Top Banner
Với mục tiêu phát triển 10.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vào năm 2020 và tạo môi trường tốt nhất để DN đầu tư và phát triển cả về chất và lượng, tỉnh Lâm Đồng đã đặt trọng tâm vào hỗ trợ và gỡ khó khăn, dốc sức vì doanh nghiệp với một tầm nhìn mới. VĂN HÓA - XÃ HỘI Sức trẻ trên những công trình thanh niên TRANG 4 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Kiểm soát hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản thực phẩm TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4820 - THỨ TƯ, NGÀY 28/6/2017 Các đoàn viên, thanh niên Đoàn cơ sở Điện lực Lâm Đồng thực hiện Công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê”. TRANG 5 NHỚ LỜI BÁC DẠY Rừng Tôn K’Long đang “rỉ máu” TRANG 7 KINH TẾ Nguồn vốn VnSAT hỗ trợ nông dân tái canh cà phê TRANG 3 TRANG 2 TRANG 3 Biết tên từng đứa nhỏ trong thôn, những Rơ Ông Ha Tung, K’ Lê, nhớ chúng học lớp mấy, trường nào; nhớ diện tích đất của từng hộ trong thôn, nhà Rơ Ông Ha Tẻh trồng cây gì, nhà K’ Glưng nuôi con gì; nhớ các già làng trong thôn bao nhiêu tuổi, được hỗ trợ như thế nào… Đó là một phần trong công việc hàng ngày của người phụ nữ có cái tên rất đẹp - Huỳnh Thị Tố Nga, ở thôn Buôn Chuối, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà. Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: Mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải là “quan” nhân dân. BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ TỈNH HÀ TÂY NGÀY 10/2/1967, SĐD, T.12, TR. 221-222. TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG” Cô “Nga chi bộ” và Buôn Chuối ấm no Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị trấn Liên Nghĩa Gỡ khó cho doanh nghiệp - từ “tâm” đến “tầm” Góp sức trẻ đưa doanh nghiệp phát triển và hội nhập ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH KHỐI DOANH NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG KHÓA V, NHIỆM KỲ 2017 - 2022 Ngày 27/6, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng gồm các ông: Nguyễn Tạo - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Lâm Đồng và Triệu Thế Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có buổi tiếp xúc với cử tri thị trấn Liên Nghĩa. Tại buổi tiếp xúc, ông Triệu Thế Hùng đã báo cáo nhanh những kết quả của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV vừa được diễn ra; một số hoạt động của Quốc hội và thông tin khái quát tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm của tỉnh. Đa số cử tri thị trấn Liên Nghĩa đã bày tỏ vui mừng với những kết quả kỳ họp Quốc hội vừa qua đã đạt được. Đồng thời, người dân cũng nêu một số kiến nghị như: Quy hoạch vòng xoay Liên Khương chậm triển khai; từ ngày làm đường quốc lộ đến nay, cứ mưa đến là quốc lộ 20 lại bị ngập, đường sá nhếch nhác; cần có kế hoạch quản lý và sử dụng đất cụ thể, nhất là diện tích đất sản xuất công nghệ cao trên địa bàn huyện. Ngoài ra, nhiều ý kiến của người dân cũng quan tâm tới chế độ của người có công; vấn đề thu phí quốc lộ 20 tới bao giờ mới xong? Đường cao tốc mới làm chưa lâu nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng, cấn phải có kế hoạch tu sửa; cần có quy định thống nhất trong cả nước về việc treo cờ Tổ quốc; tình trạng phá rừng tại Núi Voi vẫn diễn ra… Một số ý kiến tại buổi tiếp xúc đã được lãnh đạo địa phương giải trình; các ý kiến khác đã được Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp thu, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. T.VŨ BẢO LỘC: Tặng giấy khen cho các gia đình văn hóa tiêu biểu Những năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã được cấp ủy, chính quyền ở TP Bảo Lộc quan tâm chỉ đạo và được đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Tại đây, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng, trật tự - an toàn xã hội. Các gia đình văn hóa đã gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, các gia đình văn hóa còn thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương, các hương ước, quy ước tại cộng đồng. Ghi nhận những đóng góp tích cực của các gia đình trong việc phát huy mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, trong gia đình, sáng 26/6, UBND TP Bảo Lộc đã tặng giấy khen 9 gia đình có thành tích xuất sắc trong xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn. TRỊNH CHU
8

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH KHỐI DOANH …baolamdong.vn/upload/others/201706/24773_BLD_ngay_28.6.2017.pdf · cáo nhanh những kết quả của kỳ

Aug 29, 2019

Download

Documents

trandiep
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH KHỐI DOANH …baolamdong.vn/upload/others/201706/24773_BLD_ngay_28.6.2017.pdf · cáo nhanh những kết quả của kỳ

Với mục tiêu phát triển 10.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vào năm 2020 và tạo môi trường tốt nhất để DN đầu tư và phát triển cả về chất và lượng, tỉnh Lâm Đồng đã đặt trọng tâm vào hỗ trợ và gỡ khó khăn, dốc sức vì doanh nghiệp với một tầm nhìn mới.

VĂN HÓA - XÃ HỘISức trẻ trên những

công trình thanh niênTRANG 4

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTKiểm soát hóa chất,

thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản thực phẩm

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4820 - THỨ TƯ, NGÀY 28/6/2017

Các đoàn viên, thanh niên Đoàn cơ sở Điện lực Lâm Đồng thực hiện Công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê”. TRANG 5

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Rừng Tôn K’Long đang “rỉ máu”

TRANG 7

KINH TẾNguồn vốn VnSAT hỗ trợ nông dân tái canh cà phê

TRANG 3

TRANG 2

TRANG 3

Biết tên từng đứa nhỏ trong thôn, những Rơ Ông Ha Tung, K’ Lê, nhớ chúng học lớp mấy, trường nào; nhớ diện tích đất của từng hộ trong thôn, nhà Rơ Ông Ha Tẻh trồng cây gì, nhà K’ Glưng nuôi con gì; nhớ các già làng trong thôn bao nhiêu tuổi, được hỗ trợ như thế nào… Đó là một phần trong công việc hàng ngày của người phụ nữ có cái tên rất đẹp - Huỳnh Thị Tố Nga, ở thôn Buôn Chuối, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà.

Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: Mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải là “quan” nhân dân.BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ TỈNH HÀ TÂY NGÀY 10/2/1967,

SĐD, T.12, TR. 221-222.

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Cô “Nga chi bộ” và Buôn Chuối ấm no

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị trấn Liên Nghĩa

Gỡ khó cho doanh nghiệp - từ “tâm” đến “tầm”

Góp sức trẻ đưa doanh nghiệp phát triển và hội nhập

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH KHỐI DOANH NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG KHÓA V, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

Ngày 27/6, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng gồm các ông: Nguyễn Tạo - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Lâm Đồng và Triệu Thế Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có buổi tiếp xúc với cử tri thị trấn Liên Nghĩa.

Tại buổi tiếp xúc, ông Triệu Thế Hùng đã báo cáo nhanh những kết quả của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV vừa được diễn ra; một số hoạt động của Quốc hội và thông tin khái quát tình hình kinh

tế - xã hội 6 tháng đầu năm của tỉnh.Đa số cử tri thị trấn Liên Nghĩa đã bày tỏ vui

mừng với những kết quả kỳ họp Quốc hội vừa qua đã đạt được. Đồng thời, người dân cũng nêu một số kiến nghị như: Quy hoạch vòng xoay Liên Khương chậm triển khai; từ ngày làm đường quốc lộ đến nay, cứ mưa đến là quốc lộ 20 lại bị ngập, đường sá nhếch nhác; cần có kế hoạch quản lý và sử dụng đất cụ thể, nhất là diện tích đất sản xuất công nghệ cao trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, nhiều ý kiến của người dân cũng quan

tâm tới chế độ của người có công; vấn đề thu phí quốc lộ 20 tới bao giờ mới xong? Đường cao tốc mới làm chưa lâu nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng, cấn phải có kế hoạch tu sửa; cần có quy định thống nhất trong cả nước về việc treo cờ Tổ quốc; tình trạng phá rừng tại Núi Voi vẫn diễn ra…

Một số ý kiến tại buổi tiếp xúc đã được lãnh đạo địa phương giải trình; các ý kiến khác đã được Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp thu, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

T.VŨ

BẢO LỘC: Tặng giấy khen cho các gia đình văn hóa tiêu biểu

Những năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã được cấp ủy, chính quyền ở TP Bảo Lộc quan tâm chỉ đạo và được đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Tại đây, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng, trật tự - an toàn xã hội.

Các gia đình văn hóa đã gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, các gia đình văn hóa còn thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương, các hương ước, quy ước tại cộng đồng.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của các gia đình trong việc phát huy mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, trong gia đình, sáng 26/6, UBND TP Bảo Lộc đã tặng giấy khen 9 gia đình có thành tích xuất sắc trong xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn.

TRỊNH CHU

Page 2: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH KHỐI DOANH …baolamdong.vn/upload/others/201706/24773_BLD_ngay_28.6.2017.pdf · cáo nhanh những kết quả của kỳ

2 THỨ TƯ 28 - 6 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Từng kinh qua đủ các vị trí, từ dân số, công tác phụ nữ, khuyến nông, phó thôn và 10 năm

nay, cô “Nga chi bộ” là tên mọi người gọi người phụ nữ đầy nhiệt tình này.

Người phụ nữ “nhập cư” và cái giếng nước của già làng K’ Tôn Ha ChoòngLần theo trí nhớ, già làng K’ Tôn

Ha Choòng, một trong hai người già nhất thôn Buôn Chuối kể lại về lịch sử mảnh đất quê. Ở tuổi 87, già làng đã trải qua bao thăng trầm, cùng với thăng trầm của cái buôn K’Ho nhỏ này. Sinh ra ở đây, lớn lên đất này, già và bà con trong buôn đã từng bị “dồn dân lập ấp” thời Mỹ - Nguỵ, rời cái nhà, cái rẫy ông bà để lại. Ra đi rồi lại trở về, đất nước hòa bình, già và bà con lại lục tục trở về buôn cũ, nhận lại cái vườn, nền nhà. Những ngày tháng ấy, Buôn Chuối nghèo, cái đói lẩn khuất trên từng bếp lửa, trên mỗi gương mặt của đám trẻ trong thôn. Cả thôn không có một cái giếng nước nào, ăn uống, tắm giặt gì cũng múc nước từ cái bầu nước đầu thôn, các bệnh ghẻ lở, đau bụng thường xuyên xảy ra, nhất là với đám trẻ.

“Ấy, giếng nước của già là cái giếng đầu tiên trong thôn, cô Nga lên vận động già đào giếng, lại tặng già cái cổ giếng với sân giếng. Giờ cả nhà vẫn xài cái giếng đó đó”, câu chuyện của chúng tôi với già làng Ha Choòng quay lại với chuyện cô Nga. Có thể nói, cái giếng của già làng Ha Choòng đã mở đầu mối duyên của người phụ nữ miền biển với xứ núi cao nguyên.

