Top Banner
Giá trị của cây Macca Hiện Trang Trại tôi có cung cấp giống cây maccadamia (Mắcca) giâm hom , ghép .8 dòng đã được bộ NN & PTNT công nhận giống. I. Giới thiệu chung Chi Macadamia gồm nhiều loài, nhưng nổi bật là Macadamia tetraphylla, và M. integrifolia, thuộc Họ Proteaceae, hạt chứa dầu cho thương phẩm gần giống hạt Điều. Đây là cây lấy quả nổi tiếng và đang trở thành cây trồng được quốc tế hoá như cà phê, ca cao, ca cao... Mắc ca nguyên bản ở bang Queensland nước úc , người châu Âu đầu tiên di cư đến úc gọi cây này là Giẻ Queensland, về sau được nhập về trồng ở Ha-oai tạo ra hàng xuất khẩu quy mô lớn, trên thương trường sản phẩm này đã được mang tên mới là quả khô Ha-oai.
47

Gia trị của cay Macca

Jan 29, 2023

Download

Documents

Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Gia trị của cay Macca

Giá trị của cây Macca Hiện Trang Trại tôi có cung cấp giống cây maccadamia (Mắcca) giâm hom , ghép .8 dòng đã được bộ NN & PTNT công nhận giống.

I. Giới thiệu chung

Chi Macadamia gồm nhiều loài, nhưng nổi bậtlà Macadamia tetraphylla, và M. integrifolia, thuộc Họ Proteaceae, hạt chứadầu cho thương phẩm gần giống hạt Điều. Đâylà cây lấy quả nổi tiếng và đang trở thành cây trồng được quốc tế hoá như cà phê, ca cao, ca cao...

Mắc ca nguyên bản ở bang Queensland nước úc, người châu Âu đầu tiên di cư đến úc gọi cây này là Giẻ Queensland, về sau được nhậpvề trồng ở Ha-oai tạo ra hàng xuất khẩu quymô lớn, trên thương trường sản phẩm này đã được mang tên mới là quả khô Ha-oai. 

Page 2: Gia trị của cay Macca

 Để nông dân dễ tiếp thu, chúng tôi đề nghịđặt tên cho loài cây này là cây Mắc-ca, cách gọi này bám sát tên khoa học, do đó ítgây khó khăn cho giao dịch quốc tế, lại gầnvới cách gọi tên cây ở miền núi phía bắc nước ta.

Ha-oai trồng bằng câyghép với các dòng đãtuyển chọn, cây choquả ở tuổi 3, bắt đầusai quả ở tuổi 10, đếntuổi 12 sản lượng quảlại tăng gấp đôi sovới tuổi 10. Thời kỳsai quả của cây có thểkéo dài tới tuổi 60 và

tuổi thọ cây có thể đến 100 năm. Nếu trồngbằng hạt thì tuổi 5 hoặc 6 mới cho quả vànăng suất sẽ thấp hơn. Trồng thử bằng câyhạt ở Ba Vì (Hà Tây) đã cho quả sớm hơn một

Page 3: Gia trị của cay Macca

chút, khoảng 4 đến 5 tuổi. Quả hình tráiđào, hoặc tròn như hòn bi, khi chín vỏ quảchuyển từ xanh sang nâu, vỏ khô tự nứt, bêntrong chứa một hạt, hiếm khi có 2-3 hạt.

Nếu quả chỉ chứa 1 hạt thì hạt tròn như hạtnhãn. Vỏ quả cứng và láng bóng như hạt sở,đường kính hạt khoảng 2-3 cm, trọng lượng

tươi khoảng 8-9 gram.

Thành phần hữu ích là nhân hạt mầu sữa trắng ngả vàng, chiếm gần 1/3 trọng lượng hạt. Theo kết quả phân tích của Wenkham và Miller năm 1965, thành phần dinh dưỡng trong nhân hạt Mắc-ca như sau:

Chất béo 78,2%

Các hợp chất đường 10%

Các hợp chất đạm(protein) 9,2%

Hàm lượng nước 1,5-2,5 % (nhân đã được làm

Page 4: Gia trị của cay Macca

khô theo yêu cầu bảo quảnlâu dài) 

Kali 0,37%

Phôt-pho 0,17%

  Dòng QNI - 26 tháng tuổi   

Ma-nhê 0,12%Ngoài ra trong mỗi kg nhân hạt Mắc-ca còn chứa Can-xi 360mgr, Lưu huỳnh 66 mgr, Sắt dễ tiêu 18 mgr, Kẽm 14 mgr, đồng 3,3 mgr, và một số loại Vitamin như Vitamin pp 16 mg, Vitamin B1 2,2 mg, Vitamin B2 2,2 mg; các nghiên cứu sau này còn cho biết thêm: trong nhân Măc-ca còn chứa một lượng Vitamin E rất lớn: 6,4 - 18 g/kg nhân.

Nếu so sánh với hàm lượng chất béo sau khi rang của lạc nhân là 44,8%, hạt điều 47%,

Page 5: Gia trị của cay Macca

hạnh nhân 51%, hạt hạch đào 63% thì hàm lượng dầu béo 78% trong nhân Mắc-ca rõ rànglà cao hơn hẳn. Điều đặc biệt là hàm lượng acid béo không no trong dầu Măc-ca lên tới 84% chỉ đứng sau dầu Sở (97%) đây là thứ chất béo mà thế giới hiện đại rất coi trọngvì ít dẫn tới nguy cơ tích tụ colesteron trong cơ thể người và rất phù hợp với nhu cầu làm dung môi trong mỹ phẩm.

Nhân Măc-ca không những béo ngậy, với 9% protein 10% hợp chất đường, nhân Mắc-ca còncó vị ngọt và rất bùi và thoang thoảng mùi thơm của bơ sữa bò rất hấp dẫn.

Nhân Mắc-ca ròn mà không cứng như hạt điều hay nhân lạc, dùng ăn sống, luộc rang hoặc xào nấu với đồ mặn đều rất ngon, độn vào kem cốc, kẹo Sô cô-la, bánh ga-tô và nhiều loại đồ ngọt khác đều làm cho các đồ ăn nàytăng hẳn giá trị. Chúng tôi cho rằng hoàn toàn có thể dùng nhân Măc-ca để thổi xôi, nấu chè, làm nhân bánh dẻo, bánh nướng và rất nhiều món ăn cổ truyền dân tộc khác của

Page 6: Gia trị của cay Macca

Việt Nam, tạo thêm sức hấp dẫn cho các món văn hoá ẩm thúc truyền thống của ta. Trên thế giới, Mắc ca đã được đưa lên bàn ăn củacác gia đình giầu có hoặc yến tiệc sang trọng.

Ngoài nhân là sản phẩm chính, vỏ quả Măc-cachứa 14% ta-nin, 8-10% protein, sau khi chiết xuất ta-nin bằng nước nóng, vỏ quả thường được nghiền làm thức ăn gia súc. Vỏ hạt có ít giá trị hơn, tại các xưởng chế biến thường dùng vỏ hạt làm nhiên liệu, hoặc nghiền làm vật liệu hữu cơ độn bầu ươmcây, độn đất chậu cảnh.

Do hương vị nhân và giá cả Măc-ca rất hấp dẫn nên hàng chục nước đã đua nhau phát triển Măc-ca trong mấy chục năm qua, nhưng người ta dự báo rằng còn lâu cung mới đuổi kịp cầu, giá cả Mắc-ca trên thị trường thế giới vẫn không ngừng tăng và là hàng nông sản đắt giá nhất trên thị trường thế giới hiện nay.

Page 7: Gia trị của cay Macca

Năm 1960, giá thu mua hạt Măc-ca ở Ha-oai là 0,395 USD/kg

Năm 1980 - 1,540 USD/kg

Năm 1986 - 1,860 USD/kg

Tại Australia giá thu mua hạt Mắc-ca năm 1985 là 1,9 AUD/kg, năm 1996 là 3,0 AUD/kg (tỷ giá thời kỳ đó là 1 AUD= 0,6-0,7 USD)

Trọng lượng nhân bằng 1/3 trọng lượng hạt, phải nhân 3 để có trị số quy đổi thành giá mỗi kg nhân. Đến năm 2000 giá mua bán nhân Mắc-ca trên thị trường thế giới đã lên tới 12 – 15 USD/Kg. Giá bán lẻ trên thị trường nội địa Trung Quốc năm 2000 là 200 – 220 tệ/kg tương đương 24 – 27 USD/kg

Theo thống kê năm 1997, tổng diện tích cây Mắc-ca trên toàn thế giới đạt 46.000 Ha, sản lượng nhân đạt 61.000 tấn, phân bố chủ yếu tại 7 nước sau đây:

Page 8: Gia trị của cay Macca

Australia 9.020 Ha sản lượng 26.000 tấn

Mỹ 8.215 Ha sản lượng 24.500 tấn

Bra-xin 6.300 Ha 1.000 tấn

Kê-nia 6.050 Ha 4.400 tấn

Côt sta-rica 6.000 Ha 3.100 tấn

Nam Phi 4.500 Ha 3.920 tấn

Gua tê mala 3.200 Ha 2.300 tấn

Đứng đầu diện tích và sản lượng vẫn là úc và Mỹ, 5 nước sau sản lượng chưa cao do mớitrồng hoặc khí hậu không thích hợp. Một số nước khác cũng đã bắt đầu trồng thử như Mê-xi cô, Vênêduyê-la, Dimbabuê , Tanzania , Eti-ô-pia , Mali , Niu-zêlan.

Tại Trung Quốc, cây Mắc ca đã có mặt ở vườnthực vật Đài loan từ đầu thế kỷ 20, nhưng việc trồng đại trà mới thực hiện trong

Page 9: Gia trị của cay Macca

khoảng 20 năm gần đây. Trung Quốc đã nhập hàng chục dòng vô tính cao sản về khảo nghiệm và nhân bằng phương pháp ghép truyềnthống, đến nay đã trồng được hơn 2000 Ha, chủ yếu tại phía nam giáp với Việt nam, Làovà Miến điện và có triển vọng đạt sản lượng1.500 đến 2.500 tấn trong vài năm tới.

Cùng với úc, Ha-oai (Mỹ) đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nhưng mới chỉ đáp ứng nhucầu của khách du lịch tới quần đảo này, còndư một phần chuyển về bán tại thị trường nội địa Mỹ. Nhân Mắc-ca của úc trước đây chủ yếu được xuất vào thị trường Mỹ và Canada, nay Châu Âu và châu á đang trở thành thị trường tiêu thụ lớn hơn, giá cả quốc tế vài năm gần đây giao động trong khoảng 12 – 15 USD/Kg nhân. Các dự báo thị trường đều cho rằng giá nhân Mắc ca sẽ còn tăng mạnh trong tương lai.

Giả định rằng cây Mắc-ca sẽ được gây trồng mạnh ở Việt Nam với mức đầu tư thấp hơn nhiều so với cà phê, thậm chí bằng hoặc hơi

Page 10: Gia trị của cay Macca

thấp hơn vải thiều, khoảng 15- 20 triệu đồng / Ha đầu tư ban đầu và 1,5 đến 2 triệuđồng để chăm bón cho các năm về sau, thì với khí hậu miền bắc Việt Nam, từ 10 tuổi trở đi chí ít cũng thu hoạch được 3 tấn hạt(1 tấn nhân)/ha. Đến lúc đó giá thu mua Mắcca cho người trồng nếu chỉ ở mức 5 USD/Kg nhân, thì trên một Ha người nông dân nghèo vẫn có thể thu nhập 5.000 USD/Ha/năm.( tương đương 75 triệu đồng).

Vì vậy, cây Măc-ca xứng đáng là sự lựa chọncây trồng cho xoá đói giảm nghèo. Nhưng nỗikinh hoàng sau trận suy sụp giá cà phê đòi hỏi phải có phân tích kỹ lưỡng và dự báo nghiêm túc trước khi hạ quyết tâm cho lựa chọn này.

Sau đây là những điều đã có thể thấy rõ:

1- Khi Việt nam gia nhập thị trường Cà phê thế giới thì diện tích và sản lượng cà phê đã ở số triệu, cân bằng cung cầu về cơ bản đã được xác lập. Việt Nam bước vào cuộc đua

Page 11: Gia trị của cay Macca

quá muộn và trong thời gian cực ngắn khoảng15 năm đã tạo nên đột phá lớn, đưa diện tích tăng thêm 0,5 triệu Ha, và trở thành quốc gia có năng suất sinh học và năng suấtđồng ruộng đứng đầu thế giới. Sự đột phá này đã phá vỡ cân bằng cung cầu của thế giới, giá cà phê suy sụp, không riêng Việt nam mà tất cả các nước có xuất khẩu cà phê đều chịu thiệt thòi. Tuy nhiên nếu gan lì chờ đợi, thì không phải là Việt Nam mà là các nước có giá lao động cao hơn, năng suấtthấp hơn sẽ phải giảm diện tích và Việt Namvẫn có thể không thua trong cuộc đua này.

Tình hình đặt ra với cây Mắc-ca hoàn toàn khác hẳn. Diện tích và sản lượng Măc-ca hiện nay mới ở mức vạn, tính hấp dẫn và đặcđiểm sử dụng nhân Măc-ca cho phép nâng diệntích và sản lượng lên gấp bội cây cà phê hay gấp hàng trăm lần diện tích và sản lượng Mắc-ca hiện nay mới đủ làm bão hoà thị trường.

Tuy chậm chân mất vài chục năm nhưng về cơ

Page 12: Gia trị của cay Macca

bản vẫn có thể coi như Việt Nam bước vào cuộc đua từ điểm xuất phát, sẽ không phải là kẻ đến sau gây đảo lộn thị trường như trường hợp cây cà phê, mà sẽ là tham gia từđầu quá trình hình thành cung cầu. Như sẽ phân tích ở phần sau, biên độ sinh thái câyMăc-ca khá rộng, có thể trồng làm cây mẫu ởvườn thực vật nhiều nơi trên thế giới, nhưng yêu cầu chế độ khí hậu cho phân hoá chồi hoa, ngậm nụ thụ phấn và giai đoạn tích luỹ dầu trong hạt để đạt năng suất caolại tương đối đặc biệt, hay nói cách khác là để cây sống thì có thể trồng ở nhiều nơi, nhưng để cây có quả hạt thì lại rất ítnơi trồng được. Việt Nam có nhiều tiểu vùngkhí hậu với diện tích lớn đáp ứng được yêu cầu này mà các nước khác trong cuộc đua không có.

Nếu quyết tâm khai thác được thành tựu chọngiống và kinh nghiệm kỹ thuật của úc, Mỹ, Trung Quốc và các nước khác thì ưu thế về tài nguyên khí hậu và con người sẽ cho phépViệt Nam tạo được bước đột phá thứ hai sau

Page 13: Gia trị của cay Macca

cây cà phê và Việt Nam có thể trở thành quốc gia hàng đầu về năng suất và có thể cảvề diện tích Mắc-ca trên thế giới trong tương lai khoảng mấy chục năm tới..

Nếu sớm thực hiện được điều này chúng ta sẽlàm nản lòng các đối thủ cạnh tranh và thờigian chờ đợi nước khác giảm diện tích sản lượng như trường hợp cà phê sẽ không xẩy ra.

2- Nhu cầu về nhân Măc-ca trên thị trường thế giới sẽ lớn hơn cà phê rất nhiều. Cách dùng cà phê khá nghèo nàn, chủ yếu là làm đồ uống, một phần nhỏ pha vào rượu và kẹo bánh; nhưng ngay cả với người nghiện cà phêthì nhu cầu hàng ngày cũng không thể quá nhiều. Trong khi đó thì đối tượng sử dụng Mắc ca lại rất rộng lớn bao gồm mọi tuổi tác, giới tính, sắc tộc, truyền thống ẩm thực, sức khỏe….

Với nhân Mắc-ca, tình hình hoàn toàn không giống Cà phê, thậm chí cũng không giống với

Page 14: Gia trị của cay Macca

Ca cao. Các đặc điểm ròn, bùi, thơm, ngậy hấp dẫn mọi lứa tuổi. Cách ăn và chế biến rất phong phú từ ăn sống hoặc trộn trong sàlát, sào, nấu, làm nhân bánh, kem, mứt… chophép Mắc-ca vượt qua mọi ranh giới sắc tộc,tôn giáo, truyền thống ẩm thực để đến với mọi người trên thế giới. Vì là đồ ăn nên lượng tiêu dùng hàng ngày của mỗi ngườilớn hơn Cà phê, Ca cao rất nhiều. Hàm lượngacid béo không no rất cao, Mắc-ca sẽ là sự lựa chọn cho nỗi lo thời đại là bệnh tim mạch và làm dung môi trong ngành sản xuất mỹ phẩm - 1 ngành sản xuất đang phát triển với tốc độ rất cao do lợi nhuận siêu ngạch.Vì những lý do trên, người viết không ngần ngại đưa ra dự báo rằng nhu cầu nhân Mắc-catrên thị trường thế giới sẽ không thấp hơn 10 lần so với Cà phê.

3- Việt Nam (chủ yếu là phía bắc và tuyến giáp ranh giữa đông và tây Trường Sơn) có thể là có nhiều ưu thế trong việc tìm nơi trồng thích hợp và đạt sản lượng cao cho cây Mắc-ca.

Page 15: Gia trị của cay Macca

Mỹ, úc và nhiều nước đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về cây Mắc-ca.

Sau đây là những tổng kết và so sánh chủ yếu.

Nguyên sản Mắc-ca là vùng á nhiệt đới ẩm tại duyên hải phía đông Queensland . Loài Mắc-ca vỏ hạt láng (Macadamia integrifolia)phân bố từ 25-28 0 vĩ tuyến nam, loài mắc-ca vỏ hạt nhám (M. tetraphylla) phân bố xa hơn xuống phía nam tới vùng bắc Niu-Sao-wên28-29 0 vĩ tuyến nam.

Khi dẫn giống sang Hawaii 20-21 0 vĩ tuyến bắc thì sản lượng nhân của giống Mắc-ca vỏ láng (M. integrifolia) đã cao hơn ở vùng nguyên sản khoảng 1/3.

Xét về tính chống chịu, nghiên cứu của các nước đã ghi nhận Mắc-ca có thể chịu lạnh tới - 4 0 C đối với cây con và - 6 0 C đối với cây trưởng thành và có thể chịu nóng

Page 16: Gia trị của cay Macca

tới trên 38-40 0 C. Vì vậy từ xích đạo đến vĩ tuyến 34 0 nếu chế độ mưa ẩm tốt, cây Mắc-ca đều có thể mọc nhưng không hẳn là nơi nào cũng sinh trưởng tốt và cho sản lượng cao.

Thí dụ giòng Keauhou mang mã số 246 do Hawai tuyển chọn dưới 10 0 C hoàn toàn ngừng sinh trưởng, kích thước và sinh khối tăng mạnh nhất ở nhiệt độ 15-30 0 C, trên 30 0 C lá non mất màu xanh, khô đọt, gốc đâm cành thành chùm. Hầu hết các giống Mắc-ca đều ngừng quang hợp ở 38 0 C.

Ra hoa kết quả là vấn đề then chốt quyết định sản lượng, các nước đã tập trung nghiên cứu rất nhiều.

Trước hết là sự hình thành chồi hoa, ở bắc bán cầu sự phân hoá để hình thành chồi hoa diễn ra trong tháng 10 và nở hoa vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Thí nghiệm trong khí hậu nhân tạo cho thấy chồi hoa có thể hình thành trong các chế độ nhiệt 12, 15,

Page 17: Gia trị của cay Macca

18, 21 0 C. Tốt nhất là 18 0 C , nhiệt độ ban đêm tháng 10 tháng 11 thấp hơn 12 và cao hơn 21 0 C đều không thể hình thành chồi hoa. Vì lẽ đêm không đủ lạnh, các vùnglãnh thổ trong đới xích đạo từ 8-10 0 C namvĩ đến 8-10 0 C bắc vĩ chỉ có thể chọn vùngnúi có cao trình 600-1000m để trồng Mắc-ca.Sau khi chồi hoa được hình thành, cần có thêm 60 ngày mới có thể thấy được nụ hoa bằng mắt thường và hoa nở từ cuối tháng 2 kéo dài tới đầu tháng 4. Nụ hoa có thể chịuđựng sương giá ngắn hạn 0-2 0 C trong 5-7 ngày, Đợt rét hiếm có vào trước tết âm lịchmùa xuân năm 1999 ở bắc Việt Nam và nam Trung Quốc đã cho thấy rõ tại Quảng Tây nhiệt độ tối thấp –5 0 C kéo dài 6 – 7 ngàychưa gây tổn thất rõ ràng với nụ hoa nhưng lạnh sâu hơn và dài hơn sẽ làm nụ hoa thui chột. Kinh nghiệm hơn 20 năm trồng Mắc-ca ởmiền nam Trung quốc đã cho nhận xét là càngáp sát biên giới phía nam thì sản lượng càng cao. Nếu trồng Mắc-ca ở bắc Việt Nam thì triển vọng có thể khá hơn nam Trung Quốc.

