Top Banner
SINH HỌC 9 (TUẦN 3 – HỌC KỲ II) BÀI 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KIẾN THỨC: I. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật: - Đọc đoạn thông tin sau: “ Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng ; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do có hiện tượng tỉa cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.” - Quan sát thí nghiệm sau: Qua thí nghiệm trên em hãy cho biết ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến cây. - Quan sát các hình sau và hoàn thành bảng:
11

f2.hcm.edu.vn€¦ · Web view- Đọc đoạn thông tin và ví dụ sau: “Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 C. Tuy nhiên, cũng có một

Aug 24, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web view- Đọc đoạn thông tin và ví dụ sau: “Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 C. Tuy nhiên, cũng có một

SINH HỌC 9 (TUẦN 3 – HỌC KỲ II)

BÀI 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KIẾN THỨC:

I. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:

- Đọc đoạn thông tin sau: “Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động

sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao,

thẳng ; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.

Đó là do có hiện tượng tỉa cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán

rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.”

- Quan sát thí nghiệm sau:

Qua thí nghiệm trên em hãy cho biết ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến cây.

- Quan sát các hình sau và hoàn thành bảng:

Page 2: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web view- Đọc đoạn thông tin và ví dụ sau: “Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 C. Tuy nhiên, cũng có một

- Đọc thông tin sau:

“Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tuỳ theo khả năng thích nghi cùa chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường:

+ Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống nơi quang đãng.

+ Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây sổng nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán cùa cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà...”

Người ta ứng dụng hiều biết về khả năng thich nghi với điều kiện chiếu sáng của thực vật vào trong sản xuất như thế nào ?

II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:

- Có thí nghiệm như sau: Vào đêm trăng sáng, tìm một tổ kiến và quan sát kiến bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng. Đặt trên đường của kiến đi một chiếc gương nhỏ để phản chiếu ánh sáng, sau đó theo dõi đường bò của kiến. Có 3 khả năng có thể xảy ra:

+ Kiến tiếp tục bò theo hướng cũ

+ Kiến sẽ bò theo nhiều hướng khác nhau

+ Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu

Page 3: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web view- Đọc đoạn thông tin và ví dụ sau: “Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 C. Tuy nhiên, cũng có một

 Em chọn khả năng nào trong ba khả năng trên ? Điều đó chứng tỏ ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào ?

- Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi:

+ Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ánh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.

Ví dụ ở chim: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc Mặt Trời mọc, trong khi chim chích choè, chào mào, khướu là những chim ăn sâu bọ thường đi ãn vào lúc Mặt Trời mọc. Những loài chim như vạc, diệc, sếu... và nhất là cú mèo hay tìm kiếm thức ãn vào ban đêm.

Ví dụ ở thú: Có nhiều loài thú hoạt động vào ban ngày như trâu, bò, dê, cừu... nhưng cũng có thú hoạt động nhiều vào ban đêm như chồn, cáo, sóc...

+ Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày mùa đông, đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim.

+ Mùa xuân, vào những ngày thiếu sáng, cá chép cũng có thể đẻ trứng vào thời gian sớm horn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng đirợc tăng cường.

Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến đời sống động vât ?

Dựa vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, người ta chia động vật thành những nhóm nào ?

B. NỘI DUNG TRỌNG TÂM:

I. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:

- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp... và khả năng hút nước của cây.

- Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tuỳ theo khả năng thích nghi cùa chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường:

+ Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống nơi quang đãng.

+ Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây sổng nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán cùa cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà...

Page 4: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web view- Đọc đoạn thông tin và ví dụ sau: “Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 C. Tuy nhiên, cũng có một

II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:

- Ánh sáng ảnh hưởng đến các hoạt động trong đời sống động vật như: định hướng di chuyển trong không gian, khả năng sinh trưởng và sinh sản.

- Người ta chia động vật thành hai nhóm thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau:

+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày.

+ Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất, hay ở vùng nước sâu như đáy biển.

C. LUYỆN TẬP:

1. Dựa vào các câu hỏi và gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng:

- Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên và cành cây phía dưới khác nhau như thê nào?

- Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào?