Vốn là thợ điện xe ô tô của Nhà máy đại tu ô tô Khánh Hòa, những lần theo đoàn xe rong ruổi lên những con đèo Lâm Đồng thử xe, cô Huỳnh Thị Tố Nga mê mẩn những vầng đất màu mỡ cao nguyên. Vậy là khi nhà máy giải thể, năm 1998, cô Nga rời phố biển Nha Trang, lên Mê Linh mua đất với mục tiêu làm kinh tế trang trại. Cô kể lại, bầu nước của cả thôn nằm ngay dưới dốc chân trang trại, thấy đám trẻ con ghẻ lở thường xuyên, tắm giặt ăn uống, thậm chí trâu bò cũng đều dùng nước từ hộc, cô suy nghĩ tới việc cần giúp bà con làm quen với nước giếng hợp vệ sinh. Vậy là cô tìm đến già làng K’ Tôn Ha Choòng, hỏi già có biết làm giếng không và tặng già cái cổ giếng cùng với sân giếng. Thế là một già, một trẻ, một Kinh, một K’Ho đã hợp sức để cho ra đời chiếc giếng đầu tiên của thôn Buôn Chuối. Chiếc giếng thứ hai chính là chiếc giếng của nhà cô Nga, dùng để mọi người trong thôn tới lấy nước về xài. Dùng nước sạch, thấy được hiệu quả từ giếng, bà con trong thôn, từ nhiều

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Cô “Nga chi bộ” và Buôn Chuối ấm noBiết tên từng đứa nhỏ trong thôn, những Rơ Ông Ha Tung, K’ Lê, nhớ chúng học lớp mấy, trường nào; nhớ diện tích đất của từng hộ trong thôn, nhà Rơ Ông Ha Tẻh trồng cây gì, nhà K’ Glưng nuôi con gì; nhớ các già làng trong thôn bao nhiêu tuổi, được hỗ trợ như thế nào… Đó là một phần trong công việc hàng ngày của người phụ nữ có cái tên rất đẹp - Huỳnh Thị Tố Nga, ở thôn Buôn Chuối, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà.

nguồn đã tự đào giếng cho gia đình. Giờ, Buôn Chuối đã “giếng hóa”, nhắc tới cảnh cũ buổi chiều cả đám con nít xuống hộc tắm bên cạnh những bà mẹ múc nước nấu cơm, trẻ con trong thôn nghe như chuyện cổ tích.

Chỉ từ cái giếng của già Ha Choòng, từ ánh mắt thơ ngây của đám trẻ gầy gò, cô Nga đã trở thành “người vác tù và hàng tổng”, không đơn thuần làm nông dân như mục tiêu ban đầu.

Vào Đảng chỉ để phục vụ bà conTrở thành nông dân thôn Buôn

Chuối, mới vừa bén rễ trên đất mới, xã Mê Linh đã động viên cô Nga tham gia công tác xã hội. Từ làm hội phụ nữ, cán bộ khuyến nông, phó thôn Buôn Chuối…, ở vai trò nào, tính cách năng nổ, nhiệt tình của người phụ nữ xứ biển cũng thu hút được mọi người.

“Năm 2002 tôi là phó thôn, phải nói Buôn Chuối nghèo ghê lắm, thanh niên trong thôn ít chịu phấn đấu. Tôi đã cùng đoàn thanh niên động viên, hướng dẫn các em, các cháu đi học. Từ đó tới giờ đã có 7 thanh niên Buôn Chuối đi học trung cấp nông nghiệp, các em đều phát triển tốt cả, có 2 em đã trở thành đảng viên do chính tay tôi dìu dắt” - cô Nga chia sẻ.

Điều lạ là cô Nga tới khi rời cuộc đời công nhân vẫn chưa phải đảng viên. Vui vẻ trong vai trò một người công nhân, rồi trở thành nông dân, cô làm mọi việc bằng sự say mê đơn giản. Tới năm 2005, cô bảo, Bí thư Đảng ủy xã có chia sẻ, cô nên phấn đấu vào Đảng để phục vụ bà con tốt hơn. Nghĩ ngợi chán, cô Nga xác định tinh thần và ở tuổi 42, nông dân Huỳnh Thị Tố Nga trở thành đảng viên Đảng Cộng sản, sinh hoạt tại chi bộ ghép thôn

Cô Nga trong vườn mát mát cùng bà con. Ảnh: D.Quỳnh

theo đúng kỹ thuật. Bà K’Glưng cười: “Nhà tôi có

gần 1,5 sào, trồng lúa được 20 bao to, nhà không phải mua gạo ăn. Cô Nga họp bà con, yêu cầu không được bán phân, ai bán phân sẽ không cấp phân bón nữa nên giờ cả thôn ai cũng đủ gạo ăn, không còn đói nữa”.

Đủ ăn, giờ phải nghĩ tới chuyện thoát nghèo. Cô Nga tìm hiểu, thấy trồng cây chanh dây cho kinh tế khá, kỹ thuật và mức đầu tư phù hợp với bà con. Vậy là cô về động viên bà con tái canh cà phê, chặt bỏ những gốc cà phê già cỗi để trồng lại cây mới. Cây chanh dây trồng thành dàn ngay trên diện tích cà phê, trong thời gian chờ cà phê kết trái, chanh dây cho quả là gia đình có thu nhập, đồng thời cà phê có cây che bóng. Quả thật, ngắm vườn chanh dây lúc lỉu, phủ trái trên những gốc cà phê xanh tốt mới thấy tâm huyết của người bí thư chi bộ. Giống chanh dây Úc trái ngọt, vỏ dày giá cao này cũng do cô Nga tìm mua cho bà con. Khi có trái cô tìm mối bán, có sâu bệnh gì là có

8 và thôn Buôn Chuối. Năm 2007, cô trở thành Bí thư chi bộ từ đó tới nay, với chi bộ Buôn Chuối độc lập. Cô cười: “Người khác vào Đảng ra sao tôi không rõ chứ tôi vào Đảng chỉ với mục tiêu phục vụ bà con”. Quả thật, trở thành đảng viên, nắm được chủ trương của Đảng, cô Nga thực sự có “bệ đỡ” đồng hành trong việc phục vụ cộng đồng.

Với thôn Buôn Chuối, đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là chuyện thoát nghèo. Vì vậy, với tư cách một người nông dân sản xuất giỏi, cô Nga cũng là đầu tàu hướng dẫn bà con trong việc sản xuất lúa, cà phê, chanh dây… xóa đói giảm nghèo. Đầu tiên là lo cho cái bụng của bà con. 100 hộ dân tộc K’Ho Buôn Chuối có trên 11 ha lúa nước ven khe suối, chia mỗi hộ canh tác cũng đủ thóc ăn quanh năm. Nhưng trước đây, lúa được trồng theo kiểu bỏ thí, lên bao nhiêu thì lên, phân bón do nhà nước cấp đem đổi thành rượu, đồ ăn nên cái đói vụ nọ chồng lên vụ kia. Cô Nga kiên quyết yêu cầu bà con không được bán phân, phải dùng phân bón để bón cho lúa

mặt ngay để hướng dẫn xử lý. Ngoài trồng trọt trong gia đình,

bà con Buôn Chuối còn có việc làm từ các công ty đóng trên địa bàn. Cô Nga bảo, thôn có 7 trại heo, 2 công ty nông nghiệp thường xuyên cần công nhân. Và cô cùng ông trưởng thôn gần như thành “điều phối viên lao động”, mỗi khi công ty cần người là gọi, cô nắm được ai bận rộn, ai rảnh rang để “điều quân” cho công ty. Thường xuyên mỗi ngày, công ty cần từ 50 - 70 lao động và luôn ưu tiên người Buôn Chuối.

Có đất, có việc làm, Buôn Chuối giờ hết đói. Và cũng giống chuyện làm giếng, cô Nga tìm mọi nguồn hỗ trợ dù nhỏ nhất để xây nhà nên hiện giờ, cả Buôn Chuối không còn nhà tạm, 100% bà con ở trong những ngôi nhà xây sạch sẽ, an toàn. Cô Nga khoe, năm 2017 có 10 hộ ký cam kết xóa nghèo, niềm vui rất lớn của cô và của toàn thôn.

Để có được như ngày hôm nay, cô Nga chia sẻ, mình phải là người trong cuộc. Bà con người dân tộc có nhiều phong tục tập quán riêng, phải tìm hiểu để biết tính cách, tâm tư mới dễ làm công tác tuyên truyền. Cô cũng phối hợp chặt chẽ với các chức sắc tôn giáo để vận động bà con giảm uống rượu chăm lao động, giảm hủ tục, ăn ở vệ sinh… Cũng bởi vậy, già làng coi cô như con cháu trong nhà, bà con trong thôn coi cô như người trong họ. Bản thân cô Nga cũng là nông dân sản xuất giỏi với 2 sào nhà kính trồng hoa đồng tiền, trồng thêm bơ và đương quy, thu nhập mỗi năm cũng được 300 triệu đồng. Cô bảo, muốn bà con trồng cây gì tôi sẽ trồng trước, nếu tốt sẽ chuyển giao kỹ thuật cho bà con. Mình thiệt hại thì không sao chứ với bà con là rất ảnh hưởng, phải cẩn thận.

Chị Phạm Thị Phúc - Bí thư Huyện ủy Lâm Hà cũng rất yêu mến người bí thư chi bộ thôn. Chị bảo, cô Nga là một bí thư rất tâm huyết, một đảng viên xuất sắc, một nhân tố không thể thiếu trong sự vươn lên của Buôn Chuối hôm nay.

Rời mảnh đất Buôn Chuối, chúng tôi giữ mãi hình ảnh người phụ nữ xông xáo, nhiệt tình, nhớ cái cầm tay thân thiết của già làng Ha Choòng với cô, nhớ tiếng chào của đám trẻ với bà Nga. Người đảng viên Huỳnh Thị Tố Nga, giữa đất Buôn Chuối, thôn dân tộc đầy khó khăn của Lâm Hà, đã sống xứng đáng với vai trò của mình như tâm nguyện từ lần đầu tiên trên những nẻo đèo Tây Nguyên: “Tôi thấy đất đai ở đây đẹp quá, giàu có quá, phải sống làm sao để xứng đáng với những gì thiên nhiên trao tặng”.

Ghi chép DIỆP QUỲNH

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến (thứ hai, trái qua) thăm vườn hoa đồng tiền của cô Nga. Ảnh: D.Quỳnh

Page 3: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH KHỐI DOANH …baolamdong.vn/upload/others/201706/24773_BLD_ngay_28.6.2017.pdf · cáo nhanh những kết quả của kỳ

3 THỨ TƯ 28 - 6 - 2017KINH TẾ

Những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành 2 nghị quyết đặc biệt quan trọng

với sự phát triển của DN, là Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết 35/NQ-CP về phát triển DN đến năm 2020. Sự ra đời cũng như quá trình triển khai của hai nghị quyết quan trọng cho thấy sự quyết liệt từ phía Chính phủ và trở thành động lực lớn trong việc tạo chuyển biến tích cực cho nền kinh tế. Nếu như Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được triển khai và trở thành “thương hiệu” của Chính phủ để cải thiện môi trường kinh doanh những năm qua thì Nghị quyết 35 lại được xem là “luồng gió mới” đối với cộng đồng DN. Nhận thức và nắm bắt kịp thời những điều đó, tỉnh Lâm Đồng vẫn tiếp tục đặt mục tiêu cao hơn, toàn diện hơn, nhưng đi kèm đó là khó khăn hơn, đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các bên.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Trọng Ánh Đông cho biết: Lâm Đồng trong 6 tháng đầu năm thành lập mới 521 doanh nghiệp, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, tổng số vốn đăng ký trên 2.800 tỷ đồng. Qua đó, nâng tổng DN toàn tỉnh lên trên 6.000 đơn vị hoạt động ở nhiều lĩnh vực với tổng số vốn điều lệ trên 47.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, số DN đăng ký giải thể và tạm ngưng hoạt động lại tăng so với cùng kỳ (62 DN giải thể, tăng 53,8% và 153 DN tạm ngưng hoạt động, tăng 25,6%). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2016 giảm 6 bậc so với năm 2015, tình hình thu hút

Gỡ khó cho doanh nghiệp - từ “tâm” đến “tầm”Với mục tiêu phát triển 10.000 doanh nghiệp (DN) đăng ký kinh doanh vào năm 2020 và tạo môi trường tốt nhất để DN đầu tư và phát triển cả về chất và lượng, tỉnh Lâm Đồng đã đặt trọng tâm vào hỗ trợ và gỡ khó khăn, dốc sức vì DN với một tầm nhìn mới.

đầu tư có cải tiến tích cực nhưng không như kỳ vọng, thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến DN, nhà đầu tư chuyển biến chậm nên trước tình hình này Lâm Đồng xác định mục tiêu chiến lược là gỡ khó, hỗ trợ tối đa cho DN.

Ông Phạm Nguyễn Ngọc Duy - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân trẻ Lâm Đồng chia sẻ: Để gỡ khó cho DN là cả một quá trình và cần sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các bên, các ngành có liên quan. Từ thực tế 3 năm gần đây, cộng đồng DN cũng đã nhận thấy tâm huyết của lãnh đạo tỉnh trong việc hỗ trợ DN và cải thiện môi trường đầu tư tốt, tuy nhiên với những hạn chế nhìn nhận thẳng thắn thì cũng cần đưa việc tìm kiếm giải pháp gỡ khó, hỗ trợ DN lên một vị trí xứng tầm hơn. Cộng đồng DN vẫn đang kỳ vọng rất nhiều vào các giải pháp hỗ trợ, những động thái quyết liệt của các ngành để có

một kết quả “sáng” hơn trong thời gian tiếp theo.

Còn ông Phan Thanh Sang cho rằng: Vấn đề đất, thuế thuê đất, cách thức tiếp cận các quỹ đất cũng cần được quan tâm, vì thực tế nhiều DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề này khi một số quy định từ Chính phủ thay đổi. Nông nghiệp công nghệ cao vẫn được xem là “điểm nhấn” của nền kinh tế, tuy nhiên DN vẫn còn nhiều khúc mắc ở vay vốn, tiếp cận giống tốt và thuế nhập các phế phẩm sinh học, thiên địch hỗ trợ nông nghiệp sạch. Các DN, đặc biệt là các DN mới thành lập cũng kỳ vọng hơn nữa vào sự hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của tỉnh, dốc sức vì DN trong tầm nhìn mới. Từ đó xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, thông thoáng, tạo thuận lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Ông Nguyễn Xuân Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng cho hay: Đề án hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 chính thức được ban hành, đây sẽ là “đòn bẩy” hỗ trợ các ý tưởng kinh doanh mới, các DN trẻ phát huy tối đa khả năng và thể hiện sự đồng hành của tỉnh đối với DN.

Trước đó, căn cứ Nghị quyết số 19 của Chính phủ, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành kế hoạch nhằm triển khai mạnh mẽ, toàn diện và quyết liệt công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh 2017 với mục tiêu tạo đột phá mà trong đó “tháo gỡ khó khăn cho DN” là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Cũng

tại kế hoạch hành động này, từng nhiệm vụ cụ thể, giải pháp mới đã được chỉ đạo đến từng sở, ngành, đơn vị trong toàn tỉnh để phối hợp thực hiện, tạo hiệu quả thực sự trong năm 2017 và tầm nhìn đến năm 2020.

Mới đây, hội nghị đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo tỉnh và DN, hợp tác xã năm 2017, được đánh giá có quy mô nhất, cởi mở nhất từ trước đến nay. Nhiều DN đã nêu cụ thể từng khó khăn đối với DN mình nói riêng và cộng đồng DN nói chung. Qua đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt thể hiện quyết tâm của lãnh đạo tỉnh đối với các vấn đề của DN đang gặp phải. Cụ thể, Chủ tịch chỉ đạo: “Tôi đề nghị thay vì tổ chức một năm một lần thì cần phải thay đổi, tổ chức thường xuyên hoạt động đối thoại với DN trong thời gian tới để nắm bắt kịp thời khó khăn, nguyện vọng của DN, từ đó có giải pháp nhanh chóng để gỡ khó cho DN. Các cấp, các ngành xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, tạo điều kiện tối ưu cho DN, hơp tác xã trên địa bàn tỉnh hoạt động thuận lợi, có hiệu quả, những chính sách không còn phù hợp thì đề xuất, điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi tối đa cho DN. Khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch… còn rất nhiều câu chuyện và những vấn đề cần làm ngay, các sở, ngành phải quyết liệt, thật quyết liệt để hỗ trợ doanh nghiệp, đạt được các chỉ tiêu mà tỉnh đặt ra và kỳ vọng của doanh nghiệp”.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp - rút ngắn khoảng cách từ chủ trương đến thực tế đang là vấn đề mà Lâm Đồng đẩy mạnh thực hiện. Hy vọng với những bước đi mới, tầm nhìn mới, dốc sức vì doanh nghiệp và được đặt ở vị trí xứng đáng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mọi “nút thắt” sẽ sớm được tháo gỡ.

DIỄM THƯƠNG

Việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tiếp theo.

Ảnh: D.Thương

Nông dân tham quan mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê tại huyện Di Linh. Ảnh: Bích Hiền

Sau nhiều năm khai thác, cùng những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng

nóng, khô hạn, sâu bệnh… nhiều diện tích cà phê đã bị già cỗi, thoái hóa, năng suất kém, cần phải được cải tạo, thay thế. Thời gian qua, nhà nước và ngành nông nghiệp đã có nhiều giải pháp hỗ trợ giống, vốn cho nông dân tái canh cà phê. Hiện tại, cùng với các nguồn vốn cho vay thông thường, có thêm một nguồn

Nguồn vốn VnSAT hỗ trợ nông dân tái canh cà phê Dự án Phát triển cà phê bền vững tại Lâm Đồng (VnSAT) đã và đang tổ chức nhiều hoạt động về tập huấn kỹ thuật, chứng nhận vườn ươm đạt chuẩn, thành lập các tổ chức nông dân, và hiện nguồn vốn tín dụng của dự án đang được các ngân hàng mở rộng cho nông dân vay tái canh cà phê.

vốn tín dụng của Dự án Phát triển cà phê bền vững (VnSAT), đang được các ngân hàng mở rộng cho vay đến các hộ nông dân vùng Tây Nguyên. Đây là nguồn vốn do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ (cho Dự án chuyển

đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam), được Chính phủ giao Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) quản lý, và thông qua các ngân hàng bán lẻ gồm Agribank, Vpbank, Coopbank, Techcombank

đưa đến các hộ nông dân tại Lâm Đồng. Nguồn vốn này nhằm hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình tại các vùng quy hoạch (dự án phát triển cà phê) vay để tái canh cà phê; mức cho vay tối đa hiện tại là 270 triệu đồng/ha (chưa bao gồm hệ thống tưới), và 400 triệu đồng/ha (đã bao gồm hệ thống tưới tiết kiệm); thời hạn cho vay tối đa 9 năm; lãi suất cho vay ở mức dưới 7% trong thời gian ân hạn từ 1-4 năm.

Dự án Phát triển cà phê bền vững (VnSAT) được triển khai tại 5 tỉnh Tây Nguyên với mục tiêu hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, công nghệ canh tác bền vững và tái canh cà phê, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân làm cà phê. Tại Lâm Đồng, dự án được triển khai ở 35 xã thuộc 8 huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đam Rông, Lạc Dương, Đà Lạt. Trong năm qua, dự án đã tích

cực xúc tiến việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, khảo sát, đánh giá, cấp chứng nhận các vườn ươm giống đạt chuẩn, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê bền vững cho các hộ nông dân. Hiện dự án và các ngân hàng trên địa bàn đang mở rộng các hoạt động cho vay vốn (từ nguồn dự án) để tái canh cà phê. Nhiều hộ gia đình đã vay được tiền và thực hiện việc cải tạo, thay thế các vườn cà phê già cỗi, năng suất kém. Tại thôn Hà Lâm, xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, ông Dương Duy Tùng cho biết, gia đình có 1 ha cà phê, tháng 3 vừa rồi, ông đã vay vốn VnSAT từ Ngân hàng Techcombank Lâm Đồng 170 triệu đồng để trồng lại 0,7 ha cà phê đã cỗi; cùng thôn, hộ gia đình anh Lý Thanh Long cũng vay ngân hàng 530 triệu đồng để tái canh 1,4 ha trong tổng số 2,7 ha cà phê vườn nhà. Tại thôn Chiến Thắng, gia đình ông Lê Tất Thọ vay 310 triệu đồng,... XEM TIẾP TRANG 8

Page 4: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH KHỐI DOANH …baolamdong.vn/upload/others/201706/24773_BLD_ngay_28.6.2017.pdf · cáo nhanh những kết quả của kỳ

4 THỨ TƯ 28 - 6 - 2017 ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH KHỐI DOANH NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG KHÓA V, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

Bên cạnh những đóng góp thiết thực trong hoạt động chuyên môn, tuổi trẻ Công ty Xăng dầu Lâm Đồng còn tích cực, chủ

động có ý thức và trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Anh Lưu Nam Quang - Bí thư Đoàn cơ sở Công ty Xăng dầu Lâm Đồng cho biết: “Hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên trong toàn công ty luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc công ty và của Đoàn khối Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng cũng như nhận được sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức đoàn thể khác trong công ty. Bởi vậy hoạt động Đoàn diễn ra rất sôi nổi và hiệu quả”.

Trong nhiều năm qua, Đoàn cơ sở Công ty Xăng dầu Lâm Đồng đã tham gia tích cực vào các chương trình do Đoàn cấp trên phát động. Song song với đó, Đoàn cơ sở Công ty còn chủ động trong các hoạt động như thực hiện công trình thanh niên trồng cây xanh tại các cửa hàng xăng dầu trực thuộc. Đây là hoạt động mang ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của ĐVTN trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và giá trị của việc trồng cây, chăm

Khẳng định vai trò xung kích của tuổi trẻ90 ĐVTN tham gia sinh hoạt tại 4 chi đoàn trực thuộc trong toàn tỉnh; đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Đoàn cơ sở Công ty Xăng dầu Lâm Đồng (Petrolimex Lâm Đồng) là lực lượng xung kích trong mọi hoạt động của công ty. Bên cạnh những con số trong nhiệm vụ kinh doanh, nhiều năm Đoàn cơ sở Công ty Xăng dầu Lâm Đồng còn vững mạnh trên nhiều mặt, nhất là các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội.

