Top Banner
1 UBND TNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NI BMÔN HỌC/MÔ ĐUN: LCH SÂM NHC THGII NGÀNH: THANH NHC; ORGAN; BIU DIN NHC CTRUYN THNG Lưu hành nội bNăm 2017
112

giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

May 08, 2023

Download

Documents

Khang Minh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

1

UBND TỈNH LÀO CAI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH NỘI BỘ

MÔN HỌC/MÔ ĐUN: LỊCH SỬ ÂM NHẠC THẾ GIỚI

NGÀNH: THANH NHẠC; ORGAN; BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG

Lưu hành nội bộ

Năm 2017

Page 2: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép

dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh

thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Page 3: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

3

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình lịch sử âm nhạc thế giới là một trong các giáo trình được quy định

trong chương trình khung đào tạo âm nhạc cho tất cả các ngành: sáng tác lý luận, chỉ huy

và tất cả các ngành biểu diễn: thanh nhạc, nhạc đàn... bậc đại học. tuy nhiên, giáo trình

này có thể dùng cho sinh viên bậc cao đẳng hay cho học sinh bậc trung học có yêu cầu

cần tìm hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử, một tác giả hay một tác phẩm nào đó. đồng

thời có thể phục vụ cho các ngành nghệ thuật khác: sân khấu, múa, điện ảnh... và cho tất

cả những ai quan tâm đến vấn đề lịch sử âm nhạc thế giới.

Cuốn giáo trình nhằm giới thiệu khái quát về tình hình tiến triển của nền văn hoá

âm nhạc qua các thời đại lịch sử; những thành tựu nổi bật theo trình tự thời gian lịch sử,

để nêu lên nội dung tư tưởng của từng trào lưu âm nhạc do tác động qua lại của các

chuyển biến xã hội; để khẳng định phong cách cũng như thủ pháp của các trào lưu thông

qua các tác giả, tác phẩm.

Cuốn giáo trình âm nhạc gồm có năm chương

Lịch sử âm nhạc thế giới từ nguồn gốc cho tới đầu thế kỷ XX là thời kỳ của âm

nhạc sử sách, ít có những nốt nhạc, băng âm thanh để giúp sinh viên có thể tự nghiên cứu

thêm; do vậy, nhóm tác giả cố gắng trình bày những nét khái quát nhất, và trong điều

kiện có thể sẽ trích những ví dụ âm nhạc hoặc tranh ảnh nhằm minh chứng cho các nhận

định của các giai đoạn này.

Cách trình bày của từng giai đoạn lịch sử, từng chương, từng tác giả theo trình tự

từ khái quát tới chi tiết; từ những thành tựu chung đến các lĩnh vực riêng biệt. với lối dẫn

giải như vậy, sẽ giúp ích cho sinh viên dễ dàng tự học; đồng thời làm cho cuốn sách đáp

ứng được yêu cầu của từng ngành học riêng biệt, có nguyện vọng đi sâu về từng lĩnh vực

riêng của mình.

Khi sinh viên đã có giáo trình này, việc thay đổi cách dạy bộ môn lịch sử âm nhạc,

cần phải được coi trọng. giáo viên nên theo trình tự như sau:

Sinh viên cần tự đọc và nghiên cứu trước nội dung sắp được học, kể cả những sách

khác do giáo viên gợi ý và cả các tác phẩm sẽ phân tích và chuẩn bị trả lời các vấn đề mà

giáo viên yêu cầu.

Tổ chức cho sinh viên trao đổi, toạ đàm ngay tại lớp, nghe các trích đoạn tác

phẩm. giáo viên hướng dẫn sinh viên cách nhận xét, so sánh để từ đó giúp họ hệ thống lại

những vấn đề thuộc nội dung bài giảng.

Khi viết cuốn sách này, nhóm tác giả đã cố gắng sử dụng các thuật ngữ theo khái

niệm của nhiều người đã công nhận. tên gọi các tác giả, hình thức, thể loại, địa dư, được

ghi theo nguyên dạng (nhưng có phiên âm cách đọc lúc đầu) để giúp sinh viên dễ dàng

tiếp xúc với tổng phổ.

Để môn lịch sử âm nhạc đạt được yêu cầu cao, ngoài việc cải tiến cách dạy của

giảng viên và cách học của sinh viên, còn đòi hỏi nhiều sự hỗ trợ khác nữa của nhà

trường. trước hết, thư viện của nhà trường cần mua thêm các giáo trình khác của các cơ

Page 4: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

4

sở đào tạo khác, kể cả các giáo trình nước ngoài. song song, cần sưu tầm các tổng phổ,

các băng âm thanh... giúp sinh viên đổi mới cách học.

Để hoàn thành cuốn giáo trình này nhóm tác giả đã rất cố gắng; bởi ở việt nam

chưa có cơ sở đào tạo nào viết toàn bộ lịch sử âm nhạc thế giới từ cổ đại đến hết thế kỷ

xx ở bậc đại học.

Cuối cùng, chúng tôi mong nhận được những nhận xét của các bạn đồng nghiệp,

các sinh viên âm nhạc nói riêng và các độc giả nói chung.

Lào Cai, năm 2017

Người biên soạn

Kiều Đức Thăng

Page 5: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

5

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: ÂM NHẠC CHÂU ÂU THỜI KỲ NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI, TRUNG

CỔ .................................................................................................................................. 11

Bài 1. Âm nhạc Châu âu thời kỳ nguyên thủy, cổ đại, trung cổ ................................ 11

1. Âm nhạc thời kỳ nguyên thủy............................................................................. 11

2. Âm nhạc thời kỳ cổ đại. ...................................................................................... 12

3. Âm nhạc thời kỳ trung cổ. .................................................................................. 13

3.1 Âm nhạc dân gian, âm nhạc nhà thờ ................................................................. 13

3.1.1 Âm nhạc dân gian ....................................................................................... 13

3.1.2 Âm nhạc nhà thờ ......................................................................................... 13

3.2. Các trung tâm âm nhạc thời Trung cổ .............................................................. 14

3.2.1. Âm nhạc Trung Hoa ................................................................................... 14

3.2.2. Âm nhạc Ả Rập .......................................................................................... 14

3.2.3. Âm nhạc Slaves .......................................................................................... 14

3.2.4. Âm nhạc tây âu. ......................................................................................... 14

CHƯƠNG II. ÂM NHẠC CHÂU ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG ................................ 16

Bài 1: Âm nhạc thời kỳ Phục hưng ............................................................................ 16

1. Khái quát Âm nhạc Phục hưng. .......................................................................... 16

2. Các trung tâm Âm nhạc nổi bật. ......................................................................... 16

CHƯƠNG III: ÂM NHẠC CHÂU ÂU THẾ KỶ XVII - XVIII................................... 19

Bài 1: Nhà soạn nhạc G. F. Henden ............................................................................. 19

1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 19

2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 20

3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu. ............................................................. 20

Bài 2: Nhà soạn nhạc Giohan Xebaxchien Bắc ......................................................... 21

1. Tiểu sử. ............................................................................................................... 21

2. Ngôn ngữ và thủ pháp âm nhạc. ......................................................................... 21

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ...................................................... 22

CHƯƠNG IV: TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC CỔ ĐIỂN VIÊN .................................... 24

Bài 1: Khái quát trường phái Âm nhạc Cổ điển Viên ................................................ 24

1. Sự hình thành và phát triển. ................................................................................ 24

2. Những thành tựu cơ bản. .................................................................................... 24

Bài 2: Nhà soạn nhạc Christophe Wilibald Gluck ..................................................... 24

1. Cược đời và sự nghiệp ........................................................................................ 25

2. cuộc cải cách nhạc kịch của gluck ...................................................................... 26

Bài 3: Nhà soạn nhạc Josepn Haydn .......................................................................... 29

Page 6: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

6

1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 29

2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 30

3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu. ............................................................. 30

Bài 4: Nhà soạn nhạc W. A. Mozart .......................................................................... 32

1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 32

2. Ngôn ngữ âm nhạc. ............................................................................................. 32

3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu. ............................................................. 33

Bài 5: Nhà soạn nhạc Ludwig Van Beethoven .......................................................... 35

1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 35

1.1 Những năm tuổi thơ ở quê hương. .................................................................... 35

1.2 Thời sớm ở Viên (1792-1802). .......................................................................... 35

1.3 Giai đoạn thành thục (1803- 1812). .................................................................. 35

1.4 Những năm cuối đời (1816 -1827). ................................................................... 35

2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 36

3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu. ............................................................. 36

3.1 Các tác phẩm Sonate cho Piano. ....................................................................... 36

3.2 Các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng. .................................................... 36

CHƯƠNG IV. CHỦ NGHĨA ÂM NHẠC LÃNG MẠN .............................................. 38

Bài 1: Chủ nghĩa Âm nhạc Lãng mạn ........................................................................ 38

1. Sự hình thành và phát triển. ................................................................................ 38

2. Những thành tựu cơ bản. .................................................................................... 38

Bài 2: Nhà soạn nhạc F. Schubert .............................................................................. 40

1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 40

2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 40

3. Thể loại và các tác phẩm tiêu biểu. .................................................................... 40

Bài 3: Nhà soạn nhạc C. M. Vêbe (Carl Marie Weber) ............................................. 43

1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 43

2. Sự nghiệp sáng tác. ............................................................................................. 43

3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu. ............................................................. 43

Bài 4: Nhà soạn nhạc Phêlit Menđenxon Batođi ....................................................... 45

1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 45

2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 45

3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu. ............................................................. 46

Bài 5: Nhà soạn nhạc Robert Schuman ...................................................................... 48

1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 48

2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 48

Page 7: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

7

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ...................................................... 48

Bài 6: Nhà soạn nhạc Giochino Rossini ..................................................................... 50

1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 50

2. Thể loại và các tác phẩm tiêu biểu. .................................................................... 50

Bài 7: Nhà soạn nhạc Hector Berlioz ......................................................................... 52

1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 52

2. Ngôn ngữ âm nhạc. ............................................................................................. 52

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ...................................................... 52

Bài 8: Nhà soạn nhạc Federic Chopin ........................................................................ 53

1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 53

2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 53

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ...................................................... 53

Bài 9: Nhà soạn nhạc Mikhail Glinka ........................................................................ 55

1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 55

2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 55

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ...................................................... 55

Bài 10: Nhà soạn nhạc Frank Liszt ............................................................................ 57

1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 57

2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 57

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ...................................................... 57

Bài 12: Nhà soạn nhạc Johanhs Bramhs .................................................................... 58

1. Thân thế sự nghiệp ................................................................................................. 58

2. Ngôn ngữ Âm nhạc ............................................................................................. 58

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ...................................................... 58

Bài 13: Nhà soạn nhạc Josph Verdi ........................................................................... 60

1. Thân thế sự nghiệp ................................................................................................. 60

2. Ngôn ngữ Âm nhạc ............................................................................................. 60

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ...................................................... 60

Bài 14: Nhà soạn nhạc George Bizet ......................................................................... 62

(G. bi-dê: 1838 - 1875) .................................................................................................. 62

1. cuộc đời và sự nghiệp ......................................................................................... 62

2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 64

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ...................................................... 64

Bài 15: Nhà soạn nhạc Bedrich Smetana ................................................................... 68

1. cuộc đời và sự nghiệp ......................................................................................... 68

2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 69

Page 8: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

8

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ...................................................... 70

Bài 16: Nhà soạn nhạc Antonin Dvorak (1841- 1904) .............................................. 74

1. cuộc đời và sự nghiệp ......................................................................................... 74

2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 76

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ...................................................... 76

Bài 17: Nhà soạn nhạc Edvard Grieg ......................................................................... 79

1. cuộc đời và sự nghiệp ......................................................................................... 79

2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 81

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ...................................................... 81

3.1. Sáng tác piano; ................................................................................................. 82

3.2 sonate; ................................................................................................................ 82

3.3. concerto piano và dàn nhạc - amoll op.16 ....................................................... 82

Bài 19: Các nhạc sĩ nhóm khỏe của Nga ................................................................... 84

1. M.a.balakirev (1836-1910) ................................................................................. 85

2. césar cui (1835-1918) ......................................................................................... 86

3. a.p.borodine (1833-1887) ................................................................................... 86

3.1. cuộc đời và sự nghiệp ....................................................................................... 86

3.2. tác phẩm ........................................................................................................... 87

4. M. p. moussorgski (1839-1881) ......................................................................... 88

4.1. Cuộc đời và sự nghiệp ...................................................................................... 89

4.2. tác phẩm ........................................................................................................... 90

4.3. Sáng tác khí nhạc ............................................................................................. 92

5. N.A.Rimsky-Korsakov (1844-1908) .................................................................. 93

5.1. Cuộc đời và sự nghiệp. ..................................................................................... 93

5.2. Tác phẩm .......................................................................................................... 94

Bài 20: V. Piotr illitch Tchaikovski (1840-1893) ...................................................... 96

1. cuộc đời và sự nghiệp ......................................................................................... 96

2. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu .............................................................. 97

2.1. giao hưởng ........................................................................................................ 97

2.2. Nhạc kịch .......................................................................................................... 98

2.3. Nhạc vũ kịch (ballet)......................................................................................... 99

2.4. Sáng tác cho các thể loại khác ......................................................................... 99

CHƯƠNG V: ÂM NHẠC THẾ KỶ XX ..................................................................... 101

Bài 1. Nhà soạn nhạc Claude debussy ..................................................................... 101

1. Thân thế sự nghiệp. ........................................................................................ 101

2. Hoạt động về Âm nhạc. .................................................................................... 102

Page 9: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

9

CHƯƠNG VI: GIỚI THIỆU MỘT SỐ KHUYNH HƯƠNG MỚI CỦA ÂM NHẠC THẾ

KỶ XX. ........................................................................................................................ 106

Bài 1: Âm nhạc biểu hiện ......................................................................................... 106

Bài 2: Âm nhạc giảm thiểu ...................................................................................... 108

Page 10: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

10

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Lịch sử âm nhạc thế giới

Mã môn học: MHT11

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:

- Vị trí: Lich sử Âm nhạc thế giới là học phần trong khối các môn học lý thuyết cơ

sở ngành bắt buộc của chương trình đào tạo Trung cấp và Cao đẳng Âm nhạc chuyên

nghiệp – Chuyên ngành; Thanh nhạc, Organ, Nhạc cụ truyền thống. Học phần nghiên cứu

những vấn đề cơ bản về lịch sử Âm nhạc thế giới.

- Tính chất: Môn học lý thuyết cơ sở ngành bắt buộc

- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Lịch sử Âm nhạc thế giới có ý nghĩa và vai trò

quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những nền tảng kiến thức về các thời kỳ Âm

nhạc và thân thế sự nghiệp của những nhà soạn nhạc tiêu biểu trên thế giới. Từ đó học

sinh có thể nắm được tính chất và tính thể loại Âm nhạc của các thời kỳ cùng với những

đặc điểm sáng tác của các nhạc sĩ, để áp dụng vào bài học chuyên ngành.

Mục tiêu của môn học:

- Về kiến thức: Trang bị cho học sinh kiến thức về lịch sử Âm nhạc thế giới ở các

thời kỳ; Âm nhạc thời kỳ Phục hưng, trường phái Âm nhạc Cổ điển viên, trường phái Âm

nhạc Lãng mạn, Âm nhạc thế kỷ XX và một số khuynh hướng khác của nền Âm nhạc thế

kỷ XX.

- Về kỹ năng: Sau khi học xong học phần này, học sinh nắm được các giai đoạn

hình thành và phát triển của nền âm nhạc Phương tây từ thời kỳ Nguyên thủy đến thế kỷ

XX, nhận biết và hiểu được các thể loại Âm nhạc. Thông qua đó vận dụng vào việc sử lý

các tác phẩm chuyên ngành được tốt hơn.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong giờ lên lớp HSSV phải có trách

nghiệm tham gia góp ý xây dựng bài, thái độ học tập nghiêm túc.

Page 11: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

11

CHƯƠNG I: ÂM NHẠC CHÂU ÂU THỜI KỲ NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI,

TRUNG CỔ

Giới thiệu:

Tìm hiểu về Âm nhạc Châu âu thời kỳ Nguyên thủy, cổ đại, trung cổ và những

thành tựu đạt được ở những thời kỳ này.

Mục tiêu:

Kiến thức: Cung cấp kiến thức về Âm nhạc Châu âu thời kỳ Nguyên thủy, Cổ đại,

Trung cổ

Kỹ năng: Hiểu biết về lịch sử Âm nhạc Châu âu thời kỳ Nguyên thủy, Cổ đại,

Trung cổ.

Bài 1. Âm nhạc Châu âu thời kỳ nguyên thủy, cổ đại, trung cổ

1. Âm nhạc thời kỳ nguyên thủy.

Trong sự phân định các quá trình phát triển của lịch sử âm nhạc, thời nguyên thủy

được coi là âm nhạc sơ khai, âm nhạc nguồn gốc.

Âm nhạc nguyên thủy là âm nhạc của từng cộng đồng, là nghệ thuật tự biên, tự

diễn, chưa có âm nhạc chuyên nghiệp.

Dấu tích đầu tiên của nghệ thuật nguyên thủy được biết đến từ thời cổ đại đồ đá -

thời đại đồ đá cũ và thời đại đồ đá mới. Đó là thời kỳ của bộ tộc không giai cấp. Các cuộc

khai quật của ngành khảo cổ đã tìm thấy những chứng cứ và những di tích của các nhạc

cụ âm nhạc thời xa xưa này. Trên các vách đá, trong các hang động, người ta phát hiện

thấy các hình vẽ cảnh săn bắt tập thể, cảnh kịch câm, cảnh có tính nghi lễ tín ngưỡng... và

họ giả định những cảnh ấy có sự phụ trợ của âm nhạc, nhằm phục vụ cho cuộc sống lao

động, trong đấu tranh với thiên nhiên, với kẻ thù vì sự tồn tại của cộng đồng. Người ta

còn tìm thấy những nhạc cụ rất thô sơ được làm từ xương và từ các vật thể khác nhau như

chiếc còi, chiếc sáo...

Hoạt động nghệ thuật nguyên thủy có đặc điểm tập thể, không phân biệt giữa người

sáng tác, biểu diễn và thính giả. Những bài ca cổ nhất không chỉ được biểu diễn tập thể,

mà còn biểu hiện tình cảm chung của cả tập thể xã hội bộ tộc. Muộn hơn, việc biểu diễn

tồn tại hai dạng: đồng ca và đơn ca. Những bài ca có cấu trúc đơn giản về hình tượng

nhưng được đa dạng hoá qua các biến khúc hoặc thay đổi về âm sắc, cường độ. Sau này,

các bài ca còn chứa đựng những yếu tố mang tính thể loại khác nhau như: lao động,

phong tục, ngợi ca, trữ tình, anh hùng...

Có thể cho rằng, một trong những thành tựu của văn hoá âm nhạc chế độ không giai

cấp còn cả loại biểu hiện nhiều bè. Ở một số bộ tộc có các dạng nhiều bè khác nhau, đặc

biệt là phỏng mẫu.

Nhạc cụ;

Page 12: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

12

Người nguyên thủy dùng nhạc cụ là một phương tiện quan trọng để tạo sự phong

phú về mầu sắc và nhấn mạnh tiết tấu. Tuy nhạc cụ còn thô sơ nhưng khá phong phú về

chủng loại.

Sáo được làm từ xương động vật hoặc thân cây.

Nhạc cụ gõ. Xuất xứ là những vật thể vang bằng các chất liệu rắn, dùng gõ vào nhau

hay dậm, đập xuống đất, hoặc các vật thể rỗng, ở trong có các hạt khô, cứng dùng để

lắc... đệm cho hát, múa.

Nhạc cụ dây. Là phỏng từ chiếc cung dùng để săn bắn tạo thành, qua nhiều quá

trình thay đổi để hoàn thiện, ở các thời đại sau có tên gọi là harpe (hác-pơ).

Những nét đặc trưng của nền âm nhạc nguyên thủy được kế thừa, tiếp tục, phát triển

ở các thời đại nối tiếp. Đồng thời, những sinh hoạt âm nhạc ấy gần như được tồn tại

nguyên dạng ở một vài cộng đồng người đang sống trên một vài vùng khác nhau của trái

đất.

Qua kết quả và các chứng cứ của các ngành khoa học và quan sát sinh hoạt âm nhạc

của số ít cộng đồng ấy, cho phép các nhận xét về văn hoá âm nhạc thời nguyên thủy là có

tính khoa học, logíc.

2. Âm nhạc thời kỳ cổ đại.

Thời cổ đại với chế độ chiếm hữu nô lệ, là bước ngoặt trong sự tiến bộ của loài

người. Tuy nhiên, ở chế độ xã hội này lại phân chia thành đẳng cấp nên sự mâu thuẫn

giai cấp ngày càng sâu sắc, liên tiếp diễn ra các cuộc đấu tranh giữa nô lệ và chủ nô. Điều

đó được phản ánh trong nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng.

Nghệ thuật âm nhạc trong chế độ chiếm hữu nô lệ cũng phân thành hai: của đại đa

số nhân dân và của tầng lớp quý tộc, vua chúa.

Ở thời cổ đại, âm nhạc dân gian vẫn tiếp tục phát triển, đồng thời còn xuất hiện

những nhân tố của âm nhạc chuyên nghiệp. Đầu tiên là âm nhạc chuyên nghiệp bình dân

của các ca sĩ, nhạc công dùng giọng hát, tiếng đàn của mình đi hát rong khắp nơi để kiếm

kế sinh nhai. Tiếp đến, do nhu cầu trong cuộc sống của tầng lớp quý tộc, vua chúa họ

được tuyển chọn vào các dinh thự của chủ nô để thực hiện các nghi thức hoặc thoả mãn

các thú vui để trở thành âm nhạc chuyên nghiệp quý tộc, cung đình. Tất cả những dòng

nhạc ấy là dòng nhạc thế tục.

Thời cổ đại, âm nhạc còn phục vụ các lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo trong các đền đài,

nhà thờ, (tuy không nhiều), đó là dòng nhạc tôn giáo.

Khác với thời nguyên thủy, âm nhạc thời cổ đại không gắn với những mục đích có ý

nghĩa thực dụng. Âm nhạc thời đại này đã khẳng định vại trò của nó trong cuộc sống,

khiến các nhà triết học đã dùng âm nhạc với mục đích giáo dục.

Thành tựu.

Âm nhạc thời cổ đại đạt được các thành tựu về sáng tác, biểu diễn, kinh nghiệm về

chế tác nhạc cụ, về giáo dục, đào tạo. Đồng thời, đã xuất hiện các môn khoa học về mỹ

học, về lý thuyết âm nhạc và ở một vài quốc gia đã hình thành cách ghi nhạc. Âm nhạc

thời cổ đại phong phú bằng các chủ đề và các thể loại mới. Âm nhạc vang lên trong các

Page 13: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

13

đền đài, cung đình và ngoài xã hội. Sáng tác dân gian là một kho tàng vô cùng phong phú

và là nền tảng cho nghệ thuật chuyên nghiệp cũng như nghệ thuật quý tộc, cung đình.

Những trung tâm Âm nhạc lớn.

Ở Châu Phi có nền văn minh Ai Cập; Châu Á có nền văn minh Lưỡng Hà, Syrie

(Xi-ri), Palestrine (Pa-le-xtrin), Ấn Độ, Trung Hoa và cả nền văn minh Văn Lang, Âu

Lạc...., còn ở Châu Âu có nền văn minh Hy Lạp, La Mã, Trung, Nam Mỹ là nền văn

minh Andes (Ăng-đex), nền văn minh của người Maya của người da đỏ.

Nền âm nhạc của các nước Ai Cập, Lưỡng Hà, Palestrina, Ấn Độ, Trung Hoa, Hy

Lạp, La Mã rất phong phú, đa dạng. Nền âm nhạc của họ đã tổng kết thành những kiểu

điệu thức, những tổ chức quy luật của tiết tấu, nhịp điệu... khiến giai điệu và tiết tấu âm

nhạc khá hoàn chỉnh. Các quốc gia này đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển âm nhạc,

đặc biệt là sự phát triển về nhạc cụ và khoa học nghiên cứu âm nhạc.

Những giá trị nghệ thuật được sáng tạo từ những nền văn minh đầu tiên có ý nghĩa

lịch sử rất lớn cho toàn nhân loại.

3. Âm nhạc thời kỳ trung cổ.

Thời Trung cổ kéo dài gần một nghìn năm. So với thời cổ đại, âm nhạc thời Trung

cổ của Châu Âu có nhiều hiện tượng mới rất đáng lưu tâm. Lịch sử âm nhạc của thời

Trung cổ là lịch sử đấu tranh giữa nhạc dân gian, nhạc bình dân với nhạc nhà thờ và nhạc

quý tộc.

3.1 Âm nhạc dân gian, âm nhạc nhà thờ

3.1.1 Âm nhạc dân gian

Âm nhạc dân gian tồn tại và phát triển trong quần chúng nhân dân, nó không chỉ

đem đến niềm vui mà còn cả sự thông cảm, chia sẻ những nỗi buồn khổ, mà người dân

đang chịu đựng, mặt khác vạch trần sự tàn ác của giai cấp thống trị. Vì vậy, chính quyền

phong kiến và nhà thờ đã truy đuổi và bóp chết họ bằng những luật lệ cực kỳ dã man, hà

khắc. Nhưng sáng tác dân gian không hề bị tiêu diệt, mà luôn là ngọn nguồn vô tận, tràn

đầy sinh lực.

Lúc đầu, âm nhạc dân gian có vị trí lớn trong các nhà thờ thiên chúa giáo.

Ca sĩ hát rong đã sử dụng những nhạc cụ dân gian đa dạng từ các nơi mà họ đã qua.

Đó là các nhạc cụ dây không có vĩ và sau có cả nhạc cụ dây có vĩ, các nhạc cụ hơi và các

nhạc cụ gõ.

3.1.2 Âm nhạc nhà thờ

Âm nhạc nhà thờ ở thời kỳ đầu của thời Trung cổ đã dùng các giai điệu của nhạc thế

tục để phổ lời theo nội dung của họ. Âm nhạc là một phương tiện mạnh mẽ để tuyên

truyền tôn giáo, thu hút giáo dân, tạo ảnh hưởng to lớn trong quần chúng.

Từ thế kỷ thứ IV - VII ở Rôm mới hoàn thành việc tuyển chọn và sáng tác, để hệ

thống hoá các lối hát của nhà thờ như:

Đồng ca Grigorie: Đó là loại hát một bè của đồng ca và đơn ca trên nội dung kinh

Phúc âm và tôn giáo, chỉ biểu diễn trong nhà thờ.

Page 14: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

14

Messa: là loại hát nghi lễ được hình thành từ các phần của đồng ca Grigorie, nhưng

là một liên khúc gồm năm phần, giai điệu của chúng được hát trên các lời ca không thay

đổi.

Ảnh hưởng của âm nhạc thế tục còn được thâm nhập vào nhà thờ và nẩy sinh một

số loại nữa như Sequentia (Xê-căng-tia), Tropi (Trô-pi) và Dramma liturgia (dra-ma li-

tua-gia).

3.2. Các trung tâm âm nhạc thời Trung cổ

3.2.1. Âm nhạc Trung Hoa

Đến thế kỷ XII - XIII, sân khấu cổ Trung Hoa được hoàn thiện, giống như Opera

hoặc ca kịch. Đó là thể loại tổng hợp phức tạp, gồm có nhảy múa, động tác kịch câm, đối

thoại, hát với phần đệm của nhạc cụ. Chủ đề của các vở được xây dựng từ truyền thuyết

dân gian, các nhân vật anh hùng trong lịch sử đấu tranh với kẻ thù của nhân dân. Tư

tưởng chính của các ca kịch này là cuộc đấu tranh giữa cái thiện, ác.

3.2.2. Âm nhạc Ả Rập

Trên nền tảng học thuyết cổ về âm nhạc, nền mỹ học và lý thuyết âm nhạc Ả Rập đã

đạt tới trình độ cao hơn, từ đó là cơ sở cho lý thuyết âm nhạc thời Trung cổ ở Tây Âu.

Người dân Ả Rập sử dụng nhiều nhạc cụ khác nhau: các loại trống, nhạc cụ xóc, nhạc cụ

thổi, sáo, gaida, harpe, sixtre và lyth. Tiếp theo các nhạc cụ cổ Ấn Độ, người Ả Rập là

một trong những dân tộc đầu tiên có các nhạc cụ dây dùng vĩ kéo (rabab = vièle).

Âm nhạc Ả Rập là loại nhạc một bè, giai điệu có mối liên quan chặt chẽ tới thơ và

biểu hiện những cảm xúc trữ tình đa dạng. Tiết tấu tự do.

Ý nghĩa và vai trò của âm nhạc Ả Rập trong thời Trung cổ là rất lớn, góp phần là

một luồng mới đem đến bước ngoặt cho nghệ thuật trữ tình thế tục của ca sĩ - hiệp sĩ

(troubadour).

3.2.3. Âm nhạc Slaves

Người Slaves không chỉ có nền nghệ thuật dân ca, dân vũ mà họ còn có rất nhiều

loại nhạc cụ khác nhau và nghệ thuật nhạc đàn khá phát triển như người Tiệp đã có dàn

nhạc gồm nhiều tổ hợp nhạc cụ.

Một thành tựu đáng chú ý của âm nhạc Slaves thời Trung cổ là họ quan tâm đến

việc nghiên cứu và giáo dục âm nhạc như trường Đại học tổng hợp Praha có khoa đào tạo

nghệ thuật tự do trong đó có cả thực hành và lý thuyết.

3.2.4. Âm nhạc tây âu.

Nền âm nhạc Tây Âu trong thời Trung cổ đã đạt được những thành tựu lớn lao trong

lĩnh vực lý thuyết âm nhạc, đặc biệt là đã hoàn thiện lối ghi nhạc, đọc nhạc và hệ thống

hoá các điệu thức.

Lối ghi nhạc và đọc nhạc:

Lối ghi nhạc và đọc nhạc là một trong những vấn đề khó khăn nhất và chưa được

giải quyết của thực tiễn âm nhạc. Cho tới thế kỷ thứ IX, những bản nhạc vẫn dùng ghi

theo lối "nơm" (neuma). Đến thế kỷ XI, Guido d' Arezzo (Gui-đô xứ A-rét-dô: 995 -

Page 15: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

15

1050) ở Ý đã hoàn thiện việc cải tiến và đưa ra lối ghi mới. Để gọi tên các âm thanh, ông

đã dùng vần thứ nhất của sáu câu thơ trong một bài Hymne có thứ tự từ thấp lên cao dần

là: ut, rê, mi, fa, sol, la. Ông dùng bốn đường kẻ ngang, có những mầu sắc khác nhau:

đầu tiên cho âm đô (ut) - màu vàng; cho âm fa - màu đỏ v.v... Do vậy, lối ghi mới này đã

tạo ra cao độ chính xác giữa các âm. Phải đến thế kỷ XVI mới xuất hiện vạch nhịp trong

lối ghi.

Điệu thức thời Trung cổ:

Điệu thức âm nhạc Tây Âu thời Trung cổ gồm tám điệu thức nguyên thể diatonic: 4

điệu thức gốc và bốn điệu thức biến tương ứng, có tên gọi như các điệu thức cổ đại:

Dorien, Phrygien, Lydien, Mixolydien.

Học thuyết về quãng cũng được phát triển trong thời đại này. Bắt đầu hình thành

các quan điểm mới, mở ra con đường đến nghệ thuật mới và tư duy lý luận của thế kỷ

XVI.

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Xinh: Lịch sử âm nhạc thế giới – Tập I (Nhạc viện hà

nội – Hà nội 1983).

Page 16: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

16

CHƯƠNG II. ÂM NHẠC CHÂU ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG

Bài 1: Âm nhạc thời kỳ Phục hưng

` Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về Âm nhạc Châu âu thời kỳ Phục

hưng.

Kỹ năng: Hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Khái quát Âm nhạc Phục hưng.

Thời đại phục hưng trong lịch sử nghệ thuật tây âu kéo dài suốt ba thế kỷ XIV, XV

và XVI (XIV tiền PH – XV PH – XVI PH). Đối với văn học thì âm nhạc đi sau gần một thế

kỷ. Âm nhạc thời PH bắt đầu đi những bước non trẻ từ TK XIV và chỉ đạt tới những

thành tựu xuất sắc ở mức độ ngang hàng với lĩnh vực nghệ thuật khác ở các TK XVII và

đầu XVIII với nền nhạc kịch, Violino ở Ý, nhạc Clavexanh ở pháp với Henden ở Anh và

Gi-Bắc ở Đức. Âm nhạc PH bắt đầu từ phong trào “nghệ thuật mới” do nhà lý luận nổi

tiếng Pháp là Ph.vit ri đề xướng khoảng năm 1530 nhằm đả phá kiểu hát nhiều bè theo

lối cũ và thay vào đó bằng lối viết tự do hơn.

Trong suốt ba thế kỷ, âm nhạc PH đã đạt được không ít những thành tựu như; Tiếp

thu âm nhạc dân gian ở các thời kỳ trước đồng thời phát triển thêm làm cho nó nảy lộc

đơm hoa.

Vào thời PH âm nhạc dân gian nói riêng và âm nhạc thế tục nói chung đã có vị trí

vững vàng. Bên cạnh đó âm nhạc nhà thờ trải qua hơn một nghìn năm tồn tại, đã tạo nên

những hình thức những thủ pháp trở thành ngôn ngữ âm nhạc quen thuộc với quảng đại

quần chúng như hình thức Mexa, Cantat... Nhiều nhạc sĩ chính phái của nhạc nhà thờ như

Palext rina, Gabrien… không chỉ vết những tác phẩm phục vụ cho nhà thờ mà còn để

biểu diễn trong các phòng hoà nhạc thế tục.

(Âm nhạc nhà thờ đã tạo nên hình thức Mexa, Cantat…)

Phong trào “nghệ thuật mới” đã được thổi bùng lên và lan rộng ra không chỉ ở

Pháp mà còn ở Ý, Nideclan, Đức, Anh, Tiệp…điều đó chứng tỏ âm nhạc thời PH được

mở rộng hơn rất nhiều so với âm nhạc thời kỳ trung cổ.

2. Các trung tâm Âm nhạc nổi bật.

Âm nhạc Ý thời Phục hưng.

Khái niệm “Nghệ thuật mới” được người Pháp đề ra về mặt lý luận, nhưng lại

được người Ý thực hiện một cách chững chạc và hoàn thiện trước hết. Sở dĩ vậy là do

điều kiện lịch sử của Ý tỏ ra chín muồi hơn pháp.

Nền dân chủ tư sản và chế độ cộng hoà nhân dân ở nhiều thành phố được thiết lập

chống lại chế độ phong kiến và thế lực nhà thờ. Cuộc đấu tranh giữa thế lực cũ và mới rất

quyết liệt dẫn đến nghệ thuật cũng phải đi tiên phong theo cái mới. Bên cạnh đó Ý còn ở

cạnh và tiếp thu nền văn minh Hy lạp cổ đại làm ngôn ngữ cho âm nhạc.

Nhạc hát.

Page 17: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

17

Phloren là trường phái âm nhạc tiên phong cho “nghệ thuật mới” đây là một

trường phái âm nhạc chuyên nghiệp, có trình độ điêu luyện. Mục đích của trường phái

này là chống lại các công thức của nhạc hát nhiều bè nhà thờ, đem lại sức sống mới cho

nghệ thuật dân gian. Họ cho ra nhiêù thể loại nhạc hát mới mẻ như; Catra, Balat,

Madrigan.

Catra (săn bắt, vượt đuổi) là loại bài hát có tính tả cảnh rõ rệt, thể loại này có thể

lấy tiếng kèn, tiếng gọi nhau, nhịp vó ngựa và chân chạy để làm chất liệu cho tác phẩm.

VD35 tr51.

Balat (múa) là loại hát múa thường viết cho đơn ca có nhạc cụ đệm hoặc đôi khi

có cả dàn hợp xướng tham gia.

VD36 tr52.

Mađrigan (dịch la tinh là bài hát bằng tiếng mẹ đẻ) là thể loại hát sâu sắc nhất về

nội dung và tinh xảo nhất về hình thức. Phần lời của loại bài hát này mang tính chất trữ

tình, giãi bày, có khi cả phê phán. Giai điệu luôn được gọt rũa đến từng chi tiết để có thể

kết hợp với bè đệm đàn với kĩ thuật đối vị khá phức tạp.

VD 37 tr53.

Trường phái âm nhạc Phloren có tiếng tăm lừng lẫy ở khắp nước Ý và các nước

khác vào TK XIV nhưng sang đến TK XV thì đã bị lu mờ, duy chỉ có thể loại Madrigan

là có sức sống bền bỉ và được phục hồi lại ở TK XVI.

Nhạc đàn.

Nhạc đàn Ý thời PH cũng phát triển mạnh và nổi bật trước hết là đàn Luyt, nhạc

cụ hầu như có từng trong gia đình (mục đích để thổi những giai điệu hát múa dân

gian)…-> các nhạc sĩ soạn những bản nhạc riêng cho đàn Luyt và dùng làm nhạc cụ đệm.

