Top Banner
DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN TP -------------------------- ---------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH CHI PHÍ, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM KHI ÁP DỤNG CÁC THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (VietGAP/GMPs, VietGAHP) ĐỐI VỚI SẢN XUẤT RAU VÀ CHĂN NUÔI GÀ AN TOÀN GS.TS. Trần Khắc Thi TS. Tô Thị Thu TS. Lê Thị Thuỷ TS. Dương Kim Thoa TS. Phạm Mỹ Linh ThS. Lê Như Thịnh Hà Nội, tháng 01 năm 2013
110

DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

Sep 03, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN TP -------------------------- ----------------------

BÁO CÁO

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH CHI PHÍ, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM KHI ÁP DỤNG CÁC THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (VietGAP/GMPs, VietGAHP) ĐỐI

VỚI SẢN XUẤT RAU VÀ CHĂN NUÔI GÀ AN TOÀN

GS.TS. Trần Khắc Thi TS. Tô Thị Thu Hà TS. Lê Thị Thuỷ TS. Dương Kim Thoa TS. Phạm Mỹ Linh ThS. Lê Như Thịnh

Hà Nội, tháng 01 năm 2013

Page 2: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

2

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã phát triển đã tạo ra nguồn cung cấp

lương thực, thực phẩm phong phú và ổn định cho người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, các kỹ thuật sản xuất vẫn còn tập trung chủ yếu vào phát triển số lượng hơn là chất lượng sản phẩm, đặc biệt còn hạn chế trong việc áp dụng các qui phạm thực hành nông nghiệp tốt (GAP, GAHP), thực hành sản xuất tốt (GMP), phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất từ trang trại tới bàn ăn. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên cũng phải đối mặt với các yêu cầu ngày càng tăng về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), đặc biệt là yêu cầu của người tiêu dùng trong nước đối với các mặt hàng nông sản chủ yếu như rau, quả và thịt gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm VSATTP chưa được tiến hành thường xuyên, dẫn đến tỷ lệ sản phẩm không đảm bảo VSATTP còn cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, bức xúc trong xã hội và cản trở xuất khẩu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung

Thông qua khảo sát đánh giá chi phí trong quá trình sản xuất sơ chế sản phẩm rau, thịt gà khi áp dụng và không áp dụng các thực hành sản xuất tốt GPPs (VietGAP, VietGAHPs, và GMPs) làm cơ sở xây dựng các chính sách trong quản lý chất lượng và mức độ an toàn thực phẩm các sản phẩm trên. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể

● Khảo sát thực trạng tình hình sản xuất, sơ chế/giết mổ và lưu thông sản phẩm rau và thịt gà an toàn;

● Phân tích cơ cấu các loại chi phí, đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế khi áp dụng và không áp dụng các thực hành sản xuất tốt (VietGAPs, VietGAHPs and GMPs) và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khi áp dụng các thực hành sản xuất tốt (VietGAPs, VietGAHPs and GMPs) đối với rau và thịt gà an toàn;

● Đề xuất các giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế khi áp dụng thực hành sản xuất tốt trong thời gian tới.

Page 3: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM RAU VÀ THỊT GÀ

2.1. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GPPs) Trong bối cảnh các nước ngày càng dựng lên nhiều hàng rào kỹ thuật để bảo hộ nền sản xuất trong nước và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, việc áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn (GAP) không còn là một việc nên làm mà là điều bắt buộc nếu các mặt hàng nông sản của ta muốn giữ được vị thế cạnh tranh. Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricutural Practices - GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo: An toàn cho thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, bảo vệ môi trường, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.

Bảng 2.1. Mô hình các loại cây trồng áp dụng VietGAP tinh đến hết năm 2010 TT

Sản phẩm

Mô hình đã được chứng nhận

Mô hình đang thực hiện

Mô hình theo hướng VietGAP

Tổng số

Số lượng

Diện tich (ha)

Số lượng

Diện tich (ha)

Số lượng

Diện tich (ha)

1 Rau 74 263,37 24 604,72 43 243,35 141 2 Quả 97 2199,01 57 1399,80 12 4244,75 166 3 Chè 24 74,38 - - 1 3,00 25 4 Lúa 4 105,12 5 231,00 2 44,80 11 Tổng số 199 2643,00 86 2235,50 58 4535,90 343 Nguồn: Cục Trồng trọt, 2010.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), tính đến cuối năm 2010, cả nước đã có 199 mô hình sản xuất áp dụng VietGAP, GlobalGAP được chứng nhận, tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre… Nhờ áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất rau, quả an toàn, giá trị sản xuất tăng lên, trong khi chi phí đầu tư vật tư nông nghiệp giảm, nhưng sản phẩm lại có sức cạnh tranh cao trên thị trường, nhất là có giá trị cao về xuất khẩu. Tuy nhiên so với yêu cầu, số lượng rau, quả an toàn vẫn còn ít, hầu hết là phục vụ xuất khẩu, hoặc cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, siêu thị... Số đông người tiêu dùng vẫn phải sử dụng sản phẩm rau, quả không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Page 4: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

4

Trong 3 năm (2011 – 2013), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai dự án chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng VietGap với tổng kinh phí 13,5 tỷ đồng tại 14 tỉnh thành trong cả nước. Quy mô dự kiến là 2400 con lợn thương phẩm/năm, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 600 lượt nông dân và 300 lượt nông dân được thăm quan học tập. Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giao cho các đơn vị tham gia dự án triển khai các mô hình tại 11 tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An và Bình Phước. (Nguồn: Trung tâm khuyến nông, 2011). Mục tiêu mà ngành nông nghiệp đặt ra là phấn đấu đến năm 2011, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung; 50% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất an toàn tập trung bảo đảm đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm phù hợp VietGAP và 30% lượng hàng nông sản tại các vùng này được chứng nhận hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theo VietGAP. Ðến năm 2015, toàn bộ 100% lượng rau, quả, chè tại các vùng sản xuất tập trung được chứng nhận hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theo VietGAP; 100% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất an toàn tập trung bảo đảm đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm nông sản phù hợp VietGAP. 2.2. HIỆU QUẢ CỦA SẢN XUẤT THỰC PHẨM AN TOÀN THEO GPPs

Một số nghiên cứu và thông tin đã xác định được ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng GPPs trên các đối tượng cây trồng và vật nuôi. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể.

HTX Ngã Ba Giồng ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TPHCM được thành lập năm 2004 gồm 36 hội viên chuyên trồng rau, củ sạch trên diện tích 18 ha đất canh tác, trong đó có 10 ha diện tích trồng rau củ quả (dưa leo, khổ qua...) và 8 ha trồng rau lá (cải, dền, mồng tơi). Hiện đã có 5/18 ha được Chi cục BVTV TPHCM công nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (cuối năm 2009). Anh Trần Văn Hợp - Chủ nhiệm HTX và cũng là một hội viên trồng rau đạt tiêu chuẩn VietGAP cho biết, anh có 1 ha đất trồng rau các loại, trong đó có 0,5 ha được công nhận đạt VietGAP. Với năng suất trung bình đạt 27 – 28 tấn/ha, mỗi vụ lãi ròng được 35 – 40 triệu đồng. Cũng là một hội viên đạt tiêu chuẩn VietGAP trong HTX, anh Bùi Văn Đình Vượng cho biết gia đình có 5 công (5000 m2 ) đất trồng rau, chủ yếu là các loại dưa leo, khổ qua, ớt. Trung bình bán ra thị trường khoảng 150-200 kg/ngày với giá khá cao: ớt 20.000đ/kg, bầu 6.000đ/kg, khổ qua 7.000đ/kg… Nhờ làm rau sạch mà mỗi vụ anh thu lãi được trên 30 triệu đồng”.

Sản phẩm rau do HTX thu mua, các hộ nông dân còn bán cho các thương lái ở chợ đầu mối, các nhà hàng ở xung quanh Hóc Môn do năng động tự liên hệ với các nơi để tự giải quyết đầu ra cho mình. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau an toàn chưa được đầu. HTX sẽ đề xuất các ban ngành hỗ trợ hội viên làm kho chứa lạnh, đồng thời ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá cao, ổn định để bà con yên tâm gắn bó với rau VietGAP. (Bao Nong Nghiep Viet Nam).

Page 5: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

5

Một nghiên cứu bước đầu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp tại HTX Tiền Lệ - Hoài Đức – Hà Nội đã cho thấy chi phí khấu hao nhà sơ chế, chứng nhận VietGAP và công giám sát là 28 triệu đồng/ha/năm. Chi phí sản xuất rau cải cho 1 lứa rau bao gồm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công lao động cho 1 sào theo VietGAP là 1,151 triệu đồng, trong khi chi phí cho sản xuất rau thường chỉ bằng 0,959 triệu đồng/ha. Với năng suất và giá bán như nhau, sản xuất rau theo VietGAP sẽ lỗ 2,885 triệu đồng/sào/năm (Nguyễn Quý Bình, 2011). Vì vậy, cần thiết phải tiến hàng nghiên cứu, điều tra chi tiết, khoa học trên qui mô diện rộng để có thể kết luận và có kết quả khoa học so sánh giá thành, chi phí cho sản xuất rau theo VietGAP và không áp dụng VietGAP; Đồng thời để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn áp dụng VietGAP phải nâng cao giá bán rau an toàn và tìm đầu ra ổn định thì mới có thể khuyến khích người dân sản xuất rau an toàn. 2.3. HẠN CHẾ VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG VIETGAP

Mặc dù sản xuất thực phẩm an toàn theo VietGAP đã và đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng, quy mô sản xuất thực phẩm an toàn theo VietGAP vẫn còn ở mức rất khiêm tốn với 0,1% tổng diện tích canh tác. Việc áp dụng VietGAP còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Có thể tóm tắt như sau:

- Sản xuất nông nghiệp của nước ta có qui mô nhỏ lẻ, manh mún. - Trình độ và ý thức của người sản xuất về đảm bảo VSATTP chưa tốt, chưa tự giác

tuân thủ các quy định của VietGAP - Chưa hình thành mối liên kết hoặc liên kết chưa chặt chẽ trong chuỗi cung ứng

giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn. - Chi phí chứng nhận sản xuất theo VietGAP vượt quá khả năng của người sản xuất,

trong khi lợi ích của các sản phẩm theo VietGAP chưa rõ ràng. - Yêu cầu về ghi chép và lập hồ sơ lưu trữ còn phức tạp và chưa phù hợp với thói

quen của nông dân dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá chứng nhận. - VietGAP còn 1 số yêu cầu khó, không thực tế, không khả thi đối với một số đối

tượng - Việc chứng nhận VietGAP chưa đi vào thực chất, phục vụ nhu cầu thật của người

sản xuất và kinh doanh, chủ yếu là thực hiện và hỗ trợ của các chương trình, dự án, không xuất phát từ nhu cầu thực của thị trường.

Nhiều ý kiến cho rằng, áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một quá trình lâu dài, bền bỉ, trong đó, trước mắt cần tập cho nông dân thói quen ghi chép sổ tay, bởi đây là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng và thiết yếu. Điều kiện tiên quyết cho thành công của các mô hình sản xuất theo GAP là phải có đầu ra ổn định cho sản phẩm. Cho nên phải có sự liên kết “4 nhà” chặt chẽ, doanh nghiệp phải có kế hoạch bao tiêu sản phẩm cho nông dân một cách thuận lợi và dễ dàng. Tuy nhiên quan trọng hơn hết là cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, người sản xuất, kinh doanh,

Page 6: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

6

và cả người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm rau, quả. Người sản xuất cần thay đổi thói quen làm ăn nhỏ, manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt, các cơ quan có trách nhiệm cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng rau, quả khi đến người sử dụng phải thật sự an toàn, phù hợp tiêu chuẩn VietGAP. (http://agriviet.com).

Việc đưa vào áp dụng VietGAP/ GMPs trong các trang trại, hộ nông dân sản xuất rau, thịt gà đòi hỏi phải đầu tư thêm về cơ sở vật chất, nâng cao điều kiện sản xuất đáp ứng được yêu cầu của VietGAP, VietGAHP, GMPs; đồng thời đòi hỏi sử dụng nhiều công lao động hơn trong các công việc kỹ thuật cụ thể, công việc ghi chép, cán bộ làm công việc giám sát đòi hỏi thêm so với sản xuất truyền thống. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất nếu áp dụng theo VietGAP, VietGAHP, GMPs sẽ giảm thiểu và tiết kiệm được phân lớn chi phí vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y. Hiện tại chưa có có các thông tin nào cho thấy khi áp dụng GPPs (VietGAP, VietGAHP, GMPs) thì các chi phí sản xuất, công lao động, năng suất và cuối cùng là lợi nhuận của việc áp dụng GPPs tăng hay giảm và phù hợp với những quy mô sản xuất nào để xác định giá tối thiểu của thị trường khi xây dựng chiến lược marketing.

Ngoài ra khi đưa các sản phẩm áp dụng GPPs vào kinh doanh cũng đòi hỏi các cơ sở kinh doanh, bán lẻ phải thay đổi phương thức kinh doanh, ví dụ như: khi áp dụng quản lý chất lượng sản phẩm đối với từng lô hàng đòi hỏi phải có thông tin truy nguyên nguồn gốc sản phẩm và phải có nhãn mác mới. Dự án không nắm bắt được liệu việc các cơ sở kinh doanh phân phối và bán lẻ có sẵn sàng thực hiện như vậy không, nếu có thì những vấn đề liên quan về tài chính sẽ như thế nào (ví dụ như: các chi phí có tăng hay giảm không, v.v.). Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có câu trả lời cho vấn đề này. Với việc không có đủ thông tin như vậy, dự án không có đủ điền kiện để xác định được những hỗ trợ cụ thể cho các thành phần tham gia (như cơ sở kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ) để có thể hình thành được kênh phân phối mới cho các sản phẩm được sản xuất theo GPPs.

Page 7: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

7

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU 3.1.1 Điều tra thu thập tài liệu thứ cấp

- Tập hợp và hệ thống hóa tài liệu đã được công bố qua sách báo, công văn, báo cáo tổng kết của các sở ban ngành các cấp, các số liệu thống kê tỉnh, huyện, bài báo, đề tài, các tài liệu khác về thực hành sản xuất tốt (GAPs, GAHPs và GMPs) đối với rau và thịt gà. Các tài liệu này cung cấp các thông tin về vấn đề nghiên cứu tổng quan, tình hình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ các sản phẩm này, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất khi áp dụng thực hành sản xuất tốt của Nhà nước.

- Các báo cáo thuyết minh dự án, kế hoạch triển khai mô hình thí điểm, báo cáo tổng kết, sơ kết về tiến độ thực hiện mô hình thí điểm của dự án (so với kế hoạch) của các điểm tham gia thực hiện mô hình thí điểm. Tài liệu này được cung cấp bởi Ban điều phối dự án.

- Cách thu thập: Tìm, đọc, sao chép, trích dẫn... 3.1.2. Điều tra thu thập tài liệu sơ cấp a) Thu thập qua điều tra phỏng vấn Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong việc thu thập thông tin sơ cấp, cụ thể: - Gặp lãnh đạo và các cán bộ địa phương khi bắt đầu công việc tại địa phương để kiểm chứng lại giả định, kế hoạch và giải tỏa mọi thông tin liên quan chưa rõ, nghi ngờ; - Gặp gỡ những người trực tiếp sản xuất, các tác nhân tham gia kinh doanh có khả năng tiếp cận nhanh - Giải thích cho các tác nhân lí do của nghiên cứu này và phương thức đánh giá, lượng hóa; - Lựa chọn các hộ, tác nhân kinh doanh tham gia, tên, địa chỉ để liên hệ; Phải đảm bảo rằng những người này có khả năng cung cấp thông tin và có quan điểm rõ ràng; - Chọn mẫu điều tra: số lượng mẫu nghiên cứu phải dựa trên những điều tra ban đầu khi dự án bắt đầu thực hiện. Các đối tượng phỏng vấn bao gồm: nông dân, trang trại, người thu gom, bán buôn, bán lẻ, một số cơ sở sơ chế, chế biến ở các địa phương có triển khai dự án. b) Thu thập qua hướng dẫn/theo dõi ghi chép tại cơ sở - Lập biểu mẫu ghi chép/sổ sách thông tin có liên quan đến việc xác định hình thành giá sản phẩm, sản lượng sản xuất, giá bán và doanh thu (chi tiết xem phụ lục biểu mẫu) - Thực hiện việc hướng dẫn - Áp dụng việc ghi chép với các tác nhân áp dụng và chưa áp dụng thực hành sản xuất tốt bao gồm: nông dân, trang trại, người thu gom, bán buôn, bán lẻ, một số cơ sở sơ chế, chế biến ở các địa phương có triển khai dự án;

Page 8: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

8

- Tiến hành kiểm tra/theo dõi tính thực tiễn và việc ghi chép sổ của các tác nhân tham gia. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt đối với các thành viên am hiểu lĩnh vực sản xuất rau, chăn nuôi gà ở các địa phương.

● Phân bổ số mẫu gửi sổ thu thập đối với mặt hàng rau là: Địa điểm Sản xuất Cơ sở sơ chế Kinh

doanhTổng

số Áp dụng VietGAP của dự án cida

Áp dụng VietGAPcủa dự khác

Không áp dụng

VietGAP

Tổng số

Áp dụng VietGAP của dự án

cida

Áp dụng VietGAP của dự

khác

Không áp dụng VietGAP

Đồng Nai 51 - 20Lâm Đồng 34 8 20

● Phân bổ số mẫu gửi sổ thu thập đối với ngành hàng thịt gà là: Địa điểm Sản xuất Cơ sở giết mổ Kinh

doanh Tổng

số Áp dụng VietGAP của dự án cida

Áp dụng VietGAP

của dự khác

Không áp dụng

VietGAP

Tổng số Áp dụng VietGAP của dự án

cida

Áp dụng VietGAP của dự khác

Không áp

dụng VietG

AP

Đồng Nai 51 - 20 Lâm Đồng 34 8 20

● Địa điểm thu thập thông tin Tỉnh Địa phương được

chọn Đối tượng Tác nhân Các dự án tài trợ

Thanh Hóa

Xã Quảng Thắng- TP Thanh Hóa

Rau cải ngọt Sản xuất CIDA

Xã Hoằng Hợp/huyện Hoằng

Hóa

Mướp hương Sản xuất CIDA, JICA

Lâm Đồng Xã Tân Hội huyện Đức Trọng

Cà chua Sản xuất Sở NN&PTNT Lâm Đồng

Xã Liên Nghĩa huyện Đức Trọng

Cà chua Sản xuất CIDA

Thành Phố Đà Lạt Cải bắp Sản xuất CIDA

Page 9: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

9

Global GAP

Đồng Nai

Huyện Thống Nhất Gà Sản xuất CIDA Huyện Bình Dương Gà Sản xuất CIDA Huyện Thống Nhất Gà Giết mổ CIDA Huyện Bình Dương Gà Giết mổ -

Đồng Nai Gà Phân phối gà - 3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 3.2.1. Phương pháp tính Chi phí

Chi phí sản xuất: bao gồm những chi phí vật tư đầu vào sản xuất, khấu hao tài sản, công lao động ....mà hộ/trang trại sản xuất đã chi ra trong một vụ sản xuất rau hoặc một chu kỳ chăn nuôi gà thịt. Mỗi khoản mục chi phí sản xuất để tính giá thành sản xuất rau và thịt gà phải được phân tích, xác định rõ về số lượng, giá trị tại cùng thời gian và địa điểm chi ra. 3.2.2. Đơn vị tính

Tính chi phí sản xuất theo từng yếu tố chi phí và tính thành tiền đồng (VNĐ) và quy về cho một hecta (đồng/ha) cho rau và đồng/lứa (1000 con) cho gà.

Tính giá thành sản xuất rau/gà theo từng khoản mục cụ thể và thể hiện bằng tiền đồng (VNĐ) cho một kg rau/gà (đồng/kg). 3.2.3. Phương pháp tính toán

a) Năng suất (W): Tính năng suất thực tế thu hoạch Khi tính năng suất thực tế thu hoạch cần tập hợp từ sổ sách ghi chép và phỏng vấn

trực tiếp hộ sản xuất; kết hợp xem xét số liệu thống kê về năng suất các vụ (năm) liền kề của cơ quan thống kê và xem xét mối quan hệ giữa suất đầu tư với năng suất rau và gà với hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật đã có (nếu có) và kinh nghiệm theo dõi thực tế nhiều năm của các cơ quan nông nghiệp, thống kê, Viện nghiên cứu,... Đơn vị tính năng suất rau thống nhất là: tạ/ha. Đối với gà thì tính theo số kilogam/lứa (số kilogam/1000 con).

b) Xác định tổng chi phí sản xuất thực tế (TCtt) Công thức: TCtt = C + V – Pth

Trong đó: - TCtt là Tổng chi phí sản xuất thực tế trên đơn vị . - C là Chi phí vật chất trên đơn vị. - V là Chi phí lao động trên đơn vị. - Pth là Giá trị sản phẩm phụ thu hồi trên đơn vị. c, Phương pháp xác định giá thành sản xuất Xác định giá thành sản xuất thực tế ( Ztt)

Ztt = TCtt W

Page 10: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

10

Trong đó: Ztt là Giá thành thực tế một kg; TCtt là Tổng chi phí sản xuất thực tế trên một ha đối với rau và 1000 con/lứa đối với chăn nuôi gà thịt; W là Năng suất thực tế 3.2.4. Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất Phương pháp này được sử dụng để tính các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mà các hộ thu được trong một chu kì sản xuất.

+ Chi phí trung gian (IC): là chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất của cải vật chất và dịch vụ khác trong một thời kỳ sản xuất.

+ Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ phần giá trị sản xuất được tăng lên trong quá trình sản xuất của 1 năm, được tính theo công thức: VA = GO - IC

+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao tài sản cố định (A), thuế (T) và lao động thuê (nếu có). Như vậy, thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình. MI = VA - (A + T) - lao động thuê ngoài (nếu có). . 3.2.5. Phương pháp phân tích ngành hàng Một số khái niệm dùng cho tính toán

- Sản phẩm P (product): là doanh thu của từng cá nhân, được tính bằng lượng sản phẩm nhân với đơn giá.

+ Chi phí trung gian (intermediate cots) là chi phí về những yếu tố vật chất tham gia vào một quá trình sản xuất - kinh doanh.

+ Giá trị gia tăng thô VA (Value Added) là giá trị mới tạo thêm của mỗi tác nhân do hoạt động kinh tế về việc sử dụng tài sản cố định, vốn là đầu tư lao động dưới ảnh hưởng của chính sách thuế Nhà nước. Ta có VA = P - IC.

+ Lãi gộp GPr (Gross Profit): là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tiền thuê lao động (W), chi phí cơ hội của lao động gia đình (L), thuế (T) và chi phí về tài chính (FF). GPr = VA - (W + L + T + FF).

+ Lãi ròng NPr (Net Profit): là phần lãi sau khi lấy lãi gộp trừ đi hao mòn tài sản cố định (A). NPr = GPr - A.

Phương trình cân bằng trong hạch toán tài chính: P = IC + VA 3.2.6. Phương pháp phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức

Phương pháp SWOT được sử dụng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi áp dụng thực hành nông nghiệp tốt. SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích, dự báo bên trong và bên ngoài. Sử dụng phương pháp SWOT để tìm ra các cơ hội có thể tận dụng và thách thức có thể phải đối mặt cùng với điểm mạnh và điểm yếu từ môi trường bên trong, giúp ta nhận diện vấn đề một cách đầy đủ. Phương pháp này cho phép chúng ta lựa chọn các phương án chiến lược bằng cách kết hợp S-O; S-T; W-O; W-T.

Page 11: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

11

Với ma trận phân tích SWOT, nội dung tại 4 ô kết hợp (SO, WO, ST, và WT) sẽ cho phép đề xuất các giải pháp.

Bên trong Bên ngoài

Điểm mạnh (S) S1…………… S2……………

Điểm yếu (W) W1…………. W2………….

Cơ hội (O) O1………….. O2… ……..

Phối hợp (SO)

Phối hợp WO)

Nguy cơ (T) T1………….. T2…………..

Phối hợp (ST)

Phối hợp (WT)

Sơ đồ Ma trận phân tích SWOT

3.2.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.7. 1. Các chỉ tiêu định lượng - Giá trị sản xuất (GO) - Giá trị gia tăng (VA) - Thu nhập hỗn hợp (MI) - Giá trị gia tăng (VA)/chi phí trung gian (IC) - Thu nhập hỗn hợp (MI)/ngày công Lao động... 3.2.7.2. Các chỉ tiêu định tính

- Nâng cao thu nhập - Nâng cao năng lực trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư - Sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng - Giá bán tăng - Các hợp đồng được kí kết

3.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Thanh Hóa: mướp hương và cải ngọt HTX Quảng Thắng (TP Thanh Hoá) và công ty VRAT (xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hóa). Lâm Đồng: cà chua (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) và cải bắp (TP ĐÀ Lạt, Lâm Đồng). Đồng Nai: gà trắng và gà nâu 3.3.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Thu thập thông tin, xác định lựa chọn các cơ sở tham gia áp dụng và không áp dụng thực hành sản xuất tốt của ngành hàng rau, thịt gà.

Page 12: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

12

Nội dung 2: Điều tra, tập huấn, giám sát thu thập thông tin, số liệu về chi phí vật tư đầu vào và các yếu tố chi phí liên quan giá thành sản phẩm tại các đơn vị sản xuất, hộ nông dân, trang trại, cơ sở sơ chế/giết mổ và lưu thông sản phẩm rau và thịt gà an toàn áp dụng và không áp dụng thực hành sản xuất tốt thông qua thực tế sản xuất

Nội dung 3: Phân tích cơ cấu các loại chi phí, đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế khi áp dụng các thực hành sản xuất tốt (GAPs, GAHPs và GMPs) và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khi áp dụng các thực hành sản xuất tốt (GAPs, GAHPs và GMPs) đối với rau và gà an toàn.

Nội dung 4: Báo cáo tổng kết đưa ra các đề xuất, giải pháp thực hiện sản xuất, kinh doanh nhằm tối ưu hóa lợi ích kinh tế của các thành phần tham gia để thích ứng với việc áp dụng GAPs, GAHPs và GMPs trong thời gian tới.

Đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất cho từng tác nhân tham gia chuỗi (người sản xuất, thu mua, sơ chế/chế biến, vận chuyển, phân phối & tiêu thụ) và mang lại lợi ích kinh tế toàn cục, phát triển bền vững (bảo vệ môi trường, giảm dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm) ngành hàng rau và thịt gà.

Page 13: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

13

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM RAU Ở THANH HÓA 4.1.1. Thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau 4.1.1.1. Thực trạng sản xuất rau giai đoạn 2006 - 2011

a) Diện tích, năng suất và sản lượng rau - Diện tích gieo trồng các loại rau đậu năm 2006 của tỉnh Thanh Hóa đạt 28.020 ha,

trong đó diện tích gieo trồng rau ở các huyện đồng bằng là 13.126 ha, chiếm 46,84%; các huyện vùng ven biển là 8.015 ha, chiếm 28,60% và các huyện miền núi là 6.879 ha; chiếm 24,56 %; Năm 2011 diện tích rau đậu các loại là 33.000 ha. Nếu so với năm 2006, diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh năm 2011 tăng thêm 4.980 ha, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2,77%/năm.

- Ở vùng đồng bằng, huyện có diện tích rau các loại nhiều nhất là Thọ Xuân 4.078 ha, Yên Định 2.738 ha, Nông Cống 2.268 ha,... Các huyện vùng Ven biển có diện tích trồng rau lớn là Hoằng Hóa 3.268 ha, Quảng Xương 2.665 ha, Hậu Lộc 2.364 ha,.... Các huyện miền núi có diện tích rau lớn như Bá Thước 1.571 ha, Ngọc Lặc 1.360 ha,...

Ngoài ra, những năm gần đây do nhu cầu của một số cơ sở chế biến (theo hình thức muối) rau ăn quả (dưa chuột, ớt), đã hình thành một số vùng nguyên liệu rau ăn quả trên địa bàn một số huyện như: huyện Thiệu Hoá, huyện Hậu Lộc, huyện Quảng Xương, huyện Hoằng Hoá, huyện Nga Sơn. Tuy nhiên, diện tích các vùng nguyên liệu này thường không ổn định, phụ thuộc theo đơn đặt hàng và hợp đồng mùa vụ của các cơ sở chế biến.