2. Nhiều loài động vật có hoạt động vào ban đêm hay kiếm ăn đêm, để tránh loài săn mồi vào ban ngày, hoặc bởi vì ban ngày quá nóng không hoạt động được. Chúng có thể sống như vậy vì chúng có máu nóng và có thể hoạt động khi trời lạnh. Để tìm ra đường đi trong bóng tối và định vị thức ăn, những động vật đó đã phát triển thị giác, thính giác và khứu giác tuyệt vời.

Chuột và cú mèo là loài kiếm ăn vào ban đêm. Em hãy phân tích ít nhất ba đặc điểm của chúng thích nghi với hoạt động sống trong điều kiện này.

BÀI 42: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM

Page 5: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web view- Đọc đoạn thông tin và ví dụ sau: “Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 C. Tuy nhiên, cũng có một

LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KIẾN THỨC:

I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:

- Đọc đoạn thông tin và ví dụ sau: “Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50°C. Tuy nhiên, cũng có một sô sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90°C) hoặc nơi cỏ nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27°C).

Ví dụ 1. Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. Ở vùng ôn đới, về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng nhiều lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có các vảy mòne bao bọc, thân và rề cây có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây.”

Từ thông tin và ví dụ trên hãy chỉ ra sự khác biệt giữa thực vật vùng nóng với thực vật vùng lạnh ? Tại sao có sự khác nhau đó ?

- Ví dụ 2. Động vật sống ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau :

+ Thú có lông (như hươu, gấu, cừu) sống ở vùng lạnh, lông dày và dài hơn lông cũng cùa loài đó nhưng sống ở vùng nóng.

+ Đôi với chim, thú, so sánh kích thước cơ thê của các cá thể cùng loài (hoặc loài gần nhau) phân bổ rộng ở cà Bấc và Nam Bán cầu, thi các cá thê sống ở nơi nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn các cá thể sống ờ nơi ấm áp. Ví dụ: Gấu sông ờ vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.

Page 6: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web view- Đọc đoạn thông tin và ví dụ sau: “Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 C. Tuy nhiên, cũng có một

Từ thông tin trong ví dụ trên hãy chỉ ra sự khác biệt giữa động vật vùng nóng với động vật vùng lạnh ? Tại sao có sự khác nhau đó ?

- Đọc thông tin sau: “Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng quá hoặc lạnh quá bằng cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè... Người ta chia sinh vật thành hai nhóm:

+ Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ cùa môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

+ Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thủ và con người.”

Hãy lấy ví dụ về sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt ?

II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:

- Những ví dụ về ảnh hưởng của độ ẩm lên sinh vật:+ Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối

trong rừng cỏ phiến lá mòng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiểu ánh sáng như ven bờ ruộng, hồ ao cỏ phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.

+ Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.

+ Ếch nhái là động vật sống nơi ẩm ướt. Khi gặp điều kiện khô hạn, do da của ếch nhái là da trần nên cơ thể chúng mất nước nhanh chóng. Ngược lại, bò sát có da được phù vảy sừng nên khả năng chông mất nước có hiệu quả hom, nhiều loài bò sát thích nghi cao với môi trường khô ráo của hoang mạc.- Thực vật được chia thành hai nhóm: thực vật ưa ấm và chịu hạn. Động vật cũng có hai nhóm: động vật ưa ầm và ưa khô.

Page 7: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web view- Đọc đoạn thông tin và ví dụ sau: “Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 C. Tuy nhiên, cũng có một

- Từ những thông tin ở trên các em hãy lấy ví dụ minh họa các sinh vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau theo bảng sau:

Bảng 43.2. Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường.

Nhóm sinh vật Tên sinh vật Nơi sống

Thực vật ưa ẩm    

Thực vật chịu hạn    

Động vật ưa ẩm    

Động vật ưa khô

B. NỘI DUNG TRỌNG TÂM:

I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:

- Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.

- Người ta chia sinh vật thành hai nhóm:+ Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ cùa môi

trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

Page 8: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web view- Đọc đoạn thông tin và ví dụ sau: “Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 C. Tuy nhiên, cũng có một

+ Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thủ và con người.”

II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:

- Thực vật và động vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau.

- Thực vật được chia thành hai nhóm: thực vật ưa ấm và chịu hạn. Động vật cũng có hai nhóm: động vật ưa ầm và ưa khô.C. LUYỆN TẬP:

1. Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?2. Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?3. Hãy so sánh đặc điếm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.4. Hãy kể tên 10 động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô.