Top Banner
Thông đip ca Chtch HĐQT ..................................................................................... 2 1. Tng quan Công ty, mc tiêu và chiến lược phát trin ........................................ 4 1.1. Lch shình thành và phát trin .................................................................................4 1.2. Ngành nghkinh doanh chính: ...................................................................................4 1.3. Các sn phm ca Công ty: .........................................................................................5 1.4. Nhng thay đổi vvn điu l....................................................................................5 1.5. Smnh, Tm nhìn, mc tiêu dài hn ....................................................................5 2. Báo cáo ca Hi đồng qun tr................................................................................ 6 2.1. Tình hình hot động ca Công ty................................................................................6 2.2. Tình hình thc hin Nghquyết Đại hi cđông vvic tăng vn lên 100,1 tđồng trong năm 2008 ...........................................................................................................7 2.3. Hot động ca Hi đồng qun tr................................................................................7 2.4. Mc tiêu thc hin trong năm 2009 ............................................................................8 2.5. Mc tiêu dài hn..........................................................................................................8 3. Báo cáo ca Ban giám đốc ....................................................................................... 8 3.1. Báo cáo tình hình tài chính ........................................................................................ 8 3.2. Hot động đầu tư...................................................................................................... 13 3.3. Hot động Marketing ............................................................................................... 14 3.4. Chtiêu kế hoch cho năm 2009 .............................................................................. 15 3.5. Bin pháp thc hin nhng mc tiêu đề ra .............................................................. 16 4. Tchc nhân s..................................................................................................... 17 4.1. Cơ cu tchc ca Công ty ......................................................................................17 4.2. Ban qun trCông ty: ................................................................................................17 4.3. Thay đổi thành viên Hi đồng qun tr, Ban giám đốc, Ban kim soát, và Kế toán trưởng ..............................................................................................................18 4.4. Cơ cu lao động và chính sách đối vi người lao động ............................................19 5. Thông tin cđông và Ban Qun trCông ty ....................................................... 19 6. Báo cáo ca Ban kim soát .................................................................................... 21
25

đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

Apr 04, 2022

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT ..................................................................................... 2 1. Tổng quan Công ty, mục tiêu và chiến lược phát triển ........................................ 4 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................................4 1.2. Ngành nghề kinh doanh chính: ...................................................................................4 1.3. Các sản phẩm của Công ty:.........................................................................................5 1.4. Những thay đổi về vốn điều lệ ....................................................................................5 1.5. Sứ mệnh, Tầm nhìn, mục tiêu dài hạn ....................................................................5 2. Báo cáo của Hội đồng quản trị................................................................................ 6 2.1. Tình hình hoạt động của Công ty................................................................................6 2.2. Tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội cổ đông về việc tăng vốn lên 100,1 tỷ đồng

trong năm 2008 ...........................................................................................................7 2.3. Hoạt động của Hội đồng quản trị ................................................................................7 2.4. Mục tiêu thực hiện trong năm 2009............................................................................8 2.5. Mục tiêu dài hạn..........................................................................................................8 3. Báo cáo của Ban giám đốc....................................................................................... 8 3.1. Báo cáo tình hình tài chính ........................................................................................ 8 3.2. Hoạt động đầu tư...................................................................................................... 13 3.3. Hoạt động Marketing ............................................................................................... 14 3.4. Chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2009.............................................................................. 15 3.5. Biện pháp thực hiện những mục tiêu đề ra .............................................................. 16 4. Tổ chức nhân sự ..................................................................................................... 17 4.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty ......................................................................................17 4.2. Ban quản trị Công ty:................................................................................................17 4.3. Thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, và Kế

toán trưởng ..............................................................................................................18 4.4. Cơ cấu lao động và chính sách đối với người lao động............................................19 5. Thông tin cổ đông và Ban Quản trị Công ty ....................................................... 19 6. Báo cáo của Ban kiểm soát .................................................................................... 21

Page 2: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

2

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT

Năm 2008 là năm có nhiều biến động về kinh tế và tài chính, thể hiện là sự suy giảm kinh tế và khủng hoảng tài chính trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong nước. Tăng trưởng GDP thực tế năm 2008 đạt 6,23%, giảm 2,25% so với kế hoạch, tỷ lệ lạm phát tăng cao ngoài dự kiến là 19,8%. Dẫn đến tăng trưởng trong ngành công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng giảm sút đáng kể. Sản xuất của ngành công nghiệp khai thác giảm nhiều so với năm trước, giá trị tăng thêm giảm 3,8%; đặc biệt giá trị tăng thêm của ngành xây dựng năm nay không tăng (năm 2007 ngành này tăng 12%).

Có thể nói nền kinh tế nước ta vừa trải qua một năm đầy khó khăn thách thức. Tuy nhiên Hội đồng quản trị cùng Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Đá Hóa An đã nỗ lực, tăng cường triển khai các cuộc họp để đưa ra chính sách hoạch định chiến lược, kiểm soát quản trị sản xuất-đầu tư, chính sách tài khóa, thực hiện điều chỉnh chính sách giá cả kịp thời so với mặt bằng chung của thị trường, giữ vững được sự tin tưởng và uy tín đối với khách hàng nên tiếp tục đạt được những thành quả khả quan. Tổng doanh thu tăng 56,6% so với năm 2007, đạt 125,0% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế tăng 3,9% so với năm 2007, đạt 118,77% so với kế hoạch.

Trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh khai thác mỏ, ngoài khai thác mỏ Hóa An, trong năm vừa qua Công ty đã tăng cường bóc tầng đất phủ của mỏ Thường Tân, mỏ Núi Gió, đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và xin cấp phép khai thác cho các mỏ mới Thiên Tân, Tân Cang. Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị đã định hướng hợp tác liên doanh liên kết với Tổng Công ty vật liệu xây dựng số 1 đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Tây Ninh.

Bên cạnh ngành nghề truyền thống là khai thác và sản xuất đá xây dựng, hoạt động kinh doanh tài chính trong năm vừa qua gặp khó khăn do cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu và dự báo khó khăn sẽ kéo dài trong vài năm tới nên Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo Công ty tiếp tục nghiên cứu để mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực khác.

Bước sang năm 2009, Hội đồng quản trị Công ty vẫn xác định chiến lược kinh doanh cốt yếu là củng cố và phát triển năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác, sản xuất và kinh doanh đá xây dựng, tăng cường khảo sát, tìm kiếm mỏ có chất lượng để tăng tốc phát triển trong những năm tới.

Tôi tin tưởng rằng, với sự phát triển thương hiệu bền vững, uy tín ngày hôm nay và tiếp tục nhờ sự ủng hộ, tin tưởng và hợp tác của Quý cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng, đối tác kinh doanh và nỗ lực không ngừng phát triển của Cán bộ công nhân viên, Ban lãnh đạo và Hội đồng Quản trị Công ty trong tương lai, Công ty sẽ phát triển và hoàn thành tốt kế hoạch năm 2009 đề ra.

Thay mặt Công ty cổ phần Đá Hóa An, tôi xin có lời cảm ơn sâu sắc đến Quý cổ đông, đối tác, cơ quan đoàn thể và toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty đã góp phần giúp Đá Hóa An phát triển bền vững trong những năm qua và phát huy hơn nữa trong các năm tiếp theo.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày ……tháng 4 năm 2009

Page 3: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

3

TRẦN PHƯƠNG TÙNG

Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Page 4: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

4

1. Tổng quan Công ty, mục tiêu và chiến lược phát triển 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

01/09/1980: Tách thành Xí nghiệp đá Hóa An, Công suất thiết kế ban đầu 50.000 m3 đá các loại

11/08/1984: Nâng sản lượng khai thác lên 200.000 m3/năm

12/02/1993: Thành lập Xí nghiệp Khai thác đá Hóa An, với vốn điều lệ 1.858.000.000 đồng.

12/11/1994: Nâng công suất khai thác từ 200.000 m3/năm thành 500.000 m3/năm

27/03/1995: Đổi tên thành Công ty khai thác đá và vật liệu xây dựng Hóa An, trực thuộc Tổng Công ty xây dựng số 1

1996: Công ty nâng cấp thiết bị, đầu tư mua máy nghiền Allis (Hoa Kỳ) trị giá 1,1 triệu USD (12 tỷ đồng) với công suất 240 tấn/giờ, máy khoan thủy lực XL635 (3,7 tỷ đồng), máy xúc Volvo L90 C Thụy Điển (1,6 tỷ đồng), công suất 2,5 m3/gầu.

1998: Thành lập thêm Xí nghiệp 2 khai thác đá tại xã Suối Trầu, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, mỏ có trữ lượng 5,5 triệu m3 và có khả năng khai thác 200.000 m3/năm.

1999: Công ty nhận chuyển nhượng lại quyền khai thác mỏ Núi Gió, Tỉnh Bình Phước, có công suất khai thác tối đa 250.000 m3/năm

01/2001: UBND Tỉnh Đồng Nai cấp phép cho Công ty nâng công suất khai thác lên 1.000.000 tấn/năm tại mỏ Đá Hóa An tới năm 2010

18/4/2000: Chuyển thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 25 tỷ đồng, là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Bộ xây dựng tiến hành cổ phần hóa toàn bộ Công ty

15/04/2004: Cổ phiếu Công ty (DHA) chính thức giao dịch tại Sở GDCK TP.HCM. Vốn điều lệ là 38,5 tỷ đồng

2006: Sản lượng sản xuất công nghiệp của Công ty đạt 1.230.000 m3, tổng doanh thu đạt 83,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 22,6 ỷ đồng

10/9/2007: UBCKNN chấp thuận phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn lên thành 100.996.700.000 VND

2008: Được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tặng bằng khen và được chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng nhất

1.2. Ngành nghề kinh doanh chính:

Khai thác và chế biến khoáng sản.

Page 5: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

5

Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

Đầu tư kinh doanh hạ tầng, nhà ở , bến bải, kho hàng.

Xuất khẩu VLXD và chuyên gia trong lĩng vực VLXD.

Nhận thầu xây lắp công trình dân dụng công nghiệp giao thông thủy lợi.

Dịch vụ vận chuyển, du lịch, dịch vụ khai thác.

1.3. Các sản phẩm của Công ty:

Đá nguyên khai từ mỏ đá Hóa An của Công ty có thể được chế biến theo các quy cách sản phẩm như sau:

Quy cách sản phẩm Công dụng

Đá 1x1, 1x2 Trộn bê tông xây nhà

Đá 2x4, 4x6, 5x7, v.v Đúc móng nền, lót đường

Đá mi, đá bụi (thứ phẩm đi kèm)

Đổ bê tông mịn, lát mặt đường (nhựa nóng), san lấp mặt bằng, làm gạch bông

Sản phẩm đá 1x1 và 1x2 được Công ty tập trung sản xuất. Các quy cách sản phẩm 2x4, 4x6 và 5x7 … sẽ được sản xuất khi có yêu cầu của khách hàng và khi thống kê phân tích sẽ được tiến hành quy đổi sang đá 1x2. Các sản phẩm đá mi và đá bụi là thứ phẩm đi kèm theo trong quá trình chế biến (nghiền) đá nguyên khai ra các quy cách ở trên. Tỷ lệ theo thứ phẩm này chiếm khoảng từ 25% -30%.

1.4. Những thay đổi về vốn điều lệ

Đvt: đồng

Thời điểm tăng Mục đích tăng Số vốn tăng

thêm VĐL sau khi

tăng

Vốn điều lệ ban đầu

25.000.000.000

Tăng lần 1 2005 Bổ sung vốn sản xuất kinh doanh

10.000.000.000

35.000.000.000

Tăng lần 2 2006 Bổ sung vốn sản xuất kinh doanh

3.500.000.000

38.500.000.000

Tăng lần 3 2007 Bổ sung vốn sản xuất kinh doanh

28.565.000.000

67.065.000.000

Tăng lần 4 2008

Huy động đầu tư vào các mỏ và bổ sung vốn sản xuất kinh doanh

33.931.700.000

100.996.700.000

1.5. Sứ mệnh, Tầm nhìn, mục tiêu dài hạn

Page 6: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

6

a. Sứ mệnh

Cung cấp sản phẩm chất lượng tốt với chính sách giá cả hợp lý, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng là tiêu chí hoạt động lâu dài.

Góp phần tạo lên sự gắn kết và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

b. Tầm nhìn

Hướng đến doanh nghiệp khai thác đá xây dựng chất lượng hàng đầu tại các tỉnh khu vực phía Nam

2. Báo cáo của Hội đồng quản trị 2.1. Tình hình hoạt động của Công ty

Năm 2008 là năm thành công của Công ty, với tổng doanh thu đạt 158,73 tỷ đồng, hoàn thành 125,0% so với kế hoạch, tăng 56,6% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 37,41 tỷ đồng, hoàn thành 118,77% so với kế hoạch, tăng 3,86% so với năm trước.

Tổng sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm: 1.349.215m3

Doanh thu sản xuất từ mỏ Hóa An: 153,08 tỷ đồng

Doanh thu sản xuất từ mỏ Thường Tân: 5,64 tỷ đồng

Thu nhập b/q người lao động/tháng: 5,2 tỷ đồng, đạt 117,18% so với kế hoạch.

Mặc dù điều kiện kinh tế năm 2008 gặp nhiều khó khăn, nhưng Hội đồng quản trị công ty đã phát huy được khả năng lãnh đạo, sớm đạt kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận đề ra tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2008.

Biểu đồ Doanh thu và Lợi nhuận các năm 2003 - 2008

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Đvt

: triệ

u đồ

ng

Doanh thu Lợi nhuận sau thuế

Riêng sản lượng tiêu thụ năm 2008 giảm 0,16% so với năm 2007 và đạt 90,1% so với kế hoạch nhưng lợi nhuận lại đạt tới 182,3% so với kế hoạch đề ra năm 2008

Page 7: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

7

và tăng gần gấp 2 lần, tương đương 119,9% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008, tiêu thụ sản phẩm có giảm nhưng giá trung bình các mặt hàng sản phẩm của Công ty đều tăng giá bán sản phẩm. Hội đồng quản trị và ban Giám đốc luôn nhất trí đề ra những chính sách giá cả linh hoạt theo giá cả thị trường.

Dự kiến sau khi mỏ Hóa An hết thời hạn khai thác vào cuối năm 2009, Hội đồng quản trị và ban Giám đốc Công ty cũng đã sớm có kế hoạch tìm kiếm nguồn thu mới cho Công ty. Cụ thể là từ nguồn dự trữ đá hỗn hợp từ mỏ Hóa An, mỏ Thường Tân và Núi Gió, các mỏ còn lại đang trong giai đoạn bóc tầng phủ và chờ cấp phép khai thác.

