Top Banner
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN --------000-------- TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: BÙI ANH THI SINH VIÊN: NGUYỄN HỮU NGHĨA LỚP: D11CN9 Hà Nội, tháng 5/2013 Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH
36

Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

Dec 13, 2014

Download

Documents

Nguyen Nghia
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

--------000--------

TIỂU LUẬN

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG

TỰ HỌC CHO SINH VIÊN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: BÙI ANH THI

SINH VIÊN: NGUYỄN HỮU NGHĨA

LỚP: D11CN9

Hà Nội, tháng 5/2013

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 2: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

Mục lục

A - MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................2

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................................2

2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3

2.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................................................3

2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................................4

3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..............................................................................4

3.1. Cơ sở phương pháp luận................................................................................................................4

3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................4

3.3. Ý nghĩa của đề tài...........................................................................................................................5

B - NỘI DUNG.....................................................................................................................................................5

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................................................................5

1. Khái quát tình hình nghiên cứu tự học trong nước và trên thế giới...........................................................5

2. Bản chất của việc tự học...........................................................................................................................7

3. Một số khái niệm công cụ của đề tài.........................................................................................................8

4. Nguyên tắc đảm bảo việc tự học.............................................................................................................10

5. Một số yêu cầu đối với sinh viên trong quá trình tự học.........................................................................11

6. Đặc điểm tự học của sinh viên ở các trường đại học...............................................................................11

7. Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự học của sinh viên...................................................13

*Đối với sinh viên:..............................................................................................................................13

*Đối với giảng viên.............................................................................................................................14

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................................................................................................................17

I. Thực trạng kỹ năng tự học của SV Trường ĐH KH XH&NV.................................................................17

III. GIẢI PHÁP...................................................................................................................................................18

1. Giải pháp về xây dựng động cơ, mục đích học tập cho sinh viên:.........................................................18

2. Giải pháp về đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học...............................................................19

3. Giải pháp về đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá và thi cử..................................................................20

4. Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện sư phạm khác phục vụ dạy và học theo phương

pháp mới:....................................................................................................................................................20

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 3: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

C- KẾT LUẬN....................................................................................................................................................22

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................22

A - MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ những năm cuối của thể kỷ XX tới nay, hàng năm lượng tri thức mà loài

người tích lũy được tăng nhanh với tốc độ chưa từng có, khiến cho vốn tri thức tích

lũy được của một người sau khi đã tốt nghiệp đại học có thể nhanh chóng (sau 5

năm tốt nghiệp) trở nên lạc hậu. Nếu không có năng lực tự học để cập nhật kịp thời

với những tri thức mới, công nghệ mới trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình,

chúng ta có thể bị thất nghiệp, bị đào thải khỏi xã hội. Cũng chính vì vậy, các

chuyên gia giáo dục của tổ chức UNESCO đã khẳng định rằng: Bước vào thế kỷ

XXI kỹ năng tự học được xem như một trong những kỹ năng sống quan trọng

không thể thiếu của mỗi người, rằng nhà trường phải coi việc dạy cách học là

nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, ở nước ta vì nhiều lý do khác nhau

việc: Dạy học từ phổ thông tới đại học từ trước đến nay chủ yếu vẫn lấy phương

pháp " Thầy cô đọc ở trên, trò ở dưới ngồi chép" làm phương pháp dạy học chủ

yếu. Vì vậy, nhìn chung năng lực tự học của sinh viên (SV) ở nước ta còn kém, ảnh

hướng xấu tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập quốc tế của Đất nước.

Chính vì thế tôi chọn đề tài: " NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG

TỰ HỌC CHO SINH VIÊN" nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực để giải

quyết những vấn đề tự học của sinh viên, để giúp sinh viên chủ động hơn trong quá

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 4: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

trình tiếp thu những tri thức mới của nhân loại.

2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Khẳng định tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên. Đề

xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tự học của sinh viên, qua đó góp

phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, chất lượng chuyên môn, các kỹ

năng sống và kỹ năng tiếp thu tri thức của sinh viên.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Ðể đạt được mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề tự học, đặc điểm, ưu thế của phương pháp học

trong việc rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên.

- Ðể xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng tự học của sinh viên.

- Tìm hiểu thực tế rèn luyện kỹ năng tự học của sinh viên đại học- cao đẳng hiện

nay.

- Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả của những biện pháp sư phạm đề ra

2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Quá trình tự học của sinh viên ở các trường đại học.

2.3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Ðề tài tìm hiểu về vấn đề rèn luyện kỹ năng tự học của sinh viên ở các trường đại

học trên TP Hà Nội.

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 5: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

3.1. Cơ sở phương pháp luận

- Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

- Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Ðảng ta về giáo dục - đào tạo

3.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

- Phương pháp điều tra bằng hàng hỏi, điều tra thực tiễn.

- Phương pháp phỏng vấn sâu.

- Phương pháp quan sát tại thư viện và phòng đọc tại khu KTX sinh viên.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của sinh viên.

- Phương pháp chuyên gia.

3.3. Ý nghĩa của đề tài

- Khẳng định rõ vai trò - ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên

trong thời kỳ giáo dục mới.

- Phản ánh rõ thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng tự học của sinh viên ở các

trường Đại học, Cao đẳng.

- Ðề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên.

B - NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái quát tình hình nghiên cứu tự học trong nước và trên thế giới

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 6: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

Các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng, tự học phải được xem là một bộ phận

không thể thiếu của việc học trong nhà trường,” là một trong những mục tiêu quan

trọng nhất của nhà trường trong việc đào tạo thế hệ trẻ ngay từ tuổi thơ.

Trên bình diện tâm lý học dạy học (và cả lý luận dạy học) nhìn chung, các

công trình nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước ta thường chú ý tới hai vấn để nổi

bật sau đây khi nghiên cứu dạy và học ở nhà trường nói chung, cũng như ở các

trường đại học nói riêng:

1) Học vì sự phát triền, thành đạt cá nhân, vì hiện thực cuộc sống.

2) Tăng cường cách học tự quyết định và tự điều khiển.

Về bản chất của tự học (khái niệm tự học), hiện nay đa số các nhà nghiên cứu trong

và ngoài nước đến dựa theo tinh thần của tiếng Hy Lạp autodidaktos là tự tiếp thu

tri thức mà không có sự truyền đạt của giáo viên, không phải tham dự các giờ

giảng dạy ở nhà trường đề định nghĩa tự học. Cách hiểu như vậy thường dẫn tới

định nghĩa tự học là học không có thầy hướng dẫn, ngoài phạm vi nhà trường.

Theo tinh thần đó tự học của sinh viên, chỉ được hiểu khi họ học ở nhà, ngoài giờ

lên lớp. Còn khi ngồi nghe thấy giảng thì được hiểu là lúc họ học truyền thống.

Như vậy giữa “học” và “tự học” được phân biệt với nhau bởi tiêu chỉ có thầy hay

không có thầy giảng giải. Ở đây dường như giữa “học” và “tự học” có một hàng

rào ngăn cách tuyệt đối, là những cái loại trừ lẫn nhau (xét trong mối quan hệ với

người dạy). Tôi cho rằng, không nên hạn hẹp khái niệm tự học chỉ là “học không

có thầy hướng dẫn, ngoài phạm vi nhà trường”. Vì thực tế cho thấy việc tự học

cũng diễn ra ngay cả khi sinh viên có sự hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp

của giáo viên và người khác. Vì thế, tự học cần được hiểu là hoạt động học do bản

thân người học tự quyết định, tự thực hiện và tự điều chỉnh một cách tự giác, tích

cực nhằm đạt tới mục tiêu, mục đích đã đề ra.

Xung quanh quan niệm về đặc điểm của sự tự học có thể thấy có nhiều loại ý

kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu. Một số người nhấn mạnh khía cạnh “tiếp

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 7: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

thu” (lĩnh hội), trong khi một số người khác lại nhấn mạnh khía cạnh “tạo lập”

(Sáng tạo) của sự tự học. Tương tự như vậy, một số nhà nghiên cứu chủ yếu quan

tâm đến “kết quả của sự tự học, trong khi một số nhà nghiên cứu khác lại chủ yếu

quan tâm tới “quá trình” tạo ra kết quả đó của sự tự học...

Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng sinh viên chỉ tiến hành tự học đến

cùng và có kết quả khi họ ý thức đầy đủ và tự trả lời một cách đúng đắn nhất các

câu hỏi:

a) Ai học? (Who);

b) Học cái gì? (What);

c) Học đề làm gì? (Why);

d) Học như thể nào? (How);

đ) Học lúc nào? (When);

e) Học ở đâu? (Where).

Các nhà nghiên cứu nói chung đều khẳng định rằng: tự học không hoàn toàn tách

rời sự dạy dỗ của thầy. Chỉ có điều thầy dạy theo cách nào thì việc tự học của trò sẽ

hình thành theo xu hướng đó ( cả người dạy và người học có thể tự giác hay không

tự giác về điều đó)

2. Bản chất của việc tự học

Mỗi chúng ta đều nhận thấy rằng muốn làm tốt một việc gì dù nhỏ, đơn giản cũng

cần có sự nỗ lực phấn đấu của bản thân. Việc học tập của sinh viên cũng vậy họ sẽ

trở thành cái máy ghi âm lời thầy cô và cũng chóng quên những điều đã học nếu

không làm cho nó có ích và biến những tri thức ấy thực sự là của mình. Công việc

tự học sẽ đáp ứng được yêu cầu này. Thực chất tự học là một quá trình học tập, một

quá trình nhận thức không trực tiếp có thầy giáo. Đó là "lao động khoa học", vất vả

hơn nhiều so với quá trình học có thầy bởi vì người học phải tự xây dựng cho mình

cách học và sử dụng hợp lý các điều kiện, hình thức, phương tiện học tập để đạt

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 8: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

được kết quả mong muốn. Có thể nói: "Bản chất của công việc tự học của sinh viên

đại học là quá trình nhận thức một cách tự giác, tích cực, tự lực không có sự tham

gia hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhằm đạt được mục đích, mục tiêu và nhiệm

vụ của việc học" . Tự học vừa mang ý nghĩa củng cố trau dồi tri thức vừa có ý

nghĩa mở rộng hiểu biết rèn luyện bản thân. Tự học có nghĩa là sinh viên phải độc

lập, tự xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập cho mình, tự năng động tìm tòi,

phân tích những sách vở, tài liệu tiến tới làm chủ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Bản chất

của quá trình tự học là không có sự hướng dẫn của giáo viên nên tất yếu đòi hỏi nỗ

lực, tích cực hoá hoạt động nhận thức của sinh viên. Sự tự kiềm chế đối với những