Page 18: Gia trị của cay Macca

Mùa hoa nở và sau hoa nở (tháng 3,4) gặp nắng hạn sẽ gây rụng hoa nghiêm trọng. Cây Mắc-ca ra rất nhiều hoa, mỗi bông đuôi sóc có từ 100-300 hoa, nhưng tỷ lệ đậu quả lại chỉ đạt 0,1 - 0,3%. Khí hậu không thuận lợicó thể hoàn toàn không đậu quả.

Theo qui luật chung về khí tượng khí hậu học toàn cầu thì từ vĩ độ 8-10 0 đến 25-30 0 là vùng nhiệt đới và á nhiệt đới mưa mùa,đây là vùng phân bố của rừng nhiệt đới mưa mùa (rừng khộp) rồi đến thảo nguyên nhiệt đới và sa mạc. Toàn bộ địa đới này đều có mùa xuân và đầu hè rất khô và nóng. Lý do trên làm cho tất cả các vùng lãnh thổ trên vành đai này không phù hợp với các loại câycó nhu cầu sinh thái gần giống như cây Trà Mi, cây Sở, cây Vải thiều, và 1 số giống Nhãn...

Các nhà tự nhiên học Trung Quốc thường hay nói tới một đặc ân của tạo hoá là lẽ ra cáckhối không khí lạnh cực địa phải di chuyển

Page 19: Gia trị của cay Macca

theo hướng tây nam rồi rẽ ngang sang hướng tây và do đó từ lưu vực Trường Giang xuống phía nam phải là vùng sa mạc hoặc sa van nhiệt đới; nhưng nhờ vùng cao nguyên Pamia,Hy-ma-lay-a nối tiếp cao nguyên Vân nam Quýchâu kéo dài xuống dải Trường sơn mà không khí lạnh cực địa bị cưỡng bức chuyển hướng đông nam và đem lại mùa đông đủ lạnh và ẩm ướt cho đông nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Từ đèo Hải vân đến các vùng phía bắc Việt Nam cũng được hưởng đặc ân này (điều khác duy nhất là sau khi vào vịnh Bắc bộ, do không bị núi cao làm lệch hướng, các khối không khí này lại chuyển hướng Tây namtheo quy luật chung của hành tinh và tạo nên gió mùa đông bắc ở Việt nam). Vì thế đãlàm cho cây Vải , cây Sở có thể ra hoa kết quả tốt ở bắc Việt Nam, còn đối với Mắc-ca thì do mùa đông ít lạnh hơn, mùa xuân (các tháng 3,4) đủ ẩm ướt, sẽ có thể ra hoa và đậu quả khá hơn nam Trung Quốc.

Tại bắc bán cầu , quả Mắc ca chín vào tháng9 tới giữa tháng 11; 3 tháng trước đó là

Page 20: Gia trị của cay Macca

giai đoạn tích luỹ dầu cho hạt quan trọng nhất, đòi hỏi khí hậu ẩm và nóng nhưng không quá 38 độ C. Khí hậu bắc Việt nam về cơ bản đáp ứng được yêu cầu này, trong khi đó thì miền nam Trung quốc không được như vậy (lưu vực Trường giang từ tháng 7 đến trung tuần tháng 8 thường gặp những kỳ nóngdài ngày từ 39 đến 41 độ C và vì vậy cũng không phù hợp với yêu cầu sinh thái của Mác-ca).

Bão biển cấp 7-8 trở lên gây rụng quả nghiêm trọng, ở bán đảo Lôi Châu và đảo HảiNam dù Mác-ca sinh trưởng và ra hoa kết quảtốt nhưng với tần suất bão 1-2 lần mỗi năm đã làm nhiều người phải từ bỏ ý định gây trồng.

Gió mùa tây nam khô nóng (ta quen gọi là gió Lào) nếu gặp đất trồng khô hạn cũng gâyrụng quả rất nhiều.

Tổng hợp những phân tích trên có thể nhận thấy: tại Bắc bộ, trừ Ninh Bình và phần

Page 21: Gia trị của cay Macca

phía đông quốc lộ 1 có thể hay có bão, phầncòn lại bao gồm toàn bộ đồng bằng, trung duvà miền núi phía Bắc với cao trình dưới 1000m đều có thế hội tụ đủ các điều kiện khí hậu phù hợp yêu cầu đạt năng suất cao của cây Mắc-ca:

ít bão, ít gió lào, tháng 10 mát mẻ, tháng 4-5 ẩm ướt, tháng 7-8-9-10 nóng ẩm mà khôngquá gay gắt-đó là những yếu tố khí hậu cần thiết đảm bảo cho Mắc-ca đạt năng suất cao.

Về đất đai:

Mắc-ca ưa đất thịt nhẹ đến trung bình, thờihan úng ngập không quá 10 ngày, đất ẩm đều quanh năm, tầng đất sâu trên 1m hơi chua, nếu giàu hữu cơ thì đỡ phải bón nhiều phân.Mắc-ca không ưa đất kiềm, đất phèn mặn, đấtđá vôi, đất mắc ga lít, đất đá ong hoá hoặcthoái hoá nghiêm trọng…

Như vậy Bắc bộ có triển vọng sẽ có diện tích rất rộng lớn để trồng cây Mắc-ca.

Page 22: Gia trị của cay Macca

Ngoài ra, miền núi Thanh Hoá, Nghệ An tần suất bão không cao nếu mất 1 vụ mà trúng 2 vụ thì vẫn có thể gây trồng Mắc-ca.

Vùng núi cao giáp ranh giữa Tây và Đông Trường Sơn, nơi được đón mưa Tây Trường Sơnrất sớm đồng thời lại được hưởng mưa muộn của Đông Trường Sơn như Khe Xanh, An Khê, vùng giáp ranh giữa Bảo Lộc và Tánh Linh ... cũng có thể là vùng phù hợp với phát triển của cây Mắc-ca.

Tất cả những phân tích trên cho phép đi đếndự báo là miền núi phía bắc Việt Nam vừa cóthể có nhiều đất trồng được cây Mắc-ca, vừacó thể tạo nên những đỉnh cao về năng suất,chúng ta có thể tính đến chuyện phát triển Mắc-ca thành một ngành sản xuất hàng hoá cóquy mô tương đối lớn, diện tích có triển vọng phát triển cây Mắc- ca có thể đạt tới cả triệu Ha.

