Top Banner
3 Thứ tư, ngày 14 tháng 6 năm 2017 Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày tHương binH - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017) Đ ã 8 lần tham gia hiến máu tình nguyện nhưng với anh Trần Văn Kiển, xã Đông Trà (Tiền Hải), mỗi lần hiến máu là một cảm xúc riêng, xen lẫn niềm vui còn có cả trách nhiệm với cộng đồng. Đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch HĐND xã, hơn ai hết, anh Kiển biết rằng để nhân dân địa phương tham gia hiến máu thì mình phải tiên phong, gương mẫu. Bởi có như thế những người hiến máu lần đầu mới mạnh dạn hưởng ứng theo. Anh Kiển chia sẻ: Mỗi lần xem ti vi nhìn thấy người bệnh được truyền máu tôi càng hiểu được ý nghĩa của việc hiến máu cứu người. Bản thân tôi tham gia hiến máu từ năm 1999 khi còn tham gia phong trào đoàn, được các anh chị tuyên truyền, vận động là đăng ký ngay. Lúc đầu cảm xúc có hồi hộp song tôi nhận thấy việc mình làm có ích cho xã hội, việc hiến máu cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe nên những lần sau khi Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện phát động tôi đăng ký tham gia ngay. Từ khi tham gia hiến máu đến nay tôi đã vận động được khoảng 100 người cùng sẻ chia những giọt máu hồng. Tham gia hiến máu nhiều lần và đã được tôn vinh, khen thưởng nhưng với anh Kiển, việc sẻ chia những giọt máu hồng chưa dừng lại nếu có đủ điều kiện về sức khỏe. Song hành cùng nhiệm vụ công tác tại địa phương, anh vẫn đang tiếp tục vận động mọi người tích cực tham gia hiến máu tình nguyện. Hòa nhịp cùng những trái tim giàu nhiệt huyết, phong trào hiến máu đã lan tỏa mạnh mẽ tới các đoàn viên thanh niên. Với anh Nguyễn Tiến Tân, đoàn viên thanh niên xã An Đồng (Quỳnh Phụ), người 9 lần tham gia hiến máu tình nguyện thì việc sẻ chia giọt máu cứu người, đặc biệt cho người bệnh lúc nguy kịch là dấu ấn không thể nào quên. Từng chứng kiến và trực tiếp tham gia hiến máu cứu giúp sản phụ bị băng huyết nên anh hiểu việc cho đi giọt máu có ý nghĩa thiết thực như thế nào. Anh Tân chia sẻ: Lúc người bệnh trong cơn nguy kịch mới thấy được sự mong manh giữa sự sống và cái chết. Nhìn thấy từng giọt máu của mình được truyền vào cơ thể người bệnh cần máu mới thấy việc mình làm có ý nghĩa biết bao. Tham gia hoạt động đoàn, anh Tân cũng thường xuyên tuyên truyền tới các bạn trẻ về ý nghĩa, tầm quan trọng của máu đối với sự sống con người. Anh Tân cho biết thêm: Hiến máu không ảnh hưởng đến sức khỏe mà ngược lại còn giúp cơ thể thay đi lượng máu cũ để sản sinh máu mới. Đủ sức khỏe, tôi vẫn sẽ tham gia hiến máu để góp phần mang lại niềm vui, sự sống cho người bệnh. Cộng tác viên “già đời nhất”, đó là biệt danh các thành viên Câu lạc bộ Sinh viên vận động hiến máu tình nguyện Trường Đại học Y Dược Thái Bình đặt cho cô gái trẻ Lê Thị Chinh, sinh viên năm thứ năm Khoa Y học cổ truyền. Sau 2 năm tham gia hoạt động với cương vị cộng tác viên, Chinh trở thành thành viên chính thức của Câu lạc bộ. Ngoài thành tích 11 lần hiến máu tình nguyện, Chinh còn tích cực vận động mọi người tham gia hiến máu. Hầu hết các hoạt động của Trường như cuộc thi tìm hiểu về hiến máu, giao lưu, tọa đàm với sinh viên năm đầu đều có sự góp mặt của cô sinh viên trẻ. Trước khi ngày hội hiến máu tình nguyện của Trường được tổ chức, Chinh đều đến ký túc xá để tuyên truyền, vận động các em sinh viên năm thứ nhất tham gia. Không những thế, Chinh còn hăng hái làm nhiều nhiệm vụ, từ hướng dẫn làm thủ tục, tiếp nhận đăng ký, chăm sóc người hiến máu đến phát quà. Trong suy nghĩ của cô gái trẻ, hiến máu là việc làm cần thiết và phải được nhân rộng hơn nữa. Ai cũng chỉ có một lần tuổi trẻ vì thế hãy sống sao cho xứng đáng. Học ngành y nên Chinh hiểu được tầm quan trọng của máu đối với sự sống người bệnh. Chính vì thế, trong năm cuối của thời sinh viên, Chinh tự đề ra mục tiêu cho bản thân là cố gắng tham gia tối đa số lần hiến máu cho phép, đồng thời vận động các bạn cùng hưởng ứng hoạt động ý nghĩa này. Đây chỉ là ba trong số rất nhiều những con người với trái tim nhân hậu đã và đang âm thầm sẻ chia những giọt máu cứu người. Việc làm của họ đã góp phần khơi dậy nét đẹp nhân ái trong cộng đồng. Nhân ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu, xin được gửi tới họ những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc những trái tim thiện nguyện luôn tràn đầy năng lượng để tiếp tục lan truyền ngọn lửa nhiệt huyết tới những người xung quanh mình. Hạnh phúc khi sẻ chia Để cứu giúp người bệnh cần máu qua cơn nguy kịch, giành lại sự sống, nhiều người đã không ngần ngại tham gia hiến máu nhiều lần. Bởi với họ, đó là niềm hạnh phúc khi được sẻ chia. HOÀNG LANH H ơn 20 năm qua, cựu chiến binh (CCB) Lê Văn Cam, thôn Đông Hạ, xã Vũ Phúc (thành phố Thái Bình) đã dành nhiều thời gian, công sức đi tìm những đồng đội đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Những chuyến đi của ông nhiều khi kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, băng rừng vượt núi với mong mỏi đưa các đồng đội về với quê hương. Năm 1959, chàng thanh niên Lê Văn Cam cũng như bao người con Thái Bình tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Trung đoàn 52, Sư đoàn 320 nhận nhiệm vụ chiến sĩ thông tin. Đến năm 1967, ông được cử đi nhận nhiệm vụ tại mặt trận Lào. Những năm tháng chiến tranh khốc liệt đối diện với mưa bom bão đạn đã tôi luyện cho ông một tinh thần thép, sẵn sàng hy sinh thân mình vì đồng đội, vì quê hương. Bên chén trà, ông kể cho tôi nghe kỷ niệm về những năm tháng kháng chiến của cuộc đời mình, trong đó câu chuyện về hai người đồng đội đã nằm xuống nơi chiến trường khiến ông nhớ mãi. Sau này, khi nghỉ hưu, ông dành tất cả thời gian, tâm huyết để kiếm tìm và đưa hài cốt các anh về với quê hương. Câu chuyện bắt đầu vào khoảng đầu năm 1969, chiến trường khốc liệt đã cướp đi sinh mạng hai đồng đội của ông là Trịnh Bá Chân, quê ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa và A nh Trương Văn Chinh, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Kiến Xương cho biết: Trong các phong trào thi đua của thanh niên thì phong trào xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội được đông đảo đoàn viên, thanh niên hưởng ứng và đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Toàn huyện có 145 mô hình kinh tế trang trại, gia trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh... do thanh niên làm chủ cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tiêu biểu như trang trại của anh Trần Quang Phước, xã Quốc Tuấn; anh Lưu Văn Thảo, xã Minh Hưng; anh Nguyễn Văn Cường, xã Vũ Tây cho thu nhập từ 400 triệu đồng - 1 tỷ đồng/năm. Cơ sở may của anh Vũ Ngọc Hướng, xã Vũ Quý; doanh nghiệp của anh Phạm Văn Chiến, xã Quốc Tuấn; anh Lại Văn Điệp, Giám đốc Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ người tàn tật, xã Vũ Ninh được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2013... Không