Top Banner
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 43/QĐ-XHNV Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 01 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Chương trình đào tạo bậc cử nhân ngành Lịch sử, ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Căn cứ vào Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Quyết định số 64/XHNV-ĐT ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc ban hành Quy chế về đào tạo theo hệ thống tín chỉ; Căn cứ Quyết định số 226/XHNV-ĐT ngày 31 tháng 5 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc ban hành Quy định về đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học theo hệ thống tín chỉ; Xét đề nghị của Trưởng Khoa - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Lịch sử, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt các Chương trình đào tạo cử nhân ngành Lịch sử, ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã được Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa Lịch sử thông qua có tên sau đây: 1. Chương trình đào tạo chuyên ngành Lịch sử Việt Nam; 2. Chương trình đào tạo chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; 3. Chương trình đào tạo chuyên ngành Lịch sử thế giới; 4. Chương trình đào tạo chuyên ngành Khảo cổ học; 5. Chương trình đào tạo chuyên ngành Bảo tàng học và Di sản; 1
57

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

Dec 31, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 43/QĐ-XHNV Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 01 năm 2011

QUYẾT ĐỊNHPhê duyệt Chương trình đào tạo bậc cử nhân ngành Lịch sử,

ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Căn cứ vào Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 64/XHNV-ĐT ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc ban hành Quy chế về đào tạo theo hệ thống tín chỉ;

Căn cứ Quyết định số 226/XHNV-ĐT ngày 31 tháng 5 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc ban hành Quy định về đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học theo hệ thống tín chỉ;

Xét đề nghị của Trưởng Khoa - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Lịch sử,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt các Chương trình đào tạo cử nhân ngành Lịch sử, ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã được Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa Lịch sử thông qua có tên sau đây:

1. Chương trình đào tạo chuyên ngành Lịch sử Việt Nam;2. Chương trình đào tạo chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam;3. Chương trình đào tạo chuyên ngành Lịch sử thế giới;4. Chương trình đào tạo chuyên ngành Khảo cổ học;5. Chương trình đào tạo chuyên ngành Bảo tàng học và Di sản;6. Chương trình đào tạo chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh;7. Chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.Điều 2. Các Chương trình đào tạo trên đây được được áp dụng cho Khóa học 2010

- 2011 và vận dụng phù hợp đối với các khóa trước từ học kỳ II, năm học 2010 - 2011.Điều 3. Căn cứ vào chương trình đào tạo đã được phê duyệt, Trưởng Khoa Lịch sử

có trách nhiệm tổ chức triển khai công tác biên soạn đề cương học phần trong học kỳ II, năm học 2010 - 2011.

Điều 4. Trưởng Khoa - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Lịch sử, Trưởng Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:- Như Điều 4;- Ban Giám hiệu;- Các Phó trưởng Khoa LS (03 bản);- Các Bộ môn thuộc Khoa LS (08 bản);- Lưu: VT, LS.

HIỆU TRƯỞNG(đã ký)

PGS. TS. Võ Văn Sen

1

Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH-NV

KHOA LỊCH SỬ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/QĐ-XHNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Hiệu

trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

Tên chương trình: Chương trình đào tạo chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Lịch sử

Loại hình đào tạo: Tập trung

Mã ngành đào tạo: 52.22.03.02

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA

M1. Có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ và sức khỏe để cống hiến.

C1. Trung thành với tổ quốc, yêu nước, tự hào về dân tộc, có ý thức phục vụ xã hội, tâm huyết với công việc, có trách nhiệm nghề nghiệp; tự tin, khiêm tốn, cầu tiến.

M2. Có trình độ lý luận và kiến thức đại cương về các ngành khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn phù hợp ngành nghề.

C2. Có kiến thức tổng quát về lý luận chính trị phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp luận sử học mác xít.

M3. Có kiến thức cơ sở ngành Lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực cơ bản của Lịch sử Việt Nam, kiến thức liên quan đến khoa học lịch sử.

C3. Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lịch sử Việt Nam cổ đại đến hiện đại; kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới, lịch sử kinh tế, văn hóa, tư tưởng, giáo dục, chính trị, ngoại giao, chiến tranh Việt Nam.

M4. Có khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào thực tế cuộc sống và những lĩnh vực công tác khác nhau.

C4. Có khả năng phân tích, đánh giá, bình luận sự kiện, vấn đề lịch sử, kỹ năng tổ chức, làm việc nhóm, thích ứng với nhiều lĩnh vực hoạt động.

M5. Có năng lực và phương pháp thực hành nghề nghiệp nghiên cứu và giảng dạy lịch sử.

C5. Có kiến thức cơ bản về tin học văn phòng, ngoại ngữ; biết thực hiện quy trình nghiên cứu đề tài lịch sử, sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử ngành nghề, lịch sử đảng bộ, giảng dạy và thuyết trình một vấn đề lịch sử.

2

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

TƯƠNG QUAN VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

STT MÃ TÊN HỌC PHẦN TC C1 C2 C3 C4 C5

I. KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG 45

1.1 Lý luận Mác Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh 10

01 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác Lê-nin 05 2 3

02 Đường lối Cách mạng Việt Nam 03 2 3

03 Tư tưởng Hồ Chí Minh 02 2 3

1.2 Ngoại ngữ 10 1 2

1.3 Kiến thức khoa học tự nhiên 05

01 Môi trường và phát triển 02 1 2

02 Tin học đại cương 03 2 3

1.4 Các môn cơ bản 20

01 Lịch sử văn minh thế giới 03 1 2 2

02 Tiến trình Lịch sử Việt Nam 03 3 2 2 3 2

03 Cơ sở văn hoá Việt Nam 02 2 2 2

04 Nhân học đại cương 02 2 2

05 Xã hội học đại cương 02 2 2

06 Logic học đại cương 02 1 2 2

07 Phương pháp nghiên cứu khoa học 02 1 1 3

08 Pháp luật đại cương 02 1 1 1

09 Tự chọn

a) Kinh tế học đại cương 02 2 2

b) Tâm lý học đại cương 02 1 1 1

c) Chính trị học đại cương 02 1 1 1

d) Thống kê xã hội 02 1 1

II. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGHIỆP 95

2.1 Cơ sở ngành Lịch sử 31

01 Những vấn đề cơ bản của LSVN cổ - trung đại 03 3 2 2 3

02 Những vấn đề cơ bản của LSVN cận - hiện đại 03 3 2 2 3

03 Lịch sử thế giới cổ - trung đại 03 2 2 3

04 Lịch sử thế giới cận - hiện đại 03 2 2 3

05 Nhập môn sử học 03 3 1 3 3

06 Bảo tàng học đại cương 02 1 1 1

3

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

07 Cơ sở khảo cổ học 02 1 2 2

08 Lưu trữ học đại cương 02 2 2 2

09 Lịch sử tư tưởng Việt Nam 02 3 2 2 2 3

10 Lịch sử sử học 03 1 1 1 2 2

11 Lịch sử tộc người ở Việt Nam 03 2 1 2 2 2

12 Nhập môn quan hệ quốc tế 02 2 1

2.2 Chuyên ngành bắt buộc 42

01 Các tôn giáo ở Việt Nam 02 2 2 3 3 3

02 Những vấn đề lịch sử văn hóa triều Nguyễn 02 2 3 3 3

03 Các nền văn hóa tiền sử, sơ sử ở các tỉnh phía Nam Việt Nam 02 1 3 3 3

04 Lịch sử văn minh Chămpa 02 1 2 2 3

05 Vấn đề ruộng đất ở Nam bộ 02 1 3 3 3

06 Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam 02 1 3 3 3

07Phong trào yêu nước kháng Pháp và hoạt động của các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời Pháp thuộc

02 1 3 3 3

08 Phân hóa xã hội và sự hình thành các giai cấp mới ở Việt Nam thế kỷ XX 02 1 3 3 3

09 Đặc điểm chiến tranh Cách mạng Việt Nam 02 3 3 3

10 Phong trào nông dân Việt Nam trong lịch sử 02 2 3 3 3

11 Những cuộc cải cách lớn trong lịch sử VN 02 2 3 3 3

12 Vai trò của lãnh tụ trong lịch sử Việt Nam 02 2 3 3 3

13 Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam 02 2 3 3 3

14 Lịch sử giáo dục Việt Nam 02 2 3 3 3

15 Lịch sử ngoại giao Việt Nam 02 2 3 3 3

16 Tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần 02 2 3 3 3

17 Lịch sử Đông Nam Á 02 2 3 3 3

18 Cổ vật học 02 1 2 2 2

19 Phương pháp nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử ngành nghề 02 1 3 3 3

20 Thực tập chuyên ngành 04 3 3 3 3

2.3 Tự chọn 22

01 Sự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc 02 1 3 2

02 Lịch sử và nghiệp vụ báo chí 02 3 3 3

03 Doanh nhân Việt Nam trong lịch sử 02 2 3 3 3

04 Các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam 02 3 2 2 2 2

05 Làng xã Việt Nam - truyền thống và hiện đại 02 2 2 2 2

4

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

06 Lịch pháp học 02 1 1 1

07 Lịch sử văn học Việt Nam 02 2 2 2 1

08 Văn học dân gian Việt Nam 02 2 2 2 2

09 Lịch sử quan hệ Việt - Mỹ 02 1 2 2 2

10 Lịch sử quan hệ Việt – Nga 02 1 2 2 2

11 Lịch sử quan hệ Việt – Trung 02 1 2 2 2

12 Quan hệ VN - Lào - Campuchia trong lịch sử 02 2 2 2 2

13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 02 2 2 2 2

14 Khảo cổ học lịch sử Việt Nam 02 1 2 2 2

15 Phương thức sản xuất châu Á 02 1 2 2 2 2

16 Những vấn đề lịch sử khối ASEAN 02 1 2 2 2

17 So sách cách mạng tư sản phương Tây và cách mạng tư sản phương Đông 02 1 2 1 2

18 Lịch sử kinh tế Việt Nam 02 2 2 2 3

19 Lịch sử quân sự và chiến tranh Việt Nam 02 3 2 2 3

20 Đặc điểm kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ XIX 02 1 3 3 3

21 Địa lý học lịch sử Việt Nam 02 1 3 3 3

22 Khóa luận tốt nghiệp 10 2 3 3 3 3

Ghi chú: Mức độ nhấn mạnh

Không nhấn mạnh

1 Có nhấn mạnh

2 Rất nhấn mạnh

3 Đặc biệt nhấn mạnh

1.2. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn

- Vị trí làm việc

+ Nghiên cứu ở các cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn ở Trung ương hay địa phương;

+ Giảng dạy lịch sử ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trường nghiệp vụ;

+ Nghiên cứu tổng hợp, biên tập chuyên đề, chuyên viên chuyên trách trong các cơ quan khoa giáo, công tác tuyên văn của lực lượng vũ trang, công an, biên tập hay phóng viên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, xuất bản ở Trung ương và địa phương.