- Năng suất rau đậu trung bình toàn tỉnh năm 2006 là 100 tạ/ha, năm 2007 là 100,2 tạ/ha, năm 2008 là 100,5 tạ/ha, năm 2009 là 100,3 tạ/ha, năm 2010 là 102,5 tạ/ha, năm 2011 là 113,8 tạ/ha, bình quân tăng 2,18 %/năm.

Bảng 4.1. Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng rau, đậu các loại TT Hạng mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 Diện tích (ha) 28.020 32.234 37.550 35.691 36.800 33.000 2 Năng suất (tạ/ha) 100 100,2 100,5 100,3 102,5 113,8 3 Sản lượng (tấn) 280.200 322.984 377.478 357.878 377.400 375.606

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa. - Sản lượng rau các loại năm 2006 là 280.200 tấn, năm 2011 là 375.606 tấn. Sản

lượng rau tăng bình quân 5%/năm trong giai đoạn 2006 - 2011. b) Cơ cấu thời vụ và chủng loại rau - Cơ cấu thời vụ: Trong giai đoạn 2006 - 2011, chủ yếu tập trung vào vụ đông

(chiếm 75-80%), diện tích rau vụ mùa còn ít (chiếm 20-25%). Điều này thường dẫn đến hiện tượng dư thừa một số loại rau vào chính vụ và thiếu rau trong thời kỳ giáp vụ (Rau chủ yếu được trồng ở vụ Đông bởi thời tiết khí hậu phù hợp với nhiều loại rau, đặc biệt là các loại rau có nguồn gốc ôn đới; trồng rau trên diện tích đất 2 vụ lúa 1 vụ màu).

Page 14: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

14

- Về chủng loại rau: Các loại rau trên địa bàn tỉnh được trồng rất phong phú và đa dạng về chủng loại và hầu hết có nguồn gốc ôn đới, nên chủ yếu được trồng ở vụ Đông (chiếm 75-80%) như: cải bắp, su hào, cà chua, hành tươi, khoai tây, rau thơm các loại... Chỉ có một số loại rau được trồng ở vụ mùa như: rau muống, đậu các loại, rau cải, một số loại rau ăn quả (như su su, mướp đắng)...

Cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, nhiều giống rau mới có năng suất, chất lượng, thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu của Thanh Hoá như cải bắp, dưa chuột, cà chua chịu nhiệt ... đã được đưa vào trồng thành công, làm cho diện tích rau trồng trái vụ đang được tăng lên. 4.1.1.2. Thực trạng chế biến, tiêu thụ rau

Hiện nay, công tác chế biến rau chưa được quan tâm thực hiện, sản phẩm trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ bị hao hụt nhiều, chất lượng không được duy trì, thời gian bảo quản ngắn (do dễ bị thối, hỏng, xuống cấp...) làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người sản xuất, kinh doanh rau. Theo số liệu thống kê năm 2011, toàn tỉnh có khoảng 1.000 tấn rau ăn quả (dưa chuột, ớt) được chế biến (theo hình thức muối) bởi Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư Thành (Lô B-Khu Công nghiệp Lễ Môn) và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau, quả Thanh Hóa (Số 269 Đường Bà Triệu - thành phố Thanh Hóa) chiếm khoảng 0,3% tổng sản lượng rau của toàn tỉnh; còn lại, phần lớn lượng rau sản xuất ra không qua chế biến mà được đưa thẳng ra thị trường tiêu thụ dưới các hình thức sau:

- Người sản xuất tự mang đi bán: Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ tại các chợ nội địa (chiếm khoảng 60-70% tổng sản lượng rau các loại).

- Bán buôn và bán theo hợp đồng thoả thuận trước giữa người sản xuất và đơn vị thu mua (chiếm khoảng 30 - 40% tổng sản lượng rau các loại). 4.1.1.3. Những tồn tại, hạn chế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau

- Mặc dù tiềm năng diện tích sản xuất rau là rất lớn, nhưng phần lớn diện tích sản xuất rau nằm rải rác, không tập trung, do đó việc quản lý sản xuất rau còn gặp nhiều khó khăn.

- Diện tích trồng rau vụ đông trên đất 2 lúa 1 màu tương đối lớn, không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thị trường. Do vậy thường dẫn đến hiện tượng thừa rau vào vụ đông và thiếu rau ở các vụ khác.

- Cơ sở hạ tầng ở hầu hết các vùng sản xuất rau còn thiếu, chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được các yêu cầu phục vụ sản xuất rau.

- Công tác ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như giống mới, kỹ thuật canh tác mới…vào sản xuất còn chậm, chưa được nhiều, chưa rộng khắp nên năng suất rau còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

- Trong sản xuất rau vẫn còn tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc BVTV; sử dụng nước tưới không đảm bảo, dẫn đến vẫn tiềm ẩn các mối nguy mất ATTP (mối nguy về dư

Page 15: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

15

lượng Nitrat, dư lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV, ô nhiễm vi sinh vật) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tâm lý người tiêu dùng.

- Việc tiêu thụ rau không ổn định, chủ yếu vẫn được bán tại các chợ nội địa, giá cả bấp bênh không ổn định.

- Sản xuất rau chưa tạo được liên kết bền vững giữa bốn nhà (Nhà nước, người sản xuất, Nhà khoa học và Doanh nghiệp), do đó hiệu quả sản xuất chưa cao, việc mở rộng sản xuất còn chậm. 4.1.2. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau an toàn 4.1.2.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn

Sản xuất rau an toàn ở Thanh Hóa mới triển khai ở dạng mô hình áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả an toàn tại một số địa phương, sản phẩm rau an toàn sản xuất ra chưa được xác nhận là rau an toàn. Các mô hình này đều có quy mô nhỏ, mới được xây dựng nên mới chỉ thu được kết quả ban đầu. Qua khảo sát thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có một số mô hình sản xuất rau an toàn tại một số địa phương sau:

- Huyện Hoằng Hoá: Mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Hoằng Hợp với diện tích sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh là 20 ha và khoảng 27 ha sản xuất rau an toàn không chuyên canh; 3 nhà lưới sản xuất rau an toàn chuyên canh tại các xã: Hoằng Kim, Hoằng Khánh, Hoằng Xuân với diện tích 4.300 m2/nhà lưới.

- Thành phố Thanh Hoá: Mô hình sản xuất rau an toàn tại: xã Quảng Thành với diện tích sản xuất rau tập trung chuyên canh là 3 ha và khoảng 8 - 10 ha sản xuất rau an toàn không chuyên canh; xã Đông Cương với diện tích sản xuất rau tập trung chuyên canh là 3 ha và khoảng 8 - 10 ha sản xuất rau an toàn không chuyên canh; xã Quảng Thắng với diện tích sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh là 12,5 ha.

- Huyện Yên Định: Mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Định Liên với diện tích sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh là 2 ha và khoảng 8 - 10 ha sản xuất rau an toàn không chuyên canh.

- Huyện Tĩnh Gia: Mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Bình Minh với diện tích sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh là 4,3 ha và khoảng 10 ha sản xuất rau an toàn không chuyên canh.

Ngoài ra, còn một số điểm sản xuất rau an toàn với diện tích nhỏ, không ổn định, không chuyên canh, tập trung tại một số huyện như: huyện Nga Sơn, huyện Hậu Lộc, huyện Thiệu Hoá, huyện Quảng Xương...

Trong số các mô hình sản xuất rau an toàn hiện nay, mô hình: xã Hoằng Hợp - huyện Hoằng Hoá (4,5 ha) và xã Quảng Thắng - TP. Thanh Hoá (2,5ha) do dự án Canada tài trợ được triển khai, giám sát áp dụng VietGAP theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm rau an toàn cung cấp cho người tiêu dùng.

Page 16: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

16

Chủng loại rau an toàn từ các mô hình rất đa dạng, trong đó chủ yếu là: Rau ăn lá (Mồng tơi, Rau cải các loại, Rau muống, Rau mùi, Xà lách, Bắp cải...); Rau ăn quả (Mướp, mướp đắng, Su su, Dưa chuột, Cà chua, Đậu leo, Đậu cô ve vàng, Đậu cô ve xanh...); Rau gia vị (rau húng các loại, rau mùi tàu, rau tía tô...).

Năng suất, sản lượng rau an toàn từ các mô hình còn thấp, phụ thuộc nhiều vào từng mùa vụ. Theo kết quả điều tra năm 2011, từ các mô hình sản xuất rau an toàn cho thấy năng suất rau an toàn đạt khoảng 80 - 100 tạ/ha (so với sản xuất thông thường là 100 - 113 tạ/ha), sản lượng rau an toàn đạt khoảng 500 tấn. 4.1.2.2. Thực trạng chế biến, tiêu thụ rau an toàn

Việc chế biến rau an toàn hiện nay chưa được thực hiện, toàn tỉnh mới có 02 nhà sơ chế rau, quả an toàn tại 2 mô hình sản xuất rau áp dụng VietGAP (nhà sơ chế rau, quả an toàn của HTX Hoằng Hợp, công suất sơ chế 300 kg/giờ và nhà sơ chế rau, quả an toàn của HTX Quảng Thắng, công suất sơ chế 200 kg/giờ) thực hiện sơ chế sản phẩm trước khi đem đi tiêu thụ, tuy vậy sản phẩm rau an toàn được qua nhà sơ chế còn ít, do chưa có nhiều đơn hàng, hợp đồng tiêu thụ rau an toàn được ký kết.

Việc tiêu thụ sản phẩm rau an toàn từ các mô hình hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, do sản phẩm rau an toàn chưa được xác nhận, chưa có sự phân biệt với rau thông thường, giá bán cao hơn rau thông thường nên chưa chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Chủ yếu rau an toàn đang được tiêu thụ dưới các hình thức sau:

- Người sản xuất rau an toàn tự mang đi bán: Sản phẩm được bán tại các chợ nội địa, các điểm bán lẻ (chiếm 30 - 40% tổng sản lượng).

- Bán buôn và bán theo hợp đồng thoả thuận trước giữa người sản xuất và đơn vị thu mua (chiếm khoảng 60 - 70%).

Theo kết quả điều tra, trên địa toàn tỉnh Thanh Hoá hiện có 03 cơ sở kinh doanh rau an toàn, đó là:

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và cung ứng rau, quả an toàn VRAT thực hiện liên kết với các hộ sản xuất của mô hình sản xuất rau an toàn xã Hoằng Hợp để thu mua rau và cung ứng cho một số bếp ăn tập thể tại các trường học bán trú trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, với lượng tiêu thụ khoảng 150 kg/ngày.

- Siêu thị thực phẩm sạch - Rau an toàn thuộc Công ty cổ phần Tân Thành Phát, lượng tiêu thụ khoảng 80 kg/ngày.

- Siêu thị Big C thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn EB Thanh Hoá, lượng tiêu thụ khoảng 100 kg/ngày. 4.1.2.3. Những tồn tại, hạn chế trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau an toàn

- Sản xuất rau an toàn mặc dù đã có quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt nhưng việc hình thành các vùng rau an toàn tập trung theo quy hoạch tại các huyện, thị xã và thành phố còn chậm, do đó chưa thu hút được sự đầu tư từ các doanh nghiệp, các nhà tiêu thụ.

Page 17: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

17

- Sản phẩm rau an toàn bước đầu đã được đưa ra tiêu thụ tại các cửa hàng, các siêu thị, các bếp ăn tập thể... Tuy nhiên, sản phẩm rau an toàn lưu thông trên thị trường chưa được xác nhận nên chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, việc tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn.

- Các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá cho rau an toàn đã được triển khai nhưng chưa hiệu quả do vẫn chưa tạo được sự khác biệt giữa sản phẩm rau an toàn và rau thông thường trên thị trường.

- Hệ thống cơ chế, chính sách còn thiếu chưa khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. 4.1.3. Công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh rau và rau an toàn

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển sản xuất rau an toàn, được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh, công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh rau và rau an toàn bước đầu đã thu được một số kết quả sau:

- Xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4152/QĐ-UBND ngày 13/12/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

- Xây dựng và triển khai có hiệu quả một số mô hình sản xuất rau an toàn tại các địa phương (như xã Hoằng Hợp, xã Hoằng Khánh, xã Hoằng Kim, xã Hoằng Xuân - huyện Hoằng Hoá; xã Quảng Thành, xã Đông Cương, xã Quảng Thắng - thành phố Thanh Hoá; xã Bình Minh - huyện Tĩnh Gia, xã Định Liên - huyện Yên Định) nhằm chuyển giao các kiến thức, các tiến bộ khoa học công nghệ về rau an toàn, từ đó hướng người sản xuất tiếp cận với rau an toàn. Trong số các mô hình đã triển khai, hiện có mô hình xã Hoằng Hợp (quy mô 4,5 ha) và mô hình xã Quảng Thắng (quy mô 2,5 ha) đang được tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá, giám sát và xác nhận quá trình sản xuất, sơ chế rau của nhà sản xuất phù hợp với VietGAP (dự kiến sẽ có kết quả trong tháng 11/2012).

- Tổ chức cấp 05 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn với tổng diện tích 73 ha, chiếm khoảng 0,2% diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh; cấp 02 giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế rau, quả an toàn và cấp 02 giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trong kinh doanh rau, quả an toàn.

- Năm 2010 - 2011, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản đã tiến hành kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo ATTP của 42 cơ sở sản xuất, kinh doanh rau trên địa bàn tỉnh; phân tích định lượng 153 mẫu sản phẩm cho thấy: có 25/41 mẫu có dư lượng Nitrat vượt quá ngưỡng tối đa cho phép theo quy định hiện hành (chiếm 61%), 39/90 mẫu có nhiễm vi sinh vật (E.Coli và Coliform) vượt quá ngưỡng tối đa cho phép (chiếm 43,3%), 24/108 mẫu có phát hiện dư lượng một số hoá chất thuốc BVTV vượt quá ngưỡng cho phép (chiếm 22,2%), 8/54 mẫu có dư lượng kim loại nặng vượt quá ngưỡng tối đa cho phép (chiếm 14,8%). Chi Cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức phân tích nhanh dư lượng thuốc BVTV

Page 18: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

18

thuộc nhóm lân hữu cơ và carbamate bằng dụng cụ GT Test kít trên 1.500 mẫu rau cho thấy có 140 mẫu không an toàn (chiếm 9,3%).

- Tổ chức 02 lớp tập huấn cấp tỉnh với hơn 200 học viên tham gia; 8 lớp tập huấn cấp huyện, thị xã, thành phố với trên 500 học viên tham gia về nội dung Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sản xuất rau an toàn và tập huấn kiến thức về sản xuất rau an toàn cho các cơ sở, mô hình rau an toàn, cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng rau an toàn tại địa phương.

- Hàng năm, đã thực hiện xây dựng, thiết kế, in ấn, phát hành nghìn tờ rơi, tờ dán, áp phích, băng đĩa với nội dung về rau an toàn; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm khuyến nông tỉnh xây dựng và phát các chuyên mục tuyên truyền phổ biến các quy định của nhà nước, các mô hình về rau an toàn đến người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh rau và rau an toàn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

- Việc sản xuất rau, rau an toàn còn manh mún, nhỏ lẻ nên khó khăn trong việc kiểm soát các mối nguy gây mất ATTP, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết.

- Công tác tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra, giám sát rau, rau an toàn mặc dù đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao, do số lượng còn ít, phạm vi còn nhỏ, mới mang tính đại diện, chưa thường xuyên, chưa sâu rộng.

- Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn đã đầy đủ, nhưng chưa đồng bộ, chưa theo kịp với tình hình thực tế của từng địa phương. Hệ thống cơ chế, chính sách về rau an toàn còn thiếu, chưa khuyến khích được sự phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tập trung, quy mô lớn.

- Trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng rau còn thiếu, đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá nhanh chất lượng rau lưu thông trên thị trường. Việc quản lý mới ở mức chứng nhận vùng, cơ sở đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau an toàn.

- Công tác quản lý chất lượng rau, rau an toàn trên địa bàn tỉnh chưa hệ thống; tại các huyện, thị xã, thành phố chưa có cán bộ chuyên trách về rau an toàn, chưa chủ động thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng rau, rau an toàn thuộc phạm vi trách nhiệm. 4.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM RAU Ở LÂM ĐỒNG

Lâm Đồng được biết đến không chỉ là tỉnh có thành phố du lịch nổi tiếng Đà lạt mà là vùng trồng rau nổi tiếng của cả nước. Với diện tích tích gieo trồng cây nông nghiệp trên toàn tỉnh trong năm 2011 là 315.828 ha ha, Lâm đồng có tới 44.159 ha trồng rau cung cấp 1.398.469 tấn rau xanh các loại cho không chỉ người dân trong tỉnh, các thành phố lớn trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước lân cận. Trong đó sản phẩm xuất khẩu hàng năm 13.000 - 14.000 tấn thành phẩm, tương đương với 100.000 - 140.000 tấn nguyên liệu chiếm 16 - 18% tổng sản lượng rau.

Page 19: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

19

Nguồn lợi do ngành hàng rau góp một phần lớn thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế chung của tỉnh đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn, giúp ổn định tình hình xã hội.

Do tập quán canh tác, tốc độ chuyên môn hóa cao, chạy theo lợi nhuận mà người trồng rau ở Lâm Đồng đang lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, hoặc áp dụng quy trình chăm sóc thiếu khoa học đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường canh tác như đất, nước, hệ côn trùng có lợi, dẫn đến sản phẩm rau chưa đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh. Chỉ tính riêng yếu tố dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, theo kết quả phân tích của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, 9 tháng đầu năm 2008, trong 973 mẫu rau các loại có 92 mẫu không an toàn, chiếm 9,4%. Điều này đồng nghĩa là đã có khoảng 65.000 tấn rau không an toàn bán ra thị trường. Đây là một con số không nhỏ so với tổng sản lượng rau của Lâm Đồng. 4.2.1. Thực trạng sản xuất, sơ chế rau an toàn tại Lâm Đồng

Với những vùng chuyên canh rau lớn và trồng được nhiều loại rau vùng ôn đới cùng thương hiệu rau Đà Lạt, từ nhiều thập niên qua Lâm Đồng là tỉnh sản xuất rau hàng đầu của cả nước. Lâm Đồng cũng là tỉnh đi đầu trong việc triển khai các chương trình, dự án... sản xuất rau an toàn (RAT).

Một trong những thành tựu đáng kể, đó là vấn đề nâng cao nhận thức sản xuất RAT đi đôi với đầu tư nghiên cứu, chuyển giao quy trình kỹ thuật cho nông dân đã được tỉnh Lâm Đồng triển khai rất sớm. Rất nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực rau quả thuộc nhiều cơ quan khoa học trong và ngoài nước cũng dành nhiều tâm huyết cho một vùng RAT, chất lượng cao ở Lâm Đồng. Nhờ vậy khái niệm “RAT” đã trở nên quen thuộc với nhiều nông dân trồng rau ở những vùng chuyên canh rau quả lớn của Lâm Đồng như: Đà Lạt, Đơn Dương… Quy trình sản xuất RAT đã được nhiều nông dân tiếp cận và không ít nông dân trong số này cũng đã tiến hành việc trồng RAT thông qua các chương trình thí điểm, hỗ trợ sản xuất RAT… do địa phương tổ chức hoặc tự trồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, Sở đã xây dựng được một quy trình chuẩn với những tiêu chí cụ thể để hướng dẫn nông dân trồng RAT cũng như căn cứ vào đó để xét, cấp chứng nhận RAT. Lâm Đồng cũng có nhiều đơn vị đang hoạt động kiểm tra chất lượng an toàn cho rau theo chuẩn của Bộ NN&PTNT. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có đến 138 cơ sở sản xuất, chế biến rau được chứng nhận an toàn theo nhiều quy trình sản xuất. Bao gồm: 45 cơ sở được đủ điều kiện sản xuất RAT, 13 cơ sở đủ điều kiện sơ chế RAT, 56 cơ sở được cấp chứng nhận sản xuất theo VietGAP, 11 cơ sở được cấp chứng nhận sản xuất gắn liền với sơ chế theo VietGAP, 4 cơ sở được chứng nhận Metro GAP, 6 cơ sở được cấp chứng nhận sản xuất và sơ chế theo GlobalGAP…

Ngoài việc có nhiều nhà đầu tư thành lập các doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến RAT để xuất khẩu theo mô hình trang trại gắn liền với nhà máy hoặc liên kết với

Page 20: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

20

nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu RAT, ở Lâm Đồng hiện còn có những mô hình trong dân như trang trại, hợp tác xã sản xuất RAT “chuẩn” cả về mọi mặt với quy mô lớn. Điển hình như: Trang trại Phong Thúy, HTX Tân Hội (huyện Đức Trọng), HTX xã Anh Đào, HTX Xuân Hương (thành phố Đà Lạt), HTX Thạnh Nghĩa, doanh nghiệp Phú Sĩ nông (huyện Đơn Dương)… Những HTX, trang trại này còn đi đầu và làm rất tốt việc liên kết giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm RAT trong và ngoài nước thông qua hệ thống siêu thị hoặc trực tiếp xuất khẩu.

Có thể nói những kết quả bước đầu của sản xuất RAT ở Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả về nhiều mặt như: tạo được những mô hình điểm để nhân rộng sản xuất RAT, từng bước tạo được niềm tin trong người tiêu dùng, giúp công tác quản lý nhà nước về RAT, vệ sinh thực phẩm đạt được kết quả cao hơn…

Thế nhưng bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì vấn đề đầu ra cho sản phẩm RAT cho đến nay vẫn còn lắm nỗi lo với bao điều cần phải làm nếu muốn xứng danh là thủ phủ rau của Việt Nam .

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, RAT của các cơ sở được chứng nhận chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ: 6,4% về diện tích và 7,07% về sản lượng, nhưng các hợp đồng tiêu thụ RAT rất hạn chế, sản phẩm của các mô hình an toàn hầu hết là bán tự do, chỉ một phần nhỏ các sản phẩm RAT sản xuất theo GAP được tiêu thụ ở các siêu thị hoặc các cửa hàng lớn. Việc tìm kiếm đầu ra ổn định, quy mô lớn đang là bài toán nan giải không chỉ đối với RAT của Lâm Đồng mà là tình trạng chung của nhiều vùng sản xuất RAT trong cả nước, ngay cả các thành phố lớn.

Vì vậy để phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm canh tác Lâm Đồng đã có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ, theo một tầm nhìn chiến lược về xu hướng thực phẩm sạch mang tính tất yếu hiện nay. Trong đó, việc quy hoạch vùng RAT tập trung và chủng loại rau để sản xuất RAT là 2 nội dung quan trọng hàng đầu. Bảng 4.2. Quy hoạch vùng sản xuất Rau và Chè an toàn của Lâm Đồng năm 2011

TT Địa phương Diện tích RAT (ha) Chè an toàn (ha) 1 Đức Trọng 6.000 2 Đơn Dương 4.500 3 Đà Lạt 2.000 500 4 Lạc Dương 674 5 Bảo Lâm 16.000 6 Bảo Lộc 8.500 7 Di Linh 1.200 8 Lâm Hà 1.000 Tổng cộng 13.174 27.200

Liên kết và tổ chức lại sản xuất để đủ tầm và đủ lực cho sản xuất cũng như cho tiêu thụ sản phẩm cũng là một trong những điều bức thiết cần làm ngay. Những mô hình HTX,

Page 21: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

21

trang trại… RAT hiện có là điểm xuất phát tốt cả trong việc nhân rộng mô hình sản xuất lẫn việc xây dựng thị trường. Xây dựng một hệ thống phân phối “điểm” ở các thành phố lớn trên lợi thế thương hiệu rau Đà Lạt cùng với việc trưng bày, cung cấp những sản phẩm tiêu biểu RAT sẽ đủ sức tạo niềm tin trong người tiêu dùng; từ đó tạo sức bật đầu ra bền vững cho RAT 4.2.2.Thực trạng về cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản thực phẩm

Theo số liệu thống kê điều tra của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản năm 2011:

- Hiện có 193 cơ sở sản xuất rau có quy mô >1ha (Trong đó có 174 hộ và 19 doanh nghiệp) với tổng diện tích đất sản xuất là 466,4 ha, Tổng sản lượng tiêu thụ là 40.357 tấn/năm và 110 cơ sở sơ chế, chế biến rau (Trong đó: 80 hộ và 30 doanh nghiệp) tổng diện tích nhà xưởng 30.334 m2, sản lượng tiêu thụ 251.109 tấn/năm. 4.2.2.1. Thực trạng về các cơ sở được cấp giấy chứng nhận sản xuất, sơ chế, chế biến an toàn

* Đối với cơ sở sản xuất sản xuất, sơ chế, chế biến rau: Hiện có 89/303 cơ sở được cấp giấy chứng nhận sản xuất, sơ chế, chế biến an toàn đang còn thời hạn, với diện tích đất: 464/11.000 ha, chiếm 4,2% tổng diện tích canh tác rau của toàn tỉnh (Trong đó: GlobalGAP:0,2%, VietGAP: 0,7%, MetrolGAP: 0,04%, RAT: 3,3%), sản lượng 90.132/1.398.469 tấn/năm (Trong đó: Có 57/193 cơ sở sản xuất rau với sản lượng: 41.379 tấn/năm, chiếm 5% tổng sản lượng rau tươi trên toàn tỉnh (GlobalGAP:0,5%, VietGAP: 1,8%, MetrolGAP: 0,07%, RAT: 2,6%) và 32/110 cơ sở sơ chế, chế biến rau, sản lượng tiêu thụ: 48.753 tấn/năm, chiếm 40% tổng sản lượng rau thành phẩm đã qua chế biến trên toàn tỉnh (HACCP: 20%, ISO 22000:2005: 20%)) (Phụ lục 1: danh sách tổng hợp chi tiết các cơ sở được cấp giấy chứng nhận). 4.2.2.2. Thực trạng về công tác cấp giấy chứng nhận

- Các đơn vị chứng nhận sản xuất an toàn theo VietGAP: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 02 tổ chức cấp chứng nhận VietGAP:

+ Trung tâm phân tích - Viện Nghiên cứu Hạt nhân. + Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng Lâm Đồng thuộc Sở Khoa học và

Công nghệ Lâm Đồng. Ngoài ra còn có các tổ chức chứng nhận ngoài tỉnh được Bộ Nông nghiệp & PTNT

chỉ định như: + Trung tâm quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 1- Hà Nội + Trung tâm quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 2 - Đà Nẵng + Trung tâm quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 3 - Nha trang + Trung tâm quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 4 - TPHCM + Trung tâm quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 6 - Cần thơ + Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp bền vững - Hội BVTV VN.

Page 22: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

22

+ Viện Nghiên cứu Rau quả- Hà nội + Công ty Tư vấn đầu tư phát triển bảo vệ thực vật - Viện BVTV - Hà Nội. + Công ty CP ENASA Việt Nam. + Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia. + Trung tâm Tư vấn và Phát triển nông nghiệp bền vững - Hội BVTV VN. + Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3. - Đơn vị chứng nhận sản xuất an toàn theo GlobalGAP, Organic: Hiện nay các cơ

sở sản xuất nông nghiệp an toàn tại Lâm Đồng được cấp giấy chứng nhân sản xuất an toàn theo GlobalGAP do tổ chức Hà Lan cấp cụ thể như Control Union Certifications.

- Đơn vị chứng nhận sản xuất an toàn theo MetroGAP: Do hệ thống siêu thị Metro đặt ra nhằm chứng nhận chất lượng cho sản phẩm của Metro tiêu thụ trên toàn quốc.

- Đơn vị chứng nhận chế biến an toàn theo tiêu chuẩn HACCP: Được chứng nhận bởi các tổ chức nước ngoài như SGS và BSI.

- Đơn vị chứng nhận chế biến an toàn theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005: Trung tâm chứng nhận phù hợp - Quacert; Công ty Cổ phần chứng nhận Vinacert, tổ chức SGS (Thụy sỹ) và Đài Loan.

- Đơn vị chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả, chè an toàn: Phòng Trồng trọt tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng.

- Đơn vị chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản: Phòng Chăn nuôi-Thủy sản tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng.

