Top Banner
TIỂU LUẬN LUẬT QUỐC TẾ Nhóm SV : K09502 GVHD : Nguyễn Thị Thu Trang
97

Essay on International Law

Oct 23, 2015

Download

Documents

imbasukiya

An essay about International Public Law
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Essay on International Law

TIỂU LUẬN LUẬT QUỐC TẾ

TP.HCM, tháng 11 năm 2011

Nhóm SV : K09502GVHD : Nguyễn Thị Thu Trang

Page 2: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Tên SV MSSV

1. Vũ Văn Dũng K095021581

2. Hồ Thị Mĩ Hằng K095021588

3. Ngô Thùy Linh K095021602

4. Hoàng Thị Hồng Minh K095021612

5. Dương Thị Bích Trâm K095021646

6. Phan Thành Tuấn K095021648

7. Ngô Thị Hải Yến K095021655

DANH SÁCH NHÓM

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 2

Page 3: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

LỜI MỞ ĐẦU

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc. Biên giới luôn gắn

liền với lãnh thổ nên các yếu tố lịch sử, luật pháp và tập quán quốc tế là những cơ sở hết sức

quan trọng trong việc khẳng định tính bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia. Trước kia việc

xác định biên giới quốc giới quốc gia gặp rất nhiều khó khăn, các nước khó đi đến thống nhất để

phân chia một cách chính xác vì mỗi quốc gia đều muốn phần lợi ích nhiều hơn thuộc về mình.

Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật và việc xác định dựa trên các nguyên

tắc của Luật Quốc tế đã làm cho mọi vấn đề được giải quyết ổn thỏa. Điều này góp phần hình

thành hoàn chỉnh và đầy đủ biên giới quốc gia.

Bài viết là quá trình tạo lập và phát triển biên giới đất liền, biên giới trên biển của Việt

Nam. Đồng thời, thông qua bài viết, người đọc cũng hiểu rõ hơn về các nguyên tắc được sử dụng

cho việc hoạch định biên giới Việt Nam với các nước láng giềng. Với xu hướng phát triển không

ngừng thì việc phân định biên giới quốc gia không chỉ dừng lại ở luật định. Vì thế, người viết đề

cập đến một xu thế mới đó là “biên giới mềm” – nghĩa là phân chia biên giới quốc gia dựa trên

sự bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, giải quyết tranh chấp với tinh thần hữu nghị, hợp tác và phù

hợp với các quy định của Luật Quốc tế.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 3

Page 4: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................11. LÝ LUẬN CHUNG...........................................................................................................5

1.1 Khái quát về biên giới quốc gia...................................................................................51.1.1 Khái niệm.............................................................................................................51.1.2 Các bộ phận cấu thành biên giới.........................................................................61.1.3 Các nguyên tắc của Luật quốc tế về phân định biên giới quốc gia.....................81.1.4 Phân loại biên giới.............................................................................................10

1.2 Biên giới Việt Nam qua các thời kì...........................................................................111.2.1 Trước thời kì phong kiến tự chủ.........................................................................111.2.2 Thời kì tự chủ.....................................................................................................111.2.3 Thời kì Pháp thuộc.............................................................................................111.2.4 Biên giới Việt Nam sau khi thống nhất đất nước...............................................12

1.3 Tầm quan trọng của biên giới quốc gia.....................................................................122. BIÊN GIỚI VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG...........................................14

2.1 Biên giới đất liền..........................................................................................................142.1.1 Các nguyên tắc về xác định biên giới đất liền của luật quốc tế được áp dụng cho Việt Nam...........................................................................................................................142.1.2 Biên giới Việt – Trung.........................................................................................162.1.3 Biên giới Việt Nam – Campuchia........................................................................212.1.4 Biên giới Việt Nam – Lào.....................................................................................24

2.2 Biên giới trên biển........................................................................................................282.2.1 Các nguyên tắc xác định biên giới trên biển và ưu nhược điểm của mỗi nguyên tắc..........................................................................................................................................282.2.2 Tranh chấp vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc...................................302.2.3 Việt Nam – Inđônêxia tranh chấp vùng chồng lấn.............................................362.2.4 Việt Nam – Campuchia........................................................................................382.2.5 Giải quyết tranh chấp biển Việt Nam – Malaysia (tranh chấp vùng chồng lấn). 422.2.6. Việt Nam - Thái Lan............................................................................................42

3. BIÊN GIỚI “MỀM”............................................................................................................553.1 Khái niệm...................................................................................................................553.2 Tình hình Việt Nam hiện nay trước thực trạng biên giới mềm..................................563.3 Một nước bé như Việt Nam chúng ta cần phải làm gì?.............................................60

LỜI KẾT.................................................................................................................................61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 4

Page 5: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

LÝ LUẬN CHUNG1.1 Khái quát về biên giới quốc gia

1.1.1 Khái niệm

Nhắc đến “biên giới” mỗi người chúng ta ai cũng nghĩ thuật ngữ này rất đơn giản, dễ

hiểu. Bác nông dân, anh công nhân hay một nhà khoa học một khi nghe nói đến “biên giới” là

hiểu ngay vấn đề, dù cách hiểu của mỗi ngươì một khác. Thế thì “biên giới” là gì? Cụ thể nó

được định nghĩa như thế nào cho chính xác?

Vào thời công xã nguyên thuỷ, tại nơi cư trú của hai bộ lạc bao giờ cũng có một cánh rừng

ở giữa, không một bộ lạc nào được đến săn bắn, hái lượm, đó chính là biên giới. Đến thời kì cổ

đại, biên giới được xác định bởi những chướng ngại vật tự nhiên như rừng, núi, sông, suối, sa

mạc… Tục truyền lại rằng ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc xưa kia có núi cỏ rẽ, cỏ Việt

Nam rẽ về Việt Nam, cỏ Trung Quốc rẽ về Trung Quốc, hình thành một vệt ngăn cách bên này

với bên kia, đó cũng là biên giới. Châu Âu thời Trung cổ, Quốc vương Charlemane chia đế quốc

cho ba người con, có 120 chuyên viên giải quyết việc phân chia bằng cách dùng bốn con sông

Rôn, sông Sôn, Mơ-dơ và Etxsô để ngăn cách phần phía Tây với hai phần kia, hình thành nên

biên giới bốn sông. Vậy thuật ngữ đầu tiên mà các quốc gia sử dụng để phân định lãnh thổ của

nhau chính là “biên giới vùng”. Sang một giai thoại phát triển mới của xã hội, khái niệm biên

giới lại được hiểu theo một nghĩa khác khi được sử dụng trong Hiệp ước Pyrene ký năm 1659

giữa Pháp và Tây Ban Nha dưới thời vua Louis thứ 14 hay trong cuộc cách mạng Pháp các nhà

cách mạng Pháp đã sử dụng thuật ngữ này theo đúng nghĩa là “một đường” phân cách chứ không

còn là “vùng biên giới”.

Qua đó cho thấy, từ một khái niệm mơ hồ ban đầu dần dần biên giới ngày càng gắn với

lãnh thổ, khoảng cách giữa hai thuật ngữ này càng lúc khít lại gần nhau hơn để trở thành một vấn

đề cụ thể. Và giờ đây đường biên giới được coi là đường ngăn cách giữa hai nước, hai dân tộc.

Thực sự đây mới là định nghĩa hợp lí của biên giới.

Tóm lại, theo Luật quốc tế hiện đại, biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia

này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng quốc gia có chủ quyền trên biển. Hay nói cách

khác, biên giới quốc gia là hàng rào pháp lý được vạch ra theo tâm của Trái Đất qua các cột mốc

quốc gia để giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và

riêng biệt của mỗi quốc gia.

Theo đó, Luật biên giới Việt Nam năm 2003 cũng qui định: “ Biên giới

quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng xác định

giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo

Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 5

Page 6: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

1.1.2 Các bộ phận cấu thành biên giới

Biên giới quốc gia được hợp thành bởi bốn bộ phận là biên giới trên bộ, biên giới trên

biển, biên giới trên không và biên giới trong lòng đất.

1.1.2.1 Biên giới trên bộ

Khái niệm

Biên giới trên bộ là ranh giới phân định vùng đất thuộc quốc gia này với quốc gia khác và

được phân chia trên đất liền, hải đảo, sông, suối, hồ, biển nội địa…

Biên giới trên bộ thường được hoạch định bằng các Hiệp ước biên giới giữa các quốc gia

chủ yếu là các Hiệp ước song phương, hay được hoạch định bằng một điều ước quốc tế có sự

tham gia của Liên hiệp quốc như Hiệp định Bàn môn Điếm năm 1953 để phân định hai miền

cũng là hai quốc gia Hàn Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, hoặc Hiệp ước phân

chia lãnh thổ biên giới giữa Irac và Coet năm 1991 sau cuộc chiến tranh Irac lần I do Mỹ và liên

quân phát động.

Cách xác định

Xác định biên giới trên bộ thực chất là quá trình phân định lãnh thổ vùng đất, vùng nước

để từ đó làm cơ sở pháp lý cho việc xác định lãnh thổ vùng trời và lãnh thổ vùng đất giữa các

quốc gia.

Đầu tiên là giai đoạn hoạch định biên giới quốc gia. Giai đoạn này cực kì quan trọng với

những hoạt động pháp lý nhằm xác định vị trí hướng đi của đường biên giới. Thông thường các

quốc gia sẽ tiến hành lựa chọn một trong hai hình thức sau để tiến hành hoạch định. Một là

hoạch định biên giới mới. Hai là hoạch định trên cơ sở đường ranh giới đã có, nhưng có sữa đổi

bổ sung.

Ở giai đoạn này các nước sẽ tiến hành đàm phán, sau đó cùng nhau hoạch định trên giấy,

soạn thảo rồi đi dến kí kết Điều ước quốc tế về biên giới.

Giai đoạn hai bao gồm phân giới và cắm mốc thực địa

Phân giới là quá trình thực địa hóa đường biên giới trong Điều ước quốc tế.

Đây là công việc mang tính vật chất, cụ thể để đưa đường biên giới được hoạch

định trong các văn bản và bản đồ ra thực địa, cố định nó bằng các mốc với các

phương pháp kỹ thuật đo đạc chính xác.

Việc cắm mốc có thể được tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu (phân giới

đến đâu cắm mốc đến đó) hoặc phân giới xong mới thực hiện cắm mốc. Các mốc

biên giới thường được đặt tại các điểm ở các cửa khẩu; tại các điểm trọng yếu của

đường biên giới như ở đỉnh núi, chân núi hoặc các điểm quan trọng; các điểm trên

đường quốc lộ, đường sắt, sông, suối mà đường biên giới cắt ngang qua… Khi cần

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 6

Page 7: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

sửa chữa, thay đổi, phục hồi hay hủy bỏ các mốc đều phải do hai bên thỏa thuận

cùng tiến hành. Kết thúc quá trình cắm mốc trên thưc địa, Ủy ban hỗn hợp phải lập

bản đồ kèm theo Hiệp định về biên giới để đem về các quốc gia phê chuẩn.

1.1.2.2 Biên giới trên biển

Khái niệm

Biên giới trên biển là ranh giới phân định vùng biển của quốc gia này với quốc gia khác và

vùng thuộc chủ quyền quốc gia với vùng không thuộc chủ quyền quốc gia.

Cách xác định

Để xác định biên giới trên biển có hai trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu hai quốc gia có bờ biển liền kề nhau hoặc đối diện nhau, thì hai quốc gia

này sẽ thỏa thuận xác định biên giới thông qua việc ký kết Hiệp định phân định biên giới trên

biển. Hiệp định đươc phân định theo phương pháp đường cách đều hoặc đường trung tuyến.

Trường hợp 2: Hai quốc gia không liền kề, không chồng lấn lên nhau, mà là ở đây một quốc gia

cần xác định biên giới trên biển để phân định nội thủy, lãnh hải thuộc chủ quyền của mình.

Trong trường hợp này, quốc gia đó sẽ đơn phương hoạch định trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc

chung của Luật quốc tế bằng cách tuyên bố đường cơ sở và chiều rộng của lãnh hải. Và khi đã

xác định xong đường cơ sở và chiều rộng lãnh hải, thì đường biên giới quốc gia trên biển chính

là ranh giới phía ngoài của lãnh hải.

1.1.2.3 Biên giới trên không

Khái niệm

Biên giới trên không là ranh giới phân định khoảng không gian giữa quốc gia này với quốc

gia khác và giữa vùng thuộc quốc gia với vùng không thuộc quốc gia.

Cách xác định

Thực tế cho thấy, hiện nay vẫn chưa có một quy phạm pháp luật nào quy định một cách

chính thức phượng pháp, cách thức xác định biên giới vùng trời. Chính vì vậy, việc xác định

biên giới vùng trời được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận thông qua việc xác định biên giới

trên bộ và biên giới trên biển, từ đó lấy đường vuông góc lên đến một độ cao nhất định là biên

giới sườn. Mặt khác, các quốc gia còn xác định thêm một mặt cong song song với mặt đất và

mặt nước, đây được gọi là biên giới trên cao. Rõ ràng, vẫn chưa xác định được biên giới trên cao

bởi khoảng cách giữa mặt đất và mặt cong đó chính xác là bao nhiêu các quốc gia vẫn chưa

thống nhất được. Có quan điểm cho rằng nên quy định vùng trời cao nhất (biên giới trên cao của

các quốc gia) là tầng cuối cùng của tầng khí quyển cách mặt đất 36000m. Quan điểm này được

chứng minh là hợp lý nhưng vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục được tất cả các nước.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 7

Page 8: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

1.1.2.4 Biên giới trong lòng đất

Khái niệm

Biên giới trong lòng đất là ranh giới phân định lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia này với

quốc gia khác.

Cách xác định

Cũng như xác định biên giới trên không, cho đến nay việc xác định biên giới trong lòng đất

vẫn còn là vấn đề chưa được thống nhất. Trong đó, tiêu biểu nhất là cách xác định biên giới

trong lòng đất theo hình chóp nón. Từ tâm Trái Đất nối thẳng lên đường biên giới trên bộ và trên

biển ta được đường biên giới trong lòng đất.

1.1.3 Các nguyên tắc của Luật quốc tế về phân định biên giới quốc gia

1.1.3.1 Nguyên tắc tôn trọng tính bất khả xâm phạm biên giới quốc gia

Bài học rút ra từ những tranh chấp do lịch sử để lại, nếu các bên có thiện chí, có ý chí

chính trị và cùng kiên trì đàm phán, đều dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng lợi ích và

quan tâm của nhau, thì các bên đều có thể từng bước tìm ra giải pháp cơ bản, lâu dài cùng chấp

nhận được.

Cho đến đầu thế kỷ 20, pháp luật quốc tế vẫn còn thừa nhận việc dùng vũ lực để xâm

chiếm một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ của một nước là hợp pháp. Nhưng ngay sau chiến tranh

thế giới thứ hai, Hiến chương Liên Hợp Quốc được thông qua năm 1945 có điều 2, khoản 4 cấm

sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Tại nghị quyết 1514 ngày

14/12/1960 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc trao trả nền độc lập cho các nước và các

dân tộc thuộc địa đã viết: “Mọi hành động vũ trang và mọi biện pháp đàn áp, bất kể thuộc loại

nào, chống lại các dân tộc phụ thuộc sẽ phải được tôn trọng chấm dứt để các dân tộc đó có thể

thực hiện quyền của họ về độc lập hoàn toàn một cách hòa bình và tự do, và toàn vẹn lãnh thổ

của họ”. Nghị quyết 2625 năm 1970 của Liên Hợp Quốc lại viết: “Các quốc gia có nghĩa vụ

không được dùng đe dọa hoặc dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên giới quốc tế hiện có của

một quốc gia khác hoặc như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế kể cả các tranh chấp về

lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các quốc gia”. Như vậy việc xác định biên

giới một quốc gia là một quá trình lâu dài và gian khổ, nó dựa trên sự thỏa thuận, hợp tác giữa 2

quốc gia có đường biên giới chung, và phải được giải quyết một cách hòa bình.

Điều 11 Luật biên giới quốc gia Việt Nam 2003 đã khẳng định: “Nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách xây dựng biên giới hoà bình, hữu

nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia thông

qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng

của nhau”.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 8

Page 9: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

  Điều 5 Luật biên giới quốc gia Việt Nam 2003 cũng nêu rõ: “ Biên giới

quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp

luật Việt Nam quy định”.

1.1.3.2 Nguyên tắc Uti possidetis

Nguyên tắc Uti possidetis xuất hiện lần đầu tiên tại châu Mỹ La tinh và đã được khẳng

định lại tại châu Phi tiếp sau thời kỳ phi thực dân hóa trong những năm 1960. Đây là nguyên tắc

chuyển các đường phân chia hành chính nội bộ thời thuộc địa sang thành các đường biên giới

quốc tế trong trường hợp kế thừa quốc gia, các ranh giới thuộc địa phải được tôn trọng và duy trì

như các đường biên giới quốc tế sau khi các quốc gia mới giành được độc lập. “ Uti possidetis,

ita possidetis : hãy tiếp tục sở hữu cái gì mà anh đang sở hữu…”. Các quốc gia của tổ chức

thống nhất châu Phi đã long trọng chấp nhận Nghị Quyết được thông qua tại Cai rô ngày

21/7/1964 : “ Tất cả các quốc gia thành viên cam kết tôn trọng các đường biên giới tồn tại vào

thời điểm giành được độc lập ”. Nhưng vấn đề đặt ra là đối với các quốc gia mới giành được độc

lập là tìm xem đâu là đường biên giới kế thừa từ chính quyền thuộc địa tồn tại vào thời điểm

giành độc lập là sự nguyên trạng đó không phải lúc nào, nơi nào cũng dễ dàng xác định.

Nguyên tắc này đã được khẳng định trong các phán quyết của tòa trọng tài ngày

14/2/1985 về Phân định biên giới biển Guinee và Guinee Bit-xao; của Tòa trọng tài ngày

31/7/1989 về việc xác định đường biên giới biển giữa Guinee Bit-xao và Senegal; của Tòa nhỏ

thuộc Tòa án công lý quốc tế trong Tranh chấp biên giới đất liền, đảo và biển giữa EI Salvador

và Honduras ngày 11/9/1992. Như vậy, trong quá trình hoạt động của mình Tòa án công lý quốc

tế xem nguyên tắc ngày như một nguyên tắc có tính tập quán quốc tế để giải quyết các tranh

chấp biên giới giữa các quốc gia.

Nguyên tắc này không chỉ áp dụng cho các quốc gia thuộc địa mới giành được độc lập tại

châu Á, Phi, Mỹ Latinh mà nó đã mở rộng phạm vi áp dụng của mình sang các nước châu Âu, là

cơ sở để giải quyết các tranh chấp về biên giới và lãnh thổ giữa các nước cộng hòa cũ của liên xô

và liên bang Nam Tư những năm 1991-1996, giữa Tiệp Khắc và Slovaki. Từ một nguyên tắc

mang tính chính trị và Uti possidetis đã được luật quốc tế phát triển lên thành một nguyên tắc

pháp lý có tính phổ cập, một nguyên tắc chung, cơ bản và không đơn thuần chỉ là một sự công

nhận quyền sở hữu mà là sự minh chứng các quyền lãnh thổ và chủ quyền.

Nguyên tắc Uti possidetis chia thành hai trường hợp là Uti possidetis de jure và Uti possidetis de

fecto.

