chiếm

tới 33% tổng diện tích rừng của cả nước103, hầu hết là các khu rừng tự nhiên có vai trò quan trọng trong phòng hộ và bảo tồn thiên nhiên thế nhưng thực tế tình trạng suy thoái rừng ở nước ta cho thấy đây là những diện tích phải đối mặt với nạn phá rừng trái phép nhiều nhất và ngày càng có chiều hướng gia tăng, riêng khu vực Tây

102 Phụ lục 1103 Phụ lục 1

Page 41: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

36

nguyên – Đông Nam Bộ có tới gần 10.000 ha RPH, RĐD bị tàn phá mỗi năm104. Gần đây nhất là vụ phá RĐD nghiêm trọng Bà Nà – Núi Chúa ở Đà Nẵng, chặt phá công khai RPH Nam Cát Tiên ở Đăk Nông, phá PRH Phú Quốc…. Nguyên nhân mất rừng xuất phát từ nhiều lí do, trước hết xuất phát từ sự quản lý chưa hiệu quả của các Ban quản lý. Với nguồn kinh phí hoạt động hạn chế, lực lượng mỏng lại phải duy trì kiểm soát một diện tích rừng tương đối lớn có nguy cơ bị xâm hại cao do có nhiều loài thực vật, động vật giá trị cao sinh trưởng trong khu rừng gây ra nhiều khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác bảo vệ rừng. Mặt khác, Ban quản lý RPH, RĐD với tư cách là một chủ rừng nhưng lại thiên về quản lý Nhà nước, chế độ "hưởng lợi" từ khu rừng họ đang quản lý hầu như không có (khai thác rừng hạn chế, không được chuyển nhượng, góp vốn, bảo lãnh giá trị quyền sử dụng rừng như các chủ rừng khác) không những khiến các Ban quản lý không thể thực hiện tốt nghĩa vụ với rừng mà đôi khi còn lí giải vì sao là chủ rừng nhưng lại vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

Đối với cộng đồng dân cư thôn, Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhiều quốc gia như Campuchia, Bu-tan, Indonesia, Thái Lan… cũng áp dụng phương thức giao rừng cho cộng đồng dân cư địa phương vùng có rừng như một

biện pháp bảo tồn rừng hiệu quả105. Ở Việt Nam, tính đến hết năm 2013, đã giao cho cộng đồng quản lý trên toàn quốc gần 600.000 ha rừng chiếm 4,3% tổng điện tích rừng trong cả nước, trong đó, rừng tự nhiên chiếm tuyệt đại đa số lên đến 96%,

rừng trồng chỉ chiếm có 4%106. Việc Nhà nước giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn không những góp phần nâng cao công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng mà còn tạo cơ hội cải thiện kinh tế, tăng thu nhập cho một cộng đồng nhất định từ sản xuất lâm nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, những thành quả này là không thể phủ nhận thông qua ví dụ điển hình giao rừng cho cộng đồng ở huyện Phú Lộc – tỉnh

Thừa Thiên Huế107. Tuy nhiên qua một thời gian thực hiện chính sách giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn đã bộc lộ một số bất cập đáng kể trên thực tế:

Một là, một trong những căn cứ quan trọng để tiến hành giao rừng cho một cộng đồng dân cư là dựa vào tầm ảnh hưởng của khu rừng đối với một nhóm dân cư nhất định, đặc biệt là về văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống lâu đời gắn liền với đời sống tâm linh như rừng thiêng, rừng ma, rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho

104 Cao Nguyên, "Mỗi năm mất 31.000 ha rừng", http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/moi-nam-mat- 31000-ha-rung-20111022103614836.htm, truy cập ngày 13/7/2015105 Gia Minh, "Giao rừng cho cộng đồng dân cư: Một cách bảo tồn rừng",

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/com-fores-way-to-conser-12152013052944.html, truy cập ngày 02/7/2015.106 QĐ 3322/ QĐ-BNN-TCLN107 Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh và cộng sự (2012), "Đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí khoa học – Đại học Huế, Số 6, tr.230

Page 42: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

37

cộng đồng đa phần là của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Vấn đề đặt ra là, các cộng đồng dân tộc này khi quản lý rừng thường không áp dụng pháp luật về lâm nghiệp hiện hành của Nhà nước mà thường sử dụng luật tục truyền thống từ xưa để lại gây không ít khó khăn cho các cơ quan quản lý rừng thực hiện đồng bộ các quy hoạch, kế hoạch quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn, mặt khác sự hạn chế về nhận thức pháp luật cũng khiến nhiều mô hình giao rừng cho cộng đồng dân cư khó thành công trên thực tế khi không thể thiết kế một kế hoạch phát triển rừng cụ thể để vận hành các hoạt động trong khu rừng của cộng đồng sao cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Hai là, điều kiện kinh tế nói chung của các cộng đồng dân cư nơi địa bàn có rừng tương đối thấp trong khi rừng được giao cho cộng đồng lại là diện tích rừng nghèo kiệt, trữ lượng thấp, nguồn ngân sách hỗ trợ còn nhiều hạn chế cũng gây nhiều khó khăn cho hoạt động tái sinh rừng.

