Top Banner
BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Hồ Công Dung ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP CHẤT KHÁNG UNG THƯ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI NẤM ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ HẢI MIÊN Ở VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Nha Trang – 2021
119

đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

Apr 28, 2023

Download

Documents

Khang Minh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Nguyễn Hồ Công Dung

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP CHẤT KHÁNG

UNG THƯ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI NẤM ĐƯỢC PHÂN

LẬP TỪ HẢI MIÊN Ở VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Nha Trang – 2021

Page 2: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Nguyễn Hồ Công Dung

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP CHẤT KHÁNG

UNG THƯ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI NẤM ĐƯỢC PHÂN

LẬP TỪ HẢI MIÊN Ở VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA

Chuyên ngành: Sinh hoc thưc nghiêm

Mã số: 8420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Trần Thị Thanh Vân

Nha Trang - 2021

Page 3: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị

Thanh Vân.

Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi trong

suốt quá trình thực nghiệm tại Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha

Trang.

Khánh Hòa, ngày 30 tháng 11 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồ Công Dung

Page 4: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng nhất

đến PGS.TS Trần Thị Thanh Vân, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ

Nha Trang, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn khoa học và định hướng nghiên cứu

trong suốt quá trình tôi thực hiện và hoàn thiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Phan Thị Hoài Trinh, Viện Nghiên cứu và

Ứng dụng công nghệ Nha Trang, luôn quan tâm và tạo động lực cho tôi trong

suốt quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các

anh, chị trong phòng Công nghệ sinh học biển của Viện Nghiên cứu và Ứng

dụng công nghệ Nha Trang, đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt phần thực nghiệm

của mình.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô đã giảng dạy và

cung cấp kiến thức mới để tôi hoàn thành các học phần trong chương trình đào

tạo.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Học viện Khoa học và Công

nghệ, Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang và

Quý Thầy, Cô ở Phòng Đào tạo của Học viện Khoa học và Công nghệ; Viện

Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang đã tận tình hướng dẫn và tạo

điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành các nội dung trong chương trình đào tạo

và các thủ tục cần thiết trong quá trình học tập.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn quan

tâm, hỗ trợ và động viên trong thời gian qua để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm

vụ học tập và công tác chuyên môn.

Khánh Hòa, ngày 30 tháng 11 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồ Công Dung

Page 5: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng anh Tiếng viêt

ACHN Renal carcinoma cells Tế bào ung thư biểu

mô thận

A-594 Adenocarcinomic human alveolar

basal epithelial cells Tế bào ung thư phổi

A2780 Human ovarian cancer Ung thư buồng trứng

ở người

BGC-823 Gastric adenocarcinoma cell line Tế bào ung thư dạ dày

BEL-7402 Human liver cancer Human liver cancer

CN Human nasopharyngeal cancer Ung thư vòm họng

DNA Acid Deoxyribonucleic Acid

Deoxyribonucleic

DU145 Prostatic carcinoma cell line Tế bào ung thư tuyến

tiền liệt

HCT-15 Human colon cancer cell line Tế bào ung thư đại

tràng

HCT-116 Human colon cancer cell line Tế bào ung thư đại

tràng

HeLa HeLa cell line Tế bào ung thư cổ tử

cung

HL-60 Human leukemic cell line Tế bào ung thư bạch

cầu

Page 6: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

HPLC High performance liquid Sắc ký lỏng cao áp

HepG-2 Human liver cancer Ung thư gan ở người

HL-29 Colorectal adenocarcinoma cell

line

Tế bào ung thư đại

trực tràng

K-562 Human leukemic cell line Tế bào ung thư bạch

cầu

ITS Internal transcribed spacer Vùng được phiên mã

nội bộ

MDA-MB-

231 Human breast cancer cells

Tế bào ung thư biểu

mô tuyến vú

MGC803 human gastric cancer cells Tế bào ung thư dạ dày

MCF-7 Human breast carcinoma cell line Tế bào ung thư vú

MS Mass spectroscopy Phổ khối

MTT 3 - [4,5-dimethylthiazol-2-yl] -2,5

diphenyl tetrazolium bromide

MOLT-4 Human leukemia Ung thư bạch cầu ở

người

NCI-H23 Human lung cancer cell line Tế bào ung thư biểu

mô phổi

NCI-H460 Human lung cancer cell line Tế bào ung thư phổi

NUGC-3 Gastric adenocarcinoma cell line Tế bào ung thư biểu

mô dạ dày

Page 7: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

OSMAC One-Strain-Many-Compounds Một chủng – Nhiều

hợp chất

PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng khuếch đại

gen

PC-3 Prostatic carcinoma cell line Tế bào ung thư tuyến

tiền liệt

SK-MEL-2 Human skin cancer Ung thư da ở người

SK-BR-3 Human breast cancer Ung thư vú ở người

SGC-7901 Human gastric cancer Ung thư dạ dày ở

người

SW1990 Pancreatic cancer cell line Tế bào ung thư tuyến

tụy

T47D Human breast cancer Ung thư vú ở người

WiDr Human colon cancer Ung thư ruột kết ở

người

Page 8: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Danh sách các chủng vi nấm biển được phân lập ........................... 38

Bảng 3.2. Hoạt tính gây độc tế bào của các chủng vi nấm biển phân lập ...... 52

Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái của 5 chủng vi nấm biển tuyển chọn............... 63

Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái của 05 chủng vi nấm biển tuyển chọn được quan

sát dưới kính hiển vi ........................................................................................ 64

Bảng 3.5. Phân loại 05 chủng vi nấm biển dựa trên phân tích trình tự gen vùng

ITS ................................................................................................................... 66

Page 9: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Sự đa dạng và vai trò của vi nấm trong hệ sinh thái biển ................. 6

Hình 2.1. Địa điểm thu mẫu hải miên ở đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang ......... 33

Hình 2.2. Các chủng vi nấm biển được lên men tĩnh trên môi trường gạo .... 34

Hình 2.3. Sinh khối và môi trường lên men vi nấm được ngâm chiết với ethyl

acetate .............................................................................................................. 35

Hình 3.1. Thống kê đặc điểm bề mặt khuẩn lạc của 65 chủng vi nấm biển ... 49

Hình 3.2. Thống kế đặc điểm độ dày khuẩn lạc của 65 chủng vi nấm biển ... 50

Hình 3.3. Thống kê màu sắc bề mặt khuẩn lạc của 65 chủng vi nấm biển ..... 51

Hình 3.4. Cây phát sinh chủng loại của 05 chủng vi nấm biển tuyển chọn được

xây dựng dựa trên trình tự gen vùng ITS theo phương pháp Neighbor Joining,

boostrap 1000 lần bằng phần mềm MEGA7 ................................................. 69

Page 10: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

1

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

MỤC LỤC ........................................................................................................ 1

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 5

1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI NẤM BIỂN ..................................... 5

1.2. CÁC NGUỒN PHÂN LẬP VI NẤM BIỂN ......................................... 9

1.2.1. Vi nấm từ hải miên ........................................................................ 10

1.2.2. Vi nấm từ san hô mềm .................................................................. 12

1.2.3. Vi nấm từ rong biển ...................................................................... 12

1.2.4. Vi nấm từ vùng nước và trầm tích biển sâu .................................. 13

1.2.5. Vi nấm từ rừng ngập mặn ............................................................. 14

1.2.6. Vi nấm biển phân lập từ các nguồn khác ...................................... 15

1.3. NGHIÊN CỨU SÀNG LỌC HOẠT TÍNH KHÁNG UNG THƯ TỪ VI

NẤM BIỂN ................................................................................................. 16

1.4. CÁC HỢP CHẤT KHÁNG UNG THƯ TỪ VI NẤM BIỂN ............. 18

1.5. TÌNH HÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CÁC HOẠT CHẤT

KHÁNG UNG THƯ TỪ VI NẤM BIỂN ................................................... 24

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU ............. 32

2.1 VẬT LIỆU ............................................................................................ 32

Page 11: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

2

2.1.1. Mẫu nghiên cứu............................................................................. 32

2.1.2. Các dòng tế bào ung thư ở người .................................................. 32

2.1.3. Hóa chất nghiên cứu ..................................................................... 32

2.1.4. Thiết bị nghiên cứu ....................................................................... 32

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 32

2.2.1. Thu thập mẫu hải miên ................................................................. 32

2.2.2. Phân lập vi nấm biển ..................................................................... 33

2.2.3. Lên men và thu nhận cao chiết từ các chủng vi nấm biển ............ 34

2.2.4. Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào của cao chiết được thu nhận

từ các chủng vi nấm biển ........................................................................ 35

2.2.5. Xác định đặc điểm hình thái và phân loại chủng vi nấm biển tuyển

chọn ......................................................................................................... 35

2.2.6. Xử lý số liệu nghiên cứu ............................................................... 37

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 38

3.1. PHÂN LẬP VI NẤM BIỂN TỪ CÁC MẪU HẢI MIÊN ĐƯỢC THU

NHẬN ......................................................................................................... 38

3.2. HOẠT TÍNH KHÁNG UNG THƯ CỦA CÁC CHỦNG VI NẤM BIỂN

ĐƯỢC PHÂN LẬP ..................................................................................... 51

3.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOÀI CÁC CHỦNG VI NẤM

BIỂN TUYỂN CHỌN ................................................................................. 62

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 75

4.1. KẾT LUẬN .......................................................................................... 75

4.2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 75

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................... 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76

PHỤ LỤC

Page 12: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

3

MỞ ĐẦU

Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm và đang đe dọa tính

mạng nhân loại trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc ung thư tiếp tục tăng do thay đổi

điều kiện môi trường và hiện đại hóa lối sống [1]. Năm 2018, trên toàn cầu có

khoảng 18 triệu ca ung thư mới và dẫn đến khoảng 10 triệu ca tử vong [2,3].

Theo báo cáo tổng quan ngành Y tế do Bộ Y tế Việt Nam công bố năm 2015,

số người mắc mới ung thư ở Việt Nam là hơn 125.000 vào năm 2012 và ước

tính con số này sẽ tăng lên gần 190.000 vào năm 2020 [4]. Mặc dù nền y học

đã có những tiến bộ vượt bậc trong điều trị bệnh ung thư, nhưng cho đến nay

vẫn chưa hoàn toàn có loại thuốc đặc trị thông dụng và phần lớn các loại thuốc

điều trị ung thư đang được sử dụng đều là các sản phẩm tổng hợp và có các tác

dụng phụ nên làm suy kiệt nhanh chóng sức khỏe bệnh nhân [5]. Việc nghiên

cứu tìm kiếm các loại thuốc mới có độc tính trên nhiều dòng tế bào ung thư

khác nhau, ít tác dụng phụ đang là ưu tiên hàng đầu [3]. Chính vì vậy, việc sàng

lọc và tìm kiếm các loại thuốc mới thay thế có nguồn gốc tự nhiên để điều trị

bệnh ung thư là một nhiệm vụ cấp thiết của các nhà khoa học trên toàn cầu [6].

Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam đặt nhiều quan

tâm vào các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính chống ung thư có nguồn gốc từ

biển vì chúng được đánh giá là nguồn dược liệu thay thế có độ an toàn, hiệu

quả cao và chi phí thấp [2], [7]. Trong đó, vi nấm biển đang được quan tâm

nghiên cứu do có khả năng sinh tổng hợp các hợp chất chuyển hóa thứ cấp có

nhiều hoạt tính sinh học có giá trị y dược như chống ung thư, chống oxy hóa,

kháng sinh, kháng viêm, chống vi rút [8]. Vi nấm biển có thể được phân lập từ

nhiều nguồn khác nhau bao gồm động vật không xương sống biển như hải miên,

san hô mềm [9], thực vật biển như rong biển, cỏ biển [10], [11]. Ngoài ra, vi

nấm biển còn hiện diện trong nước biển và trầm tích biển [12]. Trong đó, số

lượng chủng vi nấm thu nhận từ nguồn hải miên chiếm tỷ lệ khá cao. Các nghiên

cứu cho thấy vi nấm tồn tại trong phần lớn sinh khối của vật chủ nên dễ dàng

được thu nhận từ các mô bên trong của hải miên [13,14]. Nhiều nghiên cứu

cũng đã chứng minh rằng phần lớn các hợp chất chuyển hóa thứ cấp có giá trị

y dược thu nhận từ hải miên được sinh tổng hợp bởi các chủng vi sinh vật sống

Page 13: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

4

cộng sinh [15,16]. Chính vì vậy, vi nấm biển có nguồn gốc từ hải miên được

xem là một nguồn tiềm năng để tìm kiếm các chất kháng ung thư mới và đầy

hứa hẹn [17,18].

Trong số các tỉnh ở vùng duyên hải của Việt Nam, Khánh Hòa là một

tỉnh cực Đông nằm ở khu vực Nam Trung Bộ và có đường bờ biển dài gần

385km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ.

Bên cạnh đó, vùng biển này được ghi nhận có hệ sinh thái đa dạng với nhiều

loài động thực vật sinh sống cộng sinh với nhau, trong đó có đến 89 loài hải

miên hiện diện [19]. Đây cũng chính là nơi cư ngụ lý tưởng của hệ vi sinh vật

biển, đặc biệt là các loài vi nấm biển sống cộng sinh. Gần đây, một số công

trình nghiên cứu bước đầu đã cho thấy khả năng sinh tổng hợp các hợp chất

kháng ung thư của nguồn vi nấm ở vùng biển này [20-22]. Do đó, việc nghiên

cứu sàng lọc các chủng vi nấm biển có hoạt tính kháng ung thư hiệu quả có

nguồn gốc từ hải miên ở vùng biển Khánh Hòa được đánh giá là cần thiết, nhằm

tuyển chọn chủng vi nấm tiềm năng cho định hướng nghiên cứu phân tách, thu

nhận các hợp chất kháng ung thư đồng thời khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên

vi sinh vật hiện có ở vùng biển này. Chính vì vậy, trong khuôn khổ luận văn

này, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng

ung thư của một số chủng vi nấm được phân lập từ hải miên ở vùng biển

Khánh Hòa”.

Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài:

Mục tiêu nghiên cứu:

Sàng lọc và tuyển chọn chủng vi nấm biển có khả năng sinh tổng hợp

chất kháng ung thư được phân lập từ hải miên ở vùng biển Khánh Hòa.

Nội dung nghiên cứu:

- Phân lập các chủng vi nấm biển từ các mẫu hải miên ở vùng biển Khánh Hòa.

- Sàng lọc hoạt tính kháng ung thư của cao chiết lên men từ các chủng vi

nấm biển phân lập được.

- Xác định đặc điểm hình thái và phân loại chủng vi nấm tuyển chọn có

hoạt tính kháng ung thư cao.

Page 14: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI NẤM BIỂN

Vi nấm là một nhóm vi sinh vật nhân thực dị dưỡng, không quang hợp,

có kích thước rất nhỏ từ 2 đến 500 μm và được bao bọc bởi thành tế tào chitin.

Các loài vi nấm thường sinh trưởng và phát triển bằng cách hấp thụ các chất

dinh dưỡng từ môi trường sống xung quanh [23,24]. Vi nấm biển được phân

loại là vi nấm biển bắt buộc hoặc không bắt buộc: vi nấm biển bắt buộc là những

loài có khả năng sinh trưởng và hình thành bào tử trong môi trường biển hoặc

cửa sông, trong khi đó vi nấm biển không bắt buộc là những loài có nguồn gốc

từ nước ngọt hoặc trên cạn có thể phát triển và/hoặc sinh bào tử ở trong môi

trường biển. Nói một cách tổng quát hơn về phân loại những sinh vật này, thuật

ngữ “vi nấm có nguồn gốc từ biển” thường được sử dụng cho hầu hết các loại

vi nấm sống trong môi trường biển bắt buộc hoặc không bắt buộc [25, 26].

Nhiều nghiên cứu khác nhau trên toàn cầu công nhận đây là một nhóm vi nấm

cốt lõi được phân lập lặp đi lặp lại từ các tầng nền khác nhau trong môi trường

sống ở biển. Vì vậy, định nghĩa vi nấm biển đã thay đổi khi nghiên cứu về sinh

lý học biển trở nên tiến bộ hơn. Pang và cộng sự (2016) đã đưa ra định nghĩa

rằng vi nấm biển là vi nấm được thu nhận nhiều lần từ môi trường biển vì: (1)

chúng có khả năng sinh trưởng và/hoặc sinh bào tử trong môi trường biển; (2)

chúng hình thành các mối quan hệ cộng sinh với các sinh vật biển khác; hoặc

(3) chúng được chứng minh là thích ứng và tiến hóa ở cấp độ di truyền hoặc có

hoạt động chuyển hóa trong môi trường biển. Định nghĩa này được xem là hoàn

chỉnh nhất hiện nay vì nó kết hợp khía cạnh di truyền và chức năng bằng cách

đề cập đến vai trò hiện diện của chúng trong các mối quan hệ cộng sinh và hoại

sinh, trong khi không dựa hoàn toàn vào hệ thống phân loại vì sự hiểu biết của

chúng ta về mối quan hệ tiến hóa của vi nấm biển chưa đầy đủ [27, 28].

Vi nấm biển đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển như sinh

vật hoại sinh, ký sinh, sinh vật cộng sinh hoặc sinh vật tương hỗ [25, 26], là

một nguồn cung cấp các vitamin và sterol khác nhau và các hợp chất hoạt tính

sinh học mới [28]. Vi nấm biển đóng vai trò quan trọng trong các chu trình dinh

dưỡng gồm phân hủy các chất hữu cơ trong hệ sinh thái biển và tái tạo chất

Page 15: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

6

dinh dưỡng nên chúng rất cần thiết cho mạng lưới thức ăn biển. Nhiều nghiên

cứu chỉ ra rằng, vi nấm biển có liên quan đến quá trình tổng hợp carbohydrate,

axit amin và lipid, đồng thời phân hủy nhiều chất hữu cơ trong trầm tích biển

(Hình 1.1). Điều này chứng tỏ rằng vi nấm biển rất cần thiết đối với hệ sinh thái

biển [27], [29, 30].

Các nhà khoa học ước tính rằng có đến 10.000 loài vi nấm biển tồn tại,

tuy nhiên tiềm năng sinh học của vi nấm biển chưa được điều tra đầy đủ. Trong

đó có một lượng đáng kể các loài vi nấm phân lập đã được sàng lọc để tìm các

sản phẩm tự nhiên tạo ra các chất chuyển hóa thứ cấp mới [31]. Tuy nhiên, sự

đa dạng của vi nấm trong môi trường biển cho đến nay vẫn chưa được thể hiện

đầy đủ trong các nghiên cứu về các sản phẩm tự nhiên biển. Mặc dù hoạt tính

sinh học của các chất chuyển hóa thứ cấp từ vi nấm biển được đánh giá có giá

trị y dược [32]. Phần lớn các loài vi nấm được phân lập từ môi trường biển

thuộc các ngành nấm chính như Ascomycota, Basidiomycota và

Chytridiomycota. Cho đến nay, chỉ có một số ít trình tự gen của vi nấm biển

thuộc ngành Zygomycota được công bố và hầu như rất ít ghi nhận về các chủng

vi nấm biển đại diện cho các ngành Glomeromycota, Blastocladiomycota, và

Neocallimastigomycota [33].

Hình 1.1. Sự đa dạng và vai trò của vi nấm trong hệ sinh thái biển [27].

Nghiên cứu đã cho thấy rằng các môi trường biển khác nhau sẽ hình

thành nên các quần thể vi nấm có đặc tính sinh học riêng biệt. Vi nấm có thể

Page 16: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

7

được tìm thấy từ đại dương sâu thẳm, vùng ven biển đến đầm lầy ngập mặn và

cửa sông với độ mặn thấp. Theo một số công bố, môi trường sống đóng vai trò

quan trọng trong việc xác định thành phần quần thể vi nấm trong đại dương.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy thành phần của quần thể vi nấm được

điều khiển bởi vị trí địa lý, nhiệt độ và độ mặn của nước biển [23]. Mặc dù vi

nấm biển được phân bố rộng rãi, nhưng gần như rất ít tài liệu công bố chi tiết

về cấu trúc địa lý sinh học, hoặc các ảnh hưởng của vị trí địa lý lên đặc điểm

sinh học của chúng [30].

Vi nấm biển thường phát triển mạnh trong môi trường giàu dinh dưỡng

như các sinh vật chủ, trầm tích và các mảnh vụn phân hủy từ xác động vật, thực

vật. Đây là nơi các vi nấm có thể bám dính vào chất nền, tiết ra enzyme, phá

vỡ các polymer sinh học phức tạp và thu nhận chất dinh dưỡng. Với cấu trúc

thành tế bào giàu chitin nên vi nấm dễ dàng thu nhận các chất dinh dưỡng bằng

cách thẩm thấu. Đặc điểm này đã thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất cao, tăng trưởng

nhanh và hiệu quả ở vi nấm. Các loài vi nấm biển cũng được đánh giá là không

đa dạng ở tầng nước bề mặt do môi trường ở tầng nước này thường có ít chất

dinh dưỡng cùng với sự khuếch tán nhanh nên các enzyme do vi nấm tiết ra và

các chất dinh dưỡng thu nhận dễ bị mất đi [23].

Độ mặn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự đa dạng của vi nấm.

Nhiều nghiên cứu về sinh lý đã chứng minh nhu cầu độ mặn của vi nấm ảnh

hưởng đến sự tăng trưởng [34, 35]. Cụ thể, độ mặn thích hợp cho sự phát triển

của vi nấm biển sống trong gỗ thay đổi từ 3-17‰ đối với các loài vi nấm

Dendryphiella salina, Asteromyces cruciatus, Corollospora maritima, Zalerion

maritimum, Halosphaeriopsis mediosetigera và Sporidesmium salinum. Đối

với vi nấm Trichocladium achrasporum (Culcitalna achraspora) thì độ mặn

thích hợp 20-34‰ [35]. Theo kết quả nghiên cứu của Jennings và cộng sự

(1983) đã cho rằng các loài vi nấm thuộc ngành Basidiomycota đặc biệt nhạy

cảm với độ mặn, trong khi các loài thuộc ngành Ascomycota có khả năng chịu

mặn tốt hơn nhiều [36]. Yokochi và cộng sự (1998) cho rằng các loài thuộc chi

Schizochytrium được phân lập từ rừng ngập mặn phát triển ở độ mặn thấp.

Trong khi chi Halophytophthora có khả năng chịu mặn ở phạm vi rộng 10 –

Page 17: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

8

30‰ [35]. Hyde và cộng sự (1992) đã phát hiện 19 loài vi nấm sống ở rừng

ngập mặn Kampong Tutong, Brunei, nơi có độ mặn dao động trong khoảng 3-

24‰. Điều này cho thấy các loài vi nấm này có thể chịu được sự thay đổi lớn

về độ mặn của nước [34]. Vi nấm sống trong môi trường siêu kiềm chịu được

độ mặn cao hơn nhiều so với các loài vi nấm biển khác. Chúng có thể chịu được

độ mặn từ 0 đến trên 15% NaCl. Cụ thể, vi nấm Aureobasidium pullulans phát

triển tốt nhất ở nồng độ muối 0% NaCl, nhưng có thể chịu được độ mặn đến

18% NaCl, các loài vi nấm Wallemia muriae, W. ichthyophaga, W. sebi và H.

werneckii là loài ưa mặn và cần ít nhất 10% NaCl để tăng trưởng [35]. Những

phát hiện này chứng minh rằng độ mặn là một trong những yếu tố ảnh hưởng

đến sự tăng trưởng và đa dạng của các loài vi nấm.

Vi nấm biển có khả năng tăng trưởng tốt trong phạm vi nhiệt độ khá rộng

10-35°C. Các chủng vi nấm có thể được phân chia theo khả năng thích nghi với

nhiệt độ của chúng, bao gồm vi nấm chịu lạnh, ưa lạnh, trung tính, ưa nhiệt và

chịu nhiệt. Mỗi loài có nhiệt độ tối ưu để phát triển và sinh tổng hợp chất chuyển

hóa khác nhau [23]. Cụ thể, Pang và cộng sự (2020) đã nghiên cứu ảnh hưởng

nhiệt độ lên sự phát triển của 10 loài vi nấm thuộc các chi Aspergillus,

Penicillium, Fodinomyces, Microascus, Trichoderma, Verticillium được phân

lập từ trầm tích biển. Hầu hết các chủng vi nấm biển đều phát triển và sản sinh

chất chuyển hóa tối ưu trong khoảng nhiệt độ trung bình từ 25 đến 30oC. Ở một

số trường hợp, vi nấm yêu cầu nhiệt độ cao hơn như chủng Aspergillus terreus

NTOU4989 chỉ phát triển ở nhiệt độ 45oC [37]. Trong khi đó, một số loài vi

nấm biển được phân lập từ vùng biển Nam Cực như Thraustochytrium

antarticum, Leucosporidium anatartica, và Spathulospora antartica lại có khả

năng phát triển ở nhiệt độ rất thấp, dưới 10oC [23]. Singh và cộng sự (2010) đã

cho rằng vi nấm ở biển sâu có khả năng thích ứng với nhiệt độ thấp như các

loài vi nấm thuộc chi Sagenomella và Aspergillus phân lập ở biển sâu phát triển

tốt ở nhiệt độ 5oC [35]. Như vậy, nhiệt độ là một trong những yếu tố then chốt

quyết định sự phân bố theo địa lý và ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của

hầu hết các loại vi nấm [37].

Page 18: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

9

Bên cạnh đó, nồng độ pH trong môi trường cũng ảnh hưởng đến sự phát

triển của vi nấm. Nhu cầu pH axit hay kiềm cho sự phát triển của vi nấm khá

rộng, dao động từ pH 2 đến pH 9, trong đó phạm vi phát triển tối ưu ở pH từ 5-

7. Nghiên cứu cho thấy phần lớn các chủng vi nấm có khả năng sinh tổng hợp

các chất kháng sinh trong môi trường có pH dao động từ 5,0 đến 8,5. Nhìn

chung, các loài Aspergillus có khả năng chịu pH kiềm cao hơn trong khi các

loài Penicillium tỏ ra chịu đựng tốt hơn với pH axit [38, 39]. Curran và cộng

sự (1980) đã cho rằng các loài vi nấm Zalerion maritimum, Dendryphiella

salina và Monodictys pelagica ưa thích pH có tính axit hơn kiềm. Kohlmeyer

và cộng sự (1979) đã nghiên cứu và phát hiện các loài vi nấm Asteromyces

cruciatus, Dendryphiella salina, Corollospora cristata và Lulworthia sp. có thể

phát triển tối ưu ở pH từ 6,0–6,6 và 7,0–8,0. Nhóm vi nấm Thraustochytrids

cũng có khả năng phát triển trong giới hạn pH rộng từ 5-8 [35].

Vi nấm biển có khả năng đồng hóa hầu hết các nguồn carbon và nitơ.

Tuy nhiên, tùy từng chủng vi nấm mà có thể sử dụng các nguồn nitơ, carbon

khác nhau [40]. Sguros và cộng sự (1973) đã có nghiên cứu ban đầu về các vi

nấm Halosphaeria mediosetigera, Culcitalna achraspora và Humicola

alopallonella cho thấy rằng những carbon bao gồm glucose, fructose, mannose,

cellobiose, xylose và các nitơ như urê, valin, leucin, alanin, arginin, glutamate,

glutamine, aspartate, asparagine, hypoxanthine, và xanthine, là những nguồn

carbon và nitơ hỗ trợ sự phát triển của các loài vi nấm. Theo kết quả nghiên

cứu của Bahnweg và cộng sự (1979) đã cho rằng nhiều loài vi nấm rất linh hoạt

trong nhu cầu nitơ của chúng. Hầu hết các loài đều cần nguồn nitơ hữu cơ để

hỗ trợ cho sự phát triển. Trong số các axit amin, L-glutamate được vi nấm sử

dụng nhiều nhất. Phần lớn các loài vi nấm đều sử dụng các nguồn vitamin B12

hoặc B1, một số loài yêu cầu biotin và riboflavin [35].

1.2. CÁC NGUỒN PHÂN LẬP VI NẤM BIỂN

Vi nấm biển rất phong phú, đa dạng và hiện diện hầu hết trong tất cả các

môi trường sống khác nhau của hệ sinh thái biển bao gồm trầm tích, nền gỗ

trong đại dương, môi trường thiếu oxy, cộng sinh với hải miên, san hô, tảo,

động vật không xương sống khác và các thực vật biển. Chúng phân bố ở những

Page 19: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

10

vị trí khác nhau từ vùng biển sâu đến vùng nước bề mặt [28], [31], [33], [41].

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng rừng ngập mặn cũng là một trong những

nguồn phong phú để phân lập vi nấm [42].

1.2.1. Vi nấm từ hải miên

Vi nấm biển cộng sinh với nhiều sinh vật biển khác nhau, trong số đó, vi

nấm biển cộng sinh với hải miên có tính đa dạng loài cao và có khả năng sản

sinh nhiều hợp chất chuyển hóa thứ cấp mới, phong phú [41].

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng có rất nhiều loài vi nấm hiện diện

trong các mô của hầu hết các loài hải miên [32]. Trong số các nghiên cứu tìm

kiếm các hợp chất tự nhiên mới từ vi nấm biển có nguồn gốc từ hải miên,

Ho¨ller và cộng sự (2000) đã phân lập được 681 loài nấm thuộc ngành

Ascomycota và Mucoromycota từ 16 loài hải miên thu thập từ các vùng ôn đới,

cận nhiệt đới và nhiệt đới. Trong đó, phổ biến là các chi Acremonium,

Arthrinium, Coniothyrium, Fusarium, Mucor, Penicillium, Phoma,

Trichoderma và Verticillium [13]. Năm 2002, Morrison-Gardiner và cộng sự

đã phân lập được 208 chủng vi nấm từ 70 mẫu hải miên được thu thập từ các

rạn san hô ở Úc với các chi đại diện là Alternaria, Aspergillus, Cladosporium,

Fusarium và Penicillium. Bovio và cộng sự (2018) đã phát hiện hai loài vi nấm

mới là Thelebolus balaustiformis và T. spongiae từ ba loài hải miên ở Đại Tây

Dương [28].

Năm 2010, Ding và cộng sự đã nghiên cứu về sự đa dạng của vi nấm

cộng sinh với 2 loài hải miên Clathrina luteoculcitella và Holoxea sp. được thu

thập ở vùng biển Đông. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện 17 chi vi nấm thuộc 2

ngành Ascomycota và Basidiomycota, trong đó có 5 chi được phân lập ở cả 2

loài hải miên này, cụ thể gồm các chi Aspergillus, Davidiella, Fusarium,

Paecilomyces và Penicillium và 12 chi chỉ phát hiện ở loài hải miên C.

luteoculcitella bao gồm Apiospora, Botryosphaeria, Candida, Marasmius,

Cladosporium, Didymocrea, Hypocrea, Lentomitella, Nigrospora,

Pestalotiopsis, Rhizomucor và Scopulariopsis. Đặc biệt có 8 chi vi nấm lần đầu

tiên được phát hiện ở hải miên như Apiospora, Botryosphaeria, Davidiella,

Didymocrea, Lentomitella, Marasmius, Pestalotiopsis và Rhizomucor [43].