ảnh hưởng ngoại cảnh hay những ước muốn không hợp lẽ trong tư tưởng là điều

kiện cần thiết đối với quá trình tự học. Nếu thiếu tính kiểm soát, kiên trì, những

yêu cầu cao, sự nghiêm túc đối với bản thân thì sinh viên sẽ rất khó thực hiện được

kế hoạch học tập do chính mình đặt ra. Đây cũng là điều kiện giúp sinh viên từng

bước nâng cao chất lượng học tập của bản thân và các trường đại học cũng sẽ nâng

cao được chất lượng đào tạo, hoàn thành mục tiêu giáo dục nếu tổ chức có hiệu quả

công việc tự học cho sinh viên bên cạnh việc giáo dục chính thống.

3. Một số khái niệm công cụ của đề tài

3.1. Khái niệm tự học:

Là hoạt động học do bản thân người học tự quyết định, tự thực hiện và tự điều

khiển, điều chỉnh một cách tự giác, tích cực nhằm đạt tới mục tiệu đã đề ra trước.

Tự học của sinh viên có bản chất là hoạt động học diễn ra ở trường đại học, do

sinh viên tự quyết định, tự thực hiện và tự điều khiển, điều chỉnh một cách tự giác,

tích cực nhằm đạt tới mục tiêu đo nhà trường và bản thân sinh viên đề ra.

3.2. Khái niệm khả năng tự học:

Tùy mức độ có thể hiện thực hoá những tiềm năng vốn có trong hoạt động học do

bản thân người học tự quyết định, thực hiện và điều chỉnh một cách tự giác, tích

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 9: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

cực nhằm đạt tới mục tiêu mà nhà trường và bản thân đã đề ra.

3.3. Khái niệm kỹ năng tự học của sinh viên:

Là năng lực của họ vận dụng những tri thức về phương thức tự học (kỹ thuật, cách

thức tiến hành tự học) phù hợp với những điều kiện mà họ có được trong quá trình

tự học nhằm đạt được mục đích học tập do họ tự đề ra.

3.4 Rèn luyện kỹ năng tự học:

Theo từ điển Tiếng việt “Rèn luyện là luyện tập nhiều trong thực tế để đạt tới

những phẩm chất hay trình độ vững vàng thông thạo”.

Một kỹ năng được hình thành thường trải qua nhiều giai đoạn: nhận thức

đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động; quan sát mẫu, làm

thử và cuối cùng là tiến hành luyện tập. Nói một cách khác, để có được một

kỹ năng, phải trải qua 3 giai đoạn: hình thành, phát triển, luyện tập. Rèn

luyện là một hoạt động tiến hành đan xen, đồng thời với ba giai đoạn này.

Muốn hình thành một kỹ năng, sinh viên phải làm thử, làm đi làm lại nhiều lần.

Khi kỹ năng bước đầu hình thành, tiến hành rèn luyện nhiều lần trong một

thời gian nhất định thì kỹ năng mới ổn định và phát triển. Sau đó, phải tiến

hành rèn luyện thường xuyên, đều đặn thì kỹ năng mới phát triển thuần

thục, tạo sơ cở phát triển thành kỹ xảo. Việc rèn luyện đạt kết quả cao hay

thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự nỗ lực của người học giữ vai

trò quyết định.

Kỹ năng tự học cũng chỉ có được khi trải qua giai đoạn: hình thành, phát triển và

luyện tập. Rèn luyện kỹ năng tự học là việc luyện tập nhiều lần các kỹ năng tự học

cơ bản nhằm nâng cao chất lượng của các kỹ năng này, biến nó thành các kỹ xảo

cần thiết cho quá trình học tập suốt đời sau này.

Một số kỹ năng cơ bản trong việc tự học:

+ kỹ năng đọc tài liệu chuyên môn của sinh viên

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 10: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

+ kỹ năng nghiên cứu khoa học

+ kỹ năng thực hành.

+ kỹ năng ghi chép

+ kĩ năng tự học trong cuộc sống

+ kỹ năng làm việc nhóm

Với mỗi kỹ năng này lại bao gồm: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng thực hiện

kế hoạch và kỹ năng kiểm tra, đánh giá.

4. Nguyên tắc đảm bảo việc tự học

Một vấn đề có tính khoa học bao giờ cũng được xây dựng trên những cơ sở,

nguyên tắc nhất định việc tự học muốn bảo đảm tốt cần tuân thủ các nguyên tắc

sau:

4.1. Bảo đảm tính tự giáo dục

Trong thực tế, quá trình giáo dục luôn chứa đựng quá trình giáo dưỡng, do vậy mà

trong công tác tự học của sinh viên, ngoài việc tự củng cố những tri thức cũ, lĩnh

hội tri thức mới, mở rộng hiểu biết, người sinh viên từng bước tự hoàn thiện nhân

cách của mình sao cho ngày càng gần với phẩm chất cao quý của những thầy cô

giáo.