Ba là, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước công nhận quyền sử dụng rừng, bảo vệ và phát triển rừng như các chủ rừng khác nhưng không được công nhận tư cách chủ rừng, không được chuyển nhượng, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng do cộng đồng đầu tư.

Thứ ba, quy định về thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng chưa đáp ứng được yêu cầu bảo tồn vốn rừng,

Về phân loại rừng, việc quản lý và bảo vệ rừng theo 3 loại rừng là RPH, RĐD, RSX như hiện nay tạo ra nhiều khó khăn cho việc xây dựng chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của từng địa phương do khó xác định được chính xác được loại rừng, nhiều khu vực có rừng nhưng diện tích rừng bị chia nhỏ thành nhiều loại nằm xen kẽ nhau, không tập trung. Thêm vào đó, bản thân mỗi loại rừng đều có các chức năng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên và có thể đưa vào sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhưng việc phân chia theo 3 loại rừng đã tuyệt đối hóa chức năng của từng loại rừng, không những làm cho các chủ rừng khó phát huy được hiệu quả quản lý, sử dụng rừng mà còn chưa thực sự phù hợp với cách phân loại rừng của quốc tế.

Về lập quy hoạch, kế hoạch phát triển và bảo vệ rừng, các cơ quan quản lý lâm nghiệp các cấp như Tổng cục Lâm nghiệp, Sở NNPTNT là các cơ quan chuyên môn song lại chưa tham gia nhiều vào việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở từng địa phương hay hỗ trợ cho UBND các cấp thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh nội dung quy hoạch, kế hoạch; quyết định xác lập các khu rừng. Điều này khiến cho các quy hoạch, kế hoạch khó đảm bảo được tính phù hợp với thực

Page 43: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

38

tiễn. Bên cạnh đó, UBND cấp xã bị hạn chế rất nhiều về năng lực chuyên môn của cán bộ, kinh phí hoạt động thấp, lực lượng mỏng lại có thẩm quyền lập quy hoach, kế hoạch sử dụng rừng ở địa phương là chưa hợp lý.

Về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, Luật BVPTR nước ta khá cởi mở về việc lập quy hoạch, kế hoạch, trao quyền tự chủ cho các địa phương, trong đó có hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển của của tỉnh đó. Hiện nay, hầu hết các tỉnh đều hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, điều này đã dẫn tới hệ quả là trong năm 2013, có 37 tỉnh chuyển 9.528,48 ha rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp, trong đó: khai thác khoáng sản 1.014,99 ha; thuỷ điện 332,71 ha; thuỷ lợi 451,41 ha; làm đường 461,57 ha; khu du lịch và sân golf 13,79 ha; khu công nghiệp, cảng 37,21 ha; nông nghiệp 2.868,57ha; an ninh - quốc phòng 136,01 ha; mục đích khác 4.212,23 ha108.

Đối với các dự án phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, các đơn vị khi trình dự án phải đồng thời có báo cáo đánh giá tác động môi trường, có phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu rừng, đảm bảo trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển sang mục đích sử dụng khác có sự phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền

hoặc phải nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng109. Tuy nhiên, tính riêng với các dự án thủy điện, đến tháng 10/2013, diện tích rừng trồng thay thế khi chuyển

mục đích sử dụng rừng chỉ đạt 13% (2.571 ha/19.805,3 ha)110 và chưa có một chủ

đầu tư dự án thủy điện nào nộp tiền về Quỹ111. Bên cạnh đó, các vị trí các công trình thủy điện hầu hết ở vùng núi cao, khu vực đầu nguồn nên diện tích rừng bị chuyển đổi đa phần là rừng tự nhiên; tính bình quân, một nhà máy thủy điện cần 59 ha rừng

mà Việt Nam có gần 834 công trình thủy điện lớn nhỏ112, như vậy có tới gần 20.000 ha rừng trong đó bao gồm 3.060 ha RPH, 4.411 ha RĐD phải nhường đất cho thủy

điện113 (số liệu thống kê tới năm 2013).Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện các biện pháp khôi phục rừng sau

khi chuyển mục đích sử dụng khó triển khai trên thực tế, theo Thông tư Số 24/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NNPTNT ban hành ngày 06/5/2015 quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác tại khoản 1 Điều 3: "Tổ chức, cá nhân là chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng

108 Bộ NNPTNT (2013), Báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp 2013, Hà Nội, tr.12109 Khoản 5 Điều 29 NĐ 23/2006/NĐ-CP110 Bộ NNPTNT (2013), tlđd (108), tr.12111 Hiếu Lam, "Chưa có đồng nào về quỹ phát triển rừng sau thủy điện", http://baodatviet.vn/kinh- te/doanh-nghiep/chua-co-dong-nao-ve-quy-phat-trien-rung-sau-thuy-dien-2358982/, truy cập ngày 12/7/2015.112 Duy Quốc, "Một thủy điện mất 59 ha rừng", http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/chua-co- dong-nao-ve-quy-phat-trien-rung-sau-thuy-dien-2358982/., truy cập ngày 12/7/2015.113 Thu Sương, "20.000 ha rừng bị thủy điện "ngốn"", http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/20000-ha- rung-bi-thuy-dien-ngon-20121031100457303.htm, truy cập ngày 12/7/2015.