Page 20: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

11

Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy sự hiện diện của chi Aspergillus khá phổ

biến khi được phân lập từ 14 loài hải miên ở miền Nam Ấn Độ [41].

Gao và cộng sự (2008) đã điều tra về mối quan hệ cộng sinh giữa vi nấm

và 2 loài hải miên Suberites zeteki và Mycale armata ở vịnh Kaneohe, Hawaii.

Kết quả đã phân lập được 23 và 21 loài vi nấm lần lượt từ hai loài hải miên

Suberites zeteki và Mycale armata. Các loài này đại diện cho 2 ngành

Ascomycota (7 bộ) và Basidiomycota (4 bộ), bao gồm các chi: Cladosporium,

Hortaea, Aureobasidium, Penicillium, Aspergillus, Hypocreales, Gibberella,

Candida, Ascomycota, Phoma, Schizophyllum, Phlebia, Malassezia, và

Basidiomycete [44, 45]. Tương tự, Menezesa và cộng sự (2010) đã phân lập

được 61 loài vi nấm từ các 7 loài hải miên ở Brazil, thuộc các chi Aspergillus,

Agaricales, Atheliales, Acremonium, Arthtiniun, Bionectria, Botryosphaeria,

Cunninghamela, Mucor, Nectria, Pestalotiopsis, Polyporales, Rhizopus,

Cladosporium, Cochliobolus, Fusarium, Glomerella, Penicillium, Phoma, và

Trichoderma [45].

Kết quả nghiên cứu của Wiese và cộng sự (2011) về sự đa dạng của vi

nấm sống cộng sinh với hải miên Tethya aurantium ở Địa Trung Hải cho thấy

có 81 chủng vi nấm được phân lập thuộc 21 chi, phổ biến là các chủng thuộc

chi Acremonium, Aspergillus, Fusarium, Penicillium, Phomosis và

Trichoderma. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phân lập được các chủng thuộc

các chi hiếm gặp ở hải miên như Botryosphaeria, Epicoccum,

Parasphaeosphaeria và Tritirachium [46].

Như vậy, vi nấm có nguồn gốc từ hải miên hiện diện trong hệ sinh thái

biển rất đa dạng và phong phú. Nhiều loài nấm mới và hiếm gặp đã được phân

lập từ các loài hải miên ở nhiều vùng biển khác nhau. Các nghiên cứu cũng đã

cho thấy rằng nhiều chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính sinh học và giá trị

trong y học đã được phân lập từ vi nấm biển cộng sinh với hải miên như chống

ung thư, kháng vi rút, kháng khuẩn, chất oxy hóa. Đây là một đối tượng tiềm

năng cần được khám phá để tăng số lượng các loại thuốc có nguồn gốc từ vi

sinh vật biển mà không làm tổn hại đến hệ sinh thái biển [47].

Page 21: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

12

1.2.2. Vi nấm từ san hô mềm

Có nhiều nghiên cứu đã cho rằng vi nấm được tìm thấy có liên quan đến

cả hai nhóm san hô ở vùng nước nông và biển sâu [48]. Những loài san hô mềm

này chứa nhiều loài vi nấm biển khác nhau có khả năng tạo ra các chất chuyển

hóa thứ cấp đa dạng về mặt hóa học và có hoạt tính sinh học [49]. Theo kết quả

nghiên cứu của Paulino và cộng sự (2019) đã phân lập được 89 chủng vi nấm

từ các nguồn san hô và hải miên ở Brazil, tất cả đều thuộc ngành Ascomycota,

bao gồm các chi phổ biến như Aspergillus, Penicillium, Trichoderma và

Cladosporium [48].

Couttolenc và cộng sự (2016), báo cáo rằng từ các loài san hô khác nhau

bao gồm Diploria clivosa, Diploria strigose, Acropora palmate, Plexaura

flexuosa, Pseudoplexaura porosa, Pseudoterogorgia americana, và Sidastrea

sidereal đã phân lập được 11 chi vi nấm nội sinh. Trong số đó các chi Fusarium

và Curvularia có nguồn gốc từ san hô cho thấy có hoạt tính chống ung thư cao

nhất đối với một loạt các dòng tế bào ung thư như dòng tế bào ung thư vú, phổi,

cổ tử cung và ruột kết [50].

1.2.3. Vi nấm từ rong biển

Rong biển được biết đến là nguồn phân lập của nhiều loài vi nấm. Các

chi của vi nấm cộng sinh với rong biển đã được báo cáo gồm Acremonium,

Arthrinium, Alternaria, Aspergillus, Cladosporium, Fusarium, Penicillium,

Phoma và Trichoderma [51]. Zuccaro và cộng sự (2008) đã nghiên cứu và phát

hiện một số loài vi nấm cộng sinh với rong nâu Fucus serratus. Các chủng vi

nấm phân lập được thuộc các họ Halosphaeriaceae, Lulworthiaceae,

Hypocreales và Dothideomycetes gồm các chi phổ biến như Cladosporium, S.

marina, Acremonium fuci, Dendryphiella salina và Fusarium [52]. Loque và

cộng sự (2009) đã nghiên cứu các loài vi nấm sợi và vi nấm men liên quan đến

rong biển Adenocystis utricularis, Desmarestia anceps và Palmaria decipiens

từ Nam Cực. Kết quả có 75 chủng vi nấm được phân lập, đại diện là 27 chủng

vi nấm sợi và 48 chủng vi nấm men thuộc các chi Geomyces, Antarctomyces,

Oidiodendron, Penicillium, Phaeosphaeria, Aureobasidium, Cryptococcus,

Leucosporidium, Metschnikowia và Rhodotorula [51].

Page 22: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

13

Các loài vi nấm biển ngày càng được chú ý trong những năm gần đây,

đặc biệt là các loài vi nấm cộng sinh với rong biển. Bên cạnh việc tạo ra các

hoạt chất sinh học có giá trị y dược như chống oxi hóa, kháng khuẩn, chống

ung thư, những loài vi nấm này đóng một vai trò quan trọng trong các hệ sinh

thái biển như là vi sinh vật hoại sinh, giúp phân hủy xác rong và cung cấp dinh

dưỡng cho hệ sinh thái biển [53].

1.2.4. Vi nấm từ vùng nước và trầm tích biển sâu

Vi nấm biển có nguồn gốc từ nước và trầm tích biển sâu thường ở độ sâu

hơn 1000 m. Mặc dù chúng sống ở biển sâu với các điều kiện môi trường cực

đoan bao gồm áp suất cao, nhiệt độ thấp, thiếu oxy và thiếu ánh sáng, nhưng

các báo cáo cho thấy vi nấm trong môi trường này rất phong phú và đa dạng.

Theo các kết quả nghiên cứu, các loài vi nấm biển sâu được ghi nhận đầu tiên

là từ Đại Tây Dương ở độ sâu 4450 m khoảng 50 năm trước. Tuy nhiên, cho

đến năm 2006, Park và cộng sự mới có nghiên cứu đầu tiên về các chất chuyển

hóa thứ cấp có hoạt tính sinh học từ vi nấm Chromocleista sp. có nguồn gốc từ

biển sâu. Từ đó, nguồn vi nấm này đã được nhiều nhà khoa học đã tập trung

khai thác. Cụ thể, Xu và cộng sự (2015) đã mô tả 175 loài vi nấm biển sâu được

phân lập từ 15 lớp trầm tích ở Đông Thái Bình Dương, Nam Đại Tây Dương

và Tây Nam Ấn Độ Dương, bao gồm 93 loài vi nấm men và 82 loài vi nấm sợi,

thuộc 17 chi: Rhodosporidium, Rhodotorula, Aspergillus, Cladosporium,

Penicillium, Alternaria, Fusarium, Acremonium, Phoma, Tritirachium,

Chaetomium, Exophiala, Engyodontium, Tilleotrema, Schizophyllum, và

Schizophyllum, được phân loại thành hai ngành Ascomycota và Basidiomycota.

Đặc biệt, 2 chi Aspergillus và Penicillium thuộc ngành Ascomycota được đánh

giá chiếm ưu thế trong môi trường biển sâu [54].

Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu về sự đa dạng và sự phân bố của

các cộng đồng vi nấm trong trầm tích biển. Zhang và cộng sự (2015) đã đánh

giá sự đa dạng của cộng đồng vi nấm trong trầm tích biển Kongsfjorden ở Bắc

cực, kết quả cho thấy có sự hiện diện của các ngành Ascomycota,

Basidiomycota, Chytridiomycota, Zygomycota, và Glomeromycota. Các chi vi

nấm phổ biến là Pichia, Fusarium, Alternaria và Malassezia [55]. Tương tự,

Page 23: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

14

Luo và cộng sự (2020) có báo cáo về sự đa dạng của vi nấm trong 18 mẫu trầm

tích ở Tây Bắc Thái Bình Dương, đã phát hiện 7 ngành, 17 lớp, 43 bộ, 7 họ và

98 chi. Phần lớn thuộc các ngành Basidiomycota, Ascomycota

Mortierellomycota, Chytridiomycota, Mucoromycota, và Glomeromycota.

Năm chi phổ biến trong hầu hết các mẫu bao gồm Aspergillus, Cladosporium,

Fusarium, Chaetomium và Penicillium [56]. Imhoff và cộng sự (2016) đã phân

lập vi nấm từ trầm tích biển sâu ở Địa Trung Hải cho thấy vi nấm Aspergillus

và Penicillium hiện diện gần một nửa trong tổng số 43 chủng vi nấm phân lập

được. Ngoài ra, còn có các đại diện 10 chi khác đã được tìm thấy, bao gồm

Cladosporium, Paecilomyces, Acremonium, Auxarthron, Biscogniauxia,

Capnobotryella, Engyodontium, Eutypella, Microascus và Ulcocladium [32].

Những kết quả này cho thấy sự tồn tại đa dạng và phong phú của nhóm vi nấm

trong trầm tích biển, và được xem là nguồn tiềm năng để phân lập các hợp chất

thứ cấp có hoạt tính sinh học mới và có giá trị y dược cao [56].

1.2.5. Vi nấm từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là nơi sinh sống của một số lượng lớn các cộng đồng vi

nấm. Các loài vi nấm này đóng một vai trò quan trọng trong chu trình dinh

dưỡng và hỗ trợ hệ sinh thái rừng ngập mặn [57].

Các nghiên cứu về vi nấm rừng ngập mặn cho thấy có tổng cộng 625

nhóm vi nấm tồn tại ở quy mô toàn cầu bao gồm 278 Ascomycetes, 277

Anamorphic taxa, 30 Basidiomycetes và 14 Oomycetes. Kết quả nghiên cứu của

Liu và cộng sự (2007) đã cho thấy hơn 200 loài vi nấm nội sinh đã được phân

lập và xác định từ rừng ngập mặn, chủ yếu là các chi Alternaria, Aspergillus,

Cladosporium, Clolletotrichum, Fusarium, Paecilomyces, Penicillium,

Pestalotiopsis, Phoma, Phomopsis, Phyllosticta và Trichoderma [57]. Hyde và

Jones (1988) đã phân lập vi nấm từ rừng ngập mặn ở Seychelles, kết quả thu

thập được 47 loài vi nấm thuộc các phân ngành Ascomycotina,

Basidiomycotina, Deuteromycotina, với các loài chủ yếu là Halocypluna

villous, Aniptodera mungrovii, Antennospora quudricorruita, Halosarpheia

marina, Ascomyccte sp., và Lulworthiu grandispora [58].

Page 24: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

15

Như vậy, với sự phong phú và đa dạng của vi nấm biển có nguồn gốc từ

rừng ngập mặn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về

sàng lọc các hợp chất mới. Một số chất chuyển hóa có hoạt tính sinh học có

nguồn gốc từ vi nấm rừng ngập mặn, đặc biệt từ vi nấm nội sinh rừng ngập

mặn, được sử dụng trong ngành dược phẩm như thuốc kháng sinh, trị tiểu

đường, kháng vi-rút, chống viêm, chống ung thư, chất chống oxy hóa và thuốc

ức chế miễn dịch [57].

1.2.6. Vi nấm biển phân lập từ các nguồn khác

Cỏ biển được xác định là một trong những nguồn phân lập các chủng vi

nấm có giá trị trong thời gian gần đây. Cuomo và cộng sự (1985) đã báo cáo sự

có mặt của một số loài vi nấm có nguồn gốc từ cỏ biển Posidonia oceanica ở

Địa Trung Hải bao gồm Corollospora maritima, Papulospora halima và

Lulworthia spp. [59]. Tương tự, Panno và cộng sự (2013) đã phát hiện 88 loài

vi nấm có nguồn gốc từ cỏ biển Posidonia oceanica, chủ yếu thuộc ngành

Ascomycota và phổ biến ở các chi Penicillium, Cladosporium và Acremonium

[60]. Sakayaroj và cộng sự 2010 đã nghiên cứu sự đa dạng của vi nấm cộng

sinh với cỏ biển Enhalus acoroides ở Thái Lan, phần lớn các loài vi nấm thuộc

ngành Ascomycota (98%), Basidiomycota (2%). Trong đó có 3 lớp chính thuộc

Ascomycota gồm Sordariomycetes, Eurotiomycetes và Dothideomycetes với

các loài hiện diện thuộc chi Aspergillus, Penicillium và Cladosporium [35].

Bên cạnh đó, vi nấm cộng sinh với hải sâm cũng được các nhà nghiên

cứu quan tâm. Theo kết quả nghiên cứu của Marchese và cộng sự (2020) đã

phát hiện 498 chủng vi nấm được phân lập từ 18 mẫu hải sâm Holothuria poli

ở Đại Trung Hải. Tất cả đều thuộc ngành Ascomycota, phổ biến là các chi

Aspergillus và Penicillium, ngoài ra còn có các chi Chaetomium, Acremonium

và Trichoderma, bao gồm các loài đại diện A. creber, A. foetidus, A. fructus, A.

micronesiensis, A. spelaeus, Auxarthron ostraviense, Chaetomium subaffine,

Emericella quadrilineata, Myriodontium keratinophilum, P. adametzii, và

Trichoderma epimyces [61].

Từ các nghiên cứu đã cho thấy sự phân bố đa dạng và phong phú của vi

nấm trong hệ sinh thái biển. Tuy nhiên, các dữ liệu thu được vẫn chưa thể hiện

Page 25: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

16

đầy đủ tính đa dạng của nguồn tài nguyên này. Vì vậy, các nhà khoa học đang

nỗ lực nghiên cứu để khám phá những giá trị sinh học mới của nguồn vi sinh

vật này để từng bước đánh giá chính xác sự hiện diện và vai trò của chúng trong

hệ sinh thái biển, đồng thời tăng cường khả năng khai thác ứng dụng các hoạt

chất sinh học mới trong điều trị và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

1.3. NGHIÊN CỨU SÀNG LỌC HOẠT TÍNH KHÁNG UNG THƯ TỪ VI

NẤM BIỂN

Sàng lọc và tuyển chọn chủng vi nấm biển có khả năng sinh tổng hợp các

hoạt chất sinh học mới là một bước quan trọng trong quá trình tìm kiếm các

hoạt chất tự nhiên mới và được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa các phương

pháp sinh học và hóa học [23].

Kossuga và cộng sự (2012) đã đánh giá hoạt tính kháng sinh

và gây độc tế bào của 688 chủng vi nấm đồng thời phân tích cặn chiết thô trên

HPLC/UV/MS. Dựa trên kết quả sàng lọc đã tuyển chọn được 5 chủng có hoạt

tính sinh học cao cùng phổ chất quan tâm, trong đó có 4 chủng thuộc chi

Penicillium. Trong số các hợp chất được phân lập, pyrenocine J là một hợp chất

mới được phân lập từ loài nấm biển P. paxilli có nguồn gốc từ hải miên M.

angulosa [62]. Hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của các hợp chất thuộc

nhóm pyrenocine đã được khẳng định bởi nhiều công bố khoa học [63].

Ngoài ra, phương pháp sàng lọc dựa trên sắc ký khí kết hợp khối phổ

(GC-MS) và sắc ký khối phổ (LC-MS) cũng được đánh giá hiệu quả do có độ

nhạy và tính chính xác cao. Francesco Vinale và cộng sự (2020) đã phát hiện

nhiều hợp chất thuộc nhóm thiosilvatins từ chủng nấm Penicillium

brevicompactum (AN4) ở Vịnh Naples (Ý) bằng kỹ thuật LC-MS và GC-MS.

Trong số những hợp chất mà Francesco Vinale và cộng sự tìm được thì có 5

chất chuyển hóa thứ cấp lần đầu tiên được phát hiện từ chủng Penicillium

brevicompactum (AN4). Kết quả của nhóm nghiên cứu cũng cho thấy Cis-

bis(methylthio) silvatin thuộc nhóm thiosilvatins có tác dụng gây độc tế bào

đối với các dòng tế bào ung thư ruột kết [64].

Page 26: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

17

Zhang và cộng sự (2018) đã sử dụng môi trường gạo để lên men chủng

vi nấm Gliomastix sp. ZSDS1-F7-2, được phân lập từ hải miên Phakellia fusca

ở Trung Quốc, sau 2 tháng lên men ở nhiệt độ 25oC sinh khối vi nấm được

ngâm chiết với ethyl acetate và thu nhận cao chiết thô. Nhóm nghiên cứu đã sử

dụng cao chiết ethyl acetate thô để thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư

cổ tử cung HeLa bằng phương pháp MTT (3 - [4,5-dimethylthiazol-2-yl] -2,5

diphenyl tetrazolium bromide). Các tế bào ung thư cổ tử cung HeLa được nuôi

cấy trong một đĩa 96 giếng (1x104 tế bào/ giếng) trong 20 phút, huyền phù tế

bào được ủ với dịch chiết thử nghiệm trong 48 giờ 37°C và 5% CO2, sau đó bổ

sung 25μL MTT vào từng giếng. Sau khi ủ ở 37°C trong 4 giờ, thêm 100μL

dimethyl sulfoxide (DMSO) vào mỗi giếng và ủ trong 20 phút. Độ hấp phụ của

mỗi giếng được đo ở bước sóng 570nm bằng máy đo quang phổ [65]. Tương

tự, Handayani và cộng sự (2020) sau khi thu nhận sáu chủng vi nấm có nguồn

gốc từ hải miên Chelonaplysilla sp. ở đảo Mandeh, Indonesia, sau đó lên men

trong môi trường gạo sau 4-6 tuần thu nhận cao chiết thô. Các dịch chiết ethyl

acetate thô thu nhận được sử dụng để nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào chống

lại tế bào ung thư vú T47D bằng phương pháp MTT. Kết quả sàng lọc cho thấy

chủng vi nấm Phomapsis sp. Ch05 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào với IC50

83,69 µg/mL. Nghiên cứu này đã cho thấy các vi nấm phân lập từ hải miên

Chelonaplysilla sp. cần được khám phá thêm về các hợp chất chống ung thư

[66]. Handayani và cộng sự (2018) đã đồng nhất mẫu hải miên với nước biển

vô trùng và cấy trang lên môi trường thạch sabouraud dextrose có chứa

chloramphenicol (0,05g /l), và ủ ở nhiệt độ 27°C-29°C trong 5-7 ngày thu nhận

được khuẩn lạc thuần. Các chủng vi nấm thuần được lên men trong môi trường

Malt Extract Broth trong 3-4 tuần sau đó được ngâm chiết với chiết bằng ethyl

acetate (EtOAc). Dịch chiết ethyl acetate được cô quay chân không và thu nhận

cao chiết thô. Các dịch chiết ethyl acetate thô các chủng vi nấm có nguồn gốc

từ hải miên Haliclona fasgera thu thập từ đảo Setan, Indonesia được đánh giá

hoạt tính gây độc tế bào bằng phương pháp MTT trên các dòng tế bào Hela,

WiDr, T47D và Vero. Kết quả sàng lọc cho thấy dịch chiết từ chủng vi nấm

Trichophyton sp. WR6 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào cao nhất đối với các

Page 27: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

18

dòng tế bào WiDr, T47D, HeLa và Vero với giá trị IC50 lần lượt là 47,4; 67,1;

118,3 và 163,37 ppm [67].

Các nghiên cứu đã cho thấy việc sàng lọc chủng vi nấm dựa trên phân

tích hóa học và sinh học là phương pháp hữu hiệu để tuyển chọn chủng vi nấm

có khả năng sản sinh các hợp chất chuyển hóa thứ cấp với hoạt tính sinh học có

giá trị cao. Bên cạnh đó, việc phân loại chủng vi nấm tuyển chọn cũng được

các nhà khoa học quan tâm vì đây là cơ sở để so sánh với các tài liệu công bố

về các hợp chất tự nhiên mới từ vi nấm [68].

1.4. CÁC HỢP CHẤT KHÁNG UNG THƯ TỪ VI NẤM BIỂN

Môi trường biển bao phủ hơn 70% bề mặt trái đất và là một nguồn tài

nguyên vô cùng độc đáo cung cấp một loạt các sản phẩm tự nhiên có giá trị

sinh học cao. Một số lượng lớn các công trình nghiên cứu cũng đã công nhận

vi nấm biển là nguồn tiềm năng cung cấp các hợp chất với cấu trúc mới và hoạt

tính sinh học có giá trị trong y học bao gồm hoạt tính kháng sinh, kháng viêm,

kháng ung thư và chống oxy hoá [69,70]. Trong những năm gần đây, một lượng

đáng kể các hợp chất kháng ung thư đã được phát hiện từ các chủng vi nấm có

nguồn gốc từ hải miên, rong biển, san hô mền, nước biển sâu, trầm tích biển và

rừng ngập mặn. Phần lớp các hợp chất tự nhiên thu nhận được thuộc các nhóm

chất polyketide, alkaloid, peptide, terpenoid và steroid [71,72].

Hải miên hiện là một trong những nguồn giàu hợp chất chống ung thư

nhất được tìm thấy trong các hệ sinh thái biển. Hơn 5300 chất chuyển hóa khác

nhau được biết đến là từ hải miên và các vi sinh vật cộng sinh của chúng [73],

[74]. Các nghiên cứu cho thấy nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học tìm thấy ở

hải miên được sinh tổng hợp bởi các vi sinh vật sống cộng sinh với hải miên

[75, 76]. Một số kết quả nghiên cứu đã phát hiện vi nấm cộng sinh với hải miên

là nguồn cung cấp các hợp chất mới có hoạt tính kháng ung thư. Cụ thể, nhóm

nghiên cứu của Zhou và cộng sự (2013) đã phân lập được 7 alkaloid mới bao

gồm tryptoquivaline K và fumiquinazoline K-P từ vi nấm Aspergillus sp. có

nguồn gốc từ hải miên Tethya aurantium ở Địa Trung Hải. Các hợp chất này

thể hiện hoạt tính gây độc đối với dòng tế bào ung thư buồng trứng và dòng tế

bào bệnh bạch cầu mãn tính ở người [77]. Tương tự, hai hợp chất marilone A

Page 28: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

19

và C được thu nhận từ vi nấm Stachylidium sp. có nguồn gốc từ hải miên

Callyspongia sp. cf. C. flammea thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với ba

dòng tế bào ung thư phổi NCI-H460, ung thư vú MCF7 và SF268 với giá trị

IC50 trung bình lần lượt là 36,7 và 26,6 µM [78]. Bốn hợp chất cytochalasin

mới bao gồm arthriniumnin A-D và năm hợp chất đã biết thuộc dẫn xuất

cytochalasin được phân lập từ vi nấm Arthrinium arundinis ZSDS1-F3 có

nguồn gốc từ hải miên Phakellia fusca. Trong đó, hai hợp chất thuộc dẫn xuất

cytochalasin cho thấy độc tính tế bào đối với các dòng tế bào ung thư bạch cầu

K562, ung thư phổi A549, ung thư gan Huh-7, ung thư phổi H1975, ung thư vú

MCF-7, ung thư bạch cầu U937, ung thư dạ dày BGC823, ung thư bạch cầu

HL60, ung thư cổ tử cung Hela và ung thư bạch cầu MOLT-4 với giá trị IC50

từ 1,13 đến 47,4 µM [79]. Hai hợp chất disydonol A và C được phân lập từ

chủng vi nấm Aspergillus sp. có nguồn gốc từ hải miên Xestospongia

testudinaria ở biển Đông có tác dụng gây độc tính tế bào đối với các dòng tế

bào khối u HepG2 [80]. Bên cạnh đó, hợp chất insulicolide A thu nhận từ chủng

vi nấm Aspergillus insulicola MD10-2 có nguồn gốc từ hải miên Cinachyrella

australiensis ở biển Đông được ghi nhận có hoạt tính gây độc tế bào chống lại

dòng tế bào ung thư phổi H-460 ở người [81].

Theo công bố của Xin và cộng sự (2007), ba hợp chất quinazoline

alkaloid mới, bao gồm aurantiomide A, B và C đã được phân lập từ chủng vi

nấm Penicillium aurantiogriseum SP0-19 có nguồn gốc từ hải miên. Hợp chất

aurantiomide B và C cho thấy độc tính tế bào đối với các dòng tế bào HL-60,

P388 và BEL-7402, P388 [82]. Gần đây, một hợp chất acorane sesquiterpen

mới là adametacorenol B đã được phân lập từ vi nấm biển P. adametzioides

AS-53 có nguồn gốc từ hải miên. Hợp chất này thể hiện độc tính tế bào chống

lại các dòng tế bào NCI-H446 (IC50 = 5 µM), A549, DU145, HeLa, HepG2,

Huh-7, MCF-7, SGC-7901, SW1990, SW480 và U251 (IC50>10µM) [83]. Hợp

chất similanamide là một dẫn xuất hexapeptide mới, được phân lập từ vi nấm

A. similanensis có nguồn gốc hải miên có hoạt tính gây độc tế bào yếu đối với

các tế bào ung thư MCF-7, A373 và NCI-H460 [84]. Sorbicillacton A là chất

chuyển hóa thuộc nhóm sorbicillinoid được phân lập từ chủng vi nấm

Penicillium chrysogenum có nguồn gốc từ hải miên ở Địa Trung Hải và có khả

Page 29: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

20

năng gây độc tế bào đối với các tế bào bạch cầu L5178y và tế bào ung thư biểu

mô cổ tử cung HeLa, S3. Chủng vi nấm Talaromyces funiculosum LF458 được

phân lập từ hải miên Axinella verrucosa có khả năng tạo ra hợp chất axit

secalonic D có hoạt tính gây độc tế bào [32], [85]. Ba hợp chất phenolic

bisabolane sesquiterpenoid dimer mới, disydonol A–C phân lập từ vi nấm

Aspergillus sp. có nguồn gốc từ hải miên Xestospongia testudinaria. Theo kết

quả nghiên cứu của Sun và cộng sự (2012) thì hai hợp chất disydonols A, B thể

hiện độc tính tế bào đối với các dòng tế bào khối u HepG-2 và Caski [86]. Qi

và cộng sự (2014) đã nghiên cứu hợp chất dankasterone A được phân lập từ vi

nấm Penicillium sp. có nguồn gốc từ hải miên có hoạt tính gây độc tế bào chống

lại các dòng tế bào ung thư HL-60, Hela và K562 với giá trị IC50 lần lượt là

0,78, 4,11 và 7,57 µM [87].

Cho đến nay các nhà nghiên cứu đã xác định được 317 dòng tế bào ung

thư được sử dụng để xác định hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất được

thu nhận từ vi nấm có nguồn gốc từ hải miên. Trong số đó, các dòng tế bào ung

thư được thử nghiệm phổ biến nhất là ung thư cổ tử cung HeLa, ung thư phổi

A-549, bệnh bạch cầu HL-60, ung thư gan HepG-2, ung thư ruột kết HCT-116

và ung thư vú MCF-7. Thống kê các công trình công bố cho thấy có một số

lượng lớn hợp chất chuyển hóa thứ cấp phân lập từ vi nấm có nguồn gốc từ hải

miên thể hiện hoạt tính gây độc hiệu quả đối với các dòng tế bào ung thư ở

người. Trong đó, đáng lưu ý là hợp chất diorcinols L thuộc dẫn xuất phenol

được thu nhận từ chủng vi nấm Didymellaceae sp. SCSIO F46 có nguồn gốc từ

hải miên Callyspongia sp.. Các dẫn xuất phenol này được xác định có hoạt tính

gây độc tế bào mạnh đối với 7 dòng tế bào ung thư thử nghiệm, bao gồm A-

549, DU145, H1975, HeLa, HL60, Huh-7 và MCF-7. Efrapeptin G là một chất

chuyển hóa có hoạt tính sinh học mới có nguồn gốc từ vi nấm Acremonium sp.

có nguồn gốc từ hải miên Teichaxinella sp. có hoạt tính gây độc tế bào rất mạnh

ở một số dòng tế bào ung thư bao gồm HCT-116, HeLa, HT-29 và SK-BR3

[47].

Bên cạnh nguồn vi nấm liên kết với hải miên, các chủng vi nấm được

phân lập từ san hô mềm và rong biển cũng được báo cáo có khả năng sinh tổng

Page 30: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

21

hợp chất kháng ung thư. Wang và cộng sự (2017) đã phát hiện hợp chất

aspetritone A từ chủng vi nấm Aspergillus tritici SP2-8-1 có nguồn gốc từ san

hô Galaxea fascicularis ở Malaysia. Hợp chất này thể hiện các hoạt tính gây

độc tế bào đối với các dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa, ung thư phổi A549

và ung thư gan HepG2 [88]. Năm 2019, Zhao và cộng sự đã nghiên cứu và phát

hiện hợp chất alterperylenol được phân lập từ vi nấm có nguồn gốc san hô

Alternaria Alternata L3111 thể hiện hoạt tính gây độc các dòng tế bào HeLa

A-549 và HCT-116 và với giá trị IC50 lần lượt là 3,1; 2,6; 2,4 μM [89]

Jin và cộng sự (2016) đã phát hiện một nitrobenzoyl sesquiterpenoid

mới, 6b,9a-dihydroxy-14-p-nitrobenzoylcinnamolide được phân lập từ chủng

vi nấm Aspergillus ochraceus Jcma1F17 có nguồn gốc từ rong biển

Coelarthrum sp. thể hiện độc tính tế bào chống lại 10 dòng tế bào ung thư K562,

H1975, U937, Molt-4, BGC-823, HL60, MCF-7, A549, Hela và Huh-7 [71].

