Top Banner
TỲ THỔ KHÍ HỢP CHỨNG TỲ THỔ KHÍ A. ĐẠI CƯƠNG hổ khí là nguồn năng lực Trung ương đóng vai trò quan trọng việc hóa sinh nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể, ứng với giai đoạn Hóa. Theo Kinh dịch Tỳ Thổ khí ứng với quẻ Khôn và quẻ Khôn chủ về đất, mà vạn vật đều cần được đất nuôi dưỡng, nếu nhìn vào đồ hình Thái cực, chúng ta nhận thấy: Ở Trung ương là Thổ, chung quanh có bốn phương. Vũ trụ khí kết tụ lại sinh ra Đất, biến chuyển của đất mới tạo ra phương hướng và các mùa. Cũng lý luận như trên, phần trung ương của người cũng thuộc Thổ là nơi kết tụ Cốc khí (năng lực thực phẩm) để rồi cung cấp cho toàn thân. T Nếu xét về thời gian, thời gian Thổ khí là buổi chiều, mùa Trưởng hạ. Thái dương của buổi trưa, của mùa hạ đầy ánh sáng và hơi nóng soi rọi xuống đất để rồi sau đó là buổi chiều, mùa trưởng hạ, hơi nước bốc lên làm cho bầu không khí trở nên ẩm thấp. Trung ương của Trời được gọi là Thấp khí, Của đất được gọi là Cam khí, Của người được gọi là Thổ khí. Ba khí nầy liên hệ mật thiết với nhau theo thuyết Tam tài. B. CÁC BIỂU HIỆN CỦA TỲ THỔ KHÍ I. PHẦN QUANH RỐN VÀ TOÀN THÂN THUỘC TỲ 1
31

Hợp chứng tỳ thổ khí

May 26, 2015

Download

Documents

dowsing
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

HỢP CHỨNG TỲ THỔ KHÍ

A. ĐẠI CƯƠNGhổ khí là nguồn năng lực Trung ương đóng vai trò quan trọng việc hóa sinh nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể, ứng với giai đoạn Hóa. Theo Kinh dịch Tỳ Thổ khí ứng với quẻ Khôn và quẻ Khôn chủ về đất,

mà vạn vật đều cần được đất nuôi dưỡng, nếu nhìn vào đồ hình Thái cực, chúng ta nhận thấy: Ở Trung ương là Thổ, chung quanh có bốn phương. Vũ trụ khí kết tụ lại sinh ra Đất, biến chuyển của đất mới tạo ra phương hướng và các mùa. Cũng lý luận như trên, phần trung ương của người cũng thuộc Thổ là nơi kết tụ Cốc khí (năng lực thực phẩm) để rồi cung cấp cho toàn thân.

T

Nếu xét về thời gian, thời gian Thổ khí là buổi chiều, mùa Trưởng hạ. Thái dương của buổi trưa, của mùa hạ đầy ánh sáng và hơi nóng soi rọi xuống đất để rồi sau đó là buổi chiều, mùa trưởng hạ, hơi nước bốc lên làm cho bầu không khí trở nên ẩm thấp.

Trung ương của Trời được gọi là Thấp khí, Của đất được gọi là Cam khí, Của người được gọi là Thổ khí.Ba khí nầy liên hệ mật thiết với nhau theo thuyết Tam tài.

B. CÁC BIỂU HIỆN CỦA TỲ THỔ KHÍI. PHẦN QUANH RỐN VÀ TOÀN THÂN THUỘC TỲ Mọi triệu chứng bệnh biểu hiện ở vùng rốn và toàn thân tương ứng với Trung ương nên thuộc Tỳ thổ (lý), đồng thời đó cũng là những biểu hiện của bệnh chứng thuộc về Tỳ

thổ khí.Nếu xét đến hai phương vị Biểu Lý của Tỳ thổ khí thì chúng ta

thấy phần phía trong quanh rốn là “Tỳ lý”, như vậy toàn thể phần ngoài ứng với “Tỳ biểu”.

Trong phần ngoài này nổi bật là toàn thể tứ chi, vì vậy Nội kinh có câu: “Tứ chi thuộc Tỳ”. Thật ra không phải chỉ tứ chi mà toàn thân đều thuộc Tỳ biểu.

Sốt toàn thân là dấu hiệu của Tỳ hỏa vượng ở biểu,

1

Page 2: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

Quặn đau trong vùng quanh rốn (sờ nóng) là triệu chứng của Tỳ hỏa vượng ở lý, (sờ lạnh) là triệu chứng của Tỳ thủy suy ở lý, (co thắt nhiều) là triệu chứng của Tỳ mộc vượng ở lý.

Tay chân đều yếu bại là dấu hiệu của Tỳ mộc suy ở biểu, hoặc Tỳ thổ suy ở biểu.

Bụng sình tức vùng quanh rốn là triệu chứng Tỳ kim suy ở lý…

II. BỘ TIÊU HÓA THUỘC TỲ THỔ KHÍ“Nếu nói Thận thủy khí là gốc của Tiên thiên thì Tỳ thổ khí là

chổ căn bản của Hậu thiên. Tỳ thổ khí cốt tiêu hóa các đồ ăn uống để hóa sinh ra da thịt”.