- Đơn vị chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm: Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng (chỉ cấp cho chè do có áp lực về tiêu thụ sản phẩm- cấp theo Pháp lệnh VSATTP đã hết hiệu lực thi hành). 4.2.3. Thực trạng kinh doanh tiêu thụ rau an toàn tại Lâm Đồng

Mạng lưới tiêu thụ rau tại lâm Đồng vô cùng phòng phú về thành phần tác nhân tham gia và các mối quan hệ liên quan. Ngay từ khâu thu mua từ hộ nông dân có nhiều thành phần tham gia và một số thành phần đóng nhiều vai trò khác nhau trong kênh tiêu thụ (như thương lái hay HTX vừa đóng vai trò trồng trọt, thu mua, chế biến, và xuất khẩu).

Tại Lâm Đồng, ngoài vai trò khá đa dạng của từng thành phần, ta còn thấy tính linh

động và nhanh nhậy không chỉ ở thương lái mà cả người nông dân trong viêc quyết định lọai rau trồng cũng như việc tham gia tiêu thụ bằng nhiều hình thức.

Đa số hộ nông dân ở Đà Lạt đều tập hợp vào hợp tác xã và các hợp tác xã này chủ yếu mang tính gia đình (Xuân Hương, Hiệp Nguyên v.v.) được thành lập nhằm phục vụ cho mục đích tìm đầu ra cho sản phẩm của các hộ xã viên.

Khác với rau thành phố HCM, khoảng 20% rau tươi ở Lâm Đồng còn được xuất khẩu theo nhiều con đường khác nhau, điều này khiến cho thu nhập của người dân trồng rau ở Lâm Đồng tăng cao, xuất hiện một số doanh nghiệp hoặc các hợp tác xã kinh doanh

Page 23: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

23

khép kín với mô hình khá hiện đại (như Công ty cổ phần rau quả Lâm Đồng, công ty Liên Doanh Đồng Vàng .v.v).

Sơ đồ1: các kênh tiêu thụ rau tại Lâm đồng Nguồn: dự án GTZ, 2010

Ghi chú: __ Nguồn tiêu thụ chính, --- Nguồn phụ, %: phần trăm cung ứng 4.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỊT GÀ Ở ĐỒNG NAI

Theo Cục Thống kê, đến nay cả nước có hơn 23.500 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó, khu vực Đông Nam Bộ chiếm 17,35% (gần 4.100 trang trại). Riêng tỉnh Đồng Nai có số lượng trang trại chăn nuôi lớn nhất, khoảng 2.000 trang trại, trong đó các trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm khoảng 50%. Ngành chăn nuôi phát triển nhanh cùng sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến đã chuyển đổi dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại. Nhiều trang trại chăn nuôi từ 600 con lợn hoặc hơn 2.000 con gà trở lên. Tuy nhiên, đối với những người chăn nuôi nhỏ lẻ do ít vốn, thiếu quỹ đất xây chuồng trại nên đa số phải lệ thuộc vào các doanh nghiệp, công ty chăn nuôi quy mô lớn về con giống, thức ăn chăn nuôi dẫn đến giá thành sản phẩm cao, rủi ro nhiều...

Theo ông Phan Minh Báu, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, những người chăn nuôi nhỏ lẻ tạo ra sản phẩm thịt nhưng lại không được quyết định về giá. Từ khâu nuôi đến khâu tạo ra sản phẩm đều có sự phân chia lợi nhuận, nhưng phần nhiều lại

HTX*

Thương lái nhỏ

Thương lái vừa

Thương lái lớn (DNTN, HTX** Công ty)

Siêu thị HCM Người tiêu dùng

Xuất khẩu

Khách sạn, nhà hàng bếp ăn

Nông dân

Người bán lẻ tại địa phương

Người bán sỉ (Tỉnh/TP

khác)

Người bán lẻ (Tỉnh/TP khác)

NNTD

30%

40%

20%

7%

70%

30%

85%

60%

60%

15% 100%

95%

0.5%-1%

2%

15%

25%5%

100%

Khách sạn, nhà hàng bếp ăn

15% 25%

Page 24: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

24

thuộc về thương lái, các cơ sở giết mổ và nhà phân phối. Hiện nay, Tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch xong tất cả các vùng chăn nuôi ở các đơn vị hành chính trong tỉnh với tổng số 139 vùng với diện tích hơn 15.000 ha. Có những vùng không thể quy hoạch thành vùng chăn nuôi được như khu vực gần sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch, khu sân bay Long Thành là để bảo vệ môi trường sống và giảm thiểu ô nhiễm từ phế thải của chăn nuôi. Cả tỉnh có 36 cơ sở giết mổ và 23 nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi. Trong đó, 2/3 số nhà máy có liên doanh nước ngoài. Hiện ngành chăn nuôi Đồng Nai đang hướng dẫn về kĩ thuật xây dựng chuồng trại, giải quyết dịch bệnh, an toàn sinh học, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, thực hành chăn nuôi tốt VietGAHP ở nông hộ để tăng năng suất, hiệu quả cao trong chăn nuôi (Dẫn theo AgroViet)

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang chiếm gần 62% tổng đàn gà nuôi tại Đồng Nai (tổng đàn khoảng 10 triệu con). Trong đó, 3 đơn vị giữ thị phần chăn nuôi gà thịt, gà đẻ trứng lớn nhất ở Đồng Nai là Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Emivest và Công ty Japfa. Các công ty này hoạt động theo hình thức thuê các trang trại trong tỉnh nuôi gia công đàn gà cho công ty, doanh nghiệp sẽ cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, do giá gà trên thị trường xuống khá thấp, dưới giá thành 5.000 - 7.000 đồng/kg nên một số doanh nghiệp đang phải giảm đàn để bớt thua lỗ.

Huyện Thống Nhất hiện có khoảng 700.000 con gà thương phẩm, là địa phương có đàn gà nhiều nhất tỉnh Đồng Nai. Thế nhưng, hiện do chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp chế biến và các trang trại nuôi còn phân tán, cùng với các khu chăn nuôi và khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung chưa được triển khai là lý do làm cho người chăn nuôi không được yên tâm sản xuất. http://www.baomoi.com/Dong-Nai-Nguoi-chan-nuoi-ga-thua-lo-nang/45/2887536.epi

Theo số liệu từ Cục Chăn nuôi, 9 tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu 2.735 tấn thịt heo các loại và 52.586 tấn thịt gà (trong đó có 6.147 tấn gà thải nguyên con từ Hàn Quốc), chưa kể nguồn gà đẻ thải loại nhập lậu từ Trung Quốc mỗi năm ước tính từ 70.000 - 100.000 tấn. Đây là một trong những lý do làm cho người chăn nuôi trong nước lao đao càng sản xuất càng lỗ vốn dẫn đến nhiều trang trại phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc bỏ chuồng.

Nhiều hộ chăn nuôi gà tại khu vực Đông Nam Bộ từ đầu năm đến nay đều bị lỗ, trong đó có thời điểm giá gà bán tại trại chỉ còn 16.000 - 18.000 đồng/kg (hiện nay, giá đang duy trì ở mức 20.500 đồng/kg), trong khi giá thành chăn nuôi đã lên đến 30.000 đồng/kg, tức lỗ gần 10.000 đồng/kg. Do đó, nhiều trại gà không còn cách nào khác là phải bỏ chuồng. Đại diện Công ty TNHH Thanh Bình (Đồng Nai) chuyên về chăn nuôi gà cho biết hết năm nay sẽ đóng cửa trại gà thịt, chỉ để lại gà giống.

Do thua lỗ nặng nên nhiều chủ trại gà đã chuyển sang nuôi gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nhưng cũng đang gặp khó khăn do các công ty nước ngoài cũng đang

Page 25: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

25

thua lỗ nặng. Chẳng hạn, Công ty CP Việt Nam đang lỗ 72 tỉ đồng/tháng, Emivest lỗ 60 tỉ đồng/tháng, Japfa lỗ 48 tỉ đồng/tháng...

Một số doanh nghiệp chăn nuôi cho biết giá thịt gà nhập hiện chỉ có 0,85 USD/kg (khoảng 16.000 đồng/kg) trong khi giá thành chăn nuôi 1 kg gà hơi trong nước đã lên đến 30.000 đồng/kg làm cho người nuôi gà trong nước không cạnh tranh được. Trong khi đó, theo Cục Chăn nuôi, từ nay đến cuối năm, cả nước sẽ còn nhập khẩu khoảng 30.000 - 40.000 tấn thịt các loại để phục vụ cho thị trường cuối năm. Thông tin này đang gây bức xúc cho người chăn nuôi bởi theo họ, thời gian nuôi gà chỉ mất 45 ngày thì không có lý do gì phải nhập khẩu. Nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngành chăn nuôi thì nguồn cung trong nước sẽ dồi dào trở lại chỉ sau gần 2 tháng. 4.4. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG SẢN XUẤT RAU VÀ CHĂN NUÔI GÀ AN TOÀN 4.4.1. Sản phẩm rau an toàn 4.4.1.1. Tại Thanh Hóa

● Cây mướp hương ○ Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm mướp hương ở Thanh Hóa

Qua sơ đồ kênh tiêu thụ mướp hương ở Thanh Hoá cho thấy, sản phẩm mướp hương của các hộ sản xuất hầu hết được cung cấp cho các tác nhân thu gom tại địa phương, sau đó tác nhân này bán sản phẩm cho tác người bán buôn ở chợ bán buôn Vườn Hoa. Từ người bán buôn, sản phẩm được cung cấp đến người bán lẻ và sản phẩm được đưa đến người tiêu dùng.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, kênh tiêu thụ sản phẩm mướp hương từ các hộ sản xuất tham gia dự án, hoặc từ các hộ không tham gia dự án không có sự khác biệt. Các sản phẩm đều được bán theo kênh rau thường. Đây là một trong những nguyên nhân trả lời tại sao sản xuất mướp hương theo hướng VietGAP chưa thúc đẩy nhiều người sản xuất tham gia. Nhằm thấy rõ hơn nữa sự khác biệt giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sản xuất mướp hương theo hướng VietGAP và không theo hướng VietGAP, chúng tôi đưa ra kết quả nghiên cứu cho từng tác nhân sau đây.

○ Đặc điểm chung của hộ sản xuất

Người sản xuất

Người thu gom

Người bán buôn

Người bán lẻ

Người tiêu dùng

Page 26: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

26

Bảng 4.3. Một số thông tin chung về các hộ sản xuất mướp tại Thanh Hóa

Dự án CIDA tài

trợ

Dự án JICA tài

trợ

Sản xuất theo quy

trình thông thường

Bình quân chung

Số hộ thu thập thông tin (hộ) 16 7 7 - Tuổi 52,9 59,0 50,4 54,1 Diện tích canh tác bình quân/hộ (m2) 486,67 2.430 652 570.5 Diện tích trồng mướp hương bình quân/hộ (m2)

337,5 350 335,7 341

Xã Hoằng Hợp của huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá có truyền thống sản xuất rau

từ lâu đời, một trong những cây rau truyền thống của địa phương này là cây mướp hương. Theo quan niệm của người tiêu dùng thì mướp hương có vỏ dầy nên ít chịu tác động của thuốc BVTV hay dư lượng phân bón, nhưng thực tế cây mướp hương cũng như các loại rau khác rất dễ mất an toàn nếu sản xuất không tuân theo quy trình an toàn. Chính vì vậy mà có nhiều dự án đầu tư cho sản xuất mướp an toàn, trong số các dự án có dự án CIDA, dự án JICA. Bên cạnh đó cũng có các hộ sản xuất mướp theo quy trình thông thường.

Về tuổi của chủ hộ tham gia sản xuất mướp: tại đây đa số là nam giới với số tuổi trung bình trong khoảng 50 - 60 tuổi. Nếu như ở các địa phương của miền Bắc Việt Nam, công việc sản xuất rau chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm thì ở Hoằng Hợp chủ yếu lại là nam giới. Qua nghiên cứu cho thấy, không những ở Hoằng Hợp mà còn ở các địa phương làm nông nghiệp thì nguồn lao động trẻ chủ yếu tham gia trong các khu công nghiệp còn lao động có độ tuổi cao hơn thì làm nông nghiệp.

Về diện tích sản xuất rau nói chung và sản xuất mướp nói riêng: Cũng nằm trong tình trạng chung về diện tích sản xuất rau màu của các tỉnh miền Bắc Việt Nam, diện tích sản xuất rau ở Hoằng Hoá rất manh mún. Diện tích sản xuất rau trung bình là 570 m2/hộ và diện tích sản xuất mướp trung bình là 341 m2. Với các loại hình sản xuất đều đạt xấp xỉ diện tích trung bình, chỉ có diện tích sản xuất rau trung bình được tài trợ bởi dự án JICA là cao hơn (2.430 m2) Sở dĩ là do tiêu chí của dự án JICA là nhiều người nông dân được hưởng lợi từ dự án nên họ cho dồn đất lại với nhiều người tham gia và cho một người đứng lên làm “tổ trưởng”, tuy vậy diện tích cây mướp vẫn là 550m2 tương đương với các loại hình khác và tương đương với diện tích trung bình. ○ Tài sản cố định phục vụ sản xuất

Bảng 4.4. Tài sản cố định phục vụ cho sản xuất mướp hương của các hộ tại Thanh Hoá

Loại tài sản VietGAP do VietGAP do Sản xuất theo quy

Page 27: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

27

CIDA tài trợ JICA tài trợ trình bình thường Số máy bơm nước TB (cái/hộ) 0,5 0,4 0 Số bình phun thuốc TB (cái/hộ) 0,5 0,6 0,8 Xe đạp (cái/hộ) 0,5 1 0,6 Xe máy (cái/hộ) 0,6 0,7 0,5 Dây bơm nước (m/hộ) 100,5 55,5 0

Về tài sản cố định phục vụ cho sản xuất mướp hương: qua điều tra cho thấy các tài

sản phục vụ cho sản xuất ở đây rất hạn chế ở cả những hộ được tài trợ bởi dự án CIDA, JICA cũng như ở các hộ sản xuất theo quy trình bình thường. Tài sản cố định của các hộ chủ yếu là máy bơm và bình phun thuốc sâu. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe thồ/xe đạp, thỉnh thoảng có nhà có xe máy. Tuy nhiên, khi phân tích về khía cạnh khác lại cho thấy, hệ thống kênh mương tưới tiêu ở đây rất tốt do vậy mà những hộ có ruộng gần nguồn nước họ không cần dùng đến máy bơm hoặc các thiết bị tưới, hay như các phương tiện chuyên chở sản phẩm ít là do thương lái mua tại ruộng.

○ Chi phí sản xuất mướp hương Với cây mướp hương ở Thanh Hoá chi phí cho sản xuất giữa các loại hình sản xuất

theo VietGAP và sản xuất theo quy trình bình thường rất khác nhau. Về giống: do mướp hương ở Thanh Hoá nông dân sử dụng giống địa phương nên

chi phí về giống tương đương nhau giữa các hộ sản xuất theo VietGAP và các hộ sản xuất theo quy trình bình thường. Tuy nhiên, với các hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ có chi phí về giống thấp hơn (5.289.000 đ) so với các hộ sản xuất theo VietGAP do JICA tài trợ (5.500.000 đ) cũng như các hộ sản xuất theo quy trình bình thường. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do mô hình sản xuất mướp hương được sự tài trợ của dự án CIDA có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật, nông dân gieo hạt vào bầu và đem trồng nên tỷ lệ bị chết trước và sau trồng thấp, làm cho chi phí về giống thấp hơn.

Page 28: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

28

Bảng 4.5. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha mướp hương của các hộ nghiên cứu (1000đ/vụ)

Chỉ tiêu VietGAP do CIDA

tài trợ

VietGAP do JICA tài trợ

Quy trình thông

thường

Bình quân chung

I. Tổng chi phí 68.663 67384 75548 70540.7 1. Chi phí vật tư đầu vào 12.930 13046 16709 14228.3 Giống 5.289 5500 5516 5435 Phân bón 7.315 7212 10784 8437 Thuốc BVTV 326 334 409 356.3 2. Chi phí lao động 53389 51740 56878 54002.4 3. Khấu hao TSCĐ 2344 2598 1961 2310 II. Năng suất (tấn/ha) 12.6 11.3 10.7 11.5 III. Giá thành sản xuất 1 kg mướp 5449.4 5963.2 7060.6 6134.0

Về thuốc BVTV: có sự khác nhau về chi phí thuốc BVTV giữa các hộ sản xuất theo

VietGAP do CIDA tài trợ và JICA tài trợ cũng như sản xuất theo quy trình bình thường. Sở dĩ có sự khác nhau rõ rệt giữa sản xuất theo VietGAP và quy trình bình thường là do sản xuất theo quy trình bình thường khả năng phát hiện sâu bệnh hại của nông dân kém, nông dân phun thuốc sâu và thuốc bệnh theo định kỳ và theo các hộ xung quanh mà không quan tâm đến mức độ hại của sâu bệnh, chính vì thế mà số lần phun nhiều hơn, 1 lần phun họ phối hợp nhiều thuốc hơn,cũng chính vì thế nên chi phí công lao động cho cây mướp hương cũng cao hơn (56.878.000 đ) so với 53.389.000 đ (CIDA) và 51.740.000 đ (JICA). Giữa những hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ và JICA tài trợ cũng có chi phí khác nhau về công lao động. Sự chênh lệch về chi phí này chủ yếu là công tỉa bỏ lá gốc, làm cỏ xung quanh bờ, dọn vệ sinh quanh khu vực sản xuất.

Về năng suất: Giữa các hộ sản xuất theo VietGAP và theo quy trình bình thường, mặc dù chi phí cho sản xuất khác nhau nhưng không phải chi phí cao mà thu được năng suất cao. Số liệu ở bảng 4.5 cho thấy năng suất mướp hương của các hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ đạt 12,6 tấn/ha cao nhất so với các hộ sản xuất theo VietGAP do JICA tài trợ (11,3 tấn/ha) và cao hơn hẳn so với các hộ sản xuất theo quy trình bình thường (10,7 tấn/ha).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, chi phí vật tư đầu vào ở các loại hình sản xuất khác nhau rất khác nhau, chi phí lớn nhất là các hộ sản xuất theo quy trình thông thường (16.709.000 đ/ha), tiếp đến là các hộ sản xuất theo VietGAP do JICA tài trợ (13.046.000 đ/ha) và thấp nhất là các hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ (12.930.000 đ/ha). Chi

Page 29: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

29

phí của các hộ sản xuất theo quy trình bình thường cao hơn các hộ sản xuất theo VietGAP chủ yếu là công lao động mà công bón phân, phun thuốc chiếm tỷ lệ cao do nông dân phun thuốc theo cảm nhận của bản thân mà không theo quan sát đánh giá trên đồng ruộng. Hơn thế nữa nông dân ở những mô hình này không có thông tin về thuốc BVTV tốt nên mua phải những thuốc có hiệu quả thấp do vậy mà phải phun liên tục. Chi phí về phân bón với các hộ này cũng cao hơn so với các hộ sản xuất theo VietGAP vì họ sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm. Như chúng ta đã biết, mướp là loại cây trồng rất mẫn cảm với thừa phân đạm, chính vì không bón phân theo quy trình nên rất nhiều ruộng mướp bị “lốp” - chỉ phát triển thân lá mà không ra hoa đậu quả do vậy mà năng suất thấp hơn so với những hộ sản xuất có áp dụng VietGAP. Như vậy, nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất mướp theo VietGAP tại Thanh Hoá thu được năng suất cao hơn và giá thành thấp hơn so với sản xuất thông thường và đặc biệt là chất lượng đảm bảo hơn, thể hiện ở việc sử dụng phân vô cơ ít hơn.

Như vậy: sản xuất rau nói chung và sản xuất mướp hương nói riêng nếu áp dụng đúng quy trình và có sự quản lý giám sát chặt chẽ cây sẽ cho năng suất cao với mức chi phí thấp. Và chính sự khác nhau về chi phí và năng suất thu được nên giá thành sản phẩm của các loại hình sản xuất khác nhau rất khác nhau. Giá thành mướp hương của các hộ sản xuất theo quy trình do dự án CIDA tài trợ là 5449,4 đ/kg, dự án JICA tài trợ là 5963,2 đ/kg và giá thành cao nhất là các hộ sản xuất theo quy trình thông thường, nông dân sản xuất theo kinh nghiệm, đầu tư quá nhiều cho phân bón, thuốc BVTV và đặc biệt là công phun thuốc, bón phân, giá thành sản phẩm là 7060,6 đ/kg. Bảng 4.6. Cơ cấu các loại chi phí đầu tư bình quân cho 1 ha mướp hương của các hộ

ĐVT: % Chỉ tiêu VietGAP do

CIDA tài trợ VietGAP do JICA tài trợ

Quy trình thông

thường

Bình quân chung

Tổng chi phí 100.00 100.00 100.00 100.00 1. Chi phí vật tư đầu vào

18.83 19.36 22.12 20.17

Giống 40.90 42.16 33.01 38.20 Phân bón 56.57 55.28 64.54 59.30 Thuốc BVTV 2.52 2.56 2.45 2.50 2. Chi phí lao động 77.76 76.78 75.29 76.55 3. Khấu hao TSCĐ 3.41 3.86 2.60 3.27

Số liệu bảng 4.6 cho thấy: Cơ cấu chi phí vật tư đầu vào: sản xuất mướp hương theo VietGAP của dự án

CIDA và JICA ít có sự chênh lệch giữa các hộ. Tuy nhiên, có sự chênh lệch đáng kể giữa

Page 30: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

30

nhóm hộ sản xuất của các dự án với những hộ sản xuất theo quy trình thông thường. Chẳng hạn như cơ cấu chi phí vật tư đầu vào của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ chỉ chiếm 18,83%, trong khi sản xuất theo quy trình thông thường chiếm tới 22,12%

○ Kết quả và hiệu quả của sản xuất mướp hương Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế thu được từ sản xuất mướp theo các loại hình

sản xuất, kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất mướp hương của các hộ (tính bình quân cho 1 ha)

Chỉ tiêu ĐVT

VietGAP do CIDA

tài trợ

VietGAP do JICA

tài trợ

Quy trình thông

thường

Bình quân chung

1. Năng suất bình quân tấn/ha 12,6 11,3 10,7 11,5 2. Giá bán bình quân đ/kg 8.000 8.000 8.000 8.000 I. Chỉ tiêu kết quả 3. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 100,800 90.400 85.600 92.000 4. Chi phí vật tư đầu vào 1000đ 12.930 13.046 16.709 14.228 5. Chi phí lao động 1000đ 53.389 51.740 56.878 54.002 6. Khấu hao TSCĐ (A) 1000đ 2.344 2.598 1.961 2.310 7. Tổng chi phí (TC= 4+5+6) 1000đ 68.663 67.384 75.548 70.541 8. Lợi nhuận (NPr = 3 - 7) 1000đ 32.137 23.016 10.052 21.459 II. Chỉ tiêu hiệu quả 9. Lợi nhuận/1 kg đồng 2550,6 2036,8 939,4 1866,0 10. Tỷ lệ Lợi nhuận/ chi phí % 47 34 13 30

Số liệu bảng 4.7 cho thấy tổng giá trị sản suất mướp hương theo VietGAP do CIDA

tài trợ là 100.800.000đồng/ha, trong khi đó giá trị sản xuất mướp hương theo quy trình thường là 85.600.000 đồng/ha. Nguyên nhân của sự chênh lệch này chủ yếu do năng suất mướp hương của các hộ sản xuất theo VietGAP của CIDA cao hơn so với sản xuất thông thường.

Hiệu quả trồng mướp hương: Số liệu bảng 4.7 cho thấy, lợi nhuận thu được trên 1 kg sản phẩm mướp hương cao nhất đối với các hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ đạt 2550,6 đ/kg, tiếp đến là các hộ sản xuất theo VietGAP do JICA tài trợ, đạt 2036,8 đ/kg và thấp nhất là các hộ sản xuất theo quy trình thông thường, chỉ đạt 939,4 đ/kg.

○ Tác nhân kinh doanh

Page 31: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

31

Bảng 4.8. Kết quả và hiệu quả kinh tế của người kinh doanh (tính bình quân cho 1000 kg sản phẩm)

ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Thu gom Bán buôn Bán lẻ I. Chi phí 8391,5 9377,0 10376,0 1.1. Chi phí cố định 61,5 92,0 71,0

- Khấu hao xe máy 1,5 0 1,0

- Khấu hao cân 30 37 30

- Khấu hao điện thoại 30 45 30 - Thuê kiot/điểm bán 0 10 10

1.2. Chi phí biến đổi 8.330 9.285 10.305 - Mua sản phẩm 8000 9100 10000 - Bao bì 50 65 70

- Rổ, khay, … 0 0 15

- Lao động 150 100 150 - Xăng xe 120 0 60

- Cước điện thoại 10 20 10

II. Doanh thu 9100 10.000 12000 III. Lợi nhuận 708,5 623,0 1624,0

IV. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí (%) 8,4 6,6 15,6 Bảng 4.8 cho thấy: Tác nhân kinh doanh có 3 đối tượng trong chuỗi để đưa sản

phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Qua điều tra, nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, các dự án về rau an toàn lâu nay chỉ đầu tư cho khâu sản xuất, hầu hết không quan tâm đến các tác nhân kinh doanh rau do vậy mà sản phẩm rau khi sản xuất được tách bạch rõ ràng đâu là sản phẩm an toàn đâu là sản phẩm sản xuất theo quy trình thông thường, do đã có cơ quan chứng nhận chất lượng sản phẩm. Nhưng từ sản xuất đến người tiêu dùng, tất cả các sản phẩm sản xuất theo các loại hình khác nhau đều được “hành trình” theo 1 chuỗi với các đối tượng là người thu gom bán cho người bán buôn và người bán buốn bán cho người bán lẻ để người bán lẻ bán cho người tiêu dùng. Do sản phẩm không được phân biệt chất lượng khi tham gia vào chuỗi giá trị nên các đối tượng thuộc tác nhân kinh doanh thích phân phối hàng sản xuất theo quy trình an toàn vì họ mang tâm lý yên tâm hơn. Phân tích về lợi nhuận của các đối tượng trong tác nhân kinh doanh cho thấy: nếu như người thu gom thu lãi/1000 kg sản phẩm là 708.500 đ và tỷ lệ lợi nhuận/chi phí là

Page 32: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

32

8,4% thì người bán buôn thu được lãi là 632.000 đ/1000 kg sản phẩm và tỷ lệ lợi nhuận/chi phí là 6,6%. Người đạt mức lãi cao nhất là người bán lẻ 1.624.000 đ/1000 kg sản phẩm với tỷ lệ lợi nhuận/chi phí là 15,6%. Sở dĩ có sự chênh lệch cao như vậy là vì: người bán buôn là người chịu ít rủi ro nhất, toàn bộ quá trình thu mua và bán chỉ diễn ra trong thời gian 3-4 tiếng đồng hồ, họ chỉ nhận hàng và giao hàng ngay tại chỗ trong khoảng thời gian từ 3-7 h sáng, thu hồi vốn nhanh nhất. Người bán lẻ là người chịu nhiều rủi ro nhất, mức độ hao hụt hàng hoá nhiều nhất.

Sơ đồ 1. Tỷ lệ lợi nhuận cho các tác nhân sản xuất và kinh doanh mướp hương tại Thanh Hóa

Sơ đồ 1 cho thấy: Người bán lẻ và người sản xuất thu được tỷ lệ lợi nhuận cao nhất

34,1%, tiếp theo là người sản xuất (31,8%), thấp nhất là người bán buôn và người thu gom. Tuy nhiên, người sản xuất là người chịu nhiều rủi ro nhất (thiên tai, dịch bệnh,…), đầu tư vốn trong thời gian lâu nhất (80-100 ngày) và người bán lẻ cũng là chịu nhiều rủi ro như hao hụt sau thu hoạch, hết ngày không bán hết hàng. Và ở đây chúng tôi giả định là tất cả sản phẩm của người sản xuất được tiêu thụ hết, người bán lẻ thì tiêu thụ hết 1 tấn sản phẩm trong thời gian 1 ngày thì tỷ lệ lợi nhuận/tổng chi phí đạt được giá trị như trên.

Bên cạnh đó tác nhân thu gom và bán buôn là “an toàn” nhất vì toàn bộ quá trình đầu tư và thu hồi vốn chỉ diễn ra trong thời gian 3-5 tiếng đồng hồ, nhưng cũng chính vì thế mà tỷ lệ lợi nhuận (15,3 -18,8%)

● Cây cải ngọt ○ Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm cải ngọt ở Thanh Hoá

Người sản xuất

Người thu gom

Người bán buôn

Người bán lẻ

Người tiêu dùng

Tỷ lệ lợi nhuận cho các tác nhân sản xuất và kinh doanh mướp hương tại Thanh Hóa

31,8%

18,8%15,3%

34,1% Người sản xuấtNgười thu gomNgười bán buônNgười bán lẻ

Page 33: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

33

Cũng giống như sản phẩm mướp hương, sản phẩm cải ngọt của các hộ sản xuất hầu hết được cung cấp cho các tác nhân thu gom tại địa phương, sau đó tác nhân này bán sản phẩm cho tác người bán buôn ở chợ bán buôn Vườn Hoa – Thành phố Thanh Hoá. Từ người bán buôn, sản phẩm được cung cấp đến người bán lẻ và sản phẩm được đưa đến người tiêu dùng.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tương tự như cây mướp hương, kênh tiêu thụ sản phẩm cải ngọt từ các hộ sản xuất tham gia dự án, hoặc từ các hộ không tham gia dự án không có sự khác biệt. Các sản phẩm đều được bán theo kênh rau thường. Chính vì vậy mà sản xuất rau an toàn nói chung, sản xuất theo hướng VietGAP nói riêng chưa thu hút được nhiều người sản xuất tham gia.

○ Đặc điểm người sản xuất cải ngọt Xã Quảng Thắng thành phố Thanh Hoá tỉnh Thanh hoá là một trong những vùng

chuyên canh rau cung cấp cho cư dân thành phố Thanh Hoá, một trong những loại rau được xem là thế mạnh tại đây chính là cây cải ngọt. Cải ngọt là cây rau ngắn ngày cho thu nhập cao. Tuy nhiên, sự khác nhau rất rõ rệt giữa những người sản xuất của Thành phố với những người sản xuất của huyện Hoằng Hoá chính là nguồn nhân lực.

Bảng 4.9. Một số thông tin chung về các hộ sản xuất cải ngọt tại Thanh Hóa Chỉ tiêu VietGAP

do CIDA tài trợ

VietGAP do JICA tài trợ

Sản xuất theo quy

trình thông thường

Bình quân

Số hộ thu thập thông tin 10 7 7 - Tuổi 49,6 33,0 37,8 40,1 Diện tích canh tác BQ/hộ (m2) 625 500 450 525 Diện tích trồng cải ngọt BQ/hộ (m2)

340 316 333 330

Nguồn: FAVRI, 2012 Nếu như ở Hoằng Hoá nguồn nhân lực phục vụ sản xuất chủ yếu là nam giới thì ở

thành phố Thanh Hoá chủ yếu là nữ. Đặc biệt là những người tham gia trong dự án CIDA tỷ lệ nữ tham gia sản xuất chiếm 75%, sở dĩ như vậy là vì khi tham gia sản xuất theo GAP cần phải tỉ mỉ hơn, ghi chép nhiều hơn nên phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn, nhưng lý do lớn hơn để tỷ lệ nữ tham gia sản xuất nhiều hơn đó là do sản xuất rau ăn lá nhẹ nhàng, tỉ mỉ quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với sản xuất mướp cũng như sản xuất các loại cây trồng khác. Diện tích trung bình sản xuất cải ngọt mỗi hộ là 330 m2. Khi điều tra, chúng tôi có đề cập đến vấn đề tăng diện tích sản xuất nhưng câu trả lời của họ là nếu tăng diện tích sẽ không tiêu thụ được.

○ Chi phí sản xuất cải ngọt

Page 34: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

34

Bảng 4.10. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha cải ngọt của các hộ nghiên cứu (1000đ/vụ)

Chỉ tiêu VietGAP do CIDA

tài trợ

VietGAP do JICA tài trợ

SX theo Quy trình

thông thường

Bình quân chung

I. Tổng chi phí 26.104,5 27.300,3 28.710 27.372 1. Chi phí vật tư đầu vào 6100 6.300 6.710 6.370 Giống 600 600 660 620 Phân bón 4.500 4.650 4.950 4.700 Thuốc BVTV 1.000 1.050 1.100 1.050 2. Chi phí lao động 20.000 21.000 22.000 21.000 3. Khấu hao TSCĐ 4,5 0,3 0 2 II. Năng suất (tấn/ha) 20 19 18 19 III. Giá thành sản xuất 1 kg cải ngọt

1.305,2 1.436,9 1.595,0 1.440,6

Nguồn: số liệu điều tra của FAVRI, 2012 Qua bảng 4.10 cho thấy, tại Thanh Hoá, do hiểu biết của nông dân về quy trình sản

xuất cải ngọt khác nhau nên cũng có đầu tư cho sản xuất khác nhau. Nếu như theo quy trình sản xuất rau an toàn theo VietGAP, cần phải mua các vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc BVTV từ những cửa hàng có uy tín thì sản xuất theo quy trình thông thường có thể mua ở đâu cũng được. Người nông dân sản xuất theo quy trình thông thường mua hạt giống bán lẻ tại chợ, giá rẻ hơn nhưng lượng hạt giống họ phải mua nhiều hơn. Nếu như các hộ sản xuất theo VietGAP mua 6 kg hạt giống cho 1 ha trong 1 vụ phải chi phí 600.000 đ (100.000đ/kg) thì các hộ sản xuất thông thường mua 82.500 đ/kg nhưng họ phải mua 8kg hạt giống cho 1 ha trong 1 vụ, vì thế mà chi phí về hạt giống cao hơn các hộ sản xuất theo VietGAP. Cùng với lượng hạt giống nhiều hơn, chi phí về phân bón và thuốc BVTV cũng nhiều hơn. Chi phí lao động vì thế cũng cao hơn so với sản xuất theo VietGAP do phải bón phân nhiều hơn, phun thuốc nhiều hơn. Mặc dù đầu tư nhiều hơn nhưng do gieo hạt dày, cây nhỏ, năng suất thu được thấp hơn (18 tấn/ha) trong khi các hộ sản xuất theo VietGAP thu được năng suất 19-20 tấn/ha. Chính vì thế mà giá thành của cải ngọt ở các hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ là 1.305,2 đ/kg, do JICA tài trợ là 1.436,9 đ/kg và sản xuất thông thường là 1.595 đ/kg.

Về cơ cấu chi phí:không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm hộ sản xuất theo VietGAP và theo quy trình thông thường.

Bảng 4.11. Cơ cấu các loại chi phí đầu tư bình quân cho 1 ha cải ngọt của các hộ ĐVT: %

Page 35: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

35

Chỉ tiêu

VietGAP do CIDA

tài trợ

VietGAP do JICA tài trợ

Quy trình thông

thường

Bình quân chung

Tổng chi phí 100.00 100.00 100.00 100.00 1. Chi phí vật chất 23.36 23.08 23.37 23.27 Giống 9.84 9.52 9.84 9.73 Phân bón 73.77 73.81 73.77 73.78 Thuốc BVTV 16.39 16.67 16.39 16.48 2. Chi phí lao động 76.62 76.92 76.63 76.72 3. Khấu hao TSCĐ 0.02 0.00 0.00 0.01

Kết quả và hiệu quả của sản xuất cải ngọt Bảng 4.12. Kết quả và hiệu quả sản xuất cải ngọt của các hộ nghiên cứu

(Tính bình quân cho 1 ha)

Chỉ tiêu ĐVT

VietGAP do CIDA

tài trợ

VietGAP do JICA tài trợ

Quy trình thông

thường

Bình quân chung

1. Năng suất bình quân tấn/ha 20 19 18 19 2. Giá bán bình quân đ/kg 2.000 2.000 2.000 2.000 I. Chỉ tiêu kết quả 3. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 40.000 38.000 36.000 38.000 4. Chi phí vật chất 1000đ 6.100 6.300 6.710 6.370 5. Chi phí lao động 1000đ 20.000 21.000 22.000 21.000 6. Khấu hao TSCĐ (A) 1000đ 4,50 0,30 0,00 2,00 7. Tổng chi phí (TC) 1000đ 26.105 27.300 28.710 27.372 8. Lợi nhuận (NPr = 3 - 7) 1000đ 13.896 10.700 7.290 10.628 II. Chỉ tiêu hiệu quả 9. Lợi nhuận/1 kg đồng 694,78 563,14 405,00 559,37 10. Tỷ lệ lợi nhuận/TC % 53 39 25 39 Nguồn: FAVRI, 2012

Số liệu bảng 4.12 cho thấy: sản xuất theo cách nào thì cũng vẫn bán sản hẩm được cùng 1 giá, cải ngọt ở các hộ sản xuất đều bán được với giá 2000 đ/kg. Tuy nhiên, với các hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ thu được năng suất cao nhất (20tấn/ha), tiếp đến là các hộ sản xuất theo VietGAP do JICA tài trợ. Sự chênh lệch về năng suất không nhiều nhưng tỷ lệ lợi nhuận/chi phí lại rất khác nhau, nếu như các hộ sản xuất do CIDA tài trợ có chỉ tiêu này đạt 0,53 lần thì các hộ sản xuất do JICA tài trợ đạt 39 % và các hộ sản xuất thông thường chỉ đạt 25 %.

○ Tác nhân kinh doanh cải ngọt

Page 36: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

36

Kết quả điều tra, tính toán cho thấy tương tự như cây mướp ở Thanh Hoá, sản phẩm cải ngọt sau khi sản xuất cũng được các tác nhân kinh doanh đưa đến người tiêu dùng qua 3 đối tượng đó là người thu gom, người bán buôn và người bán lẻ. Với cây cải ngọt, người bán lẻ vẫn là người thu được tỷ lệ lợi nhuận/chi phí cao nhất 49,6%. Và nguyên nhân cũng bởi người bán lẻ là người chịu nhiều rủi ro nhất. Nếu như người thu gom hay người bán buôn tỷ lệ hao hụt của họ chỉ khoảng 5-10% thì người bán lẻ tỷ lệ hao hụt có thể lên đến 50%. Ở đây chúng tôi giả định người bán lẻ bán được hết 1000 kg mua vào. Nhưng thực tế người bán lẻ không bán hết và cũng không có ai bán lẻ 1 ngày được 1000 kg rau cải ngọt.

Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả kinh tế của người kinh doanh (tính bình quân cho 1000 kg sản phẩm)

ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Thu gom Bán buôn Bán lẻ I. Chi phí 2.332,5 3.277 5.346 1.1. Chi phí cố định 61,5 92,0 71,0

- Khấu hao xe máy 1,5 0 1,0 - Khấu hao cân 30 37 30 - Khấu hao điện thoại 30 45 30 - Thuê kiot/địa điểm bán 0 10 10

1.2. Chi phí biến đổi 2.270 3.185 5.275 - Mua sản phẩm 2.000 3.000 5.000 - Bao bì 50 65 70 - Rổ, khay, … 0 0 15 - Lao động 150 100 150 - Xăng xe 60 0 30 - Cước điện thoại 10 20 10

II. Doanh thu 3.000 3.800 8.000 III. Lãi 668,5 523,0 2.654 IV. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí (%) 28,7 15,9 49,6

Page 37: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

37

Sơ đồ 2. Tỷ lệ lợi nhuận cho các tác nhân sản xuất và kinh doanh cải ngọt tại Thanh Hóa Tính theo tỷ lệ lợi nhuận từ sản xuất đến người tiêu dùng, kết quả cho thấy khác với sản phẩm mướp hương, cải ngọt là cây rau ngắn ngày, kỹ thuật gieo trồng đơn giản nên tỷ lệ lợi nhuận của người sản xuất đạt thấp nhất (8,5%), người thu gom và người bán buôn đạt tương đương nhau (12,2 – 15,2%). Người bán lẻ rau cải ngọt là người chịu rủi ro cao nhất vì rau cải ngọt có tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch cao đặc biệt những cơ sở kinh doanh không có cửa hàng hoặc không được trang bị tủ lạnh. Cũng chính vì rủi ro cao nên với giả thiết người bán lẻ bán được 1 tấn rau trong 1 ngày thì lợi nhuận của họ đạ 64%. 4.4.1.2. Tại Lâm Đồng ● Cây cải bắp ○ Người sản xuất

Bảng 4.14. Một số thông tin chung về các hộ sản xuất cải bắp tại Lâm Đồng Các chỉ tiêu Dự án

CIDA tài trợ

Dự án khác tài

trợ

Sản xuất theo quy

trình thông thường

Tổng/trung bình

Số hộ thu thập thông tin 2 4 7 Tuổi 48,5 45 47,4 46,9 Diện tích canh tác BQ/hộ (m2) 6500 2000 4400 4300 Diện tích trồng cải bắp BQ/hộ (m2)

2500 1000 2100 1860

Điều tra tình hình sản xuất cải bắp tại Lâm Đồng, kết quả thu được là những người tham gia sản xuất ở đây rất trẻ, 45-48 tuổi và người tham gia sản xuất 100% là nam giới.

Tỷ lệ lợi nhuận cho các tác nhan sản xuất và kinh doanh cải ngọt tại Thanh Hóa

8,5%15,2%

12,2%64,0%

Người sản xuấtNgười thu gomNgười bán buônNgười bán lẻ

Page 38: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

38

Kết quả này cho thấy sản xuất rau là một nguồn thu chính và duy nhất của gia đình vì thế mà người đàn ông trong gia đình là người sản xuất chính.

Diện tích sản xuất rau cải bắp rất lớn 2.100 m2 - 2.500 m2, tuy nhiên ở dự án do Sở NN&PTNT Lâm Đồng tại trợ có diện tích trung bình chỉ là 1.000 m2.

○ Tài sản cố định phục vụ sản xuất cải bắp Bảng 4.15. Tài sản cố định phục vụ sản xuất cải bắp tại Lâm Đồng

Loại tài sản VietGAP do CIDA tài trợ

VietGAP do JICA tài trợ

Sản xuất theo quy trình

thông thường Số máy bơm nước TB (cái/hộ) 2,5 1 1

Số bình phun thuốc TB (cái/hộ) 2,5 1 1 Số máy cày 1 0 0

Diện tích nhà lưới (m2/hộ) 5000 0 0 Kho chứa thuốc BVTV, phân bón 1 0 0 Hệ thống tưới (tưới nhỏ giọt, phun mưa,…) 2 1 0 Số xe máy trung bình (cái/hộ) 1 1 1

Với cây cải bắp ở Lâm Đồng: Khác với Thanh Hoá, tài sản cố định phục vụ sản xuất cải bắp ở Lâm Đồng lớn hơn nhiều hơn so với sản xuất ở Thanh Hoá. Ví dụ như số máy bơm nước, số bình phun thuốc sâu, hệ thống tưới nhỏ giọt của sản xuất theo VietGAP do dự án CIDA tài trợ lớn hơn nhiều so với những hộ sản xuất rau theo VietGAP do dự án của Sở NN&PTNT tài trợ và lớn hơn các hộ sản xuất theo quy trình thông thường. Có sự khác biệt rõ rệt giữa sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ và do Sở NN&PTNT tài trợ đó là các hộ sản xuất rau cải bắp do CIDA tài trợ đầu tư nhà lưới để sản xuất rau với diện tích trung bình mỗi hộ 5000 m2 và kho chứa thuốc BVTV, phân bón và để dụng cụ mỗi hộ có trung bình 1 kho. ○ Chi phí sản xuất cải bắp

Bảng 4.16. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha cải bắp của các hộ nghiên cứu (1000đ/vụ)

Chỉ tiêu VietGAP do CIDA

tài trợ

VietGAP do Sở NN

tài trợ

Sản xuất theo quy

trình thông

thường

Bình quân chung

I. Tổng chi phí 131.924 142.023 134.721 136.223 1. Chi phí vật tư đầu vào 47.492 43.245 51.883 47.541 Giống 17.500 12.000 7.243 12.248 Phân bón 22.734 23.195 37.722 27.884

Page 39: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

39

Thuốc BVTV 7.258 8.050 6.918 7.409 2. Chi phí lao động 82.052 96.962 82.560 87.191 3. Khấu hao TSCĐ 2.380 1.816 278 1.491 II. Năng suất (tấn/ha) 65,8 68,0 50,3 61,4 III. Giá thành sản xuất 1 kg cải bắp

2.004,9 2.088,6 2.678,4 2.257,3

Nguồn: số liệu điều tra của FAVRI, 2012 Nghiên cứu về chi phí sản xuất cải bắp ở Lâm Đồng với các hộ sản xuất do các dự

án tài trợ khác nhau có những đầu tư chi phí rất khác nhau. Nếu như đầu tư về giống của các hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ là 17.500.000 đ/ha, VietGAP do Sở NN& PTNT tài trợ là 12.000.000 đ/ha và sản xuất theo quy trình thông thường là 7.243.000 đ/ha. Sở dĩ có sự khác nhau nhiều như vậy là do, các hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ, sản phẩm này được cung cấp trực tiếp cho các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh do vậy mà giống là do siêu thị đặt hàng – giống cải bắp có hình trái tim, giá giống cho 1 ha là 17.500.000 đồng/ha. Các hộ sản xuất theo VietGAP do Sở NN&PTNT tài trợ sử dụng giống lai F1có giá 12.000.000 đ/ha trong khi các hộ sản xuất theo quy trình thông thường chỉ sử dụng những giống thông thường có giá 7.243.000 đ/ha.

Bên cạnh sự khác nhau về giá giống phục vụ sản xuất thì các vật tư khác cũng rất khác nhau, nếu như các hộ sản xuất rau theo VietGAP do CIDA tài trợ có giá giống rất cao thì phân bón và thuốc BVTV họ lại đầu tư ở mức bình thường 22.734.000 đ/ha (phân bón) và 7.258.000 đ/ha (thuốc BVTV) trong khi các hộ sản xuất theo VietGAP do Sở NN&PTNT Lâm Đồng tài trợ đầu tư 23.195.000 đ/ha (phân bón) và 8.050.000 đ/ha thuốc BVTV nhưng các hộ sản xuất theo quy trình thông thường phải đầu tư phân bón với số tiền là 37.722.000 đ/ha và thuốc BVTV là 6.918.000 đ/ha. Chi phí lao động của các hộ khác nhau cũng rất khác nhau. Các hộ sản xuất theo VietGAP do sở NN&PTNT tài trợ là 96.962.000 đ/ha trong khi sản xuất thông thường và sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ lần lượt là 82.560.000 đ/ha và 82.052.000 đ/ha. Sở dĩ có sự khác nhau về công lao động như vậy là do, sản xuất do sở NN&PTNT Lâm Đồng tài trợ sử dụng nhiều thuốc BVTV và các chế phẩm sinh học bao gồm phân bón lá, vi lượng,… do vậy mà chi phí về công phun thuốc nhiều hơn, công bón phân cũng nhiều hơn các hộ sản xuất VietGAP do CIDA tài trợ hay sản xuất theo quy trình thông thường. Mặc dù chi phí về giống, vật tư và công lao động của các hộ sản xuất khác nhau rất khác nhau nhưng tổng chi phí khác nhau không nhiều, nếu như các hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ có tổng chi phí cho sản xuất là 131.360.000đ/ha, sản xuất theo quy trình thông thường là 136.823.000 đ/ha thì các hộ sản xuất theo VietGAP do sở NN&PTNT Lâm Đồng tài trợ là 140.485.000 đ/ha. Các hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ thu được năng suất là 65,8 tấn/ha, sản xuất theo quy trình thông thường là 50,2 tấn/ha thì các hộ sản xuất theo VietGAP do sở NN&PTNT Lâm Đồng tài trợ là 68,0 tấn/ha

Page 40: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

40

○ Cơ cấu các loại chi phí Bảng 4.17. Cơ cấu các loại chi phí đầu tư bình quân cho 1 ha cải bắp của các hộ

ĐVT: % Chỉ tiêu VietGAP do

CIDA tài trợ VietGAP do

Sở NN tài trợ

SX theo quy trình thông

thường

Bình quân chung

I. Tổng chi phí 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Chi phí vật tư đầu vào

35,99 30.45 38,51 35,0

Giống 36,85 27.75 13.96 25.76 Phân bón 47,87 53.64 72.71 58.65 Thuốc BVTV 15,28 18.61 13.33 15.58 2. Chi phí lao động 62,19 68,27 61,28 63,9 3. Khấu hao TSCĐ 1,82 1,28 0,21 1.1

Nguồn: số liệu điều tra của FAVRI, 2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ cấu chi phí vật tư đầu vào có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm hộ tham gia sản xuất theo hướng VietGAP và theo quy trình thông thường. Chẳng hạn như, tỷ lệ phân bón so với chi phí vật tư đầu vào chiếm cao nhất ở nhóm hộ sản xuất theo quy trình thông thường, lên tới 72,71%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm hộ sản xuất VietGAP do Sở Nông nghiệp và PTNT tài trợ đạt 53,64% và thấp nhất đối với nhóm hộ sản xuất VietGAP do CIDA tài trợ, chỉ chiếm 47,87%. ○ Kết quả và hiệu quả sản xuất cải bắp

Bảng 4.18. Kết quả và hiệu quả sản xuất cải bắp của các hộ nghiên cứu (Tính bình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu ĐVT VietGAP do CIDA

tài trợ

VietGAP do JICA tài trợ

Quy trình thông

thường

Bình quân chung

1. Năng suất bình quân tấn/ha 65,8 68,0 50,3 61,4 2. Giá bán bình quân đ/kg 3.500 3.000 3.000 3.200 I. Chỉ tiêu kết quả 3. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 230.415,5 204.000,0 150.750,0 196.355,2 4. Chi phí vật tư đầu vào 1000đ 47.492,0 43.245,0 51.883,0 47.541,0 5. Chi phí lao động 1000đ 82.052,0 96.962,0 82.560,0 87.191,0 6. Khấu hao TSCĐ (A) 1000đ 1.816,0 278,0 2.380,0 1.491,0 7. Tổng chi phí (TC) 1000đ 131.360,0 140.485,0 136.823,0 136.223,0 8. Lợi nhuận (NPr = 3 - 7) 1000đ 99.055,5 63.515,0 13.927,0 60.132,2 II. Chỉ tiêu hiệu quả

Page 41: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

41

9. Lợi nhuận/1 kg đồng 1.504,6 934,0 277,2 980,0 10. Tỷ lệ lợi nhuận/TC % 80 50 10 46,6

Kết quả bảng 4.18 cho thấy: do cải bắp giống hình tim được bán thẳng cho siêu thị nên giá bán cao 3.500 đồng/kg, trong khi các giống khác bán được 3.000 đ/kg. Chính vì giá bán cao nên năng suất thu được mặc dù không cao lắm (65,8 tấn/ha) nhưng tổng thu là 230.415.500 đ/ha trong khi sản xuất theo VietGAP do sở NN&PTNT tài trợ thu được năng suất 68 tấn/ha nhưng tổng thu là 204.000.000 đ/ha, và sản xuất theo quy trình thông thường đạt năng suất thấp nhất 50,3 tấn/ha và tổng thu là 150.750.000 đ/ha. Nhu vậy tỷ lệ lợi nhuận/chi phí của sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ cao nhất, đạt tới 0,8 lần, do sở NN&PTNT tài trợ là 50% và theo quy trình thông thường thấp nhất, chỉ đạt 0,1 lần.

○ Tác nhân kinh doanh Nếu như ở Thanh Hoá sản phẩm sản xuất ra được đưa đến người tiêu dùng qua 3

đối tượng là người thu gom, người bán buôn và người bán lẻ thì ở Lâm Đồng, sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng được đưa đến người tiêu dùng thông qua siêu thị bởi người thu gom mà không qua người bán buôn. Những sản phẩm sản xuất theo VietGAP do sở NN&PTNT lâm Đồng tài trợ hay quy trình thông thường đều phải bán qua người thu gom, người thu gom bán cho người bán buôn và người bán buôn bán cho người bán lẻ và người bán lẻ bán cho người tiêu dùng. Do vậy mà tác nhân kinh doanh ở Lâm Đồng được phân làm 2 loại theo sơ đồ sau: Loại bán theo đặt hàng Loại bán không theo đơn đặt hàng

Bảng 4.19. Kết quả và hiệu quả kinh tế của người kinh doanh sản phẩm theo đơn đặt hàng cho siêu thị

(tính bình quân cho 1000 kg sản phẩm) ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu Thu gom Siêu thị I. Chi phí 4.750 6.385 1.1. Chi phí cố định 90 130

- Khấu hao ô tô 130 0

Người sản xuất

Người thu gom

Siêu thị bán lẻ

Người tiêu dùng

Người sản xuất

Người thu gom

Người bán buôn

Người bán lẻ

Người tiêu dùng

Page 42: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

42

- Khấu hao cân 30 30 - Khấu hao điện thoại 30 0 - Thuê kiot 0 100

1.2. Chi phí biến đổi 3.760 6.255 - Mua sản phẩm 3.500 6.000 - Bao bì 50 90 - Rổ, khay, … 0 15 - Lao động 150 150 - Xăng xe 100 0 - Cước điện thoại 10 0

II. Doanh thu 6.000 10.000 III. Lợi nhuận 1.250 3.615 IV. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí (%) 26,3 56,6

Kết quả ở bảng 4.19 cho thấy với tác nhân kinh doanh không qua người bán buôn thì siêu thị là đối tượng có lãi cao nhất và tỷ lệ lợi nhuận/chi phí đạt cao nhất 56,6%. Như vậy để khuyến khích sản xuất rau an toàn theo VietGAP thì cần phải có hợp đồng đảm bảo đầu ra.

Bảng 4.20. Kết quả và hiệu quả kinh tế của người kinh doanh rau thông thường (tính bình quân cho 1000 kg sản phẩm)

ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Thu gom Bán buôn Bán lẻ I. Chi phí 3.351,5 4.217,0 5.356,0 1.1. Chi phí cố định 81,5 132 81

- Khấu hao xe máy 1,5 0 1,0 - Khấu hao cân 30 37 30 - Khấu hao điện thoại 50 65 20 - Thuê kiot/địa điểm bán 0 30 20

1.2. Chi phí biến đổi 3.270 4.085 5.275 - Mua sản phẩm 3.000 4.000 5.000 - Bao bì 50 65 70 - Rổ, khay, … 0 0 15 - Lao động 150 100 150 - Xăng xe 60 0 30 - Cước điện thoại 10 20 10

II. Doanh thu 4.000 5.000 8.000 III. Lãi 648,5 783,0 2.644 IV. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí (%) 19,3 18,6 49,4

Page 43: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

43

Nếu như sản xuất theo VietGAP và không có đầu ra, mọi kênh tiêu thụ diễn ra bình thường thông qua người thu gom, người bán buôn và người bán lẻ cuối cùng là người tiêu dùng thì tỷ lệ lợi nhuận/chi phí được chia ra như sau: thấp nhất là người bán buôn, cao nhất là người bán lẻ và luôn giữ ở mức bình thường là người thu gom - người ít chịu rủi ro nhất trong chuỗi kinh doanh.

Sơ đồ 3a. Tỷ lệ lợi nhuận cho các tác nhân sản xuất và kinh doanh cải bắp theo đơn đặt hàng tại Lâm Đồng

Sơ đồ 3b. Tỷ lệ lợi nhuận cho các tác nhân sản xuất và kinh doanh cải bắp theo đơn đặt hàng tại

Lâm Đồng

Page 44: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

44

Sơ đồ 3a và 3b cho thấy: nếu như coi số tiền chênh lệch từ giá thành của sản phẩm với giá tiền bán tới tay người tiêu dùng là 100% thì với cả chuỗi kinh doanh theo đơn đặt hàng và không theo đơn đặt

hàng người bán lẻ vẫn là tác nhân thu được lợi nhuận với tỷ lệ cao nhất ● Cây cà chua ○ Người sản xuất

Bảng 4.21. Một số thông tin chung về các hộ sản xuất cà chua tại Lâm Đồng Dự án CIDA

tài trợ Dự án khác

tài trợ Sản xuất theo quy

trình thông thường

Bình quân chung

Số hộ thu thập thông tin 6 4 8 Tuổi 47,5 53 44 48,2 Diện tích canh tác BQ/hộ (m2) 18600 10750 6250 11866 Diện tích trồng cà chua BQ/hộ (m2)

2080 1625 2000 1900

Về sản xuất cà chua tại Lâm Đồng cũng có thực trạng tương tự như sản xuất cải

bắp. Theo điều tra, hầu hết các hộ không có thu nhập gì khác ngoài rau mà cụ thể là cà chua. Hơn thế nữa, sản xuất cà chua theo VietGAP tại huyện Đức Trọng – Lâm Đồng có diện tích rất lớn. Với dự án CIDA diện tích này là 2.080 m2, dự án khác là 1.625 m2 và sản xuất theo quy trình thông thường diện tích là 2.000 m2

Bảng 4.22. Tài sản cố định phục vụ sản xuất cây cà chua tại Lâm Đồng Loại tài sản VietGAP do

CIDA tài trợ VietGAP do sở

NN tài trợ Sản xuất theo quy trình bình thường

Số máy bơm nước TB (cái/hộ) 1,5 1 1 Số bình phun thuốc TB (cái/hộ) 2,5 1 1 Số máy cày 1 0 0 Diện tích nhà lưới (m2/hộ) 7000 0 0 Kho chứa thuốc BVTV, phân bón

1 0 0

Hệ thống tưới (tưới nhỏ giọt, phun mưa, ống tưới…)

2 1 0

Số xe máy trung bình (cái/hộ) 1 1 1 Nhà sơ chế 1 0 0 Dây bơm nước (m/hộ) 500 200 100

Tài sản cố định phục vụ sản xuất cà chua tương tự sản xuất cải bắp, với những hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ có tài sản cố định lớn hơn nhiều so với dự án khác tài trợ và sản xuất theo quy trình bình thường.

