Top Banner
Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN Trần Thị Loan – K50 Thông tin thư viện Page 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN .............. TRẦN THỊ LOAN TÌM HIỂU SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHÓA ĐÀO TẠO: QHX (2005 2009) NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. TRẦN THỊ THANH VÂN HÀ NỘI 05 – 2009 MỤC LỤC MỞ BÀI .....................................................................................................................4 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................4
28

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Feb 10, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN

..............

TRẦN THỊ LOAN

TÌM HIỂU SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN

CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI

KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN

HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

KHÓA ĐÀO TẠO: QHX (2005 – 2009)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. TRẦN THỊ THANH VÂN

HÀ NỘI 05 – 2009

MỤC LỤC

MỞ BÀI ..................................................................................................................... 4

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 4

Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 2

1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 5

1.3. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài ....................................................... 3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6

1.5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6

1.6. Đóng góp về mặt khoa học của đề tài .......................................................... 7

1.7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7

NỘI DUNG ............................................................................................................... 7

CHƢƠNG I: TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ - VIỆN TRƢỜNG ĐẠI

HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI TRƢỚC NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO

VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NHÀ TRƢỜNG ..................................... 7

1.1. Vài nét về Trƣờng Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội .......................... 8

1.2. Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Giao thông Vận tải

Hà Nội trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trƣờng. ....................... 9

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................... 9

1.2.2 .Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................ 9

1.2.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm .............................. 11

1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực thông tin của Trung tâm .......... 13

1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin của Trung tâm Thông tin –

Thƣ viện Trƣờng Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội ...................................... 17

1.3.1. Đặc điểm người dùng tin của Trung tâm Thông tin – Thư viện

Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội ........................................................... 17

1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin Trường Đại học Giao

thông Vận tải Hà Nội. .............................................................................................. 17

1.4. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện trong hoạt

động thông tin – thƣ viện của Trung tâm ........................................................... 18

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG

TIN – THƢ VIỆN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG

ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI ................................................... 25

2.1. Thực trạng các sản phẩm thông tin - thƣ viện của Trung tâm Thông

tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. .............................. 25

2.1.1. Hệ thống mục lục ................................................................................ 25

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 3

2.1.2. Các cơ sở dữ liệu ................................................................................. 27

2.1.3. Cổng thông tin điện tử tích hợp (Uct Portal) ...................................... 37

2.1.4. Đĩa CD – ROM ................................................................................... 47

2.3. Thực trạng các dịch vụ thông tin - thƣ viện của Trung tâm Thông

tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. .............................. 48

2.3.1. Dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến .................................................... 48

2.3.2. Dịch vụ cho mượn tài liệu ................................................................... 51

2.3.3. Dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc .................................................. 54

2.3.4. Dịch vụ sao chép và in ấn tài liệu ....................................................... 54

2.3.5. Dịch vụ thông báo sách mới ............................................................... 54

2.3.6. Dịch vụ hướng dẫn người dùng tin ..................................................... 55

2.3.7. Dịch vụ tư vấn ..................................................................................... 56

2.3.8. Dịch vụ phát hành sách ....................................................................... 56

CHƢƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI

TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO

THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI ................................................................................. 57

3.1. Những thuận lợi và khó khăn .................................................................. 57

3.1.1. Thuận lợi ............................................................................................. 57

3.1.2. Khó khăn ............................................................................................. 58

3.2. Nhận xét về các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện ..................... 59

3.2.1. Ưu điểm ............................................................................................... 59

3.2.1. Nhược điểm .......................................................................................... 65

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ

thông tin - thƣ viện của Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học

Giao thông Vận tải Hà Nội. ................................................................................... 67

3.3.1. Tăng cường nguồn lực thông tin - thư viện ......................................... 67

3.3.2. Đào tạo và đào tạo nâng cao trình độ cán bộ thư viện ......................... 67

3.3.3. Đào tạo và hướng dẫn người dùng tin................................................. 68

3.3.4. Khắc phục những nhược điểm của những phần mềm đang sử dụng ... 68

3.3.5. Tăng cường, đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật...................... 68

3.3.6. Marketting các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện .... 68

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 4

3.3.7. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện

của Trung tâm .......................................................................................................... 69

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 72

DANH MỤC ........................................................................................................... 73

PHỤ LỤC

MỞ BÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Những năm 60 của thế kỷ XX, Viện sĩ A. I. Berg (Nga) đã dự báo: Thông tin sẽ trở

thành khái niệm dẫn đầu trong các khoa học của thế kỷ XXI. Thế kỷ XXI, loài

người bước sang kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên thông tin, được đánh dấu bằng sự ra

đời của nền kinh tế mới: Kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế mạng... Cùng với đó,

một xu thế mới hình thành: xu thế toàn cầu hóa, giao lưu, hợp tác, chia sẻ cùng phát

triển. Bên cạnh đó là sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin

(CNTT) và viễn thông…tất cả những yếu tố này đã góp phần làm thay đổi bộ mặt

kinh tế, văn hoá, xã hội của cả loài người.

Trong kỷ nguyên mới, vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng và không

thể thiếu trong mọi lĩnh vực đời sống - xã hội. Thông tin góp phần làm nên sức

mạnh của một cá nhân nói riêng và của cả một dân tộc nói chung. Ngày nay, thông

tin cùng với vật chất và năng lượng trở thành 3 trụ cột chính quyết định sự tồn tại

của mỗi quốc gia. Các nguồn thông tin ra đời với tốc độ tăng chóng mặt và số lượng

tăng nhanh với cấp số nhân. Sự phát triển mạnh mẽ của thông tin kết hợp với sự

phát triển của CNTT và viễn thông đã nâng cao giá trị của mình để từ đó hình thành

nên môi trường thông tin số toàn cầu.

Nằm trong xu thế chung toàn cầu đó, Việt Nam cũng đang có những bước phát triển

mạnh mẽ dựa trên sự phát triển của CNTT và viễn thông. Theo Quỹ nghiên cứu

Internet GOV3 (Government for the third millennium – Chính phủ của thiên niên kỷ

thứ 3) của Anh công bố kết quả điều tra tình hình phát triển Internet trên toàn thế

giới ngày 17/11/2005: Việt Nam đứng thứ 3 về tốc độ phát triển Internet trong 4

năm qua, với số người sử dụng tăng 27,48%, trong đó 7,2% dân sử dụng thường

xuyên. Những điều này cho thấy nhu cầu thông tin của con người ngày càng cao.

Việc phát triển một hệ thống thông tin nhằm cung cấp cho người sử dụng ngày càng

trở nên cần thiết.

Cùng với xu thế phát triển của tất cả các lĩnh vực, các trung tâm TT-TV cũng không

ngừng thay đổi, phát triển để tạo ra những nguồn thông tin cho người dùng tin

(NDT). Hiện nay việc xây dựng một hệ thống các loại hình sản phẩm và dịch vụ

thông tin - thư viện (SP&DV TT-TV) là công việc cần thiết và quan trọng đối với

tất cả các cơ quan TT-TV . SP&DV TT-TV không chỉ đơn thuần phục vụ NDT và

cán bộ thư viện trong quá trình tác nghiệp, nó còn có ý nghĩa quan trọng giúp các

trung tâm TT–TV có thể liên kết chặt chẽ với nhau kể cả trong nước và quốc tế

nhằm tạo ra một nguồn lực thông tin đa dạng, phong phú và đầy đủ nhất có thể phục

vụ NDT đồng thời tiết kiệm được kinh phí và công sức cho cán bộ thư viện. Từ đây,

có thể đánh giá sự phát triển của trung tâm TT-TV, đồng thời khẳng định vai trò và

tầm quan trọng của nó trong xã hội.

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 5

Sự thay đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ của các trường đại học đã tác

động và làm thay đổi phương thức học của sinh viên và dạy của giảng viên. Điều

này càng làm cho các trung tâm TT-TV có vai trò ngày càng lớn, đặc biệt là các

trung tâm TT-TV đại học. Chất lượng và hiệu quả phục vụ của các trung tâm TT-

TV sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của các nhà trường. Vì vậy các

trung tâm TT-TV cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển, bám sát kế hoạch

đào tạo của nhà trường để có những biện pháp bổ sung vốn tài liệu và phát triển hệ

thống SP&DV TT-TV một cách hợp lý nhất.

Hiện nay, việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời, đáp ứng cả về số lượng và

chất lượng đặt ra cho các trung tâm thông tin thư viện nói chung và Trung tâm

Thông tin – Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (ĐH GTVTHN) -

viết tắt là Trung tâm - nói riêng những nhiệm vụ to lớn, phức tạp. Để làm được điều

này đòi hỏi các trung tâm TT-TV phải không ngừng xây dựng hệ thống SP&DV

TT-TV, từ đó đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin của NDT ở mọi lúc

mọi nơi một cách nhanh nhất, kịp thời nhất. Việc đa dạng và phong phú hoá các loại

hình SP&DV TT-TV gắn liền với việc ứng dụng CNTT là yếu tố sống còn của

Trung tâm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

Với ý nghĩa to lớn của SP&DV TT–TV trong hoạt động TT–TV tôi đã lựa chọn vấn

đề “Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Trung tâm Thông tin

Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội” làm đề tài khoá luận của

mình.

