Top Banner
56

Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Sep 08, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên
Page 2: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

  Chịu tráCh nhiệm xuất bản:BS: Võ Văn hùng

Phó Giám đốc Sở Y tế

  ban biên tập:1. BS. Võ Văn hùng

Phó Giám đốc Sở Y tế - Trưởng ban Biên tập

2. BS. nguyễn Văn Lên Giám đốc Trung tâm TT-GDSK - Phó Trưởng ban

3. Cv. Lê thị Khánh Trung tâm TT-GDSK - Thư ký4. BS. trương Đình Chính

TP. NVY Sở Y tế - Biên tập viên5. BS. trương Đình trúc

TP. KHTH Sở Y tế - Biên tập viên6. BS. nguyễn Viết Quang

TP.TCCB - Sở Y tế - Biên tập viên7. BS. bùi xuân thy

Chánh văn phòng - SYT - Biên tập viên8. BS. phạm minh an

Giám đốc Bệnh viện Bà Rịa - Biên tập viên9. BS. hà Văn thanh

Giám đốc TTYTDP - Biên tập viên10. BS. Lê tấn Cường

Hiệu trưởng Trường TCYT - Biên tập viên

  trÌnh bÀY: Nghĩa Quý

Bản tin của Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

trụ sở tòa soạn:TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Số 31 Lê Lợi, phường 4, TP. Vũng Tàu Điện thoại: (064) 3540740 - Fax: (064) 3540740

Website: www.t4gbrvt.org.vn

Email: [email protected]

Giới thiệu tổng quan bệnh viện Bà Rịa 700 giường

(Trang 7)

Bệnh viện Bà Rịa vào xuân(Trang 44)

Nơi những mùa Xuân đi qua (Trang 27)

Nơi chắp cánh ước mơ

(Trang 37)

ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN, XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU BỆNH VIỆN BÀ RỊA:

Chất lượng- thân thương(Trang 8)

BỆNH VIỆN BÀ RỊA:

Ý Đảng - Lòng dân(Trang 19)

- Giấy phép xuất bản số: 01/2014/GP-XBBT do Sở TT&TT cấp ngày 16-1-2014- Công ty Mỹ Thuật tổ chức thực hiện, thiết kế, chế bản Web: mythuatvungtau.com- In 1.700 cuốn tại Công ty Mỹ thuật Vũng Tàu. ĐT: 0913 957 486

Page 3: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Cùng bạn đọcCùng với các cấp, các ngành, sau hơn 20 năm thành lập tỉnh, ngành Y tế đã có

những bước phát triển mạnh mẽ. Hệ thống Y tế đã cơ bản hoàn thiện và từng bước chuyên sâu; công tác khám chữa bệnh có nhiều bước tiến mới trong việc

nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và tinh thần thái độ phục vụ người bệnh của đội ngũ nhân viên y tế.

Đối với bệnh viện Bà Rịa – bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh (hạng II), đơn vị đầu ngành về khám chữa bệnh, trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều thành quả quan trọng. Đội ngũ y, bác sĩ trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, đẩy mạnh phát triển nhiều chuyên khoa sâu, nâng cao chất lượng điều trị, giảm tỷ lệ người bệnh phải chuyển lên TP. Hồ chí Minh. Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên trong ngành áp dụng quản lý theo hệ thống ISO: 9000 – 2001.

Trước nhu cầu về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân, trong khi cơ sở vật chất bệnh viện tỉnh ngày càng trở nên chật chội, thiếu thốn, xuống cấp và kèm theo đó luôn là sự quá tải, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chuyên môn, việc đầu tư xây dựng bệnh viện mới với quy mô lớn hơn là một nhu cầu khách quan và hết sức cần thiết.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, với quan điểm đầu tư cho lĩnh vực Y tế không chỉ là đảm bảo an sinh xã hội mà còn thật sự là đầu tư cho phát triển, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sâu sát và quyết định đầu tư xây dựng bệnh viện Bà Rịa mới, hiện đại, tiêu chuẩn Quốc tế, quy mô 700 giường bệnh, được tư vấn thiết kế bởi một công ty Hàn Quốc. Sau 5 năm xây dựng, đến nay bệnh viện đã hoàn thiện và bàn giao cho ngành Y tế tiếp nhận, quản lý và sử dụng. Đây là một công trình Y tế khang trang, hiện đại, thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự quan tâm sâu sắc và sự kỳ vọng của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh cũng như của người dân tỉnh nhà, những mong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân sẽ ngày càng được cải thiện, với các dịch vụ và tinh thần thái độ phục vụ ngày một tốt hơn.

Nhân dịp này, được sự chỉ đạo của Sở Y tế, Ban biên tập Bản tin sức khỏe Bà Rịa-Vũng Tàu xuất bản Đặc san: “Bệnh viện Bà Rịa – Tầm nhìn hướng tới tương lai”, chào mừng sự kiện khánh thành bệnh viện Bà Rịa mới.

Ban biên tập Bản tin sức khỏe Bà Rịa-Vũng Tàu xin chia sẻ niềm vui cùng quý bạn đọc và quý đồng nghiệp cùng những tình cảm và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ thầy thuốc qua các thời kỳ cũng như tập thể công chức, viên chức, lao động của bệnh viện Bà Rịa, đã và đang ngày đêm thầm lặng, tận tình, hết lòng chăm sóc người bệnh, cùng toàn ngành Y tế tỉnh thực hiện sứ mệnh cao cả: Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân!

BAN BIÊN TẬP BẢN TIN SỨC KHỎE BÀ RỊA-VŨNG TÀU

3

Page 4: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN BÀ RỊAQUA CÁC THỜI KỲ

Giai đoạn 1:

Ds PHẠM THANH XUÂN Phó Giám đốc (1989 – 1991)

Đây là giai đoạn gắn liền với công tác tiếp quản bệnh viện sau ngày giải phóng (1975) với nhiều khó khăn, thiếu thốn; vừa phục vụ, vừa xây dựng, vừa đào tạo nguồn nhân lực. Giai đoạn này ghi nhận sự nỗ lực trong củng cố, ổn định hoạt động và từng bước phát triển Bệnh viện. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự chuyển dời lần thứ nhất, từ Bệnh viện cũ sang Bệnh viện mới 300 giường (1990).

Bs PHẠM HẢI Giám đốc (1975-1998)

Bs BÙI ĐỨCTHẮNG Phó Giám đốc (1986 – 1998)

Bs NGUYỄN PHI TẤN Phó Giám đốc (1986 – 2000)

4

Page 5: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN BÀ RỊAQUA CÁC THỜI KỲ

Giai đoạn này gắn liền với việc tăng quy mô giường bệnh, đẩy mạnh phát triển các chuyên khoa sâu, nâng cao chất lượng điều trị, thành công với nhiều ca bệnh khó, hiểm nghèo, tạo được uy tín trong và ngoài tỉnh. Giai đoạn này ghi nhận những nỗ lực rất lớn của Bệnh viện khi là Bệnh viện công lập đầu tiên trên toàn quốc đạt chuẩn ISO 9001: 2001 do tổ chức DNV (Đan Mạch) đánh giá.

Giai đoạn 2:

Bs PHẠM MINH AN Phó Giám đốc (2003 – 2009)

Bs VÕ VĂN HÙNG Giám đốc (1998 – 2009)

Bs DƯƠNG NGỌC LƯU Phó Giám đốc (1998 – 2004)

Bs NGUYỄN VĂN THANH Phó Giám đốc (2002 – nay)

5

Page 6: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN BÀ RỊAQUA CÁC THỜI KỲ

Giai đoạn 3:

Đây là giai đoạn gắn liền với mục tiêu tiếp tục tăng quy mô giường bệnh, nâng cao chất lượng điều trị, mở rộng thêm nhiều chuyên khoa sâu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; bám sát, tham mưu kịp thời tiêu chuẩn kỹ thuật Y tế trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bệnh viện mới.

Đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự chuyển dời lần thứ hai, từ Bệnh viện cũ sang Bệnh viện mới 700 giường (2015), khang trang, hiện đại, tiêu chuẩn Quốc tế, mở ra một thời kỳ mới với những kỳ vọng về những bước phát triển mới cả về chất lượng các dịch vụ Y tế và cung cách phục vụ, giao tiếp ứng xử đối với người bệnh và thân nhân, hướng đến mục tiêu: Bệnh viện Bà Rịa: Chất lượng – Thân thương – Hiệu quả – Tầm nhìn hướng tới tương lai!

Bs PHẠM MINH AN Giám đốc (2009 – nay)

Bs PHAN VĂN THÀNH Phó Giám đốc (2012 – nay)

Bs LÊ TẤN CƯỜNG Phó Giám đốc (2009 – 2012)

Bs NGUYỄN VĂN THANH Phó Giám đốc (2002 – nay)

NguyễN VăN LêNGiám đốc Trung tâm TT-GDSK tỉnh BR-VT

6

Page 7: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Nằm trong khu dân cư phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa, bệnh viện Bà

Rịa là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, hạng II, quy mô 700 giường bệnh nội trú, được xây dựng theo mô hình bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế, với tổng diện tích đất lên tới 75.000 m2, diện tích sàn xây dựng trên 67.000 m2. Bệnh viện bao gồm 11 khối nhà được thiết kế thành 37 khoa phòng (bao gồm 20 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng và 08 phòng chức năng).

Được khởi công xây dựng ngày 19/8/2009, Bệnh viện Bà Rịa là công trình y tế cấp đặc biệt do Sở Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu làm chủ đầu tư, tập đoàn Yooil Hàn Quốc thiết kế và Tổng Công ty DIC Group thi công. Công trình bao gồm 02 khối nhà chính, 07 khối nhà phụ trợ và hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị y tế hiện đại, bao gồm:

Khối nhà chính 3 tầng được thiết kế làm khoa khám bệnh gồm 16 chuyên khoa với 93 buồng khám, khu vực hành chính văn phòng với hội trường 290 chỗ ngồi được trang bị nội thất mới và hiện đại.

Khối nhà chính cao 17 tầng được bố trí làm khu vực cấp cứu với 40 giường bệnh, khu vực chuyên môn kỹ thuật gồm các khoa : khoa phẫu thuật với 14 phòng mổ được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế áp lực dương một chiều nhằm đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Các khoa xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh được thiết kế theo quy trình một chiều đảm bảo công tác vệ sinh vô khuẩn. Không gian buồng bệnh thoáng mát, sạch đẹp, được thiết kế từ 1 đến 5 giường/buồng bệnh, trang bị đầy đủ tiện nghi và phương tiện chăm sóc như: giường bệnh đạt tiêu chuẩn, khí y tế đầu giường, máy điều hòa không khí và thông gió, nhà vệ sinh riêng, nút báo gọi y tá khi cần thiết,...

Các khối nhà phụ trợ: Khu tiết chế dinh dưỡng được thiết kế một chiều, đảm bảo công tác VSATTP, trang thiết bị được đầu tư mới và đồng bộ với công suất trên 1.500 suất ăn/ngày. Khu giặt sấy ủi được thiết kế một chiều với các thiết bị mới, đồng bộ và hiện đại (07 máy giặt công nghiệp, 06 máy sấy, 02 máy ủi công nghiệp,...Đặc biệt, khu nhà nghỉ với quy mô

140 giường, được thiết kế tiện nghi, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cho thân nhân người bệnh khi có nhu cầu.

Nhiều trang thiết bị y tế mới, đồng bộ và hiện đại: Máy cộng hưởng từ 1.5 tesla, 01 hệ thống chụp mạch máu DSA, 01 máy CT scan 128 lát của Siemen nhập khẩu từ Cộng Hòa Liên Bang Đức, 01 máy CT scan 16 lát của Hitachi nhập khẩu từ Nhật Bản, máy siêu âm màu 4 chiều của GE nhập khẩu từ Mỹ, hệ thống máy X quang kỹ thuật số của Shimazu từ Nhật Bản, 50 máy thận nhân tạo, hệ thống vận chuyển mẫu bệnh phẩm tự động từ các khoa về khoa xét nghiệm, cùng hệ thống nội soi chẩn đoán, vi phẫu thuật hiện đại đồng bộ,...

Ngoài ra, bệnh viện còn được đầu tư nhiều thiết bị công nghệ thông tin hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho người bệnh như : Hệ thống lấy số tự động và hiển thị số được bố trí tại các khu vực: đăng ký khám bệnh, các phòng khám chuyên khoa, thu viện phí, phát thuốc bảo hiểm y tế,… Triển khai ứng dụng

phần mềm HIS trong quản lý bệnh viện.

Tất cả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng với yếu tố con người nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ và làm hài lòng người bệnh.

BV Bà Rịa Sở Y tế tỉnh BR-Vt

Giới thiệu tổng quanvề bệnh viện Bà Rịa 700 giường

Ảnh: THẾ PHI

7

Page 8: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Cùng với các cấp, các ngành, sau hơn 20 năm thành lập tỉnh, ngành Y tế đã

có những bước phát triển mạnh mẽ. Hệ thống Y tế đã cơ bản hoàn thiện và từng bước chuyên sâu. Tại tuyến cơ sở, 100% Trạm Y tế xã, phường có y sỹ sản nhi hoặc nữ hộ sinh; tỷ lệ Trạm Y tế có bác sĩ đạt gần 40% và tỷ lệ Trạm Y tế có bác sĩ hàng tuần luân phiên về khám chữa bệnh cho nhân dân đạt 100%. Tuyến huyện, thành phố có các Trung tâm y tế thực hiện đồng

thời 2 chức năng là khám chữa bệnh và công tác y tế dự phòng. Các trung tâm chức năng tuyến tỉnh và các bệnh viện chuyên khoa tiếp tục được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân đạt 6,2; số giường bệnh trên 10.000 dân là 18, hiện ngành Y tế đang phấn đấu kết thúc năm 2015 các chỉ số này sẽ là 6,5 và 21,5... Tất cả các mặt công tác cơ bản đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn.

Trong lĩnh vực khám chữa bệnh, tuyến tỉnh có bệnh viện (Bv) Bà Rịa, Bv Lê Lợi, Bv Tâm thần và Bv Mắt; tuyến huyện/thành phố có cơ sở khám chữa bệnh với quy mô một Bv hạng 3 (riêng Xuyên Mộc là hạng 2), đã khám và điều trị được các bệnh lý cơ bản về nội, ngoại, sản, nhi; tuyến xã/phường có các Trạm Y tế với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc sức khỏe ban đầu, đồng thời cũng là một cơ sở khám chữa bệnh tuyến đầu của ngành Y tế.

Đối với Bv Bà Rịa – Bv Đa khoa tuyến tỉnh (hạng II), đơn vị đầu ngành về khám chữa bệnh, trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều thành quả quan trọng. Đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, đã cấp cứu thành công nhiều ca bệnh hiểm nghèo như xà beng xuyên dọc thân người; thanh sắt phi 14 xuyên qua ngực, vết thương thấu tim… Đặc biệt, Bv đã đẩy mạnh phát triển chuyên khoa ngoại thần kinh, giải quyết được các trường hợp chấn thương sọ não mà trước nay đều phải chuyển lên TP. HCM. Chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, vi phẫu cũng

ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN, XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU BỆNH VIỆN BÀ RỊA:

Chất lượng- thân thương

ttƯt. BS CKII TRươNg VăN KíNhGiám đốc Sở Y tế

Bác sĩ Trương Văn Kính - GĐ SYT chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết bệnh viện Bà Rịa năm 2014.

8

Page 9: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

có bước phát triển mới, đã nối thành công nhiều trường hợp chi bị đứt lìa. Bên cạnh đó, phẫu thuật nội soi đã phát triển mạnh ở nhiều chuyên khoa như: ngoại, sản, tai mũi họng. Vấn đề hồi sức cấp cứu nhi, chạy thận nhân tạo cũng có nhiều bước tiến mới, giúp người bệnh bớt phải lên TP HCM (rất tốn kém). BV cũng là đơn vị đầu tiên trong ngành áp dụng quản lý theo hệ thống ISO: 9000 – 2001… Đây là những thành tích rất đáng biểu dương.

Trước nhu cầu về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân, trong khi cơ sở vật chất bệnh viện tỉnh ngày càng trở nên chật chội, thiếu thốn, xuống cấp và kèm theo đó luôn là sự quá tải, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chuyên môn, việc đầu tư xây dựng bệnh viện mới với quy mô lớn hơn là một nhu cầu khách quan và hết sức cần thiết.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, với quan điểm đầu tư cho lĩnh vực Y tế không chỉ là đảm bảo an sinh xã hội mà còn thật sự là đầu tư cho phát

triển, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sâu sát và quyết định đầu tư xây dựng Bv Bà Rịa mới, hiện đại, tiêu chuẩn Quốc tế, quy mô 700 giường bệnh, được tư vấn thiết kế bởi một công ty Hàn Quốc. Sau 5 năm xây dựng, đến nay bệnh viện đã hoàn thiện và bàn giao cho ngành Y tế tiếp nhận, quản lý và sử dụng. Đây là một công trình Y tế khang trang, hiện đại, thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự quan tâm sâu sắc và sự kỳ vọng của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh cũng như của người dân tỉnh nhà, những mong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân sẽ ngày càng được cải thiện, với các dịch vụ và tinh thần thái độ phục vụ ngày một tốt hơn.

Trên thực tế, có được cơ sở mới rộng rãi, khang trang, đầy đủ trang thiết bị hiện đại theo tuyến chuyên môn kỹ thuật là một thuận lợi rất lớn đối với Bv Bà Rịa. Tuy nhiên, bệnh viện

cũng phải nhìn nhận hết những khó khăn, thách thức đang chờ phía trước. Đó là, phải có sự thay đổi rõ rệt về cung cách quản lý, vận hành, tinh thần thái độ phục vụ - Đây là đòi hỏi hết sức chính đáng của người bệnh, người dân; phải không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn giúp người bệnh bớt phải đi tuyến trên điều trị, giảm tốn kém, góp phần giảm “nghèo hóa”, “bần cùng hóa” do bệnh tật và chi phí y tế gây nên đối với người bệnh, nhất là người bệnh nghèo, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; phải có đủ nhân lực chất lượng để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời không để “chảy máu chất xám”…; từng bước xây dựng thương hiệu Bv Bà Rịa chất lượng, thân thương trong mắt, trong lòng người bệnh, người dân.

Vậy, phải làm gì và bắt đầu từ đâu để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu đặt ra?

Trước hết, Ban lãnh đạo và các vị trí quản lý của bệnh viện phải đổi mới (đổi mới thật sự) về tư duy

Một ca phẫu thuật nội soi.

9

Page 10: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

quản lý; học tập, áp dụng cách quản lý tiên tiến, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai đồng bộ các phương pháp quản lý phù hợp với một cơ sở khám chữa bệnh quy mô lớn, hiện đại như hiện nay. Sự đổi mới này phải diễn ra ở tất cả các khâu, các quy trình, các vị trí, sao cho công tác điều hành, vận hành của bệnh viện khoa học, hiệu lực, hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng phục vụ.

Song song đó, phải học tập nâng cao Y đức, kỹ năng giao tiếp, quy tắc ứng xử trong bệnh viện; phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, đồng hành với công tác chuyên môn; phải tạo ra một bước chuyển mới, rõ nét về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ; cải thiện hình ảnh sao cho ngày càng đẹp hơn, thân thiện hơn của cán bộ, nhân viên bệnh viện đối với người bệnh, người dân.

Là một cơ sở khám chữa bệnh, cán bộ y tế phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ cao, mở rộng thêm các chuyên khoa sâu (tim mạch can thiệp, ung bướu…),

xây dựng kế hoạch thực hiện đề án 1816 cụ thể (tuyến trên chuyển giao các gói kỹ thuật), phấn đấu tiến đến đạt bệnh viện hạng I theo tiêu chuẩn phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của người dân, được người bệnh và thân nhân gửi trọn niềm tin mỗi khi đến bệnh viện.