Uti possidetis de jure là việc các quốc gia kế thừa đường biên giới pháp lý đã

từng tồn tại trước đó nhưng sẽ hoạch định lại một số điểm mới theo thỏa thuận.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 9

Page 10: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Uti possidetis de fecto có nghĩa là từ trước đây đến thời điểm xác định biên giới,

các quốc gia đã tồn tại một đường biên giới thực tế. Vì vậy để thuận lợi cho việc xác định

biên giới, các quốc gia có thể thỏa thuận sử dụng đường biên giới thực tế đó để tiếp tục

phân định và biến đường biên giới này thành đường biên giới pháp lý thông qua việc các

bên thỏa thuận ký Điều ước quốc tế về biên giới.

Nguyên tắc này đã trở thành một nguyên tắc chung, cơ bản, nhất thiết gắn liền với việc

phi thực dân hóa mà nó hình thành. “ Bằng việc giành được độc lập, quốc gia mới chấp nhận chủ

quyền với cơ sở và các ranh giới lãnh thổ mà các quốc gia thực hiện để lại cho họ. đó chính là sự

vận hành bình thường các cơ chế của việc kế thừa Nhà nước”.

1.1.4 Phân loại biên giới

Căn cứ vào nguyên tắc phân định biên giới thì ta có hai loại biên giới sau:

Biên giới đối địch là biên giới giữa hai quốc gia đang ở trong tình trạng đối địch, có

khả năng xảy ra xung đột vũ trang.

Biên giới hòa bình hữu nghị là biên giới chung giữa hai quốc gia có quan hệ thân

thiện, đường biên được hoạch định trên cơ sở thương lượng, bình đẳng.

Ngoài ra, các nước còn sử dụng ba loại đường biên giới phổ biến để phân định biên giới

giữa các quốc gia, đó là đường biên giới địa hình (hay còn gọi là đường biên tự nhiên), biên giới

hình học và biên giới thiên văn.

Thứ nhất, Biên giới địa hình là đường biên giới xác định dựa vào địa hình, điều kiện

địa lí tự nhiên như các dãy núi, sông, suối, hồ, sa mạc… để phân định lãnh thổ hai quốc

gia. Chẳng hạn như biên giới giữa Việt Nam và Lào chủ yếu dựa vào dãy núi Trường

Sơn, dãy núi Hoàng Liên Sơn ngăn cách Việt Nam và Trung Quốc hay biên giới giữa

Pháp và Italia dựa vào dãy Alpe. Loại biên giới này có ưu điểm là khi phân định không

làm xáo trộn sự ổn định về phân bố dân cư tự nhiên giữa các quốc gia.

Thứ hai, một đường được xác định bằng các mốc, rồi nối các điểm từ các mốc này

lại với nhau tạo thành đường biên giới. Đường biên giới đó chính là biên giới hình học.

Các quốc gia thường áp dụng đường biên giới này trên thảo mộc, sa mạc và nó được

dùng phổ biến ở Châu Phi, Bắc Mỹ và Châu Á. Việt Nam đã rất tinh tế khi kết hợp

nhuần nhuyễn hai loại biên giới tự nhiên và hình học để phân định biên giới Việt Nam và

các nước.

Thứ ba là đường biên giới thiên văn, được xác định theo các kinh tuyến vĩ tuyến của

Trái Đất. Đường này thường được áp dụng để xác định biên giới quốc gia trên biển và để

hỗ trợ cho việc vẽ bản đồ. Ví dụ như Hiệp định biên giới giữa Pháp và Nhà Thanh về

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 10

Page 11: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

biên giới trên Vịnh Bắc Bộ được kí kết năm 1887 phân định vùng biển của Việt Nam và

Trung Quốc.

1.2 Biên giới Việt Nam qua các thời kì

1.2.1 Trước thời kì phong kiến tự chủ

Sử liệu cho thấy thời kỳ này lãnh thổ Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh do phải trải qua ngàn

năm Bắc thuộc chịu sự cai quản của các triều đại phong kiến Trung Quốc và tất nhiên biên giới

Việt Nam vẫn chưa được hình thành.

1.2.2 Thời kì tự chủ

Sau khi quét sạch bóng quân thù ra khỏi bờ cõi đất nước bằng trận chiến Bạch Đằng lịch sử, Ngô

Quyền chính thức lên ngôi thiết lập nên một đế chế hoàn toàn độc tự chủ. Lúc này lãnh thổ Việt

Nam bao gồm khu vực phía Bắc và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Lần lượt các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Nguyễn nối tiếp nhau cai quản lãnh

thổ Việt Nam và không ngừng khẳng định cho các dân tộc trên thế giới biết về sự tồn tại của một

nước Đại Việt tuy nhỏ bé nhưng rất anh dũng hào hùng. Với bản Tuyên ngôn độc lập thứ nhất

của dân tộc ta do danh tướng Lý Thường Kiệt đọc tai phòng tuyến sông Như Nguyệt:

“Nam quốc Sơn Hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”…

Và sau đó là bài “Bình Ngô đại cáo”- bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai ra đời do Nguyễn

Trãi viết trong lúc chiến trường “dầu sôi lửa bổng” giữa quân ta và quân địch:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”…

Tất cả đều chứng tỏ ông cha ta ngay từ rất sớm đã có ý thức rõ ràng về việc xác lập biện

giới, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Và lúc này biên giới Viên Nam đã tương đối hoàn chỉnh.

1.2.3 Thời kì Pháp thuộc

Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, vấn đề phân định, cắm mốc biên giới đã được đặt ra.

Tuy nhiên do gặp khó khăn thời kì chiến tranh và sự quan tâm không thích đáng của chính quyền

thực dân cùng chính sách thành lập liên bang Đông Dương của Pháp đã không cho phép Việt

Nam có được một đường biên giới hoàn chỉnh với các nước láng giềng.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 11

Page 12: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

1.2.4 Biên giới Việt Nam sau khi thống nhất đất nước

Theo tài liệu lịch sử, thì Việt Nam ngày hôm nay đã không còn Ải Môn Quan như các cụ xưa

thường nói: “Đất nước Việt Nam trải dài từ Ải Môn Quan đến Mũi Cà Mau!” Vì sau Hiệp định

năm 1999, Chính phủ Việt Nam đã “nhượng bộ” cho đất Bắc địa danh quan trọng này. Như vậy,

đường biên giới Việt Nam cho đến bây giờ đã thực sự được xác định rõ ràng với các nước láng

giềng và được thế giới hoàn toàn công nhận.

1.3 Tầm quan trọng của biên giới quốc gia

Biên giới, lãnh thổ là một vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc, là nền tảng vật chất

cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ, xung đột biên

giới, xâm chiếm thuộc địa là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc chiến tranh lớn nhỏ, khốc

liệt trên thế giới từ trước đến nay. Điều đó không chỉ đúng với quá khứ, mà vẫn giữ nguyên giá

trị khi loài người bước sang thế kỉ XXI, thời đại của công nghệ, của hạt nhân, với các loại vũ khí

tối tân không ngừng được phát minh nhằm phục vụ cho những mưu đồ, những tham vọng muốn

bành trướng mở rộng biên giới lãnh thổ. Và như vậy càng thúc đẩy các nước đẩy mạnh công

cuộc bảo vệ gìn giữ biên giới lãnh thổ nước mình một cách chặt chẽ và vững chắc hơn.

Biên giới là giới hạn tồn tại quyền lực tối cao của quốc gia, nó không chỉ có ý nghĩa quan

trọng đối với bản thân Nhà nước, mà còn là yếu tố không thể thiếu trong quan hệ quốc tế. Vì

vậy, biên giới phải được xác định cụ thể theo các quy định của Luật quốc tế để mỗi quốc gia

được tự do thực hiện chủ quyền của mình trong phạm vi biên giới đó.

Một khi biên giới không còn thì điều gì sẽ xảy ra? Biên giới giúp quốc gia trực tiếp khẳng định

phạm vi lãnh thổ của mình, khẳng định cho các quốc gia khác biết về sự hiện diện của mình trên

thế gới. Nếu đường biên giới không còn đồng nghĩa với việc sự tồn tại của quốc gia đó trên bản

đồ thế giới không còn ý nghĩa, bởi lẽ lúc này quốc gia đó có thể sẽ thuộc quyền cai quản của một

quốc gia láng giềng khác.

Đối với Việt Nam, dưới cái nhìn của người Việt, biên giới lãnh thổ luôn luôn là tài sản vô

giá. Bởi lẽ, để có được một non sông Việt Nam tươi đẹp, hùng vĩ như ngày hôm nay, dân tộc

Việt Nam đã phải đánh đổi biết bao sinh mạng, biết bao thế hệ cha ông đã phải đổ máu, hy sinh

gìn giữ bằng được lãnh thổ này và rồi trao truyền lại cho con cháu. Đến bây giờ, việc bảo vệ chủ

quyền, an ninh biên giới, gìn giữ toàn vẹn từng tất đất đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu quốc

gia Việt Nam. Do khu vực biên giới nước ta là địa bàn “phên dậu”, “cửa ngỏ” hiểm yếu có vị trí

chiến lược về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, đối ngoại,… là miếng mồi hoàn hảo, hấp dẫn thu hút

sự chú ý của nhiều nước. Vì thế, trải qua các thời kì lịch sử, ông cha ta cũng đã nhận thức tầm

quan trọng trong việc gìn giữ bảo vệ biên giới. Chính sách bảo vệ biên giới của ông cha ta trong

lịch sử được thể hiện một cách khá toàn diện. Lời răn dạy của vua Lê Thánh Tông là minh chứng

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 12

Page 13: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

tốt nhất cho điều đó: “Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất đai của Thái Tổ để lại để

làm mồi cho giặc, người ấy sẽ bị trừng trị nặng”. Đây không chỉ là lời nhắc nhở các thế hệ cháu

con người Việt Nam đời sau mà còn như là lời thề của cha ông trước trách nhiệm nặng nề và

thiêng liêng bảo vệ vẹn toàn từng tấc đất biên ải của Tổ quốc.

Thật vậy, đối với người Việt Nam biên giới đóng vai trò rất quan trọng, rất thiêng liêng,

rất vĩnh cửu không gì có thể thay thế được. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc văn hiến có bản sắc

riêng. Do đó, đấu tranh để bảo vệ bờ cõi vừa là mục tiêu vừa là động lực của bảo vệ bản sắc văn

hoá dân tộc.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 13

Page 14: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

2. BIÊN GIỚI VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

2.1 Biên giới đất liền

2.1.1 Các nguyên tắc về xác định biên giới đất liền của luật quốc tế được áp dụng cho Việt Nam

Căn cứ vào lịch sử hình thành và phát triển của từng quốc gia cụ thể mà người ta sẽ áp

dụng những nguyên tắc nào trong hệ thống các nguyên tắc về xác định biên giới đất liền của luật

quốc tế.

Theo đúng các tiêu chuẩn của luật quốc tế thì biên giới Việt Nam đã được hình thành qua

một quá trình lịch sử hơn 4000 năm. Khi Pháp đến Đông Dương, với vai trò là đại diện cho

Đông Dương trong quan hệ đối ngoại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Pháp đã tiến hành hoạch

định và phân giới cắm mốc quốc gia với các nước láng giềng mặc dù, trước thời điểm đó, Việt

Nam đã không còn là một lãnh thổ vô chủ. Hiệp ước Pháp-Thanh năm 1887 và Hiệp ước phân

giới cắm mốc Pháp-Thanh năm 1895 là những công ước quốc tế đầu tiên về biên giới mà Việt

Nam ký kết với các nước láng giềng. Năm 1954, khi chiến tranh Đông Dương kết thúc đã đặt ra

vấn đề kế thừa quốc gia của 3 nước Đông Dương. Nhìn từ gốc độ này, Việt Nam không có vấn

đề xác định biên giới mới. Các ranh giới hành chính của Đông Dương thuộc Pháp có thể được

chuyển hóa thành các đường biên giới quốc tế giữa các quốc gia mới giành được độc lập từ cùng

một ách thực dân. Song, trên phương diện thực tiễn, Việt Nam cần tiếp tục công tác hoạch định,

phân giới, cắm mốc đã được bắt đầu từ thời Pháp, để có được các đường biên giới quốc tế toàn

diện, xác định cụ thể, mang tính ổn định, lâu dài trong quan hệ với các nước láng giềng. Xuất

phát từ thực tiễn như thế, Việt Nam đã áp dụng ba nguyên tắc sau để xác định biên giới đất liền :

- Nguyên tắc kế thừa các hiệp ước quốc tế về biên giới lãnh thổ

- Nguyên tắc sử dụng các đường biên giới đã có.

- Nguyên tắc xác định các đoạn biên giới mới.

2.1.1.1 Nguyên tắc kế thừa các hiệp ước quốc tế về biên giới lãnh thổ

Trong quan hệ giữa các quốc gia, việc thực hiện một cách tự nguyện, tận tâm và thiện chí các

cam kết quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong duy trì một trật tự pháp lý quốc tế ổn định.

Các Điều ước quốc tế ràng buộc các bên cam kết và họ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ

được Điều ước quy định một cách thiện chí. Nội dung của nguyên tắc Pacta sunt servanda còn

thể hiện ở mức độ cao hơn đối với các Điều ước quốc tế về biên giới, lãnh thổ. Các điều ước này

không chỉ có hiệu lực đối với các quốc gia cam kết mà chúng đương nhiên còn có hiệu lực với

tất cả các quốc gia khác với ý nghĩa mọi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng và không vi phạm đường

biên giới quốc gia đã được hai nước đó thỏa thuận phân định.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 14

Page 15: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Các hiệp định về biên giới, lãnh thổ còn là các hiệp ước bền vững theo thời gian. Sự thay

đổi cơ bản các hoàn cảnh so với các hoàn cảnh tồn tại vào thời điểm các bên ký kết và là các

hoàn cảnh mà các bên không thể trù định được đều không phải là các lý do để các bên có thể

viện dẫn để chấm dứt hiệu lực hoặc rút khỏi các hiệp ước về biên giới lãnh thổ ( điều 62 của

công ước viên ngày 25/5/1969 về Luật Điều Ước ).

Trước năm 1945, Việt Nam nằm dưới sự bảo hộ của Pháp, nước đại diện cho Việt Nam

trong quan hệ đối ngoại. Vì vậy, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là quan hệ giữa Pháp và

Nhà Thanh. Vấn đề biên giới giữa Trung Quốc và Bắc kỳ đã được Pháp và Nhà Thanh giải quyết

bằng các công ước hoạch định biên giới ký giữa Trung Quốc và Pháp ngày 26/6/1887 và công

ước bổ sung công ước hoạch định biên giới ngày 20/6/1895 cùng các văn kiện và bản đồ hoạch

định và cắm mốc biên giới kèm theo đã được công ước và công ước bổ sung trên xác nhận hoặc

quy định. Sau khi giành được đọc lập từ tay thực dân pháp, vấn đề biên giới phía Bắc giữa Việt

Nam và Trung Quốc chính là giải quyết câu hỏi Việt Nam và Trung Quốc có kế thừa đường

biên giới quốc tế đã được hoạch định và phân giới cắm mốc giữa Pháp và Nhà Thanh bằng các

hiệp ước 1887 và 1895 không và việc giải quyết các tranh chấp biên giới có căn cứ vào các công

ước đó không. Thực tiễn giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc từ năm

1945 đến năm 2000 đã cho chúng ta câu trả lời xứng đáng về việc áp dụng nguyên tắc nói trên

của luật quốc tế.

2.1.1.2 Nguyên tắc sử dụng các đường ranh giới đã có ( nguyên tắc Uti possidetis)

Việt Nam, Lào, campuchia là ba xứ với các quy chế lãnh thổ khác nhau trong Đông Dương

thuộc Pháp. Áp dụng Uti possidetis là một nguyên tắc khôn ngoan để giải quyết các vấn đề do

lịch sử để lại. “ Uti possidetis, ita possidetis : hãy tiếp tục sở hữu cái gì mà anh đang sở hữu…”.

Đó là sự chuyển các đường phân chia hành chính nội bộ thời thuộc địa sang thành các đường

biên giới quốc tế trong trường hợp kế thừa quốc gia, các ranh giới thuộc địa phải được tôn trọng

và duy trì như các đường biên giới quốc tế sau khi các quốc gia mới giành được độc lập. Vấn đề

ở đây là phải xác định đâu là ranh giới hành chính vào thời điểm ba nước giành được độc lập.

Thực tiễn giải quyết biên giới lãnh thổ với Lào và Campuchia cho thấy các bên đã áp dụng sáng

tạo nguyên tắc này của luật quốc tế phù hợp với đặc thù của các nước Đông Dương.

Trên thực tiễn, việc áp dụng hai nguyên tắc nói trên đã giúp Việt Nam định hướng, chỉ

đạo và thực hiện tốt phần lớn việc hoạch định và phân giới cắm mốc đường biên giới

quốc gia. Tuy nhiên việc tuân thủ nguyên tắc này không loại trừ việc áp dụng các nguyên

tắc khác khi đường biên giới kế thừa trong nhiều đoạn, nhiều khu vực còn chưa rõ ràng,

thậm chí còn chưa được hoạch định và phân giới cắm mốc từ trước.

2.1.1.3 Nguyên tắc hoạch định biên giới mới

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 15

Page 16: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Biên giới đất liền Việt Nam là biên giới kế thừa quốc gia, không phải là một biên giới hoàn

toàn mới. Điều này không nhất thiết loại bỏ khả năng phải hoạch định những đoạn biên giới mới.

Đó là các đoạn biên giới chưa được các hiệp ước quốc tế cũng như các văn bản quản lý hành

chính của thực dân Pháp hoạch định rõ ràng, thậm chí có nơi còn không có hoạch định. Khi

hoạch định các đoạn biên giới quốc gia này, Việt Nam và các nước láng giềng có thể chọn các

loại biên giới chạy theo các địa hình tự nhiên hoặc chạy theo các đường nhân tạo. Trong trường

hợp Việt Nam, đối với các đoạn biên giới mà người Pháp chưa điều tra, khảo sát đến, đòi hỏi

phảo xác lập biên giới mới, thông thường các địa hình tự nhiên được sử dụng tích cực trong quá

trình hình thành một đường biên giới mới.

Biên giới phía bắc và biên giới phía tây được đặc trưng bằng nhiều dãy núi. Trong các khu

vực này, thường áp dụng hai loại biên giới :

Hoạch định theo các sống núi, nghĩa là một đường nối liền các đỉnh nhô cao nhất

của dãy núi duy nhất, hoặc các đỉnh núi được sử dụng chung nhiều nhất.

Hoạch định theo đường phân thủy là đường chia hai lưu vực sông và đánh dấu

nguồn nước nuôi lưu vực này cũng như lưu vực kia. Biên giới Lào- Việt Nam, được phân

định và cắm mốc xong trong những năm 1980, nữa núi Nam chạy theo đường phân thủy

chính của dãy Trường Sơn.

Biên giới Việt - Trung và biên giới Việt Nam - Campuchia có khá nhiều sông suối biên

giới. Trong các khu vực này, trước kia Việt nam và các nước láng giềng thường áp dụng ba loại

biên giới : biên giới trên đường sông ; biên giới theo đường trung tuyến của sông và biên giới

theo nguyên tắc thalweg ( đường rãnh sâu ). Từ thực tiễn giải quyết, phương pháp thứ nhất bị

loại bỏ và xu hướng áp dụng phương pháp thứ hai ngày càng tăng. Tại các dòng sông có thể hải

hành, biên giới thường chạy theo đường sâu nhất của luồng hàng hải có thể hoặc theo trung

tuyến của luồng chính tàu thuyền đi lại được.

2.1.2 Biên giới Việt – Trung

2.1.2.1 Quá trình hình thành biên giới Việt - Trung

Việt Nam từng là thuộc địa của Trung Quốc trong 10 thế kỷ, là nước chư hầu của Trung

Quốc trong suốt thời kỳ phong kiến. Trong tất cả các triều đại/chính phủ của Trung Quốc từng

kiểm soát lãnh thổ giáp ranh với Việt Nam (Tần, Triệu, Hán, Ngô, Đường, Tống, Nguyên, Minh,

Thanh, Trung Hoa Dân quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa).

Biên giới Việt Trung là đường biên giới hình thành lâu đời nhất của nước ta và trải qua rất

nhiều giai đoạn thăng trầm. Cụ thể:

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 16

Page 17: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

- Đường biên giới Việt -Trung từ thế kỷ thứ 10 là đường biên giới vùng, mang tính

tập quán, chưa được xác định bằng các văn bản pháp lý quốc tế. Tạp chí Geographer số

38 ngày 29/10/1964 của Bộ ngoại giao Mĩ đã thừa nhận : “ Sau 10 thế kỉ đô hộ, năm 939,

Bắc Kì đã phá vỡ ách đô hộ của Trung Quốc và thành lập Vương quốc Đại Cồ Việt”.

Như vậy đường biên giới đã được xác lập như vậy và qua nhiều thế kỉ, lúc thăng, lúc

trầm nhưng được duy trì tương đối ổn định cho đến khi Pháp xâm lược Việt Nam.

- Sau khi xâm chiếm các tỉnh Bắc Bộ và sau đó mở rộng qua Vân Nam, Pháp bắt

đầu chú trọng đến một đường biên giới với Trung Quốc. Chiến tranh Pháp Thanh kết

thúc bằng Hiệp ước Hòa bình – Hữu nghị - Thương mại tại Thiên Tân ngày 9/6/1885.

Hiệp ước này có đề cập đến việc hai bên Pháp- Trung sẽ chỉ định tới tại chỗ để khảo sát

biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kì và sẽ đặt mốc giới nếu cần thiết để phân định giới

tuyến.

Ngày 26/6/1887, Pháp Trung kí Công ước Hoạch định biên giới giữa Nhà Thanh và Bắc

Kì. Ngày 20/06/1895 hai bên đã kí tiếp Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới Trung

Quốc và Bắc Kì. Với Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895, Pháp và nhà Thanh đã xác định

biên giới, đánh dấu bằng 341 cột mốc, ghi nhận trên bản đồ tỷ lệ 1/100000. Công ước 26/6/1887

và Công ước bổ sung 20/6/1895 giữa Chính phủ Pháp (nhân danh Việt Nam) và Triều đình Mãn

Thanh Trung Quốc là các văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác định biên giới giữa Việt Nam và

Trung Quốc. Cơ sở của hai công ước này được dựa trên đường biên giới lịch sử vốn có đã tồn tại

từ lâu đời giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc trước khi Pháp xâm lược Việt Nam, thể hiện

thành quả lịch sử của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam. 

Tuy nhiên các công ước này cũng tồn tại nhiều hạn chế như lời văn công ước mô tả đơn

giản, không rõ ràng, không phù hợp với thực địa, bản đồ tỷ lệ nhỏ, nhiều địa danh, khu vực

không thể hiện như bãi Tục Lãm, Tài Xẹc, Dậu Gót, nhiều khu vực chưa được phân giới cắm

mốc hoặc cắm mốc quá thưa.

- Sau khi giành được độc lập vấn đề biên giới là vấn đề được hai bên rất quan tâm.

Cuối 1956 , các tỉnh biên giới Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng của Việt Nam và Quảng

Đông, Quảng Tây của Trung Quốc họp bàn với nhau về một số vấn đề quản lý biên giới.

Ngày 2/11/1957 BCH TW Đảng Lao Động Việt Nam đã gửi thư cho BCH TW Đảng

Cộng Sản Trung Quốc xác nhận biên bản thỏa thuận giữa 5 tỉnh biên giới , đề nghị hai

bên tôn trọng đường biên giới lịch sử do hai Công ước Pháp Thanh 1887 và 1895 để lại

và giải quyết mọi tranh chấp có thể bằng đàm phán. Và phía Trung Quốc cũng hoàn toàn

đồng tình với Việt Nam. Như vậy ngay cả khi hoàn cảnh thay đổi, hai bên vẫn thừa nhận

tính pháp lý của hai văn bản quốc tế 1887 và 1895.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 17

Page 18: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

- Chiến tranh chống Mĩ làm gián đoạn công cuộc xác lập, hợp tác biên giới 2 nước.

Vì vậy sau khi Hiệp Định Paris được kí kết ngày 27/01/1973 thì vấn đề chúng ta quan

tâm đầu tiên là biên giới. Đàm phán về biên giới Việt - Trung lần thứ nhất được bắt đầu

tại Bắc Kinh ngày 15/8/1974, lần 2 là từ 7/10/1977 đến 6/1978 về vấn đề biên giới trên

bộ và Vinh Bắc Bộ. Nhưng sau đó hai bên thống nhất giải quyết vấn đề biên giới trên bộ

trước. Tuy nhiên lập trường hai bên có sự khác biệt nhau. Nếu Việt Nam cho rằng phải

tôn trọng đường biên giới pháp lý do hai công ước 1887 và 1895 xác định thì Trung

Quốc cho rằng tôn trọng biên giới nguyên trạng là công nhận sự xê dịch, thay đổi theo

thời gian của đường biên giới. Quan điểm này được duy trì tới lần đàm phán thứ 3 tại Hà

Nội 1979 và lần đàm phán thứ tư (1979-1983). Cả hai bên vẫn không đạt được sự thỏa

thuận nào cụ thể.

- Sau đó là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979. Tranh chấp lãnh thổ giữa hai

quốc gia là một trong những nguyên nhân góp phần làm xảy ra cuộc chiến tranh này. Sau

chiến tranh biên giới 1979, mặc dù tuyên bố rút quân, nhưng quân Trung Quốc vẫn

chiếm đóng khoảng 60km2 lãnh thổ biên giới có tranh chấp mà trước đó Việt Nam kiểm

soát, trong đó có 300m đường xe lửa giữa Hữu Nghị Quan và trạm kiểm soát biên giới

Việt Nam.

- Năm 1991, sau khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thì hai bên tiếp tục

đàm phán về vấn đề biên giới. Ngày 7/11/1991, Việt Nam, Trung Quốc đã kí “Hiệp định

tạm thời về việc giải quyết các công việc trên biên giới hai nước giữa Chính phủ

CHXHCNVN và Chính phủ CHND Trung Hoa”. Hiệp định này quy định hai bên tiến

hành quản lý biên giới theo tình

hình thực tế. Năm 1993 hai bên đã

kí “ Thỏa thuận về những nguyên

tắc cơ bản dể giải quyết vấn đề

biên giới, lãnh thổ giữa

CHXHCNVN và CHNDTH”. Và

đến 30/12/1999 Hiệp ước về biên

giới đất liền Việt Trung đã được kí

kết chính thức.

Nhận xét:

Như vậy, 36 năm, từ 1974 đến 2010, Việt Nam và Trung Quốc đã trải qua 4 đợt đàm phán

lớn với hàng ngàn cuộc đàm phán các cấp, trong đó đợt đàm phán cuối cùng dài nhất với 19 năm

nỗ lực liên tục trên đàm phán và thực địa nhằm hoạch định và phân giới cắm mốc biên giới giữa

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 18

Page 19: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

hai nước. Cần kể đến các dấu mốc 1991 - 1999: đàm phán, ký Hiệp ước biên giới trên đất liền;

2000 - 2008 đàm phán, phân giới, cắm mốc trên thực địa; 2008 - 2010 đàm phán xây dựng Nghị

định thư phân giới cắm mốc và các hiệp định liên quan.

Ngày 18/11/2009, Chính phủ hai nước đã ký kết 3 văn kiện: Nghị định thư phân giới, cắm

mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa

khẩu giữa hai Chính phủ thay thế "Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng

biên giới hai nước giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa" ký

ngày 7/11/1991.

Nghị định thư và các văn kiện đính kèm gồm bộ bản đồ địa hình khu vực biên giới Việt -

Trung, có thể hiện đường biên giới và vị trí các mốc giới (35 mảnh); tập "Bảng đăng ký mốc

giới"; tập "Bảng tọa độ, độ cao mốc giới" và tập "Bảng quy thuộc các cồn, bãi trên sông suối

biên giới" cùng với Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền Việt - Trung là bộ Hiệp định biên giới

đầy đủ nhất, lớn nhất, phù hợp với luật pháp quốc tế mà Việt Nam ký với một nước láng giềng

trong lịch sử của mình và sẽ được lưu chiểu tại Liên hợp quốc theo quy định của luật quốc tế.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để hai bên tiến hành công tác phân giới cắm mốc, xác định một

đường biên giới rõ ràng, được đánh dấu bằng hệ thống mốc giới chính quy hiện đại, thuận lợi

cho quản lý trên thực địa.

Toàn bộ đường biên giới Việt - Trung dài 1449,566km (trong đó đường biên giới trên đất

liền 1065,652km, đường biên giới nước 383,914km) được đánh dấu bằng 1971 cột mốc (Một vị

trí trên thực địa có thể được đánh dấu bằng 1, 2 hoặc 3 mốc tùy theo quy định và thực địa). Biên

giới trên đất liền có sự tiếp giáp giữa 7 tỉnh của Việt Nam từ Tây sang Đông là Điện Biên, Lai

Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với tỉnh Vân Nam và khu tự trị

dân tộc Choang - Quảng Tây của Trung Quốc.

Ngày 14/7/2010, tại cặp cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang của Việt Nam và Thiên

Bảo, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc diễn ra lễ tuyên bố Nghị định thư phân giới cắm mốc biên

giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các hiệp định liên quan chính thức có hiệu lực.

Từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 3 năm 2011, tại Bắc Kinh - Trung Quốc đã diễn ra cuộc họp lần

thứ nhất Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Tại cuộc họp, hai bên đã cùng nhau kiểm điểm các công việc liên quan kể từ sau khi hoàn

thành phân giới cắm mốc. Hai bên đã hoàn thành các công việc theo đúng kế hoạch để đưa các văn

kiện biên giới trên đất liền Việt – Trung vào cuộc sống. Hai bên đã trao đổi về phương hướng triển

khai công tác quản lý biên giới trong thời gian tới và đã thống nhất được nhiều nội dung quan trọng

như:

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 19

Page 20: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

xác định cơ chế hoạt động của Đại diện biên giới và trình tự xây dựng các công trình trên

sông suối biên giới;

xây dựng cơ chế liên lạc quản lý cửa khẩu biên giới;

thúc đẩy đàm phán sớm ký kết Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông

Bắc Luân và Hiệp định hợp tác và khai thác tài nguyên du lịch khu vực thác Bản

Giốc;

phối hợp chặt chẽ trong công tác duy trì và bảo vệ trật tự trị an khu vực biên giới,

phòng chống xuất nhập cảnh trái phép, buôn bán phụ nữ trẻ em, buôn lậu ma túy,

phạm tội xuyên quốc gia...;

tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân biên giới tôn trọng đường biên

mốc giới;

tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác trong bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn

nước sông suối biên giới.

  Cuộc họp diễn ra trong không khí hữu nghị, thẳng thắn, cầu thị, hoàn thành các mục tiêu đã

đề ra, góp phần xây dựng đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc thành đường

biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Hai Bên nhất trí sẽ tổ chức cuộc họp lần thứ hai

Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tại Hà Nội vào quý IV năm 2011.

Một đường biên giới ổn định sẽ tạo điều kiện cho hai nước thực hiện các kế hoạch hợp

tác phát triển kinh tế. Nó mở ra những cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc

biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế,

tăng cường giao lưu hữu nghị; tạo tiền đề vững chắc để xây dựng biên giới quốc gia thành

đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài.

2.1.2.2 Cơ sở của việc giải quyết các vấn đề biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Thực tiễn giải quyết vấn đề biên giới Việt – Trung cho thấy , hai nguyên tắc của luật quốc

tế trong xác định biên giới được hai bên vận dụng nhuần nhuyễn, đó là nguyên tác kế thừa các

hiệp ước quốc tế về biên giới lãnh thổ và nguyên tắc xác lập các đoạn biên giới mới.

Ví dụ như thỏa thuận ngày 19/10/1993 khi nói về biên giới trên bộ: “Hai bên đồng ý căn

cứ vào Công ước hoạch định biên giới kí giữa Pháp và Trung Quốc ngày 26/06/1887và Công

ước bổ sung Công ước hoạch định bên giới ngày 20/06/1895 cùng các văn kiện và bản đồ hoach

định, cắm mốc kèm theo đã được Công ước và Công ước bổ sung nói trên xác nhận hoặc quy

định, cũng như các mốc quốc giới cắm theo quy định: đối chiếu xác đinh lại toàn bộ đường biên

giới trên bộ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc “. Như vậy:

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 20

Page 21: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

- Đối với các khu vực Công ước Pháp- Thanh quy định rõ ràng thì căn cứ vào quy

định của Công ước để xác định hướng đi của đường biên giới, những khu vực mà một

bên quản lý quá hoặc vạch quá đường biên giới đó thì cần trao trả cho phía bên kia khong

điều kiện theo nguyên tắc.Thực tế sự khác biệt khi đối chiếu là không lớn. Và sự khác

biệt cũng được giải thích. Loại A đó là khác nhau do kĩ thuật hai bên vẽ chồng lấn sang

nhau. Loại B khác nhau do kĩ thuật của cả hai bên đều không vẽ tới. Loại C là khác nhau

do quan điểm của hai bên trong cách giải thích Công ước khác nhau.

- Đối với các khu vực Công ước không xác đinh rõ ràng, hoặc chưa có đường biên

giới thì hai bên nhất trí xem xét tổng hợp các yếu tố : Cơ sở pháp lý của của các Công

ước Pháp – Thanh còn có thể vận dụng được, quản lý lịch sử, địa hình, bản đồ lịch sử,

thuận tiện cho quản lý biên giới để xác định hướng đi của đường biên giới. Hai bên dựa

trên sự thương lượng hữu nghị, hòa bình hợp tác để tìm ra giải pháp công bằng, hợp lý.

Hiệp ước biên giới đất liền Việt - Trung ngày 30/10/1999 là một thắng lợi lớn của cả hai

nước trong việc vận dụng nguyên tắc của luật quốc tế vào hai nước. Hiệp ước này đã hoạch định

1/3 chiều dài biên giới quan trọng. Và cũng ghi nhận 16 chữ vàng giữa hai tổng bí thư: “Xây

dựng quan hệ Việt Nam – Trung Quốc láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,

hướng tới tương lai“

Ngày 18/11/2009, Chính phủ hai nước đã ký kết 3 văn kiện: Nghị định thư phân giới,

cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý

cửa khẩu giữa hai Chính phủ thay thế "Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên

vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa"

ký ngày 7/11/1991. Nghị định thư và các văn kiện đính kèm gồm bộ bản đồ địa hình khu vực

biên giới Việt - Trung, có thể hiện đường biên giới và vị trí các mốc giới (35 mảnh); tập "Bảng

đăng ký mốc giới"; tập "Bảng tọa độ, độ cao mốc giới" và tập "Bảng quy thuộc các cồn, bãi trên

sông suối biên giới" cùng với Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền Việt - Trung là bộ Hiệp

định biên giới đầy đủ nhất, lớn nhất, phù hợp với luật pháp quốc tế mà Việt Nam ký với một

nước láng giềng trong lịch sử của mình và sẽ được lưu chiểu tại Liên hợp quốc theo quy định

của luật quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để hai bên tiến hành công tác phân giới cắm

mốc, xác định một đường biên giới rõ ràng, được đánh dấu bằng hệ thống mốc giới chính quy

hiện đại, thuận lợi cho quản lý trên thực địa.

2.1.3 Biên giới Việt Nam – Campuchia

2.1.3.1 Q uá trình hình thành biên giới Việt Nam – Campuchi a

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 21

Page 22: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Như đã biết, đường biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia chủ yếu được hình thành từ

thế kỉ 17 – 18 nhưng chưa được quy định rõ ràng giữa hai nước ,và việc xác lập đường biên giới

cũng trải qua rất nhiều giai đoạn, thời kì lịch sử mà mỗi giai đoạn, mỗi thời kì công cuộc xác lập

đường biên giới có những đặc điểm riêng. Các giai đoạn cụ thể ấy là:

Thời kì Pháp thuộc, biên giới Việt Nam – Campuchia phân thành 2 đoạn khác

biệt: Đoạn biên giới giữa Nam kì và Campuchia được hoạch định bằng các điều ước ký kết giữa

quốc vương Campuchia và thống đốc Nam kì, sau đó được điều chỉnh, xác định rõ thêm bằng

các nghị định của Toàn Quyền Đông Dương. Đoạn biên giới giữa Trung Kì và Campuchia được

xác định bằng các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, sau đó được nêu trong các văn bản

hành chính xác định địa giới hành chính các tỉnh nhưng chưa được hai bên phân giới, cắm mốc

trên thực địa.

Sau năm 1954, Việt Nam và Campuchia đã nhiều lần đàm phán về biên giới lãnh

thổ với chính quyền Sihanouk năm 1964 và 1967; với chính quyền Polpot năm 1976 nhưng

không đi đến kết quả.

Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Campuchia ra đời, hai nước đã kí một loạt các

hiệp ước liên quan đến biên giới lãnh thổ như: Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia 18/2/1979; Hiệp ước về nguyên tắc

để giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia và Hiệp định về quy chế biên giới Việt

Nam – Campuchia 20/7/1983; Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia ngày 27/12/1985. Từ 1986 đến

1989 thì 2 bên đã tiến hành việc phân giới cắm mốc trên thực địa được 207 km đường biên giới

và cắm được 72 mốc quốc giới và công tác này bị gián đoạn từ năm 1989 - 2005, từ năm 2006

tiếp tục tiến hành và dự kiến đến năm 2012 hoàn thành.

Ngày 10/10/2005, Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp ước bổ sung cho Hiệp ước hoạch

định biên giới mà hai nước đã ký ngày 27/12/1985. Ngay sau đó, hai bên đã thống nhất kế hoạch

triển khai công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Hai bên dự kiến cắm 314 cột mốc gồm 3

loại mốc đại, trung và mốc ngập lụt tại 10 tỉnh biên giới, trong đó có 2 mốc đặc biệt ở vị trí ngã

ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia và mốc 314 ở điểm cuối cùng của đường biên giới

Việt Nam - Campuchia, tại bờ biển tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) và tỉnh Kam Pốt (Campuchia).

Toàn bộ công tác phân giới cắm mốc, kể cả việc xây dựng bộ bản đồ đường biên giới mới, hoàn

tất các thủ tục pháp lý và ký Nghị định thư biên giới sẽ được hoàn thành vào năm 2012.

Tại cuộc họp vòng IV Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa hai

đoàn đại biểu biên giới Việt Nam và Campuchia tại Hà Nội ngày 13 và 14/1/2010, hai bên khẳng

định quyết tâm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc trước cuối năm 2012 như lãnh

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 22

Page 23: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận và thống nhất một số biện pháp để đẩy nhanh tiến độ phân

giới cắm mốc. Với nổ lực của hai bên, quá trình đàm phán đang được đẩy nhanh để giải quyết

càng sớm càng tốt những vấn đề biên giới lãnh thổ của hai nước góp phần củng cố quan hệ láng

giềng tốt đẹp giữa hai nước và trong khu vực.

