Top Banner
Đánh giá phân bổ và sử dng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, thành phố trc thuộc Trung ương Lê Quốc Đạt, Chu Tun Long 1 , Chu Nhường 2 1. Li mđầu Hin nay nhu cầu đầu tư của các địa phương và các bộ, ngành trung ương rất ln, trong khi ngun ngân sách nhà nước rt hn hp. Ước tính khnăng chi cho đầu tư phát triển năm 2014 chđạt khong 160.000 - 165.000 tđồng, là mc thp nht trong những năm gần đây. Mặc dù nguồn vn đầu tư nhà nước ngày càng khan hiếm nhưng lại được sdụng không mang nhiều hiu qunhư kỳ vng. Đầu tư còn dàn trải, tiến độ thi công chậm trễ, kéo dài, chất lượng thi công không đảm bảo, vượt chi phí dự toán ban đầu, gây ô nhiễm môi trường. Công trình xây xong không sử dng, mt stiêu cực trong quá trình đầu tư xây dựng làm cho dán bị thất thoát, tham ô, lãng phí vốn đầu tư, hiệu qukinh tế xã hội thp. Bên cạnh đó, việc phân bổ vốn manh mún (hàng năm có hàng vạn công trình đầu tư nhvà vừa (nhóm B, C) chđược phân bổ trên 1 tỷ đồng) khiến cho thi gian thc hiện kéo dài, thay dán chỉ trong 2 đến 3 năm là hoàn thành, đã phải mất 5 đến 6 năm khiến cho nđọng đầu tư xây dng mấy năm qua luông ở mức cáo, mỗi năm khoảng 10 nghìn tỷ đồng. Trước bối cảnh đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải đẩy nhanh tái cấu trúc đầu tư. Trong đó cần tập trung xác định rõ vai trò và chức năng của đầu tư công trong phát triển kinh tế - xã hội, xác định cụ thể ngành và lĩnh vực tập trung đầu tư của nhà nước. Tăng cường công khai, minh bạch hoá trong quá trình thực hiện các dự án. Đặc biệt, cần chú trọng đến xây dựng quy trình và thể chế quản lý đầu tư công, thực hiện phân cấp hợp lý giữa Chính phủ, chính quyền địa phương trong quản lý đầu tư. Xuất phát từ yêu cầu trên, việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cần thiết, tạo nền tảng, cơ sở cho việc ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô. 1 Thanh tra Bộ, Bộ KH&ĐT, email: [email protected] 2 Trung tâm Thông tin và Dự Báo, Bộ KH&ĐT. Email: [email protected]
19

Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

Aug 29, 2019

Download

Documents

lytuyen
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương

Lê Quốc Đạt, Chu Tuấn Long1 , Chu Nhường

2

1. Lời mở đầu

Hiện nay nhu cầu đầu tư của các địa phương và các bộ, ngành trung ương rất lớn, trong khi

nguồn ngân sách nhà nước rất hạn hẹp. Ước tính khả năng chi cho đầu tư phát triển năm 2014 chỉ đạt

khoảng 160.000 - 165.000 tỷ đồng, là mức thấp nhất trong những năm gần đây. Mặc dù nguồn vốn

đầu tư nhà nước ngày càng khan hiếm nhưng lại được sử dụng không mang nhiều hiệu quả như kỳ

vọng. Đầu tư còn dàn trải, tiến độ thi công chậm trễ, kéo dài, chất lượng thi công không đảm bảo, vượt

chi phí dự toán ban đầu, gây ô nhiễm môi trường. Công trình xây xong không sử dụng, một số tiêu cực

trong quá trình đầu tư xây dựng làm cho dự án bị thất thoát, tham ô, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả kinh

tế xã hội thấp. Bên cạnh đó, việc phân bổ vốn manh mún (hàng năm có hàng vạn công trình đầu tư

nhỏ và vừa (nhóm B, C) chỉ được phân bổ trên 1 tỷ đồng) khiến cho thời gian thực hiện kéo dài, thay

vì dự án chỉ trong 2 đến 3 năm là hoàn thành, đã phải mất 5 đến 6 năm khiến cho nợ đọng đầu tư xây

dựng mấy năm qua luông ở mức cáo, mỗi năm khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

Trước bối cảnh đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải đẩy nhanh tái cấu trúc đầu tư. Trong đó cần

tập trung xác định rõ vai trò và chức năng của đầu tư công trong phát triển kinh tế - xã hội, xác định cụ

thể ngành và lĩnh vực tập trung đầu tư của nhà nước. Tăng cường công khai, minh bạch hoá trong quá

trình thực hiện các dự án. Đặc biệt, cần chú trọng đến xây dựng quy trình và thể chế quản lý đầu tư

công, thực hiện phân cấp hợp lý giữa Chính phủ, chính quyền địa phương trong quản lý đầu tư. Xuất

phát từ yêu cầu trên, việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát

triển trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cần thiết, tạo nền tảng, cơ sở cho việc ban

hành các chính sách kinh tế vĩ mô.

1 Thanh tra Bộ, Bộ KH&ĐT, email: [email protected]

2 Trung tâm Thông tin và Dự Báo, Bộ KH&ĐT. Email: [email protected]

Page 2: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

Bài viết này trên cơ sở rà xoát các quy trình, quy định phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển

tại cấp địa phương (tỉnh, thành phố) sẽ tiến hành xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu làm cơ sở phân

tích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các dự án đầu tư phát triển ở các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: chỉ tiêu về kế hoạch vốn, chỉ tiêu về nợ đầu tư phát triển,

chỉ tiêu điều chỉnh dự án, chỉ tiêu thực hiện kế hoạch vốn, vốn phân bổ thực tế, hấp thụ vốn... Các chỉ

tiêu này sẽ được áp dụng để đánh giá về hiệu quả phân bổ và sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

và Đồng Nai. Trên cơ sở đánh giá thực tế, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị để góp phần nâng cao

hiệu quả đầu tư phát triển.

2. Quy trình và một số quy định, nguyên tắc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên

địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương hiện nay tuân theo Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002, các Nghị định,

Thông tư, Quyết định hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và các Nghị quyết, quyết định

khác có liên quan về nguồn vốn, lĩnh vực đầu tư, chương trình mục tiêu...