Đoàn viên, thanh niên trong khối Doanh nghiệp tỉnh là công nhân, viên chức, người lao động trong nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau, như

doanh nghiệp nhà nước; công ty cổ phần có vốn nhà nước; công ty cổ phần không có vốn nhà nước; công ty TNHH một thành viên; công ty liên doanh với nước ngoài. Thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong khối đã bám sát yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các doanh nghiệp để chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền giao cho Đoàn thanh niên đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên. Qua đó, tạo môi trường thực tiễn để đoàn viên, thanh niên khẳng định vai trò xung kích trong lao động sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, các cơ sở đoàn trực thuộc đã chủ động đảm nhận, triển khai thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, các chương trình, đề án. Qua đó, huy động thanh niên góp sức trẻ thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong tình hình mới. Ngoài ra, các cơ sở đoàn trực thuộc cũng đã thường xuyên tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên ra sức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu khoa học công nghệ, trau dồi năng lực công tác…

Các đoàn viên, thanh niên khối Doanh nghiệp tỉnh cũng đã tích cực hưởng ứng và thực hiện hiệu quả phong trào “Sáng tạo trẻ”. Trong những năm qua, đoàn viên, thanh niên các đơn vị trong khối Doanh nghiệp đã thực hiện được 412 đề tài, sáng kiến, giải pháp và 267 công trình, phần việc thanh niên phục vụ cho công tác chuyên môn. Nhiều đề tài, sáng kiến của đoàn viên, thanh niên đã và đang áp dụng đạt hiệu quả thiết thực, góp phần giảm chi phí đầu tư,

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Lâm Đồng là tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc Đoàn khối Doanh nghiệp tỉnh. Hiện nay,

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Lâm Đồng có 13 chi đoàn trực thuộc với tổng số 385 đoàn viên, thanh niên, chiếm tỉ lệ 37,6% trên tổng số cán bộ, công nhân viên toàn Công ty. Anh Hoàng Sĩ Khánh - Bí thư Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Lâm Đồng cho biết, thời gian qua, các đoàn viên, thanh niên trong đơn vị luôn ý thức được rằng, công trình thanh niên là phương thức hoạt động do các tổ chức đoàn tổ chức thực hiện nhằm tạo môi trường để đoàn viên, thanh niên tham gia những việc làm thiết thực; góp phần cùng địa phương, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị, khẳng định vai trò xung kích tình nguyện của tổ chức Đoàn. Qua đó, giúp đoàn viên, thanh niên rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, ý thức vì tập thể, cộng đồng. Vì vậy, các đoàn viên, thanh niên trong công ty luôn tích cực, trách nhiệm và tự giác để thực hiện phần việc, công trình thanh niên trên địa bàn toàn tỉnh.

Chương trình “Thắp sáng đường quê” là một công trình thanh niên tiêu biểu mà tuổi trẻ Công ty Điện lực Lâm Đồng thực hiện trong thời gian qua. Đây là công trình lắp điện chiếu sáng cho các vùng nông thôn trong tỉnh. Thời gian qua, tuổi trẻ Điện lực Lâm Đồng đã phối hợp thực hiện được hơn 37 km đường điện với tổng số bóng đèn chiếu sáng được lắp đặt là hơn 900 bóng và ước tính hơn 1 ngàn ngày công thực hiện. Một công trình phần việc ý nghĩa nữa mà tuổi trẻ Điện lực Lâm Đồng thực hiện đó là triển khai xây dựng các tuyến phố chiếu sáng tiết kiệm điện tại các xã vùng sâu, vùng xa. Trong các năm từ 2015 đến 2017, Đoàn cơ sở Công ty

Sức trẻ trên những công trình thanh niênThời gian qua, ngoài công tác chuyên môn nghiệp vụ tại đơn vị, tuổi trẻ của Công ty Điện lực Lâm Đồng còn để lại dấu ấn đậm nét trên các công trình thanh niên. Với tinh thần xung kích tình nguyện vì cộng đồng, các đoàn viên, thanh niên Công ty Điện lực Lâm Đồng đã thực hiện nhiều công trình thanh niên có ý nghĩa, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Công ty và chung tay phát triển cộng đồng. Qua đó, xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong quần chúng nhân dân.

bóng đèn tiết kiệm cho hộ gia đình chính sách trên địa bàn. Trong thời gian 2014-2017, Đoàn cơ sở Điện lực Lâm Đồng đã thực hiện việc hướng dẫn sử dụng điện an toàn, sửa chữa điện cơ bản, thay thế bóng đèn tiết kiệm cho hơn 200 hộ gia đình chính sách, hộ gia đình đồng bào có hoàn cảnh khó khăn trong toàn tỉnh. Tổng chi phí vật tư, thiết bị để thực hiện công trình này là hơn 100 triệu đồng. Với công trình này, các đoàn viên, thanh niên đã tự nguyện đóng góp gần 100 ngày công để khảo sát, thi công thực hiện. Bên cạnh đó, tuổi trẻ Điện lực Lâm Đồng với tinh thần xung kích tình nguyện vì cộng đồng đã tích cực tham gia hiến máu nhân đạo, vận động quyên góp xây dựng nhà tình nghĩa, đỡ đầu học sinh khó khăn, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó...

Ngoài ra, những bước chân tình nguyện của các đoàn viên, thanh niên Công ty Điện lực Lâm Đồng cũng đã có mặt ở trên nhiều công trình dân sinh ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa khác trong tỉnh. Qua việc thực hiện các công trình phần việc thanh niên, hình ảnh những đoàn viên, thanh niên trong trang phục bảo hộ lao động làm việc dưới thời tiết khi nắng gắt, khi mưa dầm đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng quần chúng nhân dân. Với các công trình thanh niên, tuổi trẻ Điện lực Lâm Đồng cũng đã góp phần giảm bớt khó khăn cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, chung tay xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

“Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các công trình thanh niên trong việc quy tụ đoàn viên, thanh niên cũng như định hướng hoạt động của các tổ chức đoàn trực thuộc, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động để các chi đoàn trực thuộc thực hiện nhiều công trình thanh niên ý nghĩa hơn nữa. Qua việc thực hiện công trình thanh niên cũng để góp phần vào việc hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Công ty như thực hiện chương trình tiết kiệm điện, thực hiện các nhiệm vụ vì cộng đồng của doanh nghiệp... Qua đây cũng góp phần xây dựng hình ảnh người đoàn viên, công nhân viên ngành điện nói riêng, đoàn viên, thanh niên khối Doanh nghiệp nói chung trong nhân dân, chính quyền, đoàn thể các địa phương...” - anh Hoàng Sĩ Khánh cho biết thêm.

MINH HẢI

Điện lực Lâm Đồng đã triển khai thực hiện xây dựng được 9 tuyến đường chiếu sáng tiết kiệm cho nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Bảo Lâm, Đức Trọng, Lạc Dương... với tổng chiều dài chiếu sáng là 13,4 km. Tổng kinh phí mua sắm vật tư, thiết bị để các đoàn viên, thanh niên thực hiện công trình này là hơn 200 triệu đồng. Đặc biệt, việc khảo sát, thiết kế và tổ chức thi công được thực hiện bởi hơn 500 ngày công do các đoàn viên, thanh niên đóng góp ngoài giờ.

Các đoàn viên, thanh niên của Công ty Điện lực Lâm Đồng cũng đã triển khai chương trình sửa chữa điện cơ bản, thay thế

Tuổi trẻ Điện lực Lâm Đồng để lại dấu ấn trên các công trình thanh niên.

Các đoàn viên, thanh niên Đoàn cơ sở

Điện lựcLâm Đồng thực hiện

Công trình thanh niên “Thắp sáng

đường quê”.

Góp sức trẻ đưa doanh nghiệp phát triển và hội nhậpĐoàn TNCS Hồ Chí Minh khối Doanh nghiệp (Đoàn khối Doanh nghiệp) tỉnh Lâm Đồng là tổ chức Đoàn trực thuộc Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, tập hợp đoàn viên, thanh niên công nhân đang lao động tại 41 doanh nghiệp trong tỉnh. Hiện nay, Đoàn khối Doanh nghiệp tỉnh có 17 đoàn cơ sở, 24 chi đoàn cơ sở với 1.944 đoàn viên. Đoàn khối Doanh nghiệp tỉnh hoạt động với mục tiêu nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, là diễn đàn để đoàn viên, thanh niên thể hiện tinh thần đoàn kết, sáng tạo, xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội; bày tỏ khát vọng và quyết tâm cống hiến sức trẻ, góp phần xây dựng doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao, hội nhập và phát triển bền vững.

Page 5: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH KHỐI DOANH …baolamdong.vn/upload/others/201706/24773_BLD_ngay_28.6.2017.pdf · cáo nhanh những kết quả của kỳ

5 THỨ TƯ 28 - 6 - 2017ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH KHỐI DOANH NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG KHÓA V, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

Khẳng định vai trò xung kích của tuổi trẻ90 ĐVTN tham gia sinh hoạt tại 4 chi đoàn trực thuộc trong toàn tỉnh; đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Đoàn cơ sở Công ty Xăng dầu Lâm Đồng (Petrolimex Lâm Đồng) là lực lượng xung kích trong mọi hoạt động của công ty. Bên cạnh những con số trong nhiệm vụ kinh doanh, nhiều năm Đoàn cơ sở Công ty Xăng dầu Lâm Đồng còn vững mạnh trên nhiều mặt, nhất là các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội.

lý. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ Đoàn tại các chi đoàn còn yếu, không có nhiều kinh nghiệm trong công tác Đoàn. ĐVTN là lao động trực tiếp chiếm hơn 90% và các cửa hàng hoạt động theo ca nên cách thức tổ chức sinh hoạt gặp khó khăn.

Nói về cách thức khắc phục những khó khăn trên, Bí thư Đoàn Công ty Xăng dầu Lâm Đồng chia sẻ: “Các cấp bộ Đoàn đã làm tốt công tác

Đoàn viên,thanh niênĐoàn cơ sởCông ty Xăng dầu Lâm Đồngvề vớibà con nghèoở vùng sâu,vùng xa.

sóc bảo vệ cây xanh và thiết thực đóng góp vào phong trào thi đua “Xanh - sạch - đẹp” của Công ty. Hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt năm 2015 bằng việc chủ động trồng và trang bị hoa cho các cửa hàng xăng dầu trung tâm thành phố Đà Lạt, tham gia dọn dẹp vệ sinh tại các cửa hàng và nâng cao chất lượng phục vụ trong công tác bán lẻ cho du khách trong dịp festival…

Bên cạnh đó, hoạt động từ thiện xã hội cũng là một trong những nội dung thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Đoàn thường xuyên duy trì việc tìm hiểu các hộ gia đình khó khăn và phát động ĐVTN giúp đỡ. Năm 2015, Đoàn công ty đã có các hoạt động thăm và tặng quà cho hơn 30 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Trung tâm Điều trị phong Di Linh. Năm 2016, Đoàn đã về với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại xã nghèo vùng sâu Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương. Hằng năm, các ĐVTN đều tham gia đóng góp 1 ngày lương thực tế và quyên góp quần áo cũ ủng hộ bà con ở xã nghèo Rô Men, huyện Đam Rông, xã Liên Đầm, huyện Di Linh; ủng hộ Quỹ người mắc bệnh hiểm nghèo và Quỹ “Vì người nghèo” với mức thấp nhất 200.000đ. Đóng góp 1 ngày lương cơ bản ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt miền Trung... với mục đích cao đẹp là mang hơi ấm, tình thương và những món quà hảo tâm cho các

tuyên truyền, động viên khích lệ để khẳng định vai trò xung kích của tuổi trẻ trong sự phát triển của công ty, góp phần đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển và ổn định. Thu nhập của người lao động ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Từ đó, tạo động lực cho ĐVTN yên tâm, nhiệt tình trong công tác chuyên môn nghiệp vụ cùng sự năng nổ xung kích trong các hoạt động đoàn thể. Ngoài ra, các cấp bộ Đoàn cũng thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị với chủ đề “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”, “Nhớ về Bác - Lòng ta trong sáng hơn”, các diễn đàn “Đảng với thanh niên, thanh niên với Đảng”... Điều này góp phần nâng cao bản lĩnh, tư tưởng chính trị vững vàng trong lực lượng ĐVTN, tạo nên phong trào thi đua, yêu nước, tinh thần lập thân, lập nghiệp, giúp thế hệ trẻ sống xứng đáng với truyền thống cách mạng của cha ông”.

Bên cạnh đó, các hoạt động về nguồn cũng được Đoàn cơ sở tổ chức đều đặn hàng năm. Đó là cơ hội để các đoàn viên tiếp cận thực tế và thấu hiểu sâu sắc hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc, cũng như những dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của địa phương. Từ đó, tạo động lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, Đoàn giao phó cũng như tạo nguồn hứng khởi để hoàn thành tốt nhiệm vụ của công ty.

Với nhiều đóng góp thiết thực đó, hàng năm Đoàn cơ sở Công ty Xăng dầu Lâm Đồng đều đạt danh hiệu “Vững mạnh xuất sắc” và vinh dự được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen vì có nhiều thành tích trong năm 2016.

HOÀNG MY

Góp sức trẻ đưa doanh nghiệp phát triển và hội nhậpĐoàn TNCS Hồ Chí Minh khối Doanh nghiệp (Đoàn khối Doanh nghiệp) tỉnh Lâm Đồng là tổ chức Đoàn trực thuộc Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, tập hợp đoàn viên, thanh niên công nhân đang lao động tại 41 doanh nghiệp trong tỉnh. Hiện nay, Đoàn khối Doanh nghiệp tỉnh có 17 đoàn cơ sở, 24 chi đoàn cơ sở với 1.944 đoàn viên. Đoàn khối Doanh nghiệp tỉnh hoạt động với mục tiêu nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, là diễn đàn để đoàn viên, thanh niên thể hiện tinh thần đoàn kết, sáng tạo, xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội; bày tỏ khát vọng và quyết tâm cống hiến sức trẻ, góp phần xây dựng doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao, hội nhập và phát triển bền vững.

rút ngắn thời gian thực hiện công việc và nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Tiêu biểu như: đề tài sáng kiến “Lắp ráp hiệu chỉnh máy mắc sợi dọc, ngang và máy đục bìa dết của thanh niên công nhân Nhà máy dệt lụa Kimono” của Đoàn cơ sở Công ty CP Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam; sáng kiến “Xây dựng tuyết phát thanh niên” của Đoàn cơ sở Bưu điện tỉnh Lâm Đồng; mô hình “Chi nhánh điện thanh niên kiểu mẫu Đạ Tẻh” của Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Lâm Đồng; mô hình “Tự ươm trồng cây xanh đa dạng phong phú chủng loại để làm đẹp khu du lịch” của Đoàn cơ sở Công ty Du lịch Đà Lạt… Hay một số các giải pháp,

sáng kiến tiêu biểu của các cá nhân đoàn viên, thanh niên trong khối như: đề tài: “Thay đổi đấu nối cáp ngầm RMU nông nghiệp và trạm biến áp hợp bộ nông nghiệp tạo liên kết 22KV giữa trạm Đà Lạt 1 và trạm Đà Lạt 2” của đoàn viên Phạm Trung Kiên - Công ty Điện lực Lâm Đồng; đề tài “Nâng cấp chương trình quản trị chi nhánh” của đoàn viên Hồ Thị Dung - Ngân hàng TMCP Công thương Bảo Lộc; đề tài “Hệ thống đo kiểm SADSL” của đoàn viên Bùi Văn Nguyên - Viễn thông Lâm Đồng; đề tài cấp tổng công ty “Xây dựng và hoàn thiện Web thương mại Bưu điện tỉnh” của đoàn viên Lê Trần Anh Tuấn - Viễn thông Lâm Đồng...

Thời gian qua, các đoàn viên, thanh niên tại các cơ quan, doanh nghiệp trong khối cũng luôn năng động, sáng tạo trong việc làm chủ khoa học công nghệ, nhanh chóng, kịp thời nắm bắt và vận dụng các phần mềm, ứng dụng mới như: Dịch vụ kê khai báo cáo thuế, dịch vụ kê khai báo cáo Bảo hiểm xã hội (IVAN), hệ thống một cửa, vận hành thiết bị ATVSLĐ… góp phần nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng, phục vụ, hỗ trợ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh đó, ĐVTN hết sức chú trọng phát triển và đi đầu trong công tác quảng bá thương

hiệu các sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó, cung cấp, định hướng thông tin về cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập nhằm giúp đoàn viên, thanh niên hiểu biết, tự tin trong hội nhập quốc tế. Các cơ sở đoàn còn vận động đoàn viên, thanh niên tích cực học tập nâng cao trình độ, trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong hội nhập, đồng thời chú trọng bồi dưỡng chính trị, lòng tự hào, tự tôn dân tộc để thanh niên tự tin vươn lên, tham gia có hiệu quả các hoạt động hội nhập và giao lưu quốc tế trong tình hình mới.

Anh Đinh Minh Hải - Bí thư Đoàn khối Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Thời gian qua, các đoàn viên, thanh niên trong khối đã phát huy sức trẻ, sự năng động sáng tạo của mình để đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của các đơn vị doanh nghiệp. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các đoàn viên, thanh niên trong khối không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng, kiến thức để cống hiến cho hoạt động phong trào đoàn của cơ sở cũng như đóng góp cho sự phát triển bền vững và hội nhập của doanh nghiệp”.

DUY NGUYỄN

hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.Tuy vậy, sự cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh

doanh của Công ty ngày càng gay gắt, nhất là các mặt hàng khác ngoài xăng dầu như dầu mỡ nhờn, khí đốt, bảo hiểm, sơn, nước giặt, dịch vụ chuyển tiền nhanh, do đó ĐVTN phải tập trung nhiều vào công tác chuyên môn nghiệp vụ, công tác tiếp thị bán hàng và công tác quản

Bí thư Đoàn khối Doanh nghiệp (thứ 2 từ trái qua) cùng đại diện các đơn vị trao nhà nhân ái cho người dân.

Hoạt độngthể thaocủa Đoàn khối Doanh nghiệp.

Page 6: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH KHỐI DOANH …baolamdong.vn/upload/others/201706/24773_BLD_ngay_28.6.2017.pdf · cáo nhanh những kết quả của kỳ

6 THỨ TƯ 28 - 6 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Mức độ sử dụng thuốc BVTV rất caoNăm 2016, toàn tỉnh Lâm Đồng có tổng diện

tích gieo trồng đạt 355.086 ha; tăng 103,27% so với năm 2015. Trong đó, cây hàng năm 126.587 ha; cây dài ngày 228.499 ha. Kế hoạch năm 2017, Lâm Đồng tăng diện tích gieo trồng khoảng 1,6-1,8% so với năm 2016. Theo đó, sẽ phát triển thêm gần 68,2 ha, bao gồm nông nghiệp công nghệ cao; tái canh, cải tạo cà phê và chuyển đổi các loại giống, nhằm tạo tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt của tỉnh đạt 6 - 6,5%.

Sản xuất nông nghiệp những năm gần đây có nhiều đối tượng dịch hại mới xuất hiện. Mặt khác, một số dịch hại thông thường bắt đầu kháng thuốc. Với diện tích gieo trồng lớn, diễn biến sâu bệnh như trên, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đang có xu hướng tăng lượng thuốc BVTV. Theo Chi cục Trồng trọt BVTV: “Mức độ sử dụng thuốc BVTV tại Lâm Đồng được

Ô nhiễm môi trường nhìn từ bao gói thuốc bảo vệ thực vậtNông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của Lâm Đồng với tổng diện tích gieo trồng lớn; lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sử dụng rất cao nên khi bao gói thuốc BVTV chưa xử lý đúng quy định thì môi trường ngày càng ô nhiễm là tất yếu. Làm thế nào để mục đích đến năm 2020 thu gom và xử lý 80% bao gói thuốc BVTV?

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S (giữa) cùng ra quân nhặt bao gói thuốc BVTV tại hồ ĐanKia. Ảnh: M.Đạo

Tập huấn 1.065 cơ sở kinh doanh cây giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa kết thúc gần 15 ngày tập huấn các văn bản pháp luật mới về giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Tham dự ở 12 huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng có 1.036 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và 29 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.

Có tất cả 8 lớp tập huấn được tổ chức, trong đó học viên tiếp cận, nắm bắt các văn bản pháp luật, đó là quy định điều kiện về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đầu tư kinh doanh giống cây trồng; thông tư ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật; quyết định của Cục Bảo vệ thực vật về việc loại ra khỏi danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam thuốc bảo vệ thực vật chứa các hoạt chất 2.4 d và paraquat; carbendazim, benomyl và thiophanate-methyl…

VŨ VĂN

Hàng tháng phân tích dư lượng thuốc BVTV cây rauChi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng tiếp tục triển khai định kỳ hàng tháng lấy mẫu phân

tích gốc Carbamate và lân hữu cơ. Nếu phát hiện các lô hàng rau nhiễm dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép, Chi cục truy nguyên nguồn gốc để xử lý theo quy định pháp luật.

Trong một năm vừa qua, tại các cơ sở sản xuất rau VietGAP, Chi cục đã lấy 550 mẫu rau trên 550 lô hàng (434,8 tấn) gồm: hành poireau, cần tây, cải thảo, hành tây, ớt ngọt, cải bắp, cà chua, đậu leo, đậu Hà Lan, khoai tây… phân tích dư lượng thuốc BVTV, kết quả đều đạt ngưỡng an toàn.

Đồng thời, Chi cục còn phối hợp với Chi cục BVTV thành phố Hồ Chí Minh phân tích định lượng 24 mẫu rau khác (24 lô hàng), kết quả 100% mẫu đều đạt an toàn theo quy định của Bộ Y tế ban hành giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm. VŨ VĂN

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do sự chuyên canh và đa dạng chủng loại cây trồng nên thành phần

dịch hại diễn biến khá phức tạp. Nhu cầu sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ các loại dịch hại của người sản xuất ngày càng lớn, các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh không ngừng đầu tư mở rộng. Từ 2010 chỉ có 785 quầy kinh doanh thuốc BVTV đến nay toàn tỉnh đã tăng lên 1.084 quầy thuốc BVTV.

Để quản lý các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, ngành chức năng đã tổ chức tập huấn và cấp 1.508 giấy chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn về thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh. Thẩm định và cấp 790 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh. Có 90% quầy kinh doanh thuốc BVTV ký cam kết không buôn bán thuốc BVTV ngoài danh mục cho phép.

Trong 5 năm (2011 -2016), qua hoạt động thanh tra, kiểm tra 1.464 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV và các tổ chức, cá nhân sản xuất chè, cà phê đã phát hiện và xử lý 154 cơ sở vi phạm. Phân tích 217 mẫu thuốc BVTV, phát hiện và xử lý vi phạm 11 mẫu không đạt chất lượng như công bố. Cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu giám sát chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) với 14.449 sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh để phân tích các chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu về ATTP. Kết quả phân tích có 13.626 mẫu đạt (chiếm 95%), còn 823 mẫu không đạt (chiếm 5%), (mục tiêu của Chiến lược quốc gia về ATTP đến năm 2015 là giảm số mẫu không đạt xuống 6%). Trong các mẫu không đạt về ATTP có 704 mẫu rau quả, 30 mẫu chè, 24 mẫu cà phê, 35 mẫu thịt, 1 mẫu mật ong, 4 mẫu thủy sản, 17 mẫu nước tiểu heo, 8 mẫu thuốc thú y.

Kiểm soát hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản thực phẩmLâm Đồng có điều kiện khí hậu thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển, cũng là điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh và gây hại. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông nghiệp là một trong những biện pháp phòng trừ dịch hại trên cây trồng. Hiện nay có hơn 1.700 hoạt chất với trên 4.035 tên thương mại khác nhau được lưu thông trên thị trường. Ước tính, hàng năm lượng thuốc BVTV thương phẩm được nông dân trong tỉnh sử dụng khoảng 8.000 -10.000 tấn/năm (giai đoạn 2010 - 2013) đến nay đã giảm còn 5.000 - 6.000 tấn/năm.

thời ban hành các quy trình tạm thời phòng trừ các dịch hại này để kịp thời chỉ đạo sản xuất an toàn tại địa phương. Bên cạnh đó, tổ chức các hội thảo giới thiệu, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm sinh học, các sản phẩm có độ độc thấp, thời gian cách ly ngắn cho nông dân sản xuất; tập huấn mô hình về phòng trừ sâu hại trên cây trồng, chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, tập huấn về sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả đã giúp người sản xuất thay đổi nhận thức trong sử dụng thuốc BVTV. Qua đó, nông dân đã chú trọng hơn trong việc áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, sản xuất theo quy trình an toàn VietGAP giúp giảm bớt số lần phun thuốc BVTV, lượng thuốc BVTV và loại thuốc BVTV. Công bố các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp đảm bảo yêu cầu, chất lượng cho nông dân biết để lựa chọn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong việc kinh doanh, khuyến cáo hội thảo, sử dụng thuốc BVTV ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp và môi trường sinh thái.

Nhờ các biện pháp trên đã góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu lượng thuốc BVTV được sử dụng trong phòng trừ dịch hại trên đồng ruộng. Theo điều tra, lượng thuốc BVTV thương phẩm hàng năm được nông dân Lâm Đồng sử dụng trước đây (năm 2010 - 2013) khoảng 8.000 - 10.000 tấn đến nay đã giảm xuống khoảng 5.000 - 6.000 tấn/năm. Từ năm 2011 đến nay, cơ quan chuyên môn đã tiến hành lấy mẫu giám sát 12.469 mẫu rau, quả, chè trên phạm vi toàn tỉnh để phân tích thì có 96% mẫu đạt chất lượng, chỉ tiêu về ATTP, còn 424 mẫu chiếm 4% số mẫu không đạt. Qua phân tích, việc sử dụng thuốc BVTV trên nông sản có chiều hướng giảm theo từng năm, từ hơn 6% (năm 2011) xuống còn dưới 1% (năm 2016). Điều này cho thấy, việc tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền đã có ảnh hưởng đến nhận thức và kiến thức của nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV, tuy nhiên vẫn còn một số sản phẩm của nông dân sản xuất theo tập quán, ít quan tâm đến thời gian cách ly và gia tăng nồng độ, liều lượng thuốc khi sử dụng.

AN NHIÊN

Các chỉ tiêu phân tích không an toàn thường là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong rau, chè, dâu vượt mức cho phép, tỉ lệ caffeine thấp; mẫu thịt và mẫu giò chả có chứa vi sinh vật, chất phụ gia, hàn the; mẫu nước tiểu heo dương tính với chất cấm Salbutamol.

Để đánh giá tình hình sử dụng hóa chất, thuốc BVTV, trong thời gian qua, cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đã tiến hành điều tra việc sử dụng thuốc BVTV của 1.870 hộ, trong đó có 1.420 hộ trồng rau, 450 hộ trồng chè. Qua điều tra cho thấy, nông dân đang sử dụng nhiều chủng loại thuốc BVTV khác nhau, việc sử dụng thuốc có nhiều tiến bộ theo từng năm, tuy nhiên vẫn còn một số nông dân còn sử dụng thuốc BVTV chưa đăng ký sử dụng trên rau, chè. Khi sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại, nông dân thường tăng nồng độ sử dụng so với khuyến cáo (chiếm 46%), sử dụng thuốc đúng theo nồng độ khuyến cáo (chiếm 37%), sử dụng

thuốc không đăng ký phòng trừ dịch hại trên rau (chiếm 38%). Nông dân chưa thực sự chủ động trong phòng trừ dịch hại, phun thuốc thường phun định kỳ mà không quan tâm đến việc điều tra, phân tích hệ sinh thái đồng ruộng, khi sử dụng thuốc còn phối trộn 2 - 3 loại thuốc trừ sâu hoặc trừ bệnh để phun, số lần phun trên vụ còn cao (từ 5 - 7 lần).

Ông Hoàng Sỹ Bích - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, Sở đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu lượng thuốc BVTV được sử dụng trong phòng trừ dịch hại trên đồng ruộng. Cụ thể như: Đã có sự liên kết mạnh mẽ giữa doanh nghiệp và nông dân sản xuất, một số sản phẩm chủ lực như cà phê, chè, rau, hoa đã hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi nhằm tăng năng suất, sản lượng, tăng giá trị và hiệu quả trên đơn vị diện tích; riêng đối với rau đã hình thành 29 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, thông qua chuỗi liên kết các cơ sở đã kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Đồng thời, phối hợp với các viện, trường đại học, các công ty thuốc BVTV thực hiện nhiều khảo nghiệm để xác định các loại thuốc BVTV có hiệu quả phòng trừ một số dịch hại chưa có thuốc đăng ký trong danh mục và kịp

đánh giá cao hơn so với các địa phương khác trên cả nước, năm sau có xu hướng tăng hơn so với năm trước”. Hàng năm, ước tính thuốc

thương phẩm nông dân trong tỉnh sử dụng khoảng 8.000 - 10.000 tấn...

XEM TIẾP TRANG 8

Page 7: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH KHỐI DOANH …baolamdong.vn/upload/others/201706/24773_BLD_ngay_28.6.2017.pdf · cáo nhanh những kết quả của kỳ

7 THỨ TƯ 28 - 6 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Hàng ngàn cây gỗ bị đốn hạ nằm la liệt. Ảnh: Khánh Phúc

Cả ngàn cây gỗ bị đốn nằm la liệtTừ trung tâm huyện Đạ Tẻh, chúng tôi

phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ đi xe máy quấn xích vào bánh, băng qua con đường “độc đạo” dốc đứng, lầy lội chỉ lọt đúng bánh xe mới đến được Tiểu khu 543 - nơi những quả đồi vừa mới bị lâm tặc cạo trọc. Men theo con đường lầy lội này, chúng tôi được chứng kiến cảnh nhiều đoạn đường bị lâm tặc lấy gỗ rào chắn ngổn ngang để phòng khi có “biến”. Theo lời kể của người dẫn đường, tại Tiểu khu 543 có 3 quả đồi bị lâm tặc đốn hạ không thương tiếc. Quả thực, hiện trường chúng tôi tiếp cận đầu tiên là 2 quả đồi thuộc khoảnh 3 của Tiểu khu 543. Tại đây, gỗ bị lâm tặc đốn hạ nằm ngổn ngang, cây nọ chồng lên cây kia trải rộng gần 6 ha. Trong đó, có những cây gỗ to có đường kính lên tới gần cả mét.

Tương tự tại khoảnh 8 (Tiểu khu 543) có một quả đồi rộng hơn 1 ha cũng bị lâm tặc đốn hạ trọc lóc không còn bóng dáng của rừng. Bao quanh khu vực là cả ha rừng bị đốn hạ, chúng tôi phát hiện nhiều tàn thuốc lá, vỏ chai nhớt, vỏ lon nước ngọt, bia do lâm tặc để lại còn nằm vương vãi khắp nơi. Theo kinh nghiệm của người dẫn đường, điều này chứng tỏ để đốn hạ cả cánh rừng rộng hàng ha này thì băng nhóm phá rừng phải có nhiều đối tượng cùng tham gia. Chúng đã bàn bạc, thống nhất phương án rồi dùng máy cưa xăng triệt hạ trong nhiều ngày mới làm được. Theo một người dân địa phương cho biết, khu rừng bị phá chỉ nằm cách chốt Quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) của huyện Đạ Tẻh ở Tôn K’Long khoảng 1,5 km (theo đường chim bay) nhưng họ không hề hay biết. Khi chúng tôi hỏi anh có biết ai cầm đầu băng nhóm phá rừng này không, người này e dè: “Ở đây phức tạp lắm, có biết tôi cũng chẳng giám tiết lộ vì sợ họ trả thù. Rừng ở đây “kiến” chui không lọt, chứ “voi” thì chui lọt thường xuyên”. Tốt nhất các anh cứ tự mà tìm hiểu rồi sẽ rõ”.

Đại tá Đinh Quang Trung, Trưởng Công an huyện Đạ Tẻh cho biết: “Sau khi nắm được vụ phá rừng tại Tiểu khu 543, Công an huyện cùng các cơ quan chức năng địa phương đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC46) Công an tỉnh Lâm Đồng tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ việc.

Thống kê, toàn tiểu khu này có tới gần 7 ha rừng bị lâm tặc triệt phá. Qua kiểm đếm, có hơn 1.400 cây gỗ lớn, nhỏ bị triệt hạ và tất cả đều đang nằm tại hiện trường. Khối lượng gỗ bị thiệt hại là hơn 440 m3, gỗ chủ yếu thuộc từ nhóm 5 đến nhóm 8.

Rừng Tôn K’Long đang “rỉ máu”Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Lệnh đóng cửa rừng vào tháng 6/2016, nhưng thực tế thời gian gần đây, nhiều diện tích rừng tự nhiên tại Tiểu khu 543 (thuộc Tôn K’Long, xã Quảng Trị) đang bị tàn phá, xâm lấn không thương tiếc và rừng đang ngày đêm “rỉ máu” nghiêm trọng.

Qua xác minh, toàn bộ diện tích rừng bị phá thuộc sự quản lý, bảo vệ của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Tẻh. Đây là vụ phá rừng lớn nhất từ trước đến nay xảy ra trên địa bàn huyện Đạ Tẻh. Đến hiện tại, cơ quan điều tra vẫn chưa xác định được các đối tượng đã triệt hạ khu rừng này. Hiện, vụ việc đã được Công an huyện chuyển hồ sơ để Công an tỉnh Lâm Đồng thụ lý, điều tra theo thẩm quyền”.

Trách nhiệm thuộc về ai?Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông

Nguyễn Bá Khai, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Tẻh thừa nhận: “Hiện tại, ở Tôn K’Long (thuộc địa phận 2 xã Quảng Trị và Đạ Pal), Công ty đang nhận quản lý, bảo vệ gần 3.900 ha rừng tự nhiên. Để bảo vệ rừng ở Tôn K’Long, huyện Đạ Tẻh đã thành lập chốt QLBVR với các thành phần tham gia như kiểm lâm, cán bộ Công ty và Ban Lâm nghiệp 2 xã Quảng Trị và Đạ Pal túc trực 24/24h. Khu vực rừng bị triệt hạ thuộc địa phận xã Quảng Trị do Công ty chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ. Hiện, khu vực này, Công ty đã giao khoán cho 13 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại thị trấn Đạ Tẻh nhận khoán quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, để xảy ra mất rừng, chúng tôi xác định trách nhiệm đầu tiên thuộc chủ rừng chính là Công ty. Vì vậy, sau khi vụ việc được phát hiện, chúng tôi đã có mặt tại hiện trường để nắm tình hình và cung cấp những thông tin cần thiết cho cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ”.

Ông Khai cho biết thêm: “Ngay sau khi vụ việc xảy ra, phía Công ty đã nghiêm khắc kiểm điểm và yêu cầu 9 cá nhân của Công ty viết bản tường trình vụ việc, gồm: 6 tiểu khu trưởng trực chốt ở Tôn K’Long cùng 1 cụm trưởng, 1 trưởng phòng và 1 phó phòng”.

Cũng theo người đứng đầu Công ty Lâm

nghiệp Đạ Tẻh, hiện tình trạng phá rừng ở Tôn K’Long đang diễn biến rất phức tạp. Bên cạnh việc lâm tặc vào rừng khai thác gỗ trái phép, thì tình trạng người dân phá rừng để lấn chiếm đất sản xuất ở đây đang có chiều hướng gia tăng và rất khó xử lý triệt để. Liên quan đến vụ việc trên, chúng tôi đã liên lạc với ông Nguyễn Quốc - Chủ tịch UBND xã Quảng Trị để nắm thêm thông tin thì bị từ chối khéo! Ông Quốc lấy lý do: “Hiện tại, cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, nên tôi không thể trả lời cho các anh được. Khi có kết luận cuối cùng về vụ việc từ cơ quan điều tra, chúng tôi sẽ trả lời các anh sau”.

Trong khi đó, ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh khẳng định: “Đây là vụ phá rừng hết sức nghiêm trọng, nên huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc làm đến nơi, đến chốn. Sau khi nắm được thông tin, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Công an tỉnh tiến hành khám nghiệm, bảo vệ hiện trường. Quan điểm của huyện là, cơ quan công an cần sớm khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra, xác minh làm rõ vụ việc một cách sớm nhất có thể. Trước mắt cần quy trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân liên quan, đặc biệt là chốt QLBVR ở Tôn K’Long và chủ rừng là Công ty Lâm nghiệp Đạ Tẻh để mất rừng. Sau khi có kết quả điều tra, huyện kiên quyết sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan”.

Như vậy, những gì chúng tôi được “mục sở thị” tại Tiểu khu 543 (thuộc Tôn K’Long, xã Quảng Trị) với hàng ngàn cây gỗ lớn, nhỏ bị đốn hạ vô tội vạ, không thương tiếc cho thấy tình trạng phá rừng ở đây đang diễn ra rất nghiêm trọng, đi ngược lại với mệnh lệnh của Thủ tướng Chính phủ đóng cửa rừng nhưng rừng đang ngày đêm vẫn “rỉ máu”.

HẢI ĐƯỜNG

ĐẠ HUOAI: Phát thuốc đợt 2 chống dịch hại trên cây điều

Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai vừa hoàn tất việc chuyển giao số

thuốc đợt 2 hỗ trợ phòng trừ bọ xít muỗi hại điều cho UBND các xã, thị trấn

trong huyện tạm trữ và bàn giao đến các hộ dân. Theo đó, có hơn 4 ngàn hộ đăng ký dùng thuốc cho trên 6.235 ha

điều/ tổng diện tích 11.824 ha điều toàn huyện. Ngành nông nghiệp cũng vận

động các nông hộ mua thêm thuốc trừ nấm thán thư, xì mủ khô cành để trộn

phun xịt cùng thuốc trừ bọ xít muỗi để tăng hiệu quả phòng trừ bệnh hại.

Trước đó, huyện Đạ Huoai đã hoàn thành kế hoạch phun xịt trừ bọ xít

muỗi đợt I với tổng diện tích thực hiện 10.310 ha (trong đó: cây điều là 8.117

ha, sầu riêng là 1.483 ha, cây trồng khác là 710 ha). Theo kết quả điều tra

tổng hợp của huyện, tổng diện tích cây điều bị thiệt hại do bọ xít muỗi gây ra là 9.500 ha, trong đó: 8 ha bị thiệt hại dưới

70%; 9.492 ha bị thiệt hại trên 70%. PHẠM LÊ

Trong thời gian vừa qua, Huyện ủy và UBND huyện Bảo Lâm đã tập trung chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ rừng, nên tình hình vi phạm lâm luật có phần giảm so với trước, tuy nhiên mức độ vi phạm vẫn còn cao, diễn biến còn nhiều phức tạp. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn huyện Bảo Lâm đã xảy ra 17 vụ phá rừng, “ken” cây, lấn chiếm đất nông nghiệp gây thiệt hại 42 ha rừng; khai thác trái phép 45 vụ; vận chuyển, mua bán,

kinh doanh, chế biến lâm sản trái phép 23 vụ… Các ngành chức năng đã xử lý 76 vụ; tịch thu lâm sản và xử phạt vi phạm hành chính, thu nộp ngân sánh Nhà nước gần 2,3 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Kế hoạch và phát triển rừng huyện Bảo Lâm, tình trạng xâm hại rừng và tài nguyên rừng ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi hơn. Do vậy, Ban chỉ đạo yêu cầu, với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy và UBND huyện, lực lượng kiểm

lâm, các đơn vị chủ rừng và các cơ quan, ban, ngành và các xã phải có sự phối hợp trong việc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tuần tra, truy quét và xử lý các hành vi vi phạm; đẩy mạnh việc tuần tra truy quét đột xuất, chú trọng vào những ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật và ban đêm, nhất là những khu vực trọng điểm ở Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Tân, Lộc Phú, Lộc Ngãi.

XUÂN LONG

Bảo Lâm tiếp tục tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

Đổi và cấp mới trên gần 18.000 Giấy phép lái xe

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng đã triển

khai hệ thống dịch vụ cấp đổi Giấy phép lái xe (GPLX) qua hệ thống bưu

điện, tạo điều kiện cho người dân, tránh tình trạng ùn tắc trên bộ phận 1 cửa của

Sở và đã cấp mới được 7.304 GPLX, cấp đổi 10.581GPLX các loại.

Bên cạnh đó, Sở cũng đã rút ngắn thời gian giải quyết cấp đổi GPLX từ 5 ngày làm việc theo quy định xuống còn

1 ngày làm việc, đồng thời triển khai thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi

GPLX trên trang Web, tiếp tục phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức tiếp nhận trực

tiếp hồ sơ đổi GPLX tại các bưu cục thành phố Bảo Lộc và 9 huyện trên địa

bàn tỉnh. HOÀNG YÊN

CÁT TIÊN: Công bố đường dây nóng về khai thác khoáng sản trái phép

Nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và các hoạt động

khoáng sản trên sông Đồng Nai (đoạn chảy qua địa phận huyện Cát Tiên),

UBND huyện Cát Tiên vừa thiết lập “đường dây nóng” tiếp nhận thông tin khai thác khoáng sản trái phép để kịp

thời xử lý. Theo đó, các tổ chức, cá nhân nếu

phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan đến khai thác khoáng sản và cát trên sông

Đồng Nai (đoạn chảy qua địa phận huyện Cát Tiên), hãy gọi đến một trong những số máy sau: 0913 189 007, 0913

813 047, 0919 925 515, để phản ánh, kiến nghị. Trước đó, UBND tỉnh Lâm

Đồng đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Cát Tiên tăng cường giám sát

các hoạt động khai thác khoáng sản trên sông Đồng Nai; đồng thời, xử lý nhanh hoặc đề xuất xử lý các trường hợp khai

thác khoáng sản trái phép.TRỊNH CHU

Page 8: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH KHỐI DOANH …baolamdong.vn/upload/others/201706/24773_BLD_ngay_28.6.2017.pdf · cáo nhanh những kết quả của kỳ

8 THỨ TƯ 28 - 6 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤTChi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Ông Phạm Bá Tỵ được UBND huyện Di Linh cấp giấy chứng nhận QSDĐ số B 581494

ngày 15/12/1995, vào sổ theo dõi số 268/QSDĐ, chi tiết như sau:- Thửa đất số 184, tờ bản đồ số 32D, xã Đinh Lạc, diện tích 1.767 m2 (400m2 ONT +

l .367 m2 CLN).Năm 2000, ông Phạm Bá Tỵ chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn Văn Sửu

thường trú tại thôn Tân Phú 2, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Phạm Bá Tỵ đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn Văn Sửu.

Hiện nay, ông Phạm Bá Tỵ ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Lạc hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp đổi giấy CNQSD đất cho ông (bà) Nguyễn Văn Sửu theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Ô nhiễm môi trường... TIẾP TRANG 6

... Các loại cây trồng sử dụng thuốc BVTV nhiều nhất là chè, cà phê, các loại rau và hoa. Đặc biệt, phần lớn người dân ưu tiên sử dụng các nhóm thuốc có độc tố cao (nhóm II và III) kết hợp việc trộn từ 2-3 loại thuốc để phun một lần. Cùng đó, còn nhiều nông dân sử dụng thuốc với liều lượng tăng gấp 1,5-2 lần so với khuyến cáo.