1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu toàn bộ hệ thống SP&DV TT–TV của Trung tâm TT–TV Trường ĐH

GTVTHN. Trên cơ sở đó, đánh giá những ưu nhược điểm để:

* Mục đích: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống SP&DV

TT-TV của Trung tâm TT–TV Trường ĐH GTVTHN.

* Nhiệm vụ: Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài đi sâu giải quyết các vấn đề sau:

- Tìm hiểu sơ lược về Trung tâm TT–TV Trường ĐH GTVTHN.

- Nghiên cứu đặc điểm NDT và nhu cầu của NDT tại Trung tâm TT–TV Trường

ĐH GTVTHN.

- Tìm hiểu vai trò của SP&DV TT-TV đối với Trung tâm TT–TV Trường ĐH

GTVTHN.

- Tìm hiểu thực trạng và phân tích các SP&DV TT-TV của Trung tâm.

- Đánh giá những ưu, nhược điểm của hệ thống SP&DV TT-TV của Trung tâm,

những thuận lợi và khó khăn của Trung tâm khi tiến hành xây dựng, hoàn thiện và

phát triển hệ thống SP&DV TT-TV này.

- Đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống SP&DV

TT-TV của Trung tâm.

1.3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài

Đối với Trung tâm TT–TV Trường ĐH GTVTHN đã có một số tài liệu viết về quá

trình xây dựng, thực trạng cũng như khả năng phát triển của hệ thống SP&DV TT-

TV của Trung tâm và cũng đã có những nghiên cứu đi khá sâu về vấn đề này. Theo

hướng nghiên cứu của đề tài, đã có một số tài liệu hướng dẫn, bài viết đăng trên kỷ

yếu hội thảo, báo cáo khoa học và các luận văn tốt nghiệp về các khía cạnh hoạt

động của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN. Cụ thể như:

Bài viết của Ths. Hoàng Thị Minh Phúc (Phó Giám đốc Trung tâm TT-TV Trường

ĐH GTVTHN): “Những điều bạn cần biết về Trung tâm Thông tin-Thư viện” đăng

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 6

trên Tạp chí Giao thông Vận tải số 34; “Đánh giá chất lượng giảng dạy của Khoa

Thông tin-Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” trên kỷ yếu hội

thảo khoa học ngành Thông tin-Thư viện năm 2006.

Các báo cáo khoa học sinh viên về các vấn đề của Trung tâm TT-TV Trường ĐH

GTVTHN: “Tìm tin trong mục lục trực tuyến của Trung tâm Thông tin- Thư viện

Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội” năm 2005 của Vũ Thị Thuý Nhài; “Tìm hiểu

nguồn bổ sung vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Giao thông

Vận tải” năm 2005 của Nguyễn Thị Huyền.

Bên cạnh đó là một loạt các luận văn tốt nghiệp về các hoạt động tại Trung tâm:

“Nghiên cứu văn hoá đọc của sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải” năm

2007 của Bùi Phương Hoa; “Tìm hiểu vấn đề tự động hoá tại Trung tâm Thông tin-

Thư viện Trường Đại học Giao thông-Vận tải Hà Nội” năm 2007 của Nguyễn

Thanh Huyền; “Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin-

Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải” năm 2005 của Nguyễn Thị Huyền;

“Tìm hiểu công tác tự động hoá tại Trung tâm Thông tin- Thư viện Đại học Giao

thông Vận tải” năm 2006 của Hoàng Thanh Huyền; “Tìm hiểu công tác tổ chức và

khai thác cơ sở dữ liệu tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Giao thông Vận

tải” của Vũ Thị Hồng Nhung; “Tìm hiểu quá trình xử lý tài liệu tại Trung tâm

Thông tin-Thư viện Đại học Giao thông Vận tải” năm 2008 của Bùi Thị Thuy; “Tìm

hiểu công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin-Thư

viện Trường Đại học Giao thông Vận tải” năm 2008 của Vũ Văn Hồng…

Về vấn đề SP&DV TT-TV của Trung tâm cũng đã có 01 đề tài luận văn tốt nghiệp:

“Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện của Thư viện Đại học Giao

thông Vận tải” năm 2005 của Vũ Thị Thuý Nhài. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đề cập

tới những SP&DV TT-TV dạng truyền thống, ít đề cập đến các SP&DV TT-TV

hiện đại.

Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện của Trung

tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội” sẽ đi sâu

vào các loại hình SP&DV TT-TV hiện đại, sẽ là đề tài phát triển cao hơn, hoàn

thiện hơn so với các tài liệu về vấn đề SP&DV TT-TV của Trung tâm đã được đề

cập đến trước đó.

1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Khoá luận tìm hiểu và đánh giá hiệu quả hệ thống các

SP&DV TT–TV của Trung tâm TT–TV Trường ĐH GTVTHN.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về mặt thời gian: Tìm hiểu hệ thống SP&DV TT–TV từ năm 2005 đến nay.

- Về mặt không gian: Trung tâm TT–TV Trường ĐH GTVTHN.

1.5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

1.5.1. Cơ sở lý luận

- Khoá luận dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tường Hồ Chí

Minh về công tác sách báo và thư viện.

- Khoá luận dựa vào các tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về hoạt động thông

tin khoa học và công nghệ.

- Nghiên cứu tổng hợp các tài liệu lý luận về SP&DV TT–TV, các công trình

nghiên cứu khoa học và những nội dung tài liệu có liên quan tới khoá luận.

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 7

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong cả quá trình thực hiện, khoá luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu

sau:

- Thống kê, tổng hợp, phân tích thông tin, tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn.

- Khảo sát hoạt động tạo lập và triển khai các SP&DV TT–TV tại Trung tâm.

- Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia TT–TV, cán bộ thư viện và NDT

của Trung tâm.

- Phát và thu thập bảng hỏi điều tra NCT

1.6. Đóng góp về mặt khoa học của đề tài

- Khoá luận giới thiệu hệ thống các SP&DV TT–TV của Trung tâm TT–TV Trường

ĐH GTVTHN, trong đó nhấn mạnh vào các loại hình SP&DV TT–TV hiện đại hiện

đang là thế mạnh của Trung tâm.

- Khoá luận đưa ra đánh giá, nhận xét về hệ thống SP&DV TT–TV của Trung tâm,

đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng SP&DV TT-TV. Khoá

luận sẽ là góp ý để Ban lãnh đạo Trung tâm xem xét và nâng cao hơn chất lượng

hoạt động TT–TV của mình.

1.7. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung khóa luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải

Hà Nội trước nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường

Chương 2: Thực trạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Trung

tâm Thông tin – thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và

dịch vụ thông tin - thư viện tại Trung tâm Thông tin – thư viện Trường Đại học

Giao thông Vận tải Hà Nội

NỘI DUNG CHƢƠNG I: TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ - VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC

GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI TRƢỚC NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO VÀ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NHÀ TRƢỜNG

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 8

1.1. Vài nét về Trƣờng Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là một trong những yếu tố thiết

yếu nhất, là điều kiện quyết định đối với đời sống, đối với sản xuất và chiến đấu:

“Giao thông là mạch máu của tổ chức, giao thông tốt các việc đều dễ dàng, giao

thông xấu thì các việc đình trệ” . Chính vì những ý nghĩa quan trọng này, ngày

15/11/1945, Trường Cao đẳng Giao thông Công chính khai giảng lớp học đầu tiên

theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những năm 1945 – 1960, Nhà

trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp. Tháng

10 năm 1947, Nhà trường đã khai giảng 2 lớp cao đẳng và một lớp trung cấp. Trong

hoàn cảnh chiến tranh, mặc dù Nhà trường đã phải sơ tán, chuyển đến nhiều nơi,

chia cắt hoặc sát nhập, nhưng vẫn đảm bảo được quá trình đào tạo và chất lượng

đào tạo của mình, cung cấp đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho ngành giao thông, bưu điện,

thủy lợi. Góp phần quan trọng vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc.

Tháng 8/1960, Bộ giao thông vận tải quyết định lập Ban Xây dựng Trường Đại học

Giao thông Vận tải. Tháng 12/1960, Trường Đại học Giao thông Vận tải chính thức

khai giảng lớp học đầu tiên với 117 sinh viên với các ngành Cầu, Đường sắt, Đường

bộ, Bưu điện, Quản lý công trình, Quản lý cơ khí và đến năm 1961 thì có thêm lớp

Bưu điện chuyển về. Ngày 24/3/1962, theo Quyết định số 42/CP của Thủ tướng

Chính phủ, Đại học Giao thông Vận tải chính thức được thành lập. Trước yêu cầu

của thực tiễn và sự phát triển cả về quy mô và ngành nghề đào tạo, ngày 23/7/1968,

theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Giao thông Vận tải được

tách ra thành Trường Đại học Giao thông Đường sắt- Đường bộ ở Hà Nội và

Trường Đại học Đường thủy ở Hải Phòng. Nhà trường từng bước hoàn thiện về cơ

cấu, nội dung đào tạo cũng như hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật… phục vụ cho việc

vừa giáo dục, vừa chiến đấu.

Trong những năm 1972-1973, do hoàn cảnh chiến tranh Nhà trường phải đi sơ tán.

Tuy nhiên, Nhà trường vẫn tham gia đóng góp xây dựng được nhiều công trình giao

thông quan trọng cho Đất nước. Đến năm 1973, Nhà trường trở về Hà Nội, ngay lập

tức bắt tay vào công tác ổn định và tiếp tục sự nghiệp giáo dục, đào tạo của mình.