- Cơ hội học lên trình độ cao hơn

5

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

Cử nhân chuyên ngành Lịch sử Việt Nam có thể theo học trình độ Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam, Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại, Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại; đồng thời có thể theo học các chuyên ngành phù hợp và chuyên ngành gần bậc sau đại học như:

+ Chuyên ngành phù hợp: Lịch sử, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khảo cổ học, Lịch sử thế giới, Lưu trữ học, Lịch sử - chính trị;

+ Chuyên ngành gần: Văn hóa học, Quan hệ quốc tế, Nhân học, Đông phương học, Du lịch, Giáo dục chính trị, Chính trị học, Lịch sử tư tưởng …

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Thời gian đào tạo chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành Lịch sử Việt Nam (theo thời gian tối thiểu thực hiện tích lũy đủ 140 tín chỉ):

- Văn bằng 1 bằng 8 học kỳ (tương đương 4 năm),

- Văn bằng 2 bằng 5 học kỳ (tương đương 2,5 năm)

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

Khối lượng kiến thức toàn khóa sinh viên phải đạt được tối thiểu là 140 tín chỉ, bao gồm:

TỔNG CỘNG 140 tín chỉ 100%

I. Kiến thức đại cương 45 tín chỉ 32 %

- Lý luận 10 tín chỉ

- Ngoại ngữ 10 tín chỉ

- Kiến thức khoa học tự nhiên 05 tín chỉ

- Các môn cơ bản 20 tín chỉ

II. Kiến thức chuyên nghiệp 95 tín chỉ 68 %

- Cơ sở ngành 31 tín chỉ

- Chuyên ngành bắt buộc 42 tín chỉ

- Chuyên ngành tự chọn 22 tín chỉ

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

- Công dân Việt Nam và người nước ngoài (có khả năng sử dụng tiếng Việt như người Việt Nam) có bằng tốt nghiệp THPH (tú tài), tốt nghiệp Trung học Bổ túc văn hóa hoặc tương đương, có nguyện vọng học tập, tìm hiểu, nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam.

6

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

- Thí sinh dự tuyển vào chuyên ngành Lịch sử Việt Nam theo quy chế tuyển sinh Quốc gia, gồm hai khối: Khối C (Văn - Sử - Địa) và khối D (Văn - Toán - Ngoại ngữ).

- Trường hợp những người đã có bằng Cử nhân thuộc các ngành khoa học Xã hội và Nhân văn khác có nhu cầu học Cử nhân Lịch sử Việt Nam, sẽ được dự tuyển theo quy chế đào tạo văn bằng hai.

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

5.1. Quy trình đào tạo

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Lịch sử Việt Nam được cấu trúc thành hệ thống kiến thức hoàn chỉnh theo quy định khung cấu trúc chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, gồm kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức chuyên ngành (kiến thức cơ sở khối ngành khoa học xã hội, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành và chuyên ngành, thực tập thực tế, thi tốt nghiệp và khoá luận tốt nghiệp). Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu trong chương trình đào tạo hiện nay là 140 tín chỉ. Chương trình đào tạo có tính liên thông giữa các trường đại học có đào tạo chuyên ngành Lịch sử Việt Nam trong nước và có tính liên kết với các chuyên ngành gần thuộc khoa học Lịch sử.

- Đầu năm học, Bộ môn họp phân công giảng dạy cho cán bộ theo khả năng đảm nhiệm của giảng viên và theo quy chế cán bộ của Nhà trường

- Giáo vụ khoa phân bổ kế hoạch theo chương trình và báo cho Bộ môn và từng giảng viên kế hoạch giảng dạy của từng học kỳ

- Sinh viên thực hiện Quy chế đào tạo phải đăng ký học phần và hoàn thành các môn học của từng khối kiến thức liên tục, đảm bảo tính thống nhất, liên thông giữa các khối kiến thức của chương trình đào tạo.

5.2. Điều kiện tốt nghiệp

- Sinh viên tích lũy tối thiểu 140 tín chỉ theo cơ cấu của các khối kiến thức giáo dục Đại cương và giáo dục chuyên nghiệp theo nội dung chương trình đào tạo ở mục 7.

- Có chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học, GDTC và GDQP (tự tích lũy) theo quy định của nhà trường.

- Sinh viên phải nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật và Quy chế đào tạo của Nhà trường, hoàn thành các nghĩa vụ trong quá trình học tập.

6. THANG ĐIỂM

- Điểm tối đa cho mỗi học phần là điểm 10; trong đó có thể có điểm lẻ 0,5.

- Điểm đạt của học phần là điểm 5 trở lên (dưới 5 phải học lại và thi lại)

- Điểm của mỗi môn học gồm có điểm thi giữa kỳ, điểm rèn luyện (giá trị bằng 30%) và điểm thi hết môn (giá trị bằng 70%)

7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

7

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

STT HỌC PHẦN TÍN CHỈ GHI CHÚ

I. Lý luận Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

01 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin 05

02 Đường lối cách mạng Việt Nam 03

03 Tư tưởng Hồ Chí Minh 02

II. Ngoại ngữ 10 Tự tích luỹ

III. Kiến thức khoa học tự nhiên

01 Môi trường và phát triển 02

02 Tin học đại cương 03 Tự tích luỹ

IV. Các môn cơ bản

01 Lịch sử văn minh thế giới 03

02 Tiến trình lịch sử Việt Nam 03

03 Cơ sở văn hoá Việt Nam 02

04 Nhân học đại cương 02

05 Xã hội học đại cương 02

06 Logic học đại cương 02

07 Phương pháp nghiên cứu khoa học 02

08 Pháp luật đại cương 02

09 a) Kinh tế học đại cương

b) Tâm lý học đại cương

c) Chính trị học đại cương

d) Thống kê xã hội

2TC/học phần

SV chọn 1 trong các học phần (2 TC) để tích lũy

Tổng số 15 học phần 45

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệpa) Kiến thức cơ sở ngành

STT TÊN HỌC PHẦN TÍN CHỈ GHI CHÚ

8

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

01 Những vấn đề cơ bản của LSVN cổ - trung đại 03

02 Những vấn đề cơ bản của LSVN cận - hiện đại 03

03 Lịch sử thế giới cổ - trung đại 03

04 Lịch sử thế giới cận - hiện đại 03

05 Nhập môn sử học 03

06 Cơ sở Bảo tàng học 02

07 Cơ sở khảo cổ học 02

08 Lưu trữ học đại cương 02

09 Lịch sử tư tưởng Việt Nam 02

10 Lịch sử sử học 03

11 Lịch sử tộc người ở Việt Nam 03

12 Nhập môn quan hệ quốc tế 02

Tổng số 12 học phần 31

b) Kiến thức chuyên ngành chuyên sâu (bắt buộc)

STT TÊN HỌC PHẦN TÍN CHỈ GHI CHÚ

01 Các tôn giáo ở Việt Nam 02

02 Những vấn đề lịch sử văn hóa triều Nguyễn 02

03 Các nền văn hóa tiền sử và sở sử ở các tỉnh phía Nam VN 02

04 Lịch sử văn minh Chămpa 02

05 Vấn đề ruộng đất ở Nam bộ 02

06 Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở VN 02

07 Phong trào yêu nước kháng Pháp và hoạt động của các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời Pháp thuộc

02

08 Phân hóa xã hội và sự hình thành các giai cấp mới ở Việt Nam thế kỷ XX

02

09 Đặc điểm chiến tranh Cách mạng Việt Nam 02

10 Phong trào nông dân Việt Nam trong lịch sử 02

9

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

11 Những cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam 02

12 Vai trò của lãnh tụ trong lịch sử Việt Nam 02

13 Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam 02

14 Lịch sử giáo dục Việt Nam 02

15 Lịch sử ngoại giao Việt Nam 02

16 Tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần 02

17 Lịch sử Đông Nam Á 02

18 Cổ vật học 02

19 Phương pháp nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử ngành nghề

02

20 Thực tập chuyên ngành 04

Tổng số 20 học phần 42

c) Kiến thức tự chọn (chọn 22 tín chỉ trong số các học phần sau đây)

STT TÊN HỌC PHẦN TÍN CHỈ GHI CHÚ

01 Sự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc 02

02 Lịch sử và nghiệp vụ báo chí 02

03 Doanh nhân Việt Nam trong lịch sử 02

04 Các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam

02

05 Làng xã Việt Nam - truyền thống và hiện đại 02

06 Lịch pháp học 02

07 Lịch sử văn học Việt Nam 02

08 Văn học dân gian Việt Nam 02

09 Lịch sử quan hệ Việt - Mỹ 02

10 Lịch sử quan hệ Việt - Nga 02

11 Lịch sử quan hệ Việt - Trung 02

12 Quan hệ VN - Lào - Campuchia trong lịch sử 02

10

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ giai đoạn 1954 - 1975

02

14 Khảo cổ học lịch sử Việt Nam 02

15 Phương thức sản xuất châu Á 02

16 Những vấn đề lịch sử khối ASEAN 02

17 So sách cách mạng tư sản phương Tây và cách mạng tư sản phương Đông

02

18 Lịch sử kinh tế Việt Nam 02

19 Lịch sử quân sự và chiến tranh Việt Nam 02

20 Đặc điểm kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ XIX

02

21 Địa lý học lịch sử Việt Nam 02

22 Khóa luận tốt nghiệp 10

8. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Học kỳMã môn học

Tên môn học

Tín chỉ

Tổng cộng

Lý thuyết

Thực hành/

thí nghiệm

Khác (nếu có)