Isosclerone được thu nhận từ vi nấm Aspergillus fumigatus có nguồn gốc từ

rong lục ở Hàn Quốc có khả năng gây độc tính đối với tế bào ung thư vú MCF-

7 [80]. Hợp chất neoechinulin A được phân lập từ vi nấm Microsporum sp. có

nguồn gốc từ rong đỏ Lomentaria catenata có tác dụng gây độc tính trên tế bào

ung thư cổ tử cung HeLa [90]. Asperolides A, B cùng với dẫn xuất

tetranorlabdane diterpenoid, wentilactones A, B được phận lập từ vi nấm biển

Aspergillus wentii EN-48 có nguồn gốc từ rong nâu Sargassum sp.. Những hợp

chất này thể hiện hoạt tính gây độc vừa phải đối với các dòng tế bào khối u

HeLa, MCF-7, HepG2, MDA-MB-231, NCI-H460, SMMC-7721 và SW1990.

Riêng hợp chất wentilactone B là hợp chất mạnh nhất trong số các hợp chất

được thử nghiệm (IC50 = 17 µM) [91]. Hợp chất penicisteroid A được phân lập

từ vi nấm Penicillium chrysogenum QEN-24s có nguồn gốc từ rong đỏ

Laurenica sp.. Hợp chất này biểu hiện độc tính tế bào đối với các dòng tế bào

HeLa, SW1990 và NCI-H460 với giá trị IC50 là 29,6–79,0 µM [92]. Hai dẫn

xuất N-acetyl-ᴅ-glucosamine mới, Penichryfurans A và B thu được từ quá trình

lên men của thu được từ quá trình lên men vi nấm Penicillium chrysogenum có

nguồn gốc từ rong đỏ Grateloupia turuturu. Chen và cộng sự (2021) đã đánh

giá về hoạt tính gây độc tế bào in vitro đối với ba dòng tế bào A549, HeLa và

HepG2 của hai hợp chất này. Kết quả cho thấy hợp chất Penichryfurans A thể

Page 31: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

22

hiện độc tính tế bào mạnh đối với dòng tế bào HepG2 với giá trị IC50 là 9,0 μM

[93].

Ngoài ra, một số hợp chất kháng ung thư cũng được phát hiện từ các

chủng vi nấm có nguồn gốc từ nước biển sâu, trầm tích biển và rừng ngập mặn.

Năm 2016, Zhang và cộng sự đã xác định được hợp chất cladosporol G là dẫn

xuất tetralone mới, được phân lập từ chủng vi nấm Cladosporium

cladosporioides HDN14-342 ở biển sâu. Cladosporol G thể hiện khả năng gây

độc đối với tế bào HeLa [94]. Chín polyketide gồm aspiketolactonol,

aspilactonol A–F, aspyronol và apiaspinonedio, cùng 5 hợp chất đã biết bao

gồm (S)-2-(2′-hydroxyethyl)-4-methyl-γ-butyrolactone, dihydroaspyrone,

aspinotriol A, aspinotriol B và chaetoquadrin F được phân lập từ chủng vi nấm

Aspergillus sp. 16-02-1 ở nước biển sâu, Thái Bình Dương. Các hợp chất này

thể hiện hoạt tính gây độc tế bào chống lại các dòng tế bào ung thư ở người như

K562, HL-60, HeLa và BGC-823 [54]. Theo kết quả nghiên cứu của Dos

Santos Dias và cộng sự (2019) eburicol là một sterol được phân lập từ chủng vi

nấm Clonostachys rosea MMS1090 được thu thập ở vùng biển phía Tây Đại

Tây Dương thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư vú

MCF-7 [95].

Các cordyheptapeptides C–E, dẫn xuất của cyclic peptide được phân lập

từ nấm Acremonium persicinum SCSIO 115 có nguồn gốc từ trầm tích ở biển

Đông thể hiện hoạt tính gây độc tế bào chống lại các dòng tế bào ung thư SF-

268, MCF-7 và NCI-H460, với giá trị IC50 nằm trong khoảng từ 2,5 đến 12,1

µM [96]. Ba hợp chất breviane spiroditerpenoid mới thuộc nhóm terpenoid,

breviones I-K và bốn hợp chất đã biết, breviones A, B, F, G thể hiện gây độc tế

bào chống lại các dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa, ung thư vú MCF-7 và

ung thư phổi A549 được phân lập từ loài nấm Penicillium sp. có nguồn gốc từ

trầm tích biển sâu [97, 98]. Acetylapoaranotin là một diketopiperazine disulfide

được phân lập từ vi nấm Aspergillus sp. KMD 901 có nguồn gốc từ trầm tích

biển thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với các tế bào ung thư đại tràng HCT-

116, ung thư dạ dày AGS, ung thư phổi A549, ung thư vú MCF-7 và ung thư

gan HepG2 [99]. Sun và cộng sự (2013) đã phát hiện hai polyketide,7,8-

Page 32: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

23

dihydroxy-3,5,7-trimethyl-8,8a-dihydro-1H-isochromen-(7H)-one và 6-

(hydroxymethyl)-2,2-dimethyl-3,4-dihydro-2H-chromene-3,4-diol, cùng với

hợp chất [12]-cytochalasin đã biết được phân lập từ chủng vi nấm Eutypella

scoparia FS26 có nguồn gốc từ trầm tích ở biển Đông. Các hợp chất này có tác

dụng gây độc tế bào trên các dòng tế bào MCF-7, NCI-H460 và SF-268 [100].

Chen và cộng sự (2014) đã tìm thấy hợp chất speradines B và E có hoạt tính

gây độc tế bào yếu trên dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela với giá trị IC50

được phân lập từ vi nấm biển Aspergillus oryzae có nguồn từ trầm tích biển

[101].

Theo nghiên cứu của Wang Dujuan và cộng sự (2013), hợp chất kháng

sinh anthraquinone SZ-685C thuộc nhóm anthracycline được phân lập từ chủng

vi nấm Halorosellinia sp. 1403 có nguồn gốc từ rừng ngập mặn có hoạt tính

chống ung thư đối với cả hai dòng tế bào ung thư vòm họng ở người gồm CNE2

và CNE2R [102]. Hợp chất này còn có khả năng ức chế hiệu quả sự gia tăng

của sáu dòng tế bào ung thư ở người gồm ung thư vú kháng adriamycin, ung

thư tuyến tiền liệt, ung thư thần kinh đệm và ung thư gan [103]. Hợp chất

pestalotioprolides E thể hiện hoạt tính chống lại tế bào ung thư buồng trứng

A2780 ở người với giá trị IC50 là 1,2 µM được phân lập từ vi nấm Pestalotiopsis

microspore có nguồn gốc từ rừng ngập mặn [72]. Hợp chất meroterpenes được

phân lập từ nấm Penicillium sp. 303 có nguồn gốc từ rừng ngập mặn ở Trung

Quốc có hoạt tính chống lại các dòng tế tào ung thư bao gồm ung thư vú MDA-

MB-435, ung thư gan HepG2, ung thư đại tràng HCT-116 và ung thư phổi A549

[72]. Pestalamine A được phân lập từ vi nấm Pestalotiopsis vaccinia có nguồn

gốc từ rừng ngập mặn ở Trung Quốc, hợp chất này thể hiện độc tính tế bào vừa

phải đối với các dòng tế bào ung thư ở người MCF-7, HeLa và HepG2 với giá

trị IC50 lần lượt là 40,3, 22,0 và 32,8 μM [104]. Meng và cộng sự (2014) đã

phát hiện sáu hợp chất brocazines A – F được phân lập từ chủng vi nấm

Penicillium brocae MA- 231 có nguồn gốc từ rừng ngập mặn. Tác giả đã nghiên

cứu độc tính tế bào của những hợp chất này đối với các khối u ở người gồm

ung thư tuyến tiền liệt (DU145), ung thư biểu mô cổ tử cung (Hela), u gan

(HepG2), ung thư biểu mô vú (MCF-7), ung thư biểu mô phổi tế bào lớn (NCI-

H460), SGC-790, ung thư tuyến tụy (SW1990), ung thư biểu mô ruột kết

Page 33: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

24

(SW480) và dòng tế bào u thần kinh đệm U251). Kết quả cho thấy brocazines

A, B, E và F có tác dụng gây độc tế bào đáng kể đối với hầu hết các dòng tế

bào được thử nghiệm với IC50 giá trị trong khoảng 0,89–9 μM [105].

Các báo cáo đã cho thấy vi nấm biển thực sự là nguồn cung cấp các sản

phẩm tự nhiên mới có giá trị y dược, đóng vai trò quan trọng trong việc khám

phá và phát triển thuốc trong tương lai. Trong đó, các chủng vi nấm có nguồn

gốc từ hải miên được đánh giá là một trong những nguồn tiềm năng để tìm kiếm

các hợp chất mới kháng hiệu quả các tế bào ung thư ở người. Đây là hướng

nghiên cứu mang tính cấp thiết hiện nay, những thành công trong các thử

nghiệm lâm sàng đang mang đến hy vọng trong điều trị và chăm sóc sức khỏe

cộng đồng.

1.5. TÌNH HÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CÁC HOẠT CHẤT

KHÁNG UNG THƯ TỪ VI NẤM BIỂN

Trên thế giới

Các loài vi nấm có nguồn gốc từ biển đã được chứng minh là một nguồn

cung cấp nhiều chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính sinh học thú vị và độc đáo

về cấu trúc. Trong thập kỷ qua, số lượng các hợp chất chống ung thư tiền lâm

sàng được chiết xuất từ các chủng vi nấm có nguồn gốc từ biển đã tăng lên đáng

kể. Đáng lưu ý là các hoạt chất sinh học này có thể được thu nhận từ nhiều

nguồn vi nấm khác nhau bao gồm vi nấm có nguồn gốc từ hải miên, rong biển,

san hô, hải quỳ, sao biển, nhím biển, cỏ biển, rừng ngập mặn và trầm tích biển.

Trong đó, vi nấm liên kết hải miên được các nhà khoa học đánh giá là nguồn

tiềm năng để tìm kiếm và thu nhận các hợp chất kháng ung thư mới và hiệu quả

cao [80], [106].

Theo kết quả nghiên cứu của Wang và cộng sự (2015), hai alkaloid mới

4-hydroxy-2-pyridone, arthpyrones A, B, được phân lập từ vi nấm Arthrinium

arundinis ZSDS1-F3 có nguồn gốc từ hải miên Phakellia fusca (quần đảo Tây

Sa, Trung Quốc) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào in vitro hiệu quả đối với 10

dòng tế bào ung thư bao gồm ung thư bạch cầu K562, ung thư phổi A549, ung

thư gan Huh-7, ung thư phổi H1975, ung thư vú MCF-7, ung thư bạch cầu

Page 34: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

25

U937, ung thu dạ dày BGC823, ung thư bạch cầu HL60, ung thư cổ tử cung

Hela và ung thu bạch cầu MOLT-4 với giá trị IC50 nằm trong khoảng từ 0,24

đến 45 µM [107].

Liu và cộng sự (2017) đã nghiên cứu 2 hợp chất chuyển hóa mới, axit

diorcinolic và β-d-glucopyranosyl aspergillusene A được phân lập từ vi nấm

Aspergillus sydowii có nguồn gốc từ hải miên Stelletta sp.. Các hợp chất này

thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với tế bào ung thư biểu mô vòm họng KB,

tế bào ung thư gan HepG2 và tế bào ung thư ruột kết HCT 116 [108].

Năm 2019, Frank và cộng sự đã phát hiện vi nấm Aspergillus ochraceus

phân lập từ loài hải miên Agelas oroides ở Địa Trung Hải có khả năng tạo ra

hai hợp chất axit ochraspergillic A và B mới khi nuôi cấy kết hợp với vi khuẩn

Bacillus subtilis. Hai hợp chất này thể hiện hoạt tính kháng hiệu quả đối với

dòng tế bào ung thư biểu mô buồng trứng ở người A2780 với giá trị IC50 lần

lượt 5,0 và 3,0 µM [109].

Nocardiotide A được phân lập từ chủng vi nấm biển Nocardiopsis sp.

UR67 có nguồn gốc từ hải miên Callyspongia sp. ở Biển Đỏ, Ai Cập. Ibrahim

và cộng sự (2018) đã đánh giá độc tính của hợp chất phân lập được bằng phương

pháp MTT. Kết quả nghiên cứu cho thấy nocardiotide A tác dụng gây độc tế

bào đối với dòng tế bào ung thư biểu mô cổ tử cung HeLa và các dòng tế bào

đa u tủy MM.1S [110].

Salendra và cộng sự (2019) đã nghiên cứu và đánh giá hoạt tính gây độc

tế bào đối với hợp chất Versispiroketal A phân lập từ vi nấm Aspergillus

versicolor SCSIO 41013 có nguồn gốc từ hải miên Callyspongia sp.. Kết quả

cho thấy hợp chất này thể hiện độc tính tế bào đối với bốn dòng tế bào ung thư

vú MCF-7, u nguyên bào đệm SF-268, ung thư gan HepG-2, ung thư phổi A-

549 với giá trị IC50 lần lượt là 29,86; 26,08; 23,79; 27,06 µM [111]. Gần đây,

nhóm nghiên cứu Salendra và cộng sự (2021) đã phát hiện hợp chất xerucitrinin

A được phân lập từ vi nấm Penicillium citrinum SCSIO 41017 có nguồn gốc

từ hải miên Callyspongia sp.. Kết quả nghiên cứu cho thấy hợp chất này biểu

hiện hoạt tính gây độc tế bào chống lại dòng tế bào ung thư MCF-7 với giá trị

IC50 là 1,3 µM [112]. Từ các kết quả công bố đã khẳng định rằng vi nấm biển

Page 35: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

26

liên kết hải miên là nguồn tiềm năng cần được tiếp tục điều tra nghiên cứu để

tìm kiếm các hợp chất kháng ung thư mới, hiệu quả nhằm sử dụng trong nghiên

cứu đánh giá lâm sàng.

Các nhà khoa học ước tính rằng cho đến nay chỉ có khoảng 0,1% số lượng

vi sinh vật biển được nghiên cứu về đa dạng sinh học và các hợp chất tự nhiên.

Điều đáng hy vọng là số lượng các hoạt chất sinh học mới từ vi nấm biển được

phát hiện vẫn đang gia tăng theo hàng năm [113]. Để đáp ứng được nhu cầu

thuốc mới hiện nay, bên cạnh việc điều tra các hợp chất tự nhiên từ các nguồn

sinh vật và trầm tích biển theo các nghiên cứu truyền thống, các nhà khoa học

đã mở rộng phạm vi nghiên cứu vi nấm biển đến các khu vực có điều kiện khí

hậu khắc nghiệt như các vùng biển sâu trong đại dương và cả những vùng biển

có nhiệt độ thấp quanh năm như Nam Cực [114]. Việc sản sinh các hợp chất

chuyển hóa thứ cấp có cấu trúc mới và độc đáo chính là một trong những chiến

lược để vi sinh vật có thể tồn tại trong điều kiện sống khắc nghiệt này [115].

Vào năm 2018, nhóm nghiên cứu của Wang đã thu nhận được các hợp chất

azaphilone mới thể hiện hoạt tính gây độc hiệu quả tế bào ung thư gan Hep G2

và ung thư cổ tử cung Hela (IC50, 3 - 8 μM) từ chủng nấm biển sâu Chaetomium

sp. NA-S01-R1, được phân lập ở độ sâu 4050m ở Tây Thái Bình Dương [116].

Bên cạnh đó, hai hợp chất benzodiazepine alkaloid mới, circumdatins K and L

được phân lập từ vi nấm Aspergillus westerdijkiae DFFSCS013 được thu thập

từ vùng biển Đông ở độ sâu độ sâu 2918 m. Những hợp chất này thể hiện hoạt

tính gây độc tế bào đối với các dòng tế bào ung thư phổi A549, ung thư bạch

cầu HL-60, ung thư phổi K562 và ung thư vú MCF-7 ở người [117]. Năm 2016,

Li và cộng sự đã phát hiện một tetranorlabdane diterpenoid mới, asperolide E

từ vi nấm Aspergillus wentii SD-310 có nguồn gốc từ trầm tích biển ở độ sâu

2038 m thể hiện độc tính tế bào chống lại các dòng tế bào ung thư cổ tử cung

HeLa, ung thư vú MCF-7 và NCI-H446 với giá trị IC50 lần lượt là 10,0, 11,0 và

16,0 µM [118]. Năm 2013, nhóm nghiên cứu của Wu đã phát hiện bốn chloro-

eremophilane sesquiterpenes mới bao gồm một chloro-trinoreremophilane

sesquiterpene và 3 chlorinated eremophilane sesquiterpene cùng với hợp chất

eremofortine C đã biết từ chủng vi nấm Penicillium sp. PR19N-1 có nguồn gốc

từ biển sâu ở Nam Cực, trong đó chloro-trinoreremophilane sesquiterpene thể

Page 36: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

27

hiện hoạt tính gây độc tế bào chống lại các dòng tế bào ung thư HL-60 và A549

với giá trị IC50 là 11,8 ± 0,2 và 12,2 ± 0,1 μM [119]. Hai hợp chất mới bao

gồm polyene và fusaperazine F thuộc nhóm diketopiperazine cùng với 3 hợp

chất đã biết diketopiperazine 3, 5 và xylariolide D được phân lập từ chủng nấm

Penicillium crustosum HDN153086 có nguồn gốc từ trầm tích ở Nam Cực.

Nhóm nghiên cứu của Liu (2019) đã sử dụng phương pháp MTT để đánh giá

hoạt tính gây độc tế bào, kết quả cho thấy hợp chất fusaperazine F thể hiện độc

tính tế bào đối với dòng tế bào K562, với giá trị IC50 là 12,7 μM [120].

Việc đổi mới phương pháp lên men cũng được xem là hứa hẹn mang đến

thành công cho hướng nghiên cứu hoạt chất sinh học từ vi nấm. Các nhà khoa

học cho rằng việc thay đổi các điều kiện lên men hoặc nuôi cấy kết hợp với vi

sinh vật khác sẽ kích hoạt con đường trao đổi chất của vi sinh vật để sản sinh

ra các hợp chất chuyển hóa thứ cấp mới. Bằng cách thay đổi các thông số lên

men như nhiệt độ, độ mặn, mức độ sục khí và thậm chí cả hình dạng của bình

lên men, Bode và cộng sự (2002) đã chứng minh rằng vi nấm A. ochraceus đã

sinh tổng hợp thêm 15 hợp chất mới. Đây chính là chìa khóa cho nhóm nghiên

cứu này đưa ra ý tưởng của phương pháp tiếp cận “Một chủng – Nhiều hợp

chất” (One-Strain-Many-Compounds, OSMAC) [121]. Wang và cộng sự

(2011) đã phát hiện 3 hợp chất mới terremides A, B và terrelactone A cùng với

12 hợp chất đã biết được phân lập từ môi trường lên men ở độ mặn 10% của

chủng vi nấm Aspergillus terreus PT06-2 cơ nguồn gốc từ trầm tích biển, Trung

Quốc. Trong đó, hợp chất methyl 3,4,5-trimethoxy-2-(2-(nicotinamido)

benzamido) benzoate và (+)-terrein chỉ được tạo ra khi môi trường nuôi cấy có

độ mặn 10%. Hợp chất butyrolactone I thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với

dòng tế bào HL-60 với với giá trị IC50 là 57,5 μM [122].

Theo nghiên cứu của Frank và cộng sự (2019), vi nấm biển A. ochraceus

được phân lập từ mẫu hải miên ở vùng biển Địa Trung Hải có khả năng sản

sinh hai hợp chất axit ochraspergillic A và B mới khi nuôi cấy kết hợp với vi

khuẩn B. subtilis. Hai hợp chất này thể hiện hoạt tính kháng hiệu quả đối với

dòng tế bào ung thư biểu mô buồng trứng ở người A2780 với giá trị IC50 lần

lượt 5,0 và 3,0 µM [109]. Tương tự, hai hợp chất mới gồm aspvanicin A

Page 37: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

28

và aspvanicin B cũng được phát hiện khi lên men kết hợp chủng vi nấm A.

versicolor KU258497 với vi khuẩn B. subtilis 168 trpC2 trong môi trường gạo

[123].

Ngoài ra, các nghiên cứu đã khẳng định mỗi chủng vi sinh vật có tiềm

năng tạo ra nhiều hợp chất nếu chúng ta phát hiện được phương pháp lên men

tối ưu và kích hoạt các nhóm gen sinh tổng hợp (biosynthetic gene clusters,

BGCs) đang trong tình trạng im lặng [124]. Năm 2015, nhóm nghiên cứu của

He đã thêm chất ức chế DNA methyltransferase 5-azacytidine vào môi trường

nuôi cấy chủng vi nấm Penicillium variabile HXQ-H-1. Kết quả phát hiện một

axit béo mới varitatin A biến tính cao, thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với

dòng tế bào HCT-116 với giá trị IC50 là 2,8 μM [125]. Hai polyketide lai mới,

cladosin F và G cùng với hợp chất 6(3)-enamino-8,10-dihydroxy-tetraketide

lần đầu tiên được phát hiện khi phân lập chủng vi nấm Cladosporium

sphaerospermum 2005-01-E3 ở biển sâu bằng phương pháp OSMAC. Cả hai

hợp chất này đều thể hiện hoạt tính gây độc tế bào và hoạt động ức chế NF-κB

[126]. Hemphill và cộng sự (2017) đã sử dụng phương pháp OSMAC bằng

cách nuôi cấy vi nấm Fusarium tricinctum môi trường gạo đặc có bổ sung nước

ép rau quả. Kết quả nhóm nghiên cứu đã phát hiện 3 hợp chất mới bao gồm

fusarielin J, fusarielin K, fusarielin L và 2 hợp chất đã biết fusarielin A, B. Các

hợp chất fusarielin A, B, K không được phát hiện khi vi nấm này được nuôi cấy

trên môi trường gạo thiếu nước trái cây hoặc rau. Hợp chất fusarielin J thể hiện

hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư buồng trứng A2780, với

giá trị IC50 là 12,5 μM [127].

Trong số các hợp chất tự nhiên đã biết, phần lớn các cơ chế sinh tổng

hợp cũng như sự liên kết giữa hợp chất với nhóm gen sinh tổng hợp đều chưa

được làm rõ. Vì vậy, việc hiểu rõ về nền tảng di truyền của quá trình tổng hợp

các chất chuyển hóa thứ cấp sẽ tạo cơ sở cho các nhà khoa học tiếp tục phát

hiện ra các hoạt chất sinh học mới [128]. Trong thực tế hiện nay, số lượng các

nghiên cứu về các hợp chất tự nhiên từ vi nấm biển khá nhiều nhưng chỉ có một

số rất ít các sản phẩm y dược được sử dụng trên thị trường. Điều này đòi hỏi

cần có giải pháp tăng cường các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng để tiến đến

Page 38: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

29

sản xuất các loại dược phẩm từ vi nấm biển [129]. Việc kết hợp các phương

pháp vi sinh cơ bản, phương pháp tính toán, đổi mới công nghệ và đặc biệt dựa

trên cơ sở của phương pháp OSMAC đang là xu hướng nghiên cứu của các nhà

khoa học hiện nay nhằm khai thác hiệu quả các sản phẩm tự nhiên từ nguồn vi

nấm biển [130].

Ở Việt Nam

Việt Nam được biết đến là một quốc gia có chiều dài bờ biển hơn 3.600

km với hệ sinh thái độc đáo như rừng ngập mặn, rạn san hô, vịnh, đầm lầy và

cửa sông. Đây chính là cơ sở cho các nghiên cứu về tiềm năng các hoạt chất

sinh học từ vi sinh vật biển, trong đó vi nấm biển được biết đến là nguồn tiềm

năng cung cấp các hoạt tính sinh học có giá trị y dược [131]. Nhận thấy được

tiềm năng sinh học của nguồn vi sinh vật này, gần đây nhiều nhóm nghiên cứu

trong nước đã bắt đầu điều tra, đánh giá hoạt tính sinh học từ vi nấm biển từ

nhiều đối tượng khác nhau và thu được nhiều kết quả khả quan.

Năm 2019, Nguyễn Đình Luyện và cộng sự đã nghiên cứu từ cặn chiết

lên men chủng vi nấm thuộc loài Aspergillus micronesiensis có nguồn từ rong

biển Kappaphycus alvarezii ở vịnh Vân Phong, Khánh Hòa, ba hợp chất

dibenzospiroketal mới đã được thu nhận gồm aspermicrone A-C. Trong đó, hợp

chất aspermicrone B thể hiện hoạt tính gây độc hiệu quả đối với dòng tế bào

ung thư gan HepG2 với IC50 9,9 µM [21]. Bên cạnh đó, các hợp chất

epicoccolide A, epicoccolide B, 2-Omethylbutyrolactone II, NC3B, epicoccone

B, (22E,24R)-5α,8α-epidioxy-24-methyl-cholesta-6,22-dien-3β-ol và 4-

ydroxybenzaldehyde cũng được thu nhận từ cao chiết lên men của chủng vi

nấm Aspergillus micronesiensis này. Các hợp chất này được thử nghiệm về

hoạt tính gây độc tế bào đối với các dòng tế bào Hep-G2, LU-1 và Vero. Kết

quả cho thấy các hợp chất epicoccolide A, epicoccolide B và NC3B thể hiện

hoạt tính gây độc tế bào với IC50 từ 3,97 đến 4,71 g/mL [132].

Từ cao chiết lên men chủng vi nấm Aspergillus flocculosus 01NT.1.1.5

được phân lập từ hải miên Stylissa sp. ở vịnh Nha Trang, hợp chất

asterriquinone C1 đã được thu nhận và đánh giá hoạt tính gây độc tế bào. Kết

quả cho thấy hợp chất này có khả năng ức chế sự phát triển của 06 dòng tế bào

Page 39: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

30

ung thư ở người gồm ung thư đại tràng (HCT-15), ung thư dạ dày (NUGC-3),

ung thư phổi (NCI-H23), ung thư thận (ACHN), ung thư tuyến tiền liệt (PC-3)

và ung thư vú (MDA-MB-231) với giá trị IC50 30 - 40 µM [22]. Các dẫn xuất

drimane sesquiterpenoid, 6β,9α,14-trihydroxycinnamolide, insulicolide A đã

được phân lập từ vi nấm A. flocculosus có nguồn gốc từ từ trầm tích Vịnh Nha

Trang. Hai hợp chất này thể hiện độc tính tế bào đối với ung thư tuyến tiền liệt

22Rv1, ung thư vú MCF-7 [133]. Bên cạnh đó, hợp chất dihydroaspyrone được

phân lập từ chủng vi nấm Aspergillus flocculosus này cũng được ghi nhận có

khả năng gây độc đối với dòng tế bào HeLa [134]. Hợp chất 4-

hydroxyscytalone được thu nhận từ chủng vi nấm Penicillium sp. KMM 4672

có nguồn gốc từ rong nâu Padina sp. ở vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Hợp chất

này thể hiện độc tính đối với bốn dòng tế bào ung thư, bao gồm MCF-7, HepG-

2, NCI-H460 và SF-26 [134].

Trong nghiên cứu gần đây, hai hợp chất echinulin và neoechinulin đã

được phân lập từ cao chiết sau lên men trên môi trường gạo chủng vi nấm

Aspergillus niveoglaucus 01NT.1.10.4 có nguồn gốc từ mẫu trầm tích biển ở

vịnh Nha Trang. Cả hai hợp chất này đều thể hiện hoạt tính gây độc hiệu quả

các dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt gồm 22Rv1, PC-3, và LNCaP với giá trị

IC50 25-63 µM [135]. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy vi nấm ở vùng biển

Khánh Hòa có khả năng sinh tổng hợp nhiều hợp chất có hoạt tính kháng ung

thư hiệu quả, do đó các nhà khoa học cần tiếp tục điều tra để khai thác bền vững

và hợp lý nguồn tài nguyên vi sinh vật ở vùng biển này.

Năm 2020, Trần Hồng Quang và cộng sự đã có báo cáo về các hợp chất

(3R)-(3′,5′-dihydroxyphenyl)butan-2-one, AGI-7, sescandelin, sescandelin-B,

4-hydroxybenzaldehyde và hydroxysydonic acid được thu nhận từ vi nấm

Ascomycota sp. VK12 có nguồn gốc từ hải miên ở Quảng Nam. Hợp chất (3R)-

(3′,5′-dihydroxyphenyl)butan-2-one, AGI-7 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào

đối với tế bào ung thư biểu mô HepG2, MCF-7 và SK-Mel2, với giá trị IC50 từ

48,6 đến 96,5 µM [136]. Hai hợp chất mới resorcinosides A và B cũng được

thu nhận từ chủng vi nấm Penicillium janthinellum phân lập từ trầm tích biển

Page 40: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

31

ở đảo Cù Lao Chàm, Quảng Nam và thể hiện hoạt tính gây độc hiệu quả tế bào

ung thư dạ dày NUGC-3 [137].

Từ cao chiết lên men chủng vi nấm Aspergillus flocculosus 168ST-16.1

có nguồn gốc từ rong biển Padina sp. ở vùng biển Đà Nẵng, 5 dẫn xuất

ophiobolins đã được thu nhận bao gồm 14,15-dehydro-6-epi-ophiobolin K,

14,15-dehydro- phiobolin K, 14,15-dehydro-6-epi-ophiobolin G, 14, 15-

dehydro-ophiobolin G và 14,15-dehydro- (Z) -14-ophiobolin G. Tất cả các hợp

chất này đều thể hiện hoạt tính chống lại các dòng tế bào ung thư ở người bao

gồm ung thư ruột kết HCT-15, ung thư dạ dày NUGC-3, ung thư phổi NCI-

H23, ung thư thận ACHN, ung thư tuyến tiền liệt PC-3 và ung thư vú MDA-

MB-231 [20]. Ba hợp chất polyene mới, talacyanols A – C, cùng với hai hợp

chất đã biết, ramulosin và eurothiocin A được thu nhận từ cao chiết lên men

của chủng vi nấm Talaromyces cyanescens 168ST-51.1 có nguồn gốc từ rong

biển Caulerpa sp. ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, Việt Nam. Tất cả các hợp chất

này được thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào in vitro. Trong số đó, talacyanol

A biểu hiện độc tính tế bào in vitro chống lại các dòng tế bào ung thư khác nhau

bao gồm HCT-15, NUGC-3, NCI-H23, ACHN, PC-3 và MDA-MB-231 với

giá trị IC50 từ 44,4 - 91,6 µM [138].

Từ các kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy vi nấm thu nhận từ vùng biển

miền Trung Việt Nam, đặc biệt là ở vùng biển Khánh Hòa hứa hẹn là nguồn

sinh tổng hợp các hoạt chất sinh học mới. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều

công bố về khai thác các hợp chất kháng ung thư từ nguồn vi nấm biển được

phân lập từ hải miên ở các vùng biển này, mặc dù tiềm năng này đã được khẳng

định bởi nhiều công bố trên thế giới. Với những giá trị nguồn lợi tài nguyên

biển hiện có, việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu sàng lọc và tìm kiếm các chủng

vi nấm liên kết với hải miên ở vùng biển Khánh Hòa có khả năng sinh tổng hợp

chất kháng ung thư được đánh giá là rất cần thiết, góp phần khai thác các hợp

chất kháng ung thư mới đồng thời nâng cao giá trị y dược của nguồn tài nguyên

vi sinh vật biển này.