Để tiến hành đồng bộ các nhiệm vụ trên, yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định, đó là đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng. Bệnh viện phải có kế hoạch trước mắt cũng như lâu dài về chiến lược con người. Đồng thời phải tham mưu, đề xuất với Sở Y tế, UBND tỉnh các giải pháp khả thi về chính sách đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao và giữ chân những người tâm huyết đang ngày đêm phục vụ, tránh chảy máu chất xám.

Trong xu thế phát triển của xã hội, bệnh viện phải qua tâm đến công tác xã hội hóa, trước mắt là xã hội hóa một số dịch vụ có tính khả thi, nhất là các dịch vụ phụ trợ cho công tác chăm sóc, phục vụ người bệnh và người nhà, qua

đó tăng nguồn thu, tái đầu tư cho công tác chuyên môn và phục vụ người bệnh, đồng thời tạo nguồn thu nhập tăng thêm cho cán bộ nhân viên của mình, giúp anh chị em yên tâm công tác.

Bên cạnh đó, một mặt bệnh viện phải sử dụng một cách hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh, phát huy tối đa công năng của các trang thiết bị; mặt khác, phải chú trọng công tác bảo trì, bảo dưỡng, tái đầu tư nhằm tránh xuống cấp, lãng phí hoặc lạc hậu…

Một năm khởi đầu từ mùa xuân, và mùa xuân này cán bộ, nhân viên Bv Bà Rịa có thêm nhiều niềm vui, với cơ ngơi mới, khí thế mới. Với tinh thần cầu thị, đổi mới toàn diện cùng những những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý điều hành, nâng cao y đức và hết lòng thương yêu người bệnh, tin tưởng Bv Bà Rịa sẽ có bước phát triển mới mang tính đột phá, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và cung cách phục vụ, thật sự làm hài lòng người bệnh, người dân, đáp lại sự tin yêu và kỳ vọng của các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh nhà.

Bà Rịa, Xuân Ất Mùi - 2015

10

Page 11: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BVBR) là đơn vị sự nghiệp tuyến tỉnh

trong hệ thống tổ chức của ngành y tế, có chức năng chính là khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.

Với chức năng căn bản nêu trên, BVBR có trách nhiệm: triển khai các dịch vụ y tế phục vụ hoạt động khám chữa bệnh cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tỉnh BRVT; nghiên cứu khoa học, triển khai áp dụng, cung ứng những tiến bộ dịch vụ y tế, kỹ thuật tiên tiến, nhằm ngày càng nâng cao quyền được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao đến với bệnh nhân; xây dựng hệ thống đối tác chuyên môn trong nước và quốc tế trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Chấp hành sứ mệnh vinh quang của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã giao phó cho BVBR, trong suốt những năm tháng vừa qua, BVBR dồn cả tâm sức nỗ lực cống hiến, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ

chuyên môn và chính trị của mình.Tuy vậy, theo dòng lịch sử,

BVBR đi lên và trưởng thành từ bệnh viện tỉnh Phước Tuy trước đây với qui mô nhỏ chỉ có vài chục giường bệnh, chủ yếu là chăm sóc sức khỏe cho tiểu đoàn cựu chiến binh Hoàng gia Úc tham chiến trong chiến tranh Việt Nam, có thời gian đóng quân tại tỉnh Phước Tuy cũ. Sau ngày 30/04/1975, bệnh viện mang tên bệnh viện huyện Châu Thành thuộc tỉnh Đồng Nai (cũ) với qui mô 150 giường bệnh. Năm 1992, song hành với việc hình thành tỉnh BR-VT, bệnh viện được mang tên BVBR, liên tục phát triển cho đến ngày hôm nay, BVBR là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh với qui mô 700 giường bệnh.

Trong tiến trình phát triển, BVBR luôn được lãnh đạo và nhân dân tỉnh BRVT đầu tư nguồn lực tương xứng với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong xu thế tiềm năng và tiềm lực

vươn lên của BRVT trong giai đoạn hiện nay, lãnh đạo tỉnh BRVT kỳ vọng và quyết tâm cần phải xây dựng một BVBR xứng tầm với xu thế của tỉnh. Quyết tâm chính trị của Lãnh đạo tỉnh đã trở thành hiện thực sinh động.

Tọa lạc trên vùng đất Hòa Long anh hùng (nay là vùng đất thuộc phường Long Tâm) là BVBR với diện tích hơn 75.2100m2, với tổng diện tích xây dựng trên 67.328m2, khối nhà chính dành cho bệnh nhân nội trú cao 17 tầng, bên cạnh là khối khám bệnh ngoại trú và hành chính cao 3 tầng, bao quanh là những hạng mục công trình phục vụ liên hoàn khép kín, đảm bảo công năng hoạt động của bệnh viện hiện đại. Tổng kinh phí đầu tư về xây dựng kết cấu cơ bản lên đến trên 1400 tỷ đồng. Đây là không gian sống, làm việc và cống hiến của hơn 1000 cán bộ, công chức, viên chức y tế. Nơi đây hằng ngày sẽ có hàng ngàn bệnh nhân và thân

BỆNH VIỆN BÀ RỊA:

Tầm nhìnhướng tới tương lai

ttƯt. BS CKII VÕ VăN hÙNgPhó Giám đốc Sở Y tế

11

Page 12: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

nhân bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế khám chữa bệnh, chăm sóc và phục vụ. Quy mô xây dựng của BVBR đứng hàng lớn nhất cả nước hiện nay.

Bên cạnh quy mô đầu tư xây dựng cơ bản, BVBR còn được đầu tư những trang thiết bị y tế hiện đại tầm cỡ khu vực và quốc gia với tổng mức đầu tư trên 637 tỷ đồng gồm: máy chụp mạch (DSA), CT 128 lát cắt, MRI 1,5 tesla, monitor trung tâm, các hệ thống xét nghiệm miễn dịch, sinh hóa, huyết học hiện đại, hệ thống vận chuyển mẫu tự động, các hệ thống phẫu thuật nội soi tổng quát và chuyên khoa,...

Với qui mô đầu tư nguồn lực như trên, BVBR trong tương lai phát triển thêm 12 chuyên khoa mới với hàng lọat những dịch vụ chuyên môn y tế mới, tiên tiến hiện đại như: tim mạch học can thiệp, thần kinh, lọc thận nhân tạo, phẫu

thuật nội soi, thăm dò chức năng, bệnh lý vô sinh, tầm soát bệnh lý thai nhi, bệnh lý sơ sinh, huyết học, hóa sinh,…

Nhân kỷ niệm 60 năm ngành y tế học tập và làm theo lời Bác (27/2/1955 – 27/2/2015), chấp hành sự chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh BRVT, ngành y tế sẽ tổ chức khánh thành BVBR, đây sẽ là ngày BVBR bước sang trang sử mới của tiến trình vươn lên tầm cao mới.

Trong niềm vui lớn- BVBR mới đã trở thành hiện thực, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân đang kỳ vọng những gì ở BVBR ? Tầm nhìn hướng đến tương lai của BVBR sẽ như thế nào? (Thông qua cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến được tiến hành trước khi khánh thành BVBR)

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân đang kỳ vọng BVBR hãy vươn lên xứng đáng với sứ mạng vinh quang đã được phó thác là: khám chữa bệnh cứu người, cung

ứng nhiểu hơn nữa những dịch vụ kỹ thuật y khoa hiện đại tiên tiến, tạo ra môi trường bệnh viện an toàn, thân thiện, phát triển và chất lượng, tạo dựng hình ảnh người thầy thuốc, viên chức y tế thân thiện, ấm áp, tin cậy như lời “thầy thuốc như mẹ hiền”. BVBR mới sẽ mang lại nhiều nét mới trong quản lý, chuyên môn, đạo đức y tế, tinh thần thái độ phục vụ. “Bình mới nhưng rượu không thể cũ.”

Tầm nhìn hướng đến tương lai của BVBR sẽ như thế nào?

Muốn chiếm được vị thế trong ánh mắt và trái tim của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân tỉnh BRVT, đòi hỏi BVBR hãy xây dựng cho mình những tầm nhìn hướng đến tương lai, tầm nhìn lạc quan cách mạng, đổi mới không ngừng để khẳng định một cách thuyết phục, nơi đó sẽ là địa chỉ đáng tin cậy được chọn đầu tiên trong trái tim người bệnh mỗi khi không may mắc phải bệnh tật.

BVBR cần tạo ra tư duy nhận thức xuyên suốt trong đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức của bệnh viện cho mọi hoat động

12

Page 13: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

phát triển dịch vụ và phục vụ là hãy xem bệnh nhân là trung tâm (centered patient). Đây là trục hoạt động cốt lõi tiên tiến trong thời đại hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam do Bộ Y tế đã định hướng.

BVBR hãy chọn mô hình quản lý bệnh viện khoa học, tiên tiến và hữu dụng (ISO-International Organization for Standardization-Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá; JCI-Joint Commission International-Tổ chức giám định chất lượng bệnh viện của Mỹ…) song hành với việc hình thành các tổ chức quản lý và phát triển nâng cao chất lượng (phòng quản lý chất lượng, phòng công tác hỗ trợ xã hội, phòng công nghệ thông tin…), việc làm này tạo tiền đề và khung quản

lý mang tính khoa học, hệ thống, hội nhập trong tương lai cho mọi hoạt động của bệnh viện.

BVBR cần triển khai rộng rãi các dịch vụ hỗ trợ (ăn, ở, sinh hoạt…) nhằm tạo ra sự thân thiện, an toàn, chất lượng và hài lòng cho bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân và khách mỗi khi cần phải đến với bệnh viện.

BVBR cần phát triển nguồn lực tương xứng (nhân lực, tài lực, vật lực, tiềm năng và tiềm lực chuyên môn) để “giữ chân người đang ở”, “mời gọi người muốn về” và “kêu gọi đối tác” chung lòng, chung sức phát triển bệnh viện hướng đến tương lai.

BVBR hãy “luôn luôn lắng nghe” và “luôn luôn thấu hiểu” ý kiến, tâm tư và tình cảm của xã

hội dành cho mình nhằm tạo dựng và phát triển niềm tin trong tương lai, tôn tạo hình ảnh thân thương “thầy thuốc như mẹ hiền”.

Thông qua bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành, BVBR cần xây dựng khát vọng vươn lên vị trí hàng đầu trong khu vực Đông Nam bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lắp bể, quyết chí ắt làm nên”. Tầm nhìn bao giờ cũng thể hiện ý chí vươn lên cao hơn, xa hơn, do vậy, đòi hỏi sự dồn tâm, cộng sức của toàn thể lãnh đạo, cán bộ viên chức BVBR. Có hướng đi, tin chắc sẽ có con đường đi, vững bước chắc chắn thành công.

Mùa xuân 2015

Một ca phẫu thuật chấn thương sọ não.

13

Page 14: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Giai đoạn chuân bị tiếp quan bệnh viện

Đầu năm 1975, Tỉnh ủy Bà Rịa - Long Khánh triệu tập hội nghị cán bộ chủ chốt để học tập về tình hình nhiệm vụ mới, bố trí lực lượng Quân - Dân y thành các đoàn đi cùng các mũi tiền phương, phục vụ giải phóng các thị xã Long Khánh, Bà Rịa và Vũng Tàu1.

Ngày 8 tháng 4 năm 1975, Thường vụ Khu ủy quyết định chia Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Long Khánh thành Đảng bộ Bà Rịa - Long Khánh và Thành ủy Vũng Tàu. Ban Dân y tỉnh cử bác sĩ Võ Văn Thời (Chín Thời) phụ trách bộ phận ở lại căn cứ; thành lập đoàn phụ trách tiếp quản Xuân Lộc do bác sĩ Huỳnh Minh Chính (Chín Sói), Phó Ban Dân y phụ trách; Đoàn tiếp quản thành phố Vũng

Tàu do bác sĩ Nguyễn Long Vân (Sáu Vân) phụ trách; Đoàn tiếp quản thị xã Bà Rịa do bác sĩ Phạm Hải phụ trách2. Thực hiện nhiệm vụ, bác sĩ Phạm Hải phụ trách Đội phẫu thuật tiền phương phục vụ mũi tiến công đánh chiếm Bà Rịa và tiếp quản Bệnh viện Bác sĩ Phạm Hữu Chí (BV. Bà Rịa).

Ngày tiếp quan bệnh viện Ngày tiếp quản dự kiến là ngày

27/4/1975 nhưng chiều 27/4/1975, khi Đoàn tiếp quản do bác sĩ Phạm Hải phụ trách đi đến gần cầu Nhà máy nước thì bị máy bay oanh tạc, cả đoàn phải lui lại trong một cơ sở gần đó. Cùng thời gian đó, bác sĩ Huỳnh Minh Chính sau khi bàn giao bệnh viện Long Khánh cho K4, đưa lực lượng dân y về nhập vào đoàn tiếp quản Bệnh viện Bà Rịa do bác sĩ Phạm Hải phụ

trách. Lúc này, lực lượng tiếp quản Bệnh viện Bà Rịa có bác sĩ Huỳnh Minh Chính, bác sĩ Phạm Hải (Hai Hải), y sĩ Trần Chương, y sĩ Phạm Dũng (Tư Dũng), y sĩ Tư Hoàng, y sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, y sĩ Liêm, y tá Lê Thị Lượng, y tá Bông, y tá Thanh, bảo vệ Kiên,... Sáng hôm sau, tức ngày 28/4/1975 khi tình hình đã an toàn, đoàn rời điểm tạm ẩn đi ra, xuống Châu Pha, qua cầu Nhà máy nước tới nơi là 8 giờ kém 15 phút.

“Bệnh viện tan hoang, cửa mở toang hoang, bác sĩ chạy hết, y tá chạy hết. Cổng bệnh viện có khoảng 50 lính ngụy bị thương nằm vạ vật, 4 xác chết nằm rải rác trong bệnh viện, tại khoa Nội có 15 bệnh nhân. Ngồi tại cổng có anh Phạm Văn Nhỡ- người rửa cầu bệnh viện, tay cầm 1 xâu chìa khóa. Lúc đó, bệnh viện cúp điện hết, trời tối thui, mùi máu và mùi hôi của xác chết bốc lên. Tôi năn nỉ, anh Nhỡ cầm chìa

Chuyện giờ mới kê“Tôi la ngươi đầu tiên xuông xe bước vao bênh viên. Ngay công co khoang 50 linh nguy bi thương đang năm thơ thoi thop, bước vao trong, ngay canh khoa Câp Cưu thây 1 xac chêt, sau đo tìm kiêm thêm thì thây 1 xac chêt tai nha xac, 1 xac chêt tai khoa San va 1 xac chêt tai.., tông sô la 4 xac tai bênh viên. Toan bô đôi ngu bac si, y si, nhân viên y tê cua chê đô cu đêu bo đi không con môt ai trư anh Nhỡ - ngươi co rưa cầu tiêu cho bênh viên.»- Lơi kê cua y si Trần Chương, thanh viên Đoan tiêp quan bênh viên Bac si Pham Hưu Chi ngay 28/4/1975 đa phac hoa tron ven khung canh hoang tan cua ngay tiêp quan bênh viên…

14

Page 15: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

khóa đi mở các phòng và cho chạy máy nổ để cấp cứu cho những bệnh nhân đang bị thương. Đồng thời, tôi cùng bác Phạm lao công và 2 tài xế đi chôn cất các xác chết. Bệnh viện tiếp tục làm việc ngay từ đó”. Ông Trần Chương-thành viên Đoàn tiếp quản bệnh viện bồi hồi kể lại.

Giai đoạn ôn định bệnh viện Bác sĩ Phạm Hải- Nguyên giám

đốc bệnh viện Bà Rịa (1975-1998) tâm sự về ngày tiếp quản bệnh viện: “Cơ sở bệnh viện gần như còn đầy đủ các khoa phòng thiết yếu như Cấp cứu, Ngoại, Nội, Sản, Nhi…Tuy nhiên, toàn bộ đội ngũ nhân viên y tế cũ không còn một ai ở lại khi chúng tôi đến. Phán đoán trang thiết bị thì sẵn, chỉ thiếu mỗi người thôi, tôi liền chỉ đạo nhân viên cho đi kêu những người thuộc bệnh viện cũ vào lại bệnh viện công tác, bởi dù ở thời bình hay

thời chiến, dù ở đâu thì người làm công tác y tế đều là những người cứu chữa cho người bệnh».

“Sáng 29/4/1975, ngoài anh Deo và chú Tám thì những người đầu tiên vào trình diện là Lê Văn Tròn (khoa Nội, nay đã mất), Nguyễn Đức Tường, Nguyễn Văn Tâm, sau đó thêm khoảng 7 nhân viên của chế độ cũ nữa tới trình diện”, ông Trần Chương- trưởng phòng Y vụ bệnh viện Bà Rịa, người trực tiếp ghi danh nhân viên chế độ cũ tới trình diện nhớ lại. Sau đó ông tiếp lời: «Ngày trình diện cuối cùng là ngày 5/5/1975, khoảng trên 70% quân số đã trở lại bệnh viện làm việc bình thường. Song song, trong khoảng từ ngày 3-5/5/1975, chúng tôi đưa y sĩ trong rừng ra và vận chuyển toàn bộ y cụ cũ về bệnh viện Bà Rịa để ổn định bệnh viện nhanh nhất có thể”.

Trước năm 1975, đội ngũ nhân viên y tế tỉnh chỉ phục vụ cho quân dân kháng chiến, sau năm 1975 họ về phục vụ dân là chủ yếu nên không khỏi bỡ ngỡ và cũng cần thời gian để làm quen với việc sử dụng những máy móc y tế do chế độ cũ để lại. Bởi vậy, bác sĩ Phạm Hải đã đề xuất và đề nghị lãnh đạo đồng ý để nhân viên chế độ cũ trước đây ai làm việc ở khoa nào giờ vẫn ở khoa đó; các trưởng phòng, trưởng khoa của chế độ cũ về làm việc vẫn ở vị trí trưởng phòng, trưởng khoa đó bởi họ đã quen sử dụng máy móc, và cũng quen chữa bệnh cho dân của địa phương. Như vậy, ngay sau Giải phóng, bệnh viên đi vào hoạt động với đầy đủ các khoa thiết yếu mà khoa nào cũng có bác sĩ, y tá. Bệnh viện hoạt động với quy mô

Khoa Nhi những ngày đầu khó khăn.

15

Page 16: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

150 giường với tổng số cán bộ công nhân viên từ chiến khu ra cùng với anh chị em miền Bắc tăng cường và số nhân viên y tế của bệnh viện cũ có khoảng 126 CBCNV.

Chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn- khoảng 1 tuần kể từ ngày tiếp quản bệnh viện Bác sĩ Phạm Hữu Chí (28/4/1975~5/5/1975), đội phẫu thuật tiền phương của tỉnh Bà Rịa – Long Khánh đã nhanh chóng tiếp quản, dọn dẹp xác chết, kêu gọi nhân viên chế độ cũ, giáo dục tư tưởng cho nhân viên chế độ cũ, huy động nhân viên trong chiến khu, linh động sử dụng lại bộ máy

quản khám chữa bệnh cũ,… để bắt tay vào công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Thực tế bệnh viện đã nhanh chóng hoạt động hiệu quả trên cả công tác khám chữa bệnh (tổng số bệnh nhân khám bệnh trong năm 1975 là 18.650 người, trong đó có 3.076 bệnh nhân nằm điều trị nội trú) lẫn công tác dự phòng và nhận được nhiều sự xúc động, tin yêu của bệnh nhân. Cũng kể từ đó, bệnh viện ngày một phát triển và lớn mạnh rõ rệt, từ quy mô chỉ 150 giường bệnh của ngày tiếp quản, bệnh viện mở rộng quy mô lên 300 giường, và bây giờ quy mô

đó đã lớn mạnh thành 700 giường khang trang hiện đại. Với tinh thần bệnh nhân là trung tâm, nhất quán thống nhất từ ngày tiếp quản bệnh viện tới nay và cả sau này, tin tưởng bệnh viện Bà Rịa mới sẽ còn phát triển lớn mạnh, vững vàng về cả quy mô lẫn chất lượng.

