Top Banner
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ 5% HAY 10%? Doanh nghiệp hỏi, Hải quan Hà Nội trả lời Không đợi đến các hội nghị đối thoại, các đơn vị Hải quan đã chủ động, thường xuyên hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp khi có yêu cầu. Trong ảnh: Công chức Chi cục Hải quan Tây Đô ( Cục Hải quan Cần Thơ) tư vấn thủ tục cho doanh nghiệp. Ảnh: Đ.NGUYÊN Bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia www.haiquanonline.com.vn www.customsnews.vn CƠ QUAN CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN BÁO HẢI QUAN THỨ BA, THỨ NĂM & CUỐI TUẦN PHÁT HÀNH TRÊN TOÀN QUỐC GIÁ: 3.500 ĐỒNG TRANG 9 TRANG 7 TRANG 14 Hồ tiêu chờ đợi chu kỳ tăng giá mới Quảng Ninh tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công Công khai giá dịch vụ y tế: Chấm dứt tình trạng “thổi giá” Khởi tố doanh nghiệp phá seal hải quan, tẩu tán hàng hoá quá cảnh NĂM THỨ 21 Đường dây nóng Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020 HÀ NỘI: 024.39440787 TP.HCM: 028.39390020 TRƯỚC THỀM HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ HẢI QUAN NĂM 2020 HẢI QUAN TP HỒ CHÍ MINH: Hướng dẫn xử lý phế phẩm, phế thải sau gia công Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn Hôm nay (24/11), tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại thường niên giữa Bộ Tài chính với doanh nghiệp Việt Nam về chính sách, thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2020. Hội nghị với nội dung tương tự sẽ được tổ chức vào ngày 27/11 tại TPHCM. TRANG 3+4+5 Hàng lậu trong lô hàng quá cảnh do Hải quan cảng Sài Gòn KV1 bắt giữ tháng 3/2020 (Ảnh minh họa không liên quan nội dung bài viết) Ảnh: T.H TRANG 8 Lãi suất ngày càng giảm, tiền vẫn đổ về ngân hàng TRANG 11 Siết chặt việc cấp phép, kiểm soát tiền chất nhập khẩu TRANG 12 Doanh nghiệp chủ động nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu cuối năm TRANG 13 Doanh nghiệp bia, rượu: Tìm lối thoát từ "tác động kép" TRANG 15 APEC 27: Tầm nhìn châu Á - Thái Bình Dương thịnh vượng vì người dân TRANG 6
16

Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

Mar 17, 2023

Download

Documents

Khang Minh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ 5% HAY 10%?

Doanh nghiệp hỏi, Hải quan Hà Nội trả lời

Không đợi đến các hội nghị đối thoại, các đơn vị Hải quan đã chủ động, thường xuyên hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho doanh

nghiệp khi có yêu cầu. Trong ảnh: Công chức Chi cục Hải quan Tây Đô ( Cục Hải quan Cần Thơ) tư vấn thủ tục cho doanh nghiệp.

Ảnh: Đ.NGUYÊN

B ả o v ệ l ợ i í c h c h ủ q u y ề n q u ố c g i a

www.haiquanonline.com.vn www.customsnews.vn C Ơ Q U A N C Ủ A T Ổ N G C Ụ C H Ả I Q U A N

BÁO HẢI QUAN THỨ BA, THỨ NĂM & CUỐI TUẦN PHÁT HÀNH TRÊN TOÀN QUỐC GIÁ: 3.500 ĐỒNG

TRANG 9

TRANG 7

TRANG 14

Hồ tiêu chờ đợi chu kỳ tăng giá mới

Quảng Ninh tăngtốc giải ngân vốnđầu tư công

Công khai giá dịch vụ y tế:

Chấm dứt tình trạng“thổi giá”

Khởi tố doanh nghiệp phá seal hải quan, tẩu tán hàng hoá quá cảnh

NĂM THỨ 21

Đường dây nóng

Số 141 (3008)THỨ BAPhát hành ngày 24/11/2020

HÀ NỘI: 024.39440787TP.HCM: 028.39390020

TRƯỚC THỀM HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ HẢI QUAN NĂM 2020

HẢI QUAN TP HỒ CHÍ MINH:

Hướng dẫn xử lý phế phẩm, phế thải sau gia công

Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Hôm nay (24/11), tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức

Hội nghị đối thoại thường niên giữa Bộ Tài chính với doanh nghiệp Việt Nam về chính sách, thủ tục hành chính

thuế, hải quan năm 2020. Hội nghị với nội dung tương tự sẽ được tổ chức vào ngày 27/11 tại TPHCM.

TRANG 3+4+5

Hàng lậu trong lô hàng quá cảnh do Hải quan cảng Sài Gòn KV1 bắt giữ tháng 3/2020

(Ảnh minh họa không liên quan nội dung bài viết) Ảnh: T.H

TRANG 8

Lãi suất ngày cànggiảm, tiền vẫn đổvề ngân hàng

TRANG 11

Siết chặt việc cấpphép, kiểm soáttiền chất nhập khẩuTRANG 12

Doanh nghiệp chủđộng nguyên liệusản xuất, xuất khẩucuối nămTRANG 13

Doanh nghiệp bia, rượu:

Tìm lối thoát từ"tác động kép"

TRANG 15

APEC 27:

Tầm nhìn châu Á -Thái Bình Dươngthịnh vượng vì người dân

TRANG 6

Page 2: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

2 SỰ KIỆN - VẤN ĐỀwww.haiquanonline.com.vn

CON SỐ KỲ NÀY

Là tổng doanh thu từ các hoạt

động ngành nghề nông thôn

đạt được từ đầu năm 2020 đến

nay, tăng 40.000 tỷ đồng

(20,5%) so với năm 2017.

236.200 TỶ ĐỒNG

GÓC BIẾM HỌA

Tranh của: Cận

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Đường dây nóngtổng đài của Tổng cụcHải quan 19009299tiếp nhận tin báo: Tốgiác, tin báo về tội phạm; Tin báo về hành vi buônlậu, gian lận thươngmại; Tin báo về hành vinhũng nhiễu, tiêu cực;Tin báo liên quan đếnthủ tục hải quan.

Ngày 23/11, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ ViệtNam TPHCM tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Nam Kỳ KhởiNghĩa (23/11/1940‐23/11/2020).

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thưThành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đã ôn lại truyền thống vẻvang của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ.

Cách đây tròn 80 năm, cuộc khởi nghĩa bùng nổ đồng loạt ở hầuhết các tỉnh Nam Kỳ với tinh thần và khí thế quyết liệt, giành đượcchính quyền ở nhiều nơi. Lần đầu tiên lá cờ đỏ xuất hiện ở nhiềucuộc biểu tình và ở những nơi chính quyền được thành lập. Khởinghĩa Nam Kỳ là khởi nghĩa vũ trang, có phạm vi rộng lớn ở 20/21tỉnh, thành phố ở Nam Kỳ làm rung chuyển chính quyền đế quốc...

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho rằng dù khôngthành công và bị địch đàn áp dã man nhưng cuộc khởi nghĩa đã đểlại những trang sử hào hùng, chói lọi trong lịch sử cách mạng củaĐảng và nhân dân ta, nêu cao tấm gương đấu tranh cực kỳ anhdũng, ý chí quật cường, tinh thần bất khuất của nhân dân ta.

Bên cạnh đó, Khởi nghĩa Nam Kỳ đã để lại nhiều kinh nghiệm,bài học xương máu. Đó là cụ thể hóa đường lối lãnh đạo của Đảngphù hợp với thực tiễn địa phương, phải đặt địa phương trongtương quan cả nước, luôn có sự cổ vũ của các địa phương, chọnthời cơ khởi nghĩa; xây dựng đội quân chủ lực, đánh giá đúng vai

trò của từng lực lượng đồng thời giữ vững sự gắn bó máu thịt giữaĐảng và nhân dân, khơi dậy sự đồng tâm giữa tiến công và dự trùcác phương án, có kế hoạch rút lui, bảo toàn lực lượng.

Kế thừa và phát huy tinh thần Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cùng vớicả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM đã khôngngừng phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố xứng đáng vớitên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành phố anh hùng.

Trong 45 năm qua, thành phố đã đạt được nhiều thành tựuquan trọng, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, là trung tâm tàichính, là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chấtlượng cuộc sống người dân được nâng cao.

Trong thời gian tới, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biếtthành phố sẽ tập trung quyết liệt thực hiện nhiều công việc quantrọng. Trong điều kiện bình thường mới, thành phố nghiêm túcphòng chống dịch Covid‐19, không để xảy ra dịch. Đây là điềukiện tiên quyết để hoàn thành nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 2020và những năm tiếp theo. Đồng thời, TP tập trung triển khai thựchiện các nhiệm vụ mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứXI đề ra, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 54 của Quốchội, nghiên cứu đề xuất các chính sách đặc thù, đẩy mạnh côngnghệ thông tin, xây dựng chính quyền số, thực hiện chuyển đổi số,phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số... (theo Vietnam+)

TPHCM tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Đề xuất kéo dàimức giảm 30%thuế đối với nhiên liệu bay

Bộ Tài chính vừa có văn bản số14244/BTC‐CST về việc lấy ý kiến dự ánNghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốchội về mức thuế bảo vệ môi trường đối vớinhiên liệu bay.

Theo đó, nhằm góp phần tháo gỡ khókhăn cho ngành hàng không và các doanhnghiệp hàng không, giảm chi phí đầu vàocủa doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo phùhợp với nguyên tắc quy định mức thuế bảovệ môi trường, Bộ Tài chính đề xuất Chínhphủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội kéodài thời gian thực hiện mức thuế 2.100đồng/lít (giảm 30% so với quy định) vớinhiên liệu bay trong cả năm 2021.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc giữnguyên mức thuế trong năm 2021 sẽ làm sốthu giảm khoảng 860 ‐ 960 tỷ đồng/năm.Tuy nhiên, việc giảm thuế bảo vệ môitrường sẽ góp phần giúp doanh nghiệp vậntải hàng không giảm bớt gánh nặng về tàichính, duy trì hoạt động kinh doanh trongbối cảnh dịch đang diễn biến phức tạp, việchạn chế nhập cảnh được dự báo vẫn còn kéodài một thời gian, đồng thời mức giảm chiphí này sẽ góp phần giúp doanh nghiệphàng không duy trì hoạt động, phục hồi saukhủng hoảng do ảnh hưởng của dịch.

Trước đó, ngày 27/7/2020, Uỷ banThường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết979/2020 quy định từ 1/8 đến hết 31/12, mứcthuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệubay là 2.100 đồng/lít; sang năm 2021, mứcthuế được áp dụng là 3.000 đồng/lít (tăng900 đồng).

Bộ Tài chính dự báo, trong năm 2021kinh tế thế giới tiếp tục chịu tác động nghiêmtrọng của đại dịch Covid‐19. Nhiều lĩnh vựccòn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ngànhhàng không. Thị trường hàng không nội địatrong năm nay và sang năm 2021 sẽ phục hồitừng bước nhưng còn nhiều khó khăn, riêngthị trường quốc tế cần thời gian dài.

Theo Bộ Tài chính, thiệt hại của ngànhhàng không là rất nghiêm trọng do số lượngkhách hàng và chuyến bay khai thác sụtgiảm mạnh. Tính chung 10 tháng năm 2020,khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt hơn3,8 triệu lượt, giảm 73,8% so với cùng kỳnăm trước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệphàng không cũng phải gia tăng chi phí cốđịnh để duy trì hoạt động của doanh nghiệpnhư chi phí thuê máy bay, chi phí đậu đỗ vàcác chi phí chi thường xuyên khác.

Theo báo cáo của các hãng hàngkhông trong nước, ước tính chi phí thuêmáy bay mỗi tháng của Vietnam Airlineslà 30 triệu USD, với Vietjet là 20 triệuUSD. Chi phí đậu đỗ sân bay mỗi thángcủa Vietnam Airlines là 6 tỷ đồng, Vietjetkhoảng 3,6 tỷ đồng, Bamboo Airwayskhoảng 1,24 tỷ đồng.

PV

Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết đã có kế hoạchtăng tàu tuyến đường sắt Hà Nội ‐ Lào Cai nhằm đáp ứng nhu cầuđi lại tăng cao trong dịp lễ Noel và tết Dương lịch 2021.

Cụ thể, đơn vị này sẽ chạy tàu SP3 Hà Nội ‐ Lào Cai các ngàythứ Tư (24/12) và thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy từ ngày 31/12 đếnngày 2/1/2021. Tàu SP3 xuất phát tại Hà Nội lúc 22h00, đến Lào Cailúc 6h05.

Tàu SP4 Lào Cai ‐ Hà Nội sẽ được chạy các ngày thứ Sáu, thứBảy, Chủ nhật từ ngày 1/1 đến ngày 3/1/2021. Tàu SP4 xuất phátLào Cai lúc 21h40, đến Hà Nội lúc 5h30.

Tàu SP1 Hà Nội ‐ Lào Cai chạy ngày thứ Năm, ngày 31/12. TàuSP1 xuất phát Hà Nội lúc 21h35, đến Lào Cai lúc 5h30.

Hiện nay, nhu cầu đi lại trên tuyến Hà Nội ‐ Lào Cai giảm doảnh hưởng dịch Covid‐19, ngành Đường sắt chỉ chạy tàu kháchdịp cuối tuần. Hành khách khi mua vé tàu trên tuyến này có thể

mua luôn vé xe bus Lào Cai ‐ Sapa và ngược lại.Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cũng cho biết vẫn đang

thực hiện chương trình khuyến mại giảm 50% giá vé cho 14.216 vétàu trên các tuyến trong tháng 11, tháng 12/2020.

Theo đó, đối với các mác tàu khách Thống Nhất tuyến Hà Nội‐ TPHCM, Hà Nội ‐ Vinh, Hà Nội ‐ Lào Cai, Hà Nội ‐ Hải Phòngchạy trong khoảng thời gian từ 23/11 đến ngày 30/12/2020, công tydành tổng cộng 14.216 vé giảm giá 50% chia đều cho các ngàytrong tuần.

Sau khi giảm giá, giá vé tàu Hà Nội ‐ Hải Phòng chỉ từ33.000đ/1 vé; tàu Hà Nội ‐ Vinh chỉ từ 82.000đ/1 vé; tàu Hà Nội ‐Lào Cai chỉ từ 130.000đ/1 vé. Đặc biệt giá vé tàu Hà Nội ‐ Sài Gònvà ngược lại chỉ từ 424.000đ/1 vé. Điều kiện mua vé: thời gian muavé trước ngày tàu chạy 3 ngày.

(theo Vietnam+)

Ngành Đường sắt tăng nhiều tàu du lịch Hà Nội - Lào Cai dịp tết Dương lịch 2021

Ngày 23/11, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM cho biết,chuỗi sự kiện lớn nhất trong năm về khởi nghiệp và đổi mới sángtạo TPHCM sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 28/11 với tên gọi Tuần lễ Đổimới sáng tạo và khởi nghiệp TPHCM ‐ Ngày hội Khởi nghiệpvùng Đông Nam Bộ ‐ Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (Tuần lễWHISE‐TECHFEST‐AI4VN 2020).

Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TPHCM‐ Ngày hộiKhởi nghiệp vùng Đông Nam Bộ ‐ Ngày hội Trí tuệ nhân tạo ViệtNam năm 2020 do UBND TPHCM và Bộ Khoa học và Công nghệchủ trì, được tổ chức dưới hình thức trực tuyến và trực tiếp tại nhiềuđịa điểm trên địa bàn, với chủ đề chính là hợp tác phát triển hệ sinhthái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đông Nam Bộ, thúc đẩy các

giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và chuyển đổi số trong cáclĩnh vực.

Theo Ban Tổ chức, sẽ có 32 sự kiện xuyên suốt Tuần lễ, dự kiếncó hàng ngàn lượt người đăng ký tham dự, tạo không khí sôi động,thể hiện sự quyết tâm và tinh thần chung sức thúc đẩy hoạt độngđổi mới sáng tạo, từ khối cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị ‐xã hội tới khối doanh nghiệp trong, ngoài nước.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Tuần lễ cũng sẽ diễn ra chung kếtvà trao giải các cuộc thi quan trọng như Cuộc thi lập trình AI‐Hackathon; Cuộc thi Dự án Đổi mới sáng tạo ứng dụng Trí tuệnhân tạo của TPHCM năm 2020; Giải thưởng Đổi mới sáng tạo vàkhởi nghiệp TPHCM năm 2020. PV

Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp lớn nhất trong nămtại TPHCM

Page 3: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

3SỰ KIỆN - VẤN ĐỀ Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

Trước thềm hội nghị đối thoại của

Bộ Tài chính với DN về chính sách

và thủ tục hành chính thuế, hải

quan năm 2020, diễn ra ngày 24/11

tại Hà Nội và 27/11 tại TP Hồ Chí

Minh, Báo Hải quan có cuộc trao

đổi với ông KIM LONG BIÊN (ảnh),Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục

Hải quan các nội dung liên quan

hội nghị này.

■ Trước bối cảnh dịch Covid‐19 ảnhhưởng trực tiếp và nặng nề đến hoạt độngXNK, ngành Hải quan đã nghiên cứu, cảitiến rút ngắn, đơn giản hoá nhiều thủ tụctrong công tác quán lý nhà nước về hảiquan theo hướng tìm kiếm những giảipháp thiết thực, phù hợp để tạo thuận lợitối đa cho DN vượt khó, ổn định sản xuất,ông đánh giá như thế nào về kết quả đãđạt được?

‐ Năm 2020 là một năm xảy ra nhiềubiến động cho nền kinh tế khi dịch Covid‐19bùng phát khiến hoạt động kinh doanh, sảnxuất của DN gặp nhiều khó khăn. Để cùngDN vượt qua thách thức này, thực hiện chỉđạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủvà Bộ Tài chính, ngành Hải quan đã và đangthực hiện nhiều giải pháp thiết thực tạothuận lợi thương mại, hỗ trợ DN khắc phụcảnh hưởng của dịch Covid‐19 vượt qua khókhăn tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinhdoanh, phục hồi, phát triển kinh tế ‐ xã hội.

Để công tác cải cách thủ tục hành chínhvề hải quan có kết quả thiết thực và xâydựng mối quan hệ hợp tác với DN, nhữngnăm qua, ngành Hải quan nói chung, cáccục hải quan địa phương nói riêng thườngxuyên tổ chức hội nghị đối thoại để DN cóđiều kiện phản ánh những vướng mắc về cơchế, chính sách quản lý XNK, thủ tục hảiquan, tinh thần thái độ phục vụ của CBCCHải quan khi thi hành công vụ.