Page 41: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

32

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU

2.1. VẬT LIỆU

2.1.1 Mẫu nghiên cứu: Các mẫu hải miên được thu thập tại vùng biển

Nha Trang được sử dụng làm nguồn phân lập vi nấm biển.

2.1.2 Các dòng tế bào ung thư ở người: ung thư cổ tử cung (Hela), và

ung thư vú (MCF-7) được cung cấp bởi Viện Hóa sinh hữu cơ Thái Bình

Dương, Liên Bang Nga.

2.1.3 Hóa chất nghiên cứu:

Pepton, dịch chiết nấm men, glucose, muối biển, agar (Himedia, Ấn Độ);

KH2PO4 (Sigma, Mỹ); ethyl acetate, n-hexan, methanol, glycerol, dimethyl

sulfoxide (Labscan, Thái Lan); MTT (3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-

diphenyltetrazolium bromide) (Sigma, Mỹ).

2.1.4 Thiết bị nghiên cứu:

+ Máy đọc ELISA (Biotek, Mỹ);

+ Máy vortex (vision scientific, Hàn Quốc);

+ Máy khuấy từ (vision scientific, Hàn Quốc);

+ Tủ cấy an toàn sinh học (Esco, Anh);

+ Tủ nuôi cấy (Sanyo, Nhật Bản);

+ Cân phân tích AY 120 (Shimadzu, Nhật Bản);

+ Nồi khử trùng (Tomy, Nhật Bản);

+ Tủ sấy (Memmert, Đức),

+ Thiết bị cô quay chân không (EYELA, Nhật Bản),

+ Kính hiển vi (Olympus, Nhật Bản) và một số thiết bị nghiên cứu khác.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thu thập mẫu hải miên

Các mẫu hải miên được thu nhận tại đảo Hòn Tre thuộc vùng biển Nha

Page 42: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

33

Trang (tọa độ 12o10’B; 109o17’Đ) ở độ sâu 8-12 mét (Hình 2.1). Các mẫu được

giữ trong các túi nhựa vô trùng ở nhiệt độ 4-8 oC và vận chuyển về phòng thí

nghiệm làm nguồn phân lập vi nấm biển. Mẫu hải miên được phân loại bởi ThS.

Thái Minh Quang, Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ

Việt Nam và TS. Seung Il Park, Viện Khoa học và Công nghệ Hải dương Hàn

Quốc.

Hình 2.1. Bản đồ ven bờ tỉnh Khánh Hòa. Khu vực thu mẫu (hình mũi tên) tại

đảo Hòn Tre (Nha Trang). Nguồn: The National Oceanic and Atmospheric

Administration (NOAA).

2.2.2. Phân lập vi nấm biển

Các bước phân lập vi nấm từ các mẫu hải miên được thực hiện theo

phương pháp của Handayani và cộng sự (2016) với một số thay đổi. Một gam

mẫu hải miên được đồng nhất với 1 mL nước biển vô trùng và cấy trang 100

Page 43: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

34

µL dịch lên đĩa thạch chứa môi trường thạch Sabouraud có bổ sung kháng sinh

(10 g pepton, 20 g glucose, 18-20 g agar, 1000 mL nước biển tự nhiên, 1,5 g

penicillin, 1,5 g streptomycin, pH 6,0-7,0). Hình thái khuẩn lạc vi nấm được

bắt đầu quan sát sau 3-5 ngày nuôi cấy ở 28°C [139]. Các chủng vi nấm biển

được tiếp tục cấy chuyển đến khi thu được khuẩn lạc thuần. Các chủng vi nấm

sau phân lập được lưu giữ thời gian ngắn trong các ống thạch nghiêng chứa môi

trường Sabouraud ở 4°C và lưu giữ lâu dài trong môi trường canh Sabouraud

có bổ sung 40% glycerol ở -80oC.

2.2.3. Lên men và thu nhận cao chiết từ các chủng vi nấm biển

Các chủng vi nấm được lên men tĩnh ở 28oC trong các bình Erlenmeyer

500 ml chứa môi trường gồm 20 g gạo, 20 mg dịch chiết nấm men, 10 mg

KH2PO4 và 40 ml nước biển tự nhiên thu ở vịnh Nha Trang. Sinh khối vi nấm

sau nuôi cấy 5 ngày trên môi trường thạch Sabouraud được cắt thành các mẩu

có kích thước 1×1 cm và chuyển vào các bình môi trường gạo đã được hấp khử

trùng ở 121oC, trong 15 phút. Sau 21 ngày lên men, sinh khối vi nấm và môi

trường nuôi cấy được ngâm chiết bằng ethyl acetate (200 ml/bình) trong 48 giờ,

sau đó tiến hành lọc, cô quay chân không ở 40oC và thu nhận cao chiết thô để

sử dụng cho thử nghiệm sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào (Hình 2.2 và 2.3).

Hình 2.2. Các chủng vi nấm biển được lên men tĩnh trên môi trường gạo

Page 44: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

35

Hình 2.3. Sinh khối và môi trường lên men vi nấm được ngâm chiết

với ethyl acetate

2.2.4. Thử nghiêm hoạt tính gây độc tế bào của cao chiết được thu

nhận từ các chủng vi nấm biển

Các cao chiết ethyl acetate thu nhận được đánh giá hoạt tính gây độc đối

với hai dòng tế bào ung thư gồm ung thư cổ tử cung (Hela), và ung thư vú

(MCF-7) dựa trên phương pháp MTT (3 - [4,5-dimethylthiazol-2-yl] -2,5

diphenyl tetrazolium bromide) [140]. Các dòng tế bào được nuôi cấy trong đĩa

96 giếng trong 24 giờ ở 37oC và 5% CO2. Huyền phù các tế bào (5×103 tế

bào/giếng) được ủ với các dịch chiết thử nghiệm (100 µg/ml) được chuẩn bị

trong Dimethyl sulfoxit (DMSO) trong 24 giờ. Tiến hành đo OD trên máy đo

quang phổ (Thermo Scientific, Mỹ) để đọc kết quả quang phổ hấp phụ ở bước

sóng 570 nm. Từ đó, nồng độ % mật độ sống của các tế bào ung thư thử nghiệm

được xác định bằng cách so sánh với mẫu đối chứng là huyền phù tế bào không

bổ sung dịch chiết.

2.2.5. Xác định đặc điểm hình thái và phân loại chủng vi nấm biển

tuyển chon

Chủng vi nấm được nuôi cấy trên môi trường Sabouraud trong thời gian

5-10 ngày ở 28oC và tiến hành quan sát, ghi nhận các đặc điểm hình thái vi nấm

trên đĩa thạch và dưới kính hiển vi ở vật kính 40x.

- Xác định hình thái của vi nấm

Page 45: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

36

Đặc điểm hình thái và tên chủng vi nấm được xác định theo sách phân

loại của Raper và Thom (1949), Samson và cộng sự (2011), Crous và

Groenewald (2015), Stolk và Samson (1972) [141], [142], [143] dựa trên các

đặc điểm sau:

* Quan sát đại thể của vi nấm:

- Hình dạng của khuẩn lạc: Tròn, vô định hình.

- Bề mặt: nhung mượt, mịn, len xốp, dạng hạt, lồi lõm, gồ ghề, có vách

chia thẳng hoặc nhăn.

- Độ dày của khuẩn lạc: Phẳng, hơi lồi, lồi cao.

- Màu sắc khuẩn lạc mặt trên và mặt dưới, và sự thay đổi màu sắc khuẩn

lạc theo thời gian nuôi cấy.

- Dạng mép khuẩn lạc: mỏng, dày, phẳng, răng cưa, gợn sóng, dạng sợi...

- Giọt tiết trên bề mặt khuẩn lạc: ít hoặc nhiều, có màu sắc hoặc trong

suốt

- Màu sắc của môi trường do sắc tố nấm tạo ra.

* Quan sát vi thể của vi nấm:

- Sợi nấm (hyphae): có vách ngăn, không có vách ngăn, có mấu.

- Bào tử (conidia): kiểu phát sinh bào tử, hình dạng, kích thước, màu sắc,

bề mặt (nhẵn, có gai, gồ ghề) cách sắp xếp đơn độc chuỗi gốc non (basipetal),

chuỗi gốc già (acropetal), khối cầu.

- Cuống sinh bào tử: kích thước, đường kính, chiều dài, bề mặt (nhẵn, có

gai, có nốt sần,…), màu sắc, có vách ngang hoặc không, có hoặc không có cấu

trúc đặc biệt như tế bào chân (foot cell), sợi cứng (setae) tăng trưởng ở gốc hoặc

ở ngọn có hoặc không có dạng hình thái đặc biệt như bó giá, đệm giá.

Căn cứ vào kết quả quan sát các đặc điểm của khuẩn lạc và các đặc điểm

vi học tên loài chủng vi nấm được xác định theo các khóa phân loại.

- Phân loại vi nấm dựa trên phân tích trình tự gen vùng ITS

DNA tổng số của các chủng vi nấm tuyển chọn được dùng làm khuôn để

Page 46: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

37

nhân đoạn gen mã hóa cho vùng ITS bằng cặp mồi ITS1 (5’-

TCCGTAGGTGAACCTGCGG-3’) và ITS4 (5’-

TCCTCCGCTTATTGATATGC-3’). Phản ứng PCR được thực hiện trong tổng

thể tích 50 µL có chứa 1µL mẫu DNA của bộ gen (10 ng/µL), 5 µL của 10 x

Taq buffer, 1 µL dNTP (200 µM), 1 µL mồi xuôi và mồi ngược (0,5 µM) và

Taq DNA polymerase (0,05 U/µL) (MBI, Fermentas, Lithuania). Phản ứng

PCR được thực hiện theo chu trình nhiệt như sau: biến tính ở 95oC trong 4 phút,

tiếp theo với 30 chu kỳ bao gồm biến tính ở 95 °C trong 1 phút, ủ ở 55 °C trong

1 phút, và kéo dài ở 72 °C trong 1 phút, và bước kéo dài cuối cùng ở 72 °C

trong 10 phút [144]. Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 1,5% có chứa

ethidium bromide, dùng thang DNA chuẩn có kích thước 100 bp và 1 kb

(Fermentas, Lithuania). Trình tự đoạn gen được xác định trên thiết bị trình tự

ABI 3130xl DNA (Thermo Fisher Scientific). Trình tự gen vùng ITS được so

sánh với các trình tự gen tương ứng của các chủng vi nấm trên ngân hàng gen

NCBI sử dụng công cụ BLAST (http://blast.ncbi.nlm.nih.gov). Cây phát sinh

chủng loại của các chủng vi nấm biển tuyển chọn được xây dựng dựa trên trình

tự gen vùng ITS theo phương pháp Neighbor Joining, boostrap 1000 lần và

được thực hiện bằng phần mềm MEGA7. Quá trình phân tích trình tự gen vùng

ITS của các chủng vi nấm được thực hiện bởi Công ty TNHH Dịch vụ và

Thương mại Nam Khoa, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.6. Xử lý số liêu nghiên cứu

Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần và dữ liệu được biểu thị bằng trung

bình ± độ lệch chuẩn được tính toán qua Microsoft Excel 2010. Kiểm định chi

bình phương (χ2) hoặc kiểm định Fisher được sử dụng để đánh giá sự khác biệt

tỷ lệ hoạt tính gây độc của dịch chiết đối với hai dòng tế bào ung thu vú (MCF-

7) và ung thư cổ tử cung (Hela). Mức ý nghĩa được đặt là p < 0,05. Các phép

tính được thực hiện trên phần mềm R-4.1.0 cho Windows (www.r-project.org).

Page 47: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

38

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. PHÂN LẬP VI NẤM BIỂN TỪ CÁC MẪU HẢI MIÊN ĐƯỢC THU

NHẬN

Từ 36 mẫu hải miên thu nhận ở vùng biển Nha Trang đã phân lập và

thuần khiết được 65 chủng vi nấm trên môi trường thạch Sabouraud. Hình ảnh

và tên khoa học của các mẫu hải miên được trình bày ở phần Phụ lục. Chúng

tôi phân tích đặc điểm hình thái thông qua các mô tả về hình dạng, màu sắc,

bề mặt, độ dày và viền. Kết quả phân tích hình thái được trình bày trên Bảng

3.1.

Bảng 3.1. Danh sách và đặc điểm hình thái các chủng vi nấm được phân lập

T

T

Ký hiêu

chủng

Hình ảnh

chủng

Đặc điểm hình thái

Hình

dạng Màu sắc Bề mặt Độ dày Viền

1 1901NT

-1.2.2

Tròn Vàng, tiết

sắc tố có

màu vàng

nhạt

Dạng sợi Lồi Dạng

sợi

2 1901NT

-1.32.1

Tròn Xám xanh Mịn Phẳng Liền

3 1901NT

-1.32.2

Tròn Trắng Dạng sợi Lồi Dạng

sợi

4 1901NT

-1.32.3

Tròn Vàng nhạt,

tiết sắc tố

màu cam

Mịn, mọc

dạng vòng

tròn đồng

tâm

Phẳng Liền

Page 48: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

39

5 1901NT

-1.37.1

Tròn Vàng kem,

tiết sắc tố

vàng nhạt

Gồ ghề Phẳng Liền

6 1901NT

-1.37.4

Tròn Xanh rêu

đen

Mịn, mọc

dạng vòng

tròn đồng

tâm

Phẳng Dạng

sợi

7 1901NT

-1.39.1

Tròn Vàng kem

pha xanh,

tiết sắc tố

vàng kem

nhạt

Mịn, mọc

dạng vòng

tròn đồng

tâm

Lồi Liền

8 1901NT

-1.39.2

Tròn Vàng nâu Dạng sợi Lồi Dạng

sợi

9 1901NT

-1.39.3

định

hình

Xanh rêu

sậm pha

hồng, tiết

sắc tố cam

nâu

Dạng sợi Lồi Liền

10 1901NT

-1.40.1

Tròn Màu kem,

tiết sắc tố

vàng nhạt

Mịn Phẳng Dạng

sợi

11 1901NT

-1.40.2

Tròn Màu vàng

cam, tiết sắc

tố màu cam

Gồ ghề, có

nhiều hạt

tròn trên bề

mặt

Phẳng Liền

Page 49: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

40

12 1901NT

-1.40.3

Tròn Màu xám,

tiết sắc tố

vàng

Mịn, mọc

dạng vòng

tròn đồng

tâm

Phẳng Liền

13 1901NT

-1.40.4

Tròn Xám, tiết

sắc tố vàng

nhạt

Dạng sợi Phẳng Dạng

sợi

14 1901NT

-1.42.1

Tròn Vàng kem,

tiết sắc tố

vàng nhạt

Mịn, mọc

dạng vòng

tròn đồng

tâm

Phẳng Dạng

sợi

15 1901NT

-1.44.1

Tròn Vàng kem,

tiết sắc tố

vàng nâu

Dạng sợi Lồi Liền

16 1901NT

-1.45.1

Tròn Trắng hồng,

tiết sắc tố

vàng nâu

Mịn Lồi Liền

17 1901NT

-1.45.2

Tròn Xanh rêu

sậm

Mịn Lồi Liền

18 1901NT

-1.45.4

Tròn Xám pha

xanh rêu,

tiết sắc tố

vàng nhạt

Mịn, có

vách chia ở

giữa

Phẳng Liền

Page 50: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

41

19 1901NT

-1.45.7

Tròn Xanh lá cây

pha vàng,

tiết sắc tố

vàng nâu

Mịn Phẳng Liền

20 1901NT

-1.48.1

Tròn Xám, tiết

sắc tố vàng

nhạt

Gồ ghề Lồi Liền

21 1901NT

-1.48.2

Tròn Trắng xám,

tiết sắc tố

xám sậm

Mịn Lồi Liền

22 1901NT

-1.48.3

Tròn Nâu cam,

tiết sắc tố

cam

Mịn Lồi Liền

23 1901NT

-1.48.5

Tròn Xám, tiết

sắc tố xám

đen

Dạng sợi Lồi Liền

24 1901NT

-1.48.6

Tròn Cam pha

vàng, tiết

sắc tố vàng

Mịn Lồi Liền

25 1901NT

-1.49.1

Tròn Xám nhạt,

pha xanh rêu

ở giữa, tiết

sắc tố vàng

nâu

Dạng sợi Lồi Dạng

sợi

Page 51: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

42

26 1901NT

-1.49.2

Tròn Nâu pha

xám

Dạng sợi,

mọc dạng

vòng tròn

đồng tâm

Lồi Dạng

sợi

27 1901NT

-1.49.3

Tròn Xám pha

xanh rêu,

tiết sắc tố

vàng nhạt

Mịn Lồi Liền

28 1901NT

-1.49.6

Tròn Xám, tiết

sắc tố xám

sậm

Dạng sợi Lồi Liền

29 1901NT

-1.50.1

Tròn Xám xanh,

tiết sắc tố

xanh đen

Mịn, có

vách chia

thẳng

Lồi Liền

30 1901NT

-1.51.2

Tròn Xám pha tím

nhạt ở giữa,

tiết sắc tố

vàng cam

Mịn Phẳng Dạng

sợi

31 1901NT

-1.52.2

Tròn Vàng cam,

tiết sắc tố

vàng cam

Mịn Phẳng Dạng

sợi

32 1901NT

-1.56.1

Tròn Xám Gồ ghề Lồi Liền

Page 52: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

43

33 1901NT

-1.59.3

Tròn Vàng nhạt,

tiết sắc tố

nâu cam

Mịn, có

vách chia

thẳng

Phẳng Liền

34 1901NT

-1.59.5

Tròn Xanh rêu tiết

sắc tố vàng

Dạng sợi Lồi Liền

35 1901NT

-1.62.2

Tròn Trắng xám Gồ ghề Lồi Liền

36 1901NT

-1.68.2

Tròn Trắng kem,

tiết sắc tố

vàng nhạt

Mịn Lồi Liền

37 1901NT

-1.71.5

Tròn Tím nhạt,

tiết sắc tố

vàng nhạt

Mịn Phẳng Liền

38 1901NT

2.2.1

Tròn Màu vàng

kem, tiết sắc

tố vàng nâu

Mịn Phẳng Liền

Page 53: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

44

39 1901NT

-2.2.2

Tròn Trắng, tiết

sắc tố vàng

nhạt

Mịn Phẳng Dạng

sợi

40 1901NT

-2.7.1

Tròn Trắng xám,

tiết sắc tố

vàng nhạt

Mịn Lồi Liền

41 1901NT

-2.8.2

Tròn Xám, tiết

sắc tố xám

sậm

Mịn Lồi Liền

42 1901NT

-2.9.1

Tròn Xám, tiết

sắc tố xám

nhạt

Gồ ghề Lồi Liền

43 1901NT

-2.9.3

Tròn Xanh rêu

sậm

Gồ ghề Lồi Liền

44 1901NT

-2.11.3

định

hình

Màu kem,

tiết sắc tố

vàng nhạt

Mịn Phẳng Liền

Page 54: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

45

45 1901NT

-2.14.1

Tròn Xám Mịn Phẳng Liền

46 1901NT

-2.23.1

Tròn Xám sậm,

tiết sắc tố

xám đen

Gồ ghề Phẳng Liền

47 1901NT

-2.24.1

Tròn Màu trắng

kem, tiết sắc

tố vàng nhạt

Mịn Phẳng Liền

48 1901NT

-2.31.2

Tròn Màu kem Mịn Phẳng Liền

49 1901NT

-2.31.4

Tròn Nâu da pha

xanh rêu,

tiết sắc tố

vàng nhạt

Mịn Phẳng Liền

50 1901NT

-2.35.1

Tròn Xám, tiết

sắc tố vàng

nhạt

Mịn, có

vách chia

thẳng

Phẳng Liền

Page 55: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

46

51 1901NT

-2.35.2

định

hình

Màu xám Mịn Phẳng Liền

52 1901NT

-2.35.3

định

hình

Màu kem,

tiết sắc tố

vàng nhạt

Gồ ghề Lồi Liền

53 1901NT

-2.40.1

định

hình

Màu kem Gồ ghề, có

vách chia

thẳng

Lồi Liền

54 1901NT

-2.42.6

Tròn Trắng, tiết

sắc tố nâu

sậm

Mịn Lõm

giữa

Liền

55 1901NT

-2.43.4

Tròn Xám, tiết

sắc tố vàng

nhạt

Dạng sợi Phẳng Dạng

sợi

56 1901NT

-2.45.2

Tròn Trắng, tiết

sắc tố vàng

nhạt

Gồ ghề Lõm

giữa

Dạng

sợi

Page 56: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

47

57 1901NT

-2.45.3

Tròn Vàng nhạt,

tiết sắc tố

vàng nhạt

Mịn Phẳng Liền

58 1901NT

-2.45.5

Tròn Trắng, tiết

sắc tố vàng

nhạt

Mịn Phẳng Liền

59 1901NT

-2.45.6

Tròn Xám, tiết

sắc tố xám

đen

Mịn Phẳng Dạng

sợi

60 1901NT

-2.49.2

Tròn Vàng nhạt,

tiết sắc tố

vàng nhạt

Mịn Phẳng Dạng

sợi

61 1901NT

-2.50.2

Tròn Cam, tiết sắc

tố cam

Mịn Phẳng Liền

62 1901NT

-2.50.3

Tròn Xám nhạt

pha xanh

rêu, tiết sắc

tố vàng nhạt

Mịn, mọc

dạng vòng

tròn đồng

tâm

Phẳng Dạng

sợi

63 1901NT

-2.51.3

Tròn Trắng, tiết

sắc tố vàng

nhạt

Dạng sợi,

mọc dạng

vòng tròn

đồng tâm

Phẳng Liền

Page 57: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

48

64 1901NT

-2.51.4

Tròn Màu vàng

kem, tiết ra

sắc tố vàng

cam

Mịn Phẳng Liền

65 1901NT

-2.53.1

Tròn Cam nhạt,

tiết sắc tố

vàng

Mịn Lồi Liền

Kết quả phân tích đặc điểm hình thái khuẩn lạc cho thấy vi nấm thu nhận

từ hải miên có đặc điểm hình thái khá đa dạng với nhiều màu sắc và hình dạng

khác nhau (Bảng 3.1). Về hình dạng trong số 65 chủng vi nấm phân lập thì phần

lớn các chủng vi nấm có hình dạng khuẩn lạc tròn chiếm 92,3% (60/65) còn lại

là các chủng vi nấm có hình dạng khuẩn lạc không xác định chiếm tỷ lệ thấp

7,7% (5/65).

Bên cạnh hình dạng khuẩn lạc, bề mặt khuẩn lạc là một trong những đặc

điểm mô tả hình thái đặt trưng của vi nấm. Phân tích kết quả nghiên cứu (Bảng

3.1) cho thấy các chủng vi nấm phân lập có 03 dạng bề mặt khác nhau là mịn,

dạng sợi và gồ ghề. Trong đó các chủng vi nấm có bề mặt mịn chiếm tỷ lệ cao

nhất 63,1% (n=41), tiếp đến là các chủng vi nấm có bề mặt dạng sợi 20,0%

(n=13), gồ ghề 16,9% (n=11) (Hình 3.1).

Page 58: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

49

Hình 3.1. Thống kê đặc điểm bề mặt khuẩn lạc của 65 chủng vi nấm biển

Các chủng vi nấm có độ dày khuẩn lạc chủ yếu là dạng phẳng, dạng lồi

và chỉ số ít tồn tại dạng lõm. Trong số 65 chủng vi nấm thu nhận phân tích đặc

điểm hình thái khuẩn lạc cho thấy chủng vi nấm có khuẩn lạc dạng phẳng chiếm

52,3% (n=34), còn lại là chủng vi nấm có khuẩn lạc dạng lồi và lõm giữa chiếm

tỷ lệ lần lượt 44,6% (n=29) và 3,1% (n=2) (Hình 3.2). Bên cạnh đó, phân tích

đặc điểm hình thái của 65 chủng vi nấm biển phân lập cũng cho thấy khuẩn lạc

có 02 dạng viền bao gồm dạng sợi và liền. Nghiên cứu cho thấy khuẩn lạc có

viền liền được ghi nhận ở phần lớn các chủng vi nấm biển thu nhận chiếm tỷ lệ

73,8% (n=48). Trong khi đó, chủng vi nấm có viền dạng sợi chiếm tỷ lệ thấp,

chỉ có 26,2% (n=27) trong tổng số chủng nghiên cứu.

Ngoài ra, màu sắc bề mặt khuẩn lạc cũng là một trong những đặc điểm

thể hiện sự đa dạng của các chủng vi nấm thu nhận. Kết quả phân tích cho thấy

khuẩn lạc của 65 chủng vi nấm biển phân lập có 8 nhóm màu khác nhau bao

gồm xám, vàng, trắng, xanh rêu/xanh lá cây, kem, cam, nâu và tím với các tỷ

lệ khác nhau. Trong đó, các chủng vi nấm phân lập thuộc nhóm khuẩn lạc màu

xám chiếm tỷ lệ cao nhất (33,8%, n=22), tiếp theo là nhóm khuẩn lạc màu vàng

41

1311

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Mịn Dạng sợi Gồ ghề

Số

ợn

g c

hủ

ng

vi

nấ

m

Bề mặt khuẩn lạc

Mịn

Dạng sợi

Gồ ghề

Page 59: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

50

(21,5%, n=14), trắng (18,5%, n=12), xanh rêu/xanh lá cây (9,2%, n=6), kem

(6,2%, n=4), cam và nâu (4,6%, n= 3), tím chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ có 1,5%

(n=1) (Hình 3.3).

Hình 3.2. Thống kê đặc điểm độ dày khuẩn lạc của 65 chủng vi nấm biển

Như vậy, có thể cho rằng các chủng vi nấm được phân lập từ hải miên ở

vùng biển Nha Trang có đặc điểm hình thái khá đa dạng và phong phú. Chúng

tồn tại chủ yếu dưới hình dạng tròn được biểu hiện bởi 03 dạng bề mặt khác

nhau là mịn, dạng sợi, dạng gồ ghề và có độ dày chủ yếu là dạng phẳng, dạng

lồi, và có dạng viền liền, dạng viền sợi. Đặc biệt là sự đa dạng về màu sắc, có

đến 8 nhóm màu sắc khác nhau của khuẩn lạc đã được ghi nhận từ 65 chủng vi

nấm biển được phân lập.

Một trong những đặc điểm đáng lưu ý của các chủng vi nấm này chính

là khả năng tiết sắc tố ra môi trường nuôi cấy nên dự đoán sẽ là nguồn vi sinh

có giá trị để nghiên cứu các hợp chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính sinh học.

34

29

2

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Phẳng Lồi Lõm giữa

Số

ợn

g c

hủ

ng v

i n

ấm

Độ dày khuẩn lạc

Phẳng

Lồi

Lõm giữa

Page 60: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

51

Hình 3.3. Thống kê màu sắc bề mặt khuẩn lạc của 65 chủng vi nấm biển

3.2. HOẠT TÍNH KHÁNG UNG THƯ CỦA CÁC CHỦNG VI NẤM BIỂN

ĐƯỢC PHÂN LẬP

Để đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của 65 chủng vi

nấm thu nhận được, chúng tôi tiến hành thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào

đối với hai dòng tế bào ung thư gồm ung thư cổ tử cung (Hela), và ung thư vú

(MCF-7) của các cao chiết ethyl acetate. Cao chiết này thu nhận từ dịch chiết

lên men trên môi trường gạo của 65 chủng vi nấm được phân lập từ 36 mẫu hải

miên tại vịnh Nha Trang. Nồng độ % mật độ sống của các tế bào ung thư thử

nghiệm được xác định bằng cách so sánh với mẫu đối chứng là huyền phù tế bào

không bổ sung dịch chiết. Kết quả sàng lọc được trình bày trên Bảng 3.2. Từ số

22

14

12

6

4

3 3

1

0

5

10

15

20

25

Số

ợn

g c

hủ

ng

vi

nấ

m b

iển

Màu sắc bề mặt khuẩn lạc

Xám

Vàng

Trắng

Xanh rêu/xanh lá

câyKem

Cam

Nâu

Page 61: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

52

liệu trên Bảng 3.2 dễ dàng thấy rằng hầu hết các mẫu dịch chiết đều thể hiện

khả năng gây độc tế bào trên cả 02 dòng tế bào ung thư với giá trị % tỷ lệ tế

bào sống sót khác nhau. Hoạt tính gây độc mạnh nhất đối với dòng tế bào ung

thư tử cung (Hela) thuộc về chủng nấm 1901NT-1.48.2 với giá trị % tế bào

sống là 9,9±0,2% và hoạt tính gây độc mạnh nhất đối với dòng tế bào ung thư

vú (MCF-7) thuộc về chủng nấm 1901NT-2.2.2 có giá trị % tế bào sống là

10,7±0,4%.

Trong số 65 chủng vi nấm thử nghiệm có đến 46,1% (30/65) chủng vi

nấm thử nghiệm thể hiện hoạt tính kháng đối với cả hai dòng tế bào ung thư

thử nghiệm. Các chủng vi nấm này có khả năng ức chế hơn 50% khả năng sống

của các dòng tế bào thử nghiệm khi so sánh với mẫu đối chứng. Bên cạnh đó,

kết quả thử nghiệm cũng thể hiện hoạt tính kháng tế bào ung thư vú MCF-7

được ghi nhận cao hơn so với dòng tế bào ung thư tử cung, lần lượt là 73,8%

(n=48) và 50,8% (n=33) (p < 0,05).

Từ kết quả sàng lọc (Bảng 3.2) có 16 chủng vi nấm biển có hoạt tính gây

độc tế bào mạnh với dòng tế bào ung thư Hela có giá trị % tế bào sống < 20%

và có 15 chủng vi nấm biển có hoạt tính gây độc tế bào mạnh với dòng tế bào

ung thư MCF-7 có giá trị % tế bào sống < 20%. Trong số các chủng vi nấm

biển thể hiện hoạt tính kháng ung thư, 15 chủng vi nấm có hoạt tính cao bao

gồm 1901NT-1.2.2, 1901NT-1.37.1, 1901NT-1.37.4, 1901NT-1.40.1,

1901NT-1.40.2, 1901NT -1.40.4, 1901NT-1.45.2, 1901NT-1.50.1, 1901NT-

1.71.5, 1901NT-2.2.2, 1901NT-2.24.1, 1901NT-2.35.3, 1901NT-2.45.3,

1901NT-2.50.2, và 1901NT-2.53.1. Các chủng vi nấm này đều thể hiện hoạt

tính gây độc tế bào mạnh đối với cả hai dòng tế bào ung thư gồm ung thư cổ tử

cung (Hela), và ung thư vú (MCF-7).