Thu hà(Ghi chép)

1. Trich trang 183, Lịch sư ngành Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu [1945-2006], Đảng uy-Ban Giám Đốc, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu, 2008. 2. Trich trang 184~185, Lịch sư ngành Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu [1945-2006], Đảng uy-Ban Giám Đốc, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu, 2008.

Tập thể cán bộ nhân viên bệnh viện những ngày đầu gian khó.

16

Page 17: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Thời phong kiến, nước ta không có tổ chức y tế cộng đồng. Ơ triều đình chỉ lập

Ty thái y, sau đó đổi thành Viện thái y để phục vụ cho vua quan. Việc sinh đe ốm đau của nhân dân tự dân lo lấy. Tình trạng này kéo dài tới khi Pháp thành lập bộ máy cai trị trên toàn cõi Việt Nam cho tới thế kỷ XIX. Tuy nhiên, khi có dịch nghiêm trọng thì nhà nước phong kiến không để mặc cho dân tự lo liệu. Theo biên niên sử năm Canh Thìn, Minh Mạng năm thứ I (1820) bệnh “dịch thời khí”, xảy ra

ở Hà Tiên, rồi lan ra cả nước, Nhà nước đã chẩn cấp 73 vạn quan tiền để chữa trị cho dân và chặn đứng được nạn dịch(1).

Ngày 01/9/1858, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cho chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đến năm 1876, Pháp thành lập Hạt Bà Rịa (Arron Dissement de Ba Ria). Đến năm 1889, Pháp thành lập tỉnh Bà Rịa. Khi Pháp sang đô hộ nước ta, chúng đưa y học phương Tây vào, đồng thời giải tán tổ chức y tế thời Nguyễn, loại bỏ y học cổ truyền của

ta ra khỏi tổ chức y tế bảo hộ của chúng. Chúng còn kìm hãm sự phát triển y học cổ truyền của dân tộc. Nhưng tổ chức y tế của Pháp trên đất nước ta phát triển rất chậm chạp, què quặt và chỉ tập trung ở tỉnh ly, thành phố nhằm phục vụ cho giai cấp thống trị của chúng. Thực chất việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là nông dân và dân nghèo chỉ dựa vào y học dân tộc của ta. Lịch sử đã chứng minh, dù trải qua bao nỗi thăng trầm của các chế độ xã hội khác nhau trước đây, y học dân tộc là nền y học của

Khai quat về qua trinh hinh thành và phat triên bệnh viện Bà Rịa

Bệnh viện Bà Rịa (cũ)

17

Page 18: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Ảnh: THẾ PHI

dân, do dân và vì dân. Nó có tính nhân dân sâu sắc, tính nhân đạo rộng rãi. Nó gắn liền với cộng đồng dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trong quá trình phát triển, nó tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa y học nước ngoài, mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc, để làm giàu nền y học nước ta.

Hơn 80 năm đô hộ nước ta, thực dân Pháp chỉ để lại cho tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu một số cơ sở chữa bệnh ít ỏi. Trong bài này, chỉ nói bệnh viện Bà Rịa. Năm 1906 mới cho xây dựng một bệnh xá(2) cho người bản xứ tại thị xã Bà Rịa, đơn sơ với vài y tá. Lúc đầu mỗi tháng 1 lần, rồi sau đó mỗi tuần một lần, y tá trưởng của quân y viện Vũng Tàu mới đến Bà Rịa để khám bệnh cho người Âu.

Đến năm 1922, bệnh xá được nâng lên thành nhà thương, được

xây bằng gạch, gồm 5 phòng: Bảo vệ, phòng khám, phòng thuốc, phòng hành chánh và phòng băng bó vết thương và một nhà nhỏ bằng vách đất cho bệnh nhân.

Ngày 18/12/1926, chính quyền thuộc địa mới có kế hoạch xây lại bệnh viện với các Khoa: Nội, Ngoại, Sản và một số phòng khác, mỗi khoa có 32 giường bệnh.

Đến 1950, bệnh viện có 129 giường bệnh do một bác sĩ người Pháp điều hành, một thầy thuốc Việt Nam, một y tá trưởng phụ trách phòng thuốc, 4 cô đỡ trung cấp và 7 y tá.

Năm 1973, dưới thời Mỹ - Ngụy, bệnh viện Bà Rịa được phát triển thêm và trở thành bệnh viện hạng nhì, với tên Bệnh viện Phạm Hữu Chí(3).

Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), bệnh viện Bà Rịa được đổi thành bệnh viện Bà Rịa - Long Khánh, với 165 giường bệnh. Sau đó không lâu việc thay đổi địa danh hành chánh trở lại tỉnh Đồng Nai và bệnh viện Bà Rịa - Long Khánh lại đổi thành bệnh viện huyện Châu Thành, tỉnh

Đồng Nai, do bác sĩ Phạm Hải làm bệnh viện trưởng.

Đến năm 1984, lần nữa lại đổi thành bệnh viện Bà Rịa với quy mô 200 giường bệnh. Sau đó, do yêu cầu phát triển, UBND huyện Châu Thành có quyết định xây bệnh viện mới năm 1985, đến năm 1990 thì xây xong và khánh thành vào ngày 31/8/1990 với quy mô 300 giường bệnh.

Năm 1991, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập, BV Bà Rịa được tách khỏi tỉnh Đồng Nai, trở thành bệnh viện trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau đó UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nâng cấp và quy định cho bệnh viện Bà Rịa trở thành bệnh viện trung tâm của tỉnh, với quy mô 300 giường bệnh.

Năm 2015, BV Bà Rịa có cơ sở mới khang trang, hiện đại, với quy mô 700 giường bệnh. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển, mỗi cán bộ, nhân viên ngành Y tế nói chung và BV Bà Rịa nói riêng càng thêm tự hào và tự nhủ lòng mình hãy cố gắng hơn lên, phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn.

DSCK2 TRâN TRâp

(1) Theo viện sư hoc VN - Nhưng sự kiện lịch sư tư khởi thuy đến năm 1858, NXBGD, HN 2001. (2) Trich tư Monographic de Province de Ba Ria cua Lê Thành Tường, tinh trưởng tinh Bà Rịa. (3) Phạm Hưu Chi, sinh ngày 25/3/1905 tại ấp Chợ Bến Long Điên, tốt nghiệp bác sĩ y khoa xuất săc tại Đại hoc y khoa Paris tháng 6/1935, đô thu khoa y viện trưởng, làm giảng viên tại BVC Bernard. Năm 1936, ông vê nươc hop tác vơi bác sĩ Đăng Vũ Lạc mở bệnh viện Henri Coppin tại Hà Nôi. Ông tận tuy quên minh cứu chưa bệnh nhân. Đến khi bệnh năng, ông vào Sài Gòn dương bệnh và mất ngày 25/02/1938, hưởng dương 38 tuổi.

18

Page 19: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

BỆNH VIỆN BÀ RỊA:

Ý Đảng - Lòng dânVới thiêt kê kiên trúc 17 tầng, quy mô 700 giương bênh, sau gần 5 năm triên khai xây dựng, đên nay công trình bênh viên Đa khoa Ba Ria mới đa hoan tât cac hang muc xây dựng va đi vao hoat đông. Đây la môt trong nhưng bênh viên hiên đai cua khu vực phia Nam va ca nước . Công trình chinh la sự thông nhât cao đô giưa “Ý Đang – Long dân”. Trong niêm vui chung chao đon sự kiên khanh thanh bênh viên, nhom phong viên chúng tôi đa co cuôc phong vân nhanh môt sô lanh đao Đang, Chinh quyên va ngươi dân trong tỉnh vê sự kiên nay:

Ông NGUYỄN HỒNG LĨNH Phó Bí thư Tỉnh Uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh:

Người dân tỉnh BR –VT đã cùng với người dân cả nước trải qua rất nhiều mất mát, đau thương trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nay hoà bình lập lại, người dân lại

cùng đoàn kết chung tay xây dựng quê hương, đưa BR –VT trở thành tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, mạnh mẽ, GDP bình quân đầu người luôn đứng “top” đầu cả nước. Nhưng thời gian qua người dân trong tỉnh chưa thực sự được đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh. Chính vì vậy, Tỉnh Uỷ đã quyết tâm xây dựng bệnh viện Bà Rịa mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân tỉnh nhà.

Ông LÊ THANH DŨNG Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR -VT

Các cơ sở điều trị trong tỉnh hiện nay không đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Thời gian qua, tình trạng người dân phải chuyển tuyến điều trị còn cao, chịu thêm nhiều

chi phí phát sinh tốn kém; Tình trạng quá tải thường xuyên tại các cơ sở y tế khiến chất lượng, dịch vụ khám không được như mong muốn…Tỉnh Uỷ và UBND tỉnh đã rất quyết tâm đầu tư xây dựng bệnh viện Bà Rịa mới khang trang, hiện đại để chăm sóc sức khoe cho người dân được tốt hơn. Tôi mong rằng, sau khi bệnh viện mới đi vào sử dụng, ban lãnh đạo bệnh viện cũng như toàn thể CBCCVC đoàn kết, phát huy toàn bộ trí, lực tập thể, mạnh dạn phát triển các chuyên khoa sâu; Nâng cao chuyên môn, Y đức để xứng đáng với sự quan tâm, đầu tư của Tỉnh cũng như đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.

19

Page 20: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Ông NGUYỄN TRỌNG MINH Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh BR - VT

Từ khi thành lập tỉnh BR – VT (năm 1991) đến nay, cơ sở vật chất, kỹ thuật trang bị cho ngành Y tế nói chung còn rất nhiều yếu kém. 2 bệnh viện tuyến tỉnh là bệnh viện Bà Rịa

và bệnh viện Lê Lợi đều được nâng cấp từ 2 bệnh viện cũ là bệnh viện Châu Thành và bệnh viện Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, đến thời điểm này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng và không đáp ứng nổi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong tỉnh. Trong khi BR – VT là 1 tỉnh nằm ở cửa ngõ kinh tế trọng điểm phía Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Do đó lãnh đạo tỉnh luôn trăn trở về vấn đế này và quyết tâm xây dựng bệnh viện Bà Rịa thành 1 bệnh

viện hiện đại trong thế kỷ 21, đáp ứng được các mục tiêu cơ bản như: Đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe (kể cả điều trị bằng kỹ thuật cao) cho người dân; Chăm sóc sức khoe cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn; Đủ điều kiện ứng phó, điều trị trước tình hình dịch bệnh lưu hành và dần bắt kịp trình độ với các nước có nền Y học tiên tiến trong khu vực. Với quyết tâm đó, tỉnh đã đầu tư xây dựng một bệnh viện hiện đại với trang bị về cơ sở vật chất tương xứng, đồng bộ. Tuy nhiên, băn khoăn lớn nhất vẫn là vấn đề con người. Phải vận hành như thế nào cho hết công năng của bệnh viện; Y đức của người thầy thuốc như thế nào cho xứng tầm với sự kỳ vọng của người dân? Đó là câu hỏi lớn mà lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo bệnh viện Bà Rịa cần phải tập trung giải quyết.

Ông NGUYỄN VĂN NHÂN Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, nguyên Giam đốc Sở Y tế tỉnh BR-VT

Tôi rất mừng khi bệnh viện Bà Rịa mới được khánh thành và đi vào hoạt động. Trước đây cơ sở cũ chật chội, nhân sự khó khăn, thiếu thốn trăm bề nhưng anh em vẫn cố gắng hoàn

thành nhiệm vụ chăm sóc sức khoe cho người dân. Nay cơ sở mới được đầu tư trang thiết bị hiện đại ngang tầm khu vực và được Tỉnh uỷ, UBND tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực, tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân sự hiện có…Tôi hy vọng rằng, anh em sẽ làm tốt hơn nữa, xứng đáng với sự kỳ vọng của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền cũng như người dân BR –VT.

20

Page 21: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Ông HOÀNG SINH LÊ phường 11, TP. Vũng Tàu

Kh i biết t i n

bệnh viện Bà Rịa mới khởi công xây dựng, bà con tụi tui rất vui mừng, phấn khởi. Mong sao công trình sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng. Giờ thì mong ước của chúng tôi đã trở thành sự thật. Hôm trước tôi có lên thăm người quen nằm điều trị ở bệnh viện mới. Phải nói là bệnh viện rất hiện đại, phòng ốc sạch sẽ, mát me, máy móc tân tiến, hiện đại lắm, cách đón tiếp, phục vụ cũng lịch sự, chuyên nghiệp hơn. Vào bệnh viện mà cứ như vào khách sạn. Không còn cảm giác mệt mỏi vì chen chúc và ngột ngạt như trước. Mong là bệnh viện được vận hành thật tốt, không chỉ trong thời gian đầu mà sau này cũng vậy, để người dân chúng tôi bớt đi áp lực khi đến điều trị bệnh tại đây.

Ông PHẠM HẢI Nguyên Giam đốc bệnh viện Bà Rịa (1975-1998)

Cả cuộc đời tôi gắn bó với bệnh viện Bà Rịa nên tôi rất vui mừng, phấn khởi khi nhìn thấy tầm vóc, diện mạo mới của bệnh viện Bà Rịa ngày hôm nay. Từ giờ, các anh em đã có đầy đủ phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất để làm chuyên môn. Tôi mong anh em phải theo dõi, cập nhật và học hỏi liên tục để theo kịp sự tiến bộ của Y học trong nước và thế giới, tận tình chăm sóc cho người bệnh. Bệnh viện lớn thì mỗi cá nhân cũng phải lớn theo. Có như vậy mới xứng tầm và không phụ lòng tin tưởng của người dân.

Chị LẠI MINH NGUYỆT Một bệnh nhân đang điều trị tại BV. Bà Rịa

Trước giờ hễ mắc bệnh hơi nặng

một chút là tui đi thẳng lên TP. Hồ Chí Minh. Vì nói thật, ngoài nỗi lo về trình độ, tay nghề bác sĩ thì cái mệt mỏi khi nằm điều trị tại bệnh viện xập xệ lúc nào người cũng chật cứng như nêm đủ khiến tôi ớn lạnh. Nay nhìn thấy bệnh viện Bà Rịa mới được xây vừa to, vừa đẹp, lại nghe nói được đầu tư trang thiết bị hiện đại, các y, bác sĩ được cử đi học để nâng cao chuyên môn, tay nghề, tôi cảm thấy yên tâm nên đến khám và điều trị luôn. Nằm điều trị ở đây 2 ngày rồi, tôi thấy mọi thứ đúng như mong muốn của mình: giường nằm thoáng mát, sạch sẽ; các y, bác sĩ tận tình chu đáo; tôi được chẩn đoán đúng bệnh nên sức khoe hồi phục nhanh lắm, chắc nay mai thôi là được ra viện. Lần sau, nếu gia đình hoặc người quen của tôi bị đau ốm tôi cũng sẽ khuyên vào đây điều trị, chất lượng vừa tốt, vừa ít tốn kém lại không phải đi xa. Nói chung tôi rất hài lòng!

KhÁNh ChI (Ghi chép)

21

Page 22: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Ngày ấy - Bây giờ

22

Page 23: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Ngày ấy - Bây giờ

Điều kiện chăm sóc người bệnh.

Khu khám bệnh.

Khoa Lọc thận nhân tạo.

23

Page 24: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Ngày ấy - Bây giờ

Khoa Ngoại tổng hợp.

Phòng Kế hoạch Tổng hợp.

Hội trường bệnh viện.

24

Page 25: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Ngày ấy - Bây giờ

Người nhà bệnh nhân không có phòng nghỉ. Nhà nghỉ cho người nhà bệnh nhân.

Khoa Nhi ngày ấy.

Khoa Nhi bây giờ.

25

Page 26: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Ngày ấy - Bây giờ

Khoa Xét nghiệm.

26

Page 27: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

“Bs. Trừng là một người con hiếu thảo, một người cha mẫu mực, một

người chồng lý tưởng”; “Bs. Trừng có phẩm chất đúng nghĩa của từ “lương y như từ mẫu’”; “Bs. Trừng hiền lành, chăm chỉ, tận tụy, đam mê công việc”, “Bs. Trừng là một bác sĩ lý tưởng”, ... đó là những lời nhận xét mà người bạn đời và đồng nghiệp chia se khi tôi gợi nói đến tên ông- Bs. Trương Thanh Trừng- Nguyên trưởng khoa Nhiễm.

Sinh năm 1941, sau khi tốt nghiệp Đại học Y Huế, Bs. Trừng có khoảng thời gian công tác Y tế cho chế độ cũ. Sau giải phóng, ông công tác tại bệnh viện Chợ Quán, Tp.HCM (12/1977 đến tháng 10/1981). Cuối năm 1981, ông về

Bs Trương Thanh Trừng:

“Ngươi cua môt thơi”công tác tại bệnh viện Bà Rịa (lúc đó là bệnh viện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai) từ đó đến tận ngày nghỉ hưu vào năm 2001.

Trong thời gian công tác tại Bv Bà Rịa, Bs. Trừng từng giữ các trọng trách như Trưởng khoa Khám, Trưởng khoa Nội, Trưởng khoa Nhiễm, Phó phòng KHTH, ở cương vị nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, khoa Nhiễm là nơi ông gắn bó lâu nhất nên nhắc đến ông là người ta nhớ ngay đến một người bác sĩ Trưởng khoa Nhiễm mẫn cán, xử lý nhanh nhẹn, hiệu quả mỗi khi dịch bùng phát. Chắc hẳn tất cả những đồng nghiệp của ông vẫn còn nhớ những năm 80 của thế kỷ trước, dịch sốt xuất huyết bùng phát dữ dội như thế nào, nhưng Bs. Trừng đã chỉ đạo khoa Nhiễm điều trị cứu sống nhiều bệnh nhân trong điều kiện thiếu dịch truyền trầm trọng.

Đam mê và cống hiến hết mình cho công việc, cộng thêm nỗi lo sợ vô hình không dám lập gia đình vì muốn chăm sóc cho người mẹ bị mù lòa và một người dì bị hen phế quản nặng nên ông đã không kết hôn mà dành trọn vẹn thời trai tre của mình cho sự nghiệp và chữ hiếu. Mãi đến hơn 50 tuổi, như duyên trời sắp đặt, ông gặp và kết hôn với một người bạn đời hết sức đoan trang- một người vợ hiền, dâu thảo cùng ông chăm sóc mẹ già. Duyên muộn nhưng họ sống với nhau rất hạnh phúc, hai người con của ông đều đã trưởng thành và các cháu sẽ trở thành bác sĩ trong tương lai để nối nghiệp cha mình. Chắc hẳn, ở nơi chín suối, Bs. Trừng sẽ luôn ấm lòng khi vợ con, đồng nghiệp, bạn bè vẫn luôn nhớ đến ông với một hình ảnh LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU.

Thu hà

Nơi những mùa Xuân đi qua

27

Page 28: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Sáu Thoàn tên thật là Trần Thị Thoàn, sinh ra trong một gia đình nền nếp, cha là thầy

giáo đức độ, hiền lành nổi tiếng của huyện Long Đất (nay là huyện Long Điền). Ngay từ nhỏ tính hiếu học và bản chất hiền lương, thương người đã thấm đẫm trong con người Sáu Thoàn. Với tư chất như vậy, không quá khó để Sáu Thoàn đưa ra lựa chọn cho nghề nghiệp tương lai của mình. Cô theo học Y tá tại Sài Gòn trong 2 năm (từ năm 1955 -1957). Ra trường, cô xin về công tác tại nhà Thương khu vực Bà Rịa (lúc này do chế độ Việt Nam Cộng hoà quản lý).

Biết cả hai ngoại ngữ: tiếng Anh và tiếng Pháp, cộng với chuyên môn vững vàng, tận tâm với nghề nghiệp, chỉ một thời gian ngắn Sáu Thoàn được phân công phụ trách

công tác Y tá của cả Nội khoa và Ngoại khoa.

Ngày 28/4/1975, quân Giải phóng tiếp quản bệnh viện Bà Rịa. Là người đang phục vụ dưới chế độ cũ, bản thân Sáu Thoàn không khỏi lo lắng. Những ngày đầu cô không dám đi làm mà chỉ quanh quẩn ở nhà. Nhưng anh Hai cô (một người tập kết ra Bắc theo cách mạng) đã khuyên nhủ, động viên em đi làm trở lại. Nghe lời anh, cô ra trình diện và được ban lãnh đạo mới của bệnh viện kêu gọi đi làm với công việc như cũ. Không hề gặp bắt cứ trở ngại nào, còn được làm công việc mình say mê, yêu thích, với Sáu Thoàn không còn niềm vui nào bằng.

Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất đối với công việc của

cô. Những ngày đầu bắt tay vào xây dựng và kiến thiết đất nước, với bao khó khăn bộn bề, kinh tế gần như bắt đầu từ điểm xuất phát, người dân khắp nơi còn đói kém, việc đầu tư cho Y tế dĩ nhiên cũng chỉ như muối bỏ bể. Chưa kể ban lãnh đạo mới của bệnh viện, sau một thời gian “ở rừng” về, tiếp cận với các trang thiết bị Y tế do chế độ cũ để lại có phần lúng túng, khiến mọi việc trở nên lộn xộn. Là người ngăn nắp, làm việc đâu ra đấy theo cung cách của người phương Tây, ban đầu cô Sáu hơi khó chịu với kiểu bạ đâu vứt đấy, sắp xếp không khoa học… nhưng lâu dần, qua sự chia se, gần gũi, cô Sáu hiểu những hạn chế đó là do hoàn cảnh khách quan mang lại và cố gắng chia se những hiểu biết có được cho những đồng nghiệp của mình. Bên cạnh đó, cô

Nguyên Điều dưỡng trưởng bệnh viện - 6 Thoàn:

“Trước - Sau chỉ môt cung cach phuc vu ngươi bênh”35 năm gắn bo với nganh Y tê tỉnh BR-VT, trong đo co 10 năm lam điêu dưỡng viên, 17 năm lam điêu dưỡng trương khoa, 8 năm lam điêu dưỡng trương tai bênh viên Ba Ria, nay dù đa nghỉ hưu được 22 năm, nhưng trong tâm tri mỗi đồng nghiêp đa tưng gắn bo cùng cô trong công tac, cai tên Sau Thoan không bao giơ phai nhat trong tâm tri cua ho, nhắc đên cô la tình cam trìu mên, quý trong va cam phuc hiên lên trong tưng cư chỉ, tưng nét mặt va ca ngôn tư cua ngươi noi. Thật không ngoa nêu noi răng: “Cô Sau Thoan la ngươi đặt nhưng viên gach đầu tiên cua nghê điêu dưỡng tai bênh viên Ba Ria”.

Nơi những mùa Xuân đi qua

28

Page 29: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

cũng nhận ra và học hỏi nhiều điều ở tính sáng tạo và cách khắc phục khó khăn linh hoạt từ những người đồng nghiệp mới trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Cô quan niệm: “Với người làm nghề Y thì dù phục vụ cho chế độ nào cũng chỉ có một cung cách phục vụ bệnh nhân mà thôi”.

Ơ đời từ khổ chuyển sang sướng chẳng ai phàn nàn bao giờ, nhưng từ sướng chuyển sang khổ không phải ai cũng có thể thích nghi được. Với Sáu Thoàn- một người sinh ra trong gia đình tương đối có điều kiện, được ăn học đàng hoàng, ra trường làm việc ở một nơi phù hợp với chuyên môn, điều kiện tốt. Nay đối diện trước vô vàn khó khăn, nhà xa, không có phương tiện đi lại, trưa phải ở lại nơi làm việc; Phải mang hoa, xả đến bệnh viện trồng, bán lấy tiền mua chổi quét bệnh viện; Phải trồng hẹ, lá cẩm, bán để có tiền ăn hàng ngày. Thậm chí, các trang bị tối thiểu nhất để phục vụ bệnh nhân như kim tiêm, nước cất…cũng thiếu trước hụt sau. Mặc dù vậy, cô không hề ca thán một câu, tự mình nghĩ cách khắc phục khó khăn.

Hàng ngày, vào giờ nghỉ trưa, người ta thấy một cô gái tre cần mẫn ngồi mài từng chiếc kim cho sắc rồi xếp ngăn nắp vào từng khay của hộp đựng dụng cụ. Xong việc, cô lại cần mẫn đến thăm hỏi, chăm sóc cho từng bệnh nhân. Không nề hà bất cứ công việc gì, kể cả việc đổ bô, thông bồn cầu cho bệnh nhân. Lúc nào cũng một dạ, hai thưa, dịu dàng, lễ phép, lắng nghe và chia se với mọi đau đớn với người bệnh. Cô

tâm sự: “Người bệnh có đau đớn người ta mới tìm đến với người thầy thuốc, người thầy thuốc nếu tỏ ra hắt hủi, ghe lạnh với họ thì họ còn biết tìm đến ai?”. Ngoài ra, cô còn là trợ thủ đắc lực cho các bác sĩ trong việc thăm bệnh hay phiên dịch các từ chuyên môn từ tiếng Anh, tiếng Pháp sang tiếng Việt trong các Hội thảo về chuyên môn hay chuyển giao công nghệ của các tổ chức quốc tế cho bệnh viện giai đoạn sau này.

Luôn hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất với một phong thái nhún nhường nhất đó là cảm nhận của các đồng nghiệp từng làm việc với Sáu Thoàn. Nói về cô Sáu, bác Bảy Chương (Trần Chương) – Nguyên trưởng phòng Y vụ bệnh viện bồi

hồi nhớ lại: “Hồi mới giải phóng, bệnh sốt rét còn đang rất phổ biến. Có lúc bệnh viện chỉ toàn cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân sốt rét. Việc chích ven cho bệnh nhân không dễ dàng như bây giờ vì hồi đó kim rất cùn và to, nhưng chỉ cần giao cho cô Sáu Thoàn là mọi việc trở nên đơn giản, nhẹ nhàng. Không những vậy, cô ấy lúc nào cũng mềm mỏng, ân cần với người bệnh, nên được bệnh nhân người ta thương dữ lắm…”.

Giờ đây, cô sáu Thoàn đã bước sang tuổi 79, nhắc lại chuyện xưa khi nhớ khi quên, nhưng trong tâm trí của cô, bệnh viện Bà Rịa luôn là một nơi đầy ắp những kỷ niệm,

Tận tình chăm sóc người bệnh (chạy thận nhân tạo).

Nơi những mùa Xuân đi qua

29

Page 30: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Dược sĩ Minh sinh năm 1942, từng theo học Đại Học Dược Sài Gòn và ra

trường vào năm 1968. Ông đi lính một thời gian theo chế độ quân dịch dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà, cho đến năm 1971 ông mới bắt đầu đi làm tại bệnh viện Bà Rịa. Với trình độ dược sĩ đại học ông được giao quản lý kho thuốc của bệnh viện. Năm 1975, quân giải phóng về tiếp quản bệnh viện. Sau một năm đi cải tạo, đầu năm 1977 ông được quay trở lại tiếp tục làm công việc trước đây của mình.

Vị trí trưởng khoa Dược lúc này do một dược tá từ chiến khu ra đảm nhiệm, dược sĩ Minh chỉ giữ vai trò làm cố vấn chuyên môn. Do điều kiện thiếu thốn của

đất nước trong giai đoạn kiến thiết sau chiến tranh, kho thuốc của bệnh viện vô cùng nghèo nàn, thiếu trầm trọng về kháng sinh, dịch truyền và các loại thuốc thiết yếu để điều trị cho bệnh nhân. Là người được đào tạo bài bản, am hiểu về chuyên môn, song trong thời điểm khó khăn ấy, ông phải học rất nhiều cách khắc phục khó khăn từ vị trưởng khoa “trong rừng ra”, từ cách chưng nước cất, cách làm dịch truyền, dịch rửa vết thương, cách làm thuốc bổ cho người bệnh từ nhau thai của bà đe…

Tận dụng lại chai lọ cũ, hàng ngày ông cần mẫn súc, rửa, rồi mua thêm vỏ, nắp, mua từng ký muối, từng lọ hoá chất về để pha chế thành dịch truyền, sau

Dược sĩ Nguyễn Phú Minh:

Và những hồi ứcVỀ BỆNH VIỆN BÀ RỊA

Tại nhà riêng của mình, dược sĩ Nguyễn Phú Minh đã tiếp tôi vào một buổi sáng đầu năm bên tách trà còn nghi ngút khói. Những hồi ức về một thời gắn bó với bệnh viện Bà Rịa được ông kể một cách mạch lạc, rõ ràng. Có cảm giác rằng, trí tuệ thông mẫn của ông chưa bị tác động nhiều bởi thời gian và tuổi tác. Từng dòng hồi ức cứ thế tràn về, tựa như chỉ mới ngày hôm qua, ông vẫn còn cặm cụi pha chế từng chai dịch truyền cho bệnh nhân vào những năm tháng khó khăn nhất của bệnh viện Bà Rịa.

yêu thương. Theo từng dòng hồi ức, là những dòng nước mắt khi nhắc đến những kỷ niệm, những cái tên đồng nghiệp, bạn bè. Đón nhận tin vui bệnh viện Bà Rịa vừa chuyển sang một cơ sở mới khang trang, hiện đại, cô Sáu vui lắm. Cô vui vì từ nay đồng nghiệp đã có điều kiện làm việc tốt; vui vì bà con được điều trị trong một môi trường rộng rãi, sạch đẹp, đầy đủ trang thiết bị và nhất là được tiếp cận với các kỹ thuật cao, những chuyên khoa sâu mà không cần phải vất vả, tốn kém vì đi xa. Nhưng cô cũng không khỏi lo lắng vì không biết cung cách phục vụ của bệnh viện liệu có tiến kịp với sự phát triển về công nghệ hay không? Cô gửi gắm: “Tôn chỉ của ngành điều dưỡng thì rất nhiều: Thành thật, thân ái, tin cậy, trầm tĩnh, trang nghiêm, luôn luôn đúng giờ, ngăn nắp, gọn ghẽ… nhưng các em hãy nhớ “điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đến với trái tim. Hãy đối xử với người bệnh như người thân của mình”, làm được như vậy thì trong mắt người dân, bệnh viện mới thực sự là lớn, là to như tầm vóc của nó”.

Luôn tự trách mình vì những vụng về thường tình khi thi hành những nguyên tắc khắt khe mà nghề nghiệp đã quy định, nhưng cô Sáu thảnh thơi và hạnh phúc vì đã cố gắng hết mình, đã tận tâm phục vụ người bệnh mà chưa bao giờ biết đòi hỏi gì cho bản thân. Khi được hỏi về những phần thưởng cô đã nhận được trong suốt quá trình gắn bó với bệnh viện, rất giản dị cô chia se: “Sáu không nhớ hết vì nhiều lắm. Nhưng với Sáu phần thưởng lớn nhất của cuộc đời là cho đến tận bây giờ dù đã rời nhiệm sở 22 năm nhưng các đồng nghiệp và nhiều bệnh nhân vẫn còn nhớ tới Sáu, thỉnh thoảng tới thăm, gọi điện hỏi han Sáu, nên Sáu chưa bao giờ cảm thấy cô đơn”.

Bài, ảnh: phươNg LINh

Nơi những mùa Xuân đi qua

30

Page 31: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

đó mua máy về dập khuy sắt bên ngoài chai dịch để bảo quản và tiện cho việc sử dụng.

Với trình độ và sự tận tâm với công việc, năm 1978 ông được đề bạt vào vị trí trưởng khoa. Tuy không còn quá vất vả như thời gian đầu, nhưng trách nhiệm và đầu việc của ông càng thêm chồng chất. Không chỉ chịu trách nhiệm về mặt thuốc men, ông còn phải kiêm luôn việc tiếp liệu, mua trang thiết bị

cho bệnh viện. Mỗi lần bệnh viện mua được trang thiết bị mới, ông phải trực tiếp đi học cách vận hành sau đó về chỉ lại cho anh em.

Nhớ lại những năm tháng đó, đôi khi bản thân ông tự hỏi: “không hiểu bằng cách nào mình có thể vượt qua được?”. Trong khi bạn bè ông, những người phục vụ dưới chế độ cũ đều tìm cách vượt biên ra nước ngoài thì ông vẫn khăng khăng ở lại, chỉ với một mong

muốn: “Được làm việc và cống hiến vì sự phát triển của quê hương, đất nước”.

Về hưu sớm hơn 4 năm (năm 1998) vì lý do sức khoe, tính đến nay cũng đã 17 năm, nhưng trong tâm trí ông bệnh viện Bà Rịa vẫn luôn gần gũi và thân thương như ngày nào. Bởi nơi đó ông đã được làm việc, được cống hiến trong tình cảm đồng nghiệp, bạn bè. Ông tâm sự: “Từ khi nghỉ hưu tới giờ (năm 1998), lúc nào tôi cũng theo dõi tin tức về bệnh viện Bà Rịa. Gần đây tôi được biết bệnh viện Bà Rịa cũ đã chuyển về cơ sở mới rất to, rất đẹp và chuẩn bị khánh thành. Phải nói đây là một sự quan tâm rất sát sao của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành đối với bệnh viện. Trước thông tin này, cảm xúc của tôi cũng chẳng khác gì năm 1990 lúc bệnh viện khu vực Châu Thành được nâng cấp lên thành bệnh viện tỉnh và chuyển về nơi ở mới. Nhưng tôi cũng rất lo lắng vì không biết liệu với một cơ ngơi hiện đại như vậy chúng ta có khai thác tối đa công năng của nó được hay không. Sự lãng phí dù là ở hình thức nào cũng vẫn là sự lãng phí. Tuy vậy, tôi cũng rất tin tưởng ở thế hệ kế cận của mình, vì các em, các cháu có trình độ hơn hẳn thế hệ chúng tôi, nhanh nhạy nắm bắt và làm chủ các phương tiện, kỹ thuật hiện đại. Tôi nghĩ chỉ cần mỗi người trong chúng ta đều có một tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề thì mọi việc rồi cũng sẽ tốt đẹp”.

Bài, ảnh: yêN Châu

Nơi những mùa Xuân đi qua

31

Page 32: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Sinh năm 1950 tại Thừa Thiên - Huế và tốt nghiệp Y khoa ngay chính mảnh đất

quê hương mình (năm 1976). Ra trường, bác sĩ Lê Minh Đạo công tác tại bệnh viện Trung Ương Huế trong khoảng thời gian 2 năm, sau đó ông vào sinh sống và lập nghiệp tại miền Nam. Đầu tiên ông về công tác tại bệnh viện Thống Nhất – Đồng Nai, sau được điều chuyển về bệnh viện khu vực Châu Thành làm trưởng khoa Nội (lúc bấy giờ vẫn thuộc tỉnh Đồng Nai). Khi bệnh viện khu vực chuyển sang cơ sở mới và chuyển thành bệnh viện Bà Rịa, ông được điều

sang làm trưởng phòng khám, một thời gian lại chuyển về làm trưởng khoa Nội, sau đó làm trưởng phòng KHTH và về hưu khi làm bác sĩ điều trị tại khoa Nhiễm bệnh viện Bà Rịa vào năm 2010.

Nhớ lại thời kỳ mới về làm tại bệnh viện khu vực Châu Thành, ông kể: Lúc bấy giờ bệnh viện chỉ có 5 Khoa, bao gồm: Nội, Ngoại, sản, Nhi và Phòng khám, là tuyến trên bao quát khu vực huyện: Đất Đỏ, Long Điền, Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành. Các bác sĩ công tác tại bệnh viện rất ít và tất cả đều là bác sĩ đa khoa. Một tua trực chỉ có 2 bác sĩ. Một người trực nội khoa và

một người trực ngoại khoa (kiêm cả sản khoa). Theo quy định thời kỳ đó, mỗi bệnh nhân phải được khám ít nhất từ 15 đến 45 phút. Phương tiện, trang thiết bị hết sức sơ sài, máy chụp X – quang được coi là tài sản quý nhất của bệnh viện. Việc chẩn đoán bệnh do vậy phụ thuộc gần như hoàn toàn vào trình độ khám lâm sàng của bác sĩ. Đến tận bây giờ tôi cũng không thể hiểu nổi vì sao trong điều kiện khó khăn mọi bề như vậy, công tác khám chữa bệnh của bệnh viện khu vực vẫn đảm bảo và rất ít xảy ra tai biến!”.

Năm 1990, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện Bà Rịa. Đây là năm bệnh viện chuyển về cơ sở mới với quy mô và tầm vóc lớn hơn rất nhiều so với bệnh viện cũ. Công việc di dời tuy được tính toán kỹ nhưng cũng kéo dài mất cả tuần do thiếu phương tiện chuyên chở. Các khoa, phòng phải tự vận chuyển, tự sắp xếp và bảo quản đồ nghề, trang thiết bị và giấy tờ, sổ sách của mình. Ai cũng vui vì được chuyển sang cơ sở mới rộng rãi hơn, sạch đẹp hơn nhưng cũng lo nơm nớp vì sợ thất lạc đồ đạc trong quá trình vận chuyển – Bác sĩ Đạo nhớ lại.

Bác sĩ Lê Minh Đạo:

“Một thời đê nhớ”“Nghe tin bênh viên Ba Ria chuyên vê cơ sơ mới, trong tôi co nhiêu cam xúc lắm. Long nôn nao nhớ lai cai ngay di dơi tư bênh viên khu vực Châu Thanh sang bênh viên tỉnh Ba Ria tai sô 13 Pham Ngoc Thach, phương Phước Hưng. Mới đo ma bây giơ đa trơ thanh kỷ niêm”. Bac si Lê Minh Đao mơ đầu câu chuyên băng nhưng hồi ưc vê bênh viên Ba Ria cu, nơi ông đa gắn bo suôt 24 năm công tac.

Nơi những mùa Xuân đi qua

Chuẩn bị cho ca phẫu thuật.

32

Page 33: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Về bệnh viện mới, các khoa, phòng ngày càng nhiều thêm, phương tiện kỹ thuật cũng từng bước hiện đại hoá. Bệnh viện đã triển khai được nhiều kỹ thuật khó, điều trị thành công những ca mà nhiều bệnh viện khác trong khu vực cũng phải ngưỡng mộ. Chẳng hạn như khi tôi còn làm trưởng khoa Nội, bệnh viện đã cấp cứu thành công một người lao động chân tay bị xà beng đâm xuyên dọc người. Để cấp cứu thành công ca này, bệnh viện gần như đã phải huy động toàn bộ lực lượng. Ngay cả bác sĩ Hải (khi đó là giám đốc bệnh viện) cũng vào cuộc cùng với anh em. Cấp cứu thành công trường hợp này chúng ta đã thay đổi được cách nhìn của bạn bè đồng nghiệp ở các tỉnh lân cận. Tiếp theo đó là những thành công ở lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, ngoại

thần kinh… đã đưa bệnh viện Bà Rịa lên một tầm cao mới – Bác sĩ Đạo tự hào kể lại.

