Top Banner
1 Hành hương “Xứ Phật tình quê“ XPht tình quê là tựa đề mt tác phm gm hai cun sách viết vxsẤn Độ, nơi quê hương của Đức Phật đã thị hin ti Cõi Ta Bà này để chdẫn chúng ta con đường thoát kh. Thế tác gilà ai, có liên quan gì đến chuyến hành hương xứ Pht tngày mùng 6 đến 19 tháng 10 năm 2014 của tôi không? Cn gì phi hỏi, đó là hai vị đại đệ tcủa Sư phụ tôi có cùng chung một cá tính là thích đốt ngón tay để cúng dường Chư Phật cho mi hnh nguyn. Thoạt nghe tôi đã thất kinh hn vía ctưởng là n dtrong kinh sách mà thôi, nhưng khi nhìn 3 ngón tay ct lóng ca Thy Hnh Nguyện và đến BĐề Đạo Tràng nhìn tn mt công trình xây dng Trung Tâm Viên Giác đó, tôi mi thy các lóng tay cúng dường Chư Phật ca Thy Hnh Nguyn và Hnh Tn mi có mt giá trđặc bit. Trước khi đi sâu vào chi tiết chuyến hành hương xứ Pht ti Ấn Độ và Nepal, người viết mun xt ngang mt tí vđịa lý, xã hi và các tôn giáo ca cái xscc kphc tp này. Dĩ nhiên là tài liệu ly trong cun “Xứ Phật tình quê“ xut bản năm 1997 và phải “Update“
20

Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

Aug 29, 2019

Download

Documents

lykhuong
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

1

Hành hương “Xứ Phật tình quê“

Xứ Phật tình quê là tựa đề một tác phẩm gồm hai cuốn sách viết về

xứ sở Ấn Độ, nơi quê hương của Đức Phật đã thị hiện tại Cõi Ta Bà

này để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có

liên quan gì đến chuyến hành hương xứ Phật từ ngày mùng 6 đến 19

tháng 10 năm 2014 của tôi không? Cần gì phải hỏi, đó là hai vị đại đệ

tử của Sư phụ tôi có cùng chung một cá tính là thích đốt ngón tay để

cúng dường Chư Phật cho mỗi hạnh nguyện. Thoạt nghe tôi đã thất

kinh hồn vía cứ tưởng là ẩn dụ trong kinh sách mà thôi, nhưng khi

nhìn 3 ngón tay cụt lóng của Thầy Hạnh Nguyện và đến Bồ Đề Đạo

Tràng nhìn tận mắt công trình xây dựng Trung Tâm Viên Giác ở đó,

tôi mới thấy các lóng tay cúng dường Chư Phật của Thầy Hạnh

Nguyện và Hạnh Tấn mới có một giá trị đặc biệt.

Trước khi đi sâu vào chi tiết chuyến hành hương xứ Phật tại Ấn Độ

và Nepal, người viết muốn xẹt ngang một tí về địa lý, xã hội và các

tôn giáo của cái xứ sở cực kỳ phức tạp này. Dĩ nhiên là tài liệu lấy

trong cuốn “Xứ Phật tình quê“ xuất bản năm 1997 và phải “Update“

Page 2: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

2

sửa chữa chút ít cho phù hợp với hiện tại như dân số, làm sao hãm

được sức sản xuất nhi đồng của một xứ sở có quá nhiều giai cấp thấp

kém và nghèo đói như thế.

Trong tập 1 của tư liệu hành hương này, giới thiệu những di tích liên

quan đến cuộc đời của Đức Phật ở vùng Bắc Ấn. Tập 2 giới thiệu

những thắng tích Chùa chiền, hang động đá điêu khắc nghệ thuật

vùng Nam Ấn. Ấn Độ có 26 tiểu bang với 800 triệu dân nhiều sắc

thái khác nhau, đấy là thống kê năm 1997 nhưng bây giờ đã lên đến

khoảng 1 tỷ mốt.

Về tôn giáo đông nhất là đạo Hindu (Ấn Giáo) chiếm 80%, kế đến

Hồi Giáo với 10%, rồi đến đạo Sikh 2%, Thiên Chúa Giáo 2% và đạo

Phật rất khiêm nhường chỉ khoảng 0,8%. Nghĩ cũng lạ, tại sao nơi xứ

Phật mà Phật Giáo lại không phát triển, nhắc đến đề tài này người

viết rất đau lòng, sẽ giải thích ở phần thăm viếng phế tích Đại học Na

Lan Đà, đại học đầu tiên trên thế giới, rất thương tâm.

. Đạo Hindu dựa nền tảng trên kinh Vệ Đà (Veda), gồm các đấng

Phạm Thiên như Brahma, Vishnu, Shiva được thờ nhiều nhất. Đức

Phật Thích Ca cũng bị thôn tính hóa làm hóa thân thứ 8 của thần

Shiva. Đặc điểm của đạo này là sự phân chia giai cấp một cách trầm

trọng, cao nhất là Bà La Môn và hạ tiện nhất là giai cấp Thủ Đà La.

. Đạo Sikh là những người đội khăn, áo quần rất trang trọng trắng

tinh.

. Đạo Jain (Kỳ Na Giáo) là đạo lõa thể, thực hành thiền định và khổ

hạnh. Vì họ để râu tóc bù xù nên cũng che bớt được phần nào những

gì đáng phải che.

. Đạo Hồi thờ đấng Allah, Mohammed là bậc tiên tri của Allah.

Koran là thánh kinh của họ, hằng năm các tín đồ hay cố gắng đi hành

Page 3: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

3

hương đến thánh địa Mekka để cầu nguyện, đông đến nỗi có cơ nguy

giẫm đạp lên nhau để theo bóng Allah là chuyện bình thường.

Hơn 60% dân Ấn ăn chay, nổi tiếng là món cà-ri nị cay thấu trời

nhưng dùng lâu đâm nghiện. Món Paneer, Phó-mát sữa dê, bánh

Chapati nướng bằng phân bò phơi khô và món bánh chiên Paratha

đều là những món có mặt thường xuyên trong bữa ăn.

Phái đoàn hành hương chúng tôi chỉ gồm khoảng 24 vị, ngoài Thầy

Hạnh Nguyện hướng dẫn cả đoàn, còn có Sư Cô Trụ Trì một ngôi

chùa ngoài Hà Nội ở gần Thành Cổ Loa, dẫn đoàn Phật tử đến từ

Quảng Ninh và Hà Nội. Còn từ Đức Quốc chỉ vỏn vẹn có 2 mống và

tất cả các thành viên trong đoàn đều có nhân duyên với Thầy Hạnh

Nguyện và Cực Lạc Giới Tự của Thầy ở Chiang Mai.

Điểm hẹn của đoàn là Bangkok, từ đấy mọi người ở khắp nơi đổ về

có thể cùng nhau lấy máy bay cà khổ, không cho ăn uống gì cả cho

rẻ, nhưng vẫn đáp xuống phi trường New-Delhi một cách an toàn như

đã định vào ngày mùng 6 tháng 10.

Đón phái đoàn là một anh hướng dẫn viên ăn mặc lịch sự với áo sơ-

mi trắng quần jean, lo giải quyết các vấn đề từ bên trong lẫn bên

ngoài, đoạn sau sẽ giải thích rõ nhiệm vụ cao cả của anh là gì? Và

một anh tài xế trẻ tuổi, ăn mặc rất đơn sơ chỉ một áo thun màu xanh

lá chuối rất bắt mắt và một nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Chỉ có

thế thôi mà chiếc xe buýt hiệu TaTa được sản xuất tại Ấn Độ, cùng

tài lái vĩ đại của anh, mới có đủ khả năng đưa đoàn chúng tôi đi

xuyên Bắc Ấn, qua những con đường đầy ổ gà lẫn ổ voi toàn bụi bậm

và phải tránh các động vật di động từ nhỏ như gà đến dê, bò đi thong

thả giữa đường. Ấn Độ mà! Điệp khúc này sẽ được đệm theo bài viết

nhiều lần.

Page 4: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

4

Điểm thăm viếng đầu tiên trên xứ

Ấn tại thủ đô Tân-Đề-Li là ngôi

đền Búp Sen (Lotus Temple) của

đạo Bahai. Ngôi đền màu trắng có

đường kính 70 m, cao 34,27 m,

mái gồm 27 đài sen bằng cẩm

thạch kết thành 9 khóm, mỗi khóm có 3 cánh sen. Đền có 1.300 ghế

ngồi được khánh thành vào năm 1986. Chúng tôi chỉ được ngưỡng

mộ ngôi đền ở ngoài hàng rào rồi chĩa máy hình vào chụp, vì hôm ấy

là ngày thứ hai đóng cửa.

Sau đó chúng tôi được chở đi vòng vòng xem vài lâu đài cổ xưa của

thành phố kiểu “cưỡi ngựa xem hoa“ cho biết đường xá rộng rãi và

sạch sẽ cỡ nào, nhà cửa kiến trúc ra sao? May lắm mới chụp qua

khung kính xe được vài tòa nhà, về tìm tòi tài liệu rồi cứ thắc mắc

mãi không biết có phải là Dinh Tổng Thống (Rashtrapati Bhawan)

không? Đi thăm viếng kiểu này riết cũng thành du khách kiểu Nhật

mất thôi!

Đến xế chiều, xe chạy qua một khu nhà ở khang trang với công viên

cây cối xanh tươi, đặc biệt là có rất nhiều con cháu của Lão Tôn, lũ

khỉ nhảy nhót phá phách các xe hơi đậu ở ngoài đường. Chúng tôi

được cho phép xuống xe để giỡn đùa cùng bọn chúng, các chị từ tâm

quá, dám đem gói hạt bí quí giá ra dụ lũ khỉ. Phải cẩn thận không

khéo bị chúng giật cả ví, cứ nhìn cảnh hai ba con khỉ bẻ gẫy cái quạt

nước của ô tô đậu ngoài đường, mà lòng không khỏi ngậm ngùi cho

chủ nhân chiếc xe.

Khách sạn đầu tiên trên xứ Ấn đoàn nghỉ tạm là Hotel ibis mới xây

gần phi trường rất to lớn, cái tên chẳng xa lạ gì với chúng ta vì đâu

đâu cũng có. Nhưng hệ thống bảo vệ an ninh trước khi vào “check

Page 5: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

5

in“ tại khách sạn mới khủng khiếp làm sao, họ gắn nguyên một hệ

thống dây chuyền cho hành lý túi xách chạy qua máy xoi như sắp lên

phi cơ bay vào quỹ đạo. Cũng nên thông cảm cho tình hình chính trị

rối ren tại xứ sở này, chẳng những ở đây mà ngay cả khi đến chiêm

bái Đại Tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng cũng bị lục soát cẩn thận như ở phi

trường.

Sau khi nghỉ ngơi và ăn sáng thật phủ phê với bánh Chapati nướng

bằng phân bò, đoàn đã trang bị đầy đủ sức khỏe cho chuyến hành

hương vượt biên giới sang Nepal, thăm vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini)

nơi Đức Phật đản sanh. Ba

thánh tích hội tụ trong một

bức hình như Chùa Thánh

Mẫu Ma-Da (Mayadevi)

với màu gạch trắng tinh,

bên góc trái là Trụ đá của

vua A Dục và đối diện là hồ

lịch sử nơi Hoàng Hậu Ma-

Da tắm trước khi hạ sanh

Thái tử.

Bên cạnh hồ là một cây Bồ Đề đại thụ, cành lá tỏa rộng che nắng cho

những phái đoàn hành hương đi thiền hành chung quanh gốc cây, bao

bọc bởi một vòng các vị Sư áo vàng đủ tông ngồi làm phép hay chú

nguyện gì đó. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy các “Sư Hồ Lô“ (tiếng gọi

thân thương đối với các vị giả Sư mặc áo vàng ngồi xin tiền), thật là

vàng thau lẫn lộn không biết đâu mà lần.