Cơ năng của Trung ương Tỳ thổ khí là tiếp thu và chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng nuôi dưỡng toàn thân và các cơ quan nội tạng sau khi con người sinh ra (hậu thiên), do đó Tỳ thổ khí chủ về tiêu hóa. Cơ năng tiêu hoá thuộc Tỳ thổ khí. Các triệu chứng biểu hiện ở bộ tiêu hóa giúp chúng ta nghĩ tới sự rối loạn của các nguồn khí lực chi phối Tỳ thổ khí:

Tỳ hỏa khí vượng: Viêm loét ống tiêu hóa, dạ dày.

Tỳ mộc khí vượng: Ói mữa, đau co thắt rối loạn tiêu hóa. Tỳ thủy khí suy: Tiêu chảy nước nhiều, bài tiết quá nhiều

nước miếng, lạnh trong vùng quanh rốn. Tỳ thổ khí suy: Cảm giác nặng nề, trì trệ trong bộ tiêu hóa… Tỳ kim khí suy: Tức trướng sình sôi ống tiêu hóa.

III. MIỆNG THUỘC TỲ THỔ KHÍ:“Tỳ thổ khí khai khiếu ở miệng” “Ở sự vinh nhuận của Tỳ thổ

khí là môi”.Miệng là cửa của ống tiêu hóa nên thuộc Tỳ thổ khí. Xét các

triệu chứng ở miệng và môi chúng ta có thể suy ra rối loạn bất thường của Tỳ thổ khí.

Môi dày tốt là dấu hiệu của Tỳ thổ khí đầy đủ.Môi đỏ rực viêm nhiệt là triệu chứng của Tỳ hỏa khí vượng.Môi thâm đen là dấu hiệu của Tỳ thủy khí suy.Môi trắng bệch là triệu chứng của Tỳ kim khí suy.

2

Page 3: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

Nghiến răng, cứng hàm, miệng giật là dấu hiệu của Tỳ mộc khí vượng.

Bại các cơ miệng là triệu chứng của Tỳ thổ khí suy.Ria rậm rạp óng mướt là dấu hiệu của Tỳ thủy khí sung mãn

phản ảnh sự mạnh mẽ, quả cảm, tư tưởng sinh động. Ria lơ thơ dăm ba sợi là dấu hiệu của Tỳ thủy khí suy phản ảnh tính yếu đuối, suy nhược.

Nước miếng trào ra nhiều, bệnh nhân nhổ nước miếng hoài là triệu chứng của Tỳ thủy khí suy (Tỳ lạnh).

IV. TỲ THỔ KHÍ THỐNG NHIẾP HUYẾT:“Tỳ thổ khí thống nhiếp huyết” “Huyết được sinh ra

và đi lên đi xuống chỉ nhờ vào Tỳ thổ khí”. Tỳ thổ khí đưa huyết chạy nuôi dưỡng khắp cơ thể.

Tính chất chuyển hóa từ thực phẩm chính là đường ra năng lượng là một thành phần quan trọng của máu. Máu lại được chuyển vận khắp nơi để nuôi cơ thể, do đó mới có câu: “Tỳ thổ khí thống huyết” Thống có nghiã là thống soái, chủ động sự hình thành và chuyển vận của máu. Thật ra việc chuyển vận máu là do bộ tuần hoàn, nếu như bộ tuần hoàn không có máu nuôi nó thì cũng không thể vận chuyển máu được. Do đó Tỳ thổ khí liên hệ mật thiết với cơ năng tuần hoàn.

Thực phẩm tiếp thu được Tỳ thổ khí chuyển hóa thành năng lượng nuôi thân và vận chuyển đi bồi dưỡng các nơi. Do đó bệnh Tỳ thổ khí liên hệ toàn thân.

1. Triệu chứng Tê và Nặng:Tỳ thổ khí là nguồn năng lực chủ về sự luân lưu của máu. Tỳ

thổ khí suy khiến máu chuyển vận một cách trì trệ sinh ra các chứng Tê và Nặng. Tỳ thổ khí ở vùng nào suy thì các chứng trên xảy ra tại đó:

Phế thổ khí suy: Tê nặng ở các cơ quan thuộc Phế kim - Tê nặng nửa người bên phải, tê nặng tay hay chân bên phải, nặng bụng bên phải, nặng ngực vùng phổi…

Can thổ khí suy: Tê nặng các cơ quan thuộc Can mộc - Tê nặng nữa người bên trái, nặng mắt, nặng ở đỉnh đầu như có tảng đá đặt ở trên…

Thận thổ khí suy: Tê nặng các cơ quan thuộc Thận - Nặng bụng dưới, tê nặng từ thắt lưng xuống hai chân.

Tâm thổ khí suy: Tê nặng các cơ quan thuộc Tâm:

3

Page 4: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

- Tê nặng ở ngực, nặng mặt, tê lưỡi, tê trán, tê nặng hai tay… Tỳ thổ khí suy: Nặng bụng vùng quanh rốn, tê nặng toàn thân.

Nếu có chứng Tê, Nặng ở trên lộ trình của các đường kinh thì Thổ khí của kinh đó bị suy yếu. Ví dụ:

Tê nặng theo lộ trình của Tâm kinh là dấu hiệu của Tâm thổ khí suy.

Tê đầu ngón tay trỏ nơi lộ trình của Đại trường kinh qua là dấu hiệu của Đại trường thổ khí suy.