chỉ làm giàu cho bản thân, các ông chủ trẻ này còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động nông thôn. Đến nay, Kiến Xương có 23 xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các xã còn lại bình quân đạt 17 tiêu chí. Ông Bùi Đức Hạnh, Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Có được kết quả đó, lực lượng thanh niên đã xung kích, tình nguyện chung tay, góp sức rất tích cực. Trong 5 năm qua, đoàn viên, thanh niên toàn huyện đã đào đắp được 48.000m 3 đất góp phần chỉnh trang đồng ruộng, làm đường giao thông nội đồng; tự nguyện đảm nhận bảo vệ 22km đường giao thông; làm mới 4,7km, tu sửa 32,5km đường giao thông nông thôn; trao tặng 25 công trình nước sạch cho gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn; tu sửa và làm mới 17 sân chơi thể thao tại các địa phương. Đặc biệt, thanh niên còn hăng hái thực hiện phong trào thắp sáng đường quê và đã hoàn thiện 10 tuyến đường với 300 điểm thắp sáng, tổng chiều dài hơn 15km, trị giá trên 150 triệu đồng làm cho diện mạo nông thôn đổi mới và góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Anh Đoàn Xuân Triều, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Vũ Quý chia sẻ: Bên cạnh tích cực tuyên truyền đoàn viên, thanh niên, các tầng lớp nhân dân nâng cao văn hóa giao thông, tự giác giải tỏa công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông, Đoàn Thanh niên xã còn thành lập tổ đoàn viên xung kích gồm 13 đồng chí thường xuyên có mặt duy trì bảo đảm an toàn giao thông tại các điểm giao thông phức tạp và xây dựng tuyến đường phong quang, không lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường. Không riêng xã Vũ Quý, đoàn thanh niên các xã, thị trấn ở huyện Kiến Xương đã thành lập và duy trì hoạt động của các mô hình thanh niên xung kích tham gia bảo đảm an toàn giao thông tại các ngã tư, cổng trường; xây dựng 25 tuyến đường thanh niên tự quản, nhờ đó Kiến Xương đã hạn chế tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông. Do làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền, vận động, động viên thanh niên nên những năm qua, tuổi trẻ Kiến Xương cũng hăng hái tham gia phong trào thanh niên xung kích sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ; bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; tình nguyện vì cộng đồng. Từ sự đóng góp tiền, ngày công lao động của đoàn viên, thanh niên, các cơ sở đoàn đã tu sửa, làm mới 9 ngôi nhà trị giá trên 300 triệu đồng; thăm, tặng 1.817 suất quà tổng trị giá gần 500 triệu đồng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo; khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 1.750 đối tượng chính sách trị giá gần 250 triệu đồng. Ngoài ra, 1.512 đoàn viên, thanh niên tham gia hiến máu tình nguyện được 2.314 đơn vị máu. Một trong những hoạt động của thanh niên Kiến Xương được các tầng lớp nhân dân hoan nghênh, cảm mến đó là trên 1.000 lượt đoàn viên, thanh niên tình nguyện gặt lúa giúp các gia đình chính sách, hộ neo đơn trong các đợt bão. Đó là việc làm thể hiện lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần trách nhiệm của thanh niên đối với cộng đồng. Những việc làm của thanh niên vì cộng đồng vừa làm cho xã hội tốt đẹp hơn, vừa giúp cho thanh niên trưởng thành vững chắc, thực sự là cánh tay phải của Đảng, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn mới. Tuổi Trẻ Kiến Xương Xung kích trên nhiều mặt