2.2. Tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội cổ đông về việc tăng vốn lên 100,1 tỷ đồng trong năm 2008

Căn cứ Nghị Quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 20/05/2008, HĐQT đã chỉ đạo việc bổ sung thêm vốn điều lệ tăng từ 67,06 tỷ đồng lên 100,1 tỷ đồng bằng 2 hình thức phát hành cổ phiếu thưởng và chào báo cho cổ đông hiện hữu. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành đã được đầu tư vào các dự án như dự án mỏ Tân Cang 3, Mỏ Thiện Tân, mỏ Thường Tân, dự án nhà máy xi măng Tây Ninh và một phần bổ sung vốn lưu động như trong phương án phát hành đã đề ra.

2.3. Hoạt động của Hội đồng quản trị

Trong năm 2008 các thành viên HĐQT đã hoàn thành xuất sắc các công việc, nhiệm vụ được phân công, góp phần quyết định hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế do Đại hội đồng cổ đông giao;

Trong năm 2008 HĐQT tiến hành họp định kỳ 06 lần, họp bất thường 02 lần, trong cuộc họp HĐQT nghe Tổng giám đốc báo cáo tình hình hoạt động của Công ty, đặc biệt là thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư các dự án, đầu tư tài chính, các thành viên nghe và tham gia ý kiến, sau đó ra nghị quyết thực hiện những công việc trọng tâm;

Công tác kế hoạch SXKD: thông qua kế hoạch SXKD năm 2008, chỉ đạo điều chỉnh một số đơn giá bán của các loại sản phẩm, khi nguyên liệu đầu vào tăng cao, để không ảnh hưởng tới hoạt động SX, lợi nhuận của Công ty;

Thực hiện chỉ đạo mua cổ phiếu quỹ năm 2008;

Các thành viên HĐQT tâm huyết với Công ty, đoàn kết nhất quán trong công việc, trên tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, vì tập thể cổ đông và người lao động, theo dõi chỉ đạo sâu sát các công việc của ban điều hành Công ty;

Tham gia đầy đủ các cuộc họp HĐQT, đóng góp ý kiến với ban điều hành và xây dựng nghị quyết sát thực, giúp cho Ban điều hành giải quyết tốt các công việc phát sinh. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho Tổng giám đốc hòan thành nhiệm vụ;

Luôn suy nghĩ tìm ra những hướng phát triển mới, nhằm đa dạng ngành nghề, sản phẩm đảm bảo sự phát triển lâu dài của công ty;

Page 8: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

8

Công tác đầu tư: theo dõi, chỉ đạo sát sao tiến độ các dự án, phê duyệt đầu tư các dự án, quyết định thành lập chi nhánh, XN, bổ nhiệm cán bộ quản lý…

2.4. Mục tiêu thực hiện trong năm 2009

Công ty đã đẩy mạnh khai thác tối đa công suất, từ 1 triệu m3 lên 1,5 triệu m3 để khai thác nguồn đá hỗn hợp nhằm dự trữ nguồn cung cho năm 2009.

Bên cạnh đó, Mỏ Thường Tân được đầu tư thêm trang thiết bị và khai thác mỏ dần dần đi vào ổn định, đây sẽ là nguồn thu ổn định của Công ty trong các năm tới.

Mỏ Núi Gió bắt đầu có sản phẩm từ Quý 2/2009, hơn nữa, chất lượng đá của mỏ được đánh giá chất lượng khá tốt, đây sẽ là lợi thế cạnh tranh so với các mỏ lân cận.

Bên cạnh đó, Công ty đẩy mạnh xin cấp giấy phép khai thác các mỏ còn lại và tiếp tục khảo sát, nghiên cứu các mỏ mới.

2.5. Mục tiêu dài hạn

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ khai thác, sản xuất, tiêu thụ tại các mỏ Công ty đang sở hữu và đẩy nhanh tiến độ cấp phép các dự án mới.

Tìm kiếm, khảo sát và nghiên cứu thêm mỏ đá tại Tỉnh Đồng Nai, và các tỉnh lân cận khác, để mở rộng quy mô hoạt động ngang tầm với công ty.

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh khai thác mỏ truyền thống, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa nguồn doanh thu.

3. Báo cáo của Ban giám đốc 3.1. Báo cáo tình hình tài chính

a Chỉ số tài chính

1 Khả năng thanh toán Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Khả năng thanh toán hiện thời 24,67 8,20 6,4

Khả năng thanh toán nhanh 8,38 0,16 5,7

2 Chỉ số sinh lợi

Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (ROS) 27% 36% 23,56%

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA) 12% 15% 12,53%

Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 12% 17% 13,41%

3 Thu nhập/cổ phiếu

Thu nhập trên mỗi cổ phần 5.091 5.371 3.737

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2006, 2007, 2008

b Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Page 9: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

9

Hoạt động sản xuất kinh doanh

Đvt: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ

Chỉ tiêu thực hiện Thực hiện Kế hoạch Thực hiện

TH 2008/TH

2007

TH 2008/KH 2008

Tổng sản phẩm các loại (m3) 1.351.327 1.498.000 1.349.215 -0,16% 90,1%

Tổng doanh thu sản xuất 101.352 127.011 158.732 56,61% 125,0%

Doanh thu sản xuất mỏ Hóa An 98.083 121.288 153.088 56,08% 126,2%

Doanh thu sản xuất mỏ Thường Tân 3.268 5.723 5.644 72,69% 98,6%

Lợi nhuận trước thuế từ SXKD Đá xây dựng 29.007 35.000 63.815 120% 182,3%

Tổng lợi nhuận trước thuế 47.574 42.000 48.546 2,04% 115,59%

Tổng lợi nhuận sau thuế 36.023 31.500 37.413 3,90% 118,77%

Ghi chú: Lợi nhuận thực hiện năm 2008 đã trừ lỗ mỏ Thường Tân là 1.157.207.658 đồng

Trong năm 2008, mỏ Hóa An đóng góp trên 96% tổng doanh thu sản xuất, còn lại là mỏ Thường Tân. Tổng doanh thu bao gồm đạt 173, tỷ đồng, tương đương 128,66% so với kế hoạch đề ra, trong đó doanh thu từ sản xuất đạt 158,73 tỷ đồng, hoàn thành 125% so với kế hoạch và đạt mức tăng trưởng 56,61% so với năm trước.

Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu tăng mạnh vào Quý 2 và Quý 3, đặc biệt là vào Quý 2 đạt 52,6% và tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu cả năm 2008 đạt 49%, tăng 10,6% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn tăng trưởng mạnh dù trong tình hình xây dựng có giảm trong năm 2008. Đồng thời, từ năm 2005 đến nay tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu đạt trung bình là 41%/năm.