Page 45: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

45

○ Chi phí sản xuất cà chua

Bảng 4.23. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha cà chua của các hộ nghiên cứu (1000đ/vụ)

Chỉ tiêu VietGAP do CIDA tài trợ

VietGAP do Sở NN

tài trợ

Sản xuất theo quy

trình bình thường

Bình quân chung

I. Tổng chi phí 209.507 188.758 219.931 206.066 1. Chi phí vật tư đầu vào

74.045 86.355 114.768 91.723

Giống 20.000 19.000 23.250 20.750 Phân bón 38.993 40.742 57.788 45.841 Thuốc BVTV 15.052 26.613 33.730 25.132 2. Chi phí lao động 111.644 101.583 104.377 105.868 3. Khấu hao TSCĐ 23.818 820 786 8.475 II. Năng suất (tấn/ha) 64,988 60,742 57,788 54,506 III. Giá thành (đ/kg) 3.223 3.107 3.805 3.887

Cà chua là cây rau phổ biến và cũng là một trong những loại rau “sở trường” của người sản xuất tại Lâm Đồng. Do là rau phổ biến nên người sản xuất rất có kinh nghiệm sản xuất loại rau này. Khi các hộ nông dân áp dụng sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ có một số thay đổi so với sản xuất theo quy trình thông thường. Nếu như chi phí về giống của các hộ sản xuất cà chua áp dụng VietGAP do CIDA tài trợ là 20.000.000 đ/ha thì VietGAP do sở NN&PTNT tài trợ là 19.000.000 đ/ha, và sản xuất thông thường là 23.250.000 đ/ha. Sở dĩ có sự khác nhau là do mật độ trồng khác nhau. Với sản xuất theo quy trình thông thường nông dân trồng dày hơn. Do vậy mà chi phí về giống cao hơn. Cũng chính vì mật độ trồng dày hơn nên các chi phí về phân bón, thuốc BVTV cũng cao hơn. Năng suất cà chua của các hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ là 64,988 tấn/ha trong khi các hộ sản xuất theo VietGAP do Sở NN&PTNT tài trợ đạt 60.742 kg/ha còn sản xuất theo quy trình thông thường đạt 57.788 kg/ha. Do khác nhau về năng suất nên giá thành cũng khác nhau rất nhiều, giá thành của cà chua theo VietGAP do CIDA tài trợ là 3.223 đ/kg trong khi sản xuất theo quy trình thông thường là 3.805 đ/kg.

○ Cơ cấu các loại chi phí sản xuất cà chua Bảng 4.24 cho thấy, cơ cấu chi phí vật tư đầu vào so với tổng chi phí đầu tư có sự

chênh lệch đáng kể giữa các nhóm hộ. Tỷ lệ này thấp nhất đối với nhóm hộ sản xuất cà chua theo VietGAP do CIDA tài trợ, chỉ chiếm 35,3%, trong khi con số này đối với nhóm hộ sản xuất theo quy trình bình thường chiếm tới 52,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định so với tổng chi phí thì lại có xu hướng ngược lại, tức ở nhóm hộ sản xuất cà chua

Page 46: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

46

theo VietGAP do CIDA tài trợ, chiếm khoảng 11,4%, trong khi ở nhóm hộ sản xuất theo quy trình bình thường chỉ chiếm 0,4%. Điều này cũng dễ hiểu, bởi chi phí đầu tư cho nhà lưới, hệ thống tưới đã được các dự án CIDA hỗ trợ. Sự đầu tư này nhằm giúp các hộ giảm bớt chi phí vật chất, đặc biệt là giảm chi phí thuốc BVTV trong quá trình sản xuất cà chua theo VietGAP.

Bảng 4.24. Cơ cấu các loại chi phí sản xuất cà chua ở các hộ nghiên cứu (Tính bình quân cho 1 ha gieo trồng)

ĐVT: % Chỉ tiêu VietGAP

do CIDA tài trợ

VietGAP do Sở NN

tài trợ

Sản xuất theo quy

trình bình thường

Bình quân chung

I. Tổng chi phí 100 100 100 100 1. Chi phí vật tư đầu vào 35.3 45.7 52.2 44.5 Giống 27.0 22.0 20.3 22.6 Phân bón 52.7 47.2 50.4 50.0 Thuốc BVTV 20.3 30.8 29.4 27.4 2. Chi phí lao động 53.3 53.8 47.5 51.4 3. Khấu hao TSCĐ 11.4 0.4 0.4 4.1

Nguồn: số liệu điều tra FAVRI 2012 ○ Kết quả và hiệu quả sản xuất cà chua ở các hộ nghiên cứu

Bảng 4.25. Kết quả và hiệu quả sản xuất cà chua ở các hộ nghiên cứu (Tính bình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu ĐVT

VietGAP do CIDA tài trợ

VietGAP do Sở NN tài

trợ

Quy trình thông thường

1. Năng suất bình quân tấn/ha 64,988 60,742 57,788 2. Giá bán bình quân đ/kg 6.200 6.000 4.400 I. Chỉ tiêu kết quả 3. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 402.925.6 364.452,0 254.267,2 4. Chi phí vật tư đầu vào 1000đ 74.045,0 86,355,0 114.768,0 5. Chi phí lao động 1000đ 111.644,0 101,583,0 104.377,0 6. Khấu hao TSCĐ (A) 1000đ 23.818,0 820,0 786,0 7. Tổng chi phí (TC) 1000đ 209.507,0 188.758,0 219.931,0 8. Lợi nhuận (NPr = 3 1000đ 193.418,6 175.694,0 34.336,2

Page 47: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

47

- 7) II. Chỉ tiêu hiệu quả 9. Lợi nhuận/1 kg đồng 2.976 2.892 594,2 10. Tỷ lệ lợi nhuận/TC % 92 93,0 16

Mặc dù phải đầu tư xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới cho cà chua với kinh phí lớn hơn các hộ sản xuất theo quy trình thông thường nhưng những hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ đã giảm được đáng kể chi phí phân bón, thuốc BVTV cho cà chua trong tổng số chi phí trên đơn vị diện tích. Bên cạnh đó, do sản xuất theo VietGAP nên sản phẩm cà chua của các hộ này đã được các siêu thị thu mua với giá cao hơn so với sản phẩm cà chua sản xuất theo quy trình thông thường.

○ Tác nhân kinh doanh Cũng giống như cải bắp, cà chua ở Lâm Đồng sản xuất ra được cung cấp cho người

tiêu dùng thông qua 2 chuỗi kinh doanh. Chuỗi thứ nhất do người thu gom cung cấp trực tiếp cho siêu thị để bán cho người tiêu dùng, chuỗi thứ 2 là chuỗi bình thường mà hầu hết sản phẩm rau của Việt nam được bán đến người tiêu dùng thông qua người thu gom, người bán buôn và người bán lẻ để đến người tiêu dùng. Do vậy mà tác nhân kinh doanh cà chua ở Lâm Đồng được phân làm 2 loại theo sơ đồ sau: Loại bán theo đặt hàng Loại bán không theo đơn đặt hàng

Bảng 4.26. Kết quả và hiệu quả kinh tế của người kinh doanh sản phẩm theo đơn đặt hàng cho siêu thị

(tính bình quân cho 1000 kg sản phẩm) ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu Thu gom Siêu thị I. Chi phí 6700 8385 1.1. Chi phí cố định 190 130

- Khấu hao ô tô 130 0 - Khấu hao cân 30 30 - Khấu hao điện thoại 30 0 - Thuê kiot/địa điểm bán 0 100

1.2. Chi phí biến đổi 6510 8255 - Mua sản phẩm 6.200 8000

Người sản xuất

Người thu gom

Siêu thị bán lẻ

Người tiêu dùng

Người sản xuất

Người thu gom

Người bán buôn

Người bán lẻ

Người tiêu dùng

Page 48: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

48

- Bao bì 50 90 - Rổ, khay, … 0 15 - Lao động 150 150 - Xăng xe 100 0 - Cước điện thoại 10 0

II. Doanh thu 8000 10.000 III. Lãi 1300 1615 IV. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí (%) 19,4 19,3

Kết quả ở bảng 4.23 cho thấy với tác nhân kinh doanh không qua người bán buôn

do cà chua là loại rau có tỷ lệ hao hụt sau vận chuyển và bảo quản thấp nên siêu thị và người thu gom có giá trị tiền lãi tương đương nhau và tương đương về tỷ lệ lợi nhuận/chi phí.

Bảng 4.27. Kết quả và hiệu quả kinh tế của người kinh doanh sản phẩm thông thường

(tính bình quân cho 1000 kg sản phẩm) ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu Thu gom Bán buôn Bán lẻ I. Chi phí 4751,5 6317 7856 1.1. Chi phí cố định 81,5 132 81

- Khấu hao xe máy 1,5 0 1,0 - Khấu hao cân 30 37 30 - Khấu hao điện thoại 50 65 20 - Thuê kiot/địa điểm bán 0 30 20

1.2. Chi phí biến đổi 4670 6185 7775 - Mua sản phẩm 4400 6000 7500 - Bao bì 50 65 70 - Rổ, khay, … 0 0 15 - Lao động 150 100 150 - Xăng xe 60 0 30 - Cước điện thoại 10 20 10

II. Doanh thu 6000 7500 10500 III. Lãi 1248,5 1183,0 2.644 IV. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí (%) 26,3 18,7 33,7 Tương tự như các loại rau khác ở Lâm Đồng cũng như ở Thanh Hoá, nếu như sản

xuất theo VietGAP và không có đầu ra, mọi kênh tiêu thụ diễn ra bình thường thông qua người thu gom, người bán buôn và người bán lẻ cuối cùng là người tiêu dùng thì tỷ lệ lợi nhuận/chi phí được chia ra như sau: thấp nhất là người bán buôn, cao nhất là người bán lẻ

Page 49: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

49

và luôn giữ ở mức bình thường là người thu gom - người ít chịu rủi ro nhất trong chuỗi kinh doanh.

Sơ đồ 4a. Tỷ lệ lợi nhuận cho các tác nhân sản xuất và kinh doanh cà chua theo đơn đặt hàng tại Lâm Đồng

Với chuỗi sản xuất và kinh doanh cà chua theo đơn đặt hàng thì người thu gom là người có tỷ lệ lợi

nhuận cao nhất, sở dĩ như vậy là vì với tác nhân này họ phải chi phí rất nhiều như thuê xe lạnh để vận chuyển sản phẩm đến siêu thị, họ phải là người chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm vì toàn bộ sản phẩm này đều được bán cho siêu thị nên có bất kỳ rủi ro nào về chất lượng họ phải là người chịu trách

nhiệm mặc dù họ cũng đã có những cam kết với nhà sản xuất. Hay như họ phải thuê người bao gói phân loại theo yêu cầu của siêu thị,….

Sơ đồ 4b. Tỷ lệ lợi nhuận cho các tác nhân sản xuất và kinh doanh cà chua không theo đơn đặt hàng tại Lâm Đồng

Page 50: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

50

Khác với chuỗi sản xuất và kinh doanh cà chua theo đơn đặt hàng, chuỗi sản xuất và kinh doanh không theo đơn đặt hàng tác nhân có tỷ lệ lợi nhuận lớn nhất lại là người bán lẻ vì cũng như sản phẩm

mướp và cải ngọt ở Thanh Hoá người bán lẻ chịu nhiều rủi ro nhất. Bảng 4.28. Tổng hợp chi phí và lợi nhuận cho các loại rau sản xuất tại các địa phương

Chỉ tiêu Loại rau ĐVT

VietGAP do CIDA tài trợ

VietGAP do Sở NN hoặc JICA tài trợ

Quy trình thông thường không áp dụng VietGAP

Chi phí sản xuất

- Mướp hương 1.000đ/ha 68.663 67.384 75.548 - Cải ngọt 1.000đ/ha 26.104,5 27.300,3 28.710 - Bắp cải 1.000đ/ha 131.360 140485 136.823 - Cà chua 1.000đ/ha 209.507 188.758 219.931

Trung bình 108.909 105.982 115.253 Chí phí vật tư đầu vào

- Mướp hương 1.000đ/ha 12.930 13.046 16.709 - Cải ngọt 1.000đ/ha 6.100 6.300 6.710 - Bắp cải 1.000đ/ha 3.616 3.078 3.792 - Cà chua 1.000đ/ha 74.045 86.355 114.768

Trung bình 24.173 27.195 35.495

Giá bán - Mướp hương đ/kg 8.000 8.000 8.000 - Cải ngọt đ/kg 2.000 2.000 2.000 - Bắp cải đ/kg 3.500 3.000 3.000 - Cà chua đ/kg 6.200 6.000 4.400

Trung bình 4.925 4.750 4.350 Lợi nhuận

- Mướp hương (đ/kg) 2.550,6 2.036,8 939,4 - Cải ngọt (đ/kg) 694,78 563,14 405,00 - Bắp cải (đ/kg) 1.504,6 934,0 277,2 - Cà chua (đ/kg) 827,1 1.367,0 594,2

Trung bình 1.394 1.225 554 Bảng tổng hợp trên cho thấy: Về chi phí cho sản xuất cũng như các chi phí vật tư đầu vào phục vụ sản xuất cho các loại rau sản xuất theo VietGAP nói chung thấp hơn so với sản xuất rau theo quy trình thông thường. Nếu như chi phí sản xuất các loại cây trồng do CIDA tài trợ trung bình là 108.909.000 đ/ha/vụ thì dự án khác là 105.982.000 đ/ha/vụ trong khi sản xuất theo quy trình thông thường là 115.253.000đ/ha/vụ. Sở dĩ như vậy là vì nông dân sản xuất theo kinh nghiệm luôn có tâm lý sử dụng giống nhiều hơn, trồng dày hơn, chăm sóc nhiều hơn do vậy mà chi phí về công lớn hơn, thêm vào đó là tâm lý lo sợ sâu bệnh hại nhiều nên sử dụng thuốc sâu/bệnh nhiều hơn. Việc sử dụng thuốc sâu/bệnh nhiều bên cạnh việc chi phí mua thuốc còn tốn nhiều công phun thuốc đó là

Page 51: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

51

chưa nói đến chất lượng sản phẩm. Chính vì thế khi tổng hợp tất cả các chi phí cho thấy sản xuất theo quy trình thông thường có chi phí lớn nhất. Trong khi giá bán luôn đạt bằng hoặc thấp hơn những sản phẩm được sản xuất theo VietGAP, chính vì vậy mà lợi nhuân thu được trung bình của sản xuất rau theo quy trình thông thường thấp hơn so với sản xuất theo VietGAP.

Như vậy, trong sản xuất rau để thu được lợi nhuận cao và tạo được sản phẩm an toàn cung cấp cho người tiêu dùng cần thiết phải sản xuất theo VietGAP. Mặc dù trước mắt còn gặp nhiều khó khăn do chưa có những phân biệt rõ ràng giữa sản phẩm VietGAP và thông thường rất cần thiết có sự can thiệp của các chính sách hỗ trợ phát triển rau an toàn theo VietGAP.

4.4.2 Sản phẩm chăn nuôi gà thịt 4.4.2.1. Phân tích tác nhân chăn nuôi ● Một số thông tin chung về hộ/trang trại

Bảng 4.28. Một số thông tin chung về hộ/trang trại nuôi gà Chỉ tiêu ĐVT VietGAHP Không

VietGAHP Số năm nuôi gà Năm 5,0 6,5 Số dãy chuồng hiện tại Dãy 3,2 2 Tổng diện tích (m2) M2 13.954 19.750 Mật độ con/m2 10 11 Qui mô con/lứa 29.940 13.500 Thời gian nuôi trung bình tháng/lứa 1,5-2,5 1,5-2,5 Loại chuồng: Kín Hở

% số chuồng

60,0 40,0

25,0 75,0

Hình thức nuôi Tự nuôi Gia công

% số chuồng

60,0 40,0

50,0 50,0

Vệ sinh chuồng trại sau khi bán gà Toàn bộ Từng chuồng riêng

%

90,0 10,0

50,0 50,0

Chuồng kín và chuồng hở là 2 dạng chuồng thể hiện tính “hiện đại” trong chăn nuôi gà. Do có sự hỗ trợ của các dự án cũng với đầu tư của các công ty nên những trang trại áp dụng VietGAHP có tỷ lệ chuồng kín 60% và chuồng hở là 40% trong khi những trang trại sản xuất theo quy trình thông thường mặc dù có một số hộ đã đầu tư chuồng kín nhưng tỷ lệ chuồng kín mới là 25% và 75% vẫn là chuồng hở.

Page 52: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

52

Về hình thức nuôi: Tại các trang trại nuôi gà đều có 2 hình thức nuôi đó là gia công và tự nuôi. Nuôi gia công là nuôi “thuê” cho 1 công ty, trang trại chỉ cần có mặt bằng, chuồng trại và công lao động, nếu có dịch bệnh công ty thuê nuôi cùng chịu nên rủi ro thấp và lợi nhuận cũng thấp. Hình thức tự nuôi là trang trại phải có đầy đủ năng lực về chuồng trại, công lao động, tự chủ từ con giống, thức ăn kỹ thuật và chủ động cả về thị trường tiêu thụ. Hình thức này lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cao. Với những trang trại có đầu tư về chuồng tốt, áp dụng VietGAHP họ có hình thức tự nuôi (60%) và nuôi gia công 40% trong khi những trang trại chưa áp dụng VietGAHP họ cũng tự nuôi và gia công nhưng mỗi hình thức chiếm tỷ lệ 50% . Do được áp dụng VietGAHP nên khâu vệ sinh chuồng trại sau mỗi lứa xuất bán khác hẳn so với các hộ sản xuất chưa theo VietGAHP. Nếu như các hộ áp dụng VietGAHP vệ sinh toàn bộ chuồng trại chiếm 90% so với 10% số hộ chỉ vệ sinh từng chuồng riêng, các hộ không áp dụng VietGAHP các tỷ lệ này chiếm 50%.

● Chi phí đầu vào của chăn nuôi gà.

Bảng 4.29. Chi phí trong chăn nuôi gà thịt (1.000 đồng/1000 con/lứa)

Loại gà Hình thức sản xuất

Thời gian nuôi (Ngày)

Khấu hao TS

Chi phí giống

Chi phí Thức ăn

Chi phí Thuốc thú y

Thuê lao động

Chi khác

Tổng chi phí

Gà trắng VietGAHP 48,8 2134,3 12.000 57.573,8 2.560,5 1.878,5 1.670,5 77.817,6

Thông thường 47,0 2116,7 11.900 54.215,0 2.156,7 1.780,3 1.373,3 73.542,0

Gà màu VietGAHP 65,3 1291,3 9.750 35.514,5 3.621,7 1.283,7 1.582,2 53.043,4

Thông thường 62,3 1108,5 9.666,7 33.372,0 3.210,9 1.167,5 1.247,3 49.772,9

Tổng hợp chi phí cho chăn nuôi gà thịt, kết quả điều tra cho thấy:

Trong chăn nuôi gà hiện có nhiều giống gà khác nhau nhưng tựu trung lại có 2 loại mà người chăn nuôi, người kinh doanh cũng như người tiêu dùng thường gọi là gà Trắng và gà Màu. Chính vì thế trong báo cáo này chúng tôi gọi chung là gà trắng và gà màu.

Gà trắng và gà màu nghiên cứu ở 2 hình thức chăn nuôi, theo VietGAHP và không theo VietGAHP tức là theo quy trình thông thường. Về thời gian chăn nuôi, bình thường gà trắng chỉ cần 45 ngày tuổi và gà màu 60 ngày tuổi là có thể tiêu thụ được nhưng do trong năm 2012 có những biến động về giá cả thị trường nên các trang trại đều giữ lại gà để đợi giá cả ổn định vì thế mà thời gian nuôi gà trắng là 47-48,8 ngày và gà màu là 62-65 ngày.

Page 53: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

53

Mặc dù có sự khác nhau giữa tuổi xuất chuồng của gà chăn nuôi theo VietGAHP và chăn nuôi thông thường tuy nhiên sự khác nhau này không đáng kể và không vì lý do nuôi theo VietGAHP hay thông thường.

Về khấu hao tài sản: có sự khác nhau giữa gà trắng và gà màu nhưng với cùng gà trắng hoặc gà màu ở hình thức nuôi theo VietGAHP hay thông thường mặc dù có khác nhau nhưng sự khác nhau không đáng kể. Trên thực tế, những trang trại nuôi gà theo VietGAHP đầu tư cơ sở hạ tầng rất hiện đại với số vốn rất lớn nhưng thời gian sử dụng được lâu. Những trang trại không có vốn ít họ đầu tư cơ sở hạ tầng đơn giản và trong một thời gian ngắn họ phải đầu tư lại. Chính vì vậy mà về tài sản đầu tư cho chăn nuôi gà với các hình thức chăn nuôi có sự khác nhau nhưng không đáng kể. Chi phí về giống cũng tương tự như vậy, sự khác nhau không đáng kể này chỉ là do thời điểm mua giống không cùng nhau.

Về thức ăn chăn nuôi gà: tất cả các trang trại đều sử dụng các loại thức ăn của các công ty có nguồn gốc rõ ràng. Sự khác nhau về chi phí thức ăn giữa VietGAHP và thông thường ở đây chủ yếu là do thời gian nuôi thêm để đợi giá cả ổn định.

Về chi phí thuốc thú y: có sự khác nhau rất rõ rệt về chi phí thuốc thú y. Sự khác nhau giữa chăn nuôi theo VietGAHP và thông thường là do các trang trại chăn nuôi theo quy trình thông thường sử dụng các thuốc thông thường với giá “thông thường” trong khi những trang trại sản xuất gà theo VietGAHP do có Bác sỹ thú y chăm sóc sức khoẻ cho đàn gà nên các thuốc được sử dụng chủ yếu là vac xin và các loại vitamin đắt tiền, chính vì thế mà chi phí về thuốc thú y ở những trang trại này cao hơn trang trại sản xuất theo quy trình thông thường. Với gà trắng, nếu như chăn nuôi theo VietGAHP chi phí về thuốc thú y là 2.560.200 đồng cho 1000 con/lứa thì chăn nuôi theo quy trình thông thường chi phí này là 2.156.700 đồng/1000 con/lứa. Hay như gà màu, chăn nuôi theo VietGAHP chi phí thuốc thú y là 3.621.700 đ/1000 con thì chăn nuôi thông thường cần 3.210.900 đồng/1000 con. Bên cạnh việc khác nhau về thuốc thú y, công lao động cho gà chăn nuôi theo VietGAHP cũng cao hơn so với quy trình chăn nuôi thông thường với cả gà trắng và gà màu. Với 1000 con gà trắng chăn nuôi theo VietGAHP chi phí 1.878.500 đồng trong khi chăn nuôi thông thường chi phí 1.780.300 đồng, gà màu cũng có sự khác nhau tương tự giữa sản xuất theo VietGAHP và thông thường. Sở dĩ có sự sai khác nhau như vậy là vì chăn nuôi theo VietGAHP đòi hỏi phải tỷ mỷ hơn, kỹ càng hơn để đảm bảo sức khoẻ đàn gà cũng như lượng gà khi xuất chuồng. Sự khác nhau về chi phí công lao động chủ yếu ở chi phí thuê bác sỹ thú y, thuê người tẩy trùng chuồng trại và chăm sóc gà. Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng bên cạnh các chi phí về giống, thức ăn, thuốc và công lao động thì chi phí khác cũng chiếm 1 tỷ lệ đáng kể. Chi phí

Page 54: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

54

khác ở đây bao gồm: chất độn chuồng, điện, gas, nước, tập huấn kỹ thuật, bảo hộ lao động,… So sánh giữa các hình thức chăn nuôi theo VietGAHP và thông thường, chi phí khác của 2 hình thức chăn nuôi khác nhau đáng kể. Sự khác nhau về chi phí khác giữa 2 hình thức chăn nuôi tập trung ở tiền mua hoá chất tẩy rửa chuồng trại, kéo theo đó là tiền điện nước và tiền bảo hộ lao động cho công nhân,… vì thế mà với gà trắng ở hình thức chăn nuôi theo VietGAHP chi phí khác là 1.670.500 đồng/1000 con thì chăn nuôi theo quy trình thông thường chi phí này là 1.373.300 đồng/1000 con. Với gà màu cũng tương tự như vậy, theo VietGAHP chi phí khác là 1.582.000 đồng/1000 con và quy trình thông thường là 1.247.300 đồng/1000 con. Do có sự khác nhau về chi phí giữa hình thức chăn nuôi theo VietGAHP và thông thường nên kết quả thu được cũng rất khác nhau. Kết quả trình bày ở bảng 4.30.

Bảng 4.30. Giá thành gà ở các hình thức chăn nuôi khác nhau

Loại gà Hình thức chăn nuôi

KLTB gà khi bán (kg/con)

Số lượng gà khi bán

(con)

Khối lượng gà thu được (kg)

Giá thành (1000 đ/kg)

Gà trắng VietGAHP 2,47 970 2395,9 32,5

Thông thường 2,41 895 2157,0 34,1

Gà màu VietGAHP 1,55 960 1488,0 35,6

Thông thường 1,52 915 1390,8 35,8

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.30 cho thấy: với các hình thức chăn nuôi khác nhau, các chi phí khác nhau thì khối lương trung bình 1 con gà thu được cũng khác nhau và số lượng con gà cho xuất chuồng cũng khác nhau. Với hình thức chăn nuôi theo VietGAHP gà trắng có khối lượng con lúc xuất chuồng đạt 2,47 kg/con lớn hơn so với gà sản xuất theo quy trình thông thường 2,41 kg/con. Với gà màu cũng vậy, chăn nuôi theo VietGAHP gà màu có khối lượng trung bình con 1,55 kg/con trong khi hình thức chăn nuôi thông thường gà màu đạt 1,52 kg/con. Sự khác nhau đáng kể giữa các hình thức chăn nuôi khác nhau còn thể hiện ở số lượng gà khi xuất bán tức là số gà bị chết, còi cọc,… Với 1000 con gà trắng nếu như chăn nuôi theo VietGAHP khi xuất chuồng thu được số lượng con là 970 con tức là tỷ lệ hao hụt là 3% trong khi chăn nuôi thông thường chỉ đạt 895 con tức là tỷ lệ hao hụt là 10,5 với gà màu cũng cho kết quả tương tự như gà trắng. Gà màu có khối lượng trung bình con đạt 1,55 kg/con ở hình thức chăn nuôi theo VietGAHP trong khi hình thức chăn nuôi thông thường đạt 1,52 kg/con. Quan trọng nhất là số lượng gà còn khi xuất bán, chăn nuôi theo VietGAHP đạt 960 con tức là tỷ lệ hao hụt 4% trong khi chăn nuôi thông thường tỷ lệ này là 8,5%.

Chính vì sự khác nhau trên, mặc dù chi phí cho chăn nuôi gà theo VietGAHP cao hơn so với chăn nuôi gà theo quy trình thông thường nhưng giá thành gà

Page 55: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

55

VietGAHP thấp hơn so với gà thông thường. Gà trắng chăn nuôi theo VietGAHP có giá thành 32.500 đồng/kg trong khi nuôi theo quy trình thông thường có giá thành 34.100 đồng/kg. Gà màu cũng vậy, chăn nuôi theo VietGAHP có giá thành là 35.600 đ/kg và chăn nuôi thông thường là 35.800 đồng/kg. Trong bối cảnh chung của năm 2012 do có nhiều biến động về giá cả, thị trường nên giá gà thấp làm cho ngành chăn nuôi gà bị lỗ. Nhưng qua nghiên cứu cho thấy: áp dụng các nguyên tắc về chăn nuôi theo VietGAHP mặc dù chi phí cho sản xuất tăng nhưng tất cả chỉ là những gia tăng có lợi cho sản xuất. Sử dụng những vác xin, vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho đàn gà giúp đàn gà khoẻ mạnh, không bị bệnh nhiều do vậy ít phải sử dụng kháng sinh – một trong những nguyên nhân gây cho gà thịt mất an toàn do tồn dư kháng sinh trong sản phẩm. Tăng chi phí về tẩy trùng, dọn vệ sinh chuồng trại cũng góp phần giúp đàn gà khoẻ nên tỷ lệ hao hụt giảm đáng kể. Tổng hoà tất cả các đầu tư cho chăn nuôi theo VietGAHP, kết quả thu được đàn gà với số lượng xuất chuồng cao, khối lượng trung bình con cao do vậy mà giá thành gà giảm và đặc biệt là sử dụng kháng sinh ít thậm chí không phải sử dụng do vậy mà người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm gà sạch. Những vấn đề khó khăn trong chăn nuôi gà

Bảng 4.31. Các khó khăn ảnh hưởng chăn nuôi gà Khó khăn Nêu lý do hoặc giải

thích cụ thể Ảnh hưởng của khó

khăn này đến sản xuất như thế nào

Các đề xuất khắc phục/hỗ trợ

Vốn

Vốn vay lãi suất cao -Thiếu vốn, không có khả năng mở rộng quy mô hoặc duy trì đàn nuôi

Tỷ số Ros gần như mang giá trị âm, chăn nuôi thua lỗ.

Cần có hỗ trợ vốn, về lãi suất, các thủ tục vay vốn

Thị trường

Giá cả không ổn định

-Không bán được gà, gà chết, tiêu tốn thức ăn mà không tăng trọng lượng nên lợi nhuận giảm. -Giá thấp, lỗ vốn Mất khả năng chăn nuôi

Thực phẩm sạch có giá ổn định, cao hơn giá gà bình thường

Chưa có ranh giới giữa sản phẩm nuôi theo hướng an toàn và nuôi

Nuôi theo các quy trình quản lý chất lượng (VietGAHP),

Phân biệt giá giữa các sản phẩm nuôi sạch

Page 56: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

56

thông thường

đầu tư cao, giá thành sản phẩm cao nhưng giá bán sản phẩm không cao

Thời tiết bất thuận

Dịch bệnh phát triển chăn nuôi khó khăn

Sử dụng thuốc nhiều,tỷ lệ xuất chuồng giảm, thiếu vốn đầu tư

Hỗ trợ vốn để đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn, giảm mức ảnh hưởng của thời tiết.

Không ổn định về giống

Giống không tốt Gà chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, lợi nhuận giảm

Có các cơ sở sản xuất gà giống tốt, đảm bảo tiêu chuẩn, cung cấp đều cho thị trường

Giá thức ăn và thuốc thú y cao

Giá thức ăn và thuốc thú y cao, không ổn định

Đẩy giá thành lên cao, lỗ vốn

Có biện pháp quản lý giá thức ăn và giá thuốc thú y trên thị trường

Kết quả điều tra bảng 4.31 cho thấy có rất nhiều khó khăn người nông dân gặp

phải trong chăn nuôi gà trong đó phải kể đến những khó khăn như vốn, giá thức ăn và thuốc thú y cao, không ổn định về giống, thời tiết bất thuận ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chăn nuôi gà. Đặc biệt thị trường không ổn định được người chăn nuôi cho là khó khăn lớn nhất không tự giải quyết được hơn nữa thời gian qua gà nhập lậu quá nhiều làm giá gà trên thị trường giảm sâu là nguyên nhân hầu hết các trang trại chăn nuôi đều thua lỗ dẫn đến hiện tượng người nông dân bỏ chuồng, không còn đủ khả năng tái đàn, ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội. 4.4.2.2. Phân tích tác nhân giết mổ gà Các thông tin chung về cơ sở giết mổ Bảng 4.32. Một số thông tin chung về các cơ sở giết mổ gà

Cty TNHH Phạm Tôn

Cty TNHH Bình Minh Cơ sở giết mổ gia cầm Cẩm Tú

Dạng cơ sở Mua - giết mổ - tiêu thụ

Mua - giết mổ - tiêu thụ

Mua - giết mổ - tiêu thụ

Nguồn mua -Mua trực tiếp từ hộ/trang trại gà -Các hộ gia công gà của Công ty

-Các hộ gia công gà của cty

-Mua trực tiếp từ hộ/trang trại gà

Page 57: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

57

Loại gà Gà trắng VietGAHP và không VietGAHP

Gà màu VietGAHP và không VietGAHP

Gà trắng không VietGAHP

Năm cơ sở bắt đầu hoạt động

2009 2006

Diện tích cơ sở 11.216 3.000 10.000 Số dây chuyền giết mổ 2 1 1 Công suất thiết kế/01dây chuyền (con/giờ)

1.200 500 125

Số tháng hoạt động TB trong năm

12 12 12

Số ngày TB hoạt động/tháng

30 30 30

Số gà giết mổ bình quân/tháng (con)

280.000 189.000 60.000

Thời gian hoạt động trong ngày (giờ)

16.00 – 12.00 (8 giờ)

13.00 – 22.00 (9 giờ)

11.00 – 03.00 (4 giờ)

Giới thiệu về các cơ sở giết mổ: - Công ty TNHH Phạm Tôn nằm tại khu phố Tân thắng, phường Tân Bình, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương được đi vào hoạt động từ năm 2006. Đây là đơn vị vừa chăn nuôi, vừa chế biến giết mổ. Công ty có 3 trang trại lớn tại Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương cung cấp gà nguyên liệu cho khu giết mổ và lưu trữ đông lạnh. Toàn bộ quy trình giết mổ được trang bị bằng hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại khép kín. Đặc biệt quy trình giết mổ của Công ty đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với điều kiện kinh tế tại Việt Nam. Các loại gà giết mổ là Gà thả vườn, gà ta, gà công nghiệp và các giống gà khác tương ứng kích cỡ. Tại thời điểm nghiên cứu, nhóm gà công nghiệp (gà trắng) được dùng làm đối tượng nghiên cứu. - Công ty TNHH MTV chăn nuôi Bình Minh có trụ sở tại ấp Tân Bình, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là đơn vị sản xuất, giết mổ chế biến khép kín. Đơn vị giết mổ có quy trình hiện đại theo công nghệ tự động hoặc bán tự động với quy mô vừa và lớn, kết hợp quy trình mổ khép kín. Công ty đặt mục tiêu sản xuất ra sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm, có sự giám sát của Chi cục thú y Đồng Nai. Các loại gà giết mổ là Gà thả vườn, gà ta, gà công nghiệp. Tại thời điểm nghiên cứu, nhóm gà màu (Lương Phượng) được dùng làm đối tượng nghiên cứu. - Cơ sở giết mổ gia cầm Cẩm Tú đặt trụ sở tại ấp Lộ Đức, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Đây là cơ sở giết mổ có quy mô nhỏ với công suất 300/500 con một ca (4 giờ). Điều kiện cơ sở vật chất ở mức trung bình. Loại gà giết mổ trong nghiên cứu là gà công nghiệp, không áp dụng VietGAHP trong chăn nuôi.

Page 58: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

58

Thông tin về quản lý giết mổ ATVSTP Bảng 4.33. Thông tin về quản lý giết mổ an toàn VSTP tại các cơ sở Thông tin Cty TNHH

Phạm Tôn Cty TNHH Bình Minh

Cơ sở giết mổ gia cầm Cẩm Tú

Có hệ thống sổ sách ghi chép và theo dõi (Nhập gà, an toàn sinh học, xuất bán)

Có Có Có

Có hệ thống xử lý chất thải - Chất thải rắn - Chất thải lỏng - Hầm Biogas

Có Có Có

Thuê thu gom và xử lý Có

Có Có Có

Có xử lý nước sử dụng trong giết mổ Có – chất clorine

Có – vi sinh Có

Có kiểm tra nước định kỳ Có Có Có Có tự sản xuất nước đá Có Có Không Có lấy mẫu kiểm tra thịt Có Có Có Có lấy mẫu phủ tạng Có Không Có Có đóng gói sản phẩm Có Có Không Có nhãn mác sản phẩm Có Có Không Có Hồ sơ vận chuyển thịt Có Có Không Có kiểm tra nhiệt độ trước khi xếp thịt lên xe

Có Có Có

Có Kiểm tra nhiệt độ khi dỡ thịt xuống xe

Có Có Không

Có Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại

Có Có Có

Có Đào tạo, tập huấn kỹ thuật ATVSTP cho công nhân

Có Có Có

Cơ sở đã được chứng nhận là cơ sở SX đủ tiêu chuẩn ATVSTP

Có Có Không

Cơ sở có phân lô gà an toàn và gà nuôi thường trước khi giết mổ

Có Có -

Cơ sở có phân lô gà an toàn và gà nuôi thường sau khi giết mổ

Có Có -

Nếu phân lô các lô gà nuôi theo quy trình gà an toàn thì giá bán

Không đổi Không đổi -

Page 59: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

59

Các cơ sở giết mổ để phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và yêu cầu về môi trường. Đặc biệt hai cơ sở lớn là Công ty Phạm Tôn và Công ty Bình Minh đều tuân thủ chặt chẽ các quy định đề ra như xử lý chất thải, lấy mẫu phân tích, đóng gói sản phẩm. Hai cơ sở này đã được chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện tiêu chuẩn ATVSTP. Trong khi đó Cơ sở giết mổ Cẩm Tú do là cơ sở giết mổ nhỏ, không có đủ điều kiện nên chưa đạt tiêu chuẩn ATVSTP. Bảng 4.34. Chi phí đầu vào (tính cho 1 kg gà thành phẩm) Chi phí (1000đ) Tỷ lệ (%) I. Chi phí đầu vào Gà lông (đ/kg) 30.000 Quy đổi gà thành phẩm (đ/1.3kg) 38.000 Khấu hao thiết bị, duy trì bảo dưỡng 210 9.3 Điện 110 4.9 Xăng dầu 100 4.4 Nước 120 5.3 Hoá chất 80 3.5 Bao bì 200 8.8 Công quản lý 180 8.0 Lao động trực tiếp 700 31.0 Vận chuyển 310 13.7 Chi phí chung (kiểm dịch đầu vào, kiểm dịch đầu ra, quản lý chung)

250 11.1

Giá gia công giết mổ 1 kg gà 2.260 100 Tổng chi phí đầu vào 40.260 II. Doanh thu Giá bán gà thành phẩm (đ/kg) 38.000 Phụ phẩm (tim mề) 3.000 Phụ phẩm khác (lông, lòng gà) 300 Tổng thu 41.300 Lãi cho 1 kg gà 1.040 Từ kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ gà thành phẩm/gà lông là 0,78. Vì vậy để thống nhất đơn vị tính cho 1 kg gà thành phẩm, gà lông được tính theo đợn vị 1,3 kg (cho 1 kg gà thịt). Về nguyên liệu đầu vào: Không có sự khác biệt rõ rệt giữa giá nhập gà chăn nuôi theo VietGAHP và gà chăn nuôi theo quy trình thông thường. Chính vì vậy, ở đây chỉ nghiên cứu cho 2 loại gà chính là gà trắng và gà màu trong quá trình giết mổ.

Page 60: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

60

Kết quả điều tra cũng cho thấy, cơ sở có phân lô gà chăn nuôi theo VietGAHP và không VietGAHP trước và sau khi giết mổ. Tuy nhiên giá bán gà thành phẩm là như nhau nên các kết quả cũng được tính chung cho mỗi chủng loại gà. Kết quả điều tra ở Bảng 3.34 cho thấy, trừ chi phí nguyên liệu đầu vào, các chi phí giết mổ bao gồm khấu hao tài sản cố định, điện, nước, xăng dầu, hóa chất xử lý, bao bì, công lao động, vận chuyển và các chi phí khác là 2.260 đ/kg gà đối với gà trắng (thuộc Công ty Phạm Tôn) và 3.000 đ/kg gà đối với gà màu (Công ty Bình Minh). Cơ sở tính toán này cũng phù hợp với giá gia công giết mổ gà của đơn vị khi nhận đơn đặt hàng từ các cơ sở khác. Cụ thể giá gia công giết mổ ở Công ty Phạm Tôn là 2.200 đ/con và Công ty Bình Minh là 3.000 đ/con. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa giá giết mổ là do Công ty Phạm Tôn được đầu tư dây chuyền hiện đại hơn, giết mổ với quy mô lớn hơn nên giảm chi phí giết mổ trên một đơn vị khối lượng. Trong số các yếu tố cấu thành giá giết mổ, công lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất (30-31% tổng chi phí), tiếp đó là chi phí quản lý chung, chi phí vận chuyển chiếm từ 11-16%, các chi phí điện nước, xăng dầu ... ở mức thấp (dao động 4-6%). Tổng chi phí đầu vào, bao gồm gà lông và giá giết mổ là 40.260 đ/kg đối với gà trắng và 49.400 đ/kg gà màu. Với giá bán 38.000 đ/kg cho gà thành phẩm, cộng các phụ phẩm khác như tim mề (làm thức ăn), lông và lòng gà ... (làm phân bón) thì tổng thu là 41.300 đ/kg đối với gà trắng. Lãi cho công đoạn giết mổ là 1.040 đ/kg. Tương tự như vậy tổng thu cho gà màu là 51.600 đ/kg và lãi thuần là 2.200 đ/kg. Với lãi thuần như vậy, các cơ sở đều chấp nhận được. Do giá bán thành phẩm có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm thu mua, còn giá xuất cho các đơn vị kinh doanh là tương đối ổn định. Chính vì vậy, nếu giá gà đầu vào thấp thì đơn vị sẽ được lợi nhuận cao hơn. Sơ đồ kênh cung cấp đầu vào và tiêu thụ SP của cơ sở giết mổ Kênh phân phối này thường được áp dụng cho những cơ sở chăn nuôi và giết mổ tập trung, có quy mô lớn như Công ty Phạm Tôn, Công ty Bình Minh. Các đơn vị này có cơ sở chăn nuôi của riêng họ và các cơ sở chăn nuôi gia công cho họ. Hầu hết các đơn vị này tự sản xuất con giống, có nguồn thức ăn đảm bảo từ các Công ty uy tín như Công ty CP, Công ty Phi Long..., nên đầu vào cho chăn nuôi đều đảm bảo an toàn. Chính vì vậy, sau khi giết mổ các sản phẩm hầu hết được xuất cho siêu thị Coop Mart, Metro, Big C, Maximark. Sau đó được phân phối đến người tiêu dùng. Sự thay đổi giá bán gà với các tác nhân khác nhau Bảng 4.35. So sánh thay đổi giá bán gà với các tác nhân khác nhau

Người sản xuất

Cơ sở giết mổ, phân phối

Siêu thị, cửa hàng

Người tiêu dùng

Page 61: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

61

Tác nhân Gà trắng Gà màu Giá bán (đ/kg) Tỷ lệ (%) Giá bán (đ/kg) Tỷ lệ (%)

Giá từ người sản xuất 30.000 68,0 38.000 65,6 Giá từ người giết mổ, phân phối

38.000 86,2 49.300 85,1

Giá từ người kinh doanh 44.100 100,0 57.900 100,0 Kết quả ở Bảng 4.35 cho thấy chi phí sản xuất chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu hình thành giá (68% và 65,6% lần lượt đối với gà trắng và gà màu). Mức biến động tăng giá diễn ra ở tác nhân người giết mổ và phân phối, chiếm 18,2% và 19,5% lần lượt đối với gà trắng và gà màu. Còn sự thay đổi giá từ người kinh doanh đến người tiêu dùng ở mức thấp hơn nhưng không đáng kể (13,8% và 14,9% lần lượt đối với gà trắng và gà màu). 4.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI VIỆC ÁP DỤNG GAPs, GAHPs và GMPs 4.5.1. Đối với mặt hàng rau

Như vậy, mỗi vùng miền, mỗi chủng loại rau đều có những Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khác nhau. Dựa trên những số liệu thu được chúng tôi tiến hành phân tích SWOT cho từng đối tượng cây để từ đó đề xuất những giải pháp phát triển những mặt hàng với lợi ích kinh tế đạt tối ưu nhất cho cả người sản xuất người kinh doanh và người tiêu dùng - đáp ứng “tam giác” lợi ích. Cây mướp hương tại Thanh Hoá

Điểm mạnh Điểm yếu - Mướp hương là cây rau truyền thống của địa phương. - Sản phẩm đã nổi tiếng trên thị trường rau tại Thanh Hoá - Nông dân có kinh nghiệm sản xuất mướp từ lâu - Vùng sản xuất tập trung được đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối tốt.

- Không có người đứng lên hợp đồng về số lượng, chất lượng, giá cả và thời gian giao nộp sản phẩm. - Toàn bộ quy trình sản xuất đề do người nông dân tự quyết định nên nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, - Quy mô sản xuất của các hộ nhỏ lẻ, manh mún (200-300 m2/hộ) - Không có bao bì nhãn mác và như vậy khó để phân biệt được sản phẩm an toàn hay không an toàn. - Hầu hết các dự án đầu tư phát triển sản phẩm rau an toàn chỉ tập trung cho khâu

Page 62: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

62

sản xuất mà chưa quan tâm đến thị trường tiêu thụ.

Cơ hội Nguy cơ - Các cơ quan, ban ngành có nhiều trợ giúp về kỹ thuật cho cây rau nói chung và cây mướp nói riêng ở Hoằng Hoá – Thanh Hoá. - Nhu cầu về rau an toàn rất lớn.

- Thiên tai nhiều - Tốc độ đô thị hoá nhanh, khu công nghiệp phát triển mạnh, đất mất nhiều nguy cơ gây ô nhiễm nguồ đất và nguồn nước cao. - Nông dân lên thành phố và khu công nghiệp tìm việc nhiều, nguồn nhân công ngày càng thiếu, ruộng đất bỏ hoang nhiều. - Giống mướp chủ yếu do nông dân tự để giống nên chất lượng ngày càng giảm, sâu bệnh hại ngày càng nhiều và thuốc BVTV được sử dụng không hạn chế do vậy chất lượng ngày càng không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.

Cây cải ngọt tại Thanh Hoá

Điểm mạnh Điểm yếu - Cải ngọt là cây rau truyền thống của xã Quảng Thắng. - Sản phẩm đã được chứng nhận rau an toàn và có uy tín trên thị trường rau tại thành phố Thanh Hoá - Nông dân có kinh nghiệm sản xuất rau cải ngọt từ lâu - Vùng sản xuất tập trung được đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối tốt.

- Quy mô sản xuất của các hộ nhỏ lẻ, manh mún (200-300 m2/hộ) nên sản phẩm khó cung cấp đủ và đều nếu có hợp đồng lớn từ siêu thị. - Hầu hết các dự án đầu tư phát triển sản phẩm rau an toàn chỉ tập trung cho khâu sản xuất mà chưa quan tâm đến thị trường tiêu thụ.

Cơ hội Nguy cơ - Các cơ quan, ban ngành có nhiều trợ giúp về kỹ thuật cho cây rau nói chung và cây cải ngọt nói riêng ở Quảng Thắng – Thanh Hoá. - Nhu cầu về rau an toàn rất lớn. - Rau ăn lá luôn khan hiếm và là rau có nguy cơ mất an toàn cao do vậy mà rau cải

- Thiên tai nhiều - Rau cải ngọt khó chịu được sự biến đổi lớn của nhiệt độ, mưa to. - Tốc độ đô thị hoá nhanh, khu công nghiệp phát triển mạnh, đất mất nhiều nguy cơ gây ô nhiễm nguồn đất và nguồn nước cao.

Page 63: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

63

ngọt sản xuất theo quy trình an toàn tại Quảng Thắng luôn có thị trường.

- Nông dân lên thành phố và khu công nghiệp tìm việc nhiều, nguồn nhân công ngày càng thiếu, ruộng đất bỏ hoang nhiều. - Không có các giống cải ngọt phù hợp với từng thời vụ nên trong những thời điểm trái vụ chất lượng thường thấp do sâu bệnh hại nhiều cây sinh trưởng kém nên khó tiêu thụ.

Cây cải bắp và cây cà chua tại Lâm Đồng

Điểm mạnh Điểm yếu - Cải bắp và cà chua là cây rau thế mạnh ở Lâm Đồng. - Sản phẩm đã được chứng nhận rau an toàn và có uy tín trên thị trường rau tại thành phố Hồ Chí Minh. - Nông dân có kinh nghiệm sản xuất rau - Các hộ chuyên canh cải bắp và cà chua đã được đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối tốt, có thể chủ động sản xuất trái vụ.

- Sản phẩm cải bắp, cà chua an toàn tại Lâm Đồng thường bị lẫn lộn với các sản phẩm được sản xuất không an toàn nên khó cạnh tranh về giá cả tại siêu thị. - Đầu tư giống để tạo sự khác biệt giữa giống sản xuất an toàn và không an toàn với giá rất cao - Hầu hết các dự án đầu tư phát triển sản phẩm rau an toàn chỉ tập trung cho khâu sản xuất mà chưa quan tâm đến thị trường tiêu thụ.

Cơ hội Nguy cơ - Các cơ quan, ban ngành có nhiều trợ giúp về kỹ thuật cho cây rau nói chung và cây cải bắp và cà chua nói riêng ở Lâm Đồng. - Nhu cầu về rau an toàn rất lớn. - Rau là loại thực phẩm có nguy cơ mất an toàn cao Do thành vùng sản xuất an toàn với sự đầu tư của nhà sản xuất và các cơ quan trong và ngoài nước nên rau cải bắp và cà chua sản xuất theo quy trình an toàn tại Lâm Đồng được người tiêu dùng tin tưởng.

- Nhiều người lên thành phố và khu công nghiệp tìm việc nhiều, làm nông nghiệp tại địa phương thiếu lao động rất nhiều, thường phải sử dụng đồng bào dân tộc thiểu số để sản xuất, giá nhân công cao mà đồng bào dân tộc thường hay nghỉ lễ hội vì vậy mà ảnh hưởng rất lớn đến công việc . - Nguy cơ ô nhiễm nguồn đất nước rất cao do các vùng sản xuất lân cận lạm dụng nhiều phân bón và thuốc BVTV cho sản xuất rau.

Page 64: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

64

Kiến nghị cho tác động mặt hàng rau Đối với người sản xuất - Cần có chính sách dồn điền đổi thửa để diện tích rau không manh mún, dễ áp dụng các tiến bộ khoa học. - Nghiên cứu thiết kế các dạng nhà lưới đơn giản nhằm ứng phó những điều kiện khí hậu bất thường, giảm nhẹ tác hại của thiên tai. - Cần có chính sách ưu đãi nhằm thu hút lực lượng lao động của địa phương phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Sản xuất cần có kế hoạch và có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. - Quy hoạch vùng sản xuất an toàn để đảm bảo điều kiện sản xuất - Hướng dẫn tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật như giống mới năng suất, chống chịu sâu bệnh, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ hợp lý. - Cần tổ chức giám sát đánh giá sản phẩm thường xuyên và định kỳ các trang trại để đảm bảo sản xuất an toàn. - Quảng bá rau an toàn qua các phương tiện thông tin đại chúng để phân biệt được sản phẩm trồng trọt theo VietGAP và không theo VietGAP thì rau mới bán được giá cao. Tác nhân sơ chế, đóng gói - Hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất trung bình và nhỏ về vốn, kỹ thuật để thực hiện quy trình sơ chế đóng gói an toàn. - Tuyên truyền quảng bá sản phẩm an toàn để phân biệt sản phẩm an toàn và không an toàn. Tác nhân kinh doanh - Đầu tư các dự án nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ rau an toàn. - Cần hỗ trợ các đơn vị kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị để đảm bảo duy trì chất lượng rau. - Các cơ sở kinh doanh cần nhập hàng hóa theo đúng giá trị thực và có sự phân biệt giá giữa sản phẩm an toàn và không an toàn. Không tiêu thụ hàng nhập kém chất lượng. 4.5.2. Đối với mặt hàng gà

Dựa trên những số liệu thu được chúng tôi tiến hành phân tích SWOT cho đối tượng gà để từ đó đề xuất những giải pháp phát triển những mặt hàng với lợi ích kinh tế đạt tối ưu nhất cho cả người sản xuất người kinh doanh và người tiêu dùng - đáp ứng “tam giác” lợi ích.

Phân tích SWOT Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và nguy cơ trong chăn nuôi gà

Điểm mạnh Điểm yếu - Nông dân có kinh nghiệm trong chăn nuôi gà. - Phương thức chăn nuôi quy

- Vốn: Vốn vay lãi suất cao, thiếu vốn, không có khả năng mở rộng quy mô, chăn nuôi thua lỗ. -Thời tiết bất thuận: Dịch bệnh phát triển, chăn nuôi

Page 65: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

65

mô tập trung giảm được các chi phí quản lý - Cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối tốt là điều kiện để phát triển chăn nuôi, giết mổ - Các đối tượng được tham gia tập huấn kỹ thuật về quản lý, chăn nuôiề kỹ thuật đảm bảo ATVSTP trong chăn nuôi và giết mổ.

khó khăn. Sử dụng thuốc nhiều, tỷ lệ xuất chuồng giảm. -Không ổn định về giống: Giống không tốt, gà chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, lợi nhuận giảm. - Giá đầu vào cao: Giá thức ăn và thuốc thú y cao, không ổn định. Các chi phí trung gian cũng liên tục tăng. - Thị trường: + Giá cả không ổn định, không bán được gà. Giá gà thấp, lỗ vốn người nông dân mất khả năng chăn nuôi. + Chưa có ranh giới giữa sản phẩm nuôi theo hướng an toàn và nuôi thông thường. Nuôi theo các quy trình quản lý chất lượng (VietGAHP), đầu tư cao, giá thành sản phẩm cao nhưng giá bán sản phẩm không chênh lệch so với giá nuôi thong thường. - Thông tin: Thiếu thông tin tuyên truyền về sản phẩm gà an toàn

Cơ hội Nguy cơ - Nhu cầu về thực phẩm an toàn trong đó có thịt gà rất lớn - Có sự trợ giúp kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tâng của các cơ quan, ban nghành, các dự án trong và ngoài nước thúc đẩy sản xuất gà an toàn. -Bước đầu đã có sự trợ giúp về chính sách giúp phát triển ngành chăn nuôi trong đó có chăn nuôi gà.

- Biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, không theo quy luật, dịch bệnh phát triển. - Nạn gà nhập lậu tràn lan, ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi gà trong nước. - Không có ranh giới giữa sản phẩm gà sạch và gà thường không thúc đẩy người chăn nuôi áp dụng kỹ thuật chăn nuôi gà theo VietGAHP. - Thiếu hụt nguồn lao động, giá thành sản phẩm tăng. - Một số doanh nghiệp chiếm thị phần lớn tự quyết định giá đầu vào (Giống, thức ăn, thuốc thú y... và giá bán sản phẩm) dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. gây ảnh hưởng không tốt đến thị trường, tâm lý người tiêu dùng

Kiến nghị cho tác động mặt hàng gà Đối với người sản xuất - Cần có cơ chế và chính sách hợp lý như vay vốn với lãi suất thấp, lâu dài hướng dẫn tập huấn kỹ thuật sản xuất an toàn. - Ổn định nguồn giống gà chất lượng cao với gá cả phù hợp.

Page 66: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

66

- Quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi và các thuốc thú y. - Thường xuyên thông tin để người sản xuất cập nhật những loại thuốc tốt hiệu quả phục vụ sản xuất. - Cần tổ chức giám sát đánh giá sản phẩm thường xuyên và định kỳ các trang trại để đảm bảo sản xuất an toàn. - Quảng bá gà an toàn qua các phương tiện thông tin đại chúng để phân biệt được sản phẩm nuôi theo VietGAHP và không theo VietGAHP thì gà an toàn mới có được đánh giá đúng giá trị. Và người sử dụng được hưởng quyền lợi đúng với giá tiền mà họ bỏ ra. Tác nhân giết mổ - Hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất trung bình và nhỏ về vốn, kỹ thuật để thực hiện quy trình giết mổ an toàn. - Tuyên truyền quảng bá sản phẩm an toàn để phân biệt sản phẩm an toàn và không an toàn. Tác nhân kinh doanh - Các cơ sở kinh doanh cần nhập hàng hóa theo đúng giá trị thực và có sự phân biệt giá giữa sản phẩm an toàn và không an toàn. - Không tiêu thụ hàng nhập kém chất lượng, cạnh tranh với gà nội địa.

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Dựa trên những kết quả thu được chúng tôi sơ bộ có một số kết luận sau: Đối với mặt hàng Rau - Về chi phí cho sản xuất:

Các loại rau sản xuất theo quy trình thông thường có chi phí sản xuất cao, trung bình 115.253.000 đồng/ha/vụ, cao hơn so với các loại rau sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ (108.909.000 đ/ha/vụ) hay do các dự án khác tài trợ (105.982.000 đ/ha/vụ). - Chí phí vật tư đầu vào:

Do tuân thủ theo quy trình công nghệ nên các vật tư đầu vào của sản xuất theo VietGAP thấp hơn so với sản xuất thông thường (35.495.000 đ/ha/vụ). So với VietGAP do JICA tài trợ (27.195.000 đ/ha/vụ), VietGAP do CIDA tài trợ (24.173.000 đ/ha/vụ) có chi phí vật tư đầu vào thấp hơn. - Giá bán trung bình: Các sản phẩm rau sản xuất theo VietGAP có giá bán ngang bằng so với sản phẩm được sản xuất theo quy trình thông thường. Riêng ở Lâm Đồng, sản phẩm cà chua và cải bắp sản xuất theo VietGAP được bán trong siêu thị nên tính trung bình giá bán rau sản xuất theo VietGAP cao hơn so với giá bán rau sản xuất theo quy trình thông thường. - Lợi nhuận sản xuất:

Page 67: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

2

Do sản xuất theo VietGAP với chi phí sản xuất, vật tư đầu vào thấp mà giá bán ngang bằng hoặc cao hơn so với sản xuất thông thường nên lợi nhuận sản xuất của sản xuất rau theo VietGAP do CIDA tài trợ (1.394 đ/kg) đạt cao hơn so với sản xuất theo quy trình thông thường (554đ/kg) và cao hơn VietGAP do các dự án khác tài trợ (1.225 đ/kg) - Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí + Nếu như sản xuất theo VietGAP không có đầu ra, mọi kênh tiêu thụ diễn ra bình thường thông qua người thu gom, người bán buôn và người bán lẻ cuối cùng là người tiêu dùng thì tỷ lệ lợi nhuận/chi phí được chia ra như sau: thấp nhất là người bán buôn, cao nhất là người bán lẻ và luôn giữ ở mức bình thường là người thu gom - người ít chịu rủi ro nhất trong chuỗi kinh doanh vì họ không được trang bị và họ cũng không có điều kiện trang bị các thiết bị để bảo quản sản phẩm. Đối với mặt hàng gà

- Chi phí cho chăn nuôi gà theo VietGAHP (77.817.600 đ/1000 con gà trắng và 53.043.400 đ/1000 con gà màu) cao hơn so với chăn nuôi gà theo quy trình thông thường (73.542.000 đ/1000 con gà trắng và 53.043.000 đ/1000 con gà màu)

- Giá thành gà chăn nuôi theo VietGAHP (32.500 đ/kg gà trắng và 35.600 đ/kg gà màu) thấp hơn so với gà chăn nuôi theo quy trình thông thường (34.100 đ/kg gà trắng và 35.800 đ/kg gà màu). - Trong chuỗi cung ứng, chi phí chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn trong cấu thành giá (65 -68%), tiếp đến là giết mổ (18 19%) và cuối cùng là tác nhân kinh doanh (13 -14%). 5.2. Đề nghị: - Để người tiêu dùng được sử dụng rau an toàn đại trà cần thiết phải đầu tư và có chính sách một cách đồng bộ cho cả chuỗi giá trị từ sản xuất, kinh doanh rau an toàn. - Để người tiêu dùng được sử dụng gà an toàn đại trà cần thiết phải có chính sách một cách đồng bộ cho cả chuỗi giá trị từ sản xuất, giết mổ đến kinh doanh gà an toàn.

Page 68: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

3

Tài liệu trích dẫn 1. http://agriviet.com 2. Báo Nông Nghiệp Việt Nam 3. Nguyễn Quý Bình. 2001. Hội thảo Vệ sinh an toàn thực phẩm. Viện Nghiên cứu Rau quả và MALICA. 8/2011. 4. Cục Trồng trọt. 2010. Báo cáo tình hình áp dụng và chứng nhận VietGAP. Hà Nội, 8/2011. 5. Trung tâm khuyến nông quốc gia, Báo cáo tiến độ thực hiện dự án khuyến nông trung ương năm 2011.

Page 69: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

4

PHỤ LỤC 1. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA

SỔ GHI CHÉP NGƯỜI SẢN XUẤT HỌ VÀ TÊN: ……………………………………………………. TUỔI:……………………………………………………………. GIỚI TÍNH:……………………………………………………… ĐỊA CHỈ: ………………………………………………………… ĐIỆN THOẠI:……………………………………………………. TỔNG DIỆN TÍCH TRỒNG RAU:……. M2 TRONG ĐÓ DIỆN TÍCH CÂY …………….: ……. M2 TÊN GIỐNG RAU: ……………………………………………. THỜI VỤ: TỪ …………ĐẾN ………. …NĂM 2012 A. THÔNG TIN VỀ NGUỒN LỰC CHO SẢN XUẤT I. Trang thiết bị sử dụng cho rau năm 2012

Tên thiết bị ĐVT Năm mua

Số lượng Giá trị Thời hạn sử dụng

Đất: - Chủ sở hữu - Đất thuê

1. Máy bơm nước cái 2. Bình phun thuốc Cái 3. Máy cày Chiếc 4. Máy bừa Chiếc 5. Nhà lưới Cái 6. Kho chứa thuốc BVTV, phân bón

Cái

7. Hệ thống tưới (tưới nhỏ giọt, phun mưa, ống tưới…)

bộ

8. Đường điện Km 10. Giếng khoan Cái 11. Phương tiện vận chuyển (ghi cụ thể tên phương tiện)

Cái

12. Khác II. CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÁC Số lượng Đơn giá Thành

tiền Nguồn

Chi phí mua sổ sách, bút

Page 70: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

5

Xăng xe đi hội họp Chi phí giám sát nội bộ Chi phí cấp chứng nhận VietGap Chi phí tập huấn Chi phí chứng nhận đủ điều kiện sản xuất

Chi phí kiểm tra giám sát Chi phí mua bảng, thẻ Chi phí bảo hộ lao động Ni lon phủ luống Dóc cắm giàn, dây buộc Vật rẻ tiền mau hỏng Khác II. Tiền vốn vay cho sản xuất rau…………….…./ vụ…………………../ năm 2012 Số tiền vay: Nguồn gốc vay Lãi suất B. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY …….. I. Chi phí mua giống Ngày/tháng/năm Tên giống Số lượng (kg

hoặc cây) Đơn giá (kg

hoặc cây) (đ) Thành tiền

(1000đ)

II. Chi phí phân bón Ngày/tháng/năm Loại phân bón Số lượng (kg) Đơn giá

(đ/kg) Thành tiền

(1000đ)

Page 71: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

6

III. Chi phí thuốc BVTV, trừ cỏ Ngày/tháng/năm

Loại sâu/ bệnh

Tên thuốc Số lượng (g, ml)

Đơn giá (1000đ/(g,

ml)

Thành tiền

(1000đ)

VI. Công lao động gia đình và thuê Ngày/tháng/năm Nội dung công việc Lao động gia đình Tiền thuê

(1000đ) Số người làm (người)

Thời gian làm (giờ)

Làm đất, lên luống

Trồng

Bón phân

Phun thuốc

Page 72: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

7

Tưới nước

Làm cỏ, chăm sóc

Ghi chép

C. TÌNH HÌNH THU HOẠCH VÀ VẬN CHUYỂN Ngày/tháng/năm Số lượng

(kg) Số người làm

(người) Thời gian làm (giờ)

Tên phương tiện vận chuyển

Chi phí vận chuyển (xăng dầu, khấu hao máy)

E. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ 1. Tình hình tiêu thụ Ngày/tháng/năm

Số lượng bán (kg)

Đối tượng mua (ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại người

mua)

Giá bán (1000đ/kg)

Địa điểm bán

Hợp đồng (Tên đơn vị)

Số điện thoại

Loại 1:

Loại 2:

Loại 3:

Loại 1:

Loại 2:

Loại 3:

Loại 1:

Page 73: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

8

Ngày/tháng/năm

Số lượng bán (kg)

Đối tượng mua (ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại người

mua)

Giá bán (1000đ/kg)

Địa điểm bán

Hợp đồng (Tên đơn vị)

Số điện thoại

Loại 2:

Loại 3:

Loại 1:

Loại 2:

Loại 3:

2. Chi phí tiêu thụ Ngày/tháng/năm Số lượng bán

(kg) Số lao

động đi bán

Thời gian bán rau

Tên phương tiện vận chuyển

Chi phí vận

chuyển (xăng

dầu, khấu hao máy)

F. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT G. KIẾN NGHỊ: CƠ SỞ SẢN XUẤT NGƯỜI PHỎNG VẤN

Page 74: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

9

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ -------------------------

PHIẾU PHỎNG VẤN CƠ SỞ SƠ CHẾ/ĐÓNG GÓI

Thời gian phỏng vấn Ngày ….. tháng …. Năm 2012 Địa điểm phỏng vấn Họ và tên người trả lời

A. Thông tin về cơ sở chế biến 1. Tên Cơ sở sơ chế/chế biến:……………………………………………………………….. 2. Địa chỉ : ……………………………………………………………………. Điện thoại 3. Loại hình tổ chức : Cty cổ phần DNNN Cty TNHH HTX khác………………. 4. Công suất thiết kế có thể sơ chế/chế biến các sản phẩm rau/năm? Sản phẩm 1 : ……………………………. Khối lượng ……….. tấn Sản phẩm 2 : ……………………………. Khối lượng ……….. tấn Sản phẩm 3 : ……………………………. Khối lượng ……….. tấn 5. Cơ sở có sơ chế/chế biến rau thường xuyên không : Có Không Nếu (có), tần suất sơ chế/chế biến: Hàng ngày Hàng tuần Hàng tháng B. Cơ sở vật chất cho sơ chế ĐVT Năm mua Giá trị Thời hạn khấu hao

Diện tích đất khu vực sơ chế

Nhà sơ chế

Hệ thống điện

Hệ thống nước

Thiết bị đóng gói

…….

B. Thông tin về sơ chế/chế biến rau I. Nguyên liệu đầu vào

Page 75: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

10

1. Cơ sở có vùng nguyên liệu không? Có Không - Nếu (có), nguồn nguyên liệu từ đâu? 1. Ký hợp đồng với người sản xuất 2. Có diện tích sản xuất thuộc sở hữu của đơn vị 3. Khác …………………. - Nếu (không) tại sao? Nguồn nguyên liệu sẵn có Không thoả thuận được với người sản xuất Khác 2. Cơ sở có bất kỳ hình thức hỗ trợ nào cho người sản xuất không? Có Không - Nếu (có) hình thức hỗ trợ như thế nào?

1. Cung cấp giống cho người sản xuất 2. Cung cấp phân bón và thuốc BVTV cho người sản xuất 3. Tập huấn kỹ thuật 4. Chỉ đạo quy trình canh tác, thu hoạch 5. Khác …………………….

3. Những tiêu chí lựa chọn nguyên liệu đầu vào

ngày/tháng/năm

Hình thức, màu sắc1

Quy cách (kích thước)

Đánh giá chất lượng2

Giá mua (đ/kg)

Tỷ lệ hao hụt Khi sơ chế (%)

Lý do hao h

1. Hình thức, màu sắc: quả tươi, đồng đều,... 2. Chất lượng: Tốt, xấu, trung bình

4. Chi phí sản xuất 1 tấn sản phẩm sơ chế, bao gói

Hạng mục chi phí ĐVT Sản phẩm …………………….. Sản phẩm ……………………… SL Đơn giá T.tiền SL Đơn giá T.tiền

1. Chi phí vật chất - Nguyên liệu - Bao bì - Nhãn mác

Page 76: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

11

- Nước - Điện - Khấu hao TSCĐ - CP cấp giấy chứng nhận 2. Chi phí lao động

- Rửa - Phân loại - Đóng gói - …..

II. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 1. Khối lượng bán cho từng đối tượng, thị trường (%)

Loại sản phẩm Thị trường trong nước Xuất khẩuSiêu thị

(ghi rõ)

Cửa hàng Người

bán buôn

Người

bán lẻ

Bếp ăn Khác (nêu rõ)

1. Sản phẩm………… Giá bán 1 tấn sản phẩm

2. Sản phẩm………… Giá bán 1 tấn sản phẩm

3. Sản phẩm………… Giá bán 1 tấn sản phẩm

2. Đơn vị có ký hợp đồng bán sản phẩm với khách hàng không : Có Không 3. Tỷ lệ sản phẩm rau bán theo hợp đồng…………..(%) 4. Khách hàng có ký hợp đồng với đơn vị 1) Siêu thị trong nước 2 ) Cửa hàng, đại lý trong nước 3 ) Khách hàng trong nước khác 4 ) Khách hàng ngoài nước 5. Nếu đơn vị có xuất khẩu, lý do đơn vị có được thị trường Bạn hàng quen thuộc các sản phẩm khác của công ty Qua các hội chợ, triển lãm Qua giới thiệu của các tổ chức quản lý, hiệp hội….

Page 77: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

12

Qua mạng internet Khác (nêu rõ)……………………………….

6. Ông (bà) có thể đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sơ chế sản phẩm rau ở địa phương?

Thời vụ cung cấp, vùng nguyên liệu, quy trình công nghệ, thị trường tiêu thụ, ………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………… 9. Những định hướng của đơn vị trong sơ chế sản phẩm rau thời gian tới? ………………………………………………………………………………………..……………………………… …………………………………………………………………………………………………………..……………

Xin chân thành cám ơn Ông (bà) đã dành thời gian cung cấp những thông tin bổ ích cho cuộc phỏng vần này! CƠ SỞ CHẾ BIẾN NGƯỜI PHỎNG VẤN (Ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Page 78: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

13

PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI KINH DOANH RAU

Loại rau Cà chua

Cải bắp

Mướp hương

Cải xanh

Tác nhân Thu gom/Bán buôn

Siêu thị

Cửa hàng

Bán lẻ

I. Tình hình chung 1. Họ và tên người phỏng vấn: 2. Địa chỉ: 3. Ông (bà) kinh doanh rau từ năm nào: III. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho kinh doanh (nếu có) ĐVT Năm

đầu tư Giá trị hiện tai

Ước thời gian sử dụng

Thuê

Diện tích nơi bán Hệ thống điện Hệ thống nước Bàn ghế Hệ thống bảo quản ................... IV. Tình hình mua, bán sản phẩm rau.............. 1. Số lượng rau mua bán bình quân/ngày? ................................. 2. Những loại rau kinh doanh? Tên rau SX theo

VietGap No VietGap Tên rau SX theo

VietGap No VietGap

Page 79: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

14

V.Các khoản chi phí Mua bán sản phẩm rau VietGAP (tính cho 100kg) Khoản chi phí Đối tượng mua

Người sản xuất

Người thu gom

Người bán buôn/bán lẻ

Người tiêu dùng

Chi phí mua rau Chi phí mua rau Chi phí xăng xe Chi phí bao bì Chi phí điện thoại Công lao động thu mua Chi phí bán rau Tiền thuê cửa hàng Tiền điện Tiền nước Bao bì nilon Tiền thuế môn bài Công lao động bán hàng Khác (ghi rõ) V.Các khoản chi phí Mua bán sản phẩm rau thường (tính cho 100kg) Khoản chi phí Đối tượng mua

Người sản xuất

Người thu gom

Người bán buôn/bán lẻ

Người tiêu dùng

Chi phí mua rau Chi phí mua rau Chi phí xăng xe Chi phí bao bì Chi phí điện thoại Công lao động thu mua

Page 80: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

15

Chi phí bán rau Tiền thuê cửa hàng Tiền điện Tiền nước Bao bì nilon Tiền thuế môn bài Công lao động bán hàng Khác (ghi rõ) VI. Thông tin mua bán sản phẩm rau

1. Rau theo VietGap

Loại rau

Số lượng mua (kg)

Giá mua bình quân (VND/kg)

Tác nhân cung câp

chính

% Tỷ lệ

mua từ

các tác

nhân

Số lượng bán (kg)

Thời gian bán sản

phẩm

Giá bán bình quân

(VND/kg)

Khách hàng mua chính

% Tỷ lê khách hàng mua

chính

1 Hộ gia đình 2 Thu gom 3 Bán buôn 4 HTX 5 Công ty 6 Khác (ghi rõ)

Giờ hoặc ngày

1 Hộ gia đình 2 Thu gom 3 Bán buôn 4 Có sở sơ chế 5 Siêu thị 6 Cửa hàng 7 Bếp ăn tập thể 8 Công ty cung cấp suất ăn 9 Nhà hàng 10 Khác (ghi rõ)

Page 81: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

16

2. Rau thường

Loại rau

Số lượng mua (kg)

Giá mua bình quân (VND/kg)

Tác nhân cung câp

chính

% Tỷ lệ

mua từ

các tác

nhân

Số lượng bán (kg)

Thời gian bán sản

phẩm

Giá bán bình quân

(VND/kg)

Khách hàng mua chính

% Tỷ lê

khách hàng mua

chính

1 Hộ gia đình 2 Thu gom 3 Bán buôn 4 HTX 5 Công ty 6 Khác (ghi rõ)

Giờ hoặc ngày

1 Hộ gia đình 2 Thu gom 3 Bán buôn 4 Có sở sơ chế 5 Siêu thị 6 Cửa hàng 7 Bếp ăn tập thể 8 Công ty cung cấp suất ăn 9 Nhà hàng 10 Khác (ghi rõ)

Page 82: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

17

VI. Tín dụng 1. Ông (bà) có vay tiền cho kinh doanh trong năm 2012 hay vẫn đang nợ tín dụng hay không? 1. Có 0. Không 2. Nếu có, nguồn vốn vay Nguồn vay Bắt đầu vay Số

lượng vay

Thời gian vay (tháng)

Tỷ lệ lãi suất

Số còn nợ

Loại thế

chấp

Mục đích vay

Tháng Năm

3. Những khó khăn, thuận lợi đến việc kinh doanh rau? ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 4. Những định hướng kinh doanh rau trong thời gian tới? ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Page 83: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

18

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ -------------------------

PHIẾU PHỎNG VẤN

CÁN BỘ QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Thời gian phỏng vấn Ngày ….. tháng …. năm 2012 Địa điểm phỏng vấn Họ và tên người phỏng vấn Họ và tên người trả lời Đơn vị công tác Điện thoại

1. Xin ông (bà) cho biết diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng một số loại rau chính ở

địa phương trong những năm gần đây (2009, 2010, 2011)?

2. Ông (bà) có thể cho biết rau sản xuất theo hướng VietGap ở địa phương (đơn vị) được sản xuất từ năm nào ?

3. Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng một số loại rau trồng theo tiêu chuẩn VietGap ở địa phương (đơn vị) trong những năm gần đây (2009, 2010, 2011)?

4. Các vùng (đơn vị) có diện tích trồng rau lớn?

5. Ông (bà) có biết tổ chức, cá nhân nào tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc rau theo hướng VietGap cho người sản xuất?

6. Hình thức tổ chức sản xuất rau ở địa phương? 7. Ông (bà) có thể đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển sản xuât rau nói chung và rau an toàn theo hướng VietGap? 8. Những định hướng phát triển sản xuất rau an toàn trong tương lai?

Page 84: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

19

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ -------------------------

PHIẾU PHỎNG VẤN

CÁN BỘ QUẢN LÝ TÌNH HÌNH SƠ CHẾ RAU

Thời gian phỏng vấn Ngày ….. tháng …. năm 2012 Địa điểm phỏng vấn Họ và tên người phỏng vấn Họ và tên người trả lời Đơn vị công tác Điện thoại

1. Đơn vị có khu vực dành cho sơ chế sản phẩm? Có Không Nếu (có) thì ĐVT Giá trị Năm đầu tư Thời hạn sử dụng 1. Diện tích khu sơ chế 2. Nhà sơ chế - Hệ thống nước - Hệ thống điện - Trang thiết bị

- ….. 3. Công suất thiết kế 4. Công suất thực tế 5…….

2. Ông (bà) cho biết những loại rau nào thường phải sơ chế, đóng gói? ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3. Những công đoạn nào thực hiện trong sơ chế, chế biến - Tuyển chọn - Phân loại - Làm sạch - Đóng gói

Page 85: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

20

- Dán nhãn - Bảo quản mát - Lưu kho 4. Số lượng lao động tham gia sơ chế? Giá thuê lao động?

5. Ông (bà) có biết tổ chức, cá nhân nào tập huấn kỹ thuật sơ chế rau theo hướng VietGap cho người sản xuất? 6. Hình thức tổ chức sơ chế rau ở địa phương? 7. Ông (bà) có thể đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong khâu sơ chế sản phẩm rau an toàn theo hướng VietGap? 8. Những định hướng trong khâu sơ chế rau an toàn trong tương lai?

Xin chân thành cám ơn Ông (bà) đã dành thời gian cung cấp những thông tin bổ ích cho cuộc phỏng vần này! CÁN BỘ QUẢN LÝ NGƯỜI PHỎNG VẤN

Page 86: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

21

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ

-------------------------

PHIẾU PHỎNG VẤN

CÁN BỘ QUẢN LÝ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU

1. Tiêu thụ sản phẩm tươi của đơn vị

Tên rau Số lượng

bán (kg)

Giá bán bình quân

(đ/kg )

Đối tượng bán (ghi rõ tên, địa chỉ)

% Chi phí bán

hàng

2. Ông (bà) có biết tổ chức, cá nhân nào tập huấn kỹ năng kinh doanh sản phẩm rau cho người sản xuất? 3. Hình thức tổ chức tiêu thụ sản phẩm rau ở địa phương? 4. Ông (bà) có thể đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm rau nói chung và rau an toàn theo hướng VietGap? 5. Những định hướng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm rau an toàn trong tương lai?

Xin chân thành cám ơn Ông (bà) đã dành thời gian cung cấp những thông tin bổ ích cho cuộc phỏng vần này! CÁN BỘ QUẢN LÝ NGƯỜI PHỎNG VẤN

Thời gian phỏng vấn Ngày ….. tháng …. năm 2012 Địa điểm phỏng vấn Họ và tên người phỏng vấn Họ và tên người trả lời Đơn vị công tác Điện thoại

Page 87: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

22

SỔ GHI CHÉP HỘ/TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ TÊN HỘ/TRANG TRẠI: ………...…………………………….………. TUỔI:……… ………………………………. GIỚI TÍNH:………………..………………... ĐỊA CHỈ: ………………………………..…... ĐIỆN THOẠI:………………………..……… HÌNH THỨC CHĂN NUÔI: ………………………………………………... I. CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ/TRANG TRẠI 1. Năm bắt đầu chăn nuôi gà:.......................... 2. Diện tích đất dùng cho chăn nuôi: .......................m2 3. Số dãy chuồng hiện tại: ........................, với tổng diện tích......................m2; mật độ con/m2:………. 4. Qui mô nuôi/dãy chuồng:.........................con/chuồng 5. Chu kỳ nuôi: ................lứa/năm. 6. Thời gian nuôi gà trung bình/1 lứa....................tháng 7. Trọng lượng gà xuất chuồng bình quân:..............kg/con 8. Chuồng nuôi: Kín Hở II. THÔNG TIN VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ

TT Đầu tư chuồng trại

Diện tích

Năm xây

dựng

Tổng trị xây dựng (1000đ)

Duy tu, sữa

chữa/lứa (1000đ)

Thời gian sử dụng tối đa (hoặc thời gian tính khấu

hao) IV. THÔNG TIN VỀ CHI PHÍ, ĐẦU TƯ TRONG 01 LỨA NUÔI NĂM 2012 - Phương thức chăn nuôi: (1) Tự nuôi , (2) Nuôi gia công , (3)Vừa tự nuôi + gia công - Số gà nuôi/lứa: …………………………………………………………………….. - Thời gian nuôi/lứa: từ ngày …… đến ngày …… năm 2012 - Tiền vốn đi vay: ……………………… Lãi suất:……………………………… 4.1. Chi phí mua giống cho 01 lứa gà Ngày/tháng/năm Tên Trọng Số lượng Đơn giá Thành Nơi

Page 88: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

23

giống gà

lượng bình quân khi mua

(g)

(con) (1000đ/ con)

tiền (1000đ)

mua (tên cơ sở cung

cấp) 4.2.Chi phí mua thức ăn cho 01 lứa gà Ngày/tháng/năm Tên thức

ăn Số

lượng (kg)

Đơn giá (1000đ/kg)

Thành tiền

(1000đ)

Nơi mua (tên cơ sở cung cấp)

4.3.Chi phí mua thuốc Thú Y cho 01 lứa gà Ngày/tháng/năm Tên

thuốc Số

lượng (ml/g)

Đơn giá (1000đ/ml,g)

Thành tiền (1000đ)

Nơi mua (tên cơ sở cung

cấp) 4.4. Các chi phí khác cho 01 lứa gà Ngày/tháng/năm Hạng mục chi Thành tiền (1000đ) Thuê cán bộ kỹ thuật Đào tạo tập huấn Hóa chất tẩy chuồng trại Chi phí vận chuyển gà lông Chi phí vận chuyển cám Tiền điện Tiền ga Tiền nước

Page 89: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

24

Chi phí duy tu, sửa chữa chuồng trại, dụng cụ Chi phí mua văn phòng phẩm (bút, vở,

sách,..)

Chi phí kiểm dịch Chi phí lấy mẫu (bệnh phẩm, nước, thức

ăn…)

Chi phí bảo hộ lao động Chi phí chất độn chuồng (trấu, mùn cưa…) ……………… 4.5. Tình hình lao động cho 01 lứa gà

Tên công việc Lao động gia đình (công)

Lao động thuê

Số lượng (người)

Đơn giá (1000đ/tháng)

Thành tiền (1000đ)

V. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Ngày/tháng/năm Số lượng bán

(kg) Đối tượng mua (ghi rõ tên, địa

chỉ, số điện thoại người mua)

Giá bán (1000đ/kg)

Địa điểm bán

Hợp đồng (Tên

đơn vị)

Page 90: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

25

VII Những vấn đề khó khăn trong chăn nuôi gà Nêu các khó khăn (khó khăn về kỹ thuật, vốn, thị trường, chứng nhận sản phẩm sạch, chi phí......)

Khó khăn Nêu lý do hoặc giải thích cụ thể

Ảnh hưởng của khó khăn này đến sản xuất như thế

nào

Các đề xuất khắc phục/hỗ trợ

VIII. Chiến lược (cách thức) quản lý chuỗi cung ứng của hộ/trang trại 1. Hộ/Trang trại làm như thế nào để có nguồn cung cấp đầu vào ổn định, giá cả hợp lý, chất lượng được đảm bảo: 2. Hộ/Trang trại làm như thế nào để bán sản phẩm (gà thịt) ổn định, giá bán tốt nhất: 3.Các đề xuất/kiến nghị Người ghi chép VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ DỰ ÁN FAPQDC

PHIẾU PHỎNG VẤN CƠ SỞ GIẾT MỔ GÀ THƯƠNG PHẨM

Họ và tên người được phỏng vấn ...............................Điện thoại (nếu có)......................... Chủ cơ sở: , Đại diện chủ cơ sở: Địa chỉ: ấp............................xã ........................huyện...................tỉnh................. Ngày phỏng vấn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . I. Các thông tin chung về CƠ SỞ (năm 2012): 1.Tên cơ sở/doanh nghiệp ........................................................ Dạng CƠ SỞ: (1) Mua – giết mổ - tiêu thụ , (2) Giết mổ gia công , (3) Cả hai 2.Năm cơ sở bắt đầu hoạt động:..........................

Page 91: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

26

3.Diện tích cơ sở: .......................m2 4.Số dây chuyền giết mổ: ........................, 5. Công suất thiết kế/01dây chuyền:....................con/........... 6.Công suất thực tế/01 dây chuyền..............................con/.......... 7.Số tháng hoạt động TB trong năm................. tháng 9. Số ngày TB hoạt động/tháng:........................tháng. 10. Số gà giết mổ bình quân/tháng ................ con. 11. Thời gian hoạt động trong ngày: từ ................ đến........................ 12. Mô tả qui trình giết mổ . . .................................................................................................................................... . . .................................................................................................................................... II. Thông tin về nhân sự 13. Tổng số người tham gia hoạt động ở cơ sở...................người Trong đó:

Lao động Số lượng

Lao động

quản lý

Lao động trực tiếp

Số tháng thuê/năm

Giá thuê (1000

đ/năm)

Thành tiền (1000 đ)

Ghi chú

Lao động nhà Lao động thuê thời vụ

Lao động thuê thường xuyên (12 tháng)

III. Thông tin về quản lý giết mổ ATVS 14. Cơ sở có hệ thống sổ sách ghi chép và theo dõi:

- Nhập gà: có không - An toàn sinh học: có không - Xuất bán: có không

15. Cơ sở có hệ thống xử lý chất thải: - Chất thải rắn: có không Nếu có, xử lý bằng phương pháp gì: ................... - Chất thải lỏng: có không - Hầm Biogas: có không Nếu có, dung tích: ........... m3

16. Cơ sở có xử lý nước sử dụng trong giết mổ có không

Page 92: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

27

Nếu có, xử lý bằng gì: ................... 17. Cơ sở có kiểm tra nước định kỳ: có không

Nếu có, tần xuất: ........ tháng/lần 18. Cơ sở có tự sản xuất Nước đá:

có không Nếu có, thì có xét nghiệm nước đá: có không

19. Cơ sở có lấy mẫu kiểm tra thịt: có không 20.Cơ sở có lấy mẫu phủ tạng: có không 21. Cơ sở có đóng gói sản phẩm: có không 22. Cơ sở có nhãn mác sản phẩm: có không 23. Cơ sở có Hồ sơ vận chuyển thịt: có không 24. Cơ sở có Kiểm tra nhiệt độ trước khi xếp thịt lên xe: có không 25. Cơ sở có Kiểm tra nhiệt độ khi dỡ thịt xuống xe: có không 26. Cơ sở có Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại: có không 27. Cơ sở có Đào tạo, tập huấn kỹ thuật ATVSTP cho công nhân: có không 29. Cơ sở đã được chứng nhận là cơ sở SX đủ tiêu chuẩn ATVSTP: có không IV. Thông tin về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị 29. Trang thiết bị, cơ sở vật chất

Tên trang thiết bị chính (quan trọng)

Số lượng Năm mua Tổng trị giá lúc mua

Duy tu, sữa chữa hàng

năm

Thời gian sử dụng tối đa

(hoặc thời gian tính khấu hao)

Ghi chú (*)

(*) Cột này ghi chú các trang thiết bị yêu cầu trang bị thêm do yêu cầu áp dụng qui trình nuôi gà an toàn V. Thông tin chi phí giết mổ dây chuyền giết mổ/ 1 ca làm về đầu tư cho 1 lứa nuôi gà sạch (chọn 1 trong 2): 30.Thời gian từ khi gà bắt đầu đem giết mổ và ra SP cuối cùng (gà đóng gói) mất thời gian trung bình.................giờ 31. Chi phí gà nguyên liệu (phần này không hỏi cho việc giết mổ gia công) 31.1 Chi phí mua gà nguyên liệu

Nguồn gốc gà Đơn giá mua/nuôi gia công

Chiểm tỉ lệ trong tổng lượng gà giết mổ/năm

Tên của các cơ sở cung cấp hoặc nuôi gia công

Page 93: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

28

Mua trực tiếp từ các hộ/trang trại gà

Các hộ/trang trại nuôi gia công cho cơ sở

31.2 Chi phí vận chuyển gà bình quân..............................đ/1 chuyến/................con

32. Các chi phí trực tiếp

Khoản mục ĐVT SL Đơn giá Thành tiền Ghi chú (*) 32.1 Điện 32.2 Xăng, dầu 32.3 Nước

32.4 Hóa chất

32.5 Bao bì

32.6 Lao động trực tiếp

32.7 Chi phí vận chuyển giao sản phẩm

32.8 Chi phí khác

(*) ghi rõ là tính theo đơn vị (con, tháng, năm......)

33. Các chi phí chung:

Khoản chi Tổng chi Ghi chú (*) 33.1Chi phí kiểm dịch đầu vào 33.2 Chi phí kiểm dịch đầu ra 33.3Chi phí bảo quản (kho lạnh) 33.4 Chi phí quản lý chung (*) ghi rõ là tính theo đơn vị (tháng, năm......)

34. Các khoản chi khác

-Chi phí vay vốn (trả lãi tiền vay).....................................................đ/năm

-Chi phí thuê mướn khác (đất đai, nhà xưởng)....................................đ/năm.

Page 94: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

29

-Chi phí khấu hao trang thiết bị, máy móc.............................................đ/năm

-Chi khác (nêu ra:...............................................).................................đ/năm

.........................................................................................................................

35. Các thông số chế biến: -Tỉ lệ trọng lượng gà sau khi giết mổ:........................ 36. Doanh số tiêu thụ/năm Dạng sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 36.1Sản phẩm chính Gà thành phẩm Gà gia công 36.2 Phụ phẩm (lòng gà, lông gà...)

VII Những vấn đề liên quan giết mổ gà có nguồn gốc gà sạch 37. Cơ sở có phân lô (đánh dấu) gà sạch và gà nuôi bình thường trước khi giết mổ: có không Nếu CÓ thì có phát sinh thêm chi phí ........................................đ/............con 38. Cơ sở có phân lô (đánh dấu) gà sạch và gà nuôi bình thường sau khi giết mổ: có không Nếu CÓ thì có phát sinh thêm chi phí ........................................đ/............con 39. Chi phí vận chuyển gà sạch sau khi giết mổ có: Không tăng Có tăng , .................đ/kg hoặc .............% 40. Nếu phân lô (đánh dấu) các lô gà nuôi theo qui trình gà sạch thì giá bán: Không tăng Có tăng , .................đ/kg hoặc .............% 41. Vấn đề vận chuyển gà sạch sau khi giết mổ có VIII. Vẽ sơ đồ kênh cung cấp đầu vào và tiêu thụ SP của cơ sở giết mổ 42. Vẽ sơ đồ (vẽ bao gồm các tác nhân: cung cấp đầu vào, người mua theo các dòng sản phẩm, xác định tỉ lệ) IX. Chiến lược (cách thức) quản lý chuỗi cung ứng của Cơ Sở 43. Cơ sở làm như thế nào để có nguồn cung cấp đầu vào ổn định, giá cả hợp lý, chất lượng được đảm bảo:

Page 95: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

30

44. Cơ sở làm như thế nào để bán sản phẩm (gà thịt) ổn định, giá bán tốt nhất: IX. Các đề xuất để việc tiêu thụ gà sạch thuận lợi hơn 45.Các đề xuất/kiến nghị Cán bộ phỏng vấn Người cung cấp thông tin

Page 96: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

31

PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI KINH DOANH THỊT GÀ

Tác nhân Thu gom/Bán buôn

Siêu thị

Cửa hàng

Bán lẻ

I. Tình hình chung 1. Họ và tên người phỏng vấn: 2. Địa chỉ: 3. Ông (bà) kinh doanh thịt gà từ năm nào: II. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho kinh doanh (nếu có) ĐVT Năm

đầu tư Giá trị hiện tai

Ước thời gian sử dụng

Thuê

Diện tích nơi bán Hệ thống điện Hệ thống nước Bàn ghế Hệ thống bảo quản ................... III. Tình hình mua, bán sản phẩm THỊT GÀ.............. 1. Số lượng thịt gà mua bán bình quân/ngày? ................................. 2.Các khoản chi phí mua bán sản phẩm thịt Gà (tính cho 100kg) Khoản chi phí Đối tượng mua

Người sản xuất Người thu gom

Người bán buôn/bán lẻ

Người tiêu dùng

Chi phí mua thịt Gà Chi phí mua thịt Gà Chi phí xăng xe Chi phí bao bì Chi phí điện thoại Công lao động thu mua

Page 97: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

32

Chi phí bán thịt Gà Tiền thuê cửa hàng Tiền điện Tiền nước Bao bì nilon Tiền thuế môn bài Công lao động bán hàng Khác (ghi rõ) V.Các khoản chi phí Mua bán sản phẩm THỊT GÀ AN TOÀN (tính cho 100kg) Khoản chi phí Đối tượng mua

Người sản xuất Người thu gom

Người bán buôn/bán lẻ

Người tiêu dùng

Chi phí mua Thịt gà Chi phí mua Chi phí xăng xe Chi phí bao bì Chi phí điện thoại Công lao động thu mua Chi phí bán Thịt gà Tiền thuê cửa hàng Tiền điện Tiền nước Bao bì nilon Tiền thuế môn bài Công lao động bán hàng Khác (ghi rõ) VI. Thông tin mua bán sản phẩm rau

4. THỊT GÀ AN TOÀN

LOẠI THỊT GÀ

Số lượng mua (kg)

Giá mua bình quân (VND/kg)

Tác nhân cung câp

chính

% Tỷ lệ mua từ các

tác nhân

Số lượng bán (kg)

Thời gian

bán sản phẩm

Giá bán bình quân

(VND/kg)

Khách hàng mua chính

% Tỷ lê

khách hàng mua chính

Page 98: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

33

1 Hộ gia đình 2 Thu gom 3 Bán buôn 4 HTX 5 Công ty 6 Khác (ghi rõ)

Giờ hoặc ngày

1 Hộ gia đình 2 Thu gom 3 Bán buôn 4 Có sở sơ chế 5 Siêu thị 6 Cửa hàng 7 Bếp ăn tập thể 8 Công ty cung cấp suất ăn 9 Nhà hàng 10 Khác (ghi rõ)

THỊT GÀ BÌNH THƯỜNG

LOẠI THỊT GÀ

Số lượng mua (kg)

Giá mua bình quân (VND/kg)

Tác nhân cung câp

chính

% Tỷ lệ mua từ các

tác nhân

Số lượng bán (kg)

Thời gian

bán sản phẩm

Giá bán bình quân

(VND/kg)

Khách hàng mua chính

% Tỷ lê

khách hàng mua chính

1 Hộ gia đình 2 Thu gom 3 Bán buôn 4 HTX 5 Công ty 6 Khác (ghi rõ)

Giờ hoặc ngày

1 Hộ gia đình 2 Thu gom 3 Bán buôn 4 Có sở sơ chế 5 Siêu thị 6 Cửa hàng 7 Bếp ăn tập thể 8 Công ty cung cấp suất ăn 9 Nhà hàng 10 Khác (ghi rõ)

Page 99: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

34

VI. Tín dụng 1. Ông (bà) có vay tiền cho kinh doanh trong năm 2012 hay vẫn đang nợ tín dụng hay không? 1. Có 0. Không 2. Nếu có, nguồn vốn vay Nguồn vay Bắt đầu vay Số

lượng vay

Thời gian vay (tháng)

Tỷ lệ lãi suất

Số còn nợ

Loại thế

chấp

Mục đích vay

Tháng Năm

3. Những khó khăn, thuận lợi đến việc kinh doanh THỊT GÀ? 4. Những định hướng kinh doanh THỊT GÀ trong thời gian tới?

Page 100: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

35

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ -------------------------

PHIẾU PHỎNG VẤN

CÁN BỘ QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Thời gian phỏng vấn Ngày ….. tháng …. năm 2012 Địa điểm phỏng vấn Họ và tên người phỏng vấn Họ và tên người trả lời Đơn vị công tác Điện thoại

1. Xin ông (bà) cho biết tình hình phát triển chăn nuôi gà ở địa phương trong những năm gần đây (2009, 2010, 2011)? 2. Ông (bà) có thể cho biết chăn nuôi gà theo hướng an toàn ở địa phương (đơn vị) được sản xuất từ năm nào ? 3. Các cơ sở chăn nuôi gà ở địa phương (đơn vị) trong những năm gần đây (2009, 2010, 2011)? 4. Các vùng (đơn vị) có nhiều cơ sở chăn nuôi gà ? 5. Ông (bà) có biết tổ chức, cá nhân nào tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn cho người chăn nuôi? 6. Hình thức chăn nuôi gà chủ yếu ở ở địa phương? 7. Ông (bà) có thể đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển chăn nuôi gà nói chung và chăn nuôi gà theo hướng an toàn? 8. Những định hướng phát triển chăn nuôi gà an toàn trong tương lai?

Page 101: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

36

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ -------------------------

PHIẾU PHỎNG VẤN

CÁN BỘ QUẢN LÝ TÌNH HÌNH GIẾT MỔ GÀ

Thời gian phỏng vấn Ngày ….. tháng …. năm 2012 Địa điểm phỏng vấn Họ và tên người phỏng vấn Họ và tên người trả lời Đơn vị công tác Điện thoại

1. Đơn vị có khu vực dành cho sơ chế sản phẩm? Có Không Nếu (có) thì

ĐVT Giá trị Năm đầu tư Thời hạn sử dụng 1. Diện tích khu giết mổ 2. Nhà Giết mổ - Hệ thống nước - Hệ thống điện - Trang thiết bị

- ….. 3. Công suất thiết kế 4. Công suất thực tế 5…….

2. Ông (bà) cho biết những loại rau nào thường phải sơ chế, đóng gói? 3. Những công đoạn nào thực hiện trong giết mổ 4. Số lượng lao động tham gia giết mổ? Giá thuê lao động?

5. Ông (bà) có biết tổ chức, cá nhân nào tập huấn kỹ thuật giết mổ an toàn?

Page 102: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

37

6. Hình thức tổ chức giết mổ thịt gà ở địa phương? 7. Ông (bà) có thể đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong khâu giết mổ thịt gà theo hướng

an toàn? 8. Những định hướng trong khâu giết mổ thịt gà an toàn trong tương lai?

Xin chân thành cám ơn Ông (bà) đã dành thời gian cung cấp những thông tin bổ ích cho cuộc phỏng vần này! CÁN BỘ QUẢN LÝ NGƯỜI PHỎNG VẤN

Page 103: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

38

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ

-------------------------

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU

1. Tiêu thụ thịt gà của đơn vị

Dạng sản phẩm

Số lượng bán (kg)

Giá bán bình quân

(đ/kg )

Đối tượng bán (ghi rõ tên, địa chỉ)

% Chi phí bán

hàng

2. Hình thức tổ chức tiêu thụ sản phẩm thịt gà ở địa phương? 3. Ông (bà) có thể đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm thịt gà nói chung và sản phẩm thịt gà an toàn? 4. Những định hướng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thịt gà an toàn trong tương lai?

Xin chân thành cám ơn Ông (bà) đã dành thời gian cung cấp những thông tin bổ ích cho cuộc phỏng vần này! CÁN BỘ QUẢN LÝ NGƯỜI PHỎNG VẤN

Thời gian phỏng vấn Ngày ….. tháng …. năm 2012 Địa điểm phỏng vấn Họ và tên người phỏng vấn Họ và tên người trả lời Đơn vị công tác Điện thoại

Page 104: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

39

PHỤ LỤC 2. THÔNG TIN CÁC HỘ PHỎNG VẤN DANH SÁCH NÔNG DÂN TỈNH THANH HÓA

THAM GIA PHỎNG VẤN VỀ RAU

TT Họ và Tên Giới

tính

Địa chỉ Loại hình (VietGAP cida,

VietGAP khác, ko

VietGAP

Cây trồng Diện

tích

(m2)

1. Nguyễn Hữu Năm Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của CIDA Cải ngọt 500

2. Nguyễn Xuân Châu Nam Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của CIDA Cải ngọt 500

3. Nguyễn Thị Thắm Nam Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của CIDA Cải ngọt 500

4 Lê Thị Nhiên Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của CIDA Cải ngọt 400

5 Phạm Thị Dinh Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của CIDA Cải ngọt 400

6 Nguyễn Thị Hằng Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của CIDA Cải ngọt 400

7 Lê Thị Oanh Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của CIDA Cải ngọt 300

8. Nguyễn Thị Lý Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của CIDA Cải ngọt 300

9. Đỗ Thị Điệp Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của CIDA Cải ngọt 300

10. Trần Thị Thắm Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của CIDA Cải ngọt 300

11 Đỗ Thị Huệ Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của Thanh Hoa Cải ngọt 300

12 Lê Thị Loan Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của Thanh Hoa Cải ngọt 500

13 Lê Thị Hải Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của Thanh Hoa Cải ngọt 500

14 Đỗ Thị Thúy Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của Thanh Hoa Cải ngọt 500

15 Đàm Thị Bình Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của Thanh Hoa Cải ngọt 500

16 Đỗ Thị Lan Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của Thanh Hoa Cải ngọt 300

17 Đỗ Thị Phương Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa VietGAP của Thanh Hoa Cải ngọt 300

18 Đỗ Thị Thành Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa Quy trình thông thường Cải ngọt 300

19 Lê Thị Vinh Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa Quy trình thông thường Cải ngọt 300

20 Đỗ Khắc Bình Nam Quảng Thắng – TP Thanh Hóa Quy trình thông thường Cải ngọt 400

21 Nguyễn Xuân Mạnh Nam Quảng Thắng – TP Thanh Hóa Quy trình thông thường Cải ngọt 400

22 Nguyễn Thị Vân Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa Quy trình thông thường Cải ngọt 400

23 Đỗ Thị Loan Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa Quy trình thông thường Cải ngọt 400

24 Trần Thị Hoa Nữ Quảng Thắng – TP Thanh Hóa Quy trình thông thường Cải ngọt 400

25 Nguyễn Thị Năm Nữ Đội 4 – Phú Quý – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 300

26 Lê Thị Lan Nữ Đội 8 – Lộc Ất – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 300

27 Nguyễn Quang

Huy

Nam Đội 8 – Lộc Ất – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 300

28 Phạm Thị Anh Nữ Đội 8 – Lộc Ất – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 300

Page 105: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

40

29 Nguyễn Văn Thể Nam Đội 8 – Lộc Ất – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 300

30 Lương Văn Cường Nam Đội 4 – Phú Quý – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 300

31 Lê Xuân Minh Nam Đội 4 – Phú Quý – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 400

32 Nguyễn Văn Tuấn Nam Đội 8 – Lộc Ất – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 500

33 Nguyễn Trọng Mai Nam Đội 8 – Lộc Ất – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 400

34 Nguyễn Văn Đạo Nam Đội 8 – Lộc Ất – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 300

35 Lê Đình Vân Nữ Đội 9 – Quỳ Thanh - Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 400

36 Nguyễn Thị Chuân Nữ Đội 4 – Phú Quý – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 300

37 Nguyễn Như Loan Nam Đội 4 – Phú Quý – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 200

38 Trịnh Ngọc Tiến Nam Đội 4 – Phú Quý – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 350

39 Lê Thị Chắt Nữ Đội 4 – Phú Quý – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 450

40 Nguyễn Như

Chung

Nam Đội 4 – Phú Quý – Hoằng Hợp VietGAP của CIDA Mướp hương 300

41 Nguyễn Hữu Minh Nam Đội 4 – Phú Quý – Hoằng Hợp VietGAP của Thanh Hóa Mướp hương 450

42 Lê Thị Nhị Nữ Đội 9 – Quỳ Thanh – Hoằng Hợp VietGAP của Thanh Hóa Mướp hương 350

43 Lê Thị Lân Nữ Đội 9 – Quỳ Thanh – Hoằng Hợp VietGAP của Thanh Hóa Mướp hương 350

44 Đào Thị Hạnh Nữ Đội 9 – Quỳ Thanh – Hoằng Hợp VietGAP của Thanh Hóa Mướp hương 350

45 Nguyễn Văn Thành Nam Đội 8 – Lộc Ất – Hoằng Hợp VietGAP của Thanh Hóa Mướp hương 350

46 Cao Thị Toàn Nữ Đội 8 – Lộc Ất – Hoằng Hợp VietGAP của Thanh Hóa Mướp hương 300

47 Nguyễn Thị Yến Nữ Đội 8 – Lộc Ất – Hoằng Hợp VietGAP của Thanh Hóa Mướp hương 300

48 Nguyễn Thị Chí Nữ Đội 8 – Lộc Ất – Hoằng Hợp Quy trình thông thường Mướp hương 250

49 Nguyễn Thị Na Nữ Đội 4 – Phú Quý – Hoằng Hợp Quy trình thông thường Mướp hương 250

50 Nguyễn Thị Liên Nữ Đội 9 – Quỳ Thanh - Hoằng Hợp Quy trình thông thường Mướp hương 250

51 Cao Thị Lan Nữ Đội 9 – Quỳ Thanh - Hoằng Hợp Quy trình thông thường Mướp hương 300

52 Nguyễn Thị Dung Nữ Đội 9 – Quỳ Thanh - Hoằng Hợp Quy trình thông thường Mướp hương 500

53 Lê Thị Chiên Nữ Đội 9 – Quỳ Thanh - Hoằng Hợp Quy trình thông thường Mướp hương 400

54 Nguyễn Thị Hán Nữ Đội 9 – Quỳ Thanh - Hoằng Hợp Quy trình thông thường Mướp hương 400

Page 106: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

41

DANH SÁCH NÔNG DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG THAM GIA PHỎNG VẤN VỀ RAU

TT Họ và Tên Giới

tính Địa chỉ Loại hình

(VietGAP cida, VietGAP

khác, ko VietGAP

Cây trồng Diện tích (m2)

1. TT Phong Thuý Nam Liên Nghĩa – Đức Trọng

VietGAP của

CIDA Cà chua 2000

2. Lê Công Thôn Nam Liên Nghĩa – Đức Trọng

VietGAP của

CIDA Cà chua 3000

3. Phạm Xuân Khoa Nam Liên Hiệp – Đức Trọng

VietGAP của

CIDA Cà chua 1000

4. Trồng Văn Hương Nam Phú Hội – Đức Trọng

VietGAP của

CIDA Cà chua 1500

5. Nguyễn Văn Kỷ Nam Phú Hội – Đức Trọng

VietGAP của

CIDA Cà chua 2000

6. Nguyễn Thanh Tùng Nam Thạnh Mỹ - Đức Trọng

VietGAP của

CIDA Cà chua 3000

7 Trần Sơn Tây Nam Tân Hội – Đức Trọng

VietGAP của xã

Cà chua 1500

8 Võ Thái Hiệp Nam Tân Hội – Đức Trọng

VietGAP của xã

Cà chua 2000

9 Nguyễn Tấn Thu Nam Tân Hội – Đức Trọng

VietGAP của xã

Cà chua 1500

10 Sỹ Văn Dũng Nam Tân Hội – Đức Trọng

VietGAP của xã

Cà chua 1500

11 Phạm Ngọc Tuyển Nam Tân Hội – Đức Trọng

Không VietGAP

Cà chua 1500

12 Trần Thanh Thịnh Nam Tân Hội – Đức Trọng

Không VietGAP

Cà chua 1500

13 Nguyễn Văn Thưởng

Nam Tân Hội – Đức Trọng

Không VietGAP

Cà chua 2000

14 Thông Cóc Sinh Nam Tân Hội – Đức Trọng

Không VietGAP

Cà chua 3000

15 Võ Bạc Nam Tân Hội – Đức Trọng

Không VietGAP

Cà chua 2000

Page 107: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

42

16 Nguyễn Oanh Nam Tân Hội – Đức Trọng

Không VietGAP

Cà chua 3000

17 Võ Nỡ Nam Tân Hội – Đức Trọng

Không VietGAP

Cà chua 1500

18 Nguyễn Dân Nam Tân Hội – Đức Trọng

Không VietGAP

Cà chua 1500

19 Hà Duân Nam HTX Anh Đào - TP Đà Lạt

VietGAP của CIDA

Cải bắp 2500

20 Nguyễn Hữu Hồng Nam HTX Anh Đào - TP Đà Lạt

VietGAP của CIDA

Cải bắp 2500

21 Đặng Liêm Nam Cty Dalat GAP - TP Đà Lạt

VietGAP khác Cải bắp 1000

22 Bùi Văn Việt Nam Cty Dalat GAP - TP Đà Lạt

VietGAP khac Cải bắp 1000

23 Chế Thị Ái Liên Nữ Cty Dalat GAP - TP Đà Lạt

VietGAP khac Cải bắp 1000

24 Hồ Minh Đức Nam Cty VietFarm – TP Đà Lạt

VietGAP khac Cải bắp 1000

25 Hồ Đức Thuận Nam HTX Phước Thành, TP Đà Lạt

Không VietGAP

Cải bắp 2000

26 Trần Quốc Bảo Nam HTX Phước Thành, TP Đà Lạt

Không VietGAP

Cải bắp 2500

27 Phan Tấn Dũng Nam HTX Phước Thành, TP Đà Lạt

Không VietGAP

Cải bắp 1500

28 Lê Văn Hải Nam HTX Phước Thành, TP Đà Lạt

Không VietGAP

Cải bắp 2500

29 Phạm Tấn Giảng Nam HTX Phước Thành, TP Đà Lạt

Không VietGAP

Cải bắp 2000

30 Thương Văn Cón Nam HTX Phước Thành, TP Đà Lạt

Không VietGAP

Cải bắp 2400

31 Đỗ Thanh Hưng Nam HTX Phước Thành, TP Đà Lạt

Không VietGAP

Cải bắp 1800

Page 108: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

43

DANH SÁCH NÔNG DÂN TỈNH ĐỒNG NAI THAM GIA PHỎNG VẤN VỀ GÀ

TT Họ và tên Địa chỉ Loại hình (VietGAP

cida, không VietGAP

Diện tích cho 1 chuồng

(m2)

Quy mô (con/lứa

nuôi)

Nguyễn Thanh Phi Long1 Cây Gáo, Trảng Bom

VietGAHP của Cida 2500 27000

Nguyễn Thanh Phi Long 2 Cây Gáo, Trảng Bom

VietGAHP của Cida 42000 48000

Nguyễn Thanh Phi Long 2 Cây Gáo, Trảng Bom

VietGAHP của Cida 42000 50400

Nguyễn Thanh Phi Long 1 Cây Gáo, Trảng Bom

VietGAHP của Cida 39000 26000

Nguyễn Thanh Phi Long 4 Cây Gáo, Trảng Bom

VietGAHP của Cida 3456 39000

Nguyễn Thanh Phi Long 4 Cây Gáo, Trảng Bom

VietGAHP của Cida 3456 39000

Trần Thị Thơm Gia Kiệm, Thống Nhất

VietGAHP của Cida 1000 10000

Phạm Đình Khô Quang Trung, Thống Nhất

VietGAHP của Cida 1530 18000

Phạm Minh Tuấn 1 Quang Trung, Thống Nhất

VietGAHP của Cida 2300 20000

Phạm Minh Tuấn 2 Quang Trung, Thống Nhất

VietGAHP của Cida 2300 22000

Trần Đức Quang Gia Kiệm, Thống Nhất

Không VietGAHP 400 4000

Trần Ngọc Dược Gia Kiệm, Thống Nhất

Không VietGAHP 500 5000

Trần Minh Hải Gia Kiệm, Thống Nhất

Không VietGAHP 1500 15000

Nguyễn Thị Hà Tân An, Vĩnh Cửu

Không VietGAHP 2800 30000

Page 109: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

44

PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ ẢNH MINH HOẠ

Trồng cà chua tại trang trại DalatGAP, Lâm Đồng Trồng mướp đắng tại Quảng Thắng, TP Thanh Hoá

Ruộng sản xuất cải bắp tại Lâm Đồng Sơ chế cà chua tại trang trại Phong Thuý – Đức

Trọng, Lâm Đồng

Đóng gói cải bắp để xuất theo hợp đồng Sổ ghi chép theo dõi công việc hang ngày

Page 110: DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ CHẤT …lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/loiichkhiapdungvietgap.pdf · dỰ Án xd & kiỂm soÁt viỆn

45

Trang trại chăn nuôi gà ở Gia Kiệm, Thống Nhất, Đồng Nai

Cơ sở giết mổ gà Bình Minh – Đồng Nai

Tập huấn ghi chép nhật ký đồng ruộng tại Hoằng Hoá, Thanh Hoá

Trao đổi công việc với chủ trang trại DalatGAP

Phỏng vấn về tình hình sơ chế trang trại Vietfarm Phỏng vấn hộ bán buôn tại chợ đầu mối Hooc Môn, TP Hồ Chí Minh