Bảng 3.2. Hoạt tính gây độc tế bào của các chủng vi nấm biển phân lập

STT Chủng vi nấm % tế bào sống sót

HeLa MCF-7

1 1901NT - 1.2.2 21,8±2,8 16,8±0,7

Page 62: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

53

2 1901NT - 1.32.1 47,3±22,1 25,0±0,9

3 1901NT - 1.32.2 55,1±20,2 40,0±4,0

4 1901NT - 1.32.3 75,1±3,1 38,9±1,1

5 1901NT - 1.37.1 13,5±1,5 15,0±0,4

6 1901NT - 1.37.4 11,5±0,7 11,5±0,2

7 1901NT - 1.39.1 56,3±1,2 30,0±0,7

8 1901NT - 1.39.2 45,9±13,8 39,5±3,7

9 1901NT - 1.39.3 42,0±5,6 25,7±1,6

10 1901NT - 1.40.1 17,3±0,5 13,5±0,3

11 1901NT - 1.40.2 20,9±2,0 12,5±0,3

12 1901NT - 1.40.3 47,6±18,6 46,2±4,4

13 1901NT - 1.40.4 12,0±1,9 14,6±0,5

14 1901NT - 1.42.1 29,6±14,4 18,4±1,3

15 1901NT - 1.44.1 12,8±0,7 37,4±7,6

Page 63: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

54

16 1901NT - 1.45.1 35,2±6,0 27,5±1,8

17 1901NT - 1.45.2 16,3±4,0 21,8±1,8

18 1901NT - 1.45.4 38,4±9,7 20,3±1,1

19 1901NT - 1.45.7 60,2±18,6 19,4±0,8

20 1901NT - 1.48.1 46,8±10,6 66,1±7,1

21 1901NT - 1.48.2 9,9±0,2 65,6±7,0

22 1901NT - 1.48.3 71,4±3,2 54,3±3,4

23 1901NT - 1.48.5 91,0±14,2 47,6±2,2

24 1901NT - 1.48.6 65,2±7,9 16,8±1,7

25 1901NT - 1.49.1 71,1±3,7 80,8±3,4

26 1901NT - 1.49.2 19,2±4,1 60,2±1,4

27 1901NT - 1.49.3 86,3±10,9 45,8±1,4

28 1901NT - 1.49.6 64,1±8,7 59,6±1,6

29 1901NT - 1.50.1 14,9±2,8 24,3±0,4

Page 64: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

55

30 1901NT - 1.51.2 61,4±11,6 28,4±5,3

31 1901NT - 1.52.2 84,6±1,1 14,4±1,3

32 1901NT - 1.56.1 43,6±2,0 81,1±3,7

33 1901NT - 1.59.3 75,3±9,7 34,2±2,1

34 1901NT - 1.59.5 89,6±1,2 26,4±1,3

35 1901NT - 1.62.2 15,0±0,6 98,3±1,9

36 1901NT - 1.68.2 52,4±11,4 28,4±1,6

37 1901NT - 1.71.5 21,7±4,4 16,1±3,0

38 1901NT - 2.2.1 47,9±13,2 25,7±2,1

39 1901NT - 2.2.2 18,8±2,7 10,7±0,4

40 1901NT - 2.7.1 56,2±17,0 39,2±2,6

41 1901NT - 2.8.2 94,0±7,5 42,6±1,9

42 1901NT - 2.9.1 12,2±0,2 48,2±4,8

43 1901NT - 2.9.3 59,1±21,6 41,3±4,5

Page 65: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

56

44 1901NT - 2.11.3 39,8±6,3 39,8±1,8

45 1901NT - 2.14.1 53,3±17,9 66,0±2,8

46 1901NT - 2.23.1 50,5±5,9 60,9±2,5

47 1901NT - 2.24.1 18,4±2,2 11,2±0,8

48 1901NT - 2.31.2 42,2±3,4 30,3±0,4

49 1901NT - 2.31.4 84,9±8,1 60,5±2,3

50 1901NT - 2.35.1 50,9±6,2 21,7±0,9

51 1901NT - 2.35.2 50,2±3,3 34,7±2,6

52 1901NT - 2.35.3 15,4±2,1 21,5±1,6

53 1901NT - 2.40.1 98,7±4,6 82,0±1,7

54 1901NT - 2.42.6 56,0±5,0 36,4±2,9

55 1901NT - 2.43.4 56,2±7,2 78,4±3,8

56 1901NT - 2.45.2 32,3±2,6 33,0±5,2

57 1901NT - 2.45.3 11,2±1,0 19,8±1,1

Page 66: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

57

58 1901NT - 2.45.5 31,3±9,9 30,2±2,4

59 1901NT - 2.45.6 62,2±9,5 73,6±1,2

60 1901NT - 2.49.2 46,9±5,4 75,1±8,1

61 1901NT - 2.50.2 11,4±0,8 12,9±0,8

62 1901NT - 2.50.3 53,3±0,4 67,6±7,5

63 1901NT - 2.51.3 56,9±10,3 59,9±2,6

64 1901NT - 2.51.4 38,6±1,7 35,6±2,0

65 1901NT - 2.53.1 25,9±2,5 26,2±1,1

Kết quả sàng lọc hoạt tính cho thấy các chủng vi nấm phân lập từ hải

miên ở vùng biển Nha Trang có khả năng gây độc tế bào ung thư khá hiệu quả

và chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với các chủng vi nấm được thu nhận từ hải

miên ở một số vùng biển khác. Cụ thể, Handayani và cộng sự (2018) đã báo

cáo có 19,1% số chủng vi nấm phân lập từ hải miên ở đảo Setan, Indonesia

được ghi nhận có hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư cổ tử

cung (Hela), ung thư đại tràng (WiDr) và ung thư vú ở người T47D [66]. Bên

cạnh đó, 26,3% chủng vi nấm được thu nhận từ 3 loài hải miên Tedania

anhelans, Myxilla arenaria, và Callyspongia fibrosa ở vùng biển Kerala, Ấn

Độ thể hiện hoạt tính gây độc tế bào với dòng tế bào ung thư phổi ở người

(NCI-H460) [145]. Các nhà khoa học dự đoán các chủng vi nấm có nguồn gốc

Page 67: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

58

từ các vùng biển có hệ sinh thái khác nhau thì sẽ có các hoạt tính sinh học khác

nhau. Zhou và các cộng sự (2016) đã chứng minh rằng địa điểm và nguồn phân

lập không chỉ có liên quan đến sự đa dạng loài vi nấm mà còn cả khả năng sinh

tổng hợp các hoạt chất sinh học từ chúng [146]. Kết quả nghiên cứu của chúng

tôi đã cho thấy hệ sinh thái biển ở vịnh Nha Trang là một trong những địa điểm

lý tưởng để thu nhận các chủng vi nấm biển phục vụ cho nghiên cứu khảo sát

và tìm kiếm các hợp chất kháng ung thư.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số chủng vi nấm có khả năng gây

độc đối với nhiều dòng tế bào ung thư thử nghiệm. Cụ thể, chủng vi nấm

Aspergillus candidus KUFA 0062 được phân lập từ hải miên Epipolasis sp. ở

đảo Similan, Thái Lan được báo cáo rằng các hợp chất thu nhận từ cao chiết

lên men của chủng vi nấm này có tác dụng gây độc tế bào chống lại tám dòng

tế bào ung thư bao gồm MCF-7, HepG2, HT29, HCT116, A549, A 375, U-251

và T98G [147]. Các hợp chất chuyển hóa thứ cấp được thu nhận từ môi trường

lên men của chủng vi nấm Aspergillus sp. có nguồn gốc từ hải miên

Xestospongia testudinaria ở Biển Đông được đánh giá có hoạt tính gây độc tế

bào chống lại các dòng tế bào ung thư ở người HepG-2 và Caski [148]. Chủng

vi nấm Stachylidium sp. có nguồn gốc từ hải miên Callyspongia sp. cf. C.

flammea cũng được ghi nhận có hoạt tính gây độc tế bào đối với ba dòng tế bào

ung thư phổi NCI-H460, ung thư vú MCF7 và SF268 với giá trị IC50 trung bình

lần lượt là 36,7 và 26,6 µM [78]. Ibrahim và cộng sự (2018) đã ghi nhận chủng

vi nấm biển Nocardiopsis sp. UR67 có nguồn gốc từ hải miên Callyspongia sp.

ở Biển Đỏ, Ai Cập có khả năng sinh tổng hợp các hợp chất có hoạt tính gây độc

tế bào đối với dòng tế bào ung thư biểu mô cổ tử cung HeLa và các dòng tế bào

đa u tủy MM.1S [110]. Bên cạnh đó, các chủng vi nấm được phân lập từ vùng

biển miền Trung Việt Nam cũng được ghi nhận có khả năng gây độc nhiều

dòng tế bào ung thư. Cụ thể, chủng vi nấm Ascomycota sp. VK12 có nguồn gốc

từ hải miên ở Quảng Nam thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với 3 dòng tế

bào ung thư biểu mô gồm HepG2, MCF-7 và SK-Mel2 [136]. Đáng lưu ý là

chủng vi nấm Aspergillus flocculosus 01NT.1.1.5 được phân lập từ hải miên

Page 68: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

59

Stylissa sp. ở vịnh Nha Trang có khả năng ức chế sự phát triển của sáu dòng tế

bào ung thư ở người gồm ung thư đại tràng (HCT-15), ung thư dạ dày (NUGC-

3), ung thư phổi (NCI-H23), ung thư thận (ACHN), ung thư tuyến tiền liệt (PC-

3) và ung thư vú (MDA-MB-231) [22]. Thông qua các công bố đã khẳng định

tiềm năng cũng như vai trò quan trọng của nguồn vi nấm cộng sinh với hải miên

trong các nghiên cứu về các hợp chất kháng ung thư. Trong nghiên cứu của

chúng tôi, có đến 46,1% chủng vi nấm kháng cả hai dòng tế bào ung thư Hela

và MCF-7 nên được dự đoán sẽ tuyển chọn được một số chủng có khả năng

gây độc đối với nhiều dòng tế bào ung thư ở người.

Để nghiên cứu thu nhận các hoạt chất sinh học từ vi nấm, phương pháp

và môi trường lên men được đánh giá có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp

đến sự tăng trưởng và sinh tổng hợp chất chuyển hóa của vi nấm vì nó cung cấp

chất dinh dưỡng cho sự hình thành sợi nấm cũng như các quá trình chuyển hóa

[149]. Việc lựa chọn môi trường lên men phụ thuộc vào kinh nghiệm và phương

pháp nghiên cứu của từng phòng thí nghiệm. Nhóm nghiên cứu của Handayani

và cộng sự (2017) đã sử dụng môi trường gạo để lên men các chủng vi nấm

phân lập từ hải miên Neopetrosia chaliniformis ở Indonesia. Sau lên men 4-8

tuần, sinh khối vi nấm được ngâm chiết bằng ethyl acetate trong 48 giờ. Các

cao chiết ethyl acetate thu nhận được đánh giá hoạt tính gây độc tế bào. Kết

quả cho thấy 76,92% số chủng vi nấm phân lập có khả năng tạo ra các hợp chất

gây độc tế bào. Trong số các chủng vi nấm có hoạt tính thì có một số chủng đã

được xác định thuộc chi Aspergillus, Penicillium, các chất chuyển hóa thứ cấp

có hoạt tính kháng ung thư thuộc nhóm steroid, terpenoid [150]. Bên cạnh đó,

chủng vi nấm Aspergillus sp. SCSIO XWS03F03 phân lập từ hải miên ở Trung

Quốc cũng được nuôi cấy trong môi trường gạo ở 25oC trong điều kiện tĩnh

trong 45 ngày. Cao chiết ethyl acetate thu nhận được đánh giá có hoạt tính gây

độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư HL60 và LNCaP [151].

Năm 2017, nhóm nghiên cứu của Artasasta và cộng sự đã báo cáo rằng

46,2% chủng vi nấm phân lập từ hải miên Neopetrosia chaliniformis được nuôi

cấy trong môi trường gạo ở 25-27oC trong 4-8 tuần thể hiện hoạt tính gây độc

tế bào ung thư ruột kết (WiDr) [152]. Elissawy và cộng sự (2017) cũng đã sử

Page 69: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

60

dụng môi trường gạo để lên men chủng vi nấm Arthrinium sp. phân lập từ hải

miên Sarcotragus muscarum ở Thổ Nhĩ Kỳ. Quá trình lên men được thực hiện

trong 30 ngày ở 25oC, các cao chiết ethyl acetate thu nhận được đánh giá có

hoạt tính gây độc tế bào [153]. Quá trình lên men của chủng vi nấm Alternaria

sp. SCSIO41014 phân lập từ hải miên Callyspongia sp. ở tỉnh Quảng Đông,

Trung Quốc được thực hiện trong môi trường gạo ở 25oC trong 32 ngày. Các

dịch lên men được chiết bằng ethyl acetate, cao chiết ethyl acetate được ghi

nhận có hoạt tính gây độc tế bào chống lại các dòng tế bào ung thư K562, SGC-

7901 và BEL-7402 [154]. Chủng vi nấm Hansfordia sinuosae phân lập từ hải

miên Niphates sp. ở Biển Đông được lên men trong môi trường gạo, sau 35

ngày dịch lên men được chiết bằng ethyl acetate, cao chiết ethyl acetate được

ghi nhận có hoạt tính gây độc tế bào chống lại các dòng tế bào ung thư biểu mô

ruột kết HCT-8, u gan Bel7402, ung thư biểu mô dạ dày BGC823, ung thư biểu

mô tuyến phổi A549 và ung thư biểu mô buồng trứng A2780 [155]. Chủng vi

nấm Didymellaceae sp. SCSIO F46 phân lập từ hải miên Callyspongia sp. ở

Trung Quốc được lê men trong môi trường gạo trong 30 ngày. Cao chiết ethyl

acetate được ghi nhận có hoạt tính gây độc tế bào đối với các tế bào ung thư

Huh-7, HeLa, DU145 và HL60 [156]. Thông qua các báo cáo cho thấy nhiều

nhóm nghiên cứu đã sử dụng môi trường gạo để tiến hành lên men và thu nhận

cao chiết từ vi nấm biển. Một điểm nổi bật có thể thấy khi lựa chọn môi trường

lên men gạo là yêu cầu thời gian nuôi cấy khá dài, thông thường từ 3-7 tuần.

Bên cạnh môi trường gạo, nhiều nhóm nghiên cứu đã sử dụng một số

dạng môi trường lên men lỏng khác như môi trường mạch nha, Saboroud

dextrose, patato dextrose, .... Ở nghiên cứu của Handayani và cộng sự (2018),

môi trường mạch nha được sử dụng để lên men các chủng vi nấm phân lập từ

hải miên Haliclona fascigera ở đảo Setan, Indonesia. Quá trình lên men được

thực hiện trong 3-4 tuần và tiến hành chiết bằng ethyl acetate [66]. Chủng vi

nấm Penicillium sp. J05B-3-F-1 phân lập từ hải miên Stelletta sp. ở đảo Jeju,

Hàn Quốc được lên men trong môi trường mạch nha trong 28 ngày. Cao chiết

ethyl acetate của chủng vi nấm được đánh giá có hoạt tính gây độc tế bào [157].

Page 70: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

61

Quá trình lên men của chủng vi nấm Trichoderma reesei phân lập từ hải

miên Stylissa flabelliformis ở Indonesia được thực hiện trong môi trường lỏng

Saboroud dextrose ở 25oC trong 11 ngày. Cao chiết ethyl acetate thu nhận từ

chủng vi nấm cũng được ghi nhận có hoạt tính chống lại tế bào ung thư T47D

và ung thư hạch Burkitt (Raji) [158]. Tương tự, Li và cộng sự (2019) đã sử

dụng môi trường lỏng potato dextrose để lên men chủng vi nấm Aspergillus sp.

LS34 phân lập từ hải miên Haliclona sp. ở Trung Quốc. Sau 12 ngày lên men

ở 28oC, cao chiết ethyl acetate thu nhận từ chủng vi nấm được ghi nhận có hoạt

tính gây độc tế bào đối với tế bào CCRF-CEM và tế bào K562 [159]. Chủng vi

nấm Talaromyces minioluteus có nguồn gốc từ hải miên ở Thái Lan được lên

men trong môi trường lỏng potato dextrose ở nhiệt độ phòng trong 4 tuần và

tiến hành chiết bằng ethyl acetate [160]. Quá trình lên men của chủng vi nấm

Trichoderma harzianum Rifai OUPS-N115 phân lập từ hải miên Halichondria

okadai ở Nhật Bản được thực hiện trong môi trường lỏng gồm glucose, peptone,

chiết xuất mạch nha ở 27oC trong 3 tuần. Cao chiết ethyl acetate thu nhận từ

chủng vi nấm được ghi nhận có hoạt tính gây độc tế bào P388 [161]. Chủng vi

nấm Aspergillus sp. có nguồn gốc từ hải miên Xestospongia testudinaria ở

Trung Quốc được lên men trong môi trường lỏng trong thời gian 3 tuần. Cao

chiết ethyl acetate thu nhận được ghi nghận có hoạt tính gây độc tế bào [162].

Từ các nghiên cứu cho thấy môi trường lên men vi nấm để thu nhận chất

chuyển hóa thứ cấp khá đa dạng. Trong đó có hai phương pháp lên men được

sử dụng phổ biến hiện nay là lên men rắn và lên men lỏng. Quá trình lên men

được thực hiện trên môi trường rắn thường kéo dài hơn so với lên men trên môi

trường lỏng vì khi chủng vi nấm được cấy vào môi trường lỏng, bào tử và khuẩn

ty nấm sẽ được phân tán đều và tiếp xúc với các chất dinh dưỡng nên sự tăng

trưởng diễn ra nhanh hơn so với lên men rắn [163]. Tuy nhiên, phương pháp

lên men rắn được chứng minh có nhiều điểm thuận lợi như lượng sản phẩm

chuyển hóa được tạo ra ổn định hơn, yêu cầu cung cấp năng lượng ít hơn và

đặc biệt là thu hồi sản phẩm đơn giản, dễ dàng hơn so với phương pháp lên men

lỏng [164]. Điều này được các nhà khoa học lí giải rằng khi lên men trên môi

trường rắn, các sợi nấm phát triển kết hợp với nhau tạo thành hệ sợi bám trên

chất nền nên thuận lợi cho việc sản sinh các chất chuyển hóa [165]. Với những

Page 71: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

62

ưu điểm nổi trội của phương pháp lên men trên môi trường rắn cùng với các

kết quả thu nhận nhiều hợp chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính cao, ngày càng

nhiều nhóm nghiên cứu lựa chọn môi trường gạo để lên men và thu nhận cao

chiết từ vi nấm. Dựa trên các cơ sở khoa học trên, trong nghiên cứu này chúng

tôi đã lựa chọn môi trường gạo để lên men và thu nhận cao chiết từ vi nấm.

3.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOÀI CÁC CHỦNG VI NẤM BIỂN

TUYỂN CHỌN

Việc phân loại các chủng vi nấm tuyển chọn được các nhà khoa học quan

tâm vì đây là cơ sở để so sánh với các tài liệu công bố về các hợp chất tự nhiên

mới từ vi nấm [166]. Để hướng đến tìm kiếm và thu nhận các hợp chất có hoạt

tính kháng ung thư cao, chúng tôi tuyển chọn chủng vi nấm dựa trên các tiêu

chí bao gồm có hoạt tính gây độc tế bào mạnh, có đặc điểm hình thái đặc trưng

và khả năng tiết chất ra môi trường nuôi cấy. Trong số các chủng vi nấm thể

hiện hoạt tính gây độc mạnh đối với hai dòng tế bào ung thư gồm ung thư cổ

tử cung (Hela) và ung thư vú (MCF-7), 05 chủng vi nấm gồm 1901NT-1.2.2,

1901NT-1.40.2, 1901NT-1.40.4, 1901NT-2.50.2, và 1901NT-2.53.1 có đặc

điểm hình thái khuẩn lạc khá đặc trưng, đều có khả năng tiết sắc tố vào môi

trường nuôi cấy nên được lựa chọn để tiếp tục xác định đặc điểm vi hình thái

và phân loại.

Dựa vào đặc điểm hình thái được mô tả ở Bảng 3.3 cho thấy cả 5 chủng

vi nấm tuyển chọn đều thể hiện khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh trên

môi trường Sabouraud sau khi thời gian nuôi cấy 5-7 ngày ở 28oC. Năm chủng

vi nấm biển tuyển chọn được tiếp tục quan sát hình thái dưới kính hiển vi (ở

vật kính 40x) và đối chiếu với các đặc điểm hình thái được mô tả theo sách định

tên loài vi nấm của Raper và Thom (1949), Samson và cộng sự (2011), Crous

và Groenewald (2015), Stolk và Samson (1972). Kết quả cho thấy hai chủng vi

nấm nghiên cứu 1901NT-1.2.2 và 1901NT-1.40.2 có đặc điểm hình thái điển

hình của chi Aspergillus bao gồm có bọng hình cầu, bào tử mọc tỏa tròn và

cuống sinh bào tử không phân nhánh. Chủng vi nấm 1901NT-2.53.1 được ghi

nhận có đặc điểm hình thái điển hình của chi Penicillium với cuống sinh bào tử

Page 72: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

63

phân nhánh (Bảng 3.4). Các chủng vi nấm này cần được tiếp tục phân tích trình

tự gen vùng ITS để đưa ra kết luận phân loại chính xác.

Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái của 05 chủng vi nấm biển tuyển chọn

T

T

Ký hiêu chủng

vi nấm Hình ảnh khuẩn lạc Đặc điểm hình thái khuẩn lạc

1 1901NT-1.2.2

- Vàng, khuẩn lạc tròn

- Tiết sắc tố vàng nhạt

- Bề mặt dạng sợi

- Viền dạng sợi

- Độ dày lồi

2 1901NT-1.40.2

- Màu vàng cam, tròn

- Tiết sắc tố màu cam

- Bề mặt gồ ghề, có nhiều

hạt tròn trên bề mặt

- Độ dày phẳng

- Viền liền

3 1901NT-1.40.4

- Màu xám, tròn

- Tiết sắc tố vàng nhạt

- Bề mặt dạng sợi

- Viền dạng sợi

4 1901NT-2.50.2

- Màu cam, tròn

- Tiết sắc tố cam

- Bề mặt mịn, phẳng

- Viền liền

Page 73: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

64

5 1901NT-2.53.1

- Màu cam, tròn

- Tiết sắc tố vàng

- Bề mặt mịn, lồi giữa

- Viền liền

- Độ dày lồi

Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái của 05 chủng vi nấm biển tuyển chọn được

quan sát dưới kính hiển vi

TT Chủng vi nấm Hình thái vi nấm Đặc điểm hình thái vi nấm

1 1901NT-1.2.2

- Bào tử hình cầu, mọc dạng

tỏa tròn

- Bọng hình cầu

- Cuống sinh bào tử có

thành dày, bị thóp lại chỗ

dưới bọng

2 1901NT-

1.40.2

- Bào tử hình cầu, dạng tỏa

tròn

- Thể bình có hai tầng

- Bọng hình cầu

- Cuống sinh bào tử có

thành xù xì, vách màu nâu

Page 74: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

65

3 1901NT-

1.40.4

- Cuống sinh bào tử phân

nhánh

- Khuẩn ty phân nhánh, có

thành dày

Bào tử thuôn dài hoặc hình

elip

4 1901NT-

2.50.2

- Các sợi nấm phân nhánh, kéo

dài và phình to ra thành các túi

chứa bào tử bên trong

- Các túi bào tử có hình dạng

quả trám

- Bào tử hình dạng tròn

5 1901NT-

2.53.1

- Bào tử nhẵn, ban đầu hình

elip, khi già có hình cầu

- Cuống sinh bào tử nhẵn,

có vách ngăn mờ, phân

nhánh điển hình

Page 75: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

66

Bảng 3.5. Phân loại 05 chủng vi nấm biển dựa trên phân tích trình tự gen vùng ITS

TT

Chủng vi

nấm biển Tên loài Tên chủng so sánh

Mã số đăng ký

Ngân hàng Gen

của chủng so sánh

Độ tương đồng

1 1901NT-

1.2.2

Aspergillus sp. Aspergillus chrysellus NRRL 5084 EF652155 733/737 bp (99%)

Aspergillus dimorphicus NRRL 35052 EU021602 733/737 bp (99%)

Aspergillus europaeus CCF 5089 LN909003 733/737 bp (99%)

Aspergillus europaeus CCF 1616 LR983922 727/731 bp (99%)

Aspergillus wentii NRRL 375 EF652151 732/737 bp (99%)

2 1901NT-

1.40.2

Aspergillus

subramanianii

Aspergillus subramanianii NRRL 5170 EF661402 720/720 bp (100%)

Aspergillus subramanianii NRRL 6161 EF661403 720/720 bp (100%)

Page 76: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

67

Aspergillus subramanianii DTO:129-E6 KP329614 604/604 bp (100%)

Aspergillus subramanianii NRRL 6162 NR_135385 566/566 bp (100%)

Aspergillus subramanianii DTO:129-G4 KP329626 603/604 bp (99%)

3 1901NT-

1.40.4

Trichoderma

longibrachiatum

Trichoderma longibrachiatum CIB T29 EU280095 631/632 bp (99%)

Trichoderma longibrachiatum QT22040 KY209918 631/632 bp (99%)

Trichoderma longibrachiatum FIS4 KY378946 631/632 bp (99%)

Trichoderma longibrachiatum TL.14 KJ010953 631/632 bp (99%)

Trichoderma longibrachiatum

MIAE00828

KM225906 631/632 bp (99%)

4 1901NT-

2.50.2

Fusarium sp. Fusarium sp. BBA 65925 AF310977 784/811 bp (97%)

Page 77: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

68

Fusarium sp. ST56 FJ892747 784/811 bp (97%)

Fusarium sp. BBA 69700 AF310976 784/811 bp (97%)

Fusarium sp. CBS 119214 EU552132 779/816 bp (95%)

Fusarium sp. KANPR01 KC119197 763/801 bp (95%)

5 1901NT-

2.53.1

Penicillium sp. Penicillium senticosum CBS 329.71 MH860152 713/721 bp (99%)

Penicillium striatisporum CBS 706.68 MH859205 710/721 bp (98%)

Penicillium terrenum CBS 213.71 MH860072 705/717 bp (98%)

Penicillium erubescens CBS 318.67 MH858982 681/694 bp (98%)

Penicillium terrenum CBS 212.71 MH860071 683/697 bp (98%)

Page 78: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

69

Hình 3.4. Cây phát sinh chủng loại của 05 chủng vi nấm biển tuyển chọn

được xây dựng dựa trên trình tự gen vùng ITS theo phương pháp Neighbor

Joining, boostrap 1000 lần bằng phần mềm MEGA7

Các chủng vi nấm tiếp tục được phân loại dựa trên phương pháp phân

tích trình tự gen vùng ITS. Kết quả phân tích trình tự gen vùng ITS của 05

chủng vi nấm tuyển chọn được so sánh với các trình tự gen tương ứng của các

chủng vi nấm trên ngân hàng gen NCBI sử dụng công cụ BLAST và xây dựng

cây phát sinh chủng loại cho thấy chủng vi nấm 1901NT-1.40.2 có độ tương

đồng cao (100%) với các chủng Aspergillus subramanianii NRRL 5170

(EF661402), Aspergillus subramanianii NRRL 6161 (EF661403), Aspergillus

subramanianii DTO:129-E6 (KP329614). Chủng 1901NT-1.40.4 tương đồng

99% với các chủng Trichoderma longibrachiatum CIB T29 (EU280095),

Page 79: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

70

Trichoderma longibrachiatum QT22040 (KY209918), Trichoderma

longibrachiatum FIS4 (KY378946), Trichoderma longibrachiatum TL.14

(KJ010953), và Trichoderma longibrachiatum MIAE00828 (KM225906). Ba

chủng vi nấm 1901NT-1.2.2, 1901NT- 2.50.2 và 1901NT-2.53.1 có độ tương

đồng 97-99% lần lượt với các chủng thuộc các chi Aspergillus, Fusarium, và

Penicillium (Bảng 3.5, Hình 3.4).

Từ sự kết hợp giữa đặc điểm hình thái và phân tích trình tự gen vùng ITS

đã đưa đến kết quả phân loại 05 chủng vi nấm thể hiện hoạt tính kháng ung thư

cao được tuyển chọn đều thuộc ngành Ascomycota. Trong đó, có 03 chủng

thuộc bộ Eurotiales là Aspergillus sp. 1901NT-1.2.2, Aspergillus

subramanianii 1901NT-1.40.2, Penicillium sp. 1901NT-2.53.1; và 02 chủng

thuộc bộ Hypocreales là Trichoderma longibrachiatum 1901NT-1.40.4 và

Fusarium sp. 1901NT- 2.50.2.

Theo thống kê các kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa đến nhận

định là việc thu nhận hợp chất tự nhiên mới, đặc biệt là các hợp chất kháng ung

thư có liên quan đến phát sinh loài vi nấm biển [46]. Phần lớn các chủng vi nấm

biển thuộc các chi Aspergillus và Penicillium được báo cáo có khả năng sinh

tổng hợp hiệu quả nhiều nhóm chất kháng ung thư. Theo nghiên cứu đã công

bố, 41,7% chủng vi nấm biển phân lập từ hải miên Chelonaplysilla sp. ở đảo

Mandeh, Indonesia đã được ghi nhận có hoạt tính gây độc tế bào chống lại tế

bào ung thư vú (T47D). Trong số các chủng vi nấm có hoạt tính thì có một số

chủng đã được xác định thuộc chi Aspergillus, Penicillium và Phomapsis [65].

