Top Banner
1 Báo cáo khoa học Sự ra đời và phát triển của HTML và DHTML
29

HTML Dhtml

Aug 05, 2015

Download

Documents

Nguyễn Hưng
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: HTML Dhtml

1

Báo cáo khoa học

Sự ra đời và phát triển của

HTML và DHTML

Page 2: HTML Dhtml

2

Mục lục

Phần 1. Các khái niệm........................................................................................................................................... 3

I. Những khái niệm cơ bản nhất....................................................................................................................... 3

1. Ngôn ngữ đ|nh dấu ...................................................................................................................................... 3

2. Siêu văn bản .................................................................................................................................................... 3

3. World Wide Web ........................................................................................................................................... 4

4. SGML (Standard Generalized Markup Language) ............................................................................ 4

5. CSS ...................................................................................................................................................................... 4

6. Javascript.......................................................................................................................................................... 4

7. DOM .................................................................................................................................................................... 5

II. HTML và DHTML là gì? .................................................................................................................................. 5

1. HTML ................................................................................................................................................................. 5

2. DHTML .............................................................................................................................................................. 7

Phần 2. Sự hình thành và phát triển của HTML và DHTML .................................................................... 8

I. HTML những chuỗi ngày còn non trẻ (từ năm 1980 đến năm 1995) ........................................... 8

1. Ý tưởng bước đầu hình th{nh (năm 1980 đến trước năm 1989) .............................................. 8

2. HTML xuất hiện và phát triển. Những câu chuyện thú vị (giai đoạn 1989-1995) ............... 8

3. Những bước chân vững mạnh hơn của HTML (từ năm 1995) .................................................15

II. DHTML nhen nhóm ra đời từ năm 1995 ...............................................................................................17

1. Một vài nét về sự ra đời ............................................................................................................................17

2. Vị trí hiện nay của DHTML ......................................................................................................................20

3. Khả năng của DHTML trong tương lai ................................................................................................20

4. Nhận xét nhanh một số ưu khuyết điểm của DHTML ...................................................................21

III. Niềm tin vũng chắc vào HTML .................................................................................................................22

1. Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2008: HTML 4.0 v{ sự lên ngôi của XHTML ....................22

2. Từ năm 2008 đến nay: sự chuẩn bị cho kỉ nguyên của HTML 5 ...............................................24

Chú thích .................................................................................................................................................................28

Tài liệu tham khảo ...............................................................................................................................................29

Page 3: HTML Dhtml

3

Phần 1. Các khái niệm

I. Những khái niệm cơ bản nhất

1) Ngôn ngữ đ|nh dấu (Markup language)

Ngôn ngữ đ|nh dấu là một hệ thống văn bản bao gồm phần nội dung và phần thông tin

“đ|nh dấu” cấu trúc v{ định dạng của văn bản. Các phần đ|nh dấu được gọi là thẻ, và những

thẻ n{y được quy định một cách chuẩn mực về cú pháp tùy theo từng loại ngôn ngữ.

Ứng dụng chính của ngôn ngữ đ|nh dấu là thể hiện văn bản. Tuy nhiên hiện nay, nhiều công

việc kh|c cũng dùng đến nó như tạo hình vectơ, c|c dịch vụ web, và thậm chí l{ định nghĩa

giao diện cho một trang web hay một phần mềm.

Có rất nhiều ngôn ngữ đ|nh dấu đ~ được phát minh. Một số ngôn ngữ phổ biến hiện nay có

thể kể đến như HTML, TeX, XML, MathML, …

Ví dụ: để biểu diễn dòng văn bản sau (in đậm, in nghiêng, canh giữa)

“Markup Language”

ta phải dùng đoạn mã HTML:

<center><i><b>Markup Language</b></i></center>

trong đó phần màu xanh là các thẻ, phần chữ đen l{ nội dung.

2) Siêu văn bản (Hypertext)

Trong quá trình phát triển của thế giới, số lượng thông tin mỗi lúc một nhiều đến nỗi cần cả

triệu trang văn bản để lưu trữ một phần trong số chúng. Khi người đọc muốn tham khảo

một vấn đề cụ thể nào, thật sự rất khó khăn cho họ để tìm ra bài viết thích hợp trong rất

nhiều thông tin kia. Vào những năm 1960, siêu văn bản ra đời như một phương |n khắc

phục cho tình trạng n{y. Người được biết đến với vai trò cha đẻ của siêu văn bản là Ted

Nelson.

Siêu văn bản là một dạng văn bản có chứa những liên kết (links) cho phép người đọc click

chuột, bấm phím vào hoặc thậm chí chạm v{o (đối với màn hình cảm ứng) để chuyển sang

một trang văn bản khác. Khác với văn bản thuần túy, siêu văn bản bên cạnh trình bày nội

dung cần thiết còn có nhiều liên kết đến những thông tin liên quan, giúp người đọc dễ dàng

theo dõi thông tin một cách xuyên suốt. Ngo{i ra, siêu văn bản còn có thể được tích hợp

hình ảnh, âm thanh, video, các bảng biểu, …

Page 4: HTML Dhtml

4

Siêu văn bản là một chuẩn chung chứ không phải một sản phẩm thuộc sở hữu của bất kì

hãng nào.

+ Thông tin thêm: trong siêu văn bản, một liên kết thường được in màu xanh và có gạch

dưới như thế n{y: link. Khi người đọc đưa trỏ chuột qua thì con trỏ sẽ chuyển thành hình

bàn tay.

3) World Wide Web

World Wide Web (còn được viết là WWW hay W3) là một hệ thống hoàn cầu các thông tin

được lưu v{ kết nối với nhau dưới dạng siêu văn bản, có thể truy cập được qua Internet.

World Wide Web được khởi xướng v{o năm 1989 (dựa v{o ý tưởng của đồ án ENQUIRE -

một mạng lưới các thông tin cá nhân) bởi Tim Berners-Lee dưới dạng một mạng lưới thông

tin nhỏ. Chỉ sau đó một năm, World Wide Web thể hiện rõ sức mạnh tiềm tàng của mình và

nhanh chóng phát triển.

+ Lưu ý: cần tránh nhầm lẫn khái niệm World Wide Web với Internet. World Wide Web chỉ

là một dịch vụ chạy trên nền Internet.

4) SGML (Standard Generalized Markup Language)

SGML là một hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế (ISO 8879:1986) dành cho các ngôn ngữ đ|nh

dấu.

Mỗi ngôn ngữ đánh dấu được định nghĩa trong SGML được gọi là một ứng dụng SGML.

5) Javascript

Là một ngôn ngữ lập trình kịch bản do công ti Netscape khởi xướng phát triển, Javascript có

vai trò hỗ trợ người thiết kế web để l{m tăng tính tương t|c của một trang văn bản HTML.

Bộ m~ Javascript được nhúng vào hệ thống mã nguồn HTML, từ đó c|c trình duyệt đọc thêm

các mã này và hiển thị cho người dùng một hệ thống giao tiếp thân thiện, so với một trang

văn bản HTML đơn thuần chỉ có ý nghĩa cung cấp thông tin ban đầu.

Hiện nay, Javascript là một bộ mã mã nguồn mở, được hỗ trợ bởi gần như tất cả các trình

duyệt phổ biến.

6) CSS

CSS (Cascading Style Sheets) là một ngôn ngữ định dạng dùng để định nghĩa c|ch định dạng

văn bản cho các ngôn ngữ đ|nh dấu, thường ứng dụng trong HTML. CSS dùng để tách riêng

phần định dạng và nội dung văn bản HTML, giảm bớt sự rối rắm cho người thiết kế. Chẳng

hạn, khi cần tạo một website lớn có nhiều trang HTML nhỏ bên trong, ta chỉ cần dùng một

file CSS duy nhất để định dạng cho cả hệ thống, thay vì ở mỗi trang lại có phần định dạng

bên trong; đồng thời, khi có nhu cầu chỉnh sửa cũng chỉ cần thao tác trên một file duy nhất.

Page 5: HTML Dhtml

5

7) DOM

DOM (Document Object Model) là một giao diện lập trình ứng dụng, quy định các thuộc tính

của các thành phần trong trang web (hình ảnh, }m thanh, đường dẫn, …) cũng như quản lí

cách chúng hiển thị. DOM giúp người thiết kế có điều khiển và tùy biến những thành phần

của trang web, tạo nên sự thay đổi về giao diện ngay cả khi chúng đ~ được trình duyệt tải về

máy của người dùng.

II. HTML và DHTML là gì?

1) HTML

HTML là từ viết tắt của Hypertext Markup Language, trong tiếng Việt có nghĩa l{ “ngôn ngữ

đ|nh dấu siêu văn bản”. Đúng như tên gọi, HTML là một ngôn ngữ đ|nh dấu, nhằm thể hiện

một trang web hay những thông tin khác lên các trình duyệt, nhờ tính chất liên kết chặt chẽ

của siêu văn bản mà tạo ra một hệ thống thông tin toàn cầu quy mô khổng lồ. Là một ứng

dụng SGML, HTML đang ng{y một lớn mạnh và trở thành một chuẩn chung của World Wide

Web trong thời đại Internet hiện nay.

Cũng như c|c ngôn ngữ đ|nh dấu kh|c, văn bản HTML cũng sử dụng các thẻ tag (như

<body>, <head>, …). Thông thường các thẻ n{y đi một cặp với nhau, gọi là thẻ mở và thẻ

đóng (ví dụ như <h1> và </h1>), tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ như thẻ

<br> đứng một mình. Trình duyệt web có nhiệm vụ đọc tập tin HTML rồi hiển thị nó dưới

góc nhìn của người dùng, bằng cách chỉ hiển thị phần nội dung và sử dụng các thẻ tag để xác

định thông tin định dạng văn bản.