4.2. Bảo đảm tính khoa học trong quá trình tự học

Bản thân quá trình tự học của sinh viên cũng là một quá tình "lao động khoa học"

hết sức khó khăn, do vậy, phải đòi hỏi có tính khoa học. Việc bảo đảm tính khoa

học trong công tác tự học sẽ đảm bảo được tính tự giáo dục, kích thích hứng thú

học tập dẫn đến kết quả học tập như mong muốn.

4.3. Đảm bảo "học đi đôi với hành"

Đây là một cặp phạm trù có quan hệ biện chứng với nhau. Tự học không chỉ củng

cố, mở rộng kiến thức thong thường mà quan trọng hơn là đưa những kiến thức ấy

vào cuộc sống, "cọ sát" với thực tế để thu lượm được những kinh nghiệm thực tiễn

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 11: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

sống động, bổ ích, từ đó giúp cho sinh viên trong hững điều kiện quen thuộc cũng

như mới mẻ đều có thể vận dụng đúng linh họat, sáng tạo những điều họ đã tự tiếp

thu lĩnh hội được.

4.4. Nâng cao dần đến mức tự giác, tích cực trong quá trình tự học

Nguyên tắc này sẽ trực tiếp quyết định đến kết quả học tập của sinh viên. Kế hoạch

tự học có được thực hiện thường xuyên hay không là do yếu tố tự giác tích cực

quyết định.

4.5. Đảm bảo nâng cao dần và củng cố kỹ năng, kỹ xảo

Quá trình tự học không chỉ đơn thuần là quá trình tự hình thành tri thức mà nó còn

là quá trình hoạt động thực tiễn, nâng cao, củng cố kỹ năng, kỹ xảo. Trên đây là 5

nguyên tắc cơ bản đảm bảo hiệu quả cho quá trình tự học của học sinh sinh viên,

năm nguyên tắc này có quan hệ gắn bó với nhau, nguyên tắc này hỗ trợ cho nguyên

tắc kia và đều nhằm mục đích bảo đảm tính tự giáo dục, tự đào tạo theo mục tiêu

giáo dục của trường đại học. Trong thực tiễn tự học của bản thân, mỗi sinh viên

cần thiết kế hợp lí khéo léo, khoa học những nguyên tắc trên, hạn chế đến mức

thấp nhất yếu tố ngoại cảnh không có lợi cho việc tự học

5. Một số yêu cầu đối với sinh viên trong quá trình tự học

Sinh viên cần ý thức sâu sắc và đầy đủ tính cấp bách của việc hình thành ở

bản thân một năng lực tự học phát triển ở trình độ cao. Sinh viên cần ý thức thật

đầy đủ và sâu sắc trách nhiệm của bản thân mình đối với công việc tự học, ngoài ra

sinh viên phải biết cách tự học (phương pháp tự học), đồng thời phải lấy việc đáp

ứng những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống làm mục tiêu cao nhất của việc tự học.

6. Đặc điểm tự học của sinh viên ở các trường đại học

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 12: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu đào tạo của các trường đại học là: "Đào tạo và

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ, có trình độ, có lý tưởng

cách mạng, có quyết tâm vươn tới những đỉnh cao của văn hoá, khoa học hoặc chỉ

đạo việc thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn do mình phụ trách, có tiềm lực để

từng bước tiến hành giải quyết các vấn đề thực tiễn do cuộc sống đặt ra trong phạm

vi "nghề nghiệp" của mình và với phương châm "biến quá trình đào tạo thành quá

trình tự đào tạo" . Trên ý nghĩa đó, việc tự học của sinh viên không còn giống tự

học của học sinh phổ thông. Học đại học là đi sâu vào một chuyên ngành để

chuẩn bị cho một nghề trong tương lai. Do đó, người sinh viên phải tự trang bị cho

mình những hiểu biết cơ bản, vững vàng về nghề đó, đồng thời phải có nhiều hiểu

biết khác nữa theo yêu cầu của cuộc sống. Giờ đây, công việc tự học của sinh viên

trở nên rất quan trọng, rất nặng nề, nó trở thành một bộ phận cấu thành của giáo

dục đại học hiện đại. Do phương pháp học tập ở trường đại học khác cơ bản so với

phương pháp học ở phổ thông, ở đại học không có sự kiểm tra hàng ngày của giảng

viên nên việc học tập của sinh viên phần lớn là tự học. Sinh viên tự đề ra kế hoạch

và tự thực hiện kế hoạch. Các bài kiểm tra chính là kết quả học tập và nghiên cứu

của sinh viên. Có nhiều sinh viên cho biết rằng 50% kiến thức là do tự học. Việc tự

học của sinh viên đại học còn có một đặc điểm; đó là hoạt động tự học diễn ra liên

tục, trong một phạm vi lớn nhằm lĩnh hội rất nhiều tri thức. Nếu như học sinh phổ

thông được cô giáo ra những bài tập nhất định về nhà thì sinh viên đại học phải tự

tìm tòi tài liệu, chọn đọc tài liệu sao cho thích hợp với môn học và phải tỏ ra thật

sự khoa học trong công tác tự học mới có kết quả tốtvà xuất sắc. Thêm vào đó, việc

tự học của sinh viên đại học là sự nỗ lực cao, tính tự giác cao hơn học sinh phổ

thông rất nhiều, sinh viên thực sự làm chủ thời gian, phương pháp, sinh viên phải

quan tâm đến chất lượng tự học của bản thân để từ đó có phương hướng nâng cao

kỹ năng nghề nghiệp cho mình, chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp bằng sự tự tin

mạnh mẽ vào bản thân.

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 13: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

Tự học ở nhà - một nhân tố quan trọng đối với quá trình lĩnh hội tri thức. Tự học ở

nhà chính là lần thứ hai lĩnh hội tri thức, đó là lĩnh hội bằng sự tái tạo lại của bản

thân sinh viên. Bước tái tạo này giúp sinh viên nắm chắc hơn điều đã được học,

hoàn thành những chỗ khó, hệ thống hoá lại bài học trên lớp, nhờ đó tránh được

"học vẹt", học mà không hiểu. Trong thực tế, việc học ở nhà còn giúp sinh viên mở

mang tri thức, lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức vào cuộc

sống để tự rút ra kinh nghiệm cho mình nhất là theo hình thức tín chỉ. Điều quan

trọng là việc tự học còn phát triển ở sinh viên khả năng độc lập, sáng tạo trong lĩnh

hội tri thức và trong hoạt động. Khi tự học, sinh viên làm quen với nhiều thuật ngữ,

nhiều cách đề cập đến một vấn đề, vì vậy họ sẽ trở nên năng động hơn, tự chủ hơn

trong việc tiếp thu tri thức. Qua đó có thể nói rằng tự học của sinh viên không chỉ

là một nhân tố quan trọng trong lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong

việc hình thành nhân cách sinh viên

7. Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự học của sinh viên

*Đối với sinh viên:

7.1. Tính tự giác học tập - yếu tố quyết định kết quả tự học của sinh viên

Quan điểm của sinh viên về bộ môn và động cơ nhận thức về tự học. Ðây là những

nhân tố thuộc về chủ thể nhận thức hay chính bản thân sinh viên, có ý nghĩa quyết

định trực tiếp đến việc rèn luyện kỹ năng tự học. Bởi xét đến cùng, chất lượng học

tập phải là kết quả nỗ lực của chính sinh viên. Ngoài ra, động cơ nhận thức cũng là

yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng tự học của sinh

viên. Bởi, chỉ khi có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, sinh viên mới phát

huy được “nội lực” của bản thân. Khi việc tự học trở thành tự giác thì mọi khó

khăn như thiếu thời gian, tài liệu, sách vở, thiếu các điều kiện khác mới được khắc

phục. Vì thế, một trong những nhiệm vụ của giảng viên là phải khơi gợi được ở

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 14: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

sinh viên lòng ham muốn học tập, làm cho các bạn thấy cần thiết phải học, có hứng

thú với việc học tập.

7.2. Những điều kiện sư phạm khác trong trường đại học và ảnh hưởng của nó đến

sự hình thành năng lực tự học của sinh viên.

Phương pháp học tập của mỗi sinh viên: “Phương pháp tự học như thế nào thì cũng

do học viên tự mày mò điều chỉnh, hoàn chỉnh dần với sự hướng dẫn của các thầy

cô để có được cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh, điều kiện, tư chất của mình.

Mỗi người có một phương pháp học tập, phương pháp làm việc riêng, không giống

ai. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố chung nhất định.Vì vậy, để hình thành phương

pháp học tập cá nhân, chính những sinh viên cần trang bị cho bản thân những kiến

thức cơ bản về vấn đề này. Việc trao đổi, phổ biến kinh nghiệm học tập của những

sinh viên khác là một yếu tố quan trọng để mỗi sinh viên tự hoàn thiện phương

pháp học tập cho mình

*Đối với giảng viên

7.3. Phương pháp giảng dạy của giảng viên - một yếu tố có ảnh hướng trực

tiếp đến khả năng tự học của sinh viên

- Phương pháp dạy học của giáo viên: phương pháp dạy học là cách

thức, con đường tổ chức, hướng dẫn hoạt động nhận thức của sinh viên, qua

đó thực hiện mục tiêu của môn học. Các phương pháp dạy học và hình thức

tổ chức dạy học có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tự nhận thức, tự học của

sinh viên. Biểu hiện:

- Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học của GV có khả năng

khơi dậy hứng thú học tập, kích thích tính tự giác, tích cực trong học tập

của sinh viên phát triển. Các bạn sẽ cảm thấy say mê, thích thú với bộ môn,

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 15: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

vì thế cũng tích cực, chủ động, tự giác học tập hơn.

- Hoạt động kiểm tra - đánh giá của giảng viên ảnh hưởng đến hoạt

động tự kiểm tra - đánh giá của sinh viên.

- Trong quá trình tự học, sinh viên tự mình tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức, lúc đầu

có thể chưa chính xác, đầy đủ. Thông qua việc trao đổi với bạn bè, sinh viên tự

điều chỉnh, bổ sung những thiếu sót. Sau đó, GV nhận xét, đánh giá, bổ sung và

đưa ra kết luận cuối cùng. sinh viên căn cứ vào đó, một lần nữa tự kiểm tra, điều

chỉnh, sửa sai hoặc bổ sung để kiến thức mình lĩnh hội được trở nên hoàn thiện

hơn. Quá trình đó làm cho kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên ngày càng

tiến bộ. Theo dõi quá trình này, người dạy mới có thể giúp đỡ sinh viên điều chỉnh

hoặc phát huy cách suy nghĩ, cách học, cách làm, cách giải quyết vấn đề, từ đó rèn

luyện,

phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên một cách có hiệu quả.

7.4 Các yếu tố khác:

Ngoài vai trò hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra đánh giá của GV, quá trình rèn luyện kỹ

năng tự học của sinh viên còn chịu tác động của các yếu tố khác như: nhà trường,

gia đình, xã hội, hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện học tập.

- Hầu hết các tri thức và kĩ năng - kĩ năng mà sinh viên có được là do tiếp thu qua

các giờ học ở trong trường và tự học. Vì vậy, cách dạy trong nhà trường là yếu tố

có ảnh hưởng đến cách học và theo đó ảnh hưởng đến phương pháp tự học của sinh

viên

- Hệ thống tài liệu, giáo trình, với tư cách là các phương tiện, công cụ giúp

sinh viên nắm bắt được tri thức cũng có ảnh hưởng đến việc phát triển kĩ năng tự

học của sinh viên. Giáo trình, tài liệu được biên soạn khoa học, ngắn gọn, với hệ

thống câu hỏi - bài tập phong phú, đa dạng đòi hòi sinh viên phải có khả năng tư

duy độc lập, tích cực, sáng tạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc rèn luyện kỹ

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 16: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

năng cho sinh viên. Ngược lại, giáo trình, tài liệu sẽ kìm hãm hoặc gây khó khăn

cho quá trình rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên.

- Ngoài ra, việc rèn luyện kỹ năng tự học cho viên còn chịu tác động, ảnh hưởng

bởi môi trường xung quanh như điều kiện dạy học, quan điểm của gia đình,

xã hội. Những yếu tố này tác động đến cả người dạy và người học. Cơ sở vật

chất, trang thiết bị của nhà trường bao gồm hệ thống lớp học, bàn ghế, thư

viện, đồ dùng trực quan, phương tiện điện tử (máy chiếu, tivi, băng đĩa….).

Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học

tập cũng như rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên và ngược lại. Vì hệ thống vật

chất này, sẽ tạo điều cho GV áp dụng triệt để, hiệu quả hoạt động học tập tự học

cho sinh viên như hoạt động nhóm, khai thác đồ dùng trực quan… Ngoài ra, cơ sở

vật chất của thư viện cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tự học ngoài giờ

lên lớp của sinh viên.

- Thực tế hiện nay cho thấy, sinh viên ít lựa chọn hình thức tự học trên thư viện

một phần do hệ thống sách, tài liệu tham khảo cũng như các điều kiện không gian,

ánh sáng… không đáp ứng được yêu cầu. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc

rèn luyện kỹ năng tự học như sinh viên, giáo viên, gia đình, nhà trường, xã hội…

-Trong đó, yếu tố chủ quan hay chính bản thân người học có ý nghĩa quan trọng

nhất, quyết định hiệu quả của việc tự học. Bởi xét đến cùng, tự học là công việc

của mỗi cá nhân. Giảng viên, gia đình, xã hội là những yếu tố khách quan bên

ngoài, nhưng cũng không kém phần quan trọng. Vì nó có thể kìm hãm hoặc thúc

đẩy quá trình rèn luyện kỹ năng tự học của sinh viên. Do đó, khi đưa ra các biện

pháp nhằm rèn luyện kĩ năng tự học, giảng viên cần lưu ý đến những yếu tố này để

giúp đỡ các sinh viên có lòng mong muốn tự học.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Sử dụng cơ sở thực tiễn của Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 17: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

tự học của sinh viên trường - Đại học Khoa học xă hội và nhân văn, TS. Lê Thị

Minh Loan.

I. Thực trạng kỹ năng tự học của SV Trường ĐH KH XH&NV

Tỷ lệ SV có kỹ năng tự học ở mức cao rất thấp (chỉ có 10.1%), còn lại chủ

yếu là ở mức trung bình và thấp.

* So sánh giữa SV các khóa với nhau cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê (p=0.01<0.05, F001) theo hướng SV năm sau có mức độ hình thành kỹ

năng tự học ở mức độ cao nhiều hơn SV năm trước. Tuy nhiên với r=0.0l rất nhỏ

nên sự khác nhau không phải là rõ rệt, mà chỉ cho thấy khuynh hướng có sự khác

nhau giữa các khóa học.

* So Sánh giữa SV các khoa với nhau cho thấy ở những khoa có truyền

thống đào tạo mà chúng ta hay gọi là: những khoa “Cây đa, cây đề" như Lịch sử,

Triết học có tỷ lệ SV hình thành kỹ năng tự học ở mức cao nhiều hơn các khoa

khác.

* So sánh giữa hai nhóm SV có học lực khá-giỏi và SV có học lực trung bình

cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm SV này về mức độ hình

thành kỹ năng tự học ở mức độ cao.

* So sánh giữa SV hệ chuẩn và hệ chất lượng cao cho thấy có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê (p=0.28<0.05) giữa hai hệ đào tạo này.

III. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về xây dựng động cơ, mục đích học tập cho sinh viên:

Nếu sinh viên chưa xác định rõ ràng được mục đích sống, xác định được mục tiêu

trong cuộc đời... Thì các nhà giáo cần giúp họ làm được điều đó, và cũng khonong

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 18: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

chỉ các nhà giáo dục mà còn cần cả sự phối hợp của gia đình, xã hội, các đoàn thể.

Vì có một mục đích rõ ràng và tốt đẹp là động lực mạnh mẽ để mỗi sinh viên rèn

luyện bản thân tiến tới lẽ sống của mỗi người.

Khía cạnh nội dung của động cơ học tập (mặt nhận thức của động cơ hay còn gọi là

động cơ tiềm năng) được hình thành khá đậm nét ở đại đạ số sinh viên. Họ nhận

thức được khá đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc tài liệu

chuyên môn, của việc thực hành rèn luyện kiến thức và kỹ năng, của việc rèn luyện

kỹ năng NCKH trong quá trình đào tạo hướng tới mục tiêu làm cho họ trở thành

những chuyên gia giỏi ở một lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, khi

phải đối mặt với những khó khăn cần phải vượt qua trong lúc đọc tài liệu chuyên

môn, trong khi thực hành hay NCKH, đa số sinh viên thường tỏ ra thiểu ý chí, ngại

khó, có biểu hiện lười biếng có những biểu hiện thoái lui, thậm chí bỏ dở công việc

không thực hiện đến cùng. Ðiều này chứng tỏ, mặc dù khía cạnh nội dung của

động cơ học tập (mặt nhận thức của động cơ hay còn gọi là động cơ tiềm năng)

được hình thành khá đậm nét ở đại đa số sinh viên, song khía cạnh lực của động cơ

học tập lại chưa được hình thành ở họ một cách tương xứng. Nguyên nhân là do

các biện pháp tác động trong quá trình đào tạo của nhà trường chưa đủ mạnh để

biến động cơ tiềm năng đã hình thành được ở sinh viên thành động cơ có hiệu lực

(có sức mạnh thúc đẩy sinh viên vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập).

Muốn khắc phục tình trang này, theo tôi nhà trường cần tổ chức thường xuyên và

hoạt động có hiệu quả các hoạt động phong phú và đa dạng nhằm tạo ra nhiều cơ

hội khác nhau để khi tham gia vào đó buộc sinh viên phải tích cực vận dụng những

tri thức đã được học. Qua đó làm xuất hiện ở sinh viên những thói quen tích cực

đối với những tri thức đã học. Từ đó dần dần làm cho họ nhận thấy tính thiết thực

của tri thức đối với cuộc sống của bản thân, trở thành cái quyết định bên trong có

sức mạnh thúc đẩy, điều khiển, điều chính mọi hành vi và cử chỉ bên ngoài của họ.

Nói cách khác, phải thông qua tổ chức các hoạt động thực tiễn đa dạng và phong

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 19: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

phú để biến động cơ tiềm năng thành động cơ có hiệu lực. Trong các hoạt động đa

dạng và phong phú đó, cần đặc biệt chủ trọng tổ chức tốt các hình thức tổ chức dạy

và học, các câu lạc bộ học tập, các hình thức tư vấn giúp sinh viên giải tỏa những

khó khăn mà họ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

2. Giải pháp về đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học

Mới chỉ có khoảng 1/3 số giảng viên được điều tra cho biết họ đã thường xuyên tổ

chức bài giảng của họ theo phương pháp mới, số còn lại phần lớn đang tổ chức bài

giảng của mình theo cách phối hợp thông báo giảng giải với thình thoảng nêu câu

hỏi kích mích sự “động não” của sinh viên; thậm chí vẫn còn khoảng 9.1% số

giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp “đọc-chép”. Sự tác động trái chiều

giữa phương pháp giảng dạy cũ và mới cũng tác động đến sinh viên trong những

giờ giảng của các giảng viên khác nhau đang là trở lực cản trở sự hình thành ở mức

độ cao của các kỹ năng tự học của tuyệt đại đa số sinh viên.

Sự phân tích này dẫn đến một kết luận hợp logic là: muốn nâng cao khả năng tự

học của sinh viên thì nhất thiết phải tiếp tục đổi mới phương pháp và hình thức tổ

chức dạy học một cách mạnh mẽ và kiên quyết hơn.

Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học chỉ có thể thực hiện được khi

nội dụng dạy học cũng phải được tinh giản một cách hợp lý (So với hiện nay) để

đành nhiều thời gian cho sinh viên tự đọc tại liệu (có hướng đến), viết thu hoạch,

làm bài tập ứng đụng, thảo luận với thầy và bạn trong các buổi Seminar

. ..Ngoài việc tinh giản nội dụng dạy học một cách hợp lý còn phải cổ gắng đến

mức tối đa, có thể được, nhằm tăng cường thêm cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

(phòng làm việc theo nhóm nhỏ, học liệu, đội ngũ giảng viên. . .)

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 20: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

3. Giải pháp về đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá và thi cử

Kiểm tra, đánh giá, thi cử trong và sau mỗi học phần, cũng như sau toàn khóa học,

là việc làm không thể thiếu trong quá trình dạy-học thống nhất. Mỗi phương pháp

dạy học có cách thức kiểm tra, đánh giá, thi cử phù hợp với bản chất của nó. Cách

thức kiểm tra, đánh giá, thì cử của mỗi phương pháp dạy học có tác dụng định

hướng sự hình thành phương pháp học của người học phù hợp với nó, làm cho

người học dần dần thích ứng với phương pháp dạy của thầy.

Vì vậy, nếu giảng viên dạy theo phương pháp dạy học hiện đại mà vẫn sử dụng

cách thức kiếm tra, đánh giá, thi cử của phương pháp dạy học truyền thống (đành

giá trí nhớ) thì chẳng những không có tác dụng kích thích người học học theo

phương pháp mới, trái lại còn có tác dụng khuyến khích học quay về với phương

pháp học cũ ( học thuộc lòng những điểu thầy giảng giải, luyện tri nhớ) để được

điểm cao. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải được tiển hành đồng bộ với

cách thức kiểm tra, đánh giá, thi cử mới, làm cho chúng phù hợp với nhau trong

quá trình dạy-học thống nhất. Những phương pháp dạy học hiện đại tiềm ẩn nhiều

khả năng khai thác tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

4. Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện sư phạm khác phục

vụ dạy và học theo phương pháp mới:

Ở bất kỳ hoạt động nào (trong đó có hoạt động dạy và học ở nhà trường)

việc để ra mục tiêu cần đạt được một cách chính xác, có cơ sở khoa học là cực kỳ

quan trọng, song việc tạo ra những điều kiện cần thiết cho phép đạt được mục tiêu

đã đề ra lại còn quan trong hơn. Vì vậy, trong khi đề ra mục tiêu động thời phải

tính đến những điều kiện hiện có và cả những điều kiện cần phải (và có thể) tạo ra

để thực hiện mục tiêu đó, làm cho mục tiêu không thoát ly mà phù hợp với những

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 21: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

điều hiện cho phép thực hiện nó. Mục tiêu được xác định, nhưng không có (hoặc

miếu) điều kiện thực hiện, thì mục tiêu đó trờ thành điều mơ mộng hão huyền.

Trong trường hợp ấy người ta nói tới mục tiêu không khả thì (mục tiệu duy ý chỉ).

Số liệu điều tra của chúng tôi cho thấy, nhiều giảng viên được điều tra cho rằng cơ

sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ dạy và học của trường hiện nay là rất

thiếu thốn nên các mục tiêu của nhà trường đề ra về đổi mới phương pháp dạy và

học, về nâng cao điều kiện thực hành cho sinh viên đều chỉ đạt được ở mức tổi

thiệu. Đáng chú ý là gần100% giảng viên đều thống nhất cho rằng, với điều kiện

phòng học, học liệu và đội ngũ trợ giảng như hiện nay thì giảng dạy theo phương

pháp giảng giải, thông báo vẫn là thích họp nhất. Sinh viên cũng thiếu rất nhiều

điểu kiện để có thể học tập theo phương pháp mới (chủ động, năng động, tích cực

và sáng tạo). Số liệu điều tra trên cả giảng viên và sinh viên cho thấy tính cấp bách

phải đẩy mạnh hơn nữa việc tiếp tục xây dựng cơ sở và chất và các điểu kiện sư

phạm khác phục vụ dạy và học theo phưong thức mới ở môi trường đại học. Công

việc này càng trở nên cấp bách (thậm chí bức xúc) khi nhiều đơn vị đào tạo đang

tích cực thực hiện chủ trương chuyển từ phương thức đào tạo niên chế sang

phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Đây là một cuộc đổi mới triệt để và đồng

bộ cả về nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất và phương thức quản lý giáo dục

đại học ở nước ta, nhằm tạo ra những thế hệ sinh viên năng động tích cực, chủ

động và sáng tạo, có năng lực tự học để hoàn thiện tri thức suốt đời, đủ sức đáp

ứng yêu cầu ngày càng cao hơn của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong

thời đại mới.

C- KẾT LUẬN

Tính tự học của sinh viên được đặc trưng bởi tính độc lập, tích cực, chủ động trong

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 22: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

chiếm lĩnh tri thức. Do vậy, trong đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện kỹ năng

tự học cho sinh viên có ý nghĩa quan trọng, bởi xét đến cùng, việc giáo dục phải

được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, tự rèn luyện. Khơi dậy hứng

thú học tập, phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập nhận thức của sinh viên là biện

pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta.

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và phân tích thực trạng kỹ năng tự học của sinh

viên, tôi đề xuất và lý giải một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc tự

học cho sinh viên như sau:

1. Giải pháp về xây dựng động cơ, mục đích học tập cho sinh viên

2. Giải pháp về đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học

3. Giải pháp về đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá và thi cử

4. Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện sư phạm khác phục

vụ dạy và học theo phương pháp mới:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hiến Lê , Tự học một nhu cầu của thời đại - nxb Văn Hóa Thông Tin,

2007.

2. TS. Lê Thị Minh Loan, Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tự học của

sinh viên trường - Đại học Khoa học xă hội và nhân văn

3.Phạm Minh Hạc (1993), Tâm lý học – NXB Giáo dục

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH

Page 23: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên

4. Jacques Delors (chủ biên) (1996),Học tập một kho báo tiềm ẩn - bản

tóm tắt – Unesco xuất bản.

5. Phan Trọng Luân (2001),Cuộc Cách mạng học tập của mỗi cá nhân.

Tạp chí Giáo dục số 20.

6. Nhóm tác giả (1998),Tự học, tự đào tạo - tư tưởng chiến lược của

phát triển giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục

7. P.B. Ngọc, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) 160-164

Nguyễn Hữu Nghĩa - D11CN9 - Phương pháp luận NCKH