Năm 1984, Trường chuyển về Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ( Nay là Bộ

Giáo dục và Đào tạo) quản lý. Năm 1985, Trường được đổi tên thành Trường ĐH

GTVTHN. Từ những cơ sở này, Nhà trường không ngừng nỗ lực kiện toàn, hoàn

thiện trên tất cả các lĩnh vực để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn cán bộ kỹ thuật

có trình độ cho Đất nước.

Hiện nay, Trường ĐH GTVTHN có đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên là

1.003 người. Trong đó: 452 Đảng viên; 726 Giảng viên; 4 Giáo sư; 42 Phó Giáo sư;

2 Tiến sỹ Khoa học; 106 Tiến sỹ; 225 Thạc sỹ; 2 Nhà giáo Nhân dân và 18 Nhà

giáo ưu tú.

Trong hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển của mình, Trường ĐH GTVTHN đã

đạt được rất nhiều thành tựu, được Đảng và Nhà nước nhiều lần tặng bằng khen:

Huân chương kháng chiến hạng nhì (1973); 02 huân chương lao động hạng ba

(1966 và 1999); 02 huân chương lao động hạng nhì (1977 và 2004); 02 huân

chương lao động hạng nhất (1982 và 1990); 01 huân chương độc lập hạng ba

(1986); 01 huân chương độc lập hạng nhì (1995); 01 huân chương độc lập hạng nhất

(2000); 01 huân chương Hồ Chí Minh (2005); 01 danh hiệu Anh hùng lao động

(2007); 02 huân chương tự do, 01 huân chương lao động hạng nhất, 01 huân chương

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 9

hữu nghị của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; Nhiều tập thể, cá nhân trong

trường được nhận huân chương, huy chương các loại…

Trường ĐH GTVTHN kỳ vọng trở thành một trường đại học kỹ thuật- công nghệ

tiên tiến, đa ngành, đa cấp học; có chất lượng đào tạo cao, có đội ngũ Giảng viên và

cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; có cơ sở vật chất kỹ thuật

hiện đại; có năng lực tài chính dồi dào; có cơ chế quản lý năng động và hiệu quả; có

khả năng hợp tác và cạnh tranh tốt; sớm tiếp cận với trình độ đào tạo của các trường

đại học trong khu vực và trên thế giới.

1.2. Trung tâm Thông tin Thƣ viện trƣờng Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trƣờng.

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN là một bộ phận của Trường ĐH

GTVTHN, ra đời và phát triển cùng với sự ra đời của Trường (1962). Khi mới

thành lập, Trung tâm là một bộ phận của Ban Giáo vụ. Đến năm 1984, Thư viện

tách ra thành một đơn vị riêng trực thuộc Ban Giám hiệu. Ngày 21/02/2002, theo

Quyết định số 753 QĐ/BGD &ĐT-TCCB, Trung tâm TT-TV Trường ĐH

GTVTHN chính thức được ra đời. Từ đó đến nay Trung tâm không ngừng hoàn

thiện và phát triển từ một thư viện truyền thống, nhỏ bé thành một thư viện hiện đại

hàng đầu trong cả nước.

Từ năm 2000, Trường ĐH GTVTHN không ngừng tham gia các chương trình dự án

Giáo dục đào tạo ở các mức A, B, C. Cùng với đó, Thư viện của Trường được quan

tâm và phát triển mạnh mẽ. Từ dự án mức A năm 2000 “Xây dựng hệ thống mạng

máy tính để tăng cường công tác quản lý và đào tạo”, Trung tâm TT-TV đã được

trang bị máy tính. Từ đó các hệ thống máy tính nội bộ phục vụ công tác quản lý,

làm thẻ mã vạch, mã vạch hoá các loại hình tài liệu và sử dụng phần mềm thư viện

của một số cơ sở sẵn có dần được triển khai. Tiếp đến dự án mức B của Nhà trường

đã cho phép mở rộng mạng máy tính của Trung tâm TT-TV lên tới 50 máy tính.

Đến năm 2003-2004, Trường tham gia dự án mức C “Xây dựng trung tâm tài

nguyên TT-TV”. Đây là một dự án lớn góp phần làm thay đổi căn bản Trung tâm cả

về lượng và chất. Dự án này đã cho phép xây dựng một cơ sở hạ tầng thông tin hiện

đại, trang bị số lượng lớn tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử bằng tiếng Việt và

tiếng nước ngoài mới nhất. Đồng thời dự án còn bao gồm cả chương trình đào tạo,

bồi dưỡng trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ thư viện và trình độ quản

lý đội ngũ cán bộ thư viện.

Hiện nay, Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN được đánh giá là Trung tâm

TT-TV hiện đại nhất cả nước và là thư viện điện tử đóng góp hiệu quả vào quá

trình phát triển của Trường ĐH GTVTHN.

1.2.2 .Chức năng, nhiệm vụ

* Chức năng

Trung tâm Thông tin Thư viện Trường ĐH GTVTHN nằm trong hệ thống TT-TV

cả nước. Bên cạnh đó, Trung tâm được định hướng là bộ phận tư liệu của Trường

ĐH GTVTHN hoạt động phù hợp với xu hướng hiện đại của xã hội và yêu cầu đào

tạo của Nhà trường. Đây là Trung tâm TT-TV chuyên ngành. Vì vậy, Trung tâm

vừa mang những chức năng chung của một Trung tâm TT–TV, vừa có chức năng

riêng phục vụ cho các chuyên ngành giao thông vận tải của Nhà trường.

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 10

Trong hoạt động TT-TV của các trường đại học, ngoài chức năng cơ bản của

một thư viện là tàng trữ nguồn thông tin, văn hoá, giáo dục. Trung tâm TT-TV

Trường ĐH GTVTHN có vai trò quan trọng là giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa

học, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển con người toàn diện

cho ngành giao thông vận tải. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng có trách nhiệm thực

hiện các DV TT-TV phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ, ứng dụng các lĩnh vực giao thông vận tải của Trường vào đời sống kinh

tế xã hội của Đất nước.

* Nhiệm vụ

- Xây dựng và phát triển hệ thống các SP&DV TT-TV nhằm đáp ứng NCT của

NDT.

- Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin, thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm tin tự động

hoá, tổ chức cho NDT của Trung tâm khai thác và sử dụng thuận lợi và có hiệu quả

nguồn tài nguyên thông tin của Trung tâm.

- Không ngừng mở rộng, hợp tác, giao lưu, trao đổi với các cơ quan TT–TV,

tổ chức khoa học, trường đại học trong và ngoài nước nhằm nâng cao khả năng

phục vụ của Trung tâm đối với NDT, đặc biệt đối với các tài liệu chuyên ngành về

các lĩnh vực Nhà trường đào tạo.

- Lập kế hoạch cho Ban Giám hiệu Nhà trường về công tác TT-TV phục vụ

cho nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức các tọa đàm, trao đổi, hướng dẫn về thông tin tư liệu, phương thức

khai thác, tìm kiếm thông tin đối với NDT.

- Tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản kho tài liệu của Trung tâm.

- Có nhiệm vụ quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của Trung tâm được

giao, gồm toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị, hệ thống tài nguyên thông

tin của Trung tâm.

- Tổ chức các công tác in ấn, xuất bản chung của Nhà trường, các tài liệu

giảng dạy, học tập dùng trong nội bộ Nhà trường.

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 11

- Tiếp tục cập nhật kiến thức, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tin

học, ngoại ngữ… cho các cán bộ của đơn vị.

1.2.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm

* Cơ cấu tổ chức

Theo quyết định số 753QĐ/BGD &ĐT/TCCB năm 2002, cơ cấu tổ chức của Trung

tâm được tổ chức một cách chặt chẽ, cụ thể gồm 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc

quản lý các Phòng, Ban trực thuộc của Trung tâm

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 12

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

Ban

Giám đốc

Bộ phận nghiệp vụ

Phòng quản trị mạng

Phòng nghiệp vụ

Phòng bán sách

Bộ phận lưu thông

Phòng mượn trả tài liệu

Bộ phận phục vụ NDT

Phòng đọc ViệtPhòng đọc báo-tạp chí…

Phòng đọc điện tử

Phòng đọc sách tiếng Nga

Page 13: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 13

Mỗi phòng ban, bộ phận của Trung tâm có trách nhiệm chung nhằm làm cho Trung tâm

phát triển thống nhất. Bên cạnh đó, mỗi phòng ban, bộ phận cũng chịu trách nhiệm riêng

theo chuyên môn riêng của từng phòng.

- Ban Giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo các hoạt động chung của cơ quan.

Ban Giám đốc có trách nhiệm thu thập những thông tin từ trong và ngoài hệ thống để đưa

ra những quyết định chỉ đạo đúng đắn và chính xác cho sự phát triển của Trung tâm.

- Phòng mượn giáo trình và sách tham khảo: có nhiệm vụ làm các thủ tục mượn để cung

cấp các tài liệu giáo trình và sách tham khảo phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu

của sinh viên, giảng viên trong Trường.

- Phòng đọc sách tiếng Việt: phục vụ theo hình thức đọc tại chỗ các tài liệu tiếng Việt.