Page 10: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

10

Tỷ lệ lãi gộp qua các các quý năm 2008

28.227

39.275 38.416

52.815

41,6%49,9%

52,6%

39,1%

-

10.000

20.000

30.000

40.000

50.000

60.000

Quý I Quý II Quý III Quý IV

Đvt: triệu đồng

Doanh thu thuần Lãi gộp

Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng là do trong năm Công ty đã tăng giá bán sản phẩm. Giá bán cuối năm 2008 so với mức giá đầu năm đã tăng 80% và tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các đợt điều chỉnh giá bán trung bình các loại sản phẩm trong năm 2008

-

40.000

80.000

120.000

160.000

7/1/200

8

27/2/20

08

6/3/200

8

19/3/20

08

27/3/20

08

19/420

08

6/5/200

8

23/620

08

31/7/20

08

15/9/20

08

1/12/20

08

5/12/20

08

Giá bán (Đồng/m3)

Sản phẩm của Công ty chủ yếu tiêu thụ tại các thị trường TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Miền Đông Nam bộ và Miền Tây Nam bộ. Hiện thị phần công ty chiếm khoảng 15% trong thị trường này. Những tháng cuối năm do cuộc khủng hỏang tài chính toàn cầu, sức cầu tiêu thụ các sản phẩm nói chung đều giảm, trong đó có sản phẩm đá xây dựng, nên tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty bị giảm sút. Tuy nhiên do từ đầu Quý 2 trở đi thị trường tiêu thụ đá xây dựng bắt đầu tăng trưởng nhanh do đây là thời điểm của mùa xây dựng các công trình (mùa khô). Trong năm 2008, Mỏ Hóa An và mỏ Thường Tân đạt lần lượt là 95,5%, 56,2% so với kế hoạch, tổng sản lượng đạt 1,3 triệu m3 tăng 7% so với năm 2007 và 3 năm trở lại đây sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng trung bình 10%/năm.

Bảng Tổng sản lượng tiêu thụ qua từng năm 2002 -2008 (Đvt: m3)

Page 11: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

11

Loại đá 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Đá 1x1, 1x2, v.v… 777.394 587.757 784.830 838.604 793.284 881.085 891.919

Đá khác 319.941 76.482 156.354 167.322 362.200 367230 441.008

Tổng cộng 1.097.335 664.239 941.184 1.005.926 1.155.484 1.248.315 1.332.927

-100.000200.000300.000400.000500.000600.000700.000800.000900.000

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Đvt: m3Sản lượng đá thành phẩm của Công ty trong năm 2002 - 2008

Đá 1x1, 1x2, v.v…

Đá khác

Các khoản chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận 2008 của Công ty

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Tỷ trọng %/doanh thu 2007

Năm 2008

Tỷ trọng %/doanh thu 2008

% Tăng (+)/Giảm (-)

Tổng doanh thu 101.352 158.732 -

Giá vốn hàng bán 62.408 61,6% 80.909 51,0% -10,6%

Chi phí bán hàng 4.197 4,1% 6.091 3,8% -0,3%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.740 5,7% 7.918 5,0% -0,7%

Chi phí khác - - - -

Tổng chi phí 72.345 71,4% 94.917 59,8% -11,6%

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng so với năm 2007, nhưng là hợp lý theo xu hướng tăng, tương ứng tỷ lệ tăng doanh thu. Mặt khác, tỷ trọng chi phí hoạt động kinh doanh so với doanh thu lại giảm so với năm 2007, do Công ty đã kiểm soát được chi phí quản lý một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong năm 2008 có sự biến động mạnh về giá xăng dầu trong 8 tháng đầu năm và vật liệu nổ cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận Công ty.

Cụ thể giá cả vật tư đầu tư phục vụ sản xuất có nhiều biến động, như xăng dầu tăng trên 50% (1,56 lần) so với giá đầu năm (tính theo giá cao nhất vào quý 3/2008) và giá sắt thép cũng tăng trong 8 tháng đầu năm, chi phí này chiếm

Page 12: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

12

15,4%/m3 sản phẩm. Điều này khiến chi phí khoán sản xuất ở một số khâu chính như khoan lớn, đập đá quá cỡ, xúc và vận chuyển hàng hóa và nghiền sàng tăng cao do phải điều chỉnh giá tăng cho các đơn vị khoán.

Đối với vật liệu nổ (các loại thuốc nổ chính sử dụng nhiều) tăng thêm 124% (2,24 lần) so với giá đầu năm (tính đến đợt tăng giá gần đây nhất 11/10/2008), chi phí vật liệu nổ trung bình chiếm khoảng 13%- 15%/ m3 sản phẩm. Hiện nay Việt Nam không đủ nguồn cung nguyên liệu nổ nên chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Trong khi đó năm 2008 là năm diễn ra kỳ đại hội Olympic Bắc Kinh, Trung Quốc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu nổ khiến khan hiếm nguồn cung thuốc nổ trong nước dẫn đến biến động giá cả tăng cao.

Biến động đơn giá thuốc nổ trong năm 2008

-

10.000

20.000

30.000

40.000

50.000

3/2008 6/2008 7/2008 10/2008

Đvt: Đồng/kg

Thuốc nổ nhũ tương Thuốc nổ TFD Thuốc nổ AnFo thỏi 1 lớp Thuốc nổ AnFO thỏi 2 lớp

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh đá có mức tăng trưởng khá cao 120% so với năm 2007 và đạt 182,3% so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, xét tổng lợi nhuận sau thuế năm 2008 chỉ tăng 3,9% so với năm 2007 và đạt 118,77% so với kế hoạch do chi phí tài chính tăng đột biến, tăng 6,6 lần so với năm 2007(4,5 tỷ đồng), chiếm 19,1% /tổng doanh thu, chủ yếu là do Công ty trích lập dự phòng các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi đạt 23,6%, đây là tỷ lệ sinh lợi khá cao trong tình hình hiện nay.

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn Đvt Năm 2007 Năm 2008 Tăng/giảm

Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản % 54,51 42,45 -12,06%

Tài sản dài hạn/Tổng tài sản % 45,48 57,55 +12,07%

Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 12,19 7,1 -5,09%

Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 87,8 92,8 +5%

Từ bảng số liệu cho thấy, cơ cấu tài sản của Công ty trong năm thay đổi chủ yếu xoay quanh 12%, trong năm 2008 cơ cấu tài sản trên tổng tài sản tăng 12,07% là

Page 13: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

13

do trong năm Công ty tăng đầu tư góp vốn vào Công ty cổ phần Xi măng Fico Tây Ninh 11,9 tỷ đồng.

Đối với cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả trong năm 2008 giảm chủ yếu do khoản nợ ngắn hạn giảm (Vay và nợ ngắn hạn giảm 6,8 tỷ đồng), trong khi đó vốn chủ sở hữu lại tăng 71 tỷ đồng khiến tỷ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn giảm 5% so với năm trước. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn tăng, do tốc độ giảm nợ phải trả thấp hơn so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu.

Xét dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh biến động chủ yếu do hàng tồn kho trong năm tăng cao tới 15 tỷ đồng, tăng 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Do một phần năm 2008 ảnh hưởng bởi nền kinh tế toàn cầu nên sản lượng tiêu thụ giảm, nhưng chủ yếu là Công ty đang đẩy mạnh khai thác nguồn đá từ mỏ Đá Hóa An để tích trữ sản phẩm cho các năm sau, sau khi mỏ Hóa An đóng cửa.

c Chi phí tài chính

Tình hình thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam đã giảm mạnh trong năm vừa qua, từ mức 927,02 điểm vào cuối năm 2007 xuống chỉ còn 315,62 điểm vào cuối năm 2008, bằng 1/3 so với mức cuối năm trước đó. Với sự giảm giá mạnh của các cổ phiếu, danh mục đầu tư của Công ty cũng giảm đáng kể, Công ty phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán 17,3 tỷ đồng. Dẫn đến chi phí tài chính tăng cao trong năm 2008 đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

3.2. Hoạt động đầu tư

a. Đầu tư tài sản cố định

Trong năm 2008, Công ty đã đầu tư thêm trang thiết bị và thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cấp và mở rộng vào các mỏ như: mỏ Tân Cang 3, Mỏ Thiện Tân, Mỏ Thường Tân với tổng số tiền là 61,1 tỷ đồng chiếm 20,5% tổng tài sản của Công ty. Chi tiết tiến độ đầu tư vào từng dự án được trình bày cụ thể như sau:

Tiến độ các dự án:

Mỏ Hóa An, TP. Biên Hòa, Đồng Nai đã được cấp phép nâng công suất lên 1.000.000m3/năm và tiếp tục khai thác đến hết 31/12/2009.