Đặc điểm quan trọng tạo nên thế mạnh của HTML là nó cho phép nhúng hình ảnh, âm thanh

và các thành phần bổ sung v{o văn bản, từ đó tổng hợp được ưu thế của nhiều phần khác

nhau. Hơn thế nữa, sự tích hợp Javascript có thể l{m văn bản HTML sống động hơn bao giờ

hết với khả năng giao tiếp người dùng một cách linh hoạt.

Một số thẻ tag phổ biến của HTML:

Tên thẻ Phiên bản xuất hiện Công dụng

<html></html> HTML 2.0 Là thẻ tag quan trọng nhất, đ|nh dấu nơi

bắt đầu và kết thúc của một văn bản HTML

<head></head> HTML 2.0 Chứa những thẻ kh|c chuyên lưu trữ

thông tin cơ bản về một văn bản HTML

Page 6: HTML Dhtml

6

<body></body> HTML 2.0 Chứa nội dung và những thẻ chuyên phụ

trách phần nội dung của văn bản HTML

<link> Bản nháp HTML 1.2 Dùng để đ|nh dấu phần liên kết đến

những văn bản HTML khác

<meta> HTML 2.0 Lưu c|c thông tin về văn bản HTML như

tên tác giả, các từ khóa, ngày xuất bản,

miêu tả, …

<title></title> HTML 2.0 Chứa tiêu đề của một trang văn bản HTML

<p></p> HTML 2.0 Chứa một đoạn văn bản

<h1></h1>

<h2></h2>, …

HTML 2.0 Để đ|nh dấu tiêu đề có một văn bản có

nhiều cấp bậc khác nhau

<center></center>

<b></b><i></i>

HTML 2.0 Định dạng văn bản một c|ch cơ bản nhất

(canh giữa, in đậm, in nghiêng)

<a></a> HTML 2.0 Thiết lập thuộc tính cho một dòng văn bản,

thường là một siêu liên kết

<br> HTML 2.0 Dùng để ngắt dòng

<img> Bản nháp HTML 1.2 Dùng để chèn một hình ảnh

<object></object> HTML 4.0 Dùng để chèn một phần tử n{o đó như }m

thanh, video clip, … v{o văn bản HTML

<table></table> Bản nháp HTML 3.0 Chèn một bảng v{o văn bản

<td></td> Bản nháp HTML 3.0 Chứa thông tin về các ô dữ liệu trong bảng

Page 7: HTML Dhtml

7

<iframe></iframe> HTML 4.0 Tạo một khoảng trống trên văn bản HTML

hiện h{nh để hiển thị một văn bản HTML

khác

2) DHTML

DHTML (Dynamic Hypertext Markup Language) là một ngôn ngữ kết hợp nhiều thành

phần: ngôn ngữ đ|nh dấu (ở đ}y l{ HTML), một ngôn ngữ tạo hiệu ứng tương t|c người

dùng (như Javascript), ngôn ngữ để định dạng trang web CSS và giao diện lập trình ứng

dụng DOM để tạo ra một trang web linh hoạt và có khả năng tương t|c cao.

Một số ưu thế của DHTML mà các công cụ khác rất khó để l{m được:

- Tạo các hiệu ứng chuyển động cho các phần tử trong văn bản, nhằm làm thu hút người

dùng. Chẳng hạn một bức ảnh có thể tha hồ bay lượn khắp màn hình, rồi những dòng chữ

thoắt ẩn thoắt hiện, đổi màu liên tục, sẽ cực kì ấn tượng.

- Tạo các hiệu ứng rê chuột như một nút nhấn đổi trạng thái, một menu động có thể xổ ra

khi rê chuột v{o, …

- Thu thập, xử lý thông tin và giao tiếp trực tiếp với người dùng (không thông qua máy

chủ).

- Tự động làm mới nội dung văn bản sau mỗi khoảng thời gian định trước.

Page 8: HTML Dhtml

8

Phần 2. Sự hình thành và phát triển của HTML và DHTML

I. HTML những chuỗi ngày còn non trẻ (từ năm 1980 đến năm 1995)

1) Ý tưởng bước đầu hình th{nh (năm 1980 đến trước năm 1989)

Năm 1980, ý tưởng về việc chia sẻ tài liệu qua một hệ thống liên kết giữa các máy tính số

bước đầu xuất hiện qua việc nhà vật lý học Tim Berners-Lee, lúc bấy giờ đang l{m việc cho

tổ chức CERN, đề xuất sử dụng ENQUIRE để hỗ trợ cho việc truyền tải này. Tim Berners-Lee

rất hào hứng về phương thức truyền tải tài liệu này, ông tìm cách phát triển để nó trở nên

hữu hiệu hơn. V{o năm 1989, Tim đ~ ph|t minh ra Web v{ HTML như một giải pháp tốt cho

nguyện vọng của mình.

2) HTML xuất hiện và phát triển. Những câu chuyện thú vị (giai đoạn 1989-1995)

Như vậy, CERN – một tổ chức của các nhà vật lý nổi tiếng khắp thế giới, mà cụ thể là ở văn

phòng Geneva, Thụy Sĩ, HTML chính thức ra đời. Công nghệ n{y nhanh chóng được đ|nh gi|

cao v{ được truyền bá rộng rãi, nhờ đó m{ giờ đ}y chúng ta có được những dịch vụ hữu ích

qua web như c|c kênh thông tin trực tuyến, mua hàng qua mạng, một kênh quảng cáo hết

sức hiệu quả, v.v…

Câu chuyện kể rằng v{o năm 1989, Tim đang l{m việc với một dịch vụ điện toán tại CERN

thì ông nghĩ ra ý tưởng về web; tuy nhiên lúc đó ông không ý thức được rằng ý tưởng của

mình lại làm nên một cuộc cách mạng khổng lồ như vậy. Với đặc thù của ngành vật lý là cần

sự hợp tác của các viện nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới, Tim mong muốn có một cách

nhanh nhất để trao đổi thông tin, nhằm phục vụ cho công việc m{ ông theo đuổi. Tuy nhiên

tại thời điểm đó, người ta chỉ mới biết đến phương thức chia sẻ thông tin bằng cách cho

máy khách download tài liệu về mà thôi; thế là Tim Berners-Lee đề xuất việc sử dụng các

đường dẫn siêu liên kết để kết nối các file tài liệu. Nói c|ch kh|c, khi đang đọc một bản báo

c|o, người dùng có thể nhảy sang một bản báo cáo liên quan khác bằng cách nhấp vào một

đường dẫn. Tim mong muốn các tài liệu khoa học sẽ được tổng hợp lại và liên kết với nhau,

đồng thời lưu trữ dưới dạng điện tử để có thể truy xuất mọi lúc mọi nơi. Ông lên kế hoạch

sử dụng các loại siêu liên kết dưới dạng nút bấm, để có thể nhảy nhanh sang một trang văn

bản khác. Dựa trên mô hình của ENQUIRE, năm 1990 một trình duyệt web thử nghiệm đ~

ra đời, vận hành trên máy tính NeXT.

Xuyên suốt năm 1990, những thành công rực rỡ đ~ đến với phát minh của Tim. Siêu văn

bản song hành cùng Internet bắt đầu trở nên quen thuộc và thịnh h{nh. Đồng thời, sự ra đời

của tên miền đ~ kéo mọi người lại gần với công nghệ mới n{y hơn bao giờ hết (trước đó

Page 9: HTML Dhtml

9

muốn truy cập nội dung trên Internet, người dùng phải nhập một chuỗi IP dài và dễ nhầm

lẫn).

Tim Berners-Lee cho rằng việc thành lập một hệ thống siêu văn bản mang tính toàn cầu là

khả thi và cần thiết, tuy nhiên phải tìm ra một phương ph|p hiệu quả để thực hiện việc đó.

Có một phương |n l{ sử dụng c|c gói siêu văn bản có sẵn, nhưng cũng không khả thi lắm vì

các nguyên nhân sau:

+ Các hệ thống máy tính hiện h{nh đều phải kết nối được với Internet: máy tính cá nhân,

Macintoshes, hệ thống UNIX, …

+ Có quá nhiều những ngôn ngữ đang thịnh hành: SGML, Interleaf, LaTex, Microsoft Word,

Troff, …

+ Các gói văn bản thường phụ thuộc quá nhiều vào một máy tính cụ thể nên rất khó để cập

nhập từ các nguồn kh|c. Đồng thời, hệ thống cũ kĩ n{y kh| phức tạp để biên dịch.

Thật sự, cái mọi người cần lúc này là sự đơn giản trong việc truyền tải thông tin. Nắm được

ý tưởng đó, Tim giới thiệu và phát triển giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol) –

một cách thức truyền tải tài liệu giữa các máy tính số thông qua c|c đường dẫn siêu liên kết.

Định dạng siêu văn bản d{nh cho HTTP được đặt tên là HTML. Vẫn với chủ trương đơn giản

hóa mọi thứ, Tim kêu gọi mọi người cùng chung tay phát triển ý tưởng của mình, cũng như

lập trình ra các trình duyệt để hiển thị văn bản HTML, nhằm xây dựng một cơ sở vững

mạnh trên con đường phát triển của phương thức này.

HTML – công trình của Tim – phần lớn là dựa trên một chuẩn chung quốc tế đ~ có từ trước:

SGML. SGML có thể chạy trên mọi loại máy tính, vì ngôn ngữ này không phụ thuộc vào các

trình duyệt. Phần bổ sung đ|ng kể nhất của HTML là thêm vào các thẻ để đ|nh dấu siêu liên

kết. Rõ ràng, HTML vừa kế tục vừa bổ sung cho SGML để trở thành một hệ ngôn ngữ hoàn

chỉnh.

Th|ng 9 năm 1991: Những tranh luận mở ra về HTML trên Internet

Không còn giữ những ý tưởng cho riêng mình nữa, Tim cố gắng đưa vấn đề của mình lên

mạng tranh luận. Xuất phát từ hoàn cảnh nghiên cứu thì đ}y l{ việc làm hoàn toàn tự nhiên.

Th|ng 9 năm 1991, danh s|ch gửi thư WWW-talk – một nhóm tranh luận điện tử mà ở đó

những người có nhiệt huyết có thể trao đổi những ý tưởng cũng như trò chuyện – được mở

ra. Trước năm 1992, có rất ít học giả hay kỹ sư m|y tính thể hiện sự quan tâm về nó. Dave

Raggett đến từ phòng thí nghiệm Hawlett-Packard ở Bristol, nước Anh, là một trong những

người đầu tiên, và sau nhiều lần trao đổi, Dave gặp được Tim năm 1992.

Tại đ}y, trong căn phòng nhỏ của Tim nằm sâu bên trong những tòa nhà ngổn ngang của

CERN, 2 kỹ sư n{y xem xét về HTML để định hình hướng phát triển, biến nó trở nên được

ưa chuộng và sử dụng rộng r~i trong tương lai. Cố gắng lường trước trong đầu những đặc

điểm được người dùng ưa thích, Dave đ~ tìm hiểu trên khắp các tạp chí, sách báo và các

Page 10: HTML Dhtml

10

phương tiện truyền thông kh|c được in ra nhằm x|c định một ý tưởng làm cho HTML trở

nên vượt trội hơn khi cũng đăng tải thông tin tương tự trên mạng. Khi trở về Anh, Dave

ngồi suốt trên bàn làm việc, quyết tâm xây dựng nên HTML+, một phiên bản cao cấp hơn

HTML gốc.

Th|ng 1 năm 1992, CERN đ~ lần đầu tiên công bố trình duyệt web dạng text phiên bản 1.1

Cuối năm 1992: NCSA bị thu hút bởi ý tưởng về web

Trong khi đó, những ý tưởng của Tim đ~ lọt vào mắt của Joseph Hardin và Dave Thompson

– 2 người đến từ Trung tâm Quốc gia Ứng dụng Siêu máy tính, một viện nghiên cứu tại Đại

học Illinois ở Champaign-Urbana. Họ tìm cách nối mạng với CERN và tải về bản sao của 2

trình duyệt web miễn phí. Nhận thức được tầm quan trọng của thứ họ vừa xem được, NCSA

quyết định tự thiết kế nên một trình duyệt của riêng họ mang tên Mosaic. Trong số các lập

trình viên của NCSA có một người tên là Marc Andreessen – sau n{y đ~ thu được hàng triệu

USD từ các sản phẩm về web – và một lập trình viên xuất sắc khác là Eric Bina – người sau

n{y cũng trở nên rất giàu có nhờ web. Eric Bina là một thiên tài về phần mềm và nghe nói

rằng anh có thể ngồi làm việc th}u 3 đêm bên m|y tính.

Th|ng 12 năm 1992: Marc Andreessen xuất hiện trên WWW-talk

Những người có nhiệt huyết về web trao đổi ý tưởng và trò chuyện trên một nhóm điện tử

mang tên WWW-talk. Đ}y l{ nơi m{ Dave Raggett, Tim Berners-Lee, Dan Connolly và nhiều

người khác thảo luận về cách chèn ảnh (hình ảnh, biểu đồ, minh họa và nhiều thứ khác) vào

tài liệu HTML. Không phải ai cũng nhất trí về việc gắn tag (thẻ) phù hợp vào, hay thậm chí

là tên của c|c tag đó. Đột nhiên, Marc Andreessen xuất hiện, không cần ồn ào, giới thiệu ý

tưởng về tag IMG của nhóm Mosaic.

Rõ ràng là không phải ai cũng thích thú về việc thiết kế tag IMG, nhưng Andreessen không

dễ gì bị lay chuyển. Tag IMG được bổ sung v{o form được đề xuất bởi nhóm Mosaic trên

trình duyệt của họ và vẫn tồn tại rất vững v{ng trong HTML đến nay. Điều n{y đ~ l{m nản

lòng những người trong giới học giả - những người cố gắng tạo nên những sự thay thế IMG

trong những năm tiếp theo.

Th|ng 3 năm 1993: Lou Montulli công bố trình duyệt Lynx phiên bản 2.0a

Lou Montulli là một trong những người đầu tiên thiết kế nên một trình duyệt web dạng text

mang tên Lynx. Lynx là một trình duyệt web dạng text dành cho các terminal và các máy

tính sử dụng DOS không Windows. Lou Montulli sau đó được tuyển dụng về làm cho Tập

đo{n Truyền thông Netscape, nhưng dù sao anh cũng phần nào trung thành với ý tưởng

phát triển HTML trở thành một chuẩn mực, chứng tỏ mình là một người rất có ích đối với

nhóm phát triển HTML và ban biên tập HTML trong những năm sắp tới. Sự say mê của Lou

đối với các loại rượu ngon, đắt tiền và hiểu biết về những nhà hàng ngon ở khu vực thung

lũng Silicon làm cho việc chuẩn hóa HTML trở thành một quá trình thú vị hơn.

Page 11: HTML Dhtml

11

Đầu năm 1993: Dave Raggett bắt tay vào việc tự thiết kế trình duyệt web

Trong khi Eric Bina v{ nhóm NCSA Mosaic đang rất vất vả làm việc th}u đêm, Dave Raggett

ở phòng thí nghiệm Hawlett-Packard tại Bristol đang l{m việc bán thời gian trên trình

duyệt Arena của chính anh, trên đó anh hy vọng có thể biểu diễn tất cả c|c đặc điểm mới

của HTML.

Th|ng 4 năm 1993: Trình duyệt Mosaic được công bố

V{o th|ng 4 năm 1993, trình duyệt Mosaic phiên bản 1.0 được công bố cho máy trạm của

Công ty Sun Microsystems, một m|y tính được sử dụng để phát triển phần mềm chạy trên

hệ điều h{nh UNIX. Mosaic đ~ mở rộng c|c tính năng được chỉ định bởi Tim Berners-Lee; ví

dụ như thêm ảnh, các danh sách lồng nhau v{ điền vào form. Các học giả và kỹ sư phần

mềm sau đó tranh c~i rằng c|c tính năng mở rộng n{y đ~ không theo đúng thể thức và

không được thiết kế đúng c|ch.

Cuối năm 1993: C|c công ty lớn đ|nh gi| thấp vai trò của web

Công trình của Dave Raggett về trình duyệt Arena tiến triển chậm vì anh ta chỉ phát triển nó

một mình: Không có tiền để trả cho một đội ngũ lập trình viên. Nguyên nhân là do Hawlett-

Packard, cũng như nhiều công ty máy tính lớn kh|c, không tin tưởng mấy về khả năng

thành công của Internet; trên thực tế, nhu cầu cần có một hệ thống siêu văn bản toàn cầu đ~

bị lờ đi. Đối với nhiều tập đo{n lớn, liệu Internet có giúp họ thu về được lợi nhuận hay

không ngay từ đầu đ~ l{ một dấu hỏi lớn.

Đ~ có một quan niệm sai lầm rằng Internet chỉ dùng trong giới học giả. Ở một số công ty

lớn, cán bộ quản lý cao cấp đ~ được đảm bảo rằng dù gì đi nữa thì c|c công ty điện thoại

cũng sẽ cung cấp công nghệ cho công tác truyền thông toàn cầu. Kết quả là các cá nhân làm

việc trong các phòng nghiên cứu ở bộ phận thương mại đ~ không thể dành nhiều thời gian

cho việc phát triển web. Đối với nhiều nhà nghiên cứu – những người dành mọi thời gian để

cố gắng tạo ra thứ mà họ mường tượng như l{ một hệ thống truyền thông trong tương lai –

thì đ}y thật là một nỗi thất vọng.

Dave Raggett, nhận thức được rằng thời gian làm việc vẫn chưa đủ cho anh để đạt được

thành công ở một nhiệm vụ mà theo anh là vô cùng quan trọng, đ~ tiếp tục thiết kế trình

duyệt tại nhà. Ở nhà anh ngồi làm việc với một chiếc máy tính lớn trên b{n ăn, mặt bàn dán

đầy giấy, bút chì màu, các mảnh đồ chơi Lego v{ những miếng b|nh ăn dở của các con anh.

Dave còn sử dụng trình duyệt để cho phép chữ tràn xung quanh ảnh, form và các phần khác

của HTML tại Hội nghị WWE lần thứ nhất tại Geneva năm 1994. Trình duyệt Arena sau đó

được CERN sử dụng cho công tác phát triển.

Th|ng 5 năm 1994: NCSA chuyển nhượng các quyền lợi thương mại về trình duyệt Mosaic

cho Công ty Spyglass

Page 12: HTML Dhtml

12

Th|ng 5 năm 1994, Công ty Spyglass ký kết một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng

với NCSA để phát hành phiên bản nâng cấp về thương mại của Mosaic. Cũng v{o th|ng 8

năm đó, Đại học Illinois ở Champaign-Urbana, ngôi nhà của NCSA, chuyển nhượng tất cả các

quyền về thương mại trong tương lai về Mosaic cho Spyglass.

Th|ng 5 năm 1994: Hội nghị WWW lần thứ nhất được tổ chức tại Geneva với sự ra mắt của

HTML+

Mặc dù Marc Andreessen và Jim Clark có hứng thú với thương mại, những người còn lại

trong cộng đồng World Wide Web có một th|i độ khác hẳn: Họ xem mình như những người

đồng sáng lập ra một công nghệ mới tuyệt vời sẽ đem lại lợi ích cho cả thế giới. Họ run lên

vì hào hứng. Ngay cả các học giả nghỉ hưu trầm lạng cũng tranh luận rất sôi nổi, và nhiều

người say sưa với vị chúa mới được tạo ra của web.

Tại Hội nghị WWW lần thứ nhất do CERN tổ chức th|ng 5 năm 1994, tất cả 380 người tham

dự - đa số đến từ ch}u Âu nhưng cũng có nhiều người từ Mỹ - đều rất vui vẻ. Có lẽ bạn sẽ

nghĩ rằng Marc Andreessen, Jim Clark và Eric Bina hẳn sẽ có mặt tại đó, nhưng họ đ~ không

đến. Hầu như những người tham dự đều là từ giới học giả, đến từ những cơ quan như Tổ

chức Khí tượng Thế giới (WMO), Trung tâm Vật lý Lý thuyết Quốc tế, Đại học Iceland, v.v…

Những hội nghị sau có tính thương mại, nhưng hội nghị này là dành cho những người say

mê công nghệ, những người theo linh cảm biết được rằng đ}y sẽ là sự khởi đầu cho một cái

gì đó lớn lao.

Trong tuần đó, những giải thưởng đ~ được trao cho Marc Andreessen, Lou Montulli, Eric

Bina, Rob Hartill và Kevin Hughes vì những th{nh công đ|ng kể về web. Dan Connolly,

người đ~ xúc tiến việc định hình HTML 2, đưa ra một bài thuyết trình có tiêu đề “Khả năng

cộng tác: Tại sao tất cả đều thắng”, giải thích tại sao việc web vận hành với đặc tả HTML

đúng c|ch lại là một vấn đề quan trọng. Thật lạ lùng khi nghĩ rằng ít nhất 3 trong số những

người nhận giải tại hội nghị sau đó đ~ công khai chống đối ý tưởng của Dan rằng thông qua

một tiêu chuẩn liên công ty cho HTML là quan trọng.

Dave Raggett từ trước đó đ~ bắt tay vào thực hiện những ý tưởng mới về HTML với cái tên

HTML+. Hội nghị đ~ nhất trí rằng công việc trên HTML+ nên được thúc đẩy hơn nữa để

dẫn tới sự phát triển của HTML 3 đạt chuẩn mực. Dave Raggett, cùng với CERN, đ~ ph|t

triển Arena như một trình duyệt tiêu biểu cho công việc này. Bằng việc sử dụng Arena, Dave

Raggett, Henrik Frystyk Nielsen, Hakon Lie và nhiều người kh|c đ~ biểu diễn được văn bản

chảy tràn xong quanh hình minh họa, bảng biểu, hình nền, bài toán và nhiều thứ khác.

Hội nghị đ~ kết thúc thành công tối hôm đó với một chuyến dạo bằng tàu chạy quanh hồ

Geneva, đi theo còn có sự trình diễn của ban nhạc jazz Wolfgang and the Werewolves.

Hội nghị cũng đ~ quyết định chia HTML ra thành nhiều tầng. Mỗi tầng đều có cơ chế phân

tích HTML và bổ sung cần thiết cho chính nó và các tầng phía dưới. Vì thế nên “2.0” ban đầu

Page 13: HTML Dhtml

13

được hiểu như một cụm từ chỉ thị tầng thống nhất để mô tả các khả năng của trình duyệt

hơn l{ một con số đ|nh dấu phiên bản.

- Tầng 0: Bắt buộc cho mọi trình duyệt hỗ trợ. Tầng này bao gồm những phần như tiêu đề,

danh s|ch, điểm neo, v}n v}n… Tầng này làm nên những khác biệt nhỏ nhất trong trình bày

trên các platform khác nhau.

- Tầng 1: Bao gồm tất cả c|c đặc điểm của tầng 0, có thêm hỗ trợ hình ảnh nội tuyến và nhấn

mạnh văn bản (về ngữ nghĩa v{ theo quy luật tự nhiên).

- Tầng 2: Hỗ trợ điền vào các Forms. Khả năng n{y chưa được bổ sung phổ biến thời điểm

đó v{ cần rất nhiều nỗ lực mới có thể được hỗ trợ trên trình duyệt.

- Tầng 3: Bao gồm c|c đặc điểm kh|c như bảng biểu, số và ngắt văn bản.

Th|ng 9 năm 1994: IETF lập ra một nhóm nghiên cứu HTML

Đầu năm 1994, một nhóm nghiên cứu do IETF lập ra để làm việc với HTML.

IETF là tổ chức mang tiêu chuẩn quốc tế v{ l{ cơ quan ph|t triển Internet, là một cộng đồng

rộng lớn và mở của các nhà thiết kế mạng, người khai th|c, người mua bán và các nhà

nghiên cứu quan t}m đến sự phát triển và vận h{nh trơn tru của kiến trúc Internet. Công

tác kỹ thuật của IETF được thực hiện theo nhóm, được tổ chức theo chủ đề ở nhiều lĩnh

vực; ví dụ như an ninh, tuyến mạng, và ứng dụng. Nói chung, IETF là một phần trong nền

văn hóa m{ ở đó Internet được xem như sở hữu của quần chúng.

Giữ cho việc sử dụng HTML bình thường, các nhóm nghiên cứu mở cho bất kỳ ai trong cộng

đồng kỹ sư: bất kỳ nhà khoa học máy tính nào có hứng thú đều có thể trở thành một thành

viên và có thể tham gia tranh luận thư điện tử. Nhóm nghiên cứu HTML họp mặt khoảng 3

lần một năm.

Th|ng 7 năm 1994: Đặc tả HTML cho HTML 2 được công bố

Trong năm 1993 v{ đầu năm 1994, nhiều trình duyệt đ~ đóng góp cho HTML: ngôn ngữ lúc

đó đang trở nên mập mờ. Dan Connolly v{ c|c đồng sự nỗ lực thu thập tất cả các tag được

sử dụng rộng rãi của HTML và sắp đặt chúng trở thành một bản kế hoạch định nghĩa một

thứ m{ được Tim Berners-Lee gọi là HTML 2. Bản kế hoạch sau đó được phát tán trên mạng

Internet để thu thập ý kiến. Dan rất kiên nhẫn suy xét vô số đề nghị từ những người say mê

HTML ở khắp nơi để đảm bảo tất cả mọi người cuối cùng sẽ vui vẻ ch{o đón sự ra đời của

HTML 2. Anh còn soạn cả một DTD cho HTML 2 – một bản mô tả chính xác theo toán học về

ngôn ngữ này.

Th|ng 11 năm 1994: Netscape được thành lập

Trong năm 1993, Marc Andreessen ngày càng cảm thấy khó chịu vì phải làm việc cho dự án

Mosaic thay vì nắm quyền điều hành nó. Sau khi tốt nghiệp, anh quyết định rời NCSA và

hướng tới California, tại đó anh gặp Jim Clark, một người nổi tiếng ở thung lũng Silicon v{

Page 14: HTML Dhtml

14

có tiền để đầu tư. Họ cùng nhau thành lập Hãng truyền thông Mosaic, sau này trở thành Tập

đo{n Truyền thông Netscape th|ng 11 năm 1994. Họ dự định sẽ tạo ra và quảng cáo cho

trình duyệt của chính họ.

Trình duyệt do họ thiết kế là một thành công lớn đến mức nhiều người còn nhầm tưởng

rằng Netscape đ~ s|ng lập ra web. Netscape đ~ cố hết sức để ngay cả những người phụ

thuộc vào kết nối Internet bandwidth thấp – những người chỉ có modem để liên kết tại nhà

– cũng có thể kết nối mạng hiệu quả. Điều n{y đ~ gia tăng uy tín của công ty rất nhiều.

Đi theo con đường đ~ được định trước, Netscape bắt đầu tự phát minh ra các tag HTML mà

không công khai thảo luận với cộng đồng web. Netscape hiếm khi xuất hiện tại các hội nghị

lớn của WWW Quốc tế, nhưng dường như tổ chức n{y đang nắm tiêu chuẩn của HTML.

Cuối năm 1994: Hiệp hội mạng Quốc tế thành lập

Hiệp hội mạng Quốc tế được thành lập cuối năm 1994 nhằm hoàn thành tiềm năng của web

qua sự phát triển của các chuẩn mực. Họ rất có nhiệt huyết về HTML. Như một dàn nhạc lớn

đòi hỏi phải có những nhạc công giỏi nhất, hiệp hội này tuyển dụng những cái tên nổi tiếng

nhất trong cộng đồng mạng. Dẫn đầu là Tim Berners-Lee, và còn một số những cái tên khác

trong nhóm v{o năm 1997:

- Dave Raggett về lĩnh vực HTML; đến từ Vương quốc Anh.

- Arnauld le Hors về lĩnh vực HTML; đến từ Pháp.

- Dan Connolly về lĩnh vực HTML; đến từ Mỹ.

- Henrik Frystyk Nielsen về lĩnh vực HTTP và phát triển cho mạng hoạt động nhanh hơn;

đến từ Đan Mạch.

- Hakon Lie về lĩnh vực style sheet; đến từ Na Uy. Anh sống tại Pháp, làm việc cho INRIA.

- Bert Bos về lĩnh vực style sheet v{ layout; đến từ Hà Lan.

- Jim Miller về lĩnh vực điều tra các công nghệ có thể sử dụng để đ|nh gi| nội dung trang

web; đến từ Mỹ.

- Chris Lilley về lĩnh vực style sheet và hỗ trợ font; đến từ Vương quốc Anh.

Hiệp hội W3 được bố trí ở Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính tại Học viện Công nghệ

Cambridge, Massachusetts, Mỹ; ở INRIA (Viện nghiên cứu Điều khiển và Khoa học Máy tính

Quốc gia) – một viện nghiên cứu của chính phủ Pháp. Hiệp hội W3 còn có một cơ sở tại Đại

học Keio ở Nhật Bản. Bạn có thể truy cập vào các trang web của hiệp hội trên www.w3.org.

Hiệp hội được tài trợ bởi nhiều công ty hưởng lợi nhuận trực tiếp từ công việc của hiệp hội

về các chuẩn mực và các công nghệ mạng khác. Các công ty thành viên gồm có Tập đo{n

Digital Equipment; Công ty Hawlett-Packard; Tập đo{n IBM; Tập đo{n Microsoft; Tập đo{n

Truyền thông Netscape; và Công ty Sun Microsystems; cùng nhiều công ty khác.