Kết quả nghiên cứu của cơ quan chức năng và đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV cho thấy: tỷ lệ bao gói/khối lượng thuốc đối với chai nhựa khoảng 12-15%, gói và loại khác chiếm 3-5%; trong đó chai nhựa chiếm 70-80%, gói và các loại khác chiếm 20-30%. Như vậy, trên địa bàn Lâm Đồng mỗi năm có lượng bao gói thuốc BVTV thải ra môi trường khoảng 560-800 tấn.

Đây là chất thải nguy hại, nhưng hầu hết các vùng sản xuất chưa được các cấp, các ngành và người sản xuất thu gom, xử lý đúng mức. Kể cả tại các xã nông thôn mới; các khu vực sản xuất cây trồng ứng dụng công nghệ cao theo các tiêu chuẩn như UTZ, 4C, VietGAP, Organik; phần lớn vẫn còn tiêu hủy với rác thải sinh hoạt hoặc đốt. Đối với các cơ sở, nông hộ sản xuất đại trà, có đến 80% người sử dụng thuốc BVTV chưa thực hiện thu gom bao bì mà chủ yếu bỏ lại tại đất canh tác, lối đi, mương rãnh, ao hồ. Nếu có thu gom thì cũng thả xuống các khu vực như bờ sông, suối, khe núi, ven đường.

Không “đánh trống bỏ dùi”Bao gói thuốc BVTV sau sử dụng luôn tồn dư

một phần thuốc. Nếu vứt bao bì bừa bãi, thuốc sẽ khuếch tán vào nước tưới, nước mưa gây nên ô nhiễm cả nước ngầm và nước mặt. Nếu chôn lấp bao gói, thuốc cũng bị rửa trôi, thấm sâu nước ngầm, lan ra nguồn nước mặt. Trường hợp đem bao gói đốt không đúng quy trình an toàn nguy cơ phát thải Dioxins là rất lớn.

Đầu năm 2017, thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao sở TN&MT phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch báo cáo, đề xuất tỉnh ban hành. Ngày 19/6, UBND tỉnh tiếp tục có Văn bản số 3825/KH-UBND cụ thể hóa Kế hoạch thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh. Các giải pháp cụ thể là: tuyên truyền; phổ biến, cung cấp các thông tin, tài liệu về cách sử dụng, phương pháp thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV

cho cộng đồng; điều tra cơ bản đặc điểm các vùng canh tác nông nghiệp tập trung, sử dụng thuốc BVTV; xác định và giao nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị quản lý bể chứa, khu vực lưu chứa ở từng địa phương và kiểm soát chất thải nguy hại. Đó còn là hợp đồng đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan; tăng cường đối thoại với các tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc BVTV; thanh tra, kiểm tra; đầu tư cơ sở hạ tầng...

Ngày 20/6, tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội thảo quốc tế về thuốc BVTV tại Đà Lạt, gồm các Sở NN&PTNT và TN&MT, nhà khoa học của dự án... nhằm đánh giá lại sử dụng thuốc BVTV ở Lâm Đồng. Phía các nhà khoa học cho rằng cần đánh giá lại mức độ, tính chất ô nhiễm do thuốc BVTV thông qua phân tích các thành phần và chủng loại. Tuy nhiên, ngày 26/6, PV Báo Lâm Đồng trao đổi với Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt BVTV Lâm Đồng vấn đề này, ông Lại Thế Hưng cho biết, bản thân ông cũng không đồng ý các số liệu điều tra này vì chưa khách quan. Và ông Hưng còn cho biết thêm: Căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh, Chi cục có trách nhiệm tổ chức tập huấn cho người sử dụng thuốc BVTV và tổ chức cho các phòng nông nghiệp cấp huyện trực tiếp tổ chức thu gom bao gói tại điểm tập kết. Hiện Chi cục đang chờ Sở TN&MT được phê duyệt đề án từ UBND tỉnh để triển khai thực hiện, trong đó có phần kinh phí.

Còn Phó Giám đốc Sở TN&MT Lương Văn Ngự trăn trở với chúng tôi: Lâm Đồng vẫn là nền kinh tế nông nghiệp - du lịch; du lịch - dịch vụ là nền kinh tế động lực. Phát triển kinh tế dù là công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay ứng dụng công nghệ cao thì vẫn đang sử dụng thuốc BVTV rất nhiều; do đó, tuy mục đích càng ngày càng giảm bớt nhưng không phải nói là giảm được ngay. Vấn đề sử dụng bao gói thuốc BVTV cần được tăng cường ý thức, trách nhiệm của người nông dân; tăng cường hiệu lực về quản lý nhà nước một cách căn cơ, chặt chẽ..., và không phải đụng đâu đốt đó hay chôn lấp không đúng quy định... Không thể thờ ơ, làm cho có. Ý thức, trách nhiệm trước vấn đề ô nhiễm từ bao gói thuốc BVTV phải thực sự sâu sắc trong nhận thức, chuyển biến thành những hành động cụ thể đối với cả cộng đồng. Mặt khác, phải triển khai đồng bộ, thường xuyên; làm từng ngày chứ không phải “đánh trống bỏ dùi”.

MINH ĐẠO

Nguồn vốn VnSAT... TIẾP TRANG 3

... ông Phạm Văn Lịch vay 370 triệu đồng cũng để tái canh vườn cà phê. Tại huyện Lộc Ngãi, Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm), nhiều gia đình đã vay vốn tái canh cà phê từ Ngân hàng Coopbank Lâm Đồng. Anh Trần Tất Mạnh (thôn 9, Lộc Ngãi) cho biết đã vay 450 triệu đồng để trồng xen và ghép cải tạo 4,1 ha cà phê; anh Nguyễn Quốc Hoàng (thôn 1, Lộc Bảo) vay 200 triệu đồng để trồng mới và ghép 1,4 ha; chị Lê Thị Tươi vay 300 triệu đồng để tái canh 1,7 ha… Mọi người đều cho biết các thủ tục vay vốn thuận tiện, giải ngân nhanh, từ lúc làm hồ sơ đến lúc nhận tiền chỉ hơn 1 tuần; mức vay cao, có thể nhận 1 lần, lãi suất ưu đãi, chỉ 6,5%/năm, tạo điều kiện tốt cho bà con nông dân đầu tư cải tạo vườn cà phê…

Tại Tây Nguyên, nhiều diện tích cà phê già cỗi đang cần “trẻ hóa”. Theo Đề án tái canh cà phê Tây Nguyên, trong thời gian 2014 - 2020, các tỉnh cần trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 120 ngàn ha cà phê. Với tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2013 - 2016, toàn tỉnh đã tái canh, cải tạo vườn cà phê già cỗi được 37 ngàn ha (trồng mới trên 1 ngàn ha, trồng tái canh trên 15 ngàn ha, ghép cải tạo trên 20 ngàn

ha). Từ năm 2016-2020, cần tái canh khoảng 35 ngàn ha cà phê, trong đó, ghép cải tạo 18 ngàn ha, trồng tái canh 17 ngàn ha.

Trong những năm qua, nông dân Lâm Đồng đã khá chủ động trong việc tái canh cà phê. Từ những vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp, đã được trồng ghép cải tạo, thay thế bằng giống mới, đủ tiêu chuẩn như Robusta cao sản TS1, TR4, TR9, TR11, Thiện Trường; giống cà phê chè TN1, TN2…, để có những vườn cà phê khỏe mạnh, kháng bệnh tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Hầu hết các vườn cà phê sau tái canh đều đạt từ 3-4 tấn nhân/ha trở lên, nhiều vườn cho năng suất vượt trội, đạt tới 7-8 tấn/ha. Hiệu quả từ những vườn cà phê mới đã đủ sức thuyết phục người nông dân mạnh dạn áp dụng các biện pháp tái canh đạt hiệu quả cao.

Nguồn vốn tái canh cà phê từ Dự án VnSAT hiện tại khá dồi dào và việc giải ngân cũng đơn giản, bà con nông dân có nhu cầu có thể liên hệ các ngân hàng: Coopbank Lâm Đồng, Techombank Lâm Đồng, Vpbank Lâm Đồng, và các chi nhánh, phòng giao dịch Ngân hàng Agribank tại Đà Lạt và các huyện trên địa bàn Lâm Đồng. BÍCH HIỀN

Người dân Buôn Go cải thiện thu nhập từ bóc vỏ hạt điều thuê

Hơn 60 hộ dân ở Buôn Go (Cát Tiên) đang vào mùa nông nhàn. Mặc dù các gia đình đều mất trắng mùa điều, nhưng những người phụ nữ ở Buôn Go vẫn có việc làm thêm bằng cách bóc vỏ hạt điều gia công. Bóc vỏ mỗi kg điều được 6 ngàn đồng. Tùy số lượng người trong gia đình, mà mỗi tuần, mỗi hộ có thể

bóc vỏ được từ 20-60 kg hạt điều. Bình thường, hằng năm, người dân Buôn

Go sống nhờ vào 2 vụ lúa nước (khoảng 10 ha), điều (hơn 200 ha) và một ít từ cà phê. Ngoài ra, họ còn làm thuê lao động phổ thông, hay dệt thổ cẩm và bóc vỏ hạt điều.

PHẠM LÊ

Tuyên truyền pháp luật và hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn ở vùng sâu

Đội Cảnh sát giao thông của Công an huyện Di Linh phối hợp với doanh nghiệp Honda Tâm Anh tổ chức đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn cho thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng sâu.

Tại xã Gia Bắc, mới đây, đông đảo thanh niên DTTS trong xã đã được nghe phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, gồm Luật Giao thông đường bộ, các quy định về trật tự an toàn giao thông, văn hóa giao thông và

Nghị định 46 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ; hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn và cách chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn; đồng thời, được thông tin về tình hình tai nạn giao thông và hậu quả do tai nạn giao thông gây ra.

Được biết, hai đơn vị nói trên sẽ tiếp tục triển khai nội dung tương tự tại các xã DTTS vùng sâu khác trong huyện. XUÂN LONG

ĐỨC TRỌNG: 41/69 trường đạt chuẩn quốc giaTheo Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện

Đức Trọng, trong năm 2017, Đức Trọng có 1 trường được UBND tỉnh kiểm tra và đánh giá đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ I là Trường THCS Ninh Gia.

Tính đến nay, huyện Đức Trọng có 41/69 trường công lập đạt chuẩn quốc gia mức độ I, đạt tỷ lệ 59,4%. Trong đó: Mầm non là 10 trường, Tiểu học là 24 trường và THCS là 7 trường. Trong số này, có 2 trường đạt chuẩn mức độ II, gồm: Mẫu giáo Vành Khuyên và Tiểu học Nghĩa Hiệp.

Cũng theo Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Đức Trọng, kết thúc năm học 2016-2017, tỷ lệ duy trì sĩ số bậc học mầm non đạt 100%, THCS đạt 99,4% (tăng 0,07% so với năm học trước); 100% các xã, thị trấn tiếp tục củng cố và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục các bậc học; kết quả giáo dục năm học 2016-2017 cao hơn năm học trước. Các trường cũng đã tổ chức xét lên lớp, xét hoàn thành chương trình tiểu học, xét tốt nghiệp THCS năm học 2016 - 2017 theo đúng quy định.

T.VŨ

Hầu như phụ nữ trong các gia đình ở Buôn Go đều nhận bóc vỏ hạt điều.