Bằng biện pháp này, Tổng cục Hải quanvà các cục hải quan địa phương đã kịp thờitháo gỡ nhiều vướng mắc của các DN vànắm thêm được những thông tin bổ íchphục vụ công tác cải cách hành chính về hảiquan, đồng thời kịp thời chấn chỉnh, xử lýnhững biểu hiện tiêu cực của CBCC các cấp.

Sau mỗi hội nghị đối thoại với cộngđồng DN được Bộ Tài chính phối hợp vớiPhòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam (VCCI) tổ chức hàng năm ở phía Bắc,phía Nam, một số văn bản về thủ tục hảiquan và quản lý thuế đã được ban hành mới,thay thế để tạo điều kiện thuận hơn nữa choDN hoạt động sản xuất, kinh doanh.

■ Bằng các giải pháp thiết thực và sựnỗ lực, thời gian qua trong công tác hỗ trợ,đồng hành, tích cực xây dựng chính sáchcủa cơ quan Hải quan thể hiện bằng kết quảcụ thể ra sao, thưa ông?

‐ Bám sát chỉ đạo của các cấp, kịp thời hỗtrợ khó khăn cho DN, cơ quan Hải quan đãchủ động, tham mưu nhiều giải pháp vừatạo thuận lợi thương mại vừa đảm bảo côngtác phòng chống dịch Covid‐19 giúp nângcao hiệu quả quản lý về hải quan, chốngthất thu cho NSNN. Trong đó, tích cựchướng dẫn các đơn vị thực hiện XK khẩutrang, thiết bị y tế phục vụ phòng chốngdịch Covid‐19, tháo gỡ khó khăn vướngmắc về thủ tục trong hoạt động XNK; quyếtliệt các giải pháp trao đổi, hội đàm với cácnước bạn để tạo thuận lợi cho hoạt động

giao thương, phối hợp chặt chẽ với các cơquan liên quan tránh ách tắc tại cửa khẩu…

Hướng dẫn thực hiện thủ tục cho kháchXNC nhanh chóng, chỉ đạo các cửa khẩu sânbay quốc tế triển khai thông quan nhanhhàng hóa, đặc biệt là hàng viện trợ phục vụcông tác phòng, chống dịch. Trình Bộ Tàichính ban hành Thông tư số 47/2020/TT‐BTC ngày 27/5/2020 quy định về thời điểmnộp chứng từ chứng nhận xuất xứ và hìnhthức chứng từ chứng nhận xuất xứ đối vớihàng hóa NK áp dụng trong giai đoạn dịchviêm đường hô hấp cấp gây ra bởi Covid‐19, trong đó, chấp nhận C/O cấp dưới dạngđiện tử, kéo dài thời gian chậm nộp C/O; xửlý vướng mắc trong việc sử dụng mã số, mãvạch nước ngoài của hàng hóa XK tạo thuậnlợi cho cộng đồng DN...

Đồng thời, cơ quan Hải quan cũng tíchcực rà soát các quy định hiện hành với thựctế triển khai và có hướng dẫn các đơn vịthực hiện thống nhất, tạo thuận lợi cho hoạtđộng XNK nhưng vẫn đảm bảo công tácquản lý; triển khai và thực hiện có hiệu quảcông tác cải cách hành chính, công tác hiệnđại hóa hải quan..

Kết quả được thể hiện bằng việc Tổng

cục Hải quan đã tích cực đẩy mạnh công táchoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật hảiquan. Theo đó, từ đầu năm đến nay, cơ quanHải quan đã trình Chính phủ, Bộ Tài chínhban hành 4 nghị định; 2 quyết định; 4 thôngtư... Ngoài ra Tổng cục Hải quan đang phốihợp, thực hiện, đôn đốc đẩy nhanh tiến độphê duyệt đối với các đề án đã trình các cấp.

Mặc dù vậy, thực tế cho thấy, thủ tục hảiquan đa dạng với nhiều loại hình chắc hẳnkhông tránh khỏi những vướng mắc phátsinh có thể ảnh hưởng đến thời gian thôngquan của DN. Nhưng các vấn đề vướngmắc này đều được giải quyết theo nguyêntắc minh bạch, công khai và thống nhấtcùng cách hiểu.

Để quá trình trao đổi thông tin giữa cơquan Hải quan với cộng đồng DN đượcdiễn ra thuận lợi, trước, trong và sau mỗi kỳhội nghị đối thoại, thông qua các kênh, cơquan Hải quan luôn giải đáp các vướng mắcphát sinh qua đó giúp tháo gỡ những khókhăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tụchải quan, bảo đảm việc tuân thủ chính sách,pháp luật của DN.

Đặc biệt, sau mỗi kỳ hội nghị đối thoạivới DN hàng năm, Tổng cục Hải quan tiếp

tục đổi mới toàn diện phương thức quản lývà chính sách thuế XNK phù hợp với tiếntrình hội nhập kinh tế theo hướng ổn định,công khai, minh bạch, tạo môi trường kinhtế lành mạnh; phù hợp với các điều ướcquốc tế và Hiệp định thương mại tự do,Luật Hải quan, Luật Thuế XK, thuế NK vàcác luật khác có liên quan.

■ Xin ông cho biết, thời gian tới, cơquan Hải quan sẽ có những kế hoạch gì đểkịp thời nắm bắt, tiếp thu các ý kiến liênquan đến các chính sách quản lý hàng hóaXNK, chính sách quản lý chuyên ngành,chính sách thuế và thủ tục hải quan… củaDN, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinhtế như hiện nay?

‐ Trước bối cảnh ảnh hưởng của dịchCovid‐19, ngành Hải quan đã và đang ápdụng tối đa các biện pháp quản lý rủi ro vềhải quan, qua đó, giảm gánh nặng về thủtục hải quan trong quá trình làm thủ tụcXNK của DN.

Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo cáccục hải quan tỉnh, thành phố phối hợp vớicác lực lượng chức năng tại cửa khẩu duy trìcác giải pháp đảm bảo thông quan hànghoá. Nâng cao hiệu quả các giải pháp vềcông nghệ thông tin để hỗ trợ người khaihải quan, người nộp thuế; kết nối trao đổithông tin với các bộ, ngành khi giải quyếtthủ tục hành chính.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng tiếptục rà soát hoàn thiện cơ sở pháp lý, quytrình thủ tục hải quan đối với hàng hoáXNK, phương tiện vận tải XNC, quá cảnh.Đơn giản hoá hồ sơ hải quan, bãi bỏ cácchứng từ không cần thiết, đơn giản hoá cáckhâu nghiệp vụ... Tiếp tục chỉ đạo các đơnvị hải quan địa phương duy trì các giải pháptạo thuận lợi thương mại, tránh ách tắc hànghoá, đảm bảo thông quan hàng hoá đượcthông suốt.

Đặc biệt, thông qua các hội nghị đốithoại, cơ quan Hải quan sẽ kịp thời nắm bắt,giải quyết các khó khăn, vướng mắc trongquá trình làm thủ tục hải quan tại các cửakhẩu. Cũng thông qua các hội nghị đốithoại, cơ quan Hải quan muốn phổ biến cácvăn bản pháp luật, các quy định mới để DNhiểu rõ và thực hiện đúng khi làm thủ tụcXNK hàng hóa; từng bước nâng cao ý thứctuân thủ pháp luật trong cộng đồng DN vàphối hợp tốt với cơ quan Hải quan trongviệc thực thi pháp luật chống buôn lậu gianlận thương mại, tạo môi trường kinh doanhlành mạnh trong cộng đồng DN.

Cơ quan Hải quan mong muốn DN chủđộng hơn nữa trong việc phản hồi nhữngkhó khăn, vướng mắc trong việc thực thipháp luật. Đồng thời, tích cực đóng góp, đềxuất giải pháp cho cơ quan quản lý trongviệc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật liênquan tới thuế, hải quan nhằm đảm bảo tínhkhả thi, sự công bằng, minh bạch, dễ hiểu,dễ thực hiện của các văn bản pháp luật. Từđó giải quyết kịp thời các vướng mắc vàkiến nghị cấp trên giải quyết các vướng mắcphát sinh theo thẩm quyền được phân cấp.

■ Xin cảm ơn ông!HỒNG NỤ (thực hiện)

Hải quan chủ động sát cánh cùngdoanh nghiệp vượt qua khó khăn

PHỎNG VẤN NHANH

www.haiquanonline.com.vn

Không đợi đến các hội nghị đối thoại, các đơn vị Hải quan đã chủ động, thường xuyên

hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp khi có yêu cầu. Trong ảnh: Công chức

Chi cục Hải quan Tây Đô ( Cục Hải quan Cần Thơ) tư vấn thủ tục cho doanh nghiệp.

Ảnh: Đ.NGUYÊN

Page 4: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

4 TỪ CỬA KHẨU ĐẾN CỬA KHẨU

HẢI QUAN VIỆT NAM: CHUYÊN NGHIỆP - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ

Cục Hải quan TPHCM vừa giải

đáp nhiều vướng mắc cho doanh

nghiệp (DN) liên quan đến xử lý

phế liệu, phế phẩm sau gia

công, hàng xuất nhập khẩu

(XNK) tại chỗ...

Xử lý phế phẩm, phế thải

sau gia công

Giải đáp vướng mắc của Công ty TNHHXNK Thủy sản Seapro và một số DN về việcxử lý phế phẩm, phế thải sau gia công, CụcHải quan TPHCM cho biết, về thời hạnhoàn thành việc thực hiện thủ tục giải quyếtphế phẩm, phế thải của hợp đồng gia công:tại Khoản 1 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT‐BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số39/2018/TT‐BTC của Bộ Tài Chính quy định“Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng giacông kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổchức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện cácthủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa,phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê,mượn và sản phấm gia công theo quy định tạikhoản 2 Điều này. Đối với phế thải, tổ chức, cánhân thực hiện theo quy định của pháp luật vềbảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có tráchnhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơquan Hải quan khi kiểm tra”.

Về việc xử lý thuế đối với phế liệu, phếphẩm, Cục Hải quan TPHCM hướng dẫn,theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghịđịnh số 134/2016/NĐ‐CP ngày 1/9/2016, DNthực hiện “Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu,vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công khôngquá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tưthực nhập khẩu theo hợp đồng gia công đượcmiễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưngphải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêuthụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) chocơ quan Hải quan”.

Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại côngvăn số 7565/TCHQ‐TXNK ngày 25/12/2018của Tổng cục Hải quan về việc xử lý vướngmắc tại Thông tư số 39/2018/TT‐ BTC, việcxử lý thuế đối với phế liệu, phế phẩm đượcxác định trên cơ sở định mức thực tế sảnxuất của DN theo quy định tại khoản 35Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT‐BTC. Theođó, DN thực hiện kê khai, nộp thuế theotừng lần (trước khi xuất hóa đơn bán tiêuthụ nội địa) hoặc khai theo tháng và gửi đếncơ quan hải quan thông qua Hệ thống theochỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư số39/2018/TT‐BTC.

Trường hợp thực hiện trên hồ sơ giấy, DN

khai theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lụcVI ban hành kèm theo Thông tư số38/2015/TT‐BTC được sửa đổi, bổ sung tạiPhụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số39/2018/TT‐BTC. Cơ quan Hải quan cấp sốcho bảng kê như đối với trường hợp tờ khaigiấy và mở sổ theo dõi riêng đối với bảng kê.Thời hạn nộp thuế đối với phế liệu, phế phẩmlà thời điểm kê khai với cơ quan Hải quan.

Giải đáp vướng mắc

doanh nghiệp chế xuất

Giải đáp vướng mắc mở tờ khai XNK tại

chỗ của Công ty TNHH Thương mại dịchvụ Phượng Kim, Cục Hải quan TPHCM chorằng, căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 86Thông tư số 38/2015/TT‐BTC ngày 25/3/2015của Bộ Tài chính, hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhâu tại chỗ gồm: Sản phẩm gia công; máymóc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu,vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộchợp đồng gia công theo quy định tại khoản3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ‐CP;Hàng hóa mua bán giữa DN nội địa với DNchế xuất, DN trong khu phi thuế quan;Hàng hóa mua bán giữa DN Việt Nam vớitổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện

diện tại Việt Nam và được thương nhânnước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóavới DN khác tại Việt Nam.

Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩutại chỗ thực hiện tại chi cục hải quan thuậntiện do người khai hải quan lựa chọn vàtheo quy định của từng loại hình. Công tycăn cứ thực tế hoạt động bán hàng củacông ty và đối tác, căn cứ các trường hợphàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ,quy định về địa điểm thực hiện thủ tục hảiquan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ nêu trênđể thực hiện.

Liên quan đến vướng mắc của DN chếxuất (CX), hướng dẫn về thủ tục chuyểnmột số máy móc, thiết bị đầu tư tại BìnhĐịnh của Công ty TNHH VINAWOOD,Cục Hải quan TPHCM cho rằng, theo quyđịnh tại khoản 8 Điều 30 Nghị định82/2018/NĐ‐CP ngày 22/5/2018 của Chínhphủ về quản lý khu công nghiệp và khukinh tế thì “Chi nhánh của DNCX được ápdụng cơ chế đối với DN chế xuất quy định tạiĐiều này nếu đáp ứng được các điều kiện tạikhoản 2 Điều này, được thành lập trong khu chếxuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và hạch toánphụ thuộc vào DN chế xuất". Và thực hiệntheo quy định tại Điều 74 Thông tư số38/2015/TT‐BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tàichính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT‐BTC ngày20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định chungđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu củaDNCX.

Trường hợp không làm thủ tục hảiquan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chitiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ratheo các quy định của Bộ Tài chính về muabán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán,trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hànghóa. Hàng hóa DNCX nhập khẩu từ nướcngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đãthực hiện đầy đủ chính sách quản lý hànghóa nhập khẩu theo quy định như hàng hóanhập khẩu không hưởng chế độ, chính sácháp dụng đối với DNCX thì khi trao đổi, muabán hàng hóa này với DN nội địa khôngphải làm thủ tục hải quan.

Hàng hóa DNCX mua từ nội địa và đãnộp đầy đủ các loại thuế theo quy định nhưDN không hưởng chế độ, chính sách ápdụng đối với DNCX thì hoạt động mua bánnày không phải làm thủ tục hải quan.Trường hợp DNCX mua từ nội địa các loạihàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu thìphải làm thủ tục hải quan trừ trường hợphàng hóa này được sử dụng làm nguyênliệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuấtcủa DNCX.

LÊ THU

HẢI QUAN TP HỒ CHÍ MINH:

Hướng dẫn xử lý phế phẩm, phế thải sau gia công

Công chức Hải quan TPHCM hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp. Ảnh: T.H

www.haiquanonline.com.vn

Công nhận kho ngoại quan của Công ty TNHH CM Logistics Việt NamTổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết

định 3224/QĐ‐TCHQ công nhận kho ngoạiquan của Công ty TNHH CM Logistics ViệtNam, kho có địa chỉ tại KCN Dầu Giây,Đồng Nai.

Kho ngoại quan do Chi cục Hải quan

Thống Nhất (Cục Hải quan Đồng Nai) quảnlý. Mã địa điểm: 47NFW01; tên rút gọn trênhệ thống: KNQ CM LOGISTICS VN, mãđường biển/đường sông: VNNQS, mãđường sắt/đường bộ: VNNQSL.

Kho có tổng diện tích 27.828 m2, trong

đó diện tích kho chứa hàng là 19.920 m2,diện tích bãi và hầm container 5.300 m2,diện tích khu văn phòng hơn 1.377 m2 vàcông trình phụ trợ.

Trước đó Cục Hải quan Đồng Nai đãkiểm tra thực tế kho ngoại quan đề nghị côn

nhận của Công ty TNHH CM Logistics ViệtNam. Kết quả cho thấy kho đáp ứng điềukiện quy định tại Nghị định 68/2016/NĐ‐CPđược sửa đổi, bổ sung tại Nghị định67/2020/NĐ‐CP của Chính phủ.

N.LINH

Chính sách thuế đối với mặt hàng thép không gỉnhập khẩu từ Singapore

Công ty TNHH Thương mại giao nhận Chúc Minh đề nghị hướng dẫn chính sách thuếđối với mặt hàng thép không gỉ có mã số HS 7222.30.90, nhập khẩu từ Singapore, Cục Hảiquan TPHCM cho biết, trường hợp hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ theo Hiệp địnhthương mại tự do mà Singapore là thành viên của Hiệp định thì được áp dụng mức thuếsuất ưu đãi đặc biệt. Đề nghị công ty tham khảo Nghị định định số 57/2019/NĐ‐CP ngày26/6/2019 “Biểu thuế XNK ưu đãi, Biểu thuế XNK ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp địnhđối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2019‐2022”ʹ, Nghị định địnhsố 156/2017/NĐ‐CP ngày 27/12/2017 “Biểu thuế XNK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam đểthực hiện hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018‐2022".

Trường hợp hàng hóa không đáp ứng quy tắc xuất xứ theo Hiệp định thương mại tự dothì áp dụng mức thuế suất ưu đãi tối huệ quốc. Trong trường hợp này, công ty tham khảobiểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm Nghị định số 57/2020/NĐ‐CP ngày 25/5/2020của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ‐CP ngày1/9/2016 và Nghị định số 125/2017/NĐ‐CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ. Đối với thuếsuất thuế giá trị gia tăng, DN tham khảo biểu thuế GTGT ban hành kèm Thông tư số83/2014/TT‐BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính. Mặt hàng thép có mã số HS7222.30.90, có xuất xứ Singapore không bị áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ theo quyđịnh hiện hành.

Page 5: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

Những vấn đề liên quan đến chính

sách thuế đối với trang thiết bị y tế,

hay thủ tục hải quan đối với doanh

nghiệp chế xuất (DNCX) đã được

Cục Hải quan Hà Nội trả lời DN.

Trả lời về thuế GTGT

trang thiết bị y tế

Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm &Thương mại Sohaco phản ánh: thiết bị y tếsẽ được áp thuế GTGT 5% nếu được Bộ Y tếxác nhận là trang thiết bị y tế, trường hợpkhông được Bộ Y tế xác nhận là trang thiếtbị y tế kể cả trường hợp Cục Trang thiết bị ytế có tiếp nhận hồ sơ đăng ký và xác nhậnthì cũng không được hưởng thuế GTGT là5%. Hai sản phẩm này DN đang nhập mộtcái chịu GTGT là 5%, một cái chịu GTGT là10% là không hợp lí.

Trả lời vướng mắc của DN, Cục Hảiquan Hà Nội cho biết: Căn cứ khoản 8 Điều1 Thông tư 26/2015/TT‐BTC của Bộ Tàichính có quy định: “Thiết bị, dụng cụ y tế gồmmáy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như:các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữabệnh, các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ,điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đohuyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơmkim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụngcụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xácnhận của Bộ Y tế.

Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế;thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốcthành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thựcphẩm chức năng; vác xin; sinh phẩm y tế, nướccất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quầnáo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới,bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế,túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồmmỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệtkhuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Ytế” thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuếGTGT là 5%. Căn cứ công văn số 743/BTC‐TCHQ ngày 17/1/2017 của Bộ Tài chính vềviệc xác nhận thiết bị, dụng cụ chuyên dùngcho y tế thì: “Theo đó, thiết bị dụng cụ chuyêndùng trong y tế NK không được nêu tên cụ thểtại Khoản 8, Điều 1 Thông tư 26/2015/TT‐BTCvà Khoản 5, điều 4 Thông tư 83/2014/TT‐BTCcủa Bộ Tài chính, các mặt hàng không thuộcDanh mục trang thiết bị y tế được NK theo giấyphép của Bộ Y tế ban hành thèm theo Thông tư24/2011/TT‐BYT của Bộ Y tế thì phải có xácnhận của Bộ Y tế để được áp dụng thuế suấtthuế GTGT 5%. Các thiết bị, dụng cụ y tế khác(không có tên cụ thể nêu tại Khoản 8, Điều 1Thông tư 26/2015/TT‐BTC và Khoản 5, Điều 4

Thông tư 83/2014/TT‐BTC, không thuộc Danhmục trang thiết bị y tế NK theo giấy phép củaBộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư 24/2011)nhưng là mặt hàng có xác nhận của Bộ Y tế thìáp dụng mức thuế suất GTGT 5% theo quyđịnh tại Khoản 8, Điều 1 Thông tư26/2015/TT‐BTC. Trường hợp không có xácnhận của Bộ Y tế thì áp dụng mức thuế suấtthuế GTGT 10%”.

Từ các căn cứ trên thì các thiết bị dụngcụ y tế được nêu cụ thể tại Khoản 8, Điều 1Thông tư 26/2015/TT‐BTC và Khoản 5, điều4 Thông tư 83/2014/TT‐BTC của Bộ Tàichính được hưởng thuế suất thuế GTGT 5%.Các thiết bị dụng cụ y tế khác, không nêu cụthể thì phải có xác nhận của Bộ Y tế để đượcáp dụng thuế suất thuế GTGT 5%. Trườnghợp không có xác nhận của Bộ Y tế thì ápdụng mức thuế suất thuế GTGT 10%. TheoCục Hải quan Hà Nội về vấn đề mà DN đềnghị, cơ quan Hải quan sẽ báo cáo và đềnghị các cấp có thẩm quyền để xem xét sửađổi chính sách cho hợp lý và tạo thuận lợitối đa cho các DN.

Tháo gỡ các vấn đề về DNCX

Liên quan đến vấn đề thủ tục đối vớiDNCX, Công ty TNHH Yusen Logistics ViệtNam hỏi: nhà thầu của DNCX nhập khẩuhàng hóa theo hợp đồng thầu để xây dựngnhà xưởng cho DNCX và đưa thẳng hànghóa đó từ cửa khẩu nhập về DNCX thì nhàthầu có phải kê khai, tính thuế nhập khẩu vàthuế GTGT khi đăng ký tờ khai nhập khẩu

hay không?Trả lời vấn đề của Công ty TNHH Yusen

Logistics Việt Nam, Cục Hải quan Hà Nộicho biết vấn đề này đã được Tổng cục Hảiquan trả lời DN khác trước đó. Cụ thể, vềthuế nhập khẩu, căn cứ khoản 2 Điều 2 Luậtthuế XNK số 107/2016/QH13 thì: hàng hóaxuất khẩu từ thị trường trong nước vào khuphi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khuphi thuế quan vào thị trường trong nướcthuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu. Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luậtthuế XNK số 107/2016/QH13 thì: hàng hóaxuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nướcngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoàivào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trongkhu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khuphi thuế quan này sang khu phi thuế quankhác không thuộc đối tượng chịu thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu. Căn cứ các quy địnhnêu trên, trường hợp công ty khi nhập khẩuhàng hóa để xây dựng nhà xưởng cho DNchế xuất được vận chuyển thẳng vào DNchế xuất thì không phải kê khai, nộp thuếnhập khẩu.

Liên quan đến thuế GTGT, căn cứ khoản20 Điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12;khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT‐BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quyđịnh hàng hóa mua bán giữa nước ngoài vớicác khu phi thuế quan và giữa các khu phithuế quan với nhau thuộc đối tượng khôngchịu thuế GTGT. Như vậy, trường hợp côngty là DN trong khu phi thuế quan khi nhập

khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào khu phithuế quan thì hàng hóa nhập khẩu thuộc đốitượng không chịu thuế GTGT. Trường hợpcông ty là DN nội địa, khi nhập khẩu hànghóa để xây dựng nhà xưởng cho DNCX thìphải kê khai, nộp thuế GTGT, khi xuất khẩuhàng hóa vào DN chế xuất được áp dụngthuế GTGT 0% và được kê khai, khấu trừ,hoàn thuế theo quy định tại Điều 2 Thông tưsố 25/2018/TT‐BTC ngày 16/3/2018 của BộTài chính. Việc kê khai, khấu trừ, hoàn thuếGTGT công ty liên hệ với cơ quan thuế nộiđịa để được hướng dẫn thực hiện.

Cũng là vấn đề của DNCX, Công tyMeiko Vietnam đặt câu hỏi, đối với dự ánmở rộng, Meiko Vietnam có phải thực hiệnthủ tục gì tại cơ quan Hải quan hay không?Nếu có, Meiko Vietnam phải thực hiện thủtục trước hay sau khi đầu tư, xây dựng nhàxưởng mới?

Trả lời câu hỏi của DN, Cục Hải quanHà Nội cho biết: theo quy định tại khoản 1Điều 30 Nghị định số 82/2018, cơ quanđăng ký đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến cơquan Hải quan có thẩm quyền về khả năngđáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hảiquan trước khi cấp Giấy chứng nhận đăngký đầu tư hoặc xác nhận bằng văn bản chonhà đầu tư. Tuy nhiên, nghị định khôngnêu rõ nội hàm “khả năng đáp ứng điềukiện kiểm tra, giám sát hải quan” là gì? Dẫnđến, vướng mắc trên thực tế đối với các DNđược thành lập kể từ khi Nghị định số82/2018 có hiệu lực.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đã có côngvăn hướng dẫn tạm thời về điều kiện kiểmtra giám sát hải quan khi thành lập DNCXtại Công văn số 3778/TCHQ‐GSQL ngày9/6/2020. Theo đó, khả năng đáp ứng điềukiện kiểm tra giám sát bao gồm: Tường ràocứng bao quan, ngăn cách với khu vực bênngoài; Hệ thống camera giám sát hiển thị rõhình ảnh hàng hóa đi vào, đi ra của DN.Hình ảnh quan sát được 24/24 giờ, dữ liệuhình ảnh được lưu giữ tại DN tối thiểu 12tháng. Hệ thống này kết nối trực tiếp với cơquan Hải quan. Hệ thống quản lý nguyênliệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóaxuất khẩu có thể kết xuất được số liệu XuấtNhập Tồn nguyên liệu, vật tư và sản phẩmđể báo cáo quyết toán tình hình sử dụng vớicơ quan Hải quan.

Bên cạnh đó, nội dung vướng mắc này đãđược đưa vào Dự thảo Nghị định sửa đổiNghị định số 134/2016/NĐ‐CP. Bô sung Điều42a quy định về kiểm tra điều kiện kiểm tra,giám sát hải quan đối với DN chế xuất.

N.LINH

5TỪ CỬA KHẨU ĐẾN CỬA KHẨU Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long. Ảnh: N.LINH

www.haiquanonline.com.vn

PHONG TRÀO THI ĐUA NĂM 2020 CỦA NGÀNH HẢI QUAN: KỶ CƯƠNG - ĐỔI MỚI - HIỆU QUẢ

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ 5% HAY 10%?

Doanh nghiệp hỏi, Hải quan Hà Nội trả lời

74 doanh nghiệp nợ thuế tại Hải quan Quảng NinhĐến hết tháng 10, Hải quan Quảng Ninh

theo dõi, quản lý gần 123 tỷ đồng nợ thuếcủa 74 doanh nghiệp.

Theo thống kê của Cục Hải quan QuảngNinh, 100% doanh nghiệp thuộc diện nợthuế quá hạn cưỡng chế.

Đáng lưu ý, trong số các doanh nghiệpnợ thuế, có nhiều doanh nghiệp có số nợthuế lên đến hàng tỷ đồng đến hàng chục tỷđồng.

Đơn cử như Công ty TNHH thương mạixây dựng H. N nợ thuế 126,966 tỷ đồng;

Công ty CP V.C.E nợ thuế 14,546 tỷ đồng;Công ty TNHH B. L nợ thuế 10 tỷ đồng.

Hiện Hải quan Quảng Ninh tiếp tụckiểm tra, rà soát việc nợ thuế của các doanhnghiệp, đồng thời đôn đốc đơn vị thực hiệnchỉ tiêu thu hồi và xử lý nợ thuế quá hạn.

Được biết, thời điểm giữa năm 2018, tạiHải quan Quảng Ninh có 70 doanh nghiệpnợ thuế (37 doanh nghiệp nợ dưới 10 năm,33 doanh nghiệp nợ trên 10 năm), với tổngsố nợ thuế là hơn 112 tỷ đồng.

QUANG HÙNG

Page 6: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

Có hành vi phá seal hải quan, tẩután hàng hóa chứa trong containerhàng quá cảnh, Công ty TNHHThương mại Dịch vụ Phát TàiNguyễn (Công ty Phát Tài Nguyễn,quận Tân Bình, TPHCM) vừa bị CụcĐiều tra chống buôn lậu- Tổng cụcHải quan khởi tố hình sự.

Rút ruột toàn bộ hàng hoá quá cảnh

Theo thông tin từ Đội Kiểm soát chốngbuôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3)‐ CụcĐiều tra chống buôn lậu, cuối năm 2019, khilàm thủ tục xuất khẩu lô hàng theo hìnhthức quá cảnh, Chi cục Hải quan cửa khẩuquốc tế Xa Mát ‐ Cục Hải quan Tây Ninh đãphát hiện Công ty Phát Tài Nguyễn, do ôngNguyễn Văn Tài làm Giám đốc, đã có hànhvi phá seal hải quan, tẩu tán hàng hóa chứatrong container.

Lô hàng quá cảnh này do Công ty PhátTài Nguyễn làm thủ tục nhập khẩu, vânchuyên từ cảng Cát Lái đến cửa khẩu quốctế Xa Mát ‐ tỉnh Tây Ninh để xuất khẩu sangCampuchia theo hợp đồng quá cảnh giữaCông ty Lso Trading Co.Ltd (Campuchia)với Công ty Asiabnc Co. Ltd ở địa chỉ D ‐1312, Gwang myoeng Techno‐Park 60,Haan‐Ro Gwangmyoeng ‐ City, Gyeonggi‐Do, KOREA của Hàn Quốc.

Lô hàng theo khai báo là hàng bách hóamới 100% xuất xứ Hàn Quốc, trị giá35.913,25 USD. Kết quả kiểm tra thực tế, cơquan Hải quan đã phát hiện seal tàu và 2seal Hải quan số bị phá vỡ. Qua kiểm tra, cơquan Hải quan phát hiện bên trong con‐tainer không chứa bất kỳ loại hàng hóa gì.

Sau khi phát hiện toàn bộ số hàng hoákhông còn trong container, Chi cục Hảiquan Xa Mát đã ra quyết định tạm giữ tangvật vi phạm hành chính gồm chiếc xe đầukéo và vỏ container. Để làm rõ vụ việc, Đội3 đã phối hợp với Chi cục Hải quan cửa

khẩu quốc tế Xa Mát thực hiện lấy lời khaicủa ông Nguyễn Ngọc Thìn ‐ lái xe chứahàng bách hóa xuất quá cảnh sangCampuchia và nhận bàn giao toàn bộ hồ sơ,tài liệu liên quan đến vụ việc. Tài xế Thìnkhai nhận là lái xe chở thuê, hưởng lươngtháng cho ông Nguyễn Xuân Thắng,thường trú tại xã Kim Liên, huyện NamĐàn, tỉnh Nghệ An; tạm trú: số 38 NguyễnThị Tươi, KP Tân Phước, phường Tân Bình,thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Ngày 2/8/2019, ông Thìn được ôngThắng gọi điện báo đi chở lô hàng xuất quácảnh của Công ty Phát Tài Nguyễn tại cảngCát Lái TPHCM (việc làm thủ tục nhậnhàng do Công ty Phát Tài Nguyễn làm thủtục). Khi đi nhận hàng, ông Thìn sẽ gọi điệncho ông Toàn người làm thủ tục nhận hàngtại cảng Cát Lái để nhận.

Sau khi nhận container hàng bách hóađể xuất quá cảnh sang Campuchia, theo chỉdẫn của một người tên Hậu, ông Thìn lái xechở container đến kho tại địa chỉ: số 312/40 ‐đường Lê Thị Riêng ‐ phường Thới An ‐quận 12 ‐ TPHCM để ông Hậu cho ngườiphá seal và bốc hàng hóa trong containerxuống kho. Sau đó ông Thìn lái xe chở con‐tainer đã bị xuống hết hàng lên cửa khẩuquốc tế Xa Mát giao cho ông Nguyễn NgọcChinh, thường trú tại: ấp Tân Hòa, xã TânLập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh (làngười trực tiếp làm thủ tục xuất quá cảnhcủa lô hàng nói trên) tại cửa khẩu để làm thủtục hải quan cho lô hàng thì bị cơ quan Hảiquan phát hiện sai phạm.

Như vậy, toàn bộ hàng hoá quá cảnh đãbị rút ruột, thẩm lậu vào thị trường nội địa,mà không thực hiện quá cảnh theo quy định.

Doanh nghiệp không hoạt độngtại trụ sở

Hàng hoá thẩm lậu vào thị trường gồm:mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, đồuống, tân dược... mới 100%, xuất xứ HànQuốc, có trị giá cao. Trong quá trình mởrộng điều tra, Đội 3 phát hiện nhiều tìnhtiết bất thường từ Công ty Phát TàiNguyễn. Theo đó, xác minh địa chỉ kinhdoanh của Công ty Phát Tài Nguyễn tại số232/17 đường Cộng Hòa ‐ phường 12 ‐ quậnTân Bình ‐ TPHCM, đại diện một doanhnghiệp thuê căn nhà tại địa chỉ này khẳngđịnh, từ năm 2013 đến nay không có đơn vinào có tên “Công ty TNHH Thương mạiDịch vụ Phát Tài Nguyễn” thuê đăt trụ sởtại địa chỉ này.

Xác minh tại Sở Kế hoạch và Đầu TưTPHCM, Công ty TNHH Thương mạiDịch vụ Phát Tài Nguyễn do ông NguyễnVăn Tài, sinh ngày 28/12/1990, thường trútại: số 218 ‐ Khu phố 2 ‐ phường Bình Đa ‐thành phố Biên Hòa ‐ tỉnh Đồng Nai làmGiám đốc. Xác minh tại địa chỉ thường trúcủa ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Côngty Phát Tài Nguyễn, Công an phườngBình Đa xác nhận ông Nguyễn Văn Tài cóđăng ký hộ khẩu thường trú tại địa chỉnày nhưng không sinh sống ở đây và hiệnnay ông Nguyễn Văn Tài đang sinh sốngở đâu Công an đia phương không nắmđược. Đội 3 đã gửi giấy mời ông NguyễnVăn Tài 3 lần nhưng ông này không đếnlàm việc.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra thực tế lôhàng và các thông tin điều tra mở rộng, thuthập được, mới đây, Cục trưởng Cục Điềutra chống buôn lậu Nguyễn Hùng Anh đãký quyết định khởi tố vụ án hình sự tội“buôn lậu” đối với Công ty TNHH Thươngmại Dịch vụ Phát Tài Nguyễn. Viện Kiểmsát nhân dân tối cao đã ban hành quyết địnhchuyển vụ án hình sự cho cơ quan Cảnh sátđiều tra‐ Công an TPHCM để điều tra theothẩm quyền.

LÊ THU

Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

6 AN NINH VÙNG BIÊN

Khởi tố doanh nghiệp phá seal hải quan, tẩu tán hàng hoá quá cảnh

Hàng lậu trong lô hàng quá cảnh do Hải quan cảng Sài Gòn KV1 bắt giữ tháng 3/2020(Ảnh minh họa không liên quan nội dung bài viết) Ảnh: T.H

www.haiquanonline.com.vn

Phát hiện cơ sở mua bán trôi nổi 137.320 hộp thuốc qua mạng xã hộiMột cơ sở thu mua 137.320 hộp thuốc

điều trị thận, huyết áp, kháng sinh, dạ dàytrên mạng xã hội, từ đó phân phối cho cácnhà thuốc thông qua Facebook vừa bị lựclượng chức năng phát hiện trên địa bànTPHà Nội.

Đáng chú ý, bên ngoài bao bì thuốc códán tem của dịch vụ vận chuyển hàngkhông HPLux AIR CARGO và tem củaVIETJET AIR CARGO.

Theo tin từ Tổng cục Quản lý thị trường(QLTT), ngày 20/1, Đoàn kiểm tra của ĐộiQLTT số 1, Cục QLTT Hà Nội phối hợp Tổcông tác 368, Tổng cục QLTT kiểm tra độtxuất cơ sở kinh doanh dược phẩm tại địa chỉtại số 9, ngõ 29, phố Trạm Long Biên, HàNội do ông Trần Hữu Đức (thường trú tại tổ14, Long Biên, Hà Nội) làm chủ.

Qua kiểm tra, cơ sở hoạt động không có

giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh,không có giấy đủ điều kiện kinh doanhdược phẩm.

Toàn bộ hàng hóa gồm 137.320 đơn vịthuốc nhãn KETOSTERIL TABLETS là thuốcđiều trị thận, COVERSYL là thuốc điều trịhuyết áp, AUGMENTIN là thuốc khángsinh, NEXIUM là thuốc điều trị dạ dày cóxuất xứ Portugal, KONYA, Thổ Nhỹ Kỳ (mãquốc gia 869) không có hóa đơn chứng từ.

Số thuốc trên do ông Đức mua giao dịchtrên mạng xã hội Facebook ảo có tên “MinhTrí” và “Hồ Hoài Đông”, không biết ngườibán hàng, sau đó bán cho các nhà thuốcngoại tỉnh thông qua Facebook có tên“Hoàng Minh”.

Hiện Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộsố hàng để tiếp tục xác minh, làm rõ.

QUANG HÙNG Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm.

Page 7: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

Thời hạn để thực hiện giải ngânvốn đầu tư công kế hoạch năm2020 không còn nhiều. Đây là lúccác chủ đầu tư cùng hệ thống Khobạc Nhà nước (KBNN) nỗ lực hếtmình, áp dụng các bài học kinhnghiệm hay để có thể hoàn thànhđúng tiến độ công việc và giảingân số tiền vốn được phân bổ.

Quyết liệt từ các cấp chính quyền địa phương

Phóng viên Báo Hải quan có mặt tạithành phố Hạ Long vào tuần cuối tháng11/2020. Tại đây, Ban dự án đầu tư xâydựng các công trình giao thông tỉnh QuảngNinh đang thực hiện Dự án đường bao biểnnối thành phố Hạ Long với thành phố CẩmPhả. Theo ông Hoàng Văn Bình, Phó Giámđốc Ban, dự án này có tổng mức đầu tư hơn2.290 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh.Trong đó, đoạn đường qua địa phận tỉnhHạ Long được khởi công từ ngày 20/3/2020đang được đơn vị gấp rút thực hiện. Hiệnnay, việc giải ngân vốn ở dự án này đều ứngvới khối lượng hoàn thành, đảm bảo tiến độvà chỉ đạo của tỉnh.

Được tận mắt chứng kiến tiến độ dự ánnày, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi chỉsau 8 tháng đoạn đường này đã hiện lên diệnmạo khang trang, sạch sẽ. Lãnh đạo Ban dựán đầu tư xây dựng các công trình giao thôngtỉnh Quảng Ninh khẳng định, đến đầu năm2021, công trình này sẽ được đưa vào sửdụng, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầnggiao thông đồng bộ và hiện đại, hoàn chỉnhtuyến đường bao biển kết nối hai thành phốtheo quy hoạch được duyệt, giảm tải lưulượng giao thông trên Quốc lộ 18 đoạn quakhu vực nội thị, từ đó tạo điều kiện thuận lợicho phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ,thúc đẩy phát triển kinh tế ‐ xã hội, đảm bảoan ninh, quốc phòng.

Thực tế cho thấy, tại các thành phố lớn,một trong những vướng mắc ảnh hưởnglớn nhất đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư làgiải phóng mặt bằng. Để có thể vượt quakhó khăn này, theo ông Hoàng Văn Bình,

với mỗi dự án cần giải phóng mặt bằng, cáccấp ủy chính quyền địa phương đều vàocuộc quyết liệt ngay từ đầu. "Vừa qua, tỉnhQuảng Ninh đã phát động chiến dịch giảiphóng mặt bằng do đồng chí Bí thư Tỉnh ủychủ trì. Đơn cử như dự án đường cao tốcVân Đồn‐ Móng Cái, Bí thư Tỉnh ủy đã phátđộng chương trình 30 ngày đêm phải hoànthành bàn giao mặt bằng dự án, nhưng chỉtrong vòng 15 ngày, các cán bộ đã trực tiếpgặp gỡ người dân để tuyên truyền, thuyếtphục. Nhờ đó, người dân hoàn toàn ủng hộvà tình nguyện bàn giao hết đất cho toàntuyến đường. Đây là một kinh nghiệm củaTỉnh ủy và UBND tỉnh mà tôi cho rằng rấthiệu quả", ông Bình chia sẻ.

Tuyệt đối không để hồ sơ tồn đọng tại KBNN

Trong công tác giải ngân vốn đầu tưcông, vai trò của KBNN là vô cùng quantrọng giúp nguồn vốn đầu tư được chi mộtcách nhanh, chính xác và đúng quy định

nhất. Theo ông Nguyễn Thành Nam, Giámđốc KBNN tỉnh Quảng Ninh, năm 2020 lànăm công tác giải ngân vốn đầu tư được đặcbiệt chú trọng và chỉ đạo sát sao. Với tinhthần chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh QuảngNinh cũng có những triển khai, chỉ đạo đếntoàn thể hệ thống cơ quan tài chính trên địabàn, đặc biệt là các chủ đầu tư để triển khaicác khâu của dự án.

KBNN Quảng Ninh luôn cập nhật hàngngày tình hình giải ngân của từng dự án vàchỉ đạo các KBNN trực thuộc tiếp nhận, xửlý hồ sơ đảm bảo theo đúng thời gian quyđịnh, tuyệt đối không để tồn đọng hồ sơ.

"Trong quá trình thực hiện kiểm soát chivốn đầu tư, nếu có vướng mắc KBNN sẽcùng các chủ đầu tư tháo gỡ. Đồng thời,KBNN xử lý hồ sơ kể cả ngoài giờ, tức là khicó hồ sơ chuyển đến sẽ kiểm soát và thựchiện giải ngân ngay, kể cả thời điểm đó làngoài giờ hay cuối tuần", ông NguyễnThành Nam khẳng định.

Bên cạnh đó, trong các cuộc họp giaoban của tỉnh, ngoài việc báo cáo tình hình

giải ngân, KBNN Quảng Ninh cũng đề xuấtnhững giải pháp như yêu cầu các nhà thầu,chủ đầu tư làm đến đâu nghiệm thu đến đóđể lên hồ sơ khối lượng thanh toán. Songsong đó, trong quá trình thanh toán khốilượng hoàn thành, KBNN cũng đồng thờithực hiện thu hồi lại phần đã tạm ứng theođúng quy định.

"Đặc biệt, KBNN Quảng Ninh cũng thựchiện công khai tỷ lệ giải ngân của từng dựán, từng chủ đầu tư tại trụ sở các Kho bạc, từđó, các chủ đầu tư nắm bắt được tình hìnhgiải ngân của dự án mình đang phụ tráchmà “sốt ruột” phấn đấu", Lãnh đạo KBNNQuảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm.

Nói về công tác phối hợp giữa KBNN vàchủ đầu tư, ông Hoàng Văn Bình chia sẻthêm, suốt thời gian qua, công tác phối hợpgiữa hai đơn vị khá nhịp nhàng. Trong quátrình giải ngân, KBNN luôn có nhữnghướng dẫn rất cụ thể nên công tác giải ngânluôn luôn đảm bảo hoàn thành, nhất là vàonhững đợt giải ngân cuối năm.

"Nếu như trước đây, việc kiểm soát thanhtoán vốn của KBNN tối đa phải mất 7 ngàylàm việc, nhưng đến nay, nhờ những cải cáchhành chính, thời gian từ lúc chuyển hồ sơ đếnkhi nhận được tiền thông thường chỉ mất tốiđa 2 ngày. Có những công trình trọng điểm,chúng tôi có thể được nhận tiền ngay trong 1ngày làm việc", ông Phạm Văn Bình nói.

THÙY LINH

7TÀI CHÍNH HÔM NAY

Quảng Ninh tăng tốc giải ngânvốn đầu tư công

Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

www.haiquanonline.com.vn

Thời gian qua, một số cơ quan báo chí cóđăng tải thông tin về việc một số cá nhân bịcơ quan thuế tại TPHCM truy thu thuế thunhập cá nhân cách đây 6 năm. Phản hồi vềvấn đề này, Tổng cục Thuế cho biết, các nộidung liên quan đến việc khai quyết toánthuế đã được quy định tại khoản 2 Điều 16Thông tư 156/2013/TT‐BTC ngày 6/11/2013của Bộ Tài chính và Khoản 3 Điều 21 Thôngtư số 92/2015/TT‐BTC của Bộ Tài chính.

Theo đó, cá nhân cư trú có thu nhập từtiền lương, tiền công có trách nhiệm khaiquyết toán thuế nếu có số thuế phải nộpthêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoànhoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trừ

các trường hợp: cá nhân có số thuế phải nộpnhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không cóyêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳsau; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiềncông ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trởlên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãnglai ở các nơi khác bình quân tháng trong nămkhông quá 10 triệu đồng, đã được đơn vị trảthu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ10% nếu không có yêu cầu thì không quyếttoán thuế đối với phần thu nhập này;

Cá nhân được người sử dụng lao độngmua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưutrí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộckhác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người

sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảohiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhântheo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểmtương ứng với phần người sử dụng laođộng mua hoặc đóng góp cho người laođộng theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14Thông tư số 92/2015/TT‐BTC.

Trường hợp người nộp thuế khai saidẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp đã bị cơquan thuế kiểm tra phát hiện thì ngoài việcbị xử phạt, bị áp dụng biện pháp khắc phụchậu quả là nộp đủ số tiền thuế thiếu, tiềnchậm nộp vào ngân sách nhà nước còn bị xửphạt về hành vi khai sai theo quy định tạiĐiều 10 Nghị định 129/2013/NĐ‐CP ngày

16/10/2013 của Chính phủ.Trong thời gian qua, cơ quan Thuế các

cấp đã thường xuyên tuyên truyền, thôngtin đến mọi người dân dưới nhiều hình thứckhác nhau về chính sách thuế thu nhập cánhân. Đa số người nộp thuế đã chấp hànhtốt các quy định về khai, nộp thuế đối với sốthuế thu nhập cá nhân.

Cơ quan Thuế cũng thường xuyên ràsoát, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiệnnghĩa vụ thuế của các cá nhân, đặc biệt làcác cá nhân có nhiều nguồn thu nhập. Quađó, đã kịp thời động viên, đôn đốc các cánhân khai, nộp bổ sung số thuế còn thiếuvào ngân sách nhà nước. THÙY LINH

Tổng cục Thuế lý giải về việc truy thu thuế thu nhập cá nhân sau 6 năm

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương đứng đầu cả nướcvề tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Theo số liệu từ KBNN tỉnh Quảng Ninh, đếnđầu tháng 11, số vốn đầu tư giải ngân qua KBNN đã đạt hơn 90% kế hoạch đượcgiao. Kết quả này có được là nhờ sự kiên quyết, quyết tâm và nỗ lực từ lãnh đạotỉnh, các chủ đầu tư dự án, nhà thầu xây dựng đến khâu cuối cùng là KBNN tỉnh.

Hình ảnh ghi nhận tại Dự án đường bao biển nối thành phố Hạ Long với thành phố Cẩm Phả. Ảnh: THÙY LINH

Page 8: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

Trái ngược với mọi năm, để hút tiền

về làm nguồn vốn cho vụ cuối năm,

các ngân hàng thường phải "tung" ra

các chương trình khuyến mãi cho

hoạt động gửi tiền đồng thời tăng lãi

suất. Năm nay, lãi suất huy động

ngày càng có xu hướng giảm,

khuyến mãi “im ắng” nhưng lượng

tiền gửi của người dân và doanh

nghiệp vẫn duy trì đều đặn.

Lượng tiền gửi vẫn tăng mạnh

Từ khi dịch Covid‐19 bùng phát, để gópphần hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, lãi suất tiếtkiệm tại các ngân hàng thương mại giảm liêntiếp. Theo thông tin về hoạt động ngân hàngmới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN),mặt bằng lãi suất tiền gửi bằng VND của tổchức tín dụng tiếp tục xu hướng giảm so vớicuối năm 2019. Hiện lãi suất tiền gửi bằngVND phổ biến ở mức 0,1‐0,2%/năm đối vớitiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1tháng; 3,3‐3,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạntừ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,2‐6,0%/năm đốivới tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 5,8‐6,9%/năm.

Như tại BIDV, ngoại trừ kỳ hạn 9 tháng cómức giảm 0,3% thì các kỳ hạn còn lại có mứcgiảm đồng loạt là 0,2%. Theo đó, biểu lãi suấtcó thay đổi và dao động trong khoảng từ 3,3 ‐5,8%/năm khi gửi tiền tại kỳ hạn từ 1‐36 tháng.Còn tại Vietcombank, lãi suất cao nhất củangân hàng này hiện cũng chỉ duy trì mức5,8%/năm, trong khi cùng thời điểm nămngoái ở mức 7%/năm. Khối ngân hàng thươngmại tư nhân cũng đã đưa mức lãi suất cho kỳhạn dưới 6 tháng về mức dưới 4%/năm theoquy định về trần lãi suất của NHNN.

Dù lãi suất huy động xuống thấp kỷ lụcnhưng thống kê trên thị trường cho thấy tiềndư thừa từ người dân, doanh nghiệp vẫnkhông ngừng đổ về các ngân hàng. Số liệu từNHNN nước cho thấy, tính đến cuối tháng 9,tăng trưởng huy động toàn ngành đạt 9,8 triệutỷ đồng, tăng lần lượt 14,12% và 8,92% so với

cùng kỳ và cuối năm 2019. Trong đó, huy độngnội tệ tăng 9,19% và ngoại tệ tăng 6,32% so vớicuối năm trước.

Tại các ngân hàng cũng cho thấy số lượngtiền gửi tăng mạnh. Chẳng hạn tạiVietcombank, tiền gửi khách hàng vẫn đạt982.429 tỷ đồng tính đến hết tháng 9/2020, tănggần 54.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong khitín dụng đạt hơn 783.757 tỷ đồng, tăng hơn49.000 tỷ đồng so với đầu năm.

Tại Techcombank, ngân hàng đang có mặtbằng lãi suất thấp nhất hiện nay, tiền gửikhách hàng tính đến cuối tháng 9/2020 cũngđạt hơn 252.572 tỷ đồng, tăng hơn 21.275 tỷ

đồng so với đầu năm, tương đương tăng hơn9%... Đáng lưu ý, lượng tiền gửi tại các ngânhàng có quy mô nhỏ lại tăng mạnh hơn cả.Như NamABank tăng 31%, VietBank tăng23%, Kienlongbank tăng 21%, TPBank tăng18%, BacABank tăng 14,1%...

Dòng tiền "thông minh" hơn

Theo các chuyên gia, tín dụng tăng trưởngkém khả quan tại các ngân hàng là nguyênnhân chính khiến lãi suất tiền gửi chịu áp lựcgiảm, thậm chí sẽ còn giảm thêm trong cáctháng còn lại của năm. Hơn nữa, lãi suất liênngân hàng cũng đang ở mức rất thấp, cho thấy

thanh khoản ngân hàng dồi dào, nhu cầu huyđộng thêm vốn từ dân chúng, doanh nghiệpkhông còn lớn như cùng thời điểm các nămtrước. Tính đến lúc này, mặt bằng lãi suất huyđộng đã giảm tổng cộng 50‐200 điểm phầntrăm ở tất cả các kỳ hạn so với đầu năm nay.

Tuy nhiên, với tâm lý của người dân vàgiới đầu tư trong nước, gửi tiết kiệm ngânhàng vẫn là một hình thức đầu tư đầy an toàn,nhất là tại các khu vực không được tiếp cậncác kênh đầu tư như chứng khoán, bất độngsản… Hơn nữa, theo các chuyên gia tài chính,sau thời gian Covid ‐ 19, khi bước vào giaiđoạn bình thường mới, các nhà đầu tư cũngcó nhiều kinh nghiệm hơn, các nhà đầu tư đãvà đang thực hiện chiến lược đầu tư an toànhơn, đa dạng hóa danh mục đầu tư. Theochuyên gia kinh tế Thái Việt Dũng, gửi tiếtkiệm ngân hàng là kênh đầu tư dành chonhững cá nhân không có nhiều hiểu biết vềnhững kênh khác. Hiện tại, tỷ suất lợi nhuậncủa kênh đầu tư này chỉ khoảng 6‐8%/năm,nhưng ưu điểm là an toàn tuyệt đối bởi hệthống gân hàng Việt Nam được bảo hộ bởiChính phủ, nên khi ngân hàng gặp sự cố,người gửi tiền cũng không bao giờ bị mất tiền.

Cũng về vấn đề này, chuyên gia tài chính –ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực cho hay, 3 nguyêntắc khi đầu tư cần được lưu ý là: đa dạng hóadanh mục/kênh đầu tư; không dùng đòn bẩyquá nhiều; tránh tâm lý bầy đàn. Ông Lựckhuyến nghị các kênh đầu tư cá nhân chính làgửi tiền tiết kiệm; đầu tư vàng, ngoại tệ; đầu tưchứng khoán; đầu tư bất động sản; đầu tư khởinghiệp, góp vốn cổ phần…

Theo các chuyên gia, ngoài các kênh đầutư truyền thống trên, hiện nay thị trường xuấthiện kênh đầu tư mới như: forex, tiền điện tử,hàng hóa phái sinh... Tuy nhiên, những cáckênh này đều có những ưu điểm và hạn chếnhất định nên đòi hỏi nhà đầu tư phải amhiểu và có kinh nghiệm. Hiện nay, khi nào đạidịch kết thúc vẫn còn là ẩn số, song chắc chắnsự biến động của các kênh đầu tư vẫn còn tiếpdiễn và đưa ra những quy luật mới từ thịtrường. Vì thế, các nhà đầu tư cần nắm bắt cơhội, hướng dòng tiền “thông minh hơn” đếđúng địa chỉ và an toàn.

HƯƠNG DỊU

Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

8 KINH TẾ

Lãi suất ngày càng giảm, tiền vẫn đổ về ngân hàng

Không chỉ tiền gửi của người dân, mà tiền gửi của các doanh nghiệp gửingân hàng cũng tăng. Như tại Vinamilk, đến hết quý 3/2020, khoản đầu tư tàichính (chủ yếu tiền gửi có kỳ hạn ngắn) lên đến 17.872 tỷ đồng (tăng 44% sovới đầu năm), giúp doanh nghiệp này thu lãi lên tới gần 870 tỷ đồng. Tổngcông ty Cổ phần Khí Việt Nam (PV GAS) cũng có tới 26.732 tỷ đồng gửi ngânhàng, góp phần đem lại khoản doanh thu tài chính lên đến 1.162 tỷ đồng trong9 tháng năm 2020…

Dòng tiền gửi vẫn đổ về các ngân hàng dù lãi suất không cao như những năm trước. Ảnh: ST

www.haiquanonline.com.vn

Quỹ PVI đăng ký bán toàn bộ cổ phần tại PacificThông tin từ Sở GDCK Hà Nội, Công ty CP Quản lý quỹ PVI đăng ký bán ra toàn bộ

hơn 9,5 triệu cổ phần sở hữu tại Công ty CP Vận tải dầu khí Thái Bình Dương (Pacific, mãchứng khoán: PVP).

Số lượng cổ phần bán ra tương đương 10,12 vốn điều lệ Pacific. Phương thức giao dịchthực hiện theo thỏa thuận hoặc khớp lệnh trong thời gian từ 23/11 ‐ 22/12/2020. Mục đíchthực hiện giao dịch để cơ cấu danh mục đầu tư.

9 tháng đầu năm, Pacific ghi nhận 1.050 tỷ đồng doanh thu, giảm 15% so với cùng kỳnăm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 147,1 tỷ đồng, tăng trưởng 52,4%. Tính đến cuối quýIII/2020, Công ty đạt tổng tài sản 2.367 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm khoảng 48%.

10 tháng: PNJ ghi nhận doanh thu thuần tăng nhẹ

Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã PNJ) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng10. Cụ thể, tháng 10/2020, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.827 tỷ đồng (tăng 6,5%) vàlợi nhuận sau thuế đạt 175 tỷ đồng (tăng 35%). Lũy kế 10 tháng qua, doanh thu thuần PNJđạt 13.495 tỷ đồng (tăng 0,7%) và lợi nhuận sau thuế đạt 817 tỷ đồng (giảm 13%), hoàn

thành lần lượt 93,2% kế hoạch doanh thu và 98,1% kế hoạch lợi nhuận năm 2020. Tổng chiphí hoạt động tháng 10 của PNJ giảm 1,3% với tỷ lệ chi phí hoạt động/lợi nhuận gộp đạt42,8% thấp hơn mức cùng kỳ năm 2019 đạt 49,6%. Lũy kế 10 tháng, chi phí hoạt động giảm1,9% so với cùng kỳ.

Trong tháng 10, PNJ đã mở mới 3 cửa hàng Gold. Lũy kế 10 tháng, PNJ đã mở mới 26cửa hàng, nâng cấp 8 cửa hàng, hoàn thành 84% kế hoạch mở mới các cửa hàng trong năm.

96% số xã không có bệnh Dịch tả lợn châu PhiThông tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), từ đầu năm đến nay, cả nước xuất hiện 1.409

ổ bệnh Dịch tả lợn châu Phi (496 ổ dịch xảy ra từ cuối năm 2019 và kéo dài sang năm 2020;27 ổ dịch phát sinh mới và 886 ổ dịch tái phát) tại 307 huyện thuộc 50 tỉnh, thành phố; tổngsố lợn tiêu hủy là 76.905 con (khoảng 3.845 tấn). Cả nước hiện còn 357 xã thuộc 117 huyệncủa 30 tỉnh, thành phố có dịch chưa qua 21 ngày.

Theo Cục Thú y, bệnh Dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được kiểm soát. Thời gian qua,dịch bệnh chỉ xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không bảo đảm các điều kiện chăn nuôian toàn sinh học. Đến nay, cả nước có 96% số xã không có bệnh Dịch tả lợn châu Phi, bảođảm các điều kiện cho việc tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn. Tính đến tháng 10/2020, tổng sốtiền đã chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách phòng, chống bệnh Dịch tả lợnchâu Phi đạt hơn 13.000 tỷ đồng. M.H

Page 9: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

9KINH TẾ Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

TRÍCH DẪN

Vài năm trở lại đây, giá hồ tiêu liên

tục "tuột dốc", năm sau thấp hơn

năm trước. Trong năm 2020, dù có

thời điểm giá hồ tiêu trồi sụt, tăng

lên đáng kể, nhưng phải đến năm

2021 dự báo giá mặt hàng "vàng

đen" một thời này mới có khả

năng thực sự bước vào chu kỳ khởi

sắc mới.

Giá từ đỉnh xuống đáy

Theo Cục Chế biến và Phát triển thịtrường nông sản (Bộ NN&PTNT), tính từ đầunăm đến hết tháng 10/2020, khối lượng và trịgiá XK tiêu đạt 239 nghìn tấn và 537 triệuUSD, giảm 4,6% về khối lượng và giảm 15,2%về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Ba thịtrường XK tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 9tháng năm 2020 là Hoa Kỳ, Đức và Ấn Độchiếm 31,3% thị phần. Giá tiêu XK bình quân9 tháng năm 2020 đạt 2.222,9 USD/tấn, giảm12,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Tại thị trường trong nước giá, giá tiêu đenbiến động tăng trong tháng 10/2020. Cụ thể,giá tiêu tại Bà Rịa‐Vũng Tàu tăng 3.500đồng/kg lên mức 54.500 đồng/kg. Giá tiêu tạiĐắk Lắk, Đắk Nông tăng 3.500 đồng/kg lên53.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai tăng4.000 đồng/kg lên 52.000 đồng/kg. Giá tiêu tạiGia Lai tăng 4.000 đồng/kg lên 52.500đồng/kg.

Còn nhớ năm 2015, có thời điểm giá đã lênmức đỉnh điểm 200.000 đồng/kg. Sau 4 năm,giá tiêu nay chỉ còn 1/4 so với thời hoàng kim,đẩy không ít hộ nông dân trồng tiêu vào cảnhnợ nần chồng chất. Đó là hệ quả của việcngười dân đổ xô trồng tiêu khiến diện tích gấptới 3 lần so với quy hoạch. Cụ thể, theo quyhoạch phát triển ngành tiêu Việt Nam, đếnnăm 2020, diện tích ổn định ở mức 50.000 ha.Tuy nhiên thực tế diện tích đã tăng lên 152.000ha (tính đến năm 2019).

Riêng trong năm 2020, ông Đinh XuânThu, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Hồ tiêuViệt Nam phân tích, khi vào vụ, giá hồ tiêuxuống thấp và dao động ở mức 38.000‐42.000đồng/kg. Một số điểm thu mua của nông dânvà đại lý mua vào dự trữ và đã tranh thủ bánra cho Trung Quốc ở thời điểm giá dao động55.000‐60.000 đồng/kg.

"Nông dân xác định được sản lượng hồ tiêuđang giảm trong thời gian tới do nhiều ngườikhông mặn mà với việc trồng tiêu và diện tíchtiêu chết đáng kể trên cả nước", ông Thu nói.

Ông Vũ Văn Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hộiHồ tiêu Việt Nam thông tin thêm, giá hồ tiêunội địa thấp nhất đã đi qua ở mức khoảng38.000 đồng/kg và mức giá 48.000‐50.000đồng/kg được duy trì trong vòng 2 thángnay, tương đồng so với các quốc gia khác.Giá lên xuống diễn ra ở các quốc gia khác chỉlà do ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá. Việccơ cấu lại giá thành là vấn đề thách thức khinhiều hộ sản xuất chỉ sử dụng công làm lời,giá thực tế khó xác định và chỉ mang tínhtương đối vì phụ thuộc vào từng đối tượngsản xuất như người nông dân có đất và đãtrồng lâu năm hoặc người nông dân mới bắtđầu trồng.

"Số liệu XK cho thấy nhiều DN vẫn bánvới giá thấp từ hợp đồng đã ký trước đó, cáchợp đồng mới không nhiều. Sức mua của cácthị trường châu Á thấp, đặc biệt Trung Quốcvà Ấn Độ. Số lượng NK của các nước Tiểuvương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) cũnggiảm hẳn. Thị trường trong nước hiện nayđang cho thấy có sự xuất hiện của DN thumua với số lượng lớn. Hoạt động mua bánvòng quanh trong nước có thể tạo nên giá ảo,trong khi lượng hàng tồn kho vẫn không thểxác định con số chính xác. Sự tham gia củacông ty lớn có khả năng làm rối thị trường nếubản thân công ty đó không tạo ra sản phẩm cógiá trị gia tăng", ông Hải nhấn mạnh.

Khởi sắc năm 2021

Cục Chế biến và Phát triển thị trườngnông sản dự báo, thời gian tới thị trường hồtiêu dù chưa thể tăng bật trở lại nhưng cũngcó dấu hiệu tích cực sau khi nhiều quốc giagỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, đặc biệtvới thị trường NK chính như Hoa Kỳ, Ấn Độ.Hơn nữa, Trung Quốc đẩy mạnh mua hồtiêu sau thời gian NK cầm chừng trong 3tháng (tháng 6, 7, 8), đồng thời Hiệp địnhThương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)đã và đang mở ra nhiều cơ hội khác chongành hồ tiêu. Khuyến nghị dành cho cácDN được đưa ra là nghiên cứu chế biến, tănggiá trị gia tăng cho sản phẩm hạt tiêu, hạnchế XK thô, tham khảo học hỏi kinh nghiệmcủa Ấn Độ phát triển ngành gia vị và côngnghệ chế biến thực phẩm.

Đưa ra con số đong đếm cụ thể hơn, ôngĐinh Xuân Thu cho rằng, nông dân hiệnđang có niềm tin rất lớn vào việc giá tiêu tăngtrong niên vụ 2021 sắp tới. Tâm lý đầu vụ giáhồ tiêu sẽ giảm khiến cho các công ty XNK cótiềm lực kinh tế tốt tăng mua dự trữ, điều đósẽ tạo thêm áp lực cạnh tranh mua bán trênthị trường. "Giá hồ tiêu sẽ tăng ngay trongđầu vụ năm 2021 và sẽ dao động tăng từtháng 4/2021 đến cuối năm 2021, có thể daođộng ở mức 60.000‐70.000 đồng/kg", ông Thunhận định. THANH NGUYỄN

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư TRẦN QUỐC PHƯƠNG:

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng về kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế cần có sự cân bằng hợp lý

giữa hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập) và nhu cầu lớn mạnh của doanh nghiệp trong nước để tránh các

ngành và lĩnh vực kinh tế trọng điểm bị các nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát và thâu tóm; đồng thời, gây dựng,

phát triển và gìn giữ các thương hiệu nội địa”.

(Bnews, ngày 23/11)

Hồ tiêu chờ đợi chu kỳ tăng giá mới

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, giá hồ tiêu tăng trongthời gian tới do sản lượng tại một số nước sản xuất lớn giảm. Nhiều vùng trồnghồ tiêu của Việt Nam bị ảnh hưởng do bão, trong khi lượng hàng tồn kho khôngcòn nhiều. Cục này đặc biệt lưu ý việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực đang đặtngành hồ tiêu Việt Nam trước những cơ hội và cả thách thức mới. Trong đó, vấnđề rào cản kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm cần được chú trọng hơn nữa.

Giá hồ tiêu ở thời điểm hiện tại chỉ bằng 1/4 so với thời kỳ hoàng kim là 200.000 đồng/kg.Ảnh: ST

www.haiquanonline.com.vn

Hội chợ AgroViet 2020và tuần hàng cam Hà Giang

Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tếlần thứ 20 – AgroViet 2020, Tuần hàng giớithiệu sản phẩm cam và sản phẩm OCOPtỉnh Hà Giang tại thành phố Hà Nội sẽ diễnra từ ngày 3 đến 6/12, tại Khu Hội chợ triểnlãm giao dịch Kinh tế và Thương mại, số489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

AgroViet là sự kiện xúc tiến thươngmại thường niên quan trọng của ngànhnông nghiệp và phát triển nông thôn. ÔngĐào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiếnthương mại nông nghiệp, Bộ NN&PTNTcho biết, điểm đặc biệt của hội chợ năm naylà giới thiệu thành tựu ngành Nông nghiệpthời kỳ hội nhập quốc tế và chặng đường20 năm AgroViet. Dự kiến có 200 gian hàngcủa gần 200 đơn vị, doanh nghiệp sẽ trưngbày, giới thiệu các sản phẩm nông, lâm,thủy sản an toàn; máy móc thiết bị phục vụchế biến nông sản; hàng thủ công mỹ nghệ;giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nôngnghiệp...

Trong khuôn khổ hội chợ, UBND tỉnhHà Giang cũng tổ chức tuần hàng giớithiệu sản phẩm cam và sản phẩm OCOPcủa tỉnh. Các sản phẩm tiêu biểu của HàGiang sẽ được giới thiệu tại tuần hàng như:cam sành, cam vàng, mật ong bạc hà MèoVạc, chè Shan tuyết, hồng không hạt, cỏchăn nuôi bò vàng và cây dược liệu… Đâylà những sản phẩm thế mạnh của tỉnh phùhợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.

Không thay đổi mứcgiá, phí sau đấu thầudự án PPP

Đây là nội dung có trong văn bản BộGTVT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý vềDự thảo Nghị định quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của LuậtPPP về lựa chọn nhà đầu tư.

Theo Bộ GTVT, tính chất đặc thù củadự án PPP là thời gian thu phí dịch vụ đểhoàn vốn kéo dài (15 ‐ 20 năm). Hiện nay,pháp luật về giá chưa có quy định, hướngdẫn phương pháp xác định giá dịch vụ chocả vòng đời dự án nên gây khó khăn trongquá trình lập, thẩm định và phê duyệtnghiên cứu khả thi. Bộ GTVT đề nghị bổsung quy định hướng dẫn về phươngpháp xác định giá dịch vụ cho cả vòng đờidự án PPP. Trong trường hợp khung giá,phí đã được xác định ở bước báo cáonghiên cứu khả thi, khung giá, phí nàyphải được cố định trong quá trình thựchiện dự án PPP. Giá, phí đã được đấu thầuđể lựa chọn nhà đầu tư, được nhà đầu tưtính toán trong phương án tài chính thì cấpcó thẩm quyền không được thay đổi mứcgiá, phí này. M.H

Page 10: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

10 PHÁP LUẬT

Phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn,

xử lý kịp thời các hành vi vi phạm,

cũng như trao đổi thông tin doanh

nghiệp có dấu hiệu vi phạm, hàng

hóa có rủi ro cao… là những điểm

sáng trong công tác phối hợp giữa

các đơn vị ở Hải quan Quảng Ninh.

Phối hợp kiểm soát buôn lậu

Trong những năm qua, công tác phốihợp đã được các đơn vị thuộc và trực thuộcCục Hải quan Quảng Ninh cụ thể hóa theotừng lĩnh vực; nội dung phối hợp ngày càngchặt chẽ, hiệu quả, phát huy được vai tròtích cực của lực lượng kiểm soát hải quantrong việc hoàn thành các nhiệm vụ chínhtrị của từng đơn vị. Đơn cử như Quy chếphối hợp kiểm soát hải quan giữa Đội Kiểmsoát Hải quan số 1 và các Chi cục Hải quan:cửa khẩu Hoành Mô và Bắc Phong Sinhđược triển khai trong bối cảnh mà Hải quanQuảng Ninh đề ra các giải pháp cải thiệnmôi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành,hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vàtăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranhngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyểntrái phép hàng hóa, gian lận thương mại,hàng giả.

Theo lãnh đạo Cục Hải quan QuảngNinh, hàng năm, việc triển khai Quy chếđược các đơn vị bám sát và cụ thể hóa cácnhiệm vụ trọng tâm mà Hải quan QuảngNinh đề ra trong Kế hoạch kiểm soát hảiquan. Qua đó, phát huy được hiệu quảtrong công tác kiểm soát hải quan, dự báođược tình hình, chủ động phòng ngừa, đấutranh ngăn chặn và xử lý kịp thời các hànhvi vi phạm trong địa bàn của từng đơn vịquản lý. Các hoạt động phối hợp đã đượclãnh đạo các đơn vị quan tâm, chỉ đạo kịpthời đảm bảo nguyên tắc thống nhất, tậptrung, bí mật, hiệu quả và đúng chức năngnhiệm vụ.

Ngoài ra, cơ chế trao đổi, cung cấpthông tin được các đơn vị vận hành thôngsuốt, các thông tin được Chi cục Hải quancửa khẩu Hoành Mô, Chi cục Hải quan BắcPhong Sinh cung cấp cho Đội Kiểm soát Hảiquan số 1 kịp thời chính xác. Cụ thể, thông

tin về các doanh nghiệp làm thủ tục hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu, kho ngoại quancó dấu hiệu vi phạm, hàng hóa có rủi ro caođược cập nhật và cung cấp đầy đủ. Ngượclại, Đội Kiểm soát Hải quan số 1 đã cung cấpthông tin cho các Chi cục Hải quan: cửakhẩu Hoành Mô, Bắc Phong Sinh về các đốitượng buôn lậu, gian lận thương mại, vậnchuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đãbị bắt giữ xử lý hoặc thuộc danh sách các đốitượng trọng điểm trong và ngoài địa bàn cácchi cục.

Trên cơ sở những kết quả thu đượctrong công tác phối kết hợp đã được cácđơn vị kiểm soát hải quan tham mưu hiệuquả, kịp thời cho Ban Chỉ đạo 389 cáchuyện, thành phố (Móng Cái, Bình Liêu,Hải Hà). Do đó, hoạt động buôn lậu, gian

lận thương mại, vận chuyển, kinh doanhtrái phép hàng hóa đã được kiểm soát, gópphần giữ vững ổn định trật tự xã hội, ổnđịnh kinh tế tại địa phương.

Không để hình thành điểm

nóng về buôn lậu

Dự báo tình hình buôn lậu, vậnchuyển trái phép hàng hóa qua biên giới,gian lận thương mại và hàng giả trongthời gian tiếp theo có thể có những diễnbiến phức tạp, mới đây, Đội Kiểm soátHải quan số 1 với Chi cục Hải quan cửakhẩu Hoành Mô, Chi cục Hải quan BắcPhong Sinh tiếp tục ký Quy chế về kiểmsoát hải quan.

Theo đó, căn cứ tình hình các đơn vị

xây dựng và thống nhất kế hoạch phối hợpvà tổ chức tuần tra, kiểm soát chung tạikhu vực cửa khẩu, điểm xuất hàng, các địađiểm làm thủ tục hải quan thuộc địa bànquản lý để phát hiện, đấu tranh ngăn chặn,phát hiện bắt giữ các hành vi buôn lậu, vậnchuyển trái phép hàng hóa qua biên giới,hàng giả và gian lận thương mại.

Phối hợp triển khai các biện phápnghiệp vụ, tuần tra, kiểm soát kịp thờiphát hiện đối tượng, đường dây, ổ nhómbuôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóaqua biên giới, không để hình thành tụđiểm, kho trữ hàng hóa, điểm nóng vềbuôn lậu, gian lận thương mại trong địabàn quản lý.

Khi tổ chức ngăn chặn, bắt giữ các vụviệc buôn lậu, vận chuyển trái phép hànghóa qua biên giới, các vụ việc liên quanđến hàng giả, gian lận thương mại, đơn vịchủ trì là đơn vị phát hiện vi phạm, cácđơn vị khác có trách nhiệm phối hợp, hỗtrợ lực lượng, phương tiện để tổ chức kiểmtra, truy đuổi, dừng phương tiện, bắt giữđối tượng, hàng hóa, phương tiện vận tải...

QUANG HÙNG

Phối hợp chia sẻ thông tin về các doanh nghiệp làm thủ tục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kho ngoại quan có dấu hiệu vi phạm.

Trong ảnh: Công chức Hải quan Bắc Phong Sinh kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: Q.HÙNG

10 tháng đầu năm 2020, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô đã pháthiện, bắt giữ, xử lý 35 vụ/27 đối tượng, trị giá hàng hóa vi phạm là 626,06triệu đồng; Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh phát hiện, bắt giữ 2 vụ, trị giáhàng vi phạm là gần 300 triệu đồng; Đội Kiểm soát Hải quan số 1 phát hiện,bắt giữ 71 vụ/63 đối tượng, trị giá hàng hóa vi phạm hơn 2,7 tỷ đồng.

www.haiquanonline.com.vn

THÔNG BÁOCăn cứ theo Điều 8 Thông tư 203/2014/TT‐BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính

hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động Hải quan; Căn cứ theodanh sách thống kê hàng hóa tồn đọng của các Doanh nghiệp kinh doanh cảng. Chi cụcHải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực III thông báo tới các tổ chức, cá nhân có liênquan đến các lô hàng tồn đọng đang lưu tại cảng (chi tiết kèm theo Phụ lục):

Thông tin về lô hàng:‐ Tại Công ty LD Phát triển Tiếp vận Số 1 (Cảng VICT) – Phụ lục I‐ Tại Công ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé (Cảng Bến Nghé) – Phụ lục II‐ Tại Công ty LD Bông Sen (Cảng LOTUS) – Phụ lục IIIThời hạn đến nhận hàng:Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Thông báo lần đầu, nếu chủ hàng hóa không đến

làm thủ tục nhận hàng thì các lô hàng trên sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.Xem chi tiết tại: https://haiquanonline.com.vn/chi‐cuc‐hai‐quan‐cua‐khau‐cang‐sai‐gon‐

khu‐vuc‐iii‐thong‐bao‐cv‐1953‐137419.html

THÔNG BÁOChi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài đang tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là “7

hộp tiếp đạn màu đen đựng trong vỏ hộp nhựa, bên ngoài ghi chữ GenuineParts+Accessories của hãng SigSauer thuộc vận đơn số 69518018490” theo quyết địnhtạm giữ tang vật số 627/QĐ‐TGTV ngày 6/8/2020 và quyết định kéo dài thời hạn tạmgiữ tang vật số 646/QĐ‐KDTGTV ngày 13/8/2020 do ông Phan Quốc Đông‐Chi cụctrưởng Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài ký của Công ty TNHH kinh doanh và dịchvụ XNK, địa chỉ trụ sở chính; 149/62 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, mã sốdoanh nghiệp 0102023581 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, đăng ký lầnđầu ngày 6/9/2006.

Đề nghị Công ty TNHH kinh doanh và dịch vụ XNK‐chủ sở hữu tang vật vi phạmnêu trên cử người đến Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài (địa chỉ: xã Phú Minh, huyệnSóc Sơn, TP Hà Nội) để giải quyết. ĐT liên hệ (024) 38843264.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo này, nếu không có tổ chức, cá nhânnào đến nhận, Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

HẢI QUAN QUẢNG NINH:

Chia sẻ thông tin về doanh nghiệp xuất nhập khẩu để ngăn chặn vi phạm

Page 11: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

11PHÁP LUẬT Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

Việc nhập khẩu tiền chất để phục

vụ các hoạt động sản xuất của các

ngành công nghiệp, y tế luôn tiềm

ẩn nguy cơ bị lợi dụng để điều chế,

sản xuất ma túy. Điều này đặt ra

thách thức không nhỏ cho ngành

Hải quan trong công tác kiểm soát,

giám sát hoạt động xuất khẩu,

nhập khẩu mặt hàng này.

Nguy cơ từ nguồn ma túy

hợp pháp

Theo số liệu thống kê của Cục Điều trachống buôn lậu – Tổng cục Hải quan, hoạtđộng xuất nhập khẩu (XNK) các loại tiềnchất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thầntrong các năm vẫn tiếp tục tăng, trung bình10%/năm. Điều này cho thấy các hoạt độnghợp pháp liên quan đến tiến chất, chất gâynghiện, hướng thần nhằm phục vụ, pháttriển kinh tế ‐ xã hội vẫn diễn ra sôi động,nhu cầu sử dụng tiền chất trong lĩnh vựcsản xuất, kinh doanh và y tế tiếp tục tăng.

Hiện nay, trên cả nước có trên 700 DN cóhoạt động XNK tiền chất trong lĩnh vựccông nghiệp và y tế. Các DN hoạt độngXNK tiền chất công nghiệp tập trung chủyếu tại các tỉnh, thành phố như TPHCM,Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa ‐ Vũng Tàu,Long An, Tây Ninh, Đà Nẵng, Hà Nội, HảiPhòng, Bắc Ninh…, là những tỉnh, thànhphố có khu công nghiệp hoặc khu chế xuất.Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động XNKtiền chất y tế chủ yếu tập trung tại TPHCM,Hà Nội và Đà Nẵng qua các cửa khẩuđường hàng không sân bay quốc tế Tân SơnNhất, sân bay quốc tế Nội Bài và đườngbiển qua cảng biển khu vực TPHCM và TPHải Phòng, chủ yếu là thuốc hướng thần,thuốc gây nghiện, tiền chất như: codeinephosphate, diazepam hameln, codeine base,ephedrine... và các loại tân dược ở dạngphối hợp có chứa tiền chất gây nghiện, chấthướng thần.

Nguồn tiền chất công nghiệp nhập khẩunhiều nhất từ các quốc gia và vùng lãnh thổnhư: Singapore, Trung Quốc, Đài Loan,Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Pháp,Ấn Độ...; xuất khẩu chủ yếu là từ nội địa vàocác khu chế xuất. Trong khi nguồn tiền chấty tế chủ yếu nhập từ các nước như: Pháp,Tây Ban Nha, Anh, Đức và Thụy Sỹ.

Ông Nguyễn Văn Lịch, Phó Cục trưởngCục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cụcHải quan nhận định, vấn đề quản lý tínhhai mặt của các loại tiền chất này đang đặtra nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý

chức năng nói chung và ngành Hải quannói riêng. Theo đó, vừa phải đảm bảo đápứng nhu cầu sử dụng hợp pháp tiền chấtphục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ‐xã hội của đất nước, vừa phải kiểm soátchặt chẽ các loại tiền chất, không để tộiphạm lợi dụng sử dụng vào mục đích sảnxuất ma túy, đặc biệt là các loại tiền chất cónguy cơ lạm dụng cao vào việc điều chế matúy tổng hợp.

Trong khi đó, theo quy định, việc cấpphép nhập khẩu các loại tiền chất thuộcthẩm quyền của các bộ chuyên ngành như

Bộ Công Thương, Bộ Y tế… Ngành Hảiquan chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát ởkhâu nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, cònviệc kiểm soát trong nội địa lại thuộc tráchnhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngànhvà lực lượng chức năng khác.

Hiện danh mục tiền chất được Chínhphủ ban hành có tới 57 tiền chất phải quảnlý, kiểm soát. Trong đó có 39 tiền chất do BộCông Thương quản lý cấp phép, 10 loại tiềnchất do Bộ Công an quản lý cấp giấy phépvà 8 loại tiền chất thuộc quản lý của Bộ Y tế.

Qua công tác kiểm tra, giám sát của

ngành Hải quan đối với hoạt động xuấtnhập khẩu tiền chất trong thời gian qua,các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạtđộng hợp pháp liên quan đến ma túy chủyếu là vi phạm hành chính với các hành vinhư: nhập khẩu không có giấy phép, nhậpkhẩu vượt quá số lượng tiền chất xin cấpphép, ngày cấp phép sau ngày thông quanhàng hóa…

Siết chặt hơn nữa!

Để kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợppháp liên quan tới ma túy, trong nhữngnăm qua, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo cácđơn vị trực thuộc làm tốt công tác phối hợpvới các đơn vị, bộ, ngành: Cục Cảnh sát điềutra tội phạm về ma túy (C04)‐ Bộ Công an;Cục Quản lý Dược ‐ Bộ Y tế; Cục Hóa chất ‐Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn để kiểm soát nhậpkhẩu, xuất khẩu, quá cảnh lãnh thổ ViệtNam chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốchướng tâm thần và tiền chất.

Cụ thể, dựa trên dữ liệu xuất nhập khẩutiền chất trong toàn ngành qua hệ thốngthông tin nghiệp vụ Hải quan, Tổng cục Hảiquan đã thống kê, phân tích, đánh giá, phânloại các DN trọng điểm, có dấu hiệu viphạm để xây dựng kế hoạch, phương ánđấu tranh. Đồng thời phối hợp với các bộ,ngành thành viên Tổ công liên ngành kiểmsoát các hoạt động hợp pháp liên quan đếnma túy thuộc Ủy ban Quốc gia phòng,chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy,mại dâm tổ chức kiểm tra, hướng dẫn cácđơn vị Hải quan, DN thực hiện tốt công tácxuất khẩu, nhập khẩu tiền chất, thuốc gâynghiện, thuốc hướng thần.

“Mặc dù công tác kiểm soát hiện đãtương đối tốt, nhưng việc cấp phép của cácbộ ngành vẫn cần hết sức thận trọng và chặtchẽ. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng “thả gàra đuổi”, gây khó khăn rất lớn cho công táckiểm soát của ngành Hải quan” – ông Lịchnhấn mạnh.

Vụ việc sản xuất ma túy quy mô lớn bịphát hiện tại Kon Tum năm 2019 chính là lờicảnh tỉnh đối với công tác quản lý cấp phép,kiểm soát tiền chất. Theo đó, toàn bộ số tiềnchất được đưa vào sản xuất ma túy tại đâyđều được mua ở trong nước, cho thấynhững kẽ hở trong công tác cấp phép, quảnlý tiền chất. Bên cạnh đó, ông Lịch cũng kiếnnghị Nhà nước cần thường xuyên cập nhậtcác loại tiền chất trong danh mục quản lýcủa Chính phủ. Bởi trên thị trường liên tụcxuất hiện những chất mới có tác dụng tươngtự, thậm chí hoạt lực mạnh hơn nhiều.

NGUYỄN HIỀN

Siết chặt việc cấp phép, kiểm soát tiền chất nhập khẩu

Công chức Hải quan Đồng Nai kiểm tra hóa chất nhập khẩu. Ảnh: Đ.NGUYÊN

Thông qua các kế hoạch kiểm tra tiền chất, quá trình thực hiện thủ tụcthông quan hàng hóa, trong 3 năm gần đây, ngành Hải quan đã kiểm tra,phát hiện 28 vụ vi phạm hành chính về XNK tiền chất, thuốc thú y có chứama túy, thức ăn chăn nuôi có chứa tiền chất. Qua đó phạt tiền và buộckhắc phục hậu quả, nộp vào ngân sách nhà nước số tiền lên tới gần 9,5 tỷđồng. Riêng trong năm 2019, Cục Điều tra chống buôn lậu đã xử phạt vàthu nộp ngân sách 7 tỷ đồng về các vi phạm liên quan tới tiền chất.

www.haiquanonline.com.vn

THÔNG BÁO

Hiện nay tại Công ty TNHH Một thành viên Cảng Tân Cảng Cái Mép ‐ Thị Vải (TCTT) địa chỉ phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tồn đọng 08 container (chitiết theo danh sách đính kèm).

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cái Mép thông báo đến cá nhân, tổ chức có liên quan lô hàng trên đến làm thủ tục theo quy định. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo,nếu không có người đến nhận thì Chi cục sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem chi tiết tại: https://haiquanonline.com.vn/chi‐cuc‐hai‐quan‐cua‐khau‐cang‐cai‐mep‐thong‐bao‐cv1945‐137284.html

Page 12: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

12 DOANH NGHIỆP

GÓC NHÌN

HỘI NHẬP

Các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước vẫn luôn đóng vai trò tiên phong,dẫn dắt thị trường. Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế, "miếng bánh" thị phầnđang dần được sẻ chia nhiều hơn cho các ngân hàng tư nhân.

Báo cáo mới đây về ngành ngân hàng do Trung tâm Phân tích chứng khoán SSI công bố chothấy, tổng lợi nhuận trước thuế quý 3 của 13 ngân hàng được nghiên cứu đạt 29.700 tỷ đồng.Con số này tăng 6,6% so với cùng kỳ nhưng lại tương đối thấp so với mức tăng trưởng lợinhuận trước thuế của quý 2/2020 (tăng 25% so với cùng kỳ). Trong đó, lợi nhuận trước thuếcủa các ngân hàng tư nhân tăng 19%, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhànước chỉ tăng gần 1%.

Đáng lưu ý, nhóm nghiên cứu này chỉ ra rằng, mức giảm 21% lợi nhuận trước thuế củaVietcombank trong quý 3 đã có những tác động đến kết quả chung của toàn ngành. Bởi nếu loạitrừ kết quả lợi nhuận của Vietcombank, thì lợi nhuận trước thuế của 12 ngân hàng còn lại đượccải thiện ở mức 15% so với cùng kỳ trong quý 3, nhờ tổng thu nhập hoạt động tăng 14% so vớicùng kỳ và tăng trưởng thấp hơn của chi phí dự phòng, chi phí hoạt động. Mặc dù lợi nhuậncủa Vietcombank giảm nhưng vẫn là ngân hàng có lãi cao nhất hệ thống và còn bỏ xaVietinBank, BIDV.

Ở nước ta, các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước gồm: Vietcombank,

VietinBank, BIDV và Agribank (còn gọi là nhóm "Big 4") luôn được xem là nhóm ảnh hưởnglớn tới tăng trưởng của toàn ngành, khi tổng tài sản của 4 ngân hàng này đã chiếm trên dưới50% toàn hệ thống ngân hàng.

Vì thế, các ngân hàng này được coi là lực lượng tiên phong, đầu tàu trong việc thực hiệncác chủ trương, chính sách của Nhà nước, đồng thời là công cụ hỗ trợ dẫn dắt thị trường và gópphần thực hiện chính sách tiền tệ, phục vụ mục tiêu ổn định vĩ mô. Đơn cử, mới đây, để hỗ trợngười dân, DN gặp khó khăn vì Covid‐19, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngânhàng có cổ phần vốn Nhà nước năm nay sẽ phải cân đối giảm tối thiểu là 40% lợi nhuận để hỗtrợ giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn.

Tuy nhiên, với một số khó khăn về việc tăng vốn thì tín dụng của 4 ngân hàng này vẫn chưađược “bung” hết cỡ. Do đó, cơ hội chiếm “miếng bánh” thị phần đang dành nhiều cho các ngânhàng tư nhân còn lại khi đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn. Điều đáng mừng là nhiềungân hàng thương mại cổ phần tư nhân đã có quy mô vốn điều lệ xấp xỉ hoặc vượt các ngânhàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước. Hơn nữa, một sự phát triển đồng đều giữa cácngân hàng luôn là cần thiết, để giúp thị trường tài chính – tiền tệ của nước ta được đa dạng,đầy tính cạnh tranh và phát triển bền vững.

BÌNH NAM

“Miếng bánh” cho ngân hàng nhỏ

Sau khi chịu tác động mạnh từ dịchbệnh, hiện nhiều doanh nghiệp(DN) đang rất nỗ lực, tìm mọi cáchđể thúc đẩy hoạt động sản xuất,xuất khẩu những tháng cuối năm,đặc biệt là dịp tết Nguyên đán TânSửu sắp tới.

DN phát triển sản phẩm mớiNăm 2020 diễn biến thị trường với

nhiều tác động bất lợi, mặc dù dịch bệnh đãđược kiểm soát, nhưng tình hình bão lũ gâythiệt hại nặng ở các tỉnh miền Trung sẽ ảnhhưởng lớn đến sức mua cuối năm. Dự báothị trường Tết năm nay sẽ ít sôi động hơnnhững năm trước. Do đó, để kích thích tiêudùng, DN phải chuẩn bị nguyên liệu, lên kếhoạch sản xuất từ sớm để chủ động kìm giữgiá, đẩy sản phẩm lên kênh mua sắm onlinevà chi nhiều hơn cho hoạt động khuyến mãigiảm giá.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêudùng trong mùa tết sắp tới, Công ty CP SàiGòn Food chuẩn bị hàng hóa với sản lượngtăng từ 35 ‐ 40% so với các tháng bìnhthường. Trong đó, tập trung cho những mặthàng truyền thống và là nét văn hóa của SàiGòn Food như: Lẩu tết, Hải sản, hộp quàBánh chưng… Ngoài ra, để đón đầu chonhu cầu tăng cao trong dịp cuối năm, SàiGòn Food cũng đưa ra thị trường thêm cácsản phẩm mới như: Bữa ăn tươi Sài GònFood, Cháo tươi bổ dưỡng vị mới, Nướcdùng cô đặc với 2 vị mới, trọng lượng tăngkết hợp cùng công thức cải tiến.

Cuối năm là tháng cao điểm tiêu dùngthịt lợn nên Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệsúc sản (VISSAN) chuẩn bị nguồn cung thịtlợn bình ổn dồi dào để phục vụ người tiêudùng. Trong tháng cận Tết Tân Sửu 2021,theo kế hoạch đơn vị sẽ cung ứng ra thịtrường gấp đôi số lượng lợn/ngày so với ngàythường là 650‐700 con lợn/ngày. Ngoài việcchủ động nguồn nguyên liệu để sản xuất, đápứng nhu cầu hàng hóa tăng cao trong dịp Tết,DN cũng chú trọng tới việc phát triển sản

phẩm mới để tạo sự chú ý của khách hàng.Đại diện một DN sản xuất thủy hải sản tạiTPHCM, cho hay trong nhiều tháng nay, DNphải liên tục cử nhân viên ra tận các cảng cá ởmiền Trung, miền Bắc để gom hàng, thậm chímột số nguyên liệu cá trước đây chỉ muatrong nước thì nay cũng phải nhập khẩu domột số nhà phân phối có kế hoạch tăng đặthàng cho tháng Tết và gia công thêm sảnphẩm hàng nhãn riêng. Bên cạnh đó, Công tycũng chủ động nghiên cứu và đưa một số sảnphẩm mới ra thị trường nội địa.

Theo ghi nhận, hiện Công ty CPVinamit, ngoài việc tích cực phát triển cáccộng tác viên bán hàng online cũng đangchuẩn bị cho sự ra mắt một số sản phẩmnước uống dinh dưỡng từ rau củ, trái cây.Đây là dòng sản phẩm mới 100%, kháchhàng chỉ việc mở nắp ra là uống chứ khôngcần pha chế, phối trộn một số loại với nhau

như cà phê, nước mía và nước rau củ, tráicây sấy khô trước đây.

Tăng tốc xuất khẩuSong song với sản xuất hàng hóa phục

vụ thị trường nội địa, các DN đang nỗ lực,tìm mọi cách để thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩu sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Từgiữa tháng 9, tín hiệu vui lan tỏa khắp khigần như tất cả các DN trong ngành dệt may,da giày, gốm sứ bắt đầu nhận những đơnhàng mới từ đối tác châu Âu, Mỹ, Nhật…Theo chia sẻ của nhiều DN, tình hình đơnhàng đã phục hồi khoảng 60 ‐ 70%. Ông LýNgọc Bạch, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ BìnhDương không giấu niềm vui khi chia sẻ:Tình hình cuối năm ngành gốm sứ rất khảquan, đơn hàng rất nhiều. Các DN đều tổchức sản xuất, tăng ca nhằm đáp ứng yêucầu của đối tác.

Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệphội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) cho biết,song song với bán hàng online, một số DNsản xuất cố gắng chuyển đổi cơ cấu mặthàng. Việc đứt gãy các chuỗi cung ứng, baogồm cả chuỗi cung nhập khẩu những mặthàng gỗ từ nước ngoài, đặc biệt là từ TrungQuốc đã tạo ra khoảng trống về các mặthàng này tại thị trường nội địa. Để phục hồisản xuất, DN chuyển đổi cơ cấu dòng sảnphẩm theo nhu cầu của cả thị trường quốctế lẫn trong nước. Đơn cử, nhóm đồ gỗphòng bếp, phòng tắm và bàn trang điểmhiện chiếm khoảng 60% trong tổng cầu củatất cả các loại đồ gỗ trên toàn thế giới. Đây làdòng sản phẩm chiến lược có thể khai tháctrong thời gian tới.

Đối với lĩnh vực chế biến thực phẩm,tình hình sáng sủa hơn rất nhiều sau dịchbệnh. Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Hộiđồng Quản trị Công ty Vinamit, cho biết,các đơn hàng xuất khẩu sang các thị trườngtruyền thống của Vinamit vẫn đều đặn theokế hoạch từ 6 tháng trước. Từ tháng 6 đếnnay, Vinamit đã xuất khẩu một số lô hàngtrái cây organic gồm bưởi, mít… sang châuÂu theo đường hàng không. Bên cạnh đó,trong thời gian tới, Vinamit sẽ đưa ra nhữngsản phẩm mới, tập trung phát triển thêm thịtrường châu Âu, cũng như mở rộng vùngtrồng nguyên liệu theo hướng Organic, bảođảm xuất khẩu nông sản Việt bền vững.

THU DỊU

Doanh nghiệp chủ động nguyên liệusản xuất, xuất khẩu cuối năm

Hoạt động sản xuất tại Công ty CP Sài Gòn Food.

www.haiquanonline.com.vn

Theo các chuyên gia, việc ứngdụng khoa học công nghệ caotrong sản xuất mang lại lợi thếcạnh tranh đáng kể cho các DNnhư tăng sản lượng, chất lượng vàtăng tính đồng bộ để đón đầunhững lợi thế mà cuộc cách mạngcông nghệ cũng như các hiệp địnhthương mại đem lại.

Page 13: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

13DOANH NGHIỆP Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

■ Lũy kế 9 tháng năm 2020, Công ty Cổ phần Tậpđoàn C.E.O ghi nhận doanh thu gần 682 tỷ đồng, giảmtới 78,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế thu nhậpdoanh nghiệp lỗ hơn 102 tỷ đồng.

■ Tổng công ty Đầu tư và Phát triển côngnghiệp ‐ CTCP (Becamex ‐ Mã: BCM) vừa công bốkết quả huy động 2.000 tỷ đồng thông qua phát hànhtrái phiếu riêng lẻ vào ngày 31/8. Đến ngày 13/11, côngty thông báo đã hoàn thành đợt phát hành 2.000 tráiphiếu với kì hạn 5 năm.

■ CTCP Bánh kẹo Hải Châu vừa công bố báo cáotài chính 9 tháng đầu năm với doanh thu thuần đạt356 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kì. Dù đã tiết giảm cácchi phí hoạt động trong kì, nhưng chi phí lãi vay là gánhnặng nên Bánh kẹo Hải Châu chỉ đem về 5,5 tỉ đồng lãiròng, bằng 45% cùng kì năm ngoái.

■ CTCP Mía đường Lam Sơn đã thống nhất thôngqua kế hoạch sản xuất năm niên độ 2020/2021 vớitổng doanh thu dự kiến đạt 4.003 tỷ đồng, tăng hơn 2lần so với cùng kì. Lợi nhuận trước thuế tăng 871% lêngần 220 tỷ đồng.

TUẤN PHONG

DOANH NGHIỆP KHẮP NƠICƠ HỘI GIAO THƯƠNG

Nhà nhập khẩu Singapore cần tìm nhà cung cấp da trănThương vụ Việt Nam tại Singapore vừa nhận được đề nghị từ phía đối tác Singapore về việc tìm nhà cung

cấp da trăn. Theo đó, Công ty đối tác tại Singapore là công ty uy tín với hơn 30 năm kinh nghiệm chuyên xuấtnhập khẩu da các loài bò sát và rắn hiện đang có nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp da trăn thô của 2 loại trăn có tênkhoa học là Molurus Python (Python Bivittatus) & Python Reticulatus.

Doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cung cấp 2 loại da trăn nói trên, liên hệ với Thương vụ qua email:[email protected] để được kết nối với đối tác.

Doanh nghiệp LB Nga cần tìm đối tác phát triển hệ thống sốThương vụ Việt Nam tại Nga cho biết, Công ty Evercity là doanh nghiệp LB Nga về ứng dụng công nghệ

blockchain, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, biotech, cleantech… trong lĩnh vực tài chính xanh và năng lượngtái tạo.

Evercity hiện đã và đang thí điểm triển khai 1 số dự án liên quan đến các giải pháp ứng dụng công nghệ nêutrên tại LB Nga, Chi lê, Kazakhstan... Để mở rộng thị trường, Evercity mong muốn hợp tác với các đối tác ViệtNam hoạt động trong lĩnh vực phát triển hệ thống số phát hành giấy chứng nhận xanh đối với năng lượng.

Các đơn vị có quan tâm và mong muốn hợp tác với Công ty Evercity có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ sau:[email protected]; tel: +65 3158 3651hoặc Thương vụ Việt Nam tại LB Nga (email: [email protected]; tel: +7495 250 2422; fax: +7495 250 0534) để

được hướng dẫn.XUÂN THẢO

www.haiquanonline.com.vn

Năm 2020, các DN ngành bia, rượu,nước giải khát chịu khó khăn képdo tác động của đại dịch Covid-19và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quyđịnh xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực giao thông đường bộvà đường sắt. Trong năm kế tiếp,các DN ngành này kỳ vọng khókhăn sẽ được tháo gỡ để khơithông sản xuất.

Sụt giảm hoặc thua lỗTại báo cáo tài chính riêng lẻ tính đến hết

quý 3/2020, Sabeco ghi nhận đạt gần 20.100tỷ đồng doanh thu, giảm 28,7% so với cùngkỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 3.403 tỷ đồng,giảm 20% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuậnsau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt3.257 tỷ đồng.

Ngoài ra, các công ty con của Sabecocũng ghi nhận doanh thu sụt giảm. Công tyBia Sài Gòn Miền Tây báo lãi quý 3 sụt giảm48% so với cùng kỳ, đạt 21,6 tỷ đồng. Số lãinày thậm chí còn thấp hơn cả lợi nhuận đạtđược trong quý 1. Công ty Bia Sài GònQuảng Ngãi cũng ghi nhận lãi sau thuế 27 tỷđồng trong quý 3, giảm 23% so với cùng kỳ.Bia Sài Gòn Miền Trung (SMB) lãi sau thuếgần 50 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ...

Tại Habeco, kết quả kinh doanh ghinhận lỗ từ quý 1 đến quý 2/2020; sang quý 3tình hình có “sáng sủa” hơn, giúp kết quảkinh doanh 9 tháng của DN này đạt 2.720 tỷđồng doanh thu thuần, tăng nhẹ 1,7% so vớicùng kỳ năm trước. Đại diện Habeco chobiết, sức ảnh hưởng lớn từ “tác động kép”của quy định về sử dụng rượu bia và đạidịch Covid‐19 đã dẫn tới sản lượng tiêu thụsụt giảm so với cùng kỳ.

Cùng với 2 “ông lớn” Sabeco và Habeco,các DN ngành bia, rượu, nước giải khát kháccũng đang gặp nhiều khó khăn. Đơn cử,Công ty Cổ phần Nước giải khát và rượu Hà

Nội (Halico) ghi nhận nhiều năm lỗ liên tiếp,hiện đến hết quý 3, DN này đã lỗ lũy kế 413tỷ đồng…

Tìm "điểm sáng"Mặc dù chịu tác động kép, kết quả kinh

doanh giảm mạnh và thua lỗ, nhưng nếunhìn vào tình hình kinh doanh theo quý thìthấy kết quả kinh doanh của cả Sabeco vàHabeco đều có sự khôi phục. Điều này chothấy các DN đã dần thích ứng với tình hình,tiết giảm các loại chi phí để kinh doanh cóhiệu quả hơn.

Đơn cử là Sabeco đã báo lãi 1.479 tỷ đồng

quý 3 vừa qua, tăng nhẹ so với số lãi 1.460 tỷđồng cùng kỳ năm ngoái dù doanh thu sụtgiảm 17% xuống còn 8.052 tỷ đồng. Số lãinày cũng giúp Sabeco tiệm cận quý lãi lớnnhất trong lịch sử ‐ quý 2/2019 với số lãi sauthuế 1.530 tỷ đồng. Trong khi trước đó,Sabeco báo lãi quý 1 đạt 717 tỷ đồng, giảm44% so với cùng kỳ và lãi quý 2 đạt 1.216 tỷđồng, giảm 20% so với cùng kỳ.

Theo ban lãnh đạo Sabeco, DN vẫn giànhđược thị phần thông qua doanh số bán hàngtrong quý 1/2020 do đóng góp từ tỷ trọngkênh bán hàng truyền thống cao hơn so vớitoàn ngành. Mặt khác, doanh thu quý 3 củaSabeco tăng lên là do quản lý chi phí tốt hơn.Công ty thực hiện hàng loạt thay đổi trongkinh doanh và quản trị, cố gắng tăng năngsuất, cắt giảm một số chi phí hoạt động vàđàm phán với chủ cho thuê để giảm chi phí…

Một "điểm sáng" thị trường đó là Công tyTNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam đãcho ra thị trường một loại sản phẩm mới: biakhông cồn. Đây là loại sản phẩm mới đápứng được nhu cầu cho các đối tượng lái xe.Từ vấn đề này, ông Phùng Hoàng Cơ, PhóChủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Báo cáo

đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chorằng, các DN cần nghiên cứu thực hiện. Thờigian tới, để tháo gỡ các khó khăn cho ngànhcông nghiệp rượu bia, các DN cần xem xét giatăng sản phẩm thay thế hỗ trợ, các sản phẩmsạch, hữu cơ cần được chú trọng trong ngànhnước giải khát. Bên cạnh đó, DN cần thay đổivề vấn đề chuyển đổi số, tiếp cận người dùng,tái cấu trúc mạng lưới phân phối.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tếPGS.TS. Ngô Trí Long nhận định, bia khôngcồn được xem là chìa khoá giúp tháo gỡ quyđịnh về sức khoẻ và an toàn lái xe hiện nay.Hiện phân khúc này còn khá non trẻ. Sốthương hiệu bia không cồn trên thị trườngViệt Nam cho đến nay chỉ có một vài hãngnhư: Heineken 0.0, Sagota, Steiger, Bavaria,Oettinger... và duy nhất Sagota (thuộc Côngty Bia Sài Gòn Bình Tây) đang được sản xuấttrong nước. Vì thế, trong trung và dài hạn,ngành bia, rượu sẽ có sự phục hồi và tăngtrưởng khoảng 3‐3,5%, không như 5 năm gầnđây (6,6%); nhưng nếu dịch bệnh diễn biếnphức tạp thì các DN ngành này sẽ phục hồichậm hơn và tăng trưởng khoảng 2‐2,5%.

HƯƠNG DỊU

DOANH NGHIỆP BIA, RƯỢU:

Tìm lối thoát từ “tác động kép"

Các DN ngành bia, rượu vẫn còn cần nhiều nỗ lực để thoát khó. Ảnh: ST

Theo Công ty Chứng khoánBản Việt, 90% sản lượng bia củathị trường bia Việt Nam nằmtrong tay “bộ tứ” Sabeco,Habeco, Carlsberg Việt Nam vàHeineken Việt Nam. Sự sụt giảmcủa các “ông lớn” này tất yếudẫn đến bước thụt lùi của toànngành công nghiệp này trongthời gian tới.

Page 14: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

GÓC NHÌN ĐÔ THỊ

Theo thống kê mới nhất của Sở Xâydựng Hà Nội, thành phố hiện đangcó 1.579 chung cư cũ (xây dựngtrong giai đoạn 1960‐1992), trong

đó có hàng trăm toà nhà đã hết niên hạn sửdụng. Từ năm 2007, công tác cải tạo chungcư cũ đã được Hà Nội quan tâm triển khai,song đến nay, mới có hơn 1% số chung cư cũđược cải tạo, xây dựng lại (16 nhà). Có 12nhà đang phá dỡ, triển khai xây dựng.Nhưng đáng lưu ý là, trong số 6 chung cưcũ nguy hiểm cấp D, mới có duy nhất 1 nhà(C1 Thành Công, quận Ba Đình) hoàn thànhdi dời người dân, phá dỡ và xây dựng mới.

Chính vì thế, cứ vào mùa mưa bão hàngnăm, hàng loạt chung cư lại có tên trong danh

sách “địa bàn trọng điểm” cần đặc biệt quantâm, mặc dù rất nhiều trong số này đang nằmở những địa điểm “vàng”?

Trao đổi với báo chí, ông Bùi Tiến Thành,Trưởng phòng Phát triển đô thị (Sở Xây dựngHà Nội) cho biết, do quỹ nhà chung cư cũ trênđịa bàn thành phố rất lớn, mà ngân sách thànhphố còn hạn hẹp, nên để triển khai, thành phốphải huy động nguồn lực xã hội, kêu gọi cácdoanh nghiệp tham gia.

Tuy nhiên, càng là chung cư thuộc “nội đôlịch sử”, có vị trí đẹp, hấp dẫn nhà đầu tư, thìtheo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, lại làkhu vực hạn chế phát triển về tầng cao, mật độdân số... Trong điều kiện đó, bài toán đa nghiệm(cân đối tài chính cho nhà đầu tư, cải thiện diện

tích ở cho người dân, không gia tăng dân số tạikhu vực) là cực kỳ khó giải. Thêm vào đó yêucầu phải có 100% chủ sở hữu đồng thuận càngkhiến việc triển khai các dự án kéo dài.

Hà Nội đã xây dựng Đề án cải tạo, xâydựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thànhphố, trong đó đề xuất một số cơ chế chính sáchmới, như quy định chỉ cần có từ 70% chủ sởhữu, chủ sử dụng nhà chung cư cũ (khôngphải cấp D) thống nhất là được thực hiện phádỡ, cải tạo, xây dựng lại. Hà Nội cũng kiếnnghị Thủ tướng Chính phủ cho phép UBNDthành phố được chủ động điều chỉnh chỉ tiêuquy hoạch, bảo đảm phù hợp với Quy hoạchchung xây dựng Thủ đô đã được duyệt, phùhợp với thực tế từng dự án, khả năng đáp ứng

của hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Hà Nộicũng đề xuất cụ thể về cơ chế bồi thường, hỗtrợ tái định cư.

Thấy rõ bất cập này, Phó Thủ tướng Chínhphủ Trịnh Đình Dũng mới đây đã giao Bộ Xâydựng chủ trì nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổsung Nghị định 101/2015/NĐ‐CP để trình cấpcó thẩm quyền xem xét, ban hành. Tuy nhiên,Bộ Xây dựng đến nay chưa trình dự thảo.

Hy vọng với khung khổ pháp lý sát hợp hơnvới thực tế, người dân các khu chung cư cũkhông còn phải chịu cảnh “mỗi năm đến mùa(mưa bão), lòng nơm nớp sầu” ‐ như một câuhát “chế” tôi tình cờ nghe được trong trưa vắngdạo qua một khu tập thể có gần 50 năm tuổi.

CẨM HÀ

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn

Thanh Long, công khai giá dịch vụ

y tế là cuộc cách mạng của ngành Y

tế nhằm tiến tới thực hiện công

khai, minh bạch, tránh thổi giá,

tránh để người dân “mù mờ” về giá

dịch vụ y tế.

Nguồn tra cứu giá

“Thổi giá” thiết bị y tế đã trở thành vấnđề được dư luận đặc biệt quan tâm sau khicơ quan chức năng phát hiện vụ nângkhống giá máy xét nghiệm bệnh Covid‐19xảy ra tại Trung tâm Phòng ngừa và Kiểmsoát dịch bệnh (CDC) Hà Nội vào tháng3/2020.

Hay câu chuyện tại Bệnh viện Bạch Maikhi cơ quan thanh tra phát hiện robot y tếđược NK về với giá khoảng 7,4 tỷ đồng,nhưng đã bị DN nâng khống lên 39 tỷ đồngrồi đưa vào hợp đồng liên danh liên kết vớibệnh viện. Từ mức giá đó, bệnh viện đã thuphí khấu hao máy của bệnh nhân lên tới 23triệu đồng/ca, trong khi chi phí thực chỉkhoảng 4 triệu đồng/ca. Các đối tượng đãchiếm đoạt, hưởng lợi hơn 10 tỷ đồng từtiền của người bệnh.

Do vậy với việc công khai giá của trangthiết bị y tế mà ngành Y tế đang tiến hành sẽchấm dứt tình trạng “lòng vòng” đẩy giáthiết bị y tế lên cao.

Thống kê của Vụ Trang thiết bị và Côngtrình y tế, Bộ Y tế, hiện đã có trên 17.000 mặthàng là các trang thiết bị, vật tư và sinhphẩm y tế được công bố giá, đạt khoảng70% tổng số mặt hàng thuộc lĩnh vực nàyđang lưu hành tại thị trường Việt Nam.

Qua tìm hiểu, phóng viên được biết, tạitrang thông tin https://quanlytrangthiet‐biyte.com/ giá các loại sản phẩm, các loại vậttư y tế có giá vài trăm đồng tới hàng chục tỷđồng đều được công khai. Ông NguyễnMinh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị vàCông trình y tế cho hay, tại Cổng Công khaiY tế, giá mỗi mặt hàng cũng đi kèm theotính năng, cấu hình thiết bị, chế độ hậu mãi,bảo hành và đào tạo kèm theo.

Các đơn vị cung cấp thiết bị, vật tư, sinhphẩm y tế được nhà sản xuất ủy quyền sẽđược cấp tài khoản để cung cấp thông tin về

giá và thời gian giữ mức giá này, trong khingười dân, bệnh viện, cơ sở y tế... có thể vàokhảo sát và tham khảo giá tự do.

“Căn cứ vào thông tin đưa ra, các bệnhviện có thể tra cứu, từ đó sẽ quyết định mìnhsẽ mua sắm cái gì, nhu cầu ra sao, chất lượngnhư thế nào với giá bao nhiêu là phù hợp.Việc đó phải được quyết định bởi các đơn vịtrong bối cảnh tự chủ và phân cấp hiện nay”,ông Nguyễn Minh Tuấn cho biết thêm.

Không giống thiết bị y tế, từ nhiều nămnay, thuốc là một trong số ít mặt hàng đượcChính phủ kiểm soát về giá. Tuy nhiên, lâunay, giá bán lẻ thuốc vẫn có sự chênh lệchgiữa các nhà thuốc. Hiện có hơn 60.000 loạithuốc đang lưu hành tại thị trường ViệtNam, giá bán lẻ giữa các nhà thuốc có sựchênh lệch, hơn kém nhau, có khi một hộpthuốc chênh nhau đến một vài chục nghìn.Người bệnh không có sự “mặc cả” hay sosánh về giá khi mua thuốc, thế nên lâu nayvẫn chịu sự “mù mờ” về giá.

Do vậy, Bộ Y tế đã công khai 60.228thông tin giá thuốc bán buôn dự kiến kêkhai, kê khai lại; 41.389 giá thuốc trúng thầutại các cơ sở y tế.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn ThanhLong, tất cả các loại thuốc đang lưu hành ởViệt Nam đều được công khai giá để ngườidân biết. Bộ Y tế công khai giá bán lẻ tại cácnhà thuốc để người dân so sánh.

Tiến tới cập nhật giá bán lẻ

thuốc trên toàn quốc

Để khắc phục tình trạng niêm yết giácao của DN nhập khẩu thiết bị y tế, ôngNguyễn Minh Tuấn cho biết, thời gian tớicùng với Cổng Công khai y tế, Bộ Y tế sẽ xâydựng một cổng thông tin tổng hợp côngkhai kết quả đấu thầu. “2 cổng thông tin nàysẽ kết hợp với với nhau để người dân giámsát. Theo đó, người phụ trách chuyên môncủa các đơn vị khi đấu thầu, phải căn cứ vàođó mà so sánh giá khi mua sắm thiết bị y tế”,ông Nguyễn Minh Tuấn khẳng định.

Cũng theo vị lãnh đạo Vụ Trang thiết bịvà Công trình y tế, trang thiết bị y tế là mặthàng đặc thù, các đơn vị muốn quản lý phảicó đội ngũ kỹ thuật có kiến thức, có kinhnghiệm nắm bắt, hiểu biết để tham mưu, tưvấn mua sắm; đồng thời phải có Hội đồngkhoa học cơ sở để xem xét, công khai, minhbạch, xác định lựa chọn ưu tiên mua sắmcủa đơn vị.

Theo ông Tuấn, trong bối cảnh minhbạch như hiện nay, DN không thể tiến hànhđẩy giá lên quá cao. “Trước đây các cơ sở ytế còn còn “mù mờ” về giá nên DN có điềukiện trục lợi. Tuy nhiên, hiện tại giá cả sảnphẩm, chủng loại, xuất xứ thiết bị y tế đềuđược công bố công khai, DN nào bán giácao, cơ sở không mua. Dần dần thị trường

sẽ được trả về đúng giá trị thực. Giá trị thựcphải nằm ở đúng nơi, đúng lúc, đúng hàng,đúng chất lượng”, ông Tuấn nói.

Về phía Cục Quản lý Dược, ông VũTuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lýDược, Bộ Y tế cho biết, công khai minh bạchtrong ngành Y tế nói chung và lĩnh vựcdược nói riêng hết sức ý nghĩa, khi đó ngườidân sẽ tham gia giám sát toàn bộ quá trìnhkinh doanh trong chuỗi kinh doanh.

Theo ông Cường, khi công khai giá, cácDN phải có trách nhiệm hơn đối với việc xácđịnh cơ cấu giá của mình. Cục Quản lý Dượccố gắng nỗ lực trong thời gian ngắn nhấtcông khai toàn bộ giá thuốc. “Tới đây Cục sẽphối hợp với Viettel tiếp tục công khai toànbộ giá thuốc bán lẻ của hơn 61.000 cơ sở bánlẻ trên toàn quốc”, ông Cường nêu.

Khi công khai giá thuốc, người dân chỉcần sử dụng điện thoại vào Cổng Công khai ytế để biết giá nhập khẩu, giá đấu thầu và giábán lẻ thuốc. Tuy nhiên, khi phát hiện cơ sởbán lẻ bán quá giá đã được công khai, ngườidân phản ánh đi đâu? Việc kiểm tra, giám sátcác nhà thuốc như thế nào để kịp thời pháthiện vi phạm? Trả lời vấn đề này, theo ôngVũ Tuấn Cường, chế tài xử lý đã được quyđịnh tại Nghị định 117/2020/NĐ‐CP củaChính phủ, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 đểxử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

Để quá trình này phát huy hiệu quả,nhiều ý kiến cho rằng, ngay sau khi côngkhai giá các dịch vụ y tế, để người dân giámsát có hiệu quả, Bộ Y tế nên phối hợp với cácđịa phương, nghiên cứu thành lập đườngdây nóng và công khai đường dây này.Người dân khi phát hiện việc không minhbạch, vi phạm về giá sẽ thông tin tới đườngdây nóng để cơ quan chức năng vào cuộckiểm tra. D.NGÂN

Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

14 XÃ HỘI - BẠN ĐỌC

Lúng túng với chung cư cũ

CÔNG KHAI GIÁ DỊCH VỤ Y TẾ:

Chấm dứt tình trạng “thổi giá”

www.haiquanonline.com.vn

Người dân, doanh nghiệp có thể tra cứu các thông tin về giá cả... trên Cổng Công khai y tế.

Với thực phẩm chức năng,Cổng công khai y tế có thông tin28.875 bản công bố chất lượngsản phẩm, 2.700 sản phẩm có xácnhận nội dung quảng cáo. Ngoàira, đến hôm qua trang web này cóhơn 500 kết quả xử lý thủ tụchành chính công của Bộ Y tế.

Page 15: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

15QUỐC TẾ Số 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

www.haiquanonline.com.vn

Tổng Biên tập: VŨ THỊ ÁNH HỒNGPhó Tổng Biên tập:HOÀNG ANH VINH - NGUYỄN CHÍ THÀNH

n Trụ sở Tòa soạn: Số 9 phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy - Hà Nội n Số điện thoại:

Tổng biên tập: (024) 39440798; Phòng Phóng viên + Thư ký Tòa soạn: (024) 39440787; Phòng Phát hành: (024) 39440681

n Fax: (024) 39440674 n Email: baohaiquan@ gmail.com n VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh: 15B Thi Sách, phường Bến Nghé, Q1

n Điện thoại: (028) 39390020 - 39390021 n Fax: (028) 39390021 n Email: cnbaohaiquan@ gmail.com n Thư ký tòa soạn: HOÀNG TUẤN ANHChế bản tại tòa soạn Báo Hải quan -

In tại Công ty TNHH MTV In Quân đội 1và Công ty TNHH MTV In Quân đội 2

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ SỐ 264/GP-BTTTT

Thời sự thế giới

Một cộng đồng châu Á - TháiBình Dương mở, năng động,tự cường và hòa bình, vì sựthịnh vượng của tất cả ngườidân và các thế hệ tương lai –đó là mục tiêu chủ chốt trongTuyên bố Putrajaya của cácnhà lãnh đạo Diễn đàn Hợptác kinh tế châu Á –Thái BìnhDương (APEC) về tầm nhìnAPEC đến năm 2040. Với việcxác định tầm nhìn APEC cho20 năm sau, Hội nghị cấp caoAPEC lần thứ 27 do Malaysiachủ trì đã hoàn tất thực hiệnsáng kiến do Việt Nam khởixướng và được thông qua tạiHội nghị cấp cao APEC lần thứ25 tháng 11/2017 về xây dựngTầm nhìn APEC sau năm 2020.

Lễ khởi động Tầm nhìn APECsau năm 2020, được tổ chứcngay trước khi bế mạc Hộinghị cấp cao APEC lần thứ

27, có thể coi là một dấu mốc quantrọng cho việc định hướng tương laiAPEC và khu vực châu Á‐ Thái BìnhDương, trên cơ sở hợp tác để bảo đảmchâu Á ‐ Thái Bình Dương tiếp tục làkhu vực kinh tế năng động và kết nốinhất thế giới. Nói cách khác, tronggiai đoạn đầy khó khăn, thách thứchiện nay, khi cả thế giới đang hứngchịu những tác động nặng nề của đạidịch viêm đường hô hấp cấp Covid‐19, APEC ‐ với tổng dân số 3 tỷngười, chiếm khoảng 60% tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vàgần 50% thương mại thế giới ‐ cầngiữ vai trò trung tâm trong quá trìnhkhôi phục kinh tế hậu đại dịch.

Trong Tuyên bố chung Putrajay2020, các nhà lãnh đạo APEC khẳngđịnh tầm quan trọng của sự phối hợp,hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên

để giúp khu vực châu Á ‐ Thái BìnhDương phục hồi thành công sau dịchCovid‐19 và các tác động kinh tế do đạidịch gây ra, đồng thời cam kết nâng caosức khỏe và cuộc sống ấm no cho tất cảngười dân, song song với thúc đẩyphục hồi theo hướng tăng trưởng kinhtế mạnh mẽ, có chất lượng cân bằng,bao trùm, bền vững, đổi mới và antoàn. Thúc đẩy tăng trưởng bền vững,mang lại lợi ích và sức khỏe tốt hơn chotất cả người dân chính là những yếu tốquan trọng, không chỉ giúp khu vựcchâu Á ‐ Thái Bình Dương có khả năngchống chịu với những cú sốc, khủnghoảng, đại dịch và các trường hợp khẩncấp khác, mà còn tạo động lực để APECcó thể hỗ trợ các nỗ lực toàn cầu nhằmgiải quyết toàn diện mọi thách thức, vìmột hành tinh bền vững.

Với những mục tiêu như vậy, cácthành viên APEC cam kết phối hợpchặt chẽ để xây dựng một môitrường thương mại và đầu tư tự do,mở, công bằng, không phân biệt đốixử, minh bạch và ổn định, đồng thờidẫn dắt để hình thành xã hội quantâm thúc đẩy “sự bền vững trongmọi lĩnh vực” ‐ kinh tế, xã hội và môitrường, mang lại ích chung cho cácbên. Việc mọi người dân trong khuvực, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em,người già và các nhóm dễ bị tổn

thương, được thụ hưởng những lợiích từ các quá trình này, chính làthước đo thành công của APEC trongthời kỳ hậu Covid‐19.

Có thể nói, Tầm nhìn APEC saunăm 2020 đã phản ánh những địnhhướng mà Việt Nam đặt ra khi đề xuấtsáng kiến về hình thành Nhóm tầmnhìn APEC nhằm hỗ trợ các quanchức cao cấp trong việc xây dựng Tầmnhìn APEC sau năm 2020, sáng kiếnđã được thông qua tại Hội nghị cấpcao APEC lần thứ 25 do Việt Namđăng cai tổ chức ở Đà Nẵng tháng11/2017. Đó là xây dựng một APEC vìngười dân và doanh nghiệp, có khảnăng thích ứng và đi đầu trong xử lýcác thách thức toàn cầu, đóng góp tíchcực vào việc xây dựng cộng đồngchâu Á ‐ Thái Bình Dương hòa bình,ổn định, năng động, gắn kết và thịnhvượng. Trong phát biểu tại Hội nghịcấp cao APEC lần thứ 27 này, Thủtướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúcmột lần nữa nhấn mạnh người dân vàdoanh nghiệp cần được đặt vào trungtâm của phát triển và liên kết kinh tế,trong đó phát triển bền vững, baotrùm, ứng phó với các thách thức anninh phi truyền thống, nhất là dịchbệnh, thiên tai, nguồn nước, biến đổikhí hậu… cần trở thành trụ cột mớicủa hợp tác APEC. VĨNH HÀ

APEC 27:

Tầm nhìn châu Á - Thái Bình Dươngthịnh vượng vì người dân

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế pháttriển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) lần thứ15 đã được tổ chức tại Saudi Arabia thông quahình thức trực tuyến từ ngày 21‐22/11. Đây là

lần thứ hai các nhà lãnh đạo G20 họp trực tuyến trong năm2020 nhằm phối hợp chính sách toàn cầu ứng phó dịchCovid‐19 và xây dựng tương lai thế giới hậu Covid‐19.

G20 là một diễn đàn đối thoại bao gồm 20 nền kinh tế lớndo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới(G7) thúc đẩy hình thành trong bối cảnh cuộc khủng hoảngtài chính châu Á vào cuối thế kỷ 20. Trong 10 năm trở lại đây,G20 đã đạt được sự đồng thuận và triển khai các hành độngvề các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững,cải cách cơ cấu, thương mại đầu tư và biến đổi khí hậu, trởthành diễn đàn quan trọng của quản trị kinh tế toàn cầu.Trước tình hình dịch bệnh và những thay đổi lớn, G20 đãbước sang thập kỷ thứ hai, cần phải chuyển đổi và nâng cấpđể đảm đương nhiệm vụ nặng nề là dẫn dắt hợp tác toàn cầu.

Những thay đổi lớn và đại dịch chưa từng có trong hàngtrăm năm qua đã kêu gọi sự hợp tác toàn cầu. Liệu G20 có thểdẫn dắt hợp tác toàn cầu hay không phụ thuộc vào việc nângcấp cơ chế và chương trình nghị sự. Sau 20 năm phát triển, G20đã hình thành các cơ chế làm việc như hội nghị thượng đỉnhlãnh đạo, hội nghị cấp bộ trưởng, hội nghị thượng đỉnh doanhnghiệp, diễn đàn các nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, về thực chấtđây vẫn là cơ chế hội nghị chứ không phải cơ chế tổ chức. Trongbối cảnh đại dịch Covid‐19 và suy thoái kinh tế, chương trìnhnghị sự của G20 cũng cần được nâng cấp hơn nữa.

Một là vực dậy nền kinh tế, tránh cho suy thoái kinh tếtoàn cầu rơi vào khủng hoảng kinh tế toàn cầu là nhiệm vụ ưutiên hàng đầu, là trọng tâm của vài năm tới. Do đó, các nướcphát triển và các nền kinh tế mới nổi chính cần tăng cường hơnnữa sự phối hợp về chính sách, vốn và công nghệ. Thứ hai là táicấu trúc chuỗi cung ứng. Dịch bệnh đã gây ra "khủng hoảngchuỗi cung ứng" trên phạm vi toàn cầu, tạo ra "cú sốc" chuỗicung ứng và chuỗi sản xuất. G20 nên đưa việc điều chỉnh, chếđộ quy định và đổi mới chuỗi cung ứng toàn cầu vào chươngtrình nghị sự. Thứ ba là hỗ trợ cho sức khỏe cộng đồng. Đạidịch Covid‐19 là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để xâydựng sức khỏe cộng đồng. G20 có tiềm năng và không gian rấtlớn trong việc hỗ trợ kinh tế, phát triển sức khỏe cộng đồng.

G20 là đại diện của các cơ chế đa phương mới nổi, chiếm90% GDP toàn cầu, 80% thương mại toàn cầu và 66% dân sốtoàn cầu. Nếu có thể nâng cấp cơ chế và chương trình nghịsự và chuyển hóa sức mạnh kinh tế thành năng lực quản trị,G20 có thể tập hợp sự đồng thuận tốt hơn, tiến hành cáchành động tập thể, dẫn dắt hợp tác toàn cầu. Đ.A

Triển vọng dẫn dắt kinh tếtoàn cầu của G20

■ Tờ China Daily đưa tin Trung Quốc có kế hoạch bổ sung các biện pháp mới nhằmkhuyến khích người dân sinh con và giải quyết tình trạng già hóa dân số nhanh chóngnhư một phần trong kế hoạch 5 năm mới (2021‐2025) của nước này. Các biện pháp mới gồmsự hỗ trợ toàn diện về chính sách và tài chính cho các cặp vợ chồng nhằm khuyến khích họ sinhthêm con. Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội dân số Trung Quốc Viên Kim (Yuan Xin), các chính sáchdân số mang tính toàn diện hơn sẽ được bổ sung vào kế hoạch 5 năm mới của nước này nhằmnâng cao tỷ lệ sinh, chất lượng lực lượng lao đông và cấu trúc dân số.

■ Chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thông qua thỏa thuậnmiễn thị thực cho công dân Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), sau khi AbuDhabi phê chuẩn hiệp ước này hồi đầu tháng. Động thái mới nhất này đã đánh dấu công dânUAE trở thành những người Arab đầu tiên được phép nhập cảnh Israel mà không cần thị thực.Đây là những động thái nhằm từng bước hiện thực hóa thỏa thuận bình thường hóa quan hệ đượcký kết giữa Israel với UAE và Bahrain hồi tháng 9 vừa qua.

■ Mỹ thông báo đã chính thức rút khỏi hiệp ước quốc phòng Bầu trời Mở ‐ một trongnhiều thỏa thuận quốc tế mà Mỹ đã quyết định rút khỏi dưới thời Tổng thống DonaldTrump. Nga cho biết sẽ tìm kiếm sự bảo đảm chắc chắn của các bên còn lại để thúc đẩy thực thiđầy đủ những nghĩa vụ đã cam kết. Về phần mình, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bày tỏ lấy làmtiếc về việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, đồng thời tái khẳng định lập trường của Đức đốivới Hiệp ước không thay đổi.

■ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết cơ quan này sẽ phân phối khoảng 2tỷ liều vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid‐19 cho các nước đang phát triểntrong năm 2021. Theo UNICEF, cơ quan này đang làm việc cùng hơn 350 hãng hàng không vàcác công ty vận chuyển hàng hóa để cung cấp vaccine và 1 tỷ dụng cụ tiêm đến các nước nghèo nhưBurundi, Afghanistan và Yemen như một phần của sáng kiến COVAX ‐ nhằm phân phối vaccinengừa Covid‐19 cho các nước trên toàn thế giới, trong đó tập trung vào việc tiêm vaccine cho nhữngngười có nguy cơ cao nhất ở mọi quốc gia. Đ.A

Dịch Covid-19tạo cơ hội cho

G20 dẫn dắtkinh tế toàn

cầu trong thờigian tới

Page 16: Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó ...

16 QUẢNG CÁOSố 141 (3008) THỨ BA Phát hành ngày 24/11/2020

www.haiquanonline.com.vn