Top Banner
Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect- and cognition- based trust in the networks of Chinese vs American managers Guanxi vs mng lưới: nhng khía cnh khác nhau ca nim tin da trên cơ scm tính và lý tính ca nhng nhà qun lý Trung Quc và MRoy Y J Chua 1 , Mchiael W Morris 2 và paul Ingram 2 1 Havard Business School, Boston, USA 2 Columbia University, Columbia Business School, New York, USA Địa chthư: Người dch: Nguyn Xuân Quang Đại hc Ngoi thương Hà Ni Tóm tt Nghiên cu này tìm hiu githuyết vskhác bit gia các nhà qun lý người Mvà người Trung Quc trong các mi quan htín nhim tn ti trong mng lưới nghnghip ca h. Mt cuc điu tra hthng vtktrung tâm (ly mình làm trung tâm) cho thy nim tin da trên tình cm (nim tinh cm tính) và da trên nhn thc (nim tin lý tính) gn lin vi các nhà qun lý người Trung Quc hơn so vi nhng nhà qun lý người M. Điu này phù hp vi githuyết vchnghĩa tp thgia đình ca người Trung Quc. Ngoài
46

Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Jun 19, 2022

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect- and cognition-based trust in the networks of Chinese vs American managers

Guanxi vs mạng lưới: những khía cạnh khác nhau của niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính và lý tính của những nhà quản lý Trung Quốc và Mỹ

Roy Y J Chua1, Mchiael W Morris2 và paul Ingram2

1 Havard Business School, Boston, USA 2 Columbia University, Columbia Business School, New York, USA

Địa chỉ thư:

Người dịch: Nguyễn Xuân Quang

Đại học Ngoại thương Hà Nội

Tóm tắt

Nghiên cứu này tìm hiểu giả thuyết về sự khác biệt giữa các nhà quản lý người Mỹ và người Trung Quốc trong các mối quan hệ tín nhiệm tồn tại trong mạng lưới nghề nghiệp của họ. Một cuộc điều tra hệ thống về tự kỉ trung tâm (lấy mình làm trung tâm) cho thấy niềm tin dựa trên tình cảm (niềm tinh cảm tính) và dựa trên nhận thức (niềm tin lý tính) gắn liền với các nhà quản lý người Trung Quốc hơn so với những nhà quản lý người Mỹ. Điều này phù hợp với giả thuyết về chủ nghĩa tập thể gia đình của người Trung Quốc. Ngoài

Page 2: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

ra, sự trao đổi kinh tế dựa trên cơ sở niềm tin cảm tính có tác động tích cực tới người Trung Quốc hơn so với người Mỹ, trong khi đó, tác động của mối quan hệ tình bạn đối với người Mỹ tích cực hơn so với người Trung Quốc. Cuối cùng, mức độ gắn bó của một người trong một mối quan hệ nhất định với các bên thứ ba sẽ tăng cường sự tin tưởng trên cơ sở nhận thức của người Trung Quốc đối với người đó, chứ không làm tăng cường niềm tin đó đối với người Mỹ. Điều này đều được ám chỉ trong nghiên cứu văn hóa và trong các tập quán kinh doanh quốc tế.

Journal of International Business Studies (2009) 40, 490-508

Tạp chí Nghiên cứu Kinh doanh quốc tế (2009) 40, 490-508

GIỚI THIỆU

Ở mọi nơi trên thế giới, trong kinh doanh luôn tồn tại những mối quan hệ tin tưởng giữa các bên. Tuy nhiên, liệu những mối quan hệ này có phát triển theo cùng một khuôn mẫu đối với những nền văn hóa khác nhau hay không? Một chủ đề chính trong nghiên cứu phương Tây về các mối quan hệ công việc là đạo Tin lành về các mối quan tâm vụ lợi (instrumental concern) và các mối quan tâm thuộc cảm xúc xã hội tách biệt với nhau (Sanchez-Burks, 2002; Weber, 1904/1930). Trái lại, các nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc nhấn mạnh rằng các mối quan hệ trong công việc kết hợp với các mối quan hệ vụ lợi và tình cảm. (Bond & Hwang, 1986; Yang, 1994). Không thể phủ nhận rằng mối quan hệ trong kinh doanh của người Trung Quốc có chứa phần lớn nhân tố cảm xúc xã hội, tiêu biểu là những món quà tặng cá nhân, các bữa ăn chung, và việc giới thiệu thành viên gia đình (Pearce & Robinson, 2000; Trompenaars, 1994; Yang, 1988; Yang, 1994). Mô hình đặc thù của quan hệ tin tưởng này của người Trung Quốc trong kinh doanh được mô tả bởi nhiều học giả theo một khái niệm dân gian quen thuộc là guanxi (King; 1991; Lin, 2001). Một số học giả cho rằng những tập quán được gọi là guanxi tồn tại duy nhất đối ở văn hóa Trung Quốc (Hung, 2004; Lin, 2001; Vanhonacker, 2004), trong khi những học giả khác đánh đồng những tập quán này với những tập quán được biết tới như mạng lưới phương tây (Wellman, Chen và Dong, 2001). Nghiên cứu hiện nay mới đi được nửa chặng đường trong quá trình

Page 3: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

hình thành các khái niệm khoa học xã hội phương Tây và các phương pháp nhằm làm sáng tỏ sự khác biệt giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa Mỹ về hình thái của niềm tin trong mạng lưới nghề nghiệp của các nhà quản lý.

Chúng ta cho rằng việc kinh doanh của người Trung Quốc so với của phương Tây được phân biệt rõ rệt bởi niềm tin trong các mối quan hệ kiểu gia đình (family-like), nơi các mối liên hệ tình cảm gắn liền với những trao đổi mang tính công cụ; và nơi, sự tin tưởng vào một ai đó phụ thuộc phần lớn vào sự gắn bó của người đó trong hệ thống chung. Chúng tôi phát triển giả thuyết từ ý tưởng chủ nghĩa tập thể gia đình của người Trung Quốc, hình thành nên sự khác biệt giữa niềm tin xuất phát từ trái tim (dựa trên cơ sở tình cảm: niềm tin cảm tính) và niềm tin xuất phát từ cái đầu (dựa trên cơ sở nhận thức: niềm tin lý tính). (Lewis & Weigert, 1985; McAllister, 1995). Một cách cụ thể, chúng tôi điều tra mức độ mà hai kiểu niềm tin này gắn bó với nhau trong các mối quan hệ kinh doanh đối với các nhà điều hành người Trung Quốc so với các nhà quản lý người Mỹ. Chúng tôi cũng kiểm chứng sự khác biệt văn hóa trong (a) đặt niềm tin cảm tính vào một người khác liên hệ như thế nào với việc nhận được các nguồn lực kinh tế và tình bạn trong mối quan hệ và (b) niềm tin lý tính dành cho một ai đó dựa trên mức độ gắn kết của người đó vào mạng lưới chung. Chúng tôi tập trung phân tích vào sự tin tưởng, vì nó là nhân tố vô cùng quan trọng đối với trao đổi xã hội hiệu quả và thường được viện dẫn trong cả mạng lưới xã hội lẫn trong nghiên cứu guanxi. Các tiếp cận của nghiên cứu này cho phép chúng ta làm sáng tỏ một cách thường xuyên những khác biệt đã được bàn tới trong hệ thống mạng lưới nghề nghiệp của người Mỹ và người Trung Quốc bằng cách làm rõ cấu trúc xã hội của niềm tin khác biệt giữa hai nền văn hóa trên như thế nào.

CÁC MÔ HÌNH VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ TIN TƯỞNG

Sự tin tưởng dựa trên cảm xúc và dựa vào nhận thức

Nghiên cứu về niềm tin đã phân biệt những đặc tính xác định và đặc tính biến đổi. Một đặc điểm xác định của sự tin tưởng là sẵn sàng làm tổn thương mình trước một người khác dù không chắc chắn về động cơ, ý định và hành động tiếp theo (Kramer, 1999; Mayer, Davis & Schoorman, 1995). Sự khác biệt chính giữa hai kiểu tin tưởng này là cơ sở của diễn biến tâm lý của

Page 4: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

niềm tin (Lewicki & Bunder, 1996; Lewis & Weigert, 1985; McAllister, 1995). Sự tin tưởng dành cho ai đó có thể xuất phát hoặc từ kinh nghiệm cảm tính (Drolet & Morris, 2000; Lewis & Weigert, 1985; Rempel, Holmes, & Zanna, 1985) hoặc từ bằng chứng về khả năng, năng lực và độ tin tưởng về người đó bởi một bên thứ ba (Butler, 1991; Cook & Wall, 1980; Zucker, 1986).

Thật thú vị là sự khác biệt này giữa niềm tin cảm tính và lý tính cũng được thừa nhận trong diễn ngôn truyền thống của Trung Quốc về sự tin tưởng (Chen &Chen, 2004). Thực ra, trong tiếng Trung Quốc, từ có nghĩa tương ứng với sự tin tưởng là từ ghép “xin-ren”- chữ đầu “xin” nói tới sự đáng tin của một người, nhấn mạnh vào sự chân thành, trong khi đó từ thứ hai “ren” nói tới sự có thể tin cậy hay sự đáng tin tưởng của một người.

Chủ nghĩa tập thể gia đình của người Trung Quốc

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng văn hóa Trung Quốc khác biệt ở chủ nghĩa tập thể với việc hướng tới ưu tiên tập thể hơn cá nhân (Brewer & Chen, 2007; Hofstede, 1980; Markus & Kitayama, 1991; Triandis, 2001). Trong các tập thể khác nhau của một xã hội, gia đình đặc biệt được coi trọng và được ưu tiên hàng đầu trong văn hóa Trung Quốc (Hsu, 1971; Lai, 1995; Lang, 1946; Yang, 1988). Quy tắc coi trọng gia đình bắt nguồn từ đạo Khổng và tiêu biểu cho chủ nghĩa tập thể gia đình1 (Bond & Hwang; 1986; Yang, 1988, 1992). Không chỉ những quy tắc về mối quan hệ gia đình được đánh giá cao, gia đình cũng được coi là một khuôn mẫu về mối quan hệ trong các lĩnh vực khác của cuộc sống như mối quan hệ nghề nghiệp hoặc các môi quan hệ kinh doanh (Redding & Wong, 1986; Yang, 1992, 1998).

Vậy chính xác là những tiêu chuẩn nào2 đã làm nên sự khác biệt trong mối quan hệ gia đình Trung Quốc? Yang (1998) đưa ra 4 đặc điểm xác định quan trọng về chủ nghĩa tập thể gia đình:

(1) sự phụ thuộc lẫn nhau

(2) cấu trúc quyền lực theo cấp bậc

(3) sự thống trị của mối quan hệ gia đình đối với các mối quan hệ khác và

Page 5: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

(4) sự ưa thích mô hình gia đình mở rộng

Chúng ta hãy cùng xem xét lần lượt từng đặc điểm trên

Đặc điểm đầu tiên của mối quan hệ gia đình là các thành viên trong gia đình phụ thuộc lẫn nhau về nguồn lực và sự hỗ trợ, từ lao động tới tài chính. Đồng thời, mối quan hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái, giữa chồng và vợ, giữa anh chị em ruột thường rất gắn bó mật thiết về mặt tình cảm, chỉ có tình yêu trai gái và tình bạn thân thiết mới có thể sánh được. Do vậy mối quan hệ gia đình có xu hướng kết hợp sự gần gũi tình cảm với những mối quan tâm vật chất. Những mối quan hệ trong một gia đình được khác biệt hóa cao dựa trên thứ bậc, mỗi thành viên trong gia đình có đảm nhiệm vai trò và trách nhiệm cụ thể. Ví dụ, dù cho tình cảm hiện hữu rõ nét trong các mối quan hệ gia đình, sợi dây tình cảm giữa cha mẹ - con cái được khác biệt hóa rõ nét so với tình cảm anh chị em trong gia đình. Thứ ba, mối quan hệ tương tác trong gia đình thường chiếm ưu thế so với những hình thức tương tác xã hội khác. Phần lớn người Trung Quốc đều dành rất nhiều thời gian quan hệ với các thành viên trong gia đình trong các bữa ăn cùng nhau và các buổi gặp mặt gia đình đều đặn. Mối quan hệ gia đình được ưu tiên hơn nhiều so với các mối quan hệ ngoài gia đình. Thứ tư là người trung Quốc có xu hướng hình thành mạng lưới gia đình mở rộng. thậm chí nếu như họ không sống cùng một mái nhà, người Trung Quốc vẫn thích sống gần các thành viên trong gia đình và thăm nom nhau thường xuyên, giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết. Mô hình mạng lưới gia đình mở rộng cho phép các cá nhân tác động tới các nguồn lực của các thành viên khác trong gia đình về cả khía cạnh công việc lẫn đời sống xã hội.