Page 44: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

39

rừng sang mục đích khác chịu trách nhiệm tổ chức lập phương án trồng rừng thay thế" trong khi các chủ dự án này không hề có chức năng hay chuyên môn nghiệp vụ về lâm nghiệp, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của phương án, thời gian chờ thẩm định, phê duyệt từ phía các cơ quan có thẩm quyền; việc tìm quỹ đất phù hợp để trồng rừng mới thay thế cho diện tích rừng trước đó cũng không dễ dàng bởi vướng mắc quy hoạch, kế hoạch đất lâm nghiệp; để khắc phục những khó khăn đã nêu Nhà nước cho phép các chủ dự án lựa chọn nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng song do thiếu các quy định thời hạn nộp, cơ chế phạt nộp trễ hạn nên các chủ dự án thường trì hoãn mặc dù đã nhận rừng.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác mà không có phương án tái sinh các diện tích rừng đã mất một cách hiệu quả đang làm suy thoái nguồn tài nguyên rừng một cách nhanh chóng, đặc biệt đối với những khu rừng tự nhiên một khi bị khai thác triệt để trên diện tích lớn sẽ không có cơ hội phục hồi, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường trong tương lai. Mặt khác, lợi ích đạt được từ những dự án chuyển đổi rừng cũng chưa thực sự bù đắp được những thiệt hại do mất rừng gây ra. Nhà nước cần xây dựng những phương án cụ thể, thiết thực hơn để vừa đảm bảo quỹ đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế vừa bảo tồn tốt nguồn tài nguyên rừng ở nước ta.

Thứ tư, một số bất cập trong quy định của pháp luật về giao rừng, cho thuê rừng

Hiện nay, các tổ chức kinh tế được giao RSX là rừng tự nhiên có thu tiền sử dụng rừng đối nhưng phần lớn rừng giao cho chủ rừng này là rừng nghèo, rừng phục hồi, chưa thể đưa vào khai thác trong một thời gian dài và cần một số vốn rất lớn để phát triển rừng. Hơn nữa khi khai thác rừng, chủ rừng đã phải đóng thuế tài nguyên do vậy nếu vẫn quy định tổ chức kinh tế phải nộp tiền sử dụng rừng cho loại rừng này khi lợi ích thu được từ rừng chưa có là không phù hợp.

Nội dung pháp lý về quyền sử dụng, quyền hưởng lợi từ rừng tự nhiên cũng chưa được quy định rõ ràng, minh bạch trong các văn bản pháp lý, đặc biệt là mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước - với tư cách là đại diện chủ sở hữu rừng tự nhiên và chủ rừng với tư cách là người được nhà nước giao quyền sử dụng rừng thông qua hình thức giao rừng, cho thuê rừng. Các chính sách giao, cho thuê rừng thường hướng vào bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hơn là bảo hộ tài sản và lợi ích chính đáng của các chủ rừng.

Luật BVPTR quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước cho thuê rừng thu tiền thuê rừng hàng năm, trong khi đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài lại được chọn trả tiền thuê rừng

Page 45: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

40

hàng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Điều này dẫn đến sự không bình đẳng giữa tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước với tổ chức, cá nhân nước ngoài.2.3 Hướng hoàn thiện pháp luật về sở hữu rừng ở Việt Nam

Thứ nhất, xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các chủ sở hữu RSX là rừng trồng.Quan điểm chỉ đạo của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là "khuyến khích các

tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng" để đến hết

năm 2015 cả nước có 5 triệu ha RSX, bình quân mỗi năm 250 nghìn ha114. Để đạt được mục tiêu này Nhà nước cần quan tâm khắc phục khó khăn cho các chủ sở hữu RSX là rừng và tạo cơ hội công nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng rừng nhưng còn thiếu một số điều kiện nhất định. Cụ thể:

Về vấn đề tài chính, thay vì thực hiện cơ chế hỗ trợ vốn115 (hỗ trợ sau đầu tư vàhỗ trợ đầu tư) như hiện nay Nhà nước nên đẩy mạnh việc thành lập các nguồn vay ưu tiên, cho vay với lãi suất ưu đãi trong thời gian dài, chủ rừng có thể hoàn trả khoản vay sau khi rừng đã đi vào khai thác, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ từ nước ngoài như ODA, vốn cho các dự án phát triển theo Cơ chế AR-CDM, REDD+… rồi chuyển giao lại cho các đối tượng trong nước còn thiếu hụt vốn phát triển rừng. Nhân rộng các mô hình cho vay lại đã đạt những thành công nhất định như mô hình Dự án phát triển Lâm nghiệp do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ đã mang lại hiệu quả mạnh mẽ về kinh tế, tác động tích cực về xã hội và môi trường cho các cộng đồng dân cư. Triển khai từ năm 2005 đến năm 2015 tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Nghệ An và Thanh Hóa, hơn 43.000 hộ dân đã được tiếp cận với các khoản vay lãi suất thấp và hỗ trợ kỹ thuật để trồng hơn 76.500 hécta rừng bằng chính vốn vay từ thế chấp quyền sử dụng đất rừng116. Cần chú ý rằngcác biện pháp này không phải là Nhà nước trợ cấp cho chủ rừng trồng rừng thuộc sở hữu Nhà nước mà hướng tới chuyển giao quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc hỗ trợ các chủ sở hữu RSX là rừng trồng an tâm phát triển khu rừng của mình. Bởi so với các chủ rừng chỉ có quyền sử dụng rừng,

114 Điều 1, 2 QĐ 147/2007/QĐ-TTg115 Điều 4 QĐ 147/2007/QĐ-TTg: "1. Hỗ trợ sau đầu tư: là hình thức hỗ trợ mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng có đất quy hoạch là rừng sản xuất tự tổ chức trồng rừng, sau khi rừng trồng được nghiệm thu, Nhà nước sẽ thanh toán cho người trồng rừng phần vốn hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này.2. Hỗ trợ đầu tư: là hình thức hỗ trợ một phần vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng để trồng rừng."116 "Hỗ trợ trồng rừng bền vững tại Việt Nam",http://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2015/03/27/supporting-sustainable-forest-plantations- in-vietnam, truy cập ngày 15/7/2015

Page 46: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

120 Bộ NNPTNT (2013), tlđd (108),

41

chủ sở hữu RSX là rừng trồng luôn đầu tư và bảo vệ cho diện tích rừng mình đang quản lý tốt hơn khi lợi ích của họ gắn liền với RSX là rừng trồng.

Về kỹ thuật nuôi trồng, hiện nay, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh các địa phương đều có tổ chức các cơ sở khuyến lâm, cơ sở hướng dẫn về lâm nghiệp tuy nhiên đa phần hoạt động mang tính hình thức, hoạt động không thường xuyên do vậy chưa thể hiện được vai trò quan trọng trong việc đồng hành cùng các chủ rừng phát triển rừng. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm từ Phần Lan - một trong những quốc gia thực thi thành công nhất việc bảo vệ và quản lý rừng bềnvững với hơn 74% diện tích rừng thuộc sở hữu tư nhân117. Quốc gia này xây dựngcác dịch vụ lâm nghiệp trên cả nước được chia thành hai phần, một phần là hỗ trợ các khu rừng nhà nước và một phần có trách nhiệm giám sát và hỗ trợ hoạt động lâm nghiệp tư nhân trong đó có hỗ trợ chủ rừng lập kế hoạch phát triển rừng, dạy kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc rừng đạt tiêu chuẩn để lấy được Chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn chung của EU118. Mô hình vừa cho vay vốn vừa hỗ trợ kỹ thuật của Dự án phát triển Lâm nghiệp do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tại các tỉnh miền Trung cũng đáng để học hỏi, khi những người chủ sở hữu RSX là rừng trồng có thể thu được lợi nhuận cao từ chính khu rừng mình bỏ vốn đầu tư, thậm chí là đạt tiêu chuẩn lấy chứng chỉ rừng quốc tế.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động điều phối rừng của Nhà nước

Thay đổi quy định về phân loại rừng, vẫn căn cứ vào mục tiêu sử dụng song chỉ chia làm hai loại (1) RSX hay rừng kinh tế, gồm toàn bộ diện tích RSX, RPH

xung yếu và ít xung yếu119 hiện nay và (2) Rừng bảo vệ, bảo tồn, bao gồm toàn bộ diện tích RĐD và RPH rất xung yếu hiện nay. Cách thức phân loại mới tương đối phù hợp với quy định của quốc tế, thuận lợi cho tổ chức quản lý một cách thống nhất, thống nhất, tạo điều kiện mở rộng rừng RSX chuyên canh. Để từng bước thực hiện phân loại lại rừng Nhà nước nên chuyển đổi những diện tích RPH ít xung yếu

sang RSX nhưng vẫn đảm bảo chức năng phòng hộ của chúng120.

117 Ministry of Agriculture and Forestry (2006), Forests and Forestry in Finland, Filand, pp.1-2118 Sofia Hirakuri, "How Finland made forest owners follow the law", www.cifor.org/online-library/polex-cifors-blog-for-and-by-forest-policy-experts/english/detail/article/1222/how-finland-made-forest-owners-follow-the-law-1/browse.html., truy cập ngày 01/7/2015.119 Vùng rất xung yếu: Bao gồm những nơi đầu nguồn nước, có độ dốc lớn, gần sông, gần hồ có nguy cơ bị xói mòn mạnh, có yêu cầu cao nhất về điều tiết nước.Vùng xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc, mức độ xói mòn và điều tiết nguồn nước trung bình, nơi có điều kiện kết hợp phát triển sản xuất lâm nghiệp, có yêu cầu cao về bảo vệ đất và sử dụng đất Vùng ít xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc thấp, ít nguy cơ xảy ra xói mòn, dòng chảy và các sự cố khác về môi trường. – Theo Quyết định 61/2005/QĐ-BNN của Bộ trưởng BNNPTNT ngày

Page 47: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

121 Bộ NNPTNT (2013), tlđd (108),

41

12/10/2005 về ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ.