- Phòng nghiệp vụ: có nhiệm vụ xử lý các loại hình tài liệu từ các hoạt động bổ sung, biên

mục, phân loại…cả tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại để đưa vào phục vụ.

- Phòng đọc sách ngoại văn, luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học: phục vụ theo hình

thức đọc tại chỗ, kho mở các tài liệu tiếng nước ngoài (tiếng Anh, Pháp, Nga…), các

luận văn, luận án và nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên trong Trường.

- Phòng quản trị mạng: quản lý, điều khiển cả hệ thống mạng của Trung tâm

- Phòng đọc điện tử: phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm nguồn tài liệu điện tử cho NDT.

- Phòng hội thảo: phục vụ các cuộc hội thảo, họp mặt của Trung tâm.

* Đội ngũ cán bộ

Hiện nay, Trung tâm TT–TV Trường ĐH GTVTHN có 20 cán bộ, các cán bộ của Trung

tâm đều là những cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ cao về nghiệp vụ TT-TV, đồng thời

có chuyên môn, kiến thức về chuyên ngành giao thông vận tải. Trong đó có: 04 thạc sỹ,

15 cử nhân, 01 trung cấp.

Hàng năm, Trung tâm vẫn không ngừng tiếp tục bổ sung số lượng cán bộ, đồng thời tổ

chức đào tạo, đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ để cán bộ của Trung tâm có

thể bắt kịp với nhịp độ phát triển chung của ngành TT-TV trong nước cũng như thế giới

để nâng cao chất lượng phục vụ cho NDT của Trung tâm. Các cán bộ thư viện của Trung

tâm luôn được quan tâm về đời sống vật chất và tinh thần tạo điều kiện cho họ có thể học

tập, nâng cao chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, yên tâm phát huy hết khả năng, năng lực

của bản thân nhằm nâng cao chất lượng phục vụ NDT.

1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực thông tin của Trung tâm

* Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng và các thiết bị vật chất kỹ thuật

Để trở thành Trung tâm TT–TV hiện đại hàng đầu cả nước như hiện nay Trung

tâm đã trải qua những khó khăn, nỗ lực không ngừng, biết tận dụng những cơ hội cũng

như phát huy những khả năng nội tại của Trung tâm. Năm 2005, được sự đầu tư, hỗ trợ

của Dự án Giáo dục Đại học do World Bank tài trợ ở mức C, hầu hết trang thiết bị của

Trung tâm được trang bị mới hoàn toàn từ đầu. Hiện nay, Trung tâm đã xây dựng được

Page 14: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 14

một mặt bằng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật kiện toàn, hiện đại với khuôn viên rộng

4000 m2, khang trang, thoáng mát, đảm bảo các điều kiện cho các công tác nghiệp vụ của

Trung tâm. Hệ thống cơ sở vật chất cần thiết cho công tác phục vụ NDT như hệ thống

bàn ghế, tủ kệ, tủ trưng bày, máy tính, quạt, bóng điện, máy điều hoà….cũng được đầu tư

và trang bị đầy đủ.

Trung tâm có 4 phòng đọc với 712 chỗ ngồi phục vụ cho NDT sử dụng thư viện:

+ Phòng đọc sách tiếng Việt: 280 chỗ ngồi.

+ Phòng đọc báo- tạp chí/ sách ngoại văn, luận văn, luận án và nghiên cứu khoa

học: 256 chỗ ngồi.

+ Phòng đọc sách tiếng nước ngoài trước năm 1990/ tạp chí đóng quyển: 88 chỗ

ngồi.

+ Phòng đọc điện tử: 88 chỗ ngồi.

Tất cả các phòng đọc và phòng mượn của Trung tâm đều được trang bị máy điều

hoà, nhiệt độ, trong đó có 13 máy tủ điều hoà nhiệt độ 50.000 BTU và 20 máy điều hoà

treo tường 18.000 BTU.

Hạ tầng cơ sở thông tin.

Hạ tầng phần cứng: Hạ tầng phần cứng bao gồm các thiết bị phần cứng phục vụ cho các

hoạt động của Trung tâm

Trung tâm đã xây dựng khá kiện toàn hệ thống cơ sở vật chất điện tử để tiến tới đồng bộ

hoá cơ sở vật chất tạo điều kiện cho quá trình tự động hoá trong hoạt động TT-TV. Cơ sở

hạ tầng thông tin để đáp ứng cho quá trình tự động hoá bao gồm: Hạ tầng mạng thông tin

(Mạng nội bộ, mạng không dây, mạng diện rộng, mạng kết nối Internet), hệ thống máy

chủ, máy trạm, các trang thiết bị ngoại vi.

Hiện nay Trung tâm có 157 máy tính trong đó có 17 máy chủ, còn lại là máy trạm. Mạng

máy tính được liên kết qua các đầu mối tới các nguồn tạo điều kiện cho việc chuyền tải

thông tin qua các thiết bị liên kết chuyển đổi. Các máy trạm phục vụ cho các hoạt động

nghiệp vụ TT-TV. Các phân hệ của Trung tâm tài nguyên TT-TV đều được trang bị hệ

thống máy tính để phục vụ NDT.

Ngoài ra còn có một số thiết bị mạng Swich, thiết bị không dây để đảm bảo khả năng hỗ

trợ các kết nối tốc độ cao, hỗ trợ các công nghệ tiên tiến, truyền thông đa phương tiện

(mutilmedia). Đồng thời tăng khả năng truy nhập hệ thống, cho phép các giáo viên và học

viên trong Trường có thể đồng thời sử dụng các máy tính cá nhân của mình để truy cập

mạng khi cần thiết…

- Máy in Lazer các cỡ phục vụ cho công tác nghiệp vụ và NDT sao chụp tài liệu.

- Hệ thống kiểm tra từ: Được đặt ở 3 phòng đọc mở để bảo đảm an toàn cho nguồn tài

liệu.

- Hệ thống Camera theo dõi: Được đặt ở tất cả các phòng của Trung tâm. Có khoảng 30

camera có khả năng lưu giữ hình ảnh, được lắp đặt ở các vị trí khác nhau giúp cho cán bộ

Trung tâm có thể quan sát NDT thuận tiện và dễ dàng.

Page 15: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 15

- Hệ thống khoá và mở cửa tự động dùng thẻ từ cho các phòng nghiệp vụ của Trung tâm.

- Nhãn từ tính: Được dán trên khoảng 6000 đầu tài liệu được sử dụng trong phòng đọc tự

chọn.

- Các máy đọc mã vạch sử dụng ở các quầy cho mượn sách.

- Máy photocopy phục vụ cho nghiệp vụ và NDT sử dụng…

Hạ tầng phần mềm: Trung tâm không ngừng xây dựng và phát triển hệ thống phần mềm

ứng dụng nhằm tăng hiệu quả hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm:

+ Các phần mềm ứng dụng:

- Portal (cổng thông tin): Đây là phần mềm ứng dụng web (web- based application) mà

thông qua đây, người sử dụng có thể khai thác, tìm kiếm, giao tiếp với các ứng dụng,

thông tin và người sử dụng khác

- Phần mềm quản trị thư viện truyền thống và thư viện số

Phần mềm quản trị thư viện số gồm:

OPAC: Cung cấp giao diện cho người dùng, qua đó truy cập đến các chức năng của hệ

thống thư viện số như: tra cứu tài liêu, đọc tài liệu…

Library Server: Tích hợp với hệ thống thư viện điện tử cung cấp các giao diện để

truy cập thông tin NDT, bản ghi thư mục…

Object Server: Là nơi lưu trữ và cung cấp nội dung tư liệu

Authority Coltrol: Có chức năng thực hiện, kiểm soát và ghi nhận các truy cập hệ thống,

từ đó có thể đưa ra các báo cáo thống kê, thu phí…

+ Các phần mềm quản trị:

- Phần mềm điều hành và quản trị mạng (Network Management Sofware):

Windows 2000/Linux/Unix

- Phần mềm quản trị dữ liệu Oracle 9i Database

- Phần mềm máy chủ ứng dụng Oracle 9i Application Server

- Phần mềm quản trị hệ thống mạng SAN (Storage Area Network)

- Phần mềm quản trị hệ thống mạng và quản trị truy cập

- Phần mềm sao lưu, phục hồi dữ liệu

- Phần mềm chống Virus cho toàn mạng

- Phần mềm quản lý thư viện ILIB của công ty CMC

- Phần mềm thư viện số DLIB

- Phần mềm xuất bản thông tin.

- Công nghệ RFID.

Cùng một số phần mềm công cụ phục vụ cho ứng dụng và phát triển các tiện ích

khác.

* Nguồn lực thông tin

Nguồn tin truyền thống.

Nguồn tin truyền thống của Trung tâm hiện có rất đa dạng và phong phú cả về số

lượng và loại hình. Theo thống kê năm 2006, Trung tâm có tổng số 40.960 đầu sách với

127.358 cuốn tài liệu với tất cả các loại hình: giáo trình, sách tham khảo, sách ngoại văn,

Page 16: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 16

tài liệu tra cứu, luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học, báo, tạp chí tiếng Việt, tạp chí

tiếng nước ngoài… Các tài liệu này chủ yếu về lĩnh vực chuyên ngành giao thông vận tải,

chuyên ngành Nhà trường đào tạo: CNTT, Cơ khí, Thủy lợi, Kiến trúc… Ngoài ra cũng

có những tài liệu về xã hội, các tài liệu giải trí, văn học…

Hầu hết các nguồn tài liệu này đang được Trung tâm tiến hành số hoá để đưa vào phục vụ

NDT một các thuận tiện hơn. Bên cạnh đó Trung tâm vẫn thường xuyên mua, xử lý, số

hoá và phục vụ NDT 200 loại báo, tạp chí các loại (gồm cả trong nước và ngoài nước).

Bảng 1: Nguồn lực thông tin truyền thống của Trung tâm Thông tin – Thư viện

Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

Stt Loại hình tài liệu Số lƣợng đầu sách Số lƣợng cuốn

1 Tổng số sách 40.960 127.358

2 Giáo trình 397 59387

3 Tham khảo 3199 10.792

4 Ngoại văn 3778 4639

5 Sách tra cứu 28 37

6 Luận văn 963 1102

7 Luận án 34 34

8 Đề tài nghiên cứu khoa học 542 551

9 Báo, tạp chí tiếng việt 186 186

10 Tạp chí tiếng nước ngoài 52 52

11 Tạp chí đóng quyển 4091 4091

Nguồn tin điện tử: Bao gồm các CSDL ngoại nhập và CSDL nội sinh.

+ CSDL nội sinh: là CSDL do Trung tâm xây dựng. Hiện nay, Trung tâm đã xây dựng

được 80 CSDL điện tử, 500 CSDL báo- tạp chí điện tử và 10 CSDL về chuyên ngành

GTVT từ mạng Internet…

Ngoài ra còn có các CSDL được lưu trữ dưới dạng đĩa CD–ROM về các luận án, luận

văn, đề tài nghiên cứu khoa học của các giảng viên, sinh viên... trong Trường.

+ Nguồn tài liệu ngoại nhập: là CSDL do Trung tâm mua và trao đổi trong nước và nước

ngoài. Hiện nay, Trung tâm có 8 CSDL chuyên ngành bằng tiếng Anh Trung tâm mua từ

nước ngoài:

- CSDL Tiêu chuẩn Giao thông Vận tải.

- CSDL tiêu chuẩn về giao thông vận tải của Viện tiêu chuẩn Anh (BSI).

- Tạp chí điện tử của Viện Điện – Điện tử - Kỹ thuật Mỹ.

- CSDL tiêu chuẩn về giao thông vận tải của Viện tiêu chuẩn Anh (BSI).

- Tạp chí điện tử toàn văn của Hội Kỹ thuật dân dụng Mỹ (ASCE).

- Sách điện tử Knovel .

- Sách điện tử eBrary: Engineering & Technology Subject Colliction.

- Sách điện tử: Digital Engineering Library (DEL)

Page 17: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 17

Ngoài ra còn có các nguồn tài liệu có thể được khai thác trực tuyến thông qua cổng

khai thác thông tin của Nhà trường tới nguồn tài liệu của các Trung tâm TT-TV viện

khác…

Trên cơ sở nguồn lực thông tin phong phú và đa dạng đã có, Trung tâm TT-TV Trường

ĐH GTVTHN đã xây dựng được hệ thống các loại hình SP&DV TT-TV phong phú, đa

dạng để phục vụ NDT.

1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin của Trung tâm Thông tin – Thƣ viện

Trƣờng Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

1.3.1. Đặc điểm người dùng tin của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học

Giao thông Vận tải Hà Nội

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng

thông tin nhằm duy trì và phát triển hoạt động sống của mình.

Người dùng tin chính là chủ thể của NCT. Họ là người tiếp nhận và sử dụng thông

tin. Mỗi đối tượng NDT có đông cơ và mục đích sử dụng thông tin khác nhau. Họ chính

là đối tượng sử dụng các SP&DV TT–TV của các cơ quan TT–TV.

Thành phần NDT của Trung tâm TT–TV Trường ĐH GTVTHN khá phong phú và

đa dạng về thành phần và trình độ học vấn. Bao gồm: cán bộ lãnh đạo, giảng viên, sinh

viên, giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học, thạc sỹ, cử nhân... NDT tại Trung

tâm có thể chia thành 03 nhóm:

Nhóm 1: Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo quản lý

Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo và quản lý bao gồm: Ban Giám hiệu Nhà trường,

cán bộ các phòng, ban chức năng, ban chủ nhiệm khoa, chủ nhiệm môn và các cấp lãnh

đạo thuộc ĐH GTVTHN.

Nhóm 2: Nhóm NDT là cán bộ giảng dạy

Nhóm NDT là cán bộ giảng dạy bao gồm: Đội ngũ cán bộ của Trung tâm, chủ yếu là

những cán bộ có trình độ cao, sử dụng CNTT thành thạo để phục vụ cho công tác nghiệp

vụ của họ. Hiện nay, Trường ĐH GTVTHN có đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân

viên là 1.003 người. Trong đó: 452 Đảng viên; 726 Giảng viên; 04 Giáo sư; 42 Phó Giáo

sư; 02 Tiến sỹ Khoa học; 106 Tiến sỹ; 225 Thạc sỹ; 02 Nhà giáo Nhân dân và 18 Nhà

giáo ưu tú. Đây là những cán bộ trực tiếp trong công tác giảng dạy của Nhà trường. Trung

tâm cần quan tâm đến đối tượng này, cung cấp cho họ những thông tin phù hợp và có

phương pháp cung cấp phù hợp để họ có được thông tin một cách nhanh nhất và đầy đủ

nhất.

Nhóm 3: Nhóm NDT là nghiên cứu sinh, học viên sau đại học và sinh viên

Nhóm NDT là nghiên cứu sinh, học viên sau đại học và sinh viên: là đối tượng

phục vụ chủ yếu của Trung tâm. Đây là đối tượng có NCT phong phú và đa dạng nhất và

cũng là đối tượng dùng tin có trình độ cao, có khả năng sử dụng CNTT trong khai thác và

sử dụng thông tin.

1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà

Nội.

Tương ứng với từng nhóm NDT khác nhau của Trung tâm sẽ có những đặc điểm

về nhu cầu tin khác nhau:

Page 18: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 18

- Đặc điểm NCT của NDT là cán bộ quản lý: Đây là nhóm NDT cần thông tin để

phục vụ cho việc đưa ra quyết định của mình. Vì vậy, ngoài những thông tin chuyên

ngành về các lĩnh vực chuyên môn mà Nhà trường đào tạo, họ còn cần những thông tin

về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để phục vụ cho quá trình ra quyết định

của mình. Các thông tin phải được cung cấp nhanh chóng, kịp thời... dưới dạng các bản

tin tóm tắt, tin vắn, tổng luận phân tích…

- Đặc điểm NCT của NDT là cán bộ giảng dạy: Là những người cần những thông

tin chuyên ngành ở trình độ cao và sẽ sử dụng các thông tin này trong quá trình nghiên

cứu, giảng dạy cũng như sẽ tạo ra các nguồn thông tin mới.

- Đặc điểm NCT của NDT là nghiên cứu sinh, học viên sau đại học và sinh viên:

thông tin nhòm này cần là các thông tin chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đào tạo

của họ, phục vụ cho các bài học, bài tập và các kỳ thi của họ. Bên cạnh đó, họ cũng có

nhu cầu về các nguồn thông tin giải trí với mục đích nâng cao đời sống tin thần của họ.

1.4. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện trong hoạt động thông tin –

thƣ viện của Trung tâm

Hoạt động TT-TV là hệ thống các quá trình thu thập, xử lý, bảo quản và phổ biến

thông tin, tài liệu phù hợp với nhu cầu của NDT. Về mặt nội dung hoạt động TT-TV có

động cơ là nhu cầu có khả năng đáp ứng một cách chính xác đầy đủ và kịp thời thông qua

hệ thống các phương tiện lưu trữ, công cụ sử lý và truy cập tới thông tin, tài liệu. Về mặt

hình thức, hoạt động TT-TV bao gồm các hoat động bổ sung, xử lý, lưu trữ, bảo quản tài

liệu...

Nhằm mục đính đánh giá đúng vai trò của SP&DV TT-TV trong hoạt động TT-

TV, cần phải hiểu rõ khái niệm về SP&DV TT-TV.

Sản phẩm thông tin - thư viện (SP TT-TV) là kết quả của quá trình xử lý thông tin,

do một cá nhân/ tập thể nào đó thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của NDT. [12, tr. 21]

Dịch vụ thông tin - thư viện bao gồm những hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu

thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan TT-TV nói chung. [12, tr.

24]

Đối với hoạt động TT-TV, SP&DV TT-TV là công cụ cơ bản để thoả mãn nhu cầu

thông tin của NDT. SP&DV TT-TV chính là thước đo để nghiên cứu đánh giá hoạt động,

xác định được đóng góp của các cơ quan TT-TV trong quá trình phát triển của cơ quan

chủ quản nói riêng và quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

SP&DV TT-TV đóng vai trò quan trọng trong hoạt động TT-TV của Trung tâm.

Chúng được xem là công cụ, phương tiện hoạt động do Trung tâm tạo ra để xác định, truy

nhập, khai thác, quản lý các nguồn tin nhằm đáp ứng nhu cầu của NDT. SP&DV TT-TV

là cầu nối giữa NDT với các nguồn lực thông tin của Trung tâm. Do đó chất lượng của

SP&DV TT-TV được xem là thước đo, là nhân tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt

động phục vụ nhu cầu thông tin cho NDT của Trung tâm - là yếu tố cụ thể hoá chức năng,

nhiệm vụ của Trung tâm.