Mỏ đá Thường Tân, xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương: hoạt động sản xuất kinh doanh tại mỏ hoạt động khá ổn định, sản lượng và giá bán trong năm 2008 đều tăng, sản lượng tăng 40% và doanh thu tăng 88% so với năm 2007. Hiện mỏ đã được cấp phép khai thác công nghiệp và bãi chế biến, công trình phụ trợ tại mỏ Thường Tân với diện tích 41ha, công suất khai thác 1.000.000 m3/năm (trong đó khai thác 19,8ha từ tháng 09/2008). Hiện đã khai thác xuống tầng 2, chất lượng đá tốt hơn và tiềm năng tiêu thụ tại các tỉnh Miền Tây.

Mỏ đá Núi Gió, xã Tân Lợi, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước: đã được Ủy Ban nhân dân tỉnh phê duyệt cấp phép sử dụng vật liệu nổ, cơ bản đã hoàn thành các thủ tục pháp lý, thành lập chi nhánh Công ty tại Bình Long, Bình Phước, kế hoạch giữa Quý 2/2009 bốc tầng phủ xong, sau đó thi công

Page 14: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

14

xây dựng đường dây trung thế và lắp đặt trạm biến áp 630KVA và khoảng đầu Quý 3/2009 sẽ khoan nổ mìn mở moong, khai thác bán sản phẩm đá hỗn hợp, cung cấp cho đối tác xay nghiền ra sản phẩm.

Dự án mỏ đá Tân Cang, xã Phước Tân huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai: đến cuối năm 2008 tổng chi phí cho dự án là 57,457 tỷ đồng trên diện tích 35,5751 ha (chủ yếu là tiền đền bù đất đai). Bao gồm 03 khu vực như sau:

Trong khu vực khai thác 13ha : diện tích đền bù khu khai thác và giáp sông Buông và các diện tích liền kề: 16,6089ha; tổng chi phí đền bù là 29,103 tỷ đồng.

Khu vực bãi chế biến và qui hoạch sau 2010: diện tích là 17,6538 ha; tổng chi phí đền bù là 22,7165 tỷ đồng.

Khu vực cảng: diện tích 1,312ha; tổng chi phí đền bù là 4,724 tỷ đồng.

Đã có đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, hiện Công ty đang xin phép Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp phép khai thác. Kế hoạch cuối năm 2009 sẽ cho sản phẩm.

Dự án mỏ đá ấp Ông Hường, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai: tổng chi phí cho dự án đến cuối năm 2008 là 23,814 tỷ đồng ( chủ yếu là tiền đền bù đất đai). Tổng diện tích trong qui hoạch 23,1504 ha.

b. Đầu tư tài chính

Trong năm vừa qua, Công ty không đầu tư thêm vào thị trường chứng khoán mà chủ yếu cơ cấu lại danh mục đầu tư sẵn có nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Hơn nữa, Công ty chủ yếu đầu tư vào các cổ phiếu trong cùng ngành như ngành vật liệu xây dựng, bất động sản nhằm đa dạng hóa động kinh doanh của Công ty. Tỷ lệ đầu tư ngắn hạn chiếm 57,8% tổng tài sản ngắn hạn, giảm 16% so với năm 2007 và đầu tư dài hạn chiếm 10,9% tổng tài sản dài hạn.

Ngoài ra, trong năm Công ty cũng đầu tư vào góp vốn thêm vào nhà máy xi măng Fico Tây Ninh 11,9 tỷ đồng, nâng tổng số vốn góp lên 27,125 tỷ đồng, đạt khoảng 89,66% trên tổng số vốn góp. Dự án này đã đi vào hoạt động và đã sản xuất tấn clinker đầu tiên từ cuối năm 2008. Đây là Nhà máy một trong số ít đơn vị sản xuất xi măng có thể chủ động sản xuất clinker tại Phía Nam và dự kiến cung ứng ra thị trường 2,4 triệu tấn clinker/năm.

3.3. Hoạt động Marketing

Với thuận lợi về vị trí gần thị trường tiêu thụ, chất lượng đá Công ty thuộc loại tiêu chuẩn, có màu xanh đẹp hơn so với các mỏ lân cận, vì vậy mỏ của Công ty luôn được khách hàng tìm và biết đến, khách hàng thu mua tại sản phẩm tại kho ở mỏ đá của Công ty.

Công ty luôn đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm bằng các hình thức giảm giá bán sỉ, khuyến mãi hoa hồng môi giới, thưởng tiêu thụ cuối năm.

Page 15: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

15

Ngoài những thị trường ttiêu thụ truyền thống, Công ty tiến hành tiếp thị, giới thiệu sản phẩm mở rộng đến các các tỉnh của Miền Tây Nam Bộ, Đông Bộ.

3.4. Chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2009

Bảng: Chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2009 Đvt: 1.000 đồng

Stt Chỉ tiêu Thực hiện năm 2008

Kế hoạch năm 2009

Tỷ lệ (%) 2009/2008

1 Tổng sản phẩm tiêu thụ (m3) 1.349.215 1.404.000 104,1%

2 Tổng doanh thu 173.708.068 151.395.000 87,2% Doanh thu sản xuất từ mỏ Hóa An 153.088.076 131.600.000 86,0%

Doanh thu sản xuất từ mỏ Thường Tân 5.644.403 13.295.000 235,5%

Doanh thu sản xuất từ mỏ Núi Gió - 4.900.000 -

Doanh thu hoạt động tài chính 14.975.589 1.600.000 10,7%

3 Các khoản nộp ngân sách 19.004.951 22.693.000 119,4%

4 Lợi nhuận trước thuế 48.546.440 32.070.000 66,1%

Lợi nhuận sản xuất từ mỏ Hóa An 64.972.364 34.169.000 52,6%

Lợi nhuận sản xuất từ mỏ Thường Tân (1.157.208) (700.000) 60,5%

Lợi nhuận sản xuất từ mỏ Núi Gió - 361.000

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (15.388.716) (1.760.000) 11,4%

Lợi nhuận khác 120.000 -

5 Lợi nhuận sau thuế 37.413.240 24.052.000 64,3%

6 Thu nhập b/q người lao động/tháng 5.273 5.600 106,2%

Biểu đồ tỷ lệ doanh thu theo từng mỏ năm 2009

8,8% 3,2%

86,9%

1,1%

Doanh thu sản xuất từ mỏ Hóa An Doanh thu sản xuất từ mỏ Thường TânDoanh thu sản xuất từ mỏ Núi Gió Doanh thu hoạt động tài chính

Page 16: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

16

3.5. Biện pháp thực hiện những mục tiêu đề ra

Triển vọng phát triển ngành xây dựng trong thời gian tới vẫn phát triển do nước ta đang trong quá trình cải thiện cơ sở hạ tầng, những công trình xây dựng cơ bản vẫn đang triển khai. Điển hình một số dự án như: Vành đai trong, vành đai ngoài, đường cao tốc Bắc Nam,... và các công trình đô thị hóa tại các vùng ven trung tâm. Dự kiến khu vực Tp.HCM và các vùng lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An…sẽ tiếp tục được đầu tư xây dựng thành đô thị vệ tinh trong vài năm tới. Như vậy, nhu cầu đá xây dựng còn khá lớn tại thị trường này.

Mỏ Hóa An theo kế hoạch sẽ tiếp tục cung cấp khoảng 1,13 triệu tấn đá xây dựng ra thị trường trong năm 2009. Đồng thời dự trữ 1.000.000 m3 đá hỗn hợp tại mỏ Hóa An trong năm 2009 để phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong năm 2010. Công ty đang lập phương án mua thêm 3 -5 ha đất để dự trữ đá hỗn hợp, dự kiến vay ngân hàng 40 tỷ đồng chi phí cho việc mua đất và chi phí sản xuất của Công ty.

Lợi nhuận từ mỏ đá Hóa An sẽ được thay thế từ nguồn đá hỗn hợp dự trữ sau 31/12/2009, do mỏ sẽ hết thời hạn khai thác từ ngày 31/12/2009.

Công ty đã làm tờ trình gửi UBND tỉnh Đồng Nai xin phê duyệt chuyển đổi mỏ Hóa An sang xây dựng dự án khu du lịch sinh thái và khu nhà ở cao tầng sau năm 2010.

Mỏ Thường Tân – Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương tiếp tục được đẩy nhanh hoạt động sản xuất, gia tăng tối đa sản lượng, doanh thu và lợi nhuận, kế hoạch sẽ tăng sản lượng sản xuất 174,7% so với năm 2008, phấn đấu năm 2009 giảm lỗ so với năm 2008, dự kiến sẽ có lãi từ năm 2010 và các năm về sau.

Mỏ Núi Gió – Huyện Bình Long, Tỉnh Bình Phước: tích cực đẩy nhanh tiến độ bóc đất phủ và tiến hành khai thác đá hỗn hợp cho các đối tác, sau đó sẽ đầu tư trang thiết bị để tiến tới sản xuất khép kín từ khâu khai thác tới tiêu thụ sản phẩm.

Mỏ Tân Cang - Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai: hoàn thiện diện tích đền bù 13ha, dự kiến sau năm 2010 Công ty mở rộng thêm 20ha. Công ty đã khảo sát và thăm dò đánh giá trữ lượng, đây là mỏ đá có chất lượng tốt. Hiện mỏ đang xin cấp phép khai thác, giấy phép sử dụng nguyên vật liệu, lắp đặt các đường dây hạ thế, trạm biến thế áp và hệ thống nghiền sàng.

Mỏ Thiện Tân – Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai: Công ty đang hoàn thiện đền bù các phần diện tích còn lại và báo cáo chi tiết kết quả thăm dò, đánh giá tác động môi trường và chuẩn bị thủ tục khác để xin cấp phép khai thác sau năm 2010.

Mỏ Sông Trầu được liên doanh với Tổng Công ty Vật liệu xây dựng Số 1, đang được khai thác, đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng tối đa sản lượng, doanh thu và lợi nhuận mỏ.

Page 17: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

17

4. Tổ chức nhân sự 4.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty

4.2. Ban quản trị Công ty:

1 Hình ảnh Ông Trần Phương Tùng

Năm sinh

Trình độ văn hóa

Trình độ chuyên môn

:

:

:

:

Chủ tịch Hội đồng quản trị

1960

12/12

Kỹ sư xây dựng đô thị

2 Hình ảnh Ông Trần Văn Tề

Năm sinh

Trình độ văn hóa

Trình độ chuyên môn

:

:

:

:

Thành viên Hội đồng quản trị

1951

12/12

Cao đẳng quốc gia thương mại

3 Hình ảnh Ông Đinh Lê Chiến

Năm sinh

:

:

Thành viên Hội đồng quản trị

1965

Page 18: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

18

Trình độ văn hóa

Trình độ chuyên môn

:

:

12/12

Cử nhân quan hệ quốc tế

4 Hình ảnh Ông Lại Duy Hồng

Năm sinh

Trình độ văn hóa

Trình độ chuyên môn

:

:

:

:

Thành viên kiêm Tổng Giám đốc

1959

12/12

Kỹ sư mỏ địa chất, cử nhân kinh tế

5 Hình ảnh Ông Trịnh Tiến Bảy

Năm sinh

Trình độ văn hóa

Trình độ chuyên môn

:

:

:

:

Phó Tổng Giám đốc

1972

12/12

Kỹ sư cơ khí thủy lợi

6 Hình ảnh Bà Lê Thị Quyết

Năm sinh

Trình độ văn hóa

Trình độ chuyên môn

:

:

:

:

Thành viên HĐQT kiêm Kế toán trưởng

1962

12/12

Cử nhân tài chính kế tóan

7 Hình ảnh Ông Trần Công Hạnh

Năm sinh

Trình độ văn hóa

Trình độ chuyên môn

:

:

:

:

Trưởng Ban kiểm soát

1960

12/12

Cử nhân tài chính kế toán

8 Hình ảnh Ông Phan Văn Quang

Năm sinh

Trình độ văn hóa

Trình độ chuyên môn

:

:

:

:

Thành viên Ban kiểm soát

1965

12/12

Tài chính ngân hàng

9 Hình ảnh Ông Phùng Quang Ngọc

Năm sinh

Trình độ văn hóa

Trình độ chuyên môn

:

:

:

:

Thành viên Ban kiểm soát

1954

12/12

Ngoại thương – Tài chính – Kế toán

4.3. Thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, và Kế toán trưởng

Tình hình nhân sự của HĐQT, ban Kiểm soát, ban Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty từ sau Đại hội đồng cổ đông năm 2008 tổ chức ngày 24/4/2008 đến nay không thay đổi.

Page 19: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

19

4.4. Cơ cấu lao động và chính sách đối với người lao động

Số lượng cán bộ công nhân viên tính đến 31/12/2008 là 162 người.

Cơ cấu lao động Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Phân theo trình độ 162 100%

Đại học, trên Đại học 25 15,4%

Cao đẳng 2 1,2%

Trung cấp 32 19,8%

Sơ cấp, công nhân kỹ thuật 66 40,7%

Lao động phổ thông 37 22,8%

Phân theo hợp đồng lao động 162 100%

Không xác định thời hạn 145 89,5%

Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng 17 10,5%

Tổng cộng 162 100%

Chính sách đối với người lao động

Công ty luôn chú trọng đến lợi ích của cán bộ công nhân viên công ty, đặc biệt là về vấn đề an toàn lao động. Do đặc thù của ngành khai thác mỏ, rủi ro lao động tiềm ẩn rất cao nên Công ty đã mua bảo hiểm của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam cho lao động trực tiếp với mức phí cao nhất. Trang bị, cấp phát phương tiện bảo hộ lao động với cá nhân người lao động theo đúng quy định tại Quyết định số 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2008 và đóng BHXH theo đúng quy định của Nhà nước.

Ngoài ra, chính sách lương thưởng linh hoạt, lương tính theo đơn giá tiền lương sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong tháng. Trong năm 2008 mức thưởng đối với những người có mức lương công việc thấp nhất là 7.000.000 đồng/người.

5. Thông tin cổ đông và Ban Quản trị Công ty 5.1. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát

Tỷ lệ sở hữu cổ phần, thù lao và tiền thưởng của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát

Đvt: triệu đồng

Page 20: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

20

Stt Họ và tên Số lượng cổ phần

(cp)

Tỷ lệ sở hữu cổ phần (%)

Thù lao năm 2007 chi trong năm 2008, theo NQ ĐH năm 2008

Tiền lương năm 2008

Thưởng năm 2008

1 Trần Phương Tùng - Chủ tịch HĐQT

25.500 0,252 166,2 - 9,50

2 Trần Văn Tề - Thành viên HĐQT

2.316.464 (*) 22,936 138,55 - 9,50

3 Đinh Lê Chiến - Thành viên HĐQT

83.471 0,826 138,55 - 9,50

4 Lại Duy Hồng - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc

29.568 0,293 138,55 307,93 9,50

5 Lê Thị Quyết - Thành viên HĐQT- Kế toán trưởng

15.731 0,156 138,55 183,43 9,50

6 Trần Công Hạnh - Trưởng BKS

1.500 0,015 36,00 - 9,50

7 Phan Văn Quang - Thành viên BKS

6.000 0,059 24,00 - 9,50

8 Phùng Quang Ngọc- Thành viên BKS 13.936 0,138 24,00 - 9,50

9 Trịnh Tiến Bảy - Phó Tổng giám đốc

7.060 0,070 - 183,43 9,50

(*)Trong đó, đại diện sở hữu phần vốn Nhà nước thuộc Tổng Công ty vật liệu xây dựng số 1 là 2.303.787 cổ phần.

Ghi chú: Mức thù lao của Hội đồng quản trị năm 2008, theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2008 họp ngày 24/4/2008 là 2% (hai) lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp chưa được thực hiện chi trả.

Biến động giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ trong năm 2008

Stt Tên tổ chức/cá nhân

Chức vụ Số lượng cp trước giao dịch

Thực hiện Ngày công bố

Số lượng cp sau giao dịch

1 Trần Công Hạnh Thành viên 7.600 Bán 6.100 23/12/2008 -

Page 21: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

21

BKS

2 PXP Vietnam Fund Ltd

318.520 Mua 221.760

29/4/2008 540.280

3 PXP Vietnam Fund Ltd

342.520 Bán 25.000

18/01/2008 318.520

4 Trần Công Hạnh Thành viên BKS

7.200 Bán 3.200 15/01/2008 -

Các dữ liệu thống kê về cổ đông Đối tượng Số cổ phần (cp) Tỷ trọng (%)

A Tổng vốn chủ sở hữu 10.099.670 100,0%

Cổ đông sáng lập 661.500 6,5%

Cổ đông lớn (sở hữu trên 5%) 2.182.567 21,6%

Cổ đông khác 7.196.870 71,3%

Cổ phiếu quỹ 58.733 0,6%

Trong đó:

B Cổ đông trong nước

Cá nhân 3.760.342 37,2%

Tổ chức 3.076.463 30,5%

C Cổ đông nước ngoài

Cá nhân 772.375 7,6%

Tổ chức 2.490.490 24,7%

6. Báo cáo của Ban kiểm soát

6.1. Kết quả giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc:

Trong năm 2008, HĐQT đã có những quyết sách trong sản xuất, kinh doanh và đầu tư nhằm tìm cách nâng cao lợi nhuận cho cổ đông, và những nỗ lực đó đã thể hiện ở các số liệu về kết quả kinh doanh năm 2008: Doanh thu đạt 125,0%, lợi nhuận trước thuế đạt 115,6%, thu nhập người lao động đạt 117,18% so với kế hoạch đề ra; tình hình tài chính của công ty lành mạnh, trong điều kiện suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam nhất là từ quý 4/2008, rất nhiều công ty đình đốn sản xuất, thua lỗ, công nhân mất việc, tiền lương, tiền thưởng sút giảm trầm trọng.

6.2. Thẩm định báo cáo tài chính năm 2008

Công tác tài chính kế toán, lập và kiểm toán báo cáo quyết toán tài chính năm 2008 :

Page 22: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

22

Công ty thực hiện công tác hạch toán kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, các số liệu tài chính được ghi nhận đầy đủ, chính xác từ việc tổng hợp số liệu chi tiết của các chứng từ gốc hợp pháp, hợp lý, hợp lệ; báo cáo quyết toán tài chính năm 2008 của Công ty cổ phần Hóa An được lập theo các chuẩn mực kế toán , chế độ kế toán và các chế độ quản lý tài chính do Bộ tài chính ban hành.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 :

Báo cáo quyết toán tài chính năm 2008 của Công ty đã được Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C kiểm toán, đã phản ảnh trung thực và hợp lý kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 như sau :

Chỉ tiêu Kế hoạch 2008

( triệu đồng )

Thực hiện 2008

( triệu đồng )

Thực hiện/kế hoạch

( % )

1. Tổng doanh thu 135.011 173.828 128,75

Trong đó: Doanh thu từ sản xuất kinh doanh

121.288 158.732 130,87

2. Lợi nhuận sau thuế 31.500 37.413 118,77

Chi phí XDCB dở dang ( Các dự án đầu tư đang thực hiện ):

- Mỏ đá Tân Cang – Đồng Nai: Đang thực hiện đền bù đất đai, đến 31/12/2008 chi phí đền bù đã thực hiện là 57,457 tỷ đồng trên diện tích 35,57 hecta.

- Mỏ đá Thiện Tân – Đồng Nai: : Đang thực hiện đền bù đất đai, đến 31/12/2008 chi phí đền bù đã thực hiện là 23,814 tỷ đồng trên diện tích 23 Hecta.

- Mỏ đá Núi gió : Đã hoàn tất các thủ tục pháp lý, sẽ tiến hành khai thác trong năm 2009, chi phí đã thực hiện đến cuối năm 2008 là 4,199 tỷ đồng.

- Mỏ đá Thường Tân : 3,782 tỷ đồng , năm 2008 mỏ đá Thường Tân khai thác được 116.792 m3 ( đạt 56,15% kế hoạch 2008 ), doanh thu thực hiện 5,644 tỷ, kết quả kinh doanh lỗ lũy kế đến 31/12/2008 là 1,157 tỷ đồng.

Tổng chi phí đã thực hiện cho các dự án đầu tư đến cuối năm 2008 là 89,253 tỷ đồng.

Các khoản đầu tư tài chính :

Đầu tư cổ phiếu :

- Trong năm 2008, Công ty đã bán ra 6 loại cổ phiếu , trong đó : 3 loại cổ phiếu bán hết ( Công ty CP chứng khoán Sài Gòn, Quỹ đầu tư VFMVF1 , Trái phiếu Công ty CP chứng khoán Sài gòn ), 3 loại cổ phiếu bán một phần ( Cty XD và DV phát triển nhà quận 8, công ty XNK Khánh Hội, Công ty đầu tư phát triển xây dựng DIC ) với tổng giá trị khi mua là 29,747 tỷ đồng. Kết quả Lãi 6,671 tỷ ( Cty XD và DV nhà quận 8 ), lỗ các chứng khoán còn lại là 15,731 tỷ.

Page 23: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

23

- Năm 2008 công ty vẫn thực hiện cho vay có thế chấp và lãi suất cho vay 1,3%/tháng, số tiền cho vay đến cuối năm 2008 là 13,665 tỷ đồng, lãi tiền gởi và lãi cho vay trong năm là 3,73 tỷ, lãi cổ tức từ cổ phiếu năm 2008 là 4,573 tỷ đồng.

- Đến 31/12/2008, công ty nắm giữ 17 loại cổ phiếu với tổng giá trị khi mua là 78,465 tỷ đồng ( trong đó : đầu tư ngắn hạn : 59,648 tỷ, dài hạn 18,817 tỷ ), chủ yếu là cổ phiếu chưa niêm yết, thị giá ở thời điểm 31/12/2008 đã xuống thấp hơn giá trị khi mua nên công ty đã căn cứ vào giá thời điểm 31/12/2008 để trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán với giá trị trích lập dự phòng là 17,302 tỷ đồng.

- Công ty phải trích lập theo tỷ lệ góp vốn 60% đối với khoản lỗ lũy kế của XN đá Thống Nhất đến 31/12/2008 là : 1,353 tỷ đồng.

Như vậy : kết quả hoạt động đầu tư tài chính năm 2008 của Công ty như sau :

Đvt: Đồng

Doanh thu : 14.975.589.073 - Lãi tiền gởi NH : 723.804.306

- Lãi do bán chứng khoán : 6.671.430.000

- Lãi cổ tức : 4.573.575.100

- Lãi cho vay : 3.006.779.667

Chi phí : 30.364.305.608 - Chi phí kinh doanh CK : 70.310.865

- Lãi vay NH : 164.898.193

- Lỗ do bán chứng khoán : 15.713.715.249

- Dự phòng giảm giá CK : 14.415.381.301

Lỗ : 15.388.716.535 Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết :

- Công ty đã đầu tư vào Công ty cổ phần Hóa An cát nhân tạo với giá trị góp vốn là 245 triệu đồng, hiện công ty này đang hoạt động với kết quả kinh doanh khá tốt.

Đầu tư khác : 39.476.114.982 tỷ đồng.

Trong đó :

Công ty đã và đang đầu tư góp vốn vào các Công ty sau ( số liệu đến 31/12/2008 ):

- Công ty cổ phần du lịch Phú Yên : 1,45 tỷ, Công ty này cho đến nay hoạt động không hiệu quả.

- Công ty cổ phần xi măng Tây Ninh: có vốn điều lệ 605 tỷ và tổng giá trị đầu tư là 3.800 tỷ, công ty cổ phần Hóa An góp 5% vốn điều lệ và đã góp 27,125 tỷ ( đạt 89,67% số phải góp ), công ty đã thực hiện đến giai đoạn kết thúc dự án, hiện đang trong quá trình chạy thử và đã sản xuất ra sản phẩm clinke.

Page 24: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

24

- Xí Nghiệp đá Thống Nhất: có tổng giá trị đầu tư 12,932 tỷ, Công ty cổ phần Hóa An góp 60% và đến nay đã góp đủ 7,759 tỷ, cho đến nay xí nghiệp này vẫn còn bị lỗ, lỗ lũy kế đến cuối năm 2008 là 1,353 tỷ đồng.

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Cty CP đầu tư và kinh doanh VLXD Fico : Công ty mua 7 lô đất nền ( 1.016 m2 ) trong Khu dân cư An Thới – Cần Thơ do Công ty này làm chủ đầu tư tại Phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, với số tiền 2,481 tỷ đồng.

6.3. Nhận xét và kiến nghị Theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ năm 2008, tỷ lệ chia cổ tức là 20%, Công ty

chỉ mới trả cổ tức 10% vào gần cuối năm, 10% còn lại vẫn chưa chia, ý kiến cổ đông đề nghị HĐQT và Ban điều hành cần thực hiện chia cổ tức kịp thời 6 tháng/ lần thay vì trả dồn vào cuối năm.

Về công nợ :

- Khoản phải thu khách hàng cuối năm 2008 đã tăng 50% so với đầu năm, công ty cần có biện pháp hạn chế để tránh bị người mua chiếm dụng vốn, có thể dẫn đến rủi ro công nợ dây dưa khó đòi, tăng dòng tiền hoạt động.

- Các khoản nợ khó đòi công ty đã trích lập dự phòng đến 31/12/2008 là 1,813 tỷ đồng ( số đã trích đến cuối năm 2007 là 1,655 tỷ ) với 35 đối tượng nợ, Công ty cần phải tích cực và có biện pháp khẩn trương đôn đốc thu hồi số nợ này để tăng hiệu quả và tiền vốn cho công ty.

Về đầu tư : Công ty đang thực hiện đầu tư 4 mỏ đá khác ngoài mỏ đá Hóa An hiện hữu, trong đó chỉ có mỏ đá Thường Tân đã đưa vào khai thác kinh doanh nhưng chưa có hiệu quả, các mỏ còn lại đang thực hiện đền bù đất đai, việc đầu tư tương đối dàn trãi ở nhiều địa bàn khác nhau và không tập trung, tiến độ chậm, việc quản lý tốn nhiều thời gian công sức. Đề nghị HĐQT và ban điều hành cần tập trung nghiên cứu chọn khu mỏ nào có chất lượng tốt, trữ lượng nhiều để tập trung thực hiện nhanh chóng nhằm có mỏ mới đưa vào khai thác thay cho mỏ đá Hóa An sẽ phải ngưng khai thác vào 31/12/2009.

Ban điều hành cần tính toán cân đối giữa nguồn và số thực chi quỹ khen thưởng, phúc lợi vì số dư 2 quỹ này từ cuối năm 2007 ( âm 711,7 triệu ) và cuối năm 2008 ( âm 1,605 tỷ ) đều chi âm quỹ, ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động của Công ty đáp ứng cho nhu cầu SXKD và các mục đích khác.

6.4. Nhận xét về báo cáo kiểm toán

Căn cứ theo Thông tư 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng. Trong mục II phần 2 để thực hiện lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.

Đối với loại chứng khoán được đầu tư và tự do mua bán trên thị trường, mức trích lập dự phòng tính theo công thức:

Page 25: đệp của Chủ tịch HĐQT 2 T ng quan Công ty, m c tiêu và chi ...

25

Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo x (giá trị chứng khoán hoạch toán trên sổ kế toán – giá trị thị trường).

Tuy nhiên, hầu hết các cổ phiếu của Công ty đầu tư chưa niêm yết, ít có giao dịch trên thị trường nên không có giá thị trường. Công ty phải dựa theo tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2008 và dự báo dòng tiền trong tương lai để đưa ra mức dự phòng hợp lý, giá trị trích lập dự phòng là 17,302 tỷ đồng.

Với lý do trên, Công ty kiểm toán đã xem xét lập dự phòng về giảm giá cho các khoản đầu tư vào chứng khoán chưa niêm yết ngắn và dài hạn là 12.871.030.216 VND (giá trị sổ sách của các khoản đầu tư này lần lượt là 47.896.549.000 VND và 17.459.840.000 VND). Công ty kiểm toán cũng bị hạn chế thông tin về các cổ phiếu mà Công ty đầu tư nên không xem xét khoản trích lập này của Công ty trong báo cáo kiểm toán năm 2008.