Và cũng trong hai ngày

24 và 25 tháng 02 năm 2011, tại

thủ đô Phnôm Pênh, Căm-pu-

chia đã diễn ra cuộc họp vòng

V Ủy ban liên hợp phân giới

cắm mốc biên giới đất liền Việt

Nam và Căm-pu-chia. Hai bên

đã kiểm điểm, đánh giá công tác

phân giới cắm mốc năm 2010 và

đề ra kế hoạch biện pháp đẩy

nhanh tiến trình phân giới căm

móc năm 2011. Hai bên nhất trí cho rằng trong năm 2010 với cố gắng chung công tác phân giới

căm mốc đã đạt được kết quả đáng khích lệ với việc xác định được 72 vị trí tương đương 82 cột

mốc; xây dựng được 73 vị trí, tương đương 88 cột mốc và phân giới được 155 km. Hai bên

khẳng định quyết tâm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới căm mốc biên giới đất liền Việt

Nam - Căm-pu-chia trước cuối năm 2012 như Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận và nhất

trí trong năm 2011 sẽ tăng cường hợp tác để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Một là, cố gắng xác định ít nhất được 100 vị trí mốc; 

Hai là, phân giới được 500 km đường biên giới; 

Ba là, cố gắng hoàn thành việc chuyển vẽ đường biên giới trên bản đồ Bone tỷ lệ

1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000; 

Bốn là,hoàn thành việc xác định các vị trí cọc dấu trên bản đồ trong tháng 3/2011,

đồng thời trong khi chờ kết quả, hai bên cho phép đội Phân giới cắm mốc tiếp tục tiến hành công

tác phân giới trên thực địa; 

Năm là, phối hợp hoàn thành công tác sản xuất bộ bản đồ địa hình biên giới đất

liền Việt Nam – Căm-pu-chia; 

Sáu là, thúc đẩy tiến trình soạn thảo Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới

đất liền giữa hai nước.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 23

Cuộc họp vòng V Ủy ban liên hợp PGCM biên giới đất liền Việt Nam và Cam-pu-chia

Page 24: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia bắt đầu từ ngã ba biên giới

Việt Nam - Lào – Campuchia đến điểm nút trên bờ biển tỉnh Kiên Giang, có chiều dài khoảng

1137km. Đường biên giới này đi qua 10 tỉnh của Việt Nam: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc

Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang đối diện với 9 tỉnh

phía Campuchia: Ratanakiri, Mundunkiri, Krache, Svay Riêng, Kongpong Chàm, Pray Veng,

Takeo, Kon Đan, Kam Pot. Có hơn 500 km đường biên giới chạy theo sông, suối, kênh, rạch.

Cho đến nay, hai nước Việt Nam - Campuchia đã tiến hành PGCM trên thực địa theo

nguyên tắc “dễ trước, khó sau”. Tính đến nay, trên toàn tuyến, hai bên đã xác định được 226 vị

trí, với 273 cột mốc; hoàn thành xây dựng xong 211 vị trí với 254 cột mốc.

Tỉnh Bình Phước được giao cắm 19 vị trí, từ mốc 61 đến 79, trong đó có 8 vị trí mốc đôi,

với tổng số cột mốc phải cắm là 27. Đến nay, Bình Phước đã xác định và xây xong 15/19 vị trí,

tương đương với 22 cột mốc; hiện còn 4 vị trí tương ứng 6 mốc hai bên chưa xác định trên thực

địa.

2.1.3.2 Cơ sở giải quyết các vấn đề biên giới

Việt Nam và Campuchia thống nhất áp dụng nguyên tắc Uti possodetis trong việc giải

quyết vấn đề biên giới lãnh thổ. Và tại những nơi nào nguyên tắc này không đưa ra được câu trả

lời thì 2 bên sẽ cùng nhau bàn bạc giải quyết xác lập đường biên giới mới trên cơ sở thực tiễn.

Thời kì Pháp thuộc, biên giới Việt Nam – Campuchia phân thành 2 đoạn khác biệt: Đoạn

biên giới giữa Nam kì và Campuchia được hoạch định bằng các điều ước ký kết giữa quốc

vương Campuchia và thống đốc Nam kì, sau đó được điều chỉnh, xác định rõ thêm bằng các nghị

định của Toàn Quyền Đông Dương. Đoạn biên giới giữa Trung Kì và Campuchia được xác định

bằng các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, sau đó được nêu trong các văn bản hành

chính xác định địa giới hành chính các tỉnh nhưng chưa được hai bên phân giới, cắm mốc trên

thực địa.

Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Campuchia ra đời, hai nước đã kí một loạt các hiệp ước

liên quan đến biên giới lãnh thổ như: Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia 18/2/1979; Hiệp ước về nguyên tắc để giải

quyết vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia và Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam –

Campuchia 20/7/1983; Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia ngày 27/12/1985.

Đến ngày 1/6/1998 nhân dịp thủ tướng thứ nhất chính phủ Hoàng gia Campuchia Ung

Huốt thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, hai bên đã ra tuyên bố chung bày tỏ lòng mong muốn

xây dựng biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị; hai bên khẳng định tiếp tục tôn trọng các hiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 24

Page 25: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

ước, hiệp định về biên giới trên bộ và trên biển mà hai bên đã kí kết. Hai bên đã nhất trí thỏa

thuận:

Lấy theo đường đỉnh núi hay đường phân thủy trong trường hợp đường biên giới

di theo núi

Lấy đường thẳng (đường rãnh sâu) trong trường hợp đường biên giới đi theo sông

suối tàu thuyền đi lại được

Lấy đường giữa dòng trong trường hợp sông suối tàu thuyền không đi lại được

Có tính đến tình hình quản lý thực tế đối với những vùng nhân dân cư trú từ lâu đời.

2.1.4 Biên giới Việt Nam – Lào

2.1.4.1 Quá trình hình thành biên giới Việt – Lào

Biên giới Việt Nam - Lào bắt đầu hình thành rất sớm, từ khoảng thế kỷ XIV. Đường biên

giới Việt Nam- Lào có tổng chiều dài khoảng 2067 km, trải dài suốt 10 tỉnh biên giới của Việt

Nam :Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên

Huế, Quảng Nam, Kom Tum. Giáp biên giới Việt Nam là 10 tỉnh của Lào: Phong Xa lỳ, Luông

Pha Băng, Hùn Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muội, Sa Van Na Khét, Sa La

Van, Xê Kông, Ắt Ta Pư. Trong tổng số 2067 km biên giới tỉnh có biên giới dài nhất là Nghệ An

(419 km), ngắn nhất là Thừa Thiên Huế (68 km). Phần lớn tuyến biên giới Việt Nam- Lào đều đi

qua đỉnh hoặc triền núi và qua rừng rậm nhiệt đới, so với mặt nước biển, nơi thấp nhất vào

khoảng 250 m, cao nhất vào khoảng trên 2200 m; khu vực các cửa khẩu có độ cao trung bình

500 m, có nơi cao trên 1000 m như Na Mèo (Thanh Hoá).

Toàn tuyến biên giới Việt Nam – Lào gồm 214 cột mốc gồm:

- Số đoạn: 19 đoạn (từ đoạn A đến đoạn U)

- Mốc đơn: 190 mốc

- Mốc đôi: 03 mốc

- Mốc ba: 06 mốc (số mốc còn lại là mốc cắm giữa vạch biên giới)

Trong đó bên Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý đối với các mốc số chẵn và bên Lào

chịu trách nhiệm quản lý đối với các mốc số lẻ

2.1.4.2 Cơ sở giải quyết vấn đề biên giới

Như đã biết, biên giới Việt Nam - Lào bắt đầu hình thành từ khoảng thế kỷ XIV. Vào thời

kỳ phong kiến, biên giới giữa hai nước chủ yếu là ranh giới tự nhiên, và có nhiều biến đổi. Đặc

biệt vào thời Nhà Nguyễn, nhiều vùng đất của Lào hiện nay đã thuộc quyền quản lý của Việt

Nam.

Từ khi Pháp vào Đông Dương, đường biên giới giữa hai nước đi vào ổn định, được thể

hiện trên bản đồ tỉ lệ 1/100000 của sở Địa Dư Đông Dương. Nhưng trước năm 1945 hai nước

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 25

Page 26: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Việt Nam và Lào đều là xứ bảo hộ của Pháp nên vấn đề biên giới lãnh thổ và chủ quyền quốc

gia giữa hai nước chưa được đặt ra.

Sau năm 1945, cách mạng thành công Việt Nam và Lào trở thành các quốc gia độc lập,

có chủ quyền, hai nước thừa nhận ranh giới hành chính trước đây là đường biên giới thực tế giữa

hai nước. Trong giai đoạn 1945-1975, khi hai đất nước chưa thực sự hoà bình, hai nước phải

cùng đoàn kết, dựa vào nhau chống kẻ thù chung, việc quản lý biên giới cơ bản dựa và đường

biên giới thực tế và tập quán quản lý được hình thành trước đó chứ chưa có những điều ước cụ

thể về biên giới.

Sau năm 1975 cả hai nước mới có điều kiện ngồi lại cùng đàm phán giải quyết vấn đề

biên giới, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chung của nhân dân hai nước. Việt Nam và Lào đã áp

dụng sáng tạo nguyên tắc Uti possidetis cùng với nguyên tắc hoạch định biên giới mới. Những

nơi nào đã có trên bản đồ 1/100.000 của sở địa dư Đông Dương in năm 1945 thì thừa nhận nó,

những nơi không có trên bản đồ của sở địa dư Đông Dương 1945 thì dùng bản đồ trước hay sau

đó một vài năm, tại các khu vực chưa được quy định thì hai bên cùng đàm phán giải quyết trên

cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, tình hình quản lý thực tế.

Đường biên giới Quốc gia giữa cộng hòa xã chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào được quy định bởi Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18/07/1977 và hiệp ước bổ

sung ký ngày 24/01/1986 cùng các văn bản, phụ lục, tài liệu, bản đồ về phân giới trên thực địa

và cắm mốc kèm theo các hiệp ước nói trên bao gồm:

Nghị định thư ký ngày 24/01/1986 và nghị định thư bổ sung ký ngày 16/10/1987

Các văn bản phân giới cắm mốc trên thực địa các đoạn biên giới đã miêu tả toàn

bộ đường biên giới Việt Nam – Lào.

Các văn bản cắm mốc trên thực địa đã miêu tả từng mốc quốc giới.

Các mảnh bản đồ đường biên giới Việt Nam – Lào tỷ lệ 1/25.000 đã vẽ toàn bộ

đường biên giới Việt Nam – Lào.

Các sơ đồ vị trí mốc quốc giới tỷ lệ 1/5.000 và tỷ lệ 1/10.000 vẽ từng vị trí mốc

quốc giới.

Sau khi hoàn thành cơ bản công tác PGCM trên thực địa vào năm 1987, hai bên đã ký

Hiệp định về quy chế biên giới ngày 01/3/1990 và Nghị định thư bổ sung Hiệp định về quy chế

biên giới ngày 31/8/1997 nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho công tác bảo vệ và quản lý biên

giới giữa hai nước. Trên cơ sở tôn trọng kết quả vấn đề biên giới đã PGCM trên thực địa, hai bên

đang cùng nhau phối hợp thực hiện Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới giữa hai

nước(từ tháng 5/2008). Dự án đến nay được hai bên triển khai tích cực trên 10 cặp tỉnh biên giới

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 26

Page 27: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Việt Nam- Lào, mục tiêu sẽ hoàn thành việc cắm mốc trên thực địa vào năm 2012 và kết thúc dự

án vào năm 2014.

Một sự kiện cũng không kém phần quan trọng đó là hai bên đã hoàn thành xây dựng cột

mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia và tổ chức ký kết “Hiệp ước xác định giao

điểm đường biên giới giữa CHXHCN Việt Nam, CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia”

vào ngày 26/8/2008, tạo điều kiện thúc đẩy Chương trình tam giác phát triển, duy trì sự ổn định

trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào.

Đến cuối tháng 5/2011, tỉnh Quảng Bình cùng hai tỉnh Khammouane và Savannakhet

(Lào) đã hoàn thành tôn tạo, tăng dày 43 cột mốc trong tổng số 61 cột mốc trên tuyến biên giới

Việt Nam - Lào đoạn qua tỉnh. Trong đó, đoạn Quảng Bình - Sanvannakhet đã hoàn thành 9/9

cột mốc, đoạn Quảng Bình - Khammouane hoàn thành 34/52 cột mốc.

Đây là tuyến biên giới có địa hình thuộc loại phức tạp, hiểm trở nên việc thực hiện tôn

tạo, tăng dày cột mốc gặp nhiều khó khăn.Tuy nhiên, bằng tình hữu nghị, đoàn kết, nhất trí cao,

tỉnh Quảng Bình cùng với hai tỉnh Khammouane và Savannakhet không ngừng đẩy nhanh việc

tôn tạo, tăng dày cột mốc nên cơ bản đáp ứng hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo đúng các

yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng... theo quy định.

Tuyến biên giới Việt-Lào qua tỉnh Quảng Bình giáp với hai tỉnh Khammouane và

Savannakhet có chiều dài trên 201 km. Số cột mốc còn lại không nhiều nhưng lại ở những khu

vực địa hình phức tạp, núi cao vực sâu, đi lại khó khăn, vì vậy đòi hỏi các đơn vị thi công phải

có những nỗ lực lớn hơn mới có thể hoàn thành cắm mốc đúng tiến độ đề ra.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 27

Page 28: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

2.2 Biên giới trên biển

2.2.1 Các nguyên tắc xác định biên giới trên biển và ưu nhược điểm của mỗi nguyên tắc

2.2.1.1 Nguyên tắc thỏa thuận

Ưu điểm:

- Được áp dụng cho tất cả các dạng phân định gồm: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải,

thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế. Quy mô áp dụng rộng lớn nhất (trong khi

nguyên tắc trung tuyến chỉ áp dụng chung cho phân định lãnh hải, vùng tiếp giáp và

thêm lục địa; nguyên tắc phân định công bằng áp dụng đối với vùng đặc quyền kinh tế

(thềm lục địa); nguyên tắc áp dụng các dàn xếp tạm thời mang tính thực tiễn là hoạt

động diễn ra khi chờ đợi các bên ký kết thỏa thuận phân định công bằng các vùng biển,

là hoạt động mà các bên thỏa thuận cách ứng xử đối với các vùng khai thác chung, các

quốc gia được phép vượt qua những tranh chấp lãnh thổ)

- Dựa trên sự thỏa thuận nên việc tiến hành đàm phán là hoàn toàn chủ động, các bên thể

hiện được ý chí rõ ràng (không bị sức ép từ bên ngoài).

- Các bên có thể chủ động phân định biên giới trên biển tùy thuộc vào cấu trúc địa hình

của vùng cần phân định, nguồn lợi có được từ biển,… một cách hợp lý nhất đối với các

bên mà nếu áp dụng bằng các con đường khác có thể gây trở ngại trong việc khai thác, sử

dụng và bảo vệ vùng biển thuộc thuộc chủ quyền hoặc quyền chủ quyền của quốc gia ven

biển.

- Được quy định là “nghĩa vụ” nên đây là thủ tục bắt buộc đối với hai quốc gia có bờ biển

đối diện hay tiếp giáp nhau và có các danh nghĩa pháp lý chồng nhau. Điều này khiến các

bên khi tiến hành phân chia không bằng mọi thủ đoạn để tìm cách mang lại lợi ích cho

quốc gia mình mà phải có ý thức thiện chí, “có đi có lại”, vì sự ổn định và phát triển

(không vi phạm các nguyên tắc mệnh lệnh của luật pháp quốc tế). Và trong quá trình đàm

phán thỏa thuận các bên phải có ý định thực sự hướng tới một kết quả thực định.

Nhược điểm

- Trên thực tế kết quả phân định biên giới có được từ sự thỏa thuận là tương đối ít (gần

như là không có). Vì nguyên tắc này chỉ yêu cầu các bên đàm phàn thiện chí và có ý

định thực sự đạt tới một kết quả thực định, mà không mang tính chất bắt buộc.

- Khi có sự tham gia của từ ba quốc gia trở lên việc thỏa thuận trở nên khó khăn hơn vì

xuất hiện ý chí của nhiều bên. Quá trình đàm phán kéo dài, tốn chi phí và để đi đến được

một kết quả phân định cụ thể cần một khoảng thời gian dài khó xác định.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 28

Page 29: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

2.2.1.2 Nguyên tắc trung tuyến cách đều

Ưu điểm

- Để đi đến được kết quả phân định là rất đơn giản vì việc xác định đường trung tuyến là

khá dễ dàng (vì đã tuân theo một cách thức có sẵn)

- Việc áp dụng khá tiện lợi và mang tính công bằng hơn các phương pháp khác.

- Nếu các bên không thể đi đến một kết quả phân định biên giới từ nguyên tắc thỏa thuận

thì có thể áp dụng ngay nguyên tắc này để xác định đường “đàm phán” để từ đó làm căn

cứ điều chỉnh, thậm chí có thể đi đến kết quả phân định đường biên giới.

Nhược điểm

- Phạm vi áp dụng hẹp hơn nguyên tắc thỏa thuân, chỉ ưu tiên áp dụng cho phân định lãnh

hải, vùng tiếp giáp và thềm lục địa.

- Đây không phải là nguyên tắc ưu tiên áp dụng.

- Đối với phần bờ biển lồi lõm, có xuất hiện nhiều đảo,… áp dụng nguyên tắc này có thể

dẫn đến những kết quả không công bằng.

2.2.1.3 Nguyên tắc phân định công bằng

Ưu điểm

- Đây là nguyên tắc đảm bảo tính công bằng nhất, vì các bên cùng hướng tới việc phân

định bằng sự cân nhắc tất cả các hoàn cảnh hữu quan (hình dạng bờ biển, đảo, luồng

hàng hải, tài nguyên,…) để tìm ra giải pháp mà các bên cùng chấp nhận.

- Nếu các nguyên tắc khác kết hợp với nguyên tắc này thì khả năng dẫn tới một kết quả

phân định là khá cao (tức đi tới hướng giải quyết việc phân định biên giới trên biển giữa

các quốc gia đạt được sự đồng thuận cao)

- Phù hợp với thực tế khách quan, nên khi áp dụng các bên tuân thủ một cách tự nguyện và

có trách nhiệm.

Nhược điểm

- Phạm vi áp dụng khá hẹp, chỉ áp dụng đối với vùng đặc quyền kinh tế (thềm lục địa).

- Nếu áp dụng nguyên tắc này độc lập thì khả năng đưa tới kết quả phân định là không

cao, vì lúc này bản chất của nó gần giống với nguyên tắc thỏa thuận.

- Chịu sự tác động của các yếu tố địa lý.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 29

Page 30: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

2.2.1.4 Nguyên tắc áp dụng các dàn xếp tạm thời

Ưu điểm

- Trong giai đoạn quá độ hoặc chuyển tiếp, các bên chưa ký kết thỏa thuận phân định công

bằng, việc áp dụng nguyên tắc này tạo điều kiện dễ dàng cho phép các quốc gia khai thác

các tài nguyên thiên nhiên.

- Khi áp dụng nguyên tắc này, các quốc gia được tự do lựa chọn hình thức dàn xếp cho

khu vực chồng lấn (thể hiện sự tự do ý chí, các bên có thể sáng tạo cho mình những hình

thức khác nhau) nhưng phải phù hợp với luật quốc tế.

- Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng.

Việc đưa ra một kết quả phận định biên giới trên biển giữa các quốc gia diễn ra trong

một khoảng thời gian không hề ngắn dẫn đến việc phận định nguồn lợi trên biển gặp nhiều

khó khăn Điều này là vô cùng lãng phí tài nguyên biển.

Áp dụng nguyên tắc này giúp các bên vừa không làm phương hại đến yêu sách của các

bên vừa tránh lãng phí tài nguyên.

Nhược điểm

- Không phải là nguyên tắc được thực hiện độc lập mà có điều kiện (chờ đợi ký kết thỏa

thuận phân định công bằng).

- Áp dụng với quy mô nhỏ (do Công ước không nói rõ các dàn xếp tạm thời mang tính

thực tiễn là gì, nên xét trên thực tiễn đó là các vùng khai thác chung).

- Để đạt được các dàn xếp tạm thời các bên cũng phải tiến hành đàm phán, việc này có bản

chất giống như nguyên tắc thỏa thuận có khả năng xảy ra tình huống việc thỏa thuận

các dàn xếp tạm thời diễn ra lâu.

2.2.2 Tranh chấp vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc

2.2.2.1 Tình hình tranh chấp

Đối tượng tranh chấp -Vịnh Bắc Bộ

- Vị trí địa lý:1

Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía Tây Bắc của Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam và

Trung Quốc với diện tích khoảng 126.250 km2 ( 36.000 hải lí vuông ) gồm bờ biển Đông Bắc

Việt Nam, bờ biển phía Nam tỉnh Quảng Tây, bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam (cực Nam

Trung Quốc). Chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km ( 176 hải lí ) và nơi hẹp nhất khoảng

220 km ( 119 hải lí ). Vịnh có hai cửa biển là eo biển Quỳnh Châu rộng 19 hải lí và cửa chính

1 Bộ Ngoại giao, Ban biên giới, “Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của luật biển Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, 2004

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 30

Page 31: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

của vịnh từ đảo Cồn Cỏ (phía đông tỉnh Quảng Trị) tới mũi Oanh Ca ( phía Tây đảo Hải Nam )

rộng 119 hải lí.Trong đó, chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763km, phía Trung Quốc

khoảng 695km.

- Đặc điểm:2

Về kinh tế : vịnh là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hải sản và dầu

khí. Trong vịnh có nhiều ngư trường lớn, cung cấp nguồn hải sản quan trọng cho đời

sống của nhân dân hai nước. Các dự báo cho thấy đáy biển và lòng đất dưới đáy của vịnh

có tiềm năng về dầu mỏ và khí đốt.

V ề quốc phòng, an ninh: vịnh là cửa ngõ giao lưu từ lâu đời của VN ra thế giới, có tầm

quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, thương mại quốc tế cũng như

quốc phòng an ninh của nước ta. Đối với khu vực phía nam TQ vịnh cũng có vị trí quan

trọng. Vì vậy, cả hai nước đều rất coi trọng việc quản lý, sử dụng và khai thác vịnh.

Nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến tranh chấp

Nguyên nhân trực tiếp:

Thực tế cho thấy, trước đây do chưa có đường biên giới và ranh giới biển rõ ràng trong

vịnh Bắc Bộ nên giữa hai nước thường xảy ra các vụ việc tranh chấp phức tạp về đánh bắt hải

sản và thăm dò khai thác dầu khí, gây bất ổn định và ảnh hưởng không tốt đến quan hệ hai nước,

hạn chế việc khai thác bền vững và hiệu quả tiềm năng của vịnh.

Nguyên nhân gián tiếp:

Bối cảnh lịch sử: Từ trước tới nay, Việt Nam và Trung Quốc chưa tiến hành phân định

vịnh Bắc Bộ. Những năm 50 thế kỷ XX, toàn bộ vùng biển nằm ngoài phạm vi lãnh hải

được coi là biển quốc tế, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Trong Công

ước Pháp - Thanh năm 1887, Thực dân Pháp và nhà Thanh trước đây đã thỏa thuận với

nhau một đường kinh độ 10803'13" để quy tụ các đảo, đảo nào nằm ở phía Tây là của

Việt Nam, đảo nào nằm ở phía Đông là của Trung Quốc, nhưng không phải là đường

phân định biên giới trên biển.

Pháp lý: Nếu căn cứ theo luật biển quốc tế hiện nay thì ngoài 12 hải lý thuộc vùng lãnh

hải, chúng ta và Trung Quốc mỗi bên còn vùng đặc quyền kinh tế rộng 188 hải lý. Thế

nhưng chiều ngang rộng nhất của vịnh là 176 hải lý, còn nơi hẹp nhất là 119 hải lý. Vì

vậy, khi kéo dài như vậy thì vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sẽ kéo dài sang đất

Hải Nam và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc sẽ kéo dài sang đất Việt Nam.

Do vậy, việc Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán giải quyết vấn đề phân

định Vịnh Bắc Bộ để xác định rõ ràng đường biên giới lãnh hải, ranh giới vùng đặc quyền

2 http://tuoitre.vn/The-gioi/39879/Phan-dinh-vinh-Bac-bo-Giai-phap-cong-bang.html

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 31

Page 32: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

kinh tế và thềm lục địa là nhu cầu tất yếu đối với công cuộc xây dựng và phát triển mỗi nước

cũng như để góp phần vào việc tăng cường mối quan hệ láng giềng, hữu nghị giữa hai nước.

Chỉ khi có một đường ranh giới biển rõ ràng trong Vịnh, được hai nước chấp nhận và phù hợp

với luật pháp quốc tế, hai nước mới có đầy đủ căn cứ pháp lý để tiến hành việc quản lý, sử

dụng, khai thác, phát triển và bảo tồn các tài nguyên biển của mình trong vịnh Bắc Bộ.

2.2.2.2 Quá trình đàm phán và giải quyết tranh chấp vịnh Bắc Bộ

Vấn đề về phân định đường biên giới trên biển hết sức quan trọng và phức tạp vì liên quan

đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán cũng như lợi ích quốc gia trên biển. Do đó,

đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được tiến hành từ đầu những

năm 70 và kéo dài 27 năm với ba cuộc đàm phán chính vào những năm 1974, 1977-1978, 1992-

2000. Cuộc đàm phán kéo dài này có thể chia thành 2 thời kì là trước năm 1991 và sau năm

1991. Bởi vì, đến năm 1991 sau khi bình thường hóa quan hệ, Việt Nam và Trung Quốc đã

quyết định nối lại đàm phán nhằm thương lượng để giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ,

biên giới đặc biệt là vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ.

Quan điểm hai bên về lựa chọn nguyên tắc giải quyết tranh chấp qua hai thời kì

Trước năm 1991:

Quan điểm của Việt Nam Quan điểm của Trung Quốc

- Đề nghị kéo dài đường kinh tuyến

108003’13’’theo Công ước Pháp – Thanh

làm đường biên giới biển trong vịnh.

- Chế độ pháp lý theo chế độ nội thủy

- Xem vịnh Bắc Bộ là vịnh chung của 2 nước.-Tiến hành đàm phán để giải quyết hoạch định biên giới

Do lập trường hai bên khác xa nhau nên chưa thống nhất được nguyên tắc giải quyết

Sau năm 1991:

Ngày 19/10/1993, hai nước đã kí thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề

biên giới – lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc trong đó nêu rõ phương hướng phân định vịnh

Bắc Bộ là: “ Hai bên sẽ áp dụng Luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc

công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh để đi đến một giải pháp công

bằng”.

Trong 9 năm, từ năm 1992 đến năm 2000, hai bên đã tiến hành tổng cộng 49 vòng họp,

trung bình mỗi năm có hơn 5 vòng họp, trong đó:

+ 7 vòng đàm phán cấp Chính phủ;

+ 3 cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ;

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 32

Page 33: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

+ 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên;

+ 9 vòng họp không chính thức Tổ chuyên viên liên hợp;

+ 10 vòng Tổ chuyên gia đo vẽ, xây dựng Tổng đồ vịnh Bắc Bộ.

Vấn đề Quan điểm của Trung Quốc Quan điểm của Việt Nam

1.Tỉ lệ phân

chia diện tích

tổng thể

-Phân chia diện tích vịnh giữa hai

nước theo bằng nhau theo nguyên tắc

“đại thể đồng đẳng”

-Sử dụng kết hợp phương pháp phân

định tổng hợp và phương pháp điểm

và đoạn trung tuyến bờ - bờ

-Phản đối nguyên tắc “đại thể đồng

đẳng”, công bằng không có nghĩa là

chia đôi

-Sử dụng phương pháp đường trung

tuyến (cách đều)

2. Hiệu lực

của đảo,

trong đó có

đảo Bạch

Long Vĩ và

đảo Cồn Cỏ

-Không công nhận hiệu lực của đảo

Bạch Long Vĩ vì cho rằng nếu công

nhận sẽ làm đường phân định đi lệch

quá nhiều về phía Trung Quốc, dẫn

đến kết quả không công bằng. Vì vậy,

đảo Bạch Long Vĩ chỉ có vành đai

lãnh hải 12 hải lý

Đề nghị đảo Bạch Long Vĩ của Việt

Nam nhất thiết phải có hiệu lực nhất

định trong phân định (căn cứ vào

Công ước 1982 và thực tiễn quốc tế),

tức là phải có một vùng đặc quyền

kinh tế và thềm lục địa riêng

3.Đường đóng

cửa vịnh

-Là đường thẳng nối liền mũi Oanh Ca

(đảo Hải Nam) với Mũi Lay (cực

Đông Quảng Trị)

Là đường thẳng nối liền mũi Oanh

Ca (đảo Hải Nam) với đảo Cồn Cỏ

(cách bờ biển Quảng Trị 30 km)

Nhận xét:

Việc phân định biên giới trên biển ở Vịnh Bắc Bộ mang điển hình cao bởi vì có nhiều

đặc trưng của tranh chấp vùng biển:

Thứ nhất, có vùng vịnh chung vừa đối diện vừa tiếp giáp;

Thứ hai,vai trò của các đảo, các bãi nửa nổi nửa chìm trong phân định: tính hiệu lực

của đảo Bạch Long Vĩ có vai trò quyết định trong việc phân chia đường biên giới (liên

quan điều 121 luật biển 1982: đảo cũng phải có 1 vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

riêng);

Thứ ba, vấn đề cửa sông biên giới: xác định cửa sông biên giới phía Bắc là sông Bắc

Luân (tỉnh Quảng Tây) tiếp giáp với bán đảo Trà Cổ (Móng Cái);

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 33

Page 34: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Thứ tư, vấn đề cửa vịnh: xác định 2 đường đóng cửa vịnh ở eo biển Quỳnh Châu (Trung

Quốc) và đường đóng cửa vịnh Oanh Ca – Mũi Lay hay Oanh Ca – Cồn Cỏ;

Thứ năm, có eo biển quốc tế Quỳnh Châu (cực Nam Trung Quốc);

Thứ sáu, lựa chọn và áp dụng bản đồ nào trong hiệp ước.

Việc đàm phán mang tính phức tạp kéo dài và tính chất kinh tế - chính trị nhạy cảm vô

cùng quan trọng. Bởi vì có liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán

cũng như lợi ích quốc gia trên biển.

2.2.2.3 Kết quả đàm phán

Căn cứ vào Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982, các nguyên tắc luật pháp và thực

tiễn quốc tế được công nhận rộng rãi, trên cơ sở suy xét đầy đủ mọi hoàn cảnh hữu quan trong

vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng, qua thương lượng hữu nghị, ngày 25/12/2000, Việt

Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm

lục địa trong Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định có hiệu lực từ ngày 30/6/2004, bao gồm 11 điều khoản

với các nội dung cơ bản như sau:

Vấn đề Kết quả

1.Tỉ lệ phân chia

diện tích tổng thể

- Phía Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích vịnh, phía Trung Quốc

được 46,77% diện tích.

- Tỷ lệ giữa bờ biển của hai nước (tỷ số là 1,1:1) với tỷ lệ diện tích được

hưởng (tỷ số là 1,135:1).

2.Đường phân định

lãnh hải, vùng đặc

quyền kinh tế và

thềm lục dịa

Được xác định bằng 21 điểm có tọa độ địa lý xác định, nối với nhau tuần

tự bằng các đoạn thẳng:

- Đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Điều II của

Hiệp định là biên giới lãnh hải của hai nước trong vịnh Bắc Bộ;

- Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm 21 là ranh giới giữa vùng đặc

quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.

3.Hiệu lực của các

đảo: Bạch Long Vĩ

và Cồn Cỏ

- Bạch Long Vỹ hiệu lực một vòng cung 15 hải lí, chiếm 25% hiệu lực

còn lại đảo Hải Nam (Trung Quốc) chiếm 75%.

- Đảo Cồn Cỏ được tính 50% hiệu lực trong phân định vùng đặc quyền

kinh tế và thềm lục địa.

4.Đường đóng cửa

vịnh

Là đường thẳng nối liền từ mũi Oanh Ca (đảo Hải Nam) đến đảo Cồn Cỏ

(Quảng Trị).

5. Về chế độ pháp

Hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán

của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 34

Page 35: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

trong vịnh Bắc Bộ được xác định theo hiệp định.

6. Về mặt tài

nguyên

Sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật trong vịnh Bắc

Bộ cũng như hợp tác liên quan đến bảo tồn, quản lý và sử dụng tài

nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hai nước trong

vịnh Bắc Bộ

7. Về cơ chế giải

quyết tranh chấp

- Hai bên cam kết mọi tranh chấp giữa hai bên ký kết liên quan đến việc

giải thích và thực hiện hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hoà

bình, hữu nghị thông qua thương lượng.

- Việc phân định vịnh Bắc Bộ hai nước theo hiệp định này không ảnh

hưởng hoặc phương hại đến lập trường của mỗi bên đối với quy phạm

luật pháp quốc tế về luật biển.

Nhận xét:

Thứ nhất, cả hai bên đều thống nhất sử dụng phối hợp các nguyên tắc: đường trung tuyến,

thỏa thuận và phân định công bằng để giải quyết. Đây là sự vận dụng mang tính sáng tạo

và phù hợp với thực tiễn hơn so với những nguyên tắc còn lại bởi những lý do sau:

- Vì hình thái bờ biển của Việt Nam và Trung Quốc ở vịnh Bắc Bộ không quá lồi

lõm nên nguyên tắc đường trung tuyến thể hiện được tính tiện lợi, thực tiễn và

công bằng hơn hẳn các nguyên tắc khác.

- Ngoài ra, còn kết hợp thêm nguyên tắc phân định công bằng có cân nhắc và xem

xét các hoàn cảnh hữu quan khác: hiệu lực của đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cồn Cỏ,

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 35

Page 36: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

tài nguyên hải sản và dầu khí,..Chính phương pháp này đã “mềm hóa” sự cứng

nhắc, chính xác đến từng cen-ti-met của phương pháp trung tuyến.

- Không thể áp dụng nguyên tắc dàn xếp tạm thời vì đây là tranh chấp mang tính

kinh tế - chính trị nhạy kéo dài, liên quan đến lợi ích thiết thân của 2 quốc gia láng

giềng nên cần giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và triệt để.

Thứ hai, có hai quan điểm trái chiều về kết quả hiệu lực của các đảo. Đảo Bạch Long Vĩ

là một đảo nhỏ, diện tích khoảng 2,5 km2 (nhỏ hơn gần 14000 lần so với đảo Hải Nam) .

Thế nhưng, đảo lại nằm gần như ở giữa vịnh Bắc Bộ (cách bờ biển Việt Nam khoảng 110

km, cách bờ đảo Hải Nam - Trung Quốc khoảng 130 km), tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt

nên theo luật pháp và thực tiễn quốc tế chỉ được hưởng một phần hiệu lực hạn chế trong

phân định.

- Quan điểm 1: vì là đảo nhỏ nên có hiệu lực 25 %, đảo Hải Nam 75 % là công bằng

- Quan điểm 2: đây là một hòn đảo có người ở, có nền kinh tế độc lập, nên hiệu lực

của nó so với đảo Hải Nam phải tương đương, hiệu lực của đảo Bạch Long Vĩ và

Hải Nam phải là 50: 50.

Thứ ba, cùng với Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc còn ký

Hiệp định về hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ. Tuy kết quả về phân định diện tích cho thấy

một tỉ lệ công bằng, nhưng với tiềm lực đánh bắt cá xa bờ của Việt Nam kém hơn nhiều

so với Trung Quốc ảnh hưởng lớn đối với việc khai thác lợi ích về tài nguyên biển trong

vịnh Bắc Bộ.

2.2.2.4 Ý nghĩa của Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc 3

Một là, việc ký kết các hiệp định trên được đánh giá là một trong 10 sự kiện nổi bật của Việt

Nam trong năm 2000.

Hai là, việc ký kết các hiệp định này mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Việt Nam –

Trung Quốc cũng như trong lịch sử xác định biên giới biển và hợp tác nghề cá trên Biển

Đông, là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lịch sử sâu rộng, sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ

láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển mạnh hơn nữa trong thế kỷ

XXI.

Ba là, với việc ký kết Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, chúng ta đã giải quyết dứt điểm

được vấn đề thứ hai trong ba vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại lâu nay với Trung Quốc (biên

giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông). Lần đầu tiên, giữa ta và Trung Quốc đã có một

đường biên giới biển rõ ràng bao gồm biên giới lãnh hải, ranh giới vùng đặc quyền kinh tế

3 Bộ Ngoại giao, Ban biên giới, SĐD

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 36

Page 37: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ có giá trị pháp lý quốc tế, được hai bên

cùng thoả thuận.

Nhìn chung, nội dung của Hiệp định là một giải pháp và kết quả công bằng, có cơ sở luật

pháp và thực tiễn quốc tế, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ,

đáp ứng một cách hợp tình, hợp lý lợi ích chính đáng của mỗi bên.

Bốn là, Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ cũng có những đóng góp trong thực tiễn áp dụng

và phát triển luật quốc tế về phân định như vấn đề phân định giữa hai nước có bờ biển vừa

đối diện vừa tiếp giáp, vai trò của các đảo, các bãi nửa nổi nửa chìm trong phân định, vấn đề

cửa sông biên giới với các địa hình đáy sông, đáy biển, vấn đề cửa vịnh, vấn đề eo biển quốc

tế, giá trị của bản đồ trong hiệp ước biên giới… Hiệp định về hợp tác nghề cá cũng là một

mô hình có giá trị đối với việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về nghề cá trong khu vực

Biển Đông trong tương lai.

Năm là, việc ký kết các hiệp định này một lần nữa đã thể hiện chính sách đúng đắn và thiện

chí của nước ta sẵn sàng cùng các nước liên quan thông qua thương lượng trên cơ sở tôn

trọng độc lập, chủ quyền của nhau, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật quốc tế và thực tiễn

quốc tế, giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ, các vùng biển và thềm lục địa có liên

quan, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước, góp phần giữ gìn hoà bình, ổn định

trong khu vực và thế giới.

2.2.3 Việt Nam – Inđônêxia tranh chấp vùng chồng lấn

2.2.3.1. Lịch sử tranh chấp và quá trình đàm phán

Việt Nam và Inđônêxia có vùng biển và thềm lục địa chồng lấn nằm ở phía Đông Nam

Việt Nam và Tây Bắc đảo lớn Borneo của Inđônêxia. Trong khu vực này, đảo xa bờ nhất của

Việt Nam là Côn Đảo, cách bờ biển khoảng 90 km. Inđônêxia là quốc gia quần đảo với hơn

17.000 hòn đảo lớn, nhỏ nằm rải rác trên một vùng biển rộng lớn. Đảo xa bờ nhất của Inđônêxia

trong khu vực đối diện với Việt Nam là đảo Natuna Bắc, cách đảo lớn Borneo của Inđônêxia

khoảng 320 km về hướng Tây Bắc.

Năm 1969, Inđônêxia ra tuyên bố về ranh giới thềm lục địa dựạ trên nguyên tắc không

vượt quá đường trung tuyến cách đều đường cơ sở quần đảo của Inđônêxia và đường cơ sở của

các quốc gia láng giềng.

Năm 1971, chính quyền Sài Gòn đã vạch ranh giới đặc nhượng dầu khí trên thềm lục địa Việt

Nam, theo đó ranh giới biển giữa Việt Nam và Inđônêxia là đường cách đều bờ biển Việt Nam

và bờ biển đảo Borneo của Inđônêxia. Xuất phát từ sự khác nhau giữa các tuyên bố về ranh giới

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 37

Page 38: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

thềm lục địa của Inđônêxia năm 1969 và của chính quyền Sài Gòn năm 1971 nên ngay từ năm

1972 hai bên đã tiến hành đàm phán phân định thềm lục địa

Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ Việt Nam xác định thềm lục địa của Việt Nam là

phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của Việt Nam ra đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc

đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong đàm phán, Inđônêxia đưa ra yêu sách đường trung

tuyến giữa hai đường cơ sở (Inđônêxia sử dụng đường cơ sở quần đảo), thực chất là khoảng cách

giữa đảo Natuna Bắc của Inđônêxia và Côn Đảo của Việt Nam (còn gọi là trung tuyến đảo-đảo).

Chính quyền Sài Gòn đề nghị phân định theo đường trung tuyến giữa hai bờ biển Việt Nam và

bờ biển đảo lớn Borneo Bắc (Calimantan) của Inđônêxia (gọi là trung tuyến bờ-bờ). Hai đường

trung tuyến này tạo thành vùng chồng lấn rộng khoảng 40.000 km2. Hai bên không đạt được

thỏa thuận nào.

Sau khi thống nhất đất nước, tháng 6/1978, Việt Nam và Inđônêxia bắt đầu đàm phán về phân

định thềm lục địa với Inđônêxia. Indonesia giữ quan điểm cũ, quan điểm của ta dựa vào định

nghĩa thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lục địa, do đó ranh giới nên theo đường rãnh ngầm

ngăn cách sự kéo dài tự nhiên của hai thềm lục địa, hai quan điểm tạo ra vùng tranh chấp lúc đầu

rộng khoảng 92.000 km2 và trải qua các vòng đàm phán tiếp theo thì diện tích tranh chấp này

thu hẹp dần.

Ngày 12/11/1982, Chính phủ Việt Nam công bố hệ thống đường cơ sở của phần lãnh thổ lục

địa Việt Nam, theo đó đảo Côn Đảo được sử dụng làm một điểm cơ sở để vạch hệ thống đường

cơ sở thẳng của Việt Nam.

Nhưng đầu năm 1993 Indonesia đề nghị huỷ bỏ toàn bộ kết quả đàm phán từ 1978 dến 1992

và đàm phán lại từ đầu.

Vào ngày 26/6/2003 Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước

Cộng hòa Inđônêxia về phân định thềm lục địa giữa hai nước đã được ký chính thức.

2.2.3.2 Kết quả đàm phán

Đàm phán phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Inđônêxia là một quá trình dài xuất phát

từ những yếu tố khách quan (Việt Nam là lãnh thổ lục địa, Inđônêxia là quốc gia quần đảo) lẫn

chủ quan (lập luận và việc vận dụng luật biển quốc tế của hai bên).

Sau 25 năm đàm phán, với 2 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 22 vòng họp cấp chuyên viên (10

vòng chính thức và 12 vòng không chính thức), bốn cuộc họp hẹp giữa 2 Trưởng đoàn đàm phán

cấp chuyên viên, hai bên cuối cùng đã đi đến được một giải pháp cùng chấp nhận được. Đó là

Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Inđônêxia về phân

định thềm lục địa giữa hai nước đã được ký chính thức vào ngày 26/6/2003, nhân dịp chuyến

thăm Việt Nam của Tổng thống Megawati với nội dung:

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 38

Page 39: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Tiếp đó, đường ranh giới này sẽ nối thẳng đến điểm có toạ độ là: vĩ độ 06 o18’12’’ Bắc,

kinh độ 109o38’36’’ Đông (Điểm 25). Các đoạn thẳng và toạ độ của các điểm nêu trên là các

đường trắc địa và toạ độ địa lý được tính toán trên hệ toạ độ trắc địa thế giới năm 1984 (WGS

84) và được thể hiện trên mảnh hải đồ số 3482, tỷ lệ 1:1.500.000 do Hải quân Hoàng gia Anh

xuất bản năm 1997

Vị trí thực trên biển của các điểm và các đoạn thẳng nêu trên sẽ được xác định bằng các

phương pháp do các cơ quan có thẩm quyền của các Bên ký kết thoả thuận (cơ quan có thẩm

quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài

nguyên và Môi trường và cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hoà Indonesia là Cục Thuỷ đạc

và Hải dương học thuộc Hải quân Indonesia)

- Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ hiệp định nào được ký trong tương

lai giữa các Bên ký kết về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế. Các Bên ký kết sẽ

tham khảo ý  kiến của nhau nhằm phối hợp chính sách của mình phù hợp với luật pháp

quốc tế về bảo vệ môi trường biển. Trong trường hợp có một cấu tạo  mỏ dầu hoặc khí tự

nhiên, hoặc mỏ khoáng sản khác dưới đáy biển nằm vắt ngang đường ranh giới ,các Bên

ký kết sẽ thông báo cho nhau mọi thông tin liên quan và thoả thuận về cách thức khai

thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mỏ nói trên và về việc phân chia công bằng lợi ích

thu được từ việc khai thác đó.

- Mọi tranh chấp giữa các Bên ký kết nảy sinh trong việc giải thích hoặc thực hiện

Hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hoà bình thông qua hiệp thương hoặc đàm

phán.

2.2.4 Việt Nam – Campuchia

2.2.4.1 Lịch sử tranh chấp và quá trình đàm phán

Vùng biển Việt Nam - Campuchia nằm trong vịnh Thái Lan, là phần phía Tây của biển

Đông, tạo thành một vùng lõm rộng trên bờ biển phía Nam của lục địa Đông Dương, trải dài từ

vĩ tuyến 5° đến 14° Bắc và từ kinh tuyến 99° đến 105° Đông và kết thúc ở phía Bắc Đông Bắc ở

mũi Cà Mau tại 8°36’ Bắc - 102°21’ Đông. Vùng biển Việt Nam - Campuchia là một biển nửa

kín, với diện tích khoảng 300.000km2, giới hạn bởi bờ biển của bốn nước Thái Lan, Việt Nam,

Malaysia và Campuchia. Vịnh thông ra biển Đông ở phía Nam bằng một cửa duy nhất hợp bởi

mũi Cà Mau và mũi Trenggranu cách nhau chừng 400km (215 hải lý). Vịnh khá dài (chừng 450

hải lý) nhưng có diện tích nhỏ, chiều rộng trung bình là 385km (208 hải lý). Ngoài ra vịnh có

khoảng 200 đảo, đảo nhỏ chủ yếu tập trung vào phần phía Đông và gần bờ biển. Đó là yếu tố

làm phức tạp hóa không những việc phân định ranh giới các vùng biển giữa Việt Nam và

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 39

Page 40: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Campuchia mà còn cả đối với việc phân định biển giữa một bên là Campuchia và Việt Nam với

bên kia là Thái Lan.

Lịch sử thời phong kiến cho thấy cho thấy rằng tỉnh Hà Tiên, đã do một người Trung Quốc là

Mạc Cửu khai phá, và ông này đã đặt tỉnh dưới quyền của An Nam vào đầu thế kỷ XVIII. Các

cuộc viễn chinh của các tướng lĩnh của chúa Nguyễn cử đến tiếp ứng chính quyền Mạc Cửu

chống bọn giặc cướp trong vịnh Xiêm đã dẫn đến việc sáp nhập nhiều đảo trong vùng vào đất

của Triều đình. Các đảo đó phụ thuộc vào Hà Tiên khi đảo được tổ chức thành trấn (tỉnh được

quân đội quản lý) từ năm 1810, sau khi chính quyền của gia đình Mạc Cửu kết thúc.  Từ năm

1820, Vua Minh Mạng cho khai phá các đảo và di dân đến đó. Năm 1825, huyện Hà Tiên sáp

nhập vào tỉnh An Biên cho đến năm 1832, thời điểm Hà Tiên được nâng lên thành tỉnh.

Năm 1858, Pháp đánh chiếm Việt Nam, Việt Nam thua trận phải ký Hiệp ước 1874 nhường cho

Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ, trong đó có Hà Tiên và các đảo thuộc tỉnh này. Trong một thời gian dài, từ

thế kỷ XVIII (1715) đến tận đầu thế kỷ XX (1913), vấn đề chủ quyền các đảo trong vịnh Thái

Lan đã không hề được nêu ra cho đến khi người Pháp đến, các đảo đó từ trước đã thuộc sở hữu

của vương quốc An Nam và chúng được chuyển giao cho nhà cầm quyền Pháp căn cứ vào Hiệp

ước Hòa bình giữa vua An Nam và nước Pháp (15/3/1874). Cuối cùng các đảo được đặt dưới

quyền cai trị của Hà Tiên qua các Nghị định 25/5/2874 và 16/6/1875.

Chỉ đến khi tranh chấp xảy ra xung quanh việc xin đặc nhượng (1913) và thu thuế các ngư dân

trong vùng (1936-1937) thì vấn đề quy thuộc các đảo mới được đặt ra. Để giải quyết dứt điểm

vấn đề thuế khóa và tạo thuận lợi cho quản lý hành chính, Toàn quyền Đông Dương đã gửi một

bức thư ngày 31/1/1939 cho Thống đốc Nam Kỳ vạch một đường kinh tuyến Bắc một góc 14°G,

đường đó vòng qua Bắc đảo Phú Quốc cách các điểm nhô ra nhất của bờ phía Bắc đảo Phú Quốc

3km (trong thư không nói rõ đường đó chấm dứt ở đâu). Tất cả các đảo ở phía Bắc con đường

này từ nay sẽ do Campuchia quản lý; tất cả các đảo phía Nam con đường này, kể cả toàn bộ đảo

Phú Quốc sẽ tiếp tục do Nam Kỳ quản lý (trong thư dùng hai từ khác nhau: đối với Campuchia

là “từ nay”, còn đối với Nam Kỳ là “tiếp tục”). Bức thư nói rõ: “Đương nhiên là ở đây chỉ đề

cập đến vấn đề hành chính và cảnh sát, còn vấn đề quy thuộc lãnh thổ của các đảo này hoàn

toàn được bảo lưu”. Bức thư này được đồng gửi cho Khâm sứ Pháp ở Campuchia. Ông này cho

đăng bức thư trong Công báo Campuchia trong mục thông tư (nên về sau có người lầm lẫn gọi là

thông tư Brévié), khi đăng đã có cắt câu của bức thư khẳng định việc hoàn toàn bảo lưu vấn đề

quy thuộc lãnh thổ. Thống đốc Nam Kỳ đã không cho đăng bức thư Brévié trong Công báo. Vì

bức thư không được đăng trong Công báo Đông Dương và Công báo Nam Kỳ, bản được đăng ở

Công báo Campuchia lại không theo đúng nguyên bản nên cho đến nay cả ta và Campuchia đều

chưa tìm thấy sơ đồ của đường Brévié đính kèm theo bức thư của Toàn quyền Đông Dương

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 40

Page 41: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Từ đầu thế kỷ XVIII cho đến trước năm 1939, về lịch sử và pháp lý toàn bộ các đảo giữa Việt

Nam và Campuchia thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chỉ từ năm 1939, Campuchia mới chính

thức quản lý về mặt hành chính và cảnh sát các đảo ở phía Bắc đường Brévié. Và cho đến nay,

tranh chấp biển Việt Nam – Campuchia chủ yếu xoay quanh tính pháp lý của đường Brévié

trong phân định biên giới.

2.2.4.2. Kết quả đàm phán

- Ngày 18/2/1979, Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp ước Hòa bình, hữu nghị và hợp tác,

trong đó có điều 4 ghi:

            “Hai bên cam kết giải quyết bằng đàm phán hòa bình mọi bất đồng nếu có trong các

quan hệ song phương của mình”.

- Ngày 7/7/1982. Hiệp định “Vùng nước lịch sử” của CHND Campuchia và CHXHCN Việt

Nam đã được ký kết. Theo như Hiệp định này, vấn đề chủ quyền trên các hòn đảo gần bờ trong

vịnh Thái Lan coi như đã được giải quyết. Tất cả các đảo nằm về phía Bắc của đường Brévié

thuộc về Campuchia và những đảo còn lại thuộc về Việt Nam. Vùng nước lịch sử sẽ được quản

lý theo cơ chế “vùng nước chung”. Hai bên cam kết đảm bảo an ninh trên vùng nước này. Nhân

dân địa phương được tiếp tục đánh cá truyền thống. Đường biên giới trong vùng nước lịch sử sẽ

được vạch ra theo phương thức như đã thực hiện tại các vùng biển khác. Đó không là một vấn đề

riêng rẽ mà là một phần thống nhất của việc phân định biển quốc gia đã được hai bên ký kết

thông qua một hiệp định.

- Từ cuộc đàm phán cấp chuyên viên về biên giới lãnh thổ giữa hai nước năm 1988 tới nay, phía

Campuchia đã chính thức đưa ra đề nghị lấy đường Brévié làm đường biên giới trên biển giữa

hai nước. Tuy vậy, các đảng phái chính trị đối lập khác ở Campuchia luôn lợi dụng vấn đề nhạy

cảm về biên giới lãnh thổ để công kích đảng cầm quyền, tuyên chiến gây thù hận giữa hai dân

tộc, cho rằng Việt Nam chiếm đất và các đảo của họ trong vịnh Thái Lan (kể cả đảo Phú Quốc).

- Tại các cuộc đàm phán cấp chuyên viên tháng 6/1998 và các cuộc đàm phán của Ủy ban liên

hợp, Việt Nam thể hiện rõ quan điểm của mình là cần phải phân định biên giới biển theo nguyên

tắc công bằng, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển

năm 1982. Việt Nam chính thức đề nghị áp dụng phương pháp phân định theo đường trung

tuyến có tính tới các hoàn cảnh địa lý và các yếu tố có liên quan khác để điều chỉnh thích hợp đi

tới một giải pháp phân định công bằng cho cả hai bên.

- Hiện nay, quan điểm của cả hai bên về việc phân định biên giới biển Việt Nam - Campuchia

còn khác xa nhau. Trên thực tế, Việt Nam đề nghị căn cứ luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế về

phân định biển và hoàn cảnh cụ thể của vùng biển để phân định công bằng. Đó là việc áp dụng

đường trung tuyến. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, phía Campuchia qua các thời kỳ và đặc

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 41

Page 42: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

biệt là quan điểm của nước bạn trong giai đoạn gần đây thì Campuchia vẫn kiên trì đề nghị lấy

đường Brévié năm 1939 làm đường biên giới trên biển giữa hai nước. Lý do mà Việt Nam không

chấp nhận đường Brévié làm đường biên giới trên biển giữa hai nước là vì cơ sở pháp lý của

đường này không được quốc tế thừa nhận cũng như không đem lại sự công bằng cho cả hai bên.

Bằng bức thư số 867-API ngày 31/1/1939, Toàn quyền Đông Dương là Brévié đã thông báo cho

Thống đốc Nam Kỳ về quyết định của ông vạch đường gọi là đường Brévié để phân chia các

quyền hạn hành chính và cảnh sát trên các đảo giữa Nam Kỳ và Campuchia. Như vậy, đường

Brévié mới giải quyết các quyền hành chính cảnh sát còn vấn đề các đảo quy thuộc vào lãnh thổ

nào hoàn toàn được bảo lưu. Đường Brévié không có chức năng phân chia lãnh hải giữa hai

nước, vì lãnh hải là một bộ phận lãnh thổ của nước ven biển.

            Yêu sách dùng đường Brévié làm đường biên giới trên biển là không có cơ sở về lịch sử,

pháp lý và thực tiễn, là cách làm đi ngược lại với nguyên tắc công bằng trong phân định biển đã

được pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế thừa nhận.

            Vì diện tích chồng lấn trong vùng biển giữa hai nước Việt Nam - Campuchia là không

lớn nhưng do vị trí của vùng biển, yếu tố lịch sử và nguồn lợi hải sản nên đây là vấn đề mà hai

bên rất khó giải quyết. Tháng 6/1998, tại cuộc họp vòng 2 cấp chuyên viên, phía Campuchia vẫn

đề nghị lấy đường Brévié làm đường biên giới biển nhưng Việt Nam không chấp nhận nên

Campuchia đề nghị Việt Nam vạch đường trung tuyến trong vùng nước lịch sử để họ nghiên cứu

và xem xét. Tiếp đến, tại cuộc họp vòng 1 của Ủy ban liên hợp (tháng 3/1999), Việt Nam đã đưa

ra sơ đồ đường trung tuyến trong vùng nước lịch sử để hai bên lấy đường này làm cơ sở đàm

phán, điều chỉnh làm đường phân định biển giữa hai nước. Tuy vậy, đến vòng 2 của cuộc họp

Ủy ban liên hợp (tháng 8/1999), về phía Campuchia vẫn chưa có câu trả lời về đường trung

tuyến mà ta đã vạch ra ở vòng 1. Việt Nam vẫn kiên trì giải thích rõ hơn về tính hợp lý của việc

sử dụng đường trung tuyến trong phân định, coi đây là đường khởi đầu khách quan nhất để hai

bên cùng bàn bạc điều chỉnh hợp lý, hy vọng đi tới một con đường phân định công bằng cho hai

bên. Tuy nhiên từ đó tới nay, phía Campuchia vẫn chưa có một hành động đáng kể nào để đi tới

kết quả phân định biên giới biển giữa hai nước.

Như vậy việc phân định biển Việt Nam - Campuchia là một quá trình khó khăn và lâu dài do

nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, hai bên có lập trường rất khác biệt về đường biên giới biển.  Thứ

hai, việc phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia (cả trên bộ lẫn trên biển) phụ thuộc

rất nhiều vào tình hình chính trị nội bộ của Campuchia và tình hình quan hệ giữa hai nước.  Thứ

ba, phía Campuchia muốn hoàn tất công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ với Việt Nam,

sau đó mới tính đến việc giải quyết biên giới biển.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 42

Page 43: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

2.2.5 Giải quyết tranh chấp biển Việt Nam – Malaysia (tranh chấp vùng chồng lấn)

2.2.5.1 Tranh chấp vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia trong vịnh Thái Lan

Tình hình tranh chấp

Trong vịnh Thái Lan, Việt Nam còn có thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế

chồng lấn với Malaysia với tư hai nước có bờ biển đối diện. Khác với vùng chồng lấn

Việt Nam – Thái Lan, vùng chồng lấn Việt Nam - Malaysia hẹp ( khoảng hơn 10 hải lý )

và dài khoảng 100 hải lý. Khu vực chồng lấn này mở rộng 2500 km2 được hình thành bởi

yêu sách của hai nước.

- Vào đầu năm 1940 trong khu vực chồng lấn giữa hai quốc gia, đã phát hiện ra ba

mỏ dầu khí có thể khai thác thương mại.

- Năm 1971, Việt Nam mở thầu trên khu vực có đường yêu sách thềm lục địa là

đường trung tuyến được vạch giữa các đảo ven bờ giữa Việt Nam và Malaysia.

Giữa Việt Nam và Malaysia có một vùng chống lấn vùng đặc quyền kinh tế và

thềm lục địa. Vùng này hình thành bởi đường ranh giới thềrn lục địa do chính

quyền Sài Gòn công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa do Malaysia

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 43

Page 44: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

công bố năm 1979. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do Sài Gòn có tính đến đảo Hòn

Khoai cách đất liền 6,5 hải lý còn Malaysia đã bỏ qua đảo Hòn Khoai.

- Năm 1979, chính quyền Malaysia cho xuất một tẩm bản đồ thể hiện yêu sách

thềm lục địa. Ranh giới ngoài của yêu sách chính là đường trung tuyến giữa đảo

Redang của Malaysia và mũi Cà Mau của Việt Nam, không tính tới hiệu lực các

đảo ven bờ Việt Nam. Yêu sách trên cùng với Việt Nam đã tạo ra vùng biển chồng

lấn. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do Sài Gòn có tính đến đảo Hòn Khoai cách đất

liền 6,5 hải lý còn Malaysia đã bỏ qua đảo Hòn Khoai.

- Từ năm 1986, Malaysia đẩy mạnh phát triển dầu khí trong vịnh. Malaysia đã kí 3

hợp đồng dầu khí với các công ty nước ngoài mà phạm vi của chúng chồng lấn lên

vùng thềm lục địa do Việt Nam yêu sách. Các lô PM5 và PM8 cấp cho ESSO có

diện tích chồng lấn khoảng 200 km2 và 300 km2 tương ứng. Hợp dodognf ký với

Hamilton (Mỹ và Australia) có khoảng 1440 km2 chồng lấn với lô 46 của Việt

Nam. Ngoài ra còn phải kể đến vùng 800 km2 do cả 3 nước cùng yêu sách nằm

trong vùng khai thác chung Thái Lan – Malaysia.

- Tháng 5 - 1991, Hamilton thông báo kết quả thử vỉa tại mỏ Bunga Orkid-1 trong

đó có lô PM3 cho thấy khả năng khai thác 4440 thùng/ngày. Tại khu vực chồng

lấn Việt Nam - Malaysia, trữ lượng khí được đánh giá khoảng 1,1 ức feed khối.

Việt Nam đã lên tiếng phản đối ngay các hoạt động đơn phương nay.

- Ngày 30-5-1991, một công hàm ngoại giao đã được gửi cho Bộ Ngoại giao

Malaysia khẳng định tình hữu nghị và tinh thần hợp tác ngoại giao giữa hai nước

không cho phép bất kỳ ai được đơn phương cho bên thứ ba tiến hành các hoạt

động thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực chồng lấn. Việt Nam sẵn sàng

hợp tác cùng Malaysia tiến hành phân định thềm lục địa giữa hai nước trên cơ sở

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 44

Page 45: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

tôn trọng chủ quyền và lợi ích của nhau. Vì vậy, các dự án thăm dò và khai thác

dầu khí do PETRONAS tiến hành đều đã bị đình chỉ lại để chờ kết quả.

- Tháng 5/1992, Việt Nam và Malaysia đã ký thoả thuận hợp tác thăm dò khai thác

chung vùng chồng lấn, giao cho các công ty dầu lửa của hai bên ký các dàn xếp

thương mại và tiến hành hợp tác thăm dò, khai thác rồi phân chia sản phẩm; việc

phân định vùng chồng lấn sẽ giải quyết sau. Việc hơp tác giữa hai ngành aầu khí

đang tiến triển bình thường.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Việt Nam và Malaysia đều là hai nước thành viên Công ước 1982 của Liên hợp

quốc về Luật Biển, vì vậy, nguyên tắc chung để giải quyết phân định thềm lục địa và

vùng đặc quyền kinh tế là nguyên tắc công bằng đã được ghi nhận trong các Điều 74 và

83 của Công ước. Hai bên đã đều thống nhất sử dụng phương pháp trung tuyến trong việc

đưa ra các yêu sách của mình, chỉ khác trong xem xét hiệu lực các đảo ven bờ trong

phân định. Hai bên có thể tuần tự đàm phán, thu hẹp bất đồng đi đến một giải pháp công

bằng mà hai bên có thể chấp nhận được. Tuy nhiên tiềm năng dầu khí lớn được phát hiện

đòi hỏi hai bên phải sớm tìm ra một giải pháp có thể chấp nhận để chóng khai thác dầu

khí trong khi đàm phán về phân định phải đòi hỏi về thời gian. Ngoài ra, một vùng biển

tranh chấp quá hẹp, mọi mỏ dầu phát hiện đều có khả năng nằm vắt qua hai đường yêu

sách này. Điều này dẫn tới khả năng hai nước phải tiến hành hợp nhất mỏ mới có điều

kiện khai thác thương mại, dù có hay không đường phân định.

Những lý do trên đã thúc đẩy hai nước đi đến thỏa thuận áp dụng nguyên tắc dàn

xếp tạm thời của Công ước biển 1982. Trong chuyến thăm Kuala Lumpur của Thủ tướng

Võ Văn Kiệt đầu năm 1992, một thỏa thuận về tiến hành đàm phán phân định thềm lục

địa giữa hai nước đã được thông qua. Tiếp sau đó, từ 3-5/6/1992, tại Kuala Lumpur, vòng

đầu tiên đàm phán Việt Nam – Malaysia đã thành công tốt đẹp. Hai bên nhanh chóng đi

đến thỏa thuận áp dụng mô hình Khai thác chung cho “vùng xác định” trên tinh thần hiểu

biết và hợp tác. Thỏa thuận này không làm phương hại tới kết quả hoạch định cuối cùng.

Kết quả đàm phán

Bản ghi nhớ Việt Nam – Malaysia ngày 5/6/1992 quy định phạm vi “vùng xác

định” chỉ liên quan tới khu vực chồng lấn giữa hai bên và loại bỏ tất cả những phần của

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 45

Page 46: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

vùng chồng lấn có liên quan đến yêu sách của nước thứ ba. Vùng chồng lấn ba bên Thái

Lan – Việt Nam – Malaysia là chủ đề của quá trình đàm phán từ cuối 1979.

Phía Việt Nam của PETROVIETNAM và phía Malaysia của PETRONAS đại

điện cho mình để tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác trong vùng “vùng xác

định”. 2 bên đã đi sớm đi đến một thỏa thuận ngày 25/8/1993 về thăm dò và khai thác

dầu khí trong “vùng xác định”. Thỏa thuận này trù định việc thành lập một Ủy ban điều

phối có nhiệm vụ soạn lập các chỉ dẫn về mặt chính sách quản lý các hoạt động dầu khí

trong “vùng xác định”. Ủy ban này hoạt động trên nguyên tắc nhất trí. Ủy ban có 8 thành

viên có quyền bỏ phiếu ngang nhau, mỗi bên 4 người được chỉ định. Quyền chủ tịch

được luân phiên giữa hai bên với nhiệm kỳ 2 năm. Thỏa thuận cũng quy định rõ hai bên

thừa nhận giữ nguyên giá trị các hợp đồng PSC đã kí với PETRONAS và các nhà thầu

trước kia trong “vùng xác định”. PETROVIETNAM ủy quyền cho PETRONAS quản lý

các hoạt động dầu khí trong “vùng xác định” dưới sự chỉ đạo của Ủy ban điều phối, phù

hợp với các quy định của Bản ghi nhớ, Thỏa thuận thương mại và các hợp đồng PSC. Bất

kỳ tranh chấp hoặc bất đồng nào có liên quan đến hoạt động thương mại và dầu khí sẽ

được 2 công ty quốc gia giải quyết, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban điều phối. Mọi nghị

quyết của Ủy ban hoặc quyết định của Ủy ban phải phù hợp với tình hữu nghị, cẩn trọng,

thực tiễn công nghiệp dầu khí hiện đại. Chỉ những tranh chấp hoặc bất đồng mà Ủy ban

điều phối không thể giải quyết một cách thân thiện được mới được trình lên hai Chính

phủ để giải quyết.

Bản ghi nhớ cũng được quy định nguyên tắc phân chia đều giữa hai bên, mọi chi

phí và lợi nhuận có được từ hoạt động dầu khí trong “vùng khai thác chung”, được tiến

hành theo Thỏa thuận thương mại, PETROVIETNAM ủy cho PETRONAS, bên tiến

hành trực tiếp các hoạt động dầu khí trong “vùng xác định” dưới sự chỉ đạo của Ủy ban

điều phối, đảm nhận mọi hoạt động tài chính, tiến hành đóng thuế theo thỏa thuận giữa

hai Chính phủ và chia đôi phần lợi tức còn lại cho PETROVIETNAM.

Hai bên cũng trù định vấn đề hợp nhất mỏ. Điều II, khoản 2, Bản ghi nhớ Việt

Nam – Malaysia quy định: “ Khi một mỏ dầu nằm trong phần vùng xác định và một phần

bên ngoài, trên thầm lục địa của Việt Nam hoặc Malaysia như có thể xảy ra trong trường

hợp này, hai bên sẽ thỏa thuận đi đến các điều khoản có thể chấp nhận được để thăm dò

và khai thác”.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 46

Page 47: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Sau 4 năm thỏa thuận thương mại được thông qua, ngày 29/7/1997, tấn dầu đầu

tiên đã được khai thác lên trong “vùng xác định” từ mỏ Bunga Kekwa. Điều này cho thấy

Việt Nam và Malaysia đã thành công trong việc áp dụng mô hình quản lý khai thá chung

trong khu vực vịnh Thái Lan. Kết quả này cho thấy những kinh nghiệm quý báu trong

việc quản lý khai thác và giải quyết các tranh chấp biên giới biển trong khu vực và thế

giới.

Ngoài ra vùng khai thác chung giữa Thái Lan và Malaysia rộng 7.250 km2 có 800

km2 liên quan đến Việt Nam. Ba nước đã thoả thuận sẽ cùng nhau giải quyết khu vực

này và cuộc họp đầu tiên đã diễn ra tháng 2/1998 vòng hai sẽ họp vào nửa cuối năm 1998

để bàn về khả năng khai thác chung vùng chồng lấn.

2.2.5.2 Tranh chấp Việt Nam và Malaysia về một số đảo tại quần đảo Trường Sa

Hoa Lau (Layang Layang) , Kỳ Vân, Kiệu Ngựa.

Giữa Việt Nam và Malaysia còn có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với quần

đảo Trường Sa do Malaysia có yêu sách đối với vùng phía Nam quần đảo Trường Sa và

trên thực tế trong 2 năm 1993-1994 Malaysia đã cho quân chiếm ba bãi đá ngầm ở Nam

quần đảo Trường Sa: Hoa Lau (Layang Layang) , Kỳ Vân, Kiệu Ngựa.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 47

Page 48: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Đảo Đá Hoa Lau và Bãi Kỳ vân

Ngày 3 tháng 2 năm 1971, Đại sứ Malaysia tại Sài Gòn gửi một công hàm cho

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nói một cách dè dặt rằng họ có chủ quyền đối với vùng

phía Nam quần đảo Trường Sa. Ngày 20 tháng 4 năm 1971, Chính quyền VNCH gửi

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 48

Page 49: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

công hàm bác bỏ quan điểm đó, khẳng định quần đảo Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ

quyền của Việt Nam thì Malaysia im lặng không tỏ thái độ gì

Ngày 21 tháng 12 năm 1979, Malaysia cho xuất bản một bản đồ vẽ ranh giới lãnh

hải của Malaysia lấn vào vùng biển phía Nam của quần đảo Trường Sa, trong đó có các

đảo An Bang, Thuyền Chài do quân đội nhân dân Việt Nam đang đóng giữ và đảo Công

Đo do Philippines đang chiếm giữ trái phép. Khu vực này rộng khoảng 4,4km2.

Ngày 29 tháng 4 năm 1980, Bộ Ngoai giao Việt Nam gửi công hàm cho Malaysia

phản đối việc làm này và ngày 8 tháng 5 năm 1980, nhân chuyến thăm và hội đàm với

Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đã khẳng định đảo An

Bang là của Việt Nam.

Năm 1982, Malaysia cho dựng cột mốc, dựng cột cờ trên đảo Hoa Lau (Swallow

Reef) mà họ gọi là Terumbu Layang Layang. Tháng 6 năm 1982, đích thân Tổng Tham

mưu trưởng quân đội Malaysia là tướng Ta Sri Mohamed Chazali chỉ huy, tổ chức một

cuộc hành quân chiếm đóng đảo Hoa Lau ở phía Đông Nam đảo An Bang 60 hải lý,

nhằm giành chủ quyền trên một vùng biển rộng 150 hải lý vuông tính từ đảo Hoa Lau trở

về vùng biển Malaysia và có một chổ đứng chân để tranh chấp một phần quần đảo

Trường Sa của Việt Nam. Tướng Ta Sri Mohamed Chazali tuyên bố “bảo đảm chắc chắn

rằng các vùng ngoài biển của chúng ta được an toàn”. Malaysia đã cho công binh đào

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 49

Page 50: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

một con kênh qua bãi san hô vào sát đảo dài 1.800 mét, rộng 300 mét cho tàu thuyền vào

trú đậu an toàn, xây dựng thành một điểm tựa cho các hành động lấn chiếm tiếp theo.

Đảo Đá Hoa Lau ( Malaysia chiếm)

Bãi En ca, Thám hiểm.

Năm 1999, Malaysia chiếm đóng và xây dựng trên Đá En ca và Bãi Thám Hiểm.

Đây là lần đầu tiên một thành viên ASEAN có hành động chống lại yêu sách của những

nước khác ở Biển Đông, trong trường hợp này là Philippines và Việt Nam4

Sự chiếm đóng của Malaysia là một sự tiếp tục của cách tiếp cận chặn trước bắt

đầu từ đầu những năm 1980 với việc chiếm đóng Đá Hoa Lau (Swallow Reef). Bãi Thám

Hiểm cách Palawan khoảng 460 km, và cách Kota Kinabalu xấp xỉ 250km. Nó chỉ cách

điểm chiếm đóng xa nhất và chủ yếu nhất  của Malaysia tại Trường Sa là Đá Hoa Lau 80

4 http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/1222-dna-tranh-chap-bien-dong

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 50

Page 51: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

km. Đá En ca nằm ở phía Tây của Bãi Thám Hiểm và cách thành phố Peurto Princesa

của Philippines khoảng 525 km.

Bãi En ca và Bãi Thám hiểm

Trước tình hình đó, Philippines bắt đầu soạn một bản dự thảo của Bộ quy tắc ứng

xử trên Biển Đông. Philippines đã có thời gian dài ấp ủ Bộ quy tắc ứng xử trên Biển

Đông và lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về việc phát triển Bộ luật này tại cuộc họp thứ hai

của Diễn đàn khu vực ASEAN vào tháng 8 năm 1995. Vào tháng 5 năm 1999, Thứ

trưởng ngoại giao các nước ASEAN đã trao nhiệm vụ cho Philippines và Việt Nam

chuẩn bị soạn bản dự thảo Bộ quy tắc ứng xử. Philippines đóng vai trò tiên phong và

chuẩn bị bản dự thảo đầu tiên. Bản dự thảo này đã được trình bày trước Bộ trưởng ngoại

giao các nước ASEAN và diễn đàn khu vực ASEAN tại cuộc họp vào tháng 7 năm 1999

nhưng đều không được thông qua. Cả Malaysia và Việt Nam đều rất quan tâm tới quá

trình Philippines thực hiện việc soạn thảo Bộ quy tắc như thế nào. Các quan chức

Malaysia nhận xét rằng Philippines dường như có ý định đẩy nhanh quá trình phê chuẩn

bằng việc đệ trình bản dự thảo Bộ quy tắc lên Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN, và

sau đó là tới các nhà lãnh đạo chính trị mà không có bất cứ một cuộc thảo luận trước nào

ở cấp các quan chức cao cấp. Hơn nữa, theo quan điểm của Bộ trưởng ngoại giao

Malaysia Syed Hamid Albar, bản dự luật là một văn bản pháp lý quá tuyệt đối hơn là một

văn bản chính trị với các nguyên tắc chỉ đạo. Việt Nam cũng không hài lòng với chủ định

của Philippines trong việc đẩy nhanh quá trình này. Theo báo cáo thì đây chính là lý do

vì sao Việt Nam từ chối trở thành đồng tác giả của bản dự thảo Bộ quy tắc.

Vào tháng 9 năm 1999, Philippines đã đệ trình bản dự thảo thứ hai. Một lần nữa,

bản dự thảo lại không nhận được sự ủng hộ.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 51

Page 52: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Trong suốt hai năm 2000 và 2001, ASEAN và Trung Quốc đã phối hợp cùng nhau

phát triển một bản dự thảo hợp nhất, thành lập Nhóm hoạt động tham vấn các quan chức

cao cấp ASEAN- Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử để thúc đẩy tiến trình. Quần đảo

Hoàng Sa tiếp tục là một vấn đề rất khó giải quyết vì Việt Nam kiên quyết yêu cầu bao

hàm Hoàng Sa trong Bộ quy tắc. Malaysia đã phản đối lại điều này mặc dù Malaysia

không có bất cứ yêu sách nào liên quan đến quần đảo Hoàng Sa.

Với nỗ lực phá vỡ thế bế tắc này, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Malaysia Syed Hamid

Albar đã đề xuất một phương sách mới tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao các nước

ASEAN lần thứ 35 diễn ra tại Brunei trong hai ngày 29-30 tháng 7 năm 2002: một tuyên

bố về quy tắc ứng xử biển Đông. Theo quan điểm của ông, bản tuyên bố này sẽ khẳng

định vị thế của ASEAN và là một tín hiệu cho thấy hiệp hội sẽ làm gì đó để giảm bớt tình

hình căng thẳng này. Bộ trưởng Bộ ngoại giao - Ahmad Fuzi Abdul Razak cũng tán

thành việc gọi văn kiện này là một tuyên bố hơn là một bộ luật vì “điều này sẽ dễ dàng

hơn cho các thành viên ASEAN ủng hộ và chấp thuận” và “ít bị các quốc gia phản đối

nhất, đặc biệt là những quốc gia đưa ra yêu sách”. Sự thay đổi tên gọi từ Bộ quy tắc

thành Bản tuyên bố mặc dù là khá thực dụng cho thấy một sự giảm bớt ý chí chính trị

giữa các thành viên ASEAN để ký kết một văn kiện có ý nghĩa. Một vài vấn đề cũng đã

bắt đầu có dấu hiệu nảy sinh là sự bất lực của ASEAN trong nỗ lực hòa giải mối bất đồng

giữa Malaysia và Việt Nam về phạm vị địa lý áp dụng của văn kiện.

Sau khi Malaysia chiếm đóng hai dải đá ngầm, nước này khá im hơi lặng tiếng.

Điều này có thể được hiểu rằng vì Malaysia đã phá vỡ những gì mình đã cam kết trong

Bản tuyên bố năm 1992 về Biển Đông, đặc biệt, ở đoạn thứ hai của Bản tuyên bố chỉ ra

rằng các bên cam kết thực hiện kiềm chế để thúc đẩy một bầu không khí tích cực để giải

quyết mọi tranh chấp.

2.2.5.3 Nguyên tắc giải quyết của Việt Nam

Việt Nam phải làm thế nào có lợi cho Việt Nam trong việc giải quyết chủ quyền

các đảo và hải phận biển Đông? Theo các chuyên gia về luật pháp quốc tế và quan hệ

quốc tế ở ĐNA, các yếu tố xét ra có lợi cho Việt Nam, đó là:

1. Việt Nam luôn luôn  tôn trọng các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết như

“Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển” năm 1982 (United Nations

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 52

Page 53: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Convention on the Law of the Sea -UNCLOS), “Quy tắc ứng xử của các bên ở

Biển Đông” năm 2002.

2. Việt Nam nên chuẩn bị hồ sơ về “tuyên bố đường cơ sở lãnh hải của Việt Nam”

để nộp cho Liên Hiệp Quốc theo yêu cầu của Công ước Luật biển Liên Hợp

Quốc trước ngày 13 tháng 5 năm 2009.

3. Vận động quốc tế ủng hộ lập trường về biển của Việt Nam tại biển Đông.

4. Trước mắt là khai thác vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam đã được quốc tế

công nhận (hay không phản đối)

5. Về dài hạn là củng cố quốc phòng, liên minh chiến lược với bạn bè quốc tế có

cùng chung quyền lợi để bảo đảm an ninh khu vực ở Đông Nam Á..

6. Tiến đến việc đưa vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ra tòa án quốc tế 

(International Court of Justice).

 

Trong bản tin của Thông tấn xã Việt Nam phát đi ngày 25 tháng 10 năm 2008 về

Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng

Nguyễn Tấn Dũng, có đoạn viết: “Hai bên đạt được nhận thức chung quan trọng về

những biện pháp triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung

Quốc. Hai bên nhất trí duy trì tiếp xúc mật thiết giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai

nước phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung

trong việc quy hoạch tổng thể và đẩy mạnh toàn diện hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh

vực; hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa các bộ ngành, thực hiện tốt các thỏa thuận hợp tác

giữa các ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh”…

“Lãnh đạo hai nước đã trao đổi ý kiến một cách thẳng thắn và hữu nghị về việc gìn giữ

hoà bình ổn định ở Biển Đông, đồng ý tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên

cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thuỷ văn, thăm dò khai

thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế

trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước” (2) .

Hy vọng rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trên biển Đông

trong tương lai sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 53

Page 54: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

2.2.6. Việt N am - Thái Lan 2.2.6.1. Lịch sử tranh chấp và quá trình đàm phán giải quết

Giữa Việt Nam và Thái Lan có 2 vấn đề chủ yếu cần giải quyết về tranh chấp trong phân

định vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế

- Về phân định thềm lục địa:

Đối tượng của tranh chấp: Vịnh Thái Lan, diện tích khoảng 300000km2, giới hạn bờ biển

của bốn nước: Thái Lan, Malaysia, Campuchia và Việt Nam. Việt Nam và Thái Lan là hai nước

có bờ biển đối diện nên cùng có quyền mở rộng vùng biển của mình tạo ra một vùng chồng lấn

rộng khoảng 6074km2.

- Về vùng đặc quyền kinh tế:

Theo như quy định về vùng đặc quyền kinh tế của UNCLOS thì tinh thần của vùng đặc

quyền kinh tế là bảo đảm quyền lợi kinh tế của nước ven biển. Ngoài việc bảo đảm quyền lợi

kinh tế và những quyền tài phán hạn chế, tinh thần của quy chế vùng đặc quyền kinh tế gần

giống tinh thần của quy chế biển cả. Phần lớn các nước trên thế giới công nhận là quyền hoạt

động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế giống như trong biển cả, ngoại trừ hoạt động quân sự

không được gây thiệt hại cho kinh tế của nước ven biển và không gây thiệt hại đáng kể cho tài

nguyên. Như vậy vùng đặc quyền kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế ,chính trị và

quân sự của quốc gia ven biển.

Hai nước đều có những tuyên bố riêng về vùng dặc quyền kinh tế và đường cơ sở, tuy

nhiên các tuyên bố này đều không thể hiện được một ranh giới thật sự nào cho vùng đặc quyền

kinh tế của hai bên.

Năm 1971 Việt Nam đưa ra đường yêu sách là đường trung tuyến được vạch giữa một

bên là Hòn Khoai, Thổ Chu và Poulo Wai của Campuchia và một bên là bờ biển Thái Lan,

trong đó bỏ qua các đảo nhỏ của Thái. Trong đó vị trí của đảo Thổ Chu cũng là một điểm

mấu chốt cần tính đến trong phân định vì đảo càng xa bờ thì càng có lợi trong phân định ranh

giới biển giữa hai nước có biển.

Thái Lan là nước đầu tiên đã thăm dò khai thác dầu khí trong vịnh. Năm 1973 Thái Lan

đơn phương vạch ranh giới ngoài thềm lục địa của nước này trong vịnh Thái Lan, cố tình bỏ

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 54

Page 55: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

qua cá đảo xa bờ như đảo Ko Kra, Ko Losin của Thái,đảo Thổ Chu của Việt Nam và đảo

Poulo Wai của Campuchia.

F Mỗi nước có những lập trường riêng trong phân định vùng biển này vì mỗi bên đều có những

quan điểm khác nhau về vị trí của các đảo, công nhận hay không công nhận một số đảo làm căn

cứ phân chia vùng thềm lục địa.

Quá trình thương lượng kéo dài trong vòng 5 năm từ 7/9/1992 đến 9/8/1997 với 9 vòng

đàm phán. Ngày 9/8/1997 tại Bangkok hai nước đã kí kết Hiệp định phân định biển trên cơ sở

tôn trọng nguyên tắc không bao gộp các vùng chồng lấn do bất kỳ quan điểm của bên thứ ba

nào. Khu vực này được giới hạn bởi hai đường yêu sách năm 1971 và 1973 ở phía Bắc và phía

Nam.

2.2.6.2. Kết quả đàm phán

- Đường phân chia thỏa thuận là đường CK với diện tích nghiêng về thái Lan(2/3) và Việt

Nam(1/3).

- Đường biên giới CK tạo thành đường biên giới phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh

tế giữa Việt Nam và Thái Lan.

- Cam kết sẽ cùng đàm phán với Malaysia về vùng chồng lấn giữa ba nước.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 55

Page 56: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

3. BIÊN GIỚI “MỀM”Khi nói đến khái niệm “biên giới quốc gia”, người ta thường nghĩ đến biên giới

hành chính (biên giới cứng). Đó là một ranh giới xác định, nó được ghi nhận trên bản đồ

và đánh dấu trên thực địa hoặc là mặt thẳng đứng đi qua đường ranh giới nói trên xác

định bên ngoài lãnh thổ quốc gia, nó giới hạn vùng lãnh thổ của một quốc gia và giới hạn

phạm vi quyền lực tối cao (lập pháp, hành pháp, tư pháp) của quốc gia đối với lãnh thổ.

Biên giới quốc gia được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp

giáp nhau, và chúng được thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc

gia liên quan. Chính biên giới này đã xác định ra lãnh thổ quốc gia, một phạm vi địa lý

bất khả xâm phạm.

Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây đã xuất hiện một khái niệm mới làm

thay đổi cách nhìn nhận của con người về biên giới quốc gia, đó là khái niệm “biên giới

mềm”. Đây là khái niệm của tác giả Thôi Hoặc Thần đưa ra năm 1991 tại Trung Quốc

trong “cuốn sách cuộc đấu tranh giành giật biên giới mềm”. Có thể nói đến một số ví dụ

điển hình để chứng minh sự xuất hiện của khái niệm mới này. Đó là: vào những năm 90

của thế kỷ XIX, các học giả Trung Quốc, mà tiêu biểu là Tô Ngọc Vân đã nghiên cứu

toàn bộ quy trình chuyển động của hàng hóa và văn hóa, cũng từ đó họ đã đưa ra một học

thuyết gọi là “biên giới mềm”. Theo đó không gian sinh tồn của Trung Quốc được mở

rộng theo một đường biên giới “mềm” gắn Trung Quốc với các nước, các vùng lãnh thổ

lân cận, nơi có lợi ích chính trị, kinh tế, an ninh… của Trung Quốc vì “ hàng hóa, văn

hóa Trung Quốc ở đâu là biên giới Trung Quốc ở đó”. Do vậy, một số người Trung Quốc

tự hào và nói rằng: “Ở đâu người ta sử dụng thành quả của nước tôi, thì ở đó mang dấu

ấn của chúng tôi. Và nơi đó chính là lãnh thổ của nước tôi!”. Và sau này ta còn nghe

những tuyên ngôn như: “Ở đâu người ta tiêu dung hàng hóa Nhật thì ở đó là biên giới

Nhật”.

3.1 Khái niệm

Theo Thôi Hoặc Thần, “biên giới mềm” chính là giới hạn sinh tồn của mỗi quốc

gia trong thời đại này. Cơ sở vật chất của quốc gia theo quan niệm về “biên giới mềm” có

thể được mở ra rất rộng chứ không còn bó hẹp như “biên giới cứng” nữa. Nó được mở

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 56

Page 57: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

rộng một cách vô hình, đã biến lãnh thổ nước khác thành “cơ sở vật chất” của mình, mở

rộng không gian sinh tồn mặc dù “không gian chủ quyền” về mặt pháp lý vẫn giữ nguyên

như trước.

3.2 Tình hình Việt Nam hiện nay trước thực trạng biên giới mềm

- Về kinh tế:

Trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang loay hoay với kế hoạch trở lại chinh

phục “sân nhà” thì thị trường nội địa đã là đất sống của hàng ngoại. Không ở đâu như

Việt Nam, hàng nhập lậu, tiểu ngạch chiếm số lượng khổng lồ không thể kiểm soát được.

Lực lượng quản lý thị trường dường như bất lực bởi hàng lậu. Chưa khi nào thị trường

thời trang Việt Nam lại sôi động như hiện nay. Nhãn hàng thời trang cao cấp của thế giới

liên tục đổ vào Việt Nam, đủ loại, đủ kiểu. Có thể nói biên giới “mềm” của nước ta càng

ngày càng bị thu hẹp.

Các hãng thời trang nước ngoài tràn ngập tại Việt Nam

Bên cạnh đó, hiện nay đang có hàng chục vạn lao động phổ thông Trung Quốc

đang làm việc không giấy phép khắp nơi trên mọi miền của Việt Nam

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 57

Page 58: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

Lao động Trung Quốc tại công trường ở Việt Nam

- Về văn hóa:

Chúng ta có dễ dàng nhận thấy vấn đề đang nổi trội hiện nay đó là phim ảnh, ca

nhạc, thời trang Hàn Quốc đang có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến với giới trẻ Việt Nam.

Việc điện ảnh Hàn Quốc trong giới tuổi trẻ của chúng ta đã không còn lạ lẫm với mọi

người nữa mà chúng ta có thể thấy bất cứ đâu bất cứ lúc nào trên lãnh thổ Việt Nam. Như

vậy có thể công nhân việc phim Hàn đã ảnh hưởng sâu

rộng và đi đến tận người dân Việt Nam không chỉ có ở giới

trẻ mà còn ở mọi lứa tuổi mọi giới tính.

Đồng thời phim Trung Quốc có lồng ghép với lịch

sử của nước họ du nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều

hơn, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa nước ta. Thời trang

Hàn rất là thanh nhã, lịch sự và làm cho người con gái từ

kiểu tóc đến áo quần nhìn rất tre trung và năng động.

Nhưng cũng có một xu hướng là giới trẻ bây giờ bắt chước một cách thái quá. Trong khi

họ không phù hợp với những trang phục này mà vẫn bắt chước, rồi trang điểm một cách

quá kinh dị, không phù hợp với thời tiết của Việt Nam nhưng với nhận thức ở mức kém

cỏi của họ là phù hợp là theo thời trang bởi lẽ hình tượng của những diễn viên đã chiếm

lĩnh tư tưởng của họ.

Việc mọi người yêu phim Hàn và đặc biệt là giới trẻ cũng bởi lẽ phim Hàn diễn

xuất rất gần gũi, nói chung là khá gần gũi với Việt Nam… mặc dù hơi dài dòng nhưng

người ta vẫn theo dõi, rồi trong phim khoc thì ở ngoài cũng khóc theo…diễn viên đẹp,

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 58

Page 59: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

diễn hết mình nên coi thấy giống như ở ngoài đời, rất là thật, nội dung rất sống cuộc sống

hàng ngày…và hợp với tình cảm văn hóa Việt Nam ta. Nhưng trình độ diễn xuất lại hơn

hẳn so với Việt Nam, chất lượng diễn viên cũng cao hơn nhiều

- Về thông tin:

Trong những năm gần đây, có thể công nhận rằng Việt Nam là một trong những

nước phát triển nhanh về internet. Chỉ khoảng chừng 10 năm, đã có 26 doanh nghiệp

được cấp phép cung cấp dịch vụ internet. Với sự ra đời và bùng nổ dịch vụ tri cập

internet ADSL, hiện nay số lượng người sử dụng internet đã vượt mức trung bình của thế

giới. Với mật độ sử dụng internet là khoảng 18,7/100 dân.

Ảnh mang tính chất minh họa

Mặc dù phát triển như vậy nhưng vấn đề an ninh mạng ngày càng nghiêm trọng,

ngày càng xuất hiện nhiều hơn nữa những thông tin độc hại trên internet mà không thể

kiểm soát được. Với các loại tấn công qua mạng trên thế giới như phát tán virut, lừa đảo

trực tiếp của một số cá nhân, tổ chức nước ngoài đã làm ảnh hưởng đến chất lượng thông

tin mạng của Việt Nam không được đánh giá cao. Mặt khác, về sự tăng trưởng của công

nghệ thông tin ở Việt Nam ngày càng cao, nên cần nhiều nguồn vốn để phát triển. Vì thế

sẽ phụ thuộc vào các nguồn đầu tư nước ngoài.

Việt Nam hiện nay là thị trường gia công phần mềm cho các nước phát triển chủ yếu

là sử dụng các phần mềm mua từ các công ty nước ngoài như Microsoft của Mỹ. Đây là

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 59

Page 60: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

một trong những nhược điểm của nền công nghệ thông tin nước ta. Với xu hướng phát

triển toàn cầu thì công nghệ thông tin chiếm một vị trí rất quan trọng. Nhưng thật là đáng

tiếc Việt Nam chưa có đủ sức để sản xuất những sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ

thông tin. Một vài ví dụ điển hình như: Máy tính xách tay, điện thoại di động, chip điện

tử… đều là những sản phẩm nhập từ các công ty ngoại quốc như Sony, HP, Nokia… Và

từ những vấn đề nêu ở trên ta dễ dàng thấy được biên giới “mềm” trong lĩnh vực thông

tin của Việt Nam đang bị các nước lớn xâm lược một cách trắng trợn.

- Về chính trị:

Từ Trung Quốc: Hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều đi theo con đường xã

hội chủ nghĩa, chính vì thế nên bản thân Việt Nam và Trung Quốc cùng chia sẽ lý

tưởng xã hội chủ nghĩa. Lãnh đạo hai nước thường nhắc đến con đường đi lên xã

hội chủ nghĩa góp phần tạo nên quyền lực mềm của Trung Quốc đối với Việt

Nam.

Việt Nam chúng ta nằm cạnh Trung Quốc, mà trong khi Trung Quốc ngày càng

lớn mạnh thêm về tiềm năng kinh tế kể cả là tiềm lực quân sự. Hàng hóa Trung

Quốc tràn ngập trên thị trường Việt Nam điều đó thể hiện cái uy của Trung Quốc.

Thế nên, khi Việt Nam muốn bảo vệ quyền lợi của mình mà có ảnh hưởng nhất

định tới quyền lợi của Trung Quốc thì ngại, hay nói một cách đúng hơn là sợ.

Triết lý “cá lớn nuốt cá bé” là cách giải thích cho nhận đinh trên. Cho nên, đó là

điều rất thiệt thòi cho Việt Nam chúng ta. Trung Quốc có ưu thế lớn vì nước này

có một lượng tiền rất lớn, tập trung cho chính quyền trung ương sử dụng nên rất

dễ dàng huy động tài chính cho những việc làm “bành trướng” của mình

Từ Mỹ: Đối với Việt Nam, Hoa Kỳ có quyền lực “mềm” nhất định với dân chúng

vì lí tưởng ngoại giao của Hoa Kỳ là bảo vệ nhân quyền và dân chủ, lợi ích khách

quan của người dân là muốn bảo vệ nhân quyền của mình và muốn thêm nhiều

quyền dân chủ trong việc hoạch định chính sách quốc gia. Nhưng đối với chính

quyền Việt Nam hiện nay, họ cho rằng chính sách nhân quyền và dân chủ của Hòa

Kỳ là đe dọa lớn với họ. Vì giữa Việt-Mỹ có sự đối lập về ý thức hệ, nên Hoa kỳ

không thể triển khai đối với Việt Nam, còn về ân ( nghĩa là chăm sóc, mua

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 60

Page 61: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

chuộc..) Mỹ chưa có được cách hành xử tạo được ân huệ với chính quyền Việt

Nam.

3.3 Một nước bé như Việt Nam chúng ta cần phải làm gì?

Với những gì đã trình bày ở trên, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng Việt Nam là

“miếng bánh béo bở” mà các nước mạnh đang dùng nó để mở rộng biên giới “mềm” của

mình. Đây là sự thật đáng buồn nhưng chúng ta phải chấp nhận, vì đó là kết quả tất yếu

của quá trình vận động và phát triển khách quan của thế giới. Nhưng sự chấp nhận đó

không phải là ngồi một chỗ để sóng đẩy đi đâu thi đến nơi đó; mà sự chấp nhận ở đây là

chấp nhận những gì đang diễn ra để tìm cách phát triển mình. Tại sao chúng ta bị các

nước mạnh xâm chiếm biên giới “mềm” của mình, mà mình không vận dụng nó để mở

rộng biên giới “mềm” của mình sang các quốc gia khác. Nhóm chúng tôi thiết nghĩ đó

cũng là một cách tự bảo vệ “diện tích lãnh thổ mềm” của mình. Đồng theo đó chúng ta

cần khéo léo về mặt ngoại giao để tạo nên những đối trọng, những nước lớn khác trong

khu vực có cùng sự hội tụ về lợi ích với Việt Nam như Ấn Độ, Nhật Bản và một phần các

nước ASEAN là những nơi Việt Nam có thể dựa vào. Nhưng Việt Nam không chỉ đơn

thuần dựa vào các thế lực như vậy, mà còn dựa vào dư luận quốc tế để tạo nên sự hậu

thuẫn trước các vấn đề tranh chấp như là biển đảo. Còn về lâu dài, Việt Nam phải có nội

lực của bản thân mình. Chúng ta cần ý thức rõ: “nội lực là yếu tố quyết định, sự giúp sức

bên ngoài chẳng qua chỉ là chất xúc tác làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn mà thôi”. Đó

là chú trọng quan tâm, quan tâm hơn nữa về lĩnh vực giáo dục thông qua đấy chúng ta nổ

lực phát triển khoa học kỹ thuật để làm “đòn bẩy” nhằm phát triển kinh tế. Và xa hơn là

mở rộng biên giới “mềm” trong tương lai gần.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 61

Page 62: Essay on International Law

Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng

LỜI KẾT

Với việc trình bày một cách rõ ràng và có hệ thống, bài viết đã cho người đọc

bước đầu hình dung lịch sử hình thành biên giới quốc gia Việt Nam. Thông qua đó, bài

viết còn là bước đệm để việc tìm hiểu sâu và kĩ hơn về các nội dung liên quan tới đề tài

này được thuận tiện, dễ dàng. Bài viết đã chứng minh rằng nền tảng lý luận và thực tiễn

càng vững thì việc xây dựng biên giới quốc gia càng được thực hiện hiệu quả, công bằng.

Trong tương lai, Việt Nam sẽ đẩy nhanh việc xác định được một đường biên giới

rõ ràng trên đất liền với một hệ thống mốc giới hiện đại giữa nước ta và các nước có

chung biên giới, mở ra cơ hội, tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở

rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị; tạo tiền đề vững chắc để

xây dựng biên giới Việt Nam – Trung Quốc;Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia

thành những đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài. Góp phần vun đắp cho

tình hữu nghị truyền thống giữa các nước láng giềng không ngừng phát triển, đóng góp

tích cực đối với hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Đồng thời, vấn đề hoạch định

đường biên giới biển với các quốc gia liên quan từng bước xác định rõ phạm vi và chế độ

pháp lý của các vùng biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai

thác và quản lý. Ngoài ra, trong bài viết, khái niệm “biên giới mềm” được đề cập tuy sơ

lược nhưng cũng giúp người đọc có cái nhìn cận cảnh vào vấn đề, hiểu rõ hơn về thuật

ngữ được sử dụng.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang Page 62