Giả sử gia đình thường xuyên được coi là khuôn mẫu cho các mối quan hệ xã hội khác theo văn hóa Trung Quốc, các quy tắc về chủ nghĩa tập thể gia đình có thể sẽ đặc biệt hữu ích, giúp chúng ta hiểu về các mối quan hệ và mạng lưới kinh doanh của người Trung Quốc, thường được biết tới với cái tên guanxi. Các nhân tố làm nên cái gọi là guanxi trong bối cảnh kinh doanh tại Trung Quốc có thể phản ánh chủ nghĩa tập thể gia đình.

Tiếp theo chúng ta sẽ mô tả những đặc điểm chính của chủ nghĩa tập thể gia đình của người Trung Quốc nhằm phát triển giả thuyết về mô hình mối quan hệ tin tưởng trong môi trường kinh doanh Trung Quốc. Một cách cụ thể,

Page 6: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

giả thuyết của chúng ta liên quan tới việc thiết lập sự tin tưởng cảm tính và lý tính trong mạng lưới nghề nghiệp của các nhà quản lý. Trong một mạng lưới tự kỷ trung tâm (lấy bản thân làm trung tâm), một người đóng vai trò trọng tâm được nói tới với cái tên “ego”(trung tâm) trong khi những người mà họ liên lạc trong cùng mạng lưới được gọi là “alters” (thay thế). Chúng ta tập trung vào mô hình trong đó ego đặt niềm tin (cả hai loại) vào alters với chức năng nhận các nguồn lực kinh tế và tình bạn từ alters và mức độ mà các mối quan hệ giữa ego-alter liên kết hòa quện trong mối liện hệ với các bên thứ ba trong hệ thống. Chúng ta xem xét các tác động của những nhân tố bố sung trong mạng lưới (network attributes) (mối quan hệ thuộc tính trong hệ thống) được điều tiết ra sao theo từng quốc gia. Trong giả thuyết này, chúng ta coi sự tin tưởng là hệ quả của các mối liên hệ, mặc dù chúng ta thừa nhận rằng các mối liên hệ cũng có thể bị tác động bởi niềm tin. Chúng ta sẽ xem xét vấn đề về thuyết nhân quả một cách chi tiết hơn ở phần thảo luận

Sự hòa quyện lẫn nhau giữa niềm tin cảm tính và lý tính

Một đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa tập thể gia đình Trung Quốc là các cá nhân phụ thuộc lẫn nhau không chỉ vì các nguồn lực phương tiện (instrumenetal resources) mà còn bởi sự hỗ trợ về mặt cảm xúc xã hội. Điều này có nghĩa là trong hoàn cảnh kinh doanh, ngoài năng lực (competence) và thành tích đạt được (track record), quan trọng là các đối tác kinh doanh phải có một mối quan hệ tình cảm. Ít mối quan hệ kinh doanh của người Trung Quốc phát triển mà không đi đôi với trao đổi cảm xúc xã hội ví dụ như cùng ăn, tặng quà hoặc quan hệ xã hội với gia đình của nhau. Do đó các mối quan hệ kinh doanh tin cậy lẫn nhau có xu hướng kết hợp các nhân tố công cụ (instrumental) và tình cảm: sự tin tưởng dựa trên cảm tính và lý tính do đó có thể có hòa quyện vào nhau trong hệ thống quan hệ giữa các nhà quản lý Trung Quốc.

Mặc dù sự hòa trộn giữa mối quan hệ tình cảm gần gũi với công việc cũng xảy ra trong văn hóa Mỹ nhưng tồn tại những căng thẳng đáng kể làm biến dạng hai hình thức quan hệ này (Zelier, 2005). Một ảnh hưởng kế thừa của đạo tin lành (Weber, 1904/1930) cho rằng mối quan hệ về mặt cảm xúc trong kinh doanh là không chuyên nghiệp. Các quyết định đưa ra tại công sở

Page 7: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

phải được chi phối bởi các tiêu chuẩn phi cá nhân về hiệu suất và hiệu quả. Đồng thời, các quy tắc về tình bạn của phương tây có nói tới quy tắc tình bạn đích thực là không vụ lợi (không tính toán tới những lợi ích công cụ/phương tiện (instrumental) (Silver, 1990). Do vậy một mối quan hệ trong đó hòa trộn công việc và tình cảm thân thiết có nguy cơ vi phạm các quy tắc của phương Tây về công việc và tình bạn. Ví dụ, trong nghiên cứu của mình về các nhà quản lý khách sạn người Úc, Ingram và Roberts (2000: 418) đã chỉ ra rằng “khi họ có bạn trong số những người quản lý khách sạn khác thì những quản lý khách sạn đó không còn là bạn thân nhất của họ nữa. Nhân tố công cụ/phương tiện có lẽ đã hạn chế họ về phương diện tình cảm. Nếu tính công cụ và tình cảm trong cùng một mối quan hệ tạo căng thẳng cho người Mỹ, họ có thể giảm bớt khả năng tạo dựng niềm tin cảm tính và lý tính với cùng một người. Do vậy chúng ta cho rằng mặc dù niềm tin cảm tính và lý tính có thể cùng xảy ra trong những mối quan hệ kinh doanh của người Mỹ (McAllister, 1995) thì những điều này phổ biến hơn đối với các doanh nhân Trung Quốc trong hoàn cảnh quy chuẩn của chủ nghĩa tập thể gia đình.

Giả thuyết 1: Sự tin cậy trên cơ sở cảm tính và lý tính có thể gắn bó chặt chẽ hơn trong hệ thống nghề nghiệp của các nhà quản lý Trung Quốc so với các nhà quản lý Mỹ.

Mối quan hệ phụ thuộc về kinh tế và niềm tin cảm tính

Suy luận sâu xa hơn từ ý tưởng cho rằng người Mỹ cảm thấy căng thẳng khi kết hợp sự gần gũi về tình cảm trong các mối quan hệ công việc, chúng ta cho rằng các nhà quản lý người Mỹ sẽ hạn chế sự gần gũi mật thiết về mặt tình cảm với những người mà họ phụ thuộc về mặt nguồn lực kinh tế (ví dụ: phân bổ ngân sách, vấn đề tài chính và các khoản nợ cá nhân). Như đã thảo luận ở phần trước, theo khái niệm của người phương Tây, tình bạn là một mối quan hệ không bị ràng buộc bởi mục đích vụ lợi (instrumental purposes) (Silver, 1990). Sự tách biệt giữa tình cảm và công việc sẽ tăng lên khi các nguồn lực kinh tế bị đe dọa. Điều này là do tiền, không giống như thông tin và lời khuyên trong công việc (task advice), có thể thay thế được cho các nhân tố khác và có thể định lượng. Do đó, về bản chất tiền là đối tượng trao đội cụ thể, gắn liền với các tương tác vụ lợi hơn là những trao đổi chung, gắn liền với

Page 8: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

tương tác cảm tính (Bearman, 1997; Flynn, 2005; Sahlins, 1972). Do có sức ép giưa việc trao đổi kinh tế với yếu tố tình cảm, chúng ta cho rằng trong hệ thống nghề nghiệp của người Mỹ, sự phụ thuộc về mặt kinh tế trong một mối quan hệ nhất định không có quan hệ tích cực đối với niềm tin cảm tính.

Trái lại, xu hướng của chủ nghĩa tập thể gia đình trong văn hóa Trung Quốc bỏ qua sự tách biệt (the bending) của các mối quan hệ mang tính chất tình cảm và phương tiện. Một cách cụ thể, các nhà dân tộc học đã lưu ý về sự hòa trộn giữa tình cảm gần gũi với những mối quan hệ phụ thuộc về mặt kinh tế (Hsu, 1953). Khuynh hướng hòa quyện tình cảm với trao đổi kinh tế cũng được mở rộng ngoài phạm vi gia đình tới các mối quan hệ công việc và kinh doanh. Ví dụ, những người cung cấp hỗ trợ về mặt kinh tế (ví dụ: các khoản vay, việc làm và các cơ hội đầu tư) có gắn bó tình cảm ở mức độ gia đình. Mối quan hệ trở nên riêng tư thông qua những lời mời tham dự các sự kiện tổ chức trong nội bộ gia đình ví dụ như cùng ăn tối hoặc tham gia tiệc sinh nhật. Nói một cách khác, mối quan hệ phụ thuộc về mặt kinh tế gắn liền với (overlaid with) tình cảm thân thiết gắn bó. Do vậy, đối với các nhà quản lý Trung Quốc, sự tồn tại của sự phụ thuộc kinh tế trong một mối quan hệ có thể làm tăng sự tin tưởng trên cơ sở tình cảm.

Giả thuyết 2a: Sự hiện diện của mối quan hệ phụ thuộc về mặt kinh tế liên quan tích cực hơn tới sự tin tưởng trên cơ sở tình cảm đối với các nhà quản lý Trung Quốc so với các nhà quản lý người Mỹ.

Môi quan hệ bạn bè và sự tin tưởng trên cơ sở tình cảm

Sự tin cậy trên cơ sở tình cảm có xu hướng liên quan tới mối quan hệ bạn bè hơn là các mối quan hệ phi bạn bè trong mạng lưới hoạt động của các nhà điều hành quản lý (Chua, Ingram & Morris, 2008). Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sự tin tưởng trên cơ sở tình cảm xoay quanh quan hệ bạn bè của người Trung Quốc ở mức thấp hơn so với người Mỹ. Một đặc điểm của chủ nghĩa tập thể gia đình được phản ánh trong 3 mối quan hệ gia đình trong các mối quan hệ chính yếu của đạo Khổng (quan hệ cha-con, vợ - chồng, anh trai-em trai) đều là quan hệ thứ bậc. Những quan hệ thứ bậc kiểu này gần gũi về mặt tình cảm theo một cách khác biệt so với mối quan hệ bạn bè. Trong khi người Mỹ có thể kết bạn với một giáo viên được mọi người yêu quý hoặc một

Page 9: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

người địa vị cao hơn thì người Trung Quốc lại có nhiều khả năng phát triển mối quan hệ tình cảm với những người này mà không kết bạn với họ. Tình cảm này có thể bao gồm sự ngưỡng mộ và sự tôn trọng, tôn kính chứ không phải là sự cảm thông và đồng cảm như trong tình bạn (Morris, Podolny, & Sullivan, 2008). Tương tự như vậy, một người Trung Quốc sẽ ít có khả năng coi một người địa vị thấp hơn là bạn. Tóm lại, tình bạn chỉ là (is but one of) một trong nhiều nguồn phân biệt (differentiated sources) để từ đó phát triển sự tin tưởng trên cơ sở tình cảm trong văn hóa Trung Quốc. Hơn nữa, nếu quan hệ gia đình thống trị các mối quan hệ khác thì quan hệ bạn bè thường ít được coi trọng hơn so với tình cảm gia đình, do vậy, sẽ tương đối khó để dự báo khả năng hình thành niềm tin trên cơ sở tình cảm từ mối quan hệ bạn bè. (hence should be comparatively less predictive of affect-based trust).

Trái lại, các quy tắc trong văn hóa Mỹ không nhấn mạnh vai trò cấp bậc đến như vậy (Hofstede, 1980). Ví dụ, coi giáo viên hoặc một người địa vị cao hơn mình là bạn là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Cũng như vậy, trong văn hóa chủ nghĩa quân bình của Mỹ, quan hệ bạn bè thường được nhấn mạnh ở cùng mức độ như các mối quan hệ khác, ví dụ quan hệ trong gia đình. Do vậy nhìn chung bạn bè thường cùng tồn tại với sự thân mật về tình cảm. Do đó, chúng tôi đặt giả thuyết cho rằng tình bạn cùng biến đổi với sự tin tưởng trên cơ sở tình cảm ở mức độ lớn hơn trong mạng lưới kinh doanh của người Mỹ so với người Trung Quốc.

Giả thuyết 2b: Mối quan hệ giữa tình cảm bạn bè với niềm tin cảm tính tích cực hơn đối với các nhà quản lý người Mỹ so với người Trung Quốc.

Sự gắn bó và niềm tin trên cơ sở nhận thức

Cuối cùng chúng ta xem xét sự gắn bó của một alter sẽ có ảnh hưởng thế nào tới niềm tin trên cơ sở nhận thức của ego dành cho người đó. Một đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa tập thể gia đình Trung Quốc là sự hiện diện của cơ cấu gia đình mở rộng, bởi vì mô hình này tạo phương tiện tận dụng khai thác các nguồn lực trong hệ thống các thành viên trong gia đình và họ hàng. Khi quy tắc tương tác xã hội này được áp dụng trong mối quan hệ công việc và kinh doanh thì người Trung Quốc có xu hướng tận dụng mạng lưới quan hệ xã hội của họ để hoàn thành công việc và giải quyết các rắc rối. Điều

Page 10: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

này ám chỉ sự chú ý tới các mối quan hệ gián tiếp, sự kết nối các cộng sự của họ tới các bên thứ 3 (Ho, 1976, 1998). Các nhà quản lý người Trung Quốc vun đắp các mối quan hệ không chỉ với những người trực tiếp nắm giữ chuyên môn hoặc các nguồn lực, mà còn với những người có mối quan hệ với những người trên. Những người có mối quan hệ với những người trực tiếp nắm giữ chuyên môn hoặc nguồn lực được coi là có giá trị lợi dụng (instrumentally valuable) không chỉ bởi vì những gì họ trực tiếp cung cấp mà còn bởi những gì họ gián tiếp có thông qua những mối quan hệ. Chúng ta cho rằng mọi người đánh giá khả năng quan hệ của người khác một phần dựa trên các mối liên hệ mà họ nhận thấy ở người đó. Do đó, các nhà quản lý người Trung Quốc đánh giá cao những alters có các mối quan hệ gắn kết vì khả năng sẽ nhận được trợ giúp từ phía những người này.

Hơn thế, những alter có tính gắn kết được coi là đáng tin cậy. Một alter càng có nhiều quan hệ gắn kết trong mạng lưới của ego thì chi phí xã hội của alter tác động lên ego càng cao. Với việc các quy phạm trong chủ nghĩa tập thể gia đình của Trung Quốc khiến các nhà quản lý trở nên nhạy cảm hơn với sự ủng hộ xã hội tiềm năng từ những người khác trong mạng lưới của họ (Tong & Yong, 1998; Xiao & Tsui, 2007; Yang, Van de Vliert, & Shi, 2005) thì sự gắn kết sẽ có hiệu quả cao hơn đối với người Trung Quốc giống như một hình thức bảo hiểm xã hội. Do đó, mối quan hệ gắn bó của alter có thể làm tăng nhận thức của ego về độ tin cậy của các alter. Nhận thức về độ tin cậy và năng lực tăng cường của alter sẽ làm tăng niềm tin trên cơ sở nhận thức/lý tính của ego đối với alter đó.

Trái lại, trong văn hóa Mỹ người ta nhấn mạnh vào các thành tích và thành công cá nhân (Oyserman & Markus, 1993; Triandis, 1995). Mặc dù những doanh nhân người Mỹ cũng viện đến sự giúp đỡ từ phía những người khác, ít có khả năng họ nhờ tới các mối quan hệ của các cộng sự. Ngoài ra, bởi vì chủ nghĩa cá nhân làm cho người mỹ bớt lo lắng về sự tán thành của xã hội hơn so với người Trung Quốc (Markus & Kitayama, 1991; Oyserman, 1993), sự gắn kết của các alter có lẽ không hiệu quả bằng hình thức bảo hiểm xã hội chống lại tình trạng ly khai (against defection). Do vậy, tác động của mối quan hệ gắn kết lên nhận thức về độ tin cậy sẽ không mạnh như vậy. Tóm lại, chúng ta dự đoán rằng sự gắn kết của alter sẽ có tác động tích cực hơn

Page 11: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

nhiều tới niềm tin trên cơ sở nhận thức của người Trung Quốc so với người Mỹ.

Giả thuyết 3: Mức độ gắn kết của một alter trong hệ thống của ego sẽ làm tăng sự tin tưởng trên cơ sở nhận thức của ego ở mức độ lớn hơn đối với người Trung Quốc so với người Mỹ.

Khi bàn về chủ đề sự gắn kết thì cũng cần xem xét mối liên hệ giữa sự gắn kết và niềm tin trên cơ sở tình cảm. Dựa trên quan điểm của Coleman (1990) cho rằng mật độ cao thúc đẩy tính thống nhất, do vậy có thể tồn tại hiệu ứng tích cực. Chua et al. (2008) nhận thấy hiệu ứng này trên một mẫu các nhà điều hành ở Mỹ. Chúng ta tin rằng tác động tích cực lên niềm tin cảm tính do sự gắn kết của alter cũng tồn tại ở các nhà điều hành người Trung Quốc.

PHƯƠNG PHÁP

Các đối tượng tham gia và hoàn cảnh nghiên cứu

Chúng ta kiểm nghiệm giả thuyết trên sử dụng các dữ liệu hệ thống tự kỷ trung tâm (egocentric) thu thập từ các nhà quản lý tham dự khóa học MBA dành cho các nhà điều hành ở cả Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải, và Quế Châu) và Mỹ. Hai nguồn dữ liệu được thu thập. Nguồn dữ liệu thứ nhất (N=231) bao gồm 143 người Trung Quốc (trong đó 75% là nam) và 88 nhà quản lý người Mỹ (75% là nam giới). Nguồn dữ liệu thứ hai (N=102), được thu thập gần 1 năm sau khi thu thập nguồn dữ liệu thứ nhất, bao gồm 60 người Trung Quốc (trong đó 82% là nam giới) và 42 nhà điều hành người Mỹ (81% là nam giới). Bởi vì kết quả liên quan tới giả thuyết đặt ra là giống nhau trong cả hai nghiên cứu với 2 nhóm dữ liệu trên, chúng tôi đã kết hợp hai nguồn dữ liệu này, đưa đến tổng số 203 đối tượng tham gia nghiên cứu là người Trung Quốc và 130 đối tượng tham gia nghiên cứu là người Mỹ.

Tuổi trung bình của những đối tượng tham gia này là 36. Đối với mẫu nghiên cứu người Mỹ, ngành nghề phổ biến nhất là công nghệ thông tin (22%), tài chính ngân hàng (19%), và tư vấn (16%). Các đối tượng tham gia nghiên cứu có đặc trưng là nắm giữ những vị trí quản lý trong các công ty lớn. Ví dụ, nhiều người trong số họ là phó giám đốc, giám đốc điều hành ở những ngân hàng và các định chế tài chính nổi tiếng thế giới, hoặc là giám đốc điều

Page 12: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

hành tại các công ty tư vấn hàng đầu. Những đối tượng tham gia khác nắm giữ các vị trí điều hành trong các công ty nhỏ hơn (ví dụ: giám đốc điều hành của một công ty gia đình chuyên về in ấn). Đối với mẫu là người Trung Quốc, ngành nghề phổ biến của họ là dược/y tế (chiếm 45%), sản xuất (10%), tư vấn (8%) và công nghệ thông tin (7%). Nhiều người trong số họ nắm giữa vị trí điều hành chung (khoảng 35%), trong khi những người khác quản lý trong lĩnh vực kinh doanh/marketing (17%), nghiên cứu và phát triển sản phẩm (14%) và phát triển kinh doanh (14%).

Quy trình

Những đối tượng tham gia nghiên cứu (các ego) hoàn thành một cuộc điều tra hệ thống trong đó yêu cầu họ liệt kê tới 24 mối quan hệ (các alter) mà họ cho là quan trọng nhất trong mạng lưới nghề nghiệp của mình. Những alters này không hạn chế ở những người tại nơi làm việc của họ. Với mỗi mối quan hệ được liệt kê, các đối tượng tham gia nghiên cứu được yêu cầu cung cấp chi tiết bản chất của mối quan hệ đó (ví dụ: mức độ thường xuyên gặp gỡ quan hệ và thời gian quen biết). Những người tham gia này cũng phải chỉ rõ liệu có bất kì mối liên hệ nào tồn tại giữa những người họ đã liệt kệ là có quan hệ hay không.

Các thước đo

Niềm tin cảm tính và lý tính. Các thước đo của niềm tin trên cơ sở tình cảm (cảm tính) và trên cơ sở nhận thức (lý tính) được phỏng theo những thang điểm sử dụng trong nghiên cứu của McAllister (năm 1995). Đối với niềm tin cảm tính, các đối tượng tham gia phải chỉ rõ 5 thang điểm (1=không một chút nào, 5=ở mức độ cao) về mức độ họ cảm thấy thoải mái khi tìm tới mỗi đối tượng mà họ đã liệt kê là có quan hệ với mình nhằm (1) chia sẻ những rắc rối và khó khăn cá nhân và (2) chia sẻ những mơ ước và hy vọng của bản thân. Những thang điểm sẽ cho thấy mức độ cảm xúc bị phụ thuộc và bị tổn thương trước một người khác ra sao. Đối với niềm tin lý tính, các đối tượng tham gia chỉ rõ 5 thang điểm như trên về mức độ tin cậy của một đối tượng thuộc danh sách các mối quan hệ trong việc (1) hoàn thành nhiệm vụ mà anh ta/hoặc cô ta hứa sẽ thực hiện và (2) có kiến thức và năng lực để thực hiện nhiệm vụ. Những thang điểm này sẽ nắm bắt mức độ sẵn sàng phụ thuộc vào người khác

Page 13: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

trên cơ sở bằng chứng. Chúng ta chỉ sử dụng hai thang điểm đánh giá đối với mỗi loại niềm tin phần lớn là nhằm giảm thiểu sự mệt mỏi của những người tham gia: trong những cuộc điều tra hệ thống, những người tham gia phải trả lời một loạt các câu hỏi như nhau với số lần bằng với số mối quan hệ họ đã liệt kê ra trước đó. Tuy nhiên, với việc các thang điểm được lựa chọn đã được đưa ra trên cơ sở những đối tượng có khả năng mang thông tin cao (adapted from high-loading items) (0.80 ở trên) tại những nghiên cứu đã được xuất bản trước đó (Levin&Cross, 2004; McAllister, 1995), họ nên nắm bắt chủ yếu 2 nhân tố gây dựng niềm tin3.

Để đảm bảo rằng niềm tin cảm tính và lý tính là 2 khía cạnh của niềm tin, chúng tôi thực hiện những phân tích nhân tố khẳng định đa cấp4 (multilevel cònirmatory factor analyses) sử dụng mô hình đẳng thức (LISREL 8.80) đối với 4 đối tượng niềm tin. Cụ thể, chúng tôi kết hợp hai mô hình (một mô hình một nhân tố với 4 đối twọng trên một nhân tố duy nhất và các đối tượng niềm tin lý tính áp dụng then 2 nhân tố tách biệt) đối với các dữ liệu của người Trung Quốc và người Mỹ tách biệt nhau. Những kết quả chỉ ra rằng, với mẫu người Mỹ, mô hình 2 nhân tố

phù hợp với số liệu của chúng tôi nhiều hơn mô hình một nhân tố . Tương tự, với mẫu là người Trung Quốc, chúng tôi tìm ra rằng mô hình 2 nhân tố

phù hợp với số liệu hơn nhiều so với mô hình một nhân tố . Những kết quả này chỉ ra rằng niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính và lý tính là 2 nhân tố tách biệt đối với cả người Mỹ và người Trung Quốc.

Các nội dung liên quan. Những người tham gia được yêu cầu xác định trong nghiên cứu mạng lưới, nhân tố nào trong những nguồn lực sau được lấy từ mỗi thành viên của mạng lưới:

(1) các nguồn lực kinh tế;

(2) tình bạn và các hoạt động giải trí xã hội;

(3) thông tin hoặc lời khuyên nhằm hoàn thành nhiệm vụ; và

Page 14: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

(4) thông tin về chỉ dẫn nghề nghiệp và các cơ hội.

Mặc dù các giả thuyết của chúng tôi chỉ tập trung vào sự độc lập kinh tế và gắn kết của tình bạn, chúng tôi nhận được 2 loại hình trao đổi nổi bật khác do những nhân tố này là phổ biến trong tương tác quản lý. Nội dung của những ràng buộc của mạng lưới được nắm bắt thông qua việc sử dụng những mã giả, có nghĩa là, được đánh dấu “1” nếu dạng cụ thể của nguồn lực đang được hấp thụ và 0 nếu ngược lại. Bốn hạng mục trên không có tính loại trừ nhau, do đó một alter sẵn có có thể đưa ra nhiều nguồn lực.

Sự gắn liền của Alter: Những thành viên chỉ ra liệu những mối quan hệ tích cực có tồn tại trong những alter được liệt kê không thông qua việc điền vào một bán ma trận (half-matrix) trong đó mỗi ô đại diện cho mối quan hệ giữa 2 alters. Cụ thể, người ta nói với những người tham gia rằng những mối quan hệ tích cực có thể gần gũi (có nghĩa là, khi những người làm việc rất gần nhau hoặc có mối quan hệ tình bạn thân thiết) hoặc không đặc biệt gần gũi (có nghĩa là những người biết nhau nhưng không giao tiếp thường xuyên, hoặc không phải là bạn thân, hoặc đối thủ). Sự gắn liền của alter là số lượng các mối liên hệ tích cực được quan sát tồn tại giữa một alter và những thành viên khác của mạng lưới trên (chia cho) tổng mối liên hệ có thể diễn ra mà alter này có thể có với những thành viên khác này (ngoại trừ những mối liên hệ giữa alter và ego). Chúng tôi cũng thu thập dữ liệu về những mối quan hệ tiêu cực giữa những alter, nhưng những mối quan hệ này là tương đối hiếm và không có bất kỳ hiệu ứng nào đối với giả thuyết của chung tôi.