2. Triệu chứng phù thủng:“Tỳ thổ khí không ưa thấp” hay “các chứng thấp thủng đều

thuộc Tỳ thổ khí”.Khi sự lưu thông của máu đình trệ trầm trọng, huyết thanh sẽ

thoát ra ngoài mạch sinh ra chứng phù thủng, đó là dấu hiệu của Tỳ thổ khí suy. Giải thích một cách khác: Tỳ thổ khí suy không khắc được Thận thủy khí nên Thận thủy khí vượng lên không bài tiết nước ra ngoài theo đường tiểu được, nước ứ lại trong người sinh ra chứng phù thủng.

Nếu như thủy thấp ở trong trường vị không được thu hút đi thì sinh đại tiện nhão và sột sệt Đại trường thổ khí suy. Thủy thấp ở cơ nhục không bài tiết ra ngoài được thì mình nặng nề, da sưng Phế thổ khí suy.

Do đó, tùy theo từng vùng bị phù thủng mà chúng ta thẩm định tình trạng Tỳ thổ khí suy cục bộ. Ví dụ:

Phù thủng hai chân là triệu chứng của Thận thổ khí suy. Phù thủng mặt, thủng hai tay là triệu chứng của Tâm thổ khí

suy. Phù thủng toàn thân là dấu hiệu của Tỳ thổ khí ở

biểu suy. Phù thủng phần bên trái cơ thể là triệu chứng của Can thổ khí

suy. Phù thủng phần bên phải hay các cơ quan khác thuộc Phế là

triệu chứng của Phế thổ khí suy…Nếu có triệu chứng vừa phù thủng vừa nóng tức là vừa Tỳ thổ

khí suy vừa Tâm hỏa khí vượng thì đó là dấu hiệu của Mộc hỏa khí vượng (Mộc khí vượng sinh Hỏa khí vượng và khắc Thổ làm Tỳ thổ khí suy).

4

Page 5: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

3. Triệu chứng xuất huyết:Sự cấu tạo cơ nhục của mạch máu tùy thuộc vào máu, vào Thổ

khí nhất là Tỳ thổ khí. Nếu công năng Tỳ thổ khí mất cân bằng thì sẽ mất tác dụng thống nhiếp huyết dịch mà gây thành các bệnh huyết khác nhau như: đi cầu ra máu lâu ngày không khỏi, chứng đàn bà kinh nguyệt quá nhiều hoặc băng huyết, rong huyết, mạch máu bở, dễ bể, độ đông của máu chậm sinh ra chứng xuất huyết là dấu hiệu của Tỳ thổ khí suy, hay Thổ khí suy ở tại Tâm Can Phế Thận. Cổ nhân thường hay dùng các câu: “Dẫn huyết quy Tỳ” hay “Bổ tỳ nhiếp huyệt” là những câu gợi hình muốn nói đến việc bổ khí nhất luôn là Tỳ thổ khí sẽ làm cho hết xuất huyết.

Tóm lại, các triệu chứng Tê, Nặng, Phù thủng, Xuất huyết là những triệu chứng của Tỳ thổ khí suy.

V. CƠ NHỤC THUỘC TỲ THỔ KHÍ:“Tỳ thổ khí sinh cơ nhục. Tỳ thổ khí tưới khắp toàn thân”.Bắp thịt sinh ra chủ yếu là nhờ vào sự cung cấp của tinh khí đồ

ăn mà Tỳ thổ khí chủ về vận chuyển chất tinh khí đó, vì thế mới nói: “Tỳ thổ khí sinh ra thịt” hay “Tỳ thổ

khí chủ về bắp thịt của thân thể”. Do vậy, chứng trạng bắp thịt gầy yếu hoặc tay chân không có sức, sự cấu tạo và phát triển của các hệ mô đều thuộc phạm vi của Tỳ thổ khí.

Tỳ thổ khí càng sung mãn thì năng lực chuyển hóa thực phẩm càng mạnh. Ngược lại Tỳ thổ khí suy thì dù thực phẩm đầy đủ chất bổ dưỡng cũng không được chuyển hóa thành tinh chất nuôi thân được.

1 . Chứng gầy còm:Người ăn nhiều chất bổ dưỡng nhưng vẫn gầy ốm là dấu hiệu của

Tỳ thổ khí suy nhược. Trái lại với thực phẩm rất đơn giản nhưng người xử dụng vẫn to béo là dấu hiệu của Tỳ thổ khí sung mãn. Chứng gầy ốm là do có thể do thực phẩm thiếu chất dinh dưỡng, nhưng còn nguyên nhân quan trọng hơn nữa là do Tỳ thổ khí suy.

2. Chứng teo gầy cục bộ, chứng bại:Tỳ thổ khí chủ về sự chuyển vận máu đi khắp nơi để nuôi cơ

nhục. Nếu Tỳ thổ khí suy, máu không tới đủ, thì cơ nhục trở nên teo gầy, có khi gây ra bệnh bại. Bệnh bại trong trường hợp này khác với chứng

5

Page 6: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

bại do Can mộc khí suy, một bên bại do thiếu máu, một bên bại do suy nhược thần kinh vận động.

Tuỳ chứng cơ nhục teo gầy bại xuội từng cục bộ mà chúng ta suy ra Tỳ thổ khí tại cục bộ đó suy nhược. Ví dụ:

Hai chân teo bại là triệu chứng của Thận thổ khí suy. Hai tay teo bại là triệu chứng của Tâm thổ khí suy. Toàn thân teo bại là triệu chứng của Tỳ thổ khí ở biểu (Vị thổ

khí suy). Phần thân bên trái hay các cơ quan thuộc Can teo

bại là dấu hiệu của Can thổ khí suy… Phần thân bên phải hay các cơ quan thuộc Phế teo bại là

những dấu hiệu của Phế thổ khí suy…Nếu có sự đột phát, phì đại của cơ nhục ở một cục bộ, chúng ta

nghỉ đến Tỳ thổ khí ở cục bộ đó quá sung vượng. Các cơ quan bị sung huyết lâu huyết lâu ngày thường trở nên phì đại, đó là hậu quả của hỏa vượng sinh ra Tỳ thổ khí vượng (lách, gan to), cũng như u xơ tiền liệt tuyến phì đại là do Thận thổ khí vượng.

3. Cơ năng suy nhược:Máu huyết là yếu tố quan trọng nhất trong việc nuôi mọi cơ

quan, nếu Tỳ thổ khí suy không chuyển hóa đầy đủ thực phẩm thành máu, nếu Tỳ thổ khí tại các cục bộ suy không chuyển vận máu tới nơi thì cơ năng của các cơ quan liên hệ bị suy giảm, ngưng trệ. Vậy ở đâu có triệu chứng cơ năng suy nhược, chúng ta cần lưu tâm đến tình trạng Tỳ thổ khí nói chung và các nguồn Thổ khí cục bộ.

VI. VỊ NGỌT:“Ở vị của Tỳ là vị ngọt”Vị của trái chín là vị ngọt phản ảnh không thời gian trung ương

trong tiến trình Hóa. Người có miệng ngọt là người có Tỳ thổ khí đầy đủ. Nhưng nếu miệng cảm thấy ngọt lạ thường là triệu chứng của Tỳ thổ khí quá vượng kéo theo Tâm thổ khí vượng phản ảnh lên lưỡi.

VII. MÙI THƠM:“Ở mùi của Tỳ thổ khí là mùi thơm”Mùi của trái chín là mùi thơm, do đó mùi thơm ứng

6

Page 7: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

với trung ương thuộc Tỳ thổ khí. Tỳ thổ khí sung mãn thì hơi thở cũng như da đều có mùi thơm.

Một người Tỳ thổ khí đầy đủ thì da thịt mịn màng và tỏa ra mùi thơm dễ chịu. Đó là tướng tốt nhất trong những tướng tốt của con người. Tỳ thổ khí đầy đủ thì tất cả đều hưng vượng, tâm thần nhờ vậy mà phát triển tốt đẹp.

VIII. TIẾNG HÁT:“Ở tiếng của Tỳ là tiếng hát”Âm nhạc, ca hát ảnh hưởng lên người một cách rõ rệt, làm cho

sự tiêu hóa được dễ dàng. Trong những buổi tiệc tùng, nếu có ca nhạc thì người ta cảm thấy dễ chịu hơn. Ngay cả đối với súc vật cây cỏ cũng vậy: Bò được nghe nhạc thì sữa cũng nhiều hơn thường. Lúa hưởng thụ của những ba động của âm nhạc vui tươi cũng trổ hạt nhiều và nặng hơn bình thường và gần đây người ta ứng dụng rất nhiều trong việc sử dụng âm nhạc trong cây trồng và cả đối với con người trong việc phát triển trí tuệ, trong trị liệu một số bệnh có hiệu quả trong khi đó những loại thuốc thông thường từ trước đến nay không có kết quả. Vậy âm nhạc và Tỳ thổ khí có sự liên hệ mật thiết với nhau.

Ca nhạc làm cho Tỳ thổ khí vượng lên, ngược lại một số người Tỳ thổ khí vượng quá thường hay ca hát. Loại bệnh về tâm trí ngày đêm ca hát, leo lên cao mà ca hát là loại Tỳ thổ khí quá bức bách khẩn trương.

Những người Tỳ thổ vượng thường giọng hát tốt. chúng ta hãy đặt ý đến ca sĩ cở quốc tế thường rất to mập, ca sĩ nhịn đói thường hát hay hơn ăn no, bởi vì khi ăn vào Tỳ thổ khí bị huy động để tiêu hóa thực phẩm nên không đủ mạnh để thể hiện qua giọng hát.

IX. SỰ NGHỈ NGỢI NHỚ NHUNG:“Ở chí của người là tư” (Nghỉ ngợi thương nhớ)Một người vì suy nghỉ hay nhớ đến ai quá nhiều sẽ hao gầy một

cách nhanh chóng. Cơ nhục hao gầy là dấu hiệu của Tỳ thổ khí suy, vậy sự nghỉ ngợi, nhớ nhung và Tỳ thổ khí liên hệ mật thiết với nhau.

Một trong những năng lượng lớn lao mà con người quá phí phạm không phải là cơ năng hay nhiệt năng trong khi lao động mà chính là năng lực tinh thần, trong đó sự suy nghĩ ngợi nhớ nhung chiếm phần quan trọng.

7

Page 8: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

Những bộ đội ở quân trường, những thanh niên tham gia lao động, suốt ngày tập luyện, làm việc làm tiêu hao một số cơ năng, nhiệt năng nhưng nhờ vô tư (hay nói đúng hơn, không có thì giờ để nghỉ ngợi lắm chuyện) nên mập mạp hơn mặc dầu thực phẩm của họ kém hơn ở nhà rất nhiều.

Những đạo sĩ Yoga, vượt khỏi sự dằn vặt của tư tưởng, thả lỏng điềm đạm vô tư, nên có thể nhịn ăn trong một thời gian rất dài. Hình ảnh Phật Di Lạc mập mạp phình bụng vui cười là hình ảnh của sự vô tư.