Bên cạnh các quy định hiện hành, việc phân bổ vốn đầu tư phát triển cho giai đoạn 2011-2015

đang được thực hiện theo các nguyên tắc và tiêu chí:

Nguyên tắc phân bổ vốn: Thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các

tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển được xây dựng cho năm 2011, là cơ sở để xác định

tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, được ổn định

trong 5 năm của giai đoạn 2011 – 2015; Việc phân bổ vốn phải bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc

phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có số thu lớn, có điều tiết cao về ngân sách

trung ương, với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và

các vùng khó khăn khác để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập

và mức sống của dân cư giữa các vùng miền trong cả nước; Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư

của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển; Bảo

đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển. Mức vốn đầu tư

phát triển trong cân đối (không bao gồm đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất) năm 2011, năm đầu của thời

kỳ ổn định 2011 - 2015 của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thấp hơn số vốn kế

hoạch năm 2010.

Page 3: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

Tiêu chí phân bổ vốn: Tuân thủ theo các tiêu chí về dân số; Tiêu chí về trình độ phát triển (tỷ

lệ hộ nghèo, số thu nội địa, tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương); Tiêu chí diện tích (diện tích đất tự

nhiên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích

đất tự nhiên); Tiêu chí về đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm tiêu chí số đơn vị hành chính cấp

huyện; số huyện miền núi; vùng cao, hải đảo; biên giới đất liền của từng tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương) và một số tiêu chí bổ sung. Căn cứ vào các tiêu chí trên để tính ra số điểm của từng tỉnh,

thành phố và tổng số điểm của 63 tỉnh, thành phố làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư trong cân đối.

Tùy thuộc và đặc điểm của từng địa phương mà việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển

tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản việc phân bổ vốn

đầu tư đều thực hiện theo quy trình như sau:

Trong đó:

1: Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển

cho từng thời kỳ.

2: UBND tỉnh trình các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển.

3: Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh thẩm định.

4: HĐND tỉnh ra Nghị quyết về các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển.

5: Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ra Quyết định về các nguyên tắc, tiêu chí, định

mức phân bổ vốn đầu tư phát triển

UBND tỉnh

Sở Kế hoạch

và Đầu tư

Văn thư,

Công báo

1

4

HĐND tỉnh

Ban Kinh tế-

Ngân sách

2

3

6

7

8

9

5

10

Page 4: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

6: Sở Kế hoạch và đầu tư tham mưu dự kiến phân bổ vốn đầu tư phát triển.

7: UBND tỉnh báo cáo dự kiến phân bổ vốn đầu tư phát triển.

8: Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND thẩm định.

9: HĐND ra Nghị quyết về dự kiến phân bổ vốn đầu tư phát triển.

10: Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ra Quyết định về dự kiến phân bổ vốn đầu tư

phát triển.

Trong quá trình phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương tùy theo đặc điểm riêng ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành để phù hợp với hoàn cảnh thực

tế.

3. Xây dựng các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển

trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

3.1. Một số chỉ tiêu cơ bản

Lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phát triển là công việc vừa đơn giản vừa phức tạp. Đơn giản

bởi không có quá nhiều quy định chi tiết, khó hiểu và cứng nhắc về phân bổ vốn. Phức tạp cũng bởi

thiếu quy định cụ thể khiến việc lập kế hoạch trong nhiều trường hợp mang nặng tính chủ quan.

Không dễ để chứng minh việc lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển là dàn trải, thiếu tập trung, hay dự

án này cấp thiết hơn dự án khác. Bản thân người lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phát triển cũng cần

một hệ thống các chỉ tiêu để lượng hóa việc lập kế hoạch từ đó kiểm soát, đánh giá, đảm bảo hiệu

quả việc phân bổ vốn.

Đối với việc xây dựng, đánh giá công tác phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển, các chỉ

tiêu quan trọng đầu tiên là chỉ tiêu về kế hoạch vốn

Chỉ tiêu về thực hiện kế hoạch vốn

Chỉ tiêu về thực hiện kế hoạch vốn được xác định dựa trên vốn bố trí theo kế hoạch với tổng

mức đầu tư và thời gian thực hiện dự án nhằm đánh giá khả năng đáp ứng tiến độ thực hiện của việc

bố trí kế hoạch vốn cho dự án.

= =

Page 5: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

: Chỉ tiêu về kế hoạch vốn của dự án i tại năm j

:Kế hoạch vốn phân bổ cho dự án i tại năm j

:Tổng mức đầu tư của dự án i

:Thời gian thực hiện dự án i

Ưu điểm: Chỉ tiêu này có thể cho phép đánh giá tổng quan nhất về hiệu quả phân bổ vốn đầu

tư thông qua đánh giá tính hợp lý cơ học của việc bố trí vốn3. Chỉ tiêu này cũng dễ dàng áp dụng,

thuận lợi cho người lập kế hoạch ngay từ giai đoạn đầu của việc phân bổ vốn đầu tư phát triển. Một dự

án đầu tư được xác định tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện ngay khi có quyết định phê duyệt đầu

tư, vì vậy chỉ tiêu về kế hoạch vốn có thể áp dụng ngay sau đó để đảm bảo tính hiệu quả, hợp lý của

việc phân bổ vốn đầu tư. Ngoài ra, Chỉ tiêu về kế hoạch vốn có thể áp dụng đối với tất cả dự án, tại tất

cả thời điểm. Thực tế, do chỉ tiêu chỉ sử dụng các tham số cơ bản, được xác định từ đầu và không liên

quan đến các yếu tố thời điểm như giá trị khối lượng hoàn thành thực tế, vốn quyết toán... nên năm

nào cũng có thể tính toán được chỉ tiêu này. Do vậy, chỉ tiêu về kế hoạch vốn cũng là chỉ tiêu cơ bản

nhất.

Hạn chế: Bên cạnh mặt tích cực, chỉ tiêu này cũng có một số hạn chế: chỉ đánh giá dựa trên cơ

sở nhu cầu vốn bình quân mà không tính đến các yếu tố khác trực tiếp tác động đến việc hoàn thành

dự án. Do đó, chỉ tiêu này nhiều khi không chính xác, không phản ánh đúng thực tế triển khai dự án;

Chỉ tiêu về kế hoạch vốn chỉ đánh giá công tác lập kế hoạch, không có tác dụng đánh giá công tác sử

dụng vốn đầu tư phát triển. Trên thực tế, việc sử dụng vốn đầu tư có mối quan hệ biện chứng với việc

lập kế hoạch đầu tư. Căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng vốn để người lập kế hoạch bổ sung, điều

chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Tuy nhiên, công tác sử dụng vốn đầu tư lại không được đánh giá qua chỉ

tiêu về kế hoạch vốn mà phải sử dụng các chỉ tiêu khác.