Sau đó đoàn viếng thăm công viên Lâm Tỳ Ni với các kỳ hoa dị thảo

của vùng nhiệt đới. Bắt đầu bước vào cổng là có những em bé đang

tuổi đi học nhưng nhà nghèo và thuộc giai cấp Thủ Đà La, nên chẳng

Page 6: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

6

bao giờ được đi học. Các em chỉ chạy theo xin tiền khách hành

hương bằng những câu niệm Phật thật dễ thương như Nam Mô A Di

Đà Phật, rồi đợi mãi chẳng thấy ai phản ứng bèn đổi sang Nam Mô

Quán Thế Âm Bồ Tát, cách phát âm thật đúng giọng nhưng khách

vẫn ngoảnh mặt làm lơ khiến các em tưởng khách không hiểu tiếng

Việt, liền đổi sang Úm Ma Ni Bát Mê Hùm và cuối cùng phải xổ

tiếng Anh “No money, no A Di Đà Phật“. Thật ra trong đoàn có rất

nhiều người mang tâm trạng “bức xúc“ lắm, chỉ muốn móc ví ra cho

một tí tiền lẻ cho xong. Nhưng thực tế không đơn giản như thế đâu!

Lệnh của Thầy Hạnh Nguyện là không được cho tiền, vì cho một em

sẽ có cả bầy các em khác bu lại kéo áo níu tay và theo tận ra xe gây

khó khăn. Để ngăn ngừa hành động xé lẻ không nghe lời, Thầy đã đổi

tiền Rupee cho mọi người toàn giấy một ngàn lớn quá khó tiêu,

không có tiền lẻ lấy gì cho ai. Thầy bảo chúng tôi nên để dành tiền

mang về Bồ Đề Đạo Tràng cúng dường cho các vị chân tu ngày đêm

lễ lạy, sẽ có nhiều công đức vô lậu hơn là làm hư các trẻ em Ấn Độ ở

đây.

Vâng, Thầy nói thì đệ tử phải nghe, chứ có người vẫn cãi lời đổi tiền

lẻ phân phát để được hưởng phước hữu lậu và được luôn cả chùm

con nít mặt mũi nhem nhuốc bu theo, nhất định không rời.

Tại Nepal đoàn nghỉ ở Hotel Pawan Palace với dấu hiệu 5 Stern

Lumbini, nghe năm sao tưởng là sang trọng nhưng ở Ấn và Nepal, ta

phải hạ xuống một hai sao mới ngang bằng đẳng cấp với Mỹ Âu.

Thánh địa Lâm Tỳ Ni nằm trên một ngọn đồi thuộc chân dãy Hy Mã

Lạp Sơn, ngày nay thuộc vương quốc Nepal và trên đường từ thành

Ca Tỳ La Vệ đi Devadaha, quê hương của hoàng hậu Maya. Rời

thánh tích thứ nhất trong Tứ Động Tâm, chúng tôi tiếp tục theo chiếc

xe TaTa đi về hướng Câu Thi Na (Kushinagar) nơi Đức Phật nhập

Page 7: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

7

niết bàn. Đừng hỏi tại sao chúng tôi không đi thăm viếng thánh tích

theo thứ tự lớp lang như đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni, đến thành đạo

tại gốc cây Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, rồi chuyển pháp luân tại vườn

Lộc Uyển và cuối cùng sẽ đến Câu Thi Na viếng chùa Đại Niết Bàn.

Nhưng nếu ai chịu khó giở bản đồ Bắc Ấn ra nghiên cứu, sẽ nhận

diện ngay lộ trình phái đoàn phải đi qua các thánh tích trước sau như

thế nào để cuối cùng về lại Bồ Đề Đạo Tràng ở thật lâu và muốn thốt

lên câu: “Ước gì ta được mỗi năm vào mùa hành hương đến đây để

lạy Phật“. Điều ước này đã được nhiều người biến thành sự thật rồi

đấy! Trong đoàn đã có người đến Bồ Đề Đạo Tràng tới mười mấy

lần, thật là ngưỡng mộ!

Sau một đoạn đường dài đầy gian khổ, chúng tôi đã đến khách sạn

The Imperial - Kushinagar với bức tranh vẽ hình Đức Phật nhập niết

bàn thật to treo trước đại sảnh, biểu tượng cho vùng đất thánh này.

Sáng hôm sau đoàn chiêm bái Bảo Tháp tưởng niệm nơi Trà tỳ kim

thân Đức Phật (Ramabhar Stupa), vào chùa Đại Niết Bàn để lễ bái

tượng Phật Niết Bàn và Thầy trò cùng thành kính tụng một thời kinh

ngắn. Khung cảnh thật là kỳ diệu khó diễn tả, tất cả chỉ là phế tích

với những viên gạch vỡ chồng lên nhau nhưng chứa đầy một cuộc

đời lịch sử của một bậc giác ngộ vẹn toàn. Những cây Sa La Song

Thọ mới được trồng mọc rải rác trong vườn, làm tăng thêm dấu ấn

cho thánh tích có liên quan đến hai chữ tử sinh. Đến Tứ Động Tâm

này, tôi không khỏi bồi hồi tưởng tượng ra cảnh Tôn Giả A Nan khóc

lóc vật vã khi nghe tin Đức Phật đã nghe lời ma Ba Tuần mà nhập

Niết Bàn, khóc đến độ quên mất chuyện thỉnh giáo Ngài về các giới

luật, để cho các Tăng Ni bây giờ phải mang quá nhiều giới cấm nặng

trĩu cả vai.

Page 8: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

8

Buổi chiều đoàn viếng thăm Linh Sơn Tự tại Câu Thi Na và một ngôi

chùa Thái khá to lớn và xinh đẹp với lối kiến trúc của xứ chùa tháp

đặc trưng.

Theo bước chân Phật chúng tôi đi đến thành Ba La Nại ở tỉnh

Varanasi, có sự khác biệt là ngày xưa Đức Phật cùng giáo đoàn đầu

để trần, chân không dép đi bộ dưới mặt đường nóng bỏng, qua các

chặng đường dài để đến các nơi thuyết pháp hóa độ chúng sinh. Phần

chúng tôi ngày nay sung sướng được ngồi trên xe buýt TaTa, lắc qua

lắc lại thường xuyên mỗi khi gặp được ổ gà và những cú thắng gấp

để tránh những con vật linh thiêng như Thần Bò đi dạo trên hè phố.

Chỉ đi như vậy chúng tôi mới thấy được các hình ảnh sinh hoạt của

đa số người dân Ấn: nhà cửa tồi tàn, đường xá bụi bậm, lao động bên

ngoài chỉ thấy các đấng mày râu. Chợ búa, chiên xào gì cũng do các

ông làm tuốt, còn các bà chỉ quanh quẩn ở trong nhà lo chuyện tề gia,

nhưng khốn nỗi họ đâu có nhà cửa to lớn gì đâu để mà dọn dẹp, chỉ

vài mảnh tôn và ván giấy để che mưa. May lắm là có được tường đất

đắp phân bò chung quanh, phơi khô để khi làm bánh Chapati có sẵn

năng lượng mà nướng.

Đến thành Ba La Nại đã xế

chiều, đoàn trọ tại Hotel

Hindusthan International với đại

sảnh khá lớn treo bức tranh 4

cảnh: bên bờ sông Hằng, vườn

Lộc Uyển nơi Đức Phật chuyển

pháp luân, Trụ đá của Vua A

Dục với 4 đầu Sư tử nhìn về 4 hướng (bây giờ đầu sư tử đã gẫy chỉ

còn dơ xương cái cây trụ đá) và ngôi đại tháp. Các du khách đến đây

chỉ cần nhìn bức tranh là biết mình phải tham quan chỗ nào. Nhưng

số phận đoàn của chúng tôi hơi bị hẩm hiu vì trời nổi cơn dông, mưa

Page 9: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

9

gió sụt sùi. Theo chương trình đúng 5 giờ sáng mọi người phải có

mặt tại đại sảnh để kéo nhau đi ngắm bình minh và du ngoạn sông

Hằng. Mục này thật hấp dẫn làm ai cũng náo nức dậy sớm sửa soạn

hành trang, nhưng trời đã phụ lòng chúng tôi cứ mưa hoài mưa mãi,

bắt ở nhà nghe Thầy Hạnh Nguyện giảng Pháp. Thôi, thử thời vận

sáng mai còn ở lại thánh địa này một ngày nữa, nên đoàn vẫn vui vẻ

ăn sáng để còn kịp chiêm bái vườn Lộc Uyển (Sarnath), nơi Đức Phật

thuyết độ cho 5 anh em Kiều Trần Như sau khi ngài thành đạo. Hoài

bão được nhìn thấy nai chạy trong vườn đã tan theo mây khói vì trời

vẫn mưa rả rích làm ướt áo khách hành hương. Tháp chuyển pháp

luân nổi bật trong khuôn viên rộng lớn của vườn Lộc Uyển, nơi nhà

khảo cứu Cunningham đã tìm thấy tấm bảng đá ghi chữ:

“Dhamekha“ nói rằng “Đây là nơi Đức Phật thuyết giảng bài pháp

đầu tiên“.

Chỗ này là vùng đất cai trị của vua Ba Tư Nặc ngày xưa, quanh quẩn

đâu đây là cảnh Đức Phật đi hóa độ cho anh chàng Vô Não

(Angulimala) khỏi phạm vào tội giết mẹ và giáo hóa cho anh trở

thành một tu sĩ trong Tăng đoàn, để rồi từ đó chúng ta mới có câu:

“Bỏ đồ đao xuống thành Phật“.

Sáng hôm sau y hẹn gặp nhau tại đại sảnh lúc 5 giờ để chèo thuyền

trên sông Hằng, tôi nhìn bầu trời u tối chẳng khác gì hôm qua nên

quyết định kéo chăn ngủ tiếp, tội vạ gì phải hành xác giữa mưa gió

trên dòng sông đầy những thây ma ấy! Sông Hằng chỉ linh thiêng với

các tín đồ của Bà La Môn Ấn Độ Giáo, chứ chẳng liên quan gì đến

Phật Giáo ngoài câu “Hằng hà sa số“ khi Đức Phật muốn so sánh cát

ở con sông này, nên không được đi cũng chẳng tiếc rẻ gì! Với lối lý

luận “chổi cùn rế rách“ ấy tâm của tôi mới tạm yên không còn tiếc

hùi hụi như hôm qua nữa. Chị Đồng Phước cùng phòng với tôi vẫn

quyết tâm dậy sớm, trang bị mũ áo bịt khăn cẩn thận chỉ chừa hai mắt

Page 10: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

10

để chống mưa gió và các người cùi ghẻ lở ăn xin tại ven sông Hằng.

Cũng bởi đoàn chúng tôi thiếu duyên nên Thầy Hạnh Nguyện phải

hủy bỏ chuyến đi để bảo vệ sức khỏe cho đoàn.

Thế là đoàn đã đi qua được 3 thánh địa, đã thu nhận biết bao công

đức và phước báu khi được hành hương trên xứ Phật, được trở về

quê. Nhưng thánh địa thứ tư ở Bồ Đề Đạo Tràng mới thật nhiệm

màu, mới là thánh địa quan trọng và linh thiêng nhất trong Tứ Động

Tâm, mới làm đề tài cho biết bao câu chuyện vững một niềm tin. Chỉ

cần lạy Phật nhiều vòng quanh Tháp Đại Giác, có thể chữa các bệnh

nan y như một phép lạ mà chỉ người trong cuộc mới cảm nhận được

mà thôi.

Tuy nhiên đường còn dài, từ Varanasi muốn đến tỉnh Gaya phải trải

qua 240 cây số đường gập ghềnh không có nhà vệ sinh, đáng lẽ người

viết phải diễn tả bối cảnh lịch sử này ngay từ đoạn đầu nhưng không

dám, phải đợi đến gần cuối mới kể rõ nhiệm vụ cao cả của anh chàng

hướng dẫn viên lịch sự và đẹp trai này. Mỗi lần có ngón tay giơ lên

đòi đi giải quyết nỗi buồn thì anh chàng phải suy nghĩ tìm chỗ nào

thuận tiện, giữa cánh đồng hay mé rừng để ngừng xe, rồi mang tấm

bạt bằng nilon bung ra đặt giữa hương đồng cỏ nội. Nhưng chỉ có

một cơ sở như thế làm sao đáp ứng được nhu cầu đông đảo của quần

chúng, nên đại đa số đã nhường đặc ân ấy mà tự động rải mìn khắp

mọi nơi. Lúc đầu không quen nên còn ngượng ngùng, nhưng sau lại

thấy thoải mái và tự do. Ấn Độ mà!