Page 48: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

121 Bộ NNPTNT (2013), tlđd (108),

42

Nâng cao vai trò của các cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp trong các hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao rừng, cho thuê rừng… Cần bãi bỏ thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch của UBND cấp xã.

Yêu cầu xây dựng thống nhất giữa chế độ pháp lý của tài nguyên rừng và chế độ pháp lý đối với đất rừng bằng cách xây dựng khung pháp lý quy định về việc phối hợp cũng như trách nhiệm của ngành NNPTNT và ngành Tài nguyên môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, đảm bảo việc cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất kịp thời với việc giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân121. Nhà nước nên cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi thuê rừng

được lựa chọn giữa hai hình thức thuê rừng trả tiền thuê một lần và thuê trả hàng năm để ưu tiên tối đa hóa cơ hội tiếp cận rừng của các chủ rừng trong nước trước cũng như thu hút vốn đầu tư vào rừng.

Để tránh tình trạng suy thoái tài nguyên rừng do rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang mục đích khác như hiện nay cần quy định chặt chẽ hơn về thẩm quyền cho chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đặc biệt với những dự án sử dụng đến đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng chắn sóng lấn biển, bảo vệ môi trường từ 200 ha trở lên; RSX từ 500 ha trở lên phải trình Quốc Hội quyết định chủ trương đầu tư.

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư trên diện tích rừng chuyển đổi bắt buộc phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường phải và có ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên ngành cấp trên; có sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp và cơ quan thẩm định độc lập; có phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu rừng có sự đồng thuận của cộng đồng dân cư địa phương nơi bị chuyển đổi và phối hợp với các cấp chính quyền địa phương lên phương án trồng rừng mới thay thế diện tích bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Chỉ khi các chủ dự án hoàn thành phương án trồng rừng thay thế hoặc đã nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng họ mới được Nhà nước giao rừng để thực hiện các dự án theo hồ sơ đã đăng ký.

Thứ ba, xã hội hóa nghề rừng, góp phần nâng hiệu quả của các hình thức sở hữu đối với rừng

Page 49: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

43

Trong quá trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp ở Việt Nam, chủ trương xã hội hóa nghề rừng luôn được đặt lên hàng đầu nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Xã hội hóa trong ngành lâm nghiệp Việt Nam được hiểu là sự tham gia rộng rãi của các chủ thể trong xã hội như hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và các tổ chức vào thực hiện các hoạt động gây trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường, mang lại lợi ích thiết thực cho các thủ thể tham gia, mà trước đó các hoạt động này do các cơ quan Nhà nước, các thành phần kinh tế Nhà

nước và tập thể quản lý và thực hiện là chủ yếu122. Hiểu đơn giản, xã hội hóa lâm nghiệp tức là tạo cơ hội tiếp cận rừng bình đẳng cho mọi cá nhân trong xã hội, trao quyền định đoạt nhiều hơn cho các chủ rừng đang trực tiếp quản lý rừng, chủ rừngđược hưởng lợi ích nhiều hơn từ chính khu rừng họ đầu tư sản xuất thay vì chủ yếu thông qua hoạt động của các cơ quan Nhà nước như trước đây.

Để từng bước hoàn thiện xã hội hóa lâm nghiệp ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh giao, cho thuê những diện tích rừng chưa có chủ rừng do UBND quản lý tới các đối tượng chủ rừng trong xã hội, Nhà nước nên chỉ đóng vai trò quản lý hoạt động của các chủ rừng bởi rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng của quốc gia đồng thời là nguồn tư liệu sản xuất có thể đem lại những lợi ích kinh tế rất cao nếu được quản lý và sử dụng hiệu quả.

Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng đầu tư sản xuất lâm nghiệp bằng các hoạt động khuyến lâm, hỗ trợ các hộ nông dân, cộng đồng về giống, kỹ thuật, vốn và đầu ra để họ chủ động đầu tư vào sản xuất trên các diện tích rừng và đất rừng đã nhận. Tăng tính tự chủ cho các chủ rừng trong công tác lập kế hoạch phát triển phù hợp cho khu rừng của mình không quan trọng nguồn gốc vốn đầu tư là của Nhà nước hay tư nhân.

Đối với Ban quản lý RPH, RĐD: Được khai thác rừng theo phương án quản lý rừng bền vững, được ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình trong khu rừng phòng hộ; được Nhà nước cấp kinh phí sự nghiệp thường xuyên và được cấp kinh phí quản lý, bảo vệ rừng ổn định để tổ chức thuê, khoán, hợp đồng cộng đồng dân cư tại chỗ, mua sắm trang thiết bị để quản lý, bảo vệ rừng; Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản để đồng quản lý RPH, RĐD; khuyến khích ban quản lý tổ chức du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ hoặc liên kết với các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch sinh thái; được thực hiện các dịch vụ môi trường rừng để tạo nguồn thu cho quản lý bảo vệ rừng

122 Nguyễn Bá Ngãi, "Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa trong ngành lâm nghiệp",www.isgmard.org.vn, truy cập ngày 19/7/2015.