trận Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, những năm qua, tuổi trẻ huyện Kiến Xương đã xung kích, đi đầu trong các phong trào thi đua. Sức trẻ, sự nhiệt huyết và sức sáng tạo của thanh niên trên nhiều mặt trận đã góp phần làm cho diện mạo nông thôn, kinh tế - xã hội của các địa phương khởi sắc từng ngày. Khắc Duẩn Hơn 20 năm đi Tìm Hài cốT đồng đội Nguyễn Văn Hội, quê ở tỉnh Hải Hưng (sau tách ra thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên), trong đó thi thể liệt sĩ Trịnh Bá Chân là đáng thương nhất, đối với CCB Lê Văn Cam đó là sự mất mát không toàn vẹn. Tự mình trông coi và chôn cất các đồng đội, ông tự nhủ với lòng mình khi hòa bình lập lại sẽ đi tìm và đưa hài cốt các anh về đoàn tụ với quê hương. Đầu năm 1995, ông bắt đầu hành trình kiếm tìm hài cốt hai người đồng đội, chuyến đi mặc dù không thành công nhưng đem lại cho ông nhiều thông tin về phần mộ các liệt sĩ khác. Những năm sau đó ông đi khắp các vùng từ Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, vào tận đảo Phú Quốc… kết nối với các CCB từng chung chiến hào năm xưa cùng nhau thực hiện nghĩa cử cao đẹp “đi tìm đồng đội đã hy sinh”. Cẩn thận lên kế hoạch các đợt đi kiếm tìm hài cốt đồng đội, đến nay, trong tay ông đã có danh sách của hơn 50.000 ngôi mộ liệt sĩ quê ở các tỉnh, hy sinh trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, hiện đang được an táng ở nhiều nghĩa trang liệt sĩ khác nhau. Hơn 20 năm đi tìm đồng đội, ông đã gửi đi hơn 19.000 lá thư và được hơn 8.000 gia đình, thân nhân liệt sĩ hồi âm. Đối với CCB Lê Văn Cam không niềm vui nào lớn hơn sự sung sướng khi tìm được quê quán cho những đồng đội đã khuất. CCB Lê Văn Cam cho biết thêm: Trước đây tôi toàn bỏ tiền túi, bán lúa gạo, vay anh em họ hàng, tiền con cái cho cũng chẳng dám tiêu pha gì, dành dụm đi đường để mua giấy, bút... Bây giờ thi thoảng cũng có người nhà liệt sĩ tìm được mộ phần họ biếu ít tiền, tôi dành mua tem, phong bì hết. Năm 2008, hiểu được tấm lòng của người lính đối với đồng đội, lại chứng kiến cuộc sống của CCB Lê Văn Cam còn nhiều khó khăn, một nhà hảo tâm đã dành tặng ông một bộ máy vi tính, máy in. Từ đó, ông bắt đầu sử dụng mạng xã hội facebook, các trang thông tin trên internet để kiếm tìm phần mộ liệt sĩ và viết thư gửi cho thân nhân của họ. CCB Lê Văn Cam chia sẻ: Gia tài quý nhất của tôi chỉ có hơn 100 cuốn vở ghi thông tin mộ phần liệt sĩ, tài khoản facebook Hoa Cam để tôi tìm kiếm thông tin đồng đội đã hy sinh và đống tem thư người thân liệt sĩ ủng hộ. Mỗi khi nhận được thư hồi âm tôi hồi hộp lắm, bóc thư ra mà chỉ mong đồng đội đã được đoàn tụ với gia đình. Dù mắt đã mờ, chân đã mỏi nhưng trong lòng người lính Cụ Hồ vẫn không nguôi nỗi niềm nhớ thương các đồng đội đã hy sinh. Ông thương những người anh hùng ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc còn đang nằm lại nơi chiến trường. Giờ đây, đối với CCB Lê Văn Cam, còn sức khỏe là còn cống hiến, còn tiếp tục rong ruổi khắp các con đường, mọi nghĩa trang liệt sĩ, từng quả đồi, sườn núi để tìm và đưa đồng đội về với quê nhà. Lê Thị Chinh, sinh viên Khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược Thái Bình tham gia các hoạt động trong ngày hội hiến máu tình nguyện của Trường. Tiến ĐạT Cựu chiến binh Lê Văn Cam dành nhiều thời gian tìm kiếm thông tin hài cốt liệt sĩ. Thanh niên các địa phương huyện Kiến Xương gặt lúa giúp dân. Người lao động trong tỉnh sẻ chia những giọt máu hồng.
1