Chỉ tiêu về nợ đầu tư phát triển

3 Nếu > 1, vốn bố trí cho dự án i tại năm j là vượt nhu cầu vốn bình quân hàng năm để hoàn thành dự án i.

Nếu = 1, vốn bố trí cho dự án i tại năm j là tương đương với nhu cầu vốn bình quân năm để hoàn thành dự án i.

Nếu < 1, vốn bố trí cho dự án i tại năm j là thiếu hụt so với nhu cầu vốn bình quân hàng năm để hoàn thành dự án i.

Page 6: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

Đối với công tác lập kế hoạch, quản lý phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển thì chỉ tiêu về

nợ đầu tư phát triển là rất quan trọng. Thông qua chỉ tiêu này, người lập kế hoạch có thể theo dõi được

tình hình nợ đọng thực tế của các dự án để cân đối, điều chỉnh phù hợp giữa mục tiêu với nguồn lực.

Chỉ tiêu nợ đầu tư phát triển được xác định dựa trên vốn phân bổ thực tế và giá trị khối lượng hoàn

thành thực tế.

= -

= -

: Chỉ tiêu về nợ đầu tư phát triển của dự án i tại năm j

: Vốn phân bổ thực tế của dự án i tại năm j

: Giá trị khối lượng hoàn thành thực tế cho dự án i tại năm j

- Nếu > 0, vốn phân bổ thực tế cho dự án i tại năm j là vượt giá trị khối lượng hoàn thành thực

tế của dự án đó. Nói cách khác, tình trạng của dự án i tại năm j là dư ứng vốn.

- Nếu = 0, vốn phân bổ thực tế cho dự án i tại năm j là tương đương giá trị khối lượng hoàn

thành thực tế của dự án đó. Nói cách khác, tình trạng của dự án i tại năm j là vốn giải ngân đảm

bảo tiến độ thực hiện.

- Nếu < 0, vốn phân bổ thực tế cho dự án i tại năm j thấp hơn giá trị khối lượng hoàn thành thực

tế của dự án đó. Nói cách khác, tình trạng của dự án i tại năm j là nợ đầu tư phát triển.

Ưu điểm: Chỉ tiêu về nợ đầu tư phát triển cũng có thể áp dụng đối với tất cả dự án, tại tất cả thời điểm.

Chỉ tiêu này cũng có tính chính xác và độ tin cậy cao do chỉ tiêu này không sử dụng các tham số mang

tính kế hoạch mà chỉ sử dụng các tham số thực tế. Vì vậy, chỉ tiêu phản ánh chính xác hơn tình trạng

thực tế của dự án.

Hạn chế: Chỉ tiêu nợ đầu tư phát triển đòi hỏi nhiều công sức hơn trong việc thu thập tham số. Trên

thực tế, để xác định chính xác giá trị khối lượng hoàn thành thực tế thường dựa vào biên bản nghiệm

thu thực tế. Việc tổng hợp tất cả các biên bản nghiệm thu thực tế của các hạng mục là công việc không

hoàn toàn đơn giản và tốn kém thời gian. Để sử dụng được chỉ tiêu nợ đầu tư phát triển đòi hỏi người

lập kế hoạch phải theo sát và nắm bắt được chi tiết tình hình thực tế triển khai của các dự án.

Chỉ tiêu về điều chỉnh dự án

Page 7: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

Một trong các vấn đề bức xúc hiện nay của đầu tư phát triển là chi phí hoàn thành công trình

luôn đội giá, tăng cao so với dự toán ban đầu. Kết quả là nguồn vốn cho đầu tư phát triển đã eo hẹp lại

phải gánh thêm phần điều chỉnh, bổ sung cho các dự án, càng làm trầm trọng thêm sự dàn trải trong

thực trạng phân bổ vốn đầu tư. Việc đội giá công trình cũng khiến cho công tác lập kế hoạch phân bổ

và sử dụng vốn đầu tư phát triển trở nên bị động. Bản thân người lập kế hoạch cũng khó lường hết các

tác động tiêu cực khi dự án bị điều chỉnh tổng mức đầu tư, không thể chủ động trong cân đối, điều hòa

vốn. Hơn nữa, khi chi phí bị điều chỉnh tăng thì hiệu quả kinh tế xã hội ban đầu của dự án cũng cần

phải xem xét lại để quyết định có nên tiếp tục triển khai đầu tư không chỉ với dự án bị điều chỉnh mà

cả với các dự án khác có liên quan mang tính kết nối, hỗ trợ. Vì vậy, việc xác định một dự án có bị

điều chỉnh hay không, điều chỉnh theo hướng nào là việc làm quan trọng. Chỉ tiêu điều chỉnh dự án

này được xác định dựa trên vốn quyết toán và tổng mức đầu tư ban đầu.

= =

: Chỉ tiêu về điều chỉnh dự án của dự án i

: Vốn quyết toán của dự án i

: Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án i

Chỉ tiêu về điều chỉnh dự án cho phép đánh giá tình hình điều chỉnh dự án tại thời điểm hoàn thành dự

án so với thời điểm quyết định đầu tư thông qua so sánh vốn quyết toán với tổng mức đầu tư:

- Nếu > 1, dự án có vốn quyết toán lớn hơn tổng mức đầu tư hay dự án đã được điều chỉnh

tăng tổng mức đầu tư.

- Nếu = 1, dự án có vốn quyết toán bằng tổng mức đầu tư hay dự án không điều chỉnh tổng

mức đầu tư.

- Nếu < 1, dự án có vốn quyết toán nhỏ hơn tổng mức đầu tư hay dự án đã được điều chỉnh

giảm tổng mức đầu tư.

Ưu điểm: Chỉ tiêu điều chỉnh dự án có ý nghĩa lớn và thiết thực trong việc thiết lập một cơ sở dữ liệu

về điều chỉnh dự án, góp phần định hướng công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển. Trên cơ sở

đó, người lập kế hoạch có thể tiên lượng các khả năng xảy ra khi triển khai dự án và bố trí kế hoạch

vốn một cách hợp lý. Nó cũng là một căn cứ để tiến hành đánh giá hiệu quả đầu tư dự án. Chẳng hạn,

Page 8: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

một dự án khi hoàn thành được quyết toán vốn vượt xa so với tổng mức đầu tư ban đầu thì người lập

kế hoạch phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phải xem xét, tính toán lại hiệu quả đầu tư dự án vì có thể với

số vốn điều chỉnh, bổ sung tăng thêm cho dự án được dùng đầu tư một dự án mới mang lại hiệu quả

cao hơn.

Hạn chế: Hạn chế lớn nhất của chỉ tiêu này là không thể áp dụng đối với tất cả dự án, tại tất cả thời

điểm. Bởi vì chỉ tiêu có sử dụng tham số là vốn quyết toán nên chỉ những công trình đã hoàn thành và

được quyết toán thì mới có thể tính được chỉ tiêu về điều chỉnh dự án này. Do đó, rất nhiều dự án trong

quá trình triển khai đã được điều chỉnh tổng mức đầu tư nhưng chưa hoàn thành để quyết toán thì lại

chưa phải đối tượng áp dụng của chỉ tiêu này. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này cũng đòi hỏi nhiều công sức

trong việc thu thập dữ liệu và có những hạn chế về tính chính xác. Do phương pháp của chỉ tiêu là so

sánh giữa vốn quyết toán (giá trị thực tế hoàn thành công trình) và tổng mức đầu tư (khái toán hoàn

thành công trình) nên nhiều khi chỉ tiêu không phản ánh đúng bản chất dự án.

3.2. Một số chỉ tiêu bổ sung khác

Sau khi hoàn thành việc lập kế hoạch vốn, người lập kế hoạch cần tiếp tục theo dõi, giám sát

phân bổ vốn thực tế, quá trình sử dụng và hấp thụ vốn,.... Một số chỉ tiêu bổ sung được sử dụng để

hỗ trợ cho quá trình này là: chỉ tiêu thực hiện kế hoạch vốn, chỉ tiêu phân bổ vốn thực tế, và chỉ tiêu

hấp thụ vốn

Chỉ tiêu thực hiện kế hoạch vốn

Kế hoạch vốn được lập dựa trên những căn cứ, yêu cầu, nguyên tắc nhất định. Nhưng khi đi

vào thực hiện dự án, những căn cứ, nguyên tắc này có thể không còn đúng hoặc xuất hiện những yếu

tố phát sinh khác. Do vậy, đánh giá việc thực hiện kế hoạch vốn giúp cho nhà lập kế hoạch nắm bắt

được tình hình thực tế so với kế hoạch đã lập ra. Trên cơ sở đó, tiến hành xác định chính xác từng

nguyên nhân khiến kế hoạch khác biệt tình hình thực tế để đề xuất, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

Trong trường hợp này, chỉ tiêu về thực hiện kế hoạch vốn được sử dụng. Chỉ tiêu được xác định dựa

trên vốn phân bổ thực tế và kế hoạch vốn.

= =

: Chỉ tiêu về thực hiện kế hoạch vốn của dự án i tại năm j

Page 9: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

: Vốn phân bổ thực tế của dự án i tại năm j

: Kế hoạch vốn phân bổ cho dự án i tại năm j

Chỉ tiêu về thực hiện kế hoạch vốn cho phép đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vốn thông qua vốn

phân bổ thực tế, cụ thể:

- Nếu > 1, vốn phân bổ thực tế cho dự án i tại năm j là vượt kế hoạch vốn phân bổ cho dự án

đó.

- Nếu = 1, vốn phân bổ thực tế cho dự án i tại năm j là đáp ứng (bằng) kế hoạch vốn phân bổ

cho dự án đó.

- Nếu < 1, vốn phân bổ thực tế cho dự án i tại năm j là thiếu hụt so với kế hoạch vốn phân bổ

cho dự án đó.

Ưu điểm: Chỉ tiêu về thực hiện kế hoạch vốn có thể được dễ dàng áp dụng, thuận lợi cho người lập kế

hoạch trong việc tiếp tục theo dõi, đánh giá công tác phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển. Chỉ

tiêu này có ý nghĩa tiếp nối, bổ sung cho chỉ tiêu kế hoạch vốn và góp phần hoàn thiện sự logic về

trình tự, nội dung của hệ thống các chỉ tiêu đánh giá.

Hạn chế: Chỉ tiêu về thực hiện kế hoạch vốn không thể áp dụng cho tất cả dự án tại tất cả thời điểm.

Do chỉ tiêu sử dụng tham số kế hoạch vốn là mẫu số nên nếu tham số này có giá trị 0 thì không thực

hiện được phép tính. Chỉ tiêu này đánh giá sử dụng vốn đầu tư phát triển nhưng lại không sử dụng một

trong các yếu tố quan trọng là giá trị khối lượng hoàn thành thực tế khiến chỉ tiêu về thực hiện kế

hoạch vốn chưa thực sự bám sát tiến độ triển khai thực tế dự án.

Chỉ tiêu về vốn phân bổ thực tế

Trong công tác phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển, người lập kế hoạch đã có chỉ tiêu về

kế hoạch vốn (được xác định dựa trên vốn bố trí theo kế hoạch với tổng mức đầu tư và thời gian thực

hiện dự án) để đánh giá khả năng đáp ứng tiến độ thực hiện của việc bố trí vốn kế hoạch. Tuy nhiên,

nếu thay tham số kế hoạch vốn bằng tham số vốn phân bổ thực tế thì người lập kế hoạch có thể đánh

giá khả năng đáp ứng tiến độ thực hiện của việc bố trí vốn thực tế, đây chính là chỉ tiêu về vốn phân

bổ thực tế.

Page 10: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

= =

: Chỉ tiêu về vốn phân bổ thực tế của dự án i tại năm j

:Vốn phân bổ thực tế cho dự án i tại năm j

:Tổng mức đầu tư của dự án i tại năm j

:Thời gian thực hiện dự án i

Chỉ tiêu về vốn phân bổ thực tế cho phép đánh giá tình hình phân bổ vốn thực tế về cơ bản có đáp ứng

được tiến độ thực hiện của dự án, cụ thể:

- Nếu > 1, vốn phân bổ thực tế cho dự án i tại năm j là vượt nhu cầu vốn bình quân hàng năm

để hoàn thành dự án i.

- Nếu = 1, vốn phân bổ thực tế cho dự án i tại năm j là tương đương nhu cầu vốn bình quân

hàng năm để hoàn thành dự án i.

- Nếu < 1, vốn phân bổ thực tế cho dự án i tại năm j là thấp hơn nhu cầu vốn bình quân hàng

năm để hoàn thành dự án i.

Ưu điểm: Chỉ tiêu về vốn phân bổ thực tế có thể được áp dụng cho tất cả dự án, tại tất cả thời điểm.

Với chỉ tiêu này, người lập kế hoạch phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển có thể theo dõi được

thực tế việc bố trí vốn của các dự án và so sánh với tiến độ bình quân dự án. Chỉ tiêu vốn phân bổ thực

tế đóng vai trò bổ sung cho chỉ tiêu kế hoạch vốn, giúp người lập kế hoạch nắm bắt được tình hình

thực tế dự án so với kế hoạch ban đầu.

Hạn chế: Chỉ tiêu vốn phân bổ thực tế về cơ bản cũng chỉ đánh giá dựa trên cơ sở nhu cầu vốn bình

quân mà không tính đến các yếu tố khác trực tiếp tác động đến việc hoàn thành dự án. Do đó, dù phản

ánh chính xác hơn chỉ tiêu về kế hoạch vốn (do có sử dụng tham số vốn phân bổ thực tế), chỉ tiêu này

đôi khi vẫn không phản ánh đúng thực tế triển khai dự án. So với chỉ tiêu về kế hoạch vốn, chỉ tiêu

vốn phân bổ thực tế mất nhiều công sức và thời gian hơn trong công tác thu thập số liệu. Mở rộng chỉ

tiêu:

Page 11: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

Chỉ tiêu về hấp thụ vốn

Trong thực tế triển khai dự án, việc dự án không thể hấp thụ được vốn theo kế hoạch hoặc

ngược lại xảy ra khá thường xuyên do nhiều yếu tố tác động khó xác định trước như: giải phóng mặt

bằng, thiên tai địch họa, chính sách vĩ mô... ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ vốn của dự án.

Hậu quả là nhiều dự án đang cần đẩy nhanh tiến độ thì thiếu vốn trong khi dự án khác thì thừa vốn mà

không triển khai được. Vì vậy, việc xây dựng một chỉ tiêu về hấp thụ vốn của dự án là cần thiết.

Thông qua chỉ tiêu này, người lập kế hoạch có thể tính toán chính xác khả năng hấp thụ vốn của từng

dự án, làm cơ sở để điều hòa vốn phân bổ, đảm bảo tính hiệu quả của vốn đầu tư phát triển. Chỉ tiêu

hấp thụ vốn được xác định dựa trên giá trị khối lượng hoàn thành thực tế và kế hoạch vốn.

= =

Trong đó:

: Chỉ tiêu về hấp thụ vốn của dự án i tại năm j

: Kế hoạch vốn của dự án i tại năm j

: Giá trị khối lượng hoàn thành thực tế cho dự án i tại năm j

Chỉ tiêu về hấp thụ vốn cho phép đánh giá khả năng hấp thụ vốn thực tế trong triển khai dự án thông

qua so sánh giá trị khối lượng hoàn thành thực tế với kế hoạch vốn, cụ thể:

- Nếu > 1, khả năng hấp thụ vốn của dự án i tại năm j là vượt kế hoạch vốn bố trí cho dự án.

- Nếu = 1, khả năng hấp thụ vốn của dự án i tại năm j là tương đương kế hoạch vốn bố trí cho dự

án đó.

- Nếu < 1, khả năng hấp thụ vốn của dự án i tại năm j < kế hoạch vốn bố trí cho dự án.

Ưu điểm: Chỉ tiêu về hấp thụ vốn có tính chính xác khá cao. Cũng giống như chỉ tiêu về nợ đầu tư

phát triển, chỉ tiêu hấp thụ vốn có sử dụng tham số thực tế là giá trị khối lượng hoàn thành thực tế. Chỉ

tiêu hấp thụ vốn chỉ đánh giá thuần túy khả năng hấp thụ vốn thực tế của dự án so với kế hoạch vốn và

do đó phản ánh chính xác hơn tiến độ thực hiện dự án. Cùng với chỉ tiêu về thực hiện kế hoạch vốn,

chỉ tiêu hấp thụ vốn cung cấp số liệu chính xác về tiến độ và thực tế triển khai dự án.

Page 12: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

Nhược điểm: chỉ tiêu hấp thụ vốn không thể áp dụng đối với tất cả dự án, tại tất cả thời điểm. Do đó,

với những dự án nếu có thời điểm (năm) không được bố trí vốn kế hoạch thì thời điểm (năm) đó

không thuộc phạm vi tính toán của chỉ tiêu này. Ngoài ra sử dụng chỉ số này cũng gặp khó khăn, phức

tạp trong việc thu thập số liệu với chỉ tiêu nợ đầu tư phát triển. Đòi hỏi người lập kế hoạch phân bổ và

sử dụng vốn đầu tư phát triển phải luôn giám sát chặt chẽ quá trình triển khai dự án, tổng hợp giá trị

khối lượng hoàn thành dự án từ các biên bản nghiệm thu.

3.3. Mở rộng chỉ tiêu

Các chỉ tiêu trên có thể được mở rộng với mục đích không chỉ có thể đánh giá cho một dự án

cụ thể mà còn có thể áp dụng để đánh giá cho tất cả các dự án (thay vì áp dụng cho một dự án i nào đó

thì có thể áp dụng cho n dự án). Cần lưu ý các chỉ tiêu mở rộng này đánh giá tình trạng của các dự án

một cách khái quát chứ không đánh giá chi tiết về tỷ lệ.

4. Áp dụng đánh giá việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2010-2012:

Trường hợp tỉnh Thanh Hóa và Đồng Nai

Từ các chỉ tiêu trên, nghiên cứu sử dụng để đánh giá việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát

triển tại địa bàn hai tỉnh Thanh Hóa và Đồng Nai trong giai đoạn 2010-2012.

4.1. Trường hợp tỉnh Thanh Hóa

Trong thời gian 2010 - 2012 tỉnh Thanh Hóa được hỗ trợ lớn từ ngân sách TW để thực hiện đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình mục tiêu

Bảng 1: Tổng hợp tình hình phê duyệt, phân bổ và thực hiện các dự án đầu tư trong giai đoạn

2010-2012 (triệu đồng)

Năm Số vốn phân bổ iải ngân y kế thực hiện

2010 4.230.245 4.188.459 4.887.452

2011 4.134.317 4.134.317 4.066.511

2012 5.182.857 5.081.866 4.334.880

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa đã có rất nhiều cố gắng trong việc huy động được nguồn lực lớn để phục vụ mục đích

đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để có thể đánh giá

công tác lập, phân bổ và sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn 2010 – 2012 của tỉnh

Page 13: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

Thanh Hóa một cách chi tiết, nghiên cứu áp dụng tính toán với một số chỉ tiêu về kế hoạch vốn, nợ

