Top Banner
BƯỚC TIẾN ĐỂ CÓ TRONG SỰ NGHIỆP VietnamWorks Success Series
32

Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Dec 10, 2015

Download

Documents

Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

BƯỚC TIẾNĐỂ CÓ

TRONG SỰ NGHIỆPVietnamWorks Success Series

Page 2: Decobuoctientrongsunghiep.pdf
Page 3: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với hàng trăm công việc mới được đăng tuyển trên VietnamWorks mỗi ngày. Giới trẻ Việt Nam không thiếu cơ hội để phát triển sự nghiệp, tuy nhiên như George Harrison đã nói, nếu bạn không biết mình đang đi đến đâu thì đi đường nào cũng không quan trọng. Bạn đã xác định được hướng đi nào cho con đường sự nghiệp của mình?

Tôi tin rằng con đường thành công của mỗi người mặc dù khác nhau, nhưng đều có những điểm giống nhau– đó là sự thấu hiểu bản thân, là mục tiêu nghề nghiệp gắn liền với đam mê, một kế hoạch hành

động rõ ràng, và một thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp. Đây là 4 cột trụ vững chắc của bệ phóng sự nghiệp, giúp bạn đạt được những bước tiến vượt bậc trong hành trình thành công của mình.

Mỗi bước tiến có thể là một công việc tốt hơn, sự thăng chức, cũng có thể là một mức tưởng thưởng cao hơn, một dự án thành công, hay sự phát triển một kỹ năng mới.

VietnamWorks, đội ngũ những người kiến tạo ước mơ, mong muốn đồng hành cùng bạn trong suốt hành trình này, bắt đầu từ công việc đầu tiên mà bạn tìm được, đến vị trí trưởng phòng, giám đốc điều hành hay chủ doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, chúng ta hãy cùng nhau lên kế hoạch cho sự nghiệp của bạn.

Để có bước tiến trong sự nghiệp 3

Bạn đã có bước tiến nàotrong sự nghiệp?

Sự nghiệp thành công không chỉ dừng lại ở

một công việc tốt, mà là một hành trình của nhiều bước tiến. ”

“Ông Gaku Echizenya

CEO, VietnamWorks

Page 4: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Có một chú voi to lớn trong một rạp xiếc. Chân nó bị trói với cây cột nhỏ bằng sợi dây thừng và nó luôn đứng yên như thế. Bạn có ngạc nhiên vì sao chú voi to lớn lại ngoan ngoãn đứng yên mà không dùng sức mạnh của mình giật ngã cây cột và thoát chạy.

Người ta kể rằng lúc chú voi còn nhỏ, nó đã bị trói chân vào cây cột đó và cũng chính bằng sợi dây thừng đó. Điều hiển nhiên là nó không chịu đứng yên như thế và đã dùng hết sức giật ra khỏi sợi dây để trốn thoát. Thế nhưng, vì còn quá nhỏ nên dù cố đến cách mấy thì việc đó là quá sức với nó. Cuối cùng sau nhiều lần cố gắng nhưng thất bại, chú voi từ bỏ việc thoát ra khỏi sợi dây.

Chú voi trong rạp xiếc

Đừng sợ thất bại, đừng từ bỏ điều bạn muốn.”

Dần dần cho đến khi lớn lên, chú voi vẫn còn tin rằng nó không thể thoát ra được sợi dây và cây cột đó nên cứ tiếp tục đứng yên; mặc dù thực tế bây giờ đối với chú, đó là một việc dễ dàng.

Con người chúng ta cũng vậy. Mỗi người lúc trẻ đều đã từng mơ ước, đã từng khao khát đạt được mơ ước đó, và cũng đã từng thất bại. Sau vài lần thất bại, chúng ta vẫn tin mình không đủ sức thực hiện ước mơ đó.

Đừng sợ thất bại, đừng từ bỏ điều bạn muốn, đừng như chú voi trong câu chuyện trên vì bạn hoàn toàn có thể thực hiện được ước mơ, mục tiêu của mình.

Để có bước tiến trong sự nghiệp4

Page 5: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Để có bước tiến trong sự nghiệp 5

Cùng VietnamWorksthăng tiến thành công

Cám ơn bạn đã xem VietnamWorks là người bạn đồng hành trên bước đường thành công. Để đáp lại sự tin tưởng của bạn, cũng như hơn 2 triệu người tìm việc, ngoài việc cập nhật những công việc tốt nhất mỗi ngày trên vietnamworks.com, chúng tôi còn xây dựng cổng thông tin riêng cho từng ngành nghề, cũng như tổ chức các sự kiện việc làm quy mô, và các hội thảo chuyên đề để giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp.

Tham khảo thêm thông tin tại:

Kết nối với VietnamWorks trên mạng xã hội:

hrinsider.vietnamworks.comCổng thông tin việc làm và nhân sự, hướng dẫn kỹ năng nghề nghiệp và quản lý.vietnamworks.com/jobalertĐăng ký nhận thông tin việc làm mới mỗi ngày.

linkedin.com/company/vietnamworks

facebook.com/VietnamWorksFanpage

blogs.vietnamworks.com/

youtube.com/user/VietnamWorks2002

japan.vietnamworks.comMạng việc làm tại Việt Nam và Nhật Bản cho ứng viên nói tiếng Nhật techlooper.comThông số nghề nghiệp & mạng open-source dành cho chuyên viên CNTT.

Ông Paul Gemar EspinasGĐ Marketing, VietnamWorks

Page 6: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

MỤC LỤC

4 bước giúp bạn đạt đượcBước tiến sự nghiệp

08Hiểu rõchính mình

14Xác địnhbước tiến

19Lên kế hoạchthực hiện

22Tiếp thịbản thân

28Mẫu hồ sơứng tuyển (CV) 307 câu hỏi phỏng vấn

thường gặp

Phụ lục

31Những bí mậtcủa Nhà Tuyển Dụng

Để có bước tiến trong sự nghiệp6

Page 7: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

4 bước giúpbạn đạt đượcBước tiếnsự nghiệp

Page 8: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Trên cơ sở hiểu rõ về bản thân, bạn có thể xác định được hướng đi cho con đường sự nghiệp và luôn sẵn sàng nắm bắt những cơ hội phía trước. Một công cụ tuyệt vời giúp khám phá bản thân và hiểu rõ chính mình là phương pháp phân tích SWOT.

SWOT là viết tắt của 4 chữ Strength (Thế mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội) và Threat (Thách thức). Phân tích SWOT là xác định các yếu tố chủ quan bao gồm thế mạnh, điểm yếu của bản thân, và các yếu tố khách quan bao gồm những cơ hội và thách thức xung quanh bạn.

Hiểu rõ về bản thân, bạn có thể xác định được hướng đi cho con đường sự nghiệp và luôn sẵn sàng nắm bắt những cơ hội phía trước.”

“Hiểu rõ chính mình

Để có bước tiến trong sự nghiệp8

Bước 1

Page 9: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Trả lời những câu hỏi sau để phân tích SWOT:

WEAKNESS - Điểm yếuNhững việc nào bạn thường xuyên phải từ chối vì không đủ tự tin để thực hiện?

Đâu là những điểm yếu mà những người xung quanh sẽ đánh giá về bạn?

Những tính cách nào cản trở bạn trong công việc?

Thế mạnh nào chỉ riêng bạn có còn những người khác thì không (ví dụ về kỹ năng, bằng cấp, học vấn hoặc các mối quan hệ)

Bạn làm việc gì tốt hơn những người khác?

Bạn tự hào nhất về những thành tích nào của mình?

STRENGTH - Điểm mạnh

OPPORTUNITY - Cơ hộiNgành nghề của bạn có đang phát triển? Nếu có, bạn sẽ tận dụng cơ hội từ thị trường hiện tại bằng cách nào?

Trong công ty hay trong lĩnh vực mà bạn đang làm việc, có nhu cầu nào phát sinh nhưng chưa ai có thể đáp ứng không?

Khách hàng có điều gì than phiền về công ty của bạn không? Nếu có, bạn có thể tạo cho mình một cơ hội bằng cách đề ra một giải pháp?

THREAT - Thách thứcNhững trở ngại nào trong công việc mà bạn đang phải đương đầu?

Có đồng nghiệp nào đang cạnh tranh với bạn về dự án hay vị trí trong công việc không?

Công việc của bạn (hay nhu cầu thị trường đối với công việc của bạn) có thay đổi không?

Để có bước tiến trong sự nghiệp 9

Page 10: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

WEAKNESS - Điểm yếu

THREAT - Thách thứcOPPORTUNITY - Cơ hội

STRENGTH - Điểm mạnh

Để có bước tiến trong sự nghiệp10

Page 11: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn khám phá phần lớn ưu điểm của bản thân.

Mẹo hayKhám phá bản thân

Để có bước tiến trong sự nghiệp 11

Để khám phá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, bạn có thể tham khảo các bước sau:

Ngoài những câu hỏi mà VietnamWorks gợi ý cho bạn tại trang 9, bạn có thể tham khảo thêm một số câu hỏi sau:

Bước 1: Đặt câu hỏi cho bản thân

Bạn thường thích thú và hưng phấn khi làm những công việc nào? 1

Những công việc nào bạn có thể tập trung làm trong một khoảng thời gian dài mà không hề cảm thấy mệt mỏi, chán nản hay áp lực?

2

Bạn tự thấy mình làm tốt ở lĩnh vực nào nhất và kết quả của công việc đó luôn được mọi người ghi nhận và đánh giá cao?

3

Page 12: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Bước 2: Tham khảo ý kiến người khácCấp trên, đồng nghiệp, bạn bè hoặc người thân là những người có nhìn nhận khách quan về bạn. Hãy lắng nghe họ nói về bạn để hiểu được điểm mạnh & điểm yếu của bạn trong những môi trường khác nhau.

Hãy suy nghĩ đến những tình huống giả định sẽ xảy ra với công việc và cuộc sống của bạn, bạn sẽ ứng biến như thế nào? Hoặc bạn có thể tự “bung” mình vào các hoạt động hay công việc mà bạn chưa từng làm, có thể là thử viết bài cho hoạt động công ty, hoặc làm MC cho một sự kiện. Càng thử thách mình trong nhiều vai trò mới, bạn sẽ nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Bước 3: Tự đặt mình vào các tình huống khác nhau

Để có bước tiến trong sự nghiệp12

Page 13: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Có những người nhìn thấy sự việc gì đóvà họ hỏi “Tại sao”. Còn tôi mơ về những điều

chưa bao giờ có và tôi hỏi “Tại sao không?”-Robert Kennedy

Page 14: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Xác định bước tiếnBây giờ bạn đã biết và hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình cũng như các cơ hội mà mình có thể nắm bắt. Từ đó, hãy bắt đầu đề ra mục tiêu dài hạn cho sự nghiệp của bạn. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ kỹ và xác định những gì bạn muốn làm.

3 câu hỏi dưới đây có thể giúp bạn xác định được mục tiêu dài hạn.

Mục tiêu chính dài hạn

Mục tiêu dài hạn cho sự nghiệp của mỗi người thuộc về cá nhân vì vậy không có công thức chung cho tất cả mọi người. Thông thường điều này sẽ cho bạn thấy một viễn cảnh 5 năm về những gì bạn muốn đạt được. Ví dụ, một người có thể đặt mục tiêu rất cụ thể như "Trở thành một Giám đốc Tài chính trước khi tôi 40 tuổi", trong khi người khác sẽ có mục tiêu trừu tượng hơn như "Tạo được sự khác biệt và cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở quê nhà của tôi".

Bạn muốn thực hiện ước mơ gì trong tương lai?1

Quyết định của bạn dựa trên những giá trị cốt lõi nào?2

Bạn muốn mọi người đánh giá bạn như thế nào?3

Hãy dành thời gian để suy nghĩ kỹ và xác định những gì bạn muốn làm.”

Bước 2

Để có bước tiến trong sự nghiệp14

Page 15: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Những mục tiêu chính ngắn hạn

Dựa trên mục tiêu dài hạn, bạn nên chia thành tập hợp các mục tiêu nhỏ mang tính ngắn hạn, theo từng giai đoạn nghề nghiệp cụ thể. Nếu muốn trở thành Giám đốc Tài chính trong 5 năm tới, bạn phải tự hỏi bản thân rằng mình phải thực hiện được những gì trong khoảng thời gian 5 năm đó để đạt được vị trí này. Chẳng hạn, bạn phải có được trình độ quản lý, bằng cấp chuyên môn về tài chính, hay còn những kinh nghiệm, kiến thức cần thiết nào khác bạn nên học từ những vị trí, công việc khác.

Bạn có cần nâng cấp trình độ học vấn hoặc học thêm chuyên môn nào không?1

Bạn có cần phải được thăng chức từ công việc hiện tại không?2Bạn có cần học hỏi thêm kinh nghiệm từ một phòng ban đặc biệt nào khác không?3Bạn có cần chuyển sang một doanh nghiệp hoặc ngành nghề khác không?4Bạn có nắm vững một kỹ năng đặc biệt hoặc tập hợp các kỹ năng hay không?5Bạn có nên chuyển sang một công việc khác mà bạn yêu thích hơn, có môi trường làm việc tốt hơn?6

Bạn cần liệt kê ra được những mục tiêu chính ngắn hạn để đạt được mục tiêu dài hạn của mình. Để có câu trả lời, bạn nên tự hỏi những câu hỏi như sau:

Nếu cảm thấy mọi việc đều thích hợp, bạn nên dành ra một buổi để thảo luận thêm với sếp, cấp trên hoặc người quản lý của mình.

Để có bước tiến trong sự nghiệp 15

Page 16: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Ghi chú mục tiêu nghề nghiệp của bạn tại đây:

Để có bước tiến trong sự nghiệp16

Page 17: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Công cụ SMART chính là bí quyết để giúp bạn đánh giá từng bước tiến của mình và đạt đươc những mục tiêu bạn đặt ra.

SMART là viết tắt của 5 chữ, thể hiện 5 yếu tố quan trọng khi xác định mục tiêu, bao gồm:

• Speci�c: Cụ thể

• Measurable: Có thể đo lường được

• Achievable: Có thể đạt được

• Relevant: Phù hợp với định hướng dài hạn

• Time-bound: Có hạn định rõ ràng

Từ mục tiêu chính dài hạn trong ví dụ trước là "Trở thành một Giám đốc Tài chính trước khi 40 tuổi", bạn đặt ra những mục tiêu SMART ngắn hạn hơn. Ví dụ: Tôi sẽ hoàn tất chứng chỉ CPA được cấp bởi bộ tài chính Việt Nam vào tháng 12 năm 2017.

Đây là một mục tiêu đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu SMART:

• Speci�c: Mục tiêu rất rõ ràng là lấy được chứng chỉ CPA Việt Nam.

• Measurable: Trong thời gian 2 năm, bạn có thể đo lường được quá trình học tập và kết quả thi CPA. Càng gần đến thời hạn của mục tiêu, bạn càng phải nỗ lực hơn để đạt được chứng chỉ này trước thời hạn đặt ra.

• Achievable: Đây là mục tiêu khả thi trong 2 năm vì mỗi năm đều có 2 kỳ thi CPA để bạn có thể tham dự để đạt được chứng chỉ này.

• Relevant: Lấy được chứng nhận kế toán kiểm toán CPA chuyên nghiệp, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến & trở thành Giám đốc Tài chính như mục tiêu dài hạn mà bạn đặt ra.

• Time-bound: Thời hạn rất cụ thể là tháng 12 năm 2017.

Mẹo hayXác định mục tiêu với SMART

Để có bước tiến trong sự nghiệp 17

Page 18: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

“Chìa khóa thành công là tập trung lý trí của chúng ta vào những điều

chúng ta muốn chứ không phải những điều chúng ta sợ.”

- Brian Tracy

Page 19: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Để có bước tiến trong sự nghiệp 19

Ở bước này, bạn cần xem xét những gì mình đã đặt ra và trình bày lại theo một định dạng dễ dàng thực hiện, đánh giá và theo dõi tiến độ. Đó chính là Kế hoạch thực hiện. Nó giúp bạn kiểm tra những gì đã thực hiện được để từng bước đến gần hơn với mục tiêu nghề nghiệp.

Kế hoạch bao gồm những mục tiêu phát triển ngắn hạn, trong đó liệt kê rõ ràng những hành động cụ thể bạn cần phải bắt tay thực hiện ngay. Hãy bắt đầu bằng cách lên thời gian biểu cho 6 tháng. Trong khi thực hiện, bạn sẽ nhận ra mình cần học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới và quan điểm của bạn cũng sẽ thay đổi. Bằng cách cập nhật Kế hoạch thực hiện, bạn có thể điều chỉnh được hướng phát triển của mình để không bị lệch hướng ngoài ý muốn.

Kế hoạch gồm những mục tiêu phát triển ngắn hạn và hành động cụ thể bạn cần bắt tay thực hiện ngay.”

Kế hoạch thực hiện trong 6/9/12 tháng tới

Mục tiêuphát triển

Những bướccần thực hiện

Thời hạnthực hiện

Trở ngại/Giải pháp

Bước 3

Lập kế hoạch thực hiện“

Page 20: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Trong khi lập kế hoạch thực hiện, hãy dành thời gian để khám phá thật chi tiết những cơ hội, và xác định đâu là những cơ hội tốt nhất bạn nên tập trung vào. Một trong những cách hiệu quả nhất là thông qua trò chuyện với những người đã làm qua công việc đó. Điều gì giúp họ thành công trong công việc này, công ty đã tạo điều kiện như thế nào. Từ đó, bạn sẽ chắc chắn được điểm mạnh của mình có phù hợp với những vị trí nghề nghiệp đã

chọn hay không, con đường bạn đã chọn có mang lại những cơ hội tốt nhất hay có khó khăn, thử thách nào có thể phát sinh không?

Sử dụng Bảng phân tích cơ hội dưới đây, thu hẹp các lựa chọn cho tới khi bạn có được một hoặc hai cơ hội cần ưu tiên. Là những cơ hội mà bạn cảm hấy mình thực sự có thể đảm bảo sự nhiệt huyết với nó vì càng thu hẹp lựa chọn bao nhiêu, bạn càng có thêm động lực thực hiện bấy nhiêu.

Mẹo hayĐể không bỏ lỡ cơ hội

Bảng phân tích cơ hội

Xác định cơ hội (nghề nghiệp trọng tâm)

Yếu tố hỗ trợ (Điểm mạnh, xu hướng, sự kiện, sở thích/quyền lợi cá nhân)

Yếu tố cản trở (Điểm yếu, xu hướng và sự kiện)

Sở thích theo thứ tự ưu tiên

Năng lực cần phát triển. Trình độ học vấn và bằng cấp cần bổ sung

Để có bước tiến trong sự nghiệp20

Page 21: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

“Hãy chớp lấy cơ hội!Cuộc đời là một cơ hội. Người tiến xa nhất thường là người sẵn sàng hành

động và chấp nhận thách thức.”- Dale Carnegie

Page 22: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Bước 4

Tiếp thị bản thânSong song với việc thực hiện mục tiêu, bạn cần phải biết cách tiếp thị bản thân với những người có vai trò quan trọng giúp bạn đạt được mục tiêu. Nếu như bạn đang mong muốn được thăng chức, đó là sếp/cấp trên và các đồng nghiệp. Nếu bạn đang muốn tìm được công việc mới, đó là các nhà tuyển dụng, là mạng lưới những chuyên gia trong ngành nghề của bạn.

Hãy hình dung bản thân mình như một sản phẩm/dịch vụ cần có một chiến dịch tiếp thị hoàn hảo để tiếp cận đối tượng mục tiêu. Bước đầu quan trọng nhất là bạn cần đánh giá bản thân bằng phương pháp 5Ps.

Phương pháp tiếp thị cơ bản 5Ps: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Promotion (Tiếp thị), Place (Địa điểm), Positioning (Định vị) có thể áp dụng với bản thân như sau:

Bạn có năng lực, thành tích đặc biệt nào để giới thiệu? Bạn có thể cung cấp những kỹ năng và ưu điểm nào cho "khách hàng" của bạn (ví dụ, nhà tuyển dụng tiềm năng)?

Product/Sản phẩm:

So sánh với ứng viên khác trên thị trường, bạn đem lại giá trị gì? Hiện nay VietnamWorks đã cung cấp công cụ “Đánh giá mức lương” trực tuyến giúp bạn đánh giá thu nhập của mình so với thị trường. Dựa vào báo cáo này và công việc bạn đang ứng tuyển, bạn có thể ước lượng mức tưởng thưởng mà mình xứng đáng được nhận so với giá trị mình đem lại.

Price /Giá cả:

Positioning/Định vị:Bạn có những kỹ năng hay chuyên môn nào vượt trội và khác biệt so với các ứng viên khác? Bạn định vị con đường nghề nghiệp của mình là trở thành chuyên gia, là điều phối viên, tư vấn viên hay nhà lãnh đạo.

Để có bước tiến trong sự nghiệp22

Page 23: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Resume trực tuyến, thư ứng tuyển, mối quan hệ ngoại giao, và hồ sơ cá nhân trên các website nghề nghiệp như vietnamworks, linkedin và các forum chuyên ngành là những công cụ để bạn tiếp thị bản thân.

Hãy năng động tìm hiểu những chuyên gia nổi tiếng và những nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng trong ngành nghề của mình và theo dõi (follow) họ trên mạng xã hội để luôn học hỏi và cập nhật những kiến thức và phương pháp mới nhất trong nghề nghiệp cũng như cách họ xây dựng thương hiệu bản thân. Quảng bá bản thân đúng cách là chìa khóa cho công việc mơ ước và giúp bạn đạt được mục tiêu sự nghiệp.

Đừng ngại lên tiếng về thành tích của bạn!

Tiếp thị bản thân không có nghĩa là khoe khoang về mình mọi lúc mọi nơi. Người hướng nội thường không được công nhận xứng đáng vì họ thường gặp khó khăn trong việc nói về thành tích của mình và cảm thấy ái ngại khi nhận được nhiều sự chú ý. Nhưng bạn sẽ khó đạt được thành công nếu bạn phải dựa vào người khác để lên tiếng về thành tích của bạn, hoặc để cho những thành tích của mình bị lãng quên cùng với cơ hội thăng tiến. Hãy suy nghĩ cẩn thận về những gì bạn có thể nói về thành tích của bạn, và chia sẻ với đối tượng nào, để bạn được công nhận cho những thành tích mà bạn đã đạt được.

Có rất nhiều cơ hội để bạn tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu của nhà tuyển dụng như sự kiện nghề nghiệp, hội chợ việc làm, các trang web công ty, công ty “săn nhân tài” - các heahunter, các mạng xã hội, các website việc làm uy tín như vietnamworks.com và từ các mối quan hệ của bạn.

Place/Địa điểm:

Để có bước tiến trong sự nghiệp 23

Sau khi đã liệt kê những điểm mạnh và đặc biệt của mình, bạn xem lại yêu cầu của nhà tuyển dụng. Với từng vị trí và công việc khác nhau, bạn có thể chọn để “quảng bá” những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm của mình phù hợp với vị trí và yêu cầu của nhà tuyển dụng đó.

Promotion /Quảng bá:

Page 24: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Mẹo hayCV sáng tạo: điểm cộng cho bạn

1

5

3

4

2

Để có bước tiến trong sự nghiệp24

(+84) 902 xxxxxx - [email protected]

1x Doan Van Bo St, W.2, D.4, HCM.C

facebook.com/sang123

plus.goolge.com/sang123

linkedin.com/sang123

Page 25: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Để có bước tiến trong sự nghiệp 25

Một bức thư ngỏ súc tích, rõ ràng và ấn tượng sẽ làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy hứng thú và muốn gặp bạn để tìm hiểu thêm.

Nội dung chính của thư ngỏ cần trình bày rõ kỹ năng, kinh nghiệm, học vấn và thành tích của bạn liên quan đến những yêu cầu của công việc. Phần này sẽ trả lời cho Nhà tuyển dụng (NTD) câu hỏi “Đây có phải là người có thể giải quyết những vấn đề tôi đang đau đầu không?”

Ảnh đại diện – chìa khóa cho 1 hồ sơ ấn tượng. Một bức ảnh với nụ cười thân thiện và trang phục phù hợp là lời giới thiệu hiệu quả cho bạn.

Thêm các buổi hội thảo kỹ năng, chuyên đề liên quan đến công việc mà bạn đã tham gia để thể hiện tinh thần học hỏi và kỹ năng giao tiếp, cập nhật thông tin.

Giới thiệu các trang mạng xã hội của bạn để nhà tuyển dụng hiểu thêm về tính cách của bạn. Hãy cân nhắc và đảm bảo nội dung các trang này không có điều gì gây bất lợi cho quá trình ứng tuyển của bạn.

Liệt kê những thành tích bạn đạt được trong công việc, hoặc link đến portforlio để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

1

2

3

4

Dùng infographic để giới thiệu các kỹ năng và mức độ thành thạo từng kỹ năng của bạn.

5

Nên Không nên

Viết trong nội dung email hoặc trang đầu chung với CV

Giải thích rõ vì sao bạn phù hợp với công việc bạn ứng tuyển

Lặp lại thông tin CV, liệt kê tất cả thông tin một cách thiếu chọn lọc

Gửi thư ngỏ giống nhau cho nhiều NTD, gửi đến nhiều NTD cùng lúc

Dài quá 1/2 trang, bố cục khôngrõ ràng

Bày tỏ mong muốn ứng tuyển, chú thích thời gian bạn sẽ liên hệ lại

Thư ngỏ ấn tượng

Giới thiệu ngắn gọn về bản thân và vị trí bạn đang ứng tuyển

Ghi sai tên vị trí hoặc công ty ứng tuyển

Page 26: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

“Tài sản lớn nhất của bạn là khả năng kiếm tiền.Tài nguyên lớn nhất của bạn là thời gian.”

- Brian Tracy

Page 27: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Phụ lục

Page 28: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Chuyên viên Kỹ thuật có 4 năm kinh nghiệm trong ngành Ô tô. Mong muốn trở thành Trưởng bộ phận Dịch Vụ Khách Hàng ở một công ty sản xuất ô tô uy tín, đặc biệt quan tâm lĩnh vực Dịch Vụ Hậu Mãi.

• Tiếng Anh lưu loát, đặc biệt kỹ năng nói và viết.

• Thiết kế động cơ máy bằng AutoCAD, và các phần mềm liên quan.

• Sử dụng thành thạo MS Office.

• Có khả năng giao tiếp và thuyết trình tốt.

Mẫu hồ sơ ứng tuyển

1

2

• Tuyển dụng nhân viên thực hiện các chương trình khuyến mãi.

• Quản lý mối quan hệ với các nhà phân phối.

• Tổng hợp doanh số của đội ngũ Bán Hàng Khu Vực.

• Lập báo cáo doanh số hàng tuần, hàng tháng cho Trưởng phòng Kinh doanh.

• Tính toán số lượng phụ tùng cần nhập khẩu dựa trên nhu cầu của khách hàng và số lượng xe tiêu thụ.

• Phân phối phụ tùng đến các đại lý.

• Cung cấp phụ tùng chính hãng cho khách hàng.

• Tìm kiếm và hợp tác thành công với đối tác Đài Loan, nhập khẩu phụ tùng chính hãng giúp tiết kiệm chi phí 50.000USD vào tháng 3/2014.

Nhân viên phân phối phụ tùng - Tháng 02/2012 – Hiện tạiCông ty Mercedes-Benz Việt Nam

KỸ NĂNG

KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

NGUYỄN VĂN HÙNG########## - [email protected] - 0902 xxx xxx

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP

3

Để có bước tiến trong sự nghiệp28

Page 29: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Để có bước tiến trong sự nghiệp 29

5

4

1

6

• Phát hiện các lỗi hỏng của xe và tìm phụ tùng thay thế phù hợp.

• Tư vấn dịch vụ sửa chữa, tân trang xe cho khách hàng.

2006 – 2010: Cử nhân Kỹ sư Cơ khí chuyên ngành Ô tô – Máy động lực, Đại học Bách khoa TP.HCM.

Thực tập sinh Tư vấn dịch vụ - Tháng 08/2010 – tháng 02/2011Công ty Honda Việt Nam

NGUYỄN VĂN HÙNG - Trang 2########## - [email protected] - 0902 xxx xxx

HỌC VẤN

Mục tiêu nghề nghiệp nên được đưa lên đầu CV. Trình bày từ 2 đến 3 dòng tóm tắt kinh nghiệm bản thân và kỹ năng, đề cập chức danh bạn muốn dự tuyển và mục tiêu cá nhân của bạn. Mục tiêu này nên hỗ trợ cho mục tiêu lớn hơn của doanh nghiệp.

2 Với mỗi công việc đã làm, hãy trình bày: Chức danh – Tên công ty – Thời gian – Trách nhiệm công việc, và trình bày theo thứ tự công việc mới nhất lên trước.

4 CV không nên dài quá 2 trang

5 Công việc đã làm nên được thể hiện ra đầy đủ, chi tiết cùng vai trò và các đầu mục công việc mà bạn đảm nhiệm.

3 Nhấn mạnh thành tích, kỹ năng của bản thân một cách cụ thể qua con số, hiệu quả… Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy liệt kê những dự án bạn đã tham gia.

6 Phần Học vấn nên để ở phần cuối cùng của CV. Liệt kê những bằng cấp, khóa đào tạo, hội thảo… có liên quan đến công việc ứng tuyển cùng thời gian bạn hoàn thành.

Page 30: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

7 câu hỏi phỏng vấnthường gặp

Để có bước tiến trong sự nghiệp30

Trả lời chi tiết và mạch lạc các câu hỏi về kinh nghiệm và thể hiện được thái độ tích cực cùng với đam mê công việc, bạn sẽ có ưu thế hơn hẳn các ứng viên khác.

CÂU HỎI KIỂM TRA NHỮNG LƯU Ý

Vì sao bạn muốncông việc này?

Tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí bạn đang ứng tuyển, nói rõ lý do vì sao bạn thích và thấy mình có thể hoàn thành tốt công việc này.

Nếu bạn từng mắc sai lầm, đừng ngại nói về nó. Điều quan trọng là bạn đã học hỏi được những gì và nhìn nhận sai lầm này như thế nào. Hãy nhìn vấn đề một cách tích cực.

Liệt kê 3 điểm mạnh có liên quan đến công việc ứng tuyển (kinh nghiệm, kỹ năng hay tính cách). Khi trả lời, phân tích những điểm mạnh đó có thể giúp bạn đóng góp những gì cho công ty.

Cách bạn nhìn nhận và đưa ra hướng giải quyết sự việc là điều NTD quan tâm. Bạn có xác định rõ ràng bước đi kế tiếp của mình hay chỉ muốn thoát khỏi công việc hiện tại theo cách tiêu cực?

Nhấn mạnh công việc hiện tại bạn đang ứng tuyển đóng vai trò quan trọng ra sao để bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp tương lai.

Bạn hãy kể về một thất bại mà bạn không bao giờ quên?

Điểm mạnh của bạn là gì?

Vì sao bạn rời bỏ công ty hiện tại?

Trong 3-5 năm tới, bạn muốn mình sẽ như thế nào?

Hãy kể một câu chuyện súc tích về bạn trong 60 giây. Câu trả lời cần thể hiện tính cách, kinh nghiệm và thành tích nổi bật của bạn.

Đối với các câu hỏi tình huống, để thể hiện kinh nghiệm thực tế cũng như khả năng giải quyết vấn đề, hãy trả lời theo STAR:S-ituation: miêu tả tình huống sự việcT-ask: nhiệm vụ, vấn đề bạn phải giải quyếtA-ction: giải pháp, hành động của bạnR -esult: kết quả đạt được

Hãy giới thiệu đôi điều về bạn

Hãy kể về một tình huống bạn gặp khó khăn và bạn đã vượt qua như thế nào?

Page 31: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

Để có bước tiến trong sự nghiệp 31

Những bí mậtcủa Nhà Tuyển Dụng

Theo khảo sát Nhà tuyển dụng của VietnamWorks

Nhà tuyển dụng chú trọng nhất là thông tin kinh nghiệm

liên quan đến công việc trên CV

54%

45%

70 CV

27%

73%

54.5%

được cập nhật trên VietnamWorkshàng tháng – tương đương

với dân số ở Monaco

38.000 CV3 phútlà thời gian trung bình

để xem một CV

nhà tuyển dụngsẽ tìm hiểu bạntrên Facebook

được gửi đến cho mỗi vị trí đăng tuyển tại Vietnamworks.com

Bên cạnh việc tìm kiếm ứng viên từ VietnamWorks, nhà tuyển dụng đãbắt đầu sử dụng mạng xã hội để bổ sung thông tin ứng viên:

Linkedin

nhà tuyển dụng loại bỏ CV vì lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc mục tiêu công việc không liênquan đến công việc ứng tuyển.

nhà tuyển dụng từ chối phỏngvấn ứng viên đã từng nhảy việc

11% NTD sẽ loại CV chỉ vì địa chỉemail không chuyên nghiệp

Trung bình có

55%Facebook

62%Google Search

NTD loại bỏCV có cáchtrình bày rốirắm ngay lập tức

55%

Page 32: Decobuoctientrongsunghiep.pdf

130 Sương Nguyệt ÁnhPhường Bến Thành, Quận 1ĐT: (84 8) 5404 1373Fax: (84 8) 5404 1372Email: [email protected]

TP. HỒ CHÍ MINHTầng 7, Tòa nhà V-building125- 127 Bà Triệu, Q. Hai Bà TrưngĐT: (84 4) 3974 3033Fax: (84 4) 3974 3036Email: [email protected]

HÀ NỘI