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày tHương binH - liệt sĩ Hơn 20 ...

Oct 16, 2021

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày tHương binH - liệt sĩ Hơn 20 ...

3Thứ tư, ngày 14 tháng 6 năm 2017

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày tHương binH - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017)

Đã 8 lần tham gia hiến máu tình nguyện nhưng với anh Trần Văn Kiển,

xã Đông Trà (Tiền Hải), mỗi lần hiến máu là một cảm xúc riêng, xen lẫn niềm vui còn có cả trách nhiệm với cộng đồng. Đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch HĐND xã, hơn ai hết, anh Kiển biết rằng để nhân dân địa phương tham gia hiến máu thì mình phải tiên phong, gương mẫu. Bởi có như thế những người hiến máu lần đầu mới mạnh dạn hưởng ứng theo. Anh Kiển chia sẻ: Mỗi lần xem ti vi nhìn thấy người bệnh được truyền máu tôi càng hiểu được ý nghĩa của việc hiến máu cứu người. Bản thân tôi tham gia hiến máu từ năm 1999 khi còn tham gia phong trào đoàn, được các anh chị tuyên truyền, vận động là đăng ký ngay. Lúc đầu cảm xúc có hồi hộp song tôi nhận thấy việc mình làm có ích cho xã hội, việc hiến máu cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe nên những lần sau khi Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện phát động tôi đăng ký tham gia ngay. Từ khi tham gia hiến máu đến nay tôi đã vận động được khoảng 100 người cùng sẻ chia những giọt máu hồng. Tham gia hiến máu nhiều lần và đã được tôn vinh, khen thưởng nhưng với anh Kiển, việc sẻ chia những giọt máu hồng chưa dừng lại nếu có đủ điều kiện về sức khỏe. Song hành cùng nhiệm vụ công tác tại địa phương, anh vẫn đang tiếp tục vận động mọi người tích cực tham gia hiến máu tình nguyện.

Hòa nhịp cùng những trái tim giàu nhiệt huyết, phong trào hiến máu đã lan tỏa mạnh mẽ tới các đoàn viên thanh niên. Với anh Nguyễn Tiến Tân, đoàn viên thanh niên xã An Đồng (Quỳnh Phụ), người 9 lần tham gia hiến máu tình nguyện thì việc sẻ chia giọt máu cứu người, đặc biệt cho người bệnh lúc nguy kịch là dấu ấn không thể nào quên. Từng chứng kiến và trực tiếp tham gia hiến máu cứu giúp sản phụ bị băng huyết nên anh hiểu việc cho đi giọt máu có ý nghĩa thiết thực như thế nào. Anh Tân chia sẻ: Lúc người bệnh trong cơn nguy kịch mới thấy được sự mong manh giữa sự sống và cái chết. Nhìn thấy từng giọt máu của mình được truyền vào cơ thể người bệnh cần máu mới thấy việc mình làm có ý nghĩa biết bao. Tham gia hoạt động đoàn, anh Tân cũng thường xuyên tuyên truyền tới các bạn trẻ về ý nghĩa, tầm quan trọng của máu đối với sự sống con người. Anh Tân cho biết thêm: Hiến máu không ảnh hưởng đến sức khỏe mà ngược lại còn giúp cơ thể thay đi lượng máu cũ để sản

sinh máu mới. Đủ sức khỏe, tôi vẫn sẽ tham gia hiến máu để góp phần mang lại niềm vui, sự sống cho người bệnh.

Cộng tác viên “già đời nhất”, đó là biệt danh các thành viên Câu lạc bộ Sinh viên vận động hiến máu tình nguyện Trường Đại học Y Dược Thái Bình đặt cho cô gái trẻ Lê Thị Chinh, sinh viên năm thứ năm Khoa Y học cổ truyền. Sau 2 năm tham gia hoạt động với cương vị cộng tác viên, Chinh trở thành thành viên chính thức của Câu lạc bộ. Ngoài thành tích 11 lần hiến máu tình nguyện, Chinh còn tích cực vận động mọi người tham gia hiến máu. Hầu hết các hoạt động của Trường như cuộc thi tìm hiểu về hiến máu, giao lưu, tọa đàm với sinh viên năm đầu đều có sự góp mặt của cô sinh viên trẻ. Trước khi ngày hội hiến máu tình nguyện của Trường được tổ chức, Chinh đều đến ký túc xá để tuyên truyền, vận động các em sinh viên năm thứ nhất tham gia. Không những thế, Chinh còn hăng hái làm nhiều nhiệm vụ, từ hướng dẫn làm thủ tục, tiếp nhận đăng ký, chăm sóc người hiến máu đến phát quà. Trong suy nghĩ của cô gái trẻ, hiến máu là việc làm cần thiết và phải được nhân rộng hơn nữa. Ai cũng chỉ có một lần tuổi trẻ vì thế hãy sống sao cho xứng đáng. Học ngành

y nên Chinh hiểu được tầm quan trọng của máu đối với sự sống người bệnh. Chính vì thế, trong năm cuối của thời sinh viên, Chinh tự đề ra mục tiêu cho bản thân là cố gắng tham gia tối đa số lần hiến máu cho phép, đồng thời vận động các bạn cùng hưởng ứng hoạt động ý nghĩa này.

Đây chỉ là ba trong số rất nhiều những con người với trái tim nhân hậu đã và đang

âm thầm sẻ chia những giọt máu cứu người. Việc làm của họ đã góp phần khơi dậy nét đẹp nhân ái trong cộng đồng. Nhân ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu, xin được gửi tới họ những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc những trái tim thiện nguyện luôn tràn đầy năng lượng để tiếp tục lan truyền ngọn lửa nhiệt huyết tới những người xung quanh mình.

Hạnh phúc khi sẻ chiaĐể cứu giúp người bệnh cần máu qua cơn nguy kịch, giành lại sự sống,

nhiều người đã không ngần ngại tham gia hiến máu nhiều lần. Bởi với họ, đó là niềm hạnh phúc khi được sẻ chia.

Hoàng LanH

Hơn 20 năm qua, cựu chiến binh (CCB) Lê Văn Cam, thôn Đông

Hạ, xã Vũ Phúc (thành phố Thái Bình) đã dành nhiều thời gian, công sức đi tìm những đồng đội đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Những chuyến đi của ông nhiều khi kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, băng rừng vượt núi với mong mỏi đưa các đồng đội về với quê hương.

Năm 1959, chàng thanh niên Lê Văn Cam cũng như bao người con Thái Bình tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Trung đoàn 52, Sư đoàn 320 nhận nhiệm vụ chiến sĩ thông tin. Đến năm 1967, ông được cử đi nhận nhiệm vụ tại mặt trận Lào. Những năm tháng chiến tranh khốc liệt đối diện với mưa bom bão đạn đã tôi luyện cho ông một tinh thần thép, sẵn sàng hy sinh thân mình vì đồng đội, vì quê hương. Bên chén trà, ông kể cho tôi nghe kỷ niệm về những năm tháng kháng chiến của cuộc đời mình, trong đó câu chuyện về hai người đồng đội đã nằm xuống nơi chiến trường khiến ông nhớ mãi. Sau này, khi nghỉ hưu, ông dành tất cả thời gian, tâm huyết để kiếm tìm và đưa hài cốt các anh về với quê hương.

Câu chuyện bắt đầu vào khoảng đầu năm 1969, chiến trường khốc liệt đã cướp đi sinh mạng hai đồng đội của ông là Trịnh Bá Chân, quê ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa và

Anh Trương Văn Chinh, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

huyện Kiến Xương cho biết: Trong các phong trào thi đua của thanh niên thì phong trào xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội được đông đảo đoàn viên, thanh niên hưởng ứng và đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Toàn huyện có 145 mô hình kinh tế trang trại, gia trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh... do thanh niên làm chủ cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tiêu biểu như trang trại của anh Trần Quang Phước, xã Quốc Tuấn; anh Lưu Văn Thảo, xã Minh Hưng; anh Nguyễn Văn Cường, xã Vũ Tây cho thu nhập từ 400 triệu đồng - 1 tỷ đồng/năm. Cơ sở may của anh Vũ Ngọc Hướng, xã Vũ Quý; doanh nghiệp của anh Phạm Văn Chiến, xã Quốc Tuấn; anh Lại Văn Điệp, Giám đốc Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ người tàn tật, xã Vũ Ninh được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2013... Không chỉ làm giàu cho bản thân, các ông chủ trẻ này còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động nông thôn.

Đến nay, Kiến Xương có 23 xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các

xã còn lại bình quân đạt 17 tiêu chí. Ông Bùi Đức Hạnh, Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Có được kết quả đó, lực lượng thanh niên đã xung kích, tình nguyện chung tay, góp sức rất tích cực. Trong 5 năm qua, đoàn viên, thanh niên toàn huyện đã đào đắp được 48.000m3 đất góp phần chỉnh trang đồng ruộng, làm đường giao thông nội đồng; tự nguyện đảm nhận bảo vệ 22km đường giao thông; làm mới 4,7km, tu sửa 32,5km đường giao thông nông thôn; trao tặng 25 công trình nước sạch cho gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn; tu sửa và làm mới 17 sân chơi thể thao tại các địa phương. Đặc biệt, thanh niên còn hăng hái thực hiện phong trào thắp sáng đường quê và

đã hoàn thiện 10 tuyến đường với 300 điểm thắp sáng, tổng chiều dài hơn 15km, trị giá trên 150 triệu đồng làm cho diện mạo nông thôn đổi mới và góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

Anh Đoàn Xuân Triều, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Vũ Quý chia sẻ: Bên cạnh tích cực tuyên truyền đoàn viên, thanh niên, các tầng lớp nhân dân nâng cao văn hóa giao thông, tự giác giải tỏa công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông, Đoàn Thanh niên xã còn thành lập tổ đoàn viên xung kích gồm 13 đồng chí thường xuyên có mặt duy trì bảo đảm an toàn giao thông tại các điểm giao thông phức tạp và xây dựng tuyến đường phong quang,

không lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường. Không riêng xã Vũ Quý, đoàn thanh niên các xã, thị trấn ở huyện Kiến Xương đã thành lập và duy trì hoạt động của các mô hình thanh niên xung kích tham gia bảo đảm an toàn giao thông tại các ngã tư, cổng trường; xây dựng 25 tuyến đường thanh niên tự quản, nhờ đó Kiến Xương đã hạn chế tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông.

Do làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền, vận động, động viên thanh niên nên những năm qua, tuổi trẻ Kiến Xương cũng hăng hái tham gia phong trào thanh niên xung kích sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ; bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; tình nguyện vì cộng đồng. Từ sự đóng góp tiền, ngày công

lao động của đoàn viên, thanh niên, các cơ sở đoàn đã tu sửa, làm mới 9 ngôi nhà trị giá trên 300 triệu đồng; thăm, tặng 1.817 suất quà tổng trị giá gần 500 triệu đồng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo; khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 1.750 đối tượng chính sách trị giá gần 250 triệu đồng. Ngoài ra, 1.512 đoàn viên, thanh niên tham gia hiến

máu tình nguyện được 2.314 đơn vị máu.

Một trong những hoạt động của thanh niên Kiến Xương được các tầng lớp nhân dân hoan nghênh, cảm mến đó là trên 1.000 lượt đoàn viên, thanh niên tình nguyện gặt lúa giúp các gia đình chính sách, hộ neo đơn trong các đợt bão. Đó là việc làm thể hiện lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần trách nhiệm

của thanh niên đối với cộng đồng. Những việc làm của thanh niên vì cộng đồng vừa làm cho xã hội tốt đẹp hơn, vừa giúp cho thanh niên trưởng thành vững chắc, thực sự là cánh tay phải của Đảng, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn mới.

Tuổi Trẻ Kiến Xương

Xung kích trên nhiều mặt trậnThực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có

thanh niên”, những năm qua, tuổi trẻ huyện Kiến Xương đã xung kích, đi đầu trong các phong trào thi đua. Sức trẻ, sự nhiệt huyết và sức sáng tạo của thanh niên trên nhiều mặt trận đã góp phần làm cho diện mạo nông thôn, kinh tế - xã hội của các địa phương khởi sắc từng ngày.

Khắc Duẩn

Hơn 20 năm đi Tìm Hài cốT đồng đội

Nguyễn Văn Hội, quê ở tỉnh Hải Hưng (sau tách ra thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên), trong đó thi thể liệt sĩ Trịnh Bá Chân là đáng thương nhất, đối với CCB Lê Văn Cam đó là sự mất mát không toàn vẹn. Tự mình trông coi và chôn cất các đồng đội, ông tự nhủ với lòng mình khi hòa bình lập lại sẽ đi tìm và đưa hài cốt các anh về đoàn tụ với quê hương. Đầu năm 1995, ông bắt đầu hành trình kiếm tìm hài cốt hai người đồng đội, chuyến đi mặc dù không thành công nhưng đem lại cho ông nhiều thông tin về phần mộ các liệt sĩ khác. Những năm sau đó ông đi khắp các vùng từ Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, vào tận đảo Phú Quốc… kết nối với các CCB từng chung chiến hào năm xưa cùng nhau thực hiện nghĩa cử cao đẹp “đi tìm đồng đội đã hy sinh”. Cẩn thận lên kế hoạch các đợt đi kiếm tìm hài cốt đồng đội, đến nay, trong tay ông đã có danh sách của hơn 50.000 ngôi mộ liệt sĩ quê ở các tỉnh, hy sinh trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, hiện đang được an táng ở nhiều nghĩa trang liệt sĩ khác nhau. Hơn 20 năm đi tìm đồng đội, ông đã gửi đi hơn 19.000 lá thư và được hơn 8.000 gia đình, thân nhân liệt sĩ hồi âm. Đối với CCB Lê Văn Cam không niềm vui nào lớn hơn sự sung sướng khi tìm được quê quán cho những đồng đội đã khuất. CCB Lê Văn Cam cho biết thêm: Trước đây tôi toàn bỏ tiền túi, bán lúa gạo, vay anh em họ hàng, tiền con cái

cho cũng chẳng dám tiêu pha gì, dành dụm đi đường để mua giấy, bút... Bây giờ thi thoảng cũng có người nhà liệt sĩ tìm được mộ phần họ biếu ít tiền, tôi dành mua tem, phong bì hết.

Năm 2008, hiểu được tấm lòng của người lính đối với đồng đội, lại chứng kiến cuộc sống của CCB Lê Văn Cam còn nhiều khó khăn, một nhà hảo tâm đã dành tặng ông một bộ máy vi tính, máy in. Từ đó, ông bắt đầu sử dụng mạng xã hội facebook, các trang thông tin trên internet để kiếm tìm phần mộ liệt sĩ và viết thư gửi cho thân nhân của họ. CCB Lê Văn Cam chia sẻ: Gia tài quý nhất của tôi chỉ có hơn 100 cuốn vở ghi thông tin mộ phần liệt sĩ, tài khoản facebook Hoa Cam để tôi tìm kiếm thông tin đồng đội đã hy sinh và đống tem thư người thân liệt sĩ ủng hộ. Mỗi khi nhận được thư hồi âm tôi hồi hộp lắm, bóc thư ra mà chỉ mong đồng đội đã được đoàn tụ với gia đình.

Dù mắt đã mờ, chân đã mỏi nhưng trong lòng người lính Cụ Hồ vẫn không nguôi nỗi niềm nhớ thương các đồng đội đã hy sinh. Ông thương những người anh hùng ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc còn đang nằm lại nơi chiến trường. Giờ đây, đối với CCB Lê Văn Cam, còn sức khỏe là còn cống hiến, còn tiếp tục rong ruổi khắp các con đường, mọi nghĩa trang liệt sĩ, từng quả đồi, sườn núi để tìm và đưa đồng đội về với quê nhà.

Lê Thị Chinh, sinh viên Khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược Thái Bình tham gia các hoạt động trong ngày hội hiến máu tình nguyện của Trường.

Tiến ĐạT

Cựu chiến binh Lê Văn Cam dành nhiều thời gian tìm kiếm thông tin hài cốt liệt sĩ.

Thanh niên các địa phương huyện Kiến Xương gặt lúa giúp dân.

Người lao động trong tỉnh sẻ chia những giọt máu hồng.