đầu tư phát triển, điều chỉnh dự án. Kết quả như sau:

Về chỉ tiêu kế hoạch vốn

Bảng: Tổng hợp dự án được tính chỉ tiêu kế hoạch vốn

STT Năm

Số dự án có chỉ

tiêu kế hoạch

vốn < 1

Số dự án có chỉ

tiêu kế hoạch

vốn = 1

Số dự án có chỉ

tiêu kế hoạch

vốn > 1

1 2010 249 3 6

2 2011 223 1 5

3 2012 171 1 5

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Mặc dù trên lý thuyết, mọi dự án đều có thể dễ dàng tính toán được các chỉ tiêu kế hoạch vốn nhưng

thực tế nhiều dự án tại nhiều thời điểm không có chỉ tiêu này. Đây hoàn toàn không phải do hạn chế

nội tại của các chỉ tiêu mà đơn thuần là do thiếu dữ liệu đầu vào. Từ kết quả tính toán cho thấy đa số

là các dự án của tỉnh Thanh Hóa có chỉ tiêu kế hoạch vốn <1. Điều này cho thấy, phần lớn các dự án

của tỉnh được bố trí vốn thấp hơn nhu cầu vốn bình quân hàng năm của chính các dự án đó. Áp dụng

tính toán với chỉ tiêu mở rộng của chỉ tiêu kế hoạch vốn cho kết quả trong giai đoạn 2010-2012, vốn

bố trí thường chỉ đáp ứng chưa đến 1/3 nhu cầu vốn đầu tư.

Về chỉ tiêu nợ đầu tư phát triển

Bảng Tổng hợp dự án được tính chỉ tiêu chỉ tiêu nợ đầu tư phát triển

STT Năm

Số dự án có chỉ

tiêu nợ đầu tư phát

triển < 0

Số dự án có chỉ

tiêu nợ đầu tư phát

triển = 0

Số dự án có chỉ

tiêu nợ đầu tư

phát triển > 0

1 2010 240 352 203

2 2011 185 353 257

3 2012 120 425 250

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Từ bảng trên có thể thấy tình trạng phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển năm 2010 thiên về

nợ đọng xây dựng cơ bản khi có 240 dự án là nợ đầu tư phát triển và 203 dự án là dư ứng vốn.

Năm 2011, tình trạng phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển đã đảo chiều khi số lượng dự án

Page 14: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

dư ứng vốn tăng tương đối lên 25 dự án và số lượng dự án nợ đầu tư phát triển giảm còn 1 5 dự

án. Và năm 2012 có số lượng dự án nợ đầu tư phát triển tiếp tục giảm đáng kể xuống còn 120 dự

án. Trong cả giai đoạn 2010-2012, việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển tại tỉnh Thanh

Hóa đã có sự chuyển dịch từ nợ đọng xây dựng cơ bản sang dư ứng vốn.

Về cơ bản, sự chuyển dịch này mang theo nhiều tín hiệu khả quan. Bởi tình trạng nợ đọng xây

dựng cơ bản thường là hệ quả của việc đầu tư dàn trải, tràn lan. Sự đảo ngược tình hình từ nợ đầu

tư phát triển sang dư ứng vốn có thể là dấu hiệu tích cực trong công tác quản lý phân bổ và sử

dụng vốn đầu tư phát triển. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc dư ứng vốn chỉ rơi vào một vài dự án

và một vài nhà thầu và đều là những dự án lớn4. Trong khi nhiều dự án còn dở dang, thiếu vốn thì

một vài dự án lại dư ứng vốn từ năm này qua năm khác. Năm trước chưa hấp thụ hết vốn ứng,

năm sau lại tiếp tục ứng vốn. Điều này rõ ràng là một góc tối của bức tranh phân bổ và sử dụng

vốn đầu tư phát triển của tỉnh Thanh Hóa.

Chỉ tiêu điều chỉnh dự án

Bảng 7: Tổng hợp dự án được tính chỉ tiêu điều chỉnh dự án

STT Số dự án đã quyết toán

1

Số dự án thiếu dữ

liệu đầu vào

Số dự án có chỉ tiêu điều chỉnh dự án

2

Số dự án có chỉ

tiêu điều chỉnh dự

án < 1

Số dự án có chỉ

tiêu điều chỉnh dự

án = 1

Số dự án có chỉ

tiêu điều chỉnh dự

án > 1

3 18 204 16 96

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Trong 334 dự án đã được quyết toán, số dự án thiếu dữ liệu đầu vào để tính toán là 1 dự án, chiếm

5 . Các dự án còn lại đều được tính chỉ tiêu điều chỉnh dự án với cơ cấu dự án có chỉ tiêu điều

chỉnh dự án < 1 chiếm 61 , dự án có chỉ tiêu điều chỉnh dự án = 1 chiếm 5 và dự án có chỉ tiêu

điều chỉnh dự án >1 chiếm 2 . Như vậy, về tổng thể trong giai đoạn 2010-2012 các dự án được

thực hiện đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa có xu hướng chính là điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư. Áp

dụng chỉ tiêu mở rộng để tính toán cho thấy các dự án đã được điều chỉnh tăng 4 so với tổng mức

đầu tư ban đầu được duyệt.

4 Trong 46. 6 triệu đồng dư ứng vốn của năm 2012 thì riêng 2 dự án dự án Đường giao thông từ bản Na Tao xã Pù

Nhi đi bản Chai xã Mường Chanh, huyện Mường Lát và Dự án Nạo vét sông Lạch Trường đoạn từ cầu Tào đã đóng góp

tới 30 .013 triệu đồng, tương đương với 41%.

Page 15: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

ết u n: Thông qua áp dụng một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình phân bổ và sử dụng vốn

đầu tư phát triển tại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2012, kết quả cho thấy về cơ bản, vẫn còn tình

trạng đầu tư dàn trải khi vốn bố trí theo kế hoạch trung bình mới chỉ đạt dưới 30 nhu cầu vốn bình

quân hàng năm. Đầu tư dàn trải dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản ở mức cao. Một vài dự án lớn vì

không thể hấp thụ kịp vốn phân bổ nên luôn ở trong tình trạng dư ứng vốn lớn năm này qua năm

khác trong khi nhiều dự án nhỏ vẫn nợ đọng dai dẳng. Kết quả là đầu tư dàn trải kết hợp với đầu tư

kém hiệu quả vẫn tồn tại, kéo dài làm giảm sút hiệu quả đầu tư. Do đó, ưu tiên của tỉnh Thanh hóa là

cần tập trung cơ cấu lại danh mục dự án đầu tư, cân bằng giữa nhu cầu và khả năng cân đối vốn để

đảm bảo đủ khả năng bố trí vốn theo nhu cầu vốn bình quân hàng năm. Có như vậy mới có thể tập

trung đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển.