Xế chiều đoàn trọ tại khách sạn Ramada, dĩ nhiên là có hồ bơi, tắm

hơi và một dịch vụ nổi tiếng của xứ Ấn là Ayurveda, tẩm quất với

dầu mè. Tuy lòng cũng muốn thử một lần xem sao, nhưng nhìn giá

tiền và anh chàng tẩm quất đã thấy lạnh xương sống từ trong.

Page 11: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

11

Đoàn đi thăm viếng chùa

Nhật, chùa Miến và ngôi

chùa Tây Tạng to lớn gần

nơi thánh địa. Tuy xứ Tây

Tạng chịu nhiều quốc nạn

phải lưu vong, nhưng Phật

giáo Tây Tạng đã xây dựng

lại những ngôi chùa truyền thống trên xứ Ấn, đã đào tạo hằng ngàn

các chủng tử của Như Lai tu tập trong các tu viện.

Cuối cùng đoàn cũng đến được Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), từ xa

đã thấy được đỉnh Kim tự tháp của Tháp Đại Bồ Đề. Con đường

tráng nhựa trước mặt chỉ dài khoảng nửa cây số là đến đích, nhưng xe

buýt lớn của chúng tôi không được vào vì vấn đề an ninh, phải kiểm

soát thành phần phiến loạn đến đặt bom phá hoại thánh tích như một

vài tháng trước. Xe phải đi vòng ra lối ruộng thật xa mới đến được

Trung Tâm Viên Giác (Vien Giac Institute), để Thầy Hạnh Nguyện

được trở về quê như tựa đề cuốn sách “Xứ Phật tình quê“ của Thầy

và vị Sư Đệ với bút hiệu Vô Thức. Biểu tượng của trung tâm này là

ngôi Chùa 1 cột, với lối kiến trúc độc đáo gắn liền vào chánh điện ở

tầng trên. Vì hai Thầy Hạnh Nguyện và Hạnh Tấn tu theo môn phái

của Mật Tông, nên các tượng Phật và cách trang trí trong Chùa cũng

mang nhiều sắc thái của Phật giáo Tây Tạng. Để hoàn thành công

trình này, nghe đâu hai Thầy phải tam bộ nhất bái lạy từ dưới chân

núi Linh Thứu lên tới đỉnh Linh Sơn nhiều lần và đã phát nguyện

cúng dường Chư Phật mỗi người một lóng tay.

Thôi thế là thỏa lòng nhé! Được ở lại trung tâm Viên Giác đến 4

ngày, địa điểm thật tuyệt vời chỉ cách Tháp Đại Bồ Đề có 5 phút đi

bộ. Phòng ốc lịch sự, cơm ngày ba bữa do 2 anh chàng đầu bếp người

Ấn múa đũa theo kiểu Việt Nam, nghĩa là bún riêu, canh mùng tơi

Page 12: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

12

rau đay cùng phở thay đổi liền tay. Cái này không phải phép lạ từ

thánh địa đâu, mà do công lao huấn luyện của các Sư Cô ròng rã suốt

hai năm trường. Tuy nhiên hai anh chàng Ấn làm đậu hũ vẫn chưa

đạt tiêu chuẩn, phải nhờ anh Xíu của Đức Quốc chỉ dẫn vài buổi tối

mới thành thạo tay nghề. Nhân vật Xíu này rất đặc biệt, ngoài tài

chữa bệnh bắt mạch cho mọi người trong đoàn, anh chàng hộ pháp

cao lớn còn làm thị giả cho Thầy Hạnh Nguyện trong suốt chuyến

hành hương. Các bà, các cô hay đến nhờ anh bấm huyệt diện chẩn

cho khỏi nhức mỏi. Nhưng cũng đừng thấy tên anh nhỏ Xíu rồi

thương như một bài hát nào đó thì mệt!

Chúng tôi ngày nào, giờ nào rảnh rỗi cũng kéo nhau ra Bồ Đề Đạo

Tràng, nơi linh thiêng, náo nhiệt và vui không thể nào tả nổi. Nơi tụ

họp tất cả mọi sắc dân, mọi tôn giáo trong mùa hành hương từ tháng

9 đến đầu xuân vì thời tiết mát mẻ không nóng trên 40 độ C như

những tháng hè. Ở đây ai cũng có tự do riêng cho hạnh nguyện của

mình, người ngồi tụng kinh, kẻ

đi kinh hành nhiễu quanh Đại

Tháp, xa xa dưới các gốc cây bồ

đề là các vị chân tu đa số người

Tây Tạng với các tấm ván gỗ đã

được quỳ lạy đến láng bóng.

Lẫn trong số ấy cũng có bóng

dáng Thầy Hạnh Tuệ của Trung

Tâm Viên Giác ngày ngày ra

lạy Phật. Phần tôi thích ngồi

trong Đại Tháp ngắm Tượng

Phật được thay Y do các Phật tử cúng dường, cứ khoảng 2 tiếng là

Ngài được thay một Y mới đủ mọi màu sắc, mọi tông phái. Niềm

thích thú bất ngờ khi Ngài khoát tấm Y màu vàng hoàng anh có điểm

Page 13: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

13

lá bồ đề lóng lánh của Phật tử Việt Nam. Cũng tại nơi đây tôi được

gặp Thầy Minh Đăng của Pháp Quốc, hàn huyên vài chuyện về khóa

tu học Âu Châu kỳ rồi. Tuy cùng tham dự nhưng không có duyên

gặp mặt, phải đợi đến Bồ Đề Đạo Tràng mới chắp tay nhận diện ra

nhau. Cả nhóm tăng thân Suối Thương ở Berlin cùng Thầy Pháp

Chương đã vắng bóng bao lâu, nay gặp lại hết tại nơi linh thiêng này.

Buổi chiều chương trình được cho đi thăm các Chùa quốc tế ở quanh

vùng, đây là vùng đất vàng hiếm quý nếu các nước theo Phật Giáo

không chịu chen chân vào sớm e phải chịu thiệt thòi. Khi đến chùa

Đài Loan, tôi gặp được phái đoàn của Thầy Đồng Văn và Giác Trí từ

Đức quốc sang. Thế là tôi giở trò “Thấy lê quên lựu, thấy trăng quên

đèn“, xin nhập bọn với Thiện Hoàng biệt danh “Chim cánh cụt“ để

giải bày tâm sự cùng Phật sự với nàng. Và cũng tiện bề tra hỏi tại sao

dám gọi tôi là “Thiện Giới A Tu La“ khi muốn phân biệt với “Thiện

Giới Thiên Lôi“ của vùng Munich.