Sau Luyt là đàn Organ với những trường phái nổi tiếng như Phloren và Vơni. Một

vài thể loại hay dùng để viết cho Organ như; Preluyt (khúc dạo), Ritrecat (tìm kiếm),

Caxon (bài hát).

Một bộ phận quan trọng nữa trong nền âm nhạc thời PH của Ý là nhạc nhà thờ mà

nổi bật là hai trường phái ở Rim và Vơni, đạt tới đỉnh cao ở TK XVI.

Trường phái Rim: Là một trung tâm quan trọng nhất của phong cách phức điệu

nghiêm khắc, dựa trên cơ sở hệ thống điệu thức trung cổ. Đại biểu là Palext rina.

Trường phái Vơni: Là một chi nhánh của nhạc phức điệu Ý TK XVI, Đại biểu cuả

trường phái này là Gabrieli.

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Xinh: Lịch sử âm nhạc thế giới – Tập I (Nhạc viện

hà nội – Hà nội 1983).

Page 18: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

18

Page 19: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

19

CHƯƠNG III: ÂM NHẠC CHÂU ÂU THẾ KỶ XVII - XVIII

Bài 1: Nhà soạn nhạc G. F. Henden

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc G. F. Henden.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp.

Năm 1685, Handel chào đời ở Halle Đức cùng năm sinh với Johann Sebastian

Bach. Từ khi còn bé, Händel đã thể hiện mình là một tài năng âm nhạc; 7 tuổi đã là một

nhạc công điêu luyện, 9 tuổi cậu bắt đầu soạn nhạc.

Bố Hendel muốn ông học luật nhưng mẹ ông lại đồng ý cho ông học nhạc, nhờ đó,

Handel được phép học đàn và sáng tác.

Năm 1702, chiều ý cha, Handel đến học luật tại Đại học Halle, nhưng ngay trong năm

sau, khi thân phụ qua đời, cậu liền bỏ ngành luật để theo học âm nhạc, và trở thành người

đàn phong cầm cho Đại Giáo đường Kháng Cách ở Halle. Năm 1704, Handel đến sống

tại Hamburg, nhận đàn violon và hapsichord cho dàn nhạc của nhà hát opera. Hai vở

opera đầu tiên của Handel, Almira và Nero, hoàn thành năm 1705; còn hai vở opera

khác, Daphne và Florindo, viết xong năm 1708.

Năm 1706, Handel đến Ý. Khi ấy do nhạc opera bị cấm đoán theo lệnh của giáo

hoàng, Handel quay sang sáng tác nhạc thánh; và Dixit Dominus nổi tiếng ra đời trong

thời gian này (1707). Handel viết nhiều bản cantata mang âm hưởng opera.

Năm 1710, Handel đến Luân Đôn và sống ở đó cho đến năm 1712, Nữ hoàng

Anne ban cho ông khoản tiền 200 bảng Anh mỗi năm. Trong những năm ở Luân Đôn,

một trong những người bảo trợ quan trọng nhất của Handel là nhà quý tộc trẻ tuổi và giàu

có Richard Boyle, Bá tước Burlington, một trong những người đầu tiên yêu thích âm

nhạc của Handel. Ông vui hưởng những ngày hạnh phúc ở đây, và sáng tác một vài tuyệt

phẩm âm nhạc cho bá tước.

Năm 1723, Handel dời đến ngôi nhà mới xây dựng ở số 25 Đường Brook, Luân

Đôn, và sống ở ngôi nhà thuê này cho đến khi từ trần năm 1759. Những sáng tác nổi

tiếng của Handel - Messiah, Zadok the Priest, và Music for the Royal Fireworks – ra đời

tại đây. Ngôi nhà trở thành Bảo tàng Nhà Handel, mở cửa cho công chúng vào những dịp

trình diễn nhạc Baroque.

Năm 1726, Handel cho ra mắt vở opera Scipio, năm sau ông trở thành thần dân

nước Anh. Handel nhận làm giám đốc Nhạc viện Hoàng gia từ năm 1720-1728.

Tháng 4 năm 1737, tay phải của Handel bị liệt nên ông phải tạm dừng các cuộc

trình diễn. Sau khi sức khỏe được phục hồi, Handel tập trung soạn các bản oratoria (nhạc

Kinh Thánh) thay vì viết nhạc opera.

Handel chưa bao giờ kết hôn, và luôn giữ kín các chi tiết trong cuộc sống riêng tư.

Không giống các nhà soạn nhạc khác, sau khi chết ông để lại một tài sản trị giá 20 000

Page 20: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

20

bảng Anh (một số tiền khổng lồ thời ấy), phần lớn được di chúc cho một cô cháu gái

đang sống ở Đức, cùng các món quà cho những người thân, người giúp việc, bạn hữu và

các tổ chức từ thiện.

2. Ngôn ngữ Âm nhạc.

Handel đưa vào sáng tác của ông các loại nhạc cụ ít được bết đến: viola d’amore

và violetta marina (Orlando), đàn lute (Ode for St. Cecilia’s Day), ba loại kèn trombone

(Saul), clarinet hoặc cornet (Tamerlano), đàn dây theorbo, kèn đồng French horn (Water

Music), lyrichord, double bassoon, viola da gamba, bell chimes, positive organ, và harp

(Giulio Cesare, Alexander’s Feast).

3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu.

Handel soạn 42 vở opera; 29 oratorio; hơn 120 cantatas, trio và duet; nhiều aria;

nhạc thính phòng; một khối lượng lớn nhạc tôn giáo; ode và serenata; và 16 concerto đàn

organ. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Messiah với bài hợp xướng “Halleluja”, là một

trong những bài hợp xướng được yêu thích nhất, trở thành một tuyệt tác trong các

mùa Giáng sinh. Cũng được yêu thích là Opus 3 và 6 Concerti Grossi, cũng như “The

Cuckoo and the Nightingale”, và 16 tổ khúc keyboard, nhất là The Harmonious

Blacksmith.

Sau khi mất, các vở opera Ý của Handel bị rơi vào quên lãng, ngoại trừ những hợp

tuyển aria như Serse, “Ombra mai fu”. Danh tiếng của Handel xuyên suốt thế kỷ 19 và

thượng bán thế kỷ 20, nhất là ở các quốc gia nói tiếng Anh, được vun đắp bởi các oratio

tiếng Anh, thường được trình diễn trong các dịp lễ lớn bởi các ca đoàn lớn quy tụ những

ca sĩ nghiệp dư.

Cũng được hồi sinh trong những năm gần đây là các bản cantata thế tục, và những

vở oratiorio thế tục. Handel chọn các câu truyện thần thoại làm chủ đề cho các vở

oratorio thế tục của mình.

Cho đến nay, Handel là một tên tuổi lớn được các nghệ sĩ sáng tác nể trọng. Bach

từng thổ lộ, “Handel là người duy nhất tôi mong ước được gặp mặt trước khi chết, và là

người duy nhất tôi muốn trở thành, nếu tôi không là Bach.” Mozart đưa ra nhận xét,

“Handel thấu hiểu hiệu quả âm nhạc hơn bất kỳ ai trong chúng ta. Một khi đã chọn lựa,

ông khiến chúng tác động mạnh mẽ như sấm rền, còn đối với Beethoven, Handel là “thầy

của tất cả chúng ta… nhà sáng tác vĩ đại nhất từng sống trên đất. Tôi sẽ ngả mũ và quỳ

trước phần mộ ông.

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Xinh: Lịch sử âm nhạc thế giới – Tập I (Nhạc viện

hà nội – Hà nội 1983).

Page 21: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

21

Bài 2: Nhà soạn nhạc Giohan Xebaxchien Bắc

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc: Giohan Xebaxchien

Bắc

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Tiểu sử.

J. S. Bắc sinh ngày 31-3-1685 là một nhà soạn nhạc vĩ đại nghệ sĩ biểu diễn Organ

lỗi lạc người Đức, sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Nếu tính từ cụ tổ

của Bắc cho tới cháu nội của Bắc thì có tới bảy đời với 200 năm cung cấp các nhạc sĩ cho

các thành phố ở Đức và nhiều nước Tây âu. Bắc mồ côi cha mẹ từ nhỏ và suốt đời ông

gắn liền với nước Đức, vì vậy ông đã ghi chép được những suy tư của người Đức bằng

những tác phẩm âm nhạc.

15 tuổi được nuôi ăn để hát trong một dàn hợp xướng ở Luynebuoc, nhiều lần ông

đi bộ khoảng 60km tới Hăm buốc để nghe các nhạc sĩ đàn Organ nổi tiếng biểu diễn và

hàng 100km tới Xele để tìm hiểu các tác phẩm của Luli do dàn nhạc sở tại trình diễn.

18 tuổi bắt đầu nhận lương bằng vệc ngồi ghế đàn Violino trong dàn nhạc của một

công tước ở Vâyma nhưng chỉ vài tháng sau ông bỏ tơí Acnơtát làm nhạc sĩ đàn Organ,

sau đó ông lại bỏ đến Muyngauden và ở đây ông đã cưới Maria Bacbara cô em họ 3 đời

làm vợ. Tới đây coi như chấm dứt đời thanh niên vật lộn với học hỏi và kiếm sống của

Bắc.

23 tuổi vì cuộc sống gia đình Bắc trở lại thành phố Vây ma làm đàn Organ và các

loại nhạc khí khác trong cung đình. Thời kỳ này ông không chỉ viết nhạc giáo hội mà còn

viết nhạc thế tục, nhất là nhạc cho đàn Organ (tập nhạc Organ, 2 tocata và phuga d-moll,

C-dur…). Sau đó vì phản kháng với sự bất công của nhà chức trách nên ông đã phải nghỉ

việc và cả gia đình lại phải lui về một tỉnh lẻ để sống, nơi mà chỉ có một không khí âm

nhạc bình thản.

Trên một phần tư cuộc đời mình Bắc gắn liền cuộc sống với Laixich và ở đây ông

đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp, vì Laixich lúc này là một trung tâm âm nhạc lớn có ý

nghĩa với cả nước Đức. Nhưng cũng chính tại đây ông được chứng kiến nhiều mặt trái

của xã hội và bộc lộ sự phản kháng của mình, gia đình Bắc bắt buộc lại phải rời khỏi

Laixich và bị bao vây bởi cảnh nghèo đói với bầy con đông đúc. Tài nghệ của ông hiếm

khi được thể hiện, ông mất ngày 28-06-1750 và thi hài của ông bị chôn cất trong quên

lãng.

Có tài liệu cho rằng tài liệu của Bắc được chôn cất ngay trong một nhà thờ thánh

Phoma ở laixich mà ông đã gắn bó rất lâu. Cuộc đời của Bắc chỉ được nói đến trong hai

bài báo và được khắc in có 7 tác phẩm.

2. Ngôn ngữ và thủ pháp âm nhạc.

Âm nhạc của Bắc khó đồng cảm với người cùng thời, phải đợi đến đầu thế kỷ XIX

khi chủ nghĩa âm nhạc lãng mạn ra đời và khi thân phận của con người là trung tâm miêu

Page 22: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

22

tả, thì nhạc của Bắc mới được hồi sinh. Âm nhạc của Bắc dẫu viết cho giọng hát hay bất

cứ loại đàn nào cũng đề mang âm hưởng của Organ (vì ông là người chơi đàn Organ lỗi

lạc).

Mỗi thời đại đều tạo ra những vinh quang mới, như Henden chủ yếu là người của

thời đại mình, còn Bắc thì vĩnh cửu với mọi thời đại. Bắc ngày nay được nhắc tới trong

mọi lĩnh vực của âm nhạc, là tác giả của tác phẩm đầu tiên trong chương trình thi cử từ

lớp nhạc của trẻ em tới những phòng thi quốc tế của các nhạc sĩ biểu diễn tài ba khắp

toàn cầu... là sư tổ của các trường phái âm nhạc có giọng điệu và phi giọng điệu, ấn

tượng và hiện thực.

Bên cạnh âm hưởng Organ, thì nhạc hát hợp xướng lại là một mặt khác nữa của

âm hưởng nhạc Bắc. Nhưng đây là dàn hợp xướng mà các bè có vai trò quan trọng như

nhau, từ đó mà sinh ra nhạc phức điệu đạt tới đỉnh cao nhất trong sự nghiệp sáng tác

của Bắc.

Hình thức âm nhạc; Dài lớn.

Giai điệu; là loại giai điệu bắt đầu ngay bằng một chủ đề mang cá tính rõ rệt vừa

nổi bật lên lại vừa cần tới đường chuyển động hầu như không ngừng. Chủ đề ấy giống

như phần lĩnh xướng, sau đó lại hoà vào dàn hợp xướng.

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.

Không có một lĩnh vực âm nhạc nào mà Bắc lại không có cống hiến, và bất cứ ở

đâu ông cũng vĩ đại như nhau.

Cantat; ông viết khoảng 200 bản, 24 cantat thế tục. trong những cantat này ông đã

thể hiện đầy đủ kỹ thuật, kết hợp nhạc hát với nhạc đàn.

Motê (6 bản); là loại nhạc hát thuần tuý có quy mô đồ sộ, viết cho dàn hợp xướng

lớn có âm hưởng hùng vĩ.

Bên cạnh cantat, Mote Bắc còn viết 3 Orato, 4 paxion, 1 Macniphicat, khoảng 10

Mexa lướn nhỏ khác nhau nhưng nổi bật hơn cả là Mexa h-moll.

Phức điệu; Bắc đã hoàn chỉnh lối nhạc phức điệu lên đến tột cùng mà điển hình là

phuga. Trong khi hoàn chỉnh phức điệu Bắc đồng thời đưa một số loại nhạc chủ điệu lên

đỉnh cao như;

Preluyt; Đây là một khúc nhạc ngắn, thống nhất về âm hình, thường chỉ diễn tả

một khía cạnh nào đó của tình cảm. Theo đúng nghĩa preluyt là để mở đầu cho một bản

nhạc nào đó lớn hơn như phuga… tuy nhiên Bắc viết rất nhiều preluyt là những tác phẩm

độc lập như tập “Những preluyt nhỏ”. Mặt khác nhiều bản có khi phá bỏ cả quy luật

thống nhất âm hình để đạt tới một nội dung kịch tính như “Preluyt c-moll trong Bình

quân tập I”. Thậm chí có những tác phẩm có mức phát triển gần như Uvectuya.

Toccata; Là một tác phẩm viết theo lối phóng tác tự do, có nhịp độ nhanh, thường

nặng về phần luyện ngón và trưng bày kĩ thuật. Bắc đã hoàn thiện lối nhạc này qua

những bản nhạc viết cho Organ. Mặt khác ông còn sử dụng nó như một Preluyt cho một

Phuga lớn hơn như trong bản “toccata và Phuga, d-moll”.

Page 23: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

23

Phantadi; Là một loại nhạc phóng tác tự do (nhiều khi rất tự do) và có tính chất

phát triển hoàn toàn không giống với bất cứ loại nhạc nào khác.Tác phẩm tiêu biểu như

bản; “Phantadi và Phuga, g-moll” nổi tiếng viết cho Organ. “Phantadi âm hoá và Phuga,

d-moll” cho Clavoxanh…

Gắn liền với sáng tác và sư phạm Bắc còn là nhà lý luận âm nhạc, nhà lý luận thực

tiễn. Thời bấy giờ các loại đàn phím xây dựng theo hệ thống âm thanh tuyệt đối, chia một

cung bằng 9 coma, từ C -> C# = 5coma, từ D ->Db = 5coma như vậy C# cao hơn Db vậy

nên rất khó để sáng tác và biểu diễn những tác phâm có từ hai dấu hoá trở lên, muốn biểu

diễn được những tác phẩm như vậy thì phải có một loại đàn có hai hàng phím đen; một

hàng chuyên dấu # và một hàng chuyên dấu giáng. Bắc là người bãi bỏ hệ thống trên và

thay vào đó hệ thống bình quân, chia một cung ra làm hai phần bằng nhau do đó C# và

Db bằng nhau. Với hệ thống này thì đàn phím có thể biểu diễn được tất cả các giọng điệu

khác nhau và hệ thống Bình quân của Bắc được ứng dụng cho tới ngày nay. Để chứng

minh cho hệ thống này Bắc đã viết hai tập “bình quân” mỗi tập gồm 12 cặp Preluyt và

Phuga vào tất cả 24 giọng điệu khác nhau. (Bình Quân tập 1 Phuga c-moll).

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Xinh: Lịch sử âm nhạc thế giới – tập I (Nhạc viện

Hà Nội 1983).

Page 24: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

24

CHƯƠNG IV: TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC CỔ ĐIỂN VIÊN

Bài 1: Khái quát trường phái Âm nhạc Cổ điển Viên

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Sự hình thành và phát triển.

Thế kỷ XVIII được gọi là thế kỷ ánh sáng: Chế độ phong kiến suy thoái, xuất hiện

nhiều tư tưởng tiến bộ, nền công nghiệp phát triển. Nhiều cuộc cách tư sản nổ ra đặc biệt

là cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789.

Nối tiếp thành tựu của phong cách âm nhạc Barocque.

Hình thành tại Viên - Áo (một trong những quốc gia hùng mạnh và phát triển).

Đáp ứng nhu cầu thỏa mãn của nhân dân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.

Người mở đầu là Nhạc sỹ Gluck, người sáng lập là nhạc sỹ haydn, đỉnh cao là

Mozart, Beethoven.

2. Những thành tựu cơ bản.

Đạt được thành thành tựu rực rỡ. Đặt nền móng cho nhiều vấn đề cơ bản của âm

nhạc (hình thức, thể loại, thủ pháp...)

Nội dung tư tưởng: Phản ánh không khí sinh hoạt của nhân dân.

Hầu hết có tính lạc quan, tin vào chân lý, phê phán xã hội, ca ngượi chính nghĩa,

tình yêu chung thủy.

Hòa âm: chủ yếu sử dụng hòa âm chủ điệu.

Giai điệu giữ vai trò quan trọng trong TP.

Hình thức: liên khúc Sonate, giao hưởng được hoàn thiện.

Nhạc kịch 2 lần được cải cách.

TP thường có tính cân phương vuông vắn, hài hòa cân đối.

Chủ đề âm nhạc gần gũi có tính khái quát cao. Nhiều thể loại khác xuất hiện.

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới – Phần II, chủ

nghĩa Âm nhạc Cổ điển Viên.

Bài 2: Nhà soạn nhạc Christophe Wilibald Gluck

(1714 - 1787)

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Christophe Wilibald

Gluck.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

Page 25: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

25

C.w.gluck là một nhà cải cách nhạc kịch lớn nhất trong lịch sử của nghệ thuật nhạc

kịch. ông đã hoàn thiện "cuộc cách mạng" trong nhạc kịch, giải phóng nhạc kịch khỏi thế

lực thẩm mỹ cung đình và làm cho nghệ thuật nhạc kịch thể hiện được các quan điểm của

"thế kỷ ánh sáng". cuộc cải cách của nhạc kịch của gluck là sự biểu hiện tính hiện thực

của các thẩm mỹ tư tưởng sâu sắc của nhóm "bách khoa". nhạc kịch của gluck là những

mẫu mực của chủ nghĩa hiện thực ánh sáng.

Gluck là nhạc sĩ người áo, người đại diện cho trường phái cổ điển vienne; đồng

thời nghệ thuật của ông còn liên quan đến nền văn hóa tiệp, nơi ông đã sống những năm

trong thời thơ ấu và thời thanh niên; còn đối với paris ông là nhà sáng tác nhạc kịch vĩ

đại, đã hoàn thành cuộc cải cách của mình.

1. Cược đời và sự nghiệp

Những năm tháng ở tiệp, ý, anh và vienne là thời kỳ hình thành cải cách đầu tiên.

Gluck sinh ở vùng giáp giới với tiệp, thuộc nước đức, thời nhỏ, ông sống trong

vùng rừng núi bohème tươi đẹp. từ năm 1726, gluck đến một thành phố của tiệp để tiếp

thu nền học vấn âm nhạc tại đây; đồng thời còn hát trong hợp xướng nhà thờ. đến năm

1732, gluck tới praha để nâng cao trình độ âm nhạc và đã học với một nhà phức điệu nổi

tiếng nhất của tiệp. đến 22 tuổi, ông được công nhận là nhạc sĩ dưới ảnh hưởng của nền

văn hóa phong phú của thủ đô tiệp. với tài chơi đàn organ và còn là nhà sư phạm âm

nhạc, giỏi về hòa thanh, đối vị, nên được người đời mệnh danh là "bach của tiệp".

Sau một năm dừng lại ở vienne, gluck đã chuyển đến ý để có thể tìm hiểu, học tập

các nhạc sĩ viết opera nổi tiếng, mặc dầu ông đã biết đến opera ý trong thời gian ở vienne.

4 năm sống ở milan, dưới sự dẫn dắt của nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn organ, nhà chỉ huy

g.b.sammartini- một trong những nhà giao hưởng ý đầu tiên, gluck đã hoàn thiện nghệ

thuật và kỹ thuật sáng tác nói chung và cho nhạc kịch nói riêng. những vở nhạc kịch đầu,

gluck viết trên kịch bản của metastasio, trở thành nhà sáng tác nhạc kịch nổi tiếng ở

milan và nhiều thành phố khác của ý. tuy nhiên, những vở viết trong thời gian này theo

phong cách sérva truyền thống.

Năm 1746, gluck sang anh và vẫn tiếp tục viết nhạc kịch truyền thống với những

vở nổi tiếng như artamena và sự thất bại của những người khổng lồ.

Sau anh, đến 1754, gluck đi thăm dresden, praha, napoli, hambourg, copenhagen,

vừa chỉ huy, sáng tác, dàn dựng các vở nhạc kịch mới của mình; ông đã viết hơn 50 vở.

Sau chuyến chu du nhiều nước, gluck trở về vienne và vẫn sáng tác nhạc kịch theo

phong cách série, đồng thời ông đã hướng tới những khuynh hướng sáng tạo mới, đến

nhạc kịch hài hước và vũ kịch pháp. chính việc sáng tác thể loại nhạc kịch mới đã giải

phóng những công thức truyền thống trước đây và giúp gluck tìm đến phương pháp hiện

thực. vũ kịch giữ vai trò quan trọng trong con đường cải cách nhạc kịch của gluck. thời

kỳ này những vở vũ kịch nổi tiếng của ông như don juan, hoàng tử trung hoa,

alexandre.

Page 26: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

26

Thời kỳ cải cách được thể hiện qua ba vở đầu tiên là orféo và euridice dựng năm

1762, alceste dựng năm 1767 và paride ed elena dựng năm 1770. ba vở cải cách này biểu

diễn ở vienne, đã thể hiện rõ tài năng của gluck cũng như quan điểm thẩm mỹ của ông.

Con đường cải cách nhạc kịch tiếp theo của gluck diễn ra ở paris. xã hội pháp tiến

bộ đã đánh giá chính xác sự nghiệp cải cách nhạc kịch của gluck.

Những vở nhạc kịch cải cách ở paris đã biểu hiện đầy đủ nhất sự tìm tòi sáng tạo

của gluck. nhạc kịch của ông đã cổ vũ trực tiếp cho paris đang sục sôi tinh thần cách

mạng. gluck đòi hỏi sự chân thật của nghệ thuật trong biểu diễn và cả trong kịch bản. ông

còn sửa chữa lại các vở như orféo, alceste… để phù hợp với sân khấu paris, biểu diễn

bằng tiếng pháp bè của orféo cho giọng ténor (còn khi ở viennne cho castra - alto) và có

mở rộng thêm các màn múa.

Ở paris, nhạc sĩ đã viết những nhạc kịch cải cách cuối cùng của mình là armide

(1777), iphigénie en tauride (1779); và cũng trong cùng năm là vở tiếng vọng và cây

thùy tiên, nhưng lại xa với những vở cải cách và không thành công. những năm cuối đời,

gluck trở lại vienne nhưng lại chuyên tâm sáng tác ca khúc, gluck tạo ra trường phái nhạc

kịch mới có ảnh hưởng tới nhiều nhạc sĩ cùng thời và các nhạc sĩ ở nhiều nước trong thế

kỷ xix với số lượng gần 100 nhạc kịch các loại.

2. cuộc cải cách nhạc kịch của gluck

Gluck chiếm vị trí có ý nghĩa nhất trong lịch sử sân khấu nhạc kịch. quan điểm

thẩm mỹ và công cuộc cải cách nhạc kịch của ông đã mở ra một thời kỳ mới của nghệ

thuật nhạc kịch.

Những nguyên tắc dẫn dắt trong quan điểm thẩm mỹ và cải cách nhạc kịch của

gluck là sự đơn giản và tính chân thật. vì vậy, ông đã loại trừ tất cả những gì cản trở cho

sự thực hiện các nguyên tắc ấy. sự tổng hợp giữa âm nhạc và kịch là nền tảng trong cải

cách của gluck. âm nhạc và ngôn ngữ văn học phải quyện lại với nhau, âm nhạc và lời ca

phải kết hợp chặt chẽ. âm nhạc phải góp phần cho kịch phù hợp với tình tiết của kịch, là

phương tiện để miêu tả các khía cạnh nội tâm của các nhân vật.

Những tư duy này được phát triển trong thẩm mĩ mới, phản ánh các quan điểm ánh

sáng và một số các nguyên tắc thẩm mĩ của chủ nghĩa cổ điển. mối liên quan của quan

điểm thẩm mĩ của gluck với chủ nghĩa cổ điển được thể hiện trong việc sử dụng các chủ

đề cổ đại và việc lý giải các nhân vật trong nhạc kịch. những nguyên tắc tư tưởng - thẩm

mĩ mới này, đòi hỏi sự thay đổi trohng kịch bản, trong các hình thức thanh nhạc, hợp

xướng và dàn nhạc của nhạc kịch.

Gluck tuyên bố chống lại nghệ thuật kịch của nhạc kịch nghiêm chỉnh cũ, trong đó

aria tiếp nhận ý nghĩa chính chứa đựng sự phát triển của hành động. gluck đã đạt được sự

phát triển một chủ đề trong nhạc kịch, khắc phục sự luân phiên máy móc của các tiết mục

riêng biệt. ông đã liên kết hát nói, aria, hợp xướng và múa trong các cảnh kịch lớn và có

dàn ý sáng tạo toàn diện đồ sộ. một trong những cảnh rõ nhất biểu hiện việc cải cách nhạc

kịch của gluck là: cảnh 1, màn 2, nhạc kịch orfeo; trong đó, hợp xướng các aria của orfeo

và ballet được hợp nhất trong một hành động; cũng như hàng loạt các cảnh của alceste và

những vở nhạc kịch khác của nhạc sĩ.

Page 27: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

27

Hát nói và aria phụ thuộc vào các nguyên tắc cơ bản của kịch. gluck đã đơn giản

hóa giai điệu hát, hướng tới tính hồn nhiên trong thể hiện. âm điệu nói thường đưa vào

các phần hát nói, tăng cường cách thể hiện bằng âm sắc trong cách nói. aria trong nhạc

kịch của gluck là đơn giản, cách hát, màu sắc đạt đỉnh cao; khẳng định các tâm trạng của

nhân vật và tình huống kịch. nguồn gốc phong cách giai điệu của gluck là từ nghệ thuật

ca hát dân gian áo - đức, kết hợp với lối hát bel canto của ý. hàng loạt các aria là những

bài hát trữ tình đơn giản với tính dân tộc được nhấn mạnh như aria với tiếng vọng của

orfeo trong màn 1 của nhạc kịch orfeo và euridice.

Gluck. nhạc kịch orfeo và euridice

Màn 1. aria của orfeo tôi đã mất euridice là một trong những ví dụ điển hình nhất

của sự đau khổ, được thể hiện trong một giai điệu bài hát đơn giản:

Gluck. nhạc kịch orfeo và euridice. màn 3. aria của orfeo.

Trong vở iphigenie ở tauride, khi người anh hùng chuẩn bị hy sinh cho dân tộc

mình, gluck sử dụng aria như bài hát:

Gluck. nhạc kịch iphigénie ở tauride - aria số 40

Hợp xướng trong nhạc kịch của gluck có ý nghĩa và giữ vai trò tích cực trong nội

dung kịch. hợp xướng trong nhạc kịch của ông, đã hiện thực hóa các sự kiện bi thương.

hợp xướng với âm hình hợp âm đơn giản và nhiều hợp xướng lớn với đặc điểm anh hùng;

đôi khi, gần đến các chính ca cách mạng của quần chúng của thời đại cách mạng tư sản

pháp.

Một trong những hợp xướng anh hùng, dũng cảm với đặc điểm hành khúc là hợp

xướng kết trong nhạc kịch iphigénie ở tauride.

Gluck. nhạc kịch iphigénie ở tauride. hợp xướng số 55

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới tập II, chủ

nghĩa Âm nhạc Cổ điển Viên.

Page 28: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

28

Page 29: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

29

Bài 3: Nhà soạn nhạc Josepn Haydn

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc: J. Haydn.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp.

Nhà soạn nhạc J. Haydn sinh năm 1732 trong một gia đình nghèo tại một làng nhỏ

miền nam nước Áo. Ông là một nhà soạn nhạc vĩ đại, cha đẻ của thể loại giao hưởng và

tứ tấu, sáng tác ở đủ các thể loại như; giao hưởng, nhạc thính phòng, nhạc kịch, thanh

xướng kịch và ông còn là người mở đường cho sự phát triển và hoàn thiện những thể loại

này.

Ngay khi còn ít tuổi Haydn đã tỏ ra là một cậu bé có năng khiếu đặc biệt và âm

nhạc.

Mới đầu ông tham gia vào đội hợp xướng, tập Violino, đàn phím tại một nhà thờ ở

thành phố Hainobua khoảng ba năm. Sau đó đến Viên cũng làm diễn viên hợp xướng nhà

thờ khoảng 10 năm.

Năm 13 tuổi đã trở thành diễn viên đơn ca và không lâu sau khi vỡ giọng, ông đã

trở thành thất nghiệp. Nhạc sĩ phải thuê nhà, đi dạy thêm để lấy tiền kiếm sống, lúc này

ông đã tự học Clavoxanh, violino, lý luận âm nhạc và nghiên cứu các tác phẩm nổi tiếng.

19 tuổi sáng tác vở nhạc kịch đầu tiên “Con quỷ thọt mới”, 23 tuổi tham gia một

nhóm nhạc sĩ do một ông hoàng bảo trợ nghệ thuật, 27 tuổi phụ trách một dàn nhạc có

hơn 10 người của một ông hoàng khác, ở đây ông sáng tác nhiều bản hoà tấu giải trí vui

vẻ và cũng từ đây bản giao hưởng đầu tiên của ông ra đời. Năm 29 tuổi lại đến với một

bá tước khác người Hunggari ở đây thì dàn nhạc có 14 người

Cuộc đời nhạc sĩ hầu cận của Haydn kéo dài khoảng 30 năm, ông hết sức đau khổ

vì vất vả và ông đã viết trong hồi ký sau này tự hỏi mình “Ta là nhạc sĩ hay người đầy

tớ”, ông đã gửi gắm những suy tư này trong những bản giao hưởng; “vĩnh biệt” và “tang

lễ”.

Năm 59 tuổi Haydn đoạn tuyệt với cảnh làm thuê và vững bước trên con đường

của một nhà soạn nhạc. Năm 1791 theo lời mời Salomong chủ một gánh hát ông đã sang

Luân đôn, ở đây ông đã sáng tác hàng loạt những tác phẩm có gía trị, đặc biệt là 6 bản

giao hưởng.

Năm 1792 nhạc sĩ lại rời Luân đôn về Viên, đi qua Bôn thăm bạn và Betthoven đã

gặp ông và đã quyết định học ông. Năm 1794 theo lời mời của nhiều người hâm mộ

Haydn lại sang Anh lần thứ hai và được trường Đại học Ocphoc tặng học vị tiến sĩ Âm

nhạc. Ở đây ông viết thêm nhiều tác phẩm nữa tiêu biểu là 2 vở thanh xướng kịch “Đấng

sáng tạo muôn loài” và “Bốn mùa”.

Đó là những tác phẩm cuối đời đã đưa ông tới vinh quang tột bậc. Nhà vua Anh đã

rất mong muốn mời ông ở lại hẳn Anh nhưng vì nhớ quê hương ông vẫn trở về Viên và

Page 30: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

30

ông đã từ trần ngày 31/5/1809 trong một căn nhà nhỏ ở ngoại thành Viên, khi mà quân

đội Áo đang bại trần trước quân đội Napoleong.

2. Ngôn ngữ Âm nhạc.

Cuộc đời và tác phẩm âm nhạc của Haydn, như những bức tranh sinh động của xã

hội Áo nửa sau thế kỷ XVIII. Tác phẩm âm nhạc của ông sáng ngời niềm tin yêu lạc

quan, nghị lực. Âm nhạc của ông toát lên một tâm hồn lành mạnh, vui vẻ, hồn nhiên.

Hình tượng âm nhạc giản dị, duyên dáng, có sức cảm hoá mãnh liệt.

Giai điệu: Tươi sáng nhuần nhuyễn dân ca, dân vũ Đức, Áo, Hung, Tiệp, Anh…

Hoà âm: Sử dụng những hợp âm hài hoà trong những hình thức cân đối, tính nhân

dân tính phổ cập, đó là đặc trưng trong âm nhạc của Haydn.

Hình thức: Cân phương vuông vắn.

3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu.

Giao hưởng: Nhạc sĩ sáng tác 104 bản giao hưởng, trong đó tiêu biêủ hơn cả là 12

bản cuối đời, gọi tên là “giao hưởng Luân đôn”. Ông đã sử dụng liên khúc sonata một

cách sáng tạo, ngoài chương Menuet ông còn sử dụng các chương biến tấu, rondo… ông

đã sử dụng sự tương phản về tốc độ cũng như tính chất âm nhạc để nhấn mạnh nội dung

âm nhạc. Dân ca, dân vũ là linh hồn trong những bản giao hưởng của ông. Có thể chia

những tác phẩm giao hưởng của Haydn làm 4 giai đoạn.

Gđ1: Gồm những tác phẩm vết trước năm 1772 nhìn chung mang tính chất giải trí.

Gđ2: Những tác phẩm viết sau năm 72, lúc ông đang là nhạc sĩ hầu cận, âm nhạc

có tính đau thương, suy nghĩ, lo lắng.

Gđ3: Những tác phẩm viết vào những năm 80 của thế kỷ, khi nhạc sĩ đã thoát khỏi

những cơn khủng hoảng.

Gđ4: Giai đoạn cuối cùng là những bản giảo hưởng Luân đôn, đó là những tác

phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ. Đặc biệt là bản giao hưởng No103 “Trống Rung”.

Nhạc thính phòng: Ngoài 104 bản giao hưởng, các thể loại khác cũng là một di sản

quan trọng của Haydn.

Tứ tấu; Ông viết 83 bản, trong đó tiêu biểu là bản số 63 “chim sơn ca”. Nói chung

tứ tấu của ông đều mang phong cách của thể loại nhạc sinh động, tính chất vui vẻ, sáng

sủa lạc quan.

Tam tấu; 92 bản cũng có giá trị cao trong di sản của ông.

Đàn phím; Haydn viết 52 bản sonate cho Piano, nhiều biến tấu, rondo… trong đó

tiêu biểu là bản Sonate – D/dur.

Thanh nhạc: Nhạc sĩ viết 24 vở nhạc kịch, 14 lễ ca (messa), nhiều hợp xướng. Đặc

biệt lúc cuối đời xuất hiện hai tác phẩm thanh xướng kịch “Đấng sáng tạo muôn loài” và

“Bốn mùa”.

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới tập II, chủ

nghĩa Âm nhạc Cổ điển Viên.

Page 31: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

31

Page 32: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

32

Bài 4: Nhà soạn nhạc W. A. Mozart

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc: W. A. Mozart.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp.

Mozart sinh ngày 27-1-1756 trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, bố ông

Lêôpôn Moda là một nhà sư phạm âm nhạc, nghệ sĩ biểu diễn Violino, mẹ là người phụ

nữ đôn hậu hết lòng vì con cái. Moda có bảy anh chị em nhưng năm người đã qua đời

sớm, chỉ còn lại Moda và người chị Maria Ana, sau này người chị cũng là một nhà sư

phạm có tiếng.

Mozart là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ biểu diễn Piano thiên tài người Áo thuộc trường

phái âm nhạc Cổ điển Viên, sự xuất hiện của ông đã đánh dấu một bước ngoặt lớn lao

cho thể loại Oopera và giao hưởng. Thông thường mỗi nhạc sĩ chỉ thành công ở một vài

thể loại âm nhạc như; Bắc có Preluyt và Phuga, Henden – thanh xướng kịch, Haydn cha

đẻ của thể loại giao hưởng và tứ tấu… nhưng đối với Moda ông sáng tác ở hầu hết các

thể loại và ở thể loại nào ông cũng đạt đến đỉnh cao, với số lượng tác phẩm đồ sộ vì vâỵ

ông được mệnh danh là vua của tất cả các thể loại âm nhạc.

Tác phẩm âm nhạc của Môda thể hiện những nét sinh động của cuộc sống, niềm

lạc quan tin tưởng vào chân lý cái thiện chiến thắng cái ác, đề cao lòng nhân đạo cao cả,

tình yêu chung thuỷ. Qua tác phẩm của mình Moda đã vạch trần được bộ mặt đểu cáng

của bọn quan lại phong kiến bóc lột nhân dân, chính vì vậy nên tác phẩm của ông có tính

hiện thực rất cao. Tuy nhiên bên cạnh tính chất vui tươi yêu đời, tác phẩm của ông còn

vang lên không ít những khúc nhạc bi thương trầm tư, tràn đầy tính kịch thể hiện tâm

trạng lo âu sáo động của người nhạc sĩ hầu cận mất tự do.

2. Ngôn ngữ âm nhạc.

Âm nhạc của Moda chứa đựng những nội dung sâu sắc mang tính nhân dân song

nó cũng rất gần gũi với tầng lớp quý tộc, nhân vật trong tác phẩm có tính cách đa dạng và

phong phú.

Giai điệu;

Giai điệu trong tác phẩm của ông tươi sáng giản dị, giàu hình tượng, mang hơi thở

của nền âm nhạc dân gian Đức, Áo và những bài hát du dương ý rất tinh tế và có chiều

sâu nội tâm phong phú. Trong tác phẩm của ông thường được cấu tạo những nét giai điệu

Cromatic, những nét hoa mĩ tinh tế và được xác định theo điệu trưởng thứ dất rõ ràng.

Ông kết hợp tinh tế giữa những làn điệu thơ ca dân gian Đức, Áo cùng với những chất

liệu âm nhạc dân gian của các nước châu âu, đặc biệt là ý để tạo nên những nét nổi bật

trong sáng tác của mình.

Hoà thanh;

Page 33: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

33

Moda đã vận dụng một cách sáng tạo công năng T-S-D với sự kết hợp liên tiếp

những hợp âm chính và phụ, cùng với những thủ pháp chuyển điệu mạnh bạo, chuyển

điệu sa, âm hình tiết tấu phong phú đã tạo nên ngôn ngữ âm nhạc hết sức xinh động.

Phức điệu;

Moda đã tiếp thu kinh nghiệm từ J.S. Bach và kết hợp theo phong cách chủ điệu

của chủ nghĩa cổ điển viên. Nhưng cái mới trong âm nhạc phức điệu của Moda đó là các

chủ đề của ông dất giàu hình tượng, có cá tính, có sức sống và gần gũi với mọi người.

Phối khí;

Moda đã kế tục xuất sắc phong cách phối khí cổ của Haydn và ông là người đã có

công đưa Clarinet vào biến chế của dàn nhạc giao hưởng, bổ xung cho bộ gỗ.

Cuộc đời Moda tuy ngắn ngủi nhưng ông đã để lại cho nhân loại một kho tàng âm

nhạc vô cùng đồ sộ, ở nhiều thể loại và trình độ khác hau. Từ những tiểu phẩm cho đàn

phím, nhạc thính phòng đến những bản Cantat, Concerto, giao hưởng, nhạc kịch… ở thể

loại nào ông cũng có những tác phẩm xuất sắc, xong thành công nhất so với ông là hai

lĩnh vực nhạc kịch và giao hưởng.

3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu.

Thể loại nhạc kịch:

Moda là người đầu tiên đưa Trompet vào nhạc kịch.

Nét nổi bật trong nhạc kịch của Moda là sự phát triển liên tục nội dung của mỗi

nhân vật, mỗi nhân vật đều có hình tượng rõ ràng và được kết cấu theo cấu trúc số mục.

Những bản Aria trong nhạc kịch của Moda thường chịu ảnh hưởng bởi tính trữ tình, tính

kịch của thể loại giao hưởng, do đó nhiều bản được viết ở hình thức Sonate không có

phần phát triển.

Moda sáng tác hơn 20 vở nhạc kịch ở 4 thể loại.

Nhạc kịch nghiêm chỉnh: tiêu biểu như vở Idomenay, Lòng nhân từ của típ.

Nhạc kịch hài hước; Tiêu biểu như vở Đám cưới Phicaro.

Nhạc kịch Đức-Áo; Tiêu biểu như vở Cuộc đột nhập vào hoàng cung, cây sáo thần.

Bi hài kịch; Moda là người sáng tạo ra thể loại bi hài kịch, đó là sự kết hợp giữa

nhạc kịch nghiêm chỉnh và nhạc kịch hài hước. Tác phẩm tiêu biểu là vở Đông gioăng.

Giao hưởng: Giao hưởng chiếm một vị trí hàng đầu trong lĩnh vực khí nhạc của

Moda, ông là người đã sử dụng thành công liên khúc sonate trong giao hưởng.

Moda sáng tác 41 bản giao hưởng trong đó đa phần mang tính chất giải trí xinh

động và bộ dây đóng vai trò chủ chốt. Thành công nhất của Moda trong lĩnh vực này là 3

bản cuối cùng; No39 – Es/dur, No40 – g/moll và No41 – C/dur. Trong ba bản này thì bản

số 40 là phổ biến hơn cả. Tác phẩm mang tính chất trữ tình kịch tính mạnh mẽ. Chủ đề

chính ẩn chứa những tình cảm bi thương trữ tình, người ta còn gọi bản giao hưởng này là

bản gh “Bi thương trữ tình” và được nhiều nhạc sĩ phối khí, chuyển thể cho nhiều loại

nhạc cụ khác nhau.

Page 34: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

34

Ngoài hai lĩnh vực tiêu biểu đặc sắc là nhạc kịch và giao hưởng, Moda còn có

đóng góp dất lớn cho thể loại nhạc thính phòng, đó là những tiểu phẩm viết cho nhạc cụ

độc tấu. Một trong số đó là những tác phẩm viết cho Piano mà tiêu biểu là 19 bản Sonate

cho Piano, Những tác phẩm này đã phần nào phản ánh được sự sáng tạo nghệ thuật, cũng

như quan niệm sống và cuộc đời của Moda.

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới tập II, chủ

nghĩa Âm nhạc Cổ điển Viên.

Page 35: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

35

Bài 5: Nhà soạn nhạc Ludwig Van Beethoven

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Ludwig Van

Beethoven.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp.

Chia làm 4 giai đoạn.

1.1 Những năm tuổi thơ ở quê hương.

Sinh 16/12/1770 tại Born - Đức.

Ông sớm bộc lộ năng khiếu và học nhạc từ nhỏ.

1787: ông tìm đến Mozart để học nhưng không thành vì ngay lúc đó phải về tang

mẹ.

1789: ông bỏ học ngành triết và tập trung học sáng tác.

Giai đoạn này là thời kỳ hình thành thế giới quan, tư duy thẩm mỹ và trau dồi kiến

thức về sáng tác.

Ông đã có một số sáng tác nhưng chưa khẳng định được nhiều.

1.2 Thời sớm ở Viên (1792-1802).

1792: ông đến hoạt động âm nhạc tại Viên.

Sáng tác của ông còn ảnh hưởng của Haydn, Mozart. Tuy nhiên một số tác phẩm

đã khẳng định được tài năng, cái riêng của ông. Nổi bật là Sonate No8 và No14.

1796: ông có triệu chứng bị điếc và không may mắn trong tình yêu nên dẫn tới

khủng hoảng suy sụp.

1.3 Giai đoạn thành thục (1803- 1812).

Vượt qua khủng hoảng ông hăng say sáng tác. Đây là thời kỳ ông có số lượng TP

dồi dào.

Các TP khẳng định tên tuổi của ông thông qua các đặc điểm sáng tác: TP có tính

kịch cao. Xuyên suốt TP là chủ đề anh hùng, cách mạng và chiến thắng.

Thủ pháp đa dạng, ưa sử dụng âm hình chủ đạo. Thường có phần coda kéo dài.

Hầu hết TP có quy mô đồ sộ.

TP nổi bật: Symphony No3, No5, No6, Sonate No21, No23

1803: ông bị điếc hoàn toàn.

1.4 Những năm cuối đời (1816 -1827).

Là thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông.

TP có quy mô đồ sộ, nội dung giàu tính triết lý, ngôn ngữ âm nhạc hiện đại.

TP thể hiện sự lạc quan, tin tưởng vào chân lý, chiến thắng, tương lai tươi đẹp.

Page 36: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

36

2. Ngôn ngữ Âm nhạc.

Xuyên suốt các sáng tác là tư tưởng nha hùng - đấu tranh- chiến thắng.

Quy mô tác phẩm: Đồ sộ nhưng hài hòa, tính kịch cao nhưng tự nhiên.

Có nhiều sáng tạo riêng như: Tạo ra sự không ngừng nghỉ giữa các chương

(attaca), ưa dùng bộ đồng.

Tách bè Cello và công tơ bat thành 2 bè độc lập, đặc biệt sử dụng hợp xướng trong

TP giao hưởng.

3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu.

GH: 9 bản.

Sonate cho Piano: 32

Sonate cho Piano và Violon: 10

Sonate cho Cello và Piano: 5

3.1 Các tác phẩm Sonate cho Piano.

Chứa đụng quy mô, ý nghĩa như một TP giao hưởng.

Đề tài chính: anh hùng- cách mạng- chiến thắng, mở ra hướng mới cho chủ nghĩa

ÂN lãng mạn say này.

Sử dụng nhiều hình thức lạ, áp dụng những thể loại hết sức độc đáo. Những TP

cuối đời có tính triết lý sâu sắc.

Các TP nổi bật: No8 C dur- Bi hùng. No14 cis moll- ánh trăng. No 21: Rạng

đông. No 23 Apaxionata.

3.2 Các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng.

Số lượng TP: 9 giao hưởng, 11 khúc mở màn, 40 vũ khúc, 5 concerto cho piano, 1

concerto cho violon

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới tập II, chủ

nghĩa Âm nhạc Cổ điển Viên.

Page 37: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

37

Page 38: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

38

CHƯƠNG IV. CHỦ NGHĨA ÂM NHẠC LÃNG MẠN

Bài 1: Chủ nghĩa Âm nhạc Lãng mạn

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về sự hình thành và những đặc điểm

của chủ nghĩa Âm nhạc Lãng mạn.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Sự hình thành và phát triển.

Cuộc cách mạng tư sản Pháp năm (1789) thành công, ngay sau đó giai cấp đại tư

sản quay lưng lại phản bội cách mạng và giành lấy chính quyền.

Giai cấp thống trị thực hiện chế độ hà khắc, tiêu diệt các trí thức có tư tưởng tiến

bộ, khôi phục địa vị của tư tưởng phong kiến và vị thế nhà thờ.

Các quốc gia đều dấy lên các cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập dân tộc.

Tinh thần cách mạng và chủ nghĩa dân tộc được đề cao, đặc biệt có sự khai sáng

của chủ nghĩa khoa học không tưởng.

Trong hoàn cảnh như vậy nghệ thuật hình thành dòng mới đó là chủ nghĩa Âm

nhạc Lãng mạn, với các nhà soạn nhạc tiêu biểu như; F. Schubert, F. Chopin, Vê be,

Mendenxon... đã xây dựng lên cho thế giới một kho tàng Âm nhạc vô cùng qúy báu.

2. Những thành tựu cơ bản.

Sáng tác của chủ nghĩa âm nhạc lãng mạn.

Nội dung: chủ đề tình yêu xuyên suốt các sáng tác. Bên cạnh đó là tính dân tộc,

hiện thực cũng được đề cập đến rất nhiều.

Tính chất ÂN gần với thơ ca, hội họa.

Ca xướng hóa thể loại khí nhạc.

PC sáng tác: đề cao nguyên tắc đơn chủ đề, và tính tiêu đề.

Đại diện đầu tiên là nhạc sỹ Frank Schubert có các sáng tác mẫu mực của chủ

nghĩa ÂN lãng mạn.

Thể loại ca khúc được đưa lên đỉnh cao.

Nhiều thể loại âm nhạc mới được sáng tạo như; Giao hưởng thơ một chương,

Ballad…

Phong cách chỉ huy dàn nhạc được cải cách.

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới – Phần II, Chủ

nghĩa Âm nhạc Lãng mạn nửa đầu thế kỷ XIX.

Page 39: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

39

Page 40: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

40

Bài 2: Nhà soạn nhạc F. Schubert

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc F. Schubert.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp.

F. Schuber là một nhà soạn nhạc người Áo, người mở đầu cho trường phái Âm

nhạc Lãng mạn Tây âu. Ông thành công ở mọi lĩnh vực sáng tác như; nhạc thính phòng,

giao hưởng, thanh nhạc… song thành công hơn cả trong nghệ thuật của Schubert là lĩnh

vực viết cho thanh nhạc. Ông là người đã có công đưa thể loại ca khúc, vốn là một thể

loại hạng thứ lên đỉnh cao để sánh ngang với các thể loại Âm nhạc chuyên nghiệp khác.

2. Ngôn ngữ Âm nhạc.

Âm nhạc của Schubert chứa đựng những chủ đề thơ mộng, tình cảm đau khổ và

những ước mơ hoài bão của những người nông dân bình dị. Tác phẩm của ông không chỉ

thể hiện những vấn đề chung của xã hội mà còn đi sâu vào thể hiện cái tôi của người

nghệ sĩ. Bên cạnh những hy vọng đẹp đẽ, tác phẩm của ông còn vang lên cả những hình

tượng đen tối bi thảm. Ông đã thể hiện thế giới quan dân chủ nhân đạo và những bất công

trong chế độ phản động đương thời một cách rõ nét và sâu sắc.

Giai điệu trong tác phẩm của Sube rất sâu sắc mang tính ca xướng, du dương uyển

chuyển và có tính chất ngâm vịnh. Giai điệu rất gần gũi với nguồn gốc Âm nhạc dân gian

nên hết sức chân thật giản dị và dễ hiểu.

Hòa thanh; Đề cao sự tương phản giữa màu sắc và điệu tính, sử dụng nhiều

phương pháp chuyển điệu đột ngột, dung nhiều biến âm và vai trò công năng phụ được đề

cao.

Phối khí; Chú trọng đến khả năng diễn tả của bộ gỗ.

Cấu trúc tác phẩm có nhiều đổi mới tự do hơn, sử dụng nhiều âm hình chủ đạo, đề

cao nguyên tắc đơn chủ đề và tính tiêu đề. Hình thức thường đơn giản, có cấu trúc hai

hoặc ba phần.

3. Thể loại và các tác phẩm tiêu biểu.

Sube đã để lại cho nhân loại một kho tàng Âm nhạc vô cùng đồ sộ với khoảng

1500 tác phẩm, ở nhiều thể loại và trình độ khác nhau. Nhưng đặc điểm Lãng mạn trong

nghệ thuật của Sube được thể hiện rõ nhất và hoàn thiện nhất là trong các tác phẩm viết

cho thanh nhạc.

Sube có khoảng 100 tác phẩm lớn như Metxa As-dur, Es-dur, Đại hợp xướng

“khúc hát chiến thắng của Miriam” Một trong những tác phẩm có ý nghĩa nhất đối với

ông đó là phần nhạc cho vở “Dodamuda”. Phần lớn các tác phẩm viết cho thanh nhạc của

ông là ca khúc, ông có khoảng 600 ca khúc, trong đó có nhiều chủ đề như;

Trữ tình thơ mộng; có tác phẩm “nàng meludia xinh đẹp”, Ba lát chúa rừng.

Tự chuyện; Kẻ lưu lạc, chốn nương tựa, người cô độc…

Page 41: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

41

Triết lý chữ tình; Thần chết và cô gái, những danh giới của loài người…

Nghệ thuật: Gửi đến Âm nhạc… và nhiều ca khúc về chủ đề thiên nhiên.

Ngoài ra Sube còn sáng tác hai tập liên ca khúc “cô thợ xay xinh đẹp” và “con

đường mùa đông”. Trong đó tập cô thợ xay xinh đẹp gồm 20 bài, chủ đề nói về tình yêu

và cao trào là bài “Người yêu của tôi D-dur”.

Tập con đường mùa đông gồm 24 bài, chủ đề mang tính triết lý sâu sắc, đó là

những tình cảm bi thương đầy tính kịch. Có thể chia tập này thành hai giai đoạn; 1 – từ số

1 đến 12, gđ2 – từ số 13 đến 24. Sube đã đưa những bài ca phong tục Đức, Áo đạt tới

trình độ nghệ thuật cao, tạo ra thể loại mới có ý nghĩa nghệ thuật sâu sắc.

Ca khúc của Sube rất đơn giản về hình thức nhưng lại rất đa dạng và phong phú về

giai điệu, những giai điệu này có liên quan chặt chẽ đến nguồn gốc Âm nhạc dân gian với

tiết tấu điển hình của các điệu nhảy.

Nhiều ca khúc của Sube được phổ thơ của các nhà thơ như; Hai nơ, Hê ghen, Gớt,

Muyly… mặc dầu vậy nhưng ca khúc của ông không phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chi

phối của thơ, mà ông đã nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của hình tượng trong thơ để

làm tăng thêm tính nghệ thuật của lời ca và luôn là những tác phẩm độc lập đạt tới trình

độ cao. Đặc biệt bè Piano trong ca khúc của Sube, không đơn giản là một bè đệm mà nó

còn có tầm quan trọng sánh ngang với bè của lời ca. Nhiều ca khúc có thể tách bè đệm

Piano ra thành một tác phẩm độc lập cho Piano độc tấu.

Sáng tác cho giao hưởng: Sube viết 9 bản giao hưởng và một số Uvectuya, 7 bản

giao hưởng đầu còn chiụ ảnh hưởng của trường phái Âm nhạc cổ điển Viên. Bản giao

hưởng số 8 – hmoll (bỏ dở) ra đời, đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử cho nền giao

hưởng thế giới, bản giao hưởng này đã bắt đầu cho sự hình thành nền giao hưởng lãng

mạn trữ tình, kịch tính, là mẫu mực về nội dung và cấu trúc. Ông đã ca khúc hóa các bản

giao hưởng, điều này thể hiện qua các chủ đề mang đậm chất hát, chủ đề 1 và 2 không có

nhiều sự tương phản. Bản giao hưởng này được ông xây dựng trên những cảm xúc trữ

tình, là chân dung của con người thời bấy giờ, đó là tư tưởng dằn vặt, nỗi đau khổ, những

ước mơ không tưởng về một thế giới tươi đẹp.

Bản giao hưởng này gồm hai chương.

Chương I; được viết ở hình thức Sonata Allegro với ba chủ đề.

Chương II; Viết ở hình thức Sonata không có phần phát triển, hai chủ đề không có

sự tương phản về tính chất.

Ngoài hai lĩnh vực trên Sube còn sáng tác nhiều thể loại khác như; Sonata, hòa tấu

thính phòng, tứ tấu dây, Fantadi, thánh ca… trong đó những bản hòa tấu thính phòng

cũng có mối liên hệ mật thiết với ca khúc.

Trong cuộc đời ngắn ngủi của một nhà soạn nhạc chưa bước qua tuổi 32 nhưng

ông đã để lại cho nhân loại một kho tàng âm nhạc vô cùng quý báu ở nhiều thể loại khác

nhau, trong đó có những tác phẩm đã trở thành mẫu mực mà chính ông cũng chưa một

lần được nghe.

Page 42: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

42

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới – Phần II, Chủ

nghĩa Âm nhạc Lãng mạn nửa đâù thế kỷ XIX.

Page 43: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

43

Bài 3: Nhà soạn nhạc C. M. Vêbe (Carl Marie Weber)

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc C. M. Vêbe.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp.

Những năm đầu của thế kỷ XIX nói chung là xã hội Đức còn lạc hậu và trì trệ, vì

vậy nó cũng có ảnh hưởng nhất định đến nền nhạc kịch Đức, hai nữa nhạc kịch Đức còn

chịu sự ảnh hưởng lâu đời của nền nhạc kịch Ý, Pháp. Sự ảnh hưởng đó cũng là một cản

trở nặng nhất cho sự hình thành phong cách nhạc kịch dân tộc Đức.

Trong khi nền nhạc kịch Đức đang bế tắc như vậy, thì đã xuất hiện một nhà soạn

nhạc “Vê be” ông đã quyết định những vấn đề lịch sử của nền nhạc kịch dân tộc lãng

mạn của Đức.

Vê be là một nhà soạn nhạc, nhà chỉ huy, nhà biểu diễn Piano và nhà hoạt động xã

hội. Ông là người sáng lập ra sự nghiệp sân khấu của Đức và còn là người viết văn. Hoạt

động của ông đã nói lên được những tình cảm dân chủ yêu nước của nhân dân Đức.

Vê be sinh ngày 18 – 11 – 1786 trong một gia đình Âm nhạc, ngay từ khi còn bé

ông đã cùng gia đình đi khắp nơi trong nước Đức, chìm đắm trong thế giới nhạc kịch và

đó là sự tích lũy, giúp cho những hoạt động tương lai của Vê be về sân khấu. Khả năng

nghệ thuật của Vê be còn thể hiện trong cả hội họa, chính vì vậy ông đã đưa vào nhạc

kịch những yếu tố mới của hội họa.

Do điều kiện gia đình nên Vê be không được học hành có hệ thống cả về văn hóa

lẫn học nhạc. Năm 17 tuổi Vê be mới hình thành về tư duy sáng tác nhờ nhà lý luận Âm

nhạc “Phông le” và là người có ảnh hưởng rất nhiều đến nghệ thuật của Vê be.

2. Sự nghiệp sáng tác.

Vê be đã để lại hơn 90 bài đơn ca và một số hợp ca viết theo phong cách nhạc dân

gian. Ngoài ca khúc những tác phẩm sân khấu đầu tiên của Vê be đã xuất hiện trong năm

12 tuổi như “Sức mạnh của tình yêu và tội lỗi”, “Cô gái câm trong rừng”... ngoài ra còn

có một số điệu Van.

Năm 1804 Vê be đi nhiều nước khác nhau với tư cách là một nhà chỉ huy và với ý

thức của một công dân yêu nước, ông đã bắt đầu sự nghiệp tổ chức lại sân khấu Đức và

dương cao ngọn cờ dân tộc trong nền âm nhạc của Đức. Để củng cố cho những tư tưởng

của mình, ông đã tổ chức nhiều sự kiện âm nhạc, đổi mới chương trình biểu diễn, sửa đổi

phần phối âm, phối dàn nhạc và đòi hỏi nâng cao nghệ thuật biểu diễn.

3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu.

Vê be là người đã sáng tạo ra nền nhạc kịch dân tộc của Đức. Tác phẩm tiêu biểu

là vở “Mũi tên thần” và với vở này thì ông đã được công nhận là nhà soạn nhạc dân tộc

Đức. Vở nhạc kịch viết theo phong cách chính thống đậm đà tính dân tộc và tính lãng

mạn. Chủ đề của vở nhạc kịch liên quan đến truyền thuyết trong cuộc đời người đi săn,

Page 44: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

44

nổi tiếng trong văn học dân gian Đức, Tiệp, theo truyện ngắn của nhà văn lãng mạn

“Apen”. Tất cả những cảnh thật trong đời sống nhân dân đều được đưa vào sân khấu nhạc

kịch, chính vì vậy nó rất gần gũi với nhân dân, đồng thời nó cổ vũ và thức tỉnh lòng tự

hào dân tộc của họ.

Vở nhạc kịch hoàn thành đầu năm 1820 và cuối năm được biểu diễn lần đầu tiên ở

Beclin, lần biểu diễn này nó đã biến thành cuộc biểu tình yêu nước, khán giả đã tiếp nhận

với cảm xúc hân hoan vui mừng vì nó mang tính dân tộc, thoát khỏi sự ảnh hưởng thống

trị lâu đời của nền nhạc kịch Ý, Pháp. Âm nhạc của vở này được phổ biến rộng rãi trong

quần chúng, với vở “Mũi tên thần” Vê be đã tìm thấy con đường mới cho sự phát triển

của nhạc kịch.

Bên cạnh nhạc kịch Vê be còn sáng tác nhiều tác phẩm cho nhạc đàn như; Sonata

cho Piano, Côngxecto… với những thành tựu trong sự nghiệp sáng của mình, Vê be sứng

đáng là một nhà soạn nhạc lãng mạn đặc sắc.

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới – Phần II, Chủ

nghĩa Âm nhạc Lãng mạn nửa đâù thế kỷ XIX.

Page 45: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

45

Bài 4: Nhà soạn nhạc Phêlit Menđenxon Batođi

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Phêlit Menđenxon

Batođi.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp.

Mendenxon sinh ngày 3-2-1809 ở Hămbuốc Đức, trong một gia đình chủ nhà băng

lớn có nền học vấn cao và rất quan tâm hiểu biết về nghệ thuật. Ngay từ khi còn nhỏ ông

đã có thể gần gũi với tất cả những người làm công tác khoa học, triết học, văn học nghệ

thuật nổi tiếng như; Hêgen, Hainơ, Gớt, Vêbe...

Mendenxon là một nhà soạn nhạc, chỉ huy, biểu diễn Piano, phê bình, sư phạm âm

nhạc, hoạt động xã hội... ông được công nhận là một trong những nhà hoạt động nổi tiếng

trong lĩnh vực âm nhạc của nửa đầu thế kỷ XIX. Bằng những cống hiến của mình ông đã

đem lại sự đổi mới cho nền âm nhạc Đức và làm phong phú cho nền âm nhạc Lãng mạn.

2. Ngôn ngữ Âm nhạc.

Chủ đề, hình tượng và các thể loại âm nhạc của ông có sự liên quan chặt chẽ đến

nền văn hóa đương thời ở Đức. Nghệ thuật của Mendenxon là rõ ràng ấm áp và dễ hiểu.

Giai điệu đẹp có tính ca xướng, liên quan chặt chẽ đến những yếu tố trong âm nhạc dân

gian. Ngôn ngữ hòa âm và dàn nhạc được nâng cao và đặc biệt quan tâm đến sự pha trộn

về màu sắc.

Hoạt động xã hội của Menddenxxon.

Từ năm 1829-1832 ông đi thăm nhiều nước như; Thụy sĩ, Áo, Ý, Pháp, Anh... trở

về Đức năm 1833, ông rất ngạc nhiên là khắp nơi người ta còn chưa quan tâm đến các

sáng tác của các nhà cổ điển, chính vì vậy sau đó ông đã thực hiện những cuộc tuyên

chuyền âm nhạc cho các nhạc sĩ như; Bắc, ông là người đầu tiên tuyên truyền cho nhạc

Bắc với tác phẩm “Matêpaxion” nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Bắc. Năm

1838 bản giao hưởng C-dur của Schubert đã tìm thấy và biểu diễn lần đầu tiên. Sau đó

dưới sự lãnh đạo của ông hàng loạt những tác phẩm của các nhạc sĩ khác như; Haydn,

Mzart, Henden, Laxo... được đến với công chúng. Đặc biệt ông còn là người có công cải

cách phong cách chỉ huy dàn nhạc.

Từ năm 1833-1835 ông là nhà lãnh đạo âm nhạc ở Đuyxem, ở đây ông bắt đầu

hoạt động trong lĩnh vực sư phạm, biểu diễn đồng thời tìm tòi và nghiên cứu các tác

phẩm của các nhà cổ điển.

Năm 1835 ông tích cự tham gia vào các hoạt động âm nhạc và giáo dục ở Lai xích,

đến năm 1843 nhạc viện Laixich được thành lập và đó là sự nghiệp hoạt động xã hội lớn

nhất của Menđenxon. Ông đã soạn chương trình cho nhạc viện để đào tạo ra những người

làm công tác âm nhạc chuyên nghiệp cần thiết cho nền âm nhạc Đức.

Page 46: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

46

3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu.

Menđenxon sáng tác nhiều tác phẩm ở các thể loại khác nhau, những tác phẩm

thời kỳ đầy còn chịu ảnh hưởng của các nhạc sĩ cổ điển, từ những năm 30 là thời kỳ hoàn

thiện trong sáng tác cũng như phong cách âm nhạc của Menđenxon.

Những thể loại hoàn thiện nhất mang đặc điểm lãng mạn của ông là; Uvectuya,

giao hưởng, Concerto và tuyển tập “bài ca không lời” cho piano.

Giao hưởng: Những tác phẩm giao hưởng ông viết đa số là để đánh dấu hoặc kỷ

niệm một sự kiện lịch sử quan trọng nào đó trong xã hội như; Bản số 2 “Cải cách” là

nhân kỷ niện 300 năm ngày cải cách tôn giáo ở Đức… ông sáng tác tất cả năm bản giao

hưởng song tiêu biểu hơn cả là hai bản; số 3 “Ý đại lợi” và số 4 “Xcotlen”.

Uvectuya: Ông là người đầu tiên tách các khúc Uvectuya ra thành những tác phẩm

độc lập, ông rất thành công với các tác phẩm “Động phi gan”, “Biển lặng và những

chuyến bơi kỳ thú”, “Nàng Meludia xinh đẹp” và đặc biệt nổi bật là tác phẩm “Giấc

mộng đêm hè”, nó mang phong cách của ông và điển hình của trường phái âm nhạc lạng

mạn. Chủ đề thể hiện tính tinh tế của hình tượng, tính huyền ảo và cái đẹp của tự nhiên,

thiên nhiên.

Concerto: Cả cuộc đời của nhạc sĩ chỉ viết có một bản Concerto cho Violino và

dàn nhạc giọng e-moll, nhưng đó lại là tác phẩm điển hình xuất sắc của thời kỳ âm nhạc

lãng mạn, được coi là bản Concerto hay nhất thế kỷ XIX.

Tác phẩm gồm 3 chương;

Chương I; Viết ở hình thức Sonate Allegro chỉ có một lần trình bày với sự hiện

diện của cây đàn Violino.

Chương II; Mang tính chất chữ tình như một khúc hát du dương huyền ảo.

Chương III; Mang đặc tính “Xkecro” với sắc thái ảo tưởng.

Với bản Concerto này nó đã làm thay đổi tư tưởng của nhiều nhà sáng tác và cả

người nghe.

Piano; Điển hình cho phong cách của Menđenxon là tập “Bài ca không lời” ông đã

thơ hóa các khúc nhạc làm cho nó gần gũi với các tác phẩm thanh nhạc, tạo ra tính giai

điệu trữ tình ca xướng của nó.

Tập này gồm 48 tác phẩm, mỗi một tác phẩm đều có một hình tượng rõ ràng, như;

số 2”Đi săn”, số 12 “Pacaron chèo thuyền”, số 27 “Hành khúc tang lễ”… tất cả tập này là

những mẫu mực hoàn thiện nhất của tính trữ tình Menđenxon.

Ngoài ra ông còn viết khoảng 80 ca khúc, 60 tác phẩm hợp ca thanh nhạc.

Menđenxon qua đời ngày 4-11-1847 khi chưa đầy 39 tuổi đời, nhưng ông đã đạt

được những vinh quang của một người sáng tạo.

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới – Phần II, Chủ

nghĩa Âm nhạc Lãng mạn nửa đâù thế kỷ XIX.

Page 47: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

47

Page 48: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

48

Bài 5: Nhà soạn nhạc Robert Schuman

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Robert Schuman.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp.

Suman là một nhà soạn nhạc, nhà phê bình âm nhạc nổi tiếng người Đức, sinh ra

trong một gia đình trung lưu khá giả. Suman còn là một nhà tư tưởng với những quan

điểm chính trị tiến bộ và là người tuyên truyền nhiệt tình cho vai trò đạo đức trong xã

hội.

Suman là một người hết sức mâu thuẫn, luôn muốn làm nhiều việc cho xã hội

nhưng lại cảm thấy mình không có chỗ đứng, vì vậy âm nhạc của ông chứa đựng những

tình cảm luôn thay đổi khó hiểu, chính vì vậy ông được coi là đi vào lịch sử âm nhạc

Lãng mạn như một nhà cách tân táo bạo.

2. Ngôn ngữ Âm nhạc.

Hình thức: Rất tự do.

Nội dung: mỗi tác phẩm đều có tính cách riêng, khi thì hài hước đau khổ lúc thì trữ

tình nổi loạn.

Giai điệu: Thường có những quãng nhảy xa và hay có giai điệu ẩn.

Hòa âm: Hay sử dụng phương pháp chuyển điệu đột ngột mà không cần chuẩn bị.

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.

Sáng tác cho đàn phím;

Trong tất cả các thể loại Suman đã viết thì lĩnh vực sáng tác cho đàn phím thể hiện

đầy đủ nhất sự đổi mới của ông. Những tác phẩm này có tính chân dung cá tính độc đáo,

nhiều khi phát triển thành một câu truyện âm nhạc, vì vậy người ta gọi Suman là nhà viết

truyện ngắn bằng âm nhạc.

Tác phẩm tiêu biểu ở thể loại này là Carnaval Op9, ông viết trên cơ sở biến tấu

một chủ đề. Suman gọi tác phẩm này là “Các cảnh trên bốn nốt nhạc” A E C H.

Thể loại ca khúc;

Ca khúc chiếm một vị trí thứ hai trong sự nghiệp sáng tác của Suman. Ông là

người kế tục Sube về ca khúc và nâng lên ở một trình độ mới, tinh tế và sau sắc hơn.

Trong lĩnh vực này Suman chủ yếu phổ thơ của các nhà thơ như; Sile, Haino,

Gớt… tác phẩm tiêu biểu là tập liên khúc “Mối tình của nhà thơ” gồm 16 bài rút ra từ tập

thơ trữ tình của Hainơ.

Những bài tiêu biểu như số 1 “Trong ánh hào quang của ngày tháng năm ấm áp”

số 13 “Trong giấc mơ tôi khóc nức nở” số 16 “Bài ca độc địa”. Tiêu biểu nhất trong tập

này là bài số 7 “Tôi không giận” là tác phẩm điển hình nhất về ca khúc của Suman.

Page 49: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

49

Ngoài hai lĩnh vực trên Suman còn viết nhiều tác phẩm ở các thể loại khác nhau

như; Concerto, sonata, giao hưởng…

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới – Phần II, Chủ

nghĩa Âm nhạc Lãng mạn nửa đâù thế kỷ XIX.

Page 50: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

50

Bài 6: Nhà soạn nhạc Giochino Rossini

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Giochino Rossini.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp.

Gioacchino Rossini sinh ngày 29 tháng 2 năm 1792 tại thành phố Pesaro Ý, trong

một gia đình cả cha và mẹ đều là nhạc sĩ. Cha của nhạc sĩ là một nghệ sĩ kèn cor. Mẹ là

con gái một chủ lò bánh mì. Bà đã từng là một ca sĩ có giọng hát rất đẹp. Rossini đã bắt

đầu cuộc đời lao động của mình trong công việc phụ việc của một người thợ rèn.

Ngay từ khi còn trẻ, Rossini đã cùng gia đình tới thành phố Bologna. Đây là một

trong những trung tâm âm nhạc lớn nhất của nước Italia thời bấy giờ. Ở đây Rossini bắt

đầu được học âm nhạc một cách có hệ thống và nhanh chóng chiếm được sự chú ý của

mọi người trên cương vị một ca sĩ và nghệ sĩ biểu diễn đàn Clavecin.

Năm 14 tuổi, G. Rossini đã được bầu chọn làm thành viên của Viện hàn lâm

Bologna và cũng chính năm này cậu được vào học tại Trường âm nhạc. Nhưng ấn tượng

mạnh nhất đến với cậu lại xuất hiện sau khi ông tự nghiên cứu tác phẩm của Haydn và

Mozart..

Trong suốt thời gian này chàng nhạc sĩ trẻ tuổi Rossini chủ yếu hướng tới nghệ

thuật biểu diễn thanh nhạc. Nắm vững kỹ thuật viết cho thanh nhạc là đặc điểm nổi bật

của cậu.

Năm 1810, Rossini đã sáng tác vở Opera đầu tiên có tiêu đề “Vecxen cưới vợ”.

Cũng từ đó hàng loạt các vở opera của Rossini lần lượt ra đời và đạt được những thành

công rực rỡ.

Cho đến năm 30 tuổi, tên của ông đã được nổi tiếng khắp thế giới. Âm nhạc của

ông vang lên không chỉ ở Italia, mà còn ở Áo, Đức, Pháp, Nga, Anh… Âm nhạc của

Rossini là một phần không thể thiếu của văn hoá âm nhạc phương Tây những năm 20 –

30 thế kỷ XIX.

Từ năm 1855 Rossini chuyển đến sống tại Paris. Và ông đã từ trần ở nơi đây vào

ngày 13 tháng 11 năm 1868. Năm 1887 tro của ông đã được đưa về Tổ quốc và an táng

tại Điện Panteon Santa – Kroch ở Florensia cùng với Mikenlanghelo và Galile.

2. Thể loại và các tác phẩm tiêu biểu.

Nhạc kịch;

Trên con đường sáng tạo của mình Rossini không phá vỡ truyền thống sân khấu

âm nhạc mà ông đã biết cách tân nó rất nhiều. Ông kiên trì đi theo hai khuynh hướng

sáng tạo của sân khấu âm nhạc Italia là: hài hước-sinh hoạt và anh hùng ca.

Không phá vỡ những gì đã được xác định của thể loại này, ông đã khẳng định một

khuynh hướng mới tiến bộ của mỹ học opera Italia: nghệ thuật bel canto tuyệt vời.

Page 51: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

51

Những đặc điểm này đã được kết hợp hoàn mỹ cùng sự biểu hiện kinh điển trong “Người

thợ cạo thành Xê vin” nổi tiếng (1816).

Mười năm cuối đời (1857 – 1868) Rossini dành sức lực cho âm nhạc piano và soạn

các tiểu phẩm hài hước.

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới – Phần II, Chủ

nghĩa Âm nhạc Lãng mạn nửa đâù thế kỷ XIX.

Page 52: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

52

Bài 7: Nhà soạn nhạc Hector Berlioz

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Hector Berlioz.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp.

Beclio (1803-1869) là một nhà soạn nhạc, nhà chỉ huy và phê bình âm nhạc người

Pháp, ông còn là nhà giao hưởng đầu tiên của Pháp có ý nghĩa đối với toàn châu âu.

Ngoài ra ông còn xây dựng nền tảng cho nghệ thuật chỉ huy.

Thời niên thiếu ông sống ở quê hương, đến năm 18 tuổi đến Pari học ngành Y

(theo yêu cầu của bố mẹ) nhưng ông hoàn toàn không có hứng thú mà âm nhạc mới là

điều ông mơ ước đầu tiên. Cuối cùng ông đã quyết định con đường sự nghiệp của mình là

âm nhạc, do vậy đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với gia đình, cuộc sống của ông trở nên

vô cùng khó khăn vì thiếu trợ cấp.

Beclio sống độc thân trong thế giới âm nhạc và sân khấu. Ông chịu đựng như vậy

trong 10 năm học hành với nhạc sĩ pháp nổi tiếng là Liôxuio, và cũng chỉ mười năm sau

ông trở thành người sáng lập ra trường phái giao hưởng của Pháp.

2. Ngôn ngữ âm nhạc.

Giai điệu: Rất độc đáo được xây dựng trên nền tảng ca xướng, giai điệu và tiết tấu

có cơ sở dân tộc, mang tính ngâm ngợi kiểu Pháp.

Hình thức: Khác với cổ điển, có thể là 3, 4, 5 chương.

Mở rộng thành phần dàn nhạc của cổ điển, làm phong phú cho bộ hơi và bộ gõ.

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.

Beclio sáng tác nhiều thể loại khác nhau nhưng mang rõ sự đổi mới của ông là lĩnh

vực viết cho giao hưởng. Ông là nhạc sĩ đầu tiên viết giao hưởng có tiêu đề, tạo bước

ngoặt mới cho loại hình này cũng như tìm được cách giải quyết mới, độc đáo cho nguyên

tắc tiêu đề.

Tác phẩm tiêu biểu ở thể loại này là bản giao hưởng “Tưởng tượng”. Tác phẩm có

liên quan đến cuộc đời riêng của nhạc sĩ, đó là tình yêu đơn phương với kịch sĩ Xmít-

xon. Tác phẩm gồn 5 chương.

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới – Phần II, Chủ

nghĩa Âm nhạc Lãng mạn nửa đâù thế kỷ XIX.

Page 53: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

53

Bài 8: Nhà soạn nhạc Federic Chopin

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Federic Chopin.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp.

Chopin (1810-1849) là một nhà soạn nhạc vĩ đại, nghệ sĩ biểu diễn Piano thiên tài.

Người sáng tạo ra trường phái âm nhạc dân tộc Balan. Ông viết một số lượng tác phẩm

đồ sộ ở nhiều thể loại và trình độ khác nhau nên được mệnh danh là “nhà thơ của cây

đàn Piano”.

Chopin là một người có nhiều thay đổi về hình thức cũng như thể loại âm nhạc,

ông đã đưa vào nhạc đàn những tư tưởng đấu tranh lớn lao của dân tộc, sự giải phóng dân

tộc mà trước đây nó chỉ được thể hiện trong các vở nhạc kịch.

2. Ngôn ngữ Âm nhạc.

Chủ đề âm nhạc của Chopin đã thể hiện nỗi xúc động của thời đại, tình cảm yêu

nước.

Giai điệu: Sử dụng nhiều trang sức, Cronaticque và không ổn định giọng.

Hình thức: Là người đầu tiên viết Prelute, Skerzo, Valse, thành tác phẩm độc lập.

Sử dụng Polone, Mazurka, thành những tác phẩm độc lập cho Piano mang tính chất bác

học.

Hòa thanh: Rất phức tạp, chuyển giọng đột ngột, đôi khi không ổn định giọng.

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.

Cả cuộc đời Chopin gắn liền với cây đàn Piano.

Ông viết 58 Mazurka, và được công nhận là thể loại âm nhạc chuyên nghiệp của

Balan từ thế kỷ XIX. Thể loại này viết ở nhịp 3 nhưng trọng âm lại rơi vào phách thứ 2

hoặc thứ 3 hoặc thay đổi tùy từng nhịp.

16 Polonedo thể hiện tình cảm bất tử của tổ quốc.

24 Prelute được sắp xếp theo vòng hòa âm giống như tổ khúc.

4 bản Ballad, Chopin là người đầu tiên viết Ballad cho nhạc cụ độc tấu, hình thức

chỉ có một chương với tính chất anh hùng sử thi. Tiêu biểu là bản g - moll.

3 bản Sonata, tiêu biểu là bản sonata b - moll.

Bên cạnh đó còn có nhiều tác phẩm ở các thể loại khác như 17 Valse, 19

Nocturne, 27 Etude và 2 bản Concerto cho Piano và dàn nhạc, cùng một số tác phẩm

khác cho Piano.

Chopin đã sống và sáng tác trong tình cảm yêu nước tha thiết, trong nỗi đau vì tự

do của tổ quốc. Ông mất ngày 17-10-1849 với nhiều suy tư về tổ quốc còn chưa được

thực hiện. Lời mong muốn cuối cùng của ông trước khi mất là trái tim của ông được đưa

về tổ quốc Balan thân yêu.

Page 54: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

54

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới – Phần II, Chủ

nghĩa Âm nhạc Lãng mạn nửa đâù thế kỷ XIX.

Page 55: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

55

Bài 9: Nhà soạn nhạc Mikhail Glinka

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Mikhail Glinka.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp.

Glinka (1804-1857) là ngà soạn nhạc Nga đầu tiên có ý nghĩa thế giới, ông không

chỉ nổi bật là người hoàn thiện một giai đoạn âm nhạc, mà còn mở ra một con đường mới

cho sự phát triển của nền âm nhạc Nga.

2. Ngôn ngữ Âm nhạc.

Âm nhạc của Glinka không chỉ mang đậm bản sắc dân tộc mà ông còn biết kế thừa

những thành tựu tốt đẹp của nền nghệ thuật thế giới. Phản ánh toàn bộ đời sống của nhân

dân và vai trò của họ trong lịch sử.

Giai điệu: điển hình hóa tính ca xướng, có tính mềm mại, sử dụng rộng rãi giai

điệu dân ca.

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.

Glinka sáng tác nhiều tác phẩm ở các thể loại khác nhau nhưng thành công hơn cả

là thể loại nhạc kịch và giao hưởng.

Nhạc kịch: có một vị trí quan trọng trong toàn bộ sáng tác của ông và nó đã khẳng

định sự phát triển của thể loại này ở Nga. Nhạc kịch của ông thể hiện tính anh hùng, tình

yêu tổ quốc, tin tưởng vào ánh sáng tươi đẹp.

Tác phẩm tiêu biểu: “Ivanxuxanhin” và “Ruxlan và Lutmila” Từ hai tác phẩm này

đã xinh ra hai dòng nhạc kịch cổ điển Nga, đó là nhạc kịch sử thi và nhạc kịch thần thoại

sử thi. Glinka đã thực hiện nguyên tắc giao hưởng trong nhạc kịch, cùng với nhạc kịch

“Ivanxuxanhin” giao hưởng Nga bắt đầu đi vào con đường phát triển.

Giao hưởng: Glinka là người sáng lập ra nền giao hưởng thuộc truyền thống sinh

hoạt, cảnh trí, mặc dù ông sáng tác giao hưởng không nhiều nhưng nó được coi là đặt nền

móng cho nền giao hưởng cổ điển ở Nga.

Tác phẩm tiêu biểu: Phăngtadi “Kamarinxkaia” được viết theo cấu trúc biến tấu

trên hai chủ đề dân gian.

Bên cạnh những thể loại trên, Glinka còn viết nhiều tác phẩm ở các thể loại khác

như Rômance, ca khúc, nhạc thính phòng, nhiều tiểu phẩm cho Piano...

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới – Phần II, Chủ

nghĩa Âm nhạc Lãng mạn nửa đâù thế kỷ XIX.

Page 56: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

56

Page 57: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

57

Bài 10: Nhà soạn nhạc Frank Liszt

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Frank Liszt.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp.

Sinh ngày 22/10/1810 tại Extecgadi, Hungari. Ông là nhà sư phạm, chỉ huy, nghệ

sỹ Piano tài ba và là nhà soạn nhạc lỗi lạc.

Sớm tham gia biểu diễn (9 tuổi)

Ông học nhạc bởi người thầy là học trò của Beethoven.

Ông từng gặp gỡ với nhiều nhà văn hóa, nghệ sỹ nổi tiếng cùng thời như

Beethoven, Victo Huygo, Chopin, Paganini...

Ông là đại diện của “Trường phái Vâyma”.

Ông mất ngày 31/7/1886.

2. Ngôn ngữ Âm nhạc.

Nội dung: thể hiện cuộc đấu tranh, niềm say mê, những suy tư, hy vọng, hoài nghi,

thất vọng; đan xen giữa tư tưởng tiến bộ và hiện thực phức tạp.

Giai điệu giàu tính ngâm vịnh, giao hưởng hóa TP cho Piano, đề cao âm nhạc có

tiêu đề.

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.

Giao hưởng: Ông là người đầu tiên sáng tạo ra thể loại giao hưởng thơ một

chương, với tác phẩm tiêu biểu là “Những khúc dạo đầu”.

Rapsodi Hungari: 19 bản, tiêu biểu như số 2,6,12,14.

TP cho piano: 3 tập “Những năm chu du”

Nhiều Etude cao cấp.

Các tp chuyển thể cho đàn Piano: GH No 5,6,7 của Beethoven, GH Ảo tưởng,

Haron ở Ý của Berlio, ...

Tài liệu tham khảo: Trương Nguyệt Ánh: Trích giảng Âm nhạc Châu âu – Nửa

cuối thế kỷ XIX.

Page 58: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

58

Bài 12: Nhà soạn nhạc Johanhs Bramhs

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Johanhs Bramhs.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp

Sinh ngày 7/5/1833 tại Hamburg. Trong gia đình bình dân, cha ông là Nhạc công.

1853 ông có nhiều cuộc tiếp xúc với các nhạc sỹ lớn như Schumann, Liszt. Điều

đó có nhiều ảnh hưởng lớn đến phong cách sáng tác của ông. Ông tham gia vào diễn đàn

của trường phái “Lepzich’. 1862 ông di cư và định cư tại Viên.

Ông mất ngày 3/4/1897.

2. Ngôn ngữ Âm nhạc

Ông là nhạc sỹ thuộc trường phái cổ điển của TK XIX, thuộc trường phái

“Lepzich” (đối lập với Vâyma).

Âm nhạc của ông đề cao tính mẫu mực của ÂN cổ điển Viên.

Đề tài: thể hiện thế giới quan xa vời với tư tưởng tiến bộ của thời đại.

Giai điệu: Khai thác âm nhạc dân gian Áo, Đức, Hungari, Tiệp ...

TP giao hưởng: đậm chất sử thi, tương phản rõ nét hình tượng chữ tình và kịch

tính.

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.

Ông thành công chủ yếu ở thể loại khí nhạc.

Các sáng tác cho Piano và thính phòng.

Các sáng tác nổi bật cho Piano; Rapsodi Bungari: No5, Intermezzo OP 117, Nhiều

capricio.

Sáng tác thính phòng: có 24 TP lớn trong đó có 16 TP cho Piano, ngoài ra có các

tp thuộc thể loại tứ tấu, tam tấu.

Sáng tác cho dàn nhạc giao hưởng; 2 Serenard (Bi kịch và Ngày hội), 2 Uvecture,

Các biến tấu trên chủ đề Haynd, Concector: 2 cho Piano, 1 cho Vilon, 1 cho Violn và

Cello.

GH: có 4 bản

No1 c moll (anh hùng, đồ sộ), No2 D dur (vũ khúc, dan gian), No3 F dur (trữ tình

kịch tính), No4 e moll (bi kịch)

Sáng tác cho thanh nhạc;

Tổng 300 ca khúc, trong đó 200 đơn ca có phần đệm piano, 20 song ca, 60 tứ ca,

đồng ca không có phần đệm. Nhiều tuyển tập dân ca và dân ca cải biên.

01 Rekiem Đức OP 45 ( theo thể loại Cantat).

Page 59: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

59

Tài liệu tham khảo: Trương Nguyệt Ánh: Trích giảng Âm nhạc Châu âu – Nửa

cuối thế kỷ XIX.

Page 60: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

60

Bài 13: Nhà soạn nhạc Josph Verdi

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Josph Verdi.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

1. Thân thế sự nghiệp

Sinh 10/10/1813 trong gia đình bình dân tại Ý. Ông ít có điều kiện theo học âm

nhạc bài bản. Sau này ông được người dân quyên góp và theo học tại Milan. Ông sinh ra

trong giai đoạn đất nước Ý có nhiều biến động lịch sử với hai thách thức lớn: quân xâm

lược Áo - Phổ và sự thống trị của thánh đường Vatican.

Ông là người nói lên tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân thông qua các tác phẩm.

Ông mất ngày 27/1/1901.

2. Ngôn ngữ Âm nhạc

Nội dung: phản ánh hiện thực XH đương thời, đề cao tình yêu chung thủy, sự

thanh cao phẩm chất của người nghèo.

Giai điệu bóng bẩy, khai thác chất liệu âm nhạc dân gian Ý.

ÂN nhạc phản ánh rõ nét phong trào giải phóng dân tộc Ý.

Ông là nhạc sỹ cổ điển vĩ đại của nền âm nhạc, nhạc kịch Ý.

Ông được coi là “Ca sỹ cách mạng” của Ý.

Âm nhạc của ông phản ánh hiện thực sâu sắc, đưa nhạc kịch Ý bắt nhịp hơi thở

thời đại và nâng lên tầm cao mới.

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.

Ông thành công chủ yếu ở thể loại nhạc kịch.

Sự nghiệp sáng tác của ông chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1; Thời niên thiếu và những năm 40: các sáng tác còn mang chất lãng

mạn. Các TP nổi bật:

Obecko, Nabecko, Ecnani....

Giai đoạn 2: Đỉnh cao thứ nhất của chủ nghĩa hiện thực. Các TP mang tính hiện

thực sâu sắc. Các TP nổi bật: Rigoletto, T’rubadua, T’raviatta...

Giai đoạn 3: Đỉnh cao thứ 2 chủ nghĩa hiện thực những năm 50 - 60 và những

năm cuối đời. Các TP nổi bật: Buổi chiều Xixtin, Vũ hội giả trang, Động các- lốt, Sức

mạnh số phận.

Tài liệu tham khảo: Trương Nguyệt Ánh: Trích giảng Âm nhạc Châu âu – Nửa

cuối thế kỷ XIX.

Page 61: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

61

Page 62: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

62

Bài 14: Nhà soạn nhạc George Bizet

(G. bi-dê: 1838 - 1875)

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc George Bizet.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

Nghệ thuật nhạc kịch pháp đạt tới một trong những đỉnh cao nhất trong sự phát

triển của mình ở thế kỷ xix với vở carmen của bizet.

Bizet là một trong những nhà soạn nhạc thiên tài của pháp. những tác phẩm của

ông đã thể hiện những truyền thống tốt đẹp và những quan điểm tiến bộ của nền văn hoá

pháp, đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực trong nền âm nhạc pháp thế kỷ xix.

Mặc dầu số lượng nhạc kịch là không nhiều nhưng sáng tác của bizet đã thể hiện

những nội dung sâu sắc, nghiêm túc; đạt tới khuôn khổ rộng lớn với ý nghĩa lịch sử nhất

định trong con đường phát triển của nghệ thuật nhạc kịch pháp. tác phẩm của bizet đã

biểu hiện mối liên quan chặt chẽ giữa nội dung và hình thức. đề tài trong tác phẩm hình

thành trong cuộc sống thường nhật, gần gũi với quần chúng và được thể hiện bằng ngôn

ngữ âm nhạc mới mẻ, táo bạo, chân thực để thể hiện ý chí vươn lên của con người.

Sáng tác của bizet gắn liền với sân khấu, và đó cũng là truyền thống dân tộc của

nền âm nhạc pháp. tuy ông còn viết những tác phẩm khí nhạc nhưng không để lại những

ấn tượng mạnh mẽ như nhạc kịch.

1. cuộc đời và sự nghiệp

Bizet sinh ngày 25 tháng 10 năm 1838 ở paris trong một gia đình âm nhạc. bố là

thày dạy về âm nhạc, còn mẹ là người chơi đàn piano có tài. truyền thống âm nhạc của

gia đình đã ảnh hưởng tới sự nghiệp của bizet sau này. những bài học piano đầu tiên của

bizet là với mẹ của mình; đến 10 tuổi bizet đã thi vào nhạc viện paris và học suốt trong 9

năm cả về piano và sáng tác. thày dạy của bizet ở nhạc viện là những giáo sư có tên tuổi

zimmermann, marmontel, benoist và halévy nhưng người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới con

đường sáng tác của bizet là gounod. những năm tháng học ở nhạc viện bizet đã sáng tác

nhiều tác phẩm như giao hưởng c dur, cantate, tiểu phẩm piano, romance, tác phẩm hợp

xướng và nhạc kịch hài hước: ngôi nhà của bác sĩ... tuy nhiên, lúc này khả năng của bizet

về piano trội bật hơn. những năm tháng này bizet quen biết một nghệ sĩ violon tây ban

nha nổi tiếng là pablo sarasate, người đã cho ông nghe nhiều làn điệu dân ca độc đáo của

tây ban nha, của những người digan và để lại những ấn tượng mạnh đối với bizet.

Tác phẩm tốt nghiệp nhạc viện của bizet, bản cantate clovic và clotida viết năm

1857 đã nhân được giải thưởng rome. cùng lúc với tác phẩm này là operette bác sĩ mirak,

mà bizet đã chia giải thưởng với lecocq trong concour offenbach.

Bizet là nhạc sĩ đa tài. ông có khả năng đọc tổng phổ dàn nhạc nhẹ nhàng trên đàn

piano với trí nhớ âm nhạc tuyệt vời. bizet không chỉ có tài năng xuất chúng về âm nhạc

mà còn quan tâm và hiểu biết sâu về nhiều lĩnh vực như triết học, văn học, nghệ thuật tạo

hình và sân khấu.

Page 63: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

63

Với giải thưởng rome, bizet được tới ý để học tập và nghiên cứu âm nhạc. tại đây,

bizet bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của các tượng đài cổ đại, đi thăm các bảo tàng; nghiên cứu và

đi nghe hoà nhạc.

Ở ý, bizet đã gần gũi với e. guiraud nghệ sĩ piano, nhà soạn nhạc người pháp và

sau này là giáo sư nổi tiếng của nhạc viện paris. quan điểm nghệ thuật chung của họ đã

làm cho họ liên kết với nhau trong toàn bộ cuộc đời. thời gian này, bizet làm việc rất

căng thẳng; nghiên cứu văn học và lịch sử nghệ thuật, nhiều suy tư cho tác phẩm xuất

hiện trong thời gian này như hài nhạc kịch don prokopio và giao hưởng vasco de gama.

Năm 1860, bizet trở về tổ quốc nhưng lúc này là những năm bắt đầu của cuộc đấu

tranh. số phận của ông cực nhọc, nhưng lao động không ngưng nghỉ. bizet đã phải dạy

đàn piano, đệm đàn và sáng tác nhạc giải trí để có ăn và để sáng tạo tiếp tục.

Năm 1863, vở nhạc kịch những người mò ngọc trai được công diễn. để khắc phục

tính quy tắc và hiệu quả trang trí của nhạc kịch lớn, bizet đã thể hiện những tình cảm

mạnh mẽ và tình yêu trong âm nhạc có giai điệu rõ ràng. song, chất lượng của vở nhạc

kịch này còn yếu nên nhanh chóng không còn xuất hiện trên sân khấu.

Năm 1867, bizet hoàn thành nhạc kịch cô gái đẹp thành perth. trong đề tài thời

trung cổ, bizet được cổ vũ bởi hình tượng của quần chúng nhân dân. các cảnh nhân dân

và những yếu tố kịch đã tạo nên những đặc điểm tâm lý được phát triển trong nhạc kịch.

bản giao hưởng suy nghĩ ở rome được hoàn thành là fantaisie giao hưởng hồi tưởng về

rome (1868), bizet còn viết những tác phẩm cho piano, cải biên nhạc hát cho piano dưới

tiêu đề nghệ sĩ piano - ca sĩ. trong đó, đặt ra vấn đề quan trong để đạt tới tính ca xướng

của nhạc đàn.

Sáng tác trong những năm 70 của bizet đã thể hiện sự già dặn và điêu luyện trong

nghệ thuật của mình.

Năm 1873, ông đã viết ouverture “tổ quốc” bằng tất cả tình cảm yêu nước nồng

cháy của mình; tiếp đến là vở nhạc kịch dở dang don rogrigo hoàn thành cùng năm 1873,

mà nhân vật chính là người giải phóng nhân dân. trong thẩm mĩ của bizet hình thành

phản đề điển hình: hạnh phúc và chủ nghĩa lạc quan - nỗi đau khổ sâu sắc và tính bi

thảm. mục đích nghệ thuật của ông là phải nêu lên được tính hiện thực sâu sắc trong cuộc

sống. trong cao trào văn hoá dân tộc, khi nhiệm vụ của văn hoá pháp trong một số lĩnh

vực đã hiện thực hoá rõ ràng, thì bizet đã đưa nhạc kịch pháp đến với quan điểm của văn

học. sáng tác cuối của bizet, nhạc kịch carmen đã gần với chủ nghĩa hiện thực. năm 1871

còn xuất hiện nhạc kịch một màn djamiled, trong đó đã thể hiện chính xác số phận của

con người và những cảm xúc trữ tình.

Năm 1872, bizet viết nhạc cho vở kịch nói của a. dode “l’ arlésienne” trong đó

miêu tả cuộc đời người nông dân phía nam nước pháp, trong tình yêu bi thảm, trong thế

giới nội tâm phức tạp, phong phú của nhân vật chính và sự xung đột của tình cảm rộng

lớn. đó là chủ đề lớn về cuộc sống của quần chúng, mà ông lý giải một cách lạc quan.

mặc cho nỗi đau khổ của con người và số phận bi thảm của con người; cuộc sống vẫn còn

đầy sức mạnh với niềm vui và sự sáng sủa. bizet đã thể hiện nội dung của vở kịch trội bật

trong âm nhạc. ông tạo ra cảnh rộng lớn của cuộc sống và âm nhạc thấm đượm những bài

Page 64: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

64

ca, điệu nhẩy dân gian. âm nhạc cho vở kịch nói này như thể hiện những thành tựu có

tính hiện thực của tác giả. sau này, bizet đã soạn lại và sắp xếp âm nhạc của l’ arlesienne

thành hai tổ khúc, trong đó tổ khúc thứ hai do guiraud hoàn thành tiếp sau khi bizet qua

đời. sau này l’arlesienne được công chúng có khuynh hướng dân chủ đánh giá cao. thời

gian này bizet đã viết 12 tiểu phẩm cho piano 4 tay trên chủ đề của thế giới trẻ thơ, một

số trong đó được soạn cho dàn nhạc trong tổ khúc giao hưởng nhỏ “trò chơi trẻ em”. từ

thành công trong âm nhạc l’ arlesienne, bizet bắt đầu sáng tạo carmen với quan điểm rõ

ràng về những vấn đề thẩm mĩ - nhạc kịch.

2. Ngôn ngữ Âm nhạc.

Nội dung: Có tính hiện thực cao, phản ánh chân thực số phận con người, nói lên ý

trí vươn lên khát vọng tự do. TP Carmen có tính bi kịch nhưng có tính lạc quan.

Ông có nhiều đổi mới trong nhạc kịch:

Dùng thủ pháp cấu trấu theo số mục.

Sử dụng Âm nhạc để dẫn dắt câu truyện và kết nối các tiết mục: các khúc mở màn

TP, các màn, nối các tiết mục các khúc aria, hát nói để liên kết các mục...

Dùng nhạc để báo trước tình huống kịch, sử dụng phong phú nhuần nhuyễn thể

hành khúc và các khúc Valse.

Hợp xướng trẻ em và cảnh đông người giữu vai trò quan trọng trong thủ pháp sáng

tác.

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.

Sáng tác cho Piano và dàn nhạc; 12 tiểu phẩm 4 tay cho trẻ em.

Giao hưởng Cantat: Vaxco Der Gama.

Sáng tác cho kịch.

Nhạc kịch carmen, bizet bắt đầu viết từ năm 1873 và hoàn thành năm 1874. đề tài

của carmen dựa trên truyện ngắn cùng tên của nhà văn pháp prosper mérimée. hai nhân

vật chính khi chuyển sang kịch bản nhạc kịch đã bổ sung những đường nét mới. trong tác

phẩm của mérimée hoze là một tên cướp khét tiếng, thô lỗ, cục cằn; còn carmen là cô gái

tinh ranh, láu cá hay ăn cắp. khi chuyển sang nhạc kịch hoze là người lương thiện, tử tế

biết trọng danh dự nhưng nhu nhược nên bị mua chuộc và dẫn tới tấn bi kịch; còn nhân

vật carmen là cô gái sôi nổi, có tình yêu phóng khoáng nên số phận của cô là bi kịch.

nhân vật carmen là nhân vật của mẫu hình mới chưa gặp trong nhạc kịch. cô ta có tình

yêu tự do, có ý chí và độc lập trong tình cảm, sinh động và luôn thay đổi tâm trạng nhưng

mạnh mẽ trong cách sống tự hào và dũng cảm. bizet đã tạo cho hình ảnh của carmen

không chỉ là cuộc sống cá nhân mà còn nhấn mạnh những đường nét có tính nhân dân

của cô. trong kịch bản bổ xung sự khắc hoạ rõ nét, tính chất thơ mộng hình ảnh anh

chàng đấu bò escamilo và cô thôn nữ micael, nhân vật tương phản với hình tượng của

nhân vật chính và được khắc hoạ với tính chất đơn giản và tính trữ tình. tính độc đáo cho

sân khấu nhạc kịch không chỉ là hình ảnh của carmen, mà còn có mặt của những tập thể -

công nhân, những người lính, những người bán hàng. những tầng lớp thấp này chưa bao

giờ được tiếp nhận là các nhân vật trong nhạc kịch của luân lý tư sản thành thị.

Page 65: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

65

Song, đường nét kịch nền tảng của nhạc kịch là sự bi thảm của hai nhân vật

carmen và hoze. tài năng của bizet đã biết phát triển kịch dựa trên những cảnh rộng hơn

trong cuộc sống để nêu ra tính bi thảm trong sự sục sôi bão tố và sự đa dạng của thực tại

hiện thực. bizet sáng tạo độc đáo theo sự chính xác của mình các cảnh nhân dân và các

cảnh trực tiếp của cuộc sống như cảnh đổi gác của đội vệ binh và hành khúc tuỳ tùng của

trẻ em; bức tranh sinh động của người bán hàng; tốp người thách thức, khiêu khích của

công nhân sau sự đánh lạc hướng; không khí quán rượu nơi tập trung những người dân

giã, trạm của người buôn lậu và sự vui vẻ, ồn ào... khắp nơi cảm thấy nhịp sống chân

thực vang lên khắc nơi. bizet đã đề cập mạnh tới cuộc sống và thấm đượm những mặt bi

thảm của đời sống con người nhưng khác ở chỗ ông không giới hạn nội dung của nhạc

kịch trong nỗi bi thảm tối tăm. vì vậy, vở nhạc kịch không dẫn tới sự bế tắc mà ngược lại

trong đó vẫn vang lên tư tưởng nhân văn lớn lao của cuộc sống không đạt tới chiến thắng.

với sự suy nghĩ như vậy, nhạc kịch đã bổ sung những âm thanh lạc quan.

Hình thức của carmen, được viết theo truyền thống của thể loại comique - tiết mục

âm nhạc luôn phiên với đối thoại; sau khi tác giả qua đời; guiraud đã thay bằng hát nói.

vở nhạc kịch cấu trúc theo tiết mục, nhưng tính bi thảm được phát triển sinh động dẫn tới

những cảnh kịch tính căng thẳng; trong đó, ranh giới giữa các tiết mục bị lu mờ, và kết

quả dẫn tới hình thức được xây dựng khái quát, tổng thể với sự phát triển kịch tính - giao

hưởng phức tạp.

Vở nhạc kịch mang màu sắc dân tộc tây ban nha với âm điệu và tiết tấu của âm

nhạc dân gian tây ban nha làm chất liệu cho sự hình thành các chủ đề âm nhạc; bởi câu

chuyện xẩy ra ở thành phố sevil. đó là các tiết mục habanéra trong màn i và introduction

của màn bốn.

Hành khúc và điệu nhẩy của người digan cũng được thực hiện rộng rãi trong nhạc

kịch. tính chất tiết tấu hành khúc được viết trong hợp xướng của những người lính, phần

của trung sĩ và hợp xướng trẻ em ở màn i; mở đầu của màn ii và trong couplet của người

đấu bò ở màn này.

Trong việc sử dụng nhiều lần hành khúc vẫn không tạo nên sự đơn điệu mà ngược

lại bizet đã thay đổi bằng âm sắc các nhạc cụ một cách chính xác để biểu hiện phù hợp

với sự phát triển trong từng màn.

Những bài ca và những điệu nhẩy của những người digan ở màn ii và màn iii đã

đem tới màu sắc độc đáo. bizet đã tạo nên đặc tính về âm nhạc của các hình tượng để

phản ánh màu sắc tâm lý khác nhau trong tình cảm của họ trong quá trình phát triển. nhân

vật carmen nổi bật với tính sinh động nhất. giai điệu có tính chất nhẩy múa nhấn mạnh

tính chất dân tộc của cô ta và làm cho hình ảnh của carmen rất hiện thực và sinh động.

nhưng trong quá trình phát triển của kịch, còn xuất hiện những giai điệu biểu hiện tính ca

xướng, thể hiện thế giới nội tâm của nữ nhân vật này như duo với escamilo ở màn iii; và

duo với hoze, trong cao trào của nhạc kịch ở màn iv. và hình tượng của carmen dần dần

trở thành kịch tính.

Page 66: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

66

Ở tác phẩm này bizet đã sử dụng âm hình chủ đạo cho tính cách nhân vật. âm hình

chủ đạo, biểu hiện tình yêu định mệnh vang lên trong ouverture. âm điệu quãng hai thứ

tạo cho chủ đề một màu sắc dân tộc (người digan) độc đáo:

Âm hình chủ đạo này vang lên rất độc đáo trong lần xuất hiện đầu tiên của

carmen; và còn một số lần cuối và kết của nhạc kịch.

Khúc ouverture có sự sinh động đặc biệt, được xây dựng trên hai chủ đề chính với

tính chất hành khúc.

Chủ đề một như biểu không khí ngày hội trong đất nước tây ban nha, thành phố

sevil.

Chủ đề hai là giai điệu couplet của người đấu bò; giữ vai trò của âm hình chủ đạo:

Âm hình chủ đạo bi thảm của số phận ở cuối ouverture là tương phản với tính chất

sinh động, nghị lực của hai chủ đề trên (xem ví dụ 212).

Ở vở nhạc kịch này, dàn nhạc giữ vai trò rất lớn. các đoạn giao hưởng, các đoạn

tấu lúc đóng màn trước mỗi màn đã bổ sung cho nội dung chung. tài năng phối khí của

bizet trong nhạc kịch này đã thể hiện sự xuất sắc điêu luyện trong việc sử dụng tổng hợp

pha trộn màu sắc nhạc cụ. tính phong phú về giai điệu của carmen rất độc đáo không chỉ

trong phần thanh nhạc, mà cả trong phần dàn nhạc. nhân tố quan trọng cho sự tạo màu

của nhạc kịch là hoà âm.

Sự thống nhất giữa giai điệu, hoà âm, phối khí gây nên những ấn tượng lạc quan

của nhạc kịch, và đưa ra quan niệm cuộc sống không chỉ có những khía cạnh bi thảm mà

còn có vẻ đẹp và sự rực rỡ của nó.

Tuy nhiên, buổi trình diễn đầu tiên năm 1875, carmen không được khán giả đón

nhận. nhưng về sau đã được đánh giá đúng từ những người cùng thời vĩ đại của bizet,

giữa những người ca ngợi phải kể đến tschaikowsky. và được công chúng không chỉ

trong nước pháp, mà nhiều nước đã ca ngợi tác phẩm này cho tới ngày nay.

Tài liệu tham khảo: Trương Nguyệt Ánh: Trích giảng Âm nhạc Châu âu – Nửa

cuối thế kỷ XIX.

Page 67: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

67

Page 68: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

68

Bài 15: Nhà soạn nhạc Bedrich Smetana

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Bedrich Smetana.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

B.smétana là nhà soạn nhạc, chỉ huy, nghệ sĩ piano, nhà hoạt động xã hội về âm

nhạc với tinh thần yêu nước nhiệt tình. ông đã cống hiến tất cả sức lực của mình cho tổ

quốc và nhân dân. âm nhạc của ông thấm đượm từ chủ nghĩa yêu nước tha thiết và biểu

hiện chủ nghĩa lạc quan, niềm tin vững chắc vào tương lai. smétana đã khái quát và phát

triển truyền thống đạt tới tính chuyên nghiệp của âm nhạc tiệp khắc ở trình độ của nền

âm nhạc kinh điển tây âu. ông đã khẳng định đặc điểm dân chủ, dân tộc, đa dạng của âm

nhạc tiệp khắc trong âm nhạc giao hưởng, nhạc kịch, thính phòng, piano và hợp xướng.

ông đã sáng tạo nghệ thuật biểu hiện những khuynh hướng có ý nghĩa nhất của nhân dân

tiệp khắc - yêu tự do, dân chủ.

1. cuộc đời và sự nghiệp

B.smétana sinh ngày 02 tháng 03 năm 1824 ở litomysl trong tầng lớp tiến bộ, được

giáo dục trong tinh thần yêu tự do, dân chủ. smétana nghiên cứu lịch sử dân tộc và đời

sống của nhân dân. gia đình smétana quan tâm tới các sự kiện cách mạng không chỉ của

tổ quốc mà cả các đất nước láng giềng. các sự kiện ấy giữ vai trò quan trọng cho sự hình

thành ý thức người công dân ở nhạc sĩ.

Ngay từ những năm ấu thơ, những bài ca, điệu nhảy dân gian ở nông thôn đã gây

cho ông những ấn tượng mạnh mẽ và được giữ lại trong suốt cuộc đời sáng tạo của mình.

gia đình smétana thường tổ chức các buổi hòa nhạc. năm 4 tuổi, học violon, sau một năm

đã tham gia biểu diễn bản tứ tấu của haydn; 6 tuổi đã biểu diễn piano trước công chúng

và đã có những tác phẩm đầu tay đơn giản. khả năng âm nhạc của smétana nổi bật như

một nghệ sĩ piano. những sáng tác đầu tay là những điệu nhảy polka, những khúc galop

và những điệu nhảy phong tục khác. smétana rất quan tâm đến nền văn hóa âm nhạc quê

hương và tự nghiên cứu với các hoạt động của các nhà thức tỉnh và với những nhạc kịch

đầu tiên của tiệp. đồng thời ông còn nghiên cứu học tập những tác phẩm của nền cổ điển

thế giới.

Trong những năm thứ 40, smétana đã giành tất cả thời gian cho âm nhạc. ông đã

đến praha và học với một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của tiệp là j.prokch. đến 24 tuổi,

smétana đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn piano và sự hiểu biết về sáng tác. từ

đó, smétana đã đi biểu diễn tại nhiều nơi của tiệp, được công nhận như một nghệ sĩ piano

tài năng.

Từ năm 1848, các sự kiện cách mạng tới gần, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở praha. với

tình cảm cách mạng, yêu nước, smétana đã sáng tác nhiều tác phẩm như hợp xướng khúc

ca tự do. đồng thời smétana còn tham gia vào các hoạt động xã hội. với sự giúp đỡ của

liszt, ông đã mở trường âm nhạc của tiệp và sau đó còn tổ chức và chỉ huy các buổi hòa

Page 69: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

69

nhạc ở praha, tiếp theo là hội khuyến nhạc. smétana là người đặt nền móng cho sự nghiệp

hòa nhạc ở tiệp, tổ chức và lãnh đạo các hợp xướng phổ biến rộng rãi.

Sáng tác trong thời kỳ này là liên khúc polka, giữa chúng là hành khúc sinh viên,

hành khúc cận vệ quốc tế, khúc ouverture hân hoan, giao hưởng huy hoàng edur…

những năm tháng ở thụy điển, sau những vụ khủng bố, bắt bớ các lực lượng dân chủ, ông

đã viết ba bản thơ giao hưởng đầu, trong đó đã thể hiện những ảnh hưởng của liszt, bởi

giữa hai người có quan hệ tình thân gần gũi- richard iii, mặt trận wallenstein và hakon

jarl. smétana luôn nghĩ về tổ quốc của mình, được thể hiện trong liên khúc piano hồi

tưởng về nước tiệp; và sau sự ra đi vĩnh viễn của người vợ và con gái, với nỗi đau đớn vô

bờ ấy được biểu hiện trong bản trio bi thảm gmoll.

Trở về tổ quốc vào những năm 60, smétana trở thành người lãnh đạo trụ cột của

phong trào âm nhạc của nhân dân tiệp và dần được công nhận là nhà soạn nhạc dân tộc.

năm 1862, khai trương nhà hát, smétana đã chỉ huy ở nhà hát này trong một thời gian dài

và đã viết những vở nhạc kịch đầu tiên của mình. năm 1863, hoàn thành vở nhạc kịch

những người brandebourg ở tiệp trong đó ca ngợi tinh thần yêu nước, phản ánh cuộc

đấu tranh giành độc lập dân tộc ở thế kỷ xiii. tiếp theo là vở hài nhạc kịch bán vợ chưa

cưới, vở dalibor (1887), libuse (1870-1872). sau đó smétana đã viết một vài vở comique

như hai quả phụ, cái hôn, bí mật. trong những năm 80, bản nhạc kịch cuối cùng là bức

tường quỷ (1882).

Những tác phẩm lớn tiếp theo smétana viết trong tình trạng sức khỏe nặng nề vì

ông bị điếc rất nặng, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện từ năm 1874. tứ tấu trong cuộc đời

tôi viết năm 1876 đã thể hiện nỗi đau khổ của con người; tuy nhiên chương iv- chương

kết rất sáng sủa, trong đó vang lên điệu nhảy dân gian folka.

Liên khúc giao hưởng thơ tổ quốc tôi bắt đầu từ năm 1874 đã thể hiện tình yêu của

nhạc sĩ - nhà yêu nước đối với đất nước mình. đến năm 1879, ông hoàn thành bộ thơ giao

hưởng này, gồm sáu bản với tiêu đề riêng của từng bản, là tác phẩm nổi tiếng nhất của

ông, là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất của thể loại giao hưởng có tiêu đề của

thế giới.

Cũng trong thời gian này, smétana viết vũ khúc tiệp cho đàn piano gồm 14 bản,

được đánh giá rất cao và mang đậm chất âm nhạc dân tộc tiệp. tiếp theo là bản tứ tấu số 2

và tổ khúc giao hưởng carnaval tiệp.

Smétana còn là tác giả của những tác phẩm cho thanh nhạc: hợp xướng, ballade

thanh nhạc, liên ca khúc…

Smétana là một trong những nhà soạn nhạc lớn của thế kỷ xix, luôn giữ được tính

lạc quan và sự sống động, niềm tin và sức lực của con người. ông là người đặt nền móng

cho nền âm nhạc của tiệp theo con đường hiện thực, dân tộc.

2. Ngôn ngữ Âm nhạc.

Đề tài: anh hùng, dân tộc.

Nội dung: Tình yêu tổ quốc, thể hiện tính hiện thực, tính nhân dân.

Chất liệu ÂN: Khai thác chất liệu âm nhạc dân gian, ngôn ngữ Tiệp.

Page 70: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

70

Ông là nhạc sỹ cổ điển đầu tiên của Tiệp.

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.

Tác phẩm của smétana gồm đủ các thể loại nhưng hai lĩnh vực nhạc kịch và giao

hưởng có tiêu đề đạt tới những đỉnh cao không chỉ với nền âm nhạc tiệp mà còn được thế

giới công nhận.

Smétana đã tiếp nối, kế thừa truyền thống âm nhạc của tiệp và những thành tựu

nhạc kịch của các nhà soạn nhạc trước ông. nhạc kịch của smétana đã thể hiện rõ tính dân

tộc, dân chủ, hiện thực; phản ánh những sự kiện, những vấn đề đòi hỏi của thời đại. nhân

vật trong các nhạc kịch của smétana là những con người bình dị, những anh hùng lịch sử

gần với đông đảo quần chúng. nhạc kịch của ông theo hai dòng - anh hùng lịch sử và hài

hước. thể loại hài hước trong những vở nhạc kịch của smétana đạt tới trình độ "séria", bởi

lẽ không chỉ để mua vui mà với ý nghĩa xã hội sâu sắc, lên án những thói ích kỷ, tham

lam; những thói hư tật xấu của bọn quý tộc… vì vậy trong cơ cấu của nhạc kịch, thường

sử dụng những tiết mục tập thể và nhân vật chính là gắn bó với cảnh quần chúng. hát nói

có liên quan đến đặc điểm ngôn ngữ xa xưa của dân tộc.

Nhạc kịch bán vợ chưa cưới hoàn thành năm 1866, loại hài nhạc kịch; dựa theo

kịch bản của nhà văn tiệp karensabina. smétana đã mở ra giai đoạn cổ điển, trong sự phát

triển của nhạc kịch tiệp. bán vợ chưa cưới được phổ biến rộng rãi và chiếm được vị trí

lớn trong nền nhạc kịch thế giới. ông viết tác phẩm trong thể loại hài hước sinh ra từ

truyền thống phong tục và tạo thành nhạc kịch dân tộc. nhạc sĩ đã khắc họa tính dân gian

điển hình với sự giản dị, tươi mát, thấm đượm âm điệu, biến tấu, ngôn ngữ âm nhạc dân

gian. tính hiện thực được xuất hiện trong các cảnh quần chúng, là những bức tranh sinh

động của làng quê tiệp. trong tất cả các màn, smétana tạo nên những điệu múa điển hình

của tiệp như điệu polka ở màn i, furiant ở màn ii và skotchna ở màn iii.

Vở nhạc kịch mở đầu bằng khúc ouverture do dàn nhạc tấu như miêu tả những

trạng thái tình cảm của các nhân vật trong cuộc sống thường nhật ở nông thôn tiệp.

Chủ đề chính của ouverture được hình thành theo phong cách phức điệu:

Hình ảnh nhân dân được đưa vào hợp xướng của màn i và trong hợp xướng kết

của màn III.

Trong các giai điệu phong phú của vở kịch là sự biểu hiện tính trữ tình nội tâm

cũng như tính hài hước, nhẹ nhàng, dân gian. giai điệu ấy không chỉ ở phần của thanh

nhạc mà cả ở phần của dàn nhạc. dàn nhạc cũng có những giai điệu trữ tình và hài hước.

Theo kịch bản bán vợ chưa cưới, thoạt đầu là vở nhạc kịch chỉ có một màn, năm

1966 mở rộng thành hai màn, năm 1869, ông lại bổ sung và mở rộng thành ba màn. năm

1870, smétana đã thay những chỗ nói thường sang loại hát nói. tác phẩm nổi tiếng thế

giới; bởi đã thể hiện được nội dung với niềm lạc quan và có tính hiện thực; đồng thời còn

thể hiện được sự đấu tranh cho nền nhạc kịch dân tộc của tiệp.

Trong toàn bộ tác phẩm viết cho giao hưởng, liên khúc giao hưởng thơ tổ quốc tôi

chiếm một vị trí trung tâm của smétana.

Page 71: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

71

Liên khúc giao hưởng thơ tổ quốc tôi (được sáng tác từ 1874 - 1879) là một liên

khúc gồm 6 giao hưởng thơ, mỗi bản có một nội dung tiêu đề riêng, nhưng chúng đều có

sự liên quan theo ý đồ chung của toàn bộ liên khúc.

Thơ giao hưởng i - thượng thành là khúc mở đầu sử thi vĩ đại - bức tranh quá khứ

huyền thoại, hình tượng tự hào của thành phố ngai vàng và những dải đất mênh mông của

đất nước tiệp được tái hiện lại. ca sĩ huyền thoại loumir với âm thanh nhạc cụ dây cổ-

varito đã kể về quá khứ hùng vĩ đó. ngay từ những nhịp đầu, chủ đề thượng thành vang

lên ở hai đàn harpe (gần với nhạc cụ cổ). chủ đề này có đặc điểm của ca sĩ hiệp sĩ, với

tâm trạng sáng sủa, hào hứng và tính chất tự hào.

Chủ đề hai như miêu tả những dải đất mênh mông của đất nước tiệp, do kèn cor và

bộ gỗ trình bày, có tính chất trữ tình lãng mạn xa xôi.

Thượng thành được cấu trúc gồm ba phần, phần đầu và phần cuối hình thành trên

hai chủ đề đã nêu ở trên. còn phần giữa là miêu tả các cảch chiến đấu xa xưa của các hiệp

sĩ tạo thành phần tương phản. các chủ đề luôn thay đổi và phát triển, chủ đề 1 có tính

chiến trận, kêu gọi; còn chủ đề hai có tính ca xướng.

Trong khuôn khổ có tính chất ba phần, smétana đã đưa vào nguyên tắc của hình

thức sonate (phần trình bày, phần phát triển và phần tái hiện của sonate allegro). ông đã

tạo ra những hình thức tổng hợp phức tạp. thượng thành là tiêu biểu cho sự bất tử và

vinh quang của tổ quốc.

Thơ giao hưởng ii. vltava là bức tranh về thiên nhiên, về cuộc sống và những hình

tượng ảo tưởng của huyền thoại dân gian. chủ đề nền tảng của vltava giữ vai trò của hạt

nhân âm điệu, từ đó xuất hiện những mô típ còn lại. chủ đề này được nhắc lại, xuất hiện

trong dạng thay đổi và giữ vai trò nổi bật giữa các cảnh - các đoạn chen khác nhau. với

phương pháp ấy, tạo cho thơ giao hưởng này có cấu trúc tổng hợp giữa hình thức rondo

và hình thức sonate.

Trong các đoạn chen - các cảnh riêng biệt là sự liên tiếp con đường chảy của dòng

vltava, từ đầu nguồn qua các thảo nguyên và những cánh đồng, qua những vách đá hoang

dại với những thành quách cổ kính. smétana đã thể hiện hào hứng con sông yêu thích

trong âm nhạc đẻ nói lên lịch sử của dân tộc tiệp. chủ đề vltava là giai điệu rất đẹp, thể

hiện sự ấm áp nội tâm, điển hình của dân tộc slaves. để thể hiện được cảnh sắc thiên

nhiên, ông đã dùng phương tiện biểu hiện có tính hội họa. bắt đầu của tác phẩm khắc họa

hai nguồn của vltava. với thủ pháp đơn giản - mô típ ngắn của flute và bộ dây pizzicato

thể hiện âm thanh từ dòng chảy của hai con sông.

Giữa mô típ này và chủ đề vltava (ví dụ 236) có sự gần gũi về âm điệu (những âm

cơ bản của chủ đề - mi, fa, sol, la, si chứa đựng trong mô típ ngắn).

Thơ giao hưởng III - sarka được viết trên chủ đề trong huyền thoại dân gian tiệp

về cuộc chiến tranh đàn bà. không hài lòng về tình hình phụ thuộc mới, sau việc thành

lập của nhà vua tiệp libucha giao chính quyền cho đàn ông; cuộc chiến tranh đàn bà với

người đứng đầu là sarka tuyên bố cuộc chiến với đàn ông, mà người đứng đầu là hoàng

tử stirad. bị quyến rũ bởi hình ảnh sarka, stirad đã hy sinh trong nỗi đau khổ.

Page 72: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

72

Sarka là bản thơ giao hưởng kịch tính nhất trong toàn bộ liên khúc. đặc điểm sử

thi của hai chủ đề đầu tiên ở đây được thay đổi với nội dung xung đột bi thương. toàn tác

phẩm được phát triển với tốc độ nhanh, căng thẳng. chủ đề với đặc điểm bi hùng và giai

điệu ngâm vịnh của âm hình đảo phách và các dấu lặng điển hình cho hình ảnh của sarka.

bản thơ giao hưởng gồm năm phần, phần trung tâm được mở rộng của cảnh trữ tình giữa

sarka và stirad. những đoạn ngoài cùng có đặc điểm hành khúc.

Thơ giao hưởng IV. từ những ngọn núi và cánh đồng của tiệp là bức tranh về

thiên nhiên và phong tục dân gian tiệp. tác phẩm có cấu trúc tự do, gần với rhapsodie

hoặc fartaisie. hình ảnh về dải đất của tiệp được thể hiện trong hai chủ đề - chủ đề một là

vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống đa dạng của nó. chủ đề hai có tính chất như một bài ca

êm ả, đượm nỗi buồn. sự xuất hiện của đoạn chen là cảnh có đặc điểm của điệu polka, âm

điệu gần với chủ đề một.

Ở bản thơ giao hưởng này, smétana đã sử dụng thủ pháp phức điệu trong cách phát

triển.

Thơ giao hưởng V - tabor là ca ngợi cuộc chiến tranh giải phóng của tiệp ở thế kỷ

xv - xvi và hình ảnh của những người đã bảo vệ giữ gìn quê hương tiệp, được thể hiện

trong chính ca của quân tabor: các người là ai, hỡi các chiến binh thần thánh trở thành

âm hình chủ đạo cho toàn thơ giao hưởng này. cấu trúc của tác phẩm là tổng hợp hình

thức ba phần với những yếu tố của sonate - allegro và monothème. phần thứ nhất là trần

thuật chủ đề cơ bản của chính ca. phần thứ hai có tính chất của phần phát triển, và phần

thứ ba xuất hiện lại chủ đề nhưng có màu sắc bi thương, sau cảnh chiến đấu hi sinh. bản

thơ giao hưởng này có ý nghĩa quan trọng để dẫn tới bản cuối cùng.

Thơ giao hưởng VI - blanik- một trong những huyền thoại dân gian yêu thích của

nhân dân tiệp. theo họ, những anh hùng hútxít không bao giờ chết mà họ chỉ đang ngủ

dưới lòng núi blanik để chuẩn bị đấu tranh về tổ quốc. bản thơ giao hưởng này được xây

dựng bằng các đoạn và thống nhất trong sự phát triển giao hưởng liên tục của chính ca.

các người là ai, hỡi các chiến binh thần thánh. bài chính ca được phát triển biến tấu và

cuối cùng là bài ca hútxít được cải biên trong hành khúc chiến thắng vang lên hùng mạnh

của toàn dàn nhạc. chủ đề chính ca tiếp nhận khuôn khổ lớn với đặc điểm anh hùng.

Trong coda được tổng hợp hình tượng đồ sộ bài ca chiến binh, hútxít với môtíp

thượng thành, tượng trưng cho sự thống nhất giữa vinh quang của quá khứ và tương lai.

Liên khúc giao hưởng tổ quốc tôi của smétana đã khẳng định con đường của nền

giao hưởng tiệp khắc. những truyền thống ấy được nhiều nhạc sĩ tiệp khắc sau ông kế

thừa và phát triển.

Tài liệu tham khảo: Trương Nguyệt Ánh: Trích giảng Âm nhạc Châu âu – Nửa

cuối thế kỷ XIX.

Page 73: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

73

Page 74: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

74

Bài 16: Nhà soạn nhạc Antonin Dvorak (1841- 1904)

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Antonio Dvorak.

Kỹ năng: Nắm được ngôn ngữ âm nhạc và phong cách sáng tác của soạn nhạc

Antonio Dvorak.

A.dvorak cùng với smétana là những người đặt nền móng cho nền âm nhạc kinh

điển của tiệp khắc. đối với lịch sử âm nhạc tiệp khắc, ông được đánh giá là người tiếp

nhận trực tiếp những truyền thống của smétana. sáng tác của ông gồm đủ các thể loại

khác nhau nhưng trội bật nhất và có ý nghĩa nhất đó là đã dựng nên nền giao hưởng của

tiệp tới trình độ kinh điển của tây âu. dvorak đã giành tất cả sức lực của mình cho sự phát

triển của nền âm nhạc tiệp đậm bản sắc dân tộc. ông còn là thầy dạy của nhiều thế hệ

nhạc công, nhà soạn nhạc trẻ tuổi của tiệp và đã bảo vệ những nguyên tắc dân chủ, nhân

dân trong nghệ thuật.

Sáng tác của dvorak thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt và gắn với phong trào

giải phóng của nhân dân mình trong thế kỷ xix. tác phẩm của ông dù là viết cho nhạc

kịch, giao hưởng, nhạc thính phòng hay cho thanh nhạc đều giàu chất giai điệu, tràn đầy

sự tươi mát trên cơ sở của nền dân ca, dân vũ phong phú của tiệp. âm nhạc của ông đã

khắc họa bức tranh thiên nhiên tuyệt vời của đất nước, những hình ảnh về quá khứ anh

hùng, sự phong phú về tâm hồn của con người biểu hiện chủ nghĩa lạc quan, có tính nhân

văn.

1. cuộc đời và sự nghiệp

A.dvorak sinh ngày 08 tháng 09 năm 1841 tại làng negalozeves bên bờ sông vltava

gần thủ đô praha. ông lớn lên ở nông thôn và đã tìm thấy sự phong phú kỳ lạ của những

bài ca, điệu nhảy dân gian. từ nhỏ, dvorak đã có năng khiếu âm nhạc, lúc đầu học violon

rồi đến viola và organ. ông đã hiểu thấu đáo truyền thống dân tộc và nền văn hóa âm

nhạc tiệp. những thể nghiệm sáng tác đầu tay là những khúc nhạc đàn nhỏ dựa trên những

bài ca và điệu nhảy dân gian.

Năm 1857, học ở trường dạy chơi đàn organ ở praha, nơi ông đã đạt những thành

tích xuất sắc trong cả lĩnh vực lý thuyết và cả nghệ thuật đàn organ, piano và viola. sau

khi tốt nghiệp, dvorak được nhận vào chơi viola trong dàn nhạc nhà hát lâm thời. đầu

những năm 60, dvorak gần gũi với smétana và tham gia vào buổi biểu diễn tác phẩm nhạc

kịch và giao hưởng của ông. đối với dvorak, những tác phẩm của smétana là mẫu mực

cho sự tìm tòi sáng tạo. song để thực hiện những khát vọng nghệ thuật của mình, dvorak

phải trải qua con đường sáng tạo khó nhọc, căng thẳng. những tác phẩm thời kỳ đầu làm

cho ông không hài lòng và đã hủy bỏ phần lớn trong số đó mà ông đã viết trong những

năm 60. giữa những tác phẩm ấy là hai ouvertune cho dàn nhạc, messa và những tác

phẩm thính phòng. hai bản giao hưởng thời kỳ đầu, xuất bản năm 1865, ngẫu nhiên còn

được giữ lại. khi ấy, dvorak đã viết cả liên khúc kiparisi mà sau này khi xuất bản đã sửa

Page 75: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

75

lại. song, những sáng tác thời kỳ đầu đã chứng tỏ quá trình căng thẳng trong sự tìm tòi

sáng tác của dvorak.

Nững năm 70, dvorak đã thể nghiệm vào lĩnh vực sáng tác nhạc kịch với vở nhạc

kịch đầu tiên alfred nhưng cũng không làm ông hài lòng.

Những sáng tác trong những năm 70 đã thể hiện rõ sự phát triển và mối quan hệ

chặt chẽ với nhân dân của dvorak. bản cantat chính ca, tác phẩm đồ sộ cho sự hợp xướng

hỗn hợp, và dàn nhạc giao hưởng trên chủ đề của cuộc đấu tranh giải phóng vang lên lời

kêu gọi tinh thần yêu nước đối với nhân dân. trong ba vở nhạc kịch ông vua và người thợ

mỏ, người ngang bướng, và người nông dân khôn ngoan, dvorak đã tiếp tục đường nét,

phong tục- dân gian trong nhạc kịch tiệp. nhạc sĩ đã đổi mới những truyền thống dân tộc

cả trong nhạc kịch anh hùng- yêu nước vanda. nếu như trong lĩnh vực nhạc kịch đã biểu

hiện ý thức của một người công dân yêu nước của nhạc sĩ thì trong các lĩnh vực khác

được hoàn thành trong giai đoạn này như trio clavir, tứ tấu dây, concerto piano… đã thể

hiện những tìm tòi sáng tạo của dvorak. tâm trạng này tìm thấy sự đáp lại cả trong

oratorio lớn stabat mater, tứ tấu rê thứ tặng brahms, hoàn thành năm 1877.

Cuối những năm 70, sự nổi tiếng của dvorak là một nhà soạn nhạc thiên tài, đặc

biệt với liên khúc đầu vũ khúc slaves (1878, liên khúc thứ hai hoàn thành năm 1886). vũ

khúc slaves đã khái quát những tính chất dân tộc điển hình nhất của nền dân gian của

người slaves. năm 1879, dvorak còn thể hiện những tính chất ấy trong tổ khúc tiệp. hàng

loạt các tác phẩm giao hưởng và nhạc đàn khác là những cảnh phong tục dân gian như tứ

tấu esdus (1879), dumka.

Những sáng tác cho giao hưởng trong những năm 80 đã đem lại những thành tựu

lớn cho vinh quang của dvorak nói riêng và cho nghệ thuật giao hưởng tiệp nói chung,

sánh ngang với nghệ thuật tây âu. ông đã viết 9 bản giao hưởng nhưng chỉ công bố 5 bản,

vì vậy bản số 9 là bản số 5.

Giao hưởng của dvorak đã thể hiện thế giới phong phú của các hình tượng nhân

vật quá khứ, bức tranh thiên nhiên và cuộc sống đấu tranh anh hùng. giao hưởng của ông

chứa đựng nội dung cảm xúc đa dạng, phản ánh những khát vọng tự do của nhân dân

tiệp.

Những năm 90, dvorak đi biểu diễn ở nhiều nước với tư cách là nhà chỉ huy-

moscou, peterbourg, london, berlin, budapest, new york… năm 1890, dvorak dạy sáng

tác ở nhạc viện praha, và có gần 3 năm sang new york chỉ huy dàn nhạc và giám đốc

nhạc viện ở đây (1892-1895).

Sáng tác của nhạc sĩ trong những năm tiếp theo đạt những thành tựu kinh điển

trong các thể loại. những hình thức lớn- oratorio sainte ludmila, messa và réquieme…

Đỉnh cao trong sáng tác của dvorak đạt được trong những năm 90 là giao hưởng số

5 thế giới mới, concerto cho violoncelle; nhạc kịch roussalka, các ouverture có tiêu đề

giữa thiên nhiên, carnaval, othello; một số thơ giao hưởng, những tứ tấu dây, sonate

cho violon và piano… tiếp theo là hai nhạc kịch con quỷ và catherine (1988) viết trên

chủ đề truyền thuyết dân gian tiệp và armida là sử dụng poỗme của nhà thơ thời phục

hưng tasso.

Page 76: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

76

Dvorak mất năm 1904 khi nhạc kịch armida được tiếp nhận ở nhà hát dân tộc ở

praha.

2. Ngôn ngữ Âm nhạc.

Những tác phẩm của dvorak đã khẳng định tính đặc sắc và ý nghĩa thế giới của âm

nhạc tiệp khắc. những chủ đề về tổ quốc về thiên nhiên tiệp và quá khứ của slaves được

phát triển rộng rãi trong sáng tác của ông. ít ai có thể sáng tác và nắm vững mọi hình thức

thể loại với một di sản đồ sộ như dvorak. tác giả của 10 vở nhạc kịch, nhiều cantat và

oratorio, 9 giao hưởng, 3 concerto cho nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc (piano,

violon,violoncelle), nhiều ouverture, rhapsodie, vũ khúc (trong đó có 2 liên khúc vũ khúc

slaves), 5 giao hưởng thơ, 15 tứ tấu dây, 5 ngũ tấu, 6 tam tấu và nhiều tác phẩm thính

phòng khác.

Giai điệu đẹp, phóng khoáng và biểu hiện chi tiết các cảm xúc khác nhau. sử dụng

hòa âm một cách chi tiết để hỗ trợ cho giai điệu và hình tượng; ưa dùng lối bè tông. sáng

tác của dvorak tràn đầy tính trữ tình đa dạng để thể hiện cảm xúc nội tâm của con người.

Dvorak thường ít sử dụng tiêu đề, tuy nhiên âm nhạc của ông biểu hiện những hiện

tượng và những hình tượng rõ ràng mang tính hiện thực cao. một số ít có sử dụng tiêu đề

nhưng khác với quan điểm của liszt và wagner.

Dvorak đã tiếp tục con đường của smétana, sử dụng âm điệu, tiết tấu điển hình của

các làn điệu dân ca, dân vũ của tiệp và của người slaves nói chung. khác với smétana,

ông ít tham gia vào các hoạt động xã hội mà giành tất cả sức lực cho sáng tác và chỉ huy;

đồng thời còn là nhà sư phạm. bằng tất cả trái tim và sự suy nghĩ của mình giành cho đất

nước tiệp thân yêu của ông.

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.

Thể loại giao hưởng đã thu hút nhiều sức lực của dvorak, đạt được những thành

tựu đặc biệt lớn lao của nền giao hưởng châu âu. từ năm 1865-1893, dvorak đã viết 9 bản

giao hưởng, tuy nhiên 4 bản đầu không công bố khi nhạc sĩ còn sống.

Bản giao hưởng cuối cùng hoàn thành năm 1893 khi dvorak sống ở mĩ là tác phẩm

xuất sắc nhất có tên gọi là thế giới mới.

Bản giao hưởng thế giới mới emoll là bản số 5 hay số 9 nếu tính cả bốn bản đầu.

thế giới mới được coi là một trong những bản giao hưởng xuất sắc nhất của nền giao

hưởng châu âu nửa cuối thế kỷ xix. giao hưởng thế giới mới có tính kịch sâu sắc giống

như giao hưởng số 3, số 4 của brahms, cũng giao hưởng số 5, số 6 của tchaikovsky.

Những năm tháng sống xa quê hương, làm việc tại new york, dvorak có dịp nghiên

cứu sử thi và âm nhạc dân gian của người da đỏ và cả nền âm nhạc của người da đen. nỗi

nhớ da diết về quê hương nước tiệp xa xôi, cộng với những suy tư về số phận của các dân

tộc da màu là nội dung của bản giao hưởng này.

Bản giao hưởng bắt đầu bằng phần mở đầu chậm (adagio) có tính chất suy tư, bi

thương, ảm đạm và là cơ sở cho chủ đề một trong phần sonate-allegro.

Chương I; được hình thành trên ba chủ đề và viết ở tốc độ nhanh. chủ đề một có

tính chất trong sáng, rõ ràng, giản dị và sắc nét. chủ đề một gồm hai nhân tố. nhân tố một

Page 77: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

77

có vai trò như âm hình chủ đạo, vang lên trong các chương của tác phẩm. với tiết tấu đảo

phách và âm điệu gần với dân ca dân vũ của người da đen, do kèn cor tấu. nhân tố thứ hai

có tính chất vũ khúc dân gian do kèn clairinette và fagott diễn tấu:

Chủ đề hai là tương phản với chủ đề một. âm nhạc có tính chất mục đồng, như một

điệu thôn vũ của tiệp, mềm mại, như gợi lại hình ảnh quê hương.

Chủ đề thứ ba- chủ đề kết, giai điệu buồn, suy tư là sự kết hợp giữa âm điệu dân ca

tiệp với âm điệu dân ca người da đen, có âm hưởng của gam năm âm với âm hình tiết tấu

đảo phách.

Chương II. chậm (largo), thoạt đầu có tựa đề là huyền thoại. những hình tượng từ

bài thơ bài ca về haiavat của nhà thơ mỹ longfelo đã tạo cho dvorak nhiều cảm xúc.

dvorak đã dùng âm thanh của dàn nhạc giao hưởng để miêu tả đoạn xúc động nhất của

bài thơ - đám tang người vợ của haiavat - nàng mennigaghi. ở chương nhạc này không

chỉ là những xúc động của nhạc sĩ từ bài thơ, mà còn thể hiện cả nỗi buồn nhớ quê hương

da diết và những hồi ức về đất nước tiệp. chủ đề vang lên ở kèn coranglais với một giai

điệu đẹp nhưng ai oán:

Chương III. scherzo tạo sự tương phản trong liên khúc. chương nhạc được hình

thành trên ba chủ đề khác nhau- chủ đề một có tính chất của điệu nhảy nhanh, sôi nổi;

chủ đề hai có tính chất du dương êm ả; còn chủ đề ba trong phần trio của chương này có

tính chất của điệu nhảy nhịp 3 landder. toàn bộ chương scherzo tạo nên bức tranh sinh

hoạt rực rỡ, phong phú.

Chương kết; có ý nghĩa khái quát, toàn bộ bản giao hưởng. chủ đề chính của

chương kết có tính chất hùng mạnh, như hồi tưởng những hành khúc chiến trận của đội

quân hútxít, do kèn cor diễn tấu.

Phần nối tiếp gần với tính chất của điệu nhảy dân gian tập thể. chủ đề ii có tính

chất trữ tình du dương, chủ đề đẹp và duyên dáng nhất của toàn bản giao hưởng; đồng

thời cũng có những âm điệu anh hùng của chủ đề một và xen lẫn âm hình chủ đạo của

bản giao hưởng. chủ đề hai vang lên ở âm thanh kèn clarienette.

Phần phát triển của chương kết rất sôi động, chủ đề chính của chương một vang

lên trong từng chương của bản giao hưởng, giờ đây cũng có mặt ở chương này. phần kết

của giao hưởng với âm lượng mạnh mẽ của cả dàn nhạc như khẳng định sự chiến thắng

trong niềm vui và ánh sáng.

Tài liệu tham khảo: Trương Nguyệt Ánh: Trích giảng Âm nhạc Châu âu – Nửa

cuối thế kỷ XIX.

Page 78: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

78

Page 79: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

79

Bài 17: Nhà soạn nhạc Edvard Grieg

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Edvard Grieg.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc Nauy và nhà soạn nhạc

Edvard Grieg.

E.grieg không chỉ là nhà soạn nhạc mà còn là nghệ sĩ piano có tài, nhà chỉ huy và

nhà hoạt động xã hội lớn của nauy. grieg được coi là người đứng đầu trường phái âm

nhạc nauy nửa cuối thế kỷ xix, có ảnh hưởng lớn tới các nhạc sĩ vùng scandinaves và thế

giới.

Sáng tác của grieg đã thực hiện những truyền thống dân chủ của cuộc sống nauy

một cách thơ mộng. phong tục độc đáo của nauy khẳng định đặc điểm lãng mạn đầy cá

tính của âm nhạc grieg. những ước mơ lãng mạn được phát triển trên nền tảng nhân văn

và tính hiện thực chắc chắn. âm nhạc của ông đã biểu hiện những ấn tượng, sự suy tư và

các tâm trạng liên quan tới cuộc sống dân tộc. nghệ thuật của grieg không có những xung

đột tương phản to lớn. nghệ thuật ấy như miêu tả tinh thần mạnh mẽ của nhân dân nauy,

về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. trong đó được hòa nhập tính chất lãng mạn với

tính khắc nghiệt của cuộc sống phương bắc, tính độc đáo thơ mộng của truyền thống và

tính ảo tưởng dân gian phong phú.

Grieg đã thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của mình với ngôn ngữ âm nhạc giản

dị, dễ hiểu. ông đã nghiên cứu nền dân gian nauy, tính chất đặc biệt của nó và thực hiện

trong hệ thống của phương tiện biểu hiện âm nhạc mới. trong sáng tác của ông được tập

trung tính chất độc đáo nhất của dân tộc, của đất nước phương bắc.

1. cuộc đời và sự nghiệp

E.grieg sinh ngày 15 tháng 06 năm 1843 tại bergen- trung tâm của nền văn hóa

dân tộc và có nhiều nhà hoạt động nổi tiếng như ibsen, ole bull… lãnh đạo các hoạt động

sáng tạo ở đây. tuy nhiên grieg lại tiếp nhận nền học vấn âm nhạc ở nhạc viện leipzig.

Ông sinh ra trong một gia đình gốc là người scotland nhưng sống nhiều đời ở

nauy. bố là lãnh sự anh ở thành phố bergen, mẹ là nghệ sĩ piano có tài và là thầy dạy đàn

đầu tiên cho grieg. người đầu tiên quan tâm đến tài năng của ông là ole bull. trong những

thể nghiệm sáng tác thời trẻ cho grieg, ông đã nhìn thấy nhạc sĩ tương lai của nauy. từ

năm 1858 đến 1862, grieg đã học tại nhạc viện leipzig. mặc dầu những tháng năm học tại

đây không thể đáp ứng với mong muốn sáng tạo của ông cho nền âm nhạc nauy nhưng lại

có vai trò rất quan trọng đối với nhạc sĩ. grieg đã có dịp tiếp xúc với các thành tựu to lớn

của nền văn hóa âm nhạc tây âu như trong nghệ thuật của schumann và chopin, weber và

schubert cũng như của mozart và beethoven… đã tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ

trong sự hình thành sáng tạo của nhạc sĩ. thời kỳ ở leipzig, ông đã viết hàng loạt các khúc

romance và các khúc nhạc cho đàn clavir. tiếp theo, grieg còn tiếp tục học tập với nhà

soạn nhạc nielsgade ở thủ đô copenhagen (đan mạch) và cảm thấy thoải mái hơn khi học

ở nhạc viện leipzig. nhưng có lẽ, sự dẫn dắt để grieg trở thành nhà soạn nhạc của nauy

Page 80: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

80

chính là sự gặp gỡ của ông với nhà soạn nhạc nauy rikard nordraak. nordraak là nhà

yêu nước và là thiên tài âm nhạc, ông đã cổ vũ grieg hãy cống hiến sức lực để xây dựng

nền âm nhạc dân tộc nauy. cũng trong năm nay hai người đã tổ chức hội evterpa, có

nhiệm vụ tuyên truyền tác phẩm của các nhà soạn nhạc trẻ nauy. tình bạn của grieg với

ole bull có một ý nghĩa lớn, bởi trong những năm sống xa tổ quốc lại tìm thấy sự phong

phú đặc biệt của sáng tác dân gian và vẻ đẹp của thiên nhiên nauy.

Trở về nauy năm 1866, ông đã ở oslo, nơi có hoạt động của trí thức và âm nhạc

rộng rãi. grieg đã cùng với vợ là ca sĩ tham gia các buổi biểu diễn âm nhạc thính phòng.

ông trở thành người đứng đầu hội khuyến nhạc và chỉ huy nhiều tác phẩm của các nhà cổ

điển như giao hưởng của haydn, mozart, beethoven, schumann, mendelssohn, và những

tác phẩm của các nhà soạn nhạc scandinaves và nauy.

Sáng tác nổi bật của grieg trong thời kỳ này là những tiểu phẩm cho đàn piano,

sonate piano op.7, sonat vilon op.8, ouverture giao hưởng mùa thu mà grieg hoàn thành

ở rome và nhiều bài ca… năm 1867 xuất hiện hai tác phẩm nổi tiếng của grieg- tập đầu

những khúc trữ tình op.12 và sonate vilon thứ hai op.13.

Những khúc trữ tình đạt tới sự đơn giản độc đáo, điển hình của grieg. còn sonate

violon thứ hai khẳng định sự điêu luyện của nhà soạn nhạc trong thể loại nhạc đàn thính

phòng. đồng thời, các tác phẩm ấy đã thể hiện tính chất dân tộc trong âm nhạc của grieg.

ông còn thể nghiệm sáng tạo ở thể loại lớn như concerto piano a-moll op.16 hoàn thành

năm 1868 biểu hiện những âm điệu, tiết tấu đặc sắc nền âm nhạc dân gian nauy. thời kỳ

này grieg sống ở rome, đã được liszt động viên, cổ vũ nhiệt tình và grieg đã đạt tới đỉnh

cao trong sự sáng tạo của mình, được thế giới biết đến.

Tiếp theo ông đã được chính phủ nauy trợ cấp suốt đời để toàn tâm sáng tác và

biểu diễn âm nhạc. năm 1874, grieg trở về sống tại quê hương- thành phố bergen. thời kỳ

này đã biểu hiện sự điêu luyện trong sáng tạo của grieg, rõ nhất là nhạc viết cho vở kịch

nói peer gynt của ibsen. grieg viết tác phẩm này ở bergen, hoàn thành năm 1876 được

công chúng tán thưởng nhiệt liệt và trở nên nổi tiếng thế giới. ngoài ra, thời gian này

grieg còn viết nhiều tác phẩm khác như những bài ca op.18 và liên khúc thanh nhạc op.25

phổ thơ của ibsen, nhiều tác phẩm cho đàn clavir. từ năm 1875 đến 1886 là ballade op.24

cho piano, tứ tấu dây op.27, sonate thứ ba cho violon op.45, những khúc nhạc trữ tình

op.38, 43 và 47; liên khúc op.44… những năm 90 grieg viết tập những khúc nhạc trữ tình

tiếp theo, nhưng điệu nhảy giao hưởng cho dàn nhạc lớn trên môtíp nauy op.64…

Thời kỳ cuối trong cuộc đời, ông thường xuyên đi biểu diễn ở nhiều nơi- đức,

paris, vienne, london, praha… ông còn có mặt ở bayreuth để nghe parcifat của wagner.

trong các chuyến đi grieg đã gặp gỡ với nhiều nhạc sĩ nổi tiếng- brahams, tchaikovski…

song, công việc sáng tạo căng thẳng nhất đến cuối đời là vừa sáng tác, vừa tập trung viết

báo phê bình về âm nhạc. ông đã viết về schumann, wagner; về mozart; bảo vệ brahams

và còn giới thiệu về debussy và faurée… công việc đó của grieg đã góp phần vào cuộc

đấu tranh của những nhạc sĩ tiến bộ cho chủ nghĩa hiện thực và tính dân tộc trong âm

nhạc. grieg được đánh giá cao trong nghệ thuật của thế kỷ xix.

Page 81: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

81

2. Ngôn ngữ Âm nhạc.

Cũng giống như Chopin, Grieg là một nhà yêu nước sâu sắc, nên trong tác phẩm

của mình ông thường thể hiện những nét điển hình về dân tộc như; những làn điệu dân

ca, cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước...

Chủ đề âm nhạc; hình ảnh tổ quốc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt.

Giai điệu; Trữ tình mềm mại, sử dụng nhiều âm láy, âm tựa, âm muộn, tiết tấu đặc

biệt...

Hòa thanh; yêu thích sử dụng các điệu thức dân gian (Ly điêng).

Hình thức; cân phương vuông vắn, gần với cổ điển.

Phối khí; chủ yếu sử dụng bè dây, đặc biệt chú trọng đến đàn Harp.

3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.

Sáng tác của grieg gồm nhiều thể loại: khoảng 150 khúc nhạc nhỏ cho piano, 125

bài hát và romance, thanh nhạc, sáng tác thính phòng và những tác phẩm nhạc đàn lớn-

sonate, ballade, concerto piano, những cảnh kịch giao hưởng- thanh nhạc được viết theo

dàn ý oratorio, âm nhạc cho kịch peer gynt. grieg trước hết là một nhà trữ tình nhưng

trong một số tác phẩm được mang âm hưởng trữ tình- sử thi; điều đó không xa lạ với cả

sự thể hiện kịch tính- anh hùng. grieg đã phản ánh trong nội dung tác phẩm của mình sự

vĩ đại có tính sử thi của phong cảnh quê hương, tính lãng mạn của huyền thoại dân gian;

tính trữ tình nồng cháy, và sự ấm áp nội tâm trong tâm lý dân tộc mình và cả tính anh

hùng trong đời sống của họ. toàn bộ sáng tác của ông là thuộc về tổ quốc của mình, trong

đó đã thể hiện đầy đủ tính hiện thực trong toàn bộ nghệ thuật của ông.

Trong ngôn ngữ âm nhạc của grieg đã tìm thấy sự phản ánh những tính chất điển

hình nhất của nền dân gian nauy. sự tự do chính trị của nông dân nauy đã tạo khả năng và

sự sáng tạo của nghệ thuật trong sáng, được thể hiện với tình cảm và tư duy lành mạnh.

mối liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên đã đem tới nghệ thuật tính chất thơ mộng, đẹp đẽ và

cả những ước mơ nồng cháy.

Âm nhạc dân gian nauy gồm những bài ca ở nhiều thể loại- anh hùng, hát ru, trào

phúng, trữ tình, cả những bài ca hiệp sĩ và của những người chăn cừu… điển hình của

một số bài là có tính chất nhảy múa và tính tự do ngẫu hứng, vốn có trong sáng tác của

grieg. còn trong giai điệu thường gặp sự tương phản giữa tính nhảy múa sinh động và trữ

tình. giai điệu trong nhạc đàn thường dùng nhiều thư pháp trang sức và những âm điệu

tiết tấu điển hình của vũ khúc dân gian nauy cũng như các điệu thức dân gian. thường gặp

tiết tấu từ tục, đôi khi tổng hợp với tuolet:

Nhịp cuối cùng là điển hình trong mối tương quan về tiết tấu và âm điệu. sự

chuyển động ấy thường gặp trong sáng tác của grieg. tiến hành kết cấu giống ví dụ 248,

ta gặp trong chủ đề chính của concerto piano của grieg:

Trong tác phẩm của grieg còn gặp những âm hình tiết tấu hành khúc, tổng hợp với

âm hình tiết tấu nhảy múa như ví dụ sau- khúc nhạc ngày cưới ở troldhaygen:

Giai điệu có tính trang sức là điển hình trong nhạc đàn dân gian của nauy, ta gặp

trong chương chậm concerto piano; còn chương kết là điển hình cho dân vũ nauy:

Page 82: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

82

3.1. Sáng tác piano;

Grieg thực hiện trong cả cuộc đời, khoảng 150 tác phẩm với quy mô nhỏ ví như

những trang nhật kí; giống như thể loại sonate với beethoven, mazurka với chopin.

khoảng 70 tác phẩm được xuất bản trong "mười quyển những khúc piano trữ tình". tất

cả đều có tiêu đề, là những khúc nhạc gia đình ấm áp, thể hiện những cảm xúc trữ tình

hoặc gắn liền với thể loại ca múa dân gian; là những bức tranh sinh hoạt phong tục hoặc

ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên mang tính chất dân tộc nauy. chẳng hạn như trong giai điệu

một bè của khúc nhạc buổi chiêu trong núi grieg đã khắc họa rất tài tình cảnh thiên

nhiên:

Những sáng tác piano ở thể loại lớn là bản sonate op.7 ballade trong hình thức

biến tấu op.24 và bản concerto op.16.

3.2 sonate;

Op.7 là liên khúc bốn chương, tác phẩm piano nổi tiếng, hoàn thành năm 1865. tác

phẩm có tính anh hùng, kịch tính.

Chương một viết ở hình thức sonate-allegro xây dựng trên hai chủ đề tương phản.

chương một biểu hiện hình tượng cương nghị, dũng cảm.

Chương hai- chậm, chương trữ tình, như một khúc nocturne tuyệt diệu, kết hợp với

tính chất điệu nhảy dân gian. chương hai cấu trúc ở hình thức ba đoạn phức.

Chương ba- chương menuet nhưng nhịp đầu của chương có tính chất nặng nề như

miêu tả hành khúc chiến binh của các hiệp sĩ. phần trio- phần giữa của chương nhạc vang

lên những âm thanh kêu gọi của điệu kullok.

Chương kết được viết ở tốc độ rất nhanh, xây dựng trên hai chủ đề tương phản và

cấu trúc ở hình thức sonate. chủ đề chính có tính chất mạnh mẽ, anh hùng trên âm hình

tiết tấu vũ khúc. còn chủ đề hai gần với chủ đề chương hai có tính chất trữ tình.

Tác phẩm được kết thúc với tính chất hân hoan và trang trọng.

3.3. concerto piano và dàn nhạc - amoll op.16

Hoàn thành năm 1868 của grieg là tác phẩm có tính chất trữ tình, tràn đầy cảm

hứng lãng mạn. cấu trúc theo kiểu truyền thống gồm ba chương.

Chương một- được mở đầu bằng những hợp âm mạnh mẽ của piano, tiếp theo là

nét chạy sôi nổi từ thấp lên cao. chủ đề một là giai điệu tính chất suy tư, điềm tĩnh kết

hợp tiết tấu có tính chất nhẩy múa và được phát triển ngày càng sôi nổi. chủ đề hai là giai

điệu trải rộng, có tính ca xướng.

Chương hai- adagio như hồi ức về một quá khứ xa xưa, miêu tả phong cảnh thiên

nhiên phương bắc, có cấu trúc ở hình thức ba phần (xem ví dụ 251a).

Chương ba- chương nhanh như miêu tả ngày hội dân gian. âm nhạc chuyển động

không ngừng (xem ví dụ 251b).

Sáng tác thính phòng khác trội bật nhất là ba bản sonate cho violon và piano;

sonate cho violoncelle và piano; tứ tấu dây op.27.

Page 83: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

83

Sáng tác cho dàn nhạc giao hưởng của grieg thường có cấu trúc ở các hình thức

nhỏ như ouverture mùa thu op.11 những vũ khúc giao hưởng op.64, tổ khúc từ thời

honber xa xưa op.40 và tổ khúc peer gynt được hình thành từ âm nhạc viết cho kịch peer

gynt của ibsen.

Tài liệu tham khảo: Trương Nguyệt Ánh: Trích giảng Âm nhạc Châu âu – Nửa

cuối thế kỷ XIX.

Page 84: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

84

Bài 19: Các nhạc sĩ nhóm khỏe của Nga

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về các nhạc sĩ nhóm khỏe của Nga.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc Nga, cũng như phong

cách sáng tác của các nhạc sĩ nhóm khỏe của Nga.

Nhóm Khỏe, hùng mạnh, nhóm 5 người, nhóm balakirev là tên gọi của một

trường phái âm nhạc nga mới nửa cuối thế kỷ xix gồm năm nhà soạn nhạc nổi tiếng:

balakirev, césar cui, moussorgski, borodine và rimski- korsakov.

Họ là những người làm các nghề khác nhau, ở các nơi của đất nước nga, tập hợp

lại với nhau vì yêu âm nhạc dưới sự dẫn dắt của balakirev ở pétersbourg. các nhạc sĩ này

có sự nỗ lực tự học hỏi để sáng tạo và sớm hình thành một trường phái nổi tiếng không

chỉ với nước nga, mà còn đối với thế giới, đặc biệt là nền âm nhạc pháp và trường phái ấn

tượng.

Xã hội nga nửa cuối thế kỷ xix có nhiều biến động lớn lao và sâu sắc. chế độ chính

trị phản động của nga hoàng, sự tồn tại của chế độ nông nô song song với sự phát triển

của chủ nghĩa tư bản đã đè nặng lên cuộc sống của người dân nga. cuộc chiến tranh phi

nghĩa crimée (1853-1856) càng gây nên những tâm trạng bất mãn trong các tầng lớp nhân

dân. năm 1861, nga hoàng alexandre ii hoảng sợ trước tình thế cách mạng có thể xảy ra

nên đã ký sắc lệnh giải phóng nông nô. nhưng điều đó cũng chẳng cải thiện thêm được

tình cảnh người nông dân. cuộc đấu tranh giải phóng diễn ra rất sinh động, phong phú.

thực tiễn xã hội được phản ánh sâu sắc trong văn học, nghệ thuật. xuất hiện những nhà

triết học nổi tiếng như bélinsky, tchernichevshi, dobrolubov… với những công trình có ý

nghĩa dẫn đường. nghệ thuật hội họa xuất hiện trường phái nhóm triển lãm lưu động.

nghệ thuật văn học nổi bật những nhà văn tiến bộ, tập hợp xung quanh tờ báo người cùng

thời và trong lĩnh vực âm nhạc là nhóm 5 người- nhóm khỏe luôn luôn giương cao ngọn

cờ âm nhạc dân tộc từ glinka.

Nhóm 5 người- nhóm hùng mạnh được tập hợp trên một cơ sở cùng chí hướng,

đấu tranh cho những quan điểm tiến bộ và những nguyên tắc nghệ thuật dân tộc, dân chủ.

họ chịu những ảnh hưởng của quan điểm thẩm mỹ của các nhà cách mạng dân túy, đề cao

tính hiện thực và tính nhân dân trong sáng tạo. khẩu hiệu quán triệt quan điểm đường lối

nghệ thuật của nhóm hùng mạnh là nội dung cuộc sống. trong tác phẩm của họ, xuyên

suốt là chủ đề nhân dân và chủ đề tổ quốc, với nhân vật trung tâm là người nông dân lao

động. vì vậy, họ đã dựa trên chất liệu âm nhạc dân gian nông thôn làm nền tảng để hình

thành các chủ đề âm nhạc của mình.

Nhóm hùng mạnh đã tiếp nối quan điểm nhạc kịch và giao hưởng từ glinka. họ đã

cùng với các nhạc sĩ nga cùng thời khác, đã đưa nghệ thuật nhạc kịch và giao hưởng nga

lên đỉnh cao thế giới.

Các nhạc sĩ trong nhóm hùng mạnh còn tham gia tích cực vào lĩnh vực phê bình

âm nhạc. cùng với các nhà lý luận âm nhạc nổi tiếng serov, stassov, họ đã tuyên truyền

Page 85: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

85

cho những tư tưởng tiến bộ và các quan điểm dân chủ. song song với sự hình thành hai

nhạc viện ở pétersbourg do rubinstein antoine (anh) làm giám đốc năm 1862 và ở

moscou do rubinstein nicolas (em) làm giám đốc năm 1866; do sáng kiến của balakirev

và lomakin hình thành những trường nhạc không học phí. nhạc viện có công đào tạo các

nhạc sĩ, nhạc công; trường nhạc không học phí đào tạo được các danh ca, diễn viên hợp

xướng và tuyên truyền giáo dục âm nhạc phổ cập trong quần chúng nhân dân.

Hai khuynh hướng khác biệt giữa rubinstein- người quá thiên về âm nhạc chuyên

nghiệp tây âu; và stassov, sérov, balakirev- những người quá thiên về âm nhạc dân gian,

đã được các nhạc sĩ thế hệ sau khắc phục. các nhạc sĩ trong nhóm hùng mạnh trong quá

trình sáng tạo và sự trưởng thành của họ trên con đường nghệ thuật, đã khắc phục dần

những hạn chế về những kiến thức âm nhạc chuyên nghiệp và có những đóng góp lớn lao

trong sự cách tân của nền âm nhạc nga cuối thế kỷ xix.

1. M.a.balakirev (1836-1910)

M.a.balakirev sinh ngày 2 tháng 1 năm 1836 ở hạ novogorov. từ nhỏ, balakirev đã

được học đàn piano với nghệ sĩ piano với nghệ sĩ nên lại trở về quê hương học với nhạc

trưởng nhà hát địa phương. được sự bảo trợ của oulibichev, ông đã có điều kiện học tập

thiên về âm nhạc và sau trở thành nhạc trưởng của dàn nhạc oulibichev. từ năm 1853 đến

1855, balakirev tiếp tục học đại học ở kazan nhưng balakirev chủ yếu lại hoạt động âm

nhạc như một nghệ sĩ piano, nhạc trưởng và sáng tác. cuối năm 1855, balakirev đã tới

pétersbourg để được gặp glinka, và những quan niệm tiến bộ của ông đã được glinka quý

mến. khả năng âm nhạc của ông đã được giới nghệ thuật pétersbourg đánh giá cao và

được sánh ngang với rubinstein. balakirev còn kết thân với stusov và tình bạn giữa họ đã

trở thành thân thiết cho tới cuộc đời. năm 1856, nhóm khỏe được hình thành ở

péterbourg dưới sự dẫn dắt và lãnh đạo của ông. balakirev đã hướng dẫn các nhạc sĩ trong

nhóm sáng tác bằng cách tự trình diễn các tác phẩm của mình để toàn nhóm trao đổi,

nhận xét.

Balakirev còn giành thời gian sưu tầm dân ca. mùa hè năm 1860, ông đi học sông

volga và đã sưu tầm được 40 bài. ba lần tới kavkaz và những ấn tượng về miền nam được

ghi lại trong tác phẩm fantaisie piano islamey và giao hưởng thamar.

Những năm 60, ông để nhiều tâm sức cho các hoạt động xã hội về âm nhạc; tổ

chức trường nhạc miễn phí và chỉ huy các buổi hòa nhạc. năm 1866 balakirev đến thành

phố praha dựng rousslan và ludmila của glinka. những năm đầu 70 do những bất đồng

với các nhạc sĩ trong nhóm và những nỗi buồn riêng đã dẫn tới sự khủng hoảng về tinh

thần khiến ông hầu như xa vời âm nhạc. phải tới cuối 70 và đầu 80 balakirev mới trở lại

âm nhạc - chỉ huy dàn nhạc và giám đốc trường nhạc không lấy tiền. 1883 nhận chức

nhạc trưởng hợp xướng hoàng gia và từ 1894 viết tiếp những tác phẩm còn dở dang.

Cho tới cuối đời, balakirev vẫn giữ trọn tình cảm của mình với glinka, ông đã tổ

chức biểu diễn, dựng tượng và xây dựng nhà kỷ niệm glinka.

Balakirev mất ngày 16 tháng 10 năm 1910 và để lại cho đời những tác phẩm ở các

thể loại.

Về giao hưởng:

Page 86: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

86

Uverture trên chủ đề ba bài dân ca nga (1858); ouverture trên chủ đề hành khúc

tây ban nha (1857), vua lear (1859) 1.000 năm (1862)

Thơ giao hưởng: ở nước tiệp (1867), thamar (1882)

Hai bản giao hưởng (1898, 1909).

Sáng tác cho piano gồm nhiều tiểu phẩm và những cải biên dân ca. bản fantasie

islamey là một trong những tác phẩm nổi tiếng viết về phương đông.

Nhiều romance và tuyển tập dân ca nga.

2. césar cui (1835-1918)

César cui tuy tài năng về sáng tác không trội bật nhưng có nhiều đóng góp trong

lĩnh vực phê bình âm nhạc trong những năm 60. cui đã tích cực đấu tranh cho nền âm

nhạc có tính hiện thực và là người phát ngôn cho các quan điểm tiến bộ của toàn nhóm.

César cui sinh ngày 18-1-1835 ở thành phố vilno trong một gia đình cựu sĩ quan

pháp. theo truyền thống gia đình, ông được đào tạo trong trường kỹ thuật quân sự và trở

thành giáo sư. là nhà lý luận quân sự tài năng và say mê âm nhạc. là tác giả của 10 vở

nhạc kịch, 250 bản romance và ca khúc hợp xướng, liên ca khúc, nhiều tiểu phẩm cho

piano và hòa tấu thính phòng.

3. a.p.borodine (1833-1887)

3.1. cuộc đời và sự nghiệp

A.p.borodine được đánh giá như một người sáng lập dòng giao hưởng sử thi, anh

hùng nga; là một nhạc sĩ thiên tài trong nhóm hùng mạnh.

Sinh ngày 31-10-1833 ở thành phố saint-pétersbourg, cha mất sớm nên dưới sự

chăm sóc của người mẹ và sau này của bố dượng là bác sĩ quân đội. mẹ của ông là một

phụ nữ hiểu biết, có văn hóa và yêu thích âm nhạc. từ nhỏ, borodine được nuôi dạy toàn

diện, nói nhiều thứ tiếng- pháp, anh, đức và sau này cả tiếng ý. từ nhỏ, ông đã say mê âm

nhạc, được mẹ cho học piano, flỷte. năm 9 tuổi, ông đã có sáng tác đầu tay- ploka cho

piano; 13 tuổi đã viết concerto cho flỷte.

Săm 1850 -1858, học và tốt nghiệp tại viện hàn lâm y phẫu thuật và được công

nhận học vị tiến sĩ. từ năm 1858-1862, công tác tại đức và quen biết nghệ sĩ piano và sau

này là vợ của ông, đã được tìm hiểu về những tác phẩm của schumann và chopin.

Năm 1862, là giáo sư khoa hóa của viện hàn lâm y phẫu thuật pétersbourg. tại đây,

ông đã tham gia nhóm hùng mạnh của balakirev. song song với công tác khoa học, ông

còn dành nhiều tâm sức cho sáng tác âm nhạc.

Năm 1867, hoàn thành bản giao hưởng số 1 và trình diễn thành công dưới sự chỉ

huy của balakirev. tiếp đến là giao hưởng dũng sĩ phải trải qua 7 năm mới hoàn thành vì

bận nhiều công việc nghiên cứu khoa học (1876). cùng thời gian ấy, ông còn viết nhạc

kịch hoàng tử igor; nhiều tác phẩm thính phòng và những bản romance được viết suốt

cuộc đời.

Từ những năm 80, sáng tác của borodine có tiếng vang không chỉ ở trong nước mà

cả thế giới.

Page 87: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

87

Nhạc kịch hoàng tử igor và bản giao hưởng số 3 với chương kết dở dang đã được

rimsky-korsakov và glazounov hoàn thành.

Ông mất ngày 15 tháng 2 năm 1887 tại pétersbourg.

3.2. tác phẩm

sáng tác của borodine là không liên tục, bởi ông còn là nhà hóa học lỗi lạc, bận tâm

nhiều trong lĩnh vực khoa học. tuy nhiên, những sáng tác âm nhạc của ông đã đi vào lịch

sử âm nhạc nga một khuynh hướng mới cho giao hưởng và nhạc kịch- sử thi, anh hùng

đặc biệt là lĩnh vực giao hưởng.

borodine kế tiếp con đường của glinka trong nhạc kịch nhưng đi xa hơn glinka, tiếp

tục truyền thống sử thi, không những trong nhạc kịch với vở hoàng tử igor, mà còn trong

lĩnh vực giao hưởng và ca khúc thính phòng. sáng tác của borodine đã biểu hiện mối

quan hệ sâu xa với nền văn hóa nga thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các quan điểm, tư

tưởng xã hội nga những năm 60 của thế kỷ, mà các giới nghệ thuật và các học giả quan

tâm đến nguồn gốc nghệ thuật dân tộc, sáng tác dân gian và lịch sử đất nước.

Nhạc kịch hoàng tử igor là vở nhạc kịch thuộc dòng sử thi trữ tình gồm bốn màn

và phần mở đầu, mà sau này rimsky-korsakov và glazounov hoàn thành nốt trình diễn

năm 1890.

Về giao hưởng, borodine đã viết hai giao hưởng (1867, 1876); bản giao hưởng số

3 đang dang dở, sau này glazounov đã tiếp tục, dàn dựng và xuất bản. ông còn viết tranh

giao hưởng giữa miền trung á (1880).

Mỗi bản giao hưởng của ông là sự sáng tạo độc đáo và borodine đã xây dựng được

kiểu giao hưởng mới được bắt nguồn từ cảm thụ thế giới của nhân dân, của những truyền

thuyết xa xưa đầy thi vị. tác phẩm của borodine thấm đượm tính chất cổ tích, tính khái

quát của những truyền thuyết sử thi. nhà chỉ huy người đức, weingartner khi tiếp xúc với

bản giao hưởng số 2 của borodine đã nhận xét: "thậm chí chưa đến nước nga, cũng có thể

cho mình một ý niệm về nhân dân và đất nước của họ".

Âm nhạc giao hưởng của borodine hình thành trên cơ sở có sáng tạo những truyền

thống tốt đẹp của âm nhạc cổ điển và gần gũi với ngôn ngữ dân ca, dân vũ.

Bản giao hưởng số 1 đã được thừa nhận tài nghệ điêu luyện của tác giả như chuẩn

bị cho sự ra đời của bản số 2 với bút pháp rộng rãi, tính chất hùng hậu và quy mô to lớn.

hình tượng âm nhạc của giao hưởng số 1 mang tính chất tranh họa rõ nét, liên tưởng đến

loại sử thi, hùng ca; là liên khúc giao hưởng gồm bốn chương.

Bản giao hưởng số 2 giọng h moll viết trong 8 năm cùng với thời gian viết nhạc

kịch hoàng tử igor. bản giao hưởng này được stassov gọi là bản giao hưởng dũng sĩ bởi

hình tượng âm nhạc như gợi lại các hiệp sĩ nga thời trung cổ trong sử thi, hùng ca.

Bản giao hưởng gồm liên khúc 4 chương như truyền thống nhưng nội dung các

chương là phong phú, đa dạng.

Chương I; Viết ở hình thức sonate-allegro. chủ đề một gồm hai nhân tố. nhân tố

một vang đồng âm, ở bộ dây một nét nhạc chắc nịch, mạnh mẽ như thể hiện sức mạnh

Page 88: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

88

của những nhân vật truyền thuyết. nhân tố hai là âm thanh rực rỡ vang lên ở bộ gỗ với

màu sắc mới như ánh mặt trời lấp lánh trên những mũ giáp và tấm chắn của các hiệp sĩ.

Tương phản với các nhân tố của chủ đề i, chủ đề ii là một nét giai điệu khoáng đạt,

có tính ca xướng, như miêu ra miền thảo nguyên xa xôi vang lên ở bè violoncelle.

Chương II; Scherzo: âm nhạc có tính vui vẻ, náo nhiệt, như miêu tả cảnh tụ hội và

cuộc đua tài dũng mãnh của các dũng sĩ. cấu trúc ở hình thức ba đoạn phức với phần đầu

và cuối trên hình thức sonate có hai chủ đề tương phản.

Chương III; Chương chậm, có cấu trúc ở hình thức sonate. tác giả muốn miêu tả

hình ảnh nghệ sĩ hát rong của nước nga cổ xưa.

Chương IV; chương kết của bản giao hưởng, miêu tả không khí ngày hội dân

gian, sôi nổi, những tiệc rượu của các dũng sĩ. chương iv viết ở hình thức sonate-allegro,

xây dựng trên hai chủ đề tương phản.

Tranh giao hưởng giữa miền trung á là tác phẩm giao hưởng một chương có tiêu

đề được sáng tác từ cuối năm 1879 và hoàn thành năm 1880, khiến borodine được ca

ngợi là nhà soạn nhạc nga và thế giới. tác phẩm được trình bày lần đầu ở pétersbourg vào

ngày 8 tháng 4 năm 1880. tác phẩm đã khơi thác chất liệu âm nhạc dân gian của các tộc

người thiểu số vùng trung á của nga.

Cấu trúc của tác phẩm liên quan chặt chẽ đến âm nhạc có tiêu đề; được viết trong

hình thức tự do, trên hai chủ đề âm nhạc từ các bài ca dân gian. đầu tiên là sự trần thuật

của chủ đề một, tiếp đến là chủ đề hai. ở phần tái hiện cả hai chủ đề vang lên cùng lúc

theo kiểu đổi vị.

Romance, ca khúc và nhạc thính phòng

Borodine viết khoảng 18 bản romance, tuy số lượng romance và ca khúc ông viết

không nhiều nhưng chúng có một vị trí đặc biệt trong thể loại romance cổ điển nga. trong

số đó có những bản nổi tiếng như ballade biển, bài ca rừng thắm, cho những bến bờ xa

xăm, thanh âm lạc lõng, nàng công chúa đang ngủ…

Borodine được đánh giá là người đặt nền móng cho âm nhạc thính phòng của nga

cùng với tchaikovski.

Đó là hai bản tứ tấu dây số 1 (1879), số 2 (1882) tổ khúc cho piano gồm 7 tiểu

khúc… những tác phẩm thính phòng của borodine có giai điệu đẹp, cấu trúc chặt chẽ;

phong phú về hòa âm, phức điệu, mang phong cách trữ tình tinh tế, luôn cuốn hút thính

giả.

4. M. p. moussorgski (1839-1881)

Modest petrovitch moussorgski là một nhạc sĩ thiên tài nga, nhà cách tân táo bạo,

là một trong những nhạc sĩ trội bật trong nhóm hùng mạnh, người có ảnh hưởng đến chủ

nghĩa ấn tượng và là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng của châu âu nửa cuối thế

kỷ xix.

Thiên tài và sự sáng tạo của moussorgski mỗi ngày người ta lại tìm ra những yếu

tố mới. ngay cả rimski-korsakov- bạn thân thiết và là người đã giành nhiều thời gian,

công sức để hoàn thành nốt những tác phẩm còn dang dở, dàn dựng, xuất bản cho

Page 89: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

89

moussorgski, cũng chưa thấu hiểu hết được những ý đồ sáng tạo cách tân táo bạo qua

việc sử dụng giai điệu, hòa âm, phức điệu và phối khí của moussorgski.

Tiếp tục truyền thống của glinka, trong các tác phẩm của mình, moussorgski đã

phản ánh những mâu thuẫn gay gắt của xã hội nga, đời sống của người dân nga cuối thế

kỷ xix đậm nét nhất.

Các nhà phê bình âm nhạc lớn của thế giới đánh giá rất cao những đổi mới trong

tác phẩm của moussorgski, coi ông là một mốc lớn để chuyển tiếp sang thời kỳ mới của

nền âm nhạc cuối thế kỷ xix, đầu thế kỷ xx. âm nhạc của ông được nhiều nhạc sĩ cận hiện

đại kế thừa, phát triển. mùa xuân thần thánh của stravinski là tiếp tục các nhân tố âm

nhạc dân gian ở đêm trên núi trọc và boris godounov đã tạo cho nhạc kịch của débussy

thoát khỏi ảnh hưởng của nhạc kịch wagner. yếu tố âm nhạc có tính hội họa, ngôn ngữ

âm nhạc có tính đặc tả, đầy sức biểu hiện trong những bức tranh trong phòng triển lãm

khiến débussy, ravel… dày công nghiên cứu. ông là một trong những nhạc sĩ mà

chostakovitch yêu thích nhất và chính ông đã phối khí lại những tác phẩm của

moussorgski.

4.1. Cuộc đời và sự nghiệp

Moussorgski sinh ngày 9 tháng 3 năm 1839 ở karevo, tỉnh pskov trong một gia

đình quý tộc nhỏ. từ 4 tuổi đã được học đàn piano với người mẹ. năm 9 tuổi đã biểu diễn

tiểu phẩm của liszt. đến 10 tuổi, lên pétersbourg để thi học ở trường sĩ quan cận vệ và vẫn

tiếp tục học piano với nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng a.gerke. moussorgski trở thành người

chơi đàn piano ngẫu hứng tài ba và còn là một ca sĩ giọng nam trung đẹp. tốt nghiệp

trường sĩ quan, ông phục vụ ở trung đoàn với dagormyjiski, tiếp đến với balakirev… và

đã được các nhà soạn nhạc nga hướng dẫn sáng tác.

Năm 1858, moussorgski từ bỏ quân đội để dồn tất cả thời gian cho âm nhạc. thời

kỳ này, moussorgski đã hoàn thành nhiều tác phẩm- sonate esdur cho piano, fis moll,

nhiều romance, khúc scherzo bdur cho dàn nhạc giao hưởng. scherzo cis moll cho

piano… năm 1859 viết nhạc cho vở kịch nói vua edipe của sophocle. năm 1862,

moussorgski tham gia vào nhóm hùng mạnh.

Từ năm 1861, khi tiếp xúc với giới sinh viên moscou, moussorgski đã quan tâm

đến vấn đề giải phóng nông nô, bản thân ông đã khước từ ruộng đất gia sản của gia đình

chia cho mình.

Moussorgski rất yêu thích màu sắc phương đông trong tiểu thuyết salammbo của

flaubert, nên đã viết thành nhạc kịch từ nội dung này, kéo dài trong 3 năm (1863-1866).

cũng trong thời gian này, ông còn sáng tác những bản romance và tác phẩm thính phòng.

những romance nổi tiếng như đêm khuya, gió giật ào ào, từ dòng nước mắt của tôi, hát

ru… và đặc biệt là màn viết cho thanh nhạc svertik saissna mà stassov gọi đó là

shakespeare trong âm nhạc. tập bài hát những bức tranh nhân dân trong đó phản ánh sự

nghèo nàn, cực khổ của nông dân nga dưới chế độ nga hoàng; một số bài châm biếm và

liên khúc nhi đồng.

Năm 1867, moussorgski viết khúc phóng túng giao hưởng đêm trên núi trọc với

sự cách tân táo bạo về bút pháp, khiến balakirev không chấp nhận và từ chối dàn dựng.

Page 90: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

90

Cuối năm 1869, ông đã hoàn thành vở nhạc kịch lớn về đề tài lịch sử boris

godounov gồm 7 màn. tiếp theo, moussorgski đã viết vở nhạc kịch nữa là

khovanchtchina (1872-1881) nhưng còn dở dang, sau này rimsky-kosakov đã tiếp nối.

Những năm 70, moussorgski còn viết những tác phẩm thanh nhạc và thính phòng

khác như những bức tranh trong phòng triển lãm, liên khúc thanh nhạc những bài ca

và điệu nhảy của thần chết.

Những năm cuối đời là thời kỳ đen tối nhất trong cuộc đời của ông. thất nghiệp,

bệnh tật, nghèo đói; ông đã phải sống bằng nghề đệm đàn thuê và tấu piano ngẫu hứng.

một vài bạn bè lại xa lánh vì không chấp nhận, sự cách tân táo bạo trong tác phẩm của

moussorgski. giới cầm quyền thì tiếp tục cản trở trình diễn nhạc kịch và các tác phẩm của

ông.

Moussorgski mất ngày 16 tháng 3 năm 1881 tại pétersbourg với những tác phẩm

và dự định sáng tạo dở dang.

4.2. tác phẩm

Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của moussorgski, tác phẩm viết cho thanh nhạc

gồm ca khúc, liên ca khúc, romance và nhạc kịch chiếm một vị trí quan trọng, thu hút

nhiều sức lực của nhạc sĩ so với lĩnh vực khí nhạc. có thể cho rằng, nhạc kịch và ca khúc

thính phòng đã hấp dẫn hoàn toàn sự sáng tạo của nhạc sĩ.

Nhạc kịch của ông là những vở bi nhạc kịch, thật sự nhân dân. nội dung trong hai

vở nhạc kịch boris godounov và khovanchtchina đã miêu tả những cuộc nổi dậy của

nông dân trong những giai đoạn giao thời của lịch sử nước nga. moussorgski là nhà soạn

nhạc giỏi về mô tả tâm lý xã hội bằng âm thanh. ông đã biểu hiện bản chất tích cách của

từng nhân vật thông qua việc sử dụng ngôn ngữ nhân dân- chất giai điệu trong cách phát

âm và quy luật của dân ca.

Trong lĩnh vực nhạc kịch, mà moussorgski đã quan tâm trong suốt cuộc đời sáng

tạo của mình, boris godounov và khovanchtchina là những tác phẩm vĩ đại, độc đáo; thể

hiện đầy đủ sự cách tân táo bạo của mình.

Nhạc kịch boris godounov là tác phẩm sáng tác dựa theo đề tài cùng tên của

pouchkine; là một trong những thành tựu nổi bật nhất của nền nhạc kịch nga nửa cuối thế

kỷ xix. tác phẩm đã biểu hiện một cách chân thực và sâu sắc thực tiễn xã hội nga qua

những sự kiện lịch sử.

Tác phẩm sáng tác năm 1868, hoàn thành năm 1872 và công diễn ngày 27-1-1874

dưới sự chỉ huy của napravnik tại nhà hát marinski.

Tác phẩm gồm phần mở đầu và 4 năm, được cấu trúc theo lối phát triển liên tục

âm nhạc, phù hợp với sự tiến triển của hành động kịch. moussorgski còn đưa vào sự phát

triển âm nhạc những ca khúc, độc xướng, hợp xướng có tính hoàn chỉnh, kết hợp với thủ

pháp âm hình chủ đạo. sự cách tân trong vở nhạc kịch là sử dụng phương pháp biểu hiện

theo kiểu hát nói và đặc biệt là cách sử dụng hòa âm, phức điệu, cách phối dàn nhạc phối

thanh nhạc. ở vở nhạc kịch đó, ông sử dụng nhiều hợp xướng để nổi bật vai trò quần

chúng.

Page 91: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

91

Âm nhạc mở đầu, vở nhạc kịch như miêu tả hình ảnh nhân dân bị đè nén, đau khổ.

Nhạc kịch khovanchtchina được viết từ năm 1872 sau đó rimsky-korsakov hoàn

thành nốt và trình diễn năm 1886. tác phẩm đã đề cập tới thời kỳ lịch sử nga cuối thế kỷ

xvii trước giai đoạn cải cách của pierre đệ nhất; ở vở nhạc kịch này, nhạc sĩ viết theo

kiểu nhạc kịch ca hát. moussorgski đã sáng tác trong 8 năm, về cơ bản đã hoàn thành

tổng phổ piano, chưa kịp phối khí hết cho dàn nhạc. năm 1883, rimsky đã hoàn thành nốt.

bản thảo của moussorgski xuất bản năm 1931; cuối năm 1939, chostakovitch đã phối khí

theo bản thảo của tác giả, năm 1958, chostakovitch đã hoàn thành và hiệu quả rất cao

theo ý đồ của moussorgski.

Khúc mở màn của vở nhạc kịch có tên riêng bình minh trên sông moscou có ý

nghĩa bình minh trên đất nước nga, mở đầu giai đoạn mới trong lịch sử nước nga. khúc

mở màn còn biểu hiện như một bức tranh tinh xảo, một khúc nhạc độc lập, hoàn chỉnh và

luôn được trình diễn như một danh mục biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng.

Thanh nhạc thính phòng chiếm một số lượng lớn và được ông viết suốt cuộc đời.

Tác phẩm thanh nhạc thính phòng là những ca khúc, liên ca khúc và romance (67

bản romance)

Moussorgski viết ba liên khúc- không ánh mặt trời (1874), những bài ca và điệu

nhảy của thần chết (1875), nhi đồng (1870-1872).

Liên ca khúc không ánh mặt trời là tác phẩm nói về cuộc đời riêng của nhạc sĩ.

Hầu hết các tác phẩm thanh nhạc là phản ánh cuộc sống hiện thực, là những bức

tranh sinh hoạt nhân dân, những tranh biếm họa, những bài ca có tính kịch sâu sắc

miêu tả mọi lứa tuổi với màu sắc đa dạng. có bài như hình thức một người kể chuyện, tự

sự; có bài như hình thức ballade…

Những bài như những bức tranh sinh hoạt nhân dân những năm 60 là gần gũi

với phong cách nông thôn và cuộc sống của người nông dân nga.

Bài kalitrat (thơ nekrakov) là miêu tả cuộc sống cơ cực của người nông dân.

phong cách tự truyện, âm nhạc buồn, u tối.

Phần đệm piano mở đầu theo nhịp võng ru.

Phần giai điệu gần giống với dân ca. câu hát được nhắc lại nhiều lần với tính chất

buồn.

Bài em bé mồ côi (lời của moussorgski) miêu tả cuộc sống đứa trẻ mồ côi, cô độc,

bơ vơ không nhà cửa. lời của bài hát gần với ngôn ngữ của nông dân thời ấy. bài hát có

âm điệu chủ yếu:

Những bài ca có tính châm biếm là một trong những sở trường của moussorgski,

bởi ông có tài khắc họa nhân vật hóm hỉnh, sắc sảo như léminarit, con người cổ điển,

hoặc liên khúc thanh nhạc raika làm người nghe liên tưởng tới carnaval op.9 của

schumann, nhưng vì viết cho hát với bút pháp trào lộng làm cho người nghe cười đến

chảy nước mắt.

Những bài có tính kịch sâu sắc có thể kể đến liên khúc thanh nhạc những bài ca

và điệu nhảy của thần chết. lúc đầu ông dự định viết 12 tiết mục nhưng chỉ thực hiện

Page 92: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

92

được bốn. đó là 4 bức tranh có tiêu đề- trépak: hình ảnh một nông phu say rượu nằm chết

trên đống tuyết; khúc hát ru: bi kịch của người mẹ mất người con yêu quý; sérenade: cái

chết của cô gái trẻ mơ mộng; thống soái: một điệu múa man rợ của thần chết ngự trị trên

chiến trường.

4.3. Sáng tác khí nhạc

Những tác phẩm viết cho khí nhạc của moussorgski còn lưu lại tới ngày nay là

không nhiều; nhưng lại có ý nghĩa lớn lao về sự cách tân và sức biểu hiện nghệ thuật độc

đáo.

Kế thừa truyền thống từ glinka, moussorgski đã biểu hiện một phong cách mới

khác với truyền thống đức - áo đang thịnh hành khắp châu âu. bắt nguồn cảm xúc từ sinh

hoạt đời sống của nhân dân nga, vận dụng táo bạo các thủ pháp biểu hiện trên cơ sở dân

gian nga, gắn liền với hội họa và thơ ca; moussorgski đã mở đường mới cho nền âm nhạc

châu âu cuối thế kỷ xix.

Năm 14 tuổi đã xuất bản polka cho piano tặng học sinh trường sĩ quan cận vệ. bản

sonate piano es dur (1858) còn lưu lại 3 chủ đề. bản sonate piano fis moll (1858) đến

nay không còn. scherzo bdur cho dàn nhạc giao hưởng (19-11-1858) biểu diễn ngày 11-

1-1860 dưới đũa chỉ huy của rubinstein.

Nhạc cho vở kịch nói vua edipe đến nay không còn, chỉ còn một vài số viết cho

piano 4 tay từ tổng phổ glinka.

Mùa hè năm 1867, moussorgski hoàn thành intermezzo đêm trên núi trọc trong 12

ngày, mặc dầu dự định đã có từ 7 năm về trước. tác phẩm thoát khỏi hoàn toàn tư duy

kiểu đức. đêm trên núi trọc đã diễn tả một đêm ma quái trước bình minh theo truyền

thuyết dân gian, một huyền thoại dân gian, có tính tạo hình rất cao trên chất liệu dân gian

nga. nhưng từ tác phẩm này đã nảy sinh sự mâu thuẫn với balakirev, người bạn thân nhất

của ông. balakirev đã không chấp nhận bút pháp mới của ông và từ chối dàn dựng tác

phẩm. sau này một số tác phẩm khác của moussorgski đã sử dụng nhạc đêm trên núi

trọc.

Trong các tác phẩm viết cho piano như các bản sonate thời kỳ học với balakirev,

và "u già của tôi", trong làng, trẻ em vui chơi, giấc mơ, hồi ức tuổi thơ… sau này là tác

phẩm những bức tranh trong phòng triển lãm có giá trị độc đáo, đầy cách tân táo bạo.

tác phẩm này là nổi tiếng nhất cuối thế kỷ xix trong các sáng tác cho piano.

Năm 1874, stassov đã tổ chức triển lãm tranh của kiến trúc sư - họa sĩ hartmann

nhân kỷ niệm một năm ngày qua đời. moussorgski và hartmann có tình bạn thân thiết vì

trong nghệ thuật của họ đều quan tâm đến cuộc sống của nhân dân. xúc động trước những

bức tranh của bạn, ông đã say sưa sáng tạo chỉ trong một tuần lễ đã hoàn thành. ở tác

phẩm của mình, ông không muốn là "bản sao" bằng âm nhạc những bức họa của

hartmann, mà tác phẩm được lý giải theo tư duy của nhạc sĩ. do vậy, các bức tranh ấy chỉ

là nền tảng tư duy của nhà soạn nhạc. chẳng hạn từ bức tranh- dự án đồng hồ có kiểu

dáng ngôi nhà nhỏ dựng trên hai chân gà, khiến moussorgski nghĩ tới ông già lùn- đồ

chơi để đập hạt dẻ- trở thành bức chân dung âm nhạc của một con người kỳ lạ; còn dự án

thiết kế cổng thành kiev lại biến thành bức tranh âm nhạc có tính sử thi.

Page 93: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

93

Liên khúc piano những bức tranh trong phòng triển lãm là cảm xúc thơ ca, hội

họa gắn chặt. điều ấy là một tư duy xuyên suốt từ ballade người chiến thương bị bỏ

quên, đêm trên núi trọc, bình minh trên sông moscou… mà moussorgski là người mở

đường cho trường phái âm nhạc ấn tượng pháp.

Những bức tranh trong phòng triển lãm gồm 10 ca khúc khác nhau về tính cách, là

những bức tranh chân dung tâm lý và những bức tranh phong tục được liên kết với nhau

nhờ nét nhạc chuyển tiếp gọi là "bước dạo". chất nhạc bước dạo rất gần với dân ca và hợp

xướng dân gian nga kiểu hòa âm xen với phức điệu bè tòng.

Có thể coi bước dạo theo cốt truyện là đi dạo trong phòng triễn lãm- sự tán

thưởng, bình luận về những bức họa của harmann; cho nên mỗi lần bước dạo xuất hiện

đều được thay đổi, không còn là khúc nhạc độc lập; thậm chí được xen lẫn vào các bức

tranh, phát triển trong các bức tranh ấy (cổng thành lực sĩ).

Là một tác phẩm cách tân táo bạo, những bức tranh trong phòng triển lãm của

moassorgoki đã nổi tiếng thế giới, là danh mục biểu diễn của các nghệ sĩ piano. tác phẩm

được nhiều nhà soạn nhạc phối cho dàn nhạc. đầu tiên là rimsky-korsakov, tiếp đến là

học trò của rimsky. tiếp theo là hai nhạc sĩ nga khác gorsakov và logal-levinski. cuối

cùng bản phối khí nổi tiếng nhất là bản của nhạc sĩ pháp ravel hoàn thành năm 1922.

5. N.A.Rimsky-Korsakov (1844-1908)

Rimsky-korsakov có vị trí quan trọng trong nhóm hùng mạnh, người tiếp tục và

hoàn thành các công việc và tác phẩm của các nhạc sĩ trong nhóm còn dang dở, người đã

khắc phục những khuynh hướng khác biệt giữa rabinstein và balakirev trong sự đổi mới

nền âm nhạc nga cuối thế kỷ xix. rimski không chỉ là nhà soạn nhạc lớn của nga, mà còn

là nhà sư phạm, nhà hoạt động xã hội tích cực.

Những tác phẩm của ông đã trội bật trong hai lĩnh vực-nhạc kịch và giao hưởng.

ông đã viết 15 vở nhạc kịch, mười lăm bản tổng phổ ấy là sự lao động căng thẳng của

nhạc sĩ. mối liên hệ chặt chẽ giữa thể loại giao hưởng và nhạc kịch là điển hình cho sự

nghiệp sáng tác của ông.

Mười lăm tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng trong đó có 3 giao hưởng nhiều

tổ khúc giao hưởng, tranh giao hưởng, ouverture, fantaisie… nhiều hợp xướng, romance,

hòa tấu thính phỏng và tác phẩm cho piano. là một nhà sư phạm và lý luận âm nhạc

rimski-korsakov đã biên soạn 2 tuyển tập dân ca nga, một công trình về phối khí, sách

giáo khoa về hòa âm, cuốn biên niên sử về hoạt động âm nhạc của tôi và viết nhiều bài

báo về các vấn đề nghệ thuật âm nhạc.

5.1. Cuộc đời và sự nghiệp.

Rimski - korsakov sinh ngày 6 tháng 3 năm 1844 ở tikhvin, làng nhỏ của thành

phố novgorod, trong một gia đình quý tộc. từ 4 tuổi đã học đàn piano và 12 tuổi gia đình

gửi đến petersbourg để học ở trường hải quân. những năm tháng trong trường hải quân

rimski vẫn dành thời gian để học piano, sáng tác và dự các buổi hòa nhạc, nhạc kịch.

Page 94: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

94

Năm 1861 quen biết với balakirev, dưới sự hướng dẫn của balakirev, rimski-

korsakov đã hoàn thành bản giao hưởng số 1 năm 1865 là liên khúc giao hưởng nga đầu

tiên gồm 4 chương.

Tốt nghiệp trường hải quân (1862), ông đã đi vòng quanh thế giới suốt ba năm, và

những ấn tượng về biển cả, về những mảnh đất xa lạ cùng nhiều bài ca, điệu nhảy của các

cư dân nơi con tàu cập bến đã để lại nhiều ấn tượng trong các sáng tác của rimski sau

này.

Năm 1865 trở về petersbourg cũng là lúc hoàn thành giao hưởng số 1, được trình

diễn dưới sự chỉ huy của balakirev, có tiếng vang và đã cỗ vũ ông sáng tác tiếp theo.

Sáng tác tiếp theo của những năm 60 như tranh giao hưởng sadko (1867), tổ khúc

giao hưởng antar (1868-1903), tựa khúc dựa trên những chủ đề nga.

Năm 1871, r.korsakov được mời làm giáo sư nhạc viện petersbourg, dạy sáng tác

và phối khí. những sáng tác trong những năm 70 đã hoàn thành 60 bản fuga, tuyển tập 40

bài dân ca nga có đệm; hoàn thành hai nhạc kịch: đêm tháng năm (1878) và nàng bạch

tuyết (1881) v.v…

Những năm 80 r.korsakov đã hoạt động tích cực trong lĩnh vực chỉ huy dàn nhạc ở

trong và ngoài nước rất thành công. cũng trong thời gian này sáng tác cho giao hưởng là

những tác phẩm nổi bật như capriccio tây ban nha (1887), tổ khúc giao hưởng

schéhérazade (1888)…

Vì những nỗi buồn trong cuộc sống gia đình, nên mấy năm đầu của thập kỷ 90,

r.korsakov bị sa sút tinh thần, đồng thời đời sống xã hội nga lúc này rất căng thẳng khiến

nhạc sĩ không viết được nhiều. từ giữa những năm 90, ông lại có cảm hứng để sáng tác và

nhiều tác phẩm được hoàn thành như các nhạc kịch đêm trước lễ giáng sinh (1895), sadko

(1896), mozart và salieri (1897), vợ chưa cưới của nga hoàng (1898), câu chuyện vua

saltan (1900), vera cheloga (1898), servilia (1901), pan voùevoda (1903) v.v

Cuộc cách mạng 1905 bùng nổ, rimski-korsakov đã tin tưởng đi theo cách mạng,

cùng với các sinh viên tham gia tích cực vào các cuộc biểu tình, bãi khóa. sáng tác ghi lại

những dấy động xã hội như hai vở nhạc kịch - kachtchei bất tử (1902) và con gà trống

bằng vàng (1907)

Rimski-korsakov mất ngày 21 tháng 6 năm 1908 ở petersbourg.

5.2. Tác phẩm

Cả cuộc đời sáng tác của rimsky-korsakov đã để lại một di sản tác phẩm to lớn,

khó ai sánh kịp. ngoài những khúc romance, tiểu phẩm, hòa tấu thính phòng; là 15 vở

nhạc kịch; 3 bản giao hưởng; những tổ khúc giao hưởng, những ouverture và fantaisie,

sérenade; concerto cho piano và dàn nhạc…

Những tác phẩm giao hưởng của r.korsakov có liên quan đến tư duy thẩm mĩ về

nhạc kịch của chính bản thân mình. những tác phẩm ấy đều có tiêu đề, và chú ý nhiều đến

tính chất hội họa. âm nhạc giao hưởng của ông luôn tư duy cụ thể có tính sân khấu, cân

đối và làm cho thính giả như có thể nhìn thấy hình tượng một cách rõ rệt và sinh động.

trong phương pháp phối khí, r.korsalov đạt tới trình độ hoàn hảo, tạo sự phong phú, đa

Page 95: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

95

dạng và tinh vi trong cách xử lý âm thanh; làm cho người nghe như nhìn thấy cử chỉ,

hành động và sắc màu rõ rệt.

Tổ khúc giao hưởng schéhérazade là tổ khúc giao hưởng gồm bốn chương, dựa

trên truyện cổ tích ả rập một nghìn lẻ một đêm. bốn chương của tổ khúc được liên kết lại

với nhau bằng một nét nhạc do violon diễn tấu xuất hiện ở mở đầu chương một, được coi

là âm hình chủ đạo của schéhérazade. trong bản in lần đầu mỗi chương đều có một nhan

đề: i- biển và con tầu sindbad; ii- câu chuyện thần kỳ của hoàng tử calender; iii- hoàng tử

và công chúa; iv- ngày hội ở bagdad và con tầu va vào đá, tan vỡ cùng kỵ sĩ đồng. sau

này, ông đã hủy các nhan đề vì không muốn đi vào quá cụ thể, để giành cho thính giả sự

tưởng tượng phong phú qua âm nhạc.

Chương i với phần mở đầu gồm hai hình tượng chính có ý nghĩa cho sự phát triển

của toàn tác phẩm. hình tượng thứ nhất là một nét giai điệu tấu đồng âm ở âm khu trầm

thể hiện tính chất nặng nề, hung bạo.

Nhân tố hai là một nét giai điệu uyển chuyển, dịu dàng do violon độc tấu trên phần

đệm của đàn harpe.

Chương I; Viết ở hình thức sonate-allegro không có phần phát triển, như kể lại

câu chuyện đi biển của hoàng tử sindbad, miêu tả cảnh biển khi yên tĩnh, lúc lại nổi sóng,

một bức tranh biển cả phương nam với hai chủ đề tương phản:

Chương II; Được bắt đầu bằng chủ đề schéhérazade do violon tấu như thể hiện

câu chuyện đang được kể tiếp. chương iii cấu trúc ở hình thức ba đoạn phức nhưng hai

phần đầu và cuối của chương là những biến khúc trên một chủ đề. phần giữa của chương

nhạc tương phản hoàn toàn, âm nhạc như miêu tả những trận giao chiến ác liệt.

Chương III; Chương trữ tình. âm nhạc thể hiện sự tràn trề hạnh phúc giữa hoàng

tử và công chúa. chương nhạc được xây dựng trên hình thức sonate không có phần phát

triển, có cấu trúc tự do trên hai chủ đề. chủ đề một có màu sắc phương đông, uyển

chuyển, dịu dàng.

Chủ đề hai mang đặc điểm vũ khúc rõ nét:

Chương IV; Gồm hai phần. phần thứ nhất mô tả ngày, hội bagdad rực rỡ, náo

nhiệt và phần thứ hai- cảnh biển nổi sóng. chương nhạc có cấu trúc phức tạp, là sự tổng

hợp chất liệu chủ đề của các chương.

Đoạn coda lại vang lên chủ đề schéhérazade và chủ đề sakhriar.

Tài liệu tham khảo: Trương Nguyệt Ánh: Trích giảng Âm nhạc Châu âu – Nửa

cuối thế kỷ XIX.

Page 96: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

96

Bài 20: V. Piotr illitch Tchaikovski (1840-1893)

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Tchaikovsky.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết về lịch sử cũng như phong cách sáng tác của nhà soạn

nhạc Tchaikovsky, từ đó thể hiện những tác phẩm của ông sáng tác được tốt hơn.

P.i.tchaikovski là một trong những nhạc sĩ vĩ đại của thế giới. ông thành công

trong tất cả các thể loại âm nhạc, sáng tác với một bút pháp điêu luyện, tinh tế. là một

người nhạy cảm, ông chỉ viết về những gì mà bản thân cảm nhận được, những gì mà

chính ông đã trải qua. vì vậy, không chỉ giới âm nhạc chuyên nghiệp mà hầu như các tầng

lớp trong xã hội đều yêu quý âm nhạc của tchaikovski. ngoài sáng tác, tchaikovski còn là

nhà sư phạm, lý luận phê bình và chỉ huy. tchaikovski bằng tác phẩm đã biểu hiện sự kết

hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc dân tộc nga và kế thừa sáng tạo nền âm nhạc kinh điển

thế giới. âm nhạc của ông đã phản ánh sâu sắc thực tế xã hội nga cuối thế kỷ xix, thể hiện

tình yêu quê hương tha thiết, tính triết lý sâu sắc, tâm lý tinh tế; ngôn ngữ âm nhạc phong

phú về giai điệu, hòa âm, phối khí; cấu trúc chặt chẽ, khiến cho tác phẩm được phổ biến

rộng rãi không chỉ ở nga mà toàn thế giới.

1. cuộc đời và sự nghiệp

P.i.tchaikovski sinh ngày 25 tháng 4 năm 1840 ở votkinsk trong gia đình kỹ sư, bố

là giám đốc nhà máy luyện kim, mẹ là phụ nữ có trình độ văn hóa, yêu âm nhạc, có giọng

hát hay. ngay từ nhỏ, tchaikovski rất yêu âm nhạc, bố biết thổi flúte và yêu sân khấu.

tchaikovski thường được bố mẹ cho nghe nhạc và người vú nuôi luôn hát cho nghe những

điệu hát ru. từ 10 tuổi, gia đình cho học trung cấp luật ở pétersbourg (1850-1859) nhưng

âm nhạc vẫn cuốn hút tchaikovski. theo lời khuyên của rubinstein, tchaikovski đã thi vào

nhạc viện pétersbourg học trong ba năm 1862-865. tốt nghiệp nhạc viện đạt huy chương

bạc với các tác phẩm ouverture c dur, f dur, tứ tấu dây b dur, sonate piano cis moll,

cantate "đến niềm vui" (thơ của schiller). năm 1865, ông được mời làm giáo sư của nhạc

viện moscou. thời kỳ này, tchaikovski quen biết với các nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng-

nhà văn léon tolstoùski, nhà viết kịch ostrovski, nhà phê bình âm nhạc odoevski, nhà thơ

plesev… trong khoảng từ 1865-1877, tchaikovski đã hoàn thành 3 bản giao hưởng;

concerto piano số 1; biến tấu trên chủ đề rococo cho violoncelle; 3 tứ tấu và trio piano;

4 vở nhạc kịch; vũ kịch hồ thiên nga; 3 ouverture: roméo và juliette, bão tố, francesca

da rimini; liên khúc bốn mùa và nhiều romance.

Tình hình xã hội nga lúc này rất nặng nề, trí thức và các nghệ sĩ cảm thấy bế tắc.

cuộc sống riêng không may mắn khiến tchaikovski rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh

thần một thời gian.

Từ cuối 1877 đến 1885, ông thường sống ở nước ngoài- ý, thụy sĩ và mùa hè

thường về ucraine, nơi ở của người chị. thời kỳ này được sự đỡ đầu về kinh tế của bà

triệu phú nadejdavon meck nên tchaikovski hoàn toàn có thể yên tâm để sáng tác âm

nhạc.

Page 97: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

97

Sáng tác trong thời kỳ này là giao hưởng số 1, capriccto italien, sé renade cho

đàn dây, ouverture năm 1812 cantate moscou, trio (tặng n.rubinstein) concero cho

violon và dàn nhạc, concerto số 2 cho piano, hai vở nhạc kịch cô gái orléans và

mazeppa.

Giữa những năm 80, tchaikovski là nhà chỉ huy dàn nhạc giao hưởng và đi biểu

diễn ở nhiều nước châu âu. ông không chỉ dàn dựng và chỉ huy các tác phẩm của mình

mà còn chỉ huy các tác phẩm của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng thế giới như brahms, grieg,

saint-saởns, massenet ở các thành phố của nga, đức, tiệp, pháp, anh và mỹ.

Những năm 90, tchaikovski đạt tới tột đỉnh của sự vinh quang. opéra của nhạc sĩ

được biểu diễn ở nga và ở nhiều nước trên thế giới. năm 1893, tchaikovski được trường

đại học tổng hợp cambridge của anh tặng học vị tiến sĩ. từ những năm 1885-1893, là thời

kỳ sáng tác sung sức nhất của tchaikovski- 3 opéra trong đó có con đầm pique; 2 vở

ballet người đẹp ngủ trong rừng, kẹp hạt dẻ, 3 bản giao hưởng: số 5, số 6 và manfred

cùng nhiều tác phẩm khác.

Những sáng tác trong những năm cuối đời đã phản ánh trung thực thời kỳ đen tối

nhất của đời sống chính trị xã hội nga cuối thế kỷ xix, mà nhân vật tích cực trong tác

phẩm của ông không còn con đường nào khác là phải chịu sự hy sinh. (con đầm pique,

giao hưởng số 5, số 6…)

Ngày 16 tháng 10 năm 1893, tchaikovski chỉ huy lần đầu bản giao hưởng số 6 của

mình và sau 9 ngày ông đã qua đời vào ngày 25 tháng 10 năm 1893.

2. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu

Ít ai trong số các nhà soạn nhạc lại đạt sự thành công và vinh quang như

tchaikovski ở tất cả các lĩnh vực sáng tạo- giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch, nhạc thính

phòng.

2.1. giao hưởng

Tchaikovski viết khoảng 30 tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng- 7 bản giao hưởng

(kể cả bản giao hưởng có tiêu đề manfred); một số ouverture có tiêu đề và ouverture

fantaisie; 2 giao hưởng thơ, 2 tổ khúc giao hưởng; 3 concerto cho piano; 1 concerto cho

violon và biến tấu trên chủ đề rococo cho violoncelle; capriccio italien…

Sáng tác giao hưởng đối với tchaikovski được thực hiện trong suốt cuộc đời, từ

những ngày là sinh viên nhạc viện pétersbourg cho tới những năm tháng cuối đời sáng

tạo của mình.

Những giao hưởng của tchaikovski có thể phân chia thành hai giai đoạn rõ rệt. giai

đoạn đầu là ba bản giao hưởng đầu và cả bản số 4; các ouverture có tiêu đề- giông tố,

rómeo và juliette, bão táp, francesca da rinmini… viết trước 1877. giai đoạn thứ hai là

những tác phẩm có tính bi kịch sâu sắc như giao hưởng số 5 và số 6.

Bản giao hưởng số 1 hoàn thành năm 1866 được tác giả đặt tên những giấc mơ

mùa đông. thiên nhiên nga và hình tượng mùa đông là những đề tài mà nhiều nghệ sĩ nga

đã phản ánh trong tác phẩm của mình và tchaikovski còn đề cập trong cả các tác phẩm

Page 98: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

98

khác. bản giao hưởng số 1 tràn đầy chất trữ tình nhưng còn cả những suy tư về cuộc

sống.

Bản giao hưởng số 2 viết năm 1872, sửa chữa 1879 và khi viết tác phẩm này

tchaikovski sống trong một ngôi làng ở ucraine. tác phẩm biểu hiện niềm vui và thấm

đượm màu sắc âm nhạc dân gian ucraine. có người gọi đó là giao hưởng nước nga nhỏ

hoặc bản giao hưởng với chim sếu (tên gọi một bài dân ca được sử dụng trong tác phẩm).

Bản giao hưởng số 3 hoàn thành năm 1875 gồm 5 chương và nội dung các

chương cũng đặc biệt. nhiều chương có tính sân khấu, âm nhạc sinh hoạt phong tục

phong phú như hành khúc, diễu hành, nhảy múa làm cho bản giao hưởng gần với tổ khúc.

chương ba là tính chất tâm lý, trữ tình, chương chậm tạo sự tương phản với các chương

có tính phong tục.

Bản giao hưởng số 4 hoàn thành năm 1877 tặng nadejda von meek. tác phẩm ra

đời trong tình trạng căng thẳng về tư duy và tình cảm, là sự tổng kết những tìm tòi của

tchaikovski trong thể loại giao hưởng. đó là cuộc đấu tranh của con người để đạt tới hạnh

phúc.

Chương I; Được mở đầu bằng một chủ đề diễn tả sức mạnh đen tối ngăn cản con

người tới hạnh phúc.

Tiếp đến là chủ đề chính của chương một với tính chất uyển chuyển của điệu

valse, giàu sắc thái và nhiều chuyển biến:

Chủ đề hai gồm hai chất liệu. chất liệu đầu xuất hiện ở kèn clarinette solo có tính

chất buồn, duyên dáng (mà theo bản thảo của tchaikovski đó là hồi ức về một vũ hội.

chất liệu hai là một nét nhạc âu yếm:

Chương II; chương chậm, như một bài ca trữ tình, là những hồi ức buồn thương.

cấu trúc ở hình thức ba đoạn phức.

Chương III; chương scherzo, là khúc nhạc arabesque có tính chất phóng túng,

đỏng đảnh với thư pháp pizzicato của bộ dây. ở phần trio- phần giữa của chương nhạc là

âm thanh của kèn gỗ bắt chước vũ điệu dân gian nga; tiếp đến kèn đồng tấu một giai điệu

hành khúc nhanh, hối hả.

Cả hai chương II và chương III không tạo tính kịch, mâu thuẫn, là những phút giây

yên tĩnh, vui vẻ trong cuộc sống.

Chương IV; chương vũ hội của quần chúng được viết ở hình thức rondo, chủ đề

chính- chủ đề ngày hội dân gian, có tính chất như cuộc diễu hành tưng bừng:

2.2. Nhạc kịch

Trong suốt cả cuộc đời của mình, tchaikovski lúc nào cũng không ngừng viết nhạc

kịch. tiếp tục truyền thống của glinka về dòng nhạc kịch lịch sử (cô gái orléans, maeppa,

iolanta…) đồng thời ông còn viết nhiều nhạc kịch về dòng tâm lý xã hội (eugène

onéguine, con đầm pique…)

Trong lĩnh vực sáng tác nhạc kịch, tchaikovski rất quan tâm đến đề tài bi kịch về

tình yêu, những xung đột mạnh mẽ trong cuộc sống, tình yêu chung thủy, sự ghen

tuông… nhạc sĩ thường sắp đặt những màn, cảnh tương phản về tâm lý của các nhân vật

Page 99: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

99

cạnh nhau. tchaikovski rất quan tâm và cũng dành nhiều công sức cho dàn nhạc coi trọng

sự biểu hiện của dàn nhạc để phát triển tình cảm, nội tâm đa dạng của nhân vật; đồng thời

cũng đề cao những tiết mục thanh nhạc. giai điệu của các aria, ariozo, hợp ca và đồng ca

trong nhạc kịch của ông rất hấp dẫn.

Nhạc kịch eugène onéguine là một trong những tác phẩm đạt thành tựu xuất sắc

của tchaikovski, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của pouchkine. tác phẩm viết trong những

năm 1877-1878 và công diễn lần đầu tại moscou năm 1879. trong tiểu thuyết của

pouchkine, nhân vật onéguine "con người thừa" trong xã hội, rất thông minh, tràn đầy

sinh khí nhưng lại không biết làm gì cho xã hội, đi đến đâu là gieo rắc sự bất hạnh đến

đó. nhưng trong nhạc kịch của tchaikovski, nhân vật trung tâm lại là tachiana- một mẫu

người điển hình về lòng chung thủy của phụ nữ nga, với các khía cạnh tâm lý phức tạp,

tinh tế.

Tác phẩm cấu trúc gồm 3 màn, 7 cảnh. ở tác phẩm này, tchaikovski dùng nét nhạc

mở đầu của màn i như một âm hình chủ đạo, được xuất hiện lại ở cảnh một, cảnh hai và

cảnh 7.

2.3. Nhạc vũ kịch (ballet)

Trước tchaikovski, ballet ở nga chưa được đề cao, ngay vở opéra-ballet của

dargomyjski cũng chẳng bao giờ được trình bày. trong nhạc kịch của glinka tuy đã có

những màn múa rất độc đáo, nhưng cũng chưa phải là một ballet với ý nghĩa là một tác

phẩm độc lập. vì vậy, tchaikovski sáng tác 3 vở ballet- hồ thiên nga (1876), người đẹp

ngủ trong rừng (1889), cái kẹp hạt dẻ (1892) có một ý nghĩa lớn. ông đã đưa vào ballet

yếu tố của nhạc kịch và giao hưởng, tạo cho ballet trở thành một loại hình nghệ thuật

hoàn chỉnh với ý nghĩa cách tân.

Ballet của tchaikovski có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nghệ thuật này đối

với các nhạc sĩ nga sau này và cả với thế giới.

2.4. Sáng tác cho các thể loại khác

Hòa tấu thính phòng của tchaikovski gồm 3 tứ tấu dây, trio tặng rubinstein (em)

khi nhạc sĩ mất năm 1881.

Bản tứ tấu dây số 1 ddur viết năm 1871 đã sử dụng một bài dân ca và viết theo

kiểu biến tấu như glinka. bản số 2, f dur có cấu trúc phức tạp hơn và về nội dung âm

hưởng là gần với bản giao hưởng số 4. bản số 3- es dur viết tặng nghệ sĩ violon, giáo sư

nhạc viện moscou- lau. âm nhạc gần với thể loại giao hưởng. cả ba bản tứ tấu của

tchaikovski.

Tác phẩm piano trội bật nhất của tchaikovski là 3 bản concerto số 1- 1875, số 2-

1880 và số 3-1893. ngoài concerto, còn có sonate lớn cho piano, các tiểu phẩm như

dumka, bài ca không lời, liên khúc bốn mùa, tuyển tập cho trẻ em…

Các tác phẩm cho piano của ông đã sử dụng nhiều chất liệu từ các dân ca thành thị

cũng như các dân vũ nông thôn.

Sáng tác cho violon và violoncelle

Page 100: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

100

Những tác phẩm cho violon là bản concerto độc nhất, sérénade mélancolique,

valse scherzo, sérénade cho đàn dây…

Tác phẩm biến tấu trên chủ đề rococo cho violoncelle và dàn nhạc là một tác

phẩm tuyệt vời của ông, được đánh giá là chuỗi ngọc trong sáng. tính chất hào nhoáng

của phong cách rococo đã được nga hóa và tác phẩm luôn được các nghệ sĩ violoncelle

nổi tiếng thế giới biểu diễn trong các chương trình của mình.

Sáng tác cho thanh nhạc

Romance là những tác phẩm thanh nhạc mà tchaikovski đã kế thừa, phát triển từ

glinka và dargomyjki.

Trong các romance của ông, nổi bật vẫn là phong cách trữ tình nội tâm sâu sắc,

mặc dù nhạc sĩ còn ứng dụng những nguyên tắc phát triển giao hưởng.

Bè piano có vai trò rất quan trọng để miêu tả nội tâm tâm lý trữ tình tinh tế đôi khi

là sự đối thoại giữa bè hát và piano, hoặc có ý nghĩa phức điệu bè tông.

Romance là thể loại được tchaikovsky viết đều đặn trong cả cuộc đời sáng tác của

mình. ông viết khoảng 100 romance.

Ông viết 4 bản cantate với dàn nhạc và nhiều cải biên dân ca.

Ít ai như tchaikovski được coi là một nhà soạn nhạc toàn năng. với 53 tuổi đời và

30 năm sáng tác, tchaikovsky đã để lại cho nhân loại một gia tài tác phẩm của ông sống

mãi trong lòng nhân dân nga và trong lòng toàn nhân loại.

Tài liệu tham khảo: Trương Nguyệt Ánh: Trích giảng Âm nhạc Châu âu – Nửa

cuối thế kỷ XIX.

Page 101: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

101

CHƯƠNG V: ÂM NHẠC THẾ KỶ XX

Bài 1. Nhà soạn nhạc Claude debussy

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Claude debussy.

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử nhà soạn nhạc Claude debussy, từ

đó thể hiện những tác phẩm của ông được tốt hơn.

Debussy là nhà soạn nhạc Ấn tượng vĩ đại. Với hội họa Ấn tượng thì Monet là đại

diện tiêu biểu, còn với âm nhạc Ấn tượng là Debussy. “La Mer” (Biển cả) mới kỳ diệu

làm sao. Những tiểu phẩm đầy sáng tạo viết cho piano mịn màng như nước với những tên

gọi gợi mở như “Estampes” (Những bức tranh khắc), “Images” (Những hình ảnh). Và tất

nhiên là cả tác phẩm viết cho dàn nhạc mang vẻ đẹp mờ ảo “Prelude to the Afternoon of

a Faun” (Prelude Giấc ngủ trưa của thần Điền dã).

Debussy yêu thích những hợp âm nghịch tai, mà ngày nay chúng ta thấy giống

nhạc jazz, như những hợp âm mà Duke Ellington và Bill Evans đã sử dụng. Nhưng trong

ngôn ngữ hòa âm của Debussy còn có những đồng vọng của thời kỳ Phục hưng, cũng như

âm nhạc ngũ cung Nam Á mà ông nắm bắt được sau một buổi biểu diễn của các nghệ

nhân Indonesia tại hội chợ triển lãm quốc tế ở Paris năm 1889.

Sau hàng trăm năm âm nhạc cổ điển phụ thuộc vào giai điệu, Debussy đã dám viết

thứ âm nhạc hầu như tĩnh tại trải dài suốt tác phẩm. Ông đã viết rất nhiều những điệu

nhảy, những tiểu phẩm piano ngất ngây, một tứ tấu đàn dây cung Son thứ mang tính chất

bước ngoặc trong lịch sử âm nhạc thính phòng, và đến cuối đời, là ba bản sonata theo

phong cách Tân Cổ điển độc đáo Sonata for cello; Sonata for flute, viola và

harp; Sonata for violin and piano. Tuy nhiên, kéo giãn thời gian tới những giới hạn của

nó là một đặc điểm nổi bật trong các sáng tác của Debussy.

Trước đó, đã có những nhà soạn nhạc từng thử nghiệm cách này ở một mức độ

nhất định, đặc biệt là Wagner, người mà trong suốt cuộc đời mình, Debussy giữ thái độ

yêu-ghét lẫn lộn. Vào giữa những năm 1880, Debussy thực sự là “một người ngưỡng mộ

Wagner nhiệt thành tới mức quên cả những nguyên tắc xã giao thông thường”, như ông

hồi tưởng lại. Debussy kiếm tiền từ các nhà xuất bản nhờ việc soạn bản rút gọn cho các

vở opera của Wagner. Một người bạn của ông, Pierre Louys, nói rằng Debussy có thể

chơi từ đầu đến cuối vở opera “Tristan und Isolde” mà không cần nhìn bản nhạc. Nhưng

kể từ sau chuyến hành hương đến Festival Bayreuth (nơi chỉ chuyên biểu diễn các vở

opera của Wagner), ông lại thường xuyên chỉ trích Wagner một cách chua cay.

Và opera “Pelléas et Mélisande” như “một kiệt tác của chủ nghĩa Tượng trưng

Pháp, vở opera duy nhất trong sự nghiệp sáng tác của Debussy, đã nhận được rất nhiều

lời khen ngợi cũng như chê bai sau buổi công diễn đầu tiên, tại nhà hát Opéra - Comique

ở Paris vào ngày 30-4-1902 dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng André Messager.

1. Thân thế sự nghiệp.

Page 102: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

102

Achille-Claude Debussy; sinh ngày 22-8-1862, mất ngày 25-3-1918. Là một nhà

soạn nhạc người Pháp nổi tiếng. Cùng với Maurice Ravel, ông được coi như nhà sáng tác

nổi bật nhất trong trường phái Âm nhạc ấn tượng (mặc dù bản thân ông không thích thuật

ngữ này được dùng để miêu tả những sáng tác của mình) Ông là tên tuổi lớn trong nền

âm nhạc châu Âu vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ông đã để lại nhiều tác phẩm kinh

điển cho âm nhạc Pháp thời kỳ này, chủ yếu là các bản giao hưởng, nhạc thính phòng và

các bản solo piano.

Gia đình Debussy có gốc lâu đời, là nhánh của dòng họ Burgundy, đã là nông dân

từ những năm 1600. Thời thơ ấu của nhạc sĩ Claude Debussy ít được biết đến. Khi

Claude sinh ra thì gia đình đang sở hữu một cửa hàng đồ sứ nhỏ và cậu được người cô

Clémentine dạy dỗ. Người cô này có mối quan hệ với nhà sưu tập nghệ thuật Achille-

Antoine Arosa, và ông trở thành cha đỡ đầu của Claude.

2. Hoạt động về Âm nhạc.

Lần đầu tiên Claude đến với âm nhạc là từ chuyến đi Riviera, ở đó cậu được học

piano từ Giovanni Cerutti, một giáo viên người Ý. Được trao học bổng nhà nước, cậu vào

học ở nhạc viện Paris, ở đây, thầy giáo piano Marmontel đã nhanh chóng nhận ra tài năng

âm nhạc đặc biệt của cậu. Cậu còn học hòa âm với Emile Durand và học sơ qua về organ

với César Franck. Để kiếm thêm, Claude còn đi gia sư piano và đệm đàn cho những

người nghiệp dư giàu có. Quá trình làm việc trong các gia đình giàu có đã thường xuyên

đưa cậu đi xa, các chuyến đi Italy và Nga đã có một ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đến trí

tuệ và cảm xúc của cậu. Công việc là nghệ sĩ piano cho đại gia đình Marguérite Wilson–

Perlouze đã đem lại cho cậu cơ hội được ở một thời gian trong một trường văn hóa nghệ

thuật rất thú vị, đó là lâu đài đẹp đẽ ở Chenonceaux, cậu đã ở cùng với nhiều nghệ sĩ

khác, trong đó có cả nhà văn George Sand.

Năm 1880, ở tuổi 18, Debussy bắt đầu làm việc cho Nadia von Meck, người bảo

trợ nổi tiếng của Tchaikovsky, và đã cùng với bà đi vòng quanh châu Âu (ở Vienna, cậu

còn được xem cả vở Tristan và Isolde của Wagner). Quá sốt ruột với những hòa âm

truyền thống đang học ở nhạc viện, cậu đã bắt đầu mày mò đưa các chủ đề của De

Musset vào âm nhạc và viết nên bản Trio Piano Son trưởng, đây là tác phẩm mới được

tìm lại.

Debussy cũng dành ba mùa hè (1880 - 1882) để làm việc cho Nadia von Meck,

chơi piano cho gia đình và dạy nhạc cho nhiều đứa con của bà, chúng nhớ đến Debussy

"như một người Pháp tế nhị nhưng vui vẻ, người không bao giờ ở yên một chỗ và luôn

mang lại một sức sống cần thiết cho bầu không khí ngột ngạt của gia đình". Tuy nhiên,

chính một chuyến đi Nga đã quyết định đến sự phát triển tài năng nghệ thuật của

Debussy, bởi vì anh đã khám phá ra âm nhạc của Mussorgsky, người đã vừa qua đời

trong bệnh viện quân y ở St. Petersburg. Những cấu trúc bất hình dạng tuyệt vời và

những hình ảnh chất phác một cách tự nhiên của Mussorgsky đã gây nên một ảnh hưởng

sâu sắc đến sự nghiệp là một nhà soạn nhạc của Debussy. Anh cũng có rất nhiều ấn tượng

khi được nghe âm nhạc dân gian và gypsy ở đây. Cuộc đời nghệ thuật thực sự của

Debussy ở Paris bắt đầu vào cuối năm 1881 khi anh gặp gỡ gia đình kiến trúc sư Vasnier,

Page 103: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

103

một trí thức cực kỳ rộng rãi phóng khoáng, có người vợ là một ca sĩ xinh đẹp, người đã

lần đầu tiên hát nhiều bài hát đầu tay của Debussy.

Lập trường âm nhạc và nhận thức của Debussy mang màu sắc của hai khuynh

hướng nghệ thuật chủ đạo trong thời đại của ông, chủ nghĩa Tượng trưng trong văn học

và chủ nghĩa Ấn tượng trọng hội họa, những chủ nghĩa này đã từ bỏ tất cả các hình thức

chính thống, tính hàn lâm học thuật hoặc chỉ đơn thuần là tính thụ động. Và cũng không

ngạc nhiên gì khi khi những chủ nghĩa đó phải chịu những phản ứng coi thường của giới

nghệ thuật được coi là chính thống thời bấy giờ. Từ năm 1885 đến 1887, Debussy sống

tại biệt thự Medici ở Roma sau khi được trao Giải thưởng Roma với bản cantata L’enfant

prodigue (Đứa trẻ lang bạt, 1884). Debussy ngày càng trở nên nổi bật với sự cách tân

nghệ thuật trong thời đại của ông. Ở Roma, ông đã sáng tác hai tác phẩm cho dàn nhạc,

Zuleima và Le printemps (Mùa xuân) lấy cảm hứng từ bức họa nổi tiếng của Botticelli, cả

hai tác phẩm này đều bị hội đồng thẩm định Viện hàn lâm phê bình gay gắt vì chủ nghĩa

phản quy tắc (anti-conformism) của chúng. Điều này đã đẩy sáng tác thứ ba của ông vào

một sự ép buộc đối với một người được nhận Giải thưởng Roma, La demoiselle élue

(Thánh nữ, 1886 - 1887), dựa trên phần lời của Dante Gabriel Rossetti.

Debussy trở nên gần gũi với âm nhạc của Wagner trong sáu năm, từ 1887 đến

1893, và mặc dù, trước công chúng ông tỏ ra không đồng tình với Wagner, nhưng nhiều

nhà phê bình đã nhận thấy rằng đây chỉ là một điệu bộ để che giấu sự ngưỡng mộ và kính

nể của ông đối với âm nhạc của nhà soạn nhạc người Đức này. Tuy Debussy đã từng coi

Wagner là "một lão già chuyên đầu độc tinh thần", nhưng sự ảnh hưởng của Wagner đến

âm nhạc của ông là rất rõ ràng trong các tác phẩm La demoiselle (Thiếu nữ), Pelléas et

Mélisande và Sự hy sinh của St Sebastian.

Trở về Paris năm 1888, Debussy đã cắt đứt mối quan hệ lâu dài với Gaby Dupont

để cưới Lily Texier, và tiếp tục giao thiệp với những nghệ sĩ theo chủ nghĩa Tượng trưng,

tất cả những người này đều là những người ủng hộ Wagner rất mạnh mẽ. Khi Debussy

đến buổi dạ hội âm nhạc Ngày Thứ Ba tại nhà riêng của nhà thơ Stéphane Mallarmé, ông

đã cảm hứng từ một bài thơ của nhà thơ này để viết nên một tuyệt tác đầu tiên, Prélude à

l’après-midi d’une faune (Khúc dạo đầu Giấc nghỉ trưa của thần Điền dã, 1894). Bài thơ

của Mallarmé là hình ảnh về những người phụ nữ trong một buổi trưa mùa hè nóng như

thiêu như đốt, và âm nhạc của Debussy là một sự diễn dịch tài tình bầu không khí đầy ảo

giác và mang tính gợi tả của bài thơ. Đối với khán giả, nó đã thành công ngay trong lần

trình diễn đầu tiên, nhưng đối với các nhà phê bình, nó lại bị gây khó dễ. Tuy nhiên,

Mallarmé lại rất thích thú, ông viết cho Debussy: "Ngài đã dịch ngôn từ của tôi thành

những hòa âm hoàn hảo, ngoại trừ một điều là tác phẩm của ngài còn đi xa hơn thế, nó đã

xuyên sâu vào tận cùng của sự luyến tiếc quá khứ, nó chứa đựng sự cảm nhận phong phú

và sâu sắc về những thứ ánh sáng mơ hồ". Prélude à l’après-midi d’une faune là tác phẩm

điển hình cho phong cách âm nhạc gợi tả tinh tế của Debussy: một sự cảm nhận nửa vời

và hoàn toàn lơ đãng, với một nhóm nhỏ các chủ đề mà dường như không bao giờ được

phát triển một cách trọn vẹn.

Page 104: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

104

Tiếp tục với những sáng tác như Trois chansons de Bilitis (1897) (Ba bài hát của

Bilitis) cho giọng hát và piano, và ba Nocturne (1897 - 1898) cho hợp xướng nữ và dàn

nhạc, Debussy đã tập trung vào âm nhạc cho piano để viết nên Tổ khúc Bergamasque

(1895 - 1899) nổi tiếng. Vở opera duy nhất của ông, Pelléas et Mélisande, dựa trên vở

kịch của Maurice Maeterlinck mà ông đã xem ở Paris năm 1893, cũng bắt đầu được viết

trong thời kỳ này. Mười năm sau, nó được trình diễn lần đầu tiên tại Opéra Comique ở

Paris vào ngày 30/4/1902, nó đã tạo ra một sự phản ứng hỗn hợp giữa sự phản cảm gay

gắt và sự phấn khích cuồng nhiệt, chính nó đã làm kết thúc mối quan hệ bạn bè của

Debussy với Maeterlinck, người đã công khai chỉ trích việc Debussy đã từ chối, không

cho một ca sĩ vốn là bạn của Maeterlinck, được hát trong vở opera. Hình như là

Maeterlinck đã không nghe vở opera mãi cho đến tận 1920, khi Debussy đã qua đời.

Ngay sau buổi biểu diễn, ông đã viết cho Mary Garden: "Tôi đã tự thề với mình là tôi sẽ

không bao giờ đi xem Pelléas et Mélisande, nhưng hôm qua tôi đã tự phá lời thề, và tôi

thấy vui. Nhờ có bạn, lần đầu tiên tôi đã hiểu được tác phẩm của chính mình". Trong

Pelléas et Mélisande, Debussy đã tạo ra một sự diễn đạt hư ảo mới, trong đó giai điệu

được dựa trên các nhạc tố của hợp âm ba nốt. Theo một nhà phê bình (Lockspeiser)

"thành tựu lớn nhất trong những năm tháng trưởng thành của Debussy là sự chuyển đổi

của opera vào thi ca".

Ngay sau Pelléas là một tiểu phẩm cho piano, Les estampes (Những bức tranh

khắc) và vào năm 1903, Debussy bắt đầu viết tuyệt tác lớn nhất của ông, La mer (Biển),

gồm ba phác họa giao hưởng cho dàn nhạc. Debussy đã viết cho nhà soạn nhạc André

Messager vào năm 1903: "Có lẽ ngài không biết rằng, tôi luôn luôn hướng đến cuộc sống

thú vị của một thủy thủ, và rằng, chỉ vì những thăng trầm của cuộc đời đã ngăn cản tôi

theo đuổi cái thiên hướng nghề nghiệp thực sự của mình". Chủ đề về nước, một trong

những biểu tượng yêu thích của Debussy, được tìm thấy trong rất nhiều tác phẩm của

ông, bao gồm cả Pelléas, trong tác phẩm này, nó trở thành một Chủ đềâm nhạc và hội

thoại trọng yếu. Toàn bộ vở opera được choán đầy bởi tập hợp những hình ảnh: suối

nước, biển bão, giếng nước, vẻ tráng lệ của những mặt nước đáng đóng băng, và những

vật thể mờ đục khác. Debussy đã bị ám ảnh bởi cái bản chất biến đổi của nước, bởi

những vòng xoáy, cuộn lại hay tan ra, trong suốt hay mờ đục – nhìn vào những chiều sâu

của nó, với sự hiện hữu đầy sức mạnh và thậm chí là đau đớn của những cảm nhận và tư

duy vô thức.

Sau La mer, Debussy bắt đầu làm việc với tuyển tập thứ hai về Các hình ảnh cho

piano, xuất bản Tổ khúc Bergamasque vàIberia năm 1905, và hoàn thành một tổ khúc

nhỏ cho piano, Góc trẻ thơ, tặng cho Chouchou, con gái của ông, có trong cuộc hôn nhân

lần thứ hai với Emma Moyse Bardac, một phụ nữ có địa vị xã hội cao. Trong năm sau,

Debussy nhận ra rằng ông bị ung thư nặng và bắt đầu phải dùng morphine để vượt qua

những cơn đau dễ dàng hơn, nhưng ông vẫn tiếp tục làm việc và sáng tác, ngay cả khi

yếu đến mức không thể rời khỏi giường. Những khúc dạo đầu cho piano tập 1 được hoàn

thành năm 1910, và trong thời gian đó, Debussy đã có thể gặp được những nhà soạn nhạc

châu Âu quan trọng nhất trong thời đại của ông. Ông đã gặp Richard Strauss, nhà soạn

nhạc đương đại hàng đầu của Đức, ở Paris năm 1906 và ngay sau đó viết một bài báo về

Page 105: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

105

ông (sau này được xuất bản ở Monsieur Croche antidilettante, một tuyển tập về phê bình

âm nhạc của Debussy) và năm 1910, ông gặp Gustav Mahler, âm nhạc của Mahler bấy

giờ bị chế nhạo ở Paris (nó bị coi là quá theo phong cách Schubert và Slave).

Có rất nhiều mâu thuẫn xung quanh sự khác nhau của âm nhạc Đức và âm nhạc

Pháp trong suốt thời kỳ này, và sự tranh luận về khuynh hướng dân tộc và bản chất âm

nhạc thuần túy đã dự báo trước cho một cuộc xung đột bao trùm khắp châu Âu sau đó

một thời gian ngắn. Có những năm mà châu Âu hình thành Đồng minh Ba nước giữa

Đức, Áo-Hung, Italy, và Hiệp ước Ba bên giữa Pháp, Nga, Anh, tất cả các phe này đều

đang lao vào chuẩn bị cho chiến tranh. Trong bầu không khí ngột ngạt và căng thăng của

các mối quan hệ quốc tế, cả Debussy và Fauré đều từ chối không tham gia vào Festival

Pháp ở Munich.

Debussy gặp Igor Stravinsky năm 1910. Họ nói chung là mang những quan điểm

âm nhạc khác xa nhau, và mối quan hệ bạn bè của họ cũng không phải thực sự là êm đẹp,

tuy nhiên, trên thực tế thì họ đã hết sức ngưỡng mộ các tác phẩm của nhau.

Vào tháng 2 năm 1911, Debussy bắt đầu viết nhạc sân khấu cho Le martyre de

Saint Sebastien (Sự hy sinh của St Sebastien), vở kịch tôn giáo năm màn của Gabriele

d’Annunzio, được biểu diễn ngày 25/5/1911 tại nhà hát Châtelet ở Paris với biên đạo múa

do Fokine và trang phục do Bakst. Mặc dù có phần âm nhạc gợi tả thú vị của Debussy,

nhưng tác phẩm đã không thành công. Giữa những năm 1910 và 1915, Debussy hoàn

thành các Prelude và Etude của ông, chúng đã được coi là những tuyệt tác của âm nhạc

piano thế kỷ 20, tiếp đó, năm 1912, là vở ballet Jeux (Những trò chơi), được sáng tác cho

đoàn Ballet Russe của Diaghilev, theo ý tưởng của Nijinsky, một diễn viên kiêm biên đạo

múa. Một vở ballet khác cho thiếu nhi, La boite à joujou (Hộp đồ chơi), ra đời năm 1913.

Tác phẩm cuối cùng của ông, Sonata cho violin, viết năm 1917. Debussy mất ở Paris

ngày 25 tháng 3 năm 1918 vì bị bệnh ung thư.

Mặc dù Debussy sáng tác thất thường và không liên tục, nhưng ông đã cực kỳ

thành công trong việc phác họa lại những hình ảnh phù du, thoáng hiện lên trong nhận

thức của con người về âm nhạc. Debussy đã không lập nên bất cứ trường phái nào và

cũng không đưa ra bất cứ một quy tắc định dạng lý thuyết nào đối với sự diễn đạt của ông

dựa trên sự thực chứng với các âm sắc, hòa âm và sự thể hiện âm nhạc trong nhận thức

của chúng ta về tự nhiên.

Page 106: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

106

CHƯƠNG VI: GIỚI THIỆU MỘT SỐ KHUYNH HƯƠNG MỚI CỦA ÂM NHẠC

THẾ KỶ XX.

Bài 1: Âm nhạc biểu hiện

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc

Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

Chủ nghĩa biểu hiện (expressionism) trong âm nhạc nổi lên vào quãng thời gian

giữa hai thế chiến. Những nhà soạn nhạc đã thông qua chủ nghĩa này để diễn đạt những

nỗi lo âu, hoảng sợ và bi quan về số phận con người trong thế kỷ 20. Họ đã thay thế các

cấu trúc hài hòa của truyền thống cổ điển và lãng mạn bằng những cảm giác nhức nhối,

bất an của cấu trúc âm nhạc phi điệu thức.

Nhân vật trung tâm của chủ nghĩa biểu hiện là Arnold Schoenberg. Đối với nhà

soạn nhạc này, "biểu hiện hóa" trong âm nhạc gắn liền với sự "phi điệu thức hóa". Bản

Tứ tấu số 2 (1907-1908) chính là tác phẩm đầu tiên của Schoenberg được thực hiện theo

nguyên tắc đó. Tác phẩm này có 4 chương và qua các chương nó dần dần mất đi tính điệu

thức.

Sau sự thử nghiệm với Tứ tấu số 2, năm 1909,

Schoenberg viết vở nhạc kịch một màn Erwartung (Nỗi

lo sợ).

Đó là một tác phẩm đỉnh cao chủ nghĩa biểu hiện trong

âm nhạc, kể về một người phụ nữ không tên đi tìm người

yêu của mình. Cô đã phải thực hiện một hành trình gian

khổ, băng qua khu rừng rậm để đến được một vùng thôn

quê. Tại đây, cô đã tìm thấy xác chết của người yêu mình

nằm bên cạnh căn nhà của một người phụ nữ khác. Kể từ

đó, vở kịch chuyển sang mô tả sự khủng hoảng nặng nề

về tâm lý: người phụ nữ không tin vào những gì cô nhìn

thấy và trở nên hoang tưởng rằng chính mình đã giết chết

người yêu. Toàn bộ không khí và tinh thần của vở kịch

đều được phản ánh qua cái nhìn chủ quan của nhân vật

chính, tức là người phụ nữ không tên. Cảm xúc đau đớn của cô cũng được phản ánh trong

âm nhạc. Về mặt mỹ học, âm nhạc của Schoenberg trong vở kịch này có thể được so sánh

với bức tranh Tiếng thét của Edvard Munch: toàn bộ bối cảnh trong tranh đều bị ảnh

hưởng bởi tiếng thét của nhân vật chính. Sự so sánh này cho thấy bản chất nghệ thuật đa

ngành của chủ nghĩa biểu hiện. Nói cách khác, chủ nghĩa biểu hiện trong văn học giống

với chủ nghĩa biểu hiện trong hội họa và văn chương.

Đến 1913, Schoenberg cũng viết xong một vở nhạc kịch nữa, Die Glückliche

Hand (Bàn tay May mắn). Một lần nữa, âm nhạc lại là phi điệu thức. Cốt truyện được bắt

đầu với một người đàn ông không tên, luôn phải mang trên lưng mình một con quái vật.

Anh ta đã rất đau đớn khi vợ mình bỏ theo một người đàn ông khác. Con quái vật biến

Arnold Schoenbergtrong

phòng làm việc.

Page 107: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

107

mất khi anh ta ảo tưởng rằng vợ anh sẽ quay lại và hạnh phúc của anh sẽ trở lại. Nhưng

khi nhân vật chính gặp lại vợ và cầu xin cô ta quay lại, người vợ đã từ chối và đặt một

hòn đá lên lưng anh ta. Hòn đá biến thành con quái vật, và cảnh cuối cùng của vở kịch lại

giống như cảnh ban đầu của nó: người đàn ông mang trên lưng mình con quái vật. Cốt

truyện của vở kịch mang tính biểu tượng cao, dường như nó kể về một giai đoạn trong

chính cuộc đời của Schoenberg, khi vợ ông rời bỏ ông để đi theo họa sỹ Richard Gerstl.

Mặc dù người vợ đã trở về ngay khi Schoenberg bắt đầu viết tác phẩm nhưng mối quan

hệ giữa họ đã không thể được như trước.

Vào khoảng năm 1911, họa sỹ Wassily Kandinsky đã viết cho Schoenberg một

bức thư bày tỏ mong muốn được làm bạn với ông và hợp tác với ông trong công việc. Hai

người nghệ sỹ này có cùng quan điểm, đó là nghệ thuật nên diễn tả tiềm thức một cách tự

do và không bị trói buộc bởi nhận thức. Bài chuyên luận Bàn về Linh hồn trong Nghệ

thuật (Concerning The Spiritual In Art -1914) của Kandinsky chính là một sự minh họa

nổi tiếng cho quan điểm này. Còn với Schoenberg, đó là bộ Năm Tiểu phẩm cho dàn

nhạc hoàn thành năm 1909. Chúng được cấu trúc một cách tự do và dựa trên tiềm thức.

Mục đích của các tác phẩm này là khiến người nghe không thể nào nhận ra được hình

thức của chúng. Bản chất nghệ thuật đa ngành của chủ nghĩa biểu hiện cũng được tìm

thấy trong các bức họa của Schoenberg, ra đời từ sự khích lệ của Kandinsky. Mối quan

hệ giữa Schoenberg và Kandinsky có lẽ là mối quan hệ có ý nghĩa nhất đối với âm nhạc

biểu hiện, thậm chí còn ý nghĩa hơn cả mối quan hệ giữa chính các thành viên trong

Trường phái Vienna Đệ Nhị.

Âm nhạc của Anton Webern chỉ gần với phong cách biểu hiện của Schoenberg

trong một thời gian ngắn, từ 1909 đến 1913. Những đóng góp của Alban Berg cho chủ

nghĩa biểu hiện có phong phú hơn Webern, bao gồm Piano Sonata Op.1 và bộ Bốn Bài

hát Op.2 và đặc biệt là vở opera Wozzeck, sáng tác trong giai đoạn 1914-1925.

Vào quãng thời gian vở Wozzeck được trình diễn (năm 1925), Schoenberg cũng

đã giới thiệu với các học trò kỹ thuật 12 âm của ông. Kể từ 1923, Schoenberg không còn

đi theo chủ nghĩa biểu hiện nữa. Tuy nhiên, những gì mà ông đã tạo dựng cho chủ nghĩa

biểu hiện trong giai đoạn 1908-1923 có một tầm ảnh hưởng khá rộng đối với nghệ thuật

nói chung và nghệ thuật âm nhạc nói riêng. Một trong những sự ảnh hưởng đáng được kể

đến là vở opera Lâu đài Bá tước Râu Xanh (1911) của Béla Bartók, nhấn mạnh sự kịch

tính tâm lý trong âm nhạc.

Tài liệu tham khảo: Trương Nguyệt Ánh: Trích giảng Âm nhạc Châu âu – Nửa

cuối thế kỷ XIX.

Page 108: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

108

Bài 2: Âm nhạc giảm thiểu

Mục tiêu

Kiến thức: Cung cấp kiến thức về sự ra đời và cách cấu tạo cũng như những đặc

điểm của Âm nhạc giảm thiểu.

Kỹ năng: Hiểu biết về Âm nhạc giảm thiểu, nghe và nhận biết được Âm nhạc giảm

thiểu.

Thuật ngữ giảm thiểu được ra đời từ một nhóm họa sĩ ở New York, mà tôn chỉ

sáng tác của nhóm họa sĩ này là hướng tới sự đơn giản nhất có thể để tạo ra các tác phẩm

nghệ thuật dễ dàng được công chúng đón nhận. Những tác phẩm hội họa tiêu biểu nhất

của nghệ thuật giảm thiểu đơn giản chỉ là những đường kẻ và các chấm.

Âm nhạc giảm thiểu là một xu hướng sáng tác của âm nhạc đương đại, bắt đầu

xuất hiện từ những năm 60 TK XX ở Mỹ (mặc dù nó lại được coi là một phần quan trọng

của âm nhạc cổ điển Mỹ). Ở Pháp, xu hướng sáng tác này được gọi là loại âm nhạc lặp

lại, vì trong các tác phẩm viết theo kiểu này luôn sử dụng một kỹ thuật điển hình đó là

nhắc lại. Những nhạc sĩ tiêu biểu của trường phái âm nhạc giảm thiểu là La Monte

Young, Terry Riley, Steve Reich, Philip Glass và John Adam. Tác phẩm được coi là đặt

nền móng cho âm nhạc giảm thiểu là In C (trên giọng đô trưởng) của T.Riley viết vào

năm 1964.

Nhìn chung, âm nhạc giảm thiểu là sự quay trở về với loại âm nhạc có điệu tính,

đôi khi sử dụng cả điệu thức trung cổ, có mạch đập tiết tấu đều đặn và sự lặp đi lặp lại

của một môtip âm nhạc ngắn. Đặc điểm cơ bản của âm nhạc giảm thiểu chính là sự lặp đi

lặp lại một câu nhạc có giọng điệu rõ ràng và tiết tấu vững chắc. Sự biến đổi tiếp theo có

thể dùng thủ pháp canon, tăng cường hòa âm hoặc màu sắc của các nhạc cụ. Mục đích

của loại âm nhạc này làm cho người nghe nhớ giai điệu và dần dần dẫn con người đến

trạng thái thôi miên hoặc ru ngủ.

Như vậy, thực chất âm nhạc giảm thiểu ra đời là sự công kích chống lại sự phức

tạp của âm nhạc serie toàn phần đang thống trị ở châu Âu vào thời điểm đó, hay nói cách

khác, âm nhạc giảm thiểu được coi là sự nổi dậy của người Mỹ để chống lại châu Âu.

Những nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc giảm thiểu cũng muốn nhấn mạnh đến yếu tố

cảm xúc trong các tác phẩm, điều đang bị bỏ ngỏ trong các tác phẩm viết theo âm nhạc

seri toàn phần, một loại âm nhạc đề cao nhân tố trí tuệ của con người hơn là trái tim.

Sau điểm khởi đầu khá gần với âm nhạc cổ điển, các nhạc sĩ thuộc trường phái âm

nhạc giảm thiểu bắt đầu tìm những hướng đi mới. Vào thời gian đó, âm nhạc của châu Á

(đặc biệt là âm nhạc Ấn Độ và Indonesia) đã được nhiều người biết đến, và bắt đầu phát

triển rất phổ biến ở Mỹ. Trong hai loại âm nhạc này, có rất nhiều những quãng nhỏ hơn

nửa cung và có những tiết tấu rất khác biệt so với âm nhạc Tây Âu. Chính vì sự mới lạ

nên nhiều nhạc sĩ đã tổng hợp các nhân tố này, sau đó kết hợp với những nét đặc trưng có

trong nhạc rock, jazz, blue, nhạc ngẫu hứng, điện tử có từ những năm 30-40 TK XX, đó

là hòa âm nghịch, các câu nhắc lại và bè trì tục để tạo thành một tác phẩm mới. Vào

khoảng thời gian đó, người ta thấy trên vô tuyến truyền hình và nhiều bộ phim mới sản

xuất đã sử dụng rất nhiều tác phẩm âm nhạc giảm thiểu kiểu này, điển hình là những tác

Page 109: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

109

phẩm của P.Glass, và được đông đảo công chúng đón nhận. Tuy nhiên, âm nhạc giảm

thiểu cũng nhận được nhiều lời chỉ trích từ các nhà phê bình âm nhạc. Họ cho rằng âm

nhạc giảm thiểu là loại âm nhạc thương mại, phiến diện và không có tâm hồn.

L. M. Young (sinh 1935) được coi là người đi tiên phong cho xu hướng sáng tác

âm nhạc giảm thiểu. Cuối những năm 50 TK XX, ông đã sử dụng lại những tác phẩm viết

theo nguyên tắc của âm nhạc serie và mang đến cho nó một dáng vẻ hoàn toàn mới. Điển

hình là tác phẩm Tam tấu cho đàn dây viết vào năm 1958. Trong tác phẩm này L.M.

Young đã lấy cảm hứng từ những sáng tác của Webern (một nhạc sĩ tiêu biểu của trường

phái Viên mới sáng tác theo kỹ thuật dodecaphone) rồi sử dụng một nốt ngân dài trong

nhiều phút trên nền những hợp âm thuận và những hợp âm bảy trưởng. Tác phẩm mang

lại một cảm giác hoàn toàn mới lạ, như dẫn người nghe đến một thế giới khác.

Trong tác phẩm Con rùa: những giấc mơ và cuộc hành trình của nó, L.M. Young

đã áp dụng nguyên tắc ngẫu hứng của một nhạc công và một ca sĩ theo kiểu biến tấu hòa

thanh trên nguyên tắc đã tổng hợp lại. Chính nhạc sĩ cũng đã chơi rất nhiều bản nhạc theo

nguyên tắc sử dụng một motif giai điệu như một bè trì tục, trên đó là các biến tấu và các

câu chơi lệch nhau.

Khoảng từ năm 1961, L.M. Young đã chú ý đến loại âm nhạc ngẫu hứng. Ông đã

viết một tác phẩm cho kèn saxophone sopranino mà ở đó, nhạc công sẽ chơi ngẫu hứng

trên những điệu thức trung cổ với tốc độ nhanh và đệm bằng bourdon (một loại nhạc cụ

quay cổ). Tác phẩm chịu ảnh hưởng từ John Coltrane và âm nhạc của người Ấn Độ.

Nếu như L.M. Young được coi là người đặt nền tảng cho âm nhạc giảm thiểu, thì

T.Riley (sinh 1935) lại được coi là người đã mở ra hai nhân tố đặt nền móng cho âm nhạc

giảm thiểu: việc quay trở lại âm nhạc có điệu tính và sự nhắc lại của một môtip âm nhạc.

Trong tác phẩm Tứ tấu đàn dây viết vào năm 1960, T.Riley đã đến gần với loại âm nhạc

có giọng điệu, lấy cảm hứng từ nốt ngân dài trong bản Tam tấu cho đàn dây của L.M.

Young. Còn trong bản Tam tấu cho đàn dây viết năm 1961, T.Riley sử dụng kỹ thuật

nhắc lại nhờ vào băng từ được thử nghiệm ở Trung tâm âm nhạc San Francisco. T.Riley

đã làm rất nhiều thử nghiệm với băng từ. Ông đã ghi lại tiếng piano, giọng nói, tiếng cười

hay cả chương trình ở đài phát thanh, sau đó sử dụng chúng dưới dạng những môtip nhắc

lại. T.Riley đã gặt hái được nhiều những thành công với băng từ, và đỉnh cao nhất chính

là tác phẩm In C viết vào năm 1964, đánh dấu một bước quan trọng trong việc để các nhà

phê bình có thể đưa ra được định nghĩa về âm nhạc giảm thiểu. Ngay cái tên của tác

phẩm (giọng đô trưởng) cũng chỉ ra một sự đơn giản nhất trong vấn đề về giọng điệu để

bất cứ một nhạc công nào, hoặc bất cứ một loại nhạc cụ nào cũng có thể chơi được. Tác

phẩm gồm 53 môtip âm nhạc, mỗi lần nhắc lại, nhạc sĩ mong mọi người nhớ đến nó. Đây

được coi là tác phẩm đặt nền móng cho âm nhạc giảm thiểu, bởi nó có mạch đập đều đặn,

âm nhạc có giọng điệu, các môtip âm nhạc ngắn được lặp lại, và tất cả những nhân tố này

tạo nên một thế giới âm thanh rất độc đáo. Tác phẩm thu âm ở hãng đĩa Colubia và được

phát hành dưới dạng đĩa nhựa vào năm 1968. In C đã được đón nhận rất nồng nhiệt ở

nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là nhạc sĩ Takomitsu (người Nhật Bản) và nhạc sĩ

Cornelius Cardew (người Anh) đã đánh giá rất cao tác phẩm này.

Page 110: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

110

Năm 1969 T.Riley đã viết tác phẩm Cầu vồng trên đường cong của chân trời, dựa

trên một thang âm và tiết tấu của Ấn Độ cho đàn phín diễn tấu. Tác phẩm được công

chúng tán thưởng nồng nhiệt, và chính nó đã khẳng định vị trí của ông trong dòng chảy

âm nhạc lúc bấy giờ.

Nối tiếp các kỹ thuật mà T.Riley đã đặt nền móng, Steve Reich (sinh 1936) đã

phát triển kỹ thuật gần như canon. Ông sử dụng một câu nhạc và chồng lên đó là băng từ

của nhiều giọng nói. Hai tác phẩm Piano Phase (1967) và Violon Phase (1967) được coi

là những tác phẩm tiêu biểu nhất. Trong tác phẩm Violon Phase, T.Reich đã chồng violon

với ba băng từ. Vào năm 1979, khi xuất bản tác phẩm này, ông đã cho chồng 4 violon

hoặc 1 violon cùng 3 tổng hợp thu thanh.

Người đạt được những thành công vang dội nhất viết theo ngôn ngữ âm nhạc giảm

thiểu, chính là Philip Glasse (sinh 1937). Lấy từ những kinh nghiệm thử nghiệm băng từ

của T.Reich, P.Glass đã có bước tiến xa hơn. Âm nhạc của P.Glass chịu ảnh hưởng của

âm nhạc châu Phi và âm nhạc Ấn Độ trên phương diện tiết tấu; chịu ảnh hưởng về giai

điệu, hòa âm nghịch, sự tăng cường độ của nhạc rock. P.Glass đã xuất bản 20 tác phẩm

sau khi tốt nghiệp trường Juilliard khi cùng làm việc với Nadia Boulanger và sau đó là

Pierre Boulez. Quan điểm của ông là âm nhạc "không có khởi đầu, không có kết thúc”.

P.Glass đã chứng minh quan điểm của mình qua vở nhạc kịch Einstein trên bãi biển, viết

vào năm 1976 gồm 1 màn dài 4h30'. Sau sự thành công của nhạc kịch, tên tuổi của

P.Glass trở nên nổi tiếng hơn nhờ vào những tác phẩm viết cho nhạc phim lấy chất liệu từ

nhạc pop. Ngoài ra ông còn viết 6 tứ tấu, 9 giao hưởng, 6 concerto với những chủ đề và

tiết tấu khác nhau, nhưng tất cả đều rất đáng nhớ và là những tác phẩm điển hình của âm

nhạc giảm thiểu.

Sau những thành công vang dội của P.Glass, ở New York đã có hàng loạt nhạc sĩ

đi theo con đường sáng tác này như Meredith Monk, Frederic Rzewski, Pauline Oliveros,

James Tenney... Xu hướng sáng tác âm nhạc giảm thiểu cũng lan mạnh sang châu Âu với

những tên tuổi như Louis Andriessen (Hà Lan), Gavin Bryar và Michael Nyman (Anh),

Renaud Gagneux (Pháp), Arvo Part (Estonia), Henryk Górecki (Ba Lan)...

Sự thành công của âm nhạc giảm thiểu cũng là tiền đề cho sự phát triển của nghệ

thuật nhảy múa đương đại. Rất nhiều nhà biên đạo múa nổi tiếng trên thế giới, đã chọn

âm nhạc đương đại cho các tác phẩm múa của mình như Merce Cunninggham, Morton

Ferdman, Anna Halrpin, Mats Ek...

Mối liên hệ mật thiết giữa hội họa và âm nhạc giảm thiểu cũng được thể hiện rõ

nét. Nhiều triển lãm hội họa đã trưng bày những tác phẩm vẽ theo bút pháp giảm thiểu

trên nền của âm nhạc giảm thiểu. Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa âm nhạc giảm thiểu và

nghệ thuật thị giác khi kết hợp với nhau, thì số lượng công chúng yêu thích nó đã tăng

theo cấp số nhân. Hai nhạc sĩ được nhắc đến nhiều nhất trong mối liên hệ này là P.Glass

và A.Part.

Kỹ thuật nhắc lại cũng trở thành một thủ pháp sáng tác được rất nhiều loại nhạc

phổ thông mang tính chất quần chúng sử dụng, thí dụ như nhạc pop của Andy Warthol.

Page 111: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

111

Cho dù bị chỉ trích từ nhiều nhà phê bình, nhưng âm nhạc giảm thiểu đã có một

chỗ đứng khá vững chắc trong lòng công chúng và gặt hái được nhiều thành công cho

đến những năm 80, 90 TK XX, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Tài liệu tham khảo: Trương Nguyệt Ánh: Trích giảng Âm nhạc Châu âu – Nửa

cuối thế kỷ XIX.

Page 112: giáo trình nội bộ môn học/mô đun: lịch sử âm

112