Ngược lại, thương nhớ người yêu, thương nhớ con cái đi xa hay đã chết sẽ làm cho chúng ta hao gầy một cách nhanh chóng cho dù có hấp thu nhiều chất bổ dưỡng.

“Tư thương Tỳ”.Nếu hoàn cảnh khiến người ta phải suy nghỉ nhớ nhung quá

nhiều, Tỳ thổ khí sẽ bị suy yếu do đó không muốn ăn uống mà dù có ăn uống nhiều chất bổ dưỡng thì cũng chẳng tiêu hoá được bao nhiêu.

Nghĩ ngợi, nhớ nhung liên hệ với Tỳ thổ khí tức liên hệ với sự luân lưu của máu huyết. Nghĩ ngợi mông lung, xót xa thương nhớ làm cho Tỳ thổ khí suy sinh ra chứng phù thủng. Những người ở trong cuộc sống đời thường lập trường

chao đảo, lo lắng mông lung thường sinh ra chứng nầy. Chứng phù thủng trong bệnh Bêri, bêri do thiếu sinh tố B1, chứng phù thủng do thiếu protid dĩ nhiên là vì thiếu những chất trên, nhưng nếu suy nghĩ sâu xa hơn chúng ta sẽ thấy chính Tỳ thổ khí đóng vai trò rất quan trọng trong việc hấp thụ B1, trong việc chuyển hóa ngũ cốc rau cỏ thành protid và chính sự nghĩ ngợi nhớ nhung đã tiêu hao những chất trên một cách nhanh chóng. Các chứng bệnh trên do đó có khi là bệnh tâm thể đòi hỏi chúng ta phải giải quyết qua lĩnh vực tâm thức trị liệu, bằng cách tác động như vỗ lên các huyệt đạo, chúng ta có thể kích thích hưng phấn nguồn Tỳ thổ khí huyệt sẽ giúp trị được các chứng bệnh trên.

Qua những sự kiện trên, chúng ta có những nhận định sau: Sự nghĩ ngợi thương nhớ là một trong những nguyên nhân lớn

làm hao mòn Tỳ thổ khí khiến cơ thể hao gầy. Tỳ thổ khí suy yếu thì là giảm khả năng chuyển hóa thực phẩm

thành tinh chất nuôi thân, do đó đưa đến kết quả là cho dù có ăn uống thực phẩm cao cấp cơ thể cũng hao gầy.

Y học cộng đồng và Y học Đông phương đóng góp vào việc giáo dục con người biết sử dụng những thực phẩm đơn giản

8

Page 9: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

đạm bạc không hẳn là những thực phẩm thiếu chất bổ dưỡng cho những người biết tiết dục. Ngược lại chính thực phẩm đơn giản đạm bạc không làm cho Tỳ thổ khí quá mệt vì bị huy động tiếp nhận tiêu hóa thực phẩm nên Tỳ thổ khí được còn đầy đủ khiến người ta suy nghĩ đứng đắn, tình cảm phát triển về hướng cao đẹp.

Có hai loại tư tưởng tình cảm:Tư tưởng tình cảm Âm tính: Nhớ nhung nghĩ ngợi, mông lung,

lo lắng bi quan, bị ám ảnh về thất bại, rủi ro, tai nạn. Đó là những loại tư tưởng tình cảm âm tính phản ánh Tỳ thổ khí suy mà sinh ra.

Tư tưởng tình cảm Dương tính: Tư tưởng dứt khoát, có lập trường vững vàng, tình cảm yên vui, hướng về hạnh phúc, may mắn thành công, thích ca hát… đó là loại tư tưởng tình cảm dương tính phản ảnh Tỳ thổ khí đầy đủ và chính những loại tư tưởng tình cảm nầy ngược lại làm cho Tỳ thổ khí được ổn định. Đó cũng là một loại thực phẩm tinh thần rất cần thiết cho con người trong thời buổi hiện nay.

X. TỲ TÀNG Ý:“Tỳ chứa ý nghĩ tư tưởng”Một người Tỳ thổ khí suy thì tư tưởng lung tung rời rạc không

thể tập trung tư tưởng về một việc gì, mau chán suy nghĩ. Ngược lại, một người Tỳ thổ khí sung mãn thường có khả năng tập trung trung tinh thần rất mạnh, sự suy nghĩ của họ rất phân minh, vững vàng.

Khó tập trung tư tưởng, không chăm chú học bài được đó là dấu hiệu Tỳ thổ khí suy, là một triệu chứng bệnh lý cần phải điều trị đúng mức.

Sau bữa ăn, Tỳ thổ khí bị huy động vào việc tiêu hóa nên người ta khó tập trung tư tưởng. Một người sau khi ăn xong không muốn làm việc tinh thần, đó là người có dấu hiệu Tỳ thổ khí suy.

Loại người thích hành động (Can mộc khí vượng) thường lại ít thích suy tư (Tỳ thổ khí suy). Lý do: Mộc khắc Thổ, Mộc khí vượng làm Thổ khí suy.

9

Page 10: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

Loại người thích suy tưởng (Tỳ thổ khí vượng) lại là loại người ít thích hành động (Can mộc khí suy). Lý do: Thổ khí vượng khắc (thừa Vũ) Mộc làm cho Mộc khí suy.

Loại người vừa biết suy tư vừa thích hành động theo sự suy tư của mình là người có Tâm hỏa khí đầy đủ. Lý do: Hỏa khí vượng sinh Thổ khí vượng và Hỏa khí vượng phản sinh Mộc khí vượng.

Loại người có tư tưởng lập trường rõ ràng nhưng không dám hành động vì sợ hãi khiếp nhược là do Thận thủy khí suy. Thủy khí suy sinh Mộc khí suy và phản khắc Thổ không đủ khiến giúp Thổ khí vượng được.

Loại người lo lắng lung tung, suy nghĩ không phân minh. Sợ hãi không dám hành động, nhưng lại hoạt náo nịnh trên nạt dưới là thuộc loại Phế kim khí suy (Kim khí suy làm Thủy khí và Thổ khí suy, làm Mộc và Hoả khí vượng).

Tóm lại, ở một người Thận thủy khí vượng cùng lúc với Tâm hỏa khí vượng là một loại người hoạt động mạnh mẽ, đương nhiên Thủy Hỏa phải ký tế, nếu không sự sung đột của Thủy Hỏa khiến người đó sẽ biến thành người hơi bất bình thường.

Tuy nhiên có loại người vì đạt ý được nhiều chuyện quá, vì chuyện gì cũng lôi kéo sự suy nghĩ của họ nên không đủ Tỳ thổ khí để tập trung về một việc gì nhất định. Nếu tư tưởng tình cảm của con người cứ phản ứng với vô số yếu tố ngoại giới, cổ nhân gọi là tâm viên ý mã tức tư tưởng tình cảm chạy nhảy từ chổ nầy qua chổ nọ như con khỉ con ngựa, tự họ đánh mất một lượng khí lực rất lớn còn đâu để tập trung vào việc tốt đáng làm. Một trong những nguyên tắc của phép Rung động thư giãn là rủ bỏ tất cả mọi phản ứng không cần thiết và lắng nghe

chính mình để nhằm bảo tồn năng lượng.

C . THỔ KHÍ VÀ NGOẠI GIỚII. THỔ KHÍ VÀ THẤP KHÍThấp khí của trời kích thích nuôi dưỡng Tỳ thổ khí ở người để

hóa sinh nuôi dưỡng khắp mọi nơi trong toàn thân. Nhưng nếu Thấp khí thái quá thì lại hại Tỳ thổ khí gây ra các triệu chứng thấp do Tỳ thổ khí suy, do đó:

“Tỳ ghét thấp”

10

Page 11: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

Thấp chủ khí của thời tiết trưởng hạ, nó là một thứ âm tà trọng trọc và ẩm ướt, người thường làm việc dưới nước, hoặc lội nước dầm mưa, hoặc sống nơi ẩm thấp mà sinh ra.

Thấp ở trên thì đầu nặng mủi ngạt, mắt vàng, suyễn. Thấp ở dưới thì mu bàn chân sưng hoặc sinh chứng huyết

trắng. Thấp ở biểu thì nóng rét, tự ra mồ hôi thân thể mệt nhọc, hoặc

khớp xương đau nhức, hoặc tay chân mình mẩy sưng phù. Thấp ở lý thì thấy những chứng ngực khó chịu, nôn lợm hoặc

bụng dạ đầy trướng, hoặc vàng da, hoặc di tiêu nhão.Ngoài ra còn hợp với các khí khác như: hàn thấp, phong thấp,

thấp nhiệt, thử thấp.Các nguyên nhân ngoại giới như khí hậu ẩm thấp, các loại độc

chất, các yếu tố tinh thần tình cảm nào tác động vào Thổ khí đều được gọi là Thấp tà.

II. THỔ KHÍ VÀ CAM KHÍ Chữ Cam khí có ý nghĩa là một loại năng lượng từ

thực phẩm hay dược vật liên hệ trước trực tiếp với Tỳ thổ khí

của con người. Vị ngọt ứng với Trung ương liên hệ với Tỳ thổ khí một cách rõ ràng nhất nên chúng ta mượn chữ Cam (ngọt) để gọi khí trên mà thôi.

“Vị ngọt đi vào Tỳ”. Mặt khác “Vị ngọt nhiều quá thì hại Tỳ”Cái lý của nó là khi Cam khí vừa phải thì nuôi dưỡng phần Tỳ

thổ khí, nhưng khi Cam khí thái quá thì lại làm cho Tỳ thổ khí suy yếu. Trong dược lý, khi nếm vị thuốc có vị ngọt, ta có thể đoán được vị nầy ứng với Tỳ thổ khí.

III. THỔ KHÍ VÀ MÙI THƠM“Mùi thơm nhập Tỳ”Những thực phẩm hay dược vật có mùi thơm đều liên hệ với Tỳ

thổ khí. Chất thơm làm cho Tỳ thổ khí vượng nếu thái quá thì lại hại đến Tỳ thổ khí.

Mùi thơm của các món ăn là một yếu tố quan trọng khiến người ta thèm ăn và ăn ngon, đó là các chất làm cho Tỳ thổ khí vượng.

IV. SỰ BIẾN CHUYỂN CỦA THỔ KHÍ

11

Page 12: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

Thổ khí ứng với phương Trung ương, đất, mùa trưởng hạ, buổi chiều tức là không thời gian của hơi nước tràn đầy của sự ẩm thấp. Tỳ thổ khí của người do đó cũng suy yếu trong không thời gian trên. Các bệnh Tỳ thổ khí suy thường nặng về mùa trưởng hạ, buổi chiều.

Ngược lại, các bệnh Tỳ thổ khí vượng thường nhẹ vào buổi sáng, mùa xuân, phương đông. Đó là không thời gian của Mộc vượng để khắc chế Thổ khí.

Chú ý: Với các triệu chứng Tỳ thổ khí vượng, chúng ta suy

ngược lại và bổ túc các triệu chứng Tỳ thổ

khí vượng khác theo phần các biểu hiện của Thổ khí. Các hợp chứng của Tỳ thổ khí không nhất thiết phải có

cùng một lúc, có khi chỉ có vài triệu chứng mà thôi. Điều quan trọng là chúng ta phải biết phối kiểm bằng cách sờ các huyệt chẩn đoán và bắt mạch Tỳ thổ khí.

KẾT LUẬNTỳ thổ khí bao gồm các cơ quan và cơ năng sau:

1. Các triệu chứng xảy ra trong vùng quanh rốn hay xảy ra toàn thân.

2. Các triệu chứng thuộc hệ tiêu hóa và tất cả mọi cơ năng liên hệ.

3. Tỳ thổ khí chủ về cấu tạo máu huyết.4. Các triệu chứng ở môi miệng thuộc Tỳ thổ khí.5. Hai đường kinh Tỳ và Vị cùng với các cơ quan cơ năng liên hệ

thuộc Tỳ thổ khí.6. Cơ năng của sự tập trung tinh thần thuộc Tỳ thổ khí.

Tỳ thổ khí là một danh động từ có ý nghĩa rất rộng, thống nhất nhiều cơ quan cơ năng về một mối. Những điểm trên chỉ là những nét tổng quát cần diễn tả thêm nhiều nữa theo biện chứng Đông-Y.

Tỳ thổ khí là nguồn khí lực chủ động các cơ năng sau:1. Sự vận chuyển khí huyết: Các triệu chứng tê, nặng, phù

thủng, cơ năng suy nhược do thiếu máu, xuất huyết âm tính … là những triệu chứng của Tỳ thổ khí suy.

12

Page 13: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

2. Tỳ thổ khí liên hệ với sắc vàng: Vàng bệch là dấu hiệu của Tỳ thổ khí suy, vàng bóng là dấu hiệu của Tỳ thổ khí vượng.

3. Tỳ thổ khí liên hệ với vị ngọt, mùi thơm4. Tỳ thổ khí liên hện với Thấp khí5. Tỳ thổ khí liên hệ với sự nghĩ ngợi nhớ nhung…

D. NHỮNG HUYỆT THIẾT YẾU SỬ DỤNG TRONG

TỲ THỔ KHÍI. CHỈ ĐỊNH CHỮA BỆNH TRÊN ĐƯỜNG KINH THÁI

ÂM TỲ KHÍ 1. Tại chổ theo đường đi của kinh Thái âm Tỳ khí:

13

Page 14: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

Cuống họng cứng đơ. Đau vùng thượng vị. Ngón chân cái không cử động được.

2. Toàn thân theo đường đi của kinh Thái âm Tỳ khí: Mình mẩy đau nhức nặng nề. Ăn uống không vào Trong lòng phiền muộn.

3. Có 5 huyệt chính gồm: Tỳ mộc khí huyệt = 1Rt Ẩn Bạch (Inn Po - Blanc caché) Tỳ hỏa khí huyệt = 2Rt Đại Đô (Tae Dadu - Grand cité) Tỳ thổ khí huyệt = 3Rt Thái Bạch (Tae Po - Extrême

blancheur) Tỳ kim khí huyệt = 5Rt Thương Khâu (Chang lou - Colline

d’échanges) Tỳ thủy khí huyệt = 9Rt Âm Lăng Tuyền (Inn Ling Tsiuann -

Fontaine de la colline Inn).

4. Vị trí và tác dụng của 5 huyệt chính: Ẩn Bạch (Tỳ mộc khí)Vị trí: Mé cạnh trong ngón chân cái, cách móng chân gần một

phân.

Chữa: Bụng trướng, đi tả mạnh. Kinh nguyệt kéo dài (rong

kinh).

Kinh phong.

Đại Đô (Tỳ hỏa khí)Vị trí: Chỗ trũng phía bên trong ngón chân cái.

Chữa: Sình bụng, tiêu chảy. Đau vùng thượng vị, ăn

không tiêu. Nôn mửa. Táo bón

14

Page 15: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

Thái Bạch (Tỳ thổ khí)Vị trí: Phía trong sau đốt thứ

nhất, ngón chân cái, ở giữa chỗ lõm, nơi có thịt trắng đỏ giáp nhau.

Chữa: Đau vùng thượng vị,

sình bụng. Phù thủng. Táo bón.

Thương Khâu (Tỳ kim khí)Vị trí: Ở phía đằng trước mắt cá

trong của chân 5 phân.Chữa:

Nhức chân. Rối loạn tiêu hóa. Đau khó chịu vùng

thượng vị. Phù thủng

Âm Lăng Tuyền (Tỳ thủy khí)Vị trí: Giữa chỗ lõm ở phía dưới lồi cầu trong đầu gối.Chữa:

Bí tiểu hoặc tiểu khó, đái dầm, đái không tự chủ.

Ngực sườn đau tức. Rối loạn tiêu hóa. Ăn kém, lạnh trong

bụng. Di tinh.

15

Page 16: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

II. CHỈ ĐỊNH CHỮA BỆNH TRÊN ĐƯỜNG KINH DƯƠNG MINH VỊ KHÍ

1. Tại chổ theo đường đi của kinh Dương Minh Vị khí: Răng đau, cổ sưng. Sổ mũi và chảy nước mũi. Đau họng, miệng khô. Ngón tay trỏ khó cử động.

2. Toàn thân theo đường đi của kinh Dương Minh Vị khí: Rét run không thôi. Sưng nóng những nơi đường kinh đi qua.

3. Có 5 huyệt chính gồm: Vị kim khí huyệt = 45E Lệ Đoài (Li toé – Echange de

l’impétuosité). Vị thủy khí huyệt = 44E Nội Đình (Nei ting – Salle

intérieure). Vị mộc khí huyệt = 43E Hãm Cốc (Hang Kou – Fosse de la

vallée). Vị hoả khí huyệt = 41E Giải Khê (Tchi Ki – Vallée

détachée).

16

Page 17: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

Vị thổ khí huyệt = 36E Túc Tam Lý (Tsou Sann Li – Trois lieux).

4. Vị trí và tác dụng của 5 huyệt chính:Lệ Đoài: Vị kim khí Vị trí: Mé cạnh ngoài ngón chân thứ hai. Cách góc móng chân

một phân.Chữa:

Lạnh bàn chân Suy nhược thần kinh Tiêu hóa kém Mất ngủ

Nội Đình: Vị thủy khíVị trí: Khoảng giữa ngón chân

thứ hai và ngón giữa. Trong chỗ lõm đằng trước đốt thứ nhất.

Chữa: Rối loạn tiêu hóa, bụng trướng, tả lỵ. Đau họng, đau răng. Táo bón.

Hãm Cốc: Vị mộc khíVị trí: Sau Nội Đình 2 tấc.Chữa:

Phù mặt, phù thủng. Sôi ruột, đau bụng do co thắt. Sốt không ra mồ hôi.

Giải Khê: Vị hỏa khíVị trí: Trong chỗ lõm, khoảng giữa

hai cái gân ở ngấn ngang cổ chân.Chữa:

Teo cơ cẳng chân. Thiếu máu não, đau đầu. Đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.

17

Page 18: Hợp chứng tỳ thổ khí

TỲ THỔ KHÍ

Túc Tam lý: Vị thổ khíVị trí: Dưới tất nhãn 3 thốn, ngoài xương ống chân.Chữa:

Viêm loét dạ dày cấp mãn tính.

Viêm đại trường cấp mãn tính.

Viêm tụy cấp tính. Thần kinh suy nhược. Trẻ con tiêu hóa kém. Suy nhược, thiếu máu, cao

huyết áp. Suyễn.

III. CÁC HUYỆT CHẨN ĐOÁN CỦA TỲ THỔ KHÍ

Khi chúng ta ấn các đầu ngón tay vào các huyệt chẩn đoán, nếu bệnh nhân có cảm giác lạ (đau, tức, mỏi) thì đó là những dấu hiệu quan trọng báo động Tỳ thổ khí hay Vị thổ khí bị bệnh.

1. Ba huyệt chẩn đoán của Tỳ thổ khí:

18

Page 19: Hợp chứng tỳ thổ khí

Tỳ Du

Ý Xá

Chương Môn

TỲ THỔ KHÍ

Tỳ Du: Ở trên đường lưng trong và đường lưng ngoài, ngang giữa hai mấu xương của các đốt sống lưng thứ 11 và 12. Từ cột sống ra 1 thốn rưởi.

Ý Xá: Ở trên đường lưng trong và đường lưng ngoài, ngang giữa hai mấu xương của các đốt sống lưng thứ 11 và 12. Từ cột sống ra 3 thốn.

Chương Môn: (Mộ huyệt) ở ngay đầu xương sườn thứ 11.

2. Ba huyệt chẩn đoán của Vị thổ khí:

Vị Du: Ở hai bên xương sống, dưới đốt sống lưng thứ 12 đo ra 1,5 thốn.

Vị Thương: Huyệt ở hai bên Vị du, đo 1,5 thốn.

19

Page 20: Hợp chứng tỳ thổ khí

Huyệt Trung quản

Mạch Nhơn nghinh Mạch Xung dương

TỲ THỔ KHÍ

Trung quản: Huyệt trên đường giữa bụng, từ rốn đo lên 4 thốn.

VI. CÁC MẠCH CHẨN ĐOÁN CỦA TỲ THỔ KHÍMạch Nhơn nghinh: Động mạch lớn trên cổ, sờ thấy mạch đập

(động mạch cảnh), phía ngoài yết hầu đo ra 1,5 thốn. Mạch Xung dương: Nơi chỗ cao nhất của lưng bàn chân, đè có

động mạch nhảy. Hai mạch Nhơn nghinh và Xung dương ứng với Vị thổ khí.

20

Page 21: Hợp chứng tỳ thổ khí

Mạch Cơ môn

TỲ THỔ KHÍ

Mạch Cơ môn: Từ đầu gối đo lên 8 thốn cách Huyết Hải 6 thốn, nơi có động mạch nhảy. Mạch nầy ứng với Tỳ thổ khí.

3 . Mạch Tỳ ở cổ tay :Mạch Tỳ thổ khí ở tại bộ quan của đoạn cổ tay bên tay phải .Mạch Tỳ có lực ứng với Tỳ thổ khí vượng.Mạch Tỳ vô lực ứng với Tỳ thổ khí suy.

21