Để có căn cứ lựa chọn, xin dịch vài thông

Page 23: Gia trị của cay Macca

tin tham khảo trích dẫn từ tài liệu “Hưỡng dẫn trồng Macadamia” của úc xuất bản năm 1995 (Growing Macadamias in Australia, NSW Agriculture Publishing House).

Tài liệu này cho biết đầu tư trồng Mắc-ca năm đầu 10.000 đô la úc/ Ha tương đương 80 triệu VNĐ (không bao gồm giá mua đất hoặc thuê đất). Tiếp đó mỗi năm phải chi phí 2.000 đô úc – tương đương 16 triệu VNĐ cho việc chăm sóc. Nếu làm tốt thì năm thú 12, sản lượng có thể đạt 7 tấn hạt/Ha, với giá năm 1994 là 2,80 đô úc/kg (hạt chứa 33% nhân, độ ẩm 10%).

Như vậy thu hoạch trên mỗi Ha là : 7.000 Kgx 2,80 đô = 19,600 đô úc

(Tương đương 210 triệu đồng Việt nam / Ha).

Mức đầu tư ở úc là tương đối cao vì : giá lao động rất cao và toàn dùng máy móc, nhiều nơi ở vùng nguyên sản tại úc lượng mưa không cao và phân bố không đều, chi phí

Page 24: Gia trị của cay Macca

cho bơm tưới cũng rất cao. Nhưng ở ta thì khác, có thể phần lớn dùng thủ công và có thể chọn nhiều vùng không cần bơm tưới hoặcchỉ bơm tưới 1 lần vào đầu mùa hoa và 1 lầnvào mùa quả non. Vì vậy có thể mức đầu tư cho trồng Mắc-ca ở ta sẽ ít hơn nhiều so với ở úc. Tác giả ước tính chỉ ngang đầu tưcho trồng Vải thiều thì Mắc-ca cũng có thể đảm bảo thu hoạch khá, nhưng sau khi có thuhoạch, đầu tư phân bón nên đạt mức tiên tiến thế giới để duy trì sản lượng cao và ổn định.

Sau đây là phác thảo mức đầu tư để gây trồng và chăm sóc cho 1 Ha Mắc –ca cao sản:

Mật độ: 307 cây/Ha (5 m x 6.5 m để tiến tớihình thành ruộng bậc thang).

Cây giống: 307 cây x 20.000 VNĐ = 3.140.000VNĐ (đơn giá nhập sẽ không ít hơn 2 USD một cây ghép), sau này tự sản xuất cótriển vọng sẽ thấp hơn 20.000VNĐ/cây.

Page 25: Gia trị của cay Macca

Đào hố: 307 cây x 10.000 VNĐ = 3,07 triệu VNĐ (kích thước hố 1 m x 1 m x 1 m ).

Phân bón: 307 x 6000 VNĐ = 1.842.000 VNĐ (gồm 3000VNĐ cho phân chuồng và phân khoáng, 3000 VNĐ cho 50 dm 3 than bùn đã chế biến).

Công trồng: 307 x 2000 VNĐ = 0.614 triệu (bao gồm lấp hố đúng yêu cầu kỹ thuật).

Chăm sóc: 5 năm x 2.000.000 VNĐ = 10.000.000 VNĐ (bao gồm làm sạch cỏ và từngbước hình thành ruộng bậc thang).

Cộng: Tổng đầu tư cho 1 Ha là 18.666.000 VNĐ/Ha.

Trồng Mắc-ca với cây ghép hoặc nhân hom sẽ cho quả vào tuổi 3 có thu nhập từ tuổi 5, cao sản từ tuổi 10 – 12 trở đi.

Sau này sẽ không thể chi phí ít hơn 2.000.000 VNĐ hàng năm cho làm cỏ, bón

Page 26: Gia trị của cay Macca

thúc, tưới nước, thu nhặt và hong phơi hạt.Giai đoạn này có thể lấy thu bù chi.

Theo nhận xét của cán bộ nghiên cứu thuộc hai đơn vị nghiên cứu chủ lực về cây Mắc caở nam Trung Quốc, ngoài đòi hỏi cao về làm đất và bón phân như các loài cây lấy quả đang được trồng đại trà như cam, quýt, nhãn, vải ... cây Mắc ca ít đòi hỏi chăm sóc quản lý khắt khe. Sâu bệnh hại ít nghiêm trọng, trừ việc phải thu lượm hạt kịp thời để tránh tổn thất do chuột, sóc ăn. Hầu hết cây lấy quả đều có đòi hỏi cao về tạo tán. Phần lớn các loài có hoa tự đầucành chỉ cành nào phát lộc vào vụ hè thu mới phân hoá được chồi hoa. Việc triệt phá lộc đông và xuân phải thực hiện triệt để kịp thời mới hy vọng ra hoa kết quả nhiều. Phần lớn nông dân ta còn chưa đủ kinh nghiệm về kỹ thuật này.

Hoa tự Mắc ca không phát ở đầu cành mà mọc ra từ nách lá cành 1- 2 tuổi hoàn toàn độc lập với phát lộc cành non và do đó cũng ít

Page 27: Gia trị của cay Macca

phụ thuộc vào kỹ thuật tạo tán. Do đó việc tạo tán chỉ cần tập trung vào mục tiêu tối ưu hoá hiệu quả quang hợp điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động khuyến lâm.

Trồng Mắc ca sẽ có nhiều lợi thế cho nông dân ở khâu sau thu hoạch.

Cách thu hoạch chủ yếu là thu lượm quả chínrụng trên mặt đất bằng máy hoặc bằng tay. Sản phẩm thu hoạch nói chung chín đều và dođó sẽ không có vấn đề chất lượng như trườnghợp cà phê do phải tuốt cả chùm bao gồm cả quả chín và xanh.

Sau khi chín rụng phần lớn vỏ quả đã nứt sẵn, có thể tách lấy hạt ngay tại vườn.

Khâu thu hoạch có mấy khó khăn chính như sau:

• Phải thu nhặt hạt hàng ngày để giảm tổn thất do chuột, sóc.

Page 28: Gia trị của cay Macca

• Phải làm sạch cây bụi cỏ dại để không bị bỏ sót hạt rụng.

Hiện nay đã có nhiều chất điều hoà sinh trưởng có thể sử dụng cho quả chín rụng tậptrung hơn, giảm bớt công vào rừng thu nhặt hàng ngày.

Vấn đề lớn nhất sau thu hoạch là làm khô.

Quả mới rụng hàm lượng nước có thể cao tới 30% phải nhanh chóng tách quả và hong khô hạt trong bóng râm cho đến khi hàm lượng nước rút xuống 10%. Với thuận lợi là mùa thu hoạch gặp mùa khô hanh đầu đông ở miền bắc nước ta nên yêu cầu này dễ thực hiện. Với độ ẩm 10% hạt có thể bảo quản tới vài ba tháng. Các chủ trang trại ở úc và Mỹ thường bán sản phẩm với tiêu chuẩn độ ẩm này.

Trong thưong mại Quốc tế tiêu chuẩn độ ẩm là 1,5% với độ ẩm này có thể bảo quản hạt trong nhiều năm. Để làm khô tới độ ẩm này

Page 29: Gia trị của cay Macca

thường phải dùng lò sấy gần giống lò sấy thuốc lá; nhiệt độ sấy ban đầu là 32 0 C, sau bốn năm ngày nâng dần nhiệt độ lên 52 0C theo độ khô của hạt.

Như vậy, về những vấn đề sau thu hoạch người nông dân sẽ gặp ít khó khăn hơn so với trồng nhãn, vải, đào, mận hay hạt giẻ..., nguy cơ bị lái thương bắt chẹt cũngnhỏ hơn.

Năng suất hạt Mắc ca phổ biến ở úc, Hawaii , Trung Quốc là 3,0 - 4,5 tấn/ha. Giá bán nhân, (1/3 trọng lượng hạt khô) là 12 nghìn đến 15 nghìn USD/tấn. Nếu tạm tínhvới năng suất 3 tấn hạt với giá 12 nghìn USD/ tấn nhân thì chí ít người nông dân cũng thu được từ 5 nghìn – 10 nghìn USD/ ha/năm ( 40 – 80% so với giá xuất khẩu).

Với mức đầu tư gần 20 triệu VND/ha, trong đó gần một nửa là sức lao động bản thân thìthu nhập từ một vụ thu hoạch đã vượt xa mứcđâù tư.

Page 30: Gia trị của cay Macca

Cây Mắc ca xứng đáng được lựa chọn làm cây xoá đói giảm nghèo.

Mắc-ca vốn là cây đại thụ thường xanh, cao 15- 20 m, tán rộng và rậm, tuổi thọ ngoài trăm năm. Đây là cây góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ đất đai. Nếu tạo tán theo yêu cầu lấy quả vẫn khó làm cho cây thấp hơn 10m và tán lá còn có thể rộng và rậm hơn.

Mắc ca hoàn toàn phù hợp với yêu cầu bảo vệmôi trường và phát triển bền vững đối với vùng miền núi.

Lá cây Mắc-ca xanh đậm và bóng, có loài có viền răng cưa, hoa cực kỳ nhiều, hàng trăm hoa cỡ 1-2 cm mỗi bông, loài hạt nhẵn hoa mầu trắng sữa, loài hạt nhám hoa mầu hồng phai, mùa hoa kéo dài gần 2 tháng, hương thơm ngào ngạt, nên có thể kết hợp nuôi ong. Mắc-ca cũng thể trồng ở công viên, lâmviên, tạo phong cảnh đô thị và trang điểm cho rừng núi nước ta tươi đẹp hơn.

Page 31: Gia trị của cay Macca

III. Phân loại và giới thiệu các dòng vô tính đã được gây trồng

1- Phân loại :

Chi Macadamia có 18 loài, trong đó 10 loài nguyên sản tại úc, 6 loài tại Tân Cri-đo-nia, 1 loài tại Ma-đa-gas-ca, 1 loài tại đảo Xi-ri-bô.

Trong 18 loài trên chỉ có 2 loài đã được gây trồng trên quy mô thương mại là:

- Macadamia integrifolia - Mắc ca vỏ hạt láng hay mắc-ca lá nguyên.

- Macadamia tetraphylla- Mắc ca vỏ hạt nhámhay mắc-ca mép lá răng cưa.

Các loài mắc-ca còn lại có nhân nhỏ, vị đắng, ít nhiều chứa độc tố nên chưa được gây trồng nhiều.

Nếu gộp các loài đã được gây trồng, có

Page 32: Gia trị của cay Macca

triển vọng hoặc có giá trị làm cây cảnh thìcó thể kể tới 5 loài sau đây :

1.1. Macadamia integrifolia Maiden - Betche. Tạm dịch là mắc-ca vỏ láng hoặc mắc-ca lá nhẵn.

Phân bố tự nhiên tại vùng rừng mưa phía đông đường phân thủy giữa nội địa úc với bờbiển đông úc, chủ yếu là trên lãnh thổ bangQuensland và một phần bang Newsouth wales trong khoảng 25 - 28 o vĩ độ nam. Vùng phânbố tập trung nhất là dãy núi Mepherson mà một bên là sông Nunaibah và bên kia là sôngMary ở phía bắc trên giải rộng 24km, dài 442km.

Loài này cao tới 18m, tán rộng 15m, vỏ cànhnhạt màu hơn loài M.ternifolia (mắc-ca 3 lá), lá non màu xanh nhạt, lá hình trứng ngược hoặc thuôn ngược. Lá dài 10,2 - 30,5cm, rộng 2,5 - 7,6cm, có cuống lá ngắn,không có hoặc gần như không có răng cưa, đuôi lá tròn, 3 lá hoặc 4 lá mọc xoáy ốc,

Page 33: Gia trị của cay Macca

nhưng ở cây con hoặc cành non có thể gặp 1 đôi lá mọc đối.

Hoa tự thường mọc ra từ cành già, thường làmọc từ mắt lá sớm thành thục nhất ở đoạn cuối cành (phía ngọn), Hoa tự thường dài 10,2 - 30,5cm; mỗi hoa tự có từ 100 - 300 bông hoa (Hoa màu trắng).

Quả chín rộ vào tháng 3 đến tháng 6 ở úc (mùa thu đông nam bán cầu) và từ tháng 7 đến tháng 11 ở Hawaii. Nhưng ở California quả chín từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tại Quảng Châu và Bán đảo Lôi Châuquả chín từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 9. Ngoài ra, ở cây cao tuổi ngoài mùa hoa tập trung vẫn có thể thấy hoa nở rải rác suốt năm. Vì vậy có thể coi loài này là "hoa quảliên tục".

Quả hình tròn, vỏ quả không có lông nhung, màu xanh bóng. Vỏ hạt nhẵn, đường kính hạt khoảng 1,3 - 3,2cm, nhân màu trắng sữa, có hương thơm, chất lượng rất cao.

Page 34: Gia trị của cay Macca

Hiện nay các giòng vô tính được gây trồng phổ biến ở quy mô thương mại chủ yếu được tuyển chọn từ loài này.

1. 2- Macadamia tetraphylla L.A.S Johnoson,có thể gọi là mắc-ca 4 lá, mắc-ca hạt nhám hoặc mắc-ca lá răng cưa, mắc-ca lá gai.

Nguyên sản tại vùng rừng mưa nhiệt đới phíađông đường phân thuỷ của châu úc trong khoảng 28 - 29 o vĩ tuyến nam, chủ yếu là trên dải đất dài 120km từ bờ nam sông Coomera và sông Nerang thuộc Quensland đến bờ bắc sông Richmont thuộc New south Wales.

Cây cao khoảng 15m nhưng tán xoè rộng tới 18m, vỏ cành nhỏ xẫm màu hơn mắc-ca vỏ láng, nhưng hơi nhạt màu hơn mắc-ca 3 lá (M.ternifolia). Lá non màu đỏ hoặc màu hồngphai, đôi khi có màu xanh nõn chuối. Lá hình thuôn ngược dài 10,2 - 15,8cm, rộng 2,5 - 7,6cm, gần như không có cuống lá, méplá có răng cưa nhọn như gai, đuôi lá nhọn,

Page 35: Gia trị của cay Macca

4 lá mọc cách xoáy ốc, đôi khi có 3 lá hoặc5 lá mọc xoáy. Cây mầm cũng có 2 lá mọc đối.

Hoa tự mọc ra từ cành già, nhỏ và cũng mọc ở mắt sớm thành thục phía cuối đoạn cành.

Hoa tự dài 15,2 - 20,3cm, có từ 100 - 300 bông hoa. Hoa màu hồng phai rất tươi màu, nhưng cũng có cây cá biệt có hoa màu trắng sữa.

Mùa quả chín rộ ở úc từ tháng 3 đến tháng 6, tại Hawaii từ tháng 7 đến tháng 10, tại California từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, tại Quảng Châu và Bán đảo Lôi Châu từ trungtuần tháng 8 đến cuối tháng 9. Loài này mỗinăm chỉ ra quả 1 lần.

Quả hình bầu dục, vỏ quả màu xanh xám, có phủ lớp lông nhung dày. Hạt có vỏ nhám, đường kính hạt từ 1,2 đến 3,8cm, nhân có màu thẫm hơn mắc-ca vỏ nhẵn, chất lượng cũng có khác nhau giữa các giòng.

Page 36: Gia trị của cay Macca

Loài này cũng có giá trị gây trồng cao, chịu rét khá hơn loài vỏ láng, nếu dùng làmgốc ghép thì nhịp độ tăng trưởng cây khá tốt và đều, khả năng chống chịu nấm độc hạirễ phytophthora cũng khá hơn.

Do chất lượng nhân có thể rất khác nhau, chỉ nên gây trồng những giống đã được tuyểnchọn tốt.

1.3- Macadamia ternifolia F.Mueller - Măc-ca 3 lá

Phân bố tự nhiên tại vùng đông nam đường phân thuỷ trong các rừng mưa khoảng 26 o 00' - 27 o 30' vĩ độ nam trên dải đất dài 119km từ sông Bai-in đến vùng KinKin khu vực Kin-Bi thuộc Quensland.

Loài này dễ bị nhận nhầm với nhiều loài khác và rất ít đặc điểm nhận biết dễ thấy.

Nói chung cây thường có tầm vóc nhỏ, chiều

Page 37: Gia trị của cay Macca

cao và độ rộng tán thường khó vượt qua 6,5m. Tán lá thường chia nhiều cành đứng vànhiều cành nhỏ. Vỏ cành nhỏ thường tối màu hoặc đen. Lá non màu đỏ, lá nhỏ hình thuỗn ít khi dài hơn 15,2cm. Lá có cuống, mép lá có răng cưa nhọn, 3 lá mọc cách xoáy ốc, nhưng mầm non cũng thường có 2 lá mọc đối.

Hoa tự thường nhỏ, chỉ dài 5,1 đến 12,7cm; có từ 50 - 100 bông hoa, Hoa màu hồng phai.

Mùa quả chín tại úc là tháng 4, tại California là tháng 11.

Vỏ quả xanh xám, có lông nhung màu trắng rất dày.

Vỏ hạt nhẵn bóng, cỡ hạt chừng 0,95 - 0,61cm, nhân đắng và rất khó ăn. Cho đến nay loài này chủ yếu là dùng làm cây cảnh.

1. 4- Macadamia Prealta F.Muell - Mắc-ca cầu

Page 38: Gia trị của cay Macca

Quả tròn như quả cầu. Phân bố trong vùng mưa giữa Quensland và New South wales . Quảto chừng 5cm, rất tròn, chứa 1 - 2 hạt. Vỏ hạt mỏng, hiện chưa tìm ra giá trị thương phẩm, nhưng có thể có triển vọng trong tương lai.

1.5- Macadamia Whelanii F.M.Bailey :

Cũng phân bố trong vùng rừng mưa giữa Quensland và New South wales . Lá nguyên không răng cưa. Nhân sống có độc, nhưng thổdân miền đông úc vẫn ăn sau khi rang chín. Đến nay vẫn chưa gây trồng đến quy mô thương mại.

2- Các dòng vô tính đang được gây trồng :

Các dòng vô tính đang được gây trồng theo quy mô thương mại đều được tuyển chọn từ 2 loài: Mắc-ca vỏ hạt láng (M. integrifolia) và Mắc-ca vỏ hạt nhám (M. tetraphylla) và các dòng lai giữa 2 loài này.

Page 39: Gia trị của cay Macca

Đến nay toàn thế giới đã tuyển chọn và đặt tên, gây trồng được trên 50 dòng trong số đó được gây trồng phổ biến nhất là các dòngcủa úc và Hawaii .

2.1- Các dòng của Hawaii .

Từ năm 1922, trạm thực nghiệm nông nghiệp Hawaii đã dẫn giống và gây trồng thử cây Mắc-ca ở quy mô thương mại, nhưng do trồng bằng cây hạt nên không đạt hiệu quả kinh tế. Từ năm 1936, Trạm thực nghiệm nông nghiệp này bắt đầu tuyển chọn ưu trội; từ 12.000 cá thể đã chọn và đặt tên được cho 15 cây trội và nhân vô tính. Đến năm 1948 đã chính thức đặt tên các dòng đầu tiên và đến năm 1954 đã đặt thành đề tài nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống và khẳng định các dòng tuyển chọn, nghiên cứu kỹ thuật phối hợp dòng nhằm tối ưu hoá hiệu quả thụ phấn, nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, thu hái, bảo quản, chế biến.

Năm 1956 bắt đầu phổ cập các dòng đã tuyển

Page 40: Gia trị của cay Macca

chọn và khuyến khích gây trồng trên quy mô thương mại.

Đến nay tất cả các trang trại gây trồng Mắc-ca trên thế giới đều đã đi đến nhận thức chung là nhân tố quyết định thành côngcủa việc gây trồng Mắc-ca quy mô thương mạilà Giống, phải dùng các dòng vô tính đã được tuyển chọn thích hợp với lập địa của mình mới mong đạt được sản lượng và chất lượng cao.

Nhiều nước đã bắt tay vào tuyển chọn dòng ưu trội trên các trang trại của mình, nhưnghầu hết đều dựa trên cơ sở các dòng đã đượctuyển chọn của Hawaii và các dòng này phần lớn đều được tuyển chọn từ loài Mắc-ca vỏ hạt láng (Macadamia integrifolia).

Tất cả các dòng do Hawaii tuyển chọn đều cóphiên hiệu chung là HAES - chữ cái đầu trong tên tiếng anh của trạm thực nghiệm nông nghiệp Hawaii . Đây là phiên hiệu đượcđặt ra khi sơ tuyển, mặc dù sau khi được

Page 41: Gia trị của cay Macca

công nhận và đặt tên mới, trong sản xuất vàtrong giao dịch quốc tế người ta vẫn gọi theo thói quen cũ. Người biên tập cung cấp cả tên cũ và tên mới để đỡ vướng mắc trong giao dịch sau này.

Khi tuyển chọn, ngoài sản lượng hạt, các chỉ tiêu dưới đây rất được coi trọng.

1) Tổng tỷ lệ nhân : Là tỷ lệ phần trăm củaphần nhân so với tổng trọng lượng hạt được xác định trong phòng thí nghiệm. Xét về tiềm năng, chỉ số này có thể đạt tới 45%.

2) Tỷ lệ nhân thương phẩm : Là tỷ lệ phần trăm giữa phần nhân so với tổng trọng lượnghạt được bóc tách theo phương pháp chế biếnđang áp dụng.

Trong cả 2 chỉ tiêu trên, hàm lượng nước tiêu chuẩn trong nhân là 1,5%.

3) Tỷ lệ nhân cấp 1 : Là tỷ lệ phần trăm giữa phần nhân nổi trên mặt nước so với

Page 42: Gia trị của cay Macca

tổng số nhân được đưa vào trắc định. Nhân cấp 1 có hàm lượng dầu tới 72% trở lên. Chỉtiêu này phản ánh chất lượng nhân và cả chất lượng bảo quản hạt. Bảo quản tốt tỷ lệnhân cấp 1 có thể đạt tới 90 - 95%.

4) Kích cỡ nhân : Nếu mỗi nhân đạt trọng lượng 2 - 3g thì được coi là lý tưởng.

5) Hình hài, mẫu mã : Yêu cầu kích cỡ đều, bóng, ít dập vỡ.

6) Sắc thái : Yêu cầu nhân phải có mầu trắng sữa đều nhau, sau khi sấy khô cũng không thay đổi màu sắc. Sau khi xào qua dầudừa phải có màu vàng sữa đều nhau.

7) Hình thái tán cây : Nhận thức chung là hình thái tán cây phát triển thẳng đứng sẽ cho sản lượng trên đơn vị diện tích cao.

Dựa trên sản lượng và các chỉ tiêu chất lượng nói trên, Hawaii đã đưa ra các dòng sau đây :

Page 43: Gia trị của cay Macca

Keauhou - HAES 246 Kakea - HAES 508

Nuuan - HAES 336 Kohala - HAES 386

Pahou - HAES 428

Các năm sau lại đưa ra thêm các dòng sau đây :

IKaika - HAES 333 Wailua - HAES 475

Keaau - HAES 660 Kau - HAES 344

Mauka - HAES 471 Makai - HAES 800

Purvis - HAES 294 Pahala - HAES 788

Denison - HAES 790

và một số dòng lai là Beaumont - HAES 695 và NSW 44 v.v...

Các dòng sau đây đã được tuyển chọn và gây

Page 44: Gia trị của cay Macca

trồng rộng rãi tại Hawaii :

1) Keauhou (HAES 246)

Chọn ra vào năm 1936, đặt tên năm 1948.

Tán tròn, xoè rất rộng, chia cành rất nhiềuvà hơi uốn cong xuống đất, cành tương đối nhỏ hoặc trung bình, đuôi lá ít nhọn và hơicong lên, mép lá lượn sóng, răng cưa (gai lá) ở mức trung bình, bản lá hay cong vặn.

Quả to, màu nâu

Rốn hạt to và hơi lồi, hạt có gân rộng hơi lõm thành rãnh và nhạt màu hơn các phần khác của vỏ hạt. Hoa văn hình trứng tập trung nhiều quanh vùng rốn bằng phẳng.

Tại Hawaii , trọng lượng hạt bình quân khoảng 7,2g; trong đó phần nhân được 2,8g, tỷ lệ nhân đạt 39%, tỷ lệ nhân quả loại 1 đạt 85% (so với hạt). Sản lượng cao, nhưng không đều nhau giữa các vùng gây trồng. Tại

Page 45: Gia trị của cay Macca

Hawaii dòng này đặc biệt tốt tại đảo Kô-na,tại các đảo khác thuộc quần đảo này thì tỷ lệ nhân cấp 1 không được ổn định. Nhưng tạiúc, dòng này được coi là đáng tin cậy, theodõi suốt 4 vụ liền dòng này đều có sản lượng cao hơn mức bình quân của các dòng khác (sản lượng 36,5kg nhân/cây, tỷ lệ nhân39,2%).

Theo dõi tại Trung Quốc đã cho thấy Keauhou(246) chín muộn hơn Hinder (giòng H 2 của úc), thời kỳ đầu sản lượng thấp nhưng từ 10tuổi trở đi sản lượng vừa cao vừa ổn định, nhưng chống chịu bão tương đối kém.

2) Kakea (508)

Tuyển chọn năm 1936, đặt tên năm 1948.

Tán lá tròn hẹp hoặc hình tháp nhọn, vỏ câynhạt màu hơn các dòng khác của Hawaii, đuôilá hơi tròn, mép lá lượn sóng, ít răng cưa hoặc mép nguyên, có khi mép lá uốn cong. Cành cứng, khoẻ, đốt cành ngắn, lá mọc tập

Page 46: Gia trị của cay Macca

trung dầy đặc ở đoạn đầu cành.

Kích cỡ quả trung bình, quả tròn, rốn hạt to vừa phải, đường gân vỏ hạt mầu nâu đỏ nhưng không lõm thành rãnh.

Tại Hawaii trọng lượng hạt bình quân đạt 7g, trọng lượng bình quân nhân đạt 2,5g, tỷlệ nhân 36%, tỷ lệ nhân cấp 1 trên 90%.

Đây là dòng cao sản nhất và có giá trị gây trồng thương mại tốt nhất ở quần đảo Hawaii.

Dòng này khá phù hợp với các vùng lạnh, trồng tại bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông sản lượng không cao và chịu bão kém.

3) Ikaika (333)

Tuyển chọn năm 1936, đặt tên năm 1952. Tán lá tròn màu xanh đậm, lá to, đôi khi có mộtsố lá già rất to (25cm x 8cm) đuôi lá hơi vuông và cong vặn, mép lá lượn sóng rất

Page 47: Gia trị của cay Macca

mạnh, nhiều gai (răng cưa sắc).

Quả màu đỏ nâu đậm và hơi có chút hoa văn, gân trên vỏ hạt không rõ. Tại Hawaii trọng lượng hạt bình quân đạt 6,5g, trọng lượng nhân bình quân đạt 2,2g, tỷ lệ nhân 36%, nhân cấp 1 đạt 90%.

Dòng này sức sống mạnh mẽ, chống chịu tốt, đặc biệt là chịu lạnh và chịu bão tốt.