Các biến điều chỉnh

Quy mô mạng lưới: Các lý thuyết mạng lưới thường giả định rằng cá cá nhân có khả năng quan hệ tiềm tàng, và rằng các chi phí cảm tính và lý tính của việc quy trì các mối quan hệ đã đặt ra một giới hạn trên (giới hạn trần) đối với số lượng của các mối quan hệ mà bất kỳ cá nhân nào có thể duy trì một cách hiệu quả (Granovetter, 1973). Trong ngữ cảnh của chúng ta, có khả năng những cá nhân có khả năng hạn chế trong việc bổ sung những người tin cậy mới vào mạng lưới của họ. Ngược lại, những mạng lưới lớn hơn cũng có thể tạo ra niềm tin, có lẽ thông qua việc cung cấp ego nhiều kinh nghiệm quan hệ hơn. Với những lý do này, chúng tôi đã điều chỉnh quy mô mạng của ego,

Page 15: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

được toán tử hóa như tổng các mối quan hệ được đưa ra (operationalize as the total of listed contacts) trong mạng lưới của mỗi người tham gia.

Độ dài mối quan hệ. Niềm tin có xu hướng cao hơn khi độ dài của mối quan hệ dài hơn. Biến này là số lượng năm ego biết alter.

Độ thường xuyên của giao tiếp: Ego càng thường xuyên giao tiếp với alter, ego càng biết về năng lực và độ tin cậy của alter (Burt, 2005). Thêm vào đó, những ràng buộc quan hệ mạnh hơn có thể được củng cố (forged). Hơn thế, độ thường xuyên của giao tiếp có tác động tích cực trực tiếp lên cả niềm tin cảm tính và lý tính. Chúng tôi đo độ thưỡng xuyên của giao tiếp trên cơ sở mức độ thường xuyên ego nói chuyện vơi alter. Các thành viên được yêu cầu lựa chọn một trong số sau đối với mỗi quan hệ (contact) được liệt kê:

(1) hàng ngày;

(2) hàng tuần;

(3) hàng tháng; và

(4) không thường xuyên

Chúng tôi mã hóa lại (recode) những lựa chọn thành một biến duy nhất ví dụ “1” đại điện cho việc không thường xuyên tiếp xúc và “4” đại diện cho tiếp xúc hàng ngày.

Các đặc tính của alter: Chúng tôi tìm hiểu liệu alter:

(1) cùng đơn vị làm việc với ego;

(2) không cùng đơn vị làm việc, nhưng cùng tổ chức với ego;

(3) nằm ngoài tổ chức của ego.

Những chỉ số này được mã hóa thành 2 biến giả (dummy): “alter cùng đơn vị làm việc với ego” và “alter không cùng tổ chức với ego”. Nhóm thứ ba “khác đơn vị làm việc, nhưng trong cùng tổ chức với ego” bị loại trừ ra khỏi đối tượng phân tích. Chúng tôi cũng xem xét những biến dân số khác như độ tuổi, cấp bậc (ca của hơn, thấp hơn hay ngang hàng) của alter, và liệu họ có khác biệt về mặt giới tính hoặc chủng tộc với ego không. Những chỉ số này sau đó được tái mã hóa thành 2 biến giả “cấp bậc cao hơn” và “cấp bậc thấp

Page 16: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

hơn”; “cấp bậc ngang bằng” bị loại trừ khỏi đối tượng được phân tích. ĐỐi với khác biệt về giới tính và chủng tộc, thành viên chỉ chỉ định liệu alter có giới tính hoặc chủng tộc khác không (được đánh dấu “1” nếu ego và alter khác biệt xét trên cơ sở dân số và “0” nếu ngược lại).

Hàm số về công việc và ngành nghề của ego. Nhằm điều chỉnh những ảnh hưởng có thể xảy ra mà hàm nghề nghiệp và công nghiệp tác động lên niềm tin, chúng tôi đã bổ sung miêu tả công việc của những người tham gia từ nhóm “face book” và mã hóa chúng thành 8 ngành công nghiệp chính (tài chính/ngân hàng, tư vấn, sản phẩm tiêu dùng, thuốc/dược liệu, truyền thông, sản xuất, công nghệ thông tin và các đối tượng khác). Biến giả đối với những nhóm này được sử dụng như biến điều chỉnh trong phân tích hồi quy.

Phân tích

Các biến trong số liệu của chúng tôi được phân bố theo thứ bậc. Cụ thể, gần 24 mối quan hệ 2 người được gắn liền với một ego có trước. Niềm tin, biến độc lập của chúng tôi, được khái niệm hóa và tín toán theo mức độ 2 người, cũng như những biến khác như mức độ thường xuyên của tương tác và thời gian quen biết. Trong số liệu của chúng tôi, tín nghiệm được tín toán theo một hướng duy nhất, có nghĩa là, chúng tôi chỉ đánh giá mức độ trong đó ego tin cậy alter mà không phải chiều ngược lại. Các biến khác như quy mô mạng lưới là các nhân tố cấu thành ở cấp độ cao hơn và được tính toán tại cấp độ mạng lới đối với mỗi ego.

Một mối quan tâm về mặt phương pháp trong phân tích của chúng tôi là những quan sát không độc lập xét trên khía cạnh mỗi ego gắn liền với rất nhiều alter. Phân tích không tính toán đến những cấu trúc thông tin được đưa vào (nested data) có thể dẫn tới việc diễn giải sai những tác động của một mạng lưới nhất định (Klein, Dansereau, & Hall, 1994). Nhằm giải quyết vấn đề này, chúng tôi xem xét những mô hình tác động cố định và ngẫu nhiên , hai phương pháp tiếp cận quen thuộc nhằm điều chỉnh tác động của một ego nhất định lên những quan sát đa dạng (Hausman, Hall, & Griliches, 1984; Hofman, Griffin, & Gavin, 2000), Trong những phân tích của chúng tôi, cả hai phương pháp tiếp cận đều cho kết quả như nhau. Chúng tôi báo cáo những kết quả từ những mô hình các tác động ngẫu nhiên (còn được biết đến như mô hình

Page 17: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

tuyến tính theo cấp bậc_ do những mô hình này cho phép phán đoán các tác động nội tại và giữa mạng lưới đối với niềm tin. Phương pháp này sẽ không chỉ cho chúng ta những tính toán hệ số đối với những biến ở cấp độ alter (ví dụ, thời gian quen biết) mà còn cho chúng ta biết những biến ở cấp độ ego, quốc gia cụ thể và quy mô mạng lưới ego đặc biệt quan trọng. Mô hình tác động ngẫu nhiên yêu cầu phải giả thuyết rằng những lỗi ngẫu nhiên gắn liền với mỗi đơn vị liên ngành (cross-sectional) (ego) không tương quan (correlate) với những biến hồi quy (regressors) khác. Sử dụng phép thử của Hausman (1978), chúng ta thấy giả thuyết này đúng đối với phân tích của cả hai loại niềm tin. Nghiên cứu mạng lưới trước đây cũng đã sử dụng các hiệu quả ngẫu nhiêu nhằm giải quyết vấn đề không độc lập của số liệu (Cross & Sproull. 2004)

Các kết quả

Bảng 1 chỉ ra những số liệu miêu tả (descriptive) và mối quan hệ lẫn nhau giữa các biến. Bảng 2 chỉ ra những kết quả hồi quy. Trong các Mô hình 1 – 4 niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính là một biến độc lập, trong khi ở Mô hình 5- 8 niềm tin dựa trên cơ sở lý tính là biến độc lập. Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt từng mô hình khi chúng ta xem xét các giả thuyết.

Mô hình 1 và 5 là mô hình cơ sở, bao gồm tất cả các biến quan trọng và các biến điều chỉnh. Mô hình 2 bổ sung thuật ngữ tương tác niềm tin dựa trên cơ sở lý tĩnh * quốc gia, trong khi Mô hình 6 bổ sung thuật ngữ tương tác nính nhiệm dựa trên cơ sở cảm tính * quốc gia. Các kế hoạch chỉ ra rằng các hệ số tương tác niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính * quốc gia (Mô hình 2: b = -0,11; p<0.01) và tương tác niềm tin dựa trên cơ sở lý tính * quốc gia (Mô hình 6: b= -0,15; p<0,01) là âm và lớn. Do chúng ta đã mã hóa các biến quốc gia là 1 đối vơi Mỹ và 0 đối với Trung Quốc, điều này có nghĩa

Page 18: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Bảng 1: Số liệu miêu tả và tương tác

Nước: Mỹ (N=131)

1. Niềm tin cảm tính

2. Niềm tin lý tính

3. Tình bạn

4. Lời khuyên trong cv

5. Phụ thuộc kinh tế 6. Thông tin và hướng dẫn nghề nghiệp 7. Vị trí Alter cao hơn ego

8. Vị trí Alterthấp hơn ego

9. Alter khác giới tính ego

10. Alter khác dân tộc với ego

11. Mức độ gắn kết của later

12. Cường độ tương tác

13. Thời gian mối quan hệ

14. Quy mô mạng lưới 15. Ego là đàn ông 16. Alter trong đơn vị làm việc của ego

17. Alter không trong tổ chức của ego 18. Tuổi của alter

Page 19: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

T B

T B

Nước: Trung Quốc (N=203) 1. Niềm tin cảm tính 2. Niềm tin lý tính

3. Tình bạn 4. Lời khuyên trong cv 5. Phụ thuộc kinh tế 6. Thông tin và

hướng dẫn nghề nghiệp

Bảng 1: Tiếp tục

7. Vị trí Alter cao hơn ego

8. Vị trí Alterrthấp hơn ego

9. Alter khác giới tính ego

10. Alter khác dân tộc với ego

11. Mức độ gắn

kết của later

12. Cường độ tương tác

13. Thời gian mối quan hệ

14. Quy mô mạng 15. Ego là nam 16. Alter trong đơn vị

là iệc của ego

17. Al r không tr ổ chức của ego

18. Tuổi của alter

m v

teong t

Page 20: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Chặn Các biến chủ yếu

Quốc gia

Niềm tin lý tính

Niềm tin cảm tính

Ràng buộc phụ thuộc kinh tế

Ràng buộc tình bạn

Ràng buộc lời khuyên trong công việc

Ràng buộc chỉ dẫn nghề nghiệp

Mức độ gắn kết của Alter

Các tương tác quốc gia cơ bản Quốc gia* niềm tin lý tính (H1)

Quốc gia* niềm tin cảm tính (H1)

Quốc gia* ràng buộc phụ thuộc kinh tế (H2a)

Quốc gia* ràng buộc tình bạn Quóc gia * ràng buộc lời khuyên trong công việc

Quốc gia* ràng buộc hướng dẫn nghề nghiệp

Quốc gia* mức gắn kết của alter (H3) Các biến điều chỉnh Quy mô mạng lưới

Biến phụ thuộc Mô hình

Niềm tin cảm tính Niềm tin lý tính

Bảng 2: Hồi quy các tác động ngẫu nhiên đối với niềm tin cảm tính và lý tính

Page 21: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...
Page 22: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...
Page 23: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Bảng 2: tiếp theo

Biến ph

Ego là Độ dài mhệ

Độ thxuyên t

Alter khác tchức

Alter cùng vị với e

Vịhơn e

Vịtrí thấ

Tuổi c Khác bigiữa e Khác bigiữa alterSố lượsát theo cMô hình RThay đổ

ụ thuộc

nam

ối quan

ường ương tác

ổ ego

đơn go

trí Alter cao go

trí Alter có vị p hơn ego

ủa alter

ệt giới go và alter

ệt dân tộc và ego

ng quan ặp

2 i Chi-square

Niềm tin cảm tính Niềm tin lý tính

Mô hình

Các bgian. Các bcủa aCác hNhữnđơn thuMỹ

iến điều chỉnh đối với hàm công nghiệp và nghề nghiệp không được đưa ra do hạn chế về không

iến liên tục được sử dụng dưới dạng tương tác (ví dụ, niềm tin cảm tính và lý tính, mức độ gắn kết lter) đã được tính trung bình. ệ số được nên ở trên chưa được chuẩn hóa. Các lỗi tiêu chuẩn được đưa trong ngoặc đơn. g thay đổi chi-square với mô hình 1 và 5 bắt nguồn từ việc so sánh mô hình đã đó với một mô hình ần liên tục.

được đánh mã 1, Trung Quốc được đánh mã 0

Page 24: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

ýN

iềm

tin

l tí

nh

Không tồn tại Tồn tại Ràng buộc phụ thuộc kinh tế

Biểu đồ 1: Những tác động của quốc gia* ràng buộc phụ thuộc kinh tế tới niểm tin cảm tính

Niề

m ti

n cả

m tí

nh

Không tồn tại Tồn tại Ràng buộc tình bạn

Biểu đồ 2: Những tác động của quốc gia*ràng buộc tình bạn tới niểm tin cảm tính

Page 25: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

là sự lệ thuộc lẫn nhau giữ niềm tin dựa trên cơ sở lý tính và cảm tính ở Trung Quốc mạnh hơn so với ở Mỹ. Trên thực tế, tương quan giữa 2 loại niềm tin là 0,55 đối với mẫu Trung Quốc và 0,35 đối với mẫu Mỹ. Hai tương quan này là khác biệt đáng kể (z= 10,30; p<0,01). Do đó, giả thuyết 1 được hỗ trợ.