I Các môn chung do Phòng Đào tạo thiết kế

II

(3 tín chỉ cơ sở

ngành)

Các môn chung do Phòng Đào tạo thiết kế

Nhập môn sử học 03

III (4 tín chỉ cơ sở ngành)

Các môn chung do Phòng Đào tạo thiết kế

Lưu trữ học đại cương 02

Cơ sở Khảo cổ học 02

Những vấn đề cơ bản của lịch sử Việt Nam cổ - trung đại 03

11

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

IV (24 tín chỉ

cơ sở ngành)

Những vấn đề cơ bản của lịch sử Việt Nam cận - hiện đại 03

Lịch sử thế giới cổ - trung đại 03

Lịch sử thế giới cận - hiện đại 03

Lịch sử tư tưởng Việt Nam 02

Lịch sử tộc người ở Việt Nam 03

Lịch sử sử học 03

Cơ sở Bảo tàng học 02

Nhập môn quan hệ quốc tế 02

V

(12 tín chỉ bắt buộc + 6 tín chỉ tự

chọn)

Các tôn giáo ở Việt Nam 02

Các nền văn hóa tiền sử và sở sử ở các tỉnh phía Nam Việt Nam 02

Lịch sử văn minh Chămpa 02

Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam 02

Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam 02

Tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần 02

Tự chọn 02

Tự chọn 02

Tự chọn 02

VI

(12 tín chỉ bắt buộc + 6 tín chỉ tự

chọn)

Phong trào nông dân Việt Nam trong lịch sử 02

Những cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam 02

Lịch sử giáo dục Việt Nam 02

Lịch sử ngoại giao Việt Nam 02

Lịch sử Đông Nam Á 02

Phong trào yêu nước kháng Pháp và hoạt động của các đảng phái chính trị ở VN thời Pháp thuộc

02

12

Page 13: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

Tự chọn 02

Tự chọn 02

Tự chọn 02

VII (12 TC bắt buộc+6TC tự chọn)

Những vấn đề lịch sử văn hóa triều Nguyễn 02

Vấn đề ruộng đất ở Nam bộ 02

Phân hóa xã hội và sự hình thành các giai cấp mới ở VN thế kỷ XX 02

Đặc điểm chiến tranh cách mạng Việt Nam 02

Tự chọn 02

Tự chọn 02

Tự chọn 02

Thực tập chuyên ngành 04

VIII (8 tín chỉ

bắt buộc + 4 tín chỉ tự

chọn)

Phân hóa xã hội và sự hình thành các giai cấp mới ở Việt Nam thế kỷ XX

02

Vai trò của lãnh tụ trong lịch sử Việt Nam 02

Cổ vật học 02

Phương pháp nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử ngành nghề 02

Tự chọn 02

Tự chọn 02

9. MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG CÁC MÔN HỌC TRONG PHẦN KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

STT Tên môn học Tín chỉ

Tóm tắt nội dung

13

Page 14: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

Phần kiến thức cơ sở ngành

01 Những vấn đề cơ bản của LSVN cổ - trung đại

03 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành khối kiến thức đại cương.

- Tóm tắt nội dung: cung cấp cho sinh viên những kiến thức đầy đủ về giai đoạn LSVN cổ trung đại, giới thiệu nội dung và phương hướng giải quyết một số vấn đề cơ bản của LSVN trong giai đoạn từ cổ đại đến 1858. Từ đó làm sáng tỏ những điều đã học về lịch sử, văn hóa, chính trị xã hộiViệt Nam ...

02 Những vấn đề cơ bản của LSVN cận - hiện đại

03 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành khối kiến thức đại cương và môn học Những vấn đề cơ bản của LSVN Cổ trung đại.

- Tóm tắt nội dung: cung cấp cho sinh viên những kiến thức đầy đủ về giai đoạn LSVN Cận hiện đại, giới thiệu nội dung và phương hướng giải quyết một số vấn đề cơ bản của LSVN trong giai đoạn từ 1858 đến nay. Từ đó làm sáng tỏ những điều đã học về lịch sử cận hiện đại và lịch sử chính trị Việt Nam.

03 Lịch sử thế giới cổ - trung đại

03 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành khối kiến thức đại cương.

- Tóm tắt nội dung: cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức về lịch sử thế giới thời kỳ cổ trung đại, bao gồm lịch sử cổ trung đại phương Tây và phương Đông…

04 Lịch sử thế giới cận - hiện đại

03 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành khối kiến thức đại cương và môn học Lịch sử thế giới cổ trung đại

- Tóm tắt nội dung: cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức về lịch sử thế giới thời kỳ cận hiện đại, bao gồm các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp khoa học kỹ thuật và việc xác lập CNTB, cách mạng xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới… Sự ra đời của CNXH và quan hệ quốc tế trong thời kỳ cận hiện đại…

05 Nhập môn sử học 03 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành khối kiến thức đại cương (đặc biệt là môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin).

- Tóm tắt nội dung: cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, giúp sinh viên hiểu biết tương đối những thành tựu, hạn chế của nền sử học Việt Nam.

14

Page 15: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

06 Cơ sở Bảo tàng học 02 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành khối kiến thức đại cương.

- Tóm tắt nội dung: hệ thống toàn bộ lịch sử của ngành bảo tàng, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sáu khâu trong công tác bảo tàng (nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quả, trưng bày, giáo dục). Chú ý khai thác những tài liệu hiện vật trong bảo tàng, di tích phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, chú ý mối quan hệ trong việc nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu bảo tàng, bảo tàng học phục vụ việc xây dựng kinh tế xã hội hiện nay.

07 Cơ sở khảo cổ học 02 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành khối kiến thức đại cương.

- Tóm tắt nội dung: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết, phương pháp và thực hành của ngành khảo cổ học. Hệ thống toàn bộ lịch sử của khảo cổ học thế giới và khảo cổ học Việt Nam, chú ý khai thác những tài liệu hiện vật phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử, chú ý vai trò của khảo cổ học trong việc nghiên cứu lịch sử.

08 Lưu trữ học đại cương 02 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành khối kiến thức đại cương.

- Tóm tắt nội dung: cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn bản và lưu trữ học…

09 Lịch sử tư tưởng Việt Nam 02 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành khối kiến thức đại cương, hoàn thành các môn Những vấn đề cơ bản của LSVN cổ - trung đại, Những vấn đề cơ bản của LSVN cận - hiện đại.

- Tóm tắt nội dung: cung cấp những vấn đề lý luận về tư tưởng và lịch sử tư tưởng, giới thiệu, phân tích lịch sử tư tưởng Việt Nam và vai trò của văn hóa - tư tưởng Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nghiên cứu những vấn đề khoa học về lịch sử tư tưởng, những nhà tư tưởng Việt Nam torng lịch sử dân tộc…

10 Lịch sử sử học 03 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành khối kiến thức đại cương, hoàn thành các môn Những vấn đề cơ bản của Lịch sử thế giới cổ - trung đại, Những vấn đề cơ bản của Lịch sử thế giới cận - hiện đại, Nhập môn sử học.

- Tóm tắt nội dung: nghiên cứu lịch sử sử học thế giới góp phần làm sáng tỏ một phương diện của lịch sử loài người, từ đó đánh giá những thành

15

Page 16: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

tựu về mặt nghiên cứu lịch sử các thế hệ đi trước, rút được những bài học trong việc nghiên cứu Lịch sử và có những dự báo trong tương lai…

11 Lịch sử tộc người ở Việt Nam

03 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành khối kiến thức đại cương, hoàn thành các môn Những vấn đề cơ bản của Lịch sử Việt Nam (và thế giới) cổ - trung đại, Những vấn đề cơ bản của Lịch sử Việt Nam (thế giới) cận - hiện đại, Nhập môn sử học.

- Tóm tắt nội dung: cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn về tộc người và lịch sử tộc người. Nghiên cứu, phân tích, lý giải các tộc người và quá trình tộc người ở Việt Nam trong tiến trình Lịch sử dân tộc.

12 Nhập môn quan hệ quốc tế 02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành khối kiến thức đại cương và các môn học thuộc phần lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới.

- Tóm tắt nội dung: cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về khái niệm, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế song phương và đa phương, giúp sinh viên hiểu biết tương đối quá trình hình thành, phát triển các mối quan hệ quốc tế trong lịch sử, các đặc điểm, tính chất của các mối quan hệ đó. Tìm hiểu và phân tích các chủ thể, nguyên tắc trong quan hệ quốc tế hiện đại và vai trò của quan hệ quốc tế trong việc hoạch định các chính sách của từng quốc gia.

Các môn chuyên ngành bắt buộc

01 Các tôn giáo ở Việt Nam 02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành môn Cơ sở văn hóa Việt Nam và các môn học thuộc phần lịch sử Việt Nam.

- Tóm tắt nội dung: cung cấp những kiến thức cơ bản và lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam qua các thời kỳ, tìm hiểu các tôn giáo lớn như Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo, Thiên Chúa giáo… cũng như những tôn giáo địa phương và vai trò của các tôn giáo này trong văn hóa - lịch sử Việt Nam. Nghiên cứu mối quan hệ của các tôn giáo với nhau và sự dung hòa của các tôn giáo trong truyền thống văn hóa Việt Nam…

02 Những vấn đề lịch sử văn hóa triều Nguyễn

02 - Điều kiện tiên quyết: hoàn thành khối kiến thức đại cương và các môn học thuộc Lịch sử Việt Nam.

- Tóm tắt nội dung: nghiên cứu sự hình thành và vai trò của nhà Nguyễn trong Lịch sử dân tộc, có cái nhìn biện chứng khách quan, đánh giá

16

Page 17: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

“công”, “tội” của nhà Nguyễn đối với tiến trình lịch sử Việt Nam thông qua việc nghiên cứu những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, ngoại giao Việt Nam dưới thời Nguyễn…

03 Các nền văn hóa tiền sử và sở sử ở các tỉnh phía Nam Việt Nam

02 - Điều kiện tiên quyết: hoàn thành khối kiến thức đại cương và các môn học thuộc Lịch sử Việt Nam, môn Cơ sở khảo cổ học.

- Tóm tắt nội dung: hệ thống toàn bộ lịch sử phát hiện và nghiên cứu các văn hóa cổ ở phía Nam, đặc biệt về văn hóa Đá cũ Xuân Lộc, các văn hóa Biển Hồ, Lung Leng, Sa Huỳnh, Đồng Nai, đặc biệt nhấn mạnh những khám phá khảo cổ học quan trọng nhất về các văn hóa bản đại, nhất là từ sau giải phóng đến nay và những nhận thức lớn về các văn hóa văn minh này, liên hệ đến cội nguồn, diễn trình phát triển, không gian và các mối quan hệ giao lưu giữa chúng với các trung tâm văn hóa khác ở Việt Nam và trong khu vực. Qua đó trình bày những vấn đề khoa học lớn còn đang thảo luận và phương hướng tiếp cận nghiên cứu mới về các nền văn hóa cổ miền Nam.

04 Lịch sử văn minh Chămpa 02 - Điều kiện tiên quyết: hoàn thành khối kiến thức đại cương và các môn học thuộc Lịch sử Việt Nam.

- Tóm tắt nội dung: tìm hiểu nền văn hóa văn minh và Nhà nước Chămpa trong lịch sử, quá trình tồn vong và vai trò của Nhà nước này đối với tiến trình lịch sử Việt Nam. Nghiên cứu những thành tựu về văn minh Chămpa trên khắp các lĩnh vực.

05 Vấn đề ruộng đất ở Nam bộ 02 - Điều kiện tiên quyết: học xong đại cương LSVN.

- Tóm tắt nội dung: lý thuyết về vấn đề ruộng đất và sở hữu ruộng đất. Quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở Nam bộ trong thời kỳ từ khi có Đảng đến nay; sự phân hóa sở hữu ruộng đất ở Nam bộ (so sánh với miền Bắc và miền Trung); xu hướng và yêu cầu của việc giải quyết vấn đề ruộng đất trong thời kỳ CNH - HĐH.

06 Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam

02 - Điều kiện tiên quyết: hoàn thành các môn học thuộc Lịch sử Việt Nam, nắm vững kiến thức Lịch sử Việt Nam cận đại.

- Tóm tắt nội dung: hệ thống kiến thức về công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là kinh tế -

17

Page 18: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

xã hội. Cung cấp cho sinh viên cách nhìn nhận, đánh giá về những di sản của quá khứ (trên hai phương diện “tích cực” và “tiêu cực”) để có thái độ khoa học, khách quan trong việc đánh giá, đúc kết những bài học từ lịch sử.

07 Phong trào yêu nước kháng Pháp và hoạt động của các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời Pháp thuộc

02 - Điều kiện tiên quyết: hoàn thành các môn học thuộc Lịch sử Việt Nam, hoàn thành môn Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam, nắm vững kiến thức lịch sử VN cận đại.

- Tóm tắt nội dung: hệ thống kiến thức về các khuynh hướng chính trị, các lực lượng chính trị trong Lịch sử cận đại VN thông qua sự hình thành và hoạt động của các đảng phái, tổ chức chính trị. Làm rõ đặc điểm, tính chất của các đảng phái, tổ chức chính trị, cũng là của đời sống chính trị ở Việt Nam nói chung – trong bối cảnh thực dân Pháp và phát xít Nhật thống trị đất nước. Lý giải tính tất yếu của sự ra đời và vai trò Đảng Cộng sản Việt Nam trong đời sống chính trị Việt Nam.

08 Phân hóa xã hội và sự hình thành các giai cấp mới ở Việt Nam thế kỷ XX

02 - Điều kiện tiên quyết: hoàn thành các môn học thuộc Lịch sử Việt Nam, hoàn thành môn Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam, nắm vững kiến thức Lịch sử Việt Nam cận đại.

- Tóm tắt nội dung: trang bị kiến thức chuyên sâu về phân hóa xã hội và quá trình hình thành, phát triển các giai cấp mới ở Việt Nam: tư sản và vô sản trong thế kỷ XX, qua các thời kỳ trước và sau cách mạng tháng Tám 1945. Phân tích, lý giải những vấn đề khoa học về hai giai cấp tư sản và vô sản ở Việt Nam thời cận và hiện đại, từ đó là sáng tỏ những vấn đề về lịch sử cậh hiện đại và lịch sử chính trị Việt Nam…

09 Đặc điểm chiến tranh Cách mạng Việt Nam

02 - Điều kiện tiên quyết: hoàn thành các môn học thuộc Lịch sử Việt Nam, nắm vững kiến thức Lịch sử Việt Nam cận hiện đại.

- Tóm tắt nội dung: trang bị kiến thức chuyên sâu về chiến tranh cách mạng Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhằm hiểu sâu về bản chất của chiến tranh cách mạng Việt Nam thời hiện đại. Phân tích, lý giải những vấn đề khoa học về cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc trong thế kỷ 20.

10 Phong trào nông dân Việt Nam trong lịch sử

02 - Điều kiện tiên quyết: hoàn thành phần Đại cương lịch sử VN và một số môn hỗ trợ liên quan

18

Page 19: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

đến chuyên ngành lịch sử VN.

- Tóm tắt nội dung: chủ nghĩa Mác Lê - nin về nông dân và phong trào nông dân; phong trào nông dân ở VN qua các thời kỳ lịch sử - vị trí, vai trò, đặc điểm phong trào nông dân và mối quan hệ của giai cấp nông dân trong lịch sử VN.

11 Những cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam

02 - Điều kiện tiên quyết: hoàn thành các môn học thuộc Lịch sử Việt Nam.

- Tóm tắt nội dung: hệ thống kiến thức về những ý tưởng, biện pháp thực hiện, kết quả (thành công, hạn chế) của các cuộc cải cách tiêu biểu trong tiến trình lịch sử dân tộc, giúp sinh viên có cái nhìn xuyên suốt về xu hướng cải cách trong quá trình dựng nước. Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, phân tích, đánh giá các vấn đề lịch sử và nhân vật lịch sử cho sinh viên.

12 Vai trò của lãnh tụ trong lịch sử Việt Nam

02 - Điều kiện tiên quyết: đã học xong phần đại cương LSVN, đã có kiến thức nền tảng về về Chủ nghĩa Mác-Lênin với vai trò cá nhân trong lịch sử.

- Tóm tắt nội dung: nhiệm vụ lịch sử của dân tộc qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, yêu cầu của lịch sử đối với các vương triều, chính phủ và giai cấp lãnh đạo về việc giương lên ngọn cờ dân tộc. Các lãnh tụ, vĩ nhân VN qua các thời kỳ lịch sử - Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với cách mạng và dân tộc VN.

13 Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam

02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành môn Pháp luật đại cương và các môn học thuộc Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới.

- Tóm tắt nội dung: lý giải những vấn đề khoa học của việc hình thành các Nhà nước trong lịch sử VN. Tìm hiểu thiết chế chính trị, tổ chức bộ máy Nhà nước và Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ.

14 Lịch sử giáo dục Việt Nam 02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành các môn học thuộc lịch sử Việt Nam.

- Tóm tắt nội dung: trang bị kiến thức chuyên sâu về lịch sử giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ cổ trung đại đến cận hiện đại, nhằm hiểu sâu về văn hóa giáo dục Việt Nam thời hiện đại. Lý giải những vấn đề khoa học về giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ, từ đó làm sáng tỏ những vấn đề về lịch sử Việt Nam và Lịch sử văn hóa giáo dục.

15 Lịch sử ngoại giao Việt Nam 02 - Điều kiện tiên quyết: đã trang bị kiến thức đại

19

Page 20: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

cương về LSVN và LSTG, lịch sử quan hệ quốc tế.

- Tóm tắt nội dung: phân tích bối cảnh và những đặc điểm của sự phát triển nền ngoại giao VN qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ từ sau Cách mạng tháng 8 đến nay. Nội dung, tính chất của ngoại giao VN hiện đại, xu hướng phát triển của ngoại giao VN trong thời kỳ hội nhập với thế giới và khu vực.

16 Tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần

02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành môn triết học, Cơ sở văn hóa Việt Nam và các môn thụoc phần lịch sử Việt Nam.

- Tóm tắt nội dung: tìm hiểu, nghiên cứu những khía cạnh về lịch sử tư tưởng Việt Nam và vai trò của nó trong lịch sử dân tộc, đặc biệt trong thời đại Lý - Trần, thời kỳ tư tưởng dân tộc được phát huy cao độ và trở thành những giá trị to lớn góp phần vào những công cuộc kháng chiến giữ nước và xây dựng phát triển kinh tế. Nghiên cứu những khuynh hướng, trường phái tư tưởng Việt Nam, những nhà tư tưởng lỗi lạc trong giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Từ đó nghiên cứu sự phát triển của dòng chủ lưu trong tư tưởng – văn hóa Việt Nam truyền thống: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và mối quan hệ của nó với những điều kiện kinh tế chính trị xã hội đương thời…

17 Lịch sử Đông Nam Á 02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành môn LSTG cổ trung đại, LSTG cận hiện đại

- Tóm tắt nội dung: cung cấp kiến thức tổng quát có hệ thống về tiến trình lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á từ thời cổ đại đến hiện đại. Phân tích các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia Đông Nam Á trong từng giai đoạn lịch sử.

18 Cổ vật học 02 - Điều kiện tiên quyết: học xong đại cương LSVN.

- Tóm tắt nội dung: trang bị những kiến thức cơ bản về cổ vật học, tiêu chuẩn và phương pháp giám định nghiên cứu cổ vật; Bước đầu có kiến thức về cổ vật thuộc văn hóa Đại Việt với các chất liệu: đá, kim loại, gốm, gỗ, cổ vật thuộc văn hóa Chămpa, văn hóa Óc Eo; Nghiên cứu cổ vật với tư cách là “một con đường tiếp cận lịch sử”.

19 Phương pháp nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử ngành nghề

02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành môn Nhập môn sử học và các môn học thuộc Lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.

20

Page 21: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

- Tóm tắt nội dung: trang bị kỹ năng nghiên cứu lịch sử địa phương gồm: Lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống đại phương, lịch sử ngành nghề, lịch sử giới, lịch sử tổ chức, cơ quan, đơn vị, kỹ năng viết hồi ký, làm kỷ yếu, nghiên cứu địa chí, làm gia phả.

20 Thực tập chuyên ngành 04 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành phần Đại cương và cơ sở ngành, cơ bản hoàn thành kiến thức chuyên ngành bắt buộc.

- Tóm tắt nội dung: vận dụng kiến thức đã học về lịch sử - văn hóa chuyên ngành vào việc khảo sát thực địa, giải quyết những vấn đề khoa học từ thực tế đặt ra, đề xuất những giải pháp chuyên môn về cách đi khảo sát điền dã và di tích lịch sử - văn hóa.

Các môn chuyên ngành tự chọn

01 Sự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc

02 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành phần Đại cương và cơ sở ngành, cơ bản hoàn thành kiến thức chuyên ngành bắt buộc.

- Tóm tắt nội dung: trang bị kiến thức về những cơ sở lý luận và thực tiễn về sự hình thành con đường và xu hướng phát triển của dân tộc trong điều kiện Việt Nam đang bị chủ nghĩa thực dân ngoại bang xâm lược và cai trị. Các lãnh tụ trong phong trào dân tộc đã có đóng góp quan trọng trong việc việc lựa chọn con đường cứu nước.

02 Lịch sử và nghiệp vụ báo chí 02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành các môn học thuộc phần lịch sử Việt Nam.

- Tóm tắt nội dung: trang bị kiến thức chuyên sâu về lịch sử báo chí Việt Nam qua các thời kỳ từ thời cận đến hiện đại, một bộ phận của lịch sử Việt Nam trong quá trình tiếp xúc giao lưu với văn hoá thế giới. Nhằm hiểu sâu về báo chí - văn hóa báo chí Việt Nam và vai trò của nó trong lịch sử cách mạng và trong sự phát triển của xã hội Việt Nam thời cận và hiện đại. Sinh viên hiểu về phương pháp tiếp cận khi phân tích lý giải những vấn đề khoa học báo chí Việt Nam qua các thời kỳ, từ đó làm sáng tỏ những điều đã học về lịch sử cận hiện đại Việt Nam…

03 Doanh nhân Việt Nam trong lịch sử

02 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành phần Đại cương và cơ sở ngành, cơ bản hoàn thành kiến thức chuyên ngành bắt buộc.

- Tóm tắt nội dung: trang bị kiến thức làm cơ sở để tìm hiểu về vị trí, vai trò của doanh nghiệp và

21

Page 22: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

doanh nhân trong tiến trình lịch sử dân tộc trên một số lĩnh vực kinh tế. Chuyên đề cũng góp phần xây dựng hướng tiếp cận lịch sử giai cấp và tầng lớp mới trong quá trình phát triển xã hội của dân tộc Việt Nam.

04 Các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam

02 - Điều kiện tiên quyết: hoàn thành khối kiến thức đại cương và các môn học thuộc Lịch sử Việt Nam.

- Tóm tắt nội dung: nghiên cứu các giá trị tinh thần truyền thống của văn hóa Việt Nam và vai trò của các giá trị tinh thần trong lịch sử dựng nước và giữ nước, bao gồm các giá trị như: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, dân chủ, nhân văn…

05 Làng xã Việt Nam - truyền thống và hiện đại

02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành khối kiến thức đại cương và các môn học thuộc phần Lịch sử Việt Nam.

- Tóm tắt nội dung: cung cấp những kiến thức cơ bản về làng xã Việt Nam trong lịch sử trên những vấn đề như: tổ chức quản lý làng xã, văn hóa – tâm lý làng xã, hương ước - lệ làng, mối quan hệ giữa làng xã trên các mặt với Nhà nước, người nông dân… Từ đó, hiểu một cách đầy đủ, khoa học về làng xã Việt Nam với tư cách là một hằng số trong lịch sử dân tộc, phân tích làm sáng tỏ những vấn đề khoa học, thực tiễn về làng xã, nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong thời kỳ hiện đại…

06 Lịch pháp học 02 - Điều kiện tiên quyết: hoàn thành kiến thức cơ sở ngành.

- Tóm tắt nội dung: vai trò của lịch pháp với nghiên cứu lịch sử, tri thức lịch pháp với hoạt động nông nghiệp, hệ thống âm lịch và dương lịch, phương pháp quy đổi âm lịch sang dương lịch và ngược lại.

07 Lịch sử văn học Việt Nam 02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành các môn học thuộc phần lịch sử Việt Nam.

- Tóm tắt nội dung: cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, bao gồm văn học dân gian và văn học viết (văn học bác học), những kiến thức về các thể loại văn học ở Việt Nam. Từ đó phân tích các đặc điểm, giá trị của văn học và mối quan hệ của văn học với sử học trong việc nghiên cứu đời sống nhân dân, tổ chức xã hội, tư tưởng văn hóa… của các xã hội thuộc các khác nhau trong

22

Page 23: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

tiến trình lịch sử Việt Nam.

08 Văn học dân gian Việt Nam 02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành khối kiến thức đại cương.

- Tóm tắt nội dung: cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu văn học dân gian, những kiến thức về thể loại văn học dân gian của người Việt và của các dân tộc ít người ở Việt Nam. Từ đó phân tích giá trị của văn học dân gian về mặt sử liệu và tư liệu dân dân, tìm ra cái “lõi hiện thực” trong văn học dân gian và mối quan hệ với khoa học lịch sử.

09 Lịch sử quan hệ Việt - Mỹ 02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành các môn thuộc phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.

- Tóm tắt nội dung: nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ trong lịch sử qua các thời kỳ khác nhau, từ đó đi đến một cái nhìn và hiểu đầy đủ, toàn diện về mối quan hệ của hai nước. Phân tích những đặc điểm, tính chất của mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, làm sáng tỏ những vấn đề khoa học trong mối quan hệ đó…

10 Lịch sử quan hệ Việt - Nga 02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành các môn thuộc phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.

- Tóm tắt nội dung: nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Nga trong lịch sử qua các thời kỳ khác nhau, từ đó đi đến một cái nhìn và hiểu đầy đủ, toàn diện về mối quan hệ của hai nước. Phân tích những đặc điểm, tính chất của mối quan hệ Việt Nam - Nga, làm sáng tỏ những vấn đề khoa học trong mối quan hệ đó…

11 Lịch sử quan hệ Việt – Trung

02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành các môn thuộc phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.

- Tóm tắt nội dung: nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong lịch sử qua các thời kỳ khác nhau, từ đó đi đến một cái nhìn và hiểu đầy đủ, toàn diện về mối quan hệ của hai nước. Phân tích những đặc điểm, tính chất của mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, làm sáng tỏ những vấn đề khoa học trong mối quan hệ đó…

12 Quan hệ Việt Nam, Lào, Campuchia trong lịch sử

02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành các môn thuộc phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.

23

Page 24: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

- Tóm tắt nội dung: nghiên cứu mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương trong lịch sử qua các thời kỳ khác nhau, tìm sự quá trình đoàn kết của nhân dân ba nước trong việc chống lại các cuộc xâm lược của các thế lực khác nhau trong lịch sử, đặc biệt là thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ…. Phân tích những đặc điểm, tính chất của mối quan hệ ba nước, làm sáng tỏ những vấn đề khoa học trong mối quan hệ đó…

13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ giai đoạn 1954 – 1975

02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành các môn thuộc phần lịch sử Việt Nam, nắm chắc kiến thức lịch sử cận hiện đại Việt Nam.

- Tóm tắt nội dung: nghiên cứu các chiến lược chiến tranh được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam từ 1954 đến 1975 và sự ứng phó linh hoạt của “chiến tranh nhân dân” Việt Nam trong quá trình kháng chiến chống Mỹ. So sánh chiến lược chiến tranh của hai bên trên nhiều mặt, từ đó cung cấp cho sinh viên cái nhìn hệ thống, khái quát về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Mỹ…, phân tích sự khác nhau của các chiến lược chiến tranh của Mỹ và nghệ thuật “chiến tranh nhân dân”Việt Nam.

14 Khảo cổ học lịch sử Việt Nam

02 - Điều kiện tiên quyết: đã học xong Đại cương LSVN, Cơ sở khảo cổ học.

- Tóm tắt nội dung: cung cấp những kiến thức cơ bản và cập nhật về vai trò, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, những phương pháp - thủ pháp cụ thể và phức tạp của khảo cổ học lịch sử VN, giúp SV nắm bắt nhiều vấn đề khoa học lớn trong thực tiễn nghiên cứu khảo cổ học lịch sử ở từng mảng và từng miền cụ thể của đất nước.

15 Phương thức sản xuất châu Á 02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành khối kiến thức đại cương, môn Nhập môn sử học và các môn thuộc phần Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới.

- Tóm tắt nội dung: cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lịch sử cổ trung đại các nước phương Đông. Tìm hiểu, nghiên cứu, lý giải những nội dung về quá trình hình thành quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về Phương thức sản xuất Châu Á, sự vận dụng lý luận về phương thức sản xuất Châu Á vào nghiên cứu Lịch sử Việt Nam.

16 Những vấn đề lịch sử khối ASEAN

02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành các môn thuộc phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.

24

Page 25: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

- Tóm tắt nội dung: trình bày lịch sử phát triển các nước ASEAN và sự hình thành liên minh các nước ASEAN dưới góc nhìn của chủ nghĩa khu vực. Nghiên cứu sự tiến triển và các hình thức hợp tác của các nước trong khu vực trong lịch sử, sự phát triển của ASEAN qua các giai đoạn. Phân tích, lý giải những vấn đề lịch sử của khối ASEAN như: vấn đề an ninh khu vực, hợp tác kinh tế - chính trị, diễn đàn mậu dịch tự do… và đối chiếu so sánh với các tổ chức khu vực trên thế giới như EU, APEC…

17 So sách Cách mạng tư sản phương Tây, phương Đông

02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành khối kiến thức đại cương và các môn học thuộc phần lịch sủ thế giới.

- Tóm tắt nội dung: nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản phương Đông, phương Tây và lịch sử của các phong trào cách mạng tư sản đó. So sánh cách mạng tư sản Đông - Tây trên các tiêu chí khác nhau: thời điểm, tiền đề, nhiệm vụ, động lực, quy mô, tính chất, kết qủa, ảnh hưởng và vai trò của các cuộc cách mạng tư sản đối với tiến trình lịch sử phương Đông - phương Tây…

18 Lịch sử kinh tế Việt Nam 02 - Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành phần Đại cương LSVN.

- Tóm tắt nội dung: đề cập đến toàn bộ quá trình phát triển của nền kinh tế VN từ cổ đại đến hiện đại, chú ý nhiều đến những biến chuyển kinh tế - xã hội thời kỳ từ đầu thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21.

19 Lịch sử quân sự và chiến tranh Việt Nam

02 - Điều kiện tiên quyết: đã học xong Đại cương LSVN, kiến thức nền tảng về truyền thống và lịch sử dân tộc, về chiến tranh trong lịch sử nhân loại.

- Tóm tắt nội dung: phân tích đặc điểm và nội dung của chiến tranh và nghệ thuật quân sự VN qua các thời kỳ lịch sử từ An Dương Vương đến thời hiện đại, đặc biệt là thời kỳ cận hiện đại - trọng tâm là các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc nhằm phát huy truyền thống yêu nước chống ngoại xâm.

20 Phương pháp điều tra Xã hội học trong nghiên cứu lịch sử

02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành khối kiến thức đại cương, hoàn thành môn Xã hội học đại cương và Nhập môn sử học.

- Tóm tắt nội dung: cung cấp những kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu xã hội học, đặc biệt là phương pháp điều tra xã hội học để thu thập, xử lý thông tin một cách chính xác, khoa

25

Page 26: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

học. Cung cấp những kỹ năng cho sinh viên trong quá trình thu thập thông tin, tư liệu bằng phỏng vấn, thiết kế bảng hỏi phục vụ cho mục đích nghiên cứu sử học.Chú ý vai trò của xã hội học và phương pháp điều tra trong lĩnh vực khoa học lịch sử…

21 Đặc điểm kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ XIX

02 - Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải hoàn thành các môn học thuộc phần lịch sử Việt Nam.

- Tóm tắt nội dung: tìm hiểu về công cuộc khai phá và xác lập vùng đất Nam bộ thời kỳ lịch trước thế kỷ XIX với những thành tựu của nó về nhiều mặt, nghiên cứu sự hình thành hệ thống tổ chức làng xã, bộ máy quản lý trong làng xã ở miền Nam Việt Nam. Từ đó, lý giải những vấn đề khoa học về sự hình thành, đặc điểm và vai trò của làng xã Việt Nam trên vùng đất mới, phân tích vai trò, vị trí của cộng đồng các cư dân như bộ phận người Việt, người Hoa, người Kh’mer… trong sự hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam về phía Nam.

22 Địa lý học lịch sử Việt Nam 02 - Điều kiện tiên quyết: đã học xong kiến thức đại cương và cơ sở ngành.

- Tóm tắt nội dung: nghiên cứu sự phát triển cương vực lãnh thổ VN qua các thời kỳ lịch sử từ nguyên thủy đến hiện đại. Sự phát triển cương vực lãnh thổ gắn liền với vai trò của người Việt và sự hòa hợp các cộng đồng dân cư trên đất nước VN.

10. DANH SÁCH GIẢNG VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO10.1. Danh sách cán bộ cơ hữu thuộc Khoa

STT Họ và tên Năm sinh

Chuyên ngành

Học hàm, học vị

Năm đạt học vị

Môn học phụ trách

01 Hà Minh Hồng 1953 LSVN PGS

Tiến sĩ

1997 - Những vấn đề cơ bản của LSVN cận - hiện đại.

- Phân hóa xã hội & sự hình thành các giai cấp mới ở VN thế kỷ XX.

- Đặc điểm chiến tranh cách mạng VN.

- Lịch sử giáo dục VN.

26

Page 27: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử ngành nghề.

- Doanh nhân Việt Nam trong lịch sử

02 Phạm Thị Ngọc Thu 1960 LSVN Tiến sĩ 2008

- Những vấn đề cơ bản của LSVN cổ - trung đại.

- Lịch sử nhà nước & pháp luật VN.

03 Trần Thị Thu Lương 1958 LSVN PGS, Tiến sĩ 1993

- Những vấn đề cơ bản của LSVN cận - hiện đại.

- Làng xã Việt Nam - truyền thống & hiện đại

- Sự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc

04 Trần Thuận 1957 LSVN Tiến sĩ 2004

- Những vấn đề cơ bản của LSVN cổ - trung đại.

- Tư tưởng Việt Nam thời Lý- Trần.

- Lịch sử giáo dục VN.

05 Ng. Thị Ánh Nguyệt 1981 LSVN Thạc sĩ 2007 - Những vấn đề cơ bản của LSVN cổ - trung đại.

06 Đỗ Thị Hà 1982 LSVN Thạc sĩ 2008 - Những vấn đề cơ bản của LSVN cận - hiện đại.

07 Lưu Văn Quyết 1980 LSVN Thạc sĩ 2007 - Những vấn đề cơ bản của LSVN cổ - trung đại.

08 Phạm Thị Phương 1982 LSVN Thạc sĩ 2005 - Những vấn đề cơ bản của LSVN cận - hiện đại.

09 Ng. Thị Hồng Nhung 1983 LSVN Thạc sĩ 2009 - Những vấn đề cơ bản của LSVN cận - hiện đại.

10 Nguyễn Sinh Hương 1984 LSVN Thạc sĩ 2010 - Những vấn đề cơ bản của LSVN cổ - trung đại.

11 Huỳnh Bá Lộc 1985 LSVN Thạc sĩ 2010 - Những vấn đề cơ bản của LSVN cận - hiện đại.

12 Nguyễn Ngọc Dung 1961 LSTG Tiến sĩ 2000 - Nhập môn sử học

- Phương thức sản xuất Châu Á

- Những vấn đề lịch sử

27

Page 28: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

khối ASEAN

13 Đỗ Thị Hạnh 1964 LSTG Tiến sĩ 1999- Lịch sử thế giới cận - hiện đại

- Lịch sử Sử học thế giới

14 Ng. Thị Phương Hảo 1978 LSTG Thạc sĩ 2005- LSTG cổ - trung đại

- Lịch sử Đông Nam Á

15 Triệu Thị Nhân Hậu 1978 LSTG Cử nhân 2001 - LSTG cổ - trung đại

16 Đặng Văn Thắng 1954 KCH PGS Tiến sĩ 1992

- Bảo tàng học đại cương

- Cơ sở khảo cổ học

- Cổ vật học

17 Phạm Đức Mạnh 1954 KCH PGS, tiến sĩ 1988

- Cơ sở khảo cổ học

- Các nền văn hóa tiền sử và sở sử ở các tỉnh phía Nam Việt Nam

- Khảo cổ học LSVN.

18 Phan Đình Nham 1943 Lưu trữ Tiến sĩ 1979 - Lưu trữ học đại cương

19 Ngô Quang Định 1951 LSĐ Tiến sĩ 2001 - Vai trò của lãnh tụ trong lịch sử Việt Nam

20 Nghiêm Kỳ Hồng 1946 Lưu trữ Tiến sĩ 2004 - Lưu trữ học đại cương

10.2. Danh sách cán bộ cơ hữu thuộc Trường

STT Họ và tên Năm sinh

Chuyên ngành

Học hàm, học vị

Năm đạt

học vịMôn học phụ trách

01 Võ Văn Sen 1958 LSVN PGS, tiến sĩ 1992

- Lịch sử tư tưởng VN

- Vấn đề ruộng đất ở Nam bộ

- Phong trào nông dân Việt Nam trong lịch sử

- So sánh chiến lược quân sự VN-Mỹ 1954 - 1975

- Lịch sử kinh tế VN

02 Lê Hữu Phước 1960 LSVN Tiến sĩ 1996 - Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở VN

28

Page 29: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

- Phong trào yêu nước kháng Pháp và hoạt động của các đảng phái chính trị ở VN thời Pháp thuộc

- Những cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam

03 Trần Thị Mai 1963 LSVN PGS, Tiến sĩ 1999

- Những vấn đề cơ bản của LSVN cổ - trung đại.

- Lịch sử ngoại giao VN

- Các giá trị tinh thần truyền thống dân tộc VN

- Những vấn đề lịch sử văn hóa triều Nguyễn

- Địa lý học lịch sử VN

- Đặc điểm kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ XIX

- Cơ sở văn hóa Việt Nam

04 Huỳnh Đức Thiện 1972 LSVN Thạc sĩ 2005 - Những vấn đề cơ bản của LSVN cận – hiện đại.

05 Thành Phần 1954 DTH PGS Tiến sĩ 1990

- Lịch sử văn minh Chămpa

- Lịch pháp học

06 Nguyễn Hữu Ái Ngữ văn

Cử nhân - Văn học dân gian VN

07 Trần Tịnh Đức 1954 LSTG Cử nhân 1979

- LSTG cận - hiện đại

- So sách cách mạng tư sản phương Tây, phương Đông

08 Trương Văn Vỹ Tiến sĩ- Phương pháp điều tra xã hội học trong nghiên cứu lịch sử

09 Ngô Văn Lệ 1948 LS GS, tiến sĩ 1989 - Lịch sử tộc người ở VN

10 Trương Văn Chung Triết học

PGS, tiến sĩ - Các tôn giáo ở Việt Nam

11 Trần Ngọc Hồng Văn - Lịch sử báo chí VN

12 Đoàn Lê Giang PGS, tiến sĩ

- Lịch sử văn học VN

29

Page 30: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

13 Đào Minh Hồng 1961 LSTG Tiến sĩ 2001 - Lịch sử quan hệ Việt -Nga

14 Vũ Văn Gầu Triết PGS, tiến sĩ

- Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin;

- Lịch sử tư tưởng VN

15 Phạm Đình Nghiệm Phòng QLKH

PGS, tiến sĩ

- Logic học;

- Phương pháp NCKH.

16 Ngô Tùng Lâm Triết học ThS Môi trường và phát triển

17 Lê Hải Thanh XHH TS Xã hội học đại cương

18 Nguyễn Anh Thường Triết ThS Phương pháp nghiên cứu khoa học;

19 Hoàng Văn Việt Đông phương

PGS, tiến sĩ Chính trị học

20 Phạm Thị Thùy Trang XHH ThS Thống kê xã hội học

10.3. Danh sách cán bộ thỉnh giảng

STT Họ và tên Năm sinh

Chuyên ngành

Họ hàm

học vị

Năm đạt

học vị

Môn học phụ trách

01 Hồ Sơn Đài 1955 LSVN PGS Tiến sĩ 1995 - Lịch sử quân sự và chiến

tranh Việt Nam

02 Võ Mai Bạch Tuyết 1942 LSTG Cử nhân 1965 - Lịch sử quan hệ Việt –

Trung

03 Đỗ Văn Nhung 1932 LSTG PGS 1990 - Quan hệ VN, Lào, Campuchia trong lịch sử

04 Quyền Hồng 1950 LSTG Cử nhân 1978 - Lịch sử thế giới cận - hiện

đại

11. DANH SÁCH CỐ VẤN - HỖ TRỢ HỌC TẬP

STT Họ và Tên GS-PGS

TS ThS Chuyên môn

01 Hà Minh Hồng PGS X LSVN

30

Page 31: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

02 Trần Thị Thu Lương PGS X LSVN

03 Phạm Thị Ngọc Thu X LSVN

04 Trần Thuận X LSVN

05 Đỗ Thị Hà X LSVN

06 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt X LSVN

07 Lưu Văn Quyết X LSVN

08 Phạm Thị Phương X LSVN

09 Nguyễn Thị Hồng Nhung X LSVN

10 Thái Vĩnh Trân LSVN

Sơ đồ đội ngũ hỗ trợ sinh viên Khoa Lịch sử

12. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ HỌC TẬP

12.1. Thư viện và trang thiết bị

- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tại 2 cơ sở có đủ sách giáo trình và tài liệu tham khảo trong danh mục như mục 12.2

31

Ban Chủ nhiệm Khoa

Thư kýGiáo vụ ĐH

Giáo vụ CNTN

Đội ngũ giảng viên

Sinh viên

Quản lý SVĐoàn TN, Hội SV

Page 32: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

- Phòng tư liệu Khoa có khoảng 6.500 đầu sách tham khảo trong đó sách tiếng Anh hơn 300 đầu sách và 17 đầu tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước với trên 60.000 trang tài liệu tham khảo được chia làm 12 thư mục.

- Sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba học tại cơ sở Linh Trung - Thủ Đức, sinh viên năm thứ 4 học tại cơ sở Đinh Tiên Hoàng. Phòng học của sinh viên do Nhà trường cung cấp theo thời khóa biểu và số lượng sinh viên mỗi lớp học, môn học.

- Khoa có 1 máy photocopy, 5 laptop, 6 dàn máy vi tính để bàn, 4 máy in. Các máy tính đều được kết nối mạng và mạng internet không dây.

- Phòng thiết bị quản trị cung cấp máy chiếu và laptop theo yêu cầu của giảng viên từng môn học, buổi học.

12.2. Giáo trình và tài liệu tham khảo

Hiện nay ngành Lịch sử Việt Nam đang sử dụng các giáo trình và tài liệu tham khảo của các nhà nghiên cứu, khoa học trong và ngoài nước, trong đó, bộ môn đã xuất bản được một số giáo trình riêng.

STT Tên giáo trình, tài liệu tham khảo Tên tác giả NXBNăm xuất bản

1. 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo( 1945 - 1995)

Trần Hồng Quân

(chủ biên)

Giáo dục 1995

2. Các tổ chức tiền thân của Đảng Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương

1977

3. Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam (2 tập)

Trường Chinh Sự thật 1975.

4. Cách mạng ruộng đất ở miền Nam Việt Nam

Lâm Quang Huyên KHXH 1985

5. Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam Trần Phương KHXH 1968

6. Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975): Thắng lợi và bài học

Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh BCT

CTQG 2000

7. Chiến tranh nhân dân, quốc phòng tòan dân (2 tập)

Văn Tiến Dũng QĐND 1979

8. Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc

Phạm Đình Tân 1959

9. Chủ nghĩa Lênin và vấn đề ruộng đất nông dân (tập 1, 2)

X.P.Tơrapedonicop Sự thật 1981

10. Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp: Ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam

Trần Lê Sáng Giáo dục 1997

32

Page 33: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

11. Cơ cấu xã hội trong qúa trình phát triển của lịch sử Việt Nam

Phạm Quang Ngọc (Chủ biên)

CTQG 1998

12. Cơ sở khảo cổ học (in lần thứ hai có sửa chữa và bổ sung)

Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa

Đại học và THCN

1978

13. Cổ vật Việt Nam Cục BTBT-BTLSVN 2003

14. Công nhân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Cao Văn Lượng KHXH 1979

15. Cuộc đàm phán Pari về Việt Nam (1968-1973)

Nguyễn Thành Lê CTQG 1998

16. Đại cương LSVN (3 tập) Nhiều tác giả Giáo dục

17. Đại cương về cổ vật ở Việt Nam Nguyễn Thị Minh Lý ĐHVH

18. Đại Nam hội điển sử lệ Quốc sử quán triều Nguyễn

Thuận Hóa 1993-1994

19. Đại Nam nhất thống chí (4 tập) Quốc sử quán triều Nguyễn

KHXH 1969-1970

20. Đại Nam thực lục Quốc sử quán triều Nguyễn

KHXH 1973-1983

21. Đại Việt sử ký toàn thư Ngô Sĩ Liên KHXH 1967

22. Đại Việt thông sử Lê Quý Đôn KHXH 1978

23. Đất nước Việt Nam qua các đời Đào Duy Anh Thuận Hóa 1994.

24. Dấu tích văn hóa thời Nguyễn Hồ Vĩnh 2000

25. Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam Hà Văn Tấn Hội Nhà văn

2005

26. Địa điểm khảo cổ học Dốc Chùa Đào Linh Côn, Nguyễn Duy Tỳ

KHXH 1994

27. Điêu khắc cổ Việt Nam Phan Cẩm Thượng Mỹ Thuật 1997

28. Đình Việt Nam Hà Văn Tấn,

Nguyễn Văn Cự

Tp.HCM 1998

29. Đồ thờ trong di tích của người Việt Trần Lâm Biền VHDT 2003

30. Đông Kinh Nghĩa Thục Nguyễn Hiến Lê Lá Bối 1968

31. Dư địa chí Nguyễn Trãi KHXH 1976

33

Page 34: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

32. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì ĐLTD vì CNXH tiến lên giành những thắng lợi mới

Lê Duẩn Sự Thật 1970

33. Gia Định thành thông chí Trịnh Hoài Đức Sài Gòn 1971

34. Giai cấp công nhân VN – Sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp tự mình đến giai cấp cho mình

Trần Văn Giàu Văn-Sử-Địa 1957

35. Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng

Ngô Văn Hòa,

Dương Kinh Quốc

KHXH 1978

36. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936-1939

Cao Văn Biền KHXH 1979

37. Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam

Lê Duẩn Sự thật 1965

38. Giáo dục Việt Nam thời cận đại Phan Trọng Báu KHXH 1994

39. Góp phần tìm hiểu một số vần đề lịch sử cận đại VN

Nguyễn Văn Kiệm VHTT (HN) 2003

40. Hiểu thêm lịch sử qua các hồi ký, ký sự, tùy bút

Nguyễn Văn Hoa – Phạm Hồng Việt

Giáo dục 1997

41. Ho Chi Minh de l’Indochine au Vietnam

Hémery 1990

42. Hồ Quý Ly Nguyễn Danh Phiệt VHTT 1997

43. Hoàng Việt luật lệ

(Bộ luật Gia Long)

Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Văn Tài.

VHTT

44. Hoành Việt dư địa chí Phan Huy Chú Thuaän Hóa

1997

45. Hướng dẫn biên soạn gia phả Nguyễn Quang Tiển Văn hóa dân tộc

2002.

46. Indonchine, Une Colonisation Ambiguê

Brocheux (P),

Héméry (D)

1995.

47. KCH tại di tích cố đô Huế 1999-2002 Bảo tàng LSVN – TTBTDT Cố đô Huế

2003

48. Khâm định việt sử thông giám cương mục

Sử học 1957-1960

49. Khảo cổ Đồng Nai thời tiền sử Lê Xuân Diệm, 1991

34

Page 35: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

Phạm Quang Sơn,

Bùi Chí Hoàng

50. Khảo cổ học Long An những thế kỷ đầu công nguyên

Bảo tàng Long An

51. Khảo cổ học Việt Nam, 3 tập. Hà Văn Tấn KHXH 1999-2002

52. Kiến văn tiểu lục Lê Quý Đôn Sử học 1962

53. Kinh tế và xã hội vùng đồng bằng song Cửu Long trong tư liệu miền Nam 1954-1975

Trần Anh Tuấn

54. Land Reform in Vietnam Standford research institude

Menlo Park 1968

55. Lê triều hình luật

(Bộ luật Hồng Đức)

Văn Hóa 1997

56. Le Vietnam, etude de Politique et d’Historie

Cheneaux 1968

57. Lênin toàn tập Tiến bộ 1981

58. Lịch sử 80 năm chống Pháp (2 tập) Trần Huy Liệu 1956-1961

59. Lịch sử bang giao Việt Nam - Đông Nam Á

Trần Thị Mai

60. Lịch sử cách mạng Việt Nam từ 1862 đến 1930

Đào Duy Anh 1955

61. Lịch sử cận đại Việt Nam Trần Văn Giàu,

Đinh Xuân Lâm,

Nguyễn Văn Sự

1960-1963

62. Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (tập 1, 2, 3)