Chủng vi nấm Aspergillus ochraceus được phân lập từ hải miên Agelas oroides,

Thổ Nhĩ Kỳ cũng được ghi nhận có khả năng sinh tổng hợp các hợp chất có

hoạt tính gây độc tế bào chống lại dòng tế bào ung thư buồng trứng ở người

A2780 [167]. Lee và cộng sự (2010) đã nghiên cứu và phát hiện rằng từ cao

chiết thô ethyl acetate thu nhận từ chủng vi nấm Aspergillus versicolor có

nguồn gốc từ hải miên Petrosia sp. ở đảo Jeju, Hàn Quốc đã được ghi nhận có

khả năng sinh tổng hợp các hợp chất thuộc nhóm polyketide có hoạt tính gây

độc tế bào đối với năm dòng tế bào ung thư ở người bao gồm ung thư phổi A-

549, ung thư buồng trứng SK-OV-3, ung thư da SK-MEL-2, ung thư thần kinh

Page 80: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

71

trung ương XF-498 và ung thư ruột kết HCT-15 với giá trị IC50 trong khoảng

0,41-4,61 µg/mL [168]. Chất chuyển hóa thứ cấp thuộc nhóm terpenoid được

thu nhận từ chủng vi nấm Aspergillus insuetus OY-207 phân lập từ hải miên

Psammocinia sp. ở Israel cũng được ghi nhận có hoạt tính độc tính tế bào đối

với dòng tế bào bệnh bạch cầu ở người MOLT-4 [169]. Năm 2016, Zhao và

cộng sự đã công bố rằng chất chuyển hóa thứ cấp thuộc nhóm sesquiterpene

được thu nhận từ chủng vi nấm Aspergillus insulicola MD10-2 phân tập từ hải

miên Cinachyrella australiensis ở Biển Đông thể hiện độc tính tế bào chống lại

dòng tế bào ung thư phổi H-460 với giá trị IC50 là 6,9 µM [170]. Chất chuyển

hóa thứ cấp thuộc nhóm peptide and polyketide được thu nhận từ chủng vi nấm

Aspergillus terreus SCSIO 41008 phân lập từ hải miên Callyspongia sp. ở tỉnh

Quảng Đông, Trung Quốc đã được Luo và cộng sự (2019) báo cáo rằng các

chất chuyển hóa này có hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư

biểu mô ruột kết ở người HCT-116 [171]. Các cao chiết thô ethyl acetate thu

nhận từ chủng vi nấm Aspergillus niger được phân lập từ hải miên Axinella

damicornis ở Địa Trung Hải tạo ra các chất chuyển hóa thứ cấp, trong đó có

một số hợp chất được đánh giá có hoạt tính gây độc tính tế bào đối với các dòng

tế bào ung thư ở người [172]. Các chất chuyển hóa thứ cấp thuộc nhóm

sesquiterpenoid được phân lập từ chủng vi nấm Aspergillus ustus có nguồn gốc

từ hải miên Suberites domuncula ở biển Adriatic được ghi nhận có hoạt tính

gây độc tế bào chống lại các dòng tế bào khối u bao gồm tế bào L5178Y, HeLa

và PC12 [173]. Handayani và cộng sự (2017) đã nghiên cứu và phát hiện cao

chiết thô ethyl acetate thu nhận từ các chủng vi nấm phân lập từ hải miên

Acanthostrongylophora ingens ở Indonesia được ghi nhận có khả năng sinh

tổng hợp các hợp chất thuộc nhóm phenolic, terpenoid và steroid có hoạt tính

gây độc tế bào. Trong số các chủng vi nấm có hoạt tính thì có một số chủng đã

được xác định thuộc chi Aspergillus [174].

Năm 2020, Wang và cộng sự đã báo cáo Aspergillus candidus

OUCMDZ-1051 được phân lập từ hải miên ở Trung Quốc có khả năng sinh

tổng hợp các hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào [175]. Chủng vi nấm

Aspergillus candidus KUFA 0062 có nguồn gốc từ hải miên đã thu nhận hợp

chất preussin được chứng minh có tác dụng gây độc tế bào đối với một số dòng

Page 81: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

72

tế bào ung thư vú (MCF7, SKBR3 và MDA-MB-231) [176]. Chủng nấm

Aspergillus insulicola MD10-2 có nguồn gốc từ hải miên Cinachyrella

australiensis ở biển Đông cũng được ghi nhận chất chuyển hóa thứ cấp có khả

năng sinh tổng hợp chất Insulicolide A thể hiện hoạt tính gây độc tế bào chống

lại dòng tế bào ung thư phổi H-460 ở người [177].

Pang và cộng sự (2019) đã chứng minh các chất chuyển hóa thứ cấp

thuộc nhóm alkaloid và polyketide có hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế

bào ung thư dạ dày ở người MGC803 được thu nhận từ chủng vi nấm

Penicillium sp. SCSIO41015 có ngồn gốc từ hải miên Callyspongia sp., Trung

Quốc [178]. Chủng vi nấm Penicillium chrysogenum có nguồn gốc từ hải miên

Ircinia fasciculata ở Địa Trung Hải được ghi nhận sinh tổng hợp chất chuyển

hóa thuộc nhóm sorbicillinoid có khả năng gây độc tế bào đối với các tế bào

bạch cầu L5178y và tế bào ung thư biểu mô cổ tử cung HeLa, S3 [179]. Qi và

cộng sự (2014) đã nghiên cứu chủng vi nấm Penicillium sp. phân lập từ hải

miên có khả năng sinh tổng hợp các hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào chống

lại các dòng tế bào ung thư HL-60, Hela và K562 với giá trị IC50 lần lượt là

0,78, 4,11 và 7,57 µM [87]. Chủng vi nấm Penicillium canescens phân lập từ

hải miên Agelas oroides được ghi nhận có khả năng tạo hợp chất có hoạt tính

gây độc tế bào đối với dòng tế tào ung thư buồng trứng ở người A2780 [180].

Kossuga và cộng sự (2012) đã đánh giá hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào

của 688 chủng vi nấm. Dựa trên kết quả sàng lọc đã tuyển chọn được 5 chủng

có hoạt tính sinh học cao, trong đó có 4 chủng thuộc chi Penicillium. Trong số

các hợp chất được phân lập, pyrenocine J là một hợp chất mới được phân lập

từ loài nấm biển P. paxilli có nguồn gốc từ hải miên M. angulosa [62]. Chất

chuyển hóa thứ cấp thứ cấp thuộc nhóm alkaloid được phát hiện trong cao dịch

chiết ethyl acetate thu nhận từ chủng vi nấm Penicillium sp. phân lập từ hải

miên Axinella verrucosa ở Địa Trung Hải được ghi nhận có hoạt tính gây độc

tế bào [181].

Gần đây, nhóm nghiên cứu Salendra và cộng sự (2021) đã phát hiện

chủng vi nấm Penicillium citrinum SCSIO 41017 có nguồn gốc từ hải miên

Callyspongia sp. có khả năng tạo ra hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào chống

Page 82: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

73

lại dòng tế bào ung thư MCF-7 với giá trị IC50 là 1,3 µM [112]. Chủng vi nấm

Penicillium aurantiogriseum SP0-19 có nguồn gốc từ hải miên được ghi nhận

chất chuyển hóa thứ cấp thuộc nhóm alkaloid có hoạt tính gây độc tế bào chống

lại các dòng tế bào ung thư HL-60, P388 và BEL-7402 [82]. Điều tra hóa học

về chủng vi nấm Penicillium brocae phân lập từ một loài hải miên Fijian Zyzyya

sp. đã ghi nhận được các chất chuyển hóa thứ cấp thuộc nhóm polyketide mới

có tác dụng chống lại dòng tế bào ung thư HCT-116 [182]. Các chất chuyển

hóa thứ cấp thu nhận từ chủng vi nấm Penicillium auratiogriseum phân lập từ

hải miên Mycale plumose ở Trung Quốc được chứng minh là có tác dụng gây

độc tế bào. Điều tra hóa học về chủng vi nấm Penicillium citrinum

SpI080624G1f01phân lập từ hải miên Demospongiae ở đảo Ishigaki, Nhật Bản

đã thu thập các hợp chất mới được đánh giá có hoạt tính gây độc tế bào [183].

Chủng vi nấm Penicillium sp. phân lập từ hải miên Ircinia oros ở Địa Trung

Hải được báo cáo rằng các chất chuyển hóa thứ cấp có khả năng sinh tổng hợp

các hợp chất có hoạt tính chống lại các tế bào ung thư [184]. Các chất chuyển

hóa thứ cấp thu nhận từ chủng vi nấm biển P. adametzioides AS-53 có nguồn

gốc từ hải miên được ghi nhạn có khả năng sinh tổng hợp các hợp chất thể hiện

độc tính tế bào chống lại các dòng tế bào NCI-H446 (IC50 5 µM), A549,

DU145, HeLa, HepG2, Huh-7, MCF-7, SGC-7901, SW1990, SW480 và U251

(IC50>10µM) [185].

Thông qua các nghiên cứu đã cho thấy vi nấm phân lập từ hải miên thuộc

chi Aspergillus và Penicillium là nguồn vi sinh vật có giá trị để tìm kiếm các

hợp chất kháng ung thư mới. Trong điều tra của chúng tôi, trong số các chủng

vi nấm có hoạt tính cao được tuyển chọn có đến 03/05 chủng được phân loại

thuộc chi Aspergillus và Penicillium. Cao chiết lên men của các chủng vi nấm

này sẽ được tiếp tục phân tích trên GC-MS để dự đoán các nhóm chất chính

hiện diện trong cao chiết. Các dịch chiết có chứa các nhóm chất quan tâm sẽ

được phân tách, tinh sạch và thu nhận các hợp chất chuyển hóa thứ cấp để tiến

hành xác định cấu trúc hóa học và đánh giá hoạt tính kháng ung thư.

Kết quả sàng lọc bước đầu cho thấy rằng các chủng vi nấm phân lập từ

hải miên ở vùng biển Nha Trang là nguồn tiềm năng để tiếp tục nghiên cứu tìm

Page 83: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

74

kiếm, thu nhận các hợp chất có hoạt tính kháng ung thư góp phần bổ sung vào

danh mục các hợp chất tự nhiên có giá trị y dược trong nước và trên thế giới.

Theo các tài liệu chúng tôi thu thập được, đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá

khả năng sinh tổng hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các chủng

vi nấm được phân lập từ hải miên ở vùng biển Nha Trang.

Page 84: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

75

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

1. Phân lập và mô tả đặc điểm hình thái của 65 chủng vi nấm từ 36 mẫu

hải miên thu nhận ở vùng biển Nha Trang. Phần lớn các chủng vi nấm thu nhận

có khuẩn lạc màu màu xám (33,8%), dạng hình tròn (92,3%), bề mặt phẳng,

mịn (61,5%), viền liền (73,8%).

2. Sàng lọc được 30/65 chủng vi nấm thử nghiệm thể hiện hoạt tính gây

độc đối với cả hai dòng tế bào ung thư gồm ung thư cổ tử cung (Hela) và ung

thư vú (MCF-7). Hai chủng vi nấm 1901NT-2.45.3 và 1901NT-2.50.2 có hoạt

tính gây độc mạnh đối với dòng tế bào Hela. Hai chủng vi nấm 1901NT-2.2.2

và 1901NT-2.24.1 có hoạt tính gây độc mạnh đối với dòng tế bào MCF-7. Năm

chủng vi nấm có hoạt tính gây độc hiệu quả đối với cả 2 dòng tế bào thử nghiệm

là 1901NT-1.37.1, 1901NT-1.37.4, 1901NT-1.40.1, 1901NT-1.40.4, và

1901NT-2.50.2.

3. Năm chủng vi nấm có hoạt tính kháng ung thư cao tuyển chọn được

xác định đặc điểm hình thái và phân loại dựa trên phân tích trình tự gen vùng

ITS bao gồm Aspergillus sp. 1901NT-1.2.2, Aspergillus subramanianii

1901NT-1.40.2, Trichoderma longibrachiatum 1901NT-1.40.4, Fusarium sp.

1901NT- 2.50.2, và Penicillium sp. 1901NT-2.53.1.

4.2. KIẾN NGHỊ

Tiếp tục phân loại vi nấm và phân tích đặc tính hóa học của các dịch

chiết vi nấm có hoạt tính gây độc hiệu quả tế bào ung thư để lựa chọn chủng vi

nấm tiềm năng cho nghiên cứu thu nhận các chất chuyển hóa mới và có hoạt

tính kháng ung thư.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Phan Thị Hoài Trinh, Ngô Thị Duy Ngọc, Võ Thị Diệu Trang, Cao Thị Thúy

Hằng, Trần Thị Thanh Vân, Phạm Đức Thịnh, Huỳnh Hoàng Như Khánh, Lê

Đình Hùng, Nguyễn Hồ Công Dung, 2021, Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào

ung thư của một số chủng vi nấm phân lập từ hải miên ở vịnh Nha Trang, Tạp

chí hóa học, 59(4E1,2), tr. 200-204.

Page 85: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jemal A., Bray F., Center M.M., Ferlay J., Ward E., Forman D., 2011,

Global cancer statistics, A Cancer Journal for Clinicians, 61(2), pp. 69–

90.

2. Khalifa S.A.M., Elias N., Farag M.A., Chen L., Saeed A., Hegazy M.F.,

Moustafa M.S., Abd El-Wahed A., Al-Mousawi S.M., Musharraf S.G.,

Chang F.R., Iwasaki A., Suenaga K., Alajlani M., Göransson U., El-Seedi

HR., 2019, Marine Natural Products: A Source of Novel Anticancer

Drugs, Marine Drugs, 17(9), pp. 491–522.

3. Calcabrini C., Catanzaro E., Bishayee A. Turrini E., Fimognari C., 2017,

Marine Sponge Natural Products with Anticancer Potential: An Updated

Review, Marine Drugs, 15(10), pp. 310–344.

4. Bộ Y tế Việt Nam, 2016, Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Nigam M., Suleria H.A.R., Farzaei M.H., Mishra Mishra A.P. , 2019,

Marine anticancer drugs and their relevant targets: a treasure from the

ocean, Daru Journal of Pharmaceutical Sciences, 27(1), pp. 491–515.

6. Aminah I., Putra A.E., Arbain D., Handayani D., 2019, Screening of

cytotoxic activities toward WiDr and Vero cell lines of ethyl acetate

extracts of fungi-derived from the marine sponge Acanthostrongylophora

ingens, Journal of Applied Pharmaceutical Science, 9(1), pp. 1–5.

7. Xiong Z.Q., Wang J.F., Hao Y.Y., Wang Y., 2013, Recent Advances in

the Discovery and Development of Marine Microbial Natural Products,

Marine Drugs, 11(3), pp. 700–717.

8. Rateb M., Ebel R., 2011, Secondary metabolites of fungi from marine

habitats, Natural product reports, 28(2), pp. 290–344.

9. Yarden O., 2014, Fungal association with sessile marine invertebrates,

Frontiers in Microbiology, 5, pp. 228–234.

Page 86: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

77

10. Zuccaro A., Schoch C.L., Spatafora J.W., Kohlmeyer J., Mitchell J.I.,

Draeger S., 2008, Detection and Identification of Fungi Intimately

Associated with the Brown Seaweed Fucus serratus, Applied and

Environmental Microbiology, 74(4), pp. 931.

11. Jones E., Pang K.-L., 2011, Tropical aquatic fungi, Biodiversity and

Conservation, 21(9), pp. 2403–2423.

12. Gao Z., Johnson Z.I., Wang G., 2010, Molecular characterization of the

spatial diversity and novel lineages of mycoplankton in Hawaiian coastal

waters, Multidisciplinary Journal of Microbial Ecology, 4(1), pp. 111.

13. Wang G., 2006, Diversity and biotechnological potential of the sponge-

associated microbial consortia, Journal of Industrial Microbiology and

Biotechnology, 33(7), pp. 545–551.

14. Bovio E., Garzoli L., Poli A., Prigione V., Firsova D., McCormack G.P.,

Varese G.S., 2018, The culturable mycobiota associated with three

Atlantic sponges, including two new species: Thelebolus balaustiformis

and T. spongiae, Fungal Systematics and Evolution, 1(1), pp. 141–167.

15. Blunt J.W., Copp B.R., Keyzers R.A. Munro M.H., Prinsep M.R., 2015,

Marine natural products, Natural Product Reports, 32(2), pp. 116–211.

16. Bugni T.S. và Ireland C.M., 2004, Marine-derived fungi: a chemically and

biologically diverse group of microorganisms, Natural Product Reports,

21(1), pp. 143–163.

17. Bovio E., Garzoli L., Poli A., Luganini A., Villa P., Musumeci R., Cocuzza

C.E., Gribaudo G., Mehiri M., Varese G.C., 2019, Marine Fungi from the

Sponge Grantia compressa: Biodiversity, Chemodiversity, and

Biotechnological Potential, Marine Drugs, 17(4), pp. 220–243.

18. Bhadury P., Wright P.C.,2006, The current status of natural products from

marine fungi and their potential as anti-infective agents, Journal of

Industrial Microbiology and Biotechnology, 33(5), pp. 325–337.

Page 87: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

78

19. Marin I. T.A., Pavlov D.S., 2007, Benthic fauna of the Bay of Nhatrang,

Southern Vietnam, KMK Scientific Press, Moscow.

20. Choi B.-K., Trinh P.T.H, Lee H.-S., Choi B.-W, Kang S.J., Ngoc N.T.D,

Van T.T.T, Shin H.J., 2019, New Ophiobolin Derivatives from the Marine

Fungus Aspergillus flocculosus and Their Cytotoxicities against Cancer

Cells, Marine Drugs, 17(6), pp. 364–373.

21. Luyen N.D., Huong L.M., Ha T.T.H., Cuong L.H., Yen D.T.H., Nhiem

N.X.N, Tai B.H., Gardes A., Kopprio G., Kiem P.V., 2019,

Aspermicrones A-C, novel dibenzospiroketals from the seaweed-derived

endophytic fungus Aspergillus micronesiensis, The Journal of Antibiotics,

72(11), pp. 843–847.

22. Shin H.J., Choi B.-K., Trinh P.T.H., Lee H.S., Kang J.S., Van T.T.T, Lee

J.S., Lee J., 2018, Suppression of RANKL-Induced Osteoclastogenesis by

the Metabolites from the Marine Fungus Aspergillus flocculosus Isolated

from a Sponge Stylissa sp., Marine Drugs, 16(1), pp. 14–23.

23. Trinh P.T.H., 2019, Nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học của một số

hợp chất từ vi nấm biển phân lập tại miền Trung, Luận án Tiến sĩ Sinh

học, Học viện Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

24. Naranjo‐Ortiz M.A., Gabaldón T., 2019, Fungal evolution: major

ecological adaptations and evolutionary transitions, Biological Reviews,

94(4), pp. 1443–1476.

25. Nguyen M.T.H.D., Thomas T., 2018, Diversity, host-specificity and

stability of sponge-associated fungal communities of co-occurring

sponges, PeerJ, 6(2), pp. 4965–4991.

26. Bonugli-Santos R.C., Dos Santos Vasconcelos M.R., Passarini M.R.Z.,

Vieira G.A., Lopes V.C., Mainardi P.H., Dos Santos J.A., de Azevedo

Duarte L., Otero I.V., da Silva Yoshida A.M., Feitosa V.A., Pessoa A. Jr.,

Sette L.D. 2015, Marine-derived fungi: diversity of enzymes and

biotechnological applications, Frontiers in Microbiology, 6, pp. 269–284.

Page 88: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

79

27. Gladfelter A.S., James T.Y., Amend A.S., 2019, Marine fungi, Current

Biology, 29(6), pp. R191–R195.

28. Jones E., Pang K.-L., Abdel-Wahab M., 2019, An online resource for

marine fungi, Fungal diversity, 96(1), pp. 347–433.

29. Orsi W.D., Edgcomb V.P., Christman G.D., Biddle J.F., 2013, Gene

expression in the deep biosphere, Nature, 499(7457), pp. 205–208.

30. Tisthammer K., Amend A., 2015, Global biogeography of marine fungi is

shaped by the environment, Fungal Ecology, 19, pp. 39–46.

31. Amend A., Burgaud G., Cunliffe M., Edgcomb V.P., Ettinger C.L.,

Gutiérrez M.H., Heitman J., Hom E.F.I, Jones A.C., Raghukuma S., 2019,

Fungi in the Marine Environment: Open Questions and Unsolved

Problems, Ecological and Evolutionary Science, 10(2), pp. e01189-18.

32. Imhoff J.F., 2016, Natural Products from Marine Fungi—Still an

Underrepresented Resource, Marine Drugs, 14(1), pp. 19–38.

33. Manohar C.S., Raghukumar C., 2013, Fungal diversity from various

marine habitats deduced through culture-independent studies, FEMS

Microbiology Letters, 341(2), pp. 69–78.

34. Jones E.B.G., 2000, Marine fungi: some factors influencing biodiversity,

Fungal Diversity, 21(4), pp. 53–73.

35. Raghukumar S., 2017, Fungi in Coastal and Oceanic Marine Ecosystems:

Marine Fungi, Springer International Publishing, India.

36. Jennings D.H., 1983, Some Aspects of the Physiology and Biochemistry

of Marine Fungi, Biological Reviews, 58(3), pp. 423–459.

37. Pang K.-L., Chiang M.W.-L., Guo S.-Y., Shih C.Y., Dahms H.U., Cha

H.J., 2020, Growth study under combined effects of temperature, pH and

salinity and transcriptome analysis revealed adaptations of Aspergillus

terreus NTOU4989 to the extreme conditions at Kueishan Island

Hydrothermal Vent Field, Taiwan, PLoS One, 15(5), pp. e0233621.

Page 89: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

80

38. Lateef A., 2013, Effect of pH on mycelial growth and sporulation of

Aspergillus parasiticus, Journal of Plant Sciences, 1(4), pp. 64–67.

39. Wheeler K.A., Hurdman B.F., Pitt J.I., 1991, Influence of pH on the growth

of some toxigenic species of Aspergillus, Penicillium and Fusarium,

International Journal of Food Microbiology, 12(2–3), pp. 141.

40. D A., Adebayo-Tayo B., Ogunjobi A., 2006, Effect of carbon, nitrogen

and mineral sources on growth of Pleurotus florida, a Nigeria edible

mushroom, African Journal of Biotechnology,5 (14), pp. 479-483.

41. Suryanarayanan T.S., 2012, The diversity and importance of fungi

associated with marine sponges, Botanica Marina, 55(6), pp. 553–564.

42. Chen J.-J., Wang S.-W., Chiang Y.-R., Pang K.L., Kuo Y.H., Lee T.H.,

Shin T.Y., 2020, Highly Oxygenated Constituents from a Marine Alga-

Derived Fungus Aspergillus giganteus NTU967, Marine Drugs, 18(6), pp.

303–313.

43. Ding B., Yin Y., Zhang F., Lee Z., 2010, Recovery and Phylogenetic

Diversity of Culturable Fungi Associated with Marine Sponges Clathrina

luteoculcitella and Holoxea sp. in the South China Sea, Marine

biotechnology, 13(4), pp. 713–21.

44. Gao Z., Li B., Zheng C., Wang G., 2008, Molecular Detection of Fungal

Communities in the Hawaiian Marine Sponges Suberites zeteki and

Mycale armata, Applied and Environmental Microbiology, 74(19), pp.

6091–6101.

45. Kiran S., Sekar S., Ramasamy P., 2018, Marine sponge microbial

association: Towards disclosing unique symbiotic interactions, Marine

Environmental Research, 140, pp. 169–179.

46. Wiese J., Blümel M., Schmaljohann R., Imhoff J., 2011, Phylogenetic

Identification of Fungi Isolated from the Marine Sponge Tethya aurantium

and Identification of Their Secondary Metabolites, Marine Drugs, 9(4),

pp. 561–585.

Page 90: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

81

47. Putu Oka S., Yosi Bayu M., Riris Istighfari J., 2020, Marine Sponge-

Derived Fungi: Fermentation and Cytotoxic Activity, Journal of Applied

Pharmaceutical Science, 11(01), pp. 021–039.

48. Paulino G., Félix C., Landell M., 2019, Diversity of filamentous fungi

associated with coral and sponges in coastal reefs of northeast Brazil,

Journal of Basic Microbiology, 60(2), pp. 103–111.

49. Liu Y., Palaniveloo K., Alias S.A., 2021, Species Diversity and Secondary

Metabolites of Sarcophyton-Associated Marine Fungi, Molecules, 26(11),

pp. 3227.

50. El-Bondkly E.A.M., El-Bondkly A.A.M., El-Bondkly A.A.M., 2021,

Marine endophytic fungal metabolites: A whole new world of

pharmaceutical therapy exploration, Heliyon, 7(3), pp. e06362.

51. Loque C., Medeiros A., Pellizzari F., 2009, Fungal community associated

with marine macroalgae from Antarctica, Polar Biology, 33(5), pp. 641–

648.

52. Zuccaro A., Schoch C.L., Spatafora J.W., Kohlmeyer J., 2008, Detection

and Identification of Fungi Intimately Associated with the Brown

Seaweed Fucus serratus, Applied and Environmental Microbiology, 74(4),

pp. 931.

53. Lee S., Park M.S., Lee H., 2019, Fungal Diversity and Enzyme Activity

Associated with the Macroalgae, Agarum clathratum, Mycobiology, 47(1),

pp. 50–58.

54. Wang Y.-T. và Liu C.-H., 2015, A Brief Review of Bioactive Metabolites

Derived from Deep-Sea Fungi, Marine Drugs, 13(8), pp. 4594–4616.

55. Zhang T., Fei Wang N., Qin Zhang Y., Liu H.Y., 2015, Diversity and

distribution of fungal communities in the marine sediments of

Kongsfjorden, Svalbard (High Arctic), Scientific Reports, 5(1), pp. 14524.

Page 91: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

82

56. Luo Y., Wei X., Yang S., Gao Y.h., 2020, Fungal diversity in deep-sea

sediments from the Magellan seamounts as revealed by a metabarcoding

approach targeting the ITS2 regions, Mycology, 11(3), pp. 214–229.

57. Thatoi H., Behera B.C., Mishra R.R., 2013, Ecological role and

biotechnological potential of mangrove fungi: a review, Mycology, 4(1),

pp. 54–71.

58. Hyde K.D., Jones E.B.G., 1988, Marine Mangrove Fungi, Marine Ecology,

9(1), pp. 15–33.

59. Raghukumar S., 2004, The Role of Fungi in Marine Detrital Processes,

Marine Microbiology, 75, pp. 91–101.

60. Panno L., Bruno M., Voyron S., 2013, Diversity, ecological role and

potential biotechnological applications of marine fungi associated to the

seagrass Posidonia oceanica, New Biotechnology, 30(6), pp. 685–694.

61. Marchese P., Garzoli L., Gnavi G., 2020, Diversity and bioactivity of fungi

associated with the marine sea cucumber Holothuria poli: disclosing the

strains potential for biomedical applications, Journal of Applied

Microbiology, 129(3), pp. 612–625.

62. Kossuga M.H., Romminger S., Xavier C., 2012, Evaluating methods for

the isolation of marine-derived fungal strains and production of bioactive

secondary metabolites, Revista Brasileira de Farmacognosia, 22(2), pp.

257–267.

63. Rukachaisirikul V., Kaeobamrung J., Panwiriyarat W., 2007, A new

pyrone derivative from the endophytic fungus Penicillium paxilli PSU-

A71, Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 55(9), pp. 1383–1384.

64. Vinale F., Salvatore M.M., Nicoletti R., DellaGreca M., 2020,

Identification of the Main Metabolites of a Marine-Derived Strain of

Penicillium brevicompactum Using LC and GC MS Techniques,

Metabolites, 10(2), pp. 55–68.

Page 92: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

83

65. Zhang J., Yang Z., Liang Y., Zhong L., Lin H., Zhong B., Li L., Xu S.,

Liu Y., 2018, Four New C9 Metabolites from the Sponge-Associated

Fungus Gliomastix sp. ZSDS1-F7-2, Marine Drugs, 16(7), pp. 231-242.

66. Handayani D., Artasasta M., SAFIRNA N., 2020, Fungal isolates from

marine sponge Chelonaplysilla sp.: Diversity, antimicrobial and cytotoxic

activities, Biodiversitas Journal of Biological Diversity, 21(5), pp. 1954–

1960.

67. Handayani D., Rasyid W., Rustini R., Hertiani V., Zainudin E.N., 2018,

Cytotoxic activity screening of fungal extracts derived from the West

Sumatran marine sponge Haliclona fascigera to several human cell lines:

Hela, WiDr, T47D and Vero, Journal of Applied Pharmaceutical Science,

8(1), pp. 055–058.

68. Kossuga M., Romminger S., Xavier C., 2012, Evaluating methods for the

isolation of marine-derived fungal strains and production of bioactive

secondary metabolites, Revista Brasileira de Farmacognosia, 22(2), pp.

257–267.

69. Malve H., 2016, Exploring the ocean for new drug developments: Marine

pharmacology, Journal of Pharmacy and Bioallied Sciences, 8(2), pp. 83.

70. Sruthi V., Grace N.S., N M., 2020, Marine pharmacology: an ocean to

explore novel drugs, International Journal of Basic and Clinical

Pharmacology, 9(5), pp. 822–828.

71. Jin L., Quan C., Hou X., 2016, Potential Pharmacological Resources:

Natural Bioactive Compounds from Marine-Derived Fungi, Marine

Drugs, 14(4), pp. 76–101.

72. Deshmukh S.K., Prakash V., Ranjan N., 2017, Marine Fungi: A Source of

Potential Anticancer Compounds, Frontiers in Microbiology, 8, pp. 2536-

2560.

73. Ye J., Zhou F., Al-Kareef A.M.Q., Wang H., 2015, Anticancer agents from

marine sponges, Journal of Asian Natural Products Research, 17(1), pp.

64–88.

Page 93: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

84

74. Sahebkar A.S. and Sahebkar A., 2015, Anti-Cancer Products from Marine

Sponges: Progress and Promise, Recent Patents on Drug Delivery and

Formulation, 9(3), pp. 187–188.

75. M M., G T., và S D.R., 2003, A novel cyclopeptide from a bacterium

associated with the marine sponge Ircinia muscarum, Zeitschrift fur

Naturforschung C, 58(9), pp. 740–745.

76. Suzumura K.-I., Yokoi T., Funatsu M., 2003, YM-266183 and YM-

266184, Novel Thiopeptide Antibiotics Produced by Bacillus cereus

Isolated from a Marine Sponge, The Journal of antibiotics, 56(2), pp. 129.

77. Hasan S., Ansari M.I., Ahmad A., Mishra M., 2015, Major bioactive

metabolites from marine fungi: A Review, Bioinformation, 11(4), pp.

176–181.

78. Almeida C., Kehraus S., Prudêncio M., 2011, Marilones A-C, phthalides

from the sponge-derived fungus Stachylidium sp., Beilstein Journal of

Organic Chemistry, 7(1), pp. 1636–1642.

79. Wang J., Wang Z., Ju Z., Liao S., Lin X., Zhang C., Zhou H., Tu Z., Liu

Y., 2015, Cytotoxic cytochalasins from marine-derived fungus Arthrinium

arundinis, Planta Medica, 81(2), pp. 160–166.

80. Deshmukh S.K., Prakash V., và Ranjan N., 2018, Marine Fungi: A Source

of Potential Anticancer Compounds, Frontiers in Microbiology, 8, pp.

2536 –2560.

81. Kim S.-K., btv., 2015, Handbook of Anticancer Drugs from Marine Origin,

Springer International Publishing, India.

82. Xin Z.H., Fang Y., Du L., 2007, Aurantiomides A-C, quinazoline alkaloids

from the sponge-derived fungus Penicillium aurantiogriseum SP0-19,

Journal of Natural Products, 70(5), pp. 853.

83. Liu S., Su M., Song S.-J., Jung J.H., 2017, Marine-Derived Penicillium

Species as Producers of Cytotoxic Metabolites, Marine Drugs, 15(10), pp.

239–283.

Page 94: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

85

84. Youssef F.S., Ashour M.L., Singab A.N.B., 2019, A Comprehensive

Review of Bioactive Peptides from Marine Fungi and Their Biological

Significance, Marine Drugs, 17(10), pp. 559–583.

85. Bringmann G., Lang G., Gulder T.A.M., Imhoff J.F., 2005, The first

sorbicillinoid alkaloids, the antileukemic sorbicillactones A and B, from a

sponge-derived Penicillium chrysogenum strain, Tetrahedron, 61(30), pp.

7252–7265.

86. Sun L.-L., Shao C.-L., Chen J.-F., 2012, New bisabolane sesquiterpenoids

from a marine-derived fungus Aspergillus sp. isolated from the sponge

Xestospongia testudinaria, Bioorganic and Medicinal Chemistry Letters,

22(3), pp. 1326–1329.

87. Qi J., Shao C.-L., Liu M., Jung J.H., 2014, Bioactive Steroids from a

Marine-Derived Fungus Penicillium sp. from the South China Sea,

Chemistry of Natural Compounds, 50(3), pp. 568–570.

88. Wang W., Liao Y., Tang C., 2017, Cytotoxic and Antibacterial Compounds

from the Coral-Derived Fungus Aspergillus tritici SP2-8-1, Marine

Drugs, 15(11), pp. 348–358.

89. Zhao D.-L., Cao F., Wang C.-Y., 2019, Alternatone A, an Unusual

Perylenequinone-Related Compound from a Soft-Coral-Derived Strain of

the Fungus Alternaria alternata, Journal of Natural Products, 82(11), pp.

3201–3204.

90. Wijesekara I., Li Y.-X., Vo T.-S., 2013, Induction of apoptosis in human

cervical carcinoma HeLa cells by neoechinulin A from marine-derived

fungus Microsporum sp., Process Biochemistry, 48(1), pp. 68–72.

91. Sun H.-F., Li X.-M., Meng L., 2012, Asperolides A-C, tetranorlabdane

diterpenoids from the marine alga-derived endophytic fungus Aspergillus

wentii EN-48, Journal of Natural Products, 75(2), pp. 148–152.

92. Elissawy A.M., El-Shazly M., Ebada S.S., Singab A.B., Proksch P., 2015,

Bioactive Terpenes from Marine-Derived Fungi, Marine Drugs, 13(4), pp.

1966–1992.

Page 95: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

86

93. Chen J., Huo L.-N., Gao Y., Chen Y., 2021, Two new N-acetyl-ᴅ-

glucosamine derivatives from the medical algae-derived endophytic

fungus P. chrysogenum, Nature Products Research, 11(2), pp. 11.

94. Sun W., Wu W., Liu X., Pinet D.A.Z., Clark B., 2019, Bioactive

Compounds Isolated from Marine-Derived Microbes in China: 2009-

2018, Marine Drugs, 17(6), pp. E339.

95. Dos Santos Dias A.C., Couzinet-Mossion A., Ruiz N., 2019, Steroids from

Marine-Derived Fungi: Evaluation of Antiproliferative and Antimicrobial

Activities of Eburicol, Marine Drugs, 17(6), pp. 372-377.

96. Zhang Q.-T., Liu Z.-D., Wang Z., 2021, Recent Advances in Small

Peptides of Marine Origin in Cancer Therapy, Marine Drugs, 19(2), pp.

115–144.

97. Zain ul Arifeen M., Ma Y.-N., Xue Y.-R., 2019, Deep-Sea Fungi Could Be

the New Arsenal for Bioactive Molecules, Marine Drugs, 18(1), pp. 9–24.

98. Li Y., Ye D., Shao Z., Cui C., Che Y., 2012, A sterol and spiroditerpenoids

from a Penicillium sp. isolated from a deep sea sediment sample, Marine

Drugs, 10(2), pp. 497–508.

99. Choi E.J., Park J.-S., Kim Y.-J., 2011, Apoptosis-inducing effect of

diketopiperazine disulfides produced by Aspergillus sp. KMD 901

isolated from marine sediment on HCT116 colon cancer cell lines, Journal

of Applied Microbioogyl, 110(1), pp. 304–313.

100. Sun L., Li D., Tao M., Zhang W., Dan F., 2013, Two new polyketides

from a marine sediment-derived fungus Eutypella scoparia FS26, Nature

Products Research, 27(14), pp. 1298–1304.

101. Chen L., Zhang Q.-Q., Hu X., 2014, Speradines B-E, Four Novel

Tetracyclic Oxindole Alkaloids from the Marine-Derived Fungus

Aspergillus oryzae, Heterocycles, 89(7), pp. 1662.

102. Wang D., Wang S., Liu Q., Wang C., Yang H., Wang M., 2013, SZ-685C

exhibits potent anticancer activity in both radiosensitive and radioresistant

Page 96: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

87

NPC cells through the miR-205-PTEN-Akt pathway, Oncology Reports,

29(6), pp. 2341–2347.

103. Liu S., Yan X., Yu M., 2010, A novel compound from Penicillium sp.

(M207142), Chemistry of Natural Compounds, 46(1), pp. 116–118.

104. Zhou X., Lin X., Ma W., 2014, A new aromatic amine from fungus

Pestalotiopsis vaccinii, Phytochemistry Letters, 7, pp. 35–37.

105. Meng L.-H., Li X.-M., Lv C.-T., 2014, Brocazines A-F, Cytotoxic

Bisthiodiketopiperazine Derivatives from Penicillium brocae MA-231, an

Endophytic Fungus Derived from the Marine Mangrove Plant Avicennia

marina, Journal of Natural Products, 77(8), pp. 1921–1927.

106. Jin L., Quan C., Hou X., 2016, Potential Pharmacological Resources:

Natural Bioactive Compounds from Marine-Derived Fungi, Marine

Drugs, 14(4), pp. 76.

107. Wang J., Wei X., Qin X., Lin X., Zhou X., Liao S., Yang B., Liu J., Tu Z.,

Liu Y., 2015, Arthpyrones A-C, pyridone alkaloids from a sponge-derived

fungus Arthrinium arundinis ZSDS1-F3, Organic Letters, 17(3), pp. 656–

659.

108. Liu S., Wang H., Su M., Hwang G.J., Hong J., Jung J.H., 2017, New

metabolites from the sponge-derived fungus Aspergillus sydowii J05B-

7F-4, Natural Products Research, 31(14), pp. 1682–1686.

109. Frank M., Özkaya F.C., Müller W.E.G., Hamacher A., Lin W., Liu Z.,

2019, Cryptic Secondary Metabolites from the Sponge-Associated Fungus

Aspergillus ochraceus, Marine Drugs, 17(2), pp. 99–112.

110. Ibrahim A.H., Attia E.Z., Hajjar D., Anany M.A., Desoukey S.Y., Fouad

M.A., Kamel M.S., Wajant H., Gulder T.M.A., Abdelmohsen U.R., 2018,

New Cytotoxic Cyclic Peptide from the Marine Sponge-Associated

Nocardiopsis sp. UR67, Marine Drugs, 16(9), pp. 290–303.

111. Salendra L., Luo X., Lin X., Yang B., Wang J., Zhou X., Liu Y., 2019,

Versispiroketal A, an unusual tetracyclic bridged spiroketal from the

Page 97: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

88

sponge-associated fungus Aspergillus versicolor SCSIO 41013, Organic

and Biomolecular Chemistry, 17(8), pp. 2182–2186.

112. Salendra L., Lin X., Chen W., Pang X., Luo X., Long J., Liao S., Wang

J., Zhou X., 2021, Cytotoxicity of polyketides and steroids isolated from

the sponge-associated fungus Penicillium citrinum SCSIO 4101, Natural

Products Research, 35(6), pp. 900–908.

113. Blunt J.W., Copp B.R., Keyzers R.A., Munro M.H., Prinsep M.R.., 2013,

Marine natural products, Natural Products Reports, 30(2), pp. 237–323.

114. Lewis K., 2017, New approaches to antimicrobial discovery, Biochemical

Pharmacology, 134, pp. 87–98.

115. Zain Ul Arifeen M., Ma Y.-N., 2019, Deep-Sea Fungi Could Be the New

Arsenal for Bioactive Molecules, Marine Drugs, 18(1), pp. 9.

116. Wang W., Liao Y., Chen R., Hou Y., Ke W., Zhang B., Gao M., Shao Z.,

Chen J., Li F., 2018, Chlorinated Azaphilone Pigments with Antimicrobial

and Cytotoxic Activities Isolated from the Deep Sea Derived Fungus

Chaetomium sp. NA-S01-R1, Marine Drugs, 16(2), pp. 61.

117. Peng J., Zhang X.-Y., Tu Z.-C., 2013, Alkaloids from the deep-sea-

derived fungus Aspergillus westerdijkiae DFFSCS013, Journal of Natural

Products, 76(5), pp. 983–987.

118. Li X.-D., Li X., Li X.-M., Zhang P., Meng L.H., Wang B.G., 2016,

Tetranorlabdane Diterpenoids from the Deep Sea Sediment-Derived

Fungus Aspergillus wentii SD-310, Planta Medica, 82(9–10), pp. 877–

881.

119. Wu G., Lin A., Gu Q., Zhu T., Li D., 2013, Four new chloro-eremophilane

sesquiterpenes from an Antarctic deep-sea derived fungus, Penicillium sp.

PR19N-1, Marine Drugs, 11(4), pp. 1399–1408.

120. Liu C.-C., Zhang Z.-Z., Feng Y.-Y., Gu Q.-Q., Li D.-H., 2019, Secondary

metabolites from Antarctic marine-derived fungus Penicillium crustosum

HDN153086, Natural Product Research, 33(3), pp. 414–419.

Page 98: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

89

121. Bode H.B., Bethe B., Höfs R., Zeeck A., 2002, Big effects from small

changes: possible ways to explore nature’s chemical diversity,

Chembiochem, 3(7), pp. 619–627.

122. Wang Y., Zheng J., Liu P., Wang W., Zhu W., 2011, Three New

Compounds from Aspergillus terreus PT06-2 Grown in a High Salt

Medium, Marine Drugs, 9(8), pp. 1368–1378.

123. Abdelwahab M., Kurtán T., Mándi A., 2018, Induced secondary

metabolites from the endophytic fungus Aspergillus versicolor through

bacterial co-culture and OSMAC approaches, Tetrahedron Letters,

59(27), pp. 2647–2652.

124. Reen J., Romano S., Dobson A., 2015, The Sound of Silence: Activating

Silent Biosynthetic Gene Clusters in Marine Microorganisms, Marine

drugs, 13(8), pp. 4754–4783.

125. He X., Zhang Z., Chen Y., Zhu T., Gu Q., 2015, Varitatin A, a Highly

Modified Fatty Acid Amide from Penicillium variabile Cultured with a

DNA Methyltransferase Inhibitor, Journal of Natural Products,78(11),

pp. 2841–2845.

126. Yu G.-H., Wu G.-W., Zhu T.-J., Gu Q.-Q., Li D.-H., 2015, Cladosins F

and G, two new hybrid polyketides from the deep-sea-derived

Cladosporium sphaerospermum 2005-01-E3, Journal of Asian Natural

Products Research, 17(2), pp. 120–124.

127. Hemphill C.F.P., Sureechatchaiyan P., Kassack M.U., 2017, OSMAC

approach leads to new fusarielin metabolites from Fusarium tricinctum,

The Journal of Antibiotics, 70(6), pp. 726–732.

128. Nielsen J., Keasling J.D., 2016, Engineering Cellular Metabolism, Cell,

164(6), pp. 1185–1197.

129. Imhoff J.F., Labes A., Wiese J., 2011, Bio-mining the microbial treasures

of the ocean: new natural products, Biotechnology Advances, 29(5), pp.

468.

Page 99: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

90

130. Romano S., Jackson S., Patry S., Dobson A. D.W., 2018, Extending the

“One Strain Many Compounds” (OSMAC) Principle to Marine

Microorganisms, Marine Drugs, 16(7), pp. 244–273.

131. Trinh P.T.H., Tien P.Q., Ngoc N.T.D, Van T.T.T, Ly B.M., 2018, Isolation

and screening marine fungi with antimicrobial activity from samples

collected in Nha Trang bay, VietNam, Vietnam Journal of Biotechnology,

16(1), pp. 181–187.

132. Luyen N.D., Huong L.M., Ha T.T.H., 2019, Polyoxygenated polyketides

from the marine-derived fungus Aspergillus micronesiensis, Vietnam

Journal of Chemistry, 57(5), pp. 654–660.

133. Yurchenko A.N., Trinh P.T.H., Girich (Ivanets) E.V., Smetanina O.F.,

Rasin A.B., Popov R.S., Dyshlovoy S .A., Amsberg G.V., Menchinskaya

E.S., Van T.T.T., Afiyatullov S., 2019, Biologically Active Metabolites

from the Marine Sediment-Derived Fungus Aspergillus flocculosus,

Marine Drugs, 17(10), pp. 579–591.

134. Girich E.V., Yurchenko A.N., Smetanina O.F., 2020, Neuroprotective

Metabolites from Vietnamese Marine Derived Fungi of Aspergillus and

Penicillium Genera, Marine Drugs, 18(12), pp. 608–626.

135. Smetanina O.F., Yurchenko A.N., Trinh P.T.H., Antonov A.S.,

Dyshlovoy S., Amsberg G.V., Kim N.Y., Chingizova E. A., Van T.T.T.,

Menchinskaya E.S., Afiyatullov S., 2019, Biologically Active Echinulin-

Related Indolediketopiperazines from the Marine Sediment-Derived

Fungus Aspergillus niveoglaucus, Molecules, 25(1), pp. 61.

136. Quang T.H., Phong N.V., Hanh T.T.H., Cuong N.X., Ngan N.T.T., Oh H.,

Nam N.H., Minh C.V., 2020, Cytotoxic and immunomodulatory phenol

derivatives from a marine sponge-derived fungus Ascomycota sp. VK12,

Natural Product Research, 22(3), pp.21.

137. Choi B.-K., Phan T.H.T., Hwang S., Oh D.C., Kang J.S., Ngoc N.T.D.,

Van T.T.T., Shin H.J., 2019, Resorcinosides A and B, Glycosylated

Page 100: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

91

Alkylresorcinols from a Marine-Derived Strain of the Fungus Penicillium

janthinellum, Journal of Natural Products, 82(11), pp. 3186–3190.

138. Shin H.J., Anh C.V., Cho D.-Y., Choi D.K., Trinh P.T.H., Kang J.S., Choi

B.K., Lee H.S., 2021, New Polyenes from the Marine-Derived Fungus

Talaromyces cyanescens with Anti-Neuroinflammatory and Cytotoxic

Activities, Molecules, 26(4), pp. 836.

139. Handayani D., Ornando R., 2016, Antimicrobial Activity Screening of

Symbiotic Fungi from Marine Sponge Petrosia nigrans Collected from

South Coast of West Sumatera, Indonesia, International Journal of

Pharmacognosy and Phytochemical Research, 8(4), pp. 623–626.

140. Lyakhova E., Kolesnikova S., Kalinovsky A., 2017, Lissodendoric Acids

A and B, Manzamine-Related Alkaloids from the Far Eastern Sponge

Lissodendoryx florida, Organic Letters, 19(19), pp. 5320– 5323.

141. Samson R.A., Varga J., Frisvad J.C., 2011, Taxonomic studies on the

genus Aspergillus, CBS-KNAW Fungal Biodiversity Centre.

142. Raper K.B.,1949, A manual of the penicillia, Williams & Wilkins Co.,

Baltimore.

143. Stolk A.C., Samson R.A., 1972, The genus Talaromyces: studies on

Talaromyces and related genera II. Centraalbureau voor

Schimmelcultures Baarn.

144. White T.J., Bruns T., Lee S., Taylor J., 1990, Amplification and direct

sequencing of fungal ribosomal RNA genes for phylogenetics, PCR

protocols: a guide to methods and applications, 18(1), pp. 315-322.

145. Umar M., M D., Lekshmi N., 2020, Endophytic Fungi Isolated from the

Marine Sponges as a Source of Potential Bioactive Compounds, Journal

of Aquatic Biology and Fisheries, 2(8), pp. 58–66.

146. Zhou, S., Wang M., Feng Q., Lin Y., Zhao H., 2016, A study on biological

activity of marine fungi from different habitats in coastal regions,

SpringerPlus, 5(1), pp. 1966.

Page 101: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

92

147. Buttachon S., Ramos A.A., Inácio Â., Dethoup T., Gales L., Lee M.,Costa

P.M., Silva A.M.S., Sekeroglu N., 2018, Bis-Indolyl Benzenoids,

Hydroxypyrrolidine Derivatives and Other Constituents from Cultures of

the Marine Sponge-Associated Fungus Aspergillus candidus KUFA0062,

Marine Drugs, 16(4), pp. 119–141.

148. Sun L.-L., Shao C.-L., Chen J.-F., Chen Y.Y., Li R., de Voogd N.J., She

Z.G., Lin Y.C., Wang C.Y., 2012, New bisabolane sesquiterpenoids from

a marine-derived fungus Aspergillus sp. isolated from the sponge

Xestospongia testudinaria, Bioorganic and Medicinal Chemistry Letters,

22(3), pp. 1326–1329.

149. Gregori A., Švagelj M., Pohleven J., 2007, Cultivation techniques and

medicinal properties of Pleurotus spp., Food Technology and

Biotechnology, 45(3), pp. 238-249.

150. Handayani D., Artasasta M., 2017, Antibacterial and cytotoxic activities

screening of symbiotic fungi extract isolated from marine sponge

Neopetrosia chaliniformis AR-01, Journal of Applied Pharmaceutical

Science, 7, pp. 066–069.

151. Zhou R., Liao X., Li H., 2018, Isolation and Synthesis of Misszrtine A: A

Novel Indole Alkaloid From Marine Sponge-Associated Aspergillus sp.

SCSIO XWS03F03, Frontiers in Chemistry, 6, pp. 212.

152. Artasasta M., Yanwirasti, Djamaan A., 2017, Cytotoxic activity screening

of ethyl acetate fungal extracts derived from the marine sponge

Neopetrosia chaliniformis AR-01, Journal of Applied Pharmaceutical

Science, 7(12), pp. 174–178.

153. Elissawy A., Ebada S., Ashour M., Proksch P., 2017, Spiroarthrinols A

and B, Two Novel Meroterpenoids Isolated from the Sponge- Derived

Fungus Arthrinium sp., Phytochemistry Letters, 20(11), pp. 246–251.

154. Pang X., Lin X., Wang P., Wang Y., Liu Y., Zhou X., 2018,

Perylenequione Derivatives with Anticancer Activities Isolated from the

Page 102: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

93

Marine Sponge-Derived Fungus, Alternaria sp. SCSIO41014, Marine

Drugs, 16(8), pp. 280–293.

155. Wu Z., Liu D., Proksch P., Guo P., Lin W., 2014, Punctaporonins H-M:

caryophyllene-type sesquiterpenoids from the sponge-associated fungus

Hansfordia sinuosae, Marine Drugs, 12(7), pp. 3904–3916.

156. Tian Y., Lin X., Zhou X., Liu Y., 2018, Phenol Derivatives From the

Sponge-Derived Fungus Didymellaceae sp. SCSIO F46, Frontiers in

Chemistry, 6, pp. 536–544.

157. Li J.L., Zhang P., Lee Y.M., 2011, Oxygenated Hexylitaconates from a

Marine Sponge-Derived Fungus Penicillium sp., Chemical and

Pharmaceutical Bulletin, 59(1), pp. 120–123.

158. Setyowati E., Pratiwi S., Hertiani T., 2017, Bioactivity of Fungi

Trichoderma reesei Associated with Sponges Stylissa flabelliformis

Collected from National Park West Bali, Indonesia, Journal of Biological

Sciences, 17(8), pp. 362–368.

159. Li W., Ding L., Wang N., 2019, Isolation and Characterization of Two

New Metabolites from the Sponge-Derived Fungus Aspergillus sp. LS34

by OSMAC Approach, Marine Drugs, 17(5), pp. 283–292.

160. Ngokpol S., Sureram S., Lirdprapamongkol K., Wiyakrutta S.,

Ruchirawat S., Kittakoop P., Aree T., 2015, Drimane Sesquiterpene-

Conjugated Amino Acids from a Marine Isolate of the Fungus T.

minioluteus (P. Minioluteum), Marine Drugs, 13(6), pp. 3567–3580.

161. Amagata T., Usami Y., Minoura K., 1998, Cytotoxic substances produced

by a fungal strain from a sponge: physico-chemical properties and

structures, The Journal of Antibiotic, 51(1), pp. 33–40.

162. Li D., Xu Y., Shao C.-L., Yang R.Y., Zheng C.J., Fu X.M., 2012,

Antibacterial Bisabolane-Type Sesquiterpenoids from the Sponge-

Derived Fungus Aspergillus sp., Marine Drugs, 10(1), pp. 234–241.

Page 103: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

94

163. Adinarayana K., Prabhakar T., Srinivasulu V., Rao M.A., Lakshmi P.J.,

Ellaiah P., 2003, Optimization of process parameters for cephalosporin C

production under solid state fermentation from Acremonium

chrysogenum, Process Biochemistry, 39(2), pp. 171-177.

164. Robinson T., Singh D., Nigam P., 2001, Solid-state fermentation: a

promising microbial technology for secondary metabolite production,

Applied microbiology and biotechnology, 55(3), pp. 284-289.

165. Barrios-González J., Castellanos M.R.T., 2016, Solid-state fermentation:

special physiology of fungi, Fungal Metabolites, 4(7), pp. 319-347.

166. M.H. Kossuga, S. Romminger, C. Xavier, M.C. Milanetto, M.Z.d. Valle,

E.F. Pimenta, Coradello L.F.C, 2012, Evaluating methods for the isolation

of marine-derived fungal strains and production of bioactive secondary

metabolites, Revista Brasileira de Farmacognosia, 22(2), pp. 257-267.

167. Frank M., Özkaya F.C., Müller W.E.G., 2019, Cryptic Secondary

Metabolites from the Sponge-Associated Fungus Aspergillus ochraceus,

Marine Drugs, 17(2), pp. 99-112.

168. Lee Y., Li H., Hong J., Cho H.Y., Bae K.S., Kim M.A., Kim D.K., 2010,

Bioactive metabolites from the sponge-derived fungus Aspergillus

versicolor, Archives of pharmacal research, 33(2), pp. 231–235.

169. Cohen E., Koch L., Thu K., Ilan M., Yarden O., 2011, Novel terpenoids

of the fungus Aspergillus insuetus isolated from the Mediterranean sponge

Psammocinia sp. collected along the coast of Israel, Bioorganic and

medicinal chemistry, 19(22), pp. 6587–6593.

170. Zhao H.-Y., Anbuchezhian R., Sun W., Shao C.L., Zhang F.L.,Yin Y., Li

Z.Y., 2016, Cytotoxic Nitrobenzoyloxy-substituted Sesquiterpenes from

Spongederived Endozoic Fungus Aspergillus insulicola MD10-2, Current

Pharmaceutical Biotechnology, 17(3), pp. 271–274.

171. Luo X., lin Y., Lu Y., Liu Y.H., Zhou X.F., 2019, Peptides and polyketides

isolated from the marine sponge-derived fungus Aspergillus terreus

SCSIO 41008, Chinese Journal of Natural Medicines, 17(2), pp. 149–154.

Page 104: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

95

172. Hiort J., Maksimenka K., Reichert M., Schaumann K., Bringmann G.,

Müller W.E.G., Ebel L., Lin W.H., 2004, New natural products from the

sponge-derived fungus Aspergillus niger, Journal of Natural Products,

67(9), pp. 1532–1543.

173. Liu H., Ebel R., Schulz B., Draeger S., Müller W., Wray V., Proksch P.,

2009, Drimane Sesquiterpenoids from the Fungus Aspergillus ustus

Isolated from the Marine Sponge Suberites domuncula, Journal of natural

products, 72(9), pp. 1585–1588.

174. Handayani D., Aminah I., 2017, Antibacterial and cytotoxic activities of

ethyl acetate extract of symbiotic fungi from West Sumatra marine sponge

Acanthrongylophora ingens, Journal of Applied Pharmaceutical Science,

7(2), pp. 237–240.

175. Wang D., Qu P., Zhou J., Zhu W., Wang L., 2020, p-Terphenyl alcohols

from a marine sponge-derived fungus, Aspergillus candidus OUCMDZ-

1051, Marine Life Science and Technology, 2, pp. 262–267.

176. Malhão F., Ramos A.A., Buttachon S., Kijjoa A., Rocha E., 2019,

Cytotoxic and Antiproliferative Effects of Preussin, a Hydroxypyrrolidine

Derivative from the Marine Sponge-Associated Fungus Aspergillus

candidus KUFA 0062, in a Panel of Breast Cancer Cell Lines and Using

2D and 3D Cultures, Marine Drugs, 17(8), pp. 448–465.

177. Kim S.-K., btv., 2015, Handbook of Anticancer Drugs from Marine

Origin, Springer International Publishing, Indian.

178. Pang X., Cai G., Lin X., Yang B., Liu Y., Xu S., Wang Y., 2019, New

Alkaloids and Polyketides from the Marine Sponge-Derived Fungus

Penicillium sp. SCSIO41015, Marine Drugs, 17(7), pp. 398–347.

179. Liu Y., Li X.-M., Meng L.-H., Jiang W.L., Xu G.M., Wang B.G., Huang

C.G., 2015, Bisthiodiketopiperazines and Acorane Sesquiterpenes

Produced by the Marine-Derived Fungus Penicillium adametzioides AS-

53 on Different Culture Media, Journal of natural products, 78(6), pp.

1294–1299.

Page 105: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

96

180. Mohamed I.E., Gross H., Pontius A., Kelter G., Krick A, Kehraus S.,

König G.M., Fiebig H.-H., Maier A., 2009, Epoxyphomalin A and B,

prenylated polyketides with potent cytotoxicity from the marine-derived

fungus Phoma sp., Organic Letters, 11(21), pp. 5014–5017.

181. Jadulco R., Ebel R., Schaumann K., Berg A., Wray V., Proksch P., Steube

K., 2004, New communesin derivatives from the fungus Penicillium sp.

derived from the Mediterranean sponge Axinella verrucosa, Journal of

Natural Products, 67(1), pp. 78–81.

182. Bugni T.S., Bernan V.S., Greenstein M., Maiese W.M., Janso J.E., Ireland

C.M., Mayne C.L., 2003, Brocaenols A-C: novel polyketides from a

marine derived Penicillium brocae, The Journal of Organic Chemistry,

68(5), pp. 2014–2017.

183. Zhang H., Zhao Z., Wang H., 2017, Cytotoxic Natural Products from

Marine Sponge-Derived Microorganisms, Marine Drugs, 15(3), pp. 68.

184. Chen H., Aktas N., Konuklugil B., Daletos L., Lin W., Dai H., 2015, new

fusarielin analogue from Penicillium sp. isolated from the Mediterranean

sponge Ircinia oros, Tetrahedron letters, 56(35), pp. 5316–5320.

185. Liu S., Su M., Song S.J, Jung J.H., 2017, Marine-Derived Penicillium

Species as Producers of Cytotoxic Metabolites, Marine Drugs, 15(10), pp.

329–373.

Page 106: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách một số mẫu hải miên được thu nhận ở vùng biển Nha Trang

Ký hiêu mẫu Hình ảnh mẫu Tên khoa hoc

1901NT - 1.2

Petrosia sp.

1901NT - 1.36

Axinyssa sp.

1901NT - 1.39

Petrosia sp.

1901NT - 1.49

Haliclona sp.

1901NT - 1.50

Cliona sp.

1901NT - 1.51

Clathria sp.

1901NT - 1.52

Haliclona sp.

Page 107: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

1901NT - 1.59

Haliclona sp.

1901NT - 1.62

Haliclona sp.

1901NT - 2.7

Haliclona sp.

1901NT - 2.8

Ircinia sp.

1901NT - 2.14

Acanthella sp.

1901NT - 2.23

Haliclona sp.

1901NT - 2.42

Haliclona sp.

Page 108: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

1901NT - 2.43

Cliona sp.

1901NT - 3.1.1

Aaptos sp.

1901NT - 3.3

Haliclona sp.

1901NT - 3.7

Clathria sp.

1901NT - 3.8

Haliclona sp.

1901NT - 3.9.1

Haliclona sp.

1901NT - 3.13

Clathria sp.

Page 109: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

1901NT - 3.14

Cinachyrella sp.

1901NT - 3.19

Clathria sp.

1901NT - 3.21

Aaptos

suberitoides

1901NT - 3.29

Haliclona sp.

1901NT - 3.31

Aaptos

suberitoides

1901NT - 3.35

Haliclona sp.

1901NT - 3.48

Clathria sp.

Page 110: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

1901NT - 3.51

Haliclona sp.

1901NT - 3.52

Dysidea sp.

Phụ lục 2: Trình tự gen vùng ITS của 5 chủng vi nấm tuyển chọn

>1901NT-1.2.2

TCACACGGACACGGACACCCCCATCCCATACGGGATTCTCACCCTC

TATGACGACCCGTTCCAGGGTACTTAGATGGGGGCCGCAACCGAA

GCATCCTCTGCAAATTACAACTCGGACTCCGAAGGAGCCAGATTTC

AAATTTGAGCTTTTGCCGCTTCACTCGCCGTTACTGAGGCAATCCC

GGTTGGTTTCTTTTCCTCCGCTTATTGATATGCTTAAGTTCAGCGGG

TATCCCTACCTGATCCGAGGTCAACCTGGTTAAAAAAAGGTTGGTG

GTCGGCAGGCGCCGGCCGGGCCTACAGAGCGGGTGACAAAGCCCC

ATACGCTCGAGGACCGGACGCGGTGCCGCCGCTGCCTTTCGGGCC

CGTCCCCCGGGAAGGGGACGGCGACCCAACACACAAGCCGTGCTT

GAGGGCAGCAATGACGCTCGGACAGGCATGCCCCCCGGAATACCA

GGGGGCGCAATGTGCGTTCAAAGACTCGATGATTCACTGAATTCT

GCAATTCACATTAATTATCGCATTTCGCTGCGTTCTTCATCGATGCC

GGAACCAAGAGATCCGTTGTTGAAAGTTTTAACGATTAAATAAAT

CGACTCAGACTGCAACCTTCAGACAGTGTTCGTGTTGGTGTCTCCG

GCGGGCGCGGGCCCGGGGGCGAATGCCCCCCGGCGGCCACGAATG

GCGGGCCCGCCGAAGCAACAAGGTACGATAGACACGGGTGGGAG

GTTGGACCCAGAGGGCCCTCACTCG

Page 111: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

>1901NT-1.40.4

TTGGTGAACAGCGGAGGGATCATTACCGAGTTTACAACTCCCAAA

CCCCAATGTGAACGTTACCAATCTGTTGCCTCGGCGGGATTCTCTT

GCCCCGGGCGCGTCGCAGCCCCGGATCCCATGGCGCCCGCCGGAG

GACCAACTCCAAACTCTTTTTTCTCTCCGTCGCGGCTCCCGTCGCG

GCTCTGTTTTATTTTTGCTCTGAGCCTTTCTCGGCGACCCTAGCGGG

CGTCTCGAAAATGAATCAAAACTTTCAACAACGGATCTCTTGGTTC

TGGCATCGATGAAGAACGCAGCGAAATGCGATAAGTAATGTGAAT

TGCAGAATTCAGTGAATCATCGAATCTTTGAACGCACATTGCGCCC

GCCAGTATTCTGGCGGGCATGCCTGTCCGAGCGTCATTTCAACCCT

CGAACCCCTCCGGGGGGTCGGCGTTGGGGATCGGCCCCTCACCGG

GCCGCCCCCGAAATACAGTGGCGGTCTCGCCGCAGCCTCTCCTGCG

CAGTAGTTTGCACACTCGCACCGGGAGCGCGGCGCGGCCACAGCC

GTAAAACACCCCAAACTTCTGAAATGTTGACCTCGGATCAGGTAG

GAATACCCGCTGAACTTAAGCATATCAATAAGCGGAGG

>1901NT-1.40.2

CACACGGACGCGGACACCCCGTCCCAGACGGGATTCTCACCCTCT

ATGACGGCCCGTTCCAGGGCACTTAGACGGGGGCCGCACCCGAAG

CATCCTCTGCAAATTACAACTCGGACCCCGAGGGGGCCAGATTTC

AAATTTGAGCTCTTGCCGCTTCACTCGCCGTTACTGAGGCAATCCC

GGTTGGTTTCTTTTCCTCCGCTTATTGATATGCTTAAGTTCAGCGGG

TATCCCTACCTGATCCGAGGTCAACCTGGAGAAATAGTTGGTTGCT

TTTCAGCGTCGGCCAGCGCCGGCCGGGCCTACAAGAGCGGGTGAC

AAAGCCCCATACGCTCGAGGACCGGACGCGGTGCCGCCGCTGCCT

TTCGGGCCCGTCCCCGGGGGGACGACGACCCAACACACAAGCCGT

GCTTGAGGGCAGCAATGACGCTCGGACAGGCATACCCCCCGGAAT

ACCAGGGGGTGCAATGTGCGTTCAAAGACTCGATGATTCACTGAA

TTCTGCAATTCACATTAATTATCGCATTTCGCTGCGTTCTTCATCGA

TGCCGGAACCAAGAGATCCATTGTTGAAAGTTTTAACTGATTGCGA

TACAATCGAACTCAGACAACAAAACTTCAGACAGTGTTCACGTTG

Page 112: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

GTGTCTCCGGCGGGCGCTCGCCTAGGGAGGGGGGTTTGACGCCCC

CCCCGGCGGCCGCTTGCGCGGCGGGCCCGCCGAAGCAA

>1901NT-2.50.2

GGCCCAGAGAGGTGGGCAACTACCACTCAGGGCCGGAAAGCTCTC

CAAACTCGGTCATTTAGAGGAAGTAAAAGTCGTAACAAGGTCTCC

GTTGGTGAACCAGCGGAGGGATCATTACCGAGTTTACAACTCCCA

AACCCCTGTGAACATACCTTATTGTTGCCTCGGCGGATCAGCCCGC

GCCCCGTAAAACGGGACGGCCCGCCAGAGGAACCCAAACTCTATT

GTATTTAGTGTATCTTCTGAGTAACACAAACAAATAAATCAAAACT

TTCAACAACGGATCTCTTGGTTCTGGCATCGATGAAGAACGCAGC

AAAATGCGATAAGTAATGTGAATTGCAGAATTCAGTGAATCATCG

AATCTTTGAACGCACATTGCGCCCGCCAGTATTCTGGCGGGCATGC

CTGTTCGAGCGTCATTTCAACCCTCAAACCCCCGGGTTTGGTGTTG

GGGATCGGGTCGCTAGTCGACCCGTCTCCGAAATCTAGTGGCGGT

CTCGCTGCAGCCTCCATTGCGTAGTAGCTAACACCTCGCAACTGGA

ACGCGGCGCGGCCATGCCGTTAAACACCCAACTTCTGAATGTTGA

CCTCGGATCAGGTAGGAATACCCGCTGAACTTAAGCATATCAATA

AGCGGAGGAAAAGAAACCAACAGGGATTGCCCTAGTAACGGCGA

GTGAAGCGGCAACAGCTCAAATTTGAAATCTGGCTCTCGGGCCCG

AGTTGTAATTTGTAGAGGATGTTTTTGATGCGGTGCCTTCCGAGTT

CCCTGGAACGGGACGCCATAGAGGGTGAGAGCCCC

>1901NT-2.53.1

TACGGGATTCTCACCCTCTATGACGGCCCCTTCCAGGGCACTTAGA

TGGGGGCCGCTCCCGAAGCATCCTCTGCAAATTACAATGCGGACC

CCGAAGGAGCCAGCTTTCAAATTTGAGCTCTTGCCGCTTCACTCGC

CGTTACTGAGGCAATCCCTGTTGGTTTCTTTTCCTCCGCTTATTGAT

ATGCTTAAGTTCAGCGGGTATCCCTACCTGATCCGAGGTCAACCTG

GAAAAAAGATTGATGGTGTCGGCAGGCGCCGGCCGGGCCTACAGA

Page 113: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

GCGGGTGACGAAGCCCCATACGCTCGAGGACCGGACGCGGTGCCG

CCGCTGCCTTTCGGGCCCGTCCCGGGGGACGAGGGCCCAACACAC

AAGCCGTGCTTGAGGGCAGCAATGACGCTCGGACAGGCATGCCCC

CCGGAATACCAGGGGGCGCAATGTGCGTTCAAAGACTCGATGATT

CACTGAATTCTGCAATTCACATTACGTATCGCATTTCGCTGCGTTCT

TCATCGATGCCGGAACCAAGAGATCCGTTGTTGAAAGTTTTAACG

ATTTAGCTTTTCGCTCAGACTGCAATCTTCATACAGCGTTCACAGG

TGTCTTCGGCGGGCGCGGACCCGGGGACGGAAGCCCCCCGGCGGC

CTTGCGGCGGGCCCGCCGAAGCAACAAGGTACGATAAACACGGGT

GGGAGGTTGGACCCAGAGGGCCCTCACTCGGTAATGATCCTTCCG

CAGGTTCACCTACGGAAACCTTGTTACGACTTTTACTTCCTCTAAA

TGACCGAGTTTGACCAACTTTCCGGCTCTGGGGGGTCGTTGCCAAC

CCTCCTGAGCCAGTCCGA

Page 114: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Phan Thị Hoài Trinh, Ngô Thị Duy Ngọc, Võ Thị Diệu Trang, Cao Thị Thúy

Hằng, Trần Thị Thanh Vân, Phạm Đức Thịnh, Huỳnh Hoàng Như Khánh, Lê

Đình Hùng, Nguyễn Hồ Công Dung, 2021, Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào

ung thư của một số chủng vi nấm phân lập từ hải miên ở vịnh Nha Trang, Tạp

chí hóa học, 59(4E1,2), tr. 200-204.

Page 115: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

TẠP CHÍ HÓA HỌC 59(4E1,2) 200-204 Tháng 8 năm 2021

200

Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của một số chủng vi nấm phân lập từ hải miên ở vịnh Nha Trang

Phan Thị Hoài Trinh1*, Ngô Thị Duy Ngọc1, Võ Thị Diệu Trang1, Cao Thị Thúy Hằng1, Trần Thị

Thanh Vân1, Phạm Đức Thịnh1, Huỳnh Hoàng Như Khánh1, Lê Đình Hùng1, Nguyễn Hồ Công Dung2

1Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,

02 Hùng Vương, Nha Trang, Khánh Hòa 65000, Việt Nam

2Viện Pasteur Nha Trang, 08 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa 65000, Việt Nam

Đến Tòa soạn 20-5-2021; Chấp nhận đăng 15-7-2021

Abstract

Marine fungi are evaluated as a potential source for new natural compounds with bioactivities of pharmaceutical

values. In this study, 66 fungal strains, isolated from 37 sponge samples collected in Nha Trang bay, were determined for

cytotoxic activity against two human cancer cell lines including cervical cancer (Hela) and breast cancer (MCF-7) cells

using MTT (3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromide) assay. The results showed that 46.9% (31/66)

strains exhibited cytotoxic activity against both tested cancer cell lines. Based on the analysis of internal transcribed

spacer (ITS) gene sequences, five isolates with effective anticancer activity were identified including Aspergillus sp.

1901NT-1.2.2, Talaromyces sp. 1901NT-1.39.3, Aspergillus subramanianii 1901NT-1.40.2, Phoma sp. 1901NT-1.45.1,

and Penicillium sp. 1901NT-2.53.1. These selected fungal strains are being further studied to obtain anticancer

compounds.

Keywords. Cytotoxic activity, marine fungi, natural compounds, sponges.

1. GIỚI THIỆU

Hiện nay, ung thư đang là một trong những căn bệnh

nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia trên

thế giới và đang gia tăng nhanh do liên quan đến chất

lượng nguồn thực phẩm và môi trường sống.[1] Một

trong những hướng đi hiệu quả để giải quyết vấn đề

trên là tìm kiếm các hoạt chất mới từ tự nhiên hoặc

tổng hợp theo mẫu hình cấu trúc của các hợp chất tự

nhiên để làm thuốc đặc trị. Trong đó, vi nấm biển

được xác định là nguồn tiềm năng để khám phá các

các loại thuốc kháng ung thư mới do liên quan đến sự

đa dạng loài và khả năng tổng hợp nhiều nhóm chất

chuyển hóa thứ cấp.[2] Thống kê cho thấy số hợp chất

mới được phát hiện từ vi nấm biển chiếm đến 36 %

trong tổng số 1.277 hợp chất tự nhiên có các hoạt tính

sinh học có giá trị ứng dụng trong y dược.[3]

Vi nấm biển có thể được phân lập từ nhiều nguồn

khác nhau bao gồm nước biển, trầm tích biển, hoặc

sống cộng sinh với rong biển, san hô và hải miên.[4]

Trong đó, số lượng chủng vi nấm thu nhận từ nguồn

hải miên chiếm tỷ lệ khá cao. Các nghiên cứu cho thấy

vi nấm chiếm đến 50% sinh khối của vật chủ nên dễ

dàng được thu nhận từ các mô bên trong của hải

miên.[5] Hệ vi sinh vật sống cộng sinh với hải miên

được đánh giá đa dạng và có khả năng sinh tổng hợp

nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học phong phú do

đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất

của vật chủ.[6] Với sự đa dạng loài cao và phân bố

rộng của hải miên nên được xem là nguồn giá trị để

thu nhận nhiều loài vi nấm biển có khả năng tạo ra

các chất chuyển hóa thứ cấp mới.[7] Nhiều nghiên cứu

cũng đã chứng minh rằng phần lớn các hợp chất

chuyển hóa thứ cấp có giá trị y dược thu nhận từ hải

miên được sinh tổng hợp bởi các chủng vi sinh vật

sống cộng sinh.[8]

Vịnh Nha Trang được đánh giá có hệ sinh thái đa

dạng với nhiều loài động thực vật sống cộng sinh với

nhau, trong đó có đến 89 loài hải miên hiện diện.[9]

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều công trình đánh

giá tiềm năng sinh tổng hợp các hoạt chất sinh học

của nguồn vi nấm được phân lập từ hải miên ở vùng

biển này. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện

nhằm đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của

một số chủng vi nấm biển được phân lập từ hải miên

ở vịnh Nha Trang đồng thời tuyển chọn chủng vi nấm

tiềm năng cho nghiên cứu tiếp theo về phân tách và

thu nhận các hợp chất kháng ung thư.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Page 116: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

TCHH, 2021, 59(4E1,2) Phan Thị Hoài Trinh và cộng sự

201

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các chủng vi nấm biển được phân lập từ các mẫu hải

miên thu nhận tại vịnh Nha Trang (tọa độ 12o10’B;

109o16’Đ) ở độ sâu 8-10 mét. Các chủng vi nấm được

lưu giữ ở Bộ sưu tập vi sinh vật biển tại Viện Nghiên

cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phân lập vi nấm biển

Các mẫu hải miên được rửa với nước biển vô trùng để

loại bỏ vi sinh vật ngoại nhiễm. Một gam mẫu được

đồng nhất với 1 mL nước biển vô trùng và cấy trang

100 µL dịch lên đĩa thạch chứa môi trường thạch

Sabouraud có bổ sung kháng sinh gồm 10 g pepton,

20 g glucose, 18-20 g agar, 1.000 mL nước biển tự

nhiên, 1,5 g penicillin, 1,5 g streptomycin, pH 6,0-

7,0.[10] Hình thái khuẩn lạc vi nấm được bắt đầu quan

sát sau 3-5 ngày nuôi cấy ở 28 oC. Các chủng vi nấm

biển thuần được lưu giữ trong môi trường canh

Sabouraud bổ sung 40 % glycerol ở -80 oC.

2.2.2. Thu nhận cao chiết thô từ dịch chiết lên men

các chủng vi nấm biển

Các chủng vi nấm được lên men tĩnh ở 28oC trong các

bình Erlenmeyer 500 ml chứa môi trường gồm 20 g

gạo, 20 mg dịch chiết nấm men, 10 mg KH2PO4 và 40

ml nước biển tự nhiên thu ở vịnh Nha Trang. Sinh

khối vi nấm sau nuôi cấy 5 ngày trên môi trường thạch

Sabouraud được cắt thành các mẩu có kích thước 1×1

cm và chuyển vào các bình môi trường gạo đã được

hấp khử trùng ở 12 1oC, trong 15 phút. Sau 21 ngày

lên men, sinh khối vi nấm và môi trường nuôi cấy

được ngâm chiết bằng ethyl acetate (200 ml/bình)

trong 48 giờ, sau đó tiến hành lọc, cô quay chân không

ở 40 oC và thu nhận cao chiết thô để sử dụng cho thử

nghiệm sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào.[11]

2.2.3. Xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư

Các cao chiết ethyl acetate thu nhận được đánh giá

hoạt tính gây độc đối với hai dòng tế bào ung thư gồm

ung thư cổ tử cung (Hela), và ung thư vú (MCF-7)

dựa trên phương pháp MTT.[12] Các dòng tế bào được

nuôi cấy trong đĩa 96 giếng trong 24 giờ ở 37 oC và 5

% CO2. Huyền phù các tế bào (5×103 tế bào/giếng)

được ủ với các dịch chiết thử nghiệm (100 µg/ml) được

chuẩn bị trong Dimethyl sulfoxit (DMSO) trong 24

giờ. Tiến hành đo OD trên máy ELISA (Biotek, Mỹ)

để đọc kết quả quang phổ hấp phụ ở bước sóng 540

nm. Từ đó, nồng độ % mật độ sống của các tế bào ung

thư thử nghiệm được xác định bằng cách so sánh với

mẫu đối chứng là huyền phù tế bào không bổ sung dịch

chiết.

2.2.4. Phân loại vi nấm biển

Các chủng vi nấm biển có hoạt tính cao được tuyển

chọn và phân loại dựa trên phân tích trình tự gen vùng

ITS bằng cặp mồi ITS1 (5’-

TCCGTAGGTGAACCTGCGG-3’) và ITS4 (5’-

TCCTCCGCTTATTGATATGC-3’).[13] Các trình tự

gen của các chủng vi nấm được so sánh với các trình

tự gen tương ứng của các chủng vi nấm trên ngân

hàng gen NCBI sử dụng công cụ BLAST

(http://blast.ncbi.nlm.nih.gov).

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trong nghiên cứu này, cao chiết ethyl acetate thu

nhận từ dịch chiết lên men trên môi trường gạo của

66 chủng vi nấm được phân lập từ 37 mẫu hải miên

tại vịnh Nha Trang đã được xác định hoạt tính gây

độc đối với hai dòng tế bào ung thư gồm ung thư cổ

tử cung (Hela), và ung thư vú (MCF-7). Kết quả sàng

lọc ở Bảng 1 cho thấy 46,9 % (31/66) chủng vi nấm

thử nghiệm thể hiện hoạt tính kháng đối với cả hai

dòng tế bào ung thư thử nghiệm. Các chủng vi nấm

này có khả năng ức chế hơn 50 % khả năng sống của

các dòng tế bào thử nghiệm khi so sánh với mẫu đối

chứng. Bên cạnh đó, kết quả thử nghiệm cũng thể hiện

hoạt tính kháng tế bào ung thư vú MCF-7 được ghi

nhận cao hơn so với dòng tế bào còn lại, lần lượt là

74,2 % (n = 49) và 51,5% (n = 34). Trong số các

chủng vi nấm thể hiện hoạt tính kháng ung thư, 5

chủng vi nấm đã được phân loại dựa trên phân tích

trình tự gen vùng ITS và xây dựng cây phát sinh

chủng loại bao gồm Aspergillus sp. 1901NT-1.2.2,

Talaromyces sp. 1901NT-1.39.3, Aspergillus

subramanianii 1901NT-1.40.2, Phoma sp. 1901NT-

1.45.1, và Penicillium sp. 1901NT-2.53.1 (hình 1).

Theo các báo cáo chúng tôi thu thập được, đây là

nghiên cứu đầu tiên đánh giá về hoạt tính gây độc tế

bào của các chủng vi nấm được phân lập từ hải miên

ở vùng biển này.

Theo tài liệu công bố cho thấy 46,2 % chủng vi

nấm phân lập từ loài hải miên Neopetrosia

chaliniformis ở đảo Mandeh, Indonesia đã được ghi

nhận có hoạt tính gây độc đối với tế bào ung thư đại

tràng ở người (WiDr).[14] Trong số đó, đáng lưu ý là

chủng vi nấm Aspergillus nomius ND06 thể hiện hoạt

tính kháng tế bào ung thư thử nghiệm nhưng không

ảnh hưởng đến sự phát triển của dòng tế bào thường

(Vero). Bên cạnh đó, 26,3 % chủng vi nấm được thu

nhận từ 3 loài hải miên Tedania anhelans, Myxilla

arenaria, và Callyspongia fibrosa ở vùng biển

Kerala, Ấn Độ cũng được báo cáo có hoạt tính kháng

Page 117: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

TCHH, 2021, 59(4E1,2) Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào…

202

hiệu quả đối với dòng tế bào ung thư phổi ở người

(NCI-H460). Các chủng vi nấm có hoạt tính này đều

được xác định thuộc chi Aspergillus và Pencillium.[15]

Ngoài ra, một chủng vi nấm thuộc loài Aspergillus

versicolor phân lập từ hải miên Petrosia sp. ở đảo

Jeju, Hàn Quốc cũng được ghi nhận có khả năng sinh

tổng hợp các hợp chất thuộc nhóm polyketide có hoạt

tính kháng đặc hiệu đối với 5 dòng tế bào ung thư thử

nghiệm bao gồm A-549, SK-OV-3, SK-MEL-2, XF-

498, và HCT-15.[16] Thông qua các công bố đã khẳng

định tiềm năng cũng như vai trò quan trọng của nguồn

vi nấm liên kết với hải miên trong các nghiên cứu về

các hợp chất kháng ung thư.

Bảng 1: Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các dịch chiết từ vi nấm biển

STT Chủng vi nấm % tế bào sống sót

HeLa MCF-7

1 1901NT - 1.2.2 21,8±2,8 16,8±0,7

2 1901NT - 1.32.1 47,3±22,1 25,0±0,9

3 1901NT - 1.37.1 13,5±1,5 15,0±0,4

4 1901NT - 1.37.4 11,5±0,7 11,5±0,2

5 1901NT - 1.39.2 45,9±3,8 39,5±3,7

6 1901NT - 1.39.3 42,0±5,6 25,7±1,6

7 1901NT - 1.40.1 17,3±0,5 13,5±0,3

8 1901NT - 1.40.2 20,9±2,0 12,5±0,3

9 1901NT - 1.40.3 47,6±8,6 46,2±4,4

10 1901NT - 1.40.4 12,0±1,9 14,6±0,5

11 1901NT - 1.42.1 29,6±4,4 18,4±1,3

12 1901NT - 1.44.1 12,8±0,7 37,4±7,6

13 1901NT - 1.45.1 35,2±6,0 27,5±1,8

14 1901NT - 1.45.2 16,3±4,0 21,8±1,8

15 1901NT - 1.45.4 38,4±9,7 20,3±1,1

16 1901NT - 1.50.1 14,9±2,8 24,3±0,4

17 1901NT - 1.71.5 21,7±4,4 16,1±3,0

18 1901NT - 2.2.1 47,9±13,2 25,7±2,1

19 1901NT - 2.2.2 18,8±2,7 10,7±0,4

20 1901NT - 2.9.1 12,2±0,2 48,2±4,8

21 1901NT - 2.11.3 39,8±6,3 39,8±1,8

22 1901NT - 2.24.1 18,4±2,2 11,2±0,8

23 1901NT - 2.31.2 42,2±3,4 30,3±0,4

24 1901NT - 2.35.3 15,4±2,1 21,5±1,6

25 1901NT - 3.13.4 11,7±0,3 12,4±0,2

26 1901NT - 2.45.2 32,3±2,6 33,0±5,2

27 1901NT - 2.45.3 11,2±1,0 19,8±1,1

28 1901NT - 2.45.5 31,3±9,9 30,2±2,4

29 1901NT - 2.50.2 11,4±0,8 12,9±0,8

30 1901NT - 2.51.4 38,6±1,7 35,6±2,0

31 1901NT - 2.53.1 25,9±2,5 26,2±1,1

Page 118: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

TCHH, 2021, 59(4E1,2) Phan Thị Hoài Trinh và cộng sự

203

Các công bố cũng chứng minh rằng nhiều nhóm

chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính kháng ung thư

đặc hiệu đã được thu nhận từ các chủng vi nấm thuộc

chi Aspergillus và Penicillium như alkaloid,

terpenoid, xanthone, sterol, diphenyl ether và

anthraquinone.[17, 18] Ở nghiên cứu trước, chúng tôi đã

thu nhận được hợp chất asterriquinone C1 từ chủng vi

nấm Aspergillus flocculosus 01NT.1.1.5 được phân

lập từ hải miên Stylissa sp. ở vịnh Nha Trang có khả

năng ức chế sự phát triển của 06 dòng tế bào ung thư

ở người gồm ung thư đại tràng (HCT-15), ung thư dạ

dày (NUGC-3), ung thư phổi (NCI-H23), ung thư

thận (ACHN), ung thư tuyến tiền liệt (PC-3) và ung

thư vú (MDA-MB-231) với giá trị IC50 30-40 µM.[19]

Bên cạnh đó, hoạt tính kháng sinh và chống oxy hóa

cũng được ghi nhận ở các chủng vi nấm phân lập từ

hải miên ở vùng biển này.[20,]21] Từ kết quả sàng lọc

bước đầu cho thấy rằng các chủng vi nấm phân lập từ

hải miên ở vùng biển Nha Trang là nguồn tiềm năng

để tiếp tục nghiên cứu thu nhận các hợp chất có hoạt

tính kháng ung thư góp phần bổ sung vào danh mục

các hợp chất tự nhiên có giá trị y dược trong nước và

trên thế giới.

Hình 1: Cây phát sinh chủng loại của 5 chủng vi nấm biển tuyển chọn được xây dựng dựa trên trình tự

gen vùng ITS theo phương pháp Neighbor Joining, boostrap 1000 lần bằng phần mềm MEGA7

4. KẾT LUẬN

Nghiên cứu cho thấy các chủng vi nấm được phân lập

từ hải miên ở vịnh Nha Trang có khả năng sinh tổng

hợp các hoạt chất gây độc hiệu quả đối với hai dòng tế

bào ung thư cổ tử cung (Hela) và ung thư vú (MCF-7)

ở người. Trong số 31 chủng vi nấm thể hiện hoạt tính,

05 chủng 1901NT-1.2.2, 1901NT-1.39.3, 1901NT-

1.40.2, 1901NT-1.45.1, và 1901NT-2.53.1 đã được

phân loài thuộc các chi Aspergillus, Penicillium,

Phoma và Talaromyces. Kết quả nghiên cứu này là cơ

sở để chúng tôi tiếp tục phân tách và thu nhận các hợp

chất kháng ung thư từ cao chiết lên men các chủng vi

nấm có hoạt tính cao được tuyển chọn.

Lời cảm ơn. Công trình nghiên cứu này được tài trợ

kinh phí từ đề tài KHCN cấp Viện Hàn lâm Khoa học

và Công nghệ Việt Nam (Mã số VAST06.02/21-22).

Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn TS. Ekaterina A.

Yurchenko (Viện Hóa sinh Hữu cơ Thái Bình Dương,

Phân Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga)

đã hỗ trợ xác định hoạt tính sinh học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A. Jemal, F. Bray, M. M. Center, J. Ferlay, E. Ward,

D. Forman. Global cancer statistics, CA: a cancer

journal for clinicians, 2011, 61(2), 69-90.

2. M. Nigam, H. A. R. Suleria, M. H. Farzaei, A. P.

Mishra. Marine anticancer drugs and their relevant

Page 119: đánh giá khả năng sinh tổng hợp chất kháng ung thư của một ...

TCHH, 2021, 59(4E1,2) Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào…

204

targets: a treasure from the ocean, DARU Journal of

Pharmaceutical Sciences, 2019, 1-25.

3. J. W. Blunt, A. R. Carroll, B. R. Copp, R. A. Davis,

R. A. Keyzers, M. R. Prinsep. Marine natural

products, Natural product reports, 2018, 35(1), 8-53.

4. P. Singh, C. Raghukumar, P. Verma, Y. Shouche.

Fungal community analysis in the deep-sea sediments

of the Central Indian Basin by culture-independent

approach, Microbial ecology, 2011, 61(3), 507-517.

5. E. Bovio, L. Garzoli, A. Poli, V. Prigione, D. Firsova,

G. McCormack, G. Varese. The culturable mycobiota

associated with three Atlantic sponges, including two

new species: Thelebolus balaustiformis and T.

spongiae, Fungal Systematics and Evolution, 2018,

1(1), 141-167.

6. S. P. Banakar, L. Karthik, Z. Li, Mass Production of

Natural Products from Microbes Derived from

Sponges and Corals, in Symbiotic Microbiomes of

Coral Reefs Sponges and Corals, 2019, Springer,

505-526.

7. T. S. Suryanarayanan. The diversity and importance

of fungi associated with marine sponges, Botanica

Marina, 2012, 55(6), 553-564.

8. J. W. Blunt, B. R. Copp, R. A. Keyzers, M. H. Munro,

M. R. Prinsep. Marine natural products, Nat Prod

Rep, 2015, 32(2), 116-211.

9. I. Marin, O. Savinkin, T. Britayev, D. Pavlov. Benthic

fauna of the Bay of Nhatrang, southern Vietnam,

Moscow: KMK Scientific Press, 2007, 235.

10. D. Handayani, R. Ornando. Rustini, Antimicrobial

Activity Screening of Symbiotic Fungi from Marine

Sponge Petrosia nigrans collected from South Coast

of West Sumatera Indonesia, International Journal of

Pharmacognosy and Phtochemical research, 2016,

8(4), 623-625.

11. M. P. Sobolevskaya, E. V. Leshchenko, P. T. H.

Trinh, V. A. Denisenko, S. A. Dyshlovoy, N. N.

Kirichuk, Y. V. Khudyakova, N. Y. Kim, D. V.

Berdyshev, E. A. Pislyagin, A. S. Kuzmich, A. V.

Gerasimenko, R. S. Popov, G. V. Amsberg, A. S.

Antonov, S. S. Afiyatullov. Pallidopenillines:

Polyketides from the alga-derived fungus Penicillium

thomii Maire KMM 4675, Journal of natural

products, 2016, 79(12), 3031-3038.

12. E. G. Lyakhova, S. A. Kolesnikova, A. I. Kalinovsky,

D. V. Berdyshev, E. A. Pislyagin, A. S. Kuzmich, R.

S. Popov, P. S. Dmitrenok, T. N. Makarieva , V. A.

Stonik Lissodendoric Acids A and B, manzamine-

related alkaloids from the far eastern sponge

Lissodendoryx florida, Organic letters, 2017, 19(19),

5320-5323.

13. T. J. White, T. Bruns, S. Lee, J. Taylor. Amplification

and direct sequencing of fungal ribosomal RNA

genes for phylogenetics, PCR protocols: a guide to

methods and applications, 1990, 18(1), 315-322.

14. M. A. Artasasta, A. D. Yanwirasti, S. Handayani.

Cytotoxic activity screening of ethyl acetate fungal

extracts derived from the marine sponge Neopetrosia

chaliniformis AR-01, Journal of Applied

Pharmaceutical Science, 2017, 7(12), 174-178.

15. T. Sajeevan. Endophytic fungi isolated from the

marine sponges as a source of potential bioactive

compounds, Journal of Aquatic Biology & Fisheries,

2020, 8, 58-66.

16. Y. M. Lee, H. Li, J. Hong, H. Y. Cho, K. S. Bae, M.

A. Kim, D. K. Kim, J. H. Jung. Bioactive metabolites

from the sponge-derived fungus Aspergillus

versicolor, Archives of pharmacal research, 2010,

33(2), 231-235.

17. P. Wang, J. H. Yu, K. Zhu, Y. Wang, Z. Q. Cheng, C.

S. Jiang, J. G. Dai, J. Wu, H. Zhang Phenolic

bisabolane sesquiterpenoids from a Thai mangrove

endophytic fungus, Aspergillus sp. xy02, Fitoterapia,

2018, 127, 322-327.

18. J. F. Imhoff. Natural products from marine fungi—

Still an underrepresented resource, Marine drugs,

2016, 14(1), 19.

19. H. Shin, B. K. Choi, P. T. H. Trinh, H. S. Lee, J.

Kang, T. T. T. Van, H. S. Lee, J. Lee, Y. J. Lee, J.

Lee. Suppression of RANKL-Induced

osteoclastogenesis by the metabolites from the

marine fungus Aspergillus flocculosus isolated from

a sponge Stylissa sp., Marine drugs, 2018, 16(1), 14.

20. P. T. H. Trinh, P. Q. Tien, N. T. D. Ngoc, B. M. Ly,

T. T. T. Van. Isolation and screening marine fungi

with antimicrobial activity from samples collected in

Nha Trang bay, Viet Nam, J. Biotechnol., 2018,

16(1), 181-187.

21. Phan Thị Hoài Trinh, Trần Thị Thanh Vân, Ngô Thị

Duy Ngọc, Cao Thị Thúy Hằng, Lê Thị Hoa, Đinh

Thành Trung, Huỳnh Hoàng Như Khánh, Lê Đình

Hùng. Đánh giá hoạt tính kháng sinh và chống oxy

hóa của một số chủng vi nấm phân lập ở vùng biển

Nha Trang, Tạp chí sinh học, 2019, 41(2se1 & 2se2),

409-417.

Liên hệ: Phan Thị Hoài Trinh

Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2 Hùng Vương, Nha Trang, Khánh Hòa 65000, Việt Nam

E-mail: [email protected], Tel.: +84- 902793684.