Để Trung tâm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ cung cấp thông tin cho NDT thì

Trung tâm phải quản lý tốt nguồn tin của mình. Các SP&DV TT-TV giúp Trung tâm

quản lý, kiểm soát và cung cấp thông tin một cách hiệu quả từ đó phục vụ tốt NCT của

NDT đồng thời dễ dàng chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan TT-TV khác.

Page 19: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 19

SP&DV TT-TV phản ánh năng lực và vai trò của Trung tâm với quá trình phát triển của

Trường ĐH GTVTHN.

Hệ thống SP&DV TT-TV là tập hợp các công cụ, phương tiện, do các cơ quan TT-TV tạo

ra nhằm thực hiện việc tìm kiếm, truy cập, khai thác, quản lý các nguồn lực thông tin,

đáp ứng nhu cầu tin của NDT. Đồng thời nó hỗ trợ NDT có thể mở rộng phạm vi tra cứu,

tìm kiếm của mình ra ngoài phạm vi của Trung tâm, Giúp NDT có thể sử dụng được

nguồn thông tin có hiệu quả hơn.

Các SP&DV TT-TV còn hỗ trợ cán bộ thư viện trong các công tác phục vụ NDT. SP TT-

TV là tiền đề để các Trung tâm triển khai và phát triển các DV TT-TV, đồng thời cũng là

nguồn khai thác thông tin tin cậy và quan trọng nhất của Trung tâm.

Trong hoạt động TT-TV, khi không sử dụng các SP&DV TT-TV thì NDT sẽ gặp khó

khăn và không khai thác được các nguồn tin của Trung tâm. Do đó, họ không thoả mãn

được nhu cầu thông tin của mình. Công tác phục vụ NDT của Trung tâm sẽ không hiệu

quả.

Vì vậy, trong hoạt động TT-TV của Trung tâm, SP&DV TT-TV có vai trò hết sức

quan trọng. Các SP&DV TT-TV ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả phục vụ NDT của

Trung tâm. Do đó, việc phát triển các SP&DV TT-TV nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ

mà Nhà Trường đã giao phó cho Trung tâm lại càng trở nên quan trọng và cấp bách.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN –

THƢ VIỆN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC

GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI

2.1. Thực trạng các sản phẩm thông tin thƣ viện của Trung tâm Thông tin Thƣ viện

Trƣờng Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội.

2.1.1. Hệ thống mục lục

Hệ thống mục lục là tập hợp các đơn vị/ phiếu mục lục được sắp xếp theo một

trình tự nhất định, phản ánh nguồn tin của một/ một nhóm cơ quan TT–TV. [12, tr. 37]

Vì vậy, ta cũng có thể hiểu: Mục lục là một tập hợp có thứ tự các điểm truy nhập,

cùng với các mô tả thư mục tới nguồn tài liệu của một/ một nhóm cơ quan TT–TV cụ thể.

Hệ thống mục lục được xây dựng với những chức năng, mục đích quan trọng:

+ Cho phép NDT xác định được vị trí của tài liệu trong kho, các thông tin về tài

liệu.

+ Hệ thống mục lục phản ánh được trữ lượng, thành phần kho tài liệu.

+ Trợ giúp cho việc lựa chọn tài liệu của NDT.

Đây là một loại SP TT có vai trò quan trọng: “là công cụ tra cứu quan trọng vào

bậc nhất trong thư viện” (M. Bloomberg và G.E. Evans) [12, tr. 38]

Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN đã xây dựng hệ thống mục lục cho tất cả

vốn tài liệu của Trung tâm tạo điều kiện cho NDT có thể tìm tài liệu được dễ dàng và

nhanh chóng. Trung tâm chủ yếu xây dựng mục lục phiếu và mục lục tra cứu trực tuyến

OPAC.

- Hệ thống mục lục phiếu: Phiếu mục lục là một phiếu miêu tả thư mục về tài liệu

và tạo nên một điểm truy nhập tới tài liệu được phản ánh. Việc xây dựng mục lục phiếu

Page 20: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 20

giúp cho việc cập nhật thông tin rất dễ dàng, bên cạnh đó, công tác bảo trì thuận lợi và dễ

dàng hơn, tiết kiệm kinh phí của Trung tâm hơn so với một số dạng mục lục truyền thống

khác (mục lục sách…). Tuy nhiên, so với các dạng mục lục hiện đại, mục lục phiếu có rất

nhiều những nhược điểm

Trung tâm xây dựng là mục lục phiếu chủ yếu dưới dạng mục lục chữ cái và mục

lục chủ đề:

+ Mục lục chữ cái: Là hệ thống mục lục mà các phiếu được sắp xếp theo tên tác

giả/ tên tài liệu của tài liệu được phản ánh

Mục lục chữ cái của Trung tâm

+ Mục lục chủ đề: Là hệ thống mục lục mà các phiếu mục lục được sắp xếp theo

các đề mục chủ đề mà tài liệu phản ánh, giúp NDT có thể tìm tài liệu theo hệ thống đề

mục chủ đề.

Tuy nhiên, hiện nay, Trung tâm không còn sử dụng mục lục phiếu. Từ năm 2004 –

2005, bắt đầu quá trình áp dụng mạnh mẽ CNTT vào Trung tâm, việc xây dựng hệ thống

mục lục phiếu không còn được quan tâm xây dựng mà Trung tâm đi sâu xây dựng hệ

thống mục lục tra cứu trực tuyến (OPAC).

- Mục lục tra cứu trực tuyến (OPAC): Là hệ thống mục lục mà NDT có thể khai

thác trên mạng máy tính. Đây được coi là công cụ hữu hiệu để các Trung tâm TT–TV có

thể đáp ứng tối đa nhu cầu tra cứu thông tin của NDT, đồng thời chia sẻ nguồn lực thông

Page 21: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 21

tin giữa các thông tin TT–TV. OPAC có những ưu điểm rất lớn so với các mục lục

truyền thống (mục lục phiếu, mục lục sách…):

+ Mức độ cập nhật thông tin ở mức cao.

+ Tạo nhiểu điểm truy cập đến các thông tin mà chúng phản ánh.

+ Tạo khả năng truy nhập phi tập trung tới các thông tin mà chúng phản ánh.

2.1.2. Các cơ sở dữ liệu

CSDL là một tập hợp các bản ghi hoặc tệp có quan hệ lozic với nhau và được lưu

trữ trên bộ nhớ của máy tính. [12, tr. 82]

CSDL là một tập hợp các dữ liệu được tổ chức để phục vụ cho nhiều ứng dụng

khác nhau một cách có hiệu quả bằng cách tập trung hóa dữ liệu và giảm thiểu hóa các dữ

liệu dư thừa.

CSDL là một loại SP TT-TV hiện đại, nó mang những ưu điểm vượt trội so với

các SP TT-TV truyền thống:

- Có thể tìm kiếm mọi thông tin về một đối tượng trong các CSDL. Ví dụ: Thông

qua CSDL, ta có thể biết mọi thông tin về một tài liệu nào đó: tên tài liệu, tên tác giả, nhà

xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, các thông tin vật lý… Không dừng lại ở đó, việc

tìm kiếm tài liệu có thể thực hiện độc lập theo mỗi thông tin cũng như theo một tổ hợp

bất kỳ các thông tin đó. Ví dụ: Để tìm một tài liệu, ta có thể chỉ cần dựa vào tên tài liệu,

hoặc tên tác giả của tài liệu đó… Bên cạnh đó, để thu hẹp phạm vi tìm kiếm, có thể tìm

nhanh hơn, chính xác hơn, ta có thể kết hợp các yếu tố này với nhau để đạt được kết quả

tìm tin cao nhất.

- Có thể tìm tin trong các CSDL rất nhanh chóng, đặc biệt có thể tìm đối với các CSDL ở

xa địa điểm người khai thác. Thời gian tìm kiếm tài liệu trong các CSDL chỉ cần tính

bằng giây nếu có đường truyền tốt. Đồng thời, nó còn cho phép NDT tìm kiếm các tài

liệu ở ngoài Trung tâm TT–TV. Ưu điểm này tạo điều kiện để có thể đáp ứng kịp thời và

đầy đủ thông tin cho NDT.

- Việc lưu giữ, truyền tải và bảo quản thông tin trong các CSDL rất dễ dàng và thuận tiện.

Điều này tạo cho các Trung tâm TT–TV khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu tin của NDT

ngày càng cao.

- Thông tin trong các CSDL có thể được cập nhật một cách dễ dàng và thường

xuyên, xóa đi khoảng cách địa lý giữa nguồn tin và NDT.

- Kết quả tìm tin trong các CSDL có thể coi là đầy đủ và hoàn thiện nhất.

* Các CSDL do Trung tâm xây dựng

Từ năm 2004, Trung tâm TT–TV Trường ĐH GTVTHN đã sử dụng phần mềm tích hợp

ILIB để xây dựng hệ thống các CSDL. Phân hệ bổ sung, biên mục của phần mềm này có

khả năng tổ chức dữ liệu theo khổ mẫu MARC21 và trình bày dữ liệu theo Tiêu chuẩn

ISBD. Việc sử dụng phần mềm này giúp cho Trung tâm có thể dễ dàng trong công tác

cập nhật, bổ sung các dữ liệu vào hệ thống đồng thời giúp Trung tâm có thể dễ dàng chia

sẻ nguồn lực thông tin (nếu việc chia sẻ này được tiến hành) với các thông tin TT–TV

khác do đã có sự thống nhất theo các Tiêu chuẩn Quốc tế.

Page 22: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 22

Các tài liệu sau khi nhập về được tiến hành xử lý và tiến hành nhập máy ở phòng

nghiệp vụ. Ngay sau khi nhập máy, tài liệu có thể được tra cứu ở tất cả các phòng phục

vụ do hệ thống máy trạm được nối trực tiếp với nhau và với máy chủ. Vì vậy, từ quá trình

xử lý tài liệu đến phục vụ NDT rất nhanh chóng.

- CSDL thư mục: Là CSDL chứa các thông tin bậc 2, bao gồm các thông tin: tên tài liệu,

tên tác giả, thông tin xuất bản, thông tin vật lý, các chỉ số phân loại, tóm tắt… Đây là các

thông tin giúp cho NDT có thể tra cứu tới tài liệu gốc, chứa các thông tin giúp NDT có cơ

sở lựa chọn sơ bộ về tài liệu gốc, nhằm hướng NDT trong việc tìm kiếm, lựa chọn tài liệu

cho các mục đích khác nhau. Tuy nhiên nó không thể hiện đầy đủ nguồn tin toàn văn của

tài liệu. Các CSDL thư mục chủ yếu phục vụ cho công tác tra cứu, tìm tin của NDT.

CSDL thư mục tra cứu trực tuyến của Trung tâm

Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN đã xây dựng được các CSDL thư mục

với hàng chục nghìn biểu ghi về tất cả các loại hình tài liệu có trong Trung tâm để phục

vụ cho việc tra cứu của NDT. Theo thống kê năm 2009, Trung tâm đã xây dựng được các

CSDL: CSDL sách, báo – tạp chí, luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học… với tổng số

17.429 biểu ghi, trong đó có 8283 biểu ghi của tài liệu tiếng Việt, còn lại là tài liệu ngoại

văn (tiếng Anh, Nga, Pháp…).

Bảng 2: Các CSDL thư mục của Trung tâm TT–TV

Trường ĐH GTVTHN

STT Loại hình tài liệu Số lƣợng biểu ghi

1 Báo – tạp chí 403

2 Báo- tạp chí đóng quyển 1106

3 Luận văn, luận án 1112

4 Sách bộ, biểu ghi chung 1039

5 Sách bộ, biểu ghi tập 4305

6 Sách lẻ 8664

Page 23: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 23

- CSDL toàn văn: Là CSDL chứa các thông tin gốc của tài liệu cùng với các thông tin thư

mục và các thông tin bổ sung khác nhằm giúp cho việc tra cứu và truy nhập tới bản thân

các thông tin được phản ánh, giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin của NDT.

Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN đã xây dựng được các CSDL toàn văn

cho khoảng 700 tài liệu luận án, luận văn, 50 đầu giáo trình tiếng Việt cho phép NDT có

thể tra cứu và đọc toàn văn trực tuyến qua hệ thống DLIB trong nội bộ Trường (Tuy

nhiên chưa đưa ra truy cập trên internet vì vấn đề bản quyền).

Các CSDL toàn văn của Trung tâm được xây dựng đã được ứng dụng các công

nghệ Hypertext (là loại văn bản được tổ chức sao cho từ một vùng thông tin này có thể

truy nhập trực tiếp đến một / một số vùng khác có liên quan); multimedia (là công nghệ

cho phép tổ chức thông tin bằng việc kết hợp hai / trên 2 trong số các loại dữ liệu: văn

bản, tranh ảnh, đồ thị, âm thanh, hình ảnh động…); Hypermedia (công nghệ được tạo nên

bằng việc kết hợp công nghệ hypertext và công nghệ multimedia) làm cho NDT có thể

tiếp nhận và sử dụng thông tin một cách dễ dàng.

- CSDL người dùng tin: Trung tâm đã xây dựng được CSDL NDT phục vụ cho

công tác quản lý NDT của cán bộ hoặc NDT có thể xem các thông tin về tình trạng mượn

trả tài liệu của bản thân. CSDL này và các CSDL tài liệu khác có thể tích hợp với nhau

tạo các CSDL quan hệ giúp việc quản lý NDT được dễ dàng và thuận tiện hơn, đồng thời

quản lý quá trình lưu thông tài liệu của Trung tâm.

CSDL quản lý người dùng tin

- Các CSDL Trung tâm mua từ nước ngoài

Ngoài ra, năm 2004 – 2005, theo dự án Giáo dục đại học mức C, Trung tâm đã

mua 8 CSDL nước ngoài về chuyên ngành giao thông vận tải. Đến nay, các CSDL này đã

Page 24: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 24

hết thời gian truy cập trực tuyến. Tuy nhiên, Trung tâm đã down được 4 CSDL về và xử

lý đưa vào phục vụ offline được 2 CSDL:

- CSDL Tiêu chuần giao thông vận tải của Nhà xuất bản HIS (Information

Handling Services), USA.

CSDL này gồm:

+ Các Tiêu chuẩn của Hiệp hội Kỹ thuật Đường sắt và Bảo trì Đường bộ Mỹ

(American Railway Engineering and Maintenance of Way Association – AREMA

Standard) gồm: Các tiêu chuẩn, báo cao, hướng dẫn được sử dụng trong thiết kế, xây

dựng, bảo trì, nâng cấp và sửa chữa đường sắt, các công trình đường sắt, cầu đường sắt,

hầm, hành lang đường sắt và các công trình phụ trợ khác; Được sử dụng trong các tình

huống quân sự cũng như thương mại; CSDL này bao gồm cả các ấn phẩm về các chủ đề:

kết cấu bêtông và thép, đường ray xe lửa, kho xưởng và nhà ga, vật liệu không ngấm

nước và bảo trì đường sắt…

+ Các Tiêu chuẩn Hiệp hội ngành đường giao thông và vận tải Mỹ (American

Association of State Highway and Transportation – AASHTO Standard) gồm: Các tiêu

chuẩn, đặc điểm kỹ thuật, các hướng dẫn thực hành, manuals, Bridge Welding Code, kỷ

yếu hội nghị hàng năm của AASHTO… Những tài liệu này bao gồm thông tin về vật liệu

và phương pháp thử nghiệm vật liệu xây dựng và các tiêu chí thiết kế cho đường cao tốc,

đường phố, chắnđường, kiểm soát tiếng ồn, biển báo và tín hiệu giao thông, cầu, hệ thống

cống rãnh, chống trơn trượnt, đèn báo, bảo trì đường cao tốc, cầu cảng, đường xe vào nhà

và cảnh quan… Tiêu chuẩn và tài liệu của AASHTO dành cho các kỹ sư xây dựng, kỹ sư

quân sự và các nhà thầu xây dựng trong thiết kế, xây dựng và bảo trì đường cao tốc,

đường phố, cầu, cầu vượt, hầm đường bộ và các công trình xây dựng liên quan.

- CSDL tiêu chuẩn về giao thông vận tải của Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) của Nhà

xuất bản British Standard Institution (BSI)

Tiêu chuẩn này bao gồm các lĩnh vực:

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật cho các phương tiện giao thông đường bộ; Lốp cho các

phương tiện giao thông đường bộ; Lốp cho các loại máy nông nghiệp

+ Kỹ thậtđường sắt, xây dựng đường sắt, xây dựng hệ thống xe cáp.

+ Đóng tàu và kiến trúc hàng hải

+ Kỹ thuật máy bay và các phương tiên hàng không; Động cơ máy bay và hệ

thống đẩy; Hệ thống và các thiết bị điện trong hàng không, thành phần và hệ thống chất

lưu trong hàng không; Dụng cụ và các thiế bị trên máy bay; Thiết bị trong cabin và cho

hành khách; Dịch vụ mặt đất và thiết bị bảo trì.

+ Kỹ thuật điện, điện tử và các chủ đề liên quan.