Nhiều tác giả KHXH 1962-1965

63. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 (6 tập)

Viện Quân sự VN QĐND 1985

64. Lịch sử địa phương Trương Hữu Quýnh (chủ biên)

Giáo dục 1989

65. Lịch sử giáo dục thế giới Hà Nhật Thăng,

Đào Thanh Am

Giáo dục 1997

35

Page 36: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

66. Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng Tháng 8 – 1945

Nguyễn Đăng Tiến (chủ biên)

Giáo dục 1996

67. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 (9 tập)

Viện Quân sự VN QĐND 1996

68. Lịch sử Việt Nam tập 1, 2 UB KHXH KHXH 1976-1985

69. Lịch sử VN 1945 – 1975 Hồ Sĩ Khoách

(chủ biên)

Mũi Cà Mau

2001

70. Lịch sử VN cận hiện đại (1858 - 1975)

Hà Minh Hồng ĐHQG Tp.HCM

2005

71. Lịch triều hiến chương loại chí Phan Huy Chú Sử học 1961-1962

72. Liên minh công nông Hồ Chí Minh Sự thật 1977

73. Lược sử ngọai giao Việt Nam các thời trước

Nguyễn Lương Bích QĐND 2000

74. Mác-Ănghen tòan tập (55 tập) Sư thật 1978

75. Mầm mống tư bản chủ nghĩa và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam

Đoàn Trọng Truyến 1960

76. Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn của cách mạng quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nước ta

Nguyễn Huy KHXH 1985

77. Mấy vấn đề về quản lý NN và củng cố pháp quyền trong LSVN

Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa…

CTQG 1998

78. Một con đường tiếp cận lịch sử Trần Lâm Biền VHDT 2000

79. Một số vấn đề biên soạn lịch sử xí nghiệp, lịch sử công đoàn địa phương và công đoàn ngành

Ban nghiên cứu lịch sử Tổng công đoàn VN

Lao động 1986

80. Một số vấn đề về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam

Văn Tạo CTQG 1997

81. Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam

Viện Sử học Việt Nam 1960.

82. Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam

Viện Sử học KHXH 1985

83. Một số vấn đề về trí thức Việt Nam Nguyễn Thanh Tuấn CTQG 1998

36

Page 37: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

84. Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam

Văn Tạo ĐHSP 2006

85. Mười năm đổi mới giáo dục Phạm Minh Hạc Giáo dục 1996

86. Mỹ thuật Lý Trần - Mỹ thuật phật giáo

Chu Quang Trứ Mỹ Thuật 2001

87. Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (2 tập)

Lưu Văn Lợi CAND 1998

88. Nghệ thụât điêu khắc Viêt Nam thời Lý và thời Trần thế kỷ XI-XIV

Tống Trung Tín Khoa học Xã hội

1997

89. Nghệ thuật gốm Việt Nam Trần Khánh Chương Mỹ Thuật 1990

90. Nghệ thuật Phật giáo & Hindu giáo ở ĐBSCL trước Thế kỷ X

Lê Thị Liên 2006

91. Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử

Vũ Khiêu Tp.HCM 1987

92. Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước

Ăngghen Sự thật 1961

93. Nguyễn Trãi nhà giáo dục Việt Nam Nguyễn Tiến Doãn Giáo dục 1997

94. Nguyễn Trường Tộ: Con người và di cảo

Trương Bá Cần 1990

95. Nhập môn sử học Lê Văn Sáu,

Trương Hữu Quýnh,

Phan Ngọc Liên

GD (HN) 1986

96. Nho học ở Việt Nam Nguyễn Thế Long Giáo dục 1995

97. Những thách thức của Đông Dương trên con đường cải cách

Viện phát triển quốc tế Harvard

CTQG 1994

98. Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam

Nguyễn Khắc Đạm 1957

99. Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại

Viện Sử học Việt Nam 1990-1992.

100. Nông thôn Việt Nam tiến lên CNXH Viện Sử học KHXH 1979

101. Nouveau champ de jarre dans la province de Long Khanh – BSEI

Fontaine 1972

102. Nước Phù Nam Lương Ninh 2006

37

Page 38: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

103. Nước VN đối diện với Pháp và Trung Hoa (Bản dịch của Hội khoa học lịch sử VN)

Yoshiharu Tsuboi 1993

104. Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước cách mạng tháng tám

Nguyễn Kiên Giang Sự thật 1959

105. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh Tôn Quang Phiệt KHXH 1957

106.Pháp luật các triều đại Việt Nam và các nước

Cao Văn Liên Thanh niên 1998

107.Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển XH-KT

Phạm Minh Hạc KHXH 1996

108. Phong trào Đông Du Nguyễn Văn Xuân Lá Bối 1970

109.Phong trào Duy Tân Nguyễn Văn Xuân Đà Nẵng 1995

110.Phong trào nông dân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX

Nguyễn Phan Quang KHXH 1986

111. Phủ biên tạp lục Lê Quý Đôn KHXH 1977

112. Phương đình dư địa chí Nguyễn Siêu 1998

113. Phương pháp luận sử học Phan Ngọc Liên

(Chủ biên)

ĐHQG 1999

114. Phương pháp Mác-xít Lê-nin-nít nghiên cứu lịch sử Đảng

Maxlốp 1987

115. Quốc triều hương khoa lục Cao Xuân Dục Tp.HCM 1993

116. Sơ yếu Khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam

Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng

Giáo Dục 1961

117. Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1858 – 1939)

Aumiphin J.P 1994

118. Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến

Nguyễn Tiến Cường Giáo dục 1998

119.Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Viện sử học KHXH 1985.

120. Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam (12 tập)

Trần Huy Liệu,

Văn Tạo

1956-1959

121. Tân Việt cách mạng Đảng Nhượng Tống 1945

38

Page 39: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

122. Tập bài giảng LSNN và PLVN từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX

Vũ Thị Nga,

Nguyễn Huy Anh

CTQG 1996

123.Tập bài giảng quan hệ quốc tế Viện quan hệ Quốc tế 1999

124.The Economics of insurgency in the Mekong Delta of Vietnam

Robert L.Sansom 1970

125. Thế kỷ X - Những vấn đề lịch sử Viện sử học KHXH 1984

126.The small world of Khanh Hau James B.Hendry 1967

127. The Study of a Vietnamese rural community sociology

Gerald C.Hickey 1960

128. Thư vào Nam Lê Duẩn Sự Thật 1985

129. Tiến trình lịch sử Việt Nam Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên)

Giáo dục 2002

130. Tìm hiểu các nước trên thế giới: Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản, đỉnh cao văn minh Đông Á

Gina L.Barnes Tổng hợp Tp.HCM

2004

131. Tìm hiểu chính sách giáo dục thực dân mới Mỹ ở MNVN và những tác hại của nó (2 tập)

Viện khoa học giáo dục 1980

132. Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc

Nguyễn Công Bình Văn-Sử-Địa 1959

133. Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945

Vũ Ngọc Khánh Giáo dục 1985

134. Tình hình kinh tế miền Nam 1955-1975

Lê Khoa Viện KHXH

135. Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc

Chu Quang Trứ Mỹ Thuật. 2001

136. Vai trò cải cách điền địa trong phát triển kinh tế trường hợp Biệt Nam Cộng Hòa

Phạm Trung Nhạc 1973

137. Vân đài lọai ngữ Lê Quý Đôn Sử học 1963.

138. Vấn đề dân cày Qua Ninh - Vân Đình Sự thật 1959

139. Vấn đề ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam

Võ Văn Sen ÑHTH TP.HCM

1995

140. Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam Lâm Quang Huyên KHXH 2002

39

Page 40: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

141. Văn hóa cổ Chămpa Ngô Văn Doanh VHDT 2002

142. Văn hóa đồng bằng Nam Bộ (di tích kiến trúc cổ)

Võ Sĩ Khải 2002

143. Văn hóa Óc Eo Lê Xuân Diệm – Đào Linh Côn - Võ Sỹ Khải

KHXH 1995

144. Văn hóa Sa Huỳnh Vũ Công Quý VHDT 1991

145. Văn hóa và dân cư đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Công Bình – Lê Xuân Diệm - Mạc Đường

KHXH 1983

146. Văn kiện Đại hội Đảng Đảng Cộng sản VN

147. Về đường lối giáo dục XHCN Lê Duẩn,

Trường Chinh,

Phạm Văn Đồng,

Tố Hữu

Sự thật 1979

148. Việt Nam Pháp thuộc Sử Phan Khoang 1971

149. Việt Nam Quốc dân Đảng Hoàng Văn Đạo 1965

150. Việt Nam sử lược Trần Trọng Kim Tân Việt 1954

151.Việt sử tân biên (Tập 5: Việt Nam kháng Pháp sử)

Phạm Văn Sơn 1962

152. Việt sử thông giám cương mục Quốc sử quán triều Nguyễn

Söû hoïc 1958-1960

153. Việt Nam thế kỷ XIX Nguyễn Phan Quang TP.HCM 1999

154. Việt Nam thời Pháp đô hộ Nguyễn Thế Anh 1971

13. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO- Chương trình đào tạo được cập nhật hàng năm thông qua Hội đồng Khoa học và Đào tạo

Khoa Lịch sử nhằm điều chỉnh và bổ sung những thay đổi cần thiết.- Chương trình được thực hiện theo học chế tín chỉ, sinh viên có thể theo dõi và thực hiện

chương trình đào tạo trên mạng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;- Thời khóa biểu được đăng ký theo học kỳ tại phòng Đào tạo. Sinh viên theo dõi và thực

hiện thời khóa biểu theo chỉ dẫn của Giáo vụ khoa Lịch sử và cố vấn học tập.

14. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO- Khi có khóa học đã thực hiện xong chương trình đào tạo.

40

Page 41: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI …lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu... · Web view13 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

Chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành Lịch sử Việt Nam đã được

Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa Lịch sử thông qua ngày 08 tháng 11 năm 2010

PHÊ DUYỆT THỰC HIỆN

HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCHHỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO

KHOA LỊCH SỬ

41