4.2. Trường hợp tỉnh Đồng Nai

Trong thời gian 2010 - 2012 tỉnh Đồng Nai tự cân đối được ngân sách, có thể chủ động trong

việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình mục tiêu. Tình hình phê duyệt,

phân bổ và thực hiện các dự án đầu tư trong giai đoạn 2010-2012:

Bảng 8: Tổng số các dự án của Tỉnh trong giai đoạn năm 2010 - 2012

STT Đơn vị

quyết định đầu tư

Dự án có quyết định đầu tư Dự án đã khởi công

Số dự án TMĐT Số dự án TMĐT

I UBND tỉnh Đồng Nai 386 20.592.320 278 7.980.513

II UBND các huyện 1.158 10.807.374 954 5.376.385

1 Cẩm Mỹ 93 491.648 83 414.636

2 Long Khánh 124 593.934 101 405.686

3 Biên Hòa 148 2.708.659 105 1.254.246

4 Xuân Lộc 64 316.389 56 256.281

5 Định Quán 150 759.721 126 490.389

6 Long Thành 112 433.234 103 301.709

7 Thống Nhất 95 441.907 84 362.103

8 Trảng Bom 86 381.268 85 379.667

9 Tân Phú 85 614.780 66 324.795

10 Nhơn Trạch 114 3.600.935 73 864.393

11 Vĩnh Cửu 87 464.899 72 322.480

III Tổng cộng 1.544 31.399.694 1.232 1.356.898

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai cũng đã có rất nhiều cố gắng trong việc huy động được nguồn lực lớn để phục vụ

mục đích đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Áp dụng

Page 16: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

các chỉ tiêu kế hoạch vốn, nợ đầu tư phát triển, điều chỉnh dự án để đánh giá công tác lập, phân bổ

và sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn 2010 – 2012. Kết quả như sau:

Chỉ tiêu kế hoạch vốn

Bảng 12: Tổng hợp dự án được tính chỉ tiêu kế hoạch vốn

STT Năm

Số dự án có

chỉ tiêu kế

hoạch vốn

Số dự án có

chỉ tiêu kế

hoạch vốn < 1

Số dự án có

chỉ tiêu kế

hoạch vốn = 1

Số dự án có

chỉ tiêu kế

hoạch vốn > 1

1 2010 101 91 2 8

2 2011 84 72 6 6

3 2012 115 106 0 9

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Tương tự như tại tỉnh Thanh Hóa, việc tỷ lệ số dự án có chỉ tiêu kế hoạch vốn trên tổng số dự án

tại tỉnh Đồng Nai cũng khá thấp cho thấy công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển của tỉnh

Đồng Nai vẫn chưa được thực hiện tốt. Xét riêng trong các dự án có chỉ tiêu kế hoạch vốn, số dự án

có chỉ tiêu kế hoạch vốn lớn hơn hoặc bằng 1 chiếm tỷ lệ rất thấp, lần lượt đạt 10 , 14 , cho

các năm 2010, 2011, 2012. Các con số này dù lớn hơn mức bình quân 3 trong cùng giai đoạn tại

tỉnh Thanh Hóa nhưng về cơ bản vẫn là thiểu số. Đại đa số là các dự án có chỉ tiêu kế hoạch vốn <1.

Như vậy, phần lớn các dự án của tỉnh Đồng Nai đều được bố trí vốn thấp hơn nhu cầu vốn bình quân

hàng năm của chính các dự án đó.

Áp dụng tính toán với chỉ tiêu kế hoạch vốn mở rộng cho thấy trong giai đoạn 2010-2012 công

tác phân bổ vốn đầu tư phát triển tại tỉnh Đồng Nai chưa được thực hiện tốt khi vốn bố trí thường

mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 1/2 nhu cầu vốn đầu tư. So sánh với mức 1/3 nhu cầu vốn đầu tư

của tỉnh Thanh Hóa thì rõ ràng công tác phân bổ vốn đầu tư phát triển tại tỉnh Đồng Nai được thực

hiện tốt hơn, hợp lý hơn. Một phần nguyên nhân là do khác với tỉnh Thanh Hóa chủ yếu phải dựa

vào ngân sách Trung ương, tỉnh Đồng Nai có thể tự cân đối ngân sách nên chủ động hơn trong việc

phân bổ và quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển.

Chỉ tiêu nợ đầu tư phát triển

Bảng 13: Tổng hợp dự án được tính chỉ tiêu nợ đầu tư phát triển

STT Năm

Số dự án có chỉ

tiêu nợ đầu tư

phát triển < 0

Số dự án có chỉ

tiêu nợ đầu tư

phát triển = 0

Số dự án có chỉ tiêu

nợ đầu tư phát triển

> 0

Page 17: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

1 2010 37 325 24

2 2011 53 309 24

3 2012 94 266 26

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Xét tổng thể trong giai đoạn 2010-2012, việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển tại tỉnh Đồng

Nai là tương đối tốt. Tuy nhiên, tình trạng nợ đầu tư phát triển đang có xu hướng tăng dần theo từng

năm. Tuy nhiên, khác với việc dư ứng vốn lớn chỉ tập trung tại một vài dự án lớn khiến tình trạng

chung có phần bị bóp méo như tại Thanh Hóa, việc dư ứng vốn tại Đồng Nai xảy ra khá đồng đều tại

các dự án. Điều này cho thấy tỉnh Đồng Nai đã rất quyết liệt trong việc tập trung vốn để đẩy nhanh

tiến độ, hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng. Khả năng hấp thụ vốn của từng dự án

được quan tâm hơn, việc điều chuyển vốn phân bổ một cách linh hoạt hơn sẽ góp phần nâng cao hơn

hiệu quả đầu tư phát triển.

