Top Banner
ĐỀ 1 PHN 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thc hin các yêu cầu nêu bên dưới: Tạo động cơ, thiết lp mc tiêu, và làm việc chăm chỉ sđưa bạn tiến xa. Hãy thêm vào đó tính kỷ lut, bn stiến xa hơn nữa. Mỗi người thành công mà tôi tng biết đều nói rng klut là chiếc chìa khóa vạn năng giúp mọi việc được hoàn tt. Không có nó, bn sthành đạt trong mt chng mực nào đó. Có nhiều người cho rằng người có tính klut luôn cng nhc và thiếu linh hot. Thế nhưng thật ra, klut là mt trong nhng thuc tính tích cc nhất mà con người có thđược. Tôi thích định nghĩa của Webster: “Kỷ lut là srèn luyn giúp chúng ta tsa cha, to khuôn nếp, to smnh m, hoc giúp chúng ta trnên hoàn hảo hơn”. Khi tự giác áp dng klut vi bn thân, bn snhn ra rằng mình đang kiểm soát nhng hành động và suy nghĩ của chính mình. Chính bn có thquyết định mình slàm gì, làm như thế nào và khi nào shoàn thành nhng mục tiêu đã đặt ra. Triết gia Erich Fromm tng nói rng, không có tính klut, cuc sng ca ta strnên chao đảo và thiếu tp trung. Nếu hành động ca chúng ta tùy theo tâm trng và ý thích ca chúng ta thì tt cnhững điều đó không hơn gì một thú tiêu khin. Ông còn nói rng, chúng ta schng bao gitrnên xut sc nếu ta không thc hiện điều đó với tinh thn klut tgiác cao. (Hal Urban, Nhng bài hc cuc sng, TThng dch, NXB Tng hp, 2018, tr. 114-115) Câu 1. Dựa vào đoạn trích, anh/chhãy nêu nhng yếu tgiúp con người tiến xa. (0,5 điểm) Câu 2. Anh/Chhiểu như thế nào vtính kluật? (0,5 điểm) Câu 3. Theo anh/ch, vì sao Triết gia Erich Fromm cho rằng: “Không có tính klut, cuc sng ca ta strnên chao đảo và thiếu tp trung”? (1,0 điểm) Câu 4. Theo anh/ch, vic rèn luyn tính klut cho hc sinh hin nay có quan trng không? Vì sao? (1,0 điểm) PHN 2. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm): Tnội dung đoạn trích phần Đọc hiu, anh/chhãy viết một đoạn văn (khong 200 chữ) trình bày suy nghĩ về nhng gì cá nhân cần làm để rèn luyn tính klut. Câu 2. (5,0 điểm): Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá doai hùm Mt trng gi mng qua biên gii Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ vin xChiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh vđất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Ngvăn 12, Tp mt, NXB Giáo dc Vit Nam, 2018, tr.89) Cm nhn ca anh/chvngười lính trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét vbút pháp lãng mn của nhà thơ Quang Dũng.
15

ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

Feb 24, 2022

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

ĐỀ 1 PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Tạo động cơ, thiết lập mục tiêu, và làm việc chăm chỉ sẽ đưa bạn tiến xa. Hãy thêm vào

đó tính kỷ luật, bạn sẽ tiến xa hơn nữa. Mỗi người thành công mà tôi từng biết đều nói rằng

kỷ luật là chiếc chìa khóa vạn năng giúp mọi việc được hoàn tất. Không có nó, bạn sẽ thành

đạt trong một chừng mực nào đó.

Có nhiều người cho rằng người có tính kỷ luật luôn cứng nhắc và thiếu linh hoạt. Thế

nhưng thật ra, kỷ luật là một trong những thuộc tính tích cực nhất mà con người có thể có

được. Tôi thích định nghĩa của Webster: “Kỷ luật là sự rèn luyện giúp chúng ta tự sửa

chữa, tạo khuôn nếp, tạo sự mạnh mẽ, hoặc giúp chúng ta trở nên hoàn hảo hơn”. Khi tự

giác áp dụng kỷ luật với bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng mình đang kiểm soát những hành

động và suy nghĩ của chính mình. Chính bạn có thể quyết định mình sẽ làm gì, làm như thế

nào và khi nào sẽ hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra.

Triết gia Erich Fromm từng nói rằng, không có tính kỷ luật, cuộc sống của ta sẽ trở nên

chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng và ý thích của

chúng ta thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú tiêu khiển. Ông còn nói rằng, chúng

ta sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất sắc nếu ta không thực hiện điều đó với tinh thần kỷ luật tự

giác cao.

(Hal Urban, Những bài học cuộc sống, Tự Thắng dịch, NXB Tổng hợp, 2018, tr. 114-115)

Câu 1. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy nêu những yếu tố giúp con người tiến xa. (0,5 điểm)

Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về tính kỷ luật? (0,5 điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao Triết gia Erich Fromm cho rằng: “Không có tính kỷ luật, cuộc

sống của ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung”? (1,0 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, việc rèn luyện tính kỷ luật cho học sinh hiện nay có quan trọng

không? Vì sao? (1,0 điểm)

PHẦN 2. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn

(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những gì cá nhân cần làm để rèn luyện tính kỷ luật.

Câu 2. (5,0 điểm): Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.89)

Cảm nhận của anh/chị về người lính trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về bút pháp

lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng.

Page 2: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

ĐỀ 2

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Một viên sỏi cũng có thể làm xáo động cả một vùng nước. Nhỏ thôi, khi ta biết gieo một

điều tốt, sự lan tỏa của nó là gần như không thể giới hạn. Nhỏ thôi, nhưng như khi ta làm

một điều xấu, tiếng của nó lan xa chẳng gì có thể ngăn được. Người xưa nói: “Đừng thấy

việc ác nhỏ mà làm. Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm”. Khi ta biết tránh làm điều

ác, biết gieo mầm thiện, cho dù nhỏ thôi, thì ta cũng có cơ hội để thành người tử tế qua mỗi

ngày lớn lên. Như những vòng tròn đồng tâm lan rộng, ta start – up cuộc đời mình theo

cách nhẹ nhàng và lãng mạn, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo nên những con sóng dù nhỏ

nhưng có thể đánh động cả tự nhiên để tất cả biết rằng ta đang thực sự sống.

Cuộc sống cũng nhắc ta không ngừng hành động. Ta khởi sự mọi việc dù nhỏ thì cũng

có thể tạo những làn sóng tỏa lan, những vòng tròn đồng tâm nối nhau sống động. Đôi khi

ta ném xuống mặt bến sông tĩnh lặng là tâm hồn ta một viên sỏi nhỏ để nhắc mình sống,

nhắc những điều tốt cần được thể hiện, nhắc dám đối đầu với những kẻ ác và những hành

động không tử tế. Khi còn trẻ là khi ta cần lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực cho

người xung quanh, cho bạn bè, cho ánh sáng đẩy lùi bóng tối…

(Hà Nhân, Bay xuyên những tầng mây, NXB Văn học, 2016, tr.1919-192)

Câu 1. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, “khi ta biết tránh làm điều ác, biết gieo mầm thiện, cho dù nhỏ thôi”

thì điều gì sẽ xảy ra? (0,5 điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao người xưa lại nói: “Đừng thấy việc ác nhỏ mà làm. Đừng thấy

việc thiện nhỏ mà không làm.”? (1,0 điểm)

Câu 4. Bài học có ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra cho bản thân từ việc đọc đoạn trích trên?

(1,0 điểm)

PHẦN 2. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200

chữ) trình bày suy nghĩ về những điều cá nhân cần làm để lan tỏa nguồn năng lượng sống

tích cực cho người xung quanh.

Câu 2. (5,0 điểm):

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Page 3: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

(Việt Bắc, NXB văn học, Hà Nội, 1962)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm sáng tỏ nhận xét của Xuân Diệu về thơ

Tố Hữu: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình” (Dẫn theo

Ngữ văn 12, tập một, sđd, tr. 100)

Page 4: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

ĐỀ 3 PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn”

thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một

thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó

thành tài sản quí giá cho bản thân.

Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như này từ nhỏ,

thay đổi chỉ làm cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì

cứ thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một

sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận

thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn.

Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là

“cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt

nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân.

Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi

được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt,

không bắt nhịp được với đồng loại của mình.

(Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34)

Câu 1. Chỉ ra hai thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, tại sao một số người từ chối việc thay đổi?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý của câu: Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống

của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn?.

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Bất kỳ một quan điểm nào cũng

có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn” thay đổi hay không mà thôi”? Vì sao?

PHẦN 2. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200

chữ) trình bày suy nghĩ về những điều cần thay đổi ở thanh niên Việt Nam hiện nay trong

việc trở thành công dân toàn cầu.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong trường ca Mặt đường khát vọng, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang đất nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Page 5: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Page 6: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

ĐỀ 4

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Vì thế,

hãy chấp nhận điều đónhư một lẽ tự nhiên. Khi trẻ học nói, học đi hay bất cứ điều gì, chúng

đều phải nếm trải những va vấp. Chúng ta cũng vậy, có thể đằng sau những tư tưởng vừa

lĩnh hội, hoặc sau sự chín chắn rèn giũa được là một thất bại, hay một bước lùi nào đó. Tuy

nhiên, đừng đánh đồng những sai lầm ấy với việc ta không thể trưởng thành. Hãy hiểu rằng,

như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần và hãy tin tưởng

rằng mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu ta biết trân trọng nó.

Chính vì vậy, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự. Dĩ nhiên, để đạt được điều mình

mong muốn, ta phải không ngừng nỗ lực. Nhưng đừng yêu cầu cuộc đời phải viên mãn thì ta

mới hài lòng và cũng đừng đòi hỏi mọi mối quan hệ phải hoàn hảo thì ta mới nâng niu trân

trọng. Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mĩ

cả.[…] Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và

mọi người. Bởi vậy, trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách

chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có.

(Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph. D, biên dịch: Thu Trang – Minh

Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 - 69)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn

tồn tại một bước lùi gần?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: trên con đường trưởng thành của mình, mỗi

người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có? Vì sao?

PHẦN 2. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200

chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong bài thơ Sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương

Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

Page 7: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.156)

Phân tích đoạn thơ trên để làm sáng tỏ ý kiến sau: Bài thơ diễn tả tình yêu của người

phụ nữ thiết tha, nồng nàn, thủy chung, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu

hạn của đời người. (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.157)

HẾT

Page 8: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

ĐỀ 5

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Hãy thức dậy, đất đai!

cho áo em tôi không còn vá vai

cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn...

xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm

rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non

châu báu vô biên dưới thềm lục địa

rừng đại ngàn bạc vàng là thế

phù sa muôn đời như sữa mẹ

sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể

còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?

lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

Lúc này ta làm thơ cho nhau

đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt

ta ca hát quá nhiều về tiềm lực

tiềm lực còn ngủ yên...

Tp. Hồ Chí Minh 1980 -1982

(Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em, Nguyễn Duy, NXB Hội

Nhà văn, 2015, tr.289-290)

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên

của đất nước?

Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.

Câu 4. Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: ta ca hát quá nhiều về tiềm

lực/tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?

PHẦN 2. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200

chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc

sống hiện nay.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích cuộc “giao tranh” giữa người lái đò và dòng sông Đà trong đoạn trích tùy

bút Người lái đò Sông Đà để chứng minh rằng: Nguyễn Tuân đã tìm kiếm thành công “chất

vàng của thiên nhiên” cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn những con người

lao động và chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng” (Ngữ văn 12, Tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.185)

Page 9: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

ĐỀ 6

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc

đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay

đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật

hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã

khẳng định: “Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì

không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này

có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính

an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ

khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý

nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng

sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất. Tôi nghĩ không có

gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao

giờ phát triển.

(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130)

Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn

trích.

Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng

nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?

PHẦN 2. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200

chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Trong con mắt của Nguyễn Tuân, con người Tây Bắc mới thật

xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.

Phân tích nhân vật người lái đò trong bài tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn

Tuân để làm sáng tỏ nhận xét trên. Từ đó, hãy nêu một vài suy nghĩ của anh/chị về những

phẩm chất cần có của mỗi người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Page 10: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

ĐỀ 7 PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Cơ hội là điều có thật chứ không phải là kết quả của một sự may mắn hay tình cờ nào

đó. Cơ hội luôn hiện hữu xung quanh chúng ta nhưng thường núp dưới cái bóng rủi ro hoặc

thất bại tạm thời.

Đó là lý do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình. Gục ngã hoàn toàn sau thất bại

đầu tiên và không bao giờ đứng dậy được nữa, họ không nhận ra rằng, đằng sau mỗi thất

bại luôn ẩn chứa một cơ hội mới.

Nhiều người tin rằng thành công là kết quả của những bước ngoặt may mắn. Dù không

thể phủ nhận sự may mắn, nhưng nếu chỉ trông chờ vào yếu tố này, thì gần như bạn sẽ luôn

thất vọng. Bước ngoặt duy nhất mà bất kỳ ai cũng có thể dựa vào là bước ngoặt do chính họ

tạo ra hoặc biết nắm bắt cơ hội mà cuộc sống mang đến cho mình.

Để làm được điều này, trước hết bạn hãy cố gắng nhận ra cơ hội của mình, đồng thời

phân tích những thuận lợi và thách thức mà nó mang lại. Biến cơ hội thành hiện thực nghĩa

là bạn sẵn lòng làm những công việc, từ đơn giản nhất và cố gắng hoàn thành chúng một

cách triệt để. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải biết tận dụng từng phút giây quý

báu của mình và làm phần việc được giao tốt hơn phạm vi trách nhiệm của bạn.

Những việc lớn lao thường tiềm ẩn và bắt đầu từ những cơ hội nhỏ nhặt mà chỉ người

can đảm, kiên nhẫn mới có thể nhìn thấy. Nếu bỏ lỡ hoặc không nhận ra cơ hội trong quá

khứ thì bạn sẽ khó lòng nắm bắt được cơ hội tương lai, khi chúng ngụy trang dưới những

dạng thức khác nhau.

Khi biết tận dụng cơ hội nhỏ nhất thì những cơ hội lớn sẽ đến với bạn một cách tự nhiên,

và bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được chúng.

(Không gì là không thể " - George Matthew Adams, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2018, Tr.60-

61)

Câu 1. Lí do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình được nêu trong đoạn trích là gì?

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả quan niệm như thế nào về vai trò của yếu tố may mắn đối

với thành công của con người?

Câu 3. Nêu mối quan hệ giữa cơ hội nhỏ và cô hội lớn được đề cập trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa

một cơ hội mới? Vì sao?

PHẦN 2. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)

trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện

nay.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về hai nét tính cách hung bạo và trữ tình của sông Đà trong

hai đoạn sau:

Page 11: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi

lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu

khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang

lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm

thét với đàn trâu da cháy bùng bùng…

…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong

mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt

nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám

mây mùa thu mà nhìn xuống dòng sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mấy mùa thu mà nhìn

xuống dàng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh

màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da

mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội

gì mỗi độ thu về…

Từ đó nhận xét ngắn gọn về những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của

Nguyễn Tuân.

Page 12: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

ĐỀ 8

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Biết nói gì trước biển em ơi

Trước cái xa xanh thanh khiết không lời

Cái hào hiệp ngang tàng của gió

Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ

Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời

Cái giản đơn sâu sắc như đời

Chân trời kia biển mãi gọi người đi

Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng

Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm

Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng

Bay trên biển như bồ câu trên đất

Biển dư sức và người không biết mệt

Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa

Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi

(Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Văn học, 1985, tr.391)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng

Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm

Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:

Cái hào hiệp ngang tàng của gió

Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ

Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời

Cái giản đơn sâu sắc như đời

Câu 4. Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho

anh/chị suy nghĩ gì?

PHẦN 2. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)

về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông

Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã

là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những

ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu

dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng

Page 13: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng

khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và

trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt

khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng,

sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa

của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi

nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành

trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà

dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong

những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.

(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo

dục Việt Nam, 2018, tr.198)

Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét

cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Page 14: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

ĐỀ 9

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng

con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái

đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được

những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự

phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển

ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên

dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện.

Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con

gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo doi

bạn mình trên giường bệnh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc

với một hình ảnh đẹp: một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp

rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống

ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp

tục phất cờ mừng chiến thắng.

(Trích Thiện, Ác và Smartphone – Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, thấu cảm là gì?

Câu 3. Nhận xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha

được nhắc đến trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm? Vì

sao?

PHẦN 2. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200

chữ) trình bày suy nghĩ về y nghia cua sư thâu cam trong cuôc sông.

Câu 1. (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Hôm nay nhận được tin em

Không tin được dù đó là sự thật

Giặc bắn em rồi quăng mất xác

Chỉ vì em là du kích, em ơi!

Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi...

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi

(Quê hương, Giang Nam)

Page 15: ĐỀ 1 - padlet-uploads.storage.googleapis.com

ĐỀ 10

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu

không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có

thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận

hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh

sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những

suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà

là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra

sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha

mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất

trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.

Bởi tất cả mọi người đều như thế.

(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng

David McCullough – theo http://chapu.deu.vn, ngày 5/6/2012)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là

để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung

quanh”?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại

đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.”?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Lòng vị tha mới chính là điều tốt

đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình.”?

PHẦN 2. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200

chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại cho bản

thân.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nét tương đồng và nét độc đáo riêng của hình tượng sông

Đà trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và sông Hương trong tác

phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.