“Không thể tưởng tượng được bước tiến của khoa học. Chỉ mới đó thôi mà bây giờ bệnh viện Bà Rịa – Nơi gắn bó với thế hệ chúng tôi giờ cũng sắp trở thành một phần của hồi ức, giống như tôi ngồi đây nhớ lại cái bệnh viện khu vực cũ chỉ có 5 phòng với cái máy X – quang duy nhất, tài sản của cả bệnh viện những năm thập niên 80 của thế kỷ trước. Tất cả chỉ như một cái chớp mắt” – bác sĩ Đạo bùi ngùi.

Phát triển là quy luật tất yếu của cuộc sống, đặc biệt là ngành Y – một lĩnh vực luôn đòi hỏi phải đi trước một bước. Việc tỉnh quan tâm xây dựng bệnh viện với quy mô 700 giường bệnh, với đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại là điều mà tất cả chúng ta

ai cũng đều mong muốn, nhất là chúng tôi - những người đã gắn bó cả cuộc đời với những thăng trầm của bệnh viện Bà Rịa. Tuy nhiên, tôi cũng rất băn khoăn, liệu với những trang thiết bị, tối tân hiện đại như vậy chúng ta đã tính toán sử dụng sao cho hết công năng của nó? Theo tôi, điều quan trọng nhất trong phục vụ bệnh nhân xét đến cùng vẫn là sự hài lòng. Tôi rất hy vọng các cấp lãnh đạo tiếp tục tạo điều kiện giúp đỡ cho bệnh viện; đội ngũ lãnh đạo bệnh viện sẽ linh hoạt sáng tạo trong việc quản lý và các đồng nghiệp của tôi sẽ tiếp tục cống hiến hết mình để bệnh viện Bà Rịa mãi là niềm tự hào của lớp lớp thế hệ đã gắn bó từ trước đến nay và của tất cả người dân tỉnh nhà – bác sĩ Đạo kết thúc câu chuyện với tôi bằng một lời nhắn nhủ tâm huyết!

Bài, ảnh: KhÁNh ChI

Nơi những mùa Xuân đi qua

Bác sĩ Đạo chúc mừng bệnh nhân sau khi được cứu sống (bị xà beng xuyên dọc thân người).

33

Page 34: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Ba mẹ không phải là bác sĩ, gia đình có 9 anh chị em nhưng có tới 5 người đều là

bác sĩ và chị là một trong 3 anh chị em cùng công tác tại Bv Bà Rịa. TTƯT. Bs. CKI Nguyễn Thị Nhan đã trở thành bác sĩ đúng như nguyện vọng từ thuở còn thơ của chị.

Ngày nhỏ, những khi bị bệnh vào viện khám hay đi thăm người thân, nhìn thấy dáng bác sĩ trong chiếc áo choàng trắng thăm khám bệnh nhân chị thấy họ rất “oai” và chị về nhà nói với ba mẹ và anh chị rằng: “Sau này con sẽ thành bác sĩ để “oai” như các bác sĩ trong bệnh viện” trong tiếng cười của mọi người. Ý thích tre con dần hiện thực

hơn khi chị được nghe những câu chuyện đi trực, thực tập của người chị gái chị lúc đó đang là sinh viên trường Đại học Y Dược Tp.HCM, chị càng quyết tâm trở thành bác sĩ hơn. Ước mơ trở thành hiện thực khi năm 1978, chị thi đỗ trường Đại học Y Dược Tp.HCM và 6 năm sau, chị về công tác tại nơi chị sinh ra, Bv Bà Rịa.

Kinh nghiệm công tác qua rất nhiều phòng, khoa trong bệnh viện và 8 năm ở vị trí trưởng khoa HSTC&CĐ đã giúp ích cho chị rất nhiều trong cả chuyên môn lẫn quản lý tại khoa Khám bệnh từ năm 2002 tới khi chị nghỉ hưu vào cuối năm 2013. Khoa Khám bệnh tiếp nhận tất cả các bệnh nhân thuộc tất cả các khoa trong bệnh viện vào khám nên số lượng bệnh nhân tới khám mỗi ngày rất đông, luôn trên 1,000 lượt người bệnh suốt từ những ngày đầu chị điều

TTƯT, Bs. CKI Nguyễn Thị Nhan:

Một đời được sống với ước mơ...

Nơi những mùa Xuân đi qua

34

Page 35: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Là nơi tiếp nhận tất cả những ca bệnh nặng nhất, khó nhất từ tất cả các khoa trong

bệnh viện, khoa Hồi sức tích cực & Chống độc (HSTC&CĐ), Bv Bà Rịa vừa là cửa ngõ báo hiệu những gì nguy hiểm nhất, vừa là nơi của hy vọng. Trong không gian trắng đến lạnh toát với những tiếng tít tít u ám, các bác sĩ HSTC&CĐ vẫn ầm thầm nhưng quyết liệt, lặng lẽ nhưng chính xác để thực hiện các thao tác giành lại sự sống cho những người bệnh thập tử nhất sinh. Một trong những người công tác thâm niên và nhiệt huyết nhất với khoa chính là Ths. Bs. Châu Thị Trúc- Trưởng khoa HSTC&CĐ, kiêm phụ trách lĩnh vực Lọc thận nhân tạo.

Sinh ra và lớn lên gắn bó với tỉnh Thừa Thiên - Huế, cấp đại học chị cũng học tại quê nhà- Trường đại học Y khoa Huế và tốt nghiệp năm 1984. Trở thành bác sĩ, lúc này chị muốn tung cánh trải nghiệm mình và chị quyết định về bệnh viện Khánh Hòa công tác. Với kinh nghiệm 10 năm công tác tại khoa Nội, bệnh viện Nha Trang, đồng thời học xong chuyên khoa 1 Nội tổng quát tại Đại học Y Dược Tp.HCM, năm 1994 khi chuyển về bệnh viện Bà Rịa, chị tiếp tục được phân công làm việc tại khoa Nội. Năm 1995, chị được lãnh đạo quan tâm, tin tưởng điều chuyển

và giao nhiệm vụ làm trưởng khoa HSTC&CĐ, từ đó tới nay đã tròn 20 năm chị gắn bó với khoa.

Khi chị nhận nhiệm vụ tại khoa HSTC&CĐ cũng là lúc bệnh viện Bà Rịa được nâng cấp thành bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, vì vậy khoa HSTC&CĐ cũng đa dạng, gồm hồi sức Nội, Nhi, Sản...Tận mắt chứng kiến một ngày làm việc của chị mới thấy áp lực nhân sự thiếu thốn, người bệnh lại nhiều, cộng với không khí luôn căng thẳng, u ám, lạnh lẽo của “cửa ngõ tử thần” dường như không hề gây cản trở đến sự hăng say của một bác sĩ đang tiếp sức cho những sự sống mong manh. Sự vững vàng về chuyên môn, linh hoạt trong điều phối nhân lực, đắm say với nghề của chị là tấm gương và cũng là động lực khích lệ các đàn em trong

hành khoa tới nay, gây áp lực rất lớn cho người bệnh cũng như bác sĩ khám. Ơ cương bị lãnh đạo khoa, chị luôn trăn trở làm thế nào để khoa phát triển, cải thiện chất lượng khám bệnh. Do vậy, ngoài việc trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, chị còn miệt mài với những đề tài NCKH nhận xét số bệnh nhân để có hướng đề xuất tăng cường nhân lực; tách riêng phòng khám Ngoại thần kinh từ phòng khám Ngoại tổng quát; mở phòng khám Hô hấp;...Những đề xuất của chị đã góp phần không nhỏ vào quá trình cải tiến chất lượng khám bệnh của toàn bệnh viện nói chung.

Với chị, thời gian ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà, nhiều khi sức khỏe của bệnh nhân quan trọng hơn sức khỏe của bản thân nên mặc dù người nhỏ, gầy yếu, nhưng chị vẫn thường xuyên phải quên ăn để kịp khám cho người bệnh, bởi theo chị: “Người có bệnh họ đã mệt rồi, phải chờ đợi lâu mới được khám thì họ càng bực bội và mệt hơn.” và tiếp lời: “mình tranh thủ một chút, chuyên tâm một chút, bệnh nhân về hết mình mới nhớ đến cái bụng đang reo được”.

Là người có cái tâm với nghề, với khoa và trên hết là với người bệnh, chị đã dành trọn cả cuộc đời mình cho công việc. Giờ đây, khi đã nghỉ hưu, hàng ngày chị vẫn không ngừng đọc sách, nghiên cứu chuyên môn để “không bị tụt hậu so với lớp tre” như lời nói đùa của chị. Bệnh viện Bà Rịa chuyển về cơ sở mới với quy mô lớn, chị vui mừng khi khoa Khám bệnh mà chị gắn bó sẽ mở rộng và phát triển hơn nữa, đáp ứng sự kỳ vọng của người bệnh, người dân.

Mỹ aNh

Ths. Bs. Châu Thị Trúc:

Tròn 20 năm gắn bó

Nơi những mùa Xuân đi qua

35

Page 36: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

khoa không ngừng học hỏi, nắm bắt kỹ thuật chuyên môn, góp phần mang lại sự sống cho nhiều người bệnh, mang lại niềm vui đoàn tụ cho nhiều gia đình.

Trước đây, bệnh nhân nặng điều trị tại Khoa HSTC&CĐ, Bv Bà Rịa bị suy thận, suy gan, rối loạn đông máu, viêm tuy cấp hoại tử, hậu quả sau cùng là suy đa phủ tạng…có nguy cơ tử vong rất cao, nhưng khi Bv Bà Rịa chuyển về cơ sở mới, khoa HSTC&CĐ được trang bị 2 máy lọc thận liên tục (24/24) đã giải quyết được hầu hết tất cả các ca bệnh khó này, góp phần tiết kiệm chi phí cho người bệnh, tranh thủ thời gian vàng cứu sống bệnh nhân khi không cần phải chuyển người bệnh lên tuyến trên.

Đối với Bs. Trúc, những ca tự tử bằng thuốc diệt cỏ và choáng nhiễm trùng,… cũng luôn khiến chị phải

trăn trở. Khi phương pháp lọc liên tục được triển khai tại khoa, nỗi trăn trở của chị sẽ được giải quyết. Ngoài ra, khoa còn được trang bị nhiều giường bệnh đa năng di chuyển dễ dàng, nhanh chóng tới các máy chức năng; máy thở với đầy đủ các nút thở; 50 máy lọc thận cơ bản;…sẽ là những cơ sở nền tảng vững chắc nâng cao chất lượng cấp cứu cho người bệnh. Bên cạnh niềm phấn khởi khi công tác HSTC&CĐ được nâng cấp vượt bậc, vẫn còn một điều làm chị lo lắng, trăn trở. Đó là làm thế nào để giữ được cơ sở, trang thiết bị hiện đại này được bền vững lâu dài. Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa thôi, chị sẽ về nghỉ hưu. Trước khi tạm biệt nơi mà chị đã gắn bó như gia đình, chị muốn truyền lại, đào tạo cho thế hệ đàn em sự chuyên tâm, cẩn thận, ân cần để cho dù có làm kỹ thuật cao, các em cũng không quên những kỹ

thuật cơ bản, không quên phẩm chất “lương y như từ mẫu”.

Tròn 20 năm công tác ở nơi sự sống và cái chết luôn trong cuộc chiến không ai toàn thắng này, chị đã trải qua những cung bậc đối nghịch đến tàn nhẫn khi lúc thì bất lực khi thấy cảnh mất mát, chia lìa, lúc lại hạnh phúc vô bờ khi bệnh nhân thoát khỏi tử thần. Những cảm xúc lẫn lộn này rồi đây sẽ trở thành kỷ niệm khi chị hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ mà lãnh đạo giao phó để về nghỉ hưu, nhưng những hình ảnh bệnh nhân đang dùng những nỗ lực cuối cùng để vùng dậy như những ngọn lửa sinh tồn thì chắc hẳn sẽ còn mãi trong chị, bởi “người bệnh sống đã là niềm hạnh phúc vô biên, còn gì hạnh phúc hơn khi chiến thắng Tử thần”, như lời chị nói.

Bài, ảnh: Lê hà

Nơi những mùa Xuân đi qua

36

Page 37: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Khoa Ngoại Thần kinh được xem là khoa “tre” nhất bệnh viện Bà Rịa (thành lập

tháng 7 năm 2010), nhưng những dấu ấn mà khoa để lại trong tâm trí của nhiều bệnh nhân và thân nhân của họ có lẽ rất khó phai mờ. Và đã nói đến khoa thuộc chuyên khoa mũi nhọn này thì không thể không nhắc đến người Trưởng khoa đã “lăn lộn” với khoa từ những ngày đầu thành lập và đã cứu chữa được nhiều trường hợp ngoài sự tiên liệu của gia đình bệnh nhân cũng như của bạn bè, đồng nghiệp.

Sinh ra và lớn lên tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, trong một gia đình nông dân nghèo, lo cái ăn cái mặc đã khó nói chi chuyện học hành. Chưa kể điều kiện học tập tại mảnh đất này vô vùng hạn chế, cả huyện không có bất kỳ một trường cấp III nào, muốn theo học cấp III chỉ còn cách xin vào đất liền học. Với người khác có thể đã ngả lòng và bỏ cuộc, nhưng với cậu học trò nghèo Nguyễn Văn Thịnh thì ước mơ được trở thành một bác sĩ chữa bệnh cứu người còn lớn hơn cả những khó khăn ấy. Thấy được ý chí phấn đấu cũng như tư chất thông minh của con, ba mẹ Thịnh quyết tâm vay mượn tiền bạc của hàng xóm để giúp con thực hiện mơ ước của mình. Ngày Thịnh đi thi vào ngôi trường cấp III duy nhất của huyện Bình Sơn là một ngày không thể nào quên trong cuộc đời cậu. Hôm đó thời tiết xấu, biển động mạnh, gió giật cấp 5, 6. Chiếc thuyền cũ kỹ bằng gỗ là phương tiện duy nhất đưa cậu vào đất liền

không đảm bảo được an toàn, gia đình không cho cậu đi, nhưng cậu vẫn quyết tâm đi bằng được, vì nếu không đi coi như năm đó cậu phải bỏ thi và gián đoạn việc học. 5 giờ lênh đênh trên biển, sóng đánh dữ dội, người cậu mềm oặt, nhưng may mắn thoát chết và đến trường thi vừa kịp giờ. Năm đó Thịnh trúng tuyển vào trường cấp III huyện Bình Sơn. Rồi vẫn hành trình gian nan như thế anh trúng tuyển vào trường Đại học Y khoa Huế. Năm 1991 tốt nghiệp ra trường, anh trở về công tác tại huyện đảo Lý Sơn. Gắn bó với mảnh đất quê hương một năm, anh nhận ra rằng: “Bác sĩ chỉ cứu được nhiều người khi

có tay nghề giỏi, nếu mình ở lại quê hương, cơ hội học hành, nâng cao trình độ sẽ không có, Như vậy ước mơ cứu người coi như cũng không trọn vẹn và anh kiên quyết ra đi. Cơ duyên run rủi đưa anh đến với mảnh đất BR -VT, để rồi lại tiếp tục một chặng đường gian nan “học nghề” nữa đang chờ anh phía trước…

Đầu tiên anh về công tác tại Khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Lê Lợi. Năm 1994 anh được cử đi học lớp sơ bộ ngoại thần kinh Bệnh viện chợ Rẫy. Học xong anh về công tác tại bệnh viện Bà Rịa từ tháng 9/1994 đến nay.

Nơi chắp cánh ước mơ

Ths, Bs. NguYễN VăN THịNH Trương khoa Ngoai Thần kinh

BS Thịnh thăm khám cho bệnh nhân.

37

Page 38: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Thời điểm năm 1994, bệnh viện Bà Rịa chưa có khoa Ngoại thần kinh và BS ngoại thần kinh cũng chỉ có 2 người, sau được bổ sung thêm một người nữa là 3. Tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn, 1 bác sĩ bỏ việc còn 1 bác sĩ nữa đi học nên một mình bs Thịnh phải cáng đáng hết mọi việc trong khoa. Anh kể: “Thời điểm đó nếu tôi không cố gắng hoặc chẳng may gặp vấn đề gì về sức khoe có lẽ Khoa ngoại thần kinh có nguy cơ bị xoá sổ vì còn ai thay cho đâu”.

Năm 2001, có một ca xuất huyết não do tai biến mạch máu não vô cùng nguy cấp, nếu chuyển tuyến e rằng bệnh nhân không còn cơ hội sống sót, vậy là anh đã đề xuất với Ban giám đốc bệnh viện cho mình phẫu thuật bệnh nhân này. Đây là ca xuất huyết não do tai biến đầu tiên mà anh thực hiện thành công,

mở đầu cho hàng loạt các ca tương tự thành công sau này.

Tuy vậy, anh vẫn còn rất trăn trở về các loại bệnh về u não, trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm, gãy cột sống mà bệnh viện tiếp nhận nhưng đành phải chuyển lên tuyến trên vì ngoài khả năng giải quyết. Vậy là anh xin Ban giám đốc tạo điều kiện cho theo học thạc sỹ chuyên khoa ngoại thần kinh để nâng cao tay nghề. Sau 2 năm miệt mài học tập, năm 2004 anh đã tốt nghiệp thạc sỹ Ngoại thần kinh. Nhiều bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao khả năng của anh và mời anh về làm việc với điều kiện hậu hĩnh, nhưng trân trọng những tình cảm và sự tạo điều kiện của lãnh đạo bệnh viện Bà Rịa anh kiên quyết từ chối và quay trở về với nơi mà anh đã gắn bó và coi như quê

hương thứ 2 của mình.Với kiến thức đã học được, năm

2005 anh đã mổ cứu sống ca u não đầu tiên. Năm 2009, anh bắt đầu phẫu thuật các bệnh lý áp xe não, giãn não thất, dò dịch não tuỷ qua sàn sọ sau chấn thương…

Tiếng lành đồn xa, sự tận tình, đạo đức trong nghề nghiệp và trình độ phẫu thuật ngoại thần kinh hàng đầu của anh đã thu hút bệnh nhân khắp nơi trong tỉnh đến điều trị. Nâng uy tín và chất lượng điều trị Ngoại thần kinh tại bệnh viện Bà Rịa lên tầm cao mới. Nhu cầu thiết yếu tại thời điểm đó là phải thành lập ngay khoa Ngoại thần kinh để đáp ứng nhu cầu điều trị của nhân dân tỉnh nhà.

Đề án khoa Ngoại thần kinh do Ths, Bs Nguyễn Văn Thịnh chắp bút đã được phê duyệt trong thời gian ngắn. Ngày 24 tháng 6 năm 2010 khoa Ngoại thần kinh đã chính thức đi vào hoạt động và vị trí trưởng khoa được Ban lãnh đạo bệnh viện tin tưởng giao cho anh. Không phụ lòng tin đó, anh tiếp tục phấn đấu không ngừng và mạnh dạn triển khai nhiều kỹ thuật mới. Năm 2010 anh thành công trong mổ gãy cột sống lưng, thắt lưng; năm 2011 mổ trượt đốt sống, thay đĩa đệm nhân tạo và gần đây nhất anh đã mổ thành công bệnh lý ống sống là nang TARLOW.

Với những thành tích xuất sắc, bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh đã được UBND tỉnh nhiều lần tặng bằng khen và năm 2006 anh vinh dự được nhận Bằng khen do Bộ Y tế trao tặng.

Bài, ảnh: KhÁNh ChI

Nơi chắp cánh ước mơ

Ca mổ u não.

38

Page 39: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Người được các đồng nghiệp và bệnh nhân biết đến với “đôi bàn tay vàng” trong

lĩnh vực vi phẫu. Anh sinh năm 1968 tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Tốt nghiệp hệ chính quy Đại học Y khoa Huế năm 1993 và đã hoàn thành trình độ Chuyên khoa II, ngành Chấn thương chỉnh hình. Anh công tác tại bệnh viện Bà Rịa từ năm 1996 và hiện đang giữ chức vụ trưởng khoa chấn thương chỉnh hình.

Khó có thể thống kê hết những bệnh nhân đã được anh cứu chữa và trả lại những chức năng tưởng

đã bị tàn phế do các loại tai nạn gây nên và cũng rất khó để thống kê những thành tích mà anh đã được các cấp chính quyền, hội, đoàn thể trao tặng. Chỉ tính sơ sơ, sau 18 năm toàn tâm cống hiến cho ngành Y tế tỉnh nhà, anh đã nhận được 1 bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 8 bằng khen do Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng; 1 bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh và 2 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

Phẩm chất ưu tú của người miền Trung là tinh thần học hỏi, chân thành, thẳng thắn, điềm đạm

được anh ứng dụng phù hợp trong từng cương vị. Ơ vị trí lãnh đạo khoa, anh luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động và tạo một môi trường làm việc thoải mái, đoàn kết để các đồng nghiệp yên tâm công tác, sáng tạo. Ơ vị trí một bác sĩ, anh luôn tận tâm, hết lòng phục vụ người bệnh. Sáng suốt và quyết đoán trong mọi tình huống. Không ngừng học tập nâng cao trình độ và nhất là kỹ năng giao tiếp với người bệnh, là tấm gương về Y đức cho các đồng nghiệp noi theo.

Dù được đồng nghiệp quý trọng, bệnh nhân tin tưởng nhưng anh chưa bao giờ hài lòng với bản thân mình. Anh luôn đặt ra những mục tiêu cụ thể để bản thân cố gắng phấn đấu. Ngay khi bệnh viện Bà Rịa mới được khánh thành và đi vào sử dụng, anh đã quyết tâm phải phát triển toàn diện khoa chấn thương chỉnh hình cả về phương tiện kỹ thuật lẫn trình độ, tay nghề của đội ngũ Y, bác sĩ. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm các giải pháp sáng tạo ứng dụng vào công tác điều trị. Tăng cường các hoạt động trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp trong và ngoài nước để đưa khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện Bà Rịa phát triển ngang tầm với trình độ trong nước và khu vực.

Bài, ảnh: VIỆT Lê

Bs. NguYễN PHươNg NaM CK II Chân thương chỉnh hình, BV Ba Ria

2 người bệnh sau phẫu thuật thành công chi bị đứt lìa (Bs. Nam bên phải).

Nơi chắp cánh ước mơ

39

Page 40: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Thời gian với bác sĩ là vô cùng quý giá, nhất là với những bác sĩ cấp cứu, chỉ một tích

tắc thôi cũng đủ phân chia giữa sự sống và cái chết. Quả thực, khi tiếp xúc với Bs Tuấn- Trưởng khoa CCTH, tôi mới cảm nhận rõ thời gian với anh quý giá đến thế nào. Một ngày của anh cần nhiều hơn 24 giờ, một tuần cần hơn 7 ngày, vì thời gian đó quá ít để cứu thêm nhiều người hơn nữa, nói gì đến thời gian riêng cho mình, hoặc cho gia đình.

Sinh năm 1969 tại tỉnh Yên Bái, sau khi tốt nghiệp đại học Y Dược Tp.HCM và hoàn thành lớp Sơ bộ nội tổng quát khóa 1992-1993, Bs Tạ Anh Tuấn về công tác tại bệnh viện Bà Rịa cho đến nay. Trong quá trình công tác, anh từng làm việc qua các khoa Nội, Nhi, Nhiễm, Hồi sức tích cực & Chống độc, nhưng gắn bó lâu nhất là tại khoa Cấp cứu tổng hợp (CCTH) từ năm 2001, và hiện anh là Trưởng khoa CCTH.

Công tác ở nơi “đầu sóng ngọn gió”, những bác sĩ trực cấp cứu như anh có thể nói là khổ nhất, áp lực nhất vì bệnh nhân đông, đa dạng, mà hầu hết là bệnh nhân nặng, cần xử lý nhanh, xử lý luôn và không được phép gặp sai lầm. Nếu không xử trí nhanh và giải quyết nhanh trong khi bệnh nhân ùn lại thì “vỡ khoa”, bởi mỗi ngày có khoảng trên dưới 200 lượt bệnh nhân vào cấp cứu tại khoa CCTH, trong khi nhân sự của khoa chỉ có 10 bác sĩ, vừa làm hồi sức bệnh nặng, vừa làm chẩn đoán phân loại bệnh. Thế nhưng tập thể CBNV khoa CCTH vẫn luôn hết mình vì thời gian ở khoa Cấp cứu có thể nói là còn quý hơn vàng gấp ngàn lần, chẳng thế

mà nhiều người vẫn nói đùa rằng “Khi quá tải, máy tính có thể treo được, chứ bác sĩ cấp cứu thì không được phép... ”.

Áp lực công việc lớn, căng thẳng là vậy nhưng Bs. Tuấn luôn nêu cao tính gương mẫu, hết lòng vì công việc và người bệnh, tổ chức và điều hành khoa hoạt động hiệu quả, được người bệnh tin yêu và anh em đồng nghiệp quý mến. Bên cạnh đó, anh còn không ngừng trau dồi chuyên môn khi đều đặn hàng ngày miệt mài với những trang sách sau ca trực và say mê nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài như: “Đánh giá chỉ số eo/mông ở bệnh nhân tăng huyết áp”; “Nhận xét triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân chấn thương cột sống cổ”;… Để nâng cao trình độ, dù công việc lúc nào cũng bận rộn nhưng Bs. Tuấn vẫn tranh thủ học tập và đã

hoàn thành chương trình chuyên khoa 1 Lão khoa năm 2000. Với sự phấn đấu vươn lên không ngừng, Bs Tạ Anh Tuấn nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, được tặng nhiều giấy khen của Sở Y tế và bằng khen của UBND tỉnh.

Gắn bó với khoa ngay từ những ngày đầu thành lập và hiện tại trong cương vị Trưởng khoa, Bs. Tuấn luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để ổn định, phát triển khoa hơn nữa. Cùng với toàn Bv Bà Rịa, khoa CCTH mới di dời sang cơ sở mới với quy mô lớn, nỗi trăn trở này lại càng được nhân lên. Nhưng với niềm đam mê, nhiệt tình của một bác sĩ đầu đàn đầy tâm huyết với khoa, kỳ vọng khoa CCTH sẽ không ngừng lớn mạnh bắt kịp quy mô, yêu cầu bệnh viện trong giai đoạn mới.

Bài, ảnh: Thu hà

Bs. Tạ aNH TuấN Trương khoa Câp cưu tông hợp

Nơi chắp cánh ước mơ

40

Page 41: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

“Khả năng ngoại ngữ Anh, Pháp lưu loát, vững chuyên môn, đa năng,

nhiệt huyết,…” là những lời nhận xét của đồng nghiệp về anh - Ths. Bs Trần Thanh Đạt, Phó khoa HSTC&CĐ. Về bệnh viện Bà Rịa công tác, sinh sống đã ngót 20 năm nhưng chất thâm trầm, cẩn thận, nhẹ nhàng rất Huế vẫn thấm đẫm trong con người tre trung, năng nổ, hoạt bát đó. Hai tính cách tưởng như đối lập này đã cùng đồng hành trong anh khi vừa cẩn thận, chính xác trong thao tác nghiệp vụ, vừa niềm nở, ân cần với người bệnh và thân nhân.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa Huế khóa 1987-1993 và kết thúc khóa học sơ bộ Nội tim mạch và Siêu âm tại Tp.HCM, tháng 5/1995 Bs. Đạt về công tác tại khoa Nội và Cấp cứu, bệnh viện Bà Rịa. Trong thời gian 3 năm đầu công tác tại đơn vị, Bs. Đạt vẫn không khỏi trăn trở với những ca bệnh không kịp cấp cứu, cộng với tinh thần hiếu học, không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, anh đã quyết định đi học cao học Nội khoa lâm sàng tại trường Đại học Y Dược

Tp. HCM. Tốt nghiệp Thạc sĩ với đề tài Nội tim mạch tại bệnh viện Chợ Rẫy, năm 2000 anh về công tác tại khoa HSTC&CĐ, Bv Bà Rịa từ đó đến nay.

Khoa HSTC&CĐ vẫn luôn căng thẳng, 17 máy lọc thận (ở cơ sở cũ) đã phải hoạt động hết công suất khi mỗi ngày lọc thận cho 180 bệnh nhân định kỳ, chưa kể đến nhiều ca cấp cứu cần lọc máu khác. Máy móc chạy hết công suất thì nhân lực cũng hoạt động hết công suất, mỗi ngày bác sĩ phải trực 2 tour, 3 tour là chuyện bình thường như lẽ hiển nhiên phải thế ở nơi đây. Ơ đây, bác sĩ nhiều khi chưa kịp vui với những ca thoát khỏi tử thần đã lại ngậm ngùi với những ca ra đi vì quá nặng hay đã quá muộn để cấp cứu. Căng thẳng là vậy nhưng đã là cái nghiệp rồi, anh vẫn mãi gắn bó với nơi đây. Cũng vì đam mê công việc vất vả mà ít ai nhớ đến này, anh luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi những kỹ thuật mới hiện đại trong nước và quốc tế để ứng dụng giúp bệnh nhân nhanh

chóng hồi sức. Song song, anh còn tích cực tham gia công tác NCKH với các đề tài, như: “Sử dụng thuốc tiêm sợi huyết trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có sóng ST chênh, năm 2005”; “Chẩn đoán và xử trí Rối loạn nhịp nhanh kịch phát trên thất (2009-2014) tại bệnh viện Bà Rịa”.

Bệnh viện Bà Rịa chuyển về cơ sở mới khang trang và trang thiết bị y tế rất hiện đại không thua gì so với các cơ sở bệnh viện lớn tại Tp.HCM và khu vực, ngoài niềm phấn khởi, anh vẫn không quên trăn trở làm sao để nâng cao trình độ về chuyên ngành hồi sức tim mạch và hồi sức nội tổng quát để cứu được nhiều bệnh nhân nặng và đem lại niềm tin cho nhân dân tỉnh nhà đối với Bv Bà Rịa. Bằng kinh nghiệm và kiến thức tích lũy của mình, anh sẽ tiếp tục truyền đạt cho các thế hệ đàn em, giúp các thế hệ sau nâng cao tay nghề để phục vụ bệnh nhân ngày một hiệu quả.

Bài, ảnh: Mỹ aNh

Ths. Bs. TRầN THaNH ĐạT Pho trương khoa Hồi Sưc tich cực & Chông Đôc

Nơi chắp cánh ước mơ

41

Page 42: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Nếu như trước đây, những ca sinh non, tre sơ sinh nhẹ ký dưới 1,5kg đều phải

chuyển tuyến thì hiện nay khoa Nhi, bệnh viện Bà Rịa đã cứu sống được hầu hết những ca khó này. Người tiên phong nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng kỹ thuật máy móc, góp phần tạo được bước tiến này trong công tác Nhi khoa tại địa phương chính là Bs. Vương Quang Thắng- Trưởng khoa Nhi.

Sinh năm 1965 tại Quảng Ngãi nhưng anh theo gia đình vào BR-VT ngay sau vụ thảm sát Mỹ Lai nên có thể nói BR-VT như là quê hương thứ 2 của anh. Những năm 70 của thế kỷ trước, huyện Xuyên Mộc chưa có trường cấp 3, để tiếp tục học lên phổ thông trung học, anh phải về huyện Đất Đỏ. Suốt quá trình học tập phổ thông, anh luôn là một học sinh giỏi nhất, nhì của huyện, nguyện vọng lúc đó của anh là thi vào đại học ngành kỹ thuật, nhưng công tác y tế khó khăn của một huyện vùng sâu vùng xa nơi gia đình, bà con của anh sinh sống đã thay đổi định hướng tương lai của anh. Thời kỳ anh học cấp 3 vẫn là thời kỳ bao cấp, chứng kiến cảnh người thân của mình bị bệnh cần điều trị mà phải lên Trạm Y tế xin giấy giới thiệu mới được chuyển lên TTYT huyện khám và điều trị, anh quyết định phấn đấu trở thành bác sĩ để về cứu chữa cho người bệnh, góp phần cải thiện y tế địa phương. Năm 1982, cả huyện Xuyên Mộc có 81 người thi vào trường Đại học Y Dược Tp.HCM, anh là 1 trong 02 người đỗ chính thức. Từ chối nhiều lời mời ở lại Tp.HCM làm việc trong những bệnh viện lớn, như dự định lúc bước chân vào cánh cửa trường Y, anh trở về làm bác sĩ tại huyện Xuyên Mộc.

Năm 1989, anh lập gia đình với người bạn đồng môn và chuyển công tác về huyện Long Đất- nơi người bạn đời của anh đang làm việc. Suốt 10 năm công tác tại đây, anh luôn được đánh giá cao về chuyên môn, được đồng nghiệp tin yêu, lãnh đạo tín nhiệm. Là người hiếu học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năm 1997 anh đi học chuyên khoa I Nhi khoa. Năm 1999, anh trở lại huyện Long Đất làm việc. Điều kiện của một cơ sở y tế tuyến huyện với số bệnh ít đa dạng, hạn chế thực hành và nâng cao tay nghề, anh xin về bệnh viện Bà Rịa năm 2002 và gắn bó từ đó đến nay.

Điều hành khoa Nhi từ năm 2007 đến nay, đó cũng là khoảng thời gian mà khoa Nhi quá tải nặng nhất khi chỉ có 3 bác sĩ mà khám và điều trị trên 300 bệnh nhân nội, ngoại trú mỗi ngày. Trong điều kiện nhân sự thiếu thốn như vậy, năng lực “chèo lái” “con

thuyền khoa Nhi” lại càng đòi hỏi phải khéo léo, linh động hơn nhiều. Thực tế, Bs. Thắng đã luôn vững tay chèo giúp khoa Nhi hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao, kể cả những khi dịch bệnh bùng phát dữ dội nhất.

Chuyển sang cơ sở mới rộng rãi, hoành tráng, hiện đại,… “người thuyền trưởng” ấy lại không khỏi lo lắng khi nhân sự còn thiếu, sợ trình độ chưa theo kịp,… Nhưng anh cũng an tâm phần nào vì cũng đã có kế hoạch chuẩn bị từ trước khi không ngừng tự đào tạo mình, tự học nâng cao kiến thức đồng thời khích lệ, tạo điều kiện cho các nhân lực trong khoa nâng cao chuyên môn kỹ thuật. Với cơ sở trang thiết bị hiện đại, Bs Thắng còn có kế hoạch từng bước cải tiến triển khai kỹ thuật điều trị bệnh màng trong ở tre sơ sinh sinh non, bệnh tim mạch,… đáp ứng kỳ vọng của các bậc cha mẹ, của nhân dân.

Bài, ảnh: Thu hà

Bs. VươNg QuaNg THắNg - Trương khoa Nhi

Nơi chắp cánh ước mơ

42

Page 43: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Có lẽ anh “có duyên” với nghề Y. Anh kể: Trong mắt anh, hình ảnh người Thầy thuốc

trong phim (“Thầy Lang” - Ba Lan), trong tiểu thuyết (Đèn không hắt bóng - Watanabe Junichi – Nhật Bản) thật lung linh, cuốn hút. Rồi từ đó, bằng nhiều nỗ lực của bản thân, cùng sự giúp sức của gia đình, thầy cô; cậu học trò trường làng đã bước vào giảng đường của trường đại học Y khoa hằng mơ ước. Trong suốt quãng thời gian học đại học, anh đã miệt mài học tập, chỉ biết có giảng đường đại học, ký túc xá sinh viên Ngô Gia Tự và các bệnh viện thực tập. Đến khi ra trường, ngoài những nơi đó, thì các rạp chiếu bóng, những tụ điểm ca nhạc, những khu vui chơi giải trí ở TP.HCM… vuông tròn ra sao anh cũng không biết. Ngày nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học, ngay sáng hôm sau anh đã khăn gói trở về quê hương tìm việc, không nấn ná ở lại chốn Sài thành hoa lệ dù chỉ một ngày.

Về nơi chôn nhau cắt rốn, anh may mắn xin vào được bệnh viện Bà Rịa, và công tác tại bệnh viện từ đó đến nay, từng được phân công làm việc qua các khoa Nhi, Ngoại tổng hợp và phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện. Thời gian thấm thoát thoi đưa, mới đó mà 20 năm đã trôi qua. Anh nhớ những ngày mới vào làm việc, với tấm bằng hạng ưu trong tay, những tưởng sẽ làm được nhiều việc cho

bệnh nhân. Nhưng không, giữa lý thuyết và kinh nghiệm non nớt trong những ngày thực tập tại bệnh viện với thực tế lâm sàng là một khoảng cách lớn. Vì thế, lại tiếp tục chuỗi ngày cố gắng miệt mài, trải qua các lớp học ngắn hạn, dài hạn sau đại học, đến nay Anh đã hoàn thành chuyên khoa I Chấn Thương Chỉnh Hình, chuyên khoa II Quản lý Y tế. Nhờ sự cố gắng của bản thân, sự dìu dắt của lớp đàn anh - chị đi trước; anh đã đảm nhận được chức trách, nhiệm vụ của một thầy thuốc; hoàn thành các nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Kiến thức về Y học hiện nay có thể nói đã trở thành một đại dương mênh mông, kiến thức của mỗi người chúng ta chỉ là những chiếc thuyền nhỏ nhoi, muốn vượt sóng trùng dương cần phải cố gắng nhiều thêm nữa” - anh tâm niệm.

Trong những tháng năm làm việc chưa hẳn đã dài nhưng cũng không hề ngắn đó, anh đã trải qua biết bao chuyện buồn - vui - khó nhọc. Chuyện vui - chuyện buồn gì rồi cũng qua, chỉ còn đọng mãi những kỷ niệm khó quên. Đó là những đêm thức trắng theo dõi những ca bệnh hậu phẫu nặng, nhịp đập con tim của người thầy thuốc như song hành cùng những diễn biến của sinh hiệu người bệnh, và khi sự sống của họ trở lại thì bao nỗi mệt nhọc như tan biến. Đó là khi cấp cứu những nạn nhân của trận bão số 9 kinh hoàng năm 2006, nước mắt của thầy thuốc như hòa lẫn với nước mắt của bệnh nhi khi đứa tre kêu la “Ba ơi, chân của

con đâu rồi ba!”. Đó là những lúc đã cố gắng hết sức (cùng các đồng nghiệp) nhưng vẫn không cứu nổi người bệnh, lòng bỗng thấy quặn đau cùng những tiếng khóc thương của thân nhân người bệnh. Đó là những ca trực dày 2-3 ngày một, và thời gian ca trực lên trên 30 tiếng, ra trực về không nghĩ mình đi trên xe 2 bánh vì người cứ cảm thấy chơi vơi, chơi vơi …Những kỷ niệm đó chắc sẽ in sâu và mãi theo anh trên bước đường sự nghiệp.

Hiện nay, dù công tác ở phòng Kế hoạch, công việc khá bề bộn, nhưng anh vẫn cố gắng sắp xếp để tham gia chuyên môn khi có yêu cầu, phần để đỡ “nhớ” nghề, phần để hướng dẫn, giúp đỡ cho bác sĩ tre, như lớp đàn anh đi trước đã từng giúp đỡ mình. Đó cũng là nét đẹp của ngành Y theo quan điểm của anh.

Bệnh viện Bà Rịa đã chuyển về cơ sở mới rất khang trang và trang thiết bị hiện đại. Lòng kỳ vọng của khách hàng bên ngoài lẫn bên trong đối với bệnh viện ngày càng cao. Vấn đề cần vượt qua là: chuyên môn phải có bước phát triển cao; cung cách phục vụ, giao tiếp cần đổi mới; việc quản lý phải khoa học và hiệu quả để phát huy hết tiềm lực mới của bệnh viện, nâng cao chất lượng phục vụ cải thiện đời sống nhân viên…Mục tiêu trên không phải dễ đạt được, nhưng cũng không phải là nhiệm vụ bất khả thi. Nó cũng là động lực thúc đẩy nhân viên bệnh viện (trong đó có anh) cùng chung tay góp sức vì một ngày mai tươi sáng.

Bài, ảnh: ĐÌNhBÁCh

Bs. Lê MINH HIếu - Trương phong KHTH

Nơi chắp cánh ước mơ

43

Page 44: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Vùng đất Bà Rịa-Vũng Tàu đã có trên 300 năm phát triển, song tên tỉnh chính

thức được gọi là Bà Rịa -Vũng Tàu (BR-VT) chỉ từ năm 1991. Song, chỉ trong chưa đầy 25 năm phát triển ngắn ngủi so với bề dày lịch sử đó, nền kinh tế BR-VT đã có sự chuyển biến lớn và đang trên đà phát triển cao, hiện đã được xác định là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của đất n ước. Hòa cùng sự phát triển chung của tỉnh, ngành Y tế BR-VT cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam,

cũng là ngày khánh thành cơ sở Bệnh viện Bà Rịa mới, ngành Y tế nói chung và Bệnh viện Bà Rịa nói riêng có dịp nhìn lại chặng đường phát triển đã qua.

Nhìn lại chặng đường phát triển đã qua, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định sự trưởng thành của đội ngũ nhân viên Bệnh viện Bà Rịa, và cũng có thể dự báo được những yêu cầu cần thực hiện cũng như hướng phát triển trong giai đoạn sắp tới.

Quy mô bệnh viện đã không ngừng được mở rộng, bệnh viện Bà Rịa mới đã minh chứng cho điều đó. Từ một bệnh viện tuyến tỉnh mới thành lập năm 1991, quy mô 300 giường bệnh, gồm 12 khoa

phòng, với 220 nhân viên, 24 bác sĩ. Đến nay bệnh viện đã đạt quy mô 700 giường bệnh, với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Tổng số CBNV là 726 người, trong đó có 123 bác sĩ. Dự kiến năm 2015 sẽ có khoảng hơn 1000 nhân viên, với trên 200 bác sĩ. Có thể nói, từ một bệnh viện thiếu thốn về trang thiết bị, đến nay bệnh viện Bà Rịa đã được trang bị hầu như đầy đủ tất cả các trang thiết bị hiện đại nhất ngang tầm với một bệnh viện hạng I, thậm chí là hạng đặc biệt, để phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị, hồi sức cấp cứu, phẫu thuật…

Vấn đề nguồn nhân lực luôn là mối quan tâm và cũng là nỗi lo lắng của lãnh đạo bệnh viện, bởi đây là nguồn lực quan trọng quyết định sự thành công của bệnh viện. Vì thế, công tác đào tạo để nâng cao số lượng cũng như chất lượng đội ngũ thầy thuốc luôn được đặt lên hàng đầu trong thời gian qua, đến nay đã có 50% bác sĩ có trình độ sau đại học (Tiến sĩ, CKII, Thạc sĩ,

Bệnh viện Bà Rịa

Vào xuânSONg Lê

44

Page 45: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

CKI). Về đào tạo và phát triển kỹ thuật chuyên khoa sâu, ngoài đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, bệnh viện đã gửi đi đào tạo tuyến trên nhiều chuyên ngành cũng như tăng cường công tác đào tạo tại chỗ. Đặc biệt, thực hiện sự chỉ đạo của ngành Y tế trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tình trạng quá tải, bệnh viện đã triển khai thực hiện đề án 1816 của Bộ Y tế khá hiệu quả. Đề án này đã giúp giảm được phần nào sự thiếu hụt nhân lực trong quá trình nâng cao trình độ chuyên môn nếu như phải cử cán bộ lên tuyến trên học tập. Nhờ vậy mà các bác sĩ và điều dưỡng trong bệnh viện có khả năng học tập nâng cao tay nghề và thực hiện được một số kỹ thuật tiên tiến ngay tại bệnh viện, giúp người bệnh được thụ hưởng những thành quả của khoa học kỹ thuật tiên tiến trên chính quê hương mình. Bệnh viện Bà Rịa đã chú trọng đến việc

ứng dụng nhiều kỹ thuật cao mang lại nhiều hiệu quả trong công tác điều trị. Trước đây, bệnh viện tỉnh hầu như chưa phát triển những kỹ thuật chuyên môn sâu nào, chủ yếu là những kỹ thuật thông thường; nhiều bệnh nhân phải chuyển viện lên tuyến trên để điều trị gây hao tốn nhiều về tiền bạc, thời gian, sức khỏe của cả bệnh nhân lẫn thân nhân. Trước tình hình phức tạp về bệnh trạng cũng như các chấn thương ngày càng đa dạng, từ những năm đầu thập niên 90, đội ngũ thầy thuốc của bệnh viện đã tìm cách giải quyết tốt nhất cho người bệnh: với phương pháp cầm tay chỉ việc của các bác sĩ Ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Bà Rịa đã bắt đầu giải quyết được các trường hợp chấn thương sọ não. Hiện nay Bệnh viện đã có những bước tiến rất rõ rệt trong phát triển về chuyên môn kỹ thuật ở tất cả các chuyên khoa,

như: giải quyết được nhiều bệnh nặng và bệnh khó, đã thành lập được những chuyên khoa sâu như: Ngoại thần kinh, Nhi sơ sinh, đơn vị Lọc thận nhân tạo, Phát triển các kỹ thuật lâm sàng phức tạp như: Phẫu thuật Thần Kinh: Máu tụ, Vỡ lún sọ, Vết thương sọ não, Tai biến mạch máu não; U não, Apxe não, Dò dịch não tủy sau chấn thương, Cố định cột sống bằng vít qua cuống, Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng…; Chuyên khoa Tai Mũi Họng-Răng Hàm Mặt: Phẫu thuật điều trị đa thương vùng hàm mặt ; Chấn Thương Chỉnh Hình: điều trị hầu như tất cả các loại gãy xương chấn thương ở tất cả các mức độ; Vi phẫu thuật (Mạch máu-Thần kinh-Gân), đặc biệt phẫu thuật thay khớp háng, nối chi đứt lìa… ; Phẫu Thuật Nội Soi: áp dụng ở hầu hết các chuyên khoa Ngoại - Sản ; Nhi Sơ Sinh: điều trị các bệnh lý về sơ sinh như nhiễm trùng sơ sinh,

Hội thi “Tìm hiểu về quy tắc ứng xử trong các cơ sở khám chữa bệnh Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2014”.

45

Page 46: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

suy hô hấp, non tháng, vàng da ở tre sơ sinh, nuôi dưỡng tre nhẹ cân (đặc biệt có những ca tre sơ sinh chỉ đạt 1.000g)…

Tất cả những thành quả trên đã giúp cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân nghèo được thụ hưởng những kỹ thuật tiên tiến nhất mà không phải cất công đến các trung tâm lớn ở TP. Hồ Chí Minh, điều này không chỉ có ý nghĩa riêng cho ngành Y tế mà còn mang tính xã hội to lớn và tính nhân văn sâu sắc.

Vấn đề quản lý ở cơ sở mới sao cho hiệu quả cả về khía cạnh kinh tế lẫn chuyên môn là vấn đề nan giải và cũng là mối quan tâm của nhiều cấp lãnh đạo. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ tốt cho công tác quản lý gần như là vấn đề bắt buộc. Đã từ lâu, bệnh viện đã đầu tư mạng Internet, Intranet (LAN - WAN - MAN) để ứng dụng vào quản lý việc khám bệnh, điều trị nội ngoại trú, quản lý tài chính, máy móc trang thiết bị, vật tư tiêu

hao…giúp truy xuất được số liệu báo cáo một cách nhanh chóng và chính xác, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh khá nhiều. Đặc biệt mạng thông tin điện tử (E-office) ứng dụng và phát triển trong bệnh viện càng góp phần cắt giảm chi phí cũng như nâng cao hiệu quả công tác hành chính. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng về công nghệ thông tin còn rất nhiều, vì vậy bệnh viện đang triển khai phần mềm quản lý bệnh viện thông minh HIS (Hospital Intelligence Solution) gồm hàng chục phân hệ và hàng trăm chức năng được thiết kế để quản lý tổng thể bệnh viện, tự động hóa bệnh viện, góp phần nâng cao công suất và chất lượng khám chữa bệnh, gián tiếp nâng cao thương hiệu bệnh viện, thu hút người dân.

Không những chỉ chú trọng về chuyên môn, lãnh đạo Bệnh viện còn rất chú trọng rèn luyện y đức cho đội ngũ Thầy thuốc. Bệnh viện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về

“Quy tắc ứng xử” của Bộ Y Tế và sau này là thông tư 07 (hiệu lực từ 01/05/2014) cho tất cả nhân viên của bệnh viện với nhiều hình thức thích hợp cho từng đối tượng. Bệnh viện đã cụ thể hóa các tiêu chuẩn về y đức trong các hoạt động, có đánh giá, sơ tổng kết và biểu dương - khen thưởng kịp thời những gương người tốt việc tốt. Đặc biệt, với quan điểm mới xem bệnh nhân là “trung tâm” của tất cả các hoạt động tại bệnh viện, ngành Y tế đã mời các chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ TP.Hồ Chí Minh về tập huấn cho toàn thể nhân viên bệnh viện về các Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng chăm sóc khách hàng, Nghiệp vụ lễ tân, Kiến thức Pháp luật…một cách bài bản; có kiểm tra đánh giá thực tế để có giải pháp điều chỉnh thích hợp nhằm giúp lấy lại hình ảnh vốn dĩ rất đẹp của người thầy thuốc mà thời gian gần đây ít nhiều bị ảnh hưởng.

Người xưa thường nói: có ở trong cảnh mới hiểu thấu nỗi lòng

Phòng mổ mới đầy đủ thiết bị hiện đại. Ảnh: THẾ PHI

46

Page 47: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

của người trong cảnh. Trong suốt bao tháng năm dài, nhân viên bệnh viện đã làm việc và người bệnh đã điều trị trong cơ sở đã xuống cấp nhiều. Dù bệnh viện đã dành tất cả những gì tốt nhất có thể để phục vụ công tác điều trị, như: bố trí các phòng hành chánh, phòng cho nhân viên để kê thêm giường bệnh, thậm chí tận dụng cả hành lang, lối đi nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu. Khi về cơ sở mới, với phòng ốc rộng rãi thoáng mát, đầy đủ tiện nghi, cảnh khổ như trên sẽ không còn. Nhưng bên cạnh tâm trạng mừng vui, náo nức của người đang từ nơi “hạ giới” bước vào “ngưỡng cửa thiên đường”, một nỗi lo lắng ưu tư cũng đang trĩu nặng trong lòng mỗi nhân viên của bệnh viện. Vì mặc dù đã có những bước chuẩn bị rất tích cực cho giai đoạn hoạt động mới, nhưng trước sự kỳ vọng rất lớn nơi người dân và các cấp lãnh đạo, thì sự chuẩn bị ấy liệu đã đáp ứng được chăng? Dẫu biết khi đã bước chân vào đường y nghiệp, mỗi người chúng ta đều đã có bước chuẩn bị rất kỳ

công cả về kiến thức y khoa lẫn đạo đức nghề nghiệp, nhưng kiến thức thì quá mênh mông, còn y đức tốt thì không chỉ có một mô hình duy nhất! Đội ngũ nhân viên Y tế luôn ghi nhớ lời dạy của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác: “Thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người, sống chết trong một tay mình nắm, phúc họa trong một tay mình giữ…”. Từ đó thấy rằng, từ trong sâu thẳm, những người làm công tác y tế đã luôn đau đáu với nỗi lo toan khổ sở của bệnh nhân, không ai làm nghề y lại mong bệnh nhân của mình đau đớn, thiệt hại hay vướng vào những rủi ro bệnh nạn. Chúng ta chấp nhận những gian lao khó nhọc, điều tiếng và không bao giờ cho phép mình ngừng nghỉ khi vẫn còn người bệnh cần đến mình. Cũng với tinh thần phục vụ chung đó, cộng với các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động khám chữa bệnh thuận lợi như hiện nay, bệnh viện Bà Rịa sẽ vươn lên một tầm cao mới, đáp ứng được lòng kỳ vọng của bao người, mà trước hết là người bệnh.

Với sự chuẩn bị dài hơi và có bài bản trên nền tảng mới là quan niệm lấy người bệnh làm trung tâm, rất hy vọng Bệnh viện Bà Rịa sẽ ngày càng nâng cao được uy tín của mình, cũng như thể hiện được hình ảnh đẹp của một đội ngũ nhân viên y tế giỏi tay nghề, khéo léo trong ứng xử khi thực hiện sứ mệnh cao cả của mình. Bên cạnh đó, cơ sở điều trị thoáng mát, rộng rãi, tiện nghi với trang thiết bị hiện đại càng khiến người bệnh thêm tin tưởng và hài lòng. Nếu được như vậy thì dù việc đi lại từ BR-VT - Tp.HCM hiện nay đã khá thuận lợi hơn so với trước đây, nhưng được khám chữa bệnh ở một cơ sở y tế địa phương có chất lượng thì vẫn là tốt nhất cho người bệnh. Việc điều trị ngay tại quê hương mình, được gần gũi gia đình, người thân, bè bạn, sẽ tạo được tâm lý tích cực cho người bệnh, góp thêm hiệu quả cho việc điều trị bệnh. Quan trọng hơn, nó còn giúp tiết kiệm được một

Nhân viên chu đáo hướng dẫn người bệnh.

47

Page 48: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

khoản chi phí đáng kể cho việc đi lại, sinh hoạt nơi thành phố đông đúc đến ngột ngạt và giá cả thì rất đắt đỏ.

Có thể nói, những vấn đề trên vừa là thách thức, cũng vừa là cơ hội mà bệnh viện Bà Rịa cần nắm bắt để tạo được đà phát triển nhanh hơn, xa hơn và tạo nên bước “nhảy vọt”. Khi có thông tin chuẩn bị di dời bệnh viện vào cơ sở mới, chỉ trong khoảng thời gian vài tháng, bệnh viện đã tiếp nhận được hơn 20 hồ sơ xin việc của bác sĩ, trong khi nhiều năm trước đó, chỉ tuyển được trên dưới 10 bác sĩ, không đủ đáp ứng cho số lượng bác sĩ lớn tuổi nghỉ hưu hàng năm. Điều đó cho thấy mức thu nhập cao không phải là tất cả, mà môi

trường và điều kiện làm việc cũng có tính quyết định trong việc thu hút nguồn nhân lực, những người đang muốn phát huy năng lực và khao khát cống hiến trí tuệ và sức lực của mình vì cộng đồng. Phải chăng, đó cũng là tín hiệu vui báo hiệu một giai đoạn khởi sắc của Bệnh viện Bà Rịa đang dần trở nên rõ nét.

Tiết trời đã sang xuân, làn gió xuân về đã làm xôn xao đất trời Bà Rịa, hơi xuân lướt nhẹ qua từng con phố, bay trên những con đường, hoa lá cỏ cây như đang thay màu áo mới thật rực rỡ. Xuân năm nay đã khác những xuân xưa, nhân viên bệnh viện sẽ được đón cái Tết đầu tiên trong “ngôi nhà” mới quá tuyệt vời. Bỗng dưng nỗi lo cơm áo gạo

tiền trong những ngày sắp Tết như trở thành thứ yếu và chợt lùi xa, nhường chỗ cho niềm phấn khích trào dâng. Tôi tự nhủ lòng (mà có lẽ các đồng nghiệp tôi cũng thế): cần phải cố gắng thật nhiều để nâng cao tay nghề cũng như làm chủ được những trang thiết bị hiện đại, rèn luyện tác phong chuẩn mực của người thầy thuốc để người bệnh không chỉ hài lòng khi được ở trong “ngôi nhà” mới mà còn thật sự hài lòng vì chất lượng phục vụ xứng tầm. Từ đó giúp người bệnh nhanh chóng vượt qua nỗi đau thể xác cũng như tinh thần do phải mang gánh nặng bệnh tật.

Ngày đầu xuân ghi lại đôi dòng xuân cảm. Có được cơ sở điều trị khang trang hiện đại này không thể không nhắc đến sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo và các ban ngành trong tỉnh. Trong thời gian tới, bệnh viện Bà Rịa mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ trên nhiều hơn nữa để bệnh viện vượt qua những thách thức cũng như nắm bắt được những thời cơ không dễ có. Cũng mong sao các cơ sở y tế khác trên địa bàn tỉnh BR-VT sẽ có được cơ sở vật chất tương tự để chất lượng phục vụ của ngành Y tế tỉnh nhà ngày càng được nâng cao. Xin chia se niềm vui chung này cùng quý đồng nghiệp.

TP.Bà Rịa những ngày đầu Xuân Ất Mùi 2015

Bs. Trương Văn Kính (áo trắng), Giám đốc Sở Y tế kiểm tra thiết bị y tế tại cơ sở mới của bệnh viện Bà Rịa.

48

Page 49: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Về bệnh viện mới khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi, hết thảy nhân viên

bệnh viện nói chung và anh chị em điều dưỡng nói riêng ai nấy đều phấn khởi, tự hào, bỏ lại sau lưng những tháng ngày khoa phòng chật chội, bức bối, bệnh nhân nằm ghép, hành lang cũng không còn lối đi; nhà vệ sinh có muốn sạch cũng khó… Nay về “nhà mới” từ nhân viên đến người bệnh, thân nhân người bệnh, tất cả đều có chung một cảm giác vui sướng, mãn nguyện.