Page 50: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

44

Đối với tổ chức kinh tế: cần xóa bỏ được những khó khăn, vướng mắc khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận được với rừng như hiện nay bằng cách thực hiện giao rừng không thu tiền sử dụng rừng đối với các công ty lâm nghiệp đang quản lý RSX là rừng tự nhiên nghèo và mới phục hồi; bổ sung quy định RSX là rừng tự nhiên giao cho công ty lâm nghiệp là tài sản của công ty và được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng để liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp và hộ gia đình trên nguyên tắc phải bảo toàn vốn rừng; được vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp, giảm thuế sử dụng đất đối với diện tích đất để phát triển rừng.

Đối với cộng đồng dân cư thôn: Ưu tiên giao các khu RSX là rừng tự nhiên và RPH quy mô nhỏ cho các cộng đồng dân cư thôn quản lý và sử dụng lâu dài, đặc biệt là các diện tích do UBND cấp xã đang tạm thời quản lý và các diện tích rừng mà các chủ rừng khác quản lý bảo vệ chưa có hiệu quả đồng thời quan tâm xây dựng xây dựng quy chế quản lý rừng cộng đồng và chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng để nâng cao chất lượng các mô hình giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn hoạt động chưa hiệu quả hiện nay bởi so với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư thôn có những thuận lợi nhất định khi sinh sống trong khu vực có rừng, phụ thuộc vào rừng, có khả năng về nhân lực do đó nếu nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời từ phía các cơ quan Nhà nước về tổ chức quản lý, hỗ trợ một phần vốn, kỹ thuật thì họ có thể trở thành một trong các chủ rừng bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả nhất, quản lý tốt những diện tích RSX là rừng tự nhiên và RPH quy mô nhỏ một cách ổn định, lâu dài.

Page 51: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2Quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng được thể hiện qua nội dung

quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu RSX là rừng trồng. Chủ sở hữu RSX là rừng trồng được công nhận quyền sở hữu đối với RSX là rừng trồng do họ tự bỏ vốn đầu tư và có toàn quyền định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi trên đất - quyền sở hữu này chỉ mang tính chất tương đối. Diện tích RSX là rừng trồng ở Việt Nam hiện nay tương đối ít và các chủ sở hữu rừng còn gặp khó khăn về nhiều mặt.

Nhà nước thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài nguyên rừng thông qua hoạt động điều phối rừng bao gồm các phương thức giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng, thu hồi rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng. Bên cạnh những thành tích đạt được góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp cả nước, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng gây ra tình trạng suy thoái tài nguyên rừng.

Đề xuất một số hướng hoàn thiện pháp luật về sở hữu tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay.

Page 52: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

46

KẾT LUẬNTrong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020123 và Kế

hoạch phát triển rừng giai đoạn 2011-2020124 đều khẳng định rõ mục tiêu phát triển lâm nghiệp Việt Nam hiệu quả và bền vững theo hướng bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có kết hợp với các phương án nâng độ che phủ của rừng; giữ sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng nhanh, lâm sản hàng hóa ngày càng thích ứng với biến đổi của thị trường thế giới và góp phần nâng cao đời sống người làm nghề rừng; chủ trương xã hội hóa nghề rừng. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó có tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, mà ưu tiên hàng đầu là hoàn thiện chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở nước ta.

Đề tài nghiên cứu "Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam" đưa ra cái nhìn khái quát về chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng với hai hình thức sở hữu, đó là: hình thức sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng và hình thức sở hữu Nhà nước đối với tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, tác giả phân tích thực trạng quyền sở hữu rừng ở Việt Nam qua hai hình thức sở hữu đối với rừng, từ đó làm rõ một số điểm chưa phù hợp trong các quy định pháp lý về quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, những bất cập, khó khăn trên thực tế khi áp dụng các quy định liên quan đến sở hữu rừng.

Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ và phát triển rừng cũng như hoàn thiện chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam:

Xây dựng kế hoạch khuyến khích, hỗ trợ chủ sở hữu RSX là rừng trồng về vốn, kỹ thuật, thị trường…;

Hoàn thiện hoạt động điều phối rừng của Nhà nước qua cơ chế giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng;

Xã hội hóa nghề rừng, góp phần nâng hiệu quả của các hình thức sở hữu đối với tài nguyên rừng.

123 QĐ 18/2007/QĐ-TTg124 Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/01/2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020

Page 53: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOA. Văn bản quy phạm pháp luật1.1. Văn bản quy phạm pháp luật bằng Tiếng Việt1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1946;2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1959;3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980;4. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992;5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013;6. Bộ luật dân sự 2005 (Bộ Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005;7.Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991 (Luật số 58-LCT/HĐNN8) ngày

12/8/1991;8.Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 (Luật số 29/2004/QH11) ngày

03/12/2004;9. Luật Đất đai 2013- (Luật số 45/2013/QH13) ngày 29/11/2013;10. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2014 quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;11. Nghị định 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/3/2006 hướng dẫn thi

hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004;12. Nghị định 32/2006/NĐ-CP của chính phủ ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật

rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm;13. Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/8/2006 về

việc ban hành Quy chế quản lý rừng;14. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng chính phủ

về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;15. Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9/2007

quyết định một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015;16. Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/6/2011

sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế quản lý rừng được ban hành kèm Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

17. Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2007/QĐ-TTg;

18. Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/01/2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;

19. Quyết định số 799/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/6/2012 phê duyệt chương trình hành động quốc gia về "Giảm phát thải khí nhà kính

Page 54: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" giai đoạn 2011- 2020;

20. Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 10/6/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;

21. Thông tư Số 24/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NNPTNT ban hành ngày 06/5/2015 quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác.

1.2. Văn bản quy phạm pháp luật bằng Tiếng Anh1.Forest Code of the Russian Federation 2006;2.Forestry Law of the People's Republic of China (Luật Lâm nghiệp của Cộng

hòa nhân dân Trung Hoa ban hành năm 1984 ( sửa đổi năm 1988));B. Tài liệu tham khảo1.1. Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt1.Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, "Trung Quốc: Kế hoạch phát triển rừng

tới năm 2020", http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx? cn_id=407826&c0_ id=30480;

2. "Bản tin lâm nghiệp", http://tongcuclamnghiep.gov.vn/diem-bao/diem-tin- ngay-25-03-2015-a2396;

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp 2013, Hà Nội;

4. Cao Nguyên, "Mỗi năm mất 31.000 ha rừng", http://nld.com.vn/thoi-su-trong- nuoc/moi-nam-mat-31000-ha-rung-20111022103614836.htm;

5. Duy Quốc, "Một thủy điện mất 59 ha rừng", http://baodatviet.vn/kinh- te/doanh-nghiep/chua-co-dong-nao-ve-quy-phat-trien-rung-sau-thuy-dien- 2358982/;

6. Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Môi trường, Nhà xuất bản Công an nhân dân;

7. Đỗ Hương, "GDP ngành lâm nghiệp có thể đạt 6%", http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/GDP-nganh-Lam-nghiep- co-the-dat-6/214260.vgp;

8. Đỗ Thế Tùng, "Quan điểm cơ bản của C. Mác về sở hữu và việc vận dụng vào các văn kiện Đại hội XI của Đảng", http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-

Page 55: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

hoi-dang-XI/Noi-dung-co-ban-van-kien/2011/12442/Quan-diem-co-ban-cua- C-Mac-ve-so-huu-va-viec.aspx;

9. Gia Minh, "Giao rừng cho cộng đồng dân cư: Một cách bảo tồn rừng", http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/com-fores- way-to-conser-12152013052944.html;

10. Hiếu Lam, "Chưa có đồng nào về quỹ phát triển rừng sau thủy điện", http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/chua-co-dong-nao-ve-quy-phat-trien-rung-sau-thuy-dien-2358982/;

11. "Hỗ trợ trồng rừng bền vững tại Việt Nam", http://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2015/03/27/supporting- sustainable-forest-plantations-in-vietnam;

12. http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_ id=1&mode=detail&document_id=35676, truy cập ngày 13/7/2015;

13. Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh và cộng sự sự (2012), "Đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí khoa học – Đại học Huế, Số 6, tr.230-239;

14. Nguyễn Bá Ngãi, "Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa trong ngành lâm nghiệp",www.isgmard.org.vn;

15. Nguyễn Công Lý, "Gần 9.400 ha đất rừng bị lấn chiếm trái phép", http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/moi-truong/item/25520902-gan-9-400- ha-dat-rung-bi-lan-chiem-trai-phep.html;

16. Nguyễn Thanh Huyền (2013), Pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia;

17. Phùng Mỹ Trung, "Bạn biết gì về đa dạng sinh học của rừng Việt Nam?", http://www.vncreatures.net/event06.php;

18. "Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất", http://www.baomoi.com/Quang-Ngai-Dat-lam-nghiep-bo-hoang-dan-lai-thieu- dat-san-xuat/147/16569027.epi;

19. Quyết định 40/2005/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 07/7/2005 về việc ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác;

20. Quyết định 61/2005/QĐ-BNN của Bộ trưởng BNNPTNT ngày 12/10/2005 về ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ;

21. Quyết định 1970/QĐ/BNN-KL của Bộ trưởng BNNPTNT ngày 06/7/2006 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005;

22. Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ NNPTNN ngày 28 tháng 7 năm 2014 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013;

Page 56: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

23. Quyết định 1482/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 10/9/2012 phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2011;

24. Quyết định số 2495/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ngày 31/7/2012 phê duyệt dự toán trồng 16,5 ha cây Sao đen giai đoạn 2012-2017

25. Thu Sương, "20.000 ha rừng bị thủy điện "ngốn"", http://nld.com.vn/thoi-su- trong-nuoc/20000-ha-rung-bi-thuy-dien-ngon-20121031100457303.htm;

26. Tô Xuân Phúc & Trần Hữu nghị (2014), Báo cáo giao đất giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao, Huế;

27. "UN-REDD Vietnam phase II progamme", http://www.vietnam- redd.org/Web/Default.aspx?tab=project&zoneid=110&lang=vi-VN;

28. Vũ Tấn Phương và cộng sự (2007), "Giảm khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua hoạt động trồng rừng – Sử dụng cơ chế CDM trong ngành lâm nghiệp- Kinh nghiệm của Việt Nam", Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững, Hà Nội;

29. Vũ Trung, "Thu hồi 1.000 ha đất rừng cho công ty Trung Quốc thuê", http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/246511/thu-hoi-1-000-ha-dat-rung-cho-cong- ty-trung-quoc-thue.html;

2.1. Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh1. Andy White & Alejandra Martin (2002), Who owns the world's forest?- Forest

tenure and public forests in transition, USA;2. http://www.fao.org/docrep/005/y4171e/y4171e10.htm; 3. https://ww w.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html;4. https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/6455/446400P

UB0Fore101OFFICIAL0USE0ONLY1.pdf?sequence=1;5. https://ww w.worldwildlife.org/threats/deforestation;6. Ministry of Agriculture and Forestry (2006), Forests and Forestry in Finland,

Filand, pp.1-7.

Page 57: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

PHỤ LỤC 1.CƠ CẤU CÁC CHỦ RỪNG THEO DIỆN TÍCH ĐANG QUẢN LÝ

Nguồn: Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNNPTNN) ngày 28/7/2014 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013.

Page 58: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

PHỤ LỤC 2:Bảng thống kê số liệu số liệu sở hữu rừng theo hai hình thức sở hữu của 24 trên

tổng số 30 quốc gia có diện tích rừng lớn nhất thế giới

QUỐC GIADIỆN TÍCH TÍCH THEO TRIỆU HECTA (%)Công hữu Tư hữu

Sờ hữu Nhà nước

Cộng đồng và dân bản địa

Cộng đồng và dân bản địa

Tổ chức/cá nhân

LB Nga 886,5 (100) 0 (0) 0 (0) 0 (0)

Brazil 423,7 (77) 74,5 (13) 0 (0) 57,3 (10)

Canada 388,9 (93,2) 1,4 (0,3) 0 (0) 27,2 (6,5)

Mỹ 110 (37,8) 17,1 (5,9) 0 (0) 164,1 (56,3)

Trung Quốc 58,2 (45) 0 (0) 70,3 (55) 0 (0)

Australia 410,3 (70,9) 0 (0) 53,5 (9,3) 114,6 (19,8)

Peru n.d (n.d) 8,4 (1,2) 22,5 (33) n.d (n.d)

Cộng Hòa Công-gô

109,2 (100) 0 (0) 0 (0) 0 (0)

Indonesia 104 (99,4) 0,6 (0,6) 0 (0) 0 (0)

Ấn Độ 53,6 (76,1) 11,6 (16,5) 0 (0) 5,2 (7,4)

Xu-đăng 40,6 (98) 0,8 (2) 0 (0) 0 (0)

Mexico 2,75 (5) 0 (0) 44 (80) 8,3 (15)

Bolivia 28,29 (53,2) 16,6 (31,3) 2,8 (5,3) 5,4 (10,2)

Colombia n.d (n.d) n.d (n.d) 24,5 (46) n.d (n.d)

Tanzania 38,5 (99,1) 0,4 (0,9) 0 (0) 0 (0)

Argentina 5,7 (20,5) 0 (0) 0 (0) 22,2 (79,5)

Mi-an-ma 27,1 (100) 0 (0) 0 (0) 0 (0)

Papua New Guinea

0,8 (3) 0 (0) 25,9 (97) 0 (0)

Thụy Điển 6,1 (20,2) 0 (0) 0 (0) 24,1 (79,8)

Nhật Bản 10,5 (41,8) 0 (0) 0 (0) 14,6 (58,2)

Cameroon 22,8 (100) 0 (0) 0 (0) 0 (0)

CH Trung Phi

22,9 (100) 0 (0) 0 (0) 0 (0)

Gabon 21 (100) 0 (0) 0 (0) 0 (0)

Guyana 30,9 (91,7) 0 (0) 2,8 (8,3) 0 (0)

Tổng 2803,2 131,4 246,3 443

Nguồn: Andy White & Alejandra Martin (2002), Who owns the world's forest?- Forest tenure and public forests in transition, USA, pp.5

Page 59: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang07/29/chu-so-huu... · Web viewTrải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ

PHỤ LỤC 3.SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH BẢO

VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG (QH&KH) Ở VIỆT NAM

QH&KH cả nước

QH&KH cấp tỉnh

QH&KH cấp huyện

QH&KH cấp xã

(5)

(2)

(4)

(3)

(4)

(3)(1) Trình QH&KH(2) Phê duyệt QH&KH (3) Gửi hồ sơ QH&KH(4) Thầm định QH&KH (5) Thông qua QH&KHNguồn: Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ hướng dẫn

thi hành LBVPTR

BNNPTNT

UBND cấp tỉnh

UBND cấp huyện

UBND cấp xã

Thủ tướng chính phủ

Hội đồng nhân dân

Sở NNPTNT

Phòng chức năng

(1)(3)

(1)(1)

(2)(4)

(2)(2)