Sang đến chùa Trung Hoa, tôi được Thầy Đồng Văn dẫn ra cổng

chùa chỉ cho hai câu đối viết bằng chữ Hán, than rằng ông Trung

Quốc đi tới đâu cũng lớn lối:

Trung Hoa phát triển biến thiên hạ.

Đại Giáo từ dung mãn hư không.

Đã đến đây nhất định đoàn phải thăm Việt Nam Phật Quốc Tự của

Thầy Huyền Diệu, phải tìm cho bằng được những con Hồng Hạc sắp

bị diệt chủng, dĩ nhiên là sẽ không gặp Rắn vì nghe đâu Thầy đã tụng

Chú Đại Bi mời họ hàng nhà “Thanh Xà Bạch Xà“ dọn đi chỗ khác

rồi. Đoàn chúng tôi thiếu duyên nên không gặp được Thầy, chỉ gặp lũ

Muỗi đói trong vườn đốt sưng cả người; Thầy chẳng bảo muỗi Ấn

Độ gan lì hơn muỗi Việt Nam gấp bội, gặp đối tượng là tấn công

ngay không có thì giờ để vo ve như muỗi Việt Nam.

Page 14: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

14

Sau khi viếng thăm chùa Nhật Bản với tượng Phật bằng đá trong tư

thế ngồi thiền định thật lớn lộ thiên, tôi gặp 2 Thầy Hạnh Nguyện và

Đồng Văn ngồi chờ phái đoàn bên xe nước mía. Dĩ nhiên là tôi đòi

một ly nước mía của xứ Phật để thử mùi vị ra sao, nhưng Thầy Hạnh

Nguyện cản sợ tôi bị Tào Tháo đuổi khổ cho đoàn. Thế nhưng Thầy

Đồng Văn lại ngoắc tay cho phép, cầm ly nước mía trên tay tôi than

câu: “Ôi, sao nước mía đen quá!“ Thầy cười bảo: “Nước mía Ấn Độ

mà!“.

Vì theo xe của phái đoàn Thầy Đồng Văn về chùa Đài Loan, nên

chập choạng tối đó Thầy phải thuê xe “Túc Túc“ dẫn tôi về Trung

Tâm Viên Giác trả lại cho đoàn. Thật ra khoảng cách giữa hai nơi

không xa, có thể đi bộ vãn cảnh, nhưng Thầy sợ chúng tôi đạp phải

mìn của súc vật rải đầy trên lối đi nên phải thuê xe thế thôi. Chưa một

dân tộc nào trên thế giới lại thích sống chung hài hòa với gia cầm

cùng gia súc như dân Ấn, những con Heo Mọi, gà, chó, dê, bò gần

mười giờ đêm vẫn đi nghênh ngang giữa đường. Thầy Đồng Văn hứa

chiều mai sẽ dẫn đoàn sang thăm chính thức Trung Tâm Viên Giác,

xem nơi ăn chốn ở như thế nào để lần sau đặt chỗ trước. Duyên lành

của Thầy với trung tâm này đã có từ mười năm trước, lúc Thầy được

học bổng của Hòa Thượng Phương Trượng cấp cho suốt học trình

luận án tiến sĩ tại Ấn Độ, là lúc Thầy Hạnh Nguyện cùng Hạnh Tấn

ra sức khởi công xây dựng công trình. Tuy Thầy không kể ra, nhưng

nhìn ánh mắt và thái độ bùi ngùi của Thầy khi ngồi trong sảnh

đường, chắc biết bao kỷ niệm khó khăn của ngày xưa ấy chợt hiện

về.

Ngày 16 tháng 10 chúng tôi được lên núi Linh Thứu. Ôi! ngọn núi

linh thiêng ấy, nơi Đức Phật đã thuyết giảng Kinh Pháp Hoa, một bộ

Kinh chấn động lòng người vì Ngài đã trao cho ta cái Tri Kiến Phật,

bảo rằng chúng ta là những vị Phật tương lai sẽ thành. Điều này dễ

Page 15: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

15

mấy ai tin, ngay cả thời Đức Phật giảng kinh này đã có năm ngàn

Tăng thượng mạn rời bỏ đạo tràng rũ áo đi ra. Đang miên man tưởng

tượng không thấy dốc núi cao như thiên hạ vẫn tả, đến lưng chừng

núi lại gặp đoàn của hai Thầy Đồng Văn và Giác Trí. Nhưng đoàn đã

leo đến tận đỉnh núi, còn sót lại hai Thầy mồ hôi ướt áo mặt mũi đỏ

gay đang “tam bộ nhất bái“ lạy dài từ chân núi lên tới đỉnh núi

thiêng. Hình như cũng có một vài đệ tử quyết tâm lạy theo các Thầy.

Để nguyên ngày đi được nhiều nơi, đoàn đã mang theo thức ăn trưa

và nước uống, mỗi người được phát thêm một trái lựu, món trái cây

đắt tiền dùng để xuất khẩu. Vì Thầy Hạnh Nguyện bị cảm mạo đau

cổ họng nên ở nhà trao quyền dẫn đoàn cho chị Chung, đây mới là

mấu chốt cho những thánh tích lịch sử của Đức Phật bị bỏ quên mà bị

thay vào những bức tượng Phật đen của Bà La Môn dẫn dụ. Theo

như chương trình Thầy Hạnh Nguyện dặn anh chàng lái xe và hướng

dẫn viên phải ngừng ở địa điểm nào, thì sau khi ở Núi Thứu về sẽ đến

thành Vương Xá (Rajgir), kinh đô của vương quốc Ma Kiệt Đà dưới

sự trị vì của vua Tần Bà Sa La khoảng 60 km để tham quan phế tích

Đại học Nalanda, đại học đầu tiên trên thế giới. Rồi sau đó sẽ thăm

tịnh xá Trúc Lâm, ngôi tịnh xá đầu tiên do vua Tần Bà Sa La cúng

dường cho tăng đoàn của Đức Phật. Ấy thế mà cũng có sự đổi thay,

anh chàng hướng dẫn viên đề nghị đi thăm ngôi đền thờ ngài Huyền

Trang và tượng Phật đen rất linh thiêng, phải trả thêm tiền cho

chuyến đi đột xuất này. Cả đoàn đa số chỉ thích sự linh thiêng để cầu

nguyện nên đồng ý đi theo, mất thì giờ và mệt mỏi nên khi xe ngừng

ở tịnh xá Trúc Lâm chẳng ai buồn chịu xuống và quyết định đi về.

Đến khi về nhà phái đoàn Thầy Đồng Văn hỏi đã được ngâm chân tại

suối nước nóng trong rừng Trúc Lâm chưa? Làm tôi tiếc ngẩn tiếc

ngơ!

Page 16: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

16

Sáng hôm sau 17 tháng 10 là một ngày trọng đại của đoàn, Thầy

Hạnh Nguyện sẽ quy y cho 9 vị trong đoàn ngay tại Bồ Đề Đạo

Tràng, sau khi cho mọi người đổi tiền lẻ để cúng dường tất cả các vị

Tăng đang lạy Phật ở chung quanh Đại Tháp. Nếu chỉ có thế thôi thì

đâu có gì là “hoành tráng“, cái đáng nói ở đây là Thầy đã xuống tóc

gieo duyên cho 4 “Tứ đại mỹ nhân“ trong đoàn, tuy các mỹ nhân đã

vào lứa tuổi “Nhìn những mùa thu đi“ nhưng họ vẫn trau chuốc mái

tóc của họ lắm. Có người mỗi tuần phải đi tiệm uốn ép sấy nhuộm

đến bạc triệu Việt Nam, nên Thầy nhất định bắt cô này đưa tóc ra để

cạo. Thế tại sao Thầy không bắt tôi xuống tóc? Chắc sợ tôi sẽ gặp

khó khăn với ông Nghịch Duyên, hay là chỉ muốn tôi cạo cái Tâm

chứ không phải cái đầu.

Trong đoàn có 4 anh thanh niên tuổi trẻ tài cao, người là tổng biên

tập, kẻ là phóng viên cho đài truyền hình Phật Giáo An Viên. Anh

Đồng Thọ vừa mới quy y còn nóng hổi là do công sức của chị Đồng

Phước tạo duyên lành cho chồng, nghe đâu chức vụ của anh cũng lớn

lắm ở Hà Nội. Một phu nhân của một quan chức với dáng dấp thanh

tú cũng vừa được Thầy Hạnh Nguyện xuống tóc. Buổi lễ trang

nghiêm và cảm động vì có một khuôn mặt nước mắt đầm đìa khi cảm

nhận từng lọn tóc đã từ từ rơi nhanh trên đất, vui buồn ra sao chỉ có

đương sự mới hiểu rõ nỗi lòng của mình mà thôi.

Nhưng trội hẳn vẫn là cô đệ tử đại gia “bán trời không văn tự“ ở Hà

Nội với mỹ danh “Lan đùi gà“ đã có nhiều biến đổi tốt đẹp. Ngày nào

cô ta cũng tam bộ nhất bái lạy nằm dài chung quanh Đại Tháp đến

mấy vòng. Không biết cô ta nguyện ước điều gì mà lạy hay thế! Sau

này cô mới tiết lộ là sẽ ăn chay một tháng mười ngày và sẽ không

thèm đùi gà đến độ phải trốn xuống chân núi ở Chiang Mai để đi ăn

vụng sau ngày lễ quy y. Cô hứa khi về sẽ xóa hết các số điện thoại

Page 17: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

17

của ít nhất 10 ông thầy bói, thầy bùa, một dịch vụ nhất thiết phải có

trong các giao dịch làm ăn.

Phần tôi thấy thiên hạ phát tâm dũng mãnh quá cũng bắt chước làm

theo, đêm cuối trước khi rời Bồ Đề Đạo Tràng quyết định tam bộ

nhất bái lạy quanh Đại Tháp để về khỏi hối hận đã bỏ lỡ một dịp tu.

Đang lóng ngóng chưa biết bắt đầu từ đâu và lạy kiểu nào, lại gặp

ngay Thầy Đồng Văn ở đấy nhờ chỉ dẫn, thật là một duyên lành!

Nhưng trước khi hướng dẫn, Thầy trách nhẹ:

- Đệ tử của ông Hòa Thượng mà không biết lạy quê quá!

Tôi thầm nghĩ, lạy bình thường ai chẳng biết lạy chỉ có kiểu lạy nằm

dài buông hai tay xuội lơ như kiểu Tây Tạng mới phải học chứ, nên

không cảm thấy quê. Thế rồi Thầy dẫn tôi đến trước tượng Phật nổi

tiếng được thay nhiều Y nhất thế giới để khấn nguyện. Tôi không

dám phát đại nguyện mong được thành Phật mà chỉ xin được làm một

cánh tay hay nhân viên “quèn“ của Bồ Tát Quán Âm là đã mãn

nguyện lắm rồi.

Rồi kể từ đó, hình ảnh hai thầy trò cứ đi ba bước lại lạy dài nằm xõng

xoài dưới đất, thầy trước trò sau bất kể bên dưới là phân chim phơi

khô, hay cào cào, dán, nhện, bị khách hành hương dẫm bẹp còn tươi

rói. Buổi tối rời Bồ Đề Đạo Tràng về chỗ nghỉ, tôi phải tắm gội liền

mặc dù biết trời tối tóc còn ướt đi ngủ ngay sẽ bị chứng nhức đầu.

Lúc ấy tôi tiếc thầm, phải chi buổi sáng để Thầy Hạnh Nguyện xuống

tóc có phải tốt hơn không? Ấy! Chỉ nghĩ thôi nhé! Sáng hôm sau kể

lại, Thầy sốt sắng đòi mang “Tông-đơ“ ra lụi tóc cho tôi, nhưng tôi

cố tình tìm cách thoái thác viện cớ mình đã để lỡ một đường tu mất

rồi.

Chuyến hành hương đã kết thúc, chỉ còn lại một tí nhận xét của người

viết qua hai cảnh tượng đã đi qua: Đó là phế tích của đại học Nalanda

Page 18: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

18

và xứ sở Nepal qua một trận động đất kinh thiên động địa vừa mới

xảy ra.

. Đại học Nalanda: Vào thế kỷ thứ 5 đại học này được xây dựng trên

một khu vực rộng lớn của vùng Bihar, còn gọi là vườn xoài nơi Đức

Phật hay nghỉ chân. Một đại học cổ đại danh tiếng đầu tiên trên thế

giới, quy tụ các danh nhân như Pháp sư Huyền Trang Đường Tăng

sang Ấn Độ thỉnh kinh ở lại đến 17 năm, ngài Liên Hoa Sanh truyền

Kim Cang thừa vào Tây Tạng… Thế nhưng đến thế kỷ thứ 12 (năm

1193), đạo quân Hồi Giáo của Thổ Nhĩ Kỳ do tướng Mahmut cầm

đầu đã giết sạch hết 10 ngàn sinh viên và 1000 Cao Tăng giảng dạy ở

đây. Bọn man rợ đã thiêu hủy hết các phòng ốc, đốt cháy hết thư viện

Nalanda ngọn lửa rực trời cháy âm ỉ đến 7 tháng mới tàn lụi. Dân

chúng quanh vùng ban đêm không cần thắp đèn đến 3 tháng vẫn thấy

ngọn lửa Nalanda cháy hừng hực. Các học giả Hồi Giáo cho rằng

tướng Mahmut chỉ có ý đồ chiếm đất và cướp tài sản chứ không phải

vì vinh quang của đạo Hồi. Nhưng luật nhân quả cũng đến liền tay

khi quân Nguyên Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy tấn công

đế quốc Hồi Giáo vào thế kỷ thứ 13, cũng tàn sát quân Hồi nhiều vô

số kể.

Người viết có một nhận xét nhỏ, tại sao chỉ có 200 con chó sói mà

cũng tiêu diệt được 2 vạn con cừu. Phật Giáo là đạo từ bi nhưng

không phải biến người tu thành những con cừu để làm mồi cho chó

sói, mà phải là sư tử xanh như Bồ Tát Văn Thù hay voi trắng 6 ngà

như Bồ Tát Phổ Hiền, phải thật đúng với câu “Từ bi phải đi đôi với

trí tuệ“.

Phật Giáo Việt Nam đã có những tấm gương sáng như Phật Hoàng

Trần Nhân Tông, lúc quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta Ngài đã

rời núi Yên Tử trở về cầm quân chống trả đến khi Thoát Hoan phải

Page 19: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

19

chui vào ống cống mới thoát được về Tàu, Ngài mới về lại Yên Tử

lập phái Trúc Lâm lo việc tu hành.

Ngày nay cũng có gương của Thầy Huệ Tánh trụ trì chùa Phật Quang

ở Phan Thiết, đã đem thân mạng ra ngày đêm bảo vệ bộ Kinh Pháp

Hoa bằng chữ Hán viết trên gỗ “Cây Thị Đỏ“ hiếm quý đào được trên

mảnh đất chùa Thầy. Nghe đâu Thầy có võ Bình Định và đã cùng 10

vị võ sư tu sĩ khác canh giữ nghiêm mật.

. Động đất ở Nepal: Vào cuối tháng 11 năm 2014, theo tin tức của

trang nhà Quảng Đức một lễ hội giết trâu cực kỳ man rợ đã xảy ra ở

xứ sở nơi Phật đản sanh. Lễ hội cuồng tín chặt đầu 6000 con trâu để

tế nữ thần Gadhimai của Nepal. Đây là hủ tục cuồng tín của người

Nepal chứ không phải là Hindu Ấn Độ Giáo. Việc hiến tế đầu và máu

tươi bắt đầu từ giấc mơ của một người con có cha đang bị nhốt tù ở

Kathmandu (thủ đô Nepal), mơ thấy nữ thần Gadhimai mách bảo,

hãy giết càng nhiều thú vật (đực) dâng cúng sẽ được gia hộ. Sau đó

người cha được thả tự do. Cứ 5 năm họ lễ tế một lần trước đền thờ

“Nữ thần khát máu Gadhimai“ khiến HT Nguyên Kim phải làm bài

thơ thương cảm các sinh linh vô tội phải máu chảy đầu rơi vì vị nữ

thần khát máu này. Tiếp đến là bài thơ “Hãy ngừng tay sát hại“ của

Thầy Viên Thành và tích cực hơn nữa là Bức Thỉnh Nguyện Thư gửi

cho chính quyền Nepal sớm có đạo luật để chấm dứt hủ tục gây tang

thương cho động vật này, do Thầy Nguyên Tạng điều động vào tháng

12 năm 2014. Thế rồi nửa năm sau một trận động đất như trời long

đất lở xảy ra tại xứ sở này, các thánh tích của Ấn Độ Giáo, Hồi

Giáo… cũng bị hư hại nhiều. Một điểm lạ là thánh tích Lâm Tỳ Ni

của Phật Giáo không bị lay động một mảy may, khiến các người con

Phật ở khắp nơi trên thế giới phải mừng thầm tin sâu vào nhân quả.

Chắc chắn là có mối liên quan mật thiết giữa cảnh máu chảy đầu rơi

của các động vật với “thiên nhiên phẫn nộ“ này rồi.

Page 20: Hành hương “Xứ Phật tình quê“ - global-site.de filenày để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ. Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến

20

Ngày 29 tháng 7 năm 2015, một tin vui từ trang nhà Quảng Đức với

tựa đề “Tin vui từ Nepal: Lễ Hội giết Trâu đã được bãi bỏ“. Thế là

vào năm 2019 ít nhất nửa triệu con vật đã được cứu sống, Ram

Chandra Shah, Chủ tịch Liên hội Đền Thờ Gadhimai tuyên bố :“Đã

đến lúc cần thay thế việc giết chóc và bạo lực bằng sự cầu nguyện và

nghi lễ hòa bình”. Ôi, lời tuyên bố hay nhất trong năm do tôi bình

chọn!

Với tin vui như thế, tôi có thể cho chấm dứt bài viết về chuyến hành

hương Ấn Độ và Nepal dài lê thê như con thuyền không bến đỗ ấy

được rồi.

Chúc các bạn một ngày vui.

Hoa Lan - Thiện Giới.

Mùa Hè 2015.