Tuy vậy, bên cạnh những niềm vui lớn, tập thể nhân viên bệnh viện nói chung và các điều dưỡng

viên nói riêng lại rất lo lắng và vất vả khi tiếp nhận và vận hành bệnh viện ở tất cả các khâu vì cái mới, cái lạ, cái hiện đại của cơ sở mới, và đặc biệt là phải có sự đổi mới thật sự về cung cách phục vụ, ứng xử. Vì vậy, anh chị em vừa phải nỗ lực hoàn thành công việc thường ngày vừa phải học tập và thực hiện thành thạo những dụng cụ, trang thiết bị mới lạ, ví như: giường bệnh điều chỉnh bằng dụng cụ điều khiển tự động; máy hút trung tâm; hệ thống báo gọi điều dưỡng tại các phòng bệnh; vận chuyển và trả kết quả xét nghiệm tự động… song song với rèn luyện tác phong, tinh thần thái độ phục vụ, kỹ năng giao tiếp ứng xử…

Không chỉ đối với nhân viên mà người bệnh, người nhà người bệnh, khách đến làm việc cũng vậy, tất cả đối với họ đều mới me từ khâu làm quen với khuôn viên mới đến khâu khám bệnh…Vì vậy, công tác hướng dẫn trong giai đoạn này thật sự là công việc rất cần thiết và quan trọng. Đối với người bệnh ngoại trú, phải hướng dẫn cho người bệnh biết được quy trình khám bệnh mới, biết được nơi khám bệnh, nơi làm xét nghiệm, chụp phim, đóng viện phí, lãnh thuốc… Còn đối với người bệnh nội trú thì điều dưỡng phải hướng dẫn cụ thể cho người bệnh và người nhà người bệnh hiểu rõ và thực hiện đúng nội quy khoa

Vai trò của điều dưỡng trước yêu cầu mới

Ân cần theo dõi, chăm sóc người bệnh. Ảnh: THẾ PHI

49

Page 50: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Báo cáo viên trình bày đề tài tại Hội nghị.

phòng, biết cách sử dụng cầu thang, sử dụng những vật dụng trong phòng bệnh, máy nước nóng lạnh, bồn cầu khi đi vệ sinh, máy điều hòa nhiệt độ, hệ thống báo gọi điều dưỡng, lối thoát hiểm,… Để đáp ứng tất cả những yêu cầu đó đòi hỏi trước tiên điều dưỡng phải học tập và thực hành thành thạo các trang thiết bị, nắm chắc quy trình, quy định, trong khi công việc cứ cuốn hút. Anh chị em làm việc quên cả thời gian, tranh thủ cả thời gian ngoài giờ, ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật hay ngày ra trực để học và làm quen với những trang thiết bị mới… Những ngày cuối năm âm lịch, trời lạnh, nhưng hầu hết các điều dưỡng đều đi làm sớm hơn 30 phút -1 giờ và ra về muộn hơn như trước đây để lo công việc sao cho trôi chảy. Tuy ai nấy đều mệt nhoài vì công việc bộn bề, làm riết từ sáng đến chiều, nhưng trên gương mặt lúc nào cũng nở những nụ cười thật tươi. Khi được hỏi các bạn trả lời do có số công việc mới phát sinh nơi cơ sở mới, phải làm thêm nhiều công việc hơn nhưng các anh chị em trong lòng vẫn cảm thấy rất vui vì mình đã góp một phần ổn định công tác bệnh viện trong giai đoạn cần hoàn thiện hiện nay, đáp ứng tốt cho công tác chăm sóc người bệnh, sự mong mỏi của người dân. Đây là điều đáng ghi nhận những sự đóng góp âm thầm đó của tất cả anh chị em điều dưỡng. Và càng vui hơn nữa khi tôi đi khảo sát người bệnh ,người nhà người bệnh tất cả đều rất hài lòng về cơ sở vật chất, phòng ốc, thiết bị, cung cách ứng xử, thái độ phục vụ của nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng.

Vui mừng khi các công việc của điều dưỡng tương đối trôi chảy, người bệnh và người nhà hài lòng, nhưng trong tôi cũng còn nhiều lo lắng: Làm gì để sự hài lòng này được duy trì và ngày càng hài lòng hơn? Vâng, bên cạnh sự cố gắng chung của toàn bệnh viện, những điều dưỡng chúng tôi cũng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình – những người trực tiếp chăm sóc người bệnh. Có lẽ cái gốc của mọi chuyện vẫn là tấm lòng, là cái tâm, là cái yêu nghề. Cũng từ những điều đó sẽ có trách nhiệm, sẽ lo học hành, sẽ có cách ứng xử chân tình “từ trái tim đến trái tim” đối với người bệnh, người dân. Tin tưởng, bệnh viện với cơ sở mới, tư duy mới, cách điều hành mới, sẽ ngày càng phát triển, được người bệnh ngày càng tin tưởng, được người dân tỉnh nhà gửi trọn niềm tin yêu.

CN ĐỖ NgỌC aNhPhòng Điều dưỡng BV Bà Rịa

Bệnh viện Bà Rịa khánh thành nhân dịp kỷ niệm “60 năm ngành Y tế làm theo lời Bác” (27/2/1955 – 27/2/2015). Đây cũng là một công trình của “Ý

Đảng-Lòng Dân” và của ngành Y tế tỉnh nhà. Chắc chắn công trình này sẽ là phần quà xuân đầy ý nghĩa, đem lại sự hưởng thụ phúc lợi xã hội tốt hơn cho nhân dân, đặc biệt là trong vấn đề chăm sóc sức khỏe cho mọi người.

Với công suất 700 giường bệnh, bệnh viện Bà Rịa cùng với bệnh viện Lê Lợi, bệnh viện Mắt, bệnh viện Tâm thần và các bệnh viện sắp thành lập như bệnh viện Y Học Cổ Truyền, bệnh viện Phụ sản, bệnh viện Lao và bệnh Phổi sẽ đảm bảo được phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Với quy mô như vậy, bệnh viện Bà Rịa sẽ là bệnh viện đa khoa trung tâm của tỉnh trong hoạt động điều trị. Ngoài ra, bệnh viện cũng sẽ là cơ sở thực hành tốt nhất cho công tác đào tạo nguồn nhân lực Y tế cho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Theo Thông tư số 09/2008/TT-BYT ngày 01tháng 08 năm 2008, về việc Hướng dẫn việc kết hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ Y tế với các bệnh viện thực hành trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã chỉ rõ rằng, để đem lại hiệu quả tốt nhất trong công tác đào tạo nguồn nhân lực thì giữa bệnh viện và các cơ sở đào tạo cần có sự kết hợp chặt

Kết hợp Viện- Trường-Nâng cao chất lượng đào tạo

Lê TâN CườNg - Hiệu trưởng trường TCYT

Ảnh: THẾ PHI

50

Page 51: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

chẽ với nhau. Hay nói cách khác đó là, cần tăng cường sự kết hợp Viện – Trường trong đào tạo. Viện ở đây là bệnh viện; Trường ở đây là cơ sở đào tạo cán bộ Y tế. Sự kết hợp này nhằm đạt được mục tiêu là huy động tối đa nguồn lực Y tế cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân, đồng thời phát triển mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học trong y khoa, từng bước đưa nền y học của tỉnh nhà ngang bằng với các tỉnh trong khu vực và tiến tới giảm dần khoảng cách với thành phố Hồ Chí Minh, đem lại sự công bằng về Y tế cho người dân trong tỉnh.

Như vậy, muốn nâng cao năng lực của ngành Y tế tỉnh BR-VT, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thì yếu tố bắt buộc là phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực Y tế đạt chất lượng cao.

Và bệnh viện Bà Rịa mới là cơ sở lý tưởng để đào tạo nguồn nhân lực tốt nhất cho hoạt động khám chữa bệnh của ngành y tế BR-VT.

Với quy mô 700 giường bệnh, theo quy định của Bộ Y tế, bệnh viện có khả năng tiếp nhận 1400 học sinh – sinh viên đến học tập và tham gia khám chữa bệnh mỗi ngày. Trong quá trình học tập tại bệnh viện, người học có thể cảm nhận được công việc của mình trong tương lai, tham gia giúp đỡ chăm sóc, điều trị cho người bệnh, giúp đỡ đồng nghiệp, thực hành Y đức. Từ đó, người học sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ tốt nhất để trở thành người thầy thuốc tốt, có đủ năng lực, đạo đức đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe mọi người. Bệnh viện Bà Rịa là cơ sở xây dựng mới, khang trang, hiện đại, trang thiết bị y tế đáp ứng gần

như tất cả nhu cầu về kỹ thuật điều trị hiện đại ngày nay. Với một số lớn đội ngũ thầy thuốc có trình độ cao, tay nghề vững, bệnh viện là cơ sở đảm bảo được yêu cầu đào tạo cán bộ Y tế ở nhiều trình độ khác nhau: Điều dưỡng, Hộ sinh ở các trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học; Các ngành khám và điều trị như : Y, Dược, Răng Hàm Mặt, Cận lâm sàng ở các trình độ từ Kỹ thuật viên, Cao đẳng, Đại học và sau Đại học…Vì vậy, không kết hợp được Viện – Trường trong công tác đào tạo, nghĩa là chúng ta bỏ lỡ đi một cơ hội tốt, bỏ phí đi một nguồn lực dồi dào trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng – nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực Y tế, hay nói cách khác là tạo ra một lực lượng thầy thuốc tốt cho tỉnh BR-VT.

Để có những lợi ích từ việc kết hợp Viện – Trường trong công tác đào tạo nguồn nhân lực Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn, trên cơ sở Thông tư số 09/2008/TT-BYT ngày 01 tháng 08 năm 2008 của Bộ Y tế, cần cụ thể hóa quy chế kết hợp Viện – Trường trong phạm vi tỉnh BR-VT. Đồng thời, tăng cường sự hợp tác thân thiện, gắn kết giữa lãnh đạo các cơ sở đào tạo và các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh, sự gắn kết như thể anh em một nhà, cùng hành động để đạt được mục đích với con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất trong công tác đào tạo nhân lực Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành. Ảnh: THẾ PHI51

Page 52: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Sáng ngày 24/1, bệnh viện Bà Rịa (BV. BR) triển khai việc di dời bệnh nhân từ cơ sở cũ

sang cơ sở mới. Nhờ chuẩn bị kỹ càng trong kế hoạch di dời và sự hỗ trợ tích cực từ các đơn vị trong và ngoài ngành, công tác di dời bệnh viện Bà Rịa đã diễn ra an toàn, thuận lợi và hoàn thành sớm hơn so với dự kiến.

Việc di dời bệnh nhân từ cơ sở cũ sang cơ sở mới của BV BR bắt đầu được thực hiện theo nguyên tắc “bệnh nặng chuyển trước, bệnh nhẹ chuyển sau”. Bệnh nhân các khoa Cấp cứu, Hồi sức, khoa Sản được ưu tiên chuyển trước. 15 xe cứu thương, trong đó có 11 xe của các TTYT huyện, thành phố đã được huy động để phục vụ việc chuyển bệnh nhân và thân nhân người bệnh. Mỗi khoa-phòng chia làm hai ê kíp, một ê kíp chịu trách nhiệm vận chuyển bệnh nhân từ cở sở cũ sang cơ sở mới, một ê kíp tiếp nhận, hướng dẫn và

sắp xếp chỗ nằm mới cho bệnh nhân tại cơ sở mới. Trong quá trình di chuyển, bệnh nhân luôn được nhân viên y tế và thân nhân giám sát, theo dõi chặt chẽ. Đến 10h sáng, toàn bộ 200 bệnh nhân đang nằm điều trị nội trú đã được di dời an toàn và sớm hơn so với kế hoạch 8 tiếng.

Bác sĩ Phạm Minh An - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bà Rịa cho biết: “Vừa di dời sang bệnh viện mới nhưng cũng vẫn phải đảm bảo cho mọi hoạt động KCB diễn ra bình thường, không để ảnh hưởng tới bệnh nhân, được bệnh viện quán triệt tới tất cả các nhân viên. Do vậy, hoạt động này vẫn ổn định, không để xảy ra bất kỳ phàn nàn hay sự việc đáng tiếc nào. Tuy nhiên, cái khó nhất hiện nay là việc hướng dẫn cho thân nhân người bệnh tuân thủ theo các hướng dẫn, quy định của

bệnh viện. Vì đây là một cơ sở vừa mới, vừa hiện đại nên việc bỡ ngỡ là không tránh khỏi. Thời gian tới bệnh viện sẽ tập trung nhiều hơn vào công tác này để giúp cho người bệnh, thân nhân người bệnh thuận lợi hơi, dễ dàng hơn khi đến khám và điều trị tại bệnh viện”.

Là một trong những bệnh nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện cũ nay được chuyển về bệnh viện mới tiếp tục điều trị, ông Nguyễn Ngọc Sanh, xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ phấn khởi cho biết: “tôi nằm điều trị tại bệnh viện cũ được 3 hôm thì được chuyển về bệnh viện mới. Lúc đầu nghe nói chuyển cũng thấy lo, nhưng mọi việc diễn ra đơn giản, thuận lợi lắm. Về cơ sở mới thoáng mát, sạch đẹp hơn cả tưởng tượng của tôi nên lòng thấy rất phấn khởi, cảm giác bệnh nhẹ được mấy phần”.

Bệnh viện Bà Rịa:

Hoàn tất công tac di dời

Khẩn trương.52

Page 53: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Cũng giống như ông Sanh, bà Tô Thị Kim Lan, xã Tân Hoà, huyện Tân Thành rất hài lòng khi được chuyển về cơ sở mới. Bà cho biết: “Tui được chuyển qua đây êm ru hà, không có vất vả gì đâu. Mấy em Y tá, điều dưỡng tận tình chu đáo lắm. Cái gì mình không biết đều nhiệt tình hướng dẫn. Qua đây nằm thấy khoe re, bệnh cũng bớt rồi mà còn không muốn về luôn”, Bà vui ve cười lớn!

Đánh giá về quá trình di dời BV BR, Bác sĩ Trương Văn Kính- Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Có thể nói việc di dời cơ bản là thành công, nhờ có sự tính toán hết sức kỹ lưỡng (phân loại bệnh nào chuyển trước bệnh nào chuyển sau, tuyến đường di chuyển như thế nào) và tất cả các vấn đề khác có liên quan cũng được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng nên công tác di dời diễn ra rất an toàn, nhanh chóng. Ngay cả việc sắp xếp và đi vào hoạt động ổn định, thời gian cũng ngắn hơn dự kiến”.

Ngoài 200 bệnh nhân từ cơ sở cũ chuyển qua, trong sáng ngày 24/1, BV BR mới còn tiếp nhận 8 ca sản phụ, trong đó có ca của chị Vũ Thị

Thanh Thủy ở huyện Tân Thành đã được các ê kíp trực tại đây đỡ đe thành công lúc 8h50 phút. Là ca sinh đầu tiên tại bệnh viện mới nên toàn bộ chi phí của chị Thủy đã được Ban giám đốc BV BR quyết định miễn phí hoàn toàn. Ngoài ra, bệnh viện mới còn tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân đến khám và các bệnh nhân được chuyển đến từ các cơ sở y tế tuyến dưới.

Hiện nay, qua cơ sở mới, BV BR đã tách Liên chuyên khoa Tai

mũi họng - Răng hàm mặt thành 2 khoa: Khoa Tai-Mũi-Họng và Khoa Răng-Hàm-Mặt; tách khoa Ngoại thành: Khoa Ngoại tổng hợp và Khoa Chấn thương Chỉnh hình; tách Khoa Hồi sức chống độc – lọc thận thành Khoa thận nhân tạo và Khoa Hồi sức tích cực và chống độc. Trong thời gian tới, BV BR tiếp tục tham mưu Sở Y tế trình UBND tỉnh phê duyệt thành lập các Khoa: Nội soi, Thăm dò chức năng, Nội tim mạch…

Bài, ảnh: KhÁNh ChI

An toàn.

Ổn định.53

Page 54: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Lời cảm ơnChào mừng sự kiện khánh thành và đi vào hoạt động Bệnh viện Bà

Rịa mới, BBT Bản tin Sức khoẻ BR – VT xuất bản đặc san “Bệnh viện Bà Rịa – Tầm nhìn hướng tới tương lai”. Trong quá trình thực hiện,

chúng tôi trân trọng sự cộng tác nhiệt tình trong việc cung cấp tư liệu, hình ảnh cũng như bài viết có liên quan của các quý lãnh đạo, các nhân chứng lịch sử và của các cộng tác viên: Ông Nguyễn Hồng Lĩnh – Phó Bí thư Tỉnh Uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Ông Lê Thanh Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ông Nguyễn Trọng Minh – Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Ông Nguyễn Văn Nhân- Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ông Trần Chương – Chủ tịch Hội người cao tuổi tỉnh, nguyên Trưởng phòng Y vụ BV Bà Rịa (1975); Bs Phạm Hải – Nguyên Giám đốc Bv. Bà Rịa; Bs Nguyễn Phi Tấn - Nguyên Phó GĐ Bv Bà Rịa; Thân nhân Bs Trương Thanh Trừng – Nguyên trưởng khoa Nhiễm BV. Bà Rịa; Ds Nguyễn Phú Minh – Nguyên trưởng khoa Dược BV. Bà Rịa; Bs Lê Minh Đạo – Nguyên TPKH BV Bà Rịa; Bà Trần Thị Thoàn – Nguyên Điều dưỡng trưởng BV Bà Rịa; Ds. CK2 Trần Trấp - Nguyên Quyền Giám đốc Sở Y tế - TDTT (1983); Bs Trương Văn Kính – Giám đốc Sở Y tế; Bs Võ Văn Hùng – PGĐ Sở Y tế; Ban lãnh đạo Bv. Bà Rịa; Bs Lê Minh Hiếu – Trưởng phòng KHTH Bv. Bà Rịa; Ths. Bs Nguyễn Văn Thịnh – Trưởng khoa Ngoại Thần Kinh BV. Bà Rịa; Ths, Bs Nguyễn Phương Nam – Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Bà Rịa; Bs Tạ Anh Tuấn – Trưởng khoa Cấp cứu tổng hợp BV Bà Rịa; Ths, Bs Châu Thị Trúc – Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc BV Bà Rịa; Bs Vương Quang Thắng – Trưởng khoa Nhi BV. Bà Rịa…

BBT Bản tin Sức khoẻ BR – VT trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ và cộng tác quý báu của quý lãnh đạo, quý đồng nghiệp và quý cộng tác viên.

Ban Biên tập Bản tinSức khoẻ Bà Rịa – Vũng Tàu

54

Page 55: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên

Vì em là thiên thần áo trắng

Viết về em, những con người thầm lặng Ca trực dài thanh vắng thức thâu đêm

Dáng dịu hiền khe khẽ bước chân êm Chăm sóc bệnh bàn tay mềm ấm áp Vào ngành Y em mong nào báo đáp

Cứu mạng người hơn xây tháp phù sinh Lắm gian lao mấy khi nghĩ về mình

Luôn gắng sức trước bệnh tình vật vã Viết về em, những tâm hồn cao cả Nơi núi rừng hay phố xá đông vui

Cũng lắm khi em luyến tiếc bùi ngùi Khi bệnh trạng vượt xa tầm tay với

Rồi nhiều lúc má em hồng phơi phới Mắt sáng ngời lóng lánh nét hân hoan

Cứu thêm người sau bao phút gian nan Niềm vui bé giữa muôn vàn … ai thấu

Viết về em, những lương y từ mẫu Luyện đức, rèn tài nung nấu vươn lên

Góp xây đời cho cuộc sống vững bền Vì sức khỏe dựng nên bao kỳ tích

Và giờ đây giữa đêm trường tĩnh mịch Em âm thầm thao thức cứu bệnh nhân

Nét đăm chiêu… cử chỉ thật ân cần Bởi vì em… là thiên thần áo trắng.

phạM NgỌC ĐÁNg TTYT QDY Côn Đảo

Tâm tình người điêu dươngĐã nhiều khi trong những phút mềm lòngTa tự hỏi: Tại sao mình chọn nghề điều dưỡngVất vả nhọc nhăn đồng lương chăng đủ sốngLại mặc cảm mình bé nhỏ biết bao nhiêu.

Nhưng trước người bệnh, những nỗi đauTa cảm nhận biết bao điều hạnh phúcTấm khăn này lau dịu những cơn sốt,Mũi tiêm này dứt được những cơn đau.

Người lính đi qua những cuộc chiến tranhTrở về với bao vết thương trong thân thểĐến bên anh có bàn tay nhỏ béXoa dịu cho anh cơn tái phát vết thương.

Cô tiêm nhé! Cháu ngoan nào!Đừng khócĐể ngày mai khoẻ rồi còn đi học,Trang vở hồng những điểm tốt nở xinh.

Mẹ có đau lắm không tấm lưng còngMẹ vất vả tảo tần nuôi bao con đánh giặcCon kê gối thêm cho mẹ già yên giấcThìa cháo ngày xưa mẹ bón cho con.

Bao nhiêu đêm rồi đêm không phải là đêmThức cùng bệnh nhân - Trái tim áo trắngTrong đêm khuya những ngọn đèn cháy sángLàm vơi nỗi đau ngườiYêu lắm! Điều dưỡng ơi !!!

S.T

Page 56: Giới thiệu tổng quan bệnh việnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suc khoe 105.pdf · trÌnh bÀY: Nghĩa Qu ý ... Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên