Top Banner
1 HƯỚNG DN SDNG PHN MM PHÂN LỚP ĐẮP MC LC PHN I: MĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Đôi nét về bài toán phân lớp đắp .............................................................................. 3 2. Scn thiết phi sdng phn mm phân lớp đắp để gii quy ết bài toán phân lp đắp trong hoàn công công trình giao thông ................................................................... 3 PHN II: CU HÌNH YÊU CU ................................................................................... 4 1.Phn cng ................................................................................................................. 4 2. Phn mm ................................................................................................................ 4 PHN III: BN VẼ, ĐỐI TƯỢNG TÍNH TOÁN VÀ NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN ....... 5 1. Yêu cu vbn v.................................................................................................... 5 2. Nguyên lý tính toán .................................................................................................. 5 PHẦN IV: HƯỚNG DN SDNG PHN MM ....................................................... 5 1. Cài đặt phn mm .................................................................................................... 5 2. Gii thiu giao din chính ca phn mm................................................................. 5 3. Hướng dẫn đăng ký mặt ct ngang – tab “Tính toán” ............................................... 6 3.1. Chn tên cọc, điểm tim thiết kế và text cao độ thiết kế .......................................... 6 3.3. Chn chiu dày ...................................................................................................... 6 3.3. Chèn điểm ............................................................................................................. 7 3.4. Chn s thtbắt đầu phân lp ............................................................................ 7 3.5. Chọn độ dốc đường phân lp................................................................................. 7 3.6. Chọn đỉnh đắp ....................................................................................................... 7 3.7. Chọn đỉnh Pline trái, Pline phi ............................................................................. 8 3.8. In MCN ................................................................................................................. 9 3.9. Đánh số li ............................................................................................................ 9 4. Hướng dn chnh sa trên Autocad – tab “Xut Cad” ............................................. 10
14

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

Aug 29, 2019

Download

Documents

duongkhuong
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

1

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3

1. Đôi nét về bài toán phân lớp đắp .............................................................................. 3

2. Sự cần thiết phải sử dụng phần mềm phân lớp đắp để giải quyết bài toán phân lớp đắp trong hoàn công công trình giao thông ................................................................... 3

PHẦN II: CẤU HÌNH YÊU CẦU ................................................................................... 4

1.Phần cứng ................................................................................................................. 4

2. Phần mềm ................................................................................................................ 4

PHẦN III: BẢN VẼ, ĐỐI TƯỢNG TÍNH TOÁN VÀ NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN ....... 5

1. Yêu cầu về bản vẽ .................................................................................................... 5

2. Nguyên lý tính toán .................................................................................................. 5

PHẦN IV: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ....................................................... 5

1. Cài đặt phần mềm .................................................................................................... 5

2. Giới thiệu giao diện chính của phần mềm ................................................................. 5

3. Hướng dẫn đăng ký mặt cắt ngang – tab “Tính toán” ............................................... 6

3.1. Chọn tên cọc, điểm tim thiết kế và text cao độ thiết kế .......................................... 6

3.3. Chọn chiều dày...................................................................................................... 6

3.3. Chèn điểm ............................................................................................................. 7

3.4. Chọn số thứ tự bắt đầu phân lớp ............................................................................ 7

3.5. Chọn độ dốc đường phân lớp ................................................................................. 7

3.6. Chọn đỉnh đắp ....................................................................................................... 7

3.7. Chọn đỉnh Pline trái, Pline phải ............................................................................. 8

3.8. In MCN ................................................................................................................. 9

3.9. Đánh số lại ............................................................................................................ 9

4. Hướng dẫn chỉnh sửa trên Autocad – tab “Xuất Cad” ............................................. 10

Page 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

2

4.1. In cọc. ................................................................................................................. 10

4.2. Sửa cọc................................................................................................................ 11

4.3. Xóa cọc. .............................................................................................................. 12

4.4. Thay đổi các thông số của Block điểm và Block bảng. ........................................ 13

5. Hướng dẫn xuất kết quả trên Excel – tab “Xuất Excel” .......................................... 13

Page 3: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

3

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Đôi nét về bài toán phân lớp đắp

Trong hồ sơ quản lý chất lượng việc tính toán và lập bản vẽ của các lớp đắp nền đường là một yêu cầu gần như bắt buộc đối với tất cả các dự án công trình giao thông. Mục đích của việc tính toán là đưa ra các thông số của lớp đắp như: Diện tích, bề rộng, chiều dày, cao độ, khoảng cách tới tim của lớp đắp để đưa vào “phụ lục khối lượng phân lớp đất đắp” và “phụ lục cao độ và kích thước hình học lớp đắp”. Để giải quyết bài toán này khi đã có bản vẽ trắc dọc, trắc ngang Autocad chúng ta có thể sử dụng lệnh BOUNDARY (lệnh tắt bo) để tính diện tích và dùng các lệnh đo kích thước để tính cao độ, khoảng cách tới tim của các điểm trên đỉnh lớp đắp… Nhưng đó là trên lý thuyết còn thực tế thì không đơn giản như vậy.

2. Sự cần thiết phải sử dụng phần mềm phân lớp đắp để giải quyết bài toán phân lớp đắp trong hoàn công công trình giao thông

Như trên đã nói sau khi bao đường bao lớp đắp bằng lệnh BOUNDARY và đo khoảng cách bằng các lệnh trên Autocad chúng ta sử dụng kết quả này và xuất sang Excel. Sẽ không có gì phức tạp nếu chỉ có 1 vài lớp đắp trên một mặt cắt ngang nhưng nếu số lượng lớp đắp lên đến vài chục thì sẽ xảy ra một số vấn đề sau:

- Số lượng lệnh sử dụng trong Autocad là rất lớn nên không tránh khỏi việc sai sót, nhàm chán và mệt mỏi. Việc copy và paste từ Autocad sang Excel cũng vậy.

- Mặc định Autocad làm tròn 2 con số diện tích khi chúng ta dùng lệnh LIST để lấy diện tích đường bao. Việc này làm cho việc tính khối lượng không chính xác khi số lượng lớp đắp lớn. Chúng ta có thể hiệu chỉnh con số này bằng cách thủ công trong Excel hoặc thay đổi thông số của Autocad nhưng sẽ mất thêm công và trong 1 số trường hợp thậm chí còn không được chấp nhận.

- Nếu khối đắp bị tách ra thành các phần riêng biệt, số lượng đường bao lớn hơn 1 thì công việc sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

- Nếu có thay đổi trong cách tính toán thì việc sử dụng lại kết quả tính toán cũ là bất khả thi.

- Và còn nhiều nguyên nhân nữa tùy theo yêu cầu và độ phức tạp trong từng dự án. Trên đây là nguyên nhân vì sao chúng ta không nên hoàn công công trình nền

đường có khối lượng đắp bằng thủ công mà hãy dùng 1 công cụ tự động hóa như “Phần mềm phân lớp đắp”. Vậy phần mềm phân lớp đắp là gì và phần mềm làm được những gì?

Ngoài khả năng tính toán các thông số đặc trưng cho phân lớp đắp như: Diện tích lớp, bề rộng lớp, cao độ, khoảng cách tới tim của đỉnh lớp đắp… và xuất kết quả sang Excel phần mềm phân lớp đất đắp còn có một số tính năng nổi bật sau:

2.1. Phân lớp đắp trên tất cả các loại mặt cắt ngang do các phần mềm thiết kế đường khác nhau xuất ra (Nova, TDT, ADS, Land Desktop … hay kể cả bản vẽ Autocad thông thường) ngay cả khi các bản vẽ này đã "Chết".

Page 4: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

4

2.2. Phân lớp được nhiều chiều dày khác nhau trong 1 khối đắp (rất hữu ích trong trường hợp phân lớp K95 ở ngay phía dưới phân lớp K98, phân lớp đắp lề hoặc để điều chỉnh trong trường hợp lớp đắp quá mỏng).

2.3. Nhiều tùy biến đa dạng: Các thông số in trên bản vẽ; số chữ số làm tròn sau dấu phảy; chèn điểm cách tim; làm tròn diện tích lớp đắp; gộp, tách đỉnh kết cấu; tự động đánh số lớp; tự chọn số thứ tự lớp đầu tiên bắt đầu phân lớp…

2.4. Đắp được nền đường với độ dốc bất kỳ. 2.5. Đắp được trên cả những đoạn nền đắp có công trình (hay lỗ thủng) (Cống

,rãnh...) hay nhiều khối đắp tách rời nhau. 2.6. Lưu và tải thông số in để nhận thông số in của phiên làm việc trước hoàn toàn

tự động. 2.7. Dữ liệu được lưu trực tiếp trên bản vẽ Autocad (không phải sử dụng file liên

kết ngoài mà vẫn lưu được kết quả cho những lần tính toán sau). 2.8. Chuyển qua lại giữa cách đánh số phân lớp từ dưới lên và từ trên xuống mà

không phải tính toán lại. Phù hợp với đặc trưng của từng dự án. Kết quả vẫn lưu lại trên bản vẽ.

2.9. Dữ liệu được xuất trong 1 file Excel duy nhất. 2.10. Khả năng tương tác của người dùng đối với các đối tượng mà phần mềm in

ra (Block, Pline) là rất cao như in, sửa, xóa các đối tượng điểm, tên lớp, mặt cắt ngang, đường đỉnh lớp... Hạn chế tối đa việc thao tác thủ công ngoài phần mềm.

PHẦN II: CẤU HÌNH YÊU CẦU 1.Phần cứng

Chuột hoặc thiết bị tương thích, Pentium III - 800 MHz - 512 MB RAM - 300 MB HD hoặc cao hơn (nên sử dụng chíp core i3 trở lên). Nói chung máy tính với cấu hình trung bình ở thời điểm hiện tại là được.

2. Phần mềm

- Microsoft Windows XP, Microsoft Windows 7 (32 bit – 64 bit) hoặc cao hơn (nên sử dụng Microsoft Windows 7 trở lên).

- Nếu dùng Windows XP phải cài thêm .NET Framerwork 3.5 hoặc cao hơn. - Microsoft Office 2007 trở lên. Office 2007 tải tại đây hoặc Office 2013 tải tại đây - Autodesk Autocad 2007 trở lên. Autocad 2007 tải tại đây hoặc Autocad 2013 tải

tại đây

Page 5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

5

PHẦN III: BẢN VẼ, ĐỐI TƯỢNG TÍNH TOÁN VÀ NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN

1. Yêu cầu về bản vẽ

Là bản vẽ trắc ngang Autocad xuất ra từ các phần mềm thiết kế đường (Nova, TDT, ADS, Land Desktop… Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Phần mềm chỉ tính toán trên không gian mô hình (Model Space) - Phải là bản vẽ trắc ngang (có tên cọc, lý trình, điểm tim thiết kế, text cao độ thiết

kế và các đối tượng này phải là đối tượng text) – Bản vẽ do phần mềm thiết kế đường Tecco2 xuất ra, các đối tượng tên cọc và lý trình là Block - Dùng lệnh BURST trong Autocad để phá khối thành text (không sử dụng lệnh EXPLODE để phá khối).

- Bản vẽ phải để ở tỷ lệ 1/1000 (hay 1:1 theo m). Nếu bản vẽ không ở tỷ lệ này dùng lệnh SCALE trong Autocad để đưa bản vẽ về đúng tỷ lệ.

2. Nguyên lý tính toán

Phần mềm tính toán dựa trên các mặt cắt ngang đã được đăng ký trên bản vẽ. Việc xóa, chỉnh sửa, in các đối tượng trên bản vẽ hay thậm chí kết quả xuất sang Excel cũng được thực hiện thông qua các mặt cắt ngang đã được đăng ký này.

PHẦN IV: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM 1. Cài đặt phần mềm

Xem trong “Tài liệu hướng dẫn cài đặt phần mềm phân lớp đắp”.

2. Giới thiệu giao diện chính của phần mềm

Trong hình là giao diện khởi động của phần mềm. Trong đó: 1. Chuyển qua lại giữa các tab chức năng 2. Nội dung các chức năng

Các chức năng sẽ được đề cập kỹ hơn trong phần sau của tài liệu này.

Page 6: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

6

Hình minh họa: Nhóm chức năng chính của phần mềm

3. Hướng dẫn đăng ký mặt cắt ngang – tab “Tính toán”

Như đã nói ở trên mặt cắt ngang (MCN) là phần quan trọng nhất của quá trình tính toán phân lớp. Để đăng ký MCN phải chọn các thông số cần thiết trong phần “Chọn thông số chung”, “Chọn thông số riêng” và “Pline trái”, “Pline phải” của tab “Tính toán”. Thông thường để đăng ký 1 MCN chúng ta sẽ làm theo các bước sau (lưu ý trình tự thực hiện không bắt buộc)

3.1. Chọn tên cọc, điểm tim thiết kế và text cao độ thiết kế

Ấn nút Chọn tên cọc, điểm tim thiết kế và text cao độ thiết kế trên bản vẽ (Lưu ý trình tự là bắt buộc). Sau khi chọn các thông số xong giao diện chính của phần mềm sẽ hiện trở lại và thể hiện các thông số vừa nhập trên giao diện.

3.3. Chọn chiều dày

Một số lưu ý khi chọn chiều dày phân lớp. - Các lớp có chung một chiều dày thì ghép chung vào với nhau, con số chiều dày và

số lượng lớp phân tách nhau bằng dấu “@” kết thúc bằng dấu “,”, nếu có 1 lớp thì có thể bỏ qua. Cách ghi này không bắt buộc. Ví dụ: cách ghi “[email protected]” hay “0.15” là như nhau, cách ghi “[email protected]” hay “0.15,0.15,0.15” là như nhau.

Page 7: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

7

- Số cuối cùng trong ô nhập liệu chiều dày không kết thúc bằng dấu “,”. Nếu không có chỉ định cụ thể các lớp cuối sẽ lấy theo chiều dày của con số cuối cùng trong ô nhập liệu chiều dày.

- Ví dụ trong dự án có: 1 lớp 0.12, 3 lớp 0.15, 2 lớp 0.16, 1 lớp 0.18 còn lại là 0.2 thì trong ô nhập liệu nhập dãy ký tự sau: “0.12,[email protected],[email protected],0.18,0.2”. 3.3. Chèn điểm (nếu trong dự án có thêm yêu cầu chèn điểm)

Ấn vào nút check “Chèn” và nhập vào khoảng cách tới tim của điểm chèn trên ô nhập liệu. Hoặc ấn vào nút “…” để nhập vào trên Autocad (bằng cách chọn 2 điểm trên Autocad, khoảng cách nhập vào ô là khoảng cách theo trục X của 2 điểm đã chọn). Số lượng điểm chèn không hạn chế

3.4. Chọn số thứ tự bắt đầu phân lớp

Nhập số vào ô nhập liệu. Ấn vào nút “Reset” để trở về số “1” mặc định.

3.5. Chọn độ dốc đường phân lớp

Nhập vào con số độ dốc trên ô nhập liệu. Hoặc ấn vào nút “Chọn” để nhập vào trên Autocad (bằng cách chọn 2 điểm trên Autocad, độ dốc sẽ là độ dốc của 2 điểm nhập vào tính theo %). Lưu ý: Độ dốc là độ dốc của đỉnh lớp đắp (trừ lớp đầu tiên) với quy ước: Dốc ra ngoài tim đường lấy dấu dương, dốc vào trong tim đường lấy dấu âm. Quy ước này được áp dụng cho cả hai nửa MCN.

3.6. Chọn đỉnh đắp

Định nghĩa điểm đỉnh đắp: Điểm đỉnh đắp là điểm cao nhất của khối đắp theo độ dốc. Điểm đỉnh đắp cũng chính là điểm bắt đầu phân lớp. Để hiểu hơn đỉnh đắp xem hình vẽ minh họa: Trường hợp 1: Đắp đến đáy K98 (“Trái=phải”)

Hình minh họa: Đỉnh đắp trong trường hợp trái=phải

Page 8: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

8

Trường hợp 2: Đắp chung với lề đường (“Trái=phải=tim”)

Hình minh họa: Đỉnh đắp trong trường hợp trái=phải=tim

Điểm đỉnh đắp không nhất thiết phải nằm trên khối đắp nên trong một số trường hợp điểm đỉnh đắp có thể trùng nhau cho bên trái và bên phải, đôi khi trùng với cả tim đường như ví dụ trên

Chọn loại đỉnh đắp trong dự án.

Trường hợp “Tách đỉnh” hoặc “Trái = phải” thì chọn đỉnh đắp dựa vào các nút bấm “…” trên giao diện và chọn điểm trên Autocad. Trường hợp “Trái=phải=tim” phần mềm sẽ tự nhập dữ liệu sau khi chọn xong mặt cắt ngang trong mục 3.1.

3.7. Chọn đỉnh Pline trái, Pline phải

Pline trái, Pline phải hay đường bao phân lớp là đường bao khối đắp (trái, phải) trên bản vẽ MCN. Với một số lưu ý sau:

- Đường bao là tách rời cho 2 nửa MCN - Đường bao phải kín (đóng – hay close). Đa số trường hợp đường bao tạo được

bằng lệnh BOUNDARY trong Autocad. Trong 1 số trường hợp đường bao không thể tạo bằng lệnh BOUNDARY thì cũng tạo đường bao theo nguyên lý trên. Hình dưới minh họa cách dùng lệnh PLINE trong Autocad để tạo đường bao phân lớp (vẽ các đỉnh đường bao theo số thứ tự tăng dần) trong trường hợp các khối đắp tách rời nhau.

Hình minh họa: Cách tạo đường bao bằng lệnh PLINE khi khối đắp tách rời

Page 9: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

9

- Đường bao phân lớp nên tạo ở đối tượng LWPOLYLINE (đường POLYLINE cũng được chấp nhận nhưng hay gặp lỗi – khuyến cáo không nên dùng đường bao phân lớp ở loại đối tượng này).

Chọn đường bao trên bản vẽ bằng cách ấn vào nút bấm “Pline trái” hoặc “Pline phải” tương ứng. MCN không có khối lượng nào thì bỏ qua khối lượng đó (vẫn để “Nothing”).

3.8. In MCN

Sau khi đã chọn xong các thông số cần thiết như trên ấn vào nút bấm “In MCN” trên giao diện phần mềm và chọn 1 điểm trên bản vẽ Autocad để in Block MCN.

Lần lượt làm tương tự cho đến hết đoạn đắp trên bản vẽ. Lưu ý các mặt cắt ngang không có khối lượng nhưng nằm ở đầu và cuối đoạn đắp cũng cần phải có đăng ký MCN để không làm thiếu khối lượng trong biểu tổng hợp khối lượng.

Đây là hình ảnh của 1 mặt cắt ngang điển hình sau khi đã đăng ký thành công và in ra trên Autocad.

Hình minh họa: Đối tượng MCN in ra trên bản vẽ

3.9. Đánh số lại

Trong 1 số dự án việc đánh số được quy định là từ dưới lên với quy ước: Lớp đắp trên cùng sẽ được lấy theo số của lớp đắp sâu nhất trong đoạn đắp (ví dụ n) từ đó đánh số lùi dần xuống phía dưới n-1, n-2… Tùy thuộc vào độ sâu khối đắp của MCN mà số lớp đắp ở mỗi MCN kết thúc ở 1 con số nào đó, thông thường không phải là số “1” trừ khi các mặt cắt có độ sâu đắp tương đương nhau.

Sau khi tính toán xong (bao gồm cả chỉnh sửa nếu có – phần chính sửa sẽ được đề cập ở phần sau) cho cả đoạn đắp ấn vào nút “Đánh số lại”. Phần mềm sẽ thông báo khi quá trình đánh số lại hoàn thành.

Page 10: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

10

4. Hướng dẫn chỉnh sửa trên Autocad – tab “Xuất Cad”

Hình minh họa: Tab xuất Cad

Hình trên là nội dung của tab “Xuất Cad”. Trong đó: 1 – Các thông số của Block điểm in trên trắc ngang 2 – Các thông số của Block bảng in trên trắc ngang 3 – Các nút bấm chức năng Hình vẽ minh họa ở phần 1 và 2 là các đối tượng sẽ in ra trên bản vẽ Autocad:

- Hình 1: Điểm đỉnh lớp in ra trên trắc ngang. Mỗi điểm đỉnh lớp sẽ được gắn với 1 block này nếu ở phần 4.1 có lựa chọn “In điểm”.

- Hình 2: Bảng thông số tính toán của MCN. Mỗi MCN sẽ có 2 bảng tương ứng với bên trái và bên phải nếu ở phần 4.1 có lựa chọn “In bảng”

- Thông số “R đường tròn” là đường tròn bao quanh đối tượng block ghi tên lớp Mỗi lớp sẽ được gắn với 1 (hoặc nhiều) block này nếu ở phần 4.1 có lựa chọn “In tên lớp”.

- Thông số “Làm tròn” sẽ ấn định số chữ số làm tròn sau dấu phảy của các thông số sẽ được in ra trên bản vẽ Autocad.

- Thông số: Ht thể hiện chiều cao chữ của các đối tượng in ra trên bản vẽ Autocad. Lưu ý chiều cao chữ này khác nhau với các đối tượng in ra trên trắc ngang và các đối tượng in ra trong bảng in.

4.1. In cọc.

Trên giao diện ấn vào nút “In cọc” phần mềm hiện ra cửa sổ:

Page 11: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

11

Hình minh họa: Cửa số in cọc

Chọn các cọc, các đối tượng cần in ra cũng như vị trí của bảng trên bản vẽ. Nếu muốn in tất cả các đối tượng thì bấm vào nút check “In tất cả”.

Bấm “Chấp nhận”, đợi 1 lát chờ cho đến khi các cọc được in ra trên bản vẽ. Hình dưới minh họa cho 1 MCN đã in đầy đủ các đối tượng trên bản vẽ Autocad

Hình minh họa: MCN in ra trên bản vẽ

4.2. Sửa cọc.

Trên giao diện ấn vào nút “Sửa cọc” và chọn đối tượng đăng ký MCN trên bản vẽ, phần mềm hiện ra cửa sổ tương tự như sau:

Page 12: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

12

Hình minh họa: Cửa số sửa cọc

Thay đổi các thông số của mặt cắt ngang như: Tên cọc, lý trình, X, Y, Z, lớp đầu, chiều dày… và ấn “Cập nhật”, các thông số của MCN sẽ được cập nhật và in ra trên bản vẽ. Có thể sử dụng chức năng sửa cọc để loại bỏ các mặt cắt ngang có lớp đắp quá mỏng hoặc điều chỉnh chiều dày của các lớp đắp trong MCN với lưu ý

- Chiều dày của bên trái được sửa và cập nhật cho cả 2 phía mặt cắt (để tránh trường hợp lệch lớp đắp của nền đường làm mới)

- Nếu lớp đắp cuối cùng mỏng hơn 0.01, trên ô nhập liệu chiều dày sẽ có đoạn text “,X@0”. Trong trường hợp này xóa đoạn text này đi để tránh lỗi chiều dày lớp bằng “0”.

4.3. Xóa cọc.

Trên giao diện ấn vào nút “Xóa cọc” phần mềm hiện ra cửa sổ tương tự như sau:

Hình minh họa: Cửa số xóa cọc

Page 13: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

13

Chọn các cọc, các đối tượng cần xóa trên bản vẽ và ấn nút “Chấp nhận”. Nếu muốn xóa tất cả các đối tượng thì bấm vào nút check “Xóa tất cả”.

Bấm “Chấp nhận”, đợi 1 lát chờ cho đến khi các cọc được xóa hết trên bản vẽ. Lưu ý: Nếu không có đối tượng MCN phần mềm sẽ không “biết” đến MCN đó để tính toán. Vì vậy hãy cân nhắc kỹ trước khi xóa đối tượng MCN trên bản vẽ

4.4. Thay đổi các thông số của Block điểm và Block bảng.

Nếu thấy Block điểm hay Block bảng hiển thị trên bản vẽ chưa phù hợp. Hãy thay đổi các thông số trong các ô nhập liệu trên hình (H, Ht, B1, B2…) sau đó ấn nút “Cập

nhật” . Các thông số sẽ tự động cập nhật và thay đổi trên bản vẽ Autocad.

Bấm nút “khôi phục” để trở về các thông số của cài đặt gốc.

5. Hướng dẫn xuất kết quả trên Excel – tab “Xuất Excel”

Hình minh họa: tab “Xuất Excel”

Trên hình là nội dung của tab “Xuất Excel”. Thay đổi các thông số trong các ô

nhập liệu để phù hợp với dự án, ấn vào nút “Xuất sang Excel” và chờ cho đến khi phần mềm xuất kết quả xong. Lưu ý không nên hạ cửa sổ Excel xuống cho đến khi xuất kết quả xong (vì một số máy tính có thể gặp lỗi).

Bấm nút “khôi phục” để trở về các thông số của cài đặt gốc.

Page 14: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN LỚP ĐẮP · Hoặc bản vẽ Autocad thông thường) Nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phần mềm chỉ tính

14

CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI. MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG PHẢN HỒI CHO CHÚNG TÔI THEO MỘT

TRONG CÁC KÊNH SAU: Điện thoại: 0966918168 hoặc 0949710668 Email: [email protected] Website: https://sites.google.com/site/phanmemphanlopdap/ Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/Phanmemphanlopnenduong Youtube Channel: http://www.youtube.com/c/TrungNguyen91

CHÚNG TÔI XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN!!!