Chỉ tiêu điều chỉnh dự án

Bảng 14: Tổng hợp dự án được tính chỉ tiêu điều chỉnh dự án

STT Số dự án đã quyết toán

1

Số dự án thiếu dữ

liệu đầu vào

Số dự án có chỉ tiêu điều chỉnh dự án

2

Số dự án có chỉ

tiêu điều chỉnh dự

án < 1

Số dự án có chỉ

tiêu điều chỉnh dự

án = 1

Số dự án có chỉ

tiêu điều chỉnh dự

án > 1

3 0 48 2 51

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Đồng Nai đã thực hiện công tác thu thập và lưu trữ các số liệu thống kê tương đối tốt Trong 101 dự

án đã được quyết toán, không có dự án nào thiếu dữ liệu đầu vào để tính toán. Các dự án được tính

chỉ tiêu điều chỉnh dự án với cơ cấu dự án có chỉ tiêu điều chỉnh dự án < 1, =1 và >1 lần lượt chiếm

48%, 2% và 50%. Áp dụng chỉ tiêu mở rộng để tính toán cho thấy các dự án đã được điều chỉnh tăng

so với tổng mức đầu tư ban đầu được duyệt. Nếu so sánh với mức điều chỉnh tăng 4 tổng mức

đầu tư ban đầu được duyệt của tỉnh Thanh Hóa thì dường như tình hình tại tỉnh Đồng Nai cũng

không khả quan hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt ở chỗ trong khi những dự án lớn đã quyết toán của tỉnh

Thanh Hóa đều được điều chỉnh tăng mạnh tổng mức đầu tư thì tại tỉnh Đồng Nai, những dự án lớn

nhất đã hoàn thành quyết toán trong giai đoạn đều được điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư5. Qua đó

5 Dự án Trường THPT bán trú chất lượng cao Trấn Biên có tổng mức đầu tư ban đầu 6 . 3 triệu đồng, khi quyết toán

vốn là 61. 5 triệu đồng, giảm 11 .

Page 18: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

có thể thấy công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển của tỉnh Đồng Nai là tốt hơn khi các dự

án lớn dù có thời gian thi công kéo dài, chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi (trượt giá, sự thay đổi cơ chế,

chính sách...) nhưng đều được bố trí vốn đầy đủ để hoàn thành đúng tiến độ, không dùng hết phần

kinh phí dự phòng và không cần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư.

ết u n: Áp dụng một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình phân bổ và sử dụng vốn đầu tư

phát triển tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010-2012 như trên cho thấy dù đã có nhiều cố gắng nhưng

vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải khi vốn bố trí theo kế hoạch trung bình mới chỉ đạt gần 50 nhu

cầu vốn bình quân hàng năm. Đầu tư dàn trải thường dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản lớn nhưng

tại Đồng Nai, xu hướng chủ đạo, xuyên suốt trong giai đoạn 2010-2012 lại là dư ứng vốn. Mặc dù

đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc tập trung vốn quyết liệt cho nhiều dự án để đẩy

nhanh tiến độ, sớm hoàn thành dự án, nhưng những mâu thuẫn nội tại cần phải được cân nhắc và

xem xét nghiêm túc. Dư ứng vốn trong bối cảnh đầu tư dàn trải có nghĩa là một bộ phận không nhỏ

các dự án ngay từ khi lập kế hoạch đã chỉ được bố trí vốn ở mức thấp. Vốn kế hoạch thấp kéo theo

khối lượng hoàn thành thấp tương ứng khiến chỉ tiêu nợ đầu tư phát triển bật chỉ báo sai.

5. Một số kết luận

Trong thời gian qua, đầu tư phát triển đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện

hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và cung ứng các dịch vụ công tại các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương; Bên cạnh đó, đầu tư phát triển cũng tạo môi trường, điều kiện để thực hiện thúc đẩy phát

triển nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và công bằng xã hội, tăng cường tiềm

lực quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật quản lý đầu tư phát triển chưa hoàn chỉnh

và đồng bộ, quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, thiếu các chế tài và biện pháp

quản lý, giám sát việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nên đã phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế như đầu tư

dàn trải, phân tán, kế hoạch đầu tư bị chia nhỏ, cắt khúc, hiệu quả đầu tư kém. Tình trạng triển khai

quá nhiều dự án vượt quá vốn kế hoạch được giao diễn ra phổ biến tại các tỉnh, thành phố. Hậu quả là

Dự án tuyến thoát nước đường 25C huyện Nhơn Trạch có tổng mức đầu tư ban đầu 110.4 4 triệu đồng, khi quyết toán

vốn là 102.41 triệu đồng, giảm .

Dự án bồi thường GPMB dự án nâng cấp Quốc lộ 1 K có tổng mức đầu tư ban đầu 2.5 triệu đồng, khi quyết toán vốn

là 2.316 triệu đồng, giảm 1 .

Page 19: Đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa ... filetích và đánh giá công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện các

nợ đọng xây dựng cơ bản tràn lan, tạo ra áp lực lớn đến cân đối ngân sách các cấp và đẩy Ngân sách

Trung ương vào thế bị động dai dẳng trong nhiều năm.

Việc xây dựng thành công hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát

triển trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một ý nghĩa quan trọng. Từ đây, các công

tác vốn mang tính chủ quan, cảm tính như lập kế hoạch đã có thể được nhìn nhận, đánh giá dưới góc

độ thống kê và logic. Các nhà quản lý có một bộ công cụ hữu ích trong việc xem xét, phân tích kế

hoạch phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển, từ đó chủ động trong việc lập kế hoạch, thực hiện các

điều chỉnh, bổ sung cần thiết giữa các dự án thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Hệ thống các

chỉ tiêu này cũng là sự bổ sung, hoàn thiện các cơ sở khoa học trong quá trình hậu kiểm, đánh giá việc

thực hiện công tác phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển.

Tài liệu tham khảo

1. Quốc hội (2005), Luật đầu tư số 5 /2005/QH11 ngày 2 /11/2005.

2. Chính phủ (2003), Nghị định số 0 /2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 ban hành quy chế

quản lý đầu tư và xây dựng

3. Chính phủ (2006), Nghị Quyết số 2/2006/NQ-CP ngày 0 / /2006 về lập, phê duyệt và

quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội.

4. Chính phủ (2013), Nghị định số 3/2013/NĐ-CP ngày 11/ /2013 về đầu tư vốn nhà

nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ

100 vốn điều lệ.

5. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 ban

hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn

ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015.

6. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 1 /2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 quy định về quyết

toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Kết luận thanh tra số 05/BKHĐT-TTr ngày

02/01/2014 về công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển bằng nguồn vốn nhà nước

giai đoạn 2010 - 2012; kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 1 2/CT-TTg ngày

15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và tình hình sử dụng vốn NSTW hỗ trợ KKT,

KCN tại tỉnh Thanh Hóa.

8. Website của Sở KH&ĐT của tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai.