Top Banner
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành” MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG..............................................2 DANH MỤC HÌNH..............................................2 MỞ ĐẦU.....................................................3 Chương I...................................................3 MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ........................................3 1.1. Tên cơ sở......................................................3 1.2. Chủ cơ sở......................................................3 1.3. Vị trí địa lý của cơ sở........................................3 1.4. Quy mô, thời gian hoạt động của cơ sở..........................3 Chương II..................................................4 NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ.................4 2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường...............................4 2.1.1. Nguồn phát sinh.............................................4 2.1.2. Biện pháp giảm thiểu........................................4 2.2. Nguồn chất thải lỏng...........................................5 2.2.1. Nguồn phát sinh.............................................5 2.2.2. Biện pháp giảm thiểu........................................7 2.3. Nguồn chất thải khí...........................................10 2.3.1. Nguồn phát sinh............................................10 2.3.2. Biện pháp giảm thiểu.......................................13 2.4. Nguồn chất thải nguy hại......................................16 2.5. Tiếng ồn và độ rung...........................................17 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT............................18 1. Kết luận........................................................18 1
27

Đề án Việt Thành

Jul 31, 2015

Download

Documents

Leo Nguyen
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

MỤC LỤCDANH MỤC BẢNG...........................................................................................................2

DANH MỤC HÌNH............................................................................................................2

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................3

Chương I..............................................................................................................................3

MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ...............................................................................................3

1.1. Tên cơ sở........................................................................................................................................3

1.2. Chủ cơ sở.......................................................................................................................................3

1.3. Vị trí địa lý của cơ sở....................................................................................................................3

1.4. Quy mô, thời gian hoạt động của cơ sở.......................................................................................3

Chương II............................................................................................................................4

NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ.........................................4

2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường..............................................................................................4

2.1.1. Nguồn phát sinh......................................................................................................................4

2.1.2. Biện pháp giảm thiểu..............................................................................................................4

2.2. Nguồn chất thải lỏng.....................................................................................................................5

2.2.1. Nguồn phát sinh......................................................................................................................5

2.2.2. Biện pháp giảm thiểu..............................................................................................................7

2.3. Nguồn chất thải khí....................................................................................................................10

2.3.1. Nguồn phát sinh....................................................................................................................10

2.3.2. Biện pháp giảm thiểu............................................................................................................13

2.4. Nguồn chất thải nguy hại...........................................................................................................16

2.5. Tiếng ồn và độ rung....................................................................................................................17

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.....................................................................18

1. Kết luận............................................................................................................................................18

2. Kiến nghị..........................................................................................................................................18

3. Cam kết.............................................................................................................................................18

1

Page 2: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

DANH M C B NGỤ ẢBảng 2. 1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt.............................................................................................4

Bảng 2. 2 Thành phần nước thải sinh hoạt...................................................................................................5

Bảng 2. 3 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt...................................................................6

Bảng 2. 4 Nồng độ các chất có trong nước mưa chảy tràn...........................................................................7

Bảng 2. 5 Tải lượng ô nhiễm khí thải phát sinh do xe chạy dầu Diesel.......................................................10

Bảng 2. 6 Tải lượng ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông.....................................................11

Bảng 2. 7 Tải lượng ô nhiễm khí thải đối với lò đốt...................................................................................11

Bảng 2. 8 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò đốt cấp nhiệt..........................................................12

Bảng 2. 9 Nồng độ các chất ô nhiễm sau khi qua khỏi hệ thống xử lý........................................................16

DANH M C HÌNHỤHình 2. 1 Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt....................................................................................................7

Hình 2. 2 Cấu tạo bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt................................................................................9

Hình 2. 3 Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò đốt............................................................................................15

2

Page 3: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

MỞ ĐẦU

Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành được thành lập trên cơ sở giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân số 6000660695 đăng ký lần đầu ngày 18 tháng 09 năm 2007, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 08 tháng 11 năm 2010.

Tình trạng của Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành là cơ sở phải lập Đề án BVMT theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 15 của Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 03 năm 2012.

Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành thuộc đối tượng không phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải được quy định tại điểm b khoản 1 điều 13 Nghị định 12 Hướng dẫn thi hành Luật xây dựng (tổng mức đầu tư nhỏ hơn 15 tỷ đồng).

Đề án BVMT đơn giản của Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành được lập theo phụ lục 19b Thông tư 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 03 năm 2012.Chương I

MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ

1.1. Tên cơ sở

CƠ SỞ SẢN XUẤT GẠCH VIỆT THÀNH

1.2. Chủ cơ sởNguyễn Thị Ngát – Chủ cơ sởCMND số: 210981184Địa chỉ thường trú: 35 tỉnh lộ 2, Phường Khánh Xuân, Thành phố Buôn Ma Thuột,

Tỉnh ĐăkLăkSố điện thoại: 05003650670

1.3. Vị trí địa lý của cơ sở

Thôn Buôn Kô, Xã Ea Bông, Huyện Krông Ana, Đăk Lăk

1.4. Quy mô, thời gian hoạt động của cơ sở

Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành có diện tích lò gạch là 144,4 m2, chiều cao 11m trên lô đất có diện tích

Cơ sở có công suất 5.000.000 viên quy chuẩn/năm.

Cơ sở đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2009 đến nay.

3

Page 4: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

Chương II

NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ

2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường2.1.1. Nguồn phát sinh

a. Chất thải sinh hoạtChất thải rắn thông thường phát sinh từ các hoạt động hằng ngày của công nhân.Thành phần chính chủ yếu gồm vỏ trái cây, thức ăn dư thừa, giấy, túi nylon, vỏ

hộp… đây đa phần là chất hữu cơ nên dễ phân hủy, gây mùi khó chịu, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.

Theo thống kê, rác thải chứa thành phần chính là chất hữu cơ, được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2. 1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

TT Thành phần

Tỷ lệ theo khối lượng (%)

Mùa khô Mùa mưa

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3

1 Chất hữu cơ dễ phân huỷ 58 60 65 68.5 70 72

2 Giấy các loại 5,25 3,14 3 2 2,5 2,8

3 Kim loại 7,3 0 7,7 4,5 4,8 4,55

4 Thuỷ tinh 1,55 1,7 1,6 1,0 1,2 1,3

5 Vải, sợi 3,7 4,7 2 3 3,6 4,0

6 Cao su, nilon 13,2 15,6 9,7 65 8,5 10

7 Chất trơ 84 8,79 7 7 6,5 4

8 Gỗ, dăm bào 2,6 5,8 4 7,5 3 1,35

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh ĐăkLăk năm 2010

Theo Giáo trình “Quản lý chất thải rắn” tập 1 Chất thải rắn đô thị của GS.TS Trần Hiếu Nhuệ thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh theo đầu nguời ở Việt Nam đối với từng loại đô thị 0,35 – 0,80 kg/người/ngày. Cơ sở có 25 công nhân, đối với lao động làm việc tại cơ sở hệ số phát thải khoảng 0,5 kg/người/ngày tương ứng 12,5 kg/ngày.

Ngoài ra, chất thải rắn do sét rơi vãi trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, xúc bốc và các sản phẩm hư, hỏng phát sinh trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Mỗi năm Cơ sở sản xuất 5.000.000 viên gạch tương đương 10.750 tấn, khối lượng phế phẩm ước tính chung là 8% công suất thiết kế, tức khoảng 2 tấn/ngày.

2.1.2. Biện pháp giảm thiểu

4

Page 5: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

Công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt được thực hiện thực hiện như sau:

Chất thải rắn thông thường được cán bộ vệ sinh thu gom hằng ngày và được chứa trong 2 thùng rác có thể tích 120 lit, cả 2 thùng đều được đặt ở khu nhà sinh hoạt của công nhân và nằm ở cuối hướng gió.

Các chất thải có khả năng tái chế như, vỏ lon bia, nước ngọt… được thu gom riêng trong các túi đựng sau đó đem bán cho cơ sở thu gom.

Đối với gạch phế phẩm Chủ cơ sở bán lại cho người dân để sản xuất gạch không nung và dùng để san lấp mặt bằng.2.2. Nguồn chất thải lỏng2.2.1. Nguồn phát sinh

a. Nước thải sinh hoạt

Nguồn phát sinh chất thải lỏng chủ yếu từ sinh hoạt của công nhân. Tổng số công nhân trong Cơ sở là 25 người lượng nước cấp cho một người khoảng 100l/ngày vậy mỗi ngày nhân viên trong quán tiêu thụ khoảng 2,5 m2 nước.

Lượng nước thải phát sinh chiếm 80% lượng nước cấp nên lưu lượng nước thải sinh hoạt 2 m2/ngày.

Thành phần nước thải sinh hoạt được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2. 2 Thành phần nước thải sinh hoạt

TT Chỉ tiêuKhối lượng các chất ô nhiễm

(g/người/ngày)

1 BOD5 45 – 54

2 COD 72 – 102

3 SS 70 – 145

4 Tổng Nitơ 6 – 12

5 NH4 2,4 – 4,8

6 Dầu mỡ 10 – 30

7 Tổng Phospho 0,8 – 4,0

Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993Với tổng số lao động 25 người lưu lượng nước thải 2 m3/ngày, nồng độ các chất ô

nhiễm có trong nước thải sinh hoạt của dự án theo bảng sau:

Bảng 2. 3 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

TT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm trong QCVN14:2008/

5

Page 6: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

nước thải sinh hoạt (mg/lít) BTNMT (Cột B)

1 BOD5 562,5 - 675,0 50

2 COD 900,0 - 1275,0 -

3 SS 875,0 - 1812,5 100

4 Tổng N 75,0 - 150,0 -

5 NH4 30,0 - 60,0 10

6 Dầu mỡ 125,0 - 375,0 20

7 Tổng Phospho 10,0 - 50 10

So với Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B), hầu hết các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt khi không xử lý có nồng độ vượt qua giới hạn cho phép rất nhiều lần. Bản chất nước thải sinh hoạt có chứa nhiều cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và mầm bệnh cho nên để bảo vệ môi trường nước, sức khoẻ con người Chủ cơ sở đã có các biện pháp để xử lý giảm thiểu nồng độ chất ô nhiễm, vi sinh vật trước khi cho thoát ra môi trường.

b. Nước thải sản xuất

Nước thải sản xuất của Cơ sở chủ yếu là nước thải vệ sinh thiết bị, vệ sinh nhà xưởng có chứa cặn bã cao lanh, SS, dầu mỡ,… nước thải ra theo chu kỳ gián đoạn với lưu lượng khoảng 0,5m3/ngày. Tham khảo các tài liệu nhà máy sét, gạch ngói Bình Dương, tỉnh Bình Dương cho thấy nồng độ SS trong nước thải dao động trong khoảng 400 – 1000 mg/L tức cao hơn QCVN 40:2011/BTNMT nhiều lần. Như vậy, nước thải sản xuất sẽ được thu gom xử lý chung với các nguồn khác để dạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

c. Nước mưa chảy tràn

Lưu lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào chế độ khí hậu khu vực, lượng nước này có thể bị nhiễm bẩn do cuốn theo đất đá, chất thải rắn… nếu không có biện pháp phù hợp nước mưa sẽ làm ô nhiễm môi trường nước.

Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành có tổng diện tích 5.261 m2, hiện tại mái nhà đã được lợp tôn kiên cố nên thực tế lượng nước mưa chảy tràn không nhiều, tuy nhiên chúng tôi vẫn tính toán và đưa ra các biện pháp giảm thiểu. Lưu lượng nước mưa bình quân năm trên địa bàn huyện Krông Ana là 1.780 mm trừ đi hệ số thấm bốc hơi còn lại tạo thành dòng chảy

Tải lượng nước mưa chảy tràn được tính theo công thức:

Q = (5.261 x 1.780,3 x 0,7)/1.000 = 6.555 m3/năm

6

Page 7: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

Bảng 2. 4 Nồng độ các chất có trong nước mưa chảy tràn

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Nồng độ

1 Tổng Nitơ mg/l 0,5 - 1,5

2 Tổng Phospho mg/l 0,003-0,004

3 COD mg/l 10-20

4 TSS mg/l 10-20

Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993

Tuy nhiên do về cơ bản cơ sở hạ tầng của cơ sở đã hoàn thiện, hệ thống thu gom, thoát nước mưa trong khu vực đã đi vào hoạt động ổn định do đó nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do nước mưa chảy tràn trong khu vực là không đáng lo ngại. Cơ sở sẽ bố trí lao động thường xuyên kiểm tra, nạo vét đảm bảo hệ thống thoát nước mưa hoạt động tốt.

2.2.2. Biện pháp giảm thiểu

a. Nước thải sinh hoạt

Nước thải từ khu vực nhà bếp sau khi qua các tấm lược rác được thu gom vào các tuyến ống ngang và ống đứng dẫn về bể tách dầu mỡ sau đó dẫn về ngăn thứ 3 của bể tự hoại, bể này có tác dụng làm lắng cát, giảm thiểu các chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh. Nước sau khi đi qua hệ thống xử lý chảy vào giếng thấm.

Nước thải tắm giặt cũng được thải vào ngăn thứ 3 của bể tự hoại 3 ngăn để lắng cặn trước khi được thải vào giếng thấm.

Nước thải từ nhà vệ sinh được đưa vào bể tự hoại 3 ngăn để xử lý trước khi đưa vào giếng thấm.

Hình 2. 1 Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt

Bể tự hoại được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn của ngành xây dựng và đảm bảo xử lý lưu lượng phát sinh. Lượng nước thải sau khi xử lý được cho vào giếng thấm.

7

Nước thải nhà bếp,…

Giếng thấm

Bể tách dầu mỡ Ngăn thứ 3

của bể tự hoại 3 ngăn (lắng cặn)Nước

thải tắm giặt

Nước thải nhà vệ sinh

Bể tự hoại 3 ngăn

Page 8: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

Dung tích của bể tự hoại thường được tính theo công thức:

W = Wn + Wc

Trong đó:

- Wn= Thể tích nước của bể (m3);

- Wc = Thể tích cặn của bể (m3);

- Trị số Wn có thể lấy bằng 1-3 lần lưu lượng nước thải ngày đêm.

- Trị số Wc xác định theo công thức:

Trong đó:

- a: Lượng cặn của bùn;

- T: Thời gian giữa hai lần lấy cặn;

- W1 và W2: Độ ẩm của cặn tươi vào bể và cặn khi lên men;

- b: Hệ số thể tích cặn khi lên men (giảm 30%) và lấy bằng 0,7;

- c: Hệ số để lại một phần cặn bã đã lên men khi hút cặn 20% = 1,2;

- N: Số người mà bể phục vụ;

Hiệu suất xử lý của bể tự hoại đạt khoảng 40-60%.

Nguyên tắc kiểm soát nước thải sinh hoạt:

Bể tự hoại là công trình làm đồng thời 2 chức năng: Lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6-8 tháng, dưới ảnh hưởng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất hữu cơ hoà tan. Hiệu quả xử lý của bể tự hoại vào khoảng 40 - 60%.

8

MNmin

A

B

C DM M

MNmax

D

1

2 3 4 5 6

78 9

10

MẶT CẮT M – M

MẶT BẰNG

Page 9: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

Hình 2. 2 Cấu tạo bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạtNgăn đầu tiên của bể tự hoại có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải. Cặn lắng ở

dưới đáy bể bị phân hủy yếm khí khi đầy bể, khoảng 1 năm sử dụng, cặn này được hút ra theo hợp đồng với đơn vị có chức năng để đưa đi xử lý. Nước thải và cặn lơ lửng theo dòng chảy sang ngăn thứ hai. Ở ngăn này, cặn tiếp tục lắng xuống đáy đồng thời các chất hữu cơ được vi sinh yếm khí phân hủy làm làm giảm đáng kể nồng độ trong nước. Nước thải sau khi được xử lý qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng được giảm bớt khoảng 40 – 60%.

b. Nước thải sản xuất

Đối với nước thải sản xuất từ quá trình ngâm ủ nguyên liệu có hàm lượng rất nhỏ, chỉ đảm bảo bổ sung cho độ ẩm của nguyên liệu nên không phát sinh nước thải ra bên ngoài.

Nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án chỉ do quá trình rửa thiết bị may móc. Lượng nước này sẽ được thu gom và lắng đất cát và vớt dầu mỡ tại bể lắng. Sau đó được thải ra hồ tiếp nhận cách cơ sở 500m, chất lượng nước đảm bảo xử lý đạt QCVN 40 : 2011 loại A trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

c. Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng Cơ sở được thu gom bằng đường mương dẫn nước có tấm đan qua các hố ga nhằm lắng cặn mà nước mưa cuốn theo trên mặt bằng của dự án sau đó thải trực tiếp xuống kênh mương. Trên mạng lưới thoát nước bố trí các hố ga có song chắn rác và các giếng kiểm tra. Nước mưa sẽ được lắng lọc tự nhiên. Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét để loại bỏ những rác, cặn lắng. Bùn thải được chôn lấp hợp vệ sinh.

2.3. Nguồn chất thải khí2.3.1. Nguồn phát sinh

9

Page 10: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

a. Bụi phát sinh trên đường vận chuyển, tập kết nguyên liệu

Tùy theo điều kiện chất lượng đường xá, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên liệu, sản phẩm mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi hoặc từ các bãi chứa cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Một thực tế khách quan là ô nhiễm bụi trên đường vận chuyển và tập kết nguyên liệu rất phổ biến ở các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Thông thường giá trị hàm lượng bụi lơ lửng đo được tại khu vực bãi chứa nguyên liệu thường cao hơn tiêu chuẩn không khí xung quanh nhiều lần (QCVN 05:2009, quy định bụi : 0,3 mg/m3). Ô nhiễm bụi sẽ giảm khi chất lượng đường xá được nâng lên và ý thức trách nhiệm của các chủ cơ sở trong việc thực hiện các biện pháp vệ sinh mặt bằng, cách ly nguồn ô nhiễm hoặc tạo độ ẩm cho nguyên liệu…

Dự án sẽ áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm hạn chế ô nhiễm bụi do quá trình vận chuyển và tập kết nguyên liệu.

b. Ô nhiễm do khí thải từ hoạt động giao thông vận tải

Trung bình mỗi năm Cơ sở sản xuất 10.750 tấn gạch và được vận chuyển bằng xe 12 tấn, vậy số lượt xe khoảng 896 chuyến ra vào khu vực tương đương với 1.792 lượt xe 1 năm.

Như vậy, trung bình hàng ngày có khoảng 05 lượt xe/ngày vận chuyển ra vào khu vực dự án.

Thiết lập tính cho xe chạy dầu Diesel với tốc độ trung bình 25 km/h, trọng tải 3,5÷16 tấn, cự ly trung bình 1 km, tải lượng ô nhiễm khí thải cho 1 xe ôtô tải như sau:

Bảng 2. 5 Tải lượng ô nhiễm khí thải phát sinh do xe chạy dầu DieselTT Thông số Đơn vị Tải lượng

1 SO2 g/km 4,29S

2 NO2 g/km 11,80

3 CO g/km 6,00

4 VOC g/km 2,60

Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1993

Một ngày có khoảng 05 lượt xe vào và ra khu vực sản xuất, quãng đường vận chuyển 10 km (tính từ nơi nhận đến cơ sở). Tải lượng cực đại các khí thải gây ô nhiễm không khí của các phương tiện giao thông tham gia vận chuyển gạch như sau:

Bảng 2. 6 Tải lượng ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông

TT Chỉ tiêuTải lượng ô

nhiễm(kg/ngày)Nồng độ ô nhiễm

(mg/s)

1 SO2 0,21 2,43

2 NOx 0,59 6,83

3 CO 0,30 3,47

10

Page 11: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

4 VOC 0,13 1,5

Ghi chú: tính toán cho 05 lượt xe hoạt động trong quá trình xây dựng dự án

– S: hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,5%;

– Quãng đường vận chuyển trung bình cho 1 chuyến xe được ước tính là 10 km.

Nhận xét: Với tần suất vận chuyển gạch là không lớn, kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm phát sinh do quá trình vận chuyển cao nhất là nồng độ NOx: 6,83 mg/giây là không lớn. Quá trình vận chuyển gạch tác động không nhiều đến môi trường tự nhiên khu vực. Tuy nhiên Chủ dự án cần có các biện pháp đề đề phòng giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do tần suất vận chuyển tập trung và có các biện pháp để bảo vệ sức khoẻ công nhân thi công.

c. Khí thải lò nung

Lò đốt của nhà máy được sử dụng than đá để cấp nhiệt cho quá trình đốt. Định mức tiêu thụ than đá cho lò đốt là 120 T/năm, tương đương 13,7 kg/h.

Dựa vào hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới có thể ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của lò đốt trong bảng 2.7.

Bảng 2. 7 Tải lượng ô nhiễm khí thải đối với lò đốt

Chất ô nhiễmHệ số

Kg/tấnTải lượng kg/h

Bụi 47,0 0,64

SO2 11,7 0,16

NOx 9,0 0,123

CO 0,3 0,004

Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1993

Để tính nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò đốt dùng nhiên liệu than đá, chúng tôi tính toán lưu lượng khí thải bằng công thức sau:

L = B x [ VO20 + ( - 1)VO ] x (273 + t)/273

Trong đó : B : lượng than đốt trong 1 giờ

VO20 : khói sinh ra khi đốt 1 kg than, lấy bằng 7,5 m3/kg.

: hệ số dư khí, lấy = 1,3

VO : lượng không khí cần để đốt 1 kg than, lấy bằng 7,1 m3/kg.

t : nhiệt độ khói thải, lấy t = 200oC.

Thay số vào ta tính được L = 228,6 m3/giờ hay 0,0635 m3/s. Nồng độ của khí thải sau khi tính được đưa ra trong bảng 5.7.

11

Page 12: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

Bảng 2. 8 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò đốt cấp nhiệt

Chất ô nhiễm

Nồng độ tính ở điều kiện thực (mg/m3)

Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3)

QCVN 19: 2009 (mg/Nm3)

Bụi 2.822 - 200

SO2 701,6 1.213 500

NO2 540,3 934 8500

CO 16,2 28 1000

Ghi chú :

Nm3 – Thể tích khí quy về điều kiện tiêu chuẩn.

QCVN 19: 2009 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các

chất vô cơ.

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò đốt với tiêu chuẩn khí thải (QCVN 19: 2009) cho thấy nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn 14.11 lần, SO2 cao hơn Tiêu chuẩn khoảng 2,43 lần, NO2 cao hơn tiêu chuẩn 1.6 lần. Điều này chứng tỏ khí thải từ lò đốt có mức ô nhiễm bụi và SO2 rất cao, vì vậy cần được xử lý bằng hệ thống khống chế ô nhiễm lò đốt.

d. Ô nhiễm khí HF từ đất sét nung

Khí HF là một tác nhân ô nhiễm quan trọng trong quá trình nung gạch, ngói, gốm sứ với nguồn nguyên liệu là đất sét. Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF, khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, tổn thương nặng dẫn đến rụng lá (Ngoại trừ một số cây rất bền vững với khí HF là cà chua, hướng dương, măng tre, lúa).

Không khí bị ô nhiễm bởi HF và các hợp chất của fluorua gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật và sức khỏe của con người. Các hợp chất fluorua gây ra bệnh fluoruasis trên hệ xương và răng.

Theo kết quả phân tích chất lượng đất sét phục vụ sản xuất của dự án và tham khảo một số tài liệu khác về hàm lượng F- trong đất sét dao động trong khoảng 166 – 175 g/tấn. Từ nhu cầu thực tế của dự án là 8.000 m3 đất sét/năm, với tỷ trọng của đất sét là 2,6 tấn/m3, như vậy lượng đất sét sử dụng trong một năm là 22.000 tấn/năm, tương đương 22.000 tấn/năm x 170 g/tấn = 3,74 tấn (F-)/năm. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường về ô nhiễm khí thải của một số lò gạch ở tỉnh Vĩnh Long cho thấy: thực tế chỉ có khoảng 42% hàm lượng F- trong đất chuyển thành dạng khí HF trong quá trình nung. Như vậy ta có thể tạm tính đối với hàm lượng khí HF do dự án sinh ra là 3,74 tấn/năm x 42% = 1,5708 tấn/năm, hay 4,3 kg/ngày.

e. Ô nhiễm từ máy phát điện

12

Page 13: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

Chủ cơ sở đã đầu tư một máy nổ phát điện dự phòng có công suất 15KW. Trong quá trình chạy máy phát điện, máy phát điện sẽ phát sinh ra một lượng khí thải ảnh hưởng đến môi trường, tuy nhiên số lần chạy máy trong một tháng chỉ khoảng 1-2 lần nên tác động đến môi trường không nhiều.2.3.2. Biện pháp giảm thiểu

a. Giảm thiểu ô nhiễm bụi

Cơ sở sẽ quan tâm đến công tác vệ sinh công nghiệp trong khu vực sản xuất và kho chứa nguyên liệu, sản phẩm. Thường xuyên quét dọn đất, cát, nguyên liệu rơi vãi nhằm làm giảm lượng bụi khô phát tán vào không khí xung quanh và môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là vào các ngày nắng nóng, gió nhiều. Tần suất quét dọn 1 lần/ngày. Các vật liệu này không nguy hại có thể dùng để tái sử dụng lại hoặc làm vật liệu cho san lấp nền cho các công trình trong nhà máy hoặc chon lấp tại nơi đúng quy định.

Các phương tiện vận chuyển nguyên liệu về bãi chứa nguyên liệu của nhà máy sẽ được phủ kín bằng bạt để tránh bụi phát tán vào không khí. Nguyên liệu thấp hơn thùng xe từ 10 – 15cm, dùng xe thùng kín để vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm.

b. Khống chế ô nhiễm không khí trong quá trình vận chuyển sản phẩm

Để hạn chế bụi phát tán ra xa trong khâu tiêu thụ sản phẩm, Cơ sở đã trồng cây dọc 2 bên đường vận chuyển từ lò gạch. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường thì mỗi ha cây xanh có thể lọc từ không khí 50 – 70 tấn bụi/năm làm giảm 40 – 60% tải lượng bụi. Ngoài ra, cây xanh còn làm giảm khả năng lan truyền chất ô nhiễm theo gió, giảm tiếng ồn và làm mát không khí. Bên cạnh đó, Cơ sở sẽ thường xuyên dùng xe phun nước tưới hệ thống đường vận chuyển sản phẩm nội bộ trong nhà máy và từ nhà máy ra đường lộ. Thời gian phun nước được tiến hành 2 ngày 1 lần vào buổi sáng.

– Các xe tải vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ phải có bạt che kín trên thùng xe. Sản phẩm trong xe thấp hơn thùng xe ít nhất 10cm.

– Xe trước khi ra khỏi nhà máy phải được phun nước rửa đất cát bám tại bánh xe;

– Định kỳ kiểm tra các phương tiện vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, kịp thời phát hiện và khắc phục các sự cố có thể xảy ra;

– Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ;

− Lái xe phải chạy xe theo vận tốc đã được quy định, khi bốc dỡ hàng phải tắt máy xe.c. Khống chế ô nhiễm không khí trong quá trình sản xuất gạch Đối với khu vực gia công chế biến than

Chủ yếu phát sinh bụi do hoạt động của máy nghiền, để đảm bảo môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên cần tiến hành nghiền ở độ ẩm thích hợp khoảng 5%. Xây dựng tường bao quanh che chắn để không ảnh hưởng đến các khu vực khác. Với khu vực pha than, công nghệ pha than chủ đầu tư sẽ đầu tư máy nhào hai trục nên lượng bụi không ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh.

13

Page 14: Đề án Việt Thành

Tháp hấp thụ

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

Đối với khu vực dỡ sản phẩm

Lượng than pha với hàm lượng đã định vào đất để cải thiện tính chất của vật liệu nung đã giải quyết cơ bản về bụi trong thành phần xỉ lò. Vì vậy, lượng bụi ở đây được giảm đi đáng kể. Kích thước bụi từ xỉ lò thường lớn nên sa lắng nhanh, ít có khả năng phát tán đi xa. Tuy vậy, dự án sẽ trang bị bảo hộ lao động cho công nhân tham gia hoạt động ở khu vực này.

Đối với khâu phối liệu

Phía trên của các phễu nạp liệu thường thiết kế 2 cánh luôn tự đóng kín trong quá trình hoạt động. Cánh chỉ mở khi nạp nguyên liệu vào và tự đóng lại khi đã nạp xong. Chính vì thé bụi chỉ phát sinh cục bộ vào thời điểm nạp liệu khi cánh mở ra. Còn ở giai đoạn khác của quá trình nghiền, bụi không phát sinh vì nguyên liệu nạp vào có độ ẩm cao (20%) nên gần như không có bụi. Ở các công đoạn khác của công nghệ có phát sinh ra bụi, chủ đầu tư sẽ trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân để đảm bao cho công nhân yên tâm làm việc.

Đối với khí thải lò nung

Do đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc của lò nung tuynel, quá trình cháy trong lò diễn ra ở môi trường ô xy hóa triệt để. Hệ số dư không khí từ 1,5 – 2 lần, làm cho hàm lượng CO (thành phần gây ô nhiễm chủ yếu của quá trình đốt than) được chuyển hóa thành CO2, toàn bộ khói lò hơi sau khi nung được được phục vụ cho quá trình sấy. Điều đó đồng nghĩa với việc giảm phần lớn nồng độ bụi độc hại phát tán ra môi trường.

Để giảm tối thiểu tác động của khói lò tới môi trường lân cận cũng như hoa màu tại khu vực xung quanh, nhất là trong mùa mưa ẩm,chủ cơ sở đã tiến hành lắp đặt thêm hệ thống xử lý khí thải trước khi phát thải ra bên ngoài, sơ đồ công nghệ xử lý khí thải được trình bày qua sơ đồ:

14Bể chứa dung dịch NaOH

Ống thải

Page 15: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

Hình 2. 3 Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò đốtThuyết minh quy trình công nghệ:

Khói thải tại lò đốt sẽ được thu gom nhờ các chụp hút cục bộ tại nơi phát thải. Sau đó hỗn hợp khí được dẫn vào tháp hấp thụ để xử lý. Tại đây sẽ diễn ra hai quá trình có thể làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đó là quá trình hóa học diễn ra giữa dung dịch sữa vôi và các phân tử khí thải để tạo thành các chất không độc hại đối với môi trường cũng như sức khỏe của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Quá trình thứ hai có thể làm giảm các chất ô nhiễm trong khí thải đó là quá trình hấp thụ diễn ra giữa pha khí và pha lỏng (do sự chênh lệch nồng độ các hợp chất nên các phân tử khí sẽ được thu vào nước vôi để trung hòa nồng trong pha lỏng). Biện pháp phổ biến hiện nay là sử dụng phương pháp hấp thụ nhờ dung dịch kiềm (Ca(OH)2) bằng tháp rỗng tiết diện tròn hoạt động theo nguyên lý hấp thụ ngược dòng (tức là khí thải đi vào trong tháp theo chiều từ dưới đi lên, còn dung dịch hấp thụ được phun từ trên xuống). Ca(OH)2 được pha với nước trong bể chứa 3 ngăn có thiết bị khuấy trộn để làm loãng dung dịch Ca(OH)2, sau đó dùng bơm chìm bơm lên tháp hấp thụ. Để phân bố khí đều hơn người ta đặt 1 tấm lưới đục lỗ ở dưới đáy tháp. Các thông số tính toán đối với tháp hấp thụ bao gồm:

– Tốc độ khí trung bình trong tháp chọn v = 1,5-2m/s . Nếu tốc độ lớn hơn thì trong thiết bị phải có tấm chắn nước.

– Chiều cao tháp chọn bằng 2,4 lần đường kính, H = 2,4D

– Tiết diện tháp bằng lưu lượng khí thải chia cho tốc độ khí trong tháp, S = Qkt/v.

15

Lò đốt

Page 16: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

– Lưu lượng dung dịch phun 8-10 l/m3khí. Mỏ phun ly tâm được bố trí ở 1 hay nhiều tiết diện.

Với hiệu suất xử lý của tháp hấp thụ là 70% thì nồng độ các chất ô nhiễm đã ước tính trong chương 3, tại bảng 3.7 thì sau khi qua tháp hấp thụ nồng độ các chất ô nhiễm còn lại được trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 2. 9 Nồng độ các chất ô nhiễm sau khi qua khỏi hệ thống xử lý

Chất ô nhiễm

Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3)

Hiệu quả xử lý 70%

Nồng độ sau khi ra khỏi tháp hấp thụ (mg/Nm3)

QCVN 19 - 2009 (mg/Nm3)

SO2 1.213 0,7 363,9 500

NO2 934 0,7 280,2 580

CO 28 0,7 8,4 1000

Như vậy, Khí thải sau khi qua hệ thống xử lý khí của Dự án đạt QCVN 19-2009 sẽ được phát tán vào môi trường xung quanh thông qua ống khói cao 11 mét tại Cơ sở.

Đối với khí thải từ máy phát điện dự phòng

Do máy phát điện chỉ hoạt động khi lưới điện có sự cố, không liên tục. Công suất máy không lớn nên chỉ cần dùng biện pháp thải khí bằng ống khói có chiều cao 3 – 5 m nhằm pha loãng lượng khí thải này vào môi trường không khí xung quanh.

Đối với người công nhân trực tiếp sản xuất tại khu vực chịu tác động của bụi và khí thải

– Trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, các trang thiết bị này gồm: quần, áo bảo hộ lao động, mũ, khẩu trang, kính, giày,…

– Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân;

– Lắp đặt các bảng hiệu quy định bắt buộc về an toàn lao động trong khu vực làm việc;

– Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho cán bộ công nhân viên về ý thức bảo vệ môi trường, tổ chức thi đua sáng kiến về an toàn môi trường lao động.

2.4. Nguồn chất thải nguy hại

Chất thải rắn sản xuất nguy hại phát sinh tại dự án bao gồm dầu mỡ rơi vãi, cặn dầu, giẻ lau có dính dầu mỡ phát sinh trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị máy móc khi máy móc gặp sự cố. Tải lượng chất thải này không lớn, ước tính khoảng 1kg/ngày. Đây là chất thải độc hại, tuy nhiên do tải lượng không lớn và nguồn phát sinh tập trung nên thuận tiện cho công tác thu gom và xử lý bằng phương pháp đốt.

Các loại chất thải nguy hại sẽ hợp đồng đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển xử lý an toàn (theo thông tư 12/2006/TT-BTNMT và quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT).

16

Page 17: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

2.5. Tiếng ồn và độ rung

Tiếng ồn và độ rung phát sinh trong quá trình khai thác nguyên vật liệu, quá trình nung gạch quá trình vận chuyển sản phẩm và của máy phát điện dự phòng, Chủ cơ sở đã có những biện pháp giảm thiểu sau.

Theo lý lịch các loại máy móc, hầu hết thiết bị dự kiến sử dụng đều có mức ồn không lớn lắm. Để giảm tiếng ồn Nhà máy sẽ áp dụng các biện pháp sau:

Thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị máy móc để hoạt động tốt, cải tiến quy trình công nghệ theo hướng giảm tiếng ồn;

Giảm thiểu tối đa tại nguồn ồn bằng các biện pháp: Thiết kế các bộ phận giảm âm, trang bị các thiết bị chống ồn cho công nhân, nhất là ở những công đoạn có tiếng ồn cao như: quạt gió, máy nghiền, ....

Cách ly các nguồn ồn ra các vị trí riêng biệt cách xa nơi sản xuất chính như: Quạt gió mặc dù đã có thiết bị giảm âm nhưng mức độ gây ồn vẫn cao, do đó cần được đặt trong buồng kín, xung quanh (tường trần) có lót lớp vật liệu hấp thụ âm hoặc cách âm; Các máy nghiền, máy trộn: Xử lý bằng cách lắp các tấm cách âm có thể tháo dỡ ra khi cần thiết để cách ly cục bộ, giảm thiểu tiếng ồn;

Máy phát điện dự phòng được tách riêng khu vực sản xuất, bao che bằng tường gạch và mái bê tông.

17

Page 18: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

Cở sở sản xuất gạch Việt Thành là cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Các vấn đề có liên quan đến chất thải, các vấn đề không liên quan đến chất thải đều được trình bày chi tiết trong báo cáo và các tác động ở đây ở mức độ thấp không có tính chất nghiêm trọng và nằm trong khả năng xử lý của cơ sở.

Tuy nhiên một số các tác động khác ngoài tầm dự đoán nếu xảy ra Chủ cơ sở sẽ phối hợp với các đơn vị có chức năng để giải quyết đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế tác động tiêu cực đến con người, môi trường và tài sản của quán.

2. Kiến nghị

Hoạt động của Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của huyện Krông Ana nói riêng cũng như của tỉnh ĐăkLăk nói chung, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo nguồn ngân sách cho nhà nước, tạo công ăn việc làm ổn định cho gia đình Chủ cơ sở và người lao động. Do vậy Chủ cơ sở rất mong được sự khuyến khích ủng hộ từ phía cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện để cơ sở sản xuất ổn định tiến tới phát triển bền vững.

Chúng tối rất mong các cấp có thẩm quyền xem xét và xác nhận Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành” của Nguyễn Thị Ngát để cơ sở kinh doanh buôn bán ổn định thúc đẩy phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

3. Cam kết

Cam kết của Chủ cơ sở trong quá trình hoạt động kinh doanh buôn bán tại Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành như sau:

Cam kết thực hiện những nội dung về bảo vệ môi trường đã nêu trong đề án bảo vệ môi trường đơn giản, đặc biệt là các nội dung về xử lý chất thải.

Chủ cơ sở cam kết sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường được nêu trong đề án và sẽ vận hành liên tục các công trình xử lý môi trường trong giai đoạn hoạt động của cơ sở.

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn;

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn phát sinh do hoạt động sản xuất;

Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở.

Luật Bảo vệ môi trường 2005;

Nghị định số 80/2006/NĐCP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Bảo vệ môi trường;

18

Page 19: Đề án Việt Thành

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản “Cơ sở sản xuất gạch Việt Thành”

Nghị định số 21/2008/NĐCP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐCP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Bảo vệ môi trường;

Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Thông tư 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và thẩm định đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

Chủ cơ sở cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn về môi trường sau:

QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

Tiếng ồn, độ rung Đảm bảo tiếng ồn, độ rung sẽ đạt Quy chuẩn quy định (QCVN 26:2010/BTNMT, QCVN 27:2010/BTNMT, TCVN 6438:2001);

Quyết định số 3733/QĐ-BYT, ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;

Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình hoạt động của cơ sở.

Chủ cơ sở cam kết sẽ đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp xảy ra các sự cố, rủi ro môi trường trong quá trình hoạt động của cơ sở.

19