Page 15: HTML Dhtml

15

Trong năm 1995: HTML được mở rộng với nhiều tag mới

Trong năm 1995, nhiều tag mới của HTML được hình thành. Ví dụ như thuộc tính

BOGOLOR của phần tử BODY và FONT FACE, có chức năng về mặt kiểu dáng của tài liệu, trở

nên lạc lõng trong giới kỹ sư lý thuyết. Họ chống đối: “Không được phép làm thế trên

HTML”. Họ tin rằng những thứ như m{u văn bản, kết cấu nền, cỡ font chữ và bề mặt font

chữ hoàn toàn nằm ngoài phạm vi ngôn ngữ khi ý định của họ chỉ muốn chỉ rõ cách thức tổ

chức một tài liệu.

3) Những bước chân vững mạnh hơn của HTML (từ năm 1995)

Th|ng 3 năm 1995: HTML 3 được công bố như l{ một Dự thảo Internet

Internet làm cho ngôn ngữ HTML phát triển v{ chính nó cũng ứng dụng những phát triển

của HTML. Tại thời điểm này, các trang web ngày càng trở nên phổ biến hơn, v{ c{ng nhiều

người bắt đầu học HTML.

Tuy các phiên bản trước đó đ~ cung cấp nhiều chức năng kh| tốt, người ta vẫn đòi hỏi có

thêm những chức năng v{ thẻ định dạng mới để tăng cường giao diện các trang web của họ.

Công ty Netscape dẫn đầu trong thị trường trình duyệt tại thời điểm đó, với trình duyệt

Netscape Navigator. Để đ|p ứng nhu cầu của khách hàng sử dụng HTML, họ giới thiệu thêm

thẻ mới và các thuộc tính độc quyền cho trình duyệt Netscape Navigator của họ. Những

chức năng mới được gọi là thẻ Netscape mở rộng, chỉ làm việc được trong trình duyệt

Netscape Navigator. Các trình duyệt kh|c đ~ cố gắng để mô phỏng các thẻ của Netscape để

tiếp tục cạnh tranh trong thị trường trình duyệt, nhưng trình duyệt của họ không thể hiển

thị những thứ như họ mong muốn. Điều này dẫn đến sự thiếu thống nhất trình duyệt, khi

mà một trang web trông tốt trong ETs Netscape, nhưng lại xấu trong trình duyệt khác. Các

nhà phát triển trang web tỏ ra rất thất vọng v{ do đó c|c phiên bản mới nâng cấp của HTML

là hết sức cần thiết.

Tại thời điểm này, một nhóm làm việc HTML, đứng đầu bởi Dave Raggett, đ~ giới thiệu một

dự thảo mới, HTML 3.0. Dự thảo này bao gồm nhiều chức năng mới và cải tiến cho HTML,

và hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà quản trị web thiết kế các trang của họ, chẳng

hạn như hỗ trợ cho các bảng, dòng văn bản cũng như c|c con số và màn hình hiển thị các

công thức toán học phức tạp. Đ|ng buồn thay, HTML 3.0 làm chậm đường truyền của các

trình duyệt, khiến chúng hết sức chậm chạp trong việc triển khai những cải tiến mới (chỉ

cập nhật một phần nhỏ và bỏ qua phần còn lại). Sự khác biệt giữa HTML 2.0 và HTML 3.0 là

quá lớn nên việc tiêu chuẩn hóa và triển khai c|c đề nghị rất khó thực hiện. Vì lý do này, dự

thảo HTML 3.0 đ~ bị loại bỏ. V{o mùa xu}n năm 1996, c|c nh{ ph|t triển Web vẫn chưa có

hướng dẫn chính thức về nhiều thành phần của phiên bản HTML mới, do đó, c|c nh{ chức

tr|ch đặc điểm kỹ thuật cần phải tìm kiếm tìm kiếm một sự thỏa hiệp.

Page 16: HTML Dhtml

16

Các thẻ định dạng văn bản ng{y c{ng được phát triển, và rõ ràng rằng một hệ thống tiêu

chuẩn cần thiết phải được thành lập. Vì thế, nhiệm vụ của World Wide Web Consortium

(W3C) là chuẩn hóa ngôn ngữ HTML và giữ cho nó phát triển theo đúng định hướng. Theo

đặc tả kỹ thuật dự thảo HTML 3.0, các nhà sản xuất trình duyệt đ~ l{m việc gấp rút để mở

rộng HTML v{ l{m cho c|c tính năng của trình duyệt được chấp nhận trong cộng đồng các

nh{ đầu tư. Để tìm ra đặc điểm kỹ thuật chính thức, v{o mùa xu}n năm 1996, W3C đ~ tiếp

cận nhiều nhà cung cấp, bao gồm cả IBM, Microsoft, Netscape Communications

Corporation, Novell, SoftQuad, Spyglass, v{ Sun Microsystems, để đạt được một thỏa hiệp

về đặc điểm kỹ thuật mới của HTML khác biệt hơn hẳn so với dự thảo HTML 3.0 cồng kềnh.

Công trình đầu tiên của họ là bộ m~ WILBUR, v{ sau n{y được gọi l{ HTML 3.2, bước tiếp

theo trong sự tiến hóa của HTML. Đ}y l{ một sự thay đổi để đạt được các tiêu chuẩn hiện có,

bước tiến lớn đối với các phiên bản sau. Hầu hết các thẻ sở hữu độc quyền được tạo ra bởi

Netscape cho trình duyệt Netscape Navigator cũng như Microsoft cho trình duyệt Internet

Explorer không nằm trong HTML 3.2. HTML 3.2 nhanh chóng được nắm bắt và trở thành

tiêu chuẩn chính thức v{o th|ng Giêng năm 1997, v{ ng{y nay tất cả các trình duyệt đều

được hỗ trợ đầy đủ.

Phiên bản n{y quy định c|c tính năng chính thức đ~ được triển khai rộng rãi trong các nhãn

hiệu khác nhau của các trình duyệt web, bao gồm các bảng, applet, dòng chảy văn bản, chữ,

và subscripts.

Page 17: HTML Dhtml

17

II. DHTML nhen nhóm ra đời từ năm 1995

1) Một vài nét về sự ra đời

Cũng v{o khoảng thời gian này, cộng đồng công nghệ bắt đầu được nghe nói đến sự xuất

hiện của DHTML.

DHTML ban đầu là một thuật ngữ tiếp thị được sử dụng bởi Microsoft v{ Netscape để mô tả

công nghệ "mới" được hỗ trợ bởi các trình duyệt thế hệ thứ tư, Netscape Navigator 4X v{

Miscrosoft Internet Explorer 4X.

Một v{i năm trước khi Microsoft lần đầu tiên giới thịêu Internet Explorer 4 đ~ l{m thay đổi

hướng phát triển Web client-side. Nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, được đính kèm với các

phiên bản của Windows v{ được giới thiệu như một kỹ thuật mới là DHTML.

HTML động (DHTML) lần đầu tiên được phát triển vào khoảng giữa thập niên 90. Tuy

nhiên, do sự khó khăn của các trình duyệt lúc bấy giờ, sự triển khai DOM và CSS không phù

hợp giữa các trình duyệt làm cho DHTML không thể phát triển. DHTML được giới thiệu trở

lại v{o năm 1997 cùng với sự phát triển của các trình duyệt thế hệ 4X.

DHTML được Microsoft và Netscape xem là cách mới hiệu quả để l{m cho trang web tương

t|c hơn. Cả Microsoft và Netscape chia sẻ cùng khái niệm nhưng họ đ~ thực hiện khái niệm

này khác nhau.

DHTML là yếu tố chính cho việc phát triển Internet Explorer, Netscape cũng ph|t triển

DHTML sau đó, v{ triển khai một phiên bản DHTML không mấy th{nh công, NN4. NN6 đ~

thay đổi nhiều hơn, v{ b}y giờ Netscape hỗ trợ cho DOM Level 1, dù NN6 đ~ thực hiện điều

n{y trước đ}y.

Netscape cung cấp tag <LAYER> kết hợp chặt chẽ với Javascript v{ Style Sheet trong điều

khiển x|c định vị trí. Trong khi đó Microsoft sử dụng Active X và CSS Style Sheet kết hợp

chặt chẽ ngôn ngữ scripting như Jscript (phiên bản JavaScript của Microsoft) hay VBScript

để điều khiển x|c định vị trí.

Cụ thể hơn:

DHTML của Netscape

Netscape đ~ đưa ra nhiều công nghệ mới, hi vọng sẽ tạo ra nhiều trang web động. Thế

nhưng, CSS đ~ l{m hầu hết những điều tương tự v{ được công nhận bởi W3C.

Với DHTML của Netscape, các layer có thể trong suốt hoặc không trong suốt, một layer có

thể được đặt trên hay dưới layer kh|c. Netscape cũng cung cấp “Dynamic Fonts”, người sử

dụng có thể gửi font với document v{ người xem có thể thấy những font này trên web page

khi họ không c{i đặt font này trên máy.

Page 18: HTML Dhtml

18

Các tập tin định kiểu JavaScript (JavaScript Style Sheets - JSS) được giới thiệu trong

Navigator 4.0 thay thế CSS của Netscape. Như CSS, JSS cho phép bạn x|c định kiểu những

thẻ HTML thể hiện nội dung, nhưng JSS sử dụng cú pháp JavaScript. Tuy nhiên, trình duyệt

duy nhất hỗ trợ JSS là Navigator 4.0. Ngay cả những bản nâng cấp mới nhất của Netscape

hay Mozilla cũng không hỗ trợ loại công nghệ cũ n{y.

Ngoài ra, Netscape cung cấp nhiều layer HTML. Như điều khiển định vị CSS, chúng cho phép

bạn kiểm soát vị trí và tầm nhìn của các yếu tố trên màn hình. Tuy nhiên, một lần nữa, chỉ

Navigator 4.0 hỗ trợ các layer này, và Netscape từ bỏ những công nghệ ủng hộ cho CSS.

Mặc dù Mozilla, cùng với sự mở rộng Firefox, đ~ thừa hưởng phần lớn sự phát triển của

trình duyệt Netscape, nhưng vẫn không thể tiếp tục hỗ trợ cho DHTML của Netscape.

CÔNG NGHỆ DHTML TỪ NETSCAPE

Tên Mô tả

JSS

(JavaScript Style Sheets)

JSS sử dụng cú ph|p JavaScript để x|c định các phần tử HTML khác nhau sẽ được hiển thị như thế nào.

Layers Tương tự như CSS-P, layers cho phép bạn kiểm soát các phần tử vị trí trên m{n hình, để duy trì hoặc "ẩn" khả năng hiển thị của các phần tử này.

DHTML của Microsoft

Microsoft đưa c|c đặc tính DHTML vào phiên bản Internet Explorer 4.0. C|c đặc tính khoá

trong DHTML của Microsoft là: Cascading Style Sheets, Document Object Model (DOM), và

Data Binding. Microsoft Internet Explorer 5 cung cấp một đặc tính dễ sử dụng cho phép

người thiết kế web v{ người phát triển cải thiện to lớn giao diện và thể hiện trang web. Sử

dụng sức mạnh thuộc tính động, có thể khai báo giá trị property không chỉ như hằng số mà

còn là những công thức (formula). Formula sử dụng trong property dynamic có thể tham

chiếu giá trị property từ các element khác.

Đa phần DHTML từ Microsoft dựa trên những công nghệ độc quyền của Microsoft như

ActiveX. Vì ActiveX thuộc Microsoft nên không ai nghĩ nó có thể trở thành một công nghệ

cross-browser. Ngoài ra, nhiều nghi vấn đ~ nảy sinh trong việc sử dụng các điều khiển

ActiveX và ít nhất điều đó sẽ làm chúng trở nên khó thực hiện hơn.

Microsoft cũng đ~ giới thiệu bộ lọc hình ảnh động (sử dụng c|c điều khiển ActiveX) giúp

bạn thêm những hiệu ứng hình ảnh v{o đồ họa v{ văn bản trong tài liệu. Nếu bạn đ~ từng

làm việc với bộ lọc Photoshop, bạn sẽ gần như hiểu cách làm việc với những bộ lọc hình

ảnh. Vấn đề là những bộ lọc này không chuẩn trên tất cả các trình duyệt, và thậm chí còn

không được hỗ trợ trên tất cả các phiên bản của Internet Explorer.

Page 19: HTML Dhtml

19

CÔNG NGHỆ DHTML TỪ MICROSOFT

Tên Mô tả

CSS động

(Dynamic Cascading Style Sheets)

CSS động cho phép bạn thay đổi vị trí của các phần tử của một trang cũng như c|ch trình b{y chúng.

Bộ lọc

hình ảnh

Tương tự như c|c bộ lọc của Photoshop, bộ lọc hình ảnh cho phép bạn áp dụng hiệu ứng hình ảnh với văn bản v{ đồ họa trên trang web. (Chỉ hỗ trợ bởi trình duyệt IE)

Cross-browser DHTML

Cross-browser là một đoạn code thể hiện khả năng của một địa chỉ web, một ứng dụng web,

cấu trúc HTML hoặc tập lệnh từ người dùng. Nó cung cấp những đặc tính cần thiết giúp hoạt

động bình thường ở những môi trường thiếu hoặc mất những điều kiện cần để hoạt động.

CÔNG NGHỆ CROSS-BROWSER DHTML

Tên Mô tả

CSS-1

(Cascading Style Sheets Level 1)

CSS-2

(Cascading Style Sheets Level 2)

CSS cho phép bạn kiểm soát các phần tử HTML sẽ được hiển thị trên trang.

CSS-P

(Cascading Style Sheets -Positioning)

CSS-P cho phép bạn kiểm so|t định vị phần tử trong Window để duy trì hoặc "ẩn" khả năng hiển thị của các nguyên tố này.

JavaScript JavaScript cho phép bạn viết một tập các lệnh mã đơn giản để kiểm soát các yếu tố HTML trong Window.

Trong nhiều năm, những mâu thuẫn trong việc hỗ trợ công nghệ giữa hai trình duyệt chính

gây khó chịu cho các nhà phát triển web, những người muốn duy trì sự tương thích giữa các

cross-browser. May mắn thay, các thông số kỹ thuật cho DHTML do Netscape và Microsoft

đưa ra có phần trùng nhau, ngăn cản DHTML trở thành một công nghệ độc quyền.

Page 20: HTML Dhtml

20

Phần hai phiên bản HTML động trùng nhau là phần cross-browser DHTML, bao gồm CSS,

JavaScript, và Document Object Model (DOM).

Ngày nay, những trình duyệt thực hiện chuẩn CSS, DOM, JavaScript, và việc sử dụng các

trình duyệt cũ (chẳng hạn như Navigator 4) đang giảm dần. Do đó, DHTML có thể được sử

dụng cho một loạt các ứng dụng. Mặc dù vẫn còn nhiều mâu thuẫn về trình duyệt, nhưng

việc code trên tất cả các trình duyệt đ~ trở nên dễ d{ng hơn với độ sai khác là tối thiểu để

thích ứng với sự khác biệt của bất kỳ trình duyệt nào.

2) Vị trí hiện nay của DHTML

Hiện nay, sau nhiều năm DHTML được giới thiệu lần đầu tiên, mọi thứ đ~ trở nên tốt hơn

đôi chút. Nhưng vì sự hỗ trợ giới hạn của CSS và XML cùng với mô hình DOM độc quyền, sử

dụng những trình duyệt cũ bắt buộc các nhà phát triển phải viết nhiều phiên bản cho mỗi

trang, nên nó vô cùng tốn kém. Phần lớn các trang trên World Wide Web vẫn hoàn toàn sử

dụng HTML, không có bất cứ link tương t|c n{o v{ form đơn giản.

Kỹ thuật DHTML hiện đang ở trong giai đoạn phát triển, với NS 4 và IE 4 làm khác biệt hoàn

toàn sự triển khai kỹ thuật này. DHTML trong IE 4 vượt trội và linh hoạt hơn hẳn DHTML

trong NS 4.

3) Khả năng của DHTML trong tương lai

DHTML thất bại trong việc trở th{nh chương trình client-side chuẩn khi Macromedia cho ra

kỹ thuật Flash. Bằng cách sử dụng c{i đặt client-side code, Flash pages phá vỡ tính không

tương thích của các trình duyệt web. Hơn 98% c|c trình duyệt hỗ trợ Flash.

Java cũng trở th{nh đối thủ của DHTML. Dạo qua các trang game Yahoo hay AOL dù tối hay

ngày bạn sẽ thấy h{ng trăm ng{n người chơi game đựơc ph|t triển bằng Java applet. Applet,

được hỗ trợ bởi ngôn ngữ Java. Flash scripting v{ DHTML không đủ khả năng hay tốc độ

nhanh, v{ qu| khó để thực hiện.

4) Nhận xét nhanh một số ưu khuyết điểm của DHTML

Page 21: HTML Dhtml

21

Ưu điểm Khuyết điểm

Được hỗ trợ bởi tất cả các trình duyệt.

Thay đổi nội dung nhanh.

Kích thước tập tin nhỏ.

Không cần thiết thêm plug-in.

Dễ d{ng để tìm hiểu.

Các tiêu chuẩn mở

Phát triển nhanh

Trải nghiệm Web nhanh hơn

Có thể thêm c|c tương t|c nhiều hơn thông qua Ajax

Cầu kỳ, kén chọn, khó tính: JavaScript và CSS được nổi tiếng l{ “khó tính” khi nói đến cú pháp.

Thiết bị cầm tay: Hầu hết các thiết bị di động có thể truy cập Internet đều giới hạn hỗ trợ DHTML

DHTML làm cho trang web trở nên sống động v{ tương t|c hơn với người dùng. Với sự phát

triển của các Browser hiện nay người sử dụng không còn phải lo lắng khi lướt qua những

trang DHTML. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, DHTML vẫn còn một số khuyết điểm mà

hầu hết c|c chương trình thường vấp phải. Thời gian tới những khuyết điểm này sẽ được

khắc phục trong các phiên bản DHTML mới của Microsoft và Netscape.

Page 22: HTML Dhtml

22

III. Niềm tin vững chắc vào HTML

1) Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2008: HTML 4.0 v{ sự lên ngôi của XHTML

HTML 4 chính là phiên bản có thể coi là thành công nhất trong các phiên bản hiện giờ

(HTML5 đang được phát triển). Người ta dành cả năm 1997 để phát triển phiên bản

HTML4, một bước tiến triển quan trọng trong những phiên bản cũ.

Th|ng 12 năm 1997, HTML 4.0 được xuất bản bởi W3C. Nó cung cấp 3 biến thể:

HTML4 gồm những công cụ có giá trị mang lại thêm nhiều đất sáng tạo cho dân thiết kế

web: CSS. Ban đầu CSS cũng không được coi là quan trọng lắm, nhưng đến nay, người ta

đ|nh gi| nó cũng quan trọng không kém gì bản thân HTML.

Với tên m~ ban đầu l{ “Cougar”, HTML 4.0 đ~ thông qua nhiều loại yếu tố và thuộc tính cụ

thể của trình duyệt nhưng nó lại tìm cách loại bỏ tính năng đ|nh dấu hình ảnh của Netscape

bằng cách cáo buộc họ phản đối sự ủng hộ các style sheet.

Một sự kiện quan trọng nữa là sự phát triển của các trình duyệt: Microsoft ứng dụng hầu

như tất cả các thẻ và trình duyệt Internet Explorer được người sử dụng yêu thích hơn ,l{m

lu mờ Netscape. Hơn nữa HTML 4 là 1 ứng dụng phù hợp với chuẩn ISO 8879 – SGML

V{o th|ng 4 năm 1998 HTML4 đ~ được tái phát hành với một số sửa đổi cùng với sự chứng

nhận bởi W3C v{ tương lai trở nên sáng lạn hơn. Tuy nhiên HTML vẫn giữ tên phiên bản là

4.0.

Th|ng 12 năm 1999, W3C ph|t h{nh HTML 4.01, nó cung cấp 3 biến thể tương tự như

HTML 4.0 và bản vá cuối cùng của nó được công bố v{o ng{y 12 th|ng 5 năm 2001.

Th|ng 5 năm 2000 ISO/IEC 15445:2000 ("ISO HTML", dựa trên HTML 4.01 Strict) đ~ được

xuất bản như một tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC. Tiêu chuẩn ISO n{y rơi v{o lĩnh vực

JTC1/SC34 ISO/IEC (Ủy ban kỹ thuật chung ISO/IEC 1, Tiểu ban 34 - Tài liệu mô tả và ngôn

ngữ xử lý).

HTML 4.01 và ISO/IEC 15445:2000 là các phiên bản gần đ}y nhất của HTML tính đến nay

(HTML 5 vẫn đang được phát triển).

Khi HTML 4 được phát hành nó có một “đối thủ” gọi là XHTML (Extensible HyperText

Markup Language – tạm dịch: ngôn ngữ đ|nh dấu siêu văn bản mở rộng) và từ năm 1998

đến nay, cuộc chiến vẫn diễn ra ác liệt , nhưng cuối cùng có lợi nhất vẫn l{ người sử dụng

Internet.

HTML 4 gồm ba phiên bản ngôn ngữ khác nhau.

- Strict, trong đó cấm những yếu tố phản đối

- Transitional (tên gọi kh|c l{ Loose), trong đó cho phép những yếu tố phản đối

Page 23: HTML Dhtml

23

- Frameset, trong đó cho phép những khung liên quan

Phiên bản Strict dành cho các tài liệu mới v{ được coi là tốt nhất, trong khi các phiên bản

Transitional và Frameset đ~ được phát triển để có thể dễ d{ng hơn trong việc chuyển đổi

các tài liệu phù hợp để đặc tả HTML cũ hơn hoặc không phù hợp với bất kỳ đặc điểm kỹ

thuật nào của HTML 4. Các phiên bản Transitional v{ Frameset cho phép đ|nh dấu

presentational, được bỏ qua trong phiên bản Strict. Thay v{o đó, khuyến khích các trang

theo tầng để cải thiện trình bày của các tài liệu HTML. Bởi vì XHTML 1 chỉ định nghĩa một

cú pháp XML cho ngôn ngữ HTML 4.

Phiên bản Transitional cho phép một số phần của từ vựng, vốn không có trong phiên bản

Strict, ví dụ như yếu tố nội tuyến, c|c đoạn văn rõ rang được cho phép trực tiếp trong:

body, blockquote, form, noscript v{ noframes…

Phiên bản Frameset bao gồm tất cả mọi thứ trong phiên bản Transitional, cũng như c|c yếu

tố frameset (được sử dụng thay cho body) và frame.

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, một phiên bản khác của HTML được ra đời và trọng

dụng hơn: XHTML. Ho{n to{n dựa trên nền tảng của HTML, người anh em này hầu như chỉ

được chỉnh sửa lại cho chỉn chu và chặt chẽ hơn. Về phương diện kĩ thuật, XHTML là một họ

các kiểu tài liệu hiện tại v{ tương lai cùng c|c mô đun nhằm tái tạo lại, mở rộng, thâu nạp

HTML, tái cấu trúc lại dưới dạng XML. Các dạng tài liệu thuộc họ XHTML tất cả đều dựa trên

XML, v{ được thiết kế để làm việc tuyệt đối với c|c trình đại diện người dùng hiểu XML.

XHTML là thế hệ kế tiếp HTML, v{ đ~ có một loại c|c đặc tả được phát triển cho XHTML.

Th|ng 12 năm 1998 khi ấn phẩm của Dự W3C cách tân HTML trong XML. Voyager, tên mã

của một ngôn ngữ đ|nh dấu mới dựa trên HTML 4, nhưng tôn trọng các quy tắc cú pháp

chặt chẽ của XML đ~ ra đời. Th|ng 2 năm 1999, tên của ngôn ngữ n{y đ~ được đổi thành

XHTML 1.0 v{ v{o th|ng Giêng năm 2000, nó chính thức được thông qua như l{ một

khuyến cáo của W3C.

XHTML 1.0 Strict tương đương với HTML 4.01 Strict, bao gồm các yếu tố và các thuộc tính

chưa được đ|nh dấu phản đối trong c|c đặc điểm kỹ thuật HTML 4.01. Tính đến ngày 25

th|ng 5 năm 2011, XHTML 1.0 Strict l{ c|c loại tài liệu được sử dụng cho trang chủ của

trang web của W3C.

XHTML 1.0 Transitional tương đương XML của HTML 4.01 Transitional, bao gồm các yếu tố

presentational (chẳng hạn như font chữ, center và strike).

XHTML 1.0 Frameset tương đương XML của HTML 4.01 Frameset, cho phép định nghĩa t{i

liệu frameset-một tính năng Web phổ biến vào cuối những năm 1990.

Ấn bản thứ hai của XHTML 1.0 trở thành một khuyến nghị của W3C v{o th|ng T|m năm

2002.

Page 24: HTML Dhtml

24

XHTML 1.1 phát triển xung quanh việc Mô-đun hóa đặc điểm kĩ thuật ban đầu của XHTML.

W3C đ~ ph|t h{nh bản dự thảo đầu tiên vào tháng Chín năm 1999 v{ đ~ đạt được tình trạng

Khuyến v{o th|ng 5 năm 2001. C|c mô-đun kết hợp trong XHTML 1.1 tái tạo một cách hiệu

quả XHTML 1.0 Strict, với việc bổ sung các yếu tố chú thích ruby (ruby, RBC, rtc, rb, rt. và

rp) để hỗ trợ tốt hơn c|c ngôn ngữ Đông Á. Những thay đổi khác bao gồm loại bỏ các thuộc

tính tên từ và yếu tố bản đồ, và loại bỏ (trong ấn bản đầu tiên của ngôn ngữ) thuộc tính lang

của XML.

Mặc dù XHTML 1.1 phần lớn l{ tương thích với XHTML 1.0 v{ HTML 4 nhưng v{o th|ng

T|m năm 2002, Nhóm công tác của W3C đ~ ban h{nh Lưu ý chính thức cho rằng nó không

nên được truyền với các loại dữ liệu truyền thông của HTML. Với sự hỗ trợ trình duyệt giới

hạn cho các ứng dụng XHTML và XML, XHTML 1.1 đ~ được chứng minh là không thể sử

dụng rộng rãi.

Trong th|ng 1 năm 2009, một ấn bản thứ hai của tài liệu về phương tiện truyền thông

XHTML được ban h{nh để làm giảm sự hạn chế n{y v{ cho phép XHTML 1.1 được sử dụng

như l{ đoạn văn bản.

Một ấn bản thứ hai của XHTML 1.1 đ~ được ph|t h{nh v{o ng{y 23 th|ng 11 năm 2010 với

nhiều địa chỉ bản vá khác nhau và cho biết một XML Schema không thể thực hiện trong các

đặc điểm kỹ thuật ban đầu (lần đầu tiên được phát hành một thời gian ngắn ngày 7 tháng

năm 2009 như l{ một "Khuyến nghị sửa đề xuất" trước khi bị hủy bỏ vào ngày 19 do vấn đề

không được giải quyết).

Trong tất cả các phiên bản của XHTML, XHTML Basic 1.0 cung cấp c|c tính năng ít nhất. Với

XHTML 1.1, nó là một trong hai triển khai đầu tiên của XHTML mô-đun. Ngo{i Modules Core

(structure, text, hypertext, và list), nó còn thực hiện các mô-đun trừu tượng sau: base, dạng

cơ bản, các loại bảng cơ bản, hình ảnh, siêu liên kết, siêu thông tin, đối tượng, style sheet và

mục tiêu.

XHTML Basic 1.1 thay thế dạng mô-đun cơ bản thành dạng mô-đun, v{ cho biết thêm các sự

kiện nội tại, trình bày và các mô-đun scripting. Nó cũng hỗ trợ các thẻ và các thuộc tính bổ

sung từ các module khác. Phiên bản n{y đ~ trở thành một đề nghị của W3C vào ngày 29

tháng Bảy năm 2008.

Phiên bản hiện tại của XHTML Basic 1.1 Second Edition (23/11/2010), trong đó ngôn ngữ

được thực hiện trong ngôn ngữ XML Schema của W3C. Phiên bản n{y cũng hỗ trợ các thuộc

tính lang.

2) Từ năm 2008 đến nay: sự chuẩn bị cho kỉ nguyên của HTML 5

HTML 5 là một ngôn ngữ đ|nh dấu d{nh cho cơ cấu và trình bày nội dung World Wide Web

và là công nghệ cốt lõi của Internet. Đ}y l{ phiên bản thứ năm của chuẩn HTML (tạo ra vào

năm 1990 v{ chuẩn hóa theo chuẩn HTML 4 năm 1997). Tính đến th|ng 11 năm nay

Page 25: HTML Dhtml

25

(2012), nó vẫn còn đang được phát triển. Mục tiêu cốt lõi của nó đ~ được cải thiện bởi ngôn

ngữ hỗ trợ đa phương tiện mới nhất, có thể được đọc dễ dàng bởi con người mà máy tính

và các thiết bị kh|c cũng có thể hiểu một cách chính xác (các trình duyệt web, phân tích cú

pháp, vv). HTML 5 không chỉ bao gồm HTML 4, mà còn XHTML 1 và DOM Level 2 HTML.

HTML 5 không phải phần là mềm độc lập mà nó là một phiên bản mới của HTML. Trình

duyệt web phải hỗ trợ phiên bản mới này của HTML để hiển thị một cách chính xác các

trang web sử dụng HTML 5. Khi các nhà phát triển trình duyệt đ~ có update cho HTML 5 thì

người dùng chỉ việc để cho trình duyệt tự động update là có thể sử dụng được HTML 5 mà

không cần cài thêm bất cứ một phần mềm nào khác.

a) Quá trình hình thành

Tập đo{n Mozilla v{ Opera đ~ trình b{y 1 dự án lên W3C, tập trung chủ yếu phát triển công

nghệ thích hợp với những browser hiện h{nh, trong đó có cả một bản thào về WEb form

2.0. V{ c|i workshop đó thì đ~ đi đến kết luận với việc bầu cử, 8 theo và 14 phản đối việc có

nên tiếp tục với HTML hay không. Công việc dựa trên dự |n ban đầu đó được chuyển đến 1

tổ chức mới hình thành: WHATWG. Và một bản thảo thứ hai cũng được giới thiệu: web app

1.0, hai bản thiết kế n{y thì đ~ hợp lại và hình thành HTML 5. V{o năm 2007, W3C đ~ bắt

đầu làm việc với ý tưởng về HTML 5.

2008 - bản dự |n đầu tiên được công bố.

WHATWG cho trình làng cái dự |n đầu tiên của bản thiết kế vào 22/1/2008. Một phần của

HTML 5 đ~ được bổ sung vào các trình duyệt mặc dù bàn thiết kế vẫn chưa đạt đến trạng

thái "khuyên dùng".

2011 - Last call

Ngày 14/2/2011, W3C mở rộng bản tuyên bố về những cột mốc cần có đối với HTML 5 của

nhóm HTML. Tháng 5/2011, họ cải tiến HTML 5 và gọi nó là last call. Một lời mời tới cộng

đồng trong cũng như ngo{i W3C để x|c định độ ổn định của bản thiết kế. W3C đang ph|t

triển 1 bài kiểm tra toàn diện để tìm hiểu s}u hơn về khả năng truyền tải và sử dụng thông

tin rộng rãi cho bản thiết kế đầy đủ v{o năm 2014, v{ đó cũng l{ hạn cuối để có thể công bố

trạng th|i khuyên dùng. Th|ng 1/2011 WHATWG đổi tên "HTML 5" tiêu chuẩn sống thành

HTML. Tuy nhiên cái tiêu chuẩn sống ấy không bao giờ được hoàn thành và vẫn đang tiếp

tục được cập nhật và cải thiện.

2012 - Working draft

Tháng 5/2012, bản thiết kế trở về với tình trạng "đang tiến hành" tại W3C. Ian l{ người

chỉnh sửa HTML 5. Tiêu chuẩn để bản thiết kế đạt đến mức khuyên dùng là 100% cho hoàn

th{nh v{ trao đổi và sử dụng thông tin một c|ch đầy đủ. Nhiều công đoạn đ~ ổn định và sẽ

cho trình làng trong sản phẩm.

Page 26: HTML Dhtml

26

Tháng 7/2012, WHATWG và W3C quyết định tách ra, W3C tiếp tục với HTML 5, tập trung

làm việc để đạt được một tiêu chuẩn nhất định, thứ mà WHATWG cho là ba chớp ba

nhoáng. WHATWG thì tiếp tục HTML 5 với tên "tiêu chuẩn sống", ý tưởng của tiêu chuẩn

sống là nó không bao giờ hoàn thiện mà luôn luôn cần được cập nhật và cải thiện.

Tháng 9/2012, W3C hứa hẹn sẽ trình làng bản khuyên dùng, ổn định của HTML 5 vào cuối

năm 2014 v{ bản thiết kế khuyên dùng 5.1 cuối năm 2016.

b) Các sự kiện bên lề:

2008

Phiên bản thử nghiệm đầu tiên của HTML 5 được viết bởi Ian Hickson ra mắt.

Firefox 3 đ~ có bước đầu tiếp cận với HTML 5, Chrome, Safari v{ IE cũng bắt đầu tương

thích.

1 - 2010

Phiên bản player bằng HTML 5 của Youtube có thể kích hoạt dùng thử qua link

http://www.youtube.com/html5/.

4 - 2010

Steve Jobs tuyên bố không với Flash qua một bức thư. Jobs lí giải tại sao Flash không được

sử dụng trên các thiết bị của Apple m{ thay v{o đó l{ HTML 5.

5 - 2010

Trang chia sẻ tài liệu Scribd chuyển sang sử dụng HTML 5. Tạo nên giao diện người dùng

tốt hơn cho những sự dụng dịch vụ của họ trên các thiết bị máy tính bảng.

7 - 2011

Pandora.com sử dụng HTML 5. Trang nghe nhạc online nổi tiếng Pandora bất đầu sử dụng

trình chơi nhạc bằng HTML 5. Nó được đ|nh gi| l{ nhanh v{ nhẹ hơn Flash.

12 - 2010

Chrome Web Store mở cửa. Chrome mở cửa Web Store được xây dựng trên nền HTML 5.

Điều này giúp cho các thiết bị tablet mua phần mềm dễ d{ng hơn.

8 - 2011

Amazon ra mắt Kindle Cloud Reader. Amazon tạo ra một phiên bản web của ứng dụng đọc

sách Kindle eBook. Phiên bản HTML 5 mới cho phép khách hàng có thể truy cập nội dung

offline của họ thằng từ trình duyệt của họ.

Twitter triển khai phiên bản HTML 5 cho iPad. Phiên bản chạy trên iPad bằng HTML 5

mang tới những tiện ích mới, đẹp v{ nhanh hơn.

Page 27: HTML Dhtml

27

9 - 2011

Theo thống kê thì 34% website trong Top-100 Alexa sử dụng HTML 5.

11 - 2011

Adobe dừng phát triển Flash cho các thiết bị di động. Adobe thông báo kể hoạch dừng phát

triển Flash cho di động thay v{o đó l{ tập trung phát triển công cụ phát triển HTML 5

4 - 2012

Flickr ra mắt quản lý ảnh bằng HTML 5. Phiên bản HTML 5 mới giúp người dùng quản lý,

biên tập, tải ảnh lên dễ d{ng hơn kể cả với những file có dung lượng lớn.

Page 28: HTML Dhtml

28

Chú thích

CERN: Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (tiếng Pháp: Conseil Européen pour la

Rechearche Nucléaire), tổ chức n{y đi tiên phong trong ph|t triển web và giới thiệu công

nghệ Internet từ thập niên 1980.

SGML: Ngôn ngữ Đ|nh dấu Tổng quát chuẩn (Standard Generalized Markup Language) là

một công nghệ đạt chuẩn ISO năm 1986 về x|c định các ngôn ngữ đ|nh dấu tổng quát cho

tài liệu. HTML, XHTML, XML là những ví dụ điển hình về ngôn ngữ dựa trên SGML.

IETF: Lực lượng Đặc nghiệm Kỹ thuật Internet (The Internet Engineering Task Force) là

một cộng đồng quốc tế mở rộng lớn của các nhà thiết kế mạng, các nhà khai thác, các nhà

cung cấp thiết bị và các nhà nghiên cứu quan tâm tới sự phát triển kiến trúc Internet và

hoạt động ổn định của Internet. Tổ chức này mở cho bất kỳ ai quan tâm.

RFC: Đề nghị Duyệt thảo và Bình luận (Request for Comments) là một chuỗi các bản ghi nhớ

chứa đựng những nghiên cứu mới, những đổi mới, và những phương ph|p luận ứng dụng

cho công nghệ Internet. Thông qua Đo{n thể Internet (Internet Society), các kỹ sư v{ c|c

nhà khoa học máy tính có thể công bố luận văn, để cho đồng nghiệp phê bình hoặc thông

báo những quan điểm, tin tức.

Platform: Hệ nền. Đ}y l{ cơ sở của một hệ máy tính. Máy tính là các thiết bị được phân tầng,

trong đó platform l{ tầng dưới cùng.

Terminal: Đầu cuối, thiết bị cuối. Một loại thiết bị vào/ra, bao gồm một bàn phím và một

m{n hình, được dùng phổ biến trong các hệ thống nhiều người dùng.

DTD: Định nghĩa kiểu tài liệu (Document Type Definition) là một tập hợp c|c khai b|o đ|nh

dấu để x|c định một loại tài liệu cho các ngôn ngữ đ|nh dấu như SGML, HTML, XML.

Bandwidth: Độ rộng dải tần, là mức chênh lệch giữa tần số cao nhất và thấp nhất có trên

một kênh truyền thông, thường được dùng để chỉ lưu lượng của một hệ thống, liên quan

gián tiếp đến lưu lượng đó. Độ rộng dải tần càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng cao. Mọi

hệ thống truyền thông vật lý đều có độ rộng dải tần giới hạn.

Style Sheet: một công nghệ để tách riêng phần định dạng và phần nội dung của một văn bản

soạn bởi ngôn ngữ đ|nh dấu (như HTML). Sử dụng style sheet, trang văn bản chỉ cần chứa

nội dung, phần định dạng sẽ được lưu v{o một tập tin khác sử dụng ngôn ngữ định dạng

như CSS hay XSL.

Page 29: HTML Dhtml

29

Tài liệu tham khảo

Wikipedia Organization (www.wikipedia.org)

http://en.wikipedia.org/wiki/HTML

W3C website (www.w3.org)

http://www.w3.org/People/Raggett/book4/ch02.html

Land of Code

http://www.landofcode.com/html-tutorials/html-history.php

DDTH

http://www.ddth.com/showthread.php/49161-Lap-trinh-web-voi-HTML-DHTML-amp-

Javacrip

Sách: CSS, DHTML and Ajax. Visual QuickStart Guide - Teague J.C

Tripod website

http://softearth.tripod.com/Books/Using_Javascript/ch8.htm

WebOpedia

http://www.webopedia.com