Nhằm kiểm chứng Giả thuyết 2a và 2b, Mô hình 3 trong Bảng 2 bổ sung quốc gia * các thuật ngữ tác động quan hệ- nội dung (relational-content) đối với 4 loại ràng buộc mạng lưới (ràng buộc phụ thuộc kinh tế, ràng buộc tình bạn, ràng buộc nhiệm vụ- tư vấn và ràng buộc sự nghiệp - hướng dẫn). Chúng tôi bổ sung cả 4 tương tác, mặc dù chúng tôi chỉ đặt giả thuyết cho 2 ràng buộ vì 2 ràng buộc còn lại (nhiệm vụ- tư vấn và sự nghiệp- hướng dẫn) cũng là những mối quan hệ vụ lợi. Với lập luận của chúng tôi là người Mỹ trải nghiệm nhiều căng thẳng hơn trong việc hòa trộn những mối quan tâm có tính vụ lợi và tình cảm xã hội hơn, việc điều chỉnh những tác động tương tác quốc gia có thể xảy ra bắt nguồn từ những ràng buộc này là cần thiết.

Những kết quả chỉ ra rằng một tương tác quan trọng quốc gia * lệ thuộc kinh tế (b = - 18; p<0,01). Hệ số âm chỉ ra rằng những nhà quản lý Trung Quốc có xu hướng, đối với những người mà họ phụ thuộc vào nguồn lực kinh tế, họ niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính hơn so với các nhà quản lý người Mỹ. Những phân tích độc lập đối với mỗi mẫu quốc gia chỉ ra rằng ràng buộc phụ thuộc kinh tế có mối quan hệ dương với niềm tin dựa trên cơ sở tình cảm đối với các nhà quản lý Trung Quốc (b= 0,09; p<0,01) nhưng có mối quan hệ âm đối với niềm tin dựa trên cơ sở tình cảm của các nhà quản lý Mỹ5 (b=-0,13; p<0,01). Mô hình tương tác này được biểu thị trong Bảng 1. Nhìn chung, Giả thuyết 2a được củng cố. CŨng có một tương tác lớn của quốc gia * ràng buộc tình bạn (b= 0,49; p<0,01). Hệ số dương chỉ ra rằng ràng buộc tình bạn gắn liền với niềm tin cảm tính ở người Mỹ (b=0,88;p<0,01) hơn so với ở người Trung Quốc (b=0,45; p<0,01), củng cố Giả thuyết 2b. Dạng tương tác này được biểu thị trong bảng 2.

Nhằm đánh giá tác động tương tác của quốc gia * độ gắn kết của alter lên niềm tin dựa trên cơ sở lý tính (giả thuyết 3), chúng tôi gắn liền 2 mô hình (mô hình 7 và 8 trong bảng 2) trong đó niềm tin dựa trên cơ sở lý tính là biến

Page 26: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

phụ thuộc. Chúng tôi cũng gắn liền một mô hình với điều kiện tương tác giữa một quốc gia * độ gắn kết của alter lên niềm tin cảm tính. (mô hình 4). Chúng tôi đưa ra mô hình 4 và 7 nhằm hoàn thiện, mặc dù chúng tôi không có bất kỳ giả thuyết nào có thể được đánh giá từ những mô hình này. Mô hình 8 được quan tâm đặc biệt, do nó trực tiếp kiểm chứng Giả thuyết 3. Những kết quả của Mô hình 8 đưa rat ham số âm lơn đối với hàm tương tác của quốc gia * độ gắn kết của alter (b=-0,36; p<0,01). Phân tích độc lập đối với mỗi mẫu của quốc gia chỉ ra rằng liệu độ gắn kết của alter có làm tăng niềm tin dựa trên cơ sở lý tính một cách mạnh mẽ đối với các nhà quản lý Trung Quốc (b= 0,28, p<0,01), không có hiệu ứng đó đối với các nhà quản lý Mỹ (b=-0,08, p=0,38). Dạng thức tương tác này được miêu tả bằng đồ thị trong Bảng 3. Do đó, Giả thuyết 3 được củng cố.

Niề

m ti

n lý

tính

Thấp Cao Mức gắn kết

Bảng 3: Các tác động của tương tác quốc gia* mức gắn kết lên niềm tin dựa trên cơ sở lý tính. Chú ý: embededness thấp hoặc cao đại diện cho bớt đi hoặc tăng thêm độ lệch chuẩn từ số trung bình.

Các phân tích bổ sung

Chúng ta đã lập luận rằng những khác biệt trong cấu trúc xã hội của niềm tin ở các mạng lưới nghề nghiệp tại Trung Quốc và Mỹ phản ánh chủ nghĩa tập thể gia đình, một khía cạnh của các quy chuẩn gia đình đối với hoàn

Page 27: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

cảnh kinh doanh. Mặc dù chúng ta không thấy ưu tiên (priori), chúng ta cần kiểm tra lại việc diễn giải cách thức điều này diễn ra. Các nhà quản lý Trung Quốc có thể thật sự có nhiều họ hàng hơn trong mạng lưới nghề nghiệp của họ (Chow&Ng, 2004; Ng& Chow, 2005; Peng, 2004), và do đó các mô hình tương tự gia đình trong các kết quả của chúng tôi có thể bị điều chỉnh bởi các mô hìn tương tác với các thành viên thực sự trong gia đình. Với khả năng này, thật thú vị khi nghiên cứu liệu những kết quả này đến từ việc mang họ hàng vào trong việc kinh doanh của một người, hay từ việc áp dụng các quy phạm tương tác tương tự gia đình vào các đối tác kinh doanh không phải là họ hàng.

Việc khám phá điều này sẽ cần một chỉ số về các ràng buộc họ hàng giữa ego và alter. Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi không trả lời một cách trực tiếp về quan hệ họ hàng, chúng tôi có thể suy diễn nó từ một điều gì đó chúng tôi thực sự biết- độ tuổi tương ứng của ego và alter khi họ gặp nhau lần đầu. Cụ thể, chúng tôi tính toán tuổi của ego khi anh/cô ta gặp alter lần đầu tiên bằng cách lấy tuổi của eo trừ đi số năm họ quen nhau. Tương tự, chúng tôi tính toán tuổi của alter khi anh/cô ta gặp ego lần đầu tiên bằng cách lấy tuổi của alter trừ đi số năm họ quen nhau. Sau đó, chúng tôi tạo ra 2 loại ràng buộc kiểu họ hàng6:

(1) Các ràng buộc kiểu họ hàng đối với người có địa vị ngang hàng (được đánh mã “1” nếu cả ego và alter đề dưới độ tuổi 21 khi họ gặp lần đầu7, “0” nếu ngược lại). Các ví dụ của alter trong những mối quan hệ đó bao gồm anh chị em ruột, anh chị em họ, bạn lâu năm và hàng xóm cùng tuổi.

(2) Các ràng buộc kiểu họ hàng đối với các số liệu về giáo viên (được đánh mã “1” nếu ego gặp alter lần đầu khi anh/cô ta dưới 21 tuổi và alter lớn hơn ego ít nhất 10 tuổi; “0” nếu ngược lại). Các ví dụ của alter trong mối quan hệ này bao gồm: cha mẹ, giáo viên, cô chú, và họ hàng lớn tuổi.

Sau đó chúng tôi phân tích liệu các mối quan hệ kiểu họ hàng này phổ biến hơn ở Trung Quốc hay ở Mỹ, và có xu hướng tắn liền với các đặc điểm khác của mạng lưới alter và ego không. Bảng 3 chỉ ra hồi quy probit (đáng tin cậy) của khả năng một alter biết trước là giáo viên có quan hệ kiểu họ hàng

Page 28: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

hoặc người có địa vị ngang hàng có quan hệ kiểu họ hàng. Chúng tôi tổ chức việc bàn thảo về các kết quả8 xung quanh một vài câu hỏi chủ chốt.

Liệu các tỷ lệ họ hàng trong các mạng lưới nghề nghiệp có khác nhau giữa các nều văn hóa không? Chúng tôi nhận ra những nhà quản lý Trung Quốc chỉ ra các ràng buộc kiểu họ hàng liên quan tới người có địa vị ngang hàng (b=-0,69; p<0,01) và các số liệu giáo viên (b=-0,70, p<0,01) nhiều hơn so với các nhà quản lý Mỹ. Trung bình, 6,2% các ràng buộc mạng lưới của Trung Quốc có các mối quan hệ kiểu họ hàng liên quan tới số liệu của một giáo viên, trong khi đó chỉ 3,8% các ràng buộc mạng lưới của Trung Quốc bao gồm những mối quan hệ kiểu họ hàng bao gồm những mối quan hệ này (sự khác biệt là lớn với t=4,42; p<0,01). Trong các ràng buộc mạng lưới Trung Quốc, 10,5% có các mối quan hệ ngang hàng kiểu họ hàng, trong khi đó 6% các ràng buộc mạng lưới Mỹ bao gồm các mối quan hệ ngang hàng kiểu họ hàng (sự khác biệt là lớn, ở mức t=6,52; p<0,01). Do đó, có bằng chứng rằng Trung Quốc có nhiều ràng buộc kiểu họ hàng hơn trong các mạng lưới kinh doanh của họ.

Liệu các hệ số quan hệ họ hàng có khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ? Chúng tôi tìm thấy mối quan hệ dương giữa ràng buộc tình bạn và ràng buộc giáo viên có quan hệ kiểu họ hàng đối với các nhà quản lý Mỹ nhưng không tìm thấy đối với các nhà quản lý Trung Quốc (hiệu ứng tương tác: b= 0,28; p<0,05). Người Trung Quốc ít có xu hướng coi các số liệu về giáo viên như bạn bè hơn người Mỹ. Các ràng buộc với những người ngang hàng có quan hệ kiểu họ hàng, mặt khác, có xu hướng gắn liền với các ràng buộc tình bạn ở cả các mẫu Trung Quốc và Mỹ (hiệu ứng chính: b= 0,32; p<0,01). Tuy nhiên mối quan hệ này ở Mỹ vẫn mạnh hơn so với ở người Trung Quốc (hiệu ứng tương tác: b=0,30, p<0,01). Nói cách khác, mối liện hệ kiểu họ hàng liên quan tới những người ngang hàng độc lập hơn với tình bại trong nền văn hóa Trung Quốc so với nền văn hóa Mỹ. Những kết quả này là bằng chứng trực tiếp cho lập luận của chúng tôi rằng nhóm tình bạn ít chứa đựng mối quan hệ bền chặt và do đó ít có xu hướng thiên về niềm tin dựa vào cảm tính hơn tại Trung Quốc so với Mỹ.

Page 29: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Các alter cung cấp cho ego các nguồn lực kinh tế có xu hướng là giáo viên có quan hệ kiểu họ hàng hơn ở các nhà quản lý Mỹ (b=0,61; p<0,01) so với các nhà quản lý Trung Quốc (b=0,14; p=0,20) (hiệu ứng tương tác: b= 0, 44; p<0,01). Hơn thế, các alter cung cấp các nguồn lược dường như có xu hướng người ngang hàng có quan hệ kiểu họ hàng hơn ở người Mỹ (b=0,19; p= 0,16) nhưng ít xu hướng là người ngang hàng có quan hệ kiểu họ hàng đối với người Trung Quốc (b=-0,19; p<0,05) (hiệu ứng tương tácL b=0,55; p<0,01). Mặc dù chúng ta kỳ vọng các nhà quản lý Trung Quốc nhận được các nguồn lực kinh tế từ họ hàng, xét trong xu hướng của họ gắn liền các mối quan tâm kinh tế với các mối quan tâm tình cảm, chúng ta không thấy bằng chứng trực tiếp cho việc đó. Một lý giả là các alter kiểu họ hàng thuộc thế hệ này của các nhà quản lý Trung quốc ít giàu có hơn so với các nhà quản lý Mỹ, và do đó, ít có xu hướng cung cấp hỗ trợ tài chính.

Page 30: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Bảng 3: Phân tích bổ sung: phán đoán khả năng cao nhất có thể xảy ra đối với những ràng buộc kiểu gia đình

Biến độc lập

Chặn Các biến chính Quốc gia* Niềm tin lý tính Niềm tin cảm tính Ràng buộc phụ thuộc kinh tế Ràng buộc tình bạn Ràng buộc lời khuyên trong cv Ràng buộc hướng nghiệp Mức độ gắn bó của Alter

Quốc gia chính qua các tương tác ràng buộc Quốc gia* phụ thuộc kinh tế Quốc gia* ràng buộc tình bạn Quốc gia* ràng buộc lời khuyên công việc Quốc gia* ràng buộc hướng nhiệp Các biến điều chỉnh Quy mô mạng lưới Ego là nam Độ thường xuyên của tương tác Alter khác tổ chức ego Alter cùng đơn vị ego Alter vị trí cao hơn ego Alter vị trí thấp hơn ego Khác biệt giới giữa ego và alter Khác biệt chủng tộc giữa ego và alter Số lượng quan sát theo cặp Mô hình R2

Ràng buộc ngang hàng kiểu gia đình

Ràng buộc giáo viên kiểu gia đình

Lưu ý: những hệ số được đưa ra ở trên chưa được chuẩn hóa. Các lỗi chuẩn được chỉ ra trong ngoặc đơn. Mỹ được đánh mã 1; Trung Quốc được đánh mã 0

Page 31: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Liệu các nền kinh tế có khác nhau khi quan hệ họ hàng bị loại trừ ra khỏi mô hình? Chúng tôi tái phân tích mô hình của mình sử dụng những mô hình hồi quy cũ nhưng loại bỏ tất cả các ràng buộc kiểu họ hàng (khoảng 16,7% ràng buộc của toàn bộ mạng lới Trung Quốc và 9,8% của mạng lưới Mỹ). Chúng tôi nhận ra rằng những hiệu quả được giả thuyết vẫn giữ nguyên. Điều này có nghĩa là những phát hiện của chúng tôi về những khác biệt trong cấu trúc xã hội về niềm tin ở Trung Quốc và Mỹ không chỉ đơn thuần gắn liền với việc các nhà quản lý Trung Quốc có nhiều alter kiểu quan hệ họ hàng hơn trong mạng lưới của họ. Thay vì đó, các nhà quản lý trung quốc áp dụng các dạng thức gia đình đối với người không phải họ hàng tại nơi họ làm việc.

THẢO LUẬN

Ở cả nền văn hóa Trung Quốc và Châu Âu, các doanh nhân đã coi mạng lưới xã hội của mình là tối quan trọng cho thành công trong kinh doanh. Tuy nhiên các mói quan hệ kinh doanh trong những nền văn hóa này không nhất thiết phải phát triển theo hướng giống nhau. Nghiên cứu gàn đây đã sử dụng những phương pháp phân tích mạng lưới xã hội nhằm nghiên cứu về niềm tin như một khía cạnh khác biệt giữa mạng lưới ở Trung Quốc và Phương tây. Chúng tôi nhận thấy rằng cơ cấu xã hội về niềm tin tại các mạng lưới nghề nghiệp ở Trung Quốc khác so với ở Mỹ theo hướng thống nhất hơn với những quan điểm về chủ nghĩa tập thể gia đình và những quan sát về hành vi thiết lập mạng lưới. Cụ thể, các niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính và lý tính có xu hướng gắn bó hơn trong các mối quan hệ mạng lưới doanh nhân ở Trung Quốc so với ở Mỹ. Trong khi đó, các nhà quản lý Trung quốc tin tưởng dựa trên cơ sở cảm tính nhiều hơn đối với những người họ phụ thuộc về mặt tài chính, các nhà quản lý Mỹ ít óc niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính hơn đối với những đối tượng này. Đồng thời, các nhà quản lý Mỹ có xu hướng có niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính bắt nguồn từ ràng buộc tình bạn hơn so với người Trung Quốc. Cuối cùng, tính ràng buộc dường như hoạt động độc lập đối với người Trung Quốc hơn so với người Mỹ theo cách nó làm tăng niềm tin dựa trên cơ sở lý tính đối với các nhà quản lý Trung Quốc, nhưng không làm tăng đối với các nhà quản lý Mỹ.

Page 32: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Ý nghĩa về mặt lý thuyết

Nghiên cứu của chúng tôi có rất nhiều ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trước hết, vị trí xã hội của các niềm tin cảm tính dường như khác nhau giữa các mạng lưới Trung Quốc và Mỹ. Cụ thể, niềm tin cảm tính có xu hướng gắn bó với các niềm tin dựa trên cơ sở lý tính ở các mạng lưới Trung Quốc hơn so với các mạng lưới Mỹ. Kết quả này thống nhất với những phát hiện của Sanchez-Burks, Lee, Choi, Nisbett, Zhao, và Koo’s (2003) về việc người Trung Quốc có xu hướng trộn lẫn các mói quan tâm tình cảm- xã hội với những mối quan tâm vụ lợi trong tương tác tại nơi làm việc. Hơn thế, trong các mạng lưới nghề nghiệp của Trung Quốc, các niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính được thú đẩy nhiều hơn thông qua những ràng buộc về phụ thuộc kinh tế và ít hơn thông qua các ràng buộc tình bạn. Phát hiện này củng cố khái niệm rằng tương tác xã hội trong hoàn cảnh kinh doanh của Trung Quốc chịu ảnh hưởng của các quy chuẩn của chủ nghĩa tập thể gia đình, xét tới việc trong gia đình Trung Quốc, những trao đổi kinh tế và sự gần gũi về mặt tình cảm rất gắn bó với nhau.

Thứ hai, những ràng buộc không trực tiếp dường như đóng vai trò quan trọng hơn đối với các nhà quản lý Trung Quốc so với các nhà quản lý Mỹ. Một thành viên mạng lưới càng gắn kết với một mạng lưới, nhà quản lý Trung Quốc càng tin tưởng dựa trên cơ sở lý tính đối với anh/cô ta. Tuy nhiên, không có hiệu ứng đó ở các nhà quản lý Mỹ. Chúng tôi đã đưa ra 2 luận điểm liên quan về lý do cho việc này: luận điểm thứ nhất tập trung vào khía cạnh năng lực của niềm tin dựa trên cơ sở lý tính và lý do thứ hai dựa trên cơ sở độ tin cậy. Sẽ là một vấn đề thú vị cho những nghiên cứu sau này nhằm làm rõ liệu một trong 2 cơ chế này thực sự đang vận hành.

Ngược lại, đối với các nhà quản lý Mỹ, sự gắn kết nội tại giữa các thành viên trong mạng lưới giúp làm tăng niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính. CỤ thể, các kết quả trong Mô hình 4 (bảng 2) chỉ ra rằng một hiệu ứng tương tác lớn của quốc gia * độ gắn kết của alter lên niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính (b=0,39; p<0,01), với việc alter’s embededness có hiệu ứng dương đối với niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính đối với những nhà quản lý Mỹ (b=0,44’ p<0,01) nhưng không đối với các nhà quản lý Trung Quốc (b=0,06; p= 0,36).

Page 33: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Kết quả đối với các nhà quản lý Mỹ phù hợp với nghiên cứu gần đây với phát hiện embeddedness của alter làm tăng nhận thức của ego về tư cách thành viên nhóm chung đối với anh/cô ta, do đó tăng cường niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính (Chua và các cộng sự, 2008). Tuy nhiên, ngược với những kỳ vọng của chúng tôi, chúng tôi không thấy hiệu ứng tương tự đối với các nhà quản lý Trung Quốc. Có lẽ đây là hiệu ứng nhỏ của độ gắn kết, nhưng đã bị nhấn chìm bởi các nhân tố các của niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính trong nền văn hóa Trung Quốc- hoặc có lẽ độ gắn kết không có tác động lên niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính đối với người Trung Quốc. Đây là vấn đề thú vị cho nghiên cứu sau này. Dù sao, các kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng các nhà quản lý người Mỹ đã đặt niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính trong một nhóm bạn “gốc” liên hệ chặt với nhau và không đạt trong phần còn lại của mạng lưới của họ, trong khi đối với các nhà quản lý người Trung Quốc, niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính có xu hướng phân phối đều hơn trên khắp mạng lưới.

Tổng hợp lại, những phát hiện của chúng tôi chỉ ra với giới quan sát rằng những mối quan hệ cá nhân tiếp tụ đóng vai trò chủ đạo trong các mối quan hệ kinh doanh của người Trung Quốc đương đại. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi không giải quyết vấn đề liệu điều này có bắt nguồn từ hệ thống pháp lý thiếu tính tin cậy của Trung Quốc không (Guthrie, 1998; Rao, Pearce, &Xin, 2005; Xin &Pearce, 1996) hay bắt nguồn từ các quy chuẩn và giá trị văn hóa truyền thống. Ví dụ, Rao và các cộng sự (2005) lập luận rằng khi một môi trường kinh doanh thiếu nền tảng của các cơ quan pháp lý mạnh, niềm tin lẫn nhau đóng vai trò quan trọng trong việc quy định hành vi trong giao dịch kinh doanh. Tuy nhiên một cơ cấu điều hành mạnh không loại trừ nhu cầu tin tưởng. Ví dụ, người ta đã quan sát được rằng, kể cả khi Trung Quốc cải thiện cơ sở hạ tầng pháp lý của nó, dường như không có sự sút giảm về vai trò của mối quan hệ cá nhân (Tsui, Farh, &Xin, 2004). Số liệu về Trung Quốc của chúng tôi được thu thập chủ yếu tại các thành phố phát triển nhất của Trung Quốc, như Thượng Hải và Bắc Kinh, nơi cơ sở hạ tầng về pháp lý tương đối mạnh: do đó những kết quả của chúng tôi phù hợp với quan điểm rằng những quy chuẩn văn hóa về các mối quan hệ trơ nên functionally autonomous (tự trị về mặt chức năng), vượt khỏi các điều kiện kinh tế trước đây khiến chúng có thể thích nghi được. Tuy nhiên chúng ta không thể loại trừ

Page 34: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

khả năng chúng có thể bắt nguồn từ những quy chuẩn được phát triển nhằm phản ứng lại với việc quản lý và thể chế yếu kém vẫn còn đang tồn tại.9

Ý nghĩa thực tiễn

Hai ý nghĩa thực tiễn chủ chốt có thể được rút ra từ nghiên cứu của chúng tôi. Đầu tiên, do quy chuẩn của chủ nghĩa tập thể gia đình đã ăn sâu vào trong xã hội Trung Quốc, các mối quan hệ tình cảm- xã hội thường không tách biệt hoàn toàn với các mối quan hệ thực dụng. Do đó, việc đạt được những mục tiêu thực dụng thôgn qua các mối quan hệ cá nhân vừa không phổ biến vừa không phù hợp. Ngược lại, các mối quan hệ bắt đầu một cách hoàn toàn thực dụng và những sự trao đổi có xu hướng công vụ có thể nhanh chóng bị bao phủ bởi các nhân tố tình cảm. Hiểu khía cạnh này của hành vi của mạng lưới trung quốc có thể làm giảm shock văn hóa và sự thất vọng đối với những doanh nhân kinh doanh tại Trung Quốc, VÍ dụ, các tập quan (những mối quan tâm cá nhân được chuyển thành các quyết định kinh doanh) có thể được coi là tham nhũng trong con mắt của người Phương Tây có thể không đúng trong con mắt của người Trung Quốc. Khả năng hiểu và xử lý những khác biệt văn hóa đóng vai trò sống còn đối với thành công trong kinh doanh tại Trung Quốc.

Thứ hai, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, trong một môi trường kinh doanh Trung Quốc, mức độ gắn kết vào một mạng lưới làm rõ thông tin liên quan tới các khía cạnh thực dụng của sự tin tưởng. Một người càng gắn liền với mạng lưới nghề nghiệp của quản lý trọng tâm, nhà quản lý này càng có xu hướng tin tưởng rằng anh/cô ta đáng tin cậy và có khả năng làm việc. Dạng niềm tin này đặc biệt quan trọng khi nó hỗ trợ hợp tác và củng cố hiệu suất trong giao dịch kinh doanh. Do đó, khi khai thác các quan hệ kinh doanh tại Trung Quốc, một nhà quản lý có thể muốn biết càng nhiều người trong mạng lưới của đối tác Trung Quốc càng tốt. Nói cách khác, sẽ là không đủ nếu chỉ tương tác với một người mà bạn muốn kinh doanh cùng. Một người cũng cần phải làm quen với những người khác trong mạng lưới của đối tác, do việc này có thể nâng cao tính tin cậy của họ trong mắt đối tác.

Những hạn chế

Page 35: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Một vấn đề rõ ràng trong nghiên cứu liên ngành là quyết định phương hướng của quan hệ nhân quả. Vấn đề này gắn liền hơn với Giả thuyết 2a và 2b hơn so với Giả thuyết 1 và 3. Đối với giả thuyết 1, cả biến độc lập và lệ thuộc đều là các loại niềm tin khác nhau, và giả thuyết của chúng tôi quan tâm tới tính gắn bó của hai loại niềm tin này hơn là mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Với giả thuyết 3, cấu trúc mạng lưới bao trùm alter có xu hướng là một nguyên nhân hơn là kết quả của niềm tin của ego vào alter, bởi vì nó phụ thuộc vào các mối quan hệ của người khác với các alter, và không nằm trong tầm kiểm soát của ego. Ngược lại, đối với giả thuyết 2a và 2b chúng ta không thể chắc liệu sự xuất hiện của phụ thuộc tài chính và các ràng buộc tình bạn có điều chỉnh mức độ niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính hay theo các cách khác. Mối quan hệ nhân quả có thể là hai chiều: ví dụ, các nhà quản lý có xu hướng tìm kiếm tình bạn từ những người học tin tưởng dựa trên tình cảm, điều này sau đó lại củng cố hơn nữa niềm tin đó. Tuy nhiên chúng ta không cần quan tâm đặc biệt đến khả năng về mộ tmối quan hệ nhân quả phức tạp tức các nhân tố liên quan với nhau như tình bạn và những vàng buộc do phụ thuộc kinh tế và niềm tin. Lý do là mối quan tâm hàng đầu trong nghiên cứu là nhằm hiểu các tác động hạn chế của văn hóa quốc gia lên các mối quan hệ giữa niềm tin và các loại ràng buộc, hơn là bản thân các mối quan hệ này. Tóm lại, mặc dù hướng phát triển của quan hệ nhân quả là một vấn đề cần xem xét một cách cẩn thận, việc quyết định hướng đi của quan hệ nhân quả không phải là tối quan trọng nhằm trả lời những vấn đề nghiên cứu về những khác biệt vặ hóa trong cấu trúc xã hội niềm tin.