- Tạp chí điện tử của Viện Điện – Điện tử - Kỹ thuật Mỹ của Nhà xuất bản IHS

(Nguồn: IEEE – Institute for Electrical and Electronic Engineers)

CSDL này cho phép NDT truy cập tới các loại thông tin:

+ 118 tạp chí chuyên ngành điện, điện tử

+ Những tạp chí được nhiều nhà nghiên cứu trích dẫn nhất

+ Dữ liệu hồi cố đến năm 1998

+ Hơn 80.000 bài báo

+ Hơn 2000 trang tạp chí được bổ sung mỗi tuần

Page 25: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 25

+ Hơn 50.000 tác giả

+ Hơn 1.000.000 tài liệu toàn văn…

- CSDL tiêu chuẩn về giao thông vận tải của Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) của Nhà

xuất bản British Standard Institution

CSDL này cho phép NDT tìm kiếm và truy cập tới 20 đầu tạp chí chủ yếu về các

lĩnh vực công nghệ giao thông vận tải, năng lượng…

+ Journal of Biomechanical Engineering

+ Journal of Applied Mechanics (Tạp chí về ứng dụng cơ khí)

+ Tribology (Độ ma sát, mài mòn máy móc)

+ Fluids Engineering (Kỹ thuật chất lỏng)

+ Turbomachinery

+ Engineering Materials and Technology (Vật liệu kỹ thuật và công nghệ)

+ Dynamic Systems Measurement and Control (Hệ thống động lực đo lường và

kiểm soát)

+ Heat Transfer (Chuyển nhiệt)

+ Manufacturing Science and Engineering (Khoa học và kỹ thuật sản xuất)

+ Elictronic Packaging (Điện tử đóng gói)

+ Vibration and Acoustics (Sự rung và độ vang âm)

+ Mechanical Design (Thiết kế cơ khí)

+ Engineering for Gas Turbines and Power (Kỹ thuật cho ga Turbines và năng

lượng)

+ Pressure Vessel Technolog (Áp lực công nghệ tàu)

+ Solar Energy Engineering (Kỹ thuật năng lượng mặt trời)

+ Offshore Mechanics sand Arctic Engineering

+ Energy Resources Techonology (Các nguồn lực công nghệ năng lượng)

+ Journal of Coumputing and Information Science in Engineering (Tạp chí về

máy tính và các thông tin khoa học kỹ thuật)

+ Journal of Fuel Cell Science and Technology (Tạp chí về các tế bào nhiên liệu

khoa học và công nghệ)

+ Applied Mechanics Review Journal (Tạp chí ứng dụng cơ khí)

- Tạp chí điện tử toàn văn của Hội kỹ thuật dân dụng Mỹ (ASCE) của Nhà xuất

bản American Society of Civil Engineers

CSDL cho phép truy cập tới 30 tạp chí toàn văn về kỹ thuật dân dụng, kỹ thuật xâ

dựng, thông tin hồi cố từ năm 1995 đến nay:

+ Aerospace Engineering (Kỹ thuật hàng không)

+ Architectural Engineering (Kỹ thuật kiến trúc)

+ Bridge Engineering (Kỹ thuật cầu)

+ Cold Gegions Engineering

+ Composites for Constrution (Kiến trúc hỗn hợp trong xây dựng)

+ Computing in Civil Engineering (Tính toán trong kỹ thuật công trình xây dựng)

+ Construction Engineering & Management (Kỹ thuật xây dựng và quản lý)

+ Energy Engineering (Năng lực kỹ thuật)

+ Engineering Mechanics (Kỹ thuật cơ khí)

Page 26: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 26

+ Environmental Engineering (Kỹ thuật môi trường)

+ Geotichnical & Geoenvironmental Engineering

+ Hydraulic Engineering (Kỹ thuật thủy lực)

+ Hydrologic Engireering (Kỹ thuật thủy lực học)

+ Infrastructure Systems (Hệ thống cơ sở hạ tầng)

+ International Journal of Geomechanics (Tạp chí Quốc tế về cơ khí)

+ Irrigation & Drainage Engineering (Thủy lợi và kỹ thuật thoát nước)

+ Leadership and Management in Engineering (Lãnh đạo và quản lý kỹthuật)

+ Management in Engineering (Quản lý kỹ thuật)

+ Materials in Civil Engieering (Vật liệu kỹ thuật trong công trình dân dụng)

+ Natural Hazards Review (Xem xét các mối nguy hiểm của tự nhiên)

+ Performance of Constructed Failities (Hiệu suất của các thiết bị xây dựng)

+ Practice Periodical of Hazardous, Toxic & Radiosactive Waste Managenment

+ Practice Periodical on Structural Design & Construction (Thực hành định kỳ về

cấu trúc thiết kế và xây dựng)

+ Professional Issues in Engineering Education & Practice (Chuyên nghiệp trong

vấn đề giáo dục kỹ thuật và thực hành)

+ Structural Engineering (Kết cấu kỹ thuật)

+ Surveying Engineering (Khảo sát kỹ thuật)

+ Transportation Engineering (Cơ khí giao thông vận tải)

+ Urban Planning & Development (Quy hoạch và phát triển đô thị)

+ Water Resources Planning & Management (Quy hoạch và quản lý tài nguyên

nước)

+ Waterway, Port, Coastal & Ocean Engineering (Kỹ thuật đường thủy, bến cảng,

ve biển và đại dương)

- Sách điện tử Knovel: Engineering Subject Area Collection của Nhà xuất bản

Knovel.

CSDL này cung cấp tới NDT 377 cuốn sách điện tử tương tác về 8 chủ đề chính:

+ Điện và kỹ thuật điện

+ Vật liệu xây dựng và vật liệu dân dụng

+ Cơ học và kỹ thuật cơ học

+ Môi trường và công nghệ môi trường

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Phương Hoa. Nghiên cứu văn hoá đọc của sinh viên Trường Đại học Giao thông

Vận tải Hà Nội: Luận văn tốt nghiệp.-H.: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2007.

2. Bùi Thị Thanh Thảo. Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông

tin-Thư viện Đại học Giao thông- Vận tải: Niên luận.-H.: Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, 2008.

3. Bùi Thị Thuy. Tìm hiểu quá trình xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại

học Giao thông Vận tải Hà Nội: Luận văn tốt nghiệp.- H.: Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân vă, 2008.

Page 27: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 27

4. Chu Long Hiển. Tìm hiểu bộ máy tra cứu tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện

Trường Đại học Giao thông Vận tải: Niên luận.-H.: Đại học Khoa học xã hội và Nhân

văn, 2008.

5. Đỗ Văn Hùng. Kiến thức thông tin với công tác đào tạo nhân lực ngành thông tin thư

viện: Kỷ yếu hội thảo khoa học ngành thông tin thư viện.- H.: Nxb. ĐH QGHN. 2006.

6. Hoàng Thanh Huyền. Tìm hiểu vấn đề tự động hoá tại Trung tâm Thông tin-Thư viện

Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội: Luận văn tốt nghiệp.-H.: Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, 2007.

7. Hoàng Thị Minh Phúc. Đánh giá chất lượng giảng dạy của Khoa Thông tin thư viện

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Kỷ yếu hội thảo khoa học ngành Thông

tin thư viện.- H.: Nxb. ĐH QGHN, 2006.

8. Hoàng Thị Minh Phúc. Những điều bạn cần biết về Trung tâm thông tin – thư viện//

Tạp chí Giao thông Vận tải.- Số 34

9. Nguyễn Hữu Hùng. Vấn đề đào tạo cán bộ về khoa học thông tin và quản trị thông tin:

Kỷ yếu hội thảo khoa học ngành Thông tin thư viện.- H.: Nxb. ĐH QGHN, 2006

10. Nguyễn Thị Huyền. Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin

– thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội: Khoá luận tốt nghiệp đai học.- H.,

2005

11. Nguyễn Thị Huyền. Tìm hiểu nguồn bổ sung vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư

viện Đại học Giao thông Vận tải: Báo cáo khoa học.-H. 2005

12. Trần Mạnh Tuấn. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện: Giáo trình.-H.: Trung tâm

Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia 1998.

13. Trần Thị Quý; Đỗ Văn Hùng. Tự động hoá trong hoạt động thông tin-thư viện.-H.:

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

14. Trần Thị Thanh Vân. Chất lượng đào tạo theo tín chỉ - Thời cơ và thách thức đối với

các Trung tâm Thông tin thư viện đại học: Kỷ yếu hội thảo ngành thông tin thư viện.-H.:

Nxb. ĐH QGHN, 2006

15. Trần Thị Thanh Vân. Nghiên cứu hoàn thiện công tác tổ chức quản lý nguồn tài liệu

xám của Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng phương thức đào tạo theo tín chỉ: Luận văn

thạc sỹ khoa học thư viện.-H., Đại học Văn hoá Hà Nội, 2008

16. Trần Thị Thanh Vân. Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin của Trung tâm

Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội: Báo cáo khoa học cấp trường.- H.

17. Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao Thông Vận tải Hà Nội. Tài liệu

hướng dẫn sử dụng Trung tâm tài nguyên thông tin thư viện.-H., 2007

18. Vũ Dương Thuý Ngà. Phân loại tài liệu.- H.: Trường Đại học Văn hoá, 2004.

19. Vũ Thị Hồng Nhung. Tìm hiểu công tác tổ chức và khai thác cơ sở dữ liệu tại Trung

tâm Thông tin-Thư viện Đại học Giao thông Vận tải: Khoá luận tốt nghiệp.- H.: Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn.

20. Vũ Thị Thuý Nhài. Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện của Thư

viện Đại học Giao thông Vận tải: Khoá luận tốt nghiệp.-H.: Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân Văn, 2005

21. Vũ Thị Thúy Nhài. Tìm tin trong mục lục trực tuyến của Trung tâm Thông tin thư

viên Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội: Báo cáo khoa học.-H., 2005.

Page 28: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33843/1/KL00018.pdf · Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐH GTVTHN

Trần Thị Loan – K50 – Thông tin thư viện Page 28

22. Vũ Văn Hồng. Tìm hiểu công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung

tâm Thông tin- Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội: Khoá luận tốt

nghiệp.- H.: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2008

23. Vũ Văn Nhật. Thông tin thư mục khoa học kỹ thuật.-H.: Đại học Quốc gia Hà Nội,

1999.

24. Website: http:// www.google.com

25. Website: http:// thuvien.net

26. Website của Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà

Nội: http://www.uct.edu.vn/utc/