Top Banner
Dotchuoinon.com Chuỗi bài 30.4.2015
116

Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40...

Jan 30, 2018

Download

Documents

truongdieu
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Dotchuoinon.com

Chuỗi bài 30.4.2015

Trần Đình Hoành biên tậpMục Lục

Page 2: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

0. Giới thiệu ………………………………………………………………..... 031. Nối vòng tay lớn (Trần Đình Hoành) ……………………………………..

04 2. Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt (Matta Xuân Lành) ……………………………….. 063. Suy tư qua 40 năm – Thinking over the span of 40 years (Trần Đình Hoành) 084. Thư cho bạn – Letter to My Friends (Chuck Searcy) ……………………. . 145. Ngày suy ngẫm của dân tộc (Chris Tran) …………………………………. 186. 30 tháng 4, 1975 (Trần Lê Túy Phượng) …………………………………. 247. Nhớ… (Minh Trang) ……………………………………………………… 368. Bữa rượu buồn tháng tư (Phạm Nga) ……………………………………… 409. Sau cuộc chiến (Vũ Ngọc Anh) …………………………………………… 4510. Anh em nhà Giao Chỉ (Nguyễn Khôi) …………………………………….. 4911. Cảm nghĩ ngày 30 tháng 4 (Phạm Thu Hương) …………………………… 5212. Nhớ về những năm tháng chiến tranh (Quang Nguyễn) ………………….. 5413. Một từ cho tháng tư (Trang Nguyen) ……………………………………… 5814. 40 năm trưởng thành (Matta Xuân Lành) …………………………………. 6015. Tháng tư đỏ / Tháng tư đen (Nguyễn Khôi) ………………………………. 6216. There is a hero – look inside your Mom (Đào Thu Hằng) ……………….. 6517. Chạy ngày giải phóng (Matta Xuân Lành) ……………………………….. 7018. Chuyện của Tư Cò (Quang Nguyễn) ……………………………………… 7419. Tình xưa… Tình xa… (HYH) …………………………………………….. 7620. Về lại Pleiku (Quang Nguyễn) ……………………………………………. 7821. Ngày giỗ của thầy giáo (Quang Nguyễn) ………………………………..… 8122. Giá trị của hòa bình (Lê Thùy Dung) …………………………………….. 8423. Một thời Địch / Ta (Nguyễn Khôi) ………………………………………. 8624. Hòa giải gì ? (Trần Đình Hoành) …………………………………………. 88

2

Page 3: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Giới thiệu

Chào các bạn,

eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm dứt. Các tác giả đã gửi bài đến theo lời mời viết bài như sau:

Ngày 30.4.2015 là ngày kỷ niệm 40 năm kết thúc Chiến tranh.

Các anh chị cựu chiến binh miền Bắc, cựu chiến binh miền Nam, cựu chiến binh Mỹ, thế hệ trẻ sau chiến tranh…, chắc hẳn nhiều anh chị mong muốn chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình về Ngày Lớn này.

Đọt chuối non mến mời các anh chị viết, và hỏi cha, mẹ hoặc chú bác để viết, dù họ có chiến đấu trong Chiến tranh hay không.

Các anh chị chỉ cần viết vài đoạn ngắn, từ 1 đến 3 trang, bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.

Anh chị có thể dùng tên thật hoặc bút danh. Nhưng anh chị phải cho biết về anh chị — đại thể như tuổi và nghề nghiệp — để người đọc có thể có chút hình dung về người đang kể.

Và dù anh chị viết điều gì, bài viết sẽ không có chỉnh sửa nội dung khi đăng. Nếu có chỉnh sửa, chỉ chỉnh sửa hình thức (form). Nội dung vẫn giữ nguyên.

Và eBook này là kết quả của lời mời đó.

Kết quả này khá tốt, vì trong 24 bài, dày 90 trang, chúng ta có bài từ cựu chiến binh Mỹ, các thế hệ chiến tranh của hai miền Nam bắc, và thế hệ hậu chiến. Các bài viết đều thẳng thắn và đầy tình cảm. Phần nhiều các bài nói đến ký ức chiến tranh, hoài niệm thuở trước, cũng như các thách thức về hòa hợp hòa giải dân tộc. Hệ quả của chiến tranh là sự chia rẽ giữa cờ vàng và cờ đỏ kéo dài cho đến ngày nay.

Một điều đáng mừng là thế hệ trẻ ngày nay nhờ Internet mà dần dần hiểu rõ lịch sử hơn. Nắm được lịch sử từ những góc cạnh khác nhau cho chúng ta có được cái nhìn toàn diện về lịch sử và dân tộc, để nhờ đó mà thực hiện đại đoàn kết dân tộc và phát triển đất nước.

Thành thật cảm ơn các tác giả và bạn đọc Dotchuoinon.com .

Washington DC, USA5.5.2015Trần Đình Hoành

3

Page 4: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Nối vòng tay lớn Trần Đình Hoành

Chào các bạn,

Nối Vòng Tay Lớn là bản nhạc kinh điển của Trịnh Công Sơn từ năm 1972.

Nhân ngày Thống Nhất đất nước 30/4, chúng ta hãy cùng nắm tay nhau hát lại, nghe lại, bản này.

Dưới đây mình có 3 clips của các ban nhạc rock Việt Nam rất sôi động và khí thế.

Mời các bạn.

Hoành

 Trình bày: các ban nhạc Rock Việt NamThực hiện năm 2007.

4

Page 5: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

SINGERS: Tuấn (The Light), Trần Lập (Bức Tường), Việt (Thủy Triều Đỏ), Thanh (Unlimited), Ygaria (Buratinox), Khanh (Microwave), Hà (Lazee Dolls), An (Sagometal), Minh (Final Stage), Châu (Prophecy).

Guitarists in shadows: Dz (Final Stage). Tùng, Thanh (The Light), Tuấn Anh (Thủy Triều Đỏ). Hà, Thắng (Buratinox).

Với sự góp mặt của nhóm rock fans XDRC (DHXD HN).

Nhạc nền phối khí bởi UNLIMITEDThu âm các ca sĩ: Viết Thanh (Hồ Chí Minh) & Phan Bảo (Hà Nội).Mixed & Mastered tại Viết Tân Studio.

https://youtu.be/nKcUxurCOrU

Trình bày: Nhiều rockers ViệtThực hiện 2012

Trong clip này hội tụ rất nhiều rockers, rockbands nổi tiếng của Việt Nam như: Trần Lập, The Light, Thủy Triều Đỏ, Unlimited, Microwave…

https://youtu.be/6VBc4Aiez2g

Trình bày: Thanh Niên CứngNăm 2014

https://youtu.be/Yy0bUbFkjv4

5

Page 6: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt

Matta Xuân Lành

Chào các bạn,

Ngày 30/ 4/ 2015 Kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước, mình giới thiệu các bạn Video Clip với ca khúc “Sàigòn Ơi Vĩnh Biệt” của nhạc sĩ Nam Lộc.

Những nỗi niềm nhớ thương về một Sài Gòn, đã làm cho tâm hồn nghệ sĩ của Nam Lộc có nhiều rung cảm để viết thành một trong những ca khúc tiêu biểu của những người bỏ xứ ra đi, nhưng luôn hẹn một ngày về. Nhạc phẩm Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt, ra đời vào đêm 12 tháng 11 năm 1975 trong một lúc tâm hồn ông cảm thấy chán chường với cuộc sống vô vị và tẻ nhạt, trong những ngày tháng đầu tiên trên xứ lạ để hướng tâm hồn về Sài Gòn. Nam Lộc đã hoàn tất ca khúc này trong vòng 45 phút.

Mời các bạn cùng nghe và xem lại một số hình ảnh Sàigòn trước năm 1975

Matta Xuân Lành

LỜI BÀI HÁT “SÀI GÒN ƠI VĨNH BIỆT”

TÁC GIẢ: NAM LỘC

Sài gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời

6

Page 7: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Sài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vờiGiờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôiNhững nụ cười nát trên môiNhững giọt lệ ôi sầu đắng.

Sài gòn ơi, nắng vẫn có còn vương trên đườngĐưòng ngày xưa, mưa có ướt ngập lối đường vềRồi mùa thu, lá còn đổ xuống công viênBóng gầy còn bước nghiêng nghiêngHay đã khóc thương cho người yêu

Tôi giờ như con thú hoang lạc đànTừng ngày qua, từng kiếp sống quên thời gianKiếp tha hương, lắm đau thương, lắm chua cayTôi gọi tên em mãi thôi.

Sài gòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở vềNgười tình ơi, tôi xin giữ trọn mãi lời thềDù thời gian, có là một thoáng đam mêPhố phường vạn ánh sao đêmNhưng tôi vẫn không bao giờ quên.

https://dotchuoinon.files.wordpress.com/2015/04/vc4a9nh-bie1bb87t-saigon-nge1bb8dc-lan-by-matta-xuc3a2n-lc3a0nh.wmv

7

Page 8: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Suy tư qua 40 năm – Thinking over the span of 40 years

Trần Đình Hoành(Vietnamese & English)

Suy tư qua 40 năm

Trong cả 40 năm, tôi luôn nhìn ngày 30 tháng 4 với nhiều xúc cảm lẫn lộn.

Đó là ngày chiến tranh chấm dứt. Chấm dứt hủy diệt và chết chóc, phi lý và điên rồ.

Lúc đó tôi đang học cao học tại Trường Luật và trường Quốc Gia Hành Chánh ở Sài Gòn. Trong thời gian đại học, tôi đã quá mệt mỏi với chiến tranh đến nỗi tôi ước ao mỗi ngày là chiến tranh chấm dứt dù bên nào thắng.

30 tháng tư đến như một giải tỏa nhanh chóng. Hòa bình rốt cuộc đã đến, cùng với một cảm giác tự hào quốc gia, vì đối với thế giới Việt nam đã thắng nước Mỹ (dù đối với chính chúng tôi, thì đó là anh em đánh nhau, chẳng có gì để tự hào). Phiền các bạn, tôi là bên thua cuộc, nhưng dù sao thì cũng tự hào với thế giới.

Thế giới nhìn lên Việt nam như là một nhà vô địch cho những dân tộc bị áp bức.

8

Page 9: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Đằng khác, lúc đó tôi đã biết miền Nam sẽ khốn khổ dưới sự thống trị Cộng sản. Người miền Nam, thoải mái và vui chơi, sẽ nằm dưới nắm tay sắt của một chế độ chỉ biết làm việc, làm việc, làm việc, và đánh nhau, đánh nhau, đánh nhau.

Vợ chồng tôi và con gái may mắn rời đất nước và cuối cùng đến Mỹ. Đó là một câu chuyện dài có thể làm thành phim, nhưng quá dài để viết ra đây.

Trong lúc đó, nhiều chuyện buồn từ Việt Nam nhanh chóng đi vòng trái đất: hợp tác xã ép buộc, vùng kinh tế mới, bắt buộc tái định cư, đánh tư sản mại bản, trại cải tạo mà thực ra là những trại tù lao động kiểu Staline, tổ chức hành chính của kẻ chiến thắng làm vua trên đầu dân miền Nam thua cuộc, hàng triệu người chạy trốn với mọi rủi ro trên biển, trại tị nạn khắp Đông Nam Á… Hỗn loạn và khốn khổ.

Tôi cố làm việc siêng năng và học hành siêng năng ở Mỹ, nhưng tâm trí tôi thường xuyên đau đớn, biết rằng dân tôi đang khốn khổ. Việt Nam tiều tụy dưới quản lý sai lầm – nghèo và đói, phân biệt ý thức hệ – giữa “gia đình cách mạng” và “gia đình ngụy”, chính sách không hòa giải – những trại cải tạo nổi tiếng dành cho những sĩ quan của miền Nam thua trận, và sự không tin tưởng đối với mọi tôn giáo.

***

Hơn một thập kỷ sau, vào khoảng cuối thập niên 1980, đổi mới đến. Đất nước chậm chạp và sợ hãi mở cửa ra cho thế giới.

Rồi đầu tư nước ngoài đổ vào, và xuất khẩu đi ra. Từ đầu thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu thay đổi với vận tốc hỏa tiễn Apollo.

Tôi tổ chức đủ loại hoạt động giáo dục để giúp Việt Nam.

Đời sống khá hơn. Và chụp giật tiền bạc cùng tham nhũng phát triển theo.

Cho đến ngày nay, sau gần 3 thập kỷ đổi mới, chụp giật tiền bạc và tham nhũng đã phát triển kinh khủng, và hệ thống đạo đức oằn oại dưới những sức nặng khiếp đảm. Ngày nay, tham nhũng trong toàn hệ thống công quyền thật là khủng khiếp. Trộm cướp hoành hành khắp mọi hóc hẻm của đất nước. Quan chức địa phương hành xử như những ông vua trong những vương quốc tí hon của họ.

Thực ra, vẫn có nhiều người tốt. Nhưng số người xấu trong hệ thống công quyền thì rất nhiều, quá nhiều so với một chính phủ tốt.

40 năm sau Thống nhất, Việt Nam đứng rất cao trên thế giới về tham nhũng, và gần đáy thế giới về sức cạnh tranh kinh tế.

Giáo dục khập khiễng. Y tế dưới chuẩn. Cơ sở hạ tầng yếu kém.

Không thể chối cãi được là nói chung thì đời sống ngày nay tốt hơn năm 1975 nhiều.

9

Page 10: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Nhưng chúng ta định điểm tiến bộ trong 40 năm qua thế nào?

3 triệu mạng người mất trong chiến tranh có đáng cho hiện trạng của đất nước hôm nay?

Tôi không chắc là tôi có thể trả lời những câu hỏi này chính xác.

***

Dù với những thông tin không mấy hấp dẫn này, chúng ta vẫn có một thế hệ đang lên của những trí thức rất giỏi.

Làm sao các bạn ấy có thể trỗi lên khỏi các khó khăn để đến đây, tôi không biết. Nhưng các bạn ấy có đây.

Có lẽ mạng Internet và toàn cầu hóa mang các bạn đến đây.

Các bạn thông minh, đầy kiến thức, yêu nước và tinh khiết, với một khao khát lớn đối với những kiến thức sâu sắc về đời sống và thế giới.

Vài bạn đến từ những gia đình quyền lực, nhiều bạn có gia đình cấp trung bình.

Các bạn là con của cuộc cách mạng tin học. Tôi đoán, nếu không có cuộc cách mạng tin học có lẽ chúng ta đã chẳng thấy các bạn.

Các bạn là điều tốt nhất mà Việt Nam có được trong vòng 40 năm nay.

Nhiều bạn đã vượt khoảng cách thế hệ để làm bạn của tôi (và tôi đã vượt khoảng cách thế hệ để làm bạn của các bạn), và các bạn làm tôi cảm thấy trẻ trung và đầy năng lượng.

Hơn hết, các bạn cho tôi hy vọng về một Việt Nam cường tráng và khỏe mạnh.

Tôi cần gì nữa? Thượng đế mang đến cho tôi bạn bè và hy vọng.

Tôi thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.

Vâng, tôi thấy ánh sáng.

Trần Đình Hoành26.4.2015Washingont DC, USA

o0o

Thinking over the span of 40 years

For 40 years, I have always looked at April 30 with mixed feelings.

10

Page 11: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

That was the day the war ended. The end of destruction and death, absurdity and insanity.

I was in the master programs at both Law School and National School of Administration in Saigon. Throughout the college years, I had been so sick of the war that every day I had wished it would stop regardless of who would win.

April 30 came as a quick relief. Peace finally arrived, along with a sense of national pride, since, for the world, that was Vietnam who beat the US (though for us, it was brother against brother, nothing to be proud about). Mind you, I was supposed to be on the losing side, but proud to the world nonetheless.

The world looked up to Vietnam as the champion for the oppressed.

On the other hand, I knew then the South would be miserable under the Communist rule. The Southerners, relaxed and playful, would be under the iron fist of a regime that knew only work, work, work and fight, fight, fight.

My wife, my daughter and I were lucky enough to be out of the country and ended up in the US. That was a long story worth making into a movie, but too long to tell here.

Meanwhile, sad stories from Vietnam quickly circled around the globe: forced agriculture cooperatives, new economic zones, force relocations, appropriation of private properties, re-education camps which were truly the gulags, the winner’s administration lording over the defeated southern population, millions of people fled risking their life at sea, refugee camps throuhout Southeast Asia… Chaotic and miserable.

I tried to work hard and study hard in the US, but my heart and mind were constantly in pain, knowing that my people were miserable. Vietnam languished under mismanagement – poverty and hunger, ideological discrimination – between the “revolutionary families” and “ngụy families”, a non-reconciliation policy – the famed re-education camps for military officers of the defeated South, and a distrust of all religions.

***

More than a decade later, toward the end of 1980s, renovation – đổi mới – came. The country slowly and fearfully opened itself to the world.

Soon foreign investments poured in, exports moved out. From the beginning of 1990s, the country started changing at the speed of Apollo.

I organized all kinds of education activities to help Vietnam.

Life got better. And money grabbing and corruption soared along.

Until now, almost three decades of renovation, money grabbing and corruption have grown exponentially, and the morality system has been under extreme stress. Today, corruption

11

Page 12: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

throughout the entire governing system is horrendous. Thieves and robbers inflict great havocs in every corner of the land. Local officials act like kings in their tiny kingdoms.

To be sure, there still are lots of good people around. But the bad people in the governing system are many more than a good government should have.

40 years after Unification, Vietnam is very high up in the world in term of corruption, and close to the bottom of the world in term of economic competitiveness.

Education is limping. Heath care is substandard. Infrastructure is inefficient.

It’s no denying that life in general is much better now than in 1975.

But how do we grade the 40-year progress?

Did the lives of three million Vietnamese who perished in the war merit the current state of the nation?

I am not sure I can answer these questions accurately.

***

Even with all the not-very-flattering news, there is a surprising up-and-coming generation of sharp intellectuals.

How they have risen from the all the difficulties to get here, I don’t know. But they are here.

Probably the Internet and the globalization help bring them here.

They are intelligent, knowledgeable, patriotic and pure, with a tremendous thirst for deep knowledge of life and the world.

Some of them are from powerful families, many of them are not.

They are the children of the IT revolution. I figure, without the IT revolution we might have not seen them at all.

They are the best thing that Vietnam has seen in forty years.

Many of them have crossed the generational gap to be my friends (and I have crossed the generation gap to be their friend), and they make me feel young and energetic.

Above all, they give me the hope of a strong and healthy Vietnam.

What else do I want? God brings to me friends and hope.

12

Page 13: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

I see the light at the end of the tunnel.

Yes, I see light.

Trần Đình HoànhApril 26, 2015Washington DC, USA

13

Page 14: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Thư cho bạn – Letter to My Friends

Chuck Searcy

Đài tưởng niệm cựu chiến binh trong chiến tranh Việt NamThe Mall

Washington DC

Bức thư này sẽ được đặt ở Bức Tường ghi danh những binh lính Mỹ đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, trong Lễ tưởng niệm ngày 25 tháng 5 năm 2015….

…Bức thư được đóng khung trong tưởng nhớ và tôn trọng dành cho hai người bạn của tôi, mà tên đã được khắc trên Bức tường tưởng niệm hoa cương đen này: Frederick Richard Ohler và Robert Randolph White, cả hai đã tử trận năm 1968 khi ba chúng tôi đang phục vụ trong quân đội Mỹ tại Việt nam. Tôi là người duy nhất sống sót để quay trở về.

Tôi muốn chia sẻ những suy tư này với tất cả những người sống sót, — những người đã chiến đấu trong một cuộc chiến không ai muốn, một cuộc chiến chẳng mấy người còn cố biện hộ; và những người đã chống đối và giúp kết thúc một chính sách bi thảm đã cướp đi sinh mạng của 58.000 thanh niên Mỹ, và hơn 3 triệu người Việt Nam. Nhiều người trong chúng ta đã chiến đấu trước đây và, sau đó, chống chiến tranh.

Rick và Bob, tôi nhớ Chiến dịch tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, khi tên các bạn được đưa vào danh sách binh lính đã hy sinh vào tháng 4. Tôi cũng nhớ ngày đấy 7 năm sau, tháng 4 năm 1975, khi chiến tranh kết thúc, lúc chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập. Trong một cơn

14

Page 15: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

lốc của những cảm xúc đối nghịch, ngày đó đối với tôi quả thực là một ngày không thể quên bởi một niềm hy vọng rất rõ đã trỗi lên từ sâu thẳm trong tôi: một niềm tự tin mới, không thể lung lay, nổi lên từ những buồn bã và mất mát đó, rằng nước Mỹ đã học được bài học, rằng chúng ta sẽ không bao giờ lặp lại một cuộc phiêu lưu tồi tệ như thế ở nước khác, không bao giờ nữa. Bài học đó đã được học, đối với tôi, giúp cho nỗi đau mất các bạn, và nỗi khổ của hàng triệu người khác, thành nhẹ hơn. Tôi nghĩ rằng điều này cũng đúng với những người sống sót khác.

Giờ đây, khi tên của các bạn và tấm đá đen bóng loáng phản ánh đến chúng tôi, những người sống sót — một dòng liên tục của gia đình, bạn bè, những người khách đồng cảm chia sẻ 3 thập kỷ của mất mát và tưởng nhớ kể từ lúc Đài Tưởng Niệm được hoàn tất năm 1982 – các bạn hãy nhớ rằng chúng tôi luôn tiếp tục cố gắng, dù yếu ớt hay thiếu sót đến thế nào, để học hỏi và áp dụng những bài học từ sự hy sinh của các bạn. Xin tha lỗi cho những thất bại của chúng tôi, nhưng hãy biết rằng chúng tôi cũng đã và đang nỗ lực hết mình để ghi nhớ và vinh danh sự ra đi của các bạn, làm dịu đi những đau thương, giúp chữa lành những người đã mất mát quá nhiều – người Mỹ và đặc biệt là người Việt Nam và cả những người thiện tâm trên thế giới đã ngày đêm làm việc không ngừng để ngăn chặn cuộc chiến đó.

Xin hãy ghi nhận rằng chúng tôi vẫn cố gắng không ngừng nghỉ, cho dù các cố gắng này có vẻ vô hiệu đến thế nào, để mang nước Mỹ về nhà và để khôi phục linh hồn của quốc gia. Kể từ khi các bạn hy sinh năm 1968, chính phủ Mỹ đã không ngừng đi khắp thế giới tìm kiếm an ninh giả tạo xây dựng trên chinh phục quân sự và thống trị kinh tế, trong khi đó, chúng ta, người Mỹ, tận sâu trong trái tim biết rằng chúng ta nên tìm kiếm hòa bình.

Hôm nay, bốn thập kỷ kề từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, hãy tin tôi khi tôi nói rằng chúng tôi vẫn đang tiếp tục sứ mệnh này, chấp nhận đúng đắn trách nhiệm của chúng ta cho những hủy diệt mà chúng ta đã để lại trên những lượn sóng nước Mỹ đi qua ở Việt Nam – hàng tấn bom mìn chưa nổ, và độc tố của chất độc da cam. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục những nỗ lực của mình, cho dù nó thiếu sót một cách xấu hổ, để giúp chữa lành Việt Nam. Và hỗ trợ những cựu chiến binh Mỹ và gia đình họ, những người vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả của chiến tranh.

Hãy yên nghỉ nhé các bạn của tôi. Hãy phù hộ cho chúng tôi và những nỗ lực yếu đuối của chúng tôi, vỗ về chúng tôi với hiểu biết rằng linh hồn của các bạn dẫn đường cho chúng tôi, và giúp chúng tôi kiên trì trong nỗ lực làm cho sự hy sinh tối hậu của các bạn thành một mất mát không phải là dã tràng xe cát.

CHUCK SEARCYU.S. Army SP5519th MI BattalionVietnam June 1967-68

 

15

Page 16: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Vietnam Veterans MemorialThe Mall

Washington, DC

This letter, to be posted at The Wall on Memorial Day, May 25, 2015 . . .

. . . is framed in remembrance and respect for the two friends I knew best whose names are inscribed on this black granite memorial: Frederick Richard Ohler and Robert Randolph White, both killed in 1968 when all three of us were serving in the U.S. Army in Vietnam. I was the one who came home.

I share these thoughts with all the rest of us who survive today – those who fought in a war that nobody wanted, which few try to justify any more; and those who protested and helped end a tragic policy that took the lives of 58,000 other young Americans, and more than three million Vietnamese. Many of us fought and, later, protested also.

Rick and Bob, I remember the 1968 Tet Offensive, when your names were added to the list of American casualties, in April. And I remember that day seven years later, in April, 1975 when the war ended as the tank crashed through the gates of the presidential palace in Saigon. Amid a swirl of conflicting emotions, that day for me was unforgettable because of a clear hope that rose from the depths of my being: a new unshakable confidence that welled up from all that sadness and loss, that America had learned our lesson, that we would never embark again on such a misbegotten foreign venture, that we would never make such a tragic mistake, ever again. That lesson learned, for me, helped to make the pain of your loss, and the suffering of millions of others, somehow more bearable. I think that may have been true for others who had survived.

Now, as your names and the polished stone reflect back at us, the survivors – a steady stream of family, friends, sympathetic visitors sharing more than three decades of loss and remembrance since the Memorial was dedicated in 1982 – please know that we continue our efforts, however feeble and inadequate, to learn and apply the lessons of your sacrifice. Forgive our failures, but know that we are trying, in so many ways, to mark and honor your untimely departure and to atone for the suffering, to help heal those who lost so much – Americans, Vietnamese especially, and people of goodwill around the world who labored mightily to stop the madness of that war.

Know that we continue to try, as futile as the endeavor may seem, to bring America back home and to restore the soul of our nation. Since you died in 1968, our government has wandered the globe in search of a false security built on military conquest and economic domination, when Americans have known, deep in our hearts, that we should be seeking peace.

Today, four decades after the U.S. war in Vietnam ended, believe me when I say that we will continue this quest, to rightly assume responsibility for the devastation we have left in America’s wake in Vietnam – tons of unexploded bombs, and the toxic poison of Agent Orange. We pledge to continue our efforts, though shamefully inadequate, to help heal Vietnam. And to sustain American veterans and their families who are still suffering the consequences of that war.

16

Page 17: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Rest in peace, my friends. Look over us and our frail efforts, comfort us with the knowledge that your spirits guide us, and help us persevere as we strive to make your ultimate sacrifice a loss that was not in vain.

CHUCK SEARCYU.S. Army SP5519th MI BattalionVietnam June 1967-68

17

Page 18: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Ảnh biểu tình chống TQ, 18.5.2014. Washington DC, USA

Ngày suy ngẫm của dân tộc

Thay vì “Ngày toàn thắng”, “Ngày thống nhất”, “Ngày quốc hận”… ngày 30 tháng 4 năm 1975 từ nay nên được coi là “Ngày suy ngẫm” của dân tộc.Chris Tran

Hà Nội, Chủ nhật, 26 tháng 4 năm 2015

Ký ức về cuộc chiến

Tôi sinh ra trong một gia đình cha mẹ là những đảng viên cộng sản tập kết ra miền Bắc vào năm 1954. Những người như cha mẹ tôi là thiểu số trong đại gia đình hai bên. Đa số họ ở lại miền Nam. Và rồi Tổng tuyển cử không diễn ra như dự kiến do Hiệp định Geneva bị phá vỡ. Đất nước bị chia cắt thành hai miền, Bắc và Nam. Cơ hội thống nhất trong hòa bình đã bị bỏ lỡ.

Tuổi thơ của tôi trải qua toàn bộ thời kỳ chiến tranh mà đối với miền Bắc Việt Nam là hai giai đoạn Mỹ ném bom, lần thứ nhất là từ 1964 đến 1968, và lần thứ 2 là từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 12 năm 1972, đánh dấu bằng thất bại của chiến dịch rải thảm B52 của Mỹ, với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Nixon “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”.

Với những cuộc ném bom hủy diệt miền Bắc và đưa một nửa triệu quân đổ vào miền Nam, Mỹ đương nhiên được coi là xâm lược Việt Nam, và bị cộng đồng quốc tế kịch liệt phản đối, với phong trào chống can thiệp của Mỹ vào Việt Nam diễn ra trên khắp thế giới.

18

Page 19: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Cha mẹ tôi không kể nhiều cho các con của mình về những người thân ở miền Nam, ngoại trừ một người cậu của tôi, một Việt Cộng ở Quảng Nam bị mù hai mắt vì trúng bom Mỹ, được đưa ra miền Bắc và có thời gian an dưỡng ở Trung Quốc. Sau năm 1975 tôi được biết rằng, tất cả những người khác trong gia đình hai bên cha mẹ tôi đều là những người phục vụ chính quyền Sài Gòn, dân sự hay quân sự.

Thế rồi ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến…

“Đất nước hoàn toàn thống nhất, sạch bóng quân thù, non sông từ nay liền một dải…” – Đó là những gì mọi người luôn được nghe những ngày sau đó trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Sau ngày đầu tiên cùng nhà trường đi diễu hành mừng “miền Nam giải phóng” hô khẩu hiệu đến khản giọng, tôi trở lại cuộc sống bình thường với tâm trạng háo hức, tò mò của một thiếu niên về chuyến vào Nam gặp người thân họ hàng mà tôi chưa từng biết.

Thống nhất đất nước và hai phía của gia đình

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đánh dấu thời kỳ “Đất nước thống nhất”.

Thông tin tuyên truyền từ miền Bắc làm cho người ta phân biệt “nhân dân miền Nam” – những người được xem là sống dưới ách kìm kẹp của chế độ Sài Gòn, với “ngụy quân và ngụy quyền” – những người phục vụ trong bộ máy nhà nước và quân đội của chính quyền Sài Gòn, “tay sai” của đế quốc Mỹ.

Thông tin tuyên truyền từ miền Nam làm cho người ta khiếp sợ về một cuộc trả thù “tắm máu” của cộng sản, về chế độ “cộng vợ, cộng chồng”… nếu miền Bắc chiến thắng.

Bất chấp tuyên truyền từ hai phía làm cho người ta dễ dàng có những dự cảm tiêu cực về người thân trong một gia đình từ hai miền Nam và Bắc, các cuộc đoàn tụ với người thân cả hai bên nội ngoại của gia đình tôi đều chan chứa tình cảm ruột thịt.

Khi đó, tôi không thấy sự thấp kém của những người thân được coi là “ngụy quân, ngụy quyền” như tuyên truyền, và tôi tin những người thân của gia đình tôi cũng không coi chúng tôi, những người từ miền Bắc vào là “cộng sản man rợ”. Tình yêu thương gia đình trong dòng họ tràn ngập trong chúng tôi. Không những thế, tôi còn chứng kiến sự ngưỡng mộ của những người thân từ miền Nam đối với cha mẹ tôi là những người thành đạt và có địa vị xã hội nhất định trong chính quyền miền Bắc Việt Nam, cũng như thấy cha mẹ tôi ngưỡng mộ những người thân thành đạt trong chính quyền miền Nam Việt Nam, từ sĩ quan quân đội đến nghị sĩ quốc hội.

Và tôi cũng thấy điều hoàn toàn tương tự ở những gia đình có người thân từ cả hai miền Bắc, Nam. Tuy nhiên, không ai biểu thị tình cảm đó một cách công khai, mà chỉ trong gia đình, với người thân mà thôi.

Sau này trưởng thành, xây dựng gia đình, tôi lại được chứng kiến mạnh mẽ một lần nữa bức tranh đó ở gia đình của vợ tôi, một gia đình có nhiều người thành đạt và có địa vị xã hội ở cả hai chính quyền miền Bắc và miền Nam.

19

Page 20: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Cải tạo, phân biệt đối xử và chia rẽ

Đó là trong gia đình, còn ở bình diện xã hội, mọi điều diễn ra rất khác. Có rất nhiều người thân của gia đình tôi thuộc “ngụy quân, ngụy quyền” phải trải qua những năm cải tạo khắc nghiệt, từ vài năm đến hàng chục năm.

Sau những cuộc cải tạo đó, không một ai cải tạo cả.

Cậu tôi, một trung tá tâm lý chiến của quân đội Sài Gòn khi chiến tranh chấm dứt, có nói với tôi sau khi đi trại cải tạo về: “Cải tạo gì? Chính họ được cậu cải tạo họ vì họ có biết gì đâu”. Nếu biết nội dung của những cuộc cải tạo đó là gì, chắc ngày nay người ta đều đồng ý với cậu tôi.

Rất nhiều người, sau những cuộc cải tạo đó đã lựa chọn định cư ở Mỹ.

Một người anh họ của tôi, chỉ là một giáo viên dạy tiếng Anh giỏi, cũng bị sa thải, phải kiếm sống bằng nghề xe đạp ôm và không bao giờ trở lại sự nghiệp của mình nữa.

Con cái của những người thuộc chế độ Sài Gòn còn không được học hành như các bạn cùng trang lứa, như không thể vào trường đại học, không được du học… Khi tương lai mờ mịt, họ phải tìm đường di cư ra nước ngoài.

Trong hàng triệu người bỏ nước sau 1975, cho đến những năm 1990 có những người thân của tôi. Có người phải “vượt biên” tới bảy lần, vô cùng tốn kém và nguy hiểm, mới có thể định cư ở nước ngoài. Có trường hợp nhiều gia đình người thân của tôi tổ chức cùng vượt biên, và may mắn thành công. Sau này tôi mới được nghe về thảm họa “thuyền nhân” với hàng chục ngàn người Việt Nam mất mạng dưới biển hay vào tay cướp biển.

Tôi vẫn còn thắc mắc, vì sao một thảm họa nhân đạo quy mô toàn cầu như vậy lại không được ghi lại ở bất kỳ đâu trên thế giới, để không bao giờ nó được lặp lại?

May mắn thay, thế giới đã dang tay đón nhận họ khi họ bị từ chối ở chính quê hương mình. Chỉ mới năm 2013, tôi mới được biết đất nước Israel nhỏ bé cũng từng đón nhận hàng trăm thuyền nhân từ Việt Nam, điều mà nhiều người Việt Nam không hay biết.

Ngày chiến thắng, ngày quốc hận và chia rẽ

Những ngôn từ cao sang nhất đã được giành cho chiến thắng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, với đỉnh cao là “Chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc” mà số người Việt Nam đồng ý hay không đồng ý có lẽ đều là hàng triệu.

Ở phía khác… Mãi đến năm 2000, kỷ niệm 25 năm ngày chiến tranh kết thúc, tôi mới được biết và chứng kiến lễ kỷ niệm “Ngày quốc hận” tại Washington DC. Và số người Việt Nam đồng ý hay không đồng ý về tên gọi của ngày này có lẽ cũng là hàng triệu. Tôi cảm thấy có lỗi khi biết về ngày này quá muộn để có thể chia sẻ tình cảm của hàng triệu người Việt xa xứ, trong đó có

20

Page 21: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

những người thân của tôi, và hàng triệu người đã phải trải qua cơn ác mộng về cải tạo, về phân biệt đối xử, và trên tất cả, về thảm họa thuyền nhân.

Trong ngày lễ kỷ niệm đó, đi dọc theo Washington Mall, trong vô số biểu ngữ, tôi thấy có “Ở đâu có cộng sản, ở đó có chia rẽ”. Tôi dịch cho anh bạn Mỹ đi cùng, người đã từng phục vụ trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam. Anh ta nói: “Người Việt Nam các anh, ở đâu cũng chia rẽ”. Với hiểu biết của mình ở phía khác, miền Bắc, tôi không có gì khác hơn là đồng ý với anh bạn Mỹ đó.

Và tôi lại nhớ đến câu nói của người cậu trung tá tâm lý chiến: “Không có một dân tộc nào nói về đoàn kết nhiều, mà lại chia rẽ như dân tộc Việt Nam”.

Ông cũng là người nói với tôi sau khi đi cải tạo về, những năm 1980: “Đừng tưởng thắng nhau là vinh quang. Việt Nam chỉ là con bài trong ván bài của các nước lớn, là Mỹ, là Liên Xô, là Trung Quốc”.

Đó là điều chua xót, đáng suy ngẫm của người Việt Nam về sự chia rẽ bị lợi dụng của mình.

Bắc hay Nam, bên này hay bên kia

Người ta có thể phân chia người Việt Nam một cách đơn giản là người Bắc và người Nam, cộng sản hay không cộng sản, thắng cuộc hay thua cuộc. Sự phân chia phiến diện từ tiềm thức này là cơ sở của sự chia rẽ người Việt Nam.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, yêu quý thành phố tươi đẹp này, nhất là những năm tháng của tuổi thơ khi nó còn là đẹp nhất – Tôi là một “người Bắc”. Quê nội ngoại của tôi ở Quảng Nam, dù chỉ về thăm vài lần trong đời, nhưng cảm thấy thân thương, ruột thịt – Tôi là một “người Nam”. Cha mẹ tôi là đảng viên cộng sản. Mẹ tôi là một đảng viên mẫu mực với nhiều thành tích đóng góp cho xã hội, cha tôi là một đảng viên, mà theo lời ông, “chạy sang phía Việt Minh, vào đảng cộng sản vì sợ bị thủ tiêu” (cha tôi từng là một đảng viên của Quốc dân đảng) – Gia đình tôi là cộng sản. Tôi từng có nhiều năm phấn đấu, nhưng rồi từ bỏ và không bao giờ là đảng viên cộng sản – Tôi vừa là cộng sản, vừa không phải là cộng sản. Tôi thuộc “bên thắng cuộc”, vào Nam với tâm trạng vui mừng khấp khởi và tò mò xem “bên thua cuộc” ra sao, rồi cảm thấy mình chính là “bên thua cuộc” khi chua xót thấy những người anh em họ hàng mình mất mát to lớn như thế nào khi thuộc về “bên thua cuộc”.

Tôi cảm thấy mình ở khắp nơi, Bắc, Nam, cộng sản, không cộng sản, bên thắng cuộc, bên thua cuộc, được hưởng những điều tốt đẹp mà nhà nước ban cho, nhưng cũng bị tước những quyền cơ bản hiến định.

Có hàng triệu người Việt như tôi, cảm nhận thấy mình thuộc cả hai bên của ranh giới hiềm khích và hận thù?

Và, hơn tất cả sự phân biệt “bên này, bên kia” đó, trong khi hàng triệu người bị cuốn vào xung đột “ý thức hệ” – cộng sản hay không cộng sản, thì cái cộng sản từng luôn cuốn hàng triệu người, trong đó có những công dân ưu tú, với lý tưởng độc lập tự do cao đẹp, không biết từ lúc

21

Page 22: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

nào đã trở thành công cụ đắc lực cho những kẻ xấu ngày càng đông đảo lợi dụng, trở thành quyền lực vô biên, đang hối hả củng cố vị thế ngự trị của mình với số đông đang sống trong sợ hãi, dốt nát và đói nghèo.

Lời kết, về hòa giải và hòa hợp dân tộc

Có lẽ tôi phải viết hàng trăm trang mới nói hết được những ý nghĩ của mình về nước Việt Nam và người Việt Nam vào giai đoạn lịch sử phức tạp này của dân tộc.

Qua câu chuyện cuộc đời của rất nhiều người mà tôi có dịp được biết đến về cuộc chiến, trước và sau đó, tôi thấy rằng có thể nhiều triệu trang cần phải được viết về giai đoạn lịch sử này đã chưa được viết, hoặc bởi bị cấm đoán, hoặc bởi người ta đã lãng quên trong lo toan của cuộc sống đời thường…

Với Internet, người ta tiếp nhận được nhiều thông tin hơn, có cơ sở để có nhận thức và phán quyết của riêng mình về lịch sử. Đối với tôi, những nhận thức và phán quyết cá nhân đó có những chuyển biến theo thời gian mà dường như ngày càng gần với thực tại khách quan hơn, làm chính tôi phải ngỡ ngàng.

Ông Võ Văn Kiệt, một lãnh đạo cao cấp của nhà nước thống nhất đã có một phát biểu nổi tiếng về ngày 30 tháng 4, tuy không được phổ biến rộng rãi: “Ngày có hàng triệu người vui nhưng cũng có hàng triệu người buồn”. Đó luôn là nhận thức của ông, từ 30 tháng 4 năm 1975, hay phải chăng chính ông sau này đã nhận được đủ thông tin hơn để thay đổi nhận thức và phán quyết của mình về lịch sử?

Tôi nghĩ, trên thực tế tâm trạng của những người Việt Nam khắp nơi trên thế giới vào ngày này là phức tạp, là sâu sắc hơn là nỗi buồn hay niềm vui.

Phía những người vui… Nếu chỉ là vui, phải chăng đó là những người không có nhiều mất mát trong cuộc chiến để mà suy ngẫm? Có lẽ còn hơn cả niềm vui, họ còn kiêu hãnh về chiến thắng mà mình đóng góp.

Với niềm tin là mình đóng góp xương máu cho nền độc lập, cho thống nhất đất nước, giải phóng dân tộc… làm sao mà người ta không kiêu hãnh?

Phía những người buồn… Nếu chỉ là buồn, phải chăng đó là những người không có nhiều mất mát trong cuộc chiến để mà suy ngẫm? Có lẽ còn hơn cả nỗi buồn, họ còn có mối hận thù vì bị đối xử tàn tệ, bị cướp đi cơ hội có một cuộc sống bình thường.

Bị đầy đọa, bị mất người thân yêu, người ta khó có thể vượt qua được hận thù?

Đất nước Việt Nam đã thống nhất 40 năm, nhưng dân tộc vẫn còn chia rẽ trong những con sóng ngầm. Hòa giải và hòa hợp dân tộc dường như còn xa vời, bất chấp tuyên bố của ai về điều ngược lại.

22

Page 23: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Hòa giải và hòa hợp dân tộc, tiếc thay, chưa bao giờ được đặt ra như một chương trình dài hạn của quốc gia, trong khi nó không thể được phát động từ cộng đồng dân sự trong hoàn cảnh chính trị – xã hội hiện nay của Việt Nam.

Trong khi đó, hòa giải chưa được đưa ra bởi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Các sáng kiến hòa giải từ bên ngoài Việt Nam ở bất kỳ một quốc gia nào, trớ trêu thay, dường như cũng luôn được coi là hành động thù địch, làm phương hại đến quan hệ của Việt Nam với quốc gia đó.

Ngày 30 tháng 4 đối với tôi ngày càng trở thành một ngày đem đến cảm xúc phức tạp. Cảm xúc về sự yếu thế của một dân tộc tự chia sẽ, tự chấp nhận sống trong lừa dối, tự chấp nhận sống trong vô thức của ngạo mạn hay hận thù, với chính đồng tộc của mình.

Các thế hệ sẽ dần qua đi, để không còn có ai đáng cho ai ngạo nghễ về chiến thắng, không còn có ai đáng cho ai hận thù vì tội ác đã gây ra.

Nước Mỹ đã hòa giải với Việt Nam sau nhiều tội ác điên rồ. Hình ảnh cựu chiến binh Mỹ ôm hôn cựu chiến binh Bắc Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sự hòa giải. Họ đang tích cực tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh từ rà phá bom mìn, cứu giúp nạn nhân chiến tranh, xây dựng trường học, bệnh viện… Hai quốc gia Mỹ và Việt Nam đã trở thành những đối tác thân thiết về thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục.

Nhưng chúng ta còn chưa thấy được hình ảnh cựu chiến binh miền Nam và miền Bắc ôm hôn nhau, dù đã có nhiều cựu chiến binh Nam Việt Nam định cư ở nước ngoài, theo tôi được biết, đã về nước tham gia làm từ thiện, tham gia xây dựng quê hương, trong lặng lẽ. Điều khác biệt của họ so với các cựu chiến binh Mỹ là, họ hành động với lòng yêu quê hương, đồng bào, chứ không phải từ mặc cảm tội lỗi trong chiến tranh.

Tôi ước mong ngày này trở thành “Ngày suy ngẫm” của dân tộc. Suy ngẫm về chiến thắng, về hận thù, về hòa giải, về khoan dung với đồng tộc của mình, vượt lên trên vô thức và định kiến vốn đã đầy ắp trong mỗi con người, vượt lên trên bất đồng chính kiến.

Suy ngẫm để cùng đối mặt với những sự thật phũ phàng, dù ở bất kỳ “bên” nào, để có được nhận thức và phán quyết tường minh về lịch sử cho mình và cho các thế hệ tương lai.

Suy ngẫm để cùng đưa ra được một chương trình nghị sự, từ ý chí của cộng đồng, chính trị và phi chính trị, về hòa giải và hòa hợp của người Việt Nam trên toàn Thế giới, như một dân tộc thống nhất, vĩ đại.

Chris Tran

23

Page 24: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Chợ Bến Thành, Sài Gòn, thập niên 1970

30 tháng 4, 1975

Trần Lê Túy Phượng

Sài Gòn – thứ Bảy – 8:30 AM – ngày 26 tháng 4, 1975 – tôi đến trụ sở công ty xuất nhập cảng Asian Development Corporation nằm ở Đại lộ Nguyễn Huệ, nơi tôi làm việc, để lấy tập hồ sơ công tra tôi bỏ quên và chuẩn bị ra phi trường bay đi công tác ở Rạch Giá theo chu kỳ đã được ấn định trước như thường lệ.

Khóa xe gửi xong tôi thư thả bước qua phòng tiếp tân của công ty để vào phòng làm việc của tôi. Vừa đến trước cửa phòng, đưa tay đẩy cửa, thì đột nhiên tôi nghe tiếng gọi của ông phó giám đốc công ty và là xếp của tôi, Mr. Nigel Hogge, từ cửa phòng của ông bên cạnh:

– Phượng, come in to my office please. We need to talk.

Tôi hơi thảng thốt vì tiếng gọi đột ngột có vẻ bất bình thường của ông xếp, nhưng vội bước theo chân ông vào phòng lòng thầm nghĩ chắc lại có điều gì không ổn có liên quan đến công việc của mình. Ông Nigel bước đến ngồi xuống ghế làm việc thường ngày của ông vừa chỉ tay bảo tôi hãy ngồi xuống ghế trước mặt với khuôn mặt nghiêm trọng:

– Sit down please.

24

Page 25: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Đại lộ Nguyễn Huệ, từ hướng Tòa Đô Chính nhìn ra Bến Bạch Đằng, thập niên 1970s. Văn phòng ADC nơi tác giả làm việc là building cao nhất bên tay trái.

Lại thêm một điều bất thường khác từ ông Nigel. Thái độ của ông hôm nay làm tôi thêm bối rối vì nó quá khác thường với tính tình cởi mở dễ mến của ông đối với tất cả nhân viên hàng ngày. Tôi không yên tâm nên thay vì ngồi xuống ghế như ông bảo tôi vẫn đứng trước mặt ông và hỏi:

– What happened? Have I done something wrong?

– You need to sit down first before we talk. Ông Nigel nói tiếp.

Tôi vội ngồi ngay xuống ghế ngước nhìn ông rồi chờ đợi…

Ông Nigel ngồi ngiêng người về phía trước, hai bàn tay ông đan ngón nắm chặt nhau gác trên mặt bàn, mắt ông nhìn tôi chăm chăm không chớp. Đây là một tư thế theo thói quen của ông mỗi khi ông có việc nghiêm trọng trong những buổi họp mặt của công ty hàng tuần. Giọng ông cất lên liên tục:

– Listen… I want your undivided attention okay…The Embassy’s red light is on…The communist will come in and take over Sai Gon and the South…No buts, no ifs about it…The North’s army is not too far from Sai Gon’s perimeter at the moment…Our company will pull out…We are going home…You are one of us…You have been a good employee and you have served our company well…Because of your involvement with us… your safety is our concern…

25

Page 26: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

It’s not safe for you to stay here when the communist comes in…We would like to take you home with us to the US… including your family members…You don’t have to go to Rach Gia today… Just go home and talk it over with your family…You have 36 hours from now, to give me your decision…Here is the paperwork for your family members…Just fill them out and give it back to me before the 28th…And Phượng… this is a one way ticket… there is no return…That means you and your family will live in the US for good…

Nói đến đây ông dừng lại thở dài cùng lúc đưa cho tôi một bao thư hồ sơ lớn trên bàn của ông.

Khởi thủy đường Nguyễn Huệ là 1 con kênh dẫn vào thành Gia Định (còn gọi Thành Bát Quái 1790-1835). Người Pháp gọi là Kênh Grand, người Việt gọi là Kênh Chợ Vải.

Phần tôi từ nãy giờ người cứ như không còn cảm giác. Tai tôi lùng bùng nghe tiếng được tiếng mất. Tay chân tôi cứ di động bần bật không thể chế kềm. Nước mắt tôi rơi liên miên làm tôi nghe ấm từ má xuống đến tận cổ. Toàn thân tôi nhẹ tưng khiến tôi phải tựa phệt nhoài người ra phía sau lưng chiếc ghế tôi đang ngồi. Miệng tôi lấp bấp:

– Why?

Ông Nigel đứng lên bước đến đưa tay vịn vai tôi trong cái nhìn ái ngại nói tiếp:

– I know. I’m so sorry. I’m as shocked as you are, but we don’t have a choice in the matter here. This is the only thing that we can do for you now and I’m counting on you to know your situation best. Hopefully you will make the right decision for yourself and your family. Just go

26

Page 27: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

home now and talk it over with your family and please get back to me with your decision one way or the other as soon as you’re able to.

Tôi chỉ còn biết gật gật đầu và cám ơn ông. Hình như tôi không còn năng lực để di động. Tôi phải làm gì trước bây giờ? Tôi phải về nhà ngoại tôi ở Gò Công trước? Hay tôi phải về nhà mẹ tôi ở Tây Ninh trước? Tôi chỉ có 36 giờ để tụ hội mọi thành viên trong gia đình lại để nói chuyện với họ về một quyết định cho một chuyến đi định cư ở một xứ sở hoàn toàn xa lạ có thể thay đổi đời sống của họ và tôi vĩnh viễn. Ngoại tôi không biết Anh ngữ. Mẹ tôi cũng thế. Làm sao mà ông ngoại tôi lại có thể từ bỏ mồ mã của bà ngoại tôi mà ông đã gần gũi chăm sóc cả đời ông. Làm sao mẹ tôi có thể bỏ ông ngoại tôi ở lại một mình trong khi ông là điểm tựa cho bà một đời và hai cha con họ chưa hề rời xa nhau nữa bước? Làm sao tôi có thể bỏ rơi họ ở lại trong khi cuộc sống của họ từ giờ trở đi hoàn toàn lệ thuộc vào tôi. Còn chồng tôi và gia đình nhà chồng với đàn em nhỏ dại. Làm sao để chồng tôi có thể tin rằng sự an nguy của bản thân anh ấy và tất cả mọi thành viên trong gia đình sẽ tùy thuộc vào quyết định của hai chúng tôi? Làm sao để chồng tôi tin rằng Sài Gòn sẽ mất trong một thời gian rất ngắn? Cái đầu tôi đang lan man liên tục với bao suy tưởng thì giọng ông Nigel lại vang lên:

– Do you need me to call a taxi for you or are you okay to drive home yourself?

Tôi xin ông Nigel cho tôi ngồi lại thêm chốc lát rồi tôi sẽ tự về nhà được. Ông gật đầu vỗ vai tôi rồi kêu cô thư ký đem cho tôi ly nước:

– Sure, take your time, and if anything else that I can do, please let me know.

Rồi ông cho tôi lời cảnh báo cuối cùng:

– Please do not talk to anybody else about what I’ve just told you, just your family only, because if you talk to the wrong people, they will put you in jail for good, and I don’t want them to put you in jail.

Tôi gật đầu trong bấn loạn.

oOo

27

Page 28: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Dọc bờ kênh là một con đường được người Pháp đặt tên là đường Charner (đường bên phải trong ảnh), hay một tên gọi khác là đường Quảng Đông (Rue de Canton), bởi đa số người Hoa làm nghề buôn bán ở đây đều là người Quảng Đông. Phía đối diện bờ kênh là đường Rigault de Genouilly.

Trên đường về nhà tôi để ý quan sát quan cảnh xung quanh tôi thận trọng hơn thường ngày nhưng tôi thấy Sài Gòn hôm ấy vẫn không có gì khác lạ. Đại lộ Nguyễn Huệ vẫn những kiosks dẫy đầy hàng hóa. Đại lộ Lê Lợi vẫn các quày và nhà sách nổi tiếng mà tôi hay thích ghé thường xuyên. Chợ Bến Thành vẫn không ngớt người qua kẻ lại. Đại lộ Công Lý với dòng người tấp nập ngược xuôi. Sài Gòn thương yêu của tôi sao lại có thể mất như ông Nigel đã nói được.

Từ nhỏ tới lớn tôi không hề để ý đến chuyện chiến tranh và tình hình chính trị về chuyện nội chiến giữa hai miền Nam & Bắc, Việt Nam. Một phần vì tôi không ưa thích chuyện chính trị, phần khác vì tôi cũng không ưa thích chuyện chiến tranh. Vả lại, tôi không có được cái xa xỉ để lo bất cứ gì khác ngoài việc lo có đủ thức ăn hàng ngày cho gia đình tôi. Hơn thế, do nơi chiến tranh mà cả gia đình nhà tôi, ngoại tôi, mẹ tôi, em tôi, và bản thân tôi phải trải nghiệm nhiều tai ách trong thời chiến. Có những tai ách xảy ra cho tôi từ năm tôi 10 tuổi đến năm tôi 19 tuổi vẫn còn ảnh hưởng tôi mãi tận giờ.

Làm thân con gái trong thời chiến tranh, và là con gái trưởng, trong một gia đình mẹ góa con côi từ nhỏ nên tôi chỉ biết lo học hành tử tế đến nơi đến chốn để về sau còn có khả năng phụ giúp mẹ tôi lo cho ngoại và em tôi cuộc sống được ổn định. Học hành tốt nghiệp xong xuôi tôi may mắn có cô bạn gái rất thân học cùng lớp giới thiệu giúp tôi có một công việc ổn định với công ty Asian Development Corporation ở Sài Gòn. Thời lớn lên đó của tôi, có được một công việc tốt với số lương ổn định hàng tháng sau khi tốt nghiệp là niềm mơ ước của rất nhiều người kể cả trai lẫn gái.

28

Page 29: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Chợ Bến Thành thời Pháp thuộc.

Tôi đinh ninh đời sống gia đình tôi đã được ổn định nhờ vào công việc của tôi với ADC. Nhưng thật tôi không thể nào ngờ được rằng việc tôi làm nhân viên cho ADC đã liệt kê tôi vào danh sách “làm việc cho Mỹ” đối với phe miền Bắc. Thế nên việc tôi phải bỏ xứ ra đi theo công ty của tôi là một chuyện phải đành. Giờ thì tôi phải dùng 36 giờ còn lại để tụ hội gia đình rồi quyết định.

Quả đúng như tôi dự đoán. Tôi không thuyết phục được mẹ chồng vì mẹ không muốn đi đâu. Chồng tôi thì cũng không đi vì anh ấy cảm thấy còn trách nhiệm với chính phủ miền Nam. Nhưng anh đồng ý bảo tôi cứ đem con đi trước cho an toàn, sau này có gì thì một mình anh đi dễ hơn.

Đến chiều tôi chạy về quê ngoại ở Gò Công gặp ngoại tôi vì ông là người xưa nay luôn hướng dẫn tôi mọi điều trong cuộc sống mỗi khi tôi rối rắm. Ngoại tôi từ chối không theo tôi vì lý do ông đã lớn tuổi sẽ không giúp được gì cho tôi mà còn là một gánh nặng không cần thiết, nhưng quyết liệt khuyên tôi phải nhanh chóng trở về Sài Gòn theo công ty đi Mỹ, đơn giản chỉ vì khi tôi còn sống sót thì tôi mới có thể tiếp tục giúp đỡ mọi người trong gia đình sau này. Còn nếu như tôi chết đi rồi thì tôi sẽ không thể giúp gì cho ai được hết. Ông còn bảo tôi cứ yên tâm ra đi, người nào trong nhà bây giờ không đi mai mốt cũng sẽ theo tôi nên tôi không cần phải lo toan nhiều. (Giờ này hẳn ông đang mỉm cười hạnh phúc nhìn thấy đám cháu chắt của ông đang sống yên lành hạnh phúc gắn bó bên nhau trên đất nước mà ông là người đã chỉ định cho tôi ngày tôi bỏ xứ)

29

Page 30: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Vào năm 1887, người Pháp cho lấp con kênh và sát nhập hai con đường ở hai bờ lại làm một thành đại lộ Charner. Dân bản xứ gọi nôm là đường Kinh Lấp. Trong ảnh chúng ta thấy cha ông đang trải nhựa cho con đường mới hết sức cực nhọc bằng phương tiện thủ công.

Rạng sáng ngày 27 tôi lo chạy về nhà ở Tây Ninh để gặp mẹ tôi nói chuyện. Khi đi đến Gò Dầu thì quốc lộ 22 đã bị một đoàn người của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trong tư thế tác chiến mang đầy súng ống chiếm đóng, đắp ụ, không cho người dân qua lại. Tôi xin họ cho tôi qua vì tôi cần phải về nhà tìm mẹ tôi ở Tây Ninh. Họ bảo tôi không ai được qua lại trên con lộ này, nếu cải lệnh họ sẽ “bắn bỏ” nên tôi đành phải quay trở lại Sài Gòn.

Về đến Sài Gòn tôi đến gặp ông Nigel và cho ông biết có khả năng là chỉ có tôi và con gái đi với công ty mà thôi vì tôi không thể về nhà gặp mẹ tôi được và tôi cũng không thể thuyết phục được những thành viên khác trong gia đình đồng ý đi cùng tôi. Ông nói sẽ lo thủ tục với Tòa Đại Sứ Mỹ cho tôi, đồng thời ông kêu tôi còn bao nhiêu tiền Việt thì đưa hết cho ông để ông sẽ đổi thành tiền USD ở Tòa Đại Sứ dùm tôi, vì khi đến Mỹ tôi không thể dùng tiền Việt Nam được. Kế đến ông căn dặn tôi đến văn phòng công ty ngày mai (28 tháng 4) lúc 12:00 PM để cùng mọi người ra phi trường Tân Sơn Nhất để bay về Mỹ. Hành lý tôi được cho phép mang theo 20 lbs. Tôi mở ví đưa cho ông số tiền 75,000$, tôi chừa lại một ít làm lộ phí về nhà gặp mẹ.

Sáng sớm ngày 28 tôi tìm đường về nhà mẹ tôi lần nữa nhưng cũng không thể vì ụ đắp của đoàn người MTGPMN vẫn còn chận mọi người ở Gò Dầu. Đợi tìm đường mãi không được, lại sắp đến giờ tôi phải đến điểm hẹn ở công ty với mọi người nên tôi, đành phải quay lại Sài Gòn trong bấn loạn và tìm đến điểm hẹn đúng 12 giờ như ông Nigel đã dặn.

30

Page 31: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Chợ Bến Thành cũ, hướng nhìn ra đường Kinh Lấp – Charner.

Đại lộ Nguyễn Huệ hôm nay thưa thớt người qua lại. Các cửa hàng kiosks có nhiều cửa đóng. Nơi gửi xe trước cửa vào văn phòng công ty không thấy bóng người và cũng không thấy có xe. Tôi ẳm con bước nhanh trong bầu không gian yên lặng của buổi trưa qua cửa chính. Các thành viên trong công ty mà tôi biết đang ngồi quay quần trong phòng tiếp tân của công ty chờ đợi từ bao giờ. Ông Nigel cũng đã có mặt. Ông mĩm cười chào tôi khi thấy tôi bước vào và đến bên tôi đưa cho tôi $50 USD của ông đổi dùm tôi.

Một chiếc xe buýt của quân đội Mỹ đến đón chúng tôi không lâu sau đó và chở đoàn 11 người trong công ty ADC chúng tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất. Nhìn quanh thành phố Sài Gòn thân yêu của tôi lần cuối để từ giã, lòng tôi chợt chùng xuống với bao nỗi buồn man mác kéo dài suốt chặng đường. Thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông này, nơi tôi sinh ra và lớn lên hơn 20 năm. Nơi đã nuôi dưỡng tôi suốt quãng đời thơ dại cho đến giây phút này. Nơi đã cho tôi một tình yêu đầm thấm mà nhiều người ao ước. Nơi đã giúp tôi trưởng thành trong yêu thương với nền âm nhạc truyền thống cùng với những người thầy. Tôi thật sự sắp mất nó vĩnh viễn thật rồi sao?

Đường ra phi trường mọi người như có vẻ vội vàng hơn mấy ngày trước. Hình như không ai buồn nói đến ai trong những bước đi cúi đầu vội vàng trên đường phố. Thấp thoáng bên vòng đai phi trường có những chiếc xe nhà hình như được bỏ lại đang đậu ngổn ngang không ngay hàng thẳng lối chạy dài đến cổng phi trường. Xe buýt chúng tôi phải dừng lại ở cổng phi trường để cho một nhóm lính người Mỹ vũ trang đầy đủ kiểm tra giấy phép của Tòa Đại Sứ Mỹ, trước khi cho phép chúng tôi vượt qua cổng để đến nơi phi cơ đang chờ đợi.

Trong phi trường đã có vô số người khác đang chờ các chuyến bay của họ. Đúng 4:11 PM đoàn chúng tôi được cho lên một chiếc phi cơ chở hàng của quân đội Mỹ. Chiếc máy bay đi khoảng nhiều giờ đồng hồ, rồi đáp xuống một phi trường quân đội. Xuống máy bay rồi, có vài người lính Mỹ đón dưới chân máy bay và chào: “Welcome to Guam Island”. Lúc đó chúng tôi mới biết đó là đảo Guam, mà chẳng ai biết nó ở đâu.

31

Page 32: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Đại lộ Charner – Kinh Lấp nhìn về hướng sông Sài Gòn, tòa nhà ta thấy bên phải ngày nay vẫn còn, đó chính là thương xá Tax.

Bước chân xuống đảo Guam tôi ngước nhìn đồng hồ thấy hai kim chỉ 10:40 PM (giờ địa phương). Kế đến đoàn chúng tôi được xe buýt của quân đội Mỹ đưa chúng tôi đến một trại quân đội dành riêng cho những người tỵ nạn. Có lẽ đã có cả trăm chiếc lều đóng ở đó. Và chúng tôi được phân phối các đồ dùng cần thiết; mỗi gia đình được cho vào ở trong một chiếc lều.

Bình minh ngày 30 tháng 4, 1975 – tôi bật dậy khi nghe tin ông Dương Văn Minh đầu hàng, quân đội miền Bắc và đoàn xe thiết giáp của họ đã càn phá cổng chính tràn vô Dinh Độc Lập của Sài Gòn. Đất nước của tôi lại bước qua một trang sử mới. Một trang sử mà có lẽ nhiều người Việt trong thế hệ chúng tôi không dễ gì quên. Tôi nhắm mắt cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ lòng lành của tôi xin cho mẹ con tôi, chồng tôi, gia đình hai bên của tôi, bạn bè tôi, quê hương tôi, được thoát khỏi mọi tai ách trong nỗi kinh hoàng lo lắng cho các người thân đang còn kẹt lại.

Khoảng 6 tuần sau đó tôi được đưa vào đất liền nước Mỹ. Rồi khoảng gần 8 tháng sau nữa thì vợ chồng chúng tôi được sum họp đoàn tụ gia đình. (Chồng tôi thoát nạn, ra khỏi Việt Nam ngày 30/4, trong những tình huống ly kì thập tử nhất sinh, nhưng đó lại là một chuyện dài khác). Kết cuộc chúng tôi được định cư vĩnh viễn ở Mỹ và gầy dựng lại từ đầu cho tất cả. 12 năm chờ đợi sau đó gia đình chồng tôi cùng chúng tôi đoàn tụ. Sau 40 năm kiên trì chăm chỉ học tập và làm việc, chúng tôi đã nhận được nhiều ân sủng từ Thiên Chúa và Mẹ Maria.

32

Page 33: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Công viên nhỏ rất đẹp trước dinh Xã Tây (nay là UBND TPHCM), vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Ba năm đầu tôi không thể liên lạc trực tiếp từ Mỹ qua Việt Nam được với ngoại, mẹ, và em tôi vì lệnh cấm vận của nước Mỹ. Sau khi lệnh cấm vận giải tỏa, liên lạc được về nhà tôi mới hay mẹ và em gái tôi bị một gia đình hàng xóm VC nằm vùng sát bên nhà tố giác tội có thân nhân là “phản động làm việc cho Mỹ” nên được bắt đi vùng kinh tế mới trên núi để lao động khai khẩn đất rừng 3 năm qua và mới được thả cho về, nhưng phải đến phòng tổ trưởng trình báo mỗi ngày. Lý do mẹ và em tôi được thả cho về là vì cả hai đều bị bệnh nặng. Còn ngoại của tôi đã mất sau một cơn bạo bệnh cuối năm 1976. Tang chế của ông được gia đình Bà Chín tôi (em gái của ông) lo liệu giúp vì mẹ và em tôi không thể về nhà.

Em gái tôi kể lại trong thời gian mẹ tôi và em được cho đi khai khẩn đất rừng vùng kinh tế mới em tôi còn bị ban lãnh đạo trại bắt đem nhốt xuống hầm đất kín liên tục 12 tháng vì các tội: có chồng là “quân ngụy” (dù chồng em tôi đã tử trận gần 10 năm trước đó), có chị là “phản động”, và “không tuân theo lệnh”. Khi được thả ra cho về nhà là lúc toàn thân em tôi bị lở loét từ đầu đến chân vì phải ngồi dưới hầm đất kín ẩm ướt nhiều ngày không có ánh sáng. Rất may không lâu sau đó em tôi được đoàn tụ với tôi bình an ở Mỹ cho đến giờ.

Theo chính sách mở cửa của VN, năm 1992 tôi mới có thể trở về gặp lại thăm mẹ tôi lần đầu tiên sau ngày tôi bỏ xứ ra đi. (Đó là dịp chồng tôi về dạy luật cho các luật gia ở Bộ Tư Pháp ngoài Hà Nội và Sở Tư Pháp trong Sài Gòn). Khỏi cần phải nói chắc các bạn cũng hiểu mẹ con chúng tôi vui mừng đến dường nào. Mẹ tôi bất tỉnh vì cơn xúc động những tưởng mẹ con không còn được gặp lại. Từ năm 1992 mẹ tôi sống vui hạnh phúc với chị em tôi và các con cháu mỗi năm 1 lần trong những ngày chúng tôi nghỉ phép cho đến khi bà mất vì bệnh năm 2004.

33

Page 34: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Vào thập niên 50, Đại Lộ Charner – Nguyễn Huệ là một trong những con đường đẹp nhất của Hòn Ngọc Viễn Đông – Sài Gòn. Trên không ảnh chúng ta có thể thấy đàng xa là hai tháp chuông của nhà thờ Đức Bà.

30 tháng 4, 1975 là những thành số luôn canh cánh bên tôi và cho tôi những nỗi vui buồn lẫn lộn, những chuyện nằm sâu trong ký ức khó diễn tả mỗi khi được nhắc đến trong nhiều năm.

34

Page 35: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Nhưng những năm gần đây mỗi khi ôn lại từng chặng đường đi qua trong đời, tôi nhận biết không thể lầm lẫn tôi luôn được Chúa Cha và Đức Mẹ lòng lành của tôi sắp xếp mọi sự cho tôi và luôn ở bên cạnh bảo vệ tôi từng bước một trong mọi tình huống.

30 tháng 4, 1975 đối với tôi hiện nay là một ấn tích của ân phúc, cho tôi biết tri ân các đấng quyền năng đã ban cho tôi và các thành viên trong gia đình tôi hạnh phúc an vui trong cuộc sống mỗi ngày trên đất nước thân yêu thứ hai này cùng những tấm lòng nhân ái vượt bực khắp chốn, và từ đó đến nay gia đình chúng tôi không một ai còn nhìn thấy và biết đến chiến tranh là gì nữa.

Tạ ơn Chúa Cha của tôi. Tạ ơn Đức Mẹ của tôi.

Trần Lê Túy Phượng27.4.2015Washington DC, USA

35

Page 36: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Ảnh Pleiku 1972

Nhớ…

Minh Trang

“Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975”. Chúng ta hay nói như vậy về cột mốc thời gian làm thay đổi biết bao số phận người Việt Nam tại Miền Nam lúc bấy giờ…

Khi đó tôi 15 tuổi, vừa đủ lớn để biết những sự thay đổi trong gia đình trước thời cuộc. Tôi thấy sự trăn trở trong mắt ba tôi, trong tiếng thở dài của mẹ vì lo cho sự sống của cả nhà….

Trước 30 tháng 4, gia đình tôi sống nhờ một sạp báo trước nhà thờ Thăng Thiên, Tỉnh lỵ Pleiku. Sạp báo nhà tôi nổi tiếng nhờ tác phong bán hàng của ba tôi, sự chịu khó của mẹ và cả sự duyên dáng của chị tôi. Tôi đã ở đó từ khi 2 tuổi. Ba mẹ tôi đã sống nhờ, bán nhờ tại ngôi nhà của Bác sỹ Trần Quý Trung trên đường Quang Trung. Khi đó, Pleiku rất nhỏ, đúng như trong bài hát “Còn chút gì để nhớ” mà Phạm Duy phổ nhạc.

Từ “Người nhà quê” ở An Vinh, Tây Sơn Bình định, gia đình tôi lưu lạc lên “xứ Thượng” năm 1962. Ba mẹ tôi mua bán ở vỉa hè phố, rồi gặp Bác sỹ Trung giúp đỡ, cho bán trước cửa nhà và sống tạm để coi ngó nhà Bác sỹ. Ba tôi thường dùng từ “Ở Nhờ” một cách trân trọng khi nói về người đã cưu mang gia đình…

Rồi ba tôi bán báo, thời chiến tranh, báo chí là mặt hàng bán chạy nhất. Nhà tôi bán rất đắt hàng, ba tôi còn bán vé số, mỗi tuần xổ số một lần tại Nha Kiến thiết Sài Gòn, má tôi bán thêm bánh,

36

Page 37: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

nào là bánh da lợn, bánh bông lan… Ba tôi còn làm thêm kẹo cà, kẹo mè xửng, kẹo gương để bán. Chị em tôi bỏ bì từng viên kẹo nhỏ, cột bằng sợi dây thun treo vào cây móc bằng kẽm. Ba tôi còn nắn kẹo thành hình con vịt con, cả hình súng lục nữa. Vậy là nhà tôi thu hút mọi loại khách hàng, từ trẻ con tới phụ nữ, nhất là các anh lính hay đọc báo mỗi ngày. Những người lính ấy, đến sạp nhà tôi đọc nhiều tờ rồi mua chỉ một, hồi tôi còn nhỏ nghe anh tôi nói “đọc báo cọp” tôi rất thắc mắc, tôi hỏi : “Anh Ba, báo có vẽ hình con cọp đâu mà anh nói đọc báo cọp ?” Anh tôi cốc đầu tôi một cái đau điếng rồi nói: “Đồ ngu, đọc cọp là đọc không mất tiền đó”. tôi bị đau, không hỏi nữa nhưng tôi ức ghê lắm vì không sao hiểu được từ “coi cọp” theo cách anh tôi nói.

Nhà tôi ở trung tâm phố, gọi là phố Quang Trung, trước là nhà thờ, bên góc là rạp Diệp Kính, trước rạp là bồn hoa có xây nhiều ghế đá, bậc tam cấp để ngồi hóng gió, ngóng phố. Buổi sáng, cả dãy phố chỉ có mấy quán ăn là nhộn nhịp một chút, đó là quán hoành thánh mì Nam Hoa, quán phở Bắc Hương, quán bò kho Ngọc Hương, quán hủ tiếu, cơm Tấm Tam Hữu, nhà hàng Mỹ Tâm… , còn các tiệm may Tiến Hiền, tiệm hớt tóc Toàn Mỹ, Tiệm điện Trí Thành, tiệm tạp hóa Vĩnh Nguyên, bida Xuân Lợi…. thì yên ắng. Nhưng đến tầm 3 giờ chiều thì phố sá sôi nổi hẳn lên. Các tiệm đều đông, lại còn khu chợ trời ở trước bồn hoa Diệp kính, khu Tân Minh Nga, Bảo Thọ Xuân nữa, cả dãy vỉa hè trước nhà tôi ở cũng dọn ra nào tạp hóa, quần áo, đặt biệt là rượu ngoại. Chị dâu tôi cũng chiếm một gian hàng tại khu vực này…

Tôi còn nhỏ, buổi sáng lo đi học, tôi học trường Nữ Tiểu học gần chợ nhỏ, rồi học trường Pleime… Buổi chiều còn lại tôi đi chơi tha thẩn ở phố chợ trời, hoặc đứng bán hàng, xếp báo phụ ba mẹ tôi. Hàng ngày, khi máy bay từ Sài gòn ra, báo được Đại lý đưa đến sạp là tầm 3-4 h chiều. Cả nhà tôi lớn nhỏ đều tập trung xếp báo, tờ báo to, anh tôi cầm một xấp cả trăm tờ, gấp đôi miết một đường rồi chia cho chị em tôi. Chúng tôi theo nếp gấp xếp lên từng tờ từng tờ… rồi đến khi tay không giữ được nữa liền đặt xuống miết mạnh, thế là một lúc nhiều tờ báo được gấp làm đôi, rồi chúng tôi lại gấp tư, lại xếp, miết và cuối cùng gấp 8 là đem ra sạp, xếp chồng lên, bên trên là sợi dây cao su ba tôi giăng qua để giữ cho báo khỏi bay… Cái cảm giác miết báo làm nóng bỏng bàn tay này làm tôi nhớ suốt đời. Tôi còn nhớ các tờ nhật báo như: Tia sáng, Trắng đen, Sống, Sóng Thần là những tờ báo bán chạy nhất, báo tuần thì có tờ “Con Ong”, lúc nào cũng có hình vẽ ngoằn nghèo gì đó mà sao ai cũng cầm coi, lật nghiêng, nhìn trái, phải…rồi đồn đoán lung tung, tôi hỏi anh tôi bảo họ đoán số “đề”, tôi hỏi anh số đề là gì? Anh tôi giải thích mà không cốc đầu tôi nữa, lần này anh tôi nói cũng hay mà rõ ràng nữa nên tôi tạm hiểu, không còn ấm ức…

Ngoài ra, còn các nguyệt san như: Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc, Tạp chí Văn học … mà tôi yêu thích, mỗi số tôi đều giữ lại một quyển để đọc và dành riêng cho tủ sách của mình…

Đó là nói về báo, còn về vé số thì nhà tôi bán cũng nhiều nhất tỉnh lỵ. Ba tôi vừa làm đại lý, vừa bán tại chỗ, cứ đến tối thứ sáu là cả nhà đếm tiền để ba nộp Ty Ngân khố, rồi lấy vé số mới. Cả tuần chỉ xổ số vào ngày thứ ba thì phải. Ngày đó Ba tôi mở radio, cả nhà mỗi người một quyển ghi chép để khỏi sai sót. Đôi khi, radio ở nhà không bắt sóng được, cứ kêu rồ rồ không nghe rõ thì ba tôi vội vàng kêu tôi chạy lên nhà Toàn Mỹ để ghi nhờ…

Buổi tối, mọi người đi chợ trời, ăn đêm phải đến 11 giờ mới tan. Nhà tôi dọn hàng vô, xong xuôi hết cũng gần 12 giờ đêm. Đó là khoảng thời gian nhà tôi làm ăn khấm khá nhất, ba tôi tích lũy ít tiền mua ruộng ở quê, mẹ tôi mua ít vàng dự trữ…

37

Page 38: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Trước nhà tôi ở là nhà thờ, hàng ngày, chị em tôi hay leo trèo chơi đùa trên hang đá. Mỗi dịp lễ phục sinh và đặt biệt là giáng sinh, tôi bỏ hết mọi chuyện để nhìn ngắm nhà thờ làm lễ, trong ánh sáng chan hòa, trong tiếng nhạc thánh ca vang vọng tôi cảm thấy hạnh phúc như được hưởng Hồng ân của Chúa vậy (dù tôi ngoại đạo).

Nhà ở phố nên Giáng sinh cũng như Phật Đản, tôi luôn nhìn thấy xe hoa với đèn đuốc sáng trưng diễn qua phố. Trái tim thánh thiện của tôi luôn có hình ảnh Phật và Chúa Giê Su ngự trị, thật sâu, thăm thẳm làm tôi bằng an và hạnh phúc….

Đó là thời chiến tranh, chiến tranh hiện diện nơi tôi ở qua các màu áo của lính, lính Địa phương quân là thường thấy nhất. Lâu lâu, lính Biệt động, lính Thuỷ quân lục chiến, lính Lôi hổ…. đi hành quân về, thỉnh thoảng cũng có quậy phá bạt mạng làm mọi người trong phố sợ hãi. Tôi thấy Quân cảnh hay đứng ở ngã ba Diệp Kính, cũng tra hỏi, khám xét, bắt các lính vô kỷ luật… nhìn họ trông oai vệ lắm… còn lính Không quân thì điệu nghệ, trang phục đẹp và hay xuất hiện ở trường Nữ Trung học Pleime để nhìn ngắm, tán tỉnh các chị lớp trên….

Chiến tranh còn hiện diện trong tôi qua những tiếng pháo đêm đêm vọng về. Có lần đạn pháo rơi ở chợ nhỏ, người dân chết cháy, cả nhà đi xem mà không cho tôi đi, vì anh tôi nói tôi nhát, đừng cho nó đi, nó sợ chết khiếp đi đó. Nhưng về nhà mọi người bàn tán, để đến đêm tôi nằm mơ thấy người chết cháy cong queo mà sợ hãi hét la làm mẹ tôi phải nguyện cầu Mẹ Quán Thế Âm che chở….

Chiến tranh còn hiện diện trong ký ức của tôi qua hình ảnh những chiếc trực thăng lượn vòng trên bầu trời, cùng tiếng kêu đục đục, nặng nề…

Chiến tranh còn hiện diện trái tim đau đớn của tôi khi nhà trường triển lãm hình ảnh về vụ pháo kích ở Cai Lậy với các em nhỏ chết mà như nằm ngủ gối đầu trên sách… lúc đó, chúng tôi vừa coi vừa khóc, nhìn nhau mà khóc…

Chiến tranh hiện diện rõ nét trong tôi qua những hình ảnh, những bài báo nhà tôi bán thời bấy giờ. Đọc báo để thấy nơi này, nơi kia không yên tĩnh…

Chiến tranh ám ảnh tôi trong nỗi kinh hoàng của tuần lễ tháo chạy loạn lạc trên đường tỉnh lộ 7 giữa sự sống và cái chết…

Phố núi tôi đẹp, thơ mộng với cái lạnh tê tái về đêm và buốt giá của sương mù buổi sáng. Với hàng cây bên đường Trịnh Minh Thế, với khu Biệt Điện và tòa Thị Chính cũng rợp bóng cây. Những hàng cây được trồng thời Pháp thuộc… Phố núi tôi còn đẹp với những con dốc cao vời, dốc cầu Hội Phú, dốc Quang Trung, dốc Phan Đình Phùng… và Biển Hồ nước xanh thăm với tượng Phật Quán Âm…

Ai đó một lần thức cùng Phố núi, có nghe trong đêm vắng tiếng cồng chiên từ xa vọng về, lẫn trong gió ngàn … để lòng mình ngỡ ngàng, bâng khuâng…

Những người lính khi xưa đến phố núi Pleiku, quên hết những trăn trở thời chiến tranh, tĩnh lặng cùng với cảnh vật nơi đây và gửi lòng mình cho một ai đó “má đỏ môi hồng”.

38

Page 39: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Ai đã đến Pleiku những năm tháng đó, mới hiểu thấu bài hát “Một chút gì để nhớ” để một lần nghe Thái Thanh hát là nhớ cả đời.

Vì sao tôi lại nói về những điều đó, vì sau 30 tháng 4 (mà chính xác là ngày 17 tháng 3 tại Pleiku) phương tiện sinh sống của cả nhà tôi hoàn toàn biến mất, khu phố tôi ở với những sinh hoạt đó cũng mất… Chúng tôi hụt hẫng, đói, và.. buồn.

Ba tôi đi làm rẫy, chị em chúng tôi cũng đi cuốc cỏ phụ cha mẹ, đen đuốc, lem luốc …

Tôi nhớ báo, nhớ những người mua báo…

Tôi nhớ phố…

Và tôi cũng biết, cuộc sống như quyển sách, đã sang trang…

Sài Gòn 26.4.15Minh Trang

39

Page 40: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Bữa rượu buồn tháng tư

Phạm Nga

1.

Cuối tháng 3, trời chuyển mùa nóng bức. Anh Bảy rủ tôi qua nhà anh làm bậy vài chai bia cho mát. Sau khi sai thằng con chạy mua thêm nước đá, anh vô đề chuyện thời sự, rằng mấy năm trước, công ty anh cho lãnh thêm tiền lễ 30-4 khoảng trên dưới ba trăm ngàn, thiệtt không nhiều nhặn gì so với mức lương “cứng” một triệu mốt của anh. Đã vậy, năm nay tiền lễ ấy chắc chắn còn bèo hơn nữa vì công ty đã chuyển thành công ty cổ phần, phải “liệu cơm gắp mắm” kỹ hơn thời còn bao cấp, tức thẳng tay xiết lại tất cả các khoản lương, thưởng. Nhưng vì sang năm anh Bảy nghỉ hưu nên đối với anh, tiền lễ sắp lãnh dù có bèo bọt vẫn là món bổng lộc cuối cùng của đời công nhân, sẽ ý nghĩa lắm. Anh kết luận vậy mình phải xài thiệt là có lý, có tình –  đó là anh sẽ bao anh em, bạn bè một bữa rượu thiệt là “chất lượng”.

Anh Bảy nói xong thì cười khục khặc. Anh vốn có thói quen hay cười, cười vài tiếng ngắn khi mở đầu một chuyện kể, cười hề hề kết thúc một nhận xét, cười ấm ứ ngưng ngang một ý kiến… Trước cái tánh cười dễ dàng như thế của anh Bảy thì ngoài trường hợp anh kể chuyện tiếu lâm, nhiều lúc tôi đã ngớ ngẩn, không hiểu nổi là anh cười về chuyện gì, vì lý do gì. Khi cười trước khi nói ra một ý kiến hay kể một câu chuyện, là anh muốn gây chú ý đối với người nghe hay tự phê phán trước về điều mình sắp nói? Khi cười kết thúc một thông báo, như vừa rồi là báo cho tôi biết sẽ đãi nhậu bằng tiền lễ, phải chăng anh cười chua chát đánh giá ý nghĩa của món tiền gọi là tiền lễ, hay anh cười như tự chế giễu cái sự “chịu chơi” đem tiền lễ nhậu hết, hoặc anh cười để trấn an tôi, cho tôi khỏi ngại chuyện anh đã nghèo mà còn tốn hao, bao biện anh em như thế?

40

Page 41: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Dù sao thì anh Bảy cũng đã vỗ vai tôi, cười nữa và nhắc trước: “Nhớ nghe, bữa 30 qua tui xỉn một bữa cho dui, khỏi si nghĩ gì cho mệt chú ơi! “.

Ông bạn vong niên, dễ mến, chất phác, cả đời chỉ sống bằng nghề lao động chân tay, lúc nào cũng ăn nói kiểu ruột để ngoài da này coi vậy mà vừa nói đúng chóc tim đen của tôi.

Nguyên là sau tháng 4 -75, trôi nổi, lưu lạc cả chục năm trời, rốt cuộc tôi về náu thân trong một xóm lao động gần ga Gò Vấp. Hàng xóm toàn dân nghèo, bà con kiếm sống bằng nghề làm làm mướn, bán hàng rong hay có làm cho Nhà nước cũng chỉ là công nhân quèn, bậc lương thấp. Ở khít vách tôi là anh Bảy, lớn hơn tôi vài tuổi, thợ cơ khí điện lạnh ở một công ty may bên Nhà Bè.

Ở chầu nhậu cóc, ổi sơ giao bên nhà anh Bảy, anh hỏi tôi làm nghề gì, tôi đáp vắn tắt là mình làm báo, đã nghỉ lâu rồi và chỉ còn viết lách vớ vẩn. Tôi nhớ anh Bảy đã cười, nhận xét ngay: “Chà, anh em diết báo chắc phải si nghĩ dữ lắm he? Thôi dô cái đi!”. Vô xong tua đầu, anh ân cần cầm một miếng ổi, chấm muối ớt đưa cho tôi, lại cười và hỏi câu nữa: “À quên, mình nghèo nên chỉ nhậu rượu đế hà, anh em chơi đế, rượu thuốc được hôn, mà uống khá hôn?”. Tới phiên tôi cười, đáp: “Dạ em uống rượu đế, rượu thuốc cũng quen rồi, gặp gì uống nấy anh Bảy!”. Vậy là ở ngay vòng đầu phỏng vấn lý lịch, anh Bảy đã phóng khoáng chíp bụng “kết” tôi liền mà chỉ cần thông qua hai điểm thú thật là không có gì sáng giá, một là tôi làm nghề viết, hai là tôi biết uống.

Nay sắp đến là một dịp lễ lớn, nghỉ dài ngày, thì quả là một cái dịp quá đẹp để dân biết uống, hay nhậu như tôi và anh Bảy cùng uống. Đúng hơn, đâu đó chỉ mới đầu tháng 4, có thể nói đại cũng đúng là toàn thể dân nhậu trên đất nước này đều đã cùng nhau vạch, vẽ xong xuôi kế hoạch về địa điểm, thời gian, phần hùn hạp… cho bữa nhậu nhất định tưng bừng vào ngày cuối tháng.

Thường thì, nếu có ai rỗi hơi hỏi dân nhậu uống vì lý do gì, cho điều gì, thì tất nhiên sẽ dễ dàng nghe những câu trả lời tương tự nhau, đại loại là nhậu chơi, nhậu cho vui, nhậu để xã hơi… Nhưng có điều là dịp nhậu 30 tháng 4 tới đây lại trúng vào thời điểm nhắc nhớ một biến cố lịch sử lớn lao, kết thúc một thời kỳ chiến tranh, chết chóc, đồng thời gây bao cuộc đổi đời  – người thì lên, kẻ thì xuống – cho vô số thân phận. Người được thăng tiến, bỗng lộc, danh vọng đến tay, cả họ giàu lên…, nhờ biến cố này thì hả hê nhậu vui, nhậu mừng, nhậu ăn lễ chẳng hạn. Ngược lại, người bị thua thiệt, mất mát người thân, nhà cửa, nghèo mạt đi từ biến cố này thì nhậu buồn, cầm ly rượu mà ngậm ngùi, nghĩ suy, nuối tiếc dĩ vãng, tưởng nhớ người thân và bạn bè đã mất trong cuộc chiến hoặc đã bỏ nước ra đi, đăng đẳng nhiều năm rồi không gặp…

Tất nhiên, thực tế thì trong các bữa rượu kéo dài và hào hứng, cảm xúc dù bởi nhậu vui hay nhậu buồn gì rồi cũng lần hồi qua đi theo những lần xây tua hay dô trăm phần trăm liên tục. Người uống rượu chỉ còn vô tư uống cùng người khác, theo người khác, chẳng còn suy nghĩ gì nữa, hay tâm trạng gì nữa  – cái từ ngồ ngộ mới xuất hiện sau này, trong cách nói, cách viết làm lơ chuẩn mực văn phạm, là cho các danh từ nhảy vô thay chỗ các tính từ/hình dung từ, như “bữa nhậu chất lượng”, “công nhân tài năng”, “nhà báo trí tuệ”, “lời lẽ tâm trạng quá!”…

Theo anh Bảy thì dân làm báo, viết lách như tôi, thế nào cũng phải suy nghĩ, thường xuyên suy nghĩ, nhậu xả xì-trét cho khỏe cái đầu cũng suy nghĩ. Riêng về cái từ suy nghĩ thì như nhiều

41

Page 42: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

người Nam bộ khác, anh Bảy lười cái vụ phải chu miệng, giựt hàm dưới vô, xì hơi ra để phát âm cho đúng chữ  suy, cứ nói nhẹ tưng, nghe bắt cười là si. Tuy nhiên, tôi biết là anh Bảy, dù có chểnh mãng cái vụ phát âm, nhưng đúng là tình thương mến thương như giới bợm nhậu bình dân thường tâm đắc, anh lại chú ý, ái ngại dùm cho bạn bè. Thấy tôi đã trót bị cái tật si nghĩ, như thể đó một khuyết tật đầy khổ ải, thì anh Bảy – con người chơn chất, nghĩ suy đơn giản – dường như cũng có ý nể tôi chút ít nhưng tội nghiệp tôi thì chắc nhiều hơn.

Tôi đã trả lời ngay cho anh Bảy rằng, đến bữa 30 dù tôi vẫn trì độn, không lúc nào gỡ nỗi mình ra khỏi cái thói quen si nghĩ đi nữa thì bữa đó tôi cũng vẫn qua uống, vẫn vui thiệt tình với anh, không say không về.

Thì mọi năm, cũng vào mùa này, tôi chẳng đi kiếm rượu, kiểu như vô tâm có mặt ở một bữa rượu nào đó bất kỳ, để uống với bạn bè, dù ít dù nhiều, dù say dù tỉnh?

 

2.

Đã rõ là rất đông dân nhậu chộn rộn chú ý và tận dụng ngày cuối tháng 4 để gầy độ – tức tổ chức bữa rượu. Lại có một số ít người khác, bằng cách lặng lẽ thôi, chỉ chú ý vào ngày đầu tháng 4 – ngày giỗ Trịnh Công Sơn. Nhạc sĩ họ Trịnh vĩnh viễn rời bỏ coi tạm – kiểu anh gọi tên cuộc đời – vào ngày 1 tháng 4 năm 2001. Cần nói thêm rằng họ Trịnh đã chết thật sự vào ngày này, chứ không phải chuyện bịa trong ngày “Cá tháng tư” của người phương Tây. Và rồi sau đó, không chờ đến đúng ngày giỗ anh hằng năm, ở Sài Gòn luôn có nhiều quán café nhạc sống và tụ điểm ca nhạc đồng loạt tổ chức những đêm nhạc chủ đề tưởng nhớ anh. Nổi bật nhất là cái hội quán nằm xa tít ở rìa đảo Thanh Đa, trong khu vực một làng du lịch sinh thái có kiểu phục chế lại khung cảnh đồng quê với nhiều cây xanh, bóng mát. Tại hội sở của những fans mến mộ TCS này có cái bảng ghi một câu nghe trúc trắc: “Nơi cất giữ những kỷ niệm về công chúng đối với nhạc sĩ TCS“. Dù sao cũng nên bỏ qua chuyện-nhỏ này vì nơi đây tổ chức khá tốt về loại ca nhạc “tưởng nhớ”, một dạng sinh hoạt văn nghệ rất thời thượng và ăn khách.

Lần tưởng niệm năm nào hội quán TCS cũng chơi rất gây ấn tượng. Có lần, ban tổ chức đã dặn khán giả mang theo nến, rồi may mắn gặp lúc trời ít gió, dưới khán giả chợt rực lên những ánh nến, lung linh, chập chờn, vô tình tạo nên một không gian thật huyền hoặc. Trên sân khấu thì xen lẫn vừa những câu chuyện nhắc nhớ kỷ niệm hay cảm nghĩ về người quá cố, vừa những ca khúc TCS cũ và mới (lấy mốc là tháng 4/75) bằng những giọng hát, ca sĩ cũng đủ mặt mới, cũ – trong đó có cả chất giọng rất đáng khuyến khích của một vài người Mỹ, người Âu hát tiếng Việt. Tôi nhớ là vào đêm đó, ông trời trên cao hình như cũng trầm tư theo dõi, không nỡ tuôn mưa…

Tiếc là vào một năm khác, gần đến kỳ người ta tổ chức nhạc tưởng nhớ TCS thì trời đất lại biến động vô chừng, động đất, sóng thần, bão lốc…, khiến tôi chạnh nhớ tới lời hát tuyệt đẹp “Tình yêu như cơn bão bay qua địa cầu…”.  Trịnh Công Sơn viết nhạc tài hoa như thế, mà thú thật, tôi rất cảm phục anh. Tôi đã tâm đắc riêng cho mình phần sáng tác nhạc tình của anh, đặc biệt tôi yêu chuộng những tình khúc có trước tháng 4/75, ngay từ cái thời sinh viên – hồi đó bọn tôi còn bày đặt tự gọi là tuổi đá buồn, sống thở trong chiến tranh, chia lìa, mất mát… Một lần, trên một đài bá âm, nhạc sĩ Phạm Duy nêu nhận xét “TCS viết nhạc tình thì nhất rồi! “. Thiển nghĩ, không

42

Page 43: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

chắc rằng những ca từ ít nhiều mang tính triết lý, nhất là triết Phật, đạo Thiền của TCS có được quãng đại quần chúng hiểu/hiểu hết được không, nhưng đó là những ca từ có tính văn học cao, có chất trí thức mà tác giả đã đắn đo, chọn lọc, có lúc như xuất thần, như được khải thị mà viết nên ca từ thật hòa hợp với những giai điệu đẹp đẽ, bay bỗng. Đó cũng là cái phần dung mạo nhạc TCS tự phân biệt mình với một loại nhạc thời-nào-cũng-có, từng được đề cập trong chương trình văn học-nghệ thuật phát trên đài bá âm đã nêu, có chủ đề về lịch sử âm nhạc Việt Nam cận đại và hiện đại.Tôi nhớ là khi được nhà đài phỏng vấn, hỏi nghĩ gì về loại nhạc dễ dãi, được mệnh danh là nhạc sến ấy, nhạc sĩ họ Trịnh đã nhẹ nhàng bảo chỉ nên gọi đó là nhạc đại chúng, bởi được nhiều người ưa thích.

Có một lần, tôi lục lạo ở nhà sách P.N., vùng Phú Nhuận, vì chợt muốn tìm nhạc TCS in theo kiểu tập nhạc nho nhỏ, nhẹ mỏng như thời trước 75. Tôi thất vọng não nề. Ngày nay, các loại đĩa ghi âm, ghi âm+hình cùng với loại sách in nhạc khổ lớn, bìa cứng đã ngạo nghễ đẩy dạt loại tập giấy in nhạc, in ca khúc vào bóng tối quên lãng. Trên kệ hiệu sách chỉ thấy duy nhất có cuốn “Tuyển tập những bài hát không năm tháng”, nặng trịch vì khổ quá lớn và dày cộm, tái bản lần thứ tư, chứa 127 ca khúc của TCS. Còn đĩa CD, VCD nhạc họ Trịnh thì vô tư, nào là Ru Ta Ngậm Ngùi, Một Cõi Đi Về, Tình Khúc TCS – Giọng Hát Elvis Phương.v.v… Bìa, bao bì của sách nhạc, đĩa nhạc nào cũng được in rực rỡ, diêm dúa với kỹ thuật in ấn hiện đại thế kỷ 21.

Vậy mà những con nguời cũ kỹ như tôi thì lại quá lạc hậu với cái ý thích đi tìm mua những tập nhạc mỏng manh kiểu thế kỷ 20. Chẳng qua là khác với các loại sách nhạc, đĩa nhạc cao giá ngày nay, phải nâng niu, bảo quản kỹ lưỡng, loại tập nhạc đơn sơ, rẻ tiền như giấy học trò ấy cho phép tôi có được vài khoảnh giấy trắng mà phóng túng ghi nguệch ngoạc vài chữ tặng bạn bè hay ghi bừa bãi những cảm nghĩ lãng đãng cho chính mình, hay mạnh dạn gạch dưới, khoanh tròn các lời hát mà mình thích nhất. Chính với loại tập nhạc rất đáng yêu, mê nhưng không cần kính cẩn bảo quản ấy, tôi có thể thư thả lấy ghi-ta ra đàn, hát theo những dòng nhạc và ca từ tâm đắc, bằng cái giọng cây nhà lá vườn của mình, coi vậy mà đâu thua gì… giọng nhạc sĩ họ Trịnh.

Dù sao thì đối với tôi, nỗi buồn không tìm được tập nhạc TCS kiểu xưa cũ, trước 75, cũng không ray rức bằng một nỗi buồn khác, cũng liên quan đến nhạc TCS.

Sáng ngày 29 tháng 3 năm mà tôi còn nhớ chính xác là 2005, tôi đành bỏ thói quen thú vị là ngồi nhâm nhi ly café đầu ngày, để tức tốc, hối hả chạy qua Thanh Đa. Mẫu tin trên một tờ báo ghi rõ: “Vào lúc 8 giờ sáng 29/3, Hội quán TCS sẽ phát hành miễn phí 500 vé mời tham dự chương trình ca nhạc Từ khi trăng là nguyệt…, kỷ niệm 4 năm ngày mất của nhạc sĩ TCS”. Do bị kẹt xe, tôi đến cổng làng du lịch lúc 8 giờ 10 và thấy hơi đông người, đã có khá nhiều xe gởi trong bãi. Anh giữ xe ngăn tôi lại: “Vô hội quán hả?Hết vé mời rồi đó nghen!”  Năm trăm vé được phát hết trong vòng chưa tới 10 phút?  Trong lúc tôi còn ngỡ ngàng thì trong đám những người-người-ái-mộ–TCS-nhưng-đến-trễ-mười-phút còn đang đứng lố nhố, chưa chịu ra về, đã bật ra mấy câu: “Vậy mua… vé mời ở đâu vậy?” hay “Nói là 500 vé nhưng họ thủ lại hết rồi, chỉ phát ra đại khái mấy vé cho có thôi!”, hay “Hiểu ba cái vu này quá mà! Vậy kiếm cho hai cặp vé đi, hét giá vừa vừa thôi nghe! “. Từ lâu rồi, người ta đã quá quen thuộc với cái nạn hết vé hay hết những loại giấy tờ được ban phát hạn chế, xét theo tiêu chuẩn, tương tự thứ vé mời xem ca nhạc này, như: vé xe lửa, vé bóng đá, bộ đơn xin cho con vô lớp 1, bộ đơn xin học bỗng du học.v.v… Có bỏ công ăn việc làm, khổ công đi thiệt sớm mà xếp hàng, chen lấn gì đi nữa thì cũng khó có lắm! Chỉ dễ dàng khi bỏ tiền ra mua giá cao từ “cò” hay do quen biết mà thôi.

43

Page 44: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

 

3.

Tôi nhớ vào đầu tháng 4 năm ấy, tôi đã rất không vui khi không thực hiện được ý định đi dự đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn. Thật lòng mà nói, đi nghe nhạc vừa là một thú vui tao nhã, nặng mang ý nghĩa tinh thần, đơn sơ mà nhẹ nhàng, lại vừa hợp với điều kiện kinh tế của tôi nếu như kiếm được vé mời, vì ở đâu vé xem ca nhạc cũng đều rất mắc. Tiếc làm sao! Và ngày cuối tháng 4 năm ấy, tôi đã tự an ủi – ru đời đi nhé, nói theo TCS – bằng cách không gì khác hơn là hẹn với vài người bạn cũ gầy độ nhậu. Nghĩa là tôi lại ngồi ở một góc đời vừa đông vui vừa hiu quạnh, là nơi tôi có thể lặng lẽ uống rượu cùng bạn bè khít bên hang ổ si nghĩ của mình.

 

PHẠM NGA

(Tháng 4/2015)

44

Page 45: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Sau cuộc chiến

Vũ Ngọc Anh

“Lúc nãy người ta báo cho Bác biết là Ông Diệm vừa bị lật đổ. Ông Diệm là kẻ địch thủ ghê gớm nhứt của Bác. Nay Ông đã bị loại rồi, thì chiến thắng chắc chắn sẽ về ta rồi.”

Cụ Hồ nói như vậy với những người thân tín có mặt hôm 2.11.1963 khi Cụ nhận được tin báo anh em ông Diệm bị đảo chánh và thảm sát. (Theo Tôn Thất Thiện).

Chắc chắn như một thứ qui luật mà chính ông Ngô Đình Diệm cũng đã tiên báo ngay trong ngày 9 tháng 5 năm 1961. Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam, phó tổng thống Mỹ Lyondon B. Johnson đã đề nghị việc gửi Quân đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Ngô Đình Diệm đã cương quyết từ chối, ông nói:

“Nếu quý vị mang quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện của quân đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ dàng tin theo những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất chính nghĩa.” (Wikipedia)

Mất chính nghĩa là điều chắc chắn thất bại và chiến thắng sẽ thuộc về bên “chống ngoại xâm“. Không lội giòng nước ngược được. Đó là qui luật!

45

Page 46: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Người đã viết nên trang sử tròn vo này là Đại tướng Dương Văn Minh, chấp bút ngày 01.11.1963 lật đổ Đệ I Cộng hòa của Việt Nam Cộng Hòa (tức Nam Việt Nam), tuyên bố Cuộc Cách Mạng và khai sinh ra nền Đệ II Cộng Hòa, rồi đóng chương sử này lại bằng tuyên bố đầu hàng ngày 30.04.1975, gọi là “Đại Thắng Mùa Xuân 75”. Chữ O tròn vo!

Một chiến thắng chính đáng, chính nghĩa và chính danh mà không một sử gia nào trong nước cũng như ngoài nước có thể từ chối được hai từ ”Chính Nghĩa và Chính Danh” của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cuộc kháng chiến này tất thắng với khẩu hiệu viễn kiến “Đánh Cho Mỹ Cút Ngụy Nhào” mà Chiến Thắng Mùa Xuân năm 75 đã chứng minh một cách thuyết phục.

Ông [NĐDiệm] bảo tôi: “Nếu chúng tôi không tự mình thắng cuộc chiến này với sự viện trợ vô giá của qúy quốc thì như vậy chúng tôi sẽ thua và thua là đáng đời”. Ông ta vô cùng cương quyết trong vấn đề này và ông ta cảm thấy rằng nếu chính phủ Nam VN trở nên lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì như vậy chứng tỏ luận cứ của Việt cộng là đúng. Việt cộng thường nói rằng: “Nếu các anh cúi đầu thần phuc Hoa Kỳ thì các anh sẽ thấy các anh đúng chỉ là thuộc địa của Mỹ cũng như 75 năm về trước VN đã từng là thuộc địa của Pháp”. (Đại Sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting trong cuốn “From Trust To Tragedy”).

Đó là tính “Chính Danh” mà ông Vũ Minh Giang, nhà sử học tại Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: “Đảng CS có chính danh để lãnh đạo VN”.

“Phân tích về ‘tính tất yếu về vai trò lãnh đạo của Đảng’, ông Vũ Minh Giang cho rằng việc Đảng ra đời ‘nằm trong mạch nối là giải phóng dân tộc’” (VMG)

“Bởi vì Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong bối cảnh đất nước mất chủ quyền. Chính Đảng đã lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập,” (VMG)

“Tại sao (hiện nay) các nước khác công nhận chính quyền do Đảng lãnh đạo? Điều đó có nghĩa là Đảng lãnh đạo hợp hiến, hợp pháp đó chứ?”(VMG) (theo BBC)

Và tiếp theo là CHXHCN. Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.

CHXHCN. Việt Nam cũng là thành viên trong tổ chức ASEAN của khu vực Đông Nam Á.

Nghĩa là VN đã hội nhập vào cộng đồng thế giới một cách chính danh mà cái Đệ II Cộng Hòa của VNCH chỉ còn là cái bóng lêu bêu vất vơ vất vưỡng hồn ma trơi không nơi nương tựa.

Xin có lời tế rằng:

Có tai hãy nghe hỡi loài đười ươi!Có mắt thì nhìn bớ lũ bất thiện!

– Thây người chật núi, xác chết lềnh biển

  – Mồ mã ngập làng, nghĩa địa đầy phố

46

Page 47: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

  – Cha xa con vợ lìa chồng gia đình ly tán

  – Nhà nát tan ruộng hoang tàn núi rừng cháy khô

Cơ đồ rách nát!Tổ quốc điêu linh!

Ô hố ! Ô hô !

– Rước voi về giày mã tổHàng vạn tấn bom cày nát xóm làng!

– Cõng rắn vào cắn gà nhàLu bù da cam tiệt nòi dân Việt! (1)

Tội ác của mày đáng trời tru đất diệtTa nói thiệt…cho bay biết:Chuyện trời chuyện đất, việc chính việc tà:Bàn nước buôn nhà:

Bất chấp xấu xa!Sá gì liêm sỉ!

Rước ma đón qủyBái mã phụng quy (2)

Bán thân chín nơiCòn nơi gã chốn Cờ HoaRạng danh dòng tộcXứng đáng gia bộc

Lê… Lê… gầm mặt!Dương… Dương… tự đắc!

Năm mươi năm Lầu Xanh Nhà Trắng:

Hưởng lộc bơ thừaMang ơn sữa cặn

Vẹn tình ăn nhờTrọn nghĩa ở đậu

Hậu duệ con cháuDư bom… thừa cam… cúng giỗ! (3)Rỡ ràng tổ tiên!Sử biên niên… ngàn năm còn kể:

47

Page 48: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Đầu tiên… ở điểm bắt đầu.Khởi sự ở chỗ dạ sâu: dồi trường

Hết đường… màn hạ… tròn vo!Chữ O khép lại… vai trò gia nô!

“Khốn thay cho lũ bay rước kẻ xâm lăng bằng tiếng trống”!(4)Lạ lùng chi đứa ở thờ chủ gió trăng ngang loài khuyển!

Cũng tướng, anh hùng VC, dân chúng tung hô, thế giới ngưỡng mộ! (5)Còn mày, cầu xí DC, xác thây thúi rữa, đồng bào phỉ nhổ! (6)

Ô hố! Ô hô!

Làm cho lũ Mẽo đang đêm cuốn cờ tháo thân cút tiệt

Để lại dư năm mươi tám ngàn chàng trai tội nghiệpGiết hại hơn hai triệu sáu trăm dân lành oan nghiệt

Bốn mươi năm sau mới dám vác mặt lại nòm tài phiệt

U hú… hu hu!,

US Army (7) đánh thuê cho Cộng Hòa – Dân Chủ (8)Biểu chết thì đi, biểu lui thì về một đám tàn quân thất trận!

– Gây cho Quân Đội Mỹ mang nhục cùng quốc tếĐi đâu cũng bị đuổi Go Home! (9)

– Làm cho Dân Cờ Hoa xấu hổ cho quốc thểHá mồm mà không dám Be Proud! (10)

Ê! Ê!…Ê!

Nay ta bày đồ cúng tế:Một đống đồ hôi đồ phế Ớ lũ côn đồ cô hồn bóng xế:

Ô hô đồ ở đợ vô sỉ!Ai tai tên gia nô thô bỉ!

Mồ cha đứa bán thân núp háng Cờ Hoa! (11)Mã mẹ thằng bán nước lòn trôn Tư Bản!

48

Page 49: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Có đói thì về mà giành mà giựt… mà hưởng!

============

Chú thích:

(1) “da cam”: chất độc màu da cam, dioxin ( Agent Orange – Tác nhân da cam)

(2) Rước ma đón qủy = ma qủy = Mỹ quaBái mã phụng quy = mã quy = Mỹ qua

(3) Dư bom… thừa cam …cúng giỗ! = bom là trái táo hay trái bom nổ, cam là trái cam hay chất độc da cam.

(4) “Khốn khổ thay cho một dân tộc đón tiếp kẻ xâm lăng nó bằng tiếng trống.” Kahlil Gibran

(5) VC đọc là Vixi, từ tắt của Việt Cộng.

(6) DC là Washington DC, thủ đô ước Mỹ.

(7) US Army: Quân đội Mỹ

(8) Cộng Hòa – Dân chủ là Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân chủ của Mỹ

(9) Go Home = cút xéo

(10) Be Pround = tự hào

(11) Cờ Hoa là Hoa Kỳ.

Vũ Ngọc Anh

49

Page 50: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Anh em nhà Giao Chỉ

Nguyễn Khôi(Tặng Từ Vũ)

Anh em nhà Giao ChỉVốn con Rồng, cháu Tiên

Phải cái hay đố kỵ“Tự đại” dễ tức, ghen…Phe Ngoại chửi phe Nội

đòi Dân Chủ, Nhân Quyền!Cánh Nội “bài” cánh Ngoại

ghét Người nhưng thích “Tiền”.Một bên chống cuồng điên

một bên “im” thúc thủHọ vốn là anh em

có chung cha mẹ đẻ.(Bên vốn theo Tàu, Nga

bên “lời” theo Pháp , Mỹ (1)cùng tôn thờ ông cha

“đánh nhau” thật ầm ĩ!?)Bốn mươi năm rồi nhỉ? (2)

Họ vẫn chửi, kình nhauVẫn chơi thăm, tiếp tế

“làm lành” phải Đời sau!

50

Page 51: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Ôi cái dân Giao Chỉlà Gà chung một Mẹ

Chỉ giỏi hoài đá nhau!Ôi Việt Nam thống nhất“hòa giải” khó làm sao?!

Anh em nhà Giao Chỉ“bất hạnh” chắc còn lâu?!

(1) “lời” = lời lãi, kiếm ăn to – hết Dollar (viện trợ) là “tùy nghi di tản”, đầu hàng!?(2) bài viết năm 2007 là 32 năm, đến 2015 sửa thành 40 năm

Viết tại London 3-8-2007NGUYỄN KHÔI

51

Page 52: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Cảm nghĩ ngày 30 tháng 4

Phạm Thu Hương

Tôi sinh ra khi đất nước bắt đầu kết thúc thời kỳ bao cấp và chuyển sang thời kỳ đổi mới. Tôi lớn lên cùng những niềm tin tự nhiên về Bác Hồ. Gia đình tôi cũng có chút vinh dự khi được Tổ quốc ghi công (Chú tôi bên nội là liệt sĩ. Thời chiến, chú là công an hoạt động bí mật ở miền Nam. Chú hi sinh trong thời bình. Còn ông ngoại tôi thời chiến là dân quân du kích.)

Thế nên ngày 30 tháng 4 với tôi là một ngày đẹp và tự hào.

Đó là trước đây.

Bây giờ, ngày 30 tháng 4 với tôi có thêm vài xúc cảm khác nữa.

Vài năm gần đây tôi có cơ hội tìm hiểu lịch sử đất nước, tìm hiểu về những danh từ lạ lẫm với tôi như Việt Nam cộng hòa, cải cách ruộng đất, trại cải tạo, thuyền nhân…  và cả những danh từ tưởng quen thuộc nhưng không phải, như cộng sản, ngày giải phóng, bên thắng cuộc…

Sau khi qua những cảm xúc sốc, hoang mang, đau lòng, tôi nhìn về ngày 30 tháng 4 và muốn xin một lời nguyện cầu bình an cho thế hệ cha anh đã sống trong thời kỳ gian nan khốn khó đó.

Và nghĩ về hòa hợp dân tộc.

52

Page 53: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Tôi mong thế hệ con cháu chúng tôi được nhà trường dạy lịch sử rằng: “Có một thời dân tộc ta bị phân chia. Nhưng thời đó đã không còn nữa.”

Vài năm gần đây tôi cũng có cơ hội tìm hiểu những vấn đề hiện tại của đất nước. Tôi cũng được sống, học tập và làm việc với những anh chị và các bạn giỏi giang, sâu sắc và đầy lý tưởng tuổi trẻ. Họ đang sống trọn vẹn mỗi ngày để đất nước ngày càng trong sáng, thịnh vượng và hạnh phúc hơn.

Vì thế khi nghĩ về thế hệ đầu tiên sau ngày 30 tháng 4 lịch sử, tôi thấy đầy niềm tin và hy vọng cho tương lai – Hòa hợp dân tộc và phát triển đất nước.

Ngày 30 tháng 4, xin một lời nguyện bình an cho quá khứ và lời chúc tốt lành cho hiện tại và tương lai.

 

Đà Năng, 27-4-2015

Phạm Thu Hương

53

Page 54: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Nhớ về những năm tháng chiến tranh

Tùy bút Quang NguyễnViết nhân ngày kỷ niệm 40 nămkết thúc chiến tranh 30.4.1975

Đến 1975, lớp chúng tôi chưa tham gia vào cuộc chiến, chúng tôi còn đi học, căng thẳng theo dòng thời cuộc, và chúng tôi vừa đủ lớn để nhận ra sự tàn khốc của chiến tranh, về cái chết và sự sống, về gia đình, bạn bè và tình yêu .

Hình ảnh của chiến tranh hằn lại trong tiềm thức là những tháng ngày kinh hoàng, đầy hoảng loạn, chúng tôi chưa ra chiến trường, chưa chiêm nghiệm cái tàn khốc lửa đạn, nhưng âm hưởng chiến tranh khắc sâu từng ngày từng giờ, trên trang báo, trên đài vô tuyến, và trong những câu chuyện thì thầm to nhỏ, ở đâu cũng in tì vết chiến tranh.

Trong thời khắc đối mặt với tang tóc, lòng người ai cũng mong mỏi: “Biết bao giờ hết chiến tranh?” Lớp chúng tôi lo lắng tuân thủ theo hướng dẫn của thầy cô giáo, của cha mẹ, anh em và, là thanh niên được tạm hoản thi hành quân dịch, chúng tôi phải chuẩn bị khi có lệnh động viên nhập ngũ.

Trong nhịp điệu hối hả của thời chiến, lớp chúng tôi vẫn rất yêu đời, lãng mạn, không khí chiến tranh tuy căng thẳng, nhưng rất may mắn chúng tôi được học hành tử tế, tự do biểu đạt, mà sau này hay bị phê bình là “ tiểu tư sản”.

54

Page 55: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Chiến tranh đã làm gia đình chúng tôi di chuyển nhiều lần, gánh gồng khỏi nơi chiến sự, bỏ ruộng vườn ở quê tới vùng di dân mới, rồi chiến tranh lan nhanh, lại di chuyển, cuộc sống tạm bợ, học hành chắp nối, trường đóng cửa tạm ngưng vì chiến cuộc.

Mỗi nhà mỗi cảnh nhưng ít nhà được đoàn viên, ấm cúng. Mẹ già, vợ trẻ, những đứa em nhỏ … mong ngóng người thân trở về từ cuộc chiến, nhà nào cũng có tin, vui buồn lẫn lộn, đầy nước mắt. Và nghĩa trang ngày nào cũng vài xe nhà binh đưa xác người về an táng.

Chiến tranh, phố xá đầy lính trận trở về.

Chiến tranh, đêm nghe còi giới nghiêm, xe công vụ hụ còi, đạn nổ gần xa.

Chiến tranh, mở radio đài bên nào cũng hô bên mình chiến thắng, bên ta vô sự.

Làm người dân trong thời buổi chiến tranh ly loạn, mọi nhà mọi người hằng đêm đều cầu mong Chúa, Phật, Thánh thần, ông bà… cứu rỗi, ban phúc lành, cho đất nước bình yên, cho lòng người từ tâm, thánh thiện…

Hình ảnh của chiến tranh bao trùm lên mọi mặt của đời sống, tất cả dành cho tiền tuyến, người chết rất nhiều, đất nước kiệt quệ, không có hàng hóa, giao thông trắc trở, cầu đường hư hỏng, nhà cửa tạm bợ nghèo nàn, đói ăn, thiếu uống, mọi tiện nghi đều rất xa xỉ…

Nhớ gì ? Đó là những tối bạn bè ngồi tĩnh tâm bên nhau, đắn đo những chuyện chỉ có ở thời chiến…đăng ký ở Trung tâm nhập ngũ ngày nào đây, học hành hãnh tiến sao cam go, đậu tú tài năm nay mình vào được Thủ Đức, bồ phải ra Đồng Đế…

Nhớ gì ? Đó là những lần phải vội vàng về nhà, vì âm vang tiếng súng, tiếng đại bác vọng về, tiếng máy bay quần thảo ngoài xa …phải về nhà, không thì cha mẹ anh em phải đi tìm…

Nhớ gì ? Đó là lúc đi bên người mình yêu thương, cầu mong mai này im tiếng súng…để được…thế này, thế nọ.

Nhớ gì ? Đó là những đêm không ngủ ở gian nhà trú ẩn, mọi người râm ran cầu khấn và các đấng thần linh chắc phải rộng lòng, ở đây họ không còn muốn lạc lõng, phân chia, sự sợ hãi làm họ gần nhau, không sang hèn gì trong hầm trú này mà ngoài kia đạn pháo như mưa…

Nhớ gì ? Đó là những buổi sinh hoạt du ca, những đêm lửa trại của trường, bạn bè khát khao hát những bài ca phản chiến, những bài hát mong đất nước hòa bình, người nông dân được ra đồng cày cấy… những bài hát một thời của những nhạc sỹ tài danh như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đức Quang…và nhiều người nữa.

Với riêng tôi, trải nghiệm với chiến tranh, lại là ngững ngày sắp kết thúc cuộc chiến.

Di tản, mẹ tôi chuẩn bị cho mỗi anh em mỗi đứa một bì nhựa, trong đó có hai cây vàng, một tờ giấy ghi vội thông tin của mỗi đứa, địa chỉ người thân ở các nơi, anh em tôi sắp săn, mỗi người một ba lô, một bi đông rồi theo cha đi , em út của tôi mới tám tuổi, mắt tròn xoe, không hiểu câu

55

Page 56: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

chuyện di tản, cứ khóc mếu, mẹ tôi không đành lòng, quyết liều chia ra hai nhóm, cha tôi đi về Sài Gòn với mấy đứa lớn, mẹ tôi ở lại nhà với hai đứa nhỏ.

Trong dòng người di tản bị tán loạn, tôi thất lạc gia đình, bị một mảnh đạn ngang bụng chảy máu nhiều, may nhờ một Trung úy Biệt Động Quân giúp đỡ khỏi vùng chiến sự. Mấy ngày sau không liên lạc được với ai, tôi rán tìm người khắp các trại tiếp đón, tìm người trên đài phát thanh. Chiến sự lại đến gần, tôi thuê ghe rời Nha Trang khi chợ Đầm còn trong biển lửa, chúng tôi lênh đênh trên biển trong những ngày biển động, rồi được tàu lớn treo cờ Mỹ cứu vớt, tôi một mình lên tàu chở hàng neo đậu ngoài khơi Cam Ranh, một số lính trên tàu làm loạn, họ có vũ khí, chắn cầu thang, cướp và trấn lột thường dân lên tàu, rất nhiều lính khác, hoặc người nào kháng cự liền bị nhóm lính làm loạn đạp thẳng thừng xuống biển, dĩ nhiên tôi đưa hết những gì mình có, bây giờ không theo ý họ, thì ai cũng là Việt Cộng.

Nhờ chút tiếng Anh, tôi được biết có khoảng 50 em bé của một cô nhi viện đang cập tàu, cần đưa lên boong, tôi săn lòng giúp, nhanh trí tôi cột cái giỏ cần xế vào dây thừng, rồi cùng người thủy thủ da đen hạ giỏ xuống, tàu thì cao, bên dưới phải hơn mười mét chỉ có vài ba Sơ với lúc nhúc em nhỏ một hai tuổi, nhiều đứa còn phải bế trên tay.

Lúc này có nhiều người đến giúp, nhóm lính làm loạn rút hết lên bên ngoài cabin, Chúng tôi ra hiệu cho các Sơ bỏ từng em một vào giỏ rồi kéo lên, đến khuya công việc tạm ổn, các em bé đã yên ấm bên trong lòng tàu, đêm đó tàu di chuyển, nghe tin từ những người mới đến, Nha Trang, Cam Ranh mất hết rồi…

Ở trên tàu mấy ngày chờ để về Sài Gòn, do có loạn, thủy thủ không ra mặt, không có gì để ăn, đói lã, lại đau mắt do không có nhà vệ sinh, người ta phóng uế ra sàn tàu, cầu thang… nhiều người bắt đầu sốt.

Sau hết tôi được biết, tàu được lệnh ra Phú Quốc. Mấy ngày trước tôi còn hăm hở, bây giờ không leo lên nổi vài bậc thang, tôi đói vô cùng, mắt hoa lên, người bị sốt hầm hập, hai mắt đầy ghèn vàng, không nhìn thấy được gì, tôi nằm lã đi bên hông mạn tàu ngoài khơi bến Dương Đông.

Để lập lại trật tự trên tàu, qua đôi mắt nhòe tôi biết nhóm lính làm loạn bị bắt và xử tử tại chỗ, nhưng không thấy ai trả lại tiền vàng bị mất.

Chúng tôi được đưa lên trại lính bỏ hoang, nhận lương thực, thuốc men. Tôi hồi phục lần, hết bệnh, nghe radio Tổng Thống ra lệnh hạ vũ khí đầu hàng, chúng tôi chẳng ai nói tiếng nào, Sài Gòn thất thủ, chiến tranh kết thúc rồi sao?

Lúc này tôi mới nhận ra mình được một trong các Sơ chăm sóc, nhưng tôi nhầm, người ta không phải Sơ, chưa phải Sơ, người ta mới đi tu học và chưa có lời thề suốt đời phụng sự…

56

Page 57: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Người ta bỏ tu, đi theo tôi… Tôi cứ tưởng mình ngon, sau này mới biết là mình đã bị chấm rồi, chạy đâu cho thoát. Có ngờ nghệch không ? tôi không biết. Nhưng với tôi, tôi thầm cảm ơn Thượng Đế trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, đã ban cho tôi người bạn đời và là người bạn tốt nhất, tôi biết rằng phải trân quý những phút giây hạnh phúc như thế nào, phải dọn mình sao cho xứng ân sủng của Người .

Quang Nguyên

57

Page 58: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Một từ cho tháng tư

Trang Nguyen

Có một sự thật là những kẻ không học được từ chiến tranh sẽ buộc phải sống lại nó.

Tôi là một người yêu thích lịch sử và tính kết nối cũng như kế thừa của lịch sử. Trong cương vị là một người dạy học (mà không phải giáo viên) tôi thường đan xen các mảnh ghép lịch sử vào những câu chuyện bên lề, liên kết quá khứ với hiện tại để chỉ cho các em thấy những điều đơn giản các em vẫn thấy hàng ngày nhiều khi có gốc gác lâu đời và thú vị hơn các em nghĩ, như bảng chữ cái tiếng Việt hệ Latinh mà các em đang sử dụng, hay chỉ đơn giản giúp các em đặt một sự kiện đang là tin nóng trên báo chí và truyền hình vào trong bối cảnh quốc tế và đa chiều để có được sự hiểu biết toàn cục hơn, thí dụ như nguyên nhân và ý nghĩa của sự đối đầu quốc tế lớn nhất kể từ thời chiến tranh lạnh đến nay giữa Nga và phương Tây trên “chiến trường” Ukraina. Chủ đề mà chúng tôi hay thảo luận đến nhất đương nhiên là những sự kiện liên quan đến mảnh đất hình chữ S, đặc biệt là kế hoạch “đường lưỡi bò” đã và đang được hiện thực hóa gần đây của Trung Quốc.

Tôi nhận ra một điều rằng những gì ta vẫn nghe ra rả “thế hệ trẻ không quan tâm đến lịch sử hay dân tộc mình” là những nhận định sai lầm. Những cô cậu “bé” này, dù là thế hệ mới sinh ra chưa đến hai thập kỷ trở lại đây, đều có hứng thú hiểu biết về những gì xảy ra trong quá khứ dẫn dắt tới các sự kiện đang xảy ra ở hiện tại, đặc biệt khi các em nhìn nhận nước ta trong bối cảnh quốc tế, và thấy được sự gắn kết chặt chẽ của dòng chảy lịch sử – những gì đã từng xảy ra ở một nơi

58

Page 59: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

lại đang xảy ra tại một nơi khác – hay những con đường phát triển hoàn toàn khác nhau mà một bước ngoặt lịch sử có thể mang lại – ở đây ví dụ sinh động mà chúng tôi hay nhắc tới là Việt Nam và bán đảo Triều Tiên.

Nhờ cuộc cách mạng vĩ đại về công nghệ thông tin và sự ra đời của Internet, trong thời đại ngày nay việc “kẻ thắng là kẻ đúng vì chính kẻ thắng viết nên lịch sử” đã không còn chính xác; bất cứ ai cũng có thể tiếp cận với thông tin phong phú và đánh giá đa dạng về cùng một sự kiện đến từ nhiều bên khác nhau. Tuy nhiên khía cạnh tiêu cực của điều này có thể dẫn tới lung lạc lòng người và sai lầm trong định hướng, ví dụ như những thanh thiếu niên từ khắp nơi trên thế giới đã và đang tìm đường gia nhập IS.

Trở lại vấn đề sự phát triển hiện tại là kết quả của một loạt các sự kiện lịch sử, các em nghĩ gì về sự độc lập và thống nhất mà chúng ta giành được bốn mươi năm trước? Điều mà tôi quan sát thấy là các em chấp nhận điều này như những sự thật hiển nhiên. Các em có thể tự hào về chiến thắng hoặc đơn giản là “biết” về chiến thắng, nhưng điều quan trọng hơn cả là tôi chưa thấy các em suy nghĩ theo kiểu “sẽ ra sao nếu” – sự thật là chúng ta đã chiến đấu, đã đổ nhiều xương máu, và đã “chiến thắng” (tùy theo cách nhìn nhận và đánh giá) – các em quan tâm nhiều hơn đến hiện tại và tương lai – phát triển và nâng tầm.

Chúng ta đã học được gì từ chiến tranh? Bên cạnh lòng tự hào và khâm phục dành cho thế hệ ông cha ta, những người đã hết mình cho một sự nghiệp mà họ hết lòng tin tưởng và săn sàng quên mình để đạt được, là rất nhiều hi sinh, đau đớn, mất mát và thống khổ đến từ tất cả các bên tham chiến; trái tim ai lại không khỏi thổn thức khi chỉ cần nghĩ tới cho tới tận ngày hôm nay sau vài thế hệ vẫn còn những em bé được sinh ra với di chứng khủng khiếp của chất độc da cam, ở đây tôi muốn nói đến lớp hậu sinh của những người lính ở cả hai chiến tuyến. Thường khi đó là những gì tôi nói với các em, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại khi có những xung đột hoàn toàn có thể bị thổi bùng thành một cuộc chiến chỉ với một vài tia lửa. Bình tĩnh, cứng rắn đối đầu và tránh chiến tranh trừ khi không còn cách nào khác là điều tôi hay đề cập đến. Cá nhân tôi cho rằng chúng ta cần phải kiên cường và linh hoạt hơn nữa trong cuộc đối đầu hiện tại với “gã khổng lồ láng giềng”, nhưng trên hết, chiến tranh nên được kiềm chế hết mức có thể, cho sự tồn tại của cả hôm nay và mai sau.

Giữa những sự kiện diễn ra gần đây ở biển Đông, nhiều trong số các em sôi sục với lòng khát khao chiến đấu và chiến thắng. Tôi đánh giá rất cao lòng tự hào dân tộc này ở thế hệ các em, nhưng tôi thường thảo luận với các em những ngụ ý khác của điều này, chỉ cho các em thấy có nhiều điều phải nghĩ đến hơn là chỉ một hành động.

Chiến tranh không đơn giản chỉ là một từ, nó đại diện cho rất nhiều máu và nước mắt.

 

Hà Nội, một ngày tháng tư năm 2015

Trang Nguyen  

59

Page 60: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

40 năm trưởng thành

Matta Xuân Lành

Chào các bạn,

Mình về Dòng tĩnh tâm, trùng với những ngày Tp. Buôn Ma Thuột đang tưng bừng chuẩn bị mừng bốn mươi năm thống nhất đất nước. Trong bầu khí rộn ràng lễ hội mừng đất nước. Buổi chiều mình lần bước dưới những lũy tre bao bọc chung quanh khuôn viên dãy nhà vãng lai, mình cảm thấy lòng rộn lên một niềm vui và tự hỏi: Tự bao giờ những cây tre này vươn mình cao vút, thân lá xanh tươi cùng với những búp măng, cũng lần lượt vươn lên một cách mạnh mẽ lạ lùng. Gợi lên trong lòng mình một hành trình bốn mươi năm sau ngày thống nhất đất nước. Một hành trình nối kết mình với quá khứ, khám phá trách nhiệm với hiện tại và định hướng cho tương lai trong việc bảo toàn và ước mơ vươn lên hơn nữa, trong đời sống hiến thân phục vụ.

Trong quá trình hình thành phát triển luôn là những thăng trầm, và hành trình lịch sử của Hội Dòng mình cũng vậy. Năm 1969, qua sự ươm trồng của hai Đấng Sáng Thiết Lập. Hội Dòng đã hình thành và phát triển, đi vào xã hội với những mảng phục vụ bác ái từ thiện bao gồm: Giáo dục, y tế, dục anh, huấn nghệ, hướng nghiệp…

Nhưng niềm vui chưa được bao lâu, quí chị đã phải đón nhận thách đố trước khúc quanh lịch sử đất nước với biến cố 1975. Từ đây nhiều cộng đoàn phải ngưng hoạt động, nhiều ơn gọi không có cơ hội tiếp tục. Cũng từ đây, quí chị bắt đầu những tháng ngày lao động cực nhọc, với ước mong có thể tiếp tục sống trong ơn gọi tu trì.

60

Page 61: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Quí chị đã phải tham gia các công tác làm thủy lợi, đào mương, khai rừng. Những ngày làm việc trong nông trường thật vất vả nhưng đầy niềm vui, vì có cơ hội sống chứng tá đời tu. Không có công việc gì có thể làm mà quí chị đã không làm: Trồng lúa, trồng rau, trồng hoa, trồng đậu, trồng mía, trồng cà-phê cho đến làm giá, làm bánh gói, làm đậu khuôn, chế biến đường mật… Tất cả chỉ với ước mong để được sống, để được tu và nhất là để duy trì và xây dựng Hội Dòng.

Mặc dầu khó khăn gian khổ nhưng quí chị luôn thể hiện được đặc tính của chị nữ tu: sống giản dị, thành thật, hân nhiên trong tinh thần bác ái siêu nhiên của những người con Thiên Chúa.

Bốn mươi năm sau ngày thống nhất đất nước, để rồi ngày nay bước đi trong thời đại mới, quí chị không chỉ dừng lại bên luống rau, mảnh vườn nhưng đã vươn mình ra khắp Buôn Làng, Bon Sóc, những vùng kinh tế mới.

Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển Hội Dòng, với biết bao thăng trầm thay đổi như tre kia có lá xanh, lá tươi, lá già, lá vàng rồi lá rụng. Nhưng tre cứ hồn nhiên đơn sơ vươn lên giữa trời và đất, vui với nắng, đùa với gió với mưa. Tre tàn nhưng không phế, tre khô nhưng vẫn hữu dụng, tre nhiều dấu vết trên thân nhưng vẫn vui. Bởi tre biết khi mình nằm xuống là trở về với lòng đất mẹ, chết đi thì chắc chắn có những mầm non mới được vươn lên, vươn cao căng tràn nhựa sống. Như vậy sự ra đi đó không phải là sự chấm hết nhưng là sức bật cho những mầm non được vươn lên.

Quả thật mình không thể thấy và hiểu được hết những giọt mồ hôi và nước mắt của quí chị, nhưng mình tin chắc những kinh nghiệm sống quí báu ấy, quí chị đã góp thành những viên đá tảng để xây dựng và hình thành ngôi nhà Hội Dòng ngày càng đứng vững và phát triển như hôm nay.

Matta Xuân Lành

61

Page 62: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Tháng tư đỏ / Tháng tư đen

Nguyễn Khôi(Tặng: các anh em tôi từng 2 bờ chiến tuyến)

Hà Nội,sớm tháng 4

hồng Phượng đỏƠi Sài Gònnắng nóng

trút mưa đêm…35 năm

1 vạn 2 nghìn ngày đêm có lẻnỗi vui/ buồn

nhức nhối con tim!

*

ÔI Việt NamMẹ Việt Nam

biết bao phen đau khổthương đàn con

thương tích

62

Page 63: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

vẫn chưa hàn…Như định mệnh?!

cả Dân tộchiên ngangSứ mệnh

công việc ông cha:“THỐNG NHẤT NON SÔNG”

máu tuôn chảydòng Lạc Hồng

ra biểnGiữa Trường Sa

phấp phới cờ hồng…

*

Ơi Hà Nội – thành phố hòa bình,sáng nay thanh thản thế

Vào Sài Gòn – Bến Nghéloáng một cánh bay

để đêm nay“Tắt đèn” (1)

bừng ngọn nếntối tận hôn

Con gáithật yên bình!

*

Ôi Đất Nước35 năm rồi nhỉ?

Nào anh em(thôi huynh đệ tương tàn)

ra Hồ TâyTa “cụng” cốc Bia tràn…

vui ngấn lệmừng Nước Non một dải

phút NGHÌN NĂMThủ Đô cất cánh Rồng…

*

Tháng 4 đỏ / Tháng 4 đenthực vậy

Trái tim nàynức nở đến bao năm?

63

Page 64: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

—–

(1) hưởng ứng ngày các Thành phố “tắt đèn”.

Hà Nội tháng 4/ 2010NGUYỄN KHÔI

64

Page 65: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Photo: Author’s mother on the right. Circa 1970s

There is a hero – look inside your Mom

Đào Thu Hằng

Recalling back to the time when I was about from secondary school to high school, there was this thing that many of my friends had in their mind — some sort of hero or “idol”, in music, movies…

“Who is your hero?” I sometimes asked myself since I did not really have one. And I felt like I didn’t really need to have one or just only one hero. Say, in music, I listened to a mix of genres. However, now reflecting upon it, I think I did have many heroes or heroines, instead of one. My heroes were mostly characters in stories and books like Doreamon, Teppi, Tottochan, Little Princes, Peter Pan to Anna Frank, or the kids in In Desert and Wilderness, or in the kids in the famous Vietnamese novel Tuổi thơ dữ dội, or characters in big novel like Jean Valjean, Quasimodo…

Lately, I realize I do have my hero in real life, who is not just in fairy tales, fictions or nonfictions. The Hero, who I believe that everyone may also have, is called… Mom

I’ll tell you why…

My Mom is as simple as many Vietnamese. After the war was over in 1975, there were many movements of people from the North to the South, and from the countryside to big cities like Hanoi or Saigon, to find work. Mom was one of those migrants. In 1975, at the age of 19, Mom

65

Page 66: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

went to Ha Noi, a couple hours of driving from her hometown, to find work and eventually settled there. Only then, Mom enrolled in high-school, the same school I attended 26 years later.

While in high school, Mom worked as a mechanic . She had attended a vocational school before starting the job at a factory in Hanoi. As the nature of her job, Mom was able to fix and repair many types of machines including motors and engines in cars and trucks… I still feel shameful myself, compared to Mom for that skill. I studied engineering and I did like playing with machines during my childhood (sometimes very dangerously :D), but I often joke seriously that I am just a half-baked engineer since I can only fix my bike, but none of the more “complex” machines.

During that time, with a “classic bike” which any working person should own as a mean of living, Mom was always trying to earn more money beside the main job, as many other workers also did. She sometimes tried to do “small business” by selling things like vegetable and other farm products.

Talking about Mom’s career, she worked in the “machinery industry” for more than 10 years for what I can remember from her stories. Mom then “was promoted” when the socioeconomic situation of Vietnam started to change. Now t, she worked in a state-owned trading company, importing chemical products then re-selling to the retailers and local manufacturers.

During these times , sometimes I heard stories about her friends or her business partners committed to prison because of their cheating in business such as tax fraud. Mom even lost money due to their cheating.

As a kid, I did not understand much of those stories. I just had a feeling that it was not an easy job since she had to deal with all kinds of people. Lately, when I was able to understand what it was about her job, I felt extremely grateful that Mom had saved my family during such a hard time for the whole country, in the decades of 1980s and 1990s. How blessed we were!

Mom tried as much as she could to earn money for her kids, and though my family was living modestly in our tiny cramped social-housing apartment, Mom usually said she was content with what God Father – Ông Giời – had given, without complaining or blaming on the circumstances. By the way, during my childhood, our sleeping room was next to the pigpen – chuồng lợn – of my family where we normally kept 2-3 pigs for domestic pig husbandry each year. Nonetheless, we still had a quite acceptable healthy condition for our bodies. Thanks God! Thanks Buddha!

While at the trading company, Mom realized that she needed to study further and higher , which was not only for her job but also to fulfill her thirst for learning. Mom said she always wanted learning since she liked studying and she needed to learn what her kids were studying at school so that she would be able to find ways to support the kids.

Mom then registered to College in an Open University to study accounting, business…at the age of 40.

66

Page 67: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Mom’s constant effort and patience for lifelong learning was also deeply inspired by her big brother, my uncle, who was a soldier during the Resistance War against the American to Save the Country – Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước — but the American simply called it the Vietnam War . Obviously the Vietnamese thinks about the purpose of the War, and the American simply thinks about the location. Anyway, my uncle served in the military of the North. Mom said she never forgot the advice in those letters that my uncle sent her while he was fighting in the South.

There was always something repeated in those letters, which my uncle reminded Mom about, as his youngest little sister: “How hard life is, never quit studying. By all means, send the kids to school, get them good education….The war will be over soon, I’ll come back home…. “

But Uncle never came back. He died young in battle in his early twenties, some time in the seventies in the South, almost 15 years before I was born. His name (with the body) was found resting at the Vietnam’s largest national military cemetery – Trường Sơn Martyrs’ Cemetery. To be more precise, we did not know where and when exactly he died. Mom said she felt things went wrong with uncle in her dreams.

Back to Mom’s learning career, let’s face the truth about the corrupted system of state agencies of Vietnam at that time (perhaps even now, though I really do not want to believe so). Many people including Mom’s colleagues registered with the Open University for a degree certificate to get promoted in the state-owned companies or in the government offices. Some hired someone else to be present in the class for them in order to pass the attendance checks, and some even hired someone else to do the exams. Many wanted to enroll in a college but did not have a high-school diploma to meet the prerequisite for college admission. So many of them simply bought a fake high-school diploma. That, not mentioning people who bought fake college degrees.

Nevertheless, Mom rarely quit any class she was taking at night or during weekend. I still remember, that time was such an exciting studying atmosphere for my family. I was in secondary school, my sister was in high school and the other sister was in college too. Three or four times a week, Mom got home from work, prepared dinner for us, then went to class until late night. After class, she came home and had dinner.

Her “education facilities” were no more than notebooks, pens, and with a small wooden desk (about 20 cm height, 40×50 size), the one that everyone in my family shared for all kinds of usage. It’s now the desk that my nephews use sometimes. Mom also had an indispensable lecturer “who” was a tape recorder and a set of recording tapes containing all sorts of subject from economics, mathematics, psychology, philosophy, accounting…for her class. During the exam time, she studied and prepared for exams by listening to the recording tapes almost every night.

Mom even showed her notes of her English study. Only now I remember, sometimes she also studied Chinese on TV. She admitted the difficulties in her oral exam for English like: “I understood what the teacher asked me but I could not answer, so I gave my fingers to answer the question: How many kids you have?”

67

Page 68: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Five years after, Mom got a university degree. To be honest, I had no idea and I was certainly not able to understand how hard it was for Mom to start college at the age of 40 with 3 kids along and finish it at 45,until I myself completed my degree at 22 (though lots of fun, it was not that easy for me at all).

That’s a small piece about my Mom’s learning career. It simply proves that it is never too late to start something that you always wish to do.

There is something for else all kids including me to learn. That is, it takes, sometimes, 10 years, 20 years, or even your whole life, to realize that Mom is really your hero. It is never too late for that simple enlightenment.

I just want to say few more trivial things about me apart from Mom’s career. Since a kid, I have had a habit of collecting things in the nature including different types of insect, like bee, or beetle (of course, the dead and dried one). In addition to other things like leaves and insects from the forest, my friends remember me by that “craziness” of collecting stone, rock, seashell, whenever we traveled to such lovely and most beautiful beaches of the countrylike Nha Trang, Lăng Cô, Cô Tô,…

Irealize, Mom somehow unconsciously gave me such curiosity for nature, science and everything else, including to trust in Ông Giời – the God Father. For that, it made me become a sort of “nerd” who is curious for everything in the surrounding environment, from a tiny ant to…a whole universe, an active nerd who is simply interested in things that people might find trivial, .things that my friends define as “rag and rubbish – chổi cùn, rẻ rách”, so to speak, to make fun of me from time to time. Yet my friends just can’t help supporting me on that. I am always happy about that “funny trait” of mine ;)

Few words on my “craziness” just to say, nonetheless Mom never fails to support me on that hobby, Mom never stops me from collecting things. From time to time, she would pick up for me a bee or beetle if she accidentally finds any, then contributes it to my collection. I still keep the collection home but I haven’t had a chance to take care of those boxes for years.

This is just a small piece about my Hero in real life.

There is a song goes like: There is a hero, if you look inside your heart.Yes, that’s true. I also say: There is a hero, if you look inside your Mom. Your Mom is in You.

I am deeply grateful for having such a hero who gives me wings to fly, who believes and supports me in everything I do (though hides her deep worries inside sometimes), a hero who teaches me the Truth and let me live in that simple Truth of being patient, honest, humble and unconditional love.

68

Page 69: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

How amazing that was – a nineteen year old girl started an independent life in the great waves of migration throughout the country in that great year of 1975 ! And instilled in her daughter a great sense of Truth.

Thu Hằng

69

Page 70: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Chạy ngày giải phóng

Matta Xuân Lành

Chào các bạn,

Mình đến thăm ruộng lúa của anh em Buôn Làng cùng với mẹ E, trên đường về mình và mẹ E ghé vào nhà mẹ Hreng nghỉ chơi một chút vì ngoài trời quá nắng, nắng của những ngày Tây nguyên chuẩn bị mưa nên rất oi bức, mình nghĩ đi thêm chút nữa chắc mình chết vì nắng!

Vào nhà, mẹ Hreng bưng lên một rổ chuối cau nhà mẹ Hreng trồng. Cùng ngồi nói chuyện có em Kim Cương con trai mẹ Hreng.

70

Page 72: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Sau khi nói đủ thứ chuyện lung tung mình nhớ đến ngày giải phóng, mình biết chắc ngày đó các mẹ cũng đã biết vì hiện tại mẹ Hreng năm mươi lăm tuổi và mẹ E cũng đã năm mươi bảy tuổi, mình hỏi:

– “Ngày giải phóng khi mọi người chạy lung tung, anh em Buôn Làng mình ở đây có chạy không?”

Nghe mình hỏi mẹ E mở to mắt ra ngạc nhiên hỏi lại:

– “Sao lại không chạy Yăh? Ai cũng chạy mình ở lại với ai? Cả Buôn Làng mình chạy, người chạy trước người chạy sau, chạy không còn ai!”

– “Tại sao lại phải chạy và ai nói mình chạy?”

– “Chạy vì sợ Việt cộng. (Khi nhắc đến hai từ ‘Việt cộng’ mẹ E còn hạ thấp giọng xuống nói thật nhỏ, như sợ có ai đó nghe như vậy sẽ tai họa.) Năm đó mình mười tám tuổi, mình nhớ rất rõ chạy nhưng không biết ai nói chạy, chỉ nghe mọi người nói với nhau cố gắng chạy đến Nha trang hoặc Sàigòn, sẽ có xe chở đi nước ngoài.”

– “Lúc đó mẹ E muốn đi nước ngoài lắm hể!”

– “Không phải muốn đi nước ngoài đâu Yăh! Chỉ có một điều duy nhất là chạy cho khỏi Việt cộng mà thôi! Không phải vì muốn đi nước ngoài vì nước ngoài ở đâu mình đâu có biết, chỉ biết đi như vậy là đi xa Việt cộng là mình được an toàn.”

– “Yăh vẫn thắc mắc tại sao anh em Buôn Làng mình sợ giữ vậy?”

– “Vì trước khi Buôn Làng mình về ở đây đã ở trên Đăktô, xã Diên Bình tỉnh Kontum. Buôn Làng mình ở trong vùng sâu vùng xa, ở đó một tuần Việt cộng về ở trong nhà dân hai đêm và mỗi lần du kích phát hiện hai bên bắn nhau. Việt cộng bắn nhiều anh em Buôn Làng mình chết oan lắm, nên cứ nghe nhắc đến họ là ai cũng sợ.”

– “Buôn Làng mình chạy mang theo những gì? Chạy đến đâu? Và tại sao không chạy tiếp để được chở đi nước ngoài mà lại về lại Buôn Làng?”

– “Người lớn gùi gạo và mền, những người nhỏ như mình địu em và mang nước. Ngày đó không có những cái can hoặc cái chai lớn như bây giờ, chỉ có những cái bi đông của Mỹ nhỏ thôi, vì vậy mau hết nước lắm. Chạy dọc đường thấy vũng nước không phân biệt nước dơ nước sạch, cứ thấy nước là múc cho vào bình bi đông. Chạy mệt thì nghỉ nấu cơm ăn nhưng không đủ cơm gạo để ăn no, ăn vừa cho khỏi chết đói còn để dành cơm gạo chạy tiếp. Lúc nào trên đường chạy cũng nhiều người, mình không biết người ở đâu mà chạy đông vô số kể, không phải chỉ có anh em Buôn Làng nhưng cũng có rất đông người Kinh cùng chạy, trong đó cũng có nhiều lính ngụy chạy chung, có người cởi bỏ áo lính chạy nhưng có người mặc luôn áo lính chạy. Chạy chung với lính ngụy nên càng sợ chết oan. Vì khi họ bắn lính ngụy có thể đạn sẽ trúng mình vì vậy rất sợ! Không biết chạy mấy ngày thì đến cây số sáu mươi hai đường đi Nha trang là phải quay về. Lúc đó có  nhiều bộ đội ở đâu ra chặn đường, người nào cũng cầm súng và chung quanh người

72

Page 73: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

mang nhiều lựu đạn, họ không cho đi tiếp bắt phải quay về họ nói: ‘Quay về, đã giải phóng Sàigòn.’ Mọi người không ai dám chạy tiếp vì nếu chạy tiếp họ sẽ bắn chết.”

– “Trong khi chạy như vậy mẹ E nghĩ điều gì trong đầu?”

– “Chưa khi nào mình thấy khổ như lẩn chạy đó! Trời nắng chang chang như hôm nay, mọi người chạy chân không trên đường nóng, chân ai cũng sưng to đau lắm nhưng không ai dám dừng nghỉ cứ phải chạy. Suốt thời gian chạy không nghĩ được cái gì trong đầu ngoài một chuyện là sợ Việt cộng, phải chạy cho xa Việt cộng và cái sợ đó làm cho mình cũng như anh em Buôn Làng mạnh thêm lên, nên với cái chân sưng to như vậy mà vẫn chạy được.

Chỉ có một điều khi về đến Buôn Làng nhớ lại mình vẫn thấy thương đó là: Có những người Kinh họ bỏ con lại để chạy, mình gặp hai ba em có cả em trai lẫn em gái, các em khóc quá sức mình thấy thương quá muốn dắt em theo nhưng mình cũng không dắt nổi, vì trên lưng mình cũng địu một đứa em trai hai tuổi cũng đã nặng lắm rồi! Bố mẹ mình gùi gạo và mền đi đường mệt quá đã vất hết mền, khi phải quay trở về có ý tìm lại nhưng người ta đã lượm mất. Cho đến bây giờ nhiều năm rồi mình vẫn không quên những em bé người Kinh bị bỏ lại trên đường.”

Từ nãy đến bây giờ mẹ Hreng không nói gì, mình hỏi:

– “Gia đình mẹ Hreng không chạy sao?”

– “Chạy chớ! Mình cũng giống mọi người rất sợ Việt cộng, Bác Hồ dạy phải thương dân nhưng họ đâu có nghe lời Bác Hồ dạy, họ bắn dân chết oan nhiều lắm!”

– “Bây giờ các mẹ còn sợ như vậy nữa không?”

Mẹ Hreng nói:

– “Sau khi chạy về là phải đi làm tập thể vẫn còn sợ, vì ngày nào đi làm cũng có bộ đội đi canh chừng phía sau lưng. Nhưng từ năm 1989 cho đến bây giờ tuy cuộc sống Buôn Làng mình vẫn còn đói, nhưng đã hết sợ vì cái đầu của họ đã mở ra, họ đã nhớ được lời dạy của Bác Hồ!”

Matta Xuân Lành

73

Page 74: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Chuyện của Tư Cò

Quang Nguyễn

Anh tên Thụy, nhưng trong lớp mọi người đều thích gọi anh là Tư Cò, không biết do cổ anh dài ra như cổ cò hay anh to và cừ thì chưa ai dám xác minh.

Đó là những ngày tháng đầu tiên của Trường sau khi chiến tranh kết thúc, lớp chúng tôi đón nhận một bạn học khá đặc biệt, Tư Cò vào muộn cả tháng sau thông báo nhập học, anh đi khập khiểng từng bước, tiếng cộp cộp trên nền xi măng làm ai cũng nhận ra anh có một chân giả bằng gỗ, Tư Cò là bộ đội xuất ngũ, thương binh nặng, nhưng anh cũng cố gắng ôn tập để thi vào đây, và dĩ nhiên anh lớn hơn chúng tôi phải 4 hoặc 5 tuổi gì đó.

Tư Cò có biệt tài ca hát, đêm ký túc xá lúc nào quanh anh cũng vài ba đứa , ngồi nghe anh hát, giọng anh vang, trầm buồn cùng tiếng đờn ghi ta điệu nghệ, anh hát hết bài này qua bài khác, chủ yếu dòng nhạc tình ca, nhạc tiền chiến, ca khúc da vàng…

Anh chăm chỉ theo chúng tôi, bám sát để không bị nợ môn nào, anh sống chan hòa với mọi người, ai cũng quý mến, đố bạn nào dám trêu ghẹo cái chân giả của anh.

Lớp chúng tôi tự hào có anh trong nhóm, nhường cho anh giường tầng dưới, sinh hoạt nào cũng kết anh theo, anh sợ nhất môn họa kỹ thuật, mấy đứa phân công nhau giúp anh giờ phụ đạo, rồi tình thân thấm dần chúng tôi được nghe anh kể nhiều về một thời chiến tranh.

74

Page 75: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Ngày nào đó của những năm khốc liệt của chiến tranh, cậu của anh bị cảnh sát bắt vi nghi ngờ giúp Việt Cộng, hai anh em rủ nhau làm loạn, rồi sợ quá lên núi cùng mấy “ ổng”, và anh trở thành liên lạc cho cách mạng khi mới 12 tuổi.

Mười hai tuổi thì có biết gì đâu, bảo gì làm nấy, vậy mà một lần đi đưa tin, vượt qua hàng rào đầy mìn anh bị thương rất nặng, anh mất một chân khi mới 17 tuổi, tương lai còn gì, những tháng ngày sau đó anh sống rất khó khăn với mẹ già cho đến ngày anh quyết định phải vượt qua mặc cảm mà vào đây học hành.

Trong ngực anh vẫn còn viên đạn, nó nằm đó lâu rồi, giờ không ai dám mỗ, mỗi khi trái trời vết thương cũ tái phát làm anh đau nhức, cái chân cụt của anh rỉ máu vì vật liệu của chân giả quá thô. Anh đi học bằng phụ cấp thương binh, không đủ bù đắp chi phí, nên rất khó khăn.

Thời gian qua mau, chúng tôi mỗi người mỗi ngã. Thời còn bao cấp khó khăn trên đường về Quy Nhơn chúng tôi gặp anh, mời anh bữa cơm ở nhà hàng, anh kêu tôi dặn rằng, tao ở đây chưa bao giờ dám vô đây ăn uống, bữa nay mấy bạn đãi một bữa anh cảm ơn lắm, thấy mấy bạn rủng rẻng mừng lắm nhen, nhưng mấy anh em nhớ đừng có dính vô tham nhũng đó nghe.

Chúng tôi nghe anh dặn ai cũng thương anh, anh thật thà, trong sáng, tuổi thanh xuân của anh chìm ngập trong chiến tranh, hòa bình về mà số phận của anh sao cũng đầy bất trắc, anh không trách ai, anh chỉ buồn, ca hát cho quên đi nỗi mất mát…

Tính anh ngang tàng, khảng khái, đường công danh gãy khúc. Nghèo khó vẫn bám lấy anh, trong chỗ riêng tư, tôi không biết giờ này anh sinh sống ra sao, có vợ con gì chưa, nhưng sao tôi cứ đau đáu trong lòng hình ảnh anh đi về trong nắng chiều xiêu vẹo, khập khểnh trong bộ áo quần nhếch nhác, và …cái chân giả luôn làm thịt da anh ứa máu.

Sài Gòn 25.4.15Quang Nguyên

75

Page 76: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Tình xưa… Tình xa…

HYH

Cứ ngỡ tình xưa thắm đượm,Ba mươi năm tương ngộ, muộn màng không ? Ngày xưa… thoáng ánh mắt trong,Tâm tư ghi khắc dịu dàng dáng em. Em xưa, thơ ngây áo trắng,Nụ cười tươi, bừng hoa nắng sân trường. Giờ tan học ta thường sánh bước. Phố nhỏ, đường cỏ hoa xanh biếc.Tà áo em bay… tha thướt gió đùa. Tay trong tay, dệt tình thơ,Con đường hoa mộng, bến bờ tương lai…

***

Bỗng dưng thời cuộc mịt mờ,Tháng ngày lốc xoáy… không ngờ cuốn bay…Và xa rồi…Xa thật rồi… những ngày xưa thân thiết,Phải ly biệt, dù tàn cơn chinh chiến.Đời mưu sinh, trôi nổi biển dâu,Những tháng ngày dài hàng bao thế kỷ…

76

Page 77: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

***

Thu, Đông qua, rồi Xuân trở lại.Ngày tương phùng… ta ngỡ như mơ.Mắt nhìn nhau, cùng nhớ về ngày thơ.Em vẫn dáng hoa xưa hiền dịu,Nhưng vai gầy trĩu nặng đau thương… Tưởng như thắm lại tình thân,Mà sao ta thấy ngại ngần cách xa. Tóc huyền nay đã pha màu,Một thời điêu linh… dãi dầu, truân chuyên.Còn không em ?Mắt sáng môi hồng và niềm hy vọng…Còn không anh ?Mộng văn chương từ áo trắng thư sinh… Tình xưa dường như trở lại,Trái tim phai, có giữ mãi chân tình?Thoáng hương xưa…Ta có dệt mộng ngày vàng?

***

Tình mong manh trong gia cảnh lỡ làng…Sao lời “yêu”… như  ngỡ ngàng phù du…Thôi thì… hãy để tình xa…Theo sương gió phôi pha lặng lẽ.Để mỗi chiều buồn quạnh quẽ buông rơi!Nỗi nhớ nhung…theo mây tím cuối chân trời.Và nụ cười em…Như phút giây rực rỡ ánh dương tà.Và tình ta…Giữ mãi muôn đời vẻ đẹp nguyên sơ… HYH(Tháng 4-2015)

77

Page 78: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Về lại Pleiku

Quang Nguyễn

Những ngày cuối tháng tư, được nghỉ gần cả tuần, từ Sài Gòn, nhóm bạn tôi rũ nhau về thăm lại Pleiku, nơi chúng tôi sống và lớn lên trong những năm chiến tranh loạn lạc… thế là 3 xe với hơn 10 người, chúng tôi làm một chuyến về lại Pleiku, với nhiều người trong chúng tôi, đây là lần đầu tiên trở lại sau 40 năm, kể từ ngày kết thúc cuộc chiến, chuyến đi thật là hạnh phúc, mọi người ai cũng vui vẽ, hòa đồng.

Từ sáng sớm, chúng tôi đi theo đường 13 về Bình Dương rồi Bình Phước đường tương đối tốt, đến giáp quốc lộ 14, do đang tu bổ nên bụi mù mịt, nhưng chúng tôi không thấy ai mệt trừ tôi phải cầm lái suốt quãng đường dài. Đến trưa chúng tôi dừng nghỉ ở Đăk Nông, nơi trước đây là tỉnh lỵ Quảng Đức với Thị xã Gia Nghĩa. Đường qua Gia Nghĩa  rộng thênh thang nhưng tốc độ tối đa cho phép chỉ 50km/h, không có biển giới hạn nhưng có biển báo vào khu dân cư, mà kỳ lạ là chỗ nào là khu dân cư chỗ nào không phải chẳng biết theo tiêu chí gì.

Càng về chiều, đường đến Pleiku càng gần, lòng chúng tôi  xốn xang theo những gì mình nhớ được từ lâu lắm rồi về những thay đổi ở đây.

Qua cầu 110, có nghĩa tại đây có cột mốc Ban Mê Thuột 110km, trong chiến tranh cây cầu bê tông này bị gãy khúc như chữ V nên dễ nhớ, chúng tôi bắt đầu vào tỉnh lỵ Gia Lai. Vài thị trấn qua nhanh  hao hao như Pleiku những năm 1970 tuy không có đồi dốc nhiều, nhưng cũng làm chúng tôi vui mừng khôn xiết, ai cũng cho mình đúng khi nói đó là Chư Sê, đó là Mỹ Thạch…khí hậu đã mát lành lạnh, thật dễ chịu với nhiều cây hai bên đường, và nhất là hoa cúc quỳ

78

Page 79: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

vàng… vàng cả chân núi Hàm Rồng, chúng tôi ngỡ ngàng thấy hiện ra một Pleiku khác xa vẻ tiêu điều thời trước.

Khoảng 450km, nhưng chúng tôi phải mất 12 tiếng, chiều tối tới Pleiku, chúng tôi nghỉ ở khu nhà khách sạn trong hồ Diên Hồng, như một resort nhỏ, nhưng yên tĩnh, cảnh vật phù hợp với lứa tuổi chúng tôi.

Buổi sáng, ngồi uống cà phê trên sân thượng tầng 12 của khách sạn Hoàng Anh, từ đây chúng tôi có được cái nhìn tổng quát về Pleiku một thời … và là thủ phủ của Quân Đoàn II trước 1975…

Phía nam từ Hàm Rồng đến ngã 3 trại Phù Đổng  tôi nhớ chỉ toàn lán trại, giờ là cơ ngơi của HAGL đình đám, trại Phù Đổng xưa, nay là khách sạn chúng tôi đang ngồi, bên kia đường có nhà thờ Thánh Tâm, xuôi dốc Hội Phú thay cho đường Hoàng Diệu là đường Hùng Vương, nhà thờ Thăng Thiên giờ xây dựng lại đẹp hơn, vươn cao lên khỏi khu nhà hành chính chung quanh, sân vận động mới xây dựng lại, kiểu dáng trông bề thế, chúng tôi ngạc nhiên vì đường Trịnh Minh Thế giờ bị chặn ngang bởi quảng trường thênh thang, Khu Chợ Mới, ngã ba Hoa Lư, Cách Mạng, phi trường Cù Hanh… giờ thay đổi nhiều, ước chừng dân cư phải gấp 5 lần trước đây.

Tuy cảnh trí khác xưa nhiều nhưng tựu trung vẫn “đi 5 phút đã về chốn cũ”, kiến trúc thô thiển, người ta tốn nhiều tiền của để san dọn đồi dốc, trong khi lẽ ra nên để như Đà Lạt.

Cây xanh của Pleiku phải là cây thông, nhưng tôi thấy người ta trồng nhiều thứ hỗn tạp, tôi tản bộ về ngang khu phố nhà tôi ở, thăm lại trường Trung học Pleiku, trường Nam tiều học…thấy ấm áp tình bạn hữu thời thơ ấu.

Trên đường, tôi đi ngang nhà người bạn thân nhất thời tiểu học, nhà trên đường Phan Đình Phùng, người nhà cho tôi biết, bạn của tôi giờ là một người bệnh, bệnh tâm thần phân liệt, gia đình phải đưa đi chữa bệnh tập trung.

Những năm 1966-1968 chúng tôi học chung, rỗi rảnh rủ nhau lên đồi 37 Pháo Binh chơi, ra cầu số 3 tắm suối…bạn của tôi là người đọc nhiều truyện, thâm thúy, giọng Bắc rất là ấm áp, bạn kể làu làu chuyện lịch sử nước ta, tức khí lại còn bày trò đánh nhau với mấy đứa  học trường Tuyên Đức, nghe kể sau 1975 bạn thi vào trường Lâm Nghiệp Tây Nguyên, học nửa chừng thì phát bệnh đến giờ, kể rằng những việc từ thời chưa phát bệnh bạn tôi nhớ tốt, nhưng không dung nạp được cái mới, cứ mỗi một câu hỏi đi hỏi lại làm sao học hành, nghe thấy buồn cho bạn.

Tôi đưa vợ đi thăm người bạn ở Kon Tum, sau 1975 nhà bạn phải rời khỏi Pleiku đi kinh tế mới ở Gia Lu, trong khi khai khẩn đất hoang, bạn bị mất một cánh tay, đứt ngang một bàn chân vì cuốc phải mìn. Những tưởng cuộc sống đã khép lại, nhưng rồi bạn vẫn vươn lên, người yêu của bạn vẫn quay về sau những ngày cải tạo, hai người sống chật vật và có một cô con gái, cháu được học bổng đang đi học bên Canada, chồng chị hiền từ bảo, ai cũng học tiếng Anh, chỉ có nó nhà nghèo theo mấy Sơ lên Kon Tum học tiếng Pháp, nhờ vậy mà cơ hội được rộng mỡ, chia tay hai người ở quán nước gần nhà thờ gỗ, vợ tôi không cầm được nước mắt khi thấy bạn cùng lứa với mình, mà sao héo hon túng khó, rồi cô ấy tự triết lý, ai cũng có phận có phần. Nhìn vào đôi mắt của bạn, tuy cuộc sống chật vật nhưng tôi biết họ đang rất hạnh phúc…

79

Page 80: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Thật vậy, ai buông cho thường được nhận, bây giờ về Sài Gòn, tôi nghe vợ khoe, họ chuẩn bị vào đây để sang Mỹ thăm con, cuộc sống thật muôn màu.

Sài Gòn 27.4.15Quang Nguyên

80

Page 81: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Ngày giỗ của thầy giáo

Quang Nguyễn

Chiều hôm qua, nghỉ lễ Hùng Vương nên đường phố Sài Gòn vắng hơn mọi ngày, tôi đang trên đường về nhà thì nhận được điện thoại người bạn, bảo lên quận 10, giỗ nhà Thầy Ánh, thấy tôi đổi xe đi taxi, con tôi cứ thắc mắc, sao đã 50 năm rồi mà cha cứ còn lưu luyến mãi các thầy giáo cũ, hay thật.

Nhà Thầy ở trong hẻm nhỏ của Giáo xứ Giuse, nhà đơn sơ nhưng ấm cúng, nhiều người trong gia đình với nhóm học trò cũ tụ tập về trong ngày giỗ của Thầy đang đứng chật ngoài sân nên cũng dễ tìm.

Nhìn di ảnh của thầy giáo, tôi nhớ mãi hình ảnh của Thầy dạy toán những năm 1970 trên Pleiku, Thầy là sỹ quan biệt phái nên phải lên cao nguyên heo hút phục vụ, Thầy luôn trầm buồn, nghiêm khắc, thương yêu học trò và hết lòng tận tụy với nghiệp của mình, chẳng thấy Thầy cười bao giờ.

Thầy thật cá tính, còn nhớ, khi tiếng trống đổi tiết nổi lên, chúng tôi còn cắm cúi viết, đóng khung công thức, đã nghe tiếng tách của viên phấn ngoài hành lang, ngước lên thầy đã ra ngoài. Còn khi chưa thấy thầy, đã nghe giọng thầy sang sảng… “Vì thế cho nên” hoặc là “Do đó”… như là những tiếp đầu ngữ của giải trình bài toán.

Một lần hiếm hoi, Thầy sinh hoạt với lớp chúng tôi, sau lửa trại, trời lạnh lắm, chúng tôi quấn mền  ngồi tĩnh tâm bên vụn than còn cháy ráng, Thầy lên tiếng sau khi dụi vội tàn thuốc lá, rồi

81

Page 82: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

hắng giọng  nói sẽ hát vài bài, chuyện thật xưa nay hiếm, chúng tôi yên lặng nghe thầy hát, lúc đầu Thầy khản giọng, hát không hay lắm, nhưng giọng Bắc trầm trầm của Thầy thật lôi cuốn với những ca khúc tiền chiến.

Riêng với tôi Thầy thương tôi lắm, một lần tôi tìm Thầy để giao chồng bài thi mà tôi làm sơ mi, thấy trong cặp tôi còn tập Quốc văn Toàn thư cũ, tập sách mà tôi rất thích đọc các bài đọc thêm và học thuộc lòng, trang bìa tôi có ghi vài dòng…như là tri ân cha mẹ đã gian khổ cho con được học hành… thầy cứ gõ gõ mãi vào chỗ chữ ký của tôi, rồi Thầy giở bài học thuộc lòng ‘Tình nhân loại” đọc thật lâu, bị ảnh hưởng bởi Thầy, sau tôi thuộc lòng bài ấy, nay thấy trong mấy ngày này nó cũng nhiều ý nghĩa nhân văn, tôi viết lại như thế này, dù không nhớ rõ lắm, kể cả tên tác giả, và cũng có thể sai vài chỗ:

“Tình nhân loại.

Sau một trận giao tranh ác liệt,

Giữa sa trường xác chết ngôn ngang,

Có hai chiến sỹ bị thương,

Hai người hai nước hiện đang nghịch thù.

Họ đau đớn khừ khừ rên xiết,

Vẫn sức tàn cố lết gần nhau…

Phều phào gắng nói vài câu,

Lời tuy không hiểu, hiểu nhau nôi lòng.

Họ, hai kẻ không cùng tổ quốc,

Nhưng đã cùng vì nước hy sinh,

Cả hai ôm ấp mối tình,

Yêu thương đất nước, gia đình, quê hương.

Đêm dần xuống, chiến trường sương phủ,

Một thương binh hơi thở yếu dần,

Trước khi nhắm mắt từ trần!

Xót thương người đó tấm thân lạnh lùng,

82

Page 83: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Anh cởi áo đắp trùm lên bạn,

Rồi tắt hơi! Thê thảm làm sao!

Cho hay khác nghĩa đồng bào,

Nhưng tình nhân loại còn cao hơn nhiều.”

Thay cho trả lời câu hỏi của con tôi, tôi thấy có những cái chẳng thể nào giải thích, mà đơn giản nó là như thế.

Sài Gòn 28.4.15Quang Nguyên

83

Page 84: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Giá trị của hòa bình

Lê Thùy Dung

Ông ngoại, bà ngoại tôi tham gia cách mạng nhiệt thành từ những ngày mẹ còn nhỏ xíu ở Nghệ An. Những năm về già sau này, khi bà ngoại còn tỉnh táo, vẫn thường kể lại cho tôi chuyện ông bà yêu nhau khi anh thương binh được nhận nuôi ở trong nhà cô du kích; cũng như kí ức “bình dân học vụ” dưới những căn hầm miền Trung Bắc Bộ mà bà từng hăng hái làm phụ trách. Quê gốc ở Phú Lộc, Huế; ông theo bộ đội Bác Hồ tập kết về phía Bắc. Lúc đó, một trong người con của ông ở Huế tham gia công tác cho chính quyền miền Nam Việt Nam. Mẹ bảo, cậu làm chức cao lắm, được Mỹ mang gạch đá về xây nhà cho mợ và các con. Ngày thống nhất, con cháu trong nhà sợ sệt, chần chừ không dám hỏi thăm nhau. Mãi rất lâu sau khi cậu tôi trở về từ trại cải tao, họ hàng tôi liên lạc trở lại và tuyệt nhiên không nhắc gì đến chiến tranh nữa.

Về phía bên nội, ngày xưa ông bà cố là địa chủ trong vùng, nuôi người ở và giữ nhiều đồng ruộng khắp xã. Ngày bị mang ra đấu tố, ông bà được người làm trong nhà bênh vực nên giữ được toàn mạng sống. Nhà thờ tổ trở thành chuồng trâu cho dân trong làng. Bà cố, bà ngoại cũng như nhiều phụ nữ Bắc Bộ khác, trở thành những người trụ cột gia đình, nuôi chồng, nuôi con trong lửa bom. Con cái ông bà sau này trở về làm bần cố nông, nhiều người tham gia cách mạng với Bác Hồ. Từ lời ba kể, thôi không gì sánh được bằng những ngày hòa bình. Từ vất vả đi lên, ba tôi tuyệt nhiên không một phàn nàn gì về thời cuộc, mỗi ngày cặm cụi làm ăn, đi từ Trung vào đến miền Nam học nghề cơ khí.

84

Page 85: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Càng đi xa, đọc thêm một vài cuốn sách và bắt đầu biết về những giá trị phương Tây, người ta càng nhận ra cái ác liệt của chiến tranh và trân quý những ngày hòa bình. Ngày thống nhất đất nước đâu nên là dịp ca ngợi bên thắng, nhắc nỗi đau bên thua (lại càng không phải cơ hội dằn vặt lịch sử ai đúng, ai sai). Người ta thường vì ham thắng, sợ thua mà tự cho mình quyền làm nhiều điều ngốc nghếch vì danh nghĩa đúng – sai đó. Người ta thường quên mất trong quá khứ, dân tộc mình cũng chỉ là một con tốt trong ván cờ của các thế lực. Sau bao nhiêu năm, con tốt vẫn cãi nhau, đổ tội nhau mà quên mất vị trí hiện tại, mình có lẽ còn thua một con tốt. Giá trị của những ngày hòa bình cần được chia đôi cho hai bên, để còn hàn gắn, thương yêu mà đoàn tụ.

Từ ngày học đại học ở Việt Nam, tôi sớm biết chính trị là một trò chơi nghiêm túc. Trong đó, những phân biệt “chủ nghĩa tư bản”, “chủ nghĩa cộng sản”,… được tạo ra để chia cách loài người. Và trong cuộc chơi rắm rối này, đôi khi người ta chia bè phái dựa trên bề mặt của “chủ nghĩa”, nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích (mean and end) và trở nên hung dữ, khắc nghiệt với người không đồng thuận ý mình.

Từ thời gian học về quyền con người ở châu Âu, tôi từng ngày nhận ra những giá trị dành cho con người đó cũng từng được nuôi dưỡng từ chính văn hóa, lịch sử Việt Nam mình; hiện diện từng ngày trong cuộc sống người Việt mình. Đứng trong vùng giao thoa giữa Đông và Tây đó, tôi mơ hồ nhận ra những khoảng trống của giao tiếp khi người ta không đứng trong phía của nhau để hiểu người khác đang nói gì. Chủ nghĩa tư bản hay Chủ nghĩa cộng sản, nghĩ cho cùng là một sự lựa chọn. Và làm gì sau đó lại là một sự lựa chọn khác. Chiến tranh cần người ta trở thành anh hùng nhưng thời bình cần những người yêu nước làm được việc. Vậy nên, cho chính cuộc đời mình, tôi lựa chọn trở thành một công dân Việt Nam làm được việc.

30/04 với tôi là ngày nhìn lại, biết rằng đất nước đã từng trải qua đau thương để quý giá những ngày hòa bình. Có người nói rằng, chiến tranh hay hận thù cũng giống như tình yêu, không bao giờ mất đi, không bao giờ kết thúc, nó chỉ xoay vần theo các thế lực và thay đổi đối tượng, thay đổi lập trường.

Tôi tin như vậy. Và thật ích kỉ làm sao, tôi mong mỏi tình yêu mãi mãi nở trên tổ quốc mình.

Lê Thùy Dung

85

Page 86: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Một thời Địch / Ta

Nguyễn Khôi(Tặng: Trần Đình Hoành)

“Nhất tướng công thành vạn cốt khô”

*

Người rằng “Địch Địch / Ta Ta”Nồi da xáo thịt con nhà cả thôi !

*

Địch / Ta là chuyện một thờiCộng Hòa / Việt Cộng : tơi bời bắn nhau…

Cấp trên thăng chức ngôi caoToi thân thằng lính hố sâu chôn vùi !

*

86

Page 87: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

40 năm vẫn ngậm ngùiĐịch / Ta hai phía chẳng ngồi với nhau ?

Vài chàng Thi Sĩ tào laoDân “vô chính trị” gặp nhau vui đùa

– Tau / mi – bên thắng / bên thuaChén anh chén chú cốc Bia giải hòa…

*

Trời cao ngó xuống cười xòa :“Chúng bay vẫn một con nhà Việt Nam ”

Hà Nội 30-4-2015Nguyên Khôi

 

87

Page 88: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Hòa giải gì ?

Trần Đình Hoành

Chiến tranh đã chấm dứt 40 năm, và chúng ta vẫn nói chuyện cần hòa giải anh em.

Nghe như chuyện Tề Thiên Đại Thánh. Việt và Mỹ đã hòa giải ít ra là 20 năm rồi. Năm nay kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ. Nhưng anh em ta thì vẫn căng như hồi 1972.

Lý do tại sao?

Chiến tranh, thù địch, không hiểu nhau, dân ta thân nhau thì khó đánh nhau thì dễ, bà la, bà la…

Có nhiều chuyện để bàn. Nhưng những điều đó có lẽ chỉ là phỏng định. Duy chỉ có vài chuyện mình cho là chắc chắn qua các quan sát của mình.

Một điều mình rất chắc chắn là trước 30.4.1975 mọi người mình biết ở miền Nam đều mong muốn hòa bình. Chính vì vậy mà nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn được hầu như là toàn thể mọi người ở miền Nam ưa chuộng.

Và sau 30.4.1975 mọi người đều hy vọng là chiến tranh chấm dứt thì anh em sẽ đối xử nhau như là anh em.

Mọi người đều lầm. Anh em xử với nhau như bạo chúa và tội đồ.

88

Page 89: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Nhà nước gọi mọi sĩ quan, binh lính, công chức ở miền Nam ra trình diện, mang theo thức ăn đủ ăn một tuần hay mười ngày. Mọi người hồ hỡi, đi một tuần hay 10 ngày rồi sẽ về nhà. Lầm to, nhiều người 10 năm, 15 năm mới về. Bạn của mình, chỉ là Trung úy địa phương quân, tức là lính địa phương, đi trại cải tạo 10 năm.

Đây là điều misleading lớn nhất. Cố tình làm mọi người hiểu lầm là đi 10 ngày thay vì 10 năm. Ngày nay nếu công ty bán hàng quảng cáo kiểu đó thì có thể bị truy tố là misleading advertising, một trong các kiểu quảng cáo láo.

Và “trại cải tạo” (re-education camp) là lạm dụng từ ngữ. Đọc các truyện người đi trại cải tạo kể lại, thì phải nói đó là các trại tù lao động khổ sai kiểu Stalin. Cực kỳ cực khổ. Vợ con thân nhân nhiều khi chẳng biết đâu mà thăm viếng. Nhiều người chết trong tù.

Trong lúc đó vợ con của họ ở nhà được liệt kê vào gia đình ngụy, tức là bị kỳ thị từ việc học hành đến tìm việc, làm việc. Nhiều gia đình bị đày đi “kinh tế mới.” Một loại khổ sai khác.

Người từ trại cải tạo trở về, lại phải sống như tù giam lỏng, trình diện công an phường xã thường xuyên, và chẳng thể tìm việc ở đâu cả. Phải chui nhủi làm đủ thứ lao động.

Nhà cửa thì, nếu có nhà hơi rộng sẽ được nhà nước lấy phần lớn, chia cho các cán bộ. Nhà nào may mắn thì có một hai phòng còn lại cho gia đình. Những gia đình bị đày đi kinh tế mới hết, thì nhà bị chính quyền trưng thu hoàn toàn.

Còn nhiều điều xảy ra, nhưng mình chỉ có thể kể lại vài điểm chính ở đây. (Các thông tin này vẫn còn nhiều trên Internet và trong các sách đã in tại hải ngoại, các bạn có thể tự tìm đọc).

Đó là “nhân”. “Quả” còn lại ngày nay là lòng người thù hận không nguôi, và các nạn nhân cương quyết, nhất định, không tin ĐCSVN.

Mình rất may là không bị vào trại cải tạo ngày nào, nên lòng nhẹ nhỏm để có thể nói chuyện hòa giải anh em, đoàn kết dân tộc.

Nhưng những người bạn của mình, hồi học đại học hiền hơn mình 10 phần, đi học cải tạo hàng chục năm, và ngày nay họ vẫn thù hận CS và cương quyết không tin CS, dù mình có giải thích thế nào.  Điều đó, đối với mình, là bằng chứng rất thuyết phục là các bạn đã bị đối xử rất tàn tệ.

Và ĐCSVN chưa bao giờ xin lỗi một lời về những chính sách sai lầm đó.

Tại sao một lời xin lỗi mà khó làm quá vậy? Đại trượng phu nhận lỗi và xin lỗi là chuyện thường mà.

Và ngày nay chính sách đối xử phân biệt vẫn còn. Các thương phế binh VNCH xưa nay chẳng được ai lo lắng giúp đỡ gì cả. Các bạn của họ bên ngoài gom góp tiền bạc gửi về nhờ các Chùa hay nhà thờ lo lắng cho các bạn bên trong, cũng có vấn đề với chính quyền.

Mình đã làm việc hòa giải dân tộc 26 năm nay và sẽ vẫn tiếp tục công việc này.

89

Page 90: Giới thiệu - Web viewChào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm

Nhưng nhìn vấn đề dưới kinh nghiệm của các bạn đã phải vào trại cải tạo, mình nghĩ rằng việc các bạn không muốn hòa giải là hệ quả đương nhiên của chính sách cũ (và có thể là cả chính sách đương thời).

Và nếu các bạn có nói “Hòa giải gì ?”, mình vẫn bất đồng ý với các bạn, nhưng vẫn tôn trọng ý kiến của các bạn là đáng được tôn trọng.

Trần Đình Hoành29.4.2015Washington DC

o0o

Chấm dứt chuôi bài 30.4.2015Chúc chúng ta luôn có Hòa Bình

90