Định hướng nghiên cứu trong tương lai

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã nghiên cứu niềm tin chỉ như một khía cạnh khác biệt giữa các mạng lưới Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước về guanxi đưa ra những khía cạnh quan trọng khác như sự có đi có lại, nghĩa vụ và sự hàm ơn giữa các nhân tố mạng lưới (Farh, Tsui, Xin, & Cheng, 1998; Tsui & Farh, 1997). Ví dụ, guanxi không chỉ dẫn tới việc tăng niềm tin và khả năng tiếp cận tới những nguồn lực có giá trị; nó còn liên quan tới trách nhiệm. Khi sử dụng các mối liên hệ các nhân của một

Page 36: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

người nhằm đặt được một số kết quả mang tính vụ lợi, một người ngay lập tức sẽ phát sinh nghĩa vụ nhằm đền đáp khi nhu cầu xuất hiện. Nghiên cứu tiếp theo sẽ xem xét tác động của các ràng buộc mạng lới và các đặc tính cấu trúc của nghĩa vụ giữa các các nhân và sự hàm ơn được ghi nhận với các thành viên trong mạng lưới.

Nghiên cứu trong tương lai cũng sẽ điều tra sâu hơn về vai trò của các mối ràng buộc gián tiếp trong các mạng lưới Trugn Quốc. Mặc dù các học giả đã giả thuyết về việc người Trung Quốc đạt được những mục tiêu vụ loiwj thông qua các mối quan hệ gián tiếp (ví dụ, ho, 1976, 1998), vẫn chưa có nhiều công trình tiên nghiệm có hệ thống xem xét một cách trực tiếp hiện tượng này. Một số vấn đề hấp dẫn bao gồm những vấn đề sau. Làm thế nào một người biết về các mối quan hệ mạng lưới hoặc không mại lới của các thành viên của một mạng lưới (Janicik&Larrick, 2005)? Liệu có một vại loại giản đồ của mạng xã hội liên quan đến nó? Có những khác biệt văn hóa trong cách thức những giản đồ đó được lên công thức và sử dụng không?

Cuối cùng, sẽ rất thú vị và quan trọng khi nghiên cứu liệu việc áp dụng từng bước các thói quen quản lý của phương Tây vào Trung Quốc có làm thay đổi các mối quan hệ các nhân được sử dụng trong bối cảnh kinh doanh. Ví dụ. Chen, Chen và Xin (2004) đã phát hiện rằng những người làm công Trung Quốc từ chối một số kiểu lợi ích như chức năng của các mối liên hệ. Đặc biệt, những người làm công có niềm tin thấp hơn vào các nhà quản lí tạo điều kiện cho họ hàng hay hàng xóm nhưng lại tin tưởng nhiều hơn vào những người tạo điều kiện cho bạn thân hay bạn học cùng trường. Những nghiên cứu trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu này dưới góc độ nhận thức về sự công bằng hay tính phù hợp cucả việc sử dụng các mối ràng buộc nhằm quyết định những nhận thức nào là có thể thay đỏ và mối quan hệ nào đã ăn sâu vào trong con người.

Kết luận

Cả các học giả Trung Quốc và Phương tây đề đã chỉ ra rằng niềm tin làm một nhân tố quan trọng trong các mạng xã hội (ví dụ, Burt, 2005; Kao 1993; Yeung & Tung. 1996). Trong tài liệu này, chúng tôi sử dụng khía cạnh nhiềm tìn để tìm hiểu những khác biệt văn hóa giữa các mạng lưới nghề

Page 37: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

nghiệp Trung Quốc và Mỹ. Chúng tôi làm sáng tỏ hiện tượng hay được bàn luận rằng người Trung Quốc thích làm việc với những người có ràng buộc các nhân với họ với việc chỉ ra sự khác biệt trong cấu trúc xã hội của niềm tin cảm tính và niềm tin lý tính giữa các mạng lưới Trung Quốc và Mỹ. Những nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng những khá cạnh của mạng lưới xã hội trung quốc có thể được miêu tả theo cấu trúc phương Tây, và rằng các mạng lưới Trung Quốc và Mỹ thực sự khác biệt trong cách thức có thể áp dụng các nghiên cứu tiên nghiệm.

Lời cảm ơn

Chúng tôi cảm ơn Deparmental Editor, Giáo sư Kwok Leung và 3 reviewer ẩn danh với những bình luận sâu sắc và lời khuyên chỉnh lý của họ trong suốt quá trình xem xét bài viết. Chúng tôi cũng cảm ơn các thành viên của Phòng thí nghiệm Morris vì những bình luận và gợi ý đới với những phiên bản trước của tài liệu này.

Ghi chú 1 Trong các nghiên cứu trước về chủ nghĩa tập thể, những nhà nghiên

cứu đã phân biệt giữa chủ nghĩa tập thể nhóm và chủ nghĩa tập thể quan hệ (ví dụ Brewer& Chen, 2007). Chủ nghĩa tập thể nhóm hàm ý mức độ trong đó định hướng của con người đối với bản thân và người khác dựa trên cơ sở các mối quan hệ phi cá thể hóa với người khác vì tư cách thành viên chung trong một nhóm đại biểu. Ngược lại, chủ nghĩa tập thể quan hệ hàm ý mức độ định hướng của con người đối với bản thân và người khác dựa trên cơ sở các mối quan hệ cá thể hóa với những người gần gũi và các mối liên hệ mạng phát triển từ những mối quan hệ song phương cụ thể này. Chúng ta xem xét chủ nghĩa tập thể gia đình là một dạng của chủ nghĩa tập thể quan hệ do nó bắt nguồn từ những mối quan hệ có tính các nhân cao với các thành viên trong gia đình.

2 Chúng ta hiểu quy phạm là các quy phạm có tính miêu tả (như các tập quán thông thường) ngược lại với quy phạm mệnh lệnh (như điều một người phải làm)

Page 38: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

3 Chúng tôi cũng đã thu thập thông tin bổ sung trong một lớp MBA khác (N= 56) sử dụng đầy đủ các thước đo niềm tin theo McAllister (1995). Mục tiêu là minh họa rằng hai thước đo niềm tin gắn liền chặt chẽ với thước đo niềm tin đầy đủ. Với mẫu của Mỹ (N= 45), Alpha của Cronbach đối với các thước đo niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính và lý tính đầy đủ lần lượt là 0,89 và 0,96. Hai thước đo được sử dụng trong nghiên cứu hiện tại gắn liền với thước đo niềm tin đầy đủ: 0,94 với niềm tin lý tính (p<0.01) và 0.97 với niềm tin cảm tính (p<0,01). Tương tự, với mã Châu Á (N=11) Alpha của Cronbach với các thước đo niềm tin dựa trên cơ sở cảm tính và lý tính lần lượt là 0,91 và 0,97. Hai thước đo dựa trên cơ sở 2 đối tượng được sử dụng trong nghiên cứu hiện tại có tính thống nhất cao với các thước đo niềm tin đầy đủ: 0.96 đối với niềm tin lý tính (p<0,01) và 0,98 với niềm tin cảm tính (p<0,01). Chúng tôi tin rằng điều này sẽ đưa ra bằng chứng đáng thuyết phục hơn rằng các chỉ số dựa trên 2 đối tượng cũng cho ra kết quả tương tự khi tính toán mức độ niềm tin.

4 Phân tích đa cấp là cần thiết đối với kết luận số liệu đáng tin cậy khi các đơn vị quan sát được gắn liền với nhau. Trong trường hợp của chúng tôi, các chỉ số niềm tin được gắn liền trong các mạng lưới vì mỗi thành viên đã thông báo mức độ niềm tin của họ với các cá nhân khác nhau trong mạng lưới của anh ta/cô ta. Các phân tích nhân tố chứng thực đa cấp xử lý cấu trúc gắn kết của số liệu của chúng tôi thông qua việc cho phép điều tra cả trong và giữa các biến mạng lưới trong các chỉ số niềm tin được quan sát.

5 Mối liên hệ âm có nghĩa là người Mỹ không chỉ trải nghiệm sự căng thẳng trong việc trộn lẫn các mối quan hệ tình cảm với các mục tiêu kinh tế, mà còn trực tiếp làm giảm mức độ gần gũi tình cảm với những người mà các nguồn lực kinh tế của họ phải phụ thuộc. Có khả năng là một số loại hình phụ thuộc kinh tế (ví dụ nhận một hợp đồng hấp dẫn từ đối tác kinh doanh) có thể gắn liền với sự xa cách về tương tác cá nhân nhằm duy trì nhận thức về tính vô tư. Một vấn đề thú vị là liệu điều này bắt nguồn chủ yếu từ những quy phạm chủ quan hay liệu nó được điều chỉnh trong một số trường hợp bởi áp lực của các thể chế pháp lý Mỹ.

Page 39: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

6 Mặc dù phương pháp đưa ra những ràng buộc kiểu họ hàng không trực tiếp liên quan tới họ hàng huyết thống, họ hàng trên cơ sở gene không quan trọng bằng việc liệu họ có đóng các vai trò trong gia đình hay không. Trong văn hóa Trung Quốc, cá mối quan hệ được xác định từ khi 1 người còn trẻ và tiếp tục khi người đó trưởng thành và thường được miêu tả trong các thuật ngữ kiểu gia đình (ví dụ một giáo viên (thông thái), hay một người hàng xóm quan sát một người lớn lên). Do đó, phương pháp nắm bắt những mối quan hệ tương tự họ hàng không chỉ bao gồm những mối quan hệ huyết thống, mà còn những mối quan hệ quan trọng khác có các phẩm chất của quan hệ họ hàng.

7 Chúng tôi cũng tính toán các ràng buộc kiểu họ hàng thông qua việc sử dụng những độ tuổi được phân chia (15 và 18 tuổi) và thấy những kết quả giống nhau.

8 Chúng tôi lưu ý rằng những ràng buộc kiểu họ hàng có quan hệ dương với những niềm tin dựa cảm tính (quan hệ ngang hàng kiểu họ hàng: b= 0,24; p<1; quan hệ giáo viên kiểu họ hàng: b= 0,17, p<0,01) nhưng không phải là niềm tin lý tính (quan hệ ngang hàng kiểu họ hàng: b= -0,06; p<0,05; quan hệ giáo viên kiểu họ hàng: b= -0,04, p=0,44). Đồng thời, các alter kiểu họ hàng không có xu hướng thuộc khác chủng tộc khác nhau (quan hệ ngang hàng kiểu họ hàng: b=-0,41; p<0,01 ; quan hệ giáo viên kiểu họ hàng: b= -0,50 ; p<0,01). Những phát hiện này thống nhất với giả thuyết của chúng tôi rằng những biến này thể hiện họ hàng.

9 Nhằm tìm hiểu sâu hơn về khả năng những phát hiện của chúng tôi không chỉ đơn thuần là các nhân tố tổ chức, chúng tôi đã thực hiện phân tích bổ sung đối với số liệu của Mỹ bằng việc sử dụng những người tham gia Châu Á bị loại ra trong phân tích trước đó. Đặc biệt, chúng tôi thực hiện những nghiên cứu tương tự như trong nghiên cứu hiện tại của chúng tôi nhưng so sánh người Châu Á với những thành viên không đến từ Châu Á trong mẫu Mỹ. Chúng tôi thấy những xu hướng trong kết quả của chúng tôi phù hợp với giả thuyết. Cụ thể, 2 loại niềm tin dường như gắn liền với mẫu Châu Á hơn là các mạng lưới không phải Châu Á. Những tác động mà chúng tôi giả thuyết vể các ràng buộc phụ thuộc kinh tế, ràng buộc tình bạn và độ gắn kết, mặc dù không quan trọng do mẫu Châu Á là nhỏ (N=29), nhưng đều giống như được

Page 40: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

kỳ vọng. Những kết quả này chỉ ra rằng những phá hiện của chúng tôi có thể trên thực tế bị điều chỉnh bởi những khác biệt trong các quy chuẩn và giá trị văn hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bearman, P. 1997. Generalized exchange. American Journal of Sociology, 102(5): 1383–1415.

Bond, M. H., & Hwang, K. K. 1986. The social psychology of Chinese people. In M. H. Bond (Eds), The psychology of the Chinese people: 213–266. Hong Kong: Oxford University Press.

Brewer, M., & Chen, Y. 2007. Where (who) are collectives in collectivism? Toward conceptual clarification of individualism and collectivism. Psychological Review, 114(1): 133–151.

Burt, R. S. 2005. Brokerage and closure. New York: Oxford University Press.

Butler, J. K. 1991. Toward understanding and measuring conditions of trust: Evolution of a conditions of trust inventory. Journal of Management, 17(3): 643–663.

Chen, C., Chen, Y., & Xin, 2004. Guanxi practices and trust in management: A procedural justice perspective. Organization Science, 15(2): 200–209.

Chen, X. P., & Chen, C. C. 2004. On the intricacies of the Chinese guanxi: A process model of guanxi development. Asia Pacific Journal of Management, 21(3): 305–324.

Chow, I. H., & Ng, I. 2004. The characteristics of Chinese personal ties (guanxi): Evidence from Hong Kong. Organization Studies, 25(7): 1075–1093.

Chua, R. Y. J., Ingram, P., & Morris, M. 2008. From the head and the heart: Locating cognition- and affect-based trust in managers’ professional networks. Academy of Management Journal, 51(3): 436–452.

Coleman, J. 1990. Foundation of social theory. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Cook, J., & Wall, T. 1980. New work attitude measures of trust, organizational commitment and personal need nonfulfillment. Journal of Occupational Psychology, 53(1): 39–52.

Cross, R., & Sproull, L. 2004. More than an answer: Information relationships for actionable knowledge. Organization Science, 15(4): 446–462.

Page 41: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Drolet, A. L., & Morris, M. W. 2000. Rapport in conflict resolution: Accounting for how face-to-face contact fosters

mutual cooperation in mixed-motive conflicts. Journal of Experimental Social Psychology, 36(1): 26–50.

Farh, J., Tsui, A. S., Xin, K., & Cheng, B. 1998. The influence of relational demography and guanxi: The Chinese case. Organization Science, 9(4): 471–488.

Flynn, F. J. 2005. Identity orientations and forms of social exchange in organizations. Academy of Management Review, 30(4): 737–750.

Granovetter, M. 1973. The strength of weak ties. American Journal of Sociology, 78(6): 1360–1380.

Guthrie, D. 1998. The declining significance of guanxi in China’s economic transition. China Quarterly, 154(3): 254–282.

Hausman, J. 1978. Specification tests in econometrics. Econometrica, 46(6): 1251–1271.

Hausman, J., Hall, B. H., & Griliches, Z. 1984. Econometric models for count data with an application to the patents–R&D relationship. Econometrica, 52(4): 909–938.

Ho, D. Y. F. 1976. On the concept of face. American Journal of Sociology, 81(4): 867–884.

Ho, D. Y. F. 1998. Interpersonal relationships and relationship dominance: An analysis based on methodological relationism. Asian Journal of Social Psychology, 1(1): 1–16.

Hoffman, D., Griffin, M., & Gavin, M. 2000. The application of hierarchical linear modeling to organizational research. In K. Klein & S. Kozlowski (Eds), Multlilevel theory, research, and methods in organizations: 467–511. San Francisco, CA: Jossey Bass.

Hofstede, G. 1980. Culture’s consequences: International differences in work-related values. Beverly Hills, CA: Sage.

Hsu, F. L. K. 1953. Americans and Chinese: Two ways of life. New York: Abelard-Schuman.

Hsu, F. L. K. 1971. A hypothesis on kinship and culture. In F. L. K.

Hsu (Ed.), Kinship and culture: 3–30. Chicago: Aldine.

Page 42: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Hung, C. F. 2004. Cultural influence on relationship cultivation strategies: Multinational companies in China. Journal of Communication Management, 8(3): 264–281.

Ingram, P., & Roberts, P. W. 2000. Friendships among competitors in the Sydney hotel industry. The American Journal of Sociology, 106(2): 387–423.

Janicik, G. A., & Larrick, R. P. 2005. Social network schemas and the learning of incomplete networks. Journal of Personality and Social Psychology, 88(2): 348–364.

Kao, J. 1993. The worldwide web of Chinese business. Harvard Business Review, 71(2): 24–36.

King, A. Y. 1991. Kuan-hsi and network building: A sociological interpretation. Daedalus, 120(2): 63–84.

Klein, K. J., Dansereau, F., & Hall, R. J. 1994. Levels issues in theory development, data collection, and analysis. Academy of Management Review, 19(2): 195–229.

Kramer, R. M. 1999. Trust and distrust in organizations: Emerging perspectives, enduring questions. Annual Review of Psychology, 50: 569–598.

Lai, G. 1995. Work and family roles and psychological well-being in urban China. Journal of Health and Social Behavior, 36(1): 11–37.

Lang, O. 1946. Chinese family and society. New Haven, CT: Yale University Press.

Levin, D. Z., & Cross, R. 2004. The strength of weak ties you can trust: The mediating role of trust in effective knowledge transfer. Management Science, 50(11): 1477–1490.

Lewicki, R. J., & Bunker, B. B. 1996. Developing and maintaining trust in work relationships. In R. M. Kramer & T. R. Tyler (Eds), Trust in organizations: Frontiers of theory and research: 114–139. Thousand Oaks, CA: Sage.

Lewis, J. D., & Weigert, A. 1985. Trust as a social reality. Social

Forces, 63(4): 967–985.

Lin, N. 2001. Guanxi: A conceptual analysis. In A. So, N. Lin & D.

Poston (Eds), The Chinese triangle of mainland, Taiwan, and Hong Kong: Comparative institutional analysis: 153–166.

Page 43: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Westport, CT: Greenwood,.Markus, H. R., & Kitayama, S. 1991. Culture and the self: Implications for cognition, emotion, and motivation. Psychological Review, 98(2): 224–253.

Mayer, R. C., Davis, J. H., & Schoorman, F. D. 1995. An integrative model of organizational trust. Academy of Management Review, 20(3): 709–734.

McAllister, D. J. 1995. Affect- and cognition-based trust as foundations for interpersonal cooperation in organizations.

Academy of Management Journal, 38(1): 24–59.

Morris, M. W., Podolny, J., & Sullivan, B. 2008. Culture and coworker relations: Interpersonal patterns in American,

Trust in Chinese and American networks Roy Y J Chua et al 507 Journal of International Business Studies

Chinese, German, and Spanish divisions of a global retail bank. Organization Science, advance online publication 11 February. DOI: 10.1287/orsc.1070.0333.

Ng, I., & Chow, I. H. 2005. Does networking with colleagues matter in enhancing job performance? Asia Pacific Journal of Management, 22(4): 405–421.

Oyserman, D. 1993. The lens of personhood: Viewing the self and others in a multicultural society. Journal of Personality and Social Psychology, 65(5): 993–1009.

Oyserman, D., & Markus, H. R. 1993. The sociocultural self. In J. Suls (Ed.), The self in social perspective: 187–220. Hillsdale, NJ:Erlbaum.

Pearce, J. L., & Robinson, R. B. 2000. Cultivating guanxi as a foreign investor strategy. Business Horizon, 43(1): 31–38.

Peng, Y. 2004. Kinship networks and entrepreneurs in China’s transitional economy. The American Journal of Sociology, 109(5): 1045–1074.

Rao, A. K., Pearce, J. L., & Xin, K. 2005. Governments, reciprocal exchange, and trust among business associates. Journal of International Business Studies, 36(1): 104–118.

Redding, G., & Wong, G. Y. Y. 1986. The psychology of Chinese organizational behavior. In M. H. Bond (Ed.), The psychology of Chinese people: 267–295. Hong Kong: Oxford University Press.

Rempel, J. K., Holmes, J. G., & Zanna, M. D. 1985. Trust in close relationships. Journal of Personality and Social Psychology, 49(1): 95–112.

Sahlins, M. D. 1972. Stone age economics. Chicago: Aldine- Atherton.

Page 44: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Sanchez-Burks, J. 2002. Protestant relational ideology and (in)attention to relational cues in work settings. Journal of

Personality and Social Psychology, 83(4): 919–929.

Sanchez-Burks, J., Lee, F., Choi, I., Nisbett, R. E., Zhao, S., & Koo, J. 2003. Conversing across cultures: East–West communication styles in work and nonwork contexts. Journal of Personality and Social Psychology, 85(2): 363–372.

Silver, A. 1990. Friendship in commercial society: Eighteenthcentury social theory and modern sociology. American Journal of Sociology, 95(6): 1474–1504.

Tong, C. K., & Yong, P. K. 1998. Guanxi bases, Xinyong, and Chinese business networks. The British Journal of Sociology, 49(1): 75–96.

Triandis, H. C. 1995. Individualism and collectivism. Boulder, CO: Westview Press.

Triandis, H. C. 2001. Individualism–collectivism and personality. Journal of Personality, 69(6): 907–924.

Trompenaars, A. 1994. Riding the waves of culture: Understanding diversity in global business. Burr Ridge, IL: Irwin.

Tsui, A., & Farh, J. L. 1997. Where guanxi matters: Relational demography and guanxi in the Chinese context. Work

Occupation, 24(1): 56–79.

Tsui, A., Farh, L., & Xin, C. 2004. Particularistic ties and structural holes in Chinese managerial networks. Working paper, Arizona State University.

Vanhonacker, W. R. 2004. Guanxi networks in China: How to be the spider, not the fly. The China Business Review, May–June: 48–53.

Weber, M. 1904/1930. Protestant ethic and the spirit of capitalism. Winchester, MA: Allen & Unwin, Inc.

Wellman, B., Chen, W., & Dong, W. 2001. Networking guanxi. In T. Gold, D. Guthrie & D. Wank (Eds), Social networks in China: Institutions, culture, and the changing nature of guanxi: 221–241. Cambridge: Cambridge University Press.

Xiao, Z., & Tsui, A. S. 2007. When brokers may not work: The cultural contingency of social capital in Chinese high-tech firms. Administrative Science Quarterly, 52(1): 1–31.

Page 45: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

Xin, K. R., & Pearce, J. L. 1996. Guanxi: Connections as substitutes for formal institutional support. Academy of Management Journal, 39(6): 1641–1658.

Yang, C. F. 1988. Familialism and development: An examination of the role of family in contemporary China mainland, Hong Kong, and Taiwan. In D. Sinha & H. S. R. Kao (Eds), Social values and development: Asian perspectives: 93–123. Thousand Oaks, CA: Sage.

Yang, H., Van de Vliert, E., & Shi, K. 2005. Siding in a workplace dispute in China: The impact of legitimacy, sanction, and guanxi. International Journal of Cross Cultural Management, 5(3): 329–347.

Yang, K. S. 1992. Chinese social orientation: From the social interaction perspective. In K. S. Yang & A. B. Yu (Eds), Chinese psychology and behavior: 87–142. Taipei, Taiwan: Laurel.

Yang, K. S. 1998. Familization, pan-familism, and organization management. In B.-S. Cheng, K.-L. Huang & C.-C. Kuo (Eds), The management in Taiwan and China, Vol. 4: Chinese legacies

and management in Taiwan and China: 19–60. Taipei, Taiwan: Yuan-Liou Publishing.

Yang, M. M. 1994. Gifts, favors, and banquets: The art of social relationships in China. Ithaca, NY: Cornell University Press.

Yeung, I. Y. M., & Tung, R. L. 1996. Achieving business success in Confucian societies: The importance of guanxi (connections). Organizational Dynamics, 25(2): 54–65.

Zelizer, V. A. 2005. The purchase of intimacy. Princeton, NJ: Princeton University Press.

Zucker, L. G. 1986. Production of trust: Institutional sources of economic structure. In B. M. Staw & L. L. Cummings (Eds), Research in organizational behavior, vol. 8: 53–111. Greenwich, CT: JAI Press.

VỀ TÁC GIẢ

Roy Chua là phó giáo sư tại Havard Bussiness School. Lĩnh vực nghiên cứu ưa thích của ông bao gồm niềm tin giữa các cá nhân, các mạng lưới xã hội, lựa chọn và sự sáng tạo. Luận văn (tiếng sỹ) của ông nghiên cứu cách thức những người trao cho người khác quyền tự trị và lựa chọn tại nơi làm

Page 46: Guanxi vs networking: Distinctive configurations of affect ...

việc được người khác nhìn nhận. Ông sinh ra ở Singapore và là một người Singapore. Email: [email protected].

Michael Morris là Chavkin-Chang Professor of

Leadership ở Columbia Business School và là một giáo sư tâm lý, đại học Columbia. Ông nghiên cứu tác động của văn hóa và nhận dạng đối với nhận thức và hành vi cũng như những khía cạnh khác của quá trình ra quyết định,và các mạng lưới xã hội. Michael đã nhận bằng Tiến sỹ tâm lý học ở Đại học Michigan. Ông sinh ra ở New York và là công dân Mỹ và Ireland. Email: [email protected]

Paul Ingram là Kravis Professor of Business tại trường Columbia Business School và là Giám đốc chương trình \Columbia Senior Executive Program. Ông nghiên cứu về các tác động quan trọng của mạng lưới đến các nhà quản lý, các công ty và các quốc gia. Paul đã nhân bằng Tiến sỹ Quản lý từ trường Đại học Cornell. Ông sinh ra ở Canada và là công dân Mỹ. email: [email protected]